🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Cơ May Thứ 2 Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn Table of Contents GIỚI THIỆU MỞ ĐẦU PHẦN I. CUỐN SÁCH CỦA NHỮNG NGƯỜI DO THÁI I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII XIII XIV XV XVI XVII XVIII XIX XX XXI XXII XXIII XXIV XXV https://thuviensach.vn XXVI XXVII XXVIII PHẦN II. CUỐN SÁCH CỦA MIỀN SA MẠC I II III IV V VI VII VIII IX PHẦN III. CUỐN SÁCH NÓI VỀ CHIẾN THẮNG I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII XIII XIV XV XVI XVII XVIII https://thuviensach.vn XIX XX XXI PHẦN IV. CUỐN SÁCH NÓI VỀ NỖI TỦI NHỤC I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII XIII XIV XV XVI XVII XVIII XIX XX PHẦN V. CUỐN SÁCH NÓI VỀ SỰ HẮT HỦI I II III IV V VI VII https://thuviensach.vn VIII IX PHẦN VI. CUỐN SÁCH VỀ SỰ ĐẮM CHÌM VÀO BÓNG TỐI PHẦN VII. CUỐN SÁCH VỀ SỰ KẾT THÚC I II III IV V PHẦN VIII. THẾ GIỚI DUY NHẤT I II III CHÚ THÍCH https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn «Con Người nguyên được tạo ra như một Cá nhân duy nhất, để thiên hạ biết rằng bất cứ ai hủy diệt đi một mạng người, Kinh Thánh coi như kẻ đó đã hủy diệt toàn nhân loại. Và bất cứ ai cứu được một mạng người, Kinh Thánh coi như đã cứu được cả Loài Người.» • Talmud - Sanhédrin - 4.5[1] https://thuviensach.vn GIỚI THIỆU Virgil Gheorghiu sinh ngày 15 tháng 9 năm 1916 tại Rabileni, Rumani. Học xong triết học và thần học tại các trường đại học Bucarest và Heildelberg, ông làm báo rồi làm Bí thư Sứ quán Bộ Ngoại giao. Sau khi Rumani thiết lập chế độ mới, ông không tán thành, bèn sang cư trú tại Pháp năm 1948. Cuốn tiểu thuyết Giờ Thứ 25 (1949) làm cho tiếng tăm ông lừng lẫy trong thế giới phương Tây. Ba năm sau, ông xuất bản cuốn Cơ May Thứ Hai cũng rất được hoan nghênh. Nhưng cũng trong lúc này, người ta phát hiện ra một phóng sự của ông viết trong thời gian còn chiến tranh: Đôi Bờ Sông Dniestr Bừng Cháy, ca ngợi người lính nazi đã giúp quân Rumani chiếm lại Bessarabie[2] và phỉ báng người Do Thái, khiến cho ông bị dư luận công kích dữ dội. Ông viết một cuốn tiểu thuyết mới để thanh minh rồi sang Achentina, một thời gian ngắn lại trở về Pháp. Ngày 23 tháng 5 năm 1963, ông chịu chức linh mục và năm 1971 chịu chức Giáo Chủ Nhà Thờ Chính Thống Rumani tại Paris. Ông mất tại Paris ngày 22 tháng 6 năm 1993. Sự nghiệp văn học của Virgil Gheorghiu có tính chất khá phức tạp. Có ý kiến cho rằng ở ông, có hai con người mâu thuẫn trong Gheorghiu: tác giả của thiên phóng sự Đôi Bờ Sông Dniestr Bừng Cháy, và cuốn tiểu thuyết Giờ Thứ 25. Năm 1954, Virgil Gheorghiu lại xuất bản một cuốn sách lấy tên là Người Đi Du Lịch Một Mình, một cuốn tiểu thuyết có tính chất tự truyện mà các nhà phê bình tuyên bố: “Không tài nào phân biệt nổi đây là sự thực và đâu là hư cấu”. Năm 1981, một cuốn sách khác ra đời, một cuộc Đối Thoại Chuyên Nhất Về Mình bị báo Le Monde phê phán: “Con người tự xưng là nhà thơ của Chúa Christo và của Rumani lần này lên tiếng tố cáo những đồng bào di tản https://thuviensach.vn của mình, những người bảo vệ nhân quyền, những trí thức ly khai, là mật vụ của K. G. B." (Edgar Reitchman: Le Monde 26/6/86) Năm 1986, ông xuất bản một cuốn tập Hồi ký: Chứng Nhân Của Giờ Thứ 25 (Plon, 1986) là “tác phẩm chủ yếu của tôi” - Ông nói - “mà dựa theo đó người đời sẽ phán xét tôi trong tương lai và Chúa sẽ xử phạt tôi trong ngày phán xét cuối cùng." Ngoài ra, Virgil Gheorghiu còn viết trên hai chục cuốn sách nữa, hầu hết thuộc lại tình báo bình thường, không có gì xuất sắc cho lắm. Nói rằng trong Virgil Gheorghiu có hai con người mâu thuẫn nhau, có lẽ không đúng, nhưng ai cũng thừa nhận rằng đó là một tâm hồn rất đa dạng và khá phức tạp. Tuy nhiên, xét từng mặt thì ta vẫn thấy được có một điểm nhất quán trong con người đa dạng và phức tạp đó. Trước hết, Virgil Gheorghiu là con người rất nhạy cảm trước mọi thời cuộc. Mỗi một sự kiện lớn trong lịch sử đều gây cho ông một phản ứng tức khắc, gần như một phản ứng bản năng. Là một thanh niên trí thức, yêu nước, ông đã buồn đau, bất bình thấy một vùng đất của Rumani bị sát nhập vào nước Nga mấy lần trong mấy mươi năm, từ năm 1878 đến năm 1920, rồi từ năm 1940 lại nhập vào Liên Xô (cũ). Năm 1941, quân đội Rumani, sát cánh cùng quân Đức Quốc Xã chiếm lại được Bessarabie; Gheorghiu phấn khởi viết bài phóng sự Đôi Bờ Sông Dniestr Bừng Cháy (không dịch ra tiếng Pháp nên chẳng mấy ai biết đến). Sau này, khi Đức Quốc Xã thất bại, bị tiêu diệt rồi bị Tòa án quốc tế xử án là tội phạm chiến tranh, người ta mới phát hiện ra thiên phóng sự đó và dư luận đã công kích tác giả của nó một cách dữ dội. Thực ra đó là dư luận của những người không phải là người Rumani của những năm 1952-1953 phê phán một nhà văn Rumani vì quá vui mừng trước việc chiếm lại được một vùng đất nước lâu nay bị sát nhập vào nước ngoài, mà ca ngợi người lính Hitler đã kề vai sát cánh với người lính Rumani làm nên thành tích đó, thì cũng là điều dễ hiểu và hợp với cái lôgic thông thường mà thôi. Hơn nữa, đó là sự việc mười hai năm về trước, khi Virgil Gheorghiu chưa đủ sáng suốt để nhận chân về tính chất của quân đội Hitler. Nhưng khi cuộc chiến tranh tiến tới giai đoạn quyết liệt, khi tội ác diệt chủng của đội quân Quốc Xã đã phơi bày lồ lộ ra, thì lòng căm thù tội ác https://thuviensach.vn cùng với lòng nhân ái và ý thức bảo vệ quyền người của Virgil Gheorghiu đã dậy lên mãnh liệt và kết tinh ở cuốn tiểu thuyết Giờ Thứ 25, một cuốn tiểu thuyết dữ dội, sáng bừng, trong đó những nhân vật tuyệt vời bi tráng bị nghiến nát bởi những ảo tưởng đẫm máu của lịch sử hiện đại, với lời văn xúc động, hấp dẫn đến kỳ diệu, khiến người ta đã cầm lấy cuốn sách là phải đọc liền một mạch không ngừng cho đến hết. Ba năm sau, năm 1952, cuốn tiểu thuyết Cơ May Thứ Hai ra đời. Chủ đề vẫn là cuộc đại chiến thứ hai, nhưng ở vào giai đoạn ác liệt nhất, giai đoạn điểm đỉnh chuẩn bị kết thúc. Một bức tranh toàn cảnh châu Âu với những cảnh tàn phá khủng khiếp, những nhà giam, những trại tập trung, những cái chết chóc, phân tán, chia ly, những nghi kỵ, âm mưu, những sự thủ tiêu, những sự phản bội... Đặc biệt nổi bật lên ở cuốn tiểu thuyết này là cái cảnh tầng tầng lớp lớp những người dân các nước có chiến tranh đi qua, phần lớn là những trí thức, bỏ cửa nhà, làng mạc quê hương ra đi, đi rất xa, sang những nước ở bên kia Đại Tây Dương: một cuộc di tản ở quy mô có lẽ lớn nhất trong lịch sử. Lúc này, Đồng Minh là kẻ chiến thắng, tất nhiên có những tổ chức cho phong trào; nhưng chu đáo và kịp thời sao nổi cho hàng triệu người thuộc nhiều thành phần, nhiều nước, cũng muốn được ra đi cùng một lúc? Ở đây, tác giả lại có dịp để tố cáo cái văn minh phi nhân tính hóa của phương Tây, cái “văn minh kỹ thuật” đo phẩm giá con người bằng chiều cao tính bằng centimét (!) và bằng mức dày hay thưa của hàm răng làm tiêu chuẩn tuyệt đối để chấp nhận hay không chấp nhận nhập cư, và làm những công việc lao động bình thường vụn vặt nhất (!). Và cái hình ảnh cuối cùng của cuốn sách đọng lại trong sâu thẳm của nhận thức con tim của mọi người, là cái chết của ba nhân vật Kostaky, Pillat và Magdalena. Kostaky di tản sang Canada. Ông xin được việc làm; nhưng điều kiện làm việc quá khắc nghiệt, hủy hoại hết cả khả năng sức lực của ông; ông phải tìm cách rời bỏ Canada tìm một nơi nương thân khác. Nhưng luật lệ của người chiến thắng lúc bây giờ là thế này: Canada là một nước dân chủ, rời bỏ Canada mà đi tức là chống lại chế độ dân chủ, có nghĩa là thù địch với phe Đồng Minh, là người của “bên kia” (sự đồng minh giữa Tây và Đông hình thành trong chiến tranh bắt đầu “hết tác dụng” sau ngày https://thuviensach.vn chiến thắng; “bên kia” tức là Đông Âu dưới ảnh hưởng trực tiếp của Liên Xô (cũ). Kostaky lại phải vượt bao gian nguy, lẩn trốn, đi qua địa phận các nước thuộc khu ảnh hưởng của Mỹ và Đồng Minh phương Tây, về đến được Rumani lúc này đang bị quân đội Liên Xô (cũ) chiếm đóng, nhân dân sợ hãi, bỏ làng xóm trốn lên rừng, lên núi cao. Kostaky nhập vào những người dân quê trốn tránh này, và trở thành như vị thủ lĩnh của họ. Người ta gọi vị Thủ Lĩnh vô danh đó là “Người Nông dân” hoặc là “Tướng cướp tay không”, bởi ông có vũ khí gì đâu; những người dân lành kia cũng đều tay không. Cái vũ khí duy nhất của Kostaky là một cây sáo và điệu hát Doina của vùng quê hương. Cảnh sát Liên Xô (cũ) mở bao nhiêu cuộc tấn công truy quét những con người không ở lại làng ấy; không thành, phải rút lui nhường chỗ cho đạo quân càn quét hiện đại của “Chính phủ Toàn cầu”. Kostaky chết trong cuộc càn quét đại quy mô đó, mình mặc chiếc áo khoác Canada, đầu đội chiếc calô Mỹ, mặc quần Anh, và đi đôi giày xăng đan Đức, hai tay còn ôm chặt chiếc sáo Rumani, chiếc sáo hiền lành chỉ cất lên điệu Doina dịu ngọt mà phải huy động đến hàng ngàn người, với hàng chục xe tăng, đại bác, trực thăng đổ bộ xuống từ trên đỉnh núi cao, mới dập tắt nổi! Cái chết thứ hai là cái chết của Pierre Pillat và Magdalena. Pierre Pillat, một trí thức Rumani, từng là thẩm phán quân sự trải qua nhiều biến cố, cũng đã di tản ra nước ngoài, rồi cũng đã phải tìm đường trở lại quê hương sau khi đã mất người yêu, mất con, mất vợ, vượt được biên giới trở về Rumani giữa lúc người dân làng Piatra của ông lên núi trốn tránh và bị truy đuổi giết chóc. Ông gặp Magdalena, cô gái nông thôn mười bảy tuổi ngây thơ, trong trắng, lòng đầy tình thương yêu và sợ hãi, “cái đẹp duy nhất còn lại” trong hoàn cảnh tàn phá đau thương này. Magdalena kể chuyện “Người Nông dân” với Pillat. Ngay giữa lúc đó, cuộc càn quét đại quy mô của đội quân “Chính phủ Toàn cầu” đang diễn ra quyết liệt, hai người tìm thấy xác của “Người Nông dân” nằm giữa thảm cỏ đầy hoa, mắt ngửa nhìn lên Trời, cây sáo trên ngực và mặt đầy bụi máu. Pillat sụp quỳ trước thi thể bình yên của ông già... “Chính Người, Ion Kostaky, cha của tôi, cha của Marie!”. Đây là cuộc gặp gỡ cuối cùng của bố https://thuviensach.vn vợ và con rể. Hai người chôn cất cho Kostaky - dưới con mắt Pillat và của Virgil Gheorghiu, là cái “biểu tượng cụ thể nhất của nước Rumani bị đóng đinh trên cây Thánh giá.” - Pillat tự hỏi: “Vì sao những tổ chức kia lại chung sức xâu xé những con người một cách quyết liệt như vậy? Hãy nói nghe! Kostaky cũng chỉ là một Con Người, một Con Người, một Con Người! Thế thôi! Cớ sao người ta lại giết ông?” Một chiếc trục thăng phát hiện ra Magdalena và Pillat. Họ ẩn nấp trong một bụi rậm. Cạnh họ, là xác của một vị tu sĩ công giáo, cũng đã trốn đi vì không muốn chịu sự sai khiến của những đấng bề trên mới. Lại những chiếc trực thăng, và những tốp máy bay mới; lại những cuộc đổ bộ mới, từ trên đỉnh cao. Pillat đang giảng nghĩa một câu nói của Luther cho Magdalena: “Dù ngày mai đã là ngày tận thế thì hôm nay ta vẫn cứ trồng những cây táo như thường,” thì một loạt đạn liên thanh đã khép lại làn môi của Pillat đang nói và đôi tai của cô Magdalena xinh đẹp đang nghe. Bên trên, chiếc trực thăng vẫn bình tĩnh báo tin thời tiết cho đội quân của “Chính phủ Toàn cầu”; tiếng nói vang lên, dội đến tận cùng các thung lũng: “Thời tiết vẫn đẹp! Thời tiết vẫn đẹp!” Phức tạp mà nhất quán, đó là nét đặc thù của con người và sự nghiệp văn học của Virgil Gheorghiu. Nhất quán trong tình cảm yêu thương và đấu tranh bảo vệ quyền sống tự do và hạnh phúc của con người, chống lại bất cứ một hình thức nào xúc phạm đến cái quyền thiêng liêng đó; nhất quán trong tinh thần yêu nước và gắn bó với quê hương “Rumani của người Rumani”, chống lại bất cứ những ai đặt nền thống trị mới lên đất người Rumani ngàn đời của họ; nhất quán trong tinh thần nhẫn nhục, chịu đựng số phận, tiếp tục vượt mọi gian nguy để giữ lấy một chút tối thiểu quyền con người và được trở lại trên Tổ quốc thân yêu thật sự “của mình”. Đó là những tư tưởng lớn và đẹp. Nhưng mà thấm đượm một ý nghĩa bi quan sâu sắc. Kostaky chỉ là một con người bình thường, khác chăng là ông có một giọng sáo mê hồn một khi ông cất lên điệu dân ca Doina. Nhưng rồi mỗi nước, hòa hợp lại trong đạo quân hùng hậu của “Chính phủ Toàn cầu” của các nước Đồng Minh chiến thắng, giết ông, xác nằm đó, mắt ngước lên https://thuviensach.vn trời, tìm kiếm người “đồng minh” thủy chung duy nhất của ông, đó là Chúa. Trong hoàn cảnh ấy, bảo nhà văn đừng bi quan sao được! Virgil Gheorghiu cũng chỉ là một Con Người, và con người ấy luôn mang trong mình tâm trạng và mặc cảm của một kẻ “vong quốc nô”. Xin đừng nhắc nhở mãi làm chi những dòng văn lạc hướng của chàng nhà báo quá say sưa trước sự “trở về” của một vùng đất quê hương mà vội vã viết ra. Xin đừng chú ý làm chi những tác phẩm tầm thường khi ngòi bút của nhà văn không còn gặp được những đề tài xé ruột mà bản thân ông là một chứng nhân hay một người trong cuộc nữa. Chỉ nhớ rằng Virgil Gheorghiu là tác giả của Giờ Thứ 25 và của Cơ May Thứ Hai. Thế đủ rồi! Cảm ơn Nhà Văn đã bóc trần cho chúng ta biết thế nào là cái quy luật khắc nghiệt và là những rùng rợn của Chiến Tranh, thế nào là cái số phận thê thảm của Con Người một khi Hòa Bình không được bảo vệ trên thế giới, Nhân ái không còn cháy lên trong con tim của mỗi Con Người và Hữu Nghị không được duy trì giữa các dân tộc! TP. Hồ Chí Minh, Mùa xuân 1996 HOÀNG HỮU ĐẢN https://thuviensach.vn MỞ ĐẦU — Con người không thể sống trần truồng. Một con người có thể sống với những manh áo rách, đúng? Nhưng mà cậu, một manh áo rách cũng không có! Cậu chẳng có một thứ gì! Pierre Pillat nhìn bộ đồng phục kaki của Boris Bodnar. Anh nói tiếp: — Sau ba tháng, viên cảnh sát đầu tiên sẽ lột trần cậu ra, thu hồi những áo quần này gửi trả lại cho nhà trường. Cậu sẽ chẳng còn lấy một mảnh gì che thân nữa. Không còn lấy một chiếc sơmi, không còn lấy một đôi giày. Không một thứ gì cả! Cậu sẽ trần trụi hơn cả một tên Papua[3]. Cậu là người trần trụi nhất trần gian. Cậu muốn làm gì? Pierre Pillat tìm đôi mắt xanh của bạn. Đôi mắt xanh của Bodnar đang nhìn xuống đất. — Người ta đã trao tờ quyết định đuổi học của cậu chưa? - Pillat hỏi. Boris Bodnar tiếp tục nhìn xuống mặt đất phẳng lì của sân trường. Anh đưa tay lên túi áo để lấy tờ quyết định. Chiếc áo đồng phục có bốn túi, nhưng để làm nhục những học sinh bị đuổi người ta đã cắt cả bốn túi bỏ đi. Khi ngón tay Boris không sờ thấy túi áo ở chỗ ngày thường của nó, anh lại sờ lên cái túi thứ hai trên ngực. Nó cũng đã bị cắt. Hai túi dưới cũng vậy. Anh đỏ mặt. Boris Bodnar sáng nay, lúc sáu giờ, đã phải mặc quần áo của những người bị đuổi học. Từ khi anh khoác chiếc áo kia vào, anh đã sờ tay tìm túi một cách máy móc không biết bao nhiêu lần. Theo thói quen và không hề để ý, bàn tay anh cứ lần lượt tìm hết túi trên lại tìm túi dưới, cuối cùng nó đành buông thõng, cam lòng, như bây giờ đây: Những chiếc túi bị cắt, đó là nỗi sỉ nhục đầu tiên của Boris Bodnar. Đôi mắt xanh của anh nhìn một lúc vào vị trí thường ngày của nó trước kia. Anh nhận ra không chỉ thiếu túi mà cả cái https://thuviensach.vn mép viền màu vàng ở cổ áo cũng đã bị cắt mất. Người ta cũng đã cắt mất cái đường viền tay áo, đường viền dọc nẹp theo ống quần. Cả sáu chiếc khuy của chiếc áo dài cũng đã bị cắt nốt - những chiếc khuy mà anh lau đi lau lại mỗi buổi chiều, như tất cả các học sinh trường trung học hoàng gia, cho tới khi nó chói sáng lên như vàng thật mới thôi - nay cũng không còn. Sáu chiếc tất cả, không còn lấy một chiếc nào. Thay vào đó là sáu chiếc khuy sắt, bé xíu và han rỉ. Sáu cái lỗ khuyết trước đây cài kín sáu khuy vàng giờ đây quá rộng cho mấy cái khuy sắt cỏn con. Nó đã sờn mép và bẩn thỉu. Vắng những chiếc khuy vàng, bây giờ trông nó như những cái hốc mắt mất tròng. Không nhìn Pillat, Boris Bodnar lại sờ tay tìm túi quần. Mỗi học sinh có một quần kaki đồng phục bốn túi. Bốn túi ấy giờ đây đã bị khâu kín lại. Boris Bodnar trở nên cáu kỉnh. Mỗi cái túi mất đi làm cho anh thấy đau nhói trên mình như có ai cắt đi một mảnh con vào da thịt của anh chứ không phải vào bộ đồng phục. Anh nhớ ra rằng anh đã khâu thêm một cái túi con bên trong để cất tờ quyết định. — Anh muốn xem tờ quyết định đuổi học nó giống cái gì có phải không? - Boris hỏi, giọng mỉa mai. Anh đưa cho Pierre Pillat một mảnh giấy vàng gấp tư. Đó là một tờ giấy màu lá úa, một màu sắc hình như được chọn dùng riêng cho những trường hợp bị đuổi học, chết chóc hoặc tù đày. Pillat đọc: Chiếu theo sắc lệnh ban hành quy chế hoạt động của các trường trung học hoàng gia Rumani. Học sinh Boris Bodnar bị đuổi học và chỉ được mặc đồng phục hoàng gia trong thời hạn ba tháng kể từ ngày bị đuổi. Các nhân viên lực lượng cảnh sát có trách nhiệm thi hành quyết định này và giao nộp đồng phục lại cho Trường trung học hoàng gia Kichinev sau khi chấm dứt thời hạn ba tháng. — Cậu có thể làm gì sau ba tháng ấy, trong tình cảnh mình trần thân trụi ấy? - Pillat hỏi - Phải trở về nhà cha mẹ thôi. Không có giải pháp nào khác đâu! Pillat tay trái cầm tờ quyết định đuổi học, tay phải đặt lên vai Boris. https://thuviensach.vn Chiếc áo không còn ngù vai nữa. Chỗ mà trước kia có những ngù vai viền vàng và thêu hình vương miện cùng với con số nhà vua Rumani - người bảo trợ nhà trường - giờ đây trơn trụi, không có một cái gì. Không có ngù vai, chiếc áo dài ấy chỉ còn là một chiếc áo chết. Thực tình nó không còn là một chiếc áo ngoài mà là cái xác ma của chiếc áo ngoài mà thôi. Một chiếc áo ngoài không có ngù vai cũng giống như một người bị chém mất đầu. Vì lẽ ấy mà trong lịch sử quân đội, “bị lột ngù vai” đồng nghĩa với “chết”. Trước khi trừng phạt nó bằng nhục hình, người ta lột ngù vai của kẻ đào ngũ ngay trước mặt đồng đội. Ngù vai, là cái đầu của chiếc áo lính. Từ sáu giờ sáng, Boris Bodnar không còn ngù vai nữa. Pierre Pillat cảm thấy bàn tay anh đang đặt lên một vật gì đã chết. Ngay vải áo ngoài của Boris Bodnar cũng đã chết và không phải chỉ vì thiếu chiếc ngù vai. Bản thân cái sợi của vải đã chết. Vải đã bị giết chết trước khi người ta trao đồng phục kia cho những học sinh bị đuổi khỏi trường. Những bộ quần áo ấy đã mặc hằng bao nhiêu năm rồi, sau đó bị ném xuống gầm kín dưới đất. Nhưng trước khi ném xuống gầm, người ta đã cho vào lò hấp và tẩy sạch vi trùng. Cùng với vi trùng người ta đã hủy diệt luôn sự sống của vải, nó trở thành màu đất và nhàu nát. Những sợi chỉ dệt nên tấm vải đã chết dưới tác động của hơi nóng và áp lực của lò hấp cũng như của những chất tẩy trùng mạnh, giống như những tế bào của một cơ thể sống chết đi. Mỗi năm một lần, những bộ đồng phục không dùng nữa được moi lên từ các hầm sâu của nhà trường, gửi tới xưởng máy để chế biến thành sợi giẻ. Năm nay con số ấy sẽ giảm đi mười bốn bộ. Boris Bodnar đã mặc một trong mười bốn bộ đồng phục này. — Nếu bây giờ đây, cậu không về nhà cha mẹ thì ba tháng nữa cậu cũng sẽ về, khi mà bọn cảnh sát chạy đuổi theo cậu để lột hết quần áo, bỏ cậu lại trần như nhộng. - Piene Pillat nói - Ba mẹ cậu cứ tha hồ cáu gắt, rồi họ cũng đành nhượng bộ mà thôi! Họ sẽ không chặt đầu đâu mà sợ! Và họ sẽ phải may áo quần cho cậu, đó là chuyện dĩ nhiên. Hãy trở về nhà đi. Không có giải pháp nào khác đâu. Anh học sinh Pierre Pillat không để tay trên vai Bodnar nữa. Bộ y phục “kẻ bị đuổi học” của người bạn cũ anh nghe hăng hăng mùi thuốc tẩy, mùi https://thuviensach.vn mốc và mùi thối rữa. — Mình đã bàn với các bạn. - Pillat nói - Chúng mình sẽ tổ chức một cuộc lạc quyên lấy tiền cho cậu đi đường. Boris Bodnar nghiến chặt hàm răng. — Tôi hết cả bạn bè rồi! - Anh nói; và lần đầu tiên anh muốn khóc, muốn bùng lên những tiếng nức nở - Tôi không có bạn nữa! - Boris nhắc lại - Các anh, học sinh lớp năm, các anh không còn là bạn học của tôi. Tôi là kẻ bị đuổi. Tôi đâu phải là học sinh lớp năm! Cũng không phải cả học sinh lớp bốn. Những kẻ bị đuổi không được lưu lại trường. Tôi hết cả bạn. — Cậu vẫn là bạn chúng mình, những học sinh lớp năm. - Pillat bảo - Dù cậu không còn ngồi trong cùng một lớp nữa! Chúng ta đã từng ngồi bên nhau trên một chiếc ghế dài suốt bốn năm qua. — Các anh đã là bạn của tôi trong bốn năm qua! - Giọng nói của Boris run run - Giờ đây, các anh không phải là bạn tôi nữa. Đó là chuyện thường tình. Sân trường mang hình dạng một cái ô vuông rộng lớn có những bức tường to màu xám bao quanh. Chỉ trong giây lát nó đã đầy ắp những con người. Năm trăm học sinh ùa ra sân trong giờ giải lao. Họ nhìn mười bốn người bị đuổi học trong bộ y phục nhục nhã của họ. Những người bị đuổi học này không còn được phép bước chân vào lớp, vào nhà ăn hoặc vào nhà ngủ nữa. Họ đứng ngoài sân, lưng dựa vào tường, hoặc vào khung thành sân bóng đá hay sân quần vợt. Trong những bộ áo quần không túi, không ngù vai, không khuy vàng, không đường viền của họ, mười bốn con người bị đuổi học ấy tựa vào cột, vào những cây dẻ của sân trường, vào những bức tường đá cao. Và tất cả đều mắt nhìn xuống đất. — Mấy giờ cậu đi? - Pierre Pillat hỏi. Anh hỏi một câu để phá tan cái im lặng nặng nề nó làm cho khoảng cách giữa hai người bạn học cũ xa thêm. Boris Bodnar nhún vai. Năm trăm học sinh đi dạo chơi giữa sân - tất cả, khuy áo óng ánh như vàng, và giày da bóng nhoáng - đều nhìn những kẻ bị đuổi học và không ai dám đến gần. Họ nhìn không chút sợ hãi. Bọn học https://thuviensach.vn sinh thừa biết rằng những kẻ xấu số kia được giữ lại vài ba hôm ở sân trường như vậy cố làm gương cho các bạn đầu năm học mới. Hơn nữa, bao giờ cũng là trong một giờ ra chơi, cho mọi người nhìn thấy tận mắt - họ bị những người lính gác canh giữ dắt ra tận cổng trường, từ đó dẫn bộ tới nhà ga ngang qua trung tâm thành phố. Đó là loài cỏ lùng người ta nhổ vứt đi. Học sinh chỉ liếc nhìn từ xa những con người bị đuổi học ấy mà không một ai dám đến gần cả. Pillat đứng cạnh Boris Bodnar. Xung quanh có một khoảng trống không người. Xung quanh một kẻ bị đuổi học nào trong cái sân vuông này cũng có một khoảng trống “gieo tai họa” như vậy. Những học sinh có ngù vai thêu những chữ cái đầu của nhà vua đều sợ những con người bị đuổi ấy. Không ai dám tới gần họ, kể cả những người vừa đây thôi còn rất thân nhau. Trong con mắt của các học sinh lúc này, người ta đọc thấy những ý nghĩ, tình cảm tương tự như ở những tay lái ôtô nhìn thấy ở ngã tư đường một xác xe bị nghiến nát cùng với bao nhiêu hành khách kẻ chết, người bị thương. Họ mang trong lòng nỗi lo sợ điều bất hạnh kia sẽ xảy đến cho mình. Và chính vì vậy mà họ đành nhắm mắt đi qua. Cái sợ mạnh hơn cái thương. Cứ trông thấy những người bị đuổi là học sinh thề với mình sẽ chăm chỉ học hành trong năm tới, như những anh tài xế thề với lòng sẽ lái cẩn thận mỗi khi trông thấy bên đường một chiếc xe ngã kềnh vì đâm vào một gốc cây hoặc một cột điện thoại. Pillat cũng đột nhiên bị nỗi băn khoăn lo sợ ấy giày vò. Mặc dù không có ý định, anh cũng thử rút ra một bài học bổ ích cho mình từ những điều bất hạnh của Boris: tránh cái lỗi lầm mà Boris đã vấp phải, dẫn tới tai họa hôm nay. — Vì sao vậy? - Pierre Pillat hỏi - Mình không thể hiểu được vì sao cậu lại có thể bị trượt trong kỳ thi? Một giây lát im lặng. Đôi má của Boris tái nhợt. Râu cằm xuất hiện như một lớp lông tơ mềm mại, màu hung. Dưới lỗ mũi, một hàng ria đã lơ thơ in bóng. Boris ngẩng đôi mắt xanh nhìn lên trời. Những đám mây to đen nghịt bay dồn về phía đông, rất nhanh, ngay trên đỉnh ngôi trường, lớp này rồi lớp https://thuviensach.vn khác như hệt những đám mây mưa. Cách đây hai mươi cây số về phía đông là sông Dniestr và bên kia sông Dniestr là nước Nga. Boris Bodnar nhìn những đám mây màu sẫm bay qua trên mái trường, ngay trên đầu anh, và nghĩ rằng lát nữa mây sẽ bay trên bầu trời nước Nga, khoan thai, thong thả. — Mình nghĩ nát óc ra cũng không hiểu nổi sự việc này. - Pillat nói - Không một bạn nào của chúng ta hiểu nổi sự việc này. Lâu nay, cậu vẫn là nhà toán học xuất sắc nhất lớp chúng ta. Cậu giải được một cách dễ dàng những bài toán mà không ai giải được. Cả hai đứa chúng ta phải qua kỳ thi này như một hình thức kỷ luật bởi kỳ trước chúng ta đã giải được bài toán rồi cho cả lớp theo đó mà chép lại. Nhưng không một ai có thể ngờ rằng chính cậu, cái đầu toán học, nhà toán học bẩm sinh ấy cậu lại không giải nổi bài toán thi này. Nói mình nghe đi, giáo sư khẳng định rằng cậu đã nộp giấy trắng, không làm được một dòng nào. Vì sao đến nỗi vậy? Boris Bodnar vẫn tiếp tục nhìn những đám mây đen bay qua trên trường để đi về phía đông thêm vài giây phút nữa. Đoạn anh liếc nhìn những chiếc khuy vàng trên áo của Pillat, trong đó anh nhìn thấy mặt mình, xanh xao vàng vọt như trong sáu tấm gương lồi. — Vì sao lại hỏi chính mình câu đó? - Boris hỏi. Anh đã trở nên đa nghi. — Tự nhiên thôi. - Pillat đáp - Mỗi chúng mình đều đặt câu hỏi ấy. Nhất định đã có chuyện gì bất trắc xảy ra đây. Giờ ra chơi đã chấm dứt. Tiếng chuông gọi vào lớp vang lên inh ỏi. Bọn học sinh liếc nhìn rất nhanh những kẻ bị đuổi lần nữa, lần cuối cùng, rồi chen nhau vào lớp để được thật đúng giờ, để khỏi bị vào muộn, để khỏi đến lượt mình trở thành những học sinh bất hạnh phải mặc những bộ y phục đê hèn. Cả năm trăm học sinh đều có một ý nghĩ giống nhau khi chúng chen nhau vào lớp: “Miễn cái chuyện này không bao giờ đến với chúng ta!” — Bây giờ là giờ học tiếng Latin đây. - Pillat nói - Mình bỏ giờ học. Cậu đến chỗ đằng sau đống gỗ với mình. Chúng mình có thể yên tâm nói chuyện. Sân trường vắng vẻ. — Không! - Boris đáp (bằng cả hai tay, anh đeo mình tựa lưng vào bức https://thuviensach.vn tường đá) - Anh biết rằng các anh, học sinh của trường hoàng gia, các anh không được phép trò chuyện với những kẻ bị đuổi học. Kể cả sau khi ra trường nữa, các anh vẫn không được phép quan hệ với họ, dù là quan hệ thư từ cũng không. Anh nên vào học giờ Latin đi, nếu không người ta có thể phạt giam anh vào buồng tối đó. Pierre Pillat kéo Boris đi về phía cuối sân và nấp sau đống gỗ. — Không! Nói chuyện đó bây giờ chẳng còn có ý nghĩa gì nữa! - Boris Bodnar nói - Con đường chúng ta đi sẽ mãi mãi cách xa nhau. Chúng ta từng là bạn thân, đúng. Bây giờ thì hết rồi. Anh sẽ là sĩ quan. Anh sẽ mặc bộ đồng phục nhà vua. Và sẽ là một thành viên trong giới thượng lưu quốc gia, trong đội ngũ sĩ quan, như người ta nói trong những giờ giáo dục đạo đức. — Chẳng ai ngăn cách được con đường chúng ta đi! - Pillat bảo. Anh bắt tay Boris - Chúng ta đã từng là bạn thân và chúng ta sẽ mãi mãi là bạn thân. Dù có lệnh cấm đi chăng nữa thì chúng ta vẫn cứ thư từ cho nhau. Không cần phải ký tên dưới thư làm gì, mình biết thuộc lòng nét chữ của cậu rồi. Cậu sẽ biên thư đều đặn cho mình, phải không? Viên sĩ quan trực kiểm tra sân. Pierre Pillat và Boris Bodnar nấp kín sau đống gỗ nên viên sĩ quan không trông thấy. Sau khi ném một cái nhìn vào những người bị đuổi học đang đứng tựa lưng vào tường, vào gốc cây hoặc vào các khung thành trong sân chơi, viên sĩ quan bỏ đi. — Ba mẹ cậu giàu có. - Pillat bảo - Họ sẽ gửi cậu vào một trường dân sự nào đó. Cậu sẽ học vượt một năm hai lớp. Boris Bodnar đỏ mặt. Trên bóng hàng ria tơ, hai cánh mũi anh phập phồng. — Anh vào học giờ Latin của anh đi. Để mặc tôi! - Boris đáp. — Mình nói chuyện với cậu trên tư cách bạn thân. Sao cậu lại nổi cáu với mình? — Nếu nói với nhau trên tình bạn thật sự thì xin đừng nhắc tới ba mẹ tôi, đến chuyện về nhà! Bàn tay của Pierre Pillat thân mật đặt lên vai không có ngù của Boris. Nhưng Bodnar vẫn để mắt nhìn theo những đám mây đen đang chạy trốn rất https://thuviensach.vn nhanh về phía nước Nga. — Mình có nói điều gì không tốt cho cậu đâu, Boris! Mình chỉ khuyên cậu hãy trở về nhà. Thế thôi. Đó là một lời khuyên hợp lý. — Tôi không cần lời khuyên của anh! - Boris đáp, mắt vẫn nhìn trời - Anh thừa biết rằng chúng ta sẽ chẳng bao giờ còn gặp nhau nữa. Con đường chúng ta đi đã tách biệt nhau rồi. Có thể đây là lần cuối cùng chúng ta nói chuyện với nhau. Anh có biết vì sao tôi không muốn ai nhắc tới ba mẹ tôi, đến nhà tôi không? Tôi sẽ nói với anh. Có thể đây là một sự trả thù về phía tôi. Anh có biết tôi có một thằng em trai không? - Boris Bodnar run run. — Cậu có một thằng em trai à? - Pillat hỏi - Có bao giờ cậu nói chuyện đó với mình đâu! Chúng ta cùng ngồi với nhau bốn năm liền trên một chiếc ghế dài học sinh. Mình tưởng chúng ta đã trao đổi cho nhau mọi bí mật tâm tình. Ít nhất về phía mình, mình đã thổ lộ hết mọi điều với cậu. Pillat cảm thấy như anh đã bị phản bội trong tình bạn. Anh thấy ân hận đã không lên lớp giờ Latin mà ở lại trên sân với một người bạn cũ đã nói dối anh suốt bốn năm ròng. Pillat nhìn ra sân. Anh đã toan quay về lớp học và để Boris, bỏ rơi Boris lại một mình. Nhưng anh không thể làm như vậy nữa. Muộn quá rồi. Đành phải đợi giờ chơi sau. — Vì sao chẳng bao giờ cậu nói cho mình biết cậu có một thằng em trai? - Pillat hỏi, giọng gay gắt - Mình có điều gì bí mật với cậu bao giờ đâu! — Bây giờ tôi mới nói. Tôi có một đứa em trai. Nó tên là Angelo. Toàn bộ tấn bi kịch phát sinh là từ nó. Chính vì vậy mà tôi không thể trở về nhà. Anh biết không? Bởi vì trời đã cho tôi một đứa em trai. Boris nhìn vào đôi mắt của Pillat, như muốn xuyên thủng nó đi. — Angelo kém tôi ba tuổi. - Boris tiếp. Pierre Pillat không quan tâm tới những lời bạn nói. Điều cơ bản là Boris đã giấu anh một sự việc gì đó, là Boris thiếu chân thực đối với anh. — Khi tôi lên ba, thì xảy ra một sự việc nó làm đảo lộn tất cả cuộc đời tôi. Anh có muốn biết là chuyện gì không? Pillat nhún vai. — Câu chuyện vắn tắt như thế này. - Boris nói - Anh nghe tôi kể xong https://thuviensach.vn mới hiểu được vì sao tôi đã giữ bí mật, vì sao không một ai trong lớp học biết rằng tôi có một thằng em. Tôi vừa lên ba tuổi. Tôi đang chơi ở sân. Trước nhà tôi có một khoảng sân với những cây mơ đang ra hoa trắng xóa. Tôi chỉ mới lên ba, nhưng tôi nhớ tỉ mỉ mọi chi tiết. Tôi có một bộ đồ thun trắng. Mẹ tôi phải chú ý không làm bẩn bộ quần áo mới của tôi. Rồi mẹ tôi để tôi chơi ở sân, dưới những cây mơ. Angelo lúc đó mới chỉ được mấy tháng thôi. Nó nằm trong xe nôi, dưới ánh mặt trời. Mẹ bảo tôi trông em. Tôi chưa bao giờ chơi một mình với Angelo của tôi. Bao giờ cũng có mẹ bên cạnh. Tôi cũng chưa lần nào nhìn kỹ nó. Lần này có một mình tôi cùng Angelo. Tôi mon men tới gần chiếc xe nôi và tò mò nhìn nó. Một đứa bé con, là một điều mới lạ đối với tôi, một đồ chơi. Tôi đã phát hiện ra hai cái chân của nó và tôi nhìn. Tôi sờ vào cặp chân hồng hào của em. Tôi cười. Tôi rất thích nghe nó kêu lên khi tôi nắm chặt lấy chân nó, giống như con búp bê bóp nó thì nó kêu. Sau đó tôi phát hiện ra cái đầu của nó. Một cái đầu hồng hồng và tròn trĩnh như một trái banh. Vì chói mặt trời nên nó nhắm mắt lại. Đôi khi nó mở ra và tôi thấy nó có đôi mắt to, xanh. Nhưng nó không muốn để mắt mở. Tôi bèn lấy ngón tay banh mí nó ra. Đôi mắt của nó làm tôi thích thú. Nó rất đẹp, trong và tôi muốn nhìn, muốn ngắm mãi. Trong tất cả những gì mà Angelo có, tôi yêu nhất đôi mắt của em. Tôi thích mở nó ra vì Angelo nhắm chặt nó lại. Thấy nó chẳng muốn biết gì cả tôi bỏ nó đấy và ngồi nghịch cát, bên cạnh chiếc xe nôi. Khi Angelo kêu lên, tôi lại đến cạnh nó và lại cố banh mắt nó ra. Tôi nhặt được một chiếc đinh trong cát. Và bởi không banh được mắt nó ra bằng ngón tay, tôi đã dùng chiếc đinh cạy mí mắt nó ra. Nó kêu, nó giãy. Tôi bèn ấn mạnh chiếc đinh vào mắt Angelo. Là vì, anh hiểu không? Tôi muốn banh mắt nó ra xem mà nó thì cứ nhắm nghiền lại. Tôi yêu đôi con mắt nó quá. Và tôi muốn được nhìn. Tiếng kêu thét của Angelo vang dội cả sân. Tôi không còn biết chuyện gì xảy ra sau đó nữa. Khi mẹ tôi tới thì cái xe của Angelo đầy máu, bộ quần áo trắng của tôi đầy máu, tay tôi đầy máu, má của nó đầy máu. Với chiếc đinh, https://thuviensach.vn tôi đã chọc thủng một mắt của Angelo, con mắt của Angelo mà tôi xiết bao yêu thích. “Thằng giết người!" Mẹ tôi thét - Giờ đây tôi vẫn còn nghe tiếng thét của mẹ tôi: “Thằng giết người!" Mẹ tôi ngất đi, ngã xỉu xuống. Hàng xóm đổ đến, đàn ông, đàn bà, đầy cả sân. Ba tôi đến, cha xứ cũng đến, cả ông bác sĩ và bà hàng quán nữa. Tới đây, không còn nhớ rõ lắm. Người tôi đầy máu, chỉ biết vậy thôi. Cha xứ và ông bác sĩ đã khênh mẹ tôi vào trong nhà. Nhà đầy những khuôn mặt lạ. Một đám đông. Sau đó ít lâu, mẹ tôi lại ra. Hai người đàn bà lạ mặt cầm tay mẹ tôi. Mẹ tôi gào lên đòi treo cổ tôi vì tôi là một đứa tội phạm, một kẻ giết người. Boris Bodnar nhìn xuống đất. — Chuyện có thế! - Anh nói - Kể từ ngày hôm đó, từ cái tuổi lên ba, cuộc đời đã ngừng lại với tôi. Tất cả mọi người ở nhà, ở làng, ở trường học chỉ còn gọi tôi bằng cái tên “đứa giết người”! Đối với tất cả, tôi là một đứa giết người, một tên hung thủ! Kể từ hôm đó trở đi, bạn bè, thầy giáo, vị linh mục, xóm giềng, ba tôi, mẹ tôi chỉ còn việc là giám thị tôi không một phút giây nào nghỉ. Họ dò xét từng cử chỉ, từng việc làm, từng câu nói của tôi hòng phát hiện ra những ý đồ tội ác. Nếu tôi vô ý đụng khuỷu tay vào một đứa trẻ con, hay chơi ná cao su, hoặc ném một hòn sỏi, cầm một con dao, một cái đinh, một vật gì sắc nhọn là lập tức người ta quy cho tôi có ý định làm tội ác. Và mọi người gọi tôi “Boris, tên hung thủ”. Phía trên ngôi trường, những đám mây đen bay về phía đông. — Angelo lành bệnh - Bodnar nói - nhưng con mắt nó không còn. Tôi đã làm nổ tròng xanh của nó bằng một chiếc đinh. Và tròng màu xanh của mắt đã chết, đã bị khoét đi. Hốc mắt bên phải bây giờ trống rỗng, mí mắt khép lại. Bất cứ ở đâu, trong nhà hay ngoài sân, bao giờ trước mắt tôi cũng hiện lên hốc mắt không tròng của Angelo. Quả là một hình phạt cay nghiệt! Và tôi lại nhìn con mắt trái của nó, xanh sao, đẹp sao! Coi nó như một viên ngọc quý nhưng mà độc nhất. Bởi vì, nói thật với anh, tôi chưa bao giờ thấy một con mắt nào xanh hơn, sáng hơn con mắt trái của Angelo. Tôi đã không thể nào tha thứ cho mình đã dùng một chiếc đinh hủy hoại đi một con tròng https://thuviensach.vn màu xanh trong, đẹp đến diệu kỳ kia, ánh sáng của hốc mắt bên phải của em tôi. Từ câu chuyện không hay đó, tôi bắt đầu chịu bao nhiêu điều hành hạ dội xuống trên đầu. Ba tôi truất quyền thừa kế của tôi, từ bỏ tôi. Tôi không ngồi ăn cùng bàn với Angelo và ba mẹ nữa, mà ngồi ăn cùng bọn đầy tớ. Toàn bộ gia tài chúng tôi đều mang tên của Angelo. Tôi được phép ở lại trong gia đình đã là quá lắm rồi. Angelo càng lớn lên thì người làng càng ghét bỏ tôi. Năm ấy, trong những tháng hè, tôi có nói chuyện với một cô gái trước cửa nhà tôi. Đúng chỉ có hai câu. Cô ta hỏi tôi: “Anh có yêu đôi mắt của em không?" Tôi trả lời: “Có yêu." Tức thì cô ta lấy hai tay che mắt lại và nói với tôi: “Nếu anh yêu thì xin anh đừng chọc thủng nó!" Nói xong cô ta chạy trốn. Khi tôi đến trường, trẻ con đưa tay bưng mắt lại và gào to với nhau: “Coi chừng con mắt! Boris kia, nó móc đi cho bây giờ!" —Tha lỗi cho mình! - Pierre Pillat bàng hoàng nói - Mình không giận cậu nữa! Mình van cậu bỏ qua cho! — Sao lại tha lỗi cho anh? — Mình đã giận cậu bởi cậu giấu mình cậu có một thằng em. Quả thực không nói là phải. Pillat đặt tay lên vai không có ngù của Boris Bodnar. — Suốt tuổi ấu thơ của tôi, mẹ tôi luôn luôn cầu trời cho tôi mắc một chứng bệnh nào đó, tinh hồng nhiệt[4], sốt chấy rận hay một bệnh khủng khiếp nào đó để tôi chết quách cho xong. Ai cũng cầu mong cái chết của tôi. Người ta sai tôi lên núi hái nấm rồi bắt tôi nếm thử, với hy vọng tôi nếm phải nấm độc mà chết. Trong gia đình cũng như ngoài làng xóm trên khắp cái thế gian này, đâu đâu tôi cũng là con người cần gạt bỏ, cần thanh toán đi! Từ lúc lên ba, tôi đã phải bị kiểm soát mỗi hành vi của mình, bởi một cử chỉ bình thường vô vị nhất của tôi đều có thể bị hiểu như một hành vi phạm tội làm sôi động căm thù của thiên hạ đối với tôi. Tôi đã sống như vậy đó, cô đơn, kinh sợ, trong sự khinh bỉ của mọi người. Trẻ con vật ngã tôi xuống đất, moi móc các túi áo túi quần tôi xem tôi có https://thuviensach.vn cất giấu một cái đinh, một con dao, một cái gì nhọn sắt hay không. Bởi mọi cái gì tôi có đều nguy hiểm. Và mỗi lần như vậy chúng nó đánh tôi. Không bao giờ tôi có một con dao nhíp. Ở bàn ăn trong suốt tuổi thơ, tôi không bao giờ có một con dao. Tôi phải dùng hai hàm răng thay dao xé thịt! — Thật đáng thương hại! Boris! - Pierre Pillat nói - Nếu biết thế này... — Anh biết vì lý do gì tôi thi trượt không? Bây giờ thì có thể nói thật tất cả. Là bởi suốt cả mùa hè tôi không làm sao học được một chữ. Tôi đã không đủ cam đảm nói cho ba mẹ tôi biết là tôi phải thi lên lớp về môn toán. Để ba mẹ không hay biết gì về cuộc thi đó, tôi đã thử học tập về đêm. Không thế thì lập tức sẽ nổi cơn giông tố gia đình. Ba mẹ tôi gọi tôi là thằng mất gốc, thằng đần độn, thằng ngu si. Nhưng họ đã bắt gặp tôi thức đêm giải những bài toán đại số. Họ la mắng tôi một trận nên thân: “Đêm là để ngủ. Những người có đầu óc bình thường đều ngủ ban đêm." Vậy là bao nhiêu sách vở, tôi mang đốt hết, không làm sao còn học được nữa. Đó, cái lý do khiến tôi thi trượt và bị đuổi ra khỏi trường! Boris Bodnar đã nói xong. Sau một hồi lâu im lặng, anh lại nói tiếp: — Bây giờ anh đã rõ hết sự tình. Anh có còn khuyên tôi trở về nhà nữa hay không? Pierre Pillat nhìn xa xa. Boris lại nói: — Ba mẹ tôi chỉ chờ một duyên cớ nào đó để đuổi tôi đi. Bây giờ thì họ đã tìm được cái duyên cớ ấy rồi. Chỉ cần tôi xuất hiện trước mặt họ với bộ đồng phục này, cái quyết định đuổi học này là họ có cơ sở để khẳng định tôi là một thằng mất gốc, một tên tội phạm thôi. Họ sẽ còn trở nên dữ tợn hơn nữa. Và họ sẽ không cho phép tôi đặt chân vào nhà đâu. Vào sân cũng không. Và sẽ không một ai trong cả làng dám cho tôi nương thân một tối. Vậy là cái chuyện tôi trở về nhà không còn ý nghĩa gì nữa cả. Một sự im lặng lớn lao, nặng nề tiếp theo câu nói đó. Pierre Pillat xắn gấu quần lên và rút từ trong chiếc tất của anh ra một gói thuốc lá đưa cho Boris. Bodnar bắt đầu cuộn một điếu thuốc. Ngón tay anh run run. — Chưa bao giờ mình nghe kể hoặc đọc một câu chuyện đau lòng như chuyện của cậu! - Pillat nói - Mình chưa hề thấy có một người nào chịu https://thuviensach.vn nhiều đau khổ đắng cay như vậy bao giờ, Boris! Làm sao cậu lại có đủ nghị lực để giấu đau thương? Mình đâu có ngờ. Không một bạn bè nào của chúng ta, không một thầy giáo nào của chúng ta có thể ngờ? Cái điều duy nhất của chúng mình không làm sao hiểu nỗi là cứ tới gần nghỉ hè là cậu cứ gầy nhom đi và trở thành buồn bã. Mình ngạc nhiên không thấy cậu nhận được thư từ của gia đình cậu bao giờ. Cậu là người duy nhất không bao giờ nhận được thư. Bốn năm liền không một lá thư... Có đúng là không bao giờ cậu được nhận một lá thư nào? Mắt Bodnar rưng rưng lệ. Anh không trả lời. Anh nhìn mây, anh thích nhìn những đám mây nhẹ nhàng trôi trên đầu họ. Những đám mây, như những đoàn lữ hành bay về phía đông. Anh duỗi chân và đốt một điếu thuốc. Cái nhìn của anh vô tình, dừng lại ở đôi giày to tướng của mình. Đó là đôi giày của “kẻ bị đuổi học”, chẳng thành đôi chút nào: chiếc trái to hơn, màu đậm hơn chiếc phải. — Cậu không tìm được một an ủi nào về phía Thượng đế hay sao? - Pierre Pillat hỏi - Thượng đế là một nguồn an ủi lớn cho những ai gặp quá nhiều đau khổ. Cả hai người cùng ngồi trên cát. Họ hút thuốc. Boris lặng im. — Cậu chưa lần nào thử đến với Chúa à? — Tôi có thử. - Boris nói - Trong tình thế của tôi, tôi không dám đến với ai trên trái đất này, cho nên tôi đến với Chúa, đó là chuyện dĩ nhiên. Khi lần đầu tiên tôi nghe nói có một Con Người ở phía trên kia, trên trời, một Con Người biết tha thứ, tôi đã ngã vào lòng Người đắm đuối, say mê. Tôi nghĩ không một đứa trẻ nào đã dâng lời cầu nguyện lên với Chúa một cách sốt sắng chân thành như tôi. Tôi không thể yêu kính Chúa với một tình yêu nào trọn vẹn hơn như thế nữa. Tôi cần một người biết tha thứ. Và người ta nói rằng Chúa tha thứ cho mọi người. Tôi nguyện cầu Chúa, nói với Chúa hằng ngày, hầu như chẳng phút nào ngơi, như thể nói với một người bạn thân vậy. Tối đến, tôi nguyện Chúa hằng giờ liền với những dòng nước mắt chứa chan. — Và Chúa đã trả lời cậu? - Pillat hỏi. — Chúa đã trả lời tôi. - Boris Bodnar đáp - Nhưng Chúa cũng chỉ trả lời https://thuviensach.vn tôi như người trần thế trả lời. Tôi có cảm giác rằng: cả Người nữa Người cũng muốn đưa tôi vào tròng. Vậy là tôi lại cũng tìm cách tránh Chúa như tôi đã tránh những con người. Song Chúa có mặt bên tôi. Tôi tưởng nghe hơi thở của Người mỗi lần tôi gọi đến tên Người. Mới sáu tuổi, tôi đã quả quyết tin rằng: không nên cầu nguyện nữa, rằng tôi phải mặc cả Chúa, rằng tôi phải cô đơn. — Cậu đã thôi cầu nguyện Chúa từ năm lên sáu ư? — Đúng vậy! - Bodnar nói - Sáu tuổi, tôi đã cách ly với Chúa. Tự nhiên xảy ra một câu chuyện thật tầm thường, vô vị. Một buổi chiều đi học về, tôi không thấy ba mẹ tôi ở nhà. Họ đã lên phố cùng với Angelo. Nhà chẳng có ai cả. Mọi cửa đều đóng khóa. Tôi phải ngồi ngoài sân như đã bao nhiêu lần trước. Đêm đến, tôi buồn ngủ. Trời khuya lắm rồi. Tôi lại đói bụng. Và tôi cũng muốn chuẩn bị bài học ngày mai. Tôi bèn quyết định phải vào nhà. Tôi tin rằng ba mẹ tôi chắc chắn sẽ không về giữa đêm khuya. Một mình trong đêm, tôi rét và tôi sợ. Tôi thử lấy một sợi dây thép mở cửa nhưng khó mở lắm. Tôi mới sáu tuổi mà. Tôi bèn quỳ gối trước cửa và cầu xin Chúa giúp tôi vào được trong nhà. Xin Chúa đừng để tôi phải nằm ngoài sân suốt cả đêm. Tôi xin Chúa cứu giúp tôi bởi một mình thì tôi không làm sao được. — Và chúa đã giúp cậu chứ? — Chúa đã giúp tôi. - Boris đáp - Tôi cầu Chúa với tấm lòng thành kính vô cùng. Tôi khóc. Tôi đã lấy nước mắt cầu nguyện. Người giúp tôi mở được cửa ra với cái chìa khóa ứng biến của tôi. Tôi cảm thấy Chúa đến bên tôi và giúp đỡ tôi. Chỉ trong nháy mắt tôi mở được cánh cửa. Tôi vào nhà. Trong nhà ấm áp. Sung sướng quá, không kịp thắp đèn, tôi quỳ gối xuống cảm ơn Chúa! Lần đầu tiên, tôi cảm thấy một cách chắc chắn rằng tôi không cô độc trên đời. Tôi có một người bạn, là Chúa. Anh không làm sao hiểu nỗi thế nào là hạnh phúc được có một người bạn, khi xung quanh chỉ có những kẻ ghét thù anh, Pierre ạ! Vậy mà tôi có một người bạn! Một người bạn mà tôi có thể gọi đến bất cứ lúc nào. Tôi không còn cô đơn nữa. Tôi có Chúa bên tôi. Tôi quỳ lâu trước bức tượng. Tôi không thể rời bỏ người bạn đó nữa. https://thuviensach.vn Đây là một đặc ân quý giá nhất: có một người bên mình khi ta chẳng còn ai cả, không mẹ, không cha, không cả bạn chơi, không cả bạn học, mà chỉ toàn những con người thù địch vây quanh, những con người cầu mong cho anh chết! Giờ đây tôi đã có một người không gọi tôi là “tên hung thủ” và giúp đỡ tôi. Đó là Chúa. Đêm ấy tôi chẳng ăn uống chút gì. Tôi sung sướng quá, quên cả ăn. Tôi đã quên bài vở, quên cô đơn, mệt nhọc, quên mọi nỗi đau của mình. Tôi cứ quỳ gối trước mặt Chúa, bạn tôi. Tôi hạnh phúc. Tôi muốn cứ quỳ như vậy suốt đêm, với người bạn mới, người bạn duy nhất của tôi. Nhưng ngay lúc đó, ba tôi đã về, cùng với mẹ tôi và Angelo. Họ mặc bộ áo quần diện đi chơi, họ đã vào ăn ở nhà hàng và đã đi xem phim. Họ vào nhà, lòng sôi điên giận và thấy tôi đang quỳ trước bức tượng. “Tên hung thủ đâu?" Cha tôi thét lên trước khi bật đèn. Sau đó tôi không biết gì nữa. Ba tôi đã xô tôi ngã xuống đất, rồi giẫm đạp lên người tôi với đôi giày mới của ông. Mẹ tôi đến sau đó một tí và cũng đánh tôi. “Thằng hung thủ!" Cha tôi gào lên. “Mày tưởng tao nuôi mày để cho mày bẻ cửa sổ nhà tao à? Để chỉ đường cho bọn đứa ở vào nhà trong lúc tao đi vắng à?" Họ đánh tôi tàn nhẫn. Người tôi đầy máu me. Tôi trườn được ra ngoài và nằm trên một chiếc ghế dài đặt cạnh nhà mà ngủ. Mình tôi bầm tím vết thương, đầy máu me. Tôi nghĩ đến bạn tôi - Chúa - và nói: “Lạy Chúa! Người biết rõ mọi điều. Người đã thấy trước chuyện gì đã xảy tới cho con nếu Người giúp con mở được cánh cửa. Người đã biết chuyện gì sắp xảy ra thì sao Người còn giúp con mở khóa làm gì nữa chứ?" Tôi dường như nghe Chúa trả lời: “Boris! Con đã cầu xin ta cứu giúp. Con đã cầu xin ta một cách nhiệt tình mà!" - “Đúng vậy, nhưng mà, lạy Chúa, Người thừa biết cái điều con xin là không tốt. Người thấy đấy: cả mình con đầy vết thương, bầm tím và máu me. Người đã thấy họ giẫm chân lên mình con! Giá Người không giúp con mở được cánh cửa kia thì con đâu đến nỗi! Sự giúp đỡ của Người đối với con, lạy Chúa! Không phải là sự giúp đỡ của một người bạn. Nếu con ở địa vị Người và ngược lại Người ở địa vị con, thì con chẳng làm cho Người như vậy. Thà cho Người giận một lúc chứ không giúp Người làm một điều gì không tốt!" Chúa trả lời tôi: “Xin điều gì, ta ban điều ấy." - https://thuviensach.vn “Nhưng mà con là một đứa trẻ lên sáu. Con không biết được điều gì tốt, điều gì xấu. Cái điều con xin Chúa tối hôm nay, chuyện mở cánh cửa, con tưởng là điều tốt, hóa ra lại là điều xấu. Nhưng mà Người, lạy Chúa! Người biết đâu là cái tốt, đâu là cái xấu kia mà!" Chúa đã không trả lời tôi, hoặc Người có trả lời mà tôi mệt mỏi quá không nghe. Tôi đã khóc và nằm ngủ. Từ đêm hôm ấy, tôi không cầu kinh nữa. Tôi không căm giận Chúa đâu. Nhưng tôi sợ lại xin Người phải một điều gì không tốt. Tôi không xin gì nữa cả. Nếu tôi cầu nguyện, tôi chỉ nói đơn sơ: “Lạy Chúa, con chẳng biết nên xin Chúa điều gì. Chúa hãy ban cho con điều gì tùy ý Chúa!” Ngay cả ngày hè này, tôi không cầu nguyện Chúa trước khi thi. — Cậu không cầu nguyện Chúa giúp cho cậu thi đậu à, Boris? - Pillat hỏi. — Không! Tôi đã xin Chúa giúp đỡ tôi nếu Người thấy thi đậu là điều tốt cho tôi. Nhưng nếu đối với tôi thi trượt tốt hơn thi đậu thì Người đừng giúp đỡ. — Thi trượt không bao giờ là điều tốt cả? - Pillat nói - Cậu có nghĩ là cậu đang có những ý nghĩ quá khích không? Trong trường hợp hiện tại, cái tốt, cái xấu tách biệt nhau rõ ràng. — Panait Istrati[5] đã sang Pháp và trở thành một nhà văn nổi tiếng thế giới, bởi vì lúc làm đày tớ cho nhà hàng Braila, ông đã bị tên chủ quán đánh đập và đuổi ra khỏi nhà. Nếu lão chủ quán không đuổi ông ta đi, trong đêm, trên mình chỉ có một chiếc sơmi thì Istrati đã chẳng bỏ nước ra đi và Panait Istrati đã chẳng trở thành con người danh tiếng hiện nay; ông ta đã tiếp tục làm thân phận người đày tớ của hàng quán Braila. May lắm thì đến lượt mình trở thành một tên chủ quán là cùng. Vậy thôi. Trong cái xấu nào cũng có cái tốt, chỉ có điều là chúng ta không biết được cái tốt là đâu, cái xấu là đâu. — Cậu cũng muốn ra nước ngoài chăng? - Pillat hỏi. Boris Bodnar nhìn những đám mây bay về phía đông. — Sao anh biết? Đúng vậy, tôi muốn đi. Không phải muốn mà là bắt buộc. Tôi bị cưỡng bách. Không còn giải pháp nào khác đối với tôi. Tôi https://thuviensach.vn muốn đi và làm lại từ đầu. Đi tới một nơi ở đó không ai biết tôi là Boris đã đâm thủng mắt em mình. Mà không ai nghi ngờ, cảnh giác với tôi. Mà các cô gái không lấy tay bưng mắt lại và kêu lên: “Anh thấy mắt tôi đẹp là vì anh muốn đâm thủng nó!” Tôi không độc ác đâu, Piene ạ! Tôi không muốn đâm thủng mắt ai đâu! Cái chuyện xưa ấy, là một bất hạnh. Tôi chỉ là một đứa bé lên ba. Tôi không phải là một tên hung thủ! — Cậu muốn đi đâu? - Pillat hỏi. — Sang Nga! - Boris Bodnar đáp - Sang Nga, vì gần hơn cả. Chỉ vài giờ đi bộ là tới bờ sông Dniestr. Tôi sẽ bơi qua sông. - Anh ngừng lại giây lát - Có thể ngay đêm nay tôi đã ở trên đất Nga rồi. Đó, cái lý do vì sao tôi không cần tiền. Tôi cảm ơn anh đã có nhã ý đối với tôi! — Cậu biết chính sách khủng bố đang ngự trị ở Nga. - Pillat nói - Cứ mỗi mùa đông, cậu thấy có bao nhiêu người qua đây tị nạn, bất chấp cái nguy cơ có thể bị ám hại ở dọc đường chăng? — Tôi biết chứ! Nhưng sự khủng bố mà tôi đang chịu đây còn đáng sợ hơn. Vả lại ở đây tôi là người duy nhất bị khủng bố. Nhưng tại nước Nga, bên kia, nếu có khủng bố chăng thì cũng là sự khủng bố tập thể. Và có bạn bè là một điều quan trọng. Kể cả bạn cùng đau khổ. Cô độc là nguồn đau lớn nhất của thế gian. Con người có thể chịu đựng sự khủng bố tàn tệ nhất nếu là tất cả cùng chung chịu. Nhưng cô độc là chết. Đối với riêng tôi, tôi không nghĩ rằng cuộc sống ở Nga sẽ khó khăn vất vả hơn ở đây. Từ khi mới lên ba cho tới ngày hôm nay, tôi chỉ thấy có do thám, cảnh giác, buộc tội, sỉ nhục, nghi ngờ. Đối lại với tất cả những chuyện đó, tôi nghĩ rằng ở Nga tôi sẽ được tự do hơn. — Vì sao cậu cứ muốn rời bỏ đất nước ra đi? Hãy ở lại, mà không về nhà! — Ở Rumani tôi phải thú nhận rằng tôi đã bị đuổi học. Tôi là tên hung thủ đã đâm thủng mắt em. Ở đất nước này, mẹ tôi, ba tôi người làng có thể gặp tôi. Có thể cả bạn bè tôi nữa. Ở nước ta, con mắt của Angelo cùng những lời buộc tội của mọi người sẽ theo đuổi tôi cho tới mãn kiếp. Ở Nga, chẳng ai phải bưng mắt mình lại khi tôi đi lại trên đường. Và điều đó đối với tôi mới thật là cơ bản. https://thuviensach.vn Boris Bodnar nói tiếp: — Tôi có thể bị người ta bắn chết mất xác khi bơi qua sông Dniestr. Biên giới được canh gác cẩn mật. Nhưng ý nghĩ về cái chết không làm tôi khiếp sợ. Tôi đã quen nghĩ về cái chết nhiều hơn là nghĩ về cái sống. Và biết đâu các lính cảnh giới cứ bắn phăng tôi đi ở chốn biên thùy, thế mà hay hơn cũng nên. — Đừng nói như vậy. - Pillat bảo. Anh quấn thêm một điếu thuốc nữa và nhìn đồng hồ. — Phải mười lăm phút nữa mới tới giờ ra chơi. Anh nói thêm: — Vì sao lại phải giấu mình một điều bí mật? Giá cậu cho mình biết, có phải cậu đã thấy thoải mái hơn không? Mình đã có thể giúp đỡ cậu. Giữ bí mật với mình quả là một sai lầm. Đáng lẽ ra cậu nói với mình mới phải. — Nếu như tôi nói chuyện thì chính anh cũng đã theo dõi xem tôi có đúng là một tên hung thủ bẩm sinh không. — Cái gì chứ cái đó thì không! - Pillat nói. Boris Bodnar nhìn cái túi thuốc lá. Trong túi, Pillat có một vài thứ giấy tờ và tiền. Boris Bodnar nhìn các thứ đó. — Mình muốn làm một cái gì đó cho cậu. - Pillat nói - Mình sẽ làm tất cả những gì cậu yêu cầu. — Tôi không thể yêu cầu anh điều gì! Thực ra có gì mà yêu cầu? Anh tiếp tục nhìn gói thuốc. — Mình sẽ làm tất cả những điều gì cậu muốn. Tất cả - Pillat nhắc lại. — Trong túi thuốc anh có một tấm hình. - Boris Bodnar nói (Anh đỏ mặt) - Tôi thấy anh có một tấm hình khi anh lấy thuốc. Tấm hình của một thiếu nữ. Anh có vui lòng tặng tôi? — Rất vui lòng! - Pillat đáp. Anh rút ra một tấm ảnh của một cô gái trong bộ y phục nữ sinh. Một tấm hình căn cước, chỉ to bằng con tem bưu chính. — Một người bà con của anh à? - Boris vừa nói vừa cầm lấy tấm hình ngắm nghía bộ y phục cổ trắng xinh xinh. Đó là một cô gái cùng lứa tuổi của hai người, một cô gái vị thành niên. https://thuviensach.vn — Học sinh nhạc viện đấy! - Pillat đáp - Tên cô ta là Eddy Thall. Tôi chỉ mới biết mặt cô ta thôi. Ảnh này không phải của cô ta tặng. Tôi tìm thấy trong một cuốn sách của thư viện nhà trường. Hai người cùng nhau nhìn ngắm cái khuôn mặt trẻ con, những nét xinh xắn của cô nữ sinh nhạc viện Eddy Thall. — Cô ta đẹp lắm! - Pillat nói - Đang học lớp Vũ và lớp Nghệ thuật Sân khấu. — Anh yêu cô ta? - Boris Bodnar hỏi. — Tôi chưa bao giờ có dịp tiếp chuyện với cô ta. - Pillat nói - Nhưng tôi yêu cô ta, yêu ghê gớm. Tôi thường thấy cô ta cùng với bạn bè qua trường, trong những ngày nghỉ hè. Cô gái trong tấm hình cười mỉm. — Cậu cứ cầm lấy! - Pillat bảo - Mình vui lòng cho cậu. — Không! - Bodnar đáp. Và anh đưa lại bức ảnh cho Pillat. — Cậu không thích cô ta sao? — Thích chứ! Rất thích! Cô ấy đẹp! Anh do dự một giây. — Tôi muốn mang nó theo. - Anh nói - Nếu mang tấm ảnh theo tức là tôi bớt cô đơn. Ít ra tôi cũng còn có một tấm ảnh bên mình. — Cậu có thể cầm lấy! Tấm ảnh của Eddy nằm trên cát, ở giữa hai người. — Tôi sắp sửa bơi qua sông Dniestr. - Boris nói - Nếu cất tấm ảnh trong mình, nó sẽ bị ố mất. Tôi sẽ không còn nó một khi bơi được qua bên kia sông. Vậy là dù có mang theo tấm ảnh, tôi đến bờ bên kia vẫn cứ một mình. Tấm ảnh thấm nước sẽ bị hư hỏng. Vậy thì tôi mang theo cũng chẳng có nghĩa lý gì. Cho nên đừng lấy là hơn. Tuy nhiên, tôi thích có nó bên mình biết bao! Những hồi chuông kéo dài báo hiệu giờ ra chơi. Pillat cầm lại bức ảnh. Anh gói nó cẩn thận trong một tờ giấy và lại đặt nó trong túi đựng thuốc lá. Anh giấu cái túi trong tất rồi lần theo những học sinh đang ùn ùn ra giữa sân trường trung học hoàng gia Kichinev. https://thuviensach.vn Boris Bodnar ở lại một mình, mắt nhìn xuống đất. — Không có nổi cả một tấm hình? - Boris Bodnar tự bảo lòng - Nhưng ta không cô độc. Ta không thể cầm theo bức ảnh của cô gái Nhạc viện, nhưng ta mang theo trong lòng tên tuổi của cô ta. Với cái tên ấy, ta có thừa sức bơi qua bờ sông bên kia được! Khi người ta không còn lại một thứ gì, hoàn toàn không một thứ gì, kể cả cái tên của một người con gái chỉ mới biết qua một tấm hình, thì đã là “một cái gì” rồi. Chỉ một cái tên! Và một cái tên đẹp làm sao! Rất đẹp là đằng khác! Anh nói. “Eddy Thall”. Nghe gọi cái tên ấy lên, anh mỉm cười, rồi anh nhắc lại:“Eddy Thall!” https://thuviensach.vn PHẦN I CUỐN SÁCH CỦA NHỮNG NGƯỜI DO THÁI I Eddy Thall đặt con dao rọc giấy bằng vàng lên mâm đựng các thức ăn điểm tâm buổi sáng. Nàng đọc lại bức thư. Đoạn nàng gọi người đàn bà mặc blu trắng đang cuốn tấm màn che cửa sổ buồng ngủ. — Tới gần đây, Tinka! - Eddy Thall bảo - Vú có biết cô gái này không? Người đày tớ dùng ngón tay cầm lấy tấm ảnh chỉ to bằng con tem bưu chính. Bà ta để xa mắt ra để nhìn cho rõ hơn. Bà ngắm nghía bộ đồng phục màu đen, cái cổ trắng nho nhỏ. Đôi mắt Tinka ướt lệ. Bà ta rất dễ xúc động và rưng rưng nước mắt mỗi khi người ta nhắc đến một sự việc gì hay một điều gì liên quan đến quá khứ của bà hay cuộc sống của gia đình Thall. — Đây là cô Eddy! - Tinka nói. Và bà lau nước mắt. — Tôi vừa nhận được sáng nay. - Eddy Thall nói - Từ tay một người hâm mộ tôi gửi tới. Tinka ạ, vú hãy tưởng tượng đó là một cậu bé đã từng say mê tôi ngày tôi mới tuổi trăng tròn. Eddy Thall cầm lấy bức thư nàng vừa bóc với con dao rọc giấy bằng vàng. Nàng kéo chiếc gối lên kê vào dưới vai. Anh ta viết như thế này. - Nàng nói. “Thưa cô! Cách đây mười lăm năm, khi cô còn là học sinh Nhạc viện, cô có bỏ quên tấm ảnh này trong một cuốn sách ở Thư viện. Tôi đã tìm thấy. Tôi đã https://thuviensach.vn giữ nó trong mình rất lâu, đợi có dịp sẽ đưa tận tay trả lại cho cô. Cái dịp ấy đã không đến. Hay nói đúng hơn, tôi đã không có đủ can đảm nói chuyện cùng cô và trả cô tấm ảnh, mặc dù tôi đã gặp cô hàng bao nhiêu lần, ngoài đường, trong nhà hát, ở cửa hàng bánh kẹo hay nơi công viên! Cô đã tới Néamtz trong dịp hè, và ngày nào tôi cũng thấy cô! Rồi cô trở thành một nghệ sĩ lớn tên tuổi. Cô đã thành lập Nhà hát riêng! Mặc dù đã là người đàn ông ở độ tuổi vững vàng, tôi vẫn thiếu can đảm. Nhưng lần này không phải cái bẽn lẽn của tuổi vị thành niên mà chính cái vinh quang của cô làm cho tôi sinh e sợ! Tối hôm qua, tôi đã nhìn thấy cô trong vai ‘Nữ Hoàng Saba'. Tôi đã về nhà. Tôi đã tìm lại tấm ảnh và gửi cho cô, với hy vọng cô sẵn sàng nhận lấy cùng với tất cả tấm lòng ái mộ sâu sắc của tôi. Thẩm phán Pierre Pillat." Tinka đứng nghe cạnh chiếc giương, bà đang dọn dẹp. — Có một đoạn tái bút. - Eddy Thall nói tiếp. “Một anh bạn tôi - Boris Bodnar - trước khi trốn sang Nga, có xin tôi tấm ảnh này. Anh ta bị đuổi học và anh ta đã bơi tay không vượt qua sông Dniestr. Số phận tấm ảnh cỏn con này là phải đi du hành về phía Đông. Tôi rất sung sướng đã được giữ nó bao lâu nay và được trả nó lại cho cô bây giờ, mặc dù tôi không phải là người duy nhất say mê nó." Eddy Thall bước xuống khỏi giường. Nàng nhìn lên chiếc đồng hồ quả lắc nhỏ phủ một mảnh lụa mỏng màu thanh thiên. Tám giờ sáng. Nàng ngoảnh lại nhìn Tinka và thấy bà đang khóc. — Có cái gì trong bức thư tôi vừa đọc làm cho vú khóc à? - Eddy Thall hỏi. — Những lời ông ta viết trong thư đẹp quá! - Tinka đáp - Đẹp quá! Làm cho nước mắt tôi cứ thế nó trào ra. — Vú này, hồi còn nhỏ, tôi có đẹp lắm không, đến nỗi người ta có thể say mê một tấm ảnh của tôi? - Eddy Thall hỏi. — Cô Eddy Thall bao giờ cũng đẹp! - Tinka đáp. Bà ta đặt chiếc khay xuống. Eddy Thall nhìn qua những bức thư khác rồi nàng lại cầm lấy bức thư của ông thẩm phán Pierre Pillat. Nàng nghĩ tới cậu học sinh đã trốn sang Nga. Và nàng ân hận cho anh chàng Boris Bodnar ấy https://thuviensach.vn đã thi trượt và đã bị đuổi khỏi trường. Eddy Thall là một nghệ sĩ lớn. Ngày ngày người phát thư mang tới cho nàng nhiều thư từ của những người hâm mộ. Nhưng không một bức thư nào khiến lòng nàng vui sướng cho bằng bức thư của ông thẩm phán Pierre Pillat. — Thưa, có hai cảnh sát muốn gặp cô! - Tinka quay trở lại buồng ngủ và báo. Giọng nói của bà không được bình thường. Bà kinh sợ. — Bảo họ đợi tôi dùng cà phê xong sẽ ra. - Eddy Thall bảo. — Họ đang vội. Họ muốn nói chuyện với cô ngay. Tôi bảo với họ: Cô ngủ chưa dậy. Họ cứ vào phòng làm việc và chờ. Eddy Thall khoác tấm áo choàng lên mình. Nàng bực dọc bước vào văn phòng. Các nhân viên cảnh sát - hai thanh niên khoác áo mưa - đang đứng ở đó. Nàng mời họ ngồi, xé một tờ lịch và nhìn họ như ở trên sân khấu. — Các ông muốn gì? Họ vẫn đứng. — Sao các ông không ngồi? - Eddy Thall hỏi. Nàng vo viên tờ lịch ngày 9 tháng 1 năm 1940 và ném vào sọt giấy. — Chúng tôi xin làm phiền bà chút xíu về một cuộc điều tra. - Một trong hai tên cảnh sát nói. Tên thứ hai mở chiếc cặp của hắn (đặt tựa vào thành ghế bành) trong khi tên thứ nhất tiếp tục hỏi: — Bà già vừa mở cửa cho chúng tôi là đày tớ của bà phải không? Eddy Thall nhìn hai người. Họ nghiêm nghị như hai học sinh Nhạc viện đang thể hiện vai đầu tiên của mình. — Người đàn bà mở cửa cho các ông là bà quản gia của tôi. - Eddy Thall mỉa mai đáp. Tên cảnh sát thứ hai rút ra một cuốn sổ tay và bắt đầu ghi. Người thứ nhất hỏi: — Bà ta hầu hạ bà đã lâu chưa? — Ngày tôi sinh ra, bà ấy đang phục vụ cho cha mẹ tôi. — Cách đây bao nhiêu năm? - Vẫn viên cảnh sát thứ nhất hỏi. https://thuviensach.vn — Tôi nghĩ rằng bà ấy ở trong gia đình chúng tôi khoảng bốn mươi năm nay. Muốn biết chính xác hơn, các ông có thể trực tiếp hỏi bà ta. — Lương tháng bà ta bao nhiêu? — Năm nghìn là mỗi tháng gửi ngân hàng dưới tên tuổi của bà ta. Ngoài ra, bà ta có đủ tất cả mọi thứ cần dùng. Bà ta ở đây như là ở nhà mình, không thiếu một thứ gì. Eddy Thall đốt một điếu thuốc. Nàng là Giám đốc một Nhà hát lớn mang tên nàng. Các báo chí đều ca ngợi nàng là Nghệ sĩ lớn nhất. Khắp mọi nơi trên đất nước, đi mỗi bước là gặp một tờ quảng cáo có in ảnh của nàng. Tên nàng được nêu trên Đài phát thanh mỗi ngày không biết đến bao nhiêu lượt, được dán ở phòng đợi của mọi nhà ga, ở tất cả các trạm tàu điện và ngay trong các xe buýt chở khách. Các em bé cũng biết rành rọt tên tuổi của Eddy Thall. Tất cả những nhân viên cảnh sát nàng quen cho tới lúc này đều đã xin nàng ghi cho một câu làm bút tích. Hai viên cảnh sát hôm nay là những người đầu tiên không mong có bút tích của nàng. Họ đến vì một cuộc điều tra. — Bà cho biết tên người quản gia? - Viên cảnh sát hỏi. — Tinka Neva. - Nàng trả lời - Nếu ông muốn hỏi gì nữa thì xin khẩn trương lên chút? Nàng đứng lên, dập tắt điếu thuốc. — Chúng tôi muốn biết người quản gia của bà theo tôn giáo nào? - Tên cảnh sát hỏi. — Cơ Đốc giáo. - Eddy Thall đáp. Tên cảnh sát thứ hai gập cuốn sổ lại, bỏ vào cặp. — Pháp luật hiện hành cấm những người Do Thái không được dùng người Cơ Đốc giáo làm đày tớ. Bà có nhiệm vụ trả cho bà ta ba tháng lương rồi cho bà ta nghỉ việc. Chúng tôi chỉ thông báo với bà một điều ấy thôi. Hai tên cảnh sát nghiêng đầu chào, vẫn nghiêm túc như khi mới đến. Eddy Thall đợi họ đi ra phía cửa. — Ai vi phạm điều luật này sẽ bị phạt tù sáu tháng. - Tên thứ nhất nói. Hắn tiếp - Chúng tôi có thể thẩm vấn bà Tinka Neva chứ, thưa bà? Eddy nhấn chuông gọi. https://thuviensach.vn — Các ông ấy muốn nói chuyện với vú đó, Tinka! Nàng lên buồng riêng. Tinka ở lại với hai gã thanh niên. Bà ta quan sát chiếc áo mưa, đôi giày màu xỉn của họ. — Tên bà là Tinka Neva? - Tên cảnh sát thứ nhất hỏi. Tinka đưa mất nhìn hắn từ đầu xuống chân với thái độ hằn học. — Cô chủ đã nói tên tôi với các ông rồi, hỏi tôi làm gì nữa? — Bà chủ nói chưa đủ. Bà cần phải tự mình nói với chúng tôi. Tên thứ hai lại rút cuốn sổ ra và lại bắt đầu ghi. — Bà bao nhiêu tuổi? Bắt đầu vào làm công cho gia đình Thall bao nhiêu năm? — Ngày tôi tới làm công cho gia đình Thall tôi mới mười tám tuổi. Tức phải ba mươi tám năm nay. Tinka sợ. Bà ta run lên. Chưa bao giờ bà thấy nhà này lại có một cuộc viếng thăm kiểu đó. — Bà có bằng lòng về cách đối xử của bà chủ không? — Nếu không bằng lòng thì tôi đã chẳng ở đây trọn cả cuộc đời tôi. — Bà chủ sẽ trả cho bà ba tháng lương rồi cho bà nghỉ. Luật lệ hiện hành cấm không cho người Do Thái có người ở Công giáo. Bọn cảnh sát cài lại khuy áo của họ. — Tôi không có quyền làm việc để kiếm sống hay sao? - Tinka hỏi. — Bà có quyền làm việc, nhưng không được làm tại các gia đình gốc Do Thái. Tinka cảm thấy bất công. Bà không sợ nữa. — Người chủ mà tôi tìm đến hầu hạ là do tôi ưng, tôi chọn lấy. Tôi là một người ở. Điều quan trọng đối với tôi là có được một người chủ tốt. Còn lại, cái chuyện ông ta là Do Thái hay Công giáo, chuyện đó tôi đâu có cần quan tâm! Bọn cảnh sát tiến về phía cửa. — Nếu bà chủ không trả bà ba tháng lương trước khi cho bà thôi việc thì bà hãy tới sở cảnh sát mà làm đơn khiếu nại! - Tên thứ nhất nói. — Tôi không rời khỏi nhà này. Tôi hoàn toàn vừa lòng ở đây! - Tinka https://thuviensach.vn đáp. Bây giờ thì bà khóc. — Chỉ một mình cô chủ có quyền đuổi tôi đi nếu như tôi không làm vừa lòng cô chủ. Nhưng mà cô chủ lại rất vừa lòng về tôi. - Tinka nói qua dòng nước mắt, trong khi các viên cảnh sát đi ra. https://thuviensach.vn II Bọn cảnh sát đi rồi, Tinka khóc. Tấm thân già run rẩy bẩy như một cành cây mong manh. Eddy Thall thân mật nắm lấy vai bà: — Quỷ sứ không đến nỗi đen thui như thiên hạ tưởng đâu! Vú hãy cứ yên tâm, Tinka ạ! Vú sẽ ở lại đây. Tôi có nhiều quan hệ rộng rãi, tôi sẽ nhờ một người nào đó can thiệp. Tinka không làm sao nói được nữa. Bà lau chùi những chiếc ghế bành. Rồi bà lau sàn nhà, ở những chỗ bọn cảnh sát vừa ngồi, thật kỹ như để xóa thật sạch đi mọi dấu vết của chúng trong cái nhà này. Điều sỉ nhục vừa qua làm cho bà bàng hoàng đau xót đến tận ruột gan. Bà nghĩ: “Ngoài cô chủ của ta ra, không ai có thể đuổi ta ra khỏi cái chỗ ta đang sống. Kể cả nhà vua cũng không có quyền dính dáng đến việc của ta. Ta làm tốt hay làm xấu, đó là vấn đề giữa ta và cô chủ!” Tinka đã rời bỏ xóm làng lúc còn là một thiếu nữ mới lớn. Bà không có họ hàng, gia đình gì cả. Chẳng có lấy một người thân thích bất cứ ở nơi nào. Nhà của bà, chính là ngôi nhà của cô chủ. Eddy trao cho bà một bó thư. — Này Tinka! Vú đừng khóc nữa! Cầm lấy chồng thư từ này, đốt nó đi cho tôi! Tinka đưa cả hai tay cầm lấy chồng thư. Lệnh của cô chủ nghe tuồng khắt khe quá. Tinka Neva là một con người rất nhạy cảm. Đốt thư đi, nhất là trong lúc này, sau vụ cảnh sát tới điều tra, là một hành động quá đau lòng, trên sức chịu đựng của bà. Tinka không biết đọc. Suốt cả cuộc đời bà không có một bức thư. Nhưng suốt đời bà, bà đã nhận và đã mang thư từ cho chủ mình cùng một lúc với bữa điểm tâm buổi sáng tới tận giường nằm của họ. Mỗi lần như vậy, bà đã https://thuviensach.vn trông thấy đôi tay cô chủ vội vàng bóc thư ra như thế nào, thấy cô chủ buồn, vui như thế nào sau khi xem mỗi bức thư. Trong tiềm thức của Tinka đã hình thành cái ý nghĩ không sao xóa được rằng những bức thư là những con người sống. Nó làm cho ta cười vui hay rầu rĩ. Nếu không có sự sống thì làm sao có được cái khả năng kỳ diệu ấy? Bởi vậy, bao giờ Tinka cũng lau sạch bàn tay trước khi mở cái hòm thư bên cổng để lấy thư ra. Với thư từ, bà có lòng tôn trọng thật sự. Vậy mà bây giờ đây người ta lại bảo bà phải đốt những lá thư đi! Có khác gì bảo bà phải đốt những sinh vật đang sống, những con chim câu, những con thỏ con, hoặc những con chim non vậy! Eddy Thall đứng quay lưng lại phía bà. Nàng đang chọn lọc những bức thư khác để đốt. Tinka cảm thấy mỗi một cái phong bì ấy là một tội lỗi, tội này đến tội kia mà buộc lòng bà phải phạm. — Đây là những bức thư của Lidia Petrovici. - Eddy Thall nói - Vú có nhớ chúng ta gửi cái bưu phẩm cuối cùng cho Lidia vào lúc nào không? Hình như bốn tháng rồi thì phải. Tôi không được thư trả lời. Tôi sợ có chuyện không lành xảy ra với chị ấy. Có thể cảnh sát đã tịch thu bưu phẩm. Chúng sẽ tới thẩm vấn ta. Hãy đốt sạch những thư này đi thì hơn. Eddy Thall nghĩ tới người chị họ của nàng, Lidia Petrovici, đang cư trú tại Quốc gia những người Slaves phương Nam. Ở đó, người ta đã giết hại hết mọi người Do Thái. Lidia sống dưới một cái tên giả. Chị ấy là một trong những người đàn bà Do Thái cuối cùng còn sống sót. Nhưng gửi bưu phẩm cho chị ấy đã thành một chuyện nguy hiểm. Vì vậy mà Eddy đốt hết các thư từ của chị đi, những bức thư trả lời đều đặn đã nhận được những gói thuốc men, kẹo sôcôla, áo quần. — Thưa cô chủ, cô có bực mình nhiều khi bọn cảnh sát đến vì chuyện của tôi không? - Tinka hỏi - Tôi xin lỗi cô chủ. Đáng lẽ tôi không nên gây phiền hà cho cô như vậy. — Vú chẳng có tội tình gì trong việc đó cả, Tinka ạ! - Eddy đáp - Làm sao vú lại có thể cho rằng đây là lỗi của vú? Này, tốt hơn cả là vú hãy đốt nhanh những bức thư ấy đi! Chuông gọi rung lên lần hai, lịch sự. https://thuviensach.vn — Đừng có cầm cả gói thư ra mà mở cửa đó nghe, vú! - Eddy Thall bảo. Nàng lấy lại gói thư từ tay Tinka và cẩn thận giấu vào dưới tấm chăn lụa. https://thuviensach.vn III Một quân nhân mặc bộ quân phục màu xanh nước biển bước vào văn phòng, nơi mà các nhân viên cảnh sát vừa mới tới cách đây một giờ. — Tôi dám chắc vẫn là về chuyện của tôi. - Tinka nói và đi vào trong buồng - Tôi muốn chết đi cho xong cô Eddy ạ. Hơn là gây bao nhiêu phiền phức cho cô. Sáng nay bọn cảnh sát đã tới vì tôi. Bây giờ lại là một thẩm phán quân sự. — Vú cứ yên tâm nào, Tinka! Eddy bước vào văn phòng. Viên sĩ quan - khuy áo bằng vàng, ngù vai bằng vàng - nghiêng mình chào. Chỉ một cử chỉ thôi cũng nói cho Eddy biết một con người nào đó có làm chủ được mình không, hay là lúng túng. Trong nghề sân khấu, nàng đã học được cách quan sát các cử chỉ. Viên sĩ quan đứng trước mặt nàng đang bối rối ngượng ngùng. — Thưa cô, tôi dám cả gan cho phép mình thực hiện cuộc thăm viếng này. - Anh ta nói - Tôi là đại úy thẩm phán Pierre Pillat. Chắc cô đã nhận được bức thư của tôi. Eddy Thall nhìn chiếc súng ngắn, con dao găm, chiếc quân hàm. — Tôi chỉ khoác bộ quân phục này nhất thời thôi. Tôi bị động viên. — Bức thư của anh làm tôi xúc động. Cảm ơn anh thực lòng! - Eddy nói. Nàng chỉ cho anh chiếc ghế bành. Hai người ngượng nghịu trước mặt nhau như thể họ đang gặp nhau mười lăm năm về trước. — Tôi buộc phải thú nhận với cô một điều: Tôi mang ơn cô nhiều lắm. Chỗ chúng tôi, trường trung học hoàng gia Kichinev, người ta thi hành một thứ kỷ luật sắt kiểu nước Phổ. Chương trình học rất nặng. Bọn chúng tôi, tất cả đều tìm mọi khả năng để trốn thoát. Trong thực tế thì thật là vô phương. Chỉ có thể thoát trong giấc mơ. Tấm ảnh của cô là một dịp cho tôi mơ mộng. Đêm đêm tôi mơ tưởng tới cô, giấc mơ bỗng trở thành xiết bao xinh https://thuviensach.vn đẹp! Anh hơi đỏ mặt khi nói câu đó. — Giá tôi ở ngoại trú, thì chuyện đó đã có khả năng xảy ra. Nhưng những chàng trai vị thành niên sống trong một cái doanh trại không thể nào sống thiếu mơ mộng được. Tôi cứ việc nhìn tấm ảnh của cô, và tôi mơ. Tấm ảnh bị nhàu đôi chút. Cô thứ lỗi. Người ta kiểm tra cả con người chúng tôi hàng ngày, túi áo, túi quần, sách vở. Tôi đành phải giấu tấm ảnh của cô cùng với thuốc lá để người ta khỏi tịch thu... Cô luôn luôn đứng trước nguy cơ bị người ta tịch thu đi mất, từng phút, từng giờ... Xin lỗi, tôi muốn nói là tấm ảnh của cô... Anh cười. Eddy Thall cứ dán mắt vào những cái ngù vai bằng vàng, những con số của nhà vua, vào chiếc súng ngắn, chiếc dao găm - biểu tượng của sức mạnh, biểu tượng của quyền hành. — Cô có biết tôi đã tưởng tượng ra những điều gì cách đây mười lăm năm không? Tôi đã thề với lòng lớn lên sẽ cưới cô làm vợ và không yêu bất cứ cô gái nào khác ngoài cô. Tối hôm qua tại nhà hát, tôi đã nghĩ tới tất cả những chuyện đó. Tôi hết sức và chân tình chúc mừng cô. Cô thực sự là tuyệt vời, là kỳ diệu trong vai “Nữ Hoàng Saba”. Diệu kỳ. Buổi diễn xong, tôi đã tìm tấm ảnh và gửi cho cô... — Trong thư anh có nói tới một người hâm mộ khác. - Nàng nói - Anh ta tên là gì? Boris... — Boris Bodnar - Pierre Pillat đáp - Anh ta đã đi đâu mất tích từ năm mười lăm tuổi. Anh ta có nói với tôi rằng anh sang Nga. Từ bấy đến nay tôi không được tin tức gì về anh ta cả. Tuy nhiên tôi cũng đã cố gắng thu nhặt được một vài mẩu tin nhỏ về anh. Tôi có biên thư cho người em trai của anh. Giữa hai anh em đã xảy ra một tấn bi kịch: khi còn thơ dại, Boris đã chọc thủng mắt em mình. Vì vậy mà Boris bị cha mẹ tước quyền thừa kế. Em trai anh, Angelo, đã làm tu sĩ và không hề biết gì về Boris cả. Cũng chẳng một ai biết gì về anh. Trong lúc nói chuyện, Pillat nhìn vào trong buồng qua cánh cửa hé mở. Eddy Thall có cảm giác anh đang nhìn cái gói thư giấu dưới tấm chăn. Điều đó khiến nàng lo ngại. https://thuviensach.vn — Tôi đang có một buổi tập. - Nàng bảo - Nếu anh vui lòng, chúng ta có thể gặp lại một lần sau. Nàng xem giờ. Pillat không nhúc nhích. Anh quan sát căn buồng. Sự lo ngại của Eddy càng tăng. Nàng đã trở thành cảnh giác. Nàng sợ cuộc viếng thăm của ông quan tòa này nhằm mục đích nghiệp vụ. — Tôi cần nói chuyện thêm với cô về điều này nữa. - Anh ta rất lúng túng - Cô thấy đó, tôi là biện lý quân sự. Với tư cách này, chúng tôi biết nhiều chuyện lắm. — Anh tới đây tiến hành một cuộc điều tra phải không? Bức thư và tấm ảnh chỉ là một duyên cớ... Đáng lẽ ra, anh có thể bắt đầu đi ngay vào cuộc điều tra thì đúng hơn... Eddy Thall đứng lên, run run. — Không phải điều tra. - Pierre Pillat nói - Tôi chỉ muốn hỏi xem cô có quen biết một người đàn bà tên là Lidia Petrovici, ở Quốc gia những người Slaves phương Nam hay không? Eddy Thall đỏ bừng mặt lên vì giận. Nàng muốn ném một vật gì đó vào mặt gã quân nhân kia, gã đã dám bày ra một câu chuyện yêu đương để xâm nhập nhà nàng và điều tra về Lidia Petrovici! — Cách đây ít lâu, các nhân viên phản gián của chúng ta có bắt được một điệp viên địch, một tên mật thám nhân viên ngành Đường sắt. Người ta chuyển sang cho tôi xử lý. Trong số nhiều thứ nó đã chuyển sang biên giới, có một bưu phẩm gửi cho bà Lidia Petrovici - thông qua bà Debora Paternik rất nhân hậu. Bị cáo khai rằng gói bưu phẩm ấy là của cô gửi. Nó chỉ gồm những thứ hàng hóa không nguy hiểm: thuốc trị lao, các thứ sinh tố, sôcôla, cà phê và một vài bộ quần áo. Thực tình thì đó cũng là cái bưu phẩm duy nhất gửi những vật vô hại tịch thu được của tên gián điệp ấy. Tôi đã không ghi tên cô vào biên bản. Tôi mang trả lại gói bưu phẩm cho cô. Tôi đã muốn giúp cô cái việc cỏn con ấy. Pierre Pillat mở cặp lấy gói bưu phẩm ra đặt lên bàn. — Chính tôi gửi. - Eddy Thall nói - Lidia Petrovici là chị họ của tôi. Chị ấy bị lao. Nếu hợp pháp thì tôi không có quyền gửi bưu phẩm cho chị: tôi đã phải giữ bí mật. Đó là cái tội duy nhất mà tôi đã phạm? https://thuviensach.vn — Thưa cô, đây không phải là một cái tội. Vả lại, như tôi đã trình bày, tôi không tới đây với tư cách là một vị công tố tòa án. Cả hai người im lặng. Cái gói bưu phẩm gồm thuốc bổ phổi, trương lực chống suy nhược và thiếu máu, sinh tố và chiếc áo pull đan tay để giữ ấm cho ngực đang để trên bàn, giữa Eddy Thall và Pierre Pillat. — Tại Quốc gia những người Slaves phương Nam, tất cả mọi người Do Thái đều bị lưu đày. - Eddy nói - Lưu đày hoặc bị hạ sát. Chị họ tôi, một nghệ sĩ viôlông tiếng tăm của thế giới may mắn đã thoát khỏi cuộc săn giết, ít ra cũng đến được hôm nay. Chị ấy sống dưới một cái tên giả, tại một làng quê. Thỉnh thoảng tôi có gửi cho chị tôi một ít thuốc men qua trung gian của Milostiva Debora Paternik[6]. Bà Debora quả là một người bảo trợ cho những kẻ bị áp bức. Chính là phu nhân của vị Quốc trưởng. — Tôi cảm thấy như mình có tội khi thấy gói bưu phẩm đó không tới được địa chỉ của nó. - Pierre Pillat nói - Tôi sẵn sàng bù đắp vào thiếu sót ấy. Tôi muốn giới thiệu cho cô một người bạn thân của tôi làm ở toa giường nằm. Anh ta sẽ mang gói bưu phẩm tới cho chị của cô. Tên anh ta là Daniel Motok. Có thể trong ngày mai, tôi sẽ bảo anh ta tới gặp cô. Pierre Pillat đứng lên, nghiêng đầu cáo từ và đi ra phía cửa. — Mời anh trở lại! - Eddy Thall nói - Hãy đến đây. Chúng ta sẽ trò chuyện về tuổi thơ của chúng ta. Lần này, chính tôi là người cần được thoát khỏi thực tại, anh hiểu không? Cũng như anh đã từng cảm thấy cần phải thoát ra, trong thời gian anh đang học tại trường trung học hoàng gia, khi anh ngồi hằng giờ mà mơ mộng về một tấm ảnh. Anh hãy trở lại! Nhưng tôi van anh, đừng mặc quân phục! Anh sẽ làm cho tôi hết sức hài lòng nếu anh tới với một bộ thường phục, chứ không phải với một bộ quân phục, như hôm nay. https://thuviensach.vn IV — Dạ thưa, tôi là người mà ông thẩm phán Pierre Pillat đã nói với bà. Tôi là Schaffner[7] Daniel Motok. Trước mặt Eddy Thall là một người đàn ông thắt cà vạt xám, khoác áo măng tô đen. Anh ta đứng thẳng người, tay đeo găng. Eddy chỉ cho anh một chiếc ghế bành. — Bạn tôi cho biết rằng bà có một gói bưu phẩm cần chuyển đi. - Motok nói. Gói thuốc men và quần áo cho Lidia Petrovici đã để sẵn giữa bàn. Motok nhìn xem địa chỉ người nhận. — Chỉ cần trao cho anh đày tớ của bà Debora Paternik nhân hậu và nói là “gửi cho Lidia”, thế là được. Motok bỏ gói bưu phẩm vào chiếc vali da. Anh ta đứng lên và toan cáo từ. — Tôi nhờ anh chỉ giao cho một mình người đày tớ hầu phòng. Ông ta tên là Duppelhof. Đó là một ông già tóc trắng bạc. Anh sẽ nhận ra ông ta dễ dàng thôi. - Eddy bảo - Vả lại ông ta là kẻ duy nhất ở với bà Debora Paternik nhân hậu. Tuyệt đối không giao cho bọn lính, bọn gác cổng. Họ có hỏi thì cứ mặc họ. Motok nghiêng mình, ý nói anh ta sẽ thực hiện nhiệm vụ này đến nơi đến chốn. — Chắc là ông thẩm phán đã nói cho anh rõ: trong cái gói này, chỉ có một ít thuốc men gửi cho bà chị họ tôi bị bệnh, chứ chẳng có thứ gì khác. Milostiva Debora Paternik là phu nhân Ngài Quốc trưởng nước Slaves độc lập. — Tôi biết! - Motok nói, bàn tay mang găng của anh đã cầm lấy chiếc quai xách của chiếc vali. https://thuviensach.vn — Tôi cần gửi cho anh bao nhiêu thù lao đây? - Eddy Thall hỏi. — Thưa bà, không phải lo chuyện đó! - Anh ta đáp - Trái lại tôi lấy làm sung sướng được giúp bà cái công việc nhỏ mọn này. Nhưng Motok hiểu rằng từ chối bất cứ điều gì với một phụ nữ là không được lịch sự, nên anh ta nói tiếp: — Nếu bà có ý định ban cho tôi một niềm vui lớn thì tôi sẽ vô cùng sung sướng được nhận một chiếc vé đặc biệt đi xem biểu diễn “Nữ Hoàng Saba” vào buổi tối thứ sáu. Nhân tiện tôi sẽ báo lại với bà rằng gói đồ đã được trao tận tay. Anh cất vào túi tấm danh thiếp có chữ ký của Eddy thay cho vé vào nhà hát và nói: — Tôi sẽ trở về tối thứ sáu vào hồi bảy giờ. Trước khi mở màn buổi diễn, tôi có đủ thì giờ tạt qua nhà một vài phút để thay áo quần... Tôi hết sức cảm ơn, thưa bà! Anh ta đi về phía cửa, vẫn bước chân ấy. Cách ăn mặc, nói năng, đi đứng của viên Schaffner Motok khiến người ta nghĩ tới những cái máy đồng hồ và sự chính xác của những giờ tàu chạy. Eddy Thall gọi điện thoại cho Pierre Pillat để báo cho anh biết Motok đã tới và để cảm ơn anh. — Đây là lần đầu tiên tôi gửi bưu phẩm cho Lidia mà không phải nơm nớp lo sợ và tin chắc nó sẽ tới nơi. Tôi cảm ơn anh, Pillat. — Schaffner Motok là con người có thể tin cậy. Trong lúc đó, viên Schaffner dừng lại ở ngưỡng cửa. Trước khi ra đường, anh ta vừa đi vừa cài khuy đôi tất tay. Anh muốn bao giờ cũng chỉnh tề trước khi ra đường. https://thuviensach.vn V Tôi tin rằng mọi việc rồi sẽ thu xếp ổn thỏa thôi. — Tôi có gặp chuyện không may, nhưng đã qua rồi. Eddy đang ngồi, hai chân xếp bằng trên chiếc ghế bành, như mỗi lần nàng thấy lòng vui vẻ. Đối diện với nàng là Max Reingold với chiếc kính gọng vàng, ăn mặc như mọi ông chủ nhà băng trên thế giới. Cực kỳ lịch sự. Kín đáo. Đắt tiền. Ông ta là giám đốc hành chính của nhà hát, vừa là người cộng tác vừa là người bạn của thân sinh Eddy Thall. — Lần đầu tiên bác tới thăm không báo trước, đó là một điều vui lớn cho cháu. Mấy hôm nay, cháu đến là khổ sở. Người ta buộc cháu phải thải Tinka. Người ta đã tịch thu mất một gói bưu phẩm gửi cho Lidia. Gã đưa thư là một tên mật thám. Có thể cháu còn gặp nhiều điều phiền phức. Cảnh sát đã tới. Bây giờ thì tất cả đã trở lại trật tự. Tất cả sẽ trở lại bình thường thôi. Bác tới. Thế là bây giờ cháu vui, rất vui là đằng khác. — Con gái thân mến ơi! - Max Reingold nói - Bác không ngồi được lâu. Còn nhiều việc lắm! Rất tiếc là bác chỉ đến để làm tan vỡ niềm vui của cháu. Nhưng là việc bắt buộc cháu ạ! Nhà hát của chúng ta bị đóng cửa! Eddy Thall đứng phắt dậy. — Các nhà hát Do Thái đã phải đóng thêm một khoản thuế phụ. - Max Reingold nói - Đó là chuyện cũ. Khoản thuế này có thể nộp chậm hoặc miễn giảm. Lần này thì khác. Bác đã nhận được lệnh của Bộ Nội vụ phải nộp ngay trong vòng bốn mươi tám giờ hai triệu Lêi[8], hoặc đóng cửa. Một trong hai việc đó. Phải đóng cửa thôi! Chúng ta lấy đâu ra một số tiền như vậy? Lại không được phép hoãn một giờ! Max Reingold đứng lên. Ông toan bước ra. — Bác chẳng có việc gì để ở lại nữa. - Ông nói - Không có gì phải bàn bạc cả. Điên rồ hết rồi! Tối nay, cháu tới dùng bữa tối với bác Rebecca và https://thuviensach.vn Esther. Hôn cháu. Esther là con gái Max Reingold. Rebecca là vợ ông. Eddy Thall rất quý họ, nhưng giờ đây nàng không còn có thể dành thì giờ để nghĩ tới họ nữa. — Có thể có một giải pháp: tiếp tục biểu diễn bằng tiếng Yiddish[9]. Có điều diễn viên của ta là người Do Thái nhưng lại không nói được tiếng Yiddish. Khán giả cũng vậy. Chỉ còn cách đóng cửa. Eddy Thall cố giữ ông lại. Max Reingold vuốt lên trán nàng. Ông lại gọi Eddy là Liebes Kind - con gái thân yêu - như cha nàng thường gọi nàng trước kia. Và ông ra đi. Đến ngưỡng cửa, ông quay lại: — Eddy, có hai ông nào muốn gặp cháu đấy! Max Reingold vẫn để mở cánh cửa nhà Eddy Thall cho hai người khách đang chờ bước vào. https://thuviensach.vn VI — Các ông là người của cảnh sát? - Eddy Thall hỏi. Nàng nhìn hai người đàn ông. Cả hai người đều mặc áo mưa và một trong hai người có mang cặp. — Các ông muốn gì ở tôi nữa? Các ông tới kiểm tra việc tôi thải hồi bà quản gia của tôi ư? Có những ông khác đến rồi. Hay đến về việc đóng cửa nhà hát của tôi? Các ông muốn điều tra thêm những vấn đề gì nào? — Chúng tôi là thành viên cộng đồng Israel. - Người xách cặp nói - Chúng tôi đến về vấn đề quyên góp áo quần. Eddy Thall nhìn hai người đàn ông. Khó mà đoán biết tuổi họ. Tuy nhiên, qua con mắt, nét mặt, cử chỉ, giọng nói của họ đều toát ra một niềm đau khổ. Trong cái nhìn của họ người ta thấy có sự nhục nhã và lo âu. — Bà biết, - Người đàn ông không mang cặp nói - rằng mỗi công dân gốc Do Thái phải góp cho các Hội từ thiện của Nhà nước một số quần áo phù hợp với mức sinh hoạt của mình. Eddy Thall bấm nút chuông gọi và khi Tinka ra thì nàng bảo: — Các vị đây muốn quyên góp quần áo cũ cho Cộng đồng Israel. — Không phải cho Cộng đồng. - Người đàn ông không xách cặp nói - Cuộc quyên góp này là cho các Tổ chức từ thiện của Chính phủ. Cộng đồng chỉ có trách nhiệm đứng ra thu góp. Người đàn ông thứ hai rút từ trong cặp một cuốn sổ và mở ra. — Theo mức thu nhập khai báo ở phòng thuế thì bà phải cho ba đôi giày, bốn áo dài và hai áo măng tô. — Các ông muốn lấy thứ gì thì cứ lấy! - Eddy nói. Nàng mở cánh cửa tủ treo áo. Tất cả mọi áo quần đều treo ở đó. Nàng run lên cầm cập. — Nếu Chính phủ đã lệnh cho các ông tới thu quần áo của tôi thì các https://thuviensach.vn ông cứ việc thi hành. Hãy lấy đi! Và nếu các ông thấy chưa đủ thì lột luôn những chiếc tôi đang mặc, để tôi trần truồng. Eddy Thall đi vào nhà tắm, khóa trái cửa lại và khóc. Hai người đàn ông nhìn vào tủ, thấy hàng chục chiếc áo dài, những bộ y phục mà Eddy Thall từng mặc ra sân khấu để biểu diễn những vai lớn của nàng. — Đây tôi mang cho các ông một vài quần áo cũ. - Tinka nói - Nếu chưa đủ thì các ông hãy trở lại lần nữa. Bà dẫn họ xuống nhà bếp, mở ra trước mắt họ một bọc to đựng những quần áo, giày dép và các thứ linh tinh cũ kỹ. Hai người đàn ông lựa chọn một số, gói lại rồi cáo biệt. Thế là vừa đủ cho họ. Eddy Thall vào nhà bếp. Trên ghế có hai đôi giày khiêu vũ màu đen, giống như hai cánh hoa. Đó là những đôi giày của nàng khi còn là nữ sinh lớp múa thuê. — Sao vú lại bỏ đôi giày này ra làm gì? — Tôi định cho họ. - Tinka đáp - Nó trong cái rổ đựng đồ cũ vất đi ấy mà! Nhưng bọn chúng nó không thèm. Họ bảo rằng cái đôi này không thể coi là giày được, thậm chí cũng không phải là dép! Và họ bỏ lại. — Tinka này! - Eddy bảo - Vú biết là nhà hát của ta bị Chính phủ đóng cửa. Tối mai là buổi biểu diễn cuối cùng. Họ lấy quần áo chúng ta, họ bắt con người chúng ta, họ tịch thu nhà hát chúng ta. Tôi sẽ làm gì bây giờ, Tinka? Vú nói đi! Tôi phải làm gì đây? Bởi tôi vẫn cứ phải làm một cái gì trước khi Chính phủ lấy luôn mạng sống của tôi chứ? Nhưng từ đây cho tới lúc đó thì tôi phải làm gì đây? Tinka vuốt ve mái tóc của nàng. Bà không thể nào trả lời khi Eddy Thall hỏi bà trong nức nở: — Tinka, vú nói đi! Tôi phải làm gì đây? https://thuviensach.vn VII Chuyến xe lửa của Daniel Motok đến thủ đô Quốc gia độc lập bị trễ. Một tiếng đồng hồ trước đó, đường sắt bị quân du kích phá hủy. Motok bàn giao lại giấy tờ của toa giường nằm. Anh ta báo cáo nhanh gọn. Anh đứng trước tấm gương soi chỉnh đốn lại bộ đồng phục thêu những chữ cái vàng của Công ty Toa nằm và khoác lên vai một tấm áo choàng. Anh xách chiếc vali có gói bưu phẩm ở trong và đi về phía khu những biệt thự, trong đó có ngôi nhà của Milostiva Debora Paternik. Thành phố đã chìm lâu trong bóng tối, như tất cả mọi thành phố khác của châu Âu trong thời kỳ chiến tranh, Motok nhìn đồng hồ rồi rảo bước nhanh lên để tới nơi kịp trước chín giờ như đã hứa với Eddy Thall. Bà Debora Paternik không đội vương miện. - Viên Schaffner mơ màng suy nghĩ - Bà không đội vương miện mà bà giống như một vị nữ hoàng. Đó là vị Đệ nhất Phu nhân của Quốc gia độc lập của những người Slaves phương Nam. Anh chàng Schaffner Motok cũng biết mơ mộng như những đứa trẻ con, những cô thiếu nữ, những nhà thơ mơ mộng. Anh ta không còn buồn chán như những hành khách khác của chuyến tàu. Anh ngồi trên ghế của anh và mơ màng như đang xem một cuốn phim, hay dở từng trang họa báo nhiều màu. Con tàu của anh có thể trễ bảy tiếng đồng hồ, hoặc nằm trên một con đường tránh. Nhưng anh không buồn chán tí nào. Anh không phải chỉ có một mình. Anh mơ mộng, cũng y hệt như giờ đây anh đang mơ tới bà Debora Paternik, tay vẫn xách chiếc vali và đôi chân bước gấp. Anh mơ nghĩ tới những bức ảnh của các nữ hoàng trong những cuốn sách lịch sử để hình dung bà Debora Paternik một cách dễ dàng hơn. Anh hãnh diện sẽ được bước chân vào cái lâu đài lịch sự ấy và đưa gói đồ cho Ivo Duppelhof, người đày tớ có mái tóc óng ánh bạc của bà. Motok đang mơ màng, bỗng giật nẩy người lên vì hàng chục tiếng còi https://thuviensach.vn báo động đột ngột nổi lên trên thành phố chết. Anh nép mình sát bức tường, bên phải con đường cái. Trên đầu anh, vòm trời như nổi lửa. Những đám lửa từ mặt đất phụt lên cùng một lúc với tiếng còi rú và tiếng động cơ nổ ầm ầm. Nền đường rung rinh. Bức tường Motok đang nép rung rinh. Cả những cây to hai bên đường dường như cũng rung rinh. Năm chiếc môtô đèn pha bật sáng và bóp còi inh ỏi đang bò lên con dốc sau lưng anh. Motok bỗng nhiên bị ngập vào một luồng sáng cháy mắt. Anh có cảm giác là những ngọn đèn pha đang lột hết quần áo anh ra. Anh nép sát mình vào bức tường đá. Anh cảm thấy mình trần truồng. Tiếp sau xe máy là ba chiếc ôtô vừa bóp còi vừa bật đèn sáng trưng chạy theo. Rồi lại nhiều xe môtô khác. Motok tái xanh mặt mũi. Cả đoàn xe cơ giới từ dưới thấp đi lên như xuất hiện từ trong lòng đất giờ đây có vẻ như đang chạy lên đến tận trời. Bởi những tiếng còi càng ngày càng xa dần vào trong mây theo hướng những ngọn đèn pha chiếu sáng. Motok rùng mình. Anh quay đầu lại. Kề bên anh cũng có một người khác, một người đi bộ, nép mình bên bức tường. — Milan Paternik! Những người lái xe máy mặc măng tô da, đội mũ sắt ánh lên dưới luồng sáng của những đèn pha, như thể người họ làm bằng kim loại. Những khuôn mặt, những đôi giày ống, những chiếc xe... tất cả đều ánh lên màu thép. Và họ đi qua như một đạo quân cơ giới của Ngày Tận thế. Mắt của Motok đau nhói lên vì ánh sáng gay gắt của những ngọn đèn pha và ù cả hai tai. Anh lại quay người vào phía tối. — Tướng Milan Paternik chỉ đi lại ban đêm với ba chiếc ôtô và hai chục chiếc xe máy. Đó là đội cơ giới của sự chết chóc: đèn pha, còi và tốc độ 120 kilômét/giờ. Vị tướng Milan Paternik ấy, hắn ta không bao giờ đi lại bằng một phương tiện nào khác. Chỉ có điều là một ngày nào đó, hắn ta sẽ bị vỡ mật. Người ta không thể đi lại theo kiểu ấy mà không bị vỡ mật một ngày nào đó. Người lạ đứng bên Motok cười, một tiếng cười rùng rợn. Mùi rượu mạnh tỏa ra từ con người của hắn. Hắn nói tiếp: https://thuviensach.vn — Ông bạn có biết tướng Milan Paternik đi đâu không? Chắc chắn là người ta báo với hắn rằng tại một xó xỉnh nào đó trong thành phố đã phát hiện ra một người Do Thái hoặc một người theo đạo chính thống Kitô. Tất nhiên là một sự tố giác láo! Bởi lâu lắm rồi, tại cái Quốc gia độc lập của những người Slaves phương Nam này làm gì còn bóng dáng một người Do Thái hoặc một người theo đạo Kitô nào? Họ đã bị giết sạch sành sanh từ lâu... Vậy mà Milan Paternik vẫn cứ xuất hiện với cái đạo quân cơ giới giết người của hắn mỗi khi nghe tin có một người Do Thái lẩn tránh đâu đây. Hắn ta muốn tự chính tay mình tiêu diệt tên Do Thái đó. Và giờ đây hắn tìm đến nơi mà người ta tố cáo là có một người Do Thái. Nhưng hắn ta sẽ chẳng tìm ra một tên Do Thái nào nữa đâu!... Thôi, xin chào! Milan Paternik không tìm thấy người Do Thái nào nữa. Hết sạch sành sanh rồi! Người lạ đi xa, khuất chìm trong đêm tối. “Eddy Thall có nói với mình," Motok suy nghĩ, “rằng Lidia Petrovici là người Do Thái. Nhưng người lạ này thì quả quyết không còn một ai." Motok vội rảo bước đi tới nhà bà Debora Paternik rất mực nhân hậu. https://thuviensach.vn VIII Những cánh cửa của lâu đài Milostiva Debora Paternik mở toang. Hai chục chiếc môtô đi vào trong sân. Tiếng còi rú chấm dứt. Những ngọn đèn pha vẫn để sáng và động cơ vẫn nổ, sẵn sàng xuất phát. Những con người mặc áo da, đội mũ sắt, đi giày ống và mặt mày lấp lánh như kim loại vẫn ở trong đội hình và trong tư thế hành quân. Milan từ trong chiếc ôtô giữa bước ra. Hắn ta bước lên chiếc cầu thang cẩm thạch. Trông hắn giống hệt một cậu học sinh trung học. Chỉ có chiếc quân hàm cấp tướng, những ngôi sao trên mũ và những chỉ vàng viền trên tay áo ngoài của hắn đang ánh lên dưới những ngọn đèn pha xác nhận rằng hắn không phải là một cậu học sinh. Hai người đàn ông cao lớn mặc áo da, đã đứng gần bên cửa. Chuông gọi của lâu đài réo lên không ngớt, như những hồi còi. Cánh cửa mở ra. Milan Paternik không đợi. Hắn đi thẳng lên các bậc cầu thang, không nhìn cả Ivo Duppelhof - người đày tớ - và bước những bước nặng nề trên những tấm thảm màu sẫm. Hắn đi vào phía phòng khách. Hai tên cảnh sát mặc áo da vẫn đứng ở tiền đình. Những tên khác thì đứng ngoài, như có ý bao vây lấy tòa lâu đài vậy. — Mời mẹ ta đến đây! - Milan Paternik thét. Bây giờ hắn đã ở trong phòng khách. Một mình. Hắn đứng trước tấm gương soi đồ sộ, đưa bàn tay đeo găng lên sờ đôi má hóp, xanh mét như má người bị bệnh. Đoạn hắn lại quan sát đôi mắt của mình, đôi mắt nhìn mệt nhọc nhưng mà tàn nhẫn. Hắn cũng đã quan sát chiếc áo choàng của hắn, những ngù vai to tướng bằng vàng hắt những ánh hào quang vào mặt hắn như những chiếc đèn pha. — Ta mệt mỏi... - Hắn nói với mình. Hắn thấy tự hào về nỗi mệt mỏi của https://thuviensach.vn hắn mà không hề mặc cả những giờ giấc dành cho giấc ngủ của hắn. Tại buồng bên cạnh, Milostiva Debora Paternik đang sửa soạn bước sang phòng khách. Ivo đang đứng kề bên cửa. — Đang bị kích động mạnh à? - Bà Debora hỏi. — Như thường lệ, thưa bà! - Duppelhof đáp - Kích động rất mạnh! Bà thực tình không muốn nói chuyện lúc này. Nhưng mà không ai có thể cưỡng lại ý muốn của Milan Paternik con trai bà được. Chẳng mấy khi hắn đến gặp bà. Các buổi nói chuyện giữa hai mẹ con luôn luôn căng thẳng và thù địch. — Rất kích động ư? - Bà hỏi và khoác tấm khăn mỏng màu đen lên vai. — Thưa bà vâng, rất kích động - Người hầu phòng trả lời. Milan Paternik năm nay hai mươi sáu tuổi. Mọi người đều hay biết sự nghiệp của hắn, kể cả bọn trẻ con. Một tay hắn đã giết tám trăm ngàn người Do Thái và Kitô chính thống. “Hình phạt nặng nề nhất đối với một bà mẹ là có một đứa con giết người... Một đứa con tắm mình trong máu." Bà lau giọt nước mắt, một giọt nước mắt nhỏ xíu, như hạt trân châu. Và bà đi vào phòng khách, mắt nhìn cao, bước thẳng. Bây giờ thì bà đang đứng trước mặt con trai bà. — Vì sao con cứ phải đeo lấy chiếc áo choàng làm gì, Milan? - Bà Debora hỏi. - Con đi ra sẽ bị cảm lạnh đấy. Hắn ta không hôn tay mẹ. Hắn xoa tay một cách cáu kỉnh. Vẫn đứng sừng sững. Bà Debora nhìn khuôn mặt nhợt nhạt, đôi mắt mệt mỏi và đôi vai mỏng manh của con. Bà không nhìn thấy những quân hàm và những ngù vai cấp tướng. Trong lúc này, bà chỉ nhìn thấy con bà đang mệt mỏi, xanh xao, làm việc quá nhiều. Và bà thấy tim bà đau nhói. Con trai của bà đây. Bà bước lại gần. — Đưa tay mẹ xem, Milan! - Bà bảo - Con gầy đi bao nhiêu? Hai bàn tay khô đét của bà Debora nhân hậu cầm lấy bàn tay của Milan Paternik. Nó vẫn mang găng. — Con mang găng nữa làm gì? - Bà hỏi. Bà nhìn thẳng vào đôi mắt con trai. Bà muốn hôn lên vầng trán cao của https://thuviensach.vn Milan, vầng trán của con, nhưng bà không đủ can đảm. Bà nắm chặt hai bàn tay vẫn đeo găng của con, không buồn bảo con cởi găng tay ra nữa. Bà biết Milan sẽ không nghe lời bà. Hắn cứng đầu lắm. Hắn cứng đầu từ cái tuổi bé thơ! — Mẹ! Con khổ lắm... - Hắn bảo. — Con hãy kể hết những nỗi buồn phiền của con cho mẹ nghe, Milan! - Bà càng nắm chặt đôi bàn tay đeo găng da - Mẹ sẽ giúp con. Con hãy nhìn thẳng vào đôi mắt mẹ đây! Đừng nhìn chỗ khác. Hãy nhìn mẹ như ngày xưa còn bé bỏng con thường nhìn! Trong một giây, hắn nhìn khuôn mặt trắng trẻo, có nhiều nếp nhăn của mẹ. Ngón tay hắn nắm ngón tay Milostiva chặt hơn một chút. Rồi hắn lại nhìn quay đi. — Điều mà con sắp nói với mẹ đây sẽ rất nặng nề đau đớn mẹ ạ? — Không ai hiểu sự khổ đau cho bằng một người mẹ. Con hãy kể đi, Milan, con trai yêu quý. Điều đã xảy đến cho con nghiêm trọng đến như vậy thực sao? — Mẹ có biết con là ai không mẹ? - Milan Paternik hỏi. Giọng nói của hắn trở lại cứng cỏi, cũng như cái nhìn của hắn. Milostiva nghĩ tới mấy trăm nghìn mạng người vô tội đã bị Milan tàn sát. Bà toan kêu lên vì nỗi đau thương này nhưng bà đã kìm chế được mình. — Dù con có làm những gì thì con vẫn cứ là con của mẹ, Milan ạ! Và mẹ vẫn cứ là mẹ của con! — Tất cả cái bi kịch là ở chỗ này! Bà là mẹ của tôi? Milan Paternik đứng lên. — Tôi đã yêu cầu bà trả lời câu hỏi của tôi rõ ràng và không úp mở. Tôi là ai? Một khi bà là mẹ của tôi thì tôi đoán bà hẳn phải biết điều đó! Milostiva nhìn hắn với đôi mắt ướt lệ. Bà im lặng. — Tôi, tôi sẽ nói cho bà biết tôi là ai? Tôi sinh ra cách đây hai mươi sáu năm, tại Budapest, nơi mà bà với cha tôi bị lưu đày. Cả hai người lúc đó đang lãnh đạo tổ chức chính trị Za Dom do Cơ Quan Tình báo tổ chức. Chính thức thì Za Dom có nhiệm vụ đấu tranh giải phóng đất nước chúng ta khỏi ách nước ngoài. Thực ra thì nó là một tổ chức khủng bố, hoạt động https://thuviensach.vn trong vùng Balkan cho đế quốc Anh. Các chị tôi và tôi được nuôi nấng trong tôn giáo của Za Dom. Những câu đầu tiên tôi tập nói là “Tổ quốc trên hết”. Cùng một lúc với những môn tiếng Latinh, Sử, Địa, các người đã dạy cho tôi bắn súng ngắn, đâm dao găm, bắn súng tiểu liên. Các người kiêu hãnh vì tôi. Tôi chờ ngày Tổ quốc tôi được giải phóng để được trở về. Suốt hai mươi sáu năm ròng, chưa một lần nào tôi được đặt chân lên mảnh đất quê hương, điều mà tôi ước mong hơn tất cả. — Tất cả những người bị lưu đày đều mong muốn được trở về quê hương. - Bà Milostiva nói - Đây là một mong muốn thiêng liêng, Milan ạ! Mẹ không hề ân hận về việc mẹ đã nuôi nấng dạy dỗ con trong tôn giáo của Tự do ấy, trong cái ước mong Tổ quốc ấy, trong cái độc lập dân tộc ấy bao giờ! Mẹ còn lấy làm tự hào đã biết nuôi nấng các con mình trong những tình cảm cao thượng. — Bà còn nhớ chuyến du lịch đầu tiên của chúng ta sang Roma không? - Milan hỏi - Trong tất cả các nước châu Âu mà chúng ta đã cư trú, chúng ta chỉ biết có đói khổ. Chúng ta ở trong những buồng nhà trọ. Bà thì ngày đêm đánh máy những bài báo và những bản báo cáo, nấu ăn và giặt giũ quần áo. Chúng ta vẫn cứ sống cái cuộc đời ấy mãi, ở Berlin, ở Paris, ở Budapest,ở Berne, ở Genève, ở Sofia, ở Bucarest. Nơi nào và lúc nào cũng chỉ những buồng trọ, những cuộc họp hành bí mật. Bao giờ bà cũng chỉ giặt giũ quần áo, nấu khoai tây và đánh máy như bao giờ. Rồi đột nhiên một chuyến đi Roma! Một biệt thự trên bờ biển. Tiền đầy túi. Bốn chiếc ôtô đậu dưới thềm! Lính gác. Đày tớ. Bà còn nhớ không? Mussolini mời Za Dom cộng tác với chủ nghĩa phát xít. Bọn chủ Anh của bà nói với bà rằng: đây là một lời mời không nên từ chối. Họ muốn cho Za Dom hợp tác với chủ nghĩa phát xít, lĩnh tiền của phát xít và phục vụ lợi ích của nước Anh tại vùng Balkan! Về chính trị, những chuyện thỏa thuận ấy là chuyện bình thường. Điều chúng ta đã làm đâu phải chuyện mới mẻ? Người Anh đã ủng hộ và khuyến khích ta trên con đường ấy. Chúng ta không làm một việc gì mà không hỏi ý kiến trước của người Anh. Chúng ta đặt vào nước Anh tất cả hy vọng chúng https://thuviensach.vn ta, về vấn đề tự do và độc lập của đất nước. Sau đó thì ta nhận được thư mời chúng ta đi Berlin. Nước Anh lại khuyên chúng ta nên nhận lời. Đó là một chỉ thị do nhu cầu chính trị đương thời quyết định. Nhưng chỉ tạm thời. Năm 1940, chúng ta ở Berlin. Nửa đêm chúng ta bị dựng dậy. Và người ta thông báo cho chúng ta biết rằng ước mơ của chúng ta đã thành sự thực! Mơ ước của bà, của cha tôi, của cả nước? Tổ quốc của chúng ta tự do và độc lập thật rồi! Dân tộc đã nghênh đón bà và cha tôi như hai vị anh hùng. Các người là những vị cứu tinh giải phóng đất nước. Tôi được cử làm Tổng giám đốc nha Cảnh sát. Tướng. Và ngay ngày đầu tiên từ khi giành được độc lập, tôi đã có ý định thực hiện những điều khoản khác trong chương trình hoạt động của tổ chức Za Dom. Những điều khoản đó bà đã biết rõ. Bà đã đánh máy bao nhiêu lần mà! Độc lập, Chủ nghĩa quốc gia xã hội, chủ nghĩa chống cộng, chủ nghĩa bài Do Thái. Milostiva khóc. — Một vài điểm của chương trình đã được bổ sung về sau. - Bà nói tiếp - Để cân xứng với sự giúp đỡ của họ, Hitler và Mussolini đã yêu cầu ở chúng ta một tổ chức quốc gia và chống cộng. Người Anh đã khuyên chúng ta nhận. Họ bảo rằng những điều đó sẽ không bao giờ được áp dụng, rằng sau ngày giải phóng họ sẽ làm sao cho chúng ta được hưởng mọi quyền tự do dân chủ trong Quốc gia mới của chúng ta. — Người Anh vẫn ở nước Anh và các người đã giành được tự do với sự giúp đỡ của phát xít như London đã khuyên chúng ta làm. Và giờ đây, các người đang ở một quốc gia mới của các người với của một chương trình phát xít. Về phần tôi, mẹ ạ! Tôi không hề biết có một chương trình nào khác. Tôi không hề biết rằng trong chương trình có những điểm cần thực hiện và những điểm không cần thực hiện. Tôi đã tin ở Za Dom. Và tôi không biết có cuộc sống nào khác ngoài Za Dom. Tôi đã thanh toán cho đất nước hết mọi phần tử thấp kém: Tzigan, chính thống, Do Thái. Cái ngày Himmler bắt tay tôi, khen ngợi tôi hết lòng về việc tổ chức Quốc gia mới, ông ta có nói: “Nước Đức đã không thành công trong việc tiêu diệt toàn bộ người Do https://thuviensach.vn Thái như Ngài đã làm được, thưa Tướng quân! Quốc gia của Ngài là quốc gia duy nhất chỉ còn duy nhất một người Do Thái!" “Một cũng không còn!" Tôi đáp. “Trong Quốc gia độc lập không còn một tên Do Thái nào!" Himmler mỉm cười và nói với tôi: “Quốc gia Ngài còn lại một người Do Thái. Nhưng người Do Thái đó, Ngài có thể để nó sống." Bà có biết ông ta ám chỉ ai không? — Chỉ mẹ! - Milostiva đáp - Mẹ là người Do Thái duy nhất của Quốc gia độc lập! — Vì sao bà lại giấu mãi tôi điều đó? - Milan hỏi - Giờ đây sau khi đã thanh toán hết mọi người Do Thái cho Quốc gia, sau khi đã có bao nhiêu máu như vậy, tôi mới biết được rằng: bà là Do Thái? Chính bà, mẹ tôi! Milan Paternik buông mình ngồi xuống một chiếc ghế bành. — Tôi chẳng có tội lỗi gì cả. Các người đã nuôi dưỡng tôi trong niềm tin cuồng nhiệt vào đảng. Tôi đã thực hiện chương trình của đảng trong từng điểm cụ thể. Hôm nay, tôi biết ra được điều này, và cuộc đời tôi thế là xong. Milan Paternik đứng dậy. Hắn càng trở nên xanh tái. Mặt hắn càng mỏi mệt hơn. Hắn tới gần Milostiva Debora. — Sự nghiệp của tôi, mà đối với tôi, sự nghiệp là đồng nghĩa với sự sống và lý tưởng, đã chấm dứt rồi. Và chính vì lẽ ấy mà tối hôm nay tôi mới tới đây, thưa mẹ! Hắn đứng vậy một hồi lâu, bất động. — Tất cả những chuyện đó tại mẹ cả ư? — Tại mẹ tất cả, thưa mẹ! Bà già đứng lên, đưa bàn tay mềm yếu vuốt ve mái đầu Milan. — Thế là hết! - Milan bảo. Hắn giơ cho bà thấy một ống thủy tinh nho nhỏ hắn lấy từ trong túi áo ra. — Nếu bà thấy tôi còn có một giải pháp nào khác thì bà hãy nói. Nhưng tôi nghĩ rằng đối với tôi không còn một giải pháp nào khác ngoài tự sát. Tôi không thể có một cuộc sống nào khác ngoài Za Dom được, và Za Dom khai https://thuviensach.vn trừ tôi bởi tôi là con của bà, con của một người mẹ Do Thái. — Con hãy kiên trì đợi đến ngày mai - Bà già nói. Bà lại vuốt ve mái tóc của con - Mẹ thế nào cũng tìm ra được một giải pháp giúp con. Sáng ngày mai, con lại tới đây chúng ta sẽ lại cùng nhau bàn bạc. Mẹ chỉ yêu cầu con hứa với mẹ duy nhất một điều: là con phải sống cho tới ngày mai. Mẹ tin tưởng ở lời hứa danh dự của con. Con hãy vứt cái ống thuốc kia đi! Milan Paternik ném ống thuốc qua cửa sổ. — Con chẳng có tội về mặt nào cả, Milan ạ! - Bà già nói - Con đã có niềm tin, đó là cái bản chất của tuổi trẻ. Cha con và mẹ, chúng ta đã có một niềm tin hăng hái và đã đấu tranh vì tự do của dân tộc chúng ta. Dân tộc chúng ta hèn yếu, nó đã cần đến người ngoài giúp đỡ. Và chúng ta đã phải cầu xin sự giúp đỡ của nước Anh. Nước Anh đã xô chúng ta vào giữa cánh tay Hitler và Mussolini. Chính nước Anh là kẻ có tội. Gott strafe England! Cầu Chúa trừng phạt nước Anh. Milan, mẹ muốn ôm hôn con! https://thuviensach.vn IX Người đày tớ hầu phòng Duppelhof đứng lặng đằng sau cánh cửa. Ông ta đã nghe trọn vẹn cuộc hội kiến giữa hai mẹ con. “Đúng vậy!" Ivo Duppelhof tự bảo mình. “Milan không biết rằng mẹ mình là người Do Thái. Người ta không thú nhận điều đó với hắn bao giờ. Mình đã đi theo họ suốt trong cuộc sống lưu đày, mình biết. Hắn đã được giáo dục nuôi nấng trong tinh thần bài Do Thái. Cha mẹ hắn đã để hắn trở thành một kẻ chống Do Thái. Họ tin tưởng vào Anh quốc. Họ nghĩ rằng tới một lúc nào đó, Anh quốc sẽ có xu hướng khác và những điểm trong chương trình có liên quan đến chủ nghĩa chống Do Thái sẽ không bao giờ được đem ra thực thi. Và thế là nó đã được thực thi mà Anh quốc không hề lên tiếng gì cả. Anh quốc không bao giờ lên tiếng gì cả!" Ngoài kia, có tiếng xe máy, tiếng còi, tiếng động cơ. Tướng Milan Paternik vừa mới đi. — Ivo! Người ta nghe tiếng Milostiva Debora Paternik. Bà già đang ở trong phòng khách. Ivo rón rén bước vào. — Ta muốn đi hóng mát một chút. - Bà nói. Milostiva không có vẻ suy sụp gì lắm. Người đày tớ lấy chiếc áo choàng đen dài khoác lên vai cho bà. Đó là một thói quen từ lâu, khi nào bà không ngủ được. Milostiva đi ra vườn. Ivo Duppelhof nâng cánh tay bà. Họ bước xuống, chậm rãi. — Anh ở ngay bên cạnh trong khi ta tranh luận với Milan phải không? - Bà hỏi. — Tôi ở ngay bên cạnh, thưa Milostiva! - Ivo đáp. Cả hai người im lặng. Xuống tới chân cầu thang, Milostiva nói: — Anh làm ơn quạt hộ giường cho ta! Ta sẽ lên trong nửa tiếng đồng hồ. https://thuviensach.vn Bà già cầm ở tay một chiếc đèn pin nhỏ. Ivo nhìn qua cửa sổ buồng ngủ, thấy bà đi chầm chậm với chiếc đèn điện và chiếc áo choàng đen của mình trên các lối đi rải sỏi dưới những cây dẻ. Đêm ấy trời lạnh. Ivo đã sửa soạn xong giường. Người ta nghe rõ bước chân của bà chủ bên dưới cửa sổ, trên các lối đi, nhẹ nhàng, lao xao. Ivo nhìn bà. Bà dừng chân bên bụi hoa đinh, ra dáng tìm kiếm một vật gì. Bà cúi xuống, rồi bà ngẩng lên cửa sổ gọi: — Ivo. Người đày tớ đỡ bà lên lại buồng riêng và trong lúc ông cởi áo khoác ra cho bà thì Milostiva bảo: — Pha cho ta một ít nước hãm nghe! Ivo pha cho bà một ít nước hãm cánh hoa hồng cùng với hoa đoạn và hoa cúc cam, đặt vào một chiếc khay bạc mang đặt cạnh giường Milostiva. Bà mỉm cười cảm ơn và chúc Ivo ngon giấc. Milostiva còn lại một mình, ngả lưng trên giường cho tới lúc không còn nghe thấy tiếng chân của người đày tớ ở ngoài hành lang nữa. Bà đứng lên, mở tủ, tìm trong cái túi da ra một chiếc giũa móng tay. Bà tới bên ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn ngủ và dùng chiếc giũa con cưa đầu ống thuốc độc. Đó chính là cái ống thủy tinh mà Milan đã rút từ trong túi áo hắn ra và đã ném đi qua cửa sổ. Bà đã tìm thấy ở lối đi, dưới bụi hoa đinh. Bà rót cái chất lỏng màu hồng nhạt vào cái tách sứ đựng nước hãm cánh hoa hồng, hoa đoạn và hoa cúc cam. Bà cho đường. Đoạn Milostiva đưa lên miệng nếm thử. Bà mỉm cười, rồi lại nếm nữa với làn môi nhợt nhạt của bà. Nước hãm thơm thơm mùi hoa hồng và cũng thoang thoảng mùi hoa đoạn và hoa cúc cam. Nét mặt Milostiva tươi tắn thanh thản. Nước hãm nóng ấm. Uống xong giọt cuối cùng, Milostiva nằm duỗi mình ra trên giường. Bà nhắm mắt lại. Và mỉm cười. Tách nước hãm để lại trong miệng bà một thoáng mùi thơm hoa hồng. Một mùi thơm tỏa lan khắp cơ thể bà, hoa hồng, hoa đoạn, hoa cúc cam. “Sáng ngày mai, sẽ không còn một người Do Thái nào nữa trong Quốc gia độc lập của người Slaves phương Nam!" Bà suy nghĩ. “Tất cả mọi điểm trong chương trình của Za Dom đều đã được thực hiện. Con ta giờ đây là https://thuviensach.vn lãnh tụ chính trị vĩ đại nhất! Không còn một người Do Thái nào! Milan Paternik mạnh hơn cả Himmler! Nó sẽ sung sướng. Và tự hào! Ngực nó sẽ đeo đầy huân chương! Gott strafe England. Chúa trừng phạt nước Anh." Câu Gott strafe England vang lên nhè nhẹ bên tai bà như tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ treo ở buồng bên cạnh. https://thuviensach.vn X Một giờ đã trôi qua, từ lúc Ivo Duppelhof mang tách nước hãm hoa hồng sang cho Milostiva. Ông không tài nào ngủ được. Ông ngồi dậy, ra hành lang và rón rén đi tới cạnh cửa buồng ngủ. Bà Debora có bệnh bướu thịt và khi nằm ngủ bà ngáy một cách rất nhẹ nhàng. Ngay cùng buồng, người ta cũng không nghe rõ cái hơi thở của con mèo nằm ngủ ấy, hơi thở của con mèo già. Ivo khẽ mở cửa. Căn buồng mờ mờ tối. Milostiva nằm duỗi chân trên giường, vẫn mặc cả quần áo. Một tia sáng xuyên qua tấm màn che. Mặt bà bạc phếch như một tờ giấy. Ivo Duppelhof tiến tới cạnh giường và bật đèn lên. — Milostiva! - Ông gọi khẽ. Milostiva không trả lời. Ông ta sờ tay bà và nhìn xung quanh. Trên bàn ngủ, ông thấy cái tách, cái giũa móng tay và một ống thuốc không. — Milostiva! Milostiva! - Ông kêu lên và lặp lại to hơn nữa - Milostiva! Bà vẫn nằm bất động. — Đứa sát nhân! - Ivo Duppelhof kêu lên - Đứa sát nhân! Nó đã giết mẹ nó! Ivo Duppelhof muốn kêu cứu. Ông muốn gọi bọn lính gác. Nhưng ông không thể nào có được một quyết định. Ông đứng bất động, kề bên giường. Sau đó ông quỳ gối, ông cầm lấy tay người chết đặt lên một cái hôn rồi lại đặt nó lên ngực. Ông làm dấu thánh giá. Ông đứng lên đi ra phía cửa. Tới ngưỡng cửa, ông dừng lại nhìn thi hài bà già trên giường, hai tay khoanh trước ngực, với chiếc áo dài nhung đen, chiếc áo choàng buông rũ xuống trên tấm thảm như một cánh chim bị trúng thương. Ivo Duppelhof trở lại buồng mình. Ông sửa soạn vali, mặc chiếc áo khoác và với cử chỉ vội vàng ông xem https://thuviensach.vn lại tờ hộ chiếu cũ của ông có dấu thị thực của Thụy Sĩ rồi cất vào trong túi áo. Rồi ông nhìn xung quanh. Trên mắc áo còn treo bộ y phục hầu phòng cầu vai mạ vàng của ông. Ông không cần đến nữa. Ngoài chiếc vali và tờ hộ chiếu, ông không cần lấy một thứ gì trong cái phòng này nữa. Hoàn toàn không. Ông lại trở vào buồng Milostiva lần nữa, tay trái xách vali và tay phải cầm mũ. Ông cầu nguyện trước người đã mất! — Giờ đây, bà không cần đến tôi nữa, thưa Milostiva! - Ông nói. Ông cúi đầu im lặng. — Cũng không còn cả lý do nữa để tôi tiễn đưa bà ra nghĩa địa! Vĩnh biệt! Milostiva! Người đày tớ vẫn để đèn sáng. Ông vẫn cầm mũ. Ông lau đôi mắt đẫm lệ rồi ông bước ra khỏi tòa lâu đài của Milostiva Debora Paternik qua cổng phụ. “Bốn mươi năm mình làm đứa ở cho Milostiva..." Ông đi về phía trung tâm thành phố. “Bây giờ mình trở lại Thụy Sĩ. Trở lại quê hương xứ sở của mình." https://thuviensach.vn XI — Tôi không loan báo cái chết của Milostiva cho ai cả. Tuyệt đối không một ai. Lão đày tớ Ivo Duppelhof đang đứng trước mặt bác sĩ Petrovici, bộ trưởng Nội vụ của Quốc gia độc lập. Ông đang tìm những từ ngữ cần dùng. Ông vẫn cầm ở tay chiếc vali và cái mũ. Ông không muốn ngồi. Ông vẫn đứng trước bàn giấy. — Trước khi ra ga, tôi tạt qua đây loan báo cho Ngài, kể lại cho Ngài hay sự việc đã xảy ra như thế nào. Ante Petrovici im lặng. — Tôi đã nghe lỏm được cuộc tranh luận. - Ivo Duppelhof nói tiếp - Thuốc độc, chính hắn ta cho mẹ, hắn, Milan Paternik. Đúng, hắn đã cho bà ta uống thuốc độc. Cái ống vẫn nằm trên bàn ngủ của Milostiva. Tôi không đụng đến cái gì. Đúng, tôi chỉ khoanh cánh tay bà lên trước ngực. Tôi vẫn để đèn sáng và tôi ra đi. Báo cáo với Ngài hết. Đôi mắt xanh của Ante Petrovici tối sầm lại tưởng như sắp trở thành đen ngòm. Ông cầm lấy ống nghe, rồi lại đặt nó xuống. Ông đứng lên, Ante Petrovici đi khập khiễng. Ông mặc chiếc áo choàng, run run và không nói gì. Cũng không nhìn cả Ivo. Không nhìn một ai. Không nhìn một cái gì. Ông dường như đã tách biệt với mọi sự mọi vật xung quanh. — Ngài không thấy có trở ngại gì về việc tôi rời khỏi Quốc gia độc lập đêm nay? Tôi trở về Tổ quốc tôi. Tôi đã ở lại đây hoàn toàn vì Milostiva! - Ivo nói. Ante Petrovici nhìn thẳng vào mặt ông. — Tôi có chuyến tàu vào hồi không giờ ba mươi phút đêm. - Ivo Duppelhof nói. https://thuviensach.vn — Chúc ông lên đường bình yên. - Ante Petrovici nói - Tôi sẽ lo liệu tất cả. Ante Petrovici là một trí thức. Ông ta có cái đầu một nhà bác học và hàng ria màu hung hung như nhà thơ Rainer Maria Rilke. Ông bắt tay Ivo và mở cửa. — Thưa bác sĩ... - Ivo nói giọng van lơn - Thưa bác sĩ! - Ông ta nói tiếp - Tôi cần phải thú nhận với Ngài một điều này nữa, mong Ngài xá lỗi. Có lẽ là tôi không nên dính líu tới chuyện này. Petrovici nhìn vào mặt ông ta. — Đây là chuyện của Lidia, vợ cũ của Ngài. Lâu nay Milostiva giúp đỡ bà ấy tiền bạc, thực phẩm, thuốc men. Bây giờ Milostiva không còn nữa. Đó là điều tôi muốn nói với Ngài. — Lidia đang ở nước ngoài, đi từ lâu, từ hai năm nay. - Petrovici nói. — Bà Lidia không phải ở nước ngoài. Bà ấy ẩn náu tại Dalmatie, trong một làng quê, dưới một cái tên giả. - Ivo nói - Milostiva biết địa chỉ và giúp đỡ bà. Giờ đây, Milostiva không còn và bà Lidia lại đang ốm đau. — Ông chắc không? Ante Petrovici đã li dị cách đây bốn năm. Lidia là một nghệ sĩ, một cây vĩ cầm lỗi lạc. Petrovici rất yêu Lidia, nhưng phải li dị nhau, bởi bà ta nóng nảy kinh khủng. Họ không thể chung sống với nhau được. Chỉ duy nhất vì cái tính nóng nảy quá mức độ đó mà hai người phải li dị. Bà ấy đã nói rằng bà ta ra nước ngoài. Bà ấy danh tiếng lừng lẫy khắp mọi nơi. Ở Pháp, ở Mỹ, ở Anh. Petrovici biết rằng bà ấy đã ra đi sau ngày li dị nhau. — Anh có chắc chắn đích xác là Lidia không ở nước ngoài không? — Hoàn toàn chắc chắn, thưa bác sĩ. Lidia là người Do Thái, mà tất cả những người Do Thái trong Quốc gia độc lập đều đã bị sát hại. — Vì sao Milostiva chẳng bao giờ nói với tôi chuyện đó? Vì sao ông cũng không nói với tôi? Người đày tớ nhún vai. — Lidia không thể nào còn sống. Không thể! Nếu đúng nàng còn sống, tôi sẽ săn sóc trông nom. Anh có thể lên đường rồi đó, Ivo Duppelhof. Chúc https://thuviensach.vn anh đi bình yên! Nếu Lidia còn ở đây, tôi sẽ tìm lại được nàng, Ivo Duppelhof ạ! Ante Petrovici nhìn Ivo rời khỏi bàn giấy. Trước khi ông ta đi khuất, Petrovici đột ngột hỏi: — Ông vẫn giữ ý kiến rằng ông không hề biết địa chỉ Lidia? — Chỉ một mình Milostiva biết. Ante Petrovici không gì hỏi nữa. Ông để cho Ivo ra ga trở về nước mình. Ông ta đã dựng trước một căn nhà tại quê hương. Một căn nhà để sống yên tĩnh khi không còn là một tên hầu phòng nữa. Mà giờ đây ông không còn là một kẻ hầu phòng. Ante Petrovici trở vào văn phòng của mình. Ông cầm máy nói: — Hãy báo cho Quốc trưởng biết rằng Milostiva Debora đã chết. Bị ngộ độc. Trước mắt chỉ biết vậy. Tôi sang lâu đài Milostiva đây. Ante Petrovici đội mũ, mặc áo khoác. Ông gọi chuông. Một sĩ quan bước vào. — Hãy mở cuộc điều tra xem bà Lidia, vợ cũ của tôi, có đi ra nước ngoài không? Nhất định phải có một bản tường trình về việc này. Hãy hỏi các cơ quan tình báo! Mọi nơi! Ông rút khăn lau trán và bước ra sân. https://thuviensach.vn XII Viên Schaffner Motok trở lại nhà ga với gói bưu phẩm gửi cho Lidia. Anh đã gọi cửa nhà Milostiva mà chẳng có ai trả lời. Eddy Thall đã dặn kỹ anh không được giao gói đồ này vào tay quân lính gác. Mà ở đây, ngoài bọn lính gác ra, còn có ai nữa đâu mà trả lời. Anh nhìn đống hộ chiếu. Anh không buồn mở ra nữa. Mệt quá rồi. Hai tay ôm đầu, anh nghĩ tới cái cảnh đứng trước lâu đài Milostiva gọi chuông suốt nửa tiếng đồng hồ mà chẳng có ai ra mở. Cuối cùng anh đã phải bỏ đi. Người hầu phòng đã không trả lời. Giữa lúc này, người ta nghe tiếng súng nổ liên tiếp, rất nhiều, đúng vào chỗ toa tàu nằm. Schaffner Motok mở cửa ra xem. Trên sân ga, cách toa tàu vài bước, một người đàn ông đang giãy giụa. Cạnh ông ta là một chiếc vali. Một tốp dân quân vũ trang bằng súng tiểu liên chạy đến. Họ xách chiếc vali đi. Họ túm lấy cổ tay và cổ chân người đàn ông lên. Người đàn ông vẫn tiếp tục giãy giụa. Một tên dân quân khác cố dùng nòng súng khều chiếc mũ của người đàn ông văng xuống giữa đường ray, dưới toa tàu. Trên vỉa hè, không còn một ai. Bốn tên dân quân đã kéo người đàn ông ra ngoài ga. Tên lính khều được chiếc mũ rồi cũng đi nốt. Motok nhìn vũng máu to loang loáng giữa mảnh sân rải nhựa và một vệt dài kéo thẳng từ đó ra tận cửa ga. Đó là máu của người chết mà bốn tên dân quân đã túm tay chân kéo lê đi. Motok lấy khăn lau mắt. Anh toan bước xuống sân ga một lát. Nhưng một toán dân quân khác đang đứng chặn ở hành lang toa tàu. — Giấy tờ của hành khách! - Một viên sĩ quan quát. Trước khi Motok kịp trả lời, viên sĩ quan đã bắt đầu khám xét các giấy tờ để trên bàn. Hắn khám rất nhanh, hết cái này qua cái khác liền. Sau đó hắn https://thuviensach.vn rút ra một cái thẻ hộ chiếu cùng với cái vé tàu và phiếu giường nằm. Motok muốn nhìn xem hộ chiếu tên ai. — Buồng số năm còn trống. - Viên sĩ quan nói. Hắn đút vào túi áo tờ hộ chiếu của Ivo Duppelhof cùng với chiếc vé tàu và phiếu giường nằm. Vậy là người hành khách buồng số năm bị thủ tiêu. Hai tên dân quân vào buồng số năm xem Ivo Duppelhof có bỏ quên gì không. Viên Schaffner Motok muốn ra sân ga một chút để hóng mát và tìm hiểu sự việc vừa xảy ra. Nhưng toa tàu bị bọn dân quân canh gác. Motok không được phép xuống ga. Anh đành phải ở lại buồng của anh và bắt đầu kiểm soát những giấy tờ những hành khách khác. Sau khi tàu lăn bánh, anh đi kiểm tra những giường nằm. Đầy đủ cả. Có những nhà ngoại giao, những sĩ quan và những nhà kỹ nghệ Đức. Khi tàu đã qua biên giới của Quốc gia độc lập, một hành khách xin anh một chai bia. Đó là một người Ý. — Ông có nói chuyện với tên Thụy Sĩ trước khi nó bị xử à? - Ông hành khách người Ý hỏi. Motok nhìn ông khách trân trân. Anh không hiểu ông khách nói đến tên Thụy Sĩ nào. — Cả thành phố đều biết chuyện và ông là người đã tận mắt chứng kiến họ lại không biết ai sao? Hơn nữa, ông ta là hành khách của ông mà! Ở buồng năm. — Tôi chưa kiểm soát giấy tờ. Tôi chưa biết cả tên ông ta nữa - Motok nói - Sau đó tôi không làm sao xuống được. Tôi cũng không cả nhìn thấy mặt ông ta nữa kia! Tôi chỉ thoáng qua bóng dáng của ông ta đang giãy giụa trên sân ga, cạnh toa tàu, sau khi ông ta bị xử. — Đó là Ivo Duppelhof, người hầu phòng của Milostiva Debora Paternik. - Người hành khách Ý nói. Ông ta uống chai bia của mình. — Trong ký ức của con người, tại cái Quốc gia độc lập này, chưa từng thấy có những sự kiện nào đáng kinh hãi cho bằng những sự kiện đêm nay! Một tấn bi kịch khổng lồ! Tướng Milan Paternik giết mẹ vì kỳ thị chủng https://thuviensach.vn tộc! Chuyện thiên hạ chưa thấy bao giờ! Giết mẹ vì lý do chủng tộc! Vì bà ta không phải giống người Aryen! Mẹ đẻ của mình! Hắn đã đầu độc mẹ! Rồi hắn ra lệnh bắn tên hầu phòng đã chứng kiến việc giết người của hắn. Tên hầu phòng toan chạy trốn thì bọn dân quân đã chặn lại ngay đây, tại ga, và giết chết lập tức. Ông đã trông thấy đấy, Milan Paternik muốn triệt hạ người làm chứng duy nhất về tội ác của hắn. Hắn sợ rằng, một khi trở về Thụy Sĩ rồi, người đày tớ có thể kể lại điều ông ta đã thấy. Nên hắn đã hạ sát luôn. Nhưng có tác dụng gì? Cả thành phố đang bàn tán cái việc đó. Motok nhìn cái gói gửi cho Lidia ở ngay dưới bàn, lẫn giữa những chai bia. — Đài loan tin Milan từ chức và bị bắt. Chính ông bố của hắn đuổi hắn. Ngay lúc nửa đêm, các máy thu thanh thành phố đã phổ biến rộng rãi tin này. Anh không nghe à?... Nhưng anh đang sống ở cái thế giới nào vậy? Tướng Milan Paternik đã bị huyền chức rồi! Motok lấy khăn lau trán. Anh thấy choáng váng cả người. — Ông có tin chắc là người hành khách bị giết vừa rồi là Ivo Duppelhof, người hầu phòng của Milostiva Debora Paternik không? — Mọi người đều biết hết, trừ một mình ông! Tuy rằng ông là người có điều kiện để biết trước mọi người. Ông đã không thấy ông ta? Ông đã không nói với ông ta sao? Ngày mai, ông sẽ thấy báo chí xác nhận điều này! Thật là một scandale khủng khiếp! Motok không còn đủ nghị lực suy nghĩ nữa. — Mở cho tôi thêm một chai bia. - Ông hành khách bảo. Motok cúi xuống, gạt cái gói gửi cho Milostiva sang một bên và mở một chai bia đặt lên bàn, trước mặt ông hành khách. — Điều nghiêm trọng hơn nữa Duppelhof là công dân Thụy Sĩ. Công dân một nước trung lập. Nước Thụy Sĩ sẽ lên tiếng phản kháng về điều đó, nghiêm trọng đấy! Con tàu tắt hết đèn chạy trong đêm tối. Bây giờ họ đang ở giữa lòng châu Âu. Che kín tất cả. Ngụy trang hoàn toàn. Đêm. https://thuviensach.vn XIII — Đây là một đặc ân hoàn toàn ngoại lệ, tuyệt đối ngoại lệ! - Ông đại sứ Đức nói. Ông ta đưa cho Ante Petrovici cái giấy phép vào trại tập trung Auschwitz và ông nói tiếp: — Lidia Petrovici bị giam tại Đức bốn tuần nay rồi. Mọi thủ tục đã được chuẩn bị sẵn sàng. Bà ấy sẽ được phóng thích ngay sau khi ông tới. Bà ấy có thể theo ông cùng về. Tôi hy vọng ông sẽ được gặp bà ấy khỏe mạnh. Nhưng tôi yêu cầu ông giữ tuyệt đối bí mật. Những chuyện như thế này chỉ có hai người biết với nhau. Chúc ông lên đường bình yên, Herr Doktor, thưa bác sĩ! Ngay hôm ấy, Ante Petrovici lên đường qua nước Đức. Mới chỉ một tuần qua sau khi Milostiva tự tử, Ivo Duppelhof bị thủ tiêu và Milan Paternik bị trục xuất khỏi Quốc gia độc lập, Ante Petrovici đã đưa đơn từ chức. Ông không muốn làm Bộ trưởng nữa. Nhưng ông chỉ nhận được một sự từ chối. Ông đã dò ra dấu vết của Lidia. Nàng bị giam tại Auschwitz và giờ đây người ta đồng ý trả tự do cho nàng. Ông đi để nhận nàng về. Từ hai năm nay, ông đã không nhớ tới Lidia nữa. Bây giờ thì ông lại nhớ. Lần cuối cùng bắt tay nhau sau khi nhận được bản án ly hôn, nàng có nói với Ante Petrovici: “Tôi ra nước ngoài." Sau đó chiến tranh đã xảy ra. Ông trở thành Bộ trưởng và không còn nghe nói gì về Lidia nữa cả. “Vì sao Lidia không cầu cứu với ta?" Ante Petrovici tự hỏi. “Là Bộ trưởng, ta có thể giúp nàng lắm chứ? Nhưng nàng đã im lặng, mặc dù nàng đã là vợ của ta?" Ante Petrovici không làm sao hiểu nỗi. Vì sao nàng giận ông? Nàng giận https://thuviensach.vn ông vì ông là thành viên của một chính phủ chủ trương tiêu diệt người Do Thái. Nhưng mà ông, Ante Petrovici, ông có tham gia chuyện ấy đâu! Ông chỉ cai trị thôi. “Lidia có quyền giận ta thật. Nàng giận ta âu cũng là tự nhiên. Dù không trực tiếp tham gia, ta vẫn nằm trong số kỹ sư xây dựng trật tự mới. Và muốn có trật tự mới ở châu Âu thì những kỹ sư chính trị ấy sẽ phải tiêu diệt đi một số chủng tộc, những người Tzigan, những người Do Thái. Cả ta nữa, ta cũng làm việc cho cái trật tự đó. Chống lại những con người. Và chính vì vậy mà Lidia căm giận ta. Vì ta tham gia vào việc hủy diệt những con người nhằm tạo lập một nền trật tự mới. Đó là tội ác lớn nhất. Và khi xảy ra một chuyện tranh chấp nào giữa Lidia với ta thì nàng khinh bỉ ta cũng là lẽ bình thường và cũng bình thường, nàng cầu xin giúp đỡ của người ngoài chứ không phải của ta." Ante Petrovici mang theo trên xe nào thức ăn, thuốc men, nào quần áo, chăn mền. Mọi thứ bên cạnh ông, cho Lidia. Ông đi băng qua nước Đức với hết tốc độ. Chưa bao giờ ông vội như hôm nay và khi tới Auschwitz thì thực tình ông đã kiệt sức. Ông muốn giải phóng Lidia sớm được phút nào hay phút ấy. Thêm một giây Lidia phải ở trại tập trung là tội lỗi của ông. — Phạm nhân Lidia chết rồi? Ante Petrovici đứng trước mặt viên chỉ huy trại. Viên chỉ huy đang cầm trên tay lệnh trả tự do cho Lidia. — Schade! Đáng tiếc! - Hắn nói - Giá ông tới trước một tuần thì bà ta còn sống. Đáng tiếc! Một cái lệnh tha như thế này hoàn toàn ngoại lệ. Rất tiếc là nó được chuyển tới cho một tù nhân không còn sống nữa! — Tôi có thể đưa nàng về mai táng tại quê hương không? — Những tù nhân chết tại trại đều được hỏa thiêu. Đó là lệ chung. Ante Petrovici có ý muốn nói những lời vĩnh biệt. Ông thấy viên chỉ huy cất cái lệnh tha vào một tập hồ sơ. Về mặt hành chính, cái lệnh đó thuộc về ông. — Nàng không để lại một bức thư, một vật gì hay sao? Viên chỉ huy mỉm cười một cách mỉa mai: https://thuviensach.vn — Tù nhân không có lệ gửi thư! Tôi rất tiếc! Ante Petrovici bước ra. “Hủy diệt hoàn toàn!" Ông ta nghĩ. “Lidia đã bị hủy diệt. Bị hỏa thiêu. Hoàn toàn. Không để lại một dấu vết. Không cả một chiếc khuy áo? Hủy diệt hoàn toàn, trọn vẹn!" https://thuviensach.vn XIV Viên Schaffner Daniel Motok đi tới nhà Pierre Pillat. Anh muốn kể lại với Pillat sự việc đã xảy ra. Báo chí không nói gì cả. Người ta chỉ loan báo sơ sài rằng tướng Milan Paternik đã bị thay thế. Chỉ có vậy thôi. Ở một tờ báo khác, người ta đọc được rằng: Milostiva Debora Paternik phu nhân của Quốc trưởng Quốc gia độc lập và là một trong những người cộng sự đắc lực nhất của ông vừa tạ thế. Không có câu nào liên quan tới Ivo Duppelhof cả. Motok cầm cái gói ở tay. Anh muốn nói hết cho Pillat, kể lại cho anh ta nghe khi Motok đến thủ đô Quốc gia độc lập thì thấy lâu đài đầy những lính gác, trong lâu đài có một người đàn bà chết, và người đày tớ đã trốn đi như thế nào. “Tôi không thể nào đi tới nhà của Eddy Thall trả lại gói đồ cho nàng. Tôi không thể nào kể lại cho nàng nghe những điều rùng rợn ấy. Anh, anh hãy đi đến gặp nàng đi?" Đó là những điều Motok muốn nói với Pillat. Anh mang cái gói tới, nhưng Pillat không ở nhà. Motok nhìn đồng hồ: Tám giờ. Anh rút tấm danh thiếp đề tên Eddy Thall. “Mình cứ tới nhà hát vậy. Mình sẽ không ở lại xem biểu diễn. Mệt quá rồi. Nhưng tới trao lại gói bưu phẩm, thế thôi." Anh gọi một chiếc taxi. Tới trước cửa nhà hát, anh lại xem đồng hồ lần nữa. Chín giờ kém mười lăm. Anh nhìn lên những cửa sổ lớn ảm đạm một màu. Anh leo lên các bậc đá. Nhà hát rộng lớn mênh mông. Phòng khán giả tối om. Motok thử mở cửa. Cửa khóa. Anh đặt gói đồ lên bậc đá và quẹt diêm. “Chín giờ kém mười lăm," anh ta tự bảo, “nhà hát phải mở cửa rồi chứ; nếu buổi biểu diễn bắt đầu từ chín giờ." https://thuviensach.vn Có một mảnh giấy trắng dán lên cửa. Người ta đã ghi mấy dòng bằng chữ hoa đậm nét: NHÀ HÁT EDDY THALL NGỪNG BIỂU DIỄN TRONG MỘT THỜI GIAN NGẮN. Motok muốn biết vì sao các buổi biểu diễn lại bị gián đoạn, nhưng chẳng có ai để hỏi. “May mà chỉ là ngừng tạm thời!" Motok tự bảo. Trước khi rời nhà hát, anh muốn xác minh xem mình đọc có đúng không. Anh quẹt một que diêm khác. Dòng chữ lại hiện lên giữa tờ giấy trắng, dán vào cánh cửa: NHÀ HÁT EDDY THALL NGỪNG.... Que diêm tắt. Anh không đọc được nữa. Tờ yết thị lại chìm vào bóng tối. Nhưng điều chắc chắn là Motok đã đọc chính xác. Những buổi biểu diễn của nhà hát này đã chấm dứt. https://thuviensach.vn XV — Vú phải hiểu, Tinka ạ! Chúng ta không có quyền thay đổi được một cái gì cả! - Eddy Thall nói - Tôi đã thử hết mọi cách rồi. Người ta không cho phép tôi giữ vú lại phục dịch cho tôi nữa. Vú phải đi thôi. Nếu không, cả hai chúng ta sẽ phải vào tù. Không một người Do Thái nào có quyền có những người đày tớ Công giáo nữa. Tinka đã mặc bộ quần áo diện của bà. Bà đứng trước mặt Eddy Thall, vẫn trong cái buồng giấy mà từ hai hôm nay bà không có quyền quét dọn nữa. Bà thấy rằng trong lúc vắng bà, nền nhà chẳng ai lau, tủ sách không ai phủi bụi. Những chuyện đó làm phiền muộn cho lòng bà. Bà nhìn lại ngôi nhà và cảm thấy khó chịu khi nếp hoạt động cân đối ngày thường của nó bị phá vỡ. — Vú hãy lấy đủ các giấy má. - Eddy Thall nói - Vú còn cuốn sổ gửi tiền ngân hàng trong đó có ghi những số tiền tiết kiệm của vú. Vú muốn rút tiền khi nào tùy ý mình. Tôi đã đóng cho vú một năm lương chứ không phải ba tháng như luật lệ quy định. Các giấy tờ của vú đầy đủ hết, bản sao khai sinh, bản sao rửa tội, tất cả. Eddy Thall trả cả tập lại cho bà. Lâu nay, Tinka không bao giờ giữ những giấy tờ đó. Nó luôn luôn để trong ngăn kéo bàn làm việc. Nó là của bà nhưng chẳng bao giờ bà cần đến nó. Và giờ đây, khi Eddy Thall trao trả lại cho bà, bà bật khóc nức nở. — Cô chủ muốn tôi làm gì nó? - Tinka hỏi. — Mỗi công dân phải có đủ giấy má của mình. Nói về Tinka thì tất cả mọi người có cửa hàng buôn bán ở chợ đều biết. Các người hàng xóm, ông hàng bánh, ông hàng thịt đều biết bà. Cả khu phố biết bà. Cả viên cảnh sát và ông cửa hàng hoa quả. Bà không phải là người cần có giấy tờ. https://thuviensach.vn Tinka cầm gói giấy tờ trên tay. Bà khóc. Nước mắt bà nhỏ xuống trên tấm giấy chứng minh thư, trên tờ sao chứng chỉ rửa tội trên tờ sao giấy khai sinh. Đối với bà thì phải có những giấy má đó còn nhục nhã hơn là phải bị sa thải: cái nhục của người đàn bà có giấy tờ. Chỉ những hạng đàn bà không đứng đắn mới cần có giấy tờ. — Không! - Tinka bảo và bà bỏ tất cả xuống góc bàn. Giờ đây, đến gần cuối đời, bà không thể chịu đựng một nỗi nhục như vậy được. Nào bà có phạm tội ác gì đâu để đến nỗi sáu mươi tuổi trên đầu còn bắt buộc phải sống với những giấy tờ kia! Phải trở thành một người đàn bà có giấy tờ! — Nhưng mà ngày nay, mọi người đều sống như vậy cả. - Eddy Thall nói - Vú nhìn chứng minh thư của tôi đây! Bao giờ tôi cũng phải mang theo trong túi xách của tôi. — Nếu người ta phải kiểm tra giấy tờ của tôi, một bà già, như kiểm tra bọn trộm cắp du đãng, thì thà rằng tôi chết. - Tinka đáp. Bà lau nước mắt, đoạn bà nhìn Eddy Thall. — Ngày mai là thứ năm, cô Eddy ạ! Suốt bốn mươi năm nay, mỗi ngày thứ năm Tinka đều giặt giũ quần áo trong cái nhà này. Mỗi ngày thứ năm, không trừ một ngày nào. — Vú không được phép làm việc trong nhà tôi nữa! - Eddy Thall nói - Luật lệ nghiêm cấm. — Tôi làm không công mà? - Tinka đáp - Luật lệ đâu cấm tôi giặt giũ áo quần ngày thứ năm, như tôi từng làm suốt cả đời tôi? — Pháp luật có cấm, Tinka ạ! Nếu ngày mai vú giặt quần áo thì cả hai chúng ta sẽ bị vào tù như những kẻ tội phạm. — Cô chủ cho rằng bọn cảnh sát sẽ đi từng nhà xem có ai giặt giũ quần áo hay sao? — Một người phụ nữ Công giáo không được phép giặt giũ quần áo cho một người Do Thái. Vú là Công giáo, tôi là Do Thái. Tội ác là ở đó. — Các ông cảnh sát phải đi bắt tất cả bọn kẻ cắp và tất cả các hung thủ trong cả nước, thưa cô! Và khi không có việc gì làm nữa thì họ đi rảo các https://thuviensach.vn