🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Chuyện Giải Buồn - Quyển 1 Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn Tên sách : CHUYỆN GIẢI BUỒN Q1 Tác giả : PAULUS CỦA BẢN IN QUẢN HẠT Năm xuất bản : 1886 ------------------------ Nguồn sách : sadec (TVE4U) Đánh máy : Nguyễn Bửu San Kiểm tra chính tả : Đỗ Thúy Nhi, Trần Khang Biên tập ebook : Thư Võ Ngày hoàn thành : 03/11/2018 https://thuviensach.vn Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận « SỐ HÓA 1000 QUYỂN SÁCH VIỆT MỘT THỜI VANG BÓNG » của diễn đàn TVE 4U.ORG Cảm ơn tác giả PAULUS CỦA đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá. https://thuviensach.vn Ghi chú : Nhằm lưu giữ vết tích xưa của tiếng việt, nhóm làm ebook này sao y bản chánh của Quản Hạt in năm 1886. https://thuviensach.vn MỤC LỤC 1. CHÍ KHÍ CAO 2. CẦU TIẾNG CHƯỞI CHO RỤNG LÔNG VỊT 3. ĐỊA NGỤC Ở MIỀN DƯƠNG GIAN 4. ĂN MÀY XIN VÀNG NÉN 5. ĐẦU THAI BA KIẾP 6. KIỆN MẤT NÀNG DÂU 7. PHẬT ĐỔ MỒ HÔI 8. MƠ TƯỞNG VIỆC KHÔNG CÓ 9. NÓI MỊ 10. CHUYỆN MÌNH THÌ QUÁNG 11. ANH EM RUỘT GIÀNH GIA TÀI 12. VẼ HÌNH VAY BẠC 13. CHUYỆN VƯƠNG-THẬP 14. TÍCH CỌP LẠY 15. CHUYỆN CẢNH THẬP BÁT 16. CỌP CÓ NGHĨA 17. ĐUỔI YÊU QUÁI 18. RỦ NHAU CHẾT MỘT LƯỢT 19. BỐN MƯƠI NGÀN 20. BỢM BẢI 21. MẮC LỪA 22. CHỒN ĐẤT THƠ THỦY 23. CHUYỆN ÔNG TẤN SĨ LƯNG MỌC LÔNG DÊ 24. LẬP TỰ CHO CHÁU https://thuviensach.vn 25. NỢ KHÔNG TRÔNG TRẢ 26. CHUỘT CÓ NGHĨA 27. CHUYỆN NGƯỜI ĐINH TIỀN KHÊ 28. CHUYỆN THÂY MA LÀM DỮ 29. CHUYỆN HỌ THÂN 30. CHUYỆN ÔNG XA KÍNH 31. CHUYỆN ÔNG LƯU BÁ ÔN 32. CÓ PHƯỚC LÀM QUAN 33. CHUYỆN NHẬM TÚ 34. TRƯƠNG THÀNH 35. SỰ TÍCH CON BÀN BÀO 36. CHUYỆN MỘT VÌ TƯỚNG QUÂN 37. BÀN CHIÊM BAO 38. TRỒNG LÊ 39. ĐẠO BẠCH LIÊN 40. THẦY ĐẠO SĨ Ở NÚI LAO SƠN 41. PHÉP MA 42. SỰ TÍCH CŨ 43. HUÌNH SANH 44. ĐÔNG PHƯƠNG SÓC 45. CÔNG GIÃ TRƯỜNG 46. THI THÀNH HOÀNG 47. HAI ANH EM HỌ THƯƠNG 48. LỘC ĐỜI 49. NHÍP CHÁNH https://thuviensach.vn 50. NGƯU THÀNH CHƯƠNG 51. LIỂU SANH 52. CHUYỆN HƯỚNG-KlỂU 53. CHỊU ÁN OAN 54. CHUYỆN CON THẢO 55. CHUYỆN NGƯỜI BÁN VẢI 56. CÙ DỤC 57. DIÊM LA 58. CHUYỆN THƯƠNG TAM QUAN 59. CHUYỆN ÔNG TẾ VÕ KHI CÒN NHỎ 60. CHUYỆN NGƯỜI CAO LỚN 61. LIỂU TÚ TÀI 62. CHUYỆN LƯU HỖ 63. CON RƯỢU 64. CHÓ KHÔN 65. THẦN NÚI 66. CHUYỆN THẦY THUỐC 67. TỐNG QUỐC ANH 68. CHÓ BIẾT CỨU CHỦ https://thuviensach.vn CHUYỆN GIẢI BUỒN RÚT TRONG CÁC SÁCH HAY ĐỂ GIÚP TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC CÙNG NHỮNG NGƯỜI HỌC TIẾNG ANNAM PAULUS CỦA, Đốc phủ sứ IN LẦN THỨ HAI NĂM 1886 SAIGON BẢN IN QUẢN HẠT 1886 https://thuviensach.vn CHUYỆN GIẢI BUỒN https://thuviensach.vn 1. CHÍ KHÍ CAO Thuở xưa vua Nghiêu muốn truyền ngôi cho Hứa-do 1bèn đòi Hứa Do tới mà dạy rằng : trẩm nghe ngươi có đức lớn, trẩm muốn truyền ngôi cho ngươi, ngươi phải nối ngôi cho trẩm mà làm vua thiên hạ. Hứa-do nghe nói, tức cười, vội vàng đi xuống suối mà rửa tai. Cũng một khi ấy có ngươi Sào phủ là người giữ trâu đem trâu xuống suối mà cho uống nước, thấy Hứa-do đương lum khum rửa tai, hỏi Hứa-do làm sao mà rửa tai ? Hứa-do lắc đầu nói : ông Nghiêu đòi tôi, biểu tôi thì làm vua. Sào-phủ nghe nói, liền đem trâu lên trên dòng nước mà cho uống. Hứa-do hỏi làm sao anh lại đem trâu lên trên ấy mà cho uống ? Sào-phủ rằng : anh rửa tai anh xuống đó, tôi sợ trâu tôi uống nhằm. Sào-phủ lại rằng : anh đi đâu cho người ta biết anh mà muốn nhường ngôi vua cho anh, ấy là tại bụng anh hãy còn danh lợi. Nghe mà rửa chi bằng giữ vẹn đừng nghe. https://thuviensach.vn 2. CẦU TIẾNG CHƯỞI CHO RỤNG LÔNG VỊT Có một ông già nhơn đức hiền lành, cả đời không hề biết chưởi ai. Lối xóm có đứa gian thấy ông ấy nuôi vịt, lén tới bắt trộm một con, đem về làm thịt mà ăn. Đứa gian ấy ăn con vịt rồi, không biết làm sao lông vịt mọc ra đầy mình, lấy làm sợ hãi ; phần thì xốn xang khó chịu, phần thì xấu hổ, không dám ra khỏi nhà, vợ con nó chạy thuốc thang gì uống vào lông vịt cũng không rụng, nó lại càng kinh hãi hơn nữa ; nó cầu khẩn hết sức, xin cho khỏi tật gì quái gở như vậy ; Đêm kia nó nằm chiêm bao thấy thần nhơn mách bảo rằng : phải lạy ông già nhơn đức ấy, xin ông ấy chưởi cho một tiếng, thì rụng hết lông vịt, chẳng phải cầu thầy chạy thuốc làm chi. Trời vừa rựng sáng, thằng ăn trộm vịt, lật đật qua nhà ông già, ban đầu kiếm đều nói dối, mà rằng : tôi nghe ông mất một con vịt, tôi thấy thằng ở một bên tôi ăn cắp, nó sợ chưởi lắm, nếu ông chịu chưởi một tiếng, nó phải trả lại cho ông bây giờ. Ông già nói : ổi thôi ! Mất còn, còn mất cũng chẳng làm gì, ai có hơi đâu mà chưởi nó cho mệt. Thằng ăn cắp thấy ông già không chịu chưởi, tức mình phải lạy mà thú thiệt rằng : tôi ăn cắp vịt ông mà bởi tôi ăn thịt nó rồi thì mình mẩy tôi mọc đầy những lông vịt, uống thuốc gì cũng không rụng ; nay có thần nhơn mách bảo, dạy tôi phải thú thiệt cùng ông, xin ông chưởi một tiếng thì lông vịt sẽ rụng hết ; vậy xin ông làm phước, chưởi giùm cho tôi một tiếng, kẻo tôi đau đớn khó chịu lắm. Nó và nói và khóc, ông già thấy vậy động lòng, mới chưởi một tiếng, tức thì lông vịt trong mình thằng ăn cắp rụng sạch, trơn tru lại như cũ. Kẻ bày chuyện bàn rằng : ấy tội ăn trộm đáng sợ hãi là dường nào, vì một lần ăn trộm mà lông vịt mọc ra đầy mình ; vã sự chưởi bới cũng nên xa lánh là thế nào, vì một tiếng chưởi trừ hết tội ăn trộm. https://thuviensach.vn 3. ĐỊA NGỤC Ở MIỀN DƯƠNG GIAN Có một người chết tức, phải đi theo quỉ xuống âm phủ, vua Minh vương tra bộ không có tên, nói quỉ bắt lầm, dạy quỉ phải đem trả lại dương gian. Người bị quỉ bắt lầm có ý tọc mạch, muốn coi chỗ âm ti ra làm sao, mới nói nhỏ với quỉ, xin đem đi coi cho biết. Quỉ nghe lời, dẩn người ấy đi coi khắp chín cữa ngục, tới một chỗ thấy có một thầy sải bị cột ngang bắp vế mà treo ngược lên, kêu van rên siếc khốn nạn. Người ấy bước gần, coi tạn mặt, thì là anh ruột mình, liền thất kinh hỏi quỉ làm sao mà anh mình phải treo lên khốn khổ như vậy. Quỉ nói tại nó quyên tiền người ta, tưởng để mà làm phước, chẳng dè quyên đặng bao nhiêu, nó đánh bạc hết bấy nhiêu, cho nên phải phạt tội nó như vậy. Người ấy lại hỏi quỉ : có lẽ gì mà cứu anh mình chăng ? Quỉ nói phải ăn năn sám hối thì khỏi. Đến khi người quỉ bắt lầm sống lại, nhớ việc mình thấy dưới âm phủ, bèn tưởng tới người anh ruột đương tu bên chùa Tập-phước, mới đi qua đó mà thăm anh. Tới nơi thấy anh nằm xó vách, đau một cái ung lớn ở duới bắp vế, phải treo chơn lên, in như chuyện thấy dưới âm phủ, thì lấy làm sợ hãi, hỏi anh làm sao mà phải treo chơn lên ? Người anh nói : tao đau cái ung độc dữ quá, nếu không treo chơn lên, thì nó đau thấu ruột gan. Người em học lại mọi việc mình đã thấy dưới âm phủ cùng các lời quỉ nói, thì người anh thất kinh ăn năn thống hối, qua ít ngày chỗ ung độc lành ; từ ấy mới trở nên một ông thầy sải tốt. Kẻ bày chuyện bàn rằng : đứa tiểu nhơn thường nói chừng nào xuống địa ngục sẽ hay ; mà chẳng biết những sự họa hại ở đời này, thì rõ ràng là hình phạt dưới địa ngục. https://thuviensach.vn 4. ĂN MÀY XIN VÀNG NÉN Có một người giàu có lớn, mà hà tiện cũng lớn, cứ bo bo giữ của không chịu làm phước cho ai. Có một tên ăn mày tới xin quyết một nén vàng, người nhà giàu phát giận, nói giá ăn mày dám xin tới vàng nén, biểu đày tớ đuổi đi. Tên ăn mày la lết không chịu đi, cứ việc ở trước nhà mà xin mãi. Trong nhà không ai thèm nói tới, tên ăn mày sớm đi xin ăn chỗ khác, trưa lại lộn về ở tại nhà giàu mà nài hoài cho đặng nén vàng. Nó làm như vậy đã đặng ba năm, người nhà giàu thấy nó có công gắng vó, cũng mỏi lòng mà chịu cho. Tên ăn mày được nén vàng, thì làm bộ nhảy nhót mầng rỡ bội phần, liền cổi áo gói lại mà đi. Khi tên ăn mày đi ra một đỗi, thì người nhà giàu sai một đứa đầy tớ theo rình coi lão ăn mày đem nén vàng đi đâu, cùng làm chuyện gì với nén vàng. Tên đầy tớ đi theo xa xa, thấy lão ăn mày đi thẳng ra ngoài đồng, tới chỗ bóng mát ngồi xuống mở áo lấy nén vàng, dồi lên dồi xuống mà giởn chơi, coi ra ý mầng rỡ lắm. Cách một hồi lão ấy buồn ngủ, nằm chèo queo, nén vàng thì để trần một bên chỗ ngủ. Đứa đầy tớ nom đặng, chờ lão ăn mày ngủ mòm, lén lại lấy nén vàng đem về cho chủ, chủ mầng còn nén vàng, liền đem đi cất. Lão ăn mày thức dậy thấy mất nén vàng, không thèm tìm kiếm, xăm xăm trở lại nhà giàu mà xin nén khác. Ông nhà giàu nói : mới cho một nén làm gì hết đi, mà còn xin nữa ? Lão ăn mày nói : tôi vừa nhắm mắt, nó liền mất đi, nên phải xin ông nén khác. Ông nhà giàu nghe nói, dường như ai soi sáng tấm lòng, liền hiểu sự đời : hể con người ta nhắm mắt rồi thì chẳng còn của cải sự nghiệp gì nữa ; mới khẫn nguyền xin táng của cải mà làm phước với thiên hạ ; sau nghĩ lại, mới biết người ăn mày ấy là tiên. https://thuviensach.vn 5. ĐẦU THAI BA KIẾP Họ-lưu hay nhớ việc kiếp trước, nói có một kiếp mình sanh làm chức quan, mà tánh hạnh xấu xa ; đến khi được 62 tuổi thì chết, xuống chầu vua Minh-vương, nhờ ơn tiếp đãi cũng như quan. Đến lúc tra bộ, vua Minh vương thấy y có nhiều vít tích, bèn nổi giận dạy quỉ kéo y xuống, bắt đi đầu thai làm ngựa. Quỉ vâng lời bắt y trói lại, dẫn đi tới một cái nhà ngạch cữa cao, y vừa xắm rắm bước qua, quỉ đánh thét đau lắm, y té quị xuống, ngó lại thì thấy mình ở chuồng ngựa, nghe tiếng người ta vẳng vẳng rằng : con ngựa cái đẻ được một con ngựa đực ngộ nghỉnh. Trong trí y hiểu rõ ràng, ngặt nói ra không được. Khi ấy đói lắm, cực chẳng đã, y phải bú con ngựa cái. Đến khi được bốn năm tuổi, thì cao lớn mà nhát roi, chủ cởi có yên nệm, cho đi chậm chậm, thì dễ chịu ; mắc sắp đầy tớ cỡi trần, hai mắt cá nó thúc vào hông thì đau thấu tim phổi, tức mình y bỏ ăn ba ngày mà chết. Vua Minh vương tra bộ, nói y chưa mãn phạt, quỡ sao có ý tránh trút, dạy quỉ lột da, bắt đi làm chó. Y lấy làm xấu hổ, quỉ đánh xối, đau đòn, y có ý nhào xuống dưới chơn tường cho chết ; té ra mình nằm dưới chỗ chó đẻ, con chó cái lại mà cho bú,thì mới biết mình sinh ra một lần nữa. Lớn lên thấy phẩn cũng biết dơ, mà ngửi thì nghe thơm ; song y thề lòng không chịu ăn. Thân làm chó mấy năm, lấy làm tức tối, muốn chết mà sợ vua Minh Vương nói mình cố ý qui tị, còn ông chủ nhà lại nuôi dưỡng tữ tế không chịu giết. Ngày kia, y cố ý cắn ông chủ nhà rách thịt ra. Ông chủ nhà giận mới đập y một gậy, y chết xuống hầu vua Minh-vương, vua Minh-vương giận y sao làm chó dại, đánh ít trăm, bắt đi làm rắn, bỏ y vào khám tối. Y leo vách, đục nhà mà chun ra, ngó lại thì mình đã hóa rắn thiệt, nằm dưới cỏ. Khi ấy y mới làm lời nguyện không hại loài sống, cứ nuốt trái cây mà chịu. Làm rắn dày năm, nghĩ muốn tự vận mà sợ phép, hại người ta mà chết cũng không khá, y mới lập tâm kiếm một phép chết cho êm. Vậy ngày kia, y đương nằm trong bụi, nghe tiếng xe đi ngang, y mới bò ra nằm giữa đàng, xe liền cán y đứt làm hai đoạn. Vua Minh-vương thấy y lại mau mau trở xuống, cũng lấy làm lạ, nhưng vậy thấy y khiêm nhượng xưng thiệt mọi đều, cũng nghĩ về sự y vô https://thuviensach.vn tội mà bị hại, bèn cho phép y đầu thai làm người là ông Lưu-công. Lưu-công sanh ra liền biết nói, văn chương kinh sữ coi qua liền thuộc, năm tân-dậu cữ bậc hiếu-liêm, thường khuyên người ta rằng cỡi ngựa phải lót lá phủ, còn sự cỡi trần mà thúc mắt cá, thì đau ngựa hơn là đánh roi. Sách Dị-sữ nói rằng : giữa loài lông sừng mà có bậc vương công cùng quan lớn lộn vào, ấy là tại giữa bậc vương công cùng quan lớn, chưa chắc là không có loài lông sừng chen vào vậy. Con người ở đời phải làm lành : kẻ hèn làm lành cũng như là trồng cây mà hái hoa ; kẻ quí làm lành cũng như đã có hoa mà bồi lấy cây. Hễ trồng cây thì cây lớn ; bồi cây thì cây bền. Nếu chẳng vậy, thì có khi phải kéo xe, phải người ta dàm khớp mà làm ngựa ; hoạc phải ăn dơ, bị người ta ăn thịt mà làm chó ; hoạc phải trườn bò có vãy có vi, phải bà cắt, thầy bòi ăn mà làm rắn. https://thuviensach.vn 6. KIỆN MẤT NÀNG DÂU Đời nhà Minh có một người cưới vợ, vừa rước về tới nhà, dỡ màn ra thì thấy kiệu không. Hai họ lấy làm chuyện dối nhau, bèn đi thưa tới quan huyện sở tại. Quan huyện hỏi, mai dong cùng đầu tộc đều quả quyết rằng : nàng dâu có lên xe. Quan huyện chưa biết xử làm sao. Nhằm lúc có việc gấp, quan huyện phải đi khám điền, tới chỗ giáp giái, thấy có một cây cao lớn dị thường, tàn nó che hết hai mươi mấy mẫu ruộng, không ai cày cấy đặng. Ý quan huyện muốn đốn đi mà các người già cả cùng các kẻ theo hầu can gián, nói là chỗ thần nương dựa, nếu dân sự có đều không cung kính thì phải đau phải bịnh mà chết. Quan huyện không nghe, bắt dân tráng vài mươi người, cầm binh trượng, nổi chiêng trống kéo tới gần gốc cây, xảy thấy ba người mặc áo mão đón đàng, đứng bên phía tả mà phân rằng : chúng tôi là thần cây nầy, ở đây đã nhiều năm, xin quan huyện lấy lòng nhơn mà tha thứ. Quan huyện nạt lên một tiếng, ba người ấy biến mất, liền dạy trai vác rìu xốc vào, vừa chém xuống thì thấy chảy máu ra, ai này đều sợ hãi mà dang ra. Quan huyện tức giận giựt rìu đốn một mình, ai nấy sợ phải trở vào mà đốn. Cốt hơn hai trăm lưỡi rìu cây ấy mới đứt, thấy trên ngọn cây có một ổ lớn, có ba người đờn bà trong ổ rớt xuống gần chết, người ta đổ thuốc cách một hồi mới sống lại. Hỏi làm sao mà ở trên cây, ba người đờn bà nói : năm trước chúng tôi bị bảo đưa lên trên ấy, ở đó cũng như ở trên lầu cao có ba người vui vầy, ăn uống đồ mỉ vị, thường ngó xuống dưới lầu, thì thấy thành thị ở trước mặt, có một đều không thang mà xuống, không dè là ở trên ngọn cây. Quan huyện hỏi kỉ quê quán, đều cho đưa chúng nó về, tra ra có một đứa chánh là con dâu ngồi kiệu mà mất đi, thì vụ kiện mất nàng dâu mới yên. Quan huyện lấy cây lớn ấy phá ra mà làm nhà khách, từ ấy mới hết yêu quỉ, đất xung quanh trở nên ruộng tốt. Ấy ma có không là tại nơi người, hễ tin thì có, mà mạnh mẽ không tin như quan huyện ấy thì là không có. https://thuviensach.vn 7. PHẬT ĐỔ MỒ HÔI Có tiếng đồn tượng phật ở chùa Biện-châu đổ mồ hôi, ai nấy đua nhau đi coi, kẻ cúng món này, người dâng món khác, lễ vật đầy đàng ; nhứt là đờn bà thì có nhiều người đem hàng giẻ chặm mồ hôi để may áo cho con, lấy làm linh thính : con bận đặng áo ấy thì sức mạnh bình yên. Quan phủ sở tại cũng lật đật đem vàng bạc tới cúng ; bà phủ lại làm chay. Bỡi đó các quan văn võ, làng xóm cùng các người buôn bán, rùng rùng đem tiền bạc tới cúng, dật dều đàng sá, giành nhau sợ mình cúng sau. Quan phủ cho người đi coi, ai cúng bao nhiêu đều biên vào sổ. Cách mươi bữa người dạy đóng cữa chùa, nói rằng phật hết đổ mồ hôi, không can chi phải cúng nữa. Tính trong ngày người ta cúng dư muôn, quan phủ dạy đem hết vào kho, để mà phát cho quân lính. Ấy quan phủ thấy người ta có thói đua nhau đem tiền bạc mà làm chuyện vô ích, thì người dùng chước thâu trử, để mà làm việc có ích. https://thuviensach.vn 8. MƠ TƯỞNG VIỆC KHÔNG CÓ Xưa có một người tới số phải đi đầu thai, nài vua Luân-hồi phải у như lời xin thì mới chịu đi. Vua Luân-hồi hỏi xin làm sao, người ấy tâu xin cho : cha làm Thượng thơ con Trạng nguyên ; quanh nhà ngàn khoảnh nhứt hạng điền ; ao sâu vườn rộng loài loài sẵn ; vợ tốt hầu xinh thảy thảy hiền ; đầy nhà vàng ngọc cùng gạo lúa ; dẫy tủ giẻ hàng với bạc tiền ; mình ngồi phẩm nhứt trong thiên hạ ; an hưởng vinh hoa thọ bách niên. Vua Luân-hồi nói quả có kiểng vui dường ấy, thì chẳng hết cho trẩm đi, có đâu cho tới nhà ngươi. Có mấy người anh em bạn ngồi nói chơi, hỏi ý nhau muốn làm sao ? Có người nói ý mình muốn vàng bạc cho nhiều ; có người nói ý mình muốn làm quan Thứ sử Quảng-lăng ; có người nói ý mình muốn cỡi hạc mà lên cõi tiên. Người thứ tư nghe các người ấy nói như vậy, thì cười mà rằng : ý tôi muốn cột tiền lưng mười vạn, cỡi hạc mà lên cõi Dương-châu. Người bày chuyện bàn rằng : con người sanh ra ở đời chẳng có sự chi bền chắc ; nếu mình có ý vọng tưởng, thì chi bằng cầu cỡi hạc mà lên cõi tiên. https://thuviensach.vn 9. NÓI MỊ Có một người hay nói thù phụng, đi viếng một ông huyện, vừa vào tới dinh thì khen rằng : quan huyện nhơn đức, thú dữ cũng phải cảm mà tránh đi phương xa ; bữa qua tôi vào tới địa hạt, tôi thấy cọp kéo nhau cả bầy mà đi sang phía bắc. Quan huyện nghe tiếng nói mị thì không ưa, nhưng vậy cũng gượng gạo làm vui mà tiếp khách. Cách một hồi làng tới báo rằng đêm bữa qua cọp ăn hết ba mạng, xin quan huyện truyền quân ví bắt cho kíp, kẻo nó ăn hết thiên hạ. Ông huyện hỏi nhơn sao làng nói một thế, thầy nói một thế ? Người bạn hữu cười mà nói gượng rằng : trong thế các ngài bắt người ta theo dọc đàng đó. https://thuviensach.vn 10. CHUYỆN MÌNH THÌ QUÁNG Vợ ngươi Hứa-doãn có đức hạnh mà kém bề nhan sắc, Hứa-doãn hỏi : Nghe nói đờn bà có bốn đức 2, mà cô có mấy ? Người vợ trả lời rằng : tôi kém có một bề nhan sắc mà thôi chớ, tôi nghe con nhà học trò có trăm hạnh, vậy cậu có bao nhiêu hạnh ? Hứa-doãn nói : hạnh nào tôi cũng đủ. Vợ rằng : người ta có một bịnh là không biết mình, cậu ham nhan sắc hơn đức hạnh, sao cậu dám nói rằng đủ ? Hứa-doãn nghe nói liền hổ thẹn, từ ấy mới thật lòng kính thương vợ cho đến trọn đời. https://thuviensach.vn 11. ANH EM RUỘT GIÀNH GIA TÀI Hai anh em thằng Mít chia gia tài giành lộn với nhau, đi mời xả trưởng phân xử. Chú xả cũng biết một hai câu chữ, tới tại nhà hỏi hai anh em bất bình với nhau làm sao ? Người anh nói em tham, chia nhiều mà còn chê ít ; người em nói anh muốn giành lấy một mình. Chú xả nói cả hai anh em không biết đều, trong sách có nói : chẳng lẽ coi tiền của hơn anh em, sao không biết xét mà đi giành xé với nhau cho mất sự thuận hòa trong gia đạo, lại làm cho mất thói lịch sự trong xóm làng ; vã lại lời tục có nói rằng : đống trấu nhà chẳng để cho gà người bươi. Hai anh em phải tính cho êm với nhau thì là hơn. Hai anh em nghe nói bèn an lòng chia chác với nhau xong xuôi. Cách ít ngày tới việc chú xả, người em chú xả cũng lấy sự chú xả tham muốn giành phần nhiều, mà đi kiện tới tổng. Hai anh em chú xả lại so đo hơn thiệt ngầy ngà với nhau quá hơn hai anh em thằng Mít. Hai anh em thằng Mít hay đặng mới đi hỏi chú xả : chớ sao ngày trước nhằm việc vuối tôi, thì cậu trưng sách vở mà giải hòa, nay tới việc cậu, coi ý cậu so đo ngầy ngà quá vuối tôi, vậy thì tình cốt nhục cùng phép lịch sự cậu ở đâu ? Tên xả nói : ngày trước là việc các chú, gia tài cũng là của các chú, các chú hơn thua với nhau chẳng động gì đến tôi, cho nên tôi nói phải ; chớ việc bây giờ là việc anh em tôi, gia tài cũng của anh em tôi, tôi không nói thì đau lòng, tức mình tôi phải nói ; huống chi xử việc có kinh có quyền, ngày trước việc các chú là chánh kinh, ngày nay việc vuối tôi là tùng quyền, có khi dùng sách có khi bỏ sách. https://thuviensach.vn 12. VẼ HÌNH VAY BẠC Tên Giáp túng xài tới nhà anh em bạn mà hỏi tiền. Người anh em bạn chịu cho, mà nài phải làm giấy. Tên Giáp lật đật về làm giấy đem qua, mà đứng giấy có một mình. Anh em bạn hỏi sao chị không đứng vào cho vui ? Lại rằng : anh em mình vuối nhau, khi anh túng khi tôi túng, đặt ra làm giấy cho có chừng, để phòng khi tôi túng, anh nhớ mà trả, chẳng phải tôi bắt nhặt anh trong đều ấy. Tên Giáp mau mau về nói vợ điểm chỉ vào giấy, đem qua cho anh em bạn. Người anh em bạn coi giấy, ngẩm nghĩ một hồi lâu rồi lại nói rằng : giấy nầy, anh làm có ngày có tháng, vốn lời, giao ước chắc chắn, mà ngặt chưa nhằm ý tôi. Tên Giáp hỏi ý anh muốn làm sao ? Người anh em bạn nói ý tôi muốn cho anh mua một tờ giấy kinh huyện cho lớn, rồi rước một tên thợ vẽ cho khéo. Tên Giáp hỏi mua giấy lớn, rước thợ vẽ cho khéo mà làm gì ? Anh em bạn nói tôi thấy thuở nay ai nấy vay hỏi, thì cũng làm giấy như anh, song đến khi trả thì thường có đều khó lòng, không phải thế ; cho nên ý tôi muốn cho anh mua giấy lớn, rước thợ vẽ khéo mà vẽ một tấm tượng cho y như chuyện hôm nay : là vẽ anh tới hỏi tiền tôi thì vui vẻ ; vẽ tôi cho anh cũng vui vẻ ; vẽ đến khi đủ ngày tháng tôi đòi, anh trả cũng vui vẻ, đừng có cái mặt bò hung. https://thuviensach.vn 13. CHUYỆN VƯƠNG-THẬP Tên Vương-thập là dân ở đất Cao-uyễn, đi vác muối lậu ban đêm gặp hai người đi đàng, ngỡ là quân canh ở hản muối, lật đật quăng bao muối mà chạy ; chẳng dè cóng chơn muốn chạy mà chạy không đặng, liền bị hai người ấy bắt, năn nĩ xin tha. Hai người ấy nói : ta chẳng phải là người ở hản muối, vốn ta là quỉ. Thập sợ nói : có bắt thì cho tôi về nhà từ giã vợ con. Quỉ không cho, nói bắt mầy đây chẳng phải là bắt chết, chẳng qua là bắt đi làm xâu đở ít ngày mà thôi. Thập hỏi đi xâu việc gì ? Quỉ nói dưới đền Diêm-la, sông Nại-hà ứ lại, mười tám hầm phẩn tràn trề, cho nên phải bắt ba thứ người vét ; còn bắt mấy đứa ăn cắp vặt, mấy đứa đánh xỏ lá, cùng những đứa bán muối lậu để mà rửa nhà xí. Tên Thập đi theo quỉ vào thành, tới một cái đền thấy vua Diêm-la ngồi trên ngai mà tra bộ. Quỉ vào gỡi nói có bắt đặng một đứa buôn muối lậu tên là Vương-thập. Vua Diêm-la ngó Thập giận mà nói rằng : Hễ bán muối lậu thì trên trốn thuế vua, dưới sâu mọt dân, mới gọi là bán muối lậu ; chớ như những đứa các quan tham lam, hản buôn gian gião chỉ là đứa buôn lậu, cả thảy là dân lương thiện nghèo nàn, liều một hai đồng vốn kiếm một hai đồng lời, thì chẳng lẽ gọi là đứa buôn lậu. Khi ấy vua Diêm-la quở hai thằng quỉ, bắt phải mua bốn đấu muối, lại lấy bao muối tên Thập quăng dọc đàng đem để tại nhà tên Thập ; còn Tên Thập thì cầm ở lại, giao cho nó một cây hèo, dạy nó phải theo quỉ mà đốc việc vét sông. Quỉ dắc Thập tới bên sông Nại-hà, thấy người ta lúc nhúc dưới sông như giòi, còn nước thì thâm đen mà đục ngàu, lại gần thúi tha chịu không nổi. Những người vét sông thì trần truồng, cầm ki cầm mai, hụp lên hụp xuống dưới sông, hốt những thây ma xương mục, đầy ki trạc liền khiêng đội mà lên, chỗ sâu lút đầu cũng phải lặn ; có ai làm biếng thì Thập phải lấy hèo mà đánh. Các người đồng coi việc, đều ngậm một hoàn thuốc thơm, để mà chịu với mùi thúi. Xảy thấy có ông hản muối ở Cao-uyên cũng loi ngoi dưới sông, Thập cứ làm dữ với ông ấy, xuống sông thì đập lưng, lên bờ thì khẻ chơn ; ông ấy sợ cứ dưới hụp nước chừa có hai lổ mũi, Thập mới thôi đánh. Cách https://thuviensach.vn ba đêm ngày dân phu chết hết phân nữa, công việc vét sông cũng hoàn thành. Hai thằng quỉ trước mới đưa Thập về nhà, bèn hồi tỉnh mà sống lại. Duyên ngày trước tên Thập đi vác muối chưa về, sáng ngày vợ mở cữa, thì thấy có hai bao muối để tại nhà. Vợ đợi Thập lâu không thấy về, cho người đi kiếm, thì gặp Thập chết giữa đàng ; khiêng đem về nhà, Thập hãy còn một chút hơi thở, ai nấy đều lấy làm lạ không hiểu làm sao, đến khi Thập sống lại mới học các chuyện. Còn tên hản muối chết trong ba ngày trước, đến khi ấy cũng sống lại, mấy chỗ Thập đánh đều hóa ra ung độc lỡ lói thúi tha, không ai dám lại gần. Thập cố ý tới thăm, tên hản muối ấy ngó thấy Thập, cũng còn hơi sợ, thụt đầu vào mền, in như hồi còn ở dưới sông Nại-hà. Tên hản ấy đau một năm mới lành, không dám lảnh việc buôn muối nữa. Sách Dị-sữ nói rằng : xét một vụ muối thuế, Triều đình gọi rằng lậu, chính là những người chẳng cứ nơi công ; còn quan tham ô cùng kẻ buôn xảo trá gọi rằng lậu, thì là những người chẳng cứ nơi tư. https://thuviensach.vn 14. TÍCH CỌP LẠY Đất Lư-khê có người siêng năng ham học, thông kinh sử, ở với cha mẹ rất hiếu thảo. Đời Hồng-vỏ năm đầu, học trò ấy đi học phương xa, qua tới mùa đông thường hay về thăm cha mẹ. Một lần y đi về vừa tới một cái khe, gặp cọp nhảy ra đón đàng, y sợ không biết tránh đâu cho khỏi. Cọp làm bộ cúi đầu như lạy, rồi sẽ lén lại cắn áo y mà kéo. Y đi theo tới rừng rậm, cọp nhả áo mà ngồi, y tỉnh lại cũng ngồi ngang với cọp mà nói rằng : mi là cọp, lẽ nào mi không ăn tao, tao chết vì mi, tao chẳng tiếc, ngặt cha mẹ tao già hơn bảy mươi tuổi, mi dung tao thì tao mới báo hiếu cho cha mẹ tao đặng ; như số tao phải cọp ăn, thì sau tao cũng không khỏi miệng mi. Cọp nghe nói liền đứng dậy, kéo vạc áo y mà đem lại chỗ cũ, rồi bỏ đó mà đi. Chỗ ấy người ta kêu thành danh là chỗ cọp lạy. https://thuviensach.vn 15. CHUYỆN CẢNH THẬP BÁT Đất Tân-thành có tên Cảnh-thập-bát đau nặng biết mình không lẽ sống, bèn nói với vợ rằng : chầy kíp đây phải lìa nhau, tao chết rồi, lấy chồng hay là ở vậy mặc ý mầy ; nhưng vậy mầy phải nói cho tao biết ý mầy muốn làm sao. Vợ làm thinh không chịu nói, tên Cảnh cứ hỏi hoài, lại nói : ở vậy là hay mà lấy chồng cũng là sự thường, muốn làm sao thì nói, chẳng hề chi mà sợ ; tao lìa mầy, mầy giữ tiết thì bằng lòng tao, mầy có lấy chồng khác thì tao hết đều tưởng nhớ. Vợ buồn bực mà nói rằng : nhà nghèo sạch trơn như chùi, anh sống hãy còn bữa đói bữa no, biểu tôi giữ tiết làm sao cho đặng ! Tên Cảnh nghe nói liền nắm cánh tay vợ mà hét lên rằng : đành đoạn chưa ! Vừa dứt tiếng liền tắt hơi, nắm cứng cánh tay vợ không buông. Vợ la lên, người nhà chạy vô, trì gở hết sức mới buông. Cảnh không dè mình chết, chạy ra ngoài cữa thấy hơn mười cổ xe, mỗi cổ là mười người, liền lấy một miếng giấy viết tên dán trên xe, người dẫy xe thấy Cảnh, hối Cảnh lên xe cho mau. Cảnh coi trong xe đã có chín người, đếm cả Cảnh là mười, lại thấy tên mình dán sau rốt, xe đi rầm rầm, cũng chẳng biết là đi đâu. Cách một hồi đi tới một chỗ nghe người ta nói là đất tư hương, Cảnh sanh nghi, vã nghe mấy người dẫy xe nói nhỏ với nhau rằng : hôm nay sẽ chém ba người, Cảnh lại sợ lắm ; nghe kĩ thì là tiếng quỉ nói, Cảnh mới biết mình đã thành quỉ rồi ; nghĩ lại việc nhà còn có một mẹ già, sợ mai sau vợ mình cải giá, ắt là không ai phụng dưỡng, nước mắt chảy ra ròng ròng. Cách một chặp ngó thấy một cái đài cao vọi vọi, thấy người ta mang trăng xiềng kêu khóc, lên xuống từ đoàn, nghe nói là đài Vọng-hương. Ai nấy tới đó đều rùng rùng xuống xe, mấy người dẫy xe đánh đón làm hung dữ, tới Cảnh thì lại hối lên mà thôi. Cảnh lên đặng ba bốn mươi bậc, tới chỗ chót vót, ngó mông ra, thì nhà cữa người ta ở trước mắt, ngó nhà mình thì mù-mù, lấy làm thương nhớ quá chừng. Khi ấy có người bận áo cụt đứng một bên Cảnh, hỏi tên họ Cảnh, Cảnh bày tên họ. Người ấy nói mình là thợ mộc ở Đông-hải, thấy Cảnh chảy nước mắt, hỏi có chuyện chi không an trong lòng, Cảnh bèn nói thiệt. Tên thợ https://thuviensach.vn mộc rủ Cảnh nhảy xuống mà trốn, Cảnh sợ quỉ theo bắt, tên thợ nói không hề gì ; Cảnh lại sợ đài cao nhảy không thấu, tên thợ biểu cứ việc nhảy theo. Vậy tên thợ nhảy trước, Cảnh nhảy theo sau, tới đất không có làm sao cả hai. Cảnh sực nhớ tên mình còn dán trên xe, liền trở lại thấm nước miếng bôi tên, rồi lại chạy miết dài không dám dừng chơn ; cách một hồi tới xóm vào nhà thấy thây chưa liệm, bèn nhập vào mà sống lại. Cảnh la khát nước, cả nhà đều kinh hãi, đổ thang thuốc cách ít ngày mà mạnh. Từ ấy Cảnh dứt tình không thèm ăn ở với vợ nữa. https://thuviensach.vn 16. CỌP CÓ NGHĨA Đất Triệu-thành có bà già hơn bảy mươi tuổi, mà có một đứa con trai mà thôi. Ngày kia con vào rừng bị cọp ăn, bà già kêu van thương tiếc, tức tối không biết làm sao, bèn đi kiện với ông huyện. Ông huyện tức cười mà nói rằng : phép quan xử kiện người ta, không xử kiện cọp. Bà già lại kêu khóc hơn nữa, ông huyện quỡ cũng không sợ. Ông huyện thấy bà ấy già cả không nỡ làm oai, bèn chịu đòi cọp mà xử. Bà già cứ việc cúi đầu la lết đợi cho có trát mới chịu về. Quan huyện tức mình hỏi trong nha lệ có tên nào dám đi đòi cọp, xảy có tên Lý đương say xoàng-xoàng ra giữa nha vổ bụng chịu đi. Quan huyện liền dạy viết trát ; bà già thấy vậy mới chịu dậy mà về. Tên lệ tỉnh rượu hoảng kinh, mà hãy còn tưởng ông huyện làm chuyện gạc bà già, bèn đem trát vào mà tгả. Quan huyện nỗi giận quở rằng : mầy xứng tài hay, sao mầy còn trả trát ? Tên lệ túng thế bẩm xin trát bắt quân ví cọp, ông huyện cho, tên lệ đặng trát về qui những người làm nghề ví cọp, đêm ngày núp dọc rừng núi, trông bắt cho đặng một con kẻo quan huyện quở. Cách hơn một tháng bắt không đặng cọp, tên lệ phải đòn dư trăm, lấy làm oan khúc chịu không đặng, bèn đi tới miểu ở tryềng núi mà vái, kêu khóc lạt giọng. Giây lâu có một con cọp ở đâu đi xốc vào, tên lệ thất kinh sợ không khỏi. Cọp lằm lủi đi tới giữa cữa miểu ngồi thịch xuống, con mắc không dáo giát. Tên lệ thấy vậy bèn nói rằng : Như phải mi hại con bà già, thì phải cúi đầu chịu tao trói. Vái rồi liền lấy dây cột cổ cọp, cọp trập tai chịu cột một bề. Tên lệ mới dắc cọp về nhà, ông huyện hỏi có phải mi ăn con bà già chăng ? Cọp gặc đầu. Ông huyện lại rằng : xưa nay có luật hễ ai giết người thì phải chết, vã bà già ấy có một con, mà mi giết đi, thì còn ai nuôi bà ấy, nếu mi thế công việc nuôi dưỡng bà ấy như con bà ấy vậy, thì tao tha mi. Cọp gặc đầu, ông huyện bèn dạy mở tгói, biểu cọp đi. Bà già đương giận ông huyện không giết cọp, mà thường mạng cho con, sáng ngày mở cữa thấy một con hưu bỏ trước nhà, bèn kêu hàng xóm, bán thịt bán da lấy tiền mua cơm gạo. Từ ấy cọp cứ đem thịt tới hoài, có khi nó tha vàng bạc, giẻ lụa tới mà bỏ giữa nhà, làm cho bà già no đủ. Việc nuôi dưỡng lại hơn con ruột, bà già https://thuviensach.vn mới đem lòng thương cọp. Mỗi khi cọp tới thì nằm dưới thềm cả ngày, chẳng động tới người tới vật, ai nấy bình yên chẳng còn nghi sợ. Cách ít năm bà già chết, cọp tới kêu hộc giữa nhà, nhờ có của bà già dành để, trong họ lo việc tống táng phủ phê. Cất đặt vừa rồi, cọp chạy tới, ai nấy thất kinh vỡ chạy ; cọp tới trước mồ gầm kêu động địa, hồi lâu mới đi. Người xứ ấy có lập một cái miểu nghĩa hỗ, cho tới bây giờ hãy còn. https://thuviensach.vn 17. ĐUỔI YÊU QUÁI Tên Từ-viển là học trò ở ấp Trường-sơn, nhơn lúc loạn đổi dòng vua, bỏ nhu học qua nghề thầy pháp, xa gần đều nghe tiếng. Trong ấp có một ông nhà giàu, sắm lễ vật, viết thơ cho ngựa đi rước, Từ-viển hỏi rước việc gì, tên đầy tớ nói không biết, chủ tôi biểu làm sao cũng mời thầy cho đặng. Từ-viển tới nơi thì thấy bày yến tiệc, thết đãi trọng hậu, mà chủ nhà cũng chẳng nói vì cớ gì mà rước. Từ-viển không yên hỏi hoài, chủ nhà nói không có chuyện chi, cứ mời rượu, đàm đạo nghiêm trang, nói chuyện dông dài. Chẳng dè tгời vừa tối, chủ nhà xin dời tiệc vào trong vườn. Vườn ấy trồng cây cối kiểng vật xinh tốt, đẹp đẽ ; giữa vườn cất một cái nhà cũng đẹp, mà trên ván bửng bụi đóng, lưới nhện giăng, coi ra cũng buồn. Uống vài chập, chủ nhà dạy thắp đèn, Từ-viển xin kiếu không dám uống nữa. Chủ nhà dạy bãi rượu pha trà, tôi tớ lật đật cất dọn bát chén, đem để bên ghế trà. Uống nước chưa được nữa chừng, chủ nhà nói có việc xin kiếu, bèn bỏ thầy ấy ở đó mà đi. Tên đầy tớ nán lại giây lâu rồi bưng đèn đem thầy đi ngủ bên mái tả, để đèn trên bàn rồi cũng sấp lưng ra đi, coi ý lếu láo. Chú thầy tưởng có khi nó đi lấy mền tới mà ngủ chung cho có bạn. Té ra đợi mỏi mê không thấy thằng đầy tớ, mà nhà thì vắng vẻ quạnh hiu ; chú thầy mới dậy đi đóng cữa. Ngoài song trăng sáng giọi vào giường, nghe dằng dõi những tiếng trùng tiếng dế, trên cây thì nghe những tiếng chim cú chim mèo, chú thầy rởn ốc lạnh mình, bồi hồi ngủ không yên giấc. Còn trên ván bững thì nghe tiếng đi đạp rầm rầm, một hồi thấy thòng xuống một cái thang, lần lần đem dựa một bên cữa mạch, chú thầy sợ, mau mau lấy mền trùm đầu nằm không cục cựa. Xảy nghe tiếng mở cữa, chú thầy hé mền dòm ra, thấy cữa mở hoát, có một con gì không biết, đầu thú mà mình người, cao như ngựa, lông lá xồm xàm, đen thui, nanh vút chẻm chẻm, con mắt có ngời, đi ngay vào chỗ để bát dĩa ăn hồi chìu tối, cúi xuống mà liếm đồ ăn dư, nó liếm một cái hết mấy cái bát dĩa. Liếm sạch bát dĩa rồi nó chạy bên giường chú thầy nằm, nó ngửi mền chú thầy. Chú thầy hoảng kinh tốc mền chụp đầu con quái ấy, ôm đó mà la. Con quái bị chụp mền thình lình, cũng hoảng kinh giựt đầu ra mà chạy mất. https://thuviensach.vn Chú thầy sảng sốt mang áo chạy đi trốn, té ra cữa vườn đóng chặc, ra không đặng, bèn leo vách tường mà ra nhằm chỗ tàu ngựa. Thằng giữ ngựa thấy chú thầy bơ vơ, nó cũng nghi ; chú thầy mới nói các việc, rồi lại xin ngủ nhờ. Trời gần sáng chủ nhà cho người đi thăm, không có chú thầy, chủ nhà phát nghi kiếm táo tác, gặp chú thầy ở trong nhà ngựa. Chú thầy giận lằm bằm nói rằng : tôi, phép gì cũng làm đặng, ngặt có một chuyện trừ yêu quái, tôi chưa quen cho mấy, ông mời tôi, ông không nói trước, ông hiểm như vậy nghĩa là ông giết tôi đó ; phải tôi hay trước, tôi đem đồ nghề tôi theo, tôi có sợ nó ở đâu. Chủ nhà chịu chẳng phải mà rằng : tôi chỉ sợ nói thiệt, thầy không chịu làm, cũng không dè trong túi thầy có đồ nghề, thiệt tôi có lỗi với thầy nhiều quá. Chú thầy không bằng lòng quày quả mượn ngựa mà về. Từ ấy yêu quái trong vườn cũng tuyệt. Mổi khi chủ nhà dọn đãi khách trong vườn, đều cười mà nói với khách rằng : mình chẳng hề quên công ơn thầy Từ-viển. Sách Dị-sữ bàn rằng : như lão thầy ấy làm hoảng ôm mền chụp đầu con thú, miệng la bải hãi rồi liền giấu phứt đi, đừng có nói tới chuyện sợ sệt, một nói lớn lối rằng : mình đã đánh đuổi nó được, thì thiên hạ cũng tin chắc là thầy cao tay ấn không ai bì. https://thuviensach.vn 18. RỦ NHAU CHẾT MỘT LƯỢT Đất Tế-dương có một ông già sáu mươi tuổi đau bịnh mà chết. Con cháu lo việc tống táng, xảy nghe ông già kêu la lớn tiếng, ai nấy chạy vào thấy ông ấy sống lại, đều mầng rỡ hỏi thăm. Ông già cứ nói với vợ rằng : tôi tính đi luôn không trở lại, chẳng dè đi đặng ít dặm, xảy sực nhớ bà, nếu bỏ bà ở lại một mình, ấm lạnh không chỗ nương nhờ, sống như vậy cũng không ra cái gì, chi bằng đi theo tôi luôn thể, bỡi đó tôi trở về, có ý đem bà đi theo. Ai nấy lấy làm lời nói sảng sốt, không đem vào tai. Ông già lại nói như vậy nữa. Bà già nói : được như vậy cũng hay, ngặt tôi đương sống mà ông biểu chết, thì chết làm sao đặng ? Ông già khoát tay nói rằng không khó gì, thôi bà hãy sắp đặt việc nhà cho mau. Bà già cười cứ việc đứng một bên, ông già hối lắm, bà già phải ra ngoài, cách hồi lâu bèn trở vào mà nói dối rằng sắp đặt đã yên. Ông già biểu đi thay quần áo, bà già không đi ; ông già hối mãi, bà già sợ mất lòng, mới đi thay rồi lại trở vào. Con cháu thấy vậy đều che miệng mà cười. Ông già day đầu xít gối vổ bà già biểu nằm. Bà già nói con cháu ở trước mặt, vợ chồng nằm kề vai với nhau coi làm sao đặng ? Ông già đấm giường mà rằng : nằm mà chết với nhau, chuyện chi mà khó coi ! Con cháu thấy ý ông già nóng nảy, đều khuyên bà già nằm chung gối, tôi tớ trong nhà đều tức cười. Giây phút thấy bà già hết cười, rồi lại nhắm mắt ; cách một hồi lặng lẻ như ngủ, lại gần rờ da lạnh như đồng, mũi không còn hơi thở ; ông già cũng chết, ai nấy đều hãi hùng. https://thuviensach.vn 19. BỐN MƯƠI NGÀN Đất Tân-thành có một ông giàu có, nằm chiêm bao thấy một người chạy vào nhà mà nói rằng : ông thiếu bốn mươi ngàn, nay phải trả lại. Ông ấy lật đật hỏi, thì người ấy thoát vào nhà trong mà đi mất. Đến khi ông nhà giàu thức dậy, thì vợ chuyển bụng đẻ đặng một đứa con trai. Ông ấy biết nó là oan nghiệt, bèn lấy bốn muôn đồng tiền để riêng ra một chỗ : nhứt thiết sắm sanh đồ ăn, áo mặc, hay là chạy thuốc thang cho con trẻ ấy thì cứ lấy tiền ấy mà tiêu. Khi con nít ấy đặng ba bốn tuổi thì số tiền còn có 700. Tình cờ bà vú bồng con nhỏ ấy lại gần giỡn chơi, ông nhà giàu bèn kêu con mà nói chơi rằng : bốn mươi ngàn gần hết rồi, mầy phải đi đi. Ông ấy nói vừa rồi, con nít ấy liền biến sắc dàu dàu, nghẽo cổ trợn mắt ; lại ôm nó thì nó đã tắt hơi, bèn lấy tiền dư 700 ấy mà lo việc cấp táng cho nó. Ấy cũng nên gương cho những người mắc nợ mà không chịu trả. Xưa có một người già mà không con, hỏi một ông Hòa thượng vì cớ gì mà mình không con. Ông Hòa thượng trả lời rằng : nhà ngươi không thiếu người ta, người ta không thiếu nhà ngươi thì làm sao cho có con. Bỡi vì sanh con lành, thì để mà trả duyên ta, sanh con dữ thì để mà đòi nợ ta ; có con chớ mầng, con chết chớ rầu. https://thuviensach.vn 20. BỢM BẢI Người nhà ông ngự sữ buồn ra ngoài chợ đứng chơi, xảy có một người áo mão tử tế lại gần mà nói chuyện, lần lần hỏi tới tên họ chủ nhà, hỏi làm quan chức gì, người nhà nói lại mọi đều. Người tử tế ấy cũng bày tên họ, nói mình là họ Vương là tay trong nhà cao sang. Hai đàng nói chuyện với nhau vui vẻ ; họ Vương mới nói qua chuyện làm quan hiễm nghèo ; nói các quan lớn cũng đều lập thế dựa theo hàng quí thích, mà không biết quan ngự sữ dựa thế ai. Người nhà cười nói chủ mình không lấy thế ai cả. Họ Vương nói ấy gọi là sợ tốn nhỏ mà quên hại to. Người nhà hỏi vậy phải gỡi mình vào đâu ? Họ Vương nói bà công chúa tôi ăn ở lễ nghĩa, lại hay cứu giúp người ta, có một ông Thị-lang cũng nhờ tôi mà làm quen với bà tôi ; như quan ngự sữ có lòng rộng rãi đừng tiếc một đôi ngàn vàng, tôi chịu đem người ra mắt bà tôi. Người nhà ông ngự sữ nghe vậy, mầng hỏi thăm nhà, họ Vương liền chỉ một cái nhà lớn, lại nói : ở với nhau một nẽo không biết nhau sao ? Người nhà về thưa lại, ông ngự sữ mầng rỡ dọn yến tiệc, sai người nhà ấy đi mời, họ Vương hớn hở qua nhà ăn uống, khen ngợi đức tánh bà công chúa, nói kĩ càng các việc trong phủ ; lại nói như không phải là người ở một đàng một nẽo, dẫu cho vàng trăm, cũng không chịu giúp cho ai. Ông ngự sữ càng đem lòng cám mến. Tiệc rồi họ Vương từ giã ra về, biểu ông ngự sữ sắm sanh lễ vật, để y thừa cơ y nói, tối sớm cũng có tin lành. Cách ít bữa họ Vương cởi ngựa nghiêm trang tới nhà ông ngự sữ, hối ông ấy sắm sữa đi cho kíp ; lại nói bà công chúa nhiều việc, người ta tới ra mắt chật cữa, từ sớm mai cho đến chiều không có khi hỡ, nay lịnh bà rảnh, phải đi cho mau, bằng chậm thì không lẽ hầu đặng. Ông ngự sữ lật đật lấy vàng ròng cùng nhiều hàng giẽ đem theo ; đi quanh quẹo hơn mười dặm đàng mới tới phủ bà công chúa. Tới nơi, một mình họ Vương đem lễ vật vào, ông ngự sữ chực ngoài, hồi lâu họ Vương ra truyền nói lịnh bà cho đòi quan ngự sữ vào. Liền có một ít người cũng ra truyền hô tiếp rước, ông ngự sữ khóm róm đi vào, ngước mặt thấy một bà ngồi trên cao lịch sự như tiên, áo mão rực rỡ, còn các gái hầu thì đều mặc áo gấm đứng hai bên. Ông ngự sữ sấp mình quì lạy đủ https://thuviensach.vn lễ, rồi nghe truyền cho ngồi bên nhà bông ; dạy pha trà thì thấy những chén trà bằng vàng. Bà chúa phủ hủy một đôi tiếng, ông ngự sữ cúc cung lui ra, nghe ở trong truyền cho giày thêu, mão hoa. Ông ngự sữ về nhà nghĩ công ơn họ Vương trọng lắm, bèn làm thơ qua tạ, thì cửa đóng chặc không người, tưởng là họ Vương đi chầu bà chúa chưa về ; ba ngày ba lần tới cũng không thấy ai, cho người đi hỏi thăm bên cữa bà chúa, thì cữa đóng then gài, hỏi người ở đó đều rằng : không có bà chúa nào, trước đây có một ít người tới mướn nhà mà ở, mà đã dọn đi cách ba bữa rồi. Người nhà về thưa lại, thầy trò đều tức mình ách ách. https://thuviensach.vn 21. MẮC LỪA Có một ông phó tướng quân về kinh, đem tiền bạc theo nhiều lắm, có ý kiếm chỗ thuyên nhậm, mà ngặt không có ai đở đầu. Ngày kia có một người mặt áo cầu cỡi ngựa tới thăm, ông phó tướng mời đải trà rượu tử tế. Người ấy vùng nói có anh ruột hầu gần hoàng đế, lại nói rằng : có một chỗ khuyết tướng quân, như quan phó tướng hào hiệp không tiếc vàng bạc, tôi xin trao lời với anh tôi táng tụng một hai tiếng trước bệ rồng, làm sao cũng giúp cho ông đặng, dẫu ai thế thần cũng không giành nổi. Ông phó tướng nghi là lời nói khoét, không muốn tin. Người ấy lại nói : ông đừng ngại, thiệt tôi có ý kiếm chắc chút đỉnh nơi anh tôi, cũa ông một đồng tôi không ham, ông tính chịu bao nhiêu, ông biên cho tôi ba chữ làm tin, để đợi Thiên-tử người đòi ra mắt rồi tôi mới lấy bạc, như việc không xuôi thì bạc ông còn đó, ai dám tới mà giựt cũa ông. Ông phó tướng nghe được, mầng làm giấy lá xong xuôi. Qua ngày sau người áo cầu ấy trở lại đem ông phó tướng tới nhà người anh là họ Điền ; nhà cữa sang trọng như nhà công hầu, ông phó tướng cũng nghinh ngang không giữ lễ phép. Khi ấy người áo cầu vào nhà trong rồi cầm giấy ra nói với ông phó tướng rằng : tôi có tính với anh tôi, mà anh tôi nói phải một muôn mới xuôi, ông dốc lòng lo thì ông ký thêm đàng sau giấy. Ông phó tướng chịu. Họ Điền nói không biết bụng người ta làm sao, sợ việc rồi trở trái làm mặt. Người áo cầu cười mà rằng : anh khéo lo, mình cho đặng, mình lấy lại không đặng sao ? Vã trong trào các quan văn võ muốn gần anh, còn không đặng thay, tôi tính ông phó tướng đàng đi hãy còn dài, hãy còn phải nhờ anh nhiều ngày, chẵng lẽ có bụng gì xấu. Ông phó tướng cũng thề thốt không dám bội ước. Người áo cầu đưa ông phó tướng về, nói : ba bữa nữa tôi sẽ bảo tin cho ông. Cách hai ngày trời gần tối, có một ít người chạy lật đật vào chỗ ông phó tướng ở mà truyền rằng : đức Hoàng đế đương ngự bên tiện điện có ý đợi ông đó. Ông phó tướng thất kinh vội vả chạy vào chầu, thấy đức hoàng đế ngồi trên ngai, hai bên lễ bộ sáng giới. Quan phó tướng múa lạy rồi, Hoàng đế dạy cho ngồi, hỏi han tiêm tất, lại ngó hai bên tả hữu mà phán rằng : trẫm có nghe danh quan phó tướng, nay thấy đây thiệt https://thuviensach.vn là một vị tài tướng ; rồi lại phán rằng : có một chỗ phải có người anh tài trấn phủ mới yên, trẫm phải phú thác cho nhà ngươi, nhà ngươi phải làm cho xứng ý trẫm. Quan phó tướng lạy tạ lui ra, liền có người mặc áo cầu theo mà đưa về cho tới nhà quán, ông phó tướng phải y theo giấy mà giao bạc đủ số. Ông phó tướng chắc ý mầng rỡ khoe khoang với chúng bạn, sắm sửa chờ ngày phó nhậm. Té ra ít bữa nghe chỗ khuyết ấy đã có người trám rồi, giận lắm vào dinh quan thượng binh mà sân si rằng : Hoàng thượng đã dành chỗ ấy cho tôi, sao bộ lại trao cho người khác. Ông Tư mã lấy làm lạ, hỏi quan phó tướng đầu đuôi, thì ra như chuyện chiêm bao. Ông Tư mã nổi giận bắt ông phó tướng giao cho quan Đình úy. Quan phó tướng khai tên họ người dẫn kiến, tra ra thì trong triều không có tên họ ấy. Té ra quan phó tướng đã mất tiền muôn mà lại mất chức mà về, ấy là bị ăn cướp không gươm dao. https://thuviensach.vn 22. CHỒN ĐẤT THƠ THỦY Ấp Thơ, họ Lý có một cái nhà vườn, xảy có một ông già tới mướn, chịu một năm là năm chục đồng bạc ; họ Lý chịu cho mướn, nhưng bỡi lâu ngày không thấy ông già tới ở, bèn biểu đầy tớ cho người khác mướn. Qua ngày mai ông già tới nói : nhà mướn có giá, sao ông còn cho người khác mướn ? Họ Lý nói tại ông để lâu, tôi nghi ông không mướn. Ông già nói tôi tính mướn lâu, cho nên để mà coi ngày, nói rồi liền đem năm chục đồng bạc mà giao trước, lại nói : dầu tôi có bỏ không cả năm, ông chớ nói tới. Họ Lý đưa ông già ra về, hỏi chừng nào dọn, ông già nói chừng chừng, cách hơn mười ngày cũng vắng vẻ. Đến khi họ Lý đi thăm nhà, thì cữa đóng chặc, thấy khói nấu ăn, nghe tiếng người ta chào rào mới lấy làm lạ ; bèn viết thiếp đi mầng, ông già vội vã rước vào, trò truyện vui vẻ. Họ Lý trở về bèn sai người đem đồ cho, ông già cũng thết đãi cùng cho lại nhiều. Cách ít ngày họ Lý dọn ăn mời ông già, lần lần hỏi tới quê quán, thì ông già nói mình ở bên đất Tần. Họ Lý lấy làm xa xác. Ông già nói đất Tần sẽ mắc nạn to, không khá ở lâu dài, bây giờ coi thì thới bình mà ngày sau chưa biết ra làm sao, có một chỗ nầy là phước địa. Qua ngày sau ông già làm giấy tạ chỗ ở, dọn yến tiệc mời lại họ Lý. Họ Lý thấy màn trướng dọn dẹp sang trọng, thì lấy làm kỳ dị, tưởng là một vì quan lớn. Hai đàng ở với nhau một ngày một thân thiết, ông già mới nói thiệt mình là chồn ; họ Lý sửng sốt, gặp ai nói nấy, các kẻ hào mục trong ấp nghe sự lạ, cũng đều tới cữa ông già, xin làm quen. Ai tới, ông già cũng lụm cụm đi tiếp rước, các quan tỉnh cũng thường tới lui. Có một ông huyện sở tại xin tới, ông già cứ kiếm đều từ chối ; ông huyện cậy chủ nhà nói giùm, ông già cũng không chịu. Họ Lý hỏi cớ sự làm sao, ông già bèn xít lại gần mà nói nhỏ rằng : ông không biết kiếp trước y là lừa, coi đàng hoàng ở trên đầu trên cổ dân, song quả y uống nước hồ, y cũng say, tôi không phải loài người, tôi cũng không thèm làm quen với y. Họ Lý phải kiếm đều nói tránh rằng : ông già ấy sợ ông thần minh, cho nên không dám ra mặt với ông. Quan huyện tin, không đòi đến nữa ; ấy là việc đời Khương- https://thuviensach.vn hy năm thứ 11. Chẳng khỏi bao lâu đất Tần mắc việc binh lửa, té ra có một mình con chồn già biết trước. Sách Dị-sữ bàn rằng : con lừa hình dạng cao lớn, hễ có giận thì đá đạp, hầm hí, con mắt lộ bằng cái chén, hơi thở như bò, tiếng khó nghe, hình cũng khó coi, nếu lấy một bó cỏ mà dỗ, thì nó liền cúi đầu xủ tai, mặc ý người cột trói ; người như vậy mà ở trên đầu dân, uống nước hồ cũng say là phải lắm. Kẻ trị dân lấy gương con lừa mà răn mình, lại cầu cho được tiếng khen con chồn, thì sẽ nên người đức hạnh. https://thuviensach.vn 23. CHUYỆN ÔNG TẤN SĨ LƯNG MỌC LÔNG DÊ Đất hiệp-hữu có một ông tấn sĩ hay nhớ việc kiếp trước. Ông ấy nói kiếp trước mình làm học trò, được nữa đời người mà chết, xuống âm phủ thấy vua Thập-điện đương có tra án, bày những lò vạc gớm ghiết, y như chuyện người ta nói trên đời ; bên góc đền về phía đông, thấy những giá treo da dê, da chó, da trâu, da ngựa cùng các thứ da ; thấy người coi bộ kêu tên từ người, hoặc bắt đi làm ngựa, hoặc bắt đi làm heo, quỉ đều lột trần truồng, lấy da trên giá mặc cho. Giây phút kêu tới tên ông tấn sĩ. Ông ấy nghe vua Thập-điện dạy đi làm dê, liền thấy quỉ lấy một cái da dê, bắt ông ấy lột trần, tròng vào khít rịt. Xảy có một tên thơ lại tâu nói ông ấy có cứu một người khỏi chết. Vua Thập-điện tra bộ lại quả có như lời, bèn trở giận làm vui mà rằng : tội ác nó thiệt quá lắm, song một việc lành ấy cũng cứu nó được. Vua Thập-điện nói rồi bèn dạy quỉ lấy da dê lại. Chẳng dè da dê đã dính vào trong thịt, cổi không ra, hai thằng quỉ phải nắm cánh tay ông Tấn-sĩ, đứa trì đứa lột, đau ông ấy quá chừng, da dê rách từ miếng, lột không sạch, bên vai ông Tấn-sĩ hãy còn dính một miếng lớn bằng bàn tay. Đến khi ông ấy sống lại, sau lưng có lông dê mọc vấy vá, cạo đi nó mọc lại không tuyệt. https://thuviensach.vn 24. LẬP TỰ CHO CHÁU Có một người bá hộ lớn tuổi mà không con ; người em lại có hai đứa trai. Bá hộ thường nói với em, biểu cho một đứa mà lập tự. Vợ bá hộ nghe nói, không dám cải ý chồng, nhưng mà không bằng lòng, cứ đi chùa chyền cúng cấp, vái Phật bà, họa may cho mình có con, kẻo ức tấm lòng. Người em nghe anh nói thì mầng, chíp lấy trong bụng. Chẳng khỏi bao lâu người bá hộ thọ bịnh nặng, cầu thầy chạy thuốc, sấm hối tụng kinh, vái trời vái phật, ếm quỉ trừ ma cũng chẳng ích gì. Bá hộ chết xuống, người vợ làm theo phép phật, tống táng đủ lễ. Giáp năm làm tiểu tường, người vợ rước một ông hòa thượng lớn làm chay, cầu cho chồng trực vãn Tây-phương-phật. Lệ làm chay : hễ nhà giàu rước thầy, phải có ba lễ, một lễ cúng tổ, một lễ trương tượng Thành, một lễ mầng thầy. Vợ bá hộ không thuộc ba lễ ấy, mà thầy cũng không đòi, hóa ra bỏ đi không làm. Đến khi làm đám gần rồi mà phần mả, ông hòa thượng làm hiểm, vái trẹo cho vong hồn trực vãn Đông phương, không cho trực vãn Tây-phương. Vợ bá hộ lộng kính bắt hồn chồng mà hỏi, thì hồn chồng quả ở Đông-phương, lấy làm tức tối quá. Qua đại tường người em bá bộ xin làm tuần thế, vợ bá bộ cũng đành để cho người em chồng làm, họa may có đổi cho chồng mình về Tây-phương chăng, cứ rước ông hòa thượng cũ. Thầy tới, người em bá bộ làm đủ ba lễ, mỗi lễ chịu một đồng bạc, thầy lấy làm bằng lòng, đến khi phần mả, thầy vái ngay cho vong hồn trực vãn Tây-phương. Người em lộng kính bắt hồn mà hỏi, thì hồn bá hộ được về Tây-phương rồi. Người em đắc ý nói với chị dâu rằng : nghĩ lại khi anh tôi còn sanh tiền, thường nói có chị nghe, là để sự nghiệp cho con tôi nó giữ, thì là đáng lắm, bỡi vì anh tôi biết cha con tôi giỏi, cho nên mới đành lòng phú thác. Vợ bá bộ tức mình nói : tuần chay trước tôi làm dở, tuần chay nầy chú làm lại hay gì ? Chú nhờ có ba lễ ba đồng, cho nên chồng tôi được về Tây-phương, còn tôi làm trơn cho nên chồng tôi phải qua Đông-phương. Khác nhau có một sự có bạc cùng không bạc ; có bạc lên trời cũng đặng, chẳng lựa là qua Tây-phương ; may chồng https://thuviensach.vn tôi giàu, phải mà nghèo, cũng chẳng lẽ về Tây-phương được, có khi cũng không có em có cháu nữa. https://thuviensach.vn 25. NỢ KHÔNG TRÔNG TRẢ Ông Lý-trước-minh, khẵng khái hay làm việc bố thí. Trong làng có một người tới ở mướn, mà tánh làm biếng, không biết việc làm ruộng đất, nghèo khô nghèo khiểng mà cũng có tài khéo léo ; hễ có làm việc gì, ông Lý-trước minh đều ưng bụng, trả nhiều tiền bạc, lỡ làng không gạo nấu, năn nỉ xin ông ấy liền cho. Có một bữa tên ở mướn ấy thưa với ông ấy rằng : kẻ tiểu nhơn chịu ơn ông hậu lắm, nhà ba bốn miệng ăn khỏi chết đói cũng nhờ ông ; nhưng mà không lẽ nhờ đời, xin ông cho tôi vay một tạ đậu xanh để làm vốn. Họ Lý chịu cho, tên ấy lật đật gánh đậu đi, hơn một năm không thấy trả chi cả ; hỏi ra thì vốn đậu đã sạch, họ Lý thấy vậy đem lòng thương không đòi. Cách ba năm họ Lý qua chùa đọc sách, nằm chiêm bao thấy tên ấy tới mà thưa rằng : tôi mắc tiền đậu ông, nay tôi tới mà trả lại cho ông. Họ Lý rằng : bằng tra nợ cũ, bắt chú phải trả, thì chú thiếu biết là ngằn nào ! Tên ấy buồn mà nói rằng : thiệt quả như lời ông nói ; con người ta có công việc làm mà chịu tiền ngàn cũng không phải trả, bằng chịu thinh không, dẫu một bát cơm cũng chẳng nên quên, huống chi là chịu ơn vô toán. Tên ấy nói rồi liền đi mất. Họ Lý cũng sanh nghi trong lòng, thoát chúc người nhà tới thưa đêm ấy con lừa cái đẻ một con lừa đực mà sổ sữa xinh tốt. Họ Lý nhớ mạy nói : có khi con lừa con nầy thì là đứa thiếu nợ mình chăng. Cách ít ngày, họ Lý trở về nhà thấy con lừa con, bèn hô tên người thiếu nợ mà kêu chơi, con lừa con liền chạy lại dường như có đều hiểu biết. Từ ấy họ Lý mới lấy tên người thiếu nợ mà đặt cho con lừa. Đến khi con lừa lớn, ông ấy cỡi đi chơi xa, nhiều người giàu có muốn mua, trả nhiều bạc ; kế lấy ông ấy có việc nhà phải trở về không kịp làm giá. Qua năm sau lừa ngựa nuôi chung một chuồng, lừa bị ngựa cắn gảy ống chơn, làm thuốc không lành. Xảy có một ông thầy thuốc trâu tới nhà họ Lý, thấy con lừa bèn xin lảnh về cho thuốc, họa may có mạnh, bán được giá bao nhiêu sẽ chia đôi. Họ Lý chịu, thầy thuốc trâu lảnh lừa về nuôi ít tháng lành đả rồi, bán được một ngàn tám trăm, chia phân nữa cho họ Lý, họ Lý nhớ sực lại thì đúng giá tiền đậu xanh. Ấy rõ ràng nợ dương gian, mờ mờ âm phủ trả, cũng đủ mà giục lòng người. https://thuviensach.vn 26. CHUỘT CÓ NGHĨA Hai con chuột đi ăn, rủi thì một con bị rắn bắt, con kia làm bộ giận dữ, lòi hai con mắt như hột tiêu ; song cũng ở xa xa mà ngó, không dám lại gần. Con rắn nuốt con chuộc nọ vô bụng rồi, lểnh nghểng bò xuống hang, vừa quá nữa mình, con chuột bạn chạy xốc lại cắn riết đuôi con rắn ; con rắn giận tháo đầu trở ra, chuột lẹ nhảy trái, rắn rượt không kịp, trở lộn lại, xăm xăm chun xuống hang ; con chuột cứ việc chạy lại cắn đuôi như trước : hễ rắn xuống hang, nó trở lại, rắn thụt ra, nó chạy đi. Nó làm như vậy một hồi lâu, con rắn tức mình phải trở ra, mữa con chuột nuốt ra trên đất, rồi mới trở xuống hang. Con chuột sống thấy xác con chuột chết, chạy lại hít ngửi dường như thương tiếc rồi tha mà đi mất. Có người ngó thấy chuyện ấy rõ ràng, bèn đem làm chuyện nghĩa thử để đời. https://thuviensach.vn 27. CHUYỆN NGƯỜI ĐINH TIỀN KHÊ Họ Đinh hiệu Tiền-khê là người giàu có, ăn ở rộng rãi, hay làm điều nhơn nghĩa, nuôi lầm đứa bất lương, quan địa phương hay đặng cho quân bắt. Họ Đinh trốn đi tới đất An-khâu, mắc mưa vào quán mà đụt. Té ra mưa trót ngày không tạnh, trong quán có một đứa nhỏ ra dọn đãi ăn uống bỉ bàn, rồi thì kế tôi, họ Đinh phải ngủ đêm tại quán. Thấy thằng nhỏ có bụng tử tế, cắt tranh cỏ cho ngựa ăn, họ Đinh mới hỏi tên họ chủ quán. Thằng nhỏ nói chủ quán là họ Dương, nó là cháu ruột, bát nó hay kết bạn chơi bời đi vắng, có một mình bát gái nó ở nhà, nghèo lắm không có tiền mà đải khách. Họ Đinh hỏi chủ quán làm nghề gì ? Thằng nhỏ ấy nói có một nghề chứa bài, kiếm một hai đồng xâu mà ăn. Qua ngày sau trời còn mưa, mà trong quán cũng cứ việc dọn ăn. Đến tối thấy cỏ tranh cắt để vày vò dầm ướt, họ Đinh lấy làm lạ mà hỏi, thằng nhỏ thưa rằng : chúng tôi không dám giấu ông, nhà chúng tôi nghèo không có chi mà cho ngựa ăn, bát tôi phải giựt tranh mái nhà mà cho nó ăn. Họ Đinh càng lấy làm kỳ, trong ý tưởng chủ quán làm hết lòng như vậy mà đòi cho nhiều tiền. Sáng ngày họ Đinh trả nhiều tiền, chủ quán không lấy, họ Đinh ép thằng nhỏ biểu cầm vào, tức thì nó đem ra mà trả và nói rằng : bát tôi không phải làm nghề đãi khách mà kiếm ăn, bát trai tôi đi chơi đâu mấy ngày cũng không hề đem một đồng tiền, nay ông tới nhà có lẽ đâu cho chúng tôi lấy tiền. Họ Đinh nghe nói lấy làm khen ngợi, từ giã mà đi, lại dặn : khi chủ nhà về phải nói mình là người ở Chư-thành, họ Đinh, chủ nhà có rảnh xin qua chơi. Cách mấy năm không có tin tức gì, nhằm năm mất mùa, họ Dương khốn túng lắm, chẳng biết làm chi mà ăn, người vợ nhắc chừng biểu chồng qua viếng họ Đinh. Họ Dương tới đất Chư-thành, nói tên họ cho người giữ cữa, họ Đinh quên lửng, hỏi đi hỏi lại mới nhớ, liền xỏ giày ra rước, thấy họ Dương lang thang rách rưới, đem vào nhà dọn yến tiệc đãi đằng, làm ra cách thương yêu quá chừng, sáng ngày may áo quần, trong ngoài đều no ấm. Họ Dương lấy làm cám ơn, mà nghĩ phận nhà lại thêm buồn ; vì đàng xa tới anh em cũng có bụng trông chút đỉnh, té ra ở mấy bữa nghe vắng vẻ, không thấy https://thuviensach.vn nói tới chuyện cho chác chi cả. Họ Dương tức mình phải nói thiệt với họ Đinh rằng : tôi không dám nói giấu anh, khi tôi qua đây thì gạo trong nhà còn có mấy nồi, nay nhờ anh lấy lòng rộng rãi, rách cho mặc đói cho ăn, tôi lấy làm có phước, mà ngặt vợ con ở nhà không biết liệu làm sao. Họ Đinh rằng : anh đừng lo, tôi đã tính cho anh rồi, anh ở nán ít ngày tôi phải giúp vốn cho anh. Rồi đó họ Đinh cho người đi kêu tay đánh bạc, biểu họ Dương ngồi coi lấy xâu ; đánh một đêm xâu hơn một trăm quan, mới đưa họ Dương về. Họ Dương về tới nhà thấy vợ con giày dép áo quần nhỗn nha lành lẻ, lại có tớ gái hầu hạ, lấy làm sự lạ lùng, hởi vợ nhơn sao mà được tử tế như vậy ? vợ nói từ anh đi rồi, qua ngày sau liền có xe chở vãi lụa, gạo thóc tới chất để đầy nhà, hỏi ra thì người dẫy xe nói là của họ Đinh buổi trước có ở đổ tại nhà, dạy đem tới mà cho, lại có cấp cho một đứa đầy tớ gái để giúp đỡ cho tôi nữa. Họ Dương cảm mến chẳng khi đừng, từ ấy trong nhà mới khá, bỏ nghề cũ không làm nữa. https://thuviensach.vn 28. CHUYỆN THÂY MA LÀM DỮ Ấp Thái có một ông già cất quán xa thành để tiếp bộ hành ngủ đêm, có bốn tên dẫy xe thường ngủ đậu. Một bữa trời vừa tối, bốn tên ấy tới thì khách đã chật nhà, không biết đi đâu, xin quyết chủ quán cho ngủ đổ. Ông già ngẫm nghĩ hồi lâu, nói có một chỗ mà e không xứng đáng. Bốn người nói cho có chỗ nằm thì thôi, hè chái chi cũng nên. Nhằm lúc dâu ông già mới chết còn để thây giữa nhà, con trai ông ấy thì đi mua hòm chưa về, ông già mới dắc bốn người vào phía đàng sau, gần chỗ thây nằm, đèn chong leo lét, có bốn cái giường để liền nhau, bốn người mệt nhọc nằm xuống, liền nghe tiếng ngáy khò khò. Một người còn lim dim mơ màng, xảy nghe tiếng động bên giường thây nằm, nhướng mắt coi thì đèn chưa tắt, thấy thây tốc mền chờ dậy trèo xuống giường, lần lần lại chỗ bốn người ấy nằm, mặt mũi xanh dờn, lụa trắng choàng ngang qua trán, cúi xuống thổi mặt ba người. Người ấy thất kinh sợ nó thổi luôn tới mình, sẽ lén kéo mền trùm đầu nín hơi để coi nó làm thế gì. Giây phút con gái chết ấy cũng men lại mà thổi trên mình người ấy như ba người kia ; rồi nó thoát ra khỏi phòng, liền nghe khua bên giường nó, người ấy hé mền dòm thì thấy thây nằm ngữa như cũ. Người ấy sợ lắm không dám đánh tiếng, lén đạp ba người kia trơ trơ không cục cựa. Người ấy nghĩ phải mặc áo mà chạy, mới ngồi dậy giủ áo, lại nghe động nữa, sợ nằm lộn xuống, quấn mền lại. Con gái ấy liền qua mà thổi nữa, thổi đi thổi lại đôi ba lần rồi mới đi. Người ấy nghe động bên kia, chắc ý nó trở về rồi, lén thò tay mò áo bận vào bỏ giày chạy khan. Chẳng dè thây con gái cũng chờn vờn chờ dậy làm như bộ rượt, nó vừa ra khỏi màn, người ấy đã mở cữa thoát ra ngoài. Thây ma vụt chạy theo, người ấy và chạy và la, trong làng không có ai canh, muốn đứng lại mà kêu cữa nhà gần, nhưng sợ thây ma theo kịp, bèn cứ đàng lộ chạy miết dài tới bên phía đông, thấy một cái chùa, thầy chùa đương gỏ mỏ tụng kinh, liền chạy sấn vào, thầy chùa thấy kì dị không cho vô. Thoát chúc thây ma theo kịp, cách chừng một thước, người ấy túng thế, thấy ngoài cữa chùa có một cây dương lớn gốc đôi ba vầng, mới tráo xây quanh gốc dương : hễ thây ma chạy bên nầy, người ấy https://thuviensach.vn chạy bên kia, thây ma giận lắm, mà hai đàng cũng đã mõi mệt, thây ma vùng đứng lại, người ấy tháo mồ hôi hột thở không ra hơi, cứ núp theo cội cây. Thây ma làm dữ giang hai tay xoát ngang qua gốc cây vói bốc, người ấy hết hồn té ngửa ra, thây ma bắt hụt, ôm riết lấy gốc cây mà đứng sững. Thầy chùa rình nghe một hồi không có tiếng tăm gì, mới ra coi thì tên bộ hành nằm ngay, soi đèn thì đã chết rồi, song rờ ngực hãy còn hơi hoi hóp như sợi tơ, khiêng vào chùa, sáng đêm mới sống lại, đổ hồ cháo hỏi cớ sự làm sao. Tên bộ hành nói đủ đầu đuôi. Khi ấy chuông đã đánh sáng, trời mờ mờ thầy chùa coi gốc cây dương, thấy một đứa con gái ôm đó mà chết. Báo huyện, quan huyện đi khán nghiệm, dạy người ta gở tay con gái mắc cứng trong gốc cây, giựt không ra, coi kỉ thì tay tả hữu bốn ngón đều bấu trong cây lút mất móng, nhiều người giựt ra mới được, coi dấu ngón móc vào trong cây có lỗ tút hút. Ông huyện khiến người hỏi bên ông già quán, thì trong quán nhộn nhàng về sự thây mất, mấy người bộ hành chết. Người sai học chuyện, ông già qua lảnh thây về. Tên bị thây rượt khóc bẫm với quan huyện rằng mình đi bốn người, nay về một mình, biết nói làm sao với làng xóm ? Quan huyện dạy làm vi bằng cho nó đem về mà trình. https://thuviensach.vn 29. CHUYỆN HỌ THÂN Bên sông Hà có họ Thân là con nhà học hành, nhà nghèo, bữa đói bữa no, bếp núc vắng lạnh, vợ chồng nhìn nhau không biết làm chi cho có mà ăn. Vợ nói với chồng rằng : Nghèo nàn thế nầy, anh phải đi ăn trộm mới nuôi nhau đặng. Họ Thân rằng : mình là con nhà lễ nghĩa, không lẽ làm nhục tông môn, thà thác theo ông Bá-gi, chẳng thà sống làm Đạo chích 3. Vợ giận mà rằng : muốn sống mà còn sợ xấu nổi gì ? Ở đời chẳng cày mà đặng ăn cũng có hai cách, anh chẳng muốn làm ăn trộm thì thà để tôi đi làm đĩ. Họ Thân bất bình nói nhiều tiếng xúc phạm, vợ hờn bỏ đi ngủ. Họ Thân nghĩ mình là trai, có hai bữa ăn mà lo không đặng, đến đỗi vợ đòi đi làm đĩ, thì sống cũng chẳng làm gì, lén ra sau vườn làm vòng thắt cổ. Họ thân mới đút cổ vào vòng, xảy thấy cha chạy tới dứt vòng, quỡ con sao cả gan làm chuyện dại, lại biểu rằng : chuyện ăn trộm cũng nên làm đở là đi coi chỗ nào lúa lên cao dày phải núp đó, như đi phen nầy có lẽ làm giàu, thì phải chừa cải không nên làm nữa. Vợ nghe té một cái đụi, giậc mình chờ dậy kêu chồng không lên tiếng, thắp đèn đi kiếm, thấy vòng trên cây đứt, chồng nằm dưới gốc cây mà chết, thất kinh ôm chồng vuốt ve một hồi, chồng mới sống lại, dịnh vào để nằm trên giường. Vợ thấy vậy không dám giận hờn nữa, sáng ngày mượn cớ chồng đau, đi xin lối xóm đặng một chén cháo đem về cho chồng húp đở. Họ Thân húp miếng cháo rồi, vùng chờ dậy ra đi, tới xế qua mới vác về một bao gạo. Vợ hỏi gạo ở đâu, họ Thân nói anh em bạn với cha tao đều giàu sang, bấy lâu tao lấy sự ngoắt đuôi làm hổ, cho nên tao không chịu đi xin. Người đời xưa có nói rằng : túng thì phải biến, nay tao tính đi ăn trộm thì còn luận gì xấu hổ. Mầy phải nấu cơm cho mau, tao tính nghe lời mầy, tao đi ăn cướp. Vợ tưởng là chồng nói lẩy, lật đật đi vo cơm. Họ Thân ăn no rồi, bèn đi kiếm cây chắc, chặt làm đoản côn, hăm hở vác ra đi. Vợ coi ý chồng thiệt đi ăn cướp, bèn kéo lại không cho đi. Họ Thân rằng : mày biểu tao, mai sau có mang họa, thì đừng trách ; nói rồi bèn giựt vạc áo mà đi một bề. Mặt trời vừa chen lặn, họ thân ngó thấy xóm, bèn núp xa xa cách chừng một dặm ; thình lình mưa lớn mình mẫy ướt dầm, mù mù ngó thấy một lùm cây, muốn https://thuviensach.vn đi cho tới đó mà nghỉ chơn, không dè trời chớp thấy mình đã hầu kề một bên tường có lúa mọc dày, bèn chạy sấn vào đó, ngồi chồm hỏm mà núp. Cách một chặp có một tên trai tráng vặm vỡ cũng vào trong đám lúa. Họ Thân sợ không dám máy động ; may tên trai tráng ấy đi tránh, dòm theo thấy nó leo qua tường, chắc ý nó là quân tử ngồi rường 4, để nó đem đồ ra, sao vậy mình cũng có phần, mà nghĩ bộ tịch nó thì mạnh bạo hung ác, nếu mình lấy ngang ắt là có đánh lộn, làm sao mình đánh cũng không lại, chẳng bằng lừa thế mà đánh nó trước. Họ Thân lập tâm rồi cứ việc núp đó mà chực. Gà gần gáy sáng, thằng ấy xơn xao leo tường nhảy ra, chơn chưa tới đất, họ Thân nhảy tới đánh một côn trúng ngang lưng nó nhào xuống, thì là một con rùa lớn hả miệng ra bằng trang cái miệng chậu, họ Thân thất kinh đánh bồi nó mới chết. Số là trong tường ấy có ông nhà giàu, có một đứa con gái xinh tốt trong đời, cha mẹ yêu thương như vàng như ngọc. Đêm kia có một người cao lớn vào nhà làm bức, con gái ấy kêu la không ra tiếng ; con gái ấy xấu hổ không dám nói ra, bắt đầy tớ gái nằm một bên, đóng cữa chắc, thằng dữ ấy cũng cứ việc tới như cũ. Ông nhà giàu giận, dạy tôi tớ canh khắp trong ngoài, cũng không bắt nó được. Lâu ngày con gái ấy ốm o gầy mòn, ông nhà giàu tức mình đặt cuộc : ai trừ đặng yêu quái ấy thì thưởng 300 lượng bạc. Họ Thân bình nhựt cũng có hay chuyện ấy, đêm nọ giết đặng con rùa, ngỡ là nó làm hại con ông nhà giàu, bèn kêu cữa xin lảnh thưởng. Ông nhà giàu mầng rước vào, cho người đi khiêng con rùa vào trước nhà, dạy chặt ra từ khúc, rồi cầm họ Thân lại, quả không có yêu quái nữa, mới đem bạc ra thưởng đủ số. Vợ ở nhà thao thức đợi trông, thấy chồng vác bạc về để tại giường, sợ hỏi chồng đi ăn trộm thiệt sao ? Họ Thân nói mầy biểu tao, mầy còn nói gì. Vợ khóc mà nói rằng : trước tôi có ý nói chơi, nay quả anh phạm tội chết chém, không lẽ tôi chịu tội chung với ăn cướp, tôi phải liều mình tôi trước, chẳng để cho người ta động tới tôi. Vợ nói rồi liền chạy đi, họ Thân kéo lại, cười mà nói thiệt, vợ đổi giận làm mầng, từ ấy vợ chồng có vốn làm ăn một ngày một thạnh lợi. https://thuviensach.vn Sách Dị-sữ bàn rằng : con người ta chẳng phải lo nghèo một lo không có đức hạnh ; người ở có hạnh dầu đói cũng không chết, nếu người ta không thương, cũng còn có quỉ thần phù hộ. Những người nghèo ở đời hay dục lợi chẳng vì nghĩa, tham ăn không biết hổ, một đồng tiền người ta cũng không muốn giùm, phương chi là quỉ thần có thương xót làm sao đặng. https://thuviensach.vn 30. CHUYỆN ÔNG XA KÍNH Ông Xa-kính là người đời Minh làm quan tới bậc Thị-lang. Thuở ông ấy còn nhỏ đi học, tối về mắc mưa lạc đàng, thấy đèn xa xa ở dựa chơn núi, đi tới nơi, thấy một cái chùa, bèn kêu cữa. Có một đứa tiểu đồng chạy ra mà nói rằng : thầy dạy tôi chực ông nảy giờ. Xa-kính ngó thấy một tấm biểng treo giữa cữa đề hai chữ Thể huyền, bước vào chùa thấy một ông già chong đèn mà ngồi. Ông già thấy Xa-kính vào, vội vã đứng dậy chào mầng. Ông Xa-kính xin một cây đuốc để kiếm đàng mà về. Ông già cười nói có đuốc ở đâu giữa nầy mà phòng xin ; có lá khô nhỏ nhỏ, nhà ngươi đốt mà sưỡi áo quần cho khô đã. Xa-kính hỏi nhỏ, tên tiểu đồng nói tên ông già kêu là ông Tiêu-diêu, tên nó là Thiểu-cô, nghĩ là một vì quân tử ở ẫn, mới hỏi thiệt. Ông già nói : xưa thầy Thể-huyền đi tu trong hang Tiêu diêu, ta cả đời chuyên nghề làm thuốc, ta thường tới lui trong núi. Sau ta nghe có nhà ông Đàо-hoằng ở tại đó, ta nhơn đi lấy thuốc, qua đó cất am đã lâu năm, bây giờ ý ta cũng muốn trở về. Xa-kính hơ áo rồi, bèn xin về. Ông già dạy Thiểu-cô dắc ra một con bò, biểu Xa-kính cỡi mà về ; lại dạy một đứa tiểu đồng đem ra một cái cọ, ông già dở ra, lấy một cái mảo thầy chùa mà cho. Xa-kính không chịu mà rằng : chí tôi dốc lo việc nước nhà, có đâu ông cho tôi đồ như vậy. Ông già nói : thuở trước ta cũng có chí giúp đời, sau bỡi các người làm tướng bất tài không dùng kế ta, nước nhà phải hoạn họa ; may ta nhờ một cái giỏ ấy mới khỏi nạn, bằng chẳng thì chẳng còn tử tế tới ngày nay ; nhà ngươi nghe lời ta lảnh mảo ấy, ngày sau sẽ biết. Xa-kính chối dài không lảnh, ông già thấy không lẽ ép nài, một than thở mà thôi. Xa-kính đứng xa xa thấy trong giỏ sắp những đồ gổ cùng đồ thầy chùa, không có đồ chi cho lạ, bèn lên lưng bò từ giã mà về. Vừa ra khỏi rừng, bò chạy như dông, giây phút tới nhà, Xa Kính kêu người nhà thắp đèn ra mà dắc bò, con bò liền rống lên, hóa ra cọp mà đi mất. Sáng ngày, Xa-kính đi tìm am ông Thể-huyền, thì chẳng thấy am tự nào. Cách ít ngày ông ấy đi ngang qua phía tây cách bốn mươi dặm, thì thấy bên nền cũ ông Đạo-hoằng có một cái miểu cũ, mỉa mai chỗ đụt mưa ngày https://thuviensach.vn trước, trên vách có đề hai câu thơ rằng : Dạ lương nghi hữu vỏ ; viện tịnh nhược vô tăng. Dấu mực còn ràng ràng, y như câu thơ ông Tô-đông-bа ngó thấy. https://thuviensach.vn 31. CHUYỆN ÔNG LƯU BÁ ÔN Người ta đồn núi Thanh-điền có chuyện kì, nhằm lúc ông Lưu-bá-ôn còn ở ẫn, mỗi bữa ông ấy có ý rình coi. Thình lình cữa hang đá mở ra, ông Lưu chun vào, thấy trên vách đá có chữ đề rằng : vì ông Lưu cữa núi mở. Ông Lưu lấy đá gỏ cữa trong lại mở ra, vào một tầng nữa, liền thấy có một thầy đạo-sĩ gối sách mà nằm. Thầy đạo-sĩ nói vuối ông Lưu rằng : ấy là sách Binh-thơ, rạng ngày mai nhà ngươi đọc thuộc, ta cho nhà ngươi. Ông Lưu chịu, lảnh sách về nội trong một đêm đọc thuộc. Thầy đạo-sĩ phải giao sách Binh-thơ y như lời nói. Vã lại thuở ông Lưu-cơ còn nhỏ đi học trong chùa, có một người ở phòng riêng hay xuất thần đi chơi, khóa cữa lại hoặc một tháng, hoặc nửa tháng mới về. Xảy có sứ bắc qua ghé tại chùa, tối không có chỗ nghỉ, thấy phòng khóa bỏ không, bèn phá cữa phòng, thấy có một người nằm ngay đơ, nói rằng chết rồi, dạy phải thiêu mà chôn đi, để phòng cho sứ ở. Chẳng dè hồn người ấy về, mà xác thì tiêu tan không biết nhập vào đâu, đêm đêm thường kêu khóc hỏi ta ở đâu bây giờ. Ông Lưu-cơ nghe hỏi như vậy liền mở cữa sổ, nói ta ở đây. Hồn ấy liền nhập vào, cho nên ông Lưu-cơ lại càng thông minh hơn trước bội phần : phép thiên văn, phép binh, ông ấy coi qua liền hiểu thấu. https://thuviensach.vn 32. CÓ PHƯỚC LÀM QUAN Năm Thiên-thuận, Vi-sĩ-ngô vâng chỉ về kinh, thuở ấy vua Anh-tông ngự đền Văn-hoa, đòi các quan tâu đối. Có một mình Vi-sĩ-ngô làm thinh, hồi lâu mới tâu rằng : kẻ khách thần dâng sớ. Ai nấy đều kinh sợ, vua Anh Tông buồn ý bèn ngự giá trở lui. Vi-sĩ-ngô ra tới cửa Tả thuận lấy mảo xuống coi, có một con bò cạp cắn đầu sưng đỏ lòm, ai nấy mới hiểu Vi-sĩ ngô tâu đối không đặng là vì bò cạp. Tới đời Tống hiệu Thuần-hy, có quan Ngự-sử vào đền tâu đối, nhắc tới việc vua Cao-tông, ông Ngự-sử vùng sa nước mắt. Vua phán hỏi, ông Ngự-sử tâu rằng nhớ công nghiệp tiên đế lao khổ. Vua Hiếu-tông cũng sa nước mắt, sáng ngày phê cho ông Ngự-sử làm chức Thị-lang, mà chẳng hay ông Ngự-sử bị rít cắn. Ấy kẻ bị bò cạp cắn, người bị rít cắn, cũng đồng bị trùng độc cắn mà may rủi xa nhau. https://thuviensach.vn 33. CHUYỆN NHẬM TÚ Nhậm-kiến là người ở đất Ngư-đài, làm nghề bán da trâu, một chuyến mua da hết vốn, quyết qua Hiệp-tây mà bán. Đi dọc đàng, xảy gặp một người ăn chơi xưng là họ Thân, ăn nói phải thế, Nhậm-kiến kết làm anh em, rủ đi qua Hiệp-tây. Tới nơi Nhậm-kiến xán bịnh đau nặng, họ Thân, nuôi dưỡng tử tế. Cách hơn mười bữa bịnh trở nặng, Nhậm-kiến biết mình không xong, bèn nói với họ Thân rằng : nhà tôi nghèo khổ, cả thảy tám miệng ăn đều nhờ có một mình tôi, nay chẳng may tôi có bỏ thây đất nước người, đàng ngàn dặm chẳng biết nhờ ai, một nhờ anh là chơn tay tôi vậy. Trong túi tôi có hai trăm đồng tiền, anh lấy lấy nữa mua hòm mà chôn tôi, dư thì anh tiêu dùng ; còn một nữa anh gỡi về cho vợ con tôi, biểu nó qua mà đem quan cữu tôi về ; nhược bằng anh có lòng đem hài cốt tôi về xứ sở, tôi không suy tính với anh món chi cả. Nhậm-kiến nói rồi liền làm thơ trao cho họ Thân, qua tới tối thì chết. Họ Thân lấy năm sáu đồng mua một cái hòm xấu xấu, liệm Nhậm-kiến rồi, chủ nhà hối dời đi nơi khác, họ Thân mượn đều nói đi chùa, bèn đi mất không trở về. Qua một năm vợ con Nhậm-kiến mới đặng tin, thuở ấy con Nhậm-kiến là Nhậm-tú mới đặng 17 tuổi, nghe cha chết liền bỏ học, quyết đi tìm quan cữu cha, người mẹ thấy con còn nhỏ không nỡ cho đi. Nhậm-tú khóc lóc bỏ ăn, mẹ phải thế đồ lấy tiền cho con đi, lại cho một đứa đầy tớ đi theo. Nhậm-tú đi nữa năm mới đem quan tài cha về, chôn cất xong xuôi, thì trong nhà sạch bách. May Nhậm-tú thông minh, làm mãn khó rồi, bèn vào nhà học sanh ; mà tánh hay chơi bời, mẹ răn khuyên không đặng, mẹ giận khóc bỏ ăn, Nhậm-tú sợ thề với mẹ không dám chơi bời, đóng cữa hơn một năm, bèn ăn đặng bổng học trò giỏi. Mẹ khuyên con dạy học trò, mà làng xóm thấy Nhậm Tú không có hạnh, không ai thèm cho con đi học. Thuở ấy có một người chú họ họ Trương, buôn bán tại đất Kinh-sư, biểu Nhậm-tú đi theo, chịu giúp vốn cho mà buôn bán. Nhậm-tú mầng đi theo chú họ, tới đất Lâm-thanh đậu ghe ngoài vàm, nhằm lúc ghe thuyền đông, nghe những tiếng chèo tiếng cười ỏi tai, ngủ không đặng ; chừng canh https://thuviensach.vn khuya nghe tiếng đổ hột lối trước mũi ghe, ngứa nghề cũ bức tức nằm không yên, thăm chừng thấy ai nấy ngủ mòm, lén xách túi tiền đồng, sắm sửa ra đi, sực nhớ lời mẹ dạy, lại để túi xuống tính đi ngủ, té ra bồi hồi ngủ không đặng, lấy túi ra bỏ túi vô, chờ dậy nằm xuống đôi ba bận. Sau hết y nhịn thèm không đặng, liền xách túi đi chuyền qua ghe gần, thấy hai người đương gầy ăn thua, bỏ tiền ra xin cho chơi. Hai người mầng cho vào sòng, Nhậm-tú ăn, một người thua sạch, lấy vàng nén cầm cho chủ chứa, lần lần đánh lớn đặt một cái tới một hai trăm. Ba người đương đánh lớn, xảy có một người cũng qua ghe chăm chỉ coi chơi hồi lâu, rồi lấy vàng thế cho chủ chứa ngồi vô mà đổ. Họ Trương nữa đêm thức dậy, thấy không có Nhậm-tú, mà nghe bên ghe gần có tiếng đổ hột, biết chắc cháu qua đó, liền bỏ ghe đi qua, có ý phá đám không cho cháu chơi, té ra tới nơi thấy cháu ăn tiền chất đống, làm thinh lấy đôi ba ngàn trở về, kêu bạn bè dậy qua ghe đổ hột vác tiền về ghe, hãy còn hơn một muôn đồng. Cách một hồi ba ngươi kia thua hết, tiền dưới ghe chứa không còn một đồng. Ba ngươi kia đòi ăn thua vàng, mà Nhậm-tú no rồi, có ý làm khó, không chịu chơi vàng. Họ Trương lại hối hấp biểu về, ba người kia nóng nảy, chủ chứa muốn nhờ tiền xâu, liền chạy hỏi ghe khác được hơn mười vạn đồng. Gầy sòng lại một hồi, bao nhiêu tiền đều về tay Nhậm-tú. Trời sáng Nhậm-tú đem tiền về ghe, ai nấy tảng lạc. Chủ chứa coi lại mấy trăm đồng tiền xâu đều hoá ra giấy tiền, thất kinh tìm qua ghe Nhậm-tú mà phân bua, có ý bắt Nhậm-tú thường. Đến khi hỏi tên họ làng quán thì là con Nhậm-kiến, chủ chứa rút cổ tháo mồ hôi mà trở về. Nhậm-tú hỏi thăm ghe xung quanh, mới biết là họ Thân làm anh em với cha mình thuở trước. Nhậm-tú tới đất Hiệp-tây cũng có nghe tiếng họ Thân, thấy quỉ đã báo y, cho nên không hỏi chuyện cũ. Nhậm-tú hiệp vốn buôn chung với chú họ,mãn năm được lợi nhiều,lần lần làm nên một ông nhà giàu lớn. https://thuviensach.vn 34. TRƯƠNG THÀNH Người Dự-châu họ Trương ấy vốn sinh đẻ tại nước Tề, cơn bát loạn vợ bị giặc bắt, qua ngụ Dự-châu lập nghiệp chắp nối, mới sinh ra một đứa con tên là Nột ; chẳng khỏi bao lâu vợ ấy chết, chắp nối một lần nữa lại sinh ra Trương-thành. Vợ sau họ Ngưu dữ, ghen ghét tên Nột, cầm như tôi mọi, cho ăn dơ, bắt đi hái củi mỗi ngày là một gánh, không có thì đánh chưởi khổ sở ; bao nhiêu đồ ngon cất giấu cho Thành, cho Thành đi học. Thành lớn lên hay thương anh, thấy anh cực, can gián mẹ không thèm nghe lời. Một bữa, tên Nột vào núi đốn củi chưa đầy gánh, mắc mưa dông lớn ngồi đụt dưới kẹt đá, đến khi tạnh mưa thì trời đã tối, bụng đói lắm, gánh củi ra về, mẹ ghẻ coi không đầy gánh, không cho ăn. Nột đói quá vào nhà trong nằm dài. Thành đi học về thấy anh hoi hóp, hỏi anh đau sao ? Anh nói đói lắm. Thành buồn bỏ đi ra, cách một hồi lộn lưng bánh đem vào cho anh ăn. Anh hỏi bánh ở đâu ? Thành nói tôi ăn cắp bột mượn đờn bà lối xóm làm, anh cứ việc ăn, chớ nói ra. Nột ăn rồi dặn em đừng làm như vậy nữa, kẻo việc lậu ra mà lụy tới em ; vã lại ăn được một ngày một bữa, có đói cũng không đến đỗi chết. Thành nói : anh yếu đuối lắm hái củi nhiều làm sao cho đặng ? Qua ngày sau Thành ăn cơm rồi lén vào núi tìm tới chỗ anh làm củi. Anh thấy, thất kinh, hỏi em đi làm gì ? Thành trả lời rằng : đi hái củi giùm. Anh hỏi ai biểu ? Em nói : tôi lén đi vô đây. Anh nói : không nói em làm được không, dầu em làm được cũng không nên làm, em phải về cho mau. Thành không nghe, chạy đi bẻ củi giùm cho anh, lại nói : mai tôi sẽ đem búa theo. Anh chạy lại không cho em bẻ, mà tay em đã trầy ra, giày dép lại rách. Anh nói : em không nghe lời mà về, anh phải hại mình anh cho chết đi cho rồi. Thành nghe anh dức lắm phải bỏ ra mà về. Nột phải đưa em ra nửa đàng mới trở lại. Đến khi Nột gánh củi về, lại qua trường học dặn thầy rằng : em tôi nhỏ dại, xin thầy cấm nó, đừng cho vào núi, cọp hùm dữ lắm. Thầy nói hồi sớm mai nầy không biết nó đi đâu, không thấy tựu trường, ta có đánh nó. Nột trở về nói với em rằng : tại em không nghe lời, nên mới phải đòn như vậy. Thành cười nói không có ; sáng ngày mai lại lót tót cắp búa vào rừng. Anh sợ nói : anh đã biểu em https://thuviensach.vn đừng đi, sao hãy còn vào đây. Thành không nói rằng chi hết, cứ việc đốn hối hả, tháo mồ hôi, chừng đặng một bó, liền bỏ đó mà đi không nói với anh. Thầy thấy tới trưa cứ việc đánh, Thành mới thưa thiệt. Thầy khen Thành có lòng với anh, từ ấy không cấm nữa ; anh sợ biểu đừng, Thành cũng không nghe. Một bữa có người ta đi lấy củi đông, thình lình cọp nhảy ra, ai nấy thất kinh ngã lăn, cọp tha Thành đi, Nột vác búa chay theo, búa nhằm đùi cọp, cọp đau chạy hoảng theo không kịp. Nột kêu khóc trở lại, ai nấy can gián, Nột lại khóc hơn nữa mà rằng : em tôi không phải như em ai, nó chết đây cũng vì tôi, tôi còn sống mà làm gì ! Nột nói rồi liền lấy búa cắt cổ mà chết, ai nấy chạy lại giựt búa, thì đã phạm vào một tấc, máu chảy như xối, nằm không cục cựa. Mấy người hái củi sảng sốt xé áo ra mà ràng rịt chỗ phạm ấy, xúm nhau lại dịnh Nột về, mẹ ghẻ khóc mắng rằng : mày giết con tao, mày làm bộ cắt cổ cho khỏi tiếng nói đó. Nột rên mà rằng : mẹ đừng lo buồn, em tôi chết, tôi chẳng có lẽ sống. Đem Nột lên giường đau đớn nằm không đặng, những ngồi dựa vách mà khóc. Cha sợ Nột cũng chết luôn, mỗi bữa thường lại giường đút cơm cho ăn, Mẹ ghẻ thấy vậy lại càng chưởi mắng. Nột thấy vậy bỏ ăn ba bữa mà chết. Thuở ấy trong làng có một người thầy pháp hay đi âm phủ, Nột gặp dọc đàng khóc lóc hỏi thăm em ở đâu ! Thầy pháp nói không nghe ở đâu, bèn trở lại đem Nột đi tới một chỗ đô hội, thấy một người bận áo đen ở trong thành bước ra, thầy pháp đón hỏi giùm. Người áo đen kéo đãy ra, soạn giấy dư trăm mà không có họ Trương ; thầy pháp nghi còn có giấy khác. Người áo đen nói, đuờng nầy về phần ta coi, có giấy nào lọt được. Nột không tin, nài thầy pháp vào thành, thấy quỉ mới quỉ cũ lăng xăng rộn ràng, cũng có người quen, hỏi thăm không ai biết cả. Thoát chúc nghe tiếng reo lên, nói có Phật Bồ-tác ngự, ngữa mặt lên ngó thấy trên không có một người lớn, hào quang sáng suốt, thầy pháp mầng rằng : anh hai có phước là dường nào ! Phật Bồ tác mấy ngàn năm mới ngự vào chốn âm ti mà cứu người khổ nảo, nay gặp thì là may lắm. Thầy pháp nói bắt Nột quì, còn các quỉ thì xăng văng nhảy nhót chúc tụng bốn chữ từ bi cứu khổ. Tiếng tung hô dậy đất. Khi ấy Phật Bồ-tác lấy một nhành dương rưới nước cam lồ xuống mù mù như sương, giây phút tan sương Phật Bồ-tác biến mất. Nột rờ cổ nghe ướt ướt, chỗ dấu https://thuviensach.vn búa không còn đau nữa. Tên thầy pháp bèn đem Nột trở về ngó thấy làng, mới từ biệt mà đi. Nột chết hai ngày thình lình sống lại, thuật hết mọi đều gặp gở, nói rằng Thành không chết ; mẹ ghẻ nói Nột kiếm đều nói láo, lại càng chưởi mắng hơn nữa. Nột không biết lấy đều gì chữa chối, song rờ chỗ phạm búa thì lành, rán chờ dậy lạy cha, quyết lòng lặn lội tìm em, như tìm không đặng, xin cha chớ trông con trở về, một liều con như đã chết rồi. Cha không dám cầm, đem con ra nơi vắng vẻ than khóc một hồi. Nột cất mình ra đi, tới đâu cũng hỏi tin em, ăn mày ăn xin trót năm mới tới Kim-lăng, áo quần rách rưới, lẫng thẫng dọc đường, xảy thấy một đoàn cỡi ngựa hơn mười con. Nột chạy tránh bên mép đàng, có một vị quan trưởng, trạc bốn mươi tuổi sấp xuống, quân hầu tiền hô hậu ũng, lại có một vị thiếu niên cỡi ngựa nhỏ, liết mắt ngó Nột. Nột sợ là một vì công tử, không dám ngước mặt, chẳng dè vì thiếu niên ấy gò cương xuống ngựa, lật đật hô lên : không phải là anh tôi sao ! Nột ngóc đầu nhìn thì là Thành, liền nắm tay em mà khóc oà ; Thành cũng khóc hỏi anh làm sao ra thân lạc loài dường ấy. Nột tỏ sự tình, Thành lại thảm thương hơn nữa. Mấy người hầu cũng rùng rùng xuống ngựa, hỏi căn do bẩm lại với quan trưởng. Vì quan trưởng liền dạy để một con ngựa cho Nột cỡi đi luôn về nhà, hỏi hết nguồn cơn. Số là ngày cọp tha Thành đi, không biết làm sao lại bỏ Thành bên đường. Thành nằm đó hơn một đêm, xảy có ông Trương-thiên-hộ ở trong kinh đô mà về, đi ngang thấy Thành đẹp đẽ, thương mà ôm lấy, hỏi quê quán thì Thành nói ở xa xác, mới chở Thành về nhà, cho thuốc men dặt mấy chỗ dấu cọp. Cách ít ngày Thành lành đã, ông Thiên-hộ không con bèn nuôi làm con. Khi ấy Thành thuật lại đầu đuôi, Nột lạy tạ ông Thiên-hộ, Thành lật đật vào nhà trong lấy áo quần tơ lụa cho anh mặc rồi dọn yến tiệc đãi anh. Ông Thiên-hộ hỏi cha mẹ ở tại Dự-châu có mấy anh em ? Nột thưa rằng không có, nói cha khi còn nhỏ thì ở nước Tề, sau mới lưu lạc ở đất Dự-châu. Thiên hộ nói mình cũng là người Tề, lại hỏi cha mẹ Nột ở làng nào ? Nột thưa rằng : nghe cha nói ở ấp Đông-xương. Thiên-hộ lấy làm lạ, nói mình cũng là đồng ấp, hỏi làm sao mà dời qua đất Dự ? Nột thưa rằng : mẹ chính bị quân binh bắt, cha mắc giặc hết sự nghiệp, đi buôn bên đất Dự-châu cho nên mới ở đó. Thiên-hộ mới hỏi tên cha ; Nột thưa lại, Thiên-hộ nhìn Nột trân trân, https://thuviensach.vn vội vã chạy vào nhà trong. Bổng chúc mẹ ông Thiên-hộ ra hỏi Nột rằng : có phải mầy là cháu nội ông Trương-bính-chi chăng ? Nột thưa phải. Mẹ ông Thiên-hộ vùng khóc lớn nói với ông Thiên-hộ rằng : ấy là em mầy đó. Anh em tên Nột sững sốt không hiểu chi cả. Mẹ Thiên-hộ mới nói mình làm bạn với cha Nột được ba năm, gặp cơn giặc giả lạc loài qua đất Bắc, làm bạn với ông Chỉ-huy nữa năm sanh Thiên-hộ ; qua sáu tháng ông Chỉ-huy mất lộc, Thiên-hộ nhờ phụ ấm làm quan, bây giờ cũng thôi. Lại rằng : mẹ nguồi nguồi nhớ kiểng nhớ quê, có cho người qua Tề hỏi thăm mà không nghe tin tức gì, ai ngờ cha bay chạy qua phía tây mà ở ; lại nói với Thiên-hộ rằng : mầy nhận em làm con thì mất phước. Thiên-hộ thưa rằng : có hỏi Thành mà Thành không hề nói là người Tề, tại nó còn nhỏ lắm cho nên không nhớ. Vậy lấy theo tuổi thì Thiên-hộ đã 41 tuổi làm anh cả. Thành 16 tuổi làm em út, Nột 20 làm anh ba. Thiên-hộ đặng hai em, lấy làm vui mầng, tính trở về quê quán, bà mẹ dùng dằng sợ về không chỗ gởi mình. Thiên-hộ nói thế ở chung được thì ở chung, bằng chẳng thì ở riêng, trong thiện hạ có nước nào là không có cha. Khi ấy mới bán hết nhà đất quyết chí ra đi. Tới nơi Nột với Thành chạy về báo trước cho cha hay. Té ra từ Nột đi, mẹ ghẻ cũng chết, còn một mình cha già, bổng chúc thấy Nột vào và mầng và sợ, thấy Thành lại mầng quá nói không được, nước mắt chan oà. Nột Thành lại nói có mẹ con Thiên-hộ tới, ông già vùng lau nước mắt, không biết làm sao mà mầng, không biết làm sao mà buồn, đứng sững sốt. Thiên-hộ vào chào hỏi rồi, mẹ Thiên-hộ ôm ông già mà khóc, ông già thấy tôi tớ trai gái hầu hạ đầy nhà, ngồi đứng không yên. Thành không thấy mẹ, hỏi ra thì mẹ đã chết rồi, van khóc om sòm. Thiên-hộ xuất tiền cất nhà cửa, rước thầy dạy hai em ; ngoài tàu ngựa giậm, trong nhà tôi tớ dầy dầy, hóa ra một nhà sang giàu dưới thế. https://thuviensach.vn 35. SỰ TÍCH CON BÀN BÀO Trong sách Sưu-thần-kí có nói rằng : đời vua Cao-tân, có tên Phòng vương làm loạn, quan binh đi đánh nhiều trận thất lợi. Vua Cao-tân mới chiêu mộ trong thiên hạ ai lấy đặng đầu Phòng-vương, thì sẽ phong cho làm thiên hộ hầu, lại gã con cho nữa. Thuở ấy vua Cao-tân có nuôi một con chó hay theo vua ra vào, lông năm sắc đặt tên là Bàn-bào. Một bữa con chó ấy đi đâu mất không ai kiếm tìm được. Chẳng dè nó thoát qua bên Phòng-vương, Phòng-vương biết là chó vua nuôi liền dọn yến tiệc nổi ca nhạc vui mầng với con chó. Phòng-vương uống rượu say nằm ngũ mê, con chó lén vào cắn cổ, rút lấy đầu Phòng-vương tha chạy về bỏ trước đền. Vua Cao Tân thấy quả là đầu Phòng-vương, mầng lắm, dạy cho nó ăn cơm thịt cùng đồ mỉ vị, con chó không ăn nằm dài tới đôi ba bữa. Vua Cao-tân coi ý con chó nằm vạ, phong cho con chó làm Cối-kê-hầu, gã năm gái tốt, cho ăn lộc một ngàn nóc gia. Con chó thấy vua không thất ước, mầng chờ dậy ăn uống như thường. Đến sau nó đẻ ra ba trai sáu gái, tuy giống người ta mà dưới đít có đuôi, nối sanh ra một nước gọi là Mọi Khuyển-nhung. https://thuviensach.vn 36. CHUYỆN MỘT VÌ TƯỚNG QUÂN Ông Tra-y-huỳnh là người Tích-giang, tiết thanh minh đi dạo chơi ngoài đồng, vào một cái chùa, thấy trước tiền đường có để một cái chuông xưa lớn hơn ghè mái, trên dưới có dấu đất dấu tay mới ràng ràng. Họ Tra nghi dòm phía dưới, thì thấy có một cái thúng lớn, không biết đựng giống gì, biểu nhiều người nắm quai chuông mà dở lên, thì không nhúc nhích. Họ Tra lấy làm lạ ngồi rót rượu uống, đợi coi có ai về mà dở chuông ấy ra. Một hồi có một người ăn mày vào, ôm những đồ đi ăn xin, để một bên chuông, rồi một tay dở chuông một tay bỏ đồ ăn vào trong thúng ; dở lên để xuống hai ba bận, dồn hết đồ ăn vào thúng, rồi bỏ đi ra. Giây lâu lại trở về dở hé lấy đồ ăn, nhẹ nhàn cũng như mở tủ. Ai nấy lấy làm kì, họ Tra hỏi : chú mạnh mẽ dường ấy, sao còn đi xin ăn ? Tên ăn mày nói mình ăn nhiều quá cho nên không ai dám mướn. Họ Tra khuyên biểu đi ở lính, tên ăn mày nói sợ không ai dùng. Họ Tra đem tên ăn mày về nhà, cho ăn uống thì sức ăn bằng năm sáu người, cho quần áo lại với năm mươi đồng tiền mà đưa đi. Cách hơn mười năm, cháu họ Tra ngồi tri huyện tại đất Mân, xảy có một vì tướng quân tới viếng. Hai đàng đàm đạo, vì tướng quân hỏi ông huyện có biết ông Y-huình chăng ? Ông huyện nói là chú họ ; lại hỏi nhơn sao tướng quân biết ông Y-huình. Vì tướng quân nói ông ấy là thầy, xa nhau hơn mười năm, lòng hằng tưởng nhớ, xin gởi lời cùng thầy qua chơi một chuyến. Ông huyện nghĩ chú mình là người văn thơ, sao lại có học trò võ, cũng ừ gọi là. Sau có ông Y-huình tới, ông huyện học lại, Ông Y-huình quên lững không biết là ai, mà bỡi vì tướng quân trao lời cặn kẻ, liền dạy bắt ngựa đi tới cữa ông tướng quân. Ông tướng quân thấy giấy thiếp đưa vào, vội vã chạy ra hầu rước ngoài cữa ngỏ. Ông Y-huình nhìn coi lạ đặc, ngờ là ông tướng quân lầm, mà ông tướng quân lại càng khiêm nhượng, rước khách vào ba bốn vọng canh. Ông Y-huình thấy các con hầu lăng xăng, biết là nhà trong, dừng chơn không dám bước, ông tướng quân lại cúc cung xin vào, đứa cuốn rèm, người dọn ghế đều là con hầu. Ông Y-huình ngồi xuống xăm rắm hỏi thăm, liền thấy có đứa đem đồ triều phục cho tướng quân bận vào, https://thuviensach.vn xóc sửa ngăy thẳng, lại dạy ít đứa hầu sửa soạn cho ông Y-huình ngồi lên ghế trên chính đính, rồi ông tướng quân mới xuống múa lạy như thể chầu vua. Y-huình sửng sốt không biết chuyện gì. Ông tướng quân bái lễ tất, thay áo thường ngồi đãi, cười mà nói rằng : thầy không nhớ tên ăn mày dở chuông sao ? Họ Tra mới nhớ sực chuyện hơn mười năm. Ông tướng quân dọn yến tiệc thết đãi ân cần, lo cho tới giấc ngủ. Họ Tra thấy tướng quân trọng hậu, ăn ngồi không yên, xin trở về, tướng quân không cho, cứ việc kiểm điểm gia tài, của cải, tôi mọi, lừa ngựa, dạy biên ra cả thảy. Một bữa ông tướng quân nói với họ Tra rằng : tôi làm nên thiệt nhờ thầy, nay gia tài của cải thảy thảy mọi món, tôi chia ra làm hai, một nữa để dành cho thầy, ấy là của thầy tôi không dám hưởng dùng một mình. Họ Tra không chịu, ông tướng quân không nghe, dạy tớ trai mọi gái phân nhau sắp dọn bắt ngựa lừa chuyên chở của cải rần rần một lủ đưa họ Tra về. Sau họ tra can án về việc tu sữ mất chức cũng nhờ sức quan tướng quân mà đặng khỏi. https://thuviensach.vn 37. BÀN CHIÊM BAO Có một người nằm chiêm bao thấy mình hóa ra con chó cỏ, không biết lành dữ thể nào, tới thầy bói, xin bàn giùm. Thầy bói bàn nói : điềm chiêm bao ấy khá lắm, ấy là điềm lộc thực, đến mai sẽ có người mời ăn. Tên đi bàn chiêm bao về, qua ngày mai quả có người mời ăn, mầng khoe khoang nói thầy bàn giỏi. Tên anh em bạn nghe được, trong ý cũng muốn kiếm ăn, toan nhận diện, chạy tới thầy bói nói bấc tử mình cũng thấy mình hóa ra con chó cỏ, họa may thầy có bàn cho là điềm lộc thực. Chẳng dè thầy bói bàn cho là điềm dữ, nói rằng : chú phải giữ mình, kẻo chúng xô chú xuống sông. Tên ấy bỏ ra về, ngẩm nghĩ trong mình rằng : mình nói láo, mà lảo thầy cũng bàn bậy, thôi để mai đây không có chuyện gì, mình sẽ qua mắng lảo thầy chơi ; và đi và nói, không dè mình đã qua cầu, mà cầu thì chật hẹp có hai ba cái xe qua lại ; chàng va ngó thấy xe đi khít một bên, lật đật tránh, sớn sác bước hụt lọt chủm xuống sông. Sáng ngày tên ấy tới hỏi ông thầy bói : anh kia thấy mình hóa ra chó cỏ, thầy đoán là điềm lộc thực cũng nhằm, còn tôi cũng ngó thấy như vậy, thầy lại đoán phải té xuống sông, mà cũng không sai, sao cũng thì chiêm bao, mà có người may người rủi thể ấy ? Thầy bói nói rằng : người ta chiêm bao thiệt, người ta được điềm lành, chú mắc chiêm bao giả, cho nên cũng khiến cho thầy bàn không sai. Trong sách có nói rằng : thổ long sô cẩu linh ư vị đảo chi tiền, mà bất linh ư kí đảo chi hầu, nghĩa là rồng đất chó cỏ có linh là hồi chưa đảo vỏ, chớ đến khi đảo vỏ rồi thì chẳng còn linh gì nữa. Vậy hễ cầu đảo việc rồi thì bao nhiêu chó cỏ người ta đều quăng xuống sông. Bỡi đó con chó cỏ người ta thấy trước, còn đương linh, còn có đồ cúng cấp, chí như con chó chú đặt đều nói thấy sau, không ai còn dùng, cho nên chú phải xuống sông. https://thuviensach.vn 38. TRỒNG LÊ Một người nhà quê chở lê ra chợ mà bán, giống lê thơm ngọt bán được tiền, xảy có một thầy đạo sĩ áo quần lang thang tới trước xe mà ăn xin, người nhà quê đuổi không đi, giận chưởi mắng nhiều tiếng. Thầy đạo sĩ rằng : lê cả xe, già xin có một trái giá đáng bao nhiêu mà chú làm bộ giận dữ thể ấy ! Ai nấy biểu người bán lê coi trái nào xấu xấu cho lảo già một trái, cho lảo đi đi, tên bán lê không chịu cho. Tên trùm chợ thấy ngầy ngà, bèn lấy tiền mua một trái cho thầy đạo sĩ, thầy đạo sĩ lạy tạ, lại nói với ai nấy rằng : ta tu trì, ta chẳng biết tiếc của là cái gì, thôi ta cũng có lê quí, ta xin đem ra mà cho mọi người ăn. Có kẻ nói : như thầy có lê, thầy còn xin làm chi. Thầy đạo sĩ nói : ta có ý kiếm hột mà trồng bây giờ. Nói rồi liền cắn trái lê mà ăn, còn hột thì nắm trong tay, lấy ra một con dao đào lổ sâu hai ba tấc, bỏ hột lê xuống dập đất lại, biểu hàng phố đem nước nóng mà tưới. Có người cắc cớ xin nước sôi đem ra, thầy đạo sĩ lấy đổ ngay xuống lổ trồng lê. Ai nấy chăm chỉ coi, thấy lê đội đất mọc lên, giây phút thành một cây lớn nhánh nhóc sum sê, nở hoa sinh trái lớn đại thơm ngát, hoằng hoại một cây. Thầy đạo sĩ cứ từ chót vót hái xuống, hái đặng bao nhiêu liền phân chia cho mấy người coi ăn. Hái hết trái rồi liền lấy dao đốn cây lê, nghe tiếng dao chạc chạc một hồi cây ngã, thầy đạo sĩ bèn kéo cả cây thủng thỉnh mà đi. Té ra hồi thầy đạo sĩ trồng lê, người bán lê cũng chen vào coi với thiên hạ, quên phứt xe lê. Thầy đạo sĩ đi rồi, anh ta mới ngó lại, thì lê mất hết không còn một trái, mới biết thầy đạo sĩ lấy lê mình phân phát cho thiên hạ ăn. Coi trên xe đứt mất hết một cái nài xe, dấu chặc còn ràng ràng ; anh bán lê nổi xung chạy theo, ra tới góc tường thấy nài xe bỏ đó, mới biết thầy đạo sĩ đốn lê là chặt cái nài ấy. Thầy đạo sĩ đi đâu không biết, tên bán lê ngơ ngẩn, cả chợ đều cười. https://thuviensach.vn 39. ĐẠO BẠCH LIÊN 5 Người đạo Bạch-liên, nguyên ở Sơn-tây, không ai nhớ tên họ, vốn là người hay dùng tà thuật dị đoan, có nhiều người ái mộ theo làm học trò. Một bữa người ấy sắm sửa đi xa, lấy ra một cái chậu để giữa nhà, trên có chậu úp, dặn học trò đừng dở ra mà coi. Người ấy đi rồi, học trò tọc mạch dở chậu ra, thì thấy đựng nước lả, trên mặt nước có một chiếc ghe đươn bằng cỏ, bườm chèo sẵn sàng. Học trò cắc cớ khoát nước, chiếc ghe nhảy lên nhảy xuống hòng nghiêng úp, học trò sợ vịn chiếc ghe rồi đậy lại như cũ. Giây lâu thầy về làm mặt giận quở học trò sao không vâng lời. Học trò đều thưa không có chuyện chi không vâng lời. Thầy nói khi nảy tao ở ngoài biển ghe gần chìm, nói dối tao làm sao. Lần khác ban đêm thầy đi chơi, để một cái đèn lớn giữa nhà, dặn học trò giữ, đừng để gió tắt. Qua canh hai thầy không về, học trò buồn ngủ nằm vật dọc ghế, lúc dậy thì đèn tắt, lật đật đi thắp. Kế thầy về quở. Học trò nói : chúng tôi có ngủ ở đâu mà bỏ đèn tắt. Тhầy nói : bay để tao đi thầm hơn mười dặm, mà hãy còn chối. Học trò thất kinh ; người ấy làm nhiều chước lạ như vậy kể chẳng xiết. Sau vợ bé thầy tư tới với học trò, thầy hay mà không nói. Một bữa thầy biểu tên học trò đi cho heo ăn, tên học trò chun vào chuồng liền hóa ra con heo, thầy kêu hàng heo bắt làm thịt bán ngoài chợ, mà không ai biết. Cách ít ngày cha tên học trò không thấy con về, qua hỏi, thì thầy nói nó không tới. Cha tên học trò hỏi thăm khắp chỗ, không có tin tức gì. Xảy có một tên học trò bạn hay được chuyện ấy nói đi nói lại, cha tên học trò bị giết mới phát đơn đi kiện tại huyện. Ông huyện sợ lão thầy có phép độn 6 không dám bắt, chạy tờ bẩm xin quan trên cho quân lính cho đông mà vây nhà lão thầy, bắt cả vợ con bỏ vào củi giải qua tỉnh thành, đi ngang qua núi Thái-hành-sơn. Chẳng dè trong núi có một người cao lớn dị thường, sầm sầm đầu ngang ngọn cây, con mắt bằng cái bát cô tô, miệng bằng trang cái ảng, nanh dài một thước, đứng trước đầu đường, quân lính kinh sợ không dám đi. Lão thầy nói nó là yêu, vợ tôi trừ nó mới được. Quân lính nghe lời mở trói, vợ lão thầy vác giáo ra, người kì dị ấy nổi giận táp một miếng mất xác. Ai nấy cũng kinh hãi, lão thầy nói nó đã hại https://thuviensach.vn vợ tôi, thì phải cho con tôi ra, quân lính thả con lão thầy ra, con cũng bị nuốt như mẹ vậy. Ai nấy thất sắc, không biết làm sao, lão thầy giận khóc nói nó đã hại vợ tôi rồi lại hại con tôi, chẳng lẽ nhịn đặng, phải có tôi ra cho tôi giết nó. Quân lính thả lão thầy, trao đao mác hối đi. Người giềnh giàng ấy hằm hằm xốc lại, đánh với nhau một lát, lão thầy liền bị nó nắm đặng bò vào miệng, trương cổ nuốt ngay vô bụng rồi cứ việc đi khoan thai. https://thuviensach.vn 40. THẦY ĐẠO SĨ Ở NÚI LAO SƠN Xưa ấy có tên Vương-sanh cũng là con nhà thế gia, từ nhỏ mộ đạo, nghe núi Lao-sơn có tiên nhiều, bèn đội níp qua đó. Trèo lên chót núi thấy có am tự vắng vẻ, ở trong có một thầy đạo sĩ ngồi chiếu lát, diện mạo đẹp đẻ ; hỏi chuyện thì thầy đạo sĩ nói nhiều lẽ cao xa, Vương-sanh bèn xin làm học trò. Thầy đạo sĩ nói e nhà ngươi chịu khó không đặng. Vương-sanh quả quyết nói chuyện chi khó nhọc cũng làm đặng. Đến chiều tối học trò về đông, Vương-sanh thấy đều xá mỗi một trò, rồi ở lại đó. Trời vừa rựng sáng thầy đạo sĩ kêu Vương-sanh trao cho một cái búa, biểu đi theo học trò mà đốn củi. Vương-sanh vâng lảnh búa đi hái củi hơn một tháng, tay chơn sưng trầy khốn cực chịu không đặng, trong ý muốn trở về. Đêm kia đi lấy củi về, thấy có hai người tới uống rượu cùng thầy, trời tối trong nhà chưa thắp đèn, thầy lấy một tấm giấy cắt làm mặt kính dán vào trong vách, giây phút mặt trăng mọc lên sáng sốt chiếu cả nhà, các học trò nhảy nhót hầu hạ xung quanh. Một người khách nói : trăng thanh đêm toại, chẳng lẽ vui một mình, liền vói lên trên ghế lấy một bầu rượu, biểu học trò chia nhau mà uống cho say. Vương-sanh nói trong mình cái hồ nhỏ mà phân chia sao cho đủ. Khi ấy mỗi trò đều kiếm chén, lật đật giành nhau mà rót, sợ hết rượu đi, té ra rót hoài cũng có hoài, đều lấy làm lạ với nhau. Rồi đó người khách thứ hai nói nhờ ơn cho mặt trăng soi sáng, lẽ phải đòi nàng Hằng-nga 7xuống mới vui. Nói rồi liền lấy một chiếc đủa quăng vào trong mặt trăng, xảy thấy một gái xinh tốt ở trong mặt trăng đi ra, hồi mới ra không đầy một thước, xuống vừa tới đất thì cao bằng người ta, lưng eo, cổ nhỏ, múa hát dịu dàng, rồi nhảy lên trên ghế, ai nấy lấy làm lạ, bổng chúc huờn lại chiếc đủa, ba ông đều cả cười. Một ông lại rằng : đêm nay vui vẻ cũng nên vào cung trăng mà yến ẩm cùng nhau. Nói rồi ba ông đều vào trong mặt trăng, học trò đều thấy ba ông ngồi uống rượu như hình trong kiến. Cách một hồi mặt trăng lờ, học trò thắp đèn đem ra, thì còn có một mình thầy dạo sĩ, hai người kia đi đâu mất, thấy trên ghế còn đồ ăn, trên vách thì có một miếng giấy tròn như hình mặt kính mà thôi. Ông đạo sĩ hỏi học trò uống có vừa không ? Học trò đều thưa uống https://thuviensach.vn no đủ. Ông đạo sĩ nói : uống no đủ thì phải đi ngủ cho sớm, đến mai còn phải đi hái củi. Các học trò lui ra, Vương-sanh mầng thầm không còn nghĩ tới sự về. Ngày kia Vương-sanh thấy công việc một ngày một khổ, mà thầy cũng chẳng truyền nghề gì cho, tính đợi chờ cũng mỏi, mới từ giã mà rằng : kẻ môn đệ ở xa xuôi, tìm tới thầy mà học phép tiên, dầu chẳng đặng phép trường sanh, miễn là học đặng nghề chi nhỏ mọn cũng thỏa tấm lòng ; nay theo thầy đã hơn ba tháng, chẳng qua là học mọt nghề làm củi, sớm đi tối về, thiệt ở nhà tôi cả đời chưa tầng chịu cực như vậy. Thầy đạo sĩ cười mà rằng : ấy ta nói nhà ngươi chịu cực không đặng, quả có như vậy, thôi đợi sáng ngày ta cho nhà ngươi về. Vương-sanh rằng : tôi lên làm việc vàn cũng đả lâu ngày, xin thầy nghĩ lại mà cho tôi một chút phép chi cho khỏi sự luống công vô ích. Thầy đạo sĩ hỏi nhà ngươi muốn phép gì ? Vương-sanh thưa rằng : tôi thấy thầy muốn đi đâu thì đi, phên vách cũng không ngăn trở đuợc, như cho tôi được phép ấy thì cũng đã đủ. Thầy đạo sĩ cười, chịu cho, bèn truyền mấy câu chú, biểu Vương-sanh đọc lấy một mình. Thầy hô vào, Vương-sanh trở mặt vào vách mà không dám vào. Thầy hô : vào thử coi. Vương-sanh bước chẫm rãi đi vào tới vách dội lại. Thầy hô cúi đầu chạy xông vào đừng giục dặc. Vương-sanh lui ra ít bước chạy sấn vào tới vách, sướt qua như không có vách, ngó lại quả thấy mình ở bên kia vách, mầng lắm vào tạ thầy mà về. Thầy dạy về phải giữ mình thanh tịnh, bằng không thì không hiệu đó ; rồi đó thầy đem tiền gạo cấp cho Vương-sanh về đường. Vương-sanh về tới nhà khoe khoang với vợ, nói : tao học đặng phép tiên hay quá, dầu là vách đá, tao cũng đi xuyên qua thong thả. Vợ không tin, Vương-sanh làm thử cho vợ coi, bèn lui ra ít bước, chạy đâm sầm vào vách ; té ra đụng vách té ngữa ra, bất tỉnh nhơn sự, vợ đở dậy thì trán u lên một cục bằng cái trấng vịt. Vợ cười nói là phép mọc sừng, Vương-sanh mất cỡ chưởi lão đạo sĩ dạy bậy. https://thuviensach.vn 41. PHÉP MA Vu-công thuở còn trai nhặm lẹ hay đánh quờn, sức lực mạnh bạo, đời vua Sùng-trinh, đi ứng thí kinh đô, tên đầy tớ xuống dịch nặng, lấy làm lo sợ. Xảy nghe trong chợ có người bói giỏi, hay đoán sống chết, Vu-công bèn đi bói thử coi tên đầy tớ chết sống thể nào. Vu-công vừa tới nơi chưa kịp nói, tên thầy bói nói thinh không rằng : có phải đầy tớ nhà ngươi đau, nhà ngươi đi bói thế chăng ? Vu-công sững sốt, tên thầy bói rước lấy mà nói rằng : người bịnh ở nhà không hề gì, một lo sợ cho nhà ngươi mà thôi. Vu công xin bói chuyện mình, thầy bói đứng dậy làm bộ sợ hãi mà nói rằng : nhà ngươi ba bữa nữa chết. Vu-công thất kinh, thầy bói nói nhưng vậy ta cũng có phép, thôi chịu 10 đồng bạc đây ta cứu cho. Vu-công nghĩ đi nghĩ lại rằng chết sống đã có số, dầu cho thầy bói có phép cũng không cải đặng. Vu-công nói rồi liền sắp lưng ra về. Thầy bói nói : một chút một đỉnh mà tiếc, sau chớ ăn năn. Có một hai người thương Vu-công, sợ, nói nhỏ biểu liều đi, Vu-công không nghe. Thoát chúc tới bữa thứ ba, Vu-công cứ việc ngồi lẳng lặng để mà coi có chuyện gì. Té ra cả ngày không thấy đau đớn gì. Tối lại, Vu-công đóng cữa khêu đèn, cắp một thanh gươm ngồi chồm hổm đã hơn một canh, cũng không thấy phép chết ra làm sao. Buồn ý mới đi ngủ, vùng nghe ngoài cữa có tiếng róc rách, Vu-công lật đật dòm, thấy một đứa con nít vác giáo đi vô, tới đất thì cao bằng người lớn. Vu-công nắm gươm chờ dậy, mau tay chém một cái hụt đi, tên ấy hóa nguyên hình nhỏ lại, chun phóc theo lổ song mà trốn ; Vu-công lẹ tay chém theo một gươm, nó nhào xuống, rọi đèn thì là hình nhơn giấy, đứt ngang lưng. Vu-công không dám nằm cứ việc ngồi chực, một hồi có một con gì chun lổ song mà vào, nanh vút như quỉ, nó vừa tới đất, Vu-công chém sả ra làm hai đoạn. Coi nó còn cục cựa, Vu-công sợ nó sống lại chém bồi, lưỡi nào cũng trúng, nghe không êm tiếng gươm, coi lại thì là đồ gốm, bể nát ra từ miếng. Khi ấy, Vu-công nhắc ghế ngồi ngay cữa sổ, con mắt chăm chỉ mấy lổ hở, giây lâu nghe ngoài song có tiếng thở như bò, có một con chi giựt song xô cữa rúng động. Vu-công sợ sập nhà, tính ra ngoài mà đánh lộn, vội vàng xô cữa chạy ra, https://thuviensach.vn thấy một con quỉ đứng cao đầu đụng mái nhà, trăng mờ mờ thấy mặt nó đen như lọ nồi, con mắt có ngời, không áo không giầy, tay cầm cung, lưng đai gươm. Vu-công sợ hãi, thằng quỉ giương cung bắn, Vu-công lấy gươm đánh vẹt tên rớt xuống, chờn vờn chém, nó bắn nữa, Vu-công nhảy tránh, mũi tên bay vụt vụt xuyên qua vách tường. Thằng quỉ làm dữ rút gươm huơi huơi chém tới, Vu-công né khỏi, lưởi gươm xuống đá cũng đứt lìa. Vu-công lòn vào dưới háng chém trúng mắt cá, thằng quỉ giận lắm hét lên chém xuống, Vu-công nép mình, lưỡi gươm nó xuống sả đứt chơn quần. Vu-công nhảy lên nhắm ngang sườn nó, chém một gươm mạnh, thằng quỉ té ngữa ra. Vu công chém bậy chém bạ, nghe như tiếng mỏ, rọi đèn coi thì là hình gỗ cao lớn bằng con người, cung tên nó hẫy còn ràng trong lưng, diện mạo hung ác, mấy dấu chém đều có máu. Vu-công chong đèn mà chờ sáng, mới biết những quỉ yêu ấy, gốc bỡi thầy bói sai, để giết người ta, làm cho người ta tin nó có phép thần thông. Qua ngày sau Vu-công nói chuyện cho anh em hay, rồi đem nhau tới chỗ thầy bói, tên thầy bói ngó thoáng thấy Vu-công, bèn ẫn mình không ai thấy. Có người nói là phép tàng hình, dùng máu chó thì phá phép. Vu-công nghe lời sắm sửa sẵn sàng qua tới nơi, tên thầy bói cũng tàng hình như trước. Vu-công lấy máu chó rảy lối chỗ lão thầy bói đứng, liền thấy mặt mày nó vấy những máu chó, con mắt nó lườm lườm như quỉ, bèn bắt trói lại đem nộp cho quan hành hình. https://thuviensach.vn 42. SỰ TÍCH CŨ Ông Mẩn-công đi tuần phủ Hà-nam, gặp ăn cướp qua lục ghe, đáo soát nội ghe không có một vật gì quí, nó lục lưng ông ấy, thấy có một cái đai vàng của vua ban, nó chê ông tuần phủ nghèo không nỡ lấy. Ông Trần-văn-khanh về hưu trí, một bữa ăn cướp tới nhà phá rương mở tủ, kiếm không có một món gì, ông Trần-văn-khanh năn nĩ nói với chúng nó rằng : anh em đêm hôm lặn lội tới đây, không có vật chi xứng đáng mà lấy cũng ngặt, thôi già còn năm ba cuốn sách rách, xin anh em chịu khó lấy đở đem về dạy con cháu. Ăn cướp nghe nói, kéo nhau ra đi. https://thuviensach.vn 43. HUÌNH SANH Huình-sanh là con nhà sang trọng, học hành giỏi có chí khí lớn, hay giao du với một ông thầy chùa ở ngoài làng, tình ý hiệp nhau. Chẳng khỏi bao lâu thầy chùa đi vắng, cách hơn mười năm mới trở về, thấy họ Huình bèn than rằng : tưởng nhà ngươi đã đắc lộ, hay đâu hãy còn im trệ, trong thế phước mạng nhà ngươi bạc lắm, thôi để ta lo với âm phủ cho, chẳng biết nhà ngươi có chạy đặng mười ngàn chăng ? Huình-sanh nói chạy không đặng. Thầy chùa biểu chịu lấy nữa, còn nữa để thầy giúp, hẹn ba ngày phải cho có. Huình-sanh chịu, về cầm đồ đạc, chạy hết sức mới được phân nữa ấy. Cách ba bữa thầy chùa đem đủ năm ngàn giao cho Huình-sanh. Thuở ấy, bên nhà Huình-sanh có một cái giếng sâu múc hoài nước không cạn, người ta nói giếng ấy thông với sông biển vân vân. Thầy chùa biểu Huình-sanh bó tiền để một bên giếng, dặn rằng : chừng nào thầy ra chùa, hãy xô xuống giếng, đợi chừng sôi nồi cơm, thấy có một đồng tiền nổi lên, thì phải lạy đồng tiền rồi sẽ đi. Huình-sanh không hiểu là chước gì, nghĩ lại nghiệm không cũng chưa chắc, mà mười ngàn trước mắt bỏ đi cũng uổng, mới lấy có một ngàn mà bỏ xuống giếng, còn chín ngàn thì giấu đi. Giây phút nước nổi bọt lên to, rả ra nghe như tiếng đồng, liền có đồng tiền nổi lên trên mặt nước, lớn bằng cái bánh xe. Huình-sanh thất kinh lật đật lạy, rồi lại lấy bốn ngàn nữa mà bỏ xuống, nghe tiếng rổn rảng ; té ra mắc đồng tiền lớn nằm cản ngang, tiền nọ không xuống nước. Trời gần tối thầy chùa tới quở, trách sao không bỏ hết. Huình-sanh dối rằng đã bỏ sạch. Thầy chùa nói rằng : sứ âm phủ đem có một ngàn đi, còn nói dối làm sao. Huình-sanh tức mình phải thú thiệt, thầy chùa than rằng : đại để những người bỏn sẻn thì chẳng có chí khí lớn, ấy là mạng số nhà ngươi, làm tới bậc Minh-kinh mà hết, bằng không thì đã hiễn vang rồi. Huình-sanh tiếc lắm, này nĩ thầy chùa làm phép một lần nữa. Thầy chùa không chịu hẵn mà đi. Huình-sanh coi dưới giếng thấy tiền còn nổi, lập thế dòng dây vớt lên, đồng tiền lớn bèn chìm đi mất. Năm ấy Huình-sanh đậu phó bảng rồi thì kế chết, y như lời thầy chùa nói. https://thuviensach.vn 44. ĐÔNG PHƯƠNG SÓC Vua Hán-vỏ đãi yến quần thần, nhơn vui nói qua sách tướng rằng : nhơn trung ai dài một tấc, thì hưỡng thọ được trăm năm. Ông Đông-phương sóc chầu một bên vùng cười rè, quan hữu tư tâu rằng ông ấy không cung kính. Ông Đông-phương-sóc cất mảo chịu tội mà rằng : kẻ hạ thần không dám cười bệ hạ, thật tình cười ông Bành-tổ mặt dài. Vua phán hỏi, ông Đông-phương-sóc tâu rằng : trong sách nói ông Bành-tổ sống tới tám trăm tuổi, kính vưng lời bệ hạ dạy, thì môi trên ông Bành-tổ phải thòng thòng tám tấc, suy ra thì mặt ông ấy phải dài hơn một trượng. Ông Vỏ-đế nghe nói cũng tức cười. https://thuviensach.vn 45. CÔNG GIÃ TRƯỜNG Công-giã-trường là người nước Lổ cũng là học trò đức Khổng-tử, hiểu biết tiếng chim, nhà nghèo ở không nhưng, không có mà ăn cho đủ. Một bữa chim bay tới nhà ông ấy mà kêu rằng : Công-giã-tràng, Công-giã-tràng, cọp bắt dê núi Nam-san, người ăn thịt ta ăn gan, chóng theo bổi chớ dùng dằng. Công-giã-trường đi tới núi quả bắt đặng con dê đem về làm thịt ăn. Chẳng dè chủ mất dê đi đánh dấu được sừng dê tại nhà Công-giã-trường, bèn đi cáo với ông Lổ-công, vu cho Công-giã-trường rằng ăn trộm. Công-giã-trường thưa thiệt, Lổ-công không tin tiếng chim, bắt Công-giã-trường bỏ vô khám. Đức-Khổng-tử biết Công-giã-trường là người ngay thiệt, đi minh oan, mà Lổ-công cũng không tha. Đức Khổng-tử than rằng : ở chốn ly tiếc lẽ đâu không có người ngay mà mắc nạn. Chẳng khỏi bao lâu con chim ấy lại bay tới cửa khám mà kêu rằng : Công-giã-tràng, Công-giã-tràng, người nước Tề đem binh sang, sông Nghi thúy ở đầu đàng, kíp ngăn ngừa chớ nghi nan. Công-giã-trường nói lại với quan đề lao chạy tờ cho ông Lổ-công sai người thám, quả có binh nước Tề qua lấn bờ cõi. Lổ-công mới tha Công-giã trường ; cấp nhiều tiền bạc, lại muốn phong cho làm bậc Đại-phu, Công-giã trường hổ vì nhờ tiếng chim, không dám chịu. https://thuviensach.vn 46. THI THÀNH HOÀNG Ông Tống-đạo thuở ở học sanh, đau nằm thấy một người nhà tơ cầm trát, dắc một con ngựa bướm trán tới mà mời đi thi. Tống-đạo nói rằng : chưa có kiểu vở gì ra mà đi thi làm sao đặng. Tên thơ lại làm thinh cứ giục đi hoài. Tống-đạo phải gắng gượng lên ngựa mà đi theo. Đàng đi lạ lùng tới một chỗ đô hội như đất kinh kì, lần vào thấy dinh dãy lầu đài quí trọng, có hơn mười ông quan lớn ngồi khách, lạ đặc không biết là ông nào ; ngó lên trên biểng có chữ đề là Quan trang mục, Tống-đạo nhận được bấy nhiêu mà thôi. Ngoài hiên có dọn hai cái đôn, đã có một vì Tú-tài ngồi trước, ông Tống-đạo tới sau lại ngồi kề một bên, trên có ghế bàn bút giấy để sẵn. Giây phút có giấy đề đưa xuống, thấy viết : nhứt nhơn nhị nhơn, hữu tâm vô tâm, tám chữ. Hai ông cứ đề làm theo, vở rồi đưa lên trên đền. Trong vở ông Tống-đạo có câu rằng : hữu tâm vi thiện, tuy thiện bất thưởng ; vô tâm vi ác, tuy ác bất phạt. Các thần coi vở chuyền tay khen ngợi chẳng khi đừng, bèn đòi ông ấy lên mà dụ rằng : nay đất Hà-nam khuyết Thành-hoàng, một mình nhà ngươi xứng chức ấy. Ông Tống-đạo nhớ sực lại, cúi đầu khóc lạy mà rằng : kẻ học trò nhờ ơn sai khiến, đâu dám từ nan, ngặt vì mẹ già bảy mươi tuổi, không người phụng dưỡng, xin cho tôi nuôi mẹ tôi trăm tuổi rồi, tôi chẳng dám từ. Trên có một vì giống hình đế vương dạy tra bộ coi bà mẹ sống bao lâu. Xảy có quan lại râu dài lấy bộ coi qua, bẩm rằng số bà già còn sống chín năm nữa. Coi ý ông nào cũng dùng dằng, có một mình ông Quan đế dạy rằng : không can chi, thôi bắt Trương-sanh quiền nhíp chín năm rồi hãy đổi ; lại rằng : lẽ phải bắt ép nhà ngươi, nhưng bởi nhà ngươi có lòng hiếu thảo, hưởn cho chín năm, đến kì sẽ đòi nhà ngươi. Ông Quan-đế cũng phủ hủy ông Tú-tài một hai tiếng, rồi đó hai ông lui ra. Ông Tú-tài nắm tay ông Tống-đạo đưa ra cho tới ngoài nội, nhơn nói mình là người ở Тrường sơn họ Trương, làm thơ đưa có câu rằng : hửu hoa hữu tửu xuân thường tại, vô nguyệt vô đăng dạ tự minh. Ông Tống-đạo lên ngựa từ biệt, về tới nhà dường như chiêm bao. Khi ấy ông Tống-đạo chết đã ba ngày, bà mẹ nghe tiếng rên vẵng vẵng trong hòm, lật đật dở hòm đem ông ấy ra nữa ngày mới https://thuviensach.vn nói được. Hỏi ra bên núi Тrường-sơn quả có Trương-sanh chết nội ngày ấy. Đến năm thứ chín, mẹ ông Tống-đạo thiệt chết, tống táng xong rồi, ông ấy tắm rửa vào nhà nằm thíp thíp. Ngày ấy cha mẹ vợ ông Tống-đạo ở xa, thấу ông ấy cỡi ngựa bao tiền bao hậu, kiều khấu rực rở, có xa giá hầu hạ đông, vào lạy tạ mà đi, ai nấy lấy làm lạ, chạy đi hỏi thì ông ấy đã mất rồi. https://thuviensach.vn 47. HAI ANH EM HỌ THƯƠNG Anh em họ Thương, một người giàu một người nghèo, nhà ở khít vách. Đời vua Khương-hy, năm mất mùa, người em thút mút, lo được bữa trưa không bữa tối. Có một bữa mặt trời đã xế qua, mà chưa có gạo nấu, người em đói bụng xăng văng không biết làm sao. Người vợ biểu qua bên anh mà xin gạo, người chồng nói : xin uổng công, phải anh tao thấy tao nghèo mà biết thương, thì có đâu đến nỗi này. Người vợ không nghe biểu một hai đi, người chồng cực chẳng đã sai con qua một hồi lâu trỡ về tay không. Người vợ hỏi con qua bên ấy bác nói làm sao ? Đứa con nói : bác trai giùng dằng ngó mặt bác gái, bác gái nói anh em ở tư riêng, ai có nồi nấy, không ai có sức mà lo bao đồng. Vợ chồng người em làm thinh, góp nhóp tấm manh vành sắt bán lần, đổi lấy từ hột tấm mà ăn. Trong làng có quân hoang thấy người anh giàu có, nữa đêm leo vách tường vào nhà, vợ chồng người anh sợ hải la làng, xóm diềng đều ghét không ai thèm tiếp cứu ; túng lắm phải kêu em, người em nghe tiếng chị dâu kêu muốn chạy qua, mà người vợ cản lại la lớn lên mà rằng : anh em đều có tư riêng, phải ai tai nấy, ai lại biết ai. Giây phút ăn cướp phá cữa, bắt hai vợ chồng người anh trói lại, khêu đèn chai mà hỏi của. Hai vợ chồng kêu khóc khốn nạn, người em nóng ruột nói rằng : dầu anh mình ở vô tình, cũng chẳng lẽ cho mình làm thinh mà không cứu. Nói rồi liền đem con nhảy qua tường la lớn tiếng, ăn cướp biết tiếng người em có nghề võ giỏi, lại sợ làng xóm tới tiếp, liền kéo nhau đi mất. Coi lại cổ vế chị dâu đều cháy nám, người em lật đật kêu tôi tớ đở lên giường rồi mới ra về ; người anh cũng bị thương tích, mà của cải không mất món gì, mới nói với vợ mà rằng : nay của mình còn lại, là nhờ thằng em, ấy là của nó cho mình, phải chia ra mà cho nó. Người vợ nói : phải có anh em tử tế, đã không đến nỗi phải chịu đau đớn như vầy. Người em hết gạo nấu, có ý trông anh trả ơn, té ra đợi càng lâu càng vắng, người vợ chịu không được, biểu con xách mũng theo ; bác cho đặng có một nồi, người vợ chê ít muốn trả lại, người chồng can không cho trả. Cách vài tháng đói thét chịu không nỗi, người em nói với vợ rằng : nay mình hết kế, còn có một căn nhà, thôi ta bán đứt đi cho https://thuviensach.vn anh hai, có lẽ anh hai sợ ta đi đi, không chịu mua mà cho ta giống chi chăng ; ví dầu anh hai có mua, thì ta cũng có tiền mà nuôi mạng sống ; người vợ cũng lấy làm phải, bèn sai con cầm giấy qua nhà người anh. Người anh bàn với vợ rằng : dầu em mình có bụng bất nhơn, sao cũng là tay chơn mình, nó đi đi thì mình quạnh quẻ, chi bằng trả giấy mà châu cấp cho nó. Người vợ rằng : nó giợm đi là có ý rúng mình, như mình chịu châu cấp thì là mắc mưu nó ; trong thiên hạ những người không anh không em đều phải chết hết đi sao ? Ta cơi vách tường lên cho cao, sữa nhà lại chắc chắn thì cũng vững bền, thôi chịu mua cho nó mà nới nhà ra cho rộng, để nó đi đâu mặc nó. Hai vợ chồng bàn luận xong rồi, liền kêu người em so danh điễm chỉ, giao tiền bạc đủ số. Người em bán nhà rồi, bèn dời qua làng khác mà ở, quân hoang nghe người em đi, lại rủ nhau tới đánh bắt người anh làm khổ sở, bao nhiêu vàng bạc phải đem ra mà chuộc mạng. Đến khi ăn cướp kéo đi, lại khai cửa vựa, kêu nhà nghèo lối xóm tới mặc ý xúc, trong giây phút lúa sạch còn vựa không. Qua ngày sau người em hay đặng chạy qua, thì người anh đã bất tỉnh nói không ra tiếng, mở mắt thấy em lấy tay cào chiếu mà thôi, một hồi liền tắt hơi. Người em giận lắm đi kiện tại huyện, mà ăn cướp thì đã trốn xa không bắt chi được. Còn những người xúc lúa kể hơn một trăm, thì là những dân nghèo khổ trong làng, quan huyện cũng không biết xử làm sao. Người anh chết để lại một đứa con mới được năm tuổi, nhà nghèo rồi, nó cứ qua bên chú mà ở, năm bảy ngày cũng không về, đưa nó về thì nó khóc, thiếm nó cũng không ngó tới. Người chồng nói cha mẹ nó bất nghĩa, nó có tội gì, bèn mua bánh mà đưa nó về. Cách ít bữa người em lại lén vợ con, đội lúa qua cho chị dâu, dặn phải nuôi cháu, cứ việc làm như vậy một hai năm, cho đến khi chị dâu bán được nhà có tiền ăn, mới thôi qua lại. Sau mất mùa nữa, thiên hạ chết đói đầy đàng, nhà người em thêm miệng ăn càng thêm bẩn chật. Khi ấy con người anh được 15 tuổi yếu đuối không làm gì đặng, người em biểu đi theo con mà bán bánh. Một đêm người em nằm chiêm bao thấy anh tới, mặt mũi thảm sầu mà nói rằng : anh nghe lời đờn bà, hóa ra mất nghĩa anh em, em đừng tưởng tới chuyện cũ mà thêm điều hổ thẹn cho anh ; nay chỗ nhà cũ bán đi mà hãy còn bỏ không, em phải mướn mà ở, đàng sau chỗ cỏ mọc rậm có chôn tiền, em đào lên mà làm vốn, đem https://thuviensach.vn