🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Chiến Thắng Nỗi Lo Và Sự Căng Thẳng Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn a https://thuviensach.vn Mục lục 1. Lời nói đầu 2. Chương 1 - Những hiểm họa do lo lắng gây ra 3. Chương 2 - Từ bỏ thói quen lo lắng 4. Chương 3 - Nỗi lo và công việc 5. Chương 4 - Phát triển một thái độ tích cực 6. Chương 5 - Chiến thắng nỗi sợ 7. Chương 6 - Khắc phục stress 8. Chương 7 - Tống khứ suy kiệt 9. Chương 8 - Giảm áp lực thời gian 10. Chương 9 - Đối mặt với sự thay đổi 11. Phụ lục A - Về Dale Carnegie 12. Phụ lục B - Về công ty Dale Carnegie & Associates 13. Phụ lục C - Các nguyên tắc của Dale Carnegie https://thuviensach.vn Lời nói đầu T ất cả chúng ta không ai là không lo lắng. Nhiều nỗi lo chỉ kéo dài trong chốc lát và tan biến mà không cần nhiều nỗ lực để gạt bỏ chúng đi. Nhưng khi nỗi lo cứ dai dẳng, nó có thể cướp đi mất sinh lực, sự nhiệt thành, nguồn năng lượng và đưa chúng ta tới chỗ suy sụp về tinh thần và thể chất. Các bác sĩ đã chỉ ra rằng lo lắng mãn tính là tác nhân đứng đằng sau nhiều căn bệnh, chẳng hạn như hen suyễn, dị ứng, tim mạch, huyết áp cao và nhiều thứ bệnh tật khác không thể kể hết. Tâm trí lo lắng khiến ta bối rối, mất tập trung và suy nghĩ vu vơ về nhiều thứ không có thực. Chúng ta có thể đẩy lùi nỗi lo bằng cách rèn luyện tâm trí mình tập trung vào sự hài hòa, sự an bình, nét đẹp, hành động đúng đắn, tình yêu thương và sự cảm thông – thông qua việc thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những suy nghĩ có ích. Nỗi lo lấy đi ánh sáng trong cuộc đời của chúng ta. Cách duy nhất để vượt qua bóng tối là bật đèn lên. Ánh sáng làm tan biến bóng tối tương tự như ánh dương làm tan biến màn sương mù. Khi bị vây bọc bởi nỗi lo, tất cả những gì chúng ta có thể làm là bật chiếc đèn trong chính tâm trí mình. Chúng ta phải tự nhắc nhở bản thân rằng mình có đủ sức mạnh để vượt qua những vấn đề mà mình đang lo lắng. Chúng ta phải tái khẳng định niềm tin vào bản thân. Chúng ta phải học cách tháo tung những nỗi lo, đặt chúng dưới ánh sáng của lý trí, mổ xẻ chúng và chia chúng ra thành từng mảnh nhỏ rồi tự hỏi: “Chúng có thực không? Chúng từ đâu đến? Nỗi lo này có sức mạnh không? Có nguyên tắc nào đằng sau chúng không?”. Chúng ta phải xử lý chúng bằng những suy nghĩ dựa trên lý trí. Cách này sẽ chia nhỏ những nỗi lo ra và giúp chúng ta nhận biết rằng chúng chỉ là những khoảng tối trong tâm trí mình, không thực và chỉ là ảo tưởng. Không thực, chỉ là những khoảng tối trong tâm trí. https://thuviensach.vn Bóng tối không có sức mạnh; vì nỗi lo là bóng tối trong tâm trí của mình nên nó cũng không có sức mạnh, không theo nguyên tắc, và đằng sau nó cũng không chứa đựng sự thật nào. Chẳng vì lẽ gì mà người ta phát lo vì cái bóng tối không có thực đó. Chúng ta phải thay những nỗi lo bằng những suy nghĩ tích cực và lặp đi lặp lại những suy nghĩ đó cho tới khi tâm trí nắm bắt được sự thật, từ đó giải phóng chúng ta và giúp chúng ta tiến lên. Nó đòi hỏi một chút công sức, nhưng chúng ta có thể làm được. Chúng ta phải quyết tâm làm điều này. Chúng ta phải tự nhủ: “Mình sẽ chiến thắng nó. Mình sẽ đối mặt với nó. Nó là bóng tối trong tâm trí mình, và mình sẽ không cho nó sức mạnh”. Trong cuốn sách này, chúng ta sẽ xem xét nhiều thứ khiến chúng ta lo lắng. Chúng ta sẽ xem xét những nỗi lo phát sinh trong đời sống hàng ngày và trong công việc của mình. Chúng ta sẽ thảo luận về cách giải quyết căng thẳng, cách phòng tránh suy kiệt, cách phát triển và duy trì thái độ tích cực để từ đó giúp thay thế nỗi lo bằng những suy nghĩ và hành động khẳng định. Để tận dụng được tối đa lợi ích từ cuốn sách này, trước hết, hãy đọc toàn bộ các chương để hiểu được khái niệm chung về giải quyết nỗi lo và sự căng thẳng… Sau đó hãy đọc lại từng chương và bắt đầu áp dụng những nguyên tắc hướng dẫn để thành công trong từng lĩnh vực được nêu ra trong đó. Chúng ta không bao giờ có thể hoàn toàn tránh khỏi những nỗi lo, nhưng chúng ta có thể giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực của nó, biến lo lắng thành hành động tích cực, giúp chúng ta sống hạnh phúc hơn, có đời sống phong phú hơn. Tiến sĩ Arthur R. Pell https://thuviensach.vn Chương 1Những hiểm họa do lo lắng gây ra C húng ta có thường tỉnh giấc giữa đêm khuya lạnh lẽo với nỗi lo về một vấn đề nào đó mình sẽ phải đối mặt vào ngày hôm sau hoặc thậm chí vào một lúc xa xôi nào đó trong tương lai không? Khi đang vui chơi, chúng ta có thường đột nhiên dừng lại và rồi tâm trí nghĩ ngay đến một vấn đề khiến chúng ta lo đến phát bệnh không? Hầu như khó có chuyện người ta hiếm khi nào bị trĩu nặng bởi những nỗi lo. Tuy nhiên, nếu có thời gian nhìn lại, những vấn đề chúng ta phiền muộn, những nỗi lo lắng không đến nỗi trở thành một mối quan tâm như chúng ta từng nghĩ trước đó. Không có vấn đề nào được giải quyết bằng cách lo lắng cả. Nếu sinh lực chúng ta sử dụng (và nỗi lo chính là một kẻ làm tiêu hao vô số sinh lực) được hướng vào những giải pháp hiệu quả để giải quyết sự khó chịu thay vì cứ khư khư với nó, thì chúng ta sẽ vượt qua nỗi sợ, sự bối rối, và sẽ trở thành những con người khỏe mạnh hơn, hạnh phúc hơn. Đây không là một ý tưởng mới. Các triết gia và nhà tiên tri ở mọi thời đại đã diễn đạt nó theo nhiều cách. Dale Carnegie trong cuốn sách Quẳng gánh lo đi và vui sống của mình đã giải quyết rất cặn kẽ vấn đề này. Chỉ một vài lời khuyên từ cuốn sách này có thể giúp hầu hết chúng ta đặt những nỗi lo của mình vào một góc nhìn thích hợp, đúng với tầm quan trọng của nó. Ba cách để giảm tối thiểu những nỗi lo Bảo ai đó hãy thôi lo lắng là điều dễ dàng, nhưng làm được hay không lại là một chuyện khác. Sau đây là một số cách thường có ích cho chúng ta: https://thuviensach.vn (1) Khi đối mặt với một vấn đề gây lo lắng, đừng cứ mãi nghĩ về nó; chỉ nên đối mặt một lần với nó rồi đi tới quyết định. Hầu hết nỗi lo âu nảy sinh là do mình không dám quyết định. Sau khi đã đưa ra một quyết định, hãy cứ theo sát nó. Điều này không phải lúc nào cũng đúng, nhưng thường thì thực hiện bất kỳ một hành động tích cực nào cũng tốt hơn là không làm gì cả. Đừng phạm sai lầm là không bao giờ nghĩ rằng mình có lúc sẽ phạm sai lầm. (2) Tìm hiểu xem nỗi lo bắt đầu xâm chiếm lấy mình từ nơi nào. Nên nhớ rằng lo lắng không tương tự như suy nghĩ. Suy nghĩ thấu đáo thì mang tính xây dựng. Lo lắng thì lại mang tính chất phá hủy. (3) Nếu có điều gì chúng ta có thể thực hiện để giải quyết một vấn đề đang khiến ta khó chịu, thì hãy mạnh dạn làm ngay. Chúng ta nên đi từng bước có thể để vượt qua nó sao cho nó không còn làm cho chúng ta lo lắng nữa. Nhiều thành viên của Trung tâm Công dân Cao tuổi ở New York lo lắng về việc bị trấn lột trên đường đi và về từ Trung tâm. Nỗi sợ dai dẳng này khiến nhiều người trong số họ phải ngồi nhà và những người khác chỉ dám đi tới Trung tâm với nỗi lo lắng tột cùng. Một trong số những người cao tuổi nhận ra rằng nỗi lo này đang hạ gục tất cả họ và không ai dám làm gì để giải quyết nó, mà họ lại càng thêm lo. Bác ta thay đổi suy nghĩ từ khư khư ôm giữ nỗi lo sang ra tay hành động. Kết quả: Nhiều người gồm cả các bác trai lẫn bác gái cùng nhau đi qua “khu vực nguy hiểm” này vào một giờ ấn định mỗi ngày. Suy nghĩ xây dựng thay vì lo lắng mang tính chất phá hủy đã giải quyết được vấn đề. Khi đối mặt với một vấn đề, trước tiên hãy tự hỏi: Điều xấu nhất có thể xảy ra là gì? Hãy sẵn sàng chấp nhận hoàn cảnh này và, sau đó, hãy tiến hành cải thiện điều xấu nhất đó. Dale Carnegie Sử dụng quy tắc trung bình https://thuviensach.vn Khi bỏ học đại học, như nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ của mình, Mike quyết định đi nhờ xe vòng quanh nước Mỹ. Mẹ anh phát điên. Nhiều đêm bà trằn trọc lo lắng về mọi điều có thể xảy ra cho anh. Anh có thể bị giết, bắt cóc, té xuống một mương nước, bị bắt giữ, ngã bệnh, bè bạn với kẻ xấu... Bà không ngủ được trong nhiều tuần, không ăn, không thể tận hưởng bất kỳ niềm vui nào của cuộc sống. Tất cả những gì bà làm chỉ là lo lắng. Bà xin lời khuyên từ một người bạn, và được nhắc nhở rằng cũng đã có hàng ngàn thanh niên làm điều tương tự. Có bao nhiêu người trong số họ thực sự gặp rủi ro và bất hạnh? Người bạn này khuyên bà nên tìm hiểu thêm thông tin từ phía cảnh sát, qua báo chí và một số cơ quan xã hội. Những nguồn này xác nhận rằng có rất ít thanh niên gặp nguy hiểm khi làm như vậy. Theo quy luật trung bình, nhiều khả năng cậu con trai này sẽ quay trở về mà không gặp rắc rối gì. Một khi mẹ của Mike chấp nhận điều này, tâm trí bà thư giãn, không còn cảm thấy lo lắng nữa và cuộc sống của bà bình thường trở lại. Chắc chắn thỉnh thoảng bà cũng có những suy nghĩ buồn phiền, nhưng nó không còn chi phối cuộc sống của bà nữa. Đúng lúc đó, cậu con trai quay về và trở lại trường học. Nếu người mẹ không đặt tình cảnh này dưới một góc nhìn đúng đắn thì sức khỏe và sự cân bằng nội tại của bà có thể đã bị phá hủy. Sống với thực tại Trong cuốn sách Quẳng gánh lo đi và vui sống của mình, Dale Carnegie trích dẫn những lời nhận xét dưới đây của bác sĩ William Osler, một trong những bác sĩ phẫu thuật và triết gia vĩ đại nhất đầu thế kỷ 20, từ một bài diễn văn của ông trước một nhóm sinh viên trường Đại học Yale. Bác sĩ Osler nhận xét rằng trên một chiếc tàu chở khách lớn vượt đại dương, viên thuyền trưởng có quyền phong tỏa các khu vực trên tàu nếu chúng có thể gây nguy hại cho toàn bộ con tàu. Sau đó, ông nói: “Hiện tại, mỗi người trong số các bạn là một tổ chức tuyệt vời https://thuviensach.vn hơn nhiều so với một con tàu to lớn, và đang đi trên một chuyến hải hành dài ngày hơn. Tôi tha thiết khuyên bạn nên học cách kiểm soát cỗ máy sao cho có thể chỉ sống với những căn buồng đóng chặt kín, xem đây như là cách chắc chắn nhất để đảm bảo an toàn suốt chuyến hải hành(1). Hãy đứng trên đài chỉ huy để nhìn thấy rằng ít nhất cỗ máy khổng lồ này hiện đang vận hành suôn sẻ. Hãy chạm tay vào một nút kiểm soát để nghe thấy, ở từng khía cạnh của cuộc đời mình, những cánh cửa của ngăn tàu đang đóng lại như để gạt bỏ quá khứ sang một bên – những ngày hôm qua đã qua mất rồi. Hãy chạm tay vào một nút điều khiển khác để khép lại cánh cửa sắt, tương lai cũng bị đóng chặt kín lại như quá khứ. Tương lai là hôm nay... Không có ngày mai. Sự lãng phí sinh lực, sự buồn chán, nỗi lo lắng luôn làm chùn bước những ai băn khoăn về tương lai... Hãy gạt bỏ chúng qua hẳn một bên, rồi chuẩn bị vun đắp thói quen sống trong những ngăn tàu đóng chặt kín”. (1) Tác giả sử dụng ẩn dụ ở đây. Sống trong ngăn tàu đóng chặt kín hàm ý sống với thực tại ngay lúc này (ND). Bác sĩ Osler không có ý nói rằng chúng ta không nên chuẩn bị gì cho tương lai, nhưng ông tiếp tục nói rằng cách khả dĩ nhất để chuẩn bị cho ngày mai là tập trung tất cả sự thông minh, lòng nhiệt thành của mình để thực hiện công việc của ngày hôm nay một cách xuất sắc. Đó là con đường duy nhất để chuẩn bị cho tương lai. Để giúp chúng ta đóng những cánh cửa quá khứ và tương lai lại, Dale Carnegie khuyên chúng ta nên tự hỏi những câu hỏi sau và viết ra giấy các câu trả lời: • Tôi có khuynh hướng trì hoãn sống với hiện tại để lo lắng về tương lai hoặc một năm nào sau đó để có được “một ngôi vườn hoa hồng huyền bí ở cuối đường chân trời” không? • Thỉnh thoảng tôi có cảm thấy thất vọng với hiện tại bằng cách hối tiếc những gì đã xảy ra trong quá khứ, những gì đã qua và an bài rồi không? https://thuviensach.vn • Tôi có thức dậy vào buổi sáng và quyết tâm “lao vào một ngày” – để tận dụng được tối đa 24 giờ của ngày hôm đó không? • Tôi có thể nhận được nhiều hơn từ cuộc sống bằng cách “sống trong ngăn tàu đóng chặt kín” không? • Khi nào tôi sẽ bắt tay vào làm điều này? Tuần sau? Ngày mai? Hay ngày hôm nay? Người xưa có câu: “Quá khứ đã qua, chúng ta không thể thay đổi được nó; tương lai là điều chúng ta không thể biết được, nhưng ngày hôm nay lại là một tặng vật (present) - đó là lý do tại sao chúng ta gọi nó là hiện tại (present)”. Ba ấm nước Người ta dễ dàng đánh mất hy vọng khi mọi việc có vẻ không ngừng diễn ra sai lệch. Đôi khi bất chấp những gì chúng ta làm, mọi việc dường như không như ý. Chuyện ngụ ngôn sau kể về một cách nhìn khác đối với cuộc sống của mình. Một thiếu nữ đến bên mẹ và kể cho bà nghe về cuộc sống của mình và mọi chuyện trở nên khó khăn với cô ra sao. Cô không biết mình sẽ thu xếp mọi thứ như thế nào và muốn đầu hàng. Cô mệt mỏi khi phải chiến đấu và vật lộn. Dường như khi một vấn đề được giải quyết thì một vấn đề khác lại nảy sinh. Mẹ cô dẫn cô vào bếp. Bà châm nước vào ba cái ấm rồi đặt mỗi ấm trên một ngọn lửa cao. Chẳng bao lâu nước trong ba cái ấm sôi lên. Trong ấm thứ nhất, bà cho vào những miếng cà rốt, trong ấm thứ hai bà đặt mấy quả trứng, và trong ấm thứ ba bà đổ vào những hạt cà phê đã được rang xay. Bà ngồi đó nhìn chúng sôi, không nói một lời. Sau khoảng 20 phút, bà tắt bếp. Bà vớt cà rốt ra và bỏ vào một cái tô. Bà vớt trứng ra, tiếp tục đặt chúng vào một cái tô khác. Sau đó, https://thuviensach.vn bà múc cà phê ra và bỏ vào cái tô còn lại. Quay sang cô con gái, bà hỏi: “Này, nói cho mẹ biết con nhìn thấy gì?”. Cô trả lời: “Cà rốt, trứng và cà phê ạ”. Mẹ cô kéo cô lại gần hơn và bảo cô chạm tay vào cà rốt. Cô làm theo và nhận thấy chúng chín mềm. Sau đó, người mẹ bảo con cầm lấy một quả trứng và bóc vỏ. Sau khi bóc vỏ, cô quan sát thấy quả trứng đã chín kỹ. Cuối cùng, người mẹ bảo cô con gái uống một ngụm cà phê. Cô con gái mỉm cười, vì cô nếm được hương vị thơm ngon của nó. Sau đó, người con gái hỏi: “Thế nghĩa là sao hở mẹ?”. Mẹ cô giải thích rằng mỗi món đó đối mặt với cùng một nghịch cảnh: nước sôi. Mỗi món phản ứng khác nhau. Cà rốt thì cứng và khó xắt. Tuy nhiên, sau khi bị đun trong nước sôi, nó mềm ra và dễ nhai. Trứng thì dễ vỡ. Lớp vỏ mỏng bên ngoài đã bảo vệ phần chất lỏng bên trong quả trứng, nhưng sau khi đun trong nước sôi, phần bên trong của nó trở nên cứng hơn. Tuy nhiên, hạt cà phê xay thì khác. Sau khi chúng được nấu trong nước sôi, chúng làm thay đổi nước trong ấm. Bà hỏi cô con gái: “Con là loại nào? Khi nghịch cảnh tìm đến con, con đáp trả lại ra sao? Con là cà rốt, trứng, hay hạt cà phê?” Hãy nghĩ xem: Tôi là loại nào? Tôi là củ cà rốt trông có vẻ cứng rắn, nhưng trước nỗi đau và nghịch cảnh, liệu tôi có yếu đi, mềm nhũn và đánh mất sức mạnh của mình không? Tôi có là quả trứng, ban đầu có phần lòng đỏ dễ biến dạng, nhưng rồi thay đổi vì sức nóng hay không? Liệu tôi có một tinh thần dễ thay đổi, nhưng sau một cái chết, một lần chia tay, một khó khăn tài chính hoặc những thử thách khác, tôi đã được tôi luyện để trở nên cứng rắn không? Vỏ của tôi trông vẫn như cũ, nhưng liệu bên trong tôi có quyết liệt và rắn rỏi với một tinh thần cứng chắc và một trái tim được tôi luyện không? Hay tôi giống như hạt cà phê? Hạt cà phê thực sự thay đổi trong nước nóng, cái hoàn cảnh mang lại nỗi đau. Khi nước sôi, hạt cà phê giải phóng hương thơm và vị ngon. Nếu chúng ta giống như hạt cà phê, khi mọi chuyện rơi vào tình huống xấu nhất, chúng ta sẽ trở nên tốt hơn và thay đổi hoàn cảnh chung quanh mình. Ở vào thời https://thuviensach.vn khắc đen tối nhất và những thử thách trở nên cam go nhất, liệu chúng ta có tự nâng mình lên tới một tầm cao mới không? Chúng ta xử trí nghịch cảnh ra sao? Chúng ta là một củ cà rốt, một quả trứng, hay một hạt cà phê? Niềm hạnh phúc nhất của con người không nhất thiết chứa đựng điều tốt nhất của sự việc; người ta chỉ tận dụng được mọi thứ khi chúng xảy đến với họ thôi. Tương lai tươi sáng nhất luôn dựa trên một quá khứ đã rơi vào quên lãng; chúng ta không thể tiến tới phía trước trong cuộc đời cho tới khi chúng ta buông bỏ những thất bại và nỗi đau quá khứ của mình. Hãy sống theo như câu ngạn ngữ: “Khi chúng ta được sinh ra, chúng ta khóc trong khi mọi người quanh ta vui sướng. Chúng ta phải sống cuộc sống của mình sao cho đến phút cuối đời, chúng ta là những người mỉm cười nhắm mắt trong khi mọi người chung quanh ta khóc thương.” Giá mà những người lo lắng về các món nợ của mình nghĩ về số tài sản họ sở hữu, họ sẽ thôi không lo lắng nữa. Dale Carnegie Mười gợi ý giúp giảm nỗi lo Dĩ nhiên, không có cuộc đời nào là hoàn toàn không có nỗi lo. Những vấn đề nghiêm trọng nảy sinh sẽ khiến chúng ta lo lắng, không vui, và có thể chi phối cuộc đời của chúng ta trong một quãng thời gian. Tuy nhiên, quá nhiều người lo lắng về những vấn đề nhỏ nhặt, nhất thời hoặc thậm chí không tồn tại. Sau đây là 10 lời khuyên để kiểm soát nỗi lo lắng: 1. Chú ý tới việc của mình Hầu hết chúng ta tự tạo ra vấn đề cho bản thân mình khi quá thường xuyên xen vào việc của người khác. Chúng ta làm như vậy vì, bằng cách này hay cách khác, chúng ta tự thuyết phục mình rằng cách của chúng ta là hay nhất, những ai không nghe theo suy nghĩ https://thuviensach.vn của chúng ta phải bị phê phán và dẫn dắt theo hướng đúng đắn, hướng của chúng ta. Người ta hành động vì cái tôi của mình. Họ cảm thấy họ luôn đúng và sứ mệnh của họ là hướng người khác theo hướng mà họ cho là “con đường đúng đắn”. Nếu chúng ta chú ý tới việc của mình và chỉ cho lời khuyên khi được hỏi, chúng ta sẽ ít gặp phải chuyện khiến chúng ta lo lắng hơn. 2. Không khư khư ác cảm Có ác cảm với người làm mình bẽ mặt hoặc có ý hại mình là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn tiến tới phía trước, chúng ta cần phải vun đắp nghệ thuật tha thứ và quên đi. Cuộc đời quá ngắn ngủi, ta không nên phung phí vào những chuyện vặt vãnh. Hãy quên, tha thứ, và bước tiếp. 3. Tin vào bản thân Chúng ta lo rằng những thành tựu của mình không được người khác nhìn nhận. Những người sếp hoặc đồng nghiệp của chúng ta hiếm khi hoặc không bao giờ khen ngợi chúng ta. Chúng ta phải hiểu rằng có nhiều người hiếm khi khen ngợi người khác mà không vì động cơ ích kỷ. Họ mau mắn phê bình, nhưng phớt lờ những thành tựu của chúng ta. Chúng ta quá chú trọng đến cách chúng ta nhìn nhận quan điểm của người khác về mình. Nếu chúng ta đoan chắc vào chính khả năng và sức mạnh của mình, chúng ta sẽ ít bận tâm hơn về thái độ của người khác đối với chúng ta. 4. Cảnh giác với con quái vật mắt xanh Tất cả chúng ta đều từng nếm trải qua cảm giác khi lòng đố kỵ quấy rối sự an bình của tâm trí. Chúng ta có thể làm việc siêng năng hơn đồng nghiệp của mình ở văn phòng nhưng họ lại được đề bạt, còn ta thì không. Công việc của chúng ta chỉ hòa vốn, nhưng đối thủ cạnh tranh của mình thì lại phát đạt. Chúng ta đố kỵ với người hàng xóm vì họ có một chiếc xe hơi mới hơn và đắt tiền hơn. Lòng đố kỵ sẽ không giải quyết được các vấn đề của chúng ta, mà chỉ dẫn tới sự lo lắng và bất an. Chúng ta phải học cách chấp nhận những gì https://thuviensach.vn mình có và lao động cần mẫn để cải thiện nó với một tâm trí không vương vấn sự đố kỵ người khác. 5. Không ngại thay đổi Thay đổi là điều không thể tránh khỏi. Không có sự tiến bộ nào có thể xảy ra mà không có thay đổi. Tuy nhiên, quá nhiều người trong số chúng ta sợ sự thay đổi. Nó đưa chúng ta ra khỏi vùng an toàn của mình. Nếu sự thay đổi là một quả đấm thoi vào chúng ta, thay vì lo rằng nó sẽ tác động tiêu cực tới mình thì hãy tập trung vào việc nó có thể làm cho mọi sự tốt hơn lên như thế nào. Sự thay đổi không bị giới hạn trong phạm vi những gì người khác ép chúng ta phải làm theo. Chúng ta cần phải luôn luôn nghiên cứu xem mình nên làm như thế nào, tìm cách để thực hiện chúng một cách hiệu quả hơn. Việc đề xuất thay đổi có thể dẫn đến rủi ro. Sự thay đổi có thể thất bại, nhưng những người tự tin học được cách chấp nhận rủi ro, đủ linh hoạt và nhanh chóng gượng dậy để không lo lắng về những cú ngã ngựa đôi khi vẫn xảy tới, rồi tiếp tục tiến lên. 6. Học chấp nhận điều không thể tránh khỏi Sau 22 năm làm việc với công ty, Edith trông chờ ngày về hưu, chỉ còn 8 năm nữa. Khi công ty tuyên bố sắp phá sản, cô không thể nào tin nổi. Tất cả những kế hoạch của cô đều dựa vào mức độ an toàn mà cô từng kỳ vọng ở công việc cô đang làm. Edith khóc thầm mỗi đêm khi đi ngủ. Cô luôn tự hào về tính tự lực của mình và bây giờ cô sắp trở thành người phụ thuộc vào con. Trong vòng mấy tuần, Edith thay đổi từ một người tự tin và vui vẻ thành ra một người rầu rĩ dễ mắc bệnh, với những cơn đau nửa đầu và rối loạn bao tử thường xuyên. Bác sĩ của cô thừa nhận rằng thuốc men không phải là liệu pháp cô cần tới. Ông khuyên cô nên tập trung tâm trí vào những khoảnh khắc cô đã từng đối mặt và chiến thắng nghịch cảnh trong đời. https://thuviensach.vn Cô chấp nhận điều không tránh khỏi và bắt đầu cố gắng tìm một công việc mới và thực hiện những bước tích cực hướng tới một giai đoạn kế tiếp mới mẻ và đầy thú vị trong đời mình. Cô học cách tận dụng những ưu điểm mình có và phát triển cách suy nghĩ rằng mình sẽ vượt qua vấn đề này. 7. Đừng cố gắng làm quá nhiều Chúng ta thường có khuynh hướng nhận lấy nhiều trách nhiệm hơn khả năng mình có thể thực hiện. Điều này thường là để thỏa mãn cái tôi của mình. Vì muốn người khác ngưỡng mộ mình, chúng ta đảm nhận nhiều việc hơn khả năng của bản thân. Chúng ta phải ý thức về những giới hạn của mình. Khi được yêu cầu đảm nhận thêm một công việc đặc biệt lúc mình đã quá tải thì chúng ta nên khéo léo từ chối. 8. Giữ cho tâm trí mình luôn bận rộn Khi tâm trí chúng ta không mải mê với những suy nghĩ tích cực, chúng ta thường lấp đầy nó bằng những nỗi lo – thường là lo về những vấn đề nhỏ nhặt hoặc thậm chí khó có thể xảy ra. Chúng ta phải giữ cho tâm trí của mình luôn bận rộn với những vấn đề tích cực và đáng quan tâm. Đọc những cuốn sách truyền cảm hứng, nghe những bài nhạc hay, hành thiền hoặc tập trung vào một dự án cộng đồng xứng đáng, một thú tiêu khiển mang lại nhiều niềm vui hoặc đơn giản là suy nghĩ về những niềm vui và niềm hạnh phúc của cuộc đời mình cũng sẽ đẩy lùi những suy nghĩ lo âu đó. 9. Làm ngay bây giờ Trong mọi công việc và ở hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống, chúng ta phải làm những việc mà mình không thích làm. Chúng ta có khuynh hướng trì hoãn những việc đó và tập trung vào làm những việc mình thích. Nếu chúng ta làm công việc mình thích trước, cuối cùng chúng ta sẽ phải làm công việc mình không thích. Đây là một thất sách. Về mặt tâm lý, nếu chúng ta làm những việc mình thích trước, trong tương lai chúng ta sẽ không thích làm chúng https://thuviensach.vn nữa. Trong suốt thời gian làm việc đó, chúng ta nghĩ: “Khi mình làm xong việc này, mình sẽ phải giải quyết công việc khốn khổ kia”. Nếu chúng ta chọn làm nó trước, thì sau đó chúng ta lại mong ngóng những công việc thú vị khác. 10. Rút ra bài học từ những sai lầm Ai cũng phạm sai lầm. Không ai quá hoàn hảo đến độ mọi thứ mình làm đều dẫn tới kết quả tốt đẹp. Như đã nói ở trên, chúng ta phải chấp nhận rủi ro nếu chúng ta muốn tiến bộ, và một phần không thể tách rời của bất kỳ sự rủi ro nào là khả năng gặp thất bại. Chấp nhận rủi ro không có nghĩa là chúng ta phải liều lĩnh. Những người thành công chấp nhận rủi ro từ mọi quyết định họ đưa ra. Không bao giờ có thể loại trừ được rủi ro, nhưng ta có thể giảm thiểu tối đa rủi ro nhờ sự phân tích và hoạch định cẩn trọng. Không có thành công nào mà không phải trả giá. Khi đối mặt với những thất bại, thay vì lo lắng và khư khư giữ lấy nỗi lo, chúng ta phải nghiên cứu kỹ lý do dẫn tới thất bại và thực hiện những bước để sửa chữa, nếu có thể. Nếu không, hãy tìm một giải pháp khác và phân tích điều gì đã gây ra vấn đề sao cho chúng ta sẽ không lặp lại sai lầm đó trong tương lai. Bám sát vào nó Một thuộc tính quan trọng của người thành công không phải là họ luôn thành công, mà đúng hơn là thay vì lo lắng về năng lực của mình, họ lại ứng biến trước thất bại hoặc trở ngại bằng cách gượng dậy và rồi tăng gấp đôi những nỗ lực của mình. Họ rất mau phục hồi, một phẩm chất của những ai có trí tuệ cảm xúc cao, biết kiểm soát căng thẳng và lo âu. Cho dù họ thiếu những phẩm chất khác, nhưng sự kiên trì – sự quyết tâm không chùn bước trước mọi rủi ro để thành công – thì luôn có mặt trong con người họ. Cho dù môi trường chung quanh có bất lợi ra sao, cho dù họ đối mặt với ai hoặc sự chống đối nào, hay https://thuviensach.vn phải vượt qua những khó khăn khiến họ thối chí, họ vẫn luôn kiên trì. Thay vì phung phí sinh lực vào nỗi lo, họ làm việc khôn ngoan hơn và siêng năng hơn để đạt được những mục tiêu của mình. Năng lực sinh tồn là đặc tính của tất cả những ai từng đạt được bất kỳ điều gì lớn lao; họ có thể thiếu một số đặc tính khác, có nhiều điểm yếu hoặc tính cách lập dị, nhưng họ không dễ đầu hàng. Duy trì sức mạnh Sự thành công không xảy ra ngay lập tức. Steve Job và Steve Wozniak từng trải qua hết thất bại này tới thất bại khác trước khi họ thành công với chiếc máy vi tính Apple đầu tiên của mình. Chắc chắn họ đã lo lắng rằng họ có thể không bao giờ thành công được, nhưng họ gạt nỗi lo qua một bên và tập trung vào việc vượt qua những vấn đề họ đối mặt. Oliver Wendell Holmes, nhà thơ và triết gia Mỹ, diễn đạt xuất sắc điều này: “Đừng bao giờ đầu hàng. Có nhiều cơ hội và nhiều thay đổi, Giúp người lạc quan, 100 ăn 1; Và, xuyên qua những hỗn độn, Trí tuệ Cao vời sắp đặt Sự thành công, nếu bạn biết kiên trì theo bám Không bao giờ đầu hàng; vì những người khôn ngoan nhất là những người táo bạo nhất, Biết rằng Chúa Trời trộn chung vào chiếc cốc, Và trong tất cả những câu châm ngôn, những điều tốt đẹp nhất, cũng như cũ kỹ nhất, Là câu khẩu lệnh nghiêm khắc: ‘Đừng bao giờ đầu hàng!’” https://thuviensach.vn Kiên trì theo đuổi mục đích là một sức mạnh. Nó tạo ra sự tin tưởng vào người khác. Khi một người kiên trì đảm nhận bất kỳ điều gì thì trận đánh xem như đã chiến thắng được một nửa – không chỉ cho người đó, mà còn cho tất cả những ai có liên quan. Người kiên trì không bao giờ lo lắng liệu họ có đang thành công hay không. Họ đem hết khả năng của mình vào mọi thứ họ làm mà từ đó sẽ giúp họ đạt tới hiệu quả tối đa. Ngày hôm nay là cuộc sống – cuộc sống duy nhất mà bạn biết một cách chắc chắn. Hãy tận dụng ngày hôm nay. Hãy quan tâm tới một điều gì đó. Hãy tự lay mình dậy. Hãy phát triển một thú tiêu khiển. Hãy để cho những cơn gió của lòng nhiệt thành quét qua mình. Hãy sống trọn ngày hôm nay với niềm thích thú. Dale Carnegie Cứ kiên trì theo bám sẽ được đền đáp Chúng ta phải xác định rằng mình sẽ làm và phải làm việc đó. Những ai cứ mãi trì hoãn hoặc do dự xem việc nào trong số hai việc cần làm trước thì sẽ không làm được việc nào cả. Sự kiên trì xây dựng nên những kim tự tháp trên các bình nguyên của Ai Cập, xây dựng Vạn lý Trường thành ở Trung Quốc, chinh phục đỉnh núi cao của dãy Alps, vượt qua những gian nguy của đại dương, định cư ở những vùng đất mới, và dựng nên những quốc gia vĩ đại. Nhờ vào sự kiên trì, những ý tưởng sáng tạo đã và đang phát triển thành những công ty thịnh vượng. Sự kiên trì của những con người quyết tâm đã làm thay đổi thế giới bằng những phát minh mới, những khám phá khoa học và những đột phá y học. Người hoàn toàn dấn thân vào công việc chắc chắn sẽ đạt được một điều gì đó; và nếu họ có khả năng và lương tri, thành công sẽ rất to lớn. Nếu bạn không thể ngủ thì hãy thức dậy và làm một điều gì đó, thay vì cứ nằm mãi trên giường mà lo lắng. Sự lo lắng là cái trừng phạt bạn, chứ không phải sự mất ngủ. https://thuviensach.vn Dale Carnegie Benjamin Franklin đã minh họa cho điều này. Khi ông bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực in ấn ở Philadelphia, ông đã gộp văn phòng, phòng chế tác, và nơi ngủ nghỉ vào trong một phòng nhỏ. Ông dọ hỏi và biết rằng một chủ nhà in khác trong thành phố đang rắp tâm hạ gục ông. Ông mời ông kia tới phòng của mình. Chỉ tay vào một mẩu bánh mì còn lại từ bữa tối ông đã ăn, ông nói: “Trừ phi bạn có thể sống với chi phí rẻ hơn tôi, còn không, bạn không thể làm tôi chết đói được”. Một lý do khác dẫn tới thất bại là kết thúc quá sớm. Người chủ của một khu mỏ ở Colorado đào một đường hầm dài 1 dặm xuyên qua nhiều tầng đất mà ông nghĩ có chứa vàng, đầu tư 100.000 đô-la cho nó, và sau một năm rưỡi thì thất bại trong việc tìm vàng, rồi ông ta đầu hàng. Một công ty khác nữa đào một đường hầm chỉ cách chỗ đó có 1 mét và đã đào thấy quặng. Thế thì, vàng của cuộc sống có thể chỉ cách chúng ta 1 mét mà thôi. Đừng đầu hàng Khi bị điều gì đó xúi giục đầu hàng, hãy đọc lại bài thơ sau của một nhà thơ khuyết danh. Nó sẽ giúp chúng ta tập trung, khích lệ chúng ta không nên đầu hàng quá sớm. “Khi mọi việc xấu đi, như chúng đôi khi thường như vậy, Khi con đường bạn đang lê bước dường như là đi lên đồi dốc, Khi các quỹ cạn vơi và các món nợ ngày càng nhiều, Và bạn muốn mỉm cười, nhưng bạn phải thở dài, Khi âu lo đang đè nén, Hãy nghỉ ngơi, nếu bạn phải như thế, nhưng đừng buông xuôi. Cuộc sống thật kỳ lạ với những lúc thăng lúc trầm https://thuviensach.vn Như tất cả chúng ta đôi khi học được. Và nhiều sự thất bại diễn ra Khi họ lẽ ra đã thắng lợi nếu họ kiên trì Đừng đầu hàng dù tốc độ dường như chậm lại Bạn có thể thành công với một cú đấm khác nữa. Thành công là sự thất bại được đảo ngược Là sắc bạc của những đám mây hoài nghi. Và bạn không bao giờ có thể bảo mình đã gần nó tới mức nào. Nó có thể rất gần khi nó dường như rất xa Vì vậy, hãy theo bám trận chiến khi bạn bị đánh đòn chí mạng Chính khi mọi sự dường như xấu nhất là lúc bạn không được ĐẦU HÀNG.” • Tóm tắt Dale Carnegie tóm lược những nguyên tắc cơ bản của việc kiểm soát nỗi lo như sau: Khi đối mặt với một vấn đề: • Hãy hỏi: “Điều xấu nhất có thể xảy ra là gì?” • Chuẩn bị chấp nhận điều xấu nhất. • Cố cải thiện điều xấu nhất. • Nhớ cái giá cắt cổ về sức khỏe mà bạn có thể phải trả cho nỗi lo. ể ể https://thuviensach.vn Để kiểm soát nỗi lo, hãy phân tích nó là gì mà lại khiến chúng ta lo lắng: • Thu thập mọi dữ liệu. • Cân nhắc mọi dữ liệu – sau đó đi tới một quyết định. • Một khi đã đưa ra quyết định, hãy hành động! • Viết ra giấy và trả lời các câu hỏi sau: - Vấn đề là gì? - Những nguyên nhân của vấn đề? - Những giải pháp khả dĩ là gì? - Giải pháp khả dĩ nhất là gì? Hãy từ bỏ thói quen lo lắng trước khi nó làm hại chúng ta: • Hãy sống với thực tại. • Hãy luôn bận rộn. • Đừng bận tâm tới những điều nhỏ nhặt. • Hãy sử dụng quy luật trung bình để loại bỏ những nỗi lo. • Hợp tác với điều không thể tránh khỏi. • Quyết định xem một mối âu lo có thể đáng cho ta lo lắng tới mức nào và từ chối quan tâm nhiều hơn tới nó. • Đừng lo lắng về quá khứ. Vun đắp một thái độ mang lại cho mình sự an bình và hạnh phúc: https://thuviensach.vn • Hãy lấp đầy tâm trí mình bằng những suy nghĩ về sự an bình, lòng can đảm, sức khỏe và niềm hy vọng. • Đừng bao giờ cố trả đũa kẻ thù. • Hãy kỳ vọng sự bạc bẽo. • Hãy xem trọng phúc lành thay vì những rắc rối. • Đừng bắt chước người khác. • Cố tận dụng lợi ích từ những thất bại. • Hãy tạo ra hạnh phúc cho người khác. • Đừng đầu hàng khi đối mặt với nỗi lo. • Thế chỗ nỗi lo bằng sự kiên trì, bền gan. • Hãy phát triển những ý tưởng sáng tạo. • Đừng để lời phê phán của người khác làm nản lòng mình. https://thuviensach.vn Chương 2Từ bỏ thói quen lo lắng K hi bạn lo lắng về một hoàn cảnh – cho dù nó có thực hay chỉ trong tưởng tượng, nó không chỉ lấy đi sinh lực và làm phung phí năng lượng mà còn tác động nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và công việc của chúng ta. Nó làm giảm đi khả năng giải quyết tình huống một cách thực tế. Chúng ta không thể trải nghiệm chất lượng cuộc sống cao nhất khi tâm trí mình đang rối ren. Não không thể suy nghĩ rõ ràng với đầy đủ khí lực và hợp logic. Khi các tế bào não bị đầu độc bởi sự lo âu, chúng ta không thể chú tâm đến bất kỳ thứ gì như khi chúng được nuôi dưỡng bởi dòng máu thuần khiết và trong lành, không vẩn đục. Orison Swett Marden, một nhà tiên phong trong triết lý tự cải thiện bản thân vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, đã diễn đạt điều này một cách đầy súc tích. Ông viết: “Không có kẻ thù nào của sự hài hòa to lớn hơn những nỗi lo vụn vặt và những mối quan tâm tầm thường. Chính những nỗi bực mình vụn vặt, những nỗi khó chịu vớ vẩn của cuộc sống hàng ngày làm hoen mờ đi sự thoải mái và niềm hạnh phúc của mình, cướp đi của chúng ta nhiều sức mạnh, hơn là những rắc rối to lớn mà chúng ta lấy hết can đảm để đối mặt. Nó là tiếng la rầy và chỉ trích liên miên của một con người cáu kỉnh, hủy hoại toàn bộ sự an bình và hạnh phúc của nhiều gia đình. “Sự phung phí sinh lực khó có thể chấp nhận nhất trong cuộc đời của con người chúng ta xuất phát từ thói quen chết người là trông đợi điều xấu, là sợ những gì tương lai sẽ mang lại; và dù trong tình huống nào cũng không thể dùng hoàn cảnh để biện minh cho nỗi sợ hãi hay âu lo, vì nỗi sợ hãi, âu lo chỉ có trong tưởng tượng, hoàn toàn không có cơ sở và thiếu nền tảng.” https://thuviensach.vn Đừng lo lắng về những chuyện nhỏ nhặt Chúng ta có thể làm gì để từ bỏ thói quen lo lắng? Một bước đầu tiên rất nên theo là phân tích những chuyện khiến chúng ta lo lắng. Khi một nhóm những người hay lo lắng được hỏi họ đang lo lắng về điều gì vào lúc đó, một số câu trả lời họ đưa ra là những vấn đề nghiêm trọng như khả năng bị mất việc làm, vấn đề về sức khỏe hoặc một tình huống gia đình nghiêm trọng, nhưng đa số đều liên quan đến những vấn đề tương đối vụn vặt. Một số câu trả lời khác như sau: “Tôi lo trời sẽ mưa vào cuối tuần này, chuyến dã ngoại của chúng tôi có thể bị hủy.” “Tôi lo chiếc áo đầm của mình sẽ không được sửa xong đúng hẹn để mặc đi khiêu vũ.” “Tôi lo rằng cha tôi sẽ không cho phép tôi sử dụng chiếc xe hơi của ông vào tối nay.” “Tôi lo rằng mình sẽ không thể nộp bản báo cáo đúng hạn.” Chắc chắn những câu trả lời trên có vẻ quan trọng với những người đó, nhưng cuộc sống quá ngắn ngủi nên chúng ta không nên lo lắng về những chuyện vụn vặt – những chuyện mà dù chúng có tiến triển thêm nữa cũng không quá phiền hà đối với chúng ta. Đừng bận tâm về những chuyện vụn vặt. Đừng cho phép những chuyện vụn vặt – thuần túy là những con mối mọt của cuộc sống – hủy hoại niềm hạnh phúc của mình. Dale Carnegie Thay thế nỗi lo bằng hành động Thường thì sự buồn chán, trầm cảm của chúng ta là do lo lắng mà ra. Chúng ta lo lắng về nhiều điều: về gia đình, sức khỏe, tương lai https://thuviensach.vn của mình – và thường thì những thứ mà chúng ta lo lắng sẽ khó có thể xảy ra. Jeremy rất lo lắng. Người bạn thân nhất của anh, Gabriel, vừa bị đột quỵ. Trước đó, anh ta dường như rất khỏe mạnh, và đột nhiên, giữa một trận tennis, anh đổ gục trên sân và người ta phải đưa anh tới bệnh viện ngay. Jeremy không thể thôi không lo rằng điều này có thể dễ dàng xảy ra với mình. Như Gabriel, anh mới ở tuổi gần 50, hơi thừa cân, không hút thuốc hoặc uống rượu bia quá mức, anh tập thể dục thường xuyên. Anh lo đến độ rơi vào một nỗi lo âu kinh khiếp. Anh chắc rằng mỗi cơn đau nhức nhỏ ở ngực mình cũng có thể là một chỉ báo cho một cơn đột quỵ đang chực chờ. Ban ngày, anh mất tập trung khi làm việc; ban đêm, anh trằn trọc vì lo lắng cho sức khỏe của mình và những gì sẽ xảy ra với gia đình anh nếu anh đột nhiên qua đời. Anh đã không đi khám tổng quát trong nhiều năm và anh sợ phải tới phòng mạch vì sợ rằng bác sĩ sẽ xác nhận anh đã bị bệnh tim mạch. Vợ anh chỉ ra rằng lo lắng về một cơn đột quỵ có khả năng xảy ra có thể làm một cơn đột quỵ thực sự sớm xảy ra hơn. Chị thuyết phục anh tìm tới một bác sĩ tim mạch giỏi, và sau nhiều xét nghiệm tổng quát, vị bác sĩ này có thể trấn an anh rằng trái tim anh vẫn còn khỏe và đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống và tập luyện để đảm bảo sức khỏe lâu dài. Hợp tác với điều không thể tránh khỏi Đôi khi chúng ta đối mặt với những chuyện không thể kiểm soát được trong đời mình. Nhiều người đầu hàng và để mặc cho điều này chi phối cuộc sống của họ. Còn những người khác thì tìm nhiều cách để sử dụng điều này như là một cách để đạt được những mục tiêu mới. Michael J. Fox, ngôi sao phim ảnh và truyền hình, là một trong những người đó. Anh đã từng đạt tới đỉnh cao của thành công trước khi anh tới tuổi 30. Anh được nhìn nhận là một trong những ngôi sao hàng đầu trong ngành công nghiệp điện ảnh – truyền hình. Ở tuổi 30, anh được chẩn đoán là mắc bệnh Parkinson, một căn bệnh https://thuviensach.vn tiến triển và làm suy yếu thể chất và tinh thần, làm mất khả năng di chuyển, nói chuyện, và những chức năng khác. Chưa có cách chữa trị nào cho căn bệnh này. Fox từ chối đầu hàng và trong mấy năm sau đó anh tìm cách tiếp tục sự nghiệp của mình, tìm cách sống và làm việc chung với bệnh. Tuy nhiên, khi bệnh tình tiến triển, anh chọn cách rời bỏ nghề diễn viên và toàn tâm toàn ý vào việc trợ giúp người khác cũng đang bị bệnh như anh. Anh trở thành một người lãnh đạo của phong trào này để xúc tiến công cuộc nghiên cứu tế bào gốc. Để cố gắng tìm ra một phương thuốc hoặc ít nhất một cách kiểm soát căn bệnh này, anh đã thành lập Michael J. Fox Foundation for Parkinson Research (Tổ chức Michael J. Fox vì công cuộc nghiên cứu bệnh Parkinson). Anh xuất hiện trước công chúng rất nhiều lần và từng là một nhân chứng quan trọng trước những ủy ban của Quốc hội Mỹ về các vấn đề sức khỏe. Dale Carnegie đã phỏng vấn nhiều doanh nhân hàng đầu ở Mỹ và rất ấn tượng khi biết rằng họ không mấy âu lo nhờ biết hợp tác với điều không thể tránh khỏi. Sau đây là một số ví dụ: J. C. Penney, nhà sáng lập chuỗi cửa hàng mang tên ông, nói: “Tôi sẽ không lo lắng nếu tôi đánh mất mỗi đồng đô-la tôi có, vì tôi không nhìn thấy mình được lợi gì khi lo lắng. Tôi làm tốt công việc bằng hết khả năng của mình và bỏ mặc kết quả trong bàn tay của các thánh thần.” Henry Ford nói: “Khi tôi không thể xử trí các sự kiện, tôi để mặc chúng tự xử trí lấy chúng.” K. T. Keller, chủ tịch công ty xe hơi Chrysler nói: “Khi tôi đối mặt với một tình huống cam go, nếu có thể làm được bất kỳ điều gì để giải quyết nó, tôi sẽ làm. Nếu tôi không thể thì đơn giản là tôi sẽ quên nó đi. Tôi không bao giờ lo lắng về tương lai vì tôi biết rằng không có ai đang sống có thể đoán ra điều gì sắp xảy ra trong tương lai.” Một bài hát ru cổ xưa tóm tắt nó như sau: “Với mỗi căn bệnh xuất hiện https://thuviensach.vn Đều có một cách chữa trị hoặc là không; Nếu có cách, hãy cố tìm ra nó; Nếu không có cách, hãy phớt lờ nó đi.” Khi chúng ta đã chấp nhận điều xấu nhất, chúng ta không có gì để mất. Và đương nhiên điều đó có nghĩa là chúng ta có mọi thứ để gặt hái. Dale Carnegie Đặt giới hạn cho những nỗi lo Các nhà môi giới chứng khoán sử dụng một kỹ thuật để giảm thiểu tối đa rủi ro thua lỗ. Ví dụ, khi họ mua một lô cổ phiếu với giá 50 đô la mỗi cổ phiếu, họ đưa ra “lệnh giới hạn lỗ” lên lô cổ phiếu đó ở mức 45 đô-la. Điều đó có nghĩa là nếu giá cổ phiếu đó giảm xuống tới mức 5 đô-la, nó tự động sẽ phải được bán đi và như vậy, giới hạn thua lỗ chỉ ở mức 5 điểm. Chúng ta có thể áp dụng điều này để chấm dứt những nỗi lo của mình ra sao? Một trong những cách nên áp dụng là đặt giới hạn thời gian cho vấn đề. Caroline lo rằng phòng ban của mình sẽ bị sáp nhập với một phòng ban khác và công việc của cô sẽ gặp nguy cơ. Cô tới công ty hàng ngày nhưng lòng nặng trĩu với nỗi lo rằng đây là ngày mình sẽ nhận tin xấu. Cô chia sẻ nỗi lo này với một đồng nghiệp, và chị ta bảo cô: “Tôi cũng lo về chuyện sáp nhập này, nhưng khi tin đồn bắt đầu xuất hiện, tôi nghĩ rằng nếu nó xảy ra thì chỉ trong vòng mấy tuần là thấy ngay. Vì vậy, tôi dẹp ngay nỗi lo qua một bên và khi thời gian qua đi mà chuyện sáp nhập không xảy ra, tôi cần gì mà cứ lo lắng về nó nữa.” Dale Carnegie khuyên rằng khi đối mặt với những nỗi lo, chúng ta nên tự hỏi những câu sau: • Điều tôi đang lo lắng quan trọng tới mức nào đối với tôi? https://thuviensach.vn • Tôi nên đặt một lệnh “giới hạn lỗ” cho nỗi lo này ở mức nào – và khi nào thì nên quên nó đi? • Nỗi lo này thực sự đáng để tôi quan tâm tới mức nào? Tôi có quan tâm tới nó hơn mức cần thiết không? Rồi thì điều này cũng sẽ qua đi Một điều tất cả chúng ta có thể tin là cho dù chúng ta lo lắng về điều gì đi chăng nữa thì nó sẽ không kéo dài mãi mãi. Có một câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng cùng xuất hiện ở nhiều nền văn hóa khác nhau có thể minh họa cho điều này. Một trong những chuyện được nhắc tới nhiều nhất là chuyện về vua Solomon. Vua Solomon bị nhiều nỗi lo quấn lấy mình. Cho dù ông giàu có, đầy quyền lực và thậm chí nổi tiếng là người khôn ngoan, ông cũng không thể tìm ra được một phút ngơi nghỉ nào mà không bị nỗi lo ám ảnh. Ông bảo các cận thần của mình: “Ta sợ nỗi buồn phiền của ta cứ mãi theo ta và thậm chí khi ta cảm thấy hài lòng, ta cũng sợ là nó sẽ không kéo dài”. Ông ra lệnh cho các nhà thông thái tìm ra một câu khẩu hiệu có thể giúp ích cho ông và luôn đúng, luôn thích hợp trong mọi hoàn cảnh và thời điểm. Các sứ giả tìm kiếm câu khẩu hiệu huyền bí này khắp nơi trên vương thổ. Một ngày kia, họ gặp một cụ già, nổi tiếng là người luôn cho những ai hỏi xin mình những lời khuyên hữu ích. Cụ già nói: “Hãy đưa cho đức vua chiếc nhẫn này. Trên chiếc nhẫn có khắc lời khuyên mà ngài tìm kiếm. Khi ngài lo lắng hoặc sợ hãi, hãy bảo ngài đọc đi đọc lại những chữ khắc trên đó.” Viên sứ giả này mang theo chiếc nhẫn quay về gặp vua Solomon. Ông ta đọc dòng chữ được khắc trên đó: “Rồi thì điều này cũng sẽ qua đi”. Đức vua đeo chiếc nhẫn vào ngón tay mình và nói: “Thật là những lời thông thái! Thật là đáng tiếc cho ta! Thật là một nguồn an ủi bao la!”. Sự buồn phiền của ông biến thành niềm vui và niềm vui của ông chuyển thành nỗi buồn phiền, nhưng rồi cả hai nhường chỗ cho sự bình an của tâm hồn. https://thuviensach.vn Vượt qua nỗi lo bằng việc tự nói chuyện Chúng ta luôn nói chuyện với chính mình. Giọng nói nhỏ bên trong não của chúng ta luôn vo ve bảo chúng ta nên nghĩ gì, hành động và phản ứng ra sao, và tự đánh giá mình như thế nào. Khi chúng ta lo lắng, giọng nói bên trong này tập trung vào hành động lo lắng, và làm cho vấn đề mà chúng ta đang lo lắng trở nên tệ hại hơn thay vì làm nó dịu bớt đi. Một cách để vượt qua điều này là kiểm soát giọng nói bên trong đó bằng cách tự động viên bản thân. Khi một đội bóng đang bị đối thủ dẫn trước ở cuối hiệp một, vị huấn luyện viên động viên, khích lệ họ cố gắng hơn nữa nhằm ghi thêm nhiều điểm và chiến thắng trận đấu. Khi chúng ta lo lắng, chúng ta cần phải cố gắng làm theo lời vị huấn luyện viên đó. Một lời động viên tốt có thể gạt bỏ những ý nghĩ lo lắng qua một bên và thay vào đó là những ý nghĩ khẳng định giúp giải quyết vấn đề. Bước đầu tiên trong việc phát triển sự tự nói chuyện, động viên chính mình là đánh giá ưu điểm, nét tính cách, và những thành tựu. Học cách chấp nhận và trân trọng chính mình là việc rất quan trọng nhằm chiến thắng tác động của sự lo lắng. Chấp nhận chính mình. Đó là khả năng chấp nhận chính cái tôi đích thực của mình và tập trung vào mặt tích cực – những phẩm chất, ưu điểm, nét tính cách tạo nên chính con người mình. Khi chúng ta tập trung vào những đặc điểm liên quan đến hình ảnh cá nhân này, cả sự tự tin lẫn tự trọng đều được tác động tích cực. Chúng ta rất thường thấy người ta tập trung vào yếu điểm thay vì ưu điểm. Chúng ta phải tự giúp mình và người khác tập trung vào những bức tranh tích cực. Đây là bước đầu tiên để giải quyết nỗi lo. Trân trọng chính bản thân mình. Ở đây, quan trọng là biết tập trung vào những thành công và thành tựu trong quá khứ của mình, trân trọng chính bản thân mình về những điều tốt mình đã làm trong quá khứ. Khi chúng ta dành thời gian suy ngẫm về những thành công chúng ta đã đạt được trong đời mình, quan điểm của chúng ta thay đổi, và sự tự tin được xây dựng. https://thuviensach.vn Khi chúng ta gộp hai điều nói trên với nhau, chúng ta có thể tạo ra một cuộc tự nói chuyện động viên đầy sức mạnh, với đầy đủ bằng chứng. Nó là một cuộc thảo luận nội tâm mà tất cả chúng ta thỉnh thoảng phải có để tiếp tục tin vào chính mình. Đây là một công cụ để giành lại quyền kiểm soát về một điều duy nhất mà chúng ta cuối cùng sẽ luôn luôn phải kiểm soát – suy nghĩ của chúng ta. Những nỗi lo tài chính Khi người ta được hỏi họ lo lắng nhất về điều gì, một trong những điều đứng đầu danh sách là tài chính. Người ta lo về khả năng thanh toán những món nợ, những món nợ mua xe hơi, những khoản nợ thế chấp và nợ cá nhân. Những người khác thì thỉnh thoảng lo về khả năng trả tiền thuê nhà, các hóa đơn y tế, hoặc thậm chí mua những nhu yếu phẩm cơ bản. Điều này còn trở nên xấu hơn nữa khi nền kinh tế đi xuống, khi các công ty sa thải nhân viên hoặc cắt giảm giờ làm việc. Nhưng lo lắng không bao giờ giải quyết được điều gì. Trong một số hoàn cảnh, người ta bị nợ nần chi phối quá nhiều đến độ chỉ những biện pháp quyết liệt, chẳng hạn như tuyên bố phá sản, là cách duy nhất để thoát ra. Hầu hết chúng ta cố tránh hành động như vậy. Mười biện pháp để giảm tối đa những mối lo tài chính Các chuyên gia về quản trị tài chính khuyên 10 cách sau đây để kiểm soát những thói quen tiêu tiền sao cho chúng ta ít có khả năng rơi vào nợ xấu: 1. Phân tích mẫu tiêu tiền của mình Tiền đang tiêu vào đâu? Hãy bắt đầu với một danh sách những khoản tiêu cố định, chẳng hạn như tiền thuê nhà, thanh toán nợ thế chấp, chi trả tiền xe hơi hoặc những khoản nợ khác, các hóa đơn điện nước… Hãy thêm vào đó những khoản chi tiêu khả biến khác: chi tiêu để mua đồ tạp hóa, giặt ủi, quần áo, đồ gia dụng… Ghi chú lại xem chúng được trả bằng tiền mặt hay bằng thẻ tín dụng. Nếu https://thuviensach.vn chúng ta làm điều này trong hai hay ba tháng, chúng ta sẽ có một cái nhìn tổng quát về việc tiền của mình đang được tiêu vào đâu. 2. Chuẩn bị một khoản ngân sách Ý tưởng lập một khoản ngân sách làm một số người sợ hãi. Họ sợ nó sẽ chỉ làm cho mọi việc thêm xấu hơn vì bây giờ họ luôn lo lắng phải theo sát nó. Ngân sách là những hướng dẫn chỉ đạo. Chúng ta lập ra ngân sách để giúp ta không bị chệch choạc. Một khoản ngân sách được phân bổ tốt sẽ giúp chúng ta chi tiêu trong phạm vi thu nhập và cho chúng ta thấy mình đang chi tiêu quá nhiều vào khoản nào để có thể thực hiện những điều chỉnh cần thiết. Chúng ta thấy rằng mình chi quá tay vào quần áo, vì thế, chúng ta chống lại ý muốn mua chiếc áo đầm hoặc bộ đồ vét mới đó. Mình có thể chờ tới tháng sau. Chúng ta biết mình có thể cắt giảm chi tiêu vào những khoản nào mà ít cảm thấy bất tiện, chẳng hạn như bớt đi ăn tiệm hoặc thay một nhãn hàng đắt tiền, được quảng cáo rộng rãi trên toàn quốc bằng nhãn hàng của một cửa hàng nhỏ. 3. Sử dụng thẻ tín dụng một cách khôn ngoan Thẻ tín dụng là một cách rất tiện lợi để mua hàng, nó hấp dẫn người ta mua nhiều hơn khả năng chi trả, vì ngay lúc mua họ không phải trả tiền. Chúng ta nên sử dụng thẻ tín dụng như chúng ta sử dụng ngân phiếu vậy. Nếu chúng ta không có tiền hoặc phải chờ có tiền vào lúc hóa đơn tới hạn thì đừng mua nó. Dĩ nhiên, nếu có những món chúng ta thực sự cần hoặc quá đắt không thể trả ngay lập tức được nhưng đáng cho ta trả chậm, sử dụng thẻ tín dụng là việc làm rất có cơ sở. Một sự thay thế hoàn hảo là thẻ thanh toán – có chức năng như một ngân phiếu. Mọi khoản phải trả được tính vào tài khoản ngân hàng của mình ngay lập tức. Nó là một cách thuận tiện để trả tiền cho những món hàng mà không cần mang theo tiền mặt bên mình hoặc phải mắc nợ. 4. Trả dần thẻ tín dụng Lãi suất tính trên thẻ tín dụng có thể cực kỳ cao. Nếu chúng ta chỉ trả một khoản tối thiểu phải trả mỗi tháng, lãi suất có thể cộng dồn https://thuviensach.vn thành một khoản nợ lớn. Hãy lập ngân sách những khoản tiền lớn có khả năng chi trả để duy trì số tiền nợ luôn thấp. 5. Xây dựng hạn mức tín dụng Có những lúc chúng ta cần tiền để trả cho những khoản chi khẩn cấp. Chúng ta nên có một hạn mức tín dụng. Nếu cần phải vay nợ từ một tổ chức tín dụng, tổ chức này sẽ tham khảo và xem xét điểm tín dụng của chúng ta với nhiều hãng xếp hạng tín dụng khác nhau. Những hãng này xếp hạng trên cơ sở hồ sơ thanh toán hóa đơn của chúng ta. Nếu chúng ta từng có những món nợ khó đòi, thanh toán trễ hạn, hoặc những yếu tố tiêu cực khác, điểm tín dụng của chúng ta sẽ thấp và có thể bị từ chối cho vay. Đây lại là một lý do nữa để chúng ta trả các hoá đơn đúng hạn. Ngoài ra, nhiều tổ chức cho vay sẽ yêu cầu chúng ta thế chấp thì mới cho vay. Cổ phiếu, một số hợp đồng bảo hiểm và những tài sản hữu hình khác thường được chấp nhận. Những người làm chủ một căn nhà dễ nhận được một hạn mức tín dụng. Một hạn mức tín dụng có thể được trao cho bạn dựa trên giá trị tài sản cầm cố là căn nhà. Cho dù không có nhu cầu cần vay nợ ngay, nhưng được cấp một hạn mức tín dụng cũng rất có ý nghĩa, để khi có nhu cầu, bạn dễ mượn được tiền. 6. Bảo hiểm trước những xui rủi Bảo hiểm là để bảo vệ chúng ta khỏi những chi phí có liên quan tới mọi loại tai nạn hoặc những chi phí bất ngờ khác. Chúng ta có thể mua bảo hiểm để chi trả cho những thiệt hại do cháy, mất cắp, tai nạn xe, và những tai họa khác. Nếu chúng ta không làm việc cho một công ty có cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên, hoặc không được một chương trình chính phủ bảo hiểm chẳng hạn như Medicare, thì chúng ta có thể tự mua bảo hiểm chăm sóc sức khỏe cá nhân. 7. Tự trả cho mình trước https://thuviensach.vn Hãy cố gắng tiết kiệm một khoản tiền nào đó từ mỗi lần lãnh lương. Chúng ta phải tìm hiểu kỹ khoản ngân sách của mình và xác định chúng ta có thể để dành ra bao nhiêu. Nếu chúng ta làm việc trong một công ty nơi các nhân viên được khuyên là nên tiết kiệm một phần lương vào một quỹ đặc biệt, và công ty đóng góp một khoản tương đương vào quỹ đó, thì hãy tận dụng lợi ích của việc này. Đây là một cách tiết kiệm lý tưởng. Nếu chúng ta không có một kế hoạch như thế, chúng ta bắt buộc phải lập ra một chương trình tiết kiệm cho an ninh lâu dài của mình. Tiền được để dành ra nên được đầu tư vào một ngân hàng hoặc vào những cổ phiếu lành mạnh. 8. Đầu tư một cách bảo thủ Đầu tư những khoản tiết kiệm vào những cổ phiếu dường như hứa hẹn tăng trưởng nhanh và sinh lợi lớn nghe sao hấp dẫn quá. Đúng là có những cổ phiếu sinh lợi lớn như thế, nhưng ở mặt kia của vấn đề, khả năng thua lỗ cũng ngang bằng khả năng kiếm lời. Chúng ta không thể chấp nhận rủi ro với những khoản tiết kiệm của đời mình. Tốt nhất nên xin lời khuyên của những chuyên gia tư vấn tài chính nhiều kinh nghiệm để được hướng dẫn chiến lược đầu tư của mình. 9. Đừng phụ thuộc vào hy vọng hoặc may mắn Sandra không bao giờ tiết kiệm một xu. Cô tiêu mọi đồng cô kiếm được từ công việc và sử dụng khoản tiền cho nợ tối đa trong thẻ tín dụng. Khi được các bạn cảnh báo về điều này, cô nói: “Tôi có một ông chú giàu có và tôi là người cháu được ông yêu mến. Ông đã 80 tuổi và sẽ không còn sống bao lâu nữa, và tôi sẽ thừa hưởng tiền của của ông”. Nhưng Sandra phải tuyên bố phá sản, khi chú cô để lại mọi khoản tiền của mình cho các tổ chức từ thiện. Cecil chắc chắn anh sẽ thắng xổ số. Anh không bao giờ tiết kiệm tiền, nhưng lại mua 20 tới 30 vé số mỗi tháng. Cơ may trúng xổ số của anh là cực kỳ nhỏ. Nếu anh đầu tư tiền mua 20 tới 30 tờ vé số này vào một cổ phiếu hợp lý, anh sẽ tạo ra một khoản tiền để sử dụng trong tương lai. 10. Đừng cố đua đòi https://thuviensach.vn Nhiều người rơi vào cảnh dở khóc dở cười về tài chính vì họ ganh tị với bạn bè hoặc hàng xóm và chi tiêu nhiều hơn khả năng của họ để làm chủ chiếc xe hơi đắt tiền như chiếc xe của một ông Jones nào đó, hoặc mua những chiếc áo dạ hội may riêng cho mình như cái của bà Jones nào đó. Bạn có nhớ những chuyện bạn lo lắng cách nay một năm không? Chúng diễn ra và kết thúc ra sao? Phải chăng bạn đã không phung phí nhiều sinh lực vô ích vì hầu hết những chuyện đó? Phải chăng hầu hết chúng không kết thúc tốt đẹp sau đó? Dale Carnegie Cầu nguyện và thiền định Những người có niềm tin mạnh mẽ vào Chúa thấy rằng một phương thuốc giải quyết hữu hiệu nỗi lo lắng là nhờ vào việc cầu nguyện. Niềm tin là một cách nghĩ. Nó là niềm tin vào sự đáp ứng của Đấng Sáng thế – Đấng Duy nhất – khi được cầu xin. Bác sĩ Carl Jung, một trong những nhà tâm lý vĩ đại nhất của thời hiện đại, không ngừng lặp lại điều trên. Ông viết: “Trong suốt 30 năm qua, nhiều người từ mọi quốc gia văn minh trên trái đất này đã xin tôi lời khuyên. Tôi đã chữa trị cho hàng trăm bệnh nhân. Trong số những bệnh nhân ngoài 35 tuổi, không có ai không tìm được cho mình một quan điểm tôn giáo trong đời. Có thể nói một cách an toàn rằng tất cả đều cảm thấy yếu đuối vì đã đánh mất cái mà tôn giáo sống động của mọi thời đại đã ban cho những người theo đạo, và không ai trong số họ thực sự đã được chữa lành mà không tìm lại được quan điểm tôn giáo của mình.” William James, nhà tâm lý tiên phong người Mỹ, cũng đồng ý như vậy. Ông viết: “Niềm tin là một trong những sức mạnh mà con người sống nhờ vào đó, và thiếu nó có nghĩa là sự sụp đổ.” Một ví dụ thú vị về sức mạnh của niềm tin là Jillian, người được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối khi mới ở giữa những năm 30 tuổi. Là một luật sư rất thành công, chị đã giành https://thuviensach.vn phần thắng trong những vụ kiện mà hầu hết đồng nghiệp của chị phải từ bỏ. Chị nghĩ: “Nếu mình có thể thành công trong sự nghiệp của mình, thì tại sao mình không thể thành công trong cuộc chiến với bệnh tật này.” Jillian, một người sùng đạo, đã nhờ tới việc cầu nguyện. “Đúng là nhiều người chết vì ung thư giai đoạn cuối”, chị nói, “nhưng tôi từ chối đầu hàng. Tôi tin rằng Chúa đã đặt tôi trên trái đất này để phụng sự cho một mục đích và tôi có nhiều việc phải làm hơn trước khi chết”. Thay vì lo lắng về sức khỏe, chị cầu nguyện bài kinh sau đây mỗi ngày – khi thức dậy và một lần nữa trước khi đi ngủ: Chúa vĩnh cửu, nguồn cội của mọi phép chữa lành Từ trong nỗi đau khổ của con, con cầu xin Ngài. Hãy giúp con cảm nhận sự hiện diện của Ngài Vào lúc khó khăn này. Ngài đã gửi cho con những món quà từ lòng hào hiệp của Ngài: Kỹ năng của vị bác sĩ của con, Sự quan tâm của những người đang trợ giúp con, Lòng trắc ẩn của những người mà con yêu thương... Con cầu nguyện con có thể xứng đáng với mọi điều này, Ngày hôm nay và những ngày sắp tới. Giúp con xua đuổi mọi nỗi cay đắng; Xin đừng để sự tuyệt vọng khuất phục được con. Hãy ban cho con sự kiên nhẫn vào những lúc khắc khoải; Hãy cho con lòng can đảm bất cứ khi nào con bị tổn thương hoặc thất vọng. https://thuviensach.vn Hãy giữ cho con luôn tin vào tình yêu của Ngài, xin Chúa. Hãy cho con sức mạnh ngày hôm nay và hy vọng vào ngày mai. Trong vòng tay thương yêu của Ngài, con đặt tinh thần của con Khi ngủ cũng như khi thức. Ngài luôn ở bên con, con sẽ không sợ hãi. Hãy giúp con, xin Chúa, những lúc con tuyệt vọng. Mấy tháng sau, khi Jillian đi khám sức khỏe, bác sĩ thấy căn bệnh ung thư này đã thuyên giảm. Jillian lại tiếp tục sự nghiệp xán lạn của mình. Một câu ngạn ngữ cổ nói rằng Chúa giúp những ai tự giúp chính mình. Khi chúng ta có niềm tin sâu sắc, chúng ta trở thành đấng cứu rỗi của chính mình. Chúng ta đáp lại lời cầu nguyện của chính mình. Bất kể những gì chúng ta gây ấn tượng lên tâm trí mình đều được thể hiện bằng hình dạng, chức năng, trải nghiệm, và sự kiện. Những gì chúng ta thực sự tin từ đáy lòng mình là những gì chúng ta trải nghiệm. Nếu chúng ta tin vào thất bại, cho dù chúng ta có làm việc siêng năng tới đâu, chúng ta sẽ thất bại. Chúng ta có thể rất tử tế. Chúng ta có thể rất tốt với người nghèo, đi thăm bệnh viện, cho tiền các cơ sở từ thiện và trợ giúp người khác, nhưng chính những gì chúng ta tin từ tận đáy lòng mới thực sự quan trọng, chứ không phải là những gì chúng ta tán thành trên lý thuyết. Khi gặp phải một vấn đề, nhiều người xem xét vấn đề đó, tranh cãi, nói chuyện về nó, và phóng đại nó lên. Nó nhận chìm họ. Thay vì vậy, hãy quay mặt khỏi vấn đề đó. Hãy tập trung vào một giải pháp; tập trung sự chú ý vào giải pháp đó và niềm tin của chúng ta sẽ đáp ứng. Không có gì cho chúng ta sự an bình, hạnh phúc và thành công ngoài niềm vui thắng lợi của những nguyên tắc trong chính tâm trí Ở https://thuviensach.vn của mình. Ở đây, chúng ta không nói chuyện về những tín ngưỡng, giáo điều, hoặc bất kỳ thứ gì mang bản chất đó. Có nhiều người không tin vào một tôn giáo hoặc tín ngưỡng nào, nhưng họ tin rằng nếu có một linh hồn nào đó dẫn lối, điều đó sẽ giúp họ vượt qua nỗi lo lắng và sợ hãi. Cho dù chúng ta không phải là những tín đồ của một tôn giáo có tổ chức, chúng ta vẫn có thể được truyền cảm hứng bởi tinh thần, sự hiện diện, và sức mạnh vô biên đó bên trong chúng ta thay vì suy nghĩ về mọi sự không hoàn hảo trên thế gian. Nếu chúng ta cứ chăm chăm vào những thiếu sót, tình cảnh bị người khác bỏ mặc, thì chúng ta đang tạo ra những điều này trong tâm trí mình, cơ thể của mình, và cả chính cái ví tiền của mình. Nếu chúng ta đố kỵ với một người khác, chúng ta đang tự hạ thấp mình. Chúng ta đang đặt người đó lên trên một bệ cao và chấp nhận rằng họ đủ sức khiến mình lo âu. Chúng ta có thể mang mặc cảm tự ti. Chúng ta có thể chỉ toàn tự trách cứ mình. Chúng ta thể hiện sự tự ti của chính mình trước những thành viên của gia đình và đánh mất lòng tin của họ. Chúng ta không thích những gì chúng ta nhìn thấy, nhưng nó lại nằm ở bên trong chính mình. Nói cách khác, chúng ta không thể nhìn thấy nó. Đó là lý do tại sao Einstein nói: “Thế giới chúng ta nhìn thấy là thế giới chúng ta đang hiện diện”. Điều này là hoàn toàn đúng về mặt khoa học. Chúng ta tô màu mọi thứ thông qua thái độ, thông qua sự rèn luyện, thông qua những niềm tin, thông qua những khái niệm triết học của mình. Cho dù, về bản chất hoặc do rèn luyện, chúng ta không sùng đạo, cho dù chúng ta là những người rất hay hoài nghi, nhưng cầu nguyện có thể có ích cho chúng ta. Cầu nguyện giúp chúng ta nói ra thành lời những gì đang làm chúng ta bối rối. Nó rất giống như viết những vấn đề của mình ra giấy. Nếu chúng ta cầu xin sự trợ giúp thậm chí từ Chúa, thì trước tiên chúng ta phải thể hiện chúng bằng lời. Cầu nguyện cho chúng ta ý thức về sự chia sẻ gánh nặng của mình, về sự không đơn độc của mình. Đa số chúng ta quá yếu đuối đến https://thuviensach.vn độ không thể chịu đựng những gánh nặng một mình. Đôi khi, những nỗi lo của chúng ta mang tính chất quá riêng tư đến độ chúng ta không thể nói về nó, thậm chí với những người bạn hoặc họ hàng thân thiết nhất. Kể cho ai đó nghe về những rắc rối của mình là một cách hữu hiệu để bắt đầu quá trình chữa lành nỗi đau. Khi chúng ta không thể kể cho ai khác nghe, chúng ta luôn có thể kể ra cho Chúa biết. Cầu nguyện khiến cho nguyên tắc thực hiện tích cực có hiệu lực. Đây là một bước đầu tiên hướng tới hành động. Cầu nguyện đã từng được gọi là dạng sinh lực mạnh mẽ nhất mà người ta có thể tạo ra. Hãy nhớ kỹ điều này khi những nỗi lo chi phối cuộc sống của mình. • Tóm tắt • Khi chúng ta lo lắng về một hoàn cảnh – cho dù nó là thực hay tưởng tượng, nó sẽ khiến chúng ta cạn kiệt sinh lực, làm phung phí năng lượng và làm giảm khả năng giải quyết hoàn cảnh này một cách thực tế. • Đừng để nỗi lo về những chuyện vụn vặt làm hủy hoại sự bình yên của tâm hồn. • Thay vì lo lắng về vấn đề, hãy ra tay hành động để giúp giải quyết nó. • Hãy hợp tác với điều không thể tránh khỏi. Nếu bạn biết một hoàn cảnh nằm ngoài khả năng thay đổi của mình, hãy sẵn sàng chấp nhận và sống chung với nó. • Hãy đặt ra một “lệnh giới hạn lỗ” cho những nỗi lo của mình. Hãy quyết định một sự việc chỉ xứng đáng cho mình lo âu tới một mức nào đó thôi – và từ chối không cho nó thêm một chút lo âu nào nữa. • Khi mọi việc trông ảm đạm, hãy trở thành người tự rèn luyện và giành lại cảm hứng bằng một cuộc tự nói chuyện động viên. https://thuviensach.vn • Hãy giảm tối đa nỗi lo về những vấn đề tài chính bằng cách thực hiện những bước đi chủ động để kiểm soát thu nhập và chi tiêu. • Khi những nỗi lo chi phối cuộc sống của mình, hãy nhớ những câu chữ khắc trên chiếc nhẫn của vua Solomon: “Rồi thì điều này cũng sẽ qua đi”. • Hãy cầu nguyện. Khi chúng ta có niềm tin, chúng ta có sức mạnh để đương đầu và chiến thắng nỗi lo. https://thuviensach.vn Chương 3Nỗi lo và công việc N goài những nỗi lo cá nhân, hầu hết chúng ta lo lắng về những chuyện có liên quan tới công việc của mình. Chúng ta lo lắng về những người sếp, về những kỳ đánh giá hiệu quả công tác hàng năm; chúng ta lo rằng mình không đạt được mục tiêu, và thường lo rằng mình có thể sẽ bị sa thải hay cho thôi việc. Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét một số trong những nỗi lo này và những gì chúng ta có thể làm để vơi bớt hoặc ít nhất giảm tối đa những nỗi lo lắng này. Dưới đây là danh sách những khía cạnh mà các nhân viên nêu ra khi được hỏi những khía cạnh nào trong công việc khiến họ lo lắng nhiều nhất: • Mất việc • Thay đổi chức năng công việc • Bị đòi hỏi làm việc nhiều hơn khả năng • Áp lực thời gian • Thời hạn chót • Những kỳ vọng mơ hồ • Những kỳ vọng ngày một gia tăng • Những mối quan hệ với sếp • Những mối quan hệ với đồng nghiệp • Xung đột giữa nhân viên với nhau https://thuviensach.vn • Chương trình huấn luyện không phù hợp • Theo kịp những thay đổi về công nghệ • Thiếu cơ hội Trước tiên, hãy nhìn vào mình Jack than với Phil, bạn thân của cậu ta, rằng mọi thứ không diễn ra suôn sẻ trong công việc. Sếp của cậu ta đòi hỏi ở cậu ta quá nhiều; các đồng nghiệp không trợ giúp cậu ta; không có ai để cậu ta có thể nhờ tới. Cậu nói: “Tôi không biết phải làm gì. Tôi sẽ bỏ việc, nhưng thị trường lao động lại đang rất khó khăn. Tôi nên làm gì đây?”. Phil nói: “Jack này, bạn vừa kể cho tôi nghe về những điều trong công việc giống y như bạn đã gặp phải trước kia. Có lẽ không phải là ông sếp hay các đồng nghiệp đâu. Có lẽ là do bạn đấy”. Phil nói tiếp: “Trước khi chúng ta đổ lỗi cho người khác về vấn đề của mình, chúng ta nên tự xem xét kỹ lại chính bản thân mình trước đã. Chúng ta đang làm gì sai dẫn đến những vấn đề này?”. Sau đó, anh ta kể cho Jack nghe chuyện Benjamin Franklin đã giải quyết những chuyện gây ra rắc rối cho ông ra sao. Mỗi tối sau giờ làm việc, Ben Franklin viết lại những gì ông đã làm hoặc không làm vào ngày hôm đó và những nguyên nhân của thất bại ông gặp phải. Ông khám phá ra rằng ông đã mắc 13 lỗi nghiêm trọng. Đặc biệt, trong số đó có 3 điểm đáng lo: phung phí thời gian, khư khư với những chuyện vụn vặt, và trái ý với người khác. Ông nhận ra rằng trừ phi ông vượt qua những thói quen xấu này, ông sẽ không thể tiến xa được. Ông quyết định mỗi lúc làm một việc và cả ngày, cả tuần chỉ tập trung vào nó hoặc bao lâu cũng được để hoàn tất nó. Ông ghi chép những gì ông đã làm liên quan tới công việc này trong hôm đó và kết quả ra sao. Ông phải mất 2 năm để vượt qua 13 lỗi này – và chúng ta đều biết người đàn ông tên Ben Franklin này đã trở thành người vĩ đại như thế nào. Jack là một trong những người bị trầm cảm và đôi khi sẵn sàng đánh nhau chỉ vì những lời chỉ trích vụn vặt. Anh phải học cách chấp https://thuviensach.vn nhận rằng chỉ trích không phải là sỉ nhục, mà là một cách để giúp anh tiến bộ. Walt Whitman tóm tắt ý trên một cách súc tích như sau: “Có bao giờ bạn chỉ học hỏi từ những người ngưỡng mộ mình, dịu dàng với mình và nhường đường cho mình đi không? Bạn chưa từng học được những bài học tuyệt vời từ những người từ chối mình, chống lại mình hoặc giành đường với mình?” Thay vì chờ kẻ thù chỉ trích bạn hay công việc của bạn, hãy ra tay trước họ. Chúng ta hãy trở thành người chỉ trích chính mình nghiêm khắc nhất. Hãy tìm và sửa chữa những yếu điểm của mình trước khi kẻ thù có cơ hội chỉ trích mình. Trước khi hầu hết các nhà khoa học công bố kết quả các công trình nghiên cứu và phát minh của họ, họ kiểm tra đi, kiểm tra lại, xem xét thật kỹ lưỡng các kết quả cũng như thực hiện lại toàn bộ quá trình nghiên cứu đó – thường là nhiều lần. Tính toàn vẹn, thống nhất của công trình nghiên cứu phụ thuộc vào sự tự đánh giá của họ. Có những khi chúng ta đưa ra các quyết định mà sau đó chúng ta mới biết là sai lầm, nhưng do tính cố chấp của mình, chúng ta gạt đi lời chỉ trích từ những người chỉ ra lỗi của chúng ta và cứ khăng khăng tiến hành làm. Chúng ta cần can đảm thừa nhận mình sai lầm và đưa ra những thay đổi cần thiết. Một vị quản trị viên làm được điều này là Robert Goizueta, lúc đó là CEO của Coca-Cola. Khi Coca-Cola thay đổi công thức của hãng thành “New Coke” cách nay mấy năm, công ty đã thực hiện sự thay đổi sau nhiều tháng nghiên cứu thị trường và thử nghiệm. Dù Coca Cola đã phải bỏ ra khoản tiền bạc và công sức khổng lồ để đầu tư cho việc hoạch định sản phẩm mới này, công chúng không chấp nhận nó. Lẽ ra Goizueta đã có thể lý luận rằng công tác nghiên cứu thị trường là đúng và tất cả những gì cần là thời gian để khách hàng làm quen với mùi vị mới mà thôi. Lẽ ra ông đã có thể cố biện minh cho quyết định của mình bằng cách chỉ ra những số liệu thống kê, https://thuviensach.vn những phân tích, và các nghiên cứu “khoa học” đã được thực hiện. Nhưng ông không làm vậy. Goizueta ngay lập tức tái giới thiệu sản phẩm tiêu chuẩn cũ, đặt lại tên cho nó là “Classic Coke” và biến những gì lẽ ra đã có thể là một thảm họa lớn thành một cú tiếp thị ngoạn mục. Hầu hết chúng ta không chào đón lời chỉ trích và ghét thay đổi một quyết định mà chúng ta đã hao tâm tổn trí để xác định. Chúng ta có thể hy vọng nó sẽ thành công theo thời gian. Khi bị chỉ trích, chúng ta nhảy ngay vào thế phòng thủ, thường trước khi chúng ta lắng nghe những gì người phê phán sẽ nói. Chúng ta có khuynh hướng oán giận lời chỉ trích và chào đón lời khen ngợi, cho dù lời chỉ trích hay khen ngợi có đúng và hợp lý hay không. Chúng ta không phải là những tạo vật của sự logic; chúng ta là tạo vật của cảm xúc. Nếu chúng ta nghe thấy ai đó nói xấu về mình, hãy cố đừng tự phòng vệ. Chúng ta hãy tỏ ra mới mẻ, khiêm nhường và cởi mở chào đón những ý tưởng mới. Chúng ta hãy làm cho những người chỉ trích mình phải ngạc nhiên và dành những tràng pháo tay cho chính mình bằng câu nói: “Nếu trước đây, những người chỉ trích tôi biết về mọi lỗi lầm khác của tôi, có lẽ họ sẽ chỉ trích tôi nghiêm khắc hơn nữa.” Dale Carnegie tóm tắt những quy tắc để không tỏ ra lo lắng về những lời chỉ trích như sau: Quy tắc thứ 1: Lời chỉ trích không công bằng thường là một lời khen được ngụy trang. Nó thường có nghĩa là chúng ta đã khuấy động lòng ganh ghét và sự đố kỵ. Nên nhớ rằng không ai thèm đá một chú chó đã chết. Quy tắc thứ 2: Hãy làm tốt nhất có thể; và sau đó giương chiếc dù cũ của mình lên và cứ để cho những giọt mưa chỉ trích chảy xuống gáy mình. Quy tắc thứ 3: Chúng ta hãy ghi chép lại những điều ngớ ngẩn mình đã làm và tự chỉ trích mình. Vì chúng ta không ai có thể hoàn https://thuviensach.vn hảo được, chúng ta hãy sẵn sàng đón nhận những lời chỉ trích mang tính chất xây dựng, hữu ích và không thiên kiến. Đánh giá hiệu quả công tác hàng năm Với nhiều nhân viên, buổi đánh giá hiệu quả công tác nửa năm hoặc toàn năm là một trong những lúc gây lo lắng nhất. Eleanor là một trong những người lo lắng đó. Phần đánh giá hàng năm của cô được xếp lịch vào ngày hôm sau và cô thì không mong đợi gì chuyện phải gặp sếp của mình. Cô thấy mình như một đứa trẻ phải gặp thầy hiệu trưởng. Cô thậm chí còn cảm thấy hồi hộp và rất sợ hãi nữa. Hầu hết mọi người có loại phản ứng này ngay cả khi họ biết họ làm tốt công việc của mình. Bản chất con người là lo sợ một cuộc gặp gỡ mà trong đó có nhiều điều mình phải phụ thuộc: tương lai ngay phía trước của mình – mình sẽ được nâng lương bao nhiêu; tương lai lâu dài của mình – ý kiến của sếp về tiềm năng của mình. Và chúng ta biết rằng cho dù công việc mình làm có tốt ra sao, người sếp sẽ luôn phải nói một điều gì đó tiêu cực. Không ai thích nhận được tin tức không vui. Thay vì lo lắng về những gì người ta nói về mình, tại sao không dành thời gian ra để cố gắng hoàn thành một điều gì đó mà họ sẽ ngưỡng mộ. Dale Carnegie Xem lại hiệu quả công tác của chính mình Theo lời khuyên của một tư vấn viên sự nghiệp, Eleanor chuẩn bị một cách có hệ thống cho phần đánh giá của mình. Để làm được điều này, cô đã hỏi xin một biểu mẫu trống của bản đánh giá và cô tự đánh giá hiệu quả công tác của mình, sao cho cô có thể suy nghĩ một cách có hệ thống về hiệu quả công tác của mình từng bước một tương tự như sếp của cô đang làm. Bây giờ, khi cô ngồi vào bàn với người giám sát, cô có thể tiên lượng những gì anh ta có thể sẽ nói về mỗi một mục và đưa ra nhận xét của mình về chính mình. https://thuviensach.vn Liệt kê những thành quả Công ty của Eleanor sử dụng bảng chấm điểm, trên đó, người giám sát cho điểm nhân viên dựa trên nhiều yếu tố và đưa ra nhận xét riêng về các mục. Eleanor cho điểm mỗi mục để cô có thể chuẩn bị thảo luận những khác biệt giữa điểm cô tự cho mình và điểm từ sếp của cô. Để dự phòng trường hợp cô cảm thấy người sếp không chấm điểm một cách công bằng, cô lên danh sách những thành quả mà mình đạt được trong năm qua. Cô đưa vào đó mọi điều đặc biệt cô đã làm góp phần vào sự thành công của phòng ban. Những thành quả cô đề cập tới gồm có những đề xuất giúp đẩy nhanh một quy trình làm việc, những công việc cô làm thêm để giúp phòng ban có thể kịp thời hạn chót rất ngặt nghèo, bài huấn luyện đặc biệt cô soạn dành cho một cậu nhân viên mới trong vai trò một vị cố vấn – vì thế giúp cho anh làm việc năng suất hơn, nhanh hơn. Cô liệt kê những cách cô đã làm để vượt quá tỷ lệ hạn ngạch công việc một cách đáng kể, những đề xuất cô đưa ra về một cách thu thập thông tin mới giúp tăng tốc đáng kể việc gửi những đơn chào hàng, cũng như việc cô đã không bao giờ nghỉ hoặc đi trễ trong cả năm. Xem xét những khiếm khuyết của mình Chúng ta không hoàn hảo. Chúng ta có thể đã làm một số việc không hiệu quả và có một số khía cạnh mà chúng ta biết mình có thể làm tốt hơn. Người giám sát của chúng ta có thể sẽ nêu điều này ra trong buổi đánh giá. Hãy nghĩ về những điều nói trên và thay vì tìm lời bào chữa, hãy chuẩn bị đề xuất những cách để chúng ta có thể vượt qua chúng. Eleanor nhớ lại rằng người giám sát của cô từng quở trách cô cách nay vài tháng vì cô đã hiểu lầm một lời chỉ dẫn và phải làm lại toàn bộ công việc được giao. Cô đã rất tức giận vào lúc đó và cảm thấy đó không phải là lỗi của mình. Đơn giản là vì những lời hướng dẫn không rõ ràng. Mặc dù điều này là có thật, nhưng cô cũng nhận thấy mình phải gánh chịu một số lỗi vì đã không cố gắng làm rõ những khía cạnh còn mơ hồ. Cô đã chuẩn bị thảo luận nếu điều này được nêu ra trong buổi đánh giá – không phải bằng cách đổ lỗi cho viên https://thuviensach.vn giám sát, mà về cách cô dự định sử dụng những phản hồi tốt hơn khi cô nhận được những lời hướng dẫn. Cô cũng quan tâm đến niềm đam mê máy tính của người sếp. Anh ấy nghĩ mọi vấn đề có thể được giải quyết bằng một số thao tác vi tính và Eleanor thì không mấy hiểu biết về một số chương trình phức tạp hơn. Cô biết điều này thường được đề cập tới tại buổi đánh giá, vì vậy, cô chuẩn bị những gì sẽ kể cho sếp nghe về các khóa học cô đang tham gia để có thêm kiến thức. Việc nên làm trong buổi thảo luận đánh giá hiệu quả công việc Hãy nhớ rằng việc thảo luận trong một buổi đánh giá là một cuộc phỏng vấn giữa mình và người giám sát. Sẽ không xảy ra việc người sếp bảo mình: “Đây là những gì bạn đã làm tốt; đây là những gì bạn đã làm không tốt”. Cuộc thảo luận là một sự tương tác hai chiều. Chúng ta là người ghi nhận nhiều hơn là người phát biểu trong lần tương tác này – điều đó đúng nhưng ý kiến của chúng ta cũng rất quan trọng. Hãy chú ý lắng nghe. Đừng ngắt lời trừ phi phải hỏi những câu hỏi làm rõ. Nếu những gì người giám sát đang nói nhưng không rõ ràng, hãy diễn dịch lại những gì mình vừa nghe. “Theo tôi hiểu thì có đúng là ý anh muốn nói rằng... không?”, hoặc hỏi một câu hỏi cụ thể về lời phát biểu đó. Chúng ta không bao giờ nên bất đồng hoặc cố phản bác. Hãy để cho người giám sát nói xong lời nhận xét trước khi chúng ta đưa ra ý kiến của mình. Hãy tỏ ra có ý xây dựng. Dĩ nhiên, nếu chúng ta hoàn toàn đồng ý với sự đánh giá, hãy cảm ơn người giám sát này. Nếu không thì đây là dịp để đưa ra lời phản bác. Nếu chúng ta đã chuẩn bị kỹ một danh sách những thành quả của mình và biết mình có những khiếm khuyết gì thì chúng ta đã sẵn sàng để nêu chúng ra. Hãy bắt đầu bằng lời cảm ơn sự hỗ trợ của người giám sát trong năm qua, rồi nói: “Tôi hiểu mọi thứ anh/ chị vừa nói và tôi biết ơn sự chân thành của anh/ chị; có những thành quả mà tôi rất lấy làm tự hào, và anh https://thuviensach.vn cũng đã khen ngợi tôi vào lúc đó, vậy nhưng vẫn còn những việc có lẽ anh/ chị chưa xem xét tới”. Sau đó, hãy liệt kê những điểm này. Nếu còn có khiếm khuyết, đừng bào chữa mà thay vào đó, hãy đề cập đến cách thức để khắc phục chúng. Hãy đề xuất người giám sát cân nhắc đến những điều này trước khi kết thúc việc đánh giá. Đề ra những mục tiêu cho tương lai Tại một số công ty, một phần quan trọng của quy trình đánh giá hiệu quả công việc là đề ra những mục tiêu. Nếu chúng ta đã đề ra mục tiêu cho năm nay vào lần đánh giá năm ngoái rồi, hãy thảo luận mình đã gần đạt được các mục tiêu tới mức nào. Nếu trong năm, chúng đã được thay đổi, hãy giải thích hoàn cảnh. Hãy thảo luận những mục tiêu của mình cho năm tới là gì. Những mục tiêu này có thể dưới hình thức những mục tiêu có liên quan tới công việc cụ thể, chẳng hạn như gia tăng sản xuất, phát triển những dự án mới, hoặc những mục tiêu cá nhân có liên quan tới công ty, như học một ngôn ngữ mới hoặc chương trình vi tính, học để vào đại học hoặc để lấy bằng sau đại học. Hãy xin sếp chấp thuận rằng đây là những mục tiêu xứng đáng và cam kết hoàn thành chúng. Nếu phù hợp, hãy xin người giám sát hỗ trợ cho những mục tiêu này. Nhiều công ty khích lệ nhân viên đề ra và hành động hướng tới những mục tiêu nói trên ngoài việc phải làm tốt công việc hàng ngày. Điều này có thể dẫn tới chất lượng công tác tốt hơn và sự thăng tiến trong công ty. Eleanor lặp đi lặp lại mối quan tâm của cô về việc học thêm những ứng dụng vi tính và nói cô sẽ chú ý tới chính sách hoàn trả học phí của công ty cho những khóa học thêm này. Đừng sợ buổi họp đánh giá hiệu quả công việc. Đây có thể là một trải nghiệm xứng đáng và mang lại nhiều lợi ích. Chúng ta có thể làm cho nó có giá trị nhiều hơn nữa cho chính mình bằng cách bước vào buổi đánh giá với sự chuẩn bị đầy đủ để xử trí nó một cách chuyên nghiệp và mang tính xây dựng. Ngăn ngừa sự mệt mỏi và lo lắng trong lúc làm việc https://thuviensach.vn Khi làm một công việc đòi hỏi lao động chân tay, cơ thể sẽ cho biết khi nào chúng ta mệt. Chúng ta có thể giải lao và nghỉ ngơi một chút trước khi tiếp tục. Ngày nay, nhiều công việc không gây suy kiệt thể chất, chúng đòi hỏi hoạt động tinh thần và cơ thể chúng ta không tỏ dấu hiệu mệt mỏi. Thay vào đó, quá trình suy nghĩ có thể chậm lại và hiệu quả công tác có thể giảm sút. Chúng ta phải học cách thực hiện những bước đi để đón đầu điều này. Sau đây là một số lời khuyên: Nghỉ tay trước khi thấy mệt. Agnes là một trong những trưởng phòng luôn gây áp lực làm việc lên thuộc cấp của mình. Cô nghĩ 15 phút giải lao sáng, 1 tiếng ăn trưa, và 10 phút giải lao ban chiều là phí phạm thời gian, vì vậy, cô giảm thời gian giải lao sáng xuống còn 10 phút, giờ ăn trưa còn nửa tiếng, và bỏ giờ giải lao chiều. Kết quả: năng suất tụt giảm. Giờ giải lao thực sự giúp nhân viên khỏe khoắn trở lại và làm được nhiều hơn trong ngày làm việc của họ. Học cách thư giãn trong lúc làm việc. Đúng là trong một số công việc, sự tỉnh táo là rất thiết yếu. Ví dụ, một nhân viên kiểm soát không lưu không thể thư giãn lấy 1 giây trong khi hướng dẫn máy bay lên và xuống sân bay. Đó là lý do tại sao những lúc nghỉ ngơi thường xuyên lại cần thiết đối với họ. Tuy nhiên, trong hầu hết công việc, chúng ta đôi khi có thể dừng tay và thư giãn để giảm bớt căng thẳng. Mấy phút tập thể dục hoặc ngồi thiền tại bàn làm việc sẽ đổi lại hiệu quả công tác tốt hơn, ít lo lắng về công việc hơn. Hãy áp dụng 4 thói quen làm việc hiệu quả sau đây để ngăn ngừa sự mệt mỏi và lo lắng trong khi làm việc: 1. Dọn dẹp ngăn nắp bàn làm việc ngoại trừ những thứ có liên quan tới công việc hiện đang làm. Khi chuyên gia tư vấn quản trị quan sát bàn làm việc của Max, ông tự hỏi làm thế nào Max có thể hoàn thành được mọi công việc. Không chỉ trên bàn, mà sàn nhà quanh bàn làm việc cũng la liệt toàn là giấy báo, hồ sơ, và những văn bản in ra từ máy vi tính. Không lạ gì Max luôn làm xong chậm và không thể đi ngủ mà không lo lắng về việc chạy theo cho kịp công việc của mình. https://thuviensach.vn Chuyên gia tư vấn này khuyên cuối tuần, Max nên cùng ông dọn dẹp mọi thứ trên bàn và sàn nhà. Họ phân chia mọi loại giấy tờ ra thành 4 loại: tự mình hành động, giao việc cho người khác, lưu vào hồ sơ và vứt vào giỏ rác. Họ phải mất mấy giờ đồng hồ, nhưng khi hoàn tất, bàn làm việc và sàn nhà trông rất sạch sẽ, ngăn nắp. 2. Bước kế tiếp là chuyển cách tiếp cận này tới những hoạt động hàng ngày của Max. Từ khi đó, Max luôn giữ cho bàn làm việc của mình không có những thứ giấy tờ chưa cần tới cho công việc. Anh đã học cách lập ưu tiên cho những giấy tờ và hồ sơ chờ xử lý bằng cách trước tiên đọc xem nó thuộc về loại nào trong 4 loại trên. Vào đầu thập niên 1900, Ivy Lee – một nhà tiên phong trong ngành tư vấn quản trị – tới thăm Charles Schwab – lúc đó là Chủ tịch của Công ty Thép Hoa Kỳ. Lee bảo Schwab rằng ông có thể giúp Công ty Thép Hoa Kỳ hoạt động hiệu quả hơn. Khi Schwab tỏ ý hoài nghi, Lee nói: “Hôm nay tôi sẽ cho anh một lời khuyên, và tôi muốn anh áp dụng nó trong 1 tháng. Vào cuối thời gian đó, chúng ta sẽ gặp lại nhau, và anh có thể trả cho tôi bất kỳ thứ gì anh nghĩ là bằng với giá trị của ý tưởng đối với anh. Nếu nó không có giá trị, anh không nợ tôi gì cả”. Schwab chấp nhận thách thức này và thực hiện lời khuyên của Lee. Khi họ gặp lại nhau, Schwab đưa cho Lee một tấm ngân phiếu trị giá 25.000 đô-la và nói: “Đó là lời khuyên hay nhất tôi từng được nghe. Nó có ích với tôi đến độ tôi đã truyền đạt lại cho tất cả những trưởng phòng thuộc cấp của tôi”. Thế thì lời khuyên của Lee là gì? Lập ưu tiên. Khi chúng ta lập danh sách ưu tiên, hoặc đặt những việc cần làm trước tiên lên hàng đầu, chúng ta đã xác định mức độ quan trọng của một vấn đề trong việc hoàn thành những mục tiêu của mình. Hãy để cho những ưu tiên tác động đến cách chúng ta hoàn thành những công việc đang thực hiện. Mỗi sáng, khi chúng ta bắt tay vào làm việc (hoặc mỗi tối trước khi chúng ta về nhà), hãy lập một danh sách tất cả những việc mình https://thuviensach.vn muốn hoàn thành vào hôm đó (hoặc vào ngày hôm sau) và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên. Sau đó, bắt tay vào mục đầu tiên và đừng chuyển qua mục kế tiếp cho tới khi chúng ta đã làm xong mọi thứ chúng ta có thể ở mục đó. Dĩ nhiên là chúng ta sẽ bị gián đoạn – không có công việc nào là không bị ngắt quãng giữa chừng – vì vậy, đơn giản là hãy xử trí sự gián đoạn, sau đó quay trở lại những việc chúng ta đang làm dở. Đừng cho phép bất kỳ sự gián đoạn nào làm cho chúng ta quên những gì chúng ta đang làm. Chúng ta có thể sẽ không hoàn thành mọi mục trong danh sách vào cuối ngày. Nhưng những công việc quan trọng cần được hoàn tất. Hãy đưa những việc còn dang dở vào những công việc mới vừa được phát triển, và soạn ra một danh sách ưu tiên khác cho ngày hôm sau. Vào cuối tháng, chúng ta có thể chú ý thấy rằng có những mục nào đó vẫn còn nằm trên danh sách hết ngày này qua ngày khác. Đó là một dấu hiệu cho thấy chúng không đủ quan trọng để làm. Một số lời khuyên cụ thể về kỹ năng lập ưu tiên sẽ được thảo luận trong Chương 8. 3. Khi đối mặt với một vấn đề, hãy giải quyết nó ngay nếu chúng ta có những dữ liệu cần thiết để đưa ra quyết định. Chúng ta đã phung phí quá nhiều thời gian cho những cuộc họp hoặc hội nghị với cùng một vấn đề được đưa ra thảo luận đi thảo luận lại và rồi lại được đề cập tới trong cuộc họp sau. Khi hoạch định một cuộc họp, hãy đảm bảo rằng tất cả những người tham dự đều có mọi thông tin cần thiết về vấn đề sắp thảo luận, theo sát những dữ liệu khi thảo luận về nó và đạt tới một quyết định trước khi giải quyết một vấn đề khác. Dĩ nhiên sẽ có những lúc cần phải có nhiều dữ liệu hơn trước khi đưa ra được giải pháp tốt nhất, nhưng với sự chuẩn bị thích hợp, những tình huống như thế có thể được giảm thiểu tối đa. 4. Học cách tổ chức, trao quyền, và giao việc. Chúng ta không thể một mình làm hết mọi việc. Những trưởng phòng làm việc hiệu quả biết phát triển những nhóm thuộc cấp rất giỏi trong công việc họ làm https://thuviensach.vn và có khả năng đưa ra quyết định. Chúng ta phải có đủ lòng tin vào nhân viên của mình để trao quyền cho họ thực hiện những bổn phận của họ mà không cần tới sự quản lý chi li của chúng ta. Sự mệt mỏi của chúng ta thường bị gây ra không bởi công việc mà bởi nỗi lo, sự thất vọng, và sự oán giận. Dale Carnegie Xung đột trong khi làm việc Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng gây lo lắng cho nhiều người khi làm việc là không giao hảo tốt với đồng nghiệp. Biết cách xử lý xung đột một cách êm xuôi thường được nêu ra như một trong những kỹ năng khó khăn nhất đối với mọi người. Hầu hết các xung đột nội bộ có liên quan tới một hoặc nhiều điểm sau: Quy trình – một công ty vận hành ra sao mỗi ngày: Mọi công ty đều có quy chế về quan hệ giữa nhân viên với nhau. Trong nhiều công ty, nhân viên có thể giao thiệp với những thành viên trong nhóm của mình một cách thân mật, nhưng khi tương tác với những người trong nhóm hoặc phòng ban khác thì phải ứng xử theo một cách có trật tự hơn – chẳng hạn như thông qua những kênh có quy củ. Nếu xung đột giữa các thành viên trong cùng một nhóm trở nên gay gắt, thì người giám sát của nhóm đó phải giải quyết nó. Nếu xung đột xảy ra với các thành viên của nhóm khác, thì cần phải có cách thức phức tạp hơn nhằm giải quyết sự vụ. Vai trò – ai làm việc gì trong công ty: Có nhiều tình huống làm phát sinh xung đột, khi chúng ta nghĩ rằng mình được giao cho công việc lẽ ra là của người khác, hoặc khi một dự án chúng ta kỳ vọng lại được giao cho một người khác. Chúng ta có thể tránh khỏi những xung đột như vậy bằng những bản mô tả công việc rõ ràng. Quan hệ giữa nhân viên – cách ứng xử giữa các nhân viên trong công ty: Một nhóm có tổ chức được hình thành từ những cá nhân – https://thuviensach.vn mỗi người có tính cách, tài năng, sự lập dị và thói quen làm việc của riêng mình. Thường thì các thành viên của một nhóm có thể bất đồng về cách thực hiện một công việc hoặc nghiêm trọng hơn là có những đối kháng cá nhân. Một nguyên nhân chính gây lo lắng bắt nguồn từ những hoàn cảnh như vậy. Ví dụ, Amy và một người cùng nhóm của cô, Susie, luôn bất đồng. Susie là một trong những người hà hiếp, luôn nghĩ mình là đúng và họ thường xuyên cãi vã về những vấn đề không chỉ liên quan đến công việc mà còn liên quan đến cá nhân. Trong môi trường làm việc này, Susie dường như thăng tiến trong công việc, còn Amy mất ngủ vì nó, sợ đi làm mỗi ngày, và nó bắt đầu ảnh hưởng tới sức khỏe của cô. Connie, lãnh đạo nhóm, nhận ra đây là một vấn đề đối với nhóm của mình và hỏi ý kiến vị giám đốc nhân sự về việc này. Cô thuyên chuyển Amy qua một nhóm khác và thế chỗ cô bằng một phụ nữ có cá tính mạnh hơn và có thể qua lại bình đẳng với Susie. Phương cách – cách công ty hoạt động dựa trên những quy trình thao tác chuẩn (SOP – Standard Operating Procedures): Hầu hết các công ty lớn có những nội quy nêu rõ phương pháp ứng xử có hệ thống trước những sự vụ hàng ngày. Những quy trình thao tác chuẩn này cung cấp sự hướng dẫn cho nhân viên và giám sát viên về những lĩnh vực đó, vì vậy đưa ra và tái đưa ra những quyết định về các hoạt động hàng ngày là điều không cần thiết. Nếu những hướng dẫn này rõ ràng và dễ hiểu thì có thể tránh được nhiều xung đột. Trách nhiệm của trưởng phòng là đảm bảo nhân viên của mình làm theo những quy trình thao tác chuẩn đó và giải quyết những khía cạnh của công việc nảy sinh nằm ngoài quy trình chuẩn. Bên ngoài – những yếu tố quan trọng khác, chẳng hạn như thời gian và tiền bạc, có thể tác động quá mức đến công ty: Các công ty không hoạt động trong vùng chân không. Cho dù chúng được tổ chức tốt như thế nào đi nữa, những yếu tố bên ngoài có thể phát triển gây ra xung đột cần phải giải quyết. Một số yếu tố bên ngoài có thể dẫn tới xung đột bao gồm những thay đổi lớn về công nghệ, suy https://thuviensach.vn thoái kinh tế, bất đồng với công đoàn, việc ban hành luật lệ mới hoặc những hành động của chính phủ ảnh hưởng tới công ty. Những chiến lược giúp làm giảm xung đột Trong khi làm việc, chúng ta có thể có xung đột với đồng nghiệp. Dưới đây là một số lời khuyên có ích khi đối mặt với những xung đột kể trên: • Cố nhìn mọi việc thông qua nhãn quan của người khác. Họ nhìn sự việc này ra sao? Có những khác biệt gì so với quan điểm của tôi? • Hãy sử dụng thông điệp “tôi” và “chúng ta” thay vì thông điệp “bạn”. • Nếu có một sự khác biệt về giá trị, hãy luôn đi theo giá trị lớn hơn. • Đưa ra những cam kết chân thành. • Hãy hỏi: “Tôi có thể kiểm soát chuyện này tới mức nào?”. • Hãy chọn cuộc chiến đấu nào xứng đáng với cái giá của nó. • Hãy đưa hết sinh lực vào những việc chúng ta “có thể làm” thay vì than phiền về những gì chúng ta “không thể làm”. • Làm một việc gì đó tốt cho người khác. • Duy trì quan điểm và ý thức về mục đích. • Nói chuyện với người mình tin cậy. Nếu chúng ta là người giám sát hoặc trưởng phòng thì những xung đột có thể xảy ra trong phòng ban của chúng ta. Công việc của chúng ta là giải quyết chúng. Sau đây là một số lời khuyên: • Hãy tự hỏi mình có quyền kiểm soát sự việc này tới mức độ nào. Hãy nhận diện nguồn gốc của vấn đề và phân tích cơ hội cải thiện. https://thuviensach.vn • Thu thập mọi thông tin có thể về vấn đề. Làm rõ vấn đề. Nói chuyện với những người có liên quan. Thường thì những người đối lập nhìn bản chất thực sự của vấn đề rất khác. • Hãy hỏi xin lời khuyên của những người có liên quan về cách giải quyết vấn đề. Hãy làm việc với họ để đi tới một sự đồng thuận sao cho cả hai bên đều thỏa mãn. • Nếu các bên liên quan tới vấn đề không thể đạt tới một thỏa thuận, hãy đề xuất một giải pháp và một kế hoạch hành động khả thi. Hãy đề ra một thời gian biểu cho mỗi bước của giải pháp được đề xuất đó và kiểm tra tiến độ. • Một khi chúng ta giải quyết được vấn đề, tốt hơn hết là lui lại một bước và phân tích chuyện này đã được giải quyết ra sao. Hãy xác định vai trò của chúng ta trong cách giải quyết này có hiệu quả ra sao so với những người có liên quan khác. Hãy hỏi: - Tôi có chịu trách nhiệm về việc làm rõ vai trò của mình với những người có liên quan khác không? - Nhờ kinh nghiệm này, tôi có sẵn sàng thay đổi nhận thức về vai trò của mình trong việc giải quyết những xung đột trong tương lai không? - Nhân viên của tôi có nhận biết và đồng tình rằng tôi luôn sẵn lòng linh hoạt trong việc đạt được những mục tiêu của công ty không? - Thành kiến và thiên kiến cá nhân của tôi ảnh hưởng tới hành động và quyết định của tôi tới mức nào? - Tôi có thể thay đổi hành vi gì để giảm bớt những xung đột trong tương lai tại phòng ban của mình? Hãy cam kết luôn duy trì những thay đổi này trong ít nhất 3 tháng. - Hãy hỏi những người có liên quan khác rằng lẽ ra tôi đã có thể giải quyết xung đột này như thế nào. Hãy khuyến khích những lời góp ý chân thành. https://thuviensach.vn - Tôi nghĩ thế nào về quan điểm của họ trước những cam kết của tôi nhằm giảm bớt xung đột trong phòng ban? Hãy bận rộn. Luôn bận rộn. Đây là loại thuốc rẻ tiền nhất trên quả đất này – và là một trong những thứ thuốc tốt nhất. Dale Carnegie Sợ mất việc Sợ mất việc có lẽ là nguyên nhân nghiêm trọng nhất gây ra sự lo lắng. Chúng ta không thể đảm bảo một công việc bất kỳ nào là an toàn. Ngay cả những người giỏi nhất và trung thành nhất cũng có thể mất việc khi nền kinh tế trở nên xấu đi. Trừ phi công ty sắp đóng cửa vĩnh viễn, họ phải giữ chân một số đáng kể nhân viên để nó tồn tại. Những đơn đặt hàng vẫn đang được gửi về và cần được giải quyết. Khách hàng không biến mất hết. Chúng ta có thể làm gì để trở thành một trong số những nhân viên được giữ lại khi người khác bị sa thải? Khả năng tồn tại của chúng ta có thể cải thiện nếu chúng ta thực hiện những bước sau để nổi bật lên như là một nhân viên có giá trị. Làm tốt những việc mình làm Đòi hỏi đầu tiên là tính hiệu quả. Đây là lời khuyên căn bản cho mọi người. Nếu chúng ta không làm tốt công việc của mình, mọi kế hoạch chúng ta lập ra để trụ lại với công việc đều sẽ tan tành. Chúng ta phải học hỏi hết mức có thể tất cả những gì liên quan đến công việc của mình, những công việc khác trong phòng ban, và những mục tiêu mà công ty kỳ vọng chúng ta đạt được. Nhưng đó chỉ mới là khởi đầu. Chúng ta phải làm nhiều hơn là chỉ làm tốt công việc của mình; chúng ta nên đề xuất cần cải thiện công việc ra sao. Trên hết, chúng ta phải đặt ra những tiêu chuẩn cao cho chính mình và cho những nhân viên chúng ta giám sát – và đôn đốc để đạt được những tiêu chuẩn đó. Theo kịp công nghệ https://thuviensach.vn Trong thế giới năng động mà chúng ta đang sống, mọi sự luôn thay đổi. Điều này dễ nhận thấy trong những công việc kỹ thuật và chuyên môn, nhưng mọi người – không chỉ những người đang làm công việc kỹ thuật truyền thống – phải theo kịp với những tiến bộ trong lĩnh vực của mình. Ví dụ, Diane, một giám sát văn phòng, đăng ký mua nhiều tạp chí có bài viết về quản trị văn phòng. Cô thường tới những cuộc triển lãm thiết bị văn phòng. Kết quả là cô giúp công ty trở thành một trong những công ty đầu tiên tận dụng một số hệ thống và thiết bị mới có trên thị trường, trong đó có việc đại tu những thiết bị truyền thông của công ty. Khi công ty cô củng cố một số phòng ban, nhiều viên giám sát bị sa thải, nhưng không ai phản đối việc giữ lại Diane. Mở rộng công việc Kevin, một trong những điều phối viên bán hàng, chịu trách nhiệm theo sát một đơn hàng từ khi mới chốt cho tới khi giao hàng. Nếu khách hàng có vấn đề với sản phẩm sau khi nhận hàng, họ phải liên hệ giải quyết với phòng dịch vụ khách hàng, là nơi thường phải tìm tới Kevin để xin thông tin cần thiết. Kevin phát triển một hệ thống để củng cố điều này. Việc phát triển hệ thống như thế khiến Kevin phải làm nhiều việc hơn, nhưng cũng làm gia tăng giá trị của cậu với công ty. Luôn nổi bật Nhiều nhân viên giỏi không được người khác trong công ty biết tới ngoài người sếp trực tiếp của mình. Khi phòng ban của Tracy được hợp nhất với một phòng ban khác, người giám sát của cô được thuyên chuyển qua một khu vực khác. Để xác định cần giữ lại nhân viên nào, người giám sát của phòng ban tiếp quản nhóm của Tracy đã thảo luận về mỗi thành viên của phòng bị sáp nhập với những vị quản trị viên cấp cao của công ty. Không ai thực sự biết Tracy, vì vậy, cho dù cô đã làm rất tốt công việc của mình, cô vẫn bị cho thôi việc. Để luôn nổi bật, chúng ta phải đảm bảo các trưởng phòng thay vì người sếp trực tiếp của mình biết về mình. Một cách để nổi bật là https://thuviensach.vn phát biểu ý kiến trong các buổi họp. Nhiều người cứ lặn tăm vì dè dặt, không tham gia tích cực trong các buổi họp và không phát biểu ý kiến của mình. Một cách khác là xung phong nhận công tác để có cơ hội gặp gỡ các trưởng phòng khác, chẳng hạn như những dự án cần sự tương tác giữa nhiều phòng ban với nhau. Hành động tích cực Khi Shirley nghe nói công ty cô đang có kế hoạch thu hẹp qui mô, cô trở nên hoàn toàn tiêu cực. Cô cho rằng mình sẽ bị sa thải và suy nghĩ tiêu cực này được phản ánh qua công việc mà cô làm. Thái độ của cô là: “Tại sao tự mình làm mình suy kiệt thế này, mình sẽ sớm ra khỏi nơi này chăng?”. Cô làm việc chậm lại, mắc lỗi, chỉ trích mọi thứ mà người giám sát của cô khuyên cô làm và về mặt tâm lý cô đã nghỉ việc trong tiên lượng về việc sa thải. Đồng nghiệp của cô, Vicky, thì tích cực hơn. Cô ta nghĩ: “Mình giỏi giang trong công việc, vì vậy, mình có thể sẽ được giữ lại”. Cô làm việc siêng năng hơn và hiệu quả hơn. Khi có công việc đặc biệt cần tới người phụ trách, cô không ngần ngại lao vào. Cô tiếp tục đóng góp mọi nỗ lực, năng lượng, và sự cam kết với công việc của mình như trước đây. Ít ai trong ban giám đốc đặt vấn đề ai trong số hai người này công ty nên giữ lại. Linh hoạt Elliot đã quản lý cửa hàng trong 2 năm và tự hào bảo với mọi người rằng anh là một quản trị viên. Rủi thay, do suy thoái kinh tế, công ty thấy cần đóng cửa cửa hàng của anh. Elliot được giao cho vị trí trợ lý cửa hàng trưởng một cửa hàng khác. Elliot nghĩ: “Mình nên nhìn nhận sự giáng chức này như thế nào đây? Làm sao mình có thể nói với bạn bè rằng mình hiện không còn quản lý cửa hàng nữa? Có lẽ mình nên tìm một vị trí quản lý ở một chuỗi cửa hàng khác vậy.” Sau khi suy nghĩ kỹ, Elliot nhận ra rằng anh được công ty hiện tại tôn trọng và biết ơn, và nhờ biết cách linh hoạt, anh mới có thể tồn tại qua khỏi sự suy thoái tạm thời này cho tới khi anh có thể trở lại với con đường sự nghiệp theo đề nghị của công ty. https://thuviensach.vn Nhận một công việc khác so với công việc đã làm hoặc thuyên chuyển sang một khu vực khác có thể dẫn tới vài điều bất tiện hoặc thậm chí khiến thu nhập giảm sút, nhưng nó vẫn tốt hơn là không có việc làm hoặc đi tới một công ty khác, nơi mình chỉ vô danh tiểu tốt và phải làm lại từ đầu. Chuẩn bị tìm một công việc khác nếu cần Bất kể đang làm công việc gì đi nữa, chúng ta vẫn có thể không tránh khỏi chuyện bị mất việc. Chúng ta nên sẵn sàng tìm một công việc mới. Chúng ta nên chuẩn bị một bản lý lịch, trong đó nhấn mạnh những thành tựu của mình trong công việc mà mình đã và đang làm. Chúng ta nên xem lại những mối liên hệ mà chúng ta đã có trong sự nghiệp của mình để phát triển một mạng lưới sao cho nó có thể dẫn chúng ta tới những công việc khác. Không có lý do gì để cảm thấy có lỗi, không xứng đáng hoặc bối rối nếu chúng ta mất việc do công ty quyết định thu hẹp quy mô, tái tổ chức, dọn tới một địa điểm khác hoặc phá sản. Chúng ta nên làm hết mình để giảm thiểu tối đa rủi ro, nhưng thường thì điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Lo lắng sẽ không đưa chúng ta tới một công việc khác. Thay vào đó, hãy chuyển phần sức lực chúng ta dùng để lo lắng sang hành động kiếm việc làm. • Tóm tắt • Chúng ta hãy tự là người chỉ trích mình nghiêm khắc nhất. Chúng ta hãy tìm và chữa trị mọi yếu điểm của mình trước khi kẻ thù có dịp chỉ trích mình. • Đừng để lời chỉ trích của người khác khiến mình lo lắng. Những lời chỉ trích bất công thường được che giấu dưới vỏ bọc là lời khen ngợi. Nó thường có nghĩa là chúng ta từng khuấy động sự đố kỵ và ganh ghét. Hãy làm tốt nhất có thể; và rồi giương cao chiếc dù cũ kỹ và giữ cho dòng nước những lời chỉ trích không thể chảy xuống lưng của mình. https://thuviensach.vn • Vì chúng ta không thể trở nên hoàn hảo, hãy đón nhận những lời phê bình vô tư, hữu ích và mang tính xây dựng. • Hãy chuẩn bị cho một buổi đánh giá hiệu quả công tác bằng cách tự cho điểm hiệu quả công tác của mình một cách khách quan, viết ra giấy những thành tựu mình đạt được, và đưa ra đề xuất về các bước để cải thiện. • Giảm mệt mỏi từ những công việc hàng ngày: - Thỉnh thoảng nghỉ giải lao - Thư giãn khi những căng thẳng bắt đầu phát triển - Giữ bàn làm việc không lộn xộn vì những giấy tờ không dùng tới - Lập thứ tự ưu tiên - Giải quyết vấn đề này trước khi giải quyết một vấn đề khác - Tổ chức, trao quyền, giao việc • Khi làm việc, chúng ta có thể có xung đột với đồng nghiệp. Sau đây là một số lời khuyên có ích cho chúng ta khi đối mặt với những xung đột như vậy: - Cố nhìn mọi việc bằng nhãn quan của người khác - Sử dụng thông điệp “tôi” và “chúng ta” thay vì thông điệp “bạn” - Nếu có sự khác biệt trong giá trị, luôn đi theo giá trị cao hơn - Đưa ra những cam kết chân thành - Chọn cuộc chiến xứng đáng với cái giá của nó - Dồn sức lực vào những việc mình “có thể làm” thay vì than phiền về những gì mình “không thể làm” https://thuviensach.vn - Khi đối mặt với khả năng bị mất việc, hãy quả quyết trong việc cải thiện cơ may mình được giữ lại https://thuviensach.vn Chương 4Phát triển một thái độ tích cực T rong Sách Châm ngôn của kinh Thánh có câu: “Vì hắn tưởng trong lòng thế nào thì hắn quả thế ấy”. James Allen, một nhà văn và triết gia Mỹ thế kỷ 19, chỉ ra rằng câu châm ngôn này đúng với mọi hoàn cảnh và điều kiện của nỗ lực con người. Mỗi người trong chúng ta chính là người mà chúng ta nghĩ, tính cách của chúng ta là sự tổng hợp trọn vẹn tất cả những ý nghĩ của mình. Allen viết trong sách của ông mang tựa đề As a Man Thinketh (Khi Người ta Tư duy): “Chúng ta nghĩ ra sao thì chúng ta là như thế ấy. Nếu tâm trí nghĩ tới những ý nghĩ xấu xa, chúng ta sẽ chịu đựng nỗi đau; nếu ý nghĩ thanh khiết, niềm vui sẽ tới sau đó.” “Nhân quả là tuyệt đối và bất biến trong suy nghĩ cũng như trong thế giới vật chất hữu hình. Nhân cách tốt của mình không phải là một kỹ xảo, nó là kết quả tự nhiên của nỗ lực không ngừng và suy nghĩ đúng đắn. Một nhân cách xấu xa, cũng theo quy trình tương tự, là kết quả của sự nuôi dưỡng không ngừng những ý nghĩ tệ hại.” “Chúng ta được tạo ra hoặc bị hủy diệt bởi chính mình. Bằng những ý nghĩ của mình, chúng ta hun đúc nên vũ khí, nhưng với chúng, chúng ta cũng có thể tự hủy diệt mình. Tương tự, chúng ta cũng tạo ra những công cụ giúp chúng ta xây dựng cho chính mình những lâu đài tuyệt trần từ niềm vui, sức mạnh và sự an bình.” “Nhờ sự chọn lựa và áp dụng đúng đắn những ý nghĩ, chúng ta thành công, nhận được sự tán thành và niềm hạnh phúc; nếu lạm https://thuviensach.vn dụng và áp dụng sai lệch ý nghĩ, chúng ta trở thành những con người thất bại, những tạo vật khốn khổ và hèn mọn. Giữa hai thái cực này là những cấp độ của nhân cách. Chúng ta là những người tạo ra và cũng là chủ nhân của chính mình.” “Cuộc chiến của đời người, trong hầu hết mọi trường hợp, là cuộc chiến gian khó. Nếu không có khó khăn thì sẽ không có thành công; nếu không có gì để giành giật, thì sẽ không có gì để đạt được. Những khó khăn có thể làm người yếu thế hoảng sợ, nhưng chúng có giá trị như một động lực đối với những người có sự quyết tâm và lòng can trường. Con người có thể vượt qua cả tiến trình phát triển đa phần nhờ vào hành vi ứng xử tốt, lòng nhiệt huyết chân thành, sự tích cực, tính kiên nhẫn, và trên hết, là nhờ quyết tâm vượt qua thách thức, và can đảm chống chọi lại những bất hạnh.” “Con đường đi tới thành công có thể là những dốc đứng khó leo, và nó thử thách sinh lực của những ai sẽ leo tới đỉnh. Nhưng theo kinh nghiệm, chúng ta nhanh chóng nhận ra rằng mình sẽ vượt qua những trở ngại trước mắt bằng cách tìm ra giải pháp cho chúng, và rằng sự trợ giúp hiệu quả nhất trong việc nhận biết mục tiêu đã đề ra là niềm tin về mặt tinh thần rằng chúng ta có thể và sẽ đạt được. Vì vậy, những khó khăn thường tan biến trước khi ta hạ quyết tâm vượt qua chúng.” Chúng ta không thể biết mình có thể làm gì cho tới khi chúng ta thử nghiệm. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta không cố làm hết sức cho tới khi chúng ta bị buộc phải làm. Chúng ta không bao giờ bị đánh bại nếu chúng ta không nghĩ công việc này là không khả thi. Dale Carnegie Ra tay hành động Một số người có rất ít niềm tin vào chính mình đến độ họ sợ ngay cả việc cố đạt tới những mục tiêu nhỏ nhoi nhất. Nhiều người trong số những người này có tài năng và năng lực không được tận dụng vì https://thuviensach.vn họ không tin họ có khả năng đối mặt với những thách thức trong công việc và cuộc sống của mình, cho dù chúng sẽ đưa họ tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Những người có lòng tự trọng cao tin rằng họ có khả năng thành công cao hơn trong hầu hết những việc họ làm. Họ tự trọng và biết rằng người khác cũng tôn trọng họ. Điều này không có nghĩa là họ luôn lạc quan về mọi thứ, luôn vui sướng và mỉm cười. Tất cả chúng ta đều có những ngày tệ hại và trải nghiệm những lúc mọi việc dường như không suôn sẻ. Những người có lòng tự trọng cao có thể chấp nhận điều này và không để nó làm họ choáng ngộp. Rủi thay, nhiều người không đánh giá cao năng lực của mình. Họ xem mình là con người thất bại và khi họ thành công, họ xem nó như một điều may. Họ có những hoài nghi mạnh mẽ về năng lực của mình. Trong những khóa huấn luyện, Dale Carnegie dạy rằng mỗi người chúng ta phải tin rằng chúng ta có thể làm được việc trước khi bắt tay vào làm. Chúng ta làm được rất ít nếu chúng ta hoài nghi về năng lực của chính mình. Nếu mục đích của chúng ta được hậu thuẫn bằng một niềm tin cao cả và một hoài bão cao quý, chúng ta sẽ không tìm thấy sự thoải mái, thanh thản và thoả mãn cho tới khi chúng ta đạt tới mục tiêu của mình. Chìa khóa để thành công bắt đầu bằng lòng tin vào chính mình. Người có sự tự tin cao tin rằng họ có thể thành công hơn trong hầu hết những việc họ làm. Họ tự trọng và biết rằng người khác tôn trọng họ. Hầu hết những người thành công không được sinh ra với gen thành công được cấy vào họ. Các câu chuyện về những con người vĩ đại này thường cho thấy cách họ phải vượt qua nghèo khó, buồn chán, và những xui rủi to lớn trước khi họ đạt được những mục tiêu của mình. Họ làm điều này bằng cách thay đổi hình ảnh của bản thân họ từ tiêu cực sang tích cực và rồi bằng sự quyết tâm, tận hiến, cần cù, họ bắt đầu có những thành công mà họ đã phác họa ra. https://thuviensach.vn Tất cả chúng ta có thể thực hiện bước này. Nó đòi hỏi sự tận hiến và nỗ lực không ngừng, nhưng nếu muốn leo ra khỏi cái hố đó thì bạn vẫn có thể, thực ra bạn phải ra tay hành động. Một số bước bạn cần thực hiện: • Hãy tự yêu chính mình. Nếu chúng ta không thực sự tôn trọng chính mình, chúng ta cũng không thể kỳ vọng người khác yêu thương và tôn trọng mình. • Tin cậy vào chính bản thân mình. Đừng do dự đưa ra những quyết định về cuộc đời mình. Nếu chúng ta đề ra những mục tiêu và có lòng tin rằng chúng ta sẽ thành công, chúng ta sẽ không cần phải sợ đưa ra quyết định giúp mình đạt tới những mục tiêu đó. • Nhấn mạnh vào điều tích cực. Dĩ nhiên, chúng ta có thể gặp một số thất bại trong suốt cuộc hành trình, nhưng đừng khư khư giữ lấy chúng. Hãy tập trung vào những thành tựu chúng ta đạt được hàng ngày và lòng khao khát muốn thành công sẽ được hun đúc thêm. • Lòng tự trọng không thể tàn lụi. Nó phải luôn được nuôi dưỡng và củng cố. Lòng tự trọng được nuôi dưỡng bởi ngôn từ, hành động, thái độ, trải nghiệm và cam kết của chính mình. • Chúng ta nên đòi hỏi rất nhiều ở chính mình. Dù chúng ta đạt được một thành công nhỏ thì đó cũng chưa phải là lúc chúng ta có thể tự mãn. Hãy xem những thành công nhỏ như sự động viên để tìm kiếm những thành tựu lớn hơn. • Ganh đua với người thành công. Hãy đọc sách viết về tiểu sử của các vĩ nhân, rút ra những bài học và lấy cảm hứng từ những tận hiến của họ. Hãy tìm kiếm những anh hùng đương thời và cố hết mình cho bằng họ. Hãy nghĩ những ý nghĩ tích cực. Hãy thực hành thay thế những ngôn từ tiêu cực trong đầu mình bằng những ngôn từ tích cực. Thay vì những lời tuyệt vọng, hãy sử dụng ngôn từ hy vọng; thay cho những lời thất bại, hãy sử dụng ngôn từ thành công; thay vì nói https://thuviensach.vn những lời thua cuộc, hãy sử dụng những ngôn từ chiến thắng. Thay cho những lời lo lắng, hãy nói những lời khích lệ. Thay vì những lời lãnh đạm, hãy sử dụng những lời nhiệt thành. Thay cho những lời ghét bỏ, hãy nói ra những ngôn từ tình thương, những lời tự trọng. Chúng ta hãy lấp đầy tâm trí mình bằng những ý nghĩ an bình, can trường, sức khỏe và hy vọng, vì cuộc sống của chúng ta là những gì chúng ta nghĩ mà thành. Dale Carnegie Sức mạnh của chúng ta nằm bên trong chính mình Một trong những điều buồn nhất trong đời là nhìn thấy người ta đánh mất hoài bão khi rơi vào nghịch cảnh. Những người bắt đầu với triển vọng tươi sáng nhưng lại để cho ý tưởng của mình lu mờ đi, những chuẩn mực bị hạ thấp xuống, tham vọng bị chùng xuống, ngọn lửa sinh lực bị suy kiệt và lòng nhiệt thành bị nguội lạnh vì họ đã mất hy vọng. Không có phẩm chất nào đòi hỏi nhiều sự chăm sóc, bảo vệ, vun xới hơn hoài bão. Nó sẽ không sống và lớn lên nếu không được nuôi dưỡng; và khoảnh khắc chúng ta bắt đầu xem nhẹ nó là lúc chúng ta bắt đầu trượt dốc. Sinh lực của chúng ta suy kiệt; chúng ta dần đánh mất đi phong độ, tư cách đi xuống, và lời ăn tiếng nói sa sút. Chúng ta trở nên cẩu thả trong ăn mặc, bất cẩn trong thái độ, cử chỉ và trong công việc, cho tới khi cuối cùng chúng ta đánh mất sự tự hào về chính mình và trượt nhanh vào vực sâu. Nếu chúng ta không giữ được trọn vẹn hoài bão, nếu nó lúc thế này lúc thì thế khác, nếu nó có khuynh hướng chùng xuống, đặc biệt do nản lòng, thì chúng ta nên nâng nó lên và củng cố nó bằng mọi cách. Cách duy nhất để leo lên cao là luôn nhìn thẳng vào ngôi sao của mình. Chúng ta phải hình dung ra chúng ta muốn trở thành người như thế nào; luôn ghi nhớ điều đó trong tâm trí và cố gắng hiện thực hóa nó bằng mọi sức lực. https://thuviensach.vn Mỗi ngày chúng ta phải quyết tâm làm việc tốt hơn mình đã làm trước đó. Chúng ta nên bước đi như thể chúng ta đang tiến tới thắng lợi và tạo ấn tượng rằng chúng ta là những người đầy hoài bão và nhất định sẽ thành công. Chúng ta phải theo kịp tiêu chuẩn thành công, về mặt thể chất, tinh thần, và đạo đức. Hãy luôn lưu ý tới dấu hiệu nhỏ nhất cho thấy sự suy giảm hoặc buông xuôi các tiêu chuẩn, bất kỳ sự sụt giảm giá trị hoặc hạ thấp chính mình nào. Bằng cách cứ mãi sống với một lý tưởng cao đẹp, hoài bão của chúng ta sẽ không bao giờ chùng xuống. Ra tay hành động Một khi chúng ta quyết tâm không để cho nghịch cảnh hoặc thất bại chi phối cuộc sống của mình, chúng ta phải quyết định cần phải làm những gì ngay để nâng chúng ta lên và thoát khỏi sự buồn chán. Sau đó hãy bắt đầu ra tay hành động ngay! Chỉ hoài bão đơn thuần, thậm chí với quyết tâm mạnh mẽ nhất, quyết liệt nhất muốn thực hiện một kế hoạch, sẽ không làm chúng ta mạnh mẽ được, trừ phi chúng ta bắt tay vào thực hiện kế hoạch hoặc dự án. Trên thực tế, hoạch định, quyết tâm làm mọi việc, cho dù có lớn lao bao nhiêu, nếu không bắt tay vào thực hiện cũng sẽ làm chúng ta suy yếu đi. Chúng ta có thể đứng trong một phòng tập thể dục và quan sát những thiết bị và bộ dụng cụ luyện tập ngày nào chúng ta còn sống, nhưng điều đó không bao giờ làm cho một phân tử nào của cơ thể được mạnh mẽ hơn. Ròng rọc, tạ nâng, tạ tay và xà kép chỉ phát triển hệ thống cơ bắp của chúng ta khi chúng ta luyện tập với chúng. Chính khi thực sự làm một việc gì đó, chúng ta mới gia tăng được sức mạnh của nghị lực, làm mạnh mẽ thêm cho quyết tâm của chúng ta, và làm cho hoài bão của mình được vững chắc hơn. Trở lại lưng ngựa Dù trong kinh doanh hay trong những khía cạnh khác của cuộc đời, việc một nỗi thất vọng to lớn làm suy giảm tinh thần làm việc và giáng một đòn thật mạnh vào sự tự tin của chính chúng ta không phải là điều hiếm thấy. Nếu chúng ta không làm ngay một điều gì đó, https://thuviensach.vn nỗi thất vọng này sẽ có thể trở thành sự tự thương hại, một thất bại, và một nỗi bất hạnh. Người xưa có câu: Nếu chúng ta ngã ngựa và nếu chúng ta không leo lên lại trên lưng con ngựa đó thì ngay lập tức, nỗi sợ cưỡi ngựa sẽ lớn lên cho tới khi nó làm cho chúng ta mãi mãi e sợ ngựa. Đừng để kẻ thù chế ngự chúng ta Clyde là một trong những người luôn tức giận trước những lời công kích, lời chỉ trích xúc phạm, hoặc sự xem thường của người khác, dù đó là chuyện có thật hay chỉ theo cảm nhận của anh. Clyde bỏ ra rất nhiều thời gian và sinh lực để tìm cách trả đũa. Khi chúng ta để cho sự ghét bỏ “kẻ thù” chi phối suy nghĩ của mình, chúng ta đang cho chúng sức mạnh để chế ngự chính mình. Nó khiến ta ăn không ngon và ngủ không yên, lại còn làm tăng huyết áp nữa. Sự ghét bỏ không làm tổn thương họ, mà làm cho chúng ta khốn khổ cả ngày lẫn đêm. Khi chúng ta tập trung vào việc trả thù, chúng ta làm tổn thương chính mình nhiều hơn là họ làm tổn thương chúng ta. Những kẻ thù đó sẽ nhảy cẫng lên vui sướng nếu họ biết rằng sự ghét bỏ của chúng ta đối với họ đang làm cho chúng ta suy kiệt, mệt mỏi và bực dọc, hủy hoại sức khỏe và có lẽ còn rút ngắn tuổi thọ của mình nữa. Chúng ta có lẽ không đủ thánh thiện để yêu thương kẻ thù của mình, nhưng vì chính sức khỏe và hạnh phúc của mình, chúng ta hãy ít nhất tha thứ và quên họ đi. Chúng ta đừng bao giờ cố trả đũa kẻ thù của mình, vì nếu như vậy, chúng ta sẽ tự làm tổn thương mình hơn là họ làm tổn thương chúng ta. Dale Carnegie Nếu có một quả chanh, hãy pha một ly nước chanh https://thuviensach.vn Sam là một trong những người đầu hàng khi mọi việc diễn ra không suôn sẻ. Anh chờ đợi sự thất bại và khi nó xảy ra, Sam nhún vai và nói: “Tôi thua rồi. Cái số tôi đã như vậy, lúc nào cũng vậy. Cuộc đời lại trao cho tôi một quả chanh nữa”. Thất bại như một quả chanh chua chát, nhưng khi những người suy nghĩ tích cực được trao cho một quả chanh, họ nói: “Tôi có thể rút ra bài học gì từ sự xui rủi này? Tôi có thể cải thiện hoàn cảnh của mình ra sao? Tôi có thể làm gì để biến quả chanh chua chát này thành một ly nước chanh ngon ngọt?”. Dale Carnegie kể câu chuyện về một nông dân ở Florida, người biết biến một quả chanh độc hại thành ra ly nước chanh ngon ngọt: Khi người nông dân này mua một nông trại, ông đã rất thất vọng. Đất đai cằn cỗi đến mức không thể trồng cây ăn trái hoặc nuôi heo được. Không có gì sống nổi ở đó ngoại trừ bụi gai và những con rắn rung chuông. Rồi ông nảy ra một sáng kiến. Ông biến một món nợ thành một tài sản. Ông tận dụng những con rắn rung chuông này. Trước sự ngạc nhiên của mọi người, ông bắt tay vào đóng hộp thịt rắn. Ngoài ra, ông còn bán da rắn để làm giày và túi xách. Nọc độc của rắn được ông bán cho các phòng thí nghiệm để chế tạo thuốc trị nọc rắn. Việc kinh doanh của ông trở nên phát đạt. Hàng ngàn du khách tới thăm nông trại của ông. Tư duy tích cực của ông đã tạo ra một ngành công nghiệp. Ông đã biến một quả chanh chua chát thành ra một ly nước chanh ngọt ngào. Lịch sử có rất nhiều tấm gương về những người biết khắc phục bất lợi về thể chất và tinh thần để trở thành người thành đạt. Những đứa trẻ được sinh ra trong gia đình nghèo khó biết vươn lên để trở thành triệu phú. Milton làm thơ hay hơn sau khi ông bị mù và Beethoven soạn những bản nhạc tuyệt vời hơn cho dù ông bị điếc. Sự nghiệp sáng chói của Helen Keller được truyền cảm hứng và thăng tiến dù bà bị mù và điếc. Lịch sử kinh doanh Hoa Kỳ có vô số những câu chuyện về những người đàn ông như W. Clement Stone, người từng bán báo khi còn là một đứa trẻ để nuôi gia đình, và vượt qua vô số những trở ngại trước khi trở thành triệu phú. https://thuviensach.vn Có những lúc chúng ta có thể cảm thấy quá nản lòng đến độ cho rằng mình không còn hy vọng có thể biến quả chanh thành ly nước chanh. Dưới đây là hai lý do chúng ta nên cố gắng dù thế nào đi nữa: Lý do thứ nhất: Chúng ta có thể thành công. Lý do thứ hai: Cho dù chúng ta không thành công, nỗ lực muốn biến một dấu trừ thành dấu cộng cũng sẽ khiến cho chúng ta nhìn tới, thay vì quay đầu nhìn lui. Nó sẽ thế chỗ những ý nghĩ tiêu cực bằng những ý nghĩ tích cực; nó sẽ giải phóng sinh lực và thúc đẩy ta trở nên bận rộn đến độ không có thời gian cũng như ý định than khóc về quá khứ và những gì đã mãi mãi qua đi. Chúng ta phải vun xới một thái độ sao cho nó mang tới cho chúng ta sự an bình và niềm hạnh phúc. Đừng để cho những quả chanh chua hủy hoại cuộc sống của mình; chúng ta có thể, nếu biết cố gắng, biến chúng thành ly nước chanh ngọt ngào. • Tóm tắt • Năm điều dẫn đến thất bại có thể được phân loại đại khái như sau: trước tiên là sự lười biếng, đặc biệt là lười biếng về tinh thần; thứ hai là thiếu niềm tin vào tính hiệu quả của công việc; thứ ba, dựa vào sự may rủi; thứ tư, thiếu lòng can đảm, sáng kiến và sự bền gan; thứ năm, tin rằng công việc của mình sẽ ảnh hưởng tới vị trí của mình, thay vì chúng ta có sức mạnh để tác động lên vị trí công việc của mình. • Nếu chúng ta chưa bao giờ hoàn thành một điều gì khác trong đời, hãy loại bỏ nỗi lo. Không có kẻ thù nào của sự hài hòa to lớn hơn những nỗi lo vụn vặt và những mối quan tâm nhỏ nhặt. • Sự phung phí năng lượng đáng trách nhất trong đời người thường xuất phát từ việc lường trước những chuyện xấu, từ nỗi sợ những gì sẽ xảy ra cho mình trong tương lai. Thường thì nỗi sợ hoặc sự lo lắng này không thể lấy lý do hoàn cảnh để biện minh. Nó là nỗi lo, https://thuviensach.vn nỗi sợ tưởng tượng, hoàn toàn không có cơ sở và không có căn cứ. Những gì chúng ta sợ luôn là một điều gì đó chưa xảy ra. • Nếu chúng ta tỏ ra hoài nghi và nản chí, chúng ta sẽ là những người thất bại. Nếu chúng ta muốn tránh khỏi nỗi tuyệt vọng, chúng ta phải giữ cho tâm trí mình luôn hoạt động và sáng tạo. Để làm được điều này, chúng ta phải suy nghĩ những ý nghĩ tự tin, vui tươi, và sáng tạo. Chúng ta phải nhìn thấy một thế giới mới trước khi chúng ta có thể sống trong đó. • Không có gì đáng hổ thẹn khi mình gánh chịu sự thất bại không tránh khỏi. Sự hổ thẹn này nằm ở chỗ mình đã không làm hết sức để khiến cho hoàn cảnh tốt hơn. Chúng ta chỉ nên xấu hổ về những thất bại mà chúng ta có thể ngăn ngừa được, không chỉ vì nó là sự phản ánh về khả năng của mình và sẽ làm cho người khác coi thường mình, mà còn vì sự xấu hổ đó sẽ làm cho chúng ta tự coi thường chính mình. • Cách duy nhất để leo lên cao là luôn nhìn thẳng vào ngôi sao của mình. Hãy hình dung ra con người mà chúng ta muốn mình trở thành; luôn ghi nhớ trong đầu và không ngừng làm việc hết sức vì điều đó. Điều quan trọng là luôn có một động lực thúc đẩy đằng sau công việc của mình, một mục tiêu truyền cảm hứng ở phía trước, một điều gì đó to lớn, một điều gì đó huy hoàng để hướng tới, một điều gì đó sẽ kích thích hoài bão và sẽ làm thỏa mãn khát vọng của mình. Hãy xem những thất bại như những trở ngại tạm thời, không thể ngăn chúng ta khỏi những khát vọng của mình. • Sức mạnh của nghị lực là kết quả của việc vượt qua những khó khăn. Những người không phải vật lộn và chiến đấu với những trở ngại để phát triển lòng can đảm hoặc sức chịu đựng không thể có được sức mạnh đó. Cuộc đời là một phòng tập thể dục khổng lồ, và không ai chỉ ngồi trên một chiếc ghế, nhìn những chiếc xà đôi và những thiết bị luyện tập khác mà có thể phát triển được cơ bắp và sức chịu đựng. • Hãy làm việc siêng năng để duy trì những tiêu chuẩn thể lực, tinh thần, và đạo đức luôn ở mức cao. Hãy tỉnh táo với những dấu hiệu https://thuviensach.vn nhỏ nhất cho thấy có sự hủy hoại hoặc từ bỏ những tiêu chuẩn. Chúng ta phải luôn sống với những lý tưởng cao đẹp để hoài bão của mình không bao giờ chùng xuống. • Việc một nỗi thất vọng to lớn khiến tinh thần làm việc đi xuống và giáng một đòn thật đau vào sự tự tin của chúng ta không phải là điều hiếm xảy ra. Nếu chúng ta không bắt tay làm một điều gì đó ngay, nỗi thất vọng này có thể trở thành sự tự thương hại, thất bại, và bất hạnh nữa. • Đừng phung phí sinh lực vào việc cố gắng trả đũa “kẻ thù” của mình. Chúng ta tự làm tổn thương mình nhiều hơn là mình làm họ đau. • Một trong những di chứng bi thảm của sự thất bại và thất vọng là rơi vào trầm cảm, buồn chán. Chúng ta không bao giờ nên tự xem mình là người thất bại. Những gì chúng ta làm đã thất bại, nhưng chúng ta không là những người thất bại. Bất kỳ ai từng sống trên cõi đời này đều đã gặp thất bại. Chúng ta bây giờ cũng vẫn là con người mạnh mẽ, thông minh, tự tin như từ trước tới nay. Hãy gạch bỏ từ thất bại đi, rút ra bài học từ nó, và tiến tới những thành công mới. Hãy biến những quả chanh thành món nước chanh ngọt ngào. https://thuviensach.vn Chương 5Chiến thắng nỗi sợ C ái bao trùm nhất của mọi trạng thái tinh thần u ám và phản ánh sự bất hạnh trên cơ thể con người là nỗi sợ hãi. Nó có nhiều cung bậc – từ trạng thái cực kỳ lo âu, sợ hãi hoặc kinh hoàng, cho tới sự khó chịu về cái xấu đang chực chờ. Nhưng điều này dẫn tới những phản ứng trong hệ thần kinh; đến lượt mình, những phản ứng này có thể ngăn trở những chức năng sống bình thường. Nó có thể gây ra sự trầm cảm về tinh thần, đạo đức, tâm linh, dẫn tới sự suy yếu và đôi khi suy sụp về tâm lý. Nỗi sợ hủy hoại sự sáng tạo Một bài phỏng vấn 2.500 người đã cho thấy rằng người ta có hơn 7.000 nỗi sợ khác nhau. Nỗi sợ được ghi nhận nhiều nhất là sợ chết, sợ mất việc, sợ nói chuyện trước đám đông, sợ nghèo khó, sợ bệnh truyền nhiễm, sợ một số căn bệnh di truyền tiềm ẩn, sợ sức khỏe suy giảm, sợ đi máy bay, và nhiều nỗi sợ do mê tín khác. Có nhiều người đơn giản sợ sống, hãi hùng đến chết vì sợ mình sẽ chết. Họ không biết làm thế nào để vượt qua những nỗi sợ làm họ khiếp vía. Đối với hàng ngàn người, nỗi sợ cái ác chực chờ luôn hiện hữu trong họ. Niềm hạnh phúc của họ bị vẩn đục vì lo sợ, đến mức họ không bao giờ thấy vui vẻ hoặc thoải mái trong bất kỳ điều gì. Nó khắc sâu vào cuộc sống của họ và ngăn không cho họ hoàn thành những nỗ lực xứng đáng của mình. Một số người hầu như sợ mọi thứ. Họ sợ mạo hiểm trong kinh doanh vì sợ thua lỗ tiền bạc. Họ quá sợ những gì hàng xóm nghĩ về họ. Toàn bộ cuộc sống của họ chất chứa đầy những nỗi sợ, sợ, và sợ. Khi chúng ta sợ, hãy suy nghĩ về những gì chúng ta phải làm. Và nếu chúng ta chuẩn bị kỹ lưỡng, chúng ta sẽ không sợ. https://thuviensach.vn Dale Carnegie Sợ nỗi sợ nuôi dưỡng nỗi sợ Sợ hãi và lo lắng khiến chúng ta thu hút những thứ chúng ta sợ. Thói quen sợ hãi này hủy hoại sức khỏe, rút ngắn cuộc đời và làm tê liệt tính hiệu quả. Hoài nghi và sợ hãi có nghĩa là thất bại; niềm tin là một người lạc quan, nỗi sợ là một kẻ bi quan. Khi một người trải qua cảm giác sợ hãi hoặc linh tính về nỗi sợ, điều này sẽ ảnh hưởng tới mọi thứ họ làm trong công việc và trong những khía cạnh khác của cuộc sống. Nỗi sợ bóp nghẹt sức sáng tạo, lòng can trường, sự táo bạo; nó giết chết tính cách cá nhân, và làm suy yếu mọi quá trình tinh thần. Nỗi sợ luôn chỉ ra yếu điểm, sự hiện diện của tính hèn nhát. Nỗi sợ làm suy yếu hoạt động tinh thần bình thường, và khiến chúng ta không có khả năng hành động khôn ngoan trong lúc khẩn cấp, vì không ai có thể suy nghĩ rõ ràng và hành động khôn ngoan khi bị tê liệt bởi nỗi sợ. Khi chúng ta bị trầm cảm và thối chí về chuyện của mình, khi trong lòng tràn ngập nỗi sợ mình sẽ thất bại, và chúng ta bị ám ảnh bởi bóng ma nghèo đói, trước khi chúng ta nhận ra nó, chúng ta thu hút cái mà chúng ta sợ, và sự thịnh vượng bị hất văng ra khỏi công việc kinh doanh của chúng ta. Tự lập trình mình để đánh bại nỗi sợ Nếu, thay vì đầu hàng nỗi sợ, chúng ta cứ bền bỉ suy nghĩ về thành công, chọn một thái độ hy vọng và lạc quan, và điều hành công ty của mình một cách có hệ thống, tiết kiệm và biết lo xa, thì thực sự, thất bại tương đối khó xảy ra. Nhưng khi chúng ta nản lòng, khi chúng ta đánh mất con tim và bị dày vò bởi nỗi sợ hãi, chúng ta sẽ không thể thực hiện được những cố gắng cần thiết để đi tới thắng lợi. Thái độ tinh thần của chúng ta làm suy yếu sinh lực, giảm sức đề kháng, giảm tính hiệu quả, và hủy hoại tinh thần kinh doanh của mình. https://thuviensach.vn Một trong những sự sợ hãi tệ hại nhất là linh tính về những tai họa sắp xảy ra. Một số người luôn chịu đựng giai đoạn kỳ lạ này của nỗi sợ hãi. Họ lo rằng một số bất hạnh to lớn sắp xảy tới cho mình, rằng họ sắp thua lỗ hoặc mất vị trí; hoặc họ sợ một tai nạn, một căn bệnh chết người nào đó đang phát triển trong cơ thể. Nếu con họ đang ở xa, họ sẽ thấy chúng đang gặp đủ mọi loại tai ương – máy bay rơi, đụng xe hoặc bệnh tật chết người. Họ luôn hình dung ra điều xấu nhất. “Bạn không bao giờ có thể kể ra được những gì sẽ xảy ra,” họ nói, “và tốt hơn là hãy chuẩn bị cho điều xấu nhất.” Thế chỗ nỗi sợ bằng niềm tin Chúng ta có khả năng dễ dàng phá bỏ, trung hòa nỗi sợ đơn giản bằng cách thay đổi ý nghĩ. Nỗi sợ gây buồn chán, kìm hãm, và khiến chúng ta nghẹt thở. Orison Marden tóm tắt điều này như sau: “Nỗi sợ tàn phá khủng khiếp trí tưởng tượng, khiến tâm trí hình dung ra toàn những điều tệ hại. Niềm tin là một phương thuốc hoàn hảo. Trong khi nỗi sợ chỉ nhìn thấy bóng tối và bóng đêm, thì niềm tin nhìn thấy khía cạnh tích cực, mặt trời đằng sau màn mây mù. Nỗi sợ nhìn xuống và trông chờ điều tệ hại nhất; niềm tin thì nhìn lên và trông đợi điều tốt đẹp nhất. Nỗi sợ thì bi quan; niềm tin thì lạc quan. Nỗi sợ luôn tiên đoán thất bại; niềm tin tiên đoán thành công. Có thể sẽ không có nỗi sợ nghèo khó hoặc thất bại nếu tâm trí mình được niềm tin dẫn dắt. Sự hoài nghi không thể tồn tại khi có sự hiện diện của niềm tin. Niềm tin cao hơn tất cả mọi nghịch cảnh. “Một niềm tin mạnh mẽ là một cách tuyệt vời giúp kéo dài tuổi thọ, vì nó không bao giờ lo lắng; nó có thể nhìn thấy xa hơn nỗi bực mình, sự bất đồng, chuyện rắc rối tạm thời; nó nhìn thấy mặt trời đằng sau mây mù. Nó biết mọi việc sẽ suôn sẻ, vì nó nhìn thấy rõ mục tiêu mà mắt chúng ta không thể thấy.” Lo lắng làm sinh lực của chúng ta chùng xuống, hủy hoại và làm giảm đi năng lực sản xuất. Niềm tin ngăn không cho chúng ta lo lắng và giúp chúng ta sử dụng tinh thần kinh doanh, sự sáng tạo của mình ở mức tối ưu. https://thuviensach.vn Những người lo lắng mãn tính là người thiếu niềm tin. Một niềm tin mạnh mẽ vào khả năng vượt qua những nỗi sợ sẽ giúp chúng ta vững vàng khi đối mặt với nỗi sợ. Khi sự thất vọng, mất mát, bất hạnh, tai ương xảy tới với chúng ta, sự cân bằng tinh thần không bị lay chuyển vì niềm tin của chúng ta vượt lên trên nỗi bất hạnh và nhìn thấy mặt trời đằng sau những đám mây mù, thắng lợi vượt lên trên thất bại. Nhiều người thất bại vì luôn dừng lại để tự hỏi cuối cùng mình sẽ ra sao, mình có thành công hay không. Sự tra vấn không ngừng về kết quả của việc mình làm tạo nên sự hoài nghi rất tai hại cho thành tựu. Nếu chúng ta muốn trở nên can đảm hơn, hãy làm công việc chúng ta sợ làm và cứ mãi làm nó cho tới khi chúng ta có được những trải nghiệm thành công. Đó là cách chiến thắng nỗi sợ nhanh và chắc chắn nhất. Dale Carnegie Vượt qua nỗi sợ nói chuyện trước đám đông Chúng ta thường thấy rằng khi một người vượt qua được nỗi sợ ở một lĩnh vực, thì người đó sẽ dễ dàng vượt qua được những nỗi sợ khác của họ. Qua nhiều năm thực hiện khảo sát về những gì khiến người ta sợ, nói chuyện trước đám đông luôn được liệt vào một trong số những nỗi sợ hàng đầu. Công ty Dale Carnegie & Associates đã dạy hàng ngàn người cách làm thế nào để giảm tối đa nỗi sợ và sự lo âu của việc nói chuyện trước đám đông. Bằng cách làm theo những lời khuyên sau, bạn có thể biết cách chiến thắng nỗi lo sợ phổ biến này. 1. Hiểu biết về thính giả. Hãy tìm hiểu càng nhiều càng tốt về những người bạn sẽ nói chuyện trước khi gặp gỡ họ. Hãy tìm hiểu xem họ muốn biết điều gì và chuẩn bị bài nói chuyện sao cho phù hợp với nhu cầu đó của họ. https://thuviensach.vn 2. Chuẩn bị, chuẩn bị, và chuẩn bị. Ngay cả diễn giả có kinh nghiệm nhất cũng phải chuẩn bị kỹ bài nói chuyện của mình để làm cho nó thành công. 3. Tự tin. Biết về mục đích của bài nói chuyện của mình. 4. Đừng học thuộc lòng bài nói chuyện. Hãy biết rõ về nó đến độ bạn như thể làm chủ nó. 5. Tìm hiểu về đề tài hơn mức cần thiết. Bạn càng biết nhiều bao nhiêu, bạn càng tự tin khi thảo luận về nó bấy nhiêu. 6. Phát triển một lời mở đầu ấn tượng. Bạn phải thu hút sự chú ý của thính giả ngay lập tức. 7. Phát triển một phần kết có tác động mạnh. Bạn muốn thính giả nhớ những gì mình vừa nói và thường xuyên hành động vì những điều đó. 8. Tập dượt bài nói chuyện. Luyện tập trước một tấm gương hoặc ghi hình bài tập dượt của mình. 9. Thực hành với những thiết bị và hình ảnh minh họa. Hãy đảm bảo chúng hoạt động tốt và suôn sẻ trước khi buổi nói chuyện bắt đầu. 10. Là chính mình. Hãy xem như mình đang nói chuyện với bạn bè và đừng quá cầu toàn. Thính giả sẽ bỏ qua những sai sót. Hãy mỉm cười và nói năng tự nhiên. 11. Tới sớm. Hãy gặp trước một số thính giả. Trong khi nói chuyện, hãy nêu tên vài người trong số họ và luôn giao tiếp bằng mắt với một vài người. 12. Nhớ 3 điều sau: a. Xứng đáng với sự mong mỏi – hãy nói chuyện về điều mình biết và biết rõ điều mình biết https://thuviensach.vn b. Sẵn sàng chia sẻ – hãy nói về điều gì đó mà bạn thực sự khao khát muốn được chia sẻ với thính giả c. Phấn khích về đề tài – hãy nói về một điều gì đó mà bạn đam mê 13. Kiểm soát sự hồi hộp, lo âu bằng cách: a. Hít thở thật sâu, vươn vai và làm vài động tác thể dục b. Tự nói chuyện với chính mình là một cách để đưa nội dung của bài nói chuyện vào một khuôn khổ và tin thính giả của mình đang cổ vũ mình c. Sử dụng những cử chỉ tự tin d. Hình dung ra một bài nói chuyện thành công 14. Giữ không khí vui nhộn. Một khi bạn vượt qua nỗi sợ nói chuyện trước đám đông, bạn sẽ thấy dễ vượt qua những nỗi sợ khác hơn. Hãy khắc phục từng nỗi sợ một và lập chương trình để chiến thắng chúng tương tự như cách bạn làm với việc nói chuyện trước đám đông. Bí quyết của thành tựu là sự tập trung Bất kỳ loại lo lắng và sợ hãi nào cũng đều rất nguy hiểm cho sự tập trung tinh thần và giết chết khả năng sáng tạo. Dù là một nhà khoa học, nghệ sĩ, nhà phát minh hay tài phiệt kinh doanh, người ta không thể tập trung nếu trong lòng tràn ngập nỗi sợ, lo âu, hay bất an. Khi cả hệ thần kinh đang run rẩy vì những cảm xúc trái chiều nhau, sự hiệu quả là điều không thể có. Những điều làm sinh lực của chúng ta suy yếu, khiến chúng ta già trước tuổi và tước đi niềm vui của chúng ta không phải là những điều thực sự xảy ra. https://thuviensach.vn Chúng ta có bao giờ nghe nói về bất kỳ điều gì tốt đẹp xảy tới với người ta nhờ sự lo lắng chưa? Nó có bao giờ giúp cho sức khỏe của bất kỳ ai trở nên tốt hơn không? Không phải nó luôn – mọi lúc mọi nơi – xảy ra ngược lại, tức là làm suy yếu sức khỏe, làm suy kiệt sinh lực, làm giảm tính hiệu quả hay sao? Cả sự thành công và niềm hạnh phúc đều phụ thuộc vào việc chính chúng ta tận dụng được hết mức có thể những nguồn sinh lực của mình. Chúng ta nên nuôi dưỡng trong tâm trí mình rằng nỗi sợ là kẻ thù của sự thành công và niềm hạnh phúc. Chúng ta phải từ bỏ thói quen dè trước những tai ương không bao giờ xảy tới. Lo âu, bực dọc không chỉ tước đi khỏi chúng ta sự an bình của tâm hồn, sức mạnh và khả năng làm việc, mà còn lấy đi cả những năm tháng quý báu của cuộc đời mình nữa. Công việc không giết chết một ai, nhưng nỗi lo đã và đang giết chết nhiều người. Không làm cũng gây tổn hại cho chúng ta nhiều như là sợ làm – không chỉ sợ làm chúng trong tinh thần, mà lại còn kỳ vọng một điều không vừa ý trong khi thực hiện chúng nữa. Nỗi sợ dẫn tới sự thất bại Một trong những nỗi lo lắng tệ hại nhất là ấp ủ sự thất bại. Nó hủy hoại hoài bão, làm lu mờ mục đích và làm tiêu tan đối tượng trong tầm mắt của người mắc chứng hay lo. Một số người có thói quen không may là cứ mải suy nghĩ về quá khứ, tự đổ lỗi vì những thiếu sót và khuyết điểm của họ, cho tới khi toàn bộ tầm nhìn của họ bị quay ngược lại thay vì hướng tới phía trước, và họ nhìn thấy mọi thứ trong ánh sáng bị bóp méo, vì họ chỉ đang nhìn vào khía cạnh tiêu cực. Bức tranh xui rủi này càng duy trì càng lâu trong tâm trí thì nó càng hằn sâu ở đó bấy nhiêu, và càng khó loại bỏ nó ra. Mọi khoảnh khắc lo lắng làm giảm khả năng thành công và khiến sự thất bại càng dễ xảy ra; mỗi một chút lo lắng, bực bội để lại dấu vết https://thuviensach.vn của nó trên thân thể, làm gián đoạn sự hài hòa giữa sức khỏe tinh thần và sự mạnh khỏe về thể chất, và làm tê liệt tính hiệu quả. Việc lo lắng rằng nỗi sợ của mình sẽ bị người khác biết làm gia tăng khả năng chúng sẽ bị người khác nhận ra. Quá nhiều người cứ mãi cho phép những nỗi lo nhỏ bé, những bực bội vụn vặt, và những xích mích không cần thiết chi phối cuộc sống của họ. Mary là một phụ nữ lo lắng về mọi thứ. Theo lời khuyên của một người bạn, cô lập ra một danh sách những sự kiện xui rủi có thể xảy ra mà cô cảm thấy chắc chắn là sẽ xảy ra và là những tai ương. Một thời gian sau đó, khi xem lại, cô kinh ngạc nhận ra rằng không một tiên đoán xui xẻo nào trong toàn bộ bảng danh sách tai ương đó biến thành hiện thực. Chúng ta hãy làm như Mary đã làm. Hãy viết ra mọi thứ chúng ta nghĩ là sẽ trở nên tệ hại, và rồi đặt danh sách này qua một bên. Khi chúng ta đọc lại nó vào một lúc nào đó trong tương lai, chúng ta sẽ nhận ra hầu như không có điều đau buồn thực sự nào đã xảy ra. Từ bỏ những điều gây sợ hãi không bao giờ xảy ra Chúng ta phải cố gắng từ bỏ lo lắng cũng như bất kỳ thói xấu nào đã và đang khiến chúng ta đau khổ. Chúng ta phải lấp đầy tâm trí của mình bằng sự can đảm, niềm hy vọng và sự tự tin, đừng chờ cho tới khi những ý nghĩ sợ hãi bám rễ trong tâm trí và trí tưởng tượng của mình. Khi đối mặt với nỗi sợ, hãy sử dụng ngay thuốc giải, và kẻ thù đó sẽ bỏ chạy. Không có nỗi sợ hãi nào to lớn hoặc bám rễ sâu trong tâm trí đến độ điều ngược lại với nỗi sợ đó không thể trung hòa hoặc loại trừ nó hoàn toàn. Những lời khuyên nên làm ngược lại sẽ tiêu diệt chúng. Hãy nhớ tới lời của Franklin D. Roosevelt: “Điều duy nhất chúng ta phải sợ là chính nỗi sợ.” Nỗi sợ hãi là kẻ hiếp đáp, một tên hèn nhát; và tất cả những gì chúng ta phải làm để chiến thắng nỗi sợ là quên sự có mặt của nó đi. Chúng ta có thể làm được điều này. Dale Carnegie https://thuviensach.vn Vượt qua nỗi sợ Khi muốn vượt qua nỗi sợ, trước tiên chúng ta phải hiểu chúng ta sợ cái gì. Đây hầu như luôn là một điều gì đó chưa xảy ra; có nghĩa là nó không tồn tại. Rắc rối là một điều gì đó mà chúng ta tưởng tượng ra, và khả năng có thể xảy ra của nó khiến chúng ta sợ. Hầu hết mọi người sợ đi bộ ở một nơi hẹp và cao hơn mặt đất. Nếu cũng cái không gian hẹp đó được đánh dấu trên một lối đi bộ rộng rãi trên mặt đất, họ có thể đi bên trong phạm vi đó một cách dễ dàng và không bao giờ nghĩ là sẽ đánh mất sự thăng bằng. Điều nguy hiểm duy nhất của việc đi bộ trong một nơi như thế là nỗi sợ ngã. Những người bình thản đơn giản là không sợ; họ không cho phép ý nghĩ về sự nguy hiểm có thể xảy ra chiến thắng được họ, và họ luôn kiểm soát hoàn hảo sức mạnh thể chất của mình. Một diễn viên xiếc phải chiến thắng nỗi sợ để biểu diễn những tiết mục ngoạn mục làm ngất ngây người xem. Một số tiết mục đòi hỏi quá trình tập luyện đặc biệt và sự phát triển cơ bắp hoặc đôi mắt và sự phán đoán, nhưng một cái đầu lạnh và không biết sợ là tất cả những gì cần cho hầu hết mọi người. Hãy lấy ví dụ về một nỗi sợ rất phổ biến – nỗi sợ mất việc. Những người làm cuộc sống của mình khốn khổ vì lo lắng về nỗi bất hạnh này thì chưa bị mất việc; hiện tại, họ không chịu đựng gì cả, không có nguy cơ thiếu thốn. Vì thế, hoàn cảnh hiện tại khiến họ thỏa mãn. Nếu sắp đến kỳ phải trả dứt nợ nần, thì việc lo lắng tới hạn trả nợ đã muộn màng, và mọi lo lắng trước đó có lẽ chỉ thuần túy là lãng phí công sức, vô ích, mà không những vậy, chúng còn làm suy yếu mình đi khi phải chật vật để tái cân bằng trở lại. Lúc đó, điều khiến mình lo lắng sẽ lại là một nỗi lo không có thực nữa. Nếu nỗi lo là có thực, mọi nỗi lo sẽ lại là vô ích. Không thể dùng hoàn cảnh để biện minh cho nỗi lo đó. Đối tượng của nỗi lo luôn là một hoàn cảnh tương lai không có thật. Như được đề cập trong Chương 4, thay vì lo lắng về chuyện mất việc làm, chúng ta nên ra tay hành động tích cực để giảm rủi ro và chuẩn bị, nếu cần thiết, tìm một công việc mới. Để vượt qua những nỗi sợ hãi khác nhau, hãy xem xét từng nỗi sợ một để đi tới một kết luận hợp lý riêng cho nó và tự thuyết phục https://thuviensach.vn