🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Chiến Công Của Một Xác Chết
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
epub©vctvegroup 25-11-2017
https://thuviensach.vn
Phần I
Chiến Dịch Thịt Ba-Tê
https://thuviensach.vn
Lời Tựa
(Của Huân tước Ismay Tổng Thư ký Minh ước Bắc Đại Tây Dương từ năm 1940 đến 1946, Tham Mưu trưởng của Tổng trưởng Quốc Phòng Winston Churchill)
Một trong những nguyên tắc căn bản của chiến tranh vẫn là phỉnh gạt lừa dối địch quân. Bởi vậy những “mưu mẹo quân sự” bất kể loại nào, đã từng đóng một vai trò trong hầu hết trận mạc khi có vụ Con Ngựa Thành Troie, và ngay cả trước đó. Trò này người ta diễn mãi từ lâu rồi, nên khó lòng nghĩ ra phương pháp mới để che dấu lực lượng hoặc mưu đồ của mình. Ngoài ra phải săn sóc tỉ mỉ để sửa soạn và tiến hành các kế hoạch đó, nếu không muốn bị nguy cơ chỉ vẽ cho địch quân biết tin tức thay vì đánh lạc hướng chúng.
Sau những trận đánh ở Tunisie, Đồng minh quyết định xâm lăng Ý qua đảo Sicile. Chúng tôi tin chắc quyết định này là một hệ luận hiển nhiên cho chiến tranh Bắc Phi, địch quân phải trông đợi và tập trung lực lượng để đương đầu. Vậy làm thế nào để phỉnh gạt chúng?
Tôi còn nhớ mãi một buổi chiều người ta đem đến cho tôi những nét đại cương một kế hoạch lừa địch sau đó đặt cho cái tên gớm ghiếc: Chiến dịch thịt Ba-tê. Phải thú nhận rằng tôi khá hoài nghi về kết quả, nhưng khi đệ trình lên, được các chỉ huy Tham mưu chấp thuận nguyên tắc. Sau đó Đại úy Hải quân Montagu, người đề xướng ra ý kiến, cùng với các bạn đồng nghiệp hăng hái bắt tay vào việc, để cho kế hoạch này được phong phú siêu phàm.
Chiến dịch thắng lợi vượt xa hy vọng lớn lao nhất của chúng tôi. Phân tán những cố gắng phòng thủ của Đức ra khắp Âu châu, đến chiến hạm của họ phải rời đảo, đó là một chiến công phi thường đáng để những người đổ bộ lên Sicile và gia đình họ phải đặc biệt tri ân.
https://thuviensach.vn
Ít khi có thể công bố câu chuyện một Chiến dịch Mật do một người biết hết chi tiết thuật lại. Những học viên các trường quân sự sẽ thưởng thức cơ hội may mắn được biết một giai đoạn liên quan đến một ngành chuyên môn của nghệ thuật chiến tranh. Các độc giả khác sẽ thích coi “câu chuyện chấn động có thực”, một lần nữa chứng minh rằng sự thật còn quái đản hơn là giả tưởng.
Paris, ngày 7 tháng Sáu 1953
https://thuviensach.vn
Lời Tác Giả
Chuyện này tường trình đúng sự thật một chiến dịch xảy ra trong những năm 1942-1943.
Tôi tự hạn chế đúng mức, chỉ thuật tại những sự kiện cá nhân riêng tôi biết, hoặc phát xuất từ những tài liệu và báo cáo hiện đại. Tôi cố gắng làm một tác giả truyện ký vô tư, loại trừ tất cả những nguồn tin ít nhiều không xác thực.
Chúng tôi phải kín đáo dè dặt cho tới ngay cả với một cuốn tiểu thuyết, một phần căn cứ vào chiến dịch và những ký ức của Đức viết ám chỉ đến tài liệu đã được sử dụng để tổ chức chiến dịch này, tất cả dĩ nhiên đã khiến cho không thể giữ hoàn toàn bí mật mãi được.
Các nhà đương cuộc hẳn xét thấy việc tiết lộ không đầy đủ, nguy hiểm và bất lợi nên chính thức cho phép tôi công bố tất cả câu chuyện. Chiến địch được hoàn thành do một nhóm người, tiếc thay phải giấu tên, vì một vài phần tử vẫn còn làm việc trong Chính phủ. Bởi vậy tên của anh Georges cũng là tên giả, cố nhiên tôi cũng phải giữ bí mật lý lịch Thiếu tá Martin. Khi tôi dẫn chứng những nhân vật khác, tôi ghi chức vụ và cấp bậc của họ về thời đó.
Nghiên cứu về chuyện này có bổ ích. Từ nay về sau, nếu người ta nói đến “sơ hở, tiết lộ”, trước khi chê trách các Sở An ninh chúng tôi, có lẽ công chúng sẽ tự hỏi: “Vụng dại hay xảo quyệt?”
Tôi phải cảm ơn Huân tước Ismay về bài tựa và việc ông nâng đỡ trong những năm 1942 và 1943, cảm ơn ông Jack Garbrutt trong báo Sunday Express, về hảo ý và lời khuyên bảo sáng suốt ông đã cho tôi, nhân dịp lần đầu tiên tôi xâm nhập vào nghề viết.
Tôi cũng phải tri ân sâu xa tất cả các bạn đồng nghiệp của tôi, vì nếu không có sự giúp đỡ chân thành và sáng kiến xuất sắc của họ, Chiến dịch
https://thuviensach.vn
thịt Ba-tê không thể phát hiện được.
Tôi còn muốn tỏ lòng biết ơn Huân tước Norwick đã cho phép tôi xuất bản cuốn sách này.
“Warren Bach”, Beaulieu, 1953
Ewen Montagu
https://thuviensach.vn
1
Phát Sinh Một Ý Kiến
Một công dân người Anh hiện đương nằm dưới mộ phần trong nghĩa trang Huelva ở Tây Ban Nha. Cuối thu năm 1942, khi quá vãng trong một buổi chiều sương mù ẩm thấp tại Anh quốc, công dân này chắc không ngờ lại an giấc nghìn thu dưới bầu trời tươi sáng của xứ Tây Ban Nha sau khi được mai táng trọng thể với tất cả lễ nghi quan cách. Chắc ông ta cũng không ngờ sau khi chết đi lại được việc hơn lúc sống, giúp Đồng minh đỡ thiệt hại hàng ngàn sinh mạng quân sĩ. Thuở sinh thời ông ta không làm gì được cho Tổ quốc, nhưng chết đi lại có ích lợi cho quê hương hơn cả nhiều người suốt đời tận tâm với xứ sở.
Tất cả đều bắt nguồn từ một ý kiến kỳ cục của anh chàng Georges. Georges và tôi cùng làm việc trong một Ủy ban liên lạc mỗi tuần họp một lần, lo về các vấn đề liên quan đến an ninh các chiến dịch đang dự trù. Chúng tôi trao đổi, thảo luận tin tức từ mọi nguồn gốc (của cơ quan chúng tôi, của nước Anh cũng như của các quốc gia trung lập) đồng thời của các điệp viên từ đất địch gửi bảo cáo về.
Ủy ban cũng nhận được cả những “dự tính” của Đồng minh dự tính thực hiện ngay hoặc có thể thi hành trong kỳ hạn lâu dài. Với các yếu tố đó, chúng tôi phải cố gắng khám phá những “tiết lộ” bất ngờ và những “biện pháp phòng ngừa” của đối phương.
Công việc không dễ dàng, nhưng chúng tôi là một tập đoàn hoàn hảo: trong Ủy ban không những có các sĩ quan nhà nghề với kinh nghiệm, hiểu biết đáng kể, còn có cả những sĩ quan động viên trong dân sự thuộc mọi giới tu nghiệp khác nhau. Chúng tôi chiết trung nghiên cứu cặn kẽ bất cứ
https://thuviensach.vn
nguồn tin nào, và đủ sức hiểu biết các việc nên ít có vấn đề xa lạ đối với chúng tôi.
Georges đưa ra một sáng kiến khi chúng tôi thảo luận về bản báo cáo từ Âu châu bị chiếm đóng mới gửi tới. Như đôi khi đã xảy ra, chúng tôi đang tự hỏi báo cáo này có thực đúng hay do người Đức giả tạo đánh lừa Đồng minh.
Georges là một người tài tình, khéo léo, anh ta luôn luôn có những ý kiến kỳ quặc, tinh xảo đến nỗi không thể thực hiện, hoặc rắc rối quá nên khó có hiệu quả, nhưng đôi khi lại hết sức đơn giản.
Chúng tôi đương phân vân: bản báo cáo kia có thật chính xác hay người Đức đã tóm được điệp viên chúng tôi, rồi đội danh hoặc bắt buộc điệp viên đó gửi báo cáo về? Georges nhớ lại mới đây có chỉ thị cấm các sĩ quan không được mang tài liệu mật khi đi phi cơ vì có thể bị hạ trên đất địch, nên phát biểu ý kiến rằng phương pháp tốt nhất để phối kiểm loại tin tức này là làm thế nào để người Đức gửi trở lại sang Anh những tin mà chúng ta biết rằng sai lầm.
Nếu ta thả dù máy truyền tin sang cho kháng chiến Pháp, rồi khi bên Anh nhận được tin gửi về, làm sao biết được máy đó do Đức hay kháng chiến Pháp đánh đi? Nhưng nếu thả máy truyền tin với một xác chết xuống (do một chiếc dù cố tình bị rách), ta sẽ biết ngay máy đó có rớt vào tay địch và đối phương dùng để mạo nhận không? Vì nếu là kháng chiến Pháp họ sẽ cho biết người nhảy dù đã chết, còn Đức quốc xã sẽ sử dụng máy làm như nhân viên của ta còn sống gửi tin về.
Ý kiến này chẳng phải hoàn toàn, nhưng không mấy khó khăn khi thực hiện, vậy đáng đem thí nghiệm xem sao? Georges kết luận: “Tất cả chỉ là: làm sao kiếm được một xác chết?”
Chúng tôi lập tức chứng minh cho Georges thấy sáng kiến của anh ta dở ẹc. Điệp viên được thả dù thường không bao giờ mang mật ký, thời khóa biểu và phương pháp đánh tín hiệu, vậy người Đức làm thế nào đội lốt dùng máy đánh lừa chúng ta được? Ngoài ra, nếu chiếc dù bị rách hoặc không mở tung ra, tất cả những gì thả xuống đều tan rập dưới đất, nếu là thân thể con người chắc chắn sẽ gãy chân tay, da thịt quần áo bị cào xước
https://thuviensach.vn
nát bét. Khám nghiệm một nạn nhân, Bác sĩ có thể biết thương tích xảy ra trước hay sau khi người đó tắt thở. Vậy đem thả một xác không hồn bằng dù rách xuống đất, khó lòng đánh lừa đối phương và người Đức sẽ thấy ngay xác đó chết từ lâu chứ không phải vì rớt bị thương mà thiệt mạng. Hơn nữa, việc đi tìm một xác người mới chết không phải chuyện dễ, công cuộc lựa chọn thật hết sức hạn chế vì phải kiếm cho được một người té từ trên cao xuống mà tắt thở. Không được, sáng kiến của anh chàng Georges dở ẹc!
Chúng tôi gạt đi để nghiên cứu lại bản bảo cáo: đúng hay giả mạo? Nhưng vài tháng sau, ý kiến lố lăng của Georges bắt đầu thành hình. Mùa hạ năm 1942, ủy ban chúng tôi bắt tay vào một công tác đại qui mô đầu tiên. Hồi đó Đồng minh đang sửa soạn Chiến dịch Torche, đổ bộ Bắc Phi, và lần đầu tiên được chúng tôi đem ra thử lửa những kinh nghiệm từ trước đến nay thâu lượm được trong công tác bảo vệ an ninh cho những chiến dịch phạm vi nhỏ hợp với một số đơn vị tương đối ít ỏi. Mặc dầu đã làm tất cả để giữ gìn an ninh, bảo mật phòng gian, người ta không thể ngăn cản kẻ thù hiểu biết rằng Đồng minh đang âm thầm trù liệu một hành động nào đó.
• Thứ nhất: Cả thế giới đều rõ Anh-Mỹ không thể đóng vô hạn định ở vị trí của họ: phải có một cuộc đổ bộ vào nơi nào đấy.
• Thứ nhì: Không thể “phong tỏa” các nhà ngoại giao quốc tế: họ di chuyển trong xứ, gặp gỡ trò chuyện với mọi người, không những với các người biết tin tức mật mà cả những người - số nay rất đông - dĩ nhiên phải trông thấy các tàu bè hoặc quân sĩ tập trung trước khi khởi hành, và mặc dầu một số nhân viên ngoại giao nói trên chính thức biểu lộ chính kiến, chúng ta vẫn không tin tưởng thái độ trung lập của họ được. Ngoài ra, một nhân vật ngoại giao dù có thân Anh quốc đi nữa, vẫn phải tường trình về Chính phủ họ những gì đã xảy ra, và khi báo cáo về đến nước họ, thể nào ít ra cũng có một nhà hữu trách hoặc một Tổng Trưởng bị Đức mua chuộc, hoặc vì lý tưởng sẵn sàng trao cho Quốc xã tin tức mật.
• Thứ ba: Lúc nào cũng có những thương gia những nhà doanh nghiệp, những thủy thủ trung lập đi lại thông thương giữa Anh quốc với Âu châu.
https://thuviensach.vn
Bởi vậy, đừng tính đến chuyện ngăn cản người Đức không cho họ biết mình đang sửa soạn một chiến dịch. Chúng ta chỉ có thể hy vọng đừng để tiết lộ những tin tức thiết yếu: Khi nào đổ bộ và ở đâu?
Trước khi xâm lăng Bắc Phi. Đồng minh chưa đặt chân lên Âu châu, và chiến tranh ở Bắc Phi chỉ là những trận đánh từ phía Đông tiến về phía Tây, vì các đạo quân của chúng ta xuất phát từ căn cứ trong vùng kênh đào Suez. Như vậy Đồng minh có thể tấn công vào bất cứ đâu. Đối với người Đức, chúng ta có thể đổ bộ lên Na Uy, Hà Lan hay Pháp, hoặc vượt qua Tây Ban Nha, có thể chiếm các đảo Canaries hoặc Acore (Đại Tây Dương) để tăng cường chiến tranh chống tàu ngầm. Chúng ta có thể đổ bộ lên Lybie để tấn công hậu tuyến các đạo quân của Tướng Rommel. Chúng ta có thể tấn công vào Âu châu bị chiếm đóng cũng như vào các nước trung lập.
Vì thế, dù đánh lên Dieppe (Pháp) hay quần đảo Lodofen hoặc nơi khác, Ủy ban chúng tôi vẫn phải cố ngăn kẻ thù không cho chúng biết mục tiêu và ngày giờ tấn công thực sự. Nói một cách khác, nhiệm vụ chúng tôi là chuyển hướng kẻ thù về một mục tiêu sai lầm, đánh lạc chúng bằng những bản thông cáo, thí dụ loan tin phân phát cho binh sĩ mũ nón che nắng nếu quân đội sắp sửa thực sự phải đi chiến đấu trên các đảo Lodofen .v…v. Đoạn, phải tích cực gây xáo trộn, rối loạn đến mức tối đa những tin tức thể nào cũng lọt ra khỏi Anh quốc. Tóm lại, phận sự chúng tôi là cố gắng bảo vệ an ninh càng nhiều càng hay, đồng thời ngăn cản những nguồn tin do chúng tôi tung ra khỏi làm tiết lộ mục tiêu chính.
Khi phát động chiến dịch Torche xâm lăng Bắc Phi, chúng tôi vẫn còn hoạt động theo phương pháp nói trên. Sau khi nghiên cứu tường trình của các ban tình báo và biết được người Đức điều động quân sĩ ra sao, chúng tôi nhận thấy phương thức làm việc đó thành công, kết quả tốt đẹp, vì những mục tiêu giả tạo nhiễu quá khiến phát xít Đức không thể đoán chắc Đồng minh sẽ tấn công nơi nào.
Thế nhưng, sau khi chiến dịch Torche chấm dứt, vấn đề của chúng tôi được đặt ra lại khác hẳn. Chiến tranh đến khúc rẽ, Đồng minh sắp làm chủ toàn thể miền duyên hải Bắc Phi và sẵn sàng đánh thẳng lên các vùng “trọng yếu, sinh tử” của Âu châu (lời của Thủ tướng Churchill).
https://thuviensach.vn
Ủy ban chúng tôi được cho hay về khái niệm chiến lược của các vị chỉ huy tham mưu Anh và Mỹ, đôi bên có một vài bất đồng ý kiến, nhưng chắc chắn sẽ đánh lên Âu châu nên chúng tôi phải sẵn sàng đóng vai trò của mình lúc Đồng minh bước sang giai đoạn tấn công.
Khi tất cả bờ biển Bắc Phi đã lọt vào tay Đồng minh, dĩ nhiên không thể rút quân đội ở đó mang về Anh để vượt biển Manche tràn sang đất Pháp, ít ra cũng lưu lại một phần sử dụng tại Địa Trung Hải. Binh sĩ này có thể sát nhập đạo quân chinh phục nước Ý hoặc đổ bộ lên miền Nam nước Pháp hay lên đất Hy Lạp. Ủy Ban chúng tôi phải túc trực đối phó với các quyết định bất thần của Bộ Tham Mưu.
Tình hình chiến lược bắt buộc chúng tôi phải thay đổi phương pháp làm việc.
Nằm giữa Địa Trung Hải, đảo Sicile giống trái banh túc cầu nằm ngay trước mũi nước Ý hình thù y hệt một chiếc ủng. Chưa chiếm được đảo này, các đoàn tàu Đồng minh qua Địa Trung Hải vẫn còn bị thiệt hại nặng nề dù các phi trường ở Bắc Phi đã lọt vào tay chúng ta. Ủy Ban chúng tôi được biết đích xác việc chinh phục đảo Sicile gần như chắc chắn phải thực hiện trước khi mở chiến dịch khác.
Trước khi khởi sự tấn công, bao giờ cũng phải sửa soạn rất lâu, nên chúng tôi bắt tay nghiên cứu mục tiêu mới: phải lo liệu cho trận xâm lăng Sicile ngay trước khi chiến dịch Torche được đề ra. Nhưng, phiền một nỗi: sau khi chiếm hết Bắc Phi, nếu Đồng minh coi Sicile là miếng mồi ngon lành, phía người Đức họ cũng thừa hiểu như vậy. Do đó, theo lời Thủ Tướng Churchill, chẳng cần phải dấu diếm mục tiêu của chúng ta vì “một thằng ngốc đến đâu cũng biết Anh-Mỹ sẽ đổ lên Sicile”.
Vậy thì, lúc cần tới, làm thế nào để ngăn cản Đức-Ý đừng tăng cường phòng thủ ở đó, trong khi họ cũng lý luận chiến lược đúng như Đồng minh, tức là phải tấn công đảo này?
Chúng tôi vò đầu moi óc suy nghĩ thì một tia sáng nay ra: ý kiến của Georges trước đây ít lâu có thể đem ra thi hành. Tôi nói: “Tại sao chúng ta không lấy một xác chết trá hình làm Sĩ quan Tham mưu mang theo tài liệu quan trọng chứng tỏ rõ rệt Đồng minh sắp đổ bộ lên một nơi khác. Chẳng
https://thuviensach.vn
cần phải thả dù thây ma xuống mặt đất, vì phi cơ đi từ Anh sang Bắc Phi có thể rớt xuống biển, và thi thể cùng với tài liệu sẽ giạt vào bờ biển Pháp hoặc Tây Ban Nha chỗ nào cũng được nhưng vào Tây Ban Nha vẫn hơn, vì tránh cho thi thể khỏi bị người Đức khám nghiệm kỹ càng. Bề nào người Đức cũng lấy được tài liệu của mình hoặc ít ra cũng lấy được bản sao.”
Ý kiến của Georges vì thế thành hình. Chúng tôi thảo luận sôi nổi các vấn đề có thể xảy ra. Cần phải kiểm soát lại nhiều điểm: Sau một tai nạn phi cơ ngoài biển, tình trạng thi thể sẽ ra sao? Trong trường hợp này người ta thường thiệt mạng vì lý do nào? Mở khám tử thi sẽ thấy những gì? Liệu có kiếm được một xác chết thích nghi không? Và có chắc kiếm được không?
Đó là những câu hỏi đầu tiên cần phải trả lời. Nếu giải đáp được thỏa đáng, kế hoạch sẽ đáng bỏ công nghiên cứu kỹ lưỡng, vì tất cả bọn tôi đều đồng ý tin tưởng: Nếu có dịp, người Tây Ban Nha sẽ không ngần ngại đóng vai trò mà chúng tôi dành cho họ, và như thế thật là một cơ hội may mắn vô cùng.
https://thuviensach.vn
2
Điều Tra Sơ Bộ
Kiếm ra một xác chết!? Nói thì dễ thực hiện mới thật khó khăn, chúng tôi biết như vậy nhưng không thể tưởng tượng khó khăn đến mức nào? Thật ra, sáng kiến của Georges đối với chúng tôì không mấy hấp dẫn, vì ngay cả trong thời chiến tranh, sự tôn trọng tính chất thiêng liêng của thân thể con người vẫn là một lượng năng mạnh mẽ. Tuy nhiên, ý thức đó được chúng tôi cân nhắc châm chước với suy tư sau đây: Có thể tiết kiệm nhân mạng bằng việc sử dụng nhất thời một xác chết, và xác đó chắc chắn sẽ được mai táng đàng hoàng.
Trong một cuốn tiểu thuyết, độc giả sẽ đoán rằng chúng tôi gặp thân nhân duy nhất của một người chết, đi đúng theo kế hoạch, thân nhân hiếm có này sẽ ưng thuận thản nhiên trao thi hài kẻ quá vãng mà không nêu lên câu hỏi nào. Trong tiểu thuyết, có lẽ đúng, nhưng trong đời… không bao giờ có cả.
Trước khi khởi sự tìm kiếm chúng tôi phải biết đích xác loại thi thể nào thích hợp với kế hoạch. Nếu người Đức chịu tin rằng họ đứng trước một nạn nhân của phi cơ rớt trên mặt biển, chúng tôi phải cung cấp cho họ một xác chết không để lộ dấu hiệu nào tương khắc với giả thuyết này.
Theo ý tôi, cần phải đề cập đến vấn đề y hệt kẻ nào đó sau này sẽ tự hỏi khi mổ xác khám nghiệm. Trong cơ thể một người bị sóng biển đánh giạt vào sau tai nạn phi cơ, bác sĩ bệnh lý học sẽ tìm thấy cái gì, hoặc không tìm thấy những gì? Vì khi rớt xuống mặt biển, không cần thiết máy bay phải rập vỡ tan nát, hành khách không cần vỡ đầu gãy cổ, chỉ ngạt nước cũng đủ chết.
https://thuviensach.vn
Tôi nghĩ ngay đến Sir Bernard Spilsbury, một nhà bệnh lý học kinh nghiệm và kín đáo không ai bằng, và chắc chắn tin tưởng được về sự kín đáo. Chắc chắn ông ta không bép xép và không thuật lại những điều tâm phúc bí mật của tôi với những người ông tin cậy. Sir Bernard là một người biết giữ mồm giữ miệng “câm như hến”, tôi tin ông sẽ chẳng nêu một câu hỏi nào không cần thiết cho vấn đề nhờ ông giải quyết. Với ông, chỉ cần nói chúng tôi đang muốn cho Đức Quốc xã và Tây Ban Nha yên chí chấp nhận thi hài trôi giạt vào bờ là của một nạn nhân phi cơ rớt xuống biển. Thế là đủ rồi, ông sẽ không hỏi tại sao, và cũng không tò mò tìm hiểu lý do nữa.
Tôi điện thoại cho Sir Bernard hẹn gặp gỡ tại câu lạc bộ Garlton Junior, uống rượu xérès rồi trình bày vấn đề của chúng tôi. Sau khi suy nghĩ một lát, ông cho tôi nghe một loại điều trần giản lược nhưng đầy đủ đã từng thuyết phục biết bao bồi thẩm đoàn và cả các quan tòa nữa. Nếu chỉ cần một xác chết trôi lềnh bềnh với chiếc phao ngang lưng, chúng tôi có thể sử dụng thi hài một người chết đuối hoặc chết vì bất cứ lý do thường nào. Nạn nhân phi cơ rớt xuống biển đôi khi thiệt mạng vì thương tích gây ra hoặc vì ngợp nước nghẹt thở, nhiều người còn chết vì lạnh cóng hoặc va chạm mạnh.
Đúng như tôi tin tưởng, Sir Bernard là con người kỳ lạ chỉ biết nghe và trả lời, không bao giờ lộ vẻ tò mò như đáng lẽ phải cảm thấy, về vấn đề bệnh lý học tôi đưa ra, ông có nêu một vài câu hỏi nhưng tuyệt nhiên không một lần nào chất vấn tại sao tôi lại muốn biết những điều này, và biết để làm gì?
Tuy nhiên, công cuộc tìm kiếm không phải dễ dàng. Chúng tôi không thể công khai hoạt động, bằng bất cứ mọi giá phải tránh để thiên hạ khỏi bàn tán xôn xao, không thể liều lĩnh để rồi người ta nhớ ra có một kẻ đã đi tìm kiếm xác chết. Tìm kiếm như thế chắc chắn sẽ gây ra bép xép ngồi lê đôi mách: “Này, bạn biết chưa? Chuyện lạ lùng quá! Bữa trước có anh chàng hỏi bạn hắn muốn tìm một xác chết .v…v…”
Bởi thế, phải thận trọng lắm. Năm đó, 1942, chúng tôi thiếu gì xác chết! Vậy mà không lấy được một thây ma nào! Đúng như bài thơ Ancient Màrinel (người thủy thủ già) của Coleridge: Xác chết, chỗ nào cũng có xác
https://thuviensach.vn
chết, không có được một cho chúng tôi. Hoặc nói như kiểu Pirandello: “Sáu vị sĩ quan đi tìm… một người chết”!
Đã có lúc chúng tôi lo ngại rồi đến phải đào mồ lấy một tử thi, hoặc bắt chước hai tên sát nhân Burke và Hare đầu thế kỷ 19, chuyên môn bóp ngạt thiên hạ lấy thi hài bán cho các nhà bác học giải phẫu. (Burke và Hare đều bị lên án tử hình năm 1829 vì tội ác kể trên).
Dĩ nhiên, chúng tôi đâu có làm những chuyện ấy được. Chúng tôi liên lạc với những sĩ quan tin cậy được trong ngành quân y, kín đáo điều tra, nhưng khi sắp vớ được một món, thể nào cũng xảy ra một vài khó khăn: hoặc thân nhân không ưng thuận, hoặc những người này có vẻ đa ngôn bép xép. Cũng có khi chúng tôi gặp phải phiền phức khác, thí dụ như nguyên nhân của cái chết.
Cuối cùng chẳng còn cách nào làm hơn là: hoặc theo gương hai tên sát nhân Burke và Hare, hoặc mở rộng phạm vi tìm kiếm, đánh liều gợi tò mò ngờ vực của thiên hạ. Thế rồi lúc đó chúng tôi được tin có một người vừa mới bị lạnh quá sưng phổi chết, về phương diện bệnh lý, hình như cái chết này được việc lắm. Chúng tôi vội vàng đi điều tra về quá khứ và gia đình người quá cố, được biết chắc chắn thân nhân ông ta kín đáo, không kể lại những điều chúng tôi sẽ nói với họ. Tuy nhiên vẫn có một vấn đề chủ yếu: liệu có được họ cho phép sử dụng thể xác mà không phải nói rõ định dùng làm gì, và lý do tại sao? Chúng tôi chỉ có thể cam kết với họ rằng mục đích đáng làm và mọi việc phải được sự chấp thuận của nhà đương cục tối cao, di hài sau này sẽ được chôn cất đàng hoàng mặc dầu dưới một danh xưng ngụy tạo.
Họ ưng thuận cho phép, với điều kiện không bao giờ được tiết lộ lý lịch người chết. Vậy tôi chỉ có thể nói: đó là một thanh niên chừng 30 tuổi. Nhưng ngay trước khi qua đời, sức khỏe ông ta không được tốt cho lắm, nhưng cái đó không hề gì, vì, như tôi đã nói với một sĩ quan cao cấp lo lắng về việc ấy: “Ông ta không cần có vẻ một sĩ quan chiến đấu, chỉ cần như một sĩ quan tham mưu là đủ rồi.”
Muốn cẩn thận, tôi đến gặp lại Sir Bernard. Ông tuyên bố hoàn toàn thỏa mãn, bệnh sưng phổi là một điều rất hay, vì trong phổi có lẽ có chất
https://thuviensach.vn
nước như trường hợp một người chết đuối trong biển cả dậy sóng. Bác sĩ khám nghiệm nếu dự đoán nạn nhân thiệt mạng vì ngộp nước, lúc mổ xác sẽ khó lòng phân biệt được nước biển với chất lỏng trong buồng phổi đang bị thối rữa.
Chấm dứt cuộc thảo luận, Sir Beruard quả quyết nói: “Đừng lo ngại về sự khám xét ở Tây Ban Nha. Muốn khám phá xem anh chàng này chết không phải vì phi cơ rớt xuống biển, cần phải có một nhà bệnh lý học đủ kinh nghiệm như tôi, và bên Tây Ban Nha họ không có đâu!”
Bởi thế chúng tôi yên tâm thu xếp, đặt thi hài vào phòng lạnh cho tới lúc sẵn sàng sử dụng đến nó.
https://thuviensach.vn
3
Chiến Dịch Thịt Ba-tê
Bây giờ tôi phải được sự tán đồng tổng quát về nguyên tắc của chiến dịch. Trước hết như thường lệ cần phải đặt ám hiệu (tên mật cho chiến dịch). Trừ trường hợp một vài chiến dịch do chính Thủ tướng sáng tác danh xưng, các mật hiệu đều lựa chọn trong những ban do chúng tôi thành lập cho các cơ quan quân đội và các bộ chỉ huy.
Tôi bèn đi tra cứu các danh xưng dành riêng cho Hải quân và thấy tên mật “Thịt Ba-tê” vừa mới được trả về cho bản danh sách sau khi đem dùng cho một chiến dịch mới thành công ít lâu trước. Trong thời gian này, ý thức khôi hài của tôi biến thành gớm ghiếc, tên mật đó hình như có triệu chứng tốt đẹp nên kế hoạch của chúng tôi trở thành Chiến dịch thịt ba-tê!
Cho thi hài trôi giạt vào nơi nào, hoàn toàn thuộc về phần tôi quyết định, tôi bèn lựa chọn Huelva, một nơi thuận tiện nhất nếu công việc trôi chảy vì ở vùng đó người Đức có một điệp viên rất mẫn cán giao du rất rộng trong giới chính quyền Tây Ban Nha. Nếu xác chết giạt vào bờ Huelva, có nhiều hy vọng người ta sẽ đưa cho điệp viên nọ tất cả giấy tờ và đồ vật tìm thấy trong thi thể. Dù gặp trường hợp cản trở, chắc chắn người ta vẫn đưa cho điệp viên những bản sao giấy tờ hoặc đầy đủ chi tiết để y báo cáo với thượng cấp ở Madrid (thủ đô Tây Ban Nha) - Chúng tôi quả quyết như vậy - rồi thượng cấp này sẽ tìm cách ngăn chặn để chiếm đoạt tài liệu ở một nấc bậc cao hơn.
Chúng tôi chỉ ngại xác chết và giấy tờ được trao thẳng cho vị phó lãnh sự Anh ngay lập tức, làm cho không một ai có thể chiếm đoạt được vật gì. Tuy nhiên, sự hợp tác giữa Tây Ban Nha và Đức chặt chẽ quá, nên chuyện
https://thuviensach.vn
đó không thể xảy ra được. Nếu có một người dân Tây Ban Nha định làm như vậy, rất nhiều đồng bào anh ta sẽ can thiệp để ngăn cản. Chọn lựa Huelva còn có một điểm lợi: tỉnh này không gần quân cảng Gibraltar quá. Chúng tôi không muốn người Tây Ban Nha gửi ngay xác chết đến quân cảng để mai táng. Thi hài một sĩ quan vô hiện hữu đưa đến Gibraltar sẽ gây ra bàn tán dị nghị, rồi thế nào cũng đến tai gián điệp Đức, do người Tây Ban Nha thường xuyên ra vào quân cảng cho biết tin. Tôi đến Bộ Hải quân tìm nhà thủy đạo học để sưu tầm tài liệu về thời tiết và thủy triều ở nhiều vùng duyên hải Tây Ban Nha vào các thời gian khác nhau. May mắn vẫn tiếp tục. Dòng nước thủy triều không thuận lợi lắm, vì chạy theo bờ biển là những cơn gió Tây Nam, mạnh về tháng Tư, thổi thẳng vào đất liền. Tóm lại chuyên viên thủy đạo học nghĩ rằng một “vật” lênh đênh ngoài khơi sẽ giạt vào bờ. Một xác chết có phao nổi bao quanh lưng sẽ được gió thổi dạt mau hơn một “vật” như tôi đã trù liệu với nhà thủy đạo học.
Thế là Huelva được lựa chọn. Gần như chắc chắn xác chết sẽ trôi về bờ biển, nếu mọi việc diễn ra đúng thủ tục thường lệ, thi hài sẽ được trao cho phó lãnh sự Anh để đem chôn cất. Nhưng, như trên đã nói, chúng tôi tin tưởng điệp viên Đức với tài khéo léo nổi danh, sẽ làm đủ. mọi cách để tất cả giấy tờ tài liệu - hoặc các bản sao - phải lọt vào tay mật vụ Quốc xã. Chúng tôi hoàn toàn đặt tín nhiệm vào anh ta.
Có địa điểm cho xác chết đến đúng chỗ rồi, chúng tôi còn phải tìm phương tiện chuyên chở nữa. Không thể đem thả dù vì sợ gây thương tích, chỉ còn lại ba cách đưa nó xuống biển: tàu ngầm, thủy phi cơ hoặc một tiểu hạm hộ tống các đoàn tàu chạy dọc theo duyên hải Tây Ban Nha để tạm bứt ra để làm việc ấy.
Dĩ nhiên chỉ có tàu ngầm mới tiến sát vào bờ biển mà không sợ lộ tung tích. Tôi bèn yêu cầu vị Tham mưu phó Hải quân cho phép được thảo luận vấn đề với Đô đốc Barry, Tổng chỉ huy các tàu ngầm, dĩ nhiên tôi nói dự án chỉ mới ở trong vòng nghiên cứu cho kế hoạch, khi được tổ chức hoàn toàn rồi mới đệ trình lên các vị tham mưu trưởng tối cao.
https://thuviensach.vn
Đô đốc Barry hiểu ngay sáng kiến của Georges khả dĩ thực hiện, nên tôi được đàm thoại sơ bộ với vị Tham mưu trưởng của ông ta. Vị này cho rằng “Thịt Ba-tê” có thể chuyên chở trong một tàu ngầm trên đường đi Malte, vì các tàu này thường đem tới đảo đó những kiện hàng quan trọng nhưng không to lớn quá.
Chúng tôi bàn luận về chỗ đặt xác chết. Nên để ở phía trên hay bên trong tàu? Mặc dầu kích thước chiếc thùng hình ống (chừng hai thước bề dài và 60 phân đường kính) ông Tham mưu trưởng xét thấy có thể đặt trong hầm tàu rồi kéo lên qua chòi canh để vứt xuống biển. Như thế rất giản tiện cho công việc chúng tôi, vì chỉ cần có một chiếc thùng hình ống bằng kim khí thật kín không cần phải chịu đựng được sức nước ép, tức là loại thùng nhẹ và dễ kiếm. Còn phải biết rõ: xác chết chỉ có việc đặt trong một chiếc thùng loại thường suốt thời gian cần thiết sau khi rời phòng lạnh mà không bị thối rữa, hay phải để vào một thứ “bình thủy” vĩ đại?
Bởi thế, lại một lần nữa tôi đến hỏi ý kiến Sir Bernard. Theo ông, nhiệt độ trong thùng tương đối ít quan trọng nếu xác chết thực sự được đông lạnh khi đem đặt vào trong ống. Điều thiết yếu là tống xuất ra khỏi thùng càng nhiều càng hay chất dưỡng khí làm thối rữa mau chóng. Theo lời ông khuyên, phương pháp tốt nhất là dựng đứng chiếc thùng và đổ đầy chất tuyết thán khí, khi chảy tan ra chất tuyết thán khí ngăn cản khí trời lọt vào. Như thế, có thể thận trọng nhét xác chết vào rồi phủ thêm một lượt tuyết thán khí nữa. Nếu làm kỹ lưỡng, trong thùng sẽ còn rất ít dưỡng khí, thi hài rữa nát chậm đi, lúc vớt lên chẳng khác chi như đã bị ngâm nước nhiều ngày sau một tai nạn phi cơ xảy ra gần bờ biển.
Chúng tôi kiếm được một thùng ống làm bằng hai tấm tôn dày đúc liền lại ở giữa chèn chất ma thạch (ami- ante) phía trên có nắp kín bưng, mép đệm cao su với 16 đinh gai ốc gắn chặt. Mỗi đầu chiếc thùng đều có tay nắm để tiện bề chuyển vận vì tổng trọng lượng, kể cả xác chết vượt quá 185 kilô.
Để bổ túc bản bảo cáo về phần chuẩn bị này, tôi phải nói thêm là tôi đã đến thăm Đô Đốc Barby một lần nữa và cho ông hay kế hoạch tiến triển đều, và nếu được chấp thuận dứt khoát, chúng tôi muốn thực hiện chiến
https://thuviensach.vn
dịch vào cuối tháng Tư. Như vậy có lợi cho tàu ngầm vì lúc đó không có trăng tức là ít bị lộ vị trí khi đi gần bờ biển. Đô đốc quyết định cho sử dụng tàu ngầm Seraph, tàu này có thể hoãn ngày khởi hành sang Malte chừng mười lăm hôm và sẽ dùng thời gian đó để công tác trong hải phận Anh quốc.
Thật là may mắn cho chúng tôi. Đại úy Jewel chỉ huy tàu ngầm, cùng với thủy thủ đoàn đã có nhiều kinh nghiệm về chiến dịch đặc biệt liên quan đến các vụ đổ bộ lên Bắc Phi. Trong các công tác, Đại úy đã có lần tiếp nhận tướng Mark Clark đổ bộ lên bờ biển Bắc Phi để Tướng đó mật đàm với người Pháp xong rồi lại đến đón về.
Tôi dự thảo một “chương trình hành quân” cho Đại úy Jewell. Đô đốc Barry chấp thuận, nhưng theo lời khuyên nhủ của Đô đốc, Đại úy đến văn phòng Bộ Tham mưu để cùng chúng tôi bàn luận cặn kẽ mọi vấn đề. Tôi đưa cho Đại úy coi bản dự thảo sau đây:
CHIẾN DỊCH THỊT BA-TÊ
1) Mục tiêu: sắp đặt để một chiếc cặp đựng tài liệu trôi đến càng gần càng hay, tỉnh Huelva (Tây Ban Nha) trong tình trạng khiến người ta nghi ngờ cặp đó bị giạt vào bãi biển sau một tai nạn phi cơ ngoài biển, và chiếc cặp do một sĩ quan người Anh mang theo trên đường đi từ Tổng hành dinh của Đồng minh đến Bắc Phi.
2) Phương pháp: Một xác chết mặc đồng phục Thủy quân lục chiến đeo phao kiểu Mac West ngang lưng sẽ được tàu ngầm mang đến cùng với chiếc cặp và một xuồng cao su. Thi hài mặc quần áo sẵn sàng (bọc trong chiếc mền để tránh sự cọ sát) đặt vào một thùng ống kín mít, ngoài ghi nhãn hiệu “dụng cụ quang học”. Thùng ống dài gần hai thước, đường kính sáu mươi phân bên trong phẳng nhẵn. Phía trên mở, đóng do một chiếc nắp đậy kín bưng nhờ có vành mép đệm cao su vặn đinh ốc và vòng đai xiết chặt. Hai đầu thùng ống đều có tay nắm gập xuống được. Có thể nâng nhấc chiếc thùng bằng hai quai đó hoặc chỉ dùng một chiếc phía nắp nhưng tốt
https://thuviensach.vn
hơn đừng để quai nắm phía dưới phải chịu đựng tất cả sức nặng, vì mặc dầu thùng làm thép nhẹ, tổng trọng lượng vẫn lên tới 170 kilô. 3) Địa điểm: Xác chết được thả xuống nước càng gần bờ càng hay, và hết sức kế tỉnh Huelva càng tốt, ưu tiên cho phía Tây Bắc của sông Guadiana. Theo các cơ quan thủy đạo học, trong vùng này thủy triều chạy gần như song hành với bờ biển, vậy cố gắng chọn lúc gió tạt vào đất liền, đó là gió Tây Nam thường thổi lạnh trong mùa này. Kèm theo đây, bản tin tức sau cùng về thủy triều do cơ quan thủy đạo cung cấp.
4) Giao hàng: Kiện hàng sẽ được chuyển vận bằng đường bộ đến chỗ bốc xuống tàu vào ngày tháng thích nghi hết sức kế cận giờ khởi hành càng tốt. Chiếc cặp sẽ được trao cùng một lúc cho vị Đại úy thuyền trưởng. Chiếc xuồng cao su được đóng vào một bao riêng biệt.
5) Trù liệu về xác chết: Khi xác chết được đem ra khỏi ống chỉ cần luồn sợi dây “sên” của chiếc cặp vô thắt lưng áo mưa choàng ngoài thi hài. Dây “sên” thuộc loại mang sát người vòng quanh ngực thoát ra phía tay áo, hai đầu có khuy móc, một đính vào chiếc cặp, một để cài vào dây quấn vòng quanh mình. Chiếc vòng dây này phải luồn qua thắt lưng áo mưa, làm như vị sĩ quan có lòng buông lỏng cho được thoải mải khi ngồi trong phi cơ nhưng vẫn buộc liền bên sườn để đừng quên hoặc làm rơi xuống. Thế rồi xác chết được thả xuống nước cùng một lúc với chiếc xuồng cao su, xuồng này phải lềnh bềnh trôi khác hẳn với tốc độ của xác, vậy đừng quan tâm lắm đến vị trí lúc đặt nó xuống biển. Phải đặt gần thi hài nhưng nếu có thể, đừng gần quá.
6) Nhân vật nào ở Gibraltar được biết vụ này: Sẽ chuẩn bị báo trước cho Đô đốc chỉ huy quân cảng Gibraltar và sĩ quan tham mưu Phòng mật của ông. Ngoài ra không một người nào được biết vụ bí mật.
7) Thông báo tin tức: Nếu chiến dịch hoàn thành, gửi điệp văn báo cáo “Thịt ba-tê đã làm xong”. Nếu bức điện đánh từ Gibraltar, yêu cầu sĩ quan Tham mưu Phòng mật gửi thẳng riêng cho vị Giám đốc Sở Tình báo Hải quân. Nếu điện tín có thể gửi đi trước khi tới Gibraltar, phải làm đúng với chỉ thị của Đô Đốc Barry, tổng chỉ huy đội tàu ngầm.
https://thuviensach.vn
8) Hủy bỏ công tác: Nếu chiến dịch phải triệt bỏ, gửi điệp văn “Hủy bỏ Thịt Ba-tê”. Trong trường hợp này xác chết và thùng ống phải nhận chìm sâu dưới đáy biển. Thùng ống có thể nổi lên, vậy cần buộc chì nặng hoặc bơm nước đầy vào, và canh chừng kỹ lưỡng cho thi hài khỏi tuột thoát ra. Chiếc cặp phải trao cho sĩ quan Tham mưu Phòng Mật với chỉ thị đốt tài liệu mà không được mở ra coi, nếu không được thiêu hủy từ trước. Chiếc xuồng cao su cũng trao cho sĩ quan Phòng Mật để tùy nghi sử dụng.
9) Dứt bỏ kế hoạch: Nếu kế hoạch phải dứt bỏ, gửi càng sớm càng hay điệp văn “Chúng tôi từ bỏ Thịt Ba-tê” (xem mục 7 ở trên).
10) Che đậy: Điểm này rất quan trọng. Cho tới lúc chiến dịch hoàn tất thật sự, nhãn hiệu bên ngoài thùng ống “dụng cụ quang học” phải che đậy đầy đủ. Khi chiến dịch chấm dứt, nên giải thích như sau: Chúng ta muốn giương bẫy đánh lừa một điệp viên Đức rất mẫn cán trong vùng này và định lấy đủ bằng chứng có hại cho hắn rồi yêu cầu người Tây Ban Nha trục xuất hắn đi. Phải thuyết phục thủy thủ đoàn tin rằng việc giải quyết cho xong tên gián điệp nọ rất cần thiết, nếu khinh xuất không kín đáo về vụ đó, sau này gặp những trường hợp tương tự thì chẳng còn có thể yêu trách người Tây Ban Nha được nữa. Ngoài ra, không bao giờ biết mục đích của ta có đạt được chăng, vì tất cả vụ này phải được giữ kín giữa chúng ta và người Tây Ban Nha, nếu không chẳng thể nào làm áp lực thúc bách họ được nữa.
Thật vậy, chúng ta rất cần người Đức và người Tây Ban Nha giải đoán nhận xét những tài liệu trong cặp đúng theo với mục 1 kể trên. Nếu họ nghi ngờ tài liệu chỉ là mưu mô giả trá, sẽ có những hậu quả nghiêm trọng không thể lường được.
KÝ TÊN: E.E.S. MONTAGU
ĐẠI ÚY HẢI QUÂN HOÀNG GIA
Ngày 31 Tháng 3 Năm 1943
Đoạn chúng tôi thảo luận và hiệu chỉnh lại vài chi tiết của kế hoạch.
https://thuviensach.vn
Đồng thời với mọi sự sắp đặt nói trên, chúng tôi còn phải lo về phần việc quan trọng nhất trong vụ này. Phải cung cấp cho người Đức những tài liệu nào để dụ khi họ thay đổi chương trình bày binh bố trận? Làm thế nào để tài liệu đứng vững, đúng thực sự cho họ phải công nhận rằng chính xác?
Vì “những chi tiết bức thêu che đậy được toàn thể một tấm dệt” đúng như lời Pooch Bah nhân vật trong vở The Mikadol (Nhật Hoàng) của W. S. Gitbert. Tóm lại: Nước chấm ngon làm trôi được món cá ươn!
https://thuviensach.vn
4
Tài Liệu Chính Yếu
Một việc rõ rệt như ban ngày: nếu mục đích chính của tài liệu là đánh lừa người Đức đến độ buộc họ đương nhiên hành động thể theo đúng như tin tức ta cung cấp cho họ; tài liệu đó phải phát xuất ra từ những giới chức thật cao cấp. Những sơ hở hoặc tiết lộ do sĩ quan tầm thường đưa ra không đủ, ngay cả trường hợp khinh xuất của Tướng lãnh cấp dưới cỡ Thiếu tướng hoặc Đô Đốc gửi cho nhau cũng không đủ quan trọng cho Đức phải tin.
Nếu muốn thuyết phục Bộ Tham mưu Đức rằng mục tiêu sắp tới của chúng ta không phải là đảo Sicile, cần phải đưa cho họ một tài liệu được trao đổi giữa các sĩ quan có trách nhiệm về những kế hoạch thực sự, kế hoạch chủ yếu, và không phải là một kế hoạch phụ thuộc tức là kế hoạch ngụy tạo đánh lừa đối phương hoặc bổ túc hay che đậy kế hoạch chính.
Muốn chiến dịch đem lại kết quả mỹ mãn, tôi cần có một tài liệu do hai người nào đó viết cho nhau, cả hai đều được phe Đức biết tiếng tăm và biết có dự vào các việc cơ mật của Đồng minh.
Tôi bèn đề nghị với Tổng Tham mưu phó Hoàng gia, Đại tướng Sir Archibald Nye viết cho Đại tướng Alexander đang chỉ huy một lộ quân tại Tunisie dưới quyền Tướng Eisenhower ở Tổng hành dinh Thập bát lộ quân.
Thư viết theo giọng văn của “bạn già” gửi cho nhau, đại khái: “… nè bồ, tụi này cũng hiểu bồ gặp khó khăn, nhưng chúng tớ cũng vậy. Lão Tổng Tham mưu trưởng bó buộc phải bỏ rơi một vài yêu sách của bồ, mặc dầu bồ tha thiết nài nỉ. Có nhiều lý do quan trọng nên không thể làm vừa lòng bồ lúc này .v…v…” Tóm lại, loại thư riêng, thân mật trao đổi tin tức và giải thích cho nhau một vấn đề, không thể viết trong một công văn chính thức.
https://thuviensach.vn
Chỉ có loại thư này mới làm người Đức tin tưởng mục tiêu sắp tới của chúng ta không phải là đảo Sicile, và do một sĩ quan mang theo, vì không thể gửi trong vali chứa đầy giấy tờ chính thức như thường lệ vẫn gửi từ Anh sang cho các đạo quân chúng ta đang tác chiến.
Tôi cần nhắm vào các quan to, đoán trước các ngài sẽ thịnh nộ, và quả nhiên như vậy. Đúng thế, phần lớn những người dù khả năng phi thường, tài ba lỗi lạc cũng không nhận thức được rằng loại công tác này được bao quát nhiều nỗ lực khác thường, họ không thông cảm cho công tác đã được thực hiện với một tâm cơ trí trị đặc biệt và cùng một lúc vấn đề phải được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau.
Bạn là một sĩ quan tình báo Anh, bạn có một “đồng nghiệp” trong cơ sở Tình báo đối phương ở Berlin. Bên trên “đồng nghiệp” ấy còn có Bộ chỉ huy Đức. Nhưng điều mà người Anh, được đào luyện theo lối Anh, suy luận thế nào về một tài liệu, cái đó không quan trọng. Điều đáng kể là “đồng nghiệp” của bạn ở bên đối phương sẽ nghĩ ra sao với lối suy luận, với sự hiểu biết và theo lối đào tạo của họ khi nắm được tài liệu trong tay.
Bởi vậy nếu bạn muốn họ nghĩ thế này hay thế nọ, bạn phải đưa ra những dữ kiện đế buộc họ phải suy nghĩ theo như ý họ (chứ không phải theo như ý bạn). Nhưng họ có thể nghi ngờ và tìm kiếm bằng chứng. Bạn phải tưởng tượng đoán xem họ điều tra thế nào (chứ không phải bạn sẽ điều tra) rồi cung cấp những câu trả lời tương xứng cho họ hài lòng.
Nói một cách khác nên nhớ một người Đức không suy luận và phản ứng như một người Anh, vậy bạn cần phải đặt mình vào địa vị họ. Nhưng cũng đừng quên Bộ Tham mưu Hành quân Đức mà họ phải tường trình lên và thuyết phục nổi, thì kế hoạch của bạn mới thành tựu. Bộ Tham mưu Đức không biết hết nỗi khó khăn của Đồng minh, thí dụ họ không rõ chúng ta đang thiếu dụng cụ đổ bộ nên tưởng ta đủ lực mở một chiến địch nào đó trong khi chính Bộ Tham mưu Đồng minh không bao giờ dự trù đến.
Tóm lại, phải nhớ rằng các kế hoạch đều nhằm đánh lừa kẻ thù chứ không phải đánh lừa Bộ Tham mưu chúng ta. Thế nhưng có phải tất cả mọi
https://thuviensach.vn
người (nhất là mấy ông lớn) ai cũng biết nhớ điều ấy để hành động thích nghi cho đâu!
Do đó chúng tôi bắt đầu gặp những khó khăn. Trước khi kể những nỗi gian nan vất vả, xin có vài lời về “mục tiêu phụ” và “kế hoạch phụ” tức là mục tiêu kế hoạch ngụy tạo để che lấp nơi mình sắp tấn công và để đánh lừa đối phương.
Nếu không muốn địch quân tập trung nỗ lực chống lại cuộc đổ bộ của ta lên một mục tiêu được dự trù, cần phải tìm cách nhử kẻ thù mang hết cố gắng phòng thủ đi chỗ khác, nếu có thể, phải làm cho kẻ thù tin rằng ta sắp tấn công một nơi khác, một nơi mà chúng tôi gọi là “mục tiêu lừa địch”.
Như tôi đã nói, khi một chiến dịch được tổ chức, gần như không thể tránh được những tiết lộ, sơ hở. Những biện pháp an ninh nhằm ngăn ngừa kẻ thù dùng tiết lộ sơ hở đó để đoán biết mục tiêu thực sự, đôi khi có thể trở thành phương tiện thích hợp với mục đích đánh lừa đối phương tin vào một mục tiêu giả tạo.
Thí dụ: Nếu có sự tiết lộ về một cuộc đổ bộ lên đảo Lodofen (Na Uy, Bắc Âu châu) và nếu ta phân phát cho binh sĩ nón cát che nắng, kẻ thù sẽ phải đoán mục tiêu chính ở về miền nhiệt đới. Nếu tàu bè chở quân lính nhận được những bản đồ và dụng cụ chứng tỏ mục tiêu giả tạo của ta là hải cảng Dakar (Tây Phi châu) cơ quan tình báo Đức khi nắm được một vài tiết lộ về việc đó sẽ suy luận đúng theo ý muốn của ta, tức là tưởng rằng Đồng minh sắp đổ bộ lên Phi châu chứ không phải lên đảo Lodofen.
Mục tiêu giả tạo lý tưởng nhất là một nơi rất xa mục tiêu thật để đối phương rút hết cơ cấu phòng thủ hải lục không quân ra khỏi địa điểm ta định tấn công. Xin lấy một thí dụ vô lý quá đáng: Nếu ta định xâm lăng Bắc Phi mà kiếm được cách làm cho người Đức tin rằng ta sẽ đánh lên Na Uy! Họ sẽ dồn hết lực lượng lên Bắc Âu và không thể can thiệp vào chiến dịch thật sự của ta nữa.
Trên thực tế, mục tiêu giả tạo nhiều khi bắt buộc phải ở cùng một vùng với mục tiêu thật nên không thể nhử toàn thể đối phương đi một nơi khác. Thí dụ như năm 1942, Đồng minh đổ bộ lên Alger, ta có thể lừa địch mang hết phi cơ sang một mục tiêu giả ở phía Đông Bắc Phi, nhưng chắc
https://thuviensach.vn
chắn Hải quân Đức-Ý sẽ tiến về phía Tây để tấn công các đoàn tàu đổ bộ vì quân Anh-Mỹ chỉ có thể tiến vào Địa Trung Hải bằng lối Gibraltar (phía Tây) mà thôi. Do đó người ta thường phải sử dụng phương pháp thực hư cốt để kẻ thù lầm lẫn tin tưởng.
Áp dụng lý thuyết đó, chúng tôi có bổn phận cố gắng thuyết phục người Đức rằng Đồng minh sẽ không tấn công đảo Sicile để họ mang hết lực lượng tại nơi này đi tăng cường phòng thủ các địa điểm khác.
Nhận xét tình hình theo quan điểm Đồng minh, chúng tôi thấy có hai đạo quân kiểm soát toàn thể vùng Bắc Phi. Đạo thứ nhất dưới quyền Tướng Eisenhower đóng ở Algéri, cực Tây Địa Trung Hải. Đạo thứ nhì Thống chế Wilson chỉ huy, căn cứ ở Ai Cập, cực Đông Địa Trung Hải. Chúng tôi được biết Đồng minh có ý định dùng cả hai đạo quân này vào một chiến dịch mà thôi.
Tôi biết chắc như vậy vì nhiều lý do dài dòng không tiện kể ra đây, chỉ xin tóm tắt: Muốn tấn công lên đảo Sicile rồi đổ bộ vào đất Ý, cần phải có tất cả lực lượng Đồng minh hợp lại.
Ngoài vấn đề lục quân và không quân thực sự tham chiến, Đồng minh thiếu rất nhiều dụng cụ đổ bộ và còn phải dự trữ tàu bè chuyển vận, áp tải… để tiếp tế đạn dược thực phẩm, nên không thể nào mở hai chiến dịch một lúc.
Nhưng theo quan điểm người Đức, vấn đề đặt ra lại khác hẳn. Theo họ, Đồng minh có thể dùng đạo quân Eisenhower ở phía Tây để tấn công miền Nam nước Pháp mặc dầu trước đó có lẽ phải xâm chiếm các đảo Sicile, Sardaigne và Corse. Như thế rất nguy hiếm, vì nước Ý chưa bị xâm lăng, quân Đức sẽ dùng quốc gia này làm căn cứ phản công vào các đường tiếp tế Đồng minh. Ngoài ra, vẫn đạo quân ấy, hoặc đạo quân đóng ở Ai Cập cũng có thể dùng để đánh lên đất Ý, tuy nhiên nếu là đạo quân Eisenhower thì gần như bắt buộc phải chiếm đảo Sicile trước tiên đã. Sau hết rất có thể đạo quân phía Đông dùng vào việc xâm lăng Hy Lạp và tấn công miền Balkan.
Không có gì chứng tỏ người Đức đã biết chúng ta đang thiếu phương tiện đổ bộ, vậy dĩ nhiên họ dự trù chúng ta sắp mở hai cuộc tấn công: một ở
https://thuviensach.vn
phía Tây với đạo quân Eisenhower, và một ở phía Đông với quân của Thống chế Wilson.
Khi nghiên cứu lừa địch bằng chiến dịch “Thịt Ba-tê” lý luận của chúng tôi như sau: Vì phần lớn lực lượng Đồng minh đóng trên đất Tunisie, đừng có hòng người Đức tin rằng chúng ta sẽ cho các đoàn tàu chạy qua eo biển ngay trước mặt các phi trường của họ trên đảo Sicile. Bởi vậy muốn lừa địch bằng một mục tiêu giả tạo mục tiêu này phải nằm về phía Tây nước Ý.
Người ta đã chọn đảo Sardaigne làm mục tiêu giả cốt ý cho Đức thấy Đồng minh bỏ rơi Sicile để chiếm hai đảo Sardaigne và Corse làm bàn đạp tấn công vào các miền duyên hải Pháp và Ý.
Chúng tôi không có nhiều phương cách “trao tiết lộ” cho người Đức, hơn nữa biết phương cách nào đưa tới đích? Chúng tôi chỉ có một tài liệu duy nhất, vậy thì tiện đây dùng nó làm “một công đôi ba việc”.
Theo ý tôi, người Đức phải tin rằng đạo quân Wilson dưới quyền Tướng Montgomery sẽ xâm lăng Hy Lạp và tấn công Balkan thay vì tham dự chiến dịch của Tướng Eisenhower.
Tại sao đối phương lại không tin rằng Đồng minh mở hai cuộc tấn công ở cả hai phía Đông, Tây Địa Trung Hải nhỉ? Chúng tôi phải cố gắng làm cho họ tin như vậy, để phân tán lực lượng tản mác nhiều nơi, hơn là dựa vào trò lừa địch ta chỉ có thể nhử họ đến mục tiêu giả tạo là hòn đảo Sardaigne mà thôi.
Tôi bèn đề nghị: lá thư gửi cho Tướng Alexander sẽ tiết lộ ra có hai chiến dịch; một của Alexander dưới quyền Eisenhower đánh vào Sardaigne và có lẽ vào cả đảo Corse, thứ nhì của Wilson đánh vào Hy Lạp. Tôi còn gợi ý để bức thư nói: Đồng minh đang cố gắng làm cho Đức tin rằng chúng ta sắp xâm lăng Sicile.
Theo ý tôi, cái khoái nhất trong vụ này là nếu chẳng may kế hoạch thực sự của ta bị tiết lộ, người Đức sẽ coi sự tiết lộ đó là một chiến dịch giả tạo như đã báo trong bức thư. Nếu họ “mắc bẫy cò ke” vì bức thư đó rồi, họ sẽ không thèm tin vào các tin mật thực sự nữa.
https://thuviensach.vn
Đề nghị của chúng tôi trình lên các quan to trong Bộ Tham mưu, và khó khăn rắc rối bắt đầu. Rất ít người biết đến kế hoạch của chúng tôi, nhất là bản dự thảo lá thư cho ngài Tổng Tham mưu phó ký tên. Chúng tôi đã tránh việc đệ trình theo hệ thống quản giai, vậy mà vẫn có vài ông lớn xem qua, tưởng mình thành thạo tâm lý Đức lắm, nhún vai gạt phắt: “Cao vọng quá, không được đâu! Tốt hơn, viết một bức thư thường rồi đề sai ngày giờ hành quân… Không đánh lừa tụi Đức bằng vụ này được đâu, chỉ tổ làm chúng chú trọng đến Sicile. Mà không được dùng Sardaigne làm mục tiêu giả tạo, vì như vậy, khi lộ tẩy, bọn Đức sẽ biết ngay là đảo Sicile…”
Kỳ công của chiến dịch “Thịt Ba-tê” có lẽ là thuyết phục nổi các sếp tôi vững bụng vào cơ hội ngàn năm một thuở, vậy cần phải cao vọng mới có kết quả. Thật là đánh lừa đối phương không khó khăn bằng làm cho các sếp tin tưởng vào thành công.
May thay, ít hôm sau, chính Đại tướng Tổng tham mưu phó Sir Archibald Nye thấy hay hay, tự ý xông vào, dựa theo bản dự thảo của tôi, viết một bức thư mà ông tưởng “đúng điệu” lắm nhưng than ôi, mặc dầu ngài cố gắng viết sát thực sự, bức thư của ngài khó làm cho địch tin nổi, vì đó là một thứ công văn thường gửi lối chính thức chứ không ai lại đưa cho một sĩ quan bỏ túi mang đi. Bị phê bình, Tướng Archibald tức khí viết lại, và sản xuất ra một lá thư tuyệt hảo. Muốn cho xôm trò lừa dối và phòng xa trường hợp đối phương nghe thấy chữ Husky (ký hiệu thực sự cho cuộc tấn công Sicile) ông dùng luôn biệt danh này để chỉ định trận đổ bộ lên Hy Lạp ở phía Đông và bịa ra tên Brimstono đặt cho chiến dịch phía Tây lên đảo Sardaigne.
Đây là mẫu thư của ông:
Bộ chiến tranh
Whitehall, London
Điện thoại Whitehall 9400
THƯ RlÊNG VÀ TỐI MẬT
Ngày 23 tháng 4 năm 1943
Tổng Tham mưu phó
https://thuviensach.vn
kinh gửi: Đại tướng Harold Alexander, Tổng Hành Dinh Quân đoàn 18 Anh Alex thân mến,
Nhân dịp có một sĩ quan của Mountbatten sang bên đó tôi giải thích cho anh rõ nguyên nhân các bức điện văn của chúng tôi liên quan đến chiến dịch ở Địa Trung Hải và các kế hoạch phụ thuộc.
Có thể anh nhận thấy quyết định chúng tôi độc đoán, nhưng tôi đoan chắc với anh rằng Ủy ban Tham mưu trưởng đã cứu xét kỹ lưỡng các đề nghị của anh và của Jumbo (Jumbo là biệt danh của Henry Wilson, Tổng Tư lệnh Đồng minh ở Trung Đông).
Theo tin tức mới nhất, quân Đức đã tăng cường phòng thủ ở Hy Lạp và đảo Grète. Lão Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Gia cho rằng lực lượng chúng ta không đủ để mở cuộc tấn công. Ủy Ban Tham mưu đã quyết định tăng cường cho sư đoàn 5 một lữ đoàn nhằm đổ bộ lên phía Nam mũi Araxos, và cho sư đoàn 56 cùng một lữ đoàn nữa để tấn công Kalamatas. Chúng tôi đang tập trung quân lính và dụng cụ cần thiết.
Jumbo có đề nghị lựa Sicile làm mục tiêu giả tạo cho Husky, nhưng chúng tôi đã dùng nó cho chiến dịch Brimstone rồi.
Ủy ban Tham mưu đã nghiên cứu lại cặn kẽ vấn đề, vì đã có những sửa soạn ở Algérie, thao luyện hải quân ở bờ biển Tunisie và oanh tạc các phi trường Sicile, nên nhất định dùng Sicile làm mục tiêu lừa địch cho chiến dịch Brimstone.
Thực vậy, có nhiều hy vọng bọn Đức tưởng rằng ta sẽ tấn công Sicile, vì đối với chúng, đó là một mục tiêu dĩ nhiên, một căn cứ hiểm yếu. Ngoài ra rất khó lòng làm cho Đức tin rằng chúng ta sửa soạn gắt gao ở miền Đông Địa Trung Hải cũng để nhằm vào Sicile. Bởi thế nên tôi đã nói với Wilson: cần phải có một kế hoạch lừa địch gần hơn, như quần đảo Dodecanèse chẳng hạn. Bang giao giữa ta với Thổ Nhĩ Kỳ được cải thiện rõ rệt, chắc bọn Ý phải lo lắng về vấn đề quần đảo này.
Tôi nghĩ rằng anh cũng đồng ý như vậy. Tôi biết anh sắp bận lắm và ít có dịp bàn luận với Eisenhower về các chiến dịch sắp tới, nhưng nếu anh muốn ủng hộ đề nghị của Wilson, xin anh báo trước cho chúng tôi càng sớm càng hay, vì thời gian thúc bách lắm rồi.
https://thuviensach.vn
Tôi rất tiếc ở đây không thỏa mãn anh về vấn đề bổ nhiệm vị chỉ huy Lữ đoàn vệ binh. Người của anh đang bị cúm có lẽ phải dưỡng bịnh hàng tuần. Chúng tôi thay thể bằng Porster mà anh cũng quen biết. Y đã từng chỉ huy xuất sắc một lữ đoàn ở bên Anh và tôi tin y rất xứng đáng.
Chắc anh đang ngán quả về vụ huy chương “Purple Hearts”, của Hoa Kỳ. Tất cả chúng tôi đồng ý không nên làm phật lòng các bạn Mỹ, nhưng vấn đề thật rắc rối. Nếu một vài đơn vị chúng ta được thưởng huy chương đó chỉ vì chiến đấu sát cánh với quân lính Hoa Kỳ, việc này sẽ gây ra bất mãn cho các đơn vị hành quân ở nơi khác vất vả cực nhọc không kém, có khi còn hơn.
Theo ý tôi, nên từ chối đề nghị của người Mỹ và giải thích rằng sẽ gây ra thiên vị. Vấn đề này sẽ được đem ra mổ xẻ trong phiên họp Tham mưu trưởng sắp tới và quyết định ra sao anh sẽ được biết ngay. Chúc anh may mắn.
Thân gửi,
Archibald Nye
Không thể nào viết hay hơn! Chỉ có một người thông thạo các chương trình hành quân mới trình bày rõ ràng như thế. Nhờ lối viết bóng bẩy làm cho người Đức phải tin, bức thư này nói rõ sẽ có cuộc hành quân đổ bộ lên Hy Lạp ở phía Đông Địa Trung Hải. Thư còn chỉ rõ ta muốn cho bọn Đức tưởng chiến dịch phía Tây nhằm đảo Sicile (tức là đảo này không thể nào thành mục tiêu thực sự). Tất cả đều viết lối bán chính thức bạn cũ gửi cho nhau trong đó có vài điều riêng tư nên không thể chuyển bằng lối công văn thường lệ.
Có hai điều làm cho tôi băn khoăn:
• Thứ nhất, vì biết người Đức quá, tôi muốn chắc nịch họ phải đinh ninh trong đầu óc về một mục tiêu rõ rệt liên quan đến kế hoạch chúng ta ở phía Tây. Nhưng các quan to trong Bộ Tham mưu phản đối không cho đả động đến tên đảo Sardaigne trong bức thư. Các quan bảo: “Nếu mưu mô bại lộ thì lòi ngay ra tên đảo Sicile cho người Đức biết ngay.” Tuy nhiên nhờ có Thủ tướng đồng ý, tôi kiếm được cách nói xa xôi đến tên đảo này
https://thuviensach.vn
trong một bức thư để Huân tước Louis Mountbatten ký. Câu bóng gió ám chỉ này độc giả sẽ thấy trong chương sau, có lợi vô chừng cho chiến dịch “Thịt Ba-tê”.
• Thứ nhì, ít quan trọng hơn. Tôi muốn gài vào trong thư một chi tiết hợp với lối suy tưởng của người Đức khi họ đọc thấy. Theo tôi, bình thường người ta sẵn sàng để tin một tài liệu trong đó đã biết một phần rồi. Vậy thì tốt hơn hết bức thư nên có một đoạn khôi hài chế diễu Tướng Montgomery, loại châm biếm thô kệch của người Đức! Tướng Archibald có thể hỏi Tướng Alexander: “Monty có điều gì trắc trở mà cả tuần nay không thấy ban nhật lệnh nữa?” Nguyên do, hồi gần đây Đại tướng Montgomery (gọi tắt thân mật là Monty) ban ra một lô nhật lệnh để cổ vũ quân sĩ, và bị nhiều người đùa cợt chế nhạo.
Thế nhưng, cho đến ngày nay tôi vẫn không hiểu vì sao các ông lớn trong Bộ Tham mưu cương quyết gạt bỏ đề nghị của tôi. Tôi công nhận đề nghị này không phải là tuyệt hảo, và bị từ chối cũng chẳng thiệt hại gì, nhưng nếu gài được nó vào trong thư, chắc người Đức sẽ thưởng thức khoái trá lắm!
Thư của Sir Archibald gửi cho “Anh Alex thân mến” và do ông ký tên được đánh máy trên giấy viết thư riêng của ông rồi cho vào hai phong bì đóng dấu xi theo thường lệ.
Thế là tài liệu chính yếu đã sẵn sàng.
https://thuviensach.vn
5
Thiếu Tá William Martin, Thủy Quân Lục Chiến
Trong khi sửa soạn tài liệu chúng tôi gọi là “bức thư chính yếu”, còn phải lo lắng về “người” mang lá thư ấy đi.
Câu hỏi đầu tiên của đối thủ chúng tôi bên Berlin hiển nhiên là: “Làm sao bức thư lại tới Huelva được”? Đồng ý, đúng là một lá thư giao cho một sĩ quan mang đi chứ không gửi theo lối chính thức, nhưng sĩ quan tình bảo Đức sẽ hỏi nữa: “Bức thư có thật do một sĩ quan mang đi? người đó có giống như một sĩ quan không?
Bởi vậy, trước hết chúng tôi phải làm thế nào cho xác chết đúng là thi hài một sĩ quan. Người chết không có bộ quân phục nào khả dĩ cho chúng tôi sử dụng, hơn nữa muốn đề phòng cẩn thận và giữ lời hứa không tiết lộ lý lịch, chúng tôi cần phải kiếm cho ông ta một bộ đồ mới!
Chúng tôi căn cứ vào nguyên tắc “xác chết, trong vai trò mới này, phải là của một sĩ quan lục quân”, vì tôi dựa vào sự kiện ông ta mang bức thư của Tổng Tham mưu phó gửi cho Tổng Tư lệnh một đạo quân và cũng vì trong thời chiến bộ binh có nhiều quân số, khó lòng mà dò xét ra được. Tuy nhiên sau đó tôi phải gạt bỏ ý định này vì lý do sau đây: Khi xác chết giạt vào bờ biển Tây Ban Nha, tùy viên quân sự Anh ở Madrid sẽ trao đổi báo cáo, chỉ thị với các cơ quan tại London.
Theo thường lệ, thư từ giấy má các nơi gửi về do phòng Công văn cơ quan liên hệ nhận, rồi tùy theo công vụ, tự động phân phát ngay cho các sĩ quan hoặc Nha sở có trách nhiệm giải quyết. Văn thư được phân phối theo những bản danh sách đã định sẵn, nên tất cả điện văn báo tin khám phá ra một thi hài đều được gửi thẳng đến một sở chuyên môn phụ trách việc đó
https://thuviensach.vn
và lập tức thông đạt cho nhiều người. Những công điện, giấy tờ bổ túc cho tin tức này cũng theo chu kỳ đó mà nhận rồi luân lưu đi!
Ngược lại, theo quy tắc hiện hành ở Bộ Hải quân, tôi có thể dàn xếp với ông Chánh Sở Mật trong bộ để tránh việc phân phối quá máy móc, và công văn giấy tờ liên quan tới chiến dịch “Thịt Ba-tê” sẽ giao thẳng cho một mình tôi. Việc dàn xếp này sẽ không gây ra bàn tán và cũng không cần giải thích lý do.
Với tổ chức của Bộ Lục quân, dễ gì người ta giao thẳng thư tín cho riêng tôi hoặc cho một đồng nghiệp của tôi trong bộ đó. Bởi thế, tôi quyết định xác chết thuộc về Hải quân chứ không ở Lục quân nữa, và lập tức một số vấn đề xảy ra. Vì việc chuyển cái xác đó không dễ dàng cho lắm. Một sĩ quan Bộ binh dùng phi cơ (như chúng tôi đã trù liệu) đi từ London đến Tổng hành dinh Bắc Phi, có thể mặc quần áo “dã chiến”, còn sĩ quan Hải quân phải bận đồng phục của binh chủng này. Nhưng nếu bộ đồ dã chiến không cần ăn khớp với tầm vóc người, thì trái lại đồng phục của Hải quân phải may theo đúng kích thước. Chúng tôi rùng mình nghĩ đến cảnh tượng anh chàng thợ may Gives được mời đến đo cắt, may khâu rồi thử quần áo cho một xác chết! Không được! Đành phải bỏ ý kiến này.
Chỉ còn mỗi một cách đặt ông “Sĩ quan” này dưới quyền kiểm soát của Bộ Hải quân, tức là cho ông ta vào binh chủng Thủy quân Lục chiến! Như thế giải quyết xong vấn đề đồng phục nhưng lại gây ra nhiều khó khăn khác. Trước đây chúng tôi đã nhắm vào việc Bộ binh trong thời chiến, quân số nhiều, các sĩ quan không thể biết nhau hết cả, trái lại Thủy quân Lục chiến là một binh chủng nhỏ, sĩ quan nếu không quen thì cũng biết tiếng nhau. Trở ngại thứ nhì: kiếm ra một tấm ảnh. Vì nhiều lý do không thể có được một tấm hình người chết để dán lên thẻ căn cước phù hợp với vai trò mới của ông ta. Các sĩ quan Bộ binh khi xuất ngoại không cần đem theo căn cước quân sự có dán hình, ngược lại sĩ quan Hải quân bắt buộc phải có.
Chúng tôi bàn cãi rất lâu về những vấn đề này. Sĩ quan Thủy quân Lục chiến không nhiều lắm, nếu người Tây Ban Nha bắt được thi hài rồi gửi về Gibraltar mai táng dọc đường dễ bị lộ tẩy hơn là một xác chết của sĩ quan Bộ binh. Đó là một mối lo nguy hại, nhưng không thể nào làm hơn được,
https://thuviensach.vn
chúng tôi đành chấp nhận, hy vọng vào quãng đường từ Huelva đến Gibraltar không xa lắm nên cứ liều cho “sĩ quan” ở trong Hải quân. Chúng tôi bèn cố vượt trở ngại để kiếm ra một tấm hình, nhưng không ngờ lại khó khăn quá sức. Thoạt tiên, đã tính giải quyết bằng cách chụp ngay xác chết: lấy tấm hình căn cước, nhưng kết quả hoàn toàn thất bại. Người ta thường nói: một tấm ảnh trông như hình người chết, chẳng biết có đúng hay không, nhưng tôi dám thách bất cứ ai chụp được một người chết có vẻ người sống!
Chúng tôi đành chia nhau đi tìm kiếm xem có ai giống như đúc hoặc khá giống ông ta để xin một tấm ảnh dùng vào việc cần thiết. Một điều hơi ngạc nhiên: vẻ mặt ông ta không có điểm nào đặc biệt khác hẳn với mọi người trong đám đông, vậy mà trong đám đông chúng tôi không tài nào kiếm ra lấy một người hao hao giống ông ta! Ngày nọ qua ngày kia, chúng tôi lêu đêu phố phường trố mắt nhìn khách bộ hành xem có ai mặt mũi phảng phất như người chết để rồi kiếm cớ xin chụp ảnh, nhưng vô hiệu.
Cuối cùng tôi tìm một sĩ quan Hải quân trẻ tuổi - chẳng nhớ bịa ra lý do nào - yêu cầu anh ta khoác áo ngoài rồi chụp ảnh. Kết quả không tốt đẹp lắm, nhưng nghĩ rằng nhiếp ảnh gia của quân đội chụp cho binh sĩ, tấm hình bao giờ cũng thiểu não, nên nhất định cho là cũng tàm tạm được.
Thế rồi, trong một buổi họp về một công tác khác, tình cờ tôi ngồi đối diện với một chàng giống in hệt người chết, mới coi tưởng anh em song thai! Tôi yêu cầu chụp ảnh, anh ta vui lòng, thế là thoát được khó khăn thứ nhì.
Điểm sau cùng phải giải quyết là đặt cho “sĩ quan” của tôi một danh xưng và cấp bậc. Theo ý riêng, thật vô lý nếu ủy thác cho một sĩ quan cấp úy mang theo loại “thư tín chính yếu”. Và cũng không thể cho ông ta còn trẻ quá làm sao ở địa vị lớn mà các bạn đồng đội không biết rõ tiếng tăm? Tôi bèn cho ông làm Đại úy giữ nhiệm vụ Thiếu tá, rồi giở số danh bạ của Hải quân tra cứu tỉ mỉ tên tuổi các sĩ quan Thủy quân Lục chiến. Tới một trang gồm nhiều quân nhân cấp bậc sấp sỉ úy, tá và tất cả mang tên họ Martin (một họ rất thông thường ở bên Anh-Pháp như những họ Nguyễn, Trần bên Việt Nam), tôi mừng quá, thật là tuyệt: nếu trong những buổi mạn
https://thuviensach.vn
đàm ở câu lạc bộ có nêu ra cái chết của “Thiếu tá Martin” hy vọng rằng các sĩ quan hiện diện không phải tất cả đều quen biết những ông Martin trong Thủy quân Lục chiến. Ngược lại, nếu có ai lờ mờ nhớ ra, còn có những chữ tên và đệm viết tắt, làm người ta nghi ngờ do dự chưa chắc đã gửi thư chia buồn. (Nên nhớ: trái với người Việt Nam, người Âu châu viết tên rồi mới đến họ, thí dụ William Martin hay Jean Dupont. William và Jean là tên còn Martin và Dupont là họ. Trừ những trường hợp thân mật như vợ chồng, bạn thân… người ta gọi nhau bằng họ chứ không bằng tên).
Tôi cho thêm biệt danh William cũng rất thông thường, thế là vị sĩ quan của chúng tôi trở thành Đại úy kiêm nhiệm chức vụ Thiếu tá William Martin trong Thủy quân Lục chiến, với sự chấp thuận của Tướng chỉ huy trưởng T. Q. L. G cho gia nhập binh chủng này. Đoạn tôi làm các việc cần thiết để phòng sau này có khi phải nhờ đến Sở quân lương của T. Q. L. G. Tôi kiếm một tấm thẻ căn cước mới nguyên, chưa điền tên và suốt ngày mài vào ống quần cho cũ và bóng như đã đem xài từ lâu. Hì hục như vậy trong nhiều ngày, tấm thẻ coi tàm tạm được thì nay thêm ra ý nghĩ: Tại sao Thiếu tá Martin lại không đánh mất bản chính rồi có một phó bản? Tôi bèn lấy một tấm khác dán ảnh vào, điền tên họ ngày, nơi sinh vào chỗ trống rồi ký thay Thiếu tá Martin, đoạn xin các chữ ký chính thức cần thiết và ghi rõ ngày cấp mồng hai tháng Hai năm 1943 cùng với hàng chữ: “Bản sao thay thế cho bản chính số 09050 đã khai thất lạc”.
Những con số đó lấy trong tấm căn cước của chính tôi nên tiện quá, tránh được rắc rối nếu sau này có ai điều tra. Sau hết, tôi dán con niêm đóng dấu hẳn hoi và quyết định lấy “Tổng hành dinh Liên quân” làm “đơn vị gốc” cho Thiếu tá Martin, vì những lý do sẽ trình bày sau. Tôi đặt sinh quán cho ông ta ở Cardiff, và tiếp tục làm cho tấm thẻ già nua đúng tuổi bằng cách mài nó vào ống quần.
Lý lịch nhân vật Martin xong rồi, bất cứ người nào thấy xác chết, coi thẻ căn cước sẽ biết ông là ai. Nhưng tôi chắc điệp viên Đức ở Huelva, Madrid và Berlin đều muốn hiểu tại sao Thiếu tá Martin lại đi Bắc Phi? Nếu ta đưa thêm cho họ một yếu tố trả lời câu hỏi này, người Đức sẽ tin tưởng “lá thư chính yếu” nói trên hơn nữa.
https://thuviensach.vn
Tại sao lại gửi một sĩ quan Thủy quân Lục chiến sang Bắc Phi bằng máy bay? Và trong trường hợp nào ông Tổng Tham mưu phó lại biết vụ đó để nhân cơ hội, ủy thác mang một lá thư quan trọng? Tại sao? Suy nghĩ mãi, mới tìm được một lý do tạm xuôi tai: Một chiến dịch đang được tổ chức để tấn công vào một bờ biển có đồn lũy phòng thủ kiên cố, cần phải biết cách sử dụng phương tiện đổ bộ. Rất có thể gặp khiếm khuyết, trở ngại trong lúc huấn luyện tập dượt nên bắt buộc phải kêu gọi đến kinh nghiệm của một chuyên viên lành nghề. Thiếu tá Martin sẽ là chuyên viên đó, và chúng tôi nhất định cấp cho ông ta một tài liệu chứng minh rõ rệt tài nghệ của ông ta.
Tôi bèn dự thảo một bức thư đề Huân tước Louis Mountbatten, chỉ huy các Chiến dịch Liên quân gửi cho Đô Đốc Andrew Cunningham Tổng Tư lệnh tại Địa Trung Hải.
Nội dung bức thư như sau:
Tổng Hành dinh
Các chiến dịch Liên quân.
Ngày 21 tháng 4 năm 1943
Kính gửi: Đô Đốc A.B. Cunningham, Tổng Tư lệnh tại Địa Trung Hải. Tổng hành dinh Lực lượng Đồng minh, Alger
Đô Đốc thân hữu!
Tôi đã hứa với ông Tổng Tham mưu phó rằng Thiếu tá Martin sẽ thu xếp với Đô đốc để chuyển giao cho Tướng Alexander một bức thư do Thiếu tá mang theo. Bức mật thư này thuộc loại tối khẩn có nhiều đoạn không để người khác trong Bộ Chiến tranh coi được nên không thể gửi theo lối chính thức. Tôi trông cậy Đô đốc cho chuyển thư đó đi ngay bằng phương tiện nào chắc chắn nhất.
Tôi tin Thiếu tá Martin là người được việc cho Đô đốc. Mới thoạt trông, y có vẻ khiêm nhượng rụt rè, nhưng thực ra y rất lành nghề. Y có thị giác xét nghiệm còn đúng hơn vài người chúng ta về các biến chuyển trong trận đánh Dieppe, và y đã theo sát các cuộc thí nghiệm ở Ecosse với thuyền bè dụng cụ đổ bộ tân kỳ nhất.
https://thuviensach.vn
Xin Đô đốc vui lòng cho y về với tôi ngay sau khi mở cuộc tấn công. Khi về, y có thể mang cho chúng tôi vài con cá mòi, ở đây muốn mua phải có thẻ tiếp tế!
Thân ái chào Đô đốc
Lonis Mountbatten
Tôi khá thỏa mãn về lá thư này vì đã giải thích được lý do tại sao “bức thư chính yếu” lại nằm trong tay Thiếu tá Martin, và tại sao không được gửi theo lối chính thức, đồng thời tại sao Martin phải đi bằng phi cơ?
Và cũng vì ngài Thủ tướng bảo rằng dù chiến dịch thất bại có làm tiết lộ đảo Sicile hay không cũng chẳng lấy gì làm quan trọng, tôi đã có dịp nói bóng gió đến đảo Sardaigne, nhờ lối dùng động từ ám chỉ để lưu ý bọn Đức. Lối “chơi chữ” này tuy hơi ép gượng nhưng người Đức sẽ nhận ra và hiểu ngay. Và câu khôi hài chỉ định đảo Sardaigne sau này sẽ đóng một vai trò trong sự thành công của chúng tôi. Ngoài ra, bức thư còn chứa đựng một mưu thâm nữa. Tôi chắc chắn người Đức sẽ nắm được “thư chính yếu” hoặc ít ra là một bản sao. Nhưng lỡ ra họ chỉ vớ được một bản tóm lược các tài liệu bổ túc thì làm thế nào? Tôi muốn họ chiếm được toàn vẹn bức thư thứ nhì, muốn Berlin biết đoạn khôi hài ám chỉ đảo Sardaigne và cả những lý do tại sao sĩ quan, trái hẳn với thường lệ, lại đi bằng phi cơ và mang theo “lá thư chính yếu”.
Bởi thế tôi mới cài thêm đoạn nói về cuộc đổ bộ lên Dieppe, tin tưởng không một điệp viên Đức nào lại quên thông báo lên cấp trên những điều mà họ cho là ông chỉ huy Chiến dịch Liên quân thú nhận trận đánh lên Dieppe không được tốt đẹp như ta mong đợi.
Dù sao đi nữa, sau khi chiến tranh kết liễu mớ hồ sơ của phe bại trận, chúng tôi chỉ thấy, ngoài “bức thư chính yếu”, bản sao lá thư thứ nhì là tài liệu duy nhất của Martin mà thôi. Và được biết Sở Phản gián Đức ở Berlin đã nghiên cứu kỹ lưỡng tài liệu đó.
Bức thư được đánh máy ngay trong Bộ Tham mưu Chiến dịch Liên quân, do Huân tước Louis Mountballen ký tên, có vào sổ lấy số đàng hoàng. Sau cùng chúng tôi cho Thiếu tá Martin một bức thư bổ túc nữa,
https://thuviensach.vn
cùng với các giấy tờ, thư tín riêng của ông ta. Tại sao phải bổ túc? Vì có một điểm làm cho tôi băn khoăn: Một sĩ quan có thể bỏ hai phong bì cỡ thường vào túi áo hoặc vali riêng của mình, dù rằng thư mật. Nếu Thiếu tá Martin làm như vậy, rất có thể người Tây Ban Nha không tìm thấy trước khi trao trả xác chết. Chúng tôi không muốn rồi đây điệp viên Đức nguyền rủa bọn đàn em Tây Ban Nha sao không lục soát kỹ càng các túi Martin.
Vậy phải làm thế nào tìm ra duyên cớ buộc Martin phải mang thư trong chiếc cặp. May thay, đúng thời gian đó có một cuốn sách nhỏ do Hillary Saunders viết về các toán quân xung kích, sắp xuất bản tại Anh quốc, một ấn bản Hoa Kỳ cũng được phát hành đồng thời. Suy nghĩ kỹ xét ra rất có lý nếu Louis Mountbatten viết thư yêu cầu Tướng Eisenhower viết cho cuốn này một bài tựa. Vậy còn ngần ngại gì không thảo một lá thư nói về vụ đó, kèm theo các bản in thử với hình ảnh định đăng trong cuốn sách? Lợi dụng dịp này, tôi đưa nhẹ vài đoạn chứng tỏ Thiếu tá Martin là một sĩ quan đáng tín nhiệm.
Đây là nội dung lá thư bổ túc:
Bộ Tham mưu các Chiến dịch Liên quân
1A, Richémond Terrace.
Whitehall S.W.I
Ngày 22 tháng 4 năm 1913
Kính gửi: Đại tướng Dwight Eisenhower, Tổng Hành dinh lực lượng Đồng minh
Alger
Đại tướng thân hữu!
Tôi gửi theo đây hai ấn phẩm cuốn sách nói về hoạt động của những toán xung kích Anh-Mỹ, đính kèm một tập ảnh sẽ in vào trong đó. Cuốn sách do Hillary St. Teorges Saunders viết. Hillary Saunders là người Anh tác giả cuốn “Chiến trận Anh quốc” và những cuốn khác từng vang danh ở nước Anh cũng như bên quý quốc. Ấn bản sắp phát hành bên Hoa Kỳ, trước khi in xong đã được mua trên 1.500.000 cuốn, và tôi biết nhà đương cục Mỹ sẽ cho phổ biến rộng rãi trong quân đội Hoa Kỳ.
https://thuviensach.vn
Sở Thông tin Anh tại Washington cho hay đang muốn được Đại tướng viết cho một thông điệp để quảng cáo cuốn sách và hình như đã gửi lời thỉnh cầu Đại tướng việc đó qua trung gian chính quyền Mỹ.
Tôi gửi đến Đại tướng những bản in thử do một sĩ quan tham mưu của tôi mang đi, Thiếu tá Martin, trong Thủy quân Lục chiến.
Khỏi cần nói Đại tướng cũng hiểu chúng tôi rất cảm ơn ngài về lời tựa, tôi cũng biết lúc này Đại tướng bận rộn về những công việc quan trọng hơn, nhưng hy vọng Đại tướng bớt chút thì giờ để biểu thị tôn ý tán đồng cuốn nọ, cho sách được phổ biến rộng rãi, đó cũng là một cách dự phần vào sự hợp tác chặt chẽ giữa hai Quốc gia chúng ta.
Chúng tôi hân hoan khâm phục những thắng lợi vẻ vang của Đại tướng và tất cả đều mong mỏi được góp sức với ngài.
Đại tướng có thể phóng tâm thảo luận, khỏi cần dè dặt với Thiếu tá Martin về mọi vấn đề, vì Martin được tôi hoàn toàn tin cậy.
Thân ái chào Đại tướng
Louis Mountbatten
Thư này cũng được huân tước Louis ký, cho vào phong bì lớn cùng với các ấn bản và hình ảnh liên hệ, thư đó chứng minh hoàn toàn lý do Martin sử dụng chiếc cặp để mang tất cả những tài liệu chính thức.
Nội vụ vẫn chưa được giải quyết đầy đủ. Chúng tôi đã tìm được cách trình bày tài liệu chính thức cho người Tây Ban Nha tin tưởng, và chắc chắn tài liệu sẽ bị khám phá, nhưng liệu chúng tôi có tinh khôn láu lỉnh quá không?
Đang tự mãn khen ngợi lẫn nhau khéo léo thì sực nhớ ra một điều đảng lo: Làm thế nào để chắc chắn xác chết và chiếc cặp sẽ cùng tới Huelva? Dĩ nhiên có thể đặt quai cặp vào trong bàn tay Thiếu tá Martin. Thế nhưng việc này quan trọng quá, vả lại nhiều hậu quả bất ngờ, tôi không dám liều lĩnh, lỡ các ngón tay duỗi ra, chiếc cặp rớt khỏi trôi đi xa hoặc chìm xuống biển thì sao?
Tôi đi dò hỏi cho biết tình trạng cứng rắn của một xác chết, nhưng một thi hài được ướp lạnh cứng rồi lại để tan giá có nhiều hậu quả không biết
https://thuviensach.vn
thế nào lường được. Chúng tôi chỉ tìm ra được một phương pháp nhưng không hài lòng chút nào, vả lại là điểm duy nhất nghe ra quá ngụy tạo. Chúng tôi độ chừng một sĩ quan mang giấy tờ tối mật và quan trọng có thể móc quai cặp vào loại giây “sên” bằng kim khí bọc da như những thâu ngân viên Ngân hàng vẫn dùng, luồn qua ống tay áo để bên ngoài thoạt trông không thấy được và để ngăn ngừa kẻ gian cướp giật. Thật ra thì vô lý, khó tin vì tôi biết sĩ quan Anh không có thói quen như vậy. Nhưng làm thế nào được, đành liều may rủi, hy vọng bọn Đức khờ khạo nhắm mắt bỏ qua điểm này. Rất có thể họ không biết: chẳng bao giờ một sĩ quan Anh lại dùng phương pháp đó để bảo vệ an ninh cho tài liệu mật.
Vậy nhất định liều sử dụng sợi giây “sên”. Như trên đã nói trong Huấn thị cho Đại úy Hải quân Je Weil, Thiếu tá Martin ngồi trên phi cơ không ôm chiếc cặp da kè kè bên nách suốt quãng đường trường, chỉ móc nó vào đầu giây cho yên trí khỏi thất lạc hoặc bỏ quên, và chiếc giây luồn vào thắt lưng áo mưa cho thoải mái. Như thế có lý hơn, và thực ra không còn cách nào khác nữa. Có lẽ chúng tôi lo lắng tỉ mỉ quá. Nhưng biết đâu người Đức ở Berlin lại chẳng nghi ngờ nếu có ai vạch ra chi tiết ấy? Tôi không dám tiên đoán rồi sẽ ra sao, nhưng chỉ biết một điều, tôi may mắn vô cùng vì chẳng có ai nêu vấn đề ấy lên cả.
Tuy nhiên, tôi vẫn muốn biết đánh liều như vậy có nguy hiểm quá không? Nhưng vẫn nhất quyết làm vì tin rằng người Tây Ban Nha trong bản báo cáo cho quân Đức sẽ nói rõ về điểm này, và người Đức thấy các tài liệu trong cặp quý báu và thực quả sẽ không nghi ngờ về chiếc giây “sên” nữa, vì thích thú quá, tối mắt lên rồi.
Sau hết, vì Thiếu tá Martin thuộc Bộ Tham mưu hành binh Liên quân, cần phải cấp cho ông ta một giấy lưu thông kiểm soát đặc biệt. Đến đây chúng tôi có ý nghĩ không tiện để cho Thiếu tá Martin làm một cá nhân gương mẫu có đầy đủ các đức tính, mà ông cần phải có vài nhược điểm của con người, thí dụ sơ xuất đánh mất giấy căn cước. Vì thế chúng tôi tạo ra (như sẽ trình bày ở chương sau) một nhân vật đôi chút lơ đễnh, chểnh mảng về chuyện riêng tư mặc dầu là một sĩ quan đầy khả năng. Ngoài ra còn phải
https://thuviensach.vn
tránh để các đặc tính của ông ta khỏi khác biệt quá với những tính tốt trong binh nghiệp.
Như sau sẽ thấy, trong đời ông ta có một biến cố làm ông quên hẳn những việc nhỏ nhặt như đổi giấy lưu thông kiểm soát quá hạn. Bởi thế mới quyết định cho ông ta quen không xin giấy mới (cũng như chính chúng tôi đôi khi quên đi). Thẻ của ông hết hạn ngày 31 tháng Ba 1943. Chắc chắn người Đức sẽ không ngạc nhiên (chúng tôi cũng vậy, nếu ở vào địa vị họ) khi thấy Thiếu tá Martin xài thẻ đó tới ngày lên đường tức là vào những tuần lễ cuối tháng Tư.
Còn phải kiếm cho ông một bộ đồng phục: một người trong bọn chúng tôi dáng dấp sấp sỉ như Martin, anh ta bèn lựa một bộ đồ dã chiến tươm tất nhất, gắn thêm phù hiệu Xung kích Thủy quân Lục chiến và một cấp hiệu Thiếu tá. Lại thêm một chiếc áo mưa đã cũ, trên cầu vai cũng gắn phù hiệu và cấp hiệu. Còn phải lo liệu cả những giày trận, ghệt vải, một sơ mi, áo thụng như thường lệ. Áo lót, quần đùi được lột hết nhãn hiệu cũ rồi đưa cho thợ giặt để lấy cùng một loại dấu vết của tiệm ủi. Chúng tôi mua sơ mi ở tiệm Gieves và nhét hóa đơn vào túi áo mưa, vì cho rằng Bill Martin (Bill: tên gọi thân mật của William Martin) phải làm như vậy. Đó là vụng về duy nhất của chúng tôi. Sĩ quan đi mua sơ mi không thuộc Hải quân nên trả tiền mặt, thật là vô lý. Nhưng xét cho kỹ, Thiếu tá Martin, một người vô hình làm sao mua chịu ở tiệm Gieves được mà chẳng phải trả bằng tiền mặt. Khi xác chết lên đường rồi chúng tôi chợt nhớ ra mới hối tiếc đã nhầm lẫn vì từ trước đến nay có sĩ quan Hải quân nào mua hàng trả tiền mặt ở tiệm Gieves đâu? Nhất là một sĩ quan từng bị Ngân hàng gửi giấy thúc nợ. Tôi đành tự an ủi rằng vốn dĩ chúng tôi muốn xí gạt người Đức. Họ không thể biết chắc sĩ quan động viên có được nhà hàng nọ cho hưởng đặc ân như sĩ quan Hải quân dịch hay không? Dù sao đó cũng là một lỗi lầm vụng về.
Như vậy, thi hài của “một người không bao giờ có ở trên đời trở thành thể xác của một sĩ quan: Thiếu tá Martin trong binh chủng Thủy quân Lục chiến. Kẻ nào tìm thấy ông ta sẽ biết ngay là ai và vì sao lại tới đó, do những dấu hiệu vết tích trong và ngoài thân thể. Nhưng vẫn mới chỉ là một “sĩ quan”. Chúng tôi cần phải kiếm thêm những vật tùy thân riêng tư và
https://thuviensach.vn
một “nhân chất cá biệt” để ai cũng phải thừa nhận Martin là một “thực thể”!
https://thuviensach.vn
6
Sáng Tạo Một Nhân Vật
Ngay từ lúc đầu, Thiếu tá Martin đã trở thành “người quan trọng” với chúng tôi. Đương nhiên chúng tôi muốn những ai điều tra về ông ta cũng nhận thức như vậy. Càng bình thường vụ này càng buộc người ta phải tin. Ngoài ra tôi quả quyết: trong một vấn đề quan trọng cỡ này, người Đức sẽ nghiên cứu tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ nhặt để kiểm xem có gì trục trặc ngõ hầu yên chí tất cả đều xác thực chứ không phải là một trò sắp đặt. Mãi sau này khi hết chiến tranh tôi mới biết mình làm đúng, cẩn thận có hơn, vì người Đức đã chú ý đến cả hai cuống vé coi hát chúng tôi nhét vào túi Thiếu tá Martin.
Để xác định rõ rệt nhân vật Thiếu Tá Martin, phương pháp chúng tôi là luôn luôn thảo luận về ông ta gần như kiểu bới lông tìm vết nói xấu một người bạn thân thiết! Trên thực tế, nói đến mãi thế rồi cứ tưởng ông ta chính là bạn thân từ thuở nhỏ. Tuy vậy, phải thú nhận rằng mặc dầu Thiếu tá Martin đối với chúng tôi hoàn toàn có thật, chúng tôi vẫn cố gắng nhào nặn nhân sự và câu chuyện của ông chiếu theo nhu cầu công tác.
Như đã nói ở trên, chúng tôi đã ấn định Thiếu tá là một sĩ quan khá xuất sắc, được cấp trên tín nhiệm chỉ có một vài khinh xuất, sơ ý rất tầm thường như đánh mất giấy căn cước và để quá hạn không đem đổi thẻ công vụ. Căn cứ vào đó, chúng tôi nhét vào túi ông những đồ vật chứng tỏ các đặc điểm của ông: Không còn cách nào cho người Đức biết thêm nhân tính Thiếu tá Martin hơn nữa. Theo chúng tôi, ông thích mua vui, vậy ông phải nhận được thiếp mời đến hộp đêm. Ông phung phí quá trớn nên mới có chuyện ngân hàng biên thư về việc thanh toán công nợ. Ông đã đến trọ tại
https://thuviensach.vn
Hội quán nhà binh khi ngang qua London, nên có biên lai tiền phòng chứng minh thời gian tạm trú sau cùng tại Thủ đô.
Tất cả những thứ đó làm cho hình hài của ông thoát ly khỏi trạng thái trừu tượng để có một phong dạng rõ rệt. Nhưng làm thế nào tạo cho ông ta một đời sống thực sự? Chỉ có một cách là nhét vào túi ông những bức thư có tính chất thật riêng tư, vả lại, nếu có thể giữ một người đi dạo vỉa hè và để khám xét, ít khi ta thấy trong mình người ấy một vật gì khác hơn là những giấy tờ vô giá trị.
Chúng tôi đi đến kết luận: muốn chắc chắn kiếm thấy trong một người những thư tín nhờ đó ta hình dung ra cuộc đời của y, cần phải vớ được một chàng mới đính hôn mang theo thư tình và đang dự tính đến hôn nhân. Bởi thế chúng tôi quyết định thu xếp một cuộc “hôn phối trong tương lai” giữa Thiếu tá Martin với một thiếu nữ quen biết đúng trước khi chàng xuất ngoại. Vậy thì, đầu tháng Tư Thiếu tá Martin làm quen rồi đính hôn ngay với một cô gái mỹ danh là Pam. Nàng đưa tặng một tấm hình kỷ niệm, chàng biếu chiếc cà rá đính hôn và nhận được hai bức thư nồng nàn, một viết trong ngày nghỉ cuối tuần, một tại văn phòng nàng làm việc lúc vắng mặt ông sếp, bức thư sau tràn ngập cảm xúc vì chàng cho biết sắp phải đi công tác ở ngoại quốc.
Chàng sẽ mang theo tấm hóa đơn chiếc nhẫn đính hôn, dĩ nhiên chưa trả tiền vì còn đang thiếu nợ nhà băng. Sau hết chàng còn có ông bố già không tán thành những cuộc hôn nhân thời chiến và khẩn khoản ép con trai phải làm chúc thư trước đã, nếu cứ khăng khăng quyết định lập gia đình một cách vội vàng cẩu thả.
Với vài ba bức thư, không thể cao vọng dựng nên một nhân vật rõ rệt hơn được nữa, nhưng các thư đó phải có vẻ thật và phải… nhờ người viết. Dĩ nhiên chúng tôi có thể tự tay thảo ra: phần lớn chúng tôi đã biết quá về giấy nhà băng thúc nợ, nhiều người đã làm chúc thư và ai chẳng nhận được thư tình? Nhưng tôi tưởng tốt hơn nên nhờ đến những kẻ có đủ điều kiện hoặc thành thạo để khỏi nhầm lẫn.
Một vài việc không khó khăn gì lắm, một người trong bọn chúng tôi vừa được giấy mời để trống tên đến dự khiêu vũ ở quán Club du Gabaret.
https://thuviensach.vn
Thế là thiếp mời đi hộp đêm đã có sẵn. Thư đòi nợ của ngân hàng cũng dễ kiếm. Một bạn khác xoay xở được giấy của nhà băng Lloyds, đề ngày 14 tháng 4 nhắc nhở Thiếu tá Martin phải thanh toán món tiền chừng 79 livres (bảng Anh) về vụ này, có người nêu lên câu hỏi: thường thường thư đòi số tiền tương đối ít ỏi có bao giờ do ông Phó Tổng Giám đốc ở trụ sở Trung ương ký không? Tôi đã nghĩ đến điều ấy, vì rút kinh nghiệm cay đắng của bản thân, loại thư này thường do một Giám đốc chi nhánh vẫn ký loại thư này, nhưng trong trường hợp đặc biệt, rất nhiều khi giấy thúc nợ được gửi đi từ trụ sở Trung ương ngân hàng. Sĩ quan đi kiếm tài liệu này được ra vào trụ sở chính của Lloyds Bank, chúng tôi dùng ngay anh ta vào việc đó. Tôi nghĩ người Đức không có kinh nghiệm của chúng tôi về thiếu nợ nhà băng, và nếu món tiền 79 bảng không lớn lắm họ sẽ thấy ngay ông bố của Thiếu tá Martin là người thế nào rồi.
Lá thư do ông Whitley Jones Phó Tổng Giám đốc ngân hàng Lloyds đọc, đánh máy trong văn phòng nhà băng và ông ký tên, viết như sau:
LLOYDS BANK L.T.D.
TRỤ SỞ TRUNG ƯƠNG.
LUÂN ĐÔN E.C.3.
Ngày 14 tháng 4 năm 1943
Kính gửi: Thiếu tá WILLIAM MARTIN
Thưa ông!
Được biết, mặc dầu nhiều lần thúc dục, ông vẫn chưa thanh toán cho chúng tôi món tiền 79 livres.
Vậy xin báo tin nếu ông không gửi trả, chúng tôi bắt buộc phải thi hành những điều cần thiết để tự bảo vệ quyền lợi.
Kính chào ông.
(Ký tên) E. WHITLEY JONES
Phó Tổng Giám đốc
Bức thư này sẽ gửi qua bưu điện cho Thiếu tá Martin ở Hội quán Hải quân nhưng cố tình gửi lộn đến Câu lạc bộ Lục quân (để anh gác cổng tại
https://thuviensach.vn
đây ghi vào: “Không có ở địa chỉ này” và biên thêm “thử coi ở Hội quán Hải quân số 94, Picadilly”. Như thế người ta sẽ phải tin đó là một bức thư có thật và Thiếu tá Martin mang theo cùng với phong bì cũng rất hợp lý.
Một người trong bọn chúng tôi đến thương lượng với Hội quán Hải quân xin một phiếu đề ngày mồng 2 tháng 4 làm biên lai tiền phòng chứng tỏ Thiếu tá đã tạm trú ở Hội quán trong những đêm từ 18 đến 23 tháng 4- 1943. Ngoài vấn đề dựng đứng ra một nhân vật hữu hình, giấy này còn cho thấy hẳn hoi Thiếu tá Martin ngày 24-4-1943 vẫn còn ở London.
Lấy hóa đơn cho chiếc nhẫn đính hôn cũng dễ. Tôi quyết chọn tiệm S. J. Phillips, nhà buôn nữ trang châu báu ở Đại lộ Bond, vì biết họ thường giao thiệp thương mại với ngoại quốc, rất có thể bên Đức có người đã nhận được giấy tờ thư tín trên tiêu đề có in, tên và địa chỉ nhà hàng đó, nếu đem ra so sánh sẽ thấy ngay hóa đơn của Martin là chính xác. Hóa đơn đề 19-4- 43, nhưng ghi rõ đã mua ngày 15 cùng tháng.
Kiếm được các giấy tờ nói trên không khó khăn gì nhưng cũng làm bận tâm không ít, vì dĩ nhiên chúng tôi chẳng thể nói xin về để làm gì, nếu bảo đó là công tác Mật, thiên hạ sẽ bàn tán bép xép dông dài. Ngược lại nếu đưa ra một duyên cớ nghe xuôi tai, chắc chắn những nơi cung cấp giấy tờ sẽ kín tiếng. Tôi bèn bịa ra một câu chuyện đánh lạc mọi người, nói rằng có kẻ khả nghi đang chú ý tới những quân nhân túng thiếu, vậy cần có tài liệu chứng tỏ sự quẫn bách của một vài sĩ quan, rồi giả bộ đánh rớt vương vãi gần chỗ kẻ khả nghi kia xem hắn định làm trò gì, có thái độ nào? Câu chuyện bịa nghe chừng cũng lọt tai nên được mọi người vui lòng giúp đỡ và không hề có sự tò mò thọc mạch làm lộ bí mật.
Thế là trong công tác thu xếp lớp lang, đã tính xong các “vai phụ”, đến lượt tìm những “vai chính” cho tấu tuồng.
Trước hết, cần phải có một tấm hình của Pam, vị hôn thê của Thiếu tá Martin. Tôi yêu cầu tất cả các thiếu nữ trong văn phòng mỗi người cho mượn một tấm ảnh rồi treo lên “triển lãm” để bọn tôi ngắm nghía, theo đa số lựa lấy một vài tấm vừa ý nhất rồi gạn lọc để cuối cùng chọn một cô được toàn thể coi như đẹp và duyên dáng nhất. Đó là một thiếu nữ đang trông coi tài liệu tối mật của Bộ Chiến tranh, chúng tôi ngỏ lời muốn sử
https://thuviensach.vn
dụng tấm hình cô làm ảnh một vị hôn thê tưởng tượng cho người nào đó, cô ưng thuận cho phép liền.
Trong bọn tôi không một ai đủ tài viết nổi một lá thư tình, kể ra cũng không phải là một lỗi, vì có là đàn bà đâu mà biết được tâm trạng phụ nữ? Cũng hơi tế nhị khi hỏi một thiếu nữ có viết nổi một tình thư, một “ca khúc yêu đương” thượng thặng. Chúng tôi bèn yêu cầu một nữ thư ký trong phòng tìm hộ một ban gái làm dùm việc đó. Cô này bằng lòng lo liệu nhưng chẳng bao giờ muốn tiết lộ danh tính tác giả hai lá thư bất hủ mà Thiếu tá Martin sẽ mang theo.
Bức thư thứ nhất được viết trên thứ giấy riêng của ông anh rể tôi. Nhất định như thế, vì tôi biết chắc không một người Đức nào lại cầm lòng nổi khi thấy một địa chỉ có tính chất đặc thù của cảnh sắc hoàn toàn Anh quốc như: Trang viên Ogbourne…v.v…
Đây là nguyên văn bức thư đó đề ngày Chủ nhật, 18:
TRANG VIÊN OGBOURNE
ST. GEORGE MARLBOROUGH, WILTSHIRE.
Chủ nhật, 18.
Anh Bill yêu quí!
Anh ơi, không gì buồn thảm bằng tiễn đưa người yêu ra tận bến tàu. Xe lửa đi rồi, lòng em trống rỗng phải cố nghĩ đến những tuần lễ chúng ta sung sướng bên nhau, nhưng vẫn không tan được mối sầu.
Em nhớ lại bữa qua chúng ta ở cạnh nhau, trời ơi tuyệt thú! Em biết nhiều người đã từng nói: vũ trụ, thời gian hay ngừng lại, dù rằng một phút! Nhưng thôi, nghĩ đến làm gì, em gạt nước mắt, cố mỉm cười. Đọc thư anh, em khích lệ vô cùng! nhưng đừng ca tụng em nhiều quá, em trở nên kiêu căng tự đắc đấy. Em thật không xứng đáng chút nào, chỉ sợ rồi anh sẽ thấy ngay đó thôi.
Em nghỉ cuối tuần với má và chị Jane ở đây, một nơi kỳ thú, mọi người đều dễ thương, ân cần săn sóc em. Tuy nhiên em vẫn buồn nản quá sức mình, chỉ mong đến thứ Hai để lại lao đầu vào công vụ. Đời lố bịch quá phải không anh?
https://thuviensach.vn
Anh Bill yêu dấu, khi nào thu xếp xong, nhớ cho em biết ngay đừng để phải đi công tác xa xôi như trước nữa nhé. Bây giờ chúng ta đã biết nhau, thật là có phước, xa anh em chịu không nổi đâu.
Yêu anh muôn vàn.
Em của anh
PAM
Tiếp theo là một lá thư khác viết trên hai tờ giấy loại thường, thứ giấy pelure mỏng dùng trong công sở để đánh máy bản sao. Mở đầu nàng viết: “Viết trong văn phòng, thứ Sáu, 21”. Đoạn đầu bức thư, chữ ngay ngắn, nhưng đoạn cuối viết nguệch ngoặc vì bất chợt nghe tiếng ông sếp trở về, nội dung như sau:
Tại văn phòng, thứ Sáu, 21.
Anh Bill yêu quý!
Lão khọm vừa ra khỏi, đi vắng chừng nửa tiếng, em lợi dụng cơ hội nguệch ngoạc vài lời điên rồ.
Thư của anh tới sáng hôm sau, đúng lúc em vội vàng đi làm, và đi làm trễ như thường lệ. Thư anh đáng yêu quá. Nhưng sao lại có đoạn ám chỉ anh sắp phải đi công tác nơi xa? Dĩ nhiên em không nói chuyện đó với ai, em không bao giờ nhắc lại những điều anh cho em biết, nhưng anh không đi ngoại quốc đấy chứ? Phải không anh? Vì em không muốn thế, em không muốn thế, anh bảo hộ em cho các sếp anh biết rằng em không muốn thế. Anh yêu, tại sao chúng ta lại gặp nhau trong thời chiến? Thực vô lý quá, anh nhỉ? Nếu không có chiến tranh chúng ta có thể sắp làm lễ thành hôn rồi: chúng ta dắt nhau đi dạo phố sắm sửa, mua đồ rồi. Và em khỏi phải ngồi thu lu trong căn phòng kinh khủng của Chính phủ suốt ngày đánh máy những báo cáo vớ vẩn. Em nhận thấy công việc của em thật vô tích sự, nhưng có rút ngắn chiến tranh được đâu?
Anh Bill yêu dấu, em sung sướng quá vì chiếc nhẫn anh cho, mua làm gì? Anh thật điên rồ! Anh biết em thích hột xoàn chừng nào! Em đang ngắm nghía nó đây.
https://thuviensach.vn
Tối nay em sẽ cùng với Foe và Hazel đến dự một buổi dạ hội có khiêu vũ, chắc là buồn tẻ, hình như bọn họ sẽ dẫn một anh chàng nào nữa tới. Anh đã biết bạn bè của bọn này: anh chàng hẳn là lô hầu, đầu sói tròn vo! Em sỗ sàng bất nhã quá phải không anh? Nhưng chắc anh hiểu vì sao em lại nói thế? Anh hiểu chứ?
Anh ơi lễ Phục sinh em được nghỉ Chủ nhật và thứ Hai, cố nhiên em sẽ về quê, nhớ đến thăm em nếu có thể được, nhưng nếu anh bó buộc phải ở lại London, em sẽ đến thăm rồi chúng ta cùng nhau hưởng một ngày êm dịu. (À này, Dì Marianne dặn em lần sau đến thăm dẫn anh lại ăn cơm tối, nhưng không vội gì, phải không anh?)
Lão khọm đã trở về, em xin ngừng bút.
Tha thiết yêu anh và hôn anh.
PAM
Theo ý chúng tôi, thư viết tuyệt cú, đúng như mong đợi.
Để viết thay cho thân phụ Thiếu tá Martin, chúng tôi lựa được một sĩ quan trẻ tuổi thảo cho một tác phẩm hảo hạng. Đọc thư không ai dám bảo là bịa đặt vì nội dung đầy vẻ kiểu cách lối cổ xưa. Chỉ có một ông bà già tòng cổ mới viết nổi. Xin coi sẽ biết:
Khách sạn Lion Noir
Mold, Bắc Galles
ĐT. số 98
13 tháng 4 năm 1943
William con,
Khách sạn nơi ba tạm trú không còn đủ tiện nghi như thời tiền chiến, như thế chẳng đặng đừng, vì ba không muốn tới ngủ tại nhà bà cô con, hiện nay gần như không thể ở được, nhất là đối với người già vào tuổi ba, vì đầy tớ con hầu ít ỏi và phải hạn chế than củi để sưởi.
Ba định đi London lưu lại đó những ngày 20 và 21 tháng Tư và muốn nhân dịp gặp con.
https://thuviensach.vn
Trong thơ này ba gửi cho con coi bản sao bức thư ba gửi cho luật sư Gwatkin thuộc Văn phòng luật sư Mc Kenna nói về chuyện riêng của con. Con sẽ thấy ba mời ông ta dùng cơm trưa ở nhà hàng Cariton (Ba nghe nói nhà hàng đó vẫn còn mở) vào 1 giờ kém 15 phút trưa ngày thứ Tư, 21.
Con hãy cố thu xếp đến cùng ăn. Không thể đợi con rồi mới bắt đầu, vậy nếu đến, phải đúng giờ.
Priscilla, chị họ con gửi lời hỏi thăm đấy. Nó đã khôn ngoan hơn trước, nhưng ba không thể nói rằng việc làm trong quân đội đã cải thiện thói nết kiểu cách của nó. Về điểm này, e rằng nó giống như ba nó…
Bản sao bức thư gửi cho luật sư:
Khách sạn LION NOIR
MOLD, BẮC GALLES
Ngày 10 tháng Tư
Kính gửi: Luật sư F. A. S. GWATKIN
Văn phòng L. S, MC KENNA & CTY, 14
Công trường WATERLOO
London S. W. 1
Thưa ông,
Tôi đã nghiên cứu kỹ càng thư của ông nói về tặng sản tôi định cho con trai tôi William nhân dịp nó kết hôn. Những điều khoản trong bản dự thảo của ông đều hợp lý trừ một điểm.
Trong cuộc hôn nhân này, người đàn bà không đem lại của hồi môn, tôi nhận thấy không công bằng nếu bắt buộc phải bảo đảm cho người vợ, sau khi William chết đi, một nguồn lợi của tài sẵn do tôi cung cấp. Tôi chỉ thỏa thuận về điều này trong trường hợp sẽ sinh con cái sau khi họ thành gia thất.
Bởi vậy, yêu cầu ông sửa đổi lại bản dự thảo để ấn định rõ ràng, nếu có con, lợi tức sẽ giao cho người mẹ tới khi người này tái giá (nếu có) hoặc tới lúc lũ nhỏ đến tuổi thành nhân. Sau đó, chỉ những đứa con mới được quyền thụ hưởng.
https://thuviensach.vn
Tôi định đến London hai ngày 20 và 21 tháng Tư. Tôi rất hân hạnh nếu ông thu xếp tới dùng cơm với tôi ở nhà hàng Carlton hồi 1 giờ thiếu 15 trưa - ngày thứ Tư, 21. Nếu ông vui lòng mang bản chúc thư mới sửa lại, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu kỹ càng một lần nữa,
Tôi đã biên thư cho William, hy vọng nó sẽ cùng đến.
Chân thành kính chào
(Ký tên) J. G. Martin.
Chúng tôi đã lựa khách sạn Lion Noir ở Mold, không những vì nó có địa chỉ đặc biệt Anh quốc làm cho người ta cảm thấy vẻ thực, mà còn vì phù hợp với sinh quán của Thiếu tá Martin ở Cardiff. Hy vọng chủ nhân khách sạn thứ lỗi cho chúng tôi đã lấy và sử dụng giấy viết thư của nhà hàng và nhất là đã gièm pha sự tiện nghi của khách sạn thật ra lúc nào cũng được danh tiếng
Sau hết, tôi có người bạn cộng tác với Văn phòng Mc Kenna đã bổ túc cuộc dàn cảnh bằng lá thư sau đây viết trên giấy tờ riêng của văn phòng đó:
MC KENNA & CTY
Trạng sư đại tụng
Công trường WATERLOO
London S. W. L
Ngày 19 tháng 4-1943
Kính gửi: Thiếu tá W. Martin, Thủy quân Lục chiến
Hội quán Hải Quân, 94 Piccadilly, London
Thưa ông,
Trân trọng cảm ơn ông đã biên thư trả lời và chấp thuận bản dự thảo chúc thư của chúng tôi. Chúng tôi sẽ ghi thêm món tiền 50 livres ông tặng cho người hầu cận, và ông Gwatkin, cộng sự viên chúng tôi sẽ đem lại bản chính vào dịp gặp ông ngày 21, để ông ký tên.
Ông Thanh tra sở thuế có hỏi chúng tôi về chi tiết lương bổng phụ cấp của ông những năm 1941-42 để ấn định tiền miễn giảm thuế khóa trong thời
https://thuviensach.vn
gian đó. Chúng tôi không có tài liệu về việc này, vậy xin ông vui lòng cho biết.
Kính chào ông,
MC KENNA & CÔNG TY
Khi đọc lại tất cả những tài liệu trên, chúng tôi thấy các giấy tờ đó cho ta cảm giác đứng trước một người sống, một người hiện hữu thật sự. Xét cho kỹ, với một vài tờ giấy tìm được trong túi áo của một người, ta không thể làm hơn được nữa.
Tuy vậy, vẫn cần đề phòng cẩn bị trước khi trao thư cho Thiếu tá Martin. Trừ những thư tình ra, tôi lấy hết giấy tờ mang theo bên mình cho có vẻ cũ đúng với thời gian. Nhưng với mấy bức thư của cô Pam, thật là rắc rối, nhất là hai tờ giấy pelure mỏng. Những thư này, đọc đi đọc lại nhiều lần, không thể còn ở tình trạng mới nguyên, nhưng không thể đem vò ra rồi vuốt thẳng như có người thiếu suy xét đã đề nghị với tôi.
Một tờ giấy bị vò nhàu đem mài nhẵn, đánh bóng thế nào cũng không hết vết nhăn, và có bao giờ Thiếu tá Martin lại vò nát loại thư quý báu đó? Kiên nhẫn làm như chính ông ta phải làm, tôi giở ra gấp lại nhiều lần, và cũng đánh bóng lên quần áo cho giấy có vẻ đã được giở đến luôn, nên kết cục thư của nàng Pam giống hệt như những tấm giấy người tình đọc đi đọc lại không biết chán.
https://thuviensach.vn
7
Sửa Soạn
Mặc dầu chưa được hoàn toàn chấp thuận để thi hành chiến dịch, chúng tôi vẫn không ngừng tiếp tục các cuộc sửa soạn.
Sau khi nghiên cứu bức thư của Sir Archibald Nye, các vị Tham Mưu trưởng đã ưng chuẩn trên nguyên tắc. Chúng tôi cố khẩn khoản xin được phép khởi sự ngay, nhưng tới giai đoạn này, xảy ra sự va chạm quyền lợi biết trước không tránh khỏi.
Các ông lớn trong Bộ Tham mưu dĩ nhiên không muốn để lọt cho Đức biết những tin tức mật viết trong thư, vì chiến lược của Đồng minh có thể thay đổi (Nếu có thực cũng chẳng phải là lần đầu tiên!). Mặt khác chúng tôi bắt buộc phải cho bức thư tới đất Tây Ban Nha vào đầu tháng Năm thì chiến dịch mới mang lại kết quả tốt đẹp. Phải để cơ quan điệp báo Đức có đủ thì giờ nhận được tin này, yên chí có thực sự bằng mọi phương pháp phối kiểm, tham định giá trị và báo cáo luận đoán đưa cho Bộ tham mưu hành quân. Bộ này cũng cần có thì giờ để chuẩn bị và gửi lực lượng đến những mục tiêu giả tạo, và nếu ta không muốn Sicile xây cất thêm thành lũy kiên cố thì đừng đợi đối phương hoàn tất các công sự phòng ngự trên đảo ấy.
Rốt cuộc, các quan to trong Bộ Tham mưu Đồng minh đành phải chịu, và thảo luận dứt khoát lần cuối cùng nhưng vẫn dè dặt để tùy ý ngài Thủ tướng do Đại tướng Ismay tường trình lên Nội vụ.
Khi người ta nói với Thủ tướng rằng nếu chiến dịch thất bại, địch quân có thế chú ý đến đảo Sicile, ngài trả lời (như tôi đã thuật ở đoạn trên): “Chẳng sao cả, thằng ngốc đến đâu cũng phải biết chúng ta nhằm tấn công
https://thuviensach.vn
đảo Sicile”. Cũng cần phải báo trước với ngài: tất cả cố gắng của chúng tôi có lẽ rồi uổng công vô hiệu, vì rất có thể xác chết được một người Tây Ban Nha tìm thấy nhưng không cộng tác với quân Đức, và trong trường hợp này giấy tờ sẽ được gửi trả cho chúng ta nguyên vẹn. Thủ tướng cho rằng nguy cơ này không lớn lắm và cười kết luận: “Cần gì! Ta sẽ làm lại một lần nữa.”
Thế là đâu đó đã sẵn sàng, chỉ còn phải thông báo kế hoạch cho Tướng Eisenhower nữa thôi. Nếu ông này phản đối hoặc có sự sửa đổi trong chiến lược toàn bộ trước khi khởi công, chiến dịch “Thịt Ba-tê” sẽ bãi bỏ theo điều kiện tôi đã dự trù trong mục 8 của chỉ thị hoạt động gửi cho Đại úy Jevell.
Trong những lúc sửa soạn, chúng tôi phải làm một việc khó chịu nhất, việc bố trí cho xác chết đi thi hành sứ mạng. Chúng tôi thấy công việc này gớm ghiếc quá chừng. Mặc dầu xác chết, theo nhãn quan chúng tôi, sẽ giúp ích cho xứ sở, nhưng quấy rối giấc ngủ ngàn thu của ông, chúng tôi vẫn cảm thấy chướng và trái ý thế nào!
Ngoài ra lại còn có phản ứng tâm lý lạ lùng mỗi lần nhìn vào thi hài cứng nhắc và lạnh cóng. Lúc này Thiếu tá Martin đối với chúng tôi đã thành một người bạn hoàn toàn có thực. Chúng tôi tưởng như biết ông từ lâu, như một bạn chí thân, vả lại phải thân thiết lắm mới đọc thư tình và thư riêng bạn mình nhận của người yêu và cha mẹ. Thế rồi chúng tôi yên chí quen thuộc Bill Martin từ thời thơ ấu nên bận tâm mật thiết đến tình ái và công nợ của ông ta.
Nói rằng vì sáng tạo ra Martin nên biết ông ta như cha biết con cũng không đúng hẳn, chúng tôi biết ông hơn cả nhiều bậc phụ mẫu biết con cái. Tác hợp ra Thiếu tá Martin chúng tôi phải tìm hiểu tất cả suy tư và phản ứng của ông mỗi khi gặp những chuyện bất ngờ xảy ra. Bởi vậy tuy không thích đến phòng lạnh nhìn thi hài Thiếu tá Martin, Georges và tôi ít ra cũng phải tới đó ba lần, Trước hết, chúng tôi đến quấy nhiễu ông ta để cố chụp một bức hình căn cước và nhân dịp đo lấy kích thước may quần áo và đo chân sắm giày vớ.
Đoạn đến thăm lần thứ nhì thì mặc y phục, xỏ giày vớ sẵn sàng cho ông lên đường, phòng xa phút cuối cùng có chuyện chi trục trặc không kịp
https://thuviensach.vn
sửa chữa chăng? Lo xa như vậy rất đúng vì chúng tôi quên phức đi một điều: Trên đây có nói đến những chữ cứng nhắc và lạnh rắn nhưng chưa từng có kinh nghiệm biết cứng rắn nghĩa là gì? Cũng đã biết mặc y phục cho một thây ma, kể cả quần đùi áo lót, khó khăn vô cùng, lần đến chụp ảnh đã biết trước như vậy, và kết luận dù khó khăn lắm nhưng vẫn có thể làm được. Tuy nhiên mặc quần áo không nói làm gì, về giày vớ mới thật nan giải.
Muốn biết khó khăn rắc rối ra sao, xin quý vị hãy xỏ đôi giày vào khi quý vị lấy gân giữ cho từ mắt cá trở xuống bàn chân, ngón chân cứng đơ như gỗ, bàn chân lại nằm thành hình thước thợ với bắp cẳng! Xin nói ngay không tài nào làm được đâu. Khó quá, rắc rối quá! Làm cho một xác chết lạnh cóng nóng lên rồi đem ướp lạnh trở lại chỉ tổ cho mau thối rữa khi cuối cùng lại để cho xác đó tan giá. Làm như thế sẽ hỏng bét, và sai hết dự đoán của Giáo sư Bernard Spilsbury. Vậy tính sao đây? Chợt nghĩ ra một biện pháp, chúng tôi lấy máy sưởi điện rồi phóng nhiệt riêng từ mắt cá tới bàn chân đoạn vội vàng mang giày vớ cho Martin, đồng thời mặc áo thun, sơ mi, quân phục .v…v… đầy đủ rồi đặt thi thể trở vào phòng lạnh, thầm thì xin lỗi vì đã làm người chết vất vả.
Cuộc viếng thăm thứ ba vào ngày thứ Bảy 17 tháng Tư năm 1913, 8 giờ sáng, khi chúng tôi đến kiểm Thiếu tá Martin đưa đi.
Trước hết, tôi nhét vào túi áo những bức thư riêng và chiếc bóp với giấy tờ căn cước .v…v… Đoạn, thêm vào những giấy má, đồ vật “lộn xộn” một người thường mang trong mình hoặc vô tình ấn đại vào túi quần. Tất cả cũng khá nhiều, xin coi thử:
— Hai miếng thẻ bài căn cước khắc tên “Thiếu tá Martin F. M. R/C”. — Thánh giá bằng bạc có dây choàng quanh cổ.
— Đồng hồ đeo tay.
— Bóp da bên trong có:
+ Ảnh vị hôn thê.
+ Tập bưu hoa (đã dùng 2 chiếc).
+ Hai bức thư của vị hôn thê.
+ Huy hiệu Thánh Christopher.
https://thuviensach.vn
+ Thiếp mời tại tiệm “Club du Cabaret”.
+ Giấy lưu thông kiểm soát ra vào Bộ Tham mưu Chiến dịch Liên quân (lồng kiếng nhựa).
+ Thẻ căn cước Bộ Hải quân (lồng kiếng nhựa).
+ Giấy viết thư có tiêu đề đã xé.
+ 1 giấy bạc 5 livres.
+ 3 giấy bạc 1 livres.
+ 1 đồng tiền 5 Shillings.
+ 2 đồng tiền 10 Shillings.
+ 2 đồng tiền 6 pence.
+ 4 pennles.
+ Thư của ông bố.
+ Thư của ông bố gửi cho văn phòng Luật sư MC Kenna. + Thư của nhà ngân hàng Lloyds.
+ Thư của văn phòng luật sư Mc Kenna
+ Phiếu của Hội quán Hải quân (đã trả tiền).
+ Hóa đơn (trả tiền mặt) của nhà may Gieves.
+ Hóa đơn mua nhẫn đính hôn.
+ 2 vé xe buýt.
+ 2 vé “sọt-ti” của hí viện Prince de Galles ngày 22-4-1943. — Hộp quẹt.
— Bao thuốc lá.
— Chùm chìa khóa.
— Mẩu bút chì.
Tôi phải mở một dấu ngoặc ở đây để giải thích hai tấm vé phụ (vé “sọt-ti” cho khán giả đã vô rạp rồi, muốn ra ngoài trong chốc lát lúc đang diễn tuồng hoặc lúc tạm nghỉ) của hí viện Prince de Galles ngày 22-4-1943.
Như tôi đã nói, ngày 17 tháng Tư tôi đến đón Thiếu tá Martin để ông xuống tàu ngày 19. Phải thả ông xuống biển vào ngày 29 hoặc 30 tháng đó, vậy nếu dùng đường hàng không như đã định cho người Đức tưởng lầm, chuyến đi chỉ mất có đúng một ngày.
https://thuviensach.vn
Suy nghĩ về sự sai biệt thời gian này, chúng tôi bèn tính toán thời khắc biểu ngược chiều lại. Trừ ngày tới Huelva vào khoảng 30 tháng 4, coi chừng 5 hoặc 6 ngày để xác chết lềnh bềnh giạt vào bờ biển sau tai nạn phi cơ ngoài khơi (chúng tôi đã tính toán mức độ rữa nát, lúc đó, sẽ chịu đựng ngâm nước được xấp xỉ thời gian này), tất cả chứng tỏ Thiếu tá Martin đã từ giã London vào ngày 24-4. Chính vì thế mà phiếu trả tiền phòng của Hội quán Hải quân đề ngày 24 tháng 4.
Anh Georges lại có thêm một ý kiến rất hay. Bộ óc đa mưu của anh tính toán rằng khi thấy một cuống vé coi hát, người ta lập tức nghĩ vé đó đã được sử dụng rồi. Chẳng ai ngăn cấm chúng tôi mua vé hát cho một ngày nào đó sau khi xác chết đã thực sự rời khỏi London, rồi bứt rời cuống ra và vứt vé đi.
Vậy thì nhất định phải cho Bill Martin và nàng Pam gặp nhau để từ biệt trước giờ khởi hành của chàng. Chúng tôi cho rằng vở tuồng Sids Fields của rạp Prince de Galles làm cho họ vui thích khuây khỏa, nên đã mua bốn chỗ ngồi (xin coi ở chương 9 sẽ hiểu vì sao mua 4 chỗ). Tôi tách rời 2 cuống vé ra đút vào túi Thiếu tá Martin. Sau này chúng tôi mới biết chi tiết nhỏ nhặt ấy được việc lắm trong tấn tuồng lừa dối và ý kiến giờ chót của Georges thật hữu hiệu, còn phiếu trả tiền phòng lại bị người Tây Ban Nha và bọn Đức bỏ qua không thèm lưu ý.
Sau hết, chúng tôi móc quai chiếc cặp đựng tài liệu quan trọng vào tay Martin, trái hẳn lại với những sắp đặt bố trí đã chỉ dẫn cho Đại úy Jawell. Trước đây chúng tôi định mang chiếc cặp đến tận Clyde, ngoài thùng ống, và trao tận tay cho Đại úy Jawell nhưng tới phút cuối cùng, tôi nhận thấy có thể nhét nó vào trong thùng cùng một lúc với thi hài. Cố nhiên, tôi đã làm như vậy vì như thế còn đề phòng được mọi thiếu sót lãng quên khi thả xác xuống nước ở Huelva. Nhiệm vụ của Đại úy Jewell sẽ rất khó khăn, nhất là gặp trời xấu biển động, ông ta còn bao nhiêu việc phải giải quyết chưa kể đến việc lo lắng an ninh cho chiếc tàu ngầm. Nếu vì vội vàng hoặc bối rối, Đại úy quên khuấy đi, kết quả sẽ tai hại: Thiếu tá Martin trôi vào bãi cát trong khi chiếc ca táp quan trọng yên ổn nằm thu lu trong tủ sắt của Jewell!
https://thuviensach.vn
Trong khi đã mặc quần áo giày vớ tươm tất cho xác chết, giấy tờ đồ vật đút vào các túi, móc quai ca táp xong, chúng tôi quấn chiếc mền phủ trùm Thiếu tá Martin để khỏi bị cọ xát trong khi đi đường.
Lúc tới phòng lạnh, chúng tôi dựng đứng chiếc thùng lên, đổ đầy bột tuyết carbone, đợi cho tan rồi mới kính cẩn nhấc ông Thiếu tá Martin đưa vào trong ống. Đoạn múc bột tuyết Carbone tưới phủ từ trên tới đáy một lần sau cùng rồi đậy nắp vặn các đinh ốc.
Thiếu tá W. Martin đã sẵn sàng lên đường chiến đấu.
https://thuviensach.vn
8
Đường Lên Phía Núi
Bọn chúng tôi có ba người: Georges, tôi và Jock Horsfall, tay đua xe hơi nổi danh hiện đang công tác đặc biệt trong Bộ Chiến tranh. Jock cho chúng tôi mượn một chiếc xe vận tải cỡ nhỏ hiệu Ford nặng 1500 kilô. (Thật ra phải nói bọn tôi gồm bốn người vì tính thêm Thiếu tá Martin nằm trong quan tài thép).
Chút xíu nữa chuyến đi của chúng tôi chấm dứt trước khi khởi hành, vì lúc ra khỏi phòng lạnh để đi đến nhà Georges ở London, chúng tôi thấy trước cửa một rạp chiếu bóng dãy người nối đuôi nhau mua giấy coi một cuốn phim gián điệp. Bọn chúng tôi cùng nghĩ: Không hiểu những khán giả kia phản ứng ra sao nếu chúng tôi ngưng xe lại bảo họ: “Đừng xem phim đó. Chúng tôi có vở tuồng hay hơn nhiều, và là truyện có thật. Hãy nhìn thử coi trong thùng sắt”.
Chúng tôi phá lên cười, nhất là Jock rũ rượi cười sằng sặc chút xíu nữa tông xe vào cột đèn. Nhưng rồi cũng tránh được, cả bọn nguyên vẹn, bình yên đến nơi cư ngụ của Georges. Tới đó, chúng tôi tự tay nấu lấy ăn uống và cắt lượt từng người xuống canh chừng chiếc xe đậu dưới đường. Nếu có chú trộm nào thổi được chiếc xe này, thấy thùng sắt kiên cố tưởng bở, khui ra chắc hết hồn, thất vọng lắm, nhưng cũng chưa nghĩa lý gì so với thất vọng của chúng tôi: bao nhiêu công lao vất vả hàng tháng trời chỉ vì sơ ý giây lát, hóa ra công cốc, chưa kể bí mật bị phanh phui khó lòng tái diễn nữa. Bởi vậy chúng tôi sửa soạn lương thực, bánh mì, sandwich và đồ uống trong bình thủy, vì trên đường đi lên miền Bắc không thể rời chiếc xe ra một phút nào.
https://thuviensach.vn
Mọi việc xong xuôi, khởi hành đi Greenock, Jock và tôi luân phiên cầm tay lái.
Hành trình thật dài và cực nhọc, vì trong thời chiến dĩ nhiên chúng tôi chỉ dám sử dụng ánh sáng tối thiếu của đèn pha hé mở, nên có lúc không trông rõ, vượt hàng rào lao xe vào mảnh vườn may thay không có cây to hoặc giếng sâu. Chưa kể tiếng động cơ máy bay ầm ầm trên đầu tăng thêm các mối lo âu, chỉ sợ tới nơi không kịp.
Thực thế, tàu ấn định ra khơi ngày 19 và chúng tôi có thừa thì giờ tới Greenock, căn cứ chính (tức là bến đi) của chiếc tàu ngầm, đó là tính cả thời gian phòng ngừa phải đi vòng vo tránh máy bay địch hoặc phải ngừng lại, vì oanh tạc làm hư đường xá. Nhưng Đại úy Jewell đã yêu cầu chúng tôi đến đó trước buổi trưa ngày 18, để phòng có sự khó khăn rắc rối vào phút cuối cùng về việc chuyền chiếc thùng lên tàu ngầm.
Rốt cuộc, mặc dầu gian nan sợ sệt, đường xá gập ghềnh, chiếc xe vẫn nguyên vẹn, phi cơ trên đầu hỏi ra là của bạn, nên chúng tôi ngon trớn tiếp tục đi trong đêm tối, cắt phiên nhau ra kẻ cầm tay lái, kẻ ngủ vùi bên cạnh Thiếu tá Martin.
Tờ mờ sáng ngày 18 chúng tôi đến hải cảng Greenock đi thẳng ra bến, nơi đã hẹn một chiếc xuồng máy đợi sẵn để đưa bọn tôi ra chiếc Forth, tàu tiếp tế các tàu ngầm căn cứ đóng tại Holy Loch.
Tới đây, chúng tôi ngạc nhiên gặp bực mình khó chịu. Tôi đồ chừng việc đem chiếc thùng xuống xuồng máy sẽ khó khăn nên đã cẩn thận, trong bức điện của Sở Mật vụ Hải quân gửi báo tin trước, nói rõ ràng khi đến tôi mang theo một - tôi ghi một - kiện hàng nặng trên 180 kilô và yêu cầu được giúp đỡ mang lên tàu. Mặc dầu quy định như vậy, người ta vẫn hiểu nhầm cho rằng hành lý chúng tôi gồm nhiều hòm tổng cộng 185 kilô!
Kết quả, chiếc xuồng sóng sánh đánh lắc lư trên mặt nước thấp hơn cầu tàu non hai thước, chỉ có một chú lính thủy duy nhất tiêu biểu cho sự giúp đỡ chúng tôi đã hỏi xin bằng công văn! Chú lính đầy thiện chí, sốt sắng lắm, nhưng tôi không có giây thừng, và nếu chuyền tay nhau khiêng chiếc thùng xuống chắc chắn sẽ tuột và hỏng hết việc.
https://thuviensach.vn
Trông thấy mất thì giờ phiền phức vô cùng, nhất là mình lại ở xa đến, không quen ai để nhờ vả, tôi vội lao đầu đến Bộ Tham mưu, thì may thay, vị sĩ quan gác trực hôm Chủ nhật đó lại là một bà Wren (Women’s Royal Navy Service: nữ quân nhân Hải quân Hoàng gia) trước kia quen biết ở Sở Truyền tin khi tôi còn tòng sự tại tỉnh Hell. Bạn cũ gặp nhau mừng rỡ quá, và sau khi tự sự, tôi được bà này giúp cho 6 lính thủy và giây nhợ đầy đủ đem ra bến, hạ chiếc thùng xuống xuồng máy trong chốc lát. Chẳng bao lâu, xuồng rẽ sóng tới tàu Forth, tôi “giao phó” Thiếu tá Martin cho Đại úy Jewell cùng với chiếc xuồng cao su để thả xuống biển đồng thời với xác chết.
Muốn cho có vẻ tai nạn phi cơ thực sự, mọi việc phải vội vàng xấp ngửa, xuồng cao su sẽ đặt lật úp và chỉ có một bơi chèo bằng nhôm thôi. Còn lại một chiếc tôi vẫn giữ làm kỷ niệm. Thật ra, thả chiếc xuồng đó cũng không lợi ích gì, vì đối với một ngư phủ Tây Ban Nha, xác chết hoàn toàn vô giá trị, trái lại chiếc xuồng cao su được việc vô cùng. Do đó chẳng bao giờ chúng tôi biết số phận xuồng nọ ra sao, mong rằng sẽ trở nên vật hữu ích cho ông bà nào vớt được nó.
Trước đây, người ta đã cho biết một thủy phi cơ loại Gatahna bị rớt xuổng biển không chắc những mảnh vụn, hành lý có thể trôi vào bờ, vì vậy tôi không đưa cho Đại úy Jewell đồ vật nào khác để giả vờ một tai nạn. Tôi bàn với ông ta chỉ nên thả xác xuống nước trước mặt các sĩ quan mà thôi, đừng cho thủy thủ đoàn trông thấy, như vậy số người biết rõ bí mật và bép xép bất cẩn cũng giảm bớt đi nhiều. Cần nhất đừng để có tiết lộ, vì người kín đáo đến đâu cũng không tự kiềm chế nổi, phải bàn tán về chuyện thả một thi hài ngoài khơi Tây Ban Nha.
Nếu chỉ có sĩ quan chứng kiến, phải bịa ra một câu chuyện để gạt bọn thủy thủ đã trông thấy ông thuyền trưởng, khi tới duyên hải Tây Ban Nha, mang ra khỏi tàu ngầm một kiện hàng trước đây nói gửi đi đảo Mallo, mang ra rồi không thấy mang vào. Tôi đề nghị với Đại úy nên tuyên bố: Những “dụng cụ quang học” thực ra là một chiếc phao bí mật đo khí tượng, nếu người Tây Ban Nha biết đến sẽ lấy.
https://thuviensach.vn
Trong trường hợp bắt buộc phải có thủy thủ trên boong tàu khi thả xác (vì biển động, hoặc vì lý do nào khác) Đại úy sẽ sử dụng “chuyện bịa” như tôi đã ghi ở mục số 10 trong bản chỉ thị trao cho ông từ trước.
Mọi việc xong xuôi, chúng tôi trở về London, làm báo cáo tận cùng bằng mấy dòng: “Ngày 19-4-1943, hồi 18 giờ, giờ mùa hè, tàu ngầm Seraph đã rời căn cứ Holy Roch”.
Nghĩ đến món đồ gửi đi, tôi thấy tên chiếc tàu và tên căn cứ thích hợp quá nên mường tượng ra kết quả mỹ mãn của chiến dịch.
https://thuviensach.vn
9
Thả Xác Chết
Thế rồi tiếp đến thời kỳ lo âu, không bao giờ tôi áy náy về sự thành công của chiến dịch, nhưng lúc này việc thực hiện không còn tùy thuộc nơi tôi nữa, tôi vẫn không ngớt nghĩ đến những điều trục trặc có thể xảy ra.
Một điều lạ, tôi không sợ người Đức có thể phát giác ra đó là một âm mưu đánh lừa, tôi chắc nịch họ không làm nổi, chỉ bận tâm về vấn đề thả xác chết xuống biển mà thôi. Có chắc thi hài sẽ giạt vào bờ không? Hay bao nhiêu tâm cơ cố gắng vụ này hoàn toàn thất bại? Trong những lúc bi quan nhất, tôi hình dung ra chiếc tàu ngầm Seraph chỉ vì kế hoạch của tôi mà phải đến Huelva nên đang gặp khó khăn ngoài khơi.
May thay, nhiều công vụ khác làm tôi bù đầu, không có mấy thì giờ để lo nghĩ, và thời gian này chúng tôi cũng được một buổi du hí rất vui vẻ. Ngu dại gì mà chẳng sử dụng những vé đã xé cuống để nhét vào túi áo Thiếu tá Martin. Chúng tôi mua 4 tấm, bứt ra hai cuống ở giữa cho xác chết, còn giữ lại vé chính với hai tấm nguyên vẹn để sau này xài tới.
Georges và tôi bèn mời cô Pam và Jill, thiếu nữ đã nhờ viết hai bức thư tình, đi dự “cuộc vui buổi tối tiễn hành Thiếu tá Martin”. Trước hết, cả bọn đến hí viện Prince de Galles, nhân viên kiểm soát sau khi coi kỹ 4 tấm vé cho chúng tôi vào rạp: tôi giải thích với y rằng có ông bạn nghịch ngợm đã xé hai cuống vé ở giữa để “đùa dai phá quấy bọn này”. Dĩ nhiên không thể cho y biết bọn này đã “đùa dai” phá rối người Đức.
Vãn hát, đến mục ăn nhậu, nhảy nhót ở tiệm Gargoyle. Chúng tôi chiếm một bàn sát tường, tôi mời hai cô gái ngồi trên chiếc ghế dài áp vách thoải mái hơn, còn Georges và tôi ngồi hai ghế tựa đối diện với hai nàng,
https://thuviensach.vn
nhưng Jill bỗng quay về phía Georges cười nói: “Anh Bill chị Pam đã đính hôn, vậy mà chẳng bao giờ tôi thấy có một cặp kém “si” như thế. Buổi tối tiễn đưa Bill lên đường mà chàng với nàng không muốn ngồi bên nhau!”
Thấy Jill nói, một cặp khác ngồi gần bên quay ngoắt lại vểnh tai nghe. Tôi phân trần cho Jill biết Pam và tôi tuy đính hôn nhưng thực ra quen nhau mới có vài bữa nay (bàn bên cạnh có dấu hiệu xì xào không tán thành những cuộc hôn nhân thời chiến). Tôi lại làm ra bộ thản nhiên hững hờ nói thêm: “Pam và tôi sẽ hiểu nhau hơn vì mặc dầu mới thoạt trông tôi có vẻ khiêm nhường rụt rè nhưng thực ra tôi rất thạo” (đúng như trong lá thư của Louis Mountbatten gửi cho Đô Đốc Cunningham, nàng đã đọc). Bàn bên cạnh, cặp nọ phản đối ra mặt, đứng phắt dậy ra khiêu vũ.
Đóng vai Bill Martin như vậy còn đưa đến hậu quả khá tức cười. Pam “đùa dai” hơn nữa lấy tấm ảnh trước đây nhét vào túi Martin đem phóng ra cỡ lớn và đề tặng tôi:
“Yêu nhau tới chết, Pam của anh”
Viết như vậy cũng chẳng sợ xui xẻo, vì “tôi đã chết rồi”.
Thời gian đó, tôi ở chung với mẹ tôi, muốn biết bà cụ phản ứng ra sao tôi đem tấm hình của Pam đặt trên mặt bàn trong phòng rửa mặt. Thất vọng vô cùng vì không thấy bà nói năng gì. Non một năm sau, vợ tôi đi công tác cho Sở từ Hoa Kỳ trở về, tôi đưa cho nàng coi bức ảnh. Vợ tôi trả lời làm tôi sững sờ: “À, bây giờ mới hiểu tại sao thư nào mẹ cũng hối thúc em xong công tác phải trở về ngay.”
Trong khi tại London chúng tôi mong ngóng chờ đợi, tàu ngầm Seraph lướt sóng tiến về miền duyên hải Tây Ban Nha bình yên vô sự. Tin tức đầu tiên nhận được là bức điện cho hay ngày 30 tháng Tư, chiến dịch “Thịt Ba tê” đã hoàn tất. Tiếp theo đó, một bức thư của Đại úy Jawell từ Gibratar gửi về:
Thư riêng và Tối mật.
Người gửi: Chỉ huy trưởng tàu ngầm Seraph
Ngày gửi: 30-4-1943
Kính gửi: Ông Giám đốc Tình báo Hải quân
https://thuviensach.vn
Bản sao gửi: Bộ Ngoại giao
Người nhận thư: Đại úy Hải quân E.E.S, Montagu
Thư riêng.
Chiến Dịch Thịt Ba-tê
1. Thời tiết: Gió thay đổi, hướng từ Tây Nam sang Đông Nam. Sức thổi 2. Dự đoán đúng như ngày hôm qua: buổi sáng gió nhẹ dọc theo duyên hải. Biển và sóng cồn: 2.0. Trời u ám, mây rất thấp. Độ thấy tỏ không đều từ 2 đến 3 cây số rưỡi. Phong vũ biểu 1016.
2. Tàu đánh cá: nhiều tàu đánh cá cỡ nhỏ trong vịnh. Chiếc gần nhất ở bên trái chừng 2 cây số. Không tin rằng tàu ngầm có thể bị trông thấy. 3. Hoạt động công tác: Giờ lựa chọn; 4h30 gần lúc thủy triều xuống ở Lisbonne (07, 31), tàu ngầm có thể hoàn tất mọi việc trước rạng đông. Thùng ống được mở lúc 4 giờ 15. Đem xác ra. Gỡ chiếc mền cũ soát tại thi hài. Chiếc cặp móc chắc vào sợi dây… Phao bơm căng tột độ. Xác thả xuống nước đúng 4 giờ 30. Vị trí 148 độ gần bờ vào khoảng một cây số 500 thước. Bắt đầu trôi vào bờ nhờ sức đẩy của chân vịt tàu quay mạnh cuộn xoáy nước. Xuồng cao su bơm căng vứt úp xuống biển cách nơi này chừng 900 thước phía Nam.
4. Đoạn tàu ngầm tiến ra khơi, chiếc thùng ống đầy nước trong đựng chiếc mền, giây nhợ và đồ bọc chiếc xuồng cao su, quẳng xuống biển nhưng không chìm ngay. Phải dùng súng Vickers và súng 455 bắn rất gần, mới thấy chiếc xuồng lặn xuống biến dạng.
Một công điện báo tin mọi việc hoàn tất đã được gửi đi lúc 7 giờ 15. Kèm theo đây một ít nước biển gần bờ, để làm mẫu.
(Ký tên) N.A. JEWELL
Đại úy Hải quân
Cùng với thư, đó một bản tả rõ tình trạng của thi hài xác đã rữa quá mức độ, chúng tôi dự đoán (có lẽ vì chất dưỡng khí còn vương ở quần áo và chiếc mền) nhưng không rữa nát quá hơn trong trường hợp xác bập bềnh trên mặt biển nhiều ngày.
https://thuviensach.vn
Sau này tôi được coi lời tự sự kể đầy đủ chi tiết của một nhân viên thủy thủ đoàn. Bài này tới tay tôi qua trung gian một ký giả hành nghề nên lời trần thuật linh động hơn tôi kể nhiều. Vậy xin chép lại nguyên văn đúng như tôi đã nhận được:
«Trong khi tàu ngầm Seraph tách khỏi bóng tàu tiếp tế lướt trên mặt nước ra khơi, ông Đại úy chỉ huy (mới có 29 tuổi) đứng trên chòi tàu giơ tay chào rồi bước xuống. Trong số 5 sĩ quan và 50 thủy thủ trên tàu, ông là người duy nhất biết rõ bí mật của kiện hàng lạ lùng kia - Chiếc thùng sắt hình ống đặt trong một căn phòng phía trước tàu ngầm.
Vì trọng lượng và hình dáng chiếc thùng nên sáu chàng thủy thủ khiêng vô, bông lơn pha trò về “xác thằng cha John Brown!” và nhiều anh lại còn khôi hài nói diễu “ông Charlie, vị tân chỉ huy chúng ta!”
Mười năm đã qua, hôm nay, 50 thủy thủ của tàu Scraph đọc bài này chắc giật mình không ngờ lại đoán gần trúng như vậy.
Trước khi đi, họ được cho biết thùng sắt đựng một bộ máy bí mật đo khí tượng để đem thử ngoài khơi Tây Ban Nha. Bên ngoài thùng có đề: “Cẩn thận khi vận chuyển - Dụng cụ quang học”.
Trong mười ngày liền, tàu Seraph chạy ngầm dưới nước, thủy thủ không ai thấy mặt trời. Chỉ đêm tối mới nhoi lên mặt nước, tàu đi đến ngoài khơi Huelva, bờ biển Tây Ban Nha, không bị lộ tung tích, đúng như dự liệu ngày 30 tháng 4.
Nơi lựa chọn để thả Thiếu tá Martin vào bờ ở cách cửa sông Huelva chừng 1500 mét.
Chiều hôm đó, chiếc Seraph liều lĩnh đến gần bờ thám thính, qua tiềm vọng kính trông thấy một đoàn vào khoảng 50 tàu đánh cá. Nhưng sương mù và hải trình chênh lệch độ 2 cây số, khiến tàu ngầm không bị dò ra vị trí. Tàu lặn xuống cho đến hết ngày.
Bí Mật
Giờ H định vào 4 giờ 30 sáng. Khi chiếc Seraph lại trồi lên mặt nước, trời tối như mực. Không có trăng, thủy triều thấp, phẳng lặng. Năm ông sĩ quan cùng đến chòi tàu, và tàu ngầm đậu nổi sát mặt nước.
https://thuviensach.vn
Chiếc thùng bí mật được kéo lên boong. Lúc đó tất cả thủy thủ ở dưới, Đại úy Jewell mới cho các sĩ quan biết rõ bí mật. Ông nói chiếc thùng ống trước mặt chứa đựng một xác chết. Chiến dịch này nằm trong kế hoạch của Đồng minh nhằm lừa địch để chúng rút lực lượng phòng thủ ra khỏi một nơi đã lựa cho một cuộc tấn công trọng yếu tại Địa Trung Hải. Thi hài người này, giả định như của “Thiếu tá Martin” nạn nhân phi cơ rớt xuống biển, được sử dụng để chuyển cho kẻ thù những kế hoạch xâm lăng giả tạo.
Người ta chọn Huelva vì điệp viên Đức ở tỉnh này nổi tiếng vì có nhiều cộng tác viên bản xứ thường cung cấp cho y tin tức quân sự. Thật là một chuyện bất ngờ cho bốn ông sĩ quan hải quân giữa đêm tối đang bị sóng biển Đại Tây Dương nhẹ lướt qua giày.
Nhưng họ không để lộ vẻ xúc động khi ông thuyền trưởng cho biết chuyện gớm ghiếc đó.
Phản ứng duy nhất là câu hỏi của một sĩ quan:
“Liệu chở một xác chết có mang tai họa không?”
Xúc Động
Đoạn, lanh lẹ và im lặng, năm sĩ quan bắt tay vào việc. Ba người đứng canh, còn người thứ
Tư phụ lực Đại úy Jewell dùng chiếc khóa buộc bên cạnh thùng, vặn hết các đinh ốc ra. Mất mười phút mới mở xong chiếc nắp. Thi hài bọc mền được nhẹ nhàng kéo ra khỏi thùng.
Các sĩ quan đứng thẳng thế nghiêm để chào người chết. Đại úy Jewell quỳ xuống thận trọng lột chiếc mền ra. Tiếp theo là cú soát lại một lần chót: quân phục và phù hiệu có còn nguyên vẹn không? Bàn tay có nắm vững quai chiếc cặp quý báu không? Chiếc cặp này móc vào dây có chắc không? Tất cả đều đúng điệu. Đại úy Jewell lại cúi xuống bơm chiếc phao Mac West của Thiếu tá Martin.
Chỉ còn mỗi một việc phải làm, mặc dầu không ghi trong chương trình. Bốn sĩ quan trẻ tuổi đầu trần nghiêng mình trong khi vị chỉ huy ôn lại trí nhớ lẩm nhẩm đọc kinh.
Đối với họ là những người được và phải giữ bí mật những câu cầu nguyện trong đoạn 39 của Thi Thiên thơ Davit, quyển nhất, có một ý nghĩa
https://thuviensach.vn
đặc biệt:
Tôi nói rằng: tôi sẽ giữ các đường lối tôi
Để không dùng lưỡi mình mà phạm tội
Đang khi kẻ ác ở trước mặt tôi
Tôi sẽ lấy khớp giữ miệng tôi lại
Tôi câm không lời nói
Đến đỗi lời lành cũng không ra khỏi miệng
Còn nỗi đau đớn tôi bị chọc lên…
Sĩ quan khẽ đẩy thi hài xuống, ngọn thủy triều đón lấy lôi cuốn tráng sĩ vô danh vào bờ, trong cuộc hành trình cuối cùng đáng ghi nhớ của ông ta. Thiếu tá Martin đã xuất trận.
Đại úy Jewell đến sát bờ biển như vậy thật là quá mạo hiểm, nhưng bảo đảm cho chúng tôi tất cả cơ hội may mắn đem tới kết quả. Chúng tôi chỉ còn có việc đợi Thiếu tá Martin làm tròn nhiệm vụ của ông ta.»
https://thuviensach.vn
10
Thiếu Tá Martin Đổ Bộ Lên Tây Ban Nha
Ngày 3 tháng năm, chúng tôi nhận được điện văn của Tùy viên Hải quân Anh tại Madrid. Ông này được vị Phó Lãnh sự Anh ở Huelva cho biết ngày 30 tháng 4, một ngư phủ vớt được gần bờ biển, thi hài Thiếu tá Martin trong Thủy quân Lục chiến. Thi hài được trao lại cho vị Phó Lãnh sự và trưa hôm sau mai táng ở nghĩa trang Huelva với đầy đủ lễ nghi quan cách, có đại diện chính quyền và quân sự Tây Ban Nha tới dự.
Trong điện văn tuyệt nhiên không thấy nói đến chiếc cặp hoặc bất cứ tài liệu nào. Tiếp đó là chỉ thị, báo cáo trao đổi giữa Bộ Hải quân, và ông Tùy viên ở Madrid.
Nếu những tài liệu đúng sự thực như ta cố tình làm cho người Đức phải tin, tất nhiên Bộ Tham mưu Chiến dịch Liên quân nghe thấy nói Thiếu tá Martin thiệt mạng và xác trôi vào Tây Ban Nha, người ta phải nhớ ra một tài liệu loại tối mật đã biến mất. Tướng Archibald Nye phải lập tức cho biết tầm quan trọng trong vụ tiết lộ tin tức chiến lược này tai hại chừng nào. Và trong trường hợp đó, thông điệp, chỉ thị mỗi lúc một khẩn cấp phải gửi cho Tùy viên Hải quân, thúc bách cố thu hồi lấy tài liệu càng sớm càng hay bằng bất cứ giá nào, nhưng dặn trước ông phải hết sức cẩn thận đừng tỏ ra sốt ruột quá độ khêu gợi cho người Tây Ban Nha thấy tài liệu quan trọng, như thế không khác gì khuyến khích họ mở ra coi hoặc làm “thất lạc” đi chăng.
Phải hoạt động đúng như vụ này có thực, vì thế tất cả các chỉ thị, văn thư đều được viết theo tinh thần đó. Ngày 4 tháng 5, chúng tôi bắt đầu gửi một điện văn nói Thiếu tá Martin mang theo trong người một số tài liệu rất
https://thuviensach.vn
quan trọng và tối mật, yêu cầu Tùy viên thẳng tay đòi lại. Nếu không thâu hồi được, Tùy viên phải điều tra cặn kẽ nhưng rất kín đáo ở Huelva coi xem có trôi vào bờ không và nếu có, tài liệu hiện nay ra sao? Nếu lấy lại được, Tùy viên phải gửi tin ngay cho ông Giám đốc Sở Tình báo Hải quân (thư riêng), nhớ ghi rõ tên người nhận: không được mở phong bì ra coi, phải gửi trả về càng sớm càng tốt.
Một điện văn khác tiếp theo cho biết thêm tin bổ túc: Thiếu tá Martin mang ba bức thư hết sức quan trọng, hình như để trong chiếc cặp đen có khuôn dấu Hoàng gia. Chúng tôi lại dặn dò lần nữa: đừng cho người Tây Ban Nha chú trọng lưu ý đến các tài liệu này.
Trả lời bức điện văn thứ nhất, tùy viên cho biết: Sau văn thư chính thức yêu cầu, Bộ Hải quân Tây Ban Nha trả lời: “Các tài liệu đã được cơ quan trong Hải quân chuyển đến qua trung gian Bộ Tham mưu Hải quân Tây Ban Nha ở Cadix, và phải vài ngày nữa mới tới được”. Ngoài ra Tùy viên còn nói thêm: Ông Phó lãnh sự Anh ở Huelva không được trông thấy cả chiếc cặp lẫn tài liệu.
Thế rồi, ngày 13 tháng 5, Tùy viên báo tin vị Tham mưu trưởng Hải quân Tây Ban Nha, trong lúc ông Tổng trưởng Hải quân đi vắng, đã trao trả đồ vật của Thiếu tá Martin cùng với một chiếc cặp màu đen, cặp này mở nắp, có chìa khóa còn gài trong ổ. Vị Tham mưu trưởng nói rằng: “Tất cả đều ở trong” và Tùy viên Anh đã cảm ơn. Tùy viên có cảm tưởng rõ rệt vị Tham mưu trưởng đã biết qua về nội dung các bức thư, dĩ nhiên đừng hy vọng ông này để lộ ra vẻ mặt có biết hoặc đã đọc những thư đó.
Chúng tôi không nghi ngờ lòng thành, thiện ý của vị Tướng này, nhưng nếu ông ta biết nội dung, nhiều kẻ khác ắt phải thông tỏ. Mọi việc tốt đẹp, bắt đầu đã có những sự “tiết lộ”.
Chúng tôi lạc quan thêm do những điện văn kế tiếp của ông Tùy viên. Chính ngài Tổng trưởng Hải quân Tây Ban Nha có đề cập đến những giấy tờ nọ với Tùy viên Anh trong một buổi gặp gỡ ngày thứ Bảy 15 tháng Năm. Khi xảy ra vụ này, hình như ông ta đang ở Valence, và lúc biết rằng các giấy tờ đã về tới Madrid, ông liền ra lệnh cho vị Tham mưu trưởng phải
https://thuviensach.vn
trao trả tức thì. Ông nói thêm phải làm như vậy vì e rằng có kẻ lạm dụng mở ra coi, có thể có những hậu quả khôn lường.
Trước khi ông Tổng trưởng rời khỏi Madrid, không có ai nói thêm một điều gì khiến ông ta phải bận tâm áy náy về các tài liệu đó, bởi thế, không còn nghi ngờ nữa, các phong thư hẳn phải được mở ra rồi.
Cứ tình hình này, chắc chắn ít ra có một người Tây Ban Nha biết điều bí mật và sẽ trao cho người Đức. Mãi sau này chiến tranh kết thúc, chúng tôi mới thấy sự hợp tác giữa Đức và Tây Ban Nha mật thiết tới mức nào.
Trong những ngày đó, điều tra kín đáo ở Huelva cho biết chi tiết mọi việc đã xảy ra. Theo một nguồn tin hoàn toàn chắc chắn “một ngư phủ để ý đến một vật bập bềnh trôi nổi liền gọi chiếc tàu nhỏ gần đó tới kéo lên. Vật này - tức là thi hài Thiếu tá Martin - được đem vào bãi biển kế cận giao cho một sĩ quan đúng lúc ấy đang cùng một toán binh lính tuần tiễu trong vùng này.
Một sĩ quan Cảnh bị Hải quân được kêu tới để đảm nhận tất cả các tài liệu và vật tùy thân của thi hài. Sau khi xác định danh tính, thi thể được đem lại nhà xác thành phố Huelva cho Bác sĩ y khoa khám nghiệm. Ông này chứng thực người nọ rớt xuống biển và mình mẩy không có vết thâm tím, chết vì ngạt thở và ngâm dưới nước từ 5 đến 8 ngày.
Một phi công Hoa Kỳ ngày 27 tháng 4 trước đây cũng bị rớt xuống biển và đang ở trên đất Tây Ban Nha được yêu cầu đến quan sát thi hài coi xem có nhận ra ai chăng, nhưng vô hiệu (dĩ nhiên).
Điệp viên của Đức tại miền này phong phanh biết nội vụ, vội đi dò la hỏi các chi tiết, kể cả tên tuổi những người nhận đề trên bì thư trong chiếc cặp, cố tìm cách lấy bản sao tài liệu, nhưng vô ích, vì tình cờ có toán quân nhân tuần tiễu sẵn ở đó cáng đáng lo liệu xác chết, và sĩ quan Cảnh bị Hải quân cũng được mời tới. Thế nhưng điệp viên Đức cũng như tay sai của y không ai quen thuộc giao thiệp với sĩ quan nọ.
Chúng tôi tin tưởng mọi việc trôi chảy tốt đẹp, nhưng vẫn muốn có bằng cớ hẳn hoi, nên sốt ruột mong chờ các tài liệu do Thiếu tá Martin mang đi, được mau gửi trả về.
https://thuviensach.vn
Ít lâu sau, giấy tờ đó tới London đầy đủ, và lập tức được đem ra kiểm soát lại bằng phương pháp Khoa học. Trước khi gửi đi, chúng tôi đã sắp đặt lo liệu để sau này giúp chúng tôi nghiệm chứng coi xem phong bì có bị mở ra không và mặc dầu ngâm nước khá lâu khó lòng dám quyết đoán, bây giờ chúng tôi gần như cam đoan: các bức thư - hoặc ít ra có 2 bức coi kỹ tình trạng, thấy ngay đã được lôi ra khỏi bì mặc dù dấu ấn niêm phong còn nguyên.
Việc này cùng với tin nhận được từ Huelva và của ông Tùy viên Hải quân ở Madrid làm chúng tôi thỏa mãn vô cùng. Không còn ngờ gì nữa, người Tây Ban Nha đã mở thư ra, biết hết nội dung và Cơ quan Điệp báo Đức cũng biết rõ những người nhận thư đều là nhân vật quan trọng. Vậy, có thể yên tâm vững dạ vào tài ba lỗi lạc của người Đức để hưởng hết lợi lộc trong dịp này. Chúng tôi chắc chắn không nhầm lẫn khi đặt hết lòng tin cậy vào các chi nhánh Tây Ban Nha của Sở Tình báo Đức. Và lòng tin đã đặt đúng chỗ.
Bây giờ đến lượt các ngài bên Berlin tiếp nối diễn vai tuồng của họ. Trong khi chờ đợi, chúng tôi phải vĩnh biệt Thiếu tá Martin. Ông đã phụng sự tổ quốc, về phần chúng tôi phải lo liệu mộ phần của ông được xứng đáng, phải làm hết bổn phận đối với ông dù mọi việc đều tiến hành dưới một tên giả tạo.
Chúng tôi sung sướng được dịp tỏ lòng tôn kính mà không sợ nguy hại cho chiến dịch trong đó ông thủ một vai phi thường. Đúng thế, những việc chúng tôi làm theo lương tâm đòi hỏi đã khiến cho người Đức khó lòng kiểm soát lại lời tuyên bố của Bác sĩ Tây Ban Nha từng làm cho chúng tôi thỏa mãn: Luôn luôn có những sĩ quan Anh, hoặc đại diện đến thăm viếng để cản không cho người Tây Ban Nha và người Đức quật mồ lên giảo nghiệm lại trước khi chúng tôi xây cất mộ phần.
Trước hết, chúng tôi yêu cầu ông Tùy viên Anh cho đặt lên mộ một vòng hoa của cô Pam và một của gia đình Martin. Đoạn đặt làm một tấm bia mộ chí xây cất càng sớm càng hay. Sau hết, viết thư cho ông Tùy viên yêu cầu thay mặt gia đình Thiếu tá Martin cảm ơn ông Phó Lãnh sự ở
https://thuviensach.vn
Huelva đã vất vả lo liệu và lưu tâm đến người quá vãng. Tôi lại yêu cầu chụp hình ngôi mộ cho gia đình Martin và cô Pam giữ làm di tích kỷ niệm. Vòng hoa kết bằng những bông lấy trong vườn cảnh một công ty mỏ của người Anh ở Huelva. Tấm “đan” bằng cẩm thạch trắng bên trên khắc mấy hàng chữ như sau:
William Martin
29-3-1907 — 24-4-1943
Con trai của ông John Glyndwyr Martin và bà Antonia Martin ở Cardiff (xứ Galles)
Chết vì tổ quốc
Chúng tôi không thể làm hơn được nữa, mặc dầu còn mắc ông món nợ to tát, vì sắp sửa nhờ ông mà hàng ngàn đồng bào cũng như hàng ngàn quân Đồng minh Hoa Kỳ bảo toàn sinh mạng khi đổ bộ lên bờ biển đảo Sicile.
Lúc này các ông lớn đương cục đã cùng tôi tin tưởng điều ấy rồi. Tôi viết cho Đại úy Jewell vài dòng, cho biết công lao ông đóng góp vào chiến dịch đã hoàn toàn có kết quả. Để tránh tò mò bàn tán, tôi không dùng điện tín hy vọng Đại úy Jewell sẽ hiểu tôi định nói gì khi viết trên tấm bưu thiếp loại thông thường.
“Ông sẽ hân hoan được tin Thiếu tá nay đã yên vị”.
Các quan to trong Bộ Tham mưu còn khéo hơn thế nữa, gửi cho Thủ tướng Churchill lúc đó công du bên Washington mấy giòng dĩ nhiên phải bí ẩn:
“Tất cả Thịt Ba-tê đã bị nuốt chửng”.
https://thuviensach.vn
11
Chờ Đợi
Tất cả trong tập đoàn chúng tôi về phía đồng minh đã làm xong nhiệm vụ được giao phó. Vậy chỉ còn có việc “ráng chịu đựng”, thủ thân cho đến hiệp cuối cùng của trận tỉ thí, nghĩa là đến ngày đổ bộ lên Sicile, mặc cho người Đức ở phe bên kia cứ việc thắng điểm. Bởi thế, chúng tôi yên lặng chờ đợi coi tình hình ra sao.
Ít lâu sau, sực nhớ ra nhật báo Times vẫn gửi bán ở Lisbonne (Thủ đô Bồ Đào Nha) và người Đức có thể đọc tới danh sách người chết thường được đăng lên. Tôi bèn thăm dò coi thời hạn giữa khi chết xảy ra và lúc đăng lên báo chí bao lâu. Thường lệ, không quá năm tuần lễ, vậy thì từ 24 tháng 4 phải đợi đến tuần lễ đầu tháng Sáu.
Có cần phải đăng tên Thiếu tá Martin vào một trong bản danh sách chiến sĩ tử nạn không? Có bõ công không?
Cuộc đổ bộ lên đảo Sicile được dự trù vào tuần lễ thứ nhì tháng Bảy, và không chắc người Đức đã biết thời hạn loan tin tức về một tai nạn. Nếu vụ đánh lừa này làm họ tin tưởng phải đối phó thế nào đó, họ sẽ hành động trước tuần lễ đầu tháng Sáu, và khó lòng cứu vãn được tình hình (hoặc quyết định cứu vãn) trước khi chúng ta đổ bộ. Ngoài ra vẫn có thể cuộc tấn công Sicile phải lui lại vì một lý do bất ngờ.
Sau khi do dự, chúng tôi cho rằng nếu không đăng tên lên có lẽ không tốt. Thà cứ làm còn hơn ân hận về sau.
Tuy nhiên về sau này chúng tôi lại muốn, biết thế đừng vẽ rồng vẽ rắn nữa, vì có những rắc rối do vụ tô điểm đó gây ra. Còn việc đánh lừa quân địch vẫn tốt đẹp như thường. Chúng tôi may mắn phi thường.
https://thuviensach.vn
Sở trông coi về thiệt hại nhân mạng thủy quân vui lòng chấp thuận lời ông Giám đốc Tình báo Hải quân yêu cầu cho đăng vào bảng danh sách sắp tới tên tuổi Đại úy kiêm nhiệm Thiếu tá William Martin Thủy quân Lục chiến, trong cột ghi tên các sĩ quan tử thương. Tôi chẳng còn nhớ đã giải thích ra sao để chống đỡ lời yêu cầu kỳ dị kia nữa.
Cáo phó đăng vào số báo Times đề ngay thứ Sáu mồng 4 tháng 6 năm 1943, có lẽ chẳng bao giờ chúng tôi biết người Đức dò ra tên Martin hay không, nhưng nếu có, chắc hẳn họ tìm thấy trong cùng một danh sách tên tuổi các vị P. J. Mack - Phó Đô đốc, Sir T. L. Beevor - Đại úy Nam tước, trong Hải quân Hoàng gia. Trước đó, báo chí London đã loan tin hai vị sĩ quan này, trong một tai nạn phi cơ giữa biển cả, đã thiệt mạng cùng với nhiều quân nhân khác không thấy kể tên ra
Còn gì hữu lý cho rằng việc Thiếu tá Martin tử nạn cùng với các sĩ quan nói trên? Hoàn toàn do tình báo trong này được đăng tải đúng lúc đó. Hy vọng người Đức lưu ý đến danh sách kia, vì có sự vô tình xảy ra đúng hệt như sắp đặt mà chẳng dùng được việc chi, thật đáng tiếc!
Ngược lại, ở London lại xảy ra nhiều việc trái ý bực mình. Danh sách thiệt hại nhân mạng được nhiều văn phòng kiểm tra xem xét, nhưng văn phòng này, tôi chẳng bao giờ biết đến hoặc có biết nhưng quên đi. Cho nên nếu trước đây tôi cứ để công văn, điện tín trao đổi giữa chúng tôi và Tùy viên ở Madrid được phân phối như thường lệ thì hôm nay sẽ gặp khó khăn gấp bội.
Ban coi về chúc thư của Hải quân muốn biết Thiếu tá Martin có để lại chúc thư không, và nếu có, hiện ở đâu? Nha Tổng Giám đốc Quân y muốn biết Thiếu tá Martin chết ở mặt trận, chết vì thương tích, chết trong lúc thi hành công vụ… hay chết ra sao để còn làm bảng thống kê.
May thay, trước đây tôi đã đề phòng chu đáo để mọi điều tra về Thiếu tá Martin (hoặc về một trong những tài liệu của ông ta) được chấm dứt trót lọt, và bây giờ thấy cẩn thận có kiến hiệu thực sự. Tôi biết được những yêu sách đó khá sớm để đủ thì giờ phương tiện ngăn chặn khỏi tiết lộ ầm ĩ, nhưng vẫn phải giải quyết thành toàn vấn đề với các văn phòng liên hệ.
https://thuviensach.vn
Tôi phải nặn óc ra tìm câu trả lời cho thỏa đáng. Dĩ nhiên tôi không thể bảo với Ban chúc thư của Hải quân đến văn phòng Mc Kenna để kiếm vị luật sư đã viết thư cho Thiếu tá Martin về vấn đề ông ta lập chúc thư trước khi khởi hành.
Thế mới biết, thiên hạ nói đúng: “Một lần nói dối, phải nói dối mãi”, tôi đã trải qua kinh nghiệm này. Tôi phải nói với vị chủ sự các văn phòng này dừng bận tâm về Thiếu tá Martin, khỏi để ý đến ông ta cũng như cái chết của ông. Tôi giải thích đó là một điệp viên đặc biệt được giao phó một công tác quan trọng sau khi ngụy danh mang cấp bậc sĩ quan trong Thủy quân Lục chiến với sự chấp thuận cho phép của ngài Tổng trưởng Hải quân.
Thực ra, chuyện đó vốn có thật. Tôi chỉ “quên” không nói rõ lúc đó điệp viên đã chết rồi!
Dựa vào thế lực Nha Tình báo Hải quân, tôi khẩn khoản yêu cầu các văn phòng nọ phải tuyệt đối giữ bí mật và phải tính toán làm sao thu xếp được ổn thỏa trong công vụ của họ. Thế là thoát khỏi hiểm nghèo lớn lao về những “sơ hở, tiết lộ”, chúng tôi có thể gặp phải.
Phải nói thêm rằng, nhiều năm sau, khi tôi đã giải ngũ người ta còn tiếp tục so sánh đối chiếu các bản danh sách, và bất chợt tôi nhận được giấy gọi thượng khẩn của các Sở Tình báo Hải quân. Nhiều cơ quan khác cũng hỏi tôi về vụ Thiếu tá Martin, họ muốn biết trước đây tôi làm thế nào thoát khỏi rắc rối để theo đó trả lời cho phù hợp.
Ngoài vụ lộn xộn về danh sách người chết, chiến dịch “Thịt Ba-tê” không thuộc phạm vi chúng tôi nữa rồi. Chúng tôi đã làm xong nhiệm vụ, Đại úy Jewell và Thiếu tá Martin cũng vậy.
Còn những người Đức, họ làm gì?
https://thuviensach.vn
12
Quí Vị Người Đức,“Đến Lượt” Các Ngài
Cuối tháng Năm, tháng Sáu và tháng Bảy năm 1943, chúng tôi không có cách nào để vững bụng tin tưởng mưu mô thành công hơn là việc biết rõ người Đức đã trà trộn nhiều trong lãnh thổ Tây Ban Nha, và tính nhẹ dạ cả tin của họ.
Chúng tôi tự tin đã trao được tài liệu cho người Đức, Việc đó xong rồi, toàn bộ tài liệu đầy đủ và chính xác quá, không một cơ quan tình báo nào lại không yên chí đã thâu đoạt một thắng lợi ngoạn mục.
Chúng tôi hình dưng ra các ông “sếp” tình báo Đức đang xoa tay khoái trí. Họ sẽ ưỡn ngực vênh vang nghĩ đến việc tổ chức hiệu nghiệm, chu đáo gây cơ sở bên Tây Ban Nha và liên lạc được với giới chức quan trọng trong xứ này (Đô đốc Canaris, “sếp” các cơ quan Quân báo Tình báo Đức, đặc biệt tự hào về việc này), ngày nay mới thấy thật có lợi.
Trong quá khứ, tổ chức này đã phải cung cấp cho Berlin rất nhiều tin tức về tàu bè chuyển vận qua eo biển Gibraltar, cũng như tin tức thâu lượm bên Anh quốc và Hoa Kỳ, do Madrid trao cho, điều ấy cũng thông thường đối với một cơ quan tình báo.
Mặt khác, rõ rệt tổ chức đó đã làm việc thiếu sót nên ngạc nhiên chưng hửng trước khi Đồng minh xâm lăng Bắc Phi. Cứ như chúng tôi xét đoán, người Đức không ngờ lại có vụ này.
Đến nay tổ chức nọ mới có cơ hội rửa hận.
Muốn cung cấp được cho Bộ Tổng Tham mưu bản sao đúng lá thư của một Tổng Tham mưu phó gửi cho một Tư lệnh lộ quân dã chiến (và một thư nữa trong loại này) nghe ra khó khăn quá, vượt cả những hy vọng điên
https://thuviensach.vn
rồ của một sĩ quan tình báo lão luyện. Đó là mơ ước tham lam cao vọng của anh ta thời còn trẻ!
Tin tức mật thư loại viết trong thư, nếu Bộ Tham mưu biết sử dụng có hiệu quả, có thể gây tai biến hoặc kết cục giáng cho Đồng minh một trận đại bại giữa lúc chiến tranh tới hồi quyết định, và vì thế thay đổi cả lịch sử hoàn cầu.
Chính vì lý do này mà tôi cương quyết tranh đấu chống lại ý kiến; chỉ nên đánh ván bài khi chắc ăn và sử dụng kế hoạch nó để đưa toàn những tin tức giả tạo không quan trọng mấy, qua những tài liệu của sĩ quan cấp nhỏ hơn gửi cho nhau.
Nếu thư từ Thiếu tá Martin mang đi thuộc về loại này, không những người Đức có lẽ chẳng cố gắng lấy bản sao, mà dù có lấy đi chăng nữa, chưa chắc họ đã để ý lưu tâm đến khi họ sắp đặt chiến lược. Ngược lại, những điều Đại tướng Sir Archibald Nye viết cho Đại tướng Alexander phải là đúng, ông Tổng Tham mưu phó Hoàng gia phải biết kế hoạch của Đồng minh, ông ta không thể để ý đến một “kế hoạch phụ thuộc”, cũng không thể kém thông thạo về tin tức.
Sau khi công nhận những thứ đó là xác thực, các cơ quan tình báo Đức bắt buộc phải đi tới cùng, và không một bộ Tổng Tham mưu nào nhận được những tin mật loại này lại không căn cứ vào đó để bày chiến lược, nhất là tin tức lại được tình báo của họ bảo đảm.
Vậy chúng tôi chỉ còn việc chờ đợi.
Ngày “J” của chiến dịch Husky tới và cuộc tấn công đạt kết quả mỹ mãn.
Đảo Sicile hình thể gần như một tam giác mỏm chóp chong xuống. Tờ mờ sáng ngày 10 tháng Bảy, Đồng minh đổ bộ lên hai bên mỏm chóp đó và tiến nhanh về các phía cạnh tam giác đồng thời về trung tâm đảo này.
Nhiều yếu tố giúp cho hậu quả bất ngờ hoàn toàn, như thời tiết xấu, chọn đúng tuần trăng .v.v… nhưng không làm sứt mẻ lòng tin của bọn chúng tôi đã thành công trong chiến dịch “Thịt Ba-tê” và đã đóng góp vào cuộc đổ bộ.
https://thuviensach.vn