🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Chăn Nuôi Gia Cầm Bảo Đảm An Toàn Sinh Học
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
CHĂN NUÔI
GIA CẦM
BẢO ĐẢM
AN TOÀN SINH HỌC
https://thuviensach.vn
HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN
Chủ tịch Hội đồng
PGS.TS. NGUYỄN THẾ KỶ
Phó Chủ tịch Hội đồng
TS. HOÀNG PHONG HÀ
Thành viên
TRẦN QUỐC DÂN
TS. NGUYỄN ĐỨC TÀI
TS. NGUYỄN AN TIÊM
NGUYỄN VŨ THANH HẢO
Mã số:63.636
CTQG - 2015
2
https://thuviensach.vn
CHĂN NUÔI
GIA CẦM
BẢO ĐẢM
AN TOÀN SINH HỌC
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SƯ THẬT HÀ NỘI - 2015
https://thuviensach.vn
TẬP THỂ TÁC GIẢ
GS.TS. VŨ DUY GIẢNG PGS.TS. BÙI QUANG TUẤN TS. NGUYỄN TẤN ANH TS. BÙI VĂN CHÍNH TS. BÙI THỊ OANH
ThS. PHẠM THỊ HẢI
ThS. NGUYỄN XUÂN NAM
https://thuviensach.vn
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Chăn nuôi an toàn sinh học là hướng đi bền vững cho ngành chăn nuôi và đây cũng là định hướng phát triển chăn nuôi của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là không phải người chăn nuôi nào cũng biết về vai trò và các biện pháp thực hành chăn nuôi an toàn sinh học, trong đó có chăn nuôi gia cầm. Bên cạnh đó, việc duy trì sức khỏe tốt cho đàn gia cầm sẽ
đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người chăn nuôi. Mặc dù tất cả những tiến bộ trong việc phòng chống và kiểm soát bệnh truyền nhiễm được áp dụng nhưng vẫn khó để tránh cho đàn gia cầm khỏi bị dịch bệnh; các trang trại gia cầm tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự xuất hiện của các tác nhân gây bệnh mới hay biến đổi, dịch bệnh thường gây chết và giảm tỷ lệ sinh trưởng và sản lượng trứng ở đàn gia cầm.
Để giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo về những vấn đề trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách Chăn nuôi gia cầm bảo đảm an toàn sinh học.
Nội dung cuốn sách tập trung vào phương pháp chăn nuôi một số loại gia cầm để bảo đảm an toàn sinh
5
https://thuviensach.vn
học như: chăn nuôi gà thả vườn, gà công nghiệp, vịt, ngan, ngỗng, chim bồ câu. Ngoài ra, cuốn sách cũng đưa ra những phương pháp ấp trứng làm tăng khả năng sản xuất của đàn mái sinh sản, bảo đảm vệ sinh thú y, vệ
sinh môi trường và an toàn cho sức khỏe cộng đồng. Do bị hạn chế về thời gian biên soạn và nguồn tài liệu, nên cuốn sách khó tránh khỏi còn sai sót. Rất mong các chuyên gia và bạn đọc đóng góp ý kiến để cuốn sách được tiếp tục hoàn chỉnh về nội dung trong những lần xuất bản sau.
Tháng 12 năm 2015
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT 6
https://thuviensach.vn
Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM BẢO ĐẢM AN TOÀN SINH HỌC
1. Khái niệm
An toàn sinh học đối với các cơ sở chăn nuôi là việc thực hiện đồng bộ các biện pháp vệ sinh thú y nhằm ngăn chặn mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào các cơ sở chăn nuôi và tiêu diệt mầm bệnh tồn tại ở bên trong cơ sở chăn nuôi đó.
2. Các yêu cầu về kỹ thuật
2.1. Địa điểm xây dựng trại chăn nuôi
- Địa điểm xây dựng trang trại phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, hoặc được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Trại chăn nuôi gia cầm phải xây dựng cách biệt, cách xa bệnh viện, trường học, chợ, công sở và khu dân cư đông người và đường giao thông liên tỉnh, liên huyện ít nhất 100 m.
7
https://thuviensach.vn
2.2. Yêu cầu đối với trại chăn nuôi
- Có hàng rào hoặc tường kín bao quanh cách biệt với bên ngoài để bảo đảm hạn chế người và động vật từ bên ngoài xâm nhập vào trại.
- Trước cổng có hố khử trùng và phương tiện khử trùng, tiêu độc, có biển báo một số điều cấm hoặc hạn chế đối với khách ra - vào trại.
- Có phòng làm việc của các cán bộ chuyên môn, nơi mổ, khám lâm sàng và lấy bệnh phẩm (đối với trại có quy mô lớn).
- Có nơi để dụng cụ, thuốc, sổ sách ghi chép tình hình sản xuất, dịch bệnh và sử dụng vắcxin, thuốc của đàn gia cầm.
- Có phòng thay đồ bảo hộ lao động, khử trùng, tiêu độc trước khi vào khu chăn nuôi. - Có thiết bị tẩy uế khử trùng các loại phương tiện vận chuyển, người và vật dụng tại cổng ra - vào trại, khu chăn nuôi.
- Có kho chứa thức ăn cách biệt với khu chăn nuôi. Kho chứa phải khô ráo, thoáng mát, thường xuyên có biện pháp diệt chuột, mối mọt, gián và các loại côn trùng gây hại khác. Không để các loại thuốc sát trùng, hóa chất độc hại trong kho chứa thức ăn. Không dự trữ thức ăn trong kho quá thời hạn sử dụng.
- Yêu cầu đối với chuồng nuôi:
+ Chuồng trại phải bảo đảm thông thoáng, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp với các giai
8
https://thuviensach.vn
đoạn nuôi dưỡng gia cầm (gia cầm con, hậu bị, sinh sản).
+ Có hố khử trùng ở lối ra - vào chuồng nuôi, có ngăn cách giữa các khu chăn nuôi (khu nuôi gia cầm con; khu nuôi gia cầm hậu bị; khu nuôi gia cầm sinh sản).
+ Cống, rãnh thoát nước thải phải có độ dốc thích hợp khoảng 3-5%, không bị ứ đọng nước. + Diện tích chuồng nuôi phải phù hợp với số lượng gia cầm.
+ Máng ăn, máng uống được làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, tiêu độc, khử trùng.
+ Hệ thống đèn chiếu sáng, đèn chụp sưởi và các dụng cụ khác phải bảo đảm an toàn cho người chăn nuôi và gia cầm.
- Yêu cầu đối với nhà ấp trứng: Đối với các trại chăn nuôi gia cầm giống, có khu vực ấp trứng gia cầm thì phải tuân theo các điều kiện sau đây:
+ Có hàng rào ngăn cách với bên ngoài và các khu vực khác trong trại chăn nuôi.
+ Nhà ấp trứng phải được bố trí phù hợp, thuận lợi, bảo đảm nguyên tắc một chiều, tránh ô nhiễm chéo trong khu vực, bao gồm: nơi nhận, phân loại và sát trùng trứng; kho bảo quản trứng; phòng để máy ấp trứng và soi trứng; phòng để
máy nở; phòng chọn trống, mái, đóng hộp gia cầm con; và phòng xuất sản phẩm.
9
https://thuviensach.vn
2.3. Yêu cầu về chất lượng con giống
- Gia cầm giống mua về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, có giấy kiểm dịch và phải có bản công bố tiêu chuẩn chất lượng kèm theo.
- Gia cầm giống sản xuất tại cơ sở phải thực hiện công bố tiêu chuẩn. Chất lượng con giống phải phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố.
- Con giống khi lưu thông trên thị trường phải khỏe mạnh, không nhiễm bệnh, phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ và được cơ quan thú y chứng nhận kiểm dịch.
2.4. Yêu cầu về thức ăn và nước uống
- Thức ăn phù hợp với từng lứa tuổi, từng loại gia cầm, hướng sản xuất và công nghệ sản xuất theo quy trình sản xuất của cơ sở.
- Thức ăn không được chứa các chất gây tồn dư, độc tố nấm mốc và các vi sinh vật có hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi và sức khỏe người tiêu dùng theo quy định hiện hành.
- Nước uống phải cung cấp đầy đủ theo quy trình nuôi.
- Nước uống cho gia cầm phải đạt các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo quy định.
2.5. Yêu cầu về chăm sóc, nuôi dưỡng - Cơ sở chăn nuôi gia cầm phải có quy trình
10
https://thuviensach.vn
chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với giống, lứa tuổi, từng loại gia cầm và mục đích sản xuất. - Gia cầm nuôi sinh sản được nuôi nhốt tại các khu riêng biệt theo từng giai đoạn: gia cầm con, gia cầm hậu bị và gia cầm sinh sản. - Gia cầm nuôi thương phẩm (nuôi thịt) thực hiện theo nguyên tắc "cùng vào cùng ra".
2.6. Yêu cầu về điều kiện vệ sinh thú y
- Các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm:
+ Hạn chế khách tham quan khu chăn nuôi. Khách tham quan phải chấp hành quy trình bảo hộ, tiêu độc, khử trùng của cơ sở.
+ Cơ sở chăn nuôi gia cầm sản xuất con giống phải thực hiện đầy đủ quy trình tiêm phòng vắcxin theo quy định hiện hành.
+ Cơ sở chăn nuôi gia cầm phải thực hiện tốt quy trình nuôi dưỡng và phòng trừ dịch bệnh. + Cơ sở chăn nuôi gia cầm phải có quy trình vệ sinh tiêu độc hàng ngày và định kỳ đối với dụng cụ, chuồng trại chăn nuôi.
+ Gia cầm mới nhập về phải nuôi cách ly để tiến hành theo dõi, kiểm tra nghiêm ngặt, lấy mẫu kiểm tra các gia cầm chết, ốm (nếu có), gửi đến phòng thí nghiệm thú y hoặc báo với cơ quan thú y để xác định, điều tra nguyên nhân.
+ Chất độn chuồng phải được chuyển ra khỏi chuồng ngay sau khi gia cầm ốm, chết được
11
https://thuviensach.vn
chuyển ra khỏi chuồng, sau đó làm sạch, tẩy uế, khử trùng và để trống chuồng với thời gian ít nhất 15 ngày trước khi nuôi gia cầm mới.
- Yêu cầu với điều kiện vệ sinh thú y: không khí chuồng nuôi phải đạt các chỉ tiêu quy định. - Yêu cầu về điều kiện vệ sinh thú y: không khí tại trạm ấp trứng gia cầm phải đạt các chỉ tiêu quy định.
2.7. Yêu cầu về xử lý chất thải và bảo vệ môi trường
- Khu xử lý chất thải:
+ Có đủ diện tích và điều kiện xử lý chất thải rắn, nước thải và gia cầm chết.
+ Khu xử lý chất thải ở phía cuối trại, có địa thế thấp nhất của trại chăn nuôi.
+ Có nhà ủ phân, nền được làm bằng nguyên vật liệu chắc chắn, được chia thành các ô, phân gia cầm được thu gom chuyển về nhà chứa phân, phân được đánh đống và ủ theo phương pháp nhiệt sinh học, hoặc phương pháp tiêu độc, khử
trùng khác trước khi sử dụng vào mục đích khác. + Rãnh thu gom nước thải chăn nuôi (nếu có): độ dốc rãnh thu gom nước thải khoảng 3-5% có nắp đậy kín hoặc để hở. Nước thải được chảy vào hệ thống bể lắng, hồ sinh học bậc 1 và 2, hoặc xử lý bằng công nghệ khác trước khi đổ ra ngoài. + Bố trí lò thiêu xác hoặc hầm tiêu hủy trong
12
https://thuviensach.vn
khu xử lý chất thải cách xa tối thiểu 20 m đối với giếng nước, nguồn nước mặt và chuồng nuôi. + Tổng diện tích và cơ cấu diện tích giữa các khu phải phù hợp với công suất thiết kế của cơ sở, tránh tình trạng quá tải dễ gây nhiễm bẩn và khó khăn trong quá trình sản xuất, làm sạch và kiểm tra.
- Xử lý chất thải:
+ Chất thải lỏng thải ra môi trường phải được xử lý, không được thải trực tiếp ra môi trường. + Nước thải trong quá trình chăn nuôi phải đạt các chỉ tiêu quy định ở phụ lục của quy chuẩn. + Chất thải rắn phải được xử lý các mầm bệnh, trước khi sử dụng vào mục đích khác.
3. Các yêu cầu bảo đảm an toàn sinh học đối với gia cầm và các sản phẩm của chúng
Đối với gia cầm:
- Gia cầm đưa vào trại phải khỏe mạnh, được nhập từ cơ sở bảo đảm an toàn dịch bệnh (có giấy chứng nhận kiểm dịch đầy đủ).
- Gia cầm mới mua về trước khi nhập đàn phải nuôi cách ly và theo dõi ít nhất 3 tuần. - Gia cầm phải được tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin, cho uống thuốc phòng bệnh đúng lịch: Đối với sản phẩm của gia cầm:
- Cần kiểm tra chặt chẽ không mang thịt và sản phẩm gia cầm bị bệnh vào trại sử dụng.
13
https://thuviensach.vn
- Trứng gia cầm đưa vào trại để ấp phải lấy từ những cơ sở đã được xét nghiệm an toàn dịch bệnh và phải xông formon trước khi đưa vào ấp.
4. Các yêu cầu bảo đảm an toàn sinh học đối với phương tiện vận chuyển
- Bố trí phương tiện vận chuyển nội bộ trong trại.
- Các xe vận chuyển trước khi vào trại phải phun thuốc khử trùng.
5. Các yêu cầu bảo đảm an toàn sinh học đối với dụng cụ chăn nuôi
Mỗi khu vực nuôi phải có dụng cụ riêng, nếu luân chuyển thì dụng cụ phải được vệ sinh và khử trùng.
6. Công tác xử lý khi có dịch bệnh
- Khi có gia cầm chết, chết hàng loạt phải báo ngay cho chính quyền địa phương, cán bộ thú y biết và gọi điện thoại đến đường dây nóng của tỉnh để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Không bán chạy gia cầm ốm.
- Không vứt xác gia cầm bừa bãi ra khu vực ao, hồ xung quanh trại.
- Không ăn thịt gia cầm bệnh.
- Cấm vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia cầm và sản phẩm gia cầm khi có dịch.
14
https://thuviensach.vn
- Thành lập chốt kiểm dịch nhằm ngăn chặn người, phương tiện ra vào khu có dịch. - Bao vây, khống chế, tiêu hủy xác gia cầm chết nghi mắc bệnh nguy hiểm bằng cách chôn, đốt theo hướng dẫn của cán bộ thú y.
- Vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại, môi trường xung quanh ổ dịch bằng vôi bột hoặc hóa chất.
- Tiêm phòng cho toàn bộ gia cầm xung quanh vùng có dịch.
15
https://thuviensach.vn
Chương II
CHĂN NUÔI GÀ THẢ VƯỜN BẢO ĐẢM AN TOÀN SINH HỌC
I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG GÀ NỘI THẢ VƯỜN Ở VIỆT NAM
1. Một số giống gà nội thả vườn
- Gà Ri
- Gà Đông Tảo
- Gà Hồ
- Gà Mía
- Gà Phù Lưu Tế
- Gà Văn Phú
- Gà Ô
- Gà Nam Bộ
- Gà Ác
- Gà Ta vàng
- Gà Tre
- Gà Nòi (còn gọi là gà Chọi)
- Gà Tàu vàng
- Gà ta lai gà Miên.
16
https://thuviensach.vn
2. Một số giống gà vườn nhập nội
- Gà Tam Hoàng
- Gà Sasso
- Gà Kabir.
3. Gà cải tiến trong nước
- Gà BT1, BT2
- Gà Rhode Ri.
II. THỨC ĂN CỦA GÀ NỘI THẢ VƯỜN
Gà nội thả vườn lợi dụng thức ăn thiên nhiên là chính. Nhưng cũng cần phải cho ăn thêm thức ăn hỗn hợp. Lượng thức ăn hỗn hợp bổ sung nhiều hay ít là tùy khả năng tìm kiếm thức ăn tự nhiên của gà. Thức ăn cho gà thường có các loại như sau:
1. Thức ăn cung cấp bột đường
- Tấm gạo tẻ có 8,4% protein, năng lượng trao đổi ME=2.780 Kcal/kg. Tấm thường dùng cho gà con, tỷ lệ chiếm 10-15% trong khẩu phần.
- Ngô là thức ăn tinh bột tốt nhất để nuôi gia cầm, chiếm 30-50% khẩu phần. Ngô có nhiều sinh tố A, nhiều caroten. Gà ăn ngô cho thịt và lòng đỏ trứng vàng rất hấp dẫn. Chúng ta có thể cho gà con ăn ngô xay thành bột, gà giò ăn ngô mảnh, gà trưởng thành có thể để nguyên hạt, nhưng tốt nhất là nên cho ăn ngô mảnh.
17
https://thuviensach.vn
- Kê có nhiều sinh tố A, tỷ lệ protein cao tới 13,3%. Đối với gà con từ 5-15 ngày tuổi ăn kê sẽ rất tốt, dễ tiêu hóa, mượt lông. Tỷ lệ kê chiếm 15- 20% khẩu phần.
- Thóc là thức ăn chính (đôi khi là duy nhất) đối với gà nội thả vườn chiếm 20-30% khẩu phần. Đối với gà mái đẻ, nếu cho ăn thóc ngâm mọc mầm sẽ rất tốt vì thóc này chứa nhiều sinh tố D, E.
- Khoai lang, sắn, khoai tây là những loại thức ăn chứa nhiều tinh bột, giá thành tương đối rẻ ở khu vực nông thôn. Đối với các loại thức ăn này thì thường phải nấu chín và bóp nhỏ trước khi cho ăn. Loại thức ăn này có thể chiếm từ 10-
15% khẩu phần.
2. Thức ăn giàu protein
2.1. Thức ăn protein động vật
- Bột cá là loại thức ăn giàu protein tốt nhất cho gà. Bột cá tạp chứa đến 38,5-39% protein thô. Đối với gia cầm kỵ ăn mặn nên chỉ cho ăn bột cá nhạt, tỷ lệ 5-10% khẩu phần.
- Bột thịt, bột máu là phế phẩm của các lò giết mổ gia súc, gia cầm. Đối với loại này cần nấu chín trước khi cho ăn hoặc có thể hấp ở nhiệt độ cao, hay nghiền nhỏ rồi sấy khô để cho ăn dần. Loại thức ăn này chỉ nên chiếm từ 10-15% khẩu phần.
18
https://thuviensach.vn
- Các loại tôm, tép, cua, ốc, hến, sò, cào cào, châu chấu, tằm hỏng,... đều là những loại thức ăn tốt cho gia cầm.
2.2. Thức ăn protein thực vật
- Chúng ta có thể tận dụng các loại đậu thứ phẩm như đậu tương, đậu xanh, đậu mèo, đậu trắng, đậu đỏ để làm thức ăn. Các loại đậu khi cho gà ăn cần phải luộc, rang hay hấp chín để khử độc tố. Tỷ lệ trong khẩu phần ăn là 7-15%.
- Các loại khô dầu như khô dầu đậu tương (44% protein thô), khô dầu lạc cả vỏ (30,6 protein), khô dầu lạc nhân (45,4% protein), khô dầu vừng (38,5% protein),... Đối với loại thức ăn này chỉ
chiếm 7-10% khẩu phần.
- Vừng là loại có nhiều protein, mỡ, metiomin giúp cho gia cầm mọc lông nhanh. Hạt vừng nhỏ nên thường dùng cho gà con 5-20 ngày tuổi. Loại thức ăn này thường chiếm 5% khẩu phần.
- Bã đậu phụ: loại thức ăn này rất tốt cho gia cầm. Đối với gà con chỉ nên cho ăn từ 5-10 g/ngày.
3. Thức ăn giàu vitamin
Các loại gia cầm rất cần các loại vitamin A, B, D, E.
- Vitamin A giúp gia cầm chóng lớn. Thiếu vitamin A gà hay mắc bệnh đau mắt, nổi mụn ở thân hoặc đầu, trứng nở kém. Vitamin A có nhiều trong các loại rau xanh, các loại củ, các loại bèo.
19
https://thuviensach.vn
Chúng ta có thể cho gà ăn các loại rau tươi hoặc ủ xanh, chế biến thành bột,...
- Vitamin D cần cho gà để hấp thụ canxi và phốtpho trong khẩu phần. Nếu thiếu vitamin D gà sẽ chậm lớn, xương mềm, vỏ trứng mỏng. Vitamin D có thể tổng hợp dưới da nhờ ánh sáng mặt trời, vì vậy lúc mặt trời lên cần thả gà ra sân chơi.
- Vitamin B có nhiều trong cám, bã bia, bã rượu, trong rau lang, rau muống, sâu bọ. - Vitamin E cần cho gà mái, có nhiều trong thóc, ngô, đậu mọc mầm.
4. Thức ăn khoáng
Thức ăn khoáng cần cho gia cầm để tạo xương, tạo các muối khoáng trong máu, trong trứng và hình thành vỏ trứng. Những chất khoáng cần thiết nhất là canxi, phốtpho và muối.
- Canxi và phốtpho có nhiều trong bột xương, lượng ăn không quá 2-3% khẩu phần. Bột vỏ sò có nhiều canxi, số lượng cho ăn chiếm 2-5% khẩu phần. Có thể tận dụng vỏ trứng ở các lò ấp. Trước khi dùng phải hấp chín để sát trùng, phơi khô và xay nhỏ. Tro bếp cũng có thể cung cấp chất khoáng. Trước khi dùng tro bếp nên để ra ngoài từ 20-30 ngày.
- Muối: gia cầm cần muối rất ít nhưng muối lại rất cần để kích thích gà ăn được nhiều và khỏe mạnh. Lượng muối cần khoảng 0,3-0,35% khẩu phần. Trong bột cá thường có lượng muối nhất
20
https://thuviensach.vn
định. Nếu cho ăn bột cá thì không cần bổ sung thêm muối, vì gà rất dễ bị ngộ độc muối nếu lượng muối cao.
Ngoài những khoáng đa lượng kể trên, gia cầm còn cần những chất khoáng vi lượng như sắt, đồng, kẽm, lưu huỳnh, mănggan, côban,... Tuy liều lượng rất ít nhưng không thể thiếu. Gà thả
vườn có thể tự tìm những chất này trong đất.
5. Nước uống
Nói đến thức ăn, không thể không quan tâm đến nước uống cho gia cầm.
Nước sạch được quy định như sau: vi khuẩn Ecoli tối đa không quá 50 con/ml. Nồng độ nitrat tối đa không quá 20mg/lít. Độ pH: 6,8-7,5, độ cứng 60-80 mg Ca/lít, canxi 60 mg/lít,... Nếu nước chứa nhiều nitrat (quá 20 mg/lít) sẽ ảnh hưởng đến năng suất, nhiều chì sẽ gây ngộ độc, nhiều magiê sẽ bị tiêu chảy,...
III. KỸ THUẬT NUÔI GÀ NỘI THẢ VƯỜN
1. Kỹ thuật nuôi gà con
1.1. Lúc gà bắt đầu nở (ngày 20, 21)
- Lúc gà bắt đầu nở cần nhặt dần các con đã nở ra. Cho mỗi mái nuôi 15-20 con. Để tránh tình trạng gà mẹ dẫn gà con còn non đi ăn ở xa, gà con dễ sinh bệnh, sa hố hoặc bị chồn, cáo, diều hâu cắp,
21
https://thuviensach.vn
chúng ta có thể lấy nơm nhốt gà mẹ, gà con có thể chui ra, chui vào được. Thức ăn, uống của gà con để ngoài nơm để gà con tự chui ra ăn. Sau 2 tuần (mùa đông 3 tuần) cần tách gà con khỏi mẹ, nuôi
riêng, để gà mẹ nhanh chóng đẻ trứng trở lại. Đối với gà con, cơ thể chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng yếu, khả năng điều nhiệt còn hạn chế, tốc độ sinh trưởng cao. Một điểm cần quan tâm:
a) Chất độn chuồng
Chất độn chuồng là rơm thái ngắn hoặc trấu, mùn cưa. Tốt nhất là phoi bào rải dày 10-15 cm, khô ráo, sạch.
b) Máng ăn
Máng ăn bằng mẹt đan hoặc máng tôn vuông cao 40 cm, rộng 40 cm, dài 60 cm cho 100 gà mới nở.
c) Máng uống
Máng uống dùng chậu sành, trên đan 1 cái nơm úp nhỏ úp vừa chậu, để gà ở ngoài thò mỏ vào uống mà không nhúng chân vào được. Có thể sử dụng các chai đựng đầy nước úp ngược vào đĩa. Trong chai cắm 1 cái đũa dài hơn chai để nước tự do chảy dần từ chai xuống đĩa. Hàng ngày rửa sạch máng uống, quét sạch máng ăn.
d) Nhiệt độ
Đối với gà 21-30 ngày tuổi nhờ mẹ ấp ủ cho nên sau 3 tuần tách mẹ cần bố trí phòng nuôi có
22
https://thuviensach.vn
nhiệt độ 26-280C. Để điều chỉnh nhiệt độ cần quan sát đàn gà. Nếu đàn gà túm tụm vào nguồn nhiệt kêu chiêm chiếp không ăn là hiện tượng thiếu nhiệt. Nếu đàn gà tản xa nguồn nhiệt, há miệng thở là hiện tượng thừa nhiệt. Gà đi lại, ăn uống bình thường là nhiệt độ vừa đủ. Nhiệt độ
thích hợp với gà 2 tháng tuổi là 200C.
đ) Mật độ
Mùa thu đông:
Tuổi 20-30 ngày 31-45 ngày 46-60 ngày Mật độ 20-25 con 15-20 con 12-15 con
Mùa hè nóng nực có thể giảm 10% số lượng gà.
e) Độ ẩm
Độ ẩm thích hợp: 65-70%. Nếu nền chuồng bị ẩm cần thay ngay các chất độn để bảo đảm khô, thoáng.
g) Ánh sáng
Dùng bóng điện treo cao cách nền chuồng 2,5 m với cường độ sáng tùy theo tuổi gà như sau:
Tuổi 1-20 ngày 21-40 ngày 41-66 ngày Cường độ sáng 5 W/m2 3 W/m2 1,4 W/m2
Thời gian chiếu sáng: 1-2 tuần đầu chiếu sáng 24/24h. Sau đó cứ mỗi tuần giảm 20-30 phút. Gà
23
https://thuviensach.vn
thả vườn sau 3 tuần cho ra ngoài tắm nắng mỗi ngày khoảng 15-20 phút. Đến sau 5 tuần cho tự do ra ngoài. Lưu ý: gà chỉ thả ra sân và ban mai lúc sương đã tan.
Chuồng gà cần làm ở hướng nam hoặc hướng đông nam để thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
1.2. Nuôi dưỡng gà con
- Nên chọn những thức ăn có sẵn ở địa phương với giá rẻ và có nhiều loại thức ăn để hỗ trợ chất dinh dưỡng cho nhau mà gà lại thích ăn. Gà con từ 1-30 ngày chưa nên cho ăn rau. Nhưng nếu không có premix vitamin thì sau 30 ngày tập cho gà ăn bèo, rau rửa sạch, thái nhỏ. Rau bèo có thể cho ăn riêng hoặc trộn lẫn với thức ăn hỗn hợp. Gà sau 1 tháng tuổi tập cho ăn thóc mọc mầm, ban đầu băm nhỏ, tiến tới cho ăn nguyên hạt.
- Lượng thức ăn 1 ngày đêm:
Tuổi (tuần) Lượng thức ăn (g) 1 6-7
2 10-11
3 14-15
4 16-22
5 24-25
6 26-30
7 32-38
24
https://thuviensach.vn
- Số bữa ăn: ngày cho ăn 6 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 2 giờ, cho ăn theo đúng giờ quy định. Cần tiêm vắcxin phòng trừ một số bệnh như: - Marek (u cục ở phủ tạng, da mắt, thần kinh). - Gumboro (phân loãng có bọt khí, nằm liệt, các cơ xuất huyết...).
- Đậu (có những nốt màu xám ở mào, chân, mắt). - Newcastle (ỉa phân xanh, đầu nghẹo, kêu nhiều).
Ngoài ra cần đề phòng một số bệnh khác như: - Chống bạch lỵ, hen gà truyền qua phôi và các stress:
Khi gà bắt đầu xuống chuồng (1 ngày tuổi) cần cho uống: Stress ban 10 g + Streptomycin 1 g + 1,5 lít nước cho 400-500 gà 1 ngày tuổi uống/1 ngày, sử dụng liên tục trong 3 ngày.
- Phòng trị bệnh cầu trùng và các bệnh nhiễm khuẩn (gà từ 7 ngày tuổi trở lên):
Cocci - stop.ESB3 hoặc Anti-Coccid: 1 gói 20 g pha với 20 lít nước cho 400 - 500 con gà uống trong 1 ngày, cho uống liên tục 3 ngày. Nếu có hiện tượng phân gà sống lẫn bọt khí, có màu sáp nâu hoặc máu tươi thì phải tăng gấp đôi liều lượng. Có thể dùng kết hợp tiêm bắp 0,3 ml kanamycin 10%/1 lần/ngày, dùng liên tục trong 2, 3 ngày.
- Phòng trị hen gà:
Cần giữ cho chuồng gà luôn khô ráo, dùng 1 g Anti-CRD pha với 1 lít nước cho uống vào lúc 9-12, 18-21, 28-30, 38-40 ngày tuổi.
25
https://thuviensach.vn
2. Kỹ thuật nuôi gà giò, hậu bị
Giai đoạn gà giò, hậu bị là gà từ 3 đến 5 tháng tuổi. Lúc này gà đã chống chịu được với điều kiện ngoại cảnh như nóng, lạnh... Nhưng vì đa số thời gian trong ngày, gà đi lại ngoài trời để tự kiếm thức ăn nên dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là bệnh ký sinh trùng.
2.1. Dụng cụ và nhà nuôi
Nuôi gà trống riêng, gà mái riêng cùng chung một độ tuổi. Mỗi ngăn chuồng nuôi khoảng 100- 200 con. Chất độn chuồng giống như nuôi gà con.
- Máng ăn: làm bằng gỗ, ống bương hay tôn dài 1 m, rộng 0,15 m, cao 5 cm có thanh ngang ở trên. - Máng uống: có điều kiện thì mua máng bằng ống nhựa hoặc tôn tròn chế tạo sẵn ở các nhà máy. - Cầu đậu: giai đoạn này gà cần có cầu đậu để ngủ về ban đêm. Cầu đậu làm bằng tre hoặc gỗ vót tròn, bản rộng 3-4 cm, kê cách mặt đất 30-50 cm, mỗi thanh cách nhau 25-30 cm.
- Hồ tắm cát: cần có hồ tắm cát để trừ rệp và bong các tế bào ngoài da. Hố có thể bằng gỗ hoặc xây xi măng ở góc sân chơi của gà, dài 1 m, rộng 60 cm, cao 15 cm dùng cho 100-200 con.
- Mật độ nhốt: 2-3 tháng tuổi là 10 con/m2, 3-4 tháng tuổi là 8 con/m2, 4-5 tháng tuổi là 6 con/m2. - Nhiệt độ: cần đặc biệt quan tâm với những loại gà mọc lông chậm vào mùa đông.
26
https://thuviensach.vn
- Thức ăn của loại gà này hỗn hợp các chất, có thể trộn với 30% rau xanh hoặc bèo rửa sạch. - Lượng thức ăn 1 ngày đêm: 6-70 ngày tuổi ăn 45-50 g; 71-90 ngày tuổi ăn 51-60 g; 91-120 ngày tuổi ăn 62-70 g; 121-150 ngày tuổi ăn 75-90 g. Lượng thức ăn trên chủ yếu mang tính tham khảo. Đối với gà thả vườn phụ thuộc rất lớn vào việc gà kiếm được thức ăn ngoài thiên nhiên.
2.2. Bệnh tật
Ở vào giai đoạn này, gà đã có khả năng chống chịu được một số điều kiện bất lợi của ngoại cảnh. Nhưng do chăn thả tự nhiên nên gà dễ nhiễm một số bệnh ký sinh trùng như giun sán, ghẻ chân.
Ở giai đoạn này gà hay bị bệnh tụ huyết trùng cấp tính. Nếu phát hiện gà bị bệnh cần cách ly con bị bệnh, tẩy trùng chuồng nuôi. Ngoài ra, cần thực hiện nghiêm chỉnh chế độ tiêm phòng các dịch bệnh theo yêu cầu của cơ quan thú y địa phương.
3. Kỹ thuật nuôi gà đẻ
Đối với gà mái đẻ, ngoài nhu cầu thức ăn để duy trì cơ thể còn cần thức ăn để sản xuất ra trứng, một sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Do đó, giai đoạn này gà cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như tinh bột, protein, chất khoáng, vitamin...
27
https://thuviensach.vn
3.1. Mật độ chuồng
Mật độ chuồng 4-6 con/m2.
3.2. Nhiệt độ thích hợp
Nhiệt độ thích hợp là 18-200C.
3.3. Độ ẩm chuồng nuôi
Độ ẩm chuồng nuôi phù hợp là 70-75%.
3.4. Ánh sáng
Ánh sáng rất cần thiết đối với gà đẻ. Ánh sáng tác động vào tuyến yên thúc đẩy tiết dịch hoócmôn kích thích sự phát triển của bao noãn, đẩy mạnh tốc độ phát triển của buồng trứng và tạo ra thể vàng.
Nhu cầu ánh sáng của gà mái là: 19 tuần tuổi chiếu 13 giờ/ngày đêm, 20 tuần tuổi chiếu 14 giờ/ ngày đêm, 21 tuần tuổi chiếu 15 giờ/ngày đêm. Nước ta là nước nhiệt đới, về mùa hè có thể tận dụng ánh sáng thiên nhiên, nhưng về mùa đông thường âm u, do đó cần tăng cường thêm ánh sáng trong chuồng để kích thích gà đẻ sớm và đẻ rộ.
3.5. Lượng thức ăn
Lượng thức ăn hằng ngày của gà mái là 90-95 g, gà trống là 110-120 g. Lượng thức ăn trên là dành cho gà nuôi nhốt hoàn toàn. Đối với gà thả ngoài tự nhiên thì cần theo dõi về lượng thức ăn mà gà
28
https://thuviensach.vn
có thể kiếm được hàng ngày để có những điều chỉnh bổ sung thích hợp.
3.6. Chọn gà mái đẻ
Chọn mái con của mái mẹ đẻ tốt, không bị bệnh, đặc biệt là bệnh bạch lỵ. Ngoại hình: chân cao vừa phải, đầu thanh, mắt sáng, mọc lông sớm. Khoảng cách giữa xương lườn và xương chậu để lọt bàn tay. Bụng mềm mại, lỗ huyệt mỏng, khoảng cách giữa hai xương chậu rộng.
4. Kỹ thuật nuôi gà thịt
Sau thời gian chọn những con mái và trống tốt, ngoại hình đẹp để làm gà giống tái sản xuất đàn thì những con còn lại cần vỗ béo bán thịt. Đối với gà thịt nên vỗ béo vào lúc gà được 4 tháng tuổi. Thời gian vỗ béo khoảng 1 tháng. Khẩu phần chủ yếu lúc này là chất bột đường có trong thóc, tấm, ngô, khoai, sắn... để cung cấp năng lượng. Thức ăn có thể nấu chín, cho thêm bèo và rau xanh trộn lẫn. Nếu có điều kiện thì trong thời gian này nên nuôi nhốt hoặc nuôi lồng để đỡ tốn năng lượng vận động. Chuồng nuôi gà thịt không nên chọn chỗ sáng quá. Gà thịt nên chọn những giống gà xương nhỏ, thịt mịn, thể trọng đừng quá thấp để vỗ béo, (như gà Ri, gà Ta vàng, gà Mía)...
Trong dân gian còn có một cách vỗ béo khác cho gà rất hiệu quả là vỗ béo gà trống thiến. Khi
29
https://thuviensach.vn
gà tập gáy và ghẹ mái thì tiến hành thiến. Trước khi thiến thì cần cho gà nhịn đói một ngày. Thông thường có 2 cách thiến: thiến dưới bụng và thiến cạnh sườn.
IV. MỘT SỐ BỆNH GÀ NỘI THẢ VƯỜN THƯỜNG HAY MẮC
1. Bạch lỵ
- Bệnh này do gà mẹ di truyền qua trứng giống sang gà con và do môi trường xung quanh. - Biểu hiện: lòng đỏ không tiêu, màu vàng xanh; gan, phổi xuất huyết xưng to có nhiều chấm li ti màu xanh nhạt; lách xưng to, thận xuất huyết đỏ; khi ỉa phân sống màu trắng, tanh, dính bết lông đít.
- Điều trị:
+ Streptomyxin tiêm bắp 0,035 g/kg thể trọng/ngày.
+ Ampicillin tiêm bắp 0,05-0,1 g/kg thể trọng/ngày, tiêm liên tục 3 ngày hoặc pha nước uống liều 0,1-0,15 g/kg thể trọng/ngày, uống trong 3 ngày.
+ Spectam poultry 10% tiêm bắp 0,020-0,025 g/kg thể trọng/ngày, tiêm trong 3-5 ngày. + Neotesol cho uống trong 3 ngày, mỗi ngày 0,150 g/kg thể trọng.
+ Chloramphenicol 10% tiêm bắp 0,05-0,06 g/kg thể trọng, tiêm trong 3 ngày.
30
https://thuviensach.vn
Đối với gà con tốt nhất là dùng Spectam poultry, Streptomyxin, Ampicillin. Các loại thuốc khác thì dùng cho các loại gà còn lại. Tuyệt đối không được lấy trứng giống của gà trống và gà mái bị bệnh bạch lỵ để nhân đàn.
2. Bệnh Newcastle (bệnh gà rù)
- Biểu hiện: bệnh này xảy ra ở mọi giai đoạn và có tỷ lệ gây chết cao. Ngoài triệu chứng hô hấp gà kêu “toóc, toóc”, còn bị ỉa chảy, phân xanh, gà gầy đi nhanh chóng; chân và mỏ khô; gà thường bị
nghẹo cổ, đi quay tròn; mổ dạ dày và ruột có hiện tượng xuất huyết.
- Bệnh này do siêu vi trùng gây ra, phòng trị bằng cách tiêm dưới da vắcxin H1.
3. Bệnh tụ huyết trùng
Nhân dân ta thường gọi bệnh này là “toi”. Ở thể quá cấp tính gà tự nhiên chết đột ngột, mào tím tái, mổ khám có lúc không thấy bệnh biểu hiện. Một số trường hợp có thanh dịch trong bao tim, dưới màng tim có nốt xuất huyết.
- Trường hợp cấp tính thấy tụ máu trong các lớp da, mỡ bụng, màng ngoài bao tim, cơ quan sinh dục xuất huyết, gan màu vàng, con mái thường có buồng trứng bị vỡ.
- Biện pháp phòng trừ: cách ly ngay những con ốm, vệ sinh chuồng nuôi, sân chơi. Có thể chữa bằng các loại thuốc sau đây:
31
https://thuviensach.vn
+ Chloramphenicol hoặc tetraxylin, oxytetraxyclin 1 g thuốc cho 30 kg thể trọng/ngày, sử dụng liên tục trong 3 ngày.
+ Trisulfon depot 1 gói 20 g trong 15-20 kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 2-3 ngày. + Colistamp loại chứa 0,5 g ampicillin dùng cho 15-20 kg thể trọng/ngày. Loại chứa 1 g ampicillin dùng cho 30-40 kg thể trọng/ngày, dùng liên tục trong 3 ngày.
Ngoài ra có thể tiêm phòng vắcxin tụ huyết trùng nhưng hiệu lực của loại vắcxin này còn hạn chế.
4. Bệnh đậu
Bệnh đậu hay còn gọi là bệnh “trái gà”, bệnh “hoa xoan”. Bệnh này do một loại virút gây nên. - Bệnh này có hai thể:
+ Thể ngoài da: ở những nơi không có lông như chân, mào xuất hiện những mụn mọng nước màu xám, lớn dần có màu vàng và vỡ ra tạo thành nốt loét. Các nốt loét này nhanh chóng tạo thành vảy có màu nâu sẫm rồi bong ra không để lại vết sẹo. Ngoài ra còn có hiện tượng mắt bị nốt đậu, dẫn đến có mủ.
+ Thể bạch hầu: ở vùng miệng, họng mọc các mụn nhỏ màu trắng đục, vỡ ra thành hoại tử, sau đó phủ một lớp màng giả trắng như bã đậu, vết loét lan nhanh, gà đau, không ăn được, suy kiệt rồi chết.
32
https://thuviensach.vn
- Điều trị: phải chú ý tiêm chủng phòng vắcxin đậu lúc gà 7-10 ngày tuổi. Sau 3-4 tháng tiêm lại lần hai. Thể ngoài da có thể gỡ hết vảy rồi bôi cồn iốt 5% hoặc bôi xanhmethylen. Ở thể
bạch hầu bổ sung thêm vitamin A, D3, E và một trong các loại kháng sinh như Neox với liều lượng 80-150 mg/kg thể trọng, sử dụng liên tục trong 3 ngày.
5. Bệnh cầu trùng
Bệnh cầu trùng là một bệnh ký sinh trùng rất phổ biến, lây lan nhanh, chủ yếu lây qua đường hô hấp. Gà có tới 10 loại cầu trùng, có loại ở ruột non, có loại ở ruột già, có loại ở cả ruột non và ruột già. Bệnh này có thể phát ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là từ 8-40 ngày thường bị rất nặng và ở thể
cấp tính.
- Biểu hiện bệnh: cánh sã, đầu nghẹo về một bên, lông xơ xác, mắt nhắm, bỏ ăn, uống nhiều nước. Phân gà ban đầu có màu trắng, vàng, xanh, sau chuyển sang màu nâu có lẫn máu, có con ỉa máu tươi. Gà bị cầu trùng thường hay nhiễm vi khuẩn Ecoli gây bại huyết.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Tiêm kanamyxin cho toàn đàn, liều lượng 1 g cho 20-25 kg thể trọng/ngày, tiêm 3 ngày liên tục. + Khi bị bệnh, gà khát nước, nên trộn 20 lít nước với 10 ống vitamin C 2,5%-5 ml + 10 ống vitamin B1 1,25%-5 ml + 20 ống vitamin K loại
33
https://thuviensach.vn
2 ml cho 300 con gà có thể trọng 1 kg/con uống trong 1 ngày, dùng liên tục liều lượng này trong 4-5 ngày.
6. Giun
Giun đũa (ký sinh trùng chủ yếu ở đường ruột), giun kim (ký sinh trùng chủ yếu ở manh tràng), giun tóc (ký sinh trùng ở ruột non), giun ở mắt, khí quản và ở phổi.
- Cách điều trị:
+ Piperazin 200 mg/kg thể trọng trộn thức ăn, dùng một lần.
+ Levamyxol 7,5% dùng tiêm bắp cho gà con mỗi con 0,2 ml, tương đương 20mg/kg thể trọng. + Thelmisol dùng tiêm bắp 1 ml/kg thể trọng. + Niverm dùng tiêm bắp 1 ml/10 kg thể trọng.
7. Bệnh rận, rệp gà
Rận, rệp sống ký sinh trùng ở lông đầu, cánh, mình gà. Gà bị bệnh nặng rất khó chịu, lông xơ xác, gầy dần. Cần xây dựng hố tắm cát (1/2 tro + 1/2 cát + 1% lưu huỳnh) để cho gà tự do vào tắm. Mùa hè trời nóng có thể dùng bột lưu huỳnh 60 g + nước ấm 4 lít + ít xà phòng trộn nhuyễn như hồ, bôi nhanh khắp cơ thể gà, sau đó thả gà ra phơi nắng, khi đó rệp sẽ bị chết. Khi lót ổ cho gà đẻ cần dùng rơm khô, sạch, ở dưới lót lá cây “mần tưới” hoặc lá xoan non để trị rận, rệp gà.
34
https://thuviensach.vn
Chương III
CHĂN NUÔI GÀ CÔNG NGHIỆP BẢO ĐẢM AN TOÀN SINH HỌC
I. CHUỒNG TRẠI, DỤNG CỤ VÀ CHUẨN BỊ CÁC ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI GÀ CÔNG NGHIỆP
1. Xây dựng chuồng trại
Trong điều kiện ở nước ta hiện nay, chuồng trại thông thoáng tự nhiên là thích hợp - tường chuồng thay bằng khung lưới sắt, phía ngoài khung lưới che bạt làm bằng vải hoặc nylon để
đóng, mở dễ dàng. Đóng khi úm gà con, khi trời mưa rét; mở khi trời nắng nóng,...
- Nguyên liệu làm chuồng từ các nguyên liệu có sẵn ở địa phương, hoặc mua nơi khác như tre, nứa, gỗ, gạch, xi măng, mái ngói hoặc mái cọ,...
- Quy cách chuồng tùy theo diện tích của trang trại hoặc của hộ gia đình; đối với các trang trại lớn, chuồng gà có khẩu độ rộng với chiều dài trên dưới 80 m, chiều ngang 7-12 m, chiều cao
35
https://thuviensach.vn
trên dưới 5 m (từ nền chuồng đến nóc chuồng). Đối với các hộ chăn nuôi nhỏ có thể làm chuồng với khẩu độ nhỏ với chiều dài 20-30 m, chiều rộng 4-5 m.
Các chuồng gà lớn có thể ngăn ra một số ô nhỏ hơn với diện tích trên dưới 30-50 m2 để dễ chăm sóc, quản lý đàn gà, cửa mỗi ô chuồng nên bố trí hố sát trùng.
Chuồng trại nên xây dựng xa khu dân cư, nền cao (40-50 cm so với mặt bằng); hướng chuồng gà về phía có nhiều gió và ánh nắng. Quanh chuồng và quanh trang trại có hệ thống cống, rãnh để
tiêu nước nhanh. Giữa các chuồng cách nhau tối thiểu 15 m.
- Mỗi chuồng (giữa đầu chuồng) có một gian kho để thức ăn, dụng cụ chăn nuôi, có chỗ cho công nhân ghi chép số liệu và nghỉ ngơi - còn gọi là kho tạm.
- Chuồng lều: lều nuôi gà nhỏ và đơn giản hơn chuồng lớn, áp dụng cho nuôi ở vùng đồi, trung du, diện tích khoảng 20-30 m2/1 lều. Lều chủ yếu để tránh mưa bão và ngủ đêm cho gà. Kiểu chuồng lều có giá thành rẻ, tận dụng được nhiên liệu địa phương, phù hợp điều kiện chăn nuôi gia đình với vốn đầu tư ít. Để bảo đảm vệ sinh môi trường và dễ dàng phòng bệnh cho gà, chuồng nên xây bằng xi măng, hoặc lát gạch, tốt nhất là xây chuồng có nền cao hoặc sàn lưới.
36
https://thuviensach.vn
2. Dụng cụ dùng để chăn nuôi gà
2.1. Dụng cụ đựng thức ăn
- Đối với phương thức nuôi thủ công: dụng cụ cho ăn theo tuổi gà.
+ Dụng cụ cho gà con dưới 3 tuần tuổi ăn là khay ăn được làm bằng tôn chống rỉ, hoặc bằng nhựa. Nếu khay bằng tôn, kích cỡ khay lớn hơn 60 x 50 cm, còn nếu khay bằng nhựa có kích cỡ
40 x 30 cm, có gờ cao 3-4 cm. Khay nhôm nuôi được nhiều gà con hơn khay nhựa.
+ Máng ăn cho gà trên 3 tuần tuổi, thông dụng nhất là máng tròn. Máng được làm bằng tôn hoặc bằng nhựa tốt. Đường kính thân máng trên dưới 35 cm, chiều cao dưới 45 cm, đường kính phần đáy máng (miệng máng), khoảng trên dưới 85 cm. Nếu chăn nuôi với quy mô nhỏ, chuồng hẹp dùng máng có dung tích nhỏ hơn: đường kính thân máng trên dưới 20 cm, chiều cao 30 cm, đường kính phần đáy (miệng máng) máng trên dưới 30 cm.
Ngoài thiết kế máng tròn, người ta có thể sử dụng máng dài làm bằng tôn hoặc gỗ, kích thước cỡ tùy ý sao cho đựng đủ thức ăn cho gà ăn trong ngày.
- Đối với phương thức nuôi công nghiệp: sử dụng máng cho ăn tự động.
+ Loại máng này có băng tải thức ăn bằng xích hoặc bằng lò xo, máng này đi qua silô chứa
37
https://thuviensach.vn
thức ăn ở một đầu chuồng, tải thức ăn đi theo một chiều khép kín trong chuồng. Băng tải có thể nâng lên hạ xuống theo tuổi của gà, gà nhỏ hạ xuống sát nền, gà lớn cần nâng cao bằng lưng của gà làm sao để gà ăn thuận lợi nhất và ăn được nhiều nhất.
+ Hệ thống máng ăn tự động hình ống: thức ăn từ đây được xả vào máng tròn, làm sao trong máng luôn có thức ăn với lượng vừa phải. Hệ thống máng này chủ yếu dùng cho gà con dưới 5 tuần tuổi, có thể hạ xuống, nâng lên theo tuổi gà.
2.2. Dụng cụ đựng nước uống (máng uống)
Máng uống cho gà rất đa dạng, phù hợp với hình thức chăn nuôi và khả năng đầu tư của chủ chăn nuôi.
- Hình thức nuôi thủ công: sử dụng máng uống thủ công hay bán công nghiệp.
+ Máng uống tròn (galon) làm bằng gang hoặc nhựa, loại to có dung tích 4 lít, loại nhỏ có dung tích 1 lít. Máng tròn này dùng cho gà dưới 3 tuần tuổi. Tuy nhiên, nhược điểm của loại máng này là gà đi lại va chạm vào máng làm nước trào ra nền chuồng gây ẩm thấp.
+ Máng uống dài, làm bằng tôn với kích cỡ: dài 0,6-1,2 m, đáy rộng 10 cm, miệng rộng 15 cm, chiều cao 10-15 cm, trên miệng có máng chụp chỉ
38
https://thuviensach.vn
vừa đủ cho gà thò cổ vào uống. Máng được đặt trên bệ cao 15-20 cm. Bệ đựng máng uống có đường dẫn nước thải ra ngoài chuồng. Chăn nuôi gà trong gia đình có thể làm máng bằng bương tre hoặc ống nhựa.
- Hình thức nuôi công nghiệp: sử dụng máng uống tự động.
+ Máng tròn được sử dụng cho chăn nuôi gà trên sàn là chủ yếu.
+ Máng uống dạng đĩa: nước dẫn trong đường ống, khi gà mổ vào đĩa (gắn với đường ống nước) làm van mở ra, nước chảy ra nhỏ giọt đủ cho gà uống. Máng này dùng cho gà còn nhỏ.
+ Máng uống núm: khi gà ghé mỏ vào uống là ấn van vào nước nhỏ ra vừa đủ, khi thôi uống thì van đẩy ra đóng lại.
Muốn lắp đặt hệ thống máng tự động, phải có nguồn nước cấp với áp lực cao. Tốt nhất để tránh bị động, mỗi đầu chuồng có bể chứa khoảng 1 m3, đặt cao hơn nóc chuồng gà để cấp nước cho hệ
thống máng uống tự động.
2.3. Các dụng cụ khác
- Dụng cụ làm vệ sinh hàng ngày: xẻng, cuốc, dao, liềm cắt cỏ,...
- Ô đẻ (dùng cho chuyên nuôi gà đẻ).
- Cân để cân thức ăn, cân gà bán, cân thuốc (nếu có).
39
https://thuviensach.vn
- Bình đong (chia độ) để pha thuốc cho gà. - Đồ bảo hộ lao động: quần áo, mũ, ủng, kính,... - Sổ sách, bút mực để ghi chép số liệu theo dõi hàng ngày.
3. Chuẩn bị chuồng và các điều kiện trước khi nuôi gà
3.1. Vệ sinh chuồng trại
- Chuồng nuôi gà mới phải được cạo quét sạch phân (của đàn trước), mạng nhện, bụi bẩn ở dưới nền, trần nhà, bạt che. Sau đó dùng vòi phun nước với áp lực mạnh để rửa sạch nền chuồng, trần, lưới quanh chuồng.
- Để sau 1 ngày, chuồng khô ráo, cho chất độn dăm bào, trấu khô... và trải đều trên nền chuồng với độ dày 15-20 cm (tùy theo thời gian nuôi gà).
- Đóng kín bạt, phun thuốc sát trùng formol 2% lên trần, tường, lưới, bạt... sau đó phun thuốc sát trùng bằng formol 2%, dung dịch sunphat đồng 0,5% lên chất độn chuồng để diệt vi khuẩn, diệt nấm mốc.
- Cửa chuồng gà có hố đựng thuốc sát trùng loại fiprotan 0,2% hoặc crezine 3%.
- Quét vôi tường, vỉa hè, cửa chuồng (pha nồng độ 2%).
Sau khi vệ sinh xong, đóng cửa chuồng và niêm phong không cho ai qua lại để bảo đảm vệ sinh.
40
https://thuviensach.vn
3.2. Tẩy uế, sát trùng các dụng cụ chăn nuôi
- Máng ăn, máng uống nuôi đàn gà trước phải rửa sạch, ngâm trong bể chứa dung dịch chất sát trùng formol 1% trong 15 phút, lấy ra phơi khô, cất vào kho.
- Quây gà được quét sạch, rửa bằng nước sạch, để khô, sau cùng phun dung dịch formol 0,2% để khô rồi cất vào kho.
- Chụp sưởi được quét sạch bụi bẩn, lau bằng giẻ ẩm. Dùng giẻ thấm dung dịch formol 2% lau khô để cho vào kho.
- Vòi phun nước có áp suất cao, để khô, phun tiêu độc bằng dung dịch formol 2%, để khô và cất vào kho.
- Các phương tiện vận chuyển thức ăn, vận chuyển gà cũng được rửa sạch, tẩy uế bằng thuốc sát trùng nêu trên.
- Trang bị bảo hộ cho công nhân như quần áo, giày dép, ủng, mũ, găng tay phải được giặt sạch sẽ, phơi khô, xông thuốc sát trùng, gói lại và đưa vào kho cất.
- Kho đựng các dụng cụ chăn nuôi phải được rửa sạch và phun thuốc sát trùng trước khi đưa các dụng cụ vào tiến hành chăn nuôi.
Việc vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi được áp dụng cho các loại gà: gà con 1 ngày tuổi, gà giò, gà đẻ.
41
https://thuviensach.vn
3.3. Vệ sinh thú y khu vực trại gà và những quy định khác
- Đối với khu vực quanh trại gà: phải có vành đai trắng và vành đai an toàn dịch. Vàng đai trắng có bán kính trên dưới 500 m đối với gà bố mẹ, trên dưới 200 m đối với gà thương phẩm. Ở
vành đai an toàn dịch có bán kính 3-5 km kể từ vành đai trắng trở ra được phép nuôi gia cầm khác nhưng phải tiêm phòng hoặc dùng vắcxin phòng các bệnh truyền nhiễm như Newcastle, Gumboro, CRD, IB,... Đây là khu vực vành đai áp dụng cho các xí nghiệp chăn nuôi lớn, còn chăn nuôi gia đình cần vệ sinh phòng bệnh nghiêm ngặt xung quanh chuồng nuôi gà.
- Cổng trại gà phải có người thường trực, có hố đựng dung dịch sát trùng; trường hợp không có hố sát trùng thì dùng bình phun thuốc formol 2%, phun toàn diện lên phương tiện vận chuyển.
Ngay ở cổng trại có nhà để quần áo, phòng tắm nước sát trùng, tắm nước sạch cho người trước khi vào chuồng nuôi gà.
- Cửa kho chứa dụng cụ chăn nuôi, đặc biệt kho thức ăn chính phải có hố đựng thuốc sát trùng (thuốc crezin 3%).
- Định kỳ diệt những loại gặm nhấm, côn trùng, chim thú hoang dã truyền bệnh như chuột, chim, quạ, đặc biệt là phải diệt trừ chuột tận gốc.
42
https://thuviensach.vn
- Mỗi trại, mỗi khu vực chăn nuôi (trong 1 trại có nhiều khu vực chăn nuôi các loại gà ở các lứa tuổi khác nhau) phải bố trí hố tự hoại sâu tối thiểu trên dưới 5 m, trên có nắp đậy kín để bỏ gà chết, gà mổ khám bệnh, thiêu đốt hoặc phun, đổ
các dung dịch sát trùng vào hố. Hố đặt cuối hướng gió, sát bờ rào của trại.
- Để tránh chuột không tiếp xúc với thức ăn, ở các kho phải xây hoặc có giá đỡ thức ăn cao trên dưới 50 cm, quanh tường kho, nóc kho phải làm khung lưới chắn, mắt lưới chắn đan dày.
II. KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG GÀ BỐ MẸ SINH SẢN HƯỚNG THỊT
1. Chuẩn bị các điều kiện để nuôi gà con, gà giò, gà đẻ
1.1. Chuẩn bị các điều kiện
Chuẩn bị các điều kiện như chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, vệ sinh thú y,... để nuôi gà ở các giai đoạn khác nhau như đã trình bày ở mục I.
1.2. Định mức thiết bị, mật độ nuôi gà
Định mức thiết bị, mật độ nuôi gà sinh sản qua các giai đoạn (gà con, gà giò, gà đẻ) theo các bảng dưới đây.
43
https://thuviensach.vn
Định mức thiết bị, diện tích nuôi 1.000 gà bố mẹ (sinh sản) ở các giai đoạn (theo tuần tuổi)
Hạng mục Gà con 0-5 tuần
tuổi
Gà giò 6-12
tuần tuổi
Gà đẻ sau 20 tuần tuổi
Ghi chú
Diện tích nền chuồng (m2)
Chụp sưởi
(chụp)
Khay ăn gà con (cái)
Máng ăn tròn (cái)
Máng ăn dài (m)
Máng uống tròn (cái)
Máng uống tròn tự động (cái)
Máng uống tự động
(núm) (cái)
Lớp độn
chuồng (cm) Ô đẻ (con/1 ô đẻ)
44
100 150-160 250-330
2 - -
10 - - Cỡ 50x60 cm
19-20 70-80 50-55
50-60 152-155 140-142
10 - -
10 10 12
100 - - Gà đẻ có thể dày
hơn
15-20 15-20 15-20
- - 4-5
https://thuviensach.vn
- Chăn nuôi tự động hóa dùng máng dài, có băng tải bằng xích hoặc lò xo, máng ăn tròn tự động hình “Pan”. Máng uống dạng núm (Pipples) hoặc dạng phễu, dạng đĩa.
- Chăn nuôi thủ công dùng máng tròn, máng dài phải có người cho thức ăn, nước uống,...
1.3. Nhiệt độ và độ ẩm trong chuồng nuôi gà
- Gà con dưới 4 tuần tuổi, đặc biệt dưới 3 tuần tuổi phải sưởi để cung cấp nhiệt, nhiệt độ trong chuồng duy trì ở mức trên dưới 300C.
- Gà con sau 4 tuần tuổi, vào mùa hè thì không cần sưởi, vào mùa đông vẫn cần phải sưởi nhưng với công suất điện thấp hơn, luôn giữ chuồng ở nhiệt độ 20-280C.
- Thường xuyên đo nhiệt độ trong chuồng. - Điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng theo tốc độ mọc lông.
- Độ ẩm duy trì ở mức 65-70%, muốn vậy chất độn trong chuồng phải luôn khô ráo.
Chế độ nhiệt ở chuồng nuôi gà
Ngày tuổi
Bằng chụp sưởi (nhiệt độ)
Sưởi bằng khí nóng
Quanh
chụp sưởi (0C)
Trong
chuồng (0C)
cho chuồng gà kín (0C*)
0-3 37-38 28-29 31-3345
https://thuviensach.vn
4-7 34-35 27-28 31-32 8-14 31-32 26-27 30-31 15-21** 28-29 26-27 29-30 22-28 20-24 18-20 29-30
* Nuôi trong chuồng kín thường sưởi tự động bằng xả khí nóng vào chuồng, có hệ thống điều khiển nhiệt độ trong chuồng theo ý muốn. Cũng có trường hợp chuồng kín nhưng sưởi vẫn thủ công (dùng chụp sưởi).
** Gà con 2 tuần tuổi vào mùa hè, 3 tuần tuổi vào mùa đông thì bỏ quây, nhưng vẫn giữ chụp sưởi.
1.4. Chương trình chiếu sáng
Chương trình chiếu sáng cho gà được thể hiện qua bảng sau:
Ngày tuổiSố giờ
chiếu sángW/m2 nềnCường độ
(lux)
1-2 22-23 3 30
3-4 20 3 30 5-6 18 3 30 7-8 16 3 30
9-10 14 3 30 11-12 12 3 30 13-14 10 3 30
15-133 8 3 30 134-140 9 3 30
46
https://thuviensach.vn
Gà đẻ tính theo tuần tuổi
21 10 3 30 22 12 3 30 23 14 3 30
24-26 14,5 3 30 27-29 15 3 30 30-32 15,5 3 30 Sau 32 16 3 30
Để đạt được tỷ lệ đẻ 5% vào lúc gà 25 tuần tuổi trong điều kiện nuôi ở chuồng thông thoáng tự nhiên, ta phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ chiếu sáng qua các giai đoạn gà con, gà giò, gà đẻ. Ở Việt Nam, thời gian và cường độ chiếu sáng không ổn định giữa các mùa, việc điều chỉnh chế độ chiếu sáng theo tiêu chuẩn là rất khó khăn. Tuy vậy, điều này có thể khắc phục được bằng cách che bớt ánh nắng chiếu vào chuồng gà.
Khi gà lên đẻ (sau 20 tuần tuổi), phải tăng dần thời gian chiếu sáng hàng tuần, cứ mỗi tuần tăng 30 phút. Để đạt được độ chiếu sáng cao nhất lúc gà đẻ rộ là 15-16 giờ/ngày. Cường độ chiếu sáng (độ mạnh của ánh sáng) 3 W/m2 nền chuồng hay 30 lux.
Muốn bảo đảm thời gian chiếu sáng, ngoài tận dụng triệt để thời gian chiếu sáng tự nhiên cần chú
47
https://thuviensach.vn
ý bổ sung ánh đèn điện công suất thấp 40 W/bóng và có thể có ánh sáng đỏ (sử dụng bóng tròn).
2. Những điều kiện cần thực hiện khi nuôi gà giò (gà hậu bị đẻ)
Khi chọn gà con để gây đàn gà đẻ và bắt đầu cho ăn hạn chế (sau 2 tuần tuổi đối với gà trống và sau 3 tuần tuổi đối với gà mái), phải chọn đồng đều, hoặc phân loại đồng đều theo đàn. Các biện pháp nuôi dưỡng để tăng độ đồng đều của đàn gà gây đẻ như sau:
+ Tăng số lượng máng ăn, bảo đảm mọi con có chỗ đứng ăn cùng một lúc.
+ Hạn chế số lượng thức ăn hoặc chất lượng thức ăn từ 2-3 tuần tuổi.
+ Rải thức ăn nhanh vào các máng ăn, tránh gà đổ xô về một máng, thời gian rải thức ăn là 4 phút. + Định kỳ 10 tuần và 20 tuần tuổi phân loại gà theo độ đồng đều để nuôi riêng làm sao đạt mức độ đồng đều 80%. Độ đồng đều cao, sẽ giúp gà đẻ với tỷ lệ cao và tập trung. Đối với gà nhỏ, phải tăng khẩu phần ăn, gà lớn vượt tiêu chuẩn cần có chế độ ăn theo định lượng.
+ Cắt mỏ gà mái lúc 1 hoặc 10 ngày tuổi, như vậy gà đỡ cắn nhau gây chết. Cắt mỏ bằng dao máy hoặc dao thường sắc được nung đỏ.
+ Chỉ dùng vắcxin khi đàn gà khỏe mạnh, sau khi dùng vắcxin đàn gà phải được uống nước pha vitamin C hoặc vitamin nhóm B (B1, B6, B12).
48
https://thuviensach.vn
+ Không cho uống nước tự do, mà theo tỷ lệ với thức ăn: 2 nước/1 thức ăn. Tuy nhiên, vào mùa nóng phải cho uống tăng nước để gà chống nóng.
+ Giảm mật độ gà nuôi/m2 nền chuồng ở giai đoạn gà giò, gà mái mật độ nuôi 5-6 con/m2 nền chuồng, gà trống 1-2 con/m2 nền chuồng.
+ Thực hiện chiếu sáng đúng quy định, tránh gà phát dục sớm, làm giảm sức đẻ và khối lượng trứng sau này.
3. Những điều cần thực hiện khi nuôi gà đẻ (sau 20 tuần tuổi)
- Chuẩn bị chuồng, ổ đẻ, hệ thống chiếu sáng, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn, nước uống đủ theo quy mô đàn gà đẻ định nuôi.
- Chuyển đàn gà đã được kiểm tra đạt khối lượng cơ thể, ngoại hình,... sang chuồng gà đẻ lúc 20 tuần tuổi (có thể chuyển lên chuồng gà đẻ lúc 19 tuần tuổi).
- Khi gà trống, gà mái đạt 24 tuần tuổi mới ghép trống mái.
- Khi chuyển lên chuồng gà đẻ phải cho ăn tự do 2-3 ngày, sau đó trở về mức ăn tiêu chuẩn. - Không để gà đẻ đạt 5% trước 24 và sau 26 tuần tuổi.
- Bảo đảm chế độ chiếu sáng theo quy định để kích thích gà đẻ.
49
https://thuviensach.vn
- Bảo đảm đủ ổ đẻ.
- Thay đệm lót trong ổ đẻ 1 lần/tuần.
- Chất độn chuồng khô, sạch sẽ.
- Điều chỉnh thức ăn theo tỷ lệ đẻ trứng và theo tuổi đẻ, sau giai đoạn đẻ cao (sau 45 tuần tuổi) cho gà mái ăn lượng thức ăn giảm theo năng suất đẻ giảm.
- Thu nhặt trứng thường xuyên trong ngày. Trứng cần được sát trùng trước khi đưa vào kho bảo quản.
4. Những điều kiện cần thực hiện khi nuôi gà trống đạp mái
- Nuôi tách riêng mái ngay từ mới nở đến 24 tuần tuổi.
- Gà trống phải cùng tuổi với gà mái.
- Cho ăn hạn chế sau 2 tuần tuổi. Hàng tuần cân khối lượng cơ thể để điều chỉnh thức ăn, làm sao cho gà luôn luôn đạt khối lượng chuẩn.
- Ngoài 6 tuần tuổi cho ăn thêm thức ăn hạt được rải ra nền trên lớp độn chuồng. Số hạt rơi xuống lẫn với chất độn chuồng làm cho gà đãi, bới giúp khỏe chân, đạp mái tốt.
- Gà trống có mào dựng đỏ từ 16 tuần tuổi trở đi mới là gà khỏe, thành thục tốt.
- Lúc gà 14-15 tuần tuổi cần cân và chọn lọc gà trống đạt tiêu chuẩn giống, loại những con có khuyết tật, không bảo đảm yêu cầu.
50
https://thuviensach.vn
- Cắt móng chân thứ 3 sát sườn lúc gà 8-10 tuần tuổi, có thể cắt mỏ lúc gà được 7 ngày tuổi, để gà không gây thương tích lúc đánh nhau và đạp mái.
- Khi được 30 tuần tuổi cần chọn lọc các con không có khả năng đạp mái, thay bằng gà trống khỏe dự trữ.
- Khi gà trống đạp mái, sản xuất tinh thì định kỳ 3 ngày cho uống vitamin A, D, E, ăn thêm 5 g thóc mầm/gà/ngày.
5. Yêu cầu thức ăn và dinh dưỡng cho gà sinh sản hướng thịt qua các giai đoạn tuổi
- Thức ăn cho gà con và gà giò được thể hiện qua bảng dưới đây:
Thành phần dinh dưỡng/kg thức ăn
Gà con: 0-6 tuần tuổi
Gà giò: 7-19 tuần tuổi
Năng lượng trao đổi (Kcal/kg)
2.800-2.900 2.700-2.850
Protein (%) 18-20 15-16 Mỡ thô (%) 3 3 Xơ thô (%) 3-5 3-5 Canxi (%) 0,9-1 0,9-1 Phốtpho tiêu hóa (%) 0,45-0,5 0,4-0,5 Muối ăn (%) 0,45-0,5 0,45-0,5 Lyzin (%) 0,95-1 0,75-0,85
51
https://thuviensach.vn
Thành phần dinh dưỡng/kg thức ăn
Gà con: 0-6 tuần tuổi
Gà giò: 7-19 tuần tuổi
Metionin (%) 0,35-0,37 0,3-0,36 Metionin + Xystin (%) 0,69-0,74 0,6-0,63 Trytophan (%) 0,18-0,19 0,16-0,17 Vitamin/1 kg thức ăn
Vitamin A (IU) 11.000-13.000 11.000 Vitamin D3 (IU) 3000-3300 3000-3300 Vitamin E (IU) 22-30 20-22 Vitamin K3 (mg) 2-2,2 2-2,5 Thiamin (mg) 2-5 3-5 Khoáng vi lượng, mg/kg thức ăn
Mănggan 60-66 60-66 Kẽm 44-50 44-50 Sắt 44-50 44-50 Iốt 1-1,1 1-1,1 Đồng 5 5
Selen 0,18-20 0,1-0,4
- Thức ăn cho gà sinh sản thời kỳ đẻ trứng giống: + Giai đoạn đẻ khởi động: Ở giai đoạn này khi cho ăn cần tách riêng gà trống và gà mái; cho ăn tăng dần số lượng thức ăn; nâng cao chất lượng thức ăn.
+ Giai đoạn đẻ pha I (23-44 tuần tuổi). Trong giai đoạn này, số lượng thức ăn tăng dần từ 145
52
https://thuviensach.vn
đến 165 g/gà/ngày. Trong khẩu phần thức ăn tăng hàm lượng năng lượng, protein, chất khoáng. + Giai đoạn đẻ pha II (44 tuần tuổi đến lúc kết thúc đẻ).
Ở giai đoạn này cần giảm khối lượng cho ăn hàng ngày. Trong khẩu phần ăn giảm năng lượng và protein để tránh cho gà béo phì. Lưu ý, để gà đẻ không bị ngắt quãng, cần tránh thay đổi chế độ
ăn quá đột ngột.
Yêu cầu thức ăn và khối lượng của gà mái, gà trống ở thời kỳ đẻ trứng (g):
Tuần
Gà mái Gà trống
tuổi Khối lượng
Lượng thức ăn/ngày
Khối lượng
Lượng thức ăn/ngày
21 2.164 110 3.052 110 22 2.205 120 3.125 115 23 2.275 125 3.305 120 24 2.520 135 3.495 125 25 2.560 145 3.689 129 26 2.810 155 3.836 134 27 2.931 160 3.954 136 28 3.030 160 4.061 129 29 3.115 160 4.161 125 30 3.195 160 4.220 125 31 3.205 160 4.223 125
53
https://thuviensach.vn
Tuần
Gà mái Gà trống
tuổi Khối lượng
Lượng thức ăn/ngày
Khối lượng
Lượng thức ăn/ngày
32 3.245 160 4.246 125 33 3.258 160 4.258 125 34 3.269 160 4.271 125 35 3.275 159 4.284 125 36 3.280 159 4.297 125 46 3.290 154 4.424 125 56 3.350 145 4.552 125 66 3.451 140 4.680 125
6. Lịch dùng thuốc phòng cho đàn gà bố mẹ (sinh sản) hướng thịt
Ngày
tuổiVắcxin, thuốc phòng Cách dùng
Trạm ấp Tiêm vắcxin Marek Tiêm cơ cho gà 1 ngày tuổi
1-4 Vitamin hòa tan trong nước phòng hô hấp
farmasin, phòng đường
ruột furazolidon...
Hòa tan nước uống, pha 1 g/lít nước, 150-200 g/tấn thức ăn
5 Vắcxin Gumboro lần 1 Theo chỉ dẫn của ngành thú y
54
https://thuviensach.vn
Ngày
tuổi Vắcxin, thuốc phòng Cách dùng
6 Phòng CRD-Tylosin, Suanovil
Pha với nước uống
7
Chủng đậu lần 1 Chủng màng cánh
Dùng IB + ND lần 1 Nhỏ mắt, mũi
7-9 Thuốc cầu trùng 1 trong 2 loại:
- Coccistop 2000
- Furazolidon
- 0,5-1 g/lít nước uống
- 200 g/1 tấn thức ăn
15 Vắcxin Gumboro lần 2 Theo chỉ dẫn của ngành thú y
22 Vắcxin Lasota +
Gumboro lần 3
29 Phòng hô hấp CRD bằng tylosin
Theo chỉ dẫn của ngành thú y Pha với nước uống
35 Tẩy giun sán Trộn với thức ăn Phòng IB + ND lần 2 Nhỏ mắt, mũi
42 Chọn giống
Kiểm tra bạch lỵ, CRD
44-50 Thức ăn đề kháng: - Synavia, vitamin
nhóm B
- Tetracyline
- Furazolidon
Cân mẫu
- 1 g/1 lít nước uống
- 200 g/1 tấn thức ăn
- 250 g/1 tấn thức ăn
55
https://thuviensach.vn
Ngày
tuổiVắcxin, thuốc phòng Cách dùng
51 Vắcxin Newcastle hệ I lần 1
Tiêm dưới da
78 Phòng CRD bằng tylosin Pha 1 g/1 lít nước uống
80 Kiểm tra HI
III. KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG GÀ ĐẺ
HƯỚNG CHUYÊN TRỨNG
Để chuẩn bị nuôi dưỡng gà đẻ hướng chuyên trứng thì việc chuẩn bị các điều kiện chăn nuôi giống như nuôi gà sinh sản lấy thịt.
1. Nhiệt độ môi trường nuôi gà
Tuần tuổi
Nhiệt độ dưới chụp sưởi
Nhiệt độ ngoài quây, trong chuồng
1 Từ 35 xuống 33 34-29 2 33-31 31-29 3 31-28 29-26 4 28-25 26-23 5 25-22 23-20
Chế độ nhiệt này chỉ áp dụng vào mùa lạnh; còn mùa nóng sau 3-4 tuần tuổi, chế độ nhiệt này phụ thuộc vào nhiệt độ ngoài trời. Cần theo dõi
56
https://thuviensach.vn
nhiệt độ ngoài trời để có sự điều chỉnh phù hợp, tránh lãng phí và gây hại cho gà. Gà giống để lấy trứng có khả năng chịu nóng và lạnh rất tốt. Tuy vậy, vẫn cần phải duy trì nhiệt độ trên dưới 250C vào thời kỳ gà đẻ trứng.
2. Mật độ nuôi gà
Tuần tuổi
Nuôi trên nền chuồng thông thoáng (con/m2)
Nuôi trong lồng, sàn (con/m2)
Nuôi trên nền nhà kín (con/m2)
0-8 11-20 10-25 15-30 9-18 8-9 9-10 9-10 Sau 18 3,5-4 5-6 5-6
3. Mật độ máng uống
Tuần tuổi Máng uống thủ công (tròn, dài)
0-3 100 gà/máng galon 4 lít
Máng uống tự động (Pal)
100 gà/máng gà con
4-8 1,5 cm/1 gà 100 gà/máng gà lớn
9-18 2,0 cm/1 gà
Sau 18 tuần tuổi 2,5-2,8 cm/ 1gà
Không đặt máng uống dưới chụp sưởi và cạnh máng ăn, nhưng không để quá xa chụp sưởi và
57
https://thuviensach.vn
đèn sáng vì nếu để xa gà con sẽ khó phát hiện ra máng để uống nước. Đối với máng thủ công cần vệ sinh hàng ngày. Vào mùa hè, cần phải tăng cường thêm máng uống, mỗi con tăng 0,3 cm máng.
4. Mật độ máng ăn
Gà dưới 3 tuần tuổi phải dùng khay ăn, khay ăn cần được vệ sinh hàng ngày. Không đặt khay ăn dưới chụp sưởi vì nhiệt độ cao sẽ làm hỏng vitamin và các khoáng chất trong thức ăn.
Tuần tuổiMáng ăn thủ công (tròn, dài)
Máng ăn tự động
0-3 100 gà/khay ăn 100 gà/khay
4-7 15-18 cm/1 gà hay 30-35 con/máng
tròn lớn
15-18 cm/1 gà hay 50 con/máng tròn (hình chảo)
9-19 - - 20 kết thúc đẻ - -
5. Chế độ chiếu sáng
Cần sử dụng triệt để ánh sáng tự nhiên, nếu thiếu phải chiếu sáng bổ sung bằng đèn điện công suất không quá 60 W/bóng. Ở giai đoạn gà giò cần phải che ánh nắng mặt trời rọi thẳng vào chuồng.
58
https://thuviensach.vn
Lưu ý: tuần đầu mắt gà còn kém, phải dùng đèn sáng với cường độ cao để giúp gà con tìm thức ăn, nước uống. Sau 19 tuần, gà chuyển lên đẻ cũng cần tăng thời gian và cường độ chiếu sáng để kích thích gà nhanh đẻ.
6. Độ ẩm tương đối trong chuồng gà
Để theo dõi nhiệt độ và độ ẩm, mỗi chuồng cần đặt nhiệt kế và ẩm kế ở giữa chuồng để theo dõi. Các thiết bị trên đặt cách nền chuồng 40-50 cm. Tiêu chuẩn độ ẩm không khí được quy định như sau:
Tuần tuổi Độ ẩm (%)
1-3 65-75
4-18 60-75
Sau 18 60-75
7. Chế độ không khí
Chuồng nuôi phải thông thoáng, nếu là chuồng kín thì phải có thiết bị thông khí. Độ thông khí được tính theo tốc độ chuyển động không khí trong chuồng đạt 0,25-0,3 m/giây. Vào mùa hè, tốc độ này tăng lên 1,2 m/giây. Để tăng độ không khí trong chuồng, có thể dùng quạt để quạt. Ở chuồng kín cần dùng quạt hút, đẩy với công suất lớn đặt ở hai đầu chuồng gà.
59
https://thuviensach.vn
8. Yêu cầu thức ăn, dinh dưỡng của gà giống để lấy trứng
Bảng tiêu chuẩn dinh dưỡng trong thức ăn cho gà đẻ hướng chuyên trứng
Chất dinh dưỡng/kg thức ăn
Gà con 0-6
tuần tuổi
Gà giò
7-18 tuần tuổi
Gà đẻ
19-72 tuần tuổi
Năng lượng trao đổi
(Kcal/kg)
2.800-2.900 2.800 2.800-2.850
Protein (%) 19-20 15-16 17-18
Xơ thô (không quá)
Mỡ thô (không quá)
5 5 5 3 2,5 3
Metionin (%) 0,4 0,34 0,35
Metionin + Xystin (%)
0,8 0,6 0,65
Lyzin (%) 1 0,7 0,75 Tryptophan (%) 0,18 0,16 0,16 Canxi (%) 1 1 3,5-4
Photpho hấp thụ (%)
Muối (% không quá)
60
0,45 0,45 0,45 0,4 0,4 0,4
https://thuviensach.vn
Chất dinh dưỡng/kg thức ăn
Gà con 0-6
tuần tuổi
Gà giò
7-18 tuần tuổi
Gà đẻ
19-72 tuần tuổi
Chất khoáng vi lượng, mg/kg thức ăn Selen 0,1 0,1 0,1 Sắt 20 20 20 Mănggan 70 70 70 Đồng 10 10 10 Kẽm 70 70 70 Iốt 1 1 1 Coban 3 3 3 Các vitamin/kg thức ăn
Vitamin A (IU) 12.000 12.000 12.000
Vitamin D3 (IU)
2.000 2.000 2.000
Vitamin E (IU) 10 10 10 Vitamin K (mg) 3 2 3 Vitamin C (mg) 10 10 10
Vitamin B12 (mg)
30 30 30
Axit folic (mg) 0,5 0,5 1,0
Thuốc sát trùng đường ruột
- - -
Chất tạo màu - - - 61
https://thuviensach.vn
Chất dinh dưỡng/kg thức ăn
Gà con 0-6
tuần tuổi
Gà giò
7-18 tuần tuổi
Gà đẻ
19-72 tuần tuổi
Chất chống ôxy hóa
Chất kích thích tăng trọng, đẻ trứng
- - - - - -
9. Lịch dùng thuốc phòng dành cho đàn gà đẻ hướng chuyên trứng
Ngày tuổi Vắcxin và thuốc Cách dùng 1 Vắcxin Marek Tiêm cơ
1-4 Thuốc bổ dưỡng vitamin các loại
Pha với nước uống, trộn vào thức ăn
5 Vắcxin Gumboro lần 1 Nhỏ mắt, mũi
6 Phòng CRD: Tylosin, Farmcin,...
Pha nước uống
7
Vắcxin Lasota lần 1 Nhỏ mắt, mũi
Vắcxin đậu gà Chủng màng cánh
IB + ND lần 1 Theo hướng dẫn
15 Vắcxin Gumboro lần 2 - 22 Vắcxin Gumboro lần 3 -
62
https://thuviensach.vn
Ngày tuổi Vắcxin và thuốc Cách dùng
29 Phòng CRD: Tylosin, Farmcin
Pha nước uống
35 IB + ND lần 2 Theo hướng dẫn
42 Phòng CRD: Tylosin, Farmcin
Pha nước uống
45 Vắcxin Lasota lần 2 Nhỏ mắt mũi 63 Theo quy trình
Chọn giống lên đàn gà
hậu bị đẻ
Vắcxin Newcastle hệ I Tiêm cơ
64-67
- Thuốc tăng sức đề kháng (vitamin các loại)
- Kháng sinh phòng đường ruột
Uống hoặc trộn vào thức ăn
78 Phòng CRD: Tylosin, Farmcin
80 Kiểm tra HI (kháng thể Newcastle)
Pha nước uống
Lấy máu kiểm tra
112
Vắcxin đậu gà lần 2 Chủng màng cánh
Phòng CRD: Tylosin hoặc Erythromycin
Tẩy giun sán: thuốc piperazin,...
Pha nước uống Trộn thức ăn
115 Vắcxin Gumboro dầu Trộn thức ăn63
https://thuviensach.vn
Ngày tuổi Vắcxin và thuốc Cách dùng
133-140
Chọn lên đàn gà đẻ Theo quy trình
Vắcxin Newcastle hệ lần 2
Tiêm cơ
Kiểm tra bạch lỵ, CRD Lấy máu kiểm tra
145-150 Thuốc và thức ăn tăng sức đề kháng
223 Phòng CRD bằng Tylosin hoặc
Erythromycin
Pha nước uống hoặc trộn vào thức ăn
Trộn vào thức ăn
267-274
Kiểm tra bạch lỵ, CRD 100% đàn gà
Thức ăn, thuốc tăng sức đề kháng
296 Kiểm tra HI Newcastle
IV. KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG GÀ THỊT (BROILER)
Công tác chuẩn bị chuồng trại và vật tư chăn nuôi được tiến hành tương tự như việc nuôi gà bố mẹ sinh sản hướng thịt và gà đẻ trứng.
1. Chọn gà con
- Chọn gà con 1 ngày tuổi có khối lượng cơ thể 32 g trở lên; lông bóng, khô, chân bóng mập; đứng
64
https://thuviensach.vn
vững, nhanh nhẹn, rốn khép, kín, khô. Đàn gà bố mẹ không mắc bệnh truyền nhiễm, khỏe mạnh. - Loại những gà khuyết tật: khoèo chân, hở rốn, vẹo mỏ, lông ướt bết, cánh sã. Những con gà dưới 32 g nếu không bị khuyết tật thì nuôi riêng. - Khi tiến hành chọn xong, bỏ gà vào hộp các tông hoặc nhựa, xung quanh có lỗ nhỏ, đường kính 1-1,2 cm, khoảng cách 8-10 cm/1 lỗ. Mỗi hộp nhốt 80-100 gà con. Sau đó đặt gà trong phòng kín gió, ấm nhưng thoáng khí.
- Trước khi cho gà vào hộp nên dùng thuốc phòng vắcxin đa giá (phòng nhiều bệnh), hoặc từng loại như Marek,...
- Vận chuyển gà con trên xe chuyên dụng hoặc xe thường nhưng phải kín gió và thông thoáng, tránh cho gà bị ngạt thở. Mùa đông nên vận chuyển gà vào khoảng 9-16 giờ.
2. Úm gà con
- Khi gà về chuồng cần nhanh chóng thả gà vào quây đã bật đèn sưởi trước 2 giờ, có nước uống sẵn, chưa vội cho thức ăn.
- Cho gà uống nước có pha vitamin C + đường glucose 0,5%. Khi nào gà uống hết lượt nước mới tiến hành cho ăn để tránh cho gà không bị bội thực.
- Trong hai ngày đầu nên cho gà ăn ngô nghiền, không cho thức ăn hỗn hợp giúp cho gà dễ tiêu hóa nhanh thức ăn.
65
https://thuviensach.vn
- Cần theo dõi nhiệt độ sưởi ấm cho gà, không để gà bị lạnh sẽ dẫn đến kém ăn, chậm lớn, còi cọc.
3. Chế độ nhiệt
Chế độ nhiệt được thể hiện qua bảng dưới đây:
Tuần tuổi
Nhiệt độ dưới chụp sưởi
(oC)
Nhiệt độ
trong chuồng (oC)
1 37-33 35-32
2 32-30 31-30
3 29-27 29-27
4 26-25 26-25
5 23-22 23-22
Sau 5 tuần tuổi 20-18 20-18
Trong 3-4 tuần đầu phải sưởi cho gà bằng chụp sưởi có công suất 1,5-2 kW/chụp cho 400- 500 gà con. Mùa hè, sau khi được 3 tuần tuổi cần bỏ chụp sưởi, mùa đông thì sau 4-5 tuần tuổi mới tiến hành bỏ chụp sưởi.
Trong quá trình chăm sóc cho gà cần chú ý: nếu gà túm tụm lại có nghĩa là gà đang bị lạnh, nếu gà tản ra xa chụp có nghĩa là nóng, cần nâng cao chụp lên.
Gà rất sợ gió lùa, nếu bị gió lùa gà thường xuyên thường bị mắc bệnh đường hô hấp và cầu trùng. Do đó trong quá trình chăm sóc, cần phải
66
https://thuviensach.vn
có chế độ theo dõi nhiệt độ trong và ngoài chuồng một cách chặt chẽ và tiến hành thường xuyên.
4. Chế độ chiếu sáng
Căn cứ vào quá trình sinh trưởng của gà, thời gian chiếu sáng 24 giờ giảm xuống còn 23 giờ. Có thể chiếu sáng ngắt quãng 30 phút/ngày vào lúc gà ăn no, nằm nghỉ.
Trong 2 tuần đầu cần phải chiếu sáng với cường độ cao để giúp cho gà nhìn rõ thức ăn và nước uống, sau đó giảm dần theo tuần tuổi. Gà sau 5 tuần tuổi chỉ thắp đèn công suất nhỏ, hoặc có nút điều chỉnh cường độ điện. Nếu bị sáng quá, gà thịt sẽ bị stress ánh sáng, chạy nhảy nhiều làm giảm tăng trọng.
Chế độ chiếu sáng cho gà thịt
Tuần tuổi
Thời gian chiếu sáng/ngày (giờ)
Cường độ chiếu sáng (W/m2 nền)
1 24 4
2 23 4
3 23 3,5
4 22 2
5 22 2
Sau 5
tuần tuổi 22 0,5-0,2 67
https://thuviensach.vn
5. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí tương đối bảo đảm là ở mức 60-79% trong 2 tuần đầu, sau đó giảm dần còn 55-70%, bình quân là 65%.
6. Mật độ nuôi
Trong 4 tuần đầu, gà được úm trong quây, mật độ tối đa là 100 con/m2 nền quây. Sau 4 tuần tuổi, tiến hành bỏ quây, khi đó mật độ nuôi khoa học được thể hiện theo bảng dưới đây:
Tuần tuổi
Nuôi trong chuồng
thông thoáng (con/m2)
Nuôi trên sàn
(con/m2)
Nuôi trong nhà kín
(con/m2)
0-3 úm úm úm
4-7 (hoặc
sau 7)9-10 15-20 12-13
7. Mật độ máng ăn, máng uống
Tuần Máng ăn Máng uống tuổi Thủ công Tự động Thủ công Tự động
0-3 (4) 100 gà/khay
68
50
gà/khay
100
gà/máng 4 lít
100
gà/máng tròn hay 20 gà/máng núm
https://thuviensach.vn
Tuần Máng ăn Máng uống tuổi Thủ công Tự động Thủ công Tự động
4 (5) -
kết thúc
16-18 cm/1 gà (máng dài) hay 30-35
gà/máng tròn
15 cm/ 1 gà (băng tải thức ăn)
2,5-2,8 cm/ 1 gà
50 gà/máng hay 10
gà/núm
8. Thức ăn dinh dưỡng
Khẩu phần thức ăn cho gà thịt (broiler) cũng được chia theo giai đoạn nuôi của chúng. Cụ thể: giai đoạn 0-3 (4) tuần tuổi, 4 (5) - 6 tuần tuổi, sau 4 tuần tuổi.
Tiêu chuẩn chất dinh dưỡng
trong khẩu phần thức ăn cho gà thịt:
Thành phần
dinh dưỡng
Năng lượng trao đổi (Kcal/kg)
Khởi
động
(0-2 tuần tuổi)
2.950-
3.050
Tăng
trưởng (3-5 tuần tuổi)
3.100-
3.150
Kết thúc (giết thịt) (sau 6
tuần tuổi)
3.100-
3.150
Mỡ thô (khoảng %) 23-24 21-22 18-19
Xơ thô (không quá %)
3,5-4 4-5 4-5
Canxi (%) 1-1,1 1-1,1 1-1,169
https://thuviensach.vn
Thành phần dinh dưỡng
Khởi
động
(0-2 tuần tuổi)
Tăng
trưởng (3-5 tuần tuổi)
Kết thúc (giết thịt) (sau 6
tuần tuổi)
Phốtpho hấp thụ (%) 0,45-0,47 0,42-0,45 0,4-0,43 Lyzin (%) 1,1-1,25 1-1,15 0,95-1 Metionin % 0,46-0,48 0,45-0,47 0,4-0,42
Tryptophan (%) 0,22-0,24 0,2-0,21 0,17-0,19 Xantophin (%) 18 18 18 Coccidiostat (%) 0,05 0,05 0,05 Các vitamin/1 kg thức ăn
Vitamin A (IU) 8.800 8.800 6.600 Vitamin D3 (IU) 300 300 300 Vitamin E (IU) 30 30 30 Vitamin K3 (mg) 1,65 1,65 1,65 Vitamin B1 (mg) 1,1 1,1 1,1 Vitamin B2 (mg) 6,6 6,6 6,6 Vitamin B12 (mg) 0,022 0,022 0,011 Biotin (mg) 0,2 0,2 0,2 Các chất khoáng, mg/kg thức ăn
Mănggan 100 100 100 Kẽm 75 75 75 Sắt 100 100 100
Đồng 8 8 8 Iốt 0,45 0,45 0,45 Selen 0,3 0,3 0,3
70
https://thuviensach.vn
Lưu ý: vào mùa nóng gà thường ăn giảm 10% lượng thức ăn, do đó cần bổ sung thêm 1,5-2% protein thô và 100 Kcal/kg thức ăn, tăng cường bổ sung thêm vitamin C, B1. Vào mùa lạnh, dưới 180C, gà thường ăn tăng khoảng 10% lượng thức ăn, do đó cần giảm 1,5-
2% protein.
9. Lịch dùng thuốc phòng cho gà thịt
Ngày
tuổi Vắcxin và thuốc phòng Cách dùng
1-4
Thuốc tăng sức đề kháng: vitamin B.complex,...
Thuốc phòng bệnh đường hô hấp: Tylosin, Farmacin,...
Pha với nước uống
Pha nước uống theo chỉ định
3-4 Thuốc phòng bệnh đường ruột: Furazolidon, Tetracyclin,...
Trộn vào thức ăn theo chỉ định
5 Vắcxin Gumboro lần 1 Nhỏ mắt mũi theo hướng dẫn
Vắcxin đậu gà Chủng màng
7
cánh
Vắcxin Lasota lần 1 Nhỏ mắt, mũi
15 Vắcxin Gumboro lần 2 Nhỏ mắt, mũi hoặc uống
20- 21
26- 28
Thuốc phòng bệnh hô hấp: Synavia, Erythromycin
Thuốc phòng bệnh đường ruột: Coccistat 2000, Coccistop 2000
Pha nước uống theo chỉ định
Trộn vào thức ăn hoặc nước uống, 0,5-1 g/1 lít nước uống
71
https://thuviensach.vn
Ngày
tuổi Vắcxin và thuốc phòng Cách dùng
Thuốc bổ - vitamin B.complex Trộn vào thức ăn 200 g/1 tấn
thức ăn
42 Vắcxin Lasota lần 2 Pha nước uống
52- 54
Thuốc phòng bệnh đường ruột Coccistop 2000
Furazolidon
Pha nước uống 0,5-1 g/1 lít nước Trộn vào thức ăn 200 g/1 tấn thức ăn
54 Vắcxin Newcastle hệ I hoặc Lasota lần 3
Tiêm cơ hoặc pha nước uống
V. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP
Ở GÀ CÔNG NGHIỆP
1. Bệnh Newcastle (gà rù)
- Nguyên nhân: do virus Paramyxo gây ra. Loại virus này trong cơ thể gà sinh ra độc lực cao, gây chết hàng loạt, là bệnh truyền nhiễm cho tất cả các giống gà, loại gà.
- Biểu hiện bệnh: gà ủ rũ, bỏ ăn, uống nước nhiều, diều chướng không tiêu, khó thở, ỉa phân trắng ngà, loãng lẫn xanh, mào và tai tím bầm, nhiệt độ cơ thể cao. Nếu bị nhiễm bệnh có thể dẫn tới 100% đàn gà bị chết do bệnh.
72
https://thuviensach.vn
- Phòng bệnh: dùng vắcxin nhược độc Lasota và Newcastle hệ I theo lịch phòng bệnh của cơ quan thú y.
- Trị bệnh: bệnh Newcastle không cứu chữa được, phòng bệnh là biện pháp chính. Phòng bệnh được thực hiện bằng cách vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, lập vành đai xung quanh nhằm ngăn ngừa dịch, triệt để thực hiện lịch tiêm phòng...
2. Bệnh đậu gà (Powl Pox)
- Nguyên nhân: do virus thuộc nhóm Avipox gây ra. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân, lúc tiết trời khô. Gà con 1-3 tháng rất dễ cảm nhiễm bệnh.
- Biểu hiện bệnh: mụn đậu mọc ở mào, khóe mắt, mép miệng, chân, hậu môn,... Mụn đậu có màu nâu xám, vài ngày sau khi bị bệnh sẽ đóng vẩy và bong ra. Tỷ lệ chết do bệnh là 10-50%.
- Phòng bệnh: vệ sinh chuồng trại, bảo đảm chất độn chuồng phải luôn sạch sẽ, sát trùng, thường xuyên diệt côn trùng hút máu (rệp, muỗi, mò). Phòng bệnh bằng vắcxin đông khô hoặc nước theo lịch.
- Trị bệnh: hiện nay chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu, mà chỉ có thể phòng bệnh cho tốt. Tuy nhiên cũng có cách chữa nhằm hạn chế sự lây lan: dùng xanhmetylen (màu xanh) 2%, glyxerin Iot 10%, axit boric 1-3% hoặc giã hạt cau bôi vào các
73
https://thuviensach.vn
mụn đậu đã cạy vảy. Ngoài ra có thể bổ sung thêm vitamin A, C vào thức ăn cho gà.
3. Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm
- Nguyên nhân: do virus thuộc nhóm Herpes gây ra dẫn đến viêm thanh khí quản và vòm họng. Khi gà đẻ sẽ bị bệnh nhiều hơn.
- Biểu hiện bệnh: gà ủ rũ, kém ăn, chảy nước mắt, nước mũi. Hai ngày sau khi bị bệnh gà có hiện tượng khó thở, ho khan. Bệnh này gây tử vong thấp nhưng lại làm cho gà giảm tăng trọng và đẻ trứng.
- Phòng bệnh: định kỳ vệ sinh, tẩy uế chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi; không nhập trứng giống từ đàn gà đã và đang bị bệnh này; tiến hành tiêu hủy hết số gà bị chết và cách ly toàn bộ số gà bị
ốm; tiêm vắcxin phòng bệnh đúng liều lượng và đúng lịch.
- Trị bệnh: hiện nay chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu, để tránh bị bệnh thì cần có quy trình phòng bệnh khoa học.
4. Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm
- Nguyên nhân: bệnh do virus nhóm Corona gây ra, đối với những con bị bệnh thì tỷ lệ chết cao. Đối với gà đẻ mà bị bệnh sẽ gây khó thở, lượng trứng giảm.
- Biểu hiện bệnh: gà ủ rũ, kém ăn, chảy nước 74
https://thuviensach.vn
mũi, hắt hơi (thường xuyên vẩy mỏ). Tỷ lệ gà chết do ngạt thở ở mức 20-25%.
- Phòng bệnh: thường xuyên vệ sinh, tẩy uế chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi; sát trùng xe vận chuyển, vật tư, người chăn nuôi trước khi vào khu vực chuồng nuôi; loại những con gà bị bệnh để tiến hành chữa trị hoặc tiêu hủy; tiêm phòng số gà còn lại.
Tiêm phòng IB theo đúng lịch, liều lượng. Có thể dùng một trong các loại vắcxin sau: Bioral H120, Bioral H52, Bipestos hoặc vắcxin vô hoạt Bigopest (phòng được 3 bệnh: IB, Gumboro, Newcastle). Các loại vắcxin trên có thể tiêm dưới da hoặc tiêm bắp 0,3 ml/1 gà trước khi đẻ 2-4 tuần.
5. Bệnh Gumboro
- Nguyên nhân: do virus Biruaviridal gây ra. Bệnh này làm suy giảm miễn dịch (khả năng đề kháng) của gà. Gà con 3-6 tuần hay bị mắc nhất. Tỷ lệ chết do mắc bệnh chiếm tới 25-30%, nếu gà bị nhiều bệnh thì tỷ lệ chết có thể lên tới 50-60%.
- Biểu hiện bệnh: gà ăn uống giảm, lông xù, ủ rũ, khi mới bị bệnh gà thường hay mổ cắn nhau. Khi bị viêm túi Fabricius (phía trong hậu môn): lúc đầu sưng to sau teo lại, gà ỉa phân loãng màu vàng nhạt.
- Phòng bệnh: vệ sinh, tẩy uế chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi thường xuyên; chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để tăng sức đề kháng cho gà; không
75
https://thuviensach.vn
nhập gà con, trứng giống từ đàn gà bố mẹ bị bệnh; cách ly đàn gà bị bệnh; dùng vắcxin Gumbro đúng liều, đúng lịch.
- Trị bệnh: hiện nay chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu bệnh Gumboro. Khi gà bị bệnh cần nhanh chóng tách đàn, có chế độ ăn tốt, môi trường sống sạch sẽ để tăng sức đề kháng cho gà.
6. Bệnh tụ huyết trùng gia cầm
- Nguyên nhân: bệnh do vi khuẩn gram (+) Pasteurella multocida gây ra. Loại vi khuẩn này phát triển trong chất độn chuồng.
- Biểu hiện bệnh:
Biểu hiện bệnh được thể hiện dưới 2 thể: + Thể mãn tính thường cuối ổ dịch (sau vài ngày), gà gầy yếu, viêm khớp đầu gối.
+ Thể cấp tính: gia cầm sốt cao, ủ rũ, lông xù, chảy nước mũi, nước miếng lẫn máu, phân loãng lẫn máu, khó thở, chết do ngạt thở, chết đột ngột.
- Phòng bệnh: cần giữ cho chất độn chuồng luôn khô ráo, nước uống bảo đảm vệ sinh. Cần trộn thuốc phòng: tetracyclin 250 g/1 tấn thức ăn, furazolidon 200 g/1 tấn thức ăn.
- Trị bệnh: dùng kháng huyết thanh đa giá tụ huyết trùng bị bệnh. Có thể dùng 2 loại kháng sinh sau: furazolidon liều 400g/1 tấn thức ăn và streptomycine + penicilin 50 mg/kg thể trọng tiêm bắp. Khi gà bị bệnh cần tiêu hủy ngay.
76
https://thuviensach.vn
Chương IV
CHĂN NUÔI VỊT BẢO ĐẢM AN TOÀN SINH HỌC
I. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA VỊT
1. Nhu cầu dinh dưỡng của vịt sinh sản Trong chăn nuôi vịt giống và vịt sinh sản, muốn đạt được năng suất trứng cao người ta phải bắt đầu công việc từ lúc nuôi vịt con mới nở. Quá trình nuôi vịt sinh sản được bắt đầu lúc vịt được 1 ngày tuổi và kết thúc khi vịt hoàn thành một quá trình sinh sản. Nhu cầu dinh dưỡng của vịt được chia làm các giai đoạn: giai đoạn vịt con (1-8 tuần tuổi), giai đoạn vịt giò và vịt hậu bị (sau 8 tuần tuổi đến lúc vịt bắt đầu đẻ), giai đoạn vịt đẻ (từ lúc đẻ được 5% đến lúc kết thúc chu kỳ đẻ).
- Đối với các giống vịt hướng thịt:
Loại vịt
Thành
phần
dinh dưỡng
Đơn vị
Vịt con (0-8
tuần
tuổi)
Vịt giò và vịt hậu bị (9-24 tuần tuổi)
Vịt đẻ
Năng lượng trao đổi
Kcal/kg 2.890 2.890 2.79077
https://thuviensach.vn
Loại vịt
Thành
phần
dinh dưỡng
Đơn vị
Vịt con (0-8
tuần
tuổi)
Vịt giò và vịt hậu bị (9-24 tuần tuổi)
Vịt đẻ
Protein thô % 22 15,5 19 Metionin % 0,47 0,35 0,35
Metionin + Xistin
% 0,8 0,6 0,6
Lyzin % 1,2 0,8 0,7 Acginin % 1,2 1 0,8 Triptophan % 0,23 0,2 0,16 Canxi % 0,65 0,6 2,75 Phốtpho % 0,4 0,35 0,3 Natri % 0,15 0,14 0,14 Magiê % 0,04 0,035 0,3 Mănggan % 0,6 0,5 0,5 Kẽm % 0,07 0,06 0,06
Iốt % 0,00035 0,00035 0,0003 Vitamin A IU 4.000 3.000 4.000 Vitamin D IU 500 400 500 Vitamin E IU 20 05 20 Vitamin K Mg/kg 2 1 2
78
https://thuviensach.vn