🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Cô Gái Bất Khuất
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
CÔ GÁI BẤT KHUẤT ★★★
Tác giả: Somerset Maugham
Dịch giả: Nguyễn Tất Thành,
Prusten, Võ Đình Cường
Nhà xuất bản Văn Nghệ 1995
Thể loại: Tập truyện ngắn
Nguồn: Sưu tầm
Biên tập: V.C
Tạo ebook: inno14
https://thuviensach.vn
TÁC GIẢ
William Somerset Maugham (1874–1965) là nhà viết kịch, viết tiểu thuyết, viết truyện ngắn người Anh. Đây là một trong vài tác giả danh tiếng nhất trong thập niên 1930 và còn là nhà văn được trả tiền tác quyền cao nhất.
1. Cuộc Đời
W. Somerset Maugham chào đời vào ngày 25/11/1874 tại thành phố Paris, nước Pháp, và qua đời ngày 16/12/1965 tại tỉnh Nice, nước Pháp.
https://thuviensach.vn
Cha của William là ông Robert Ormond Maugham, một luật sư lo các công việc pháp lý tại Tòa Đại Sứ Anh ở thành phố Paris. Vì luật lệ của nước Pháp quy định rằng các trẻ em sinh ra trên đất Pháp sẽ bị gọi vào quân đội, nên ông Robert Ormond đã xếp đặt để cậu bé William chào đời bên trong Tòa Đại Sứ Anh, như vậy cậu bé này được coi như sinh đẻ trên đất Anh và sẽ không bị động viên vào các cuộc chiến tranh tương lai của nước Pháp.
Ông nội của cậu William, hay Willie là tên gọi thân mật lúc còn nhỏ, cũng có tên là Robert, là một luật sư xuất sắc và cũng là người sáng lập nên Hội Luật Anh Quốc (The English Law Society). William Somerset Maugham còn có một người anh lớn tên là Frederick Herbert Maugham, cũng theo ngành luật pháp và về sau đã trở nên Thủ Tướng (Lord Chancellor) của nước Anh trong 2 năm 1938-39. Như vậy với truyền thống gia đình danh tiếng này, người ta tin rằng cậu Willie sẽ nối tiếp con đường của cha anh để lại.
Bà mẹ của cậu Willie tên là Edith Mary, đã mắc bệnh lao phổi, vào thời bấy giờ, các bác sĩ đã tin rằng việc sinh con có thể chữa được bệnh này. Vì vậy mặc dù cậu Willie đã có 3 người anh khá lớn tuổi và khi cậu Willie lên 3, bà mẹ của cậu sinh thêm một đứa con nữa. Việc sinh con này đã không chữa được bệnh phổi và bà Edith Mary Maugham đã qua đời ở tuổi 41, 6 ngày sau khi sinh đứa con trai cuối cùng và đứa bé này cũng chết ngay khi lọt lòng mẹ. Sự qua đời của bà mẹ đã khiến cho cậu Willie rất đau buồn trong suốt cuộc đời và cậu đã đặt tấm ảnh của bà mẹ bên cạnh giường ngủ của mình cho tới ngày cuối của đời mình.
Hai năm sau đó, cha của cậu Willie cũng qua đời rồi cậu bé này được gửi về nước Anh để cho ông bác chăm sóc. Ông bác Henry MacDonald Maugham là vị mục sư tại Whitestable, trong hạt Kent, là một người lạnh lùng và tàn nhẫn về mặt tình cảm. Cậu Willie được gửi theo học nội trú trong trường King (the King's School) thuộc hạt Canterbury, đây cũng là một nơi cực
https://thuviensach.vn
khổ đối với Willie bởi vì cậu bị các bạn bè chế riễu do vóc người thấp lùn, một nét di truyền từ người cha, và do kém tiếng Anh bởi vì tiếng Pháp là ngôn ngữ đầu tiên. Cũng vào thời kỳ này, Willie bắt đầu nói cà lăm (nói lắp), khuyết tật này không thường xuyên mà tùy theo hoàn cảnh, theo trạng thái tâm hồn.
Cuộc sống của Willie trong giáo khu của ông bác đã dạy cho cậu phải kiềm chế mọi cảm xúc, không được bộc lộ sự nóng giận cũng như khi gặp gỡ các bạn bè khác phải hạn chế biểu lộ các tình cảm, trong khi đó Willie là một con người rất tò mò, nhưng đã phải giữ yên lặng, phải sống trong cảnh riêng tư. Kết quả là Willie cảm thấy rất đau khổ ở nhà cũng như ở trường, và đã khiến cho sau này, nhà văn Maugham phản ảnh các vết thương tình cảm qua các nhân vật bên trong nhiều tác phẩm của mình.
Vào tuổi 16, Somerset Maugham không muốn theo học trường King nữa nên được ông bác cho phép đi du lịch qua nước Đức, tại đây William theo học tiếng Đức, học văn chương và triết học tại trường đại học Heidelberg. Vào giai đoạn này, Somerset Maugham khám phá thấy mình thuộc về loại người đồng tính luyến ái (homosexual) cho nên càng trở nên lo lắng và rồi tìm cách ẩn mình, ít tiếp xúc với xã hội chung quanh.
Khi trở về nước Anh, Somerset Maugham được ông bác kiếm cho công việc làm trong một văn phòng kế toán nhưng sau một tháng, William đã bỏ cuộc, sự việc này khiến cho ông bác rất bất bình. Ông bác này muốn Somerset Maugham theo lối đi của cha và ba người anh, họ đều là các luật sư xuất sắc trong khi đó nghề mục sư cũng không thích hợp với William bởi vì chàng nói cà lăm. Cuối cùng, một bác sĩ địa phương đã khuyên ông bác cho Somerset Maugham theo học nghề y khoa trong khi mà William thực sự muốn theo nghề viết văn. Cuối cùng William Somerset Maugham đành phải tới thành phố London để theo nghề y khoa tại trường St. Thomas trong 5 năm.
https://thuviensach.vn
Nhiều người cho rằng theo học ngành y khoa sẽ tiêu hủy tinh thần sáng tác văn chương nhưng trái lại, Somerset Maugham đã cảm thấy vui vẻ khi sinh sống tại thành phố London sống động, khi gặp các người thuộc giai cấp thấp, khi thấy họ ở trong các hoàn cảnh lo lắng và William đã nhận thấy ý nghĩa của đời sống của họ. Somerset Maugham đã hồi tưởng khi còn là một sinh viên y khoa: "Tôi đã nhìn thấy người ta qua đời như thế nào. Tôi đã nhìn thấy họ phải chịu đau khổ ra sao. Tôi đã chứng kiến cảnh hy vọng ra sao, sợ hãi ra sao, xoa dịu ra sao".
Somerset Maugham đã ghi vào các sổ tay các suy nghĩ của mình trước các hoàn cảnh của con người trong khi đang theo học để dành lấy mảnh bằng. Kết quả là cuốn truyện đầu tiên đã ra đời: "Lisa của miền Lambeth" (Lisa of Lambeth, 1897). Đây là tác phẩm thứ hai của Somerset Maugham, viết về giới lao động khi ông là một sinh viên y khoa 22 tuổi, lo công việc đỡ đẻ tại khu vực Lambeth nghèo nàn của thành phố London.
Cuốn truyện này được nhiều người đón đọc, kể cả các người điểm sách rồi trong vòng vài tuần lễ, tác phẩm thuộc đợt in đầu tiên đã được bán hết. Sự việc này khiến cho Somerset Maugham yên tâm để từ bỏ ngành y khoa mà bước vào ngành viết văn, và ông đã nói khi mới bước vào nghề mới này như sau: "Tôi bước vào nghề này như một con vịt bước xuống nước".
Nghề viết văn khiến cho Somerset Maugham phải đi và sống tại nhiều nơi, như tới xứ Tây Ban Nha hay hòn đảo Capri, nhưng sau 10 tác phẩm được xuất bản, Somerset Maugham đã không đạt được thành công như cuốn truyện "Lisa của Lambeth".
Tới năm 1907, Somerset Maugham lại thành công với vở kịch "Bà Frederick" (Lady Frederick), rồi qua năm sau, ông có 4 vở kịch được trình diễn tại London và kết quả kể trên khiến cho tạp chí Punch đã phổ biến một tranh vui, vẽ hình Đại Văn Hào Shakespeare phải "cắn móng tay" khi nhìn vào các tấm bảng quảng cáo các vở kịch của Somerset Maugham.
https://thuviensach.vn
Vào năm 1910, Somerset Maugham nổi tiếng do 10 vở kịch và 10 cuốn tiểu thuyết. Bởi vì tuổi cao hơn tuổi động viên nên không thể gia nhập quân đội khi Thế Chiến Thứ Nhất bùng nổ, Somerset Maugham đã qua đất Pháp, gia nhập Hồng Thập Tự Anh và phục vụ trong "Nhóm tài xế văn chương chạy xe cứu thương" (Literary Ambulance Drivers), nhóm này gồm 23 nhà văn danh tiếng như Ernest Hemingway, John Dos Passos, E.E. Cummings...
Trong thời gian phục vụ cho công tác Hồng Thập Tự này, Somerset Maugham đã gặp Frederick Gerald Haxton, một người trẻ từ thành phố San Francisco, anh này trở nên một người bạn đồng hành và một "người yêu" (lover) của Somerset Maugham cho đến khi Haxton qua đời vào năm 1944. Nói rằng Haxton là người yêu bởi vì Somerset Maugham là một con người lưỡng tính (bisexual).
Chính trong giai đoạn này và ở vào lúc không bận công tác xe cứu thương, Somerset Maugham đã viết và đọc lại bản thảo của cuốn "Về Cảnh Nô Lệ của Con Người" (Of Human Bondage, 1915) tại một địa điểm gần Dunkirk.
Các nhà phê bình văn học đã mô tả tác phẩm "Về Cảnh Nô Lệ của Con Người" là một trong các tiểu thuyết quan trọng nhất của thế kỷ 20. Cuốn truyện này giống như cuốn tự thuật của tác giả trong đó nhân vật Phillip Cary là một bác sĩ, có tật nói cà lăm, và mục sư của miền Whitestable trở thành mục sư của miền Blackstable. Sự hiện diện chặt chẽ giữa hư cấu và không hư cấu đã trở nên một nét đặc thù của Somerset Maugham, rồi về sau, vào năm 1938, ông đã viết rằng: "Sự kiện hiện thực và hư cấu đã được trộn lẫn trong các tác phẩm của tôi và khi đọc lại, tôi không còn phân biệt được thứ nọ với thứ kia".
Vào khoảng năm 1914, Somerset Maugham đã tư tình với bà Gwendoline Maud Syrie Barnado, vợ của một nhà tài phiệt về thuốc tây, là ông Henry Welcome, sinh ra đứa bé gái đặt tên là
https://thuviensach.vn
Elizabeth Liza Mary Maugham (1915-1998). Chồng của bà Syrie vì vậy đã nạp đơn xin ly dị bà vợ này. Tới tháng 5/1916, Somerset Maugham và bà Syrie lập hôn thú với nhau.Khi Somerset Maugham đã trở về nước Anh và không thể phục vụ trong đội quân xe cứu thương, bà vợ Syrie đã dàn xếp để Somerset Maugham gặp một nhân viên tình báo cao cấp của chính quyền Anh, bí danh là "R", rồi tới tháng 9/1915, Somerset Maugham qua Thụy Sĩ, hoạt động như một nhà văn nhưng bí mật thu lượm các tin tức tình báo. Somerset Maugham là một con người yên lặng và giỏi quan sát nên có đủ đức tính của một nhân viên tình báo. Ông tin rằng mình đã thừa hưởng được các đặc tính này từ người cha, nhờ vậy, ông biết suy xét rõ ràng và không để ai lường gạt vì vẻ bên ngoài.
Năm 1916, Somerset Maugham đã du lịch trong vùng Thái Bình Dương, tìm kiếm tài liệu và khởi đầu viết cuốn tiểu thuyết "Mặt Trăng và 6 Xu" (The Moon and Sixpence) căn cứ vào cuộc đời của họa sĩ Paul Gauguin. Đây là lần đầu tiên đi thật xa, để sau này, trong thập niên 1920 và 1930, nhà văn này đã tới thăm viếng thế giới của các miền đất thuộc địa như Ấn Độ, Đông Nam Á, Trung Hoa và các hải đảo Thái Bình Dương. Trong các lần đi xa này, Somerset Maugham đều có anh chàng Haxton đi kèm, bởi vì nhà văn là một người e thẹn trong khi Haxton là con người tâm hướng ngoại (extrovert), dễ dàng thu nhận các tài liệu hay dữ kiện về con người địa phương để cho nhà văn Somerset Maugham chuyển thành các cuốn tiểu thuyết.
Vào tháng 6 năm 1917, Sir William Wiseman, người đứng đầu Cơ Quan Tình Báo Anh Quốc (The British Secret Intelligence Service, sau này được đặt tên là MI6) đã gặp Somerset Maugham và yêu cầu nhà văn sang nước Nga để lãnh một nhiệm vụ đặc biệt, đó là làm sao giúp cho các đảng viên Mensheviks nắm chính quyền và nước Nga sẽ ở trong tình trạng chiến tranh. Hai tháng rưỡi sau, nhóm Bolsheviks đã thắng thế
https://thuviensach.vn
và công tác của Somerset Maugham coi như không thực hiện được dù cho nhà văn này đã nói rằng nếu ông qua nước Nga sớm hơn 6 tháng thì có lẽ ông đã thành công. Nhờ các kinh nghiệm về tình báo, Somerset Maugham đã không để mất cơ hội chuyển các điều hiểu biết về do thám này thành một loạt các truyện ngắn với nhân vật gián điệp là Ashenden, một người lịch sự, hoàn hảo và tháo vát. Các truyện Ashenden (Ashenden stories) của Somerset Maugham về sau trở nên căn bản cho cuốn phim hồi hộp "Nhân Viên Mật Vụ" (The Secret Agent) của Alfred Hitchcock. Cách viết truyện phản gián của Somerset Maugham cũng ảnh hưởng tới nhà văn Ian Fleming với viên gián điệp danh tiếng James Bond.
Năm 1922, Somerset Maugham đã đề tặng cuốn truyện ngắn "Về bức màn Trung Hoa" (On a Chinese Screen, 1923) cho bà Syrie nhưng rồi cặp vợ chồng này đã ly dị nhau vào năm 1927 bởi vì bà vợ Syrie đã quá ghen tức do ông chồng Somerset thường hay đi du lịch vắng nhà và liên hệ với anh chàng Haxton.
Vào năm 1928, Somerset Maugham đã mua Biệt Thự Mauresque nằm trên mảnh đất rộng 12 mẫu tại Cap Ferrat thuộc vùng biển danh tiếng Riviera của nước Pháp. Đây là tòa nhà nghỉ ngơi của nhà văn này trong các năm cuối đời và cũng là một trong các địa điểm tụ họp lớn của giới Văn Chương và Xã Hội trong các thập niên 1920 và 1930. Các vị khách được mời tới Biệt Thự Mauresque là những nhân vật như Winston Churchill, Garson Kanin, Ian Fleming, Evelyn Waugh, Cecil Beaton, Rudyard Kipling và Rebecca West... Cũng tại nơi này, sức sáng tác phong phú của Somerset Maugham tiếp tục được duy trì, ông đã viết ra các vở kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết, các bài bình luận và các sách du lịch. Trong thập niên 1930, danh tiếng của Somerset Maugham tại châu Âu còn lớn lao hơn tại nước Anh, là quê hương của ông.Tới năm 1940 khi Thế Chiến
https://thuviensach.vn
Thứ Hai lan tới miền Nam của nước Pháp và khi chính phủ Pháp đầu hàng quân Đức Quốc Xã, Somerset Maugham phải rời khỏi miền Riviera để đi lánh nạn qua Hoa Kỳ, ông trở thành một người tị nạn rất giàu có và cũng là người giàu nhất trong số các nhà văn danh tiếng viết tiếng Anh.
Khi Thế Chiến Thứ Hai diễn ra, Somerset Maugham ở tuổi 60, đã sống phần lớn thời gian tại Hollywood để viết nhiều kịch bản phim (scripts), nên ông cũng là một trong các tác giả kiếm được nhiều tiền nhất do công việc chuyển các cuốn tiểu thuyết danh tiếng sang các cốt truyện phim. Trong khi sinh sống tại Hoa Kỳ vào thời kỳ này, chính quyền nước Anh đã yêu cầu ông viết ra và đọc các bài diễn thuyết ái quốc để cổ động Hoa Kỳ giúp đỡ nước Anh đồng thời cũng là một nước đồng minh tham chiến.
Năm 1944, Gerald Haxton qua đời nên Somerset Maugham di chuyển về nước Anh rồi tới năm 1946, ông dọn nhà, trở về Biệt Thự Mauresque tại miền Nam của nước Pháp và sống cho tới ngày cuối đời. Sự vắng bóng anh chàng Haxton đã khiến Somerset Maugham thay thế bằng Alan Searle. Ông đã gặp anh chàng này vào năm 1928. Searle là một người trẻ tuổi, xuất thân từ khu vực nghèo khó Bermondsey của thành phố London và đã từng sinh sống với các người đồng tính luyến ái (homosexuals) lớn tuổi hơn. Searle cũng là một người tận tụy với Somerset Maugham và còn là một người bạn đồng hành khích lệ của nhà văn này.
Vào các năm cuối đời, Somerset Maugham đã phạm nhiều lỗi lầm căn bản trong cách phán xét nên đã gây ra nhiều tiếng xấu và vì vậy có người cho rằng ông đã đi dần tới tình trạng mất trí nhớ (dementia), trái hẳn với thời kỳ ông còn trai trẻ, là người quá khôn ngoan và lịch thiệp. Một trong các vụ tai tiếng là những lời chê trách bà vợ Syrie đã quá vãng, trong tác phẩm hồi ký "Nhìn Lại" (Looking Back) của ông, viết vào năm 1962. Cũng vào các năm này, Somerset Maugham chấp nhận anh chàng
https://thuviensach.vn
Alan Searle làm con nuôi để thừa hưởng tài sản để lại, sự việc này đã bị cô con gái Liza và chồng là Lord Glendevon đưa ra tranh tụng trước công lý và khiến cho nhà văn danh tiếng Somerset Maugham bị nhiều người chê cười.
2. Vài Nhận Xét
Somerset Maugham là nhà văn rất thành công về phương diện thương mại nhờ số sách truyện bán được rất cao, nhờ viết ra các vở kịch thành công, nhờ một loạt các kịch bản phim hấp dẫn, nhờ cách đầu tư tinh khôn vào thị trường chứng khoán, tất cả đã khiến cho nhà văn này sống một cuộc đời rất tiện nghi và đầy đủ.
Khi còn nhỏ tuổi, Somerset Maugham là một người yếu đuối và không cao lớn, nhưng ông đã chịu đựng bền bỉ để viết ra rất nhiều cuốn truyện hay mà tác giả rất hãnh diện. Thế nhưng, mặc dù các thành công về thương mại, Somerset Maugham đã không được giới phê bình văn học và các nhà văn bạn kính trọng bởi vì đã có lần tác giả này thú nhận rằng trong văn chương của ông thiếu đi "phẩm chất trữ tình" (lyrical quality), số từ vựng trong các tác phẩm không dồi dào và ông không có tài khi dùng các "ẩn dụ" (metaphor).
Tuy nhiên, có vẻ như nhà văn Somerset Maugham bị đánh giá quá thấp bởi vì ông đã viết văn theo thể trực tiếp (a direct style). Khi đọc một cuốn sách, một cuốn truyện của Somerset Maugham, độc giả không cần tới các nhà phê bình (critics) cắt nghĩa về nội dung, về cách diễn tả... Somerset Maugham đã suy nghĩ minh bạch, viết ra rõ ràng, diễn tả các quan niệm hay ý tưởng đôi khi yếm thế, chua chát bằng các lời văn đẹp đẽ, văn minh. Cách duy trì cốt truyện (plot) của Somerset Maugham rất khéo léo khiến cho các nhà phê bình văn học đã so sánh ông với Guy de Maupassant, là nhà văn danh tiếng người Pháp. Ông đã viết văn vào thời kỳ mà các nhà văn thực nghiệm mới
https://thuviensach.vn
(experimental modernists) như William Faulkner, Thomas Mann, James Joyce và Virginia Woolf đang được đại chúng chú ý và được các nhà phê bình văn học ca ngợi.
Khi viết ra các tiểu thuyết hư cấu, Somerset Maugham có khuynh hướng đồng tính luyến ái (homosexual), đã mô tả các người đàn bà hấp dẫn như các đối thủ tình dục (sexual rivals) theo một cách khác biệt với các tác giả danh tiếng đương thời. Các người đàn bà trong các tác phẩm như "Liza của Lambeth" (Liza of Lambeth),"Bánh Ngọt và Rượu Bia" (Cakes and Ale), "Cạnh sắc của dao cạo" (The Razor's Edge)... là những người thích thú tình dục mà không quan tâm tới kết quả.
Sự mô tả về thích thú tình dục (sexual appetites) của Somerset Maugham đã không được các địa phương mà ông từng đi qua du lịch chấp nhận, bởi vì ông đã không lên án các thói xấu của những nhân vật mô tả trong các vở kịch hay các tiểu thuyết hư cấu. Vào năm 1938, Somerset Maugham đã có lần thú nhận rằng "lỗi tại tôi, bởi vì tôi đã không bị xúc động bởi các tội lỗi của họ trừ khi họ ảnh hưởng tới cá nhân tôi".
Nhiều người đồng ý rằng tác phẩm chính của Somerset Maugham là cuốn "Về Cảnh Nô Lệ của Con Người" (Of Human Bondage). Đây là cuốn tiểu thuyết tự thuật (an auto biographical novel) trong đó nhân vật chính Philip Carey có đời sống giống như tác giả, đã bị mồ côi và được một ông bác nhân từ nuôi dưỡng.
Các truyện ngắn được nhiều người đọc ghi nhớ nhất là về đời sống cô đơn của các người thuộc địa phương tây (Western colonists), phần lớn là người Anh, tại vùng Viễn Đông và các truyện tiêu biểu gồm "Mưa" (Rain),"Vết Chân trong Rừng Nhiệt Đới" (Footprints in the Jungle) và "Nơi Tạm Cư " (The Outstation)...
Somerset Maugham đã nói rằng nhiều truyện ngắn của ông là do ông được nghe kể lại trong các chuyến đi du lịch, trong các
https://thuviensach.vn
vùng ngoại vi của Đế Quốc Anh. Là một trong các nhà văn viết về du lịch quan trọng nhất trong các năm giữa hai cuộc Thế Chiến, ông đã sáng tác nhiều truyện liên quan tới các hành trình qua các xứ Miến Điện, Thái Lan, Cam Bốt, Việt Nam, Trung Hoa...
Somerset Maugham là nhịp cầu nối các nhà văn thuộc trường phái cổ điển, truyền thống, như Christopher Marlowe, Ben Johnson và Daniel Defoe, với các nhà văn hiện đại như Graham Greene, John Le Carré, John Dickson Carr, Alec Waugh và Ted Allbeury.
Vào năm 1947, Somerset lập ra Giải Thưởng Somerset Maugham (the Somerset Maugham Award) để trao tặng cho nhà văn gốc Anh nào dưới 35 tuổi có truyện xuất bản vào năm vừa qua. Các người lãnh giải danh tiếng gồm Kingsley Amis và Thom Gunn.
Trước khi qua đời vào ngày 16/12/1965 tại Nice, nước Pháp, nhà văn Somerset Maugham đã ủy tặng các tác quyền cho Quỹ Văn Học Hoàng Gia (The Royal Literary Fund).
Một số ít nhà văn sau này đã ca ngợi Somerset Maugham, gồm có Anthony Burgess, là người đã mô tả chân dung hư cấu của Somerset Maugham trong cuốn tiểu thuyết "Các Sức Mạnh Trần Thế" (Earthly Powers) và nhà văn George Orwell cũng xác nhận rằng lối hành văn của ông chịu ảnh hưởng của Somerset Maugham.
3. Tác Phẩm
•Lisa của miền Lambeth (Liza of Lambeth, 1897). •Định Hướng (Orientations, 1899).
•Bà Craddock (Mrs. Craddock, 1902).
•Một người đàn ông danh dự (A Man of Honour, 1903). •Áo phủ ngoài của ông Giám Mục (The Bishop's Apron, 1906). •Người làm trò quỷ thuật (The Magician, 1908).
https://thuviensach.vn
•Penelope, 1909.
•Bà Frederick (Lady Frederick, 1912).
•Jack Straw, 1912.
•Bà Dot (Mrs. Dot, 1912).
•Về Cảnh Nô Lệ của Con Người (Of Human Bondage, 1915), quay thành phim năm 1934: đạo diễn John Cromwell, năm 1946: đạo diễn Edmund Goldig, năm 1964: đạo diễn Henry Hathaway, Ken Hughes.
•Mặt Trăng và Sáu Xu (The Moon and Sixpence, 1919), quay thành phim năm 1943: đạo diễn Albert Lewin.
•Vòng Tròn (The Circle, 1921), quay thành phim năm 1925: đạo diễn Frank Borzage.
•Sadie Thompson, 1921, quay thành phim năm 1928: đạo diễn Raoul Walsh, tài tử Gloria Swanson, Lionel Barrymore; Sade/ Miss Sadie Thompson, 1953), đạo diễn Curtis Bernhardt, tài tử Rita Hayworth và Mel Ferrer.
•Rung rinh cành lá (The Trembling of a Leaf, 1921). •Phía đông của Kênh Suez (East of Suez, 1922), quay thành phim năm 1925, đạo diễn Raoul Walsh.
•Trên bức màn Trung Hoa (On Chinese Screen, 1922). •Our Better, 1923, quay thành phim năm 1933, đạo diễn George Cukor.
•Bức màn có vẽ hình (The Painted Veil, 1925), quay thành phim năm 1934, đạo diễn Richard Bolesslawski.
•Người vợ không đổi (The Constant Wife, 1925).
•Cây Casuarina (The Casuarina Tree, 1926).
•Bức Thư (The Letter, 1927), quay thành phim năm 1940, đạo diễn William Wyler.
•Ngọn Lửa Thiêng (The Sacred Flame, 1928), quay thành phim Quyền Sống (The Right to Live) năm 1935, đạo diễn William Keighley.
https://thuviensach.vn
•Ashenden, 1928, quay thành phim Nhân Viên Mật Vụ (Secret Agen) năm 1936, đạo diễn Alfred Hitchcock, tài tử John Gielgud, Madeleine Carroll, Peter Lorre, Robert Young, Percy Marmont.
•Kẻ Kiếm Sống (The Breadwinner, 1930).
•Bánh Ngọt và Rượu Bia (Cakes and ale, 1930).
•Người đầu tiên số ít (First Person Singular, 1931). •Mưa (Rain, 1932), đạo diễn Lewis Milestone, tài tử Joan Crawford, Walter Huston.
•Sưu tập các vở kịch (Collected Plays, 1931-34).
•Góc Hẹp (The Narrow Corner, 1932).
•Về Dịch Vụ Thuê (For Services Rented, 1932).
•Sưu tập các vở kịch (Collected Plays, 1933).
•Sheppey, 1933.
•Ah King, 1933.
•Thế Giới (Cosmopolitans, 1936).
•Rạp Hát (The Theatre, 1937), quay thành phim năm 2004, đạo diễn Istvan Szabo, tài tử Annette Bening, Jeremy Irons, Shaun Evans.
•Tóm Lược (The Summing Up, 1938).
•Ngày Nghỉ Giáng Sinh (Christmas Holiday, 1939), quay thành phim năm 1944, đạo diễn Robert Siodmark. •Hợp Chất như trước kia (The Mixture as Before, 1940). •Lên từ Biệt Thự (Up at the Villa, 1941), quay thành phim năm 2000, đạo diễn Philip Haas, tài tử Kristin Scott Thomas, Sean Penn.
•Hoàn toàn cá nhân (Strictly Personal, 1941).
•Giờ trước Rạng Đông (The Hour before the Dawn, 1942). •Cạnh Sắc của Dao Cạo (The Razor's Edge, 1944), quay thành phim năm 1946: đạo diễn Edmund Goulding, năm 1948: đạo diễn John Byrum, tài tử Bill Murray, Theresa Russel và Denholm Elliott.
https://thuviensach.vn
•Trước Kia và Ngày Nay (Then and Now, 1946).
•Sinh vật của hoàn cảnh (Creatures of Circumstances, 1947). •Catalina, 1948.
•Sổ Ghi của Nhà Văn (A Writer's Notebook, 1949). •Các Truyện Ngắn Toàn Tập (The Complete Short Stories, 1951).
•Tâm Trạng Lang Thang (The Vagrant Mood, 1952). •Các Tiểu Thuyết Tuyển Chọn (Selected Novels, 1953). •10 Tiểu Thuyết và các Tác Giả (Ten Novels and Their Authors, 1954).
•Xa và Rộng (Far and Wide, 1955).
•Các Truyện Ngắn Hạng Nhất (Best Short Stories, 1957). •Các Quan Điểm (Points of View, 1958).
•Nhìn Lại (Looking Back, 1962).
•17 Truyện Thất Lạc (Seventeen Lost Stories, 1969). •Người Lữ Khách (A Traveller in Romance, 1984). ★★★
https://thuviensach.vn
Cô Gái Bất Khuất
Thằng Hans trở vào nhà bếp. Ông già bị hắn đánh vẫn còn nằm trên nền nhà, mặt đầy máu me và đang rên siết. Bà già lưng tựa vào tường, đôi mắt kinh hãi, nhìn tròng trọc vào thằng Willi, bạn hắn. Thấy hắn trở vào, bà giật mình run cầm cập và khóc lớn, tức tưởi. Willi đang ngồi cạnh chiếc bàn, khau súng lục trong tay và ly rượu chát đã vơi quá nửa để bên cạnh. Thằng Hans đi thẳng đến trước chiếc bàn, rót một ly rượu đầy và nốc ực một cái hết sạch.
— Sao trông mày thiểu não thế? - Willi mỉm cười hỏi hắn. Mặt thằng Hans dính đầy máu và người ta có thể thấy rõ những vết quào cấu của năm móng tay nhọn. Hắn đưa tay sờ nhẹ lên má, nói:
— Nó muốn quào nát mặt tao ra mày ơi! Con chó cái! Tao phải xức tăng-ti-dót vào mới được. Nhưng bây giờ thì nó nằm yên rồi. Mày làm tiếp theo đi!
— Không biết có nên không? Chiều tối rồi chúng ta sẽ về trễ mất.
— Đừng có ngốc! Mày có phải là một thằng đàn ông không? Về trễ thì đã sao? Chúng ta đi lạc đường mà!
Trời hãy còn sáng. Ánh trời chiều xuyên qua cửa sổ nhà bếp của nông trại.
Willi do dự một lúc. Hắn, người nhỏ thó, mặt ốm và nước da ngâm đen, một họa sĩ vẽ kiểu áo trước khi vào quân đội Đức. Hắn không muốn thằng Hans cho hắn là đàn bà. Hắn đứng dậy đi ra phía cửa mà thằng Hans đã đi vào. Bà già, đoán biết ý định của hắn, thét lên và chồm dậy.
— Không được! Không được đâu! - Bà la lớn.
https://thuviensach.vn
Hans bước một bước tới trước mặt bà già, nắm hai vai và xô mạnh ra phía sau. Bà già lảo đảo và té xuống. Hắn nắm khẩu súng lục của thằng Willi, gầm gừ bằng tiếng Pháp với giọng Đức:
— Đứng yên cả hai người!
Hắn hất hàm ra phía cửa:
— Đi đi! Tao canh chừng bọn chúng cho mày.
Thằng Willi đi ra, nhưng một lát lại trở vào, nói:
— Con nhỏ bất tỉnh!
— Thì đã sao?
— Tao chịu thôi. Không tốt!
— Thật ngốc! Mày chính là vậy đó. Ein Weibeden. Đồ đàn bà! Thằng Willi đỏ bừng mặt, nói:
— Chúng ta nên đi về cho rồi.
Thằng Hans nhún vai, vẻ khinh bỉ.
— Để tao làm nốt chai rượu chát này rồi cũng về. Hắn nghe thư thái trong người, và nếu được thong dong ngơi nghỉ như thế này thì khoái lắm. Hắn đi công tác từ sáng sớm, và sau nhiều giờ ngồi trên chiếc xe máy dầu, chân tay hắn ê ẩm. Cũng may là hắn không còn phải đi xa nữa, chỉ đến Soissons thôi trong khoảng mười hay mười lăm cây số ngàn. Hắn tự hỏi không biết đêm nay hắn có được may mắn kiếm ra một cái giường ngủ không. Dĩ nhiên những sự việc vừa rồi sẽ không xảy ra nếu cái con thiếu nữ ấy không ngu ngốc đến thế! Hắn và Willi, hai đứa đi lạc đường. Chúng đón một người nông phu đang làm ruộng để hỏi và lão ta đã chỉ bậy. Chúng đi vào một con đường song song ở bên cạnh, đến một nông trại, dừng lại để hỏi đường. Chúng hỏi một cách lễ phép, vì đã có lệnh là phải đối xử tử tế với dân chúng Pháp, khi họ tỏ ra đứng đắn, biết điều. Một cô gái ra mở cửa và nói cô không biết đường đến Soissons. Vì vậy, chúng đẩy cửa đi vào. Một bà già - thằng Hans đoán là mẹ cô gái - chỉ cho chúng. Ba người trong nhà, ông
https://thuviensach.vn
già chủ nông trại, bà vợ và cô con gái, vừa ăn cơm tối xong, một chai rượu chát còn để trên bàn. Chai rượu nhắc cho thằng Hans là hắn đang khát cháy cổ. Trời thì nóng bức, mà từ trưa đến giờ, hắn không có đến một giọt nước nào vào miệng. Hắn hỏi mua một chai rượu chát, Willi nói thêm là chúng nó sẽ trả tiền khá. Willi là một thằng con trai hiền lành. Dù sao chúng cũng là những kẻ thắng trận. Bộ đội Pháp ở đâu? Đã chạy dài hết cả rồi! Còn quân Anh thì bỏ lại hết mọi thứ ở sau lưng, lén lút trốn về đảo như những con thỏ đế. Những kẻ chiến thắng muốn lấy gì thì lấy, chứ sao? Thằng Willi đã làm việc hai năm cho một tiệm may ở Paris. Hắn nói tiếng Pháp thông thạo, vì vậy hắn được giao phó cho cái công tác đi dò đường, nhưng hắn không thấy thích. Thực là một điều chẳng hay ho gì cho một người Đức khi phải sống chung đụng với người Pháp, một dân tộc đang xuống dốc.
Bà vợ ông chủ nông trại đặt hai chai rượu chát lên bàn. Willi lấy trong túi ra hai mươi phật-lăng đưa cho bà ta, bà không nói lấy một tiếng cám ơn nào. Thằng Hans nói tiếng Pháp không giỏi như thằng Willi, nhưng hắn cũng làm cho người ta hiểu được, vì hai đứa thường nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp. Willi sửa cho hắn khi hắn nói sai. Willi giúp ích cho hắn như vậy, nên hắn kết bạn với Willi, và hắn cũng biết rằng Willi phục hắn. Willi phục hắn vì hắn cao lớn, lưng dài vai rộng, vì hắn có đầu tóc dợn sóng rất đẹp và hai mắt xanh. Hắn không bao giờ bỏ lỡ cơ hội để luyện tiếng Pháp, và hiện giờ hắn cũng đang tập nói đây, nhưng ba người Pháp trong nhà này không thích bắt chuyện với hắn. Hắn kể cho họ nghe hắn cũng là con nhà nông, và khi hết giặc, hắn sẽ trở về với đồng áng. Hắn được gia đình gửi đến học ở Munich, vì mẹ hắn muốn hắn đi vào ngành kinh doanh, nhưng hắn không thích, nên sau khi học xong bực trung học, hắn đi vào trường Cao đẳng Canh Nông.
https://thuviensach.vn
— Các người đến đây để hỏi đường, và bây giờ đã biết rồi, thì hãy uống hết rượu mà đi đi chứ!
Hắn nhìn cô gái đã nói ra câu ấy, cô gái mà từ khi mới vào đến giờ, hắn chỉ nhìn sơ qua. Cô ta không đẹp nhưng có đôi mắt hạt huyền và sóng mũi thẳng, da mặt trắng xanh. Cô ta ăn mặc thô sơ, giản dị, nhưng có một vẻ gì hình như không phản ảnh đúng con người thật của cô. Một vẻ cao quý phảng phất ở nơi cô. Từ khi chiến tranh bùng nổ, hắn thường nghe bạn bè nói về thiếu nữ Pháp. Họ có một vẻ riêng biệt mà thiếu nữ Đức không có. Thằng Willi nói đó là cái “chíc”, nhưng khi hắn hỏi nó muốn nói gì khi dùng chữ ấy, thằng Willi chỉ biết trả lời: “Mày phải thấy mới hiểu được!” Dĩ nhiên hắn cũng có nghe nhiều người khác nói rằng gái Pháp ham tiền vụ lợi, và cứng như đá. Được rồi, bọn hắn sẽ được ở lại Paris trong một tuần lễ, và hắn sẽ tự khám phá ra điều ấy. Nghe nói Bộ chỉ huy đã sắp đặt nhà cửa cho bọn chúng đến ở rồi.
— Mày nốc hết ly rượu đi mà về. - Willi nói.
Nhưng thằng Hans cảm thấy khoan khoái trong người và không muốn bị hối thúc. Hắn nói với cô gái:
— Cô không có vẻ gì là con gái nhà nông cả!
— Thế thì đã sao? - Cô gái trả lời. Bà mẹ nói xen vào, như khoe:
— Nó là nữ giáo viên!
— Thế thì chắc cô có một trình độ giáo dục khá vững. Cô gái nhún vai. Nhưng trong lúc cao hứng, hắn tiếp tục xổ tiếng Pháp, một thứ tiếng Pháp rất tồi:
— Cô phải hiểu, những gì đã xảy ra thực là may mắn cho dân tộc Pháp. Chúng tôi không tuyên chiến. Chính các người tuyên chiến với chúng tôi. Và bây giờ chúng tôi sẽ làm cho nước Pháp thành một nước chỉnh đốn, đàng hoàng. Chúng tôi sẽ lập lại trật tự. Chúng tôi sẽ tập cho các người biết làm việc. Chúng tôi sẽ dạy cho các người sự vâng lời và kỷ luật.
https://thuviensach.vn
Cô gái siết chặt nắm tay, nhìn hắn, mắt đen nháy hận thù. Nhưng cô vẫn im lặng.
— Mày say rồi, Hans ơi! - Willi nói bằng tiếng Đức. — Tao tỉnh táo như quan tòa. Tao giảng cho chúng nó biết sự thật và tốt hơn là chúng nó nên hiểu như thế.
Cô gái nói lớn, vì không thể tự chế lâu hơn nữa:
— Bạn mày nó nói đúng đó! Mày say rồi. Đi ra đi! Đi ra! — Ủa, cô hiểu tiếng Đức sao? Được rồi, tôi sẽ đi. Nhưng cô phải cho tôi một cái hôn trước đã.
Nàng thối lui một bước để tránh nó, nhưng nó đã nắm được cổ tay nàng.
— Ba, ba! - Nàng kêu cứu.
Người cha chồm tới trước thằng Hans. Hans buông nàng ra, đấm một quả đấm như búa bổ vào mặt ông già. Ông ta ngã quỵ xuống nền nhà. Rồi, không để cho nàng kịp chạy trốn, hắn ôm lấy nàng. Nàng tát một tát vào mặt hắn. Hắn cười gằn, hung dữ:
— À, ra mày đối xử như vậy đó mỗi khi một quân nhân Đức muốn hôn mày! Mày sẽ phải trả đắt giá!
Hắn dùng sức mạnh khóa chặt hai cánh tay nàng và đẩy ra phía cửa. Bà mẹ nhào vào, nắm áo hắn cố kéo hắn ra. Một tay hắn siết chặt lấy nàng, và tay kia, hắn đẩy mạnh bà mẹ một cái. Bà lảo đảo ngã ngửa vào tường.
— Hans! Hans! - Thằng Willi la lớn.
— Mày câm cái mõn mày lại! Quỷ đánh thánh vật mày! Hắn lấy tay bịt miệng không cho nàng kêu cứu và mang ra khỏi phòng.
Đó là những sự việc vừa xảy ra, và bạn có thể bảo rằng nàng đã gây lấy vạ vào mình. Nếu nàng không tát tai hắn, nếu nàng cho hắn một cái hôn như hắn đòi hỏi, thì hắn đã đi rồi...
Hắn ném một cái nhìn xuống ông già, vẫn còn nằm nguyên ở chỗ mà hắn đã đánh ngã ông hồi nãy. Hắn cố làm nghiêm để khỏi bật cười khi nhìn thấy cái vẻ mặt khôi hài của ông ta. Rồi
https://thuviensach.vn
hắn nhìn bà già đang ngồi co rúm người lại ở bên tường, một thoáng cười hiện ra trong đôi mắt hắn: bà ta lo sợ sẽ đến lượt bà ta chắc? Làm gì có chuyện đó!
Hắn nhớ đến một câu ngạn ngữ Pháp: “C’est le premier pas qui coûte”[1]! Có gì đâu mà phải khóc lóc, bà già? Trước sau gì rồi cũng phải có một lần như vậy trong đời người đàn bà. Hắn rút chiếc ví tiền ở túi quần sau.
— Đây, một trăm phật-lăng để cho cô bé ấy mua một bộ áo quần mới khác. Bộ áo quần kia rách tươm hết rồi! Hắn để tờ giấy bạc trên bàn và đội chiếc mũ sắt lên đầu: — Đi mày!
Bọn chúng đóng sầm cửa sau lưng chúng, nhảy lên xe máy dầu. Bà mẹ đi sang phòng khách. Cô con gái bà vẫn còn nằm ở trên đi-văng. Nàng vẫn nằm như vậy, từ khi hắn rời nàng, và khóc thật bi thảm.
Ba tháng sau, thằng Hans lại có dịp trở lại Soissons. Hắn đã vào Paris với đạo quân chiến thắng và đã cởi xe máy dầu đi qua Khải hoàn môn. Với bộ đội, hắn đã tiến tới đầu tiên ở Tours và sau đến Bordeaux. Hắn thấy không có đánh đấm gì bao nhiêu cả. Những người lính Pháp mà hắn gặp đều là những tù binh. Chiến trận chỉ là một đám hội lớn, một cuộc vui chơi, mà hắn chưa bao giờ tưởng tượng đến. Sau ngày đình chiến ở mặt trận Pháp, hắn được ở Paris một tháng. Hắn gởi về cho gia đình hắn ở Bavias những tấm ảnh phong cảnh và nhiều vật kỷ niệm. Willi, nhờ biết rõ thủ đô Pháp như lòng bàn tay, được ở lại đó. Còn hắn và phần còn lại của đơn vị hắn phải trở lại Soissons để nhập vào lưc lượng đang chiếm đóng tại đó. Soissons là một thị trấn nhỏ đẹp, và hắn được đồn trú rất thoải mái ở đó: Đầy đủ thức ăn, và sâm banh thì một chai tính theo tiền Đức, chưa tới một đồng “mark”. Khi hắn được lịnh trở lại đó, hắn nghĩ sẽ là một sự thích thú nếu hắn đến thăm lại cô gái kia. Hắn sắm sẵn
https://thuviensach.vn
một đôi vớ lụa làm quà tặng để tỏ ra hắn không có ác cảm gì với cô ta. Hắn đã từng đi qua địa phương này rồi, nên hắn nghĩ hắn sẽ tìm lại được cái nông trại ấy không khó khăn lắm.
Thế rồi một buổi chiều, rảnh việc, hắn bỏ đôi vớ vào túi và leo lên xe máy dầu. Trời về thu rất đẹp, vài gợn mây thoáng hiện trên cao. Và thực là duyên dáng, cái vùng thoai thoải đồi núi như sóng dợn mà hắn đang lướt qua trên chiếc xe máy dầu của hắn. Mặc dù đã vào tháng chín, cảnh vật vẫn còn khô ráo, và cho đến những cây bạch dương rì rào không biết mệt cũng không báo hiệu là mùa hè đã qua. Hắn quẹo lộn một ngỏ quẹo. Tuy thế chỉ trong khoảng nửa giờ là hắn đã đến nơi. Một con chó lai chồm lên sủa khi hắn tiến đến cửa. Hắn không gõ cửa, nhưng nắm chốt vặn và bước vào. Cô gái đang ngồi gọt khoai tây ở trên bàn. Cô đứng phắt dậy khi thấy có người mặc quân phục đi vào.
— Ông muốn gì?
Nhưng khi nhận ra hắn, cô lùi về phía tường, tay nắm chặt con dao con:
— Thì ra là mày! Cochon!
— Đừng sợ hãi. Tôi không xúc phạm đến cô đâu. Cô thấy không, tôi đến biếu cô một đôi vớ lụa đây!
— Đem nó đi, và mày cũng đi luôn!
— Đừng có dại! Bỏ con dao xuống. Nếu cô tỏ ra hung hăng thì cô chỉ làm thiệt hại cho cô thôi. Cô đừng sợ gì tôi hết! — Tao không sợ mày đâu!
Nàng để rơi con dao xuống nên nhà. Hắn bỏ nón sắt ra và ngồi xuống. Hắn duỗi chân khoèo con dao về phía hắn. — Tôi có thể gọt khoai dùm cô không?
Nàng không trả lời. Hắn cúi xuống lượm con dao và lấy một củ khoai trong bát ra gọt. Nàng đứng sát vào tường, nhìn hắn, nét mặt đanh lại, đôi mắt thù hằn. Hắn mỉm cười với nàng, tỏ vẻ thân thiện:
https://thuviensach.vn
— Tại sao cô có vẻ giận dữ như vây? Tôi có làm thiệt hại gì cho cô nhiều đâu? Hôm ấy tôi bị khích động, chúng tôi đều bị khích động như vậy cả. Người ta nói nào là quân đội Pháp vô địch, nào là phòng tuyến Maginot kiên cố...
Hắn chấm câu bằng một cái cười mỉm.
— Và rượu làm choáng váng đầu óc tôi. Đáng lẽ cô còn mang tai họa nhiều hơn nữa kìa... Nhiều đàn bà bảo rằng tôi không phải là một thằng xấu trai.
Nàng khinh bỉ nhìn hắn từ đầu đến chân.
— Đi ra khỏi chỗ náy!
— Không, tôi chỉ ra khi nào tôi muốn!
— Nếu không đi ra, ba tao sẽ đến Soissons thưa với ông Tướng chỉ huy mày!
— Ông cứ đi thưa thử xem! Có lịnh cho chúng tôi làm bạn với dân chúng. Tên cô là gì?
— Không ăn chung gì đến mày!
Mặt nàng đỏ bừng, và cơn giận làm mắt nàng nảy lửa. Hắn thấy nàng đẹp duyên dáng hơn lần đầu hắn gặp. Hắn cho hắn đã không quá vô duyên. Nàng có một vẻ trang nhã làm người ta liên tưởng đến một thị dân hơn là một người nhà quê. Hắn nhớ rằng mẹ nàng bảo nàng là một giáo viên. Nhận thấy nàng đoan trang, có học thức, hắn lại càng thích trêu chọc. Hắn cảm thấy khỏe mạnh, sung sức. Hắn đưa tay lên vuốt mái tóc quăn màu vàng nhạt của hắn và khúc khích cười khi nghĩ rằng nhiều cô gái có lẽ sẽ sung sướng chụp lấy cơ hội may mắn mà cô ta đã gặp. Da mặt sạm nắng của hắn làm đôi mắt hắn càng thêm xanh biẽc.
— Ba má cô đi đâu?
— Làm ruộng ở ngoài đồng!
— Tôi đang đói. Đem cho tôi một miếng bánh mì, một lát phô-mát và một ly rượu chát. Tôi trả tiền đàng hoàng. Nàng bật lên một tiếng cười khan:
https://thuviensach.vn
— Chúng tao không thấy một miếng phô-mát đã ba tháng nay. Còn bánh mì thì vừa đủ để khỏi chết đói. Người Pháp cách đây một năm, bắt hết lừa ngựa của chúng tao, và bây giờ bọn Đức chúng mày vơ vét tất cả bò heo, gà vịt...
— Nhưng họ lấy thì họ trả tiền!
— Chúng tao có thể ăn đưrợc những tờ giấy vô giá trị mà bọn mày trả cho chúng tao không?
Bỗng nàng ứa nước mắt.
— Gia đình cô ăn không đủ no sao?
— Ồ không đâu! Chúng tao ăn sang như vua, nào khoai tây, nào bánh mì, nào củ cải, nào xà lách. Ngày mai, ba tao sẽ đi lên Soissons để xem có thể mua được một ít thịt ngựa không đấy!
— Này cô, tôi không phải là người xấu bụng. Tôi sẽ đem biếu cô phô-mát, có thể một ít thịt dăm-bông nữa!
— Tao không thèm lấy những thứ mày cho đâu. Thà tao chết đói, chứ không bao giờ đụng đến những thức ăn mà chính bọn mày, bọn chó má, đã ăn cướp của chúng tao!
Hắn vẫn trả lời vui vẻ:
— Rồi hãy xem!
Hắn đội nón sắt lên, đứng dậy bước ra ngoài, sau khi chào bằng tiếng Pháp:
— Au revoir, mademoiselle! (Chào tạm biệt cô)
***
Hẳn không thể tự do cởi xe chạy rông khắp nơi mà phải đợi dịp được sai phái đi công tác mới trở lại nông trại lần nữa. Nghĩa là mười ngày sau.
Hẳn bước vào một cách không kèn không trống như lần trước, và lần này hắn gặp hai vợ chồng ông chủ trại ở nhà bếp. Lúc ấy vào khoảng đứng bóng. Bà vợ đang khuấy một nồi gì ở trên bếp. Người chồng ngồi ở bên bàn. Họ đưa mắt nhìn hắn, không có vẻ gì là ngạc nhiên hết. Cô gái chắc đã nói cho họ biết sự viếng thăm của hắn. Họ giữ im lặng. Bà vợ vẫn tiếp tục nấu
https://thuviensach.vn
nướng, ông chồng, vẻ bực bội hiện lên mắt, ngồi nhìn xuống tấm khăn bàn bằng vải dầu. Nhưng phải cần nhiều hơn thế nữa mới có thể xua tan được cái vui tánh của thằng Hans.
— Bonjour la compagnie[2]. Tôi đem đến biếu ông bà một ít quà đây.
Hắn mở cái gói hắn mang theo, lấy ra một miếng phô-mát “bruyère” khá lớn, một khoanh thịt heo và hai hộp cá mòi. Bà vợ xây lại, và hắn mỉm cười khi nhìn thấy một tia sáng thèm khát trong đôi mắt bà. Ông chồng nhìn các thức ăn một cách khó chịu, bực tức. Hắn nở một nụ cười tươi, nói với ông:
— Tôi rất tiếc, chúng ta đã có sự hiểu lầm, lần đầu tiên tôi đến đây. Nhưng hôm ấy đáng lẽ ông không nên can thiệp vào... Ngay lúc ấy, cô gái đi vào.
— Mày làm gì ở đây?
Nàng hỏi một cách nghiêm khắc. Chợt nhìn thấy những vật thực mà hắn đem đến, nàng lùa lại một đống và ném trả lại cho hắn:
— Đem đi đi!
Nhưng bà mẹ chạy xông tới, rầy nàng:
— Annette, mày điên à?
— Tôi không thể nhận đồ của hắn cho.
— Đây là những vật thực của chúng ta mà bọn chúng đã cướp giựt. Mày nhìn kỹ những hộp cá mòi xem. Đó là cả mòi Bordeaux!
Bà nhặt nhũng thức ăn lên. Thằng Hans nhìn cô gái với vẻ chế diễu trong đôi mắt xanh nhạt.
— Annette là tên cô phải không? Một cái tên đẹp. Tại sao cô không cho ba má cô lấy một chút ít vật thực? Cô bảo rằng cô không có phô-mát đã ba tháng kia mà! Tôi không thể kiếm được thịt dăm-bông. Tôi chỉ cố gắng đến thế thôi!
https://thuviensach.vn
Bà mẹ nắm miếng thịt heo trong hai tay và giữ chặt vào lòng. Bạn có cảm tưởng như bà muốn ôm nó mà hôn. Hai hàng nước mắt chảy dài trên má Annette. Nàng rên rỉ:
— Thực quá xấu hổ!
— Ồ, có gì là xấu hổ trong miếng phô-mát và miếng thịt heo! Thắng Hans ngồi xuống ghế và đốt một điếu thuốc hút. Hắn đưa bao thuốc cho ông già. Ông ta ngập ngừng một chốc, nhưng sự cám dỗ quá mạnh, ông rút một điếu, rồi đưa trả bao thuốc cho hắn.
— Bác giữ lấy mà dùng. Tôi có thể mua bao khác dễ dàng! Hắn hít một hơi dài rồi phì khói ra hai lỗ mũi. Hắn nói: — Tại sao chúng ta lại không thể thân thiện vói nhau? Sự việc
đã lỡ ra rồi thì cũng không thể làm sao được nữa. Chiến tranh là chiến tranh, và bác cũng hiểu tôi muốn nói gì. Tôi biết cô Annette là người có học thức, và tôi mong cô đừng nghĩ xấu cho tôi. Có lẽ chúng tôi còn đóng tại Soissons trong một thời gian nữa, thỉnh thoảng tôi có thể đem biếu hai bác và cô Annette một ít vật dụng để gọi là giúp đỡ gia đình trong cơn ngặt nghèo. Bác biết không, chúng tôi cố gắng gây thiện cảm với dân chúng trong thị trấn, nhưng họ không muốn như vậy. Cho đến nỗi họ không thèm nhìn đến chúng tôi, mỗi khi chúng tôi gặp họ ngoài đường phố. Dù sao sự việc đã xảy ra lần trước khi tôi đến đây với thằng Willi cũng là một sự rủi ro. Hai bác và cô Annette đừng sợ tôi. Tôi trọng nể Annette như em gái tôi vậy!
— Tại sao mày muốn đến đây? Tại sao mày không thể để cho chúng tao yên? - Annette hỏi.
Hắn cũng không biết tại sao. Hắn không thích thổ lộ rằng hắn mong muốn một chút tình người. Sự thù hằn ngấm ngầm vây quanh bọn hắn ở Soissons làm cho tinh thần căng thẳng, đến nỗi có khi hắn muốn đi thẳng đến trước mặt người dân Pháp đã nhìn hắn một cách như không đếm xỉa đến hắn, và quật ngã anh ta. Và có khi hắn lại hị khích động đến gần muốn
https://thuviensach.vn
khóc. Nếu có một nơi nào hắn được tiếp đón niềm nở thì quý hóa biết bao! Hắn đã nói thật khi bảo rằng hắn không thèm muốn Annette. Nàng không phải là hạng đàn bà mà hắn mơ tưởng. Hắn thích những phụ nữ có thân hình cao lớn, ngực đầy, mắt xanh và tóc vàng như hắn; hắn thích những người mập mạp, mạnh khỏe. Cái vẻ thanh nhã mà hắn không thể giải thích được ấy, cái mũi thon nhỏ ấy, đôi mắt đen và khuôn mặt dài ấy - tất cả người nàng có một cái gì làm cho hắn e dè. Vì thế, nếu hắn không bị khích động bởi những chiến thắng của quân đội Đức và đồng thời không mỏi mệt đến thế, nếu hắn không uống đầy một bụng rượu trong khi đang đói, thì hắn đã không đi quá trớn đến nỗi làm cái việc hắn đã làm đối với nàng.
Hôm đó, hắn đã để lại những thức ăn ở nông trại, và hắn đoán chắc hai ông bà già ấy đã ngốn ngấu hết cả rồi. Hắn tự hỏi không biết Annette có cùng ăn không. Hắn cũng sẽ không lấy gì làm ngạc nhiên nếu hắn có thể khám phá ra rằng sau khi hắn xây lưng ra về, cô ta cũng ngồi vào chia phần với mấy người kia. Bọn Pháp ấy mà! Làm sao chúng cưỡng nổi những mối lợi thâu vào mà không hao công tốn của gì hết? Bọn chúng yếu ớt và xuống dốc quá rồi. Cô ta ghét hắn, vâng ghét lắm, nhưng thịt heo vẫn là thịt heo và phô-mát vẫn là phô-mát. Hắn thường nghĩ đến cô ta, và sự thù ghét của cô ta trở thành một sự thách thức, một sự trêu chọc đối với hắn. Hắn quen được đàn bà ưa thích. Hắn nghĩ thực hài hước biết bao, nếu một ngày nào đó, cô ta đâm ra mê hắn. Hắn là người đàn ông thứ nhất đến trong đời cô ta; và hắn thường nghe bọn sinh viên ở Munich bàn tán với nhau bên cạnh những cốc bia rằng người đàn bà chỉ yêu người đàn ông mà họ đã ăn nằm lần đầu tiên. Và sau đó, tình yêu tự nhiên đến. Khi hắn đã nhất quyết theo đuổi một cô gái nào, hắn chưa bao giờ thất bại. Hắn mỉm cười với hắn, và một lóe ranh mảnh hiện lên trong mắt hắn.
https://thuviensach.vn
Thế rồi hơn hai tuần lễ sau hắn mới được dịp đến nông trại lại. Hắn đã kiếm được phô-mát và bơ, đường, và một hộp xúc xích, một ít cà phê, và hắn chở tất cả lên xe máy dầu. Nhưng lần này hắn không gặp Annette. Nàng và ông thân đang bận làm việc ngoài đồng. Chỉ có bà già đang đứng giữa sân. Mắt bà sáng lên khi nhìn thấy gói đồ hắn đem theo. Bà dẫn hắn vào nhà bếp. Tay bà rung rung khi mở giây buộc gỏi đồ, và bà rớm nước mắt khi nhìn thấy các thức ăn.
— Anh thực tốt quá!
— Tôi có thể ngồi xuống đây không bà?
Hắn hỏi một cách lễ phép.
— Dĩ nhiên! Mời anh ngồi.
Bà nhìn qua cửa sổ; thằng Hans đoán là bà muốn biết chắc Annette chưa về đến.
— Tôi mời anh một ly rượu chát nhé?
— Được vậy thì quý hóa quá!
Hắn có đủ tinh khôn để nhận thấy rằng sự thèm khát nhũng thức ăn đã làm cho bà ta, nếu không trở thành thân thiện với hắn, ít ra cũng mong muốn đối xử với hắn một cách tử tế. Cái nhìn ra ngoài cửa sổ của bà chứng tỏ rằng bà đã đồng lõa với hắn. Hắn hỏi:
— Bác có thích thịt heo không?
— Thịt heo thì quả tuyệt!
— Lần sau tôi cố gắng đem đến cho bác. Annette có thích không?
— Nó không hề đụng đến những gì anh đã để lại. Nó nói thà chết đói còn hơn!
— Dại thực!
— Tôi cũng nói với nó như vậy đó. Tôi nói có đồ ăn mà mày không ăn thì cũng uổng.
Hai người nói chuyện có vẻ tương đắc lắm. Hắn được biết, bà tên là bà Périer. Hắn hỏi bà còn có con cái gì nữa không! Bà thở
https://thuviensach.vn
dài. Không! Hai ông bà có một trai, nhưng bị động viên từ khi chiến tranh mới bùng nổ. Và hắn đã chết. Không phải bị giết, mà là bị sưng màng phổi, và chết ở bịnh viện Nancy. — Tôi xin chia buồn với bác!
— Có lẽ như vậy mà hay cho nó hơn là nếu nó còn sống đến bây giờ. Tánh khí nó giống con Annette như đúc. Nó không thể chịu đựng được cái nhục nhã của bại trận...
Bà thở ra và tiếp:
— Anh ạ, người Pháp chúng tôi đã bị phản bội!
— Bác nói đúng đấy! Tại sao người Pháp lại đi chiến đấu cho người Ba Lan làm gì? Họ là gì đối với người Pháp mới được chứ? — Phải rồi, nếu chúng tôi để cho ông Hitler của các anh lấy Ba Lan, có lẽ ông ta để cho chúng tôi yên rồi!
Thằng Hans đứng đậy ra về. Hắn hẹn sẽ trở lại trong một ngày rất gần.
— Tôi sẽ không quên đem thịt heo đến!
***
Thế rồi hắn được may mắn thay đổi công tác. Mỗi tuần hắn được sai phái đi đến một thị xã ở vùng lân cận đó hai lần. Vì vậy, hắn có nhiều cơ hội để đi đến nông trại hơn. Và mỗi lần đến, hắn không quên mang theo quà tặng. Nhưng hắn không tiến thêm được bước nào đối với Annette. Để gây cảm tình với nàng, hắn dùng những mánh khóe mà người ta thường dùng đối với đàn bà, nhưng chúng chỉ làm trò cười cho nàng. Nàng mím môi và nghiêm khắc nhìn hắn với vẻ khinh bỉ như nhìn một vật dơ bẩn. Hơn một lần nàng làm cho hắn tức giận đến nỗi muốn nắm hai vai nàng mà day cho đến chết. Một hôm hắn thấy nàng ngồi một mình. Hắn đến gần, nàng đứng dậy định đi. Hắn chận lại.
— Cô đứng lại! Tôi muốn nói với cô một câu chuyện. — Nói đi! Tao là một con đàn bà yếu đuối và thiếu tự vệ.
https://thuviensach.vn
— Điều tôi muốn nói là thế này. Theo những điều tôi được biết thì có lẽ tôi còn đóng ở đây lâu. Tình thế mỗi ngày sẽ mỗi khó khăn đối với dân Pháp. Tôi có thể giúp đỡ được gia đình cô. Tại sao cô lại không tỏ ra biết điều như ba má cô đối với tôi?
Đúng là ông già Périer đã chịu hắn. Bạn chưa thể bảo rằng ông ta đã thân thiện với hắn, vâng ông vẫn đối xử với hắn lạnh nhạt, nhưng lịch sự. Đã có lần ông nhờ hắn mua thuốc lá, và khi hắn từ chối nhận tiền ông trả, ông đã cám ơn hắn. Ông thích nghe hắn cho biết tin tức ở Soissons, và ông mừng rỡ vồ lấy những tờ báo hắn đem đến cho ông. Là con nhà nông, hắn nói chuyện về đồng áng một cách sành sỏi. Nông trại của gia đình hắn thuộc vào loại khá tốt, không lớn cũng không nhỏ, có đầy đủ nước nhờ một con suối chảy ngang, có nhiều cây cối, có đất trồng trọt tốt và có cả đồng cỏ để nuôi gia súc. Hắn cảm thông và chạnh lòng trắc ẩn khi nghe ông lão than thở vì không có nhân công, không có phân bón, kho dự trữ của ông mỗi ngày mỗi vơi dần, và sự nghiệp của ông sẽ đi dần đến sụp đổ.
— Mày hỏi vì sao tao không có thể tỏ ra biết điều như ba má tao hả?
Nàng hỏi lại hắn, rồi kéo áo lên, đưa bụng cho hắn xem. Hắn không tin được đôi mắt hắn! Điều hắn vừa thấy làm cho hắn rúng động cả tâm hồn. Máu dồn lên hai má hắn.
— Cô có thai?
Nàng ngồi sụp xuống ghế. Úp mặt trong hai tay, nức nở khóc, khóc như tan nát cả con tim.
— Xấu hổ như thế đó! Nhục nhã như thế đó!
Hắn chồm tới, định ôm cô gái trong hai tay hắn.
— Em! Em yêu quý của anh!
Nhưng nàng đứng phắt dậy, đẩy hắn ra:
— Đừng đụng vào người tao. Đi đi! Đi đi! Mày làm cho tao chưa đủ khổ rồi sao?
Nàng chạy thoát ra khỏi phòng.
https://thuviensach.vn
Hắn đợi mấy phút cho đầu óc bớt choáng váng. Hắn chạy xe chầm chầm trở lại Soissons, đầu óc quay cuồng, và khi hắn lên giường nằm, trong suốt mấy tiếng đồng hồ hắn không sao nhắm mắt được. Hắn không thể nghĩ điều gì khác ngoài Annette và cái bụng của nàng. Thực là cảm động không chịu nổi, cái hình ảnh nàng ngồi gục đầu khóc thảm thiết bên cạnh chiếc bàn. Đúng là nàng có thai với hắn. Hắn đang mơ màng thiu thỉu ngủ, bỗng giựt mình thức dậy, mắt mở thao láo một lần nữa vì một sự việc đột ngột vừa xảy đến trong hắn, đột ngột như một phát súng. Hắn yêu nàng! Đó là một sư bất ngờ, một sự chấn động mà hắn không thể đương cự nổi. Tất nhiên trước kia hắn đã nghĩ đến nàng nhiều, nhưng chưa bao giờ như cách ấy. Hắn thường nghĩ sẽ buồn cười biết bao nếu hắn làm cho nàng mê hắn, sẽ là một chiến thắng vẻ vang biết bao nếu với thời gian, nàng sẽ tự hiến dâng cho hắn những gì mà hắn đã phải chiếm đoạt bằng vũ lực. Nhưng từ trước đến nay bao giờ trong đầu óc hắn cũng cho rằng nàng đối với hắn cũng chỉ là một người đàn bà như bao nhiêu người đàn bà khác. Nàng không phải là cái “típ” đàn bà mà hắn thích. Nàng cũng không đẹp lắm. Có gì đặc biệt ở nơi nàng đâu? Thế mà sao hôm nay bỗng chốc hắn lại có một cảm giác kỳ quặc như vậy? Cảm giác ấy không phải là một khoái cảm, mà là một xót đau. Nhưng hắn hiểu rõ cái thứ tình cảm ấy lắm. Đó là tình yêu. Và tình yêu ấy làm cho hắn cảm thấy sung sướng, sung sướng hơn bao giờ cả trong đời hắn. Hắn mong muốn được ôm ấp nàng trong hai tay, nâng niu nàng, hôn hít đôi mắt sầu thương của nàng. Hắn nghĩ hắn không thèm muốn nàng như một người đàn ông thèm muốn một người đàn bà, hắn chỉ mong đươc an ủi, vỗ về nàng được nàng mỉm cười với hắn - Thực lạ lùng, hắn chưa bao giờ thấy nàng cười. Hắn mong được thấy đôi mắt xinh đẹp của nàng chứa đầy trìu mến đối với hắn.
https://thuviensach.vn
Đã ba ngày, hắn không thể rời Soissons. Ba ngày và ba đêm dài dằng dặc, hắn chỉ nghỉ đến nàng và đứa con nàng mang trong bụng. Rồi hắn được dịp đến nông trại. Hắn mong được gặp riêng bà Périer và thực may cho hắn, hắn đã gặp bà trên đường về nhà. Bà đi nhặt củi trong rừng và đang đi trở về với một bó củi lớn trên lưng. Hắn dừng xe gắn máy. Hắn thừa biết cái vẻ thân mật của bà đối với hắn chỉ là do gói vật thực mà hắn mang theo, nhưng hắn cũng chẳng cần bận tâm đến. Miễn sao bà đối xử với hắn nhã nhặn là được rồi, và điều ấy bà sẵn sàng làm cho đến bao giờ bà có thể rúc rỉa đều đều ở nơi hắn những thứ cần thiết. Hắn nói hắn có câu chuvện cần nói với bà và bảo bà để bó củi xuống. Bà làm theo lời yêu cầu của hắn. Trời hôm ấy có nhiều mây xám nhưng không lạnh. Hắn nói:
— Tôi đã biết về chuyện của Annette!
Bà nhìn sững hắn.
— Làm sao anh biết được? Hắn nhất quyết không cho anh biết mà.
— Annette nói với tôi rồi!
— Cái việc anh làm tối hôm đó thực là một kỳ công. - Bà mỉa mai.
— Tôi đâu có ngờ. Tại sao bác không cho tôi biết sớm hơn? Bà bắt đầu kể câu chuvện đã xảy ra, với một vẻ không có gì là cay đắng chua chát, cũng không có ý trách móc hắn, mà như đó là một tai bay vạ gió, như con bò cái chết trong lúc sanh đẻ, cái băng giá sắt buốt của mùa xuân làm héo khô cây trái và phá hoại mùa màng, như một tai ách mà loài người phải đón nhận một cách kiên nhẫn và khiêm cung. Sau cái đêm khủng khiếp ấy, Annette nằm liệt giường liệt chiếu mấy ngày liền với một cơn sốt cao độ. Hai ông bà tưởng nàng phát điên. Nàng đã thét la hàng giờ không dứt. Quanh vùng không có một y sĩ nào hết. Viên y sĩ trong làng đã bị động viên. Ngay ở thị trấn Soissons cũng chỉ còn lại hai bác sĩ già và dù cho có phương tiện để đi
https://thuviensach.vn
mời, họ cũng không làm sao đến nông trại được, vì đã có lịnh cấm không cho họ đi ra khỏi thị trấn. Khi cơn sốt hạ, Annete vẫn còn ốm không sao dậy được, và khi khỏi bịnh người nàng ốm xanh xao trông thực tội nghiệp. Sự khích động thực khủng khiếp! Một tháng qua, rồi thêm một tháng qua nữa, nàng không cảm thấy có gì khác, nên không để ý. Nàng thường vẫn có kinh nguyệt không đều. Chính bà Périer là người trước tiên lo ngại có điều không ổn, nên đã gặn hỏi Annette, cả hai mẹ con đều sợ hãi, nhưng chưa thấy có gì chắc chắn, và họ cũng không cho ông Périer biết. Qua tháng thứ ba, họ không thể nghi ngờ gì nữa. Annette đã có thai!
Gia đình họ có một chiếc xe xi-trô-en cũ mà trước chiến tranh, bà Périer mỗi tuần hai lần, chở nông sản lên chợ Soissons bán, nhưng từ khi Đức chiếm đóng, họ không có gì để bán cho xứng đáng một vòng xe. Mà xăng thì gần như không thể kiếm ra. Nhưng lần này họ phải dùng đến nó để đi lên thị trấn. Những xe hơi họ gặp toàn là xe nhà binh. Lính Đức đi cà rởn lòng dòng đến chỗ này chỗ nọ. Trên các đường phố, đầy những phù hiệu Đức. Trước các công thự, những bản Tuyên ngôn, bố cáo viết bằng tiếng Pháp, và ở phía dưới là chữ ký của vị sĩ quan chỉ huy Đức. Nhiều tiệm đóng cửa. Họ đến phòng mạch của một bác sĩ già họ quen biết. Bác sĩ xác nhận những điều mà họ nghi ngờ. Nhưng ông ta là một tín đồ Công giáo thuần thành nên không thể giúp họ phá thai. Thấy họ khóc lóc van nài, ông nhún vai:
— Cảnh ngộ của các bà đâu phải là một trường hợp riêng lẻ. Il faut souffrir![3]
Họ cũng quen biết với vị bác sĩ thứ hai và họ đến tìm ông ta. Họ bấm chuông, nhưng hồi lâu không có ai trả lời. Cuối cùng cánh cửa mở, một người đàn bà vận đồ đen, vẻ mặt buồn bã hiện ra. Nhưng khi họ bảo muốn gặp bác sĩ thì bà ta bật lên
https://thuviensach.vn
tiếng khóc. Bác sĩ đã bị người Đức bắt, vì là một hội viên hội Tam điểm, và hiện đang bị giữ làm con tin. Một trái bom nổ trong quán cà phê mà các sĩ quan Đức thường lui tới, làm hai người chết và nhiều người bị thương. Nếu thủ phạm không bị giao nạp cho nhà cầm quyền trước thời gian ấn định, bác sĩ sẽ bị bắn. Người đàn bà trông rất hiền hâu, và bà Périer nói cho bà biết nỗi lo buồn của họ.
“Bọn chó má!”
Bà buột miệng thốt ra như vậy. Rồi nhìn Annette với vẻ thương xót, bà tiếp:
“Thực khổ cho con gái tôi!”
Bà cho họ địa chỉ của một cô mụ ở trong thị trấn và dặn họ nói là do bà giới thiệu đến. Cô mụ cho họ một ít thuốc. Nhưng thuốc công phạt đến nỗi làm cho Annette tưởng gần chết, chứ không có hiệu quả gì hết. Annette bụng mỗi ngày một lớn.
Đó là câu chuyện bà Périer kể cho thằng Hans nghe. Hắn đứng im lìm một hồi rồi nói:
— Ngày mai là chúa nhựt, tôi được nghỉ. Tôi sẽ trở lại và chúng ta bàn đến chuyện ấy. Tôi sẽ đem đến vài món quà thực tuyệt.
— Chúng tôi thiếu kim may. Anh có thể kiếm cho vài cây không?
— Tôi sẽ cố gắng!
Bà đặt bỏ củi lên lưng, ì ạch lần từng bước trên đường về nhà. Thằng Hans quay trở lại Soissons.
Hôm sau hắn không dám đi xe mô tô mà thuê xe đạp để đi. Hắn buộc gói đồ ăn phía sau xe. Gói đồ lần này lớn hơn những lần trước, vì có cả chai sâm banh ở trong nữa. Hắn đến nông trại vào khoảng gần tối, vì biết chắc giờ đó mọi người đã nghỉ việc trở về nhà rồi. Hắn bước vào. Không khí trong nhà bếp thật ấm cúng. Bà Périer đang làm bếp, chồng bà đang đọc báo Paris soir. Annette đang ngồi đan tấc.
https://thuviensach.vn
— Bác ạ, tôi có đem biếu bác mấy cây kim may nữa đây. Hắn nói trong khi mở gói đồ và xây lại phía Anneite. — Tao không cần gì hết.
— Không cần? - Hắn mỉm cười với nàng và tiếp - Cần chuẩn bị cho đứa bé chứ!
— Annette, anh ấy nói đúng đó. Chúng ta thiếu đủ mọi thứ. Trong khi bà nói, Annette vẫn không nhìn lên khỏi chiếc tấc đang đan. Đôi mắt thèm khát của bà Périer lục soát gói đồ. Bà thốt lên:
— Một chai sâm banh!
Thằng Hans tỏ ra hân hoan. Hắn nói:
— Bây giờ tôi xin giải thích vì sao tôi đem chai sâm banh. Tôi đã có dụng ý.
Hắn do dự một chốc rồi kéo ghế ngồi xuống trước mặt Annette:
— Tôi không biết bắt đầu sao đây. Annette à, tôi rất ân hận về sự việc tôi đã làm tối hôm ấy. Thực ra không phải lỗi tại tôi mà là vì hoàn cảnh thúc đẩy. Annette có thể tha thứ cho tôi không? Nàng ném vào hắn một cái nhìn thù hận:
— Không bao giờ! Tại sao mày không để cho tao yên? Mày phá hại cả đời tao chưa đủ sao?
— Điều ấy đúng, tôi công nhận. Đáng lẽ tôi không nên đeo đuổi theo Annette nữa. Nhưng khi được biết Annette sắp có con, tôi lấy làm sung sướng lắm. Sự thể bây giờ đã thay đổi khác. Tôi thật lấy làm kiêu hãnh...
— Mày kiêu hãnh? - Nàng chồm tới trước mặt hắn, hỏi. — Tôi muốn Annette giữ lấy đứa bé, Annette ạ! Tôi sẽ sung sướng lắm nếu Annette không ruồng bỏ nó.
— Làm sao mày dám nói như vậy?
— Annette hãy nghe tôi nói đã. Từ khi biết được tin ấy, tôi không còn nghĩ gì khác. Chiẽn tranh sẽ chấm dứt trong sáu tháng nữa. Chúng tôi sẽ bắt bọn Anh quỳ gối đầu hàng trong
https://thuviensach.vn
mùa xuân. Bọn chúng hết còn bám víu vào một may mắn nào nữa. Và tôi sẽ giải ngũ, cưới Annette.
— Mày cưới tao? Vì sao?
Mặt hắn đỏ bừng dưới làn da sạm nắng. Hắn không đủ can đảm để nói lên điều ấy bằng tiếng Pháp. Vì vậy hắn nói bằng tiếng Đức, vì biết nàng có thể hiểu được:
— Ich liebe dich.
— Hắn nói gì vậy? - Bà Périer hỏi con.
— Hắn nói hắn yêu tôi!
Annette ngả đầu ra phía sau, và phát lên một tràng cười chát chúa. Tiếng cười càng lúc càng lớn, nàng không thể dừng được và nước mắt chảy ràn rụa từ hai mắt nàng. Bà Périer vả bép bép vào hai má nàng, nói với thằng Hans:
— Anh đừng để ý gì cả. Cơn động kinh! Anh đã biết tình trạng của nó mà!
Annette giật nẩy mình, rồi dần dần trở lại bình tĩnh. Thằng Hans nói:
— Tôi đem chai sâm-banh để chúng ta làm lễ đính hôn. — Cái điều chua chát nhất của chúng ta, - Nàng nói trổng - là đã bị đánh bại bởi cái bọn ngu xuẩn, cái bọn ngu xuẩn như thằng này!
Thằng Hans lại tiếp tục nói tiếng Đức.
— Tôi không ngờ tôi đã yêu Annette cho đến ngày tôi khám phá ra rằng Annette đã có thai. Điều ấy nó đến với tôi đột ngột như một tiếng sét, nhưng tôi nghĩ tôi đã yêu Annette từ lâu. — Nó nói gì vậy? - Bà Périer hỏi.
— Chẳng có gì quan trọng. Nhảm nhí cả!
Hắn trở lại nói tiếng pháp, vì muốn cho ba má Annette cùng nghe những điều hắn nói:
— Đáng lẽ tôi làm lễ cưới ngay. Nhưng ba má tôi có lẽ sẽ không chịu để cho tôi làm như vậy. Đừng tưởng tôi là con số
https://thuviensach.vn
không nhé. Ba tôi làm ăn phát đạt. Gia đình tôi được làng nước trọng nể. Tôi là con trai lớn và được nuông chiều đủ mọi thứ. — Anh có phải là Công giáo không? - Bà Périer hỏi. — Vâng, tôi là Công giáo!
— Như vậy cũng là một điều đáng kể!
— Miền chúng tôi ở là một miền xinh đẹp, đất tốt. Từ Munich đến Innsbruck không đâu đất đai phì nhiêu bằng ruộng vườn của gia đình tôi. Ông nội tôi tạo mãi cái gia tài ấy sau trận chiến tranh 1870. Nhà chúng tôi có xe hơi, có máy thu thanh và có cả điện thoại nữa.
Annette xây lại nói với cha, vẻ đầy mai mỉa:
— Ba ạ! Cậu công tử này có lẽ là người lịch sự, tao nhã nhất thế giới đó!
Nàng nhìn chòng chọc vào hắn nói:
— Có lẽ đó là một địa vị rất tốt đẹp cho tao, một cô gái ngoại quốc đem từ cái xứ bị xâm chiếm về với một đứa con hoang không hôn thú! Nó cho tao một cơ hội quý báu để chụp lấy hạnh phúc phải không? Thực là dip may hiếm có, ngàn năm một thở!
Ông già Périer, một người ít nói, nói với hắn:
— Không! Tôi không chối cãi là anh đã có một cử chỉ đẹp. Tôi có tham gia trận thế chiến trước, và tất cả chúng tôi đều có những hành động mà có lẽ trong thời bình không bao giờ chúng tôi làm. Nhân tính là nhân tính, không làm sao được! Nhưng bây giờ con trai tôi đã chết, chúng tôi chỉ còn có một mình con Annette. Chúng tôi không thể để cho nó đi xa được!
— Tôi có nghĩ đến điều đó, - Hắn trả lời - và tôi đã có cách giải quyết. Tôi sẽ ở lại đây.
Annette nhìn hắn một cái nhìn chớp nhoáng.
— Anh muốn nói sao? - Bà Périer hỏi.
— Tôi còn có một đứa em trai. Hắn có thể ở nhà và giúp đỡ ba tôi. Tôi yêu cái xứ sở này. Với nghị lực và sáng kiến, người ta có thể biến đổi cái nông trại này thành một nông trại tốt. Sau
https://thuviensach.vn
chiến tranh, một số đông người Đức sẽ ở lại lập nghiệp ở đây. Điều có thể biết chắc chắn là dân Pháp sẽ không có đủ người để khai thác đất đai. Hôm vừa rồi ở Soissons có một người đã diễn thuyết nói cho chúng tôi biết như vậy. Ông ta bảo rằng một phần ba ruộng nương sẽ bị bỏ hoang vì thiếu nhân công!
Hai ông bà Périer trao đổi cho nhau những cái nhìn. Annette biết họ đã bị lung lay. Điều họ mong ước từ khi thằng con trai chết là có một thằng rể to lớn khỏe mạnh để có thể nối nghiệp họ khi họ trở về già, không còn làm được gì ngoài những việc lặt vặt trong nhà. Bà Périer lên tiếng trước:
— Nếu như vậy thì lại khác. Đây là một đề nghị cần xét lại. — Má câm cái miệng má lại đi!
Nàng nói một cách cộc lốc. Rồi chồm tới trước, nàng nhìn người lính Đức với đôi mắt đỏ lửa, nói một hơi:
— Tao đã được hứa hôn với một nhà giáo dạy trường Nam ở một thị xã mà tao cùng dạy. Chúng tôi định làm lễ thành hôn sau chiến tranh. Anh ta không mạnh khỏe to lớn như mày cũng không đẹp trai. Anh nhỏ con và mảnh khảnh, vẻ đẹp độc nhất ở anh là trí thông minh, trí thông minh bừng sáng nơi mặt ảnh. Sức mạnh độc nhất ở ảnh là sự cao thượng của tâm hồn. Anh ta không phải là một thằng dã man mọi rợ. Ảnh là một người văn minh. Ảnh có một ngàn năm văn hiến ở sau ảnh. Tao yêu anh ta. Yêu với tất cả con tim, yêu với tất cả tâm hồn!
Vẻ mặt thằng Hans sa sầm thiểu não. Chưa bao giờ hắn nghĩ rằng Annette đã có người yêu.
— Bây giờ anh ta ở đâu?
— Mày thử đoán ảnh ở đâu! Ở nước Đức của mày! Bị cầm tù và đang chết đói. Đang chết đói trong khi bọn mày ăn hết mầu mỡ của đất nước tao. Bao nhiêu lần rồi, tao đã bảo là tao thù ghét mày. Mày yêu cầu tao tha thứ cho mày? Không bao giờ! Mày phải đền tội. Thằng ngốc!
https://thuviensach.vn
Nàng ngả đầu ra phía sau, vẻ đau xót không nguôi hiện lên khuôn mặt nàng. Nàng tiếp:
— Tan nát hết cả rồi! Đã đành ảnh sẽ tha thứ cho tao. Ảnh hiền lành lắm. Nhưng tao bị dày vò vì cái ý nghĩ rằng một ngày nào đó, sự nghi ngờ sẽ len lỏi vào lòng ảnh mà cho rằng: có lẽ tao không bị cưỡng hiếp, có lẽ tao đã tự hiến cho mày vì bơ sữa, vì phô-mát, bít tấc lụa... Ừ, không lẽ chỉ có riêng tao lại khác? Và cuộc đời của chúng ta sẽ ra sao với một đứa con ở giữa, một đứa con của mày, một đứa con Đức! To lớn như mày. Trời! Vì sao tôi lại phải đau khổ đến thế này?
Nàng đứng dậy và biến khỏi nhà bếp. Ba người còn lại ngồi im lặng một phút. Thằng Hans buồn rầu nhìn chai sâm banh. Hắn thở dài và đứng dậy. Khi hắn đi ra ngoài bà Périer đi theo hắn. Bà hỏi nhỏ hắn:
— Có phải anh muốn nói anh muốn cưới nó không? — Vâng, đúng như vậy. Tôi yêu Anette.
— Và anh không đem nó đi xa? Anh sẽ ở lại đây và làm việc cho nông trại?
— Tôi hứa với bác như vây.
— Dĩ nhiên ông già của Annette không sống mãi được. Ở gia đình anh, thì anh còn chia gia tài cho em anh, còn ở đây, anh không chia cho ai cả!
— Cũng có như vậy.
— Chúng tôi không bao giờ bằng lòng cho con Annette lấy ông giáo ấy, nhưng khi thằng con trai tôi còn sống, hắn nói nếu con Annette muốn lấy ông giáo, thì tại sao không cho nó làm theo ý nó. Mà con Annette thì say mê ông giáo như chết. Nhưng bây giờ con trai tôi đã qua đời, tình thế lại đổi khác. Dù cho con Annette có muốn, nó cũng không làm sao đảm đương nổi một mình cái nông trại này.
— Thực đáng tiếc, nếu phải bán cho người khác. Tôi hiểu rõ tình cảm của nhà nông đối với ruộng đất của họ làm.
https://thuviensach.vn
Hai người đi ra đến ngoài đường. Bà già bắt tay hắn, siết mạnh một cái, nói:
— Anh trở lại sớm nhé!
Thằng Hans biết bà đã dứng về phía hắn. Ý nghĩ ấy an ủi hắn trên đường trở về Soissons. Hắn buồn phiền khi nghĩ đến Annette đã có người yêu. Nhưng cũng may, thằng cha ấy hiện đang bị tù, và cũng còn lâu lắm, hắn mới có thể được thả về. Trong khi ấy thì có thể đứa con đã ra đời, cô ả có thể sẽ thay đổi. Đối với đàn bà, bạn khó có thể nói gì trước lắm. Như ở trong làng hắn, có một bà say mê chồng đến đỗi trở thành một trò cười cho thiên hạ, nhưng từ khi có đứa con đầu, bà không làm sao chịu đựng nổi cái bóng dáng của đức lang quân. Ừ! Đã vậy, thì tại sao cái trường họp trái ngược lại không thể xảy ra? Và bây giờ hắn đã đề nghị cưới nàng thì nàng phải thấy rõ hắn là hạng người đứng đắn chứ? Trời! Thực là cảm động chết được khi nàng nhìn với cái đầu ngả lui đàng sau! Và sao nàng nói hay thế? Lời lẽ thực tuyệt! Một nữ kịch sĩ trên sân khấu cũng không thể diễn xuất hay hơn thế, mà lại tự nhiên nữa chứ! Bạn phải công nhận điều này, là bọn Pháp nó biết nói chuyện. Chà! Cô ả thực khôn ngoan lanh lợi. Cho đến khi cô chửi hắn với cái lưỡi chua chát của cô, hắn nghe cũng vẫn thấy khoái. Trình độ giáo dục của hắn đâu phải tồi, thế mà hắn không làm sao theo cô kịp. Văn hóa! Đó chính là văn hóa mà cô ả đã hấp thụ được.
Còn mình là một con lừa! Hắn nói lớn trong khi đạp xe trên đường về. Nàng có bảo rằng hắn to lớn, mạnh khỏe và đẹp trai. Nàng có nói ra như vậy chăng, nếu những điều ấy đối vói nàng không có nghĩa lý gì cả. Và nàng cũng có nói đến đứa con sẽ có đầu tóc đẹp như hắn, đôi mắt xanh như mắt hắn. Nếu màu da hắn không gây cho nàng một ấn tượng nào đó, thì nàng nói ra làm gì chứ? Hắn mỉm cười: “Miễn là mình có đủ thời giờ. Hãy kiên nhẫn, và để cho thời gian làm việc”.
https://thuviensach.vn
Mấy tuần trôi qua. Viên sĩ quan chỉ huy ở Soissons là một người có tuổi, dễ dãi, và với mục đích để dùng vào mùa xuân tới, ông ta không bắt bộ đội dưới quyền ông phải làm việc nhọc nhằn. Báo chí Đức cho họ biết rằng Anh quốc đang bị tê liệt, chìm đắm dưới những trận mưa bom của không quân Đức, và dân chúng đang sống trong kinh hoàng. Tàu lặn Đức đánh đắm vô số tầu Anh, và cả nước đang đói. Cách mạng thế nào cũng bùng nổ. Trước mùa hè sang năm, chiến tranh sẽ chấm dứt và người Đức sẽ làm bá chủ hoàn cầu. Thằng Hans viết thư về nhà cho cha mẹ biết hắn sắp làm lễ cưởi với một thiếu nữ Pháp, và với cô ta, cả một cái nông trại xinh xắn nữa. Hắn đề nghị với em trai hắn đi vay tiền để mua lại cái phần gia tài của hắn, như vậy hắn sẽ nới rộng nông trại của hắn ở đây bằng cách mua thêm đất ruộng, sẽ rẻ như bèo nhờ chiến tranh và hối xuất cao của đồng mark so với đồng phật-lăng. Hắn đi quan sát nông trại với ông Périer. Ông già im lặng nghe hắn trình bày ý kiến của hắn: cái nông trại cần phải được tu bổ lại, và vì hắn là người Đức, hắn sẽ hưởng được nhiều ưu tiên, cái máy kéo đã quá cũ, hắn sẽ mua một cái máy mới đem từ Đức sang, và mua thêm một cái máy cày nữa. Muốn cho đất ruộng có nhiều hoa mầu, bạn phải biết lợi dụng những phát minh tân kỳ. Sau đó, bà Périer kể lại cho hắn nghe rằng chồng bà khen hắn không phải là một thanh niên tồi và cũng biết được nhiều chuyện. Bây giờ bà đã rất thân thiện với hắn và bắt hắn ở lại ăn cơm trưa với gia đình bà trong những ngày chủ nhật. Bà đổi tên hắn ra tiếng Pháp là Jean. Hắn luôn luôn sẵn sàng giúp một tay trong mọi việc. Trong lúc Annette mỗi ngày mỗi bớt làm việc nặng nhọc, có được một người đàn ông đảm đang như hắn ở trong nhà, cũng là một điều quá may mắn.
Annette vẫn còn giữ nguyên ác cảm với hắn. Không bao giờ nàng nói chuyện với hắn trừ khi phải trả lời những câu hỏi thẳng của hắn, nhưng khi có dịp, nàng rút lui ngay vào phòng
https://thuviensach.vn
riêng. Những lúc trời quá lạnh, không thể ở trong phòng được, nàng xuống nhà bếp ngồi cạnh lò lửa, đan may hay đọc sách, hoàn toàn không để ý đến hắn, làm như không thấy có hắn ở đấy. Sức khỏe của nàng bây giờ thực dồi dào. Màu hồng ửng lên đôi má nàng, và trong mắt thằng Hans, nàng trông thực đẹp. Càng gần ngày sinh nở, dáng điệu nàng lại có một vẻ đài các kỳ lạ, và mỗi khi đắm đuối nhìn nàng, lòng hắn lại rộn ràng vui sướng.
Rồi một hôm, trên đường đến nông trại hắn nhìn thấy bà Périer đứng bên đường ra hiệu cho hắn dừng lại. Hắn hãm xe thiếu điều đứt thắng.
— Tôi đợi anh suõt một giờ đồng hồ rồi đó. Tôi tưởng anh không đến. Anh nên trở về đi. Pierre chết rồi!
— Pierre là ai?
— Pierre Gavin. Ông giáo mà con Annette định lấy làm chồng ấy mà!
Tim thằng Hans nhảy vọt lên. Thực là may mắn! Từ nay hắn có hy vọng nhiều rồi.
— Annette có đau khổ lắm không?
— Nó không khóc lấy một tiếng. Nhưng khi tôi cố an ủi nó, nó lại mắng nhiết tôi. Nếu nó thấy bóng anh hôm nay, có thể nó sẽ đâm anh một dao lút cán!
— Đâu phải lỗi tại tôi nếu anh ta chết? Bác nghe nói thế nào? — Một người bạn hắn, cũng ở tù bên ấy, thoát qua được bên Thụy Sĩ, gởi thư về cho con Annette. Chúng tôi nhận được thư hồi sáng này. Nguyên là có một cuộc nổi loạn trong nhà giam, vì tù nhân không được cho ăn đầy đủ. Những người cầm đầu đều bị bắn. Pierre là một trong những người ấy.
Thằng Hans không nói gì, nhưng hắn nghĩ sự trừng phạt ấy dạy cho người ta biết khôn ra. Bọn chúng tưởng trại giam là khách sạn Ritz chắc?
https://thuviensach.vn
— Anh hãy đợi ít hôm cho nó trở lại bình tĩnh đã. Khi nó nguôi nguôi, tôi sẽ nói hơn thiệt với nó. Tôi sẽ viết thư tin cho anh biết ngày nào anh có thể trở lại được.
— Như thế cũng được. Bác ráng nói giúp vào cho tôi, bác nhé! — Anh cứ tin tôi đi. Ông nhà tôi và tôi thì đã bằng lòng rồi đó. Chúng tôi thường bàn luận với nhau về chuyện ấy. Chúng tôi đi đến kết luận là: không thể làm gì khác hơn là phải chấp nhận hoàn cảnh, ông nhà tôi không phải khờ khạo đâu, ông thường nói: điều hay nhất cho nước Pháp hiện nay là sự hợp tác. Và xét cho cùng, thì tôi cũng không ghét bỏ gì anh. Tôi cũng không cần tự hỏi nếu anh làm chồng con Annette thì có tốt hơn ông giáo kia không. Với đứa bé ra đời, thế là mọi việc đều yên. — Tôi muốn nó là con trai.
— Thì chắc chắn là con trai rồi đó. Tôi thấy rõ điều ấy trong bã cà phê và trong khi bói bài. Mỗi lần, câu trả lời đều là con trai. — À, tôi quên mất! Đây, có mấy tờ báo gởi cho bác trai đây. Hắn nói trong khi quay xe và sắp leo lên. Hắn rút ba tờ báo Paris-soir đưa cho bà. Tối nào ông già Périer cũng đọc báo. Báo nói rằng nước Pháp cần phải thực tế và chấp nhận trật tự mới mà Hitler đang sắp đặt cho Âu Châu. Báo nói rằng tiềm thủy đỉnh Đức đang quét sạch biển cả. Báo nói rằng Bộ tham mưu tối cao đang thảo hoạch các chi tiết cuối cùng cho cuộc đổ bộ để bắt Anh quốc phải quỳ gối đầu hàng. Báo nói rằng người Mỹ thiếu chuẩn bị, quá nhu nhược và quá chia rẽ để có thể đến cứu nước Anh. Báo nói rằng nước Pháp nên chụp lấy cơ hội trời cho mà cộng tác với Đức Quốc xã để chiếm lấy cái địa vị danh dự trong một Âu châu mới. Và đâu phải người Đức đã viết ra tất cả những điều ấy, mà chính là người Pháp. Ông Périer gục gặt đầu tán thành khi đọc thấy nói giai cấp tài phiệt và bọn Do Thái cần phải bị tiêu diệt và người dân nghèo ở Pháp, cuối cùng phải đứng lên tự nắm lấy vận mệnh của mình. Họ nói thực đúng! Những tác giả thông thái cho rằng nước Pháp là một nước căn
https://thuviensach.vn
bản nông nghiệp, và cái xương sống của nó là những người nông dân cần cù. Thực tuyệt! Đó mới thực là biết suy nghĩ. Mười ngày sau khi được tin Pierre Gavin chết, một hôm sau bữa cơm tối, bà Périer sắp đặt trước với chồng, nói với Aenette: — Tao có viết thư cho thằng Jean mấy hôm rồi, bảo hắn ngày mai đến đây!
— Cám ơn má đã báo cho biết trước. Ngày mai tôi sẽ ở lại trong phòng!
— Sao lạ vậy? Mày phải ra chứ! Đừng có điên khùng nữa. Mày phải thực tế một chút. Bây giờ thằng Pierre đâu còn nữa. Thắng Jean yêu mày, muốn cưới mày. Nó là một thằng đảm đang, lanh lợi, xinh trai, đứa con gái nào lấy nó chắc cũng sẽ kiêu hãnh lắm đó. Làm sao chúng ta có thể tạo lập nông trại lại được, nếu không có sự giúp sức của hắn? Hắn sắp xuất tiền ra mua một cái máy kéo và một cái máy cày đấy. Cái gì qua rồi mày nên để cho nó qua!
— Mả đừng nói hao hơi vô ích. Trước kia tôi đã tự làm việc để nuôi sống, thì bây giờ tôi cũng tự nuôi sống được. Tôi thù ghét hắn. Tôi ghét cái tánh khoe khoang và phách lối của hắn. Tôi có thể giết hắn được, nhưng cái chết của hắn cũng chưa làm cho tôi thỏa dạ. Tôi muốn hành hạ hắn như hắn đã hành hạ tôi. Tôi nghĩ rằng, tôi sẽ chết sung sướng nếu tôi có thể tìm ra cách gì để làm tổn thương hắn như hắn đã làm tổn thương tôi.
— Mày điên quá rồi con ơi!
— Má mày nói đúng đó, Annette ạ, - Ông Périer nói - chúng ta đã thất trận, chúng ta phải chấp nhận hậu quả của nó. Chúng ta phải cố gắng thu xếp một cách có lợi với những kẻ chiến thắng. Dân ta khôn ngoan tài trí hơn họ, và nếu chúng ta biết xử dụng những lá bài của chúng ta một cách khôn khéo thì chúng ta lại sẽ vượt lên hàng đầu. Nước Pháp đã suy đồi quá rồi, vì sự phá hoại của bọn tài phiệt và bọn Do Thái. Mày đọc báo đi, rồi sẽ thấy rõ như vậy!
https://thuviensach.vn
— Ba tưởng tôi tin một câu, một chữ nào trong các tờ báo ấy chắc? Ba có tự hỏi tại sao hắn lại đem tờ bảo ấy cho ba đọc, nếu tờ báo không bị bọn Đức mua? Bọn phản quốc! Cả một bọn phản quốc đã viết trong đó. Lạy Chúa cho tôi sống để nhìn thấy bọn chúng bị quốc dân xé xác ra từng mảnh. Tất cả cái bọn ấy điều bị mua, bị mua hết - bị mua bằng tiền Đức. Bọn chó má!
Bà Périer cũng nổi nóng. Bà nói:
— Tại sao mày chống đối, thù hiềm thằng ấy dữ vậy? Hắn hiếp mày - đúng! Nhưng là vì hắn say. Cái chuyện đàn bà bị hiếp đâu phải là lần đầu tiên, mà cũng không phải là lần cuối cùng. Hắn đánh ba mày hộc máu mồm máu mũi, mà ba mày có thù hiềm gì hắn đâu?
— Sự việc ấy thực không vui vẻ gì, nhưng ba cũng đã cho qua! Annette phá lên cười chua chát:
— Đáng lẽ ba nên làm ông cố đạo. Ba tha thứ cho nhũng kẻ làm hại ba với một tinh thần đúng là của Chúa Ki-tô. — Như vậy thì có gì là bậy? - Bà Périer hỏi một cách giận dữ! - Thằng Jean đã không làm đủ mọi cách để chuộc lại lỗi lầm của hắn đó sao? Ở đâu, ba mày có thể kiếm ra được thuốc hút trong mấy tháng nay, nếu thằng ấy không đem đến? Nếu chúng ta chưa chết đói cũng là nhờ hắn!
— Nếu má mà còn một chút tự hào, nếu má còn có một ý niệm về liêm sỉ, thì má đã ném trả vào mặt hắn những đồ hắn đem đến.
— Thế mày không ăn những thứ hắn đem đến?
— Không, không bao giờ.
— Mày dối trá, và mày biết mày dối trá. Mày từ chối không ăn phô-mát và bơ và cá mòi hộp. Nhưng trong xúp mày ăn, mày biết rằng tao có hầm thịt heo của hắn đem đến. Và ngay món xà lách mày ăn tối hôm nay, cũng có trộn dầu của hắn đem tới cho tao.
https://thuviensach.vn
Annette thở ra một tiếng thực dài. Nàng sờ tay lên đôi mắt, nói một cách đau xót:
— Tôi biết! Tôi cố tránh, không ăn nhưng không thể được: tôi đói quá. Vâng, tôi biết có thịt hắn đem đến trong món xúp mà tôi vẫn ăn. Tôi biết xà lách có dầu của hắn, tôi muốn từ chối không ăn, nhưng tôi thèm quá. Thực ra không phải tôi ăn, mà chính cái con quỷ đói ghê gớm đang nằm ở trong bụng tôi nó đòi ăn!
— Đừng ngụy biện vô ích, mô tê gì cũng là mày ăn! — Ăn với nhục nhã, với tuyệt vọng, với đau lòng! Chúng bẻ gãy lực lượng chúng ta trước tiên bằng phi cơ và thiết giáp, và bây giờ, khi chúng ta thiếu tự vệ, chúng lại đang bẻ gãy tinh thần chúng ta bằng cách bỏ đói chúng ta!
— Con này nó đóng kịch được đấy, nhưng không gạt được ai đâu, con ạ! Mày có học thức, mà thực tình, mày ngu lắm. Mày hãy quên quá khứ đi, và cho con mày một thằng cha. Đó là chưa nói hắn là một nhân công đắc lực cho nông trại, có thể làm việc bằng hai công thuê. Đó là khôn ngoan. Đó là biết suy nghĩ!
Annette nhún vai, chán nản. Ba người chấm dứt cuộc cãi vả trong im lặng.
Hôm sau thằng Hans đến. Annette ném về phía hắn một cái nhìn oán ghét và vẫn ngồi không nhúc nhích. Hắn mỉm cười thân thiện với nàng:
— Cám ơn Annette đã không lánh mặt tôi.
— Ba má tao gọi mày đến, nhưng bây giờ họ đi vào trong làng có việc. Thế cũng là một dịp tốt. Vì tao cũng muốn nói với mày một câu chuyện. Ngồi xuống đó đi!
Hắn cởi áo ngoài, bỏ mũ sắt xuống và kéo ghế ngồi. — Ba má tao muốn tao lấy mày. Mày thực khôn khéo, mày đem quà tặng, mày hứa hẹn đủ điều, mày tán tỉnh họ. Họ tin những điều họ đọc trong tờ báo mà mày đem đến. Tao muốn
https://thuviensach.vn
nói cho mày hay là không bao giờ tao lấy mày. Tao thấy tao không thể thù ghét ai bằng thù ghét mày!
— Annette cho phẻp tôi nói bắng tiếng đức. Tôi biết Annette có thể hiểu được những lời tôi nói!
— Được, tao có dạy tiếng đức, tao đã làm cô giáo trông nom dạy dỗ hai đứa bé ở Stuttgart trong hai năm.
Hắn đổi sang nói tiếng đức, nhưng Annette vẫn tiếp tục nói tiếng Pháp. Hắn nói:
— Không phải tôi yêu thương Annette, tôi còn ngưỡng mộ Annette nữa. Tôi ngưỡng mộ cái cao quý và thanh nhã của Annette, ở Annette có một cái gì mà tôi không làm sao thấu hiểu được. Tôi quý trọng Annette. Ồ, tôi thấy rõ Annette không muốn lấy tôi ngay bây giờ, dù cho có thể được. Nhưng Pierre nay đã mất.
— Đừng động đến anh ấy. Đó là niềm an ủi cuối cùng của tao. - Nàng nói giọng giận dữ.
— Không, tôi chỉ muốn nói với Annette rằng tôi rất tiếc anh ta đã chết!
— Chết vì bị bọn cai ngục bắn, bắn một cách lạnh lùng thản nhiên!
— Có lẽ rồi Annette cũng sẽ khuây khỏa theo với thời gian. Khi một người thân mình mất, mình nghĩ rằng sẽ không bao giờ mình quên được. Nhưng thời gian sẽ hàn gắn tất cả. Tôi thấy không gì hơn là Annette nên cho con của Annette một người cha!
— Cho dù không có gì khác xảy ra đi nữa, mày cũng đừng tưởng tao có thể quên rằng mày là một thằng Đức, và tao một người đàn bà Pháp. Nếu mày không ngu ngốc như một thằng Đức có thể ngu ngốc, thì mày phải thấy rằng đứa con ấy sẽ là một sỉ nhục cho tao suốt đời. Mày tưởng tao không có bạn bè thân thích sao? Làm sao tao có thể nhìn thẳng vào mặt họ khi tao có một đứa con với một thằng lính Đức? Bây giờ tao chỉ yêu
https://thuviensach.vn
cầu mầy có một điều, là hãy để tao yên với nỗi ô nhục của tao. Mày hãy đi đi! Đi, và đừng bao giờ trở lại nữa!
— Nhưng nó cũng là con của tôi nữa chứ! Tôi muốn đòi con của tôi!
— Con của mày? - Nàng thét lên, vẻ ngạc nhiên - Một đứa con hoang, mày đã tạo ra trong một cơn say mọi rợ, có nghĩa gì đối với mày?
— Annette không thể hiểu được lòng tôi. Tôi rất lấy làm kiêu hãnh và sung sướng khi tôi biết được Annette sắp có con, và chính đó cũng là lúc tôi khám phá ra rằng tôi yêu Annette. Ban đầu, tôi không thể tin được điều đó, nó đối với tôi là cả một sự bất ngờ. Annette hiểu tôi muốn nói gì không? Đứa con sắp ra đời là tất cả đối với tôi trên đời này. Ồ, tôi không biết phải nói thế nào. Nó đem lại trong lòng tôi những cảm giác, những xúc động mà chính tôi cũng không hiểu ra làm sao.
Nàng đăm đăm nhìn hắn, và một tia sáng kỳ dị hiện trong mắt nàng. Bạn có thể nói đó là cái nhìn của sự chiến thắng. Nàng cười gằn:
— Tao không hiểu tao thù ghét cái vũ phu của bọn Đức chúng mày nhiều hơn, hay kinh tởm cái tình cảm của chúng mày nhiều hơn!
Hắn hình như không nghe những điều nàng vừa nói. — Tôi luôn luôn tưởng nghĩ đến thằng bé!
— Thằng bé! Mày tin chắc nó là con trai?
— Tôi biết nó sẽ là con trai. Tôi muốn được ẵm nó trong hai tay, được tập cho nó đi. Và khi nó lớn, tôi sẽ dạy cho nó những điều tôi biết. Tôi sẽ dạy nó cỡi ngựa, lái xe, bắn súng. Con suối ở đây có cá không? Tôi sẽ dạy nó đi câu, tôi sắp trở thành một người cha hãnh diện nhất trên đời!
Nàng nhìn hắn với đôi mắt nghiêm khắc. Nét mặt nàng trở thành nghiêm nghị cương quyết. Một ý nghĩ, một ý nghĩ kinh
https://thuviensach.vn
khủng đang hình thành trong đầu óc nàng. Hắn mỉm cười thân thiện với nàng:
— Có lẽ khi Annette thấy tôi yêu thằng con chúng ta nhiều như thế nào, Annette cũng sẽ dần dần yêu tôi cho mà xem. Tôi sẽ làm một người chồng tốt của Annette, Annette ạ!
Nàng không nói gì, chỉ nhìn hắn một cách khinh ghét. — Annette không nói cho tôi được một lời yêu thương nào chăng?
Nàng đỏ bừng mặt. Mười ngón tay nàng đan chặt lấy nhau: — Người ngoài có thể khinh bỉ tao. Nhưng tao sẽ không bao giờ làm một điều gì để tao tự khinh bỉ tao. Mày là kẻ thù của tao, và sẽ luôn luôn là kẻ thù của tao. Tao chỉ sống để thấy nước Pháp được giải phóng. Điều ấy sẽ đến, có thể không phải sang năm hay sang năm nữa, cũng có thể không phải ba mươi năm sau. Nhưng nó sẽ đến. Người khác muốn làm gì mặc họ, còn tao, tao không bao giờ thỏa hiệp với cái bọn xâm chiếm nước tao. Tao thù ghét mày và thù ghét đứa con mày trong bụng tao. Ừ, chúng tao đang bị đánh bại. Nhưng trước khi chung cuộc mày sẽ thấy rằng chúng tao không bị chinh phục. Bây giờ thì mày đi đi. Tao đã nhất quyết, và không có gì trên trái đất này có thể thay đổi được quyết định của tao!
Thằng Hans im lặng một vài phút. Hắn lại cất tiếng hỏi: — Annette đã chuẩn bị việc mời bác sĩ chưa? Tôi sẽ đài thọ mọi chi phí.
— Mày tưởng rằng tao muốn loan truyền cái ô nhục này cho cả làng cả nước biết sao? Má tao có thể đảm đương mọi việc khi cần!
— Nhưng giả sử có sự trục trặc thì sao?
— Và giả sử tao yêu cầu mày đừng xía vô công chuyện của người khác, thì mày nghĩ sao?
Hắn thở ra và đứng lên. Hắn đi ra và đóng cửa sau lưng hắn. Annette nhỉn hắn bước trên ngõ dẫn ra phía đường cái. Nàng
https://thuviensach.vn
tức giận nhận thấy rằng những điều hắn vừa nói làm nổi dậy trong lòng nàng một cảm xúc mà từ trước đến giờ nàng chưa bao giờ có đối với hắn.
“Lạy Chủa cho tôi có đủ nghị lực”, nàng nói thầm trong miệng.
Trong lúc hắn đang đi ra, con chó - con chó già mà gia đình nàng đã nuôi mấy năm nay - chạy theo hắn sủa một cách giận dữ. Từ mấy tháng nay hắn cố làm thân với con chó, nhưng con chó vẫn không đáp lại cảm tình của hắn. Mỗi lần hắn đưa tay ra định vuốt ve nó thì nó lùi lại, gầm gừ và nhe răng với hắn. Và bây giờ, con chó đang chạy theo hắn, giận dữ sủa như muốn trút tất cả cái ác cảm của nó. Thằng Hans đá cho nó một đá như trời giáng. Con chó té nhào vào bụi cây, chạy cà nhắc cà nhắc ra xa và kêu oăng oẳng dữ dội.
“Đồ thú vật! - Nàng kêu lên - Đồ dối trá dối trá, dối trá! Thế mà đã có lúc yếu đuối, tao gần muốn thương hại mày!” Bên cạnh cửa ra vào có treo một tấm gương soi, nàng chợt nhìn thấy bóng mình ở trong ấy. Nàng đứng thẳng người lên và cố mỉm cười với cái hình ảnh mình trong gương. Nhưng đáng lẽ là một cái mỉm cười, thì đó chỉ là một cái nhích mép dữ tợn. ***
Bây giờ là tháng ba. Trong đồn ở Soissons, sự hoạt động trở nên rộn rịp, náo nhiệt. Những cuộc duyệt binh và tập dượt liên miên diễn ra. Tin đồn đủ loại. Chắc sẽ có một cuộc chuyển quân. Những sĩ quan cũng như binh lính chỉ biết đoán mò. Người thì cho rằng sắp có cuộc đổ bộ lên Anh quốc người thì bảo rằng họ sẽ di chuyển sang Balkans, người thì bảo sẽ sang Ukraine. Thằng Hans bận rộn suốt ngày. Cho đến chiều chủ nhật tuần thứ hai, hắn mới có cơ hội ra ngoài để đến nông trại. Đó là một ngày trời xám lạnh, có tuyết rơi bay theo những cơn gió lớn thình lình, cảnh vật thực thê lương ảm đạm.
https://thuviensach.vn
— Anh đó hả? - Bà Périer reo lên khi thấy hắn bước vào - Chúng tôi tưởng anh đã chết đâu rồi!
— Tôi không thể đến sớm được. Chúng tôi sẽ di chuyển nhưng không biết lúc nào.
— Nó vừa sanh sáng sớm hôm nay. Con trai!
Tim đập mạnh trong lồng ngực thằng Hans. Hắn choàng tay ôm bà Périer hôn trên hai má.
— Sinh nhằm ngày chủ nhật, thằng bé chắc được nhiều may mắn. Chúng ta mở chai sâm banh ra đi. Annette có bình an không?
— Rất khỏe mạnh. Nó sanh rất mau mắn. Nó bắt đầu đau bụng đêm hôm qua và đến gần 5 giờ sáng nay thì sanh. Ông già Périer ngồi hút thuốc lá bên cạnh lò lửa. Ông lặng lẽ mỉm cười, trước sự vui vẻ nhiệt thành của hắn. Ông nói: — Đứa con đầu lòng bao giờ cũng gây nhiều xúc động. — Tóc hắn thực nhiều và vàng như tóc anh vậy, mắt hắn xanh đúng như anh thường ao ước vậy. - Bà Périer nói - Tôi chưa bao giờ thấy một đứa bé ngộ nghĩnh như thế. Nó giống cha nó như đúc!
— Lạy Chúa! Tôi sung sướng quá. Cõi đời thực tuyệt. Tôi muốn vào thăm Annette.
— Không biết nó có muốn gặp anh không? Tôi sợ nó bị kích động mà mất sữa!
— Không, không, tôi sẽ không làm gì để Annnette phải kích động đâu. Nếu Annette không muốn gặp tôi thì thôi. Nhưng cho tôi xem mặt thằng bé, chỉ một phút thôi.
— Xem thử nên tính cách nào đây. Để tôi lên ẵm nó xuống đây nhé!
Bà Périer đi ra, và hai người đàn ông nghe những bước nặng nề trên cầu thang. Nhưng một lát sau, họ nghe bà bước sầm sập trở xuống. Bà đâm sầm vào trong nhà bếp:
https://thuviensach.vn
— Chúng nó không có ở trên ấy! Con nhỏ không có ở trong phòng, mà thằng bé cũng không!
Ông Périer và thằng Hans đều hoảng hốt kêu lên, và trong lúc bối rối chẳng biết làm gì, cả ba người đều chạy vội lên gác. Ánh sáng nhợt nhạt của buổi chiều lạnh lẽo chiếu trên các đồ đạc cũ kỹ ở trong phòng: cái giường sắt, cái tủ áo rẻ tiền, cái rương có nhiều ngăn kéo, tất cả đều nhớp nhúa, rầu buồn. Không có ai ở trong phòng hết.
— Nó ở đâu?
Bà Périer chạy dài trên hành lang, mở cửa gọi:
— Annette! Annette! Sao mà điên khùng quá thế không biết! — Có lẽ nó xuống dưới phòng khách.
Ba người lại chạy xuống thang gác để vào phòng khách, ít khi dùng đến. Họ mở cửa phòng và một luồng khí lạnh tạt vào mặt họ. Họ lại mở kho để vật liệu.
— Nó đi đâu mất rồi! Tôi sợ có điều chẳng lành đã xảy ra. — Làm sao Annette có thể đi ra được? Bằng ngã nào? - Thằng Hans hỏi vẻ lo âu.
— Thì đi qua cửa trước chứ còn ngã nào nữa, anh này thực ngớ ngẩn!
Ông Périer tiến đến mở cửa. Ông nói:
— Đúng rồi, cánh cửa đã rút chốt.
— Lạy Chúa! Lạy Chúa! Sao mà điên dại đến thế con ơi! - Bà Périer kêu lên - Nó sẽ chết mất!
— Chúng ta phải đi kiếm nó.
Nói xong, như có linh tính báo cho biết, thằng Hans chạy trở xuống nhà bếp bằng cái lối nó thường ra vào. Hai người kia chạy theo hắn.
— Ngã nào?
— Ngoài suối!
Bà Périer run bắn cả người lên. Thằng Hans như hóa đá vì hãi hùng. Hắn nhìn bà già, kinh dị. Bà rên siết:
https://thuviensach.vn
— Tôi sợ quá! Tôi sợ quá!
Thằng Hans sấn tới mở cửa, và ngay khi cửa vừa mở, Annette bước vào. Nàng chỉ mặc trên mình một bộ đồ ngủ và choàng ở ngoài một cái áo dài mỏng mảnh màu hồng điểm hoa xanh nhạt. Người nàng đẫm ướt và tóc nàng rối bù dán sát vào đầu và rơi thành từng về xuống hai vai. Da nàng trắng bạch như thây ma. Bà Périer chồm tới ôm nàng trong hai tay.
— Mày ở đâu về đó? Thực khổ cho con tôi, ướt mèm hết cả thế này. Sao mà điên khùng quá thế!
Nhưng Annette đẩy bà ra. Nàng nhìn thằng Hans: — Mày đến thực đúng lúc, mày ạ!
— Thằng bé ở đầu? - Bà Périer hỏi.
— Tôi sợ nếu chậm trễ sẽ không đủ can đảm, nên đã làm ngay lập tức!
— Annette, mày làm gì nó rồi?
— Đem cho người ta rồi! [4]
Thằng Hans thét lên một tiếng. Tiếng thét của một con thú bị tử thương. Hắn bưng mặt trong hai tay, lảo đảo như người say rượu chạy ra ngoài cửa. Annette ngồi sụp xuống ghế, gục đầu và tựa trán trên hai nắm tay, nức nở khóc.
https://thuviensach.vn
Bệnh Viện
Trong sáu tuần đầu ở bệnh viện, Ashenden không rời khỏi giường. Chàng không gặp người nào khác ngoài vị bác sĩ mỗi buổi sáng và chiều đến thăm bệnh cho chàng, các cô y tá đến săn sóc và người nữ lao công đem cơm nước vào phòng. Chàng bị lao phổi, và vì lúc đó có nhiều lý do khó khăn không tiện cho chàng sang Thụy Sĩ chữa bệnh, vị bác sĩ chuyên khoa của chàng ở Luân Đôn gởi chàng đến một bệnh viện bài lao ở phía bắc Tô Cách Lan. Cuối cùng, ngày mà chàng mong ước đã đến: ngày bác sĩ bảo chàng có thể ngồi dậy được. Chiều hôm ấy, cô y tá, sau khi phụ giúp chàng thay y phục, đưa chàng xuống hành lang, đặt gối sau lưng chàng, quấn mền quanh chàng và để cho chàng sưởi nắng dưới ánh mặt trời chiếu xuống từ một bầu trời không mây. Đây là một ngày vào giữa mùa đông. Bệnh viện nằm trên một ngọn đồi, và từ điểm cao ấy bạn có được một cái nhìn rộng rãi, bao quát của một vùng phủ đầy tuyết trắng mênh mông ở phía dưới. Dọc theo hành lang, có nhiều bệnh nhân nằm trên ghế xếp, người thì nói chuyện, kẻ xem sách, thỉnh thoảng một cơn ho nổi lên ở chỗ này chỗ nọ, và bạn để ý thấy mỗi khi ho xong, họ lo lắng nhìn vào chiếc khăn tay. Trước khi rời Ashenden, cô ý tá, với một điệu bộ nhanh nhẩu nhà nghề, xoay sang phía người đàn ông nằm ở ghế bên cạnh, nói:
— Tôi xin giới thiệu với ông, đây là ông Ashenden. Và xây lại phía Ashenden, nàng giới thiệu:
— Đây là ông Mc Leod. Ông Mc Leod và ông Camphell là hai bệnh nhân ở đây lâu nhất.
Phía bên kia Ashenden, là một cô gái rất duyên dáng, tóc màu hung và mắt xanh nhạt. Nàng không trang điểm, nhưng đôi môi rất đỏ và đôi má thực hồng làm tăng một cách kỳ lạ màu
https://thuviensach.vn
trắng của làn da. Thực là xinh xắn, mặc dù bạn biết rằng cái sắc sảo ấy là do bệnh trạng mà có. Nàng mặc một chiếc áo lông và quấn dầy chăn nên bạn không thể thấy được thân hình nàng, nhưng khuôn mặt thon nhỏ làm cho cái mũi nàng, thực ra không lớn, cũng trở thành hơi quá cao. Nàng nhìn Ashenden với cái nhìn thân thiện, nhưng không nói năng gì. Ashenden đâm ra rụt rè giữa cái đám người trông có vẻ mạnh khỏe ấy và mong được trao đổi chuyện trò với họ.
— Lần đầu tiên họ để cho ông ra đây phải không? - Ông Leod hỏi.
— Vâng.
— Phòng ông ở đâu?
Nghe Ashenden cho biết số phòng, ông Leod nói: — Như vậy là phòng nhỏ. Tôi biết rõ các phòng ở đây. Tôi ở đây đã mười bảy năm. Phòng tôi là phòng tốt nhất, tôi được hưởng cái quyền ấy. Lão Camphell đã nhiều lần tìm cách đẩy tôi ra khỏi đây để hòng chiếm lấy phòng, nhưng tôi không thèm nhúc nhích. Tôi có quyền ở đó, vì tôi đến trước lão tao sáu tháng.
Nhìn ông Leod nằm đấy, bạn có ấn tượng là thân hình ông thực cao lớn; da bọc xương, hai má và thái dương lỏm vào làm bạn có thể nhìn thấy hình dáng của xương sọ; khuôn mặt hốc hác với cái sóng mũi quá cao biến đổi mặt ông thêm to lớn kỳ dị.
— Mười bảy năm, cũng là một thời gian dài nhỉ! - Ashenden nói cho có chuyện nói.
— Thời gian đi nhanh lắm. Tôi thích sống ở đây. Lúc đầu, cứ vài năm tôi lại đi nghĩ hè ở nơi khác, nhưng về sau, tôi không đi đâu nữa. Bây giờ đây là nhà tôi. Tôi có một thẳng em trai và hai đứa em gái, nhưng bây giờ chúng đã có vợ có chồng, lập gia đình riêng cả rồi. Sau khi ở đây một thời gian, ông sẽ thấy lạc lõng khi trở về đời sống thường nhựt ở ngoài. Bạn bè mỗi người đi một ngả, theo chí hướng của họ, và ông cảm thấy không còn liên hệ
https://thuviensach.vn
gì với họ nữa. Tất cả đều trở thành vô nghĩa kinh khủng. Những chuyện không ra cái quái gì cũng làm mình bận rộn lo nghĩ. Chỉ có ồn ào và ngột ngạt. Vâng, ở đây thế mà hơn. Tôi sẽ còn nhúc nhắc ở đây cho đến lúc họ mang tôi đi, hai chân ra trước trong cái áo quan.
Bác sĩ có cho Ashenden biết nếu chàng chịu khó giữ gìn sức khỏe, thì trong một thời gian không lâu, chàng sẽ lại bình phục. Chàng tò mò nhìn Leod, hỏi:
— Ông làm gì cho hết ngày ở đây?
— Làm gì? Khi mang chứng lao phổi là cả một sự bận rộn suốt ngày, ông bạn ơi. Đo nhiệt độ và cân này, thay áo quần này. Ăn sáng, đọc báo, đi dạo, rồi nằm nghỉ này. Ăn trưa này, đánh bài bridge và lại nằm nghỉ một lần nữa này. Ăn tối, lại đánh bài và ngủ. Hết! Ở đây họ có một thư viện cũng tạm được, có cả những sách vừa mới xuất bản, nhưng thú thực tôi không có thì giờ để đọc. Tôi trò chuyện tầm phào với hết người này đến người khác. Ở đây, ông gặp đủ hạng người. Họ đến rồi họ đi. Họ đi, có khi vì tưởng là lành bệnh, nhưng một số lớn lại quay trở lại; và có khi họ đi luôn, vì đã chết. Tôi nhìn khối người ra đi khỏi đây, và tôi hy vọng sẽ còn nhìn thấy nhiều, nhiều nữa, trước khi đến phiên tôi ra đi.
Cô gái ngồi phía bên kia Ashenden bỗng cất tiếng nói với chàng:
— Tôi có thể nói với ông ít người có thể đùa cợt được với cái chết một cách nhiệt tình như ông Leod đây.
Ông Leod cười khoái trá:
— Chuyện đó thì tôi không rõ, nhưng tôi cho rằng sẽ trái với bản tánh ích kỷ của con người, nếu tôi không tự bảo với tôi: “Thực phúc cho mày! Hắn chứ không phải mày bị đưa lên xe tang”.
Ông Leod đoán chừng Ashenden chưa biết cô gái kiều diễm ấy, nên giới thiệu:
https://thuviensach.vn
— Có lẽ hai người chưa biết nhau. Đây là ông Ashenden, và đây cô Bishop, cô Ivy Bishop là người Anh Cát Lợi, nhưng khá tốt.
Ashenden hỏi:
— Cô ở đây được bao lâu rồi?
— Chỉ mới hai năm. Mùa đông này là mùa đông cuối cùng của tôi ở đây. Bác sĩ Lennox bảo tôi sẽ khỏi hẳn trong vài tháng nữa, vì vậy không có lý do gì tôi không thể trở về nhà.
— Tôi cho như vậy là dại dột - Ông Leod nói - Theo tôi thì ở đâu mình thấy thích, thì cứ ở đó.
Trong lúc ấy một người đàn ông, chống chiếc gậy, đi chầm chậm dài theo hành lang đến.
— Kìa! Thiếu tá Templeton - Cô Ivy nói, vẻ vui mừng làm sáng đôi mắt xanh. Và khi người đàn ông tiến lại gần, cô nói tiếp - Rất vui mừng được thấy anh được bình phục trở lại.
— Ồ, có gì đâu! Chỉ bị cảm hàn sơ sơ thôi. Bây giờ thì khỏi hẳn rồi.
Câu nói vừa dứt thì Templeton nổi lên một cơn ho. Người chàng cong xuống trên chiếc gậy. Nhưng cơn ho chấm dứt, chàng lại mỉm cười, vui vẻ nói:
— Vẫn chưa hết ho. Hút thuốc nhiều quá. Bác sĩ Lennox bảo phải bỏ thuốc, nhưng không thể bỏ được. Bỏ thuốc thì thà chết còn hơn.
Thiếu tá Templeton người cao lớn, đẹp trai với cái vẻ hơi kịch sĩ, khuôn mặt ngâm ngâm đen, hai mắt đen nháy và bộ ria mép sắc cạnh. Chàng khoác chiếc áo choàng cao cổ bằng lông, cử chỉ chàng lanh lẹ, hoạt bác và có vẻ hơi làm dáng nữa. Cô Ivy giới thiệu Ashenden với Templeton. Templetom nói mấy lời xã giao một cách dễ dàng thân mật rồi rủ cô bạn gái cùng đi dạo với mình. Chàng được phép bạc sĩ cho đi dạo một lát trong rừng cây phía sau bệnh viện, ông Leod nhìn theo hai người trong khi họ đi thơ thẩn ra xa. Ông nói:
https://thuviensach.vn
— Tôi tự hỏi không biết giữa hai người đã có gì chưa. Tôi nghi quá. Người ta đồn hắn ta trước khi mắc bệnh là một anh chàng chuyên môn theo váy đàn bà.
— Tôi thấy ông ta bây giờ không có vẻ gì là đểu giả hết. - Ashenden nhận xét.
— Điều đó thì không thể nói được. Tôi đã chứng kiến bao nhiêu chuyện kỳ cục ở đây rồi. Nếu muốn, tôi có thể kể mãi không hết.
— Ông thì chắc chắn là biết nhiều chuyện lắm rồi; vậy xin cho nghe một vài chuyện nào!
Ông Leod nhe răng cười khoái trá:
— Vâng, để tôi kể cho ông bạn một chuyện nghe chơi. Ba bốn năm trước, có một thiếu phụ khá lẳng lơ đến chữa bệnh tại đây. Ông chồng bà ta mê tít bã, cứ hai tuần lại đáp máy bay từ Luân Đôn đến đây thăm bã vào chiều thứ bảy. Nhưng bác sĩ Lennox biết là bà ta có tư tình với một anh chàng tại đây, tuy không biết rõ là anh chàng nào. Vì thế một đêm, khi mọi người đều đã lên giường nằm cả rồi, bác sĩ cho quét một lớp sơn ở trước cửa phòng của bà ta; sáng hôm sau, ông ta cho khám tất cả những đôi dép của bệnh nhân. Thiệt là tài tình, phải không? Anh chàng có đôi dép dính sơn liền bị mời ra khỏi đây ngay. Ông biết không, bác sĩ Lennox thực kỹ lưỡng, chu đáo. Ông không muốn bệnh viện này mang tiếng xấu.
— Thiếu tá Templeton ở đây lâu chưa?
— Ba bốn tháng nay. Hắn ta ít khi rời khỏi giường bệnh, vì cần phải tịnh dưỡng nhiều. Nếu cô Bishop mà dính với hắn ta, thì thực là quá ngu ngốc. Cô ta có nhiều hy vọng khỏi hẳn. Ông bạn biết không, tôi đã tiếp xúc với nhiều bệnh nhân quá rồi, nên mỗi khi nhìn một người nào, tôi có thể cả quyết ngay là người ấy có qua khỏi hay không và nếu không, thì còn có thể sống được bao lâu nữa. Tôi rất ít khi đoán sai. Tôi cho Templeton chỉ còn sống độ vài năm nữa.
https://thuviensach.vn
Ông Leod nhìn Ashenden một cái nhìn dò xét. Ashenden biết ông ta đang suy nghĩ về chuyện gì, mặc dù ông làm ra vẻ đùa bỡn.
Chàng đâm ra lo ngại. Một tia sáng ló ra trong mắt ông Leod. Biết rõ cái ý nghĩ đang hiện lên trong đầu Ashenden, ông nói: — Ông bạn rồi sẽ qua khỏi. Tôi không nói ra điều ấy, nếu tôi không chắc chắn như vậy. Đối với những bệnh nhân thập tử nhứt sinh tôi không bao giờ cho họ biết những sự phỏng đoán của tôi, vì tôi sợ bác sĩ Lennox sẽ đá đích tôi ra khỏi chỗ này. Cô y tá đến đem Ashenden về phòng. Mặc dù chỉ mới ra ngoài ngồi có một giờ, chàng đã thấy mệt, nên bây giờ được trở về nằm trong chăn đệm êm ấm, chàng cảm nghe dễ chịu trong người. Bác sĩ Lennox đến thăm chàng vào buổi tối. Ông nhìn vào bảng ghi nhiệt độ, nói:
— Không đến nỗi tệ nhỉ!
Bác sĩ Lennox người nhỏ thó, lanh lẹ và vui tánh. Ông là một bác sĩ tương đối giỏi, một nhà kinh doanh có tài, và say mê câu cá. Khi mùa câu đến, ông thường giao phó việc săn sóc bệnh nhân cho các người phú tá, bệnh nhân không khỏi càu nhàu đôi chút, nhưng họ cũng thấy khoái khi được ăn những con cá hồi ông câu được, đem về để đổi món ăn. Ông thích nói chuyện, và giờ đây, đứng ở phía chân giường Ashenden, ông hỏi chàng đã trò chuyện với bệnh nhân nào trong buổi chiều hôm ấy chưa. Chàng cho biết cô y tá có giới thiệu chàng với ông Leod. Bác sĩ Lennox cười:
— Bệnh nhân ở đây lâu nhất đấy! Ông ta biết rõ bệnh viện và bệnh nhân ở đây hơn cả tôi nữa. Tôi không hiểu ông ta đã thu lượm tin tức bằng cách nào, nhưng không có một chuyện gì về đời tư của một người nào ở dưới mái nhà này mà ông không biết. Không có một cô gái già nào có được một cái mũi thính, bắt hơi những chuyện lục đục ở đây tài bằng ông ta. Thực là kỳ, ông và ông Camphell là hai bệnh nhân đã sống với nhau mười bảy,
https://thuviensach.vn
mười tám năm ở đây, thế mà hễ động đến là lên tiếng to, gây gổ sằn sặc cả ngày vì những chuyện không đâu. Họ ghét thấy mặt nhau. Tôi phải từ chối không nghe những lời họ kiện tụng nhau. Căn phòng của ông Camphell ở ngay phía dưới phòng của ông Leod, Và mỗi khi ông Camphell chơi vĩ cầm thì ông Leod phát điên lên. Ông này bảo rằng ông đã phải nghe mãi một điệu nhạc trong suốt mười lăm năm trời rồi, còn ông kia thì bảo ông này không thể phân biệt nổi một điệu nhạc này với một điệu nhạc khác, ông Leod muốn tôi cấm ông Camphell kéo đàn, nhưng tôi đâu có làm vậy được, ông Camphell có quyền chơi đàn tùy thích, miễn là đừng kéo trong những giờ cần giữ yên lặng. Tôi đề nghị đổi phòng khác cho ông Leod, nhưng ông không chịu. Ông ta bảo rằng ông Camphell kéo đàn chỉ với dụng ý đuổi ông ra khỏi phòng này, nhưng ông nói còn lâu ông Camphell mới chiếm được. Ông nghĩ có kỳ dị không, hai người đều có tuổi cả rồi, đâu phải còn nhỏ dại gì, thế mà lại lấy cái việc gây khổ cho nhau làm thú. Người này không thể để cho người kia yên. Họ cùng ăn chung một bàn, cùng đánh bài với nhau, thế mà không ngày nào là không kiếm chuyện để gây gổ nhau. Nhiều lúc tôi phải dọa mời họ đi ra khỏi đây nếu họ không đối xử với nhau như những người có lương tri. Sự hăm dọa ấy làm họ yên được một lúc. Họ không muốn rời khỏi nơi này; họ ở đây lâu quá rồi, không còn một người thân thích nào đoái hoài đến họ nữa, và họ cũng không thể thích nghi với cuộc sống bên ngoài. Mấy năm về trước, ông Camphell thỉnh thoảng còn đi ra ngoài, với ý định nghỉ mát vài tháng. Nhưng chỉ một tuần lễ sau ông lại xách va ly trở về. Ông bảo ông không thể chịu đựng được sự huyên náo, và sự đông đảo ở ngoài đường phố làm ông sợ hãi. ***
Khi bệnh tình dần dần thuyên giảm, Ashenden được sống chung đụng với những bệnh nhân khác. Chàng nhận thấy mình rơi vào một thế giới thực lạ lùng. Một buổi sáng, bác sĩ Lennox
https://thuviensach.vn
bảo chàng từ đây có thể ăn trưa tại phòng ăn công cộng. Đây là một phòng rộng và thấp, với những khung cửa sổ lớn luôn luôn rộng mở. Những ngày tốt trời, ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào bên trong. Bệnh nhân thực đông đảo, Ashenden phải mất một thời gian mới xếp họ thành loại được. Có đủ hạng tuổi, thanh niên, đứng tuổi và già nua; có hạng người, như ông Leod và Camphell, đã sống tại đây nhiều năm và cũng đợi chết tại đây; có hạng chỉ mới đến có vài tháng. Có một cô gái độc thân vào trạc trung niên, cô Atkin, cứ mỗi mùa đông lại đến đây và sang mùa hè lại đi nơi khác ở với bà con bạn bè. Cô ta đã khỏi hẳn bệnh, có thể ở luôn bên ngoài, nhưng cô thích đời sống tại đây. Sự cư trú lâu năm tại bệnh viện này đã tạo cho cô một địa vị: cô là quản thủ danh dự của thư viện và rất tâm đầu ý hiệp với bà quản lý bệnh viện. Cô luôn luôn sẵn sàng để nghe bạn thổ lộ tâm tình, nhưng chẳng mấy chốc bạn nhận ra rằng những điều bạn vừa thổ lộ đã lan tràn mau lẹ. Điều đó rất ích lợi cho bác sĩ Lennox để biết được bệnh nhân của ông đối xử với nhau có tử tế và có được hài lòng không, họ có làm điều gì bất cẩn và có theo đúng những lời chỉ bảo của ông không. Ít có chuyện gì lọt ra ngoài đôi mắt sắc sảo của cô Atkin, và từ cô ta, câu chuyện đi qua bà quản lý để cuối cùng đến tai bác sĩ Lennox. Vì ở đây lâu năm, cô được ngồi ăn chung bàn với các ông Leod, Camphell và một vị tướng già mà sự đặt ngồi ở đấy không phải vì lâu năm mà vì chức tước của ông. Cái bàn ấy không khác chút nào với các bàn khác, và cũng không được đặt ở một vị trí đặc biệt hơn, nhưng vì những người ngồi ở đó là những người thâm niên cư trú ở đây, nên nó trở thành một nơi mà mọi người ao ước được ngồi. Nhiều bà cao niên cảm thấy uất ức cay đắng, vì cô Atkin, mỗi năm vào mùa hè đi ở nơi khác hết bốn, năm tháng, lại được đặt ngồi ở đó, trong khi họ ở suốt năm tại đây, lại phải ngồi ở những bàn khác. Có một ông già trước kia làm công chức bên Ấn Độ cũng ở lâu nhất tại đây, sau hai ông Leod và Camphell.
https://thuviensach.vn
Ông này lúc còn trẻ đã có lần làm Tỉnh trưởng, và hiện giờ, đang sốt ruột đợi một trong hai ông Leod và ông Camphell chết để điền vào cái ghế trống trong bàn danh dự ấy.
Ashenden đến làm quen với ông Camphell. Ông này cao người, xương hóc lớn, đầu hói, ốm nhôm ốm nhách, tay chân dài lòng khòng. Khi ông ngồi sụm xuống trong cái ghế bành, ông làm người ta liên tưởng đến một hình nộm trong trò múa rối. Tính khí ông không tốt, cộc cằn, dễ nóng giận.
Câu đầu tiên ông hỏi Ashenden là:
— Ông có thích âm nhạc không?
— Thích lắm.
— Ở đây chẳng có ma nào quan tâm đến nó hết. Tôi chơi vĩ cầm. Khi nào ông muốn nghe mời ông đến phòng tôi đàn cho ông nghe.
— Không nên đến, - Ông Leod nói xen vào - nếu ông không muốn bị hành hạ.
Cơ Akin kêu lên:
— Sao cái ông này lại bất nhã quá vậy! Ông Camphell chơi đàn hay lắm đấy chứ.
— Chả có một thằng cha nào ở cái chỗ chó má này biết phân biệt một nốt nhạc này với một nốt nhạc khác cả.
Trong khi ông Camphell cáu kỉnh trả lời thì ông Leod nở một nụ cười khoái trá và đi tản lờ ra xa. Cô Atkin cố gắng gây lại hòa khí, nói với ông Camphell:
— Ông đừng để ý tới những lời ông Leod nói làm gì. — Ối, tôi đâu thèm để ý. Tôi sẽ có cách chơi lại hắn. Suốt cả buổi chiều hôm ấy, ông Camphell kéo lui kéo tới mãi
một điệu nhạc. Ông Leod viết một mảnh giấy nhờ chị lao công đưa cho ông Camphell bảo rằng ông đang nhức đầu và yêu cầu ông Camphell làm ơn đừng có đàn nữa. Ông này trả lời mình có trọn quyền để chơi, và nếu ông Leod không thích thì mặc xác ông.
https://thuviensach.vn
Ngày hôm sau gặp nhau, họ lại to tiếng cãi vã nhau om sòm. Ashenden được xếp ngồi cùng bàn với cô Bishop, với Templeton và một kế toán viên ở Luân Đôn, tên là Henry Chester. Ông này thấp người, vai rộng lực lưỡng, một người mà bạn không bao giờ ngờ là có thể bị lao phổi. Bệnh lao đã bộc phát ở ông như một cú đấm chớp nhoáng và bất ngờ. Ông là một người bình thường, vào trạc tuổi giữa ba mươi và bốn mươi, có vợ và hai con, cư trú ở vùng ngoại ô Luân Đôn. Buồi sáng ông đi vào thủ đô làm việc và đọc báo xuất bản buổi sáng, buổi chiều ông trở về nhà và đọc báo buổi chiều, ông không quan tâm đến việc gì khác ngoài công việc làm ăn và gia đình. Ông thích công việc của mình, kiếm ra khá tiền để sống một cuộc sống đầy đủ tiện nghi, và mỗi năm để dành được một số tiền kha khá. Ông đánh golf vào chiều thứ bảy và ngày chủ nhật; mỗi năm cứ vào tháng tám là đi nghỉ mát ba tuần lễ tại một nơi nhất định ở bờ bể phía đông. Hai đứa con ông sẽ lớn khôn và có gia đình riêng. Ông sẽ truyền nghề lại cho thằng con trai, rồi sẽ cùng vợ rút lui về sống dưới một mái nhà nho nhỏ trong một miền nào đó để vui hưởng tuổi già cho đến khi thần chết đến gõ cửa. Ông không đòi hỏi gì nhiều ở cuộc đời hơn nữa và đó là cuộc đời mà hàng vạn hàng triệu những người đồng loại của ông đang sống, ông là một người dân trung bình, sống một cuộc sống trung bình. Thế rồi bỗng sự việc ấy xảy đến: ông bị cảm lạnh trong khi chơi golf, lạnh thấm vào lồng ngưc, rồi ông bị ho, ho mãi - Ông là một người luôn luôn khỏe mạnh, nên không có chuyện phải cần đến bác sĩ. Nhưng cuối cùng, theo lời khuyên của vợ, ông thuận đi khám bác sĩ. Thực là một tiếng sét hãi hùng khi ông được bác sĩ cho biết cả hai lá phổi ông đều bị thủng, và hy vọng độc nhất để khỏi chết là đi ngay vào một bệnh viện bài lao. Bác sĩ chuyên trị lao phổi bảo rằng ông có thể trở lại làm việc sau hai năm, nhưng hai năm đã qua mà bác sĩ Lennox giờ đây lại khuyên ông đừng nghĩ gì đến chuyện đó, ít nhất là trong một năm nữa. Bác sĩ chỉ
https://thuviensach.vn
cho ông thấy vi trùng lao trong đờm của ông, và những điểm đen lấm tấm trong bức ảnh chụp hai lá phổi của ông bằng quang tuyến X. Ông mất tinh thần, thấy hình như số mệnh đã chơi ông một đòn quá bất công và tàn nhẫn.
Ông có thể hiểu được, nếu ông say sưa rượu chè, đánh bạc, theo gái, đi sớm về khuya. Nếu có vậy, thì bây giờ ông bị trừng phạt là đáng. Nhưng nào ông có làm một điều gì bậy bạ đâu? Thế mới tàn nhẫn chứ! Là người thiếu tài ba, và cũng không thích đọc sách, giờ đây ông không làm gì khác hơn là suốt ngày lo nghĩ về bệnh tình của mình. Nó là một ám ảnh đối với ông. Ông lo âu theo dõi những triệu chứng của nó. Mỗi ngày ông tự lấy nhiệt độ ít ra là mười lần, đến nỗi người ta phải cất giấu ống mạch không cho ông đo nữa. Ông có thành kiến rằng các bác sĩ không tận tình chữa trị cho ông, xem thường bệnh trạng của ông, và để bắt họ phải chú ý đến mình nhiều hơn, ông đã tìm cách làm cho ống mạch tăng cao nhiệt độ, hầu gây sự khẩn trương, lo ngại. Khi mưu mẹo của ông bị bại lộ, ông giả làm giận làm hờn, gây gổ lung tung. Nhưng ông là người vui tính, hiền hòa, và khi quên được bệnh trạng của mình thì ông nói cười thực vui nhộn. Nhưng khi nhớ đến nó, nỗi lo sợ chết chóc bỗng hiện ra trong đôi mắt ông.
Mỗi cuối tháng, vợ ông đến thăm ông, ở lại một đôi ngày trong căn nhà trọ gần đấy. Bác sĩ Lennox không thích những cuộc viếng thăm của thân nhân, vì sẽ gây xúc động và xáo trộn đời sống của bệnh nhân. Thực là cảm động, cái vẻ nôn nao mà Henry Chester để lộ ra trong sự chờ mong ngày vợ đến thăm. Nhưng cũng thực lạ lùng, khi bà vợ đến, ông ta lại không mừng rỡ như chúng ta tưởng. Bà Chester là một thiếu phụ vui vẻ dễ thương không đẹp nhưng gọn gàng, tiêm tất, và cũng không có gì đặc sắc, như chồng vậy. Bạn chỉ cần nhìn sơ qua là nhận thấy ngay bà ta là một người vợ giỏi, một bà mẹ hiền, một người nội trợ đảm đang, một thiẽu phụ trầm lặng dễ thương luôn luôn
https://thuviensach.vn
làm tròn nhiệm vụ của mình và không xen vào công chuyện của người khác. Trong bao năm qua, bà cảm thấy đầy đủ hạnh phúc trong cuộc sống thường nhựt của gia đình bà; thú giải trí độc nhất của bà là được đi xem triển lãm tranh ảnh, nỗi xúc động lớn lao của bà là được đi mua sắm trong những gian hàng đồ sộ ở Luân Đôn. Chưa lần nào bà cảm thấy buồn chán với cuộc sống ấy, trái lại, bà rất thỏa mãn với nó.
Ashenden mến bà ta. Chàng lắng nghe một cách vui thích bà líu lo kể chuyện con cái, nhà cửa, chuyện hàng xóm láng giềng và những công chuyên thường nhựt của mình. Một hôm chàng gặp bà ở ngoài đường. Giờ ấy ông Chester, chồng bà đang ở lại chữa bệnh trong phòng, nên bà đi một mình. Ashenden đề nghị hai người cùng đi dạo một vòng. Họ nói những chuyện không đâu một hồi, rồi bỗng bà đột ngột hỏi Ashenden nghĩ thế nào về chồng bà.
— Tôi thấy ông nhà mỗi ngày mỗi đỡ nhiều.
— Tôi lo quá sức!
— Bà đừng quên rằng chữa bệnh lao là một công việc lâu dài chậm chạp, cần nhiều kiên nhẫn.
Hai người tiếp tục đi một đoạn nữa, bỗng Ashenden nhận thấy bà khỏe.
— Bà chị không nên quá đau khổ vì bệnh tình của ông nhà. — Ông không thể hiểu được tôi đã phải đối phó như thế nào mỗi khi tôi đến đây. Tôi biết tôi không nên nói ra câu chuyện này, nhưng tôi không thể im lặng đươc. Tôi có thể tin cậy ở ông không?
— Xin bà chị cứ nói.
— Tôi yêu nhà tôi. Tôi chân thành tận tụy với nhà tôi. Tôi làm tất cả những gì tôi có thể làm được trên cõi đời này cho nhà tôi. Từ bao năm nay chúng tôi chưa hề cãi vã nhau, chưa hề bất đồng ý kiến về một chuyện nhỏ nhặt nào. Thế mà ngày nay nhà tôi bắt đầu ghét tôi và điều ấy làm tôi đau như cắt.
https://thuviensach.vn
— Ồ, không có đâu. Tôi không thể tin được điều đó. Làm sao có thể như vậy được trong khi vắng bà, ông nhắc nhở đến bà luôn, nhắc nhở một cách trìu mến thương yêu không ai bằng, ông thực chân thành với bà chị.
— Vâng, khi không có tôi đây thì vậy đó. Nhưng khi tôi ở đây, khi nhà tôi thấy tôi bình yên khỏe mạnh, thì sự ghét giận lại xâm chiếm nhà tôi. Ông biết không, nhà tôi tức giận tôi vì tôi sẽ còn sống sau ông. Tôi phải luôn luôn đề phòng, giữ gìn ý tứ; hầu như lất cả những gì tôi nói ra, chẳng hạn như chuyện con cái, chuyện tương lai, đều làm cho nhà tôi nổi giận và nói ra những điều chua chát nghe thực đau lòng. Khi tôi kể những chuyện tôi đã làm ở nhà, chẳng hạn về người giúp việc mà tôi đã thay đổi, nhà tôi cũng nổi giận không thể chịu nổi. Ông phiền trách tôi đã tự ý hành động một mình, coi ông như không có. Chúng tôi đã quen sống hòa thuận tin yêu, thế mà bây giờ, tôi cảm thấy như có một bức tường xung đột ngăn cách chúng tôi. Tôi hiểu rằng tôi không nên trách móc nhà tôi, tôi biết nhà tôi vì bệnh tật mà sinh chứng. Nhà tôi là một người chồng rất tốt, thường nhật ông là người dễ thỏa thuận nhất trên đời. Thế mà bây giờ, mỗi lần đến đây là tôi lo sợ, và mỗi khi ra về, tôi thấy như trút được gánh nặng. Nếu tôi bị lao phổi chắc nhà tôi cũng cho là một diều đáng tiếc, nhưng tôi biết trong thâm tâm ông, trong đáy lòng ông, có lẽ ông cũng cảm thấy nhẹ nhõm. Nhà tôi có thể tha thứ cho tôi, tha thứ cho số kiếp nếu ông nghĩ rằng tôi cũng sắp chết như ông. Nhiều lúc nhà tôi hành hạ tôi bằng cách tra hỏi tôi sẽ làm gì sau khi ông chết. Tôi nổi khùng thét bảo ông im đi, ông nói tôi nên cho phép ông được vui đùa một tí, vì ông sẽ phải chết nay mai, còn tôi thì còn sống nhiều, nhiều năm nữa để hưởng hạnh phúc lâu dài. Chao ôi! Thực là khủng khiếp khi nghĩ đến tình yêu của chúng tôi trong bao năm nay sẽ phải chết dần, chết dần một cách ghê tởm, khốn nạn như thế.
https://thuviensach.vn
Bà Chester ngồi xuống một tảng đá bên đường, nức nở khóc. Ashenden ái ngại nhìn bà, nhưng không tìm được câu nói gì có thể an ủi được bà ta, vì những gì bà vừa nói không phải là những điều lạ lùng để chàng phải ngạc nhiên.
— Cho tôi một điếu thuốc - Bà nói một lát sau - Tôi không nên để cho đôi mắt đỏ và húp lên, không thì nhà tôi lại biết là tôi đã khóc, rồi tưởng tôi có tin buồn về tình trạng của nhà tôi. Cái chết ghê gớm đến thế sao ông? Tất cả chúng ta đều sợ chết như vậy cả sao?
— Tôi cũng không biết rõ.
— Khi mẹ tôi sắp mất, tôi thấy bà có vẻ bình tĩnh lắm. Bà biết cái chết đã gần kề và bà đùa giỡn với nó nữa. Nhưng dù sao trường hợp bà lại cũng khác, bà đã già rồi.
Bà Chester bình tĩnh trở lại, và hai người lại tiếp tục đi trong im lặng. Một lát sau bà nói:
— Qua những lời tôi vừa nói, ông đừng nghĩ rằng tôi là một người không tốt.
— Dĩ nhiên tôi không bao giờ nghĩ như vậy.
— Nhà tôi là một người chồng tốt, một người cha hiền. Trong đời tôi, tôi chưa bao giờ thấy một người đàn ông nào tốt như vậy. Cho đến ngày mắc bệnh, chưa bao giờ một ý nghĩ xấu xa ti tiện nảy sanh trong đầu óc nhà tôi.
Câu chuyện trên gây cho Ashenden nhiều tư lự. Bạn bè thường bảo rằng chàng đánh giá thấp cái bản chất con người, vì chàng không phê phán người đời theo những tiêu chuẩn thông thường. Chàng chấp nhận, với một nụ cười tha thứ, một giọt nước mắt hay một cái nhún vai, những điều mà người khác cho là rất khủng khiếp, kinh hoàng.
Chắc bạn không bao giờ có thể ngờ được rằng anh chàng tầm thường vui tính đó lại có những ý nghĩ chua cay, đồi trụy như vậy; nhưng ai dám ước lượng được cái mức độ sâu thẳm mà con người có thể tuột xuống, hay cái đỉnh cao siêu mà hắn có thể
https://thuviensach.vn
vươn lên? Cái lỗi của Henry Chester là ở sự thiếu lý tưởng. Chàng được sinh ra và khôn lớn để bước vào một cuộc đời tầm thường với những biến chuyển nho nhỏ, thông thường của cuộc sống, nên khi một tai biến bất ngờ đổ sụp xuống đầu, chàng không có phương tiện để đối phó với nó. Chàng như là một viên gạch làm ra để chiếm một chỗ đứng trong số hàng triệu viên gạch khác của một xưởng đồ sộ, nhưng rủi vì có tì vết, một cọng rơm lẫn vào chẳng hạn, nó trở thành vô dụng. Và viên gạch, nếu nó cũng biết suy nghĩ, sẽ kêu than: tôi đã làm gì để phải bị gạt ra khỏi cái nhiệm vụ tầm thường của tôi, để phải bị tách rời ra khỏi hàng ngũ của bao nhiêu viên gạch khác và bị liệng vào đống rác? Nhưng nghĩ cho cùng, thì cũng không phải là một cái lỗi, nếu Henry Chester không thể có được những tư tưởng, những ý niệm giúp chàng chịu đựng được cái tai họa của mình một cách nhẫn nhục. Đâu có phải ai cũng tìm được sự an ủi trong nghệ thuật hay tư tưởng? Thực là một thảm kịch trong thời đại chúng ta là bao nhiêu tâm hồn tầm thường, hèn mọn đã mất niềm tin ở Chúa, niềm tin ở sự phục sinh có thể ban cho họ cái hạnh phúc mà cõi đời này đã từ chối cho họ trong khi họ không tìm được một điều gì khác để thay thế vào đó.
Có người bảo rằng đau khổ nâng cao tâm hồn. Điều ấy chưa hẳn đúng. Thông thường thì đau khổ làm cho con người trở thành nhỏ nhen, hay gây gổ và ích kỷ. Nhưng cũng may, trong bệnh viện bài lao này, thực ra sự đau khổ không nhiều lắm. Trong nhiều giai đoạn của chứng lao phổi, cơn sốt nhè nhẹ kích thích bệnh nhân nhiều hơn là gây chán nản; nhờ vậy bệnh nhân cảm thấy nhanh nhẹn và, nhờ hy vọng nâng đỡ, họ đối diện với tương lai một cách vui vẻ. Nhưng đàng sau tất cả, ý chết vẫn lảng vảng trong tiềm thức họ. Đó là một điệu hát bi thương chua xót thoảng qua, xen vào một màn ca vũ vui nhộn: điệu nhạc đang du dương, vui tươi, thoải mái, chốc chốc lại láy một cách kỳ dị sang những tiết điệu réo rắt, chơi vơi làm các dây
https://thuviensach.vn
thần kinh căng thẳng như sắp đứt. Những lúc ý chết vươn lên, thì những quyền lợi nhỏ nhặt hàng ngày, những ghen ghét ti tiện, những buồn lo vụn vặt trở thành vô nghĩa; lòng thương kính và sự sợ hãi làm cho con tim bỗng chốc như ngừng dập, và sự khủng khiếp về cái chết ngự trị trên tất cả, như sự im lặng bất thường bao trùm cả một khu rừng nhiệt đới trước cơn bão tố.
Ít lâu sau khi Ashenden đến bệnh viện này, một thanh niên khoảng 20 tuổi cũng đến đây điều trị. Hắn ta là một thiếu úy Hải quân, và mắc cái chứng bệnh thường được gọi là “bệnh lao phi nước đại”. Hắn cao lớn, đẹp trai, tóc quăn màu nâu, hai mắt xanh biết và nụ cười rất hiền lành. Ashenden gặp hắn vài ba lần nằm sưởi nắng ở trên sân thượng và bầu bạn với hắn suốt ngày. Hắn là một chàng trai vui tính, thích nói chuyện về trình diễn ca nhạc, về tài tử chiếu bóng, tìm đọc trong báo những kết quả của các trận túc cầu và tin tức về quyền thuật. Thế rồi ít lâu sau, hắn không rời khỏi giường bệnh và Ashenden không gặp hắn lại lần nào nữa. Thế rồi thân nhân được mời đến, và khoảng hai tháng sau, hắn chết. Chết không một lời kêu than. Như một con thú, hắn hiểu biết một cách mơ hồ những gì xảy đến cho hắn. Một không khí ngột ngạt bao trùm bệnh viện, một sự ngột ngạt khó chịu như ở nhà lao khi có một phạm nhân bị hành quyết. Nhưng vài hôm sau, như tuân theo mệnh lệnh của trực giác bảo tồn sự sống, và với sự đồng tình ngấm ngầm của mọi người, thằng nhỏ bị bỏ rơi vào quên lãng. Và cuộc sống, với ba bữa ăn mỗi ngày, với những trận đánh golf trên sân thâu hẹp, với những môn thể dục, những giờ nghỉ ngơi, với những cuộc cãi vã và ganh tị, những hờn dỗi vì sự ngồi lê đôi mách, cuộc sống với bao nhiêu thứ ấy lại tiếp diễn như cũ. Ông Camphell tiếp tục kéo bản nhạc thời trang và bài “Annie Laurie”, và làm ông Leod điên đầu. Ông Leod tiếp tục khoác lác về tài đánh bài bridge của mình và tán nhảm về tình trạng sức khỏe và tinh thần của bệnh
https://thuviensach.vn
nhân, cô Atkin tiếp tục nói xấu. Henry Chester tiếp tục than phiền các bác sĩ không tận tình săn sóc và oán than định mệnh chơi xấu mình, mặc dù mình đã sống một đời sống kiểu mẫu. Ashenden tiếp tục đọc sách và quan sát thói hư tật xấu của những nhân vật quanh mình với một thái độ khoang dung, thích thú.
Ashenden trở thành thân mật với thiếu tá Templeton. Templeton có lẽ đã quá tứ tuần, trước kia ở trong quân đội nhưng đã giải ngũ sau thế chiến thứ hai. Nhờ có nhiều phương tiện tài chánh, nên từ khi rời khỏi quân ngũ, chàng không làm gì khác ngoài những thú ăn chơi. Chàng đua ngựa trong mùa đua ngựa, săn bắn trong mùa săn bắn, và khi không còn mùa gì nữa, chàng đến Monte Carlo đánh bạc. Chàng đã ăn và thua những số tiền thực lớn. Chàng rất khoái đàn bà, và nếu những chuyện chàng kể có thể tin được, thì đàn bà cũng rất mê chàng. Chàng thích ăn ngon, thích uống say. Chàng biết tên tất cả những viên quản lý của các tiệm ăn ngon có tiếng ở Luân Đôn. Chàng có chưn trong hơn nửa tá câu lạc bộ. Trong bao năm chàng đã sống một cuộc sống vô dụng, ích kỷ, vô giá trị, một cuộc sống không ngày mai, nhưng chàng đã hưởng thụ một cách thích thú, không băn khoăn, không thắc mắc. Có lần Ashenden hỏi chàng sẽ làm gì nếu cho chàng thời gian sống lại, chàng trả lời sẽ làm lại đúng y những gì chàng đã làm. Chàng là một người nói chuyện có duyên, châm biếm một cách vui vẻ, có tài dàn xếp êm xuôi, khéo léo, những vấn đề lặt vặt, hời hợt bên ngoài. Chàng luôn luôn có những lời hỏi han nhã nhặn đối với các cô gái già cục mịch, có sẵn một câu nói khôi hài đối với các ông già bộ vệ nghiêm trang, chàng dung hòa một cách tài tình lễ độ và tình thương. Chàng biết cách hòa mình vào cuộc sống bề mặt của những hạng người quá nhiêu tiền nên không biết
https://thuviensach.vn
làm gì với số tiền của họ, như biết rõ lối ra vào khu phố Mayfair[5].
Chàng thuộc vào hạng người sẵn sàng chấp nhận một cuộc thách thức, giúp đỡ một người bạn gặp cảnh khó khăn, và rộng rãi với những kẻ khốn cùng. Nếu chàng không làm được gì tốt đẹp trên đời này, thì chàng cũng chẳng làm điều gì tai hại cho lắm. Chàng không làm được trò trống gì cả, nhưng đó là một người bạn đồng hành thích thú đối với chúng ta, hơn những người đức trọng tối cao. Nhưng hiện giờ thì chàng đang ốm nặng. Chàng biết mình sắp chết và chấp nhận điều ấy với một thái độ thờ ơ, một cái mỉm cười lãnh đạm, như chấp nhận bao nhiêu sự việc khác trên đời. Chàng đã có một giai đoạn vàng son, nên cũng chẳng còn tiếc nuối gì nữa. Cũng thực đau như hoạn khi nhuốm phải bịnh lao, nhưng nghĩ cho cùng, có ai lột da sống mãi ở đời. Nếu chàng không chết vì bịnh lao, thì cũng có thể chàng đã chết trong chiến trận, hay trong một cuộc ẩu đả nào đó rồi. Nguyên tắc của chàng trong cuộc sống là: Khi thua cuộc thì phải chung tiền, và sau đó quên đi. Trong ván bài đời, đã có hồi vận đỏ, chàng hốt bạc thật nhiều, thì chàng cũng sẵn sàng phát ra khi gặp hồi xui xẻo. Nếu hội hè tiếp diễn mãi thì cũng vui lắm đấy, nhưng đám hội nào rồi cũng có hồi kết thúc, và dù bạn có ở lại chơi cho đến sáng hôm sau, hay bỏ ra về trong lúc cuộc vui chưa dứt, thì cũng thế thôi. Trong số những bệnh nhân ở bệnh viện này, chàng có lẽ là người về phương diện đạo đức, ít được bảo đảm nhất, nhưng chàng cũng là người duy nhất thành thực chấp nhận cái nghiệp dĩ một cách thản nhiên, lãnh đạm. Chàng chế diễu vào mặt thần chết, và bạn có thể, hoặc cho rằng cái thái độ hời hợt bất cần đó là thiếu đứng đắn, hay cho rằng đó là thái độ vô tư, thực dũng cảm, rất hào hoa.
Điều tệ hại nhất chưa bao giờ xảy đến cho chàng từ trước, là hiện chàng đang mang thêm một chứng bịnh: chứng si tình,
https://thuviensach.vn
một thứ tình si mà chàng chưa bao giờ vướng phải. Chúng đã có không biết bao nhiêu mối tình từ trước, nhưng đó là những thứ tình yêu hời hợt, thứ tình yêu trao đổi bằng tiền tài trong đám ca nhi vũ nữ, những cuộc ngẫu hợp phù du với những hạng đàn bà dễ dãi, thiếu đạo đức mà chàng đã gặp trong các cuộc truy hoan. Luôn luôn chàng cố tránh những sự ràn buộc tình cảm để khỏi mất tự do. Tiêu chuẩn duy nhất của chàng trong cuộc sống là càng hưởng thụ bao nhiều càng tốt bấy nhiêu, và trong phương diện ái tình, hay nói cho đúng là tình dục, chàng phải tìm cho được nhiều lợi điểm và không bị khuấy rầy ở bất cứ một khía cạnh nào. Nhưng chàng mến đàn bà. Dù với một bà già, trong khi trò chuvện, chàng cũng vẫn có một cái nhìn ve vuốt trong đôi mắt và cái giọng trìu mến trong lời nói. Chàng luôn luôn sẵn sàng làm mọi việc để họ được vui lòng. Và họ cũng nhận thức được sự chú trọng của chàng đối với họ, cho nên rất lấy làm hãnh diện vui thích và có cảm tưởng sai lầm rằng họ có thể tin là chàng sẽ không bao giờ bỏ rơi họ. Có một lần chàng đã phát biểu một ý kiến mà Ashenden cho là chàng đã phơi bày nội tâm của mình:
— Người đàn ông nào cũng có thể chiếm được trái tim người đàn bà họ ưa muốn, miễn là họ cố gắng hết mình; điều ấy không có gì khó, nhưng một khi đã chiếm được trải tim họ rồi, chỉ có người đàn ông nào hiểu rõ nữ giới mới có thể rời người mình đã yêu mà không làm cho người ấy tủi nhục.
Tình yêu của chàng đối với cô Ivy Bishop bắt đầu chỉ do thói quen tán tỉnh của chàng. Ivy là cô gái trẻ đẹp nhất trong bệnh viện này. Nàng thực ra không trẻ như Ashenden tưởng lúc mới gặp. Nàng đã 29 tuổi, nhưng vì trong tám năm qua nàng đã lang thang hết bệnh viện này đến bệnh viện khác ở Thụy Sĩ, Anh Cát Lợi và Tô Cách Lan và vì đời sống kín cổng cao tường của các bệnh viện giữ gìn cho nàng cái dáng dấp trẻ trung nên bạn có thể phỏng đoán nàng chỉ mới độ 20. Những sự hiểu biết của
https://thuviensach.vn
nàng về cuộc đời đều là những gì nàng đã học hỏi ở các bệnh viên, nên nàng là hiện thân kỳ diệu của sự hòa hợp giữa cái ngay thơ cùng tột và cái sành sỏi cũng cùng tột. Trong đời nàng, nàng đã để cho bao nhiêu cuộc tình duyên trôi qua mà không bị vướng mắc. Một số đông đàn ông, thuộc đủ quốc tịch, đã tỏ tình với nàng. Nàng đón nhận cảm tình của họ một cách tự chủ và nghịch ngợm, nhưng nếu họ đi quá xa, nàng cũng có đủ cương quyết để đối phó với họ. Tánh tình nàng thực cứng cỏi, ít khi người ta có thể ngờ được ở một người con gái mảnh khảnh như hoa ấy. Khi cần cự tuyệt, nàng biết diễn đạt ý muốn của mình một cách rõ ràng, bình thản và dứt khoát. Nàng sẵn sàng đáp ứng với nhiều thiện cảm sự ve vản của Thiếu tá Templeton. Đó là một trò chơi mà nàng đã lịch duyệt. Và mặc dù luôn luôn đối xử với chàng một cách tình tứ, nàng vẫn biểu lộ cái vẻ trêu chọc đùa bởn tế nhị để gián tiếp cho chàng hiểu rằng nàng xem chàng cũng chẳng khác gì bao nhiêu người đàn ông khác. Nàng ngầm cho chàng biết rằng, cũng như chàng, nàng không xem là quan trọng, không hy vọng tiến xa hơn cái cảm tình họ đang trao đổi với nhau.
Cũng như Ashenden, Thiếu tá Templeton trở vào nghỉ ở phòng riêng của mình mỗi ngày từ lúc sáu giờ chiều, và ăn cơm luôn trong đó, nên chàng chỉ gặp cô Bishop vào lúc ban ngày thôi. Ngoài những lúc đi dạo với nhau, họ ít có cơ hội gặp riêng nhau. Trong bữa ăn trưa, câu chuyện giữa bốn người (Ivy Bishop, Templeton, Henry Chester và Ashennden) là những câu chuyện chung, nhưng điều rõ ràng là Templeton có vẻ khó khăn khi bắt chuyện với hai người đàn ông. Và theo sự quan sát của Ashenden thì Templeton không còn tản tỉnh cô Ivy để giết thì giờ nữa, mà cảm tình của chàng đối với nàng mỗi ngày mỗi đậm đà, chân thật hơn. Điều đó, không biết nàng có nhận thấy không, và nó có ý nghĩa như thế nào đối với nàng Khi Templeton tỏ vẻ đi xa trong tình thân mà hoàn cảnh không cho
https://thuviensach.vn
phép, nàng trả đũa lại ngay bằng những lời chế riễu làm mọi người cười rộ. Nhưng cái cười của Templeton trông thực thảm thương. Chàng không muốn nàng tiếp tục xem mình chỉ như một gã đàn ông thanh lịch mà thôi. Càng quen thân với cô Bisbop, Ashenden lại càng mến nàng. Có một vẻ thực cảm động trong cái vẻ đẹp đau ốm của nàng, với nước da trắng xanh, với khuôn mặt thon nhỏ làm cho đôi mắt càng thêm lớn và xanh biếc một cách ký lạ. Và cũng thực cảm động, cái tình cảnh của nàng, tình cảnh mà đa số bệnh nhân trong bệnh viện này đều gặp phải, đó là sự cô quạnh, đơn chiếc của nàng trong cuộc đời. Mẹ nàng thì luôn luôn bận rộn với cuộc sống bên ngoài; chị em nàng thì đã đi lấy chồng cả rồi. Trong tám năm xa cách, họ đối với nàng không thiết tha lắm. Họ trao đổi thư từ với nàng và thỉnh thoảng mới đến thăm nàng, nhưng mỗi ngày sự liên lạc mỗi thưa thớt, phai lạt dần. Nàng chấp nhận sự thể ấy, không đắng cay chua xót. Nàng thân thiện với mọi người và luôn luôn sẵn sàng lắng nghe một cách cảm thông những lời thở than phiền muộn của họ. Nàng đối xử với Henry Chester tử tế đặc biệt và làm những gì có thể làm được để cho chàng được vui.
— Anh Chester này, - Nàng nói với chàng một hôm trong bữa ăn trưa - cuối tháng rồi, chắc chị sẽ đến vào ngày mai. Trong ngóng thực dài cả anh nhỉ!
— Không, tháng này nhà tôi không đến. - Chàng trả lời một cách bình tĩnh, hai mắt nhìn xuống chiếc đĩa của mình. — Vậy xin có lời chia buồn với anh! Sao chị lại không đến? Các cháu vẫn mạnh khỏe cả đấy chứ?
— Bác sĩ Lennox cho rằng nhà tôi không đến có lẽ tốt cho tôi hơn.
Sự im lặng bao trùm mọi người. Nàng nhìn Chester vơi đôi mắt lo ngại Templeton nói với cái vẻ thân mật, bộc trực thường nhật của chàng:
https://thuviensach.vn
— Như vậy thì thực quả khắc nghiệt. Sao anh không rủa cho bác sĩ Lennox xuống địa ngục cho rồi!
— Ông ta dĩ nhiên biết nhiều hơn chúng ta. - Chester trả lời. Cô Bishop nhìn chàng một lần nữa rồi nói sang chuyện khác. Sau này nhớ lại, Ashenden nhận ra rang nàng đã nghi ngờ sự thật của câu chuyện ngay từ lúc đầu.
Ngày hôm sau, Ashenden được dịp đi dạo cùng Chester. Chàng nói:
— Tôi rất buồn vì chị không đến được. Chắc anh thấy thiếu thốn kinh khủng.
— Vâng, kinh khủng...
Chàng liếc nhìn Ashenden. Ashenden đoán Chester muốn nói gì với mình, nhưng hình như khó nói nên lời. Chàng nhún vai, vẻ bực tức.
— Nhà tôi không đến là tại tôi. Tôi yêu cầu bác sĩ Lennox viết thư bảo bà đừng đến. Tôi hết chịu được sự hiện diện của nhà tôi. Suốt cả tháng tôi mong đợi bã đến, nhưng khi bã đến tôi lại thấy ghét. Anh biết không, tôi thù ghét kinh khủng cái chứng bệnh bẩn thỉu này. Bà ta thì khỏe mạnh, nhanh nhẹn... và tôi phát khùng lên mỗi khi thấy cái vẻ đau khổ trong mắt bã. Thực tình bã đâu có đau khổ gì. Ai thèm đếm xỉa đến mình khi mình đau ốm. Họ làm ra vẻ săn sóc, lo lắng cho mình, nhưng họ lấy làm bằng lòng, mừng rỡ là chính mình, chứ không phải họ, mắc bệnh. Tôi ti tiện lắm phải không anh?
Ashenden hồi tưởng cái hình ảnh bà Chester ngồi khóc trên tảng đả ở vệ đường. Chàng nói:
— Anh có nghĩ rằng anh làm chị khổ sở khi không để cho chị đến thăm không?
— Bà ta phải chịu đựng lấy chứ! Nỗi đau khổ của tôi, tôi còn chưa kham nổi, hơi đâu gánh vác thêm nỗi đau khổ của bã. Ashenden không biết nói gì thêm. Hai người bước đi trong im lặng. Bỗng Ashenden nói lớn, giọng bực tức:
https://thuviensach.vn
— Đối với anh thì lòng vị tha, vô vụ lợi dễ dàng quá! Anh còn sống lâu dài. Còn tôi, tôi sắp chết. Và quỷ thần ơi! Tôi đâu có muốn chết. Mà sao lại là tôi? Thực bất công, phi lý hết sức! ***
Thời gian tuần tự trôi qua. Ở một nơi mà người ta không có công viêc gì nhiều để bận rộn tâm trí như ở bệnh viện bài lao này, sự say mê của Templeton đối với cô Bishop là một điều không thể che giấu được ai lâu. Nhưng khó mà biết được cảm tình của nàng đối với Templeton như thế nào. Điều có thể thấy rõ ràng là mặc dù không cố ý tìm kiếm, nàng thích được gần gũi Templeton, và có vẻ khổ sở khi không được trò chuyện riêng tư với chàng. Vài ba bà trọng tuổi cố tìm cách lừa nàng vào bẫy để bắt nàng phải thú nhận một vài sư việc, nhưng một cô gái khôn khéo ranh mảnh như nàng, có bao giờ lại mắc bẫy họ được. Nàng giả vờ không hiểu những lời bóng gió của họ, và đối đầu với những câu hỏi thẳng của họ bằng cái cười chế riễu. Nàng đã thành công trong sự chọc tức họ.
— Con nhỏ không thể khờ khạo đến cái độ không nhận thấy được cái si tình của gã.
— Cô ta không có quyền đùa bởn với y ta như vậy. — Tôi chắc con bé cũng mê gã như gã mê hắn vậy. Nhưng không ai tỏ vẻ tức giận bằng ông Leod:
— Thực quá dị hợm! Dù sao, rồi cũng chẳng đi đến đầu. Thằng chả thì phổi lủng như tổ ong, mà con nhỏ thì cũng chẳng khá hơn gì!
Còn ông Camphell thì lại chua chát, tục tỉu:
— Tôi thì tôi tán đồng cho chúng cứ việc tự do thụ hưởng khi còn có thể thụ hưởng. Tôi cá với mấy người thế nào cũng có lương lẹo gì ở trỏng, chứ không không, nhưng tôi chả lên án chúng đâu.
— Lão già dê. - Ông Leod mắng.
https://thuviensach.vn
— Ối, bỏ cái lối ngây thơ cụ ấy di. Thằng chả đâu phải là cái hạng con nít ngồi hầu bài vớ vẩn suốt ngày với con nhỏ ấy, ngoại trừ hắn được thưởng công lao bằng cái gì đó. Mà con nhỏ cũng khả quỷ quyệt, đâu phải tay mơ. Các người cá gì, tôi cá ngay.
Ashenden thường có dịp gặp hai người ấy, nên hiểu họ nhiều hơn ai hết. Một hôm Templeton tâm sự với chàng: — Thực kỳ cục! Trong giai đoạn đau ốm này mà lại đi say mê một cô gái con nhà lành. Một điều tôi không bao giờ ngờ có thể có ở nơi tôi. Tôi không chối cãi là đã đi vào sâu, ngập quá cổ rồi. Nếu tôi là một thằng đứng đắng, tôi phải yêu cầu cô ta cho tôi được làm lễ cưới ngay. Tôi chưa bao giờ ngờ một cô gái có thể đáng yêu đến thế. Tôi thường cho rằng các cô gái, tôi muốn nói các cô gái con nhà nề nếp, chỉ gây cho mình phiền lụy, nhưng tôi lầm, Ivy không phải là một sự phiền lụy, nàng vừa thông minh khéo léo, mà vừa ướt át, dịu dàng. Và lại dẹp nữa chứ! Trời, cái làn da ấy! Cái mái tóc ấy! Sao mà có thể đẹp được như vậy? Nhưng không phải những cái ấy làm cho cuộc đời tôi đảo lộn lùng tùng phèo đâu nhé! Anh biết vì cái gì không? - Vì cái đức hạnh! Cái mà trong đời tôi, tôi ghét nhất ở người đàn bà. Một thằng ăn chơi phóng đảng như tôi lại say mê một người đàn bà vì đức hạnh! Thực buồn cười đến vỡ bụng. Nhưng đúng là như vậy đó! Và nàng càng dịu dàng, hiền hậu bao nhiêu thì tôi lại cảm thấy mình càng tồi tàn, hèn hạ bấy nhiêu. Anh ngạc nhiên lắm phải không!
— Không ngạc nhiên tí nào cả. Anh không phải là anh chàng phóng đảng đầu tiên bắt đầu cảm cái trong trắng ngây thơ của đàn bà. Đó chỉ là cái đa tình, đa cảm khi đến tuổi trung niên. — Thực quả bết!
— Cô ta trả lời thế nào với anh?
— Trời, anh tưởng tôi thố lộ với cô ta sao? Tôi không nói với cô ta một lời nào khác ngoài những gì tôi đã nói với cô trước
https://thuviensach.vn
mặt mọi người. Tôi sẽ chết trong sáu tháng; vả lại tôi có gì đâu để hiến dâng cho một thiếu nữ như vậy!
Nhưng ít lâu sau, Ashenden có nhiều dịp để đoán biết chắc chắn rằng Ivy cũng say mê Templeton như chàng say mê nàng vậy. Ashenden nhìn thấy đôi má nàng ửng đỏ mỗi lần Templeton đi vào phòng ăn, bất chợt được cái nhìn âu yếm mà thỉnh thoảng nàng nhìn trộm Templeton, khi chàng nhìn nơi khác, và cái vẻ trìu mến đặc biệt trong cái mỉm cười của nàng mỗi khi nàng lắng nghe chàng kể những chuyện quá khứ trong đời chàng. Ashenden có cảm tưởng nàng đang trọn vẹn sưởi ấm trong tình yêu của Templeton một cách yên ổn, thoải mái, như những bệnh nhân đang sưởi nắng trên sân thượng, trong lúc nằm đối diện với làn tuyết trắng mênh mông dàn trải ở bên ngoài. Nhưng có lẽ nàng chỉ thích được sống trong trạng huống mập mờ ấy mà không muốn đi xa hơn nữa. Dù sao, Ashenden cũng nhận thấy không phải là phận sự của mình để nói cho Templeton biết những điều mà có lẽ nàng cũng không muốn cho người mình yêu biết.
Thế rồi một sự việc không may xảy đến đã làm đảo lộn cuộc sống bình thường của bệnh viện. Hai ông Leod và Camphell, mặc dầu luôn luôn to tiếng cãi lẩy, vẫn thường đánh bridge với nhau, bởi vì ngoài Templeton ra, họ là hai người đánh bridge cao nhất ở bệnh viện. Họ không ngớt gây gổ nhau, trù yểm cho nhau chết, nhưng sau bao năm đánh bài với nhau, họ biết rõ cái lối chơi của nhau, nên lấy làm vô cùng thú vị khi đè bẹp được đối thủ của mình. Templeton tự đặt cho mình cái nguyên tắc là không bao giờ đánh bridge với họ. Dù là một tay chơi lão luyện, chàng chỉ thích đánh với Ivy Bishop, trong khi hai ông Leod và Camphell lại đồng ý với nhau ở một điểm là nàng chỉ biết phá bài. Nàng là hạng tay chơi bài dễ tính, hễ khi đánh một con bài hớ, là chỉ biết cười trừ và tự bảo: “Đánh bậy thua là phải”.
https://thuviensach.vn
Nhưng một buổi chiều, vì nàng nhức đầu không ra khỏi phòng, Templeton đành phải chấp nhận ngồi vào sòng bài của Camphell cho đủ bốn tay. Mặc dù đã cuối tháng ba, tuyết vẫn còn rơi nặng hạt trong mấy ngày liền. Họ ngồi đành bài trên hành lang trống trải, bao bọc trong những chiếc áo lông dày, những chiếc mũ trùm kín tận man tai và những chiếc bao tay. Số tiền ăn thua quá nhỏ nên không làm cho Templeton, một tay chơi thường quen đánh lớn, để cả tâm trí vào sòng bài, tuy vậy, vì chàng đánh bridge rất cao, nên mặc dù không thấy hứng thú lắm, chàng vẫn làm tròn bổn phận đối với đồng đội của mình, không lần nào chàng đánh hớ. Nhưng sòng bài thực sôi động vì hai phe đều có bài tốt để đương cự với nhau và phe nào cũng nuôi nhiều hy vọng là thắng lớn sẽ về mình. Hai ông Leod và Camphell đương đầu nhau quyết liệt với những lời tuyên bố đớp chất nẩy lửa. Đã năm giờ rưởi chiều rồi. Ván bài cuối cùng bắt đầu, vì đến sáu giờ thì chuông reo báo hiệu cho tất cả bệnh nhân phải về phòng nghỉ. Cho đến giờ phút này hai phe đều bất phân thắng bại. Camphell cũng như Leod đều quyết tâm không để cho đối phương thâu hoạch chiến thắng cuối cùng. Còn mười phút nữa là hết giờ, nhưng hai phe đều có điểm ngang nhau. Những con bài cuối cùng được chia ra. Templeton cùng một phe với Leod, và Ashenden một phe với Camphell. Leod bắt đầu kêu: “Hai lần chuồng”! Ashenden im lặng cho qua; Templeton tỏ cho Leod biết mình có thể phụ lực được, và cuối cùng, Leod tuyên bố mình sẽ chiếm được “Grand slam”[6]. Camphell tuyên bố chống lại, và Leod cho biết là mình sẽ vượt qua tất cả để toàn thắng. Những tay chơi bài ở các bàn khác nghe vậy đều bỏ cuộc chơi, đến vây quanh bàn này. Ván bài diễn tiến trong sự im lặng nặng nề giữa đám khán giả đang hồi hộp theo dõi. Mặt Leod tái mét vì xúc động, hai chân mày lấm tấm mồ hôi, hai tay rung lẩy bẩy. Camphell thì trông thực hắc ám. Leod vượt qua được hai lá bài
https://thuviensach.vn