🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Chim Ưng và Chàng Đan Sọt
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
BÙI VIỆT SỸ
CHIM ƯNG VÀ
CHÀNG ĐAN SỌT NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN - 2014
https://thuviensach.vn
Lời tâm đắc với tác giả “Chim ưng và chàng đan sọt”: đạm bạc mà sâu xa
Tại sao gần đây nhiều nhà văn ta có xu hướng viết tiểu thuyết lịch sử? Tôi cũng nằm trong số đó. Tôi không dám trả lời thay cho các tác giả khác. Với riêng tôi thì đó là vì tiểu thuyết lịch sử có thể giúp tôi nói lên những lời tâm huyết với sự thế, với cuộc đời đương đại. Lịch sử hoàn toàn có thể giúp chúng ta soi sáng những diễn biến hôm nay, cho ta thay những nguồn động lực làm nên những đổi thay lịch sử, cho ta thấy tâm nguyện của người thế hệ trước, những kinh nghiệm của tiền nhân, thất bại và thành công trong việc giữ gìn bảo vệ đất nước, phát huy tiềm lực của dân tộc, những tính cách của người Việt hình thành trong đời sống tự nhiên, những tinh túy của con người và cả những ô nhiễm, những triết lý sống của ông cha và cả những lầm lạc, tất cả còn tiềm ẩn cho đến hôm nay, mà nếu ta hiểu được, khai thác được, rũ bỏ được thì có ích biết bao trong cuộc sống đương thời. Những kỳ vọng gửi vào nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử thì còn nhiều lắm. Vấn đề là làm sao đây, con đường nào, phương pháp nào đi tới. Có tác giả nói làm tiểu thuyết lịch sử chăng qua là “văn chương hóa” lịch sử. Nhưng cũng có ý kiến làm tiểu thuyết lịch sử chính là để khám phá những sự thật lịch sử. Có nghĩa là những tác phẩm lịch sử kể cả những di sản lịch sử cho đến nay đã có công rất lớn lưu lại những dấu ấn của lịch sử qua các thời đại, các sự kiện, các nhân vật, nhưng chúng ta những người thời sau rất biết ơn mà chưa bằng lòng. Còn nhiều câu hỏi đặt ra chưa được trả lời sáng tỏ, ngày càng hé ra rất nhiều sự thật còn ẩn giấu đằng sau các sự kiện cần được khám phá. Có một nghệ thuật để khám phá những cái đó, là tiểu thuyết lịch sử. Và cuốn tiểu thuyết của Bùi Việt Sỹ tôi đang cầm bản thảo trong tay, và đọc một mạch trong hai ngày xong, chính là như thế. Tác giả đã thực sự làm một công trình khám phá những sự thật của quá khứ một thời. Đây chính là một điều tâm đắc của tôi. Anh bạn của tôi đã đi con đường nào, đã
https://thuviensach.vn
vận hành cách nào để một thời kỳ oanh liệt trong lịch sử nước ta hiện ra với tất cả những chi tiết sống động, với tất cả những sự thật ẩn giấu bên trong, và chính những cái còn ẩn giấu ấy mới làm rõ ra sự thật, mới cắt nghĩa được các sự kiện lịch sử chính yếu, chỉ có tác giả mới trả lời được.
Chúng ta đều biết những sự thật lịch sử dưới bốn hình thức ghi nhớ: 1- Chính sử, những sự kiện lịch sử được gọi là chính thức do các sử quan và các cơ quan nghiên cứu lịch sử đương thời ghi chép. 2- Bí sử, gồm những sự kiện đã diễn ra trong lịch sử nhưng được tiết lộ hoặc trong ký ức, ký sự của những người tham gia, hoặc chứng kiến. Hoặc vĩnh viễn bị mất đi, hoặc được tiết lộ dần dần khi có thời cơ. 3- Dã sử, gồm những sự kiện hoặc chi tiết được truyền miệng, dưới hình thức tưởng tượng, “huyền bí hóa” (huyền thoại), gán cho thần thánh (thần thoại), mang dấu ẩn tâm linh (Việt điệu u linh tập, Lĩnh Nam chính quái). Cả bốn hình thức đều có vai trò riêng của mình, đều có những ưu thế và nhược điểm, và đều phản ánh những sự thật lịch sử. Huyền thoại Lạc Long - Âu Cơ đẻ trăm trứng nở trăm con trai, 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên rừng nghe ra có vẻ huyền hoặc nhưng nói lên những sự thật thời dựng nước của các dân tộc trên đất Việt này. Đó là sự thật có những người anh minh, có tụ hợp có ly tán, có vai trò của rừng núi và biển cả, cha và mẹ, rồng và tiên, đất và nước. Có Kinh Dịch, một học thuyết của phương Đông để lại dấu ấn trong minh triết Việt và ngay trong huyền thoại đó.
Tôi là bạn viết cùng cơ quan với Bùi Việt Sỹ nên đã từng đọc nhiều tác phẩm của ông trước đó. Nhưng đến tác phẩm này, tôi chợt thấy hình như tôi gặp lại một Bùi Việt Sỹ khác hẳn. Hình như cái “gien” Tồn Am Bùi Huy Bích (1744-1818) của thế kỷ XVIII lấp lánh trên những dòng chữ một hậu duệ cách xa mấy đời. “Tồn Am đạm bạc mà sâu xa” (thơ Cao Bá Quát). Đạm bạc mà sâu xa chính là phong cách tiểu thuyết tôi đang cầm trong tay.
Tôi đã biết từ sách giáo khoa thư thời thơ ấu một Phạm Ngũ Lão người anh hùng của một làng quê, ngồi giữa chợ đợi quân tướng của Trần Hưng Đạo đến để ra mắt đầu quân. Nhưng phải đến Chim ưng và chàng đan sọt tôi mới có hình ảnh chàng trai thôn dã ngồi giữa chợ ấy thực sự được một
https://thuviensach.vn
lão sư trong một nhà chùa rèn dạy cho văn võ toàn tài, trở thành một ngôi sao sáng của làng quê, biểu tượng của một đoàn quân đứng lên từ bùn đất. Hình tượng Trần Khánh Dư với con chim ưng trên vai chính là bức tranh chạm khắc nổi bật miêu tả các tướng lĩnh của một thời Trần hoang sơ và thần thánh, tụy lục và oanh liệt, đã khiến cho kẻ thù từng chà đạp khắp thế giới phải thất trận trên đất Việt này, tướng soái phải chui vào ống đồng mà bỏ chạy. Cái triết lý Chim ưng và đàn vịt còn có thể được bàn cãi, nhưng chính nhờ nó mà hiện lên một Trần Khánh Dư trong hiện thực lịch sử vừa tầm thường vừa phi thường. Thế mới biết sức mạnh của tưởng tượng, chính nhờ cái nghệ thuật tưởng tượng ấy mà khám phá ra sự thật lịch sử, nó liên kết cả bốn hình thức ghi nhớ lịch sử. Không phải là khoa học mà không thể nói là không khoa học. Biết đâu đấy, sau này có nhà điêu khắc dựng tượng Trần Khánh Dư với con chim ưng trên vai. Hoặc có những con chim ưng dừng cánh đậu trên vai một Trần Khánh Dư bằng than hoặc bằng đá ở Vân Đồn (Quảng Ninh).
Bùi Việt Sỹ sinh ngày 20.3.1946 sau 3 giờ sáng (17.2 Bính Tuất, giờ Dần). Bài toán Hà Lạc cho biết ông có mệnh quẻ Thuần cấn, chủ mệnh hào 3. Thuần cấn có tượng hai trái núi. Núi thì hoành tráng nhưng núi cũng tượng cho sự ngăn cản, như đèo cao vực thẳm. Hào 3 chính là sự ngăn cản khốc liệt nhất trên đường đời. Nhưng nhờ có hào này mà chặng đường hậu vận là quẻ Địa Sơn Khiêm, núi cao trong lòng đất, với tính khiêm nhường, cao đấy mà nhún mình đẩy. Văn chương là bản sao của hành trình số phận. Quả nhiên toàn bộ những sáng tác đầu đời của Bùi Việt Sỹ phản ảnh những cuộc đời bị ngăn cản và vượt lên những ngăn cản ấy. Người đưa đường thọt chân (tiểu thuyết), Anh và hai người đàn bà (tiểu thuyết) và nhiều truyện ngắn, truyện vừa của ông là như thế. Nhưng đến giai đoạn núi cao trong lòng đất thì tác phẩm của ông thực sự là những ngọn núi, với Dòng sông chối từ (tiểu thuyết vừa xuất bản gần đây) và Chim ưng và chàng đan sọt này. Ông không gọi tác phẩm này là tiểu thuyết lịch sử mà gọi là tiểu thuyết. Một dấu ấn của quẻ Khiêm (khiêm nhường) chăng. Chúng ta không biết và không cần biết. Quẻ Khiêm là một quẻ Dịch cực kỳ tốt. Người được
https://thuviensach.vn
quẻ này là người tuy có ngôi vị cao, danh giá cao nhưng luôn biết nhường nhịn, càng nhường nhịn càng tỏ phẩm giá của mình. Người quẻ Khiêm tuy khiêm nhường không phải chịu thua người, mà đấy chính là cách để vượt khó khăn, như người khiêm nhường mà có thể vượt sông lớn. Cuốn truyện này có thể là một con sông lớn, như con sông Bạch Đằng trong lịch sử mà Bùi Việt Sỹ đã miêu tả một cách hứng thú, nơi thử thách của những con chim ưng và chàng đan sọt thời nhà Trần vẻ vang. Cũng chính là một thử thách của tác giả.
Nhà văn Xuân Cang
https://thuviensach.vn
1
… Năm 1282, mùa thu, tháng 8 vua Nguyên - Hốt Tất Liệt sai nguyên soái Toa Đô đem đoàn chiến thuyền 1.000 chiếc cùng 15 vạn, nói phao lên là 20 vạn quân tinh nhuệ từ Ung Châu, vượt biển vào đánh Chiêm Thành. Tin dữ được truyền về kinh đô Thăng Long. Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông vô cùng sốt ruột cho triệu Trần Quốc Tuấn ở điền trang Vạn Kiếp năm lần bẩy lượt mà Quốc Tuấn không về. Cuối cùng vua phải sai quan Chi luận cục thủ Đỗ Khắc Chung đến Vạn Kiếp để vời Trần Hưng Đạo. Khắc Chung có tài ăn nói biết cách “lựa gió thả diều” nên được hai vua Trần yêu lắm, luôn cho ở bên cạnh.
- Ta đang chuẩn bị đâu đó rồi! Công việc còn dang dở một khắc nên chưa về chầu đó thôi.
Trần Hưng Đạo nói vậy, rồi ba ngày sau ông cùng đoàn tùy gồm Yết Kiêu và Dã Tượng khởi hành về kinh. Buổi sáng, nắng vàng, gió nhẹ, tiết trời dịu mát khiến đoàn người cùng ngựa bước đi rất hăm hở. Bỗng đội quân dẹp đường dừng lại, rồi viên hiệu úy chạy ngược về, quỳ một chân trước đầu voi, nói:
- Bẩm Tiết chế[1]! Phía trước, giữa đường có một tên nhà quê, đóng khố ngồi đan sọt. Quân lính chĩa loa vào tai, thét lui vào nhường đường cho voi của ngài đi. Nhưng hắn cứ lì ra. Đến khi một tên lính cầm giáo đâm vào bắp vế máu chảy lênh láng hắn vẫn điềm nhiên như không có chuyện gì!
Trần Hưng Đạo thấy chuyện lạ bèn ra lệnh:
- Đưa bản vương lên đó xem sao?
Dã Tượng ngồi trên đầu voi, lấy búa gỗ thúc voi tiến lên.
Vừa nhác thấy voi của Tiết chế đến gần, người đan sọt vụt đứng lên, sụp lạy:
https://thuviensach.vn
- Thảo dân tội đáng muôn chết! Xin Tiết chế tha mạng!
Trần Hưng Đạo nhìn xuống thấy tấm lưng to lớn như cánh phản, hai bờ vai cuộn lên hai bắp thịt lớn thì liền phán:
- Cho phép ngươi đứng dậy nói!
Được lời như cởi tấm lòng, chàng thanh niên cao lớn vạm vỡ đó đứng lên, hai tay chắp trước ngực, lưng hơi cúi khom, bắp vế bên trái máu vẫn tuôn ròng ròng, chờ.
- Ngươi ăn gan hùm, gan báo hay sao mà dám cản đường của bản vương? - Hưng Đạo vương vừa vuốt chòm râu dài đen nhánh chấm tới ngực, cất giọng sang sảng hỏi.
- Khởi bẩm Tiết chế! Thảo dân đâu dám to gan, lớn mật cản đường Tiết chế. Chẳng qua là đang mải nghĩ xem làm thế nào để… chặn được giặc Thát đang lăm le tràn xuống thôn tính Đại Việt ta.
Câu trả lời đúng lễ độ, đường hoàng; giọng vang như chuông sấm. Tuy nhiên đoàn tùy tùng với quan văn Đỗ Khắc Chung cùng cười ầm ra ý chế nhạo.
Quốc Tuấn không cười, Người vẫn vuốt bộ râu khá dày, đen nhánh, đôi mắt to đen chợt sáng lên nhấp nhóa ngắm nhìn khuôn mặt chữ điền, da trắng, môi đỏ, trán rộng, mũi cao, mắt to, lông mày lưỡi mác, thì mười phần đã cảm thấy ưng ý cả mười. Rồi bảo:
- Vậy ngươi nghĩ thế nào?
- Bẩm, giặc Thát tuy mạnh. Nhưng nếu ta biết: Lấy nhu chế cương, lấy đoản binh đánh trường trận. Dùng các tướng giỏi giữ vững các nơi hiểm yếu. Rồi dùng kế thanh dã (vườn không nhà trống) để đánh tiêu hao địch. Chẹn kỹ đường vận lương của chúng. Chờ đến khi chúng có biến ta tung đại quân đánh một trận quyết liệt là có thể đuổi được giặc ra khỏi bờ cõi…
Một tiếng cười ròn tan nổi lên. Nhìn ra thì đó là tiếng cười của Đỗ Khắc Chung:
https://thuviensach.vn
- Đến trẻ con ở kinh thành Thăng Long đều biết những câu ngươi vừa nói là kế sách chống giặc của Hưng Đạo vương tâu với hai vua. Ngươi nghe lỏm được ở đâu mà dám “đánh trống qua cửa nhà sấm”, không sợ bị mất đầu sao? Tướng giỏi giữ nơi hiểm yếu là ai? Là ngươi chắc?
Hưng Đạo vương bỏ ngoài tai lời của Khắc Chung quay ra nói với Dã Tượng:
- Ngươi bảo người lấy thuốc dấu dịt vào vết thương cho hắn. Quay lại, ông hỏi:
- Ngươi có bản lĩnh gì trong thập bát ban võ nghệ?
- Bẩm, thảo dân không dám giấu, trong mười tám thứ binh khí đó, thảo dân đều võ vẽ thục cả. Nhưng quen hơn cả là sử đại đao.
- Thế còn tài bắn cung?
- Bẩm, thảo dân có thể “trăm bước bắn xuyên cành liễu” ạ!
- Ngươi cũng tài “võ mồm” đấy nhỉ? - Đỗ Khắc Chung lại nói chen vào chế nhạo.
Anh chàng đan sọt quay mặt đi, như không nghe thấy lời khích bác của viên quan văn. Tất cả những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt ấy không qua nổi đôi mắt tinh tường của Hưng Đạo vương. Người chỉ tay ra những ngọn tre đang la đà phía tay phải, cách chỗ mọi người đang đứng chừng hai trăm bước chân, bên kia cánh đồng bảo:
- Ngươi có thể bắn chẻ đôi các ngọn tre kia không?
- Xin cho mượn cung tên ạ!
Quân lính mang cung tên tới. Chàng đan sọt giương gẫy liền ba cây cung và nói:
- Bẩm!… Cung mềm quá! Tiết Chế có thể cho thảo dân dùng cung của mình được không ạ!
- Ngươi có mang theo cung tên theo à?
https://thuviensach.vn
- Bẩm! Thưa vâng ạ!
- Ngươi để đâu?
- Bẩm! Thảo dân để sau bụi tre này ạ!
Chàng đan sọt chỉ vào bụi tre rất dày ở ven đường.
- Ngươi lấy ra đi! Rồi bắn thử ta xem!
Dã Tượng cùng bốn năm người lính nữa định theo, Hưng Đạo vương lắc đầu ra ý không cần.
Chàng đan sọt đem ra một cây cung lớn và một ống tên. Rồi chàng cung kính chắp tay vái Tiết chế, rồi quay lại, không cần ngắm, cũng không ai nhìn thấy chàng giương cung vào lúc nào; chỉ nghe ba lần bật dây, rồi thấy ba ngọn tre đang la đà trong gió thu đều bị toác ra làm đôi. Mọi người vỗ tay reo ầm cả lên. Riêng Hưng Đạo vương chỉ nói vừa phải:
- Được! Thế còn tài sử đao, ngươi có thể cho bản vương xem tiếp. - Xin tuân lệnh!
Dã Tượng đưa đến mấy cây đao lớn. Chàng đan sọt múa vài đường rồi cúi người bẩm:
- Dạ! Thưa!… Đao nhẹ quá! Thảo dân thấy… hẫng hụt không dùng được ạ!
- Chắc ngươi giấu thanh đao của mình trong bụi tre chứ gì? - Hưng Đạo vương hỏi.
- Bẩm!… Quả có vậy ạ!
- Ta cho phép ngươi vào lấy ra đây!
Từ sau bụi tre chàng đan sọt vác ra một cây đại đao, lưỡi đao ánh thép biêng biếc xanh. Đỗ Khắc Chung thấy thế vội thét lớn:
- Quân bay đâu? Hãy bảo vệ Tiết chế!…
Hưng Đạo vương vẫn vuốt chòm râu đen nhánh, điềm nhiên vỗ vào thanh gươm đeo bên sườn, rồi xua tay. Chàng đan sọt dùng hai tay đưa cây
https://thuviensach.vn
đại đao cho Dã Tượng. Dã Tượng cung kính dâng lên Hưng Đạo vương. Thật bất ngờ trên bành voi, Người cầm cây đại đao nặng chịch một cách rất nhẹ nhàng. Rồi với chỉ một tay, Người cầm cán đao chém gió bên phải rồi bên trái. Người hỏi chàng đan sọt:
- Ngươi có rõ lai lịch của cây đại đao này không?
- Khởi bẩm Tiết chế! Thảo dân không được rõ ạ! Chỉ biết sư phụ giao cho dùng… thế thôi ạ!
- Vậy để ta nói cho ngươi hay! Đây là cây đại đao có từ thời Bố Cái Đại vương Phùng Hưng ở đất Đường Lâm thời trước. Tại một sườn đồi, ba ngày liền bị sét đánh xuống. Bố Cái Đại vương mới cho người đào lên xem thì thấy hai thỏi thép nặng. Người cầm lên biết là thép quý bèn mời thợ rèn giỏi tới rèn hai cây đại đao. Cây cán dài này là Dương đao. Còn cán ngắn là Âm đao - hiện Đô tướng Thủy quân Nguyễn Khoái đang dùng. Vậy là điềm lành song đao hợp bích. Ngươi có biết chính cây Dương đao này, dũng tướng Phạm Cự Lượng đã xả tướng Tống Hầu Nhân Bảo trước ải Chi Lăng năm xưa không?
Sau khi giảng giải cho mọi người một lúc, Hưng Đạo vương bảo: - Bây giờ thì ngươi thử đi vài đường cho Bản vương coi!
Chàng đan sọt đỡ lại cây đao từ tay Dã Tượng, rồi dựng ngược thanh đao, quỳ một chân xuống làm động tác chào rồi bất thần vung tay múa cây đao vù vù. Ánh đao xanh biêng biếc khi quay trái, lúc quay phải, lúc lộn ra phía sau, khi chém bổ về trước, mỗi lúc một nhanh. Cuối cùng chỉ ánh thép của lưỡi đao quấn quanh thân thể vạm vỡ của chàng. Giá như lúc ấy có mưa lưỡi đao che phủ khiến thân chàng không thể bị một giọt mưa nào rơi vào. Mọi người kể cả Hưng Đạo Vương đều ngẩn ra nhìn. Xong bài biểu diễn bằng động tác rất gọn gàng chàng đan sọt thu đao lại cúi gập người chào Tiết chế.
- Thế còn trên lưng ngựa ngươi có sử được đao thuần thục như vậy không?
https://thuviensach.vn
- Dạ! Bẩm!… Trên lưng ngựa là sở trường của thảo dân ạ!
- Dã Tượng, ngươi hãy dắt một con ngựa chiến ra đây! - Hưng Đạo vương ra lệnh.
Một chiến mã mầu xám tro khá cao lớn, với đầy đủ yên cương được dắt tới. Chàng đan sọt không nắm dây cương lên bàn đạp mà tung lên không rồi quay người nửa vòng đặt mông chính xác trên yên. Động tác lên ngựa xưa nay chưa từng thấy, khiến Hưng Đạo vương lần đầu tiên bật lên tiếng khen:
- Tuyệt vời! Thật là có một không hai!…
Nhưng khi chàng trai giật cương, thúc bàn đạp vào sườn thì con chiến mã run cầm cập không thể cất bước được. Chàng nhẹ nhàng xuống ngựa, nói:
- Tiết chế xá cho, nội lực của thảo dân khí mạnh… khiến con ngựa này không chịu nổi ạ!
Hưng Đạo vương hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, ông bảo: - Chắc ngươi có ngựa quý đang thả đâu đây chứ gì?
- Quả thực, không có gì qua mắt được ngài.
- Ngươi hãy gọi nó tới đây cho bản vương coi.
Chàng đan sọt cho tay lên miệng huýt một tiếng sáo dài. Chỉ nháy mắt, đã thấy tiếng ngựa hí vui mừng. Rồi trong chốc lát một chú ngựa lông tía, cao to, ngực nở, bụng thon, mông lớn, chân thẳng phi nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất tới trước mặt mọi người. Chàng đan sọt nói nhẹ với con tuấn mã:
- Không được vô lễ! Quỳ xuống trước mặt Tiết chế ngay!
Con tuấn mã nhẹ nhàng khuỵu hai vó trước, cái cổ to dài mềm mại chúi xuống đất. Hưng Đạo vương khen:
- Đến con vật ngươi cũng biết dạy lễ nghĩa… Giỏi!
https://thuviensach.vn
Chàng đan sọt gài cung bên sườn, đeo ống tên sau lưng cầm đao lên ngựa phi về trước. Rồi vừa điều khiển ngựa khi nhanh khi chậm, khi đang phi nước đại chợt đứng khựng lại, ngoặt sang phải, cây đại đao vù vù như gió cuốn. Đường đao như được nước chạy của con tuấn mã phụ họa, càng thêm biến hóa, khiến buổi sáng mùa thu như có thần khí bốc cao. Chàng xuống ngựa, một chân khuỵu xuống, hai bàn tay ấp vào nhau đặt trước ngực, đầu hơi cúi xuống, tất cả không thừa một cử chỉ. Hưng Đạo vương vuốt râu, ha hả cười, ngắm nghía bộ ngực nở, sáu múi ở ổ bụng cuộn lên. Bấy giờ mới cất tiếng hỏi:
- Tráng sĩ, tên họ là gì? Quê quán ở đâu?
- Bẩm! Thảo dân họ Phạm tên Ngũ Lão. Người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, châu Thượng Hồng. Cha thảo dân mất từ lúc thảo dân mới mười tuổi. Hiện ở với mẹ già. Làm nghề cày ruộng thuê. Lúc nông nhàn thì làm thêm nghề đan sọt…
- Phải chăng ngươi là dòng dõi dũng tướng Phạm Cự Lượng?
- Nhà thảo dân sống nhiều đời ở làng Phù Ủng, không có gia phả… Cả dân làng cũng như thảo dân đều không rõ. Nhưng thảo dân nghĩ… chắc là không phải. Vì theo như mẹ thảo dân bảo ông nội và bố của thảo dân đều nhỏ bé và không thích chuyện võ nghệ. Chỉ có thảo dân nảy nòi ra như thế.
- Không sao! Ta chỉ hỏi vậy thôi! Bây giờ ngươi có muốn theo về kinh, đầu quân chống giặc Thát không?
- Đó là sở nguyện của thảo dân ạ! Nhưng xin thư cho năm hôm… để thảo dân về quê lợp lại mái rạ và đào giếng cạnh nhà cho mẹ. Giếng làng ở xa nhà. Thảo dân lấy việc quảy nước để rèn sức. Bây giờ thảo dân được Tiết chế cho đi theo dắt ngựa thì phải đào giếng cho mẹ ạ!
- Người đứng dậy đi! - Hưng Đạo vương ra lệnh.
Ngũ Lão đứng thẳng lên, nhưng đầu vẫn hơi cúi giữ lễ.
- Nhà Tống đất rộng, người đông mà còn bị giặc Thát nuốt chửng. Còn Đại Việt ta, đất hẹp, người thưa… Ngươi nghĩ thế nào?
https://thuviensach.vn
- Dạ! Bẩm… Nhà Tống đã đến thời mạt vận… còn Đại Việt ta vận khí đang lên. Có Thái thượng hoàng anh minh, có vua sáng. Có Tiết chế là tôi hiền. Anh em phụ tử hòa thuận. Trên dưới một lòng thì lo gì giặc mạnh? Binh pháp có câu “Biết mình biết người trăm trận trăm thắng”.
- Vậy ngươi biết gì về giặc Nguyên Mông?
Hưng Đạo vương tiếp tục đưa ra câu hỏi mặc dù cuộc gặp “không hẹn” trước đã gần nuốt trôi nửa khắc giờ. Voi ngựa và cả người đã thấy mỏi chân, gõ móng xuống đường cồm cộp.
- Bẩm, giặc Nguyên có đội kỵ binh hàng chục vạn. Rất thiện chiến, cưỡi ngựa giỏi, bắn cung tài. Một lính kỵ có tới hai, ba ngựa nên việc hành binh rất thần tốc. Ở những vùng rộng lớn thì đấy là thế rất mạnh của họ. Còn ở Đại Việt ta, đất hẹp lại bị chia vụn ra bởi các ao, hồ, sông, suối, đầm lầy… thì cái mạnh ấy không thể trổ ra được nữa. Còn về tướng cầm quân Thái tử Thoát Hoan ít mưu lược, chỉ dựa dẫm vào tướng sĩ. Các tướng Nguyên Mông như Lý Hằng, Lý Quán, Trương Hiển, Phàn Tiếp, A Lỗ Xích, Tích Lệ Cơ Ngọc… có kinh nghiệm trận mạc nhưng cũng không dễ gì đánh thắng được các tướng của ta. Nhưng đáng sợ nhất là hai tên “soái” Toa Đô và Ô Mã Nhi. Toa Đô cao gần một trượng, nặng gấp đôi người thường. Chuyên sử một cây chùy gai, có xích móc vào cổ tay. Mỗi khi chùy của hắn nhắm tới đâu là chục mạng người đổ gục tới đó. Tên này lì lợm nhưng ít quyền biến cơ mưu, vào loại “Thiên lôi chỉ đâu đánh đấy”, Ô Mã Nhi thấp hơn nhưng nặng hơn, nung núc những thịt, nhưng di chuyển chẳng lặc lè chút nào. Ô Mã sử thanh đao chuôi ngắn, to bản chém sắt như chém bùn. Tên này quyền biến cơ mưu, khá xảo quyệt. Đánh bộ đã giỏi mà đánh thủy cũng rất tài. Để chứng tỏ rằng ta đây không phải là kẻ dũng phu, trước lúc giao tranh hắn thường lý sự dài dòng con cà, con kê với đối thủ, như an ủi rằng người chết dưới tay ta đấy là do người tự tìm đến, chớ có oán hận gì. Song le Ô Mã có “tử huyệt” là khi có rượu ngon và gái đẹp bên cạnh thì “trời chỉ bé bằng vung”, trong quân doanh của hắn luôn lúc nhúc cả chục gái đẹp, chiến lợi phẩm hắn đem từ xứ tuyết Tiểu Nga về. Những cô gái
https://thuviensach.vn
này đẹp như tiên nữ giáng trần. Mắt xanh, da trắng, tóc vàng. Tuổi mới mười lăm, mười sáu. Váy liền áo chỉ ngắn đến bẹn…
- Người kiếm những chuyện đó ở đâu, mà nghe kỳ vậy, - Hưng Đạo vương vừa cười thú vị, vừa hỏi.
- Dạ! Bẩm!… Từ lúc Đại Tống bị Nguyên Mông tiêu diệt. Có tới chục vạn dân cư và binh lính người Hán chạy sang Đại Việt ta lánh nạn. Việc này chắc Tiết chế biết rõ hơn cả thảo dân. Thảo dân nghe chuyện Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật tuyển cả lính Tống trong đó có tướng Triệu Trung sung vào gia binh của ngài. Còn những chuyện trên là do chính Triệu Trung đã nói với thảo dân trong mấy lần ở quán rượu phố huyện.
- À, thì ra ngươi cũng ranh mãnh gớm! - Hưng Đạo vương nửa khen nửa bỡn cợt.
- Dạ! Bẩm!… Thảo dân chỉ làm theo sự chỉ dạy của sư phụ! Người bảo muốn biết giặc Nguyên Mông thế nào cứ đi uống rượu với tàn binh Tống sẽ rõ.
- Vậy sư phụ ngươi là ai?
- Pháp danh của Người là Hồng Quang trụ trì tại chùa Bảo Sơn làng Phù Ủng ạ!
- Ta khá khen thầy trò ngươi. Bây giờ bản vương hỏi tiếp. Như Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng, Tả quân Thánh dực (đạo quân tinh nhuệ bảo vệ vua) có đấu lại được với hai tên “soái” này không?
- Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng tuổi trẻ, tài cao, trí dũng, đảm lược đều đủ cả. Thương pháp của Bảo Nghĩa vương vốn được truyền từ đằng ngoại là vua Lê Đại Hành là thiên hạ vô địch. Nhưng về gân sức cũng không thể sánh được Toa Đô và Ô Mã Nhi. Nước Việt ta có một tướng đủ tài đao pháp và gân sức để chọi với Toa Đô, Ô Mã là Đô tướng thủy quân Nguyễn Khoái.
- Thế còn ngươi? - Hưng Đạo vương ngắt lời.
https://thuviensach.vn
- Bẩm!… Nếu so Khoái Đô tướng là chúa sơn lâm thì thảo dân chỉ là sói, cầy thôi ạ!
Hưng Đạo vương cả cười, lại đưa tay vuốt chòm râu đen và nói:
- Ta có hỏi ngươi tự so với Đô tướng đâu? Ta muốn hỏi ngươi tự so với Toa Đô, Ô Mã thì thế nào?
- Dạ! Thảo dân chưa chạm trán với hai đứa chúng nó thì làm sao có thể trả lời được ạ! Song chắc chắn có điều… khi lâm trận, thảo dân chỉ biết vì giang sơn Đại Việt mà lăn xả vào đánh. Dầu có chết cũng không từ nan!…
- Có khí phách lắm! Khá khen cho ngươi… - Hưng Đạo vương nói. - Giờ ta phong cho ngươi làm Tiền quân Đô úy. Chức này chỉ dưới Nguyễn Khoái hai bậc. Vậy từ nay khi xưng hô với bản vương ngươi phải xưng là Tiền quân Đô úy, chứ không còn là thảo dân nữa nghe chưa?
- Thảo dân Đô úy xin tuân thượng lệnh ạ!
Đã “thảo dân lại còn Đô úy” khiến cả đoàn người đi cùng Hưng Đạo vương cười ầm cả lên.
Rồi quay sang Dã Tượng, Hưng Đạo vương lệnh:
- Ngươi xuống lấy kiếm lệnh và ấn Tiền quân Đô úy cho Ngũ Lão.
Dã Tượng “dạ” và lùi về phía sau. Một lát quay lại đỡ Hưng Đạo vương bước xuống bành voi. Ngũ Lão quỳ cả hai chân dưới đất, bộ ngực vạm vỡ với hai tảng thịt vồng lên ưỡn thẳng, vươn hai tay cung kính nhận ấn kiếm cùng phẩm phục từ chính tay Hưng Đạo vương rồi cất tiếng sang sảng nhưng cũng không giấu được cả rưng rưng:
- Ngũ Lão này dẫu gan óc lầy đất cũng không báo đáp được ơn tri ngộ này của Tiết chế!
- Hãy đứng dậy đi! - Hưng Đạo vương giục - ta cho ngươi nghỉ phép bẩy ngày để về đào giếng và lợp lại mái rạ cho mẹ… đúng cuối giờ Dần bảy ngày sau ngươi phải có mặt ở Giảng võ đường phía tây thành Thăng Long chờ lệnh. Nhớ ăn vận phẩm phục đàng hoàng.
https://thuviensach.vn
Ngũ Lão “dạ” chắp tay vái lạy Hưng Đạo vương, cùng mọi người rồi nhảy phắt lên yên ngựa Tía phóng đi.
Hưng Đạo vương thúc đoàn lên đường gấp như để bù lại thời gian vừa mất. Rồi Người cất giọng hào sảng nói:
- Ba quân dễ kiếm một tướng khó tìm. Thực là trời đã cho ta Nguyễn Khoái, nay lại ban cho ta Ngũ Lão để chọi với hai thằng giặc Toa Đô và Ô Mã!
Cưỡi ngựa bên bành voi của Hưng Đạo vương, Đỗ Khắc Chung nói:
- Tiết Chế có vội vàng quá không, khi trao cho hắn chức Tiền quân Đô úy? Bỉ chức nghĩ thấy tên này còn nhiều uẩn khúc chưa được sáng tỏ. Tỷ như chỉ là một tên nhà quê đan sọt hắn luyện tập ở đâu mà võ nghệ tinh thông đến vậy? Lại như tình thế địch ta hắn cũng nói lầu lầu… thì có thật đáng nghi không? Biết đâu hắn chả là… Hán gian do người Nguyên cài vào nước ta… để dò xét tình hình và thừa cơ “trong ứng - ngoài hợp”?
Hưng Đạo vương cả cười mà rằng:
- Chuyện bên Tàu khi xưa Phàn Khoái chỉ là tay bán thịt mà đứng đầu hàng quan võ, giúp Lưu Bang dựng nên cơ nghiệp nhà Hán bốn trăm năm. Đến như Trương Phi là một trong ngũ hổ tướng của Lưu Bị cũng chỉ là anh bán thịt chó. Thử hỏi hai người này luyện tập võ nghệ ở đâu? Còn ở Đại Việt ta, Đinh Tiên Hoàng đế xuất thân từ trẻ chăn trâu. Chỉ với cờ lau tập trận mà trở thành “Vạn Thắng vương”. Có điều đáng tiếc quá mất cảnh giác đến nỗi cha con cùng bị hành thích. Cơ đồ gây dựng biết bao khó nhọc bỗng chốc vào tay người khác. Âu cũng là số trời vậy! Và Lê Đại Hành nữa, năm mười bảy tuổi còn đi ở cho nhà phú nông. Ấy vậy mà võ công tuyệt đỉnh, “phá Tống bình Chiêm” lừng lẫy một thời, được ghi vào sử sách. Song chuyện tiếp nối nhà Đinh cũng còn có điều uẩn khúc khiến đến giờ vẫn còn điều tiếng dị nghị!…
Ngay như bản vương nếu không có giặc Nguyên Mông thì cũng chỉ là quý tộc tầm thường, chứ đâu được cái chức Tiết chế chỉ dưới hai người (chỉ Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông) còn trên cả triệu
https://thuviensach.vn
người. Tại sao lại có chuyện như vậy? Phải chăng đó chính là thời thế tạo anh hùng đó ru?
Lời lẽ khúc chiết của Hưng Đạo vương khiến Đỗ Khắc Chung cứng họng. Suốt trên đường từ đó về kinh đô Thăng Long, hắn không mở miệng nói thêm câu nào nữa.
Tuy nói vậy, nhưng khi Ngũ Lão vừa phóng ngựa vút đi Hưng Đạo Vương đã bí mật đưa mắt cho Dã Tượng. Hiểu ý chủ nhân Dã Tượng lại bí mật đưa mắt cho người đứng bên. Người này lại đưa mắt cho người thứ tư. Và đến người thứ năm lặng lẽ tụt khỏi đoàn tùy tùng, nhằm về Đường Hào châu Thượng Hồng (nay là huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên) theo hướng đường vòng quất ngựa phi nước đại.
https://thuviensach.vn
2
Bốn ngày sau, vào buổi sáng tại sân sau phủ Tiết Chế phía tây thành Thăng Long, Hưng Đạo vương đang đi bài Tinh hoa kiếm thì Dã Tượng bước vào, ông bảo gia nhân vào vác đao của Dã Tượng ra, nói:
- Voi rừng hãy tỉ thí với cha dăm chục hiệp.
Dã Tượng miễn cưỡng cầm đao đón đỡ. Hưng Đạo vương quát;
- Ngươi dám trái lệnh cha à! Nếu ngươi không hết sức, lưỡi gươm của ta sẽ lấy mạng ngươi.
Đã gần ngũ tuần nhưng đường gươm của Hưng Đạo vương vẫn còn đầy uy lực và biến hóa bay bướm như “tuyết rơi, hoa nở”, khiến Dã Tượng là vị tướng thực sự cũng phải mướt mồ hôi mới chống đỡ được. Càng đánh càng hăng, đường gươm vừa che phủ kín bản thân, vừa có những biến hóa nhằm vào các chỗ hiểm của “voi rừng”. Dã Tượng vung đao nhằm vai Quốc công xả xuống, người vừa đưa kiếm lên đỡ, thì đường đao lia xuống ống chân. Hưng Đạo vương nhẩy vọt lên, rồi bất ngờ, dùng một chân giẫm xuống lưỡi đao của Dã Tượng. Voi rừng cố sức rút lên mà không nổi. Trong khi đó lưỡi gươm sắc lẹm của Người đã kề vào cổ Voi rừng. Hưng Đạo vương quát to:
- Mi không tuân lệnh, dám nhường cha! Tội thật đáng chết!
Rồi bỗng cười vang, vứt thanh gươm báu xuống cỏ và bảo gia nhân châm một ấm trà Thái dạng mộc (chưa có ướp hoa hòe, hoa sói). Người chỉ thích dùng trà Thái mộc vào buổi sáng.
Khi chủ và tớ đã ngồi quanh chiếc bàn tròn gỗ lim dày cộp trên có lọng xanh xòe rộng, Hưng Đạo vương mở lời trước:
- Con uống nước đi! Chắc con đến bẩm với cha chuyện của Ngũ Lão, đúng không?
https://thuviensach.vn
- Vâng! Thưa, thám mã đã về nói về người ấy từ đêm qua. Sáng nay con vội vào bẩm, để cha mừng.
- Tin tốt lành chứ?
- Bẩm những lời Ngũ Lão bẩm với cha hôm trước đều là sự thật cả. Còn về tình tiết thì ly kỳ lắm cha ơi.
- Vậy vừa uống trà, vừa từ từ kể cha nghe.
- Cạnh chùa Bảo Sơn tại làng Phù Ủng có một cây sao cao vút…
Dã Tượng bắt đầu thuật lại lời của người thám mã. Năm đó Ngũ Lão mới sáu bẩy tuổi. Một sáng thơ thẩn qua chùa chơi nhặt hoa đại rơi. Bỗng thấy chú chim non kêu chíp chíp liên hồi một cách thảm thiết gọi mẹ dưới gốc sao. Hai con chim bố mẹ bay lên rồi lại sà xuống quanh chú chim non mà không tài nào cứu con đưa lên to được. Cậu bé Ngũ Lão tần ngần đứng nhìn hồi lâu ra vẻ nghĩ ngợi lắm rồi vụt đưa ra một quyết định. Chú bé tóc trái đào nâng niu nhặt chú chim non bỏ vào túi áo nâu của mình. Hai con chim bố mẹ sà vào vai chú bé mổ tới tấp. Mặc kệ, Ngũ Lão cứ bám cái thân cây trèo lên.
Tổ chim ở chạc cao vút. Gần tới nơi mặt Ngũ Lão bị chim bố mẹ mổ cho sướt sát. May mà không có cú nào vào mắt. Trong tổ lúc nhúc mấy chú chim non nữa. Một tay bám chắc vào cành sao. Tay kia khẽ khàng thò vào túi móc chú chim non ra thả vào tổ… Nhưng lúc xuống mới là chuyện đáng nói. Lên thì còn có thể bíu chỗ này bám chỗ khác, chứ xuống tới đoạn gốc mới là điểm khó khăn nan giải. Ngũ Lão đang định thả cho người rơi xuống thì có tiếng của vị sư già cất lên:
- Cứ bám chặt đấy! Chờ ta vác chiếc thang dài ra.
Khi xuống tới đất, sư già nhìn vầng trán rộng, đôi mắt sáng, hai má như hai trái đào chín của Ngũ Lão thì hỏi:
- Sao con nghịch dại thế? Mà lũ chim đang sống yên ổn lại lên phá tổ của chúng?
Ngũ Lão trần tình lại đầu đuôi sự việc. Sư già buột ra tiếng khen:
https://thuviensach.vn
- Con còn nhỏ tuổi mà đã có lòng “hiếu sinh”? Thật là đáng khen!… Thế nhà có ở gần đây không?
- Thưa sư cụ! Nhà con ở thẳng đường lớn này ạ! Cách đây một thôi đường. Cũng gần ạ!
- Thế tối nay, vào giờ Dậu, lúc gà lên chuồng, con bảo ta mời bố mẹ sang chùa để ta nói chuyện.
- Xin sư cụ đừng mách cha con chuyện sáng nay?
- Không, ta muốn bàn với cha con việc khác cơ. Nhớ nói cha ngươi đừng lỡ hẹn.
Tối, cha Ngũ Lão sang chùa. Sư cụ nói:
- Ta ngắm thấy thằng bé mặt mũi sáng sủa, hơi thở nhẹ nhàng, lại rất có thiện tâm. Bởi thế ta nói từ mai để hắn sang chùa, quét sân và làm các việc lặt vặt. Lúc rảnh rỗi ta sẽ dạy chữ cho. Cơm ăn hai bữa nhà chùa nuôi.
Người cha sung sướng đến bàng hoàng, chỉ lắp bắp đáp được mấy tiếng: - Đa tạ sư cụ! Thật là phúc cho nhà chúng con quá.
Ngũ Lão chăm chỉ làm việc. Cái chổi cao gấp đôi người, nhưng trong sân, ngoài ngõ, những ngóc ngách trong chùa, chỗ nào cũng sạch như lau. Còn về cái sự học, Ngũ Lão sáng dạ hơn người. Sư cụ dạy tới đâu Ngũ Lão nhập tâm ngay tới đó. Năm Ngũ Lão bẩy tuổi sư phụ bắt đầu cho luyện võ. Mảnh vườn trồng rau rộng sau chùa, sư cụ cho trồng chuối bạt ngàn. Sau những bài đi quyền, xuống tấn, sư cụ bảo Ngũ Lão ra vườn xỉa vào các thân chuối. Phía góc chùa bên phải có một quả đôi đất đá ong nhỏ. Sư cụ bảo Ngũ Lão ra đấy, tung chân mà đạp vào đồi đất. Khi nào đất ở đó bằng như sân chùa là được.
Năm Ngũ Lão mười ba tuổi võ nghệ đã tinh thông. Chữ nghĩa cũng đã đọc xong vài trăm quyển. Sư cụ cho đào một hố nhảy dài. Dưới hố thay vì trải cát, sư cụ cho cắm cái vật sắc nhọn rồi bảo Ngũ Lão nhảy qua. Không một chút chần chừ mắm môi mắm lợi Ngũ Lão chạy lấy đà nhảy qua hố. Sự cụ đứng ở giữa chừng, tay thủ sẵn một chiếc gậy gỗ sau lưng. Khi Ngũ Lão
https://thuviensach.vn
sắp sa xuống hố chông thì sư cụ vung gậy gạt vào lưng, đẩy Ngũ Lão vọt qua.
- Nếu ta không giúp được con bay qua hố chông thì sẽ thế nào? - Sư phụ hỏi.
- Dạ! Sư phụ có bảo con nhảy vào dầu sôi lửa bỏng, con cũng không từ huống là mấy cái gai cái chông này thì có hề hấn gì - Ngũ Lão khảng khái đáp.
Sư phụ quăng cái gậy gỗ, nghiêm trang nói với Ngũ Lão:
- Từ mai con không phải làm bất cứ việc gì trong chùa để chuyên tâm vào việc học văn, luyện võ.
Ngũ Lão kính cẩn đáp:
- Bẩm sư phụ! Con không động tay, động chân vào việc đồng áng là ngứa ngáy không chịu được. Con sẽ dậy sớm thức khuya hơn. Sư phụ bằng lòng cho con đi!
Sư phụ ngửa cổ lên trời mà khen rằng:
- Con mới tí tuổi đầu mà đã có chí khí của kẻ trượng phu.
Cha mất sớm từ khi Ngũ Lão mới lên mười. Mẹ lại yếu đau luôn. Ngũ Lão phụng dưỡng mẹ rất có hiếu. Mọi việc nặng nhọc trong nhà. Ngũ Lão giành lấy làm cả. Thức ăn nhà chùa cho về, bao giờ Ngũ Lão cũng mời mẹ trước.
Năm 17, Ngũ Lão đã trở thành thợ cày giỏi nhất hương. Có nhà phú ông thách Ngũ Lão cày năm mẫu ruộng trong một ngày. Ngũ Lão đáp:
- Sức người có thể kham nổi. Nhưng sức trâu thì không kham được.
- Người nói thế nào thế? Chả lẽ sức người lại hơn cả sức trâu à? Phú ông hỏi lại.
- Vâng!
- Nhà ta có gần chục con trâu cày. Người muốn thay mấy con tùy ý. Cày xong năm mẫu trong ngày ta thưởng cho mười bồ thóc. Không cày xong
https://thuviensach.vn
phải lĩnh năm mươi hèo.
Sáng sớm Ngũ Lão dong trâu ra đồng. Cày đến chính Ngọ thì tháo trâu, xà xuống đôi quang gánh một bên là rổ khoai lang luộc, bên kia là nồi nước chè xanh. Loáng một cái Ngũ Lão đã đả hết rổ khoai và uống cạn nồi nước chè. Rồi thay trâu cày tiếp đến hết giờ Mùi.
Trời nắng như đổ lửa. Cánh đồng vắng tanh, vắt ngắt không một bóng người. Ngũ Lão thay con trâu thứ ba cày tiếp. Đến đầu giờ Dậu thì cả năm mẫu ruộng đã được cày xới ngon lành. Đường cày thẳng băng, không sâu quá mà cũng không nông quá. Chỗ vào góc, đường lượn gọn gàng ôm khít bờ mương. Ai ra trông cũng phải lắc đầu lè lưỡi. Tối phú ông lên giữ Ngũ Lão ở lại dùng cơm rượu, uống được vài tuần thì phú ông cáo nhức đầu đi nằm. Tiếp Ngũ Lão chỉ còn cô con gái của gia chủ. Cô đã cứng tuổi ở độ ngoài hai mươi. Mắt đen, môi đỏ, da trắng hồng. Mượn men rượu cô nói với Ngũ Lão nhưng giọng lại rất nghiêm trang:
- Mẹ ta mất sớm! Bố ta sinh được mỗi một mụn con gái là ta. Cơ ngơi này trải qua bao nhiêu đời mới gây dựng lên được. Nay vì không có con trai nối dõi, ta không dành lòng nhìn mồ hôi, công sức của ông cha ta rơi vào tay kẻ khác. Bởi thế ta mới không lấy chồng. Mặc dù có đến chục đám con nhà cũng khá giả, thuộc loại “con ông cháu cha” rắp ranh “bắn sẻ”. Song ta đều từ chối cả. Ta đã thề sẽ kiếm một đứa con riêng, nó sẽ mang họ ta. Lớn lên cho học hành tử tế, để cai quản cái gia sản này. Tuy nhiên tìm mãi chưa được người. Nay ta thấy người thật thà, khỏe mạnh muốn xin người một đứa con. Ta sẽ trả ngươi một trăm quan tiền.
- Đa tạ sự tin cậy của cô nương! Nhưng việc vợ chồng là “cái duyên ông trời se cái que ông trời buộc”. Có phải là loài vật như con trâu, con bò đâu mà phối giống là được! - Ngũ Lão nghiêm trang đáp.
- Ngươi dám mạt sát ta chăng? - Cô chủ giận dữ đáp.
- Ngũ Lão này không dám! Chỉ muốn nói về cái đạo lý làm người thôi.
- Vậy thì ngươi về đi! Ngày mai ta sẽ cho người chở mười bồ thóc sang nhà trả công cho ngươi.
https://thuviensach.vn
Khi Ngũ Lão đã ra đến ngõ rồi thì tiếng cô chủ liến láu gọi theo: - Chờ ta một tí. Ta có chút quà gọi là có chút lòng gửi cho mẹ ngươi.
Ngũ Lão dừng lại. Trời không trăng, dưới rặng tre đầu ngõ tối om. Cô chủ nhào tới quàng lên cổ Ngũ Lão một tấm lụa tơ tằm mát rượi. Tiện tay cô chủ đặt lên vòm ngực nở nang như cánh diều của Ngũ Lão. Và đặt ở đó rất lâu. Ngũ Lão cảm nhận bàn tay của cô chủ mỗi lúc một ấm lên. Đến khi cô chủ ngả đầu vào vai mình thì Ngũ Lão nhẹ nhàng đẩy ra và nói:
- Tôi về đây! Nhỡ ai trông thấy thì chết!
- Ta là gái còn không sợ thì ngươi sợ cái gì? Làng muốn bắt vạ ta. Ta không chồng mà chửa thì ta mổ ba bò, chín trâu khao cả làng chứ xá gì! - Cô chủ bỗng gào lên.
Dã Tượng kể tới đó thì Hưng Đạo Vương cũng bật cười và hỏi lại: - Các ngươi lấy đâu ra những chuyện ngóc ngách tận sau lũy tre ấy!
- Thưa cha! Ở làng quê có cái gì giấu được ai đâu! Lúc cô chủ ngồi uống rượu với Ngũ Lão đã có vài ba đôi mắt lấm lét từ các phía săm soi rồi. Lại chuyện này nữa. Đầu năm, sau dịp tết Nguyên đán, từ Rằm tháng Giêng trở ra, ở châu Thượng Hồng thường tổ chức hội vật. Các già làng muốn Ngũ Lão tham dự để mang tiếng thơm về cho quê hương bản quán. Ngũ Lão đều từ chối. Nhiều người chê Ngũ Lão là “nhát” thì Ngũ Lão đáp lại “Biết mình hơn người ta thì đấu làm gì? Thế chẳng phải là lấy mạnh hiếp yếu sao?”
Nhưng rồi trước sự giục giã của cả làng, năm ấy Ngũ Lão phải lên xới. Ngũ Lão cởi trần, đóng khố bước ra giữa xới vật nghiêm giọng thách đấu:
- Ta không vật lại! Ai bằng cách gì làm ngã được ta thì người ấy thắng cuộc.
Nhiều đô vật đã lao vào. Mắm môi mắm lợi ôm lấy đùi Ngũ Lão hòng nhấc bổng lên rồi quật Ngũ Lão xuống. Song hai chân Ngũ Lão như rễ cây cổ thụ đã cắm sâu xuống đất. Một đô quá tức tối, bèn lùi lại rồi chạy lấy đà dùng đầu húc cực mạnh vào giữa ngực Ngũ Lão. Ngũ Lão vẫn điềm nhiên như không. Còn đô vật kia thì bắn xa ra mấy thước.
https://thuviensach.vn
Rồi vái lạy hàng ngàn người, Ngũ Lão dời khỏi xới vật, khoác chiếc áo cánh nâu rảo bước ra về. Dân làng Phù Ủng đi theo, khoanh tay thành kiệu mời Ngũ Lão ngồi lên, Ngũ Lão đã chắp tay từ chối.
Biết Ngũ Lão có sức khỏe và võ nghệ hơn người, mấy lần ngồi uống rượu tướng Triệu Trung đã ngỏ ý tiến cử Ngũ Lão với Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật. Nhưng Ngũ Lão lảng đi, hỏi sang chuyện khác.
- Có chuyện đó thật sao? - Hưng Đạo vương bật dậy hỏi lại. - Thưa cha có chuyện đó thực như mặt trời mọc buổi sáng.
Rồi, gã Voi rừng ở gần người trí tuệ như Hưng Đạo vương nên cũng dần “sáng dạ” ra, ngẫu hứng mà rằng:
- Đúng là chim khôn biết chọn cây mà đậu! Người khôn biết chọn chủ mà thờ!
Câu cảm thán đó của Voi rừng khiến Hưng Đạo vương vô cùng đắc ý. Người vươn vai đứng dậy. Và trong giữa buổi sáng mùa thu đẹp trời ở đất Thăng Long, càng khiến cho tinh thần của Người thêm phấn chấn. Người bước ra sân cỏ, cúi xuống nhặt thanh kiếm báu lên; nghiêm trang đứng thẳng người cầm gươm chỉ về phương Bắc mà nói lớn rằng:
- Bớ lũ giặc phương Bắc kia! Chúng bay đừng hòng mơ tưởng đến, dù là một tấc đất của Đại Việt ta!…
https://thuviensach.vn
3
Trở lại chuyện, bảy ngày sau lời hẹn của Hưng Đạo vương, Ngũ Lão, vào cuối giờ Dần đã có mặt ở Giảng Võ đường phía tây thành Thăng Long. Cờ xí cắm rợp trời, tiếng trống đánh, tiếng loa thét inh ỏi cả một khu vực rộng lớn. Ngũ Lão thúc con Tía đĩnh đạc vào cổng chính. Quân canh cửa ngăn lại quát:
- Người kia đi đâu? - Những ngọn giáo lăm lăm chĩa vào cả người lẫn ngựa.
Ngũ Lão rút thẻ đồng nhét dưới bụng áo chìa ra và bảo:
- Bẩm với Tiết chế rằng thảo dân Đô úy đã có mặt!
Tiếng loa sắt vọng vào trong thì gần như ngay lập tức có tiếng loa đáp lại:
- Truyền lệnh của Tiết chế cho tân Tiền quân Đô úy vào!
Rồi một tên lính phi ngựa ra dẫn đường. Vừa qua cổng. Ngũ Lão đã choáng ngợp bởi hàng vạn người ngựa đã xếp thành từng khối trong Giảng Võ đường tự bao giờ. Chính giữa là kỳ đài. Hai vua Trần đứng ở giữa. Các hoàng thân quốc thích theo thứ tự phân cấp đứng bên phải. Các võ tướng đứng ở bên trái. Ngũ Lão cúi rạp người trên mình ngựa. Tên lính dẫn đến sát chân kỳ đài thì ra hiệu cho Ngũ Lão xuống ngựa. Một tên nhận dây cương từ tay Ngũ Lão dắt ngựa ra phía sau. Một tên khác hướng dẫn cho Ngũ Lão đứng lên vị trí của mình, dưới quan Đô tướng thủy quân Nguyễn Khoái hai bậc. Còn đang ngực đập chân run Ngũ Lão đã nghe thấy những tiếng la ó từ phía bên phải hai vua Trần. Chỗ của các quan lại quý tộc. Rồi một tiếng dõng dạc cất lên hỏi Hưng Đạo vương:
- Cái thằng nhà quê đan sọt kia, có công tích gì mà được Tiết chế một bước cho lên chức Tiền quân Đô úy.
https://thuviensach.vn
Mọi người nhìn lại nhận ra người vừa hỏi câu đó là Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư.
- Nếu ngươi không phục thì có dám tỷ thí với tân Đô úy chăng? - Hưng Đạo vương lớn tiếng đáp.
- Ta đây đường đường là quý tộc là Nhân Huệ vương tôn thất của nhà Trần mà lại thèm tỉ thí với tên nhà quê đầu đường xó chợ đó sao?
Hưng Đạo vương cũng không vừa, chế nhạo lại:
- Sao ngươi chóng quên vậy. Mới cách đây mấy tháng ngươi đâu có phải Nhân Huệ vương, mà là một tên đốt than ở vùng Chí Linh Hải Dương. Một tên đốt than tỉ thí với anh nhà quê đan sọt thì có gì là không “môn đăng hộ đối”!…
Tiếng một người con gái đứng sát ngay phía sau hai Vua Trần thích thú cười ré lên và đế vào:
- Đốt than đấu với đan sọt. Thật là tương kỹ tương đồng!
Chúng nhìn ra thì đó là công chúa An Tư con gái út của Thái thượng Thái hoàng Trần Thái Tông. An Tư đã ngoài hai mươi cái xuân xanh, mà vẫn chưa kén được phò mã trong khi các công chúa khác chỉ mới mười sáu, mười bảy thì đã yên bề gia thất cả rồi. Không phải An Tư không có sắc đẹp. Mà ngược lại nàng có khuôn mặt sáng ngời như trăng Rằm, mái tóc dày đen thả ra dài tới gót. Mũi dọc dừa, mắt như hai hồ nước có những vòng sáng xanh biếc như muốn “dìm chết” người ngắm nhìn. Các vương tôn công tử trong hoàng tộc không chỉ sợ những vòng sóng xanh biếc đó, mà còn hãi cái tính ngỗ ngược của công chúa. Bên sườn nàng lúc nào cũng đeo một con dao găm lưỡi cong, sắc lẹm. Có điều gì trái ý là rút dao găm ra liền. Nàng là người con gái duy nhất được có mặt và dám có mặt ở Giảng võ đường trong buổi lễ duyệt quân vô cùng trọng đại này. Hồi Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư chưa vướng vào chuyện với công chúa Thiên Thụy vợ Hưng Võ vương Trần Quốc Nghiễn, hai vua Trần đã muốn gả An Tư cho Khánh Dư. Khánh Dư lấy làm hãnh diện và thích thú lắm. Nhưng Công chúa cứ lắc đầu quầy quậy. Thậm chí còn tuyên bố thẳng thừng rằng: “Nếu
https://thuviensach.vn
hai thánh thượng cứ quyết thì đêm tân hôn ta sẽ biến Nhân Huệ vương thành Công công”. Hai Vua Trần phải lắc đầu thoái lui.
Lại nói Trần Khánh Dư, con trai của Thượng tướng quân Trần Phó Duyệt. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược lần thứ nhất (1258) lúc đó chưa đầy hai mươi tuổi, nhưng Khánh Dư đã dũng cảm tập hợp gia binh của cha được hơn ngàn người. Rồi nhân lúc quân giặc sơ hở, đã dũng mãnh tập kích đánh úp vào sau lưng doanh trại của chúng. Đốt hết lương thảo và xua đàn ngựa chiến của chúng hoảng loạn để quân Đại Việt bắt được cả ngàn con. Với chiến công ấy, vua Trần Thái Tông khen là người có trí dũng, tỏ ra yêu mến lắm, nhận là Thiên tử nghĩa nam (tức là con nuôi của vua). Mấy năm sau, vua Trần Thánh Tông sai Khánh Dư đi dẹp quân Man nổi loạn ở vùng Đà Bắc. Khánh Dư có tài đánh thủy, đã mưu trí dũng cảm dùng thuyền độc mộc vượt thác sông Đà đánh thẳng vào động chúa. Quân Man tan rã, chúa Man xin hàng. Nhờ chiến tích đó Khánh Dư được phong tới chức Phiêu kỵ tướng quân (chức chỉ dành cho các hoàng tử) và được phong từ tước hầu lên tước vương. Trần Khánh Dư văn võ song toàn, đường gươm của Nhân Huệ vương như “tuyết rơi, hoa nở”, có thể xông vào đám quân cả ngàn như vào chỗ không người. Khánh Dư người cao chân dài miệng rộng, môi mỏng. Mắt hơi lồi với hàng mi dài mà cong. Mũi cao, hai cánh mũi mỏng ăn sâu vào trông rất dâm đãng. Khánh Dư thích chơi bời, săn bắn. Những lúc Khánh Dư đi săn về, oai vệ ngồi trên mình ngựa trắng, chú chim ưng lông đỏ, mỏ quặt đậu trên vai là lúc hình ảnh Khánh Dư đẹp nhất. Các thiếu nữ mới lớn thì si mê cái vẻ lãng mạn rất nam tính toát ra từ phong thái ung dung bất cần đời của Nhân Huệ vương. Còn cánh phụ nữ đã có chồng thì lại mê mẩn bởi sức hấp dẫn đến không thể cưỡng lại được từ đôi chân dài.
Mỗi lần thấy Khánh Dư đi săn về, oai phong trên mình ngựa trắng đi ngang qua phủ là ruột gan công chúa Thiên Thụy, vợ của Hưng Võ vương Trần Quốc Nghiễn (con trai cả Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn) lại cồn cào tột độ. Có lần công chúa đã những nhảy bổ ra ôm chầm lấy đôi chân dài của Khánh Dư rồi muốn ra sao thì ra. Công chúa Thiên Thụy ngực nở,
https://thuviensach.vn
mông cong, hai mắt và đôi môi lúc nào cũng ướt át đầy vẻ thèm khát. Vốn là kẻ già dặn trong tình trường chỉ liếc mắt qua là Khánh Dư đã biết “con mồi” của mình muốn gì? Song Nhân Huệ vương luôn “tỉnh bơ” như không thèm để ý, khiến ruột gan Thiên Thụy càng cồn cào hơn. Rồi cái gì phải đến đã đến. Chiều đó giả vờ đi săn về, Khánh Dư lại “diễu” ngựa ngang qua phủ Hưng Võ vương. Lúc ấy Thiên Thụy đang chơi với một chú thỏ trắng trong vườn thì nhanh như chớp con chim ưng trên vai Khánh Dư bay vụt lên, dùng các móng vuốt quắp ngang thân con thỏ trắng rồi vẫy cánh bay lên một cành cây trong phủ, dùng chiếc mỏ quắp xé thịt con mồi đánh chén ngon lành. Khánh Dư vội vàng nhảy xuống ngựa chạy thẳng vào phủ, nhún người xin lỗi công chúa vì hành vi “cướp” của “thủ hạ” mình. Công chúa mắt sáng long lanh, miệng cười đon đả bảo:
- Ồ, chuyện không có gì! Không có gì! Mời Nhân Huệ vương vào phòng khách.
Được lời như cởi tấm lòng đôi chân dài của Khánh Dư theo sát công chúa vào bên trong phủ. Khi cánh cửa gỗ lim phòng khách vừa đóng sập lại thì hai cơ thể đã quấn chặt lấy nhau. Chẳng cần màn dạo đầu hôn hít. Khánh Dư bóc váy áo của Thiên Thụy. Và ngược lại những ngón tay của công chúa vội vàng cởi chiếc quần đi ngựa rộng thùng thình của Khánh Dư. Khi thân thể cả hai đã được bóc trần, Khánh Dư luồn tay dưới cặp mông mẩy và cong của công chúa nhấc lên ngang với chiếc “cần câu” dài và thẳng đứng của mình. Rồi chẳng cần giường chiếu, với sức khỏe của một võ tướng đang ở tuổi xung mãn nhất Khánh Dư lúc đẩy mông Thiên Thụy ra, lúc dập mông công chúa vào, tạo nên một nhịp điệu đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Công chúa Thiên Thụy rú lên sung sướng theo nhịp đôi đơn giản đó. Lúc cao trào nhất đôi tay Khánh Dư đưa ra, ập vào dồn dập như người đẩy cối xay lúa, khiến công chúa nấc lên:
- Ối! Nhân Huệ vương! Ta chết mất! Ối!..
Rồi như mèo đã quen mỡ, vài ngày không gặp được nhau là cả hai đều thấy bồn chồn. Bởi thế mỗi khi Hưng Võ vương có việc vắng nhà là Thiên
https://thuviensach.vn
Thụy lại thả chim bồ câu gọi Khánh dư tới. “Cái kim trong bọc lâu ngày cũng phải thòi ra” Một lần Khánh Dư đi vắng, cánh thư buộc ở chân chim câu không được gỡ ra thế nào lại rơi vào tay Trần Quốc Nghiễn. Biết công chúa cắm sừng mình, nhưng cũng lo Khánh Dư xảo quyệt lại là Thiên tử nghĩa nam nên Hưng Võ vương phải lập kế vờ về Vạn Kiếp thăm cha mấy ngày. Nửa đêm Hưng Võ vương đưa gia binh vây kín phủ, đèn đuốc sáng trưng. Biết sự việc đã bị phát giác, trong lúc công chúa cuống cuồng sợ hãi thì Khánh Dư vẫn bình thản:
- Nàng là công chúa. Còn ta con nuôi Thiên tử. Xem hắn làm gì nào?
Rồi ung dung xách gươm bước ra khỏi phòng the. Quốc Nghiễn lăn xả vào đâm và chém loạn xạ. Khánh Dư chỉ đón đỡ chứ không đánh lại. Quốc Nghiễn càng điên cuồng khi thấy công chúa nhảy ra có ý che đỡ cho tình địch. Lợi dụng cơ hội đó Khánh Dư thích một mũi gươm vào vai Quốc Nghiễn rồi mở đường máu tháo chạy. Đám gia binh của Hưng Võ vương biết Khánh Dư là tay kiếm không vừa, nên chỉ vây ở vòng ngoài hò hét, chứ không ai dám xông vào. Khánh Dư ung dung ra chuồng tháo ngựa, nhảy lên và phóng vụt qua cổng phủ.
Sáng sớm hôm sau, Quốc Nghiễn mang cánh tay bị thương còn ướt đẫm máu vào chầu hai vua Trần. Dập đầu xuống sàn, tâu khóc xin hai vua trả lại sự “công bằng” cho mình.
Vẫn biết Khánh Dư là kẻ “trăng hoa” nổi tiếng, nhưng liều lĩnh đến mức như thế này, là điều hai vua Trần cũng không thể tưởng tượng được. Một đằng là Thiên tử nghĩa nam, lại từng có công với nước, nếu Trần Quốc Nghiễn không phải là con trai cả của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn chắc Khánh Dư chỉ bị quở trách cho lấy lệ và phạt mấy mâm vàng cùng vài trăm mẫu ruộng là xong. Nhưng thế của Hưng Đạo vương, mặc dù lúc ấy chưa được phong Quốc công Tiết chế nắm giữ toàn bộ binh quyền nhưng cũng đủ làm nghiêng nước. Bởi thế Thượng hoàng Trần Thánh Tông phải ra lệnh bắt trói Khánh Dư ngay. Toàn bộ gia sản bị tịch thu xung vào công quỹ. Chiều tối Thượng hoàng ra lệnh giải Khánh Dư lên bờ Hồ Tây, dùng
https://thuviensach.vn
gậy đập chết rồi quăng xác xuống hồ nuôi cá. Chính ngôn là như vậy. Song mặt khác cả hai vua đều tiếc cái tài của Khánh Dư. Mà người tài đối với quốc gia xã tắc lúc này, trước họa xâm lăng của quân Nguyên Mông lại cần hơn lúc nào hết. Do vậy mới ngầm sai lũ lính đó rằng: “Có đánh thì đánh nhẹ tay, đánh làm phép thôi! Chờ đêm tối cắt dây trói! Thả cho hắn muốn đi đâu thì đi!” Nửa đêm Khánh Dư trở về phủ, lấy thanh kiếm và ít bạc lẻ dắt bên mình và con chim ưng, dời bỏ kinh thành Thăng Long về vùng núi Chí Linh, Hải Dương tụ tập lũ vô công rồi nghề, sinh sống bằng việc đốt than. Hưng Đạo vương và bốn anh em Trần Quốc Nghiễn cho người dò tìm, biết hết cả chân tơ kẽ tóc của vụ việc. Theo luật pháp của triều đình, phò mã mắc tội quan hệ với đàn bà con gái khác thì bị khép vào tội “khi quân” phải xử chém. Chẳng may công chúa chết phò mã cũng không được lấy vợ khác. Có lấy thì cũng chỉ “lấy trộm” chứ không được “chính danh”. Còn ngược lại phò mã không may chết trước, thì vài tháng sau công chúa có quyền tuyển phò mã mới. Còn việc công chúa có hứng chí đi “cắm sừng” thì phò mã cũng phải chịu cảnh “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Bởi thế Quốc Nghiễn tức đến gần như phát điên, sau khi biết rõ tung tích Khánh Dư ở vùng núi Chí Linh định đưa gia binh tới giết. Em út là Hưng Trí vương Trần Quốc Hiện bảo:
- Khánh Dư kiếm thuật cao siêu. Dùng cách đó chưa chắc đã giết được. Mà mọi việc lại ầm ĩ lên. Chi bằng khoanh vùng rừng hắn đang ở lại. Cho lính tưới dầu xung quanh rồi phóng hỏa đốt thì dẫu hắn có phép “thăng thiên độn thổ” cũng không thể thoát được. Trên danh nghĩa Khánh Dư đã làm mồi cho cá rồi. Triều đình có biết cũng không thể bắt tội được.
Quốc Nghiễn khen đấy là “diệu kế” và chuẩn bị thi hành thì Hưng Đạo vương cho gọi cả bốn con đến Vạn Kiếp. Người bảo:
- Tội Khánh Dư dẫu có lột da xẻ thịt cũng đáng. Nhưng Khánh Dư là người tài trong thiên hạ. Hai thánh thượng vì tiếc cái tài của nó mà đã ngầm ra lệnh khoan dung. Nay ta làm hóa ra cha con ta “không có mắt sao”. Như cha đây, khi trước mẹ các con là công chúa Thiên Thành đã được gả cho Trung Thành vương. Kinh thành mở hội hoa đăng bẩy ngày bẩy đêm. Qua
https://thuviensach.vn
đêm thứ sáu định chiều ngày thứ bẩy thì rước dâu. Nhưng ta đã cướp công chúa từ sáng sớm. Thượng hoàng Trần Thái Tông và vua Trần Thánh Tông hoàn toàn có thể ghép ta vào tội lăng trì, tùng xẻo. Nhưng hai Thánh thượng đã không làm vậy, các con có biết vì sao không? Vì hai Thánh thượng biết cha là người tài bởi thế mà bỏ qua cả phép nước. Cha chỉ phải trả lại hai mâm vàng sính lễ cho Trung Thành vương và nộp phạt hai ngàn mẫu ruộng ở vùng Mỹ Đức Hà Tây. Các con ạ. Vua sáng không phải thời nào cũng có đâu? Là trang nam tử phải biết lấy báo đền nợ nước làm trọng. Còn chuyện đàn bà nhẹ như lông hồng.
Nhờ thế mà Trần Khánh Dư thoát chết.
Bốn năm sau. Năm 1282, hai vua Trần tổ chức hội nghị quân sự ở bến Bình Than. Cho Tiết chế được quyền bổ nhiệm và bãi các chức võ quan từ Đô tướng đến Đô úy.
Trong màn sương mù mờ ảo, từ trong thuyền rồng vua Trần Nhân Tông chợt thấy một thuyền nan ghé qua. Người chèo thuyền đội nón lá, áo tơi. Nhìn đôi chân dài, linh tính như mách bảo nhà vua, người bèn gọi vọng ra:
- Trần Khánh Dư hả?
Người chân dài mặc áo tơi, nón lá vội chèo thuyền đi thẳng. Vua Nhân Tông nghĩ chỉ có Khánh Dư mới có gan cho thuyền sát vào nơi triều đình đang họp, bèn sai quân lính lấy thuyền nhẹ đuổi theo. Quả nhiên, linh cảm và suy đoán của nhà vua là đúng.
Khánh Dư bước lên thuyền rồng. Mặt mũi lấm lem than. Nhớ tới hình ảnh của Nhân Huệ vương cưỡi ngựa trắng oai hùng hồi nào, vua Nhân Tông rơi nước mắt, và sai quân hầu đưa Khánh Dư đi tắm gội, thay phẩm phục của triều đình. Tiếp đó vua phong cho Khánh Dư chức Phó đô tướng thủy quân. Trả lại tước vương cùng phủ ở kinh thành. Và cho ngồi ở hàng thứ ba cùng bàn việc nước…
Trở lại Giảng võ đường, trước sự dồn ép giễu cợt của Hưng Đạo vương lẫn công chúa An Tư, Đỗ Khắc Chung (người ngoài hoàng tộc duy nhất
https://thuviensach.vn
được đứng bên hai vua Trần) vốn từ lâu đã kết thân với Trần Khánh Dư vội đỡ lời:
- Muôn tâu hai Thánh thượng! Bẩm Tiết chế! Chuyện đốt than của Trần Khánh Dư dù thế nào cũng là chuyện đã qua. Khánh Dư đường đường là Nhân Huệ vương, là người trong hoàng tộc… Bởi thế thần trộm nghĩ để cho Đô tướng thủy quân Nguyễn Khoái tỷ thí với tân Đô úy Ngũ Lão là… thích hợp hơn cả.
Hưng Đạo vương đã tính tới khả năng này, vả lại chuyện giễu cợt, làm nhục Khánh Dư đến vậy cũng đã đủ, nên Người ra lệnh hỏi:
- Đô tướng thủy quân Nguyễn Khoái có bằng lòng tỷ thí với tân Đô úy Phạm Ngũ Lão chăng?
Đang đứng trên Ngũ Lão hai bậc, nhưng mặc cho mọi chuyện đang ồn ào diễn ra, Đô tướng thủy quân Nguyễn Khoái như người đang mơ ngủ, nên khi nghe Quốc công Tiết chế nhắc đến tên mình thì hơi giật mình choàng tỉnh.
Tiếng loa sắt của tên quan hầu nhắc lại lời Hưng Đạo vương một lần nữa. Nguyễn Khoái “Dạ!” và nói:
- Xin tuân lệnh! Đấu vật hay so đao Khoái này đều không chối từ! Tiếng reo to từ cả hai phía trên kỳ đài:
- Đấu vật trước!
Thảm vật được quân lính nhanh chóng trải ra. Trống vật cũng được khênh tới. Nguyễn Khoái cùng Phạm Ngũ Lão đều trút bỏ võ phục. Nguyễn Khoái đánh một chiếc khố sồi mầu đen. Ngũ Lão vận khố sồi mầu đỏ. Viên quan chủ khảo đánh ba hồi trống dạo. Nguyễn Khoái cùng Ngũ Lão vừa múa các bài dạo đầu, vừa cúi chào hai vua Trần cùng Tiết chế. Ba hồi trống vừa dứt, hai đô nhanh như cắt lao vào nhau như hai con trâu chọi. Người Nguyễn Khoái vâm váp như một gốc lim cổ thụ. Da ngăm ngăm đen, trán hơi thấp, râu quai nón cạo rối bằng dao găm mọc lại lởm chởm. Ngũ Lão
https://thuviensach.vn
da trắng, trán cao, mắt sáng môi đỏ đã hút hồn công chúa An Tư ngay từ lúc thúc ngựa chậm rãi bước một vào Giảng võ đường.
Hai đối thủ ghì chặt lấy nhau. Đầu thúc đầu. Vai tì vai, cánh thích cánh, không ai chịu kém cạnh ai. Cánh tay trái của Ngũ Lão cuồn cuộn các chão thịt trắng hồng nổi bật hai chữ “Sát Thát” mới thích xanh đen khiến Hưng Đạo vương vừa ưng ý đánh mắt cho mọi người vừa vuốt chòm râu đen trước ngực.
Ghì đẫy một hồi lâu, hai đôi chân như mọc rễ xuống đất. Bẩt ngờ Ngũ Lão xoay người, tì vai vào ngực Nguyễn Khoái cúi người thực hiện một cú quật. Như người khác trước đòn đánh bất ngờ, nhanh và mạnh như vậy chắc đã “lấm lưng, trắng trụng”. Nhưng “gốc gỗ lim cổ thụ” chỉ bị lạng sườn qua một bên. Nhanh như cắt, Ngũ Lão vòng hai tay ôm được bụng Nguyễn Khoái, gắng hết sức hình sinh “nhổ gốc lim cổ thụ” lên. Nguyễn Khoái hơi loạng choạng. Hai chân bị bốc lên trên mặt thảm vật. Nhưng Ngũ Lão cũng không thể quật ngã được Nguyễn Khoái. Chỉ trong chớp mắt Nguyễn Khoái đã lấy lại được thăng bằng, hai chân lại “mọc rễ” xuống đất. Tuy nhiên quan chủ khảo đã gõ dùi vào thành trống ra hiệu kết thúc keo vật và cầm tay Ngũ Lão giơ lên tuyên bố là người thắng cuộc. Nguyễn Khoái nổi xung thách:
- Ngũ Lão! Ngươi có dám so đao với ta trên lưng ngựa chăng?
- Bẩm! Chờ lệnh của Tiết chế! - Ngũ Lão chắp tay hướng lên kỳ đài thưa.
Hưng Đạo vương quát xuống:
- Hai hổ chọi nhau, tất có con chết con bị thương! Ta chỉ cho phép hai ngươi so bằng sống đao. Kẻ nào dùng lưỡi sẽ trị theo quân luật.
Lính dắt hai ngựa ra. Trên lưng con Tía, Ngũ Lão chắp tay nói với Nguyễn Khoái:
- Đệ xin nhường hiền huynh ba đao!
https://thuviensach.vn
Không nói không rằng, Nguyễn Khoái vung sống đao chém liền ba nhát, Ngũ Lão nói lớn:
- Giờ hiền huynh xem đao pháp của đệ đây!
Hai ngựa vòng ra rồi ngay lập tức lao vào. Tiếng binh khí va vào nhau chan chát. Đường đao của Ngũ Lão bay lượn đẹp mắt bao nhiêu thì đường đao của Nguyễn Khoái chắc nịch bấy nhiêu. Càng đấu càng hăng. Đã ngoài năm mươi hiệp mà không bên nào chiếm được lọi thế so với bên kia. Khi hai ngựa vừa quay ra để chuẩn bị lao vào nhau, bắt đầu một hiệp đấu mới thì Hưng Đạo vương quát lớn:
- Dừng tay.
Bốn vó trước của hai con chiến mã dựng đứng lên, rồi nện xuống đứng im phắc.
Hưng Đạo vương hỏi lớn:
- Bây giờ có ai suy bì với tân Đô úy chăng?
Công chúa An Tư đáp:
- Thăng Ngũ Lão lên Đô tướng mới xứng!
Khánh Dư đánh mắt lườm An Tư. “Như thế thì tên nhà quê đan sọt kia vượt cả ta một cấp ư?”. Nhưng là người giỏi võ nghệ, trong thâm tâm, Khánh Dư cũng thầm thừa nhận sức lực và đao pháp của Nguyễn Khoái và Ngũ Lão là “thiên hạ vô địch”.
Đột nhiên vua Trần Nhân Tông phán:
- Trẫm muốn xung Ngũ Lão vào quân Thánh dực, làm phó cho Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng!
- Hoàng thượng phán chí phải - Công chúa An Tư đế vào. Đỗ Khắc Chung vội can:
- Muôn tâu Thánh thượng! Ngũ Lão dù thế nào cũng chỉ là một kẻ dũng phu! Lại chưa biết bụng dạ thế nào? Xung vào quân Thánh dực e “lợi bất cập hại”.
https://thuviensach.vn
- Dùng ngươi ở bên cạnh thì có lợi chắc! - Công chúa An Tư nói với Khắc Chung vẻ giễu cợt.
Nhà vua tỏ ý không hài lòng, song thấy Khắc Chung tâu cũng có lý nên nín lặng.
Tiếp đó Tiết chế ra lệnh duyệt quân của các xứ tụ họp về. Nhìn quân lính đội nào đội ấy hùng dũng diễu qua kỳ đài hai vua Trần hài lòng lắm! Thượng hoàng Trần Thánh Tông nói:
- Đại Việt ta, chưa bao giờ hùng mạnh như lúc này.
Sau khi duyệt quân xong, Tiết chế ra lệnh cho các tướng. Người đầu tiên Hưng Đạo vương điều động là Chiêu Minh vương Thái sư Thượng tướng quân Trần Quang Khải. Với vị quan đầu triều này, Hưng Đạo vương từ tôn nói:
- Xin nhờ Chiêu Minh vương Thái sư Thượng tướng quân, thống lĩnh mười vạn quân Hoan - Ái để chặn đánh cánh quân Nguyên Mông do Nguyên soái Toa Đô cầm đầu từ Chiêm Thành đánh ra.
- Cấp thêm tiền lương thảo cho Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật để nuôi ba ngàn binh Tông.
- Sai Đô tướng thủy quân Nguyễn Khoái thống lĩnh năm vạn quân ra cửa sông Bạch Đằng thao luyện. Kết hợp với dân binh chặt và vận chuyển cọc ra các hang ở vịnh Hải Đông cất giấu. Quân lính phải luôn túc trực! Có lệnh điều động là thực thi được ngay.
- Sai Nhân Huệ vương phó Đô tướng thủy quân Trần Khánh Dư đem ba vạn quân ra trấn giữ ở ải Vân Đồn. Giặc đến không cần chặn đánh. Chỉ khi chúng vận lương qua thì phải liều chết. Thứ gì cướp được thì cướp. Không cướp được thì đốt hoặc đánh chìm xuống biển.
- Sai tân Đô úy Phạm Ngũ Lão theo bản vương về đại bản doanh Vạn Kiếp. Hàng ngày luyện tập quân mã. Khi quân Nguyên Mông tràn sang thì lĩnh ấn tiên phong, lên ải Chi Lăng cầm chân giặc.
Các tướng đều “Dạ!” ran nhận lệnh.
https://thuviensach.vn
Vua Trần Nhân Tông thấy Quốc công Tiết chế điều binh khiển tướng đĩnh đạc, đường hoàng, đâu ra đấy thì mừng lắm. Song cũng muốn thử Hưng Đạo vương một lần nữa:
- Này khanh! Trẫm nghĩ quân Nguyên Mông có tới trăm vạn. Đến Kim, Tống, Liêu, Hạ… rộng lớn, hùng mạnh như thế còn bị diệt vong. Huống hồ Đại Việt ta, đất nhỏ, người thưa! Chi bằng hàng đi cho dân đỡ khổ.
Nghe vậy Hưng Đạo vương vội bước tới trước hai vua Trần. Người rút thanh gươm lệnh, một chân quỳ xuống, hai tay nâng thanh kiếm ngang mặt, khảng khái đáp:
- Muôn tâu Thánh thượng: Nếu muốn hàng, xin bệ hạ hãy chém đầu tôi trước đã.
Vua Trần Nhân Tông vội đỡ Hưng Đạo vương đứng lên. Vừa cười ha hả vừa nói lớn:
- Ta đùa Tiết chế một chút thôi mà! Quốc công Tiết chế một dạ son sắt như vậy thì trẫm yên lòng rồi!… Nhớ trước đây, hơn năm vạn quân Mông Cổ tràn sang nước ta. Thánh hoàng Thái thượng Trần Thái Tông có hỏi Thái sư Trần Thủ Độ rằng: “Nên hòa hay nên chiến?”. Thái sư Trần Thủ Độ đã đáp: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!”. Chính nhờ thế mà Đại Việt đã đuổi được giặc Thát ra khỏi bờ cõi.
Mặc dầu vậy, phải chờ đến tháng Mười năm 1283 tại cuộc duyệt quân thủy, quân bộ và quân kỵ tại Đông Bộ Đầu, vua Trần Nhân Tông mới phong cho Hưng Đạo vương chức Quốc công Tiết chế (tức Tổng tư lệnh quân đội). Vì trước đó vẫn sợ Hưng Đạo vương tạo phản.
https://thuviensach.vn
4
Trước khi về điền trang thực chất bây giờ đã là Đại bản doanh của quân Đại Việt, Hưng Đạo vương lưu lại tại phủ Tiết chế ba ngày. Trong những ngày ấy, ông sai Dã Tượng, Yết Kiêu đưa Ngũ Lão đi chơi, thăm thú kinh thành. Tới bữa bốn người ngồi ăn một mâm. Tối ngày thứ hai, chờ lúc rượu đã ngà ngà Hưng Đạo vương lựa lời hỏi Ngũ Lão:
- Nỗi hận của cha ta chắc ngươi đã rõ. Trước lúc lâm chung, Người có dặn ta phải cướp ngôi. Nếu ta không làm được việc này, Người chết không nhăm mắt được. Nay binh quyền đã “lệch nước” đó là lúc thực hiện lời trăng trối của cha. Ý ngươi thế nào?
Ngũ Lão vội rời bàn ăn, quỳ trước mặt Hưng Đạo vương thưa:
- Bẩm Tiết chế! Ngũ Lão này ngu muội nhưng cũng biết phép “Quân - Thần”. Thù cha là việc nhỏ. Nợ nước mới là trọng. Nay Tiết chế tiếm ngôi, việc cũng chẳng khó gì. Cái vinh được tăng chốc lát. Cái nhục để lại muôn đời… Vả lại Đại Việt đang đứng trước họa Nguyên Mông. Lúc này hơn bao giờ hết, tất cả muôn người phải đồng lòng như một, ngài làm vậy, khác nào đem Đại Việt dâng cho bọn sói lang Thát. Ngũ Lão đã cởi hết tấm lòng, mong Tiết chế nghĩ lại. Nhược bằng ngài cứ khăng khăng làm theo lời cha, Ngũ Lão này xin cáo từ về quê tập hợp trai tráng trong vùng, lập nghĩa dũng đoàn để báo đền nợ nước. Và khi cần sẽ đưa anh em về kinh thành bảo vệ hai Thánh thượng dù có phải sống còn với ngài.
Nghe Ngũ Lão bộc bạch như vậy, Hưng Đạo vương vội xô ghế đứng dậy, ôm chầm lấy Ngũ Lão, nước mắt đầm đìa, thốt lên rằng:
- Không ngờ Ngũ Lão lại có lòng trung đến như vậy. Từ nay ta nhận ngươi làm con nuôi. Và ta dặn đây, trước quân lính thì ta là Tiết chế. Còn trong nhà thì ta là cha. Cả Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng là con. Ai trái lệnh ta phạt.
https://thuviensach.vn
Cả ba người cùng quỳ trước mặt người và đồng thanh hô: - Dạ! Thưa cha! Chúng con xin tuân lệnh Người.
Hưng Đạo vương vui lắm. Rồi Người kể:
- Cách đây chưa lâu. Ta cũng đem việc vừa nói với Ngũ Lão bàn với bốn con trai. Ba đứa im lặng không nói gì. Chỉ có thằng thứ ba là Quốc Tảng dám nói giọng càn rỡ. Nó bảo: “Thiên hạ là của chung. Ai mạnh thì người ấy được. Như trước đây nhà Trần, vốn xuất thân từ nghề đánh cá. Nhưng nhà Lý bạc nhược, nên Thái sư Trần Thủ Độ mới dùng mưu mà chiếm lấy. Chuyện bên Tầu, thời Xuân Thu nước Ngô mạnh hơn nước Việt. Trời đã cho Ngô chiếm được Việt. Song Ngô Phù Sai lại ham mê tửu sắc mà tha cho Việt Câu Tiễn về. Bởi thế trời phạt, cho Việt chiếm lại Ngô khiến Phù Sai chết không có đất chôn”. Nghe tới đấy thì ta nổi giận, rút gươm ra chém.
May có thằng cả là Quốc Nghiễn kịp giữ tay. Hai thằng Quốc Uẩn và Quốc Hiện quỳ lạy xin ta tha tội chết. Vì thế mà thằng Tảng mới còn đến bây giờ. Nhưng ta chỉ mặt nó mà mắng rằng: “Mày định đẩy ta vào chỗ bất trung hay sao? Sau ta chết, chỉ khi nào đậy nắp quan tài, chúng mày mới được cho thằng Tảng vào viếng”. Nay di chúc này ta cũng dặn lại các con. Hãy nhớ cho kỹ!
Tối thứ ba, Hưng Đạo vương mở yến tiệc tại phủ. Mời phu nhân là công chúa Thiên Thành cùng con gái nuôi là quận chúa An Nguyên cùng dự.
Ngũ Lão cúi rạp mình vái lạy:
- Dạ! Bẩm thảo dân Ngũ Lão xin được ra mắt phu nhân và quận chúa ạ! Hưng Đạo vương vừa vuốt râu cười vừa mắng yêu:
- Ngũ Lão con lại thế rồi. Trong Vương phủ của ta không có Tiết chế nào hết. Cũng không có phu nhân hay quận chúa nào cả. Chỉ có ta là cha các con. Và đây là thân mẫu các con. Và An Nguyên là em gái các con.
- Con Ngũ Lão xin được ra mắt mẫu thân ạ!… Và anh xin được gặp mặt em An Nguyên.
https://thuviensach.vn
Hưng Đạo Vương cười lớn:
- Có thế mới phải chứ!
Rồi sai quận chúa An Nguyên đi rót rượu cho Ngũ Lão. Quận chúa người cao dong dỏng. Mặt trái xoan, lông mày lá liễu. Mắt to, đen và hiền. Thái dương bên trái nổi một đường gân xanh, chứng tỏ sức khỏe không được tốt lắm.
An Nguyên lúng túng rót đầy chén rượu của Ngũ Lão tràn cả xuống bàn. Ngũ Lão lí nhí nói lời “cám ơn”. Tự khuôn mặt trái xoan của nàng đỏ ửng lên, lan xuống tận cổ. Dã Tượng nháy mắt đá vào chân Ngũ Lão ở dưới gầm. Ngũ Lão cũng tỏ vẻ ngượng ngượng. Hưng Đạo vương ghé tai phu nhân vừa cười mỉm vừa nói nhỏ:
- Thế là cá đã cắn câu rồi nhé.
Vừa về đến đại bản doanh Vạn Kiếp, Ngũ Lão đã thưa:
- Nguyên Mông vốn mạnh về quân kỵ! Nên cách ứng phó tốt nhất là dùng câu liêm móc chân ngựa. Xin cha cấp cho con ba vạn quân để ngay ngày mai con đem đi huấn luyện.
Hưng Đạo vương theo thói quen vuốt chòm râu trước ngực cười và bảo:
- Con ta thật sáng suốt! Ta cũng đã nghĩ tới việc này rồi! Bởi thế đã cho rèn sẵn ba vạn bộ câu liêm để trong kho. Ngày mai người điểm binh, lĩnh khí… đi rèn quân ngay, kẻo muộn.
- Dạ còn một việc nữa, không biết con có tiện bẩm với cha không?
- Đã là chỗ cha con trong nhà! Có gì con cứ nói. Dù có trái ý, cha cũng không quở trách đâu!
- Thưa cha, xưa Ngô Vương Quyền phá giặc Nam Hán ở cửa sông Bạch Đằng chỉ dùng cọc lim là đủ. Nhưng nay thuyền của giặc Nguyên Mông to lớn hơn nhiều. Bởi thế khi nước triều lên, thuyền của Đại Việt ta nhỏ bé sợ không kìm được thuyền lớn của giặc…
Ngũ Lão mới nói tới đấy thì Hưng Đạo vương đã vội ngắt lời:
https://thuviensach.vn
- Thế nên con mới khuyên cha cho rèn xích sắt, căng qua bờ sông để cản thuyền giặc lại chứ gì?
- Vâng.
- Con ta giỏi! Song ta cũng đã nghĩ tới từ lâu và cho ngươi bí mật rèn mấy chục bộ xích cùng hàng chục cọc sắt lớn, đóng hai bên bờ sông. Khi triều lên thì căng xích lên. Lúc triều xuống thì rút chốt thả xích ra để thuyền giặc lao vào bãi cọc lim ngầm…
- Cha thật là thần toán. Đến Gia Cát Lượng cũng không bằng! - Ngũ Lão buột miệng cảm thán.
Hưng Đạo vương đắc ý lắm, vừa vuốt râu vừa tươi cười mà bảo:
- Con ta văn võ song toàn! Thật là trời cho con xuống giúp cha phá giặc dữ.
Ngũ Lão lĩnh mệnh dẫn ba vạn quân ra đóng trại cách Đại bản doanh Vạn Kiếp mười lăm dặm. Ở vùng đất đồi rộng lớn Quế Võ thuộc Kinh Bắc (là Bắc Ninh bây giờ) cùng quân lính tập ngày, tập đêm, ăn ngủ ngay ở trang trại. Chỉ khi nào có lệnh của Hưng Đạo vương gọi về bàn luận công việc mới rời quân doanh.
Một chiều cuối thu. Nắng vàng nhưng gió heo may đã se se lạnh. Quân hầu vào bẩm báo với Hưng Đạo vương, lúc đó Người đang đọc binh thư ở trong trướng.
- Dạ bẩm Tiết chế! Có công chúa An Tư từ kinh thành Thăng Long sang! Cứ đòi vào gặp Tiết chế ạ!
Hưng Đạo vương giật mình ngạc nhiên không hiểu công chúa An Tư sao lại tìm sang đây để làm gì? Người vội vàng sai lính sửa soạn phòng khách. Hưng Đạo vương bước ra thấy công chúa An Tư vẫn ngồi trên mình ngựa cùng đoàn tùy tùng vài chục tên lính Thánh dực và năm cung nữ. Hưng Đạo vương vội đon đả:
- Công chúa sang tệ xá của bản vương chơi hay có việc gì bản vương còn tiện thu xếp để nghinh tiếp.
https://thuviensach.vn
Hưng Đạo vương từ lâu đã biết tính ngang ngạnh của công chúa An Tư.
- Ta vừa sang thái ấp của Tiết chế chơi, vừa có công chuyện muốn gặp một người! - Công chúa vừa cười vừa nói. Chưa chi đã có vẻ gây sự khiến Hưng Đạo vương càng ngạc nhiên hơn.
- Chắc trong lòng Tiết Chế còn hồ nghi chứ gì? Để ta xuống ngựa rồi sẽ nói cho ngài rõ. - Công chúa tiếp lời.
Hưng Đạo vương vội sai quân lính đỡ công chúa xuống và mời vào đại sảnh. An Tư lại cười và bảo:
- Cứ từ từ để ta hít thở không khí trong lành ở đây một chút. Tiết Chế thật tinh đời! Chọn chỗ này vừa cao ráo, vừa thoáng đãng và vô cùng rộng rãi nữa. Chứ ở kinh thành đất chật, người đông, xe ngựa, thuyền bè đi lại như mắc cửi chóng cả mặt.
Sau khi đã phân ngôi chủ khách, vừa nâng chén trà Thái nóng bỏng lên môi nhấp một ngụm nhỏ, An Tư đã đặt xuống bàn và hỏi độp luôn:
- Phạm Ngũ Lão ở đâu?
- Công chúa muốn tìm Ngũ Lão có việc gì? - Hưng Đạo vương thực sự ngạc nhiên hỏi lại.
- Tiết chế lọc lõi hơn người mà lại vờ vịt hỏi ta câu đó ư? - An Tư vặc lại.
Hưng Đạo vương vội cười phá lên:
- Bản vương hỏi thực lòng mà công chúa không tin sao?
- Tin là tin thế nào? Ta hỏi lại Ngũ Lão đâu?
- Nếu quả thực công chúa muốn biết thì bản vương cũng chả giấu làm gì! Mà cũng chả có việc gì phải giấu, đúng không?… Ngũ Lão hiện đang đưa ba vạn quân lính ra Quế Võ thao luyện.
- Thế tối nay có về Đại bản doanh đây không?
- Việc quân đâu phải chuyện chơi. Ngũ Lão phải thao luyện cho quân sĩ cả ngày, cả đêm, lúc mưa cũng như khi nắng… Sao chiều tối lại có thể bỏ
https://thuviensach.vn
mặc binh sĩ đấy mà về đây được. - Hưng Đạo vương đã hơi cao giọng.
- Nay ta muốn vời Ngũ Lão về có chút việc có được chăng? - An Tư bình thản bảo.
- Việc quân cơ, bản vương nghĩ là không được?
- Nhưng ta vẫn nghĩ là được thì Tiết chế nghĩ sao?
- Công chúa quá rõ tính khí của bản vương xưa nay là thế nào rồi! Đã quyết thì đến trời cũng không thay đổi được. Nhưng mà… công chúa hôm nay gặp may đấy! Từ sáng ta đã cho người đi gọi Ngũ Lão về để sai bảo một số công việc.
- Thế thì trời chiều lòng người rồi. Ta sẽ ngồi đây để chờ Ngũ Lão. - An Tư như reo lên.
Đến lúc này thì Hưng Đạo vương mười phần đã hiểu được bẩy, tám. Công chúa An Tư đã có tư tình với Ngũ Lão, nhưng không biết tự bao giờ. Và điều này đối với Ngũ Lão là… đi vào chỗ chết vì mắc tội khi quân. Vốn từ thời Thái sư Trần Thủ Độ đã ban ra luật “nội hôn” hết sức ngặt nghèo. Con gái họ Trần chỉ được kết hôn với người cùng hoàng tộc. Mà Công chúa An Tư vốn ngang tàng, ương ngạnh. Ta không tìm cách gì, chắc chắn Ngũ Lão không thể thoát khỏi kiếp nạn này.
Vừa lúc ấy có tin lính hầu từ ngoài chạy vào:
- Bẩm Tiết chế! Ngũ Lão theo lệnh truyền có mặt ạ!
- Cho vào! À mà thôi? - Hưng Đạo vương chợt đổi ý định. Để ta ra đó.
Hưng Đạo vương vừa bước ra thì công chúa An Tư cũng nối bước ra theo. Ngũ Lão quỳ một chân, tay phải đặt lên ngực, cúi rạp người bẩm:
- Bẩm Tiết chế! - Ngũ Lão xin đợi lệnh.
Thấy Ngũ Lão có phần ngỡ ngàng trước việc bên cạnh Hưng Đạo vương có một người con gái ăn vận kiêu sa, sắc đẹp lộng lẫy như tiên nữ, Tiết chế vội giới thiệu:
- Đây là công chúa An Tư. Con gái út của Thái thượng Thái hoàng.
https://thuviensach.vn
- Mạt tướng xin kính cẩn chào công chúa! - Ngũ Lão đã đứng dậy vội cúi gập người xuống.
- Ngũ Lão cứ tự nhiên! Không phải giữ lễ như vậy. - Giọng An Tư có phần run run trước vẻ oai phong lẫm liệt của Ngũ Lão.
- Dạ bẩm, mạt tướng không dám ạ!
- Nếu ngươi cố tình giữ lễ như vậy thì cũng tốt. - An Tư đã lấy lại được giọng của kẻ quyền quý. - Ta vốn muốn sang đây chơi. Nhưng ngươi cứ khăng khăng ép ta phải là công chúa. Vậy công chúa có việc sai bảo ngươi có làm không?
- Bẩm, đó là bổn phận của mạt tướng!
- Đấy! Tiết chế nghe rõ mười mươi đấy nhé! Ngũ Lão cam tâm phục vụ ta, chứ đâu phải ta ép buộc Ngũ Lão nhé!
Sự nhanh trí của An Tư khiến Hưng Đạo vương có chút phân vân, nghĩ ngợi nên im lặng không nói gì.
An Tư rẽ đám đông quân lính đứng lố nhố bước thẳng ra bãi cỏ rộng phía trước. Đến bên con ngựa Tía cao lớn, lực lưỡng nàng nói:
- Hẳn con ngựa này là của Ngũ Lão. Là ngựa quý đấy! Vừa phi nước đại mười mấy dặm về mà lông không có chút mồ hôi nào là ngựa khỏe. Sẽ không bị cảm hay ốm đau khi trời mưa nắng, giá rét bất thường.
Cả Hưng Đạo vương lẫn Ngũ Lão đều thất kinh trước tài xem tướng ngựa của công chúa.
- Chắc nó hiền chứ Ngũ Lão? - An Tư cất tiếng hỏi, giọng mềm mại chứ không đài các, quyền quý như trước.
- Dạ! Bẩm công chúa nó cực hiền và luôn tuân lệnh của mạt tướng ạ!
- Ồ! Thế thì tốt quá! - An Tư vội cười phá lên. - Bây giờ ta muốn cưỡi trên lưng nó. Còn Ngũ Lão cầm cương đưa ta đi dạo ngắm cảnh…
Nghe tới đó thì Ngũ Lão đưa đôi mắt sang Hưng Đạo vương tỏ ý cầu cứu. Hưng Đạo vương mỉm cười, khẽ gật đầu.
https://thuviensach.vn
- Nhưng cơ mà con ngựa này khí cao. Ngũ Lão đỡ ta lên yên đi!
- Bẩm mạt tướng đã có cách… để công chúa dễ dàng ngồi trên lưng nó. - Ngũ Lão nhanh trí đáp.
Hưng Đạo vương bắt đầu vuốt râu, tỏ ý hài lòng.
- Tía! Quỳ xuống! - Ngũ Lão chỉ ra lệnh khẽ.
Con Tía đầu tiên khuỵu hai chân trước, tiếp đó hai chân sau, bụng không chạm đất.
- Xin mời công chúa lên ạ!
Lũ nữ tỳ cùng lúc xúm vào. An Tư có vẻ không hài lòng “giận cá chém thớt” quát bọn chúng lui ra. Con Tía nhẹ nhàng cất mình đứng lên. An Tư bảo Ngũ Lão đưa cho mình chiếc roi ngựa.
Công chúa cưỡi ngựa rất thiện nghệ, nhưng vẫn bắt Ngũ Lão cầm cương đi bên cạnh. Lũ lính Thánh dực hộ vệ công chúa từ kinh thành sang vội vã đi theo. Công chúa quay lại:
- Ngũ Lão sức địch muôn người. Võ nghệ lại siêu quần, chẳng lẽ không bảo vệ được ta hay sao mà phải cần đến lũ các người.
Lũ lính: “Dạ” ran quay lại, nhưng năm cô nữ tỳ vẫn kiên quyết bám theo. Đi được một đoạn An Tư gợi chuyện:
- Ngũ Lão này! Ngươi có biết ta sang đây vì cái gì không? - Bẩm mạt tướng làm sao mà biết được!
- Ngươi không biết thật hay giả không biết?
- Dạ! Bẩm mạt tướng có ba đầu sáu tay đâu mà dám dối công chúa.
- Được! Ngươi không biết thì ta nói cho ngươi hay. Ta sang đây để thăm ngươi.
Ngũ Lão nghe lời An Tư mà tưởng tiếng sét đánh bên tai: - Dạ! Bẩm công chúa nói gì mạt tướng không hiểu ạ!
- Ngươi có phải là trang nam tử không?
https://thuviensach.vn
- Mạt tướng nghĩ, mình cũng chưa làm gì đến nỗi phải thẹn với danh nghĩa ấy.
- Trang nam tử mà thế à?
- Dạ! Bẩm mạt tướng trộm nghĩ trang nam tử là phải đeo ba thước gươm đi trả nợ nước. Dẫu xác có phơi ngoài đồng nội. Thây có bọc trong da ngựa cũng không sờn lòng ạ.
- Ngươi là võ tướng mà mở miệng ra là sặc mùi mọt sách của bọn hủ nho vậy?
Ngũ Lão nín lặng. Dường như có phần hối hận vì đã quá lời, An Tư dịu giọng:
- Ta muốn từ giờ phút này ta với ngươi xưng hô thế này. Không có công chúa mà chỉ có An Tư. Cũng không có mạt tướng mà chỉ có Ngũ Lão. Ngươi đồng ý nhé!
- Công chúa là bậc tôn quý, muốn sao cũng được. Nhưng kẻ hạ thần thì có phép tắc lễ nghĩa phải theo, thần không dám khi quân phạm thượng.
- Cái gì cũng không dám! Không dám!… Vậy ta ra lệnh người có dám trái không?
- Thưa, mạt tướng vẫn không dám ạ!
An Tư quay ngang, chợt thấy lũ nữ tỳ vẫn bám ở phía sau thì nổi nóng, nhoài người lấy roi ngựa quất chúng túi bụi.
- Cút về! Ta tưởng các người đã cút theo lũ quân Thánh dực từ nãy cơ mà!
Ngũ Lão vội đưa tấm thân lực lưỡng ra che chắn. Không ngọn roi nào của công chúa trúng vào đầu vào mặt lũ nữ tỳ. An Tư đổi giọng làm lành:
- Được! Các ngươi vào hùa với nhau bắt nạt ta. Về kinh ta sẽ tâu với hai Thánh thượng xem các ngươi có chịu được… hình phạt không?
- Mong công chúa bớt giận! Bớt giận! - Đám nô tỳ đồng thanh nói. - Chúng em chỉ làm theo bổn phận thôi ạ!
https://thuviensach.vn
- Ta đùa đấy thôi! - An Tư vội cười lớn. - Đời nào ta lại để hai Thánh thượng trừng phạt Ngũ Lão của ta… - Rồi nàng chậm rãi kể: - Cái hôm ở Giảng Võ đường, lúc ngươi so đao với Đô tướng Nguyễn Khoái, bất phân thắng bại. Vua Nhân Tông, cháu ruột ta đã phán “Trẫm muốn xung tân Đô úy Ngũ Lão vào quân Thánh dực, làm phó cho Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng. Ta đã reo lên: “Thánh thượng thật sáng suốt!” Thì cái thằng mặt trắng Đỗ Khắc Chung đã xúc xiểm: “Ngũ Lão chỉ là một tên nhà quê đan sọt, có chút dũng phu. Đã biết bụng dạ thế nào mà để ở gần hầu hạ hai Thánh thượng”. Vua Nhân Tông không hài lòng nhưng thấy lời của thằng xiểm nịnh mặt trắng ấy không phải là không có lý nên nín lặng. Nếu Thánh thượng cứ ra lệnh thì lúc nào ta muốn gặp Ngũ Lão mà chả được. Việc gì phải lặn lội, cất công sang đây! Nhưng mà sang đây cũng có cái hay phải không Ngũ Lão?
- Dạ! Bẩm mạt tướng không rõ ạ!
- Thôi được! Không rõ cũng không sao? Từ đây ra Lục đầu giang khoảng bao nhiêu dặm hả Ngũ Lão? - Đột nhiên An Tư hỏi.
- Dạ! Bẩm khoảng trên hai chục dặm ạ!
- Thế thì cũng gần đấy nhỉ? Ta muốn ra ngắm Lục đầu giang vào buổi chiều thu như thế này thì chắc là đẹp lắm!
Ngũ Lão nín lặng. Công chúa An Tư nửa trách nửa hờn:
- Sao Ngũ Lão không trả lời ta. Nhưng cũng không sao? Bây giờ ta muốn Ngũ Lão lên ngồi sau lưng ta, trên con ngựa tía này, phóng thẳng ra Lục đậu giang. Chỉ loáng một cái là đến. Rồi loáng một cái là về…
Đến lúc này thì Ngũ Lão thực sự kinh hãi, vội thụp xuống chân ngựa mà thưa rằng:
- Xin công chúa tha mạng! Tha mạng!… Mạt tướng còn mẹ già không nơi nương tựa.
- Ai làm gì mà ngươi giẫy lên như đỉa phải vôi vậy! Ta lệnh cho ngươi dẫn ta đi chơi. Ngươi đã cam tâm chấp nhận. Có cả Tiết chế làm chứng.
https://thuviensach.vn
Sao bây giờ lại thay đổi làm vậy?
- Dạ! Bẩm cầm roi, dắt ngựa cho công chúa mạt tướng làm được. Chứ còn ngồi sau lưng công chúa trên con Tía thì có ăn gan hùm, tim báo mạt tướng cũng không dám ạ!
- Ta cũng là người chứ có phải là ma, là quỷ đâu mà ngươi lại sợ đến mất mật như thế!
- Dạ! Bẩm công chúa lá ngọc cành vàng mười phần xinh đẹp. Nhưng luật pháp của triều đình đã quy định rất rõ… Mạt tướng đũa mốc đâu dám chòi mâm son… Tru di tam tộc là cái chắc. Mong công chúa rủ lòng thương cho mạt tướng.
Cả năm nữ tỳ đi theo hầu cũng đồng loạt quỳ xuống.
- Mong công chúa tha tội chết cho chúng em… Chỉ cần công chúa có “sơ sẩy” gì thì chúng em cũng bị tru di cả chín họ ạ! Điều này công chúa biết rõ mà.
- Hừm! Từ đầu tới đuôi, các người đều vào hùa với nhau bắt nạt ta! Bắt nạt ta… - An Tư nói trong nước mắt.
Tất cả vẫn đang quỳ dưới đất, đồng thanh đáp:
- Mạt tướng không dám!
- Nô tỳ chúng em không dám ạ!
- Thôi được! Bây giờ thì quay về! Ta cũng mất hết cả hứng rồi. Tất cả lại đồng thanh hô: “Tạ ơn công chúa” và đứng dậy.
Hưng Đạo vương thấy cả đoàn người quay về sớm thì vui ra mặt, mời mọi người vào tiệc. An Tư ngồi phía tay phải ông. Năm thị nữ đứng hầu phía sau. Bên trái là Phạm Ngũ Lão tiếp đến là Dã Tượng và Yết Kiêu.
- Quân bay đâu! Rót rượu mời công chúa. - Hưng Đạo vương ân cần ra lệnh.
Tên lính hầu rót rượu mời Hưng Đạo vương tiếp đó rót cho công chúa. An Tư gạt chén rượu đó ra, rượu sóng cả ra bàn.
https://thuviensach.vn
- Ngũ Lão đâu! Người phải rót rượu cho ta. Và cả cho ngươi nữa. Rồi cả hai chúng ta cùng cạn chén.
Công chúa An Tư quát yêu. Hưng Đạo vương đưa mắt cho Ngũ Lão. Hiểu ý chủ, Ngũ Lão vòng qua phía bàn bên này lấy một chiếc cốc vại từ khay một tên lính hầu đứng bên, rót một cốc thật đầy, rồi quỳ một chân xuống đất, hai tay nâng cốc rượu, kính cẩn mời:
- Mạt tướng xin dâng rượu công chúa!
- Thế còn rượu của ngươi đâu?
- Công chúa cứ bình tâm! Ai cũng có phần hết. - Hưng Đạo vương vội chen vào. - Công chúa là khách quý của bản vương, trước tiên bản vương phải mời công chúa trước, thế mới phải phép.
Thấy có vẻ cũng xuôi xuôi công chúa nâng cốc rượu lên, uống một hơi hết sạch. Xưa nay ngoài tài cưỡi ngựa thì cái khoản rượu An Tư cũng chả kém ai.
- Bây giờ đến lượt bản vương mời công chúa.
Nói rồi Hưng Đạo vương nhoài tấm thân rất trường của người mềm mại nhấc chiếc bình bằng bạc chân khảm rất cầu kỳ rót cho An Tư một cốc đầy. An Tư vừa uống cạn thì đã thấy Dã Tượng lù lù đứng bên cạnh.
- Đến lượt gia tướng được hân hạnh rót rượu mời công chúa! Thấy Dã Tượng vâm váp, to lớn khác thường, công chúa An Tư hỏi: - Ngươi có phải là người có tài chuyên bắt voi rừng phải không? - Dạ! Bẩm công chúa chính là gia tướng của Tiết chế ạ!
Tiếp đó đến lượt Yết Kiêu. Lúc này đã uống ba cốc rượu nên công chúa đã có phần sưa sưa rồi, nhưng vẫn nói:
- Yết Kiêu là tên loài chó mõm ngắn hay là loài cá mõm lớn có phải không?
- Dạ! Bẩm công chúa là chó hay là cá… hay là gì gì đi nữa thì được làm gia tướng của Tiết chế cũng thỏa một đời rồi ạ!
https://thuviensach.vn
- Chí lý! Chí lý! Tiết chế có được những gia tướng tài ba nức tiếng thiên hạ, lại trung thành như vậy thật là đáng khen! Đáng khen! Nói rồi uống cạn luôn chén thứ tư.
- Bây giờ lại đến lượt bản vương tiếp rượu cho công chúa!… Sau đó là Ngũ Lão nghe chưa?
Ngũ Lão “Dạ” ran.
Nhưng vừa cạn cốc từ tay Hưng Đạo vương thì công chúa An Tư đã thực sự say rồi. Nàng huyên thuyên nói một hồi thì gục xuống bàn. Hưng Đạo vương quát bọn thị tỳ đi theo công chúa vực nâng vào khuê phòng và dặn dò lũ lính Thánh dực phải thay phiên nhau gác trước cửa.
- Nếu có sơ sẩy gì thì các ngươi có ba cái đầu cũng không gánh nổi trách nhiệm đâu. - Người dọa.
Sáng sớm hôm sau, tỉnh giấc, lúc đầu An Tư còn chưa biết mình đang ở đâu. Một lúc sau định thần, nàng nhớ ra tất cả, biết là mắc mẹo Hưng Đạo vương, bèn quát lũ nô tỳ chải đầu, vận xiêm y thật nhanh để đi tìm Người làm cho ra nhẽ.
Tại phòng khách, Hưng Đạo vương đã chuẩn bị món súp yến điểm tâm, vừa bổ dưỡng vừa để dã rượu. Vừa trông thấy An Tư, Người đã tươi cười, niềm nở:
- Đêm qua, công chúa ngủ ngon giấc chứ!
- Thầy trò Tiết chế thật là gian xảo. Hè nhau lừa một người con gái chân yếu tay mềm như ta mà không thấy xấu hổ chăng?
Hưng Đạo vương vẫn tươi cười:
- Binh pháp có câu “trong cách dùng binh có quyền được trí trá”! - Thế ra bản vương cũng coi ta là giặc ru?
- Công chúa không phải là giặc! Nhưng công chúa định làm rơi đầu tướng tài của ta, nên buộc ta phải “đùa” lại một chút.
- Ta hỏi thật một câu Tiết chế có dám trả lời không?
https://thuviensach.vn
- Xin công chúa cứ tự nhiên.
- Ngũ Lão giờ này ở đâu? - Ta muốn gặp!
- Ngũ Lão có việc binh. Ngay tối qua đã phải đem năm ngàn quân kỵ lên ải Chi Lăng rồi! Thám mã báo quân Nguyên Mông đã cất quân sát biên giới Đại Việt rồi…
- Tiết chế nói dối! - Ta không tin.
- Công chúa cứ cho lính lật tung từng thước đất tại Vạn Kiếp này lên. Nếu thấy Ngũ Lão, bản vương xin dùng gươm cứa cổ tự vẫn ngay trước mặt công chúa.
An Tư nổi khùng hất tung bàn súp yến, nghiến răng nói:
- Tiết chế muốn đấu với ta. Được ta cũng sẽ đấu với Người đến cùng. - Vì lẽ gì?
- Lẽ gì thì vương tự biết!… Người muốn đấu với ta để dành Ngũ Lão cho An Nguyên, con gái nuôi của Người chứ gì? Không có gì qua được mắt ta đâu?
Trước cơn “bốc lửa” của công chúa, Hưng Đạo vương lại dịu giọng:
- An Tư muội! Muội còn lạ gì tính khí của huynh nữa. Huynh có chịu lùi trước ai bao giờ đâu. Chuyện Công chúa Thiên Thành với Trung Thành vương muội biết rõ, nhưng hẳn chưa thể hiểu vì sao tội ta đáng chém mà vua không chém. Vì sao? Vì huynh là người… mà Đại Việt đang rất cần. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Cái quan trọng hơn huynh là người trong hoàng tộc. Chứ tài gấp mười huynh, mà là người ngoài thì có ba đầu, sáu tay cũng bị tru di chín họ… Bây giờ muội bảo huynh đấu với muội. Huynh không đấu mà là huynh xin muội. Như trước huynh đã nói huynh chưa phải xin ai bao giờ, cần thì huynh cướp. Nhưng lần này thì huynh xin muội…
- Huynh xin muội thật sao? - Công chúa An Tư hết sức ngạc nhiên - Ngũ Lão quan trọng với huynh đến thế hay sao? Mà huynh phải hạ cố như vậy?
https://thuviensach.vn
- Ngũ Lão chẳng có gì quan trọng với huynh mà cũng chả có gì quan trọng với An Nguyên. Có hàng chục vương tôn công tử đêm ngày quỳ trước vương phủ để cầu hôn con gái nuôi của ta…
- Vậy thì vì cái gì mà huynh lại hết lòng ưu ái với Ngũ Lão như vậy?
- Vì cái gì ư? Vì nước non Đại Việt. Muội nhớ cho rõ là vì nước non Đại Việt. Phía bắc là quân Nguyên Mông. Phía nam cũng là quân Nguyên Mông do Toa Đô cầm đầu chắc chắn sẽ hai đầu giáp công Đại Việt ta. Trọng khi đó thì Nguyễn Khoái và Ngũ Lão là hai cây cột chống trời của Đại Việt ta. Chỉ cần triều đình biết muội có tư tình với Ngũ Lão là cả ba họ nhà Ngũ Lão sẽ bị chém đầu ngay. Ta biết tấm lòng của muội với Ngũ Lão tốt đẹp như thế nào? Ta đã từng yêu công chúa Thiên Thành từ năm mười sáu tuổi. Ta hiểu và thương cảm với muội lắm chứ! Nhưng mà ta với Thiên Thành khác. Mà muội với Ngũ Lão khác. Thương nhau như thế bằng mười hại nhau, muội có hiểu không?
Công chúa An Tư trước những lời lẽ hết sức chân tình, bắt đầu từ chữ “ta xin muội” đã khiến nàng mát lòng mát dạ. Đến đoạn “thương nhau như thế bằng mười hại nhau” thì nàng đã hoàn toàn tỉnh ngộ.
- Như thế là muội sai rồi! - Nàng tấm tức trong nước mắt.
- Không sao? Đời ai chả có lúc sai. Cái chính là nhận ra được cái sai của mình đúng lúc… À quên, tiện đây ta cũng giải thích thêm cho muội… là An Nguyên chỉ là con gái nuôi của huynh. Chứ là con đẻ thì… muội hiểu rồi. Muội có oán giận huynh hay có trách huynh thì huynh cũng đành chấp nhận thôi!
- Không! Bây giờ thì muội hiểu! Và muội chỉ còn cảm thấy thương mình thôi!… Có lẽ về kinh… muội sẽ đi tu… Muội có cái này! - Vừa nói An Tư vừa đưa tay lên đầu rút ra cây trâm cài tóc bằng ngọc xanh - Huynh hãy đưa cho Ngũ Lão hộ muội… Và nói với Ngũ Lão rằng nếu có kiếp sau Ngũ Lão hãy đợi muội… Đừng hẹn ước với cô gái nào khác… - An Tư nghẹn ngào trong nước mắt.
https://thuviensach.vn
Hưng Đạo vương đón nhận cây trâm bằng ngọc quý đút vào trong áo ngực và bảo:
- Việc này thì… dễ. Huynh chắc chắn sẽ “chuyển lời thì nói chuyển gói thì đưa”!
- Thôi đã đến lúc muội phải về kinh rồi. Để huynh còn phải lo việc quốc gia đại sự.
- Muội có biết không? Cả tháng nay huynh ngày quên ăn, đêm quên ngủ để lo với lũ giặc dữ Nguyên Mông. Và trời xui, đất khiến thế nào… Hay là trời không phụ lòng người. Kế phá giặc của huynh đã định xong rồi. Quân cơ bất khả lậu. Nhưng muội cứ tin huynh đi… Và về nói với Thượng hoàng và Hoàng thượng rằng Đại Việt sẽ là mồ chôn quân xâm lược.
Rồi Hưng Đạo vương ra lệnh cho Yết Kiêu và Dã Tượng:
- Hai bay đâu! Hãy điều một ngàn quân kỵ chia làm hai đội tả, hữu hộ tống công chúa về kinh. Xong việc về gặp ta ngay chờ lệnh.
Công chúa An Tư đi rồi. Hưng Đạo vương mới cho người đi gọi Ngũ Lão ở chỗ luyện binh về.
https://thuviensach.vn
5
Hưng Đạo vương nhìn Phạm Ngũ Lão. Lát sau Hưng Đạo vương thong thả kể lại đầu đuôi câu chuyện giữa Tiết chế với công chúa An Tư. Rồi Tiết chế hạ giọng:
- Kiếp nạn của con thế là thoát rồi. Cha phải dùng “khổ nhục kế” xin An Tư buông tha cho con, công chúa mới xiêu lòng mà về kinh đấy! Chứ không công chúa An Tư mà “ăn vạ” ở đây thì… lôi thôi to cho con.
- Đa tạ công ơn trời biển của cha.
- Tình hình binh lính luyện tập thế nào?
- Thưa cha… Sĩ khí rất hăng… Con tính quân số đây có gần mười vạn… Sẽ chia làm ba đợt thay nhau luyện tập… Sau khi dụng câu liêm thương đã thành thục sẽ tập chống công thành… Rồi tập đánh mai phục, tập đột kích, tập bầy trận…
- Cha nghĩ thời gian còn đủ để luyện quân… Nhưng cha thấy trong gan một của con, bề ngoài có phần hùng hổ lắm! Nhưng bên trong vẫn ẩn chứa một nỗi canh cánh gì rất lớn, có đúng không?
- Thật đúng là không có gì giấu được cha… Nhưng nếu con nói ra có sợ mắc tội làm giảm nhuệ khí của quân ta không?
- Cha con với nhau. Có gì con cứ trải hết lòng mình.
- Cái con lo nhất là binh lính của ta chưa quen với trận mạc. Kinh nghiệm trận mạc ngay cả con đây cũng chưa có gì. Vậy thì luyện cho binh lính thế nào? Nhiều đêm con “thức trắng” không sao chợp mắt được. Nhưng vẻ bề ngoài vẫn tỏ… cho binh sĩ biết là ta đây không có gì phải sợ…
- Nỗi lòng của con cũng là nỗi lo của cha. Nhưng Ngũ Lão này… Khi giặc Thát sang ta xâm lược lần thứ nhất, tất cả tướng sĩ Đại Việt đã ai có
https://thuviensach.vn
kinh nghiệm trận mạc gì đâu… Nhưng cuối cùng hơn năm vạn quân Nguyên Mông đã phải ôm đầu máu mà tháo chạy. Mải chạy đến nỗi đói không dám ăn, khát không dám uống… không dám động đến một ngọn cỏ, ngụm nước, hạt cơm của Đại Việt, khiến dân chúng gọi đùa chúng là “giặc Phật”. Lần này chắc chắn là sẽ vô cùng quyết liệt. Quyết liệt hơn lần trước bội phần. Nhưng con cứ nguôi lòng đi! Như chính con lần đầu gặp ta đã nói. “Hãy tạm thời nhường đất cho giặc vào ở nhờ. Sai các tướng giỏi giữ vững các nơi hiểm yếu. Chặn mọi đường tiếp lương của giặc. Đánh qua vài trận là quân tướng Đại Việt ta sẽ có kinh nghiệm ngay thôi… Dân mình tài trí lắm… Và kế sách phá giặc cha cũng đã dự định xong xuôi cả rồi… Bây giờ con về nghỉ đi. Chờ Yết Yêu, Dã Tượng về bốn cha con chúng ta sẽ phải đi thị sát một chuyến…
- Thưa cha còn quân lính đang luyện tập?
- Đây cũng là hình thức tốt để kiểm chứng xem có con hay không có con ở trại, kỷ luật binh lính thế nào? Biết để mà rèn thêm.
Năm 1283, mùa xuân tháng Hai, bốn cha con gồm Hưng Đạo vương, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu và Dã Tượng đem ba ngàn quân kỵ rời đại bản doanh Vạn Kiếp thẳng tiến ra cửa sông Bạch Đằng. Hưng Đạo vương đi ngựa chứ không dùng voi cho khỏi ồn ã. Trời rét như cắt da cắt thịt. Bầu trời tràn ngập một mầu mây xám. Mưa phùn gió bấc. Tuy nhiên đoàn người ngựa vẫn hăm hở vượt qua những quả đồi đá ong. Đến vùng cửa sông, Yết Kiêu muốn phi ngựa lên trước báo cho Đô tướng Nguyễn Khoái biết để ra nghênh tiếp, nhưng Hưng Đạo vương cản lại. Người muốn bí mật từ xa quan sát xem thủy quân của Nguyễn Khoái luyện tập thế nào?
Lúc ấy thủy triều đang lên. Mặt sông căng phồng trải rộng mênh mông. Quân của Nguyễn Khoái chia làm hai đội. “Quân Đại Việt” chít khăn đỏ “Phía Nguyên Mông” chít khăn xanh. Quân xanh dùng thuyền lớn hơn đang hùng hổ từ phía biển tiến vào. Quân đỏ dùng thuyền nhẹ, chia cắt đội hình “địch” cứ ba chiếc quây lấy một chiếc của “địch” mà đánh. Có điều là cả “quân ta” lẫn “quân địch” đều hò “Sát Thát!” vang động cả một khúc
https://thuviensach.vn
sông. “Quân địch” thì cố tiến vào. Còn “quân ta” thì ra sức chặn lại. Đến lúc thủy triều xuống thì Nguyễn Khoái từ thuyền lớn ra lệnh khua chiêng thu quân.
Hưng Đạo vương thấy Nguyễn Khoái thao luyện năm vạn thủy quân với hàng ngàn chiếc thuyền lớn nhỏ hết sức bài bản, lên xuống nhịp nhàng, kỷ luật nghiêm minh thì lấy làm vui lắm. Chợt dưới thuyền có tiếng hô:
- Tiết chế đến!
Nguyễn Khoái đánh mắt nhìn thấy đoàn người ngựa với lá cờ súy lớn thì vội vàng lệnh cho thuyền quay mũi vào bờ. Còn cách bến một đoạn khá xa, Nguyễn Khoái đã nhảy ào xuống nước hớt hải chạy lên:
- Mạt tướng thật có tội! Không biết Tiết chế đến để nghênh tiếp từ xa. - Nguyễn Khoái vội phủ phục xuống vạt cỏ bên bờ sông vừa liến thoắng nói.
- Đô tướng đừng đa lễ thế! Đứng dậy đi!
Hưng Đạo vương ân cần nói.
- Tạ ơn Tiết chế! - Nguyễn Khoái đáp lại.
Ngũ Lão nhảy xuống ngựa tự lúc nào, đỡ Nguyễn Khoái đứng lên và hỏi: - Hiền huynh vẫn mạnh khỏe chứ?
- Nếu bây giờ lại vật nhau với đệ nữa thì huynh không thua đâu? Tất cả mọi người đều cười vui vẻ.
Hưng Đạo vương sai cắm trại ngay trên bờ sông. Cửa trại quay về hướng nam để tránh cái gió Bấc rét như cắt da cắt thịt. Người bảo Nguyễn Khoái cho gọi viên đô giám (tức giám quân) và quan chuyên trông coi việc quân lương, binh khí cùng đến dự họp. Một chiếc bàn vuông rất rộng cùng hơn một chục chiếc ghế được bày ra. Hưng Đạo vương ngồi trên chiếc ghế bành lớn, bên phải là Ngũ Lão, bên trái là Yết Kiêu và Dã Tượng. Phía đối diện là Nguyễn Khoái và hai viên đô giám và quan lương. Vừa ngồi vào bàn Nguyễn Khoái đã đưa cặp mắt nhỏ dưới cái trán thấp nhìn chằm chặp vào
https://thuviensach.vn
bình rượu lớn đặt ở một góc bàn. Hưng Đạo vương cười vang ra lệnh cho tên lính hầu:
- Rót rượu bát to cho Đô tướng!
Nguyễn Khoái chẳng còn biết giữ lễ, chộp lấy bát rượu tợp một đẫy ngụm hết sạch. Lưỡi đánh sang hai bên mép ra vẻ còn rất thèm thuồng.
- Rót tiếp cho Đô tướng hai bát nữa!
Sau khi Nguyễn Khoái đả xong ba bát rượu, Hưng Đạo vương nghiêm giọng nói:
- Hôm nay bản vương đi kiểm tra, thấy cánh thủy quân của Đô tướng thao luyện rất quy củ, nề nếp bản vương có lời khen ngợi. Bây giờ bản vương có một số câu hỏi, hỏi cả ba người có gì cứ trả lời thật.
Tất cả dạ ran.
- Binh lính ăn có đủ no không?
- Cũng tàm tạm. - Nguyễn Khoái đáp luôn. - Song nếu khẩu phần hàng ngày được tăng thêm một phần tư hay một phần năm nữa thì mới no ạ!
- Việc này từ mười ngày sau sẽ được đáp ứng! - Hưng Đạo vương đáp và bảo Ngũ Lão ngồi bên ghi ý kiến đó vào cuốn sổ đã mở ra ở trước mặt.
- Thế còn cái mặc?
- Ban ngày luyện tập nên không thấy rét. Nhưng đêm ngủ, chăn áo cũng có phần chưa đủ ấm. Nguyễn Khoái lại đáp luôn mà chẳng thưa bẩm gì khiến viên giám quân phải đá vào chân ở dưới gầm bàn ra điều nhắc nhở. Nhưng Nguyễn Khoái lại không để ý, quay sang vặc lại: “Ta nói không đúng sao?”.
Hưng Đạo vương thấy vậy thì cả cười và nói tiếp:
- Chăn, áo bông cũng sẽ có sau mười ngày nữa.
- Đa tạ Tiết chế! - Nguyễn Khoái đáp.
https://thuviensach.vn
- Bây giờ ta có một số lệnh thế này! - Hưng Đạo vương nghiêm giọng nói - đô giám và quan coi sóc quân lương và vũ khí nhớ ghi chép cho cẩn thận để cái gì Đô tướng quên thì hai người phải nhắc nhở.
- Dạ! Bẩm thưa Tiết chế, vâng ạ!
- Sáng mai cho dừng thao luyện ở đây. Từ chiều mai, chuyển toàn bộ binh lính và chiến thuyền về vùng cửa sông Thái Bình. Chọn khúc sông rộng nhất cho quân dàn chiến thuyền tập tấn công binh thuyền của Nguyên Mông. Nửa tháng nữa sẽ có khoảng hai nhăm đến ba mươi thuyền đinh lớn, gần lớn bằng binh thuyền của giặc sẽ được đưa đến. Các tướng hãy chia quân ra làm nhiều lớp, tấn công thuyền “khủng” của giặc. Tập đánh ngày, đánh đêm, đánh cả trong lúc sương mù, mưa gió. Vận dụng xa luân chiến cho thành thục. Quân lương vũ khí phải nhớ lấy riêng ra vài ngàn quân, lên rừng chặt mây, tre đực già. Lột lấy cật, đan thành khiên hai lớp. Có các loại khiên lớn có thể che cả mặt trước chiến thuyền, đồng thời che được cả mui thuyền. Khiên nhỏ dùng cho binh lính. Trong ruột được nhồi bông, sẽ được bản vương cho người chỉ dẫn. Khi luyện tập phải nhúng khiên xuống sông cho ngậm no nước để chống tên tẩm dầu của giặc. Đồng thời quân lính cũng phải luân phiên nhau lên rừng chặt tre, vót cho được hai mươi đến ba mươi vạn mũi tên… Hàng tháng bản vương sẽ cho người xuống đôn đốc, kiểm tra. Sẽ có thưởng phạt nghiêm minh. Các tướng rõ cả chưa?
- Dạ! Bẩm Tiết chế, rõ ạ!
- Còn nữa, quân lính phải chia theo đội! Mỗi đội khoảng một trăm người. Tất cả phải biết mặt nhau. Thấy người lạ trà trộn thì phải bắt giữ, nhưng tuyệt đối không được đánh đập mà phải giao về cho Đô tướng tra xét.
- Dạ! Bẩm Tiết Chế rõ ạ!
- Có ai muốn nói gì không?
- Dạ! Bẩm binh sĩ đang thao luyện ở đây rất tốt. Sao lại phải chuyển đi nơi khác! Thao luyện bài tập khác ạ! - Nguyễn Khoái mạnh dạn thưa.
https://thuviensach.vn
- Ngươi hỏi rất có lý! Nhưng quân cơ bất khả lậu. Các người cứ thế mà thi hành. Ai trái lệnh! Chém!… - Hưng Đạo vương nghiêm giọng quát.
- Dạ! Bẩm Khoái mỗ này rõ rồi ạ!
- Có thế chứ! - Hưng Đạo vương cả cười và ra lệnh - Bây giờ thì tất cả đến uống rượu. Phải uống cho thực say để mai, ai vào việc nấy!
Tiệc rượu được bày ra, đủ cả các món sơn hào, hải vị. Viên giám quân bẩm:
- Dạ! Bẩm Tiết chế, để mạt tướng cho lính mang lên mấy con cá tươi ở vùng sông này lên Quốc công Tiết chế nếm thử ạ!
- Ngươi không sợ ta bắt tội, ăn lẻ trước binh lính sao? - Hưng Đạo vương nửa đùa nửa thực hỏi.
- Dạ! Bẩm quả là oan cho mạt tướng ạ! Mạt tướng đoán thế nào cũng có lúc Quốc công Tiết chế xuống đây kiểm tra, nên sai lính chuẩn bị sẵn đấy ạ! Chứ bản thân ba người mạt tướng… cũng chưa biết mùi vị cá thế nào ạ!
- Nếu thế thì được!
- Quân pháp của Đô tướng rất nghiêm. Trong quân cấm không được uống rượu. Đến Đô tướng thèm rượu như thế mà cả mấy tháng nay không có giọt nào rót vào bụng đâu ạ!
- Các ngươi che giấu cho nhau chứ gì? - Hưng Đạo vương tinh quái hỏi.
- Khoái mỗ này đã nói một là một hai là hai. Cái trò trí trá đó Khoái mỗ vô cùng căm ghét ạ!
- Ta cũng nói đùa đấy thôi! Mong Đô tướng đừng để bụng.
Mọi người đều tái mặt trước câu trả lời bỗ bã của Nguyễn Khoái. Nhưng vội thở phảo nhẹ nhõm trước sự chân tình, cởi mở của Tiết chế.
Hưng Đạo vương vỗ vào tấm lưng to tròn như một gốc lim cổ thụ của Nguyễn Khoái mà bảo rằng:
- Đây là một trong hai cây cột chống trời của Đại Việt ta!
https://thuviensach.vn
- Đa tạ Tiết chế quá khen Khoái mỗ này là gì không quan trọng. Chỉ biết rằng lòng trung với Đại Việt với hai Thánh thượng và với Tiết chế thì có trời xanh chứng giám. Nếu từ nan bất cứ việc gì thì chết sẽ không có đất chôn thây…
Hưng Đạo vương lấy làm hài lòng lắm. Người quay sang nói với viên giám quân và viên quan coi sóc quân lương:
- Hai ngươi phải hết lòng giúp đỡ Khoái Đô tướng nhé! Sau này công của hai ngươi cũng không nhỏ đâu!
- Dạ! Bẩm Tiết chế hai người chúng tôi xin đem hết lòng khuyển mã. Nếu có điều gì sơ sảy sai sót, Tiết chế cứ cho chặt đầu, bêu lên ba ngọn sào để răn người khác ạ!
Cả hai đều ứng khẩu đồng từ khiến Hưng Đạo vương càng cảm thấy yên tâm.
Từ cửa sông Bạch Đằng, Hưng Đạo vương sai nhổ trại hành binh xuống phía nam nhằm Hồng Lộ thẳng tiến. Trên đường đi người hỏi Ngũ Lão:
- Con có biết vì sao ta lại lệnh cho Nguyễn Khoái chuyển quân không?
- Dạ! Bẩm thưa cha con cũng như Nguyễn Khoái đều chưa hiểu ngầm ý ở bên trong là gì ạ!
- Ngươi không hiểu thật hay giả vờ ngây ngô như Nguyễn Khoái đó? - Dạ! Bẩm thưa cha, có việc gì con giấu được cha từ trước đến nay đâu ạ!
- Kế của ta đã định. Nhưng phải tuyệt đối giữ bí mật. Đến như con mà cũng không biết là tốt rồi. - Hưng Đạo vương nói với Ngũ Lão mà cũng như nói với chính mình.
- Tống tướng Triệu Trung là người thế nào? - Người hỏi Ngũ Lão tiếp.
- Dạ! Bẩm thưa cha Triệu Trung quê ở Hạ Khẩu bên bờ sông Trường Giang. Võ nghệ và sức lực cũng có thể xếp ngang với bọn Lý Hằng, Lý Quán, Phàn Tiếp của Nguyên Mông. Duy Triệu Trung có tài huấn luyện thủy quân, vì từ nhỏ đã sinh sống bên bờ sông lớn. Triệu Trung mang ơn rất
https://thuviensach.vn
sâu nặng với Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật. Khi trốn sang đây chỉ có đơn thân. Chiêu Văn vương đã cho người lặn lội về tận quê đón bố mẹ già cùng vợ con sang ta sinh sống. Lại xây cất cho một dinh thự khá tươm tất. Hiện Triệu Trung được Chiêu Văn vương sai cai quản và huấn luyện khoảng ba ngàn binh Tống.
- Chiêu Văn vương quả cũng là một con người sáng suốt. - Hưng Đạo vương buột miệng khen. - Lần này ta xuống đây hội kiến cùng Chiêu Văn vương, theo con có nên để cho Triệu Trung cùng dự không?
- Dạ! Bẩm thưa cha… Cha nên cho Triệu Trung vào yết kiến và có lời úy lạo hắn lúc đầu thôi. Đến khi bàn chuyện cơ mật thì con sẽ rủ hắn ra ngoài chơi.
- Ừ! Con ta cũng biết phép đối nhân xử thế đấy.
Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật tiếp Tiết chế tại quân doanh nửa ở bờ sông Cái nửa trên đê. Sau khi phân ngôi chủ khách Chiêu Văn vương cho gọi Triệu Trung vào ra mắt Hưng Đạo vương. Triệu Trung người không cao lớn lắm, nhưng dáng vẻ chắc chắn với khuôn mặt phong trần dãi dầu sương gió.
- Bại tướng[2] Triệu Trung xin lạy chào Tiết chế.
Sau câu nói ấy Triệu Trung cứ quỳ mọp dưới chân Hưng Đạo vương. Ngũ Lão vội cúi xuống đỡ lên. Triệu Trung mới dám đứng dậy và nói tiếp:
- Đội ơn Tiết chế đã cấp thêm tiền lương cho Chiêu Văn vương mà đời sống đám binh Tống mới được no đủ như hiện nay.
- Gia đình anh em hàng binh sang đây có được nhiều không? - Hưng Đạo vương hỏi.
- Khởi bẩm Tiết chế người có người không ạ!
- Thế cuộc sống của họ thế nào?
- Khởi bẩm Tiết chế. Cũng tạm đủ ạ! Những người có nghề làm thuốc, có nghề làm thủ công hay có nghề buôn bán đều được Chiêu Văn vương
https://thuviensach.vn
tạo điều kiện làm ăn sinh sống như ở quê nhà. Số tay trắng thì Chiêu Văn vương cho mượn ruộng của công cũng như của Chiêu Văn vương cho cấy cày mà không phải nộp sưu thuế gì ạ!
- Tinh thần của anh em binh sĩ Tống thế nào?
- Khởi bẩm Tiết chế đa số rất háo hức muốn được ra trận để rửa hận mất nước, mất nhà… Và để báo ơn tri ngộ của Chiêu Văn vương ạ!
- Như vậy là rất tốt! Bản vương có lời khen! Nhưng ta hỏi thật câu này. Trung Tống tướng đừng để bụng nhé!
- Khởi bẩm Tiết chế! Xin ngài cứ dạy bảo. Có gì biết Triệu Trung đều cởi hết tấm lòng ạ!
- Số Hán gian cam tâm làm chim mồi chó săn cho giặc Nguyên Mông có nhiều không?
- Khởi bẩm Tiết chế theo bại tướng có thì cũng không nhiều mà không ít ạ! Duy có một tên mà Tiết chế phải lưu tâm là Phạm Nhan. Tên này hành nghề đạo sĩ. Có thuật chém đầu này, mọc đầu khác. Hắn rất nham hiểm, quyền biến cơ mưu. Theo như bại tướng biết thì hắn đã vài năm qua Đại Việt hành nghề nên nắm rất rõ đường đi lối lại cũng như thế sông, thế núi của Đại Việt ta.
- Cám ơn ngươi đã cho biết thêm về con người này. Chính hắn đã chỉ điểm nơi ẩn náu của vua Tống để quân Nguyên truy sát.
- Khởi bẩm Tiết chế có chuyện đó ạ!
- Ngươi nghĩ ngày các ngươi trở về cố hương có xa ngái lắm không?
- Khởi bẩm trước mắt lũ chúng tôi lấy đất Đại Việt làm nhà! Còn về sau thế nào thì quả là còn bất định lắm ạ!
- Thế là các ngươi hơi chán nản rồi! Bản vương cho ngươi hay. Trước mắt nhà Nguyên Mông thật rất hùng mạnh. Nhưng đất nước Trung Hoa rộng lớn lại không thiếu gì người tài, người có lòng ái quốc. Vậy thì nhà Nguyên Mông chỉ tồn tại trên dưới một đời người. Khoảng ba bốn chục
https://thuviensach.vn
năm nữa bên đó chắc chắn sẽ có loạn. Và cũng từng ấy năm nữa thì nhà Nguyên Mông chắc chắn sẽ sụp đổ. Và thay thế vào đó sẽ là một triều đại Trung Hoa mới.
Hưng Đạo vương nói tới đó thì đưa mắt cho Ngũ Lão. Ngũ Lão ôm vai Triệu Trung nói nhỏ:
- Lâu lắm chúng ta mới gặp nhau. Đệ mời đại ca ra ngoài uống rượu.
Triệu Trung dường như cũng hiểu ý. Hai người vào một quán mới mở của người Hoa tản cư sang.
- Ngũ Lão tẩm ngẩm tầm ngầm mà đá chết voi. - Triệu Trung mở đầu câu chuyện.
- Hưng Đạo vương hay Chiêu Văn vương thì họ cũng là anh em một nhà cả ấy mà. - Ngũ Lão thanh minh. - Có điều đệ không có tài đánh thủy nên không dám theo huynh phò Chiêu Văn vương.
- Nhưng cái mẹo ra mắt Tiết chế phải nói là gan cùng mình. Để giáo đâm vào đùi chảy máu ròng ròng mà vẫn vờ như không biết gì quả là một cách ra mắt có một không hai.
- Có gì đâu! Âu cũng là học cách bên nước Tầu của huynh. Nghe nói xưa Khương Tử Nha muốn theo phò nhà Chu mới đến câu ở hồ Thủy Đình. Nhưng ngặt một nỗi là dây câu lại không có lưỡi. Có người hỏi thì Khương Tử Nha bảo rằng ta đâu cần câu lấy cá. Ta đang câu chức tể tướng của nhà Chu. Chuyện đó đồn đến Chu Vũ vương Cơ Phát. Biết có người tài đến giúp mình, Cơ Phát thân ra mời Tử Nha vào nội điện. Mình là quan võ phải nghĩ ra cách của mình chứ!
Ngũ Lão nói đến đó thì cả hai cùng cười rồi nâng bát rượu uống cạn.
- Bây giờ bố mẹ, vợ con huynh đã ở đây cả rồi. Huynh cứ yên tâm phục vụ Đại Việt. Sau này không ai đối xử tệ bạc với gia đình huynh đâu!
- Huynh biết chứ! Nguyên Mông là kẻ thù chung của cả hai dân tộc chúng ta mà.
https://thuviensach.vn
Trở lại chuyện Hưng Đạo vương và Chiêu Văn vương trong trại lớn. Mở đầu Hưng Đạo vương điểm đúng huyệt người ngồi đối diện:
- Nghe nói suất ăn của gia binh Chiêu Văn vương khá hơn của quân triều đình có đúng không?
- Quả là có chuyện ấy thật. Vì gia binh chỉ có ba ngàn mà quân triều đình có tới năm vạn quân lương không thể kham nổi.
- Chiêu Văn vương đừng lo, mười ngày nữa sẽ có lương cấp đủ cho Chiêu Văn vương. Tuy nhiên bản vương chỉ lưu ý Văn vương một điều nhỏ là đối với quân lính phải thật công bằng, kể cả binh Tống cũng thế. Đói cùng đói, no cùng no. Có như thế khi lâm trận, tất cả đều xả thân… chứ không suy bì được.
- Tiết chế thật là cao kiến. Vừa có lý lại có tình. Văn vương này xin nghe theo.
- Hàng ngày Văn vương thao luyện thủy quân thế nào?
- Vẫn như cũ thôi. Chia làm hai phe “đối luyện”. Tập trận như trò chơi ở các lễ hội. Vui vẻ lắm, ai cũng thích thú cả.
- Như thế là không được rồi. Lâm trận thật thì làm thế nào? - Thế theo Tiết chế thì phải làm sao?
- Độ gần nửa tháng nữa triều đình sẽ cấp cho Văn vương khoảng bảy chục thuyền đinh lớn, gần bằng chiếc thuyền của Toa Đô đang chinh phạt Chiêm Thành. Văn vương nên chia quân ra làm các đội thay nhau tấn công các chiến thuyền đó”. Đánh theo kiểu “xa luân chiến”, liên tục bất kể ngày đêm, sớm tối nắng mưa. Còn nữa phải cho lính tập phòng thủ chống quân Nguyên Mông bắc cầu phao từ phía kinh thành Thăng Long tấn công sang.
- Ta hiểu rồi! Đúng là phải như thế thật. Chứ như bây giờ thì lúc đánh nhau thật sẽ hỏng cả.
Rồi Hưng Đạo vương cũng truyền lệnh cho Chiêu Văn vương (tất nhiên là giọng nói nhẹ nhàng hơn) như với Nguyễn Khoái về việc phải vót ba
https://thuviensach.vn
mươi vạn mũi tên cùng các loại khiên lớn nhỏ. Với số tàn binh Tống, Hưng Đạo vương bảo Văn vương phải chuẩn bị may đủ ba ngàn bộ quân phục mới toanh theo kiểu Tống. Cờ hiệu cũng phải sắm sửa như cờ hiệu quân Tống. Chiến thuyền cũng phải như chiến thuyền Tông. Cùng hàng trăm loa sắt. Riêng Triệu Trung phải chuẩn bị cho hắn một bộ áo giáp vàng sáng choang. Chiêu Văn vương nghe đến đó thì ù cả tai. Chả hiểu ý của Hưng Đạo vương là thế nào?
- Bây giờ với Đại Việt ta, một ngọn giáo, một tay gươm, một cây cung cùng tham gia chống Nguyên Mông cũng là quý rồi. Ở đây những ba ngàn người, ta phải biết cách để kết quả tăng lên gấp hàng mười, hàng trăm lần… Nuôi lính ba năm dụng một giờ. Nhưng đó phải là giờ vàng…
Hưng Đạo vương vừa mỉm cười vừa vuốt râu, cặp mắt đen sáng long lanh vừa thông minh vừa hóm hỉnh. Người ghé tai Chiêu Văn vương nói nhỏ… cứ như thế! Như thế… một hồi.
Nghe tới đâu mắt Chiêu Văn vương sáng ra đến đấy. Và câu cuối cùng Hưng Đạo vương vừa nói xong thì bất thần Chiêu Văn vương thốt lên:
- Tiết chế quả là Thánh thật!
- Còn một việc nữa. - Chờ cho cơn xúc động của Chiêu Văn vương dịu lại, Hưng Đạo vương nói tiếp. - Lần này bản vương để lại Yết Kiêu cho Văn vương sử dụng, sai khiến. Việc đầu tiên là Yết Kiêu sẽ tham gia thao luyện cùng với binh lính. Rồi từ đó Yết Kiêu sẽ tuyển chọn ra khoảng trên dưới một trăm người có bản lĩnh, có sức khỏe và có tài bơi lội. Song cái quan trọng nhất là lòng trung thành. Dẫu gươm kề cổ cũng không được khai việc mình đang làm. Số người này Yết Kiêu sẽ đem đi một nơi tập luyện riêng. Huấn luyện thế nào và sau này sẽ làm gì “thần cũng không biết, mà quỷ cũng không hay.”
https://thuviensach.vn
6
Hưng Đạo vương lưu lại ở khu vực thủy trại của Chiêu Văn vương ba ngày. Người đưa bọn Ngũ Lão, Dã Tượng, cùng vài chục quân kỵ đi thăm thú cả một vùng rộng lớn kể cả chiều dài lẫn chiều rộng. Chia tay Chiêu Văn vương, Hưng Đạo vương vỗ vào lưng “người anh em họ hàng” mà úy lạo rằng:
- Trông thanh nhã, tay cầm bầu rượu, vai đeo túi thơ thế này, mà rồi đây sẽ lập đệ nhất công trong cuộc chiến chống Nguyên Mông đó.
- Tiết chế mới xứng với công đó. “Một người lo toan bằng cả kho người làm”. - Chiêu Văn vương nhún nhường, chân thành đáp lại.
- Người lo toan mà không có người làm thì cái lo có hay ho đến đâu cũng chỉ là chuyện hão mà thôi! Hưng Đạo vương cũng khiêm tốn đáp lại.
Ba thầy trò Hưng Đạo vương, Phạm Ngũ Lão và Dã Tượng chỉ đem theo hai mươi quân kỵ nhằm thẳng hướng làng Phù Ủng châu Thượng Hồng phi ngựa xuống.
- Ta muốn vào ra mắt sư phụ con - Hưng Đạo vương nói với Ngũ Lão - Nhưng trước tiên ta phải vào thắp hương lễ Phật đã.
Tất cả quân lính Hưng Đạo vương để phía ngoài, dặn dò không được làm kinh động đến xung quanh.
Dã Tượng đã chuẩn bị hương hoa và một trăm lượng vàng lá dâng lên bàn thờ Phật tổ. Hưng Đạo vương kính cẩn quỳ ở giữa. Phạm Ngũ Lão, Dã Tượng quỳ hai bên. Người lầm bầm khấn:
- Tín chủ là Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn hiện là Tiết chế của Đại Việt. Hôm nay thân đến chùa xin với Phật tổ phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, kế sách của quốc gia được hĩnh sĩ hết lòng thực hiện để phá được lũ giặc Nguyên Mông hung bạo, giữ cho dân chúng không bị rơi vào cảnh lầm
https://thuviensach.vn
than “nước mất, nhà tan”. Lòng thành lễ mọn, Phật tổ chứng giám, cung bái.
Khi Hưng Đạo vương đứng dậy thì sư cụ trụ trì ở chùa Bảo Sơn ở phía hậu cung đi ra. Ngũ Lão nhảy bổ ra ôm chầm lấy thầy, rồi gần như ngay lập tức quỳ dưới chân và nói:
- Con theo hầu Tiết chế vào lễ Phật, chưa vào trình diện với sư phụ. Mong sư phụ ngàn lần thứ lỗi.
Sư cụ vóc hạc, dáng cao, trán rộng, mắt sáng, chòm râu dài trắng như cước, dáng vẻ còn rất nhanh nhẹn.
- Mô Phật. Thí chủ là Tiết Chế, lại có lòng sùng Phật thế này. Quý hóa quá, quý hóa quá.
- Bạch sư cụ, bản chức cũng là người. Mà mọi chúng sinh đều là Phật tử. Huống nữa, sư cụ lại là thầy thuộc tướng của bản chức, kia mà. Nay nhân việc nước qua đây, trước vào lễ Phật, sau là vấn an sư cụ.
- Sao không cho lính vào báo trước để bần đạo ra tận cổng chùa đón rước. Thật là thất lễ! Thất lễ. Chùa nghèo vì dân quanh vùng đều rất nghèo. Nhưng tấm lòng hướng về Phật tổ thì lại thật là giàu có.
- Bản vương mới nhìn qua đã rõ…
- Xin rước Tiết chế vào phòng khách.
Ngũ Lão săng sái dẫn đường. Phòng khách của sư cụ là một chái ở sau chùa. Chỉ có một bộ bàn ghế gỗ gụ, không có tay ngai tựa lưng. Một chú tiểu bưng lên một khay trà ướp hoa ngâu. Chiếc ấm cùng bốn chiếc chén đều thô mộc, không có hoa văn, đậm màu da lươn. Dã Tượng đứng hầu phía sau Hưng Đạo vương. Còn Ngũ Lão đứng chắp tay, hầu phía sau sư phụ.
- Sắp tới chiến cuộc chống Nguyên Mông chắc chắn sẽ diễn ra khốc liệt trên đất Đại Việt ta. Nhất là khúc sông Cái dài khoảng một trăm dặm từ Đại Hoàng đến trước cửa thành Thăng Long. Châu Thượng Hồng ta gần như nằm ở đoạn giữa khúc sông này.
https://thuviensach.vn
- Nam mô a di đà Phật! - Sư cụ chắp tay trước ngực nói. - Bần đạo đã ăn mày cửa Phật tám chín mươi năm rồi! Những chuyện thế sự không còn để ý tới nữa. Song nếu quả thực là giặc dữ có tràn xuống đất này thì cũng phải tay đao tay thước cùng với dân làng đuổi chúng đi để bảo vệ chùa thôi!
- Không! Bản vương nhất quyết không để cho chúng tràn xuống đây được! Nhưng trận chiến ở ngoài sông chắc chắn là rất dữ dội. Mong sư cụ động viên dân làng ra đánh trống, hò reo trợ chiến!…
- Nam mô a di đà Phật! Điều này thì bần đạo có thể làm được. Không cần Tiết chế phải nhắc nhở.
- Bản vương xin đa tạ sư cụ!
- Không dám ạ! Dù là người tu hành đi nữa thì cũng phải biết phù cái thiện, xua đuổi cái ác.
- Nhân đây xin hỏi sư cụ một số điều, không biết có tiện không? - Xin Tiết chế cứ tự nhiên, điều gì bần đạo rõ, sẽ xin thưa lại hết.
- Hôm qua, bản vương có ghé vào thắp hương tại Đền thờ tướng quân Phạm Bạch Hổ. Người đã chém bay đầu tên Việt gian bán nước Kiều Công Tiễn, kẻ đã ám hại tướng công Dương Đình Nghệ để dọn đường rước quân Nam Hán vào xâm chiếm nước ta. Tướng quân Phạm Bạch Hổ cũng là tướng tiên phong cho Ngô Vương Quyền chặn đánh dữ dội quân Nam Hán ở cửa sông Bạch Đằng và giết chết thái tử Hoàng Thao, đập tan ý đồ xâm lược của quân Nam Hán. Vậy xin hỏi sư cụ tướng quân Phạm Bạch Hổ với đệ tử Phạm Ngũ Lão của sư cụ có họ hàng gần xa gì với nhau không ạ!
Sư cụ cười sảng khoái đáp:
- Lúc trước Tiết chế có nói “Đất linh sinh nhân kiệt”. Châu Thượng Hồng là đất như thế. Bởi thế hơn hai trăm năm trước đây đã sinh ra Phạm Bạch Hổ. Còn nay thì sinh ra đệ tử của bần đạo là Phạm Ngũ Lão. Đơn giản thế thôi. Bần đạo quả quyết rằng họ chẳng có họ hàng về bên nội hay bên ngoại gì với nhau cả.
Hưng Đạo vương cũng cười sảng khoái:
https://thuviensach.vn
- Sư cụ giải thích thật chí lý! Chí lý!
- Tiết chế đã hỏi, vậy tiện thể đây bần đạo cũng muốn hỏi lại một câu mong Ngài đừng trách là bần đạo “thóc mách” nhé!
- Xin sư cụ cứ hỏi. Việc gì không ảnh hưởng đến sự an nguy của Đại Việt, bản vương xin trả lời hết.
- Chả là đệ tử của bần đạo vốn không thạo về thủy chiến. Mà chiến cuộc theo như Quốc công Tiết chế nói chủ yếu sẽ diễn ra trên dọc sông Cái. Vậy thì đệ tử của bần đạo trở thành kẻ vô dụng mất rồi sao?
- Sư cụ quả thật là quá lo xa.
- Dạ, không phải. Chả là khi xưa, bần đạo vốn mồ côi cả cha lẫn mẹ từ lúc mới lên ba. Nhờ ăn mày cửa Phật mà sống được tới bây giờ. Sư phụ của bần đạo là người học rộng, văn võ song toàn. Từ lúc năm tuổi bần đạo đã được sư phụ dạy chữ và dạy võ. Qua mấy chục năm khổ luyện cũng thu được kết quả không đến nỗi nào. Trước lúc lâm chung, sư phụ của bần đạo cầm tay mà trăng trối rằng: “Tất cả học vấn về văn võ của ta đã truyền hết cho con. Di nguyện của sư phụ là sau này con sẽ truyền lại được tất cả các thứ đó cho người có thể giúp được nước, cứu đời”. Nay Ngũ Lão cũng có thể coi là thành tài. Ấy vậy mà cái tài ấy đành “xếp xó” thì sau này “hai năm mươi” gặp lại sư phụ, thử hỏi bần đạo sẽ nói năng với người thế nào đây?
- Có phải thanh đại đao và cây cung mà Ngũ Lão đang dụng là của sư phụ của ngài trao lại? - Hưng Đạo vương hỏi.
- Dạ! Quả đúng là như vậy.
- Như vậy là “y phục xứng kỳ đức” rồi! Với thanh đại đao và cây cung này, bản vương chắc chắn là Ngũ Lão sẽ lập được kỳ công lớn.
- Nhưng…
- Bản vương hiểu được nỗi băn khoăn của sư cụ rồi! Ở đây chỉ có bốn người, đều là chỗ người nhà cả, bản vương sẽ nói đại để về kế phá Nguyên Mông mà bản vương đã nung nấu suốt hơn một tháng qua. Sư cụ là người
https://thuviensach.vn
học rộng, tài cao. Biết đâu có thể chỉ giáo cho bản vương được điều gì thì thật là “nhất cử lưỡng tiện”.
- Dạ! Bần đạo không dám! Không dám!…
Hưng Đạo vương rút từ túi áo ngực ra một tấm bản đồ bằng lụa trắng hình chữ nhật, chiều dài gần gấp đôi, chiều rộng trải trên mặt bàn. Người bắt đầu nói:
- Hiện tại 15 vạn quân của Nguyên súy Toa Đô đang chinh phạt Chiêm Thành. Dù thắng hay bại cánh quân này sẽ men theo đường biển đánh phá vùng Hoan - Ái của ta trước. Sau đó sẽ vào cửa biển Đại Hoàng ngược theo sông Cái để đến kinh đô Thăng Long. Sở dĩ Thoát Hoan đã được phong làm Trấn Nam vương nhưng chưa khởi quân đánh Đại Việt vì còn chờ kết quả chinh phạt của Toa Đô. Song chẳng chóng thì chầy năm mươi vạn quân sĩ Thái tử Thoát Hoan sẽ tràn xuống nước ta.
Bước đầu ta phải lui về phòng ngự. Thậm chí cả kinh đô Thăng Long cũng phải để cho chúng vào “ở nhờ”. Đại quân của ta sẽ lui về bên này sông Cái. Thoát Hoan muốn sang ta phải đánh quyết liệt, buộc hắn phải bật trở lại. Đồng thời các mũi vận lương của chúng ở cả hai ngả thủy bộ ta cùng phải “khóa chặt”. Cái gì cướp được thì cướp. Cái gì không cướp được thì đốt và đánh chìm hết. Vùng Quế Sơn gần cửa Lục Đầu giang vừa tiện cho việc nhận lương cả thủy lẫn bộ. Đất ở đấy rộng. Chủ yếu là đất đồi sẽ rất thích hợp cho kỵ mã của chúng tung hoành. Như vậy đại để có thể ví Thoát Hoan ở kinh thành Thăng Long là phần mình của con cua. Quế Sơn nơi tập trung binh lực rất mạnh có thể ví như một chiếc càng cua. Cánh quân của Toa Đô ngược sông Cái lên là chiếc càng thứ hai. Bước một khi Toa Đô từ Chiêm Thành ra, Thái sư thượng tướng quân Chiêu Minh vương Trần Quang Khải đang cầm mười vạn quân Hoan - Ái phải bám đuổi theo, đánh quyết liệt khiến cho chúng bị tiêu hao và mỏi mệt. Từ cửa Đại Hoàng trở ra Thăng Long thì việc này đã được giao Đô tướng Nguyễn Khoái, Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật cùng đội binh sĩ Tống và đội đặc nhiệm của gia tướng Yết Kiêu. Nguyễn Khoái phải làm thế này, thế này. Chiêu
https://thuviensach.vn
Văn vương Trần Nhật Duật phải dùng kế ly gián thế này, thế này… Gia tướng Yết Kiêu sẽ gây cho giặc sự kinh hoàng trong suốt ngày đêm như bị “quỷ ám” bằng cách này cách này… Đến bến Chương Dương trước cửa thành Thăng Long tất cả phải hợp lực quyết không cho chúng vào được thành. Thoát Hoan tất nhiên sẽ thả năm vạn kỵ binh Mông Cổ trong mười vạn tên thiện chiến nhất từ trong thành ra tiếp ứng cho Toa Đô. Đây là lúc dụng võ của Phạm Ngũ Lão. Ngũ Lão sẽ phục binh ở đây… dùng câu liêm thương chặt đứt vó ngựa Nguyên Mông và tiêu diệt chúng. Thoát Hoan muốn tung quân ra nữa thì cửa Nam năm vạn quân của Quốc Tảng phải chặn chúng lại. Còn cửa Đông được giao cho năm vạn quân mã Quốc Nghiễn. Ngũ Lão sau khi tiêu diệt đội kỵ binh thiện chiến đó thì toàn bộ quân tràn lên thuyền của Toa Đô cùng Nguyễn Khoái, Trần Nhật Duật phải “chặt đứt được chiếc càng cua này”. Với Toa Đô, không bắt sống được thì phải giết chết, quyết không để hắn trốn chạy về Quế Sơn. “Con cua Thoát Hoan” bị gẫy một càng, phải bỏ Thăng Long chạy về phương bắc. Lúc đó toàn bộ hai nhăm vạn quân Đại Việt do Ngũ Lão làm tiên phong, bên phải có Quốc Tảng, bên trái có Quốc Nghiễn sẽ đánh thẳng vào cổng chính của Quế Sơn. Thủy quân của Nguyễn Khoái từ cửa Lục Đầu giang sẽ xông lên trợ chiến. Với lực lượng hùng hậu như vậy chiếc “càng cua” thứ hai chắc chắn sẽ phải bị chặt đứt. “Con cua Thoát Hoan” chỉ còn “tám cẳng” thì chỉ còn cách “bò nhanh” về nước. Tất nhiên là quân ta sẽ truy kích đến tận ải Nam Quan. Ngũ Lão vẫn sẽ là tướng tiên phong trong cuộc truy đuổi này. Dĩ nhiên người Nguyên chắc chắn chưa chịu thất bại. Nhưng lần thứ ba bọn chúng sang thì chắc chắn là ta đánh dễ rồi. Song cũng phải bầy binh bố trận để đánh một trận tiêu diệt lớn… Trận này có thể diễn ra ở cửa sông Bạch Đằng. Đánh cho chúng phải dựng tóc gáy khi nghĩ đến chuyện phải sang Đại Việt xâm lăng một lần nữa… Đó là toàn bộ kế sách của bản vương chỉ có vậy. Mong sư cụ chỉ giáo thêm. Hưng Đạo vương theo thói quen vừa cười vừa vuốt râu nói câu sau cùng.
Nghe xong sư cụ vội vàng xòe bàn tay đặt trước ngực ngón cái hướng vào phía trong, đầu hơi cúi xuống theo nghi thức của nhà Phật, chân thành
https://thuviensach.vn
nói:
- Ngài không phải là người thường mà thực sự là Đức Thánh nhân. Được nghe Đức Thánh giảng giải về kế sách phá giặc dữ quả thực là không uổng sống một đời. Còn Ngũ Lão, đệ tử của bần đạo được cầm roi, dắt ngựa theo hầu Đức Thánh thì còn vinh hạnh gấp vạn lần… Từ nay xin cho phép bần đạo được gọi vương là Đức Thánh Trần…
- Chẳng qua là “kế mọn” có gì đáng kể đâu. Hưng Đạo vương khiêm tốn đáp - Còn việc có thực hiện được hay không còn nhờ vào sự xả thân của tướng sĩ và sự đóng góp hết lòng của toàn thể dân chúng Đại Việt.
- Phải nói thật là hai vua Trần quả thực là vua sáng. Nếu không hôm nay làm gì có người cầm quân chống giặc dữ.
- Mọi người đều hiểu oan cho bản vương cả. - Giọng Hưng Đạo vương trầm xuống. Họ chỉ thấy bản vương cướp công chúa Thiên Thành trong ngày rước dâu về nhà chồng mà không biết được rằng từ thuở thiếu thời mười sáu, mười bẩy, bản vương và công chúa đã yêu nhau như thế nào. Một người mà ngay cả đến người yêu của mình cũng không bảo vệ được thì còn nói gì đến việc cứu nước, cứu dân sau này… Ngoài hai mâm vàng trả lại đồ sính lễ, hai vua Trần còn phạt bản vương “bồi thường danh dự” cho Trung Thành vương hai ngàn mẫu ruộng ở phủ Mỹ Đức - Hà Tây. Có nghĩa là toàn bộ điền sản của cả gia đình. Nhưng có hề chi… - Nói đến đây Hưng Đạo vương cười lớn - Cái chính là đã thực hiện được lời “thề non - hẹn biển” từ thuở thiếu thời với nhau. Chứ hai ngàn đến hai mươi ngàn mẫu ruộng cũng có xá gì. Và bây giờ thiên hạ cũng đều thấy “sự hy sinh” ấy đâu có uổng phí. Thiên Thành đã sinh cho bản vương bốn hổ tướng để bảo vệ Đại Việt… Đó mới thực sự là điều quan trọng.
Nói tới đây Hưng Đạo vương đẩy ghế ra sau đứng dậy. Rồi người bảo:
- Thôi đã đến lúc bản vương phải tạm biệt sư cụ rồi. Quà không có gì nhiều, chỉ có một xúc lụa tơ tằm Vạn Phúc Hà Đông biếu sư cụ và một trăm lượng vàng cung tiến cho nhà chùa để tu sửa lại những chỗ đã bắt đầu hư hỏng.
https://thuviensach.vn
- Tạ ơn Đức Thánh Trần. - Sư cụ chắp hai bàn tay xương xẩu nhưng vẫn còn rất cứng cáp và nói: - Lụa thì bần đạo xin nhận còn vàng thì không dám vì quốc khố đang phải gánh vác công cuộc phòng chống giặc ngoại xâm.
Hai bên đùn đẩy nhau một lúc. Cuối cùng sư cụ đưa ra giải pháp:
- Thôi thì bần đạo thay mặt nhà chùa xin nhận một lượng tượng trưng cho Đức Thánh Trần vui lòng, số còn lại thì bần đạo không dám.
Hưng Đạo vương cả cười bảo:
- Ngài khí khái quá.
Rồi tất cả kéo ra bàn thờ chính. Cả bốn người vái lạy Phật Tổ, sau đó sư trụ trì gói lại chín mươi chín lượng vàng, đích thân nâng ngang mặt trao lại. Hưng Đạo vương đỡ lấy, rồi trao lại cho Dã Tượng.
- Dạ, bẩm thưa cha! Cha cho phép con tối nay được ở nhà thăm mẹ. Sáng sớm mai sẽ trở về Vạn Kiếp ngay ạ!
- Được! Cha cũng có ý đó. Chưa kịp bảo thì con đã xin… Ta có quà cho mẹ con. Cũng là một tấm lụa tơ tằm Vạn Phúc, một trăm hai mươi quan này là cấp cho sáu tháng lương chức Đô úy của con.
- Sao lương nhiều vậy cha? - Ngũ Lão hỏi lại.
- Không nhiều đâu con. Nhiều quan lại trong triều còn lĩnh hơn con cả trăm lần - Hưng Đạo vương giải thích rồi bảo Dã Tượng lấy từ trong hòm “công vụ” mang theo.
Ngũ Lão dắt ngựa vào sân. Vừa lúc đó mẹ Ngũ Lão cũng từ trong bếp bước ra. Hai mẹ con ôm chầm lấy nhau cùng nghẹn ngào trong nước mắt.
- Mẹ! Mẹ ở nhà có khỏe không?
- Mẹ khỏe. Chỉ lo cho con thôi.
- Mẹ thấy con cứng cáp thế này… Và còn cứng cáp hơn nữa nên mẹ đừng lo nghĩ gì… mà ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngũ Lão buộc ngựa vào một cây cau rồi cùng mẹ bước lên nhà. Chàng đưa tấm lụa Hưng Đạo vương biếu cho mẹ và đặt một trăm hai mươi quan
https://thuviensach.vn
tiền lên bàn thờ, thắp hương cúng gia tiên và cha.
Mùi hương vừa ngào ngạt bay trong ngôi nhà tranh thì ngoài sân đã ồn ào, lố nhố cả trăm người đủ các thành phần nam, phụ, lão, ấu…
Tiếng mọi người nhao nhao, không còn phân biệt được tiếng ai vào với ai. Nhưng đại để là:
- Xem tân Đô úy Ngũ Lão bây giờ mặt mũi ra sao nào?
- Làng ta sau bao nhiêu đời nay mới có được một người làm quan to đến như vậy.
Xen vào đó cũng có những câu châm chọc, ghen tị:
- Kỳ này về, tân Đô úy Ngũ Lão sẽ đưa mẹ lên kinh sống cho sung sướng chứ?
- Đúng là đẻ con khôn…
Mọi người chỉ im lặng khi thấy hai vị chức sắc là hương lý và phó lý bước vào. Hai ông này cung kính chắp tay:
- Xin chào quan Tân Đô úy.
- Xin hai vị và bà con đừng làm vậy! Lúc nào Ngũ Lão này cũng là con dân trong làng, trong hương - Đứng trên bậc thềm Ngũ Lão cung kính đáp lại.
- Tôi nói thế này, các vị bô lão và bà con nghe có phải không?… Chẳng mấy khi tân Đô úy ghé về làng. Bởi thế làng phải mổ trâu, mổ lợn để khao tân Đô úy chứ!
Viên hương lý vừa nói xong thì tiếng mọi người nhao lên như ong vỡ tổ hưởng ứng.
Ngũ Lão lại chắp tay thưa:
- Kính thưa các vị chức sắc, các bậc phụ huynh. Tôi chưa có công tích gì với dân với nước, sao dám để dân làng lại phải giết trâu, mổ bò, mổ lợn để khao. Bởi thế tôi xin được khao làng một bữa cơm nhạt.
https://thuviensach.vn
Tiếng mọi người lại nhao nhao lên, người ủng hộ, kẻ phản đối không ai chịu ai. Hai vị hương lý và phó lý phải bàn bạc với nhau một lúc lâu rồi mới đưa ra quyết định:
- Đô úy đã có lòng… bà con ta cũng có bụng.
Thế là sau một canh giờ rượu thịt đã được ê hề bầy ra ở giữa sân. Riêng hai vị chức sắc và các cụ bô lão cùng mẹ con Ngũ Lão được ngồi “chiếu trên” ở trong nhà. Phải tới gần nửa đêm tiệc mới tàn. Mọi người đã ra về vãn cả thì bỗng xuất hiện một thiếu phụ bồng trên tay một đứa con trai trên dưới một tuổi tiến vào nhà hỏi Ngũ Lão:
- Tân Đô úy có nhận ra tôi là ai không?
Sau một phút định thần Ngũ Lão vội reo lên:
- Chị Lưu! Chị Cả Lưu đấy ư? Sao bây giờ mới lên tiếng?
- Tôi tưởng Ngũ Lão giờ đã là quan to của triều đình thì quên người con gái đáng thương này?
- Chị nghi oan cho Ngũ Lão rồi! Vụ cày một ngày xong năm mẫu ruộng cho thân phụ chị, cả đời này Ngũ Lão đâu dám quên.
- Không, tôi muốn nhắc đến chuyện khác cơ!… Nhưng mà thôi bây giờ Đô úy thấy đó tôi đã có con bồng, con bế có kém ai?
- Anh ấy tối nay có sang đây không?
- Con hoang làm gì có bố… Nhưng mà mừng một cái là cháu rất khỏe mạnh và mới một tuổi đã nghịch như quỷ sứ. - Chị vừa nói vừa cười và trao đứa bé cho Ngũ Lão và nói nựng với con:
- Con ra với chú đi… Để lấy cái khước… Sau này cũng có thể làm được đến chức đô úy…
Phải nói là đứa trẻ rất bạo. Vừa sang tay Ngũ Lão nó đã đưa đôi bàn tay nhỏ xíu vuốt má, sờ mũi và béo tai chàng. Còn đôi chân khá dài so với tuổi tôi của nó thì nhảy như choi choi.
https://thuviensach.vn
- Chị xin giống ở đâu? Và có bị làng phạt vạ không? - Khi mọi chuyện đã trở nên thân mật Ngũ Lão cất tiếng hỏi.
Chị Cả Lưu (dân làng vẫn gọi chị như vậy - vừa là tên và cũng là họ) cười xởi lởi:
- Bố bảo hai vị hương lý và phó lý vừa về dám động vào… lông chân của cái con Cả Lưu này. “Không chồng mà chửa mới ngoan - Có chồng mà chửa thế gian thường tình”. Dân gian đã có câu ca như vậy, chú thấy có đúng không?
- Chắc chị đanh đá quá nên họ ngại chứ gì? - Ngũ Lão hỏi lại.
- Này! Đanh đá với to mồm thì họ có mà xé xác ra! Cái chính là thân phụ của chị bây giờ đường đường là một vị quan huyện… Thử hỏi trong cái làng này, cái hương này… ai to hơn quan huyện nào. Không những chẳng bị phạt vạ mà ngày cháu “đầy tháng” hai vị còn có quà mừng.
- Thế bác thi cử vào hồi nào mà lại đỗ đạt để được bổ làm quan huyện? - Ngũ Lão ngạc nhiên hỏi lại.
- Cần gì phải thi cử với chả đỗ đạt! Bây giờ cứ bỏ ra một trăm lượng vàng ròng và một ngàn thúng thóc là có cái chức ấy ngay. Còn quan phủ thì phải gấp ba lần thế!
- Chị nói thế nào ấy chứ? Làm gì có chuyện ấy?
- Này thẻ bài là do chính Tiết chế nhà chú ký nhé. Chỉ có điều quan huyện như cha chị thì không được cấp triện thôi… Xuân thu nhị kỳ có lính lệ về làng rước kiệu đưa cha chị lên huyện. Tại huyện viên quan huyện chính hiệu tiếp đón các quan huyện không có triện. Ai nhiều tuổi như cha chị thì được gọi là “quan bác”. Những người đồng tuế thì được gọi là “quan anh”. Ăn chơi mấy hôm thì lính lệ lại khênh kiệu trả về chú đừng tưởng “có tiếng mà không có miếng” đâu nhé! Mấy tay hương lý và phó lý xử lý oan sai với dân, cha chị cho người lên “tố” với “quan huyện thật”. Lập tức lính lệ về lôi ra sân đình vật cổ nọc ra đánh mấy chục roi. Bởi thế bọn lý cũng “gờm” cái chức quan của cha chị lắm!
https://thuviensach.vn
- À, ra thế! Bây giờ thì em đã hiểu. Thì ra Tiết chế muốn huy động vật lực của các hào phú nên mới nghĩ ra cách “bán tước” đó. Chỉ có lợi chứ chẳng có hại gì.
- Thế chú có thích nghe nghị kể chuyện chị đi “mua giống” để sinh ra cái thằng “cún con” này không?
- Nếu chị thấy không có gì ngại thì em sẵn sàng nghe.
- Vốn là vào tiết thu năm ngoái, chị với đám gia nhân lên bến Bình Than mua than và củi cho cha chị đốt lò gốm. Hôm ấy trời mưa dầm dề đến não lòng. Từ trong quán nhìn ra chị thấy một chàng trung niên, áo tơi, nón lá ngồi bên con thuyền ngáp dài vẻ não nề lắm. Con chim ưng cực lớn bằng con ngỗng ấy! Lông đỏ, mỏ quặp lúc nhảy lên nóc thuyền, lúc chuyền trên vai người đàn ông đó. Bên cạnh anh ta còn có thanh kiếm dài vỏ bạc. Chị ngắm kỹ thấy người này cũng có vẻ “tráng sĩ” lắm! Chắc thất cơ lỡ vật thế nào mới phải làm cái nghề đốt than thế này. Chị cho một viên đầy tớ ra mời anh ta vào quán. Anh ta đứng dậy, vươn vai một cái, dáng vẻ đờ đẫn lúc trước vụt biến đi đâu mất. Một người cao lớn, xách kiếm hiên ngang bước vào.
- Xin chào tráng sĩ. - Chị lên tiếng trước. - Tôi có đôi điều muốn làm phiền tráng sĩ có được chăng?
- Cần gì chị cứ nói - Giọng anh ta đanh gọn và rất sang, khác với vẻ mặt lem luốc cùng chiếc áo tơi, nón lá trên mình.
- Xin mời tráng sĩ cởi áo tơi rồi ngồi xuống, dần dà tôi xin thưa chuyện.
Anh ta cởi áo tơi, nón lá để gọn vào một góc và ngồi xuống ghế đối diện với chị, thanh trường kiếm vỏ bạc đặt trên bàn.
Chị bảo gia nhân rót một bát rượu lớn mời nhưng anh ta gạt sang một bên và bảo:
- Tôi không uống rượu bố thí khi chưa biết lý do.
- À, tôi muốn mua một thứ… không biết tráng sĩ có bán không? - Chị rắn rỏi đặt vấn đề.
https://thuviensach.vn
- Ngoài thuyền than và củi… Tôi còn có gì bán cho chị đây? - Anh vẫn giọng sang sảng hỏi lại.
- Tất nhiên chúng tôi đến bến Bình Than này là để mua than và củi rồi. Thuyền than củi đó chắc chắn chúng tôi sẽ mua. Ngoài ra muốn hỏi mua thêm một vài thứ nữa của tráng sĩ.
- Vài thứ là thứ gì?
- Thí dụ như thanh trường kiếm này chẳng hạn. - Chị hỏi không có ý đùa cợt một chút nào.
- Chắc chắn là chị không có đủ ngân lượng. Mà một ngàn lượng tôi cũng không thể bán được.
- Vậy tôi muốn hỏi mua con chim ưng lông đỏ, mỏ quặp… thì giá bao nhiêu?
- Giá bình thường là ba mươi lượng. Nhưng chị chồng ra một trăm lượng tôi cũng không bán.
Nói xong anh ta vội đứng lên. Chị bèn cuống quýt chèo kéo anh ta.
- Anh hãy ngồi xuống một lát! Tôi hỏi mua thứ này, chắc chắn là anh… bán được. - Nói tới đó mặt chị đỏ lựng lên. - Chuyện hơi tế nhị một chút… Nhưng cũng phải nói thật ra thì anh mới hiểu… Tôi muốn mua… một đứa con của anh.
- Mua con… của tôi? - Anh ta bỗng cười lên sằng sặc và ngồi xuống. Quơ tay lấy bát rượu uống một hơi cạn sạch.
- Tôi tuy hơi cứng tuổi một chút… Nhưng vẫn còn “con gái”… Tôi không muốn lấy chồng mà chỉ muốn có một đứa con trai… Nếu anh thuận tình bán cho tôi… Sau ba đêm tôi xin trả anh đủ một trăm đồng… Anh thấy đấy! Trông tôi đâu đến nỗi nào mà phải nói là đẹp gái nữa là đằng khác…
Chỉ có điều hơi đanh đá một chút.
- Nếu cô còn trinh nguyên thật… thì như trước đây sau khi ngủ một đêm, tôi phải trả cho cô một trăm đồng… Nhưng hoàn cảnh của tôi bây giờ cô
https://thuviensach.vn
biết đấy! Bởi thế tôi đồng ý.
- Nhưng với một điều kiện thế này!
- Còn điều kiện lằng nhằng gì nữa?
- Đơn giản thôi! Sau khi “tiền chao cháo múc” xong việc “đường ai người nấy đi”. Nếu có tình cờ gặp lại thì cũng coi như “người chưa từng quen biết”.
- Ôi! Tưởng điều gì? Chính tôi cũng muốn đề nghị với cô như vậy!
- Bây giờ tôi xin đặt trước anh ba mươi đồng. Bẩy mươi đồng còn lại “xong việc” sẽ xin đưa nốt. À… Còn một chuyện nhỏ thế này…
- Lại còn cái gì nữa đây? - Anh ta tỏ vẻ sốt ruột.
- Chả là lúc đầu tôi đã có nói… Tôi còn “con gái”. Nên sau đêm đầu tiên… Xin anh nghỉ cho hai ngày. Còn hai đêm sau…
- Tôi hiểu rồi! Nói thẳng ra là cô sợ đau chứ gì? Không biết chuyện đùa hay là thật đấy. Nhưng mà đùa hay thật với tôi chưa bao giờ là quan trọng. Nhất là việc như thế này.
Chị móc hầu bao đặt lên bàn trước mặt anh ta. Anh ta không vồ vập mà rất bình thản vơ lấy và hắng giọng khá sang trọng quát:
- Chủ quán đâu! Bắt cho ta một chú vịt béo nhất. Rồi thả ra sân… làm mồi cho chú chim ưng của ta.
Viên chủ quán dạ một tiếng và chỉ loáng một cái một chú vịt bầu đã được thả ra sân. Từ trên mui thuyền chú chim ưng lông đỏ, mỏ quắp dang rộng đôi cánh xà xuống, nhanh như chớp hai chân đầy những vuốt sắc quặp lấy chú vịt, nhẹ nhàng bay trở lại nóc thuyền. Đầu tiên nó vật ngửa chú vịt ra. Mổ vào bụng lôi ra bộ lòng gan nuốt lấy nuốt để. Sau đó nó chậm rãi vặt lông ở mình và ở cánh. Vặt tới đâu nó xé ra từng miếng thịt lớn, ngửa cổ nuốt một cách ngon lành. Lần đầu tiên chị thấy một cảnh vừa man rợ, vừa lạ lẫm và thích thú như thế.
https://thuviensach.vn
- Tuổi thọ của loài chim ưng này là bằng với loài người. Khoảng trên dưới bẩy mươi năm. - Anh ta thấy tôi chăm chú nhìn thì giải thích. - Khoảng bốn mươi tuổi, nó sẽ bay về rừng. Đập mỏ vào vách đá cho bung lớp sừng bên ngoài ra. Chờ năm bảy ngày sau chiếc mỏ mới được mọc lại. Nó bắt đầu lấy chiếc mỏ ấy rút từng chiếc móng vuốt ở chân ra. Khi móng vuốt mọc lại, nó bắt đầu rút hết lớp lông cánh lúc đó rất rậm rạp. Và chừng mười ngày sau, nó thực sự lột xác, bay trở về với một vẻ tráng kiện mới… Và tiếp tục sống khoảng trên dưới ba mươi năm nữa. Tôi nuôi nó lúc nó mới bằng nắm tay cách đây hai mươi năm. Bởi thế nó sẽ là người bạn thân cận suốt cả cuộc đời tôi. Ngoài ra nó còn là cứu tinh của tôi. Nhân một chuyến đi săn, con ngựa bạch của tôi vừa bước vào vùng cỏ tranh thì bỗng xuất hiện một con rắn chúa cực lớn. Nó dựng nửa thân lên, cao tới đầu ngực, thè lưỡi như chiếc búp chè, miệng thở phì phì, phun ra nọc độc. Cả người lẫn ngựa đều hốt hoảng chưa biết xử trí thế nào thì vù một cái, chú chim ưng bay vượt lên, chiếc mỏ quặp của nó mổ xuống một nhát trúng gáy, khiến con rắn chúa gãy cổ, chết đứ đừ tuy khúc thân phía dưới của nó còn quằn quại một lúc lâu. Lính bắt lên xem thì là con rắn chúa đực. Chắc nó đang canh chừng cho con cái lột xác. Dù tôi có đói khát mà cô trả tôi, cả trăm lượng vàng tôi cũng không thể bán nó. Món nó khoái nhất là vịt…
Đêm đầu tiên tôi hé mắt nhìn. Không biết của những người đàn ông khác thế nào, chứ của anh ta gần bằng chiếc chày giã cua. Nó liên tục giã. Tôi quằn quại đau đớn nhiều lúc tưởng chừng như tắc thở. Sau trận đòn thứ nhất tôi lồm cồm bò dậy, vớ lấy bình rượu tu một hơi hết sạch. Mượn ma men làm cho tôi lịm đi, để anh ta muốn làm gì tiếp thì làm.
Sau hai ngày nghỉ ngơi đến đêm thứ ba, cảm giác đã trái ngược lại hoàn toàn. Tôi có cảm tưởng chiếc chày giã cua của anh ta đã được bọc nhung. Êm ái vô cùng. Đã có lúc tôi nhổm hẳn người lên khiến anh ta cũng phải bật cười sằng sặc. Đến đêm cuối cùng cảm giác sung sung đã lên tới đỉnh điểm. Đã có lúc tâm trí tôi đã lung lay và tự hỏi của nả có là cái gì, chỉ có mình ngu dại mới không chịu lấy chồng? Nhưng sáng ra, nhìn bộ mặt có nhiều cá tính mạnh của anh ta với chiếc mũi mỏ diều, hai cánh mũi mỏng
https://thuviensach.vn