🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Có Chí Thì Nên
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
NGUYỄN-VĂN-Y
CÓ CHÍ THÌ NÊN
LOẠI SÁCH HỌC LÀM NGƯỜI
NAM-HÀ XUẤT-BẢN
https://thuviensach.vn
Tên sách: Có Chí Thì Nên
Tác giả: Nguyễn Văn Y
Nhà Xuất Bản: Nam Hà
Năm Xuất Bản: 1971
Số trang: 158
Đánh máy: buibaochien
Soát lỗi: lotus
Ngày hoàn thành: 10/10/2015
Ebook này được thực hiện theo dự án “SỐ HÓA 1000 QUYỂN SÁCH VIỆT MỘT THỜI VANG BÓNG” của diễn đàn TVE-4U.ORG
https://thuviensach.vn
Kẻ dời được ngọn núi lớn, chính là kẻ đã khởi sự lấy đi từng hòn đá nhỏ.
Ngạn ngữ Trung Hoa
Đường tuy gần, không đi không bao giờ đến; việc tuy nhỏ, chẳng làm chẳng bao giờ nên. Tuân Tử
Kẻ nào muốn có mật ong, phải chịu ong đốt.
Tục ngữ dân da đen
Đời sẽ thành vô vị nếu toàn là đường mật; muối mặn chát nếu ta nhấm một mình nó, nhưng khi bỏ nó vào đồ ăn, nó là một thứ gia vị ngon lành. Khó khăn, trở ngại đều là những hạt muối trong đời.
Baden Powel
https://thuviensach.vn
Mục lục
I. - LÀM NGƯỜI PHẢI CÓ CHÍ II. - COI THƯỜNG THẤT BẠI III. - NOI GƯƠNG NGƯỜI HIẾU HỌC IV. - LÀM BẠN VỚI QUYỂN SÁCH V. - KHÔNG Ỷ LẠI VÀO NGƯỜI VI. - MẤY ĐIỂM TỰA CẦN THIẾT VII. - KẾT
PHỤ LỤC
A. - NGƯỜI CHÍ KHÍ
B. - NGHỊ LỰC
C. - CHÂM NGÔN ĐỂ LUYỆN CHÍ D. - NẾU…
https://thuviensach.vn
I
LÀM NGƯỜI PHẢI CÓ CHÍ
Với thời gian và sự kiên nhẫn,
lá dâu biến thành tấm lụa.
Ngạn ngữ Trung Hoa
Người Đông phương từng truyền lại câu chuyện mang tính ngụ ngôn như thế này:
Ngày xưa có chàng nông phu theo truyền thống lâu đời của gia đình, năm nào cũng chăm chỉ cày bừa đào xới đất ruộng, dù mười hai năm liền trời không mưa.
Ngày nay phần đông chúng ta chỉ cần một năm trời hạn hán là đâm ra chán nản, không muốn tiếp tục cày ruộng nữa. Chúng ta thường là những kẻ thiếu ý chí, quên lời dạy của cổn hơn: “ở đời không có con đường nào bước một bước mà đến nơi bao giờ.”
Chúng ta muốn thành công, ham hạnh phúc, mong hưởng tất cả lạc thú cõi trần gian, nhưng chúng ta chỉ xây vinh quang trong mộng tưởng, cất lâu đài trên bãi cát, chúng ta không chịu khó kiên nhẫn mỗi ngày bước từng bước một đi lần đến nơi lý tưởng. Có lẽ ở đời chúng ta không nên sợ nghèo, lo mình chẳng nổi danh, mà chỉ ngại mình không có chí. Người có chí thì dẫu tay trắng rồi sẽ làm nên sự nghiệp, người không có chí thì dẫu may mắn sanh vào nơi giàu sang quyền quý cũng không chắc gì giữ được trọn đời sung sướng. Có chí thì có tất cả.
Ở Ấn Độ ngày xưa, ông Hoàng Siknader thấy dân chúng phần đông quá lười biếng, không ai muốn ra công trồng tỉa làm ăn, bèn định tâm dạy cho dân một bài học luyện chí kiên nhẫn: Ông bắt đầu ương một hột đậu trắng trong góc vườn hoang. Khi hột đậu nảy mầm thành cây đậu con, ông hết lòng chăm nom săn sóc nó. Ba tháng sau, đậu ra trái, ông hái được ba mươi hột. Ông đem gieo hết ba mươi hột đậu đó; sau đậu lớn lên ông hái được chín mươi hột. Ông lại gieo chín mươi hột đậu ấy, và cứ tiếp tục trồng trọt như vậy suốt mấy năm liền, rồi bán mấy lần cả vườn đậu của ông được 160.000 đồng tiền. Ông dùng số tiền đó mướn thợ dựng một ngôi đền thờ và đặt trên là Đền Hột Đậu, cố ý để cho dân Ấn nhớ rằng chỉ với một hột đậu nhỏ tí ông đã xây dựng một ngôi đền vĩ đại.
Danh tướng Mã Viện, từng làm quan dưới triều vua Quang Vũ nhà Hán, thuở nhỏ mồ côi sớm, nhà nghèo nhưng lúc nào cũng chăm chỉ làm việc, chăn nuôi cày cấy, rồi trở thành đại phú gia. Ông là người có nhiều chí khí, thường nói với mọi người rằng: “Làm tài trai, lúc cùng khổ, chí càng phải bền“.
Abraham Lincoln hồi nhỏ rất nghèo, chỉ đi học ở trường chừng một năm, rồi ở nhà nhờ bà kế mẫu dạy cho biết đọc, biết viết và bốn phép toán cộng trừ nhơn chia. Còn ông tự học lấy các môn khác, vậy mà cuối cùng cũng trở thành một luật sư, một nghị sĩ, một vị tổng thống lừng danh nước Mỹ. Nhiều bài diễn văn danh tiếng của ông được khắc lên cẩm thạch và được quần chúng coi như những áng văn hay nhứt của dân tộc ông.
Benjamin Franklin mười bốn tuổi đã thôi học, nhà nghèo phải đi làm công sớm, học nghề làm đèn cày, đi buôn, làm thợ nhà in, bán báo… vậy mà lúc nào cũng cố đọc sách học hỏi thêm để về sau trở thành một nhà vật lý học, một triết gia, một chính trị gia nổi tiếng của Hoa Kỳ trong thế kỷ 18.
Gương của Gleen Cunningham, người đã chiếm kỷ lục về môn điền kinh, còn đáng cho chúng ta khâmphục cái ý chí phi thường của con người hơn nữa. Lúc còn nhỏ ông chẳng may bị què chân trong một cơn hỏa hoạn. Các y sĩ tuyên bố chỉ còn có phép lạ mới mong làm cho ông đi được thôi. Nhưng ông không nản
https://thuviensach.vn
chí, tự cố gắng luyện tập mỗi ngày, trước hết ông tựa mình trên cái cày để tập đi trong các thửa ruộng, dần dần ông dò dẫm đi thử một mình, và cuối cùng, trong một cuộc chạy đua cả ngàn dặm, Cunningham đã chiếm giải quán quân.
Biết bao nhiêu người trong số chúng ta có điều kiện sống tương đối tốt phước hơn những vị vừa nêu trên, nhưng rốt cuộc mãn đời chúng ta chỉ là những kẻ vô danh như cây cỏ trong rừng hoang, không giúp ích gì đáng kể cho nhơn loại, làm gương cho hậu thế soi chung. Thế mới hay không phải tiền của nhiều, thể xác to mới làm nên đại sự, con người biết lập chí thì bất kỳ ở cảnh ngộ nào cũng có thể thoát ra mà vươn lên được.
Nếu dở sử sách ra xem, chúng ta sẽ còn thấy biết bao tấm gương thành công chỉ nhờ chỉ mỗi cái chí mà thôi. Tạo hóa sinh con người ra có thể không bình đẳng vì kẻ nghèo, người giàu, kẻ yếu, người mạnh, nhưng mọi người đều có được hai mươi bốn giờ mỗi ngày và ai cũng mang một khối óc. Những ai có chí quyết tâm theo đuổi mãi mục đích mà mình mong đạt đến, chẳng chóng thì chầy thì cũng đến nơi đến chốn, như người theo dòng nước sông đi mãi thì tất có ngày phải gặp biển. Nhà bác học trứ danh người Anh là Newton đã từng thú nhận: “Nếu tôi có phát minh được một đôi điều gì, cũng là nhờ nghĩ ngợi mãi một việc và đem việc ấy mà quan sát đủ mọi phương diện. Nếu những phát minh của tôi có được một chút lợi ích cho đồng bào là do sự cần cù và đeo đuổi mãi một ý nghĩ mà không thôi vậy.”
Người Nhật Bổn có câu truyện cổ như sau:
Một thương gia đặt họa sĩ vẽ cho bức trang con gà trống, vẽ làm sao cho giống hệt như gà thật.
Sau mấy năm chờ đợi, người thương gia vẫn chưa thấy họa sĩ đá động gì về bức tranh con gà trống ấy cả. Quá nóng lòng và ngạc nhiên, ông bèn đến nhà họa sĩ xem sao. Đến nơi thì vẫn chưa thấy bức tranh mình đặt, họa sĩ mời ông ngồi rồi cầm cọ vẽ trong mười lăm phút thì xong hình một con gà trống tuyệt đẹp, giống y như gà thật. Người thương gia rất bằng lòng, nhưng họa sĩ đòi một số tiền quá cao, ông ta bất mãn buông những lời nặng nề với họa sĩ. Họa sĩ lẳng lặng chỉ cho ông xem một đống giấy to, cao gần tới trần nhà, tờ nào cũng có hình con gà trống, đoạn ôn tồn nói rằng:
- Đó ông xem, công việc tôi làm suốt ba năm qua đấy. Phải tốn công tập luyện hôm nay tôi mới vẽ được con gà trống giống như thật trong vòng mười lăm phút. Vì vậy ông đừng bảo tiền ông trả cho tôi là quá nhiều.
Người thương gia nghe ra phải lẽ, bằng lòng móc tiền ra trả ngay.
Người Trung Hoa cũng có câu truyện “Ngu công dọn núi” mà chúng ta không mấy người là chẳng biết:
Vì trước nhà có ngọn núi cao, cây cối rậm rạp, ác thú quá nhiều, đi lại khó khăn, Ngu công bèn quyết định cùng vợ con họ hàng phá hòn núi ấy đi, lúc ấy ông đã chín mươi tuổi.
Một ông lão ở gần miền thấy vậy cười Ngu công và can rằng:
- Sao khờ dại vậy ! Mình thì tuổi tác, núi thì cao lớn, phá thế nào nổi?
Ngu công đáp:
- Ngươi không bền lòng. Bền lòng thì việc gì cũng phải được… Ta già, ta chết, đã có con ta. Hết đời con ta, đã có cháu ta, hết đời con ta, đã có chắt ta, con con cháu cháu sinh hạ vô cùng, còn núi thì bao giờ cũng vậy, lo gì không phá nổi.
Quả thật, sau này nhờ Ngu công mà vùng đất đó không còn núi non hiểm trở nữa.
Nếu ở đời ai cũng nuôi được cái chí sắt thép của Ngu công thì lo chi sự nghiệp không thành. Chúng tahttps://thuviensach.vn
ngày nay có thói quen ước muốn suông: “tôi muốn thế này… tôi mong được như vầy…” Rồi cứ để cho ngày tháng trôi qua, cam tâm sống một cuộc đời tầm thường, không chịu tiếp tục mỗi ngày làm công việc “nước chảy đá mòn”, “kiến tha lâu đầy ổ”.
Biết bao người khi đứng trước một khu vườn, một khu đất đã từng tự hỏi thầm:
- Không biết năm nay mảnh đất nầy sẽ đem cho ta được những gì?
Nếu mảnh đất kia mà biết nói, tất nó sẽ trả lời rằng:
- Thưa Ông, trước hết ông phải cho tôi biết ông quyết định cho tôi cái gì đã. Phần của ông được nhiều hay ít, tốt hay xấu, là do công việc ông làm, do ý chí ông quyết định, chứ nào phải do tôi hay bất kỳ ai khác đâu.
Chúng ta ai cũng muốn được thành công toại ý, nhưng thường lại quên rằng không có con đường thành công nào sẵn dành cho kẻ chân chưa đi đã ngại mỏi, việc chưa làm đã sợ khốn. Quả đúng như lời Nguyễn Bá Học viết: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.
Ở đời mỗi người phải nuôi cái chí quyết định lấy sự thành công của mình , không nên phó thác cho vận mạng, may rủi. Tục ngữ Anh có câu: “Thượng đế đã ban cho chúng ta một cái dạ dày để hưởng thụ con ngỗng quay. Nhưng thượng đế chờ chúng ta tự nhổ lông và quay con ngỗng lấy“. Chúng ta muốn làm nên sự nghiệp mà không có chí theo đuổi việc làm từ năm tháng này sang năm tháng khác thì có khác chi kẻ há miệng nằm dưới gốc sung chờ trái sung rụng vào mà ăn. Thành công chỉ dành cho người có chí. Con người sanh ra là để phấn đấu tìm hạnh phúc, chớ không phải tự nhiên ngồi không mà hưởng thụ mọi thứ.
Người có chí là kẻ suốt đời hoạt động, làm việc không ngừng. Thông minh tài trí thế mấy mà không nuôi được cái chí đó, thì tài trí cũng cùn nhụt tiêu ma, suốt đời không làm được bao nhiêu việc hữu ích cho đời. Vì thế, vị thủ tướng lừng danh nước Ý là Mussolini đã từng nói: “Ý chí có giá trị hơn tài năng”, và Nho sĩ Trung Quốc là Uông Cách cũng cho rằng “Không gì nghèo bằng không tài, không gì hèn bằng không chí“.
Phần đông người già nước ta đến lúc tuổi già sức yếu thì khoanh tay bỏ việc ngồi hưởng nhàn, bắt chước các nhà nho thời cổ ngâm câu “Toán lai danh lợi bất như-nhàn” (Tính cho kỹ lại thì sự danh lợi không bằng được sống thư nhàn). Do đó bầu nhiệt huyết hăm hở làm việc dường như nguội dần theo nămtháng, ý chí cũng tiêu ma lần khi chân mỏi mắt mờ. Sao chúng ta không noi gương Caton, tám mươi bốn tuổi rồi mà còn vui vẻ học tiếng Hy Lạp. Văn hào Voltaire, lúc đã lớn tuổi, gần đất xa trời, mà vẫn giammình cả năm vào phòng riêng để tìm hiểu về vật lý hóa học, chỉ vì ông muốn hiểu rõ khoa học như đã hiểu biết về văn chương; đến khi bảy mươi tuổi rồi mà ông vẫn vừa mở mang đồn điền Fermey, vừa viết sách, soạn kịch. Clémenceau, vị anh hùng cứu quốc của nước Pháp, lúc về già hưởng thú điền viên vẫn không hề để ngòi bút khô mực, lưỡi cuốc ten rỉ.
Những bậc trên tuy già mà lòng còn trẻ, trong khi bao nhiêu người trẻ tuổi mà chí khí đã cằn cõi, an nhiên ngồi nhìn năm tháng trôi qua rồi thở than mình sanh ra chẳng gặp thời, đổ thừa cho số kiếp không may. Sao chúng ta không nghĩ việc gì người khác làm được thì ta cũng có thể làm được, người ta hơn thua nhau chỉ ở chỗ có chí cùng không mà thôi. Để kết luận, tôi xin kể lại một câu chuyện khá thú vị đại khái như sau:
“Mỗi ngày ba tôi – theo lời của một nhà văn kể - đem một tấm ván dầy ra bắt tôi dùng dao nhỏ rạch lên đó một cái, chỉ một cái thôi. Tôi thật vô cùng ngạc nhiên, nhưng ba tôi không hề hé môi giải thích. Tôi cứhttps://thuviensach.vn
tiếp tục rạch mỗi bữa vào chỗ cũ như vậy, và cuối cùng, sau mấy trăm ngày, tấm ván đứt ra làm hai. Bấy giờ, ba tôi mới vịn vai tôi mà bảo rằng:
- Con thấy không? Với sự bền chí cầm con dao bé nhỏ nầy cứa mỗi ngày một cái, con có thể làm cho tấm ván dầy đứt ra làm hai. Bao nhiêu việc đời cũng chỉ như thế mà thôi: Người ta nếu biết quyết chí mỗi ngày làm mãi công việc mà mình đeo đuổi thì ắt phải có ngày thành công. Đó là bài học luyện chí mà ba nghĩ là một gia tài lớn lao nhứt ba truyền lại cho con vậy.”
https://thuviensach.vn
II
COI THƯỜNG THẤT BẠI
Trăng trên trời có khi tròn khi khuyết,
Người ở đời đâu khỏi lúc gian nan.
Đứng trượng phu tùy ngộ nhi an,
Tố hoạn nạn phải hành hồ hoạn nạn
Huỳnh Thúc Kháng
Ở hải cảng Arthur vào năm 1904, nếu quân Nga chống cự với quân Nhật thêm được năm phút nữa, quân Nhựt hết đạn dược tất phải rút lui. Nhưng quân Nga bỏ cuộc sớm một chút nên đành bại trận. Đi đánh giặc cũng như xông pha vào cuộc đời, thành công nhiều khi chỉ nhờ sự quyết tâm đeo đuổi ở mấy phút cuối cùng. Nhiều người trong số chúng ta chỉ vì thất bại một hai lần, đâm ra chán ngán, hoài nghi khả năng của mình, rồi buông xuôi công việc, không chịu tiếp tục theo con đường đã vạch sẵn.
Xưa nay biết bao người không thành công, chí không đạt được, là vì bỏ cuộc giữa đường, thất vọng tràn trề khi gặp hết tai nọ đến nạn kia. Người có chí phải bền gan gánh vác việc đời, bắt chước theo câu phương ngôn của người Nhật bản “Ngã xuống bẩy lần, lần thứ tám đứng dậy” mà hành động thì mới mong thành đạt.
Khổng Tử đã từng nói: “Ví như đắp núi chưa thành vì thiếu một sọt đất, ta ngừng đi thì công trình dở dang”. Mạnh Tử cũng giảng dạy: “Làm việc ví như đào giếng, đào tới chín bực mà chưa tới mạch nước, thì kể như giếng cũng bỏ đi”.
Ngày xưa, Hán Bái công đánh với Hạng Vũ, trăm trận đều thua, vậy mà ông vẫn không hề thối chí, cho đến khi thắng trận cuối cùng thì thành được đế nghiệp. Lưu Bị đời Tam quốc, lúc chưa gặp thời, lang thang ở trọ hết nơi này sang nơi khác, không mảnh đất dung thân, thất bại bao phen, nhiều lần suýt vong mạng, vậy mà vẫn bền gan chịu đựng cho đến ngày làm vua một cõi.
Désmosthène bảy tuổi đã mất cha, bị người giám hộ đoạt hết gia tài. Một hôm nghe trạng sư cải hùng hồn ở tòa án ông cảm phục và có ý nghĩ mình sẽ trở thành một nhà hùng biện. Ông cố gắng học, sau trở thành trạng sư thật. Nhưng những bài diễn văn đầu tiên của ông bị công chúng chê cười. Ông chán nản, đi lang thang ngoài phố, gặp một cụ già khuyên ông nên chịu khó tập luyện đừng thối chí. Từ đó ông cương quyết luyện giọng, mỗi ngày ông đều tập diễn thuyết một mình trong nhà hầm. Vì tiếng nói hơi ngọng, ông phải để một hòn sỏi dưới lưỡi để nói cho rõ hơn, và vì phổi yếu giọng nói không được to, ông phải đi ngoài biển tập nói thật to làm át cả tiếng sóng. Sau một thời gian khổ công luyện tập, ông vượt được mọi trở ngại, trở nên người biện luận hùng hồn. Cho đến bây giờ, sau hơn hai ngàn năm, bao nhiêu nhà hùng biện đều phải học lại những bài diễn văn danh tiếng của ông.
Tổ tiên người Việt chúng ta mở mang bờ cõi, chống phương Bắc, chiếm phương Nam, bao nhiêu lần máu chảy vì thảm bại trước cường lực của quân Tàu, thế mà vẫn bền gan chiến đấu. Nhờ vậy chúng ta mới có cái hương hỏa quý giá ngày nay. Nếu ông cha chúng ta bỏ cuộc giữa chừng đành tâm sống trong gông cùm ngoại chủng khi đất nước bị xâm lăng, nhân dân bị đô hộ, thì chắc ngày nay dãy giang sơn gấm vóc hình chữ S nầy sẽ không còn mang tên Việt Nam nữa.
Kha Luân Bố (Christophe Colomb) đi tìm Tân thế giới không phải nghĩ và làm việc được ngay đâu. Trước khi đặt chơn đến vùng đất bao la đó, ông đã từng đổ lệ khóc vợ qua đời, chôn con chết yểu, gia tàihttps://thuviensach.vn
hết sạch, phải đi ăn xin ngoài chợ, uống ba tấc lưỡi du thuyết bọn phú hào để cầu mong giúp đỡ thì bị bọn giàu sang quyền quý cười vào mũi, đem ý kiến trình lên Chánh phủ Bồ Đào Nha thì bị Chánh phủ đuổi đi. Đến lúc vua Tây Ban Nha giúp phương tiện cho đi tìm đất mới, sau sáu mươi ngày chưa thấy đất liền, đámtùy tùng theo ông đều sợ chết giữa bể khơi muốn quay thuyền trở về, mấy mươi lần họ làm tình làm tội, toan giết ông. Vậy mà ông vẫn nhất định theo hướng tây đi tới, không sợ thất bại mà quay mũi thuyền, và cuối cùng ông đạt được sở nguyện.
Alfred Nobel, nhà hóa học danh tiếng nước Thụy Điển ở hậu bán thế kỷ 19 đã sáng lập năm giải thưởng Nobel, từng thất bại, tiêu tan sự nghiệp biết bao phen vì đi tìm chế ra chất cốt mìn có thể dùng vào việc phá núi. Có lần ông đã bị một chị đàn bà mắng thẳng vào mặt: “Ông là một tên sát nhân”. Vậy mà ông vẫn can đảm thực hiện chí hướng, dù xưởng chế tạo bị nổ tan tành bao nhiêu lần, chính phủ ra luật cấmdùng chất nổ của ông. Nếu sau năm bẩy lần thất bại, ông bỏ việc, sợ dư luận người đời, thì làm sao tên tuổi còn lưu lại đến ngày nay?
Bernard Palissy, vừa là văn sĩ, bác học, vừa là nhà làm đồ gốm, mỹ thuật gia trứ danh của Pháp vào khoảng thế kỷ 16, đã tìm ra chất men đặc biệt để canh tân kỹ nghệ làm đồ sứ. Khởi sự ông xây lò thí nghiệm, sau vài năm gia tài khánh tận. Ông xây lò lại lần thứ hai, vẫn thất bại. Ông xây lò thêm lần thứ ba, vẫn chưa có kết quả. Tiếp tục như vậy gần mười năm. Đến lần thứ tư, ông ngày đêm canh chừng ngọn lửa, ăn cơm cũng chẳng rời xa. Lần hồi ông mất ăn mất ngủ, thân hình tiều tụy, mặt mày lem luốc, đầu tóc rối bung, trải qua một tuần lễ, mười ngày mà vẫn chưa thành tựu. Mãi đến ngày thứ hai mươi, khi bắt đầu nhận thấy dấu hiệu có kết quả, thì củi chụm đã hết. Ông bèn lập tức phá hàng rào, đập bàn ghế, lôi giá đựng sách, giường ngủ, và cả cánh cửa nhà đem ra mà đốt tiếp, đến nỗi vợ con ông tưởng là ông phát điên phải bỏ chạy kêu gào cùng hàng xóm. Bấy giờ ông mới thật sự đạt được công trình. Sau mười sáu năm dài đằng đẵng rước bao nhiêu là thất bại, ông đã tìm ra được chất men chế tạo những món đồ sứ quý giá rạng rỡ hơn trước nhiều. Ví phỏng mọi người đều sợ thất bại, không dám hy sinh công, của như ông thì chắc nền văn minh nhơn loại sẽ giảm đi phần nào.
Làm người phải có chí, mà khi có chí thì phải biết cười trước thất bại. Xưa nay người Đông phương vẫn “không đem thành bại luận anh hùng”. Người ta không thán phục trước những sự thành công quá dễ dàng, người ta chỉ cúi đầu trước những bậc người bền gan can đảm chịu đựng hết thất bại này đến thất bại khác để mưu đồ đại sự.
Khổng tử nói: “Người gặp hoạn nạn mà thất chí thì chẳng phải là kẻ trượng phu”. Người chí khí phải là kẻ giỏi chịu mọi thử thách của trò đời dâu bể. Khi ra gánh vác việc lớn thiên hạ thì phải chấp nhận mọi thất bại có thể xẩy ra, vì không ai có thể lường trước tất cả may rủi của việc mình làm.
Phàm làm việc nhỏ thì dễ gặp sự thất bại nhỏ, làm việc lớn thì dễ gặp sự thất bại lớn, chỉ có kẻ không bắt tay vào việc gì hết thì mới không gặp thất bại mà thôi. Cho nên người chí khí một khi đã mưu việc lớn, việc nhỏ thì không bao giờ ngã lòng trước những gian nan trở ngại đang chực chờ sẵn.
Không có sự thành công vẻ vang nào mua bằng sự dễ dàng trong chốc lát. Người ta lên được mặt trăng như ngày nay, nào có phải do sự ngẫu nhiên tình cờ, chẳng qua là người ta đã tốn bao nhiêu công, của để tìm tòi thí nghiệm và bao nhiêu lần đi không về rồi mới viếng được chốn xa xăm ấy.
Nhiều người trẻ tuổi ngày nay không hiểu lẽ thành bại của cuộc đời, mỗi khi gặp thất bại thì vội thối chí ngã lòng, buồn rầu héo hắt như sắp lìa dương thế. Có người thi rớt vài ba phen thì xếp sách lại, thở vắn than dài là “học tài thi phận”, có người chẳng may sạt nghiệp trong tay không có đồng tiền thì vội kêu ca là mình xấu số lỡ sanh vào nơi bần bạch. Không mấy người chịu hiểu rằng sự rủi ro trong đời không giáng xuống người này thì cũng giáng xuống người khác, giàu nay rồi nghèo mai, vinh đây rồi nhục đó, bậc trí giả phải giữ cho cái tâm lúc nào cũng thản nhiên trước nghịch cảnh. Nhưng không phải là thứ an nhiên ngồi
https://thuviensach.vn
nhìn nước chảy mây bay, phó mặc thân thế cho dòng đời đưa đẩy. Thái độ an nhiên chỉ có ý nghĩa là sau mỗi lần thất bại ta rút tỉa kinh nghiệm rồi lại tiếp tục vững bước tiến tới, quyết đi cho tới nơi tới chốn.
René Bazin trong Hàn lâm viện Pháp có khuyên mọi người:
“Đừng sợ thất bại. Lần thất bại thứ nhất cần phải có, vì nhờ đó mà ý chí ta thêm cứng cát. Lần thất bại thứ hai có thể có ích. Bị bại thứ ba mà anh vẫn đứng vững, thì anh thiệt là một người…, anh như chùm nho chín ở trên đá sỏi: Không có thứ nho nào ngọt hơn nữa.”
Phải rồi, hòn sỏi nào tròn trịa trơn láng mà chẳng phải chịu sự cọ xát từ tháng năm nầy sang tháng nămkhác; con người muốn đạt được sự cao quý của tâm hồn, học hỏi được kinh nghiệm sống, không thể chưa từng va chạm tới trăm đau nghìn khổ. Xưa nay, anh hùng hào kiệt, chí sĩ văn gia, những bậc tài hoa dường như đều trần ai như thế cả. Nếu mỗi lần gặp gian nguy, trở ngại mà lùi lại thì bao giờ mới đặt chân được đến đài vinh quang, nơi mà lý tưởng tôn thờ?
Chúng ta sinh ra trên cõi trần nầy không phải vì sợ thất bại rồi suốt cuộc đời chỉ biết ăn, uống, ngủ rồi chết, nhường chỗ lại cho những kẻ sinh ra kế tiếp cũng để ăn, uống, ngủ rồi chết như chúng ta. Chúng ta phải “tới đây để làm một việc cao thượng hơn, vẻ vang hơn và xứng đáng hơn” như lời một nhà văn đã nói. Mà một khi đã quyết định như thế thì “gặp cơn lửa đỏ màu càng thêm xuê”, lúc nào cũng nên sẵn sàng nhận lãnh mọi khó khăn bất cứ từ đâu đưa đến, không bao giờ hé răng kêu ca, trách trời oán người như những kẻ chí mọn tài hèn. Học thiên kinh vạn quyển, chiếm được bao nhiêu bằng cấp, mà không học được chữ “nhẫn” phi thường đó, thì vẫn chưa đáng gọi là bậc trí giả. Cho nên Alcée bảo “kẻ bị sự khốn khó đánh bại không đáng là người nữa“, nghĩ cũng có lý.
https://thuviensach.vn
III
NOI GƯƠNG NGƯỜI HIẾU HỌC
Tương lai là của những người đêm đêm cặm cụi dưới ánh đèn.
Emile Zola.
Người có chí, dù muốn theo đuổi việc gì, cũng phải bắt đầu từ việc học. Nuôi chí mà không học thì chẳng khác nào, muốn có gạo ăn mà không chịu trồng lúa. Người có học sẽ dễ thành công, vì bất cứ lúc nào cần làm việc gì mà trước đây mình chưa làm bao giờ, mình sẽ tự học được mau lẹ, dễ thông hiểu hơn người vô học. Cái ích lợi thiết thực của học vấn trước hết là như vậy, chứ không phải trường học chỉ cốt dạy cho người ta mớ sinh ngữ, toán, sử địa, để ta tự hào là hiểu biết hơn kẻ dốt về mấy vấn đề đó. Ngoài ra học vấn còn có thể nâng cao tâm hồn người ta nữa. Bởi vậy người lập chí phải luôn luôn suốt đời lấy sự học làm đầu, bất kỳ cơ hội nào có thể học được thì phải học, không nên dựa vào lý do nào dù lớn dù nhỏ để từ chối việc mở mang trí tuệ.
Cổ kim những kẻ làm nên đại sự, lưu danh muôn đời, hầu hết là những người biết trọng sự học. Vị vạn thế sư biểu Khổng tử đã thú nhận: “Ta thường suốt ngày không ăn, đêm không ngủ để suy nghĩ, vô ích, không bằng học”. Martin Nadaud bảo rằng: “Người nào dù trẻ dù già, mà cương quyết đòi xé cái khăn bịt mắt mình đi, người đó quả là có một năng lực lớn lao phi thường”. Vậy chúng ta sao không biết noi gương người hiếu học mà tự đào luyện cho mình một số vốn kiến thức cần thiết cho công việc xây dựng tương lai.
Đông Tây kim cổ không thiếu chi người say mê cầu học, nhưng ở đây chúng ta chỉ nhắc lại những tấmgương đặc biệt còn lưu trong sử sách để làm một thứ kích thích tố thúc đẩy chúng ta trên con đường cầu tiến:
Ôn Thư, người đời Hán, nhà nghèo, ham học mà không có sách, phải đi chăn dê, lấy lá bồ đóng thành quyển sách, rồi mượn bộ kinh Thượng thư của người ta chép vào mà học. Sau ra làm quan, nổi danh một thời.
Tư mã Quan, hiệu Ôn Công, đỗ Tiến sĩ đời nhà Tống, rất ham học, khi ngủ thường gối đầu lên một cái gối bằng cây đẽo tròn, gối lăn làm cho tỉnh giấc, trở dậy đọc sách tiếp lại. Ông nổi tiếng là nhà chép sử biên niên vào bậc nhất Trung quốc.
Dương Công Hoành, người đời Hán, nhà nghèo, đi giữ heo mướn cho người ta, tuổi đã năm mươi mà còn ham học, không sách đọc phải chẻ tre làm thẻ chép hết bộ kinh Xuân thu. Sau được hiển danh.
Tô Luân, hiệu Lão Tuyền, tự Minh Doãn, người My Châu đời Tống, thuở nhỏ chưa hề được đi học, tới hai mươi bẩy tuổi mới phẫn chí giận vì nỗi dốt nát, bèn quyết tâm học. Sau đỗ Tiến sĩ, sanh hai con là Tô Triệt và Tô Thức đều giỏi văn chương, đậu Tiến sĩ cả. Đời bấy giờ, ba cha con nức danh trong làng văn, được mọi người kính phục thường gọi là Tam Tô.
Tôn Khang, người đời Tấn, nhà nghèo, không có tiền mua dầu thắp đèn học, trong mùa đông thường soi ánh tuyết mà đọc sách.
Giang Bí đời Nam Tề, Lục Điền đời Tống, nhà nghèo mà ham học, ban đêm không đèn, thường soi ánh trăng mà đọc sách.
Xa Doãn, người đời Tấn, đêm đọc sách không có tiền mua dầu thắp đèn, phải bắt nhiều đom đóm đựng trong chiếc túi lụa đặng soi chữ mà học.
Tổ Huỳnh, tự Nguơn Truân, người đất Phạm Dương, đời Bắc triều, thuở nhỏ ham học, đi chẳng rờihttps://thuviensach.vn
sách, ngồi không ngớt học, đêm ngày học hoài không nghỉ, người lân cận đều gọi là thơ sĩ. Cha mẹ ông sợ ông học quá sanh bịnh, cấm không cho học đêm nữa. Ông bèn lén hốt tro chứa trong tay áo, vùi lửa than vào trong đó, đem vô phòng riêng, chờ khi người nhà ngủ hết mới thổi lửa đốt đèn lên học. Năm mười hai tuổi, ông thi đỗ Tiến sĩ, làm quan tới chức Tế Tửu Lễ bộ Thị lang.
Châu Mãi Thần, người đời Hán Võ đế, nhà nghèo, phải vào rừng đốn củi đổi gạo ăn, hằng ngày đemtheo sách vô rừng mà đọc, khi gánh củi về thì treo sách lên bó củi, vừa đi vừa đọc. Sau làm quan tới chức Thái Thú quận Cối Kê.
Tôn Kỉnh, tự Vạn Bửu, người đất Tín Đô nước Sở, ham học, đêm khuya sợ ngủ gục, lấy dây cột tóc treo lên rường nhà, phòng khi mỏi mê ngủ gục, thì dây sẽ kéo tóc giựt đau, thức mà học lại.
Tô Tần, tự Quý Tử, người đất Lạc Dương đời Chiến quốc, có tài du thuyết, đọc sách binh pháp của Khương Thái công, đêm khuya canh vắng mắt mỏi buồn ngủ, bèn lấy dùi đâm vào bắp vế cho đau mà tỉnh giấc học tiếp. Sau mang tướng ấn sáu nước, bày kế “hiệp tung” để chống bạo Tần, danh tiếng lẫy lừng.
Lý Mật đời Tùy, đi chăn trâu mướn cho người mà vẫn ham học, hằng ngày đem theo bộ sách Hán thư ra ngoài đồng, ngồi trên mình trâu mà đọc, quyển nào dư thì treo ở hai bên sừng trâu. Sau ra làm quan, một đời vinh hiển.
Đó là những gương hiếu học được chép trong sách Tàu mà ông bà chúng ta ngày trước thường nhắc lại để khuyên con cháu. Xưa nay Đông cũng như Tây đều có những gương hiếu học đáng lưu truyền chẳng hạn như:
Elihu Burriti, người Hoa Kỳ, hồi nhỏ xuất thân là thợ rèn, tình cờ theo được hai khóa học, rồi tiếp tục tự học mà sau trở thành nhà ngữ học danh tiếng, có thể đọc được ba mươi hai thứ tiếng.
Paul Doumer, nhà nghèo, mười bốn tuổi đã phải thôi học, tự học lấy, rồi sau trở thành Tổng Thống nước Pháp.
Cô Suzanne Lavaud, sanh ra vừa điếc vừa câm, ở nhà học với cha mẹ bằng cách nhìn cái miệng cử động mà đoán ra. Sau cô đỗ Tiến sĩ Văn khoa ở trường Đại học Paris, được công chúng hoan nghinh nhiệt liệt.
J. J. Rousseau, từ lúc 12 tuổi đã phải lang thang đi tìm miếng ăn, từng ngủ ở đầu đường xó chợ, không được ai dạy dỗ, chỉ một mình tự học. Về sau trở thành một văn hào, một triết gia, tư tưởng ảnh hưởng khắp thế giới, làm vẻ vang cho lịch sử văn học Pháp.
Carver, dân da đen, sinh ra trong túp lều tồi tàn của người nô lệ, mới sáu tháng đã bị cướp bắt đem đi, không biết cha mẹ là ai, mắc bịnh ho gà suýt vong mạng, từng đi ở mướn, có khi phải ngủ ở chuồng ngựa, vậy mà vẫn quyết tâm theo đuổi việc học, cuối cùng ông trở thành một giáo sư đại học, một họa sĩ tài ba, một nhà bác học có công lớn trong việc phục hưng nông nghiệp ở miền Nam Hiệp Chủng quốc.
Rintaro Katsou, người được coi là thủy tổ của hải quân Nhựt, không tiền đi học, phải giả vờ đến mua sách ở các tiệm sách để có dịp học, kiên nhẫn ngồi chép tay cả bộ tự điển tiếng Hòa lan và các sách về quân sự.
Stephenson, người sáng chế ra máy hơi nước, thuở nhỏ cha mẹ nghèo, không đủ tiền cho ông đến trường học. Mỗi ngày ông phải làm việc mười hai giờ trong xưởng máy, tối đến mới có thời giờ học đọc và học viết. Mãi đến năm mười chín tuổi, ông chỉ mới viết nổi cái tên thôi. Nhưng ông vẫn quyết chí học, ông học cả trong lúc ăn cơm, ông dùng phấn làm toán trên những chiếc xe màu đen. Nhờ vậy mà ông thành
danh.
https://thuviensach.vn
Shastri một tuổi đã mồ côi, nhà nghèo mà vẫn chịu khó học. Từ nhà ông đến trường phải đi ngang một con sông, ông không có đủ tiền đi đò, mỗi lần đi học ông phải cởi quần áo ra lội qua sông để đến trường nghe thầy giáo giảng bài. Về sau ông theo thánh Cam Địa làm cách mạng và đến năm 1964 thì ngồi ghế Thủ tướng Ấn Độ, nổi tiếng là người có ý chí sắt đá, lòng kiên nhẫn vô bờ bến.
Garfield thuở nhỏ là một thanh niên nghèo túng, ông có ý định xuất dương nên xin vào làm thợ cho một chủ trại để kiếm tiền làm lộ phí. Chủ trại thấy ông còn nhỏ, e ông chưa đủ sức làm việc nặng nhọc, bèn từ chối. Ông cương quyết nói:
- Thưa ông, nhưng nếu người trẻ tuổi có thể gánh vác nổi công việc của người lớn thì ông bảo sao?
Nghe câu đáp đặc biệt kỳ lạ đó, chủ trại mới thử nhận lời. Rồi quả nhiên ông siêng năng làm việc, vượt hơn cả những người khỏe mạnh trong trại. Ban ngày làm việc cực khổ, tối đến khi mọi người an giấc, ông đến xin chủ một cây nến. Chủ trại ngạc nhiên hỏi:
- Anh xin nến để làm gì?
Ông đáp:
- Thưa ông, tôi phải học một chút, vì ban ngày tôi không có thời giờ để học.
Nhờ chăm học như vậy mà về sau Garfield trở nên một vị Tổng Thống Hoa Kỳ !
Riêng ở nước ta, xưa nay cũng không thiếu chi người hiếu học. Gương những sinh viên Việt Nam vì nghèo phải chịu khó sống cơ cực, đi làm bồi bàn, giữ trẻ, lau nhà, rửa chén, ở các thành phố bên Pháp, để có phương tiện theo đuổi việc học, đã từng được báo chí đề cập đến. Chúng ta lại từng nghe những chuyện như có người nghèo quá phải đi làm mướn trong vườn nhà người ta mà còn dán bài học lên gốc cây, tay nhổ cỏ mà mắt đọc bài; có người đêm tối không có đèn học, vào chùa xin nhang đem về mỗi tối đốt từng cây đưa gần lên mặt chữ mà dò đọc. Ngoài ra còn biết bao nhiêu nhân vật tên tuổi đã đi vào lịch sử mà hầu như không mấy người không biết đến:
Đào Duy Từ, thuở nhỏ đi chăn trâu còn lén núp nghe bài giảng của cụ đồ. Học lóm mà sau cũng nên danh, giúp Chúa Nguyễn trong công cuộc xây dựng giữ gìn miền Nam.
Nhà cách mạng Huỳnh Thúc Kháng, đỗ Tiến sĩ Hán văn, chưa từng học chữ Pháp, vậy mà lúc ngồi tù ba mươi năm ở Côn đảo đã kiên nhẫn học thuộc hết bộ tự điển Larousse của Pháp.
Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố, chỉ theo học đến bực Trung học thời Pháp thuộc, rồi nhờ ngày đêm tự học mà trở thành thông kim quán cổ, có một sở học vô cùng uẩn súc. Ông học thuộc lòng hết cuốn sách văn phạm của Larrive Fleury và đôi khi còn dám cầm bút sửa cả câu văn của chính người Pháp viết.
Phan Khôi, chỉ có Tú tài Hán học, nổi tiếng là một nhà văn nghị luận đanh thép đặc sắc lúc nào cũng ham học, cả những khi chạy giặc tản cư về quê, ở trong gian nhà trống bốn bề quạnh hiu, tay vẫn không rời quyển sách. Thuở nhỏ ông không được học chữ Pháp, lớn lên muốn học thêm thứ chữ ấy, bèn tìm thầy học. Học được mấy tháng rồi vì bận việc, ông tự mình tiếp tục học lấy, mỗi khi gặp chữ gì khó thì tra tự vị, biên vào sổ tay, tập dịch những bài mình thích.
Trần Trọng Kim, theo Tây học, tự học lấy chữ Hán, mà về sau đủ sức viết nổi bộ Nho giáo, nổi danh là một học giả chân chính.
Phạm Quỳnh khi thi bằng Thành chung bị không điểm về môn Hán văn, vậy mà lúc vào làm việc tại trường Viễn Đông Bác cổ Hà Nội mò mẫm tự học thêm chữ Hán mà về sau dịch được những bài văn chữ Hán rất khó. Ông từng kể lại việc tự học của mình như sau: Hồi ấy bên hồ Hoàn kiếm bên cạnh chùa Ngọc https://thuviensach.vn
Sơn có một thư viện bình dân. Nói là thư viện bình dân chớ thật ra là thư viện của người Pháp, người mình
muốn vào khó khăn lắm. Nhưng muốn học, tôi tìm mánh khóe làm quen với người coi thư viện và mỗi tháng nộp hai đồng. Mỗi buổi chiều năm giờ, tôi vào ngay thư viện học đến tám giờ. Đọc sách văn chương đều đều như thế trong hai năm. Thật là hai năm kham khổ…
Tạ Thu Thâu, thuở nhỏ nhà nghèo, học xong lớp Ba thì phải đi làm lon ton, mười hai tuổi bất đắc dĩ phải đi làm thầy giáo làng kiếm tiền sống mà vẫn tiếp tục trau dồi học vấn. Về sau đổ đạt, nổi tiếng là người tài cao học rộng, yêu nước nhiệt thành.
Đứng trước những tấm gương hiếu học vừa nêu trên, chúng ta ai mà không thán phục? Người lập chí mà chẳng chịu nhờ học vấn mở mang tâm trí, thì suốt đời sẽ lông bông như con thuyền không bến. Người xưa bảo “nhơn bất học bất tri lý” chính là vì nhận rõ sự học thường ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng, tâmhồn của con người. Sách Tam tự kinh có câu “Con chó giữ nhà ban đêm, con gà coi gáy buổi sáng, nếu trò chẳng học sao đáng làm người?” Chúng ta dù trẻ dù già, nghèo cũng như giàu, còn chần chờ gì nữa mà không chịu học để một ngày xứng đáng làm người hơn?
https://thuviensach.vn
IV
LÀM BẠN VỚI QUYỂN SÁCH
Không phải với lưỡi kiếm mà tôi đã chinh phục được thế giới, mà chính là nơi cái đầu chất chứa những gì tôi đã thâu thập trong khi đọc sách.
Napoléon.
Người có chí cần phải hiếu học, nhưng học bằng cách nào? Người ta học ở trường, học ở nhà, học khi nghe người khác nói, học khi nhìn sự vật, học khi quan sát việc đời. Người ta thường thâu thái kinh nghiệmsống trong cuộc đời thực tế, song xưa nay quyển sách vẫn giúp người ta tự học một cách đầy đủ, dễ dàng và hữu hiệu hơn hết. H. N. Casson, một nhà tư tưởng hoạt động nổi tiếng trong giới doanh nghiệp Âu Mỹ có bày tỏ những ý nghĩ rất xác đáng về việc đọc sách như sau:
“Rất nhiều người nhờ đọc một quyển sách mà làm nên sự nghiệp… Nếu anh ta chưa biết đọc sách đứng đắn, anh chưa có thể tiến bộ, cũng chưa có thể cho rằng mình có văn hóa.
Nên đọc những sách hữu ích. Dù anh làm nghề gì, ít ra cũng có hằng tá sách vở có thể giúp anh học hỏi. Học bằng cách tự mình rút lấy kinh nghiệm thì vừa lâu lắc, vừa mắc mỏ. Đời sống ngắn ngủi quá, chúng ta cần đọc sách để thâu thái lấy kinh nghiệm của kẻ khác. Ở nhà trường, người ta mới bắt đầu khai thác đường học vấn của anh. Ra trường rồi anh còn phải tiếp tục học hỏi bằng cách xem sách.”
Vì lẽ đó, người hiếu học không thể vất quyển sách qua một bên, từ bỏ bao nhiêu “túi khôn của loài người” chung đúc vào những trang giấy từ bao nhiêu đời, rồi tự mãn cho mình là kẻ từng trải việc đời không cần đọc sách nhiều làm chi. Chúng ta hãy dành riêng chương nầy xem việc đọc sách thực sự lợi ích, cần thiết cho con người chúng ta như thế nào.
Chúng ta không dám quả quyết như nhà văn hiện đại Georges Duhamel đã nói là “Vận mệnh của nền văn minh chúng ta gắn liền với vận mệnh của cuốn sách” hay như lời nho sĩ Hoàng Đình Kiên thời xưa: “Sĩ phu mà ba ngày không xem sách thì lúc soi gương, thấy bóng dáng mình đáng bỉ”. Nhưng, chúng ta không thể không nhận thấy tầm quan trọng vô cùng của việc đọc sách trong việc mở mang tâm trí, rèn luyện nhân cách con người.
Theo thói thường, cứ nhìn cách giải trí của một người ta có thể đoán được phần nào tâm hồn của người đó. Từ đó suy ra, một dân tộc mà phần đông thanh thiếu niên chỉ biết du hí ở các phòng trà, các quán ăn như ở thủ đô miền Nam nầy, rất ít người chịu khó làm bạn với quyển sách, thì trình độ dân trí của nước đó thật đáng bi quan.
Người ta nhận thấy nước Đức có nhiều nhà bác học, nhiều triết gia, biết đâu chẳng phải vì gia đình người Đức nào cũng thường có một tủ sách, và một vài thành phố của họ từng nổi tiếng là có nhiều tiệmbán sách nhứt hoàn cầu? Đời sống tinh thần và vật chất của dân Nhật hiện nay vượt xa nhiều nước ở góc trời Á Đông nầy, chẳng phải là vì mỗi năm hằng ngàn thư viện rải khắp xứ họ đón tiếp ngót ba chục triệu người bước chơn đến xem sách, và tính ham đọc sách, đọc báo của họ khiến cho một nhà nghiên cứu về đất nước Phù tang đã phải thốt lời ngạc nhiên: “Dường như dân Nhựt sống chỉ để đọc”.
Còn ở nước ta bây giờ, những ai sau khi đỗ đạt ra làm ông nầy ông nọ với đời mà còn thích làm bạn với quyển sách, dồi mài kiến thức thêm bằng cách tự học, thì có kẻ bảo “đó là một tên mọt sách, một tên hủ lậu, không biết hưởng thụ thú vị cuộc đời”. Có người quan niệm một cách hẹp hòi, cho rằng những lời trong sách chỉ là những lý thuyết, không dạy khôn người ta hiệu quả bằng cuộc sống thực tế. Rồi người ta đua nhau tìm hưởng tất cả thú vui trần tục, quyển sách bị vất qua một bên như thứ rác rến làm dơ bẩn nhà
cửa.
https://thuviensach.vn
Người ta quên là ở đời thông thường ai cũng nhận hai thứ giáo dục: một thứ do kẻ khác truyền thụ cho mình, và một thứ, quan trọng hơn, do chính mình tự tạo lấy. Nghĩa là một thứ do mình hấp thụ ở học đường qua lời nói của ông thầy, và một thứ tự mình tìm lấy khi rời khỏi ghế nhà trường. Chính những điều mình tự học lại thường quan trọng, ảnh hưởng đến nhơn sinh quan mình nhiều hơn là những điều mà kẻ khác truyền dạy cho mình. Người ta sẽ không thể có sở học quảng bác nếu không biết tự học. Mà một khi muốn tự học, quyển sách đương nhiên trở thành ông thầy tối cần thiết. Biết bao người cùng học một thầy, một lớp, có một mớ kiến thức ngang nhau, nhưng sau khi rời khỏi ngưỡng cửa nhà trường một thời gian, trình độ trí thức của người nầy vượt hơn kẻ kia quá xa, cũng chỉ vì người đó biết tìm thú vui bên quyển sách trong khi kẻ kia thỏa mãn với cái vốn học được ở nhà trường, không thèm rớ tới quyển sách nữa.
Chính vì thế, đứng về phương diện giáo dục mà nói, hầu hết các nhà sư phạm hiện nay đều đồng ý rằng ông thầy giỏi là ông thầy truyền dạy thế nào cho học trò có sở thích đọc sách, ham tìm tòi hiểu biết, cho chúng am tường cách đọc sách, dạy thế nào cho chúng sau này khi không có ông thầy bên cạnh mà vẫn có thể tự mình phát huy kiến thức của mình cho mỗi ngày một khá hơn. Một nền giáo dục sẽ vô cùng khiếmkhuyết nếu ông thầy chỉ dạy cho học sinh đủ để thi lấy bằng cấp ra vênh váo cùng thiên hạ, rồi tự mãn suốt đời không cầm tới quyển sách nữa, André Maurois, một học giả trong Hàn lâm viện Pháp, đã nói vô cùng sâu sắc: “Học vấn ở nhà trường chỉ có thể được đầy đủ, nhờ ta có đọc sách thêm. Tủ sách là phương tiện bổ sung cần thiết cho học đường, mà học vấn ở trường chỉ là chìa khóa mở cửa cho ta bước vào thư viện”.
Ngày xưa, muốn “khuyến học”, vua Chân Tông nhà Tống bên Tàu có làm một bài thơ 10 câu như sau: “Phú gia bất dụng mãi lương điền,
Thư trung tự hữu thiên chung túc.
An cư bất dụng giá cao lâu,
Thư trung tự hữu hoàng kim ốc.
Thú thê mạc hận vô lương môi,
Thư trung hữu nữ nhan như ngọc.
Xuất môn mạc hận vô nhân tùy,
Thư trung xa mã đa như thốc.
Nam nhi dục toại bình sinh chí,
Ngũ kinh cần hướng song tiền độc.”
Hoàng Hương dịch:
“Làm giầu ruộng tốt khỏi mua,
Ngàn chung trong sách có thừa thóc đây.
Ở thì nhà gác khỏi xây,
Lầu vàng đúc ở sách đây thiếu gì?
Cầu hôn mối lái lo chi,
Sách đây người ngọc thiếu gì bên trong.
Ra ngoài chẳng thiếu tùy tùng,
https://thuviensach.vn
Ngựa xe như nước ở trong sách này.
Đời mong phỉ chí tung mây,
Năm pho kinh sử tháng ngày siêng năng.”
Cho đến bây giờ, ngẫm lại chúng ta dường như cảm thấy nội dung bài thơ trên vẫn còn đúng với thực tế. Đã đành chúng ta không bao giờ mong người tự học, người đọc sách chỉ nhắm vào những mục tiêu hoàn toàn vị kỷ, quá trục lợi cho cá nhân mình như vậy, nhưng chắc ai cũng nhìn nhận tự cổ chí kim phần đông những người làm nên sự nghiệp vĩ đại để lại cho đời thường là những người biết đọc sách.
Đọc sách là một cái thú thanh cao, nó làm cho tâm hồn người ta hướng thượng nhiều hơn là khi người ta hưởng thụ những thú vui vật chất khác. Virgile bảo “Cái gì rồi người ta cũng chán, chỉ trừ sự hiểu biết”, cho nên người ta quan sát thấy cuộc vui nào ở trên đời, từ việc bài bạc, rượu chè đến việc trai gái, sau những giây phút tận hưởng rồi, người ta cũng dễ sinh ra mệt mỏi, hao thần tổn sức, duy có việc đọc sách là đem lợi nhiều cho tâm hồn (Dĩ nhiên ta không nói đến những thứ sách hạ cấp, mang tính chất khiêu dâm, phản đạo đức). Bởi lẽ đó, Trương Vũ mới bảo: “Việc thiên hạ việc gì cũng nửa lợi nửa hại, chỉ xem sách toàn là lợi chứ không có hại. Không cứ gì người sang, người hèn, người già, người trẻ, người giầu, người nghèo, người xem một quyển thì có sự dùng ở trong một quyển, xem một ngày thì có sự ích ở trong một ngày”. Một nhân vật hữu danh nước Anh, khi khánh thành một thư viện, đã nói rằng: “Đem đến cho người thị hiếu đọc sách và những phương tiện để làm thỏa mãn thị hiếu đó, tức là làm cho con người ấy trở nên một kẻ sung sướng”. Cổ nhơn lại đã từng ví sự đọc sách như việc leo núi. Khi đương leo thì mệt nhọc khổ sở đó chút, song tới lúc đã đặt chân lên đỉnh cao chót vót thì tâm hồn khoan khoái vô ngần. Ngẫm cho kỹ, cái thú đó chỉ những ai từng làm bạn với quyển sách mới cảm thấy, kẻ phàm phu tục tử cả đời chỉ biết riêng yêu những thứ tiện nghi vật chất, đồng tiền và danh lợi thôi, không làm sao hiểu nổi.
Chính vì sự đọc sách thường gây nhiều ảnh hưởng tốt đẹp, cao thượng nơi tâm hồn con người, nên văn hào Anh quốc Milton mới quả quyết: “Kẻ nào giết người tức là giết chết một sinh vật, một hình ảnh của thượng đế. Nhưng kẻ nào phá hủy một cuốn sách hay, là giết mất lý trí, là phá hủy những cái tinh hoa nhất trong tâm hồn con người”. Horace Mam còn tha thiết ước mong: “Nếu tôi có quyền thế, tôi sẽ đem sách mà gieo khắp mặt địa cầu như người ta gieo lúa trong luống cày”. Nói như thế tức là mặc nhiên coi sách là một món ăn tinh thần cần thiết cho tâm hồn người ta như cơm gạo nuôi sống thân xác con người. Có thể ví tâm hồn người ta như cánh đồng trống, mà mỗi quyển sách là một hạt thóc, nếu cánh đồng không được trồng trọt, không được gieo hạt thóc kia cho nó nẩy mầm, thì sẽ trở nên hoang vu, cỏ dại mọc đầy, bốn mùa không đem lại một thứ gì giúp ích cho sự sống của con người cả. Tâm trí con người sẽ rỗng tuếch nếu không bao giờ chịu đọc sách.
Sách là kho tàng trí khôn, tinh hoa của loài người từ Đông sang Tây, tự cổ chí kim, đã bao nhiêu đời chung đúc lại. Sách là tiếng nói, là tâm tư của những người hiện đang sống hay đã mất từ mấy ngàn năm, của những người ở cùng một quê hương với ta hay cách xa muôn trùng sông núi. Vì vậy đọc sách mà biết chọn sách hay để đọc là nghiễm nhiên hấp thụ bao nhiêu tư tưởng cao đẹp của những bậc tài trí từ muôn đời, muôn phương nói với ta bằng thứ tiếng nói chân thật nhất. Mỗi một thư viện, mỗi một tủ sách phải được coi là một lò văn hóa truyền bá kiến thức, kinh nghiệm của nhơn loại cho những ai biết xem sách là người bạn quý, là ông thầy cao cả.
Có đọc nhiều sách, người ta mới am hiểu đầy đủ các khía cạnh của cuộc đời, biết rõ những điều cần thiết liêm quan đến đời sống cá nhơn, gia đình, xã hội, và những vấn đề của thời đại mình đang sống. Nếu André Maurois bảo “Ngày nay, quyền đọc sách là một trong những quyền tối thượng của con người”, thì chúng ta cũng có thể nói thêm là ngày nay, việc đọc sách phải xem là một bổn phận không thể từ nan của con người muốn sống xứng đáng trong xã hội văn minh. Văn hào Martin nêu những ý nghĩ vô cùng xác
https://thuviensach.vn
đáng: “Người nào đọc được là có thể tàng trữ trong tâm trí mình những tư tưởng vĩ đại của các nhà đại tư tưởng của thế giới. Người nào không bao giờ mở một cuốn sách ra thì tương đối có một bộ óc rỗng tuếch. Dĩ nhiên là người đó cũng học được một hai điều ở kinh nghiệm bản thân và ở những người khác, nhưng đối với những cái mà nhân loại đã học được, đã suy nghĩ được, và làm được thì óc người đó vẫn rỗng”.
Trên bình diện quốc tế ngày nay, ta nên coi việc đọc sách là một công cuộc trao đổi tư tưởng vô cùng hữu ích, nối tình liên kết giữa nước này với nước khác. Sách càng được phổ biến khắp mọi quốc gia, thì con người ta ở năm châu bốn bể, dù xa cách muôn trùng diệu vợi, vẫn cảm thấy gần nhau trong gang tấc, thân xác tuy ở xa nhưng tâm hồn gần nhau, hiểu nhau hơn. Cho nên có người đã nghĩ rằng khi ta đọc sách của các tác giả tài ba tiêu biểu của một quốc gia, thì dù ta chưa hề đặt chân đến xứ đó, ta vẫn là người quen thuộc với xứ đó. Biết đâu đấy chẳng phải là một điều hay, khả dĩ làm cho nhân loại biết nhau rồi thương yêu nhau hơn mà bớt xâu xé lẫn nhau?
Đứng về phương diện lợi ích cá nhơn mà nói, đọc sách chẳng những giúp cho ta hiểu kẻ khác, mà còn giúp cho ta nhìn thấy rõ con người ta hơn. Mà một khi đã “biết người”, “biết ta” như thế thì chắc đời sống dễ hạnh phúc hơn. Biết bao tâm tính con người được cải thiện chỉ nhờ biết đọc sách.
Đời sống dạy ta những bài học những thực tế của cuộc đời đa diện; quyển sách thuyết lý, mở mắt cho ta nhìn thấu đáo hơn những khía cạnh cuộc đời. Đọc sách mà biết đem cuộc đời ra đối chiếu, suy tư để từ đó vươn lên một đời sống cao thượng, tốt đẹp hơn, con người ấy chắc không phải là một con mọt sách như có kẻ đã lầm tưởng. Người ta có thể trở thành con mọt sách, “Năng thuyết bất năng hành” hay không, lý do chính chắc chắn không phải là vì đọc sách nhiều quá, mà là tại quan niệm thiển cận, thái độ cố chấp của một người suốt đời chỉ đóng khung tâm hồn rập theo những lời viết trong sách, không biết phát huy sở học của mình đó thôi. Sự sinh hoạt thường nhật của đời sống chúng ta giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn những tư tưởng thâm trầm cao sâu trong sách, thì ngược lại những ý tưởng trong quyển sách là cái chìa khóa kinh nghiệm của biết bao người từng sống, từng lăn lộn trong cuộc đời như chúng ta, trao lại cho chúng ta, giúp cho chúng ta mở rộng tầm mắt nhìn vào cuộc sống rõ ràng hơn, sâu xa hơn. Cả hai việc “sống” và “đọc sách” đều cần thiết, bổ túc lẫn cho nhau, không có gì xung đột, mâu thuẫn nhau. Chúng ta sẽ không quá lời khi nói rằng những ai chỉ thích “sống” cho hả hê mà không ưa “đọc” mà vội lý luận một chiều, kết tội những người hay đọc sách là sống xa thực tế, thì đó là những kẻ thiếu ý thức, không hiểu sự cần thiết phải đọc sách, nếu không muốn nói đó là những người lười biếng chẳng bao giờ chịu nâng cao tâm hồn mình lên.
Một cuốn sách hay lắm khi có thể làm cho ta thay đổi hẳn một quan niệm sống, khiến cho ta biết yêu những điều chơn thiện mỹ, và nhờ đó ta sẽ hàm dưỡng được những tình cảm thanh cao, tâm hồn trở nên rộng lượng bao dung, không còn mang nặng những thành kiến cố chấp và những thứ tự ái lặt vặt. Người đọc sách, hiểu biết nhiều, sẽ giảm lòng tự cao tự đại, vì nhận thấy những điều mình hiểu biết so với kiến thức của nhơn loại được ghi chép trong sách chỉ là một hạt cát bé nhỏ trong vùng sa mạc mênh mông. Từ lâu rồi, La Bruyère đã bảo “trải qua sáu ngàn năm có con người, tất cả mọi điều đã được người ta tư tưởng, nói ra trước mình” và dường như Kinh Thánh Thán cũng đã nói một câu đại ý: “Chỗ ta ngồi, cổ nhơn đã từng ngồi, lời ta nói, cổ nhơn đã từng nói”. Người đọc sách ít, kiến thức hẹp hòi, mỗi khi nghĩ ra một điều, thốt ra một lời, biết đâu họ chẳng tự hào mình là một ông thánh vừa phát biểu những ý nghĩ tân kỳ, độc nhất vô nhị trên cõi trần nầy.
Đọc sách nhiều, ta mới khỏi mất công lập lại những lời người trước đã nói, khỏi phải phí thời giờ đi tìm tòi những vấn đề đã cũ như trái đất. Đọc sách, ta sẽ biết được những vấn đề nào thiên hạ đã khám phá, đã giải quyết xong, hoặc còn đang trên đường tìm tòi khảo sát. Nhờ đó ta học hỏi thêm những nguyên nhơn thành công và thất bại qua cách thức làm việc của người đi trước và biết đâu ta chẳng phát kiến tiếp theo
những điều mới mẻ hầu làm giầu cho kho tàng kiến thức của nhơn loại.
https://thuviensach.vn
“Không có gì là mới dưới bóng mặt trời”. Câu châm ngôn ấy có phần đúng, nhưng không phải vì thế mà người đọc sách chẳng qua là người lập lại tư tưởng của cổ nhơn, thâu thái cặn bã lỗi thời của tiền nhơn, không lợi chi cho đường tư tưởng cả. Sự thật chính nhờ đọc sách, nghiền ngẫm tư tưởng người khác, hoặc giống hoặc trái với ý nghĩ của mình, ta mới suy tư mà nẩy ra tư tưởng của mình. Sau khi xem tư tưởng của người khác, chúng ta có thể hoặc suy nghĩ tiếp theo hoặc phản tỉnh lại để tìm ra những tư tưởng đặc sắc tân kỳ hơn. Người đọc sách chẳng khác nào một con ong đi hút chất ngọt các thứ nhị hoa về làm mật. Chất ngọt của nhị hoa, ví như tư tưởng của ta, do chính con ong làm ra hẳn nhiên có phần khác với chất ngọt lúc còn ẩn kín trong nhị hoa.
Nói cho cùng, ví dù ta có là một con ong không chế ra được những thứ mật chi mới, ta cũng học được bao nhiêu tư tưởng của người xưa, người nay, đủ để lựa chọn một con đường sống hạnh phúc. Việc đọc sách như vậy, thiết tưởng không có gì là vô ích. Nhờ sanh sau người xưa, đọc được nhiều sách, ta học mỗi người đi trước mỗi người một mớ kiến thức, tất cả gom góp lại, ta dễ có cái nhìn đầy đủ, rộng rãi hơn người xưa.
Trong thế giới hiện nay sự hiểu biết của nhơn loại mỗi ngày một mở rộng trên mọi lĩnh vực, con người không thể đọc mấy bộ “tứ thư ngũ kinh” như ngày xưa là đủ tề gia, trị quốc. Muốn sống khỏi lạc hậu, theo chiều tiến hóa của xã hội hiện đại, muốn có một số vốn tương đối đủ để gây hạnh phúc cho mình và cho tha nhơn, kẻ sĩ ngày nay ít ra cũng cần đọc một số sách căn bản cần thiết, không phải chỉ vài chục quyển sách giáo khoa ở nhà trường là xong.
Những quyển sách hay, những bài văn, bài thơ nâng cao tâm hồn con người là những viên ngọc quý mà loài người cần phải trân trọng giữ gìn. Một ông thầy hay cũng rất cần cho người đi học, nhưng một quyển sách hay còn cần hơn thế nữa. Lời nói ông thầy rồi sẽ mất dần theo năm tháng, ông thầy chỉ nói với một số môn đệ, chỉ dạy trong lúc ông còn sống mà thôi. Còn quyển sách hay sẽ truyền dạy cho khắp tất cả mọi người, bất kỳ ở không gian thời gian nào. Có lẽ vì ảnh hưởng của quyển sách sâu rộng vô cùng như vậy nên công việc trứ thư lập ngôn được người xưa liệt vào hàng “tam bất hủ”. Thử nghĩ nếu không có sách ghi chép lại bao nhiêu điều phát minh, bao nhiêu tư tưởng của những người nghìn thu trước, thì không biết ngày nay đời sống nhơn loại sẽ ra sao? Biết đâu vì không có quyển sách lưu truyền, chúng ta sẽ mất đi bao nhiêu kinh nghiệm quý giá của tiền nhơn, và con người chắc sẽ phải khổ nhọc hơn khi tự mình tìm lấy con đường sống. Có nghĩ xa như vậy, chúng ta mới thấy giá trị to tát của quyển sách và công việc đọc sách quả thật là cần thiết trong việc phát triển nền văn minh nhơn loại.
Nếu không có quyển sách, người ta sẽ mất biết bao nhiêu thời giờ để tìm hiểu xứ nầy, xứ nọ, việc xưa, việc nay, mà chưa chắc đã tìm ra được đầy đủ như ý muốn. Chúng ta sẽ không quá lời khi nói người đọc sách không cần chu du bốn biển mà có thể biết việc tứ phương, ngồi trong bốn bức tường với “một ngọn đèn xanh, một quyển vàng” mà lịch lãm thiên hạ sự, sanh đời nay mà như đang đàm thoại cùng người ngàn năm trước. Baden Powell, ông tổ của hướng đạo sinh, đã nói: “Sách làm cho anh có được một phép mầu nhiệm: trong khi kẻ khác bận rộn và bù đầu trong trường chính trị thăng trầm, anh tự ngồi đây, thỏa mãn với sở hữu của mình. Bất kỳ lúc nào, anh cũng có thể rời bỏ công việc để chu du đến những xứ xa xăm, lui về một thời đại quá khứ, thưởng thức những điều kỳ diệu của khoa học, giải trí với những truyện hay, cảm thấy phần đẹp đẽ của tư tưởng qua các thi phẩm”.
Cổ nhơn còn chỉ cho ta thêm một cái lợi của việc đọc sách: “Trong đời cũng có nhiều cuộc tiêu khiển cho thích chí, nhưng cuộc nào cũng phải một vài anh em bạn hữu mới đủ làm vui. Duy có xem sách là chỉ một mình có thể ngồi được cả ngày, được suốt năm mà vẫn không chán”.
Hơn thế nữa, xưa nay việc đọc sách còn là một thú tiêu sầu khiển muộn của những tâm hồn cô đơn, của những kẻ sĩ thất cơ lỡ vận bị đời bạc đãi. Trong những lúc bi quan, thấy đâu đâu cũng là kẻ thù rấp tâm vùi https://thuviensach.vn
dập hồn ta, thì hãy dở sách ra mà đọc. Biết đâu chừng những gương tiết liệt, từng trải của người xưa,
những trò dâu bể đổi trắng thay đen từ khi có vết chơn con người trên mặt địa cầu, chẳng làm cho ta chợt hiểu cái lẽ đương nhiên của việc đời mà lòng tự an ủi mình và tìm ra một lẽ sống cao đẹp hơn thế nhơn. J. Joubert đã nhắc cho ta biết “chính sách vở làm cho ta sung sướng nhứt và chính người đời làm cho ta đau khổ nhứt”. Vậy thì những khi phong trần lận đận, lòng người đổi thay, ta không thể phút chốc thay đổi được vận mạng của mình, ngồi than thở cho ngày tháng trôi qua phỏng có ích lợi gì? Những lúc ấy, sao không làm bạn với quyển sách, sao không nâng cao tâm hồn mình lên, bằng cánh thu nhận những tư tưởng thâmtrầm của bao nhiêu bậc tài trí phi thường từng trứ thư lập ngôn truyền lại cho đời?
*
Những lợi ích gần xa do quyển sách đem lại cho con người tự học, thích đọc sách, chúng ta bàn qua như thế cũng tạm đủ. Nhưng giả sử có người hỏi chúng ta rằng: “Tôi bây giờ lớn tuổi rồi, “lão giả an chi”, còn cần đọc sách, học thêm không? Chẳng hay trong đời người tuổi nào nên nghỉ đọc sách, nghỉ học thêm?” Chắc chúng ta ai cũng còn nhớ truyện ngày xưa:
“Có lần thầy Tử Cống hỏi Đức Khổng rằng:
- (…) Tứ nầy không lúc nào được nghỉ sao?
Khổng Tử đáp:
- Có lúc được nghỉ chớ: hễ lúc nào cái lỗ huyệt đào nhẵn nhụi, cái nấm mồ đắp chắc chắn, người trên đời đều cách biệt với mình, ấy là cái lúc nghỉ học đó.”
Chúng ta có thể mượn ý câu nói đó mà thưa lại rằng: “Con người ta hễ còn sống, lúc nào có thể đọc sách để học thêm được thì phải đọc, già trẻ, giàu nghèo gì cũng cần phải đọc sách để mỗi ngày một tiến hóa, một xứng đáng làm người hơn”.
https://thuviensach.vn
V
KHÔNG Ỷ LẠI VÀO NGƯỜI
Đừng dựa vào cành cây, cành cây sẽ gẫy;
đừng dựa vào vách tường, vách tường sẽ đổ;
đừng dựa vào con người, con người sẽ chết.
Cách ngôn Đông phương.
Trong văn chương Trung Hoa có câu chuyện ngụ ngôn đại khái như thế này:
Có một con diều giấy một hôm nhờ gió thổi mạnh đưa lên cao lơ lửng giữa trời. Diều ta lấy làm thỏa mãn, tự phụ mình ở trên cao hơn mọi người, tha hồ nhìn ngắm bốn phương, phỉ chí vẫy vùng. Nhưng rồi gió chợt ngừng thổi, diều ta tức thì rơi xuống đất, cựa quậy hết sức cũng không sao lên được lưng chừng trời. Thế mới hay nhờ gió mà diều được lên cao, chứ không phải tự diều cất cánh được, cho nên khi không có gió hỗ trợ nữa thì diều đành phải nằm sát xuống mặt đất.
Ở đời biết bao kẻ chuyên sống nhờ người khác, luồn lọt nịnh hót để kiếm chút công danh, không tự tạo cho mình một khả năng thật sự, chẳng có tài cán chi hết. Đến khi bị thất sủng, người khác không còn giúp đỡ nữa, thì tự mình không làm gì nên thân: tài hèn đức bạc thì làm sao tạo nổi công danh sự nghiệp cho mình? Do đó người có chí nên dựa vào mình, chẳng nên dựa vào người, lúc nào cũng nhớ lời Thomas Jefferson khuyên: “Không nên làm phiền người khác về những gì ta có thể làm được một mình”.
Chung quanh chúng ta nhan nhản những kẻ cậy vào sự giàu sang của cha mẹ, tiền bạc của người thân, an tâm làm giống ký sinh, không chịu gắng sức ra công đào tạo cho mình một số vốn kiến thức, tài năng cơ bản để tự lập lấy thân. Suốt đời hết đi dựa hơi người này thì đến cầu cạnh người khác, sợ gian khổ, ngại nhọc nhằn, không muốn tự mình gánh vác những công việc nặng nhọc trong đời. Những kẻ ấy dù may mắn ở địa vị cao sang, có tiền muôn bạc vạn, cũng chưa lấy gì làm chắc. Nếu chẳng may thời thế đổi thay, tiền tài khánh tận, không người cất nhắc, thì họ làm sao có đủ tài, đủ trí để tái tạo sự nghiệp?
Sách Hàn Thi ngoại truyện có chép câu chuyện “Cầu ở mình hơn cầu ở người” như sau: Ngụy Văn Hầu hỏi Hồ Quyển Tử:
- Cha hiền có nhờ cậy được không?
Hồ Quyển thưa:
- Không đủ.
- Con hiền có đủ để nhờ cậy không?
- Không đủ.
- Anh hiền có đủ để nhờ cậy không?
- Không đủ.
- Em hiền có đủ để nhờ cậy không?
- Không đủ.
- Bầy tôi hiền có đủ để nhờ cậy không?
https://thuviensach.vn
- Không đủ.
Văn Hầu đổi sắc mặt, hỏi gắt rằng:
- Quả nhơn hỏi nhà ngươi năm điều, mà điều nào nhà ngươi cũng cho là không đủ cả, tại cớ làm sao vậy?
Hồ Quyển đáp:
- Cha hiền không ai hơn vua Nghiêu, mà con là Đan Chu phải bị đuổi. Con hiền không ai hơn là vua Thuấn, mà cha là Cổ Tẩu thật ngoan ngạnh. Anh hiền không ai hơn vua Thuấn, mà em là Tượng rất ngạo mạn. Em hiền không ai hơn Chu Công, mà Quản Thúc bị giết. Bầy tôi hiền không ai hơn ông Thang, ông Vũ, mà vua Kiệt, vua Trụ mất nước… Mong người không được như ý; cậy người không được bền lâu. Nhà vua muốn cho nước được bình trị, thì phải cậy ở mình trước, hơn là mong nhờ ở người.
Câu chuyện của Đông Quách Tiên sinh sau đây còn chỉ cho chúng ta thấy rõ những kẻ bất tài, vô học, chuyên dựa vào người mà sống không thể nào chắc chắn suốt đời được an thân sung sướng:
Tề Tuyên vương thích nghe thổi sáo. Nhà vua nuôi trong cung điện một đoàn ba trăm người để chuyên lo việc thổi sáo cho vua nghe. Mỗi lần muốn nghe, vua bảo ba trăm người cùng thổi một lượt, chứ không bao giờ bắt một hai cá nhơn thổi riêng rẻ. Biết sở thích vua như vậy, Đông Quách tiên sinh bèn chạy chọt xin gia nhập đoàn thổi sáo để kiếm ăn, mặc dầu ông là người bất tài chẳng hề biết thổi sáo.
Đến khi Tề Tuyên vương mất, Mẫn vương nối ngôi, cũng mê nghe thổi sáo. Nhưng ông vua nầy chỉ thích nghe riêng từng người, không muốn ba trăm người cùng thổi một lượt. Thế là Đông Quách Tiên sinh đành phải bỏ nghề, tìm đường trốn mất, không thể dựa vào việc thổi sáo mà kiếm ăn như trước nữa.
Ở xã hội ngày nay dường như cũng không thiếu chi những Đông Quách Tiên sinh tân thời. Họ hết đi cầu cạnh người này thì đến luồn lọt người khác, nịnh hót bợ đỡ để kiếm chút địa vị, chút công danh, rồi vênh mặt vênh mày với những người an tâm sống cuộc đời bần bạch tự bước từng bước một trên các nấc thanh xã hội. Cái thế lực thực sự của họ không phải xuất phát từ tài đức của bản thân, từ chân giá trị của con người họ, họ chỉ dựa vào cái thế lực ở bên ngoài, nhờ sự thương hại giúp đỡ của kẻ khác mà thôi. Họ đúng là hình bóng của con diều giấy nhờ gió mạnh thổi đưa lên cao, khi rơi xuống đất thì mới hay rằng mình không có thực lực. Thái độ thỏa mãn của họ chẳng qua là thái độ của “Con lừa mang thánh tích” trong truyện ngụ ngôn của La Fontaine:
“Chú lừa mang thánh tích,
Ai thấy cũng cúi chào.
Kiêu hãnh, chú tự hào,
Cho mình cao phẩm giá.
Có người thấy kỳ quá,
Giải thích, giác ngộ va:
Người ta chào chẳng qua
Vì tôn sùng thánh cốt.
Chú mày quá ngu dốt,
Lầm tưởng chúng trọng mình “
https://thuviensach.vn
(Bản dịch của Trần Gia Thoại)
Người có chí, muốn tạo một tương lai tốt đẹp, lẽ nào lại bắt chước những kẻ chuyên ỷ lại vào người, mà không tự mình học hỏi, tự mình tu tâm luyện chí cho vững chắc, chờ khi hữu sự đem ra dùng? Vauvenargues cho rằng “Những kẻ bảo vệ chúng ta chắc chắn nhất là các tài năng của chúng ta”, chớ nào phải tài sản của ông cha để lại, địa vị mua chuộc nơi người quyền thế. Cho nên chúng ta chỉ nên lo mình chưa thật có đủ tài, đủ trí, đừng lo mình chưa gặp thời, đang hồi vận bĩ. Người biết dựa vào thực lực tài trí mình, không sớm thì muộn cũng sẽ gặp được cơ hội vươn lên. Kẻ bất tài vô học ngồi chờ cơ hội nhờ vả người khác, thì biết bao giờ dịp may mới tới?
Theo thói thường, người đời hay quý trọng, yêu mến bậc người có tài đức thật sự và nhờ hạng người ấy đảm đương những chức vụ quan trọng; ít khi người ta muốn thân cận với những kẻ bất tài chuyên môn đi cầu cạnh. Vả lại những người mà mình nhờ nhỏi đâu phải luôn luôn sống hoài, và chắc gì địa vị họ còn mãi, để cho ta nhờ cậy lâu dài?
Ở đời không có chỗ dựa nào chắc chắn hơn là tài đức của ta, không nhờ ai dễ hơn là nhờ ta. Ngày xưa, khi Đằng Văn Công hỏi Mạnh Tử về việc nước Đằng phải nương tựa vào Tề hay Sở để được sống bình an, câu trả lời đầu tiên của thầy Mạnh là: “Phàm việc mà cứ trông cậy vào người thì không thể chắc chắn được”. Chúng ta lại há chẳng từng thấy bao nhiêu lời hứa hẹn của người đời bị bỏ quên, bao nhiêu hiệp ước kí kết long trọng giữa nước này và nước kia bị xé nát khi người ta muốn mưu lợi cho mình. Cho nên chúng ta chớ bao giờ sống trong lúc yên mà không nghĩ đến lúc nguy, nhờ người mà không nghĩ đến lúc người phụ bạc ta. Không thể ỷ lại vào thiên hạ, không thể ỷ lại vào bạn bè thân thuộc, không thể ỷ lại vào cha mẹ vợ con, ta chỉ dựa vào ta, đó là chỗ dựa chắc chắn hơn hết.
Muốn xây cất một ngôi nhà lộng lẫy, chúng ta có thể mướn người khác làm cho tất cả. Nhưng muốn có một số vốn kiến thức, chút ít tài năng để xây dựng hạnh phúc lâu dài cho cả đời mình, chúng ta phải tự mình tạo lấy, không có bàn tay phù phép nào làm giùm ta được. Người có chí biết tự trọng nên hành động như Nguyễn Bá Học nói: “Người có ý khí tài lực hơn người, không nương tựa ai, không luồn lụy ai, tự mình mình đi, tự mình mình lại, ai yêu cũng mừng, ai ghét không giận, gọi là người biết tự trọng”.
Theo cổ tục của một giống mọi ở Phi Châu, khi một chàng trai bước vào tuổi trưởng thành thì người ta bôi vào mình nó một thứ sơn thật trắng. Thứ sơn ấy thật trắng, không trôi theo giọt nước, có thể kéo dài đến hành tuần mới bay đi. Trong khoảng thời gian nước sơn còn dính trên mình, chàng trai mọi đó phải sống cô đơn giữa rừng sâu với một con dao dài và nặng. Nó phải tự túc lấy đời sống, lo kiếm thức ăn, xa lánh loài người, người ta có thể giết chết nó bất kỳ lúc nào khi gặp nó với lớp sơn trắng trên mình. Sau khi trải qua muôn ngàn thử thách giữa chốn rừng xanh, nước sơn không còn dính trên thân thể nữa, nó mới được trở về sống với bà con chòm xóm, và bấy giờ mọi người mới chịu nhìn nhận nó là kẻ đã thành nhân.
Có lẽ người văn minh bây giờ cho đó là một tục lệ cổ hủ, thiếu nhơn đạo. Nhưng nghĩ cho kỹ, phần đông chúng ta ngày nay thường hèn nhát, thích sống ỷ lại vào người khác hơn là tự mình vật lộn với cuộc đời để tìm sống như chàng trai mọi Phi châu giữa chốn rừng xanh. Vì lẽ đó, Baden Powell, ông tổ của hướng đạo sinh, đã khuyên mọi người ở đời nên tự lái lấy con thuyền của mình, không nên để kẻ khác chèo giùm, và câu nói sau đây của ông đáng cho chúng ta tâm niệm mỗi ngày:
“Anh phải có một đời sống riêng biệt của anh, và nếu anh muốn thành công, nếu anh muốn có hạnh phúc, thì tự anh phải tìm lấy, không ai làm thế cho anh được“.
https://thuviensach.vn
VI
MẤYĐIỂM TỰA CẦN THIẾT
Phần lớn đời sống con người đã qua đi trong việc ác, một phần rất lớn nữa qua đi trong sự chơi bời vô ích, và người ta đã dùng những phần còn lại để làm những việc không nên làm.
Sénèque
1- Theo đuổi một lý tưởng cho đến cùng
Một nhà văn Pháp có kể câu chuyện ba anh đẽo đá đại khái như sau:
Người ta hỏi anh thợ thứ nhứt:
- Anh làm gì đó?
- Tôi đập đá.
Người ta hỏi anh thợ thứ hai:
- Anh làm gì đó?
- Tôi kiếm cơm ăn.
Người ta hỏi anh thợ thứ ba:
- Anh làm gì đó?
- Tôi xây dựng một đại giáo đường.
Qua ba câu trả lời trên, chúng ta nhận thấy: Người thợ thứ nhất làm việc không có mục đích, không có lý tưởng. Người thợ thứ hai có mục đích, nhưng thiển cận tầm thường. Người thợ thứ ba mới là người có lý tưởng.
Ở đời chúng ta nên bắt chước người thợ đập đá thứ ba mà nuôi một lý tưởng cao đẹp rồi cố gắng ra sức làm việc để đạt đến chỗ mình mong muốn.
Lý tưởng là kim chỉ nam hướng dẫn cuộc đời, là ngôi sao sáng chúng ta luôn luôn chiêm ngưỡng. Người không có lý tưởng chẳng khác nào chiếc thuyền ra giữa bể, lênh đênh không biết nơi nào để cập bến. Làm người phải quyết định hướng cuộc đời mình vào một lý tưởng thanh cao, không nên gửi thân thế mình cho số mạng, trôi nổi bình bồng như cánh bèo trên mặt nước, sống ra sao cũng được. Andrew Carnegie từng khuyên thanh niên nên có cao vọng và bảo rằng: “Anh hãy là ông vua trong các giấc mộng của anh”. Trước khi trở thành một tiểu thuyết gia lừng danh ở thế kỷ 19, Balzac đã từng bày tỏ lý tưởng của mình trong bức thơ gửi em gái: “Anh nhất định bắt đầu nghề cầm bút bằng một văn phẩm tuyệt tác, nếu không thì thà chết còn hơn”. Tại căn phòng làm việc, ông còn đặt một tượng bán thân hoàng đế Napoléon và ghi một hàng chữ thật đanh thép: “Cái gì mà Napoléon đã làm được bằng lưỡi gươm, thì tôi cũng sẽ thực hiện bằng ngòi bút”. Có nuôi cái lý tưởng phi thường đó thì ông mới để lại cho đời một sự nghiệp văn chương phong phú. Nếu không nuôi lý tưởng đó, cái tên Balzac chắc không giờ được lưu trong văn học sử Pháp. Cho nên có lý tưởng hay không là điều rất quan hệ đến sự nghiệp công danh của một người, không thể coi thường được. Ta đặt lý tưởng cao thì đời ta sẽ có cơ hội lên cao; ta đặt lý tưởng thấp thì suốt đời chỉ là hạng lục lục tầm thường, sống rồi chết như muôn loài cây cỏ, không để lại một công nghiệp gì đáng kể cho xã hội loài người.
https://thuviensach.vn
Dù quả thật “cuộc đời là quán trọ”, kiếp đời sống nay rồi chết mai như “bóng câu qua cửa sổ” người ta
cũng không nên mang thứ triết lý bi quan yếm thế, cam chịu sống qua ngày để chờ lúc nằm xuôi hai tay trong lòng đất. Giá trị con người sở dĩ khác hơn vạn vật trong vũ trụ là vì con người biết mỗi ngày một tiến hóa, biết mình sống để làm gì. Vậy chúng ta nên nuôi một hi vọng cao xa, đặt một lý tưởng tốt đẹp cho đời mình. Nếu không như vậy, đời sống sẽ trở nên vô vị, sự có mặt của ta trên cõi trần nầy không ích chi cho loài người, vì ta chẳng đóng góp được công trình nào đáng kể vào bước tiến của xã hội nhơn quần.
Nhưng nuôi lý tưởng không phải là suốt đời sống trong mộng tưởng, ước vọng cao xa mà không làmđược việc chi hết. Tục ngữ Pháp có câu: “Nghĩ hay, nói giỏi đều không lợi ích chi nếu không làm được việc”. Người có chí, khi đã chọn một lý tưởng thì nên đeo đuổi cho tới cùng, không vì thất bại hay lợi lộc nhất thời mà thay đổi chí hướng. Người mà việc làm nay thay mai đổi, chí hướng không nhất định, thì ít khi làm nên đại sự được. Nếu nay ta làm việc này chưa xong, mai sang làm việc khác, mốt lại bỏ việc ngày trước, thì biết bao giờ mới hoàn thành một việc. Trong khi lý tưởng con người là việc không thể làmtrong một ngày, trong một tháng, trong một năm, nó là công việc trường kỳ, lắm khi phải làm suốt một đời người, vì nó là chỗ tận thiện tận mỹ mà ta mong đạt đến, vậy nếu ta không quyết tâm theo đuổi tận cùng chí hướng mình đã chọn thì có lý tưởng cũng như không, người như thế không gọi là người có lý tưởng được nữa. Xin mượn câu Josh Billings viết gửi cho con để nhắc nhở những ai bỏ việc nửa chừng: “Con ơi, hãy nhìn cái tem trên phong bì: Sự hữu ích của nó là đeo vào bức thư cho đến nơi đến chốn”.
2. – Phải bắt tay vào việc khởi sự từ những việc có thể làm được, đừng phí thì giờ.
Muốn đi đến đỉnh núi cao, chúng ta không thể ngồi ngó, chơn không hề cất bước và cũng không thể nhảy một cái là lên đến tận nơi chót vót, chúng ta phải đi lần lên từng chặng đường. Người muốn đạt đến lý tưởng cũng vậy, không chỉ ngồi mơ tưởng suông, mà phải bắt đầu làm những việc tầm thường mỗi ngày để đi dần đến mục tiêu cuối cùng. Năm 211, hoàng đế La mã là Septime Sévère bị bịnh nặng tại Bretagne. Khi vị quan cận thần xin ngài ra lệnh truyền cho quân lính, ngài chỉ nói một câu:
- Hãy làm việc !
Walter Scolt cũng khuyên mọi người: “Đừng bao giờ không làm việc gì”.
Hoàng đế Napoléon chắc trước đó không bao giờ nghĩ rằng sau này mình sẽ làm vua nước Pháp? Tướng Foch chắc cũng không nghĩ rằng mình sẽ làm tới Thống Chế? Hai vĩ nhân đó chỉ biết dấn thân vào đời binh nghiệp và say mê theo đuổi nghề đó mà thôi. Đã đành cả hai đều có thiên tài, và có thể gặp may mắn nữa, nhưng nếu họ không bắt tay vào việc, không làm ngay những việc mà sở thích họ mong muốn, họ ngồi không ôm lý tưởng suốt đời, thì thử hỏi họ có làm nên sự nghiệp gì không?
Người có chí, có lý tưởng cao xa không bao giờ chê việc nhỏ chẳng thèm làm, đừng bao giờ tưởng lầm kẻ tài trí như mình phải làm việc lệch đất nghiêng trời, còn những việc tầm thường không xứng đáng mó tay vào. Bao nhiêu kẻ muốn làm nên đại sự mà rốt cuộc chẳng thành chỉ vì không biết khởi sự tự việc dễ đến khó. Đứa nhỏ trước khi tập chạy thì phải tập bò, tập đi từng bước, chứ nào phải tự nhiên mà chạy được. Người nuôi đại chí mà muốn thành công trong chớp mắt thì sẽ rước thất bại vào thân, suốt đời chỉ nghĩ viển vông mà không làm nên trò trống gì hết.
Chính vì cái lẽ muốn làm việc lớn phải bắt đầu tập cho quen làm những việc nhỏ mà Bossuet ngày xưa ưa thích những việc dễ làm, những sự gắng sức cỏn con. Cuối cùng ông cũng lưu lại tên tuổi trong nền văn học Pháp. Trong Thánh kinh có câu: “Ai làm được những việc nhỏ mọn, mới làm được những việc lớn; ai khinh thường những việc nhỏ, cũng khinh thường những việc lớn“.
Thế nào là bắt đầu từ việc nhỏ để xây dựng việc lớn? Hãy lấy vài thí dụ thường cho dễ hiểu: Chẳng https://thuviensach.vn
hạn như ta muốn viết một cuốn sách vài trăm trang. Ta phải khởi sự viết từng chữ, từng câu, từng hàng nầy
sang hàng khác, mỗi ngày phải viết đều đều bao nhiêu trang, thì sau một thời gian nào đó ta mới có được một cuốn sách theo ý muốn. Không ai có thể viết một ngày là xong cuốn sách dầy được. Chẳng hạn như ta muốn nói và viết sành sỏi một ngoại ngữ. Ta không thể dở sách ra đọc liền ngay được, ta phải khởi đầu học từng câu, hiểu nghĩa từng chữ trước khi hiểu rõ ý nghĩa một đoạn văn dài.
Biết bao người tưởng chừng những công việc tầm thường mỗi ngày như mỗi ngày tập thể dục độ nửa giờ, đọc vài chục trang sách, học năm bẩy câu sinh ngữ là những công việc rất dễ, không có gì trở ngại. Nhưng đến lúc thực hành, họ không bao giờ làm đủ, làm đúng thời khắc đã định trước. Cho nên ở đời ai mà tập được cái thói quen mỗi ngày làm cho xong những việc mình định làm và cần phải làm, rồi tiếp tục như thế từ năm tháng nầy sang năm tháng khác, không thay đổi mục tiêu, thì người đó đã học được bí quyết để thành công, không cần phải đi cầu thứ phép lạ nào khác nữa. Người ấy xứng đáng gọi là kẻ có chí, có thể đạt được lý tưởng, chứ chẳng phải là kẻ làm việc cỏn con không đáng kể như thiên hạ có người lầm tưởng.
Bất kỳ muốn thực hiện một lý tưởng nào, muốn hoàn thành một sự nghiệp nào, chúng ta nên lập chương trình, hoạch định công việc phải làm trong một ngày, trong một tuần, trong một tháng, trong một năm, và phải theo đuổi dự định ấy từ năm tháng nầy sang năm tháng khác. Hãy bắt tay vào việc, quý trọng từng giây đồng hồ, đừng phí thời giờ.
Người Đông phương bảo: “Mỗi tấc quang âm mỗi tấc vàng”, người Tây phương cũng dạy “Thời giờ là tiền bạc”. Ở bên Mỹ, bên Anh, người ta thường dán những biểu ngữ này trong các cửa hàng: “Nếu ngài đã mua hàng xong, xin mời ngài đi ngay cho”, “Ta hãy tự xem thời giờ này ta đang phải làm gì”. Họ còn có những câu châm ngôn như: “Thời giờ mang đến tất cả và cũng mang đi tất cả”, “thời giờ đi mau chóng, nhưng mỗi phút ta đều có trách nhiệm”. Những câu đó thật đã chứng tỏ người ta biết quý trọng thời giờ biết bao.
Ai biết dùng thời giờ vào những việc hữu ích thì sớm muộn gì cũng đi đến nơi mình ước vọng. Chỉ cần mỗi ngày ta bỏ qua vài mươi phút, thì sau năm mười năm ta mất biết bao nhiêu là thời giờ. Với tổng số thời gian ấy, ta có thể làm cho kiến thức mình tăng tiến, tài sản của mình nhiều hơn một chút. Cho nên có người đã từng bảo “Thời gian là vị thần có thể giúp người ta làm nên mọi sự ở cõi trần này”, nghĩ cũng có lý.
Chính giờ mỗi ngày để dành mười hai tiếng đồng hồ viết văn mà sau hai mươi mốt năm cặm cụi sáng tác nhà văn Balzac hoàn thành được bẩy mươi bộ sách. Nếu ông phí thời giờ như phần đông chúng ta thì làm sao tạo được một số tác phẩm dồi dào như thế. Emile Zola mỗi ngày chỉ làm việc vài giờ mà soạn ra được khá nhiều sách. Darwin mỗi khi còn thừa năm phút, mười phút cũng không bỏ phí, lúc nào cũng sốt sắn làm thêm việc hữu ích. Ở nước ta chúng ta cũng từng nghe nói nhà văn Nguyễn Văn Vĩnh mỗi ngày dù bận việc gì cũng cố dịch xong vài trang sách Pháp. Nhờ vậy mà ông để lại cho đời một số lượng dịch phẩm đáng kể. Hiện nay, trong số những người làm văn hóa ở miền nam nước Việt nầy, Nguyễn Hiến Lê được coi là người đóng góp nhiều tác phẩm biên khảo, dịch thuật hơn ai hết. Sở dĩ được như vậy là nhờ mỗi ngày ông đều ngồi vào bàn viết ở tại nhà riêng làm việc siêng năng như một công chức gương mẫu, không bỏ thời giờ vào những việc du hí, những việc xã giao thù tạc không cần thiết. Sao chúng ta không học những gương làm việc ấy?
Nói tóm lại, người ta dù là ông thánh cũng không phải sanh ra là làm thánh ngay. Ông thánh cũng phải nhờ công tu tiến mỗi ngày, cố gắng từng giây nghĩ việc phải, làm việc lành, lâu ngày chầy tháng mới trở nên người đức cao hạnh trọng. Chúng ta muốn thành công, muốn đạt được lý tưởng, cũng phải bắt đầu làmnhững việc mà mình phải làm, đừng coi thường việc nhỏ mỗi ngày rồi khoanh tay ngồi nhìn ngày tháng trôi qua. Nhiều hạt muối li ti có thể làm cho nước bể trở nên mặn, nhiều việc nhỏ góp lại rồi mới
thành được việc lớn. “Góp gió thành bão” là như vậy.
https://thuviensach.vn
3.- Bằng lòng với hoàn cảnh hiện tại và từ đó vươn lên.
Người có lý tưởng có thể ước mong những điều mình không đạt được trong hiện tại rồi cố gắng để đi dần đến chỗ sở nguyện, không bao giờ mơ tưởng những việc viễn vông không thể thực hiện được và than thở cho số phận hiện tại bất như ý của mình.
Phàm con người ai cũng thường có dục vọng, nhưng phải biết giới hạn dục vọng trong một chừng mực nào đó. Nếu ước muốn thái quá, không bao giờ bằng lòng với hoàn cảnh hiện tại của mình, sống xa thực tế, là tự mua sầu chuốc khổ vào thân. Có nhiều người hay bắt chước “Con lừa xin đổi chủ” trong truyện ngụ ngôn của La Fontaine:
Lừa than với hóa công:
“Phải dậy trước rạng đông,
Khi vừa nghe gà gáy,
Chở cỏ bán bên sông
Tạo hòa lượng hải hà,
Đổi lừa thợ thợ thuộc da.
Lừa chê da hôi, nặng,
Mến tiếc chủ hôm qua:
“Lúc còn ở nông gia,
Mỗi khi chàng vắng nhà,
Lén ăn đôi nạm cỏ,
Bây giờ chỉ roi da”.
Thượng đế nghe phàn nàn,
Cho lừa thợ đốt than.
Chú chưa an số kiếp,
Ngọc hoàng giận la vang:
“Ta chìu theo ý mày,
Đòi gì là được ngay.
Thế mà không mãn nguyện.
Còn thiên hạ ! sao đây !?”
***
Thói đời vẫn cứ than van,
Chê ngày nay cực, mơ màng ngày mai.
Trăm năm trong cõi trần ai,
Kêu ca mãi mãi, đố ai vừa lòng.
https://thuviensach.vn
(Bản dịch của Trần Gia Thoại)
Tâm lý con lừa nói trên là tâm lý của phần đông nhơn loại. Chúng ta không mấy ai bằng lòng với hoàn cảnh sống thực tại của mình, ai cũng mơ một cõi thiên đàng trong khi chơn còn đạp đất kiếm cơm ăn từng bữa. Hy vọng ở ngày mai là một ý nghĩ tốt đẹp, mà nếu không có hy vọng con người chắc không còn hamsống và tiếp tục đấu tranh nữa. Nhưng hy vọng không phải là mơ mộng, tưởng tượng những chuyện xa vời rồi chỉ biết ngồi than thở cho đời sống khổ cực của mình hiện tại. Sống như vậy là tự hủy diệt tâm hồn, tàn phá sinh lực của con người mình. Sao ta không bắt chước bà Margaret Fuller, người phụ nữ từng nổi tiếng về việc binh vực nữ quyền ở Anh quốc đã có lần dùng câu nầy làm châm ngôn: “Cõi đời ra sao tôi nhận làm vậy.”
Người ta ưa ngồi núi nầy trông núi nọ, đời sống càng văn minh, con người càng có nhiều dục vọng mà con người cổ sơ chắc chưa hề nghĩ đến. Ngày nay ít có người chịu “an bần lạc đạo” khi mọi người trong xã hội ở nhà lầu nguy nga, ngồi xe hơi lộng lẫy. Không ai chịu bằng lòng với cuộc sống hiện tại của mình, ai cũng nhìn lên và mong mỏi những điều tuyệt hảo, trong khi việc đời thường tương đối, không có việc gì là toàn chân toàn mỹ.
Người Trung Hoa có câu chuyện ngụ ngôn nói lên được cái dục vọng thầm kín đó của con người muôn thuở:
Một người bị giam ở địa ngục, sắp được đi đầu thai. Anh ta tâu với Diêm vương: - Như quả thật Đại vương muốn cho tôi trở về dương thế, thì cho tôi mấy đặc ân.
Diêm vương hỏi:
- Ngươi xin điều chi?
Anh ta đáp:
- Tôi xin được đầu thai làm con một vị Tể tướng, làm cha một vị Trạng nguyên. Tôi xin được một ngôi nhà ở giữa một khu đất vạn mẫu, có ao thả cá, có cây trái đủ thứ. Tôi xin có một người vợ tuyệt sắc, nhiều tì thiếp diễm lệ, tất cả đều chung tình ngoan ngoãn chiều chuộng tôi. Tôi xin được châu báu chất đầy phòng, lúa thóc đầy lẫm, tiền bạc đầy rương. Tôi xin được làm quan công khanh, suốt đời vinh hoa phú quý, sống lâu trăm tuổi. Chỉ bấy nhiêu thôi.
Diêm vương đáp:
- Trên trần mà có được người như vậy, thì ta đây đã đầu thai thế cho ngươi rồi !
Chúng ta nên nhớ lấy bài học châm biếm trào lộng vô cùng sâu sắc ấy mà thay đổi quan niệm sống của mình lại. Việc đời không thể mỗi lúc đều xẩy ra như ý chúng ta được. Chúng ta không nên oán người, trách trời, không nên đòi hỏi có đầy đủ phương tiện rồi mới hành động. Chúng ta nên bắt đầu ngay từ hoàn cảnh hiện tại của mình, từ đó vươn lên một cách lạc quan, đầy nhiệt huyết.
Chung quanh ta có nhiều người mỗi khi thấy kẻ khác làm nên đại sự, thành công vẻ vang, thì thầm mong muốn mình cũng được như vậy, nhưng lại nại ra bao nhiêu lý do để thối thác việc làm: Nào là nhà ta nghèo quá, làm sao có phương tiện vật chất để theo kịp người. Nào là ta bây giờ đã lớn tuổi rồi, làm sao hoàn thành công việc trước khi nhắm mắt. Nào ta làm việc ngày hai buổi, đầu tắt mặt tối để kiếm cơm ăn, không rảnh để học hỏi thêm. Nào là ta sống trong thời loạn, nay còn mai mất, cần phải hưởng thụ đời sống, làmchi cho lắm rồi cũng chết. Người ta bao giờ cũng có thể viện ra trăm ngàn lý do để tránh công việc nhọc nhằn, lười biếng cho sướng thân mà lại ước muốn đủ thứ.
https://thuviensach.vn
Người có chí, có lý tưởng, bất kỳ ở trong hoàn cảnh nào, trong lứa tuổi nào, cũng cứ xăn tay xông vào việc, không vì một lý do nào mà thối chí nản lòng. Chắc chúng ta còn nhớ chuyện Tô Tuân hai mươi bẩy tuổi mới bắt đầu đi học và về sau đỗ Tiến sĩ? Nếu ông cũng nghĩ như nhiều người là “Tôi bây giờ lớn rồi, việc học đã lỡ rồi, thôi đành cam phận” , thì làm sao có được cái vinh quang ngày đó. Lương Khải Siêu lúc bị cắt một trái thận, nằm trên giường bệnh mà vẫn hăm hở nhờ người đi tìm tài liệu để viết quyển Tân Giá Hiên, chưa xong thì đã mất.
Nehru lúc ngồi trong khám còn đủ can đảm viết cuốn sách hay nhất của đời ông. Descartes là con một bà mẹ ho lao và chính ông cũng bị bịnh lao, ốm o gầy mòn, vậy mà ông cũng biết tự tổ chức cuộc sống mình cho trở nên thú vị và thành công. Hoàn cảnh, tuổi tác đối với những bậc người trên nào có đáng kể gì đâu ! Sao chúng ta không biết bằng lòng với thực tại rồi từ đó an tâm làm việc đời cho đến khi nhắm mắt hầu lưu lại một tấm gương tốt đẹp cho con cháu sau nầy, và tìm thấy nguồn vui trong công việc hữu ích mình mong hoàn thành?
4.- Đừng bận tâm về những chuyện vặt và những sự nông nổi của người đời.
Đời người đã ngắn, mà ta lại luôn luôn bận tâm về bất cứ chuyện nhỏ nhặt nào, thì làm sao làm được việc lớn? Người có chí đừng tranh hơn thua những việc nhỏ mọn, phí thời giờ vào những việc vô ích. F. S. Hogan, sau nhiều năm làm Chưởng lý ở Nữu Ước, có đưa ra một nhận xét đáng cho chúng ta suy nghĩ: “Già nửa các vụ xử kiện trong tòa đại hình đều do những nguyên nhân rất nhỏ. Thách dọa nhau trong quán rượu, kẻ ăn người ở gây gổ nhau, một hành vi thô lỗ, những cái lăng nhăng đó đưa đến ẩu đả và án mạng. Rất ít người tàn ác xấu xa lắm. Một nửa những đau đớn của ta là bởi lòng tự ái bị thương tổn nhẹ hoặc lòng kiêu căng bị kích thích nhục nhã.”
Nhà văn Lê Văn Trương đã dựa theo cốt truyện của một nhà văn Tây phương mà kể lại câu chuyện “con chuột lắt” khá thú vị như sau:
“Có đôi vợ chồng trẻ mới lấy nhau và yêu nhau lắm… Cậu mợ đang ôm nhau ngồi “tri kỷ” ở trong phòng thì úi chà, một con chuột lắt ở xó xỉnh nào đó chạy vọt ra. Nghe tiếng động mợ giật nẩy mình, ômchặt lấy cậu… Đến khi nhìn rõ ra là con chuột lắt, mợ mới phì cười áp má vào má cậu:
- Thế mà nó làm em sợ quá,
Cậu vuốt tóc mợ:
- Thế mà làm cho người ta tưởng là cái gì?
- Không biết con nỡm ấy ở đâu chạy ra thế?
- Ở trong gầm tủ áo.
- Ấy không, ở trong gầm giường. Cậu lầm.
- Lầm đâu, từ trong gầm tủ mà.
- Rõ ràng từ trong gầm giường.
- Gầm tủ chứ lại gầm giường.
- Gầm tủ đâu? Gầm giường chứ !
- Thế mà cũng nói, mắt với mũi !
- Rõ ràng mà lị !
https://thuviensach.vn
- Rõ ràng gầm tủ !
- Rõ ràng gầm giường !
Câu chuyện con nỡm chỉ có thế, rồi ai cũng dành phần phải về mình, rồi tự ái bốc lên, trước còn lời nặng tiếng nhẹ, sau rồi xô xát to, rồi người ta chẳng nể lời nữa, rồi cậu cáu tiết, tát cho mợ một cái nên thân. Rồi mợ khóc, rồi người ta giận nhau hàng năm.
… Rồi thì chợt một hôm cậu nghĩ ra: “Ồ, con chuột nó từ gầm tủ chạy hay từ gầm giường chạy ra thì mặc nó, hà cớ vì nó mà cãi nhau, giận nhau cho gia đình đang yên vui biến thành ra cái địa ngục”. Rồi thì cậu mợ làm lành với nhau…”
Phần đông chúng ta cũng thường hơn thua nhau, tranh dành lẽ phải về mình từng những việc nhỏ nhặt, rất nhiều khi chúng ta vì một chút tự ái vặt không chịu hòa thuận vui vẻ với nhau như cặp vợ chồng vừa nói trên.
Xưa nay đời lúc nào cũng dẫy đầy những sự bất mãn xẩy đến cho con người, nếu chúng ta không chịu nhẫn nhục bỏ qua những chuyện tầm thường, khiến cho tâm trí luôn luôn bận rộn mệt mỏi, thì chúng ta đâu còn đủ thời giờ và có được tâm hồn thanh thản để lo hoàn thành sự nghiệp mà lý tưởng mình hằng đeo đuổi? Chúng ta nên tập tánh quên những chuyện lặt vặt do kẻ khác vô tình hay cố ý quấy rầy ta. Chúng ta ai cũng chỉ sống được mấy mươi năm ở cõi trần này, thật là ngắn ngủi, sao lại đành bỏ phí bao nhiêu thì giờ để ấp ủ những mối ưu tư, những mối bất mãn không quan trọng, chẳng ảnh hưởng chi đến cuộc đời ta hết? Chúng ta nên dành thời giờ đó cho việc kiến tạo sự nghiệp lâu dài.
Tổng thống Abraham Lincoln, người được dân tộc Mỹ coi như là một bậc vĩ nhân hết lòng vì nước vì dân, lúc ra gánh vác quốc gia đại sự cũng từng bị thiên hạ đua nhau chỉ trích. Vậy mà ông vẫn bình tĩnh, thốt ra những lời thật nhân hậu và sáng suốt:
- Nếu phải đọc ra tất cả những lời chống lại tôi rồi lại phải trả lời, chắc không còn thì giờ để lo những vấn đề nghiêm trọng nữa. Tôi làm những việc mà tôi có thể làm được, không tiếc công tiếc lực và tôi sẽ làm cho kỳ được. Nếu kết quả chứng tỏ việc tôi làm là phải thì mọi lời chỉ trích đối với tôi sẽ là lố bịch. Còn nếu tôi đã lầm, thì thiên thần sẽ chứng giám cho thiện ý của tôi và lịch sử sẽ lên án tôi.
Thật ra ở đời chúng ta khó mà xử sự cho vừa lòng tất cả mọi người, cho nên bậc đại trí không nên quan tâm đến lời đàm tiếu thêm bớt của bọn tiểu nhơn hoặc vì ganh ghét hoặc vì chưa hiểu mà nặng lời sỉ vả ta. Dù chúng ta hiền đức thế mấy, hành động hợp lẽ phải thế mấy, chung quanh ta bao giờ cũng vẫn có một số người chực chờ bôi lọ ta, hạ giá ta để nâng cao con người họ lên. Thiên hạ không mấy khi nhìn cái hay, cái đẹp của ta, mà phần đông chỉ thấy những khuyết điểm, những sơ hở của ta, dù nhỏ nhặt thế mấy, để chê bai dèm siễm. Tâm lý con người muôn thuở là như thế.
Phần đông con người bao giờ cũng đeo hai cái túi, túi ở trước ngực để chứa đựng những lỗi lầm của người khác, túi dấu ở sau lưng để chứa đựng mọi xấu xa của mình như lời La Fontaine nói trong một bài ngụ ngôn. Cho nên Laura Archera Huxley đã bảo rất chí lý: “Chúng ta không thể sống trên trái đất nầy mà tránh được hết những cơn giông tố do nỗi bất bình của kẻ khác gây nên, cũng như ta không thể tránh được những trận mưa trên trời đổ xuống“. Và đứng trước những tấn thảm kịch muôn đời đó, Dale Carnegie đã khuyên mọi người nên “Hết sức cho tới tận thiện, rồi dương cây dù của bạn lên, mặc cho trận mưa chỉ trích chảy xuống sau lưng bạn”.
Chính sự lo lắng về dư luận thương ghét của người đời làm cho phần đông chúng ta sống trong tâmtrạng bất an và bỏ việc nửa chừng. Người có chí nên quan tâm đến công việc mình làm hơn là lời thiên hạ dị nghị, nếu một khi biết chắc rằng công việc ta làm là chính đáng và không gây tai hại cho người khác.https://thuviensach.vn
Sự thành bại, giá trị của việc ta làm mới là điều đáng để cho ta quan tâm đến, còn những nỗi ganh ghét, sự hơn thua từng việc nhỏ nhặt nên đặt ra ngoài vòng lo lắng. Ta nên dùng công việc đã hoàn thành của ta đáp lại lời dị nghị dèm pha của thiên hạ hơn là dùng miệng lưỡi tranh dành lẽ phải, binh vực quan điểm cá nhơn mình. Hơn thua với kẻ khác từng lời nói, mãi bận trí vì những chuyện nhỏ mọn hàng ngày, đó không phải là hành động của người nuôi chí lớn.
H. N. Casson, một nhà doanh nghiệp nổi tiếng từng trải trong đời, đã nói:
- Không ai có thể tiến mà không gặp phải sự chống đối. Nếu anh lo sợ về những gì mà bất cứ một anh chàng nào cũng có thể nói với anh thì anh sẽ chìm trong bóng tối và anh sẽ lưu lại nơi đó suốt đời.
Marc Aurèle, vị anh quân hiền triết nhất của đế quốc La mã thời xưa, một hôm đã ghi vào nhật ký những dòng sau đây:
“Hôm nay tôi sắp gặp những kẻ đa ngôn những kẻ ích kỷ, tự phụ và vô ơn bạc nghĩa. Nhưng tôi không ngạc nhiên hoặc bất bình, vì tôi không tưởng được một thế giới vắng mặt những hạng người ấy”.
Quả đúng như vậy, xã hội không phải là một cõi thiên đàng mà con người ai ai cũng thánh thiện cả. Chúng ta nên tập tánh quên những việc phiền lụy nhỏ mọn, nên coi sự yên ổn, vui vẻ là một thứ trái cây của tinh thần. Chúng ta chỉ cần cố gắng thay đổi chính bản thân mình, chớ đứng quá lo lắng khổ tâm vì người khác hành động không được như ý mình.
5 – Luôn luôn cầu tiến:
Ở đời có nhiều người mỗi khi chiếm được chút địa vị, khá giả về tiền tài, thì cho như vậy là chí đã đạt, mình đã thành công, rồi tự mãn suốt đời không tiếp tục phát triển con người mình nữa. Người có chí không phải chỉ lo cạnh tranh với kẻ khác và một khi thấy mình hơn ai về một vài phương diện nào đó thì lấy làmmãn nguyện, không cầu tiến nữa. Chúng ta phải luôn luôn tiến tới, phải học hỏi và phát triển mãi mãi con người cho ngày thêm tận thiện, tận mỹ, không bao giờ dừng lại khi nắp quan tài chưa khép kín hình hài.
Nhà vật lý học và thiên văn học trứ danh người Anh là Newton, sau những thành công hiển hách, đã viết những lời thật khiêm tốn: “Không biết thế giới nghĩ về công việc của tôi ra sao, nhưng tôi, trong tất cả sự tìm tòi về khoa học của tôi, tôi chỉ như một đứa trẻ con chơi ngoài bãi biển. Có lẽ một đôi khi cũng đã tìm được những hòn sỏi tròn hơn, những vỏ hến đẹp hơn cái bạn tôi tìm, nhưng biển minh mông của chân lý, dưới con mắt tôi, hãy còn mầu nhiệm quá”.
Ngày xưa trên bồn tắm vua Thành Thang có khắc hàng chữ mà về sau được ghi chép vào sách Đại học của Nho giáo như sau: “Cẩu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân” (Nếu được ngày mới, ngày ngày càng mới, lại ngày mới.)
Vua Charches thứ V cũng từng nói: “Hơn nữa ! Hơn mãi ! Hơn nữa ! Hơn mãi mãi !”
Tục ngữ Ấn Độ có câu: “Tỏ ra mình hơn người chưa phải là hay. Cái chân giá trị là có thể tỏ rằng hôm nay mình đã hơn chính mình ngày hôm qua“.
Những câu đó thật đã nhắc nhở chúng ta nên mỗi ngày mỗi tiến bộ, phát huy những khả năng của ta. Bởi vì trong thế giới hiện nay không một ai dám tự hào là mình biết tất cả về mọi ngành học thuật. Ta hơn người cái nầy thì người hơn ta cái khác. Kẻ nào bằng lòng với số vốn kiến thức hiện có của mình mà không chịu tiếp tục cầu tiến nữa thì không thể gọi là người có chí được. Chúng ta nên bắt chước văn sĩ Anh là Walter Scott sau bao nhiêu năm làm việc chuyên cần, vẫn nói một cách nhũn nhặn:
- Trong đời sống của tôi, cái dốt đã ngăn tôi lại và dày vò tôi.
https://thuviensach.vn
Nhà doanh nghiệp nổi tiếng bên trời Âu Mỹ là H. N. Casson, rút kinh nghiệm trong suốt cuộc đời hoạt động và thành công của ông, có viết mấy lời khuyên xác đáng:
“Anh cần phải học và phát triển con người anh suốt đời. Không lúc nào anh có thể nói: “tôi biết đủ rồi, không cần học nữa”. Luôn luôn còn những ý mới, những sự kiện mới để anh học hỏi. Một phần trí thức anh sẽ bị lổi thời. Đến ngày cuối cùng trong đời, anh vẫn phải mở rộng những cánh cửa sổ của trí óc. Khi có tuổi anh cũng cần biết thụ cảm. Đời sống ngắn ngủi quá mà chúng ta thì còn nhiều điều phải học .”
Nói tóm lại, thắng người khác không là điều quan trọng, điều quan trọng là ngày hôm nay ta phải hơn chính ta ngày hôm qua, và ngày mai ta sẽ hơn chính ta ngày hôm nay. Đặc biệt là trong sự tiến tới đó, ta nên dành ưu tiên cho sự phát triển tinh thần, mở rộng tâm hồn hơn là lo chất chứa tài sản cho nhiều. Đồng tiền tuy thật cần thiết đối với chúng ta, nó là phương tiện giúp ta sống sung sướng và dễ tiến thân, nhưng không phải vì thế mà chúng ta quên việc đào luyện trí thức và tăng tiến đạo đức con người. Người có chí phải “thành nhơn” trước khi “thành công”, theo đúng như lời Epictète nói:
“Có linh hồn trong sạch, cao thượng mà sống trong căn nhà nhỏ bé còn ích lợi cho quốc gia hơn là người có linh hồn đê tiện mà sống trong lâu đài nguy nga.”
https://thuviensach.vn
VII
KẾT
Kẻ nào không có tham vọng trở nên cao trọng hơn cái người của mình hiện thời, không xứng đáng chiếm một chỗ đứng dưới bóng mặt trời.
E. F. Berry
Ngày xưa ở Ai Cập có người nổi tiếng là minh triết và vạn năng. Một chàng thanh niên ở Bagdad, hâmmộ tiếng tăm vị hiền nhân ấy, chịu khó trèo đèo lội suối hơn một năm trời, tìm gặp ông giữa chốn thâm sơn cùng cốc. Tới nơi thì thấy ông chỉ là một người thợ rèn, chàng vẫn không thất vọng, quyết chí xin thụ nghiệp. Ông thợ rèn nhận lời, và bảo:
- Con cầm sợi dây thừng nầy rồi kéo bễ đi.
Chàng vâng lời. Kéo bễ được một năm, chàng hỏi:
- Thưa thầy, bao giờ đệ tử mới được học đạo vạn năng của thầy?
Ông thợ rèn đáp:
- Kéo bễ đi.
Chàng thanh niên lại kéo bễ liên tiếp năm năm nữa mà không hề hỏi thầy chi hết. Sau cùng, một hômông thợ rèn vỗ vai chàng và bảo:
- Thôi, đừng kéo bễ nữa. Con đã học được cái đạo cao rộng nhứt ở đời rồi, con đã học được đạo vạn năng, tức là lòng kiên nhẫn đó.
***
Chúng ta nên bắt chước chàng thanh niên nói trên, im lặng kiên tâm bền chí mỗi ngày tiếp tục chịu khó đổ mồ hôi làm việc để phụng sự lý tưởng cao đẹp của mình.
Phần đông chúng ta trong tuổi thanh xuân hay nuôi nhiều mộng tưởng, hay vẩn vơ mơ ước những điều xa thực tế. Trong lứa tuổi ấy, người ta chỉ cần một chút lầm lạc, xài phí thời giờ vào những việc phù phiếmvô ích, đam mê những cảm giác sung sướng nhất thời, thì rồi cả tương lai dài dặc sau nầy sẽ đen tối như lời Napoléon nói:
“Một phút bỏ qua trong hiện tại là một triệu cái khổ sẽ đến trong tương lai“.
Người xưa bảo: “Trẻ trung không cố gắng, già cả sẽ ngậm ngùi”. Sao chúng ta không chịu khó cố gắng học hành, chuyên cần làm việc, tu tâm luyện tính trong lúc tóc còn xanh, để đến khi mắt mờ chân yếu khỏi phải ăn năn hối hận vì trót hoang phí cuộc đời, đành sống những ngày tàn trong vùng tăm tối?
Đừng ai trách quyển sách mỏng nầy không có những chương nói về các phương thức thực hành, vì kẻ viết chỉ mong “gợi” nơi người trẻ tuổi một sự đổi mới tâm hồn, làm sao cho con người ý thức được việc mình cần phải quyết tâm kiên nhẫn theo đuổi chí hướng cho đến tận cùng, còn mọi phương tiện để đạt đến mục tiêu thì mỗi người có thể tìm lấy không khó khăn gì lắm. Nếu cần, chúng ta sẽ đề cập đến trong một quyển sách khác.
Hy vọng những hàng chữ được viết ra đây sẽ là một thứ “kích thích tố” làm cho các bạn trẻ hăm hở say mê thích thú làm việc, tránh xa câu nhận xét của người Tây phương về đa số nhơn loại: “Con người thì tự https://thuviensach.vn
nhiên lười biếng, hèn nhát và kiêu hãnh”. Không ! Nhất định chúng ta sẽ không bao giờ bằng lòng ở trong
hạng người tầm thường lười biếng, thiếu ý chí, thiếu lý tưởng cao đẹp đó. Chúng ta sẵn sàng chấp nhận mọi gian nguy, mọi thử thách, lúc nào cũng quyết tâm thoát ra khỏi vùng tối tăm của ngu dốt, của nghèo khốn đang bủa vây ta, hầu vươn lên sống một cuộc đời tràn đầy ánh sáng hạnh phúc, thanh thản, sung túc cả về tinh thần lẫn vật chất. Và khi công danh sự nghiệp chưa thành, vẫn bắt chước nhà chí sĩ Phan Bội Châu mà ngâm câu:
“Ví phỏng đường đời bằng phẳng quá,
Anh hùng hào kiệt có hơn ai?”
Rồi cuối cùng, dẫu không làm nên đại sự, cũng hoàn thành được việc nhỏ, sống một đời hữu ích: “Chẳng làm thông vút trên đồi,
Thì làm cây nhỏ bên ngòi, dưới thung.
Thông kia đẹp nhứt trong vùng,
Tôi tuy bé nhỏ sánh cùng thông xanh.
Làm cây chẳng được, cũng đành,
Tôi làm ngọn cỏ xanh xanh bên đàng.
Thân không hóa kiếp cá vàng,
Thì làm tôm tép thung thăng trong đầm.
Có tướng mà cũng có quân,
Ai lo việc nấy, dưới trần cùng vinh.
Có việc trọng, có việc khinh,
Miễn tròn bổn phận, trọng khinh sá gì?
Rộng, hẹp cũng thể đường đi,
Mặt trời, sao nhỏ, khác chi, bạn hiền?
Việc gì tận mỹ là nên,
Thành công chẳng kể sang hiền, thấp cao.”
(Nguyên tác của Douglas Malloch. Bản dịch của P. Hiếu và Nguyễn Hiến Lê) Viết tại Saigon, thánh 3 dương lịch 1971.
NGUYỄN VĂN Y
https://thuviensach.vn
PHỤ LỤC
https://thuviensach.vn
A
NGƯỜI CHÍ KHÍ
Chí khí là một cái sức mạnh rất lớn của tâm và của hồn. Người có chí khí lâm vào việc vẫn tĩnh táo, bạo, nhiệt thành, vẫn đủ sức chống chọi, vẫn đủ can đảm nhận công việc, cả quyết biết xấu hổ, không chịu nhục, có khí khái, giữ được phẩm cách con người. Người có chí theo được mãi một mục đích, gặp gian nan mà lòng không nản, trên đường xa gối không chồn, vững dạ bền gan, cái chết không dọa nổi.
Một người có chí khí là ông Thái tổ nhà Lê. Làm một người cầy ruộng mà không chịu ép mình, mười năm gian nan mà công việc làm đến được. Gương sáng của ta đó.
Có tài năng mà không có chí khí thì tài năng mà làm gì. Không tài năng, mà có chí khí thì rồi cũng có tài năng cũng làm được. Bao nhiêu người thành công, xét đến gốc là nhờ chí khí cả.
“Trời mới lạnh cỏ cây thường đã rụng lá. Tuyết xuống đầy mà cây tùng cây bách vẫn xanh tươi. Tùng bách hơn các loài cây là thế”. Đó là lời thầy Khổng.
Chí khí ta quyết là đã có mầm rồi. Hãy bồi bổ lấy nó. Trong đám súng kêu đạn nổ, có cái thủ đoạn anh hùng trong chốt lát, việc vẫn có thể làm được. Nhưng chỗ vắng ngồi một mình, giữ được mình, sai được mình, nếu không có chí thì có khi phải hàng. Phải gắng gỏi ở lúc ngồi một mình ấy. Những việc nhỏ, cho là nhỏ mà không làm, những cái thắng nhỏ cho là nhỏ mà không thắng, thì làm việc lớn, thắng cuộc lớn sao được. Bởi thế mà mỗi phút, mỗi việc anh phải thắng cả mới được. Trời rét, dậy sớm đi tập thể dục, anh cũng cần gan mới làm nổi. Không đợi người đem nước đến, anh đi múc lấy nước lạnh, cũng phải chí mới làm được. Anh phải bắt, phải bó buộc, phải nghiêm, phải nghiệt với mình anh. Một ngày trăm trận, ở chỗ không một người nào nhìn thấy anh, trận nào anh cũng thắng, ngày nay, ngày mai, ngày nào cũng thế, thế mãi, ấy cái cách luyện chí là thế.
Thấy kém, thấy yếu biết là xấu; biết hổ thẹn, càng cố gắng, ấy cái cách nuôi khí ở cả đó.
Thanh gươm phải trăm lần rèn mới là quý. Nếu không mài, không rũa, không thiết tha, thì luyện sao được một chí khí anh hùng, không có chí khí anh hùng thì mong sao làm mà chắc được.
(Trích một đoạn trong Trai nước Nam làm gì? của Hoàng Đạo Thúy)
https://thuviensach.vn
B
NGHỊ LỰC
Thiên hạ xưa nay, rừng thành bại nẻo quanh ngõ tắt rối ren, nào phải chỉ có một đường, điều trọng yếu là biết đâu thành, đâu bại? Rằng: Có nghị lực thì thành, trái lại thì bại. Đoạn đường nhân sinh phải trải qua, đại để cảnh nghịch có đến sáu bảy phần mười, cảnh thuận chỉ có ba bốn phần thôi. Mà hai cảnh thuận nghịch thường nối tiếp nhau đưa đẩy. Vô luận việc lớn nhỏ, hẳn là phải có một vài lần hoặc vài mươi lần trở lực, và trở lực hoặc lớn hoặc nhỏ đều khiến con người phải đương đầu, không sao tránh thoát. Ở kẻ sĩ chí lực bạc nhược, lúc mới vẫn thường bô bô: “Tôi muốn vân vân. Tôi muốn vân vân…”, ý coi việc thiên hạ là dễ, kịp khi bắt tay vào việc, gặp trở lực xảy ra, mất ngay ý khí buổi ban đầu. Kẻ ít bạc nhược, khá hơn một chút, thừa một lúc khách khí qua được cửa ải thứ nhất; gặp ngăn cản lần nữa thì lại rút lui. Kẻ hơi mạnh dạn, gặp ba bốn phen ngăn chận mới buông thua. Kẻ mạnh dạn hơn nữa, gặp năm sáu lần thất bại rồi cũng xuôi tay không làm hơn được.
Việc càng lớn, gặp thất bại càng nhiều, không lui lại càng khó. Phi người rất giàu nghị lực, không bao giờ khéo chịu đựng được đến cùng. Nếu gặp thất bại mà không lui, thì sau cảnh nghịch nhỏ ắt có cảnh thuận nhỏ, sau cảnh nghịch lớn ắt có cảnh thuận lớn. Đã phá được những nẻo chông gai, tự nhiên sẽ có ngày toại nguyện thỏa lòng trong cảnh đời tươi đẹp. Kẻ bàng quang hễ thấy ai thành công thì tấm tắc khen, cho rằng trời thương giúp vận may; ai thất bại thì cho rằng gặp nhiều vận rủi nên không bằng kẻ thành công nọ. Nào đâu biết rằng may ư? rủi ư? Kẻ kia với ta đều cùng cảnh ngộ như nhau, duy biết chinh phục vận rủi, biết lợi dụng dịp may hay không, đó mới là điều quyết định cuộc thành hay bại. Ví như đi thuyền, định hạn ngày tới nơi, trải nghìn dặm sông nước. Trong khoảng hành trình, sóng gió khi xuôi khi ngược thường vây quanh con thuyền. Kẻ kia lấy sức vững chải, kiên nhẫn, mạo hiểm vượt qua cơn sóng gió, rồi sau đó thung dung thẳng đến bến bờ. Ta thì ngày đi ngày nghỉ, hoặc đôi ba ngày thì dừng trốn sóng trốn gió, năm sáu ngày thì dừng chờ con nước thuận mới đi, tự nhiên là sẽ phải tới chỗ sau người ta, hoặc chẳng bao giờ đạt được mục đích cuối cùng.
(Trích trong Ẩm băng thất văn tập của Lương Khải Siêu.
Bản dịch của Nguyễn Văn Yvà Nguyễn Bá Thế. Nhà Nam Hà sẽ xuất bản trong năm 1971).
https://thuviensach.vn
C
CHÂM NGÔN ĐỂ LUYỆN CHÍ
1.- Không phải sức mạnh, mà là sự kiên nhẫn làm nên những công trình vĩ đại.
SAMUEL JOHNSON
2.- Nghèo không phải là xấu. Nghèo mà không có chí mới là đáng khinh.
LÃ KHÔN
3.- Sự kiên nhẫn san bằng các ngọn núi.
LIBANAIS
4.- Ở đời chết vì thuốc độc rất ít, muôn người họa may mới có một người, chớ chết vì lười biếng thì không ít.
LÃ ĐÔNG LAI
5.- Anh sẽ làm được nhiều việc, nếu anh quen tập kiên nhẫn.
GOETHE
6.- Như tảng đá kiên cố không bị gió lay, những lời tán dương hay phỉ báng không lay động người đại trí.
PHÁP CÚ KINH
7.- Tài năng chỉ là một sự kiên nhẫn lâu dài.
BUFFON
8.- Người đi học đừng lo không có tài, chỉ lo không có chí.
DIÊM THIẾT LUÂN
9.- Kẻ thấy nghèo không sợ, thấy khổ không nao là người không ai nhiếp phục được. EPICURE
10.- Bao nhiêu phiền não đều là trở lực để luyện tâm ta; bao nhiêu nguy hiểm đều là trở lực để luyện gan mật ta; bao nhiêu khó khăn đều là trở lực để luyện trí, luyện sức ta. Tùy cảnh, tùy việc, tất cả đều là trường học rất hay cho ta thụ huấn.
LƯƠNG KHẢI SIÊU
11.- Đời ngắn quá, không thể nào do dự được. Mỗi khi đã quan niệm được việc gì, lập tức tôi thực hành cho kỳ được việc ấy, sợ nữa thời gian chạy quá nhanh, làm không kịp việc.
NAPOLÉON
12.- Có công mài sắt chầy ngày nên kim.
Tục ngữ Việt Nam
13.- Sự kiên nhẫn là một bông hoa, mà bông hoa ấy không phải trổ trong mọi khu vườn.
https://thuviensach.vn
J. HEYWOOD
14.- Người có chí thì việc gì cũng nên.
HÁN QUANG VŨ
15.- Sự kiên nhẫn đối với tâm hồn là một kho vàng ẩn tàng.
SYRUS
16.- Người kiên nhẫn vượt qua kẻ anh hùng.
KINH THÁNH
17.- Kẻ kiên nhẫn quý hơn người dũng sĩ: kẻ làm chủ được tâm hồn mình hơn kẻ thâu thành cướp lũy. A. KEMPIS
18.- Người không có chí, như thuyền không lái, như ngựa không cương, trôi dạt bông lông, không ra thế nào cả.
VƯƠNG THỦ NHÂN
19.- La Mã không phải dựng lên trong một ngày.
P. A. MANZOLI
20.- Chí đã định phải làm hết sức mình, còn nên hay thua không kể đến, chẳng oán trời, cũng chẳng trách trời, gọi là thuận mệnh.
NGUYỄN BÁ HỌC
21.- Sự kiên nhẫn là chìa khóa của Thiên đàng.
Tục ngữ THỔ NHĨ KỲ
22.- Có cực khổ một lần mới được nhiều sung sướng.
DƯƠNG HÙNG
23.- Kiên nhẫn là vạn năng.
Tục ngữ AI CẬP
24.- Nước chảy đá mòn.
FRANKLIN
25.- Sự kiên nhẫn là lá bùa hộ mạng của đời sống.
Tục ngữ dân da đen
26.- Người ta dầu có cơm ăn, hưởng đủ khoái lạc và hoan hĩ, người ta dầu có đủ mọi thắng lợi về tiền tài hay về nhơn vọng; thiếu nghị lực, người ta thành món đồ chơi của cảnh ngộ, nô lệ của hột cơm mình ăn, của người đàn bà mình yêu, của tài sản mình có.
CHARLES WAGNER
27.- Đối với người đời xưa mà chịu thua kém là không có chí.
https://thuviensach.vn
LƯU CAO
28.- Thượng đế yêu thương những kẻ kiên nhẫn.
Kinh KORAN
29.- Cứ đốn mãi, người ta hạ được cây sồi.
Châm ngôn HY LẠP
30.- Nản lòng thối chí, không còn gì đáng sợ hơn nữa: đó là sinh lực đến thời tàn tạ. SÉNÈQUE
31.- Kẻ sĩ cần nhứt là phải có chí khí cho to, kiến thức cho rộng.
BÙI HÀNH KIỆM
32.- Ai bền gan thì thắng.
NAPOLÉON
33.- Người thật có nghị lực, duy ôm ấp hy vọng cao xa lâu dài, mà không kể thành bại trước mắt. Chẳng phải là không cầu thành, vì biết sự thành chẳng phải ở trong sớm tối, nên không cầu.
LƯƠNG KHẢI SIÊU
34.- Một phút kiên nhẫn, mười năm thái bình.
Châm ngôn HY LẠP
35.- Những người trải qua tai họa, thì thường thấu lẽ và giỏi việc.
MẠNH TỬ
36.- Con người sanh ra để tranh đấu, chớ không phải để nghỉ ngơi.
AMERSON
37.- Sự túng thiếu, đau khổ là ông thầy giỏi, là người bạn tốt để rèn luyện con người. KHUYẾT DANH
38.- Muốn làm những việc lớn, phải sống như người ta không bao giờ chết.
VAUVENARGUES
39.- Người mà chịu khổ, ăn rau cho là ngon, thì làm gì cũng nên.
UÔNG CÁCH
40.- Thành công không là điều quan trọng, điều quan trọng là sự cố gắng.
F. JOUFFROY
41.- Người ta thứ nhứt là phải có chí.
TĂNG QUỐC PHIÊN
42.- Có lý tưởng là chắc chắn không sống theo may rủi, ngày qua ngày, không mục đích, không quy củ,
không hy vọng.
https://thuviensach.vn
F. BUISSON
43.- Ở đời chẳng có việc gì không khó mà nên.
VĂN TRUNG TỬ
44.- Không có con đường nào quá dài đối với kẻ đi từ từ không vội vàng; không có sự thành công nào quá xa đối với kẻ chuẩn bị cho nó bằng sự kiên nhẫn.
LA BRUYÈRE
45.- Người ta chiến đấu khi đi vào cuộc đời.
VOLTAIRE
46.- Trước khi muốn nên người, ta phải luyện chí cho thành trước đã.
QUAN DOÃN TỬ
47.- Phải can đảm chịu đựng những hoạn nạn mà người ta không thể chống lại được. A. DUMAS cha
48.- Chúng ta hãy luôn luôn cất bước, dù chúng ta đi chậm thế mấy, chúng ta sẽ đi được nhiều đoạn đường.
St. FRACOIS DE SALES
49.- Thiên hạ không có hoàn cảnh nào dễ xử. Nhân gian không có thời giờ nào đáng bỏ đi. TĂNG QUỐC PHIÊN
50.- Thắng không nguy hiểm, thành công không vẻ vang.
CORNEILLE
51.- Lâu nay đời vẫn làm đắm loài người, cái chí của ta là cái độ thân ta, mà sóng gió không thể xiêu dạt dập vùi ta được.
CHÚC VÔ CÔNG
52.- Kẻ nào không chịu khổ một chút để học là một kẻ hèn nhát.
GUYAU
53.- Chỏm núi chọc trời và con đường dẫn đến ngọn có tên là kiên nhẫn.
Châm ngôn NHẬT BẢN
54.- Đừng tự đặt cho mình mục đích trở nên một vật gì, mà hãy quyết trở nên một người gì. VICTOR HUGO
55.- Những kẻ nào mong đợi một phép mầu, hoặc thất vọng mà đợi nó, nên biết rằng một phép mầu làmnên bằng những dụng cụ, bằng nước mắt và năm hoặc mười năm cần lao.
LOUIS LUMIÈRE
56.- Người quá quan tâm đến việc nhỏ thường khó làm nên việc lớn.
https://thuviensach.vn
LA ROCHEFOUCAULD
57.- Khi anh đã quyết chiến đấu, phần may mắn sẽ thuộc về anh, nó không phải là một thực thể hay dời đổi. Nó vâng lời kẻ nào biết muốn.
H. DURVILLE
58.- Đừng cho rằng công việc nào đó không thể làm được rồi lăn ra ngủ, vì rất có thể sáng ngày ta sẽ bị đánh thức bởi những tiếng khua động do một người khác đang làm công việc ấy.
HERBERT N. CASSON
59.- Những vấn đề khó khăn sẽ bớt khó khăn nếu chúng ta đương đầu với nó một cách quả quyết. W. S. HALSEY
60.- Những kẻ nào muốn thành công trên đường đời, phải ước mong một chí khí đanh thép, mọi sự khác tự nhiên rồi sẽ có sau.
P. DOUMER
61.- Khi gặp phải một việc khó, tôi bỏ đó, đi lại gặp một người bạn làm thợ đục đá. Anh ấy đôi khi phải đập cả trăm nhát búa mà đá cũng chưa rạn nứt. Nhưng khi đập đến lần thứ một trăm lẻ một tảng đá vỡ ra làm đôi, và tôi hiểu rằng không phải nhát búa cuối cùng đã làm cho tảng đá vỡ mà chính là tất cả cố gắng của anh từ trước.
JACOB. A. RIJS
62.- Muốn có chút giá trị trên đời, chúng ta phải làm những gì mình có thể làm, những gì mình phải làmvà những gì mình đáng làm.
RIVAROL
63.- Cuộc đời là một hòn đào bị những nguy cơ bao bọc. Phải dám liều.
H. N. CASSON
64.- Kẻ nào tự mình cam làm thân phận con trùng, có nên than thở vì sao bị người chà đạp trên đầu mình không.
KANT
65.- Anh đã thất bại, hãy khởi sự trở lại.
EPICTÈTE
66.- Tôi là người, nghĩa là một kẻ chiến đấu.
GOETHE
67.- Không có cái gì là dễ, nhưng cái gì rồi cũng sẽ trở nên dễ, nếu ta biết trì chí kiên tâm. ARDRÉ MAUROIS
68.- Nếu sự thành công không đáp ứng lại các sự cố gắng của anh, anh hãy tăng gấp đôi lòng kiên nhẫn và hãy hy vọng.
PLUTARQUE
https://thuviensach.vn
69.- Với thời gian và kiên nhẫn, lá dâu sẽ thành sợi tơ óng ánh.
Tục ngữ BA TƯ
70.- Công trạng duy nhất của tôi là sự làm việc chuyên cần, không có tài năng đặc biệt nào khác hơn là sự bền gan trong cố gắng.
PASTEUR
71.- Chỉ có ý chí mới làm cho con người thành tiểu nhơn hay vĩ nhơn.
SCHILLER
72.- Con phải nhớ rằng những người khác trông cậy vào con, mà con không nên trông nhờ vào ai cả…
Nếu phải chịu đựng điều thống khổ, con nên coi thường sự đau đớn: như thế tự nó sẽ khuyến dụ con, mà lại dạy bảo con thêm điều hay nữa.
ALEXANDRE DUMAS con
73.- Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là gì.
NGUYỄN BÁ HỌC
74.- Phải có nhiều cương nghị mới tạo được cuộc đời hạnh phúc và lâu dài. Không thể để cho một thảm bại nào hất ngã mình.
H. N. CASSON
75.- Chúng ta chỉ thâu đạt được kết quả bằng một sự cố gắng không ngừng.
Maréchal FOCH
76.- Danh từ “không thể đặng” là một danh từ người ta chỉ thấy trong quyển từ điển của mấy anh khờ. NAPOLÉON
77.- Không phải vì công việc khó khăn mà chúng ta không dám liều, chính bởi chúng ta không dám liều nên nó thành khó khăn.
SÉNÈQUE
78.- Đời là một bài thơ… do chúng ta tự đặt lấy.
ROGER CHEMLA
79.- Công việc bền bỉ bao giờ cũng thắng tất cả.
VIRGILE
80.- Lửa thử vàng, gian nan thử người quả quyết.
SÉNÈQUE
81.- Trong cuộc tranh đấu của đời sống, kẻ thắng tức là kẻ đã làm việc gan dạ hay là kẻ sau khi đã thất bại một việc gì lại cố gắng hơn lên.
HORACE
https://thuviensach.vn
82.- Trên bể đại dương của đời sống chúng ta thấy đầy dẫy những người chết đuối, những người nầy đã có những tài năng đáng kể nhưng chỉ vì thiếu can đảm, ý chí và bền gan, trong khi nhiều người khác kém tài hơn, nhưng với ý chí dẻo dai và bền bỉ đã thuận buồm đi tới bến.
TIHAMER TOTH
83.- Nếu anh muốn tập thói quen làm một việc nào, hãy làm công việc ấy.
EPICTÈTE
84.- Bí thuật của đời sống là lựa chọn lấy một việc rồi tập trung tất cả lực lượng của mình vào đó. NAPOLÉON
85.- Ai có can đảm muốn thì có thể sửa đổi tương lai của mình được.
ANDRÉ MAUROIS
86.- Một người lý tưởng là người, khi định mạng thử thách, không những đã tỏ ra xuất chúng, mà đồng thời còn thích tìm những khó khăn và trở lực để đương đầu.
NIETZSCHE
87.- Hàng triệu ngọn cỏ tạo nên cánh đồng. Hàng triệu hạt cát tạo thành trái núi. Đại dương do những giọt nước tạo nên; đời sống là do những giây phút tạo thành.
LAMARTINE
88.- Thất bại không phải là hèn hạ nhưng là kỳ vọng thấp kém làm hèn hạ con người. LONGFELLOW
89.- Đui không phải là khổ, không chịu được cảnh đui mới là khổ.
JOHN MILTON
90.- Không hề chán nản và thất vọng; nếu thất bại, bạn hãy khởi sự từ đầu.
MARC AURÈLE
91.- Dù đau khổ, bạn hãy thực thi mọi việc đã quyết tâm làm, coi như bạn đang sung sướng. ALEXANDRE MERCEREAU
92.- Nếu không có sự trợ lực của một ý chí kiên quyết thì không có chi thành tựu và lâu bền được. Vô danh
93.- Tính kiên nhẫn là một thứ cây có rễ chát đắng nhưng trái rất ngon ngọt.
Cách ngôn BA TƯ
94.- “Tôi sẽ muốn” không dẫn tới đâu cả. “Tôi muốn” mới duy nhất có hiệu quả.
ALEXANDRE VINET
95.- Phương pháp hay hơn hết để chuẩn bị tương lai, là cố gắng làm tròn công việc mỗi giờ, mỗi ngày, siết chặt lấy thực tế thay vì thoát ra khỏi thực tế.
https://thuviensach.vn
J. BRUN ROS
96.- Tôi trải ba mươi năm lăn lộn kham khổ sinh hoạt, sau mới biết rằng bất luận sự nghiệp gì trước hết ít nhứt phải ba mươi năm sau mới hoàn thành.
SAKURAZAWA NYOICHI
97.- Giá trị chân chính của con người không phải bởi năng tri mà chỉ bởi sức mạnh của chí khí. Những tài năng đối với người thiếu nghị lực lại chỉ làm cho họ hèn yếu, cái tư chất siêu việt của một người kémchí khí lại là người khốn nạn đáng khinh nhất.
J. EOTVOS
98.- Sự già nua chỉ chờ đợi những kẻ đi vào cuộc đời không mục đích.
MARCEL ROUET
99.- Dù đêm dài thế mấy, chắc chắn ngày sẽ đến.
Tục ngữ dân da đen
100.- Đời sống là một con đường. Con đường không phải là nơi để chúng ta nằm ngủ hoặc nghỉ ngơi, mà chính là để chúng ta bước đi.
P. DRIVE
https://thuviensach.vn
D
NẾU…
Nếu anh có thể nhìn sự nghiệp cả một đời mình sụp đổ, Và không một tiếng than, lo tái lập cơ đồ.
Nếu anh dám buông tay trong một ván,
Cả lãi lời của trăm ván đã hơn,
Và nếu thua không tái mặt, dỉ hơi,
Gầy dựng lại với hai bàn tay trắng…
* * *
Nếu anh có thể là khách đa tình nhưng chẳng lụy vì tình, Biết mơ mộng nhưng không thả hồn theo mộng. Nếu anh biết suy tưởng nhưng chẳng sống trong không tưởng, Ở hiền lương nhưng không quá ươn hèn,
Hoặc khôn ngoan mà không dở giọng…
* * *
Nếu anh có thể dằn lòng thấy kẻ manh tâm,
Toan tráo trở những lời anh nói phải,
Để phỉnh phờ dối gạt kẻ khờ ngu.
Nếu anh biết lấy ân mà trả oán,
Bị máu trây nhưng không bẩn miệng phun lại người, Biết chờ thời nhưng không nản chí vì đợi thời… * * *
Nếu anh có thể gần bình dân nhưng vẫn giữ tròn tư cách, Ngồi gần vua mà vẫn giữ đặng lòng dân.
Nếu anh biết thương người nhưng không vị một người, Không luồn cúi trước người trên mà khinh miệt kẻ dưới. Nếu mọi người có thể cậy nơi anh,
Mà anh chẳng ỷ lại vào ai cả…
* * *
Nếu anh biết chiến đấu khi sức mòn hơi mỏi,
Không quy hàng khi tim, óc rã rời,
https://thuviensach.vn
Duy có Ý CHÍ thét lên: “Hãy kiên tâm, đừng lui bước !”
Nếu anh biết dùng trọn sáu mươi giây trong một phút,
Của thời gian khắc nghiệt, chẳng chờ ai…
* * *
Nếu anh vẫn tự tin khi ai nấy đều ngờ mình.
Nếu anh biết điềm tĩnh khi người người đều bấn loạn,
Và chỉ toan trút lỗi lên đầu anh
Nếu anh gặp Thành Công hay Thất Bại,
Vẫn bình tâm tiếp đôi bợm ấy như nhau…
* * *
Thì tất cả và Vũ trụ là của anh,
Và, còn quý hơn Công hầu, Khanh tướng,
Anh sẽ là MỘT NGƯỜI.
(Nguyên tác của Rudyard Kipling.
Bản dịch của Phạm Cao Tùng)
-HẾT-
https://thuviensach.vn
CÓ CHÍ THÌ NÊN NGUYỄN VĂN Y VIẾT TRẦN NHẬT TÂN VẼ BÌA NAM HÀ XUẤT BẢN. IN LẦN THỨ NHẤT 3000 QUYỂN TẠI NHÀ IN RIÊNG CỦA NHÀ XUẤT BẢN.
https://thuviensach.vn
Mục lục
I. - LÀM NGƯỜI PHẢI CÓ CHÍ II. - COI THƯỜNG THẤT BẠI III. - NOI GƯƠNG NGƯỜI HIẾU HỌC IV. - LÀM BẠN VỚI QUYỂN SÁCH V. - KHÔNG Ỷ LẠI VÀO NGƯỜI VI. - MẤY ĐIỂM TỰA CẦN THIẾT VII. - KẾT
PHỤ LỤC
A. - NGƯỜI CHÍ KHÍ
B. - NGHỊ LỰC
C. - CHÂM NGÔN ĐỂ LUYỆN CHÍ D. - NẾU…
https://thuviensach.vn