🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Châu Á Thần Kỳ - Thiên Sử Thi Về Hành Trình Tìm Kiếm Sự Thịnh Vượng Của Châu Á
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
CHÂU Á THẦN KỲ: Thiên sử thi về hành trình tìm kiếm sự thịnh vượng của châu Á
Dịch từ nguyên bản tiếng Anh:
THE MIRACLE: The Epic Story of Asia’s Quest for Wealth
Tác giả: Michael Schuman
Copyright © 2009 by Michael Schuman. All rights reserved.
Published by arrangement with HarperBusiness, an imprint of HarperCollins Publishers
Bản tiếng Việt được xuất bản theo sự thỏa thuận với HarperBusiness, đơn vị xuất bản của HarperCollins Publishers
Bản quyền bản tiếng Việt © DT BOOKS - C ông ty TNHH Sách Dân Trí, 2010
Epub (02/2019): @lamtam, tve-4u.org
https://thuviensach.vn
Tặng mẹ tôi, Emily,
người đầu tiên khơi cảm hứng cho tôi viết cuốn sách này
https://thuviensach.vn
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Giai đoạn Đại chiến Thế giới Thứ Hai, một loạt quốc gia và vùng lãnh thổ mới được hình thành, trăn trở tìm con đường phát triển kinh tế riêng của mình. Nhật Bản từ trong điêu tàn của một quốc giá bại trận trở thành một nền kinh tế hùng mạnh vượt cả châu Âu và chỉ đứng sau Mỹ. Hàng loạt các “Con Rồng” châu Á xuất hiện như Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan,... rồi đến “Rồng Hoa” (Trung Quốc), “Hổ Ấn” (Ấn Độ) đột khởi làm cho cán cân kinh tế toàn cầu nghiêng về châu Á.
Sự phát triển vượt bậc này khiến Thế giới kinh ngạc và đặt cho nhiều cái tên đầy khâm phục như “Châu Á thần kỳ”, “Phép màu”... đồng thời cũng tốn rất nhiều giấy mực của nhiều nhà nghiên cứu. Họ đưa ra rất nhiều quan điểm khác nhau để mô tả và phân tích... lý do thịnh vượng của những con “Rồng”, con “Hổ” Á Đông.
Michael Schuman, một phóng viên kinh tế người Mỹ, với cuốn Châu Á thần kỳ là một tham góp vào những quan điểm nói trên. Tuy nhiên đây cũng không là ý kiến cuối cùng hoặc ý kiến đúng đắn nhất.
Nhà xuất bản Thời Đại xuất bản cuốn sách này với mục đích để người đọc có nhiều điểm tham cứu và rút ra những điều cần thiết phù hợp với những đặc thù của mình.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Nhà xuất bản Thời Đại.
https://thuviensach.vn
LỜI NGƯỜI DỊCH
Thế giới đang có nhiều thay đổi lớn. Nhiều ý kiến cho rằng vai trò độc tôn của Mỹ trong sân chơi kinh tế thế giới thế kỷ 21 đã không còn như thế kỷ trước dù nước này vẫn giữ ngôi vị đứng đầu và chưa mất đi ảnh hưởng lớn. Sau cơn bạo bệnh suy thoái kinh tế - tài chính vốn bắt đầu bùng phát năm 2008 và lây lan sang cả kinh tế toàn cầu, sức khỏe của nền kinh tế lớn nhất thế giới này vẫn còn yếu ớt và có nguy cơ bị quật ngã trở lại dù đã có những tín hiệu phục hồi nhẹ. Lục địa già châu Âu cũng đang lao đao trong cơn khủng hoảng nợ lan rộng đe dọa số mệnh của đồng tiền chung Euro. Trong bối cảnh ảm đạm đó, châu Á, đặc biệt là hai cường quốc đông dân nhất nhì thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ, đã và đang nổi lên với vai trò là đầu tàu tăng trưởng của kinh tế thế giới với tốc độ phát triển nhanh nhất nhờ những chính sách đối phó khá hiệu quả với khủng hoảng kinh tế. Chưa dừng ở đó, có chuyên gia còn dự báo trong vòng khoảng chỉ 10 năm nữa, châu Á sẽ trở thành trung tâm thương mại, trung tâm cung cấp hàng hóa, dịch vụ lớn nhất thế giới, lớn hơn cả Bắc Mỹ và thậm chí toàn châu Âu cộng lại. (GDP của Mỹ hiện nay là 14 nghìn tỉ USD, châu Âu 16 nghìn tỉ, Trung Quốc 4 nghìn tỉ).
Cán cân quyền lực kinh tế đang nghiêng từ Tây sang Đông. Đi cùng với sự phát triển ngày càng thịnh vượng về kinh tế là vị thế ngày càng đi lên về chính trị của châu Á trên trường quốc tế. ASEAN + 3 gồm 10 nước thành viên ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc có nhiều tiềm năng trở thành trung tâm giáo dục, tài chính, công nghệ, sản xuất toàn cầu, khôi phục trật tự đã tồn tại nhiều thiên niên kỉ cho tới sau năm 1800. Ngày 1/1/2010, tờ China Daily đã đưa tin Trung Quốc và ASEAN tuyên bố mình trở thành khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới. Tổ chức Hợp tác Thượng Hải với Trung Quốc, là một trong số các thành viên chính thức và Ấn Độ là một trong những quan sát viên đang chiếm ưu thế trong các quan hệ kinh tế, có khả năng trở thành một trung tâm quyền lực Á-Âu mới. Tương tự, nhóm các nước BRIC gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc có thể sẽ điều khiển cán cân quyền lực thế giới mới với sự tham gia của Mỹ Latinh. Ngân hàng Thế giới (WB) trong tháng 4/2010
https://thuviensach.vn
đã cho phép các nền kinh tế đang nổi, bao gồm cả Trung Quốc, được có tiếng nói lớn hơn trong các quyết định của thể chế tài chính hàng đầu thế giới này.
Những nhận định, dự báo và sự kiện đã xảy ra ở trên một lần nữa khẳng định sự năng động về kinh tế của châu Á cũng như thêm một lần xác nhận “sự thần kỳ châu Á”.
Sự thần kỳ đó đã diễn ra như thế nào? Michael Schuman, phóng viên người Mỹ chuyên viết về kinh tế châu Á của tạp chí Time và trước đây là của tờ Wall Street Journal , đã kể lại cho chúng ta nghe câu chuyện này qua một cuốn sách mới mang tên Châu Á thần kỳ: Sử thi về hành trình tìm kiếm sự thịnh vượng của châu Á . Từ “Miracle” (tùy từng ngữ cảnh được chúng tôi chuyển ngữ thành “Phép màu”, “Sự thần kỳ” và “Điều kỳ diệu”) được Michael Schuman lặp đi lặp lại trong cuốn sách như một ẩn số về sự phát triển kỳ lạ của châu Á mà tác giả cần phải đi tìm cho ra lời giải đáp.
Câu chuyện với nhiều phong vị mới, hấp dẫn của Schuman bắt đầu từ Nhật Bản, nơi bắt nguồn của “mô hình phát triển châu Á” - một kiểu cơ chế quản lý kinh tế tập trung trong đó nhà nước giữ vai trò trung tâm kiểm soát mà sau này trở thành hình mẫu cho nhiều con hổ, con rồng châu Á khác. Ai cũng biết, bất chấp hậu quả tàn phá nặng nề sau Chiến tranh Thế giới thứ II, đất nước Mặt trời mọc đã khiến cả thế giới phải ngỡ ngàng trước sự phát triển nhanh chóng được coi là “sự thần kỳ Nhật Bản”. Chỉ trong vòng 2 thập niên 60 và 70 của thế kỷ 20, từ vị thế một nền kinh tế nghèo, chậm phát triển, Nhật Bản đã thăng hoa, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ - nước đã phát triển liên tục trước Nhật Bản hơn một thế kỷ. Đó là nhờ Nhật Bản ưu tiên lấy xuất khẩu làm động lực tăng trưởng kinh tế mới.
Sang đến những năm 80 của thế kỷ 20, kinh tế Nhật Bản bắt đầu phát triển chậm lại, thậm chí lâm vào thời kỳ suy thoái kéo dài trong suốt thập niên 90 – “Thập niên mất mát”. Tiếp tục mạch truyện “Châu Á thần kỳ”, Schuman dẫn dắt người đọc đến với những con rồng mới của kinh tế châu Á: 4 nền kinh tế công nghiệp mới (NICs) gồm Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kông (Trung Quốc) và Singapore. Malaysia cũng gây chú ý và Indonesia cũng trở thành một hiện tượng về sự phát triển thần kỳ.
https://thuviensach.vn
Đặc biệt, với sự phát triển ngoạn mục từ mức thu nhập bình quân chỉ 60 USD/người/năm vào giữa thập niên 60 lên thành 10.000 USD vào năm 1996, Hàn Quốc đã vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới, lớn thứ 2 châu Á (sau Nhật Bản). Trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 làm đồng Won mất giá thảm hại, quốc gia này còn ghi tên mình vào câu lạc bộ các nước phát triển giàu có: tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).
Sau đó, đến lượt người khổng lồ Trung Quốc thức dậy sau một giấc ngủ dài cả 2 thế kỷ. Chỉ trong vòng 3 thập niên sau khi tiến hành cải cách, mở cửa vào năm 1978, Trung Quốc đã thực sự làm thế giới ngạc nhiên khi nước này vươn lên từ vị trí thứ 40 thành cường quốc kinh tế, đạt mức 1.000 tỉ USD vào năm đầu tiên của thế kỷ 21. Sự đi lên của Trung Quốc có nét giống như sự bật dậy trước đó của Nhật sau Chiến tranh Thế giới thứ II nhưng ở qui mô lớn hơn, tốc độ nhanh hơn. Và, thế giới lại tiếp tục giật mình khi gã khổng lồ này lần lượt qua mặt các đàn anh như Pháp, Anh, Đức và hiện nay đã chính thức soán ngôi á quân của Nhật.
Câu chuyện của Schuman về một châu Á thần kỳ dĩ nhiên không thể bỏ qua một người khổng lồ khác tuy xuất hiện sau nhưng cũng khiến thế giới phải ngưỡng mộ: Ấn Độ. Nếu Trung Quốc được mệnh danh như là một công xưởng của thế giới thì Ấn Độ lại nổi lên là cường quốc dịch vụ thế giới.
Đầu thế kỷ 21, nhiều tên tuổi mới đã xuất hiện, chẳng hạn Thái Lan, Philippines. Dù những cái tên này chưa được Schuman đề cập trong cuốn sách của mình nhưng như tác giả khẳng định, điều thần kỳ châu Á, “mô hình phát triển châu Á” có thể sẽ tiếp tục và sẽ xuất hiện những con hổ mới.
***
Vậy thì điều gì đã giúp châu lục mới đây vài chục năm còn chìm trong đói nghèo lạc hậu đạt được những thành tựu kinh tế tuyệt vời? Trong vô số cách lý giải khác nhau của nhiều nhà kinh tế học, Schuman đã trích dẫn ra 3 câu trả lời để phản biện, gồm: những nhân tố cấu thành nên nền văn hóa Á Đông, chính
https://thuviensach.vn
sách và thể chế kinh tế siêu việt và độc đáo của các nền kinh tế châu Á, mô hình kinh tế mở đã giúp tạo nên điều kỳ diệu về kinh tế của châu Á.
Qua phản biện của Schuman, bạn đọc sẽ thấy việc chỉ ra công thức chính xác cho loại “tiên đan” thành công kinh tế này là một điều vô cùng khó. Dù vậy, tác giả vẫn nỗ lực đi tìm lời giải thích cho sự chuyển mình kỳ diệu của châu Á thông qua một lăng kính khác mang tính phát hiện: con người. Theo Schuman, “kể từ những năm 50 của thế kỷ trước cho đến nay, khu vực này đã “may mắn” có hàng loạt những chính trị gia lỗi lạc cùng những nhà lãnh đạo doanh nghiệp năng động, tài ba quyết tâm đạt mục tiêu thành công về kinh tế”.
Từ đây, Schuman khắc họa sống động hàng loạt chân dung các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo quốc gia và doanh nhân quan trọng nhất đứng đằng sau sự cất cánh diệu kỳ về kinh tế của châu Á. Những nhân vật khác nhau với những tính cách đặc biệt riêng có đã hiện ra qua những giai thoại được thuật lại một cách lôi cuốn, hấp dẫn đủ để những độc giả đã có một nền tảng hiểu biết vững chắc nhất định về lịch sử của châu Á vẫn thấy thích thú. Đối với Nhật bản, Schuman tô đậm vai trò lãnh đạo của “con quỉ” Shigeru Sahashi, một công chức hành chính sự nghiệp của Bộ Thương mại và Công nghiệp được xem là hiện thân cho sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế. Về phía doanh nhân, nhà sáng lập công ty Sony, ông Akio Morita, người đã thách thức các quan chức hoạch định công nghiệp Nhật Bản để xây dựng đế chế của riêng mình, được nhắc đến nổi bật. Hàn Quốc thì có nhà độc tài quân sự Park Chung Hee, người đã đã học theo Nhật Bản và đổ tiền vào một số lĩnh vực nhất định. Đi cùng với Park là doanh nhân yêu thích của ông, Chung Ju Yung, người sáng lập tập đoàn Hyundai, một ông trùm vươn tay ra rất nhiều lĩnh vực từ xây dựng đường xá đến sản xuất ôtô, đóng tàu.
Đối với Trung Quốc, Schuman miêu tả những cải cách của Đặng Tiểu Bình và nhấn mạnh vào quyết định của ông cho phép thành lập các đặc khu kinh tế. Vai trò của những người dưới quyền Đặng Tiểu Bình như Triệu Tử Dương, Hồ Diệu Bang cũng được ghi nhận. Tiếp đó, Schuman nhắc đến Liễu Truyền Chí, ông chủ của công ty Lenovo từng thực hiện thương vụ chấn động: mua lại thị phần sản xuất máy tính cá nhân của IBM.
https://thuviensach.vn
Một số nhà lãnh đạo chính trị, quân sự và doanh nghiệp của Indonesia, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Đài Loan và Ấn Độ cũng lần lượt xuất hiện một cách sống động trong các chương của cuốn sách này.
Mặc dù sách tập trung vào vấn đề kinh tế phát triển tại châu Á nhưng bất kỳ ai quan tâm tìm hiểu về tài chính toàn cầu cũng có thể tìm thấy những bài học quan trọng về kinh tế - tiền tệ vì sự tăng trưởng kinh tế của châu Á trong quá khứ lẫn tương lai sắp tới là một đề tài không thể bỏ qua. Châu Á thần kỳ vừa hấp dẫn giới chuyên gia tài chính, kinh tế phát triển với những chi tiết giá trị, những số liệu thống kê thuyết phục lại vừa lôi cuốn đông đảo người đọc bình thường nói chung nhờ cách viết súc tích, dễ hiểu.
Có thể nói, bằng vốn kinh nghiệm dày dạn, sự am hiểu sâu rộng về đề tài mình viết cùng với tài kể chuyện lôi cuốn, Schuman đã biến sự giới thiệu về những con người và chính sách làm nên sự đi lên nổi bật của châu Á, một điều tưởng như khô khan, tẻ nhạt, thành một câu chuyện hấp dẫn từ trang đầu tiên cho đến tận trang cuối cùng.
Cái tài của Schuman còn thể hiện ở chỗ mặc dù đề cập đến “mô hình phát triển châu Á” xuyên suốt trong toàn bộ cuốn sách, qua nhiều nước khác nhau nhưng không hề có sự lặp lại nhàm chán. Ngược lại, mạch văn được dẫn dắt liên tục với mỗi quốc gia là từng nét riêng với những câu chuyện về các nhân vật được đan xen một cách khéo léo.
Qua cách trình bày, đánh giá “mô hình châu Á” từ góc độ khá là khách quan của tác giả (cả mặt được lẫn mặt mất), ta cũng có thể rút ra những bài học quý giá từ những thất bại tạm thời của những con hổ, con rồng châu Á trong quá trình phát triển, chẳng hạn như Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc… Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997-98 đã phơi bày những khiếm khuyết của mô hình trên lẫn mặt trái của sự phát triển nhanh theo kiểu bong bóng. Nhưng, như Schuman đã viết, chính từ vũng lầy của cuộc khủng hoảng này, các nền kinh tế châu Á nhanh chóng cải cách thể chế, điều tiết vĩ mô… để tiếp tục sự phát triển thần kỳ của mình. Các tổ chức tài chính của châu lục này không tích trữ tài sản độc hại vốn đánh sụp các tổ chức tài chính Mỹ và châu Âu trong cuộc suy thoái hiện nay. Chính phủ các nước liên kết chặt chẽ hơn. Các doanh
https://thuviensach.vn
nghiệp duy trì một sức khỏe tài chính tốt. Người dân có xu hướng tiết kiệm thay vì hoang phí. Khi thương mại phát triển, phần lớn các nước châu Á tự bảo vệ mình bằng cách xuất siêu và tích trữ ngoại tệ. Họ tích cực mở rộng đón thương mại nước ngoài, thu hút nguồn đầu tư, giảm được nợ đồng thời điều chỉnh mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng giảm phụ thuộc vào xuất khẩu và các gói kích thích kinh tế của chính phủ, chú trọng nhiều hơn đến thị trường nội địa. Các nước cũng nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của mình, hướng tới các nền kinh tế đã tăng trưởng mạnh mẽ thay vì chỉ nhắm chủ yếu tới thị trường Mỹ. Có thể ví những thất bại là những liều vaccine có tác dụng giúp châu Á bật lại nhanh các sau đợt suy giảm mạnh. Đây cũng chính là điều mà hơn một lần Schuman đã khẳng định một cách lạc quan tin tưởng.
Nhưng, bức tranh phát triển thần kỳ của châu Á qua câu chuyện kể của nhà báo kinh tế lão luyện này không chỉ có gam màu hồng. Schuman đã thẳng thắn chỉ ra những mặt tối như sự kiềm chế chính trị, chủ nghĩa thân hữu và sự mở rộng doanh nghiệp thiếu kiểm soát và liều lĩnh. Nhiều công ty hưởng lợi từ quan hệ gần gũi với các lãnh đạo chuyên chế đã điên cuồng vay nợ vượt quá khả năng chi trả của họ. Phát triển cũng đi kèm với những thách thức to lớn chưa từng có như khoảng cách giàu nghèo gia tăng, ô nhiễm môi trường… Đáng tiếc là tác giả chưa thật sự đề cập nhiều đến vấn đề này trong Châu Á thần kỳ .
***
Ngoài việc lý giải nguyên nhân thành công của châu Á, Schuman còn bày tỏ quan điểm ủng hộ toàn cầu hóa của mình. Như trong phần kết của sách, tác giả khẳng định không chỉ có châu Á mà cả Mỹ cũng được hưởng lợi từ sự phát triển kỳ diệu về kinh tế của châu Á. Ngay chính Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng phát biểu ngày 11/1/2010 sau một chuyến công du châu Á: “Chúng ta bắt đầu từ một tiền đề đơn giản là tương lai của Mỹ gắn liền với tương lai của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và tương lai của khu vực này cũng phụ thuộc vào Mỹ”. Nói cách khác, sự cất cánh của châu Á không đồng nghĩa với xuống thế của phương Tây mà đơn giản chỉ là châu Á sẽ trở thành một người tham dự chính thức trên sân chơi toàn cầu, tương xứng với quy mô và sinh lực của mình.
https://thuviensach.vn
Quan điểm này thật sự rất có ý nghĩa trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ hiện nay đang quay trở lại một cách tinh vi qua những hàng rào phi thuế quan như “hạn chế xuất khẩu tự nguyện”, các biện pháp trợ cấp hay kế hoạch giải cứu cho doanh nghiệp trong nước, các điều khoản bắt buộc mua hàng trong nước đậm chất dân tộc chủ nghĩa (ví dụ như điều khoản “Người Mỹ dùng hàng Mỹ” của chính quyền Obama), những động thái áp thuế chống phá giá… Trong lúc quá trình hồi phục của nền kinh tế toàn cầu trước mắt vẫn còn tồn tại nhiều nhân tố bất ổn, nguy cơ suy thoái kép vẫn còn treo lơ lửng, sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ sau gần 3 thập niên tự do hóa thương mại giống như một kiểu giải khát bằng rượu độc. Theo những người phản đối chủ nghĩa bảo hộ như Schuman, các hành vi bảo hộ thương mại trong thời gian ngắn có thể mang đến những thuận lợi nhất định cho những nước khởi xướng chủ nghĩa bảo hộ. Tuy nhiên, về lâu dài, chúng sẽ cản trở nền kinh tế thế giới phồn thịnh, đặc biệt sẽ ảnh hưởng rộng tới các nước có thu nhập thấp và các nước đang phát triển, gia tăng nghèo khó cho các khu vực này.
Ngô Thị Tố Uyên
https://thuviensach.vn
GIỚI THIỆU CÁC NHÂN VẬT TRONG SÁCH
(THEO THỨ TỰ BẢNG CHỮ CÁI)
MONTEK SINGH AHLUWALIA: Là một công chức Ấn Độ, Ahluwalia ủng hộ việc dỡ bỏ Giấy phép Raj [1]; trợ lý cho cựu Bộ trưởng Tài chính – hiện nay là Thủ tướng – Manmohan Singh cùng cựu Bộ trưởng Thương mại P.Chidambaram trong chương trình cải cách thị trường vào đầu những năm 1990.
ANWAR IBRAHIM: Với tư cách là bộ trưởng tài chính Malaysia, Anwar đã thách thức các chính sách kinh tế cấp tiến của Mahathir Mohamad trong thời kỳ Khủng hoảng tài chính châu Á. Ông trở thành lãnh đạo của một phong trào cải cách ở Malaysia.
PRAMOD BHASIN: Là lãnh đạo của công ty GE Capital tại Ấn Độ, Bhasin cùng với Raman Roy biến lĩnh vực dịch vụ Thuê ngoài Quy trình Kinh doanh (BPO) đang trong thời kỳ chập chững của Ấn Độ thành một ngành lớn và có tầm ảnh hưởng sâu rộng của nước này.
CHAN CHIN BOCK (TĂNG CHẤN MỘC): Là một thành viên của Hội đồng phát triển kinh tế Singapore, Tăng Chấn Mộc chịu trách nhiệm thu hút một số nhà đầu tư nước ngoài quan trọng nhất và sớm nhất tới đảo quốc sư tử.
MORRIS CHANG (TRƯƠNG TRUNG MƯU): Là cựu thành viên ban quản trị của Tập đoàn vi tính Mỹ Texas Instruments, Trương Trung Mưu được chính quyền Đài Loan mời sang phát triển những ngành công nghệ mới tại vùng lãnh thổ này. Ông đã sáng lập ra Tập đoàn sản xuất linh kiện bán dẫn Đài Loan (TSMC), công ty sản xuất con chip độc lập đầu tiên của Đài Loan.
CHIANG KAI-SHEK (TƯỞNG GIỚI THẠCH): Là lãnh đạo Quốc dân đảng Trung Hoa, sau thất bại trước Đảng Cộng sản do Mao Trạch Đông lãnh đạo, Tưởng Giới Thạch rút ra ở Đài Loan; tại đây, Tưởng cùng một nhóm những nhà kỹ trị tài năng đã biến hòn đảo này thành một trong những câu chuyện thành
https://thuviensach.vn
công kinh tế ấn tượng nhất và sớm nhất châu Á. Tưởng Giới Thạch lãnh đạo Đài Loan từ năm 1950 đến năm 1975.
PALANIAPPAN CHIDAMBARAM: Là một luật sư đồng thời là đồng minh của Manmohan Singh, Chidambaram, với tư cách là Bộ trưởng Thương mại vào đầu những năm 1990, đã đóng vai trò chủ chốt trong việc dỡ bỏ Giấy phép Raj trong công cuộc cải cách thị trường Ấn Độ.
CHUNG JU YUNG: Là người sáng lập tập đoàn Hyundai khổng lồ của Hàn Quốc, nhân vật họ Chung táo bạo đã vươn lên từ đói nghèo tới thành công trong phát triển ngành công nghiệp xe hơi và tàu thủy hùng mạnh của đất nước. Ông được biết đến với biệt danh “Vua Chủ tịch”.
CHUNG MONG KOO: Là con trai của Chung Ju Yung, Chung Mong Koo tiếp nhận việc quản lý công ty Hyundai Motor vào cuối những năm 1990 và làm cho giới sản xuất ô tô kinh ngạc bằng cách biến một nhà sản xuất xe hơi hạng hai trở thành đối thủ cạnh tranh chính trên toàn cầu.
DAIM ZAINUDDIN: Với tư cách là bộ trưởng tài chính của Malaysia, Daim, một người được Mahathir Mohamad ủng hộ mạnh mẽ, là quan chức kinh tế giàu quyền lực nhất của đất nước, dẫn đầu trong công cuộc tư nhân hóa và tự do hóa của chính phủ.
DENG XIAOPING (ĐẶNG TIỂU BÌNH): Là một lãnh đạo xuất sắc của Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình đấu tranh cho những công cuộc cải cách vào cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ trước, giúp chuyển biến nền kinh tế Trung Quốc từ mô hình kinh tế kế hoạch tập trung sang phương thức phát triển dựa vào thương mại, đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân. Ông là người đã biến Trung Quốc thành một cường quốc.
FUNG HON-CHU (PHÙNG HÁN CHU), VICTOR FUNG (PHÙNG QUỐC KINH) VÀ WILLIAM FUNG (PHÙNG QUỐC LUÂN): 3 người họ Phùng đã quản lý công ty thương mại Hồng Kông Li & Fung. Họ đóng vai trò tiên phong trong việc phát triển mô hình “sản xuất không biên giới” mà qua đó
https://thuviensach.vn
sản phẩm hàng hóa được lắp ráp từ linh kiện sản xuất tại nhiều nước khác nhau để nhằm hạ thấp hơn nữa chi phí sản xuất.
GOH KENG SWEE (NGÔ KHÁNH THỤY): Là một Bộ trưởng phục vụ lâu năm trong chính phủ Singapore, Ngô Khánh Thụy là cánh tay mặt của Lý Quang Diệu và là một người đề xướng không biết mệt mỏi công cuộc công nghiệp hóa tại Singapore.
BACHARUDDIN JUSUF (B.J) HABIBIE: Là một Bộ trưởng chính phủ Indonesia đồng thời là một kỹ sư hàng không, Habibie chủ trương triển khai một chương trình tiêu tốn nhiều tiền của nhằm xây dựng ngành công nghiệp nặng của đất nước. Quan niệm của Habibie về phát triển kinh tế theo sự lãnh đạo của nhà nước đã thách thức tư tưởng thị trường tự do của nhóm Mafia Berkeley. Habibie trở thành tổng thống Indonesia sau khi Suharto từ chức năm 1998.
MOHAMAD “BOB” HASAN: Là một bạn chơi gôn của Tổng thống Indonesia Suharto, Hasan là một hình mẫu tiêu biểu của doanh nhân “dựa quyền dựa thế”, người đã trở thành một ông trùm gỗ hàng đầu của Indonesia. Hasan đã từng có lần tự nhận mình là “Chúa tể rừng xanh”.
ALAN HASSENFELD: Là cựu chủ tịch của công ty sản xuất đồ chơi Mỹ Hasbro, Hassenfeld phát triển mối quan hệ với các nhà công nghiệp châu Á, trong đó có nhà công nghiệp Hồng Kông Lý Gia Thành, vào cuối những năm 60 - đầu những năm 70 của thế kỷ 20, khi ngành sản xuất đồ chơi Mỹ bắt đầu chuyển hoạt động sản xuất sang châu Á.
SOICHIRO HONDA: Là doanh nhân sản xuất động cơ thành công nhất thời kỳ sau Chiến tranh Thế giới thứ II, một Honda xông xáo đã xây dựng sự nghiệp kinh doanh của mình bằng những thành tựu đột phá công nghệ quan trọng. Honda nổi tiếng vì dám thách thức lại những mệnh lệnh của giới chức quản lý đầy quyền lực thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (MITI). Công ty của ông là nhà sản xuất xe hơi đầu tiên của Nhật Bản mở nhà máy ở Mỹ.
HU YAO-BANG (HỒ DIỆU BANG): Giữ chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hồ Diệu Bang là người ủng hộ chính đối với Đặng Tiểu Bình và là
https://thuviensach.vn
một trong những nhà cải cách hăng hái nhất của Trung Quốc.
MASARU IBUKA: Là một người đồng sáng lập công ty Sony của Nhật Bản, Ibuka là một kỹ sư thông minh, tài ba đứng đằng sau nhiều sản phẩm nổi tiếng của Sony.
HAYATO IKEDA: Là thủ tướng Nhật Bản vào đầu thập niên 60 của thế kỷ 20, Ikeda xây dựng lòng tin vào nền kinh tế Nhật Bản bằng cách phát động một kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập quốc dân trong vòng 10 năm.
SHOICHIRO IRIMAJIRI: Là nhà quản lý của nhà máy sản xuất xe hơi đầu tiên của Honda tại Mỹ vào những năm 1980, Irimajiri lắm mưu nhiều kế trở thành gương mặt đại diện của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản tại Mỹ. Ông được biết đến với cái tên “Ông Iri.”
JOHN JOYCE: Là Tổng giám đốc Tài chính của IBM, Joyce chịu trách nhiệm đàm phán trong thương vụ bán bộ phận sản xuất máy vi tính cá nhân của IBM cho công ty máy tính Trung Quốc Lenovo.
KIM DAE JUNG: Là người đi đầu trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ Hàn Quốc, Kim đã chống đối nhiều nhân vật độc tài của nước này trong suốt hơn 2 thập niên. Ông được bầu làm tổng thống năm 1997 và chèo chống đưa Hàn Quốc vượt qua cuộc Khủng hoảng tài chính châu Á.
KIM WOO CHOONG: Là nhà sáng lập hay khoa trương của tập đoàn Daewoo, Kim trở thành một ông trùm kinh doanh được biết đến nhiều nhất và hiện diện ở nhiều nơi trên thế giới nhất của Hàn Quốc. Một số sai lầm trong quản lý của Kim đã gây ra một trong những vụ phá sản lớn nhất trong thời kỳ Khủng hoảng tài chính châu Á.
F.C. KOHLI: Kohli độc đoán được biết đến với tư cách là cha đẻ của ngành công nghệ thông tin Ấn Độ. Ông đã biến công ty Tư vấn Tata thành nhà cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin quốc tế đầu tiên của Ấn Độ.
LEE KUAN YEW (LÝ QUANG DIỆU): Là thủ tướng đầu tiên của Singapore, Lý Quang Diệu xây dựng những chính sách kinh tế đầy sáng tạo biến
https://thuviensach.vn
đảo quốc sư tử thành một trung tâm tài chính và công nghiệp lớn của khu vực và thế giới. Luận cứ “những giá trị châu Á” và quan điểm chỉ trích nền dân chủ phương Tây của Lý Quang Diệu cũng khiến ông trở thành một trong những nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất của Châu Á thần kỳ.
LI KA-SHING (LÝ GIA THÀNH): Là chủ tịch của Tập đoàn Hòa Ký Hoàng Phố (Hutchison Whampoa) Hồng Kông, Lý Gia Thành vươn lên từ một nhà sản xuất hoa nhựa nhỏ bé thành một trong những người giàu nhất châu Á. Thành công đầy kinh ngạc của Lý Gia Thành đã mang lại cho ông biệt danh “Siêu nhân”.
LI KUO-TING (LÝ QUỐC ĐỈNH): Xuất thân là một nhà vật lý học, Lý Quốc Đỉnh đóng vai trò là người hoạch định chính sách chủ chốt ở Đài Loan trong 4 thập niên. Những ý tưởng của ông đã giúp cho hòn đảo này trở thành nhà xuất khẩu kiêm sản xuất hàng điện tử chủ chốt.
LIU CHUANZHI (LIỄU TRUYỀN CHÍ): Nguyên là một nhà nghiên cứu của chính phủ Trung Quốc, Liễu Truyền Chí dám mạo hiểm lớn khi quyết định thành lập công ty sản xuất máy vi tính cá nhân Lenovo. Với tư cách là công ty đa quốc gia đầu tiên của Trung Quốc, thương vụ mua bộ phận sản xuất máy vi tính IBM của Liễu Truyền Chí đánh dấu những tham vọng toàn cầu ngày càng lớn của nước này.
MARY MA (MÃ TUYẾT CHINH): Là Giám đốc Tài chính của công ty sản xuất máy tính Trung Quốc Lenovo, Mã Tuyết Chinh đã dẫn dắt việc theo đuổi mua bộ phận sản xuất máy vi tính cá nhân của IBM.
MAHATHIR MOHAMAD: Là Thủ tướng của Malaysia suốt 22 năm, cựu bác sĩ y khoa Mahathir đã nỗ lực phát triển đất nước nhiệt đới này theo kinh nghiệm của Nhật Bản và Hàn Quốc. Ông được biết đến với những tuyên ngôn đả kích phương Tây và người Do Thái hơn là qua những thành tựu kinh tế của Malaysia dưới sự lãnh đạo của ông.
SRIDHAR MITTA: Là một kỹ sư tài năng, Mitta đóng vai trò hỗ trợ cho sự nổi lên của doanh nghiệp Ấn Độ Wipro trong những năm 80 của thế kỷ trước
https://thuviensach.vn
thành một công ty công nghệ thông tin và vi tính.
AKIO MORITA: Là người đồng sáng lập công ty Sony đồng thời là một doanh nhân nổi tiếng nhất của châu Á, Morita là bậc thầy về marketing đứng đằng sau thành công của Sony. Khi nổ ra nhiều cuộc tranh chấp thương mại giữa Nhật với Mỹ vào những năm 80 của thế kỷ trước, Morita là người nhiệt thành bảo vệ Nhật Bản.
NARAYANA MURTHY: Là một người từng ủng hộ chủ nghĩa xã hội, Murthy xây dựng Infosys của Ấn Độ từ một doanh nghiệp nhỏ bé có trụ sở đặt tại căn hộ của mình thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin chủ chốt của thế giới.
TAIICHI OHNO: Là một kỹ sư của Toyota, Ohno đã sáng tạo ra Hệ thống sản xuất Toyota, một phương pháp sản xuất xe hơi năng suất cao được biết đến với cái tên phương pháp sản xuất “tinh gọn”.
PARK CHUNG HEE: Là vị tướng lãnh đạo cuộc đảo chính tại Hàn Quốc năm 1961, Park lãnh đạo đất nước trong 18 năm. Ông là người lèo lái kinh tế Hàn Quốc phát triển theo sự chỉ đạo của nhà nước, là người đã đưa ra những chính sách tạo nên các chaebol - tập đoàn kinh doanh gia đình trị khổng lồ của Hàn Quốc.
PARK TAE JOON: Là một tướng lĩnh của quân đội Hàn Quốc và là đồng nghiệp của Park Chung Hee, Park Tae Joon đã tạo lập nên ngành luyện thép của nước này.
AZIM PREMJI: Là chủ tịch của Wipro, Premji đã biến công ty gia đình chuyên sản xuất dầu thực vật thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin hùng mạnh nhất Ấn Độ. Ngày nay, ông còn là một trong những người giàu nhất nước này.
SUBRAMANIAN RAMADORAI: Là đại diện đầu tiên của công ty Tata Consultancy tại New York, Ramadorai đã có công phát triển nhà cung cấp dịch
https://thuviensach.vn
vụ công nghệ thông tin thành một doanh nghiệp quốc tế chủ chốt. Sau này, ông trở thành tổng giám đốc điều hành của Tata Consultancy.
P.V. NARASIMHA RAO: Là một công chức lâu năm của đảng Quốc Đại Ấn Độ, Rao trở thành thủ tướng trong bối cảnh khủng hoảng tài chính năm 1991. Ông đã làm cả nước kinh ngạc với vai trò là một trụ cột chính trị của nỗ lực cải cách kinh tế.
RAMAN ROY: Được biết đến với tư cách là cha đẻ của ngành dịch vụ Thuê ngoài quy trình kinh doanh (business-processing outsourcing – BPO) của Ấn Độ, Roy là người đã sáng lập ra ngành dịch vụ chăm sóc khách hàng của nước này.
ROBERT RUBIN: Là Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Rubin đã giúp tổ chức các chương trình cứu trợ đối với những nền kinh tế châu Á gặp lao đao trong thời kỳ Khủng hoảng tài chính châu Á.
SHIGERU SAHASHI: Sahashi là một thứ Trưởng gây nhiều tranh cãi trong Bộ Thương mại và Công nghiệp đầy quyền lực của Nhật Bản (MITI). Ông là hiện thân cho sự can thiệp chỉ đạo nền kinh tế của chính phủ Nhật.
EMIL SALIM: Là một Bộ trưởng lâu năm trong chính quyền của Suharto tại Indonesia, Salim là hạt nhân nòng cốt của “Nhóm Mafia Berkeley” tức nhóm các nhà kinh tế học đã lèo lái chính sách của Indonesia suốt gần 30 năm.
STAN SHIH (THI CHẤN VINH): Là người sáng lập ra công ty sản xuất máy tính cá nhân Acer, Thi Chấn Vinh là một trong những ông tổ của ngành vi tính Đài Loan. Ông cũng để lại dấu ấn của mình lên ngành vi tính toàn cầu bằng cách phát minh ra mô hình lắp ráp máy tính kiểu “thức ăn nhanh”.
MANMOHAN SINGH: Là một nhà kinh tế học ăn nói nhỏ nhẹ, vào đầu thập niên 1990, với tư cách là Bộ trưởng Tài chính, Singh đã đi đầu trong nỗ lực định hướng lại con đường phát triển của nền kinh tế Ấn Độ tiến tới mục tiêu thị trường quốc tế. Sự thay đổi về định hướng này đã khởi động sự tăng trưởng nhanh chóng của đất nước. Năm 2004, Singh trở thành Thủ tướng Ấn Độ.
https://thuviensach.vn
SUHARTO: Nguyên là một tướng lĩnh quân đội chỉ huy Indonesia từ năm 1966 đến năm 1998, Suharto đã đạt được một thành tích xuất sắc trong việc giảm đói nghèo ở quốc gia đông dân thứ 4 trên thế giới. Tuy nhiên, chế độ độc tài của ông cũng đầy vấn nạn tham nhũng và gia đình trị. Ông bị buộc phải từ chức vào năm 1998 giữa lúc xảy ra Khủng hoảng tài chính châu Á. Giống như nhiều người Indonesia, họ tên của ông chỉ có duy nhất một từ.
SUN YUN-SUAN (TÔN VẬN TOÀN): Là viện trưởng Viện Hành chính Đài Loan, Tôn ủng hộ các chính sách chính giúp phát triển những ngành công nghệ có nhiều ảnh hưởng nhất của hòn đảo này.
H.C. ĐINH VÀ KENNETH TING (ĐINH NGỌ THỌ): Cha con nhà họ Đinh đã xây dựng Kader Industrial thành công ty sản xuất đồ chơi chính của châu Á và là một trong những công ty chuyển hướng sang sản xuất tại Trung Quốc đại lục sớm nhất.
EIJI TOYODA: Là thành viên của gia đình sáng lập ra hãng Toyota, Toyoda giám sát sự phát triển của Hệ thống sản xuất Toyota cũng như sự mở rộng thành công của công ty sang thị trường Mỹ.
WAN LI (VẠN LÝ): Là một Ủy viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc đồng thời là người được Đặng Tiểu Bình tin tưởng, Vạn Lý giữ vai trò tiên phong trong cải cách lĩnh vực nông nghiệp của Trung Quốc thông qua chủ trương vận động các hộ nông dân ủng hộ chương trình hợp tác hóa.
ALI WARDHANA: Là thành viên nòng cốt của nhóm Mafia Berkeley tại Indonesia đồng thời là người giữ chức Bộ trưởng Tài chính trong một thời gian dài, Wardhana góp phần vạch ra những chính sách kinh tế thị trường tự do đem đến Phép màu cho Indonesia.
JACK WELCH: Là giám đốc điều hành của công ty General Electric, Welch giúp phát triển các ngành dịch vụ Thuê ngoài quy trình kinh doanh (BPO) và công nghệ thông tin của Ấn Độ bằng cách nâng cao uy tín quốc tế của khu vực này .
https://thuviensach.vn
WIDJOJO NITISASTRO: Là một nhà kinh tế tài năng, Widjojo đóng vai trò lãnh đạo không chính thức của nhóm hoạch định chính sách kinh tế tại Indonesia, nhóm Mafia Berkeley. Ông thúc giục các thành viên khác trong nhóm ứng dụng những kiến thức kinh tế có được qua đào tạo bài bản của họ thành những chính sách hữu ích để phát triển đất nước.
ALBERT WINSEMIUS: Nhà kinh tế học người Hà Lan đã trở thành cố vấn chính cho Lý Quang Diệu ở Singapore và có nhiều ảnh hưởng lên một số chính sách quan trọng nhất của quốc gia này.
YANG YUANQING (DƯƠNG NGUYÊN KHÁNH): Là một nhà điều hành trẻ và năng nổ, Dương Nguyên Khánh đã thiết lập chiến lược đưa Lenovo thành nhà sản xuất máy vi tính cá nhân lớn nhất Trung Quốc. Với tư cách là giám đốc điều hành, Dương Nguyên Khánh đóng vai trò chính trong việc quản lý Lenovo sau thương vụ lịch sử mua bộ phận sản xuất máy vi tính của IBM.
ZHANG RUIMIN (TRƯƠNG THỤY MẪN): Là giám đốc điều hành của Haier – tập đoàn sản xuất hàng gia dụng lớn nhất Trung Quốc, Trương Thụy Mẫn đã làm nên lịch sử khi mở nhà máy đầu tiên của Trung Quốc tại Mỹ để sản xuất tủ lạnh.
ZHAO ZIYANG (TRIỆU TỬ DƯƠNG): Là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Triệu Tử Dương là nhà cải cách kinh tế sáng tạo nhất và cũng là nhân vật quan trọng nhất kế sau Đặng Tiểu Bình trong công cuộc đổi mới kinh tế của Trung Quốc.
ZHU RONGJI (CHU DUNG CƠ): Là thủ tướng Trung Quốc, tài hoạch định chính sách kinh tế đầy sáng tạo của Chu Dung Cơ đã củng cố công cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình và tự do hóa hơn nữa nền kinh tế Trung Quốc. Thành tựu quan trọng nhất của ông là dẫn dắt Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
[1]. Licence Raj hay còn gọi là Permit Raj, là những loại giấy tờ, thủ tục… rất phức tạp, gây khó khăn cho việc thành lập doanh nghiệp ở Ấn Độ trong
https://thuviensach.vn
những năm từ 1947-1990. – ND
https://thuviensach.vn
GIỚI THIỆU
VÀI SUY NGHĨ VỀ CÁCH THỨC NHỮNG PHÉP MÀU XẢY RA NHƯ THẾ NÀO
Ước vọng của con người vĩ đại nhất trong thời đại của chúng ta là lau khô mọi giọt lệ trên tất cả mọi đôi mắt.
JAWAHARLAL NEHRU
Vừa ngay khi tôi quay trở lại bàn làm việc của mình thì mật vụ Hàn Quốc gọi điện đến.
Tôi là phóng viên tại Hàn Quốc cho tờ Wall Street Journal , đang sống tại Hàn Quốc. Đất nước này, vào thời điểm đó, tháng 12/1997, đang ở dưới đáy sâu nhất của cuộc Khủng hoảng Tài chính châu Á. Các công ty phá sản ngã rạp, tỉ lệ thất nghiệp tăng vọt, thị trường chứng khoán và tiền tệ (đồng Won) trong nước mất giá không phanh. Hàn Quốc gần như đã cạn kiệt ngoại tệ và đối mặt với khả năng không thanh toán được nợ quốc tế của mình. Tháng 11/1997, Tổng thống Hàn Quốc phải quay sang Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để cầu xin một sự giải cứu, một điều mà trong con mắt của người Hàn Quốc là sự nhục nhã, mất mặt. Nhưng dù sao, gói hỗ trợ 58 tỉ USD mà IMF đã hứa cũng có tác dụng chút ít, thậm chí còn làm chậm lại sự đi xuống của nền kinh tế theo đường xoắn ốc. Bị kẹt chặt trong tình trạng bất ổn định và hỗn loạn, người Hàn Quốc lo sợ vẫn chưa đến lúc xảy ra điều tồi tệ nhất. Nền kinh tế đất nước đang đứng bên bờ vực sụp đổ hoàn toàn.
Và cuộc điện thoại từ cơ quan mật vụ Hàn Quốc đã đến với tôi trong bối cảnh như vậy. Tôi vừa mới tham dự một cuộc họp kéo dài một tiếng đồng hồ tại Đại sứ quán Mỹ cùng với Stephen Bosworth, Đại sứ Mỹ vừa được bổ nhiệm công tác tại Hàn Quốc, người đã thông báo vắn tắt về tình hình khủng hoảng kinh tế của Hàn Quốc cho tôi cùng với hai phóng viên khác là người của Washington. Sau đó, tôi quyết định tận hưởng ngày mùa đông trong trẻo và đi bộ 20 phút từ tòa nhà Đại sứ quán hình hộp xuôi xuống phố Sejong-ro, con phố chính của thủ
https://thuviensach.vn
đô Seoul, về trụ sở văn phòng Wall Street Journal gần Tòa Thị chính. Tôi nhận được cuộc điện thoại đó ngay khi tôi vừa về.
Người gọi tự giới thiệu mình là một nhân viên của cơ quan mật vụ Hàn Quốc và không buồn cho tôi biết tên của anh ta. “Chúng tôi muốn biết ngài đại sứ đã nói gì với anh” – anh ta hỏi.
Tôi thoáng chút kinh ngạc. Những cuộc điện thoại từ cơ quan mật vụ không phải là chuyện hiếm gặp tại trụ sở văn phòng Wall Street Journal . Dù Hàn Quốc đã là một nền dân chủ suốt 10 năm qua nhưng những thói quen kiểm soát giới truyền thông một cách độc đoán vẫn cứ tồn tại một cách dai dẳng. Song điều mà tôi ngạc nhiên là không hiểu vì sao chính phủ Hàn Quốc biết về cuộc gặp nhanh đến mức vậy. Các mật vụ chưa bao giờ nắm được thông tin kiểu này.
Tôi cho rằng họ biết như vậy là đã đủ rồi. Trong 2 năm làm việc tại văn phòng này, tôi đã học được một điều: cách tốt nhất để ứng phó với những cuộc gọi như vậy là không nói gì cả. Chính phủ Hàn Quốc biết càng ít về những gì tôi đang làm thì càng tốt. Vì vậy, tôi trả lời: “Tôi không hiểu anh đang nói đến việc gì.”
Người đàn ông bí ẩn khăng khăng gặng hỏi. “Chúng tôi biết anh vừa đến văn phòng của ngài đại sứ. Chúng tôi muốn biết ngài đại sứ đã nói gì với anh.”
Tôi bắt đầu phỏng đoán điều gì xảy ra: các quan chức chính phủ mắc bệnh hoang tưởng của Hàn Quốc chắc hẳn đã cho rằng ngài đại sứ đang chỉ đạo cho cánh báo chí của chúng tôi phải đưa những nội dung gì cho các bài báo ngày mai, một thông lệ thường gặp trong giới truyền thông Hàn Quốc. Họ phải đích thân làm rõ một thứ đại loại như là một âm mưu chống lại Hàn Quốc mà các nhà ngoại giao Mỹ và báo chí quốc tế đang toan tính. Tôi đã bị đặt vào diện tình nghi tại Hàn Quốc vì những bài báo của mình viết về cuộc Khủng hoảng. Các đồng nghiệp của tôi và tôi là những phóng viên đầu tiên cảnh báo về tai họa sắp xảy ra với Hàn Quốc và báo chí nước này đã đổ lỗi cho chúng tôi là người gây ra cuộc Khủng hoảng. Tôi phải mất nhiều tuần chống đỡ những lời phê bình chỉ trích và những lá thư giận dữ từ Bộ Tài chính đang hốt hoảng của Hàn Quốc.
https://thuviensach.vn
Tuy nhiên, bất chấp chính phủ Hàn Quốc nghĩ gì, tôi cũng không có ý định tiết lộ nội dung trao đổi ngắn gọn của Bosworth cho cơ quan CIA phiên bản Hàn Quốc. “Anh sẽ phải đọc nó trên báo ra ngày mai giống như tất cả mọi người khác thôi.” Tôi trả lời và cúp máy.
Tôi thường dễ bị tức giận với những mật vụ hay quấy rầy của Hàn Quốc nhưng lần này, tôi cảm thấy tội nghiệp cho họ. Bản thân tôi cũng bị xúc động trước chấn thương mà cuộc Khủng hoảng đang gây ra ở Hàn Quốc, đất nước đang trở thành ngôi nhà thứ hai của tôi. Hơn 40 năm qua, người Hàn Quốc đã quen với tăng trưởng kinh tế và thu nhập mỗi lúc một tăng. Cuộc Khủng hoảng đã xuất hiện trước mặt họ như một cơn ác mộng không thể nào lý giải nổi. Tất cả những thành quả to lớn của họ, thành quả mà họ đã giành được bằng nỗ lực phi thường, dường như sắp sửa trôi tuột mất trong thời gian chỉ còn tính bằng ngày. Trong trạng thái choáng váng, những nhà quản lý thất nghiệp quá xấu hổ không dám thông báo với gia đình của mình rằng họ đã mất việc làm nên vẫn tiếp tục vận những bộ đồ xanh đen đặc trưng của giới làm công ăn lương, giả vờ đi đến công sở mỗi sáng. Họ bỏ cả ngày trốn ở các công viên cạnh dốc núi ở những vùng ngoại ô Seoul. Các bà nội trợ tình nguyện bán các món nữ trang vàng bạc quí giá của mình cho chính phủ để nhận về đồng Won vô giá trị trong một nỗ lực hi sinh vô ích nhằm làm đầy lại ngân khố trống rỗng của đất nước. Vị Bộ trưởng Tài chính lớn tuổi của Hàn Quốc, người không may đã lên nhậm chức giữa lúc Khủng hoảng xảy đến, sau đó đã bị các công tố viên đang trong tâm trạng đầy căm uất tống thẳng vào tù.
Người Mỹ và Tây Âu, những người nếm trải cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu 2008-2009 có mức độ tàn phá khủng khiếp sự giàu có thịnh vượng, công ăn việc làm và niềm hi vọng, đã bắt đầu cảm thông với tâm trạng bất an và khiếp sợ mà một người Hàn Quốc bình thường phải hứng chịu khi đó. Bất kỳ một người Hàn Quốc trên 30 tuổi nào cũng đều nhớ cảnh nghèo đói bần cùng mà đất nước đã chịu đựng và những sự hi sinh đau đớn mà đất nước phải trả giá để lê bước thoát khỏi tình cảnh cơ hàn đó. Kể từ đầu thập niên 60 của thế kỷ 20, người Hàn Quốc phải làm việc trong các nhà máy tồi tàn, tằn tiện chắt bóp để tự mình xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ từ bỏ những quyền tự do công dân và tự do cá nhân để nhượng bộ các chế độ độc tài chuyên chế trong quá trình tìm kiếm sự
https://thuviensach.vn
phát triển kinh tế quốc gia. Và họ đã giành được thắng lợi. Chỉ trong vòng 35 năm, người Hàn Quốc đã biến một đất nước nghèo hơn Liberia, Zimbabwe và Iraq thành một thành viên của câu lạc bộ các nước giàu – Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Sự bùng nổ kinh tế của Hàn Quốc không đơn giản chỉ là một con đường đi đến sự thịnh vượng. Nó còn định rõ mục tiêu của đất nước, đem lại ý thức tự hào và tự tin hiếm thấy trong lịch sử 5.000 năm của Hàn Quốc và nâng đất nước lên một vị thế được trọng vọng và có nhiều quyền lực trong nền kinh tế toàn cầu. Có thể nói, điều tương tự đã xảy ra ở hầu hết các nước tại châu Á. Từ Ấn Độ đến Nhật Bản, các nước vừa mới nổi lên gần đây từ hàng thế kỷ chịu ách đô hộ của thực dân hay sự tàn phá của chiến tranh và cách mạng đã tự mình vươn thành những quốc gia hiện đại bằng những nỗi vất vả gian truân trong phát triển kinh tế, bằng những thử thách hi sinh và cuối cùng gặt hái được thành công.
May mắn thay cho Hàn Quốc và các nước láng giềng, ngay chính cuộc Khủng hoảng tài chính cũng chỉ là một quãng tạm dừng ngắn ngủi trong quá trình tiến bộ không ngừng của châu Á. Kể từ thập niên 50 của thế kỷ 20 đến nay, những thành tựu kinh tế đạt được tại châu Á gần như là không thể lý giải nổi. Châu Á đã làm nên một cuộc bùng nổ phát triển kinh tế bền vững nhất trong lịch sử hiện đại, một sự gia tăng ồ ạt trong thu nhập đem lại những lợi ích chưa từng có tiền lệ về của cải vật chất và cơ hội kinh tế cho 3 tỉ người.
Điều kỳ diệu đã tạo ra một sự gia tăng gần như không thể tin nổi về củacải vật chất.
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG THU NHẬP QUỐC DÂN THEO ĐẦUNGƯỜI
(TÍNH THEO TỈ GIÁ QUY ĐỔI USD HIỆN THỜI)
QUỐC GIA/ 2007
https://thuviensach.vn
VÙNG LÃNH THỔ
1965 PHẦN TRĂM
Hàn Quốc
130
19.690
15.046 %
Đài Loan
204
15.078
7.291 %
Singapore
540
32.470
5.913 %
Hồng Kông
710
31.610
4.352 %
Nhật Bản
890
37.670
4.133 %
Thái Lan
130
3.400
2.515 %
Trung Quốc
100
2.360
2.260 %
Indonesia *
70
1.650
2.257 %
Malaysia
330
6.540
1.882 %
https://thuviensach.vn
Ấn Độ 110 950 764 %
* Số liệu thống kê mới nhất là vào năm 1969.
Nguồn: Ngân hàng Thế giới; Tổng Cục phân bổ ngân sách, tài chính và thống kê Đài Loan.
Các nhà kinh tế gọi đó là Sự thần kỳ của kinh tế châu Á và nó chắc chắn phải là một phép màu. Năm 1981, Đông Á có tỉ lệ đói nghèo cao nhất trong tất cả các khu vực trên thế giới, với gần 80% dân số sống với thu nhập chưa đầy 1,25 USD/ngày. Năm 2005, tỉ lệ này giảm xuống còn 18%. (So với châu Phi, tỉ lệ người dân vùng Hạ Sahara của châu lục này sống ở mức cực nghèo hầu như vẫn giữ nguyên không đổi là 50% trong suốt cùng thời kỳ thống kê). [1] Hàng trăm triệu người dân châu Á, những người đã phải chân lấm tay bùn trên những cánh đồng lúa lúa nước, ở trong những căn nhà tranh vách đất và sống với những bữa ăn chỉ đủ để duy trì sự sống, giờ đây đang làm việc trong những tòa nhà chọc trời xây dựng theo kết cấu thép, xung quanh ốp kính được trang bị máy điều hòa nhiệt độ; sống trong những tòa cao tầng sang trọng với những chiếc tủ lạnh chất đầy đồ ăn thức uống và thưởng thức những tách cà phê sữa Starbucks thượng hạng. Cách đây 40 năm, hầu hết người dân châu Á chỉ may mắn được học tiểu học. Giờ đây, nhiều người đã cho con cái của mình đi du học ở những trường đại học tốt nhất nước Mỹ. Trong những năm 1950, các nền kinh tế châu Á chỉ đủ sức nuôi được người dân của chính mình. Ngày nay, người châu Á sản xuất con chip thẻ nhớ, màn hình LCD và máy tính xách tay nhiều hơn bất kỳ ai trên thế giới.
Sự chuyển biến này đã thu hút tôi hướng tới châu Á. Khi còn là một sinh viên đại học, tôi đã đọc đôi chút về phát triển kinh tế và tôi muốn trải nghiệm điều này trong đời sống thực với thời gian thực. Châu Á không làm tôi thất vọng. Mỗi lần tôi bắt tàu điện trên không (Skytrain) chạy xuyên qua thủ đô Bangkok chật ních người hay đón một chiếc taxi Ambassador cũ chạy vòng quanh New Delhi hoặc tản bộ xuôi theo những con đường sầm uất náo nhiệt của Thượng
https://thuviensach.vn
Hải, tất cả những thành phố này đều trông như giàu có hơn và hiện đại hơn so với những lần viếng thăm trước đó của tôi. Châu Á đang thay đổi từng ngày.
Chuyến thăm châu Á đầu tiên của tôi là vào năm 1991, với tư cách là một sinh viên thực tập ở tạp chí Far Eastern Economic Review , văn phòng tại New Delhi. Trước đó, tôi chưa từng đến một đất nước nào kém phát triển như Ấn Độ. Sự nghèo đói đã làm cho tôi bị sốc. Tại Kolkata (tên cũ là Calcutta), tôi không thể nào bước ra khỏi khách sạn của mình mà không bị những đám trẻ đường phố vây bám từng bầy xung quanh, tất cả chúng đều kéo áo tôi để xin tiền. Tôi mua cho chúng những nải chuối. Tại Varanasi, thành phố linh thiêng nhất của những người theo đạo Hindu, tụ tập bên bờ con sông Hằng thiêng liêng là những người dân địa phương đang dành cả buổi sáng tắm rửa, đánh răng và giặt giũ quần áo bằng thứ nước bốc mùi hôi thối, bị ô nhiễm vì nước thải chưa qua xử lý từ những cống hở của thành phố đổ xuống đây. Ban đầu, tôi phát hiện mình đã cho cạn túi nhưng sau vài tuần, qui mô và mức độ của sự thống khổ quá lớn đến nỗi cách duy nhất để tồn tại là tôi phải tự miễn nhiễm bản thân mình trước sự nghèo đói bần cùng đó. Tôi cảm thấy mình có lỗi nhưng tình trạng tuyệt vọng của Ấn Độ khiến tôi chẳng còn sự lựa chọn nào khác.
Ngày nay, cái đói cái nghèo vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi trên đất nước Ấn Độ nhưng một sức sống kinh tế vốn là điều không thể tưởng tượng được trong chuyến thăm đầu tiên của tôi đã hiện diện ở một phạm vi rộng không kém. Từ Mumbai cho đến Chennai, nhiều lao động trẻ có tay nghề, ăn mặc bảnh bao chen nhau đến những rạp chiếu phim đa năng trong khi các tài xế taxi nói chuyện liến thoắng qua điện thoại di động. Tại thành phố Hồi giáo cũ Hyderabad ở miền nam Ấn Độ, các khu công nghệ hoành tráng mọc lên cách ngôi chợ truyền thống của thành phố, nơi các nghệ nhân vẫn đe các lá vàng, lá bạc bằng những chiếc búa cũ kỹ, chỉ một vòng lái xe ngắn. Ngay cả Kolkata cũng đã hồi sinh. Các nhà hàng dọc phố Park, một con đường lớn nổi tiếng với ánh đèn đêm và những quán ăn, đã trở nên sầm uất tấp nập với những thực khách nói chuyện ồn ào và một niềm tin vô tận.
Làn sóng gia tăng ồ ạt của cải vật chất mới mẻ này đã có tác động vượt ra ngoài phạm vi châu Á. Phép màu đã đem lại cho châu lục này một tiếng nói có
https://thuviensach.vn
tầm ảnh hưởng đến các vấn đề thế giới nhiều hơn so với những gì mà họ đã có suốt hàng trăm năm qua, có lẽ là từ thế kỷ 14, khi các đại hãn Mông Cổ thống trị suốt từ Moscow, qua Baghdad đến Quảng Châu. Lần đầu tiên, các thị trường chứng khoán tại Hồng Kông và Thượng Hải đã trở thành cơ sở quyết định điều gì xảy ra tại phố Wall. Những tuyên bố của lãnh đạo các ngân hàng trung ương tại Tokyo và Bắc Kinh gần như cũng được theo dõi chặt chẽ giống như tuyên bố của chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Các nhà đầu tư châu Á đã trở thành những nhân vật quan trọng trong các thị trường chứng khoán, tiền tệ và bất động sản toàn cầu. Đi cùng với quyền lực kinh tế đó chắc chắn là quyền lực chính trị. Được hậu thuẫn bởi những nền kinh tế đang tăng trưởng, các quốc gia châu Á đang theo đuổi những lợi ích chiến lược của mình một cách xông xáo hơn so với những gì mà họ đã làm trong nhiều thế kỷ trước. Sự háo hức tìm kiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên của họ đã làm dấy lên cuộc cạnh tranh dữ dội đối với các nguồn năng lượng và nguyên liệu thô toàn cầu. Các nước châu Á đã phát động một cuộc tấn công ngoại giao từ các phòng họp lớn tại Mỹ cho đến các thủ đô của châu Phi. Trung Quốc đặc biệt phô trương sức mạnh ngoại giao và tài chính mới của mình trong các vấn đề quốc tế then chốt như biến đổi khí hậu, tự do hóa thương mại, không phổ biến vũ khí hạt nhân và nhân quyền. Sự thần kỳ là chiều hướng đơn lẻ quan trọng nhất trong lịch sử thế giới kể từ cuối Chiến tranh Thế giới thứ II với tác động kéo dài và sâu rộng tới tương lai hơn cả sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu hay cuộc chiến chống khủng bố.
Tại Mỹ và châu Âu, sự nổi lên của châu Á đã khiến người ta lo sợ rằng khu vực này sẽ lấn át, làm lu mờ vai trò của phương Tây. Nhà sử học người Anh Niall Ferguson viết rằng “sự đi xuống tương đối của phương Tây sẽ trở thành điều tất yếu” một khi châu Á hiện đại hóa và kết quả “không có gì khác hơn là thế giới sẽ thay đổi chiều hướng”. [2] Suốt 30 năm qua, các chính trị gia, các nhà báo và các nhà kinh tế học đã cảnh báo về mối đe dọa đến từ châu Á. Clyde Prestowitz, một nhà đàm phán thương mại sau chuyển thành học giả chống tự do thương mại, đã liên tục dự báo từ cuối những năm 80 của thế kỷ 20 rằng một châu Á đang lên sẽ tiêu diệt nền kinh tế Mỹ. Kẻ đi chinh phạt đầu tiên được cho là Nhật Bản và sau đó mối đe dọa chuyển sang Trung Quốc và Ấn Độ. Năm 2005, Prestowitz viết: “Dù nhanh hay chậm, các lực lượng vốn đem lại sự giàu có thịnh vượng và quyền lực cho châu Á cũng sẽ mang đến cho phương Tây hậu
https://thuviensach.vn
quả khủng hoảng và yêu cầu đòi hỏi phải điều chỉnh đau đớn. Xa dần vị trí dẫn đầu trong cuộc hành quân tiến tới tự do toàn cầu, Mỹ có thể rồi sẽ cảm thấy khó khăn trong việc gìn giữ một mức sống vừa phải và bảo vệ những quyền lợi sống còn của mình”. Prestowitz cảnh báo độc giả Mỹ rằng các điều kiện xảy ra “sự kiện 11/9 trong kinh tế” có thể đã định hình. [3]
Dù chúng ta cần phải giữ tâm lý hoang mang sợ hãi này theo đúng quy luật phát triển của nó – chẳng hạn như nền kinh tế Trung Quốc vẫn còn chưa bằng ¼ qui mô của nền kinh tế Mỹ – nhưng cũng không thể chối cãi được rằng trong vài chục năm nữa, Mỹ sẽ phải đương đầu với một châu Á sở hữu một quyền lực kinh tế càng ngày càng lớn. Không phải phương Tây “đi xuống” mà là phương Đông đi lên. Sự vươn lên của châu Á đang tạo ra một thế giới mà ở đó nền kinh tế thế giới sẽ có không chỉ một cường quốc thống trị. Nhà kinh tế học Jeffrey Sachs viết năm 2004: “Khi trọng tâm kinh tế của thế giới chuyển sang châu Á, sự độc tôn thống lĩnh của Mỹ chắc chắn sẽ bị thu hẹp. Thế kỷ 21 có thể sẽ là một giai đoạn phát triển phồn thịnh và tiến bộ khoa học chưa từng có tiền lệ nhưng có thể cũng là một thời kỳ mà Mỹ sẽ phải học làm quen với việc trở thành một trong nhiều nền kinh tế thành công thay vì là một quốc gia không thể thay thế được của thế giới”. [4] Trong một báo cáo có nhiều ảnh hưởng vào năm 2003, ngân hàng đầu tư Goldman Sachs đã dự báo, vào năm 2041, Trung Quốc sẽ soán ngôi vị là nền kinh tế lớn nhất thế giới từ Mỹ. Ấn Độ có thể sẽ qua mặt Nhật Bản vào năm 2032, trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Goldman cho rằng đến năm 2050, hai nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ kết hợp lại sẽ lớn hơn gấp đôi qui mô nền kinh tế Mỹ. Báo cáo của Goldman kết thúc bằng một câu hỏi đơn giản nhưng thật đáng ngại: “Bạn đã sẵn sàng đón nhận điều này chưa?”. [5]
Phép màu đang định hình lại nền kinh tế toàn cầu. Đến năm 2050, Trung Quốc sẽ giành ngôi vị nền kinh tế lớn nhất toàn cầu từ Mỹ; Ấn Độ đeo bám phía sau không bao xa.
https://thuviensach.vn
Nguồn: Wilson, Dominic và Roopa Purushothaman, “Mơ cùng các nước BRIC *: Con đường tới năm 2050.”
(*) “BRIC” là từ chỉ nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi và có tiềm lực quân sự như Brasil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc – những siêu cường tiềm năng – ND.
Tốt hơn là tất cả chúng ta nên sẵn sàng. Có rất ít lý do để tin rằng một ngày nào đó Phép màu sẽ sớm kết thúc. Nó vẫn là nhân tố chính quyết định các quan hệ kinh tế và các sự kiện toàn cầu trong tương lai gần. Châu Á có thể sẽ trải qua một cuộc khủng hoảng nhất thời giống như cuộc khủng hoảng đã khuấy động Hàn Quốc vào cuối thập niên 1990 trên con đường đi đến Phép màu. Các nền kinh tế có thể sẽ phát triển chậm lại hoặc thậm chí rơi vào suy thoái như đã từng trải qua trong suốt thời gian diễn ra tai ương khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 hoặc đi lệch hướng vì tác động của tình hình rối ren xã hội và biến động chính trị. Nhưng rốt cuộc, chúng ta vẫn đang nói về một Sự thần kỳ và giống như mọi điều thần kỳ khác, dù có thật hay mới chỉ tồn tại trong giả thuyết, tự trong bản chất của nó hay ở hiện tượng bên ngoài cũng gây ấn tượng sâu sắc. Năm 2005, tôi đi đến vùng cực tây của Trung Quốc và gặp Chen Xiangjian, khi đó là một nhân viên kinh doanh 32 tuổi, đeo kính cận, làm việc cho một công ty công nghiệp quốc doanh tại Trùng Khánh , một trong những trung tâm đô thị lớn nhất thế giới với 32 triệu dân. Chen Xiangjian kể với tôi cuộc sống của anh đã thay đổi như thế nào chỉ trong vòng 5 năm qua. Thu nhập của anh đã tăng
https://thuviensach.vn
gấp ba, anh đã sở hữu được một chiếc máy quay video kỹ thuật số của Sony, một máy vi tính xách tay và hai căn hộ, đang tính đến chuyện mua chiếc xe hơi đầu tiên của mình. Chen Xiangjian hào hứng nói về tương lai của riêng mình và thậm chí còn sôi nổi hơn khi nói về những viễn cảnh tươi sáng của con gái mới chỉ được 1 tuổi mình, Châu Châu. Anh dự báo: “Đến khi cháu bằng tuổi tôi bây giờ, cháu sẽ có cuộc sống tốt đẹp không thua gì một người thành công nhất trong xã hội Mỹ”. [6] Ở châu Á hiện đại, giấc mơ đó đang trở thành sự thật.
ĐỂ ĐÁNH GIÁ đúng mức độ huyền diệu của Phép màu như thế nào trong suốt thời gian qua, chúng ta cần phải nhìn lại thời kỳ châu Á đã khốn khổ ra sao vào đầu thập niên 50 của thế kỷ 20, khi câu chuyện của chúng ta bắt đầu. Hầu như tất cả mọi ngóc ngách của châu lục này đều ở trong tình trạng hỗn loạn. Tại Nhật Bản, cuộc chiến tuyệt vọng và tàn khốc với Mỹ đã hủy hoại xương sống nền kinh tế từng một thời hết sức hùng mạnh của đất nước mặt trời mọc. Khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc vào năm 1945, một phần tư của cải vật chất của Nhật Bản bị mất đi. Khoảng 40% trong số 16 thành phố lớn nhất vốn là mục tiêu ném bom của quân Đồng minh đã bị phá hủy. Hàng triệu người mất nhà cửa; nhiều người bị thiếu ăn và thậm chí là chết đói. Phóng viên nước ngoài Russel Brines, trong một dịp đến Tokyo sau khi chiến tranh kết thúc, đã cho biết “tất cả mọi thứ đều bị san phẳng… Chỉ có những tàn tích nhô lên từ bình địa: ống khói của các nhà tắm công cộng, những két sắt nặng nề và đó đây một công trình xây dựng còn đứng vững qua cuộc chiến với những cánh cửa chớp bằng sắt nặng nề”. Một quan chức Mỹ báo cáo rằng “toàn bộ cơ sở kinh tế của các thành phố lớn nhất Nhật Bản đã trở thành những đống hoang tàn đổ nát”. [7]
Chiến tranh cũng tàn phá phần lớn châu Á khi quân đội Nhật Bản càn quét khắp từ Thượng Hải đến Singapore. Năm 1937, Nhật xâm lược tàn bạo Trung Quốc, đáng chú ý nhất là sự kiện Cưỡng hiếp Nam Kinh khét tiếng, một trong những tội ác man rợ nhất của thế kỷ 20. Sau khi Nhật thua trận, Trung Quốc rơi vào một cuộc nội chiến một mất một còn giữa một bên là lực lượng Quốc dân đảng được Mỹ hậu thuẫn dưới quyền chỉ huy của Tưởng Giới Thạch và một bên là lực lượng ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc của Mao Trạch Đông. Mao Trạch Đông đã giành được chiến thắng và tuyên bố khai sinh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949 trong khi Tưởng Giới Thạch chạy sang Đài
https://thuviensach.vn
Loan và thành lập chế độ riêng của mình tại đây. Chưa đầy một năm sau, chiến tranh bùng nổ tại Triều Tiên. Bán đảo Triều Tiên từng là thuộc địa của Nhật bị chia cắt thành hai miền nam bắc sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Miền bắc do Liên Xô ủng hộ, miền nam được đặt dưới sự giám sát của Mỹ. Ba năm sau, hai vùng này lần lượt trở thành CHDCND Triều Tiên và Đại Hàn Dân quốc tức Nam Hàn. Năm 1950, trong một nỗ lực thống nhất bán đảo, CHDCND Triều Tiên tấn công Hàn Quốc. Các lực lượng quân sự Mỹ vội vàng đổ sang bảo vệ Nam Hàn và không lâu đó, quân Trung Quốc của Mao Trạch Đông nhảy vào cứu Triều Tiên. Cuộc nội chiến kéo dài 3 năm đã để lại cho người Nam Hàn những thành phố bị tàn phá và nền công nghiệp nhỏ bé. Di sản của thời kỳ này là một món hầm theo kiểu Hàn Quốc được gọi là budae jjigae . Người dân Nam Hàn đói khát nhặt nhạnh tất cả những thức ăn thừa đổ đi của quân đội Mỹ ở các bãi rác bên ngoài các căn cứ quân sự Mỹ, từ những mẩu vụn thịt giăm bông, mì spaghetti cho đến phó mát Mỹ, bất kỳ thứ gì có thể giải quyết được bữa ăn của mình, rồi nấu chúng thành một món súp có vị cay ớt đỏ truyền thống của Hàn Quốc. Món ăn đó ngày nay vẫn còn được nấu dù thành phần làm ra nó không còn xuất phát từ những thứ đã nằm trong thùng rác nữa.
Tại Hàn Quốc và Đông Nam Á, các quốc gia mà chúng ta biết ngày nay đã ra đời với tư cách là những nhà nước có đầy đủ chủ quyền (nation-state) hiện đại. Sau khi Indonesia tuyên bố độc lập khỏi Hà Lan vào năm 1945, Sukarno – Tổng thống đầu tiên của nước này, nhân vật ủng hộ nhiệt thành chủ nghĩa dân tộc – phải chiến đấu để đánh đuổi quân Hà Lan đang âm mưu giành lại mảnh đất thuộc địa của mình. Tiếp đó, Sukarno thống nhất được 17.500 hòn đảo lớn nhỏ với nhiều nhóm sắc tộc khác nhau nói nhiều thổ ngữ khác nhau. Ấn Độ giành được độc lập từ tay thực dân Anh vào năm 1947 sau khi phong trào đấu tranh bất bạo động thần kỳ của Mahatma Gandhi thành công. Lần đầu tiên nổi lên với tư cách là một nhà nước có đầy đủ chủ quyền giống như Indonesia, Ấn Độ hình thành từ một nhóm các tiểu vương quốc và các tỉnh thuộc địa. Malaysia mãi đến năm 1957 mới chào đời trên cơ sở hợp nhất các vương quốc Hồi giáo bán độc lập nằm dưới quyền cai trị của người Anh với những vùng lãnh thổ do Hoàng gia Anh kiểm soát. Singapore trở thành quốc gia độc lập sau khi tách khỏi Malaysia vào năm 1965.
https://thuviensach.vn
Tuy nhiên, những biến động, những cuộc cách mạng và những cuộc chiến tranh giữa thế kỷ 20 này chỉ là tai ương mới nhất của hàng thế kỷ chìm trong sự trì trệ. Đã từng có lúc các xã hội tại châu Á giàu có hơn nhiều và phát triển hơn các xã hội tại châu Âu. Vào năm 1600, châu Á chiếm 2/3 GDP thế giới trong khi toàn bộ Tây Âu chỉ chiếm 20%. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới khi đó, lần lượt chiếm 29% và 23% GDP toàn cầu. [8] Francois Bernier, một người Pháp đã đến Ấn Độ vào thế kỷ 17, viết về hoàng đế Mughal của nước này như sau: “Tôi không tin rằng có bất kỳ một quốc vương nào khác trên thế giới sở hữu nhiều của cải châu báu (như vàng, bạc, đồ trang sức…) bằng vị vua này... Khối lượng tiêu thụ khổng lồ các quần áo, vải vóc dát vàng và gấm thêu kim tuyến tinh xảo, lụa tơ tằm, sản phẩm thêu, ngọc trai, xạ hương, hổ phách và những loại nước hoa có mùi hương ngọt ngào ở nơi đây cũng vượt ngoài khả năng tưởng tượng.” [9]
Thế nhưng, đến những năm 1500, châu Á bắt đầu tiến trình suy vi chậm chạp, lê thê so với phương Tây. Các nước châu Âu đã phát minh ra nhiều công nghệ mới (vũ khí và thiết bị hàng hải tiên tiến) và các hình thái của tổ chức kinh tế (tập đoàn hiện đại), những thứ mang lại cho họ một lợi thế kinh tế và quân sự. Của cải châu báu, lụa tơ tằm, đồ gốm sứ và những vật dụng có giá trị khác của châu Á là những món mà châu Âu thèm thuồng nhất. Vì vậy, chẳng có gì ngạc nhiên trước việc châu Âu ứng dụng những công nghệ mới của mình vào một cuộc chinh phạt khắp thế giới để tìm ra những nguồn của cải cho mình và kiểm soát thương mại. Đến cuối Thế kỷ 16, quốc gia Bồ Đào Nha nhỏ bé đã thống trị nhiều nền kinh tế từ Đông sang Tây bằng cách chinh phục hoặc thành lập một loạt các thuộc địa thương mại trải dài từ Tây Phi qua Vịnh Ba Tư đến Nhật Bản. Cuộc Cách mạng công nghiệp tại Vương quốc Anh vào Thế kỷ 18 đã đem lại cho châu Âu một lợi thế trong lĩnh vực sản xuất mà châu Á không bắt kịp trong suốt 2 thế kỷ tiếp đó. Đến cuối Thế kỷ 19, hầu hết châu Á đều đã bị các cường quốc thực dân châu Âu chiếm làm thuộc địa. Trung Quốc tưởng như là quá lớn đến nỗi người châu Âu không thể chiếm được cuối cùng cũng nằm dưới quyền kiểm soát của họ. Người châu Âu, dẫn đầu là Anh, đã dùng những lời đe dọa hoặc vũ lực thật sự để ép lấy nhiều hiệp ước “bất công” từ phía Trung Quốc, những hiệp ước đem lại cho họ các điều kiện nhân nhượng đặc biệt, chẳng hạn
https://thuviensach.vn
như được kiểm soát một phần lãnh thổ Trung Quốc. Lấy ví dụ, Hồng Kông được nhượng cho Anh vào năm 1842.
Vào cuối những năm 50 của Thế kỷ 20, châu Á nói chung đều đã thoát khỏi ách thống trị của thực dân nhưng vẫn còn cách xa ánh hào quang cũ. Các nhà kinh tế học phát triển đã đặt hi vọng nhiều hơn vào những khu vực khác của thế giới đang phát triển, chẳng hạn như các nước phát triển hơn của châu Mỹ Latinh hay những nước giàu tài nguyên thiên nhiên ở châu Phi như Ghana hay Congo. Với nguồn tiền bạc ít ỏi và hầu như không có một ngành công nghiệp nào tồn tại, những nền kinh tế bị suy kiệt của Đông Á, trong đó có Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore, dường như đặc biệt vô vọng. Thế nhưng, ngay tại chính nơi này, nơi được cho là cái đáy của kinh tế quốc tế, Phép màu đã được sinh ra.
Đông Á vượt trội tất cả mọi khu vực khác về tăng trưởng thu nhập
TĂNG TRƯỞNG TỔNG SẢN LƯỢNG NỘI ĐỊA (GDP) TRUNGBÌNH NĂM TÍNH THEO ĐẦU NGƯỜI, 1965-1999
KHU VỰC
PHẦN TRĂM
Đông Á
5,6
Nam Á
2,4
Các nước thu nhập cao
2,4
Thế giới
1,6
https://thuviensach.vn
Mỹ Latinh 1,4
Trung Đông và Bắc Phi
0,1
Hạ Sahara châu Phi
- 0,2
Đông Âu và Trung Á
- 1,5
Nguồn: Ngân hàng Thế giới
LÀM THế NÀO mà những nước này bất chấp lôgic kinh tế và nổi lên tới vị trí hàng đầu trong nền kinh tế toàn cầu? Sự thần kỳ đã xảy ra như thế nào? Đáp án cho câu hỏi này vẫn là một trong những chủ đề được bàn cãi nóng nhất trong lịch sử kinh tế hiện đại. Kết quả là một thư viện tài liệu và một trận mưa những lời giải thích. Tuy nhiên, chưa có một học thuyết riêng lẻ nào lột tả được toàn bộ câu chuyện.
Một trường phái tư duy lập luận rằng một điều gì đó đặc biệt về chính bản thân người châu Á đã sinh ra Phép màu. Theo họ, các nền văn hóa châu Á chứa đựng những thành tố cần thiết để tạo nên kết quả tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Những người ủng hộ quan điểm này đặc biệt tập trung vào Nho giáo, một hệ thống chuẩn mực đạo đức và triết lý cổ của Trung Hoa. Các nguyên lý của nó bao gồm việc đề cao các giá trị tôn ti trật tự, chức sắc quan liêu và sự tận tâm dốc sức trau dồi làm việc và học tập – tất cả những nhân tố này đã đặt nền tảng cơ sở cho phát triển kinh tế. Nho giáo, theo như chính trị gia người Anh Roderick Macfarquhar đã viết năm 1980, “là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của các nền kinh tế tăng trưởng nhanh ở Đông Á sánh ngang với sự kết hợp giữa đạo Tin lành và sự đi lên của chủ nghĩa tư bản tại phương Tây”. [10]
Quả thật là người châu Á ở khắp khu vực đều có một khuôn mẫu hành xử nhất định vốn góp phần vào thành công kinh tế của họ. Đầu tiên là thiên hướng tiết kiệm thay vì chi tiêu, điều đã giúp họ tích cóp được một số vốn cần thiết để
https://thuviensach.vn
đầu tư cho công nghiệp. Ngoài ra, tất cả các nước và vùng lãnh thổ vốn đã bước vào Phép màu trong những giai đoạn đầu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore đều mang hơi hướm Nho giáo. Tuy nhiên, khi Phép màu trải rộng ra khắp châu lục, các xã hội chịu ảnh hưởng bởi nhiều luồng văn hóa ngày càng đa dạng, từ cộng đồng theo đạo Hindu của Ấn Độ, các tín đồ Hồi giáo của Malaysia cho đến những người theo đạo Phật ở Thái Lan, cũng đạt được thành tựu tương tự. Các nền văn hóa của châu Á quá đa dạng đến nỗi không thể kết cụm lại với nhau. Vì vậy, không thể cho rằng toàn bộ Phép màu được sinh ra nhờ một nền văn hóa hay một tập hợp những tập quán văn hóa bất kỳ nào. Hơn hết thảy, luận điểm văn hóa này đã sụp đổ tan tành khi được đặt vào bối cảnh lịch sử. Nho giáo đã đóng vai trò là trụ cột trong nhiều xã hội châu Á suốt nhiều thế kỷ qua nhưng nó không ngăn chặn được châu Á, đặc biệt là Trung Quốc – cái nôi của Nho giáo, thoát khỏi sự tụt hậu rất xa so với phương Tây trong lĩnh vực phát triển kinh tế và công nghệ. Châu Á đã phải làm một điều gì đó, một điều gì mới, để khiến cho Phép màu xảy ra.
Trường phái tư duy thứ hai khẳng định đó chính xác là cách mà Phép màu đã được tạo ra. Châu Á đã xây dựng những chính sách và thể chế kinh tế siêu việt và độc đáo giúp đem lại sự tăng trưởng ngoạn mục cho khu vực. Điểm chính trong lập luận này là vai trò đặc biệt mà nhà nước nắm giữ trong phát triển kinh tế. Thay vì tiếp nhận tư tưởng tự do kinh doanh thuần túy của Mỹ, hầu hết các chính phủ châu Á đều can thiệp vào những nền kinh tế của mình theo nhiều cách mà kinh tế học kinh điển cho là không khôn ngoan và tiềm ẩn nhiều tai họa thảm khốc. Sai lầm nặng nề nhất của các chính phủ là đóng vai trò trực tiếp phân phối các nguồn lực trong nền kinh tế, một nhiệm vụ mà theo các nhà kinh tế học là tốt nhất nên để cho các thị trường vô tư không thiên vị đảm nhận. Giới chức quan liêu của chính phủ “chọn ra những kẻ chiến thắng” bằng cách lựa chọn những lĩnh vực, ngành nghề nhất định để nuôi dưỡng rồi sau đó nghĩ ra một cách kết hợp nhiều chính sách lại với nhau để hỗ trợ và thúc đẩy sự tăng trưởng của những kẻ chiến thắng đó. Các chính phủ châu Á quản lý khu vực tài chính và đầu tư, đẻ ra những ngân hàng đặc biệt và thiết lập những hệ thống quản lý thương mại nặng tính thiên vị để biến những ngành nghề, lĩnh vực được chọn (trong một số trường hợp là những công ty tư nhân) thành những đối thủ cạnh tranh toàn cầu xuất sắc nhất. Vì có nhiều chính phủ châu Á theo đuổi
https://thuviensach.vn
những chương trình tương tự nhau nên một số chuyên gia cho rằng châu Á đã tạo ra một mô hình phát triển đặc trưng của riêng mình.
Thuyết “mô hình châu Á” đã có ảnh hưởng rất lớn và chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về nó trong những trang tiếp theo. Tuy nhiên, nó cũng có những giới hạn. Mô hình này đã được nhiều nước trải nghiệm Phép màu tiếp nhận ở một dạng thức nhất định nhưng không phải là nước nào cũng hành động như vậy. Thật sự, hai trong số những nước quan trọng nhất bước vào Phép màu là Trung Quốc và Ấn Độ đã tạo nên những Sự thần kỳ của mình bằng cách gỡ bỏ vai trò ảnh hưởng của nhà nước ra khỏi nền kinh tế. Hơn nữa, cuộc tranh luận về hiệu quả thật sự của mô hình phát triển theo sự dẫn dắt của nhà nước tại châu Á vẫn còn quyết liệt cho đến tận ngày nay. Những người ủng hộ quan điểm này lập luận rằng mô hình đã tạo ra những thành quả kinh tế vượt lên trên và xa hơn những gì có thể đạt được trong một môi trường thị trường tự do. Phe phỉ báng “mô hình châu Á” thì cho rằng vai trò của nhà nước trong Phép màu đã bị thổi phồng quá đáng và hồ sơ về những nỗ lực “chọn người chiến thắng” của châu Á đã chất đầy những thất bại và chi phí ẩn.
Những người mang tâm lý dè dặt khi bình luận về “mô hình châu Á” có khuynh hướng nghiêng về một cách lý giải thứ ba về Phép màu, rằng châu Á chẳng làm một điều gì đặc biệt mà thay vào đó, chính các lực lượng của chủ nghĩa tư bản đã tạo ra Phép màu. Châu Á đã lợi dụng đầy đủ hệ thống thương mại tự do toàn cầu, vốn nổi lên nhờ sự đỡ đầu của Mỹ sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II, để tạo ra xuất khẩu, đầu tư, công ăn việc làm và tăng trưởng. Tất cả các nước, từ Nhật Bản tới Ấn Độ, đã lợi dụng những lợi thế so sánh của mình trong hệ thống kinh tế thế giới để tạo ra một sự phát triển nhanh chóng. Các chính sách của nhà nước đã khuyến khích khu vực doanh nghiệp tư nhân phát triển, điều mà Ngân hàng Thế giới gọi là “xây dựng những quyền cơ bản”. [11] Chẳng hạn như, các nhà hoạch định chính sách sẽ đầu tư mạnh vào giáo dục để nâng cao nguồn vốn nhân lực và vào hạ tầng cơ sở để giảm chi phí kinh doanh. Họ cũng duy trì những môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và khỏe mạnh bằng cách giữ cho lạm phát và thâm hụt ngân sách ở mức thấp. Nhìn từ góc độ quan điểm này, châu Á đã đi theo một lộ trình phát triển mà về cơ bản là mang tính kinh điển trong các nguyên lý kinh tế của mình. Ngô Khánh Thụy,
https://thuviensach.vn
một trong những kiến trúc sư của Phép màu tại Singapore, đã khuyên rằng “các nước đang phát triển không cần phải đi xa hơn Adam Smith trong việc chỉ đạo các chính sách kinh tế của mình”. [12] Xét về mặt này, Phép màu là một trường hợp mang tính sách vở giáo khoa về sức mạnh của các thị trường tự do và doanh nghiệp tự do. Có lẽ Phép màu cuối cùng cũng không huyền diệu đến thế.
Tuy nhiên, cách lý giải này thậm chí cũng không đầy đủ. Những lý do thuần túy lý thuyết dùng để cắt nghĩa về Phép màu đã chỉ ra cho chúng ta biết sự tăng trưởng xảy ra như thế nào nhưng không nói được vì sao. Nếu Phép màu dễ đạt được đến thế thì chắc hẳn bất kỳ nước nào cũng tạo ra được. Tình trạng đeo bám dai dẳng của đói nghèo thê thảm ở nhiều dải đất rộng lớn trên thế giới, đặc biệt là châu Phi, đã chứng minh cho ta thấy thực tế không phải vậy. Việc thiết lập những điều kiện đúng đắn cho phát triển không bao giờ tự động xảy ra. Ắt hẳn phải có một điều gì đó đặc biệt về châu Á.
VÌ VậY, câu hỏi vẫn mới chỉ được giải đáp nhiều nhất là một phần. Điều gì thực sự tạo nên Phép màu cho kinh tế của châu Á? Giả thuyết của riêng tôi hoàn tất trò chơi ghép hình bằng một miếng ghép hình còn thiếu mà các nhà kinh tế học có xu hướng bỏ qua: con người.
Về cốt lõi, câu chuyện về kinh tế học là câu chuyện về nỗ lực của con người. Đằng sau các con số thống kê, các bảng biểu, biểu đồ – những thứ vốn là những công cụ chuẩn của nhà kinh tế chuyên nghiệp –là những quyết định hay hành động của nhiều người, có thể là bậc vĩ nhân cũng có thể là một con người bình thường. Các nền kinh tế không phải được xây dựng bởi những chính sách mà bởi những con người đã khéo léo tạo ra nó; không phải bởi những số liệu thống kê về sản lượng và xuất khẩu mà bởi những con người đã đón xe buýt đến chỗ làm mỗi ngày và bỏ ra 12 giờ làm việc trên một dây chuyền lắp ráp tạo nên những sản phẩm hàng hóa mà các nhà thống kê tính toán. Các học thuyết về phát triển kinh tế có khuynh hướng bỏ qua nhân tố con người. Tuy nhiên, chính từ trong cuộc sống của con người mà điều bí mật của thành công tại châu Á được khám phá ra. Như nhà kiến thiết đất nước vĩ đại của Hàn Quốc, Park Chung Hee, đã từng có lần viết, sự chuyển biến kinh tế của đất nước ông “không phải là sản phẩm của một điều thần kỳ mà là những kết quả thích đáng
https://thuviensach.vn
của nhiều năm lao động vất vả để giúp chúng tôi tự đứng được trên đôi chân của mình”. [13]
Kể từ thập niên 50 của thế kỷ 20, châu Á đã được hưởng phúc bởi có một loạt những nhà lãnh đạo sáng tạo, nhiệt huyết và quyết đoán ở chính phủ lẫn doanh nghiệp, những người đã tin tưởng tới mức lớn lao rằng thành công của riêng họ phụ thuộc vào thành tựu kinh tế. Nhóm các nhà lãnh đạo này đa dạng nhiều thành phần: các quan chức quan liêu và những nhà kỹ trị; các chính trị gia và tướng lĩnh quân sự; những người theo chủ nghĩa cộng sản hay ủng hộ chủ nghĩa tư bản; các nhà dân chủ hay những nhà độc tài; các kỹ sư, các nhà kinh tế và các doanh nhân; thậm chí có cả một bác sĩ y khoa. Nhưng, tất cả họ đều có chung một mục tiêu: đưa người dân nước mình thoát khỏi đói nghèo, xây dựng nền kinh tế thịnh vượng trên mảnh đất bị chiến tranh tàn phá, tạo dựng một quốc gia mới tách ra từ một vùng đất thuộc địa, nâng vị thế châu Á lên đúng tầm của mình trên thế giới. Jawaharlal Nehru, Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, đã tóm tắt tinh thần này trong đêm trước ngày Ấn Độ giành được độc lập từ tay thực dân Anh vào tháng 8/1947. Ông nói: “Thành tích mà chúng ta ăn mừng hôm nay mới chỉ là một bước đi, một cánh cửa mở ra cơ hội tiến tới những chiến thắng và thành tựu vĩ đại hơn đang chờ đợi chúng ta ở phía trước. Phụng sự cho Ấn Độ cũng có nghĩa là phụng sự cho hàng triệu người đang đau khổ. Điều đó có nghĩa là chấm dứt đói nghèo, ngu dốt, bệnh tật và bất công trong việc tiếp cận cơ hội. Ước vọng của con người vĩ đại nhất trong thời đại của chúng ta là lau khô mọi giọt lệ trên tất cả mọi đôi mắt. Điều đó có thể là vượt quá tầm của chúng ta nhưng chừng nào vẫn còn nước mắt và nỗi thống khổ thì chừng đó công việc của chúng ta vẫn chưa thể kết thúc.” [14]
Những người theo chủ nghĩa dân tộc ở khắp các nước thuộc thế giới đang phát triển cũng bày tỏ những tình cảm tương tự nhưng ít có người giữ vững những lý tưởng này và bền gan bền chí theo đuổi mục tiêu tìm kiếm hạnh phúc cho đất nước mình. Tất cả thường biến thành những bạo chúa điên cuồng vì quyền lực hay cố chấp thực hiện bằng được những chương trình kinh tế mà kết quả là đưa đất nước của họ tới chỗ diệt vong. Châu Á cũng có nhiều nhà lãnh đạo tồi như vậy nhưng rốt cuộc thì hầu hết các nhà lãnh đạo mắc phải sai lầm hay những chính sách lầm đường lạc lối của châu Á cũng bị quét sạch và được
https://thuviensach.vn
thay bằng những gương mặt mới và những ý tưởng thông minh. Tuy nhiên, một lần nữa chúng ta cũng cần phải tự hỏi lại mình: Vì sao lại là châu Á? Tại sao nhóm lãnh đạo lạ thường này lại xuất hiện tại châu Á chứ không phải tại châu Phi hay Trung Đông? Tại sao các nhà ủng hộ chủ nghĩa dân tộc châu Á tận tâm cống hiến cho mục đích tăng trưởng kinh tế trong khi những người ở các khu vực khác của thế giới đang phát triển lại không? Những câu hỏi này thật khó trả lời. Một nhà kinh tế chỉ đơn giản đáp rằng đó là do “may mắn”.
Tôi không phải là một người tin vào thuyết định mệnh như thế. Tôi tin rằng có nhiều nhân tố đang diễn ra như lịch sử, chính trị và kinh tế đã tạo ra Sự thần kỳ. Các nhà lãnh đạo của Sự thần kỳ đối mặt với những điều kiện kinh tế và chính trị có độ tương đồng nhau rất cao và họ đã đưa ra những chính sách tạo nên sự tăng trưởng nhanh sau khi nền kinh tế đất nước suy yếu kinh khủng hay sau khi có chính biến. Hoặc là họ thành lập những chính quyền hoàn toàn mới, giống như Lý Quang Diệu của Singapore (chương ba) hay Tưởng Giới Thạch và các nhà kỹ trị của mình tại Đài Loan (chương năm); hoặc là họ thiết lập những chế độ mới, thường là bất hợp pháp, như Park Chung Hee của Hàn Quốc (chương hai) hay Suharto của Indonesia (chương bảy), cả hai đều là tướng lĩnh quân đội đã giành lấy quyền điều khiển đất nước. Cùng một lúc, tất cả những nhà lãnh đạo giống nhau này đều đương đầu với những mối lo giống nhau. Park Chung Hee của Hàn Quốc đối mặt với CHDCND Triều Tiên, Tưởng Giới Thạch của Đài Loan với Trung Quốc, Lý Quang Diệu của Singapore và Suharto của Indonesia đấu tranh với những phong trào cánh tả trong nước. Để đương đầu với những thách thức này, tất cả các nhà lãnh đạo này đều đặt vấn đề tăng trưởng nhanh chóng là ưu tiên hàng đầu. Park Chung Hee, Tưởng Giới Thạch, Lý Quang Diệu và Suharto nhận ra rằng họ cần phải có những nền tảng kinh tế hùng mạnh để đảm bảo cho sự tồn tại của các chính quyền hay nhà nước của mình. Không chỉ có một nhu cầu phát triển vũ khí và xây dựng lực lượng vũ trang mà trong các cuộc chiến của châu Á, việc đối đầu nhau bằng vũ khí tư tưởng cũng quan trọng không kém. Chính phủ của Park Chung Hee, Tưởng Giới Thạch, Lý Quang Diệu và Suharto phải chứng minh với người dân châu Á rằng chính quyền và các ý thức hệ tư tưởng của họ đem lại một tương lai tốt đẹp hơn những gì mà lực lượng khác hứa hẹn. Nhóm các nhà lãnh đạo này nhận ra rằng
https://thuviensach.vn
việc cải thiện đời sống của người dân nước mình là cách chắc chắn nhất để đạt được mục tiêu của mình.
Đối mặt với các vấn đề tương tự nhau, các nhà lãnh đạo châu Á có khuynh hướng theo đuổi những chiến lược kinh tế giống nhau. Tất cả những “kẻ đi trước” gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông và Đài Loan đều thiếu nguồn tài nguyên thiên nhiên và cần phải nhập khẩu nguyên liệu thô quan trọng như dầu mỏ để tồn tại. Tất cả họ (ngoại trừ Nhật Bản) đều có ít dân và nghèo, không có khả năng nuôi sống ngành công nghiệp của chính mình. Những điều kiện này buộc họ phải quay sang nền kinh tế thế giới. Ban đầu là giới chức quan liêu của Nhật Bản (chương một) và sau đó là các nhà kỹ trị của Park Chung Hee, Lý Quang Diệu và Tưởng Giới Thạch, tất cả đều bị ám ảnh với mục tiêu xuất khẩu. Họ gắn nền kinh tế của mình với thương trường toàn cầu chặt chẽ hơn hầu hết các nước đang nổi khác.
Chiến lược tăng trưởng “dựa vào xuất khẩu” được từng nước trong số các quốc gia trải nghiệm Phép màu ứng dụng và có lẽ là nhân tố đơn lẻ quan trọng nhất đối với việc đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của châu Á. Mặc dù điều này nghe có vẻ như là chuyện bình thường vào ngày nay nhưng con đường xuất khẩu vào thập niên 50 và 60 của Thế kỷ 20 không được nhìn nhận như vậy. Quay trở lại thời kỳ đó, các chính sách của châu Á thường bị giới phát triển xem là dị giáo. Nhiều chuyên gia vẫn cho rằng các quốc gia mới giành được độc lập ở Thế giới thứ ba sẽ không bao giờ đạt được thành tựu phát triển kinh tế nếu họ không tự cắt đứt bản thân mình khỏi nền kinh tế thế giới vốn bị những ông chủ thực dân cũ của họ thống trị. Quan điểm này tiếp tục chỉ ra rằng hệ thống kinh tế toàn cầu đã kẹp chặt các nước đang phát triển trong một cái bẫy với tư cách là những đầy tớ mắc nợ phương Tây, kẻ chỉ quan tâm đến việc bòn rút nguyên vật liệu thô của các nước đang phát triển và trong quá trình đó, chuyển cho họ những sản phẩm công nghiệp hóa cũ. Lập trường này được gọi là “thuyết phụ thuộc” (dependency theory). Các chuyên gia phát triển ở phương Tây lẫn ở các nước đang nổi tán thành việc hạn chế thương mại và đầu tư nước ngoài, theo đuổi mục tiêu “thay thế nhập khẩu”, một quá trình mà thông qua đó các nước sẽ thay thế hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài bằng cách sản xuất chúng ở trong nước. Sự nổi lên của Liên Xô trong vai trò là một siêu cường quốc vào những
https://thuviensach.vn
năm 50 của thế kỷ trước cũng đem đến một sự lựa chọn phát triển khác không đi theo chủ nghĩa tư bản. Những tư tưởng này đã bám chắc ở nhiều vùng rộng lớn của châu Mỹ Latinh và châu Phi. Các kết quả đạt được thường thật là tai hại.
Tại châu Á, các nhà lãnh đạo của Phép màu đã xem thường quy ước và ý thức hệ tư tưởng trong khi xây dựng chính sách của mình. Quyết định của châu Á lựa chọn gắn mình với các lực lượng toàn cầu hóa và bỏ qua lẽ phải kinh tế thông thường đang thịnh hành lúc đó là nhân tố tạo điều kiện cho Phép màu xảy ra. Các nhà lãnh đạo của khu vực đã khám phá ra con đường đúng đắn để gặt hái được những thành quả to lớn trong việc đem lại đời sống ấm no cho người dân và thu được quyền lực kinh tế trong một khoảng thời gian ngắn đến lạ thường. Nhà kinh tế học Paul Krugman viết rằng Phép màu đã chứng tỏ “nền kinh tế toàn cầu không phải được dựng lên để chống lại những kẻ đến sau như nhiều nhà lý luận của ‘thuyết phụ thuộc’ đã khẳng định”. Ông cho rằng, “trái lại, nó đem đến cơ hội cho nhiều nước… đạt được sự tiến bộ kinh tế đáng giá của hai thế kỷ trong vòng chưa đầy một thế hệ. Và phát hiện đó đã tiếp thêm sinh lực không chỉ cho người châu Á mà còn cho cả chủ nghĩa tư bản nói chung”. [15] Không nghi ngờ gì nữa, Phép màu đã chứng minh rằng toàn cầu hóa tạo ra sự thịnh vượng.
Đối với nhiều độc giả đang đọc trang sách này, một tuyên bố ủng hộ toàn cầu hóa một cách mạnh mẽ dứt khoát như vậy hình như có thể là sai lầm, thậm chí gây giật mình. Những người chỉ trích cáo buộc rằng toàn cầu hóa dẫn tới tình trạng bóc lột người nghèo, lạm dụng người lao động và làm bần cùng hóa tầng lớp trung lưu ở thế giới đã phát triển. Trong những lần xảy ra khủng hoảng kinh tế, chẳng hạn như khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008-2009, những tiếng nói phản đối toàn cầu hóa càng trở nên kịch liệt hơn. Dĩ nhiên, không thể phủ nhận rằng sự hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới sẽ đem lại nhiều nỗi đau đớn hơn là lợi ích trong những thời điểm suy thoái. Tuy nhiên, 40 năm lịch sử kinh tế tại châu Á đã chứng minh rằng những khối kiến trúc của toàn cầu hóa như thương mại tự do, dòng chảy đầu tư tự do, doanh nghiệp tự do và thị trường tự do đã tạo ra của cải vật chất và cơ hội ở một mức độ lớn chưa từng có. Dù hệ thống kinh tế toàn cầu đôi lúc có thể cần phải được cải tổ nhưng Phép màu là bằng chứng rõ ràng cho thấy các nhà hoạch định chính sách ở châu Á lẫn
https://thuviensach.vn
phương Tây nên tránh sa vào sự cám dỗ trong việc dựng nên những hàng rào bảo hộ hay rút khỏi nền kinh tế thế giới. Quay lưng lại với toàn cầu hóa chỉ làm cho hàng trăm triệu người còn sống trong đói nghèo không được trải nghiệm Phép màu. Câu chuyện của châu Á mang lại nhiều bài học quan trọng cho các thống đốc ngân hàng trung ương và các nhà lãnh đạo của chính phủ nhiều nước trên thế giới về việc làm cách nào để phục hồi tăng trưởng, tăng thu nhập và cải thiện phúc lợi của con người.
Đưa ra những quyết định lựa chọn khó khăn nhưng đúng đắn ủng hộ toàn cầu hóa, thường là trong bối cảnh vấp phải phản ứng giận dữ quyết liệt của phe đối lập chính trị, đòi hỏi phải có một sự quyết tâm can đảm, giống như các nhà lãnh đạo châu Á đã học đi học lại nhiều lần kể từ thập niên 50 của thế kỷ 20. Vì sao việc Park Chung Hee, Lý Quang Diệu và các nhà lãnh đạo khác của châu Á gan dạ tiến lên phía trước trên con đường phát triển kinh tế của riêng họ là chủ đề chính của cuốn sách này. Đó là vì họ ít nặng nề về ý thức hệ tư tưởng hơn nhiều nhà lãnh đạo khác của các nước đang phát triển, vì họ thoáng hơn trong việc điều chỉnh nhiều chính sách cho phù hợp với các nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế nước mình. Điều này có lẽ xuất phát từ lý do hầu như không có ai trong số các nhà lãnh đạo của Phép màu là nhà kinh tế – ngoại trừ một trường hợp khác biệt lớn là Manmohan Singh của Ấn Độ (chương 9). Họ thường là các luật sư, kỹ sư hay tướng lĩnh. Một khi các chính sách chủ chốt đã được “những kẻ đi trước” định hình, chúng sẽ lan rộng khắp châu Á, từ nước này sang nước khác. Những chính sách vốn phát huy hiệu quả ở một nước sẽ được hăm hở đón nhận và triển khai ở nước khác. Quá trình này bắt đầu với Nhật Bản. Các ý tưởng do giới chức và lãnh đạo chính trị của Nhật Bản khởi xướng Phép màu đã học theo ở một hình thức nhất định nào đó. Chẳng hạn như, Park Chung Hee đã sao chép hệ thống kinh tế của Nhật Bản. Những “người theo sau” như Đặng Tiểu Bình của Trung Quốc (chương sáu), Manmohan Singh của Ấn Độ và Mahathir Mohamad của Malaysia (chương mười) đều chịu ảnh hưởng mạnh “những kẻ đi trước”. Ví dụ như Mahathir đã ban hành “Chính sách nhìn về phương Đông” tại Malaysia với chủ trương bắt chước các tập quán kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc, xem đó như một cách khởi động Phép màu của riêng Malaysia. Phép màu có một đặc tính là tự lực. Thành công sẽ đẻ ra thành công.
https://thuviensach.vn
Để thiết lập những chính sách hậu thuẫn cho tốc độ tăng trưởng nhanh, các nhà lãnh đạo của Phép màu đã tạo ra những điều kiện nuôi dưỡng tài năng kinh doanh. Trong các học thuyết phát triển, vai trò của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp châu Á thường bị bỏ qua. Sự sáng tạo và khả năng kỳ lạ của họ trong việc phát minh ra những sản phẩm mới, vượt qua các rào cản và cạnh tranh trên các thị trường quốc tế đóng vai trò quyết định đối với thành công của châu Á. Bậc kỳ tài về điện tử Akio Morita (chương một) và nhà cải cách trong lĩnh vực sản xuất ô tô Soichiro Honda của Nhật Bản (chương tám), nhà sản xuất nhựa Lý Gia Thành của Hồng Kông (chương bốn), nhà công nghiệp Chung Ju Yung của Hàn Quốc (chương hai), các doanh nhân vi tính Thi Chấn Vinh của Đài Loan (chương năm ) và Liễu Truyền Chí của Trung Quốc đại lục (chương 12), hai nhân vật có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực công nghệ của Ấn Độ Azim Premji và Narayana Murthy (chương mười ba) đã làm biến đổi vĩnh viễn thương trường toàn cầu bằng cách xây dựng nên những công ty tầm cỡ thế giới và thường xuyên chống đối mạnh mẽ những điều tưởng chừng như không thể vượt qua được. Về thực chất, Phép màu là một chiến thắng dành cho khu vực doanh nghiệp tư nhân.
Đó cũng là chiến thắng dành cho Mỹ, nhà bảo lãnh chính cho Phép màu, chu cấp tiền viện trợ, bảo vệ quân sự, dìu dắt và mở lối cho hàng hóa sản xuất tại châu Á tiếp cận thị trường lớn của Mỹ; từ đó, tạo điều kiện ở tầm quốc tế và khu vực cho châu Á phát triển lớn mạnh. Mỹ muốn dựng lên một “phòng tuyến” là các chính phủ đồng minh ở khắp châu Á vì mục đích chính trị. Hầu hết “những kẻ đi trước” như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đều đứng về phía Mỹ. Vai trò then chốt của Mỹ trong việc khuyến khích phát triển kinh tế tại châu Á thường bị đánh giá thấp. Vị cựu Thủ tướng đáng kính của Singapore, Lý Quang Diệu, đã nói: “Nếu không có Mỹ góp phần đem lại sự an ninh và ổn định trên toàn khu vực thì sẽ không có tăng trưởng kinh tế”. [16]
THÀNH TựU ĐạT ĐƯợC của châu Á đã tạo ra thế giới mà chúng ta biết đến ngày nay. Thành công của châu lục này đã làm dịch chuyển cán cân quyền lực kinh tế và chính trị, thay đổi vĩnh viễn cấu trúc của nền kinh tế thế giới và thúc đẩy toàn cầu hóa các thị trường quốc tế. Nhiều công ty đa quốc gia mới được thành lập để cạnh tranh với những đối thủ của Mỹ và châu Âu. Những siêu
https://thuviensach.vn
cường quốc bắt đầu nảy nở đã và đang nổi lên để thách thức vị thế thống trị của phương Tây.
Điều này không có nghĩa là các nhà lãnh đạo của Phép màu là những vị thánh. Một số người đàn áp nền dân chủ và nhân quyền, mượn đến cả sự tra tấn và ám sát để củng cố quyền thống trị của mình. Họ đôi khi phạm tội tham nhũng, thỉnh thoảng diễn ra ở một mức độ lớn. Các ông trùm kinh doanh bảo vệ tình trạng độc quyền hay mở rộng phạm vi ảnh hưởng chính trị cũng nhanh như khi tạo ra công ăn việc làm. Dù không thể nào bào chữa cho những hành động như vậy nhưng cũng không thể nào phủ nhận những kết quả mà họ đã đạt được. Như Nehru bày tỏ hi vọng, họ đã lau khô lệ trên đôi mắt của châu Á.
Những trang tiếp theo sẽ kể cho độc giả biết họ là ai và họ đã làm như thế nào. Đó là chuyện kể về một trong những nỗi vất vả gian lao và sự hi sinh vĩ đại, về tư duy đổi mới và nguồn cảm hứng đổi mới, về nỗ lực gây ấn tượng sâu sắc trên khắp châu lục trong việc nâng cao đời sống ấm no của một nửa dân số thế giới. Chúng ta bắt đầu đi từ một nơi ít có khả năng thành công: quốc gia bị tàn phá Nhật Bản. Giữa đống tro tàn đổ nát của Tokyo sau chiến tranh, Sự thần kỳ bắt đầu cất cánh.
[1] Để biết đầy đủ về tình hình đói nghèo toàn cầu, xem báo cáo của Ngân hàng Thế giới do Chen, Shaohua và Martin Ravallion viết, “Thế giới đang phát triển đang nghèo hơn những gì chúng ta nghĩ và kém thành công hơn trong cuộc chiến chống đói nghèo”, ngày 26/8/2008.
[2] Ferguson, Niall. Chiến tranh của thế giới: Thời đại hận thù của lịch sử. London: Penguin, 2007, trang lxviii.
[3] Prestowitz,Clyde. Những nhà tư bản 3 tỉ USD mới: Sự chuyển dịch lớn về của cải và quyền lực sang phương Đông. New York: Basic Books, 2005, trang xii, xiv và 255. Sách viết trước đó của cùng tác giả về mối đe dọa đến từ Nhật Bản, cuốn Các thứ hạng thương mại: Chúng ta đã để cho Nhật Bản vươn lên dẫn đầu như thế nào. New York: Basic Books,1998.
https://thuviensach.vn
[4] Sachs, Jeffrey D. “Chào mừng đến Thế kỷ của châu Á”, tạp chí Fortune, ngày 12/1/2004.
[5] Wilson, Dominic, và Roopa Purushothaman. “Mơ cùng các nước BRIC: Đường tới 2050”, Báo cáo Kinh tế toàn cầu Goldman Sachs số 99, ngày 1/10/2003.
[6] Schuman, Michael. “Ồ! Những gã chi tiêu lớn”, tạp chí Time (ấn bản tại châu Á), ngày 9/5/2005. Những chi tiết khác rút từ chú thích của người viết.
[7] Dower, John W. Ôm chiến bại: Nhật Bản trong cơn bừng tỉnh của Chiến tranh Thế giới thứ II. New York: W.W. Norton, 2000, trang 44-47 và 89- 93.
[8] Maddison, Angus. Nền kinh tế thế giới: Một triển vọng thiên niên kỷ. Paris: Trung tâm Phát triển thuộc Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển, 2001, trang 263.
[9] Keay, John. Ấn Độ: Một lịch sử. London: HarperCollins, 2001, trang 326-327.
[10] MacFarquhar, Roderick. “Thách thức hậu Nho giáo”, tạp chí Economist, ngày 9/2/1980, trang 68.
[11] Ngân hàng Thế giới. Sự thần kỳ của Đông Nam Á: Tăng trưởng kinh tế và chính sách công. New York: NXB Đại học Oxford, 1993, trang 5.
[12] Ngô Khánh Thụy. Thực tiễn tăng trưởng kinh tế. Singapore: Marshall Cavendish, 2004, trang 257.
[13] Park Chung Hee. Hàn Quốc hồi sinh: Một mô hình phát triển. Englewood Cliffs, N.J.: Prentice-Hall, 1979, trang 91.-92.
[14] Diễn văn của Jawaharlal Nehru, ngày 14/8/1947. Trích từ Norman, Dorothy, ed. Nehru: 60 năm đầu tiên. Tập 2. Mumbai: NXB châu Á, 1965, trang
https://thuviensach.vn
336.
[15] Krugman, Paul. “Vì sao Adam Smith sẽ thích châu Á”, tạp chí Time (ấn bản châu Á), số ra ngày 23-30/8/1999.
[16] Phỏng vấn Lý Quang Diệu của tác giả.
https://thuviensach.vn
CHƯƠNG 1
CHIẾC MÁY THU THANH LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI
Tất cả chúng ta cần phải cùng nhau cố gắng
để có thêm nhiều nước Nhật nữa ở những nơi khác trên thế giới. AKIO MORITA
Akio Morita thấy không vui. Vị doanh nhân Nhật Bản này đang ngồi trong một nhà hàng ở Dusseldorf (Đức) vào năm 1953 và gọi món kem. Cắm bên trên viên kem là một chiếc dù nhỏ bằng giấy dùng để trang trí. “Thứ này (cái dù) đến từ đất nước của ông” – người bồi bàn mỉm cười nói với Morita. Có lẽ anh này muốn làm cho vị khách của mình cảm nhận được sự tiếp đón thân thiện ở một đất nước xa lạ, nhưng hóa ra anh lại vô tình làm tổn thương mạnh mẽ niềm tự hào dân tộc của Morita. Về sau, Morita đã viết lại những dòng suy nghĩ của mình khi đó: “Hóa ra đó là tất cả những gì mà anh ta hiểu về Nhật Bản và khả năng của người Nhật. Tôi cho rằng rất có thể anh ta không phải là một trường hợp cá biệt. Chặng đường mà chúng ta còn phải đi mới xa xôi làm sao!”
Vào thời điểm đó, Morita không dám tin chắc Nhật Bản sẽ vươn xa tới mức đất nước này muốn đến. Hơn 80 năm trước, Nhật đã từng đặt mục tiêu quyết tâm đuổi kịp phương Tây nhưng, bất chấp mọi nỗ lực, người Nhật vẫn tụt lại phía sau, đặc biệt là trong lĩnh vực mà Morita am hiểu nhất: công nghệ. Morita đã nhận thức rất rõ về tầm quan trọng của công nghệ khi ông còn là một sĩ quan hải quân trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Ông được phân làm việc cùng một nhóm nghiên cứu phát triển vũ khí dẫn hướng hồng ngoại và ống ngắm súng hoạt động được trong đêm tối. Sở chỉ huy quân đội Hoàng gia Nhật Bản tin tưởng những công nghệ đột phá này sẽ giúp xoay chuyển cục diện cuộc chiến mà Nhật đang nhanh chóng rơi vào thế tuyệt vọng. Lúc đó, Morita cứ đinh ninh khoảng cách công nghệ giữa Nhật và Mỹ không lớn.
Và rồi, ảo tưởng đó đã vỡ vụn cùng với sự kiện Mỹ dội hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. Morita nghe tin về quả bom thứ nhất – quả bom ném xuống Hiroshima – khi đang ăn trưa với các đồng nghiệp vào ngày 7/8/1945, tức một
https://thuviensach.vn
ngày sau vụ nổ. Báo chí đưa tin Mỹ đã sử dụng “một loại vũ khí mới phát ra ánh sáng chói lóa”. Là một nhà vật lý được đào tạo chuyên sâu, Morita hiểu ngay đó là cái gì. Tin tức lan ra dưới dạng bị rò rỉ. Chàng sĩ quan nản lòng Morita nói với các đồng nghiệp ngay tại bàn ăn: “Có lẽ chúng ta cũng phải từ bỏ nghiên cứu của mình ngay bây giờ thôi. Nếu người Mỹ đã chế tạo được bom nguyên tử thì cũng có nghĩa là chúng ta đã bị họ bỏ lại đằng sau quá xa ở tất cả mọi lĩnh vực, xa đến mức không thể nào bắt kịp.” Viên sĩ quan cấp trên của Morita rất giận dữ trước tư tưởng chủ bại của người thuộc cấp nhưng Morita vẫn cho rằng anh đơn giản chỉ nhìn nhận vấn đề một cách thực tế. Sau này, doanh nhân người Nhật hồi tưởng lại: “Tin tức về sự kiện Hiroshima, đối với tôi, thực sự là một điều chấn động không thể tin được. Nó làm tôi choáng váng nhận ra sự thật rằng công nghiệp của Mỹ lớn mạnh hơn rất nhiều so với suy nghĩ của chúng tôi. Nói đơn giản, công nghiệp của họ phát triển lấn át hẳn.” Sự kiện Mỹ ném bom nguyên tử xuống đất Nhật cũng làm cho Morita ngộ ra một điều rằng những thanh niên Nhật Bản được học hành bài bản giống như anh cần phải bền gan bền chí và tiên phong dẫn dắt công cuộc tái thiết đất nước sau chiến tranh. “Nó làm cho tôi hiểu rõ hơn bao giờ hết rằng Nhật Bản sẽ cần tất cả mọi nhân tài mà đất nước có thể giữ lại được để sử dụng cho tương lai,” sau này Morita đã viết. “Tôi không ngại khẳng định rằng thậm chí chính tôi, tại thời điểm ấy, dù mới chỉ là một thanh niên trẻ nhưng cũng đã nhận thức được mình sẽ đóng góp vai trò xây dựng tương lai ấy bằng cách này hay cách khác.”
Morita bắt đầu theo đuổi sứ mệnh đó bằng cách khởi dựng sự nghiệp kinh doanh vào năm 1946 cùng với một đối tác làm ăn tên Masaru Ibuka. Họ đặt tên cho công ty mới sáng lập là Công ty Kỹ nghệ viễn thông Tokyo (Tokyo Telecommunications Engineering Corporation). Trụ sở ban đầu của công ty nằm trong một cửa hàng đổ nát ở Tokyo. Sau đó, họ chuyển về một cái lán gỗ sập xệ nằm ở ngoại thành. Khi trời mưa, nhân viên phải bung dù che bàn làm việc vì nước mưa rỏ long tong xuống từ mái nhà bị thủng vì bom đạn. [1] Nhưng, như nhiều doanh nhân khởi nghiệp từ những văn phòng giống gara xe ở bất kỳ nơi đâu, họ cũng ấp ủ những tham vọng lớn, vượt lên trên nguồn lực nghèo nàn thực tại. Giữa đống đổ nát hoang tàn sau chiến tranh, họ vẫn vững tin nỗ lực của mình sẽ góp phần cho công cuộc hồi sinh đất nước. Trong tờ bố cáo thành lập công ty, Ibuka khẳng định chắc nịch mục tiêu của Tokyo Telecommunications
https://thuviensach.vn
Engineering Corporation là “tái thiết Nhật Bản và nâng tầm văn minh của đất nước thông qua những hoạt động sản xuất và công nghệ sôi động.” [2]
Thế nhưng, 7 năm sau ngày thành lập công ty, doanh nhân Morita lại ngồi rầu rĩ bên ly kem ở Dusseldorf. Anh thật sự ngã lòng. Morita nhận thấy tốc độ hồi phục nhanh chóng của Đức nhờ vào nỗ lực tự thân to lớn của nước này sau cuộc chiến tranh thảm khốc “khiến cho những tiến bộ của Nhật thời hậu chiến trở nên chậm chạp”. [3] Tinh thần của Morita còn bị chùng xuống vì chuyến đi Mỹ trước đó. Quy mô to lớn và vị thế hùng mạnh của Mỹ làm cho Morita cảm thấy nghi ngờ trước khả năng thành công của Tokyo Telecommunications Engineering Corporation nhỏ bé tại thị trường Mỹ. “Tôi nghĩ chúng tôi sẽ không thể nào bán được hàng của mình ở đây,” Morita nhớ lại. “Nơi này làm tôi choáng ngợp.”
Dù vậy, ngay trước khi quay trở về Tokyo, hi vọng của Morita lại được nhen nhóm trong một lần dừng chân tại Eindhoven ở Hà Lan, khi đó là nơi tập đoàn điện tử khổng lồ Philips đặt đại bản doanh. Morita đã đi một vòng tham quan nhà máy với tư cách là một khách du lịch bình thường chứ không phải là một nhà quản lý quan trọng, và anh thật sự thán phục sức mạnh công nghệ của Philips. Anh ấn tượng mạnh mẽ trước một đất nước Hà Lan nông nghiệp, nhỏ bé rất giống Nhật Bản nhưng lại sản sinh ra một công ty công nghệ tầm cỡ thế giới. Phấn chấn với cảm nhận mới, Morita viết thư về cho Ibuka: “Nếu Philips làm được thì có thể chúng ta cũng sẽ làm được.”
Đó không phải là một ý tưởng viển vông. Công ty mà Morita và Ibuka đồng sáng lập sau này trở thành Tập đoàn Sony nổi tiếng, có thể nói là lừng lẫy nhất châu Á. Sony vừa trở thành biểu tượng cho sức mạnh công nghệ và kinh tế ngày một lớn của Nhật Bản và châu Á lại vừa tượng trưng cho mối đe dọa ngày càng tăng mà họ đã đặt ra đối với trật tự kinh tế đang bị phương Tây thống trị. Xét theo nghĩa này, Sony đã trở thành một thương hiệu của Phép màu.
Doanh nhân Akio Morita thích giao du rộng rãi có lẽ cũng là cá nhân nổi tiếng nhất của Phép màu. Morita nổi tiếng ở Mỹ nhiều đến nỗi ông được mời xuất hiện trong một chương trình thương mại trên đài truyền hình Mỹ quảng cáo về công ty dịch vụ tài chính đa dạng toàn cầu American Express. (Trong đoạn phim quảng cáo, Morita nói: “Bạn có biết tôi là ai không? Với tư cách là chủ
https://thuviensach.vn
tịch của Sony, tôi kỳ vọng được (American Express) phục vụ chu đáo”). [4] Morita giao thiệp với hầu hết tầng lớp thượng lưu Mỹ, kết thân với những nhân vật tầm cỡ như gia đình Rockefeller [i] và gọi Leonard Bernstein [ii] là bạn tốt. . Khi Sony bày tỏ ý muốn thâm nhập thị trường Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Henry Kissinger đã sắp xếp ngay một cuộc gặp cho Morita với nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc. [5] Kissinger đã từng nhận xét Morita là “một con người giàu lòng yêu nước và hiểu được rằng trong thế giới ngày nay, nếu muốn nổi trội, Nhật Bản cần phải quan hệ với các nước khác thay vì tự tách mình ra khỏi thế giới đó” [6] . Dù nể trọng Mỹ nhưng Morita vẫn là một trong những người Nhật bảo vệ cương quyết nhất quyền lợi của quốc gia khi các cuộc tranh chấp thương mại song phương Mỹ-Nhật đẩy quan hệ hai bên vào tình huống đối đầu suốt những năm 70 và 80 của thế kỷ 20.
Là một doanh nhân, Morita chứng tỏ tài năng bẩm sinh về thấu hiểu hành vi khách hàng và nhận diện ra những xu hướng phát triển xã hội, công nghệ trong tương lai. Chính những tài năng này đã giúp cho Sony xác lập được vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp điện tử toàn cầu. Nguồn cảm hứng của Morita bắt nguồn từ sự hiếu kỳ và háo hức gần giống như trẻ con. Là một người trọn đời say đắm đồ chơi, Morita đã sưu tập rất nhiều hộp nhạc, piano tự động và chưa bao giờ cưỡng lại ý thích đến cửa hàng đồ chơi nổi tiếng FAO Schwatz ở New York. [7] Thú vui lúc ở nhà của Morita là mày mò nghiên cứu làm sao cho cái máy hát cổ chạy đĩa Niken của Mỹ hoạt động được. [8] Morita bắt đầu chơi trượt tuyết vào năm ông 60 tuổi, chơi lướt ván năm 65 tuổi và học lặn khi ông ở tuổi 67. Morita có lần nói “ngồi không sẽ dẫn đến bệnh tật”. [9] Là người luôn chân luôn tay tháo ráp, sửa chữa, thử nghiệm các loại máy móc nên Morita lúc nào cũng bị những thiết bị điện tử tân tiến nhất mê hoặc. Yotaro Kobayashi, cựu Chủ tịch công ty Fuji Xerox đồng thời là một người bạn thân của Morita, nhớ lại lần gặp gỡ Morita vào năm 1967 khi công ty mới trình làng chiếc máy photocopy để bàn đầu tiên của mình tại Nhật Bản. Morita muốn có một chiếc ngay lập tức. Ngày hôm sau, Morita gọi điện thoại cho Kobayashi và tuyên bố “Chúng tôi đã biết tất cả mọi thứ về cái máy của Xerox”. Thì ra, vừa ngay khi chiếc máy mới có mặt tại văn phòng của Morita, chính ông và nhóm kỹ sư của mình đã tháo tung nó ra để tìm hiểu cách thức vận hành của máy. Bối rối trước tuyên bố của ông bạn, Kobayashi nhẹ nhàng nhắc Morita nhớ rằng ông chỉ cho thuê chứ
https://thuviensach.vn
không bán chiếc máy photocopy và như vậy là Morita đã phá hỏng tài sản của Xerox. Morita đáp: “Tôi hiểu lo lắng của anh. Chiếc máy sẽ được trả lại nguyên vẹn như cũ và vẫn hoạt động bình thường.” [10]
Đóng góp lớn nhất của Morita cho Phép màu có lẽ là thành công của ông trong việc nâng cao sự hiểu biết của thế giới về năng lực của các công ty châu Á. Trước khi tên tuổi Sony nổi lên như cồn, Nhật Bản chỉ được biết đến là nước cung cấp những loại hàng hóa vặt vãnh nhái theo thiết kế của phương Tây hay những vật dụng rẻ tiền như cái dù giấy dùng để trang trí ly kem mà Morita đã từng thấy ở nhà hàng Đức. Ngay trong những ngày đầu mới thành lập, Sony đã cho ra đời những sản phẩm đầy tính sáng tạo về công nghệ, làm thay đổi cả lối sống. Nổi tiếng nhất là chiếc máy cát-xét di động Walkman – sản phẩm đã len lỏi vào đời sống hằng ngày của người tiêu dùng trên toàn thế giới. Chuyên gia quản lý Kenichi Ohmae ca ngợi: “Những thành tựu công nghệ của Sony trong thiết kế mẫu mã sản phẩm, sản xuất và marketing đã làm thay đổi cách nhìn nhận về khái niệm “SẢN XUẤT TẠI NHẬT BẢN” từng gắn với những sản phẩm bắt chước rẻ tiền sang hình ảnh những loại hàng hóa có chất lượng tiên tiến vượt trội.” [11]
Morita định hướng cho Sony phát triển theo con đường này vào năm 1953 khi ông tiếp cận công nghệ bán dẫn. Ông nhận định bóng bán dẫn sẽ trở thành một công nghệ “đột phá” thay thế cho đèn chân không cồng kềnh nhưng hoạt động không ổn định, không đáng tin cậy đang được ứng dụng trong ngành điện tử thời đó. Nhờ bóng bán dẫn, các công ty có thể phát triển những chiếc đài thu thanh hay nhiều loại sản phẩm điện tử khác có kích thước nhỏ hơn nhưng chất lượng cao hơn. Ý tưởng của Morita lúc đó tưởng chừng như hão huyền. Cộng đồng công nghệ toàn cầu vẫn còn bán tin bán nghi về tiềm năng ứng dụng của bóng bán dẫn. Công nghệ do Bell Labs phát minh không đủ mạnh để hoạt động ngay cả trong một chiếc đài thu thanh nhỏ. Tuy nhiên, các nhà điều hành công ty Western Electric, hãng giữ bản quyền công nghệ bán dẫn, khẳng định phát minh mới có thể ứng dụng không chỉ dừng ở máy trợ thính.
Chính Ibuka là người đầu tiên trở nên say mê bóng bán dẫn trong một lần đến Mỹ vào năm 1952. Ông không sắp xếp được một cuộc gặp với các nhà lãnh đạo
https://thuviensach.vn
Western Electric nhưng trước khi trở về Tokyo, Ibuka đã tranh thủ nhờ một người bạn Nhật Bản ở New York hỏi thăm liệu Western Electric có sẵn lòng nhượng bản quyền công nghệ bán dẫn cho Sony hay không. Đồng thời, Ibuka cũng nhờ người bạn này đại diện cho Sony vận động hành lang đối với Western Electric. [12] Năm 1953, nỗ lực này đã được đền đáp. Ibuka nhận được thư của Western Electric mời Sony thương thảo về một thỏa thuận chuyển nhượng bản quyền. Ibuka phái Morita sang New York để chốt lại cuộc thương lượng.
Morita, doanh nhân bị mất nhuệ khí bởi chuyến đi Mỹ của mình, đã trải qua một đêm khủng hoảng lòng tin nghiêm trọng trước buổi đàm phán. Mang tâm trạng tuyệt vọng, Morita tìm gặp người bạn cũ Yuzuru Tanigawa ngay tại khách sạn của anh ta. Tanigawa đến từ Nhật Bản và đang làm ăn ở New York. Morita băn khoăn hỏi bạn điều gì sẽ khiến một công ty tên tuổi như Western Electric bận tâm đến một kẻ vô danh tiểu tốt như anh? “Tôi lo là họ không xem chuyện này là nghiêm túc vào ngày mai. Vì vậy, có lẽ tôi nên từ bỏ ngay bây giờ,” Morita thú nhận. Tanigawa động viên khích lệ tinh thần Morita: “Anh nói gì lạ vậy? Người Mỹ không phải như anh nghĩ đâu. Bất kể thứ gì họ thấy có chút thú vị là họ lập tức đến ngay để nói cho anh biết. Đây là điểm mà người Mỹ khác người Nhật.” [13]
Morita tự sốc lại tinh thần và hôm sau đi gặp Frank Mascarich, Phó Chủ tịch của Western Electric chịu trách nhiệm về việc nhượng bản quyền. Đúng như Morita lo ngại, Mascarich tỏ ra nghi ngờ về khả năng của Sony. Bất kỳ một thỏa thuận nào cũng đòi hỏi phải được chính phủ Nhật Bản chấp thuận trong khi Morita chưa nhận được sự cho phép này. Morita hầu như không nói được một chữ tiếng Anh nào vào thời điểm đó và phải thực hiện cuộc đàm phán phức tạp thông qua một người phiên dịch. Tuy nhiên, thái độ sôi nổi, nhiệt tình và sức hấp dẫn của Morita dẫu sao cũng có tác dụng. Sau này, Mascarich nhớ lại: “Tôi hết sức không hài lòng với buổi thương lượng nhưng Morita quá thuyết phục, quá hào hứng kéo tôi đi với những kế hoạch của anh ấy.” Mascarich đã đưa cho Morita hai cuốn cẩm nang kỹ thuật chưa được công bố rộng rãi lúc đó. Đổi lại, đại diện của Sony trả cho Mascarich một số tiền rất nhỏ. Hai cuốn cẩm nang này trở thành sách hướng dẫn kỹ thuật cơ bản mà nhóm kỹ sư của Sony dựa vào đó tự mày mò, học hỏi tìm hiểu về công nghệ bán dẫn. [14]
https://thuviensach.vn
Ibuka sướng run lên dù Sony còn cần phải chờ được chính phủ Nhật chấp thuận (cho làm ăn với công ty Mỹ). Cũng chính vì điều này mà Morita và Ibuka buộc phải đấu tranh với Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế (MITI) đầy quyền lực của Nhật Bản. Vào thập niên 50, MITI nắm quyền sinh quyền sát rất lớn đối với các doanh nghiệp Nhật Bản. Nhà khoa học chính trị Chalmers Johnson, người đã có một công trình nghiên cứu về MITI, gọi cơ quan này là “Bộ tham mưu kinh tế” của Nhật Bản. [15] Vấn đề rắc rối cụ thể mà MITI đã gây ra đối với Sony là xung quanh chuyện ngoại tệ. Morita và Ibuka cần phải trả trước tiền bản quyền trị giá 25.000 USD cho Western Electric để đổi lấy quyền được sử dụng công nghệ bán dẫn. Trong khi đó, MITI lại nắm quyền kiểm soát việc phân bổ đồng tiền mạnh này. Sony không thể hoàn tất thỏa thuận giữa mình với Western Electric chừng nào MITI chưa chịu thông qua.
Phản ứng ban đầu của MITI thật đáng nản lòng. Ibuka kể, ông đã bị “cười nhạo là đồ ngớ ngẩn” khi lần đầu tiên hỏi xin giấy phép. [16] Các quan chức của MITI còn nổi giận khi biết việc Sony trước đó đã tiến hành ký thỏa thuận chính thức với công ty Mỹ dù chưa được bộ này thông qua. [17] “Mấy vị ở MITI không nhìn thấy được hiệu quả ứng dụng của một loại thiết bị như vậy nên không nhiệt tình cấp phép,” Morita sau đó giải thích nguyên nhân. “MITI cho rằng một công ty nhỏ (Sony)… không đủ sức đảm đương trọng trách lớn là thương thảo về những công nghệ mới. Thật vậy, ban đầu, họ giữ một thái độ rất cứng rắn về việc này”. [18]
Nhiệm vụ phải làm sao thay đổi cách nhìn nhận vấn đề của các quan chức MITI rơi vào Ibuka. Ông mời nhiều nhóm quan chức MITI đến trụ sở dột nát của Sony và làm mê hoặc họ bằng cách vẽ ra viễn cảnh công nghệ bán dẫn sẽ làm thay đổi vĩnh viễn ngành điện tử như thế nào. “Chúng tôi sẽ tiếp tục tiến lên phía trước dù có hay không có các anh,” Ibuka hùng hồn tuyên bố, “nhưng nếu các anh thông qua bản thỏa thuận kinh doanh của chúng tôi với Western Electric, thì xem ra các anh sáng suốt đấy!”. [19] Sau 6 tháng ròng rã thuyết phục rồi chờ đợi, cuối cùng Sony cũng có được giấy cho phép của MITI. [20]
Quyết định của MITI đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử kinh tế thế giới. Nó đảm bảo tương lai phát triển của Sony và là một trong những bước đi sớm
https://thuviensach.vn
nhất, quan trọng nhất tạo nền móng hình thành ngành công nghiệp bán dẫn và điện tử nhiều ảnh hưởng của Nhật. Cuộc chiến giữa Sony với MITI còn cho chúng ta biết được nhiều điều về cách thức Nhật Bản lập nên Phép màu của mình. Nó cũng giải thích vì sao nhiều người Mỹ nhận thức sai lầm về hệ thống kinh tế Nhật Bản, thứ mà về sau đã làm dấy lên nỗi lo sợ và thù địch về sự vươn lên của Nhật Bản trên thương trường quốc tế. Để hiểu được câu chuyện lịch sử này, chúng ta cần phải quay ngược thời gian về trên một con tàu hải quân Mỹ neo ở ngoài khơi Nhật Bản vào năm 1853.
***
ĐỀ ĐỐC Mỹ Matthew Perry ít chịu đựng được người Nhật Bản, loại người mà ông coi “gần như là lỗ mãng” và “đầy xảo trá”. [21] Tuy nhiên, sứ mệnh của viên tướng Mỹ tại Nhật Bản vào những năm 50 của Thế kỷ 19 đã góp phần thúc đẩy các nhà lãnh đạo Nhật Bản khi đó đi đến quyết định chọn sự nghiệp hiện đại hóa kinh tế là ưu tiên hàng đầu của mình. Perry đã vô tình sắp xếp lại cán cân quyền lực toàn cầu, khởi xướng cho sự thách thức của châu Á đối với vị thế thống trị của phương Tây và đặt nền tảng cho Phép màu.
Đề đốc cáu kỉnh Perry được Tổng thống Mỹ Millard Fillmore giao nhiệm vụ đặc biệt là thiết lập quan hệ thương mại giữa Mỹ với Nhật Bản. Các tướng quân của Mạc phủ Tokugawa, những người đã cai trị Nhật Bản suốt từ đầu thế kỷ 17, đã bế quan tỏa cảng, đóng cửa không quan hệ với người nước ngoài, chỉ cho phép giao thương rất hạn chế tại hải cảng ở Nagasaki, miền nam nước Nhật. Các tướng quân nhà Tokugawa lo ngại những ảnh hưởng từ bên ngoài sẽ làm xói mòn văn hóa, tín ngưỡng và kinh tế trong nước. Khi Đề đốc Perry cho chiếc chiến hạm khổng lồ của mình chạy vào gần Vịnh Tokyo, người Nhật đã kiên quyết khước từ lời đề nghị khẩn khoản của Perry muốn vào sâu hơn trong đất liền bằng ngả này. Các đại diện của Mạc phủ Tokugawa yêu cầu Perry phải rời sang Nagasaki, nơi người Nhật sẽ đánh cuộc với ông.
Đối với Perry, điều đó chẳng khác nào rút lui. Tổng thống Fillmore đã tin cậy trao cho ông một bức thư để gửi đến các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Perry đang có ý định chuyển nó. Ngày 9/7/1853, Perry tuyên bố với phía Nhật Bản rằng nếu họ không chấp thuận thư của Tổng thống Mỹ Fillmore thì ông sẽ cập bờ “với
https://thuviensach.vn
sức mạnh còn chưa phô diễn hết” để trao tận tay bức thư cho các nhà lãnh đạo Nhật “bất chấp hậu quả ra sao”. Để chứng minh cho lời nói của mình, hai ngày sau, Perry cho chiếc chiến hạm đồ sộ Mississippi chạy ngược lên Vịnh Tokyo, áp sát thành phố (khi đó còn mang tên là Edo). Hiển nhiên, hành động của Perry đã buộc hội đồng lãnh đạo đang run sợ của Nhật Bản phải thay đổi ý kiến. [22] Perry đã làm cho Tokyo khiếp vía. Một người chép sử biên niên của Nhật kể lại, người dân thủ đô khi đó lo sợ Perry sẽ chĩa những khẩu súng oai vệ vào thành phố nên “họ chạy tứ tán khắp nơi tìm cách cất giấu những tài sản và đồ đạc có giá trị ở nhà của một vài người bạn sống ngoài phạm vi thủ đô”. Mạc phủ Tokugawa quyết định thay đổi cách cư xử và đồng ý nhận thư của Fillmore. Năm sau, Perry quay lại và hoàn tất một hiệp ước đòi hỏi Nhật phải mở cửa hai hải cảng để giao thương với Mỹ. Trong báo cáo chính thức của mình, viên tướng giành chiến thắng Perry dự báo những chuyện sẽ xảy ra sau khi ông rời khỏi Nhật: “Người Nhật rõ ràng là rất giỏi bắt chước, dễ thích ứng với hoàn cảnh mới và biết phục tùng mệnh lệnh. Những đặc tính này của họ mở ra một viễn cảnh hứa hẹn du nhập khá dễ dàng những phong tục và thói quen từ nước ngoài vào Nhật.” [23]
Perry đúng là đã nhìn thấy trước được mọi chuyện. Nỗi nhục do Perry và nhiều thế lực nước ngoài tiếp bước theo Perry gây ra cộng với sự bất mãn ngày càng tăng đối với chính quyền của Tokugawa đóng vai trò là chất xúc tác dẫn đến một sự thay đổi lớn. Sự xuất hiện của Perry kèm với tàu chiến và vũ khí oai vệ làm nhiều người Nhật thức tỉnh trước sự thật đất nước của họ đã bị tụt hậu đến mức độ nào sau nhiều thế kỷ tự cô lập mình. Nếu Nhật muốn bảo vệ mình trước sự tấn công của những kẻ tham tàn, hung bạo này thì họ phải tự cải tổ mình và phải làm điều này thật nhanh. Năm 1868, một liên minh các đại danh đã lật đổ chế độ quân sự của các tướng quân nhà Tokugawa và khôi phục quyền lãnh đạo nổi bật của Thiên hoàng trong chính phủ. Minh Trị Duy Tân, cuộc nổi dậy chính trị được đặt theo tên của Thiên hoàng Minh Trị, làm bất kỳ việc gì ngoại trừ việc đưa đất nước Mặt trời mọc trở về với lề lối cai trị của thời phong kiến xa xưa. Dưới sự lãnh đạo của một nhóm các nhà theo chủ nghĩa dân tộc quyết tâm lật đổ những lề thói cũ kỹ và đặt ra khẩu hiệu fukoku-kyohei nghĩa là “Phú quốc cường binh”, sứ mệnh của Minh Trị là làm sao đuổi kịp sức mạnh quân sự, công nghệ kỹ thuật và kinh tế của phương Tây. Korekiyo Takahashi,
https://thuviensach.vn
một nhà cải cách thời Minh Trị đồng thời là thủ tướng Nhật Bản khi đó, đã thu tóm tinh thần sứ mệnh trong một bài phát biểu với sinh viên đại học. “Các bạn sinh viên thân mến! Nhiệm vụ của các bạn là làm sao nâng cao vị thế của đất nước, đưa Nhật Bản sánh ngang tầm với các cường quốc văn minh và tiếp đó là xây dựng một nền tảng để từ đó chúng ta sẽ vượt qua tất cả họ.” [24]
Nhật Bản thời Minh Trị bắt đầu du nhập công nghệ và cơ cấu tổ chức của nước ngoài với tốc độ điên cuồng. Hàng loạt các phái đoàn được cử ra nước ngoài tìm kiếm mô hình phát triển tốt nhất để Nhật Bản đi theo. Hệ thống đại học và ngân hàng được xây dựng theo kiểu Mỹ, các bộ luật dân sự và thương mại chịu sự ảnh hưởng của Anh và Đức. Những bí quyết công nghệ cùng máy móc mới nhất trong lĩnh vực đường sắt, viễn thông và công nghiệp được nhập về từ khắp mọi nơi. Dù vậy, Nhật Bản không có ý định đơn thuần rập khuôn những cách thức phát triển của nước ngoài. Nhật chỉ vay mượn ở những nền kinh tế phát triển nhất thế giới những gì mà mình cần để đánh bại lại chính các nước đó đồng thời vẫn giữ gìn những giá trị cơ bản của văn hóa Nhật. Nhà giáo dục xuất chúng thời Minh Trị Jo Niijima đã đưa ra lời khuyên: “Nếu anh muốn chống lại những tư tưởng và tín ngưỡng ngoại lai thì tự anh cần phải tấn công vào phần cốt lõi của chúng ( sic ) và biến vũ khí của chúng thành vũ khí của riêng anh.” [25]
Các nhà lãnh đạo Minh Trị không dám tin tưởng đặt tương lai đất nước vào các lực lượng ủng hộ kinh tế tự do. Nhà nước can thiệp mạnh vào công cuộc công nghiệp hóa đất nước ngay từ đầu. Toshimichi Okubo, một trong những nhà lãnh đạo quyền lực nhất của chế độ Minh Trị, đã khuyến cáo Nhật Bản cần phải bước nhanh hơn “để kích thích sản xuất trong nước và tăng cường xuất khẩu để khắc phục những điểm yếu bằng cách gia tăng sức mạnh và sự thịnh vượng của quốc gia”. Ông Okubo nhận định các doanh nhân Nhật Bản không có khả năng đạt được những mục tiêu này bằng thực lực của riêng họ. Cho nên, Okubo nhấn mạnh “hết sức cần” phải hình thành những ngành nghề do nhà nước quản lý “ngay cả khi điều đó đi ngược với các quy định kinh tế chính trị”. Nhật Bản “có vài đặc điểm khác biệt”. Vì vậy, cần xây dựng những “luật lệ khác biệt” để phát triển. [26]
https://thuviensach.vn
Những nỗ lực của chế độ Minh Trị đã được đền đáp bằng thành công ngoạn mục. Nhật Bản trở thành quốc gia đầu tiên không phải là phương Tây thực hiện công nghiệp hóa. Khi đất nước Nhật chuyển hướng tới những ngành công nghiệp nặng hơn thì số lượng các tập đoàn kinh tế lớn, gọi là zaibatsu , cũng được hình thành. Tuy nhiên, cùng với sự mở mang kinh tế thì cũng đi kèm với vấn đề quân phiệt, bạo lực. Vào những năm 30, chính phủ Nhật Bản đã thu tóm, sắp xếp các nguồn lực công nghiệp của quốc gia để chuẩn bị cho một cuộc chinh phạt quân sự châu Á. Khi Chiến tranh Thế giới thứ II nổ ra, thế giới thảng thốt nhận ra tiềm lực công nghiệp và kỹ thuật của Nhật đã đuổi kịp châu Âu.
Việc Nhật bị đánh bại trong cuộc chiến này chỉ càng làm cho chính phủ và giới lãnh đạo doanh nhân Nhật thêm cháy bỏng khát khao bắt kịp phương Tây. Tình trạng khốn cùng tuyệt vọng của đất nước lúc tàn cuộc chiến bắt buộc Nhật phải một lần nữa tìm mọi cách phát triển kinh tế càng nhanh càng tốt. Nguồn năng lượng dân tộc chủ nghĩa mãnh liệt vốn đổ vào chiến tranh trước đây giờ dốc hết sang phát triển kinh tế. Sang những năm 60, khẩu hiệu fukoku-kyobei của thời Minh Trị biến thành Obei ni oikose , nghĩa là “vượt qua châu Âu và nước Mỹ”. [27] Phong cách lãnh đạo của Nhật Bản sau chiến tranh vừa mang chút hơi hướng của thời kỳ Minh Trị vừa có nhiều đặc tính mới kết hợp từ các nền kinh tế thời chiến tạo thành thứ được biết đến như là một “mô hình châu Á” đặc trưng của sự phát triển mà về sau có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực.
“Mô hình” này là kết quả sáng tạo tập thể. Không có một cá nhân nào từng ngồi xuống, phác thảo chương trình phát triển toàn diện cho Nhật. Hệ thống đó hình thành theo thời gian, đáp ứng những yêu cầu nhất định của nền kinh tế ở từng thời kỳ nhất định. Khi nó thành hình vào giữa những năm 50, “mô hình” vận hành giống như một cỗ máy được bôi trơn dầu mỡ. Nói theo cách gọi của một quan chức Nhật Bản thì nó là “một cỗ máy GNP” (Gross National Product – tổng sản phẩm quốc dân) [28] . Đội ngũ công chức, những người đã sáng tạo ra “mô hình châu Á”, đều có khuynh hướng tránh xa các chính sách kinh tế tự do kiểu Mỹ. Họ khẳng định phải để nhà nước nắm giữ vai trò lãnh đạo trong phát triển kinh tế Nhật Bản. Xét về nghĩa này, tất cả họ đều là học trò của Okubo thời Minh Trị.
https://thuviensach.vn
Người đầu tiên trong giới chức Nhật Bản có tư tưởng phát triển là Shigeru Sahashi, một công chức hành chính sự nghiệp trong MITI đồng thời là một trong những Thứ trưởng đầy quyền lực. Trong số các quan chức chính phủ thời hậu chiến có nhiều ảnh hưởng nhất, Sahashi đã để lại dấu ấn không thể phai nhòa trên “mô hình” của Nhật Bản. Với tính cách hiếu chiến, thích nói thẳng và kiêu ngạo, Sahashi đã định hình truyền thống lãnh đạo quan liêu nhưng sau đó chính ông lại là người phá bỏ nó. Cả đời Sahashi luôn chỉ trích cơ chế cất nhắc nhân sự của chính phủ theo kiểu “sống lâu lên lão làng” và cho rằng cần phải ưu tiên đề bạt những người có năng lực xuất sắc. Với tinh thần đó, Sahashi đã tuyển dụng phụ nữ vào làm việc trong MITI, trái ngược với thành kiến nặng nề của cơ quan bộ này là chỉ ưu tiên tuyển nam. [29] Chính trị gia cứng rắn Sahashi được báo giới đặt cho biệt danh là “Ông MITI” còn những người ủng hộ thì tôn ông là anh hùng, gọi ông là “samurai của các samurai”. Tuy nhiên, tính cách dữ dội nổi tiếng của Sahashi cũng đem lại cho ông biệt danh “Con quỉ Sahashi”. [30]
Giống như nhiều quan chức phụ trách kinh tế Nhật Bản thời đó, Sahashi không xuất thân từ một gia đình quí tộc cũng chẳng là một nhà kinh tế học được đào tạo bài bản. Ông sinh năm 1913 tại thị trấn Izumi ở miền trung Nhật Bản, nơi cha ông hành nghề chụp ảnh. Khi còn học tiểu học, Sahashi là một học sinh hay gây gổ đồng thời là một đấu vật sumo hàng đầu thường tranh giải ở các cuộc tỉ thí tại địa phương. Nhờ có những kỹ năng này mà Sahashi được biết với biệt danh “Yama Arashi” có nghĩa là “Dông tố núi”. Là một học sinh có thành tích học tập khá xuất sắc, Sahashi bước lên đỉnh cao học thuật của Nhật Bản khi ghi tên mình vào khoa Luật của trường đại học danh tiếng Tokyo. Giống nhiều sinh viên hàng đầu tốt nghiệp đại học khi đó, lựa chọn nghề nghiệp đầu tiên của Sahashi là làm việc cho chính phủ. Là một người kiên quyết theo dân tộc chủ nghĩa, Sahashi tin rằng việc gia nhập vào bộ máy công quyền hùng mạnh là cách chắc chắn nhất đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Tại Nhật Bản, chính sách kinh tế được điều chỉnh và triển khai thực hiện chủ yếu bởi những công chức chuyên nghiệp chứ không giống như ở Mỹ, nơi những nhà lãnh đạo được bầu có ảnh hưởng lớn hơn. Về sau, Sahashi viết: “Tôi cho rằng con đường tắt tốt nhất để đảm bảo cho người dân có được cuộc sống thực sự mang tính nhân văn là trở thành một quan chức nhà nước. Tôi nghĩ mình cần phải trở thành một quan chức nhà nước để phục vụ xã hội”. [31] Ưu tiên sự nghiệp hàng đầu
https://thuviensach.vn
của nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường giống như Sahashi là làm việc tại MITI [iii] hoặc tại Bộ Tài chính, 2 cơ quan bộ có ảnh hưởng mạnh nhất trong bộ máy chính phủ Nhật lúc bấy giờ. Trải qua một loạt những cuộc phỏng vấn mệt mỏi, cuối cùng Sahashi nhận được lời mời làm việc ở cả 2 bộ vào cùng một ngày.
Ông chọn MITI. [32]
MITI, nhờ vào sự giúp sức lèo lái của Sahashi, đã trở thành trung tâm chỉ huy đối với “mô hình châu Á” tại Nhật Bản. Quan điểm của Sahashi về kinh tế cũng giống như cách nhìn nhận, đánh giá của Okubo. Nó dựa trên niềm tin rằng Nhật Bản không thể tiến lên một cách đúng đắn nếu không có bàn tay hướng dẫn của nhà nước. Sẽ thật là toàn mỹ “nếu con người trở nên hoàn hảo và sự hòa hợp giữa cá nhân với tập thể sẽ tạo ra một kiểu mẫu phát triển lý tưởng. Nhưng trong thực tế của chúng ta, đời sống xã hội bình thường hay lĩnh vực kinh tế còn cách xa điều lý tưởng này. Vì vậy, (giới chức chính phủ) phải chăm lo cho phúc lợi của người dân và đóng góp cho sự phát triển xã hội”. [33] Sahashi và nhiều quan chức của MITI lo ngại nếu giao vai trò điều tiết đó cho thị trường thì nền kinh tế Nhật Bản sẽ không phát triển đúng hướng. Các động lực của thị trường sẽ dẫn dắt những nguồn lực ít ỏi của đất nước chảy vào những ngành nghề kinh doanh mà Nhật Bản có lợi thế rõ ràng. Chẳng hạn như vài năm ngay sau chiến tranh, những ngành nghề thâm dụng lao động như sản xuất đồ chơi, dệt sợi sử dụng rất nhiều nhân công với mức lương rẻ mạt. Tuy nhiên,
nhiều quan chức chính phủ như Sahashi muốn tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới . [iv] Họ dự định lèo lái nền kinh tế đi theo hướng công nghiệp nặng đòi hỏi kiến thức tinh thông nhiều hơn về công nghệ kỹ thuật và sự đầu tư lớn hơn, từ đó tạo ra mặt bằng lương nhân công cao hơn và hàng hóa xuất khẩu giá trị đỉnh cao. Cách duy nhất để những ngành công nghiệp này phát triển, theo giới lãnh đạo Nhật Bản, là thông qua sự can thiệp của nhà nước. Chính phủ phải đảm bảo rằng các nguồn lực cần thiết được phân bổ cho những khu vực ưu tiên phát triển. Sách lược này được gọi là “chính sách công nghiệp”.
Thật ra, ý tưởng cho rằng chính phủ có khả năng định hình một số kết quả kinh tế cụ thể không phải là điều mới mẻ. Một trong những người đầu tiên khởi xướng “chính sách công nghiệp” là cha đẻ người Mỹ Alexander Hamilton. Trong một báo cáo gửi đến Quốc hội Mỹ năm 1791, Hamilton đã lập luận chính
https://thuviensach.vn
phủ mới chào đời của Mỹ cần phải “tài trợ và bảo vệ đặc biệt” nhằm nuôi dưỡng các ngành sản xuất sống còn của nền kinh tế và che chắn cho các ngành nghề này để đảm bảo Mỹ có thể cạnh tranh lại các nền kinh tế phát triển hơn của châu Âu. [34] Chiến lược của Nhật Bản tương tự với quan điểm của Hamilton. Nước Nhật thời hậu chiến định hình hệ thống kinh tế phức tạp và tiên tiến nhằm mục tiêu phát triển một số ngành công nghiệp nhất định. Theo nhận xét của Johnson, “hệ thống kinh tế tăng trưởng nhanh” của Nhật “là một trong những chính sách công nghiệp hiệu quả và hợp lý nhất mà chưa có bất kỳ một chính phủ nào nghĩ ra”. [35]
Sahashi và đồng nghiệp của ông ở MITI “chọn ra những kẻ thắng cuộc” bằng cách “nhắm vào” một số ngành nghề nhất định mà họ cho là có tiềm năng phát triển và có khả năng cạnh tranh toàn cầu. [36] Những “kẻ thắng cuộc” ban đầu là ngành thép và đóng tàu; những ngành lọt vào tầm ngắm tiếp theo là những ngành công nghệ cao, chẳng hạn như công nghệ bán dẫn. Sau đó, MITI, Bộ Tài chính và Ngân hàng trung ương Nhật Bản cùng phối hợp đưa ra nhiều sáng kiến thu hút khu vực tư nhân vào những ngành công nghiệp “mục tiêu” này. Các sáng kiến đó bao gồm tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng nguồn vay tài chính lãi suất thấp, miễn thuế nhập khẩu các loại máy móc cần thiết, chuyển giao công nghệ nước ngoài và dựng hàng rào thương mại bảo vệ những ngành công nghiệp “mục tiêu” khỏi sự cạnh tranh của các đối thủ nước ngoài. Mục đích của các sáng kiến này là giảm chi phí và rủi ro đối với các công ty tư nhân tham gia các dự án trong lĩnh vực được nhắm đến. Từ đó, khuyến khích họ đầu tư mở rộng qui mô lớn hơn với tốc độ nhanh hơn so với khi họ hoạt động trong điều kiện thị trường tự do. Hạ thấp hàng rào đầu tư đóng vai trò then chốt vì các ngành công nghiệp nặng “mục tiêu” đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều nhưng có rất ít hi vọng thu lời nhanh. Mục đích của chính sách công nghiệp Nhật Bản không chỉ là tạo đà tăng trưởng kinh tế thần tốc mà còn nhằm thay đổi toàn bộ cấu trúc nền kinh tế, hướng tới những ngành công nghiệp tiên tiến, sản sinh ra những công ty có sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu trong các lĩnh vực mới, giá trị cao. Trong quá trình kiến tạo sự đổi mới, các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã định hình kiểu mẫu phát triển mà sau đó hầu hết các nước châu Á khác trải qua Phép màu đều chọn đi theo. Các nền kinh tế ban đầu thúc đẩy tăng trưởng nhanh bằng cách tạo ra những sản phẩm có hàm lượng công nghệ thấp, đòi hỏi chi phí sản xuất thấp và
https://thuviensach.vn
lương nhân công thấp nhưng khi đã đạt được nhiều tiến bộ trong phát triển, họ sẽ dần dần chuyển sang những mặt hàng phức tạp hơn về công nghệ và đắt tiền hơn.
Đối với các doanh nhân Nhật Bản, “mô hình châu Á” do MITI dẫn dắt một mặt rõ ràng là rất tốt. Mọi hình thức bảo vệ và đặc quyền do chính phủ thiết lập đều tạo điều kiện thuận lợi để hình thành những tập đoàn kinh tế mới. Nhưng, mô hình cũng có mặt trái là các nhà quản lý nhà nước của Nhật Bản sẽ đòi hỏi được kiểm soát nền kinh tế nhiều hơn so với giới chức Mỹ trong điều kiện kinh tế thị trường tự do vì họ muốn đảm bảo chính sách công nghiệp của mình hoạt động. Gần như suốt thập niên 50 của thế kỷ 20, MITI nắm giữ quyền lực chính thức rất lớn. Điều này khiến MITI có thể can thiệp vào tận việc ra quyết định của các doanh nghiệp. Việc MITI kèm chặt sự phân bổ ngoại tệ khiến Sony đau đầu chỉ là một trong nhiều ví dụ. Đầu những năm 60, MITI bắt đầu nới lỏng một số quyền hành hợp pháp của mình trong nỗ lực tự do hóa thị trường. Tuy nhiên, Sahashi và nhiều quan chức MITI khác vẫn cho rằng việc để cho các doanh nghiệp tư nhân tự quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của họ mà không có sự giám sát của MITI là điều không thể tưởng tượng được. Sahashi đã từng chỉ trích: “(Giới doanh nghiệp) thật là vị kỉ khi đòi hỏi chính phủ chỉ nên quan tâm đến việc tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động mà không được quyền chỉ đạo họ phải làm những gì”. [37] Vì vậy, Sahashi cùng các đồng nghiệp đã hoàn thiện một cơ chế kiểm soát không chính thức mà thông qua đó MITI sẽ đưa “các khuyến nghị” đối với các doanh nghiệp tư nhân. “Các khuyến nghị” này được biết đến dưới dạng “hướng dẫn hành chính”.
Những quyết định về chính sách này thường là “ngoài luật”. Xét về mặt pháp luật, MITI không có quyền hành chính thức buộc phải thực thi chúng. Nhưng, vì chính quyền vẫn giữ lại đủ đòn bẩy kiểm soát đối với nền kinh tế nên các cơ quan hành pháp vẫn thường đánh liều làm ngơ “hướng dẫn hành chính”. Sahashi đặc biệt cứng rắn đối với những lãnh đạo doanh nghiệp chống đối lại lệnh của ông. Năm 1965, doanh nghiệp sản xuất thép Sumitomo Metals đã phản đối “hướng dẫn” của MITI yêu cầu doanh nghiệp này phải cắt giảm sản lượng giữa lúc tình hình kinh tế suy thoái. Việc tổ chức những cácten sản xuất đã trở thành nét thường xuyên trong hoạt động điều hành của MITI nhằm bảo vệ các ngành
https://thuviensach.vn
nghề của Nhật Bản khỏi tác động tiêu cực khi thị trường đi xuống. Tuy nhiên, vị chủ tịch giận dữ của công ty Sumitomo là Hosai Hyuga đã coi động thái áp đặt hạn ngạch sản xuất của MITI lên Sumitomo là không công bằng. Sumitomo tự tin quyết định “nhân danh công lý đấu tranh cho quyền lợi của mình”. Sahashi đe dọa cắt nguồn than cốc nhập khẩu –nguyên liệu thô chủ chốt trong sản xuất thép – của Sumitomo. Trong một động thái thách thức công khai hiếm hoi đối với MITI, Hyuga đã tổ chức họp báo và khẳng định ông sẽ vẫn tiếp tục sản xuất nhiều thép theo ý của mình. Tuy nhiên, vì Sahashi nắm quyền kiểm soát lượng than cốc nhập khẩu của Sumitomo nên Hyuga không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc nhanh chóng giương cờ trắng đầu hàng. Dù Sahashi bị báo chí đả kích tới tấp vì có thái độ cửa quyền nhưng “Ông MITI” ngoan cố vẫn tin chắc mình đã phụng sự cho lẽ phải của nền kinh tế. “Tôi vẫn không mảy may nghĩ rằng những gì mình đã làm là sai trái,” Sahashi sau đó khẳng định. [38]
Đòn bẩy kiểm soát quan trọng nhất của chính phủ là Bộ Tài chính, cơ quan chỉ huy tài chính, một đồng minh đầy quyền lực của MITI trong chính sách công nghiệp, điều hành. Một phóng viên đã gọi cơ quan này là “một thế lực tư tưởng, kinh tế và chính trị mà không một nước phát triển nào có cái tương tự”. [39] Mặc dù các ngân hàng thương mại của Nhật Bản là những định chế tài chính tư nhân nhưng Bộ Tài chính vẫn chỉ đạo hầu hết tiến trình ra quyết định của các ngân hàng này. Bộ Tài chính điều khiển dòng tiền sao cho đảm bảo các khoản cho vay phải chảy vào những ngành nghề, doanh nghiệp “mục tiêu” mà MITI đã chọn. Bộ Tài chính thực hiện việc này thông qua quyền giám sát các hoạt động cho vay của Ngân hàng Nhật Bản, tức Ngân hàng Trung ương của nước này. Trái với các nước phương Tây, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nằm dưới sự quản lý của Bộ Tài chính. Khi nguồn tài chính của các ngân hàng tư nhân không đủ đáp ứng cho các doanh nghiệp “mục tiêu”, chính phủ sẽ ra lệnh cho các định chế tài chính của nhà nước, đặc biệt là Ngân hàng Phát triển Nhật Bản, bơm thêm tiền. Để giúp cho tiến trình quản lý tài chính diễn ra suôn sẻ, chính phủ Nhật quyết định tái thành lập những nhóm tập đoàn kinh doanh lớn trong đó có một số zaibatsu cũ đã bị Tướng Douglas MacArthur giải tán trong thời gian Mỹ chiếm đóng quân sự tại Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Mỗi nhóm tập đoàn, bây giờ được gọi là keiretsu , có một ngân hàng và một công ty thương mại đóng vai trò hạt nhân còn các công ty công nghiệp khác đóng vai trò là vệ
https://thuviensach.vn
tinh quay quanh. Tất cả mọi công ty thành viên của keiretsu liên kết với nhau thông qua việc nắm giữ chéo cổ phiếu của nhau. Keiretsu chịu trách nhiệm đưa chính sách công nghiệp của MITI vào cuộc sống thông qua việc tiếp nhận các kế hoạch, đề xuất, sáng kiến và chuyển hóa chúng vào các doanh nghiệp mới. Những nhóm lớn này đã trở thành những cái tên nổi tiếng toàn cầu như Mitsubishi, Sumitomo, Fuji, Mitsui.
Mặc dù các keiretsu được bảo vệ ở trong nước nhưng chính phủ Nhật chưa bao giờ có ý định để cho chúng phát triển thành những tập đoàn kinh doanh cồng kềnh, nặng nề và hoạt động kém hiệu quả. Ngay từ đầu, các dự án do MITI hậu thuẫn đều nhằm mục đích hướng tới cạnh tranh toàn cầu. Tầm nhìn xa này là điểm khác biệt quan trọng giữa “mô hình” chính sách công nghiệp của Nhật Bản với các phương thức phát triển có sự quản lý của nhà nước mà nhiều nền kinh tế đang nổi khác trên thế giới đang áp dụng. Thành công của một doanh nghiệp được MITI đỡ đầu do chính năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp này quyết định. Vì Nhật Bản khan hiếm tài nguyên thiên nhiên nên xuất khẩu được coi là chiếc phao cứu sinh đối với nền kinh tế đất nước. Chính sách công nghiệp của Nhật Bản, vì thế, liên quan mật thiết với các nhu cầu thương mại quốc tế.
Định hướng quyết tâm dồn sức cho xuất khẩu cũng buộc các doanh nghiệp Nhật Bản phải chiến đấu với các đối thủ cạnh tranh châu Âu và nước Mỹ trên các thị trường thế giới ngay từ giai đoạn trứng nước. Các công ty Nhật Bản không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải trở thành những nhà sản xuất hiệu quả, chất lượng cao càng nhanh càng tốt. Xét theo nghĩa này, “mô hình” của Nhật Bản đã đưa ảnh hưởng của thị trường vào chiến lược phát triển. Đây là điều mà nhiều nước đang áp dụng phương thức phát triển có sự quản lý của nhà nước thường bỏ qua. Sahashi khẳng định cạnh tranh là “cách để làm cho nền kinh tế tốt hơn”. Ông viết: “Chúng ta cần nhìn nhận việc cạnh tranh tự do là tốt vì đó là biện pháp tốt nhất để tận dụng sức sáng tạo của con người”. Chính tại điểm này, chúng ta phát hiện ra điều bí mật thật sự trong “mô hình” của Nhật Bản. Đó là cách thức phối hợp giữa yếu tố can thiệp điều tiết của nhà nước với động lực thị trường.
https://thuviensach.vn
Tuy nhiên, tại thị trường nội địa, các công ty Nhật được che chắn bảo vệ trước sự cạnh tranh khốc liệt của kinh tế quốc tế. MITI, đặc biệt là Sahashi, dứt khoát giữ quan điểm dân tộc chủ nghĩa. Mục tiêu của MITI là tạo ra những ngành nghề nội địa. MITI không muốn các công ty đa quốc gia tấn công vào Nhật Bản, giành giật thị phần và bóp chết đà phát triển của các doanh nghiệp trong nước. MITI giám sát chặt chẽ và hạn chế dòng tiền đầu tư nước ngoài chảy vào Nhật Bản. Chính sách này thường xuyên khiến MITI xung đột với các công ty nước ngoài. Một trong những vụ nổi tiếng nhất là tranh chấp liên quan đến hãng IBM. Khi gã khổng lồ Mỹ cố thành lập một chi nhánh của mình tại Nhật, MITI đòi phải để cho người Nhật nắm giữ đa số cổ phần. MITI hiểu rất rõ là IBM sẽ không bao giờ chấp nhận một điều kiện như thế. Tuy nhiên, IBM đã mưu kế “qua mặt” MITI và “lách” các quy định về đầu tư nước ngoài của bộ này bằng chiêu thành lập một công ty con tại Nhật Bản có vốn hoàn toàn bằng đồng Yên nội tệ. Sahashi khôn ngoan và giận dữ ra lệnh phong tỏa việc nhập khẩu trang thiết bị cần thiết để xây dựng nhà máy của IBM tại Nhật. Xung đột cuối cùng đã được giải quyết thông qua hàng loạt các cuộc gặp căng thẳng giữa Sahashi và các quản lý người địa phương của IBM. Sahashi muốn có bản quyền sáng chế máy vi tính của IBM nhưng công ty Mỹ lo ngại công nghệ độc quyền sẽ rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh Nhật Bản. Sahashi buộc phải dùng đến biện pháp mạnh. Ông này thẳng thừng đe dọa: “Nếu phía các ông không đồng ý với điều kiện của chúng tôi thì chúng tôi sẽ có mọi biện pháp cần thiết ngăn không cho IBM hoạt động tại Nhật Bản”. Vì không còn có sự lựa chọn nào khác, IBM cuối cùng đành phải nhượng bộ, chuyển giao bằng sáng chế. [40]
***
Hành động cứng rắn của “Con quỉ Sahashi” và các đồng nghiệp nặng tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của ông này là căn nguyên nảy sinh khái niệm “Tập đoàn Nhật Bản”. Trong khi nền kinh tế Nhật đi lên dưới “sự hướng dẫn” của MITI, khắp nơi trên thế giới đều nhận xét Nhật Bản là một chỉnh thể vững chắc như bàn thạch mà trong đó chính phủ, doanh nghiệp, ngân hàng phối hợp với nhau giống như những bộ phận nhịp nhàng, ăn ý của một tập đoàn. Giống như bất kỳ một doanh nghiệp nào, chỉnh thể “Tập đoàn Nhật Bản” vươn ra để đưa các lợi ích của riêng mình tiến xa trên trương trường quốc tế bằng sự trả giá của
https://thuviensach.vn
các đối thủ cạnh tranh. Nền kinh tế Nhật Bản được mô tả giống như một tổ chức nham hiểm quyết tâm bá chủ thế giới. Năm 1990, Bennett Bidwell, Giám đốc điều hành cấp cao thời đó của hãng sản xuất ô tô Mỹ khổng lồ Chryler, đã gọi Nhật Bản là “kẻ xâm lược kinh tế tận tâm tận lực với mục tiêu tấn công và có sự tính toán chặt chẽ từ trung ương”. [41]
Tuy nhiên, khái niệm “Tập đoàn Nhật Bản” là một trong những nhận thức sai lầm lớn về Phép màu dù thực tế Nhật Bản có tồn tại kiểu kinh doanh liên kết chặt chẽ với nhau. MITI có thể điều khiển các chính sách và tài chính nhưng cơ quan này không thể quản lý vi mô mọi mặt của nền kinh tế chủ yếu là tư nhân. Đã có nhiều ví dụ cho thấy các công ty, thậm chí là toàn bộ các doanh nghiệp trong một ngành nghề, đã nổi dậy, phá vỡ thành công vòng cương tỏa dưới danh nghĩa “hướng dẫn” của MITI. Một ví dụ, đầu thập niên 60, Sahashi ấp ủ một kế hoạch buộc các doanh nghiệp trong ngành sản xuất ô tô phải sáp nhập nhằm mục đích tạo ra những công ty lớn hơn. Sahashi tin rằng những công ty lớn này sẽ có đủ sức cạnh tranh với “3 đại gia” của Mỹ. Tuy nhiên, kế hoạch của Sahashi vấp phải sự chống đối quyết liệt đến nỗi cuối cùng nó buộc phải phá sản. Giới chức MITI cũng góp phần trong những thất bại ê chề khi “những kẻ chiến thắng” mà họ đã chọn lựa hóa ra thành những kẻ bại trận. Một trong những sai lầm được biết đến nhiều nhất của MITI là nỗ lực xây dựng ngành công nghiệp sản xuất máy bay thương mại với những kỳ vọng rất cao nhưng kết cục là không thành công. Ngược lại, một số ngành phát triển thành công nhất của Nhật Bản, chẳng hạn như ngành sản xuất xe mô tô, chế tạo người máy, sản xuất máy fax và điện tử gia dụng lại ăn nên làm ra mà không có sự đỡ đầu đáng kể nào của MITI. [42] Morita phàn nàn “MITI từ trước đến giờ không phải là nhà hảo tâm lớn của ngành điện tử Nhật Bản như một số người dường như cho là vậy”. [43]
Trên thực tế, kết quả thành công xen lẫn thất bại của MITI đã và đang gây ra một cuộc tranh cãi nảy lửa giữa các nhà kinh tế học Nhật Bản về tầm quan trọng đích thực của các chính sách công nghiệp do MITI đề ra trong việc làm nảy sinh tốc độ tăng trưởng thần kỳ của Nhật Bản. Liệu có phải “mô hình châu Á” thực sự hiệu quả đến thế? Liệu có phải mô hình này là căn nguyên chính của Phép màu?
https://thuviensach.vn
Những người đề xướng “mô hình châu Á”, chẳng hạn như Chalmers Johnson, cho rằng MITI đã thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản vượt xa cái mức mà Nhật hẳn sẽ đạt được nếu thực thi chính sách cho phép tư nhân tự do kinh doanh. Nói như Johnson, MITI đã “một tay” làm biến đổi cơ cấu kinh tế Nhật Bản vào thập niên 50 và đầu những năm 60. [44] Phe ủng hộ MITI lập luận bằng cách dẫn ra bằng chứng nằm ở các kết quả đạt được: Một vài ngành công nghiệp được MITI chọn ra với tư cách là kẻ chiến thắng đã nằm trong số những ngành thành công nhất của Nhật Bản. Vì thế, sự can thiệp của chính phủ là nhân tố quyết định .
Nhiều người khác không dám khẳng định chắc chắn như vậy. Họ cho rằng những người ủng hộ MITI như Johnson đã dành cho bộ này quá nhiều lời khen ngợi. Nhà kinh tế học Takafusa Nakamura viết: “Những người ủng hộ quan điểm “Tập đoàn Nhật Bản” thiên về thổi phồng tầm quan trọng của một khía cạnh duy nhất trong nền kinh tế Nhật Bản”. [45] Johnson và những người có cùng quan điểm với ông này có khuynh hướng vừa đánh giá thấp vai trò của các doanh nghiệp, của ban quản trị các tập đoàn và của giới công nhân Nhật Bản vừa quy thành công của Nhật cho bộ máy quản lý của nhà nước. “Tốc độ tăng trưởng nhanh không đơn thuần là kết quả của các chính sách tăng trưởng, càng không phải là kết quả của một “kịch bản” do một nhóm những cá nhân tinh hoa ưu tú nghĩ ra,” nhà kinh tế học Nhật Bản Yutaka Kosai bình luận. “Nói đúng hơn, chính những phản ứng nhanh nhạy với các điều kiện thị trường của các công ty và hộ gia đình ở cấp thấp nhất (trong hệ thống kinh tế) mới đóng vai trò quan trọng quyết định”. [46] Nhìn từ góc độ này, MITI đơn thuần chỉ đóng vai trò là người tạo ra các điều kiện cho phép kinh tế tăng trưởng. Phần việc nặng nề là do các công ty tư nhân Nhật Bản hoàn tất. Theo lập luận của phe phản đối, nguồn gốc thực sự của việc Nhật Bản phát triển nhanh chóng không xuất phát từ bàn tay hướng dẫn của giới quản lý nhà nước mà bắt nguồn từ sức mạnh của các thị trường. “Mặc dù không thể phủ nhận nhà nước đã tạo một môi trường (kinh doanh) thuận lợi nhưng các động lực chính thúc đẩy tăng trưởng vẫn là tư nhân: nhu cầu đầu tư kinh doanh, tiết kiệm tư nhân, lực lượng lao động cần cù và có tay nghề cao hoạt động trong một môi trường kinh tế định hướng thị trường,” hai nhà kinh tế học Hugh Patrick và Henry Rosovsky nhận xét. Họ kết luận, kiểu phát triển của Nhật Bản “không hề mang tính độc nhất vô nhị. Vì vậy, dù
https://thuviensach.vn
chính sách của nhà nước có thể đóng vai trò quan trọng nhưng tác động của nó lên thành quả kinh tế không phải là điểm ‘riêng có của Nhật Bản’”. Xét theo quan điểm này, MITI chỉ đóng vai trò hậu thuẫn chứ không phải là quyết định đối với Phép màu. [47]
Câu chuyện của Sony cho thấy sự nguy hiểm của việc gán cho MITI và các chính sách công nghiệp của bộ này quá nhiều vai trò ảnh hưởng. Trong quá trình theo đuổi công nghệ bán dẫn, Morita và Ibuka không tuân theo “hướng dẫn hành chính” cũng như không hưởng ứng các khuyến khích cụ thể của MITI. Họ nhìn thấy sự ứng dụng đa dạng trong tương lai của công nghệ bán dẫn và tìm ra được một cách sở hữu công nghệ này mà không có sự nhúng tay của MITI. Vì không nhận ra được tầm quan trọng của việc mà Sony đã làm nên MITI phản đối sáng kiến của công ty này. Nhà kinh tế học chính trị Daniel Okimoto viết: “Tình tiết này trái ngược với câu chuyện thần thoại về khả năng tiên đoán của MITI”. [48] Trong suốt lịch sử phát triển của mình, Sony chưa bao giờ là một phần trong hệ thống của MITI. Tuy công ty này có hưởng lợi từ một số chính sách nhất định của MITI và Bộ Tài chính, chẳng hạn như chính sách thuế ưu đãi đối với một vài sản phẩm ban đầu của Sony khiến cho những sản phẩm này có mức giá dễ mua hơn đối với người tiêu dùng [49] nhưng doanh nghiệp của Morita không hề nhận được bất kỳ một sự hỗ trợ tài chính “mục tiêu” nào, chẳng hạn như các khoản cho vay được chỉ đạo phân bổ theo chính sách. [50] Vào giữa thập niên 50, Sony đã thỉnh cầu các quỹ của nhà nước tài trợ cho công ty phát triển một sản phẩm đầu máy nhưng chính phủ đã thẳng thừng từ chối. [51] Nobuyuki Idei, cựu Giám đốc điều hành của Sony, khẳng định công ty đã tồn tại theo kiểu “thị trường tự do ngay từ đầu”. Ông nói: “Tôi không nghĩ MITI có quan tâm mạnh mẽ tới công ty Sony nói riêng hay ngành điện tử nói chung”. [52]
Những người bênh vực MITI phản pháo bằng lập luận cho rằng hầu hết các nhà kinh tế học quá sa đà một cách dễ dàng vào tư tưởng tự do kinh doanh đã lỗi thời của Mỹ trong việc đề cao những nhân tố tạo nên Phép màu của Nhật Bản. Họ cho rằng các nhà kinh tế học kinh điển đã quen với lối tư duy theo kiểu sự can thiệp của nhà nước chẳng đem lại được điều gì ngoài việc làm rối thị trường; rằng các nhà kinh tế học kinh điển không hiểu được một điều là chính
https://thuviensach.vn
sách của nhà nước có thể dẫn dắt và thúc đẩy các lực lượng thị trường. Theo phe ủng hộ MITI, phiên bản chính sách công nghiệp của Nhật Bản đã lèo lái và đẩy nhanh các hoạt động của thị trường chứ không hề thế chỗ cho những hoạt động này. Nói theo thuật ngữ của các nhà kinh tế thì MITI đã theo đuổi những chính sách “tuân theo thị trường” thay vì “bất chấp thị trường”. Nhà báo James Fallows, một trong những người tán thành mạnh mẽ nhất “mô hình châu Á”, đã khẳng định “bài học” rút ra từ sự thành công của mô hình có “liên quan đến sự kết hợp giữa thị trường với công tác hoạch định nằm đằng sau sự phát triển hiện đại của châu Á”. Bằng cách sử dụng chính sách của nhà nước để điều chỉnh thị trường vận hành tốt hơn , Nhật Bản đã cười nhạo vào các nguyên lý truyền thống của kinh tế học kinh điển và nền tảng của tư tưởng thị trường tự do của Mỹ. Nói theo kiểu của Fallow thì Nhật Bản “đã tái phát minh ra các nguyên tắc kinh tế học”. [53]
Niềm tin cho rằng Nhật Bản đã sáng tạo ra một hình thức chủ nghĩa tư bản khá thượng đẳng ngày càng trở nên lan rộng khi Phép màu của Nhật Bản diễn ra nhanh chóng. Quan điểm kinh tế kinh điển về thành công của Nhật Bản đã bị gạt sang một bên vì không còn phù hợp với thực tế mới của kinh tế học thế giới. Tuy nhiên, tranh cãi xung quanh “mô hình châu Á” thì không bao giờ dịu đi. Ngay cả những người tán thành cực lực nhất “mô hình châu Á” cũng không thể lý giải được nguyên nhân thành công của các công ty giống như Sony. Fallows cho rằng sự vươn lên tới vị trí nổi bật toàn cầu của Sony không phải do MITI mà là do phong cách kinh doanh lỗi thời và luôn chống đối mạnh mẽ của công ty này. Gọi Morita là “một doanh nhân gian hùng… nếu nhìn nhận đánh giá ông với góc nhìn của một người Mỹ”, Fallow cho rằng Morita “đã xây dựng một công ty tuyệt vời mà không ít thì nhiều cũng là của riêng ông ấy nếu cũng nhìn nhận theo lối tư duy truyền thống của Mỹ”. [54] Suy cho cùng, có lẽ Nhật Bản chẳng “tái phát minh” ra nguyên lý kinh tế nào cả.
***
MORITA “hết sức phấn khích và ngạc nhiên” khi cha mình mua về một chiếc máy hát điện tử cho ngôi nhà lớn của gia đình ở Nagoya. Morita, khi đó còn là một cậu học sinh trung học, vô cùng kinh ngạc trước âm thanh mà chiếc máy
https://thuviensach.vn
phát ra. Là một người yêu nhạc, cậu đã chơi đi chơi lại nhiều lần những bản nhạc ưa thích của Bach, Mozart và Ravel. Kể từ lúc đó, Morita vĩnh viễn bị cuốn hút vào thế giới những thiết bị điện tử. “Đầu óc tôi luôn bị ám ảnh về phát hiện mới này cùng với toàn bộ những câu hỏi mà nó đã đặt ra,” Morita sau này viết. Cậu học sinh bắt đầu đọc nghiến ngấu các loại sách báo viết về những công nghệ điện tử và thu thanh mới nhất rồi dành hàng giờ đồng hồ sau khi đi học về hý hoáy làm những thiết bị theo sơ đồ hướng dẫn có trong tạp chí mà cậu ưa thích mang tên “Máy thu thanh và những thí nghiệm”.
Gia tộc Morita là một dòng họ kinh doanh buôn bán giàu có và được nể trọng với nghề ủ rượu sake suốt ba thế kỷ. Truyền thống Á đông đòi hỏi Morita, với tư cách là con trai cả, phải nối nghiệp gánh vác hãng rượu. Cha của Morita dẫn cậu con trai cả đến nhà máy chế biến rượu để tham gia vào các cuộc họp ban giám đốc ngay từ khi Morita mới chỉ tròn 10 tuổi. “Tôi đã học được một điều gì đó về những việc xảy ra trong các cuộc thảo luận kinh doanh ngay từ khi vẫn còn ngồi trên ghế trường tiểu học,” Morita viết. “Một thời gian sau, tôi trở nên thích thú với nó.”
Tuy nhiên, sự yêu thích đối với rượu sake không đủ mạnh để vượt qua niềm đam mê dành cho điện tử. Morita quyết định chọn học ngành vật lý tại trường đại học Hoàng gia Osaka. Khi Chiến tranh Thế giới thứ II nổ ra, Morita chủ động ghi tên gia nhập hải quân trong một chương trình đặc biệt mà qua đó ông vẫn có thể được làm việc trong phòng thí nghiệm, “tránh xa việc quẳng cuộc đời mình vào một trận đánh trên biển phù phiếm nào đó ở một nơi cách xa gia đình hàng nghìn dặm,” Morita sau này lý giải cho hành động của mình. Trong thời gian làm việc cho nhóm phát triển tên lửa dẫn hướng hồng ngoại, Morita gặp Masaru Ibuka. Là một thường dân, Ibuka có công ty riêng chuyên sáng chế ra một linh kiện quan trọng trong một hệ thống do thám tàu ngầm Mỹ lặn sâu dưới biển. Ibuka đóng vai trò là cố vấn cho nhóm. [55] Ibuka và Morita là hai tính cách rất khác nhau. Với đặc điểm hay âu sầu và dễ bị ám ảnh bởi một việc gì đó, Ibuka đôi khi cộc cằn và không khéo léo trong cách cư xử. Ông trở nên quá bị thu hút tâm trí vào một dự án ưa thích đến nỗi ít tập trung được vào những thứ khác. Với một bản tính nhanh chóng cảm thấy buồn chán, Ibuka nổi tiếng ở Sony về khoản hay cắt lời những vị khách phát biểu dài dòng khi họ mới nói
https://thuviensach.vn
được nửa câu. [56] Thế nhưng, cả hai nhanh chóng trở thành bạn bè và vẫn giữ tình bạn đó cho đến suốt đời. Trong kinh doanh, họ là một cặp bài trùng hoàn hảo – Ibuka, một kỹ sư có đầu óc sáng tạo khác thường hiếm có bên cạnh Morita, một thiên tài về marketing và nhận diện xu hướng khách hàng. Morita đã từng có lần gọi sự kiện gặp gỡ Ibuka là bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời của mình. [57]
Sau chiến tranh, Ibuka khởi dựng một công ty mới ở Tokyo, ngay trên đống đổ nát bị bỏ hoang và đã cháy thành tro của một cửa hàng bách hóa, nơi đã từng là một phần trong khu phố phong lưu, sang trọng của thủ đô. Ông cố hoàn thiện sản phẩm nồi nấu cơm tự động làm bằng một khung gỗ và một cuộn dây điện nhưng chẳng bao giờ khiến nó hoạt động được chính xác. Sau đó, Ibuka thiết kế một thiết bị gắn vào máy thu thanh thông thường để giúp máy bắt được tín hiệu sóng ngắn. Nhiều người Nhật Bản đã làm bất cứ điều gì có thể để gìn giữ chiếc đài của mình trong suốt chiến tranh –bởi chúng là nguồn chính cung cấp thông tin mới – nên thiết bị gắn kèm của Ibuka bán rất chạy. Trong khi đó, Morita đã mất liên lạc với Ibuka vào các giai đoạn sau của cuộc chiến. Ông chỉ tìm lại được Ibuka sau khi đọc được một bài báo nói về công ty của bạn mình. Morita viết cho Ibuka một lá thư ngỏ lời muốn giúp bạn vượt qua tình cảnh khó khăn và thế là Morita hợp lực với Ibuka ở cái cửa hàng bách hóa đã bị cháy rụi. [58] Morita sau này hồi tưởng lại: “Hai chúng tôi nói về những giấc mơ của mình, giấc mơ cao xa tới một chiếc xe hơi và xây dựng một công ty có cả thang máy”. [59]
Morita và Ibuka cần phải có một sản phẩm mới mẻ. Khi đi thăm đài phát thanh quốc gia của Nhật Bản vào năm 1949, Ibuka nhìn thấy chiếc máy ghi âm đầu tiên trong đời mình, một chiếc máy kiểu Mỹ. Ibuka bị mê hoặc trước nó. Ông và Morita quyết tâm làm ra một chiếc của riêng họ. Dù cả hai biết rất ít về công nghệ chế tạo máy ghi âm nhưng điều đó gần như chẳng đủ sức ngăn cản họ. Giáo sư Nhật Bản học John Nathan, người đã viết một công trình nghiên cứu đáng tin cậy về Sony, gọi nỗ lực phát triển máy ghi âm sản xuất trong nước của Morita và Ibuka là “một ví dụ tiêu biểu cho tài khéo léo và tinh thần quyết tâm, những yếu tố là động lực lèo lái sự hồi phục của nước Nhật sau chiến tranh”. [60]
https://thuviensach.vn
Phần khó nhất của việc sản xuất máy ghi âm nằm ở khâu chế tạo băng ghi âm từ tính. Ibuka, Morita và nhóm của họ không hề biết chút gì về cách thức hoạt động của băng ghi âm cũng như không tiếp cận được nguồn cung cấp hàng chuẩn. Lúc đó, loại chất dẻo dùng trong băng ghi âm không có ở Nhật Bản. Họ thí nghiệm với giấy bóng kính xenlôfan nhưng nó bị kéo giãn khi chạy qua máy. Morita quyết định thử dùng giấy dày thay thế. Từ hóa băng ghi âm là thách thức lớn nhất. Qua nhiều lần tự mò mẫm bằng phương pháp thử và sai, một trong những nhà nghiên cứu chính của nhóm là Nobutoshi Kihara đã tài tình dùng một hóa chất phát hiện được ở một nhà thuốc địa phương, rang nhanh nó trong một chiếc chảo rồi trộn lẫn chất bột nâu có được sau khi rang khô với sơn để tạo thành lớp áo từ tính của băng ghi âm. Giấy được cắt thành những dải mỏng rồi được sơn phủ bên ngoài một lớp hợp chất của Kihara bằng chổi sơn mềm mảnh làm từ lông bụng gấu trúc. Đầu thập niên 1950, Sony đã trình làng chiếc máy ghi âm cồng kềnh đầu tiên của mình.
Kết quả bán hàng thật ảm đạm. Tuy các khách hàng tiềm năng, những người đã nhìn thấy chiếc máy đang vận hành, rất ấn tượng với nó nhưng không tìm thấy lợi ích của việc sử dụng sản phẩm này, đặc biệt là khi cái giá của nó quá cao – tương đương 457 USD vào lúc đó. Morita và Ibuka nghĩ “tất cả những gì chúng tôi cần phải làm chỉ đơn thuần là tạo ra những sản phẩm tốt rồi đơn đặt hàng sẽ đến”, Morita viết. “Cả hai chúng tôi đều được một bài học”. Morita, một người chưa bao giờ chịu đầu hàng, đã lôi chiếc máy đi khắp nơi trên một chiếc xe tải Datsun để chào hàng tới những khách hàng tiềm năng. Cuối cùng, nhiều tòa án Nhật Bản đã mua những chiếc máy ghi âm của họ để thay thế cho vai trò của những người viết tốc ký vốn rất khó tìm ở Nhật Bản thời hậu chiến.
Nỗ lực này chỉ đáng coi là một cuộc thí nghiệm khoa học ở trường trung học nếu so sánh với cuộc chiến đấu của Sony với bóng bán dẫn. Khi Ibuka và Morita lần đầu tiên có được công nghệ này, họ phải sáng chế lại bóng bán dẫn trong phòng thí nghiệm của mình nhằm khiến cho nó đủ mạnh để hoạt động được trong chiếc máy thu thanh nhỏ mà họ đã dự định làm ra từ trước. Các kỹ sư của Sony đã nát óc suy nghĩ tìm ra nhiều cách có thể thực hiện được nhằm tăng năng suất của bóng bán dẫn, song kết quả mà họ đạt được rất hạn chế. [61] Ibuka giao cho nhà nghiên cứu của Sony là Kazuo Iwama, anh rể của Morita, chịu trách
https://thuviensach.vn
nhiệm về dự án bóng bán dẫn. Đầu năm 1954, Ibuka và Iwama bay sang Mỹ. Mascarich đã đưa cả hai đi tham quan một vòng quanh nhà máy sản xuất bóng bán dẫn của Western Electric ở Allentown, bang Pennsylvania. Chuyến đi không làm cho tinh thần của họ phấn chấn lên được. Ibuka sau này nhận xét về quy trình sản xuất: “Đó là một công việc khá phức tạp. Tôi hơi lo lắng và hỏi Iwama liệu chúng tôi có thể hiểu nổi quy trình này hay không?”
Iwama, một nhà địa vật lý tốt nghiệp đại học Tokyo, đã ở lại Mỹ thêm 3 tháng, thăm hết phòng thí nghiệm Bell, Westinghouse rồi đến Western Electric và dội tới tấp hàng đống câu hỏi lên các kỹ thuật viên của họ. Đêm về, trong căn phòng của mình ở khách sạn, Iwama viết ra từ trí nhớ những khám phá của mình rồi gửi chúng về cho Tokyo qua đường bưu điện. Những tờ giấy viết tay này đã đặt nền móng cho việc sản xuất bóng bán dẫn tại Nhật Bản. Quay lại trụ sở của Sony, các kỹ sư ở đây đã sử dụng những ghi chú của Iwama để sản xuất ra chiếc bóng bán dẫn đầu tiên của Sony vào giữa năm 1954. Hơn vài tháng sau, Iwama đã hoàn thiện được một quy trình tăng sức mạnh hoạt động của bóng bán dẫn, điều mà phòng thí nghiệm Bell trước đó đã bị nghi ngờ không làm được. Với một tốc độ nhanh kinh ngạc, Sony sản xuất được một chiếc bóng bán dẫn cho máy thu thanh đã có sẵn.
Cùng lúc đó, Kihara và các kỹ sư đang làm việc khác thiết kế những linh kiện nhỏ mà chiếc máy thu thanh đòi hỏi phải có. [62] Tháng 1/1955, Sony cho ra đời nguyên mẫu máy thu thanh bán dẫn đầu tiên của mình. Nó không phải là chiếc đầu tiên trên thế giới. Một công ty Mỹ tên là Regency đã đánh bại Sony trong việc giới thiệu sản phẩm mới với thị trường vào cuối năm 1954. Doanh nhân Ibuka thất vọng đổ lỗi cho giới chức quản lý của MITI. Lịch sử chính thức của Sony đã ghi lại suy nghĩ của Ibuka khi đó: “Giá như MITI cấp phép cho chúng tôi sớm hơn một chút”. [63] Mẫu máy thu thanh đầu tiên của Sony ra mắt thị trường vào tháng 8/1955 với tên gọi TR-55. Hai năm sau, một đời máy nhỏ hơn nhưng chất lượng cao hơn đã được trình bán rộng rãi”. [64] Morita rất muốn gán cho chiếc máy thu thanh nhỏ gọn của mình danh hiệu “bỏ túi” nhằm tạo hiệu ứng marketing nhưng chiếc máy vẫn chưa đủ nhỏ để lọt vừa túi áo sơ mi nam chuẩn. Để bù đắp lại, ông đặt may những chiếc áo sơ mi có túi rộng hơn một
https://thuviensach.vn
chút cho các nhân viên kinh doanh của mình mặc. Nhờ đó, họ có thể thả gọn chiếc máy vào túi với một hiệu quả tác động ấn tượng. [65]
Có một sản phẩm độc đáo trong tay, Morita bắt đầu nhìn ra thị trường toàn cầu.
***
TRONG MộT BÁO CÁO nội bộ hằng tuần vào tháng 3/1960, Morita viết rằng “Sony cần phải chuyển từ sàn đấu trong nước sang vũ đài quốc tế”. [66] Đó là tuyên bố đáng chú ý đối với một công ty còn quá mới và non kinh nghiệm. Lúc đó, Sony vẫn còn nhỏ đến nỗi Morita và Ibuka phải chia sẻ chung phòng làm việc với nhau. [67] Tuy nhiên, giống như hầu hết tất cả mọi người trong giới doanh nghiệp Nhật Bản, đầu óc họ đã ngập tràn một ý tưởng phấn khích về việc xuất khẩu máy ghi âm nhỏ từ ngày đầu khởi dựng doanh nghiệp của mình. Trong tình hình người tiêu dùng Nhật Bản vẫn còn eo hẹp về túi tiền, việc bán hàng ở các thị trường chủ chốt là con đường duy nhất để tiến lên. “Giới tư bản công nghiệp Nhật Bản đều thống nhất với nhau một điều là các công ty Nhật phải xuất khẩu hàng hóa để tồn tại,” Morita về sau giải thích. “Tôi dần hiểu rõ rằng nếu chúng tôi không quyết tâm tiếp thị ra nước ngoài, chúng tôi sẽ không phát triển thành một công ty như tôi và Ibuka đã hình dung trước đó”. [68] Đối với Nhật Bản, “tiếp thị ra nước ngoài” đồng nghĩa với xuất khẩu sang Mỹ. Là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, vượt xa các nước khác, Mỹ là mục tiêu lý tưởng.
Cá nhân Morita cũng bị thị trường Mỹ thu hút. Nói như Idei, Morita “có một mối khao khát muốn chiếm lĩnh thị trường Mỹ”. [69] Morita cố gắng bán mặt hàng máy thu thanh bán dẫn của mình tại Mỹ thậm chí trước khi chúng có mặt ở thị trường trong nước. Năm 1955, ông đem chiếc máy thu thanh bán dẫn đầu tiên của Sony đến New York để chào bán cho các nhà bán lẻ chính. Nỗ lực này của Morita chẳng đi được đến đâu. Người mua cứ thắc mắc lý do vì sao người ta lại phải cần đến một chiếc đài nhỏ như vậy. Vào những năm 50, hàng điện tử tiêu dùng là những mặt hàng gia dụng. Các gia đình thường nghe chương trình phát thanh yêu thích của mình trong phòng khách; ti vi gần giống như đồ gia dụng. Morita và Ibuka đã tiên đoán chính xác về việc người ta sẽ xem đài, ti vi
https://thuviensach.vn
và máy nghe nhạc như là vật dụng cá nhân. Tuy nhiên, vào năm 1955, khái niệm đó vẫn chưa xuất hiện ở Mỹ.
Morita đã gặp một nhà điều hành của Bulova, một nhãn hiệu nổi tiếng thời đó. Sau khi nghe Morita rao hàng, nhà điều hành nói với Morita: “Chúng tôi chắc chắn muốn có một vài cái.” Ông ta đã đặt hàng 100.000 máy thu thanh. Morita “choáng váng”. “Đó là một đơn đặt hàng không thể tin được,” Morita về sau viết. “Nó đáng giá gấp vài lần tổng số vốn của công ty chúng tôi.” Tuy nhiên, Bulova muốn để tên thương hiệu của mình trên sản phẩm chứ không phải tên Sony. Vị điều hành của Bulova giải thích với Morita: “Không có một người nào ở quốc gia này (Mỹ) từng nghe qua cái tên Sony.”
Đối với Morita, điều kiện này chẳng khác nào một sự phá vỡ hợp đồng. Ông quyết tâm không để Sony trở thành một nhà cung cấp không tên không tuổi cho các công ty khác, mà trái lại, Sony phải là một thương hiệu với đầy đủ quyền lợi của riêng mình. Ông gửi điện tín về trụ sở của Sony tại Tokyo để hỏi ý kiến trước khi đưa ra quyết định. Đồng nghiệp của ông trả lời ông nên chấp thuận điều kiện của Bulova. Nội dung điện tín hồi đáp viết: “Quên cái tên đi, hãy nhận đơn đặt hàng”. Đơn giản là vì đơn hàng quá lớn nên không thể bỏ qua.
Lịch sử chính thức của Sony cho biết Morita và ban quản trị (của Sony) đã tranh cãi về lời đề nghị của Bulova suốt vài ngày. Cuối cùng Morita đã thuyết phục được họ từ chối. Trong hồi ký của mình, Morita đã đề cập đến một cuộc trao đổi chưa từng có tiền lệ. Rất có thể là Morita đã quay trở lại Bulova và từ chối đơn hàng trong tâm thế chủ động của mình. Nhà điều hành Bulova bị sốc nhưng Morita giải thích với ông ta rằng mình đang sở hữu một sản phẩm độc đáo mang đến cho Sony một cơ hội có một không hai xây dựng thương hiệu của riêng Sony. “50 năm nữa kể từ bây giờ,” Morita nói với nhà điều hành Bulova. “Tôi dám hứa trước với ông rằng cái tên của chúng tôi sẽ nổi tiếng ngang với tên của công ty ông hiện nay.” Ibuka cho Morita là ngu ngốc nhưng Morita về sau khẳng định “đó là quyết định tốt nhất mà tôi đã từng đưa ra”. [70]
Thay vào đó, Morita tự cam kết phải xây dựng việc kinh doanh của Sony tại Mỹ một mình. Vào cuối thập niên 50, ông đi đi lại lại gần như con thoi giữa Tokyo và New York. Morita viết: “Tôi bắt đầu cảm thấy rằng để thiết lập công
https://thuviensach.vn
ty của chúng tôi tại Mỹ chắc chắn hơn thì tôi phải hiểu rõ hơn về đất nước này… và tôi nghĩ mình cần phải biết nhiều hơn về cách sống và lối suy nghĩ của người Mỹ như thế nào.” Morita bàn với Ibuka rằng Sony nên thành lập một công ty con ở Mỹ và hình thành một hệ thống bán hàng riêng để không phải phụ thuộc vào các công ty thương mại hay các nhà phân phối không đáng tin cậy. Ban đầu Ibuka phản đối ý tưởng này nhưng cuối cùng cũng xiêu lòng. Tháng 2/1960, Morita thành lập Sony Corp. of America (Công ty Sony tại Mỹ). [71] Ông ném hết sinh lực cuồng điên vốn có của mình vào chi nhánh mới, bỏ ra 10 ngày mỗi tháng ở New York thay vì phải gánh vác trách nhiệm nhiều hơn ở Tokyo. Trụ sở chính của công ty con được đặt ở mặt trước cửa hàng của một kho vải sợi cũ trên phố Broadway. Morita nhảy hết từ bàn làm việc này đến bàn làm việc khác, lấy dữ liệu cập nhật và gửi các báo cáo về Tokyo bằng điện tín. Ông thường làm việc cho tới nửa đêm rồi sau đó ghé qua những quán ăn mở cửa thâu đêm để ăn một bữa tối muộn. Morita kêu một chút súp Matzoh ball. [72]
Tuy nhiên, Morita nhận ra Sony cần phải có bề dày lịch sử lừng lẫy hơn nếu sắp sửa muốn trở thành một câu chuyện thành công của Mỹ. Trở về Tokyo, ông mở một cửa hàng trưng bày ở quận trung tâm mua sắm Ginza sang trọng của thành phố để giới thiệu những sản phẩm mới tại Nhật Bản. Hiệu quả marketing tỏ ra mạnh không kể hết. Morita quyết định cần phải mở một cửa hàng trưng bày tương tự tại New York. Đối với ông, chỉ có duy nhất một địa điểm có thể mở được. “Tôi đã khảo sát thành phố (New York) và nhận ra rằng nếu đối tượng khách hàng tôi muốn tiếp cận là những người có tiền và có thể mua hàng của chúng tôi với cái giá khá cao thì Đại lộ số 5 là nơi sẽ tôi tìm thấy họ,” Morita viết. Ông cho rằng quãng đường sang trọng nhất nằm ở phía đông của đại lộ, giữa đường số 45 và 46. Đó chính là vị trí đắc địa nhất. [73]
Với chỉ duy nhất một dòng sản phẩm máy thu thanh tại thị trường Mỹ, Sony khó có thể thuê được một mặt bằng hào nhoáng như vậy. Morita bỏ qua mọi chi phí và chỉ tập trung vào lợi ích marketing. Như ông có lần viết: “Sành điệu là quan trọng”. [74] Morita phải mất hết hai năm mới tìm được đúng địa điểm mình cần. Thậm chí lúc đó, mặt bằng phía trước của cửa hàng quá chật chội đến nỗi Morita phải cho lắp gương vào một bên tường để làm cho nó trông có vẻ như rộng rãi hơn. [75] Trong buổi lễ khai trương vào tháng 10/1962, Morita và vợ
https://thuviensach.vn
đứng giữa 400 khách gần hàng mẫu “đinh” nhất của hàng trưng bày: chiếc ti vi siêu nhỏ 5 inch mới sản xuất của Sony. Morita treo một lá cờ của Nhật Bản bên ngoài gian hàng trưng bày và đó là lá cờ đầu tiên xuất hiện trên con phố này. [76] Sony và Nhật Bản đã chắc chắn trụ vững trên đất Mỹ.
***
“ÔNG SẼ LÀM GÌ nếu trở thành thủ tướng?” Thư ký của Hayato Ikeda hỏi ông. Ikeda, lúc đó mới chỉ là một Bộ trưởng ở MITI, biết điều gì là quan trọng nhất đối với Nhật Bản. “Chẳng phải vấn đề quan trọng nhất là chính sách kinh tế sao?” Ikeda trả lời. “Tôi sẽ làm cho thu nhập quốc dân tăng gấp đôi”. [77] Năm 1960, Ikeda trở thành thủ tướng và, như ông đã hứa, triển khai một kế hoạch nhằm mục tiêu tăng gấp đôi thu nhập quốc dân vào năm 1970.
Xét về mặt này, Ikeda đã đóng một vai trò chính trong sự thành công về kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh. “Ikeda sẽ được nhớ đến với tư cách là người đã thu hút mọi tầng lớp nhân dân Nhật đồng lòng hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế, là người đã phấn đấu không ngừng để biến mục tiêu đó thành hiện thực,” Nakamura nhận xét. Vì cống hiến hết mình cho sứ mệnh mở rộng kinh tế mà Ikeda đã bị Tổng thống Pháp Charles de Gaulle tặng cho một biệt danh với hàm ý chế giễu là “nhân viên kinh doanh đài bán dẫn”. [78] Là một cựu quan chức MITI đồng thời một cựu bộ trưởng tài chính, Ikeda đã đấu tranh bảo vệ nhiều nhân tố then chốt trong chính sách công nghiệp của Nhật Bản. Ikeda cũng nổi tiếng với bản tính dám nói thẳng ý kiến của mình. Ông bị buộc phải từ chức bộ trưởng MITI vào năm 1952 sau khi phát biểu không ngại ngần trước quốc hội rằng “đối với tôi, chẳng có gì quan trọng nếu 5 hay 10 doanh nhân nhỏ buộc phải tự sát” vì chương trình kinh tế năng động của chính phủ. [79]
Thành tựu tột bực của Ikeda là Kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập quốc dân năm 1960. Tác động lớn nhất của nó có lẽ là lên tinh thần dân tộc. Thông qua việc nâng cao lòng tin của người dân vào tương lai kinh tế Nhật Bản, kế hoạch này đã ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của nền kinh tế. Trong một bài diễn văn phát biểu năm 1964, Ikeda nói kế hoạch “đã đem lại cho quốc gia một sự tự nhận thức và tự tin vào chính mình”. [80] Tiền đầu tư vào kinh doanh và mặt bằng lương tăng lên. Sang đầu những năm 60, người tiêu dùng vốn dĩ quen với
https://thuviensach.vn
tiết kiệm hơn là chi tiêu mua sắm đã bắt đầu thoải mái vung tiền vào “ba tài sản quý giá quan trọng” là ti vi, máy giặt và tủ lạnh và sau đó, cũng trong thập niên 60, là “bộ ba” xe hơi, ti vi màu và máy lạnh. [81] Nakamura nhận xét, nhờ có chương trình của Ikeda, tầng lớp trung lưu Nhật Bản “bắt đầu cho rằng tốc độ tăng trưởng nhanh và những thứ đi cùng với nó như thu nhập gia tăng, mức sống nâng cao có thể coi là các yếu tố luôn luôn song hành”. [82]
Khoảng năm 70, kế hoạch của Ikeda đã hoàn thành mục tiêu, thậm chí còn vượt mục tiêu đề ra ban đầu. Ikeda đã đặt mục tiêu tổng sản lượng quốc gia (GNP) đạt 26 nghìn tỉ Yên vào năm 1970 và thực tế là nền kinh tế tăng tới 40 nghìn tỉ Yên. [83] Thế giới bắt đầu nhận ra có một điều gì đó đặc biệt đang xảy ra ở Nhật Bản, rằng Nhật Bản đã bắt kịp (các nước phát triển) với một mô hình phát triển kinh tế hoàn toàn mới. Thành công của Nhật Bản “cũng cần phải được coi như là tín hiệu báo trước triển vọng tương lai tươi sáng của các nước còn lại ở châu Á và châu Phi,” Tạp chí Economist bình luận trong một cuộc khảo sát năm 1962 về sức mạnh của các nền kinh tế. “Chúng ta có ở đây một trường hợp điển cứu có ích đối với vấn đề được nói đến nhiều nhất nhưng giải quyết kém hài lòng nhất tất cả mọi vướng mắc kinh tế, đó là làm cách nào để một quốc gia trong tình trạng cực kỳ đói nghèo cuối cùng có thể bắt đầu thoát được cảnh bần cùng thê thảm”. [84]
Akio Morita nói với tạp chí Time : “Ngay khi Mỹ giúp Nhật Bản vươn lên từ con số 0, tất cả chúng ta cần phải hợp sức cố gắng để làm sao có thêm nhiều nước Nhật nữa ở những nơi khác trên thế giới”. [85] Cả phần còn lại của châu Á đã học theo những bài học của Nhật Bản và áp dụng những học thuyết mới vào thực tế để tạo ra nhiều Phép màu ở khắp khu vực.
[1] Morita, Akio. Sản xuất tại Nhật Bản: Akio Morita và Sony. Với Edwin M. Reingold và Mitsuko Shimomura. London: HarperCollins, 1994, trang 2-4, 50, 52 và 69.
[2] Bản dịch Bố cáo thành lập công ty có thể tìm đọc tại trang web của Sony, địa chỉ
https://thuviensach.vn
http://www.sony.net/SonyInfo/CorporateInfo/History/prospectus.html [3] Morita, trang 68-70.
[4] Xem mục thương mại trên trang xã hội YouTube tại địa chỉ http://youtube.com/watch?v=MG_k7dm0FQ
[5] Nathan, John. Sony: Cuộc đời riêng. London: HarperCollins, 1999, trang 71-76.
[6] Trích dẫn này được lấy từ sách mỏng lưu hành bộ nội bộ do Sony ấn hành để tưởng niệm Morita sau khi ông mất vào năm 1999. Sách được gửi cho người viết, mang tựa đề “Tưởng nhớ Ngài Morita”, trang 67.
[7] Nathan, trang 1-2.
[8] “Tập đoàn Nhật Bản: Chiến thắng trong cuộc đấu quan trọng nhất”, tạp chí Time, ngày 10/5/1971.
[9] “Tưởng nhớ Ngài Morita”, trang 63-80.
[10] Phỏng vấn Yotaro Kobayashi của tác giả.
[11] Ohmae, Kenichi. “Akio Morita”, tạp chí Time, ngày 7/12/1998. [12] Morita, trang 66-67.
[13] Lịch sử chính thức của Sony.
[14] Nathan, trang 32.
[15] Johnson, Chalmers. MITI và Điều kỳ diệu của Nhật Bản: Sự tăng trưởng của chính sách công nghiệp 1925-1975. Standford, California.: NXB Đại học Standford, 1982, trang 240.
[16] Nathan, trang 31.
[17] Lịch sử chính thức của Sony.
https://thuviensach.vn