🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Chế Độ Dân Chủ – Nhà Nước Và Xã Hội Ebooks Nhóm Zalo Chế độ dân chủ: Nhà nước và xã hội N. B. Davletshina, B. B. Kimlika, R. J. Klark, D. U. Rai Người dịch: Phạm Minh Ngọc Mục lục Lời người dịch............................................................................................................................................3 Lời nói đầu.................................................................................................................................................4 Chương 1....................................................................................................................................................5 1. Dân chủ là gì?....................................................................................................................................5 2. Nhà nước pháp quyền........................................................................................................................9 3. Lịch sử của nền dân chủ..................................................................................................................11 Chương 2: Xã hội và các giá trị dân chủ..................................................................................................15 1. Các điều kiện kinh tế xã hội của chế độ dân chủ............................................................................15 2. Xã hội công dân...............................................................................................................................18 3. Các giá trị đạo đức của nền dân chủ................................................................................................19 Chương 3: Nhân quyền trong xã hội dân chủ..........................................................................................23 1. Các quyền của con người và nguồn gốc của chúng........................................................................23 2. Các quyền chính trị và quyền dân sự...............................................................................................27 3. Các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá..............................................................................................30 4. Quyền và quyền tự do của con người trong Hiến pháp Liên bang Nga..........................................33 Chương 4: Nhà nước và chính quyền......................................................................................................36 1. Hệ thống chính trị và nhà nước. Các hình thức quản lí nhà nước và chế độ chính trị....................36 2. Các chế độ dân chủ thường gặp.......................................................................................................39 Chương 5: Bầu cử - cơ chế thực thi dân chủ quan trọng.........................................................................46 1. Bầu cử là gì?....................................................................................................................................46 2. Hệ thống bầu cử tại Nga..................................................................................................................50 Chương 6: Các đảng chính trị và tổ chức xã hội......................................................................................52 1. Các chính đảng trong xã hội dân chủ..............................................................................................52 2. Các nhóm quyền lợi. Vai trò của giới tinh hoa................................................................................59 Chương 7: Văn hóa và dân chủ................................................................................................................64 1. Văn hóa chính trị là gì?...................................................................................................................64 2. Dân chủ và giáo dục........................................................................................................................66 3. Vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong nền dân chủ...............................................67 4. Văn hóa quyền lực...........................................................................................................................68 Chương 8: Nước Nga giữa quá khứ và tương lai.....................................................................................70 Phụ lục......................................................................................................................................................74 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền.....................................................................................................74 Lời người dịch Tác phẩm này được xuất bản như là cuốn sách giáo khoa về dân chủ cho các trường trung học của nước Cộng hoà Liên bang Nga, nhưng nó đã gây được sự chú ý không chỉ trong giới học sinh, giáo viên và phụ huynh mà được dư luận đánh giá rất cao. Lí do: nước Nga đang “khát” các kiến thức về thực hành dân chủ, đúng như các tác giả đã viết trong lời nói đầu: “khát vọng tự do có thể là bẩm sinh nhưng thực hành dân chủ thì phải học mới biết”. Khi dịch chúng tôi đã lược bớt những đoạn liên quan đến lịch sử nước Nga, có thể trở thành khó hiểu đối với người đọc Việt Nam, chúng tôi cũng không dịch chương về nhà nước liên bang, phụ lục thứ nhất (Hiến pháp Cộng hoàLiên bang Nga 1993) và các câu hỏi ôn tập. Lời nói đầu Thưa các bạn độc giả! Nước Nga đang trải qua một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của mình. Chúng ta đang mở ra một kỉ nguyên mới của lịch sử - kỉ nguyên dân chủ. Lần đầu tiên người dân Nga có cơ hội gây ảnh hưởng đến đời sống của đất nước và xã hội, cũng như có thể tác động đến chính sách của chính phủ. Vì vậy cuốn sách của chúng tôi được lấy tên là Chế độ dân chủ: nhà nước và xã hội. Tất cả chúng ta đều phải học qua trường học dân chủ: kể cả người vừa bước vào đời cũng như người đã trải qua nhiều kinh nghiệm sống, vì khát vọng tự do có thể là bẩm sinh nhưng thực hành dân chủ thì phải học mới biết. Khi viết tác phẩm này, chúng tôi cố gắng sử dụng thật nhiều kinh nghiệm quốc tế mà mình đã thu thập được. Các nguyên tắc dân chủ đã phát triển thành công trong hàng loạt nước. Các nước như Mĩ, Anh, Pháp, Canada và nhiều nước khác đã cho ta nhiều hình mẫu tốt về dân chủ, cũng như giúp ta tránh những khuyết điểm có thể xảy ra. Trong vài chục năm gần đây, dân chủ đã trở thành hiện tượng toàn cầu, nó được củng cố trên khắp các châu lục, đã giành chiến thắng trong các nước Đông Âu, Á, Phi và Mĩ Latin. Mong rằng cuốn sách bạn đang nắm trong tay sẽ là một nấc thang trên đường đưa bạn trở thành một con người tự do và tự chủ, giúp bạn tham gia vào công cuộc xây dựng nước Nga dân chủ của chúng ta. Cuốn sách này do các chuyên gia Nga và Canada chấp bút và là thử nghiệm đầu tiên trong việc soạn sách giáo khoa về dân chủ. Có thể bạn sẽ không tìm được câu trả lời cho tất cả những câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra hôm nay, nhưng chúng tôi tin tưởng rằng những lời phê bình, nhận xét, góp ý của bạn sẽ giúp chúng tôi hoàn thiện tác phẩm trong tương lai. Chương 1 Dân chủ (demos - nhân dân, kratos - chính quyền) một từ có gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa chính quyền của nhân dân hay quyền quản lí của nhân dân. Trong hàng ngàn năm, những bộ óc ưu tú nhất của loài người đã cố gắng tìm hiểu lịch sử phát triển của xã hội, đã tạo ra các hệ thống triết học, đã vẽ ra hình ảnh của xã hội lí tưởng trong đó mỗi người có thể cải thiện cuộc sống của mình cũng như của đồng bào mình. Chúng ta vẫn thường sử dụng từ “dân chủ”: “hình thức quản lí dân chủ”, “người dân chủ”, “quan điểm dân chủ”... Chúng ta đã đưa vào các khái niệm này những nội dung gì? Tại sao chúng ta lại hay sử dụng từ này như vậy? Ta có thể thấy ngay rằng thuật ngữ “dân chủ” tuy đơn giản và thường được sử dụng lại hàm chứa trong nó một số khó khăn cả về phương diện triết học cũng như phương diện thực tế. Đã có nhiều cuốn sách giải thích ý nghĩa khái niệm “dân chủ”. Các cuộc thảo luận và tranh luận xung quanh lí thuyết dân chủ chưa bao giờ ngưng suốt thời gian tồn tại của xã hội loài người. Ước mơ vĩnh hằng của loài người là xây dựng một xã hội công bằng, dựa trên lí tính đã sản sinh ra biết bao con người có lòng nhân ái vĩ đại cũng như những tên bạo chúa khát máu, những cuộc cải cách tiên phong và các cuộc chiến tranh tàn khốc, làm mê hoặc trí tưởng tượng của hàng triệu người, đã sản sinh ra lí thuyết và các chế độ toàn trị. Loài người đã nghĩ ra hàng chục luận cứ ủng hộ và cũng bằng ấy luận cứ chống lại thể chế dân chủ. Những kẻ chống đối việc tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân vào các lĩnh vực quản lí thường nói như sau: “Chả lẽ mọi người ngồi trong ô tô đều tham gia lái ư: người thì cầm vô lăng, kẻ lên ga, kẻ nhấn phanh, kẻ bóp còi hay sao... giao cho một người có hiểu biết, còn những người khác đóng vai hành khách lại chẳng tốt hơn hay sao?” Những kẻ độc tài cũng như nhiều lãnh tụ đã giữ chặt tay lái để đưa hành khách đến cuộc đời “mới, tốt đẹp hơn”. Những người không đồng ý và những người nghi ngờ vào sự đúng đắn của con đường thường bị vất ra khỏi xe để làm bài học cho những kẻ khác. 1. Dân chủ là gì? Xin bạn hãy suy nghĩ thêm về các định nghĩa và ý kiến trái ngược, hãy tôn trọng các tác giả của chúng và cố gắng lí giải xem vì sao nhà kinh tế học, triết gia và nhà hoạt động xã hội người Anh là J. S. Mill lại quan ngại một nền tự do vô giới hạn khi cho rằng đấy là “nền độc tài của số đông”, còn triết gia Hi Lạp cổ đại, Democritus, thì lại cho rằng thà sống “nghèo trong một nước dân chủ còn hơn là hạnh phúc trong một nước độc tài, vì tự do tốt hơn nô lệ”. Các nhà chính trị học ngày nay thường định nghĩa dân chủ là hình thức tổ chức chính trị của xã hội dựa trên sự công nhận nhân dân như là nguồn gốc của quyền lực, dựa trên quyền của nhân dân trong việc tham gia giải quyết những vấn đề của quốc gia và giao cho các công dân một loạt quyền và quyền tự do thực sự. N. V. Gogol trong Những linh hồn chết đã viết về đặc điểm của người Nga như sau: “nói chung chúng ta chưa sẵn sàng cho các cuộc hội nghị mang tính đại diện. Tất cả các cuộc họp của chúng ta, từ những cuộc gặp gỡ trong làng cho đến các cuộc hội nghị khoa học đủ mọi loại, thường rất lộn xộn nếu không có một người đủ sức kiểm soát mọi việc đứng đầu”. Cựu tổng thống Mĩ, R. Reagan, thì cho rằng dân chủ không chỉ là biện pháp quản lí mà còn là biện pháp giới hạn quyền lực của chính phủ để nó không ngăn cản sự phát triển những giá trị quan trọng nhất mà con người nhận được từ gia đình và nhà trường. Abraham Lincoln (luật sư, nhà hoạt động chính trị, năm 1860 được bầu làm tổng thống Hoa Kì) thì cho rằng dân chủ là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Bạn có thể sử dụng các cuốn từ điển và bách khoa toàn thư để tìm một định nghĩa khác, phù hợp với mình hơn... Bạn sẽ ngạc nhiên là tại sao lại có nhiều định nghĩa, nhiều khi trái ngược nhau đến thế. Xin cứ bình tĩnh bởi vì theo lời của triết gia người Anh, ông Karl Popper, thì chúng ta chọn dân chủ không phải vì nó có nhiều đức tính tốt mà chỉ là để tránh chế độ độc tài mà thôi. Nhà sử học, nhà văn, nhà hoạt động xã hội người Pháp, ông Alexis de Tocqueville, ngay từ năm 1835 đã nhận thấy rằng những khuyết điểm và yếu kém của nền dân chủ rất dễ bị phát hiện và chứng minh được bằng các sự kiện rõ ràng (khó ra quyết định, thảo luận kéo dài...), trong khi các ưu điểm của nó lại khó nhận thấy hơn. Khuyết điểm thì lộ rõ ngay, còn ưu điểm thì phải sau một thời gian mới thấy được... Tại sao dân chủ lại có sức lôi cuốn như thế? Trước khi trả lời câu hỏi này xin hãy cùng suy nghĩ: chả lẽ tất cả mọi người đều muốn quản lí, muốn nắm quyền ư? Dĩ nhiên là không. Nhưng ý tưởng cho rằng phải tự mình quyết định điều gì là tốt, điều gì là xấu và chính sách là cái có ảnh hưởng tới tất cả mọi người phải được soạn thảo trên cơ sở đồng thuận là một tư tưởng có sức hấp dẫn cực kì mạnh mẽ. Như vậy điều quan trọng đối với mỗi người không phải là bản thân sự tham gia, mà là quyền được tham gia vào đời sống của đất nước, của tập thể, của gia đình, v.v... Bản chất của dân chủ là quyền tự do cá nhân, là sự tôn trọng cá nhân con người. Nói một cách khác, đặc trưng quan trọng nhất, bản chất của dân chủ là quyền tự do cá nhân, là tôn trọng cá nhân con người, “công nhận phẩm giá vốn có của mọi thành viên gia đình nhân loại, công nhận các quyền bình đẳng và bất khả phân của họ là cơ sở của tự do, công bằng và hoà bình trên toàn thế giới...”, lời nói đầu của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đã viết như thế (xem thêm phần phụ lục). Như vậy dân chủ đòi hỏi quyền bình đẳng của tất cả các công dân, không phụ thuộc vào màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, thành phần xuất thân, tài sản, đẳng cấp, niềm tin, v.v... Nhưng phải hiểu bình đẳng là bình đẳng về cơ hội, bình đẳng trước pháp luật và bình đẳng trong việc chọn người đại diện. Điều đó không có nghĩa là mọi người phải sống như nhau, phải đọc cùng một loại sách, phải có cùng thu nhập. Nói đến dân chủ trước hết chúng ta hiểu rằng đấy là quyền của con người trong việc tham gia quản lí nhà nước thông qua các cơ chế khác nhau, quyền làm một thành viên bình đẳng trong một tập thể nào đó, có điều kiện thể hiện quan điểm của mình và được lắng nghe. Điều đó có nghĩa là chúng ta lựa chọn dân chủ trên cơ sở niềm tin vào sự bình đẳng của mọi công dân. Một mặt đấy là niềm tin vào quyền tự do của mỗi người và mặt khác tin rằng tự do của người này không được trở thành cản trở tự do của những người khác. Karl Popper minh hoạ điều đó như sau. Toà án xét xử vụ một tên lưu manh đánh người hàng xóm. “Tôi là công dân tự do”, tên lưu manh tự bào chữa, “tôi có quyền vung nắm đấm về mọi hướng chứ”. Quan toà đã khéo léo đáp: “Chuyển động của nắm đấm của anh bị giới hạn bởi mũi của người hàng xóm”. Nói một cách khác, bạn được tự do hành động khi mà hành động đó không gây phương hại cho người khác, những người cũng có những quyền tự do như bạn. Quyền bình đẳng tham gia vào việc bầu chọn các nhà lãnh đạo cũng dựa trên cơ sở như thế. Trong chế độ dân chủ mỗi người đều có một lá phiếu và các lá phiếu có giá trị ngang nhau. Trên thực tế lí tưởng về tự do và bình đẳng dĩ nhiên là cũng có một số khiếm khuyết. Không cần phải tiến hành những cuộc nghiên cứu phức tạp cũng thấy rằng ngay tại những nước có nền dân chủ phát triển không phải tất cả các công dân đều bình đẳng trong việc sử dụng quyền tự do của mình. Thí dụ cựu tổng thống Mĩ, Bill Clinton, đã định bãi bỏ điều luật mà theo đó để được tham gia bầu cử người ta phải trải qua kiểm tra xem đã thoát nạn mù chữ hay chưa. Dân chủ đáp ứng được nhu cầu của con người trong việc tự thể hiện mình và đấy chính là động lực cho sáng kiến, cho tự do. Cần phải hiểu rằng dân chủ không phải bắt đầu khi nhân dân được công nhận là nguồn gốc của quyền lực trên lời nói, mà phải là khi xây dựng được hệ thống đảm bảo công dân được thực sự tham gia và kiểm soát được quyền lực. Dân chủ sẽ thắng lợi hoàn toàn khi tất cả các công dân thực sự tham gia và hoàn toàn bình đẳng trong việc giải quyết các công việc của quốc gia. Nhưng đây là một mô hình lí tưởng. Trong thực tế còn nhiều vấn đề khó khăn và phức tạp mà xã hội hiện chưa giải quyết được. Đến giữa thế kỉ XX đã hình thành ba quan điểm chính về vấn đề dân chủ như sau: 1. Từ quan điểm nguồn gốc của quyền lực (dân chủ là chính quyền của dân) 2. Từ quan điểm mục đích (dân chủ là chính quyền hành động nhân danh và vì lợi ích của nhân dân) 3. Và cuối cùng, từ quan điểm các thủ tục thành lập chính phủ. Quan điểm cuối cùng được thảo luận rất nhiều. Trên thực tế điều đó có nghĩa là các cuộc bầu cử được coi là có vai trò quan trọng nhất vì chính tại các cuộc bầu cử mà hai đặc trưng chủ yếu của dân chủ là, thứ nhất, các nhà chính trị sẽ cạnh tranh với nhau để giành cho được càng nhiều phiếu càng tốt; thứ hai, trong thời gian bầu cử nhân dân có thể gây ảnh hưởng đến chính sách trong tương lai bằng cách ủng hộ ứng cử viên đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của họ. Như vậy dân chủ có tính hấp dẫn là vì nó đáp ứng được nhu cầu tự thể hiện của con người, nó là động lực cho sáng kiến và tự do sáng tạo. Quyền con người trong xã hội dân chủ phải được đảm bảo. Thí dụ Hiến pháp nước Mĩ có mười tu chính gọi là Bill of Rights đảm bảo cho công dân các quyền như tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng, v.v... Tất cả các khái niệm về quyền công dân này được xây dựng trên cơ sở giả thiết rằng nhà nước và chính phủ tồn tại là để phục vụ nhân dân. Con người có quyền là vì anh ta là người chứ không phải vì nguồn gốc, dân tộc, giới tính, v..v... Mọi công dân đều có một số quyền xác định, bất khả phân, không một chính phủ nào có quyền tước đoạt hay hạn chế. Nhưng công dân trong một xã hội dân chủ không chỉ cố gắng thỏa mãn các quyền và lợi ích của mình mà còn chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình và ở một mức độ nào đó trách nhiêm với đời sống của những người khác nữa. Dựa vào nhân dân mà lãnh đạo nhân dân có nghĩa là công dân của xã hội dân chủ không chỉ sử dụng các phúc lợi của xã hội mà còn chịu trách nhiệm về xã hội mà anh ta đang sống, nghĩa là anh ta chia sẻ các khó khăn của xã hội (dưới những hình thức sẽ được xem xét trong những chương sau). Theo ý nghĩa này thì mỗi người đều là thiêng liêng và đều cần được bảo vệ. Immanual Kant, cha đẻ của nền triết học cổ điển Đức, từng nhấn mạnh: “con người, cá nhân luôn luôn và trong tất cả mọi việc đều là mục đích, không bao giờ là phương tiện. Kể cả phương tiện để đạt mục đích”. Ngay cả nếu đấy là mục đích cao cả và vĩ đại. Nhưng trong lịch sử loài người, ta lại thường thấy những lời tuyên bố về quyền và tự do công dân vang lên như những lời kêu gọi, những khẩu hiệu và không được tôn trọng trong thực tế cuộc sống. Tự do và bình đẳng sẽ trở thành những lời nói rỗng tuyếch khi con người không được bảo vệ về mặt pháp lí và xã hội. Thí dụ điển hình là chế độ toàn trị ở nước Nga sau Cách mạng năm 1917. Quyền con người ở nước Nga sau Cách mạng được ghi trong Hiến pháp các năm 1936 và 1977, nhưng trên thực tế chế độ toàn trị đã được thành lập với các đặc trưng cơ bản sau: 1. Nhà nước hoá đảng cầm quyền. Đảng cộng sản độc chiếm quyền lực, tiếm đoạt các chức năng của nhà nước, kiểm soát toàn bộ đời sống của xã hội nói chung và cá nhân nói riêng. Trong những năm 1917-1918 sự kháng cự của các tổ chức đối lập như menshevik, dân chủ-xã hội và các đảng phái khác bị đập tan. Tháng Giêng năm 1918 người ta đã trắng trợn giải tán Quốc hội. Một cơ chế mà trong đó nhân dân bị đẩy khỏi quyến lực đã được hình thành, các thể chế dân chủ chỉ còn đóng vai trò “bình phong” che đậy chế độ toàn trị. Ngay từ năm 1921, A. A. Sols, Chủ tịch Ủy ban kiểm tra trung ương của Đảng cộng sản Nga (bolshevik), đã nhấn mạnh: “Nắm quyền lực lâu trong thời đại chuyên chính vô sản đã tạo ra hiện tượng tha hoá... Đấy là nguyên nhân của tệ quan liêu, nguyên nhân của thói kiêu ngạo đối với những đảng viên thường và quần chúng ngoài đảng, đấy là nguyên nhân của thói lạm dụng quyền lực cho việc giành quyền lợi vật chất cho mình. Đã hình thành đẳng cấp cộng sản” 2. Lập ra bộ máy đàn áp. Các biện pháp đàn áp khác nhau như Ủy ban khẩn cấp toàn Nga, Bộ nội vụ, toà án quân sự, trại tập trung được sử dụng. Các trại lao động và các cuộc huy động bắt buộc cũng được sử dụng như là các biện pháp nhằm nắm giữ và củng cố quyền lực. 3. Khống chế toàn diện thông tin, tiến hành thường xuyên công việc tuyên truyền. Một trong các nghị định đầu tiên của chính quyền Bolshevik là nghị định đóng cửa các tờ báo đối lập và thành lập chế độ kiểm duyệt. Sau này đã hình thành độc quyền của nhà nước trong việc xuất bản sách báo. Trong xã hội dần dần hình thành khuôn mẫu trong đó đảng toàn trị đóng vai trò hạt nhân lãnh đạo của mọi phong trào toàn trị với hệ thống cấp bậc, cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng trung ương một cách nghiêm ngặt, con người thì bị chia thành địch ta rõ ràng. Xin hãy đọc đoạn trích từ tác phẩm Lí thuyết của nền văn hoá vô sản của N. I. Bukharin, một trong các lãnh tụ của phong trào cộng sản: “Giai cấp vô sản cầm quyền... có các kẻ thù sau: 1. tầng lớp ăn bám (bọn địa chủ cũ, bọn tư sản doanh nhân tham gia vào quá trình sản xuất); tư sản thương nghiệp, bọn đầu cơ, ngân hàng, thị trường chứng khoán; 2. giới quí tộc hành chính xuất thân từ các tầng lớp nói trên (các quan chức thư lại, tướng lĩnh, tăng lữ); 3. các doanh nhân tư bản, giám đốc các tổ hợp (trùm thế giới công nghiệp, các kĩ sư có liên hệ với giới tư bản, các nhà phát minh, v.v...); 4. tầng lớp thư lại có tay nghề cả trong lĩnh vực hành chính, quân sự và nhà thờ; 5. giới trí thức trong lĩnh vực kĩ thuật và trí thức nói chung (kĩ sư, kĩ thuật viên, bác sĩ, giáo sư, luật sư, phóng viên, đa số giáo chức); 6. tầng lớp sĩ quan; 7. phú nông; 8. tư sản bậc trung và tiểu tư sản thành thị; 9. giới tu hành...”. Như vậy là trừ bần cố nông còn tất cả các tầng lớp dân cư khác đều bị coi là kẻ thù của giai cấp vô sản. Về thực chất đây chính là “chương trình” hủy diệt cuộc sống, hủy diệt chính nhân dân Nga... Cái chính sách được tiến hành ở nước Nga trong suốt hơn 70 năm ấy lại được che đậy bằng những khẩu hiệu về sự thống nhất giữa đảng với dân. (Ngày 27 tháng 2 năm 1937, N. I. Bukharin cũng như nhiều nhà lãnh đạo cách mạng tháng Mười đã bị đàn áp. Được phục hồi vào tháng 2 năm 1988). Đặc điểm cơ bản của tất cả các hệ tư tưởng toàn trị là đàn áp tự do. Chủ nghĩa cá nhân tự do đặt cơ sở trên sự tôn trọng cá nhân con người, trên cơ sở trách nhiệm cá nhân bị chế độ toàn trị đem đối lập với chế độ tập thể (đám đông), phi cá tính hoá, trách nhiệm tập thể (tội lỗi tập thể), quyền lợi giai cấp (chủ nghĩa bolshevik), quyền lợi của tập đoàn (chủ nghĩa phát xít) hay quyền lợi dân tộc (chủ nghĩa xã hội dân tộc). Trong chế độ toàn trị, kinh nghiệm cá nhân bị phủ nhận, quá khứ lịch sử bị xuyên tạc, các hình thức tổ chức đời sống và đạo đức cổ truyền bị phủ nhận. Chức năng cơ bản của hệ tư tưởng toàn trị là tìm mọi cách lôi kéo quần chúng vào cuộc đấu tranh với cái cũ và thuyết phục họ về tính đúng đắn của các quan hệ mới, bào chữa cho chính sách toàn trị. Quốc doanh hoá (nhà nước hoá) tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đã diễn ra một cách từ từ và khi nhà nước đã đặt được sự kiểm soát đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội thì ta có thể nói chế độ toàn trị ở quốc gia đó đã “chín muồi”. Chúng tôi xin giới thiệu với các bạn các cuốn: Chủ nghĩa toàn trị trong thế kỉ XX của A. Iu. Golovatenko, Khủng bố đỏ của S. P. Melgunov, Quần đảo GULAG của A. I. Solzhenitsyn, xin hãy suy nghĩ xem khủng bố bolshevik được thực hiện nhằm chống lại những nhóm xã hội nào. Như vậy nghĩa là lịch sử các chế độ toàn trị chứng tỏ rằng tuyên bố về các quyền và tự do cá nhân, thậm chí ghi điều đó vào hiến pháp cũng chưa đủ. Cần phải thiết lập được xã hội công dân và nhà nước pháp quyền là những thể chế thực thi chức năng kiểm soát đối với chính quyền, ngăn chặn, không cho nó biến thành chế độ toàn trị. Đối với những nước khác nhau hình thức của xã hội công dân và nhà nước pháp quyền có thể khác nhau (chúng ta sẽ thảo luận vấn đề này trong những chương sau). 2. Nhà nước pháp quyền Nhà nước pháp quyền là gì? Theo chúng tôi nhà nước pháp quyền là qui phạm pháp luật nhằm thực thi chủ quyền của nhân dân trong khuôn khổ tổ chức nhà nước. Nghĩa là tất cả quyền lực đều nằm trong tay nhà nước nhưng quyền lực đó được đặt cơ sở và thực thi theo những qui phạm pháp lí đã được ghi thành luật và được nhân dân thừa nhận. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền là gì? Nó có thể tồn tại trong những điều kiện như thế nào? Trước hết, đấy là tinh thần thượng tôn pháp luật. Nhà nước, tất cả các cơ quan nhà nước, tất cả các tập thể và từng cá nhân phải tuân thủ pháp luật, không phụ thuộc vào thành phần xuất thân và địa vị mà người đó nắm giữ. Quyền được pháp luật bảo vệ như nhau là cơ sở của mọi xã hội công bằng và dân chủ. Chuyên gia người Mĩ về quyền hiến định, John Frank, nhấn mạnh rằng nhà nước phải đối xử công bằng đối với mọi công dân. Trong quan hệ pháp luật thì ngay cả những người đứng đầu nhà nước cũng bình đẳng như một bà nội trợ mà thôi, người đứng đầu nhà nước sẽ phải từ chức nếu vi phạm pháp luật. Đáng tiếc là trong lịch sử Liên Xô đã có quá nhiều trường hợp quan chức lợi dụng pháp luật cho những mục đích cá nhân. Thứ hai, có hệ thống kiểm tra và giám sát việc thực thi pháp luật hữu hiệu. Các tòa án và trọng tài độc lập, v.v... phải tiến hành kiểm tra việc thực thi pháp luật. Do lịch sử và truyền thống cũng như đặc trưng dân tộc mà việc thành lập cũng như hoạt động của các cơ quan này ở những nước khác nhau được tiến hành theo những cách khác nhau. Ngoài ra dư luận xã hội cũng có ảnh hưởng rất lớn. Trong các nhà nước dân chủ, công dân thường tuân thủ pháp luật vì họ nhận thức được rằng chính họ, dù gián tiếp, đã tham gia vào quá trình lập pháp. Nhưng tự thân nguyên tắc pháp trị chưa phải là bảo đảm của dân chủ. Pháp trị có thể trở thành cái đối lập với chính nó, nghĩa là thành tình trạng vô luật pháp. Pháp trị chỉ thực sự tồn tại khi nó được thi hành trên thực tế, nghĩa là hữu hiệu. Và cuối cùng, tuy nhiều người cho đây không phải là điều kiện bắt buộc, là tam quyền phân lập, là tách chính quyền thành ba nhánh: lập pháp, hành pháp và tư pháp (ta sẽ xem xét phần này trong các chương sau) Như vậy, dân chủ là tập hợp các tư tưởng và nguyên tắc đảm bảo tự do, nó cũng bao gồm một tập hợp các qui định và thủ tục được hình thành trong nhiều năm nhằm thực hiện quyền tự do ấy. Như vậy dân chủ có nghĩa là tự do đã giành được qui chế pháp lí và các nguyên tắc dân chủ có thể được sử dụng: 1. Trong hệ thống các quan hệ nhà nước; 2. Trong việc thành lập và hoạt động của các tổ chức khác nhau (từ gia đình, trường học cho đến các phong trào và đảng phái chính trị) 3. Dân chủ có thể được coi là các giá trị xã hội và chính trị dưới hình thức các quyền con người. Dĩ nhiên là có thể tranh luận lĩnh vực nào trong ba lĩnh vực nói trên đóng vai trò quyết định. Điều đó phụ thuộc vào một loạt tác nhân, có biểu hiện khác nhau trong những nước khác nhau, phụ thuộc vào lịch sử, truyền thống, giá trị văn hoá, thế giới quan của con người. Nhưng khi và chỉ khi các nguyên tắc dân chủ trở thành chủ đạo trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trở thành thành tố quan trọng nhất của các giá trị văn hoá thì mới có thể nói rằng dân chủ đã chiến thắng. Khó khăn là ở chỗ không chỉ cách tiếp cận dân chủ mà cách tiếp cận độc tài hoặc sự kết hợp cả hai cách tiếp cận đó có thể được sử dụng trong mỗi lĩnh vực trên. Điều này tồn tại trong mỗi người chúng ta. Đôi khi có thể đạt được kết quả nhanh chóng và thấy được bằng con đường độc tài. Cho nên chúng ta thường thấy các nhà “dân chủ” tại công sở nhưng “độc tài” trong gia đình và ngược lại. Ngay mỗi chúng ta cũng đôi khi nghĩ rằng bắt một người nào đó làm một việc gì đó thì nhanh hơn là giảng giải, thuyết phục anh ta cần phải làm như thế. Bây giờ ta sẽ cùng xem xét tại sao ở một số nước nguyên tắc dân chủ giành được thế thượng phong, trong khi một số nước khác người ta lại thích hành xử theo lối độc tài. Quá trình phát triển của xã hội là một quá trình phức tạp và có nhiều biến động. Nhưng mặc dù đa dạng như thế, mặc dù có những đan xen phức tạp như thế giữa dân chủ và độc tài, trong các thể chế nhà nước vẫn có những xu hướng chung mà chúng ta sẽ phân tích dưới đây. Trong thực tiễn khoa học thế giới đã có rất nhiều lí thuyết (phương pháp luận) được đem ra sử dụng để nghiên cứu xã hội loài người. Tại nước ta, đến tận thời gian gần đây quan điểm giai cấp trong việc phân tích các tiến trình lịch sử vẫn thường được đem ra áp dụng. Sự phát triển của xã hội được giải thích như là sự thay thế một hình thái kinh tế xã hội này bằng một hình thái kinh tế xã hội khác, kết quả của những thay đổi trong lĩnh vực kinh tế. Cuộc đấu tranh của các giai cấp đối kháng được coi là động cơ của tiến bộ xã hội. Người ta thường nhấn mạnh rằng các qui luật kinh tế tạo ra bộ máy nhà nước, luật pháp, giá trị đạo đức; gọi chung là thượng tầng kiến trúc với những hình thức, cơ cấu và phương thức hoạt động khác nhau. Sự phát triển của xã hội được coi là quá trình chuyển tiếp từ công xã nguyên thủy sang chiếm nô, phong kiến, tư bản rồi xã hội chủ nghĩa. Tương tự như vậy, dân chủ cũng chia ra thành dân chủ thời tiền quốc gia, dân chủ của giai cấp chủ nô, dân chủ của giai cấp phong kiến, dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Các bạn hẳn biết rõ quan điểm đó, các bạn đã sử dụng nó khi thảo luận về Roma cổ đại, hoặc khi thảo luận về nền Đệ tứ cộng hoà Pháp hay khi nói về sự phát triển của nước Nga chúng ta. Nhưng có một câu hỏi: Tại sao trong cùng một thời gian, cùng một giai đoạn phong kiến mà ở Anh diễn ra quá trình mở rộng dân chủ, bên cạnh Viện quí tộc có Viện thứ dân, mà ở Nga lại diễn ra quá trình ngược lại, những nguồn gốc cuối cùng của quyền lực của nhân dân bị hủy bỏ, một bộ máy nhà nước hoàn toàn lệ thuộc và chỉ lệ thuộc vào nhà vua được thiết lập? Có thể đặt ra nhiều câu hỏi, dẫn ra nhiều thí dụ mà nếu chỉ sử dụng quan điểm hình thái kinh tế hay quan điểm giai cấp sẽ không thể tìm ra câu trả lời. Phải làm sao đây? Có thể là trong khi phân tích sự phát triển của một khu vực hay một xã hội chúng ta phải tính đến những hình thức khác của đời sống xã hội của con người chứ không chỉ sự phát triển kinh tế. Đấy là: tôn giáo, chính trị, văn hoá và nghệ thuật, tương tác với tự nhiên, các truyền thống tâm linh, v.v... Nhờ thế chúng ta có nhiều lựa chọn hơn: thứ nhất, ta có thể nghiên cứu sâu hơn các đặc điểm trong quá trình phát triển của dân tộc hay nhà nước nào đó; thứ hai, có thể tìm ta những điểm chung, khái quát hoá và xác định những xu hướng chung trong những giai đoạn phát triển khác nhau. Theo chúng tôi, trong điều kiện hiện nay vấn đề dân chủ là vấn đề mang tính toàn cầu. Vì vậy cần phải tiếp cận trên bình diện toàn cầu. Cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại, các chế độ toàn trị đôi khi tự đối lập mình với cộng đồng thế giới, đã trở thành vấn đề vượt ra khỏi các biên giới quốc gia. Trên thực tế, nếu một kẻ độc tài khát máu đứng đầu một bộ lạc được trang bị cung tên tẩm thuốc độc, trong trường hợp xấu nhất, cũng chỉ có thể tiêu diệt được các bộ lạc lân cận mà thôi. Nhưng nếu chế độ toàn trị có vũ khí nhiệt hạch và sẵn sàng đốt cháy nửa hành tinh nhân danh “tương lai tươi sáng” thì sao? Cũng cần nhớ rằng càng ngày càng có nhiều người nhận thức được ưu thế của các giá trị toàn nhân loại, chính vì vậy ta mới nói đến quyền con người, quyền trẻ em, dù người đó đang sống ở bất kì đâu. Con người của những nền văn hoá khác nhau, các dân tộc khác nhau, các tôn giáo khác nhau có thể đạt được sự hoà hợp trong đa dạng của các hình thức biểu hiện của đời sống hay không? Chính nó sẽ quyết định tương lai của nền văn minh nhân loại và cuộc sống tốt đẹp hơn của mỗi chúng ta. 3. Lịch sử của nền dân chủ Dân chủ trực tiếp – hình thức quản lí trong đó mọi công đều tham gia vào việc giải quyết những vấn đề quan trọng của thành phố (đất nước) và đưa những giải pháp (luật) vào cuộc sống. Lần đầu tiên, dân chủ như một hình thức quản lí xuất hiện trong các thành bang (polis) Hi Lạp cổ đại. Đấy là các thành phố không lớn và chỉ đàn ông mới được coi là các công dân tự do mà thôi. Yếu tố quan trọng nhất trong chế độ gọi là “dân chủ trực tiếp” là tất cả các công dân đều có thể tham gia giải quyết những vấn đề quan trọng của thành phố và đưa những giải pháp (luật) đó vào cuộc sống. Các công dân tự do thường tụ tập trên quảng trường để thảo luận và thông qua quyết định về một vấn đề nào đó. Dân chủ trực tiếp từng tồn tại ở các nước khác, thí dụ ở nước Nga xưa. Tại Nga, chính quyền nhân dân ra đời trước khi nền cai trị của các công quốc được thiết lập. Biên niên sử cho chúng ta biết rằng trước khi chính quyền công quốc được thiết lập, các cuộc hội nghị nhân dân “đã là truyền thống lâu đời trong các đô thị, chứng tỏ nhân dân đã tham gia vào quản lí và tạo cho họ lòng dũng cảm mà trong các quốc gia độc tài không có”. Nghĩa là người Slav, tuy phục tùng các công vương nhưng vẫn giữ được một số quyền tự do và thường tham gia vào các hội nghị khi có các công việc quan trọng hay khi quốc gia lâm nguy. Cũng phải công nhận rằng nói chung tại Nga, các cuộc hội nghị không được tổ chức định kì mà khi cần thì có thể họp một tuần mấy lần mà cũng có khi cả năm không họp lần nào. Người ta thường tổ chức họp trong trường hợp khẩn cấp: thất bại quân sự, kẻ thù xâm lược, hoặc khi nhân dân bất mãn với chính quyền. Các vấn đề khác thường được công vương cùng với các đại diện là “các quân nhân, quan lại, thân binh cũng như các trưởng lão, những người nhờ tuổi tác, trí tuệ và lòng trung thực xứng đáng là đại diện trong các công việc chung”. Cùng với thời gian, dân chủ trực tiếp càng ngày càng ít được sử dụng. Thay vào đó là nền dân chủ đại diện, đấy là nói tại những nước tránh được chế độ độc tài. Dân chủ đại diện – hình thức quản lí trong đó công dân lựa chọn các nhà chức trách để quyết định các chính sách, ban hành luật pháp và đưa chúng vào thực hiện. Nghĩa là chúng ta giao cho những người được bầu một số quyền hạn và trách nhiệm thông qua các quyết định. Trong đời sống hàng ngày chúng ta thường gặp cả hình thức dân chủ trực tiếp lẫn dân chủ đại diện. Thí dụ lớp các bạn cùng làm ra được một số tiền. Các bạn bàn xem nên mua gì: đa số ủng hộ mua bóng và lưới để chơi bóng chuyền (Các bạn đã sử dụng nguyên tắc dân chủ trực tiếp). Sau đó các bạn sẽ giao cho một người đại diện đi ra cửa hàng chọn, trả tiền và mang hiện vật về nhà. Đấy là các bạn đã giao quyền cho người đó. Có thể nói trong trường hợp này các bạn đã sử dụng hình thức dân chủ đại diện. Để có thể ra quyết định, chính phủ phải dựa vào một số qui tắc nhất định. Nói một cách khác, cần phải có hiến pháp, bộ luật chủ yếu của nhà nước, xác định thể chế, cơ cấu của chính quyền và các qui tắc về việc ra quyết định. Đa số các quốc gia hiện nay có hiến pháp, tại những nơi chưa có hiến pháp việc quản lí xã hội được thực hiện dựa trên tập quán, truyền thống hay các qui định tôn giáo. Về nguyên tắc, hiến pháp có hiệu lực trong một thời gian dài và ít khi thay đổi, trừ trường hợp có chiến tranh hoặc có sự thay đổi đột ngột trong đường lối chính trị của đất nước. Thí dụ Hiến pháp của Cộng hòa Liên bang Đức, Ý và Nhật được thông qua sau thất bại của các nước này trong chiến tranh thế giới thứ II. Hiến pháp của Mĩ đã có hiệu lực hơn 200 năm qua. Hiến pháp của Nga được thông qua vào năm 1993 (xem phụ lục). Anh là trường hợp đặc biệt, nước này không có văn kiện dưới hình thức hiến pháp, việc quản lí ở đây được thực hiện trên cơ sở các truyền thống xa xưa và các đạo luật riêng rẽ mà về tổng thể có hiệu lực không khác gì một văn kiện chính thức. Đặc điểm quan trọng của chế độ dân chủ là hình thức chuyển giao quyền lực. Dưới chính thể quân chủ, quyền lực thường được chuyển giao theo kiểu cha truyền con nối hoặc là do kết quả của một cuộc đảo chính cung đình. Tại các nước Mĩ Latin hiện nay, các cuộc đảo chính quân sự là hình thức chuyển giao quyền lực phổ biến. Trong xã hội dân chủ, nhờ các cuộc bầu cử mà quyền lực được chuyển giao một cách hòa bình. Bây giờ chúng ta sẽ thảo luận về thể chế nhà nước. Thay thế cho các nước cộng hòa Hi Lạp cổ đại là các các nước cộng hòa quí tộc hay tập đoàn thống trị. Vậy quí tộc là gì? Quí tộc thường được hiểu là tầng lớp quí phái đặc quyền đặc lợi. Tương tự như quí tộc, tập đoàn thống trị là chính quyền của thiểu số không có liên hệ với nhau bằng huyết thống, thường sử dụng quyền lực cho những mục đích ích kỉ của mình và tước đoạt quyền lực của quần chúng. Khác với các nước cộng hòa, tầng lớp quí tộc thời cổ chỉ đưa đại diện của giai cấp mình vào các cơ quan quản lí mà thôi. Chính trong giai đoạn này đã hình thành chế độ nhà nước và pháp luật, thay thế cho tập quán, điều khiển mọi khía cạnh của đời sống. Như vậy là nhà nước đã thay thế cho tổ chức bộ lạc huyết thống, pháp luật thay thế cho tập quán. Nhà nước đã xuất hiện một cách tự nhiên, từ trong lòng của xã hội và phát triển, cùng với quá trình tiến hóa của xã hội, càng ngày càng có thêm nhiều đặc điểm mới. Pháp luật, một phần không thể tách rời của nhà nước, cũng có xu hướng tương tự, cũng thay đổi cùng với sự thay đổi của các tiến trình kinh tế, chính trị và văn hóa của xã hội. Quá trình hình thành các quốc gia trên thế giới thường diễn ra theo hai kịch bản sau đây. Một mặt, các điều kiện tự nhiên tương tự nhau ở phương Đông đã đưa tới sự hình thành các quốc gia trên lưu vực của các con sông lớn như sông Nil, Lưỡng Hà, sông Hằng, sông Hoàng Hà, v.v... Châu thổ phì nhiêu của các con sông này chỉ có thể được khai thác nhờ các cố gắng chung của cả cộng động vì từng làng xã riêng biệt không thể đủ sức xây dựng hệ thống đề điều, tưới tiêu, đập nước, v..v... Hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu công xã hình thành từ đấy. Các nhà nước xuất hiện và đóng vai trò như lực lượng phối hợp trong quá trình sản xuất và chống lại các bộ lạc du mục khác. Đấy chính là điều kiện tạo ra chính thể chuyên chế, có nghĩa là chính thể quân chủ với quyền lực vô giới hạn. Tất cả quyền lực, không bị giới hạn bởi luật pháp, đều nằm trong tay nhà vua, cha truyền con nối (Pharaoh, Sa hoàng...). Nhà vua cai trị bằng bộ máy quan liêu-quân sự, được hình thành từ hoàng tộc, tầng lớp quí tộc và giới sĩ quan là tầng lớp có nhiều đặc quyền đặc lợi. Bản thân nhà vua được coi là thần thánh ngay từ khi còn sống và cả sau khi đã chết. Chế độ chuyên chế có ảnh hưởng đến cả thế giới quan của người dân. Con người cảm thấy mình là một với tự nhiên, cuộc sống diễn ra một cách đều đặn, không có gì thay đổi. Nghi lễ và truyền thống có ý nghĩa rất lớn. Dưới ảnh hưởng của tôn giáo, nhận thức của con người nhuốm màu phi lí, hướng vào thế giới bên kia, hiện thực bị coi là tạm thời, chóng qua. Khác với phương Đông, ở châu Âu thực tế là không có sở hữu nhà nước. Quan hệ tiền hàng đóng vai trò quan trọng hơn nhiều, quá trình tan rã công xã diễn ra nhanh chóng. Quan hệ thị trường buộc người ta phải sử dụng áp lực kinh tế thay cho áp lực phi kinh tế của chế độ nô lệ hay nông nô. Sở hữu tư nhân cũng có ảnh hưởng rất lớn. Kết quả là trong cơ cấu chính trị và pháp chế của nền văn minh Âu châu các nguyên tắc dân chủ chứ không phải nguyên tắc độc tài thường được sử dụng. Việc truyền bá các tiêu chuẩn pháp luật của Roma dưới hình thức nhà nước pháp quyền cũng có ảnh hưởng to lớn. Pháp luật của nước cộng hoà Roma ở một mức độ nào đó đã trở thành nền tảng của các nhà nước pháp quyền, chính nước cộng hoà này còn là thí dụ về sự kết hợp giữa quyền lực của người đứng đầu chính phủ (Consul) và các cơ quan đại diện. Cơ quan quan trọng nhất là Thượng viện. Về hình thức Thượng viện là cơ quan tư vấn, nhưng trên thực tế Thượng viện phụ trách các vấn đề về tài chính, tôn giáo, đối ngoại và quản lí các tỉnh. Theo luật pháp Roma, quyền lập pháp là thuộc về các hội nghị toàn dân. Nhưng các hội nghị này lại không có quyền đưa ra các dự thảo mà chỉ xem xét các dự luật đã được Thượng viện thông qua. Người đứng đầu chính phủ, các viên kiểm duyệt và các viên chức khác do dân bầu thực hiện công tác quản lí hàng ngày. Vì các chức vụ đều không được trả lương nên thường do các tầng lớp hữu sản nắm giữ. Hệ thống này, sau khi đã được cải tiến, chính là hình mẫu của chế độ phân quyền trong các nhà nước dân chủ pháp quyền sau này. Thiên chúa giáo, một tôn giáo hướng người ta đến các tiêu chuẩn đạo đức cụ thể, gần gũi với con người cũng có ảnh hưởng rất lớn. Ngay từ thời cổ đại con người ở đây đã coi mình là thước đo của mọi sự, mọi vật, là chủ nhân ông của thiên nhiên. Ước mơ trở thành người tự do đã thấm dần vào máu thịt của người Âu Châu. Friedrich v. Hayek, nhà kinh tế và hoạt động chính trị người Áo, giải thưởng Nobel, đã từng nhấn mạnh rằng không được lẫn lộn giữa chủ nghĩa cá nhân, nền tảng của các giá trị phương Tây, với thói ích kỉ và tính tự phụ. Đặc điểm cơ bản nhất của nó là sự tôn trọng đối với cá nhân con người, là tinh thần bao dung. Dĩ nhiên là không nên coi nền văn minh phương Tây là một cuộc hành trình thẳng tiến về phía trước. Đã có những bước thụt lùi và những giai đoạn phát triển vượt bậc. Nước Nga nằm ở giữa hai nền văn minh - phương Tây và phương Đông. Về mặt lịch sử, nước Nga có nhiều liên hệ với phương Tây, nhưng các đặc điểm và truyền thống phương Đông cũng tạo nhiều ảnh hưởng đối với sự phát triển của Nga. Ách cai trị của người Tacta-Mongol cũng để lại dấu ấn nhất định. Kết quả là các đặc trưng của Tây và Đông xen kẽ vào nhau một cách tài tình trong lịch sử nước Nga. Một mặt, Nga đã trải qua những giai đoạn phát triển tương tự như các nước Tây Âu. Chế độ đẳng cấp và đẳng cấp đại diện ở Nga thế kỉ XV - XVI cũng giống như tại các nước châu Âu khác. Nghị viện ở Anh, ở Pháp, ở Hà Lan, ở Đức, ở Ba Lan và ở Nga, dù có những khác biệt là do những điều kiện phát triển chính trị và kinh tế cụ thể ở mỗi nước, vẫn có rất nhiều điểm chung. Nhưng tiến trình phát triển các thiết chế đại diện của Nga đã bị cắt đứt vào giữa thế kỉ XVII, chế độ quân chủ đại diện đã biến thành chế độ chuyên chế. Kết quả là ở Nga đã hình thành một bộ máy quan liêu quân sự và hệ thống quản lí nhà nước với các đặc thù của các chế độ chuyên chế. Tính chất khép kín của đời sống kinh tế và chính trị kiểu công xã cho ta thấy truyền thống phương Đông. Xét theo quan điểm này thì lịch sử Nga chứa đầy mâu thuẫn. Có thể đấy chính là một trong những nguyên nhân của những khó khăn mà nước ta đang gặp phải trong giai đoạn chuyển tiếp sang nền dân chủ hiện nay. Chương 2: Xã hội và các giá trị dân chủ Trong chương trước chúng tôi đã cố gắng giải thích thế nào là dân chủ và vì sao dân chủ lại có sức hấp dẫn. Trước hết đấy là quyền tự do cá nhân, là sự tôn trọng cá nhân, con người được nhà nước pháp quyền bảo vệ. Nhưng như thế lại có thể xuất hiện giả thiết rằng tất cả mọi quốc gia đều hướng đến nền dân chủ như là hình thức quản lí đáng mơ ước nhất. Vậy thì tại sao dân chủ lại hiếm gặp như thế? Chúng tôi cho rằng có thể liệt kê ra một số nguyên nhân: Thứ nhất, phải có một số điều kiện kinh tế và xã hội nhất định thì dân chủ mới có thể hình thành và hoàn thiện được; thứ hai, trong xã hội phải có một số giá trị đạo đức nhất định, thiếu chúng thì dân chủ không thể xuất hiện được, và cuối cùng, cai trị bằng các biện pháp dân chủ thì khó khăn hơn cai trị bằng các biện pháp độc tài. Không được quên điều đó. 1. Các điều kiện kinh tế xã hội của chế độ dân chủ Trước khi nói đến các điều kiện kinh tế xã hội của chế độ dân chủ, chúng ta hãy quay trở lại với cội nguồn của nó, quay lại các thí dụ về nền dân chủ trong các thành bang Hi Lạp cổ đại hay Novgorod và Pskop xưa kia. Điều dễ thấy nhất là các nước cộng hòa này, không có ngọai lệ, đều là những nước có quan hệ tiền - hàng phát triển. Nói theo ngôn ngữ hiện đại thì đây là những nước có mối quan hệ quốc tế rộng rãi, có mối quan hệ thương mại tích cực với các nước láng giềng. Trong thời Trung cổ, tại Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Novgorod, Pskov đa số dân chúng biết đọc biết viết. Ở Novgorod ngay cả phụ nữ cũng biết đọc biết viết. Trong các nền cộng hòa cổ và trung đại, trình độ văn hóa và sản xuất đã phát triển khá cao. Cho đến nay vẫn chưa tìm ra bí quyết sản xuất gốm đen và gốm đỏ rất đẹp của các thành bang Hi Lạp, bí quyết nghệ thuật kim hoàn, đúc tượng, kiến trúc, đúc tiền ở miến Bắc nước Nga... Ở đây chúng tôi không đặt vấn đề thảo luận đâu là nhân và đâu là quả của tiến trình phát triển dân chủ. Nhưng phải luôn nhớ rằng sự tồn tại của nền dân chủ bao giờ cũng đi kèm với trình độ phát triển cao của các điều kiện kinh tế - xã hội so với các nước đương thời. Khi nói về những giai đoạn phát triển sau này của các nền dân chủ, chúng tôi cũng lại sẽ nhấn mạnh rằng các chế độ dân chủ bao giờ cũng kèm theo sự tự do tương đối về kinh tế. Đa số vẫn cho rằng chính trị và kinh tế là hai lĩnh vực khác nhau, giữa chúng không có mối liên hệ nào, tự do cá nhân là vấn đề chính trị, còn sự đảm bảo về vật chất là vấn đề kinh tế và mọi chế độ chính trị có thể phù hợp với mọi thể chế kinh tế. Chúng tôi cho rằng không hẳn như thế. Kinh tế và chính trị gắn bó mật thiết với nhau và mỗi chế độ chính trị chỉ có thể phù hợp với một số thể chế kinh tế mà thôi. Chúng ta hãy xét một số thí dụ: Sau Thế chiến thứ II, công dân Anh không thể đi nghỉ ở Mĩ vì các bó buộc về ngoại tệ, nghĩa là cũng bị hạn chế tự do không khác gì công dân Mĩ không được đến Liên Xô vì quan điểm chính trị. Trường hợp thứ nhất có vẻ như hạn chế tự do là vì lí do kinh tế, trường hợp thứ hai là vì lí do chính trị. Nhưng đối với một công dân thì điều đó cũng chẳng có gì khác biệt. Tại Liên Xô trước đây kinh doanh cá thể, sở hữu tư nhân bị cấm là vì các qui định về chính trị và tư tưởng. Nghĩa là thể chế kinh tế có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của xã hội tự do. Một mặt, tự do kinh tế có thể được coi là một phần của tự do theo nghĩa rộng nhất của từ này, cho nên tự do kinh tế phải là mục đích tự thân. Mặt khác, tự do kinh tế là phương tiện của tự do chính trị vì thể chế kinh tế có ảnh hưởng đến việc tập trung và phân tán quyền lực. Thí dụ, quan hệ phong kiến ở châu Âu không có tính chất chuyên chế như ở Nga hay ở phương Đông. Trên thực tế ở đây không có sự cưỡng bức ngoài kinh tế. Đồng thời có khá nhiều công dân không chỉ được tự do về chính trị mà còn tự do về kinh tế, những người này đã tạo ra nền tảng của xã hội công dân, chính quyền dựa vào họ, được họ ủng hộ. Riêng về Bắc Mĩ thì các công dân tự do tập hợp thành các công xã, là những tổ chức độc lập và có quyền lực. Ngay cả trước khi giành được độc lập khỏi chính quốc, các thuộc địa ở Mĩ đã giành được quyền tự quản. Tại đây đã có các cơ quan lập pháp và các cuộc bầu cử được tổ chức theo định kì. Vì vậy các thuộc địa ở châu Mĩ có sức thu hút rất lớn đối với dân cư chính quốc. Nhiều nhà khoa học đã coi tự do kinh tế và sở hữu tư nhân là cơ sở của nền dân chủ. Nhưng xin các bạn nhớ rằng đây không phải là sự bình đẳng về kinh tế mà là quyền bình đẳng về tự do kinh tế. Khi Thomas Jefferson và những người đương thời với ông, các tác giả bản Tuyên ngôn Độc lập, viết rằng “mọi người sinh ra đều bình đẳng” là họ hiểu rằng Thượng đế đã ban cho tất cả mọi người những quyền bất khả xâm phạm, trong đó có quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. “Bình đẳng về kinh tế” và “quyền bình đẳng về tự do kinh tế” khác nhau như thế nào? Bình đẳng về kinh tế là sự phân phối một cách bình quân về vật chất và thu nhập của nhà nước, thí dụ như bằng nhau hay gần như bằng nhau về tiền lương, v.v... Quyền bình đẳng về tự do kinh tế là sự tự do lựa chọn trở thành viên chức nhà nước, công nhân hay doanh nhân. Bình đẳng về kinh tế không thể kéo dài và không nên để cho kéo dài vì nó sẽ giết chết mọi sự cố gắng cả trong lao động, cả trong học tập. Nhưng các bạn cũng phải hiểu rằng những biện pháp hạn chế tự do, thí dụ như thuế khóa, do chính phủ áp dụng để đảm bảo đời sống cho người nghèo, trẻ em, người già, là những biện pháp cần thiết. Nhưng sự can thiệp của chính phủ vào đời sống kinh tế và xã hội của đất nước cần có giới hạn bởi vì có thể tạo ra nhiều phức tạp. Mức độ can thiệp của chính phủ trong những nước khác nhau được xác định theo những tiêu chuẩn hoàn toàn khác nhau, đôi khi khác nhau rất xa như trong các nước gọi là “dân chủ xã hội” (Thụy Điển và các nước vùng bán đảo Scandinavia) và có khi không đáng kể (Mĩ, Anh). Cần phải hiểu rằng hoàn toàn tự do kinh tế cũng như tuyệt đối tự do chính trị là không thể và không bao giờ có. Cách mạng Pháp đã có lúc tuyên bố hoàn toàn tự do kinh tế. Nhưng chuyện gì đã xảy ra? Nhà nước vừa tuyên bố chấm dứt kiểm soát là lập tức xảy ra khủng hoảng trong lĩnh vực thanh toán, không còn luật về phá sản, không còn ai bảo vệ nhãn mác hàng hóa. Nói một cách khác, đã xảy ra rối loạn kinh tế. Vì vậy một trong những nghị định đầu tiên của Napoleon là khôi phục sự bảo hộ của nhà nước về quyền tự do hoạt động kinh tế của công dân trong một khuôn khổ pháp lí nhất định. Ông ta lập tức được lòng dân và được giới thương nhân và tư bản tài chính ủng hộ. Chúng ta sẽ cùng xem xét sự khác nhau giữa hai kiểu nhà nước nói trên. Cần phải nói ngay rằng trong đa số các nước phát triển theo nguyên tắc dân chủ đều tồn tại hai hình thức sở hữu: nhà nước và tư nhân. Các ngành công nghiệp lớn và những lĩnh vực có ý nghĩa sống còn như giao thông, năng lượng, viễn thông, giáo dục và một số lĩnh vực khác đều là tài sản nhà nước hoặc được nhà nước tài trợ. “Dân chủ xã hội” thường được hiểu là sự tham gia rộng rãi của nhà nước vào việc điều tiết nền công nghiệp và các quan hệ thị trường, đảm bảo về nhà ở, công việc làm, học tập, giao thông, chữa bệnh cho người dân. Nhà nước cũng tham gia vào việc phân phối tài nguyên quốc gia. Việc phân phối và tái phân phối phúc lợi xã hội được coi là quyền công dân. Thụy Điển được coi là hình mẫu của mô hình dân chủ xã hội. Hiện nay có quan niệm cho rằng nước này đã tránh được các biểu hiện cực đoan của chủ nghĩa Marx và xây dựng được một xã hội thực sự dân chủ, phồn vinh và thực sự xã hội chủ nghĩa. Một mặt, điều đó đúng là như thế: tại Thụy Điển người dân có mức sống cao, tuổi thọ kéo dài, có nhiều thành tựu trong lĩnh vực giáo dục và tái đào tạo cán bộ. Nhưng mặt khác, từ đầu những năm 70 của thế kỉ trước Thụy Điển đã phải đối mặt với nhiều vấn đề: để đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới người ta buộc phải phá giá đồng krona và tăng thuế khoảng 1% mỗi năm. Thụy Điển trở thành nước có mức thuế cao nhất thế giới và điều đó làm cho người dân không còn tích cực lao động và tiết kiệm nữa. Xin bạn hãy giải thích những khó khăn và phức tạp của các nhà nước “dân chủ xã hội”. Xin phân tích hai phát biểu sau đây: Năm 1848 Alexis de Tocqueville so sánh dân chủ tự do và chủ nghĩa xã hội như sau: “Dân chủ thì mở rộng còn chủ nghĩa xã hội thì hạn chế quyền tự do cá nhân. Dân chủ khẳng định giá trị của mỗi cá nhân còn chủ nghĩa xã hội thì biến con người thành phương tiện, thành các con số đơn giản. Dân chủ và xã hội chủ nghĩa không có gì chung ngoài từ: bình đẳng. Nhưng hãy xem sự khác nhau: nếu dân chủ là tiến đến bình đẳng trong tự do thì chủ nghĩa xã hội là bình đẳng trong nô lệ và áp chế”. Năm 1949 W. Ripke, một nhà kinh tế người Đức, nói: “Sự khác nhau giữa chủ nghĩa xã hội toàn trị và chủ nghĩa xã hội dân chủ cũng giống như giữa việc giết người và vô tình gây thương tích dẫn đến chết người. Chúng tôi hoàn toàn không muốn coi dân chủ xã hội là hành vi giết người. Nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng con người có thể chết một cách vô tình, nhưng đối với nạn nhân thì chỉ kết quả chứ không phải hoàn cảnh là có ý nghĩa”. Liệu có thể khẳng định rằng khác với chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa xã hội, kể cả chủ nghĩa xã hội dân chủ, cố gắng cào bằng kết quả hoạt động của con người? Trong các nước kiểu như Mĩ, chính phủ chỉ chịu trách nhiệm đảm bảo cho các công dân mức sống tối thiểu (thí dụ, bằng trợ cấp). Nhưng đây không phải là đảm bảo quyền công dân mà là từ thiện. Sự khác nhau là ở đây có người rất giàu và rất nghèo. Tiền từ thiện được cấp rất ít, trong khi các nước “dân chủ xã hội” cố gắng cào bằng thu nhập của các công dân bằng cách tăng thuế đánh vào người giàu và nâng mức thu nhập của thành phần nghèo và trung lưu lên. Dĩ nhiên là sự bất bình đẳng về kinh tế có ảnh hưởng đến đời sống chính trị của đất nước và sự cách biệt về kinh tế cũng có ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác của đời sống của con người. Adam Smith, nhà kinh tế học người Scotland, cha đẻ của môn chính trị kinh tế học, đã coi các định hướng giá trị là động cơ hành động của con người: “Chúng ta thật khó mà trông mong vào lòng tốt của anh hàng thịt, anh đầu bếp hay anh nướng bánh mì, nhưng chính nhờ lòng tham của họ mà ta có được bữa cơm trưa”. Theo ông, chính thị trường, nhờ vào sự cạnh tranh của người sản xuất và người tiêu dùng, đã thúc đẩy sự phát triển và phồn vinh của xã hội: “Mỗi người, khi không vi phạm pháp luật của sự công bằng, đều được tự do theo đuổi quyền lợi theo ý mình và dùng lao động cũng như tư bản của mình mà cạnh tranh với tư bản và sức lao động của người khác, thậm chí cạnh tranh với cả đẳng cấp khác. Quốc vương hoàn toàn không phải quản lí công việc lao động của các cá nhân, không phải hướng anh ta vào các công việc hữu ích nhất cho xã hội”. Quan hệ thị trường ở nước ta đã tạo ra nhiều cuộc tranh luận. Đấy là do trong chế độ toàn trị, tư tưởng này đã bị vứt bỏ cả trên lí luận lẫn thực tiễn. Mấy thế hệ người Nga đã được đào tạo trên quan điểm tiêu cực đối với quan hệ tiền - hàng. Cách suy nghĩ như vậy vẫn là một trở lực bởi vì trong giai đoạn chuyển đổi, thị trường mang lại cho người ta nhiều tiêu cực hơn là tích cực. Ngay cả những người hiểu rõ sự cần thiết của việc chuyển sang các quan hệ thị trường cũng cảm thấy sợ khi chứng kiến cảnh giá cả leo thang và mức sống thì giảm đi từng ngày. Mặc dù vậy, thực tiễn trên thế giới đã chứng minh rằng tư hữu và quan hệ thị trường là động lực thúc đẩy việc hoàn thiện quá trình sản xuất, và kết quả là sự hoàn thiện của chính cá nhân con người. Mặc dù chỉ một số ít người chiến thắng trong quá trình cạnh tranh, nhưng việc sẵn sàng mạo hiểm, sẵn sàng đầu tư cho khoa học và phát minh đã đưa toàn thể xã hội đến phồn vinh. Vấn đề bất bình đẳng kinh tế đã được thảo luận suốt hàng mấy trăm năm qua. Nhiều nhà triết học thế kỉ XIX coi đó là nguyên nhân của tất cả các cuộc xung đột xã hội. Bất bình đẳng kinh tế còn được khắc phục bằng các cuộc cánh mạng. Đấy là Cách mạng Pháp, nhưng rõ nhất là trong giai đoạn Cách mạng tháng Mười Nga, khi Đảng Bolshevik định dùng cuộc “tấn công bằng đội cận vệ đỏ” vào tư bản, bãi bỏ sở hữu tư nhân, quốc hữu hóa công nghiệp và đất đai, để giải quyết vấn đề bất bình đẳng kinh tế. Các nước Đông Âu sau Thế chiến thứ II cũng đi theo con đường đó. Nhưng sự công bằng vẫn không được thiết lập. Công nhân viên chức nhận được đồng lương chết đói, trong khi cán bộ Đảng và công chức nhà nước lại giàu lên trông thấy. Kết quả là chúng ta và các láng giềng Đông Âu không chỉ phải đối diện với vấn đề xây dựng xã hội dân chủ mà còn trực diện với nhu cầu thay đổi một cách toàn diện hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước. Chúng ta buộc phải dung hòa khát vọng hướng tới tự do, kể cả sở hữu tư nhân, với những giá trị đã từng chiếm ưu thế trong xã hội ta, nhưng lại khác xa với những gì ta đang hướng tới hiện nay. Câu hỏi đặt ra cho ngày hôm nay là: Làm sao có thể cân bằng được lợi ích của các hệ thống khác nhau? Chúng ta phải tự hỏi mình nên đánh giá các cơ hội của xã hội tự do như: quyền bầu và ứng cử, tinh thần thượng tôn pháp luật, phát triển nền kinh tế thị thường như thế nào. Mặt khác, chúng ta phải thấy hết những khó khăn sẽ phải vượt qua trong giai đoạn chuyển đổi: về kinh tế xã hội thì đấy là giảm thiểu mức sống, phân hóa giàu nghèo; về chính trị thì đấy là sự thiếu đồng thuận trong hầu hết các vấn đề chính trị; và còn những lĩnh vực khác như văn hóa, tâm lí, v..v... Nghĩa là xã hội phải sẵn sàng không chỉ đặt ra các mục tiêu mà còn đưa ra được tổng thể các biện pháp tạo điều kiện củng cố nền dân chủ đang hình thành nữa. Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục đi sâu phân tích các điều kiện kinh tế cần thiết cho sự phát triển nền dân chủ của xã hội. Một mặt, có ý kiến cho rằng đất nước phải đạt đến một trình độ phát triển kinh tế và giáo dục cao rồi mới có thể tiếp nhận hình thức quản lí dân chủ. Mặt khác, một số nhà chính trị học lại cho rằng các nước nông nghiệp có nhiều cơ may cho phát triển dân chủ hơn là các nước công nghiệp. Có lẽ chẳng nên tuyệt đối hóa bất kì quan điểm nào. Trong lịch sử thế giới đã từng có các nước kém phát triển, dân chúng đa số mù chữ lại là nước dân chủ và ngược lại. Một lần nữa chúng tôi lưu ý các bạn khi phân tích bất kì nước nào cũng không được quên sự đa dạng của các nhân tố có ảnh hưởng đối với cơ cấu quốc gia : văn hóa, phong tục và truyền thống tôn giáo, thậm chí cả trí nhớ di truyền nữa. Chỉ có bằng cách đó ta mới giải thích được vì sao Ấn Độ từ khi tuyên bố độc lập, sau Thế chiến thứ II, mặc dù trình độ phát triển kinh tế thấp, tỉ lệ dân số mù chữ cao lại là nước dân chủ. Thí dụ khi bầu cử nhiều người Ấn chỉ gạch dưới biểu tượng của đảng mà họ muốn bầu. Điều đó không có nghĩa là họ không biết ai là người xứng đáng đại diện cho mình, đơn giản chỉ vì họ không biết chữ. Chúng ta có thể kết luận rằng các điều kiện kinh tế và xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhưng các giá trị đạo đức mà người dân chia sẻ cũng đóng vai trò quan trọng không kém. 2. Xã hội công dân Hiện chưa có định nghĩa xã hội công dân nào được tất cả mọi người cùng chia sẻ. Chúng tôi đề nghị bạn suy nghĩ về những định nghĩa sau: Xã hội công dân là các quan hệ phi chính trị trong xã hội, được thể hiện thông qua các hiệp hội và tổ chức quần chúng được pháp luật ngăn chặn khỏi sự can thiệp trực tiếp của của chính phủ. Nhưng có một số tác giả lại coi định nghĩa sau là chính xác hơn: xã hội công dân là xã hội trong đó các hiệp hội khác nhau của quần chúng (đảng, công đoàn, hợp tác xã...) đóng vai trò cầu nối giữa cá nhân với nhà nước và không để cho nhà nước thoán đoạt, áp bức cá nhân. Nghĩa là khi có xã hội công dân thì chính phủ chỉ là một trong các thành tố cùng tồn tại với các thể chế, các đảng phái, hiệp hội khác nhau, v.v... Sự đa dạng như thế có tên là chế độ đa nguyên, và các tổ chức, thể chế của xã hội dân chủ có thể tồn tại theo pháp luật và bằng uy tín của mình một cách độc lập với chính phủ. Trong xã hội dân chủ có hàng ngàn tổ chức tư nhân như thế, một số hiện hữu trên bình diện quốc gia, số khác chỉ có ảnh hưởng khu vực. Một số tổ chức đóng vai trò trung gian giữa các cá nhân và các thiết chế xã hội phức tạp hoặc với các thiết chế của chính phủ. Là thành viên của các tổ chức đó, công dân có thể có những đóng góp tích cực vào công việc nhà nước cũng như công việc của các tổ chức của mình. Các thiết chế công dân đó không phải được thành lập theo lệnh trên mà do sự tự nguyện và ước muốn của chính các công dân. Rất nhiều tổ chức nêu trên có thể tồn tại cả trong các xã hội phi dân chủ, nhưng lại bị chính quyền kiểm soát gắt gao. Có thể nói như sau: dưới chế độ chuyên chế, hoạt động của các tổ chức phải được nhà nước cho phép, các tổ chức bị đặt dưới sự kiểm soát của chính phủ và phải thường xuyên báo cáo kết quả công tác cho các cơ quan chính quyền. Còn trong xã hội dân chủ, chức năng của chính phủ được xác định và qui định cụ thể bởi pháp luật; các tổ chức không bị chính phủ kiểm soát; các tổ chức tác động lên chính phủ và đòi chính phủ phải báo cáo kết quả hoạt động của mình. Như vậy là trong điều kiện xã hội công dân, nhà nước sẽ đóng vai trò là người thể hiện sự thỏa hiệp của các lực lượng khác nhau trong xã hội. Nền tảng kinh tế của xã hội công dân là sở hữu tư nhân. Trong xã hội công dân, quyền lợi của thiểu số sẽ được thể hiện bởi các tổ chức chính trị, xã hội, văn hóa, công đoàn, đảng phái và các phong trào khác nhau. Đấy có thể là các tổ chức nhà nước mà cũng có thể là các tổ chức độc lập. Điều đó cho phép mọi người thực hiện quyền và trách nhiệm công dân của mình. Tham gia vào các tổ chức như thế có thể giúp người ta tạo ảnh hưởng đến các quyết định chính trị. 3. Các giá trị đạo đức của nền dân chủ Các giá trị đạo đức của xã hội dân chủ là gì? Xin xem xét kịch bản sau đây. Giả sử một nước có nhiều nhóm sắc tộc và tôn giáo khác nhau. Có thể một số, nếu không nói là tất cả, các nhóm đó đều có các giá trị và niềm tin tôn giáo khác nhau. Có khá nhiều nước như vậy: Canada, Lebanon, Nam Tư, Nga và nhiều nước khác. Làm thế nào để xã hội có thể tồn tại một cách ổn định? Các nhà nước đó có thể quản lí một cách dân chủ được hay không? Điều đó có thể đạt được trong những điều kiện nào? Thực tiễn thế giới cho thấy điều đó là khả thể nếu: thứ nhất, có sự thỏa thuận (sự đồng thuận của công dân được ghi trong hiến pháp) về sự tồn tại của nhà nước và được các nước khác thừa nhận; thứ hai, đa số công dân muốn có một chính phủ dân chủ ổn định; thứ ba, những người cầm quyền có ước muốn chuyển giao quyền lực một cách hòa bình. Và cuối cùng nếu không có đồng thuận về việc tạo ra một hình thức quản lí thống nhất thì có thể thành lập cơ chế liên bang. Chúng ta sẽ thảo luận kĩ về chế độ liên bang trong những chương sau (bản tiếng Việt không dịch - ND). Ở đây chỉ ghi nhận rằng liên bang là hình thức quản lí dân chủ nhất cho những nhà nước có cơ cấu sắc tộc và tôn giáo phức tạp. Không có các điều kiện nêu trên thì không thể có chế độ dân chủ và cũng không có chế độ pháp trị. Nói một cách khác, các điều kiện quan trọng nhất của chế độ dân chủ là: khả năng thỏa hiệp; lòng khoan dung; tôn trọng cá nhân con người, giải quyết xung đột bằng phương pháp hòa bình. Mỗi điều kiện trong số đó đều quan trọng cho việc đưa ra các quyết định một cách dân chủ, không chỉ trong lĩnh vực chính trị mà cả trong các lĩnh vực khác của đời sống. Ta sẽ xem xét từng lĩnh vực một cách cụ thể hơn. Khả năng thỏa hiệp. Lịch sử đã biết những trường hợp thỏa hiệp tưởng như không thể nào xảy ra được. Thí dụ như việc khôi phục chế độ quân chủ của dòng họ Bourbon ở Pháp vào các năm 1814-1815. Đây rõ ràng là một sự thỏa hiệp vì ngôi vua tuy được phục hồi nhưng chỉ có quyền lực hạn chế, những thay đổi về mặt luật pháp được thông qua trong những năm cách mạng và chiến tranh dưới thời Napoleon được thừa nhận. Tại Roma cổ đại đã từng có những sự thỏa hiệp giữa những người ủng hộ chế độ cộng hòa và những người bảo hoàng. Việc thành lập chế độ quân chủ hạn chế ở Tây Ban Nha vào năm 1975 cũng có thể coi là một sự thỏa hiệp. Việc thiết lập chế độ dân chủ tại Hợp chúng quốc Hoa Kì là thí dụ điển hình về khả năng thỏa hiệp của những người hoàn toàn khác nhau về tài sản và thành phần xuất thân. Trong các điều kiện của cuộc cách mạng Mĩ, nguyên tắc chính quyền của dân đã vượt qua biên giới làng xã và thâm nhập vào các lĩnh vực hoạt động của chính phủ. Tất cả các tầng lớp dân cư sẵn sàng nhượng bộ. Kết quả là các đạo luật dân chủ nhất đã lần lượt được đưa ra trưng cầu và được thông qua bởi chính những người mà mới nhìn thì có vẻ như quyền lợi bị phương hại khi các đạo luật này được thông qua. Hành động như thế, các tầng lớp thượng lưu đã tránh được sự tức giận của dân chúng và chính họ đã giúp thiết lập chế độ mới. Bang Maryland là một thí dụ, bang này được những nhà quí tộc có danh vọng thành lập nhưng lại là bang đầu tiên tuyên bố chế độ phổ thông đầu phiếu và áp dụng hình thức quản lí dân chủ. Các tu chính hiến pháp bang được thông qua vào các năm 1801 và 1809. Vấn đề là làm thế nào xác định đước “ý chí chung”, vì nói đúng ra thì không có một ý chí như thế? Trong xã hội dân chủ vấn đề này được giải quyết theo nguyên tắc thiểu số nhân nhượng đa số và phục tùng ý chí của đa số. Đấy là nguyên tắc căn bản của nền dân chủ, thiếu nó thì dân chủ không thể nào tồn tại được. Nhưng số đông không phải lúc nào cũng đúng. Biên niên sử thành phố Novgorod chép rằng Hội đồng thành phố quyết định ném một đại điền chủ tên là Iakun xuống sông, người này may mắn thoát chết và sau đó vài năm lại được bầu làm người đứng đầu chính quyền hành pháp của chính thành phố đó. Thí dụ sau đây chứng tỏ sự độc tài của đa số có thể đạt đến mức độ cực đoan. Trong thời gian chiến tranh năm 1812, một tờ báo ở Baltimore (Mĩ) có đăng bài phản chiến và đã làm cho dân chúng vô cùng tức giận. Đám đông xông vào đập phá máy in, tấn công ban biên tập. Để cứu các phóng viên người ta quyết định đưa họ lánh vào nhà tù. Thế mà vẫn không xong. Đêm đó nhà tù bị tấn công, một phóng viên bị giết tại trận, số khác bị đánh cho đến chết. Những kẻ giết người sau đó được tòa tha bổng. Nói đến dân chủ cũng không được quên một khái niệm nữa, đấy là quyền lực của đám đông (ochlocracy), nó khác xa với hình thức quản lí dân chủ. Theo quan điểm dân chủ thì một người sai, thậm chí một tên tội phạm cũng chỉ bị coi là phạm tội sau khi có phán quyết của tòa án, nghĩa là trước đó người này vẫn được tôn trọng như một công dân bình thường. A. N. Radishchev, một nhà văn Nga, đã rất có lí khi nhấn mạnh rằng ta chỉ là người khi đã học được cách nhìn thấy con người trong tha nhân. Tất nhiên là chính quyền do đa số bầu lên luôn luôn có khả năng buộc thiểu số phải phục tùng “ý chí chung” bằng các biện pháp cưỡng chế. Alexis de Tocqueville, trong cuốn sách Nền dân chủ Mĩ viết trong những năm 30 của thế kỉ XIX, đã ghi lại nội dung một cuộc nói chuyện của ông với người dân bang Pennsylvania về việc người da đen có quyền tham gia bầu cử nhưng họ không tham gia và điều đó được giải thích như sau: “Vấn đề không phải là họ không thích, mà họ sẽ bị rắc rối to nếu làm như thế. Nếu đa số không ủng hộ luật pháp thì luật trở thành vô giá trị. Đa số dân chúng lại có thành kiến với người da đen, còn chính quyền thì không thể đảm bảo quyền đã được luật pháp thừa nhận của người da đen”. Như vậy có nghĩa là đa số không chỉ có quyền ban hành luật lệ mà còn muốn có quyền vi phạm pháp luật nữa. Tốt nhất là sự đồng thuận đạt được bằng biện pháp thuyết phục, trên cơ sở chấp nhận các yêu cầu của kỉ luật dân chủ với sự tôn trọng quyền của thiểu số được bảo vệ các quan điểm của mình, được tự do thể hiện các quan điểm của mình trong khuôn khổ của trật tự và luật pháp. Thực tiễn chính trị cho thấy thiểu số không phải lúc nào cũng sai. Ngược lại, đôi khi sự thật và chân lí lại thuộc về thiểu số. Đấy chính là nhu cầu phải bảo vệ quyền lợi của thiểu số. Quyền của thiểu số, dù đấy là quyền sắc tộc, tôn giáo hay chính trị cũng đều không thể phụ thuộc vào lòng tốt của đa số và không thể bị bãi bỏ bởi quyết định của đa số. Quyền của thiểu số phải được bảo vệ bởi vì luật và các thiết chế dân chủ bảo vệ quyền lợi của tất cả các công dân, coi quyền của từng công dân là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Nhưng khó khăn là ở chỗ không chỉ xã hội mà từng người chúng ta đều có các mâu thuẫn nội tại. Đấy là bản chất của chính con người. Ta hãy xét kịch bản sau: mỗi người đều coi quyền của mình là thiêng liêng, nhưng khi đấu tranh cho bình đẳng xã hội, đôi khi chúng ta lại vi phạm quyền của người khác một cách vô ý thức. Thí dụ, khi những người làm việc trong một lĩnh vực nhà nước đòi tăng lương thì có khi họ không hiểu rằng như thế là họ đã làm phương hại đến các nhóm xã hội khác do phải tăng thuế hoặc giảm đầu tư vào các lĩnh vực đó. Xã hội dân chủ cũng không tránh được các cuộc xung đột, và cơ chế giải quyết chúng là thông qua thỏa hiệp, đạt được đồng thuận với điều kiện là các công dân trung thành với lí tưởng và các nguyên tắc dân chủ, hiểu rằng xung đột là không thể tránh khỏi, rằng có thể giải quyết xung đột bằng thảo luận và đàm phán. Nhưng các nguyên tắc quan trọng nhất của dân chủ không thể bị hi sinh trong quá trình đàm phán. Quyền lực tuyệt đối tự nó đã là nguy hiểm. Trên trái đất không thể có một chính quyền - dù nó có được tôn trọng đến đâu, dù nó có được coi là thần thánh đến đâu - lại được phép hành động mà không bị kiểm soát, được ra lệnh mà không gặp bất kì sự phản đối nào. Nếu một người nào đó - dù đấy có là nhân dân, đức vua, nền dân chủ hoặc chế độ quí tộc - được quyền và có khả năng làm tất cả những gì họ muốn, thì đấy chính là điều kiện sinh ra bạo chúa. Thí dụ rõ ràng nhất là việc thiết lập chế độ phát xít ở Đức. Hitler giành được chính quyền bằng con đường dân chủ: ngày 30 tháng Giêng năm 1930 ông ta được cử làm Thủ tướng. Hitler đòi tiến hành các cuộc bầu cử mới vào tháng Ba, và đảng phát xít giành được 43,9% số phiếu bầu. Sau một loạt nghị định của chính phủ, Hitler trên thực tế đã giành được độc quyền lập pháp. Hitler đã sử dụng độc quyền này để thành lập nhà nước phát xít: công đoàn bị giải tán, các đảng phái bị buộc phải tự giải tán, hội đồng địa phương bị hủy bỏ, mặt trận lao động Đức, các cơ quan an ninh quốc gia và cảnh sát mật (GESTAPO) được thành lập. Kết quả là ngay từ những năm 1934-1935, nước Đức đã trở thành nhà nước toàn trị. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng các biện pháp dân chủ không đảm bảo rằng những người được bầu bao giờ cũng là đại diện xứng đáng của xã hội, nghĩa là dân chủ phải giải quyết song song hai nhóm vấn đề: một mặt, cử tri phải cố gắng tạo lập được một hệ thống bầu cử hữu hiệu nhằm giảm đến mức tối thiểu khả năng nắm quyền của những kẻ không xứng đáng; mặt khác, phải tạo được cơ chế để trong trường hợp có những kẻ nắm quyền tồi tệ nhất, theo lời giáo sư K. Popper, thì thiệt hại cũng chỉ ở mức tối thiểu. Nghĩa là phải thiết lập được hệ thống kiểm soát hữu hiệu các hoạt động của những người đại diện cho nhân dân, tạo được cơ chế bãi nhiệm, miễn nhiệm các quan chức và các hình thức tác động xã hội khác. Giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình. Mọi xã hội công dân đều cần sự ổn định để phát triển. Nó phải cố gắng tránh các chấn động xã hội và các trục trặc về kinh tế có thể xuất hiện trong mọi xã hội, mọi tập đoàn người. Khả năng của xã hội trong việc giải quyết các xung đột một cách hòa bình là tác nhân chính đảm bảo sự ổn định. Luật pháp là biện pháp văn minh nhất trong việc giải quyết các xung đột. Luật pháp lại do những người nắm quyền lực tạo ra. Nhưng luật pháp lại chỉ được quần chúng công nhận và tuân thủ nếu được tạo ra bởi một chính quyền công chính và có uy tín trước dân. Mao Trạch Đông nói: “Súng đẻ ra chính quyền”. Thật đáng tiếc khi phải công nhận rằng chính phủ của nhiều nước và nhiều thời đại đã từng giành được quyền lực nhờ sử dụng vũ lực, cướp lấy chính quyền. Nhưng nếu một nhóm người dùng vũ lực mà cướp lấy chính quyền thì tại sao dân chúng lại phải tuân theo pháp luật của chính phủ đó? Họ có buộc phải tuân theo không? Họ phải tuân theo vì sợ hãi, vì dân chúng không đủ lực lượng và phương tiện để chống lại. Dĩ nhiên là những kẻ cướp quyền như thế không thể hi vọng vào lòng nhiệt tình và sự ủng hộ của dân chúng vì nhân dân đâu có đồng ý để cho những kẻ đó cai trị mình. Các chính phủ quân sự do đảo chính mà cướp được quyền lực nếu chỉ dùng lực lượng đàn áp thì không thể nắm quyền được lâu. Ngay cả các chính phủ tay sai do ngoại bang thiết lập cũng phải biện hộ cho việc cầm quyền của mình và cố gắng tranh thủ sự ủng hộ của một bộ phận dân chúng. Rất nhiều người cho rằng một trong những đặc trưng rõ nhất của chế độ dân chủ là khả năng thay thế những người lãnh đạo bằng biện pháp hòa bình trong khi chỉ có thể phế truất những kẻ độc tài bằng vũ lực và có đổ máu. Chúng tôi có cảm giác rằng trong điều kiện hiện nay càng ngày càng có nhiều khả năng loại bỏ các chế độ độc tài với ít xương máu nhất, thậm chí không cần phải đổ máu nữa. Khả năng đó được tạo ra bởi các tổ chức hòa giải quốc tế, liên hiệp các chính phủ và dư luận quốc tế. Chúng ta sẽ xem xét trường hợp cụ thể sau: Như các bạn đã biết, năm 1973 tướng Pinochet tổ chức đảo chính lật đổ chính phủ hợp pháp của tổng thống Allende. Allende coi việc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, làm cách mạng về kinh tế là mục đích các chính sách của mình. Mục đích của đảo chính là đưa đất nước trở lại các quan hệ thị trường, về thực chất là quay trở lại con đường phát triển phi cách mạng. Dĩ nhiên là ở Chi Lê có cả những người ủng hộ lẫn người chống đối đảo chính. Các biện pháp được áp dụng cho những người chống đối hoàn toàn không thể gọi là văn minh: quyền tự do chính trị bị hạn chế, những người phản đối thì bị đàn áp. Chế độ chuyên chế được thiết lập. Nhưng mặt khác, việc đưa đất nước trở lại con đường phát triển kinh tế bình thường, phi cách mạng sau một thời gian đã tạo ra cơ sở cho sự đồng thuận dân tộc và các biện pháp cai trị độc tài được thay thế dần bằng các biện pháp dân chủ. Kết quả là đa số người dân Chi Lê đã đồng ý với chính sách của Pinochet và coi nó là hợp pháp. Thí dụ này một lần nữa chứng tỏ rằng mỗi hoàn cảnh chính trị cụ thể đều rất phức tạp và thật khó mà đánh giá một cách dứt khoát được. Như vậy là trong xã hội dân chủ, từng người và mỗi tập thể đều phải tôn trọng ý kiến và ước muốn của những người xung quanh; cần phải có thái độ khoan dung đối với những khác biệt giữa con người với nhau; phải công nhận các quan điểm khác biệt với quan điểm của mình. Cần phải sẵn sàng thoả hiệp, trên cơ sở sự tin cậy cần thiết cho việc ra quyết định. Cần phải nhận thức một cách sâu sắc rằng dân chủ không phải là một hệ thống nhất thành bất biến. Đây là một cơ chế tạo ra khả năng cải thiện xã hội bằng thảo luận và thương lượng, khả năng phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn mà xã hội nào cũng có. Chương 3: Nhân quyền trong xã hội dân chủ 1. Các quyền của con người và nguồn gốc của chúng Tôn trọng các quyền của con người là dấu hiệu của xã hội văn minh. Nhưng cái qui tắc tưởng như đã được mọi người công nhận này lại không được thực hiện tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, tại đó các quyền con người, kể cả quyền được sống cũng bị xâm phạm. Khi nói đến quyền con người thì phong tục, tập quán, đặc điểm dân tộc và các giá trị văn hóa lại tỏ ra có ảnh hưởng rất lớn. Trước khi nói đến các tính chất của quyền con người, những đặc trưng tại những khu vực khác nhau trên thế giới, ta cần phải ghi nhận ngay rằng nguyên tắc căn bản nhất của chế độ dân chủ là chính phủ không cho, cũng không ban phát các quyền cơ bản của con người, mà có trách nhiệm bảo vệ tự do và các quyền mà con người được thiên nhiên ban cho ngay từ khi chào đời. Vì vậy điều quan trọng là phải tạo ra được các điều kiện và cơ chế mà nhờ đó quyền của từng người riêng biệt không thể bị xâm phạm, như nhà sử học Leonard Levy đã nói một cách hình tượng: “Người ta chỉ có thể trở thành tự do khi các chính phủ không được tự do”. Thực tiễn các nước có nền cai trị hợp hiến cung cấp cho ta nhiều ví dụ khẳng định nguyên tắc này. “Quốc hội không được ban hành bất cứ đạo luật nào liên quan đến việc thiết lập tôn giáo hoặc cấm thực hành tôn giáo, hoặc cản trở tự do ngôn luận hay báo chí, hoặc quyền hội họp một cách hòa bình và đệ trình chính phủ các các thỉnh nguyện về việc đáp ứng các đòi hỏi của dân chúng”, tu chính thứ nhất (1791) của Hiến pháp Hoa Kì đã viết như thế. Nói một cách khác, không phải chính phủ Hoa Kì cho người Mĩ tự do tín ngưỡng, tự do báo chí, tự do ngôn luận, mà là đạo luật nền tảng của Mĩ buộc chính phủ không được can thiệp cũng như hạn chế các quyền này của công dân. Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau đưa ra các nguyên tắc căn bản liên quan đến quyền con người. Trước hết hãy xem những thí dụ sau đây: 1. Một người bị gọi công khai là kẻ nói dối. Anh ta cho rằng như thế là làm mất uy tín của mình và đòi được bảo vệ. Người đó có quyền được bảo vệ không? Nếu đa số cho rằng anh ta là kẻ nói dối thì anh ta có mất quyền được bảo vệ không? Nếu đa số đồng ý rằng quyền của anh ta cần được bảo vệ thì như vậy đã đủ để bảo vệ anh ta chưa? 2. Một người ngoại quốc bị rắc rối với luật pháp. Có vẻ như người này đã phạm tội. Người này có quyền mời luật sư bảo vệ, có quyền gặp đại diện sứ quán nước mình không? 3. Một nhân viên cơ quan chính phủ được phân nhà nghỉ, ô tô và tài xế riêng. Máy bay có thể giúp thực hiện công vụ. Anh ta có quyền đi máy bay không? Có sự khác nhau giữa việc cấp cho nhân viên chính phủ ô tô, máy bay, căn hộ và nhà nghỉ không? Khác nhau như thế nào? 4. Cai ngục bị kết tội đối xử tàn bạo với các tù nhân. Tù nhân được tha có thể báo thù không? Báo thù như thế nào? 5. Không nghi ngờ gì rằng quyền của phạm nhân đã bị vi phạm. Ai có thể và phải ngăn chặn điều đó? 6. Cơ quan điều tra chứng minh rằng cai ngục không hành động theo đúng qui chế và vi phạm quyền của tù nhân, nhưng phạm nhân lại không báo cáo cho trưởng trại. Nếu đưa ra tòa thì ai là người có tội? Tại sao? 7. Người ta định giết một con ngựa đua già thay vì để nó tự chết trên đồng cỏ. Nó có quyền chết trên đồng cỏ không? Súc vật có quyền gì? Khác với quyền con người ở chỗ nào? Khi phân tích các thí dụ nêu trên có thể các bạn đã thấy những nguyên tắc khác nhau trong việc thực thi quyền con người: đấy là đòi hỏi, quyền, ưu tiên, giới hạn, trách nhiệm, vi phạm. Đòi hỏi là lời khẳng định về việc bị lăng mạ, bị đối xử bất công, được trình cho các cơ quan bảo vệ pháp luật với hi vọng được đền bù. Đòi hỏi phải được kiểm tra rồi sau đó đưa ra phán quyết: đáp ứng hay không đáp ứng. Quyền là một đòi hỏi được pháp luật công nhận. Sẽ bất công nếu quyền không được đáp ứng. Bản thân từ “quyền” đã có nghĩa rằng mọi đòi hỏi phù hợp với luật pháp đều phải được đáp ứng. Quyền con người khác với quyền của súc vật và cây cối, v.v... là những vấn đề không được xem xét trong cuốn sách này. Ưu tiên là công nhận rằng một đòi hỏi nào đó là không có cơ sở và những đòi hỏi khác tương tự cũng không bắt buộc phải được đáp ứng. Giới hạn là sự biện hộ cho việc không đáp ứng một đòi hỏi nào đó. Thay đổi nội dung của đòi hỏi: không phải là quyền mà là một ưu tiên nếu hoàn cảnh không cho phép thỏa mãn điều kiện đó. Trách nhiệm là công nhận quyền. Thí dụ quyền trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào trách nhiệm của các bậc cha mẹ. Vi phạm là hành vi dẫn đến mất quyền. Quyền con người được chia ra thành: quyền chính trị, quyền công dân, quyền văn hóa, quyền kinh tế, quyền xã hội. Những trường hợp dưới đây nói đến quyền nào? 1. Cấm kì thị 2. Bảo đảm việc làm 3. Được học bằng tiếng mẹ đẻ 4. Được theo bất kì tôn giáo nào 5. Bảo đảm về nhà ở 6. Tự do đi lại 7. Cấm chế độ nô lệ 8. Lựa chọn chính phủ 9. Giáo dục miễn phí Xin đừng buồn nếu ý kiến của bạn khác với ý kiến của giáo viên hay của những người xung quanh. Điều đó là do, đôi khi một hoàn cảnh có thể được coi là thuộc phạm vi những quyền khác nhau. Thí dụ như tự do đi lại. Một mặt, nếu ta coi nó có ý nghĩa cá nhân thì đấy là quyền xã hội. Nhưng nếu quyền đi lại hoặc ra nước ngoài bị hạn chế thì đã xuất hiện khía cạnh chính trị. Còn nếu hạn chế là do không có đủ ngoại tệ thì có thể coi là thuộc lĩnh vực kinh tế. Các trường hợp nêu trên đều như thế cả. Quyền con người bao gồm: quyền cá nhân và quyền của nhóm. Trên thế giới người ta đã chia ra như sau: quyền chính trị, quyền công dân được coi là các quyền cá nhân, nghĩa là quyền do từng người thực hiện, không phụ thuộc vào những người khác; quyền xã hội, quyền văn hóa, quyền kinh tế được coi là quyền của nhóm, được thực hiện bằng cách tham gia vào một nhóm nào đó. Xin phân tích các tình huống gây tranh cãi dưới đây. Hãy xác định các hạn chế hợp lí, theo bạn, có thể áp dụng trong từng tình huống. 1. Người thợ ảnh tham gia cuộc thi và giành được giải nhất. Nhưng mọi cố gắng nhằm công bố bức ảnh đều thất bại. Biên tập viên các tòa soạn giải thích rằng bức ảnh thiếu tinh thần yêu nước. Quyền của ai đã bị xâm phạm? Những quyền nào? Bởi ai? Nếu thay đổi lí do từ chối công bố, thí dụ như khiêu dâm hay trái ngược với niềm tin tôn giáo thì sao? Khi nào thì có thể áp dụng “hạn chế hợp lí”? 2. Cô gái học xong trung học và đi đến thành phố khác làm việc một thời gian. Cô không có họ hàng nào ở đây cả. Cô có con nhưng không đủ khả năng chăm sóc. Vì vậy cô mang nó đến bỏ gần một nhà thờ. Các ông cố đạo đã tìm thấy đứa bé, mang về nuôi và đăng báo tìm mẹ nó. Quyền của ai bị xâm phạm? Bởi ai? Những quyền nào? 3. Một người bị cảnh sát bắt. Anh ta khẳng định rằng không làm gì sai, nhưng cảnh sát nói rằng anh ta chống người thi hành công vụ, đánh anh ta và nhốt vào nhà giam. Sáng hôm sau người ta thả anh ta, đồng thời rút lại lời buộc tội về việc chống người thi hành công vụ. Nạn nhân phát đơn kiện cảnh sát. Quyền của ai bị xâm phạm? Những quyền nào? 4. Có một số bức ảnh được đăng tải trên một tờ báo lớn. Có thể thấy rõ hình ảnh cảnh sát đang đánh đập. Cánh sát phải ra tòa và được công nhận là vô tội. Xã hội bất bình. Tòa phải xử lại, cảnh sát bị kết án. Cảnh sát có thể coi thường luật phát khi thi hành nhiệm vụ không? Dư luận xã hội có thể ảnh hưởng đến phán quyết của tòa không? 5. Lính biên phòng được lệnh nổ súng nếu có người vượt biên. Một người có ý định vượt biên bị bắn. Người lính thực hiện lệnh trên và người chỉ huy bị đưa ra tòa và bị kết tội theo điều luật được đưa ra sau sự cố nói trên. Quyền của ai đã bị xâm phạm? Những quyền nào bị xâm phạm? Liệu như vậy có nghĩa là quyền lợi quốc gia phải được thay bằng các chuẩn mực quốc tế không? 6. Thành viên một nhóm yêu chuộng hòa bình tổ chức biểu tình bên cạnh nhà máy sản xuất thiết bị hạch tâm. Cuộc biểu tình và phản đối một cách hòa bình đã có ảnh hưởng đến dư luận xã hội. Nhưng vì không đi làm anh ta đã bị đuổi việc. Quyền của ai bị xâm phạm? Quyền nào bị xâm phạm? 7. Một bé gái bị ông bác đánh vì những lí do không rõ ràng. Bố mẹ cô bé vì sợ ảnh hưởng đến uy tín của gia đình nên không báo công an. Nhưng thày giáo của cô bé đã kiên quyết khuyên phải báo cho công an biết. Quyền của ai bị xâm phạm? Những quyền nào? Nguồn gốc quyền con người. Quyền con người được nói đến lần đầu tiên trong kinh Cựu ước. Đấy là mười điều răn mà mọi người đều phải tuân theo: “Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, đã rút ngươi ra khỏi xứ Ê-dip-tô, là nhà nô lệ. Trước mặt ta ngươi chớ có các thần khác. Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống các các vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp này, hoặc trong nước dưới đất. Ngươi chớ quì lạy các hình tượng đó và cũng đừng hầu việc chúng nó… Ngươi chớ lấy danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi mà làm chơi, vì Đức Giê-hô-va chẳng cầm bằng vô tội kẻ lấy danh Ngài mà làm chơi. Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh. Ngươi hãy làm hết công việc mình trong sáu ngày, nhưng ngày thứ bảy là ngày nghỉ của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi… Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi, hầu cho ngươi được sống lâu trên đất mà Giê-hô-va Đức Chúa trời ngươi ban cho. Ngươi chớ giết người. Ngươi chớ phạm tội tà dâm. Ngươi chớ trộm cướp. Ngươi chớ nói chứng dối cho kẻ lân cận mình. Ngươi chớ tham nhà kẻ lân cận ngươi, cũng đừng tham vợ người, hoặc tôi trai, tớ gái, bò, lừa hay là vật chi thuộc về kẻ lân cận ngươi” (Bản dịch Holy Bible in Vietnamese. Published by the United Bible Societies. 8M-1992 - ND) Những qui định đạo đức tương tự như thế có mặt trong các tôn giáo khác và các nền văn minh khác. Một số các quyền xuất hiện trong một nền văn minh giành ngay được sự tôn trọng và trở thành định chế pháp lí của các dân tộc khác. Một số khác, ngược lại, không được chấp nhận, thậm chí bị lên án hay lãng quên. Thí dụ tòa án hội thẩm, tham gia bầu cử được áp dụng rộng rãi trong các nền văn minh khác nhau, trong khi án tử hình, lao động khổ sai bị một số xã hội bác bỏ. Đến mãi thời gian gần đây tục ăn thịt người còn được chấp nhận trong một số khu vực. Một số nước vẫn còn chế độ nô lệ, lao động nặng nhọc với đồng lương chết đói vẫn còn hiện diện khắp nơi... Theo nhiều tuyên bố quốc tế thì đấy chính là sự vi phạm quyền con người. Phương pháp bảo vệ quyền con người quan trọng nhất là soạn thảo và ban hành luật pháp (bộ luật). Bộ luật đầu tiên (Luật Hammurapi) xuất hiện tại Babilon cách đây gần 4.000 năm. Tại Athens, các đạo luật nghiêm khắc của Draco được thi hành suốt hai thế kỉ trước khi có bộ luật “công bằng” của Solon, cùng với thời đại vàng son của nền dân chủ Hi Lạp (cách đây 2.500 năm), được ban bố. Đấy là những bộ luật do nhà cầm quyền chứ không phải nhân dân soạn thảo. Nhưng người Hi Lạp cổ đại đã hiểu rằng có cả luật tốt cũng như luật xấu, luật xấu thì phải bãi bỏ. Những đánh giá như vậy từ thời cổ Hi Lạp có thể được coi là đóng góp có giá trị vào việc bảo vệ quyền con người. Tại La Mã cổ đại đã hình thành quan niệm dễ hiểu về lẽ công bằng và có thể ứng dụng cho đến tận hôm nay, một quan niệm đã trở thành cơ sở của luật pháp châu Âu. Bộ luật có thể hạn chế nhà cầm quyền ban bố các đạo luật không công bằng khác hẳn với các đạo luật do chính nhà cầm quyền ban hành. Điển hình nhất là Đại Hiến chương Tự do (Magna Carta). Một nhóm các nhà quí tộc Anh quốc đã buộc vua John kí Bộ luật này vào năm 1215 nhằm ngăn chặn việc tăng thuế và bắt người tùy tiện. Quốc hội thường xuyên họp tại London từ năm 1295. Cơ cấu quyền lực tương tự lần lượt xuất hiện tại Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, San-Marino. Đa số các điều khoản của Magna Carta (tất cả có 63 điều) đều nhằm củng cố quyền lợi và địa vị của giới quí tộc và tăng lữ Anh, nhưng cùng với thời gian đã mở rộng sang cả các tầng lớp dân cư khác. Thí dụ như điều khoản qui định rằng khi giải quyết những vấn đề quan trọng của quốc gia, kể cả việc xác định thuế khoá, nhà vua phải tham khảo ý kiến của các nam tước, về thực chất đã trở thành cơ sở của chế độ quân chủ lập hiến ở Anh. Điều khoản này cũng đóng vai trò quan trọng đối với những người di dân ở Mĩ khi họ đưa ra khẩu hiệu “chưa có đại diện thì không đóng thuế”. Có thể nói rằng người ta đã dựa vào Đại Hiến chương Tự do để soạn ra Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kì năm 1776, đã sử dụng và hoàn thiện các luận điểm chủ yếu của nó. Từ quan điểm quyền con người thì đây là hai văn kiện cực kì quan trọng đối với giai đoạn ra đời của chúng vì chúng đã hạn chế quyền của kẻ giàu và ngăn không cho nhà cầm quyền lạm dụng quyền lực. Ở Mĩ Latin, thí dụ như Brazil, Peru, Venezuela, Columbia ngay từ đầu thế kỉ XIX người ta cũng đã soạn thảo được các văn kiện tương tự nhưng chúng đã không được đưa ra áp dụng trong giai đoạn đó. Cần phải ghi nhận rằng cho đến thế kỉ XIX chỉ những người hữu sản mới được quyền bầu cử và ứng cử mà thôi. Tài sản là nguồn gốc gây ảnh hưởng chủ yếu đối với quyền lập pháp. Nhiều nước gọi là dân chủ nhưng cho đến nay vẫn chưa có hệ thống bầu cử hoàn thiện, họ đặt ra nhiều hạn chế, không cho tự do bầu cử và ứng cử, cũng như không qui định trong hiến pháp thời hạn cầm quyền tối đa. Kết quả là đôi khi có những nhà lãnh đạo giành được quyền lực bằng con đường dân chủ lại thoán đoạt quyền lực. Quyền của dân chúng và hiến pháp được soạn thảo theo lối dân chủ bị hạn chế hoặc có thể bị bãi bỏ hoàn toàn. Nhưng từ sau Thế chiến thứ II, dư luận xã hội đã có ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình phát triển của nền văn minh và áp lực của cộng đồng quốc tế đối với các nước vi phạm quyền con người cũng ngày một gia tăng. Những nước như thế thật khó giữ được quan hệ với các nước khác, tuy nhiên vẫn chưa tìm ra được các biện pháp gây áp lực hữu hiệu. Các sự kiện gần đây ở Nam Phi, ở Philipines, ở Somalia hay Haiti chứng tỏ rằng đôi khi tác động hay thậm chí áp lực của cộng đồng quốc tế cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, nhưng mặt khác cần phải hoàn thiện cơ chế tác động của cộng đồng quốc tế trong những hoàn cảnh khẩn cấp. Bây giờ ta sẽ xem xét một số quyền một cách cụ thể hơn. 2. Các quyền chính trị và quyền dân sự Các quyền chính trị bao gồm quyền tự do ngôn luận, quyền bầu cử và ứng cử, quyền tham gia bằng những cách khác nhau vào việc ban hành và thực hiện các quyết định chính trị. Thí dụ người Hi Lạp cổ đại đã từng tham gia bầu ra những người lãnh đạo, họ đã có quyền góp ý kiến về các vấn đề kinh tế và chính trị quan trọng, và để tránh phải đóng thuế thân, họ ủng hộ việc tự nguyện đóng góp cho nhu cầu của nhà nước. Tại Athens xưa, có sự phân biệt giữa những người được gọi là công dân - nghĩa là những người có quyền chính trị, và những người không được hưởng các quyền đó (người ngoại quốc, phụ nữ, nô lệ, trẻ con). Trong thời đại ngày nay, nhiều nước vẫn còn những hạn chế về quyền công dân. Vấn đề này vẫn thường được đem ra thảo luận trên các diễn đàn khu vực và quốc tế. Thí dụ theo luật pháp Latvia chỉ đại diện những gia đình đã từng sống ở nước này trước năm 1939 mới được quyền bầu cử. Ở Đức chỉ những người nhập cư gốc Đức mới có quyền trở thành công dân nước này mà thôi. Thí dụ khác là San Marino. Đất nước nhỏ bé và cổ kính này đã thay đổi hiến pháp vào năm 1939. Hiện nay tất cả những người sinh tại San-Marino đều có quyền bầu cử dù người đó đang sống ở đâu và mang quốc tịch nào. Tòa án công bằng. Việc bảo vệ quyền con người phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của hệ thống pháp luật. Theo chúng tôi, sự công bằng của hệ thống luật pháp được quyết định bởi ba thành tố sau đây: 1. Không thiên vị 2. Có các thủ tục xác định được sự thật 3. Lòng từ bi. Mỗi thành tố trên đây có nguồn gốc từ các nền văn hóa và văn minh khác nhau. Nếu xem xét các thành tố của một tòa án công bằng như thế trong suốt chiều dài lịch sử thì ta thấy rằng một số thành tố, ở những nước khác nhau, vì những lí do khác nhau đã biến mất, rồi lại được khôi phục, đôi khi phải vượt qua những trở ngại vô cùng to lớn. Không thiên vị. Đây là một khái niệm rất tương đối, để có những phán quyết không thiên vị, người ta thường mời các hội thẩm tham gia. Người ta thường nghĩ rằng các công dân bình thường (không phải các chuyên gia - quan tòa) ít bị mua chuộc hơn, họ ít bị lệ thuộc vào thù lao vật chất hơn. Người Hi Lạp cổ đại dùng rất nhiều hội thẩm: số lượng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của phiên tòa nhưng bao giờ cũng là số lẻ. Mỗi hội thẩm có hai viên sỏi, một trắng và một đen. Mỗi người bỏ một viên vào hòm: nhiều đen hơn nghĩa là có tội. Quan tòa sẽ tuyên án phù hợp với qui định của pháp luật. Tại nước Nga xưa cũng từng có cách xử án tương tự. Trả lương thật cao cho các quan tòa, đút lót không còn ám ảnh cũng là biện pháp làm cho tòa án đỡ thiên vị. Các quan tòa thường là những người được xã hội rất tôn trọng, đấy cũng là cách “chiêu hiền”. Mức độ tự giác phải rất cao vì chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng đủ làm bại hoại thanh danh, không gì bù đắp được, người có lỗi sẽ bị thải hồi hoặc phải ra đi vì áp lực của đồng nghiệp. Sự thật. Có những trường hợp tòa không xác định được sự thật. Trong quá khứ bị cáo hoặc nhân chứng thường bị tra tấn để họ phải nhận tội. Hiện nay cũng vẫn còn những biện pháp gây áp lực, thường là rất tinh vi để gây áp lực về thể xác hoặc tinh thần. Theo truyền thống pháp lí của nhiều nước, những lời thú tội do bị tra tấn hoặc lừa dối không được tòa công nhận. Dĩ nhiên là phương pháp xác định sự thật tại tòa án của các nước khác nhau và các khu vực khác nhau thì khác nhau. Nhưng chỉ trong trường hợp, thứ nhất, sử dụng các biện pháp văn minh; thứ hai, có vật chứng và nhân chứng, và cuối cùng, có tranh tụng (buộc tội và bào chữa) tại tòa thì người dân mới công nhận phiên tòa và phán quyết của tòa là công bằng mà thôi. Lòng từ bi. Đôi khi có những lí do chính đáng để không áp dụng các biện pháp trừng phạt thông thường. Thí dụ bị cáo giết người để tự vệ, ăn cắp vì đói quá, nói dối để che giấu một người khác. Những lời biện hộ như thế được sử dụng để kết án hay coi là tình tiết giảm nhẹ. Người La Mã cổ đại đã đưa ra nguyên tắc “thà để lọt tội phạm còn hơn là trừng phạt người vô tội”. Nhiều hệ thống pháp luật đòi hỏi chứng cứ phải hoàn toàn xác đáng. Ngay cả khi đã có phán quyết vẫn có thể kháng án, nếu là án tử hình thì có thể được ân giảm. Khái niệm “từ tâm” được hiểu một cách khác nhau, phụ thuộc vào tôn giáo và nền văn hóa của từng khu vực. Có thể vì vậy mà trong các nước khác nhau người ta áp dụng những hình phạt khác nhau cho cùng một tội lỗi. Đấy là tác nhân quyết định thái độ đối với tội phạm trong những nước khác nhau có cùng hoàn cảnh. Thí dụ sau cuộc cách mạng “nhung” ở Tiệp Khắc (năm 1989) các nhà độc tài và tay sai của họ đã được tha bổng, trong khi tại Argentine, Philippines, và Iraq tình hình hoàn toàn ngược lại. Tự do cá nhân là quyền của các công dân được làm những việc mà không cần chính phủ cho phép. Luật pháp La Mã cho các công dân (trẻ con, phụ nữ, nô lệ và người ngoại quốc không phải là công dân) uy quyền tuyệt đối trong gia đình, họ có thể ra lệnh đánh đập, thậm chí giết người. Truyền thống đó còn tồn tại ở một số nước đến tận ngày nay, nạn nhân của những “quyền” như vậy chính là phụ nữ, trẻ em, người già, người ốm hay người tàn tật. Đột nhập vào nhà người khác bị coi là hành động lăng nhục và xâm phạm quyền tự do cá nhân. Quyền sở hữu tài sản được ghi trong Tuyên ngôn về tự do, mặc dù quyền này đã tồn tại từ trước đó. Hiện nay quyền bảo vệ sở hữu cá nhân vẫn được công nhận, cũng như những hành động lạm dụng quyền lực cá nhân đều bị lên án và trong các nước dân chủ được giao cho chính phủ giải quyết. Mặc dù xúc phạm phụ nữ và trẻ em bị chính thức cấm, nhưng thực tế thì điều này vẫn thường xảy ra. Quyền tự do cá nhân còn bao gồm tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do lựa chọn bạn đời, v.v… Tự do ngôn luận: là một trong những quyền quan trọng nhất của con người. Công dân các nước dân chủ tin rằng nhờ trao đổi ý kiến công khai mà quan điểm và giá trị của các bên được thấu hiểu, sự thật cuối cùng sẽ chiến thắng dối trá. Nhà triết học người Anh, ông J. S. Mill, trong tác phẩm Luận về tự do viết năm 1859 đã bảo vệ quan điểm này như sau: “Nếu ý kiến là đúng thì người ta sẽ bị tước mất cơ hội biến sai thành đúng; còn nếu ý kiến đó sai thì người ta mất cơ hội cảm nhận… hình ảnh rõ ràng và ấn tượng sinh động của cái đúng khi nó va chạm với cái sai”. Quyền tự do tôn giáo (hay là tự do lương tâm) có nghĩa là các công dân tự chọn tôn giáo cho chính mình. Tư tưởng này đã trở thành quyền cá nhân sau thời gian đối địch lâu dài giữa các tôn giáo với nhau. Loài người đã phải trải qua các cuộc thập tự chinh, các tòa án giáo hội, các cuộc cải cách và phong trào phản đối giáo hội, v.v… và chỉ sau đó người ta mới có lòng khoan dung đối với các tôn giáo khác, mới chấp nhận cho cá nhân quyền tự lựa chọn tôn giáo cho chính mình. Các chính phủ dân chủ bị luật pháp cấm không được bắt buộc các công dân chấp nhận tôn giáo chính thống hay từ bỏ tôn giáo. Trong các nước dân chủ có một số hình thức quan hệ giữa nhà thờ với nhà nước: nhà thờ tách khỏi nhà nước hoặc là một phần của cơ cấu nhà nước nhưng người dân có toàn quyền tự do lương tâm. Các nhà văn, các nhà bác học và hoạt động xã hội trong quá khứ cũng như hiện tại đã và tiếp tục có ảnh hưởng rất lớn đối với việc bảo vệ các quyền và quyền tự do công dân. Voltaire có ảnh hưởng cô cùng to lớn đối với các nhà lãnh đạo quốc gia của Nga, Phổ và Áo; J. S. Mill có thể được coi là “cha đẻ” của tư tưởng tự do… Quan điểm của họ được phản ánh trong Tuyên ngôn Độc lập, trong Hiến pháp và Tu chính hiến pháp (Bill of Rights) của Mĩ. G. Washington, B. Franklin, Thomas Jefferson là những chiến sĩ đấu tranh cho quyền tự do cá nhân mặc dù họ chưa giải phóng được người nô lệ da đen ở Mĩ. Trong số những chiến sĩ đấu tranh không khoan nhượng cho quyền tự do và tự do cá nhân còn có: Lev Tolstoi, Rabindranat Tagor, Bertrand Russell, Aleksandr Solzhenitsyn, Andrey Sakharov. Quyền tự do cá nhân hay là sự hạn chế quyền lực của chính phủ được ghi trong Hiến pháp nhiều nước, bao gồm quyền tự do thân thể, tự do lập hội, tư do đi lại, v..v.. Năm 1941 Tổng tống nước Mĩ lúc đó là F. D. Roosevelt đã đưa ra một tuyên bố quan trọng góp phần vào cuộc đấu tranh bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tư do mơ ước, thậm chí cả tự do sợ hãi nữa. Chiến tranh lạnh đã tạo ra nhiều nỗi lo lắng bên trong Hợp chủng quốc Hoa Kì và Thượng nghị sĩ McCarthy dành nhiều công sức nhằm cứu nước Mĩ khỏi họa cộng sản. Nhiều khi chỉ vì các tin đồn hoàn toàn thiếu bằng chứng, ông đã đưa nhiều người vào danh sách các công dân không đáng tin cậy. Những người lọt vào danh sách này coi như vô phương, thanh danh bị hủy họai, sự nghiệp cũng tan tành. Hiện nay đã rõ rằng đa số người bị kết án kiểu đó đều là người vô tội nhưng một số người đã bị cho thôi việc. Ai thực sự là nạn nhân? Nguyên nhân của chính sách đó là gì? Tự do lập hội cũng là quyền tự do cá nhân. Điều đó có nghĩa là một số người hoặc rất nhiều người có thể tham gia vào các tổ chức khác nhau. Thí dụ, đấy là việc chọn bạn đời, tham gia vào tổ chức công đòan hay đảng phái chính trị, câu lạc bộ, v.v… Ngoài ra, người ta còn có quyền ra khỏi tổ chức bất cứ lúc nào, dù đấy có là đảng phái chính trị hay câu lạc bộ bóng đá. Đồng thời người ta cũng có trách nhiệm: không được phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính, sắc tộc, đảng phái khi nhận người vào làm việc hay phân phối nhà ở, v.v... Cho đến tận thời gian gần đây tại Liên Xô, những người bất đồng chính kiến vẫn bị săn đuổi, các tổ chức không được cấp trên ưng thuận bị cấm thành lập. Dĩ nhiên đấy là vi phạm quyền con người. Nếu ta công nhận quốc gia, thì ta phải bảo vệ các dân tộc thiểu số khỏi các cuộc tấn công nếu họ cũng không tấn công các sắc tộc khác. Thí dụ quyền của người Armenia, người Nga La Tư, người Do Thái hoặc bất kì dân tộc nào khác hiện sống trên lãnh thổ nước Nga đều phải được tôn trọng. Dĩ nhiên là quyền của người Nga sống ở Armenia, ở Latvia hay ở bất kì nước nào khác cũng phải được tôn trọng như thế. Các nước đều phải tôn trọng quyền của các dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho họ được học hành bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, tạo khả năng bảo vệ nền văn hóa dân tộc, tự do đi lại. Các nước cộng hòa khác nhau được thành lập sau khi Liên Xô tan rã đã xây dựng chính sách dân tộc khác nhau. Ví dụ chỉ người gốc Estonia mới có quyền trở thành công dân Estonia, người gốc Latvia mới có quyền thành công dân Latvia, trong khi tại Litva thì tất cả mọi người sống một thời gian nhất định nào đó là có quyền nhập quốc tịch. Như thế có nghĩa là người Nga dù có sống ở Estonia hay Latvia hàng chục năm, có nhà ở, có công ăn việc làm cũng không phải là công dân các nước này. Dư luận thế giới coi đây là vi phạm quyền con người và đã lên tiếng phản đối các đạo luật như thế. Trong khi đó luật pháp Đức cho phép người Đức sinh ra ở Nga được quyền hồi hương, cho nhập quốc tịch và giúp đỡ để có thể hòa nhập. Ngoài ra, nước Đức cũng giúp đỡ những người gốc Đức muốn ở lại Nga nữa. 3. Các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá Năm 1966, Liên hiệp quốc đã thông qua và sau đó gửi cho tất cả các nước phê chuẩn hai văn kiện: Công ước Quốc tế về các Quyền Chính trị và Dân sự, và Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa. Sau khoảng mười năm nhiều nước đã phê chuẩn các văn kiện này và hai Công ước nêu trên trở thành một phần của luật pháp quốc tế. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa bao gồm các điều khoản lí tưởng, đảm bảo quyền được học hành, trợ cấp xã hội, chăm sóc y tế, nhà ở, việc làm. Các quyền văn hóa được hiểu là quyền thành lập các hiệp hội mang tính dân tộc hay tôn giáo và các hiệp hội khác; văn hóa ở đây không có nghĩa là văn học, nghệ thuật, nhạc, v.v... Các quyền này thường được coi là thước đo của tiến bộ, văn minh. Ngoài ra, quyền văn hóa còn bao gồm quyền giữ gìn và phát triển các truyền thống, các nền văn hóa của các dân tộc, giữ gìn bản sắc các dân tộc ít người, các nhóm sắc tộc. Việc cấm các dân tộc thiểu số sử dụng tiếng mẹ đẻ, thái độ coi thường các giá trị văn hóa của họ, việc sử dụng thánh tích tôn giáo vào mục đích khác cũng như việc đồng hóa các dân tộc thiểu số, đều là những trở ngại cho việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Những việc như thế đã từng gặp sự phản kháng suốt hàng thế kỉ qua và được phản ánh trong thơ ca, nhạc, họa của các dân tộc. Thường thì các dân tộc thiểu số chỉ nhận được các quyền đủ để sống còn mà thôi. Riêng về nước Nga thì trong nhiều thế kỉ đã hình thành nhiều ngôn ngữ và nhiều truyền thống khác nhau. Đã có những giai đoạn khi tiếng Pháp được coi là ngôn ngữ cung đình. Sau này công tác giáo dục được thực hiện bằng tiếng Nga nhưng người ta có thể học cả bằng tiếng Ukraine hay Grudia nữa. Theo chủ ý của Peter I và những người kế tục ông thì tiếng Pháp là chìa khóa cho giới thượng lưu Nga tiếp xúc với nền văn hóa Âu châu. Nhưng đồng thời điều đó lại gây khó khăn cho các tầng lớp dân cư khác tham gia vào đời sống xã hội vì họ không thể giao tiếp được. Ta cùng xem xét thí dụ sau đây: Mọi người đều biết rằng một trong những chỉ thị đầu tiên của công tước Potemkin khi chiếm được các tỉnh thuộc Crimea của người Tatar là cho dân chúng hoàn toàn tự do tín ngưỡng, cấm không được động đến nhà thờ Hồi giáo, cho giới quí tộc Tatar được chuyển thành quí tộc Nga. Người nào muốn sang Thổ Nhĩ Kì cũng được tự do, không những không ngăn cản, ông còn phát cho họ giấy thông hành và tiền ăn đường nữa. Tại sao Potemkin lại làm như thế? Các quyền văn hóa của các dân tộc thiểu số ở khu vực của bạn được bảo vệ như thế nào? Dưới thời Liên Xô, các nhà ngôn ngữ học đã sáng tạo chữ viết cho nhiều dân tộc thiểu số. Vì dân cư thưa thớt, thí dụ như ở Bắc cực hay vùng Siberia xa xôi, việc tổ chức học tập cho đồng bào dân tộc chưa được tổ chức tốt. Người Nga cũng không chú ý học tiếng các dân tộc ít người. Người ta đổ xô vào học các thứ tiếng nước ngoài có nhiều khả năng thăng tiến hơn. Trong các trường học tại Nga hiện nay, việc học tập được thực hiện bằng 75 thứ tiếng. So với các nước khác thì đây là một thành công rất lớn trong việc bảo vệ quyền của các dân tộc thiểu số. Có thể chỉ có Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Trung Quốc và Anh là có thể so sánh với Nga về số lượng ngôn ngữ dân tộc thiểu số được nghiên cứu mà thôi. Các dân tộc thiểu số cũng tăng cường học tập bằng tiếng mẹ đẻ của họ. Quyền kinh tế. Ngay từ năm 1924 Tổ chức Lao động Quốc tế đã yêu cầu cải thiện vị thế của người công nhân và điều kiện lao động tại tất cả các nước trên thế giới. Khi nói về quyền kinh tế thì đấy trước hết là quyền đình công, nhờ đó mà lương bổng cũng như điều kiện lao động được cải thiện. Đình công nhằm lật đổ chính phủ không được khuyến khích dù Tổ chức Lao động Quốc tế có thể có thái độ tiêu cực đối với chính phủ đương quyền. Đa số các nước đều có luật về tiền lương tối thiểu đủ đảm bảo mức sống tối thiểu cho người làm công. Nhưng thường thường các chính phủ không có điều kiện đảm bảo cho nhu cầu của người lao động khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng hoặc bị lạm phát phi mã, v.v… Trong những trường hợp như thế người ta phải trợ cấp cho những người không có tài sản hoặc có ít tài sản. Một số chính phủ không cho tăng lương nhằm tạo ra một phong cách sống đoan chính, thay vì thế người ta lập ra hệ thống cung cấp các nhu cầu tối thiểu như nhà ở, thức ăn, học hành, chữa bệnh, giao thông, thậm chí cả các chương trình văn nghệ miễn phí hoặc chỉ đòi một khoản tiền tối thiểu. Cách đây chưa lâu, đây là cách thức phân phối đặc trưng của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Đôi khi chính phủ còn trợ cấp cho ngành đường sắt, hàng không, nông nghiệp và công nghiệp chế biến nữa. Một số nước còn cố tình hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp bằng cách gia tăng số binh lính tại ngũ với mức lương không đáng kể. Một số nước còn cố tình che dấu sự quản lí thiếu hiệu quả bằng cách tạo việc làm hoặc cung cấp khẩu phần ăn cho tất cả mọi người… Đa số dân chúng nước Đức phát xít chấp nhận các biện pháp cai trị độc tài vì họ được đảm bảo công ăn việc làm, mà trước đó do khủng hoảng cuối những năm 20 đầu những năm 30 nhiều người đã bị thất nghiệp, do quân số gia tăng và sự mở rộng các tổ hợp quân sự công nghiệp. Các nhà độc tài ở Argentine, Brazil, Nigeria, Indonesia cũng đi theo đúng con đường như thế. Chủ nghĩa mị dân kiểu đó có thể phản ánh ước muốn tạo sự công bằng của chính phủ, nhưng trên thực tế các chương trình như vậy không thể kéo dài được lâu. Nói một cách khác, khẩu hiệu “mỗi người dân một con gà” là tốt với điều kiện có đủ gà. Nếu tổ chức sản xuất nông nghiệp thiếu hiệu quả thì điều đó là bất khả thi. Việc quyền kinh tế của người dân không được thực hiện đã buộc chính phủ phải thay đổi không chỉ chiến thuật mà cả chiến lược kinh tế như đã từng xảy ra với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Trên thế giới luôn có những tiêu chuẩn để đánh giá tình trạng kinh tế của mỗi nước và mức sống của người dân và căn cứ theo đó đánh giá việc đảm bảo quyền kinh tế cho người dân từ phía chính phủ mỗi nước. Trong một thời gian dài tổng sản phẩm quốc dân (GDP) được coi là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất. Ngày nay các nhà khoa học thường không sử dụng chỉ số GDP nữa mà người ta tiến hành so sánh chất lượng cuộc sống nghĩa là thời gian lao động để đảm bảo một mức sống nào đó và chất lượng thức ăn, đồ dùng, v.v... Mặc dù đây là vấn đề còn đang tranh luận, nó không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa pháp lí vì liên quan đến quyền con người. Quyền xã hội liên quan đến việc phát triển các tiềm năng của xã hội trong lĩnh vực giáo dục, nghệ thuật, văn học, đảm bảo không có sự kì thị về giới tính, tuổi tác, hoàn cảnh gia đình, dân tộc. Sự kì thị có thể nấp dưới những hình thức tinh vi, phức tạp. Hình thức kì thị phổ biến nhất là kì thị giới tính và tuổi tác nghĩa là nhằm vào phụ nữ và trẻ em. Để thấy rõ sự kì thị này, chúng ta hãy cùng nhau xem xét địa vị của phụ nữ trên thế giới. Chuyện cổ tích kể rằng người đàn bà mang trên vai mình một nửa thế gian. Nhưng ngay cả trong các nước dân chủ tiền lương của phụ nữ vẫn thấp hơn đàn ông, công việc gia đình do người đàn bà gánh vác là chủ yếu vì đàn ông thường ít chú ý đến việc nhà. Phụ nữ thường ít có cơ hội vào đại học hơn nam giới, tại một số nước thì ngay vào trung học đã bị hạn chế và người ta còn không cho nữ giới học một số nghề nhất định nữa. Luật pháp một số nước còn tước cả quyền thừa kế của phụ nữ. Trên thế giới vẫn còn những trường hợp buôn bán phụ nữ và trẻ em làm nô lệ, các em gái bị gả bán, phụ nữ không có quyền quyết định có con hay không và nếu có thì bao nhiêu đứa. Vì vậy cơ quan bảo vệ quyền con người của Liên hiệp quốc đã đưa ra một loạt công ước nhằm bảo vệ phụ nữ khỏi tệ kì thị. Công ước về việc loại bỏ tất cả các hình thức kì thị đối với phụ nữ được thông qua vào năm 1979 và có hiệu lực vào năm 1981, sau khi được đa số các nước phê chuẩn, xác định rằng phụ nữ hoàn toàn bình đẳng với nam giới trong các lĩnh vực sau đây: • Trong bầu cử, được quyền bầu và ứng cử vào chính phủ và tham gia vào các tổ chức xã hội khác; • Lựa chọn thành phần dân tộc, quốc tịch, kể cả quyền thay đổi thành phần dân tộc của mình và của các con; • Học tập, nhận học bổng; • Công việc, được trả lương ngang với đàn ông khi cùng làm công việc giống nhau, được bảo vệ khỏi sự kì thị do mang thai và sinh con; • Chữa bệnh; • Được pháp luật bảo vệ; • Chọn chồng và quyền có một phần tài sản trong gia đình. Ngoài ra, Liên hiệp quốc còn đưa ra nhiều văn kiện liên quan đến số phận người phụ nữ trong những hoàn cảnh khác nhau: phụ nữ nô lệ, phụ nữ không có quốc tịch, phụ nữ là nạn nhân của tra tấn và áp bức, phụ nữ di dân, v.v... Các văn kiện quốc tế quan trọng nhất về quyền con người. Văn kiện quan trọng nhất là bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được thông qua vào ngày 10 tháng 12 năm 1948. Cần ghi nhận rằng không phải tất cả các thành viên của Liên hiệp quốc lúc đó đều ủng hộ Tuyên ngôn. Đại diện của Arap Saudi và Nam Phi không bỏ phiếu. Điều đó tạo cớ cho một số nước như Irak (thời Saddam Hussein), Libya không công nhận văn kiện này. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được một nhóm chuyên gia trong Uỷ ban về quyền con người dưới sự lãnh đạo của Eleonora Roosevelt (Mĩ) và Rene Cassan soạn thảo. Hai người có vai trò quan trọng trong việc soạn thảo văn bản này là Iakov Malik (Libăng) và John Humfrey (Canada). Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền thể hiện được các tư tưởng quan trọng nhất của các nhà nghiên cứu chính trị học, trong đó thể hiện một cách ngắn gọn và rõ ràng các nguyện vọng trong lĩnh vực nhân quyền chứ không phải là ghi nhận những thành tích đã đạt được. Sau Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là các văn kiện khác, cụ thể hoá các quyền công dân, thí dụ quyền kinh tế, xã hội và văn hoá được cụ thể hoá trong Công ước về Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá, Công ước về Quyền Chính trị và Dân sự đều được thông qua vào năm 1966. Ba văn kiện này được coi là những tài liệu quan trọng nhất trong lĩnh vực luật pháp quốc tế về quyền con người. 4. Quyền và quyền tự do của con người trong Hiến pháp Liên bang Nga Ngày 12 tháng 12 năm 1993 nước Nga đã thực hiện trưng cầu dân ý với kết quả: đa số dân chúng ủng hộ Hiến pháp mới. Trong bản Hiến pháp này dân quyền và nhân quyền được tuyên bố là cơ sở của nhà nước pháp quyền. Con người được coi là cội nguồn của tự do của chính mình, chứ không phải thứ tự do do chính phủ ban ơn. Các quyền và quyền tự do của con người được ghi trong chương II của bản Hiến pháp mới, phù hợp với các văn kiện quốc tế như Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, v.v... Theo Hiến pháp, Chính phủ Cộng hoà Liên bang Nga có trách nhiệm, thông qua các cơ quan chính quyền, toà án, viện kiểm soát và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác, thực hiện và bảo vệ các quyền và quyền tự do của tất cả các công dân Nga. Tất cả các quyền và quyền tự do tạo thành hệ thống các quyền công dân, quyền chính trị, quyền kinh tế, văn hoá và sinh thái. Chúng ta sẽ cùng xem xét chương 21: 1. Nhân phẩm của con người được nhà nước bảo vệ. Nhân phẩm không thể bị xâm hại trong bất cứ trường hợp nào. 2. Không ai có thể bị tra tấn, cưỡng bức, hoặc bị đối xử hay trừng phạt một cách thô bạo làm giảm nhân phẩm của con người. Không ai có thể bị ép buộc để trở thành đối tượng của các cuộc thí nghiệm về y học và các thí nghiệm khác. Chương này nói đến điều gì? Trước hết ta hãy xem nhân phẩm có nghĩa là gì. Nhân phẩm của cá nhân là sự nhận thức của chính người đó và của những người xung quanh sự kiện rằng anh ta có những phẩm chất về đạo đức và trí tuệ không thể bị bôi nhọ. Nhân phẩm của cá nhân được xác định không chỉ bằng cách anh ta nghĩ về mình như thế nào mà còn bởi danh giá của anh ta trong xã hội nữa (sự chín chắn, đạo đức, kiến thức, phong cách sống). Mỗi người đều có quyền được những người xung quanh tôn trọng. Nhân phẩm cá nhân phải được tôn trọng trong trường hợp người đó bị bắt giữ. Thí dụ việc khám xét phải được thực hiện bởi một người có cùng giới tính với đương sự. Việc bảo vệ nhân phẩm của cá nhân về mặt pháp lí được thực hiện bởi những tiêu chuẩn của luật hình sự và luật dân sự. Hiến pháp cấm các hình thức tra tấn, cưỡng bức, hoặc bị đối xử hay trừng phạt một cách thô bạo làm giảm nhân phẩm của con người. Luật pháp trong lĩnh vực bảo vệ sức khoẻ công dân không cho phép thử nghiệm những phương pháp mới để chuẩn đoán, phòng ngừa và chữa bệnh cũng như sử dụng các loại thuốc mới mà không được sự đồng ý của chính bệnh nhân hay những người thân cận nhất của họ. Cấm sử dụng tù nhân làm đối tượng thí nghiệm. Như vậy là trong chương II của Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Nga đã liệt kê tất cả các lĩnh vực liên quan đến quyền con người. Nhân tiện cũng phải nói thêm rằng Hiến pháp trước đây cũng đã ghi nhận quyền bình đẳng của các công dân trước pháp luật, quyền bình đẳng không phụ thuộc vào nguồn gốc xuất thân, dân tộc hay chủng tộc, giới tính, v.v…; quyền lao động. nghỉ ngơi, bảo vệ sức khoẻ, hưu trí, quyền có nhà ở, quyền học hành, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, mính tinh, biểu tình, v.v... Nhiều quyền trong số đó không những không được tôn trọng mà còn bị nhà nước cố tình vi phạm. Điều đó chứng tỏ rằng chỉ tuyên bố về quyền công dân thôi chưa đủ, còn cần phải tạo ra một cơ chế hoạt động sao cho, một mặt, nghiêm chỉnh tôn trọng các quyền đó và mặt khác, ngăn chặn mọi hành động có thể dẫn đến việc vi phạm hay hạn chế các quyền đó từ phía các cơ quan quyền lực. Hiến pháp mới nhấn mạnh rằng các quyền và quyền tự do căn bản của con người là bất khả phân và được phú cho ngay từ khi người đó mới chào đời. Trong số những điều mới liên quan đến quyền con người có thể kể: Điều 36: 1. Bất cứ người nào có mặt hợp pháp trên lãnh thổ Liên bang Nga đều có quyền tự do đi lại, tự do lựa chọn chỗ ở. Thực chất đây là việc bãi bỏ hệ thống hộ khẩu, là hệ thống cho phép các cơ quan nhà nước kiểm soát việc đi lại của các công dân. Phải nói thêm rằng hiện nay tại một số thành phố trong đó có thành phố Moskva vẫn còn một số hạn chế về điều khoản này. 2. Mọi người đều có thể tự do đi ra ngoài lãnh thổ Liên bang Nga. Có quyền tự do trở lại Liên bang Nga. Đây là điều khoản rất quan trọng của Hiến pháp Liên bang Nga, nó cho phép người ta tự do đi lại, nó phá vỡ “bức màn sắt” chia cắt công dân Liên Xô với phần còn lại của thế giới. Điều 35: 1. Quyền sở hữu cá nhân được pháp luật bảo vệ. 2. Mỗi người đều có quyền có tài sản riêng, được sở hữu, sử dụng, mua bán như là người chủ duy nhất hoặc cùng với người khác. 3. Không ai có thể bị tước đoạt sở hữu nếu không có quyết định của tòa án. Việc trưng dụng tài sản cho nhu cầu của nhà nước chỉ có thể được thực hiện với điều kiện đền bù trước và ngang giá. 4. Quyền thừa kế được đảm bảo. Lần đầu tiên sau cách mạng năm 1917, quyền sở hữu tư nhân được nói đến trong Hiến pháp, trong đó có cả điều khoản cực kì quan trọng, đấy là sở hữu đất đai. Điều 36: 1. Công dân và các hiệp hội có quyền sở hữu đất đai. 2. Việc sở hữu, sử dụng, mua bán đất đai và các tài nguyên thiên nhiên khác được các chủ sở hữu quyết định một cách tự do nếu quyền này không gây tác hại cho môi trường xung quanh và không xâm hại quyền và quyền lợi hợp pháp của những người khác. Phần ba của điều khoản này viết: “Điều kiện và chế độ sử dụng đất đai được qui định trên cơ sở luật pháp Liên bang”. Mong rằng các luật và qui định trong tương lai, không chỉ liên quan lĩnh vực sở hữu mà các lĩnh vực khác, đều phù hợp với các tiêu chuẩn ghi trong Hiến pháp và không làm triệt tiêu các tiêu chuẩn đó, như đã từng xảy ra trước đây. Tòa án và các cơ quan bảo vệ pháp luật có trách nhiệm theo dõi việc bảo vệ quyền con người. Gần đây nước Nga đã lập ra chức vụ Uỷ viên về quyền con người, người được bổ nhiệm vào chức vụ này có trách nhiệm giúp đỡ bảo vệ quyền tự do của các công dân. Mĩ, Canada và nhiều nước khác cũng có chức vụ tương tự như thế. Như vậy nghĩa là việc tôn trọng các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp, quyền được pháp luật bảo vệ một cách công bằng, thượng tôn pháp luật và thủ tục pháp lí công chính, quyền chính trị, kinh tế và văn hoá là một phần không thể tách rời của nhà nước dân chủ. Mức độ tôn trọng các quyền đó phản ánh trình độ dân chủ của chính xã hội. Không chỉ nhà nước bị buộc phải giới hạn khả năng tước đoạt hoặc thu hẹp quyền của con người mà từng người cũng không được cho phép mình chà đạp lên quyền của những người khác. Nghĩa là sự phụ thuộc lẫn nhau và cộng đồng trách nhiệm giữa các công dân và các tổ chức của chính phủ tạo ra cơ sở cho sự thăng tiến của nền dân chủ. Như triết gia người Mĩ, ông Reinhold Niebuhr, từng nói: “Việc con người có thể trở thành công chính làm cho dân chủ trở thành khả dĩ, nhưng việc con người có khả năng trở thành bất công lại làm cho dân chủ trở thành cần thiết”. Xin nhớ lại mười điều răn của Kinh thánh, tôn trọng quyền của tha nhân cũng tức là tạo điều kiện cho việc thực thi và tôn trọng quyền của chính mình. Chương 4: Nhà nước và chính quyền 1. Hệ thống chính trị và nhà nước. Các hình thức quản lí nhà nước và chế độ chính trị Chính trị là lĩnh vực hoạt động đặc biệt của con người. Nhà chính trị phải làm việc với quần chúng, với các tổ chức quần chúng lớn nhỏ khác nhau về tính chất và quyền lợi. Hoạt động chính trị đòi hỏi một số công cụ và thể chế nhất định. Những công cụ như thế đã được xây dựng trong quá trình phát triển của nền văn minh nhân loại: đấy là hệ thống chính trị và nhà nước. Vậy hệ thống chính trị là gì? Hệ thống chính trị là các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị, cơ quan nhà nước nhằm thực thi quyền lực trong xã hội. Đặc trưng chủ yếu của hệ thống chính trị là: thứ nhất, đảm bảo cho các công dân được tham gia (hay không được tham gia) vào việc quản lí các công việc, nghĩa là hoạt động chính trị của các công dân, của các tổ chức, quyền và quyền tự do công dân được thực hiện trong khuôn khổ của hệ thống chính trị; thứ hai, hệ thống chính trị cho phép (hoặc không cho) thực hiện quyền và quyền tự do của công dân. Hệ thống chính trị bao gồm: các quan hệ chính trị, các tổ chức chính trị, các tiêu chuẩn chính trị, các quan điểm và truyền thống chính trị. Thành tố quan trọng nhất của hệ thống chính trị là nhà nước. Nhà nước là thiết chế chủ yếu của hệ thống chính trị, thực hiện việc quản lí, bảo vệ và bảo trợ các cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội. Trong suốt lịch sử mấy ngàn năm qua đã hình thành nhiều quan điểm về nhà nước, từ ca ngợi cho đến phủ nhận hoàn toàn. Chúng ta sẽ xem xét một vài quan điểm như thế. Triết gia Hi Lạp cổ đại, Democritus (460-370 trước công nguyên) cho rằng nhà nước có trách nhiệm bảo vệ sự công bằng và lợi ích chung: “... Một nhà nước được cai trị tốt là một thành lũy vĩ đại: trong đó có tất cả, khi nó còn thì tất cả đều còn, khi nó chết thì tất cả sẽ đều chết theo”. Cicero, diễn giả và nhà tư tưởng La Mã cổ đại (106-43 trước công nguyên) lại coi nhà nước là “tài sản của nhân dân, còn nhân dân thì không phải là một nhóm người tập hợp lại với nhau một cách vô tình mà sự gắn bó của nhiều người liên kết với nhau bằng sự đồng thuận trong các vấn đề quyền và cộng đồng quyền lợi. Niccolo Machiavelli (1469-1527), nhà tư tưởng, nhà sử học và nhà hoạt động xã hội thời Phục hưng thì nhấn mạnh rằng “tất cả các nhà nước, các quốc gia đã và đang có quyền lực đối với dân chúng về thực chất đều hoặc là nước cộng hòa hoặc là nhà nước độc tài”. Những người vô chính phủ lại phủ nhận nhà nước bởi vì nó đàn áp con người. Tại sao lại có sự khác biệt lớn đến như thế? Theo chúng tôi thì điều đó liên quan đến hai phương diện sau đây: thứ nhất, chính sách của nhà nước; thứ hai, hình thức nhà nước trong quốc gia đó. Ở đây trước hết ta cần nhận thức rõ các chức năng chủ yếu của nhà nước. Theo chúng tôi không ai có thể trả lời câu hỏi này rõ ràng hơn là Adam Smith cách đây hai trăm năm: “Chiếu theo các quyền tự do mà tạo hóa đã ban cho con người, nhà nước chỉ nên thực hiện ba chức năng, đấy là ba chức năng cực kì quan trọng, nhưng rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi lí trí thông thường: thứ nhất, bảo vệ xã hội khỏi sự áp chế và can thiệp của các xã hội khác; thứ hai, hết sức bảo vệ mọi thành viên của xã hội khỏi sự áp bức và bất công của các thành viên khác của xã hội hay là trách nhiệm thiết lập một nền tư pháp nghiêm minh và công bằng; và thứ ba, tạo lập và duy trì một số thiết chế xã hội, việc tạo lập và duy trì các thiết chế này không phải vì quyền lợi của của các cá nhân hay các nhóm cá nhân riêng biệt các nhóm nhỏ nào đó vì lợi nhuận của nó không thể bù đắp được chi phí của các nhân hay các nhóm đó nhưng đối với cả xã hội thì lại hoàn toàn có thể được”. Nói một cách khác, hai chức năng đầu của nhà nước là: bảo vệ các thành viên của xã hội khỏi sự cưỡng bức từ chính những đồng bào của họ hoặc cưỡng bức từ bên ngoài. Chức năng thứ ba của nhà nước, cũng là trách nhiệm của mọi chính phủ là thực thi các biện pháp nhằm bảo vệ và củng cố xã hội tự do (tạo ra các cơ chế nhằm thực thi quyền công dân) Để thực hiện các chức năng nêu trên, nhà nước cần có: các cơ quan quyền lực, các cơ quan quản lí, các cơ quan chuyên chính, tòa án. Đặc trưng của nhà nước là chủ quyền, nghĩa là nhà nước có quyền đại diện cho toàn thể xã hội; có quyền ban hành luật pháp và các văn bản pháp qui có tính chất cưỡng bách đối với tất cả các thành viên của xã hội. Chính quyền nhà nước có bộ máy quản lí chuyên nghiệp cũng như bộ máy chuyên chính như là quân đội và cảnh sát. Bây giờ ta sẽ chuyển sang xem xét việc phân loại các hình thức quản lí nhà nước. Cách phân loại đơn giản nhất là theo số lượng người cầm quyền. Nếu đất nước chỉ do một người cai trị và quyền lực được chuyển giao theo lối cha truyền con nối thì nhà nước đó có thể được gọi là nhà nước quân chủ. Nếu đất nước do một nhóm người cai trị thì được gọi là chế độ quí tộc. Và cuối cùng là chế độ dân chủ tức chính quyền của nhân dân. Hình thức nào cũng có thể tốt nếu nó nhắm đến lợi ích chung. Điều được thể hiện trong luật pháp, trong việc tuân theo truyền thống, tín ngưỡng của dân chúng nước sở tại. Thí dụ khi ta nói rằng đất nước do một nhà độc tài cai trị thì trong đầu ta không xuất hiện hình ảnh một đức vua anh minh (dù cả hai trường hợp đều do một người cai trị). Chúng ta có thái độ tốt hơn với chế độ quân chủ vì quân chủ củng cố quyền lực của một người bằng con đường chính đáng. Sự khác nhau ở đây là người cầm quyền giành được quyền cai trị bằng các thủ tục được dân chúng công nhận hay chiếm đoạt được quyền hành bằng vũ lực hay sự lừa dối. Thí dụ năm 1613, M. F. Romanov được Hội đồng tự quản bầu làm vua nước Nga. Đấy chính là khởi đầu của đế chế Romanov, cầm quyền ở Nga cho đến Cách mạng tháng Mười năm 1917. Chúng ta coi việc cai trị của hoàng đế hay nhà vua là hợp hiến mặc dù hiến pháp, theo cách hiểu của chúng ta hiện nay, có thể chưa tồn tại, còn việc cai trị của một kẻ độc tài hay độc tài quân sự là bất hợp hiến và phi pháp. Cũng phải nói thêm rằng chế độ có thể còn là chế độ quân chủ hạn chế vì bị hạn chế bởi các thủ tục chuyển giao quyền lực và hạn chế do luật pháp hoặc hiến pháp nữa. Cần phải phân biệt chế độ quân chủ lập hiến và chế độ quân chủ đại nghị. Hai hình thức cai trị này có một số khác biệt quan trọng vì có hai chủ thể nắm quyền khác nhau, đấy là nhà vua (hoàng đế) hay quốc hội, cho nên cách sọan thảo hiến pháp cũng khác nhau. Hiến pháp là gì? Hiến pháp (Bộ luật chủ yếu) thường được coi là bộ luật quan trọng nhất, xác định cơ cấu quyền lực, quyền của chính phủ, các bảo đảm về quyền con người. Các luật này thường được tập hợp vào một văn kiện và được gọi là Luật cơ bản ; nhưng, thí dụ như tại nước Anh, thì đây lại là tập hợp những bộ luật do quốc hội ban hành, các án lệ, các thỏa ước và tập tục hình thành trong hàng trăm năm qua. Từ bản Hiến pháp bất thành văn như thế, nước Anh là nước quân chủ đại nghị: người đứng đầu nhà nước hiện là nữ hoàng và ngôi vua được truyền cho những người kế vị trong hoàng tộc. Thí dụ điển hình về chế độ quân chủ vô giới hạn (còn gọi là quân chủ chuyên chế) là nước Nga trước cách mạng (trước năm 1905). Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận về các hình thức quản lí nhà nước. Ba hình thức quản lí nhà nước nói đến bên trên, nếu không bị pháp luật kiềm chế, nếu chỉ để mưu cầu lợi ích cá nhân thì có thể sẽ thoái hóa từ hợp hiến thành bất hợp hiến. Cũng có thể xảy ra quá trình ngược lại. Các hình thức quản lí nhà nước Hình thức hợp hiến Hình thức bất hợp hiến Quân chủ Bạo quyền Quí tộc Tập đoàn thống trị (hoạt đầu / quả đầu / đầu sỏ) Dân chủ Đám đông (quyền lực của đám đông) Một trong những phương pháp phân biệt các hình thức nhà nước là câu hỏi: chính phủ có hợp pháp hay không? Nếu chính phủ là hợp pháp và được đa số dân chúng công nhận thì đấy là chính phủ chính thống, nghĩa là được toàn dân coi là hợp pháp. Cũng cần phải nói rằng cùng với thời gian, hiến pháp của phần lớn các nước dân chủ đều được sửa đổi, hoặc được đưa thêm vào những điều khoản gọi là tu chính. Thí dụ Hiến pháp Hoa Kì gồm 7 điều khoản quan trọng nhất được thông qua ngày 17 tháng 9 năm 1787 và 26 tu chính (10 tu chính đầu tiên gọi Bill of Rights được thông qua năm 1791, tu chính cuối cùng được thông qua năm 1971). Hiến pháp các nước khác cũng có những thay đổi tương tự. Nhưng quá trình thay đổi thì khác nhau. Quá trình thay đổi ở Mĩ là phức tạp nhất, qua nhiều giai đoạn và phải được đa số thông qua. Tại đa số các quốc gia khác chỉ cần cơ quan lập pháp đưa ra tu chính và cử tri sẽ thông qua vào lần bầu cử tiếp theo. Xin nhấn mạnh rằng tất cả các tu chính Hiến pháp cần phải loại trừ, theo ý kiến của K. Popper, “một kiểu thay đổi duy nhất đấy là thay đổi đe dọa bản chất dân chủ của nó”. Các hình thức quản lí nhà nước nêu trong bảng trên chỉ có tính chất tiêu biểu. Trên thực tế có thể có những hình thức khác nữa. Trong lịch sử nhân loại đã từng có những hình thức chính phủ không nằm trong các tiêu chuẩn kể trên. Cuộc sống vốn muôn màu muôn vẻ, phức tạp hơn mọi lí thuyết, mọi sơ đồ. Nhiều nhà khoa học có lí khi cho rằng sự hỗn hợp, ít nhất là giữa hai hình thức chính là cách quản lí phù hợp nhất. Họ khẳng định như vậy vì mỗi hình thức quản lí, kể cả hợp hiến, cũng đều có những ưu, khuyết điểm nhất định. Ngoài hình thức quản lí nhà nước ta còn cần phải phân biệt chế độ chính trị: vô chính phủ, độc tài và toàn trị. Có thể coi P. G. Proudhon và M. A. Bakunin là cha đẻ của phong trào vô chính phủ vì họ phủ nhận mọi hình thức chính phủ. M. A. Bakunin nhiều lần nhấn mạnh rằng “có nhà nước là có áp bức, nghĩa là có chế độ nô lệ; không thể có áp bức mà không có nô lệ, dù công khai hay che đậy, đấy là lí do vì sao chúng tôi là kẻ thù của nhà nước”. Vô chính phủ (anarchism, là một từ gốc Hi Lạp) là một phong trào chính trị-xã hội phủ nhận vai trò của nhà nước và mọi quyền lực chính trị nói chung, họ tuyên truyền cho một sự tư do cá nhân vô bờ bến và không công nhận một trật tự chung trong quan hệ giữa người với người. Theo chúng tôi, thực chất của vô chính phủ là quyền lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu. Toàn trị (totalis, tiếng Latin nghĩa là toàn bộ) là hiện tượng của thế kỉ XX. Các đồ đệ của tư tưởng toàn trị luôn luôn cho rằng nhà nước là công cụ chủ yếu để thực thi lí thuyết của họ. Nhà nước trên thực tế đã bị thần thánh hóa. Mussolini từng tuyên bố: “Tất cả vì nhà nước, không có gì được nằm ngoài nhà nước, không có gì được chống lại nhà nước”. Cách tiếp cận như thế nguy hiểm ở chỗ nào? Nó nguy hiểm trước hết là ở chỗ nhà nước toàn trị hoàn toàn không coi con người như một cá nhân, nó biến con người thành công cụ cho những mục đích của mình. Chế độ độc tài là hệ thống có nền đa nguyên hạn chế. Thường thì nó không có một hệ tư tưởng bao trùm lên tất cả (khác với toàn trị), cũng không dựa vào quần chúng (khác với dân chủ). Các chế độ độc tài là kết quả của các cuộc khủng hoảng và sụp đổ của các chính quyền dân chủ (các cuộc đảo chính quân sự tại Mĩ Latin), sự mất ổn định sau khi giành được độc lập và lật đổ chế độ thực dân (tại một loạt nước thuộc châu Á và châu Phi), các cuộc xung đột trong các xã hội đa sắc tộc (Nam Phi trước khi có tuyển cử tự do), sự lung lay của chế độ toàn trị (thí dụ Liên Xô sau khi Stalin chết hồi năm 1953). Nói đến các hình thức quản lí nhà nước chủ yếu cũng phải nhấn mạnh rằng cơ cấu nhà nước phải tính đến các truyền thống dân tộc. “Đức chúa trời nói rằng: hãy dừng lại trên đường đi, hãy nhìn cho kĩ và hỏi cho rõ những con đường xưa, đường nào tốt thì đi theo”, Kinh thánh đã viết như thế. Nếu phân tích một cách kĩ lưỡng các hình thức quản lí nhà nước thì ta phải nhận rằng dân chủ là hình thức tốt nhất từ trước đến nay. Có thể coi dân chủ là hình thức quản lí hợp đạo lí nhất vì nhà nước trong chế độ dân chủ là nhà nước vì dân và là nhà nước đảm bảo các quyền tự do cho các công dân của mình. Chế độ dân chủ là chế độ không cho phép tập trung quyền lực vào tay một người hoặc một nhóm người. Tổng thống thứ tư của Hoa Kì, cũng là một trong những tác giả của Hiến pháp Mĩ, ông James Madison, từng nói: “Hoàn toàn có lí khi nói rằng tập trung toàn bộ quyền lực, lập pháp, hành pháp và tư pháp vào tay một người... là chế độ chuyên chế”. Nhưng phân quyền lại đòi hỏi, một mặt, sự phân định rõ ràng trách nhiệm và có các biện pháp hữu hiệu nhằm chống lại sự lạm dụng quyền lực; mặt khác, sự tham gia và ở mức độ nào đó cộng đồng trách nhiệm của tất cả mọi người đối với chính sách của quốc gia. 2. Các chế độ dân chủ thường gặp Các nhà nước dân chủ thường theo hai hình thức: đại nghị và tổng thống, khác nhau ở cách bầu chọn những người đại diện và lãnh đạo. Trong chế độ đại nghị, chính phủ (đứng đầu là thủ tướng) do đảng hay liên hiệp các đảng nắm đa số trong quốc hội lựa chọn. Trong chế độ tổng thống, người dân trực tiếp bầu tổng thống, không phụ thuộc vào quốc hội. Dân chủ đại nghị và dân chủ tổng thống còn khác nhau ở quan hệ giữa lập pháp và hành pháp. Trong chế độ đại nghị, quốc hội giữ thế thượng phong, còn trong chế độ tổng thống thì tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu chính phủ. Tổng thống và đại biểu quốc hội (lập pháp) đều do dân bầu. Trong chế độ đại nghị, các đảng chính trị đóng vai trò rất quan trọng mặc dù các nghị sĩ là những người đại diện cho toàn dân chứ không phải cho một đảng phái hay một nhóm người nào. Không nghi ngờ gì rằng các đảng phái chính trị có ảnh hưởng lớn hơn trong giai đoạn bầu cử vì sau đó họ thường liên kết thành các nhóm đa số và nhóm đối lập. Trong chế độ tổng thống, các đảng phái chính trị có ảnh hưởng ít hơn đối với hoạt động của các cơ quan lập pháp. Chỉ có trong trường hợp, thí dụ như ở Mĩ, khi cả tổng thống và thượng viện đều là người của một đảng thì tổng thống sẽ dễ dàng hơn trong việc thông qua dự luật tại thượng viện. Sự khác nhau chủ yếu giữa chế độ đại nghị và tổng thống là mối quan hệ giữa nhánh lập pháp và hành pháp. Trong chế độ đại nghị, hai nhánh này gần như là một vì thủ tướng và các thành viên chính phủ đều là nghị sĩ. Thời gian cầm quyền của chính phủ thường được giới hạn trong khoảng 4 đến 5 năm, trừ khi [phe ủng hộ] thủ tướng bị mất đa số tại quốc hội. Trong trường hợp như thế người ta sẽ tiến hành tổng tuyển cử và thành lập chính phủ mới. Trong chế độ tổng thống thì tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu chính phủ. Tổng thống cũng như các thượng nghị sĩ đều do nhân dân trực tiếp bầu. Theo mô hình phân quyền thì thành viên chính phủ thường không phải là nghị sĩ. Nếu đảng của tổng thống nắm đa số ghế tại thượng viện thì chính sách của tổng thống sẽ dễ được thông qua hơn, nhưng khác với thủ tướng, tổng thống không phụ thuộc vào phe đa số, ông có thể tại vị mà không cần có đa số ủng hộ trong quốc hội. Các ưu và khuyết điểm của hai hình thức đại nghị và tổng thống: chế độ đại nghị hấp dẫn ở tính mềm dẻo và khả năng phản ứng với những biến động. Các chính phủ đại nghị, đặc biệt là khi được bầu theo lối tỉ lệ (ta sẽ xem xét cụ thể trong các chương sau), thường có xu hướng đa đảng, khi đó ngay các đảng phái nhỏ cũng có thể có đại diện trong các cơ quan lập pháp. Kết quả là những nhóm thiểu số cũng có thể tham gia vào các quá trình chính trị ở ngay các cơ quan cao nhất của chính phủ. Sự đa dạng như thế góp phần thúc đẩy các cuộc đối thoại và thỏa hiệp khi các đảng đối kháng với nhau thành lập liên minh cầm quyền. Nếu liên minh tan vỡ hay đảng mất quyền cai trị thì thủ tướng phải từ nhiệm và một chính phủ khác được thành lập hoặc phải tiến hành tổng tuyển cử, nhưng không có khủng hoảng đe dọa chính hệ thống dân chủ. Khuyết điểm chính của chế độ đại nghị là mặt trái của tính mềm dẻo và sự tham gia của nhiều đảng phái trong chính phủ, đó là thiếu tính ổn định: 1. Liên hiệp đa đảng có thể không ổn định và sẽ tan vỡ ngay khi có khủng hoảng. Thời gian cầm quyền của chính phủ thường là ngắn. 2. Chính phủ có thể bị các đảng cực đoan khống chế, họ có thể dọa rút khỏi liên minh cầm quyền và như thế chính phủ phải từ nhiệm, họ cũng có thể đòi chính phủ thi hành những đường lối theo xu hướng của họ. Hơn nữa thủ tướng chỉ là lãnh tụ chính tri, ông không đủ uy quyền của một người do dân trực tiếp bầu. 3. Đảng chính trị chiếm đa số tuyệt đối trong quốc hội có thể thực hiện các cương lĩnh chính trị với những hậu quả nghiêm trọng mà không được ngăn chặn kịp thời, có thể dẫn đến tình trạng độc tài của đa số trong tương lai. Ưu điểm chủ yếu của chế độ tổng thống là, thứ nhất, trách triệm trực tiếp trước dân, thời gian dài và sức mạnh; thứ hai, vì tổng thống do dân bầu nên ông có uy quyền, không lệ thuộc vào thái độ của các đảng phái trong quốc hội; thứ ba, hai nhánh quyền lực đều có thực quyền và về lí thuyết thì ngang nhau, chế độ tổng thống cố gắng làm cho lập pháp và hành pháp đều mạnh, mỗi nhánh đều do dân cử và có thể làm đối trọng và kiểm soát lẫn nhau. Khuyết điểm là ở chỗ tổng thống và nghị sĩ được bầu riêng rẽ, có thể xảy ra tranh chấp, dẫn đến ngõ cụt. Tổng thống có thể không nhận được đủ số phiếu nên không thể thực hiện được một chính sách nào đó, đồng thời ông có thể sử dụng quyền phủ quyết ngăn không cho quốc hội thông qua dự luật nào đó. Do được bầu trực tiếp nên tổng thống có thể có quyền lực hơn thủ tướng. Nhưng tổng thống lại phải thỏa hiệp với cơ quan lập pháp, dù nó có bị phe đối lập kiểm soát hay không, là cơ quan cũng được dân trực tiếp bầu một cách độc lập với tổng thống. Kết quả là kỉ luật đảng ở đây yếu hơn so với chế độ đại nghị. Khác với thủ tướng, tổng thống không cách chức hay thi hành kỉ luật các đảng viên. Thủ tướng, khi nắm được đa số tuyệt đối, có thể đảm bảo rằng chương trình của ông sẽ được thông qua. Gặp trường hợp khi thượng viện kiên quyết bảo vệ ưu quyền của mình thì tổng thống phải đàm phán rất lâu mới có thể thông qua được một tu chính nào đó. Hệ thống nào đáp ứng tốt hơn các đòi hỏi của dân chủ? Không có câu trả lời dứt khoát. Xin bạn đừng buồn, đây là đề tài thảo luận thường xuyên của các nhà chính trị học, các nhà xã hội học và của các chính khách nữa. Mỗi hệ thống đều có mặt mạnh và mặt yếu. Chúng tôi cho rằng cả hai hệ thống đếu phù hợp với chế độ dân chủ lập hiến mặc dù không có hệ thống nào có thể bảo đảm dân chủ một trăm phần trăm. Chế độ phân quyền. Chính quyền nhà nước được chia thành ba nhánh: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Không một nhánh nào được quyền nắm trọn quyền lực quốc gia. Sự phân chia như thế được xác định một cách cẩn trọng trong Hiến pháp Hoa Kì, ban hành năm 1789 vì các nhà sọan thảo bản Hiến pháp này cho rằng đấy chính là điều kiện đảm bảo rằng không một nhánh nào của chính phủ có thể nắm trọn được quyền lực quốc gia.Tổng thống thư tư của Hoa Kì, cũng là một trong những tác giả của Hiến pháp Mĩ, ông James Madison, từng nói: “Hoàn toàn có lí khi nói rằng tập trung toàn bộ quyền lực, lập pháp, hành pháp và tư pháp vào tay một người... là chế độ chuyên chế”. Cũng phải nói thêm rằng hệ thống do các tác giả của bản Hiến pháp Hoa Kì lập ra trù liệu không chỉ sự phân chia quyền lực mà còn sự cùng tham gia nữa. Thí dụ quyền lập pháp là của thượng viện, nhưng tổng thống có quyền phủ quyết các dự luật đã được thượng viện thông qua. Để vô hiệu hóa quyền phủ quyết của tổng thống, thượng viện phải có hai phần ba phiếu ủng hộ ở cả thượng và hạ viện. Tổng thống cử thành viên nội các và các đại sứ, tiến hành đàm phán với các nước nhưng phải được hạ viện chấp thuận. Mặt khác, Hiến pháp xác định rằng chỉ có thượng viện mới có quyền tuyên bố chiến tranh nhưng tổng tư lệnh quân đội lại là tổng thống. Một trong những đặc điểm nổi bật của cơ quan lập pháp, do truyền thống lịch sử để lại, là hệ thống một hoặc hai viện quốc hội (chi tiết sẽ trình bày trong chương nói về chế độ liên bang). Người ta thường nghĩ rằng hệ thống hai viện thích hợp cho các nhà nước liên bang. Một viện đại diện cho cả nước, viện kia đại diện cho các bang. Nhưng lịch sử lại cho thấy rằng hệ thống hai viện xuất hiện trước các nhà nước liên bang và có nguốn gốc từ hệ thống quốc hội gồm hai viện của nước Anh có từ cuối thế kỉ XIII. Mặc dù quyền hạn của Viện quí tộc ngày càng bị thu hẹp (năm 1911 Viện quí tộc bị tước quyền đưa ra dự luật về tài chính, năm 1948 bị tước quyền hoãn thi hành dự luật đã được thông qua), nhưng nó vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Tại quốc hội Anh có 872 quí tộc. Ba chức năng chủ yếu của cơ quan lập pháp. Trong các nhà nước dân chủ, cơ quan lập pháp có ba chức năng chủ yếu sau đây: 1. Quyền lập pháp, kể cả việc xem xét và phê chuẩn các hiệp ước và thỏa ước quốc tế. 2. Quyền xem xét và kiểm soát dự toán ngân sách quốc gia. 3. Quyền giám sát hoạt động của các cơ quan hành pháp. Trong một loạt nước, sáng kiến lập pháp được phân chia giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp. Ngoài ra, trong chế độ tổng thống, tổng thống còn có quyền can thiệp vào quá trình lập pháp (quyền phủ quyết). Trong mỗi khu vực quyền phủ quyết lại có đặc thù riêng. Thí dụ ở Mĩ, Thượng viện gửi dự luật đã được thông qua cho Tổng thống. Nếu Tổng thống không đồng ý thì trong thời hạn 10 ngày ông phải gửi lại Thượng viện kèm theo các đề nghị của mình. Nếu dự luật không được kí và không được gửi lại Thượng viện trong thời hạn 10 ngày thì nghiễm nhiên trở thành luật nếu Thượng viện chưa kết thúc khóa họp. Đấy gọi là “phủ quyết ngầm” hay “phủ quyết bỏ túi” khi dự luật được trình Tổng thống trong thời hạn mười ngày trước khi kết thúc khóa họp. Nhiều nước có hệ thống tương tự, với thời hạn hơi khác, thí dụ Argentine và Brazil là 10 ngày, Philippines là 20 ngày, Chi Lê là 30 ngày, Phần Lan là 3 tháng, Nga là 14 ngày... Cũng phải nhớ rằng trong các xã hội dân chủ, nhân dân, trên cơ sở dân chủ trực tiếp hoặc bán trực tiếp, cũng được quyền hoặc ít nhất cũng đôi khi được quyền thông qua luật. Hình thức thể hiện ý kiến xã hội một cách trực tiếp nhất là trưng cầu dân ý, nghĩa là toàn dân biểu quyết về một vấn đề nào đó. Thường thì đấy là những vấn đề thuộc về hiến pháp. Trong chế độ dân chủ đại nghị, người đứng đầu chính phủ (Pháp, Italy) thường là người có quyền quyết định tổ chức trưng cầu dân ý, điều này là để hạn chế bớt quyền của nhánh lập pháp. Tổng thống, theo Hiến pháp Nga, là người quyết định tổ chức trưng cầu dân ý (điều 84). Hiến pháp của các nước khác nhau có qui định khác nhau về quyền của lập pháp và hành pháp trong những điều kiện đặc biệt, đòi hỏi phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Thí dụ, ở Pháp, quyền ban bố tình trạng khẩn cấp thuộc về tổng thống, quốc hội phải ngưng hoạt động trong giai đoạn khẩn cấp. Hiến pháp của Pháp viết rằng trong trường hợp khẩn cấp tổng thống có thể thay mặt chính phủ, hai viện và tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước khác. Nhưng trong đa số các quốc gia khác, việc ban bố tình trạng khẩn cấp không ngăn cản quốc hội thực hiện các chức năng của mình. Theo Hiến Pháp Nga thì Tổng thống có quyền ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn lãnh thổ Liên bang hay tại những khu vực nhất định, nhưng phải lập tức thông báo cho Viện Liên bang và Viện Duma. Cũng phải nhớ rằng theo Hiến pháp thì Viện Duma không thể bị giải tán ngay cả trong tình trạng chiến tranh hay tình trạng khẩn cấp. Quyền xem xét và kiểm soát ngân sách quốc gia. Nếu xem xét chức năng của các cơ quan lập pháp trong quá khứ thì ta thấy ngay rằng, thông qua các đại diện của mình, nhân dân một số nước đòi được quyền thỏa thuận mức thuế khóa trước, rồi sau đó mới là quyền lập pháp. Cụ thể là Viện thứ dân ở Anh đã có quyền kiểm soát ngân sách trước, sau đó là quyền đưa đơn thỉnh nguyện và chỉ sau đó mới trở thành cơ quan lập pháp như ta thấy hiện nay. Hiện nay quyền kiểm soát và phân bổ ngân sách được giao cho ngành hành pháp. Quyền chi tiêu và kiểm soát ngân khố quốc gia được giao cho các chính phủ, chính phủ có trách nhiệm tránh tất cả những hành động gây nguy hại cho ngân sách quốc gia. Chức năng thứ ba là giám sát hoạt động của ngành hành pháp. Không nghi ngờ gì rằng chính quyền hành pháp ở các nước dân chủ có các cơ chế giám sát của chính mình. Ta hãy cùng xem xét cách thức hoạt động của cơ chế ấy ở Hoa Kì. Hàng năm Tổng thống Mĩ phải đọc thông điệp về tình hình đất nước trước Thượng viện. Ngoài ra ông còn phải đọc báo cáo về những lĩnh vực khác nhau trước Thượng viện ít nhất là 30 lần. Theo Hiến pháp Mĩ, Hạ nghị viện có quyền luận tội (impeachment) nghĩa là bãi chức hoặc cấm không cho giữ các chức vụ chính thức hoặc các chức vụ có thể tạo ra thu nhập tại Hợp chủng quốc Hoa Kì. Nói một cách khác, impeachment là các thủ tục pháp lí nhằm thay thế các đại diện của chính quyền hành pháp trước khi kết thúc nhiệm kì được thực hiện bởi cơ quan lập pháp. Thí dụ trước khả năng bị impeachment, tổng thống Brazil phải từ chức vào năm 1992, tổng thống Mĩ, Nixon cũng phải từ chức vào năm 1975. Tại Nga, Hiến pháp cũng qui định Viện Liên bang cũng có quyền bãi nhiệm tổng thống trước thời hạn vì tội phản quốc hoặc những tội ác nghiêm trọng khác. Như vậy nghĩa là cơ quan lập pháp có độc quyền ban hành các luật có giá trị pháp lí cao nhất. Cần ghi nhận rằng trong nhà nước quân chủ thì quyền này thuộc về nhà vua. Tại Hi Lạp cổ đại người ta sử dụng hình thức phổ thông đầu phiếu, cũng như Hội đồng năm trăm, một hình thức chủ tịch đoàn trong các hội nghị toàn dân. Hội đồng này cũng do đại hội toàn dân bầu ra. Tại La Mã cổ đại chức năng lập pháp thuộc về đại hội toàn dân, và các consul tức các nguyên lão, những người đứng đầu nước cộng hòa, do dân bầu lên. Ngày nay, nếu nói về các nước dân chủ, thì chức năng lập pháp thuộc về các đại biểu do nhân dân bầu lên. Nghĩa là nhiệm vụ của các cơ quan đại diện là tìm ra và lí giải một cách chuyên nghiệp, rõ ràng các vấn đề liên quan đến quyền lợi của toàn xã hội. Về phía mình, cử tri phải thiết lập được các cơ chế đảm bảo rằng đại biểu của họ sẽ cố gắng giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi của toàn xã hội. Trong các xã hội dân chủ các cơ chế thường được sử dụng là: 1. Bất tín nhiệm trong các lần bầu sau. 2. Có quyền bãi nhiệm. 3. Tổ chức trưng cầu dân ý. Sử dụng rộng rãi hình thức trưng cầu dân ý và sự hoạt động hữu hiệu của các cơ quan đại diện tại một số nước đã giúp tạo ra tại một số quốc gia một hệ thống năng động trong việc xác định và hợp thức hóa ý chí của nhân dân. Thụy Sĩ là trường hợp điển hình. Có người cho rằng trưng cầu dân ý là hình thức thể hiện ý chí của nhân dân một cách hữu hiệu và đầy đủ nhất. Xin bạn hãy suy nghĩ về cách đặt vấn đề như thế. Hãy đưa ra các ý kiến “ủng hộ” và “phản đối” của cá nhân mình. Tất nhiên, thật khó trả lời dứt khoát, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi vấn đề ngày càng phức tạp, khi có rất nhiều cách điều khiển dư luận, khi chính trị càng ngày càng trở thành lĩnh vực của các chuyên gia, cần phải có sự kết hợp giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Chỉ có như thế mới có thể tìm ra được phương án tối ưu, một mặt, nghiên cứu dư luận xã hội và để quần chúng cùng tham gia giải quyết các vấn đề, mặt khác, hợp thức hóa nó một cách chuyên nghiệp về mặt pháp lí. Chính quyền hành pháp. Chính quyền hành pháp do tổng thống hoặc thủ tướng đứng đầu. Tổng thống được bầu theo lối phổ thông đầu phiếu và đứng ra thành lập chính phủ. Trong chế độ đại nghị thì thủ tướng do đảng hoặc liên hiệp các đảng phái nắm đa số trong quốc hộ cử và đứng ra thành lập nội các. Người đứng đầu chính quyền hành pháp được bầu (cử) cho một thời hạn nhất định. Họ không thể nắm chức vụ đó suốt đời, cũng không thể nhường ngôi cho con. Đôi khi một người, một gia đình hoặc một dòng họ nắm quyền lực trong một thời gian dài. Thí dụ dòng họ Nehru ở Ấn Độ. Nhưng gia đình này cũng từng bị mất quyền lực đến hai lần trong giai đoạn từ 1945 đến 1990. Trong các nhà nước phi dân chủ (toàn trị) người lãnh đạo có thể nắm quyền rất lâu. Thí dụ Franco từng nắm quyền ở Tây Ban Nha suốt 30 năm. Đôi khi người đứng đầu ngành hành pháp (tổng thống) có thể được bầu lại. Thí dụ ở Mĩ một loạt tổng thống từ được bầu hai ba nhiệm kì, trong đó có Roosevelt (1936, 1940, 1944), Truman, Eisenhower, Reagan. Nhưng trong các xã hội dân chủ thời hạn cầm quyền được xác định bởi Hiến pháp và thường kéo dài từ 3 đến 7 năm, tuỳ nước. Hiến pháp cũng thường nói rõ một lãnh tụ có thể được bầu đến bao nhiêu lần. Thí dụ Tu chính XXII (năm 1951) Hiến pháp Hoa Kì viết như sau: “Không một người nào có thể được bầu vào chức vụ Tổng thống quá hai nhiệm kì…”. Trong các nước theo chế độ đại nghị, hiếm khi thủ tướng được nắm quyền đến hai nhiệm kì. Margaret Thatcher ở Anh và Helmut Kohl ở Đức giữ ghế thủ tướng ba nhiệm kì là những ngoại lệ cực kì hiếm. Cơ sở để một tổng thống hay một đảng nào đó có thể được tái cử là mức sống của người dân trong nước. Chức năng của chính quyền hành pháp trong các nước dân chủ là gì? Chức năng của hành pháp được xác định bởi nhu cầu lãnh đạo và quản lí thường xuyên trong các lĩnh vực lập kế hoạch, quản lí kinh tế, văn hóa và giáo dục. Chính quyền hành pháp lập và thực thi chương trình hành động của mình trong lĩnh vực tài chính, thuế khoá. Đặc điểm của hành pháp là áp dụng và thực thi pháp luật, hành pháp cũng có thể trình các dự luật cho quốc hội xem xét. Hành pháp phải báo cho và bị kiểm soát bởi ngành lập pháp. Hành pháp không thể tồn tại mà không có bộ máy tương ứng, đấy là nhân viên các bộ, các tổng cục… Người ta thường cho rằng bộ máy quản lí là trung dung về mặt chính trị, nó không lệ thuộc vào chính quyền hành pháp theo nghĩa là khi chính phủ giải tán thì những các công chức trong bộ máy quản lí vẫn tiếp tục hoạt động. Nhưng trên thực tế thì thay đổi chính phủ thường kéo theo việc bổ nhiệm các công chức và các nhà quản lí mới. Sự không trong sạch, kém năng lực và các khuyết tật khác của bộ máy quản lí thường bị coi là những yếu kém của chính quyền hành pháp nói chung. Điều đó có thể dẫn đến việc từ chức của thủ tướng, thậm chí của cả chính phủ. Đôi khi người đứng đầu ngành hành pháp phải chịu trách nhiệm về những hành động xấu xa của bộ máy của mình. Thí dụ thủ tướng Willi Brandt của Cộng hoà Liên bang Đức đã phải từ chức khi nhận trách nhiệm về mối liên hệ của các cộng sự với tình báo Liên Xô mặc dù ông được coi là “kiến trúc sư” của mối quan hệ gắn bó hơn giữa các nước xã hội chủ nghĩa và các nước phương Tây. Tư pháp. Không phải lúc nào ngành tư pháp cũng đáp ứng được quyền lợi của nhân dân. Nhân danh pháp luật, nhân danh nhà nước, trong quá khứ và cả hiện nay vẫn thường diễn ra các vụ án bất công. Chính quyền dân chủ, cũng như mọi chính quyền khác, phải tự bảo vệ mình, nhưng phải là hợp hiến, công khai và không bị ảnh hưởng bởi các mưu đồ chính trị. Đấy chính là mục đích của ngành tư pháp. Chức năng chính của ngành tư pháp là giải thích và theo dõi việc thực thi pháp luật. Tại sao pháp luật lại cần phải được giải thích? Pháp luật, nhất là hiến pháp, thường chỉ bao gồm những công thức chung, không có các giải thích cụ thể. Đôi khi những giải thích như thế được ghi trong các nghị định, chỉ thị, nghị quyết và các văn bản pháp qui khác. Nhưng trong từng trường hợp cụ thể, khi xem xét tại tòa án thì các quan tòa là những người được đào tạo chuyên môn phải giải thích luật và đưa ra phán quyết. Khi nói đến tư pháp ta thường nghĩ đến tòa án tối cao là cơ quan theo dõi việc thực thi hiến pháp, xem xét các vụ án lớn, xem xét và trả lời các khiếu nại và tố cáo đối với các tòa án cấp dưới. Trong một số nước, trong đó có nước Nga, còn có tòa án hiến pháp, cơ quan này chỉ xem xét các vục việc vi phạm hiến pháp. Các tòa án địa phương xem xét các vụ án dân sự, hành chính, hình sự và các tố cáo của công dân về sự bất công mà họ phải chịu đựng. Trong một số nước, tòa án tối cao và tòa án hiến pháp có ảnh hưởng rất lớn đối với chính sách quốc gia. Thí dụ Tòa án Tối cao tại Cộng hoà Nam Phi từng kết án chính sách phân biệt chủng tộc và chính phủ nước này buộc phải tiến hành những biện pháp cải cách. Dư luận xã hội cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với chính sách của Cộng hoà Nam Phi. Phân biệt chủng tộc có nghĩa là phân chia xã hội thành các nhóm theo trên cơ sở chủng tộc, chính sách đó được áp dụng ở Nam Phi từ năm 1948, là phương tiện củng cố quyền lực của thiểu số da trắng đối với đa số người da đen. Sự phân biệt được thực hiện trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá. Tình hình tương tự cũng diễn ra tại một số nước châu Phi và châu Mĩ Latin, nơi các tập đoàn quân sự không thể thành lập được chính quyền hợp pháp vì sự chống đối của tòa án tối cao tại đó. Lĩnh vực hoạt động quan trọng nhất của các tòa án tối cao là tán thành các dự luật. Thí dụ cách đây mấy năm quốc hội Irland thông qua đạo luật cấm phụ nữ phá thai ngay cả ở nước ngoài. Đạo luật này vi phạm quyền của phụ nữ và đã bị Tòa án Tối cao của Cộng đồng châu Âu bác bỏ. Những sự kiện như thế một lần nữa khẳng định rằng ngành tư pháp, một mặt, có thể hoạt động độc lập với lập pháp và hành pháp và mặt khác, có thể thực hiện quyền giám sát các nhánh khác của chính quyền. Nghĩa là có hệ thống “kiềm chế và đối trọng” nhằm giảm thiểu khả năng lạm dụng quyền lực. Hiện nay tại Mĩ hệ thống này được coi là hoàn thiện hơn cả mặc dù vẫn còn rất nhiều phức tạp và mâu thuẫn. Tại Mĩ, Tòa án Tối cao có thể phủ quyết chức năng lập pháp, triệu tập khóa họp đặc biệt của Thượng viện, đề đạt luật và ra lời kêu gọi nhân dân. Tính trung thực và trình độ của các quan tòa có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động của tòa án. Vì vậy nhiệm kì của các quan tòa, dù được bầu hoặc được chỉ định, thường rất dài, tại một số nước, thí dụ ở Mĩ là suốt đời. Quan tòa rất ít khi bị cách chức. Thường những người nổi tiếng ở địa phương mới được bổ nhiệm làm quan tòa. Tòa án có thể đóng vai trò quyết định khi có mâu thuẫn giữa lập pháp và hành pháp hoặc trong trường hợp vượt quá quyền hạn được giao. Thí dụ phán quyết của tòa án rằng việc bãi nhiệm một viên chức cấp cao nào đó là phi pháp có thể làm mất tín nhiệm đối với chính quyền lập pháp hay hành pháp. Trường hợp như thế đã từng xảy ra ở Canada khi giám đốc ngân hàng Canada phát biểu chống lại việc dùng lạm phát như là biện pháp kích thích nền kinh tế. Thủ tướng John Diefenbaker đã nổi giận và ra lệnh cách chức ông này. Vụ kiện đã làm cho thủ tướng mất uy tín và ông đã chịu thất bại trong lần bầu cử tiếp theo. Sự độc lập của tòa án thường được nêu rõ trong hiến pháp. Điều này là cực kì quan trọng khi phải giải quyết các vấn đề chính trị phức tạp, những vấn đề có thể được lí giải khác nhau, thí dụ: Có nên luận tội Tổng thống Nixon (năm 1975) hay Tổng thống Brazil, Kollar (năm 1992) hay không? Và cuối cùng, nói về chính quyền lập pháp cần phải một lần nữa nhấn mạnh khía cạnh cực kì quan trọng, phân biệt xã hội dân chủ với các chế độ khác là tinh thần thượng tôn pháp luật. Nghĩa là không một cá nhân nào, không một cơ quan nhà nước nào được quyền coi thường hay đứng trên pháp luật. Khi có những trường hợp như thế thì tòa án sẽ xem xét từ quan điểm vi phạm pháp luật chứ không phải từ quan điểm quyền hạn của chính phủ, đảng phái hay của bất kì cơ quan nào khác. Chương 5: Bầu cử - cơ chế thực thi dân chủ quan trọng 1. Bầu cử là gì? Dân chủ đòi hỏi phải có tổng tuyển cử trực tiếp và công khai. Nhưng ở đây tồn tại nhiều vấn đề phức tạp và mâu thuẫn không chỉ về mặt thực tiễn mà còn cả về mặt triết học, vì cử tri khác nhau không chỉ về khả năng mà còn về đóng góp đối với xã hội, họ có những kinh nghiệm sống, đam mê và quyền lợi hoàn toàn khác nhau. Bầu cử dân chủ là gì? Jeane Kirkpatrick, cựu đại sứ Mĩ ở Liên Hợp quốc phát biểu về vấn đề này như sau: “Bầu cử không chỉ có ý nghĩa tượng trưng… Đấy là các cuộc bầu cử theo định kì, có tính cạnh tranh, đại diện và chung cuộc, trong khi tiến hành tuyển cử các công dân có quyền tự do chỉ trích chính phủ, công bố sự chỉ trích và đưa ra kiến nghị, lựa chọn những người tham gia vào việc giải quyết các vấn đề hệ trọng trong chính phủ”. Như vậy là theo Jeane Kirkpatrick, các tiêu chí chủ yếu của bầu cử là: cạnh tranh, định kì, đại diện và chung cuộc. Sau đây chúng ta sẽ xem xét từng tiêu chí một cách cụ thể. Tính cạnh tranh. Cạnh tranh đòi hỏi không chỉ khả năng tham gia tranh cử của phe đối lập. Quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do đi lại phải được tôn trọng. Đối lập phải được sử dụng các phương tiện phát thanh và truyền hình, không bị áp dụng những biện pháp kiểm duyệt bổ sung. Tính định kì. Định kì là tiêu chí cực kì quan trọng, nó có nghĩa là sau một thời gian nhất định (do Hiến pháp qui định) các lãnh tụ chính trị lại phải được quần chúng cử tri uỷ nhiệm cho tiếp tục nắm giữ chức vụ. Xã hội dân chủ khác với các chế độ khác ở chỗ một lãnh tụ chính trị nào đó có thể không được bầu (không tái cử). Tại nhiều nước qui luật này không được áp dụng cho các quan tòa. Tính đại diện. Mọi người đều biết rằng chính phủ do một nhóm nhỏ nào đó bầu ra không thể được coi là chính phủ dân chủ. Lịch sử đã chứng kiến những cuộc đấu tranh của các nhóm dân chúng khác nhau (dân tộc, tôn giáo, sắc tộc thiểu số) bị tước quyền bầu cử. Tính chung cuộc. Tính chung cuộc đòi hỏi rằng các lãnh tụ được bầu thông qua thể thức dân chủ sẽ có thể thực sự dựa vào hiến pháp để thực thi quyền lực được giao. Các cuộc bầu cử dân chủ đòi hỏi một hình thức tổ chức đặc biệt cũng như có nhiều ứng cử viên cho một chức vụ. Trừ những nước quá nhỏ, dân chúng có thể trực tiếp tham gia giải quyết các vấn đề thuộc về chính sách quốc gia, những nước khác đều cần tổ chức các cuộc bầu cử để tìm ra những người đại diện cho dân chúng (cử tri) vào các cơ quan đại diện như quốc hội, thượng viện, hạ viện… Dĩ nhiên là quyền bầu cử và ứng cử càng được mở rộng thì càng tốt. Tùy từng nước mà người ta đặt ra các điều kiện hạn chế khác nhau về tư cách cử tri. Đấy là các điều kiện về tuổi tác, về quốc tịch, về đạo đức. Thí dụ ở Nam Phi đã từng tồn tại những hạn chế về quyền công dân trên nguyên tắc chủng tộc. Trong một thời gian khá dài trước đây đã từng có những qui định về tài sản đối với cả cử tri và ứng cử viên. Thí dụ Hiến pháp Mĩ (năm 1787) chỉ cho 120 ngàn người có quyền bầu cử trong khi dân số ở Mĩ lúc đó khoảng 3 triệu người. Hiến pháp nước Pháp thời vua Louis XVIII (năm 1814) qui định rằng chỉ những người có mức đóng thuế trên 300 franc mới đủ tư cách cử tri. Quyền phổ thông đầu phiếu đối với nam giới trên 21 tuổi được áp dụng lần đầu tiên trong Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII, nhưng chỉ được áp dụng có một lần. Phải nửa thế kỉ sau người ta mới khôi phục lại quyền này, nhưng đồng thời lại đưa ra hạn chế về thời hạn cư trú. Ngoài ra, tại một số nước phụ nữ vẫn chưa có quyền bầu và ứng cử. Tại một số nước tuổi bầu và ứng cử được qui định giống nhau. Thí dụ Thuỵ Sĩ là 20; Úc, Anh, Ireland, New Zealand, Na Uy là 21, Đan Mạch là 23. Nhiều nước lại cho rằng người ứng cử phải có kinh nghiệm, vì vậy ở Mĩ, Ấn Độ, Nhật bản phải trên 30 tuổi mới được ứng cử vào Thượng viện, Brazil và Pháp là 35; ở Bỉ, Li Bi và Thổ Nhĩ Kì chỉ những người trên 40 tuổi mới được ứng cử vào Thượng viện. Giới hạn thứ hai về quyền ứng cử liên quan đến vấn đề quốc tịch. Thường thì các ứng cử viên phải là công dân nước sở tại ngay từ khi ra đời hoặc đã là công dân trong một khoảng thời gian nhất định, khác nhau, tùy nước. Nhưng bên cạnh đòi hỏi về tư cách công dân đôi khi còn có thêm, thí dụ như Mĩ, đòi hỏi rằng người ứng cử phải định cư ở trong nước. Cuối cùng, ứng viên phải là người có tiếng tăm trong sạch. Mỗi nước quan niệm về tiêu chí này một khác. Thí dụ ở Áo, New Zealand, Ireland, Pháp, Thụy Điển pháp luật có tỏ ra rất nghiêm khắc đối với hiện tượng tham nhũng, mất khả năng chi trả hay phá sản của ứng viên. Còn ở Hà Lan thì tù nhân có thời hạn dưới một năm chỉ bị tước quyền bầu cử chứ không bị tước quyền ứng cử. Tại một số nước ứng viên còn phải qua một kì sát hạch về trình độ, còn tại Thổ Nhĩ Kì thì chỉ những người có bằng đại học mới được ứng cử vào Hạ viện. Tại một số nước điều kiện ứng cử vào Thượng viện được qui định rất rõ ràng, cụ thể. Thí dụ tại Bỉ, chỉ các bộ trưởng, cựu bộ trưởng, hạ nghị sĩ, những người có bằng đại học, lãnh đạo các công ty lớn, cựu lãnh đạo các hội nghề nghiệp hoặc những người đóng thuế thu nhập trên 300 franc Bỉ một năm mới được quyền ứng cử thượng nghị sĩ. Giám đốc các ngành công nghiệp quốc gia ở Anh, Ireland, Ấn Độ cũng bị hạn chế quyền ứng cử. Tại một số nước, người ta cho rằng ứng cử ở khu vực, nơi ứng viên có thể gây áp lực đối với cử tri là hành động vô luân. Đôi khi người ta phải làm như sau: người muốn tranh cử từ nhiệm trước khi chiến dịch tranh cử bắt đầu và không đòi hỏi quay trở lại chức vụ đó nếu thất cử. Chúng tôi cho rằng đấy là cách giảm áp lực của chính quyền địa phương đối với các cuộc bầu cử, và nếu áp dụng cách làm như thế thì các cuộc bầu cử ở nước ta sẽ diễn ra một cách dân chủ hơn. Cuộc đấu tranh một cách trung thực giữa các chương trình tranh cử cũng có ảnh hưởng rất lớn. Trong những năm gần đây nhiều nước đã đi theo xu hướng dân chủ hóa các hệ thống tuyển cử. Thí dụ các nước như Jordan, Nepal đã tiến hành tuyển cử, các cuộc tuyển cử dân chủ được tiến hành ngay ở Nam Phi, tuyển cử đa đảng thay vì độc đảng đã diễn ra ở Senegal, Zambia, Kampuchea. Như vậy là tham gia bầu cử là hoạt động chính trị tối thiểu được hiến pháp bảo đảm cho mỗi cá nhân. Một mặt đấy là quyền và mặt khác cũng là trách nhiệm của mỗi công dân, tham gia vào hoạt động như thế chính là đưa các nguyên tắc dân chủ vào cuộc sống. Mỗi nước khác nhau có những đòi hỏi khác nhau đối với cử tri và ứng cử viên. Ngoài ra hệ thống tuyển cử ở mỗi nước cũng có những đặc điểm khác nhau. Có thể liệt kê ba phương án sau đây: 1. Hệ thống tuyển cử theo tỉ lệ - bầu cử theo danh sách của các đảng. Trong hệ thống này lại có thể có những trường hợp như sau: a) cử tri bỏ phiếu cho những nhóm người đại diện cho các đảng hay do các đảng cử ra; b) cử tri có quyền lựa chọn một người nào đó trong danh sách hay đôi khi có thể đề nghị ứng viên mà mình muốn chọn. Hệ thống này có một số ưu điểm và khuyết điểm vì nhờ cách này mà những nhóm thiểu số cũng có đại diện trong các cơ quan dân cử. Nhưng mặt khác, thường thì lãnh tụ các đảng phái không có quan hệ trực tiếp với khu vực bầu cử, không sống ở đó, nguyên tắc quan hệ qua lại giữa cử tri và ứng cử viên đã bị vi phạm. Về thực chất ứng cử viên tuy đại diện cho cả dân tộc nhưng lại chỉ chịu trách nhiệm trước đảng của mình. Hệ thống này được áp dụng ở Ý, ở nhiều nước Mĩ Latin, ở Israel và nhiều nước khác. Nga cũng áp dụng hệ thống này khi bầu đại biểu Duma quốc gia. 2. Hệ thống đa số - đảng hoặc liên hiệp các đảng vượt trước các đảng khác trong bầu cử nắm đa số trong các cơ quan đại diện. Mâu thuẫn ở đây là gì? Thứ nhất, đảng hay liên hiệp các đảng phái được 49% phiếu bầu có thể không có đại diện trong quốc hội, nghĩa là một phần khá đông dân chúng không có ảnh hưởng, thông qua đại diện của mình, đối với đời sống của đất nước. Nhưng mặt khác, những cuộc bầu cử như thế thường tạo ra các chính phủ ổn định. Hệ thống này được áp dụng ở Pháp, ở Canada, ở Ấn Độ và cho đến tận thời gian gần đây vẫn còn áp dụng tại Mĩ. Ưu điểm của hệ thống này là mối liên hệ gắn bó giữa cử tri và đại biểu vì mỗi khu vực chỉ có một đại biểu và đại biểu đại diện cho khu vực của mình. Nhưng lại có ý kiến cho rằng hệ thống này có thể tạo ra các xung đột trong những xã hội mất ổn định vì dưới mắt dân chúng các cuộc tuyển cử như thế có thể bị coi là không chính thống. (Chính thống: từ Latin - legitimus - hợp pháp, là thủ tục để xã hội công nhận một hành vi, một người hay một sự kiện nào đó. Chính thống nghĩa là hợp pháp, được xã hội thừa nhận, không chính thống là phi pháp, không được xã hội công nhận). Ngoài ra, vì mỗi khu vực chỉ bầu một người nên uy tín cá nhân của người đó đóng vai trò quan trọng. Vì vậy các đảng sẽ cố gắng chọn những người nổi tiếng trong khu vực làm đại diện ứng cử. Nhưng những người này lại có thể không có đủ trình độ giải quyết các vấn đề mang tầm quốc gia. 3. Hệ thống đa số tuyệt đối. Trong hệ thống náy các đảng nhỏ cũng không có đại diện trong các cơ quan lập pháp và hành pháp. Hệ thống này đòi hỏi hai vòng bầu cử. Các đảng thường thỏa hiệp với nhau trong giai đọan bầu cử. Mĩ đã chuyển sang hệ thống tính phiếu bầu theo đa số tuyệt đối, Pháp và Đức cũng áp dụng hệ thống này. Ngưỡng bầu cử. Mục đích của cách làm này là giảm bớt sự phân tán phiếu bầu và đại biểu. Thí dụ, ở Hi Lạp chỉ các đảng thu được trên 17% số phiếu mới được vào vòng 2; ở Pháp các đại biểu phải có trên 12,5% mới được vào vòng 2. Có nước lại đặt ra phần trăm phiếu bầu tối thiểu mà một đảng hay liên hiệp các đảng phái phải có để có thể có đại biểu đại diện trong quốc hội: ở Tây Ban Nha là 3%, Ba Lan (từ 1993) là 7%, Thổ Nhĩ Kì là 10%. Có nước lại đặt ra phần trăm trung bình (thường là 5%), Nga đã áp dụng cách này từ cuộc tuyển cử tháng 12 năm 1993. Một vấn đề đặc biệt quan trọng (nhưng mới nhìn lại có vẻ không có ý nghĩa lắm) là việc xác định khu vực bầu cử. Không chú ý cần thiết trong vấn đề này có thể dẫn đến nhiều rắc rối. Thí dụ tại Anh từ thế kỉ XVI đến thế XIX không hề có phân chia lại khu vực bầu cử nên các trung tâm công nghiệp như Manchester, Birmingham, Leeds vào thế kỉ XVI chưa tồn tại nên không có đại biểu trong Viện thứ dân, trong khi khu Old Sarum chỉ có 7 người dân lại có đến 2 đại biểu, hoặc khu Davich chỉ có 1 người dân và người này nghiễm nhiên trở thành đại biểu. Cũng không được quên rằng việc phân bố lại khu vực bầu cử có thể được sử dụng như một phương tiện đấu tranh chính trị. Tại Nhật, trong một thời gian dài phiếu của cử tri nông thôn (một số nhà xã hội học cho rằng nông dân bảo thủ hơn) có giá trị cao gấp ba lần phiếu của người thành phố, còn ở Na Uy thì đến tận năm 1952 hai phần ba đại biểu quốc hội là do nông dân bầu chọn, mà điều này được ghi trong hiến pháp. Người ta lợi dụng việc phân chia khu vực vào mục đích chính trị như thế nào? Nếu biết cảm tình chính trị ở một khu vực nào đó thì có thể dùng biện pháp phân chia khu cực bầu cử để điều chỉnh kết quả. Biện pháp này được gọi là chủ nghĩa Jerry (theo tên thống đốc bang Massachusetts, Elbridge Jerry, người đã chia lại bang vào năm 1912 nhằm làm lợi cho đảng của mình trong cuộc bầu cử cùng năm đó) Ứng cử viên được giới thiệu như thế nào? Có rất nhiều cách. Phụ thuộc vào hệ thống chính trị và truyền thống của từng nước. Ở Mĩ áp dụng phương pháp gọi là “primary”, nghĩa là bầu cử sơ bộ, cử tri chọn ra đại diện của đảng sẽ tham gia vòng tiếp theo, đại biểu được chỉ định từ dưới lên. Tại Pháp đại biểu các khu vực do trung ương cử. Ứng viên Đảng Bảo thủ ở Anh do những hội đồng lựa chọn, còn ứng viên Công đảng thì do công đoàn và các tổ chức cơ sở của đảng giới thiệu. Tại Canada đảng viên cơ sở giới thiệu đại biểu đại diện cho đảng của mình. Các đảng muốn tham gia tranh cử phải: 1. Nộp tiền kí quĩ. 2. Trình bày nội qui và cương lĩnh của đảng. 3. Ứng viên (hoặc đại biểu) tại một số nước không được liên hệ với chính phủ, nghĩa là không được có lợi tức từ các cơ sở của chính phủ. Nguyên tắc thu thập được một số chữ kí nhất định mới được quyền tham gia tranh cử cũng thường được sử dụng. Số chữ kí thường từ vài trăm đến vài ngàn. Giai đọan vận động bầu cử thường kéo dài 1 tháng (tại Anh) cho đến 3 tháng (tại Đức). Các cơ chế khác cũng thường được sử dụng trong các chiến dịch tranh cử. Quảng cáo là một trong các biện pháp quan trọng nhất vì hình ảnh của ứng viên và của đảng có ý nghĩa rất lớn đối với cử tri. Người ta còn tìm đủ mọi cách để tiếp xúc với cử tri, từ việc sử dụng những kĩ thuật tân kì nhất để có thể tiếp xúc với thật nhiều cử tri cho đến việc đi từng nhà. Dù truyền hình thuộc chính phủ hay tư nhân thì luật bầu cử tại các nước dân chủ vẫn thực hiện nguyên tắc dành thời lượng phát sóng như nhau cho các đảng phái. Nhưng thường thì các đảng phái đã có chân trong quốc hội vẫn có lợi thế hơn. Phải nói thêm rằng hầu hết các nước đều có qui định về việc hạn chế công bố các kết quả thăm dò dư luận xã hội vì chúng có thể ảnh hưởng đến những người còn chưa có ý kiến dứt khoát. Tại Đức không được công bố các kết quả thăm dò dư luận xã hội trong vòng hai tuần trước khi diễn ra bầu cử, tại Nhật thì cấm công bố các kết quả như thế trong suốt thời gian vận động tranh cử. Cung cấp tài chính. Tất cả các cuộc vận động tranh cử đều rất tốn kém. Các nước thường áp dụng các biện pháp cung cấp tài chính sau: quĩ của đảng; trợ cấp của chính phủ; quyên góp; tiền của chính ứng cử viên (Kennedy và Nixon là những người sử dụng rất nhiều tiền riêng vào vận động tranh cử). Chúng ta sẽ xem xét cụ thể vấn đề tài trợ của chính phủ và hoạt động quyên góp cho các chiến dịch tranh cử. Tài trợ của chính phủ. Tại nhiều quốc gia tiền in ấn tài liệu và chi phí cho truyền hình và phát thanh được chính phủ tài trợ. Nhưng thường thì chỉ các đảng đang có đại diện tại quốc hội mới được tài trợ, số tiền tài trợ phụ thuộc vào số ghế mà đảng đó đang nắm tại quốc hội. Tại Anh, nhà nước chỉ trợ cấp cho các đảng nắm từ 2 ghế trở lên. Tại Đức, các đảng được hơn 0,5% phiếu bầu sẽ được hoàn lại một phần chi phí tranh cử. Tại Canada, chính phủ cũng hoàn lại một phần chi phí tranh cử cho các đảng nhận được ghế trong quốc hội. Quyên góp. Quĩ quyên góp thường được qui định cụ thể trong các văn bản pháp qui. Số tiền quyên góp thường được giới hạn, thí dụ Luật về các chiến dịch bầu cử Liên bang của Mĩ (sửa đổi năm 1974) qui định mỗi người một năm chỉ được góp cho mỗi ứng viên không quá 1 ngàn dollar; cho quĩ đảng không quá 20 ngàn dollar; cho bất kì tổ chức chính trị nào khác không quá 5 ngàn dollar. Thời gian gần đây báo chí đăng tải nhiều tài liệu về việc Đảng Cộng sản Liên Xô cung cấp tài chính cho các đảng cộng sản khác trên thế giới. Có cảm tưởng như chỉ có những người cộng sản mới trợ cấp cho các đảng cộng sản khác như thế. Nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại và Đảng Cộng sản Liên xô hoàn toàn không phải là ngoại lệ. Nhiều đảng phái đã sử dụng khoản tiền trợ cấp từ nước ngoài. Nhưng vì chưa có đủ tài liệu nên chúng tôi không thể đưa ra được số liệu và các nguồn tài trợ cụ thể. Việc kiểm phiếu được thực hiện ra sao? Trước hết cần phải ngăn chặn tất cả các kiểu gian lận có thể xảy ra. Có hai biện pháp giảm thiểu gian lận được mọi người công nhận như sau: 1. Sự có mặt của đại diện các ứng cử viên trong khi mở hòm phiếu và khi kiểm phiếu. Đôi khi người ta còn cho các đại diện bên ngoài, thí dụ, đại diện các phương tiện thông tin đại chúng chứng kiến nữa. 2. Tuyệt đối tuân thủ cơ chế kiểm phiếu và cách xử lí đối với phiếu bầu đã được pháp luật qui định. Việc kiểm phiếu kịp thời cũng giúp ngăn chặn phần nào khả năng gian lận. Hơn nữa các phương tiện kĩ thuật hiện đại cho phép hoàn thành công việc kiểm phiếu trong vòng một hai ngày. Các số liệu sau đây có thể bị tính sai: 1. Phần trăm cử tri tham gia bỏ phiếu; 2. Phần trăm phiếu bầu của từng đảng; 3. Số đại biểu trúng cử. Kết quả kiểm phiếu có thể gây tranh cãi. Trọng tài trong những trường hợp như thế có thể là quốc hội vừa mới được bầu lên. Ý, Hà Lan, Thụy Sĩ thường làm như thế. Một số nước lại dùng các trọng tài độc lập. Thường thì đấy là các tòa án các cấp, đôi khi là Hội đồng Hiến pháp như ở Anh hay Tòa án Tối cao ở Pháp, Áo, Thổ Nhĩ Kì... Có những trường hợp, thí dụ như ở Costa-Rica người ta phải lập ra tòa án đặc biệt gọi là Tòa án Bầu cử Tối cao. Dù sử dụng bất kì hình thức nào được liệt kê bên trên thì trong các nhà nước dân chủ công việc bầu cử cũng phải được tiến hành một cách minh bạch, việc kiểm phiếu được kiểm soát nhằm tránh mọi sự gian lận có thể xảy ra. Tại phần lớn các nước xã hội chủ nghĩa, trong một thời gian dài việc bầu cử chỉ mang tính hình thức bởi thường chỉ có một ứng cử viên. Việc thiếu các thủ tục dân chủ, để cho cá nhân có thể tác động lên chính sách của nhà nước làm cho quần chúng bàng quan đối với việc lựa chọn những người đại diện cho mình. Kết quả là tất cả các ứng viên do cấp trên giới thiệu đều trúng cử. Dưới tác động của dư luận xã hội, từ cuối những năm 80 của thế kỉ 20, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã thực hiện những cuộc cải tổ to lớn trong hệ thống bầu cử. Thí dụ, năm 1989, tại Ba Lan đại diện Công đoàn Đoàn kết (đối lập) đã được 99 trên 100 ghế tại Thượng viện và 161 trên 460 ghế tại Hạ viện. Cuộc bầu cử ở Ba Lan năm 1989 đã trở thành một mốc quan trọng trên con đường dân chủ hóa Đông Âu. Hiện nay các quá trình tương tự cũng đang diễn ra ở các nước SNG, Mĩ Latin, châu Phi. Các cuộc bầu cử thực sự công bằng, có thể đem lại những thay đổi thực sự đang càng ngày càng được nhiều nước trên khắp thề giới đem ra áp dụng. 2. Hệ thống bầu cử tại Nga Hệ thống bầu cử theo những nguyên tắc dân chủ vừa mới được thành lập ở nước Nga. Theo chúng tôi, một quốc hội hữu hiệu phải là quốc hội đa đảng. Đại diện các đảng phái và kỉ luật nội bộ từng nhóm sẽ giúp điều chỉnh các chức năng của cả lập pháp và hành pháp của nước Nga. Nhưng như các cuộc bầu cử năm 1993 cho thấy hệ thống đa đảng chưa thực sự hình thành mặc dù ở Nga đã có rất nhiều đảng phái chính trị (chi tiết xem chương 10). Mọi người đều biết rằng các vấn đề như thế không thể được giải quyết trong một cuộc bầu cử. Phải cần nhiều năm nữa, nhưng bài học mà các ứng cử viên cũng như toàn xã hội đã trải qua có ý nghĩa to lớn đối với quá trình dân chủ hóa đất nước. Cuộc tổng tuyển cử năm 1993 áp dụng hệ thống hỗn hợp với các đặc điểm sau đây: 1. Các đảng được khuyến khích thành lập liên hiệp. 2. Mỗi khu vực đều có đại diện. 3. Những khu vực chỉ có một đại diện được đề cử các ứng viên độc lập. 4. Các đảng muốn có đại diện ở mức Liên bang phải nhận được ít nhất 5% số phiếu bầu. 5. Ngoài ra, các ứng viên phải thu thập được một số chữ kí nhất định: đảng viên là 100 ngàn chữ kí, ứng viên độc lập 1% cử tri. Chữ kí được thu thập tại 7 khu vực bầu cử. Mỗi bước trên con đường dân chủ hóa đất nước đều góp phần làm thay đổi bộ mặt của nhà nước chúng ta. Không nghi ngờ gì rằng chúng ta đã đạt được khá nhiều thành tựu, nhưng khuyết điểm không phải là không có. Vì vậy cần đặc biệt chú ý rút ra những bài học trên con đường cải tạo dân chủ. Cuộc bầu cử đa đảng đầu tiên cũng không phải là ngọai lệ. Trước hết phải nhấn mạnh rằng các cuộc bầu cử đa đảng đã giúp cho các đảng và các tổ chức trưởng thành một cách nhanh chóng. Nhờ đó nhân dân cũng rút được bài học về bầu cử. Không có kinh nghiệm, không biết tổ chức bầu cử, chúng ta không thể trở thành một phần của thế giới văn minh. Đấy là trường chính trị mà tất cả các công dân đều phải trải qua. Khi chọn ứng viên này hay ứng viên kia, đảng này hay đảng kia, là người công dân đã ủy quyền cho họ trong việc thể hiện và bảo vệ quyền lợi của chính mình. Chúng tôi cho rằng cùng với thời gian, mỗi người trong chúng ta sẽ học được cách phân tích và đánh giá các cương lĩnh tranh cử của các ứng viên và các ứng viên cũng sẽ có những câu trả lời rõ ràng về những lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội, tinh thần mà cử tri sẽ nhận được nếu cương lĩnh tranh cử được thực hiện. Bầu cử không chỉ đơn giản là cơ chế hoạt động của bộ máy nhà nước; trong chế độ dân chủ, đấy là tiền đề để biến sự đồng thuận của các công dân thành quyền lực của chính phủ. Tính cạnh tranh, định kì, đại diện, công khai, trách nhiệm báo cáo trước cử tri là những đặc trưng không thể tách rời của quá trình phát triển dân chủ. Hạ thấp hoặc bỏ bớt bất kì yếu tố nào cũng đều có thể kéo theo sau các biểu hiện độc tài và đôi khi đơn giản là sự thoái hóa từ dân chủ thành chế độ chuyên chế. Chương 6: Các đảng chính trị và tổ chức xã hội 1. Các chính đảng trong xã hội dân chủ Khác với các chế độ độc tài và toàn trị, chế độ dân chủ đòi hỏi sự tham gia của quảng đại quần chúng vào đời sống của đất nước. Từng cá nhân, các nhóm, các hiệp hội, đảng phái, không nhất thiết phải nằm trong các cơ cấu quyền lực cũng, thứ nhất, gây ảnh hưởng đến quyết định của cử tri và như vậy có thể gián tiếp kiểm soát hoạt động của chính quyền; thứ hai, giữa các kì bầu cử, có thể thể hiện sự đồng ý hoặc không đồng ý, thậm chí bất phục tùng các biện pháp của chính quyền, dĩ nhiên là trong khuôn khổ của pháp luật. Trong chương này chúng ta sẽ xem xét các biện pháp kiểm soát và gây ảnh hưởng đến chính sách của chính phủ cũng như các biện pháp nhằm ngăn chặn các sai lầm trước khi chúng xảy ra hoặc sửa chữa khi chúng đã xảy ra. Trong xã hội dân chủ có rất nhiều lực lượng khác nhau cùng hoạt động, chúng đều ít nhiều tác động đến việc đưa ra các quyết định, soạn thảo và thực hiện các chương trình của nhà nước và có khi còn quyết định đến chính sách đối nội cũng như đối ngoại của quốc gia. Đấy là các đảng phái, các tổ chức công đoàn, các tổ chức xã hội, các tổ hợp công nghiệp-quân sự và tầng lớp trí thức tinh hoa nữa. Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, nghiên cứu dư luận xã hội, thu thập chữ kí, tổ chức biểu tình, thông qua hệ thống giáo dục, thông qua các tác phẩm văn học và nghệ thuật, các tổ chức nói trên có thể mở rộng cơ sở xã hội của mình, nghĩa là lôi kéo thêm nhiều người mới tham gia vào phong trào. Đồng thời, càng ngày họ càng mở rộng thêm khả năng tác động vào chính sách của nhà nước. Phương tiện tác động quan trọng nhất đối với đời sống chính trị của đất nước là các đảng phái chính trị. “Đảng” có nghĩa là quyền lực. Một trong những định nghĩa đầu tiên về đảng là của E. Berk, nhà triết học theo trường phái bảo thủ, như sau: “Đảng là một tổ chức của những người liên kết lại với nhau với một nguyên tắc đặc thù để tạo ra đồng thuận nhằm thúc đẩy các quyền lợi quốc gia bằng những nỗ lực chung”. M. Weber lại cho rằng đảng là tổ chức xã hội, kết nạp thành viên trên cơ sở tự nguyện, đặt ra mục tiêu giành quyền lực để lãnh đạo và tạo cho các đảng viên tích cực các điều kiện (tinh thần và vật chất) đặc quyền và đặc lợi hoặc đồng thời cả hai. Người ta cũng thường coi đảng là “tổ chức của thành phần tích cực của một giai cấp (tầng lớp) đặt ra cho mình mục đích tiến hành cuộc đấu tranh chính trị vì quyền lợi của giai cấp (tầng lớp) ấy và là tổ chức thể hiện và bảo vệ các quyền lợi ấy một cách kiên định nhất”. Theo bạn định nghĩa nào thể hiện đúng nhất bản chất của một đảng chính trị? Các đảng phái chính trị thật muôn màu muôn vẻ, các đảng có thể khác nhau về số lượng đảng viên, về mục đích, về phương tiện và phương pháp hoạt động, về thời gian thành lập, về thành phần dân tộc, v.v... Chúng tôi cho rằng trước hết phải chỉ rõ những khía cạnh đặc thù phân biệt giữa một đảng chính trị với các tổ chức và các nhóm quần chúng khác. Đấy trước hết là về mặt tổ chức và thứ hai đấy là tổ chức của những người đồng chí hướng. Nhưng khi nói đến các đảng phái chính trị, người ta thường nghĩ đến một loạt đặc điểm chủ yếu sau đây: 1. Đấu tranh giành chính quyền là mục đích của mọi chính đảng. 2. Tất cả các đảng đều xác định rõ mục đích và nhiệm vụ hoạt động trong các tài liệu mang tính cương lĩnh (cương lĩnh hoặc tuyên bố mang tính cương lĩnh) 3. Tất cả các đảng phái đều phải soạn thảo được chiến thuật hoạt động. 4. Nguyên tắc tổ chức được xác định trong điều lệ đảng. 5. Các đảng phái thường có biểu tượng riêng, tuy nhiên các phong trào khác nhau cũng có thể có các biểu tượng như thế. 6. Cố gắng mở rộng các mối liên hệ với quần chúng, sử dụng các phương tiện truyền thông (các đảng thường có các ấn phẩm định kì), các diễn đàn của các tổ chức nhà nước hoặc xã hội để tiến hành đấu tranh giành ảnh hưởng chính trị trong quần chúng. Các đảng phái còn thường xuyên sử dụng các mối liên hệ trực tiếp với quần chúng như tham gia mít tinh, tranh luận công khai, v.v... Các đảng phái chính trị đều, ở mức độ này hay mức độ khác, có các đặc điểm nêu trên. Ban đầu người ta cho các đảng phái là xấu, là nguyên nhân của các xung đột và tranh chấp. Nhưng ngày nay ta phải nhận rằng các đảng phái có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống của mọi quốc gia. Solzhenytsin từng nói: “Chúng ta không thể nào tưởng tượng được đời sống chính trị mà không có đảng phái, cũng như đời sống cá nhân không có gia đình”. Theo chúng tôi, các đảng phái có ảnh hưởng lớn đến đời sống của xã hội như vậy là do trong các nền dân chủ đại diện, quyền lợi của từng cá nhân được thể hiện thông qua các đại biểu dân cử. Đảng chính trị là phương tiện truyền đạt quyền lợi hay được sử dụng nhất. Có rất nhiều đảng phái khác nhau, vì vậy cũng có rất nhiều cách phân loại khác nhau. Trong sách báo Liên Xô người ta chỉ sử dụng cách phân loại với quan điểm giai cấp của Lenin. Thí dụ, trước Cách mạng tháng Mười Lenin đưa ra ba tập đoàn chính trị chủ yếu (tương tự là ba loại đảng phái chính trị): địa chủ-phong kiến, dân chủ tư sản, dân chủ cách mạng. Không hạ thấp vai trò của Lenin trong việc nghiên cứu hoạt động của các đảng phái ở Nga, nhưng không nên quên rằng Lenin nghiên cứu vấn đề này trước hết như một lãnh tụ chính trị chứ không phải nhà chính trị học chuyên nghiệp. Như vậy là ta chỉ nên coi cách phân loại của Lenin như một trong những tiếp cận vấn đề mà thôi. Mặt khác, cũng không được quên rằng phương pháp tiếp cận lịch sử nước Nga mang tính giai cấp hồi cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX cũng còn là vấn đề cần bàn vì quá trình phân hoá giai cấp lúc đó chưa hoàn toàn kết thúc. Trong các tài liệu pháp luật và trong đời sống hàng ngày tại Nga việc phân chia thường được thực hiện theo giai tầng hoặc theo tôn giáo. Có rất nhiều cách phân loại các lực lượng chính trị và đảng phái chính trị. Trước hết đấy là chia thành “cánh hữu” và “cánh tả”. Nhưng cách tiếp cận như thế đã vô hình chung đơn giản hoá và không phản ánh được hoàn cảnh thực tế. Trong trường hợp này ta không thể phân biệt được các quyền lợi mang tính dân tộc, xã hội và tôn giáo, cũng có nghĩa là không nhìn thấy các cơ cấu chính trị thể hiện các quyền lợi đó. Ngoài ra, trên thế giời người ta còn phân chia các đảng theo nguyên tắc: xã hội, theo mục tiêu đấu tranh, theo các phương tiện và phương pháp đấu tranh nữa. Người ta còn phân chia các đảng thành: tiền phong (Đảng cộng sản Liên Xô là thí dụ tiêu biểu); đảng nghị viện (các đảng ở Anh, Pháp, Mĩ, Canada); đảng-công xã, đảng-câu lạc bộ. Đặc điểm chủ yếu của các đảng “tiền phong” là: chủ nghĩa tập trung, cấp dưới tuyệt đối phục tùng cấp trên. Các đặc điểm này không chỉ có trong giai đoạn đấu tranh giành quyền lực mà còn tồn tại ngay cả khi đã nắm được chính quyền. Trong những điều kiện nhất định các đảng như thế sẽ thoái hoá thành đảng toàn trị. Đảng viên các đảng toàn trị phục tùng một tư tưởng, cái tư tưởng cùng với thời gian sẽ bị nhân cách hoá, nghĩa là lãnh tụ đảng đóng vai trò người truyền bá hệ tư tưởng ấy trở thành thánh sống của họ. Các đảng “tiền phong” bao giờ cũng là những đảng cách mạng vì mục đích chủ yếu của họ là cải tạo lại toàn bộ xã hội. Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga và hậu duệ của nó là Đảng Cộng sản Liên Xô có thể coi là những thí dụ điển hình của các đảng toàn trị. Nhiều đảng công sản và dân chủ xã hội thế kỉ XX cũng có thể coi là các đảng kiểu này. Người ta gọi đấy là các đảng “tiền phong” để phân biệt với các đảng nghị viện. Cũng phải nhấn mạnh rằng đảng cộng sản hay đảng dân chủ xã hội mà hoạt động trong các nước dân chủ thì cũng có thể có những đặc điểm của đảng nghị viện. Đảng nghị viện cũng đặt ra nhiệm vụ giành quyền lực. Nhưng đấy là giành được đa số trong các cơ cấu nhà nước nhờ chiến thắng trong các cuộc bầu cử. Các đảng này tiến hành thảo luận các chính sách của nhà nước và xã hội, đưa ra các đề nghị về cải tạo xã hội hoặc đôi khi đứng lên đấu tranh chống lại đường lối đang được thực hiện. Nếu một đảng như thế giành được sự ủng hộ thì nó sẽ thành lập chính phủ và bắt đầu thực hiện cương lĩnh của mình. Khi cần, nó có thể thoả hiệp, hi sinh một vài quan điểm để liên hiệp với các đảng có đường lối gần giống với nó. Liên hiệp các đảng phái hay chính phủ đa đảng được thành lập bằng cách đó. Các đảng chính trị lí tưởng nhất là những tổ chức năng động, có thể thay đổi đường lối khi tình hình đất nước và thế giới đã thay đổi. Trên thế giới, ngoài những nước có hệ thống độc đảng còn có những nước đa đảng và cả những nước gọi là lưỡng đảng. Nhưng lưỡng đảng không có nghĩa là chỉ có hai đảng chính trị, đơn giản là hai đảng nghị viện chủ yếu này là những đối thủ chính của nhau trong các cuộc bầu cử mà thôi. Mĩ và Anh là những nước thuôc hệ thống lưỡng đảng. Tại các nước này, thường thì một đảng nhận được đa số tuyệt đối phiếu trong các cuộc bầu cử. Ở Mĩ hơn hai trăm đại diện các đảng phái khác cùng tham gia ứng cử tổng thống, nhưng những người này thường thu được không quá một triệu phiếu bầu. Cộng hoà Liên bang Đức được gọi là hệ thống hai đảng rưỡi. Đảng thứ ba cũng nhận được khá nhiều phiếu bầu và có ảnh hưởng tích cực đối với cương lĩnh của hai đảng chủ yếu kia. Đảng chiến thắng trong bầu cử thường chỉ nhận được 75-80% phiếu bầu vì vậy để thành lập chính phủ, một trong hai đảng chiến thắng phải mời đảng thứ ba tham gia liên hiệp. Ở Ý cũng có hai đảng chính trị chủ yếu, nhưng một đảng là dân chủ Thiên Chúa giáo thì luôn luôn giành được đa số còn đảng cộng sản thì luôn đóng vai trò đảng đối lập. Người ta còn chia các đảng thành đảng cầm quyền và đảng đối lập nữa. Đối lập là gì? Năm 1747, nhà quí tộc người Anh, ông Bolingbrooke, là người đầu tiên xác định bản chất của khái niệm này. Các đảng thất bại trong cuộc bầu cử có nhiệm vụ: thứ nhất, phê phán một cách có hệ thống hoạt động của chính phủ, chỉ ra các sai lầm và nhược điểm của nó; thứ hai, kiểm soát các hoạt động của chính phủ xem có phù hợp với hiến pháp, với những hứa hẹn khi tranh cử và có phù hợp với những nguyên tắc đạo đức được xã hội công nhận hay không; thứ ba, đề xuất các phương án giải quyết các vấn đề đang được đặt ra. Các đảng đối lập cũng như cầm quyền đều phải tuân thủ quyền lợi chung và đấu tranh bằng các biện pháp chính trị, nghĩa là cố gắng cải thiện trật tự chính trị hiện hành. Nhưng thường thì các đảng có ý định sử dụng biện pháp cách mạng để thay đổi chế độ chính trị xã hội cũng tự gọi mình là “đối lập”. Tuy nhiên, chỉ có những đảng không đe doạ cơ sở hiến pháp và hệ thống quản lí của đất nước mới có thể được coi là đối lập mà thôi. Trong các nhà nước dân chủ, qui chế và hoạt động của các đảng phái chính trị được điều chỉnh bằng một bộ luật đặc biệt. Thí dụ như Luật về đảng phái của Cộng hoà Liên bang Đức (1967) xác định rất cụ thể qui chế pháp lí của các đảng phái. Nhưng cũng có nước, thí dụ Anh, Thụy Sĩ, Úc, Canada không có những bộ luật như thế, ở đây các đảng hoạt động trên cơ sở những nguyên tắc được hiến pháp qui định. Như vậy là các đảng thực hiện chức năng liên kết các quyền lợi của các tầng lớp xã hội khác nhau. Các đảng biến các quyền lợi khác nhau này thành đường lối chính trị và khi có điều kiện thì thực thi chúng trên bình diện quốc gia, bảo đảm mối liên hệ giữa các nhánh và cấp chính quyền, đưa ra các giải pháp mang tính thoả hiệp. Ngoài ra các đảng chính trị còn: • Đóng vai trò trung gian giữa các tầng lớp xã hội khác nhau; • Vận động về tử tưởng và tổ chức trong các chiến dịch tranh cử; • Đưa ra các đại biểu tham gia tranh cử (đa số ứng cử viên là đại diện các đảng phái) Thường thì tên các đảng phái đã phản ánh quan điểm chính trị, dân tộc và lãnh thổ, mối liên kết với tôn giáo, xã hội hay nghề nghiệp (thí dụ Đảng Bảo thủ ở Anh, Đảng Dân chủ Xã hội hay Đảng Xanh ở Cộng hoà Liên bang Đức). Các đảng phái tôn giáo như Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo có vai trò rất to lớn. Có các đảng ủng hộ thị trường và tự do kinh doanh, có đảng, ngược lại, ủng hộ nền kinh tế kế hoạch hoá. Có đảng của các điền chủ, lại có đảng của nông dân, có đảng hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, v..v... Có cả các đảng mang tên “phát-xít”. Đảng phát-xít đầu tiên do Benito Mussolini thành lập ở Ý vào năm 1919. Từ phát-xít gốc Ý có nghĩa là “chùm”, “bó”, đầu thế kỉ XIX vốn là biểu tượng của sự thống nhất của nước Ý. Sau này tên đó được gắn với Đảng Xã hội Chủ nghĩa Quốc gia Đức, tức Đảng của Hitler. Các Đảng phát-xít đẩy dân tộc này chống lại dân tộc khác, dùng bạo lực để nô dịch các dân tộc. Khi giành được chính quyền, cách đảng này lập tức xoá bỏ các truyền thống dân chủ, đàn áp đối lập. Cấn phải nói rằng các đảng phát-xít và các tổ chức tân phát-xít (có thể với tên gọi khác nhưng giữ nguyên biểu tượng và phương thức hoạt động truyền thống) xuất hiện tại cả những nước mà trong những năm 20-40 tư tưởng phát-xít đã bị bác bỏ, nước Anh là một thí dụ. Ảnh hưởng tiêu cực của các đảng đó thể hiện rất rõ ở Mĩ Latin, châu Á và châu Phi. Trong các nước dân chủ, các đảng bảo thủ, tự do, xã hội hay cộng sản, sau khi giành thắng lợi trong tuyển cử sẽ thành lập chính phủ. Như đã nói bên trên, chính phủ có thể là đa đảng [trong thành phần]. Chính phủ có thể là đa số, thiểu số hoặc liên hiệp. Trong trường hợp thứ nhất (chính phủ đa số), đảng cầm quyền có thể lãnh đạo đất nước một cách tự tin, có thể thực hiện cả những chương trình còn gây tranh cãi, mà nếu đảng không nắm đa số tuyệt đối trong các cơ quan lập pháp thì không thể nào thực hiện được. Chính phủ thiểu số thường thiếu ổn định vì phải thoả hiệp, hợp tác với các đảng khác. Rõ nhất là sự thay đổi chính phủ thường xuyên ở Ý và Israel, đấy là các chính phủ thiểu số. Những người ủng hộ cho việc thành lập các chính phủ thiểu số thường đưa ra các lí lẽ sau đây: thứ nhất, các chính phủ thiểu số thường rất nhạy cảm đối với dư luận xã hội; thứ hai, các chính phủ này thường ít khi thực hiện các chương trình mâu thuẫn với nhau. Đấy là một trong những lí do để George Washington và các đồng tác giả khác của Hiến pháp Hoa Kì đưa ra hệ thống “kiếm chế và đối trọng” của các nhánh quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ở Mĩ tình trạng gọi là “thiểu số” xuất hiện khi tổng thống và đa số thuộc lưỡng viện quốc hội là người của những đảng khác nhau. Tổng thống Ronald Reagan năm 1980 giành thắng lợi khi đảng của ông (Đảng Cộng hoà) nắm đa số cả hai viện quốc hội. Tổng thống Bill Clinton năm 1990 cũng cầm quyền khi đảng của ông (Đảng dân chủ) kiểm soát lưỡng viện quốc hội. Nhưng sau này, vào năm 1994, tình hình đã thay đổi: đa số Thượng viện thuộc phe đối lập. Thượng viện cũng ở thế đối lập trong nhiệm kì thứ hai của Ronald Reagan và George Bush (cả hai đều thuộc Đảng Cộng hoà). Ở Mĩ, cử tri có ảnh hưởng rất lớn với các nghị sĩ cho nên không phải lúc nào dự luật hoặc đề nghị của tổng thống cũng được quốc hội thông qua. Tuy vậy ở Mĩ không cần tiến hành các cuộc bầu cử mới (như thường thấy trong các nền dân chủ đại nghị khác), tổng thống chỉ cần chứng minh sự cần thiết của các đề nghị hay dự luật của mình với quốc hội là đủ. Trong các điều kiện của nền dân chủ, không thể có một đảng nào được mọi người cùng công nhận là đảng cầm quyền xứng đáng nhất. Vì vậy mà không có đảng nào cầm quyền được lâu. Nhật và Ý là hai trường hợp ngoại lệ. Việc một đảng cầm quyền trong một thời gian dài (Liên Xô, Mexico) chỉ chứng tỏ rằng đấy là những nước chưa dân chủ chứ không phải là các đảng cầm quyền là không chê vào đâu được. Và cuối cùng cũng phải nhấn mạnh rằng việc thay đảng cầm quyền trong các nước dân chủ thường không kéo theo những thay đổi căn bản trong chính sách kinh tế. Cạnh tranh chính trị hiện diện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, và có vai trò quan trọng trong hoạt động của các đảng phái. Nhất là khi ta nói đến cơ sở xã hội, việc lựa chọn phương thức đấu tranh, cử ứng viên tham gia bầu cử, v.v... Đến đây chúng ta cũng cần xem xét lịch sử một số đảng quan trọng nhất ở Mĩ, Anh và Nga. Các đảng chính trị ở Mĩ Đảng Dân chủ được thành lập ngay trong những năm đầu tiên của nền Cộng hoà và thể hiện các quan điểm và lí tưởng của những người sáng lập ra nó là Thomas Jefferson và các đồng chí của ông. Đây là một đảng theo đường lối tự do cổ điển, triết lí của nó là chính phủ càng ít can thiệp sâu vào đời sống của người dân thì càng tốt, nghĩa là xã hội càng độc lập với chính phủ thì càng tốt. Nhưng dưới thời các tổng thống Franklin Delano Roosevelt (1933-1945) và Lyndon Johnson (1963-1969) thì đảng đã thay đổi một cách cơ bản đường lối của mình. Thực chất của các thay đổi ấy là quan niệm cho rằng chính nhà nước phải bảo đảm sự công bằng trong xã hội, phải là lực lượng tạo nên thế cân bằng trong xã hội. Nghĩa là chính phủ phải giảm nhẹ các tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đối với các thành phần dân cư dễ bị tổn thương nhất. Các tổng thống đảng viên Dân chủ là: F. D. Roosvelt, G. Truman, J. Kennedy, L. Johnson, J. Carter, B. Clinton. Đảng Cộng hoà được củng cố dưới thời tổng thống A. Lincoln (1861-1865). Chính sách của Đảng Cộng hoà là bảo vệ chủ nghĩa tư bản truyền thống: giảm tối đa sự kiểm soát của nhà nước, giảm thuế, quân đội mạnh, chính sách đối ngoại mềm dẻo. Nguyên tắc chủ yếu của họ là: “Nước Mĩ trên hết!”. Các tổng thống đảng viên Cộng hoà: D. Eisenhower, R. Nixon, J. Ford, R, Reagan, G. Bush. Hiện nay hai đảng này đều có các đảng viên là các nhà doanh nghiệp, các điền chủ, giáo chức, bác sĩ, viên chức. Nghĩa là họ cố gắng hợp nhất quyền lợi của những người hoàn toàn khác nhau. Phải nói thêm rằng hiện nay Đảng Dân chủ hợp tác chặt chẽ với các tổ chức công đoàn, cố gắng mở rộng ảnh hưởng trong giới trí thức và tầng lớp trung lưu, ủng hộ các thành phần dân tộc và tôn giáo thiểu số. Đảng Cộng hoà lại được tầng lớp doanh nhân, quân nhân, điền chủ, thành phần trí thức có xu hướng bảo thủ ủng hộ. Hai đảng này có ảnh hưởng rất lớn không chỉ bên trong nước Mĩ mà còn gây được ảnh hưởng ở các nước dân chủ khác. Cả hai đảng đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm không những trong việc quản lí đất nước mà cả các phương pháp gây ảnh hưởng khi ở thế đối lập, hai đảng thay nhau nắm quyền cai trị thông qua các cuộc bầu cử dân chủ. Cả hai đảng đều thực hiện việc lựa chọn các ứng cử viên một cách cực kì cẩn thận: ở Mĩ hiếm có người nào nhảy ngay được vào tầng lớp chính khách cao cấp. Thường thì đấy là một con đường khá dài, phải trải qua từng nấc thang một. E. Kennedy là một ngoại lệ, ông đã trở thành thượng nghị sĩ của bang Massachusetts ngay sau khi tốt nghiệp đại học và giữ cương vị này hơn 25 năm. Con đường hoan lộ thênh thang như vậy một phần là nhờ sự nổi tiếng của cha và người anh là cố tổng thống J. Kennedy. Người ta thường cho rằng tổng thống Mĩ đứng trên các đảng phái. Trong một bài diễn văn Thomas Jefferson đã nói một câu nổi tiếng như sau: “Mọi sự khác nhau về ý kiến đều không phải là khác nhau về nguyên tắc. Khác nhau về tên gọi nhưng chúng ta là những người ủng hộ cùng một nguyên tắc. Tất cả chúng ta đều là những người cộng hoà, tất cả chúng ta đều là những người ủng hộ chế độ liên bang”. Nhưng vì ứng cử viên là do các đảng giới thiệu nên tổng thống có mối liên hệ mật thiết với đảng, cần sự ủng hộ của các đảng viên dù rằng sau khi đắc cử mối liên hệ có thể yếu đi. Sau khi trở thành tổng thống, ứng viên bắt đầu kêu gọi sự ủng hộ của toàn thể cử tri. Tại Mĩ, dân chúng thường tỏ ra tích cực trong giai đoạn tranh cử. Họ thường gặp gỡ ứng viên, tham gia thu thập chữ kí, biểu tình, vận động người khác ủng hộ ứng viên, và cuối cùng là quyết định “bỏ phiếu cho ai”. Đa số cử tri ủng hộ cho một đảng nào đó, dù họ không phải là đảng viên. Người Mĩ coi việc tham gia vào tiến trình dân chủ là nghĩa vụ, trách nhiệm công dân. Quĩ của đảng là do các tổ chức và cá nhân ủng hộ. Các tổ hợp công nghiệp và công đoàn là những tổ chức ủng hộ nhiều nhất. Các đảng phái chính trị ở Anh Các đảng chính trị ở Anh xuất hiện từ thế kỉ XVII, sau khi Nữ hoàng Elizabeth, vốn không có người nối nghiệp trực tiếp, tạ thế. Dòng họ Stuart tỏ ra không đủ khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp đang đặt ra trước đất nước: James I (1603-1625) và Charles I (1625-1649) khăng khăng cho rằng họ tiếp tục cai trị vì là “thiên tử”. Chales I giải tán quốc hội, từ năm 1628 đến năm 1640 nền dân chủ đại nghị không tồn tại ở Anh. Xuất hiện hai đảng: đảng viên bảo hoàng tự gọi mình là Cavalier, đây chính là tiền thân của những người bảo thủ sau này. Những người ủng hộ nến dân chủ tự gọi mình là “đầu tròn” chính là tiền thân của những người tự do về sau. “Đầu tròn” tiến hành “bảo vệ” nền dân chủ bằng vũ lực: cuộc nội chiến đã dẫn đến việc thành lập nước cộng hoà, Nhà vua bị xử tử vào năm 1649. Từ đó đến nay những người bảo thủ và những người tự do đã thường xuyên đấu tranh không khoan nhượng với nhau để giành quyền kiểm soát quốc hội. Trong thế kỉ XX những người Labourist (lao động) đã dần dần thay thế những người thuộc phái tự do trong vai trò đối lập với phái bảo thủ (Tori). Các đảng chính trị ở Anh có sự phân hoá rất lớn về quan điểm và thành phần xã hội. Các đảng viên Tori thường thuộc tầng lớp có của, có học, tin vào chính phủ mạnh và trung thành với những giá trị truyền thống. Họ không phủ nhận cải cách nhưng cho rằng phải rất thận trọng. Đảng viên Đảng Lao động là những người nghèo hơn, ít học hơn và hi vọng rằng chính phủ sẽ dùng thuế đánh vào người giầu để tạo công bằng trong xã hội. Đảng Bảo thủ và Đảng Lao động có quan điểm hoàn toàn khác nhau về vai trò của chính phủ trong lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội. Đảng Lao động ủng hộ việc nâng cao vai trò của chính phủ trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Dưới tác động của Đảng này, nước Anh đã tiến hành công cuộc cải cách giáo dục, thực hiện việc chữa bệnh không mất tiền, tăng thêm tài trợ của nhà nước cho các phương tiện truyền thông đại chúng và công nghệ điện ảnh, xây dựng nhà ở, quốc hữu hoá ngành luyện kim, đóng tầu, năng lượng và giao thông vận tải. Đảng Bảo thủ (dưới thời Margaret Thatcher và John Major) đã xem xét lại nhiều chương trình của chính phủ và việc sử dụng ngân sách nhà nước. Một số công ty đã bị giải tư. Nhưng thay đổi ở lục địa châu Âu đã được phản ánh trong quan điểm và hoạt động của các chính đảng ở Anh. Thí dụ, Đảng Lao động đã phản ứng khá gay gắt trước việc nhiều người Anh có thể thất nghiệp khi hình thành thị trường lao động chung trên toàn châu Âu. Đảng Bảo thủ phải thay quan điểm khi đồng bảng Anh, một trong những đồng tiền ổn định nhất châu Âu, mất giá. Đảng Bảo thủ được các công ty lớn tài trợ, trong khi Đảng Lao động lại dựa vào các tổ chức công đoàn, hiện nay các công đoàn còn buộc đoàn viên của mình đóng góp cho các quĩ này. Trong chế độ đại nghị, mỗi đảng đoàn là một khối thống nhất, mọi thành viên đều phải tuân thủ kỉ luật. Vì thường thường trong các cuộc bầu cử cử tri chỉ bầu cho danh sách đảng viên các đảng phái chứ không phải cho những ứng viên cụ thể nên đại biểu chống lại đường lối của đảng có thể bị khai trừ. Tại Anh, từ sau chiến tranh thế giới thứ II, chính phủ thường nắm được đa số trong quốc hội. Các chính đảng tại Nga Vấn đề hình thành và hoạt động của các chính đảng tại Nga có ý nghĩa thời sự, nhất là trong giai đoạn thiết lập hệ thống đa đảng hiện nay. Nhưng trước hết ta hãy xét qua lịch sử hình thành của nó. Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đời sống chính trị tại Nga có một số đặc thù. Chế độ quân chủ chuyên chế, giai cấp tư sản, nhiều dân tộc cũng như một loạt nhân tố khác không thể không tạo dấu ấn lên cơ cấu chính trị của nhà nước Nga. Khác với nhiều nước khác, các chính đảng ở Nga chỉ xuất hiện vào nửa sau của thế kỉ XIX. Trong những năm 1905-1907, tại Nga đã có khoảng 50 đảng phái đủ mọi khuynh hướng chính trị và tư tưởng; đến năm 1917 số đảng đã tăng gấp đôi. Các đảng lớn là: Xã hội Dân chủ (Bolshevik và Menshevik); Đảng Lao động, hình thành trong giai đoạn Duma thứ nhất; Đảng Dân chủ Cách mạng. Đây là các đảng theo đường lối cải tạo xã hội một cách triệt để. Các đảng phái trên, trừ Đảng Bolshevik, đều có thể được coi là đảng đại nghị. Trong một thời gian dài tầng lớp cầm quyền ở Nga không có đảng phái riêng. Chế độ của Sa Hoàng không nhìn thấy nhu cầu tổ chức các lực lượng chính trị nên các nhà quí tộc và địa chủ đã thành lập nên các tổ chức có tính chất đẳng cấp nhằm bảo vệ chế độ quân chủ theo kiểu “đảng-câu lạc bộ”. Đấy là các tổ chức: Hội nghị Nga, Đảng bảo hoàng và sau này là các đảng: Liên minh Dân tộc Nga, Liên minh của Nhân dân Nga. Yêu cầu có tính cương lĩnh của các tổ chức này là: Chính thống giáo, bảo hoàng và dân tộc (nghĩa là có tính đại Nga). Cách mạng 1905-1907 đã đẩy nhanh việc hình thành các đảng phái tư sản theo xu hướng tự do. Hai đảng lớn nhất trong số đó là: Liên hiệp 17 tháng Mười (gọi là những Người tháng Mười) và Đảng Dân chủ Lập hiến (gọi là Kadet). Các đảng này cũng có thể được coi là các đảng đại nghị. Cách mạng năm 1917 đã cắt đứt hoạt động của hầu hết các đảng phái chính trị. Kết quả là tại Nga trong suốt 70 năm chỉ có chế độ một đảng, không cho phép bất kì một phong trào đối lập nào. Việc chuyển từ chế độ toàn trị sang các nguyên tắc dân chủ đã tạo điều kiện hình thành chủ nghĩa đa nguyên chính trị và thúc đẩy quá trình phân hoá xã hội. Cơ sở pháp lí cho việc hình thành chế độ đa đảng ở Nga được xác lập bởi Hội nghị đại biểu nhân dân Liên Xô lần thứ III vào tháng 3 năm 1990. Luật “Về các tổ chức xã hội” xác định trình tự thành lập, các quyền và nguyên tắc hoạt động của các tổ chức xã hội. Từ tháng 3 năm 1991 bắt đầu cho phép đăng kí các đảng phái và các tổ chức xã hội. Bộ Tư pháp Nga đã đăng kí các đảng phái: Đảng Dân chủ Nga, Đảng Dân chủ Tự do Nga, Đảng Dân chủ Xã hội Liên bang Nga, Đảng Cộng hoà Liên bang Nga, Đảng Nông dân Nga, Phong trào Cải cách Dân chủ, Đảng Nhân dân Nga, Đảng Tự do Kinh tế; Phong trào Dân chủ Thiên chúa giáo Nga, Hội nghị Dân tộc Nga, Đảng Dân chủ Tự do Nga, Mặt trận Cứu nguy Dân tộc, Đảng Dân chủ Pháp chế, Đảng Xã hội Chủ nghĩa của Người lao động, Đảng Công nhân Cộng sản Nga, Đảng Mác-xít, Đảng Cộng sản Liên bang Nga và các đảng khác. Các đảng này cũng như các đảng khác hiện đang tồn tại ở Nga có ảnh hưởng, định hướng chính trị và xã hội cũng như dựa vào các thành phần xã hội hoàn toàn khác nhau. Thí dụ Phong trào Dân chủ tập hợp được trên 30 đảng, nhóm và các phong trào khác nhau, và theo chúng tôi thì đây là lực lượng chính trị mạnh nhất hiện nay. Cuối năm 1991, đầu năm 1992 đã hình thành Phong trào Cải cách Dân Chủ quốc tế, cũng như Phong trào Cải cách Dân chủ Nga. Cả hai phong trào này đều vận động cho những cuộc cải cách sâu rộng về kinh tế, chính trị và xã hội. Các phong trào này nhắm vào các doanh nhân, điền chủ và giới trí thức; được sự ủng hộ mạnh mẽ của thanh niên. Hội nghị Dân tộc Nga tập hợp các phong trào dân tộc chủ nghĩa và bảo hoàng cực kì đa dạng. Tồn tại mấy đảng theo xu hướng cộng sản, thí dụ như Đảng Cộng sản Nga, Nước Nga Lao động, v.v... Các phong trào này có chung đường lối là đối lập kiên quyết, nhiều khi không khoan nhượng đối với chiến lược cải cách hiện hành. Đảng Dân chủ Tự do có ý định tập hợp tất cả các phong trào theo đường lối dân tộc và tự do, đang rất được lòng quần chúng. Các đảng này cũng như nhiều đảng khác có thể trở thành các đảng nghị trường, có thực sự trung thực trong cuộc đấu tranh chính trị để giành sự ủng hộ của quần chúng hay không? Chỉ có thời gian mới trả lời được mà thôi. Nhưng ngay từ bây giờ đã có thể khẳng định rằng phục hồi lại hệ thống đa đảng là những bước đầu tiên trên con đường dân chủ hoá của nước Nga. Bước tiếp theo là mở rộng và làm sâu sắc thêm các nguyên tắc dân chủ. Đấy là con đường mà tất cả các đảng và các phong trào chính trị phải đi. Từ những điều đã trình bày, ta có thể thấy rằng các đảng cũng đa dạng như chính xã hội trong đó họ đang hoạt động. Những chức năng quan trọng nhất của các chính đảng trong một xã hội dân chủ là đưa ra các biện pháp công bằng và hoà bình để cho các công dân lựa chọn người lãnh đạo và thông qua họ tham gia trực tiếp vào tiến trình dân chủ của đất nước. 2. Các nhóm quyền lợi. Vai trò của giới tinh hoa Nhiều công dân, tuy không phải đảng viên một đảng phái nào, nhưng cũng quan tâm đến chính sách của chính phủ. Trong các điều kiện dân chủ, họ có thể gây ảnh hưởng đến chính sách bằng những hành động đơn độc hoặc thông qua các nhóm quyền lợi hay nhóm vận động hành lang (lobby). Các nhóm này có thể có mức độ tổ chức, thời gian tồn tại và hiệu quả khác nhau. Các nhóm quyền lợi có thể tồn tại trong một thời gian dài, nhưng cũng có khi rất ngắn, chỉ để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể nào đó. Trên thế giới có những nhóm lobby chỉ đòi hỏi giải quyết những vấn đề kinh tế cụ thể, lại có những nhóm đòi hỏi giải quyết các vấn đề văn hoá, xã hội. Vậy vận động hành lang (lobby) là gì? Lobby (tiếng Anh có nghĩa là hành lang, tiền sảnh) là việc thành lập các nhóm gây áp lực đối với các nghị sị, mục đích là thuyết phục họ ủng hộ một dự án nào đó. Các nhóm quyền lợi có vai trò to lớn trong việc hình thành dư luận xã hội. Các nhóm quyền lợi kinh tế bao gồm công đoàn, hiệp hội các nhà sản xuất và buôn bán, các phòng thương mại, các nhà sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, v.v... Công đoàn là nhóm có ảnh hưởng hơn cả. Các hiệp hội nghề nghiệp như hội bác sĩ, hội luật gia, kĩ sư, hội địa lí, hội nghệ sĩ, hội nhà văn... cũng có ảnh hưởng rất lớn. Tham gia các hội đoàn như thế giúp nâng cao tay nghề, và như thế cũng giúp hình thành các định hướng giá trị và chính trị theo lối phe nhóm. Các nhóm được xây dựng theo nguyên tắc sắc tộc, vùng miền (đồng hương), theo giới tính và tuổi tác (phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh) cũng có ảnh hưởng lớn đối với đời sống chính trị của xã hội. Các nhóm này thường dựa vào các phương tiện truyền thông đại chúng để chuyển tải các vấn đề mà họ quan tâm và gây ảnh hưởng đối với chính sách. Các nhóm này phải nghiên cứu dư luận xã hội, mở rộng cơ sở của mình, có lãnh tụ và được quần chúng ủng hộ. Các nhóm này chính là cầu nối giữa chính quyền và quần chúng. Các nhóm như thế sử dụng rất nhiều biện pháp đấu tranh khác nhau: biểu tình ôn hoà, đưa kiến nghị, bãi công, tẩy chay... Trong xã hội dân chủ, đấy là quyền của mọi công dân hay của các nhóm đã được hiến pháp qui định. Có rất nhiều thí dụ về dân sự bất phục tùng, mà trường hợp điển hình nhất là cuộc phản kháng bất bạo động chống lại nhà cầm quyền Anh ở Ấn Độ, một phong trào cuối cùng đã dẫn đến nền độc lập của nước này. M. Gandhi đã kêu gọi dân chúng bất tuân những luật lệ tước đoạt nền độc lập của Ấn Độ. Thí dụ ông đã kêu gọi người dân không đóng thuế cho chính quyền thực dân và lãnh đạo phong trào đòi khôi phục các quyền cá nhân đã bị chính quyền thực dân tước đoạt. Các nhóm quyền lợi thường sử dụng các nhà vận động hành lang (lobbist) chuyên nghiệp để tác động lên chính sách của chính phủ. Đôi khi người ta còn sử dụng các chiến dịch tuyên truyền và quảng cáo để tăng cường ảnh hưởng đối với các cơ quan lập pháp và dư luận xã hội nữa. Các nhiệm vụ quản lí ngày càng phức tạp, ngày càng đòi hỏi tính chuyên nghiệp đã đưa đến một xu hướng mới trong tiến trình dân chủ hoá: sự tập trung quyền hành vào tay những nhóm tinh hoa. Trước hết ta xem xét các thuật ngữ: tinh hoa, tinh hoa chính trị, tập đoàn chính trị. Thường thường, khi nói đến tầng lớp tinh hoa là người ta nghĩ tới một tầng lớp xã hội hẹp, giữ vị trí (nhờ vai trò, trình độ, khả năng kinh tế) đặc biệt trong xã hội. Nói đến tầng lớp tinh hoa Nga thì cần xem xét vấn đề này trong tiến trình lịch sử. Ở Nga, từ tháng Mười năm 1917 cho đến năm 1985 tầng lớp tinh hoa chính là giai cấp cầm quyền, chủ sở hữu tập thể toàn bộ phương tiện sản xuất, là giai cấp áp đặt nền chuyên chế của mình lên toàn bộ xã hội. Tầng lớp tinh hoa trong giai đoạn Xô Viết được gọi là Nomenclatura, nghĩa là nhóm chóp bu của chế độ quan liêu, thư lại nắm quyền và chiếm chừng 1 đến 1,5% dân số Liên Xô. Đấy là các lãnh đạo cao cấp của Đảng và nhà nước, tướng tá bộ nội vụ, Ủy ban an ninh quốc gia, quân đội, giám đốc các xí nghiệp lớn, các văn nghệ sĩ, nhạc sĩ, v.v... Chỉ có đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô mới được lọt vào tầng lớp này mà thôi. Từ những năm 30 của thế kỉ trước, cùng với một chính sách đã được cân nhắc và bản năng bảo tồn của chế độ, tại Liên Xô đã hình thành một tầng lớp tinh hoa mới. Trung thành với chế độ không chỉ thể hiện trong lĩnh vực tư tưởng và đạo đức nữa mà đã được thể hiện bằng vật chất, bằng quyền lợi của những ngươi tham gia tích cực vào việc thực thi các chức năng quản lí và đàn áp. Quá trình này gợi người ta nhớ đến việc hình thành tầng lớp quí tộc thời phong kiến, chỉ với một khác biệt: trong xã hội Xô Viết đặc quyền đặc lợi không mang tính kế thừa và không được pháp luật bảo hộ, mặc dù trong nhiều trường hợp đặc quyền đặc lợi được truyền từ thế hệ nọ sang thế hệ kia. Tại phương Tây và Mĩ không có quá trình phân tầng trên cơ sở các nghị định của chính phủ như thế. Một trong các đặc thù của chế độ phân tầng Xô Viết là sự tồn tại của các hạt nhân trong mỗi tầng lớp. Ở Liên Xô nghề nào cũng có tầng lớp tinh hoa, được nhiều ưu tiên ưu đãi hơn hẳn những người khác. Công nhân, nông dân, trí thức đều có tầng lớp tinh hoa của mình. Có thể bạn nghĩ khác, nhưng chúng tôi cho rằng chế độ đã sử dụng cách ấy để chứng tỏ rằng ở đây cũng có sự “bình đẳng về cơ hội”, làm nghề gì cũng là vinh quang cả. Phải nói thêm rằng hệ thống phân tầng xã hội Xô Viết năng động hơn các xã hội khác: các ưu tiên, ưu đãi có thể bị tước bỏ ngay khi có khuyết điểm, sai lầm, v.v... Ai cũng nhận thấy rõ điều đó, nhất là trong giai đoạn khủng bố dưới thời Stalin. Hệ thống phân tầng Xô Viết có một nghịch lí sau đây: địa vị càng cao thì càng không vững, nhất là những vị trí có liên quan đến hoạt động chính trị. Đa số nước khác thì ngược lại: nấc thang xã hội và nghề nghiệp càng cao thì càng chắc chắn. Ở Mĩ, Canada, Anh và nhiều nước khác tình hình là như thế. Trong những năm 60 của thế kỉ 20, T. Rigby, một nhà chính trị học ở Mĩ khi nghiên cứu mối quan hệ nghề nghiệp và đảng tịch trong xã hội Xô Viết, đã rút ra kết luận như sau: “Những nghề mà chỉ đảng viên mới được làm bao gồm cán bộ đảng, cán bộ các cơ quan hành chính của chính phủ, lãnh đạo các bộ và cơ quan ngang bộ, lãnh đạo các phòng ban cấp thành phố trở lên, giám đốc các xí nghiệp quốc doanh. Ở các chức vụ này người ngoài đảng chiếm không tới 1%. Các nghề khác thực tế cũng phải là đảng viên mới được làm vì người ngoài đảng chiếm không quá 5% bao gồm: luật sư, sĩ quan quân đội, cảnh sát, chủ tịch các nông trường...”. Bạn có đồng ý với Rigby không? Đấy có phải là biểu hiện của chế độ toàn trị không? Trong những điều kiện hiện nay ta thường gán cho từ giới tinh hoa ý nghĩa sau: Tinh hoa là tầng lớp tri thức nhất trong xã hội, là tầng lớp có khả năng tạo ra các ý tưởng mới trong những lĩnh vực khác nhau (chính trị, kinh tế, văn hoá...). Tầng lớp tinh hoa chính trị là một nhóm (một phần của xã hội) thực hiện việc lãnh đạo trực tiếp đối với xã hội, nắm quyền điều hành bộ máy quản lí nhà nước. Trong môn chính trị học hiện nay người ta đang tranh cãi xem tầng lớp tinh hoa chính trị có phải là một nhóm người thể hiện quyền lợi của toàn xã hội hay đây chỉ là nhóm đầu sỏ của tầng lớp đang nắm quyền thống trị về kinh tế. Bạn quan niệm như thế nào? Tập đoàn chính trị thường được hiểu là tổ chức không chính thức của các nhà hoạt động chính trị hay hoạt động nhà nước nhằm giành lấy quyền lực quốc gia hoặc kiểm soát nó trên thực tế bằng các phương tiện bất hợp pháp hay tội phạm. Sự tập trung quyền lực vào tay những nhóm tinh hoa được thể hiện qua: thứ nhất, tăng cường quyền lực của các cơ quan hành pháp, các cơ quan hành pháp thường giành quyền ban bố pháp luật; thứ hai, ảnh hưởng của các cơ quan chuyên trách (hội đồng, ủy ban) trong bản thân cơ quan lập pháp, nghĩa là ảnh hưởng của tầng lớp thư lại trong việc ban hành quyết định chính trị. Tại một số nước ảnh hưởng của những nhóm thiểu số còn thể hiện ở hoạt động của các trung tâm quyền lực bí mật, không chính thức. Nếu tầng lớp tinh hoa nắm quyền ở đấy thiếu năng động thì nguy cơ “ma-phia hoá” chính quyền là rất lớn. Thí dụ, ở Columbia các nhóm mafia buôn bán ma túy có ảnh hưởng rất lớn. Mặt khác, xã hội không thể vận hành mà không có tầng lớp tinh hoa, kể cả tầng lớp tinh hoa trên những nấc thang quyền lực cao nhất. Vai trò của tầng lớp tinh hoa là: “đưa ra các hình mẫu, các thí dụ về việc phải sống như thế nào, hành động ra sao cho có đức hạnh; đào sâu, nâng cao, làm giầu thêm các nhu cầu của con người, nghĩa là sáng tạo ra văn hoá” (István Bibo). Dù đòi hỏi có vẻ hơi cao, nhưng theo chúng tôi Bibo hoàn toàn có lí vì nếu không có tầng lớp tinh hoa trí thức, không có những người truyền bá mẫu hình văn hoá cho các thành viên khác theo thì xã hội sẽ không ổn định, không thể dự báo trước được. Ở đây chúng tôi muốn nói đến không chỉ nhóm xã hội thay nhau cầm quyền mà còn nói đến tầng lớp trí thức, những người: • Đưa ra các chương trình chính trị, kinh tế, xã hội cho các cơ quan quyền lực cũng như cho các nhóm đối lập; • Nghiên cứu và hình thành dư luận xã hội; • Tạo ra các định hướng đạo đức, giá trị cho xã hội. Đấy là các nhà khoa học, các nhà hoạt động xã hội, những người hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, những người giữ cho xã hội công dân vận hành một cách bình thường, thiếu nó thì không thể nào có dân chủ được. Về khía cạnh này thì có thể nói sau Cách mạng tháng Mười, nước ta đã bị giáng một đòn nặng (các nước gọi là xã hội chủ nghĩa khác cũng vậy) vì tầng lớp tinh hoa trí thức của Nga đã bị tiêu diệt hoàn toàn, một phần di cư ra nước ngoài, nhưng phần lớn đã bị giết hại trong giai đoạn khủng bố dưới thời Stalin. Kết quả là dưới ảnh hưởng của hệ tư tưởng đương quyền, xã hội đã đánh mất các truyền thống, các giá trị văn hoá bị bóp méo, xuyên tạc. Quá trình phục hưng xã hội phụ thuộc phần lớn vào việc sửa chữa các sai lầm trong quá khứ, phụ thuộc vào việc hình thành con người tự do, con người có tư duy độc lập, hình thành tầng lớp tinh hoa trí thức. Không chỉ nhà nước mà tất cả các cơ cấu phi chính phủ đều phải hướng đến mục tiêu đó. Và cuối cùng, hoạt động của bộ máy nhà nước phụ thuộc vào công tác của các nhân viên, những nhà chuyên môn của nó, nghĩa là phụ thuộc vào các đại diện của nền dân chủ. Đấy là những người ăn lương nhà nước, nắm trong bộ máy nhà nước để thực thi các chức năng quản lí xã hội. Theo M. Weber, các đặc trưng chủ yếu của bộ máy quan liêu là: 1. Sự hợp lí mang tính mục đích. 2. Hệ thống các mối liên hệ theo chiều dọc được xác định một cách rõ ràng và tuân thủ một cách tuyệt đối. 3. Phân công chức trách rõ ràng trên cơ sở chuyên môn hoá hẹp. 4. Một hệ thống các qui định và nghị định xác định rõ quyền và trách nhiệm của các nhân viên. 5. Qui định rõ các phương pháp và các bước trong khi thi hành phận sự. Nếu các chức năng đó được tuân thủ một cách triệt để thì ta có một hình thức tổ chức có hiệu quả và năng suất cao hơn hẳn các tổ chức khác. Một bộ máy quan liêu vận hành tốt là điều kiện bắt buộc đối với mọi hệ thống, kể các hệ thống quản lí nhà nước. Nhưng đáng tiếc đấy chỉ là một mặt của tấm huy chương. Trong đời sống hàng ngày, chắc chắn các bạn từng đụng chạm với những đặc trưng khác của bộ máy quan liêu, những hiện tượng tiêu cực như thế chính là cản ngại cho mọi tiến trình cải cách. Khi nói về bộ máy quan liêu người ta thường hay nghĩ đến khía cạnh tiêu cực của nó. Chuyện đó không phải chỉ có ở nước Nga. Đấy là hiện tượng chung của mọi quốc gia, không có ngoại lệ. Tệ quan liêu giấy tờ không phải bao giờ cũng xuất phát từ những nguyên nhân khách quan. Thường thì đấy là ước muốn của những người có quyền “muốn thể hiện quyền lực của mình”. Đối với nước Nga thì khía cạnh tiêu cực của khái niệm “quan liêu” đã có lịch sử lâu đời, là do nước ta quá lớn, bộ máy quản lí cồng kềnh, thiếu tổ chức và thiếu hiệu năng; tệ tham những, hối lộ; tất cả những người có quyền, dù ít dù nhiều, đều lợi dụng quyền lực cho các mục đích cá nhân. Nhưng điểm đặc biệt ở đây là bộ máy quan liêu lại được giao nhiệm vụ phân phối tất cả những gì được làm ra trong khuôn khổ của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Vì vậy ở Liên Xô bộ máy quan liêu có một quyền lực cực kì to lớn, không nước nào trên thế giới có một bộ máy với quyền lực như thế. Các nhà văn như Chekhov, Gogol, Saltykov Shchedrin và Bulgakov đã từng lưu ý đến vấn đề bộ máy quan liêu, đã từng chế nhạo nó, và như vậy, cũng là đấu tranh với nó. Trong nhận thức xã hội, khi nói đến bộ máy quan liêu là người ta nghĩ ngay đến mặt tiêu cực vì cho đến tận bây giờ vẫn còn thấy rất nhiều biểu hiện độc đoán không thể tượng nổi của nó. Nhưng mặt khác, cũng cần nhận thức rõ rằng không có các công chức, viên chức nhà nước có hiểu biết, có tay nghề cao ở mọi vị trí, nhất là các vị trí quyền lực, thì cũng không thể nào chuyển sang hệ thống quản lí dân chủ được. Tôn trọng cá nhân con người là biện pháp đấu tranh chống chủ nghĩa quan liêu hữu hiệu nhất. Để làm việc đó cần có: • Luật pháp và tuân thủ pháp luật trên thực tế; • Dư luận xã hội; • Trách nhiệm và sự quan tâm của mỗi người dân; • Các biện pháp kinh tế. Đây là nhiệm vụ vô cùng phức tạp nhưng cũng vô cùng quan trọng. Chỉ có thể giải quyết được nó nếu có sự đồng lòng. Trong trường hợp ngược lại, chúng ta sẽ không thể loại bỏ được hiện tượng bè phái, độc đoán và thói quan liêu sẽ tiếp tục là lực lượng hủ bại, tiếp tục bóp chết mọi cuộc cải cách. Nước ta đã từng trải qua những kinh nghiệm như thế. Chỉ có thể tránh được nó khi tất cả chúng ta vừa nghiêm khắc với chính mình, vừa đòi hỏi người khác, nghĩa là tất cả phải “đồng lòng”. Chương 7: Văn hóa và dân chủ Nhiều lúc chúng ta thường tự hỏi: tại sao các cuộc cải cách lại diễn ra một cách chật vật như thế? Mục tiêu cải cách là rõ ràng, nhưng tại sao vẫn có người phản ứng một cách tiêu cực như thế? Sự thờ ơ chính trị, hư vô chủ nghĩa về pháp lí là do đâu? Chúng tôi sẽ cố gắng trả lời các câu hỏi nêu trên trong chương đặc biệt quan trọng này. 1. Văn hóa chính trị là gì? Chúng ta thường nói đến dân chủ như là tập hợp các thiết chế. Nhưng dân chủ chỉ có thể vận hành khi trong xã hội đã hình thành các tiêu chuẩn hành vi thúc đẩy quá trình tự quản. Khi thái độ bàng quan, thụ động, yếm thế là những đặc trưng gắn liền với các chế độ toàn trị còn thịnh hành thì không thể có tự quản. Cần phải xây dựng cho được những đặc điểm mới, mà quan trọng nhất là: • Mọi người đều có khát vọng thể hiện các khả năng và đáp ứng các nhu cầu của mình trên cơ sở sử dụng các quyền cá nhân; • Mọi người đều có trách nhiệm trước cuộc sống của mình cũng như của đồng bào mình. Điều quan trọng là từng người phải có khả năng tự quyết định xem anh ta phải làm nghề gì, phải có quan điểm chính trị nào, có tham gia hay ủng hộ đảng phái hay phong trào này hay phong trào kia không, v.v... Nói một cách khác, cải cách dân chủ liên quan mật thiết đến vấn đề văn hóa chính trị. Văn hóa chính trị được hiểu là kinh nghiệm lịch sử, trí nhớ của cộng đồng xã hội và từng con người riêng biệt trong lĩnh vực lịch sử, các định hướng của từng người và cả cộng đồng có ảnh hưởng đến thái độ chính trị của họ. Khái niệm văn hóa chính trị được nhà chính trị học người Mĩ, ông G. Almond, đưa vào sử dụng vào năm 1956. Theo chúng tôi, văn hóa chính trị, một mặt, là một phần của nền văn hóa của xã hội, mặc dù nó chỉ liên quan đến một khía cạnh nhất định của cuộc sống, mặt khác, văn hóa chính trị luôn luôn gắn bó với một hệ thống chính trị cụ thể, hiện hành trong xã hội. Theo quan niệm của chúng tôi, văn hóa chính trị phụ thuộc rất nhiều vào trí lực. Chúng tôi hiểu trí lực là tầng nhận thức, chứa đựng truyền thống, thói quen, các phương pháp nhận thức thế giới do lịch sử đển lại, nói một cách khác, trí lực là “công cụ tinh thần” của nhân dân. Rõ ràng là trí lực của nước Nga được hình thành trong chế độ độc tài, quân chủ, toàn trị không có một số đặc điểm điển hình của các dân tộc có truyền thống dân chủ. Nhưng như thế cũng không có nghĩa là việc xây dựng nền dân chủ ở nước ta chỉ là những cố gắng vô vọng. Điều đó chỉ có nghĩa là, một mặt, quá trình dân chủ hóa sẽ diễn ra một cách khó khăn vì ta chưa có các truyền thống văn hóa [dân chủ], thứ hai, quá trình này phải thúc đẩy việc hình thành và phổ biến các đặc điểm văn hóa và trí lực cần thiết cho mỗi con người vốn là một phần của xã hội dân chủ. Nghĩa là xã hội dân chủ không phải là biểu hiện của trí lực mà là cơ sở để hình thành một trí lực “mới”. Nghiên cứu truyền thống, văn hóa trong tiến trình lịch sử của đất nước cho phép ta tìm ra nguyên nhân của thái độ chính trị đặc trưng của người Nga. Tạo lập một nền văn hóa chính trị văn minh là công việc khó khăn, lại càng đặc biệt khó khăn trong trường hợp của nước ta, vì “dân Nga có thái độ đối với chính quyền khác hẳn dân các nước châu Âu khác. Họ không chống lại, và quan trọng hơn, họ không tham gia. Dân Nga luôn coi chính quyền như một tai họa cần tránh cho xa...” (L. N. Tolstoi). Đấy chính là lí do vì sao nhiều người không thích tham gia bầu cử: tôi còn nhiều việc lắm, họ thường nói như thế. Mặt khác, giai đoạn chuyển tiếp thường tiềm ẩn nguy cơ biến nhân dân thành đám đông. Các nhà xã hội học thế giới, khi nghiên cứu hiện tượng đám đông, đã liệt kê các đặc điểm cơ bản sau: 1. Đám đông thường bất dung và có tính phá họai. 2. Đám đông càng lớn thì trình độ càng thấp. 3. Đám đông phục tùng quyền lực không khác gì nô lệ. 4. Đám đông bị điều khiển không phải bằng lí trí mà bằng tình cảm. 5. Đám đông không đi tìm nguyên nhân của các sự kiện, không tìm phương pháp giải quyết vấn đề mà tìm “nguốn gốc của cái ác”. 6. Trong đám đông, con người đánh mất cá tính vốn có của mình. Có thể liệt kê thêm những đặc trưng khác của đám đông, nhưng chỉ từng đó cũng đủ thấy mối nguy hiểm của quyền lực của đám đông rồi. Cuối cùng, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng hậu quả của những áp lực về mặt tình cảm do đám đông gây ra có thể làm biến dạng tâm lí của con người trong một thời gian dài, người đó có thể đánh mất khả năng đánh giá tình huống một cách khách quan, đánh mất khả năng thấu hiểu quan điểm của người khác. Tình hình đất nước, phân bố các lực lượng chính trị, quan điểm của các lãnh tụ có ảnh hưởng rất lớn đối với việc hình thành nền văn hóa chính trị dân chủ. Có rất nhiều hình thức văn hóa chính trị khác nhau. Các nhà khoa học chưa tìm được đồng thuận về vấn đề này. Chúng tôi xin dẫn một số quan điểm sau đây. Có người cho rằng văn hóa chính trị có thể là đóng và mở; châu Âu, phương Tây, châu Á; có người lại chia theo mối quan hệ giữa người với người thành đối địch và đồng thuận, v.v... Nhà chính trị học người Mĩ, ông G. Almond, chia thành bốn loại văn hóa chính trị: Anh-Mĩ, châu Âu lục địa, gia trưởng-độc đoán, toàn trị. Theo ông, văn hóa chính trị Anh-Mĩ có đặc điểm là thế tục, thực dụng, đồng thuận toàn dân, trung dung, nghĩa là ôn hòa, không chấp nhận cực đoan. Văn hóa chính trị châu Âu lục địa cũng có đặc điểm là trung dung nhưng có thêm các thành tố mang tính lí tưởng hóa, có tính chu kì, chia tách cử tri thành các khối. Thí dụ rõ nhất là nền văn hóa chính trị của Pháp. Đặc trưng của nền văn hóa chính trị gia trưởng độc đoán là việc coi xã hội như một gia đình lớn, đứng đầu là một lãnh tụ cứng rắn. Cuối cùng, văn hóa toàn trị là hậu quả của việc vận hành một cơ chế xã hội mà ở đó con người mất hết cá tính và chỉ còn là một phần của cơ chế. Cần phải hiểu rằng văn hóa chính trị là một quá trình tư duy liên tục về các nhân tố và hiện tượng của đời sống chính trị. Trình độ văn hóa chính trị của xã hội càng cao thì càng ít có khả năng rơi vào ảnh hưởng của các chính khách mị dân. Mị dân là hướng về nhân dân để tìm sự ủng hộ của họ. Trong nền chính trị hiện đại thì mị dân có nghĩa là giữ tiếng tăm trong quần chúng bằng những lời hứa hẹn vô căn cứ. Ở Nga vấn đề nâng cao văn hóa chính trị cho các công dân, các tổ chức của họ và của các chính đảng càng được giải quyết sớm bao nhiêu thì việc thành lập xã hội công dân và nhà nước pháp quyền càng mau đến thắng lợi bấy nhiêu. 2. Dân chủ và giáo dục Giáo dục là thành phần quan trọng sống còn của bất kì xã hội nào, đặc biệt là xã hội dân chủ. Chính Thomas Jefferson từng nhấn mạnh: “Nếu một dân tộc nào đó cho rằng ở một giai đoạn văn minh nào đó họ có thể là những người ngu dốt nhưng tự do, thì có nghĩa là họ muốn một điều chưa từng có và không bao giờ có được”. Dĩ nhiên là, như chúng tôi đã từng nhấn mạnh, không có mối liên hệ trực tiếp giữa giáo dục và dân chủ. Nhưng có lẽ phải công nhận rằng trình độ học vấn góp phần thúc đẩy việc phổ biến các giá trị dân chủ. Mọi người đều công nhận rằng giáo dục là tác nhân quan trọng nhất trong việc tác động lên các tiến trình xã hội vì, một mặt, nó ảnh hưởng đền việc tiếp thu các công nghệ tiên tiến, và mặt khác, nó tạo ra các định hướng giá trị. Chắc nhắn không có công dân của nước nào hài lòng với hệ thống giáo dục của mình. Tất cả các nước trên thế giới đều tìm cách cải tiến, hiện đại hóa hệ thống giáo dục, làm cho nó đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thời đại. Công cuộc cải cách diễn ra ở mỗi nước một khác, người ta phải tính đến nhu cầu, trình độ phát triển cũng như truyền thống giáo dục của nước đó. Nhưng xu hướng chung trên toàn thế giới vẫn là như sau: 1. Dân chủ hóa giáo dục; 2. Nâng cao tính chất nền tảng của giáo dục; 3. Nhân đạo hóa và nhân văn hóa nền giáo dục. Thí dụ, ngay từ những năm 90 của thế kỉ 20, nước Mĩ đã soạn xong chương trình giáo dục quốc dân, họ coi giáo dục là chỉ số quan trọng nhất của chất lượng cuộc sống, là chìa khóa đảm bảo khả năng cạnh tranh của nước Mĩ trong thế kỉ XXI. “Chúng ta phải trở thành một dân tộc tôn trọng học vấn và giáo dục”, người Mĩ đã nói như thế. Mong sao khẩu hiệu đó cũng được áp dụng ở nước Nga, với ý nghĩa rộng nhất của nó, bắt đầu từ việc nâng cao uy tín của ngành giáo dục cũng như tăng thêm ngân sách đầu tư cho ngành này. Nếu như trong các nước phát triển đầu tư cho giáo dục chiếm 5-8% tổng thu nhập quốc dân, thì tại Nga chỉ số này thấp hơn nhiều. Cũng phải nói thêm rằng mục đích của hệ thống giáo dục dân chủ và toàn trị là khác nhau. Mục đích của nền giáo dục dân chủ là tạo ra các điều kiện hình thành người công dân tự chủ, ham hiểu biết, có nhận thức sâu sắc về luật lệ và thực hành dân chủ. Nghĩa là những khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và sử dụng các quan điểm khác nhau, không chấp nhận một quan điểm thống trị. Khi nói đến việc nghiên cứu các nguyên tắc dân chủ thì điều quan trọng nhất là tinh thần tự do tìm kiếm, bản thân điều đó cũng là một giá trị dân chủ. Ông E. Finn, một giáo sư thuộc trường đại học Vanderbilt của Hoa Kì đã nói: “Giáo dục có vai trò đặc biệt trong các xã hội dân chủ. Nếu trong các chế độ khác, giáo dục là công cụ của chế độ thì trong nền quản lí dân chủ chế độ là đầy tớ của dân và khả năng của người dân trong việc tạo dựng, ủng hộ và cải tiến chế độ đó dựa chủ yếu vào chất lượng và hiệu quả của hệ thống giáo dục mà họ đã trải qua. Hoàn toàn có lí khi nói rằng trong chế độ dân chủ giáo dục nhằm tạo điều kiện cho tự do nở hoa kết trái trong một thời gian dài”. Chúng tôi không thuộc số những người cho rằng phải phá hủy hoàn toàn hệ thống giáo dục từng tồn tại ở nước Nga và để cho nền giáo dục mới hình thành trên khoảng trống vừa được tạo ra đó. Hơn thế nữa, chúng tôi nhấn mạnh rằng hệ thống giáo dục Nga được toàn thế giới thừa nhận, nhiều thành tố của nó cần được phát triển và hoàn thiện. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng các phương pháp giáo dục toàn trị, lỗi thời cấn phải lùi bước trong cuộc cạnh tranh tự do, nhường chỗ cho những phương pháp giáo dục mới. Chúng ta đã thấy công cuộc cải cách hệ thống giáo dục Nga đã đạt được một số thành công trong các hướng sau: 1. Thủ tiêu nạn độc quyền trong giáo dục 2. Áp dụng các hệ thống giáo dục mới, luôn luôn là niềm tự hào của nước Nga nhưng đã bị hạn chế trong thời gian vừa qua 3. Áp dụng các chương trình mới, giúp cho thế hệ trẻ thích ứng với các điều kiện mới về kinh tế và chính trị, hình thành những định hướng giá trị mà gần đây vẫn được coi là không chấp nhận được trong xã hội chúng ta và bị phê phán kịch liệt 4. Xem xét lại hầu hết các chương trình học bắt buộc trong trường phổ thông, nhất là các môn chính trị xã hội và nhân văn. Và cuối cùng, phải tính đến khía cạnh tiếp thu các tiêu chuẩn dân chủ. Một mặt, tất cả chúng ta bẩm sinh đều yêu chuộng tự do cá nhân. Nhưng mặt khác, mỗi chúng ta đều cần phải học để hiểu các thiết chế của nền dân chủ. Nhưng vì nhiều thiết chế như thế mới đang hình thành, một số còn chưa có, cho nên cần phải nghiên cứu cẩn thận các kinh nghiệm của thế giới, cũng như cần phải nghiên cứu các đặc thù của quá trình phát triển về kinh tế, chính trị và xã hội của nhân dân ta, của đất nước chúng ta. Điều đó giúp ta có thái độ sáng tạo khi xem xét nền dân chủ của các nước khác, áp dụng các khía cạnh tích nhất của nó và tránh được các sai lầm đồng thời xây dựng được nền dân chủ Nga chứ không bê nguyên xi kinh nghiệm của các nước khác. Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, từng người đã phải học được những phẩm chất để dù có rơi vào những tình huống phức tạp nhất về kinh tế, chính trị và xã hội thì cũng vẫn hành động như những người trí thức, văn minh và văn hóa cao. Nói đến trí thức trong trường hợp này là chúng tôi sử dụng từ gốc Latin – intelligens, nghĩa là người có hiểu biết, có tư duy. Đây là những phẩm chất quan trọng nhất của tâm hồn, là sự tiếp xúc với tài sản của nền văn hóa dân tộc và thế giới, là hướng đến những giá trị tinh thần của toàn nhân loại, là bác bỏ lòng thù hận và thói bất dung dù đấy là trong quan hệ với âm nhạc hay các xung đột sắc tộc và tôn giáo. 3. Vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong nền dân chủ Trong xã hội nào thì mục đích của các phương tiện thông tin đại chúng cũng là thông tin và giáo dục. Trong xã hội dân chủ điều đó lại càng quan trọng bởi vì người dân phải có các thông tin khách quan để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn. Trong các nước dân chủ, sách báo, chương trình phát thanh, truyền hình là phản ứng đối với những nhu cầu và quyền lợi hiện thời hoặc sẽ xuất hiện trong xã hội. Dưới chế độ toàn trị, tất cả các tài liệu báo chí đều do nhóm tinh hoa trong lĩnh vực chính trị - tư tưởng quyết định. Công tác tuyên truyền chính trị trong chế độ toàn trị mang tính kế hoạch, tập trung, do nhà nước kiểm soát nhờ hệ thống kiểm duyệt hoặc tự kiểm duyệt. Bằng tuyên truyền chính trị, người ta đưa vào nhận thức của người dân các quan điểm và giá trị mà giới lãnh đạo chính trị của đất nước cho là cần trong từng giai đoạn cụ thể. Nói về hệ thống tuyên truyền ở Liên Xô thì cho đến năm 1985 nó đã nắm trong tay toàn bộ hệ thống giáo dục và đào tạo chính thức. Khác với chế độ toàn trị, trong xã hội dân chủ có rất nhiều quan điểm cùng tồn tại. Nhưng các quan điểm đó không làm xã hội mất thăng bằng. Ngược lại, nhờ nắm bắt được quan điểm khác nhau, nhờ có sự cạnh tranh một cách văn minh giữa các tư tưởng mà người ta có thể lựa chọn được con đường cải cách tối ưu. Thứ hai, các phương tiện thông tin đại chúng có trách nhiệm theo dõi và giám sát các hành động của chính phủ cũng như của các cơ quan quyền lực khác. Giữ thái độ độc lập và khách quan, các phương tiện thông tin đại chúng có thể phát hiện được sự thật đằng sau các tuyên bố của các cơ quan quyền lực nhà nước. Chính nhờ nó mà người ta có thể theo dõi được hành vi của các quan chức chính phủ. Các phương tiện thông tin đại chúng còn tiến hành các chiến dịch vận động cho các đường lối hay công cuộc cải cách nhất định. Nhờ đó từng người dân, các tổ chức hay đảng phái có thể công bố quan điểm của mình. Một số chính đảng, phong trào, hiệp hội có các phương tiện thông tin riêng. Đấy là: báo, tạp chí, sách, truyền thanh, truyền hình. Xu hướng này cũng đang xuất hiện ở nước ta. Các chính đảng và lãnh tụ của họ thường xuyên sử dụng các phương tiện phát thanh, truyền hình để quảng bá đường lối của mình, một số đảng có báo và tạp chí riêng. Họp báo, trả lời phỏng vấn cũng thường được sử dụng. Hoạt động của cả hai viện, các biện pháp của chính phủ, kết quả các cuộc bỏ phiếu, kể cả những cuộc bỏ phiếu ghi danh được công bố rộng rãi trong các tài liệu của quốc hội, đấy là điều kiện cần thiết để kiểm soát họat động của các đại biểu. Cuối cùng, như chúng tôi đã từng nhấn mạnh, trình độ kĩ thuật hiện nay cho phép không chỉ thông tin mà còn điều khiển được dư luận xã hội. Vì vậy đôi khi người ta còn gọi các phương tiện thông tin đại chúng là quyền lực thứ tư, bên cạnh ba nhánh quyền lực kia là lập pháp, hành pháp và tư pháp. 4. Văn hóa quyền lực Chúng ta hãy cùng nhau trả lời câu hỏi: nhà chính trị hiện đại cần những phẩm chất gì? Thật khó trả lời một cách dứt khoát, nhưng theo chúng tôi, đấy là: người đại biểu của nhân dân phải có tư duy chính trị rộng, có thể phân tích tình hình đất nước một cách đúng đắn, có thể tư duy trên bình diện quốc gia. Ông ta cũng cần có khả năng dự báo vì trước khi soạn thảo một dự luật, trước khi đưa một chương trình ra thực hiện, chính khách phải dự đoán được phản ứng của dân chúng, phải thấy trước thành phần nào sẽ tỏ ra bất mãn, nghĩa là phải tính được hậu quả của bất kì động thái nào, dù đấy là lĩnh vực kinh tế, chính trị hay xã hội. Khi nói về niềm tin của người dân, chúng ta hiểu rằng công nhận một người nào đó là lãnh tụ, nghĩa là quần chúng đã giao cho ông ta toàn quyền biểu đạt quyền lợi của họ. Vì vậy ngay từ khi trúng cử người đó không còn chỉ chịu trách nhiệm với mình mà còn với những người đã bầu ông ta, ông ta phải biết sử dụng quyền lực, không được lạm quyền, ông ta phải chịu trách nhiệm về các cuộc cải cách trong các lĩnh vực kinh tế và chính trị. Biết sử dụng quyền lực, theo chúng tôi, là trình độ trí thức cao, rất cần cho các lãnh tụ chính trị trong điều kiện hiện nay, là biết tạo ra một đội ngũ những người đồng chí hướng, là khả năng thuyết phục quần chúng ủng hộ đường lối của mình, v.v... Văn hóa chính trị ở nước ta đòi hỏi phải giải quyết một số vấn đề đặc thù sau đây: trước hết trên bình diện quốc gia cũng như từng người chúng ta phải vượt qua thói quen cho rằng tất cả những thứ đã được làm vì ta đều là những thứ chẳng ra gì. Vì vậy chúng ta mới thường xuyên viết lại lịch sử, chúng ta không đánh giá đúng thành quả văn hóa của mình, chúng ta thường xuyên “mở rộng không gian” cho những cuộc cải cách mới. N. Berdaiev đã từng nói rằng chúng ta là nạn nhân của sự man rợ của chính mình. Theo chúng tôi, xu hướng phá hoại như thế cũng đang giữ thế thượng phong ngay cả trong nền chính trị hiện đại. Chúng ta phải tôn trọng kinh nghiệm, dù đấy là kinh nghiệm tiêu cực, phải học hỏi kinh nghiệm và trên cơ sở đó xây dựng xã hội dân chủ. Thứ hai, cần phải nhận thức rằng không thể xây dựng được xã hội dân chủ nếu không có nhận thức đúng về chủ nghĩa cá nhân lành mạnh như là giá trị tự thân của cá nhân con người, là quyền tự do, là trách nhiệm của người đó trước số phận của mình và của tha nhân. Thứ ba, mục đích của người làm chính trị là tạo ra các điều kiện để con người có thể thể hiện mình, thể hiện các khả năng tiềm tàng của mình. Vì vậy viện dẫn rằng “con người còn chưa tốt” theo chúng tôi là không có cơ sở và không thích đáng. Nhưng mặt khác, mỗi người chúng ta cần phải làm mọi việc để tự thể hiện mình chứ không chỉ phàn nàn rằng “chính quyền không ra gì”. Thứ tư, cần phải nhớ rằng các cuộc cải cách dù tốt đến đâu, nếu không tác động đến các tầng lớp rộng rãi nhất của xã hội Nga cũng đều sẽ trở thành vô nghĩa. Đấy chính là giá trị xã hội của mọi chính khách. Chương 8: Nước Nga giữa quá khứ và tương lai Vào giữa những năm 80 của thế kỉ trước người ta đã thấy rõ những mâu thuẫn trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Liên Xô. Trong mười, mười lăm năm cuối cùng, điều kiện bên trong và bên ngoài thay đổi từng giờ chứ không phải từng ngày nữa, nhu cầu bức thiết là phải đánh giá đúng tình hình và tìm phương pháp tiếp cận mới một cách nhanh chóng. Nhưng giới lãnh đạo Liên Xô lúc đó lại có thái độ bảo thủ, tránh né tất cả những gì không nhét vừa các sơ đồ quen thuộc cũ. Họ vẫn tiếp tục: 1. Siết chặt quyền lực cả về kinh tế và chính trị 2. Qui chuẩn các hoạt động xã hội 3. Coi thường sự đa dạng của các điều kiện địa phương 4. Sử dụng các biện pháp chỉ huy trong quản lí 5. Coi thường qui luật giá trị 6. Dựa vào sự phát triển kinh tế theo chiều rộng 7. Đặt nặng về số lượng, coi thường chất lượng 8. Dân chủ hình thức 9. Ngăn cản, không cho quần chúng tham gia giải quyết các vần đề tồn tại 10.Làm nghèo nền văn hóa, tô hồng hiện thực 11.Tách rời giữa lí luận và hiện thực tiễn. Cả cơ chế kinh tế lẫn cơ chế chính trị tại Liên Xô lúc đó đều không giúp giải quyết các vấn đề mới do cuộc sống đặt ra. Điều đó chứng tỏ rằng đã đến lúc phải tiến hành thực hiện công cuộc cải tổ cơ bản tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhưng xã hội chỉ nhận thức được các vấn đề đó một cách từ từ, phải trải qua nhiều giai đoạn, nhiều lần tái cấu trúc các lực lượng xã hội người ta mới nhận thức được nhu cầu hiện đại hóa sâu sắc toàn bộ hệ thống. Lúc đầu (tháng 4 năm 1985) người ta mới nói đến chuyện tăng tốc sự phát triển kinh tế và xã hội. Đó là do (theo các tài liệu hiện có) trong xã hội đã xảy ra: 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm 2. Không hoàn thành các kế hoạch phát triển kinh tế 3. Không hoàn thành các kế hoạch về mặt xã hội. Sự lạc hậu về cơ sở vật chất của khoa học, giáo dục, chữa bệnh, văn hóa, đời sống, v.v... Ngoài ra, một số mục tiêu chính trị cũng được đặt ra nhằm phá vỡ mô hình lãnh đạo chính trị do quá khứ để lại. Trong xã hội đã diễn ra những cuộc thảo luận sôi nổi về thể chế chính trị được thiết lập tại Liên Xô từ năm 1917. Các quan điểm được phân chia đại thể như sau: Quan điểm thứ nhất là đã xây dựng xong chủ nghĩa xã hội, dù có một số biến dạng nghiêm trọng. Người ta gọi đấy là “chủ nghĩa xã hội biến dạng”, “chủ nghĩa xã hội non”, “chủ nghĩa xã hội trại lính”, “chủ nghĩa xã hội nhà nước”. Quan điểm thứ hai ở mức độ nào đó gần với quan điểm thứ nhất và cho rằng không thể gọi xã hội ta, dù đấy là trong những năm 30, 50 hay 80, là hoàn toàn xã hội chủ nghĩa được. Nghĩa là xã hội Xô Viết đang trải qua giai đoạn quá độ. Quan điểm thứ ba thì cho rằng không làm gì có chủ nghĩa xã hội. Sự lựa chọn của Đảng Bolshevik trong năm 1917 là sai lầm, đấy là sự bất bình thường so với xu hướng phát triển chung của nền văn minh nhân loại. Tất cả mọi người, từ giới hàn lâm cho đến các nhà lãnh đạo chính trị đều bắt đầu phân tích hiện tình của đất nước. Đấy là một bước tiến rất lớn vì trong những năm trước đây gần như không có ai đứng ra làm công việc đó cả. Lúc đó người ta thường trích dẫn câu nói của Engels, rằng: “người ta không oán trách các sự kiện lịch sử, ngược lại, người ta cố gắng tìm hiểu nguyên nhân và kết quả của chúng”. Đúng như thế, đây là lần đầu tiên người ta bắt đầu phân tích một cách nghiêm chỉnh nguyên nhân và kết quả của quá trình phát triển về kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước. Tổng kết tình hình trong giai đoạn từ 1985 đến 1987, có thể nói đấy là giai đoạn hình thành đường lối chính trị của đất nước và ở mức độ nào đó là sự tập hợp lực lượng để đấu tranh chống lại những biến dạng của chủ nghĩa xã hội. Từ tháng 4 năm 1987 bắt đầu diễn ra quá trình phân hóa các lực lượng xã hội. Giai đoạn đến năm 1988 là thời kì hoạt động của các phong trào dân tộc, hình thành các cơ cấu chính trị (đảng phái, phong trào, nhóm), nhiều phe nhóm được thành lập lúc đó còn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Đôi khi thật khó đánh giá đúng ý nghĩa của những sự thay đổi trong lĩnh vực kinh tế và xã hội, nhưng giai đoạn đó, theo chúng tôi, đã để lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử đất nước chúng ta. Đây là lần đầu tiên quần chúng nhân dân nhận thức được sự cần thiết của xã hội dân sự và khả năng thông qua cơ chế của nó để tác động lên tiến trình phát triển chính trị của đất nước. Dù không phải tất cả các lĩnh vực đều đạt được kết quả khả dĩ, nhưng tất cả xã hội và từng người dân đã trải qua trường học dân chủ, đã học được những điều sơ đẳng nhất và đấy chính là cơ sở cho quá trình phát triển trong tương lai. Sau đó là giai đoạn khi mà các tổ chức công dân xuất hiện một cách tự phát bắt đầu liên kết trên cơ sở các cương lĩnh chính trị và cuối năm 1988 đã có ít nhất là bốn cương lĩnh sau: • Dân chủ cấp tiến • Cải cách tự do • Cộng sản bảo thủ • Dân tộc yêu nước. (Nếu ở phương Tây bảo thủ là những người ủng hộ các giá trị của chủ nghĩa tư bản như tự do kinh doanh, chủ nghĩa cá nhân, tư hữu, thì ở Nga người ta lại coi những người muốn khôi phục nhà nước cộng sản toàn trị là lực lượng bảo thủ.) Vẫn còn những cố gắng tiến hành công cuộc cải cách dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Đảng này, dưới sự lãnh đạo của M. S. Gorbachev, khi mới bắt đầu quá trình cải tổ, còn duy trì được vai trò tập hợp lực lượng của mình. Nhưng Đảng đã đánh mất vai trò đó ngay khi chưa thực thi. Gorbachev lúc đầu rất được lòng tầng lớp trung lưu, nhưng đã mất dần sự ủng hộ vì trong tình hình phân bố lực lượng phức tạp lúc ấy, ông buộc phải ngả nghiêng giữa phái cộng sản chính thống và phái cải cách. Có sự mâu thuẫn và tính cách hai mặt của đường lối chính trị như thế là vì Gorbachev tiếp tục là lãnh tụ của cái Đảng đã chứng tỏ không còn khả năng tiến hành các cuộc cải cách có tính cấp tiến nữa. Cuộc khủng hoảng tháng 8 năm 1991 đã đặt dấu chấm hết cho giai đoạn này, kéo theo sự tan rã của Liên Xô cũng như sự phân hóa sâu sắc các lực lượng xã hội. Chúng tôi không có ý định đánh giá các sự kiện lúc đó, vì, một mặt vấn đề này rất khó và không liên hệ trực tiếp đến đề tài của chương trình. Nhưng mặt khác, chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng đấy có thể không chỉ là kết quả của những tiến trình chính trị diễn ra trong nước từ năm 1985. Theo chúng tôi đấy chính là hậu quả của sự phát triển cả trong lĩnh vực kinh tế, cả trong lĩnh vực chính trị của giai đoạn trước đó. Dĩ nhiên là thật đáng tiếc khi xu hướng chủ yếu trên toàn thế giới là hợp nhất thì tại Liên Xô cũ xu hướng chủ đạo lại là li tâm. Nhưng chúng tôi tin rằng đây là quá trình tất yếu, các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ phải vượt qua giai đoạn đó mới có thể nhận thức được rằng nhiều vấn đề không thể giải quyết riêng rẽ được; chúng tôi tin rằng chúng ta sẽ được chứng kiến các cuộc đối thọai của những nhà nước bình đẳng, tôn trọng truyền thống và văn hóa của nhau, cùng quan tâm đến việc hợp tác và thực sự muốn đạt được sự đồng thuận. Hiệp ước kí vào cuối năm 1991 (Thỏa thuận và Tuyên bố về sự hợp tác của các nước độc lập –SNG) có thể coi là bước đi đầu tiên. Nghĩa là đã có những cố gắng nhằm đưa vào thực tiễn hình thức quan hệ chính trị và pháp lí mới giữa mười một nước cộng hòa cũ của Liên Xô. Một mặt có thể ghi nhận rằng SNG đã đạt được một số thành tựu nhất định trong các lĩnh vực khác nhau: thứ nhất, có sự phối hợp trong việc thực hiện công cuộc cải cách trong lĩnh vực kinh tế; đã đạt được thỏa thuận về vấn đề quyền con người phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế; và cuối cùng, đã cùng nhau giải quyết các vấn đề an ninh và sự thống nhất của không gian chiến lược về quốc phóng. Nhưng mặt khác cũng không được quên rằng còn rất nhiều vấn đề phức tạp trên bước đường đưa những thỏa thuận nói trên vào cuộc sống. Mà quan trọng nhất là: có nhiều cuộc xung đột sắc tộc – cuộc chiến giữa Armenia và Azerbaijan nhằm giành quyền kiểm soát Nagornui Karabak diễn ra đã nhiều năm; xung đột sắc tộc ở Nam Osetia; ở Tajikistan, ở Gruzia, v.v…; việc xuất hiện các đường biên giới quốc gia mới là những cản trở cho việc luân chuyển hàng hóa và tiền tệ giữa các nước thuộc Liên Xô cũ; hầu như tất cả các nước độc lập đều tạo ra đơn vị tiền tệ của chính mình dù rằng thời gian gần đây một số nước đã có ý định quay lại với một hệ thống tiền tệ thống nhất; có nhiều phức tạp trong việc vi phạm quyền con người mà trước hết là của người Nga sống tại các nước cộng hòa cũ. Đấy chưa phải là toàn bộ các vấn đề mà nước Nga đặt ra và muốn giải quyết trong lĩnh vực đối ngoại với các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Các tiến trình chính trị nội bộ của Nga Trong bốn năm qua tại Liên bang Nga đã diễn ra các cuộc cải cách chính trị sâu rộng. Các cuộc cải cách như thế đã diễn ra trong thế đối đầu của các lực lượng chính trị khác nhau. Các giai đoạn chủ yếu của cuộc đấu tranh diễn ra như sau: tháng Ba năm 1990 tiến hành tuyển cử đa đảng đầu tiên. Cơ quan đại diện gồm Đại hội Đại biểu Nhân dân và Xô Viết Tối cao lưỡng viện của Liên bang Nga được thành lập. Các đại biểu Đại hội và Xô Viết Tối cao có thể thành lập các nhóm theo luật định. Đã hình thành các nhóm theo quan điểm chính trị, theo vùng và lĩnh vực sản xuất. Dù còn nhiều khiếm khuyết, các đại biểu trong các cơ quan đại diện đã tiếp thu được kinh nghiệm vô cùng quí báu, chúng tôi tin tưởng rằng các kinh nghiệm đó sẽ góp phần thúc đẩy quá trình thăng tiến dân chủ của nước ta. Vì chưa có kinh nghiệm đàm phán, chưa có kinh nghiệm thỏa hiệp vì mục đích chiến lược; quốc hội chưa có các chính khách chuyên nghiệp; bị áp lực của các lực lượng bảo thủ cũng như chủ nghĩa bảo thủ đã giành thề thượng phong trong giới lãnh đạo các cơ quan dân cử đã dẫn đến các cuộc khủng hoảng và những cuộc bầu cử mới. Bước thứ hai là cuộc trưng cầu dân ý toàn Nga vào năm 1991 với kết quả là việc thành lập chức vụ Tổng thống. Tổng thống đầu tiên của Liên bang Nga là B. N. Yeltsin, người đã giành được 57,3% phiếu bầu (chỉ có 74% cửa tri tham gia bỏ phiếu). Tổng thống đã lập ra chính quyền hành pháp gồm bộ máy của Tổng thống, Hội đồng Tổng thống, chính phủ. Với chính quyền hành pháp như thế, Tổng thống đã tiến hành cải tổ hệ thống quản lí mệnh lệnh quan liêu trên tất cả các hướng: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Bước thứ hai trên con đường dân chủ hóa đất nước là cuộc bầu cử và toàn dân thông qua Hiến pháp vào ngày 12 tháng 12 năm 1993. Theo chúng tôi việc thông qua Đạo luật cơ bản là bước cải tổ quan trọng, làm cho dân chủ trở thành hiện thực (với điều kiện là tất cả các công dân Nga, các tổ chức chính trị và kinh tế của nhà nước đều tuân thủ Hiến pháp và pháp luật). Như vậy là khi tổng kết các thành quả đã đạt được, chúng ta có thể có những đánh giá khác nhau về những chuyển biến đã diễn ra trên đất nước chúng ta, chúng ta có thể chấp nhận hay phản đối, nhưng không thể không công nhận rằng chúng ta đang sống ở một đất nước khác hẳn trước đây. Chúng ta đang sống ở đất nước cộng hòa liên bang với người đứng đầu là tổng thống. Tam quyền phân lập bao gồm lập pháp, hành pháp, tư pháp là rõ ràng. Đã có những cố gắng nhắm thành lập hệ thống “kiềm chế và đối trọng” nhằm ngăn chặn sự lạm quyền của bất kì nhánh quyền lực nào. Đạo luật chủ yếu của đất nước (Hiến pháp) đã được toàn dân nhất trí thông qua, đã có những bước tiến quan trọng trong việc thành lập xã hội công dân (Bộ tư pháp đã đăng kí 80 đảng phái và tổ chức xã hội khác nhau). Đã tiến hành các cuộc bầu cử đa đảng đầu tiên. Nghĩa là đã có những bước tiến rất lớn trong lĩnh vực chính trị. Nhưng các cải cách kinh tế thì lại diễn ra một cách chậm chạp, đôi khi còn làm cho đời sống của đại bộ phận dân chúng càng thêm xấu đi. Chúng ta hiểu rõ rằng chuyển đổi sang các quan hệ kinh tế thị trường là công việc đầy khó khăn, phức tạp. Hi vọng rằng đó không phải là những khó khăn không thể vượt qua được trong quá trình dân chủ hóa xã hội. Chúng tôi cho rằng Hiến pháp có được tuân thủ hay không, cơ chế của xã hội công dân có thể hoạt động hay không, liệu chúng ta có thể vượt qua được những thử thách của giai đoạn chuyển tiếp đến một nền kinh tế thị thường... hay không, một phần lớn tùy thuộc vào mỗi chúng ta. Nói một cách khác, số phận của nền dân chủ nằm trong tay mỗi chúng ta. Chúng ta sẽ sống trong một đất nước như thế nào trong tương lai? Câu trả lời phụ thuộc vào mỗi chúng ta. Tin rằng đấy sẽ là một nước Nga văn minh, đầy sức mạnh và dân chủ. Phụ lục Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền Lời nói đầu Xét rằng: Sự công nhận nhân phẩm và những quyền bình đẳng không thể tước đoạt của của tất cả mọi người trong đại gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lí và hòa bình trên toàn thế giới. Xét rằng: Việc xem thường và chà đạp quyền con người đã từng dẫn đến các hành động dã man, làm xúc động lương tâm nhân loại, việc xây dựng một thế giới trong đó mọi người được hưởng tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, được giải thoát khỏi nỗi sợ hãi và nghèo đói phải được tuyên xưng như là ước vọng cao cả nhất của con người. Xét rằng: Quyền con người cần được bảo vệ bằng pháp luật để đảm bảo rằng con người không bị bắt buộc phải sử dụng biện pháp cuối cùng là vùng dậy chống lại độc tài và áp bức. Xét rằng: Mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc cần được khuyến khích và mở rộng. Xét rằng: Các dân tộc tham gia Liên hiệp quốc đã tái khẳng định trong Hiến chương niềm tin vào những quyền căn bản của con người, vào nhân phẩm và phẩm giá của mỗi cá nhân, vào quyền bình đẳng nam nữ và đã quyết định thúc đẩy tiến bộ xã hội cũng như cải thiện điều kiện sống trong bối cảnh ngày càng tự do hơn. Xét rằng: Các quốc gia hội viên đã cam kết hợp tác với Liên hiệp quốc nhằm góp phần cổ vũ việc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản khác. Xét rằng: Một nhận thức chung về đặc điểm của các quyền và quyền tự do có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực thi đầy đủ cam kết nêu trên. Nay, ĐẠI HỘI ĐỒNG [Liên hiệp quốc] long trọng công bố TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ VỀ NHÂN QUYỀN như là tiêu chuẩn chung phải hướng tới cho tất cả mọi người và mọi quốc gia, để mỗi người, mỗi tổ chức xã hội luôn luôn theo sát tinh thần của Bản Tuyên Ngôn, bằng con đường giảng dạy và học tập góp phần thúc đẩy sự tôn trọng các quyền và quyền tự do và bảo đảm, bằng những biện pháp tiến bộ trên bình diện quốc gia cũng như quốc tế, sự thừa nhận và thực thi một cách rộng khắp và hữu hiệu các quyền đó không chỉ đối với các dân tộc của các nước hội viên Liên hiệp quốc mà còn đối với các dân tộc thuộc quyền ủy trị của họ. Điều 1: Tất cả mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền lợi. Tất cả mọi người đều được tự nhiên phú cho lí trí và lương tâm và phải đối xử với nhau trong tinh thần bác ái. Điều 2: Mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay bất kì quan điểm nào khác, không phân biệt quốc tịch hay nguồn gốc xã hội, tài sản, đẳng cấp và địa vị xã hội khác, đều được hưởng các quyền và quyền tự do công bố trong Bản Tuyên Ngôn này. Ngoài ra, không được phân biệt đối xử với con người trên cơ sở qui chế chính trị, pháp luật và địa vị quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ mà người đó sống, cho dù lãnh thổ đó là độc lập, bị bảo hộ, không được tự trị hay bị những hạn chế nào khác về chủ quyền. Điều 3: Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an ninh thân thể. Điều 4: Không người nào bị giữ trong tình trạng nô lệ hay mất tự do; chế độ nô lệ và buôn bán nô dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm. Điều 5: Không người nào phải chịu tra tấn, bị trừng phạt hay đối xử một cách vô nhân đạo và có tính cách lăng nhục. Điều 6: Mọi người, dù ở đâu, cũng đều có quyền được công nhận tư cách pháp lí của mình. Điều 7: Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền được pháp luật bảo vệ, không có bất kì sự phân biệt nào. Mọi người đều có quyền được bảo vệ như nhau, chống lại mọi sự kì thị vi phạm Bản Tuyên Ngôn này, cũng như chống lại mọi sự khiêu khích dẫn đến kì thị như vậy. Điều 8: Mọi người đều có quyền đòi hỏi các tòa án quốc gia có thẩm quyền khôi phục một cách hữu hiệu các quyền của mình khi có các hành vi vi phạm các quyền căn bản do Hiến pháp và pháp luật qui định. Điều 9: Không ai có thể bị bắt bớ, giam giữ hay lưu đày một cách độc đoán. Điều 10: Mọi người đều có quyền như nhau trong việc được xét xử một cách công khai và công bằng bởi một tòa án độc lập và vô tư để xác định các quyền và trách nhiệm cũng như những lời buộc tội chống lại mình. Điều 11: 1. Mọi người, khi bị truy tố trước pháp luật, vẫn có quyền được coi là vô tội cho đến khi tội lỗi của người đó được chứng minh theo luật định trong một phiên tòa công khai với điều kiện người đó được cung cấp tất cả các đảm bảo cần thiết cho việc biện hộ. 2. Không ai có thể bị kết án do đã thực hiện hoặc không thực hiện các hành động mà lúc đó luật pháp quốc gia hay quốc tế không coi đấy là tội ác. Cũng không được áp đặt hình phạt nặng hơn hình phạt được ấn định vào lúc tội ác xảy ra. Điều 12: Không ai có thể bị can thiệp một cách độc đoán vào đời sống cá nhân và gia đình, cũng như bị xâm phạm về nhà ở, bí mật thư tín hay danh dự và tiếng tăm của mình. Mỗi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những sự can thiệp và xâm phạm như thế. Điều 13: 1. Mọi người đều có quyền tự do đi lại và tự do cư trú trong biên giới quốc gia. 2. Mọi người đều có quyền rời bỏ bất kì nước nào, kể cả nước mình và có quyền trở về xứ sở. Điều 14: 1. Trước sự ngược đãi, mọi người đều có quyền tị nạn và tìm chỗ dung thân tại các quốc gia khác. 2. Quyền này không thể được áp dụng trong trường hợp bị truy nã thực sự vì phạm tôi không có tính chất chính trị hay do những hành vi đi ngược lại các mục tiêu và nguyên tắc của Liên hiệp quốc. Điều 15: 1. Mọi người đều có quyền có quốc tịch. 2. Không ai có thể bị tước bỏ quốc tịch hay bị tước bỏ quyền thay đổi quốc tịch một cách độc đoán. Điều 16: 1. Nam và nữ đến tuổi trưởng thành, không phân biệt chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo, đều có quyền kết hôn và lập gia đình. Nam nữ có quyền như nhau khi kết hôn, trong đời sống vợ chồng và khi li hôn. 2. Hôn nhân chỉ có thể được tiến hành với sự đồng ý hoàn toàn và tự nguyện của cả hai bên. 3. Gia đình là đơn vị tự nhiên và căn bản của xã hội và có quyền được xã hội và nhà nước bảo vệ. Điều 17: 1. Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản, cá nhân cũng như tập thể. 2. Không ai có thể bị tước đoạt tài sản một cách độc đoán. Điều 18: Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng cũng như quyền tự do thực hành tôn giáo hay tín ngưỡng của mình với tư cách cá nhân hay tập thể, ở nơi công cộng hay trong chỗ riêng tư bằng cách truyền dạy, thờ phụng, và thực hiện các nghi lễ tôn giáo. Điều 19: Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận; quyền này bao gồm quyền giữ quan điểm của mình mà không bị can thiệp và quyền tìm kiếm, nhận và quảng bá thông tin và tư tưởng bằng mọi phương tiện không phụ thuộc vào biên giới quốc gia. Điều 20: 1. Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội một cách ôn hòa. 2. Không ai có thể bị ép buộc tham gia vào bất kì hội đoàn nào. Điều 21: 1. Mọi người đều có quyền tham gia quản lí đất nước của mình, một cách trực tiếp hoặc thông qua các đại biểu được lựa chọn một cách tự do. 2. Mọi người đều có quyền như nhau trong việc nhận lãnh chức vụ trong các cơ quan nhà nước của mình. 3. Ý chí của nhân dân phải là nền tảng quyền lực của chính phủ; ý chí này phải được thể hiện thông qua các cuộc bầu cử định kì và trung thực, được tiến hành theo phương thức phổ thông và bình đẳng phiếu, bỏ phiếu kín hay bằng các hình thức bầu cử tự do tương đương khác. Điều 22: Là một thành viên của xã hội, mỗi người đều có quyền an sinh xã hội và thực hiện các quyền thiết yếu trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua các nỗ lực của quốc gia và hợp tác quốc tế phù hợp với cơ cấu và tài nguyên của mỗi nước để bảo vệ nhân phẩm và sự phát triển tự do của cá nhân mình. Điều 23: 1. Mọi người đều có quyền lao động, quyền tự do lựa chọn công việc, quyền có các điều kiện lao động công bằng và thuận lợi và quyền được bảo vệ khỏi nạn thất nghiệp. 2. Mọi người, không phân biệt, nếu làm việc giống nhau thì đều được trả lương như nhau. 3. Mọi người lao động đều có quyền được nhận thù lao công bằng và thích hợp, đảm bảo cho bản thân và gia đình một cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm và được trợ giúp thông qua các phương tiện an sinh xã hội khác, khi cần. 4. Mọi người đều có quyền thành lập và tham gia các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình. Điều 24: Mọi người đều có quyền nghỉ ngơi và giải trí, kể cả quyền giới hạn số giờ làm việc một cách hợp lí và quyền được nghỉ định kì được trả lương. Điều 25: 1. Mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống phù hợp bao gồm thức ăn, quần áo mặc, nhà ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết khác nhằm đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc cho bản thân và gia đình, có quyền an sinh xã hội trong lúc thất nghiệp, đau ốm, tàn phế, góa bụa, già lão hoặc các trường hợp mất phương tiện kiếm sống khác vì những hoàn cảnh nằm ngoài khả năng kiểm soát của mình. 2. Bà mẹ và trẻ em được quyền chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt. Tất cả trẻ em, trong hay ngoài giá thú, đều được xã hội bảo vệ như nhau. Điều 26: 1. Mọi người đều có quyền đi học. Học tập phải được miễn phí, chí ít là đối với bậc tiểu học và cơ sở. Giáo dục tiểu học là bắt buộc. Các trường kĩ thuật và dạy nghề phải mở rộng cửa cho mọi người, các trường đại học cũng phải mở rộng cửa một cách bình đẳng trên cơ sở tài năng của mỗi người. 2. Giáo dục phải nhằm phát triển con người toàn diện và thúc đẩy sự tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản. Giáo dục phải cổ vũ sự cảm thông, lòng khoan dung và tình hữu nghị giữa các dân tộc, giữa các nhóm sắc tộc và tôn giáo và hộ trợ hoạt động của Liên hiệp quốc trong việc duy trì hòa bình. 3. Cha mẹ có quyền ưu tiên trong việc lựa chọn hình thức học tập cho các con nhỏ của mình. Điều 27: 1. Mọi người đều có quyền tư do tham gia vào đời sống văn hóa của cộng đồng, có quyền thưởng thức nghệ thuật, tham gia vào tiến trình phát triển của khoa học và hưởng thụ các thành quả của nó. 2. Mọi người có quyền được bảo vệ các quyền lợi vật chất cũng như tinh thần của các tác phẩm khoa học, văn chương hay nghệ thuật mà người đó là tác giả. Điều 28: Mọi người đều có quyền được sống trong một trật tự xã hội và quốc tế, trong đó các quyền và quyền tự do được tuyên cáo trong bản Tuyên Ngôn này có thể được thực hiện một cách đầy đủ. Điều 29: 1. Mọi người đều có trách nhiệm đối với cộng đồng mà chỉ trong đó nhân cách của họ mới có điều kiện phát triển một cách tự do và toàn diện. 2. Trong khi thực hiện các quyền và quyền tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật định chỉ với mục đích duy nhất là bảo đảm sự công nhận và tôn trọng các quyền và quyền tự do của những người khác cũng như thỏa mãn các đòi hỏi chính đáng về luân lí, trật tự cộng cộng và phúc lợi chung của xã hội dân chủ. 3. Việc thực hiện các quyền và quyền tự do này, trong bất kì trường hợp nào, cũng không được đi ngược lại các mục đích và nguyên tắc của Liên hiệp quốc. Điều 30: Không một điều khoản nào trong Bản Tuyên Ngôn này có thể được diễn giải như là sự cho phép một nước, một nhóm hay một cá nhân bất kì tham gia vào những việc hay có những hành động nhằm phá hoại các quyền và quyền tự do được tuyên cáo trong Bản Tuyên Ngôn này. (Phụ lục có tham khảo bản Anh văn tại địa chỉ: http://www.un.org/Overview/rights.html) Bản tiếng Việt © 2006 talawas Nguồn: N. B. Davletshina, B. B. Kimlika, R. J. Klark, D. U. Rai, Chế độ dân chủ: Nhà nước và Xã hội, Moskva, 1995; http://ihtik.lib.ru/politolog_14avg2005/