🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Có Được Là Người
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
PRIMO LEVI
Có được là người
Tập I
Người dịch:
NGUYỄN TRỌNG ĐỊNH
và
ĐOÀN NGỌC THANH
NHÀ XUẤT BẢN PHỤ NỮ - HÀ NỘI 1996 ---------------------------------
Dịch theo bản Tiếng Pháp
LE DE UXIEME SEXE
Nhà xuất bản Gallimard Paris, 1976 Scan & tạo ebook: Tudonald78
https://thuviensach.vn
Primo Levi (1919-1987) sinh tại Turin, là người Ý gốc Do Thái. Ông là nhà hóa học, hoạt động trong phơng trào chống phát xít “Công lý và Tự do'': Đức Quốc xä bắt ông cuối năm 1943, ông bị chuyển qua một số trại tập trung, rồi cuối cùng là Auschwitz. Tại đây, ông trở thành nhân công tại nhà máy sản xuất cao su nhân tạo Buna, một kế hoạch sản xuất vừa tham vọng vừa điên rồ, ảo tưởng của phát xít Đức. Levi may mắn được chuyển vào làm việc trong phòng thí nghiệm hóa học, có một số ưu tiên nhất định so với các tù nhân khác. Đến gần ngày quân Đồng minh tiến vào giải phóng Auschwitz, Levi bị ốm và được đưa vào trạm xá của trại, tức Ka-Be. Quân Đức sơ tán toàn bộ nhũng người còn chút sức lực trong trại, bỏ lại những ai ốm yếu. Cùng vài người bạn từ trong trạm xá, Levi đã trụ được cho tới lúc quân Đồng minh đến. Toàn bộ câu chuyện này được kể lại trong Có được là người.
Sau khi thoát khỏi Auschwitz, Primo Levi còn phải trải qua một cuộc hành trình gian khổ trước khi về tới được Turin quê nhà vào tháng Năm năm 1945. Có được là người xuất bản vào năm 1947 nhưng không mấy được chú ý, cả chục năm sau đó nó mới được "phát hiện" và nhanh chóng trở thành một hiện tượng lớn của văn chương thế giới. Primo Levi còn là tác giả của không ít tác phẩm văn học khác. Năm 1987, ông tự sát tại nhà riêng, cái chết của ông cho đến giờ vẫn được coi là một bí ẩn.
https://thuviensach.vn
Cuốn sách này được xuất bản với sự hợp tác
của Đại sứ quán Italia
Rapporto suirorganizzazione igienico-sanitaria del campo di concentramento di Monowitz per ebrei (Se questo è un uomo) © 1958 by Giulio Einaudi Editore S.p.A
Dịch từ nguyên bản tiếng Ý, Se questo è un uomo, NXB Einaudi.
Xuất bản theo hợp đồng nhượng quyền giữa
Giulio Einaudi Editore S.p.A và Nhä Nam, 2010
Bản quyền bản tiếng Việt © Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam, 2010.
Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ. Mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phân phối dưới dạng in ấn hoặc văn bản điện tử, đặc
https://thuviensach.vn
biệt là việc phát tán trên mạng Internet mà không có sự cho phép bằng văn bản của Nhà xuất bản là vi phạm pháp luật và làm tổn hại đến quyền lợi của nhà xuất bản và tác giả. Không ủng hộ, khuyến khích những hành vi vi phạm bản quyền. Chỉ mua bán bản in hợp pháp.
Primo Levi
https://thuviensach.vn
TRẦN HỒNG HẠNH dịch
Các anh, sống đời yên ổn
Trong căn nhà ấm áp của mình,
Các anh, tối đến trở về nhà
Có đồ ăn nóng sốt, có bạn có bè:
Xem thử đây có được là người
Quần quật trong bùn lầy
Không biết đến bình yên
https://thuviensach.vn
Đánh nhau vì nửa miếng bánh
Chết vì một câu Có hay Không. Xem thử đây có được là đàn bà, Không tóc tai, không tên tuổi
Không còn sức mà nhớ
Đôi mắt trống rỗng và vòng tay giá lạnh Như cánh cò ủ rũ mùa đông.
Các anh nghĩ xem cảnh này cảnh gì: Tôi dặn các anh những lời này
Häy khắc sâu vào tâm khảm
Dù đang ở nhà hay đang đi xa
Dù đang ngủ ngon hay là đã dậy Häy nhắc con cháu điều này.
Còn nếu không sẽ tan hoang nhà cửa, Bệnh tật sẽ đổ vào người,
Con cái ngoảnh mặt quay đi.
LỜI TÁC GIẢ
https://thuviensach.vn
May mắn cho tôi là đến tận năm 1944 mới bị bắt vào Auschwitz, nghĩa là sau khi chính phủ Đức do ngày càng thiếu nhân công lao động đã quyết định kéo dài thời gian sống của tù trước khi giết, và do đó đã cải thiện cuộc sống ở trại và tạm dừng các đợt hành quyết vô tội vạ.
Vì thế cuốn sách này của tôi sẽ không thêm được chi tiết kinh khủng nào về những trại hủy diệt đã nổi tiếng với bạn đọc toàn thế giới. Cuốn sách không được viết với mục đích đưa ra những lời buộc tội mới mà là để đưa ra vài tư liệu cho một nghiên cứu khách quan về tâm trạng con người. Rất nhiều cá nhân cũng như dân tộc, cố tình hoặc không, đã từng coi "kẻ khác máu là kẻ thù". Suy nghĩ ấy lan sâu vào tâm trí giống như một vết nhiễm trùng ẩn kín, chỉ hiện ra trong những hành động bất thường không định trước chứ không nằm trong một ý thức hệ nào. Nhưng khi nó đã xuấthiện khi đức tin không nói ra ấy trở thành tiền đề chính cho một chuỗi suy diễn thì kết quả cuối cùng sẽ cho ra Lager. Lager là sản phẩm của một quan niệm về thế giới đã mang đến những hệ quả với một sự kiên định khắt khe: chừng nào cái quan niệm ấy còn sống sót thì những hệ quả vẫn còn đe dọa. Câu chuyện về các trại diệt chủng cần được tất cả mọi người coi là một dấu hiệu nguy hiểm nghiêm trọng.
Tôi nhận thức được những nhược điểm về bố cục của cuốn sách, mong độc giả tha lỗi. Từ những ngày ở Lager các ý định và quan điểm về cuốn sách nàv đã ra đời dù tôi chưa viết. Cái nhu cầu được kể với những "người khác", chia sẻ với những "người khác" đã tạo nên trong chúng tôi, khi bị giam cầm cũng như sau này khi được giải phóng một động lực mänh liệt và cấp thiết, thậm chí át cả những nhu cầu cơ bản nhất của con người. Cuốn sách được viết để thỏa mãn nhu cầu đó, mục đích đầu tiên của nó chính là để giải tỏa nội tâm. Cũng vì thế mà sách được bố cục rời rạc, các chương không được viết theo một trình tự logic mà theo mức độ cấp thiết cần được viết ra. Việc liên kết chúng được thực hiện về sau.
https://thuviensach.vn
Tôi nghĩ không cần phải thêm rằng không có bất cứ sự kiện nào trong sách là bịa đặt.
HÀNH TRÌNH
Tôi bị quân cảnh phát xít bắt ngày 13 tháng Chạp năm 1943. Khi ấy tôi hai mươi tư tuổi, ít hiểu biết, không kinh nghiệm và dứt khoát muốn sống trong một thế giới siêu thực của riêng mình, thế giới của những bóng ma văn minh theo kiểu Descartes, của những tình bạn trai chân thực và tình bạn gái hiền lành. Cái xu hướng sống ấy tôi có được sau bốn năm chịu đựng chế độ chia rẽ mà những quy định phân biệt chủng tộc đã đẩy tôi vào. Tôi ấp ủ trong mình một ý tưởng nổi loạn vừa phải và trừu tượng.
Không dễ chút nào để chọn ra con đường lên míi và lập thành đội du kích, một đội ngũ mà trong tâm tưởng của tôi và những bạn bè cũng chẳng thông thạo hơn mấy nghĩ sẽ phải là một đội du kích liên kết với phong trào "Công lý và Tự do"[1]. Liên lạc, vũ khí, cả tiền và kinh nghiêm để xoay xở được những thứ đó đều thiếu. Thiếu những người có khả năng, chúng tôi hòa vào cùng một số đông không đủ tiêu chuẩn, có hoặc không có lòng tin, những người chạy từ đồng bằng lên hòng tìm cho mình một tổ chức chính trị hoặc quân sự không hề tồn tại,hay thậm chí chỉ để tìm một sự bảo vệ, một chỗ trốn, một bếp lửa, một đôi giày.
Hồi ấy tôi vẫn còn chưa được dạy cái nguyên tắc mà tôi sẽ nhanh chóng học được ở Lager: cần theo đuổi những mục đích riêng của mình bằng mọi phương tiện có thể, ai sai lầm thì phải trả giá; tôi đã phải công nhận những gì xảy ra sau này đơn giản là theo đúng nguyên tắc đó. Ba trung đội quân cảnh phát xít xuất quân từ nửa đêm trên đường đánh úp một đội quân khác đang bị vấy trong thung lũng mạnh và nguy hiểm hơn chúng tôi nhiều đã
https://thuviensach.vn
tràn vào nơi trú ẩn của chúng tôi. Vào buổi bình minh ma quái đầy tuyết ấy, tôi - một đối tượng khả nghi - đã bị chúng bắt xuống thung lũng.
Trong các cuộc hỏi cung sau đó, tôi chọn cách khai mình là "công dân Ý gốc Do Thái" vì tôi nghĩ nếu không khai như thế thì không thể biện minh việc mình có mặt ở một chốn quá hẻo lánh ngay cả là để trốn tránh, và vì tôi tính (sau này mới thấy là sai lầm) rằng việc thú nhận hành động chống lại phát xít của mình sẽ dẫn đến bị tra tấn và chắc chắn sẽ bị giết. Là dân Do Thái, tôi được chuyển đến Fossoli ở Modena nơi có một trại giam lớn vốn dành cho tù binh Anh và Mỹ nhưng sau này được dùng để nhốt mọi loại người mà chính phủ Cộng hòa Phát xít mới ra đời không có cảm tình.
Lúc tôi đến, tức là vào cuối tháng Giêng năm 1944, có khoảng một trăm năm mươi người Ý gốc Do Thái, nhưng chỉ sau ít tuần con số này đã lên đến hơn sáu trăm. Thường là nguyên cả gia đình bị phát xít hoặc bọn phân biệt chủng tộc bắt do không cẩn thận hoặc do bị tố cáo ngầm. Một vài người khác thì tự nộp mạng vì cuộc sống lang thang làm họ tuyệt vọng, vì họ không có phương tiện sống nào khác, vì không muốn xa lìa người thân đã bị bắt, hoặc điên rồ hơn nữa là vì "muốn đặt mình trong vòng pháp luật". Ngoài ra còn có hơn một trăm tù binh Nam Tư và một vài người nước ngoài bị nghi ngờ về thái độ chính trị.
Việc một đội lính SS Đức đến trại lẽ ra phải khiến ngay cả những người lạc quan nhất phải lo lắng; thế nhưng thay vì những kết luận hiển nhiên chúng tôi vẫn cố suy diễn cái tin này theo nhiều cách. Thế nên khi tin sẽ bị chuyển đi ập xuống thì tinh thần chúng tôi vẫn chưa được chuẩn bị.
Ngày 20 tháng Hai ấy bọn Đức tiến hành điều tra kỹ lưỡng trong trại, ầm ĩ quở trách công khai tay trưởng trại người Ý về chuyện quản lý bếp kém và có quá ít củi để đốt sưởi; thậm chí bọn chúng còn nói trại sẽ sớm mở một trạm xá. Nhưng đến sáng ngày 21 mọi người được biết hôm sau tất cả dân Do Thái sẽ đi. Tất cả: không có ngoại lệ nào. Kể cả trẻ con, người già, người
https://thuviensach.vn
ốm. Đi đâu không biết. Phải chuẩn bị cho hành trình mười lăm ngày. Cứ một người điểm danh thiếu thì sẽ có mười người khác bị bắn.
Chỉ còn một số ít kẻ ngấy thơ và ảo tưởng là còn hy vọng: chúng tôi đã từng nói chuyện với những người vượt biên từ Ba Lan, từ Croatia và biết phải ra đi thế này có nghĩa là gì.
Với những kẻ bị kết án tử hình, theo truyền thống sẽ có một nghi lễ khổ hạnh để tỏ rõ rằng mọi dục vọng và giận dữ đều đã hết, bản án chỉ còn đơn giản là một trách nhiệm buồn thảm với xä hội, và điều này khiến người phán quyết thương cảm kẻ bị kết án. Vì thế người ta tránh quan tâm quá mức đến tội phạm, cho phép họ ở một mình, an ủi họ về mặt tâm linh nếu họ muốn, tóm lại là người ta muốn để tội phạm không cảm thấy bị bao bọc bởi thù hận hay độc đoán mà bởi sự cần thiết, bởi công lý. Cùng với sự trừng phạt sẽ là tha thứ.
Nhưng chúng tôi thì không được thế, vì chúng tôi quá đông mà thời giam thì quá ít, mà suy cho cùng thì tại sao chúng tôi ph ải tự trừng phạt, vì tội lỗi gì mà chúng tôi cần được tha thứ? Trưởng trại người Ý quyết dịnh mọi hoạt động đều phải diễn ra bình thường cho đến khi có lệnh khởi hành; bếp vẫn nấu, các nhóm dọn vệ sinh vẫn dọn như thường, thậm chí các thầy vẫn tiếp tục lớp học buổi tối như mọi ngày. Chỉ có điều tối hôm ấy bọn trẻ con không được giao bài tập về nhà.
Màn đêm xuống, một đêm rõ là mắt thường không thể dõi theo mà sống nổi[2]. Mọi người đều cảm thấy điều đó: không một lính gác nào, Ý cũng như Đức, có lòng ngó xem những con người biết mình rồi sẽ phải chết đang làm gì.
Mỗi người chọn một cách từ biệt cuộc đời hợp với mình. Người thì cầu nguyện, người uống thả giàn, người lại say sưa dâm đãng một lần cuối. Nhưng những người mẹ thì lo lắng chuẩn bị đồ ăn cho chuyến đi, tắm cho bọn trẻ, chuẩn bị hành lý, và đến bình minh thì những sợi dấy thếp gai quấy
https://thuviensach.vn
quanh trại đã phấp phới đầy áo quần trẻ con chờ hơng khô trong gió. Làm sao để không quên những tấm khăn cùng đồ chơi, hàng trăm thứ đồ vật bé nhỏ mà những người mẹ biết bọn trẻ sẽ cần. Bạn sẽ không làm đúng như thế sao? Nếu ngày mai người ta giết bạn cũng con mình, hôm nay bạn có thôi không cho nó ăn nữa được không?
Ở lô số 6A có läo Gattegno, vợ và lũ con cháu dâu rể đông đúc. Đàn ông đều làm thợ mộc, quê ở Tripoli. Cả nhà đã phải trải qua nhiều hành trình dài nhưng lúc nào cũng mang theo đủ đồ nghề, đô bếp cùng cấy đàn arcordeon và cấy vĩ cầm để sau mỗi ngày làm việc lại nhảy múa cùng nhau, những con người vui vẻ và sùng đạo. Đàn bà nhà ấy la những người đầu tiên bắt tay chuân bị cho chuyến đi, nhanh nhẹn và lặng lẽ để còn có thời gian cho việc đưa tang. Khi mọi thứ đã xong, bánh đã chín, túi đã buộc, họ bèn cởi giày, xõa tóc và cắm lên mặt đất những cấy nến tang, đốt chúng lên theo đúng phơng tục ông cha rồi ngồi thành vòng tròn trên mặt đất để hờ, rồi khóc lóc, than thở cả đêm hôm ấy. Chúng tôi túm tụm lại thành một nhóm đằng trước cửa nhà họ, trải nghiệm nỗi đau buồn sâu thẳm trong lòng, nỗi đau buồn trước đây chưa từng biết đến, nỗi đau từ xa xưa của những kẻ không quê hương, nỗi đau không còn hy vọng về cuộc di cư mỗi thế kỷ lại tái diễn một lần.
Bình minh ló dạng, vầng dương mới mọc nhập bọn với kẻ thù, giống như một kẻ phản bội để chứng kiến chúng tôi bị hủy diệt. Những cảm xúc khác nhau dấy lên trong mỗi người, chấp nhận, phản kháng vô vọng, ruồng bỏ đức tin, sợ häi, tuyệt vọng. Sau một đêm trắng những cảm xức ấy trộn lẫn với nhau thành một cơn hoảng loạn tập thể không thể kiểm soát được. Thời gian để suy ngẫm, để ổn định đã hết, mọi lý lẽ tan biến trong một sự xáo động cực độ. Sáng lên như những tia chớp trên cái nền tuyệt vọng xáo động đó là ký ức đẹp đẽ về gia đình, vẫn còn gần gũi quá với chúng tôi về thời gian cũng như không gian, đau đớn như những mũi gươm thọc vào gan ruột.
Rất nhiều điều chúng tôi đã nói, đã làm cùng nhau khi ấy, nhưng có lẽ không nhớ gì thì hơn[3].
https://thuviensach.vn
Bọn Đức điểm danh, với một sự chính xác điên rồ mà sau này chúng tôi phải quen. Cuối cùng tên sĩ quan hỏi "Wieviel Stück?", tên hạ sĩ lập tức đứng nghiêm chào và trả lời có sáu trăm năm mươi "con", tất cả đều đúng quy định; sau đó chúng chất chúng tôi lên các xe chở nhỏ và đưa đến ga Carpi. Ở đây đoàn tàu và đội áp giải đã đợi sẵn. Ở đây chúng tôi lãnh những cú đòn đầu tiên: điều đó lạ và vô lý đến mức chúng tôi không thấy đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Chỉ là một sự ngạc nhiên sâu sắc; không giận dữ gì sao người ta có thể ra tay đánh người khác?
Có mười hai toa chở hàng cho sáu trăm rưởi con người; trong toa của tôi chỉ có bốn mươi lăm người, nhưng đó là một toa nhỏ. Hóa ra nó đấy, đoàn tàu chở người nổi tiếng của bọn Đức, ngay trước mắt chúng tôi, ngay dưới chân chúng tôi, những đoàn tàu một đi không trở lại mà chúng tôi vẫn thường được nghe kể nhưng chỉ biết sợ và không tin là thực. Nhưng nó quả đúng là thế: những toa chở hang cửa khóa bên ngoài, tàn nhẫn nhồi đầy đàn ông, đàn bà, trẻ con, như thể nhồi một thứ hàng tầm thường, chạy về một nơi vô định, một nơi nào đó ở dưới kia, tít xuống đáy sâu. Lần này thì chính chúng tôi ở trong cái đoàn tàu ấy.
Sớm hay muộn trong cuộc đời mình mỗi người sẽ khám phá ra rằng hạnh phúc hoàn hảo là không có thật, nhưng ít ai chịu ngẫm nghĩ về điều ngược lại: rằng một sự bất hạnh hoàn hảo cũng không hề có. Những vật cản để tiến đến hai thái cực này đều cùng một dạng: đều là vì đặc trưng của con người vốn luôn phản kháng lại những điều tuyệt đối, vô hạn.
Những đặc trưng ấy bắt nguồn từ hiểu biết chẳng bao giờ đủ của chúng ta về tương lai mà ta vẫn gọi khi thì là hy vọng, khi thì là sự bất trắc về ngày mai; là cái chết rồi sẽ đến của mỗi đời người, chết là chấm hết mọi niềm sung sướng cũng như mọi nỗi khổ đau; là những nỗi lo vật chất không tránh khỏi, có thể làm vẩn đục bất cứ hạnh phúc lâu dài nào cũng như có thể làm läng di những nỗi thống khổ, làm gián đoạn ý thức con người về nỗi bất hạnh của mình và khiến nó trở nên chịu đựng được.
https://thuviensach.vn
Sự thiếu thốn, những cú đánh đập, cái lạnh, cái khát là những thứ đã giúp chúng tôi không chìm xuống nỗi tuyệt vọng thăm thẳm trong suốt chuyến đi và cả sau đây nữa. Đó không phải quyết tâm sống, không phải sự cam chịu có ý thức, những điều mà chỉ một số ít người có khả năng có được, còn chúng tôi chỉ là một nhóm người bình thường.Cửa bị đóng lại ngay lập tức, nhưng tàu mäi đến đêm mới khởi hành. Nghe đích đến mà chúng tôi thấy nhẹ cả người. Auschwitz: một cái tên lúc ấy chưa có ý nghĩa gì với chúng tôi nhưng ít nhất cũng là một nơi nào đó trên trái đất này.
Tàu chạy chậm chạp, với những chặng dừng dài mệt mỏi. Qua khe hở chúng tôi thấy những vách đá của thung lũng Adige và những cái tên thành phố Ý cuối cùng dần trồi qua mất. Chúng tôi vượt qua Brenner[4] vào trưa ngày thứ hai, tất cả đều đứng dậy nhưng không ai nói lời nào. Trái tim tôi khắc khoải nghĩ đến chặng về, tôi tàn nhẫn dựng lên cho mình niềm vui phi thường của chuyến đi đó với những cánh cửa mở toang, không ai còn muốn trốn nữa, rồi những cái tên Ý đầu tiên... Tôi nhìn quanh và tự hỏi mình bao nhiêu, bao nhiêu trong số cát bụi con người ở đây sẽ bị số mệnh dập vùi.
Trong số bốn mươi lăm người trong toa tàu hôm ấy, chỉ có bốn người được nhìn thấy lại nhà mình, và đó đã là toa tàu may mắn nhất.
Chúng tôi phải chịu khát và lạnh: lần nào dừng chúng tôi cũng gào lên xin nước, hay ít ra cũng là một nắm tuyết, nhưng chẳng mấy ai chịu nghe; bọn lính áp giải không cho ai lại gần đoàn tàu. Hai bà mẹ trẻ đang nuôi con bú rên rỉ cả ngày lẫn đêm cầu xin nước. Tình trạng căng thẳng của chúng tôi khiến đói, mệt và mất ngủ thành ra ít giày vò hơn. Nhưng ban đêm thì thật là những cơn ác mộng dài bất tận.
Chỉ ít người biết cách đối mặt với cái chết một cách tự trọng, và thường là những người mà ta không ngờ tới. Ít người chịu ngậm miệng và tôn trọng sự im lặng của người khác. Giấc ngủ bất an của chúng tôi thường xuyên bị cắt ngang bởi những tiếng cãi cọ ồn ào vô ích, những lời nguyền rủa, những cú đấm đá mù quáng chống lại một đụng chạm lấn sang vốn không tránh khỏi
https://thuviensach.vn
trong toa tàu. Rồi ai đó sẽ thắp lên một ngọn nén buồn thảm, soi lên một thảm nhung nhúc người trải dài trên sàn tàu, ken đặc và hỗn loạn, lờ đờ và đau đớn, thỉnh thoảng đột ngột trồi lên ở góc này hay góc kia rồi rũ xuống ngay lập tức vì kiệt sức.
Qua khe hở, những cái tên quen và không quen của các thành phố Áo, Salzburg, Viên. Rồi của Séc, cuối cùng là Ba Lan. Vào buổi tối ngày thứ tư cái lạnh trở nên khắc nghiệt: con tàu chạy xuyên qua những rừng thông đen bất tận, rõ là đang lên dốc. Tuyết rơi dày dưới đất. Tuyến đường này chắc chỉ là một tuyến phụ vì các ga đều nhỏ và vắng tanh. Những lúc tàu dừng chẳng ai còn cố liên lạc với bên ngoài nữa: chúng tôi tự cảm thấy mình đã "ở bên kia" rồi. Một chặng dừng dài ở giữa đồng, rồi lại lăn bánh cực kỳ chậm. Đến rất khuya đoàn tàu dừng hẳn lại giữa một vùng đồng bằng tối đen và im ắng.
Ở cả hai bên đường tàu có thể thấy những hàng đèn đỏ và trắng xa hút tầm mắt; nhưng không có tí tiếng ồn nào hứa hẹn có khu dân cư sinh sống. Trong ánh sáng khốn khổ của cấy nến cuối cùng, tiếng bánh xe lăn tắt hẳn, những âm thanh của con người cũng tắt, chúng tôi chờ điều sẽ xảy đến.
Trong suốt chuyến có một phụ nữ đứng cạnh tôi, cũng bị các thân người chen chúc nghiền bẹp như tôi. Chúng tôi quen nhau từ nhiêu năm, rồi cùng bị sự bất hạnh này túm được, nhưng không biết gì nhiều về nhau. Giờ đây, trong giờ phút quyết định, chúng tôi nói những điều mà những người sống sẽ không nói với nhau. Chúng tôi tạm biệt nhau và rất nhanh, mỗi người chào qua người kia lời tạm biệt với chính cuộc đời. Chúng tôi không còn sợ nữa.
Sự ly tán xảy đến đột ngột. Cánh cửa toa mở ra loảng xoảng, trong bóng đêm vang lên những mệnh lệnh bằng tiếng nước ngoài, thứ tiếng Đức dä man cộc lốc khi ra lệnh nghe như thể chúng đang quạt thêm gió vào cơn giận xưa hàng thế kỷ. Chúng tôi thấy một khoảng sân ga rộng lớn được đèn chiếu rọi sáng. Sau đó một chút là một däy xe tải. Rồi tất cả lại im lặng. Ai
https://thuviensach.vn
đó dịch: chúng tôi phải mang hành lý xuống rồi để dọc theo tàu. Trong giấy lát sân ga phủ đầy bóng người. Nhưng chúng tôi sợ phá vỡ sự im lặng: mọi người đều loay hoay quanh hành lý của mình, tìm ai đó, gọi nhau nhưng đều chỉ thầm thì ngượng ngập.
Khoảng chục tên SS đứng tản mát, hai chân choãi rộng, dửng dưng. Được một lúc chúng len vào giữa chúng tôi lạnh lùng hỏi từng người một bằng một giọng thấp và một thứ tiếng Ý tệ hại. Chúng không hỏi tất, chỉ vài người. "Bao nhiêu tuổi?", "Ốm hay khỏe?", và tùy theo câu trả lời chúng chỉ chúng tôi rẽ sang hai hướng khác nhau.
Không gian lặng như tờ, hay như cảnh trong mơ. Chúng tôi chờ đợi một cái gì đó có tính chất tận thế hơn, nhưng bọn này lại có vẻ như những tên cảnh sát bình thường. Điều ấy khiến chúng tôi bối rối và bớt cảnh giác. Vài người mạnh dạn hỏi chuyện hành lý; chúng trả lời, "hành lý sau"; vài người không muốn bỏ lại vợ; chúng bảo, "sau đây lại gặp nhau"; nhiều bà mẹ không muốn rời con mình; chúng nói, "được rồi, ở lại với con". Luôn với cái vẻ bình tĩnh chắc chắn của người đang thi hành công vụ hằng ngày. Nhưng khi Renzo dừng hoi lâu để tạm biệt cô người yêu Francesca, chúng bắn gục cậu chỉ với một phát súng. Đây, đây chính là công vụ hằng ngày của chúng.
Chỉ chưa đến mười phút đàn ông khỏe mạnh được gom thành một nhóm. Điều xảy ra với những người khác, phụ nữ, trẻ con, người già, lúc ấy cũng như sau này, chúng tôi không hề biết. Bóng đêm đã hoàn toàn nuốt chửng họ, đơn giản thế thôi. Tuy vậy giờ đây chúng tôi biết trong cái lần phân loại tổng hợp nhanh gọn ấy, mỗi người trong chúng tôi được phán quyết xem có thể làm việc có ích cho Reich[5] hay không; và trong cả đoàn chúng tôi chỉ có chín mươi sáu nam giới cùng hai mươi chín phụ nữ là được bước vào các trại tập trung ở Buna-Monowitz và Birkenau. Số còn lại, hơn năm trăm người, không ai sống được quá hai ngày sau đó. Chúng tôi cũng biết thêm rằng cái cách phân loại mong manh được hay không được ấy không phải bao giờ cũng áp dụng, những lần sau việc lựa chọn chỉ đơn giản là mở cửa ở cả
https://thuviensach.vn
hai bên toa tàu, không có hướng dẫn hay cảnh báo gì. Ai xuống ở phía bên này thì vào trại, ai sang bên kia thì đến phòng hơi ngạt.
Emilia, cô bé ba tuổi đã chết như thế; bởi vì bọn Đức nghiễm nhiên coi chuyện giết trẻ con Do Thái từ xưa đến nay là cần thiết. Emilia, con gái của kỹ sư Aldo Levi người Milan, một bé gái tò mò, ham hiểu biết, vui vẻ và thông minh, đứa con gái mà trong cái toa tàu kín bưng ấy vẫn được bố mẹ nó cố gắng tắm cho bằng một cái chậu mạ kẽm và chút nước lạnh mà tên kỹ sư Đức súc vật lấy từ chính cái đầu máy đang đưa chúng tôi đến cõi chết ra cho.
Những người vợ, bố mẹ già, con cái của chúng tôi đã biến mất như thế, chỉ trong khoảnh khắc. Hầu như không ai chào được ai. Chúng tôi chỉ thoáng thấy họ trong giấy lát trong cái đám dông tới đen tít đầu bên kia sân ga, rồi không thấy gì nữa.
Thay vào đó là hai nhóm người lạ hiện dần lên trong ánh đèn pha. Họ đi thành từng tổ, theo hàng ba với nhịp chân kỳ cục, lúng túng, đầu đung đưa ngả xuống trước, cánh tay cứng đơ. Họ đội trên đầu môt loại mũ nồi tức cười, tất cả đều mặc môt thứ áo khoác kẻ sọc nhìn từ xa cũng thấy bẩn thỉu rách rưới. Bọn họ đi quấy quanh chúng tôi thành một vòng tròn lớn nhưng không hề tiến lại gần, im lặng xục xạo đống hành lý của chúng tôi, leo lên leo xuống các toa tàu rỗng.
Chúng tôi nhìn nhau không nói một lời. Tất cả đều thật khó hiểu và điên rồ, nhưng có một điều chúng tôi hiểu rõ, kia là sự chuyển hóa đang chờ chúng tôi. Ngày mai chúng tôi sẽ biến thành giống như bọn họ.
Tôi cũng không biết làm thế nào mình lại ở trong một cái xe tải cùng ba chục người khác. Chiếc xe phóng hết tốc độ vào đêm đen; xe bị che kín nên chúng tôi không nhìn được ra ngoài, nhưng từ những cú lắc thì có vẻ con đường rất quanh co khúc khuỷu. Có ai canh gác không? Hay chúng tôi nhảy xuống? Muộn rồi, muộn quá rồi, chúng tôi đã "xuống" quá sâu rồi. Mà sau
https://thuviensach.vn
đó chúng tôi cũng sớm nhận ra không phải không có lính gác. Một tên lính kỳ quặc, một tên lính Đức vũ khí đầy người. Chúng tôi không nhìn thấy hắn vì tối quá, nhưng những lần xe lắc đẩy cả đám người sang phải hoặc sang trái đều khiến chúng tôi cảm thấy hắn một cách rõ rệt. Hắn bật đèn pin, thay vì hò hét, “Liệu đây bọn đáng nguyền rủa kia!" thì lại lịch sự hỏi từng người xem có tiền hay đồng hồ đưa hắn không, bằng tiếng Đức hoặc tiếng bồi: đằng nào thì chúng tôi cũng không cần đến tiền và đồng hồ nữa. Đó không phải mệnh lệnh, không phải quy định: rõ ràng đó chỉ là một cách bắt đầu riêng của tên chở đò xuống địa ngục này. Điều ấy làm chúng tôi giận dữ, rồi cười lớn, và rồi thấy khuây khỏa lạ lùng.
https://thuviensach.vn
DƯỚI ĐÁY SÂU
Chuyến đi dài không quá hai mươi phút, rồi chiếc xe tải dừng lại. Chúng tôi thấy một cánh cửa lớn với dòng chữ sáng chói bên trên (ký ức về nó vẫn còn ám ảnh tôi trong những giấc mơ): ARBEIT MACHT FREI, công việc mang đến tự do.
Chúng tôi xuống và được đưa vào một căn phòng lớn trống trơn chỉ được sưởi ấm qua loa. Sao mà khát thế! Dòng nước yếu ớt chảy trong bộ tản nhiệt khiến chúng tôi như phát cuồng: đã bốn ngày chúng tôi không được uống. Ở đây thì lại có vòi nước: phía trên là một tấm biển ghi cấm uống vì nước bẩn. Vớ vẩn, vái tôi thì cái biển ấy rõ chỉ là trò đùa, "bọn họ" biết chúng tối đang chết khát, thế mà Wassertrinken Verboten. Tôi rủ những người khác cùng uống, nhưng rồi phải nhổ ra, nước lạnh và lợ, có vị bùn. Đây thật là địa ngục. Thời đại bây giờ địa ngục chắc thế này đây, một căn phòng lớn, trống trơn còn chúng tôi phải đứng mệt mỏi, vòi nước nhỏ giọt những nước thì không thể uống. Chúng tôi chờ một cái gì khủng khiếp nhưng chẳng có gì xảy ra, mäi vẫn không xảy ra gì hết. Biết nghĩ thế nào đây? Không thể nghĩ nổi nữa, chúng tôi như thể dä chết rồi. Vài người ngồi xuống đất. Thời gian trồi qua nhỏ giọt.
Chúng tôi chưa chết; cánh cửa mở ra và một tên SS phì phèo thuốc lá bước vào. Hắn ta chậm räi nhìn chúng tôi, hỏi: "Wer kann Deutsch?[6]" Một người tôi chưa nhìn thấy bao giờ tiến lên, tên anh ta là Flesch; anh ta sẽ là phiên dịch của chúng tôi. Tên SS làm một bài diễn thuyết dài và lạnh lùng: phiên dịch dịch lại. Phải xếp thành hàng năm người một, người nọ cách người kia hai mét; sau đó phải cởi đồ và gói quần áo lại theo đúng quy định, đồ len một bên và những đồ còn lại bên kia, cởi giày nhưng phải cẩn thận đừng để bị lấy mất.
https://thuviensach.vn
Ai lấy mới được chứ? Sao lại có ai muốn lấy giày của chúng tôi? Còn giấy tờ của chúng tôi, ít giấy tờ mà chúng tôi có trong túi, còn đồng hồ? Tất cả nhìn phiên dịch, phiên dịch hỏi tên Đức, tên Đức chỉ hút thuốc rồi nhìn quanh quất như thể chúng tôi vô hình, như thể chẳng ai hỏi gì cả.
Trước đây tôi chưa nhìn thấy người già trần truồng bao giờ. Ông Bergmann có cái tä người già, ông hỏi người phiên dịch xem có phải tháo ra không, người phiên dịch ngần ngại. Nhưng tên Đức hiểu, hắn vừa nghiêm nghị nói với phiên dịch vừa đưa tay chỉ vài người; chúng tôi thấy người phiên dịch miễn cưỡng nói: "Ngài sĩ quan bảo phải bỏ tã ra, rồi cụ sẽ được tä của ông Coen." Có thể thấy những lời Flesch thốt ra đầy cay đắng, đó là cách cười của tên Đức.
Rồi một tên Đức khác đến bảo để giày vào một góc, và chúng tôi để giày vào đó. Vì giờ thì tất cả đã hết rồi, chúng tôi thấy mình ở ngoài rìa cuộc sống, điều duy nhất còn lại là tuân lệnh. Một người cầm chổi đến và quét tát cả giày đi, dồn thành một đống to ngoài cửa. Anh ta điên rồi, trộn lẫn tất cả giày vào với nhau, chín mươi sáu đôi, rồi sẽ lẫn hết mất. Cánh cửa bên ngoài mở ra, gió lạnh tràn vào, chúng tôi thì đang ở trần nên đành cố vòng tay che bụng. Gió thổi mạnh và đóng sập cửa vào, nhưng tên Đức lại mở ra và đứng đó chăm chú nhìn chúng tôi co ro tránh gió, người này cố nấp sau người kia. Rồi hắn đi ra và đóng cửa lại.
Bây giờ sang hồi hai. Bốn người mang dao cạo râu, bàn chải và dao cạo tóc ập vào, họ mặc quần áo kẻ sọc, có số khâu trên ngực; có thể họ thuộc bọn người đêm qua (đêm qua hay đêm kia nhỉ?) nhưng cao to khỏe mạnh hơn. Chúng tôi xúm vào hỏi rất nhiều, nhưng họ chỉ tóm chặt lấy chúng tôi và trong chốc lát chúng tôi thấy mình đã bị cạo sạch râu và tóc. Không râu tóc nhìn mặt chúng tôi mới tức cười làm sao. Bốn người nói một thứ tiếng dường như không thuộc thế giới này, chắc chắc không phải tiếng Đức, vì tiếng Đức tôi hiểu được một ít.
https://thuviensach.vn
Cuối cùng thì một cánh cửa khác cũng mở ra: chúng tôi bị nhốt vào trong một phòng tắm, tất cả ở trần, đầu trọc, chân nhúng trong nước. Chỉ có chúng tôi ở đấy. Dần dần khi bớt ngỡ ngàng chúng tôi bắt đầu nói chuyện, tất cả đều cố hỏi, chẳng có ai trả lời. Chúng tôi đang ở trần trong buồng tắm, thế nghĩa là chúng tôi sẽ tắm. Chúng tôi sẽ tắm, nghĩa là bọn họ sẽ chưa giết chúng tôi ngay. Thế nhưng sao lại để chúng tôi đứng thế này làm gì, sao họ không cho chúng tôi uống, sao không ai giải thích gì cho chúng tôi cả, sao chúng tôi không có giày, không có quần áo mà lại trần truồng ngâm chân trong nước thế này. Trời thì lạnh, chúng tôi đi suốt năm ngày nay rồi mà bây giờ còn chưa được ngồi xuống.
Thế còn vợ chúng tôi?
Kỹ sư Levi hỏi tôi xem có nghĩ trong lúc này đấy vợ chúng tôi cũng đang như thế này không, họ đang ở đâu, liệu chúng tôi còn gặp họ nữa không.
Tôi đáp là có, vì ông ấy có vợ và một đứa con gái; chắc chắn chúng ta sẽ gặp lại họ rồi. Nhưng thâm tâm tôi nghĩ tất cả chuyện này chỉ là một trò cười để chế nhạo chung tôi, rõ ràng là rồi chúng tôi sẽ bị giết, ai tin mình được sống chỉ là đồ điên, mắc mồi bọn chúng. Tôi thì không, tôi hiểu rằng sớm muộn rồi sẽ hết, có khi là ngay trong cái phòng này, khi mà họ chán nhìn chúng tôi trần truồng, nhảy lò cò từ chân nọ sang chân kia hay thỉnh thoảng thử ngồi xuống sàn, nhưng dưới sàn ngập đến những ba đốt ngón tay nước lạnh nên đâu có thể ngồi được.
Chúng tôi vừa đi lại lung tung ngang dọc trong phòng phòng vừa nói chuyện, mỗi người đều nói với tất cả những người khác, ầm ĩ cả lên. Một cánh cửa mở ra, một tên Đức vào, chính là tên sĩ quan lúc näy. Hắn nói ngắn gọn và người phiên dịch dịch lại. "Ông sĩ quan nói các anh phải im lặng, đây không phải trường giáo sĩ Do Thái mà nói nhiều thế." Những từ ngữ rõ là người phiên dịch không quen, những từ độc ác làm miệng anh ta nhăn nhó, khi những từ ấy chui ra trông anh ta tựa như đang nhổ ra một miếng thức ăn
https://thuviensach.vn
hỏng. Chúng tôi xin anh ta hỏi xem chúng tôi phải chờ cái gì, còn phải ở đây bao lâu nữa, vợ chúng tôi, mọi chuyện: nhưng anh ta chỉ nói không, anh ta không muốn hỏi. Cái anh Flesch này phải miễn cưỡng mà dịch ra tiếng Ý những câu tiếng Đức lạnh lùng, và từ chối không dịch những câu hỏi của chúng tôi vì anh ta biêt chỉ vô ích. Anh ta là một người Đức Do Thái khoảng năm mươi tuổi, trên mặt có một vết sẹo lớn lưu lại từ một vết thương trong trận đánh với người Ý trên sông Piave[7]. Anh ta lầm lì, ít nói nhưng theo bản năng tôi thấy kính trọng anh ta, vì tôi cảm nhận được rằng anh đã bắt đầu đau khổ trước cả chúng tôi.
Tên Đức đi ra, chúng tôi vẫn im lặng, mặc dù hơi hổ thẹn vì sự im lặng của minh. Trời vẫn đang đêm, chúng tôi tự hỏi liệu có bao giờ trời sáng không. Rồi cửa lại mở ra, một người mặc quần áo sọc vào. Anh ta trông khác những người kia, già hơn, đeo kính, khuôn mặt trông có học và nhỏ con hơn nhiều. Anh ta nói với chúng tôi bằng tiếng Ý.
Giờ thì chúng tôi đã quá mệt không thể ngạc nhiên nổi nữa. Có vẻ như chúng tôi đang chứng kiến một vở kịch điên rồ, loại kịch nơi những mụ phù thủy, Chúa thánh thần và quỷ dữ hiện lên trên sân khấu. Anh ta nói tiếng Ý khá tệ, đặc giọng nước ngoài. Anh ta nói dài, lịch sự và có gắng trả lời hết các câu hỏi của chúng tôi.
Chúng tôi đang ở Monowitz, gần Auschwitz, vùng thượng Silesia: một vùng có cả dân Đức và Ba Lan. Trại này là một trại lao động, tiếng Đức gọi là Arbeitslager; tất cả tù binh (có khoảng một vạn) làm việc cho một nhà máy cao su tên là Buna, thế nên trại này cũng tên là Buna.
Chúng tôi có được nhận lại quần áo và giày không, không, không nhận lại đồ của mình; giày khác, quần áo khác, giống như của anh ta. Giờ chúng tôi phải ở trần vì phải đợi tắm và tẩy trùng, sẽ làm ngay sau còi báo thức, vì không được vào trại khi chưa tẩy trùng.
https://thuviensach.vn
Tất nhiên là sẽ có nhiều việc để làm, ở đây tất cả đều phải làm việc. Nhưng có việc này việc kia: chẳng hạn như anh ta thì làm bác sĩ, anh ta là một bác sĩ người Hung, đã từng học ở Ý; anh ta là nha sĩ của Lager. Anh ta ở Lager từ bốn năm rồi (không phải chỉ ở trại này: Buna mới có từ một năm rưỡi nay), thế mà như chúng tôi thấy đây, anh ta vẫn khỏe, không gầy lắm. Sao lại phải vào Lager ư? Anh cũng là người Do Thái à? "Không, tôi là một tội phạm", anh ta nói một cách đơn giản.
Chúng tôi hỏi anh ta rất nhiều, thỉnh thoảng anh ta cười, câu thì đáp câu thì không, có thể thấy anh ta tránh không nói tới một số chuyện. Anh ta không nói về đám phụ nữ: chỉ bảo họ khỏe, chúng tôi sẽ sớm được gặp nhưng không nói ở đâu hay thế nào. Thay vào đó anh ta lảng sang chuyên khác, kể những chuyện kỳ cục điên rồ, có lẽ anh ta trêu chúng tôi. Có lẽ anh ta điên: ở Lager ngươi ta sẽ phát điên. Anh ta bảo Chủ nhật nào cũng có ca nhạc và bóng đá, rằng ai đấm bốc giỏi sẽ thành đầu bếp, ai làm việc tốt sẽ được nhận phiếu – phần thưởng có thể dùng để mua thuốc lá và xà phòng, rằng nước đúng là không uống được, nhưng ngày nào cũng sẽ được phát cà phê thế phẩm, mà thường thì cũng chẳng ai uống vì xúp khá là loäng đủ để giải khát. Chúng tôi xin anh ta tìm giúp cái gì để uống nhưng anh ta bảo không được, anh ta trốn đến đây gặp chúng tôi là chống lại luật của SS vì chúng tôi còn chưa được tẩy trùng, anh ta phải đi ngay, anh ta đến vì quý người Ý và vì, anh ta bảo, "vẫn còn có lương tâm". Chúng tôi lại hỏi anh ta xem có những người Ý khác ở trại không, anh ta bảo cũng có vài người, ít thôi, không rõ là bao nhiêu, rồi anh ta đổi chủ đề ngay. Đúng lúc đó một hồi chuông vang lên, và anh ta lẩn mất, bỏ lại chúng tôi lúng túng và sửng sốt. Một vài người cảm thấy nhẹ nhõm hơn, nhưng tôi thì không, tôi vẫn tiếp tục nghĩ rằng kể cả tay nha sĩ này, cái tay khó hiểu ấy, cũng chỉ muốn lấy chúng tôi làm trò mua vui, và không muốn tin một lời nào trong những điều anh ta nói.
Cùng với tiếng chuông chúng tôi cảm nhận được bóng tối trên trại dần tan đi. Đột nhiên vòi phọt ra luồng nước nóng bỏng, năm phút sung sướng. Nhưng ngay sau đó lại có bốn người (có thể là thợ cạo) la hét đẩy chúng tôi
https://thuviensach.vn
khi ấy vẫn còn ướt và bốc hơi sang căn phòng lạnh ngắt sát vách, ở đó một người khác cũng la hét ném vào người chúng tôi một đống giẻ và nhét vào tay chúng tôi một đôi giày vớ vẩn đế gỗ. Chưa kịp hiểu gì chúng tôi đã thấy mình đứng ngoài trời, trên nền tuyết xanh nhợt và lạnh giá của buổi mai. Vẫn còn trần truồng, đi chân đất và ôm đống đồ trên tay, chúng tôi phải chạy đến một cái lán khác cách đó khoảng ba mươi mét. Đến đó chúng tôi mới được phép mặc quần áo.
Khi mặc xong chúng tôi mỗi người đứng yên trong góc của mình, người này không dám ngước nhìn người khác. Không có gương soi, nhưng hình bóng chúng tôi ở ngay trước mắt, phản chiếu trên hàng trăm gương mặt xám ngoét, hàng trăm con rối khốn khổ nhớp nhúa. Chúng tôi đã biến thành những bóng ma thoáng thấy đêm hôm trước.
Và thế là lần đầu tiên chúng tôi hiểu rằng không có từ nào diễn đạt nổi sự xúc phạm này, sự hủy diệt một con người. Trong khoảnh khắc, trực giác gần như tiên tri vạch trần sự thật cho chúng tòi: chúng tôi đã xuống đáy sâu. Sâu hơn nữa là không thể: hoàn cảnh con người không thể khốn cùng hơn, không thể tưởng tượng ra. Chúng tôi chẳng còn gì nữa: bị lột mất quần áo, giày, thậm chí cả râu tóc; nói không ai nghe, mà có nghe cũng không ai thèm hiểu chúng tôi. Chúng tôi bị lột cả tên; và nếu có muốn giữ lại tên mình chúng tôi sẽ phải tìm ra sức mạnh trong mình, sao cho cùng với cái tên còn giữ được vài điều gì đó của mình, của chúng tôi một thời sót lại được.
Chúng tôi biét khó mà hiểu được điều đó, cảm giác đó của chúng tôi, mà không hiểu thế lại tốt. Nhưng häy thử nghĩ về giá trị, về ý nghĩa gói trong những thói quen hằng ngày nhỏ nhặt nhất, thậm chí là trong cả trăm vật dụng mà kể cả một tên ăn mày khốn khổ cũng có: một cái khăn tay, một lá thư cũ, một bức ảnh người thân. Những thứ đó là một phần của chúng ta, gần như một phần thân thể; thường nếu có cái gì cũ quá thì ta sẽ thay không khó khăn gì, nên không thể hình dung nổi lại có một lúc ta có thể mất hết chúng. Những đồ vật của mình, lưu giữ và gợi lại ký ức.
https://thuviensach.vn
Hãy tưởng tượng một con người bị tước đoạt không chỉ những người thân yêu nhất mà cả căn nhà, các thói quen, quần áo của anh ta, tất cả, thực sự là sự là tất cả những gì anh ta có: anh ta sẽ thành một con người trống rỗng, chỉ còn biết đau đớn và cảm nhận những nhu cầu tầm thường nhất, quên läng phẩm giá và sự kiên cường, mà người đã mất tất thì rồi cũng sẽ dễ dàng đánh mất bản thân mình. Sẽ thành một người mà cuộc sống hay cái chết sẽ được quyết định một cách hời hợt, thiếu đi những quan hệ thân thuộc giữa con người với con người, trong trường hẹyp may mắn nhất cũng chỉ dựa vào sự phán xét thực dụng. Chính ở chỗ này người ta hiểu được nghĩa kép của từ "trại hủy diệt", và chúng tôi đã hiểu rõ ràng ý nghĩa của cái câu "rơi xuống đáy”.
Häftling: tôi học được rằng mình là một Häftling. Tên của tôi là 174517; chúng tôi đã được đặt tên lại, và chừng nào còn sống thì chúng tôi sẽ còn mang trên cánh tay trái cái hình xăm đó.
Việc xăm số diễn ra cực kỳ nhanh và chỉ hơi đau: họ xép chúng tôi tất cả thành một hàng, theo thứ tự vần chữ cái. Lần lượt từng người đi qua chỗ một nhân viên thành thục dùng một cái kim chích mũi cực ngắn. Có vẻ như đây là sự bắt đầu theo đúng nghĩa: chỉ khi "trình số" mới được nhận bánh mì và xúp. Phải mất nhiều ngày và chịu không ít những cái tát và cú đấm chúng tôi mới làm quen được với việc chìa số của mình ra đủ nhanh để không làm lộn xộn việc phân phát thức ăn hằng ngày. Và phải mất hàng tuần, hàng tháng để học được cách nghe số ấy bằng tiếng Đức. Rất nhiều ngày sau đó, khi thói quen của thời tự do khiến tôi giơ cổ tay chỗ đeo đồng hồ lên để xem giờ thì mỉa mai chỉ thấy cái tên mới của mình, con số được xăm hằn màu chàm dưới da.
Phải rất lâu sau, một vài người trong chúng tôi mới từ từ hiểu ra vài điều về thứ tự tang tóc trong những con số ở Auschwitz, mà bên trong chứa cả một hình ảnh thu nhỏ những chặng đường hủy diệt dân tộc Do Thái ở châu Âu. Với những người cũ ở trại, con số này nói lên tất cả: thời gian đến trại, thuộc khu nào, và sau đó là quốc tịch. Mọi người đều nể nang những con số
https://thuviensach.vn
từ 30.000 đến 80.000: chúng chỉ còn vài trăm và là đại diện cho số ít sống sót từ các ghetto Do Thái ở Ba Lan.
Cần thận trọng khi làm ăn với những người có số 116.000 đến 117.000: họ chỉ còn khoảng bốn mươi người, nhưng là bọn Hy Lạp ở Salonica, không được để bọn họ cho vào tròng. Còn những số lớn thì mang vẻ tức cười rõ rệt, như những kẻ ta vẫn gọi là “lính mới” hay “bị bắt nhập ngũ” ở ngoài đời. Điển hình của số lớn là một kẻ béo tốt, hiền lành và ngớ ngẩn, bạn có lừa cho hắn tin là ở trạm xá có phát giày da cho những người chân mềm, thuyết phục hắn chạy ra chỗ kia để để bát xúp lại bạn "trông cho"; bạn có thể bán cho hắn một cái thìa lấy ba suất bánh mì; có thể bảo hắn đến chỗ tên dữ nhất trong hội Kapo (như tôi đã từng bị lừa như thế) hỏi xem đội của hắn có phải là Kartoffelschalenkommando, Đội Gọt Khoai tấy không và có thể gia nhập đội đó được không.
Thật ra thì toàn bộ quy trình hòa nhập vào trật tự mới này đến với chúng tôi đầy vẻ chê nhạo kệch cỡm. Sau khi xăm số, chúng tôi bị nhốt vào một lán trống. Giường chiếu được dọn gọn, nhưng chúng tôi bị cấm ngặt không được động vào hay ngồi lên: thế là chúng tôi loanh quanh nửa ngày trong khoảng trống nhỏ hẹp có được, với cơn khát kinh khủng của cuộc hành trình vẫn đang hành hạ. Rồi cánh cửa mở ra, một thanh niên mặc đồ kẻ sọc bước vào, trông có vẻ tử tế, tóc vàng, nhỏ con và gầy. Anh ta nói tiếng Pháp, và chúng tôi đổ xô vào anh ta, trút lên anh ta tất cả những câu hỏi mà cho đến lúc đó chúng tôi chỉ biết đặt cho nhau một cách vô ích.
Nhưng anh ta không trả lời nhiệt tình cho lắm, ở đây chẳng ai ăn nói cởi mở cả. Chúng tôi là người mới, chúng tôi chẳng có gì và chẳng biết gì; tại sao lại phải mất thời gian với chúng tôi cơ chứ? Anh ta miễn cưỡng giải thích rằng những người khác đang ở ngoài làm việc, tối sẽ về. Anh ta vừa xuất viện sang nay, hôm nay anh ta được nghỉ việc. Tôi hỏi anh ta (với một sự ngây thơ chỉ vài hôm sau đã trở thành không tưởng) rằng liệu chúng tôi có được trả lại bàn chài đánh răng không; anh ta không cười mà vứt vào mặt tôi một câu "Vous n'êtes pas à la mai-son[8]" với một vè cực kỳ khinh miệt. Và
https://thuviensach.vn
đó là cái điệp khúc mà tất cả chúng tôi đều được nghe lặp đi lặp lại: các anh có còn ở nhà đâu, đây có phải viện điều dưỡng đâu, rời khỏi đây thì chỉ để đến Lò thiêu thôi. (Thế nghĩa là gì? Rồi chúng tôi sẽ sớm hiểu được thôi).
Mà đúng thế thật: cơn khát đã khiến tôi nhìn ra một cục băng trong tầm với bên ngoài cửa sổ, tôi bèn mở cửa bẻ lấy nó, nhưng ngay lập tức một tên cao to đang đi lại phía ngoài tiến ngay đến trước chỗ tôi và thô bạo giật lấy. "Warum?", tôi hỏi hắn bằng thứ tiếng Đức nghèo nàn của mình. "Hier ist kein warum", (ở đây không có tại sao gì cả), hắn đáp, đẩy mạnh tống tôi lại vào trong.
Lời giải thích đáng ghét nhưng đơn giản: ở chỗ này mọi thứ đều bị cấm, không vì những lý lẽ bí mật nào mà bởi vì trại được dựng lên chính vì lẽ đó. Nếu chúng tôi muốn sống thì phải sớm hiểu điều đó và hiểu rõ:
... Không có tượng thánh thần nào ở chốn này
Tắm nơi đây đâu phải như ở Serchio![9]
Từng giờ trôi qua, cái ngày dài dằng dặc trước cửa địa ngục dần kết thúc. Khi mặt trời lặn xuống trong đám hỗn độn những đám mấy dữ tợn màu máu, cuôi cùng người ta cũng cho chúng tôi ra khỏi lán. Liệu chúng tôi có được uống không? Không, chúng tôi lại bị xếp vào hàng, đưa đến một bäi rộng chiếm hết khu trung tâm trại, và xếp chúng tôi kỹ càng theo từng khối. Rồi một giờ nữa lại trồi qua mà chẳng xảy ra chuyện gì: có vẻ như đang phải đợi ai đó.
Một ban nhạc bắt đầu chơi, ngay cạnh cánh cổng trại: chơi bài Rosamunda, một bài hát tình cảm nổi tiếng, điều này với chúng tôi quả là lạ khiến mọi người đều phải nhếch mép cười đưa mắt nhìn nhau; một nỗi nhẹ nhõm nảy nở trong lòng chúng tôi, có thể tất cả những nghi lễ này không là gì khác ngoài một tấn hài lớn theo kiểu Giéc manh. Nhưng kết thúc bài Rosamunda, ban nhạc lại tiếp tục chơi các bài khác, bài này nổi tiếp bài kia. Rồi đột nhiên xuất hiện các nhóm bạn tù của chúng tôi từ chỗ làm trở về.
https://thuviensach.vn
Họ đi thành từng hàng năm người một: dáng đi lạ lùng, thiếu tự nhiên, nặng nề, như những con rối cứng nhắc làm bằng xương, nhưng lại tuyệt đối theo đúng nhịp.
Bọn họ cũng xếp hàng như chúng tôi theo một trật tự chính xác trên khoảng sân to. Khi đội cuối cùng vào đến nơi, chúng tôi bị đếm đi đếm lại trong hơn một tiếng, nhiều lần kiểm tra dài, có vẻ như đều để báo cáo cho một tay mặc đồ sọc, rồi tay đó báo lại cho một nhóm SS mặc đồ chiến đấu.
Cuối cùng thì chúng tôi cũng nghe thấy hét lên "Absperre![10]" ( trời đã tối, nhưng trại được đèn pha chiếu sáng rực), sau câu đó các đội lập tức tỏa ra lộn xộn và hỗn loạn. Giờ thì bọn họ không đi thẳng tắp và cứng nhắc như lúc trước nữa: ai cũng lao đi với một sức mạnh rõ rệt. Tôi nhận thấy tất cả đều cầm trên tay hoặc đeo ở thắt lưng một cái bát sắt to như cái chậu.
Bọn mới đến chúng tôi cũng loay hoay giữa đám đông, tìm kiếm một giọng nói, một gương mặt bạn bè, một lời chỉ bảo.
Có hai thanh niên ngồi bệt xuống đất tựa lưng vào vách lán bằng gỗ: hai đứa đều có vẻ rất trẻ, chỉ mười sáu tuổi là cùng, cả hai đều có gương mặt và hai tay dấy đầy nhọ nồi. Một trong hai đứa gọi tôi trong lúc chúng tôi đi ngang qua, hỏi tôi mấy câu tiếng Đức mà tôi không hiểu; rồi hỏi tôi người nước nào. “Người Ý", tôi đáp; tôi muốn hỏi bọn nó nhiều thứ, nhưng tiếng Đức của tôi kém quá.
- Em là dân Do Thái à?
- Vâng, Do Thái Ba Lan.
- Em ở Lager bao lâu rồi?
- Ba năm, và đưa ba ngón tay lên. Chắc nó vào trại từ khi còn trẻ con, tôi kinh hoàng nghĩ; nhưng mặt khác thì điều này nghĩa là có người sống sót
https://thuviensach.vn
được ở đây.
- Em làm việc gì?
- Schlosser[11], nó đáp. Tôi không hiểu. Eisen; Feuer[12], nó cố giải thích, rồi ra hiệu bằng tay miêu tả một người đang đập búa lên cái đe. Vậy ra nó làm thợ rèn.
- Ich Chemiker[13], tôi nói; và nó gật đầu đầy vẻ nghiêm túc. Chemiker gut[14]. Nhưng tất cả những điều này còn lâu nữa mới cần; lúc này cái hành hạ tôi là con khát.
- Uống, nước. Chúng tôi không có nước, tôi bảo nó. Nó nhìn tôi vẻ nghiêm nghị, gần như là gay gắt, rồi tuyên bố: Đừng uống nước, anh bạn, rồi một loạt những lời mà tôi không hiểu.
- Warum?[15]
- Geschvvollen[16], nó trả lời vẻ bí ẩn. Tôi lắc đầu không hiểu. Nó phồng má lên, lấy tay mô tả một cục sưng kinh khủng ở mặt và bụng để cho tôi hiểu. Warten bis heute abend. Chờ đến tối nay, tôi dịch từng từ một.
Rồi nó bảo tôi: Ich Schlome. Du?[17] Tôi nói tên tôi, nó lại hỏi: - Mẹ anh đâu?
- Ở Ý.
Schlome kinh ngạc: Người Do Thái ở Ý á? Ừ, tôi cố hết sức giải thích, nấp, không ai biết cả, bỏ trốn, không nói, không ai thấy. Nó hiểu; giờ thì nó đứng dậy, đến gần tôi và rụt rè ôm lấy tôi. Chuyện đã hết, tôi cảm thấy trong lòng một nỗi buồn thanh thản gần như là một niềm vui. Tôi không còn gặp Schlome nữa nhưng không bao giờ quên được gưong mặt nghiêm nghị mà hiền dịu trẻ thơ của em đã đón chào tôi ở ngưỡng cửa cái chốn dành cho kẻ chết này.
https://thuviensach.vn
Vẫn còn nhiều điều phải học, nhưng chúng tôi cũng đã học được nhiều điều. Chúng tôi đa có được hình dung về địa hình của Lager; Lager của chúng tôi hình vuông, dài khoảng sáu trăm thước mỗi chiều, bao quanh là hai vòng day thếp gai, vòng trong có điện cao thế. Trại gồm sáu chục căn lán gỗ, gọi là các Block trong đó khoảng chục cái vẫn chưa dựng xong; ngoài ra còn có khu bếp xấy bằng gạch, một trang trại thí điểm do một biệt đội Häftling được hưởng ưu tiên quản lý; các khu vệ sinh với nhà tắm và nhà xí, cứ khoảng sáu đến tám Block có một khu vệ sinh như thế. Ngoài ra, một số Block nhất định được dùng cho việc khác. Đầu tiên là một nhóm tám căn ở đầu phía Đông của trại được dùng làm trạm xá và khu khám bệnh; sau đó Block 24 là Krätzeblock, dành cho những người mắc các chứng bệnh ngoài da; Block 7, nơi chứa một Häftling bình thường nào vào, dành cho "Prominenz", tức là giới quý tộc, những tù nhân có chức vụ cao nhất; Block 47, dành cho Reichsdeutscher (ngưòi Đức Ariăng, tù chính trị hoặc tội phạm); Block 49, chỉ dành cho các Kapo; Block 12, một nửa dùng làm căng tin phân phối thuốc lá, thuốc diệt côn trùng và các đồ khác tùy dịp cho Reichsdeutscher và Kapo; Block 37 gồm Văn phòng Hậu cần và Văn phòng Phụ trách Lao động; và cuối cùng là Block 29, nơi cửa sổ lúc nào cũng đóng vì đó là Frauenblock, nhà thổ của trại, nơi có các Häftling nữ người Ba Lan, dành phục vụ cho các Reichsdeuscher.
Các Block bình thường để ở được chia thành hai phần; trưởng lán và bạn bè sống trong một phần (Tagesram): có một cái bàn dài, ghế, ghế băng; một loạt đồ lạ mắt màu sắc rực rỡ, ảnh, mẩu cắt từ tạp chí, các bức vẽ, hoa giả, đồ trang trí vung väi khắp nơi; trên tường là các dòng chữ lớn, tục ngữ, những câu thơ tán dương trật tự, kỷ luật và vệ sinh; còn trong góc là giá bày các dụng cụ của Blockfrisör (thợ cạo chính thức), muôi chia xúp, hai cái dùi cui cao su, một đặc và một rỗng để giữ kỷ luật khi lời lẽ là không đủ. Phần bên kia là khu ngủ; không có ngoài một tram bốn mươi tám giường ba tầng, được ngăn bở ba däy hành lang và được đặt sát sạt vào nhau như các ô của một tổ ong nhằm tận dụng tối đa khoảng không gian từ sàn lên đến nóc; đó là nơi sống của những Häftling bình thường, khoảng hai trăm đến hai trăm
https://thuviensach.vn
rưởi một lán, nghĩa là thường thì hai người phải chung một giường. Giường làm bằng tấm gỗ rời với một lớp đệm rơm mỏng và hai cái chăn. Hành lang giữa các däy giường hẹp đến nỗi khó lọt được hai người cùng một lúc. Sàn chật đến mức nếu có một nửa số người không lên giường nằm thì tất cả khó mà đứng lọt được hai người cùng một lúc. Chính vì thế mà có quy định không được đi sang Block không phải của mình.
Ở giữa Lager là sân Điểm danh, rất rộng, nơi chúng tôi tập họp buổi sáng để họp thành các đội lao động, và quay lại buổi tối để được đếm. Đối diện với sân là một bäi cỏ được xén tỉa cẩn thận, khi cần giá treo cổ sẽ được dựng lên ở đó.
Chúng tôi nhanh chóng học được rằng dân cư của Lager được chia thành ba nhóm: tù tội phạm, tù chính trị và dân Do Thái. Cả ba đều mặc quần áo kẻ sọc, tất cả đều là Häftling, nhưng tù tội phạm có một tam giác màu lục ở cạnh số may trên áo; tù chính trị có tam giác đỏ; còn dân Do Thái, loại tù chiếm số đông nhất, mang ngôi sao Do Thái đỏ và vàng. Có bọn SS nhưng ít và chỉ ở ngoài trại, chỉ thỉnh thoảng mới gặp bọn chúng. Hội tam giác lục mới chính là những tay chủ thực thụ, có toàn quyền với chúng tôi. Ngoài bọn chúng còn có cả những tên thuộc hai nhóm kia nhưng tiếp tay cho bọn này, mà những tên ấy thì không ít.
Một điều nữa chúng tôi cũng học được, nhanh hay chậm tùy theo tính cách từng người, là việc trả lời "Jawohl[18]", không hỏi han gì và giả vờ là mình hiểu. Chúng tôi học được giá trị của thức ăn; giờ thì chúng tôi cũng cần mẫn cạo đáy bát sau khi ăn hết suất và chúng tôi cũng hứng bát dưới cằm khi ăn bánh mì để không rơi mất vụn bánh. Giờ chúng tôi cũng biết việc nhận được xúp mức trên mặt khác với xúp múc dưới đáy thùng, và chúng tôi đã biết tính, dựa trên dung tích các thùng xúp khác nhau, xem chỗ nào đứng xếp hàng là tốt nhất.
Chúng tôi học được rằng mọi thứ đều có ích: dấy thếp để buộc giày, giẻ rách để quấn quanh chân, giấy để nhồi (phải giấu giếm) vào trong áo khoác để
https://thuviensach.vn
chống lạnh. Rằng mọi thứ đều có thể bị lấy cắp, không chỉ thế mà đồ vật sẽ tự động mất ngay khi ta sơ sểnh một chút. Để tránh bị mất thì phải học được nghệ thuật ngủ gối đầu lên cái bọc làm bằng áo khoác chứa toàn bộ những gì mình có, từ bát đến giày.
Chúng tôi đã biết phần lớn quy định ở trại, một thứ phức tạp kinh khủng. Những điều cấm nhiều vô kể: cấm đến gần hàng rào kẽm gai quá nửa mét, khi ngủ cấm mặc áo khoác hay không mặc quần đùi hay đội mũ, cấm dùng những phòng tắm hay nhà xí đặc biệt "nur fur Kapos" hay "nur fiir Reichsdeutsche"; cấm không đến nhà tắm vào những ngay đã ghi, cấm đến nhà tắm vào những ngay không ghi, rời khỏi lán cấm mặc áo không cài cúc, hay cổ áo dựng lên, không mang giấy hay rơm dưới áo khoác để chống lạnh, không được rửa ráy trừ phi để ngực trần.
Những nghi thức phải thực hiện thì nhiều vô số và đều vô nghĩa: hằng sáng phải "dọn giường", giường phải hoàn toàn phẳng và trơn, chải những đôi giày gỗ đây bùn kinh tởm bằng loại mỡ máy phù hợp, chùi sạch các vết bùn khỏi quần áo (các vết sơn, vết dầu mỡ hay vết gỉ thì được phép để lại); buổi tối phải kiểm tra chấy và kiểm tra việc rửa chân; thứ Bảy cạo râu cắt tóc, sửa hoặc gửi sửa quần áo rách; Chủ nhật kiểm tra chung bệnh ngoài da và kiểm tra cúc trên áo khoác cho đủ năm cái.
Ngoài ra còn có vô số những việc thường thì chẳng có gì nhưng ở đây lại là cả một vấn đề. Khi móng tay mọc dài thì cần phải cắt ngắn, mà chẳng có cách nào cắt ngoài việc dùng răng cắn (móng chân thì mài vào giày là đủ mòn); nếu đứt cúc phải biết cách đính lại bằng một sợi dấy thếp; nếu đi tắm hay vào nhà xí phải mang theo tất cả, đi đâu và bao giờ cũng thế, còn khi lau mặt thì phải kẹp chặt gói đồ vào giữa hai đầu gối: bất cứ cách nào khác đồ sẽ mất ngay lập tức. Nếu bị một cái giày làm đau chân thì cần có mặt ở chỗ đổi giày vào buổi tối: cả một cuộc thử thách kỹ năng cá nhân đây, làm sao chỉ nhìn thoáng qua trong số đám hỗn độn mà thấy được cái giày (không phải một đôi mà một cái) vừa chân mình, vì đã chơn rồi là không được phép đổi lần thứ hai nữa.
https://thuviensach.vn
Đừng nghĩ rằng giày chỉ đóng vai trò thứ yếu trong cuộc sống ở Lager. Cái chết bắt đầu từ chính những đôi giày: với hầu hết chúng tôi giày chính là công cụ tra tấn, chỉ vài giờ đi đã gấy ra những vét loét đau đớn rồi nhiễm trùng một cách chết người. Ai bị như vậy sẽ buộc phải bước đi hệt như đeo tạ dưới chân (hóa ra đó là lý do cho nhịp đi lạ lùng của đoàn quân khi diễu hành về buổi tối); đã bị thế thì lúc nào cũng đén cuối, ăn đấm, không thể chạy thoát nếu bị đuổi theo; chân sẽ sưng tấy lên, mà càng sưng thì phần gỗ và vải của giày chạm vào càng trở nên không thể chịu đựng được. Không còn cách nào khác là vào viện: nhưng vào viện với triệu chứng "dicke Füsse" (chân sưng) thì nguy hiểm lắm, bởi ai cũng biết, đặc biệt là bọn SS, rằng không có cách nào chữa khỏi bệnh này.
Đây là còn chưa nhắc đến công việc, riêng bản thân nó đã là một sự rối bời của những quy định những cấm kỵ và những vấn đề.
Tất cả chúng tôi đều làm việc, trừ người ốm (để được công nhận là ốm đòi hỏi phải có một hành trang trí khôn và kinh nghiệm đáng kể). Hằng sáng chúng tôi đi theo đội từ trại đến Buna; hằng tối chúng tôi trở về, xếp theo đội hình 6 vuông. Chúng tôi được chia thành khoảng hai tram Kommando để làm việc, mỗi Kommando có từ mười lắm đến một trăm năm mươi người do một Kapo điều hành.
Có Kommando tốt và có Kommando kinh khủng: phàn nàn là làm vận chuyển, công việc khá nặng, nhất là vào mùa đông, chưa cần tính lý do đặc biệt nào mà đơn thuần là vì luôn phải ở ngoài trời. Có cả những Kommando chuyên môn (thợ điện, thợ xấy, thợ nề, thợ hàn, thợ cơ khí, v.v...), mỏi loại gắn với một xưởng hay một phòng của Buna và trực thuộc đốc công là dân thường nhiều hơn, thường là dân Đức hoặc Ba Lan. Chuyện này cũng chỉ trong giờ làm việc còn trong thời gian còn lại thì thợ chuyên môn (tổng cộng chỉ có không đến ba bốn trăm người) không được đối xử gì khác so với những người làm việc bình thường. Việc phân từng người vào mỗi Kommando do một văn phòng đặc biệt của Lager thực hiện - Arbeitsdienst, phòng này thường xuyên liên lạc với ban giám đốc Buna. Arbeitsdienst
https://thuviensach.vn
quyết định việc đó theo những tiêu chí không ai biết được, thường là dựa trên sự nâng đỡ và đút lót, theo cách mà nếu anh biết cách kiếm miếng ăn thì coi như cũng chắc kiếm được một chỗ tốt ở Buna.
Giờ làm việc thay đổi theo mùa. Mọi lúc trời sáng đều là giờ làm việc: vì thế phải làm ít giờ nhất vào mùa đông (8-12 và 12.30-16) và nhiều nhất vào mùa hè (6.30-12 và 13-18). Các Häftling sẽ không làm việc lúc trời tối hay khi có sương mù dày vì bất cứ lý do nào, nhưng công việc sẽ vẫn diễn ra bình thương khi trời mưa, tuyết hay (chuyện xảy ra khá thường xuyên) có gió dữ từ Các pát thổi sang, lý do là vì bóng tối hay sưong mù có thể tạo cơ hội thử cố trốn trại.
Cứ hai ngày Chủ nhật thì có một ngày phải đi làm như bình thường; còn trong những ngày Chủ nhật được coi là ngày nghỉ thì không phải làm việc ở Buna mà làm ở các xưởng bảo dưỡng của Lager, thế nên những ngày thực sự được nghỉ trở nên cực kỳ hiếm hoi.
Đó là cuộc sống của chúng tôi. Ngày ngày chúng tôi theo cái nhịp đã định trước, Ausrücken và Einrücken, đi làm và quay về; làm việc, ngủ và ăn; ốm, khỏi hoặc là chết.
... Rồi đến bao giờ đây? Những tù củ cười vào câu hỏi đó, ai đặt câu hỏi này rõ là bọn mới đến, những người cũ chỉ cười mà không trả lời: với họ từ hàng tháng, hàng năm nay vấn đề về tương lai xa xôi đã trở nên nhạt nhòa bên cạnh những vấn đề trước mắt cấp thiết và cụ thể hơn: hôm nay được ăn lúc nào, bao giờ có tuyết, liệu có phải chuyển than không.
Nếu sáng suốt hơn, chắc hẳn chúng tôi đã phải chấp nhận cái sự thật hiển nhiên là sẽ không thể hiểu được số phận mình nữa, rằng mỗi điều phỏng đoán chỉ đều tùy tiện và hoàn toàn không có cơ sở thực tế.
Nhưng con người hiếm khi sáng suốt trong những chuyện dính đến số phận của chính mình: thường thì họ chọn một thái cực. Vì thế mà tùy vào từng tính cách mà có những người trong chúng tôi lập tức cho rằng đã mất hết,
https://thuviensach.vn
rằng ở đây không thể sống nổi và kết cục đã kề cận lắm rồi; và với những người khác thì dù cho cuộc đời còn lại dài ngắn thế nào họ vẫn nghĩ có thể sẽ được giải thoát và điều đó sẽ xảy đến sớm thôi, rằng nếu như có đức tin và sức mạnh thì rồi chúng tôi sẽ được thấy lại nhà cửa và người thân. Hai kiểu người, cực kỳ bi quan và cực kỳ lạc quan, thật ra cũng không phân biệt rõ nét: không chỉ vì có nhiều người không thể biết trước được họ sẽ thế nào mà bởi phần đông mọi người khi không kiên định và không còn ký ức sẽ chuyển từ thái cực này sang thái cực kia tùy từng lúc và tùy tâm trạng người mình gặp phải.
Vậy là tôi ở dưới đáy sâu này. Nếu bị bắt buộc con người ta sẽ nhanh chóng học được cách xóa đi quá khứ hoặc tương lai. Mưòi lăm ngày sau khi vào trại, tôi đã thường xuyên thấy đói, cái đói kinh niên mà người tự do không biết đến, làm cho ta buổi tối phải mơ thấy, ngự trị trong mọi phần cơ thể ta; tôi đã kịp học không để bị ăn cắp, không những thế khi thấy quanh mình cái thìa, mẩu dấy, cái cúc nào lấy được mà không lo bị trừng trị, tôi đã biết bỏ túi và coi chúng hoàn toàn là của mình. Lòng bàn chân tôi đã có những vết cọ xát không thể lành được. Tôi đẩy xe, xúc đồ, dầm mình trong mưa, run người trong gió; cơ thể tôi không còn là của tôi: bụng tôi trướng lên, da thịt gầy mòn; mặt tôi buổi sang thì dày lên, buổi tuối thì hõm vào; vài người trong chúng tôi da vàng đi, vài người khác thì lại xám ngoét; chỉ vài ngày không gặp là chúng tôi khó lòng nhận ra nhau nữa.
Những người Ý chúng tôi định họp mặt nhau vào cuối mỗi tối Chủ nhật tại một góc của Lager; nhưng rồi chúng tôi ngừng ngay lập tức. Vì mỗi lần gặp nhau đếm người lại thấy ít đi, ai cũng tiều tụy hơn, nhợt nhạt hơn, thật quá buồn thảm. Và vì bước mấy bước đó sao mà nặng nhọc: gặp nhau để mà làm gì, chỉ khiến chúng tôi nhớ nhung, suy nghĩ, thà không gặp còn hơn.
https://thuviensach.vn
BẮT ĐẦU
Sau những ngày đầu tiên di chuyển thất thường từ lán này sang lán khác, từ Kommando này sang Kommando kia, một tối muộn tôi được phân về Block 30 và được chỉ vào một cái giường trong đó đã có Diena đang ngủ. Diena tỉnh dậy và mặc dù mệt rũ, anh ta vẫn dọn chỗ cho tôi và đón tôi một cách thân thiện.
Tôi không buồn ngủ, hay nói đúng hơn là cảm giác buồn ngủ bị lấn át bởi trạng thái căng thẳng và lo âu mà tôi không tài nào rũ bỏ nổi, thế nên tôi cứ nói luôn mồm.
Tôi có quá nhiều điều muốn hỏi. Tôi đói, ngày mai khi nào thì phát xúp, không có thìa thì tôi ăn xúp thế nào? Làm sao có được một cái thìa? Người ta sẽ cho tôi đi làm ở đâu? Diena tất nhiên cũng chẳng biết gì hơn tôi, anh ta đáp lại tôi bằng những câu hỏi khác. Nhưng từ bên trên, bên dưới, giường gần, giường xa, từ tất cả các góc đã tối sập của căn lán, những giọng nói ngái ngủ và dận giữ quát tôi: Ruhe, Ruhe![19]
Tôi hiểu người ta bảo tôi im lặng, nhưng cái từ này với tôi vẫn còn mới mẻ, và bởi không biết nghĩa và những điều liên quan đến nó nên sự bất an của tôi càng tăng lên. Sự hỗn loạn của các ngôn ngữ là một yếu tò căn bản trong lối sống dưới này. Ta bị vấy quanh bởi một mớ hỗn độn bất tận những tiếng nói khác nhau, ai cũng hét lên yêu cầu hay de dọa gì đó bằng một ngôn ngữ trước đây ta chưa từng nghe thấy, nhưng ai không nhanh hiểu thì sẽ rất khốn. Ở đây không ai có thời gian cả, không ai nhẫn nại, không ai lắng nghe ai. Theo bản năng, những người mới đến chúng tôi cụm lại trong các góc tường, hệt như bọn cừu, để cảm thấy sau lưng mình được che chắn.
Tôi thôi hỏi han, rồi nhanh chóng thiếp đi trong một cơn buồn ngủ đắng ngắt và căng thẳng. Nhưng thế này đâu phải nghỉ ngơi: tôi cảm thấy bị đe dọa, bị
https://thuviensach.vn
vấy hãm, từng giấy từng phút đều sẵn sàng co mình để tự vệ. Tôi nằm mơ, cảm thấy như mình đang ngủ ngoài đường, ngủ trên cầu, vắt qua một cái cửa nơi rất nhiều người khác đi qua đi . Và rồi chuông báo thức vang lên, trời ơi sao mà nhanh thế.
Toàn lán rung chuyển đến tận móng, đèn bật lên, mọi người quanh tôi đột nhiên hối hả hoạt động như phát cuồng: giũ chăn làm tung lên từng đám mấy bụi hôi hám, xỏ quần áo một cách vội vä cuống quýt, lao ra cái giá lạnh bên ngoài khi mới chỉ ăn vận xong một nửa, đổ xô về phía nhà xí và nhà tắm; để tiết kiệm thời gian nhiều người còn vừa chạy vừa tiểu như súc vật. Vì trong vòng năm phút nữa sẽ bắt đầu phát bánh, cái thứ bánh-Brot- Broid chleb-pain-lechem-kenyér, cái cục màu xám thần thánh ở trong tay người khác thì có vẻ to khủng khiếp còn trong tay mình lại nhỏ đến phát khóc. Đó là cái ảo giác ngày nào cũng có và rồi thì rốt cuộc ta cũng quen: nhưng lúc khởi đầu nhiều người trong chúng tôi sau nhiều cuộc tranh cäi tay đôi dài dòng về sự rủi ro rõ rệt và liên tục của mình và về sự may mắn trơ trẽn của những người khác đã không thể cưỡng lại việc đổi bánh mì cho nhau, để rồi ảo tưởng quay ngược lại khiến tất cả đều thất vọng và chán nản.
Bánh mì còn là tiền của chúng tôi: trong vòng vài phút giữa lúc nhận bánh và ăn bánh Block ồn lên những tiếng gọi nhau tranh cäi và ẩu đả. Đó là lúc những người cho vay bánh mì hôm qua tranh thủ cái thời gian ngắn ngủi con nợ có thứ trả để đòi thanh toán. Còn sau đó là bắt đầu một khoảng yên tĩnh, nhiều người tranh thủ quay lại nhà vệ sinh đổ hút nửa điếu thuốc hoặc quay lại nhà tắm tắm lại cho tử tế.
Nhà tắm là một nơi không hấp dẫn gì. Đèn tối, trống gió, sàn gạch thì phủ một lớp bùn; nước có vị rất kinh không uống được và thường xuyên bị mất đến hàng giờ. Tường phủ đầy những bức vẽ giáo huấn kỳ cục: chẳng hạn hình một Häftling ngoan ngoän, để trần đến thắt lưng đang cần cù xoa xà phòng lên cái sọ râu tóc cạo nhẵn thín; và Häftling xấu, với cái mũi đặc dân Xê mít, màu da xanh xao, xộc xệch trong bộ quần áo đầy vết bẩn, mũ đội nguyên trên đầu đang thận trọng nhúng một ngón tay vào nước trong bồn.
https://thuviensach.vn
Dưới bức thứ nhất đề "So bist du rem" (thế này là sạch) còn dưới bức thứ hai đề "So gehst du ein" (thế này đời tàn); thấp hơn nữa là một dòng chữ tiếng Pháp đáng nghi ngờ được viết theo kiểu Gô tích "La propreté, c'est la santé"[20].
Ngự trên bức tường đối diện là một con chấy khổng lồ màu trắng, đỏ và đen với dòng chữ: “Eine Laus, dein Tod" (một con chấy là ngươi chết), và hai câu thơ ứng tác: "Nach dem Abort, vor dem ESSen Hănde vvaschen, nicht vergeSSen." (Sau vệ sinh, trước khi ăn, nhớ rửa tay, chứ đừng quên).
Trong nhiều tuần liền tôi coi những lời cảnh báo về vấn đề vệ sinh ấy như các ví dụ điển hình cho tính hài hước Giéc-manh, kiểu như trò đùa về cái tä mà chúng tôi phải nghe lúc nhập Lager. Nhưng rồi tôi hiểu rằng những tác giả vô danh kia có thể là vô tình nhưng đã tiến đến rất gần vài sự thật quan trọng. Ở cái chốn này, tắm rửa hằng ngày bằng thứ nước đục lờ trong cái bồn dơ dáy hoàn toàn không có ích gì cho vệ sinh thân thể và cho sức khỏe, nhưng lại cần thiết như một cách giúp ta sống sót về mặt tinh thần.
Tôi phải thú nhận rằng chỉ sau một tuần trong tù, tôi đã mất đi bản năng tắm rửa. Tôi chỉ lượn qua buồng tắm, và kìa, Steinlauf, người bạn trạc ngũ tuần của tôi, ngực đổ trần đang kỳ cọ cổ và vai, không sạch ra nhiều (vì không có xà phòng) nhưng anh kỳ rất manh. Steinlauf nhìn thấy tôi, anh chào rồi không dài dòng gì hỏi luôn sao tôi không rửa ráy. Sao tôi lại phải rửa ráv cơ chứ? Liệu tôi có đỡ hơn được chút nào so với như thế này không? Có ai yêu quý tôi hơn không? Tôi có sống được thêm giờ nào, ngày nào không? Sống ít đi là đằng khác, vì rửa ráy cũng là việc, một sự phí phạm năng lượng và hơi ấm. Chẳng lẽ Steinlauf không biết là chỉ sau nửa giờ vác than thì tôi và anh ta cùng chẳng khác gì nhau sao? Càng nghĩ tôi chỉ càng thấy rửa mặt mũi trong hoàn cảnh của bọn tôi bây giờ chỉ là một hành động ngu ngốc, thậm chí là phù phiếm: một thói quen máy móc, hay tệ hơn là một sự lặp lại đáng buồn nghi thức đã mai một. Tất cả chúng tôi rồi sẽ chết, chúng tôi đang chuẩn bị chết: nếu như còn mười phút từ khi thức dậy đến khi đi làm, tôi muốn để làm việc khác, để thu mình lại, hay chỉ đơn thuần ngắm trời và
https://thuviensach.vn
nghĩ có lẽ đây là lần cuối; hoặc chỉ là để buông mình sống, cho mình sự xa xỉ là một khoảnh khắc nhàn rỗi.
Nhưng Steinlauf ngắt lời tôi. Anh đã rửa ráy xong, đang lau người bằng cái áo khác bằng vải mà lúc trước anh ta vo tròn giữa hai đầu gối, rồi chui đầu vào áo, vừa làm không dừng những động tác ấy anh vừa tổng kết cho tôi một bài học.
Tôi rất đau lòng là đã quên mất những lời anh nói, những từ thẳng thắn, rõ ràng, những lời của người từng là hạ sĩ quân đội Áo-Hung, đoạt huân chương chữ thập sắt thời kỳ chiến tranh 14-18. Tôi đau lòng bởi tôi phải dịch thứ tiếng Ý không thạo của anh, bài diễn thuyết chậm räi của một người lính tốt sang cái thứ ngôn ngữ của một kè hoài nghi như tôi. Nhưng ý nghĩa của nó thì khi đó cũng như mai sau này tôi không bao giờ quên được: chính bởi Lager là một cỗ máy khổng lồ để biến chúng ta thành súc vật, thành thử chúng ta không được trở thành súc vật; rằng người ta có thể sống sót ngay cả ở chốn này, vì thế phải muốn được sống sót, để kể lại, để làm nhân chứng; và để sống thì quan trọng là phải cứu vän ít nhất là bộ xương, cái khung, cái hình thái văn minh. Rằng chúng ta là nô lệ, không có quyền gì nữa, không thể tự vệ, bị đẩy đến cái chết mười mươi, nhưng chúng ta vẫn còn một khả năng: cái khả năng không chịu chấp nhận. Vì thế chúng ta phải rửa ráy, chắc chắn là như vậy mặc dù không có xà phòng, mặc dù nước bẩn, phải lau lại bằng áo khoác. Chúng ta phải đánh giày cho sạch, không phải vì quy định là như thế mà vì tự trọng và để cho đúng mực. Chúng ta phải đi ngay ngắn, không lê gót giày, không phải vì trọng cái thứ kỷ luật của người Phổ này mà để giữ cho mình sống sót, để không bắt đầu chết.
Steinlauf, con người đầy ý chí, đã nói với tôi những điều đó; những điều lạ lùng với cái tai chưa quen của tôi, những điều tôi chỉ chấp nhận hay hiểu một phần. Những điều được làm dịu đi bằng một học thuyết dịu dàng hơn, dễ hơn và mềm dẻo hơn từ hàng thế kỷ trước đã tìm thấy chốn cư ngụ ở bên kia däy Alpes. Theo học thuyết đó thì trong mọi thứ không có gì phù phiếm hơn là gắng sức nhồi nhét những hệ đạo đức do người khác nghiền ngẫm ở
https://thuviensach.vn
một phương trời khác. Không, sự sáng suốt và đức hạnh của Steinlauf chắc chắn là tốt cho anh nhưng với tôi thì không đủ. Đối mặt với cái thế giới hỗn loạn đáng nguyền rủa này, suy nghĩ của tôi trở nên lộn xộn; có thực sự cần phải suy ngẫm về một cơ chế đạo đức rồi áp dụng nó không? Ý thức được mình không có cơ chế nào lại chẳng tốt hơn sao?
https://thuviensach.vn
KA-BE
Các ngày đều giống nhau, không dễ đếm. Từ bao nhiêu ngày rồi không biết chúng tôi phải làm việc theo từng nhóm hai người từ đường ray đến kho: khoảng ba mươi mét trên mặt đất phủ tuyết đang tan. Đi vào kho oằn mình dưới gánh nặng, đi trở ra với hai cánh tay buông thõng hai bên sườn, không nói năng gì.
Xung quanh mọi thứ đều là kẻ thù. Phía trên là những quầng mấy hắc ám chạy đuổi theo nhau để ngăn chúng tôi khỏi những ánh mặt trời sưởi ấm; công trường sắt bẩn thỉu vấy lấy chúng tôi từ mọi phía. Chưa bao giờ chúng tôi trông thấy đường biên nhưng cảm nhận được sự tồn tại ác nghiệt của dấy kẽm gai đang ở khắp xung quanh, chia cách chúng tôi với thế giới bên ngoài. Ở trên giàn giáo, trên những con tàu chạy qua, trên đường, trong mỏ, trong văn phòng, người với người, chủ và tớ, những tên chủ tự biến mình thành nô lệ; người thì sợ hãi, kẻ thì căm ghét còn mọi sức mạnh khác đều câm lặng. Tất cả đều là kẻ thù, là đối thủ.
Không, thật ra thì tôi không cảm thấy cái người cùng cặp làm việc với mình hôm nay, vất vả cùng tôi dưới cùng một sức nặng này, là kẻ thù hay đối thủ.
Cậu ta là Null Achtzehn. Cậu ta không có cái tên nào ngoài tên ấy, Không Mười Tám, ba con số cuối cùng trên số trại: tưởng như ai ai cũng hiểu rằng chỉ một con người mới được có tên, còn Null Achtzehn đâu phải là người nữa. Tôi tin chính cậu ta cũng đã quên tên mình rồi, cậu ta xư sự y như thể không nhớ gì nữa. Khi cậu ta nói, hay nhìn, có cảm giác như bên trong cậu ta hoàn toàn trống rỗng, chẳng có gì hơn là một cái xác. Cái vỏ mà bọn côn trùng lột xác vẫn để lại ven bờ ao đầm, đính hờ hững bằng một sợi tơ để gió lay.
https://thuviensach.vn
Null Achtzehn còn rất trẻ, và đó là mối nguy lớn. Không chỉ vì bọn thanh niên chịu đựng sự vất vả đói khát kém hơn người lớn mà nhất là vì ở đây để sống sót mỗi người cần phải luyện tập chiến đấu bền bỉ chống lại tất cả, nhưng điều ấy đám thanh niên trẻ thường không có. Null Achtzehn không đặc biệt ốm yếu, nhưng tất cả đều trốn không làm việc cùng cậu ta. Cậu ta hoàn toàn dửng dưng với mọi sự đến mức không còn cố tránh việc nặng hay các cú đòn, cũng chẳng cố tìm thức ăn mà chỉ tuân theo mọi mệnh lệnh nhận được.
Có thể tưởng tượng ra khi bị người ta đưa đi giết cậu ta cũng sẽ đi với cái vẻ hoàn toàn dửng dung ấy.
Cậu ta không có nổi cái khôn ranh sơ đẳng của bọn ngựa thồ để biết cách dừng kéo trước khi kiệt sức, thay vì thế cậu ta kéo, vác hay đẩy chừng nào sức lực còn cho phép rồi gục xuống đột ngột không báo trước một tiếng, không ngước cả cặp mắt buồn bä mờ đục lên khỏi mặt đất. Cậu ta làm tôi nhớ đến bọ chó kéo xe trong truyện của London[21], vất vả cho đến hơi thở cuối cùng rồi chết trên đường kéo.
Bây giờ vì chúng tôi đều tìm mọi cách tránh phải làm việc vất vả thành ra Null Achtzehn là người làm nhiều hơn tất cả. Và bởi thế cậu ta trở thành người cùng cặp nguy hiểm, không ai muốn làm cùng cả. Mặt khác vì cũng không ai muốn làm với tôi vì tôi yếu và vụng về nên hai chúng tôi thường hay bị vào cùng một đôi.
Lại một lần từ kho lê bước quay về, hai tay không mang gì. Đúng lúc ấy một đầu tàu kéo còi nhanh rồi cắt ngang đường chúng tôi. Null Achtzehn và tôi dừng bước, hài lòng vì khoảng nghỉ bắt buộc. Chúng tôi còng người tả tơi đợi các toa tàu từ từ diễu qua trước mặt cho đến hết.
… Deutsche Reichsbahn. Deutsche Reichsbahn. SNCF. Hai toa tàu to đùng của Nga, hình búa liềm xóa một cách cẩu thả. Deutsche Reichsbahn. Và rồi Cavalli[22] 8, Uomini[23] 40, Tara, Portata: một toa tàu Ý... Leo lên đó, vào
https://thuviensach.vn
một góc, trốn kỹ dưới lớp than, nằm yên im lặng, trong bóng tối, lắng nghe nhịp bánh xe bất tận, mạnh hơn cả cái đói cái mệt; cho đến lúc, sau một quäng thời gian, tàu dừng lại, tôi sẽ thấy không khí ấm áp và mùi cỏ, tôi có thể chui ra, dưới ánh mặt hời: rồi tôi sẽ quỳ xuống ôm hôn mặt đất, như vẫn đọc thấy trong sách vả mặt vùi trong cỏ. Rồi sẽ có một người phụ nữ đi ngang qua, cô ấy sẽ hỏi tôi "Anh là ai" bằng tiếng Ý, và tôi sẽ kể cho cô ấy nghe, bằng tiếng Ý, cô ấy sẽ hiểu, rồi cô ấy sẽ cho tôi ăn, cho tôi ngủ. Cô ấy sẽ không tin những điều tôi kể, tôi sẽ cho cô ấy xem cái số tôi có trên cánh tay và rồi cô ấy tin...
... Kết thúc rồi. Toa tàu cuối cùng đã băng qua, và như khi tấm màn kéo lên, trước mắt chúng tôi là đống thanh đỡ bằng gang, Kapo đứng trên đó với cái roi trong tay còn những người bạn tù xanh xao đang từng cặp đi đi về về.
Mơ mộng thật khốn: cái khoảnh khắc sáng suốt đi cùng với lúc thức tỉnh là sự đau đớn cùng cực nhất. Nhưng điều đó không hay xảy ra với chúng tôi, và chúng không phải là những giấc mơ dài: chúng tôi chỉ là những con thú kiệt quệ.
Chúng tôi lại đang đứng dưới chân đống sắt. Mischa và Faliziano người Galicia nâng một thanh gang thô bạo đặt lên vai chúng tôi. Chỗ làm việc này là đỡ mệt nhất thế nên hai người đó cố sống cố chết để giữ: họ nhắc những người chậm chạp, giục giä, rầy la họ, tạo ra một nhịp độ công việc không thể chịu đựng nổi. Điều đó làm tôi tức điên mặc dù bây giờ tôi cũng hiểu chuyện những kẻ được ưu tiên đi ức hiếp những kẻ không được như vậy là bình thường: cấu trúc xä hội của trại dựa trên chính cái quy luật ấy của con người.
Lần này đến lượt tôi đi trước. Thanh đỡ nặng mà lại rất ngắn, vì thế cứ mỗi bước tôi lại cảm thấy bước chân của Null Achtzehn ngay đằng sau giẫm vào chân mình, cậu ta đã không biết cách lại còn chẳng quan tâm đến việc đi theo nhịp của tôi.
https://thuviensach.vn
Hai mươi bước, chúng tôi đã đến đường ray, có một đoạn cáp phải bước qua. Thanh đỡ đặt lệch, có cái gì không ổn làm nó cứ trượt xuống vai. Năm mươi bước, sáu mươi. Cánh cửa nhà kho; còn chừng ấy đường nữa thôi rồi chúng tôi có thể đặt xuống. Thôi, không thể nào đi thêm được nữa, sức nặng bây giờ đã trượt xuống tì hết lên một bên tay tôi; không thể chịu được đau và mệt thèm tí nào nùa tôi hét lên, cố gắng quav lại, vừa đúng lúc thấy Null Achtzehn vấp và vứt tất cả xuống.
Nếu có được cái nhanh nhẹn ngày trước tôi đã có thể nhảy ra đằng sau, nhưng thay vì thế tôi lại ngä sóng soài trẽn mặt đất, toàn bộ cơ thắt lại, bàn chân bị thương kẹp chặt giữa hai tay, đau mờ mắt. Cái mấu nhọn bằng gang đã cắt ngang mu bàn chân trái của tôi.
Trong vòng một phút mọi thứ biến mất trong cái đau choáng váng. Khi tôi ngước được mắt lên nhìn xung quanh, Null Achtzehn vẫn đang đứng bất động, bàn tay rụt vào trong ống tay áo nhìn tôi vô cảm, không nói lời nào. Mischa và Faliziano chạy đến, nói với nhau bằng tiếng Yiddish, họ khuyên tôi cái gì không biết nữa. Rồi Templer David và tất cả những người khác cũng đến, tận dụng hoàn cảnh để ngừng tay. Kapo tới nơi, đấm đá chửi rủa, và những người bạn tù tản ra như trấu bị väi tung. Null Achtzehn đưa một tay lên mũi rồi ngấy ra nhìn vào bàn tay lấm máu. Tôi thì chẳng được gì ngoài hai cái tát của Kapo, cái kiểu tát không đau vì nó làm ta choáng luôn.
Tai nạn kết thúc. Đau hay không thì tôi cũng đứng lên được chứng tỏ xương không bị gäy. Tôi không dám bỏ giày ra vì sợ sẽ lại đau, và cũng vì tôi biêt chân sẽ sưng không xỏ vào giày được nữa.
Kapo cho tôi ra thay Faliziano ở chân đống sắt, tay này nhìn tôi giận dữ rồi đến chỗ của hắn làm cạnh Null Achtzehn; nhưng lúc đó bọn tù Anh đã bắt đầu đi qua, chẳng mấy chốc nữa là đến giờ về trại.
Tôi cố hết sức để đi nhanh trên chặng về nhưng vẫn không theo được nhịp. Kapo cử Null Achtzehn và Finder đỡ tôi cho đến đoạn đi qua trước bọn SS.
https://thuviensach.vn
Rồi cuối cùng tôi cũng về được đến lán (may mà tối nay không có điểm danh) và có thể ngä vật xuống giường nằm thở.
Có thể là hơi nóng hoặc do chặng đi về vất vả nên chân tôi lại thấy đau, cộng thêm một cảm giác ẩm ướt lạ lùng ở bàn chân bị thương. Tôi cởi giày ra: đầy máu đã đông, lẫn với bùn và với mớ giẻ rách tôi tìm được tháng trước để cuốn chân, một ngày chân phải, một ngày chân trái.
Tối nay, ngay sau khi ăn xúp, tôi sẽ đến Ka-Be.
Ka-Be là tên tắt của Krankenbau, trạm xá. Khu này gồm tám lán, giống hệt mọi lán khác trong trại, nhưng được ngăn cách bởi một hàng rào dấy kẽm.
Trong đó có khoáng một phần mười dân số của trại, nhưng ít người ở đây quá hai tuần và hầu như không ai ở quá hai tháng. Trong thời hạn ấy tất cả sẽ phải chết hoặc khỏi bệnh: ai có chiều hướng khỏi thì sẽ được chữa lành ở Ka-Be, ai nặng lên thì từ Ka- Be sẽ được chuyển đến phòng hơi ngạt.
Tất cả chỉ vì chúng tôi được may mắn liệt vào loại "Do Thái có ích về kinh tế".
Tôi chưa bao giờ đến Ka-Be cũng như đến bên phòng khám, vì thế với tôi mọi thứ đều lạ lẫm.
Có hai trạm xá, Khám và Phẫu thuật. Đằng trước mỗi cánh cửa là hai hàng dài những cái bóng đứng trong đêm trước gió. Một vài người chỉ cần băng bó hoặc xin vài viên thuốc, vài người khác cần khám, một số người thì vẻ chết chóc đã hiện rõ trên mặt. Hai người đứng đầu mỗi hàng đã cởi giày và sẵn sàng vào; những người khác thì lần lượt tiến lại gần, xoay xở trong hàng người để cố gắng cởi dấy giày và những sợi dấy thếp gá giày, gỡ những lớp lót chân quý giá sao cho không bị mất chúng; không sớm quá đe khỏi phải đứng chân trần trên bùn một cách vô ích, không muộn quá để lỡ mất lượt của mình vì đi giày vào trong Ka-Be bị cấm tuyệt đối. Người giám sát việc ấy là một Häftling khổng lồ người Pháp ngồi trong cánh cổng nằm giữa hai
https://thuviensach.vn
cánh cửa của hai khu. Anh ta là một trong những nhân viên người Pháp của trại. Cùng đừng nghĩ việc cả ngày chỉ ngồi nhìn những đôi giàv đầy bùn và rách nát thế này là một ân sủng, thử nghĩ xem bao nhiêu người đã mang giày vào trong Ka-Be nhưng khi trở ra thì không cần đến nữa...
Khi đến lượt mình, tôi làm được điều phi thướng là cởi giày và các tấm lót mà không làm mất thứ gì cả, cũng không để ai lấy cắp mất đôi găng và cái bát, giữ được thăng bằng dù phải ôm khư khư trong tay cái mũ mà theo quy định thì không được đội khi vào lán với bất cứ lý do nào.
Để giày ở chỗ giữ và lấy phiếu xong tôi được cho vào bên trong. Chân trần khập khễnh với hai tay vướng víu đủ các thứ đồ khốn khổ không dám để lại ở góc nào, tôi xếp tiếp vào một hàng mới dẫn đến phòng khám.
Trong hàng mọi người tuần tự cởi đồ, khi đến gần đầu àng sẽ phải cởi hét vì sẽ có một y tá nhét cặp nhiệt độ vào nách, ai vẫn còn mặc đồ sẽ mắt lượt và phải quay lại xếp hàng từ đầu. Ai cũng phải đo nhiệt độ, kể cả khi chỉ bị bệnh ngoài da hoặc đau răng. Bằng cách này trại chắc chắn nếu ai chưa ốm nặng thì sẽ không vì một cơn đồng bóng mà đi thực hiện tất cả cái trình tự phức tạp này.
Cuối cùng cũng đến lượt tôi: tôi được cho đến trước bác sĩ, y tá lấy cặp nhiệt độ ra rồi báo: "Số 174517, kein Fieber[24]. Không cần phải khám kỹ cho tôi: ngay lập tức tôi được tuyên bố là Arztvormelder, nghĩa là gì thì tôi không biết, nhưng đấy rõ ràng không phải chỗ để xin giải thích. Tôi thấy mình bị đẩy ra ngoài, lấy lại giày rồi về lán.
Chajim mừng cho tôi; tôi có vết thương tốt, không nguy hiểm mà lại đảm bảo cho tôi một kỳ nghỉ ngơi tử tế. Tôi vẫn ngủ ở lán với mọi người, nhưng ngày mai thay vì phải đi làm việc tôi sẽ đến chỗ các bác sĩ để khám kỹ: Arztvormelder nghĩa là như thế. Chajim thông thạo những chuyện này, anh ta nghĩ ngày mai có thể tôi có thể sẽ được đưa vào Ka-Be. Chajim làn bạn cùng giường với tôi và tôi tin tưởng anh ta tuyệt ddoosiv Anh ta người
https://thuviensach.vn
Ba Lan, dân Do Thái sùng đạo, học luật rabbi. Anh ta tầm tuổi tôi và có nghề sửa đồng hồ, còn ở Buna thì anh ta làm thợ cơ khí chính xác. Vì thế anh ta thuộc số rất ít vẫn còn long tự trọng và tự tin có được nhờ cái nghề đã luyện.
Sự việc diễn ra đúng như vậy. Sau cò đánh thức và chai bánh, tôi được gọi ra cùng ba người nữa cùng lán với mình. Họ đưa chúng tôi đến một góc của sân Điểm danh, nơi có một hàng dài tất cả những Arctvormelder của ngày hôm nay; một tay đến lấy của tôi bát, thìa, mũ, găng. Tất cả cười rộ, tôi không biết là phải giấu những thứ đó đi sao, hoặc tốt nhất là bán hết đi, vì có được mang vào Ka-Be đâu? Rồi họ nhìn vào con số của tôi và lắc đầu: một tên mang số cao như thế thì có thể mắc phải đủ thứ trò ngu ngốc.
Rồi chúng tôi bị đếm, bị bắt cởi đồ ngoài trời lạnh, cởi giày, rồi lại bị đếm. Họ cạo râu tóc và lông chúng tôi, rồi lại đếm, và bắt chúng tôi tắm. Sau đó một tay SS đến, länh đạm nhìn chúng tôi. Hắn dừng lại trước một người bị tràn dịch tinh mạc nặng và sai đưa anh ta sang một chỗ. Sau đó chúng tôi lại bị đếm một lần nữa và tắm một lần nữa mặc dù chúng tôi vẫn còn ướt từ lần tắm trước và vài người thì sốt phát run.
Bây giờ chúng tôi đã sẵn sàng để khám kỹ. Bên ngoài cửa sổ bầu trời trắng sáng, đôi khi mặt trời ló ra; ở cái xứ này có thể nhìn thẳng vào mặt trời qua những tầng mấy, giống như nhìn qua một tấm kính mờ. Theo vị trí của mặt trời thì chắc phải quá hai giờ chiều rồi, đã qua giờ chia xúp. Chúng tôi đã phải đứng từ mười tiếng và cởi hết quần áo từ sáu tiếng nay.
Lần khám thứ hai này của tôi cũng rất nhanh: bác sĩ (anh ta cũng mặc đồ sọc như chúng tôi, nhưng phía trên khoác một cái blu trắng, anh ta có số thêu trên áo blu và béo tốt hơn chúng tôi nhiều) nhìn và đập đập vào bàn chân sung vù chảy máu của tôi cho đến khi tôi hét lên vì đau rồi bảo: “Arztvormelder, Block 23”. Tôi vẫn đứng nguyên mồm há to chờ thêm vài lời giải thích, nhưng ai đó đã thô bạo lôi tôi ra đằng sau, ném một tấm
https://thuviensach.vn
choàng lên cái lưng trần của tôi, đưa một đôi xăng đan rồi vứt tôi ra ngoài trời.
Cách đó khoảng một trăm mét là Block 23; phía trên đề “Schonungsblock”: không hiểu thế nghĩa là gì? Bên trong họ lại lấy của tôi tấm choàng và xăng đan, thế là tôi một lần nữa ở trần đứng cuối một hàng dài những bộ xương trần trụi: những người được chữa trị hôm nay.
Từ lâu lắm rồi tôi đã thôi không cố gắng hiểu nữa. Bản thân tôi lúc ấy đã mệt mỏi vì phải đứng trên bàn chân bị thương vẫn chưa được thuốc thang gì, đói và ngấm lạnh đến mức không còn quan tâm đến điều gì nữa. Đấy hoàn toàn có thể là ngày cuối cùng của tôi, phòng này có thể là phòng hơi ngạt mọi người nói tới, có như thế thì tôi cũng làm được gì cơ chứ? Gì thì cũng chỉ nên dựa mình vào tường nhắm mắt lại mà chờ đợi.
Người đứng cạnh tôi không thể là dân Do Thái. Anh ta không cắt bao quy đầu, lại còn nước da vàng hoe, gương mặt và thân hình to lớn rõ là đặc điểm của dân Ba Lan không phải Do Thái (đấy là một trong những điều ít ỏi tôi học được cho đến lúc đó). Anh ta cao hơn tôi hẳn một cái đầu, nhưng có nét mặt khá thân thiện, nét mặt mà chỉ những người không phải chịu đói mới có được.
Tôi thử hỏi anh ta xem bao giờ thì họ cho chúng tôi vào. Anh ta quay sang y tá, người giống anh ta như anh em sinh đôi đang đứng hút thuốc trong một góc; bọn họ nói chuyện và cùng cười nhưng không trả lời gì, như thể tôi không có đây. Sau đó một người trong bọn họ cầm tay tôi, nhìn số của tôi rồi cả lũ càng cười to hơn. Tất cả đều biết rằng những tù số một trăm bảy tư nghìn là dân Do Thái Ý, bọn Do Thái Ý nổi tiếng, đến đây hai tháng trước, toàn là luật sư, bác sĩ, đến khoảng hơn trăm người và giờ chỉ còn chưa đến bốn mươi, một bọn không biết làm việc, bị người ta cướp bánh mì và lĩnh đòn từ sáng đến tối; lính Đức gọi bọn này là "zwei linke Hände" (hai tay trái), thậm chí bọn Do Thái Ba Lan cũng còn coi thường bọn này vì không biết nói tiếng Yiddish.
https://thuviensach.vn
Tên y tá chỉ cho tên kia xương sườn của tôi, như thể tôi là một cái xác trong phòng giải phẫu; chỉ mí mắt, hai má sưng lên và cái cổ gầy gò của tôi, hắn bấm ngón trỏ lên xương chày ở chân tôi rồi cho tên kia thất vết tay hắn lằn sâu trên làn da nhợt nhạt, như thể hằn lên một lớp tro.
Tôi ước giá như mình đã không mở lời với tên Ba Lan: tôi cảm tưởng như trong đời mình chưa bao giờ phải chịu một sự sỉ nhục tệ hại đến thế. Khi đó tên y tá có vẻ đã kết thúc tấn trò của hắn với cái ngôn ngữ tôi không hiểu và thấy nghe thật kinh khủng, hắn quay sang nhân từ nói với tôi câu kết bằng thứ tiếng gần như tiếng Đức: “Du Jude, kaput. Du schnell Krematorium fertig”. (Mày Do Thái chết toi, mày sẽ sớm lò thiêu, hết đời).
Vài giờ nữa trôi qua cho đến khi tất cả bệnh nhân được nhận vào, phát áo và điền bảng của mình. Tôi vẫn luôn là người cuối cùng; một tay mặc quần áo kẻ sọc mới toanh hỏi tôi sinh ở đâu, trước đây khi "là thường dân" làm nghề gì, có con không, đã mắc những bệnh gì, một đống câu hỏi. Liệu những câu hỏi ấy có ích gì cơ chứ, hay đây chỉ là một tấn kịch rườm rà để chế nhạo chúng tôi. đây mà là bệnh viện ư? Chúng tôi phải đứng, ờ trần và trả lời câu hỏi.
Cuối cùng thì cánh cửa cũng mở ra cho tôi, và tôi được vào lán ngủ.
Ở đây cũng như mọi nơi khác, toàn giường ba tầng, chạy ba hàng dọc theo lán, ngăn cách nhau bởi hai hành lang cực hẹp.Có một trăm năm mươi giường ,còn số người ốm khoảng hai trăm rưởi: nghĩa là hầu hết các giường đều có hai người. Những người ốm ở tầng trên cùng áp sát với trần nhà hầu như không thể ngồi thẳng lên được; họ cúi người tò mò nhìn những người mới đến hôm nay. đây chính là thời khắc hay ho nhất của ngày, bao giờ cũng tìm được vài người quen biết. Tôi được phân vào giường 10; giường trống! Thật là một phép lạ. Tôi ngả người cẩn thận, đây là lần đầu tiên kê từ khi vào trại tôi có được riêng một giường. Mặc dù đói nhưng chỉ không đến mười phút sau tôi đã thiếp đi.
https://thuviensach.vn
Cuộc sống ở Ka-Be là một cuộc sống trong quên lãng. Ít thiếu thốn vật chất hơn, trừ cái đói và những cơn đau bệnh. Không rét, không phải làm việc và không bị đánh trừ phi phạm lỗi nghiêm trọng.
Chuông đánh thức reo vào lúc bốn giờ sáng, với người ốm cũng vẫn thế; phải dọn giường và rửa ráy, nhưng không vội và cũng không nghiêm ngặt lắm. Bánh mì phát vào lúc năm rưỡi, có thể thoải mái cắt bánh thành những miếng mỏng và nằm xuống ăn thong thả; sau đó có thể lại thiếp đi cho đến khi phát xúp lúc mười hai giờ. Đến khoảng mười sau giờ là Mittagasruhe, nghỉ ngơi buổi chiều; lúc đó thường có thăm khám và phát thuốc, phải tụt từ giường xuống, cởi áo ra và đứng xếp hàng trước bác sĩ. Suất ăn tối cũng được phát tại giường; sau đó đèn sẽ tắt hết vào hai mốt giờ, trừ ngọn đèn của gác đêm, và rồi là im lặng.
... Lần đầu tiên kể từ khi vào trại tôi ngủ được say khi chuông đánh thức vang lên, và việc thức dậy tựa như trở về từ hư vô. Vào giờ phát bánh, tiếng nhạc hiệu bắt đầu cất lên, văng vẳng xa xa bên ngoài cửa sổ trong không gian tối tăm: đây là những người bạn tù không bị ốm đang ra khỏi trại đi làm việc theo từng đội.
Từ Ka-Be tiếng nhạc nghe không rõ lắm: tiếng đập của trống và chũm chọe vẳng đến tai chúng tôi liên tục và buồn tẻ, trên cái nền ấy những câu nhạc chỉ còn đứt đoạn, tùy theo mức độ thất thường của gió. Chúng tôi nhìn nhau từ giường này sang giường khác, bởi tất cả đều cảm thấy điệu nhạc ấy như đến từ địa ngục.
Chỉ có khoảng một chục điệu nhạc, ngày nào cũng như ngày nào, sáng và tối: những bản hành khúc và dân ca vốn thân thuộc với người Đức. Tất thảy in sâu vào tâm trí chúng tôi, trở thành điều cuối cùng mà chúng tôi có thể quên đi về Lager: chúng là giọng nói của Lager, là biểu hiện rõ rệt của sự điên rồ máy móc của Lager, là cái cách mà bọn chúng khiến chúng tôi không còn là người nữa để rồi chậm rãi giết chết chúng tôi.
https://thuviensach.vn
Khi tiếng nhạc ấy vang lên, chúng tồi biết rằng những người bạn tù của mình đang đi đều như những người máy trong sương mù ngoài kia, linh hồn đã chết chỉ có tiếng nhạc thay cho ý chí, đẩy họ đi, như gió đây những chiếc lá khô. Không còn ý chí nữa: mỗi nhịp trống trở thành một bước chân, một sự co kéo các cơ. Bọn Đức đã làm được việc đó. Cả mười nghìn tù, tất cả chỉ là một cỗ máy xám xịt; hoàn toàn bị chi phối, không nghĩ ngợi cũng không mong muốn gì, chỉ bước đi.
Bọn SS không bao giờ vắng mặt khi tù ra khỏi và quay về trại. Ai có thể ngăn bọn chúng theo dõi điệu múa mà chúng muốn, điệu nhảy của những con người đã chết, đội này nối tiếp đội kia, ra khỏi sương mù để lại chui vào sương mù? Liệu có cái gì thể hiện chiến thắng của bọn chúng rõ rệt hơn?
Những người ở Ka-Be cũng biết lúc ra khỏi và quay về trại, biết cái lực thôi miên của nhịp điệu bất tận bóp chết suy nghĩ và xoa nhẹ đau đớn ấy; họ đã thử và họ sẽ còn thử. Nhưng phải ra khỏi cái trạng thái đó, nghe tiếng nhạc ấy từ ngoài, như nghe nó từ Ka-Be hay như bây giờ chúng tôi nghĩ lại sau khi được giải phóng và hồi sinh, nghe mà không phải theo, không phải chịu đựng nó thì mới hiểu được nó là gì; để hiểu bọn Đức đã nghiền ngẫm thế nào để sinh ra cái nghi thức quái vật ấy và vì sao cho đến tận hôm nay, hễ ký ức đưa lại bản nào trong số những bản nhạc vô tội ấy là máu chúng tôi nghẽn lại trong huyết mạch, và chúng tôi hiểu rằng trở về được từ Auschwitz không phải là phúc nhỏ.
Tôi có hai bạn tù ở gần giường. Họ nằm sát sườn cả ngày lẫn đêm, da áp sát da, bắt chéo nhau như hai con cá trong hoàng đạo, chân người này sát với đầu người kia.
Một người là Walter Bonn, một thường dân Hà Lan khá có văn hóa. Khi thấy tôi không có gì cắt bánh mì anh ta đã cho mượn con dao, sau đó chào bán cho tỏi lấy nửa suất bánh mì. Tôi mặc cả, trả giá thấp hơn, nghĩ thể nào chả mượn được ai trong Ka- Be này trong khi ở bên ngoài dao chỉ đáng giá một phân ba suất bánh. Không vì thế mà Walter kém lịch sự, đến trưa khi ăn
https://thuviensach.vn
xúp anh ta nhiệt tình cho tôi mượn thìa sau khi dùng miệng chùi sạch (nguyên tắc quan trọng trước khi cho mượn nhằm làm sạch và không để phí các vệt xúp bám quanh).
- Anh bị bệnh gì thế Walter?
- Körperschwäche, suy nhược cơ thể. Căn bệnh tồi tệ nhất vì không chữa khỏi được. Vào Ka-Be với chứng ấy rất nguy hiểm, nếu không vì mắt cá chân bị phù nề (anh ta chỉ cho tôi xem) khiến anh không đi làm được thì anh ta đã cố để không báo ốm.
Về các loại nguy hiểm ấy tôi mới chỉ có những ý tưởng khá mù mờ. Tất cả đều không nói thẳng về chuyện ấy mà chỉ bóng gió, và khi tôi hỏi thì họ chỉ nhìn tôi rồi câm bặt.
Thế đúng như vẫn nghe bảo à, chuyện chọn lọc, chuyện hơi ngạt, chuyên Lò thiêu?
Lò thiêu. Người cùng giường với Walter giật mình thức giấc ngồi bật dậy: ai nói về lò thiêu đây? Chuyện gì thế? Không thể để yên cho người ta ngủ sao? Đó là một người Do Thái Ba Lan, bạch tạng, gương mặt chất phác hốc hác và không còn trẻ nữa. Anh ta tên là Schmulek, thợ rèn. Walter thuật lại ngắn gọn mọi chuyện cho anh ta.
Tức là "der Italeyner" không tin chuyện chọn lọc? Schmulek muốn nói tiếng Đức nhưng lại nói tiếng Yiddisch; tôi chỉ hiểu láng máng. Nhưng Schmulek muốn là tôi phải hiểu anh ta. Ra hiệu cho Walter im để anh ta thuyết phục tôi:
- Đưa tôi xem số của anh: anh là số 174517. Cách đánh số này bắt đầu từ cách đây mười tám tháng, dành cho Auschwitz và các trại con. Hiện giờ chúng ta có mười nghìn người ở Duna-Monowitz, có thể là ba mươi nghìn tính từ Auschwitz đến Birkenau. Wo sind die Andere? Thế thì những người kia đâu?
https://thuviensach.vn
- Chắc là chuyển sang các trại khác? tôi đoán.
Schmulek lắc đầu, quay sang Walter:
- Er will nix verstayen, cậu này không muốn hiểu.
Nhưng số phận đã định là tôi sẽ sớm hiểu và nhờ vào chính Schmulek. Tối đó cửa lán mở và một giọng thết lên: "Achtung![25] " Mọi tiếng động im bặt và sau đó là im như thóc.
Hai tên SS tiến vào (một trong hai tên mang quân hàm rất cao, có lẽ là một sĩ quan), tiếng bước chân của chúng vang lên trong lán như thể lán không có người, chúng nói chuyện với bác sĩ trưởng, tay này vừa đưa chúng xem một cuốn sổ vừa chỉ đây chỉ đó. Tên sĩ quan ghi lại vào một cuốn sổ nhỏ. Schmulek chạm vào đầu gối tôi: "Pass'auf, pass'auf", nhìn đi.
Tên sĩ quan im lặng, lãnh đạm lượn quanh các giường, theo sau là tên bác sĩ; hắn cầm trên tay một cây roi, vụt vào một góc chăn rủ xuống từ một giường trên cao, người ốm vội vàng thu chăn lại. Tên sĩ quan đi tiếp.
Một người khác có gương mặt vàng võ, tên sĩ quan giật tung chăn anh ta ra, người đó giật này mình, hắn vỗ vào bụng anh ta, bảo: "Gut, gut" rồi đi tiếp.
Chết rồi, giờ thì hắn nhìn Schmulek: hắn rút sổ tay ra, kiểm tra số giường và số tù. Từ trên cao tôi nhìn rõ mọi việc: hắn ta gạch một chữ thập cạnh số của Schmulek. Rồi đi tiếp.
Giờ thì tôi nhìn Schmulek, đằng sau anh ta tôi thấy đôi mắt của Walter, thế là tôi không hỏi gì nữa.
Ngày hôm sau thay vì nhóm khỏi bệnh như bình thường thì có hai nhóm riêng rẽ chuẩn bị ra. Nhóm đầu tiên phải cạo râu tóc và tắm, nhóm thứ hai thì cứ thế mà ra, râu để nguyên và không được phát thuốc, không tắm.
https://thuviensach.vn
Không ai chào những người trong nhóm đó cả, không ai nói với họ những lời nhắn nhủ như với các bạn tù khỏi bệnh.
Schmulek nằm trong nhóm đó.
Mỗi ngày cuộc giết chóc lại diễn ra như thế ở tất cả các lán của Ka-Be, cẩn thận và điềm tĩnh, không ồn ào cũng không giận dữ, thộp lấy người này hoặc người kia. Khi ra đi Schmulek để lại cho tôi cái thìa và con dao, tôi và Walter tránh không nhìn nhau và chúng tôi im lặng rất lâu. Sau đó Walter hỏi làm sao tôi giữ được miếng bánh của ttdnh lâu thế, rồi anh ta kể thường thì anh ta cắt dọc bánh của mình để miếng bánh to hơn và phét mỡ dễ hơn.
Walter giải thích nhiều thứ cho tôi: Schonungsblock nghĩa là lán nghỉ ngơi, ở đó chỉ có các bệnh nhân nhẹ hoặc đang dưỡng bệnh, hoặc không cần phải chữa. Trong số đó ít nhất là năm mươi người mắc bệnh ly nặng hoặc nhẹ.
Họ được kiểm tra ba ngày một lần. Tất cả đứng thành một hàng dài dọc hành lang; ở cuối là hai cái bô thiếc và y tá mang sổ, đồng hồ, bút chì. Hai người khám một lần và sẽ có đúng một phút để trình ra là mình vẫn bị tiêu chảy, ở chỗ đó và ngay lập tức. Họ trình kết quả với y tá, y tá quan sát và đánh giá; rồi hai người rửa thật nhanh cái bô trong chậu rửa gần đó để hai người tiếp theo vào.
Trong những người ở đó một số thì vặn vẹo đau đớn cố giữ bằng chứng quý báu của mình thêm hai mươi, thêm mười phút nữa; số khác chưa có gì để đưa ra lúc ấy thì ngược lại cố mà rặn. Y tá dửng dưng theo dõi, nhai bút chì, liếc một cái vào đồng hồ, liếc một cái nữa vào vật chứng lần lượt được đưa ra, và nếu nghi ngờ gì thì mang cái bô đi hỏi bác sĩ.
… Tôi có người đến thăm: đó là Piero Sonnino, anh chàng quê Roma. “Cậu biết mình thu xếp thế nào không?” Anh chàng bị viêm ruột nhẹ, đã ở đây hai mươi ngày, khỏe, nghỉ ngơi và béo lên, chẳng lo lắng gì về vụ chọn lọc và quyết định bằng mọi giá ở lại Ka-Be đến hết mùa đông. Bí quyết của anh
https://thuviensach.vn
chàng là xếp hàng ngay sau một ai đó bị tiêu chảy thật để đảm bảo thành công; khi đến lượt anh chàng nhờ cậu kia hợp tác (trả bằng xúp hoặc bánh mì), nếu cậu kia chịu và y tá nhãng đi một chút, hai người đổi bô và thế là xong. Piero biết mình đang mạo hiểm thế nào, nhưng cho đến lúc ấy mọi thứ vẫn trót lọt.
Nhưng cuộc sống ở Ka-Be không phải vậy. Không phải những giây phút man rợ của việc chọn lọc, không phải những cảnh kỳ cục của việc kiểm tra tiêu chảy hay kiểm tra chấy, cũng không phải bệnh tật.
Ka-Be chỉ là Lager thiếu đi sự hành hạ thể xác. Vì vậy nếu ai vẫn còn vài mẩu nhận thức, nhận thức sẽ hồi lại. Thế là trong những ngày dài trống rỗng chuyện không chỉ còn về cái đói và công việc, người ta chạnh lòng nghĩ xem mình đã bị biến thành cái thứ gì, đã bị lột mất những gì, cuộc đời này là sao. Ở Ka-Be, trong những khoảnh khắc hiếm hoi tạm gọi là bình yên ấy, chúng tôi học được rằng nhân cách con người thật là mong manh, dễ bị đe dọa hơn nhiều so với mạng sống. Những nhà thông thái cổ thay vì cảnh báo chúng tôi "hãy nhớ rằng anh sẽ chết” lẽ ra nên nhắc nhở chúng tôi còn có cả cái mối nguy lớn ấy. Nếu từ trong Lager có thể gửi một thông điệp cho những người tự do thì thông điệp ấy sẽ là: làm sao để không phải chịu những điều chúng tôi đang chịu ở đây[26].
Khi phải làm việc thì người ta phải chịu đựng và không còn thời gian để nghĩ: mái nhà xưa cũng không còn trong tâm trí. Nhưng ở đây chúng tôi có thời gian: từ giường này sang giường khác mặc dù bị cấm chúng tôi vẫn sang thăm nhau và nói chuyện, nói và nói. Cái lán gỗ đầy những tình người khổ đau, tràn ngập lời nói, ký ức và một nỗi đau khác. Tiếng Đức gọi nỗi đau đó là "Heimweh"; một từ đẹp, nghĩa là "nỗi nhớ nhà".
Chúng tôi biết mình từ đâu đến: kỷ niệm về thế giới bên ngoài chiếm lấy những giấc mơ và cả những lúc chúng tôi tỉnh táo, chúng tôi ngỡ ngàng nhận ra mình chẳng quên gì cả, tất cả đều hiện lên trước mắt chúng tôi rõ ràng đến đau đớn.
https://thuviensach.vn
Nhưng chúng tôi không biết mình sẽ đi về đi đâu. Có thể chúng tôi sẽ vượt qua bệnh tật và thoát được các cuộc chọn lọc. Có thể chúng tôi cũng chịu được cả công việc và cái đói gặm nhấm chúng tôi: rồi sau thì sao? Ở đây, tạm thời xa được những lời chửi rủa và đánh đập, chúng tôi có thể quay lại với mình, suy ngẫm, và hiểu rằng chúng tôi không thể quay lại được nữa. Chúng tôi đã đến đây trong các khoang xe bịt kín, đã thấy vợ con đi mất vào chốn hư vô, chúng tôi bị biến thành nô lệ, đi đều cả trăm lần tiến lên rồi quay lại trong sự cực nhọc câm lặng, linh hồn đã tắt ngấm trước khi chết vô danh. Chúng tôi sẽ không được trở lại. Không ai được rời khỏi đây, để có thể mang ra ngoài không chỉ dấu ấn trên da thịt mà cả câu chuyện buồn về người đã nhẫn tâm làm gì với người ở Auschwitz.
https://thuviensach.vn
ĐÊM CỦA CHÚNG TÔI
Sau hai mươi ngày ờ Ka-Be, khi vết thương của tôi gần khỏi thì tôi phải ra viện, mang theo mình một nỗi tiếc nuối sâu sắc.
Thủ tục khá đơn giản, nhưng hàm chứa một thời kỳ thích ứng lại đau đớn và nguy hiểm. Tất cả những ai không có sự che chở đặc biệt nào khi ra khỏi Ka-Be đều không được quay về Block và Kommando cũ mà bị quay vòng đến một lán bất kỳ khác, phải làm một công việc khác, theo những tiêu chuẩn mà tôi hoàn toàn không biết. Không chỉ thế, ra khỏi Ka-Be chỉ có thân trần, rồi sẽ được nhận quần áo và giày "mới" (ý tôi muốn nói không phải những thứ đã gửi khi vào) và phải làm sao nhanh chóng kiếm được thứ mới hợp với mình. Việc này rất vất vả và tốn kém. Cần phải kiếm lại từ đầu thìa, dao. Và cuối cùng điều nghiêm trọng nhất là sẽ bị ném vào một môi trường xa lạ, với những người bạn tù không quen biết, đầy thù địch, với những tay cầm đầu mà mình không thuộc tính và vì thế khó mà tự bảo vệ trước bọn chúng.
Khả năng của con người trong việc đào tổ cho mình dựng lèn một cái mai rùa hay cất lên một bức tường phòng thủ mong manh ngay cả trong những hoàn cảnh tuyệt vọng nhất thật đáng kinh ngạc và xứng đáng được nghiên cứu thật sâu. Nó là việc thích nghi quý báu, một phần thụ động và vô thức nhưng một phần lại rất tích cực: đóng một cái đinh phía trên giường để treo giày ban đêm, lập ra được những thỏa thuận ngầm không xung đột với những bạn tù bên cạnh, đoán ra và chấp nhận những thói quen và luật lệ của từng Kommando từng Block. Làm được như vậy sau vài tuần người ta có thể đạt tới một mức thăng bằng nhất định một mức độ an toàn trước những sự việc không ngờ tới; người ta xây cho mình một cái tổ, và cơn chấn động khi bị đẩy vào chỗ mới sẽ qua.
https://thuviensach.vn
Nhưng một người ra khỏi Ka-Be, trần trụi và thường là chưa bình phục hẳn sẽ có cảm giác như mình bị vứt vào bóng tối và giá buốt của khoảng không mênh mông. Quần rộng sệ xuống, giày nghiến vào chân, sơ mi mất hết cúc. Anh ta tìm kiếm hơi ấm con người nhưng chỉ thấy những cái lưng xây lại. Anh ta không tự bảo vệ được mình, dễ bị tổn thương như một đứa trẻ sơ sinh, thế nhưng đến sáng anh ta vẫn sẽ phải dậy đi làm.
Tôi ở trong hoàn cảnh ấy khi sau những thủ tục hành chính quy định, tay y tá giao tôi cho tay Blockältester của Block 45. Nhưng ngay lập tức tôi sực nghĩ ra và mừng hú: may cho tôi rồi, đây là Block của Alberto!
Alberto là bạn thân nhất của tôi. Cậu ấy mới chỉ hai mươi hai, kém tôi hai tuổi, nhưng không ai trong số bọn Ý chúng tôi có được khả năng thích ứng như cậu ấy. Alberto ngẩng cao đầu bước vào Lager, và sống ở trại không bị tổn thương cũng không trở nên thối nát. Cậu ta hiểu trước tất cả chúng tôi rằng cuộc sống ở đây là một trận chiến, và không cho phép mình buông thả một chút nào. Cậu ta không mất thời gian than thở, thương xót bản thân mình hay những người khác, xông vào trận ngay từ hôm đầu tiên. Trí thông minh và bản năng giúp cậu ta trụ vững, thường cậu ta chẳng cần suy nghĩ nhưng cũng vẫn đúng như thường. Cậu ta nắm bắt mọi thứ trong chớp mắt: chỉ biết chút ít tiếng Pháp nhưng khi nghe tiếng Đức, tiếng Ba Lan cậu ta vẫn hiểu, rồi trả lời bằng tiếng Ý và bằng cử chỉ, khiến người khác cũng hiểu được và ngay lập tức mến cậu ta. Cậu ta đấu tranh vì cuộc sống của mình, nhưng vẫn là bạn của tất cả. "Biết" ai cần hối lộ, ai cần tránh, ai cần gợi lòng thương, ai cần chịu đựng.
Dù như thế cậu ta vẫn không bị biến thành một con người xấu xa đáng ghét (và vì thế mà đến bây giờ ký ức về ấy cậu vẫn thật gần gũi và thân thiết với tôi). Tôi luôn thấy và vẫn đang thấy ở cậu ta hình ảnh hiếm hoi của con người mạnh mẽ mà hiền hòa mà những thế lực đen tối không thể nào hạ gục nổi.
https://thuviensach.vn
Tuy nhiên tôi không được ngủ cùng giường với Alberto, cả cậu ấy cũng không xin được mặc dù bây giờ đã khá nổi tiếng ở Block 45. Thật tiếc, vì có được một người bạn tin cẩn, ít nhất cũng hiểu được nhau ở cùng giường với mình, là một lợi thế vô giá. Hơn nữa bây giờ là mùa đông, đêm dài, một khi bị buộc phải chia sẻ mồ hôi, mùi và hơi ấm cơ thể với ai đó, dưới cùng một tấm chăn và trong vỏn vẹn bảy mươi phân chiều rộng giường, ta mới mong mỏi người ấy là bạn mình biết chừng nào.
Mùa đông đêm dài, và giấc ngủ của chúng tôi có được một khoảng thời gian đáng kể.
Sự náo nhiệt trong Block lắng dần, bữa tối đã phát từ hơn một tiếng trước, giờ chỉ còn mấy kẻ ngoan cố vẫn đang vét cái đáy bát dù nó đã sáng bóng lên, lần lần quay nó từng tí một dưới ánh đèn, trán nhăn lại chăm chú. Kỹ sư Kardos đi quanh các giường chữa cho nhũng người chân bị đau hay lên chai nhiễm trùng, đó là việc làm ăn của anh ta. Chẳng ai lại không sẵn lòng bớt đi một lát bánh mì để được chữa khỏi sự tra tấn của các vết cọ xát cứ bật máu suốt ngày sau mỗi bước chân. Băng cách đó, kỹ sư Kardos đã giải quyết cuộc sống cho mình một cách trung thực.
Từ cánh cửa bên ngoài anh chàng kể chuyện len lén chui vào, nhìn quanh cẩn thận. Anh ta ngồi lên giường Wachsmann, ngay lập tức một đám đông nhỏ quây lấy anh ta, im lặng chờ đợi. Anh ta hát một bài vè Yiddish dài bất tận, lần nào cũng là bài ấy, theo từng khổ bốn câu mang một nỗi u sầu cam chịu và xuyên thấu (tôi nhớ bài ấy phải chăng vì cái nơi, cái lúc mà tôi nghe nó?). Từ vài từ hiểu được tôi đoán bài vè là do chính anh ta sáng tác, kể về cuộc sống trong Lager này tỉ mỉ đến từng chi tiết. Ai hào phóng trả công cho người kể chuyện một nhúm thuốc hay một đoạn chỉ, những người khác nghe chăm chú nhưng chẳng cho gì hết.
Tiếng chuông đột ngột vang lên cho hoạt động cuối cùng của ngày: "Wer hat kaputt die Schuhe?" (ai có giày hỏng). Ngay lập tức vang lên tiếng ồn bốn
https://thuviensach.vn
năm chục người muốn đổi giày, họ chạy ùa về Tagesraum, giận dữ tuyệt vọng vì biết may lắm cũng chỉ có mười người đến đầu tiên là đổi được.
Sau đó là im lặng. Ánh đèn tắt đi một lần cuối để báo cho những người đang khâu để kim chỉ quý giá xuống; rồi tiếng chuông vang lên xa xa, gác đêm vào chỗ và mọi ánh đèn tắt hết. Chúng tôi chẳng còn việc gì khác là cởi quần áo và cuộn người lại.
Tôi không biết người cùng giường với mình là ai; cũng không chắc có phải luôn là một người ấy không. Tôi chẳng bao giờ nhìn rõ mặt anh ta ngoại trừ vài giây trong cái náo động lúc chuông báo thức. Lưng và bàn chân anh ta thì tôi biết rõ hơn mặt nhiều. Anh ta không làm việc trong Kommando của tôi và chỉ về ngủ ở giường sau khi mọi thứ đã im ắng. Anh ta chui vào chăn, cái hông đầy xương thúc một cú đẩy tôi sang bên, quay lưng lại và bắt đầu ngáy ngay lập tức. Hai cái lưng tì vào nhau, tôi cố xoay xở cho mình một khoảng đệm vừa phải; căng hông đẩy hông anh ta, rồi quay lại thử đẩy bằng đầu gối. Tôi nhấc hai mắt cá chân anh ta lên cố đặt lùi ra một chút để không bị chân anh ta đạp thẳng vào mặt. Nhưng tất cả đều vô ích, anh ta nặng hơn tôi rất nhiều và gần như hóa đá khi ngủ say.
Thế là tôi cố để nằm như thế, buộc phải bất động với nửa người trượt ra gờ gỗ của giường.
Nhưng dù sao thì tôi cũng mệt và choáng váng lắm rồi nên chẳng mấy chốc cũng trôi vào giấc ngủ, cảm giác như mình đang nằm ngủ trên đường ray tàu hỏa.
Tàu đang đến: có thể nghe thấy tiếng đầu máy phì phò, chỉ người bạn cùng giường của tôi mới chịu đựng được tiếng ồn đó. Tôi vẫn chưa ngủ say đến mức không nhận ra tính chất hai mặt của đầu tàu. Nó chính là cái đầu tàu hôm nay đã kéo đến Buna những toa mà chúng tôi phải dỡ xuống: tôi nhận ra nó vì bây giờ khi nó lướt qua bên cạnh chúng tôi có thể cảm thấy rõ luồng hơi nóng phả ra từ bên sườn đen sì. Nó thở ra, tiến đến ngày càng gần thêm,
https://thuviensach.vn
sắp đâm vào tôi đến nơi, nhưng lại không đâm bao giờ. Giấc ngủ của tôi chập chờn, chỉ là một lớp voan, nếu muốn tôi có thể xé nó ra. Tôi sẽ làm thế, tôi muốn xé nó ra để có thể rời khỏi đường ray. Rồi, tôi làm vậy, và giờ thì tôi đã thức: cũng không thức hẳn, chỉ hơi thức một chút, leo lên một bậc cái thang giữa tỉnh và mơ. Mắt tôi vẫn nhắm, tôi không muôn mở mắt ra để rồi nhỡ ra cơn ngủ bay mất, nhưng tôi nghe được các âm thanh: cái tiếng vang xa xa kia tôi biết là có thật, nó không xuất phát từ đầu tàu, có thể nghe thấy tiếng nó: đó là tiếng còi của Decauville, từ cái xưởng làm cả ca đêm. Một nốt dài và chắc, rồi một nốt khác trầm hơn nửa cung, rồi lại nát cũ nhưng ngắn và cụt hơn Tiếng còi ấy là một thứ quan trọng, Theo một nghĩa nào đó là thứ quan trọng nhất: chúng tôi thường xuyên nghe thấy nó đi cùng với nỗi khổ sở của công việc trong trại đến mức nó đã trở thành biểu tượng chỉ cần nghe thấy nó là những điều ấy lại hiện lên rõ nét, như cái cách một số giai điệu và mùi hương có thể gọi đến một hình ảnh nhất định.
Ở đây có chị gái tôi, có vài người bạn không rõ nét, và rất nhiều người khác. Tất cả đang lắng nghe tôi, còn tôi đang kể đúng cái chuyện này: tiếng còi vào ba giờ đêm, cái giường cứng ngắc, người cùng giường tôi muốn dịch xa ra nhưng sợ nhỡ đánh thức anh ta dậy vì anh ta to khỏe hơn tôi. Tôi cũng kể lung tung về cơn đói của chúng tôi, về những lần kiểm tra chấy, về Kapo đánh tôi vào mũi rồi bắt tôi đi rửa ráy vì tôi chảy máu. Một khoái cảm mãnh liệt, hữu hình không diễn tả nổi, được ở nhà củ mình, giữa bạn bè và có bao điều để kể: nhưng tôi không thể không nhận thấy mọi người không thèm nghe tôi, không chỉ thế bọn họ còn hoàn toàn thờ ơ, nói chuyện ầm ĩ với nhau như thể tôi không có đấy.Chị tôi nhìn tôi rồi đứng lên bỏ đi không nói một lời.
Một nỗi đau khổ lẻ loi trào lên trong tôi, cùng kiểu những nỗi đau mơ hồ nhớ được về thời thơ ấu: một nỗi đau nguyên thủy không bị lõang bởi ý thức về thực tại hay hoàn cảnh bên ngoài xâm nhập mà giống với những nỗi đau khiến con trẻ òa khóc. Tôi phải trồi lên trên mặt nước một lần nữa thôi,
https://thuviensach.vn
nhưng lần này tôi mở to mắt để có ngay trước mắt sự đảm bảo là mình thực sự đã thức.
Giấc mơ lơ lửng trước mặt tôi, vẫn còn ấm, còn tôi, dù đã thức nhưng những nỗi đau của nó vẫn ngập tràn trong tôi: thế là tôi nhớ ra đây không phải là một giấc mơ bất chợt, đó là giấc mơ mà từ khi vào đây tôi đã từng mơ, không chỉ một mà nhiều lần, chỉ thay đổi chút ít trong khung cảnh và chi tiết. Giờ thì tôi đã hoàn toàn tỉnh táo, tôi còn nhớ thậm chí đã kể cho Alberto về giấc mơ này, và tôi đã kinh ngạc khi cậu ấy thổ lộ với tôi cậu ấy cũng mơ như thế, rằng đó là giấc mơ của rất nhiều người, có thể là tất cả mọi người. Sao lại mơ như thế? Sao nỗi đau hằng ngày lại chuyển vào những giấc mơ thường xuyên đến vậy của chúng tôi, cùng một cái cảnh lặp đi lặp lại mình kể chuyện nhưng không được ai nghe?
Vừa suy ngẫm như thế, tôi vừa cố tận dụng lúc tỉnh táo để rũ khỏi mình những cảm giác đau đớn còn sót lại từ giấc ngủ để không ảnh hưởng đến lần ngủ sau. Tôi co gôi ngồi lên trong bóng tối, nhìn quanh và dỏng tai lắng nghe.
Có thể nghe thấy tiếng những người đang ngủ thở và ngáy, ai đó rên rỉ, nói mơ. Rất nhiều người liếm môi và nhai nhóp nhép. Họ đang mơ được ăn: đó cũng là một giấc mơ chung. Một giấc mơ tàn bạo, ai đã tạo ra huyền thoại Tantalus[27] chắc hiểu lắm. Người ta không chỉ hình dung rất rõ thức ăn mà còn cảm thấy nó trên tay, rõ ràng cụ thể, ngửi thấy mùi vị béo và thơm sực; có người mơ xa đến mức cảm thấy thức ăn đã chạm vào miệng, rồi một việc gì đó xảy ra, mỗi lần mỗi khác, và thế là không ăn được. Giấc mơ tan biến thành muôn mẩu vụn, rồi lại tái diễn ngay lập tức, lại bắt đầu lại tương tự hay thay đổi đi một chút: cứ như vậy không ngừng nghỉ, với mỗi chúng tôi, trong mỗi đêm, trong suốt cả giấc ngủ.
Giờ chắc quá mười một giờ rồi vì mọi người bắt đầu ra vào liên tục chỗ cái xô để ngay cạnh gác đêm. Đó là một trò tra tấn bẩn thỉu, một nỗi nhơ nhuốc khó phai. Ban ngày để chống lại cơn đói chúng tôi phải tống vào bụng mình
https://thuviensach.vn
suất xúp mang một lượng nước lớn nên đến đêm cứ hai ba tiếng một lần lại phải bò dậy để thải bớt nó ra. Cái thứ nước hằng đêm cứ trướng căng lên ở mắt cá chân, ở bọng mắt, biến tất cả các đường nét trên mặt thành một kiểu dị dạng giống nhau, và thận của chúng tôi thì cứ phải vất vả suy yếu dần đi để lọc bớt.
Vấn đề không chỉ là lê được đến chỗ cái xô mà ở chỗ theo luật thì người cuối cùng dùng xô sẽ phải mang nó đi đổ ở nhà xí; luật cũng quy định rằng ban đêm rời lán chỉ được mặc đồ ngủ (áo và quần đùi) và phải báo số của mình cho lính gác đêm. Ai cũng hình dung được gác đêm sẽ miễn việc cho bạn bè, người cùng quốc tịch của hắn và miễn cho cả bọn đứng đầu trong lán. Việc nữa là những ma cũ của lán đã rèn luyện thính giác đến mức dù nằm nguyên trên giường, bọn họ chỉ cần nghe tiếng đập vào thành xô là phân biệt được xô đã đầy đến mức nguy hiểm hay chưa và luôn tránh được phiên phải đi đổ. Vì thế nên ở lán nào ứng viên cho việc đi đổ cũng chì còn vài đối tượng, trong khi lượng nước thải ít nhất cũng đến hai tram lít, tương đương với hai mươi lần đi đổ.
Tóm lại là hằng đem có một nguy cơ rất cao treo trên đầu chúng tôi, lũ không có kinh nghiệm và không được ưu ái mỗi khi nhu cầu đẩy chúng tôi đến chỗ cái xô. Gác đêm sẽ đột nhiên nhô ra từ góc của hắn, chộp lấy ngay, nguệch ngoạc viết số tù của anh, giao cho anh một đôi giày gỗ và cái xô rồi tống anh ra ngoài, anh ra ngoài ngái ngủ và run rẩy trên mặt tuyết. Anh sẽ phải lê đến tận chỗ nhà xí với cái xô đập vào bắp chân trần, nóng ấm đến phát tởm. Xô bao giờ cũng đầy một cách phi lý nên không thể tránh được việc lăc qua lắc lại và rớt một ít vào chân, thế nên dù công việc này có đáng ghét đến đâu thì thà là chính anh chứ đừng là người ngủ cùng giường phải làm việc ấy.
Đêm của chúng tôi lết đi như thế. Giấc mơ Tantalus và giấc mơ kể chuyện đan xen vào nhau trên nền những hình ảnh rõ nét hơn: nỗi chịu đựng ban ngày bao gồm cái đói, bị đánh, cái lạnh, cực nhọc, sợ hãi và lẫn lộn cả. Ban đêm chúng chuyển thành những cơn ác mộng không hình hài, tàn bạo chưa
https://thuviensach.vn
từng thấy, những cơn ác mộng mà khi tự do chỉ những đêm sốt cao ta mới gặp phải. Chúng dựng chúng tôi dậy bất cứ lúc nào, tê lạnh vì sợ, chân tay run rẩy, tưởng tượng một giọng giận dữ đang quát tháo sai bảo mình điều gì bằng một thứ tiếng mình không hiểu. Việc đổ xô, tiếng chân trần giậm trên sàn gỗ hóa thành một hình tượng khác: chúng tôi, xám xịt và giống hệt nhau, nhỏ bé như bọn kiến mà cũng lớn chạm trời, ken đặc người sát người, tràn ngập hành tinh trải dài đến tận chân trời không đếm xuể; đôi khi lại tan vào một chất duy nhất, một đống hỗn độn buồn thảm khiến chúng tôi cảm thấy tù túng ngạt thở; đôi khi lại là đang mang xô đi đổ, không điểm đầu cũng không đích cuối, choáng váng xây xẩm, cơn buồn nôn khủng khiếp dâng lên tận cổ; cho đến khi cái đói, cái lạnh hoặc bọng đái căng đầy chuyển những giấc mơ đó về những kiểu thông thường. Khi ác mộng hay sự khó chịu đánh thức, chúng tôi gắng sức vô vọng thoát khỏi những hình ảnh ấy, tống khứ ra ngoài tâm trí để cố bảo vệ giấc ngủ của mình không bị chúng quấy nhiễu. Nhưng chỉ vừa nhắm mắt lại, chúng tôi lại thấy não mình bắt đầu hoạt động ngaofi ý muốn, lọc cọc vo ve không chịu nghỉ, sản sinh ra những bóng ma, những hình thù khủng khiếp và không ngừng tô đậm thêm, khuấy động trong chúng mớ sương mù xám xịt và vào trong những giấc mơ.
Nhưng ngự trị suốt đêm, qua những khoảnh khắc biến đổi từ ngủ sang thức hay ác mộng lại chính là nỗi sợ hãi, sự chờ đợi tới giờ đánh thức. Với những khả năng khó hiểu mà nhiều người biết, mặc dù không có đồng hồ chúng tôi vẫn có thể ước lượng được giây phút đó gần như chính xác. Vào cái giờ phải dậy, cái giờ thay đổi từ mùa này sang mùa khác nhưng bao giờ cũng trước bình minh, tiếng còi của trại vang lên một hồi dài, gác đêm mỗi lán kết thúc phiên: bật đèn, đứng dậy, vuốt thẳng người và phát ra lời kết án hằng ngày: “Aufstehen”, thường xuyên hơn là bằng tiếng Ba Lan: “Wstavac”[28].
Rất ít người vẫn còn ngủ được khi nghe câu Wstavac: khoảnh khắc ấy quá tàn nhẫn nên khi nó đến thì cơn buồn ngủ có trĩu nặng đến đâu cũng phải tan biến. Tên gác đêm biết điều đó, vì thế hắn không quát lên kiểu ra lệnh mà
https://thuviensach.vn
với một giọng nhẹ nhàng, khẽ khàng, như một kẻ biết rõ mọi cái tai đang dỏng lên để chờ câu nói, mệnh lệnh sẽ được lắng nghe và tuân theo.
Cái từ nước ngoài ấy rơi thịch như một tảng đá xuống mọi linh hồn. "Dậy": thanh chắn ảo ảnh tạo nên từ lớp chăn ấm, vỏ bọc mong manh tạo nên từ giấc ngủ, thậm chí là những phút ngủ quằn quại đều vỡ vụn ra. Thực tại thức tỉnh một cách phũ phàng, chúng tôi thấy mình bị phơi ra để lăng nhục, thấy mình trần trụi và yếu ớt. Lại một ngày nữa như những ngày khác, dài đến mức không lý trí nào thấy được điểm kết, vì còn quá nhiều thứ trước khi ngày khép lại: cái đói, cái lạnh, nỗi cực nhọc. Tốt hơn là tập trung sự chú ý mong mỏi của mình vào cái khúc bánh mì xám kia, nó bé đấy nhưng một giờ nữa nó là của chúng tôi, và trong vòng năm phút trước khi chúng tôi ngấu nghiến xong, nó là tất cả những gì mà luật lệ chốn này cho phép chúng tôi có được.
Với Wstavac cơn náo loạn bắt đầu nổi lên. Cả lán đột nhiên hoạt động vội vã: mọi người trèo lên trèo xuống, dọn giường đồng thời cố mặc quần áo cùng lúc, tìm cách để không rời mắt khỏi vật gì của mình; không khí đầy bụi đến mức trở nên mờ ảo; những người nhanh nhất thúc khuỷu tay rẽ đám đông để đến nhà xí và khu rửa ráy trước khi phải xếp hàng dài. Những người quét dọn tràn vào, đuổi tất cả ra ngoài, vừa đánh đập vừa la ó.
Khi dọn giường và mặc quần áo xong, tôi tụt xuống sàn xỏ chân vào giày. Những vết đau trên chân lại bắt đầu vỡ ra, và một ngày mới bắt đầu.
https://thuviensach.vn
CÔNG VIỆC
Trước Resnyk ngủ cùng giường với tôi là một tay người Ba Lan chẳng ai biết tên là gì, anh ta là người ôn hòa, lặng lẽ, với hai vết thương cũ ở xương ống chân và buổi tối thì bốc lên một thứ mùi dơ dáy của bệnh tật; anh ta lại còn yếu thận nên đêm nào cũng dậy và làm tôi dậy theo từ tám đến mười lần.
Một tôi anh ta để lại cho tôi đôi găng rồi vào trạm xá. Tôi đã hy vọng trong nửa giờ rằng tổ trưởng sẽ quên mất là chỉ có mình tôi chiếm cả giường, nhưng rồi sau đó, khi chuông báo im lặng đã kêu, cái giường rung lên và một tay cao lớn tóc đỏ mang số của nhóm người Pháp Drancy trèo lên nằm cạnh tôi.
Có bạn cùng giường cao lớn là một bất hạnh, điều đó có nghĩa là thời gian ngủ mất bớt đi. Mà tôi thì toàn vớ được bạn cùng giường cao lớn bởi vì tôi thấp bé và vì hai người cao lớn thì không thể ngủ cùng một giường. Tuy nhiên có thể thấy ngay Resnyk dù cao lớn nhưng không đến nỗi tệ. Anh ta ít nói, lịch sự, sạch sẽ và không ngáy, đêm chỉ dậy có hai ba lần và lần nào cũng rất nhẹ nhàng. Buổi sáng anh ta nhận dọn giường (một việc phức tạp và khó khăn, hơn nữa lại mang trách nhiệm nặng vì những ai dọn giường không tử tế - những “schlechte Bettenbauer” sẽ bị trừng phạt rất kỹ), anh ta dọn nhanh và khéo đến độ sau đó khi thấy anh ta được phân vào cùng Kommando với mình, tôi đã cảm thấy một thoáng vui vẻ lướt qua trong lòng.
Trên đường đi làm vừa khập khiễng trongnhững đôi giày gỗ trên nền tuyết đóng băng chúng tôi vừa trao đổi vài lời. Tôi được biết Resnyk là người Ba Lan; anh ta đã sống hai mươi năm ở Paris nhưng nói một thứ tiếng Pháp kinh khủng. Anh ta ba mươi tuổi nhưng cũng như tất cả bọn tôi, người ta có thể đoán anh ta trong vòng từ mười bảy đến năm mươi tuổi. Anh ta kể cho
https://thuviensach.vn
tôi nghe chuyện của mình, giờ thì tôi đã quên nhưng chắc chắn đó là một câu chuyện đau thương, nghiệt ngã và cảm động, như câu chuyện của mỗi chúng tôi, cả trăm nghìn câu chuyện, mỗi chuyện đều khác nhưng tất cả đều chứa đầy những hoàn cảnh bi thảm đến ngạc nhiên. Chúng tôi kể cho nhau nghe vào buổi tối, những câu chuyện xảy ra ở Na Uy, ở Ý, ở Algeria, ởUkraine, những chuyện đơn giản và không hiểu nổi như chuyện trong Kinh Thánh. Nhưng những chuyện này chẳng phải chuyện của một Kinh Thánh mới hay sao?
Khi tới xưởng, chúng tôi được đưa đến Eisenrohreplatz, là cái bãi để dỡ các ống sắt xuống, rồi những việc thường lệ lại diễn ra. Kapo điểm danh lại, xem vắn tắt khoản thu mới rồi thỏa thuận với viên Meister[29]thuộc nhóm thường dân về công việc ngày hôm nay. Sau đó hắn giao cho Vorarbeiter[30]rồi đi ngủ trong lán đựng đồ chỗ gần lò sưởi. Tay này không phải loại Kapo hay gây chuyện vì hắn ta không phải người Do Thái và không lo bị mất chỗ làm. Vorarbeiter chia các đòn bẩy bằng sắt cho chúng tôi còn kích thì chia cho hội bạn của hắn. Thế là lại xảy ra cuộc chiến thường lệ để tranh lấy cái đòn bẩy nào nhẹ nhất. Hôm nay thật xấu ngày cho tôi, đòn bẩy của tôi cong và nặng dễ đến mười lăm cân; tôi biết chỉ nâng nó lên không thôi thì chỉ sau nửa tiếng tôi cũng đã chết vì mệt.
Rồi bọn tôi tỏa đi, mỗi người cầm đòn bẩy của mình, khập khiễng trong tuyết đang tan. Mỗi bước tuyết và bùn lại dính thêm một ít vào đế giày gỗ, cho đến khi chúng tôi phải bước loạng choạng trên hai cái cục nặng nề không ra hình thù gì và không làm sao rũ ra được, cho đến lúc đột nhiên một cục bung ra và thế là chân này thành ra ngắn hơn chân kia đến cả găng tay.
Hôm nay phải chuyển một trụ bằng gang khổng lồ từ toa xe vào: tôi chắc đó là một trụ chính, nặng phải mấy tấn. Với chúng tôi thì thế lại hơn, ai cũng biết chuvển vật càng nặng thì càng đỡ mệt hơn là chuyển vật nhỏ, vì công việc được chia ra và chúng tôi đợc giao công cụ thích hợp. Nhưng mà nguv hiểm, không bao giờ được sơ suất, chỉ cần lơ đãng một nháy mắt là có thể bị đè nghiến xuống.
https://thuviensach.vn
Meister Nogalla - tay giám sát người Ba Lan cứng nhắc, nghiêm khắc và lầm lì - thân chinh chỉ đạo việc chuyển trụ. Giờ thì ống trụ đã nằm trên mặt đất và Meister Nogalla nói: "Bohlen holen".
Tim chúng tôi thắt lại. Thế có nghĩa là "chuyển tà vẹt" để làm thành một con đường giữa đống bùn nhầy nhụa này rồi dùng đòn bẩy đẩy cái ống trụ vào ến trong xưởng. Tà vẹt thì bám chặt vào đất, nặng đến tám mươi cân; ngang ngưỡng chịu đựng của sức chúng tôi. Những tay cao to nhất trong chúng tôi nếu làm việc hai người một có thể vác tà vẹt trong vài tiếng, còn với tôi thì đó là cả một sự tra tấn. Sức nặng của nó nghiến vào xương vai tôi, chỉ sau một lần vác tôi đã thành vừa mù vừa điếc vì cố quá sức và sẵn sàng làm bất cứ chuyên gì để tránh không phải đi chuyến thứ hai.
Tôi thử tìm cách để được ghép đôi với Resnyk, anh ta có vẻ giỏi làm, hơn nữa vì cao hơn tôi nên anh ta sẽ gánh phần lớn sức nặng. Theo nguyên tắc thì Resnyk sẽ khinh bỉ từ chối tôi và sẽ ghép cặp với tay nào khác cũng cao lớn; lúc ấv tôi sẽ xin đi vệ sinh và sẽ ở lại đó càng lâu càng tốt, rồi tôi sẽ tìm cách trốn vào đâu đấy dù biết rõ mình sẽ bị tìm thấy ngay lập tức, bị nhạo báng và bị đánh; nhưng dù là thứ gì thì cũng còn hơn cái công việc này.
Nhưng không phải vậy, Resnvk chấp thuận, không những thế anh ta còn tự nâng thanh tà vẹt lên và cẩn thận đặt xuống vai phải của tôi; rồi anh ta nâng nốt đầu kia lên, khom người đặt lên vai trái và chúng tôi vác đi.
Thanh tà vẹt bám đầy tuyết và bùn, mỗi bước đi nó lại đập vào tai tôi, tuyết rơi vào cổ tôi. Sau khoảng năm mươi mét tôi đã đến cái ngưỡng mà con người ta có thể chịu được, theo lý thuyết: đầu gối khuỵu xuống, vai đau như thể bị kìm kẹp chặt, mất cân bằng một cách nguy hiểm. Mỗi bước chân tôi lại cảm thấy giày sục vào lớp bùn tham lam, cái lớp bùn Ba Lan hiện hữu khắp nơi thành nỗi rùng rợn đơn điệu úng ngập tháng ngày của chúng tôi.
Tôi cắn chặt môi: chúng tôi đều biết một cơn đau do tác động từ bên ngoài, dù nhỏ cũng có thể kích thích huy động năng lượng dự trữ cuối cùng. Những
https://thuviensach.vn
tên Kapo cũng biết điều đó: nhiều tên đánh chúng tôi vì bản tính thú vật hung tợn, nhưng cũng có những tên đánh chúng tôi khi thấy đồ nặng quá rồi, gần như đánh yêu, vừa đánh vừa hô hào cổ vũ, giống như lái xe đánh để thúc ngựa.
Đến chỗ cái trụ, chúng tôi đặt thanh tà vẹt xuống, tôi đứng chết đơ ở đó, mắt mờ, miệng há hốc, tay buông thõng, ngập chìm trong trạng thái mê đi phù du và khổ sở khi hết cơn đau. Trong cơn choáng váng kiệt sức tôi chờ một cú đẩy bắt tôi quay lại làm việc, cố tận dụng từng giây còn lại để hồi sức.
Nhưng cú đẩy không đến: Resnyk chạm nhẹ vào khuỷu tay tôi, chúng tôi quay về chỗ những thanh tà vẹt, cố đi chậm hết mức. Những người khác đang lượn lờ xung quanh thành từng cặp, ai cũng cố trì hoãn càng lâu càng tốt trước khi phải vác tiếp. “Allons, petit, attrape."[31] Thanh tà vẹt này khô và nhẹ hơn một chút, nhưng hết chặng thứ hai tôi vẫn đến chỗ Vorarbeiter xin đi vệ sinh.
Chúng tôi may mắn vì nhà vệ sinh ở khá xa; điều đó cho phép chúng tôi mỗi lần một ngày được vắng mặt dài hơn một chút so với thông thường. Hơn nữa, vì không được phép đi đến đó một mình, Wachsmann, người yếu nhất và vụng về nhất của Kommando, sẽ được giao trọng trách ScheiSSbegleiter, "tháp tùng đi vệ sinh". Với bổn phận ấy Wachsmann phải chịu trách nhiệm nếu giả định có người bỏ trốn, nhưng giả định đó thật nực cười nên thực ra anh ta chịu trách nhiệm nếu có người đi quá lâu.
Đề nghị của tôi được chấp thuận, thế là tôi bước trong bùn, trong đám tuyết xám, giữa đám phê liệu kim loại, được anh chàng Wachsmann bé nhỏ giám sát. Tôi không hiểu anh ta vì chúng tôi chẳng nói chung thứ tiếng nào. Nhưng những người bạn của anh ta kể với tôi anh ta là giáo sĩ, thậm chí là một Melamed, một học giả về Torah, không những thế ở quê mình - Galicia - anh ta có tiếng là người chữa bệnh và có phép. Tôi cũng không thấy khó tin điều đó lắm vì chỉ cần suy từ việc một người mảnh dẻ, mong manh và yếu ớt như anh ta đã làm việc ở đây được hai năm mà không ốm, không
https://thuviensach.vn
chết, lại còn đầy sức sống với ngôn từ và cái nhìn linh động đáng ngạc nhiên, bỏ ra trọn nhiều đêm dài thảo luận về những vấn đề Talmud khó hiểu, bằng tiếng Yiddish và tiếng Hebrew với Mendi - một giáo sĩ tân thời.
Nhà vệ sinh là một ốc đảo thanh bình. Đây là một nhà vệ sinh tạm, nơi bọn Đức chưa dựng lên những tấm ngăn bằng gỗ thường có để chia ra các phần: "Nur fur Englander", "Nur fur Polen", "Nur fur Ukrainische Frauen", v.v... và, cách đó một chút: "Nur fur Haftlinge"[32]. Bên trong là bốn Haftling ốm đói ngồi, vai kè vai, một công nhân người Nga già râu ria với dòng chữ màu xanh OST trên cánh tay trái; một thanh niên Ba Lan mang một chữ P lớn màu trắng trên lưng và ngực; một tù binh người Anh, gương mặt bị cạo trọc râu tóc và bộ đồng phục ka ki ngay ngắn, phẳng phiu sạch sẽ, ngoại trừ cái dấu to tướng KG (Kriegsgafangener) trên lưng. Một Haftling đứng cạnh cửa, kiên nhẫn đều đều hỏi tất cả những người đang vừa vào vừa cởi thắt lưng: "Êtes-vous francais?[33]
Khi tôi quay lại chỗ làm thi thấy xe chở đồ ăn chạy ngang qua, điều đó nghĩa là đã mười giờ, một mốc giờ chấp nhận được vì giờ nghỉ buổi trưa đã lộ dần ra từ đám sương mù tương lai, và chúng tôi bắt đầu tìm được thêm ít sức lực từ sự mong chờ. Tôi vác thêm hai hay ba chuyến gì đó cùng Resnyk, cố sức tìm những thanh tà vẹt nhẹ hơn thậm chí đến cả những đống nằm ở xa để tìm, nhưng giờ này những thanh tốt nhất đã bị lấy hết rồi, chỉ còn lại những thanh khó chịu với các cạnh sắc nhọn, nặng trịch tuyết với bùn, gắn những miếng kim loại để lắp vào đường ray.
Khi Franz đến gọi Wachsmann để đi lấy suất ăn thì đã là mười một giờ, buổi sáng đã gần qua buổi chiều thì ai cần nghĩ đến. Sau đó là khi bọn kia quay lại vào mười một rưỡi, và thế là lại những câu hỏi rập khuôn, hôm nay được bao nhiêu xúp ngon không, chúng tôi được từ trên hay từ dưới nồi. Tôi cố để không hỏi những câu ấy, nhưng không thể không dỏng tai lên nghe ngóng xem thế nào, hỉnh mũi đón mùi thơm gió đưa từ bếp đến.
https://thuviensach.vn
Cuối cùng thì, như một làn sao băng xanh lam siêu phàm và vô cảm như một dấu hiệu thần thánh, tiếng còi báo mười hai giờ vỡ òa ra để tạm yên sự mệt mỏi, những cơn đói vô danh mà tương đồng của chúng tôi. Và những việc thường lệ lại bắt đầu: tất cả chạy về phía lán, xếp vào hàng với cái bát cầm sẵn, tất cả chúng tôi đều sốt ruột như bầy thú chờ được bơm đầy cái chất nước hầm ấm nóng ấy vào bụng, nhưng không ai muốn là người đầu tiên vì người đầu tiên sẽ nhận phải phần xúp loãng nhất.
Như thường lệ, Kapo nhạo bang, sỉ nhục tính tham ăn của chsung tôi, cẩn thận tránh khuấy nồi súp lên vì phần dưới đáy là thuộc về hắn ta. Sau đó là niềm vui sướng (thực sự từ dạ dày) có cái bụng căng, có hơi ấm phát ra từ trong bụng và từ cái lò sưởi ồn ào kêu dưới mái lán. Những người hút thuốc cuốn một điếu mảnh với cử chỉ cung kính hà tiện, trong khi đó dưới sức nóng của cái lò, một làn hơi đặc bay ra từ lớp quần áo ẩm đầy tuyết và bùn của tất cả mọ người, mang theo mùi cống rãnh, mùi chuồng cừu.
Có một thỏa thuận ngầm là không ai nói cả: trong vòng một phút tất cả thiếp đi, lèn chặt khuỷu tay chèn vào trong khuỷu tay, đột nhiên ngật ngưỡng đổ ra trước rồi lại thẳng lưng lên. Sau những mí mắt vừa khép, các giấc mơ lại bùng ra, vẫn ra những giấc mơ như thường lệ. Mơ ở nhà mình, trong một bồn tắm ấm áp tuyệt vời. Ở nhà quây quần quanh bàn ăn. Ở nhà kể lại về cái công việc vô vọng này, về cách ngủ nô lệ này của chúng tôi.
Sau đó, theo hư ảo cả cơn tiêu háo uể oải, một mầm nhỏ đau đớn cô lại, đâm vào chúng tôi rồi lớn dần lên cho đến khi đẩy sang được ngưỡng của trạng thái tỉnh táo và lấp đi sự sung sướng của giấc ngủ. “Es wird bald ein Uhr sein”: gần đến một giờ rồi đó. Nó như một căn ung thư cấp tính phàm ăn, bóp chết cơn buồn ngủ của chúng tôi và siết chặt chúng tôi như một điềm gở được báo trước: chúng tôi dỏng tai lên nghe gió rít bên ngoài và tiếng sột soạt của tuyết ghì lại trước gió, “es wird schnell ein Uhr sein”. Mỗi người đều cố bám lấy giấc ngủ của mình, các giác quan đều căng lên sợ hãi chờ đợi dấu hiệu sắp tới, đang ở ngoài cửa kia rồi, ở đây rồi…
https://thuviensach.vn
Nó đây. Một tiếng uỵch vang lên trên kính, Meister Nogalla ném một hòn tuyết vào cửa sổ, và giờ đang đứng nghiêm bên ngoài, quay mặt đồng hồ về phía chúng tôi. Kapo dứng dậy, duỗi người rồi nhẹ nhàng nói như một người biết rõ mình sẽ được tuân theo: "Alles heraus", tất cả ra ngoài.
Giá như khóc được! Giá như có thể đối mặt với gió như ta vẫn quen trước đây, bình đẳng, chứ không phải như chúng tôi bây giờ, chỉ là một lũ sâu bọ vô tri! Chúng tôi ra ngoài, mỗi người cầm cái đòn bẩy của mình. Resnyk rụt đầu vào hai vai, kéo cái mũ sâu xuống hai tai, ngẩng mặt lên nhìn bầu trời thấp và xám xịt đang nhẫn tâm vãi đầy những bông tuyết xoay tít: "Si j'avey une chien, je ne le chasse pas dehors."[34]
https://thuviensach.vn
MỘT NGÀY TỐT LÀNH
Niềm tin rằng cuộc sống có một mục đích của nó vốn ăn sâu vào tâm trí con người, đó là một điều mà loài người có được. Những con người tự do đặt cho mục đích ấy rất nhiều cái tên, và nhiều người suy ngẫm, thảo luận về bản chất của nó. Với chúng tôi thì điều đó đơn giản hơn nhiều.
Hôm nay, ở đây, mục đích của chúng tôi là sống được đến mùa xuân. Những chuyện khác bây giờ chúng tôi không lo tới. Sau cái đích ấy tạm thời không có đích nào khác. Buổi sáng khi xếp hàng ở sân điểm danh, chúng tôi chờ đợi đến lúc đi làm, mỗi cơn gió thổi lùa xuống dưới lớp quần áo lướt qua cơ thể không phòng vệ của chúng tôi thành từng cơn run bắn. Xung quanh mọi thứ đều xám, chúng tôi cũng xám xịt u ám; buổi sáng khi trời còn tối tất cả hướng lên phía Đông bầu trời tìm kiếm những dấu hiệu đổi mùa đầu tiên, và mỗi ngày lại bình luận mặt trời mọc thế nào: hôm nay mọc hơi sớm hơn hôm qua; hôm nay hơi ấm hơn hôm qua; hai tháng nữa, một tháng nữa cái lạnh sẽ tam buông tha, chúng ta sẽ bớt đi một kẻ thù.
Hôm nay lần đầu tiên mặt trời nhô ra rõ rang và rực rỡ từ lớp bùn ở chân trời. Đó là mặt trời ở Ba Lan, lạnh, trắng và tít trên cao, chỉ sưởi ấm được lớp da. Nhưng khi nó thoát khỏi những lớp sương mù cuối cùng thì tiếng trầm trồ chạy dọc đám đông nhợt nhạt chúng tôi. Và khi chính tôi bắt đầu cảm nhận được hơi ấm của nó xuyên qua lớp quần áo thì tôi hiểu ra người ta có thể tôn sung mặt trời đến thế nào.
- Das Schlinimsto ist voruber, Ziegler hướng đôi vai xương xẩu của mình về phía mặt trời, nói: điều tệ hại nhất đã qua rồi. Cạnh chúng tôi là một nhóm Hy Lạp, cái bọn người kinh khủng và đáng nể, những tay Do Thái Salonica dũng cảm, gian xảo ranh ma, dữ tợn và đoàn kết, cực kỳ quyết sống và là những dối thủ tàn bạo trong cuộc chiến sinh tồn. Nhữnq tay Hy Lạp đã chiếm lĩnh cảở khu bếp lẫn khu nhà kho, khiến bọn Đức cùng phải nể còn
https://thuviensach.vn
bọn Ba Lan thì e sợ. Bọn họ đã ở trại đến năm thứ ba, và hiểu hơn ai hết trại nghĩa là gì. Giờ thì bọn họ đang đứng quây thành vòng tròn, vai sát vai cùng hát một trong những bài thánh ca bất tận của mình.
Tay Hy Lạp Felicio biết tôi. "L’année prochaine à la maison!", anh ta hết lên với tôi rồi thêm: “à la maison par la Cheminée"[35]. Felicio đã từng ở Birkenau. Bọn họ tiếp tục, giậm chân theo nhịp và say sưa với bài hát.
Khi chúng tôi cuối cùng cũng đã ra hết ngoài cửa trại, mặt trời đã lên khá cao, trời trong. Giữa trưa có thể nhìn thấy núi; còn ở hướng Tây tháp chuông của Auschwitz hiện lên thân quen mà phi lý (tháp chuông ở chốn này!), những quả bóng phòng không buộc chặt vào rào cản ở khắp xung quanh. Khói nhà máy Buna in đậm trong không khí lạnh, có thể thấy được một dãy đồi thấp, phủ màu xanh của rừng: tim chúng tôi thắt lại, tất cả đều biết phía bên kia là Birkenau, nơi đã kết thúc cuộc đời của vợ con chúng tôi và chẳng mấy chốc là cả đời chúng tôi nữa, nhưng bình thường chúng tôi không quen nhìn nó.
Lần đầu tiên chúng tôi nhận thấy cỏ ở hai bên đường cũng vẫn xanh: khi không có mặt trời bäi cỏ trông như không phải màu xanh.
Buna thì không, Buna thì tuyệt đối xám xịt tối tăm. Cái đống khổng lồ toàn sắt thép, xi măng, bùn và khói này là sự phủ nhận cái đẹp. Các con đường và văn phòng của nó được đặt tên giống như chng tôi, chỉ bằng số và chữ, hoặc với những cái tên không mang tính người, đầy điềm gở. Đằng sau hàng rào của nó không mọc nổi một cọng cỏ, mặt đất đâm những thứ nước bùn và dầu độc địa, chẳng có gì sống ngoài máy móc và nô lệ, và trong hai nhóm đó thì máy móc còn có vẻ sống hơn cả con người.
Buna lớn như một thành phố: ngoài các sếp và kỹ sư người Đức ở đây còn có bốn mươi nghìn người nước ngoài, nói khoảng mười lăm đến hai mươi thứ tiếng khác nhau. Người nước ngoài sống ở các Lager khác nhau, còn Buna là trung tâm: có Lager của tù binh chiến tranh người Anh, Lager của
https://thuviensach.vn
phụ nữ Ukraine, Lager của tình nguyên viên người Pháp, và những Lager khác chúng tôi không biết. Riêng Lager của chúng tôi (Judenlager, Vernichtungslager, Kazett) đã cung cấp khoảng mười nghìn lao động thuộc tất cả các quốc tịch ở châu Âu; chúng tôi là nô lệ của nô lệ, ai cũng có thể sai bảo, tên chúng tôi chỉ là những con số xăm trên tay và may trên ngực áo.
Tháp Các bua dựng lên giữa Buna, đỉnh của nó lẫn vào đám sương mù, ít khi nhìn thấy được. Chính chúng tôi đã xây nên nó. Những viên gạch của nó được gọi là Ziegel, brique, tegula, cegli, kamenny, brick, téglak, và sự căm thù đã gắn chúng lại. Sự căm ghét và bất hòa, giống như tháp Babel, và chính vì thế chúng tôi gọi nó là Babelturm, Bobelturm, chúng tôi căm ghét giấc mơ thống trị của những tên chủ chất chứa trong tháp, sự chà đạp lên Chúa, lên con người, lên những con người chúng tôi.
Hôm nay cũng vậy, giống như trong các câu chuyện cổ tích cũ, tất cả chúng tôi và cả bọn Đức nữa đều cảm nhận được một lời nguyền rủa không siêu việt thần thánh nhưng hiện hữu và sâu xa đang treo lơ lửng trên ngọn tháp ngạo mạn, xay trên một mớ ngôn ngữ hỗn độn và vươn thẳng lên trời thách thức như một lời nguyền bằng đá.
Như tôi đã kể, cái nhà máy Buna mà bọn Đức chuẩn bị trong bốn năm, hành hạ và giết chúng tôi nhiều không đếm xuể ấy chưa bao giờ sản xuất được dù chỉ một cân cao su nhân tạo.
Nhưng hôm nay những bãi bùn vĩnh cửu phía trên đóng một lớp váng dầu kia đang phản chiếu một bầu trời trong xanh. Ống, thanh ngang, lò hơi vẫn còn lạnh cái giá lạnh ban đêm đang nhỏ sương. Nền đất dốc của mỏ, những đống than, những khối xi măng đang bốc hơi lên trong lớp sương mù nhẹ.
Hôm nay là một ngày đẹp trời. Chúng tôi nhìn quanh, như người mù thấy lại ánh sáng, chúng tôi nhìn nhau. Chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy nhau dưới ánh mặt trời: ai đó mỉm cười. Giá như mà không bị đói!
https://thuviensach.vn
Bản tính tự nhiên của con người là như thế những nỗi đau buồn cùng một lúc ập đến không tích theo cấp số cộng trong tâm trí chúng ta mà lẩn bớt đi, nỗi đau nhỏ lẩn sau nỗi đau lớn hơn, như trong một quy luật phối cảnh rõ ràng. Thật may mà t ế, nó giúp chúng tôi sống được ở trại. Cũng vì lý do ấy mà trong cuộc sống tự do người ta vẫn nói con người tham lam vô độ. Thực ra vấn đề không phải là con người không có khả năng đạt đến mức độ hoàn toàn sung sướng mà là nhận thức không đủ về sự bất hạnh, vì thế những nỗi khổ của sự bất hạnh, vốn rất nhiều và được xếp theo trật tự cấp thiết được gọi chung bằng một cái tên, tên của nỗi khổ đau lớn nhất. Cho đến khi nỗi khổ ấy bớt đi, chúng ta mới đau đớn nhận ra sau nó lại có một nỗi khổ khác, thực ra là cả một chuỗi đau khổ khác.
Bởi vậy khi cái rét, trong suốt mùa đông có vẻ là kẻ thù độc nhất của chúng tôi, vừa bớt đi, chúng tôi đã nhận ngay ra rằng mình còn đói nữa. Và thế là chúng tôi lại lặp lại sai lầm quen thuộc, hôm nav chúng tôi bảo nhau: "Giá như mà không bị đói!..."
Nhưng làm sao mà không đói được chứ? Lager là đói: bản thân chúng tôi là sự đói khát, nỗi đói khát biết sống.
Bên kia đường có một cái máy ủi hơi nước làm việc. Cái mồm của nó lơ lửng trên các hầm mỏ, ngoác ra những cái răng sắt, đung đưa một chút như không biết chọn chỗ nào, rồi nhào xuống lớp đất sét ẩm và hung bạo cạp vào, ổong khi một đám khói trắng đặc phụt ra đầy thỏa mãn từ buông lái. Sau đó nó vươn lên, quay nửa vòng, nhổ ra sau cái đống trong miệng rồi lại bắt đầu.
Chúng tôi tựa người vào xẻng nhìn nó say sưa. Mỗi cú tợp của cái hàm khiến những cái miệng cũng hé ra sau, yết hầu nhô lên nhô xuống trông thật tội nghiệp dưới lớp da nhẽo. Chúng tôi không tài nào dứt ra khỏi màn trình diễn ngoạm của cái máy xúc.
https://thuviensach.vn
Thằng Sigi mới mười bảy tuổi và hay đói hơn tất cả những người khác, mặc dù buổi tối có người cho nó thêm ít xúp, chắc cũng không phải không quan tâm. Nó bắt đầu kể về nhà mình ở Viên, về mẹ nó, nhưng rồi sa ngay vào chủ đề bếp núc và giờ thì nó đang thao thao về một cái bữa tiệc cưới nào không biết nữa, nó nhớ lại mà nuối tiếc rất thành thực là đã không ăn hết đĩa xúp đậu thứ ba. Thế là mọi người bắt nó im, nhưng không đến mười phút sau lại đen lượt Béla kể cho chúng tôi về vùng quê Hungary của anh ta, những cánh đồng ngô, công thức nấu bánh đúc ngô ngọt với lõi ngô nướng, mỡ, gia và... và bị chửi, bị nguyên rủa, rồi lại một người thứ ba bắt đầu kể...
Thân xác chúng ta mới yếu đuối làm sao! Tôi hoàn toàn hiểu được những ảo tưởng từ cơn đói này mới hão huyền làm sao, nhưng cũng không thoát được khỏi quy luật chung. Tôi thấy nhảy múa trước mắt mình những đĩa mì hôm ấy, Vanda, Luciana Franco và tôi, lúc ở trại tập trung tại Ý, chúng tôi vừa nấu xong thì biết tin ngày mai sẽ bị di chuyển đến đây; chúng tôi đã bắt đầu ăn rồi (mì mới ngon làm sao, vàng, đặc) thế rồi lại dừng, thật điên rồ ngu ngốc làm sao: giá như lúc ấy chúng tôi hiểu! Nếu còn xảy ra một lần nữa... Ngớ ngẩn; nếu có điều gì là chắc chắn trên cõi đòi này thì sẽ là điều này: sẽ không xảy ra như thế nữa.
Fischer, người mới vào trại sau cùng, lôi từ trong túi ra một gói được bọc cẩn thận với sự ti mẩn chính xác của dân Hung, trong gói là nửa khoanh bánh mì: một nửa của suất bánh sáng nay. Mọi người đều biết chỉ có bọn Số Cao mới cất bánh mì trong túi; bọn cũ như chúng tôi không ai có khả năng để dành bánh quá một tiếng. Có rất nhiều lý thuyết biện minh cho sự thiểu năng ấy của chúng tôi: bánh mì ăn tí một sẽ không tiêu hóa hoàn toàn được; loại căng thẳng vì phải giữ bánh không được sờ tới trong khi đang đói thuộc loại căng thăng có hại và gây suy nhược nhất; bánh mì cũ sẽ sớm mất bớt giá trị dinh dưỡng của nó, vì thế ăn sớm chừng nào bổ béo hơn chừng ấy; Alberto nói cái đói và bánh mì còn trong túi là hai khái niệm đối lập hoàn toàn, sẽ tự động loại trừ nhau và không thể tồn tại trên cùng một cá thể; và cuối cùng thì số đông khẳng định đúng đắn rằng bụng là cái két sắt an toàn
https://thuviensach.vn
nhất chống không bị trộm và bị trấn mất. "Moi, on m'a jamais volé mon pain![36]", David vừa gầm gừ vừa vỗ vào cái bụng lép kẹp của mình: nhưng bản thân anh ta cũng không thể rời mắt được khỏi Fischer đang đều đặn, chậm rãi nhai, khỏi cái tên "may mắn" vẫn còn nổi nửa khoanh bánh mì vào lúc mười giờ sáng: "Sacré veinard, va![37]"
Nhưng niềm vui của ngày hôm nay không chỉ bởi đẹp trời: một bất ngờ đến với chúng tôi vào lúc trưa. Ngoài khẩu phần bình thường cho buổi sáng, chúng tôi thấy trong lán một thùng tuyệt vời những năm mươi lít, loại của Bếp Nhà máy, gần đầy ắp. Templer nhìn chúng tôi kiêu hãnh: vụ "xoay xở" này là công anh ta.
Templer là nhân viên hậu cần của Kommando: Anh ta có một sự nhạy cảm đặc biệt với xúp của bên Thường dân, như cái cách ong ngửi thấy mùi hoa. Kapo của chúng tôi, vốn không phải là Kapo xấu, làm ngơ cho anh ta xoay sở, một cách có lý: Templer lên đường, theo những dấu vết không nhận biết được, như chó săn bám mồi, rồi quay về với những tin tức quý báu. Đám công nhân Ba Lan ở Methanol, cách đây hai cây số, bỏ thừa bốn mươi lít súp vì có mùi thiu, hay một xe củ cải không ai trông đang nằm ở chỗ đường ray bỏ hoang của Bếp Nhà máy.
Hôm nay chúng tôi có năm mươi lít xúp, cho mười lăm người, tính cả Kapo và Vararbeiter. Mỗi người ba lít: một lít buổi trưa thêm vào suất bình thường, còn hai lít nữa chúng tôi sẽ lần lượt về ăn ở lán, chúng tôi sẽ được thêm năm phút ngoại lệ nghỉ giải lao đổ về ăn no xúp.
Còn mong gì hơn nữa chứ? Công việc thậm chí có vẻ nhẹ nhàng hơn, với viễn cảnh có hai lít xúp đặc nóng hổi đợi chúng tôi trong lán. Kapo đều đặn đến chỗ chúng tôi gọi: "Wer hat noch zu fressen?" Hắn nói thế không phải chế giễu hay châm chọc gì chúng tôi, mà bởi cái cách chúng tôi ăn đứng, hung tợn, bỏng cả mồm cả lưỡi, không có cả thời gian để thở đúng là "fressen", cái cách ăn của bọn súc vật chứ không phải "essen", ăn như những
https://thuviensach.vn
con người vẫn ăn, ngồi trước bàn nghiêm chỉnh. “Fressen” là từ chính xác, được dùng thường xuyên trong bọn chúng tôi.
Meister Nogalla giám sát, và làm ngơ chuyện chúng tôi vắng mặt. Meister Nogalla cũng có vẻ đói khát, và nếu không vì mấy quy tắc cư xử chắc anh ta cũng không từ chối một lít cái thứ nước dùng nóng hổi ấy của chúng tôi.
Đến lượt Templer, người đã được tất cả bỏ phiếu dành cho năm lít xúp lấy từ đáy nồi. Templer ngoài việc lo hậu cần giỏi còn là một tay tiêu thụ xúp ngoại lê. Độc hơn nữa, còn có thể xổ rỗng dạ dày nếu muốn và nếu thấy cần để dành chỗ cho một bữa no nê, điều này bổ sung đáng kể cho khả năng tiêu thụ đáng ngạc nhiên của anh chàng. Templer dĩ nhiên là tự hào về món quà của mình, mọi người kể cả Meister Nogalla đều phải công nhận. Ông tiên Templer bước vào nhà vệ sinh trong niềm biết ơn của tất cả, ở đó vài phút rồi bước ra, rạng rỡ sẵn sàng, tiến về hưởng cái thành quả công sức của mình giữa sự trìu mến chung: "Du, Templer, hast du Platz genug fur die Suppe gemacht?"
Hoàng hôn, tiếng còi Feierabend vang lên, báo kết thúc công việc. Và bởi tất cả chúng tôi đều no nê ít ra l à trong vài giờ tới, nên sẽ không có cãi lộn, tất cả đều cảm thấy mình tốt bụng, Kapo cũng không muốn đánh chúng tôi, còn chúng tôi nghĩ được về mẹ mình, vợ mình, điều bình thường không làm nổi. Trong một vài giờ chúng tôi có thể cảm thấy bất hạnh theo cái kiểu của những con người tự do.
https://thuviensach.vn
BÊN NÀY BỜ THIỆN ÁC
Chúng tôi có một xu hướng không thề sửa được là đặt cho mỗi sự kiện một biểu tượng hay dấu hiệu nào đó. Từ hơn bảy mươi ngày nay chúng tôi chờ đợi Waschetauschen, dịp thay quần áo lót. Đã có tin đồn ầm ĩ là thiếu đồ lót để thay vì ở tiền tuyến mặt trận đã mở rộng, do đó bọn Đức không có khả năng vận tải đồ đến Auschwitz, và "thế là" tự do đã gần kề. Song song với tin đồn ấy là tin đối ngược, chuyển đồ đến chậm là dấu hiệu chắc chắn cho một đợt thanh trừng toàn bộ trại sắp xảy ra. Nhưng cuối cùng thì đồ vẫn đến, và theo đúng như lệ thường, ban Quản lý Lager cẩn thận lo sao cho đồ thay đến bất chợt và cùng một lúc ở tất cả các lán.
Cần phải biết rằng ở Lager rất thiếu vải, vải là thứ cực kỳ quý. Cách duy nhất để chúng tôi kiếm được một mảnh để xì mũi, hay một dải cuốn chân là cắt một miếng ở áo sơ mi vào lúc đổi áo. Nếu áo sơ mi có tay dài thì cắt tay, nếu không chúng tôi đành cắt một mẩu chữ nhật ở dưới, hay tháo một trong các mảnh vá chi chít. Nhưng kiểu gì thì cũng mất thời gian để kiếm kim chỉ, và phải thực hiện một cách nghệ thuật để vết rách không quá lộ liễu khi đưa áo ra đổi. Đồ bẩn và rách sẽ được chuyển lẫn với nhau sang Phòng may của trại, được vá lại, đưa đi tẩy trùng bằng hơi (chứ không phải đi giặt) rồi dược đưa về phát lại. Vì thế nên phải phát đồ thay một cách đột ngột, để quần áo không bị xé sửa theo những kiểu kể trên.
Nhưng cũng như mọi khi, không thể tránh được vài ánh mắt láu cá soi qua tấm phủ của cái xe chạy từ phòng tẩy uế ra và chỉ trong vài phút cả trại đã biết tin về một Waschetauschen sắp đến, không chỉ thế tin tức còn thêm vào là lần này có cả áo mới lấy từ một chuyến chở bọn Hung đến nơi từ ba ngày trước.
Cái tin này lập tức gây ảnh hưởng. Tất cả những người đang có lậu sơ mi dự trữ, thó hoặc xoay xở được, thậm chí là do mua lại sòng phẳng bằng bánh mì
https://thuviensach.vn