🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Chỉ Cần Mẩu Khăn Giấy Ebooks Nhóm Zalo THE BACK OF THE NAPKIN: Solving Problems and Sellings Ideas with Pictures – Expanded ed. Copyright © Digital Roam, Inc., 2008, 2009 All rights reserved including the right of reproduction in whole or in part in any form. Bản dịch này được xuất bản theo thỏa thuận với Portfolio, một thành viên của Penguin Group (USA) Inc. Bản tiếng Việt © NXB Trẻ, 2013. BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN DO THƯ VIỆN KHTH TP.HCM THỰC HIỆN General Sciences Library Cataloging-in-Publication Data Roam, Dan Chỉ cần mẩu khăn giấy : giải quyết vấn đề và “bán” ý tưởng bằng hình vẽ / Dan Roam ; Nguyễn Thanh Huyền dịch. - T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2013. 388tr. : minh họa ; 20,5cm. Nguyên bản : The Back of the Napkin : solving problems and selling ideas with pictures. 1. Giải quyết vấn đề -- Hỗ trợ nghe nhìn. 2. Quản lý -- Hỗ trợ nghe nhìn. 3. Trực quan. 4. Khả năng sáng tạo trong kinh doanh. I. Nguyễn Thanh Huyền. 658.403 -- dc 22 R628 Cuốn sách bán chạy nhất về giải quyết vấn đề bằng phương pháp trực quan từng được ca ngợi, giờ đây còn lớn hơn và hay hơn “Để chứng minh rằng chúng ta hiểu rõ một điều gì, không có cách nào hùng hồn bằng việc vẽ ra một bức tranh đơn giản về vấn đề đó. Và để thấy được những giải pháp ẩn bên dưới, không có cách nào hiệu quả bằng việc cầm bút lên và vẽ ra các “mảnh” vấn đề của chúng ta.” Đó là những điều Dan Roam viết trong cuốn Chỉ cần mẩu khăn giấy, cuốn sách bán chạy nhất thế giới đã chứng minh rằng một bức vẽ đơn giản trên mảnh khăn giấy khiêm nhường có thể hiệu quả hơn nhiều so với một bài trình bày PowerPoint cầu kỳ nhất. Dựa trên 20 năm kinh nghiệm và những khám phá mới nhất về khoa học thị giác, Roam hướng dẫn người đọc cách làm sáng tỏ bất cứ vấn đề nào và “bán” bất cứ ý tưởng nào, chỉ sử dụng một bộ công cụ vô cùng đơn giản. 5 Ông tiết lộ rằng từ khi sinh ra, ai cũng vốn đã có tài năng tư duy bằng hình ảnh (tư duy thị giác), ngay cả những người thề rằng mình không biết vẽ. Và ông đã chỉ ra cách thức việc tư duy qua những bức vẽ có thể giúp bạn khám phá và phát triển các ý tưởng mới, giải quyết vấn đề theo những cách đầy bất ngờ cũng như cải thiện đáng kể khả năng chia sẻ hiểu biết của bạn. Hãy lấy Herb Kelleher và Rollin King làm ví dụ. Họ đã tìm ra cách đánh bại mô hình hoạt động truyền thống kiểu “trục bánh xe và nan hoa” của ngành hàng không bằng một mảnh khăn giấy ở quầy bar và một chiếc bút bi. Ba dấu chấm để thể hiện Dallas, Houston và San Antonio. Ba mũi tên để biểu diễn đường bay thẳng. Vấn đề được giải quyết, và bức vẽ đã khiến việc bán hãng hàng không Southwest cho các nhà đầu tư và các khách hàng trở nên thật dễ dàng. 6 CHỈ CẦN MẨU KHĂN GIẤYBẢN MỞ RỘNG Giải quyết vấn đề và “bán” ý tưởng bằng hình vẽ DAN ROAM Dành tặng Isabelle Từ rất lâu, em đã nhìn thấy sự ra đời của cuốn sách này, trước cả anh, và em đã thấy nó sẽ thành công trên mọi phương diện. Đó chẳng phải là tình yêu sao? MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 13 Phần I: Giới thiệu Giải quyết vấn đề bằng hình vẽ: bất cứ ai, bất cứ đâu, bất cứ lúc nào 27 1. MỘT CÁCH NHÌN HOÀN TOÀN MỚI VỀ KINH DOANH 28 2. VẤN ĐỀ GÌ, HÌNH VẼ NÀO VÀ “CHÚNG TA” LÀ AI? 42 3. VÁN BÀI CHẮC THẮNG: BỐN BƯỚC TƯ DUY TRỰC QUAN 68 Phần II: Khám phá ý tưởng Nhìn tinh hơn, Thấy sắc hơn, Hình dung xa hơn: Các Công cụ và Quy tắc cho Tư duy thị giác hiệu quả 85 4. Ồ, KHÔNG, CẢM ƠN, TÔI CHỈ XEM THÔI 86 5. SÁU CÁCH THẤY 117 6. SQVID: MỘT BÀI HỌC THỰC TẾ VỀ ỨNG DỤNG CỦA HÌNH DUNG 149 7. CÁC HÌNH THỨC TRÌNH BÀY 194 Phần III: Phát triển ý tưởng MBA về tư duy thị giác: Áp dụng tư duy thị giác vào thực tế 217 8. TRÌNH BÀY VÀ MBA VỀ TƯ DUY THỊ GIÁC 218 9. AI LÀ KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TA? 225 10. BAO NHIÊU NGƯỜI SẼ MUA? 237 11. CÔNG TY CHÚNG TA ĐANG Ở ĐÂU? 252 12. KHI NÀO TA CÓ THỂ THỰC HIỆN CÁC ĐIỀU CHỈNH? 278 13. PHÁT TRIỂN VIỆC KINH DOANH NHƯ THẾ NÀO? 300 14. VÌ SAO LẠI PHẢI BẬN TÂM? 310 PHẦN IV: “BÁN” Ý TƯỞNG Đến lúc ra sân khấu rồi! 327 15. MỌI ĐIỀU TÔI BIẾT VỀ KINH DOANH ĐỀU TỪ TRÒ VỪA-DIỄN-VỪA-KỂ 328 16. VẼ RA CÁC KẾT LUẬN 350 LỜI CẢM ƠN 355 PHỤ LỤC A: Mười (rưỡi) điều răn cho tư duy thị giác 359 PHỤ LỤC B: Khoa học tư duy thị giác 369 PHỤ LỤC C: Tài liệu tham khảo dành cho những người tư duy thị giác 382 LỜI NÓI ĐẦU Một ngày ở MTA Một ngày mùa thu năm 2006, tôi lên chuyến tàu điện ngầm của thành phố New York, hướng về phía trung tâm. Ted Weinstein, đại diện bản quyền, cho rằng tôi có một ý tưởng tốt cho một cuốn sách về kinh doanh nên đã sắp xếp cho tôi một buổi gặp với nhà xuất bản và vài người quan trọng khác ở Penguin, nhà xuất bản lớn nhất thế giới. Ted nghĩ rằng tôi đã sẵn sàng chào bán ý tưởng của mình và đồng ý gặp tôi ở văn phòng của Penguin để giới thiệu về nó. Ngồi trên tàu, tôi lướt lại một lần nữa bài giới thiệu của mình. “Tựa đề cuốn sách của tôi là Biểu đồ triệu đô: Hướng dẫn cách tư duy thị giác cho các nhà tư vấn (The Million-Dollar Chart: The Consultant’s Guide to Visual Thinking). Nội dung của nó là làm thế nào để các nhà tư vấn kinh doanh có thể sử dụng hình vẽ để khám phá, phát triển và chia sẻ các ý tưởng đột phá hiệu quả hơn.” Lời nói đầu 13 Lời quảng bá nghe có vẻ ổn, nhưng tôi lại lo lắng về một phần rất quan trọng. Cuốn sách xoay quanh một loạt các câu hỏi mà tôi cho rằng các doanh nhân nên tự đặt ra cho mình khi họ muốn thể hiện một ý tưởng bằng hình ảnh trực quan. Các câu hỏi rất đa dạng, chẳng hạn “Tôi nên trình bày ý tưởng của mình theo kiểu liệt kê hay kiểu trực quan?” hoặc “Tôi nên trực tiếp trình bày ý tưởng của mình hay so sánh với một điều gì khác?”. Tổng cộng có năm bộ câu hỏi loại này, và tôi đã dành nhiều năm để tinh lọc chúng. Tôi biết chúng rất hiệu quả và toàn diện đối với vấn đề tư duy bằng hình ảnh, nhưng tôi cũng biết rằng mình sẽ quên biến mất một nửa số đó khi đặt chân vào phòng họp. Tôi cần tìm cách để nhớ được toàn bộ các câu hỏi này. Tôi lôi ra cuốn sổ tay và viết lại cả năm bộ câu hỏi trong lúc tàu điện ngầm vẫn lắc lư dọc đường ray: Viễn cảnh (Vision) hay Thực thi? Thay đổi (Change) hay Nguyên trạng? Đơn giản (Simple) hay Tỉ mỉ? Định tính (Qualitative) hay Định lượng? Riêng biệt (Individual) hay So sánh? Rồi tôi bắt đầu kết hợp các chữ cái đầu tiên của mỗi câu hỏi, để xem có thể tạo thành một từ viết tắt hay một phương pháp ghi nhớ nào đó không. VCSQI 14 Chỉ cần mẩu khăn giấy Ối trời. Một trò sắp chữ kinh hoàng: chỉ có một nguyên âm gầy nhom giữa một đám phụ âm lừng lững. SCIVQ VISCQ Còn ba bến tàu nữa thì đến Penguin. Tôi dán mắt vào những chữ cái vô nghĩa. QVISC ISQCV SICQV Còn hai bến nữa. Giải pháp tốt nhất tôi có thể nghĩ ra là: SQVIC; nếu liên tưởng chữ V với chữ U thì ít nhất tôi cũng có cái gì đó gần phát âm ra được: SQUIC (Skiwk? Skweek?) Còn một bến. Rồi đột nhiên một ý nghĩ lóe lên. “Thay đổi” (Change) thường được thể hiện bằng chữ “delta” hay “D” trong tiếng Hy Lạp. Nếu tôi đổi D cho chữ cái C cuối cùng, tôi sẽ có được từ SQVID. Lời nói đầu 15 SQVID “SQUID!”, tôi hét lên. “Đây rồi! Mình có thể nhớ được nó!” Vả lại, mực là loài động vật trơn với nhiều tua – thật giống danh sách các câu hỏi của tôi. “Squid” (con mực) là câu trả lời. Tàu dừng lại và tôi xuống bến. Thưa quý ông quý bà, xin giới thiệu món Mực Trong buổi họp, tôi giới thiệu cuốn sách của mình. Mọi người có vẻ hào hứng. Sử dụng các hình vẽ để làm công cụ kinh doanh là điều mới mẻ, và tôi có rất nhiều hình vẽ ví dụ để phát đi quanh bàn. Sau vài phút, phát hiện có một tấm bảng trắng sau lưng mình, tôi bèn cầm một chiếc bút đánh dấu lên và nói: “Cho phép tôi minh họa với các bạn chính xác điều mình đang nói đến.” Tôi quay về phía tấm bảng trắng và bắt đầu vẽ một bức hình con mực năm tua xấu tệ. “Hãy hình dung cuốn sách này được dựa trên một loạt các câu hỏi đơn giản chúng ta có thể tự đặt ra để xác định cách tư duy thị giác của mình.” Tôi vẽ một chữ S trên một trong các tua. 16 Chỉ cần mẩu khăn giấy “Chúng ta muốn trình bày ý tưởng của mình bằng một cách nhìn đơn giản hay phức tạp?” Tôi vẽ chữ Q trên một tua khác. “Chúng ta muốn trình bày một ý tưởng định lượng hay định tính?” V. “Chúng ta muốn trình bày viễn cảnh của mình hay phương cách mà chúng ta nghĩ mình phải thực hiện để đạt tới viễn cảnh đó?” I. “Chúng ta muốn trình bày riêng các đặc tính của ý tưởng hay so sánh nó với điều gì khác?” D. “Chúng ta muốn trình bày sự thay đổi, hay chúng ta muốn trình bày tình hình hiện tại?” Tôi đặt cây bút xuống. “Bộ câu hỏi này, bộ ‘SQVID’ này, là một trong những công cụ trung tâm của cuốn sách. Các công cụ đơn giản như thế sẽ đảm bảo mọi người trong nghề kinh doanh đều hiểu họ có thể sử dụng hình vẽ để giải quyết vấn đề như thế nào, cho dù họ không biết vẽ chăng nữa.” Lời nói đầu 17 Nhiều màu quá Hành động bước tới tấm bảng trắng và vẽ con mực đó đã thay đổi cả cuộc họp. Trước đó, mọi người đều lắng nghe một cách lịch sự bài giới thiệu của tôi, thỉnh thoảng lại gật đầu rất hợp cách, nhưng tiếng nói duy nhất vang lên trong phòng là của tôi. Giờ thì mọi người bắt đầu nói. “Như thế thật tuyệt!”, “Tôi hiểu rồi!”, “Thật là một mô hình thú vị – chẳng hạn anh có thể sử dụng con mực đó cho tất cả các kiểu giải quyết vấn đề, đúng không?”. Sau một lúc, đại diện nhà xuất bản lên tiếng. “Dan, chúng tôi thực sự thích ý tưởng của anh.” Ted và tôi cười rạng rỡ. “Nhưng...”, ông ấy tiếp tục, “chúng tôi cần phải thực tế.” Tan nát. “Anh đang đề nghị chúng tôi ủng hộ một cuốn sách nặng về khái niệm, nhắm tới thị trường tư vấn – một thị trường phải nói là rất nhỏ – và anh muốn chúng tôi in màu trên khổ lớn. Đó là một đề nghị quá đắt đỏ cho một thị trường nhỏ bé. Và nói thật – không phải bất lịch sự, nhưng một lần nữa, chúng tôi cần phải thực tế – anh là người chưa ai biết đến. Dù chúng tôi có thích nó đến đâu thì sự thật là Biểu đồ triệu đô không hấp dẫn trên phương diện lợi nhuận. Anh có còn gì khác nữa không?” Tôi rơi ngay vào trạng thái chối bỏ. Một năm trước, tôi đã thôi việc để tập trung toàn bộ thời gian cho cuốn sách này. Vợ 18 Chỉ cần mẩu khăn giấy chồng tôi đã gia hạn nợ nhà hai lần mới đủ chi tiêu và để bọn trẻ được đi học. Giờ đây tôi đang được ngồi cùng bàn với nhà xuất bản về dòng sách kinh doanh thành công nhất trên thế giới. “Anh có còn gì khác nữa không?” sẽ không thể là đoạn kết của câu chuyện được. “Có.” Tôi nhìn Ted. Anh gật đầu. “Hãy hình dung cũng cuốn sách này nhưng khổ nhỏ hơn và chỉ có một màu. Chúng tôi gọi nó là Chỉ cần mẩu khăn giấy: Giải quyết vấn đề và bán ý tưởng bằng hình vẽ.” Đại diện nhà xuất bản mỉm cười. “Tôi hình dung là mình sẽ mua cuốn sách đó.” Phần thú vị nhất khi viết một cuốn sách Từ khi Chỉ cần mẩu khăn giấy xuất hiện trên giá sách vài năm trước, tôi đã đến nhiều nơi để giới thiệu ý niệm về giải quyết vấn đề bằng hình vẽ cho khán giả trên khắp cả nước. Từ Google tới Microsoft, từ Boeing tới Frito-Lay, từ Đại học Stanford tới Thượng viện Mỹ, đó là cả một chuyến du hành của từ ngữ và hình vẽ. Phần thú vị nhất là các ý tưởng và phản hồi từ các nhóm tôi được nói chuyện cùng. Mỗi lần tôi vẽ một bức tranh, ai đó (thường là nhiều người) lại vẽ đáp lễ. Mỗi khi tôi đưa ra ví dụ về một thương vụ được vạch ra trên mặt sau khăn giấy, ai đó (thường là nhiều người) lại đưa ra ví dụ đáp lễ. Lời nói đầu 19 Phản ứng mạnh mẽ này đã cho tôi thấy hai điều. Thứ nhất, giải quyết vấn đề bằng hình vẽ đã sẵn sàng để bùng nổ trong giới kinh doanh. Chúng ta đang nói về một phương pháp bẩm sinh và tiềm ẩn để nhìn nhận và xem xét vấn đề, mà hầu hết những người kinh doanh đều vô tình bỏ qua hoặc dẹp bỏ không thương tiếc. Cả hai phản ứng trên đều là sai lầm lớn: Để chứng minh rằng chúng ta hiểu rõ điều gì đó, không có cách nào hùng hồn bằng việc vẽ ra một bức hình đơn giản về nó. Và để thấy được những giải pháp ẩn bên dưới, không có cách nào hiệu quả bằng việc vẽ ra các “mảnh” vấn đề của chúng ta. Thứ hai, những ý tưởng trong Chỉ cần mẩu khăn giấy không chỉ dành cho giới tư vấn mà còn cho cả hàng trăm nghìn những người lao động khác. Giáo viên, quản lý dự án, bác sĩ, kỹ sư, gác ngục, công nhân dây chuyền lắp ráp, phi công, huấn luyện viên bóng đá, huấn luyện viên thủy quân lục chiến, nhân viên phân tích tài chính, bà nội trợ, luật sư; bạn cứ kể ra bất cứ nghề nào, và họ đều sẽ khám phá được sức mạnh của việc giải quyết vấn đề bằng hình vẽ. Và không chỉ có ở Mỹ. Từ đó đến nay, tôi đã nhận được phiên bản tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Đức và tiếng Nhật của Chỉ cần mẩu khăn giấy. Trong mỗi trường hợp, dù tôi nói được ngôn ngữ đó hay không, tôi đều có thể hiểu được tất cả các bức hình. Cho đến lúc này, sách đã chào mừng sự ra đời bản tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Indonesia, Thổ 20 Chỉ cần mẩu khăn giấy Nhĩ Kỳ, Pháp, Ru-ma-ni, Phần Lan, Ba Lan, Séc, Việt Nam – và một lần nữa, những bức hình sẽ vẫn rất dễ hiểu cho dù ta có cầm bản nào lên đi nữa. Đó là lý do tôi biết rằng giải quyết vấn đề bằng hình vẽ sẽ còn phát triển rộng nữa, rộng mãi: Những vấn đề chúng ta đối mặt hôm nay đều mang tính toàn cầu. Để giải quyết được những vấn đề đó, chúng ta cần một ngôn ngữ toàn cầu. Những hình vẽ đơn giản, phù hợp với nhận thức cơ bản của con người sẽ là ngôn ngữ đó. Cuốn sách này sẽ giúp bạn tạo ra những kiểu hình vẽ như vậy. Các lát cắt nội dung Mấy năm chia sẻ Chỉ cần mẩu khăn giấy đồng thời cũng cho tôi thấy rõ ý tưởng nào trong cuốn sách này có ý nghĩa nhiều nhất với những đối tượng nào. Nếu bạn mới biết tới tư duy thị giác thì phần mở đầu về quá trình nhìn, thấy, hình dung, thể hiện là nơi thích hợp để bắt đầu. Bởi vì nó tạo ra mối liên hệ giữa một lĩnh vực khá xa lạ – giải quyết vấn đề bằng hình vẽ – với thế giới thường ngày, nó sẽ giúp chúng ta đặt những bước chân vững chắc vào thế giới mới mẻ đó. Nếu bạn là một nhà tư duy và thuyết trình tự tin, nhưng còn nghi ngại về cách các hình vẽ sẽ giúp bạn làm rõ các ý tưởng của mình hơn nữa, vậy thì SQVID – xấu mà hữu dụng (chương 6) nên là xuất phát điểm của bạn. Bạn còn nhớ nó đã phát huy tác dụng tốt thế nào ở nhà xuất bản Penguin chứ? Mô Lời nói đầu 21 hình đó sẽ giúp đưa ra một nền tảng tư duy vững chắc cho bất cứ vấn đề nào bằng nhiều cách mới mẻ, sáng tạo. Nếu bạn đã là một nhà tư duy thị giác toàn diện, hãy nhảy thẳng tới mô hình <6><6> (chương 7). Đây là nơi sinh học thần kinh và nghệ thuật sẽ gặp gỡ, nắm tay và bắt đầu khiêu vũ. Theo kinh nghiệm của tôi, ngay cả những họa sĩ tài năng nhất cũng không thể tin nổi rằng tạo ra những bức vẽ kích thích và giúp vận động mọi ngóc ngách của não bộ lại dễ dàng đến như vậy. Còn nếu bạn là một nhà thiết kế hay kiến trúc sư làm việc theo dự án, đã quá quen thuộc với việc liên tục sử dụng các hình vẽ trong đời sống kinh doanh, xin mạn phép nhờ bạn giúp tôi một việc: Tiến thẳng tới chương 8 – chương trình MBA về tư duy thị giác – và giải quyết triệt để bài tập tình huống kinh doanh ở đó. Sẽ không đơn giản đâu, bởi vì nó buộc bạn phải xem xét những bức vẽ của mình với óc phân tích cao hơn rất nhiều so với những gì bạn được đào tạo ở trường thiết kế, nhưng nó sẽ chỉ cho bạn một con đường hoàn toàn mới để sử dụng tài năng của mình khi chia sẻ ý tưởng với mọi người trong giới kinh doanh. Đồng thời, tôi cũng đưa trở lại trọn một phần mà tôi đã bỏ đi trong bản đầu tiên của cuốn sách. “Mười (rưỡi) điều răn cho Tư duy thị giác” từng có mặt trong bản thảo gốc của tôi, nhưng ở lần xem lại cuối cùng, chúng tôi đều đồng ý rằng đã có quá nhiều tư liệu đối với một cuốn sách ra mắt lần đầu. Với 22 Chỉ cần mẩu khăn giấy ấn bản này, tôi cho nó về lại vị trí ban đầu của mình, ở phụ lục đầu tiên. Cuối cùng, tôi muốn cảm ơn Adrian Zackheim, nhà xuất bản Portfolio thuộc Tập đoàn xuất bản Penguin, vì ngay từ đầu đã nói: “Tôi hình dung là mình sẽ mua cuốn sách đó”. Và cảm ơn ông hơn nữa vì câu nói: “Giờ thì tái bản đi, nhưng lần này hãy làm bản lớn và có màu.” Nó đây: Chỉ cần mẩu khăn giấy, đúng như tôi đã hình dung vào cái ngày ở MTA, SQVID (có màu) và những thứ khác nữa. Lời nói đầu 23 CHỈ CẦN MẨU KHĂN GIẤY BẢN MỞ RỘNG PHẦN I GIỚI THIỆU Giải quyết vấn đề bằng hình vẽ: bất cứ ai, bất cứ đâu, bất cứ lúc nào CHƯƠNG 1 MỘT CÁCH NHÌN HOÀN TOÀN MỚI VỀ KINH DOANH V ấn đề dễ làm nản chí nhất mà bạn có thể hình dung trong kinh doanh là gì? Nó bao trùm và rộng rãi, hay nhỏ bé và mang tính cá nhân? Nó thiên về chính trị, kỹ thuật hay cảm xúc? Nó liên quan tới tiền, quy trình hay con người? Nó xuất phát từ hoạt động cụ thể hàng ngày trong công ty bạn hay nó lơ lửng bồng bềnh trong không gian nhận thức? Điều mà bạn xem là vấn đề thì bạn đã hiểu rất rõ hay chưa gặp bao giờ? Tôi tin là bạn có thể tìm ra được một vấn đề thỏa mãn tất cả các tiêu chí trên. Tôi biết mình có thể. Từng quản lý công việc kinh doanh ở San Francisco, Moscow, Zurich, và New York, chính tôi đã xoay sở với rất nhiều vấn đề trong nhiều lĩnh vực – và đã chứng kiến rất nhiều vấn đề tương tự được các đồng 28 Chỉ cần mẩu khăn giấy nghiệp, cấp trên, nhân viên và khách hàng của mình giải quyết. Đúng vậy: Tâm điểm của kinh doanh là giải quyết vấn đề. Giả sử có một cách để nhìn nhận vấn đề mau chóng hơn, cảm nhận vấn đề tốt hơn, xác định vấn đề tự tin hơn và truyền đạt vấn đề mà chúng ta khám phá được mạch lạc hơn thì sao? Nếu có một cách để giải quyết vấn đề trong kinh doanh với năng suất cao hơn, hiệu quả tốt hơn và, – dù tôi rất ghét phải nói điều này – thú vị hơn thì sẽ thế nào? Có đấy. Nó được gọi là tư duy thị giác, và đó chính là điều mà cuốn sách này đề cập đến: giải quyết vấn đề bằng hình vẽ. Và đây là lời giới thiệu ngắn gọn của tôi: Tư duy thị giác có nghĩa là tận dụng khả năng nhìn bẩm sinh của chúng ta – bằng cả mắt và trí tưởng tượng – để khám phá những ý tưởng còn tiềm tàng, phát triển những ý tưởng đó nhanh chóng và đầy trực cảm, rồi chia sẻ chúng với người khác sao cho họ thực sự hiểu được vấn đề. Thế thôi. Chào mừng bạn đến với một cách nhìn hoàn toàn mới về kinh doanh. “Tôi không phải là người thiên về thị giác” Trước khi chia sẻ nhanh với bạn một cái nhìn tổng quát về cuốn sách này, cho phép tôi bắt đầu với ý tưởng quan trọng hơn tất cả: Giải quyết vấn đề bằng hình ảnh hoàn toàn không liên quan tới năng khiếu hay đào tạo nghệ thuật. Đúng vậy – Một cách nhìn hoàn toàn mới về kinh doanh 29 không chút nào. Tôi nhấn mạnh điều này vì mỗi lần tôi được mời tới giúp một công ty giải quyết một vấn đề bằng hình ảnh, hay nói chuyện với một nhóm doanh nhân về tư duy thị giác, luôn có ai đó nói: “Khoan. Cái này không dành cho tôi rồi. Tôi không phải là người thiên về thị giác.” Để trả lời cho câu đó, tôi nói: “Ok, không vấn đề gì, nhưng hãy để tôi nói theo cách này nhé: Nếu sáng nay bạn có thể bước vào căn phòng này mà không bị ngã, tôi đảm bảo là bạn đủ thiên hướng thị giác để hiểu tất cả mọi điều mà chúng tôi sắp nói tới và chắc chắn sẽ rút được ra điều gì đó hữu ích.” Thực tế (vì nhiều lý do mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong suốt cả cuốn sách), những người bắt đầu bằng cách nói “Tôi không biết vẽ, nhưng...” thì cuối cùng hầu như đều là tác giả của một vài trong số những bức hình uyên thâm nhất. Vì vậy nếu bạn không tự tin vào kỹ năng vẽ của mình, xin đừng vội đặt cuốn sách xuống. Thay vào đó, hãy tới thẳng trang 53 – nếu có thể vẽ hình cái hộp, mũi tên và các nét đơn giản khác mà bạn sẽ thấy trong trang đó thì cuốn sách này chính là dành cho bạn. Tư duy thị giác qua bốn bài học Sau đây là cách phát triển nội dung của cuốn sách này. Chỉ cần mẩu khăn giấy được chia thành bốn phần – phần giới thiệu này, phần khám phá ý tưởng, phần phát triển ý tưởng và phần bán ý tưởng, tất cả đều không sử dụng gì khác ngoài đôi mắt, 30 Chỉ cần mẩu khăn giấy trí tưởng tượng, bàn tay, cây bút và một mẩu giấy (bảng trắng cũng tốt.) Trong phần giới thiệu này, chúng ta xác định xem mình sẽ nói về những vấn đề gì (mọi vấn đề), hình vẽ nào (những hình cực kỳ đơn giản), và ai có thể làm được điều này (tất cả chúng ta). Tiếp theo là cách thức để tất cả chúng ta đều có thể thực hiện được, cho dù kỹ năng tư duy thị giác bẩm sinh của mỗi người đều khác nhau. Sau đó, chúng ta sẽ bàn tới việc quy trình tư duy thị giác thực sự đơn giản đến như thế nào, và chúng ta vốn đều đã biết cách thực hiện từng bước một. Trong phần II, Khám phá ý tưởng, chúng ta sẽ xem xét các nền tảng để tư duy thị giác tốt: học cách nhìn tinh hơn, cách thấy sắc sảo hơn, và cách hình dung được xa hơn. Rồi chúng ta sẽ cùng làm quen với bộ công cụ cơ bản của tư duy thị giác: công cụ SQVID (phương pháp này kích thích hoạt động thị giác của não dù chúng ta có muốn hay không), cấu trúc <6><6> (giúp vạch ra con đường từ những gì ta thấy tới những gì ta muốn trình bày), và sau đó là Sổ tay Tư duy thị giác (một bảng tham khảo ngắn gọn để bắt đầu bất cứ hình vẽ nào mà chúng ta có thể nghĩ tới). Trong phần III, Phát triển ý tưởng, chúng ta sẽ lấy một trang trong một chương trình MBA điển hình và từng bước giải quyết một bài tập tình huống kinh doanh – để rồi chúng ta sẽ vẽ lại trang đó. Đến khi hoàn thành bài tập tình huống này, chúng ta sẽ kiểm nghiệm được sáu hình thức giải quyết Một cách nhìn hoàn toàn mới về kinh doanh 31 vấn đề bằng hình vẽ cơ bản – và đồng thời, còn cứu được một vụ kinh doanh nữa. Cuối cùng, ta sẽ đến phần Bán ý tưởng. Ở đó, chúng ta sẽ kết hợp tất cả mọi thứ với nhau để tạo thành và đưa ra một bài thuyết trình bán hàng mà không cần đến máy tính, phần mềm, máy chiếu và các bản báo cáo in màu – chỉ có chúng ta, khách hàng, một tấm bảng trắng và rất nhiều ý tưởng đi đúng trọng tâm. Khởi nguồn của tất cả những điều này: Bữa sáng kiểu Anh (hay “Tư duy thị giác đã cứu món Thịt muối như thế nào”) Vừa rồi, khi yêu cầu bạn gợi lên vấn đề kinh doanh đáng nản nhất mà bạn có thể nghĩ ra, bản thân tôi nghĩ tới một thử thách rất cụ thể mà tôi đã phải đối mặt vài năm trước, một sự cố thôi thúc tôi bắt đầu suy nghĩ thật tỉ mỉ về tất cả những điều mà bạn sẽ tìm thấy trong cuốn sách này. Có lẽ bạn cũng từng ở vào tình huống tương tự: nhận lời cứu nguy cho đồng nghiệp vào phút chót, rồi mới thấy rằng mình vừa bước vào cơn ác mộng tồi tệ nhất. Trong trường hợp này, đồng nghiệp của tôi buộc phải rời khỏi văn phòng trên một chiếc xe cứu thương và khẩn nài tôi thế chỗ cho cuộc nói chuyện mà đáng lẽ anh ta phải thực hiện vào ngày hôm sau. Tôi nhận lời, rồi sau đó mới biết được rằng bài nói chuyện 32 Chỉ cần mẩu khăn giấy đó sẽ diễn ra ở Sheffield, Anh Quốc (chúng tôi thì đang ở New York, Mỹ), đối tượng nghe là các chuyên gia về giáo dục được chỉ định bởi tân thủ tướng Anh thời đó, ông Tony Blair. Đồng nghiệp của tôi chẳng hề cho tôi biết về chủ đề – cái gì đó về mạng Internet – hay nơi anh ta cất giấu tài liệu của mình (nếu có). Thế là hôm sau tôi đành ngồi trên tàu khởi hành từ Ga St. Pancras của London tới Sheffield, mệt nhoài vì chênh lệch múi giờ sau chuyến bay xuyên đại dương, xung quanh toàn những đồng nghiệp Anh Quốc tôi chưa từng gặp bao giờ, tất cả đều cảm ơn tôi rất nhiệt thành vì đã tới để “cứu buổi thuyết trình” của họ. Cứu buổi thuyết trình? Tôi thậm chí còn không biết lúc đó là mấy giờ. Nhưng ngay sau đó là một khám phá hấp dẫn nhất trần đời: bữa sáng Anh trên đường sắt Anh. Khi tàu tăng tốc qua vùng trung du, những người phục vụ bàn mặc áo khoác trắng mang lên cho chúng tôi một bữa tiệc khoản đãi: trứng bác, trứng chần, khoai tây luộc, khoai tây rán, bánh khoai, xúc xích đỏ, xúc xích trắng, xúc xích nướng, xốt trắng và xốt hạt tiêu; bánh mì nướng, bánh mì cuộn, bánh lúa mạch, pudding gạo; cà phê, trà, sữa, nước cam, nước mơ và nước đá. Quả thật như thiên đường. Nhưng đến khi ăn xong bữa sáng, cảm giác trần tục lại trở về với tôi. Đó là lúc Freddie (trưởng nhóm Anh Quốc) đề nghị tôi lướt qua bài thuyết trình PowerPoint của mình. Khoan – bài thuyết trình PowerPoint của tôi? Nhưng tôi làm gì có bài Một cách nhìn hoàn toàn mới về kinh doanh 33 thuyết trình nào, tôi giải thích; tôi thậm chí còn không chắc là chúng tôi sẽ nói về vấn đề gì. “À,... vai trò của Internet đối với nền giáo dục của Mỹ,” Freddie nói với một thoáng kinh hãi hiện lên mặt. “Anh biết đôi chút về vấn đề đó chứ, phải không?”, anh ta khẩn nài. “Thực ra là... không,” tôi trả lời trong lúc quay ra cửa sổ, thầm nghĩ giá được nhảy khỏi tàu thì tốt biết mấy. Nhưng rồi một ý tưởng khác bắt đầu tự hình thành trong óc, vậy là tôi lôi bút ra khỏi túi áo khoác và vớ lấy một mẩu khăn giấy trên bàn. “Tôi không biết cụ thể về các địa chỉ web giáo dục, nhưng tôi biết rõ về việc tạo ra các trang web hướng giao tiếp,” tôi nói và lăm lăm cây bút trên tờ khăn giấy. “Tôi chỉ cho anh một số điều mà các chuyên gia giáo dục của anh sẽ thích nhé? Tôi có một ý tưởng đây.” 34 Chỉ cần mẩu khăn giấy Trước khi Freddie kịp trả lời, cây bút của tôi đã bắt đầu di chuyển. Và đây là thứ mà tôi đã vẽ: một hình tròn với từ “thương hiệu” ở giữa. THƯƠNG HIỆU “Anh thấy đấy, Freddie,” tôi nói, “ngày nay có nhiều người rất bối rối về cách tạo ra một địa chỉ web hữu dụng – và tôi hình dung là điều này cũng đúng với khán giả của chúng ta hôm nay. Nhưng theo tôi, chỉ có ba điều mà chúng ta cần bận tâm. Đầu tiên là chính bản thân thương hiệu. Hai điều còn lại là nội dung và chức năng.” Tôi vẽ thêm vào hai hình tròn nữa và đề tên tương ứng, rồi tiếp tục. “Nếu có thể xác định được mình nên điền gì vào những hình tròn này, chúng ta có thể xây dựng bất cứ trang web nào để phục vụ cho bất cứ khán giả nào, kể cả các nhà giáo dục của anh.” Một cách nhìn hoàn toàn mới về kinh doanh 35 THƯƠNG HIỆU NỘI DUNG CHỨC NĂNG “Câu hỏi đặt ra là làm thế nào chúng ta biết ba hình tròn này nên chứa những gì? Câu trả lời là đây.” Tôi vẽ một mặt cười nhỏ bên cạnh mỗi hình tròn và viết một ghi chú cho mỗi mặt. “Điều mọi người muốn LÀM (hay điều chúng ta muốn họ làm) sẽ quy định chức năng; điều mọi người muốn BIẾT (hay Mọi người sẽ NHỚ gì? THƯƠNG HIỆU NỘI DUNG Mọi người muốn BIẾT gì? CHỨC NĂNG Mọi người muốn LÀM gì? 36 Chỉ cần mẩu khăn giấy điều chúng ta muốn họ biết) sẽ quy định nội dung; và điều chúng ta muốn họ NHỚ sẽ quy định thương hiệu. “Chúng ta có thể xác định những điều này qua góc nhìn kinh doanh của khách hàng, qua tìm hiểu thị trường và nghiên cứu cơ bản về giáo dục. Chúng ta không cần phải biết tất cả các câu trả lời trong ngày hôm nay; mục đích của bức vẽ này là nó mang lại một điểm khởi đầu tốt để biết mình nên tìm kiếm ai và cái gì.” Tiếp theo, tôi vẽ thêm ba hình mặt cười cùng với các ghi chú, lần này liên kết ba hình tròn với nhau. “Sau khi các nghiên cứu cho ta biết cái gì nên được đặt vào ba hình tròn này, chính nhóm làm website sẽ chịu trách nhiệm tạo ra nó. Các kỹ sư sẽ xây dựng các thành phần chức năng; những người viết nội dung sẽ xác định, viết và biên tập nội dung; và các nhà thiết kế sẽ sáng tạo ra một trải nghiệm đáng nhớ. Mọi người sẽ NHỚ gì? THƯƠNG HIỆU Người thiết kế Người viết NỘI DUNG Mọi người muốn BIẾT gì? Kỹ sư CHỨC NĂNG Mọi người muốn LÀM gì? Một cách nhìn hoàn toàn mới về kinh doanh 37 “Trông đơn giản như thế, nhưng khá nhiều thứ đấy.” Rồi tôi tổng kết mảnh khăn giấy với một tựa đề và một chuỗi từ khóa. Mọi điều cần biết để tạo ra một website Mọi người sẽ NHỚ gì? giáo dục.THƯƠNG HIỆU Người thiết kế Người viết THƯƠNG HIỆU CHỨC NĂNG NỘI DUNG CON NGƯỜI NỘI DUNG Kỹ sư CHỨC NĂNG Mọi người muốn BIẾT gì? Mọi người muốn LÀM gì? “Anh nghĩ sao, Freddie? Tôi có nên dẫn dắt khán giả của mình theo điều gì đó tương tự như thế này không?” Mảnh khăn giấy của tôi không có nét nào đẹp đẽ cả, nhưng nó khiến cho tôi sáng suốt, lanh lợi và lĩnh hội tốt – và thật đơn giản, nó trao cho tôi cả tá vị trí xuất phát để nói cụ thể hơn về bất cứ lĩnh vực nào trong vấn đề tạo ra một trang web hữu dụng. Freddie giật tờ khăn giấy ra khỏi tay tôi. “Siêu thật! Cái này không phải một phần bài thuyết trình – nó là toàn bộ vấn đề! Nghĩ đến những người chúng ta sẽ nói chuyện mà xem.” Rồi anh giải thích. “Họ là một nhóm viên chức chính phủ có trình 38 Chỉ cần mẩu khăn giấy độ học vấn cao, mới làm quen với Internet. Rất nhiều tiền của chính phủ sẽ được sử dụng cho dự án giáo dục trực tuyến của họ, và họ đang ở thế ngàn cân treo sợi tóc. Mối quan tâm lớn nhất của họ là có một nền móng vững chắc để tự tin tiến tới hay không. Mảnh khăn giấy của anh đã cung cấp chính cơ cấu mà họ đang tìm kiếm. Thật hoàn hảo”, Freddie ngả người ra và nhìn tôi, “nhưng anh có thể nói về nó trong 45 phút không?” “Chúng ta sẽ sớm biết câu trả lời thôi,” tôi đáp. Hóa ra, giảng đường kiểu cổ điển của Đại học Sheffield có những tấm bảng lớn nhất mà tôi từng thấy. Thế nên tôi vẽ lại mẩu khăn giấy theo từng bước trước 50 vị khán giả chuyên gia, dẫn dắt họ đúng như cách tôi đã làm với Freddie trong bữa sáng. Chúng tôi không chỉ nói về vấn đề đó trong 45 phút; họ thích thú với quá trình đó đến nỗi kết cuộc là chúng tôi nói chuyện gần hai tiếng đồng hồ. Nhóm của Freddie giành phần thắng trong cuộc đấu, và vì vậy bắt đầu thực hiện dự án dài hơi nhất của văn phòng tại London. Còn tôi? Chia sẻ mẩu khăn giấy đơn giản kia trong hội trường đại học hoành tráng là khoảnh khắc mang tính bước ngoặt trong việc hiểu ra sức mạnh của những hình vẽ. Tôi nghĩ về tất cả các vấn đề mà hình phác họa trên khăn giấy đã giúp giải quyết: Thứ nhất, chỉ đơn giản bằng cách vẽ nó ra, tôi đã làm sáng tỏ trong trí óc mình một ý tưởng mà trước đó còn mơ hồ. Thứ hai, tôi có thể tạo ra một bức vẽ gần như ngay lập tức, không cần bất cứ một công nghệ nào ngoài giấy và bút. Thứ ba, tôi có thể chia sẻ bức vẽ đó với khán giả của mình một Một cách nhìn hoàn toàn mới về kinh doanh 39 cách cởi mở, sẵn sàng tiếp nhận những lời bình luận và khuyến khích thảo luận. Cuối cùng, việc thuyết minh trực tiếp từ bức vẽ giúp tôi tập trung vào bất cứ chủ đề nào mà không cần phải lệ thuộc vào giấy ghi chú, gạch đầu dòng hay bản viết nháp. Bài học dành cho tôi đã rất rõ ràng. Chúng ta có thể sử dụng sự đơn giản và trực tiếp của các hình vẽ để khám phá và làm sáng rõ các ý tưởng của mình, rồi sử dụng chính những bức vẽ đó để khiến người khác hiểu rõ về ý tưởng của chúng ta, trong quá trình đó cũng giúp họ tự mình khám phá ra những điều mới mẻ. Sau thành công “mở mắt” của bữa sáng kiểu Anh đó, tôi trở về, háo hức học tất cả những gì có thể về việc sử dụng hình vẽ như một phương pháp giải quyết vấn đề. Tôi đọc mọi thứ mình tìm được về đề tài trực quan hóa trong kinh doanh. Tôi tham gia các hội thảo của nhiều bậc thầy trong lĩnh vực trực quan hóa thông tin, và tôi tìm kiếm, thu thập tất cả những mẩu tin được diễn giải bằng hình ảnh trên các ấn phẩm về kinh doanh. Có hai điều khiến tôi ngạc nhiên. Thứ nhất, tôi thực sự choáng váng vì tìm được quá ít tài liệu về việc sử dụng tư duy thị giác như một phương pháp giải quyết vấn đề – và những tài liệu đó cũng đưa ra rất ít lời khuyên thực tế áp dụng cho thế giới kinh doanh thường nhật. Ngoài ra, những thứ mà ban đầu có vẻ chỉ là một bộ tài liệu rời rạc lại ẩn chứa một tập hợp nhỏ các đề tài chung. Phát hiện này khiến tôi quan tâm nhiều nhất. Nếu cách tư duy thị giác có thể được phân chia hợp lý 40 Chỉ cần mẩu khăn giấy thành một bộ công cụ chung, nó sẽ trở thành phương pháp được thừa nhận để tiếp cận mọi kiểu vấn đề trong kinh doanh, từ khám phá ý tưởng, xây dựng ý niệm, cho đến truyền thông hoặc bán hàng. Tôi cũng nhận ra rằng cách tốt nhất để thử nghiệm bộ công cụ phổ biến này là đưa chúng vào thực hành trong lĩnh vực tư vấn kinh doanh và nghiệp vụ bán hàng. Vì vậy, từ đó trở đi, tôi quyết định rằng bất cứ khi nào có thể sử dụng một bức tranh trong công việc, tôi sẽ làm thế. Và phần còn lại của cuốn sách này nói về điều sẽ xảy ra sau đó. Một cách nhìn hoàn toàn mới về kinh doanh 41 CHƯƠNG 2 VẤN ĐỀ GÌ, HÌNH VẼ NÀO VÀ “CHÚNG TA” LÀ AI? Điều tôi hy vọng bạn sẽ học được từ cuốn sách này C hỉ trong 10 tuần đầu năm 2011, tôi đã làm việc với bốn công ty rất khác nhau – Google, eBay, Wells Fargo và Peet’s Coffee & Tea – để giúp giải quyết bốn thử thách rất khác nhau: xác định một chiến lược kinh doanh, bổ sung một sản phẩm mới, thiết kế một nền tảng công nghệ và triển khai một sáng kiến bán hàng mới. Nhìn bề ngoài, bốn công ty cùng với bốn vấn đề của họ không có điểm chung nào cả: tìm kiếm, bán hàng, ngân hàng và đồ uống. Thường thì mỗi vấn đề như vậy sẽ đòi hỏi một cách giải quyết riêng. Nhưng ngay bên dưới lớp vỏ đó, cả bốn cùng chia sẻ một số điểm chung: Các vấn đề đều rất khó nhận biết và các giải 42 Chỉ cần mẩu khăn giấy pháp cho chúng thì gần như vô hình. Đó chính là chỗ để tư duy thị giác vào cuộc: Bất cứ vấn đề nào cũng có thể trở nên rõ ràng hơn với một bức tranh, và bất cứ bức tranh nào cũng có thể được tạo ra từ một bộ công cụ cùng với một số quy tắc nhất định. Đây chính là điều mà tôi hy vọng bạn sẽ rút được ra từ cuốn sách này – một cách nhìn nhận vấn đề mới mẻ và một cách tìm ra giải pháp chưa từng có. Tôi muốn bạn có thể đọc cuốn sách này trong lúc đang ngồi trên một chuyến bay dọc đất nước, để rồi ngày hôm sau bước vào phòng họp, thính phòng hay buồng làm việc và ngay lập tức bắt đầu giải quyết vấn đề bằng hình vẽ. Vấn đề à? Vấn đề gì? Cho tới hôm nay, mỗi lần tôi nghe mình nói “Chúng ta có thể giải quyết vấn đề bằng hình vẽ,” lại có ba câu hỏi ngay lập tức bật ra trong đầu: thứ nhất, Vấn đề gì?; thứ hai, Hình vẽ nào?; và thứ ba, “Chúng ta” là ai? Hãy bắt đầu với các vấn đề. Loại vấn đề nào có thể giải quyết được bằng hình vẽ? Câu trả lời là gần như tất cả, thậm chí là các khó khăn mang tính cá nhân. Bởi vì hình vẽ có thể biểu hiện các khái niệm phức tạp và tổng hợp một lượng lớn thông tin theo cách chúng ta có thể dễ dàng thấy và hiểu được. Bởi tôi là một doanh nhân và làm việc với các doanh nhân khác, các vấn đề mà tôi hay tập trung vào thường liên quan Vấn đề gì, hình vẽ nào và “chúng ta” là ai? 43 đến kinh doanh như: làm cho các nhóm hiểu cách vận hành của hệ thống và cách hoàn thành tốt vai trò của mình trong hệ thống đó; giúp những người mang trọng trách ra quyết định làm rõ cách nghĩ của họ và cải thiện cách họ truyền đạt ý tưởng cho những người khác; hiểu được một thị trường cũng như tác động có thể có đối với thị trường đó khi thay đổi một sản phẩm. Bởi những vấn đề này thường dính dáng đến rất nhiều tiền và ảnh hưởng tới công việc của rất nhiều người – và vì để hiểu được những sắc thái quan trọng của chúng thì phải mất nhiều năm kinh nghiệm và nghiên cứu – nên những vấn đề này rất dễ được xem là chỉ liên quan tới công việc kinh doanh. Nhưng thực sự không phải thế. Với mục đích giới thiệu về tư duy thị giác, sẽ sáng suốt hơn rất nhiều nếu xem những vấn đề này là đại diện cho một tập hợp rộng lớn các khó khăn mà chúng ta đều phải đối mặt hàng ngày, trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống. Nhìn vào bức tranh lớn hơn, tôi gói hầu hết các vấn đề vào các nhóm cơ bản (và quen thuộc) như sau: 6 “GÓI” VẤN ĐỀ (6 W) 1. Ai và Cái gì. Các thử thách có liên quan tới đồ vật, con người và vai trò. • Chuyện gì đang xảy ra quanh tôi, và vị trí của tôi là ở đâu? • Ai là người đảm trách và những ai khác có liên quan? Trách nhiệm nằm ở đâu? 44 Chỉ cần mẩu khăn giấy 2. Bao nhiêu. Các thử thách liên quan đến đo lường và tính đếm. • Chúng ta có đủ X để tồn tại lâu như mình mong muốn không? • Chúng ta cần bao nhiêu X để tiếp tục hoạt động? Nếu tăng cái này ở đây, liệu có làm giảm cái kia ở đó không? 3. Khi nào. Các thử thách liên quan đến lên kế hoạch và ước lượng thời gian. • Việc nào đến trước, việc nào đến sau? • Có rất nhiều việc phải làm: Khi nào chúng ta sẽ làm tất cả những việc đó? 4. Ở đâu. Các thử thách liên quan đến định hướng và kết hợp mọi thứ với nhau. • Chúng ta đang đi về đâu? Chúng ta có đang đi đúng hướng không hay nên chuyển sang một chỗ khác? • Tất cả những mảnh ghép này khớp lại với nhau như thế nào? Điều gì là quan trọng nhất và điều gì ít quan trọng hơn? 5. Như thế nào. Các thử thách liên quan đến cách các yếu tố tác động tới nhau. • Nếu làm thế này thì sẽ có chuyện gì? Làm thế kia thì sao? • Có thể thay đổi kết quả của tình huống bằng cách thay đổi hành động không? 6. Tại sao. Các thử thách liên quan đến việc xem xét bức tranh tổng thể. • Thực sự thì chúng ta đang làm gì, và tại sao? Đây có phải là việc đúng đắn không hay chúng ta nên làm gì đó khác đi? • Nếu cần thay đổi, chúng ta có những lựa chọn nào? Làm sao để quyết định xem đâu là lựa chọn tốt nhất? Vấn đề gì, hình vẽ nào và “chúng ta” là ai? 45 Qua nhiều năm, tôi đã được nhìn thấy hoặc tạo ra các bức vẽ giúp giải quyết vấn đề ở cả sáu nhóm trên. Thật ra, bởi vì mô hình 6 W đơn giản này bao hàm tất cả mọi vấn đề mà tôi còn nhớ là mình đã xử lý, chúng ta sẽ gặp lại mô hình này nhiều lần nữa trong suốt cả cuốn sách. Thời gian trước, khi mới bắt đầu dấn bước vào lĩnh vực giải quyết vấn đề bằng hình ảnh, tôi thậm chí còn nghĩ ra một câu thần chú về nó: “Bất cứ vấn đề nào cũng có thể được hỗ trợ nhờ hình vẽ.” Tôi nói câu thần chú đó thường xuyên đến mức đồng nghiệp điên tiết, nhất là khi áp dụng cho những dự án như trường hợp tôi trình bày dưới đây. VẤN ĐỀ VÍ DỤ THỨ NHẤT: DAPHNE VÀ THÔNG TIN QUÁ TẢI Hai năm sau chuyến đi của tôi tới London, một ngày nọ, công ty tư vấn của chúng tôi nhận được một cuộc gọi từ một khách hàng tiềm năng. Người đó – chúng ta sẽ gọi cô ấy là Daphne(*) – là phó chủ tịch truyền thông của một công ty xuất bản lớn, và Daphne đang gặp phải khủng hoảng về danh tiếng. Công ty của cô, một tập đoàn với doanh thu 10 tỉ đôla một năm, cung cấp thông tin về kinh doanh cho các chuyên gia trên khắp thế giới, mới đây đã nhận được đánh giá thấp kinh hoàng trong * Tất cả các nhân vật, các công ty và các dự án trong cuốn sách này đều có thật, nhưng tôi đã đổi hầu hết tên thật của các cá nhân. 46 Chỉ cần mẩu khăn giấy một cuộc điều tra ngành. Không phải các chuyên gia được khảo sát nghĩ không tốt về công ty, vấn đề là mặc dù công ty cỡ lớn nhưng lại chưa mấy ai nghe nói đến nó. Đây không chỉ là vấn đề về nhận thức; hiện tượng ít người biết đến này thể hiện một vấn đề tài chính thậm chí còn lớn hơn. Công ty đã có kế hoạch niêm yết trên Thị trường chứng khoán New York trong hai năm tới, và nếu không được nhiều người biết đến thì sẽ chẳng mấy ai mua cổ phiếu của họ. Điều mà Daphne cần là cách để khiến nhiều nhà đầu tư biết đến công ty hơn, và cô cần tư duy chiến lược cho điều đó. Nếu cô định dùng hàng triệu đôla để khuếch trương thương hiệu thì nên có một kế hoạch vững ở sau lưng và một tầm nhìn sáng suốt trước mặt. Thậm chí cả khi vấn đề khi nào đã chốt (hai năm), vấn đề ở đâu đã được chỉ định (ở Mỹ, nhất là New York), và vấn đề vì sao cũng đã rõ ràng (tăng sự nhận biết của giới đầu tư), Daphne vẫn phải trả lời các câu hỏi: ai, cái gì, như thế nào. Để hiểu rõ hơn các nhà đầu tư và khách hàng đã biết về công ty cũng như các đối thủ cạnh tranh của mình tới đâu, Daphne đã thuê một công ty khảo sát thương hiệu dạo quanh một vòng và tìm hiểu. Trong khoảng thời gian ba tháng, công ty khảo sát đã hoàn thành các cuộc phỏng vấn trực tiếp với hàng trăm người có quyền ra quyết định kinh doanh và nói chuyện trên điện thoại với vài trăm người nữa. Đó là một hoạt động quy mô lớn và kinh phí đắt đỏ, và đúng như hy vọng, đã mang lại một khối lượng dữ liệu khổng lồ. Vấn đề là nó quá nhiều, và đó là lý do Daphne gọi cho Vấn đề gì, hình vẽ nào và “chúng ta” là ai? 47 chúng tôi. Mục tiêu của cô không phải là biết tất cả mọi chuyện trên thế giới về xuất bản, mà là biết những điều cần thiết để giúp xác định kế hoạch và tầm nhìn cho mình. Cuối cùng, điều mà Daphne muốn nhất là chúng tôi giúp cô nhận ra được ý nghĩa thực sự đằng sau những dữ kiện đó. Daphne gửi thư điện tử cho chúng tôi tất cả các tài liệu về cuộc khảo sát thương hiệu. Có đến hàng tá, cái sau lại dày hơn, chi tiết hơn cái trước. Ngay đến cả tệp hồ sơ “tóm tắt tổng quát” cũng dài đến 60 trang, nhồi nhét lượng thông tin vượt quá khả năng xử lý của chúng tôi trong thời hạn hai tuần mà Daphne giao. Dưới đây chỉ là một phần của một tài liệu Daphne gửi đến: 48 Chỉ cần mẩu khăn giấy Ngồn ngộn những gạch đầu dòng và biểu đồ cột. Chúng tôi dành mấy ngày đầu chỉ để cố gắng tìm xem điều gì là quan trọng nhất – trong khi đảm bảo không bỏ qua bất cứ một chi tiết dù nhỏ bé nhưng quan trọng nào. Chúng tôi đã học tập rất nhiều, nhưng cũng đã dần trở nên bão hòa với các chi tiết mà không nhìn được cả bức tranh lớn. Điều đáng buồn là có rất nhiều thông tin và hiểu biết tuyệt vời ở đó, nhưng đã bị chôn vùi quá sâu và rải rác quá rộng đến nỗi chẳng ai tìm ra. Vậy nên chúng tôi chia mọi thứ vào một hoặc vài phân loại trong số sáu “hạng mục vấn đề”, rồi lướt qua toàn bộ, và xếp những gì mình tìm được ra mặt giấy: 1. Ai/Cái gì: Danh sách đối thủ cạnh tranh, các ngành nghề họ hoạt động và sản phẩm họ đưa ra. 2. Bao nhiêu: Quy mô của từng đối thủ dựa trên tổng doanh thu và doanh thu trên mỗi lĩnh vực. 3. Khi nào: Hai năm mà chúng tôi có dữ liệu khả quan về doanh số và doanh thu. 4. Ở đâu: Các ngành mà mỗi đối thủ có hoạt động. Rồi dựa trên tất cả những thông tin đó, chúng tôi phác họa: 5. Như thế nào: Các kết quả khảo sát thương hiệu (nhận diện thương hiệu) liên quan tới tất cả các yếu tố này như thế nào? Từ đó một hình vẽ tổng kết tất cả các dữ kiện, trình bày phát hiện quan trọng nhất hiện ra: Vấn đề gì, hình vẽ nào và “chúng ta” là ai? 49 6. Vì sao: Khi nhìn vào biểu đồ, Daphne cuối cùng đã có thể thấy vì sao công ty mình lại không được khách hàng biết đến và vì sao một thay đổi tích cực là điều hoàn toàn khả thi. Đây là hình vẽ mà chúng tôi rút được ra: Cao Đối thủ 1 Đối thủ 2 Nhận diện thương hiệu Đối thủ 3 Công ty của Mary Jane Đối thủ 4 Đối thủ 6 ThấpĐối thủ 5 thị trường đơn lẻ Mức độ cung cấp sản phẩm / dịch vụ thị trường đa dạng Hình vẽ này tóm lược tất cả những gì được thể hiện trong hàng trăm trang dữ liệu mà chúng tôi được giao cho. Phải thừa nhận, nó không phải là một biểu đồ mà ai đó có thể hiểu được ngay từ cái nhìn đầu tiên, nhưng nó cũng không cần phải như vậy. Là tóm lược tổng quát bằng hình ảnh của hàng trăm dữ kiện, theo dự kiến, nó phải được đi kèm với vài phút giải thích (và ở chương cuối cuốn sách này, chúng ta sẽ nói về việc tại sao đó là một điều tốt). So với bức vách dữ liệu khảo sát khó tiêu, hình vẽ này có ích rất nhiều cho Daphne, vừa với vai trò là bản tóm lược cho những gì cô tìm được trong nghiên cứu tổng 50 Chỉ cần mẩu khăn giấy thể của mình, vừa với vai trò giới thiệu cái đích mà cô muốn đưa thương hiệu công ty tới. Khi Daphne trình bày điều này với CEO của mình, ông đã dành 30 phút để thảo luận những điều mình nhìn thấy trên biểu đồ. Sau đó, ông đề nghị có một bản sao đóng khung của bức vẽ treo phía đằng sau chỗ ngồi của mình để ông có thể chia sẻ nó với bất cứ ai muốn hỏi ông về vị thế trên thị trường của công ty hiện tại và trong tương lai. Hai năm sau, công ty niêm yết thành công trên Sàn chứng khoán New York, và cho tới ngày nay, biểu đồ vẫn được treo trong văn phòng của vị CEO. Hình ư? Hình nào? Trước khi tiếp tục, tôi muốn chỉ ra thêm hai điều về bức hình của Daphne. Thứ nhất, nó được vẽ trên một máy vi tính sử dụng một phần mềm đắt tiền. Bạn có thể dễ dàng nhận ra vì tất cả các đường đều rất thẳng, độ đậm của màu rất chính xác, hình dạng cũng hoàn hảo về mặt toán học, và kiểu chữ cũng sạch sẽ và dễ đọc. Thứ hai, nó là bức hình duy nhất trong cuốn sách này được vẽ trên máy tính. Tôi thích đưa biểu đồ này lên trước vì nó minh họa cho điều chúng ta có thể tạo ra một khi chạm được đến nền tảng cơ bản của tư duy thị giác. Nhưng giờ đây khi đã nhìn thấy nó rồi, tôi lại muốn quên sạch nó đi. Lý do: Những điểm căn bản của tư duy thị giác không liên quan gì đến việc tạo ra các biểu đồ trên máy tính cả. Tư duy thị giác Vấn đề gì, hình vẽ nào và “chúng ta” là ai? 51 tức là học cách nghĩ bằng mắt, và nó không cần bất cứ một công nghệ tiên tiến nào. Thực ra chúng ta chỉ cần có ba dụng cụ để trở nên xuất sắc trong việc giải quyết vấn đề bằng hình vẽ: đôi mắt, trí tưởng tượng và đôi chút khả năng phối hợp tai-mắt. Tôi gọi những yếu tố này là các công cụ tư duy thị giác “tích hợp”: Các công cụ “tích hợp” mắt trí tưởng tượng tay Chỉ cần có những yếu tố này, chúng ta đã có mọi thứ mình cần để bắt đầu. Bên cạnh đó còn một số phụ kiện hữu ích nữa. 52 Chỉ cần mẩu khăn giấy Phụ kiện Giấy bút chì hoặc Bảng trắng Bút viết bảng Lý do chúng ta không cần đến phần mềm máy tính hay các chương trình vẽ đồ thị phức tạp là bởi mỗi bức hình mà chúng ta sẽ tạo ra chỉ bao gồm một vài mảnh ghép đơn giản, và vốn dĩ chúng ta đều đủ khả năng thể hiện trên giấy. Nếu có thể vẽ nên những hình thù dưới đây (dù bạn thấy kết quả xấu xí đến mức nào), chắc chắn bạn sẽ trở thành một người tư duy thị giác hiệu quả hơn. Vẽ được tôi không? Vấn đề gì, hình vẽ nào và “chúng ta” là ai? 53 Xuyên suốt cả cuốn sách, các bức vẽ mà chúng ta sẽ được xem và tạo ra sẽ bao gồm các đồ thị, giản đồ, lưu đồ, sơ đồ, các mô hình khái niệm, mô hình mạng lưới cùng nhiều dạng hình ảnh khác, và hoàn toàn không đòi hỏi gì ngoài những mảnh ghép này. Bây giờ, để khởi động một chút, bạn hãy cầm bút và giấy lên rồi thử phác họa một số hình cơ bản nhé. Các hình cơ bản Đường thẳng + mũi tên Người + vật Nếu đã từng sử dụng một công cụ phần mềm trình bày (PowerPoint, Keynote, StarOffice,...), rất có thể bạn sẽ nhận ra những hình vẽ bên trên cũng có mặt trong “bảng công cụ vẽ”. Chúng xuất hiện nhiều như vậy vì một lý do: Những hình này là những hình cốt lõi nhất của tư duy thị giác. Cũng giống như cách ngôn ngữ viết sử dụng một số lượng giới hạn các biểu tượng để thể hiện hàng ngàn âm thanh và từ ngữ, sự kết hợp của các biểu tượng này có thể tạo ra hàng triệu bức tranh đầy sức mạnh. Hãy nhìn vào bảng tóm tắt dưới đây của tất cả các hình vẽ xuất hiện trong cuốn sách này và xem liệu bạn có thể tìm thấy 54 Chỉ cần mẩu khăn giấy những hình cơ bản này trong đó hay không. Mặc dù mỗi hình vẽ lại kể một câu chuyện khác nhau, chúng đều được tạo ra từ cùng một tập hợp các mảnh ghép. Khi bạn cảm thấy dễ dàng phác ra được những hình ở trang trước, bạn có thể vẽ được bất cứ hình nào bên dưới. DALLAS SANANTONIO HOUSTON Vấn đề gì, hình vẽ nào và “chúng ta” là ai? 55 Tay còn hay hơn chuột Không kể đến những cái tên mà cuối cùng ta sẽ gán cho chúng (và chúng ta sẽ đặt tên cho tất cả các bức vẽ), trên đây là các loại hình vẽ mà nội dung cuốn sách này đề cập tới. Tất cả đều có thể được vẽ bằng tay và việc chúng ta có học vẽ chúng bằng tay là điều thực sự quan trọng, nhất là khi mới bắt đầu. Một phần, nó là câu hỏi về sự tự tin trực giác: càng tin tưởng vào ba công cụ tư duy thị giác “có sẵn” (mắt, trí tưởng tượng, khả năng kết hợp tay-mắt), chúng ta càng khám phá được nhiều hơn về khả năng tư duy thị giác bẩm sinh của mình. Sự tin tưởng dành cho các công cụ có sẵn của chúng ta cũng sẽ được đền đáp khi tới lúc chia sẻ những bức vẽ với mọi người: 1. Mọi người thích được xem tranh vẽ của người khác. Trong phần lớn các tình huống trình bày, khán giả phản ứng tích cực hơn với các hình vẽ tay (dù được vẽ thô kệch đến thế nào đi nữa) so với các hình đồ họa chỉn chu. Sự ngẫu hứng và mộc mạc của các hình vẽ tay khiến họ ít bị gò bó hơn, đồng thời cảm thấy gần gũi hơn – và chẳng có gì khiến một hình ảnh (kể cả hình ảnh phức tạp) trở nên rõ ràng hơn với khán giả khi nó được vẽ từng bước một. 2. Các hình vẽ phác bằng tay được tạo ra nhanh chóng hơn và dễ thay đổi. Như chúng ta sẽ thấy, tư duy bằng hình ảnh rất linh hoạt, phương pháp thử và sai bằng hình ảnh cũng thường xuyên được áp dụng. Chẳng mấy khi hình vẽ chúng 56 Chỉ cần mẩu khăn giấy ta tạo ra lại giống hệt những gì chúng ta hình dung ban đầu, vì thế việc quay lại và thay đổi là rất quan trọng. 3. Sử dụng máy tính rất dễ vẽ sai hình. Hầu hết các chương trình phần mềm được sử dụng để vẽ hình đều có cài sẵn một số chức năng tạo hình. Giả sử chúng ta biết loại hình nào hữu ích nhất để biểu diễn điều mình muốn nói... thì điều đó thật là tuyệt! Nhưng giả định này lại gần như luôn luôn sai. Mục đích cuối cùng của tư duy thị giác không phải là bài trình bày được trau chuốt tới đâu, mà là chúng ta tư duy bằng mắt thoải mái đến mức nào. Đó chính là lý do quan trọng nhất để tin tưởng vào các công cụ sẵn có của bản thân. Bút đen, bút vàng, bút đỏ: “Chúng ta” là ai? Bất cứ khi nào tôi nói với mọi người là mình giúp giải quyết vấn đề kinh doanh bằng hình vẽ, họ đều phản ứng theo một trong ba cách. Họ nói “Tuyệt! Chỉ cho tôi với được không?” hoặc “Nghe có vẻ thú vị đấy... nhưng nó có tác dụng thật chứ?” hoặc “Quên đi. Tôi không phải là người thiên về thị giác.” Nhóm đầu tiên là những người kiểu “Đưa tôi cái bút”. Trong cuộc khảo sát không hề mang tính khoa học của tôi đối với các buổi họp kinh doanh mà tôi đã tham gia, nhóm này thường đại diện cho khoảng một phần tư số người. Tôi gọi họ là những người Bút Đen bởi vì họ không ngần ngại vạch ngay những nét Vấn đề gì, hình vẽ nào và “chúng ta” là ai? 57 thật đậm đầu tiên trên một trang giấy trắng. Họ thích được thể hiện rõ những hình ảnh ẩn dụ cùng các suy luận cho ý tưởng của mình, và cực kỳ tự tin vẽ ra các hình ảnh đơn giản, vừa để tóm tắt các ý tưởng của mình vừa để triển khai chúng – bất kể các hình minh họa của họ thô sơ đến mức nào. “Đưa tôi cái bút” “Tôi không biết vẽ, nhưng...” “Tôi không có xu hướng thị giác” Bút đen Bút vàng (bút đánh dấu) Bút đỏ Có ba loại người tư duy thị giác: Những người háo hức muốn bắt đầu vẽ ngay lập tức (Bút Đen), những người muốn được tiếp bước việc mà ai đó khác đã làm (Bút đánh dấu), và những người nghi ngờ hết thảy – cho tới khi họ cầm chiếc bút đỏ lên và vẽ lại tất cả. Nhóm thứ hai là những người kiểu “Tôi không biết vẽ, nhưng...”, còn được gọi là những người Bút Vàng (hay Bút đánh dấu) bởi vì họ thường rất giỏi xác định những khía cạnh quan trọng nhất và thú vị nhất của những gì mà người khác đã vẽ ra. Nhóm này thường đại diện cho khoảng một nửa những 58 Chỉ cần mẩu khăn giấy người tham dự họp. Đây là những người hạnh phúc được xem người khác vẽ trên tấm bảng trắng – và sau một vài phút sẽ bắt đầu đưa ra những bình luận rất sâu sắc – nhưng cũng là những người cần được khích lệ nhẹ nhàng mới đứng lên và tiến tới tấm bảng để vẽ thêm vào đó. Một khi đã lên tới bảng và ngập ngừng cầm bút, họ sẽ luôn bắt đầu bằng câu “Tôi không biết vẽ, nhưng...” để rồi bắt tay vào tạo nên những kiệt tác về nhận thức. Những người này có xu hướng sử dụng ngôn từ nhiều hơn, thường kết hợp thêm nhiều từ ngữ, ghi chú vào các bức ký họa, và so sánh với các ý tưởng cần được hỗ trợ bằng lời. Tôi gọi nhóm cuối cùng là “Tôi không có xu hướng thị giác” hay những người Bút Đỏ. Đại diện cho một phần tư cuối cùng của thành phần cuộc họp, những người này ít thoải mái nhất trong việc sử dụng các hình vẽ trong bối cảnh kinh doanh... ít nhất là lúc ban đầu. Họ có xu hướng im lặng trong khi những người khác mải mê vẽ vời, và khi thuyết phục được họ đưa ra nhận xét, đầu tiên họ thường gợi ý về một chỉnh sửa nhỏ cho một vài điểm đã được trình bày. Nhưng đó thường chỉ là lớp vỏ bên ngoài. Khá thường xuyên, những người Bút Đỏ nắm bắt được nhiều chi tiết của vấn đề nhất – họ chỉ cần được khuyến khích để chia sẻ điều đó. Những người Bút Đỏ tự cho mình là những người có thiên hướng về chất lượng – gần như mang tính toán học – nhưng một khi đã nhập cuộc, họ sẽ mang đến những giải thích căn bản qua những lời nói rất thuyết phục. Nhưng hãy coi chừng: Khi nhiều hình ảnh và ý tưởng đã được thể hiện trên tấm bảng trắng, những người Bút Đỏ cuối cùng Vấn đề gì, hình vẽ nào và “chúng ta” là ai? 59 cũng sẽ hít một hơi dài, ngần ngừ cầm cây bút lên và tiến tới tấm bảng... và ở đó, họ vẽ lại tất cả mọi thứ, thường sẽ tạo ra được bức tranh rõ ràng nhất trong tất cả. Có một điều thú vị về các nhóm này là họ đều không có liên hệ gì với yếu tố lứa tuổi, trình độ, hoàn cảnh, trách nhiệm trong công việc hay chức vụ. Tôi đã làm việc với một vị CEO ở một công ty tư vấn toàn cầu, anh này tư duy và chia sẻ những ý tưởng của mình với nhóm bằng cách vẽ tất cả mọi thứ lên mấy tờ giấy báo khổ nhỏ. Và tôi cũng từng làm việc với một CEO khác, một trong những diễn giả lôi cuốn và ngẫu hứng nhất mà tôi từng gặp, nhưng lại run lẩy bẩy trước ý tưởng phải lên bảng. Còn một trong những cộng tác viên thường xuyên của tôi là bác sỹ thực tập ở bệnh viện Johns Hopkins, người tạo ra những hình vẽ trực quan kỳ diệu cho cả những khái niệm vô cùng phức tạp. Tôi cũng từng làm việc với những kỹ sư phần mềm “mọt máy tính” lúc nào cũng háo hức vẽ. Cây bút của bạn màu gì? Trước khi tiếp tục, hãy cùng dành một phút để xem liệu chúng ta có thể xác định được bạn thích màu bút nào không nhé. Khi hình dung ra mình đang tham dự một buổi họp về kinh doanh hay nhóm giải quyết vấn đề, bạn thấy mình thuộc nhóm nào trong ba nhóm “bút màu” này? Cách tiếp cận của bạn có thay đổi tùy thuộc vào loại vấn đề, vào những người xung quanh, hoặc vào sở thích làm việc nhóm của bạn không? 60 Chỉ cần mẩu khăn giấy BẢN TỰ ĐÁNH GIÁ “CÂY BÚT CỦA BẠN MÀU GÌ?” Chọn một câu trả lời phù hợp nhất với mỗi tình huống sau: Tôi đang có mặt trong một buổi tư duy tập thể ở một phòng họp với một tấm bảng trắng lớn. Tôi muốn: 1. Lên bảng, cầm bút và bắt đầu vẽ mấy hình tròn và mấy cái hộp. 2. Cố gắng suy luận về bất cứ điều gì đã được viết sẵn trên bảng. 3. Lên bảng và bắt đầu viết các danh sách phân loại. 4. Thêm thắt một chút vào những điều đã có sẵn ở đó để khiến cho nó rõ ràng, dễ hiểu hơn. 5. “Quên cái bảng đi. Mọi người, lại cả đây nào, chúng ta có việc phải làm đây!” 6. Tôi ghét mấy buổi tư duy tập thể. Ai đó đưa cho tôi vài trang bảng tính phức tạp. Đầu tiên tôi: 1. Ngây người, đặt nó xuống và hy vọng nó sẽ biến mất. 2. Lật giở các trang, đưa mắt lướt qua các trang để xem liệu có gì – có bất cứ gì – thú vị xuất hiện hay không. 3. Đọc hàng trên cùng hoặc cột đầu tiên để xác định các mục. 4. Chọn một cột và một hàng bất kỳ, lần tới ô dữ liệu tương ứng, sau đó tìm các số liệu tương tự (hay khác biệt) ở các ô khác. 5. Tìm giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất có thể, rồi lần ngược trở lại để xem nó thuộc mục nào. 6. Lật đi lật lại giữa các trang và nhắm vào những phần quan trọng mà tôi nhận thấy ngay tức thì. Ai đó đưa cho tôi một cây bút và đề nghị tôi phác ra một ý tưởng cụ thể. Tôi: 1. Yêu cầu thêm bút, tốt nhất là có ít nhất ba màu. 2. Cứ bắt đầu vẽ và xem điều gì sẽ hiện ra. Vấn đề gì, hình vẽ nào và “chúng ta” là ai? 61 3. Nói “Tôi không biết vẽ nhưng...,” rồi vẽ ra một hình người thật khủng khiếp. 4. Bắt đầu bằng cách viết ra một vài từ, rồi thêm các hộp xung quanh. 5. Đặt bút xuống bàn và bắt đầu thảo luận. 6. Nói “Không, cảm ơn, tôi không biết vẽ,” và dừng ở đó. Trên đường từ một hội nghị lớn về nhà, tôi tình cờ gặp một đồng nghiệp ở quầy bar sân bay và người đó đề nghị tôi giải thích chính xác hơn về hoạt động của công ty mình. Tôi: 1. Vớ ngay một mảnh khăn giấy và hỏi mượn người phục vụ quầy một cây bút. 2. Nhặt ba gói đường hiệu Sweet’n Low, đặt chúng lên quầy và nói “Được rồi, đây là tôi nhé...” 3. Kéo một trang từ tài liệu PowerPoint của mình ra – trang có nội dung thực sự tốt – và bắt đầu miêu tả nó. 4. Giải thích rằng “chúng tôi làm ba việc...” 5. Mua thêm mấy ly nữa vì chúng tôi sẽ ngồi nói chuyện một lúc. 6. Nói nó quá phức tạp để có thể giải thích rõ ràng, nhưng hỏi lại người đó đúng câu hỏi ấy. Trông thấy dòng chữ “HÃY HÌNH DUNG VỀ HÒA BÌNH THẾ GIỚI” được dán đằng sau một chiếc xe, tôi: 1. Cố tưởng tượng xem hòa bình thì sẽ trông như thế nào. 2. Tưởng tượng ra cặp kính của John Lennon. 3. Nhẩm đi nhẩm lại những từ này: “Hòa bình thế giới.” 4. Hình dung xem điều này nói gì với tôi về người chủ chiếc xe. 5. Nghĩ: “Whirled Peas.”(*) * Whirled Peas là một ban nhạc được thành lập năm 1992, tại Austin, Texas. Tên ban nhạc được lấy cảm hứng từ một miếng dán “Hãy hình dung về hòa bình thế giới” ở sau xe hơi. (ND) 62 Chỉ cần mẩu khăn giấy 6. Ngao ngán và lẩm bẩm “Đúng là cái đám California chết dẫm”. Nếu là một phi hành gia đang trôi trong không gian, điều đầu tiên tôi làm là: 1. Hít một hơi thật dài, thư giãn và chiêm ngưỡng toàn cảnh. 2. Cố gắng xác định vị trí nhà mình... hay ít ra cũng là châu lục của mình. 3. Bắt đầu miêu tả những gì mình nhìn thấy. 4. Ước gì mình có một chiếc máy ảnh. 5. Nhắm mắt lại. 6. Tìm đường trở lại tàu vũ trụ. Giờ hãy tính tổng điểm của bạn và chia kết quả cho 6. Đây là cách tự đánh giá: ĐIỂM LOẠI BÚT CỦA BẠN 1–2,5 Bút Đen (Đưa bút cho tôi!) 2,6–4,5 Bút Vàng (Tôi không biết vẽ, nhưng...) 4,6–6 Bút Đỏ (Tôi không có xu hướng thị giác) Có hai điều quan trọng được rút ra từ bài tập này. Đầu tiên, tùy thuộc vào xu hướng tư duy thị giác, bạn sẽ có thể tìm được giá trị lớn nhất trong những phần khác nhau của cuốn sách này. Nếu bạn là một người Bút Đen và vốn đã cảm thấy tự tin về khả năng vẽ của mình, tôi cho rằng phần II, phần miêu tả cách cải thiện khả năng nhìn và thấy, sẽ là nơi tốt nhất để bắt đầu. Nếu bạn là một người Bút Đỏ và không thực sự tin tưởng vào khả năng phân tích của các hình vẽ, có thể bạn sẽ muốn Vấn đề gì, hình vẽ nào và “chúng ta” là ai? 63 bắt đầu với phần III (MBA về Tư duy thị giác) để tận mắt tìm hiểu cách hình vẽ phát huy hiệu quả khi giải quyết một vấn đề về kinh doanh. Nếu bạn là một người Bút Vàng, rất giỏi trong việc xác định điều gì quan trọng nhất, bạn có thể sẽ thích phần IV hơn vì phần này mô tả cách trình bày một bức tranh cho những người khác. Điều quan trọng thứ hai từ bài tập này thậm chí còn có tác động lớn hơn. Dù mức độ tự tin vào khả năng tư duy thị giác hay xu hướng màu bút ra sao, vốn dĩ mọi người đều đã sở hữu các kỹ năng tư duy thị giác tốt và đều có thể dễ dàng phát triển những kỹ năng đó. Bằng chứng nằm ngay trong các hệ cơ quan sinh lý, thần kinh, sinh học thiên phú, cùng các khả năng trí tuệ phụ thuộc vào thị giác, khả năng vật lý và giao tiếp xã hội mà chúng ta học được từ những ngày đầu đời: chẳng hạn khả năng nhìn, thấy, hình dung và thể hiện kỳ diệu của chúng ta. Hướng dẫn sử dụng cuốn sách Điều cốt lõi của cuốn sách này có thể được chắt lọc về một ý tưởng trung tâm: Tư duy thị giác là một phương pháp vô cùng hiệu quả để giải quyết vấn đề, và mặc dù nó có vẻ mới mẻ, thực ra chúng ta vốn đã biết cách sử dụng nó rồi. 64 Chỉ cần mẩu khăn giấy Hãy nghĩ về cuốn sách như một sợi thừng dẫn dắt bắt đầu từ điểm này – nơi chúng ta được sở hữu các kỹ năng tư duy thị giác tốt nhưng lại chưa được tận dụng, cho tới điểm kia – nơi chúng ta có những khả năng tư duy thị giác xuất sắc để tự tin vận dụng bất cứ khi nào cần đến. Sợi thừng dẫn dắt này được bện từ ba nhánh, nhánh nào nội dung cũng đơn giản, dễ giải thích và dễ hiểu. Ba nhánh này là quy trình (nhìn, thấy, hình dung, thể hiện), các công cụ sinh học sẵn có của chúng ta (mắt, trí tưởng tượng, khả năng kết hợp tay-mắt), và cách chúng ta thấy (ai/cái gì, bao nhiêu, ở đâu, khi nào, như thế nào, vì sao). Sợi thừng dẫn dắt tới tư duy thị giác 4 bước (quá trình) 3 phần (sinh học) 6 cách nhìn 1. Quy trình bốn bước: Có một quy trình tư duy thị giác dễ học, dễ lặp lại và rất hữu ích. Xương sống của cuốn sách này là một quy trình vô cùng đơn giản. Nó được tạo thành chỉ từ bốn bước, và điều tuyệt vời ở các bước này là chúng ta vốn đã biết cách thực hiện chúng rồi. Thực ra, chúng ta quá thành thạo các bước này Vấn đề gì, hình vẽ nào và “chúng ta” là ai? 65 đến nỗi không hề có chút ý thức nào về chúng. Nhưng bằng cách gợi sự tập trung vào các bước này và vẽ ra những điểm khác biệt giữa chúng, chúng ta có thể ngay lập tức nâng cao hiểu biết của mình về cách tư duy thị giác phát huy tác dụng. Thêm vào đó, bằng cách giới thiệu các công cụ và những hiểu biết trên cơ sở từng bước, chúng ta sẽ có thể tăng cường khả năng của mình một cách từ từ và chặt chẽ. 2. Ba công cụ sẵn có cần phát triển: Để tư duy một cách trực quan, chúng ta dựa vào sự tương tác của ba công cụ sẵn có của mình: đôi mắt, trí tưởng tượng và khả năng phối hợp tay-mắt. Chúng ta có thể phát triển cả ba, và càng phát triển tốt một công cụ, những công cụ còn lại càng có khả năng phát triển tốt hơn. Mặc dù mắt thực hiện chức năng của một công cụ mà qua đó, chúng ta nhìn thế giới và quan sát những hình ảnh trực quan, trí trưởng tượng mới là nơi chúng ta nhào nhặn những hình ảnh đó, mổ xẻ rồi tạo dựng lại chúng, lật ngược rồi lắc chúng lên để xem điều gì sẽ rơi ra. Rồi một khi đã vần vò chán chê những hình ảnh này và có điều gì đó để khám phá, ghi lại, hay trao đổi, chúng ta sẽ dựa vào khả năng phối hợp giữa tay và mắt để thể hiện những ý tưởng đó lên giấy, chỉnh trang và chia sẻ. 3. Sáu cách thấy: Có sáu câu hỏi cơ bản hướng dẫn chúng ta cách thấy sự vật và sau đó là cách trình bày chúng – và cả sáu đều có thể được nhận biết rất dễ dàng. 66 Chỉ cần mẩu khăn giấy Bất kể trong tình huống kinh doanh, dự án hay kế hoạch làm việc nào, mọi vấn đề cuối cùng đều quy về sáu câu hỏi căn bản mà chúng ta vừa đọc. Chúng ta đều đã quen thuộc với những câu hỏi này. Được biết đến với cái tên 6 W, bộ câu hỏi này đưa ra cho chúng ta những yếu tố cơ bản mà chúng ta đều đã được học từ bậc tiểu học để kể một câu chuyện hay: ai (who), cái gì (what), khi nào (when), ở đâu (where), như thế nào (how), vì sao (why). Điều khiến cho bộ sáu câu hỏi này trở nên đặc biệt hiệu quả cho tư duy thị giác là chúng tương ứng chính xác với cách chúng ta nhìn thế giới. Khi lần theo sợi thừng dẫn dắt xuyên suốt cuốn sách, ba nội dung nền tảng này sẽ xuất hiện liên tục. Vì vậy, với bút trong tay, chúng ra đã sẵn sàng để dạo qua quy trình tư duy thị giác. Nhưng trước hết, hãy cùng ngừng lại một chút để chuyển sang phòng trò chơi, nơi mà một ván bài poker sẽ giúp chúng ta khởi động thật tốt. Vấn đề gì, hình vẽ nào và “chúng ta” là ai? 67 CHƯƠNG 3 VÁN BÀI CHẮC THẮNG: BỐN BƯỚC TƯ DUY TRỰC QUAN Trò Texas Hold’em(*): Bàn nhận cược của Tư duy thị giác T ôi đã tìm ra một cách tuyệt vời để giới thiệu với mọi người về tư duy thị giác, đặc biệt với những người tự cho rằng mình không có khả năng này: so sánh với quy trình chơi một ván bài poker. Trên thực tế, tôi thường mở đầu các buổi hội thảo về tư duy thị giác bằng cách đề nghị mọi người chơi vài ván Texas hold’em. Luật chơi cực kỳ đơn giản, ngay cả những người chưa bao giờ chơi bài cũng có thể nắm được những điều cơ bản trong vòng vài phút, và những bài học mà * Một biến thể của bài poker. (ND) 68 Chỉ cần mẩu khăn giấy trò chơi này truyền đạt – cách nhìn vào những quân bài được chia và quan sát các cách kết hợp xuất hiện, cách hình dung ra những quân bài nào cần để hoàn thiện chúng, cách tạo nhóm bài mạnh nhất để đấu với những người chơi khác – chính là nền tảng cơ bản cho tư duy thị giác. Bộ Ví dụ Thùng phá sảnh Sảnh đồng chất Tứ quý Cù lủ Đồng chất Sảnh Bộ ba lá Hai đôi Một đôi Giá trị cao nhất (hiếm gặp nhất) Giá trị thấp nhất (hay gặp nhất) Các bộ liên kết được tính điểm, từ cao nhất tới thấp nhất. Tôi sẽ giải thích bằng cách điểm nhanh qua một ván hold ’em. Trong trò này, mỗi người chơi nhận được hai lá bài úp mà chỉ họ mới được xem. Người chia sẽ lật năm lá bài khác trên bàn để tất cả người chơi được nhìn thấy. Từ bảy lá bài này (hai lá “riêng” và năm lá “chung”), mỗi người chơi sẽ hình thành tổ hợp tốt nhất của năm lá bài, như được trình bày trong bảng trên. Ván bài chắc thắng: bốn bước tư duy trực quan 69 Chẳng hạn khi nhìn xuống các lá bài riêng của mình, bạn thấy J cơ và K cơ. Bài của tôi Bởi vì có rất nhiều cách kết hợp điểm cao sẽ xuất hiện, đây là một khởi đầu rất tốt. Thế nên bạn đặt cược cao và cuộc chơi tiếp tục. Từng bước, người chia bài lật năm lá bài chung ra bàn, và bạn thấy bài mình ngày càng đẹp hơn. Bạn tiếp tục đặt cược vì mường tượng rằng xác suất còn có ai khác có được bộ liên kết cao hơn đang giảm dần. Khi người chia bài lật lá cuối cùng lên, bạn thấy rằng mình có một bộ Cù lủ (một bộ liên kết rất đẹp trong hold ‘em), vậy nên bạn đặt cược thật lớn. Khi những người còn theo ván chơi trình bài của mình, bộ Cù lủ của bạn là bộ cao nhất, và bạn thu tiền về. Tuyệt. Giờ bạn đang cảm thấy hài lòng về kỹ năng chơi poker của mình, chúng ta hãy kết nối trò chơi này trở lại với tư duy thị giác. Có một số lý do khiến ví dụ về bài poker tỏ ra hữu ích. 70 Chỉ cần mẩu khăn giấy 1. Có một quá trình và các quy tắc chi phối nó. Giống như bất cứ hoạt động nào đòi hỏi một loạt các bước, bài poker phải được chơi theo một trật tự cụ thể. Ván bài sẽ không thành nếu đầu tiên chúng ta trình toàn bộ các lá được chia, sau đó đặt cược và rồi chia bài. Tương tự, tư duy thị giác cũng là một quá trình được quy định bởi các quy tắc. 2. Chúng ta phải đưa ra các quyết định với thông tin chưa hoàn hảo. Trong bài poker, trước khi được nhìn thấy toàn bộ các lá bài, chúng ta đã phải đặt cược ở tất cả các bước và đoán xem mọi việc sẽ tiến triển như thế nào. Điều tương tự cũng đúng với tư duy thị giác. Chúng ta thường xuyên phải đưa ra những quyết định quan trọng về việc sẽ sử dụng những hình vẽ nào trước khi có được toàn bộ thông tin. 3. Một ngôn ngữ trực quan được tạo ra từ một số lượng nhỏ các yếu tố. Trong bài poker, tất cả các dữ kiện được chứa trọn vẹn trong 52 lá và các biểu tượng thể hiện trên đó. Với không gì ngoài chín con số (2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10), bốn chữ cái (A, K, Q, J), bốn chất (cơ, rô, chuồn, bích) cùng hai màu (đỏ và đen), vẫn có vô số cách phong phú để chơi trò này. Tương tự trong tư duy thị giác, một bộ nhỏ những ký hiệu hình ảnh sẽ thể hiện vô số những lựa chọn để giải quyết vấn đề. Và quan trọng hơn tất cả: 4. Quá trình chơi bài có rất nhiều điểm tương đồng với quá trình tư duy thị giác. Đầu tiên, chúng ta được chia Ván bài chắc thắng: bốn bước tư duy trực quan 71 hai lá bài và nhìn vào chúng. Nếu không nhìn vào các lá bài, chúng ta không thể biết cơ hội chiến thắng của mình có thể là gì, vì thế trò chơi không thể bắt đầu. Nhưng chỉ nhìn vào các lá bài cũng chưa đủ để biết chúng nói gì với mình. Tiếp theo, chúng ta phải thấy được chúng ẩn chứa điều gì. Chúng có màu gì? Chúng hiện con số hay chữ cái nào? Chúng thuộc chất gì? Liệu ta có nhận được tất cả những lá mình nên có? Còn thiếu gì không? Nếu nhìn là quá trình bán thụ động để thu thập thông tin trực quan đầu vào, thì thấy là quá trình chủ động nhận ra những thành phần tạo nên cách kết hợp ẩn bên trong chúng. Một khi đã thấy được những gì mình có trong tay, tiếp theo, chúng ta phải hình dung xem những mô hình mới xuất hiện sẽ phối hợp với nhau như thế nào. Chúng ta phải hình dung những lá bài mình được chia sẽ tạo ra các cách kết hợp đưa chúng ta đến chiến thắng ra sao. Chúng ta cũng cần hình dung ra thứ những người chơi khác có thể sở hữu, và rồi cố hình dung xem liệu có thể đánh bại họ hay không. Bước cuối cùng của trò chơi là trình bài. Cuối cùng, tất cả mọi người còn theo ván bài đều phải đặt những lá bài của mình lên bàn và trình ra những gì mình có. Trừ khi có ai đó trên bàn chơi là một kẻ tháu cáy đại tài với vẻ mặt không ai đoán nổi và đã qua mặt được tất cả những người khác để khiến họ bỏ bài quá sớm, không ai có thể chiến thắng cho tới khi tất cả mọi người trình bài. Điều tương tự cũng đúng với tư duy thị giác. Dù đã hình dung ra những ý tưởng kỳ 72 Chỉ cần mẩu khăn giấy diệu đến mấy, nhưng nếu chúng ta không trình bày chúng với những người khác, giá trị trong những ý tưởng đó sẽ không bao giờ được biết đến. Quá trình tư duy thị giác Nhìn Thấy Hình dung Trình bày Quá trình này chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Xét cho cùng thì hàng ngày chúng ta thực hiện các bước này hàng nghìn lần – khi đi qua đường chẳng hạn. Chúng ta nhìn sang cả hai bên và nếu thấy một chiếc xe hơi ở gần, chúng ta dừng lại. Nếu thấy một chiếc xe hơi ở xa, chúng ta sẽ mường tượng xem liệu mình có thể vượt qua trước khi nó lao tới hay không, và nếu có, chúng ta sẽ thể hiện quyết định của mình bằng cách tự tin băng qua đường hoặc đợi cho đến khi chiếc xe vượt qua an toàn. NHÌN THẤY HÌNH DUNG TRÌNH BÀYBốn bước trong quá trình tư duy thị giác khi qua đường Ván bài chắc thắng: bốn bước tư duy trực quan 73 Nếu chuẩn bị một báo cáo kinh doanh: Trước tiên, chúng ta nhìn vào các tài liệu mà mình sắp trình bày; tiếp theo, chúng ta xem điều gì trong số đó là quan trọng nhất, có liên quan nhất hoặc có ích nhất; sau đó chúng ta hình dung ra cách tốt nhất để truyền đạt thông điệp của mình; và rồi chúng ta trình bày bản báo cáo của mình với các đồng nghiệp. NHÌN THẤY HÌNH DUNG TRÌNH BÀY Bốn bước trong quá trình tư duy thị giác khi làm báo cáo Nếu cần giải thích một đồ thị trong buổi thuyết trình: Chúng ta nhìn vào những thành phần của đồ thị (ký hiệu, tọa độ, dữ liệu, nguồn); tiếp theo chúng ta nhận thấy các xu hướng xuất hiện trong dữ liệu (có thể là trục x tăng nhanh hơn trục y, hoặc có thể phần màu xanh lá cây của đồ thị hình bánh lớn hơn phần màu đỏ); rồi chúng ta hình dung ra những xu hướng này thể hiện điều gì (giá cả đang tăng nhanh hơn lợi nhuận; khu vực Tây Nam đang vượt qua khu vực Đông Bắc); sau đó chúng ta đứng dậy và tự tin trình bày tất cả những hiểu biết đó cho khán giả của mình bằng cách dẫn dắt họ qua một quá trình giống hệt như quá trình chúng ta vừa hoàn thiện. 74 Chỉ cần mẩu khăn giấy NHÌN THẤY HÌNH DUNG TRÌNH BÀY Bốn bước trong quá trình tư duy thị giác khi thuyết trình một đồ thị Vì đã thực hành toàn bộ quá trình này thường xuyên đến nỗi nó trở thành một bản năng thứ hai, chúng ta không nghĩ đến nó nhiều. Nhưng hãy quan sát một lớp mẫu giáo nắm tay nhau trên đường tới sở thú, chúng ta sẽ thấy qua đường an toàn không phải là một quá trình bản năng. Không có các giáo viên hướng dẫn, nhiều bé sẽ đi thẳng xuống đường. Điều này dẫn đến việc hoàn thiện phần trình bày trong quy trình mà không hề trải qua các bước nhìn, thấy và hình dung..., tạo nên những hậu quả thật thảm khốc. Như chúng ta sẽ thấy, đó chính xác là điều mà hầu hết các doanh nhân thực hiện khi trình bày các vấn đề kinh doanh bằng hình ảnh. Và đó là lý do việc dành ra mấy phút để học quá trình này hoàn toàn xứng đáng. Ván bài chắc thắng: bốn bước tư duy trực quan 75 Từng bước của quá trình tư duy thị giác Nhìn Nhìn Đây là quá trình bán tự động để tiếp nhận thông tin trực quan xung quanh chúng ta. Nhìn liên quan đến việc quét qua cả môi trường xung quanh để tạo nên cảm giác ban đầu về bức tranh toàn cảnh, đồng thời đưa ra những câu hỏi chớp nhoáng giúp não bộ đánh giá nhanh về những điều ở trước mặt chúng ta. Nhìn = Thu thập và sàng lọc Các câu hỏi của giai đoạn Nhìn: • Ở đó có thứ gì vậy? Nhiều không? Ở đó không có thứ gì? • Tôi sẽ nhìn xa tới đâu? Đường biên và giới hạn tầm nhìn của tôi trong tình huống này là gì? • Tôi nhận ra điều gì ngay lập tức và điều gì làm tôi thấy băn khoăn? • Những gì trước mặt có phải là điều tôi đã đoán trước không? Tôi có thể “hiểu” chúng nhanh chóng hay phải dành một khoảng thời gian rất dài mới định hình được là tôi đang nhìn vào cái gì? 76 Chỉ cần mẩu khăn giấy Các hành động của giai đoạn Nhìn: • Quét khắp lượt toàn bộ quang cảnh. Dựng một bức tranh toàn cảnh; lưu ý là ở đó có rừng và cây... và cả lá nữa. • Tìm những đường biên và xác định đâu là hướng lên trên. Thiết lập các giới hạn cho tầm nhìn của chúng ta và các kết hợp cơ bản của dữ liệu trước mặt. • Bước đầu sàng lọc để loại ra những yếu tố không quan trọng; tách lúa mì ra khỏi vỏ trấu. Thấy Thấy Đây là mặt còn lại của đồng xu thông tin đầu vào trực quan và là lúc mắt bạn trở nên chủ động một cách có ý thức hơn. Trong lúc chỉ nhìn đơn thuần, chúng ta đã lướt qua một lượt toàn cảnh và thu thập các thông tin đầu vào. Còn bây giờ, khi thấy, chúng ta thu thập những thông tin xứng đáng được khảo sát tỉ mỉ hơn. Quá trình này dựa trên những mô hình nhận biết – thỉnh thoảng có ý thức, thông thường thì không. Thấy = Thu thập và tổng hợp Các câu hỏi liên quan đến giai đoạn Thấy: • Tôi có biết mình đang thấy gì không? Tôi đã thấy điều này bao giờ chưa? Ván bài chắc thắng: bốn bước tư duy trực quan 77 • Có quy luật nào xuất hiện không? Có điều gì đặc biệt nổi trội không? • Tôi có thể rút ra được gì từ những điều mình thấy – mô hình, thứ bậc, tương tác – giúp tôi hiểu hoàn cảnh này để đưa ra quyết định về nó không? • Tôi đã tập hợp đủ các thông tin trực quan ban đầu để hiểu được điều mà mình thấy, hay tôi cần quay lại và tiếp tục nhìn? Các hoạt động liên quan tới giai đoạn Thấy: • Lọc các yếu tố có liên quan: Chủ động chọn những hình ảnh đầu vào xứng đáng được xem xét lần nữa và bỏ qua những yếu tố khác. (Rồi sau này quay trở lại và kiểm tra lần nữa). • Chia nhóm và phân biệt: Chia “lúa mì” vào các nhóm khác nhau theo từng loại. • Chú ý đến các quy luật và tập hợp một cách sáng tạo; xác định những điểm tương đồng trực quan giữa các yếu tố đầu vào, và những điểm tương đồng rộng hơn giữa các nhóm phân loại. Hình dung Hình dung Hình dung là điều xảy ra sau khi các hình ảnh trực quan đã được thu thập, chọn lựa, và tới lúc để bắt đầu nhào nặn chúng. Có hai cách tốt nhất để định nghĩa việc hình dung: Nó là hành động 78 Chỉ cần mẩu khăn giấy