🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Chiến Tranh Đã Bắt Đầu Như Thế Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn CHIẾN TRANH ĐÃ BẮT ĐẦU NHƯ THẾ Nguyên soái I. Kh. Ba-gra-mi-an NXB Tiến Bộ Mát-xcơ-va, 1986. Người số hóa: macbupda (quansuvn.net) Epub (2019): @lamtam, tve-4u.org https://thuviensach.vn Giới Thiệu "Rất nhiều thông tin, rất nhiều hoạt động quân sự, ngoại giao, chiến tranh thế giới, tổn thất lớn lao của nhân loại, đã bắt đầu như thế nào? Rất nhiều câu hỏi bạn sẽ tìm thấy câu trả lời trong quyển sách này" https://thuviensach.vn CÙNG BẠN ĐỌC Đáng tiếc, đứng trước con người còn có những kẻ thù đích thực làm cho trí nhớ của họ dần dần phai nhòa. Thời gian gian khắc nghiệt cũng thuộc loại kẻ thù đó. Thời gian lặng lẽ và từ từ xóa đi biết bao sự việc lý thú và bổ ích của cuộc sống đã qua còn in lại trong ký ức. Đôi lúc, những sự kiện và ấn tượng mới vô tình khiến ta nhìn nhận nhưng cái đã quan theo một cách thức, và khi ấy bỗng nhiên ta lại hình dung những sự việc năm xưa không hoàn toàn giống như trước nữa. Có nhiều nguy cơ như vậy vây quanh người viết hồi ký. Hiểu rõ điều đó, nên khi bắt tay vào ghi lại những chuyện đã qua, tôi không chỉ dựa vào trí nhớ, mà còn nghiên cứu những tài liệu đã giữ lại được và tìm gặp những người đã tham gia tích cực vào các sự kiện. Tôi viết về cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại. Cuộc chiến tranh này chẳng những làm cho người đương thời, mà cả lớp lớp con cháu chúng ta còn mãi mãi quan tâm. Sự vững vàng kiên định của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, lòng yêu nước hết sức nồng nàn của những con người xô-viết được thể hiện đặc biệt sáng ngời trong cuộc xung đột vũ trang này, một cuộc xung đột khốc liệt và đẫm máu nhất trong lịch sử loài người. Với lòng tự hào chính đáng, chúng ta nhớ lại những chiến thắng lẫy lừng của Hồng quân, từ những trận đánh vĩ đại ở gần Mát-xcơ-va, Cuốc-xcơ đến trận kết thúc cuộc chiến tranh toàn thắng. Thật không lấy làm lạ việc mô tả những chiến dịch đó lại được chú ý rất nhiều. Nhưng cũng thật lầm to, nếu như trong những sự kiện của thời kỳ đầu chiến tranh, có ai đó lại chỉ toàn thấy những thất bại của Quân đội xô viết trước sự tiến công bất ngờ của bọn xâm lược. Không nên quên rằng chính những ngày gian nguy đó đã chứng minh hùng hồn cho toàn thế giới biết rằng Hồng quân, dưới sự lãnh đạo dày dạn của Đảng cộng sản, có thể https://thuviensach.vn vượt qua moi thử thách nặng nề nhất. Tinh thần anh dũng, quả cảm của những chiến sĩ xô-viết, sự sáng suốt của đảng và chính phủ đã làm cho mọi kế hoạch của kẻ thù tan thành mây khói. Toàn thế giới đều biết quân đội của nhiều nước tư bản đã nhanh chóng bị suy sụp và đầu hàng quân xâm lược trong những điều kiện ít phức tạp hơn. Chẳng hạn như nước Đức Hít-le chỉ trong vòng một thời gian tương đối ngắn đã chiếm được hầu như toàn bộ Tây Âu. Thắng lợi dễ dàng đã làm cho bọn đầu sỏ phát-xít hoa mắt và cũng là mảnh đất nuôi dưỡng ý tưởng điên rồ về chuyện tiêu diệt Hồng quân và chinh phúc Đất nước xô-viết trong vòng sáu tuần lễ. Tôi muốn để bạn đọc thấy cái kế hoạch ăn cướp đó đã bắt đầu tan vỡ ngay từ giờ phút đầu tiên, khi những đoàn quân của bọn Hít-le mới vượt qua biên giới quốc gia của Liên Xô. Chính vì thế, tôi quyết định bắt đầu hồi ức của mình từ những ngày sắp nổ ra chiến tranh và lấy những sự kiện của thời kỳ đầu chiến tranh mà tôi được chứng kiến vào mùa hè năm 1941 ở U-cra-i-na làm nội dung chính. Vào lúc chiến tranh sắp nổ ra, tôi làm trưởng phòng tác chiến kiêm phó tham mưu trưởng đặc khu Ki-ép, mà ngay từ những ngày đầu chiến tranh, nó đã được chuyển thành Phương diện quân Tây - Nam. Tôi đã tham gia trực tiếp vào việc thảo các kế hoạch tác chiến của quân khu ngay trước chiến tranh và tổ chức chỉ huy chiến sự được triển khai vào mùa hè năm 1941 trên lãnh thổ rộng lớn của nước U-cra-i-na xô-viết trong những điều kiện cực kỳ bất lợi cho chúng ta. Lòng chân thành mong muốn kể lại với đông đảo bạn đọc về những con người xô-viết đã phải chiến đấu trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn như thế nào để đánh trả cuộc tiến công phản trắc của quân phát-xít Đức, và họ đã thực hiện nghĩa vụ quân nhân đối với Tổ quốc một cách anh hùng ra sao, đã thôi thúc tôi bắt tay vào viết hồi ký. Không gì có thể củng cố tình bạn bằng việc cùng nhau chiến đấu và vượt qua những thử thách gian nguy nhất. Tôi viết về những con người mà cho https://thuviensach.vn đến ngày nay mỗi khi nhớ tới họ, lòng mình vẫn thấy bồi hồi xúc động, tuy vậy, tôi vẫn cố gắng kể lại một cách hết sức khách quan và chính xác về những điều mà mình đã được chứng kiến. Ai đã từng cầm bút kể lại những ngày đã qua đều hiểu rằng viết về những sự kiện mà bản thân đã trải qua không phải là chuyện dễ dàng. Trong trường hợp như thế, đôi khi ta có cảm tưởng hành động của cấp chỉ huy mà chính mình là thành viên thì rất lô-gích và dễ hiểu, còn hành động của những cấp chỉ huy khác thì trái lại thấy khó giải thích, thậm chí còn sai lầm nữa. Tôi cố tránh thói chủ quan đó và cố gắng nhìn nhận hành động của các tướng lĩnh cũng với thái độ như khi tự đánh giá cách xử sự của mình. Để giúp bạn đọc hiểu được những sự kiện của thời kỳ đầu chiến tranh, tôi định bắt đầu hồi ký của mình từ tình hình ở đặc khu Ki-ép trong những tháng trước đó. Cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại kéo dài 1.418 ngày. Cuốn sách này chỉ nói tới 178 ngày đầu của nó. Đây thực ra chỉ mới là thời kỳ đầu của cuộc chiến. Trong 178 ngày ấy, Hồng quân không phải chỉ gánh chịu thất bại, mà còn đã đánh địch, học tập cách chiến thắng. Trong phạm vi có hạn của mình, tôi cố làm rõ điều đó qua việc kể lại hành động của hai Phương diện quân Tây - Nam và Nam. Đặc biệt, tôi có ý định giải thích những nguyên nhân khiến Bộ Tổng tư lệnh tối cao đã tìm mọi cách trì hoãn việc rút các tập đoàn quân của Phương diện quân Tây - Nam ra khỏi khu vực Ki-ép khi mà chủ lực của phương diện quân đang có nguy cơ bị bao vây. Bạn đọc có thể thấy rằng việc dù bộ đội xô-viết buộc lòng phải bỏ thủ đô U-cra-i-na sau 70 ngày phòng thủ anh dũng và ngoan cường, nhưng sự chống trả của họ chẳng những không giảm sút, mà trái lại còn quyết liệt hơn. Nhờ những nỗ lực to lớn ấy, chúng ta đã khôi phục được một khu vực rộng trên hướng Ki-ép - Khác-cốp. https://thuviensach.vn Tôi muốn đánh tan quan niệm không đúng cho rằng vào tháng Mười năm 1941, bộ đội của Phương diện quân Tây - Nam phải rút tuyến Bê-lơ-gô-rốt, Khác-cốp về phía Đông là do bị thua trong các trận chiến đấu ác liệt xảy ra hồi cuối tháng Chín và nửa đầu tháng Mười. Tôi sẽ đưa ra những sự kiện xác thực để chứng minh rằng tình hình không phải là như vậy. Đọc nhiều sách báo nói về cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại, tôi chú ý đến một điều là ngay các nhà sử học quân sự cũng không hình dung được hoàn toàn rõ ràng về sự phát sinh ý định tác chiến của một trong những chiến dịch tiến công lớn đầu tiên, đó là ý định đột kích ở vùng Rô-xtốp trên sông Đôn. Tôi tham gia từ đầu đến cuối vào việc chuẩn bị và tiến hành chiến dịch vẻ vang này nên tôi cố gắng kể lại tỉ mỉ về tư tưởng của chiến dịch đã nảy sinh và được thực hiện như thế nào. Không phải ngẫu nhiên mà hồi ký của tôi về thời kỳ đầu chiến tranh lại kết thúc bằng cuộc tiến công của bộ đội cánh phải của Phương diện quân Tây - Nam ở Ê-lê-txơ, một cuộc tiến công về thực chất là bộ phận của trận quyết chiến lớn ở gần Mát-xcơ-va, một trận đánh đã làm tiêu tan cái huyền thoại về sự bách chiến bách thắng của quân đội Hít-le. Chiến dịch tương đối không lớn về quy mô này chẳng những rất lý thú vì vẻ độc đáo riêng, mà còn vì nó là một trong những dòng suối nhỏ hợp thành dòng thác lớn cuốn phăng quân thù ra khỏi thủ đô Liên Xô. Như mọi tác giả khác, khi hiến dâng công trình của mình để bạn đọc phán xét, tôi mong mỏi bạn đọc sẽ không lãnh đạm và luôn luôn nhớ tới những chiến sĩ dũng cảm đã thực hiện một cách xứng đáng nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc. Tác giả https://thuviensach.vn ĐẶC KHU https://thuviensach.vn TRỞ LẠI ĐƠN VỊ Tôi chia tay với sư đoàn kỵ binh 5 và từ Gi-tô-mia đến Mát-xcơ-va để vào học ở Học viện Bộ Tổng tham mưu vừa mới thành lập, đã gần bốn năm tròn. Học viện đã bồi dưỡng cho chúng tôi rất nhiều, làm giàu kiến thức cho mỗi người, nhất là trong lĩnh vực nghệ thuật quân sự. Thành tích học tập thể hiện ở chỗ một số học viên đã trở thành cán bộ giảng dạy của chính học viện này. Tôi thi tốt nghiệp đạt kết quả tốt và đang đợi bổ nhiệm về đơn vị thì bỗng được đề nghị ở lại làm giảng viên chính của học viện. Tuy không hợp nguyện vọng, song tôi cũng ưng thuận. Tôi giảng dạy được hai năm. Mọi việc tiến triển bình thường. Tôi đã quen với nhiệm vụ mới, và dường như không có gì làm trở ngại để bằng lòng với số phận của mình. Song phần lớn cuộc đời tôi đã sống trong quân ngũ sôi nổi, với những cuộc diễn tập và hành quân liên miên, giống như người dân du mục phải lên đường rời nơi chốn quen thuộc, tôi cũng thấy khó kìm nổi nỗi niềm khao khát được quay về với môi trường cũ. Tôi không muốn để nhà tôi phải sớm buồn vì nỗi trăn trở đó của mình. Nhà tôi, cũng như mọi người vợ khác, đều muốn sống một cuộc đời thanh bình, yên ổn, để con cái có thể học tập bình thường, không phải nay đây mai đó. Tôi đã thử vài lần bỏ học viện về đơn vị, nhưng không xong. Lần nào cũng bị từ chối với mọi lý do xem ra rất xuôi tai. Một hôm, tôi nói chuyện với Ác-gu-nốp (đồng chí này cũng được giữ lại làm giảng viên ở Học viện Bộ Tổng tham mưu). Chúng tôi phải ghen với những đồng chí sau khi tốt nghiệp tại đây được về đơn vị. Một người bạn thân của tôi, người rất đáng mến là đại tá A. N. Cô-rô-li-ốp được cử làm https://thuviensach.vn chủ nhiệm giao thông vận tải quân khu Mát-xcơ-va. Đại tá Tơ-rô-phi-men cô trước kia cùng học với chúng tôi được bổ nhiệm sư đoàn trưởng và về chỉ huy đơn vị ở quân khu Trung Á… – Còn mình với cậu, - Ác-gu-nốp mỉm cười không vui, - chẳng mấy chốc sẽ thành nhửng học giả khô khan. Chẳng ai thèm ngó tới. Và rồi thiên hạ còn riễu: chà, những nhà lý luận suông, xa rời cuộc sống bộ đội… Mà bọn mình có lỗi gì cơ chứ? Tôi đã định bác lại rằng làm giảng viên chính của Học viện Bộ Tổng tham mưu cũng là một vinh dự lớn. Nhưng những ý nghĩ khác vô tình lại đến với tôi. Ở ta, quả thực có lúc người ta đánh giá chưa đúng mức những cán bộ chỉ huy làm việc ở các nhà trường cao đẳng quân sự, ở bộ máy trung ương của Bộ dân ủy quốc phòng và thậm chí cả ở Bộ Tổng tham mưu. Đối khi điều này làm cho những sĩ quan trẻ và có khả năng nhất không thích công tác tại bộ máy trung ương và sợ rằng sau năm năm sẽ trở thành “lạc hậu” so với bạn bè của mình tốt nghiệp xong đã về đơn vị. Trong khi đó, sự chênh lệch về địa vị giữa những người công tác ở các trường cao đẳng quân sự, ở bộ máy trung ương, với những người công tác ở đơn vị lại đập vào mắt mọi người. Bốn năm làm việc giữa bốn bức tường của học viện, tôi thấy rất ít giảng viên được thăng cấp, trong khi học viên của họ ở đơn vị cứ lên vùn vụt. Tôi đến học viện cùng với M. I. Ca-da-cốp, một người bạn cũ ở sư đoàn kỵ binh 5. Ngày nay, đồng chí là một nhả chỉ huy quân sự nổi tiếng, cấp đại tướng. Tôi còn nhớ hồi ấy anh mới là thiếu tá. Mới học được một năm, thì Ca-da-cốp chuyển đến quân khu Trung Á. Vậy mà chỉ hai năm sau, tôi đã có thể vui sướng chúc mừng Ca-da-cốp nhân dịp anh được đề bạt sư đoàn trưởng. – Cậu biết đại tướng Giu-cốp được cử làm tư lệnh quân khu Ki-ép chưa? – Ác-gu-nốp hỏi tôi, - Hay là ta viết thư cho đại tướng? Chẳng lẽ đồng chí ấy lại không giúp được gì cho bạn học cũ hay sao? Hơn nữa, cậu có xin về Mát-xcơ-va đâu, mà chỉ xin xuống đơn vị thôi… https://thuviensach.vn Tôi suy nghĩ về lời khuyên của bạn. Quả thực, tôi và Gh. C. Giu-cốp đã quen biết nhau từ lâu. Có một thời, hai chúng tôi chỉ huy các trung đoàn kỵ binh, lại cùng học với nhau tại Trường cao đẳng kỵ binh, ở Lê-nin-grát vào những năm 1924-1925. Nhưng ngay trong sự việc này, tôi cũng không muốn lợi dụng quan hệ cá nhân. Vào lúc ấy, bỗng thiếu tướng Rúp-txốp, bạn tôi, có dịp lên Mát-xcơ-va đón gia đình. Chúng tôi đã cùng học với nhau ở học viện, sau đó lại cùng làm công tác giảng dạy. Rúp-txốp được cử xuống đơn vị cách đây mấy tháng. Đồng chí là một cán bộ có năng lực, rất am hiểu công tác tham mưu (khi đến học viện, đồng chí đã làm tham mưu trưởng quân đoàn kỵ binh). Cuộc gặp gỡ làm cho cả hai chúng tôi đều vui. – Thế nào, bây giờ cậu ở đâu và làm gì? – tôi hỏi. – Ở chỗ Giu-cốp,- Rúp-txốp trả lời đầy tự hào. – Trưởng phòng tác chiến. – Chà, cậu thật may mắn! Còn mình vẫn không sao thoát khỏi nơi này. – Hãy nghe mình, - Rúp-txốp giọng sôi nổi, - cậu cứ đề nghị với Giu-cốp đi. Đồng chí ấy sẽ giúp cậu. Ai chứ Giu-cốp thì biết rõ cậu quá còn gì. Thôi, viết thư đi, mình sẽ chuyển tới tận tay cho. Tôi đồng ý với cách này. Thư tôi viết ngắn, như một bản báo cáo: “Suốt quá trình công tác trong quân đội, tôi đều ở đơn vị, vì vậy, tôi thiết tha mong được trở về đội ngũ… Xin sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào”. Tôi cho rằng một điều hết sức quan trọng là cần nhắc với bạn đọc: tình hình thế giới lúc ấy ngày một cẳng thẳng. Chiến tranh đã nổ ra ở châu Âu. Anh và Pháp vốn đã tìm mọi cách đẩy nước Đức phát-xít sang phía Đông để chống Liên Xô, thì nay đã buộc phải đương đầu với cuộc tiến công ồ ạt của Đức. Họ phải gánh chịu hậu quả do đường lối phản trắc của họ. Mọi cố gắng của Chính phủ Liên Xô nhằm thỏa thuận với Anh và Pháp để cùng nỗ lực ngăn chặn bọn phát-xít xâm lược đều không đạt kết quả. Chính phủ phản động của hai nước âm mưu cô lập Liên Xô về chính trị và gạt mũi nhọn tiến công của bọn phát-xít Đức và bọn quân phiệt Nhật về phía Liên Xô. https://thuviensach.vn Chính phủ Liên Xô đã ngăn chặn được nguy cơ đó. Việc ký kết với Đức hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau đã phá tan âm mưu mới của thế lực phản động quốc tế hòng dùng bàn tay của bọn quân phiệt Đức và Nhật để tiêu diệt Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Tất nhiên, không ai tin rằng chính phủ phát-xít Đức sẽ giữ được lâu quan hệ láng giềng hữu hảo. Nhân dân Liên Xô biết rõ bọn phát xít căm thù đến mức nào đối với Nhà nước công nông. Song hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau giữa Liên Xô và Đức không chỉ phá vỡ mưu toan của thế lực phản động quốc tế, mà còn tạo cho nhân dân Liên Xô thời cơ tranh thủ thời gian quý báu và rất cần thiết để củng cố sức mạnh quốc phòng của đất nước. Tôi còn nhớ trong các nhóm giáo viên và cả trong số học viện Học viện Bộ Tổng tham mưu ngày càng có nhiều cuộc tranh luận về triển vọng chiến sự ở châu Âu. Nhiều người nói thẳng ra khả năng bè lũ Hít-le sau khi đánh bại nước Pháp sẽ chuyển sang phía Đông tiến công Liên Xô. Mọi cuộc nói chuyện đều toát lên sự hoài nghi rất có cơ sở về thiện chí hòa bình của giới cầm quyền nước Đức Hít-le. Thường là sau khi thăm hỏi sức khỏe, người ta hỏi ngay: – Thế nào, liệu có chiến tranh không? Dĩ nhiên, chúng ta thừa hiểu là bọn phát-xít điên cuồng với khát vọng bá chủ thế giới, nếu hôm nay đã ném bom những thành phố thanh bình của nước Anh, thì ngày mai chúng có thể trút bom lên đầu chúng ta còn ác liệt hơn. Có thể nào ngồi yên khi bên nước láng giềng, máu của những người dân lành đang đổ, khi nhà cửa của họ đang biến thành đống hoang tàn đổ nát? Nhân dân Liên Xô lo lắng theo dõi những sự kiện ở phương Tây. “Chủ nghĩa phát-xít – đó là chiến tranh”, câu nói ấy đã thành lời cửa miệng và nhắc nhớ nhân dân dè chừng hiểm họa. Một điều làm chúng ta phải thường xuyên cảnh giác đề phòng là từ mùa hè năm 1940, phần lớn biên giới phía Tây, về thực chất, đã trở thành láng giềng trực tiếp của nước Đức Hít-le. Quả là một tình thế lân bang nguy hiểm. https://thuviensach.vn Những ý nghĩ lo lắng đó xâm chiếm lòng tôi. Và chính vì thế, tôi càng khát khao được về đơn vị. Thật là sung sướng nếu được về bất kỳ quân khu nào ở phía Tây, nhưng thích nhất vẫn là quân khu Ki-ép, nơi tôi đã công tác trước khi đi học. Tôi hiểu rằng trong tình hình không yên này, quân đội rất cần những cán bộ chỉ huy đã được huấn luyện những điều cần thiết về tác chiến ở quy mô chiến dịch tại Học viện Bộ Tổng tham mưu. Trong khi đợi Ki-ép trả lời, phòng khám bệnh của học viện cho tôi đi an dưỡng ở Ki-xlô-vốt-xcơ. Lúc này không phải lên lớp nên tôi vui lòng nhận lời và ba ngày sau đã được tận hưởng thiên hiên tuyệt diệu của miền Bắc Cáp-ca-dơ. Tại đây, tôi gặp nhiều người quen. Là quân nhân, ngay cả trong lúc nghỉ ngơi rỗi rãi, chúng tôi vẫn không thể không nói chuyện về công tác quân sự và tình hình châu Âu. Anh em ca ngợi hoạt động sôi nổi của đồng chí X. C. Ti-mô-sen-cô, bộ trưởng mới Bộ dân ủy quốc phòng, những cố gắng của đồng chí nhằm nâng cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu của bộ đội, củng cố kỷ luật hơn nữa. Thiếu tướng M. I. Pô-ta-pốp ở quân khu Ki-ép đến, hào hứng kể chuyện về việc bắt đầu thành lập những quân đoàn cơ giới, việc sắp sửa thay thế những xe tăng kiểu cũ bằng loại xe mới tuyệt diệu. Những ngày nghỉ nhanh chóng trôi qua. Song ngay trong lúc nghỉ nơi, tôi vẫn băn khoăn với ý nghĩ: đồng chí Giu-cốp sẽ trả lời như thế nào? Khi đã hết hy vọng thì nhận được điện báo. Đại tướng Giu-cốp báo tin, theo yêu cầu của đồng chí, bộ trưởng Bộ dân ủy quốc phòng đã điều tôi về đặc khu Ki-ép. Tôi được lệnh đến ngay Ki-ép. Ở Mát-xcơ-va, tại Cục cán bộ chỉ huy, tôi được đọc lệnh của bộ trưởng Bộ dân ủy quốc phòng cử tôi làm trưởng phòng tác chiến bộ tham mưu tập đoàn quân 12. Tôi cũng được phép đọc cả bản nhận xét mới nhất trong thời gian của Ban giám đốc học viện. Đôi khi, người ta vẫn nhắc đến câu thành ngữ: “thức khuya mới biết đêm dài, ở lâu mới biết lòng người có nhân”. Có thể nói như vậy đối với trung https://thuviensach.vn tướng V. C. Moóc-dơ-vi-nốp, chủ nhiệm khoa của chúng tôi. Đồng chí không bỏ qua một sai sót nhỏ trong công tác, thẳng thắn phê bình chúng tôi, những cán bộ giảng dạy trẻ tuổi. Vì vậy, tôi cũng không tính đến việc được nhật xét tốt. Nhưng khi bắt đầu đọc bản nhận xét do đồng chí tự tay ghi thì tôi không dám tin vào mắt mình nữa. Chỉ toàn những lời khen, khiến tôi đâm ngờ: chẳng lẽ đây lại là nhận xét về mình ư? Cuối bản nhận xét là kết luận: “Hoàn toàn thích hợp với chức vụ và xứng đáng được phong quân hàm thiếu tướng”. Vậy mà tất cả những lời tốt đẹp đó lại là của một người mà chúng tôi vẫn nghĩ là rất hà tiện lời khen! Sau khi nhận lệnh điều động công tác và thu thập tài liệu cần thiết, vào một buổi tối tháng Chín, tôi chia tay với gia đình. Đây là lần đầu tiên trong suốt thời gian dài công tác trong quân đội, gia đình không đi theo tôi. Cháu trai và cháu gái vừa bắt đầu vào năm học mới, vả lại quyết định đều động quá bất ngờ đến nỗi không thể nói đến chuyện cùng thuyên chuyển. https://thuviensach.vn NHIỆM VỤ DO TƯ LỆNH ĐỀ RA Hôm sau, tôi đã có mặt ở Ki-ép, trên đường phố Tsơ-ca-lốp, nơi làm việc của bộ tham mưu quân khu. Tiếp tôi là một sĩ quan trẻ, trên phù hiệu quân phục của anh lấp lánh ba gạch đỏ. – Chính ủy tiểu đoàn Xéc-gây-ép, - anh tự giới thiệu. Trưởng phòng cán bộ hồi ấy tuổi chưa quá ba mươi lăm, trông còn trẻ hơn. Nhưng anh đã có giọng kẻ cả và dáng dấp đạo mạo thường thấy ở một số cán bộ công tác lâu năm. – Tôi đã được tư lệnh cho biết về đồng chí. Bây giờ mời dc hãy làm các thủ tục. Sáng mai 11 giờ, đồng chí gọi điện cho tôi. Tôi sẽ thông báo thời gian tư lệnh bố trí gặp đồng chí. Chia tay với Xéc-gây-ép, tôi đến khách sạn. Buổi tối, tôi dạo chơi khắp thành phố. Tôi đến Ki-ép đã nhiều lần. Nhưng lần nào mình cũng thấy trầm trồ trước vẻ đẹp của thành phố, những tòa nhà với hàng cây xanh tốt bao quanh, những đường phó nên thơ chạy thành bậc từ trên đồi xuống đến tận sông Đni-ép-rơ mênh mông, bát ngát, luôn đắm mình trong màn sương bạc mỏng manh. Khi chiêm ngưỡng, nền kiến trúc muôn màu của Ki-ép, một nền kiến trúc nhần nhuyễn cảm hứng của các nhà kiến trúc suốt bao thế kỷ, người ta không khỏi sửng sốt trước sự hoàn mỹ của thành phố này. Vẻ cổ kính màu xám bạc quyện chặt hài hòa với nét tươi mới. Và mặc dù pha lẫn nhiều phong cách kiến trúc, thành phố vẫn giữ được màu sắc dân tộc của mình. Đi dạo trên đường phố Ki-ép, bất giác khiến ta nghĩ đến khối đá vô tri vô giác kia như đang sống và đâu đó âm vang một giai điệu dân ca U cra-i-na. Lòng đầy cảm xúc, đêm ấy tôi không sao ngủ được, nên dậy muộn hơn thường lệ. Và lại đi đâu mà vội, từ giờ đến 11 giờ có việc gì đâu. Nhưng tôi https://thuviensach.vn chưa kịp lau mình thì đã thấy một chiến sĩ Hồng quân còn đang thở gấp, gõ cửa: – Thưa đồng chí đại tá, chính ủy tiểu đoàn lệnh cho tôi báo cáo với đồng chí: tư lệnh mời đại tá đến ngay. Xéc-gây-ép đang sốt ruột chờ tôi ở cổng bộ tham mưu. – Đồng chí vào đi, tư lệnh đang đợi. Vẫn căn phòng rộng rãi quen thuộc trước kia mà tôi đã từng tới làm việc. Tư lệnh ngồi sau bàn và đang ngoáy bút cho ý kiến trên một văn kiện. Liền bên là cặp tài liệu với những giấy tờ chờ giải quyết. Thấy tôi, Giu-cốp đặt bút xuống bàn, mỉm cười, mà dịu bớt khuôn mặt nghiêm nghị. Đồng chí đứng dậy, chìa tay: – Chào I-van Khơ-ri-xtô-phô-rô-vích. Đã lâu bọn mình không gặp nhau. Một lần nữa, tôi lại nhớ tới Trường cao đẳng kỵ binh ở Lên-nin-grát. Trong lớp chúng tôi có A. I. Ê-ri-ô-men-cô, Gh. C. Giu-cốp, N. L. Mi-súc, C. C. Rô-cô-xốp-xki, P. L. Rô-ma-nen-cô, Ia. A. Xa-vê-li-ép, X. P. Xi-ni-a cốp, V. I. Tsi-xti-a-cốp, mỗi người một tính cách. Nhưng khi đó, tất cả đã là những cán bộ chỉ huy dày dạn, những con người kiên nghị, dũng cảm trong suy nghĩ và hành động. Lúc ấy, chưa có một ai trong chúng tôi đến tuổi ba mươi. Là những thanh niên trẻ, khỏe (con nhà kỵ binh có đặc điểm được rèn luyện nhiều về thể lực), chúng tôi luôn luôn đua tài đua sức trong học tập cũng như trong các cuộc đua ngựa. Trong số chúng tôi, phải công nhận kiên trì nhất vẫn là A. I. Ê-ri-ô-men cô. Với sự cần cù hiếm có, anh theo đuổi chương trình học tập rất nặng và căng. Tính kiên định và tinh thần phấn đấu không mệt mỏi đó được anh giữ mãi một đời và thể hiện đặc biệt mãnh liệt trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại. Ở lớp tôi, Gh. C. Giu-cốp được coi là một trong những học viên tài năng nhất. Ngay khi ấy, anh đã khác người rõ rệt không chỉ về mặt phẩm chất ý chí, mà cả về cách suy nghĩ thật độc đáo. Trong các buổi học chiến thuật kỵ https://thuviensach.vn binh, Giu-cốp nhiều lần làm chúng tôi ngạc nhiên vì một điều bất ngờ nào đó. Cách giải quyết của anh bao giờ cũng gây nhiều tranh luận, và bao giờ, anh cũng biết bảo vệ quan điểm của mình một cách thật lô-gích. Được cảm tình đặc biệt của lớp là C. C. Rô-cô-xốp-xki, một con người nhã nhặn và rất tế nhị. Tư thế gọn gàng, vóc dáng chắc đẹp, tốt bụng, vô tư, chịu tập thể thao, một sự rèn luyện tối cần thiết đối với người chiến sĩ kỵ binh – những ưu điểm đó khiến bạn bè đều gần gũi anh. Trong bọn kỵ binh hăng say chúng tôi, anh đúng là một kỵ sĩ giàu kinh nghiệm nhất và cũng là người sành sỏi chiến thuật kỵ binh. Lớp chúng tôi sống rất hòa thuận, không khí thi đua càng thúc đẩy việc học tập, một công việc vốn đòi hỏi một sự nỗ lực đầy đủ. Bầu không khí lãng mạn cách mạng bao trùm thành phố mang tên Lên-nin – chiếc nôi của cách mạng vô sản – có ảnh hưởng tốt lành đối với chúng tôi. Chúng tôi khao khát tiếp xúc với sinh hoạt xã hội và văn hóa của Lê-nin-grát. Những truyền thống cách mạng, nền văn hóa phong phú được tích lũy hàng bao thế kỷ của Lê-nin-grát đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm trí chúng tôi, làm tăng thêm lòng tự hào về Tổ quốc vĩ đại của mình. Sau đợt học tập dã ngoại căng thẳng mùa hè, kết thúc bằng cuộc đua ngựa 200 ki-lô-mét từ Nốp-gô-rốt đến Lê-nin-grát và cuộc diễn tập quân sự lớn cuối khóa của hai cánh quân, chúng tôi chia tay nhau mỗi người đi một phương. Từ bấy đến nay đã 15 năm, và qua những tin tức khi có khi không, tôi biết được số phận các bạn cùng học. Chỉ có Gh. C. Giu-cốp, như người ta thường nói, làm nổi bật hơn cả. Thay cho ba gạch trên cấp hiệu bên ve áo anh, bây giờ là năm ngôi sao cấp đại tướng và trên ngực còn lấp lãnh ngôi Sao vàng Anh hùng Liên Xô. Người bạn học cũ của tôi đã tiến khá xa. Tôi không hề ngạc nhiên về thành tích của Gh. C. Giu-cốp, anh không chỉ có tài năng quân sự xuất chúng, trí lực cao, mà còn có ý chí sắt đá. Nếu đạt được cái gì đó thì bao giờ cũng là do anh đã đi theo con đường thẳng. Vẻ ngoài Giu-cốp không thay đổi lắm. Có lẽ chỉ thân hình vạm vỡ của anh hơi đẫy ra, làn tóc lượn sóng, mềm mại có thưa đi chút ít và nét mặt rắn rỏi, nghiêm nghị hơn. https://thuviensach.vn Cuộc gặp gỡ với người bạn học cũ bắt đầu theo cung cách nghi thức. Tôi xử sự theo đúng điều lệnh. Tôi cảm ơn tư lệnh đã nhanh chóng giải quyết đề nghị của tôi. Giu-cốp chau mày, khoát tay: – Thôi, được rồi… Mình giải quyết việc này không phải chỉ vì cậu, mà cả vì lợi ích công tác. Hiện nay, các đơn vị rất cần cán bộ chỉ huy được đào tạo không chỉ về binh chủng hợp thành, mà cả về tác chiến chiến dịch. Mình nghĩ rằng đã không chọn nhầm người. Tính chất nghi thức của cuộc gặp gỡ biến mất. Hai chúng tôi bỗng như bị cuốn hút vào những kỷ niệm về Lê-nin-grát, về thời chúng tôi còn trai trẻ và những hồi tưởng tốt đẹp về các bạn học cũ. Sau cùng, chúng tôi lại trở về với công việc. Tôi đề nghị tư lệnh cho tôi đến nơi công tác mới là bộ tham mưu tập đoàn quân 12. – Ồ, chưa đi ngay được đâu, - Giu-cốp chặn lại. – Phải chờ thôi. Tháng Mười hai sẽ có cuộc họp các cán bộ lãnh đạo của Bộ dân ủy quốc phòng và tất cả các quân khu. Thành phần cuộc họp được mở rộng và sẽ giải quyết nhiều nhiệm vụ quan trọng. – Im lặng một lát, đồng chí nói thêm: - Chúng tôi được biết là đích thân Xta-lin sẽ tham dự. Tổng tham mưu trưởng sẽ đọc báo cáo chính về tổng kết công tác huấn luyện chiến đấu và huấn luyện chiến dịch trong năm qua. Những người đọc báo cáo bổ sung là tướng thanh tra bộ binh, cá cục trưởng Cục Quân huấn và Cục ô-tô – xe tăng – thiết giáp, trưởng thanh tra pháo binh. Một số tư lệnh quân khu sẽ phát biểu ý kiến về những vấn đề nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. Mình được phân công chuẩn bị báo cáo về một vấn đề chủ yếu: “Tính chất của một chiến dịch tiến công hiện đại”. Theo chỗ mình biết, cậu đã qua bốn năm ở Học viện Bộ Tổng tham mưu, học cũng có, dạy cũng có… Mình chắc cậu có mang theo những tài liệu của học viện? – Thừa đồng chí tư lệnh, tôi có mang theo. – Biết ngay mà, - nét mặt Giu-cốp tươi hẳn lên, - cậu giúp mình chuẩn bị báo cáo. – Và Giu-cốp hào hứng trình bày quan điểm của mình. Mọi cái đều phải tính toán trên những khả năng thực tế. Thắng lợi của bọn Đức ở phương Tây dựa vào việc sử dụng tập trung các đơn vị xe tăng, cơ giới và https://thuviensach.vn không quân. Điều này buộc ta phải suy tính nhiều lẽ. Tiếc rằng hiện nay, chúng ta chưa có những liên binh đoàn chiến dịch cơ giới lớn như vậy. Các quân đoàn cơ giới của ta mới chỉ ở giai đoạn hình thành. Mà chiến tranh thì có thể nổ ra ra bất cứ lúc nào. Chúng ta không thể xây dựng kế hoạch tác chiến dựa vào những cái sẽ có sau một năm rưỡi, hai năm. Phải căn cứ vào lực lượng hiện có của các quân khu sát biên giới… – Chúng ta sẽ cùng suy nghĩ, - tư lệnh nói. – Có vấn đề gì cứ đến chỗ mình, đừng ngại. Cậu có thể lấy bất kỳ cán bộ nào của phòng tác chiến thuộc bộ tham mưu quân khu để giúp việc. Hãy bắt tay vào việc ngay ngày mai. – Mai là chủ nhật… – Sao vậy, chủ nhật là để cho chúng ta, chứ không phải chúng ta bị ràng buộc vào chủ nhật, - Giu-cốp bông đùa đáp lại. Chia tay với tư lệnh, tôi đến gặp trung tướng M. A. Puốc-ca-ép, tham mưu trưởng quân khu. Tôi chia có dịp được gặp, nhưng đã nghe nói nhiều về vị tướng tài năng và có học thức này. Đồng chí nói thạo tiếng Đức và tiếng Pháp, vốn làm tùy viên quân sự ở Đức về. Puốc-ca-ép sinh ở tỉnh Xim-biếc-xcơ cũ, xuất thân từ một gia đình công nhân người Moóc-đô-vi-a, đã học xong chương trình trung học phổ thông. Hồi bấy giờ, một thanh niên nhà nghèo mà theo học được như vậy là một điều may hiếm có. Năm 1915, Puốc-ca-ép vào học trường chuẩn úy, rồi được phong sĩ quan và ra thẳng mặt trận. Trong những ngày Cách mạng tháng Mười, đồng chí đi theo những người bôn-sê-vích, tình nguyện gia nhập Hồng quân và năm 1919 được kết nạp vào đảng. Trong những trận chiến đấu chống bọn Côn-tsắc, đồng chí đã chỉ huy trung đoàn và được thưởng huân chương Cờ đỏ. Puốc ca-ép không có những bước nhảy vọt trong bậc thang công tác, song năm 1931, đồng chí đã lãnh đạo bộ tham mưu quân khu Mát-xcơva. Bạn đồng ngũ cho Puốc-ca-ép là con người khô khan, nhưng khâm phục đồng chí bởi tính tình điềm đạm và hiểu biết rộng. Puốc-ca-ép quả là người am hiểu tường tận công tác tham mưu, đặc biệt là công việc của các đơn vị và công tác tổ chức – động viên. https://thuviensach.vn Tướng Puốc-ca-ép vóc người trung bình, nhưng thân hình vạm vỡ như lực sĩ, nom già hơn tuổi một chút. Đầu to với bộ tóc sẩm màu, rậm, hơi dụng lên; gương mặt quả cảm, gò má cao, đôi mắt to màu nâu, nghiêm nghị hướng về người đối thoại qua chiếc kính cận cắp mũi dầy cộp. Puốc-ca-ép tiếp tôi khô khan và dè dặt. Cuộc mói chuyện mang tính chất hoàn toàn nghi thức. Khi tôi đã tự giới thiệu và báo cáo nhiệm vụ được Giu-cốp giao, Puốc-ca-ép gọi dây nói lệnh cho thiếu tướng Rúp-xtốp xem có thể chọn cán bộ tham mưu nào giúp việc và nhanh chóng bảo đảm mọi điều kiện làm việc cần thiết cho tôi ở phòng tác chiến. Ít phút sau, Rúp-txốp đã ôm hôn tôi thắm thiết. Anh hỏi ngay tôi thu xếp nơi ăn chốn ở ra sao, lệnh thu xếp phòng làm việc và cấp cho tôi giấy ra vào thị xã trong bộ tham mưu quân khu. Tôi nhanh chóng bắt tay vào việc. Người giúp đỡ tôi nhiều là Gh. V. I va-nốp, trước đây là một trung úy kỵ binh giàu kinh nghiệm, đã tốt nghiệp Học viện Bộ Tổng tham mưu, giờ dây đến quân khu thực tập. Tôi sống xa gia đình, làm việc, như người ta thường nói, từ lúc kèn báo thức cho đến khi kèn báo ngủ. Tôi với I-va-nốp hoàn thành nhiệm vụ khá nhanh. Tư lệnh đang làm việc nhiều để chuẩn bị bản báo cáo tỏ ra hài lòng về sự cố gắng của hai chúng tôi. Cuối tháng Chính, sau khi đã sửa chữa và bổ sung lần cuối, Giu-cốp giao lại cho tôi tài liệu và chỉ thị: – Cậu kiểm tra kỹ một lần nữa sau khi đã đánh máy và hãy chuẩn bị lên đường: ba ngày nữa sẽ bắt đầu diễn tập chỉ huy – tham mưu ở tập đoàn quân 12. Mình muốn đến đấy. Cậu cùng đi với mình. Mình sẽ giới thiệu cậu với tư lệnh tập đoàn quân. Trong thời gian diễn tập, cậu sẽ làm quen với bộ tham mưu, nơi cậu sẽ công tác. https://thuviensach.vn Ở BỘ THAM MƯU TẬP ĐOÀN QUÂN Bộ tham mưu tập đoàn quân 12 đóng trong khu rừng phái Tây Đrô-gô bư-tsơ. Các cán bộ chỉ huy của tập đoàn quân đóng thành hàng ngay ngắn bên cạnh một căn lều lớn. Tiếng hô “Nghiêm!” vang vọng khắp rừng, một vị tướng dáng người cân đổi, nghiêm trang bước về phía Giu-cốp, tiếng báo cáo sang sảng. Đó là tư lệnh tập đoàn quân, trung tướng Ph. A. Pa-ru-xi nốp. Bắt tay tư lệnh tập đoàn quân, Giu-cốp ôn tồn chào hỏi các cán bộ chỉ huy ra đón. Tướng Pa-ru-xi-nốp chăm chú nhìn tôi từ đầu đến chân. Chúng tôi lặng lẽ bắt tay nhau. Pa-ru-xi-nốp cao hơn người, tầm vóc trung bình, dáng thẳng, mái đầu hẹp với bộ tóc đen rậm hất về phía sau. Dáng dấp của đồng chí toát lên vẻ phong nhã. Khuôn mặt đầy đặn hơi xanh, lông mày thưa mảnh, đen nhánh hình cánh cung, sống mũi hơi cong, hàng ria đen mảnh được tỉa tót đều đặn… Đồng chí xử sự đàng hoàng và lịch sự. Tôi nghe nói Pa-ru-xi-nốp thông minh sắc sảo, một cán bộ chỉ huy dày kinh nghiệm, nhưng đôi lúc có chỗ yếu về trình độ lý luận quân sự. Pa-ru xi-nốp phục vụ trong Hồng quân từ ngày đầu thành lập và dần lên đến cương vị phó sư đoàn trưởng bộ binh. Từ năm 1938, đồng chí được đề bạt nhanh, và nay đã là tư lệnh tập đoàn quân. Giu-cốp quan tâm đếm đến ý định diễn tập. Chúng tôi bước vào lều, trong đó đã treo đầy bản đồ và sơ đồ. Đồng chí chăm chú nghe tư lệnh tập đoàn quân báo cáo, không ngắt lời, rồi phát biểu những ý kiến không tán thành. Ý kiến tranh luận chủ yếu là vấn đề số lượng xe tăng và pháo binh ở đoạn đột phá. Theo dự thảo Điều lệnh dã chiến năm 1939, trên mỗi ki-lô-mét của đoạn đột phá ở hướng đột kích chủ yếu phải tập trung khoảng 30 – 35 pháo và 15 – 20 xe tăng. Nhưng kinh nghiệm chiến đấu ở Tây Ban Nha và ở eo Ca-rê li-a cho thấy mật độ đó rõ ràng chưa đủ, mà phải tăng thêm ít nhất hai lần. https://thuviensach.vn Pa-ru-xi-nốp không muốn công nhận điều đó và cho rằng mật độ mới này chỉ là suy diễn, và trên thực tế không thể làm như vậy được. Tư lệnh tập đoàn quân định tổ chức tiến công theo quy định cũ. Giu-cốp diềm tĩnh và lạnh lùng lắng nghe Pa-ru-xi-nốp hăng say bảo vệ ý kiến của mình, sau đó nhẹ nhàng, nhưng đầy sức thuyết phục, bác lại mọi lý lẽ của Pa-ru-xi-nốp. – Chúng ta cần học cách chiến đấu với một kẻ địch thông minh và mạnh. Không thể thắng chúng chỉ bằng tiếng hô “xung phong”. Tư lệnh quân khu yêu cầu tăng thêm mật độ pháo và xe tăng ở đoạn đột phá. Đồng chí còn nêu một số nhận xét quan trọng khác về tổ chức diễn tập. Khi Gh. C. Giu-cốp đi khỏi, một người lại gần tôi, đó là tham mưu trưởng tập đoàn quân, tướng B. I. A-ru-sa-ni-an. Anh siết chặt tay tôi và mỉm cười thân thiết. – Lại chỗ mình đi, I-van Khơ-ri-xtô-phô-rô-vích. Ta cùng chuyện trò một lát. Tôi quen A-ru-sa-ni-an đã từ lâu. Những năm hai mươi, tôi chỉ huy trung đoàn kỵ binh Lê-ni-na-can thuộc sư đoàn bộ binh Ác-mê-nia trong một thời gian tương đối dài. Lúc bấy giờ, A-ru-sa-ni-an là hiệu trưởng một trường của trung đoàn bộ binh 1 cùng sư đoàn, đóng ở Ê-rê-van. Dù còn trẻ, A-ru-sa-ni-an rất xứng đáng được coi là một trong những cán bộ chỉ huy triển vọng nhất. Đồng chí được đề bạt nhanh. Năm 1936 tốt nghiệp xuất sắc Học viện quân sự mang tên M. V. Phrun-dê, đã từng chỉ huy trung đoàn, sư đoàn, nổi lên trong các trận chiến đấu ở eo Ca-rê-li-a. Và nay A-ru-sa-ni-an đã là tham mưu trưởng tập đoàn quân của một quân khu biên giới quan trọng nhất. đồng chí là người rất có năng lực, thông minh và không hề say sưa vì chuyện thăng cấp nhanh. A-ru-sa-ni-an đưa tôi vào căn hầm nhỏ ẩm ướt và không được ấm cúng lắm. Thỉnh thoảng, những giọt nước lớn từ trên nóc hầm rỏ xuống. Cuộn https://thuviensach.vn tròn một nắm giấy, đồng chí gạt vũng nước trên bàn và chỉ cho tôi chiếc ghế dùng khi hành quân: – Ngồi đây, anh. Một trung úy trẻ, ăn mặc chỉnh tề, lặng lẽ bước vào hầm. Rõ ràng cậu ta vừa rời ghế nhà trường. Khuôn mặt thông minh, hồng hào, lộ rõ sức bật sẵn sàng chấp hành bất kỳ mệnh lệnh nào. – Va-xi-a, - vị tướng chỉ chiếc bàn, - có chút gì nhấm nháp được thì mang ra đây. Trên bàn vị chủ nhà hiếu khách dọn ra mấy hộp thức ăn mở sẵn và một chai cô-nhắc. – Hồi ấy ở học viện, có bao giờ mình nghĩ lại có thể leo rất nhanh từ úy lên tướng? Thế mà, anh thấy không, số tôi không chỉ làm đến cấp tướng… - nói đến đây, A-ru-sa-ni-an đang dang rộng tay, mỉm cười thân mật, - mà còn được một chỉ huy giàu kinh nghiệm như anh làm trợ thủ… – Tôi rất vui lòng làm việc dưới sự chỉ huy của anh, - tôi thành thực nói vậy. – Một khi biết rõ cấp trên của mình thì làm việc sẽ dễ dàng hơn. A-ru-sa-ni-an bắt đầu kể về từng người ở bộ tham mưu. Anh nhận xét ngắn gọn, nhưng đầy đủ. Tôi thấy may là anh đã kịp nắm vững cấp dưới. Câu chuyện của chúng tôi bị tiếng chuông điện thoại cắt đứt. Tư lệnh tập đoàn quân cần gặp tham mưu trưởng. – Phải chia tay thôi, - A-ru-sa-ni-an thở dài, rồi gọi sĩ quan tùy tùng. – Đồng chí đưa đại tá đến phòng tác chiến. Vài phút sau, tôi đã có mặt trong một căn hầm rộng rãi, với những dãy bàn kê sát. E rằng có bạn đọc ít hiểu về quân đội sẽ chưa rõ lắm nhiệm vụ và vị trí của phòng tác chiến trong bộ tham mưu tập đoàn quân, tôi xin cố gắng nói sơ lược về điều này. Phòng tác chiến (ở những bộ tham mưu lớn là cục tác chiến) là trung tâm tập trung và xử lý tin tức về trạng thái tình hình của bộ đội ta, tin tức về https://thuviensach.vn địch và nói chung là tình huống tác chiến. Trên cơ sở những tin tức đó, phòng tác chiến làm những tính toán về mặt chiến dịch, chiến thuật cần thiết để xây dựng quyết tâm của tư lệnh, và khi quyết tâm đã được đề ra thì phòng tác chiến sẽ truyền đạt xuống các binh đoàn, dưới hình thức mệnh lệnh chiến đấu hoặc chỉ thị riêng và tổ chức kiểm tra việc chấp hành. Tất nhiên, toàn bộ công việc to lớn đó được thực hiện với sự hiệp đồng chặt chẽ của các phòng khác trong bộ tham mưu cũng như với các ban tham mưu và bộ tư lệnh các binh chủng cùng các ngành chuyên môn nghiệp vụ. Do vai trò đặc biệt quan trọng của phòng tác chiến, nên trưởng phòng đồng thời là phó tham mưu trưởng. Phòng tác chiến bộ tham mưu tập đoàn quân 12 hồi tháng Mười năm 1940 do tôi phụ trách, gồm mười lăm sĩ quan trợ lý và trợ lý trưởng của trưởng phòng. Nhiều người còn rất trẻ. Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Hồng quân phát triển nhanh đến nỗi ngay các cơ quan tham mưu lớn cũng phải bổ sung những người mới hôm qua còn là trung úy. Chỉ có thời gian và sự học tập kiên trì mới có thể giúp họ trở thành những cán bộ tác chiến có kinh nghiệm. Và giờ đây, các chàng trai mang quân hàm thượng úy và đại úy đang ngồi làm việc sau những chiếc bàn trên trải những bản đồ địa hình lớn. Người ghi vào bản đồ những tin tức mới nhất về tình hình, người soạn thảo quyết tâm của tư lệnh tập đoàn quân, người viết báo cáo chiến đấu theo định kỳ, người thảo mệnh lệnh. Người nào việc nấy, chăm chú vào công việc. Thấy một đại tá lạ bước vào, tất cả đứng dậy. Một người ngồi ở góc phòng, tóc đen, trạc ba mươi tuổi, vẻ xốc nổi, nhanh nhẹn tiến lại phía tôi. Mắt anh tựa như hai trái ô-liu, long lanh trên khuôn mặt rám nắng, chăm chú và dò hỏi nhìn tôi. – Đại úy Ai-va-dốp, - anh tự giới thiệu, - quyền trưởng phòng tác chiến. Tôi siết chặt tay đồng chí đại úy năng nổ: – Đại tá Ba-gra-mi-an. Được cử làm trưởng phòng của các đồng chí. https://thuviensach.vn – May quá! – đại úy vui mừng. – Chúng tôi mệt phờ cả người ra rồi. Tư lệnh có tha cho chúng tôi đâu. Hơi một tí là chỉnh, liệu mà giữ lấy thân. – Thế dễ tôi là cột thu lôi để đỡ đòn sấm sét cho các đồng chí hay sao? – tôi bật cười. – Không phải như vậy, - đại úy bối rối. – Nhưng dầu sao đại tá cũng dễ chèo chống hơn. Ai-va-dốp lần lượt giới thiệu các sĩ quan với tôi. Tôi đề nghị anh em tiếp tục làm việc rồi yêu cầu đồng chí phó trưởng phòng giới thiệu tình hình và những nhiệm vụ mà phòng tác chiến đang phải giải quyết. Chỉ dùng bản đồ, không cần đến những ghi chép, Ai-va-dốp giới thiệu tỉ mỉ với tôi về tình hình công việc. Thì ra sáng mai, tư lệnh tập đoàn quân phải hạ quyết tâm tiến công. Trước khi hạ quyết tâm, đồng chí cần nghe ý kiến của bộ tham mưu, của các chủ nhiệm binh chủng và các ngành chuyên môn nghiệp vụ. Thông thường, trưởng phòng tác chiến sẽ phải báo cáo về đánh giá tình hình và sẵn sàng trình bày những đề nghị của mình về quyết tâm. Chúng tôi ngồi chuẩn bị tài liệu đến tận khuya Tôi vốn quen với không khí diễn tập nên mọi việc đều trôi chảy. Thậm chí chúng tôi còn ngả lưng được một lát. Còn một tiếng đồng hồ nữa thì bắt đầu tập huấn, đồng chí trực ban đánh thức tôi. Vừa cạo râu xong thì ở cửa căn hầm dành cho tôi đã vang lên giọng nói yêu đời của đồng chí phó trưởng phòng tháo vát: – Chào đồng chí đại tá! Căn lều lớn đã chuẩn bị sẵn sàng để tập huấn, bản đồ và các biểu bảng cần cho báo cáo của đồng chí đã treo đủ. Mọi người đã tập trung ở đó. Mời đồng chí tới, nếu không, có thể bị muộn. Trong lều đã chật ních sĩ quan và tướng tá trong cơ quan chỉ huy tập đoàn quân. Tôi theo Ai-va-dốp đến bên chiếc bàn dành cho phòng tác chiến. Sau khi trải tấm bản đồ công tác và kiểm tra lại những số liệu ghi chép, tôi đưa mắt nhìn quanh. Bên phải tôi là một đại tá người xương xương, mặt hơi gầy, khoảng bốn mươi tuổi. Bắt gặp cái nhìn của tôi, đồng https://thuviensach.vn chí mỉm cười thân mật, nhổm dậy, chài tay cho tôi và tự giới thiệu: trưởng phòng trinh sát bộ tham mưu tập đoàn quân, đại tá Ca-min-xki. Sau này, tôi còn có dịp làm việc với A. I. Ca-min-xki trong những ngày đầu gian khổ nhất của cuộc chiến tranh. Đồng chí sinh trưởng ở vùng Hạ lưu sông Vôn-ga trong một gia đình đánh xe thồ, và từ nhỏ rất yêu ngựa. Hoàn cảnh đó càng làm cho chúng tôi thêm gần nhau. Chúng tôi có thể bàn luận rất lâu về dáng ngựa và tính nết kỳ diệu của con vật thông minh này. Ca-min-xki là lính cựu, có mặt ngay từ ngày đầu thành lập Hồng quân và cũng vào đảng ngay từ hồi ấy. Đồng chí đã tự học rất nhiều, tốt nghiệp hàm thụ lớp hai năm của Học viện quân sự mang tên M. V. Phrun-dê. Thoạt tiên, đồng chí chỉ huy các phân đội chiến đấu, rồi lên đến tiểu đoàn trưởng bộ binh. Sau đó, đồng chí được đi học nghiệp vụ và chuyển sang công tác trinh sát. Ở đây, tài năng của Ca-min xki mới được bộ lộ đầy đủ. Đồng chí là người thông minh, sắc sảo và kiên trì. – Còn ngồi sau ta là ai thế? – tôi hỏi về một thiếu tá trẻ, tóc màu hạt dẻ. – Thiếu tá Cô-rô-tun, trưởng phòng huấn luyện chiến đấu. Một cán bộ chỉ huy tài năng hiếm có, - Aiva-dốp nối. Cạnh Ca-min-xki là một đại tá đứng tuổi, chững chạc. Vẻ quả cảm, cái nhìn đăm chiêu và chăm chú của đồng chí trông quen quen. – Còn đây là ai? – Chủ nhiệm ô-tô – xe tăng – thiết giáp của ta. Tôi nhìn kỹ đại tá. Và trong ký ức của tôi, quá khứ xa xôi bỗng lóe lên như tia chớp. Tiểu đoàn trưởng thiết giáp dũng mãnh thuộc lữ đoàn kỵ binh Cáp-ca-dơ độc lập số 2… - Không lẽ lại là đồng chí này? – Họ đồng chí ấy là Pi-xcu-nốp phải không? – tôi khẽ hỏi đại úy Ai-va dốp. – Đúng thế, Pi-xcu-nốp… https://thuviensach.vn Chà, đó chính là Pi-xcu-nốp, người quen của tôi ở Da-cáp-ca-dơ, đã từng tham gia nội chiến. Trong những năm hai mươi, khi ở kỵ binh, chúng tôi thường gặp nhau trong các cuộc tập trận và diễn tập của tập đoàn quân. Tôi rất mừng, hóa ra trong số chiến hữu mới của mình, ngoài A-ru-sa-ni an, còn có một người người bạn cũ nữa. Tôi đứng dậy, lại gần Pi-xcu-nốp. Nét sững sờ trên khuôn mặt anh thoáng biến mất và thay vào đó là nụ cười rộng mở. Anh dùng cả hai tay bóp chặt bàn tay tôi, cuống quít nhắc đi nhắc lại: – Chà! Chà! Mọi người ngạc nhiên nhìn chúng tôi. Nhưng chưa kịp hàn huyên. Một khẩu lệnh vang lên. Tất cả đứng dậy. Tư lệnh tập đoàn quân Pa-ru-xi-nốp, ủy viên Hội đồng quân sự tập đoàn quân – chính ủy sư đoàn Dê-len-cốp, và tham mưu trưởng – tướng A-ru-sa-ni-an bước vào lều. Nhìn khắp lượt những người có mặt, tư lệnh dừng mắt vào người đứng cạnh tôi. – Nào, bắt đầu từ trinh sát. Đại tá Ca-min-xki, đồng chí báo cáo ngắn gọn về địch. Ca-min-xki chậm rãi tiến lại bên bản đồ, cầm gậy chỉ và quay về phía tư lệnh, bắt đầu báo cáo tóm tắt và rành mạch về tình hình phòng ngự của địch, lực lượng và các phương tiện của chúng, lực lượng dự bị mà chúng có thể tung vào đoạn đột phá. Đại tá nhấn mạnh rằng địch tổ chức phòng ngự vững chắc, có chuẩn bị trước. đột phá được phòng ngự của địch không phải dễ, hơn nữa trên đường tiến của quân ta lại có một con sông lớn cản đường. Những tin tức về tình hình phòng ngự của địch không chính xác lắm. Cần xác định rõ thêm những tin tức về lực lượng dự bị gần của địch. Pa-ru-xi-nốp chau mày: – Chà, trinh sát ta nắm được tình hình địch quá ít. Làm sao mà hạ được quyết tâm trên cơ sở những tin tức chưa đầy đủ như vậy. Hơn nữa, đồng chí còn làm cho chúng tôi phát sợ biết bao: nếu tin vào các đồng chí thì phòng https://thuviensach.vn ngự của địch là bất khả xâm phạm… Còn bây giờ, - tư lệnh nhìn về phía tôi, - chúng ta sẽ nghe xem trưởng phòng tác chiến báo cáo những gì. Tôi cố gắng đánh giá ngắn gọn tình huống ở dải dự định tiến công, nêu ra những khó khăn có thể gặp khi vượt sông, so sánh lực lượng tiến công và phòng ngự trong từng giai đoạn chiến dịch. Ưu thế về số lượng của quân ta ở hướng đột kích chủ yếu rõ ràng là chưa đủ. Do vậy, tôi đề nghị đột phá ở một chính diện tương đối hẹp và cố gắng đạt được ưu thế ở đây khoảng gấp ba lần về số lượng. – Tôi không thể chấp nhận đề nghị của đại tá được, - Tư lệnh đứng dậy. Đồng chí nóng nảy gõ gõ ngón tay lên mặt bàn. – Nếu ta dồn đòn đột kích chủ yếu vào một đoạn hẹp thì phần lớn lực lượng địch sẽ được rảnh tay. Mà chúng ta lại phải cố gắng gây tổn thất tối đa cho chúng ngay từ đòn đột kích đầu tiên. Mọi cố gắng chứng minh những lý lẽ của tôi là xác đáng đều không thu được kết quả. Sau khi nghe báo cáo của chủ nhiệm các binh chủng và các ngành chuyên môn nghiệp vụ, tham mưu trưởng phát biểu ý kiến. Đồng chí ủng hộ đề nghị của phòng tác chiến là cần tập trung càng nhiều lực lượng vào đoạn đột phá càng tốt. Pa-ru-xi-nốp yên lặng nghe không hề phản đối. Nhưng khi tư lệnh hạ quyết tâm thì đoạn đột phá lại rộng hơn nhiều so với đề nghị của chúng tôi, những cán bộ tác chiến và tham mưu trưởng. Giỏi lắm thì ở đây cũng chỉ tạo được ưu thế gấp rưỡi là cùng. Cuộc diễn tập kéo dài vài ngày. Căng thẳng và khá bổ ích, mặt dầu có một số thiếu sót cả về phía lãnh đạo, lẫn người thừa hành. Tham gia tổng kết cuộc diễn tập có tư lệnh quân khu. Nói chung, đồng chí đánh giá tốt. Nhưng, đúng như chúng tôi chờ đợi, đồng chí phê phán quyết tâm của tư lệnh tập đoàn quân ở chỗ đoạn đột phá quá rộng. https://thuviensach.vn SÁT NƠI BIÊN GIỚI Giữa tháng Mười, bộ tham mưu tập đoàn quân trở về thành phố Xta-ni xláp, nơi đóng quân thường xuyên. Suốt một tuần, không ai quấy rồi tôi: mọi người tạo điều kiện cho tôi tìm hiểu kỹ hơn về cán bộ và tình hình công việc ở phòng tác chiến. Tôi dọn đến một căn hộ không người ở, rộng hơn và đầy đủ tiện nghi hơn căn hộ ở Mát-xcơ-va. Tôi lấy làm tiếc vì không thể chuyển cả gia đình đến đây ngay. Những ngày đầu, tôi phải ngồi lỳ ở bộ tham mưu đến khuya. Nhưng, dần dần thâm nhập công việc, mình cũng đã có những buổi tối rỗi rãi. Tôi bắt đầu tìm hiểu thành phố. Xta-ni-xláp là tỉnh lỵ, mà năm ngoái tỉnh này mới trở thành một bộ phận của nước Cộng hòa U-cra-i-na xô-viết, vẫn là một thị xã yên tĩnh và hẻo lánh. Công nghiệp ít phát triển, chỉ có một vài nhà máy nhỏ và xưởng sửa chữa xe lửa. Khá nhiều cư dân là quan chức cũ, nhà buôn, chủ xưởng thủ công, thợ thủ công. Xếp những nỗi lo âu ban ngày lại, họ vội vã ẩn mình sau bốn bức tường, vì sống dưới chế độ mới, họ cảm thấy không được thoải mái. Dạo bước trên các hẻm phó cổ dưới ánh sáng tù mù, bạn chỉ thấy cảnh tĩnh mịch. Hiếm hỏi lắm mới nghe thấy tiếng vó lóc cóc của một con ngựa kéo gầy còm và tiếng chân của một khách qua đường lỡ bước. Chỉ ở trung tâm thị xã, nơi có các cơ quan của đảng và nhà nước, thì buổi tối vẫn còn đông người. Tôi thường ngừng cuộc đi dạo ở một nhà ăn công cộng nhỏ mà cứ tối đến lại biến thành “tiệm cao lâu”. Sau vài lần ăn tối bằng các “món ăn thường ngày” nguội lạnh, tôi hoàn toàn thất vọng về cái “tiệm cao lâu” này và đành phải huy động toàn bộ hiểu biết nghèo nàn về nghệ thuật bếp núc của mình ra để tự nấu lấy. https://thuviensach.vn Tổ chức sinh hoạt tuy chưa tốt, nhưng tôi cũng ít bị ảnh hưởng. Công việc hấp dẫn lôi cuốn, và lại thấy mình như cá lội trong nước. Ít lâu sau, tướng Pa-ru-xi-nốp gọi tôi lên. Giọng khô khan, đồng chí bảo tôi rằng đã đến lúc phải tìm hiểu bộ đội ở dải sát biên giới mà chúng tôi phải yểm hộ trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Đồng chí đặc biệt yêu cầu phải nghiên cứu kỹ lưỡng những con đèo chính và khu vực sông Xan. Tôi vui mừng chuẩn bị lên đường. Tôi gọi Đốp-bun, chiến sĩ lái chiếc xe dành cho tôi. Đây là một con người đủng đỉnh và cẩn thận kiểu quê mùa. Cậu ta đăm chiêu gãi đầu gãi tai một lát, rồi mới bắt đầu gạn hỏi cặn kẽ: đi đâu, theo đường nào, đi bao lâu? Thấy tôi sốt ruột, cậu ta thản nhiên giải thích: – Thế này đồng chí đại tá ạ: tôi chịu trách nhiệm kỹ thuật về chuyến đi của đồng chí. Người ta chẳng thường nói: “chuẩn bị lâu đi đâu cũng chóng” là gì. … Khi tôi tỉnh giấc, trời hãy còn tối. Cũng chẳng muốn rời khỏi chiếc giường ấm áp để nhìn đồng hồ trên bàn. Nhưng chỉ ít phút sau đã nghe tiếng gõ cửa dè dặt ở phòng ngoài. – Ai đấy? – Tôi đây, đồng chí đại tá ạ, - giọng trầm trầm đẩy vẻ quan trọng của cậu lái xe, - xe đã sẵn sàng. Đổi chiếc giường ấm áp lấy cái giá lạnh ẩm ướt mùa thu lúc này ư? – Cậu là chúa ác, còn sớm thế này đã dựng mình dậy là thế nào?! – Còn sớm gì nữa? – tôi nghe thấy tiếng cậu lái xe ở sau cửa. – Đồng hồ điểm 5 tiếng rồi, mà đồng chí đã bảo 5 giờ phải lên đường. – Thôi được, - tôi phì cười, - chúng ta chuẩn bị lên đường. Tôi mở cửa cho cậu lái xe sốt sắng vào phòng. Chào hỏi xong, cậu ta vào ngay bếp và đun nước pha trà như chủ nhà vậy. Khoảng bốn mươi phút sau, chúng tôi lên chiếc xe vẫn chưa nguội máy. Hai sĩ quan đã đợi tôi ở đây: một thuộc phòng tác chiến, một thuộc phòng https://thuviensach.vn huấn luyện chiến đấu. Họ cùng đi với tôi. Vất vả lắm, mới chui được vào xe. Thì ra xe chất đủ trăm thứ, những tấm gỗ đầu thừa đuôi thẹo, những tấm đệm đan bằng những cành cây mềm, dây dợ. – Đống rác này để làm gì vậy? – tôi hỏi Đốp-bun. – Dạ, thưa đồng chí đại tá, đồng chí không tưởng tượng nổi đường sá ở đây vào mùa thu. Nếu bị sa lầy thì cái gì cũng cần. Giữa đường gặp nạn thì ngay cả sợi dây thừng cũng có ích. – Thôi được, đi thôi, - Áp-tô-mê-đôn! Tôi đã kịp nghiệm thấy: để buộc Đốp-bun im lặng thì phải nói với anh ta một từ gì đó thật khó hiểu. Nín thinh, cậu ta sẽ nhăn trán hồi lâu và đứng ngồi không yến nếu chưa hiểu được nói vậy có ý nghĩa gì. Khi tôi gọi cậu ta là Áp-tô-mê-đôn, cậu ta im thin thít, cau mặt, vào số hai luôn cho xe chồm lên. Đi được một lát, Đố-bun không chịu được nữa: – Thế Áp-tô-mê-đôn là gì hả đồng chí? – Áp-tô-mê-đôn là tên người đánh xe chiến hiên ngang của A-sin, anh hùng trong thần thoại Hy Lạp cổ đại. – À… à, - cậu lái xe nói, thất vọng kéo dài giọng, - thế mà tôi cứ tưởng ở Mátxcơ-va người ta gọi lái xe như vậy đấy, - Ngừng một lát, Đốp-bun hỏi tiếp: - Thế ông ta sống cách đây bao lâu? – Theo chứng cứ của Hô-me thì vài nghìn năm. – Thế cơ à! Thế cái ông Hô-me ấy là ai? Và cứ như thế suốt dọc đường: mỗi câu trả lời của tôi lại đẻ ra một câu hỏi mới. Lòng ham hiểu biết của Đốp-bun quả là không có giới hạn. Đến trưa, chúng tôi tới Pê-rê-mư-slơ mà không xảy ra chuyện gì. Đốp bun vốn trước đây đã đến đây nên đưa chúng tôi tới thẳng phòng tham mưu sư đoàn 99. Sư đoàn trưởng không có ở đây: anh em cho biết đồng chí xuống các đơn vị. Chúng tôi được đưa tới gặp tham mưu trưởng. Biết chúng tôi tới thẳng đây, đại tá X. Ph. Gô-rô-khốp có nhã ý mời chúng tôi đến nhà ăn. https://thuviensach.vn Sau bữa ăn trưa, tham mưu trưởng kể cho tôi nghe về sư đoàn này. Sư đoàn gồm các trung đoàn bộ binh 1, 197 và 206. Cả ba trung đoàn đều đóng ở vùng Pê-rê-mư-slơ. Để giáng trả cuộc tiến công có thể xảy ra của các đơn vị phát-xít Đức, theo một tín hiệu đặc biệt, sư đoàn phải chiếm lĩnh các vị trí ở khu vực cố thủ Pê-rê-mư-slơ đang được tiếp tục xây dựng, thuộc quyền chỉ huy của đại tá Đ. I. Ma-xli-úc. Đại tá Gô-rô-khốp trình bày cụ thể với tôi kế hoạch báo động của sư đoàn. Mọi biện pháp đều được cân nhắc kỹ lưỡng, các văn kiện được soạn thảo rõ ràng, đâu ra đấy. Tôi nhận thấy có bàn tay của một cán bộ tham mưu giàu kinh nghiệm và thành thạo. Tham mưu trưởng giới thiệu tỉ mỉ về ba đại tá trung đoàn trưởng bộ binh. Theo lời đồng chí, đó là những cán bộ có khả năng chỉ huy sư đoàn và điều đó quyết định phần lớn thành tích của binh đoàn. Với những trung đoàn trưởng như thế, bất kỳ sư đoàn trưởng nào cũng thấy yên tâm vì mình có chỗ dựa vững như bàn thạch. Mãi khuya, chúng tôi mời xong việc ở bộ tham mưu. Đại tá Gô-rô-khốp định tiễn chúng tôi đến chỗ nghỉ đêm, nhưng Đốp-bun bỗng xuất hiện như từ dưới đất chui lên. – Thưa đồng chí đại tá, có tôi. Tôi xin đưa đồng chí đi. – Thế cậu đã biết đi đâu chưa? – tôi ngạc nhiên. – Tôi đã trinh sát rồi. Chính tôi đã đến đó và xem xét. Sau khi cảm ơn đại tá Gô-rô-khốp, tôi đi theo Đốp-bun. Hôm sau, tôi và các sĩ quan cùng đến trung đoàn 1 của sư đoàn. Chỉ huy trung đoàn là đại tá Cô-rốt-cốp, một người trông còn trẻ, chững chạc. Đồng chí kể tỉ mỉ cho tôi tình hình trung đoàn, giới thiệu về cán bộ. Chỉ huy các phân đội, kể cả các tiểu đoàn trưởng, phần lớn đều còn trẻ cả về tuổi đời lẫn kinh nghiệm công tác. Chúng tôi đi một vòng khắp khu vực doanh trại. Nó được xây dựng từ thời đế quốc Áo – Hung cát cứ, nhưng vẫn còn ngăn nắp. Trong nhà, ngoài sân đều rất sạch, mặc dù chỗ ăn ở chật chội: các phòng đều kê giường hai https://thuviensach.vn tầng, thậm chí không còn thừa một chỗ nào để chiến sĩ có thể cạo râu thoải mái, chỉnh đốn trang phục, là quần áo. Tuy thế, các chiến sĩ vẫn ăn mặc chỉnh tề, hơn nữa còn có vẻ diện. Anh em mời chúng tôi đến nhà ăn sĩ quan. Nhưng tôi đề nghị được ăn cùng với các chiến sĩ. Đại tá vui lòng đồng ý. Nhà ăn chiến sĩ rộng rãi, sáng sủa, trần cao, nom ấm cúng. Rõ ràng đại tá thường xuyên đến đây nên không ai ngạc nhiên khi thấy đồng chí xuất hiện. Nhìn vẻ các chiến sĩ thìa xúc luôn tay, tôi cũng hiểu được ở đây không có lời phàn nàn về chất lượng bữa ăn. Quả nhiên, tôi được một bữa ăn no và ngon miệng. Ngay sau đó, chúng tôi dự buổi tập chiến thuật ở một tiểu đoàn. Mưa phùn lâm thâm, lạnh và lầy lội. Nhưng xem ra các chiến sĩ đã quen trong mọi thời tiết. Có thể cho rằng bãi tập như đang diễn ra một trận chiến đấu thực sự. Đây đó, trên trời cuộn lên những đụn khói, tiếng súng nổ chát chúa chìm trong tiếng hô “xung phong” vang dội. Ngay cả tôi, một người đã quen với binh nghiệp, cũng rất đỗi vui mừng thấy bộ binh bình tĩnh chờ những chiếc xe tăng đang gầm rú lao hết tốc lực tới (trung đoàn diễn tập chung với các phân đội thuộc quân đoàn cơ giới 8). Bộ binh nấp đưới công sự, để cho những chiếc xe tăng khủng khiếp lao qua ngay trên đầu mình, sau đó dùng thủ pháo ném chính xác vào chúng. Khá thật! Ai đã qua cái cảnh điếc đặc vì tiếng xích sắt nghiến ầm ầm ngay trên đầu, sặc sụa vì khí xả khét lẹt và bị bùn đất phủ lấm lem đầy người, thì tất hiểu rằng đây không phải là một thử thách nhẹ nhàng. Phải chăng, những bài tập như thế đã là nơi hun đúc nên vinh quang chói lọi mai sau của các chiến sĩ sư đoàn bộ binh 99, những người mà ý chí kiên cường của họ đã trở thành huyền thoại của mùa hè năm 1941?! Những trung đoàn khác cũng để lại cho chúng tôi nhiều ấn tượng tốt đẹp. Quả thật, có nhiều điều đáng học tập ở cán bộ, chiến sĩ sư đoàn này. Trên đường đến sư đoàn 72, tôi quyết định đi dọc sông Xan chạy men theo biên giới quốc gia. Con sông uốn khúc quanh có và chảy xiết, cắt đôi sườn phía Đông dãy Các-pát. Lòng sông ở phía Bắc Pê-rê-mư-slơ khá rộng, có chỗ đến hai ki-lô-mét, nhưng rồi hẹp dần lại, vách mỗi lúc một dốc hơn. https://thuviensach.vn Đoạn sông tới thành phố Xa-nốc khá sâu, càng lên cao về phía nguồn càng nông, hầu như có thể lội qua ở mọi chỗ. Chiếc xe vừa bò ngoằn nghèo trên đường núi, vừa rú máy ầm ĩ, thường bị trượt bánh ở những đoạn lên dốc. Chúng tôi dùng vai đẩy, cố tránh bùn từ bánh xe bắn lên. Những lúc này, chúng tôi mới thấy hết giá trị của tính cần thận nhìn xa của cậu lái xe: cả một bộ đồ nghề sẵn có mà cậu ta mang theo đã cứu nguy cho mọi người, ngay cả những khi tưởng như chiếc xe đáng thương của chúng tôi không thể nào thoát ra được… Chúng tôi đi khá lâu. Thỉnh thoảng dừng lại, trinh sát thực địa, rồi lại cho xe chuyển bánh. Mãi khuya, chúng tôi mới đến Đô-bơ-rô-min. Trong màn mưa bụi dầy đặc của mùa thu, khó khăn lắm mới tìm được phòng tham mưu. Trực ban định báo cáo ngay cho người chỉ huy biết là có chúng tôi đến, nhưng tôi ngăn lại và đề nghị thu xếp được nghỉ đêm ngay. – Xin tùy đồng chí, - trực ban đồng ý. – Chỗ chúng tôi có một trạm khách nhỏ. Thật ra cũng xuềnh xoàng thôi. Thị trấn U-cra-i-na bé nhỏ đã ngủ yên. Mãi chúng tôi mới đánh thức được người quản lý trạm khách. Vừa dụi mắt, vừa khoan khoái ngáp, người đàn bà mập mạp, đứng tuổi nói liến thoắng: – Cơn gió lành nào đưa các đồng chí đến muộn thế này? Trạm khách là một ngôi nhà nông thôn bình thường, khá lạnh. Cậu lái xe của chúng tôi, không hiểu bằng cách nào đã biết được tên bà chủ, bắt đầu tán: – Bà chú Gáp-ca ơi, xin bà làm ơn cho đốt lò sười ở phòng ngài đại tá và đun nước đi. Khó mà nói được rằng cái gì tác động mạnh hơn tới bà chủ uy nghi của cái trạm khách bé nhỏ này: chức tước “ngài đại tá” hay cung cách ân cần của cậu lái xe, chỉ biết rằng người quản lý trạm trở nên tốt bụng và tỏ thái độ mến khách thực sự kiểu U-cra-i-na đối với chúng tôi. Bà chủ trạm đặt những viên than quả bàng do Đốp-bun mang từ ngoài sân vào, lên trên những thanh đóm vừa bốc cháy và nổ lách tách trong hai chiếc lò đá. Lát https://thuviensach.vn sau đó có bữa tối nóng sốt do bà chủ trạm nhanh nhẹn và khéo tay nấu bằng khẩu phần đi đường của chúng tôi. Và thế là cái trạm khách bé nhỏ này đã trở nên ấm cúng đối với chúng tôi. Hơn ữa, sau khi thu xếp cho chúng tôi đi ngủ, bà chủ trạm còn hong khô quần áo ướt sũng của từng người và là lượt cẩn thận. Sáng hôm sau, tôi được mời đến gặp sư đoàn trưởng. Tướng P. I. A-bra mít-de, dáng người tầm thước, thân hình cân đối, hoạt bát như thanh niên, siết chặt tay tôi. Khuôn mặt ngăm ngăm, xương xương, đôi mắt đen sinh động dưới hàng lông mày lưỡi mác của đồng chí, với nụ cười hiền hòa. – Số phận nào đưa đồng chí đến chỗ chúng tôi thế? Khi biết tôi là ai và đến với nhiệm vụ gì, tướng A-bra-mít-de vui lòng kể cho tôi biết về sư đoàn, một binh đoàn đang được tổ chức lại thành sư đoàn bộ binh sơn chiến. – Hay lắm, đồng chí ạ! – tướng A-bra-mít-de thốt lên. – Tôi thích rừng núi và biết cách đánh nhau ở rừng núi. Sư đoàn gồm các trung đoàn bộ binh 14, 133 và 187. Khác với sư đoàn 99 là nơi gồm toàn những đại tá giàu kinh nghiệm, sư đoàn 72 lại do những thiếu tá trẻ chỉ huy: Ki-xli-a-cốp, Mi-sen-cô và Khơ-va-tốp. Với cách xử sự vốn có của mình, sư đoàn trưởng nồng nhiệt ca ngợi họ: – Những dũng sĩ – đại bàng! Những chàng trai tuyệt vời. Tôi hỏi đồng chí, nếu cần thì trong tình trạng hiện nay, sư đoàn có thể chiến đấu ngay được không. Tướng A-bra-mít-de bật dậy, rảo bước quanh phòng. – Sẽ khó khăn đấy, đồng chí đại tá ạ. Nhưng chúng tôi sẵn sàng đánh trả địch bất cứ lúc nào. Cứ thò vào đây! – A-bra-mít-de thở dài, nói thêm: - Chúng tôi đang ở biên giới rồi. Cần dứt điểm việc tổ chức lại và bổ sung quân số. Biết tôi chuẩn bị xuống các trung đoàn, A-bra-mít-de sôi nổi nói: – Chúng ta cùng đi. https://thuviensach.vn Chúng tôi thống nhất là sẽ bắt đầu từ trung đoàn 187. Trước khi lên đường, tôi nói chuyện với tham mưu trưởng sư đoàn, thiếu tá P. V. Tséc-nô u-xốp. Đồng chí giới thiệu với tôi về kế hoạch huấn luyện chiến đấu, việc tổ chức báo động chiến đấu, kể cho nghe về các cán bộ chủ chốt của bộ tham mưu, trước hết là các trưởng ban tác chiến và trinh sát, mà sau này tôi có dịp làm quen. Lúc chia tay, tôi hỏi đùa thiếu tá rằng đồng chí có thấy khó làm việc với sư đoàn trưởng không. Thiếu tá mỉm cười trả lời: – Sư đoàn trưởng của chúng tôi lúc nào cũng sôi sục, đôi khi đập bàn đập ghế, nhưng làm việc với ông ấy vẫn thoải mái. Một chỉ huy thông minh và cương nghị. Dựa vào một người như vậy thì tham mưu trưởng cứ là vững như bàn thạch, chẳng còn lo gì nữa. Bản thân đồng chí đã trải qua từng cấp chỉ huy. Một nhà chiến thuật cự phách. Sử dụng được hầu như đủ các loại vũ khí… - Im lặng một lát, thiếu tá nói thêm: - Anh em cấp dưới quý mến sư đoàn trưởng về sự ăn ở công bằng và hết lòng với mọi người. Chúng tôi ở sư đoàn hai ngày. Tất nhiên, để tìm hiểu đến đầu đến đũa tất cả các binh đội thì thời gian như thế là quá ít ỏi. Nhưng cảm tưởng chung là đáng phấn khởi. Chia tay với tướng A-bra-mít-de, chúng tôi đến mấy ngọn đèo gần nhất, tắt qua dãy Các-pát. Chúng tôi nghiên cứu địa hình, tham gia cuộc thực nghiệm được tiến hành theo lệnh của tư lệnh quân khu: cho xe tăng, pháo có xe hoặc ngựa kéo, ô-tô và xe ngựa di chuyển trên đường núi. Qua đồng hồ, chúng tôi theo dõi thời gian vượt đèo. Xe chúng tôi bò trên con đường hẹp ngoằn ngoèo. Mưa dai dẳng, sương mù dày đặc, đúng là tiết trời cuối thu, dễ có cảm giác là đến đá cũng phải thối rữa vì mưa. Trên đoạn đường dốc và ở những chỗ “cua” gấp, xe chúng tôi đi cheo leo, xểnh một tí là có thể lao xuống vực sâu. Con đường uốn khúc như rắn lượn quanh sườn núi, cây cối rậm rạp. Bên lề đường, những cây dẻ gai to lớn kết thành hàng trông như từng đội tiêu binh. Thỉnh thoảng, hễ gặp một mảnh đất màu mỡ là lại thấy bên đường mọc lên một trang trại đơn sơ gồm một ngôi nhà nhỏ với vườn tược, chuồng, kho liền bên. Chúng tôi dừng lại bên một trang trại để cho máy nguội và https://thuviensach.vn nghỉ ngơi. Gió lạnh se người. Một cụ già miền núi gầy gò, khoác áo lông cừu và đội mũ lông cáo màu đen tiến lại gần chúng tôi. Ông lão đường hoàng chào hỏi vá mời anh em vào nhà. Rời phòng ngoài rộng rãi, chúng tôi bước qua ngưỡng cửa, vào nhà trong. Nhà chỉ có một phòng lớn. Cả gia đình đông người ngồi trên những chiếc ghế dài đóng ghép thô sơ kê dọc theo tường. Phụ nữ chăm chú thêu thùa may vá, còn cánh đàn ông vừa hút thuốc vừa uể oải chuyện trò. Họ mặc “kíp-ta-ri”, loại áo lông cừu không tay, lưng thắt dây da rộng bản. Phụ nữ mặc áo dài dệt lấy, ngoài phủ áo lông không tay như áo đàn ông, nhưng duyên dáng và lộng lẫy hơn. Chúng tôi lên tiếng chào hỏi. Mọi người bật dậy, lùi vào những ghế cho khách. Cánh đàn ông càng hút dữ. Phụ nữ bận rộn chuẩn bị đãi khách. Trên chiếc bàn dài đã thấy bày những bát sữa, phó-mát tươi, phó-mát bánh, bánh đa ngô. Chúng tôi chuyện trò với gia đình. Họ nói tiếng U-cra-i-na xen lẫn tiếng Ba Lan nghe thật lạ tai. Đôi lúc, khó khăn lắm chúng tôi mới hiểu được nhau. Khi ấy, ông già và một người cháu vốn nói thạo tiếng Nga lại phiên dịch giúp. Mọi người hỏi hiệu có xảy ra chiến tranh không (còn có thể hỏi gì hơn ở bộ đội?). Chúng tôi trả lời để bà con yên lòng rằng hiện nay chưa có gì phải lo lắng. Người con trai cả của ông già tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy đồng chí lái xe thoải mái ngồi cùng bàn với cán bộ, nên khẻ nói với bố hỏi tôi xem người lính này có họ hàng gì với tôi không. “Ngài đại tá” chuyện trò tự nhiên với lính là một việc mà anh thanh niên mới đây còn ở trong quân đội Ba Lan tư sản không thể hình dung nổi. Tôi giải thích rằng mình không phải là người nhà của đồng chí lái xe, nhưng tất cả chúng tôi đều phục vụ sự nghiệp chung và không phải ngẫu nhiên mà chúng tôi gọi nhau là “đồng chí”. Trong quân đội ta, cán bộ và chiến sĩ hôm qua còn là công nhân và nông dân cùng chung một lợi ích và chính vì thế nên họ tôn trọng lẫn nhau. – Thế còn kỷ luật? – người lính của quân đội Ba Lan thốt lên. – Ngay cả kỷ luật cũng được duy trì trên cơ sở tôn trọng và ý thức tự giác cao của mỗi người. https://thuviensach.vn Mọi người chú ý lắng nghe. Nhất là cậu con trai út của vị chủ nhà. Thì ra cậu ta sắp được gọi nhập ngũ và đang hãi hùng chờ đón cái ngày ấy vì người anh cả đã kể khá nhiều về chế độ vô nhân đạo trong quân đội Ba Lan tư sản. Lúc này, chàng trai hớn hở hẳn lên. Cậu ta đặt ra hàng loạt câu hỏi về cuộc sống của người chiến sĩ Hồng quân. – Chả nhẽ ai cũng có thể trở thành chỉ huy ư? – Bất cứ ai. Chỉ cần công tác tốt và cố gắng học tập. Câu chuyện chuyển sang vấn đề cuộc sống hàng ngày. Ông già cho biết phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới kiếm được miếng ăn. Phải chăn cừu và dê ở các bãi trên núi. Nhà không đủ lúa mì. Trồng lúa trên những vạt ruộng đầy đá, mỗi héc-ta chỉ thu được 3 – 4 tạ. Bao đời nay chỉ làm tôi tớ cho địa chủ. Những bãi chăn thả và đất trồng tốt nhất đều nắm trong tay địa chủ và phú nông. Mãi sau khi hợp nhất với nước U-cra-i-na xô-viết, người dân mới được dễ thở. Chính quyền của bọn địa chủ đã đi đời, ruộng đất về tay bà con lao động. – Bây giờ dễ sống rồi, ngài cán bộ ạ! – ông già nói giọng hân hoan. Đèo U-giơ nối đoạn đường từ Xam-bo đến U-giơ-gô-rốt ở độ cao không lớn lắm (889 mét so với mực nước biển). Con đèo đón chúng tôi bằng những cơn gió buốt thấu xương và băng tuyết ẩm ướt. Bão tuyết cản trở chúng tôi trinh sát địa hình. Chỉ nhìn thấy xung quanh ít phút vào lúc trời hửng. Núi ở đây là cát kết, đá phiến pha sét, đá ong và các loại đất đá khác dễ sụt lở. Đó là nguyên nhân làm cho đồi núi có hình dáng thanh thoát với những hẻm núi sâu bị con nước đầu nguồn và những dòng suối nhỏ cắt ngang. Chúng tôi ngồi nghỉ bên một dòng suối trong vắt đang réo ầm ầm. Mãi chúng tôi mới nhận ra rằng mình đang ngồi ở đầu nguồn sông Xan, một con sông lớn. Chập tối, đoàn xe thực nghiệm mới lên tới đèo. Ô-tô vượt dốc đầu tiên. Rồi đến xe tăng. Tiếp theo là xe kéo pháo. Chúng tôi không chờ đoàn xe ngựa kéo, mãi khi xuống đèo mới thấy chúng. Ngựa lên dốc rất vất vả. Phải luôn luôn dừng lại cho chúng nghỉ lấy hơi. Nói chung, đoàn xe di chuyển https://thuviensach.vn rất chậm. Rõ ràng, những sư đoàn bộ binh nặng nề, kém cơ động và không thích hợp với tác chiến ở vùng rừng núi cần được nhanh chóng tổ chức lại thành những sư đoàn bộ binh sơn chiến gọn nhẹ. Cuối cùng, chúng tôi cũng về đến Xta-ni-xláp trước ngày lễ kỷ niệm Cách mạng tháng Mười vĩ đại. Tôi chuẩn bị báo cáo cụ thể về chuyến di, nêu lên một số thiếu sót, nhận xét tốt về kỹ năng chiến đấu của các đơn vị và sốt sắng đề nghị nhanh chóng tổ chức lại một số sư đoàn bộ binh của tập đoàn quân thành các đơn vị bộ binh sơn chiến. Giờ đây, mỗi lần nhớ lại việc này, tôi lại thấy buồn trong lòng: khi chiến tranh bắt đầu, các sư đoàn bộ binh sơn chiến của Liên Xô đã buộc phải chiến đấu ở đồng bằng. Công sức tổ chức lại chúng đâm ra vô ích… Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới tồn tại đã được 23 năm. Có lúc kẻ thù đã tiên đoán rằng nó không đứng vững nổi vải tuần. Lịch sử đã cười vào mũi bọn tiên trì rởm. Nhà nước xô-viết ngày một hùng mạnh và được củng cố, đã trở thành một trong những cường quốc mạnh nhất trên thế giới. Nhân dân lao động toàn thế giới, tất cả các dân tộc đang rên siết dưới ách tư bản đều hướng về Đất nước xô-viết với niềm hy vọng. Còn bọn phát-xít thì căm ghét. Chúng ta biết rằng chúng sẽ không để chúng ta yên, chúng ta sẽ phải chiến đấu một mất một còn với chúng. Chúng ta đã cảm thấy giờ thử thách khốc liệt sắp đến. Nhưng chúng ta tin vào chế độ xã hội xô-viết vô địch và dũng cảm hướng về tương lai. Vào ngày 7 tháng Mười một, tôi không thể nhận ra Xta-ni-xláp nữa. Như trên đã nói, khi tôi đến đây lần đầu, Xta-ni-xláp còn là chốn thị dân, heo hút. Thế mà giờ đây, đã thay đổi hẳn. Phố xá đông vui nhộn nhịp. Đội ngũ công nhân đông đảo diễu hành qua qua các phố, chứng tỏ công nghiệp của thành phố phát triển nhanh chóng. Biển người rộn ràng lời ca tiếng hát, những bài ca xô-viết. Tỉnh mới sáp nhập vào nước U-cra-i-na xô viết một năm mà đã có nhiều thay đổi kỳ lạ. Cuộc sống mới đã đoàn kết và nâng mọi người lên. Tim tôi rộn ràng một niềm vui, vì ở đây, chúng tôi cũng cảm thấy như ở nhà. https://thuviensach.vn Sang tháng Mười hai, sư đoàn bộ binh sơn chiến 96 đã hành quân đến nơi đóng quân ở sát biên giới Ru-ma-ni. Chỉ huy sư đoàn là P. A. Bê-lốp, một tướng kỵ binh nổi tiếng. Tướng Pa-ru-xi-nốp lệnh cho tôi đi kiểm tra cuộc hành quân. Lúc đó, tuyết rơi dày đặc, trời trở lạnh đột ngột. Việc chuyển quân gặp khó khăn. Đêm đến, tôi đuổi kịp đội tiền vệ của sư đoàn ở vùng Lan-tsin. Cuộc hành quân được thực hiện như trong tình huống có chiến sự. Các đơn vị hành quân đều có đội cảnh giới được tổ chức theo đúng nguyên tắc và sẵn sàng ứng chiến bất cứ lúc nào. Dọc đường, ở các điểm đã quy định trước đều bố trí súng máy và súng phòng không. Các khẩu đội chăm chú hướng lên bầu trời đêm không một bóng mây. Tôi tìm gặp được tướng Bê-lốp ở cánh rừng sồi nhỏ ngập tuyết. Tại đây đã dựng hai chiếc lều bạt che ấm cho nhóm cán bộ tác chiến của đồng chí. Tướng Bê-lốp mặc áo ca-pốt dài của kỵ binh, thắt đai chéo đứng cạnh chiếc bàn dã chiến, có đèn ắc-quy chiếu sáng trên trải bàn đồ. Tôi gặp Bê-lốp từ năm 1933, khi ấy anh đang học hàm thụ Học viện quân sự mang tên M. V. Phrun-dê và đến đó thi tốt nghiệp. Thân hình mảnh khảnh, trông có vẻ trí thức, người cán bộ chỉ huy với ba gạch trên cấp hiệu đã làm mọi người chú ý bởi dáng dấp kỵ binh đẹp đẽ của mình. Chúng tôi bắt chuyện với nhau. Cả hai đều ngạc nhiên vì có nhiều điểm giống nhau trên con đường binh nghiệp. Cuối chiến tranh thế giới thứ nhất, hai chúng tôi đều là sĩ quan, cùng chạy sang với Chính quyền xô-viết và năm 1923 đã là trung đoàn trưởng kỵ binh. Giờ đây, tôi khá ngạc nhiên khi thấy một người say mê kỵ binh lại sang chỉ huy một sư đoàn bộ binh sơn chiến. Bê-lốp nhận ngay ra tôi: – A! Chào anh bạn kỵ binh! Cơn gió nào đã đưa anh tới đây? Tôi nói rõ lý do. Bê-lốp trở nên nghiêm nghị. – Anh có thể báo cáo với tư lệnh rằng sư đoàn hành quân theo đúng kế hoạch. Không ai bị cóng lạnh, trên suốt chặng đường hành quân đều tổ chức các trạm sưởi ấm. Ở những điểm dừng chân, các bếp dã chiến bảo https://thuviensach.vn đảm cho bộ đội được ăn nóng. Chúng tôi mang theo toàn bộ trang bị, đồ dùng; như người ta thường nói: tha cả chổi cùn rế rách. Tóm lại, mọi việc đều ổn. Sư đoàn trưởng chỉ lên bản đồ cho tôi thấy đường đi của các đơn vị hành quân. Trình tự hành quân thật là mẫu mực. Anh em mang đến cho chúng tôi mỗi người một ca nước chè nóng, thật là đúng lúc trong cái đêm băng giá này. – Thế nào ông anh, đã phản bội kỵ binh rồi à? – Bê-lốp hỏi. – Hay số phận ác nghiệt đã xô đẩy anh vào bộ tham mưu tập đoàn quân. – Tôi chẳng có gì đáng hối tiếc. Kỵ binh đã làm trọn sứ mạng của nó. Tương lai bây giờ thuộc về bộ đội cơ giới. Còn về công tác ở một bộ tham mưu lớn, thì đều có lợi cho mọi người. Do đó, tôi chẳng có điều gì phải băn khoăn. Còn anh, dân kỵ binh con nhà nói mà lại sang chỉ huy một sư đoàn bộ binh sơn chiến? Có vấn đề gì chăng? Bê-lốp chau mày, thở dài: – Số phận đã an bài như vậy. Mình là người lính. Có lệnh chỉ huy bộ binh thì mình chỉ huy bộ binh, nếu có lệnh thì mình sư đoàn cơ giới vào trận. Ôi, còn nếu bây giờ được nhận một sư đoàn kỵ binh thì sướng nhất. Mọi cái ở đấy đều quen thuộc, thân thương, chứ đâu như ở bộ binh. – Bê lốp vỗ nhẹ bàn tay vào bản đồ: - Tôi thấy đội hình kéo dài quá, anh em bộ binh rất khó vận động trong bão tuyết. Giá như mọi người được lên ngựa! Và còn thói quen nghề nghiệp nữa chứ: tính toán tốc độ hành quân mình mình cứ xuất phát từ khả năng của kỵ binh… Chúng tôi làm việc với Bê-lốp suốt mấy ngày liền, đến khắp các binh đội đang hành quân và rời khỏi sư đoàn khi toàn bộ sư đoàn đã đến địa điểm quy định. Tôi thân mật chia tay với Bê-lốp. Khi đó, tôi và anh không hề biết ràng chỉ ít lâu sau, người kỵ sĩ dũng mạnh đó sẽ lại trở về với môi trường quen thuộc của mình. Quân đoàn kỵ binh của Bê-lốp lập công xuất sắc trong những trận chiến đấu bảo vệ Mát-xcơ-va và được tặng danh hiệu cận vệ… https://thuviensach.vn NHIỆM VỤ MỚI Sau khi báo cáo với Pa-ru-xi-nốp về nhiệm vụ đã hoàn thành, tôi đến chỗ tham mưu trưởng. – Chào đồng chí A-ru-sa-ni-an, - từ ngoài ngưỡng cửa, tôi chào vị tướng trẻ mà mình yêu mến. Rời mắt khỏi đống giấy tờ trên bàn, tham mưu trưởng bông đùa đáp: – Xin chào và tạm biệt anh bạn thân mến! – Tham mưu trưởng mỉm cười khi thấy vẻ ngơ ngác của tôi. – Chúc mừng anh được nhận nhiệm vụ mới: anh sẽ đến Ki-ép làm trưởng phòng tác chiến bộ tham mưu quân khu. Lệnh đây. Tham mưu trưởng chài giấy cho tôi. Tôi liếc mắt đọc: “Bản sao trích mệnh lệnh của bộ trưởng Bộ dân ủy quốc phòng… Đại tá Ba-gra-mi-an I. Kh. được thôi giữ chức vụ hiện nay và được cử làm trưởng phòng tác chiến kiêm phó tham mưu trưởng đặc khu Ki-ép…” – Tôi chẳng hiểu gì cả… – Có gì mà không hiểu? Anh bàn giao công tác cho đồng chí phó trưởng phòng của mình. Tôi định đến Ki-ép sau Năm mới nên chưa vội bàn giao công tác. Nhưng tướng Rút-txốp gọi điện cho toi. Rút-txốp đang giữ chức vụ này, nay được chuyển về Mát-xcơ-va, mừng quá đâm sốt ruột. – Mình tha thiết đề nghị với cậu. Mình phải có mặt ở Mát-xcơ-va trước năm mới. Trước khi lên đường, tôi tới chào tạm biết tất cả các đồng chí phụ trách và anh em cùng công tác với mình. Tư lệnh chia tay tôi với tác phong thường lệ: khô khan và thật sự nghi thức. Tôi có cảm giác là việc tôi ra đi không làm đồng chí bận tâm. Tôi và https://thuviensach.vn tham mưu trưởng chia tay nhau như những người bạn cũ. A-ru-sa-ni-an ôm chặt tôi, nồng nhiệt chúc tôi đạt nhiều thành tích trên cương vị mới. Hôm sau, tôi đã ở Ki-ép. Rúp-txốp rất đỗi vui mừng: – Gớm, chờ mãi! Nào, trước tiên cho mình chúc mừng đã. Cậu phải nhanh chóng giải phóng cho mình đấy nhé. Tôi muốn từ từ làm quen với chức trách mới của mình. Nhưng Rúp-txốp một mực không chịu, và sau khi bàn giao mọi việc cho tôi, anh phóng thẳng về Mát-xcơ-va. Phạm vi công tác của tôi bây giờ rất rộng. Liệu tôi có thể đảm đương nổi không? Nhưng trong giờ phút này, đối với bộ đội mà chần chừ là không được. Nếu đã được phân công thì phải làm tất cả để xứng dáng với lòng tin cậy của trên. Tôi không gặp được tư lệnh, tham mưu trưởng và ủy viên Hội đồng quân sự quân khu vì các đồng chí đang bận họp ở Mát-xcơ-va. Tiếp tôi là phó tư lệnh thứ nhất, trung tướng V. Ph. I-a-cốp-vlép. Buổi nói chuyện với đồng chí ngắn gọn và chấm dứt bằng câu động viên: – Cứ làm đi! Lâu hơn là những buổi nói chuyện với trợ lý tư lệnh về nhà trường tướng V. Ê. Bê-lô-cô-xcốp, với chủ nhiệm pháo binh, trung tướng N. Đ. I-a-cô vlép, với cục trưởng Cục tuyên truyền chính trị chính ủy lữ đoàn A. I. Mi khai-lốp, với phó tham mưu trưởng quân khu phụ trách công tác tổ chức động viên, bạn cùng học và cùng công tác ở Học viện Bộ Tổng tham mưu trung tướng Gh. C. Ma-lan-đin, với chủ nhiệm thông tin liên lạc, thiếu tướng Đ. M. Đô-bư-kin và với các đồng chí chỉ huy khác của quân khu. Mỗi người một vẻ, nhưng tất cả đều là những con người thú vị. Sau này, bạn đọc sẽ có dịp hiểu thêm về họ. Công việc bận lút đầu. Các sĩ quan phòng tác chiến làm việc không ngơi tay: hoàn chỉnh gấp dự thảo cho kế hoạch mới về phòng thủ biên giới quốc gia mà các đơn vị đang nóng lòng mong đợi, chuẩn bị cá đợt tập huấn định kỳ cho cán bộ lãnh đạo quân khu và các tập đoàn quân, xây dựng các kế https://thuviensach.vn hoạch tiến hành diễn tập cấp chỉ huy – tham mưu quân khu và các buổi lên lớp huấn luyện chiến dịch, nghiên cứu tỉ mỉ chiến trường, không thiếu việc gì. Tuy bận nhưng tôi vẫn để tâm đến anh em cấp dưới. Phụ trách ban 1 làm công tác tác chiến là đại tá A. I. Đa-ni-lốp, bốn mươi tuổi, phó của tôi, một cán bộ chỉ huy hiểu biết và giàu kinh nghiệm. Anh vào Hồng quân từ năm 18 tuổi, tốt nghiệp loại giỏi ở Học viện quân sự mang tên M. V. Phrun-dê. Chân đi cà nhắc vì bị thương trong chiến cục Phần Lan. Là một người giàu nghị lực, nhanh nhẹn, anh không thích ngồi yên một chỗ mà luôn tỏ ra vội vã, vừa đi vừa ra mệnh lệnh. Tôi không chịu được thói quen ồn ào trong công tác nên ngay từ đầu đã phải kìm bớt tính quá sôi nổi của anh. Nhưng Đa-ni-lốp đã phản ứng khá gay gắt với mọi ý định của tôi nhằm tạo cho công tác một bầu không khí trầm tĩnh và thiết thực hơn. Ban này gồm những cán bộ được đào tạo tốt nhất. Trưởng ban 2 mà trong thời bình chịu trách nhiệm huấn luyện chiến dịch cho cán bộ trong quân khu là trung tá N. G. Da-pa-xi-cô, một người có vẻ hơi phớt đời, bị khốn khổ vì công tác tham mưu và kiên trì đòi chuyển sang làm công tác chỉ huy. Ít lâu sau, chúng tôi buộc phải thỏa mãn yêu cầu của Da-pa-xi-cô. Anh về chỉ huy trung đoàn, và thay thế anh là một cán bộ thuộc bộ tham mưu tập đoàn quân 12 mà bạn đọc đã quen biết. Đó là đại úy A. I. Ai-va-dốp, một người tôi rất mến vì tính chủ động và đầu óc sắc sảo, linh hoạt. Giàu kinh nghiệm hơn cả ở đâu là thiếu tá Ph. X. A-pha-na-xi-ép, là chủ nhiệm phòng trinh sát bộ tham mưu quân đoàn bộ binh 27 mới chuyển đến. Ban 3 bảo đảm bí mật tác chiến do đại tá quân nhu E. V. Cơ-lô-tsơ-cốp, một người trầm tĩnh và chín chắn phụ trách. Ban ít người nhưng công tác thì nhiều. Trước tháng Mười năm 1940, có một phòng riêng trong bộ tham mưu đảm nhiệm công tác này. Giờ đây, phòng được thu hẹp lại thành ban và chuyển sang cho phòng chúng tôi. Như vậy là một sai lầm. Khi chiến tranh bắt đầu, nó lại tách thành một phòng riêng. Phụ trách phòng là trung tá Gơ-ni-lô-bốc, một con người cẩn thận nhưng cố chấp. https://thuviensach.vn Buổi tối trước Năm mới, theo thói quen, tôi vẫn làm việc đến khuya ở cơ quan tham mưu. Bống tiếng chuông điện thoại réo lên, bứt tôi khỏi công việc. – Đang làm gì thế, ông bạn độc thân đáng thương? – trong máy vang lên giọng nói vui vẻ khác hơn mọi ngày của tướng Puốc-ca-ép. – Ngán năm mới à? Tôi ngạc nhiên quá vì Puốc-ca-ép đang họp ở Mát-xcơ-va kia mà. – Vừa về xong, chúng tôi đang đợi anh ở nhà đây. Không được viện bất cứ một lý do nào. Thì ra Puốc-ca-ép biết tôi ở Ki-ép một mình, xa gia đình, nên định làm giảm nỗi đơn chiếc của tôi. Vậy mà cứ tưởng anh là một người khô khan! Chủ nhà đón tôi ở ngưỡng cửa. Vợ anh niềm nở mời tôi vào phòng khách. Trong khi nữ chủ nhân hiếu khách bận rộn với các món ăn, Puốc-ca-ép mời tôi ngồi chơi ở đi-văng, hổi tôi đã quen với công tác mới chưa, có những khó khăn gì. Anh thân ái góp với tôi nhiều điều. Tôi hỏi xem hội nghị ở Mát-xcơ-va đã xong chưa. – Chưa đi đến đâu. Mới vỡ vạc ra thôi… Nhiều cái hay lắm. Một số quan điểm được nhận định lại về cơ bản. Đích thân Xta-lin theo dõi tiến trình hội nghị. Mỗi phiêu họp đều có một ủy viên Bộ chính trị tham dự… Qua mọi việc, ta thấy rõ là Trung ương đang rất quan tâm đến tình hình thế giới phức tạp và mối đe dọa ngày một tăng của bọn phát-xít Đức. Vì vậy, việc củng cố khả năng quốc phòng của đất nước rất được chú ý. Dĩ nhiên là rồi đây, trong quân đội sẽ có nhiều thay đổi lớn. Nữ chủ nhân mời chúng tôi vào bản. Chúng tôi chỉ có hai người nhưng tiệc dọn ra như cho cả một hội. Chúng tôi vui vẻ chạm cốc tiễn năm cũ, đón năm mới. – Cái chính là không có chiến tranh! – nữ chủ nhân tiếp lời. Chúng tôi ngồi với nhau đến gần hai giờ. Puốc-ca-ép tha thiết mời tôi đi xe, nhưng tôi từ chối và đi bộ về khách sạn. Ki-ép chan hòa ánh điện. https://thuviensach.vn Những cây thông Năm mới trong vườn hoa, công viên, trên quảng trường lấp lánh hàng nghìn ngọn điện muôn màu muôn sắc. Phố phường náo nhiệt, vui vẻ. Khắp nơi vang lên tiếng cười, tiếng hát cùng những chúc mừng Năm mới. Mọi người đều phấn chấn, tươi vui. Ai có thể biết được rằng đó là ngày Năm mới hòa bình cuối cùng… https://thuviensach.vn NHỮNG THAY ĐỔI QUAN TRỌNG Từ giờ phút này trở đi, tôi càng cảm thấy rõ hơn trách nhiệm lớn lao đang đè nặng lên vai mình, đó là lãnh đạo phòng tác chiến thuộc bộ tham mưu của một trong những quân khu sát biên giới quan trọng nhất. Tôi nghiên cứu những văn kiện về huấn luyện chiến đấu cho bộ đội vá bồi dưỡng công tác chỉ huy cho cán bộ lãnh đạo. Những tháng tới đây, chúng tôi phải chuẩn bị và tiến hành cuộc diễn tập chỉ huy – tham mưu cấp phương diện quân. Khoa mục diễn tập là chiến dịch tiến công. Đầu tiên sẽ nghe các bài giảng và báo cáo, rồi tiến hàn các bài tập thực hành về chiến dịch - chiến thuật và diễn tập ở quy mô sư đoàn, quân đoàn và tập đoàn quân. Từ giữa mùa hè trở đi, chúng tôi chuyển sang huấn luyện những vấn đề thực hành phòng ngự. Không có gì đáng ngạc nhiên là phòng ngự được luyện tập sau, bời vì tiến công bao giờ cũng được coi là hình thức chiến đấu chính của Hồng quân. Ngoài những biện pháp huấn luyện đó, vào mùa xuân, chúng tôi còn phải tiến hành hai cuộc diễn tập lớn. Một là diễn tập thực nghiệm về chỉ huy – tham mưu có thực binh nhằm nghiên cứu nhưng vấn đề hành quân và trận đánh tao ngộ của một quân đoàn kỵ binh tăng cường (cụm kỵ binh – cơ giới) tác chiến ở bên sườn các tập đoàn quân đang tiến công. Mục đích diễn tập là tìm ra cách bố trí lực lượng của quân đoàn sao cho có lợi nhất trong một tình huống nhất định, tạo điều kiện cho cán bộ phụ trách được thực hành chỉ huy bộ đội trong điều kiện cơ động, tập hiệp đồng kỵ binh với xe tăng, các binh đoàn bộ binh cơ giới, không quân và bộ đội đổ bộ đường không. Chúng tôi cũng đặt nhiều hy vọng vào cuộc diễn tập chỉ huy – tham mưu lớn của quân khu có triển khai các phương tiện thông tin liên lạc trên thực địa. Dự kiến sẽ huy động các cơ quan tham mưu tập đoàn quân cùng tham gia diễn tập. https://thuviensach.vn Tháng Giêng, theo kế hoạch, sẽ có cuộc tập huấn của cán bộ lãnh đạo của bộ máy quân khu, các tập đoàn quân, quân đoàn vá sư đoàn, bắt đầu bằng một loạt các báo cáo về những vấn đề lập kế hoạch, tổ chức và thực hành chiến dịch cấp phương diện quân và kết thúc bằng bài tập chiến dịch trên bản đồ. Tư lệnh quân khu rất coi trọng các cuộc tập huấn này. Ngày 5 tháng Giêng, đồng chí từ Mát-xcơ-va gọi điện cho tôi hỏi xem đã chuẩn bị đến đâu, trong đó có thêm một số báo cáo về kết quả hội nghị ở Mát-xcơ va. Qua báo cáo mấy ngày sau, chúng tôi biết tin trung tướng M. P. Kiếc-pô nô-xơ được cử làm tư lệnh đặc khu Ki-ép, còn Giu-cốp sẽ phụ trách Bộ Tổng tham mưu. Hóa ra hội nghị Mát-xcơ-va đã kết thúc bằng việc sắp xếp lại nhiều cán bộ lãnh đạo. Tôi bỗng nhớ đến câu nói của Puốc-ca-ép là sẽ có nhiều thay đổi lớn. Thế là bắt đầu rồi đây… Tin này khiến tôi vui buồn lẫn lộn. Vui vì người lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu là một trong những tướng lĩnh lỗi lạc nhất. Buồn vì chúng tôi không còn được làm việc với Gh. C. Giu-cốp nữa. Quân khu Ki-ép từ ngày đầu thành lập đều do những tướng lĩnh nổi tiếng trong nước chỉ huy như M. V. Phrun-dê, A. I. Ê-gô-rốp, I. E. I-a-kia, X. C. Ti-mô-sen-cô, Gh. C. Giu-cốp. Và giờ đây là một người mà chúng tôi còn ít biết tới. Ngày 16 tháng Giêng, Gh. C. Giu-cốp, N. N. Va-su-ghin, ủy viên Hội đồng quân sự, và M. A. Puốc-ca-ép về Ki-ép. Ngay hôm ấy, Giu-cốp gọi tôi lên, chúc mừng tôi được thăng chức và yêu cầu tôi báo cáo công tác chuẩn bị cho tập huấn. Nghe báo cáo xong, đồng chí yêu cầu để lại cho đồng chí nghiên cứu những tài liệu đã chuẩn bị. Tối đến, đồng chí đưa trả lại sau khi sửa chữa một vài chỗ. Xem chừng đồng chí hài lòng. Đồng chí đưa cho tôi một tập bản thảo dày. – Anh cho đánh máy. Đây là báo cáo của tôi. Sáng hôm sau, khi đến đưa cho đồng chí bản báo cáo đã đánh máy xông, tôi thấy trong phòng làm việc một người dong dỏng cao, tuổi trung niên, có ba hình quả trám trên cấp hiệu. Mái tóc sẫm, mượt, chải hất ra sau. Trên https://thuviensach.vn khuôn mặt xanh nổi bật đôi lông mày đen mảnh, mũi thanh, hơi gồ, dưới mũi là hàng ria đen. Đôi mắt nâu, hơi sâu, sinh động và hiếu kỳ. Tôi đoán là ủy viên Hội đồng quân sự quân khu chính ủy quân đoàn N. N. Va-su-ghin. Tôi tự giới thiệu. Va-su-ghin bật dậy, chăm chú nhìn tôi, rồi chia tay và nói giọng khô khan: – Chào đồng chí. Đồng chí nên thu xếp đến chỗ tôi. Ta phải làm quen với nhau kỹ hơn. Tôi xin lỗi và nói rằng định làm việc đó ngay hôm nay. Buổi tối, chúng tôi nói chuyện lâu với nhau. Va-su-ghin quan tâm đủ mọi điều: lý lịch của tôi, công việc của phòng, tâm tư của tôi và anh em trong phòng. Qua anh em kể, tôi kịp biết Va-su-ghin là một người thẳng thắn và có tính nguyên tắc, tuy nhiên có lúc đồng chí hơi quá nóng nảy. Đồng chí là một cán bộ chính trị lâu năm, giàu kinh nghiệm, vào bộ đội từ năm 1919. Năm 1930, đồng chí là trung đoàn trưởng kiêm chính ủy trung đoàn bộ binh, sau đó làm việc ở Cục chính trị Hồng quân công nông. Năm 1937, đồng chí được cử đi học ở Trường chiến thuật bộ binh cấp cao. Học xong, đồng chí lại được cử làm trung đoàn trưởng bộ binh. Ít lâu sau, vì là một chỉ huy tài năng, lại giàu kinh nghiệm công tác đảng và chính trị, Vau-su ghin được đề bạt làm ủy viên Hội đồng quân sự quân khu Lê-nin-grát. Khi xảy ra những sự kiện ở eo Ca-rê-li-a, đồng chí là ủy viên Hội đồng quân sự tập đoàn quân 7. Sau chiến cục Phần Lan, đồng chí lại làm ủy viên Hội đồng quân sự quân khu Lê-nin-grát, và mấy tháng sau, vào mùa thu năm 1940, đồng chí được cử làm ủy viên Hội đồng quân sự quân khu chúng tôi. Những người dự tập huấn đã tề tựu đông đủ ở Câu lạc bộ Hồng quân của quân khu, đó là các cán bộ lãnh đạo quân khu, tư lệnh các tập đoàn quân, ủy viên các hội đồng quân sự và tham mưu trưởng các tập đoàn quân, các quân đoàn trưởng, sư đoàn trưởng, tham mưu trưởng, chủ nhiệm cơ quan chính trị các quân đoàn và sư đoàn, chỉ huy trưởng và tham mưu trưởng các khu vực cố thủ, giám đốc các trường quân sự. https://thuviensach.vn Gh. C. Giu-cốp trên lễ đài. Những người đến dự lắng nghe Tổng tham mưu trưởng mới nói chuyện. Đồng chí nói về tình hình căng thẳng trên thế giới. Ngọn lửa chiến tranh thế giới mới đang bùng cháy, còn nhân dân thì đau khổ khốn cùng. Giờ đây, người dân lành phải chịu tai họa và hy sinh nhiều hơn bất kỳ cuộc chiến tranh nào trước đây, vì chiến sự lan sâu đến cả hậu phương các nước tham chiến. Nguy cơ chiến tranh ngày một đe dọa Liên Xô. Gh. C. Giu-cốp nói thẳng là chúng ta phải coi bọn phát-xít Đức là kẻ thù tiềm tàng chủ yếu của Đất nước xô-viết. Vì vậy, đồng chí phân tích nhiều về các hoạt động của quân Hít-le ở phương Tây. Những chiến thắng quân sự của bọn Đức làm cho cả thế giới bàng hoàng. Nhưng cũng không được quên rằng những thắng lợi đó chỉ phải trả giá bằng một giá rẻ, bởi lẽ quân Đức hầu như không gặp sức kháng cự. Nhưng dầu sao chúng ta cũng phải rút ra những kết luận cần thiết từ những sự kiện đó. Giữ vai trò chính trong chiến thắng của quân phát-xít là không quân, các binh đoàn xe tăng – thiết giáp và cơ giới hiệp đồng chặt chẽ với nhau. Bằng những đòn đột kích mạnh, chúng bảo đảm cho quân Đức tiến công ồ ạt. Quân đội Đức được trang bị tốt, có nhiều kinh nghiệm tác chiến. Chiến đấu với một đối phương như vậy không phải dễ dàng. Trước kia, chúng ta cho rằng muốn đột phá phòng ngự của địch, chỉ cần có ưu thế gấp rưỡi, cùng lắm là gấp đôi ở đoạn đột kích chủ yếu là đủ. Tại hội nghị Mát-xcơ va, ý kiến khác đã thắng thế: cần bảo đảm ưu thế về lực lượng như vậy không chỉ ở đoạt đột kích chủ yếu mà ở cả trên toàn bộ dải tiến công của phương diện quân. Lời tuyên bố đó của Gh. C. Giu-cốp làm mọi người sửng sốt. Nhưng đồng chí giải thích rằng ý kiến tạo ưu thế chung gấp đôi về lực lượng và phương tiện khi tiến công được hội nghị Mát-xcơ-va tán thành. Tiếp đó, Giu-cốp chỉ ra rằng trong quân đội còn có những cán bộ muốn nhìn chiến tranh hiện đại qua lăng kính của cuộc nội chiến, họ cố bám lấy những tiêu chuẩn chiến dịch, chiến thuật đã lỗi thời, không hiểu hết ý nghĩa https://thuviensach.vn của việc sử dụng tập trung những binh chủng mới là không quân và xe tăng. Thật ra chúng ta cũng có những cái đầu quá ư cuồng nhiệt. Sau khi rút ra những kết luận đúng đắn qua chiến sự ở Tây Âu, nếu để cho họ được tùy ý, thì họ muốn có một bước ngoặt hoàn toàn trong quân sự. Những đồng chí đó quên mất rằng bất kỳ kế hoạch nào, dù táo bạo đến đâu, cũng phải dựa vào khả năng hiện có. Khi trù tính những biện pháp trong trường hợp có chiến tranh, không thể xuất phát từ chỗ quân đội ta sẽ được trang bị những gì trong tương lai. Vậy nếu chiến tranh nổ ra ngay bây giờ thì sao? Chúng ta phải là những người có đầu óc thực tế và xuất phát từ lực lượng và phương tiện hiện có để xây dựng kế hoạch. Đại tướng nói về công tác huấn luyện cán bộ và chiến sĩ ở các đơn vị. Nhiều đồng chí chúng ta đã học tập được một cái gì đó ở Tây Ban Nha. Những trận chiến đấu ở eo Ca-rê-li-a là thử thách nghiêm trọng và là trường học lớn. Dựa vào những kinh nghiệm đó, giờ đây, chúng ta cần tích cực hoàn thiện với mục đích rõ ràng hơn kỹ năng chiến đấu của bộ đội. Phải chuẩn bị chiến tranh một cách thật nghiêm túc. Giu-cốp nhấn mạnh rằng lý luận chiến dịch có chiều sâu được nghiên cứu xây dựng trong Hồng quân đã tỏ ra hoàn toàn đúng đắn trong điều kiện hiện nay. Nhưng trong quân sự, mọi cái không đứng yên một chỗ, lý luận vẫn cần được phát triển và được làm phong phú thêm dưới ánh sáng của những thành tựu nghệ thuật quân sự, của việc hoàn thiện phương tiện chiến đấu và tăng cường sức chiến đấu của quân đội ta. Báo cáo viên đặc biệt nhấn mạnh đến ý nghĩa của tính bất ngờ về chiến thuật và chiến dịch trong thời đại ngày nay và kêu gọi quân đội phải nâng cao tinh thần cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu. Những bài phát biểu sau đó thực chất là bổ sung cho bản báo cáo chính. Tướng I. G. Xô-vết-ni-cốp, khi đó là tư lệnh tập đoàn quân 5, nêu nhiều ý kiến cụ thể, thiết thực. ý kiến phát biểu của tướng Puốc-ca-ép về những vấn đề phòng ngự thật bổ ích. Tôi vẫn nhớ những câu: “Phòng ngự mà không nhằm giành thắng lợi là phòng ngự không có mục đích và không cần thiết. https://thuviensach.vn Ngay trong phòng ngự cũng phải giành được ưu thế so với đối phương, nhưng cách tạo ra ưu thế hoàn toàn khác với trong tiến công. Có lẽ, ở đây cần nhiều hơn đến sự khôn khéo về cơ động lực lượng và phương tiện”. Tướng M. I. Pô-ta-pốp, chỉ huy quân đoàn cơ giới 4, phát biểu ý kiến về việc tổ chức và đưa ra những binh đoàn cơ giới lớn vào đột phá. Đồng chí nói rất đúng rằng không khi nào chúng ta lại bắt chước những hoạt động của các đơn vị cơ giới phát-xít ở Tây Âu. Một là, ở đó bọn Đức có những điều kiện hết sức thuận lợi. Hai là, bọn phát-xít không nghĩ ra được điều gì mới. Chúng chỉ vận dụng những tư tưởng đã nảy sinh trong Hồng quân ngay từ giữa những năm ba mươi, khi chúng ta đang xây dựng những quân đoàn cơ giới đầu tiên. Phải nói rằng chúng vận dụng rất khéo. Song có lúc lại dập khuôn và mù quáng theo những quy tắc cứng nhắc. Pô-ta-pốp lưu ý nhiều nhất tới sự cần thiết phải hiệp đồng chặt chẽ giữa các binh đoàn cơ giới và không quân. Các sĩ quan chỉ huy không quân không những chỉ cần biết rõ cơ cấu tổ chức của các binh đoàn cơ giới của ta, mà còn phải biết rõ thực chất của việc sử dụng các binh đoàn trong tiến trình chiến dịch. Sốt sắng với sự hiệp đồng chặt chẽ giữa không quân và xe tăng, Pô-ta-pốp lại quá say sưa và nêu ra một vấn đề hoàn toàn không thực tế là đưa sư đoàn không quân vào biên chế của quân đoàn cơ giới để lập một đơn vị hỗn hợp là binh đoàn cơ giới – không quân. Tôi xin nói ngay rằng Gh. C. Giu-cốp hoàn toàn không chấp nhận đề nghị đó, tuy rằng, nhìn chung, đồng chí đánh giá rất cao bài phát biểu của Pô-ta-póp và sốt sắng ủng hộ nhiều đề nghị của Pô-ta-pốp. Đặc biệt, đại tướng tiếp thu ý kiến của Pô-ta-pốp là phải làm cho bộ binh cơ giới và các đơn vị xe tăng có sức cơ động nhanh như nhau, và trong diễn tập, bộ binh phải được luyện tập nhiều để làm lực lượng đổ bộ bằng xe tăng. Pô-ta-pốp đã kịp nhận thấy sự chênh lệch lớn về dự trữ hành trình giữa xe chở bộ binh cơ giới và xe tăng và đề nghị phải nghĩ cách khắc phục thiếu sót đó. Chỉ ít lâu sau, đề nghị của Pô-ta-pốp nhằm nâng cao sức cơ động của các binh đoàn cơ giới đã được áp dụng rộng rãi. https://thuviensach.vn Bài phát biểu của ủy viên Hội đồng quân sự quân khu thật rõ ràng và nhiệt tình. N. N. Va-su-ghin nói về ý thức kỷ luật. Tính tổ chức, việc chấp hành điều lệnh là những điều kiện chủ yếu bảo đảm cho bộ đội có sức chiến đấu cao. Va-su-ghin biểu dương những cán bộ chỉ huy đã rèn luyện cho cấp dưới kỷ luật sắt. Còn một số thì bị phê phán gay gắt. Đồng chí biết dùng lời lẽ để những người bàng quan nhất cũng phải biết điều. Sáng hôm sau bắt đầu bài tập theo từng tổ trên bản đồ. Đích thân Giu cốp hướng dẫn tư lệnh các tập đoàn quân, chủ nhiệm và tham mưu trưởng các binh chủng của quân khu; tướng Puốc-ca-ép hướng dẫn tư lệnh và tham mưu trưởng các quân đoàn; còn phó tham mưu trưởng quân khu phụ trách công tác tổ chức – động viên trung tướng Gh. C. Ma-lan-đin và tôi hướng dẫn các chỉ huy trưởng các khu vực cố thủ và giám đốc các trường. Đợt tập huấn kéo dài năm ngày đêm. Có thể bạn đọc không thấy hấp dẫn lắm với các chi tiết bài tập và những vấn đề nghiên cứu của chúng tôi, nên tôi chỉ xin nói đợt tập huấn được tổ chức rất bổ ích, gợi nhiều điều đáng suy nghĩ. Tổng kết xong đợt tập huấn, Gh. C. Giu-cốp chính thức tuyên bố với chúng tôi về việc sắp xếp lại cán bộ: tướng Xô-vết-ni-cốp được cử làm phó tư lệnh quân khu, phụ trách các khu vực cố thủ, còn tướng Puốc-ca-ép tiếp nhận tập đoàn quân 5 của Xô-vết-ni-cốp. Sau khi chúc các đồng chí nhậm chức mới đạt nhiều thành tích và thân mật chào tạm biệt các cán bộ tham gia tập huấn, đại tướng ra lệnh cho tất cả về ngay vị trí công tác. Hôm sau, đồng chí cũng về Mát-xcơ-va. Ra ga tiễn đại tướng có những đồng chí đã cùng lãnh đạo quân khu, đại diện các tổ chức đảng và chính quyền của thành phố. Qua cảnh tiễn đưa, chúng tôi thấy rõ Giu-cốp được sự kính trọng sâu sắc ở Ki-ép. Đồng chí rất xúc động. Nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt thường ngày nghiêm nghị của đồng chí. Mấy ngày sau, Puốc-ca-ép gọi điện cho tôi: – Ta ra ga đón đồng chí tư lệnh mới. https://thuviensach.vn Tàu đến chậm. Trong lúc chờ đợi, chúng tôi đi dạo trên sân ga và nói chuyện về Kiếc-pô-nô-xơ. Trong chúng tôi, chỉ có tướng Puốc-ca-ép là người duy nhất biết rõ quá trình công tác chính của tư lệnh mới. M. P. Kiếc pô-nô-xơ tham gia Hồng quân từ ngày mới thành lập. Trong những năm nội chiến, đồng chí là trợ lý sư đoàn trưởng sư đoàn U-cra-i-na 1 nổi tiếng và đã chỉ huy trung đoàn ở đây. Năm 1927, đồng chí tốt nghiệp xuất sắc Học viện quân sự mang tên M. V. Phrun-dê. Trong chiến cục Phần Lan, đồng chí chỉ huy một sư đoàn bộ binh. Mùa đông năm 1940, sư đoàn này đã vượt qua bãi băng lầy trong tầm hỏa lực của địch để đánh tập hậu vào các trận địa phòng ngự của chúng ở Vư-boóc-gơ. Hội đó, đồng chí được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô vì ý chí kiên quyết và lòng dũng cảm của mình. – Nói chung, tư lệnh mới của chúng ta là một người có năng lực, – Phuốc-ca-ép kết luận. Tàu đến. chúng tội vội tới cuối đoàn tàu, nơi có toa xa-lông. Đứng ở cửa toa là một vị tướng dáng người cao, cân đối. đồng chí nhẹ nhàng nhảy từ cửa toa xuống, mỉm cười và bắt tay những người ra đón. Vừa mới đến, tư lệnh đã đi thăm khắp bộ tham mưu. Rõ ràng, đồng chí muốn mau chóng nắm được tình hình công việc và anh em cấp dưới. Đồng chí cũng đến phòng tác chiến chúng tôi. Dáng người hơi gầy, cân đối của đồng chí bó sát trong chiếc áo cổ đứng được là cần thận. Trên ngực lấp lánh ngôi Sao vàng Anh hùng. Khuôn mặt xanh được cạo nhẵn hầu như không có một nếp nhăn. Trên độ mắt xanh, to là hàng lông mày đen. Mái tóc rậm, sẫm màu rẽ ngôi cẩn thận. Chỉ vài sợi tóc bạc trên thái dương để lộ ra con người tuy trông còn trẻ nhưng đã gần năm mươi tuổi rồi. Tư lệnh hỏi tỉ mỉ về công tác của tôi trước đây. Biết tôi đã là giảng viên chính của Học viện Bộ Tổng tham mưu, đồng chí vui vẻ nói: – A, tôi biết đã gặp đồng chí đại tá ở đâu rồi! Té ra là chỗ quen biết cũ, bây giờ ta lại cùng nhau làm việc. https://thuviensach.vn Kiếc-pô-nô-xơ tiếp xúc với các trợ lý của tôi và tìm hiểu những vẫn đề đang giải quyết cùng những khó khăn của chúng tôi. Tôi trả lời rằng chúng tôi đã chuẩn bị xong kế hoạch mới về phòng thủ biên giới quốc gia. Kế hoạch này được nghiên cứu xây dựng với sự tham gia của tham mưu trưởng các tập đoàn quân sát biên giới và của chủ nhiệm các binh chủng. – Kế hoạch phòng thủ là một văn kiện quan trọng bậc nhất, - Kiếc-pô nô-xơ nói. – Nếu có chiến tranh, bộ đội quân khu sẽ triển khai các hoạt động chiến đấu ban đầu theo kế hoạch đó. Chính vì vậy, chúng ta phải nghiên cứu thật nghiêm túc về kế hoạch này. Chỉ một hoặc hai ngày sau, thiếu tá A. N. Gơ-nhen-nưi, sĩ quan tùy tùng của tư lệnh đã cho biết rằng tướng Kiếc-pô-nô-xơ gọi tôi lên. Tôi mang theo bản đồ và tài liệu về kế hoạch phòng thủ biên giới. Sau khi đọc lướt các tài liệu, tư lệnh nói ngay: – Đồng chí để lại toàn bộ tài liệu ở chỗ tôi. Tôi sẽ nghiên cứu và phát biểu ý kiến sau. https://thuviensach.vn KẾ HOẠCH PHÒNG THỦ Hai ngày sau, tư lệnh lại gọi tôi lên. Trong phòng làm việc của đồng chí có Va-su-ghin và Puốc-ca-ép. Yên lặng chỉ ghế cho tôi, Kiếc-pô-nô-xơ mở cặp đựng tài liệu về kế hoạch phòng thủ biên giới. – Tôi nghĩ rằng, - đồng chí bắt đầu nói, nhấn mạnh từng chữ, - từ lúc tuyên bố động viên cho đến lúc các lực lượng lớn bắt đầu hoạt động tích cực ở biên giới thì chỉ là một khoảng thời gian nào đó thôi. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, thời gian đó là mấy tuần lễ, còn trong điều kiện hiện nay, tất nhiên, nó sẽ ít hơn nhiều. Nhưng, dẫu sao chúng ta cũng có được vài ngày. Cho nên, chúng ta có thể tách ra một lực lượng tối thiểu để phòng thủ biên giới quốc gia, sử dụng lực lượng tối thiểu để phòng thủ biên giới quốc gia, sử dụng lực lượng còn lại tùy theo tình hình cụ thể. Chắc là ta sẽ phải xây dựng một cánh quân xung kích mạnh nhằm phản công quyết liệt bọn xâm lược. – Kiếc-pô-nô-xơ rút trong cặp bảng tính của chúng tôi: - Thế tôi hỏi các đồng chí: liệu chúng ta có tập trung quá nhiều bộ đội ở biên giới không? Không ai trả lời. Tư lệnh đặt tờ giấy xuống và nói tiếp: – Theo tôi, quá nhiều. Tôi cho cho rằng cần rút bớt ở mỗi khu vực phòng thủ biên giới của tập đoàn quân ít ra là một sư đoàn bộ binh. Như vậy, chúng ta sẽ dễ dàng xây dựng được một cánh quân xung kích đủ mạnh và tung nó sang phía địch. Các đồng chí cần nhớ rằng nếu bị tiến công, chúng ta phải nhanh chóng tổ chức đánh trả. – Ừ, Puốc-ca-ép trầm ngâm nói. – Như vậy cũng được: tất nhiên, chúng ta phải nghĩ đến đánh trả. Nhưng phải chuẩn bị thật chu đáo. Còn nếu địch tiến công bất ngờ, đánh tan các đơn vị bảo vệ thưa thớt của ta và dốc toàn lực lượng tiến sâu vào nội địa thì sao? Lúc đó, phòng ngự càng khó, chứ đừng nói đến tổ chức phản công. https://thuviensach.vn – Nhưng không được để đối phương đánh phủ đầu chúng ta, - Kiếc-pô nô-xơ lạnh lùng gạt đi. – Trinh sát để làm gì? – Đúng thế các đồng chí ạ. – Va-su-ghin nói xen vào, - chúng ta không nên suy nghĩ về phòng ngự. Nếu kẻ địch gây chiến với chúng ta thì quân đội Liên Xô sẽ là đội quân có nghệ thuật tiến công giỏi nhất trên thế giới này. Nó sẽ giáng cho đối phương một đòn đánh trả trí mạng và tôi sẽ truy kích chúng đến tận hang ổ. – Đồng chí đại tá nghĩ thế nào? – Kiếc-pô-nô-xơ hỏi tôi. Tất nhiên, tôi cũng thống nhất ý kiến với tham mưu trưởng; đồng chí đã trình bày kết quả những suy nghĩ chung của chúng tôi. Chúng tô xuất phát từ chỗ quân đội Hít-le đông hàng triệu tên, trên thực tế đã chinh phục toàn bộ Tây Âu., có sức đột phá cực mạnh. Giờ đây, chúng lại được rảnh tay: “cuộc chiến tranh kỳ lạ” ở phương Tây không làm cho bọn Đức phải quan tâm nhiều. Sử dụng mạng lưới đường sắt và đường nhựa phát triển, Hít-le có thể trong một thời gian ngắn tập trung những lực lượng lớn áp sát biên giới phía Tây của Liên Xô và tung chúng sang ta. Trong những điều kiện đó, theo chúng tôi, chúng ta phải bổ sung cho thê đội phòng thủ biên giới số quân đủ để đánh trả đòn đầu tiên của đối phương. Được sự yểm trợ của các đơn vị mạnh phía trước, chúng ta sẽ dễ dàng điều quân dự bị đến và chuyển sang phản công. Cho nên tôi không do dự trả lời rằng tôi đống ý với tham mưu trưởng và ủn hộ kế hoạch như đồng chí đề nghị. – Các đồng chí suy nghĩ không đúng, - tư lệnh thở dài – Tôi không thể đồng ý với các đồng chí. – Tư lệnh xếp cặp lại và đưa cho tôi: - Các đồng chí sửa lại kế hoạch như tôi đã trình bày, sao cho có nhiều lực lượng dự bị hơn. Trong khi các cơ quan tham mưu lập kế hoạch tác chiến đánh trả cuộc xâm lược có thể xảy ra thì các đơn vị trong quân khu đang được huấn luyện chiến đấu rất khẩn trương. Việc huấn luyện chiến thuật chiến đấu cá nhân đã xong và bước sang chiến thuật của những phân đội nhỏ. Phần lớn thời https://thuviensach.vn gian học tập nhằm giải quyết những vấn đề chiến đấu trong tiến công. Vấn đề phòng ngự cũng được chú ý. Tướng Kiếc-pô-nô-xơ đòi hỏi chiến sĩ phải làm quen với những cuộc tiến công của xe tăng. Từ các đơn vị trở về, các sĩ quan tham mưu hào hứng kể chuyện các chiến sĩ trẻ của chúng ta bình tĩnh trước những chiếc tăng gầm rú lao hết tốc lực qua đội hình chiến đấu của các phân đội. Công tác huấn luyện chiến đấu được kết hợp với việc xây dựng tuyến phòng ngự chạy dọc biên giới. Các đơn vị hoạt động rất căng. Vào hạ tuần tháng Hai có lệnh triệu tập tham mưu trưởng quân khu cùng với các tướng lĩnh và sĩ quan đã tham gia lập kế hoạch phòng thủ biên giới quốc gia phải về ngay Mát-xcơ-va. Cùng đi với Puốc-ca-ép có tham mưu trưởng không quân thiếu tướng N. An. La-xkin, trưởng phòng 5 bộ tư lệnh quân khu thiếu tướng I. I. Tơ-rút-cô, tư lệnh bộ đội thông tin liên lạc thiếu tướng Đ. M. Đô-bư-kin, chủ nhiệm bộ đội giao thông vận tải đại tá A. A. Coóc-xu-lốp, tôi và đồng chí phó trưởng phòng đại tá A. I. Đa-ni-lốp. Lệnh gọi bất ngờ về Mát-xcơ-va, một mặt, làm chúng tôi lo lắng tự hỏi: chẳng lẽ kế hoạch xây dựng tồi đến mức phải làm lại? Mặt khác, chuyến đi này cũng làm tôi phấn khởi, bởi đã gần nửa năm, tôi chưa gặp lại gia đình. Đến Mát-xcơ-va, mọi việc đều sáng tỏ: chúng tôi phải tham gia nghiên cứu những biện pháp nhằm tiếp tục củng cố biên giới quốc gia. Thời gian này, công chúng đang tập trung chú ý vào Hội nghị đại biểu đảng lần thứ XVIII. Hội nghị đã nghiên cứu những nhiệm vụ trong lĩnh vực công nghiệp và giao thông vận tải cùng những vấn đề rất quan trọng khác. Hội nghị đã xác nhận những thành tích lớn lao về phát triển niền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, Ủy ban trung ương cũng đã chỉ ra những thiếu sót tồn tại, với tinh thần thẳng thắn bôn-sê-vích. Đọc những văn kiện của hội nghị, tôi bỗng nhớ tới lời nói của V. I. Lê-nin, ngươi ta căn cứ vào thái độ của đảng đối với những thiếu sót của mình để đánh giá sức mạnh và tính nghiêm túc của đảng. Tinh thần phê bình lành mạnh đó được thể hiện khá rõ trong buổi lễ kỷ niệm lần thứ 23 ngày thành lập Hồng quân. Các báo cáo đọc trong những cuộc họp trọng thể không phải chỉ nhắc đến ưu điểm. Bài https://thuviensach.vn nói của Gh. C. Giu-cốp đăng trên số báo “Sao đỏ”, ra nhân ngày kỷ niệm, cũng quán triệt tinh thần đó. Tổng tham mưu trưởng kiên quyết phản đối thói dập khuôn máy móc trong huấn luyện chiến đấu của các đơn vị. Đồng chí nhấn mạnh rằng giờ đây, khi tình hình thế giới đang buộc chúng ta luôn luôn phải hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu, thì điều này là hoàn toàn không thể tha thứ được. Tại Hội nghị đại biểu đảng lần thứ XVIII, tư lệnh đặc khu Ki-ép M. P. Kiếc-pô-nô-xơ được bầu làm ủy viên dự khuyết Ủy ban trung ương Đảng cộng sản (bôn-sê-vích) toàn Liên bang. Ít lâu sau, đồng chí được phong cấp thượng tướng. Chúng tôi chân thành chúc mừng đồng chí. Đầu tháng Ba, tình hình ở Ban-căng phức tạp hơn. Chính phủ Liên Xô tuyên bố với chính phủ Bun-ga-ri rằng việc cho quân Đức vào lãnh thổ Bun-ga-ri sẽ dẫn đến việc mở rộng phạm vi chiến tranh và kéo Bun-ga-ri vào cuộc chiến và Chính phủ Liên Xô rất lo lắng trước sự việc này. Những sự kiện đáng lo ngại đó buộc tất cả chúng ta phải đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng kế hoạch củng cố biên giới. Làm xong nhiệm vụ, giữa tháng Ba, chúng tôi trở về Ki-ép. Các đồng chí trong bộ tham mưu quân khu đang chờ chúng tôi. Số trợ lý ít ỏi của tôi đang bù đầu vì khối lượng công việc khẩn trương ngày một nhiều. Tổng tham mưu trưởng yêu cầu quân khu tiến hành diễn tập thực nghiệm nhằm kiểm tra trên thực tế việc tổ chức sư đoàn bộ binh thời chiến. có chỉ thị phải bổ sung lập một binh đoàn có đủ biên chế thời chiến: cá chiến sĩ và hạ sĩ quan lấy trong số quân nhân dự bị đã tập trung huấn luyện, và một số sĩ quan ở các sư đoàn khác biệt phái sang một thời gian, còn vũ khí và khí tài kỹ thuật sẽ lấy trong kho dự trữ bất khả xâm phạm. Dự định để sư đoàn sung sức đó hành quân, tiến hành các trận đánh tiến công và phòng ngự nhằm xác định khả năng chỉ huy và tính cơ động của các binh đội, mức độ bảo đảm các phương tiện hỏa lực, khả năng của các phân đội hậu cần. Tóm lại, cuộc diễn tập nhằm kiểm tra xem các sư đoàn bộ binh với biên chế mới có đáp ứng được những yêu cầu của chiến tranh hiện đại không. https://thuviensach.vn Đó là một công tác có khối lượng lớn và hết sức tỉ mỉ. Bộ Tổng tham mưu dự định đến mùa thu năm 1941 sẽ hoàn thành công việc này. Bạn đọc cũng hiểu rằng nhiệm vụ ấy không được xúc tiến trọn vẹn. Chiến tranh đã nỏ ra khi những sư đoàn của chúng ta còn đang giữ biên chế trong thời bình. Ở vùng Xla-vu-ta, Rô-vơ-nô, I-di-a-xláp, Sê-pê-tốp-ca đã triển khai cuộc diễn tập lớn dưới sự chỉ huy của Ô. I. Gô-rô-đô-vi-cốp, trưởng thanh tra kỵ binh của Hồng quân. Khoa mục: “Hành quân và trận đánh tao ngộ của một quân đoàn kỵ binh tăng cường đang hoạt động bên sườn của một tập đoàn quân”. Tham gia diễn tập có quân đoàn kỵ binh 5 gồm các sư đoàn kỵ binh 3 và 32, cùng với sư đoàn xe tăng, cơ giới và sư đoàn không quân. Địa hình được chọn khá phức tạp, có nhiều sông suối và đầm lầy, tràn bờ vì băng lũ mùa xuân. Chúng ta dễ hình dung thấy các đơn vị đã gặp khó khăn như thế nào. Trong những điều kiện đó rất khó hiệp đồng giữa các binh đoàn và binh đội thuộc các binh chủng khác nhau. Mọi người đều phải gắng sức. Tiếc rằng bên cạnh những kết luận đúng đắn, rất bổ ích cho chiến đấu trong tương lai, lại có những kết luận không xác thực. Những người chỉ huy diễn tập đau lòng trước một số thất bại, đã đưa ra những đề nghị chẳng hạn như: “Tránh điều động các sư đoàn xe tăng và cơ giới vào ban đêm”. Vì sao? Anh thấy không, chỉ huy bộ đội sẽ phức tạp thêm, tốc độ hành quân bị giảm thấp, dễ xảy ra hỏng hóc, sửa chữa kỹ thuật trong đêm tối lại khó khăn. Các trận tấn công ban đêm cũng dứt khoát bị loại trừ, bời vì sau đó khó mà thu thập được quân số. Chiến tranh không chấp nhận những ý kiến đó. Nó đòi hỏi thường phải hành quân đêm và không được xem nhẹ việc tổ chức tiến công đêm. Trước hết, tôi phải lập kế hoạch phòng thủ biên giới quốc gia của tập đoàn quân. Trước đây, trong việc này, chúng tôi công tác chặt chẽ với tướng Gh. C. Ma-lan-đin. Nhưng hiện nay, đồng chí đã về Mát-xcơ-va, được bổ nhiệm làm cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu. Thay chân đồng chí là thiếu tướng A. I. An-tô-nốp, bạn học với tôi ở Học viện Bộ Tổng tham mưu. Đồng chí rất giống người nhận chức trước mình cả về https://thuviensach.vn tính cách, trí tuệ và học vấn. Thậm chí hình dáng bên ngoài của đồng chí với Ma-lan-đin cũng có những nét giống nhau khó tả. Tôi gặp đồng chí lần đầu vào năm 1936 ở Học viện Bộ Tổng tham mưu. Bấy giờ, đồng chí là trưởng phòng tác chiến quân khu Khác-cốp tới học. Nhưng chưa kịp học hết năm thứ nhất, thì đồng chí đã được điều khỏi học viện và bổ nhiệm làm tham mưu trưởng quân khu thủ đô. Sau đó, đồng chí giảng dạy ở Học viện quân sự mang tên M. V. Phrun-dê. Thế là số phận lại lần nữa gắn bó chúng tôi vào trước lúc chiến tranh. Khi giải quyết những vấn đề tổ chức – động viên, An-tô-nốp đã biết nhanh chóng phân tích tình hình, đánh giá đầy đủ tầm quan trọng của kế hoạch phòng thủ biên giới. Đồng chí đã giúp đỡ rất nhiều cho toàn bộ công tác của chúng tôi. Các kế hoạch phòng thủ biên giới quốc gia của tập đoàn quân được xây dựng dưới sự lãnh đạo và kiểm tra trực tiếp của bộ tư lệnh quân khu. Tham mưu trưởng của tất cả các tập đoàn quân cùng với nhóm sĩ quan được tham gia vào công tác này đều được triệu tập về quân khu. Trong suốt thời gian đó, họ không rời khỏi Ki-ép. Khi chúng tôi ở Mát-xcơva trở về, mọi kế hoạch đã được chuẩn bị xong. Rất may là không phải sửa đổi nhiều. Cuối tháng Ba, tướng Puốc-ca-ép được gọi đến Mát-xcơ-va. Khi trở về, đồng chí tỏ ra vui vẻ khác thường và hết sức hài lòng. Lao động quên mình của đồng chí đã được đánh giá bằng tấm huân chương Cờ đỏ thứ hai. Tham mưu trưởng ở thủ đô về với những tin tức sốt dẻo. Đặc biệt, đồng chí cho biết, các đồng chí ở Mát-xcơ-va lo nại về những sự kiện đang phát triển ở Nam Tư. Bộ Tổng tham mưu được tin Hít-le chọn Nam Tư làm vật hy sinh tiếp theo và sẽ chiếm đóng nước này. Do Chính phủ Liên Xô quan tâm tới vận mạng của nhân dân Nam Tư, nên quan hệ giữa Liên Xô với nước Đức phát-xít có thể có những phức tạp. Quả vậy, trong những tuần gần đây, tình hình Đông – Nam châu Âu căng thẳng hẳn lên. Ngày 27 tháng Ba, ở Bê-ô-grát đã nổ ra cuộc khởi nghĩa chống chính phủ Nam Tư lúc đó đang mưu toan biến Nam Tư thành chư hầu của nước Đức phát-xít. Những người chống Hít-le do tướng Xi-mô- https://thuviensach.vn vích lãnh đạo lên nắm chính quyền. Mấy ngày sau, ngày 5 tháng Tư năm 1941, Chính phủ Liên Xô ký hiệp ước hữu nghị và không xâm lược lẫn nhau với chính phủ mới của Nam Tư. Hiệp ước này là sự ủng hộ của nhân dân Nam Tư về mặt tinh thần và đồng thời cũng là đòn cảnh cáo rõ ràng đối với Hít-le. Nhưng Hít-le không đếm xỉa đến điều đó và đã ném những đạo quân phát-xít sang Nam Tư. Báo chí Liên Xô vì những nguyên nhân dễ hiểu, đã phản ứng về sự kiện này có chừng mực, nhưng tin quân Hít-le tiến công Nam Tư đã gây nên sự căm phẫn trong nhân dân. Ngay sau khi bọn phát-xít bắt đầu chiếm đóng Nam Tư, Bộ Tổng tham mưu đã ra những chỉ thị quan trọng về kế hoạch phòng thủ biên giới quốc gia. Bộ tư lệnh quân khu được lệnh tăng cường hơn nữa cho những đơn vị đã áp sát biên giới. Bốn quân đoàn cơ giới, bốn sư đoàn bộ binh cùng nhiều binh đoàn và binh độ đặc chủng được điều động bổ sung tới đây. Việc tăng cường phòng thủ biên giới đó phải làm suy yếu đáng kể đòn đột kích đầu tiên của địch. Song mệnh lệnh mới này làm tướng Kiếc-pô-nô xơ phần nào không vui. Tư lệnh vẫn giữ ý kiến cũ cho rằng không được làm suy yếu cánh quân sẽ được sử dụng vào nhiệm vụ phản đột kích. Tất nhiên, rõ ràng là ngay khi đó, Bộ Tổng tham mưu đã đánh giá nguy cơ về đòn tiến công bất ngờ của địch một cách hiện thực hơn và đã rút ra kết luận đúng đắn: muốn đánh trả đòn đột kích đầu tiên thì cần phải có nhiều lực lượng hơn là phương án phòng thủ biên giới quốc gia được nghiên cứu lúc đầu. Các tham mưu trưởng tập đoàn quân và các sĩ quan tham mưu lập kế hoạch lại được triệu tập về Ki-ép. Mọi người trải qua hơn một tuần làm việc căng thẳng. Công việc càng thêm phức tạp ở chỗ các tướng lĩnh và sĩ quan làm kế hoạch phải tự tay viết tài liệu từ trang đầu đến trang cuối, thậm chí còn phải đánh máy lấy. Tôi còn nhớ bản thân mình cũng phải học lại cách đánh máy đã biết từ hồi còn trẻ, lúc làm sĩ quan tùy tùng cho trung đoàn trưởng. https://thuviensach.vn Hội đồng quân sự quân khu, sau khi nghiên cứu kỹ, đã nhanh chóng phê chuẩn kế hoạch phòng thủ mới. Chính là chúng ta đã dựa vào phương án kế hoạch này để tổ chức đánh trả quân phát-xít Đức nên, có lẽ, tôi sẽ kể tỉ mỉ hơn về nội dung của nó. Biên giới quốc gia trong phạm vi quân khu trải dài 940 ki-lô-mét, do các tập đoàn quân 5, 6, 2 và 12 phòng thủ. Trong dải của tập đoàn quân 5 (từ Vlô-đa-va đến Crư-xtư-nô-pôn dài 170 kilô-mét) bố trí cách biên giới từ 10 đến 150 ki-lô-mét có năm sư đoàn bộ binh, quân đoàn cơ giới 22, tám tiểu đoàn súng máy độc lập vốn là những đơn vị thuộc khu vực phòng thủ, một trung đoàn pháo dự bị của Bộ Tổng tư lệnh, ba tiểu đoàn pháo cao xạ. Hai sư đoàn không quân đóng tại các sân bay. Các đoàn biên phòng 90 và 98 ở ngay biên giới. Thiếu tướng binh chủng xe tăng M. I. Pô-ta-pốp chỉ huy tập đoàn quân 5. Theo tôi, trong số cán bộ chỉ huy quân khu chúng tôi, đồng chí là người trẻ tuổi nhất, có khả năng và giàu nghị lực hơn cả. Lúc chiến tranh bắt đầu, đồng chí vừa tròn 39 tuổi. Đồng chí sinh ở vùng Xmô-len-xcơ, thời niên thiếu làm việc ở xưởng sửa chữa tàu điện Khác-cốp. Năm 1920, gia nhập Hồng quân, đã từng làm chiến sĩ, trung đội trưởng, đại đội trưởng kỵ binh, theo học nhiều lớp chỉ huy và sau đó tốt nghiệp xuất sắc Học viện quân sự mô-tơ cơ giới của Hồng quân công nông. Được huấn luyện quân sự toàn diện và có năng khiếu khác thường, đồng chí đã tiến bộ nhanh trong công tác. Phẩm chất chỉ huy của đồng chí nổi bật trong các trận chiến đấu ở Khan-khin - Gôn, nơi đồng chí chỉ huy lữ đoàn xe tăng, rồi làm phó tư lệnh một cụm quân độc lập. Năm 1940, Pô-ta-pốp được bổ nhiệm làm quân đoàn trưởng quân đoàn cơ giới 4 mới thành lập, sau đó làm tư lệnh tập đoàn quân 5. Ủy viên Hội đồng quân sự tập đoàn quân là chính ủy sư đoàn M. X. Ni ki-ép; tham mưu trưởng là thiếu tướng Đ. X. Pi-xa-rép-xki. Tập đoàn quân 6 phòng thủ vùng biên giới phía Nam, trên hướng Lơ vốp, từ Crư-xtư-nô-pôn đến Ra-đưm-nô (140 ki-lô-mét). Tập đoàn quân gồm ba sư đoàn bộ binh và một sư đoàn kỵ binh, quân đoàn cơ giới 4, năm https://thuviensach.vn tiểu đoàn súng máy làm nhiệm vụ bảo vệ khu vực cố thủ 4 và 6, hai trung đoàn pháo binh. Ngoài ra, trực thuộc tập đoàn quân còn có hai sư đoàn không quân và một trung đoàn pháo cao xạ. Thành phố Lơ-vốp được sư đoàn không quân 4 bảo vệ. Trong dải tập đoàn quân còn có các đội của đoàn biên phòng 91 và một bộ phận của đoàn biên phòng 91. Trung tướng I. N. Mu-dư-tsen-cô, một người cương nghị và quyết đoàn, chỉ huy tập đoàn quân 6. Là con một gia đình thủy thủ, từ bé đồng chí đã nếm cảnh thiếu thốn và lao động cưỡng bức nặng nhọc, vào đảng năm 18 tuổi và đã chiến đấu trên các mặt trận trong thời nội chiến. Mu-dư-tsen-cô đã qua hầu hết các chức vụ ở cấp trung đoàn, tháng Bảy năm 1937, đồng chí được bổ nhiệm làm sư đoàn trưởng sư đoàn kỵ binh sông Đôn 4, cấp lữ đoàn bậc trưởng, rồi làm nhiệm vụ giảng dạy chiến thuật ở các lớp huấn luyện kỵ binh trong một thời gian. Trong những trận chiến đấu ở eo đất Ca rê-li-a đầu năm 1940, đồng chí chỉ huy sư đoàn bộ binh và ngay nửa năm sau được bổ nhiệm tư lệnh tập đoàn quân. Chính ủy quân đoàn Va-su-ghin rất mến người chỉ huy trẻ, đã có lần nhận xét là đồng chí: “Mu-dư-tsen-cô là một cán bộ chỉ huy đang độ trưởng thành. Thiếu sót duy nhất của đồng chí là tính quá gay gắt. Trong thời chiến, sẽ là một tư lệnh tập đoàn quân tốt”. Ủy viên Hội đồng quân sự tập đoàn quân là chính ủy sư đoàn N. C. Pô pốp; tham mưu trưởng là lữ đoàn bậc trưởng N. P. I-va-nốp. Tại hướng Pê-rê-mư-slơ, trên khu vực dài 130 ki-lô-mét từ Ra-đưm-nô đến Tơ-vô-rưn-ne, dải tập đoàn quân 26 gồm ba sư đoàn bộ binh và một sư đoàn không quân, các đơn vị bảo vệ khu vực cố thủ Pê-rê-mư-slơ, quân đoàn cơ giới 8, một trung đoàn pháo binh, hai sư đoàn pháo phòng không. Một bộ phận của đoàn biên phòng 92 và toàn bộ các độ thuộc đoàn biên phòng 93 làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới. Tôi biết khá rõ trung tướng Ph. I-a. Cô-xten-cô, chỉ huy tập đoàn quân. Đồng chí là một người hết sức trung thực, cần cù, cương nghị, dũng cảm, giàu kinh nghiệm chiến đấu được tích lũy trong thời nội chiến, có chí hướng và có sức làm việc hiếm có. Năm 1940, vào lúc tròn 45 tuổi, đồng https://thuviensach.vn chí được bổ nhiệm làm tư lệnh một cụm kỵ binh, sau này được tổ chức lại thành tập đoàn quân 26. Cô-xten-cô là một cán bộ chấp hành mệnh lệnh rất nghiêm túc và không ưa bàn cãi khi đã có lệnh. Đồng chí được đánh giá cao vì tinh thần cương quyết và tính chính xác khi thực hiện quyết định của bộ tư lệnh. Ủy viên Hội đòng quân sự tập đoàn quân là chính ủy lữ đoàn Đ. E. Cô lê-xni-cốp; tham mưu trưởng là đại tá L. X. Va-ren-ni-cốp. Các đơn vị của tập đoàn quân 12 đóng ở sườn cực Nam, kéo dài gần một nghìn năm trăm ki-lô-mét, từ thành phố Tséc-nô-vi-txư (nay là Tsécnốp txư) tới cửa sông Đa-xtơ-rơ. Ở đây có sáu sư đoàn bộ binh và hai sư đoàn không quân, quân đoàn cơ giới 16 và năm tiểu đoàn pháo cao xạ. Lữ đoàn phòng không 11 bảo vệ Đrô-gô-bư-tsơ. Các đội thuộc đoàn biên phòng 94, 95, 96 và 97 làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới. Chỉ huy tập đoàn quân 12 là thiếu tướng P. G. Pô-nê-đê-lin, có lẽ là người có học lực cao hơn cả trong số tư lệnh tập đoàn quân của chúng tôi. Trước kia, đồng chí đã chỉ huy sư đoàn bộ binh, lãnh đạo bộ tham mưu quân khu Lê-ni-grát, chủ nhiệm bộ môn chiến thuật Học viện quân sự mang tên M. V. Phrun-dê. Là người am hiểu về chiến thuật các binh đoàn lớn, giỏi phân tích các vấn đề nghệ thuật quân sự, đồng chí rất có uy tín trong quân khu chúng tôi. Ủy viên Hội đồng quân sự tập đoàn quân là chính ủy lữ đoàn I. P. Cu-li cốp; tham mưu trưởng là thiếu tướng B. I. A-ru-sa-ni-an. Trong thời bình thì biên giới như vậy là đã được bảo vệ vững chắc. Nhưng đảng và chính phủ vẫn lo ngại trước những sự kiện ở phương Tây nên rất quan tâm đến việc tiếp tục tăng cường cho các quân khu sát biên giới. Ngày 26 tháng Tư, chúng tôi nhận được mệnh lệnh trong vòng một tháng phải thành lập xong năm lữ đoàn pháo chống tăng cơ động. Sau này, các lữ đoàn đó đã giữ vai trò khá quan trọng trong các trận đánh với các sư đoàn xe tăng phát-xít, mặc dầu lúc bắt đầu chiến tranh, các lữ đoàn ấy vẫn chưa được trang bị đầy đủ về phương tiện vận tải. Chỉ huy các binh đoàn https://thuviensach.vn này là những pháo thủ xuất sắc của các quân khu, trong đó có tướng K. X. Mô-xca-len-cô và đại tá M. I. Nê-đê-lin. Quân đoàn đổ bộ đường không 1 đang được gấp rút thành lập, gồm có lữ đoàn đổ bộ đường không 211 mới điều từ Viễn Đông tới, lữ đoàn đổ bộ đường không 204 của quân khu và số cán bộ, chiến sĩ còn dư ra do biên chế lại bốn sư đoàn bộ binh của tập đoàn quân 12 thành các sư đoàn bộ binh sơn chiến. Bộ tư lệnh quân khu được thông báo cho biết bộ chỉ huy quân đoàn bộ binh 31 từ Viễn Đông sẽ rời quân khu chúng tôi vào ngày 25 tháng Năm. Đồng thời, trường sĩ quan bộ binh Lơ-vốp được chuyển về U-ran. Bộ tư lệnh quân khu ngày càng thêm nhiều việc. Việc tổ chức lại các binh đoàn hiện có, thành lập các binh đoàn và binh đội mới, tiếp nhận và bố trí các đơn vị ở trong nước gửi đến đòi hỏi nghị lực và tinh thần chủ động của tất cả các cán bộ trong cơ quan tham mưu. Chúng tôi hiểu rằng Mát xcơ-va coi tình hình biên giới phía Tây của chúng tôi nguy hiểm hơn nhiều so với sự đánh giá – vì những nguyên nhân hoàn toàn rõ ràng – trên báo chí và theo đường chính thức. Ki-ép bước vào ngày lễ 1 tháng Năm cuối cùng trước chiến tranh trong tiết xuân âm u khác thường, mây xám vần vũ trên bầu trời từ sớm. Nhưng thời tiết xấu vẫn không làm giảm không khí hội hè của người Ki-ép. Dường như cả thành phố tràn ra khắp các ngả đường và quản trường. Cuộc duyệt binh bắt đầu từ lúc 10 giờ sáng. Mở đầu là khối học viên các trường sĩ quan bộ binh Ki-ép. Đồng chí giám đốc trưởng đọc mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ dân ủy quốc phòng phong quân hàm sĩ quan và nghiệp vụ quân sự tương ứng cho các học viên tốt nghiệp. Nhìn những khuôn mặt tươi trẻ đầy nghị lực của những người chỉ huy mới, tôi rất vui mừng thấy quân đội ta sẽ nhận được những cán bộ tốt. Qua thực tế công tác, họ sẽ trở thành những cán bộ chỉ huy xuất sắc. Tiếc rằng những trung úy trẻ đó chưa tiếp thu được kịp thời kinh nghiệm thực tiễn. Học xong, họ được đi nghỉ phép, và khi chiến tranh nổ ra thì những sĩ quan đó lại phải làm quen ngay với các chiến sĩ đầu tiên của mình trong thực tiễn chiến đấu. https://thuviensach.vn Nhân dân đứng chật hai bên hè phố Crê-tsa-tích hân hoan đón chào từng đoàn quân. Bộ đội nhảy dù đầu đội mũ da trong đôi kính lấp lánh, và sau họ là các chiến sĩ hải quân, đội mũ không lưỡi trai. Đoàn quân ngựa chiến kéo theo những cỗ pháo nòng dài diễu qua quảng trường. Tiếp theo là bộ binh cơ giới, binh chủng tương lai của quân đội ta – ngồi trên xe vận tải. Tiếc rằng hồi ấy còn ít ỏi vì thiếu xe. Trông thật oai hùng là những đơn vị kỹ thuật. Người xem trầm trồ ngắm nhìn hững chiếc máy định vi âm thanh, đèn pha, pháo cao xạ và súng máy bốn nòng. Đoàn xe xích mũi bè kéo theo những cỗ súng lớn làm mọi người xuýt xoa khâm phục. Pháo binh xứng đáng là một binh chủng mạnh và cơ động! Đại tá N. N. Xê-mi-ô-nốp,thanh tra pháo binh của quân khu, đứng bên tôi thốt lên: – Tiếc rằng hiện nay, chúng ta chưa được trang bị nhiều về loại vũ khí này. Nhưng một hai năm nữa thì tình hình sẽ khác. Tiếng máy của đoàn xe kéo pháo chìm trong tiếng ầm ì của đoàn xe bọc thép. Và đây, đoàn xe tăng đang lướt tới làm cho chúng tôi – những quân nhân – cũng phải sửng sốt. Hình dáng của nó bất giác làm cho mọi người nghĩ đây chính là phương tiện đột kích và cơ động chiến dịch chủ yếu trong chiến tranh tương lai! Có người chỉ huy nào là không mơ ước nắm lấy nó trong tay! Đoàn xe tăng diễu qua, diễu qua, dường như vô tận. Đi đầu là loại tăng hạng nhẹ xếp thành hàng ba, tiếp theo là tăng hạng trung xếp thành hàng đôi và tăng hạng nặng tiến theo hàng một. Chỉ những con mắt có kinh nghiệm mới nhận được ra trong số đó có nhiều xe tăng cũ. Trong số người xem, ít ai hiểu ằng những chiếc xe tăng nhiều tháp, dáng dấp oai vệ kia lại là rất cũ và thực ra không còn được sản xuất nữa. Những chiếc tăng T-34 là loại mới nhất, sau này lừng danh nổi tiếng và xe CV tham gia duyệt binh còn tương đối ít. Không phải do quân khu có ít xe để tham gia duyệt binh, https://thuviensach.vn mà đáng tiếc những chiếc xe này mới được chuyển cho quân đội và các chiến sĩ lái chưa thật thông thạo kỹ năng để điều khiển chúng. Những chiếc tăng cuối cùng chưa rời khỉ quảng trường thì trên không trung bỗng ầm ầm lao tới những chiếc máy bay tiêm kích I-16 bay thấp, một loại máy bay cơ động, nhưng tốc độ không cao lắm. Máy bay cường kích có tốc độ chậm hơn, bay theo sau như được yểm hộ. Chỉ có một tốp nhỏ máy bay hiện đại có tốc độ cao “TSAI-CA” và MIC-3 nổi tiếng mới xuất hiện trong quân đội và không thua kém bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào tốt nhất thời đó, làm đẹp mắt cả những người am hiểu nhất về quân sự. Lúc đó, quân khu đã có hơn một trăm chiếc loại này, nhưng các chiến sĩ lái của chúng ta chưa kịp điều khiển thành thạo. Tiếp đó, quảng trường tràn ngập trong biển người Ki-ép ăn mặc lộng lẫy tưng bừng không khí ngày hội lớn. Nhân dân vui mừng trước những thành thành tích của mình. Những con số được ghi trên các biểu ngữ diễu hành: công nhân báo cáo đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ sản xuất. Nhưng cũng có những biểu ngữ kêu gọi nâng cao cảnh giác cách mạng và củng cố quốc phòng. Tôi còn nhớ một tấm áp-phích lớn thể hiện công nhân và nông trang viên với gương mặt nghiêm nghị, nắm chắc tay súng. Khối diễu hành nửa triệu người lướt qua quảng trường mất gần ba tiếng! Một cảnh tượng không thể nào quên! Tháng xuân cuối cùng không đem lại ấm dịu cho bầu không khí quốc tế. Nhà nước xô-viết đang chuẩn bị đánh trả bọn xâm lược. Chúng tôi, những cán bộ trong bộ tham mưu quân khu, nhận định việc bổ nhiệm I. V. Xta-lin làm Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng dân ủy chính là để như vậy. Lần đầu tiên trong suốt những năm Chính quyền xô-viết, việc lãnh đạo Ủy ban trung ương đảng và Hội đồng bộ trưởng dân ủy được tập trung vào một người. Phải nói rằng mọi người đều hài lòng đón nhận tin tức này. Đầu tháng Năm, chúng tôi nhận được lệnh hướng dẫn tác chiến của bộ trưởng Bộ dân ủy quốc phòng quy định nhiệm vụ của bộ đội quân khu trong trường hợp đất nước ta bị Hít-le tiến công bất ngờ. https://thuviensach.vn Bạn đọc có thể băn khoăn về sự cần thiết của lệnh hướng dẫn này bởi đã có kế hoạch phòng thủ biên giới quốc gia quy định việc đánh trả cuộc xâm lược có thể xảy ra. Song hồi đó, kế hoạch này chưa được Mát-xcơ-va phê chuẩn. Có lẽ vì vậy mà bộ trưởng dân ủy quốc phòng đã quyết định dùng lệnh hướng dẫn riêng để nâng cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu của các quân khu sát biên giới phía Tây. Nhiệm vụ được đề ra rất cụ thể: phải kịp thời phát hiện việc tập trung quân của đối phương, cụm lực lượng của chúng; không cho quân xâm lược đột nhập lãnh thổ Liên Xô; sẵn sàng phòng ngự kiên cường để yểm hộ vững chắc cho việc động viên, tập trung và triển khai các đơn vị trong quân khu. Kế hoạch dự kiến sẽ triển khai các quân đoàn bộ binh ở thê đội một và các quân đoàn cơ giới (trong bốn tập đoàn quân thì mỗi tập đoàn quân sẽ triển khai một quân đoàn) làm thê đội hai. Các binh đoàn bộ binh phải chặn đứng quân xâm lược bằng bất kỳ giá nào ở các tuyến cứ điểm trên dọc biên giới và tiêu diệt lực lượng địch đã đột nhập bằng những đòn đột kích tập trung quyết liệt của các quân đoàn cơ giới và không quân. Để bổ sung cho kế hoạch phòng thủ, mệnh lệnh của bộ trưởng yêu cầu tư lệnh quân khu gấp rút chuẩn bị tuyến phòng ngự phía sau, cách biên giới 30-35 ki-lô-mét, và điều tới đó năm quân đoàn bộ binh và bốn quân đoàn cơ giới, lập nên thê đội hai của quân khu. Việc điều quân này được bắt đầu theo mệnh lệnh đặc biệt của bộ trưởng. Không quân phải thường xuyên sẵn sàng để chuyển đến các sân bay dã chiến. Quy định nơi đặt sở chỉ huy, để khi bị kẻ địch tiến công, bộ tư lệnh quân khu sẽ từ đó chỉ đạo tác chiến. Sở chỉ huy được gấp rút xây dựng ở Tác-nô-pôn. Các tướng Puốc-ca-ép, Đô-bư-kin, Tơ-rút-cô, tôi và đại tá phó trưởng phòng Đa-ni-lốp có thêm nhiệm vụ mới, trong một thời gian ngắn phải soạn thảo xong toàn bộ các văn kiện tác chiến, tổ chức điều động các quân đoàn thuộc thê đội hai tới vùng sát biên giới. Khi bắt tay vào công việc này, tôi thấy phân vân vì chiều sâu phòng ngự chung khá mỏng, chỉ có 50 ki-lô mét. Nếu địch đột phá được thì sao? Ai sẽ chặn đánh chúng ở phía sau? Vì bộ tư lệnh quân khu hầu như không còn lực lượng dự bị nữa… https://thuviensach.vn Tôi trình bày nỗi lo lắng của mình với tướng Puốc-ca-ép. Giống như mọi lần, đồng chí chưa trả lời ngay. Đồng chí cau mày, im lặng một lát rồi trả lời cộc lốc: – Mát-xcơ-va đã biết phải làm gì. Sẽ có đơn vị chặn đánh địch lọt vào phía sau. Sau này, tôi thấy rõ là tham mưu trưởng nói đúng. Vào hạ tuần tháng Năm, chúng tôi nhận được được lệnh hướng dẫn tiếp nhận và bố trí cơ quan chỉ đạo tác chiến của quân đoàn bộ binh 34 cùng các đơn vị của quân đoàn, bốn sư đoàn bộ binh và một sư đoàn bộ binh sơn chiến từ quân khu Bắc Cáp-ca-dơ chuyển tới. Cùng đi theo bộ đội có nhóm cán bộ tác chiến dưới quyền chỉ huy của trung tướng M. A. Rây-te, phó tư lệnh thứ nhất quân khu Bắc Cáp-ca-dơ. Bộ Tổng tham mưu cũng quy định nơi đóng quân của các đơn vị mới chuyển đến. Thê đội một phải có mặt ngày 20 tháng Năm. Lệnh hướng dẫn mới tuy không có gì bất ngờ đối với bộ tư lệnh quân khu, nhưng cũng làm mọi người lo lắng bởi phải bố trí hầu như cả một tập đoàn quân trong một thời hạn ngắn. Kiếc-pô-nô-xơ ngồi suy nghĩ hồi lâu rồi ngoáy bút viết lệnh: “Gửi đồng chí tham mưu trưởng. Tôi đề nghị đồng chí bảo đảm việc chấp hành mệnh lệnh hướng dẫn này và đặc biệt chú ý tới tiện nghi nơi ăn chỗ ở của bộ đội”. Ngay lúc đó, Puốc-ca-ép lệnh cho tôi phải soạn thảo nhanh chóng một kế hoạch thích hợp. Ngày hôm sau, kế hoạch lập xong và được tư lệnh phê chuẩn. Công việc bận rộn mới đã cản trở tôi tham gia cuộc diễn tập chỉ huy – tham mưu của quân khu do trung tướng I-a-cô-vlép, phó tư lệnh quân khu, điều khiển. Theo ý kiến của mọi người, cuộc diễn tập tiến hành tốt, cơ quan tham mưu các tập đoàn quân thu hoạch được nhiều điều bổ ích về lập kế hoạch và thực hành chiến dịch tiến công của tập đoàn quân. Cuối tháng Năm, phần lớn cán bộ trong bộ tham mưu quân khu đều bận vào việc tiếp nhận và bố trí các đơn vị mới. Các đoàn tàu thay nhau đến. https://thuviensach.vn Phòng tác chiến biến thành trạm điều hành độc đáo, nơi thu nhân toàn bộ thông tin về việc di chuyển và tình hình các đơn vị. Các sư đoàn mới đến đều có sức chiến đấu, tuy còn có lời phàn nàn về cán bộ chỉ huy trung cấp chưa được kiện toàn; vũ khí, phương tiện vận chuyển và thông tin liên lạc còn thiếu. Các cán bộ chỉ huy được an ủi rằng sau khi tuyên bố động viên, họ sẽ nhận được đủ mọi thứ cần thiết. Những ngày đầu tháng Sáu, chúng tôi được biết là cơ quan chỉ đạo tác chiến của tập đoàn quân 19 đã được thành lập ở Tséc-ca-xư. Tập đoàn quân mới gồm tất cả năm sư đoàn của quân đoàn bộ binh 34 và ba sư đoàn thuộc quân đoàn bộ binh 25 của quân khu Bắc Cáp-ca-dơ. Tập đoàn quân sẽ trực thuộc bộ trưởng Bộ dân ủy quốc phòng. Trung tướng I. X. Cô-nép, tư lệnh quân khu Bắc-ca-dơ, chỉ huy tập đoàn quân. Một ngày sau, Bộ Tổng tham mưu lại thông báo: chúng tôi phải tiếp nhận thêm tập đoàn quân 16 của trung tướng M. Ph. Lu-kin đang được điều động từ vùng Da-bai-can tới trong khoảng từ 15 tháng Sáu đến 10 tháng Bảy. Như vậy là chúng tôi có thêm hai tập đoàn quân. Thật đáng mừng. Nỗi lo khi xảy ra chiến tranh, không có bộ đội bố trí ở phía sau cũng tiêu tan. Nhưng cũng từ hôm đó, các đồng chí lãnh đạo bộ tham mưu quân khu không còn được yên tĩnh nữa. Tiếc rằng một ngày chỉ gói trọn trong 24 tiếng đồng hồ. Vừa hoàn thành công việc theo kế hoạch phòng thủ biên giới quốc gia, vừa tiếp nhận và bố trí hai tập đoàn quân mới đến tăng cường cho quân khu, chúng tôi còn phải chuẩn bị đầy đủ các văn kiện tác chiến đưa năm quân đoàn bộ binh và bốn quân đoàn cơ giới từ vị trí cũ tới vùng sát biên giới. Các biện pháp tiến hành xen kẽ nhau. Phòng tác chiến chong đèn suốt đêm. Tư lệnh quân khu đi xuống các đơn vị thường xuyên hơn. Tham mưu trưởng, người làm việc nghiêm túc và có phương pháp, giải quyết công việc trong thời gian tư lệnh vắng mặt. Tướng Kiếc-pô-nô-xơ kiểm tra đặc biệt cân thận tình hình của các quân đoàn cơ giới. Thường đi cùng với đồng chí tư lệnh quân khu có tướng R. N. Moóc-gu-nốp, cục trưởng bộ đội ô-tô - xe https://thuviensach.vn tăng - thiết giáp, tướng V. V. Pa-ni-u-khốp, trưởng phòng huấn luyện chiến đấu, và một trợ lý của tôi. Nhưng ngày 27 tháng Năm, Puốc-ca-ép gọi tôi lên: – Đồng chí hãy chuẩn bị gấp để đi cùng với tư lệnh lên tập đoàn quân 6. – Có lâu không? – Hai hoặc ba ngày. Buổi sáng, chúng tôi có mặt ở nhà ga Lơ-vốp. Tôi nhớ không chính xác, không hiểu vì lý do gì mà trung tướng I. N. Mu-dư-tsen-cô, tư lệnh tập đoàn quân 6, đã vắng mặt. Một đoàn tướng lĩnh và sĩ quan do chính ủy sư đoàn N. C. Pô-póp, ủy viên Hội đồng quân sự tập đoàn quân dẫn đầu, ra đón Kiếc-pô-nô-xơ. – Đồng chí đến cơ quan tham mưu tập đoàn quân hay tới thẳng các đơn vị? – Pô-pốp hỏi. – Xuống quân đoàn cơ giới 4, - Kiếc-pô-nô-xơ đáp. Khoảng một giờ sau, chúng tôi đã có mặt ở bãi thử xe tăng. Những chiếc tăng đầy bụi lao trên bãi trống, vừa gầm rú vừa leo lên những ụ đất. Kiếc pô-nô-xơ chăm chú theo dõi. Một chiếc T-34 khéo léo vượt qua mọi vật cản. Kiếc-pô-nô-xơ vui lòng mỉm cười: - Cừ lắm! - và quay sang bảo sĩ quan tủy tùng: - Gơ-men-nưi, đồng chí hãy chọn chiếc đồng hồ tốt nhất trong số quà thưởng để trao tặng đồng chí thợ máy lái xe. Ta hãy lại gần làm quen với đồng chí ấy. Chúng tôi dừng lại bên chiếc tăng. Cái đầu đội mũ da nhô lên khỏi tháp. Một cán bộ chỉ huy mặt sám nắng nhảy xuống đất. Anh tiến tới báo cáo: – Thượng úy Cô-tsu-bây, đại đội trưởng đại đội xe tăng 3. – Ai lái xe tăng? – Kiếc-pô-nô-xơ hỏi. – Báo cáo thượng tướng: tôi tự lái. Tôi hướng dẫn các chiến sĩ cách vượt vật cản. https://thuviensach.vn – Thượng úy lái rất giỏi, - Kiếc-pô-nô-xơ biểu dương. – Đồng chí hãy cố gắng sao cho anh em cấp dưới cũng lái giỏi như vậy. Vì kỹ thuật lái xuất sắc, tôi trao tặng đồng chí chiếc đồng hồ có khắc tên. Mặt ửng đỏ, đại đội trưởng nhanh nhẹn đáp lại: – Vì Tổ quốc phục vụ, sẵn sàng! Quay sang phía thiếu tướng Moóc-gu-nốp, Kiếc-pô-nô-xơ chỉ thị: – Cần rèn cho mọi chiến sĩ xe tăng đều lái giỏi như vậy. – Thưa đồng chí tư lệnh, đó là điều khó. Nhưng chúng tôi sẽ cố gắng. – Còn bây giờ, - tư lệnh quay sang phía thượng úy, - đồng chí cho xem năng lực của anh em cấp dưới. – Rõ! Leo lên tháp xe, Cô-tsu-bây dùng cờ ra hiệu cho những chiếc xe tăng đang ở vị trí xuất phát. Một chiếc T-34 từ từ tiến đến bãi cỏ vật cản. Một chiến sĩ non tay lái điều khiển nên vất vả lắm mới vượt qua được. Hai chiếc khác có khá hơn. Trông theo những chiếc tăng đang vận động, Kiếc-pô-nô xơ cau mặt: – Không được! – Không có gì đáng ngạc nhiên, thưa đồng chí tư lệnh, - tướng Moóc-gu nốp thở dài. – Anh em chưa làm chủ được loại xe tăng mới, vì chưa tập luyện được ba tiếng đồng hồ. – Cần đẩy mạnh việc học tập, phải tranh thủ tập lái xe và tận dụng từng phút một, tư lệnh chỉ thị. Nếu không ta sẽ bị bất ngờ. Hôm sau, các chiến sĩ xe tăng tập bắn. Anh em bắn pháo và súng máy trên xe tốt hơn là khi lái. Kiếc-pô-nô-xơ tỏ ra hài lòng. Đêm, đồng chí ra lệnh báo động chiến đấu cho toàn sư đoàn. Các chiến sĩ xe tăng hành động khá, nổ máy đúng thời gian quy định và tiến ra địa điểm tập trung rất có tổ chức. Cuộc diễn tập quan hệ tiếp theo làm Kiếc-pô-nô-xơ có phần kém vui. Chúng tôi thấy khá nhiều chiếc xe phải nằm lại trên dọc đường hành quân của các trung đoàn xe tăng. Càng đi, càng gặp nhiều xe https://thuviensach.vn hỏng. Kiếc-pô-nô-xơ chau mày. Khi sư đoàn trưởng đến báo cáo tiến độ hành quân, tư lệnh ngắt lời đồng chí: – Đồng chí đại tá, sao lại có tình trạng lộn xộn như vậy? Mới hành quân mà xe đã nằm lại như vậy thì khi chiến đấu sẽ ra sao?! Sư đoàn trưởng công tác giải thích rằng những xe bị nằm lại là loại xe T 26 và BT đã cũ, chỉ dùng cho học tập. – Cũng không được nằm lại! Đồng chí phải theo dõi việc sửa chữa. – Chúng tôi không đủ phụ tùng để thay thế những xe tăng đã cũ. Tư lệnh quay về phía Moóc-gu-nốp: – Không hay, thiếu tướng ạ! Đồng chí cần tìm cách nhanh chóng chấn chỉnh lại tình hình. Về Ki-ép, đồng chí sẽ báo cáo… Phòng trinh sát quân khu nhận được những tin tức ngày càng đáng lo ngại. Đại tá trinh sát G. I. Bôn-đa-rép gần như trở thành vị khách thường xuyên nhất của tư lệnh. Chúng tôi nhận thấy, sau mỗi lần nói chuyện với Bôn-đa-rép là M. P. Kiếc-pô-nô-xơ lại đăm chiêu hơn. Nỗi lo lắng đó là có căn cứ. Hàng ngày, Bôn-đa-rép thông báo cho phòng tác chiến những tin tức thu thập được từ các nguồn. Cuối thượng tuần tháng Sáu, tư lệnh triệu tập Hội đồng quân sự để nghe trưởng phòng trinh sát báo cáo tất cả những gì đã nắm được. Mới vào đầu xuân đã có tin: ở biên kia biên giới, bọn Đức đang xây dựng nhiều sân bay dã chiến, mở thêm nhiều nhánh đường sắt cùng rất nhiều đường bộ kéo thẳng đến biên giới Liên Xô. Sang tháng Tư, bọn đức ráo riết chuyển quân. Đó là gì – tập trận chăng? Nhưng mọi cuộc tập trận đều có mở đầu và kết thúc, còn việc quân Đức kéo tới áp sát biên giới thì không hề chấm dứt mà ngày một gia tăng. Hiện nay, hàng ngày có đến hai trăm đoàn tàu chở binh lính và dụng cụ chiến tranh kéo đến những vùng biên giới sát U-cra-i-na. – Chúng tôi có những tin đã được kiểm tra, - Bôn-đa-rép báo cáo, - bọn Đức đã đuổi tất cả những người dân thường ở vùng biên giới thuộc lãnh thổ Ba Lan bị chiếm đóng. Hơn nữa, bộ chỉ huy Đức còn báo trước cho chính https://thuviensach.vn quyền địa phương Ba Lan rằng nếu xảy ra chiến sự thì dân chúng không được gieo rắc hoang mang, bằng không sẽ bị xử bắn tại chỗ. Bọn Đức biến các cơ sở dân y trên đất Ba Lan thành viện quân y và đưa nhân viên y tế của chúng đến. Bọn Hít-le thay thế tất cả những người Ba Lan đang làm những việc quan trọng trên tuyến đường sắt bằng các nhân viên Đức. Hiệ nay, các đoàn tàu Đức chạy tới biên giới đều có đội bảo vệ hộ tống tăng cường là người Đức. Lãnh thổ của “quan thống đốc” (bọn Hít-le mệnh danh cho nước Ba Lan bị chiếm đóng như vậy) đã được đặt trong tình trạng chiến tranh. – Chắc người Ba Lan làm cho chúng phải điên đầu! – Va-su-ghin nhận xét. – Có thể như vậy, đồng chí chính ủy ạ. Nhưng, theo tôi vấn đề không chỉ ở chỗ đó. Chúng tôi vừa được tin mới nhất: bọn Đức bắt đầu thay lính biên phòng bằng lính chiến đấu ở khắp nơi. Còn ở phía Tây Pê-rê-mư-slơ và Ra đưm-nô, ngay sát biên giới, chúng đang tập trung rất nhiều xe ngựa thồ của nông dân. Tướng E. X. Pơ-tu-khin, tư lệnh không quân, lưu ý các ủy viên Hội đồng quân sự về việc máy bay phát xít xâm phạm biên giới Liên Xô ngày một nhiều. – Phải vít cổ chúng xuống! – Đồng chí vung tay chém vào không khí. – Tôi vẫn chưa quên bọn phát-xít trong những trận chiến đấu ở Tây Ban Nha. Bọn chó đẻ, chừng nào chưa bị tóm cổ thì chúng vẫn còn giở trò cắn càn. – Tiếc rằng chúng ta không được phép làm như vây. – Kiếc-pô-nô-xơ bình tĩnh và lạnh lùng nói. – Đồng chí hãy tìm cách không nổ súng mà vẫn ngăn được chúng trinh sát lãnh thổ ta. – Tư lệnh quân khu đưa mắt nhìn những người có mặt. – Một điều đã rõ ràng là tình hình rất đáng lo ngại. Bọn phát-xít đang chuẩn bị một cái gì đó thật nghiêm trọng để chống lại chúng ta: hoặc là một vụ khiêu khích lớn theo kiểu đồng minh của chúng – bọn võ sĩ đạo Nhật Bản, hoặc là… Nhưng, dù trong trường hợp nào, thì tình hình cũng đòi hỏi chúng ta phải có những hành động kiên quyết. Về phương diện này, chúng ta đã tìm được một số việc. Tôi đã chỉ thị cho tư https://thuviensach.vn lệnh các tập đoàn quân dùng những phân đội nhỏ chiếm lĩnh các trận địa dã chiến đã được chuẩn bị ở dải phía trước các khu vực cố thủ. Như vậy sẽ cho phép ta trong trường hợp bị quân Hít-le tiến công bất ngờ, có thể chi viện cho các đội bảo vệ khu vực cố thủ và nhờ đó bảo đảm cho các đơn vị dã chiến làm nhiệm vụ phòng thủ biên giới kịp chuẩn bị và triển khai đánh trả cuộc tiến công có thể xảy ra. Như các đồng chí biết, chúng ta được lệnh cho tất cả quân đoàn đang nằm sâu trong quân khu và là thê đội hai của quân khu sẵn sàng áp sát biên giới. Chúng ta đã làm những gì cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó: các quân đoàn chỉ còn chờ lệnh để lên đường. Nhưng lệnh đó chưa được ban bố. Tuy vậy, chúng ta vẫn áp dụng những biện pháp cần thiết để tăng cường lực lượng và nâng cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu của bộ đội phòng thủ biên giới. Tư lệnh nói là đã đến lúc cần đưa sư đoàn bộ binh 62 thuộc tập đoàn quân của Pô-ta-pốp từ Lút-xcơ đến sát biên giới và bố trí nó ở nơi trú quân dã ngoại; đưa sư đoàn bộ binh 193 từ Cô-rô-xten tới gần biên gới hơn – đến khu trú quân dã ngoại Pô-vu-rơ-xcơ. Phải điều động cơ quan chỉ huy tác chiến của quân đoàn bộ binh 13 từ Xam-bo đến Xtơ-rưi; kéo sư đoàn kỵ binh 3 từ vùng Giun-kép (Ngày nay là thành phố Ne-xte-rốp.) về I-li-a xláp, tới doanh trại của sư đoàn kỵ binh 32 và rút sư đoàn bộ binh 1930 từ Tséc-cát-xư tới địa điểm của sư đoàn kỵ binh 3. Kiếc-pô-nô-xơ quay sang tham mưu trưởng: – Đồng chí Puốc-ca-ép, đồng chí chuẩn bị đệ trình ngay toàn bộ những vấn đề này lên bộ trưởng. Chỉ cần đồng chí ấy tán thành là chúng ta sẽ bắt tay ngay vào việc. Còn trước khi được Mát-xcơ-va cho phép, bộ tham mưu phải tiến hành mọi công tác chuẩn bị. – Chỉ sợ làm hơi chậm, tham mưu trưởng trầm ngâm nói. – Tôi nghĩ rằng chính đồng chí bộ trưởng sẽ thúc chúng ta khi tình hình chỉ mới đột biến thôi, - tư lệnh phản đối. – Còn một điều nữa. Tôi cho rằng cần phải ra ngay mệnh lệnh sau đây cho các đơn vị thê đội hai của quân khu: đạn dự trữ mang theo cho mỗi trung đoàn phải để trực tiếp ở ngay các https://thuviensach.vn phân đội ngay bên súng trung liên và đại liên, hơn nữa, một nửa số đạn phải lắp sẵn vào băng và hộp; lựu đạn thì giữ trong kho, nhưng ngay bây giờ phải phân phối chúng theo các phân đội; nửa cơ số đạn pháo và cối phải nạp sẵn, đạn cao xạ cũng vậy; nhiên liệu dự trữ cho các loại xe phải sẵn sàng theo hai cách: đổ đầy két xăng và chứa ở trong thùng phuy. Cuối cùng, tôi đề nghị giảm thời hạn đưa bộ đội vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu đến mức tối đa: đối với đơn vị bộ binh và pháo binh là 2 giờ, đối với kỵ binh, cơ giới và pháo binh có xe kéo – 3 giờ. Tóm lại, đưa thê đội hai vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao giống như bộ đội đang làm nhiệm vụ phòng thủ biên giới. Những người có mặt đề nhất trí với đề nghị của tư lệnh. Tướng Puốc-ca ép nhíu đôi mày rậm, thỉnh thoảng mới gật đầu tán thành. Nhưng khi Kiếc pô-nô-xơ ngừng nói, lấy tay xoa trán như muốn nhờ xem đã nói hết ý chưa, thì tham mưu trưởng không kìm được nữa: – Nhưng làm thế nào để bổ sung đủ biên chế cho những sư đoàn thuộc các quân đoàn làm nhiệm vụ của thê đội hai? – đồng chí hỏi Kiếc-pô-nô xơ. - Vì, thế có xảy ra bây giờ thì các quân đoàn không có đủ xe kéo pháo, nhiều sư đoàn hoàn toàn không được bảo đảm về phương tiện vận tải, không có xe để chở đạn. Cả người cũng vậy. Tư lệnh chậm rãi cầm lược, cẩn thận chải mái tóc sẫm úp về phía sau bằng những động tác quen thuộc, rồi cũng chậm rãi cất lược vào túi ngực áo cổ đứng và nói: – Chuyện đó thuộc về vấn đề đường lối của nhà nước. Tôi và các đồng chí cần hiểu rằng Mát-xcơ-va hiện đang áp dụng mọi biện pháp để củng cố khả năng phòng thủ ở biên giới phía Tây, đồng thời vẫn cố gắng không cho Hít-le có thể vin vào một cớ nhỏ nhặt nào để khiêu khích chống chúng ta. Còn để bổ sung đủ quân số cho các sư đoàn và quân đoàn, bảo đảm có đủ xe kéo, ô-tô và các phương tiện khác trong nền kinh tế quốc dân, thì chúng ta phải động viên cục bộ. Đây là một việc mà một quân khu sát biên giới, chúng ta không thể che dấu được bọn trinh sát Hít-le. Cho nên ban lãnh đạo vị tất đã áp dụng những biện pháp đó. https://thuviensach.vn – Rất đúng và có lý! – Va-su-ghin nhiệt liệt ủng hộ. – Việc quan trọng như thế thì phải hết sức thận trọng! – Thôi, không được là không được, - Puốc-ca-ép không yên tâm, - nhưng dù thế nào chúng ta cũng phải đưa các trung đoàn pháo binh và tiểu đoàn công binh ở các thao trường của quân khu về sư đoàn. Mọi người đều đồng ý. Cũng ngày hôm đó, Hội đồng quân sự thông qua những quyết định hết sức quan trọng, nhằm nâng cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu của bộ đội quân khu trong trường hợp có xung đột vũ trang. Nhưng chúng ta cũng có những thiếu sót mà không một biện pháp gấp rút nào có thể uốn nắn được. Phiên họp thường kỳ của Hội đồng quân sự đã nói về vấn đề này. Những người xô-viết cùng thế hệ với tôi, nhất là những người đã phục vụ trong Hồng quân và Hải quân, không bao giờ quên được những nỗ lực to lớn của Đảng cộng sản, Chính phủ và toàn thể nhân dân trong những kế hoạch năm năm đầu tiên nhằm nâng cao sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang của đất nước. Nhờ thực hiện thắng lợi hai kế hoạch năm năm đầu tiên, nền công nghiệp của Liên Xô đã phát triển chưa từng thấy, tạo khả năng đẩy mạnh việc trang bị kỹ thuật cho quân đội và hải quân. Từ năm 1929 đến năm 1941, số nòng pháo hạng nhẹ, hàng trung và hạng nặng tăng 7 lần, nòng pháo chống tăng – 19 lần. Từ năm 1934 đến năm 1939, số lượng các đơn vị xe tăng tăng 2,5 lần. Số máy bay từ năm 1930 đến năm 1939 tăng 6,5 lần. Đến năm 1941, hải quân của ta đã nhận khoảng 500 hạm tàu mới các loại. Tình hình đó đã nâng hẳn sức chiến đấu của các Lực lượng vũ trang Liên Xô. Song, tình hình quốc tế căng thẳng và nguy cơ chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc đã buộc nhân dân Liên Xô phải không ngừng tăng thêm quân số. Từ tháng Giêng năm 193 đến tháng Sáu năm 1941, quân số đã tăng khoảng 2,5 lần! 125 sư đoàn bộ binh, nhiều binh đoàn và binh đội các binh chủng đang được thành lập. Khả năng công nghiệp của Liên Xô gia tăng mạnh, nhưng cũng không theo kịp sự phát triển rất nhanh của các Lực https://thuviensach.vn lượng vũ trang. Bộ đội còn thiếu vũ khí, kỹ thuật chiến đấu, phương tiện vận tải và thông tin liên lạc. Tôi xin lấy đặc khu Ki-ép làm dẫn chứng. Bạn đọc đã biết, phần lớn các lực lượng trong quân khu ngay trước lúc nổ ra chiến tranh là những đơn vị mới được tổ chức. Đó là cả tám quân đoàn cơ giới đều mới bắt đầu thành lập năm 1940 và, tất nhiên, chưa hoàn chỉnh; năm lữ đoàn pháo chống tăng cơ giới và một loạt đơn vị pháo binh khác, cũng như một số sư đoàn bộ binh (trong đó bốn sư đoàn lúc bắt đầu chiến tranh chỉ có 2.000 – 2.500 người). Vũ khí và phương tiện kỹ thuật thiếu thốn. Quân số cũng không đủ. Thật không dễ gì động viên hàng triệu cánh tay lao động của nền kinh tế quốc dân đang trên đà phát triển vào lực lượng vũ trang. Bổ sung cho đội ngũ cán bộ chỉ huy lại càng khó hơn. Đảng và Chính phủ đã làm tất cả những gì có thể làm được để giải quyết vấn đề này. Từ năm 1939 đến năm 1940, đã gọi nhập ngũ 174 nghìn sĩ quan dự bị. Số học viên các học viện quân sự tăng gấp đôi. Riêng trong năm 1940, đã xây dựng 42 trường quân sự mới để đào tạo cán bộ chỉ huy cho lục quân và không quân. Số lượng học viên từ 36 nghìn lên tới 168 nghìn người. Các trường quân sự sút ngắn thời gian đào tạo từ ba xuống hai năm. Đồng thời, còn tổ chức nhiều khóa huấn luyện đào tạo thiếu úy. Tất nhiên, tất cả những việc làm đó cho đến khi nổ ra chiến tranh đã bổ sung được không ít cán bộ chỉ huy, nhưng vẫn còn xa so với yêu cầu. Tôi nhớ, tính đến tháng Năm năm 1941, riêng trong quân khu chúng tôi còn thiếu hơn 30 nghìn cán bộ chỉ huy và cán bộ kỹ thuật. Như trên đã nói, năm 1941, chúng tôi đặt nhiều hy vọng vào đợt tốt nghiệp tháng Năm của các trường quân sự. Nhưng các trung úy trẻ về đến đơn vị nào trước lúc chiến tranh có mấy ngày, tất nhiên, chưa kịp làm quen và nắm được chiến sĩ. Có điều đỡ lo là số lớn cán bộ chỉ huy dự bị phải đến ngay chỗ chúng tôi sau khi tuyên bố lệnh động viên. Phức tạp hơn cả là vấn đề trang bị cho bộ đội các loại vũ khí, nhất là các kiểu xe tăng, máy bay và pháo mới. Ủy ban trung ương Đảng và Chính phủ https://thuviensach.vn rất quan tâm đến vấn đề này. Những mẫu kỹ thuật chiến tranh loại nhất đang được chế tạo. Chính trong thời gian này đã đưa vào sản xuất hàng loạt các máy bay “MIC”, “YAK”, “IL”, xe tăng hạng trung T-34 và xe tăng hạng nặng CV cùng nhiều loại vũ khí khác. Đó là chiến công lao động cực kỳ vĩ đại của công nhân, các nhà bác học và kỹ sư. Tuy nhiên, công nghiệp vẫn không kịp thỏa mãn mọi nhu cầu về kỹ thuật chiến đấu của quân đội. Chúng tôi đành phải cam chịu với sự thiếu thốn của mình và trông đợi vào số trang bị mỗi tháng một tăng thêm. Khi mới xảy ra chiến tranh, thường có ý kiến phê phán các cơ quan quân sự cấp trên, các nhà thiết kế và lãnh đạo công nghiệp quốc phòng dường như lạc hậu trong việc chế tạo các loại kỹ thuật chiến đấu mới. Chỉ có những người ít hiểu được thực chất của vấn đề mới nói như vậy. Thiết kế những kiểu vũ khí phức tạp mới, rồi tổ chức sản xuất hàng loạt và để cho quân đội làm chủ được chúng là một việc rất phức tạp, đòi hỏi nhiều cố gắng lớn lao, mà chủ yếu là thời gian. Những người tham gia cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại biết rõ tính năng chiến đấu xuất sắc của xe tăng T34. Trong suốt cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, không loạt xe tăng nào có thể sánh kịp với nó. Nhưng, chúng ta hãy thử xem các nhà thiết kế đã phải trải qua chặng đường khó khăn như thế nào trước khi hoàn thành đồ án loại tăng tuyệt vời đó và đưa nó và sản xuất hàng loạt. Từ năm 1932 đến năm 1939, nền công nghiệp đã cung cấp cho quân đội chủ yếu là các loạt tăng T-26, BT-7, T-28. Tính năng chiến đấu cơ bản của chúng là tính cơ động cao và hỏa lực mạnh. Nhưng với sự phát triển loại súng chống tăng đặc biệt của quân Đức, đã nẩy ra vấn đề phải tăng cường vỏ thép cho xe tăng Liên Xô. Trong những năm 1938-1939, tại các phòng thiết kế và bãi thử xe tăng, mọi người làm việc căng thẳng để chế tạo loại xe tăng mới – xe tăng 18 tấn bánh xích A-20. Đây là loại xe có triển vọng, nhưng trang bị hỏa lực yếu. Các nhà thiết kế M. I. Cô-sơ-kin và A. A. Mô rô-đốp lại tiếp tục nghiên cứu và chẳng bao lâu sau đã cho xuất xưởng loại xe tăng A-32 trang bị pháo 76 ly và hai súng máy. Tháng Tám năm 1939, https://thuviensach.vn