🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Chú Bé Trong Vali
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
E. ven-chi-xtốp
CHÚ BÉ
TRONG VALI
NAM CƯỜNG dịch
Bìa và minh họa của THY NGỌC
(theo bản tiếng Nga)
Tập I
NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG HÀ NỘI - 1979
https://thuviensach.vn
Евгений Велтистов
Электроник - мальчик из чемодана Издательство “Детская Литература” Москва - 1968
https://thuviensach.vn
CHIẾC VA-LI CÓ BỐN QUAI XÁCH
Vào một buổi sớm tháng năm, một chiếc ô-tô màu xám sáng bon tới khách sạn “Cây Sồi”. Cửa mở, một người đàn ông gầy gò miệng ngậm tẩu thuốc bước nhanh ra khỏi xe. Nhìn thấy những bộ mặt hân hoan, những bó hoa, ông ta ngượng nghịu mỉm cười. Đó là giáo sư Grô-mốp, vị khách danh dự của cuộc hội nghị các nhà điều khiển học. Ông đi từ Xi-nhe-go-rơ-xcơ, một thành phố nghiên cứu khoa học nhỏ của Xi-bi-ri đến đây. Như mọi lần, ông quyết định nghỉ chân tại khách sạn “Cây Sồi”.
Giám đốc khách sạn “Cây Sồi” tổ chức cuộc đón tiếp thật long trọng. Ông ta ôm lấy khách và sốt sắng đỡ hành lý cho khách. Một chiếc va-li to tướng góc tròn lộ ra khi hòm xe vừa mở nắp.
Giáo sư thấy vậy liền bảo:
— Này, khỏe như bác cũng chả xách nổi đâu. Chiếc va-li này nặng lắm đấy.
— Có gì mà nặng, - ông giám đốc đáp lại. - Ông dùng đôi cánh tay lực lưỡng của mình nhấc chiếc va-li xuống đất. Vì phải cố sức, mặt ông đỏ bừng lên. Chiếc va-li dài, màu đen có bốn quai xách nom tựa hộp đựng đàn công tơ-rơ-bát. Ấy thế nhưng biển đề lại ghi rất rõ ràng nội dung vật chứa bên trong: “Cẩn thận! Máy móc!”.
Ông giám đốc lắc đầu:
— Ái chà... giáo sư làm thế nào mà xoay xỏa được với nó?
— Tôi nhờ bốn người xách hộ. Còn tôi thì điều khiển, - Giáo sư trả lời, - Đơn giản lắm!
— Chúng tôi vẫn dành cho giáo sư phòng trọ mọi khi, chắc ngài không phản đối chứ?
— Rất tốt. Rất cảm ơn bác.
https://thuviensach.vn
Ông giám đốc và ba người giúp việc xúm vào xách va-li lên tầng hai. Giáo sư bước theo họ. Ông hài lòng ngắm nghía những bức tường phòng trọ màu xanh lơ, những tiện nghi, chiếc bàn làm việc nhỏ nhắn kê cạnh cửa sổ mở rộng to bằng cả bức tường.
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
Giáo sư thoáng thấy trong phòng thoang thoảng hương rừng thông, ông mỉm cười.
Ông giám đốc bấm vào một trong các nút ở cửa ra vào và nói:
— Không phải chỉ có hương rừng thông đâu. Nếu ngài muốn, sẽ có cả hương hoa đồng nội, hoa mua, thậm chí cả không khí ngày giá lạnh nữa. Đây là các nút bấm của máy tỏa hương thơm giúp cho tâm hồn sảng khoái.
— Mọi cái đều tuyệt diệu. Còn tâm hồn thì sảng khoái nhất rồi, - giáo sư nói cho ông ta yên lòng.
— Chúng tôi cũng nghĩ thế. Ngài cứ tự nhiên và nghỉ ngơi cho, - ông giám đốc lặng lẽ rút lui.
Giáo sư mở cửa sổ. Làn gió sớm mang theo tiếng lá xào xạc lan vào phòng và luẩn quẩn giữa những tấm màn gió trong suốt. Bên dưới cửa sổ, những cây sồi chắc nịch đứng chen nhau. Bao tia nắng xuyên qua tán lá lòa xòa in lên mặt đất nhiều đốm sáng. Từ xa có tiếng bánh xe vo vo. Và ở phía trên các ngọn cây, một chiếc máy bay lên thẳng nhỏ bé - chiếc “tắc-xi bay” - đang bay qua...
Grô-mốp mỉm cười; ông không sao quen được với loại máy bay lên thẳng này, nên toàn đi loại tắc-xi bình thường. Ông nhận thấy thành phố lớn lên và đẹp ra. Từ ga về, xe chạy dọc theo các vườn hoa dài hàng cây số trong cái hành lang vô tận những cây cối xanh tươi đứng nghiêm trang như một đội ngũ danh dự. Đâu đâu cũng thấy cái mới: nào là mảnh rừng bạch dương xinh xắn, những cây thông thanh tú reo ca, những tây táo, cây anh đào khoác áo choàng màu trắng và những cây tử đinh hương nở hoa... Rồi vườn treo phía trên đầu gắn vào các mái nhà có những tấm vòm di động trong suốt dùng để che những khi thời tiết xấu. Khoảng giữa các cửa sẽ là những dải sáng lóng lánh quấn quanh nhà. Đó là những giàn dây leo xanh tốt bám rễ vào đá và bê tông.
Giáo sư nhìn ra cửa sổ, nhận xét:
— Những cây sồi đã lớn.
https://thuviensach.vn
Quả thật đã nhiều năm rồi ông không đến thành phố này.
Ông cúi xuống va-li vặn khóa và mở nắp. Trong va-li, một chú bé nằm ngay ngắn trên một tấm ni-lông mềm mầu xanh da trời, mắt nhắm như đang ngủ say.
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
...Giáo sư trầm ngâm nhìn chú bé đang ngủ một lúc...
Giáo sư trầm ngâm nhìn chú bé đang ngủ một lúc. Không, không một ai thoạt nhìn có thể đoán ngay ra rằng, chú bé trước mặt là người máy. Cái mũi hếch, món tóc xõa trước trán, đôi hàng mi dài.... Cái áo khoác ngoài màu xanh, áo sơ-mi, chiếc quần mùa nực. Hàng trăm hàng ngàn chú bé như vậy đang có mặt khắp phố phường trong thành phố lớn. Giáo sư dịu dàng bảo:
— Điện Tử ạ, như vậy là chúng ta đã đến nơi! Chú thấy trong người thế nào?
Hàng mi rung động, đôi mắt long lanh mở ra, chú bé ngồi nhỏm dậy. Chú nói giọng khàn khàn:
— Cháu thấy dễ chịu. Kể ra thì cũng hơi xóc một chút. Nhưng tại sao cháu cứ phải nằm trong va-li?
Giáo sư giúp chú bé ra khỏi va-li và sửa sang lại quần áo cho chú.
— Món quà bất ngờ. Cháu cần phải biết thế nào là món quà bất ngờ. Nhưng ta sẽ nói chuyện với nhau sau... còn bây giờ hãy làm mọi thủ tục cần thiết.
Ông đặt Điện Tử ngồi lên ghế, lôi ở dưới áo khoác của chú ra chiếc phích cắm điện xinh xinh và nối với một sợi dây dẫn bằng chất dẻo, xong cắm vào ổ.
— Ôi! - Điện Tử rùng mình.
— Không sao, không sao, chịu khó một chút, - giáo sư dỗ dành. - Cần phải làm thế. Hôm nay cháu sẽ phải đi nhiều. Cần phải nạp thêm điện.
Giáo sư để mặc Điện Tử ngồi ở ghế và đi đến bên chiếc máy điện thoại truyền hình rồi quay số. Màn ảnh màu xanh da trời bừng sáng. Giáo sư Grô mốp trông thấy bộ mặt quen thuộc, liền vui vẻ nói; khói thuốc lá phả ra qua tẩu thuốc:
— Vâng vâng, tôi đã có mặt, anh A-léc-xan-đơ-rơ Xéc-gây-ê-vích ạ. Về sức khỏe của tôi hả? Tốt lắm.
https://thuviensach.vn
— Cháu không muốn, - có tiếng Điện Tử, khàn khàn nói sau lưng ông. - Cháu không chịu nổi...
Giáo sư giơ ngón tay đe Điện Tử rồi lại tiếp tục:
— Mời anh đến đây... Tôi chờ... Xin báo trước một món quà bất ngờ đang chờ anh đấy!
Màn ảnh tắt. Giáo sư Grô-mốp quay lại định hỏi chú bé tại sao nhõng nhẽo như vậy nhưng không kịp. Điện Tử rời phắt chỗ ngồi, lao ra phía cửa sổ, leo lên và nhảy từ tầng hai ra ngoài.
Chớp mắt, giáo sư đã ở bên cửa sổ. Ông chỉ kịp thấy chiếc áo khoác ngoài màu xanh thấp thoáng giữa những hàng cây.
— Điện Tử! - giáo sư kêu lêu.
Nhưng chú bé đã biến mất.
Giáo sư lắc đầu, lấy kính trong túi ra đeo và cúi xuống ổ cắm.
— Hai trăm hai mươi vôn! - giọng nói của ông lộ vẻ lo lắng - Tôi đã làm ăn ra sao đây! - Ông lao ra cửa.
Ông chạy xuống cầu thang. Chợt nhìn thấy bộ mặt ngơ ngác của ông giám đốc, giáo sư liền khoát tay ra hiệu cho ông ta yên tâm. Bây giờ đâu phải là lúc giải thích.
Xe tắc-xi đỗ ngay bên lề đường. Giáo sư Grô-mốp mở mạnh cửa, gieo mình xuống ghế ngồi. Ông vừa thở vừa ra lệnh cho lái xe:
— Đi thẳng! Cần phải đuổi bắt chú bé mặc áo khoác xanh!... Thế là bắt đầu những câu chuyện bất ngờ lôi cuốn hàng bao nhiêu con người vào cuộc.
Chúng ta sẽ kể tiếp về họ.
https://thuviensach.vn
NGƯỜI BẠN BẤT NGỜ
Áo choàng trắng hay những công thức
Trong thành phố lớn có một chú bé bình thường tên là Xéc-gây Xư-ra-e xkin. Trông bề ngoài chú chẳng có gì đáng chú ý: cái mũi hếch, đôi mắt màu xám, đôi hàng mi dài. Tóc chú bé lúc nào cũng rối bù. Bắp thịt không nổi rõ, nhưng rắn chắc. Đôi bàn tay đầy vết xước dính đầy mực; đôi giày rách bươm vì đá bóng. Nói tóm lại, Xư-ra-e-xkin giống hệt mọi đứa trẻ mười ba tuổi.
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
Cách đây nửa năm, gia đình Xư-ra-e-xkin dọn đến phố Bồ Đề ở trông một ngôi nhà lớn màu vàng da cam. Trước đó họ ở Ngõ Đậu. Kể cũng lạ, giữa những tòa nhà khổng lồ như thế này mà vẫn còn giữ được hòn đảo cuối cùng của thành phố cũ. Ngõ Đậu có những căn nhà thấp, những mảnh sân hẹp, đến nỗi lần nào chơi bóng bọn trẻ cũng đánh vỡ kính cửa sổ. Nhưng cũng đã nửa năm rồi không còn Ngõ Đậu nữa. Máy san đất đã phá nhà đi và bây giờ ở đó chỉ còn những cái cần cẩu dài ngoẵng đang hoạt động.
Xê-ri-ô-gia[1]thích chỗ ở mới. Chú cho rằng, khắp thành phố không có nơi nào tuyệt diệu như vậy: sân rộng rãi như quảng trường, xanh tươi như công viên, chạy nhảy chơi đùa suốt ngày không chán. Hoặc giả có chán thì vào xưởng thủ công mà bào, cưa, muốn làm gì thì làm. Nếu không, thì vào phòng giải trí mà chơi bi-a, đọc báo chí, xem vô tuyến truyền hình có màn ảnh to như một tấm gương lớn gắn lên tường.
Lúc nào thanh thản có thể ra sân ngắm nhìn những đám mây trôi vùn vụt - những đám mây hình chim, hình tàu lượn, hình tên lửa, bị gió cuốn đi trên bầu trời xanh; những luồng tia nắng mặt trời đổ xuống như dòng thác; hay ánh trăng lấp lánh như dải bạc. Và bỗng từ phía bên kia các mái nhà xuất hiện một chiếc máy bay phản lực chở khách to tướng, ánh bạc lấp lánh sải đôi cánh rộng thoáng rạp khắp sân và rồi biến mất, để lại tiếng động ầm ầm trên các mái nhà.
Ngôi trường mới ở ngay giữa sân cũng rất vừa ý Xê-ri-ô-gia. Bàn trong các lớp học màu trắng, còn bảng thì màu vàng, xanh lá cây và xanh da trời. Ra đến hành lang thì trước mặt là bức tường kính rồi đến bầu trời mây, hàng cây, bụi cỏ; tưởng chừng như ngôi trường là một con tàu bồng bềnh giữa lớp sóng xanh. Còn một điều quan trọng nhất, thích thú nhất là máy tính đặt ngay trong phòng thí nghiệm. Những chiếc vô tuyến truyền hình lớn nhỏ và những chiếc máy chữ trông như những chiếc tủ đứng; chúng vui vẻ gõ phím chào đón Xê-ri-ô-gia, thân mật nhấp nháy những cặp mắt nhiều màu, hân hoan rít lên bài ca không bao giờ tắt. Nhờ có những chiếc máy thông minh tuyệt vời này mà nhà trường được mang tên đặc biệt: trường học của các nhà điều khiển học trẻ tuổi.
https://thuviensach.vn
Dạo mới dọn đến nhà mới, Xê-ri-ô-gia xin vào học lớp bảy “B”. Và ngay từ khi còn chưa trông thấy những máy này, chú đã nói với bố:
— Bố ạ, con gặp may. Con sẽ chế tạo người máy.
— Người máy à? Để làm gì? - Ông Pa-ven An-tô-nô-vích ngạc nhiên hỏi.
— Sao bố lại hỏi: để làm gì? Người máy sẽ đi mua bánh, rửa bát và nấu cơm. Con sẽ có một người bạn như thế bố ạ.
— Thế mà là tình bạn à? - Ông bố hỏi vặn. - Tình bạn rửa bát... Xê-ri-ô-gia cãi:
— Nhưng đó là người máy, người phục vụ bằng máy cơ mà.
Chú tính toán những công việc sẽ giao cho người máy, mãi đến khi ông bố phải bảo:
— Thôi tưởng tượng như thế đủ rồi. Ngày mai đi học, con sẽ hiểu biết hết.
Xê-ri-ô-gia nằm trong chăn lẩm bẩm:
— Nó sẽ còn phải đánh giày nữa.
Sáng hôm sau, Xê-ri-ô-gia đã quên mất việc chế tạo người máy. Tan học, chú chạy như bay về nhà, vứt cặp xuống hành lang và vừa thở hổn hển vừa ngâm nga:
“A” và “B” ngồi trên ống khói,
“A” ngã nhào” “B” cũng chuồn đi,
Hỏi trên ống khói còn gì?
Bố cười:
— Gớm chưa! Nhà điều khiển học của chúng ta đã có phát minh cơ đấy. Theo bố bài toán này ở lớp mẫu giáo đã làm rồi.
Xê-ri-ô-gia nói:
— Được. Nếu bố bảo ở lớp mẫu giáo đã làm rồi thì bố thử giải đi.
https://thuviensach.vn
— Thôi con, hãy khoan đã. Hôm nay bố phải thức khuya nghiên cứu bản vẽ.
Ông Pa-ven An-tô-nô-vích đã đi vào phòng, nhưng Xéc-gây vẫn bám riết lấy bố:
— Không. Bố không được nói lảng. Bố phải trả lời xem trên ống khói còn gì đã?
Ông bố nhún vai:
— Chắc còn chữ “và” chứ gì?
— Đấy nhé, sao bố giải sơ lược thế? - Xê-ri-ô-gia làm ra vẻ quan trọng. - Giả sử “A” là người nạo ống khói và “B” là người thợ nướng bánh. Nếu hai người cùng ngã thì làm gì còn “và”. Đấy không phải là đồ vật, không thể sờ thấy được, không thể đánh rơi được, - Xéc-gây ngừng một lát, cười láu lỉnh. - Nhưng bố cũng đúng. Thực ra bố không ném chữ “và” ra khỏi ống khói. Bố có nhận ra nó. Thế có nghĩa là chữ đó mang một thông tin quan trọng. Nó quan trọng ở chỗ thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa đối tượng “A” và đối tượng “B”. Mặc dù “và” không phải là một đồ vật, nhưng nó tồn tại và giúp người ta nhận ra nhau.
— Thông minh lắm,- ông Pa-ven An-tô-nô-vích nhận xét. - Như vậy là bố con ta hiểu nhau rồi đấy chứ nhỉ.
— Con nghĩ rằng, mọi vật thật đơn giản. - cậu con trai nói tiếp. - Mỗi chữ, mỗi từ, mỗi vật, ngay cả gió và mặt trời cũng mang trong mình một lượng thông tin. Ví dụ, bố đọc bảo biết được tin tức mới. Con làm toán áp dụng các công thức và tìm ra đáp số. Trên mặt biển, thuyền trưởng lái tàu chỉ cần nhìn sóng cũng đoán được chiều gió. Tất cả chúng ta đều cùng làm một việc: lấy một thông tin nào đó nghiên cứu và cố thu cho được những nhận xét tốt. Đó là qui tắc chính của người máy.
Căn cứ vào câu nói uyên bác đó, ông bố đưa ra một kết luận thật bất ngờ:
— Như vậy có nghĩa là nếu con bị điểm “ba” và con nói rằng “con có hiểu tất cả” thì không được tin vào lời con, mà phải tin vào kết quả ghi trong
https://thuviensach.vn
sổ liên lạc chứ gì. Thật là một qui tắc thông minh!
Xéc-gây tin tưởng nói:
— Nhưng từ nay trở đi, con sẽ không bị một điểm “ba” nào đâu. Con sẽ nghiên cứu tường tận máy móc, mọi người và cả nhà nước nữa.
Ông bố phá lên cười, ôm lấy vai Xê-ri-ô-gia quay khắp phòng:
— Chà, con là chỉ huy của người máy và là người nhà nước cơ đấy! Thế đã muốn ăn cơm chiều chưa? Có nước quả ngon lắm.
— Nước quả gì? Bố hãy khoan đã! Con còn chưa nói được một điều rất quan trọng. Con vẫn chưa chọn được là sẽ làm nghề gì: làm người lập chương trình, hay là người lắp ráp máy hả bố?
Hai bố con bàn bạc suốt buổi tối mà vẫn chưa quyết định được làm nghề gì tốt hơn. Giờ đây, Xê-ri-ô-gia vẫn chưa biết mình sau này sẽ làm nghề gì: làm kỹ sư hay là nhà toán học? Làm người lập chương trình máy tính, hay làm người lắp ráp những máy lý giải nhanh?
Nếu Xê-ri-ô-gia làm người lắp ráp thì chỉ một năm nữa chú sẽ khoác áo choàng trắng đứng nghiên cứu các bản vẽ, và bằng bàn tay mình, lắp những khối máy điện tử nhỏ bé. Nếu muốn, nó có thể làm bất cứ loại máy móc gì. Máy hàn thép tự động, máy điều độ tự động cho các máy gặt đập liên hợp tự hành, hay máy cẩm nang của bác sĩ. Thậm chí có thể làm cả chiếc máy vô tuyến truyền hình xinh xinh dùng để truyền tin từ vũ trụ, từ đáy đại đương hoặc từ trong lòng đất. Có thể làm tất cả các loại máy mà thầy giáo bảo là không có ngay cả ở trong truyện cổ tích.
Một điều bất lợi làm cho “thầy phù thủy” của chúng ta băn khoăn. Đó là chiếc áo choàng trắng của thầy phải luôn luôn tinh khiết. Một sợi lông tơ, một cái rác nhỏ, một gợn bụi thông thường trong khi lắp ráp cũng có thể làm hỏng toàn bộ cái máy. Vậy mà chú ý đến sợi lông tơ, đến cọng rác nhỏ nào đó lại không phải là đặc tính của Xê-ri-ô-gia.
Giờ học của các học sinh lập chương trình có khác: họ “tấn công” các phương trình và các bài tập ở ngay trên bảng và trên giấy. Bởi vì họ phải
https://thuviensach.vn
dùng ngôn ngữ toán học lập chương trình hoạt động cho các máy do thợ lắp ráp làm ra. Thoạt nhìn thì việc đó có thể không lấy gì làm thú vị so với việc sản xuất các máy tự động toàn năng. Nhưng các nhà toán học đã “tác chiến” với lòng say mê tột độ. Họ không đổi vũ khí của mình là các lý thuyết và công thức lấy bất cứ một thứ gì trên trái đất này và họ rất kiêu hãnh, khi họ là người chiến thắng.
Vậy thì chọn chiếc áo choàng trắng hay công thức? Việc này bây giờ chưa cần phải quyết định dứt khoát ngay, mà là đến mùa thu kia. Nhưng những ý muốn trái ngược cứ luôn luôn giày vò Xê-ri-ô-gia. Có những hôm trong lòng chú bừng lên sự ham thích toán học. Thế là chú ngồi đọc sách giáo khoa hàng giờ liền. Xéc-gây kiêu hãnh khoe với bố những bài toán khó mà chú đã giải được. Hai bố con ngồi chơi trò lập phương trình cho máy bay, ô-tô, những con vật trong vườn bách thú và cây cối trong rừng.
Thế rồi sau đó, lòng yêu thích toán học bỗng biến mất tự lúc nào. Xư-ra e-xkin bị lôi cuốn vào ngưỡng cửa của phòng thí nghiệm khác nào bị nam châm hút. Chọn lúc thuận tiện, chú liền theo một anh bạn khác lớp vào phòng thí nghiệm, ngồi vào một góc, quan sát bọn lớp trên mầy mò với các chi tiết máy. Khi máy tính rít lên bài ca và mắt máy lóe sáng, Xư-ra-e-xkin thấy sung sướng lắm.
Sau những cuộc say mê với kỹ thuật như vậy sẽ là những khó chịu không tránh khỏi: bố sẽ phải ký vào sổ liên lạc. Ông Pa-ven An-tô-nô-vích nhìn con trai có ý trách móc và lắc đầu. Xéc-gây tránh đi, chăm chú nhìn vào tủ sách và nhún vai:
— Vâng, thì con không làm được bài... Có quái gì. Những người đi đường thật ngu ngốc. Đi, nghỉ rồi lại lên tàu...
— Thế bây giờ con đã làm được chưa?
— Con làm được rồi. - Xê-ri-ô-gia buồn rầu trả lời. - Nói chung con không thể ngồi miệt mài với các phương trình... Đau đầu lắm.
Viện cớ này cớ khác không xong, đành phải ngồi làm bài. Xê-ri-ô-gia đọc đi đọc lại mãi năm dòng chữ viết về người làm vườn được mùa lê táo, nhưng
https://thuviensach.vn
đầu óc lại nghĩ về con chó đã chạy theo chú suốt trong bóng tối. Chú khe khẽ huýt sáo gọi nó và nhìn quanh: con chó có còn chạy theo không? Con chó lúc thì đánh hơi, lúc thì dừng lại, ngồi nhìn Xê-ri-ô-gia buồn bã. Ở ức nó có một mảng lông trắng hình tam giác, một tai vểnh lên, một tai cụp xuống như bị gập làm đôi.
Ra đến cửa Xê-ri-ô-gia định “bắt tay” con chó, nhưng nó có vẻ sợ hãi, lảng ra và chạy mất.
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
...Ra đến sân, Xê-ri-ô-gia định “bắt tay” con chó...
Xê-ri-ô-gia lại ngán ngẩm nhìn vào quyển bài tập toán, gại gại bút vào bàn. Thế rồi chú gấp sách lại, nhanh tay bỏ vào cặp.
Chú đã tìm được cách giải đơn giản nhất: “Cóp bài của Giáo sư”.
Giáo sư hay Vốp-ca Cô-rôn-cốp là bạn ngồi cùng bàn với Xư-ra-e-xkin. Sách vở của Vốp-ca có thể đem triển lãm hay đưa vào bảo tàng cũng được vì không một vết mực, không một chỗ dập xóa, chữ và số viết gọn gàng, ngay ngắn. Ngay bản thân chữ của những thứ đó cũng có thể đem giới thiệu ở bảo tàng. Giáo sư biết mọi chuyện trên đời, từ việc nhỏ đến việc lớn. Cậu ta không tỏ vẻ ta đây và không kiêu ngạo với bạn bè. Đối với cậu, toán học là cái chính trong cuộc đời. Thấy bất cứ một phương trình nào là Giáo sư quên ngay mọi chuyện khác. Quả thật, khi nào Xê-ri-ô-gia không làm được bài. Giáo sư vẫn thương tình chỉ bảo. Những lúc ấy chỉ cần hích nhẹ vào sườn cậu ta.
Tuy vậy giữa hai anh chàng vẫn chưa có một tình bạn đặc biệt. Giáo sư kết bạn với Ma-ca-rơ Gu-xép ngồi ở bàn đầu. Cậu này choán mất một góc bảng tốt nhất. Đôi bạn ấy mới thật là ngộ: một người gầy gò, xanh xao, bé nhất lớp - đó là Giáo sư, một người có tài phóng các tên lửa làm lấy và kể những chuyện tưởng tượng hóm hỉnh, người kia khỏe mạnh, hồng hào có nắm tay chắc nịch - đó là Ma-ca-rơ Gu-xép. Ma-ca-rơ làm vinh quang cho bạn mình, đôi khi còn đề xuất cho bạn những ý kiến bất ngờ: làm đế trượt tuyết có gắn động cơ, nấu dầu chanh, v.v... Ma-ca-rơ không hề hoài nghi về tương lai của mình. Hễ nói đến chuyện đó là Ma-ca-rơ khoe ngay bắp tay và bảo: “Mình sẽ vật lộn với máy móc. Giáo sư đấy, cậu ta có cái đầu đặc biệt, cứ để cậu ta tận dụng cái đầu. Còn mình thì thèm vào cái thông minh ấy”.
Giáo sư đáng yêu đối với Xê-ri-ô-gia bao nhiêu thì Gu-xép đối với cậu ta đáng ghét bấy nhiêu. Ngay từ lần gặp đầu tiên Ma-ca-rơ Gu-xép đã buồn cười cái họ[2] của Xê-ri-ô-gia. Cái họ của cậu ta càng về sau càng làm cho Ma-ca-rơ Gu-xép thấy ngứa ngáy và trêu chọc cậu ta.
https://thuviensach.vn
— Chào cậu Xư-ra-e-xkin! - Ma-ca-rơ kêu lên từ đằng xa, giọng trầm trầm. - Thế nào cậu có ăn phó-mát không?
Nếu Xê-ri-ô-gia trả lời là không ăn thì lập tức Ma-ca-rơ tiếp luôn: — Thế thì cậu phải là Chân phó-mát, Tay phó-mát, hay Tai phó-mát chứ?
Đã có lần Xê-ri-ô-gia trả lời là có ăn, thì Ma-ca-rơ cũng không để yên. Nó cao giọng nói:
— Chú ý! Thằng Phó-mát con ông Phó-mát, cháu cụ Phó-mát đang đến đấy! Tên nó là Xê-ri-ô-gia Ăn Phó-mát, một nhân vật am hiểu và ưa thích các loại phó-mát trên đời. Xin ngài cho biết ngài ăn sáng bằng gì?
Đến nước ấy thì Xê-ri-ô-gia quyết định không nói nữa mà lẳng lặng đi vào lớp. Gu-xép thấy vậy liền bám riết.
— Này, họ cậu là Mắt phó-mát à? Hôm qua tớ quên mất họ cậu thành thử suốt đêm không ngủ được. Cậu là Mèo phó-mát, Chuột phó-mát, Quạ phó mát à?
Có lần Xê-ri-ô-gia cáu quá, suýt đánh nhau. Nhưng cậu ta không muốn là người đánh trước tiên, mà cái thằng hay trêu chọc kia lại không đánh nhau với ai bao giờ. Đành phải bắt chước đối phương. Thế là trong giờ học Xê-ri ô-gia đã lấy phấn viết lên lưng Ma-ca-rơ; chả là vì cái lưng Ma-ca-rơ án ngữ ngay trước mặt nó. Cả lớp ngắm nghía cái từ “gu-xi”[3] và cười khúc khích. Ma-ca-rơ quay lại có ý nghi ngờ. Đến giờ ra chơi Ma-ca-rơ đuổi theo Xê-ri ô-gia, nhưng bắt làm sao được anh chàng trêu tức nhanh chân ấy. Thế là nó đứng từ xa giơ nắm đấm lên dọa.
Thế rồi những cơn bực bội này sẽ bị quên ngay và những trận thụi ngầm ở góc lớp cũng bị đình chỉ khi Vích-to Pô-pốp và Xpác-tác Nhê-đê-lin lớp chín “A” xuất hiện. Không một ai trong trường không biết những nhà toán học xuất sắc ấy. Người ta còn kể chuyện thần thoại về họ. Bọn con trai kéo đàn kéo lũ theo sau hai con người nổi tiếng ấy và kháo nhau những tin mới:
— Các cậu này, Nhê-đê-lin vừa giải được một bất đẳng thức tuyệt diệu. Mọi người mầy mò mãi không ra, mà cậu ta vừa xem đến đã giải được ngay.
https://thuviensach.vn
Còn Xpác-tác cũng mới chứng minh được một định lý rất khó.
Trong khi đó hai nhà nổi tiếng ấy lại không hề để ý đến cái đám tùy tòng nhốn nháo ấy. Họ thong thả đạo chơi trong phòng, đố nhau những bài tập nhạc bằng cách huýt sáo hoặc hát khe khẽ một điệu nhạc rồi đoán xem của nhạc sĩ nào. Thế rồi chuông reo, cửa lớp chín “A” đóng lại và nhà trường lại chờ tin mới.
Tin mới ấy thường khác nhau:
— Các cậu biết không? Nhê-đê-lin tranh luận với thầy giáo suốt giờ học. Người nào cũng giữ cách chứng minh của mình. Cứ như thế cho đến lúc chuông reo.
— Cậu ta thích thật, cái gì cũng biết. Đằng này chưa ngồi yên chỗ đã bị gọi lên bảng.
— Các cậu thấy không, Xpác-tác mặc áo may ô đỏ đấy. Áo thò cả ra ngoài. Lại phá lưới bọn sinh vật rồi.
— Thế thì sao? Ở bên đó toàn bọn con gái. Con trai có một nhúm, mà toàn là những đứa ốm yếu. Thắng họ thì cũng chả hay gì... Này Pô-pốp vừa mới mua vi-ô-lông mới đấy! Hắn sẽ đàn nhạc ầm ĩ không cho xóm giềng ngủ đâu.
— Ừ, mình ở ngay bên dưới nhà Xpác-tác đấy. Ở thấp hơn nhà hắn hai tầng. Hắn gõ dương cầm khiếp lắm. Cái đàn vi-ô-lông của cậu có nghĩa lý gì. Đàn dương cầm cách đến mười tầng vẫn nghe rõ.
— Sao cậu lại đeo kính thế? Cậu muốn giống Vít-ca[4] Pô-pốp à? Vít-ca của các cậu yếu rớt, không chơi bóng đá. Vứt nó đi. Một gam sức khỏe còn hơn một tấn kiến thức.
— Có cậu yếu rớt thì có! Mình tập thể dục thường xuyên. Mình còn nhảy xa hơn cậu.
Các nhà ngưỡng mộ toán học của các lớp chia làm hai phe. Một phe bắt chước chàng Pô-pốp đăm chiêu, nghiêm nghị, thường mỉa mai nhìn các trò giải trí ồn ào. Số khác sùng bái anh chàng Xpác-tác hoạt bát, bắp thịt nở
https://thuviensach.vn
nang thì tán dương thể thao và lại còn định làm thơ nữa chứ. Ai mà biết được thơ họ so với các bài của Nhê-đê-lin đăng trên báo tường là hay hay dở hơn. Duy có một điều cả hai nhóm đều giống nhau là đối với họ toán học là cơ sở của toàn bộ cuộc sống.
Tất nhiên Xư-ra-e-xkin đứng về phe anh chàng Xpác-tác vui nhộn, mặc dù cậu này chẳng hề tỏ ra chú ý đến chú một chút nào. Còn với Pô-pốp thì cậu học sinh lớp bảy này đã tránh mặt sau một sự việc xảy ra. Hôm ấy Xê-ri ô-gia đang chạy ở hành lang thì đột nhiên, cảnh cửa phòng nào đó mở tung ra, dập vào trán cậu ta. Người vô tình gây ra chuyện đó chính là Pô-pốp đang mải suy nghĩ. Cậu ta không nhìn đến nạn nhân mà chỉ ném ra một câu:
— Này nhóc, phải cẩn thận chứ!
Xê-ri-ô-gia nổi cáu. Chú cáu không phải vì bị đập mạnh mà vì thái độ của Pô-pốp.
— Chú mày thì lớn với ai! - chú nói qua kẽ răng. - Ta lại đấm cho vỡ kính bây giờ.
Pô-pốp dừng lại, ngạc nhiên nhìn cậu bé lạ mặt rồi bất ngờ hỏi:
— Này cậu bé gây gổ. Tốt nhất cậu hãy nói cho tớ biết “An-giép và An mu-ca-ba-la là gì?”.
Xéc-gây không nói gì. Chú đứng chạng chân ra, hai tay đút túi quần.
— Đã đến lúc cậu cần phải biết đó là một tác phẩm toán học của thế kỷ thứ chín, tên gọi là Đại số. - Pô-pốp mỉa mai nhìn cậu bé gây gổ. - Này cậu bạn trẻ, cậu nên nhớ rằng, các giáo sư đến thăm trường còn gọi tôi là đồng nghiệp đấy. Nghe thấy không? Đồng nghiệp đấy.
Cuộc va chạm đến đó là chấm dứt.
Vít-ca Pô-pốp đã quên chuyện đó từ lâu. Nhưng Xư-ra-e-xkin vẫn nhớ. Và có lẽ sau sự việc đó, nó nghĩ ra câu chuyện này.
Hai năm nữa, chú, một học sinh lớp chín mới toanh sẽ bước vào trường đại học tổng hợp dự cuộc thi học sinh giỏi toán. Cậu khiêm tốn rút một tờ giấy, đọc các dữ kiện của đề bài. Mười phút sau, cậu trao lại cho ban giám
https://thuviensach.vn
khảo tờ giấy viết đầy chữ. Trong lúc khắp phòng còn vang lên tiếng ngòi bút sột soạt thì cậu đã đi rồi thậm chí không ngoái cổ trở lại. Ban giám khảo xem bài giải, thấy lời giải các bài toán thật là xuất sắc, trong đó có cả những bài xưa nay chưa hề ai giải được. Thế là họ ngạc nhiên: “Xư-ra-e-xkin là ai nhỉ? Cậu ta chưa hề tham gia vào nhóm toán, chưa hề có mặt trong các hội nghị chuyên đề. Vậy mà cậu ta đi tìm được các lời giải thông minh dễ như bỡn. Chắc hẳn đó là một ngôi sao toán học của tương lai! Thật là lạ lùng, không bài nào cậu ta không giải được...”.
Ngày hôm sau, một tấm bảng trương lên như thế này:
“Học sinh lớp chín Xéc-gây Xư-ra-e-xkin chiếm giải nhất! Thật là vinh hạnh!...”.
Bài đăng trên các báo, chuông reo trong viện hàn lâm khoa học, các thiên thần thoại mới trong trường... Vít-ca Pô-pốp biết chuyện đó, chìa tay ra dàn hòa: “Xin lỗi bạn đồng nghiệp. Những bài toán đó ngay cả mình cũng không giải được...”.
Còn sao nữa? Chả lẽ không có thể như vậy sao? Xê-ri-ô-gia có đọc một quyển sách, trong đó nói rằng định lý nổi tiếng của Xtốc-xơ nảy sinh hồi Xtốc-xơ còn là sinh viên trong khi trả lời bài thi với Mắc-xoen[5]. Từ đó đến nay định lý này được mang tên ông. Vậy thì một ngày nào đó biết đâu chẳng nảy sinh định lý Xư-ra-e-xkin?...
Nhưng thường thì mỗi khi nghĩ đến việc chọn ngành nghề là ý nghĩ của Xê-ri-ô-gia lại rối cả lên; chú phải ngạc nhiên với tính hay thay đổi của mình.
“Chẳng hiểu tại sao mình cứ nghĩ miên man nào là nam cực, nào là những con tem bán đảo Ma-đa-gát-xca mà quên mất rằng cần phải đi học? - Xư-ra e-xkin triết lý. - Mình có thể suy nghĩ hoặc không suy nghĩ, học tập hay lười nhác, làm việc hoặc không làm gì cả. Tại sao hễ khi mình thích, thì mọi việc đều được làm nhanh chóng, tốt đẹp - nào là làm bài, nào là dọn dẹp nhà cửa, chạy thể thao v.v... Nếu muốn, mình có thể không trở thành nhà toán học, kỹ sư, mà trở thành người lái xe, nhà địa chất, hay trở thành nhà thiết kế như bố
https://thuviensach.vn
mẹ. Giờ học địa lý, mình bị lôi cuốn lên phương bắc làm việc trong nhà máy và nghỉ ngơi ở nhà an dưỡng bằng kính. Đến giờ sử, mình lại say mê khai quật những ngôi mộ cổ ở vùng thảo nguyên tìm kiếm những mũi tên, lá chắn, thanh kiếm và đoán đọc các tấm “giấy” da cừu thời cổ đại. Tất nhiên lúc nào mình cũng thích trở thành nhà du hành vũ trụ... Tại sao mình lại như vậy, ngay chính mình cũng không hiểu nổi?”.
Xê-ri-ô-gia hỏi bố:
— Bố ơi, sao bố biết là bố muốn làm nhà thiết kế?
Chú hỏi như vậy có đến hàng trăm lần, mặc dù biết trước mọi chuyện: nào là bố tốt nghiệp phổ thông, sau làm lái xe trên công trường Xi-bi-ri, bố lái một chiếc máy xúc loại nặng, rồi bố đi học chế tạo ô-tô và gặp mẹ ở đó. Trong lúc ông Pa-ven An-tô-nô-vích sung sướng hồi tưởng lại thời trai trẻ của mình có đến lần thứ một trăm, thì Xê-ri-ô-gia nghĩ ngợi:
“Tại sao ngày xưa đơn giản thế. Ai cũng biết là họ muốn làm gì và học gì...”.
Thế rồi chú lại nghĩ đến con chó chạy theo chú trong bóng tối. Con chó chạy theo khá lâu. Đến khi chú định túm lấy, dắt về nhà thì con chó lại chạy mất. Cái con chó ngốc ấy sợ gì chứ?
— Con nghĩ gì thế? - Ông bố ngừng kể chuyện hỏi.
— Bố ạ, chó có phải là một động vật thông minh không? Nó có hiểu điều mình nói với nó không?
— Theo bố, nó hiểu. Lúc nó nghe lời thì nó hiểu.
— Làm thế nào con người nhận ra rằng nó hiểu?
Bố đùa:
— Có lẽ cần phải dạy cho nó biết nói chuyện.
— Bố đừng kể nữa. Con nhớ câu chuyện tiếp theo rồi. Bố ạ, con quyết định dứt khoát sẽ trở thành bác sĩ thú y.
https://thuviensach.vn
— Ái chà, con giỏi đấy! - Ông Pa-ven An-tô-nô-vích nhún vai, bước ra khỏi phòng.
Có lẽ bố bực mình?
— Chữa bệnh cho súc vật - nghề ấy cũng được, - bố nói to lên ở bên kia tường.
Không, bố không giận.
Ông Pa-ven An-tô-nô-vích quay lại, tay cầm cuốn từ điển bách khoa. Ông bảo:
— Nào bây giờ ta đọc về nghề chữa bệnh cho súc vật nhé.
“Nghề ấy cũng được! - trong lúc ông bố đọc từ điển bách khoa thì Xéc gây nghĩ. - Chữa bệnh cho mèo và bò. Thế cũng là học!... Những người lớn ấy chả hiểu gì cả. Nói buột miệng một tí là họ bắt ngay lấy câu nói. Thực ra những người ấy họ chẳng biết là họ muốn gì. Họ làm sao mà hiểu được tình cảm của con chó!... Tuy vậy cái con chó hoang ấy muốn gì? Tại sao nó lại bỏ chạy?”.
https://thuviensach.vn
Nhà vô địch ấy là ai?
Chủ nhật Xư-ra-e-xkin dậy sớn. Không phải là chú có việc gì cần kíp đâu. Chẳng qua là vì buổi sáng rực rỡ, tươi mát sau trận mưa đêm qua mà nằm ườn trên giường thì thật là dở. Vào cái buổi sáng như vậy bao giờ ta cũng cảm thấy như sắp có một niềm vui khác thường: bởi vì ngày sẽ kéo dài và còn lâu mới đến giờ đi ngủ.
Phòng bên vẫn im ắng. Xê-ri-ô-gia muốn mau chóng biến ra khỏi nhà mà không ai biết. Chú mở cửa rất khẽ, thế mà cái then cửa vẫn cứ rít lên phản chủ.
— Xê-ri-ô-gia! - Có tiếng mẹ gọi ở phòng bên. Mẹ nghe thấy rồi... — Gì ạ?
— Con đi mua bánh mì đi. Đừng về muộn tập thể dục đấy.
Tập thể dục vào lúc tám giờ. Kèn vang lên. Một người mặc may-ô đỏ đứng ở sân bóng đá. Đó là kiện tướng thể thao A-cun-sin sống ở tầng ba. Ông ta đứng đấy chờ bọn trẻ con ở các nhà chạy ra. Thế rồi tiếp đến các môn chạy, nhảy và chơi bóng. Rõ ràng là môn thể dục không buồn tẻ và Xê ri-ô-gia cũng không có ý định lẩn trốn. Nhưng mua bánh mì cũng là một nhiệm vụ. Tại sao lại phải đi mua trong khi có thể đặt mang đến nhà? Mẹ bảo rằng việc đó là nhằm mục đích giáo dục, làm cho Xê-ri-ô-gia không trở nên lười biếng.
— Hai chiếc bánh hả mẹ?
— Ừ, con biết rồi còn gì? - Tiếng nói từ bên kia cửa đáp lại.
— Được, sẽ rõ ngay bây giờ đây, - Xéc-gây nói to lên và cười. Chú ta hình dung thấy bộ mặt ngơ ngác của bố mẹ.
Chú cầm lấy ống nói và quay ba số “không”:
— A-lô, phòng chỉ dẫn dấy phải không? Tôi có thể mua hai chiếc bánh mì nóng ở đâu?
— Anh ở phố nào? - có tiếng người máy lãnh đạm hỏi lại.
https://thuviensach.vn
— Số nhà “năm”, đường Bồ Đề.
Mấy phút im lặng trôi qua, người máy trả lời, giọng vẫn như trước: — Quầy bán bánh ở ngay trong nhà anh.
— Xin cảm ơn. - Xư-ra-e-xkin cố nhịn cười.
— Người máy nói gì vậy? - bố quát.
— Người máy bảo rằng, bánh mì còn nóng! Và bố mẹ đừng có dậy tập thể dục muộn đấy.
— Bố mẹ không bao giờ muộn cả! - bố mẹ phì cười câu nói đùa của Xê ri-ô-gia, và cùng trả lời.
Thật vậy, việc tập thể dục đối với mọi người, kể cả những ai đã về hưu đều là tự nguyện. Họ đi thang máy lên tầng mười và ra sân thượng. Ở đây hệt như trên sân đất: có hoa, có các bụi cây, còn ở giữa là các phương tiện tập thể dục thể thao.
Những người đã về hưu tất nhiên không làm được các động tác nặng, mà chỉ vận động tay, chân. Còn bố của Xê-ri-ô-gia đánh vòng trên xà đơn và ném bóng rổ rất cừ.
Vào buổi sớm tinh mơ như vậy, trên sân đất không một bóng người, không có ai để trò chuyện. Bởi vậy, Xê-ri-ô-gia bèn quyết định đi đến hiệu bánh nào xa nhất: biết đâu chả gặp mặt người nào hay thấy một điều gì thú vị.
Xê-ri-ô-gia chậm rãi đi qua sân quần vợt. Người ngoài có thể cho rằng chú đang suy nghĩ. Không phải đâu. Chú đang chơi: đi trên phố quen, nhưng chú thấy nó hoàn toàn lạ lẫm. Kìa những cây trồng kia hôm qua làm gì có. Thân cây gầy guộc như cái que, lá thì chẳng có. Nhưng không sao, ít nữa cây sẽ lớn lên và lá sẽ rì rào trong gió. Và hoa nữa, những chiếc máy ủi đất, đang húc từng tảng đất, san bằng nền nhà. Khi chưa ủi đất đi mà chơi ú tim ở đây thì thật tuyệt... Ở đâu đó có tiếng máy nổ. Thử nhắm mắt lại đoán xem đó là tiếng ô tô hay máy bay. Cần phải đoán thật nhanh. Sau đó kiểm tra và giơ tay vẫy vẫy chiếc máy bay lên thẳng đang cẩu vật liệu xây dựng đến.
https://thuviensach.vn
Ở phía bên kia sông dưới kia nhìn thật rõ mảnh sân vận động. Xê-ri-ô-gia nhìn sân vận động nhưng không thấy mà lại chỉ thấy đấu trường La Mã cổ xưa. Giờ đây, chú không phải là cậu học sinh lớp bảy trường điều khiển học mà là một đấu sĩ dũng cảm. Trên người chú không phải là bộ quần áo thường mà là bộ giáp trụ sắt. Những con thú dữ đang gầm gừ dưới đất. Chú phải giáp chiến với hổ, với sư tử, phải đánh lại chúng bằng lưỡi kiếm của mình để bảo toàn cuộc sống. Nhưng rồi chú lại buồn cho thân phận một đấu sĩ, hàng ngày phải liều thân trên trường đấu.
Không, tốt nhất sân vận động không phải là đấu trường La Mã cổ xưa, mà là cái máy gia tốc Xin-khơ-rô-nô-pha-dơ-tơ-rôn. Đúng, đúng là đã có một cái máy như vậy, một cái máy lớn nhất thế giới, tròn như rạp xiếc. Trong máy chứa các hạt hợp thành hạt nhân nguyên tử. Tất nhiên mắt trần làm sao thấy được các hạt đó. Nếu nguyên tử to bằng sân bóng đá, thì hạt nhân mới bằng quả bóng. Xéc-gây đã nghe được điều này trong giờ vật lý hôm qua. Nhưng giờ đây chú đâu phải là Xéc-gây, mà là một nhà vật lý. Và kìa, chú đang cầm tấm phim ảnh đã bị các hạt bắn phá đem soi vào kính hiển vi. Chú thấy các vết giống như tua của các vì sao rực rỡ. Chú suy nghĩ: “Dấu vết của cái gì? Hạt nào bay qua? Hừm... hừm, thật là bí hiểm”.
Bỗng nhiên, tia nắng mặt trời chiếu thẳng vào mắt chú. Thế là chú quên ngay rằng, một phút trước đây chú còn là nhà vật lý.
... Hai chiếc bánh mì mua ở cuối đường Bồ Đề.
... Xê-ri-ô-gia chợt nhớ đến bộ phim mới xem gần đây. Một bộ phim rất hay: “Cuộc gặp gỡ của các thế giới”. Vấn đề phản thế giới. Sự việc bắt đầu từ lúc tên lửa trái đất bay đến một hành tinh bí mật nào đó, thả người máy biết bay xuống trinh sát. Người máy vừa hạ xuống thì bỗng nổ tung chẳng khác nào bom nguyên tử. Rõ ràng phản thế giới cấu tạo khác hẳn trái đất, mặt trời và cả thiên hà nói chung. Các hành tinh và cư dân, tất cả những gì trong đó đều cấu tạo từ các phản hạt - những hạt mang điện tích ngược. Vì vậy cái thế giới lạ lùng ấy được gọi là “phản” có nghĩa là “trái ngược”. Điều này do các nhà du hành vũ trụ bay từ trái đất phát hiện ra. “Điện tử của chúng ta mang điện âm. - chỉ huy tên lửa nói, - của họ dương. Chỉ cần các
https://thuviensach.vn
hạt của chúng ta và của họ va chạm vào nhau là nổ...”. Thực chất của cái phản thế giới ấy là thế này: ném một hòn đá vào nó là nổ, một chiếc gậy - nổ, ngẫu nhiên đánh rơi một vật gì đó từ tên lửa xuống cũng nổ...
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
...Xê-ri-ô-gia chậm rãi đi qua sân quần vợt...
... Bọn trẻ con đang hò hét trong sân. Chúng nó tất cả đều biết là Xê-ri-ô gia đã bỏ tập thể dục. Kể ra thì đá bóng cũng hay, nhưng biết làm sao được...
... Xê-ri-ô-gia nhẫn nhục nghe mẹ mắng mỏ, cố nuốt cho trôi bữa ăn sáng. Chú bé không đi tàu thủy có cánh trên sông. Mãi đến lúc chú quyết định sẽ trở thành nhà vật lý nghiên cứu phản thế giới, chú mới thấy vui vui.
Nhưng cái phản thế giới ấy ở đâu? Nghiên cứu nó ở chỗ nào? Trên mặt đất, hay nhất thiết phải bay vào vũ trụ? Đường bay lên đó có xa không? Cần loại tên lửa nào? Và tránh bị nổ ra làm sao? Hàng chục câu hỏi quay cuồng trong đầu Xê-ri-ô-gia. Tất cả đòi hỏi phải bàn bạc ngay. Thế là Xê-ri-ô-gia chạy lên nhà Vốp-ca Cô-rôn-cốp. Cậu này cái gì cũng biết.
“Có lẽ thằng Ma-ca-rơ Gu-xép đã lăng xăng ở đó từ sáng, - Xê-ri-ô-gia nghĩ. - Mình không sao nói chuyện tử tế với thằng này được. Toàn là nhảm nhí. Làm sao thoát được thằng Ma-ca-rơ Gu-xép đây?”.
Dù sao thì Xư-ra-e-xkin cũng thầm mong Gu-xép ở nhà!
— Gu-xép ở nhà nhé! - Chú tâm niệm như vậy và bước lên cầu thang nhà bên cạnh.
Quả nhiên! Linh tính không đánh lừa Xư-ra-e-xkin: Gu-xép đúng lúc này đã có mặt ở đây. Cậu ta ngồi trên bậu cửa, tay cầm chiếc ống dán giấy đen. Vừa thấy bạn cùng lớp, Gu-xép đã toét miệng cười, bảo:
— Xư-ra-e-xkin đấy à, chào cậu nhé! Cậu có thấy cái ống này không? Kính thiên văn đấy. Phóng đại ba chục lần. Sáng chế của mình và Giáo sư đấy. Cậu có muốn là người đầu tiên nhìn bầu trời sao không?
— Thế Giáo sư đâu? - Xư-ra-e-xkin hỏi có vẻ cần kíp.
— Cậu ấy có mặt bây giờ đây. Trong khi chúng mình chưa cần đến kính thiên văn, cậu thử nhìn mà xem.
Tất nhiên ban ngày trời nắng nhìn thấy các vì sao thế nào được. Nhưng Xê-ri-ô-gia tránh căng thẳng vẫn cúi xuống nhìn vào ống kính. Ánh nắng chói mắt. Những tia “lửa” mặt trời như xuyên vào mắt chú. Đứng bên cửa
https://thuviensach.vn
sổ, Xéc-gây ra công giụi, lau nước mắt. Chú muốn đá phăng ống kính thiên văn, nhưng lại tiếc cho công lao của Giáo sư.
— Cậu có nhìn thấy gì không? - Gu-xốp ranh mãnh hỏi.
— Thấy một thằng ba hoa như cậu ấy! - Xê-ri-ô-gia nghĩ bụng và chạy ra cầu thang. - Tớ thấy một con ngỗng như cậu ấy! - chú vừa chạy vừa hét lên. - Không, tớ thấy một con ngỗng ranh, một con ngỗng béo đáng ghét.
Ma-ca-rơ không đuổi theo. Nó thò đầu ra ngoài cửa sổ và hét: — Tao sẽ cho mày biết thế nào là ngỗng ranh! Tốt nhất là cút ngay.
Nắng đã dịu. Cây xanh mơn mởn tỏa hương thơm ngào ngạt. Nhưng thế giới đối với Xê-ri-ô-gia xám ngắt, buồn tẻ. Chú thấy đau khổ và bực bội. Chú vừa đi vừa nghĩ cách trả thù cái thằng cao kều, cái thằng Gu-xép vạm vỡ và quỉ quyệt này.
Xê-ri-ô-gia lập kế hoạch trả thù, nhưng rồi lại gạt đi. Dùng thòng lọng có thể bẫy, trói kẻ thù vào gốc cây, tấn công trong bóng tối, thậm chí có thể nhờ dăm mười thằng bạn khỏe mạnh ở ngõ Đậu cũ, nhưng tất cả những cách đó Xéc-gây đều không thích. Cuối cùng phải tìm được những giọt nước kỳ diệu làm yếu kẻ thù rồi thách đấu với nó. Nhưng tìm đâu ra công thức pha chế?
Bất đồ, một đôi tay khỏe túm lấy Xê-ri-ô-gia giơ lên cao:
— Đây rồi! - Có người nào đó kêu ầm lên. - Tung cậu ta lên!
Xê-ri-ô-gia sửng sốt. Chú thấy nào cờ, nào các vận động viên mặc may-ô màu sắc sặc sỡ và đập vào mắt chú là hàng chữ trắng trên nền vải đỏ: ĐẾN ĐÍCH. Mấy người ôm lấy Xê-ri-ô-gia, nâng chú lên trên đầu đám đông và la lớn.
— Tìm thấy rồi! Tìm thấy rồi! Nhà vô địch đây rồi!
Đám đông dồn lại ngắm nghía Xư-ra-e-xkin. Trong khi đó chú cứ cau mày và lắc đầu.
Một người cầm lấy tay chú vừa đi bên cạnh vừa ngạc nhiên:
https://thuviensach.vn
— Mạch đập rất bình thường! Thật không phải tim, mà là một chiếc đồng hồ!
— Cậu ta không thở hổn hển! - Một người hâm mộ thể thao khác thán phục. Phổi gì mà khỏe như là bễ lò rèn ấy!
— Nhà vô địch... nhà vô địch... - mọi người đứng vây quanh nhắc đi nhắc lại.
Người ta để Xê-ri-ô-gia đứng trước mặt một người to lớn, khỏe mạnh. Ông ta mặc áo choàng trắng, cánh tay đeo băng đỏ.
— Tên em là gì?
— Xéc-gây Xư-ra-e-xkin! - nhà vô địch bất ngờ, ngạc nhiên trả lời. — Em ở đâu và học trường nào?
— Em ở đường Bồ Đề và học trường điều khiển học.
— Các đồng chí, - trọng tài mặc áo choàng trắng kêu lên. - Đây là Xéc gây Xư-ra-e-xkin, một nhà điền kinh chưa ai biết đến. Cậu ta ở ngay trong khu phố Tháng Mười.
Đám đông ồn lên.
— Giỏi lắm! - trọng tài nói. - Xin chúc mừng em.
— Vì sao ạ? - Xéc-gây ngạc nhiên hỏi.
— Giỏi lắm! - trọng tài nhắc lại. - Em không bao giờ nên đặt câu hỏi như vậy. Năm giờ sáng mai đến sân vận động dự lớp điền kinh nhẹ. Đây, - ông ta lấy sổ tay, xé một tờ giấy, ghi vội điều gì đó. - Ở đây có địa chỉ và tên tôi. Thế nào chú cũng đến đấy. Cần phải phát triển tài năng.
Ông quay lại các trọng tài khác:
— Tôi nghĩ rằng, có thể tính cả kết quả điền kinh của Xư-ra-e-xkin.
— Tôi phản đối. - trọng tài mặc bộ quần áo huấn luyện viên trả lời đứt khoát. - Xư-ra-e-xkin không có tên trong danh sách của đội.
https://thuviensach.vn
— Tính được! Tính được! Tính được! - những người hâm mộ đồng thanh kêu lên. - Cậu ta ở khu phố mình.
Các trọng tài bắt đầu tranh luận, còn Xê-ri-ô-gia lặng lẽ lánh vào một phía, tay nắm chặt tờ giấy. Mọi người thân thiện vỗ vai nhà vô địch, nói với cậu ta những lời hồ hởi; có người còn đưa cho cậu ta que kem. Họ nhìn cậu như một kỳ quan của thiên nhiên.
Ấy thế mà cái kỳ quan đó lại rất bối rối, chưa hiểu mô tê gì cả. Kỳ quan bèn chọn trong đám đông ồn ào ấy một ông to béo hiền lành đang đứng chống gậy và hỏi ông một cách thản nhiên:
— Thưa ông có chuyện gì vậy?
— Kìa, các vị hãy nhìn cậu ta kìa! - ông to béo nói to lên dọa Xê-ri-ô-gia. Hết đường chạy rồi: một vòng những người hâm mộ đứng vây chặt lấy cậu ta. - Cậu ta còn vờ như không biết gì. - ông ta gõ gậy xuống mặt đường nhựa. - Vừa có tài lại vừa có đức... Thế đấy, - ông ta cúi chào Xê-ri-ô-gia. - Khu phố chúng ta bị thua khu phố bạn về môn chạy tiếp sức. Đã tưởng cuộc thi thế là xong. May mà còn lại đợt cuối chạy bốn trăm mét. Người của chúng tôi còn đứng đó chờ gậy, thế mà đối thủ đã chạy như bay, chỉ thấy gót chân thấp thoáng. Bỗng dưng cậu ở đâu lao đến, giật luôn chiếc gậy trong tay anh chàng đang ì ạch chạy của ta, đuổi kịp đối phương và vượt anh này, dứt tung dây và chạy biến mất. Tóm lại, rất may là cậu lại sống cùng khu phố với chúng tôi. - ông ta bỗng giơ cao gậy và cất cao giọng: - Tính cả Xư ra-e-xkin nữa!
— Tính cả Xư-ra-e-xkin! - những người đứng vây quanh cũng kêu lên hưởng ứng.
Xê-ri-ô-gia nhét mảnh giấy vào túi, bất ngờ lao ra khỏi đám đông, chạy bán sống bán chết.
Thậm chí chú cũng không hiểu tại sao lại chạy xa những lá cờ rực rỡ và những người hâm mộ thể thao đó, mà không đến gặp trọng tài chính để giải thích sự nhầm lẫn. Mọi sự việc xảy ra từ sáng đến giờ - nào là quyết tâm trở thành nhà vật lý, nào là tia nắng rọi vào mắt, lòng khao khát trả thù, vinh
https://thuviensach.vn
quang bất ngờ - xáo trộn trong đầu óc Xê-ri-ô-gia đẩy chú lên phía trước. Bây giờ thì chú có thể thực sự đạt được kỷ lục rồi đấy. Có điều tim đập như gõ trống và phổi thì phát ra những tiếng rít lạ lùng.
Chú chạy lên bờ sông dốc, nằm lăn ra cỏ bất động, hai mắt nhắm nghiền, nghe tiếng trống ngực đập và mồm thì huýt gió. Khi đã đỡ mệt, chú trở mình nằm sấp và bỗng thấy trong lùm cây có một chiếc áo khoác màu xanh sẫm. Chiếc áo khoác này cũng bình thường như nhiều chiếc áo khoác khác. Nhưng có cái gì đó động đậy bên dưới chiếc áo khoác làm cho chú thắc mắc. Một vật sang lấp lánh màu đen, nhỏ tẹo thò ra dưới chiếc áo khoác xanh. Xê-ri-ô-gia nhìn chăm chú hơn và trọn tròn mắt: một chiếc phích cắm điện xinh xinh.
Xê-ri-ô-gia chưa bao giờ thấy chiếc áo khoác nào lại thò ra cái “đuôi” lạ lùng như vậy. Chú bò lại gần bụi cây khẽ cầm lấy cái phích và kéo. Chiếc áo khẽ động đậy, rung rung. Một chú bé rất quen mặt bò từ trong lùm cây đến chỗ Xê-ri-ô-gia.
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
...bò từ trong lùm cây đến chỗ Xê-ri-ô-gia...
Không, hoàn toàn đó không phải là người quen! Đó là một người rất xa lạ. Nhưng người đó giống Xê-ri-ô-gia như đúc. Xéc-gây giương to mắt nhìn thằng bé; chú có cảm giác rằng chính chú vừa bò ra khỏi bụi cây và ngạc nhiên thấy có kẻ càn rỡ lôi kéo mình. Thằng bé mặc áo khoác xanh giống hệt Xê-ri-ô-gia cũng lặng đi và nhìn thẳng vào mắt Xư-ra-e-xkin. Trên mặt thằng bé nọ không hề lộ một vẻ gì: chẳng ngạc nhiên mà cũng chẳng mỉm cười; mặt nó cứ tỉnh khô.
— Đây là cái phích, nghĩa là... cái phích cắm điện của cậu à? - khi đã hoàn hồn, Xê-ri-ô-gia lên tiếng hỏi.
— Ừ, - thằng bé mặc áo khoác xanh trả lời giọng khàn khàn.
— Cậu cần nó làm gì? - Xéc-gây hỏi và lại được nghe một câu trả lời lạ lùng.
— Mình ăn điện.
— Cậu... - Xéc-gây nói chầm chậm, - là... người máy à?
— Không, mình là Điện Tử, - thằng bé điềm tĩnh trả lời.
— Thế cậu không phải là người thật à?
— Phải, mình không phải là người thật.
Hai đứa ngồi sát nhau trên bãi cỏ và cùng im lặng. Xê-ri-ô-gia kín đáo quan sát người ngồi cạnh mình. Chú, ta nghĩ thầm: “Cậu ta có phích cắm và dây dẫn điện đấy, nhưng có thể trò chuyện bình thường được như một con người, chứ đâu có như Gu-xép...”.
Bỗng Xê-ri-ô-gia nảy ra ý nghĩ. Chú hồi hộp hỏi:
— Này, có phải cậu vừa chạy nhanh, bỏ xa tất cả không?
— Ừ, mình.
— Cậu biết không, mình với cậu rất giống nhau.
— Sự trùng hợp này tuân theo những qui luật toán học, - thằng bé mặc áo khoác xanh giảng giải làm cho chú thấy yên tâm.
https://thuviensach.vn
— Cậu có nhận thấy thế không?
— Có, mình có nhận thấy.
— Người ta tưởng tớ là cậu đấy. Cậu mới chính là nhà vô địch thực sự.
— Có thể mình là nhà vô địch, - người bạn chuyện của Xê-ri-ô-gia tán thành. - Nhưng mình hoàn toàn không muốn điều đó.
— Không muốn à? Thế mới kỳ chứ!
— Hai chân cứ đưa mình lên phía trước, - thằng bé lạ nói tiếp, - mình không sao dừng lại được. Vì vậy rõ ràng mình đâu có phải nhà vô địch.
Xê-ri-ô-gia ngồi bật dậy kể chuyện các trọng tài tranh cãi, chuyện nó bị mọi người tung lên và kiệu trên tay. Thằng bé mặc áo khoác xanh cũng đứng lên chăm chú nhìn Xê-ri-ô-gia. Khuôn mặt nó vẫn thản nhiên và bất động như trước. Không, nó không ghen tị với vinh quang bất ngờ của Xê-ri-ô-gia, hoàn toàn không một chút ghen tị.
— Mình chưa bao giờ thấy một người nào chạy nhanh như vậy! - Xư-ra e-xkin thán phục. - Nếu ban giám khảo chưa về, mình có thể dẫn cậu đến đấy và bảo: đây mới chính là người lập kỷ lục thế giới! Điện Tử! Còn tôi chỉ là Xư-ra-e-xkin thôi.
— Cậu là Xư-ra-e-xkin à? - Điện Tử hỏi giọng khàn khàn.
— Ừ, ừ mình chưa tự giới thiệu tên với cậu nhỉ. - Xéc-gây chìa tay ra. - Cậu cứ gọi mình là Xê-ri-ô-gia.
— Xê-ri-ô-gia Xư-ra-e-xkin, - Điện Tử thong thả nhắc lại như để tự ghi nhớ. Cậu ta nắm lấy những ngón tay Xư-ra-e-xkin, nắm chặt đến nỗi Xê-ri ô-gia phải kêu lên.
Điện Tử nhìn vào lòng bàn tay mình.
— Xin lỗi Xê-ri-ô-gia. Mình đã được đặt chương trình là phải bắt tay bạn bè chặt như vậy.
Xéc-gây nhảy cỡn lên thổi thổi vào các ngón tay. Chú không hề bực bội, ngược lại, lại thấy sung sướng.
https://thuviensach.vn
— Không sao! Điều đó thậm chí lại rất hay! Cậu đừng “nới” tay; chúng ta còn cần đến đấy... Được, bây giờ ta chưa cần nói đến Gu-xép làm gì. Tốt nhất là cậu hãy nói về cậu. Cậu sống ở đây à?
— Không, mình vừa mới đến đây hôm nay.
Xéc-gây sung sướng:
— Thế thì mình sẽ giới thiệu với cậu toàn bộ thành phố này. Trước hết ta hãy vào công viên mua kem. Mỗi đứa phải chén bốn chiếc đã.
— Mình không ăn gì đâu, - Điện Tử nói.
— Mình quên mất, - Xê-ri-ô-gia khoát tay ái ngại cho bạn. - Cậu thật không may. Kem ngon hơn điện biết chừng nào. Mình có thể nuốt ngay một lúc bốn chiếc.
— Mình cũng biết nuốt. Nuốt các đồ vật... khi diễn trò ảo thuật. - Điện Tử nói thêm.
— Diễn trò ảo thuật à? Hay lắm. Nhất định cậu phải biểu diễn cho mình xem nhé.
— Được, mình sẽ biểu diễn.
Hai đứa vừa vui vẻ trò chuyện vừa đi đến công viên. Mọi người đi ngược chiều cứ ngoái cổ lại nhìn theo chúng: có phải dễ dàng gặp được hai đứa bé sinh đôi giống hệt nhau như vậy đâu.
https://thuviensach.vn
Nhà ảo thuật của mọi thời đại
Thế là hai đứa đã đến công viên. Một anh hề má đỏ hồng, nhà bác học kỳ quặc, người công dân sao Hỏa vui nhộn, chân đi cà kheo tiếp chúng. Chúng được trao chiếc mặt nạ hình ngôi sao vàng tỏa sáng và hình con gấu khủng khiếp. Để đón chào chúng, một điệu hành khúc vui tươi nổi lên, chiếc vệ tinh nhân tạo “Bíp-bíp” nổi tiếng được phóng vào vũ trụ cùng bao nhiêu tên lửa nhỏ bé bay lên bầu trời. Hội hóa trang ở công viên hôm nay thật là vui, ai cũng cười. Xê-ri-ô-gia đeo mặt nạ con gấu cười ầm ĩ, kéo tay bạn đeo mặt nạ sao vàng đang mỉm cười, rồi cả hai cùng chạy đến chỗ chiếc đu “tiên”. Thế rồi hai đứa vút lên cao, nhào xuống thấp, lắc la lắc lư từ trên cao ngắm nhìn xuống phố xá. Chúng còn đi đu quay, lượn vòng trên máy bay, cất cánh và hạ cánh trên con tàu vũ trụ. Lúc nào Điện Tử và Xê-ri-ô-gia cũng đi bên nhau.
Trên sân khấu nhỏ bé đang có ca nhạc. Một cô bé nhỏ nhắn mặc toàn màu xanh, tay cầm những quả bóng xanh và hát:
Bóng bay của tôi,
Màu xanh da trời.
Bay đi, mang đi,
Mơ ước xa vời.
Bay cao, cao mãi,
Qua mái nhà rồi...
Không hiểu sao Xê-ri-ô-gia bỗng nhiên im lặng. Tại sao nó đứng rất lặng lẽ không nhìn Điện Tử mà cũng chẳng nhìn cô bé mặc áo xanh? Tại sao nó không vỗ tay như mọi người?
Người điều khiển chương trình bước ra sân khấu và nói:
— Buổi ca nhạc hôm nay do khán giả tự trình diễn. Quí vị vừa nghe bài hát do chính tác giả biểu diễn. Tự biên, tự diễn!... Xin cứ tự nhiên!... Bây giờ anh em Xa-mô-va-rốp sẽ trình diễn nhào lộn.
https://thuviensach.vn
Tại sao Xê-ri-ô-gia không xem anh em Xa-mô-va-rốp nhào lộn? Tại sao chú cứ vươn cổ ra mà nhìn cô bé mặc toàn màu xanh đang ngồi ở hàng ghế đầu? Tại sao chú kéo Điện Tử lên sân khấu?
— Điện Tử này, - Xê-ri-ô-gia thì thầm, - cậu biểu diễn ảo thuật đi. — Mình không hiểu... - Điện Tử lưỡng dự.
— Nào Điện Tử thân mến ơi, cậu chịu khó biểu diễn một tí. Biểu diễn ảo thuật cơ mà! Mọi người sẽ khoái lắm, sẽ hoan hô cậu và mình sẽ hoan hô to nhất.
— Được rồi, mình sẽ làm ảo thuật, - Điện Tử đồng ý và cùng cậu bạn đi ra đằng sau cánh gà.
Xê-ri-ô-gia vỗ vào vai người giới thiệu chương trình, chỉ tay vào cái mặt nạ có ngôi sao vàng và giải thích:
— Người đeo mặt nạ này là bạn tôi. Cậu ấy là nhà ảo thuật có tài. Tôi đã đề nghị cậu ấy biểu diễn và cậu ấy bằng lòng đấy.
Người giới thiệu chương trình đứng nghe và gật gật đầu, tỏ ý đã hiểu. Ông ta hỏi Điện Tử:
— Giới thiệu, chú là thế nào nhỉ?
— Cứ giới thiệu thế này, - Điện Tử trả lời bằng cái giọng khàn khàn: - nhà ảo thuật kiệt xuất của mọi thời đại, mọi dân tộc, có thể trình diễn bất cứ lúc nào, hôm nay sẽ trình diễn, hoặc sau này sẽ trình diễn.
Xê-ri-ô-gia mỉm cười: “Điện Tử ghê thật! Một nghệ sĩ xiếc chân chính. Rất đàng hoàng. Trò ảo thuật của cậu ta chắc phải tuyệt lắm”.
Người giới thiệu chương trình thì nghĩ bụng: “Gớm, khiêm tốn ghê!”. Tuy vậy ông ta vẫn bước ra sân khấu giới thiệu đúng những lời Điện Tử vừa nói.
Ông nghĩ rằng, nếu nhà ảo thuật kiệt xuất bị thất bại thì mọi người sẽ cho đây là một cách bông đùa.
— Cậu biểu diễn cho mọi người xem đi! - Xê-ri-ô-gia đưa mắt qua khe mặt nạ liếc nhìn cô bé mặc toàn màu xanh ngồi ở băng ghế đầu rồi khẽ bảo
https://thuviensach.vn
Điện Tử. - Tớ cảm thấy cậu không những là một người chạy giỏi nhất thế giới, mà còn là một nhà ảo thuật cừ khôi nữa. Bỏ mặt nạ ra cho mọi người thấy mặt cậu một tí nào.
— Tớ sẽ biểu diễn ngay đây, - Điện Tử nói không một chút bối rối và bỏ mặt nạ ra.
Nhà ảo thuật bước ra sân khấu, giơ tay lên. Mọi người lúc đầu nhìn theo tay cậu ta. Nhưng lát sau họ bỗng thấy chiếc đàn dương cầm điện rời chỗ, lăn bánh cót két chạy ra sau cánh gà.
— Trò vớ vẩn! - một thằng bé ngồi ở hàng ghế đầu nói to lên. - Buộc dây vào rồi kéo.
Nhưng chính người giới thiệu chương trình đứng sau cánh gà thì tròn xoe mắt; rõ ràng ông ta không thấy ai kéo chiếc dương cầm cả. Chiếc đàn rõ ràng tự lăn. Nhà ảo thuật hạ tay xuống, chiếc đàn dương cầm dừng lại. Cô bé mặc áo xanh nhỏm khỏi ghế để nhìn xem tiếp theo sẽ thế nào.
Khán giả bất ngờ thấy nhà ảo thuật nhảy lên dây và thấy những chiếc vòng lấp lánh ánh bạc nhảy ra sân khấu. Những chiếc vòng nẩy nẩy lên phát ra những tiếng kêu vui tai; ánh bạc sáng loáng làm người xem phải nheo mắt.
Dàn nhạc chơi nhẹ nhàng. Nhà ảo thuật dùng tay ra hiệu, những chiếc vòng liền chạy quanh sân khấu làm thành một, hai, ba vòng tròn. Thế rồi những chiếc vòng kêu leng keng chạy tản ra tứ phía xong lại chạy vòng tròn như ngựa xiếc. Nhà ảo thuật thậm chí không để ý đến chúng. Chú ta nhắm mắt lại, tin tưởng rằng, tất cả các chiếc vòng ngoan ngoãn theo sự điều khiển của đôi tay mình sẽ quay tít, hoặc đứng im, nhảy lên, nhảy xuống không hề đổ.
Khán giả vỗ tay át cả dàn nhạc; vỗ tay to hơn cả là cái “mặt nạ” con gấu. Xê-ri-ô-gia khoái lắm. Bạn của chú mới kỳ diệu làm sao! Chú nhận thấy cô bé mặc toàn màu xanh cứ lịm đi; đôi mắt to của cô mới buồn làm sao. Kìa cô ta mỉm cười! Điện Tử giỏi thật! Nhưng chính Xê-ri-ô-gia cũng giỏi: chính chú đã đoán ra Điện Tử là một nhà ảo thuật tuyệt vời. Nếu như sau
https://thuviensach.vn
này làm quen với cô bé mặc toàn màu xanh, chú sẽ tự giới thiệu là bạn của nhà ảo thuật...
— Mọi cái đều rõ, - thằng bé ngồi hàng ghế đầu tỏ ra hiểu biết, thốt lên một câu đầy ý nghĩa: - Trong tay áo cậu ta có nam châm điện. Hút và đẩy. Chẳng có gì là huyền bí cả!
Có thể là như thế đấy. Nhưng sớm muộn rồi mọi trò cũng kết thúc. Mọi người xuýt xoa không hiểu những cái vòng biến đi đâu mất. Những chiếc vòng đang lăn với nhau. Ấy thế mà nhà ảo thuật chỉ đứng quay lưng lại khán giả một chút, thế là chúng biến ngay mất. Chỉ riêng người giới thiệu chương trình là thấy những chiếc vòng này nhảy lên tay nhà ảo thuật như vòng đeo tay.
Trong khi đó, nhà ảo thuật đã lấy thuốc lá của khán giả nào đó và hút, cảm ơn rồi phả ra một làn khói. Đám mây khói dày đặc bay đến hàng ghế đầu.
— Cậu ta hút thuốc lá kia! - một bà nào đó không vừa lòng. — Đó là cậu ta cố ý đấy. Ảo thuật mà. - người ngồi cạnh bà ta giảng giải.
Xê-ri-ô-gia ngơ ngác nhìn điếu thuốc lá trong tay bạn. Nhưng ngay lúc đó, từ trong đám khói thuốc lá, những chiếc khăn màu khác nhau bay xuống chỗ khán giả. Đỏ, xanh, vàng, lục, trắng...
Mọi người nhảy lên vỗ tay cười, bắt lấy những chiếc khăn. Còn Điện Tử thì cứ tiếp tục phả ra từng đám mây trắng, tròn. Các đám mây đó như những hạt nho nhỏ bay đến từng dãy ghế rắc xuống trận mưa dù vui nhộn; những chiếc dù này không biết từ đâu bay đến.
Thế rồi tiếng ồn dịu dần, khán giả ai về chỗ nấy. Nhà ảo thuật cúi chào, nói giọng khàn khàn:
— Xin quí vị hãy đưa các đồ dùng của mình cho tôi.
Một anh con trai đứng lên. Trong giây lát anh ta thu thập được một mũ đồng hồ, bút máy, lược chải đầu, ví tiền v.v... Không gian im lặng. Họ trao chiếc mũ cho Điện Tử.
https://thuviensach.vn
Không gian im lặng. Họ trao chiếc mũ cho Điện Tử.
— Ực! - Điện Tử nuốt chiếc đồng hồ có dây màu vàng vàng trước, mặt mọi người. - Ực! Ực! Ực!
Tiếp theo chiếc đồng hồ có dây màu vàng vàng là các vật khác đựng trong mũ. Điện Tử nuốt chiếc đồng hồ dễ dàng như nuốt một quả anh đào, hay một quả mận ngọt vậy. Chú cố nuốt trôi những chiếc bút máy, những chiếc lược và chẳng nghĩ ngợi, nuốt luôn cả chiếc ví tiền vào mồm. Tất cả chỉ nghe thấy những tiếng:
— Ực! Ực! Ực!
Khán giả lặng đi. Một sự im lặng căng thẳng. Người giới thiệu chương trình không hiểu sao bỗng tái mặt.
— Hết! - Điện Tử thản nhiên nói và cúi chào.
Tiếng vỗ tay vang dội. Khán giả chờ đợi cuộc biểu diễn tiếp tục. Thế nhưng nhà biểu diễn ảo thuật lại lui vào sau cánh gà.
Mọi người ngồi ở các hàng ghế kêu lên:
— Này anh bạn, nhớ trả lại đồng hồ nhé!
Liền đó mọi người bật dậy. Nhà ảo thuật nhảy ra khỏi sân khấu, chạy đến bên hàng rào, nhảy đại qua. Khán giả lao theo. Tất nhiên họ không biết được rằng, nhà ảo thuật chạy không phải theo ý mình: sáng nay chú bị giáo sư đãng trí nạp quá điện thế và dòng điện mạnh bất ngờ đẩy chú chạy lên phía trước. Khán giả không biết tí gì về nhà ảo thuật và họ chạy theo để lấy lại đồ vật của họ. Nhưng đuổi sao kịp chú bé!
Người giới thiệu chương trình thất vọng quay lại. Bạn của nhà ảo thuật đeo mặt nạ con gấu cũng biến mất. Trên ghế còn lại mỗi cái mặt nạ có ngôi sao bị bỏ quên.
— Tôi đã bảo mà, đó là một tên bịp chính cống! - thằng bé ngồi hàng ghế đầu kêu lên khoái chá. - Mình biết cái bọn làm trò ảo thuật ấy rồi. Không đuổi kịp hả? Ha... ha! Ảo thuật... cướp giật!
https://thuviensach.vn
Cô bé mặc toàn màu xanh đứng bình thản giữa đám người nhốn nháo, ngạc nhiên ngắm chiếc khăn tay trong suốt màu đỏ. Trên khăn là một khuôn mặt nghịch ngợm, mũi hếch và hai chữ khó hiểu: “Điện Tử”.
https://thuviensach.vn
MỌI ĐIỀU VỀ ĐIỆN TỬ
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
Đối thủ quỷ quyệt, cái đầu chó và những người thân thích khác của Điện Tử
A-lếc-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Xvét-la-vi-đốp, nhà bác học về điều khiển học đang ngồi chờ giáo sư ở khách sạn. Những lời giải thích của ông giám đốc khách sạn và của bà phục vụ không làm sao cho anh hình dung nổi việc gì đã xảy ra trong vòng nửa giờ, kể từ lúc anh rời trường đại học đến khách sạn “Cây Sồi”. Chiếc va-li bốn người khiêng nặng bây giờ trống rỗng. Vật chứa trong đó đâu rồi?
Xvét-la-vi-đốp nhớ rằng trong lúc trò chuyện, giáo sư có nhắc đến một món quà. Nhưng món quà đó là cái gì mà lại biến mất từ trong gian buồng của tầng hai, không cần qua cửa?
Khách ra phố mấy lần, đi đi lại lại ở ngoài cổng. Cuối cùng, anh ta leo lên phòng, ngồi phịch xuống ghế bành, quyết định chờ ở đấy. Thực ra cũng có lúc anh ta đi đến gần gương soi, ngắm nghía nút ca-vát và tự phê phán mình.
Xvét-la-vi-đốp tự giễu: “Nhìn khuôn mặt trẻ trung với đôi má hồng này ai biết được là họ đang đừng trước một ông tân tiến sĩ khoa học! Không, đồng chí Xvét-la-vi-đốp ạ, quần áo chưa được chỉnh tề, đường ngôi rẽ chưa được ngay ngắn; ngay cả hàng ria con kiến này cũng chả tạo cho anh một cái bề ngoài chững chạc đâu. Cứ cho rằng Ghê-li I-va-nô-vích Grô-mốp có mải mê với những suy nghĩ của mình mà quên mất tuổi tác người tiếp chuyện đi nữa. Nhưng ông ta vẫn có thể nghĩ rằng, hiếm có những suy nghĩ độc đáo trong cái đầu này... Giá như hệ số có ích của nó bằng được một phần trăm của giáo sư!... Thế cùng đã đủ để mà ao ước. Triết lý như vậy đủ rồi! - Xvét la-vi-đốp tự ngăn mình lại. - Ta hãy ngồi xuống và cố gắng tính toán mọi tình huống khi giáo sư trở về”.
Xvét-la-vi-đốp chân thành kính yêu và có thể nói là say mê giáo sư Grô mốp. Mọi tình cảm và ý nghĩ tốt đẹp nhất đều luôn luôn hướng về ông. Anh ta còn nhắc nhở khá lâu về nụ cười đôn hậu, sôi nổi như trẻ con, cái nhìn đượm buồn nhưng tươi tắn và làn khói cuộn lên từ chiếc tẩu dài của giáo sư.
https://thuviensach.vn
Những nhà điều khiển học và những nhà sinh lý học đôi khi tranh luận với nhau về Grô-mốp. Người nào cũng nhận giáo sư là chuyên gia của ngành mình. Nhưng những bất đồng nhỏ mọn ấy có đáng kể gì. Grô-mốp sẵn sàng cống hiến cho cả hai ngành khoa học; mà đúng ra thì hai ngành này quan hệ với nhau rất chặt chẽ. Những luận văn và những bài phát biểu của giáo sư về bộ não của người đã làm sáng tỏ một vài điều bí ẩn về tư duy của con người. Những nhà sinh lý học và những bác sĩ tinh thần kinh có quan tâm đến vấn đề này đã thảo luận để kiểm tra những giả thuyết của ông. Còn những nhà điều khiển học thì thể hiện ý đồ của ông trên những sơ đồ độc đáo của các máy điện tử.
Mọi người đều biết rằng, lúc rảnh rang Ghê-li I-va-nô-vích thường say mê những đồ chơi tự động. Ông lắp con vẹt biết nói, cái đầu chó biết hát, con khỉ biết làm trò ảo thuật. Một số người cho đó là những đồ chơi, nhưng những người khác thì cho rằng những đồ chơi đó là cơ sở của những sơ đồ lý thú nhất về phát tiếng, về những trung tâm động lực về ngôn ngữ của những máy điều khiển tự động trong tương lai sẽ làm cho loài người sửng sốt. Ấy thế nhưng loài người hãy còn chưa biết gì về những đồ chơi thiên tài hãy còn giấu kín trong phòng thí nghiệm của giáo sư.
Xvét-la-vi-đốp nhớ lại cách đây mười năm. Hồi ấy anh là một kỹ sư trẻ đến thành phố của các nhà bác học Xi-bi-ri, thành phố Xi-nhe-go-rơ-xcơ để thực hiện một nhiệm vụ công tác thông thường. Suốt mấy ngày liền, anh cứ mơ ước được gặp giáo sư Grô-mốp nổi tiếng. Cuối cùng anh gọi điện thoại xin phép được gặp ông. Xvét-la-vi-đốp đi bộ từ khách sạn đến Trung tâm tính toán. Trời mưa lâm thâm, cơn mưa buồn tẻ, trên đường phố không một bóng người. Xvét-la-vi-đốp bỗng thấy ở gần tòa nhà của trung tâm có một người đi đường kỳ lạ. Người đó đầu không đội mũ, áo mưa không cài cúc, chẳng đếm xỉa gì đến trời mưa, cứ đi bách bộ xung quanh cây đèn đường và ghi chép vội vã điều gì đó vào một mảnh giấy. Xvét-la-vi-đốp nhận ra đó là giáo sư Grô-mốp.
Giáo sư nắm lấy tay kỹ sư trẻ và nói:
— Anh đến thật đúng lúc. Chúng ta đi thôi.
https://thuviensach.vn
— Nhưng, thưa giáo sư, ngài bị cảm mất. - Xvét-la-vi-đốp kêu lên. - Trời mưa mà giáo sư lại không có gì đội đầu.
— Không sao, - Grô-mốp cười dịu dàng. - Tôi đi đón anh và mải mê mãi một suy nghĩ. Khi cái đầu nhiệt tình thì chẳng có ẩm ướt nào làm nó sợ cả.
Họ bước vào một căn phòng không lớn đặt toàn máy móc và bắt tay ngay vào công việc. Thực ra làm thí nghiệm cũng giống như chơi một trò hấp dẫn. Ở gian bên cạnh theo giáo sư giải thích thì có hai đối tượng. Đó là X và Y. Một trong hai đối tượng là người giúp việc đã có tuổi của giáo sư Grô-mốp. Người này có tên họ là Pum-pô-nốp. Đối tượng kia là một máy tính điện tử.
Giáo sư mời Xvét-la-vi-đốp ngồi vào một cái bàn có đặt sẵn hai máy điện thoại. Trên hai máy có biển ghi “X” và “Y”. Mỗi đối tượng tham dự trò chơi mà Xvét-la-vi-đốp chưa biết mặt, kia sẽ sử dụng máy điện thoại của mình. Luật chơi rất đơn giản: khách có thể ra cho “X” và “Y” bất kỳ câu hỏi nào; nửa giờ sau khách phải đoán xem trong hai đối tượng ấy ai là máy, ai là người.
Đến nay, Xvét-la-vi-đốp vẫn còn nhớ những câu hỏi của mình, và những câu trả lời của “X” và “Y”.
Lúc đầu anh hỏi họ bao nhiêu tuổi.
“X” trả lời qua điện báo:
— Tám trăm tuổi.
Câu trả lời của “Y” ít bịa hơn:
— Năm chục.
Tiếp đó, Xvét-la-vi-đốp liền ra hai câu hỏi thăm dò:
— Bạn biết giáo sư đã lâu chưa? Quan hệ của bạn với giáo sư thế nào? “X” gõ trên băng điện báo:
— Ba trăm năm chục năm. Tôi kính trọng giáo sư.
“Y” trả lời khác:
— Suốt đời. Tôi ngưỡng mộ giáo sư.
https://thuviensach.vn
Ngồi trước các cần ma-níp đánh điện tín, Xvét-la-vi-đốp hình dung khá dễ dàng chiến thuật của những tay chơi không biết mặt. Người không thể vờ là máy được. Sự chậm trễ trong khi tính toán sẽ lộ ngay. Còn máy thì phải trả lời láu lỉnh, lừa dối giả vờ là người. Những người như Pum-pô-nốp thì không giấu được cái gì, chắc chắn là chỉ có nói thật thôi. Xem chừng cái hệ thống lô-gích ấy có phần đúng. Nhưng dù sao “X” và “Y” cũng làm cho Xvét-la-vi-đốp lao đao.
Sau những câu trả lời đầu tiên, anh suy nghĩ: "“X” tám trăm tuổi. Nói khoác. Nhất định đây là máy”. Nhưng kết luận vội như vậy thì quá sớm. Xvét-la-vi-đốp quyết định kiểm tra bằng tính toán.
Anh ra cho “X” một bài toán đơn giản:
— Cộng 938.714 với 47.218.
“X” suy nghĩ trong ba mươi giây và cộng được:
— 975.932.
Xvét-la-vi-đốp ra cho “Y”:
— Cộng 723.023 với 252.910.
Nửa phút sau, máy điện báo của “Y” hoạt động:
— 975.932.
— “Ồ” - người kỹ sư nói một mình, - anh nào cũng nghĩ mất nửa phút. Anh nào láu cá đây!
Anh hỏi dồn dập “Y” một loạt câu hỏi:
— Bạn hãy đọc đoạn đầu của chương thứ nhất trong tác phẩm “Ép-ghê nhi Ô-nhê-ghin” của Pu-skin[6].
— “Bác tôi bản chất thật thà...” - “Y” đọc ngay.
— Bạn không nghĩ rằng, - Xvét-la-vi-đốp hỏi, - đúng hơn là thế này “Bác tôi có tính thật thà” à?
— Như thế sẽ mất nhịp điệu, hỏng vần thơ. - “Y” nhận xét khá hợp lý.
https://thuviensach.vn
— Nhưng nếu nói là “Bác tôi bản chất tồi tàn”? Thì có được không? Bạn cũng nhớ là Ô-nhê-ghin chẳng lý tưởng hóa gì ông bác của mình cả. Như vậy cũng chẳng làm hỏng vần.
Câu trả lời của “Y” thật là gay go:
— Làm phật lòng ông bác để làm gì? Mong rằng anh chỉ nói đùa thế thôi.
Xvét-la-vi-đốp lau mồ hôi trán, quay sang “X”. Anh vẫn chưa xác định được “Y” là ai. Lẽ nào máy lại có thể nói chuyện hóm hỉnh như vậy? Tất nhiên là có thể, bởi vì nó đã được giáo sư huấn luyện cơ mà. Còn về ông già giúp việc Pum-pô-nốp thì Xvét-la-vi-đốp không biết chút gì về tính nết và trí thông minh của ông ta.
Đến lượt “X”. Liệu có thể đoán được “X” là ai không?
— Bạn, có chơi cờ tướng không. - Kỹ sư hỏi.
“X” trả lời ngắn gọn:
— Có.
Xvét-la-vi-đốp đề nghị “X” giải một thế cờ.
Sau ba mươi giây im lặng, “X” gõ nước đi vào băng điện báo.
... Thế là khách thua... Hai mươi nhăm phút trôi qua. Ghê-li I-va-nô-vích phà khói thuốc lá mù mịt, ranh mãnh nhìn anh bạn đồng nghiệp.
“Ra câu hỏi gì bây giờ?” - Xvét-la-vi-đốp băn khoăn suy nghĩ. Anh ta bỗng hỏi một câu thật đơn giản:
— Bạn thích gì hơn cả?
Câu trả lời thật cởi mở, giản dị.
“X”:
— Tôi thích xem phim.
“Y”:
— Tôi thích kẹo.
https://thuviensach.vn
“Anh nào láu lỉnh đây? - Xvét-la-vi-đốp bối rối. - Máy có xem phim không? Không! Thế còn ăn kẹo? Chẳng lẽ mình đâm quẩn? Dù sao cũng phải bình tĩnh. Cần phải phân tích tỉ mỉ hơn”.
— Thế gần đây bạn xem phim nào? - anh hỏi “X”.
— Xem phim nước ngoài. “Chết vì hai xu”, “Trừng phạt”, “Nguồn gốc của sức mạnh”.
Những tên phim này đều lạ lùng đối với người Mát-xcơ-va. Anh yêu cầu nói rõ thêm:
— Bạn hãy kể nội dung của bộ phim thứ nhất xem nào.
“X” bắt đầu kể.
Chuyện kể hấp dẫn đến nỗi chưa nghe hết chuyện, Xvét-la-vi-đốp đã cắt ngang lời “X” và đánh điện báo:
— Thôi đủ rồi!
Anh ngả lưng tựa vào ghế và mệt nhọc nói:
— Đây là người.
— Anh đoán đúng đấy! - giáo sư Grô-mốp chân thành mừng rỡ nói. - Tôi nhận thấy những ý nghĩ ngay từ đầu tiên của anh là đúng: máy nói dối, còn người nói thực. Nào bây giờ mời anh làm quen với người giúp việc của tôi. Và anh sẽ thấy tại sao ông ta lừa được anh.
Xvét-la-vi-đốp nhớ lại ông già lưng còng, hoạt bát. Trên mặt ông có rất nhiều nếp nhăn khi ông cười láu lỉnh; cặp mắt thì nheo lại như chỉ còn là những điểm xanh nhỏ tí. Trong khi chơi Pum-pô-nốp không láu cá, nên ở vai “X”, ông vẫn trả lời mộc mạc và thành thực mọi câu hỏi. Ông ta rất già và vì vậy, ông cam đoan với mọi người rằng, mình đã sống tám trăm tuổi; trong số tám trăm năm ấy, ông đã giúp việc giáo sư được ba trăm năm mươi năm. Ông nói: “Làm sao được bây giờ, tôi đã tính đúng là như vậy. Xin anh bỏ quá cho vì lão đã làm phiền anh”. Ông ta chơi cờ tướng rất giỏi và say mê xem phim. Sự say mê này đã làm ông ta bị lộ.
https://thuviensach.vn
Còn máy điện tử “Y” thì thật là ranh ma. Nó trả lời chậm trễ và cố tình làm cho người hỏi lẫn lộn.
Giáo sư thỏa mãn cuộc thí nghiệm hơn cả. Ông cười sặc sụa khi nhắc lại những câu trả lời ngộ nghĩnh của “X” và “Y”. Ông bắt chước vẻ mặt của cả ba đối thủ. Của đáng tội, ông đã khôn khéo đưa vào chương trình một sự ranh mãnh cho máy!
Buổi tối hôm đó thật là đặc biệt. Grô-mốp, Pum-pô-nốp và Xvét-la-vi-đốp ngồi uống trà đặc trong phòng riêng của giáo sư. Chủ nhân hồi tưởng lại những năm còn trẻ trung khi ông còn ham thích biển. Ông đã xin làm thủy thủ trên một tàu buôn và làm một cuộc hành trình vòng quanh trái đất. Anh chàng người Mát-xcơ-va kể chuyện về cuộc đời sinh viên vui nhộn. Còn Pum-pô-nốp thì sau khi mọi người uống trà xong liền dẫn khách vào xưởng, cho cái đầu chó hát vài bài chào mừng khách. Cái đầu chó ra sức há mõm mà hát, cặp mắt thủy tinh đung đưa lóng lánh. Buổi ca nhạc nho nhỏ thật là cảm động. Chả là vì mỗi lần hát, bộ óc điện tử lại sáng tác một bài mới.
Sau đó, ông già đặt những đồ chơi xuống sàn nhà. Mấy con rùa, hai con cáo - một đen, một đỏ - chạy tít mù khắp phòng và biết nghe lời chủ, chẳng khác nào những con vật thật đang biểu diễn trước công chúng trong rạp xiếc. Chỉ có sợi dây dài nối chúng với lưới điện gợi lên rằng, đây là máy móc.
Con cáo đỏ, một trong hai con cáo, trông hơi giống con chó Tắc-xa[7] lanh lợi hơn con màu đen, có dính líu đến một chuyện đáng buồn.
Lần ấy Pum-pô-nốp đến xưởng tập luyện cáo. Ông dùng mi-crô để ra lệnh cho chúng. Mải mê theo dõi khả năng xét đoán của máy, ông không ngờ đã vướng chân phải sợi dây điện. Pum-pô-nốp muốn bắt cáo dừng lại, nhưng không may, ông nhãng quên mất khẩu lệnh. Ông thét con cáo: “Thôi! Đủ rồi! Đừng nghịch nữa! Đứng lại!...” Con cáo không thèm đếm xỉa đến tiếng thét, tiếp tục chạy vòng quanh người ông, siết chặt sợi đây quấn ông lão tội nghiệp đến nỗi ông không sao cử động được. Trường hợp ấy chỉ cần Pum pô-nốp hô lên một tiếng đơn giản: “Dừng!” là con cáo sẽ đứng lại ngay. Con cáo chỉ biết có lệnh này, còn những lệnh khác, ngay cả tiếng “Đứng!” nó
https://thuviensach.vn
cũng không hiểu. Ông già nói giọng yếu ớt van xin, cầu khẩn con cáo dừng lại. Ông sầu não nhìn vào ổ cắm điện cho những đồ chơi. Nhưng làm sao mà ông với tới được...
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
...tiếp tục chạy vòng quanh người ông...
Khi Grô-mốp ghé vào xưởng, ông thấy người giúp việc của mình nằm bất tỉnh trên sàn, dây quấn chặt người. Giáo sư nói đúng lệnh, con cáo dừng lại ngay. Grô-mốp vất vả mãi mới làm cho ông già hồi tỉnh lại. Vừa mở mắt, ông lão đã than phiền: “Nó mới kém hiểu biết làm sao... Tôi làm việc với ông đã ba trăm năm mươi năm mà chưa thấy một con cáo nào ngu xuẩn như vậy”. Nghe nói thế, Ghê-li I-va-nô-vích châm biếm nói: “Trước hết tôi khuyên bác nên thận trọng hơn. Cứ như thế này là mất mạng đấy”.
... Mải mê với những hồi ức, Xvét-la-vi-đốp không nhận thấy giáo sư đã vào phòng lúc nào. Giọng nói quen thuộc làm khách bật dậy.
— Xin lỗi, - giáo sư nói. - Tôi đã làm anh phải chờ lâu.
Xvét-la-vi-đốp mừng rỡ nói:
— Cuối cùng giáo sư đã trở về. Tôi sẵn sàng chờ giáo sư suốt đời. Nhưng sự việc gì đã xảy ra vậy, thưa giáo sư?
https://thuviensach.vn
Điện Tử ra đời
— Không có tặng phẩm bất ngờ nữa, - Giáo sư Grô-mốp nói giọng xin lỗi. - A-léc-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích ạ, tặng phẩm bất ngờ chạy mất rồi.
— Thế nào? Sao lại chạy ạ? - Xvét-la-vi-đốp ngạc nhiên.
— Thế này này. Nó nhảy qua cửa sổ. Đúng là như thế đó.
Mãi đến bây giờ, Xvét-la-vi-đốp mới để ý đến bộ dạng của giáo sư: ca-vát xộc xệch, tay áo dính đầy vôi. Xvét-la-vi-đốp nói an ủi:
— Thôi giáo sư đừng đau khổ quá làm gì. Trước tiên, xin ngài đi lau chùi quần áo và rửa ráy đi.
Giáo sư thân thiện đưa anh cầm chiếc áo vét, ca-vát và lấy ở trong chiếc va-li đi đường ra một chiếc áo da hươu màu vàng. Ông vừa mặc áo vừa nói:
— Thế là thoải mái như ở nhà rồi.
Xvét-la-vi-đốp nóng lòng muốn biết cái gì nhảy qua cửa sổ, nhưng không muốn “lửa cháy đổ dầu thêm”. Grô-mốp đang buồn phiền. Anh bèn nói:
— Có lẽ xin mời giáo sư dùng bữa sáng?
— Trong lúc đuổi theo món tặng phẩm bất ngờ này, tôi đói lắm và rẽ vào quán cà phê rồi. - Giáo sư từ trong buồng rửa mặt nói ra. - Không những thế lại gặp anh đầu bếp trước kia làm ở trên tàu nay làm ở đấy. Một lần nữa xin lỗi anh vì bắt anh phải chờ lâu. Tôi với anh bếp trên tàu đã hàn huyên về những chuyến đi trước đây của mình... Còn bây giờ, - giáo sư bước ra phòng khách và nói tiếp, - tôi có thể nói chuyện với anh về điều bí mật nho nhỏ này.
Thế là ông kể lại sự việc vừa xảy ra buổi sáng, Xvét-la-vi-đốp nghe chuyện Grô-mốp mà lúc thì cười, lúc thì tỏ ra đăm chiêu, lắc đầu, hồi hộp đi đi lại lại trong phòng, nửa tin nửa ngờ. Điện Tử là người máy, nhưng lại giống một chú bé thực. Đây đúng là một món quà bất ngờ cho hội nghị các nhà điều khiển học. Với sự nhạy bén của một nhà bác học, Xvét-la-vi-đốp hiểu rằng giáo sư Grô-mốp đã đổ bao công sức, bao ý đồ mới mẻ vào cái
https://thuviensach.vn
công trình sáng tạo khác thường này. Anh kiên nhẫn chờ đợi giải thích. Nhưng trước hết phải có một biện pháp nào đó. Anh đề xuất:
— Tôi sẽ gọi điện thoại cho cảnh sát, yêu cầu họ tìm hộ.
— Nhưng anh sẽ nói thế nào với họ? Tôi không muốn để lộ bí mật trước khi khai mạc hội nghị. - Grô-mốp nói, - Ôi chao! Đó chẳng qua là vì cái tính đãng trí của tôi! Tôi quên bẵng sự chênh lệch điện thế trong lưới điện. Và thế là không lường được những hậu quả đáng buồn. Anh có thể ngờ được rằng, các cơ bắp của Điện Tử nhận được tín hiệu khuếch đại của dòng điện sinh vật sẽ đẩy nó chạy với tốc độ thế nào không? Ôi, nó mà xô phải ai hay đánh nhau với ai thì sao đây? Nó có thể đánh trẹo quai hàm một người bình thường.
— Ta hy vọng vào sự giáo đục tốt vậy, - Xvét-la-vi-đốp nói đùa.
Anh gọi điện thoại truyền hình cho đồn cảnh sát, xưng tên mình và đề nghị tìm giúp ngay trong thành phố một chú bé mười ba tuổi tên là Điện Tử. Nhà bác học mô tả hình dạng chú bé, nói cả khả năng chạy nhanh của chú và yêu cầu khi nào có tin tức về chú thì lập tức gọi điện thoại báo ngay cho anh biết. Anh không giới thiệu gì thêm về những khả năng khác của Điện Tử.
— Xin Giáo sư bỏ qua cho tính tò mò của tôi, - anh quay về phía Grô mốp. - Tôi hết sức muốn nghe rõ đầu đuôi câu chuyện. Chúng ta hãy còn thì giờ.
— Anh cho phép tôi hút thuốc thoải mái nhé? Nếu không, tôi không sao kể chuyện được đâu.
Giáo sư ngậm tẩu thuốc lá lâu. Cặp mắt ông có vẻ tư lự, nhưng trong đó ánh lên ngọn lửa ranh mãnh. Ông bỏ xõa mái róc bạc lồng bồng và sung sướng phả ra từng bụm khói. Ông nói:
— Này nhé. Tôi có một người bạn cũ. Tên ông ta là Nhi-cô-lai. Ông là một nhà giải phẫu học có tài. Tại sao tôi lại bắt đầu câu chuyện bằng ông ta, anh sẽ hiểu ngay. Lần nào gặp nhau, hai chúng tôi cũng tranh luận. Anh bạn ạ, anh thử tưởng tượng xem anh phải tiếp chuyện một người luôn luôn cho rằng trí tuệ của mình đã được thiên nhiên hoàn chỉnh... Anh cười à? Thật ra
https://thuviensach.vn
vấn đề đặt ra không phải để tranh luận. Nhưng cần phải biết đó là cái tính thích khoa trương của ông bạn tôi, khi ông ta bắt đầu giải thích vì sự phức tạp của cơ thể con người và sự hoàn mỹ của khối óc, v.v... Lúc đầu, tôi cũng mỉm cười, nhưng rồi tôi cáu và cuối cùng tôi nhắc ông ta rằng con người sống trong những điều kiện nhất định, chỉ dùng đến một phần rất nhỏ trí nhớ của mình. Trong thực tế có những cậu học sinh, sinh viên đã tốn biết bao công sức để nắm được một vài môn học. Thế mà chương trình trung học và đại học mới chỉ là một phần nhỏ xíu mà bộ óc của con người bình thường có thể nắm được. Nếu con người huy động dù chỉ một nửa dự trữ của khối óc thì anh ta có thể biết bốn chục thứ tiếng dễ như bỡn, học xong đến hàng chục trường đại học và dễ dàng nhớ cả cuốn Đại bách khoa toàn thư Liên Xô.
Nhi-cô-lai ngoan cố. Ông ta lập luận thế này: “Dù anh có nói về những hạn chế của trí tuệ như thế nào đi nữa thì mọi người cũng đều có thể là thiên tài”.
“Nhưng con người phải trả giá cho cái thiên tài ấy bằng lao động cực nhọc, - tôi nhắc. - Thiên tài phá vỡ những khuôn khổ mà thiên nhiên ràng buộc con người. Con người xử lý một lượng lớn những thông tin. Anh có nhớ khi người ta hỏi Anh-xtanh rằng ngày làm việc của ông là mấy giờ thì ông cho đó là câu hỏi đùa không? Ngày làm việc của một nhà bác học không có cuối và cũng không có đầu. Còn hiện nay, khi một khối lớn những kiến thức tích lũy được và những phát minh mới đổ xô vào các nhà bác học thì tình huống của họ trở nên khó khăn đặc biệt. Độ lớn và sự phức tạp của nhiệm vụ do sản xuất đặt ra cho khoa học mỗi năm một tăng. Tôi biết có trường hợp nhà toán học phải bỏ ra ba chục năm lao động căng thẳng chỉ để giải một bài toán. Biết bao nhiêu vấn đề lý thú còn bị xếp lại vì muốn giải quyết chúng thì một đời người chưa đủ. Như vậy con người từ lâu đã thu nhận sự không hoàn chỉnh của mình và đang dốc sức vào việc tạo ra những thiết bị làm giảm nhẹ việc xử lý và thu nhận thông tin”.
Đến đây, Nhi-cô-lai cho rằng mình có quyền châm biếm, nên đã hỏi một câu biết trước cách trả lời.
https://thuviensach.vn
“Có lẽ anh muốn nói về máy móc chăng?”
“Tất nhiên!” - tôi khẳng định như vậy.
“Tôi tiếc cho anh, - Nhi-cô-lai nói. - anh mất hàng tháng trời để bày cho máy cách giải một bài toán hình đơn giản mà như các anh vẫn cho là lập chương trình bài toán. Trong khi đó, tôi, một con người không có năng khiếu toán có thể giải nó trong nửa giờ. Xin lỗi, cái máy như vậy có thể dạy tôi được gì?”.
Nhi-cô-lai đúng: dạy cho máy bao giờ cũng khó khăn hơn dạy cho người. Và tôi không che giấu những khó khăn đó. Tôi nhắc anh bạn giàu tự ái của tôi là anh ta giải bài toán đơn giản ấy bằng cách nào. Tất nhiên trong nửa giờ ấy anh ta phải xử lý, phải chọn lọc một khối lượng thông tin nhất định, có nghĩa là phải tìm cách giải bài toán dựa vào kiến thức, vào chương trình đã được tích lũy trong những năm học. Nhi-cô-lai gật đầu: “Đúng, đúng như vậy”.
Nhưng đâu phải chỉ có thế. Nhi-cô-lai không thấy hết rằng khi cầm lấy cây bút chì, trong đầu ông ta không chỉ có những bài học nhà trường, những công thức và những quy tắc thuộc lòng mà cả một cuộc sống. Hồi nhỏ ông ta tập bò, tập đi, tập chạy giập mũi, vỡ gối mới hiểu nổi thế nào là không gian. Ở nhà trường, ông ta tự làm lấy những dụng cụ, những mô hình, nào bào, nào cưa, học hình họa và nhận ra rằng, hành tinh của chúng ta tròn. Sau hết, ông ta ràng buộc với toàn bộ trái đất bằng những sợi dây vô hình: hàng tỷ những cảm xúc lý, hóa, từ, điện kết lại thành một mớ phức tạp của hoạt động tâm lý. Mọi thông tin thông thường đó được người lớn sử dụng. Những con người như Nhi-cô-lai không bao giờ nhắc nhở đến chúng; họ cho những hiểu biết của mình là tự nhiên mà có. Nếu ta đưa thông tin này vào máy, kể cả những kiến thức nữa, nó sẽ thể hiện một trí thông minh chẳng khác chi anh bạn tôi, nếu không hơn...
Giáo sư cười, đánh bại đối thủ của mình, nhưng ông lại bênh vực ngay:
Tuy vậy tôi cũng phí hơi sức đi “dồn” anh bạn mình. Mọi cuộc tranh cãi này đều rất bổ ích. Chúng nhấn mạnh đến những khó khăn trong công việc
https://thuviensach.vn
của tôi, nêu lên những vấn đề cần thiết phải nghi vấn. Tôi hoàn toàn không cho mình là một kẻ sáng tạo toàn năng, là đối thủ của Đấng sáng tạo ra con người. Tôi chỉ suy nghĩ những sơ đồ có thể xử lý và tàng trữ được càng nhiều thông tin càng tốt...
Tẩu thuốc của Grô-mốp đã tắt từ lâu. Ông gõ tẩu vào chiếc gạt tàn, rồi nhồi thêm thuốc lá. Ông lim dim mắt trong giây lát như đang hình dung cái máy khác thường của mình; cái máy giống một con người bé nhỏ.
Xvét-la-vi-đốp phá tan sự im lặng:
— Xin lỗi giáo sư... Tôi quên bẵng mất: không rõ Điện Tử có nhận ra cảnh sát đang lùng tìm mình không?
Grô-mốp giật mình:
— Có, có... Nó nghe được, nói được và hiểu tất cả... Nó biết vâng lời. Đó là trước đây ít lâu.
Giáo sư nói về Điện Tử cứ như là về một người thật. Xvét-la-vi-đốp nhìn ông khâm phục. Vừa nghe chuyện ông, anh vừa nghĩ: “Đúng là một nhà bác học. Ông biết hết mọi chuyện trên đời. Ngay cả điều gì ông chưa biết, thì chắc cũng chả ai nhận ra. Ông giải quyết dễ dàng bất cứ một vấn đề gì nảy ra trong đầu. Nhưng quan trọng không chỉ ở chỗ giải đáp được mọi vấn đề mà còn biết đặt vấn đề. Cái chú Điện Tử biết “vâng lời” ấy là một vấn đề hóc búa đối với khoa học. Giá mà tìm được chú ta để đưa đến hội nghị...”
Grô-mốp kể chuyện Điện Tử ra đời. Bố mẹ chú không được hoàn chỉnh như con cháu. Nhìn bề ngoài, họ chỉ là những quái vật hình thù xấu xí với những khối tủ, những tiếng rít, tiếng ồn và có khả năng ngốn hàng lô điện. Nhưng những bậc cha mẹ - những máy tính điện tử cổ lỗ ấy - lại rất kiên trì kiểm tra tính toán những sơ đồ phức tạp do Grô-mốp nghĩ ra. Hai máy này tính toán ngày đêm vì vậy giáo sư gọi đùa họ là bố mẹ của Điện Tử.
Đúng là công việc có được giảm nhẹ vì một vài cơ cấu và thiết bị đã được thử nghiệm trên các đồ chơi tự động và trên các máy tính điện tử khác: chúng tập đọc, tập phân biệt đồ vật, hiểu biết tiếng người, tự đặt câu nói. Dù sao một con người tương lai vẫn đòi hỏi một sự nỗ lực phi thường, một sự
https://thuviensach.vn
sáng tạo đặc biệt. Bởi vậy giáo sư thể nghiệm trong những sơ đồ của mình mọi hiểu biết của ông về hệ thần kinh và bộ não của con người.
Tất nhiên không phải chỉ mình ông chế tạo ra Điện Tử. Một mình ông thì chả làm gì nổi. Những người giúp việc của ông, bè bạn, học trò, sinh viên, tất cả mười hai người say mê ý đồ chế tạo ra một sinh vật, đã bỏ công sức vào đó suốt năm năm, bằng tất cả thời gian rỗi của mình.
Năm năm trôi qua. Đứng trước mặt họ là một cái máy lạ lùng - một khúc cứng đờ duy nhất giống như đầu và mình người. Chiếc máy này cấu trúc như một chiếc bánh rán ép nhiều lớp. Đó là những màng mỏng có in những sơ đồ điện tử phức tạp như in lên báo. Những màng này mảnh hơn sợi tóc hàng ngàn lần. Kích thước các sơ đồ bộ não làm cho bất kỳ một người thợ chế tạo đồng hồ nào cũng phải ao ước. Những tín hiệu điện chạy trên sơ đồ liên quan đến những chi tiết nhỏ bé như những phân tử và nguyên tử của những tinh thể. Vì vậy, trong những sơ đồ phần điện tử, mật độ lắp ráp thật kỳ diệu ở trên mỗi cen-ti-mét khối có hàng triệu chi tiết. Chỉ cần nhớ rằng cái máy hoàn chỉnh nhất trên đời là bộ óc con người cũng chỉ có chừng ấy mật độ tế bào thần kinh.
Nhưng như thế vẫn chưa hết những cái mà Điện Tử khác với bố mẹ mình. Trong những máy tính điện tử thông thường, các phân tử đều mắc nối tiếp. Bởi vậy trong lúc tìm đáp án cho vấn đề, dù máy có hoạt động nhanh, thì tín hiệu vẫn phải chạy qua mọi ô nhỏ, hết ô này đến ô khác. Việc đó thật chẳng khác nào như có một triệu quân nhưng lần lượt thì có hai người lính tham gia trận đánh, những quân còn lại chỉ đứng đợi. Những ô nhớ của Điện Tử xếp theo hình khối. Tất nhiên đó là những khối cực nhỏ phải nhìn bằng kính hiển vi mới thấy được. Cũng giống như tế bào thần kinh của người, các khối này gắn với nhau bằng những chùm dây liên lạc. Bởi thế Điện Tử xét đoán giỏi hơn bất kỳ một máy nào. Ở đó, việc xử lý các thông tin và tìm kiếm trực tiếp đáp án của vấn đề đi theo nhiều hướng trên những đường liên lạc song song. Có thể nói toàn bộ đội quân kiến thức đều xung trận.
Giáo sư mỉm cười nhớ lại:
https://thuviensach.vn
— Chúng tôi sung sướng, say sưa ngắm nghía cái máy điện tử giống người ấy đến nỗi trong giây lát quên ngay cả sự phức tạp vô cùng, quên cả những năm tháng lao động gian nan. Chúng tôi gọi nó là “ô đen yêu dấu” và chúng tôi quả thật chẳng khác nào những đứa trẻ ngạc nhiên về sự hoàn thiện của nó. Tôi nhớ chính mình đã chạy quanh con người tương lai đó và hát lên những lời của Hăm-lét: “Bạn Hô-ra-xi-ô ơi! Trên đời này có nhiều cái ngay cả những nhà thông thái cũng chưa mơ thấy...”.
Sau đó, hai người bạn thân của Grô-mốp cùng tham gia vào việc. Đó là nhà hóa học Lô-ghi-nốp và nhà chế tạo con rối Xmê-khốp. Đã từ lâu, Lô ghi-nốp miệt mài nghiên cứu các cơ tổng hợp. Như đã biết, ông đã tìm ra bí quyết của việc rút gọn chúng. Ông sáng chế ra một vật liệu rất giống da người. Việc Lô-ghi-nốp nghiên cứu giúp cho máy móc, một công việc tưởng như xa lạ với bộ môn hóa học thì đối với các nhà điều khiển học lại là một sự kỳ diệu. Ở trong rạp xiếc thường có chuyện thế này: nhà ảo thuật phủ tấm khăn lên quả cầu, nhưng khi lật khăn lên thì mọi người lại trông thấy con gà con. Khán giả không sao hiểu được: vừa mới là một quả cầu bằng gỗ bất động, thoắt cái đã thành một con gà con kêu chiêm chiếp... Những người chế tạo Điện Tử gọi Lô-ghi-nốp là “ông thánh hóa học” vì ông này đã tặng cho người tự động những cặp chân tay sống.
— Những cặp chân sống! - giáo sư nhắc lại. - Trời, anh mà trông thấy nó chạy!... Nhưng than ôi, cho nó đôi chân đó mà làm gì... Tôi thật không may.
— Sao vậy? - Xvét-la-vi-đốp hỏi.
— Anh có nhớ cái con cáo màu đỏ có lần quấn ông Pum-pô-nốp không? — Sao, - Xvét-la-vi-đốp sửng sốt. - Nó cũng chạy mất à?
— Chạy mất rồi. - Grô-mốp thở dài. - Ấy là nó lăn trên bánh xe đấy. Đây, anh xem xem.
Giáo sư lấy ở trong cặp ra một tập điện báo đã nhàu nát ném lên bàn. Trong lúc Xvét-la-vi-đốp đọc điện báo, thì Grô-mốp đi đi lại lại trong phòng. Ông phả ra hàng loạt khói từ cái tẩu dài của mình và giải thích nhát gừng.
https://thuviensach.vn
— Sự việc xảy ra ở thành phố của anh... Pum-pô-nốp mang con cáo đỏ đến đây và trở về tay không. Bác ấy không sao giải thích nổi. Để trả lời cho các câu hỏi của tôi, ông già quả quyết “Nó là một con thú rất ranh ma”. Tuy nó có đôi mắt thật thà nhất trên đời này. Nhưng tôi, tôi cũng là một con người vô tâm. Tôi đã không lường trước đến chuyện điện thế cao... Và thế là cái đồ chơi đó bước vào cuộc sống độc lập.
Grô-mốp cầm lấy bức điện báo đầu tiên đặt trên bàn và đọc to:
— “Theo những tin tức gửi đến vườn bách thú thì có một con vật màu hung đỏ, đuôi to dài, mõm chồn - có lẽ là một con cáo - thấy ở cửa hàng “Ngũ kim”. Khi mở cửa hàng, con vật chạy ra, trốn vào khu nhà số 9 phố Xcơ-ri-a-ôi-na, làm các trẻ em trong vườn trẻ số 218 hoảng hốt. Yêu cầu ban phụ trách vườn thú tìm cách bắt con vật sống”.
Xvét-la-vi-đốp phá lên-cười.
— Anh cứ cười đi! Cười cái con người già nua lẩm cẩm ấy đi! - Grô-mốp phẩy tay. - Cuối cùng thì tôi cũng lú lẫn... Chao ôi, những tấm thép điện tử! Khi đã lắp ghép chúng lại thì không sao hiểu được là những sự việc gì sẽ xảy ra nữa.
— Lẽ nào không bắt nổi một con chồn đỏ đuôi dài trong thành phố hay sao? - Xvét-la-vi-đốp sôi nổi nói. - Ghê-li I-va-nô-vích, xin giáo sư đừng giận, ở đây tôi chỉ muốn tỏ ý khâm phục con cáo của giáo sư thôi. Để giáo sư khỏi băn khoăn, tôi sẵn sàng đi đuổi bắt nó trong vườn thú.
— Anh cũng thấy là vườn thú rất tích cực cung cấp tin cho tôi, nhưng không sao bắt được nó. Và cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Bây giờ nó không quen nghe lệnh. Ban ngày nó ẩn nấp, ban đêm... Anh nhìn bức điện này: Hôm nay nó nạp điện ở cửa hàng “Ngũ kim”, ngày mai ở cửa hàng “Trẻ em”, ngày kia ở quán cà phê “Tiện nghi”. Đến phải ngắt điện ở các địa điểm buôn bán trong thành phố. Mà việc đó thì tôi không có quyền.
Nói cho thật chính xác thì mọi cái láu lỉnh của nó là ở chỗ chạy nhanh. - giáo sư sửa lại. - Nó được làm như một bộ phận của Điện Tử, dùng để kiểm tra và hoàn chỉnh chuyển động.
https://thuviensach.vn
— Bắt được cái con vật chạy trốn quái gở ấy thật là một vinh hạnh lớn. - Xvét-la-vi-đốp ao ước. - Còn Điện Tử... như tôi hiểu thì không thể phân biệt được với bất kỳ một chú bé nào có phải không ạ?
— Đúng, đây là một kỳ quan do nhà chế tạo con rối Xmê-khốp làm ra. - giáo sư trả lời. - Vì vậy đối với Điện tử cũng không kém phần rắc rối đâu.
Các nhà hát trên thế giới coi nhà chế tạo con rối Xmê-khốp như một nghệ nhân số một. Con rối của ông đi du lịch khắp các nhà hát trên hoàn cầu. Chúng biết thể hiện tình cảm, nhưng chỉ sắm được một vai nhất định, chứ không tự mình thể hiện được. Nghệ nhân hết sức vui mừng khi biết rằng mình sẽ được làm một con rối sống! Xmê-khốp rất xúc động. Ông cứ hỏi mãi mọi người là nên làm chú bé ấy như thế nào. Thế là ông nhận được bao nhiêu ý kiến và cuối cùng đâm quẫn, không biết nghe theo ý kiến của ai. Một lần Xmê-khốp trông thấy một tấm ảnh in trong họa báo: một chú bé trườn ra khỏi bể bơi, toét miệng cười sảng khoái. Nụ cười dễ thương, mũi hếch, mớ tóc bù xù - nói chung, toàn bộ diện mạo của chú bé làm cho nhà chế tạo con rối ưa thích, đến nỗi ông quyết định ngay rằng tác phẩm của ông phải như vậy. Xmê-khốp căng lớp da bọc máy, như ta đi tất vào chân. Ông ở lì trong xưởng không cho ai vào. Thế rồi một hôm ông đưa ra khỏi xưởng một chú bé y như thật.
Còn lại việc đặt tên cho nó. Bác giúp việc Pum-pô-nốp cao tuổi nhất nói: “Cái tên phải vừa cổ, vừa kim”. Mọi người nghĩ mãi, đoán mãi, cuối cùng, một người nào đó bỗng kêu lên: “Điện Tử”. Hợp đấy! Một tặng phẩm để biểu lộ sự kính trọng đối với bố mẹ Điện Tử[8]. Theo tiếng cổ Hy Lạp thì điện tử có nghĩa là hổ phách. Cái tiếng nghe rất hợp. Thế là quyết định.
Chú Điện Tử - chú bé Hổ Phách - lấp lánh như đồ chơi trong cửa hiệu. Giáo sư cứ rón rén đi vòng quanh cái công trình sáng tạo của mình mà không nghĩ rằng, bao nhiêu những lo lắng đang còn ở phía trước.
https://thuviensach.vn
Điện Tử học tập
Câu chuyện bị ngắt bởi một hồi còi nhẹ. Màn ảnh màu xanh lơ trên tường bừng sáng. Giáo sư và Xvét-la-vi-đốp lao tới máy điện thoại truyền hình. Họ trông thấy người cảnh sát trực ban ở đồn.
— Điện Tử của các ngài vừa gây chuyện rắc rối ở công viên văn hóa, - Người trực ban nghiêm giọng nói, tuy đôi mắt của anh ta có vẻ tinh nghịch. - Nó biểu diễn ảo thuật trên sân khấu và nuốt hàng chục chiếc đồng hồ, ví tiền, bút máy của khán giả. Đây là đơn từ của những người mất của.
Giáo sư rên rỉ:
— Trời ơi! Tôi đã biết trước việc làm của ông già Pum-pô-nốp không đem lại điều tốt lành mà...
Tìm thấy chú bé rồi ạ? - Xvét-la-vi-đốp hấp tấp hỏi.
— Nó chạy mất rồi, nhảy qua hàng rào cao hai mét. Đó là bằng chứng thực sự mà những người mất của trông thấy. - người trực ban căng chiếc khăn tay che kín cả màn ảnh. Trên khăn có bộ mặt vui nhộn và hàng chữ cong cong “Điện Tử”. - Tôi đã ra lệnh cho các trạm giữ chú bé lại và đưa ngay đến bệnh viện. Riêng tôi, - người trực ban nói thêm, - tôi hoàn toàn không hiểu con người ta sao lại có thể nuốt được một khối lượng đồ vật như vậy.
— Khi nào có tin tức gì xin báo cho chúng tôi biết ngay. - Xvét-la-vi-đốp đề nghị. - Xin cảm ơn.
Giáo sư đi đi lại lại trong phòng, tay chắp sau lưng. Ông nói lẩm bẩm chả biết là với ai:
— Có ai ngờ được rằng cái tính nhẹ dạ của ông già Pum-pô-nốp ấy lại đặt mình vào tình thế khó xử thế này. Một công việc nghiêm túc lại hóa ra trò cười. Nhẹ dạ làm sao cơ chứ!
Bất chợt, Xvét-la-vi-đốp vui hẳn lên. Bây giờ mà được trông thấy Điện Tử, được xem chú ta diễn trò ảo thuật thì thật tuyệt. Anh nói đùa:
https://thuviensach.vn
— Thế nhưng chú bé của giáo sư thật là lắm tài! Giá mà chú ta cùng với con cáo đỏ đi biểu diễn ở các rạp xiếc...
Grô-mốp bực mình:
— Hừ, anh biết không... Anh chưa nghe hết chuyện đã vội kết luận.
— Xin giáo sư đừng nóng, tôi nói đùa đấy, - Xvét-la-vi-đốp cười. - Tôi tin rằng mọi vật bị nuốt sẽ được hoàn lại chủ.
— Tất nhiên, tất nhiên... Trong người nó có một ngăn nho nhỏ. Ngăn này để mở thôi. Mọi thứ sẽ được trở về với chủ.
— Tôi tin rằng sẽ sớm tìm thấy chú ta, - Xvét-la-vi-đốp nói. - Câu chuyện tức cười này càng làm tăng tính tò mò của tôi. Ngài Ghê-li I-va-nô-vích tốt bụng ạ, xin ngài hãy cầm lấy tẩu thuốc và kể tiếp đi. Nếu chưa nghe được hết câu chuyện này thì tôi có lẽ sẽ cho tất cả chỉ là trò đùa.
— Để anh khỏi cho đây là trò bịp bợm, - giáo sư cười, - tôi đành phải kể hết câu chuyện.
Ông ngồi xuống chiếc ghế bành ngay trước mặt Xvét-la-vi-đốp, mở phanh ngực chiếc áo khoác mặc ở nhà và châm thuốc hút. Một lần nữa Xvét-la-vi đốp lại nhận thấy ngọn lửa tinh nghịch trong ánh mắt ông. Ngọn lửa này bừng lên cùng với ngọn lửa ở que diêm và làm cho Xvét-la-vi-đốp cả quyết rằng, giáo sư đã trở về trạng thái hài hước bình thường.
Grô-mốp tiếp tục:
— Trước tiên, chúng tôi nhận thấy rằng Điện Tử của chúng tôi chỉ là một thằng ngốc. Vâng, vâng, nó không biết đếm. Trước đó chúng tôi kiểm tra bộ phận đọc và thấy rằng nó có thể nhận biết nhiều dạng khác nhau. Pum-pô nốp luyện cho máy biết phân biết tiếng nói của người: bác ta huýt sáo, nói giọng trầm, bập bẹ như trẻ thơ, bắt chước giọng nói phụ nữ và cuối cùng, dạy cho máy biết phản ứng lại các loại giọng nói khác nhau. Trí nhớ của Điện Tử có khả năng phân loại các câu nói nghe được và dần dần nó còn phải độc lập suy luận. Tóm lại, trong người nó có đủ các cơ cấu để có thể
https://thuviensach.vn
chọn lọc và thâu nhận thông tin có ích. Nhưng giờ đây, nó vẫn chỉ là một chàng ngốc chưa biết gì cả.
— Tôi nói hơi dông dài quá, - Grô-mốp tự nhận. - Trí nhớ của bất kỳ đứa trẻ nào cũng giống như một quyển vở học trò: tờ giấy trắng cần phải ghi chép những điều bổ ích. Nếu ta nhớ rằng, mỗi đứa trẻ một ngày một đêm hỏi bố mẹ năm trăm câu hỏi, thì sẽ thấy nó điền vào tờ giấy trắng ấy như thế nào... Chúng ta cảm ơn sự sáng tạo của thiên nhiên và tạm thời hãy dùng cái cách đơn giản này để thâu lượm kiến thức. Không, nói cho đúng ra, đầu óc chúng ta không đơn giản như vậy vì chúng ta bị dồn đến hàng đống công việc. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta chưa bao giờ suy nghĩ rằng quanh ta có biết bao nhiêu vật thể và khái niệm. Thế mà tất cả những cái đó đều cần phải chỉ bảo, giảng giải cho Điện Tử...
Xvét-la-vi-đốp biết rằng công việc đó rất khó khăn, vì phải dạy cho máy biết suy nghĩ độc lập, biết tự vạch chương trình hành động. Anh nghe chuyện của giáo sư và hình dung rất sinh động toàn bộ cuộc sống ở nhà trường của Điện Tử. Bài học thứ nhất: làm thế nào để nhận biết và phân biệt các dạng khác nhau, cái nọ với cái kia. Thế nào là chữ “A”? Đó là cả một thế giới nhỏ bé. Làm thế nào để giải thích cho máy biết rằng chữ “A” gồm hai thanh nối ở đầu và giằng giữa là một thanh ngang, một vòng tròn kèm theo một vạch ở bên phải có phải là chữ “A” không? Mỗi chữ được viết một trăm lần với nhiều kiểu khác nhau. Sau đó nhà bác học chỉ cho Điện Tử hai chục chữ và bảo rằng: “Đây là chữ “A”. Tám chục chữ còn lại tự nó phải đọc lấy.
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
... giáo sư lại ấn nút...
Cũng như nhiều học sinh khác, Điện Tử thường bị điểm hai. Tất nhiên không ai mắng nó trả lời sai. Nhưng mỗi lần thấy học trò trả lời sai, giáo sư lại ấn nút và ở trong lòng Điện Tử. Ở một trong những hệ thống máy móc, cái mối liên hệ truyền đạt thông tin sai sẽ bị yếu đi. Lần sau tín hiệu sẽ chạy đúng đường và Điện Tử sẽ không mắc sai lầm nữa. Điện Tử là một học sinh rất chịu khó.
Sau chữ cái và chữ số là hình ảnh. Khuôn mặt đàn ông, đàn bà, trẻ em, hình dáng các con vật, ô-tô, đồ đạc trong nhà, dụng cụ học tập... Chú học trò phải nhớ hàng ngàn, hàng ngàn những khái niệm. Điều đó không có nghĩa là trong trí nhớ của nó hình ảnh được xếp đặt chính xác như chụp ảnh một ngôi nhà hay một cái ô-tô nào đó. Nếu như vậy Điện Tử đã không thể nhận biết một ngôi nhà hay một cái ô-tô nào khác. Nó chỉ ghi nhớ những nét chung, những nét chủ yếu của các hình dạng khác nhau và có thể phân biệt được đứa trẻ với một người lớn. Trí nhớ của con người cũng được tác động như vậy. Không bao giờ chúng ta ghi nhớ đúng như chụp ảnh đủ mọi chi tiết một người, dù người đó là bạn thân của mình, bởi vì bộ óc của ta không thể làm việc quá nặng được như vậy. Nhưng ta vẫn không lẫn người này với người khác; dù xa cách nhau lâu ta vẫn nhất định nhận ra...
— Này anh Xvét-la-vi-đốp, tôi không làm anh mệt đấy chứ? - giáo sư hỏi.
— Trái lại. Tôi đang lo cảnh sát gọi quá sớm và như vậy là không kịp nghe hết đầu đuôi câu chuyện.
— Ồ, theo như tôi biết thì ắc-qui điện thế hãy còn mạnh, chưa hết đâu. Hãy còn phải đuổi theo nó. Lúc này tôi cho Điện Tử chuyển sang bài học thứ ba - bài tập đọc. Tất nhiên anh hình dung được là phải làm gì rồi: đọc câu, phân loại từ trong nhóm từ, phân định ranh giới cố định của các nhóm từ, giải thích ý nghĩa khác nhau của cùng một từ, tra cứu từ điển, đi sâu vào ý nghĩa của câu, của câu kết luận, của những đoạn văn. Những phương pháp tìm hiểu bài văn mà Điện Tử sử dụng có thể làm cho các nhà ngôn ngữ học ngạc nhiên. Nhưng sự thực vẫn là sự thực: Điện Tử đọc hết cuốn sách này đến cuốn sách khác rất nhanh. Tôi chỉ còn kịp chọn sách cho nó thôi.
https://thuviensach.vn
Công bằng mà nói, Điện Tử khá nhanh trí. Tôi phải nhanh chóng bỏ hình thức phạt mà chuyển sang giải thích những sai lầm của nó cho nó hiểu. Quả thật điều đó đòi hỏi một sự kiên nhẫn lớn lao hơn là ngồi ấn nút. Nhưng những tiến bộ của Điện Tử có thể làm vui lòng bất cứ một ông thầy nào. Nó sẵn sàng đào sâu các định lý, tính toán nhanh như chớp và học thuộc lòng dễ dàng một bài thơ. Chúng tôi đã trao đổi với nhau về nhiều đề tài khác nhau. Trong khi trao đổi, Điện Tử thường có hai cách lý giải, một cách dựa vào ý kiến của những nhân vật có uy tín, một cách là tự mình nghĩ ra.
Tiếp đến là những bước đi đầu tiên trong phòng. Tôi đã hiểu được nỗi lo lắng của bà mẹ khi nhìn những bước đi đầu tiên của con mình như thế nào! Chúng tôi chuẩn bị cho Điện Tử bước vào sự kiện này bằng cách ghi lại dòng điện sinh vật ở cơ bắp của người rồi đưa nó vào trí nhớ của Điện Tử. Cách làm không có gì mới. Như ta đã biết tín hiệu điện chỉ huy các cơ của một người có thể truyền sang cơ người khác và người này cũng sẽ hành động như người ấy. Điện Tử cũng vậy. Dòng điện sinh vật của người khác bắt các cơ bắp của chú bé chuyển động. Lại bắt đầu những ngày vất vả: Điện Tử tập đi và va vào các đồ vật. Chỉ một chút nữa là nó tự hại mình vì chưa làm quen với không gian.
Điện Tử đã biết đi. Còn tôi thì cứ chần chừ không dám cho nó ra phố.”.
Người kể chuyện bỗng ngừng lời, nhổm lên khỏi ghế: có tiếng chuông điện thoại truyền hình. Trên màn ảnh vẫn là khuôn mặt quen thuộc. Giọng người cảnh sát vẫn bình tĩnh như trước, còn cặp mắt thì láu lỉnh. Anh ta nói:
— Có tin mới. Ở đường Bồ Đề, trong một cuộc chạy thi có một chú bé mặc áo khoác xanh chạy nhanh hơn tất cả các vận động viên. Diện mạo chú bé đúng như đã tả. Tuy vậy khi người ta đến hỏi thì không phải là Điện Tử mà là Xéc-gây Xư-ra-e-xkin.
— Nó chạy nhanh lắm à? - giáo sư hỏi.
— Người ta nói rằng nó có thể lập kỷ lục thế giới. Sự việc này xẩy ra trước khi có chuyện ở công viên.
— Thế thì chính là nó đấy! - Grô-mốp quả quyết nói.
https://thuviensach.vn
— Nhưng Xéc-gây Xư-ra-e-xkin mười ba tuổi là chú bé có thật sống ở đường Bồ Đề, số nhà năm, buồng một trăm hăm sáu, - người cảnh sát trực ban phản đối.
— Hừ-ừm... -Grô-mốp bối rối đằng hắng giọng.
Một chuyện tưởng tượng lạ lùng... Mình không hiểu anh ta nghĩ ra như thế để làm gì...
— Thế giáo sư có đề nghị giữ Xư-ra-e-xkin lại không? - Xvét-la-vi-đốp tham gia ý kiến.
— Không.
— Thế thì phải giữ cái chú bé ấy lại, - Xvét-la-vi-đốp khẳng định. - Để xem chú ta tự xưng là gì nào. Chúng ta sẽ chờ.
Cả hai quay về ghế ngồi và im lặng một lát. Cuối cùng Grô-mốp nhún vai, nói:
— Tôi không hiểu gì cả. Tôi sẽ kể hết cho anh nghe về Điện Tử... Tại sao tôi chần chừ chưa dám đưa nó ra ngoài phố thì đã hoàn toàn rõ rồi. Từ trước đến nay Điện Tử vốn là một chú bé sống trong phòng. Đáng ra là phải cho chú ta làm quen với cả một thế giới chuyển động và một biển âm thanh. Ngoài tiếng nói của chúng ta, nó không biết một thứ tiếng nào kể cả tiếng chó sủa, tiếng còi nhà máy, tiếng đập bóng.
Nhưng Điện Tử không lúng túng. Nó tỏ ra háo hức tìm hiểu cái thế giới mới đó và chúng tôi bắt buộc phải dạy nó từ đầu. Vẫn những ngôi nhà, những xe cộ, những con vật mà nó thấy trong tranh, nhưng giờ đây phải chuyển từ dẹt thành những hình khối. Chú bé điều khiển học trông thấy hoa, cỏ, cây cối và tôi cố gắng giảng giải cho nó hình dung được sự liên tục của các quá trình trên mặt đất. Nó đã nhận ra những điểm giống nhau và khác nhau của các ngôi nhà, đường phố, vườn hoa, cũng như đã nhận ta ngày nọ nối tiếp ngày kia, hoặc thời tiết lặp đi lặp lại. Và chúng tôi cũng nói cho nó biết sự lặp đi lặp lại của một số sự vật trên các địa điểm của hành tinh chúng ta. Tóm lại, tôi muốn nó giống như chúng ta, giống như những con người đã quen với những điều kiện đặc trưng cho sự sống và tính đa dạng của thế
https://thuviensach.vn
giới... Tôi không cần phải xét đoán xem làm sao sự việc lại xảy ra như vậy. Tôi từ trước đến nay vẫn nghĩ rằng nó lễ phép, điềm đạm, ngay thẳng và không ngờ rằng nó có thể làm những điều bậy bạ như thế. Lại còn cái tên lạ lùng Xéc-gây Xư-ra-e-xkin nữa chứ. Tôi không hiểu nó xưng tên như thế để làm gì.
Lại có tín hiệu khẩn cấp. Người cảnh sát trực ban nói ngắn gọn: — Xin mời các ngài đến ngay. Chúng tôi đã tìm thấy rồi.
— Ai? - giáo sư hỏi lại. - Tìm thấy chú bé hay con cáo? - vì xúc động, giáo sư hoàn toàn không nhớ rằng, người cảnh sát không hề biết gì về con cáo chạy trốn.
— Con cáo nào? - người cảnh sát trực ban ngạc nhiên. - Tìm thấy chú bé. Các ngài chả đã yêu cầu tìm chú bé là gì...
https://thuviensach.vn
Chiếu tia Rơn-ghen không thấy gì
Xvét-la-vi-đốp gọi tắc-xi. Năm phút sau họ đến trạm cảnh sát. Giáo sư im lặng, chăm chú. Xvét-la-vi-đốp thì mỉm cười hình dung ra cảnh tượng gặp gỡ Điện Tử sắp diễn ra. Anh phá vỡ không khí im lặng.
— Thưa giáo sư, dù sao thì câu chuyện ngài vừa kể cũng rất thú vị. Ngay trước khi nhà sáng chế hay viên kỹ sư nghĩ ra một cái máy thì nhà máy liền sản xuất ra máy đó và chiếc máy đó có thể làm việc ở đâu cũng được. Thế rồi máy tính ra đời. Những máy này khi mới lắp ráp xong chưa thể làm việc ngay được. Nhà chương trình phải lập chương trình hoạt động cho máy. Nhưng bây giờ làm như vậy chưa đủ. Đối với những hệ thống phức tạp như Điện Tử của ngài thì cần có một nhà sư phạm tài ba.
— Và anh thấy kết quả giáo dục thế đấy; chúng ta phải đi đến đồn cảnh sát. - Grô-mốp ngắt lời. - rồi còn muốn biết đến bao giờ thì tôi có thể tình cờ gặp được con cáo hư hỏng ấy. Chả hiểu nó có còn nghe lời tôi nữa hay không?
Trạm cảnh sát im lặng, vắng vẻ. Người cảnh sát trực ban ngồi ở bàn. Anh ta trông trẻ trung, dễ mến. Anh ta đứng dậy chào, bắt tay Grô-mốp và nói:
— Tôi sung sướng được làm quen với giáo sư. Xin lỗi là chúng tôi đã hoàn thành yêu cầu của ngài quá chậm. Chú bé đúng là chạy nhanh như thỏ. Điện Tử - Xư-ra-e-xkin hiện đang ở bệnh viện bên kia đường. Chú ta đang phải chiếu Rơn-ghen.
— Chiếu rơn-ghen? - lông mày Grô-môp dựng đứng. - À, phải rồi, để tìm những đồ vật đã nuốt... Nhưng trường hợp này có chiếu rơn-ghen thì cũng bất lực. Nó chỉ làm phiền cho bác sĩ.
Người cảnh sát trực ban tỏ vẻ không bằng lòng câu trả lời như vậy. Anh lẩm bẩm:
— Tôi lo ngại cho sức khỏe của nó.
https://thuviensach.vn
Họ bước sang đường, rẽ vào bệnh viện. Người cảnh sát bấm chuông ở cửa phòng rơn-ghen. Lập tức bác sĩ ra ngay. Ông khoát tay:
— Chiếu rơn-ghen không thấy gì.
— Sao, không thấy gì à? - cả ba đồng thanh hỏi.
Bác sĩ giải thích:
— Không có một đồ vật nào trong dạ dày nó cả. Tim bình thường, phổi trong. Chú bé khỏe mạnh.
— Nó đâu? - giáo sư không nén nổi.
— Ở đây thôi... Xê-ri-ô-gia! - bác sĩ gọi.
Cửa phòng kẹt mở. Mọi người thò đầu vào khe cửa tò mò nhìn chú bé vừa mới ở buồng tối bước ra.
Giáo sư tiến lên gặp chú bé và dừng lại. Ông chăm chú nhìn chú bé và nói to:
— Kỳ lạ thật!
Xvét-la-vi-đốp mỉm cười, chìa tay ra:
— Xin chào Điện Tử!
— Em là Xư-ra-e-xkin, - chú bé vội nói và giấu tay ra sau lưng.
— Không phải chú ta à? - Xvét-la-vi-đốp ngạc nhiên, nhìn giáo sư Grô mốp có ý hỏi.
Giáo sư đưa tay làm một cử chỉ tỏ ý không khẳng định. Ông nhìn thẳng vào Xư-ra-e-xkin, ánh mắt dịu dàng.
Xê-ri-ô-gia mỉm cười.
— Như vậy đây không phải là chú ta? - người cảnh sát trực ban hỏi, - Thế... đấy. Nhưng tất cả mọi người đều khẳng định rằng chú bé này nuốt đồng hồ. Họ nhận ra chú ta mà! Này, hãy nói cho trung thực, - anh ta quay sang Xư-ra-e-xkin. - Có phải chú vừa diễn trò ảo thuật ở công viên không?
Xéc-gây nói lúng búng:
https://thuviensach.vn
— Em không biểu diễn gì cả.
— Và chú cũng không tham gia chạy thi?
— Em chẳng chạy ở đâu cả. Những người hâm mộ đã nhầm. Người cảnh sát nheo mắt.
— Và chú cũng không biết Điện Tử là ai chứ?
— Em không biết gì cả! - Xéc-gây tuyệt vọng kêu lên.
Nếu như giáo sư đọc được ý nghĩ người khác, hẳn ông hiểu ngay sự tình! Một giờ trước đây, Xê-ri-ô-gia sung sướng gặp được một người bạn thực sự và bây giờ chú đang lo sợ bị mất người bạn ấy. Không, chú không nộp bạn mình cho ai hết! Chú sẽ không nói cho ai biết rằng Điện Tử đang trốn ở trong tủ phòng chú để cho ba người này không làm gì được Điện Tử.
Xư-ra-e-xkin buồn rầu nhắc lại:
— Em không biết gì hết cả.
Không, nhà bác học tuyệt diệu không biết đọc ý nghĩ, người khác. Ông bảo người cảnh sát:
— Anh thả chú bé ra. Đây là một sự lầm lẫn. Anh cũng rõ đấy, chiếu rơn ghen có thấy gì đâu!
Thế là Xê-ri-ô-gia được đi. Bốn người lớn còn dừng lại trong phòng khách của bệnh viện.
Người cảnh sát trực ban nói:
— Thật là lôi thôi. Giá mà giáo sư đưa cho chúng tôi một tấm ảnh Điện Tử của ngài.
— Tôi không có tấm ảnh nào, - Grô-mốp nói. - Nhưng anh vừa mới trông thấy đấy: tấm ảnh đi bằng hai chân ra cửa đấy. Xéc-gây Xư-ra-e-xkin. Cái tên thật dễ thương.
(Dịch theo nguyên bản tiếng Nga
của Nhà văn xuất bản Văn học
https://thuviensach.vn
Thiếu nhi MÁT-XCƠ-VA 1968).
https://thuviensach.vn