🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Chăn Nuôi Dê Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn Chăn Nuôi Dê Th.S Hồ Quảng Ðồ Chào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di động Nguồn: http://vnthuquan.net Phát hành: Nguyễn Kim Vỹ. https://thuviensach.vn Mục lục Bài 1: Tình Hình Sản Xuất Và Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Dê Bài 2 : Giống Và Công Tác Giống Dê BÀI 3 : DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHO DÊ BÀI 4 : KỸ THUẬT CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG BÀI 5 : CHUỒNG TRẠI TRONG CHĂN NUÔI DÊ https://thuviensach.vn Th.S Hồ Quảng Ðồ Chăn Nuôi Dê Bài 1: Tình Hình Sản Xuất Và Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Dê 1. Phân Bố Quần Thể Dê Trên Thế Giới : Dê là một loài gia súc rất quan trọng ở các nước đang phát triển, đặc biệt châu á và châu phi. Gần 94% quần thể dê của thế giới 557 triệu con. Hiện có thuộc các nước đang phát triển với 322 triệu con ở Châu Á, Châu Phi 174 triệu con, Trung và Bắc Mỹ 14 triệu con, Nam Mỹ 23 triệu con, Châu Âu 15 triệu con, Châu Ðại Dương 1,9 triệu con và Liên Xô cũ 6,4 triệu con. 2. Tình Hình Sản Xuất Thịt Sữa Và Da Dê Trên Thế Giới : Phần lớn sản lượng thịt sữa của dê được sản xuất ở Châu Á mà trong đó phần lớn được sản xuất ở Ấn độ và Trung quốc. Ở Châu Âu quần thể dê chỉ chiếm khoảng 3% tổng đàn dê trên thế giới nhưng sản xuất gần 20% tổng sản lượng sữa trên thế giới và chỉ sản xuất có 4,2% tổng sản lượng thịt dê mà thôi. Các nước Châu á và châu phi sản xuất ra gần 90% sản lượng thịt dê trên thế giới. Dê góp phần vào sự tồn tại của những chủ nuôi nhỏ và nông dân nghèo. Ngoài ra còn có vai trò quan trọng phát sinh nguồn thu nhập cải thiện dinh dưỡng cho người nuôi. Năng suất sữa của các vùng trên thế giới cũng khác nhau, các nước vùng Ðịa Trung Hải năng suất sữa dê chỉ đạt 100 lít /chu kỳ, trong khi ở các nước Châu âu từ 550 đến 600 lít /chu kỳ. 3. Tình Hình Nuôi Dê Ở Việt Nam : Nước ta có điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiều đồi núi, nơi có nhiều cây cỏ phát triển thích hợp với việc nuôi dê. Theo số liệu thống kê tháng 10/1993 thì đàn dê Việt nam hiện có 353.200 con, miền bắc chiếm 72,5%, miền nam 27%, Ðông và Tây Nam bộ chiếm từ 2,1 đến 3,8%. 4. Lợi ͣh Của Việc Nuôi Dê : . ?n được nhiều loại thức ăn như lá cây cỏ nghèo dinh dưỡng, chịu đựng cam khổ, khí hậu nóng ẩm. . Dê rất mắn đẻ bình quân mỗi năm đẻ 2 lứa. https://thuviensach.vn . Dê có hiệu suất sử dụng thức ăn cao. . Khả năng cho sữa cao so với kg thể trọng. . Khả năng tái sinh đồng cỏ nhanh nếu dê ăn do tập tính của dê ăn trên cao. . Dê có đầu tư vốn ít chuồng trại đơn giản thức ăn có sẳn trong tự nhiên. 5. Bộ Máy Tiêu Hóa Của Dê : a. Răng : Có vai trò nghiền nát thức ăn giúp cho dạ dày và ruột tiêu hóa dễ dàng. Dê có 8 răng cửa hàm dưới và 24 răng hàm. Không có răng cửa hàm trên. Chúng ta có thể nhận biết tuổi của dê qua răng cửa. Bởi vậy cần phải biết phân biệt răng sữa và răng thay thế, răng sữa nhỏ trắng và nhẵn. Ðối với răng thay thế có thể to gấp rưỡi hoặc gấp đôi màu hơi vàng và có những vạch hơi đen ở mặt trước. Răng sữa: Dê đẻ được 5 đến 10 ngày đã có 4 răng sữa, 3 - 4 tháng tuổi thì đủ 8 răng sữa. Răng thay thế theo thứ tự sau: +Dê từ 15 đến 18 tháng tuổi thay hai răng cửa giữa. + Dê được hai năm tuổi thì thay 2 răng cửa bên. + Dê từ 2- 2,5 tuổi thay hai răng cửa áp góc. + Dê từ 3- 3,5 tuổi thay hai răng góc. Sau đó răng mòn đến 6- 7 năm tuổi thì dê già chân răng hở ra có khi bị lung lay. b. Lưỡi : Lưỡi dê có nhiều gai thịt nổi lên có 3 loại gai thịt : gai thịt hình đài hoa, gai thịt hình nấm, hai loại này có vai trò vị giác và gai thịt hình sợi có vai trò xúc giác vì thế khi dê ăn một loại thức ăn nào dê không những biết được vị của thức ăn (chua, ngọt, đắng, cay) mà còn biết được thức ăn rắn hay mềm. Lưỡi dê còn giúp cho việc lấy thức ăn nhào trộn thức ăn trong miệng và nuốt ngoài ra các gai thịt giúp dê nghiền nát thức ăn. c. Dạ dày : Dạ dày của dê trưởng thành rất lớn (20-30 lít) chiếm hoàn toàn phần bên trái của xoang bụng và nó có 4 túi dạ cỏ, tổ ong, lá sách, múi khế. + Dạ cỏ: https://thuviensach.vn Là túi lớn nhất chiếm khoảng 80% thể tích của dạ dày ở dạ cỏ có hai lỗ thông. Một lỗ thông với thực quản gọi là lỗ thượng vị, một lỗ thông với dạ tổ ong. Lỗ thượng vị có một rảnh nhỏ chạy dọc qua dạ tổ ong và lá sách gọi là rảnh thực quản. Trong dạ cỏ có nhiều hệ vi sinh vật như thảo trùng, vi khuẩn và nấm + Dạ tổ ong: Là túi nhỏ nhất trong 4 túi 0.5 - 2 lít, mặt trong của dạ tổ ong có gờ nổi lên thành các ô thành nhiều cạnh, mỗi ô lớn chia thành nhiều ô nhỏ giống như tổ ong. Vai trò của dạ tổ ong là nghiền nát thức ăn, dạ tổ ong thông với dạ cỏ ở phía trái và bằng một lỗ hẹp. + Dạ lá sách: Là túi to hơn dạ tổ ong, mặt trong có nhiều lá thịt mỏng xếp theo chiều dọc như những trang sách của một quyển sách mở. Lá sách có vai trò nghiền nát thức ăn ép thức ăn và thu lấy chất lỏng. + Dạ múi khế: Là một túi dài khoảng 40 - 50 cm có lỗ thông với dạ lá sách. Thành trong mềm xốp có nhiều mạch máu và tuyến tiêu hóa. Trong 4 túi của dạ dày dê thì chỉ có dạ múi khế mới có tuyến tiêu hóa. + Rảnh thực quản: Từ lỗ thượng vị có một rảnh gọi là rảnh thực quản mở hướng về túi dạ cỏ chỗ tiếp giáp giữa dạ cỏ và dạ tổ ong. Rảnh thực quản có hai môi rất khỏe. Khi hai môi mở ra thì thức ăn và nước uống sẽ đi thẳng xuống dạ cỏ, khi đóng lại rảnh thực quản như một cái ống đưa thức ăn đã nhai lại từ thực quản qua lỗ thuợng vị vào lá sách không qua dạ cỏ và dạ tổ ong. Dê con khi uống sữa, hai môi của rảnh thực quản đóng lại đưa sữa vào dạ lá sách rồi xuống dạ múi khế. + Ruột: Gồm 3 phần ruột non dài khoảng 20 - 25 cm, ruột già lớn và ngắn hơn ruột non 4 - 8cm, trung gian giữa ruột non và ruột già có manh tràng. Trong màng nhày của ruột non có nhiều dịch tiêu hóa được tiết ra. Mặt trong của màng nhày tạo thành những lông nhung để hấp thu thức ăn đã được tiêu https://thuviensach.vn hóa. 6. Ðặc Ðiểm Bộ Máy Tiêu Hóa Của Dê Con : Ở dê sơ sinh chỉ có dạ múi khế mới phát triển. Trong quá trình sinh trưởng dạ cỏ phát triển nhanh và khi dê con ăn được thức ăn cứng dạ cỏ bắt đầu có vi sinh vật và dần dần hoạt động và lúc đó có sự nhai lại thường khoảng 4 tuần tuổi. Sang tuần thứ 5 - 8 có thể cai sữa dê con. 7. Sự Tiêu Hóa : Dê dùng lưỡi vơ cỏ nhai vội vàng nuốt vào dạ dày, phần thức ăn nặng như hạt củ, sỏi sạn thì đi vào dạ tổ ong còn phần nhẹ như cỏ lá thì đi vào dạ cỏ. Ở dạ cỏ và tổ ong, thức ăn được nhào trộn đều thấm nước mềm đi và lên men rồi bằng động tác ợ của con vật thức ăn được trở lên miệng lúc này nước bọt được tiết ra và con vật bắt đầu nhai lại. Thức ăn sau khi được nhai lại thấm kỹ nước bọt đi qua rảnh thực quản (khi đó hai môi rảnh thực quản khép lại) vào dạ lá sách xuống thẳng dạ múi khế. 8. Tập Tính Nhai Lại : Dê thường ăn vào ban ngày và nhai lại vào ban đêm khoảng 22 giờ đến 3 giờ sáng hoặc nhai lại vào lúc nghĩ ngơi xen kẻ giữa các lần ăn cỏ trong một ngày đêm. Trong một ngày đêm dê trưởng thành có thể nhai lại từ 6 đến 8 đợt, dê con nhai lại nhiều hơn 15 đến 16 đợt. Mỗi lần nhai lại từ 20 đến 60 giây. Khi dê ăn thức ăn cứng như rơm khô thì thời gian nhai lại gấp hai lần cỏ tươi. Trời nóng thì sự nhai lại chậm hơn trời mát, thức ăn cỏ ẩm và mục đều ảnh hưởng đến sự nhai lại. Môi trường cũng ảnh hưởng đến sự nhai lại : yên tỉnh thì sự nhai lại tốt nếu ồn ào thì sự nhai lại kém và bị ức chế. Các yếu tố stress như hưng phấn quá dê bị say nắng hoặc ăn thức ăn ẩm mục đều ảnh hưởng đến sự nhai lại. Trong quá trình nhai lại nước bọt được tiết ra từ 6-10 lít trong một ngày đêm. Khi ăn tuyến nước bọt chỉ tiết ra một lít trong khi sự nhai lại tiết ra gấp 3 lần. Hiện tượng nhai lại có vai trò quan trọng trong sự tiêu hóa nhờ đó mà thức ăn được thấm nước bọt nghiền nát tạo nên pH dạ cỏ 5,5 đến 6,5 tạo điều kiện cho vi sinh vật dạ cỏ hoạt động. 9. Tập Tính Của Dê : https://thuviensach.vn a Tính khí bất thuờng, ương ngạnh và trí khôn của dê: Dê là một loài vật có tính khí bất thường và hiếu động, dê rất phàm ăn nhưng luôn luôn tìm những thức ăn mới dê vừa ăn vừa phá và chúng có thể ăn 170 loài cây chiếm 80% loài cây hoang dại. Dê có thể ăn những loài cây đắng mà các thú khác không sử dụng được. Khi gặp nguy hiểm dê có vẻ hung hăng và liều mạng nhưng đôi khi tỏ ra rất nhát và hoảng sợ trước một vật lạ. Trước một thú dữ dê rất sợ, xô đẩy nhau ầm ĩ, trèo và rút đầu bừa vào khe chuồng. Nhiều người chăn nuôi dê phàn nàn về tính ương bướng của dê thích làm trái ý người muốn chăn đường này thì chúng lại đi đường khác tuy nhiên dê là loài vật có trí khôn, rất mến người khi cho chúng ăn và nhận biết được người quen từ xa. b. Tập tính sinh dục: Dê hoạt động sinh dục quanh năm có khả năng phối giống rất mạnh, dê có tính hay ghen nếu có một dê đực khác đến gần một dê cái thì nó húc đầu đánh đuổi. Ở dê cái sự động hớn cũng rất mạnh nhiều khi dê cái tìm đến dê đực để giao phối. c. Tập tính đàn của dê: Dê thường sống tập trung từng đàn, mỗi con trong đàn có một vị trí xã hội nhất định. Những con mới nhập đàn cần phải thử sức để xác định vị trí của nó. Chọi nhau là hình thức thử sức phổ biến trong đàn dê. Những con ở vị trí thấp phải nhường và phục tùng những con ở vị trí cao hơn. Vị trí xã hội của dê không nhất định mà phải thử sức qua lại qua những lần chọi nhau. Ở những đàn dê rừng có thể lên đến vài trăm con. Trong đàn có thể có dê dẫn đầu trên bãi chăn đàn dê di chuyển gặm cỏ theo con đầu đàn nếu là phương thức nuôi chăn thả là chủ yếu chúng thường gặm cỏ theo những khoảng cách nhất định, thỉnh thoảng lại nghển cổ nhìn ngó chung quanh. Dê ở trong đàn thì tỏ ra rất yên tâm, khi tách đàn chúng tỏ vẻ rất sợ hãi. Dê thích nghi và nghỉ ở những nơi cao ráo trên những mô đất hoặc trên những tảng đá phẳng và cao. Dê ngủ nhiều lần trong ngày, nhiều khi ngủ dê vẫn nhai lại. Dê nhà thừa hưởng được khứu giác và thính giác rất phát triển của dê rừng, ban đêm nếu có tiếng động dù nhỏ, như có tiếng chân người đi https://thuviensach.vn đến gần chuồng thì chúng phát hiện ngay. Dê đực và dê cái đều có tuyến hôi hình lưỡi liềm nằm ở gốc của sừng (ở dê nọc cũng vậy). Tuyến hôi tiết ra mùi riêng biệt để dê nhận biết nhau. Ðối với dê đây là mùi hấp dẫn vì thế dê nuôi trong đàn thường cọ đầu vào nhau. Người ta thường khử tuyến hôi bằng cách dùng một miếng sắt hình móng ngựa, nung đỏ rồi đốt sâu vào da ở vị trí của tuyến hôi. https://thuviensach.vn Th.S Hồ Quảng Ðồ Chăn Nuôi Dê Bài 2 : Giống Và Công Tác Giống Dê I. Nguồn Gốc : Dê được con người nuôi cách đây hơn 2 vạn năm. Các nước Trung Ðông, Ấn độ nuôi sớm nhất rồi tới Ai cập, sau đó tới các nước Phương tây, Châu á, Châu phi. Hiện nay người ta cho rằng dê được thuần hóa từ 3 trung tâm. Trung tâm cổ nhất là cận á, Ấn độ, dê có sừng xoắn, hiện còn sống ở Himalaya giống dê này có sừng xoắn hướng lên phía trên. Trung tâm Ðông Nam á là trung tâm mới nhất ở đây việc nuôi dê bắt đầu từ đồ đồng. Giống dê này sau khi được thuần hóa thì được phổ biến rộng rãi ở Châu âu, Châu á và Châu phi. Giống dê Việt nam chưa rõ nguồn gốc ở đâu, chưa định được tên phân loại nhưng có thể chia thành 3 nhóm dê chính là dê địa phương, dê lai, dê Bách thảo. II. Các Giống Dê Có Nguồn Gốc Từ Châu Âu : 1. Dê Togenburg: Là giống dê Thụy Sĩ. Màu lông dê không cố định, phần lớn có màu xám đất. Mõm có hai dải dọc màu trắng. Tai và chân trắng. Lông dày và dài, nhất là ở lưng và bàn chân - lông có thể dài tới 20 cm. Có hai mấu thịt (hoa tai) ở phần dưới hai bên cổ, thường không và bầu vú rất phát triển. Một số đặc điểm về năng suất. Ðặc điểm nhận dạng : Có hai dải dọc màu trắng ở mũi, tai và chân. Trọng lượng trưởng thành (kg) : + Ðực: 60 - 70 + Cái: 45 - 50 Cao vai (cm) : + Ðực: 70 - 75 + Cái: 65 - 70 Năng suất sữa (kg/ngày): 1,5 Thời gian cho sữa (ngày): 200 https://thuviensach.vn Hàm lượng mỡ sữa (%): 4 2. Dê Saanen : Nguồn gốc từ Thụy Sĩ. Ðây là giống dê có độ thuần nhất cao và năng suất sữa tốt nhất. Màu lông trắng tuyền, đôi khi có màu kem hoặc xám; không sừng; thường có râu cằm và hai đeo thịt dưới cổ. Bầu vú rất phát triển; tai đứng. Một số đặc điểm về năng suất. Trọng lượng trưởng thành (kg) : + Ðực: 70 - 78 + Cái: 50 - 60 Cao vai (cm) : + Ðực: 80 - 85 + Cái: 75 - 77 Năng suất sữa (kg/ngày): 2 Thời gian cho sữa (ngày): 200 Hàm lượng mỡ sữa (%): 3,8 - 4,5 3. Dê Alpine : Là giống dê Pháp, màu lông phổ biến là xám hạt dẻ ; tầm vóc lớn có sừng hoặc không sừng ; trán và mõm rộng ; nhìn nghiêng đầu bị l? bầu v?7845;t phát triển ...Ở cᣠnước chⵠ?NHƯ : Ấn Độ, Philippine dùng làm nguyên liệu lai cải tiến dê địa phương. Một số đặc điểm về năng suất. Trọng lượng trưởng thành (kg) : + Ðực: 80 - 100 + Cái: 50 - 80 Cao vai (cm) : + Ðực: 90 - 100 + Cái: 70 - 80 Năng suất sữa (kg/ngày): 1,5 Thời gian cho sữa (ngày): 200 Hàm lượng mỡ sữa (%): 3,6 4. Dê Anglo - Nubian : https://thuviensach.vn Là con lai hỗn tạp giữa nhiều giống dê như Zaraibi (Ai Cập), JAMUNAPARI (ẤN ?Ộ), TOGENBURG (Thụy Sĩ ) và dê địa phương Anh. Màu lông hỗn tạp, thường có điểm lông trắng; tai lớn, dài và cụp; tầm vóc nhỏ ; không sừng; bầu vú rất phát triển. Hiện nay giống dê này được nhiều nước châu á nuôi làm giống dê sữa và đồng thời được dùng để lai tạo với các giống dê địa phương. Ðặc điểm : Tai lớn cụp (Pendulous ear or Drooping ears), mũi thẳng (Romannose). Một số đặc điểm về năng suất. Trọng lượng trưởng thành (kg) : + Ðực: 60 + Cái: 40 Cao vai (cm) : + Ðực: 70 - 80 + Cái:70 - 80 Năng suất sữa (kg/ngày): 1 -2 Thời gian cho sữa (ngày): 206 - 235 HÀM LƯỢNG MỠ SỮA (%): 4 - 5 III. CÁC GIỐNG DÊ Có NGUỒN GỐC TỪ CHÂU Á : 1. Dê Beetal : CÓ NGUỒN GỐC Ấn Ðộ. Màu sắc lông không cố định: Ðen, nâu, rám vàng; tầm vóc cao to, mặt gồ; tai dài và to rũ xuống; có sừng dày; đuôi ngắn; bầu vú phát triển có hoa tai dưới cổ. Một số đặc điểm về năng suất. Trọng lượng trưởng thành (kg) : + Ðực: 57,07 + Cái: 34,97 Cao vai (cm) : + Ðực: 91,6 + Cái: 77,13 Năng suất sữa (kg/ngày):1 Thời gian cho sữa (ngày): 208 https://thuviensach.vn Hàm lượng mỡ sữa (%): 4,74 2. Dê Jamnapari : ?ÂY LÀ GIỐNG DÊ Ấn Ðộ rất nổi tiếng và được nuôi phổ biến ở hầu khắp ẤN ?Ộ; CÓ TẦM VÓC LỚN; LÔNG THƯỜNG có màu nâu sáng với nhiều mảnh đốm đen; sừng ngắn vừa phải và dẹt; gờ mũi cao với một túm lông mềm; đuôi mảnh và ngắn; chân cao. Một số đặc điểm về năng suất. Trọng lượng trưởng thành (kg) : + Ðực: 44,66 + Cái: 38,03 Cao vai (cm) : + Ðực: 78,17 + Cái: 75,20 Năng suất sữa (kg/ngày): 0,9 Thời gian cho sữa (ngày):168 Hàm lượng mỡ sữa (%): 5,59 3. Dê Barbari : Là một dạng kiêm dụng sữa thịt Một số đặc điểm về năng suất. Trọng lượng trưởng thành (kg) : + Ðực : 70 - 78 + Cái : 50 - 60 Cao vai (cm) : + Ðực : 80 - 85 + Cái : 75 - 77 Năng suất sữa (kg/ngày) : 2,0 Thời gian cho sữa (ngày) : 200 Hàm lượng mỡ sữa (%) : 3,8 - 4,5 IV. CÁC GIỐNG DÊ VIỆT NAM : Các giống dê Việt nam có một số đặc tính chung như : tuổi đẻ lứa đầu sớm, thời gian mang thai ngắn, khả năng sử dụng thức ăn nghèo dinh dưỡng cao, sức chống chịu tốt, thích ứng với các điều kiện của địa phương. 1. Dê địa phương (dê cỏ) : https://thuviensach.vn Giống này được thuần dưỡng từ lâu ở nước ta, hiện nay được nuôi phổ biến ở vùng núi và cao nguyên. Màu lông không thuần nhất ; đen, vàng, xám, nâu ; mình ngắn; chân thấp; bụng to; đầu nhỏ; có sừng; tai nhỏ, ngắn; dê đực con có lông bờm dài, cứng, mình dẹp; bụng to; có râu cằm. Một số đặc điểm về năng suất. Trọng lượng trưởng thành (kg) : + Ðực : 40 - 45 + Cái : 26 - 28 Cao vai (cm) : + Ðực : 57 - 59 + Cái : 51 - 53 Năng suất sữa (kg/ngày) : 0,33 - 0,5 Thời gian cho sữa (ngày) : 90 - 120 Hàm lượng mỡ sữa (%) : 6,45 2. Dê sữa Bách Thảo : Là giống dê lai pha tạp nhiều đời của một số giống nhập nội, không loại trừ có lẫn máu của dê địa phương. Màu lông chủ yếu là đen hoặc đen loang sọc trắng, vá trắng, đốm trắng, đốm đen; tầm vóc to; đầu thô, dài; miệng rộng và thô; phần lớn không có râu cằm và sừng; bầu vú hình bát úp, núm vú dài. Một số đặc điểm về năng suất. Trọng lượng trưởng thành (kg) : + Ðực : 46 - 53 + Cái : 36 - 40 Cao vai (cm) : + Ðực : 60 - 64 + Cái : 55 - 58 Năng suất sữa (kg/ngày) : 1 - 1,18 Thời gian cho sữa (ngày) : 145 - 150 V. CÔNG TÁC GIỐNG : 1. Công tác lai tạo trong chăn nuôi dê : Trong chăn nuôi, để cải tạo và nâng cao năng suất các giống vật nuôi, bên https://thuviensach.vn cạnh các biện pháp kỹ thuật cần thiết khác, công tác lai tạo có vai trò đặc biệt quan trọng. Mục đích của lai tạo là nhằm tạo ra con lai có những ưu điểm mới như nâng tầm vóc và sản lượng sữa nhưng vẫn giữ được những ưu thế sẵn có của con giống địa phương như khả năng chống đỡ bệnh tật cao, chịu đựng kham khổ... Cơ sở chủ yếu của Ưu thế lai là nâng cao sức sống và làm phong phú tính di truyền, đồng thời tạo cho con lai thích ứng với điều kiện sống tại địa phương phát triển tốt hơn giống địa phương. Ở NHIỀU quốc gia, các giống dê sữa cũng được lai tạo theo hướng lai giữa các giống dê sữa nổi tiếng như Saanen, Alpine... với các giống dê địa phương. Phương thức lai chủ yếu theo sơ đồ lai kinh tế đơn giản tạo con lai F1, hoặc lai tạo giống mới (Lai cải tạo). Lai kinh tế : 2. Một số kết quả ban đầu về lai tạo dê sữa : Ðể cải tạo đàn giống Bách Thảo, bên cạnh những cố gắng về kỹ thuật chọn lọc, nhân thuần theo xu hướng lai dê sữa ngoại có năng SUẤT CAO ÐANG ÐƯỢC CHÚ TRỌNG. Ở miền Nam, từ năm 1992 Viện Khoa Học NN miền Nam đã nhập tinh dịch hai giống dê sữa Saanen và Alpine từ Pháp. Sản lượng sữa bình quân 800 lít /chu kỳ 230 - 240 ngày vắt. Trọng lượng trưởng thành cho cả hai giống ở con đực 70 - 80 kg và cái 50 - 60 kg. Sơ đồ lai tạo: Con lai F1 giữa Bách Thảo X Alpine và Bách Thảo X Saanen có trọng lượng sơ sinh và tốc độ sinh trưởng qua các thời kỳ đều cao hơn so với dê Bách Thảo (BT). 3. Công thức lai tạo : https://thuviensach.vn VI. CHỌN GIỐNG DÊ CÁI SỮA : Chất lượng dê sữa phụ thuộc : + Ngoại hình. + Khả năng tiết sữa. + Phẩm chất chăn nuôi. + Dòng giống. 1. Ngoại hình : Ðầu rộng hơi dài, mình nở nang, ngực sâu và dài, lưng thẳng, bụng to vừa phải, bộ phận sinh dục nở nang. Những con đầu dài, trụi lông tai, lồng ngực hẹp thì không khỏe hay mắc bịnh và khó nuôi. Tứ chi : Hai chân trước thẳng, chân sau cứng cáp, các khớp gọn thanh không dày. Những cá thể có tứ chi sau cần loại bỏ (Hình 15). + Hai chân sau chụm, quá chụm, quá choải (Hình 15, I, II, III). + Chân móng không thẳng (H.15, IV). + Chân trước không thẳng (H.15, VI). + Chân sau vòng kiềng (H.15, VII). - Móng cong (H.15, VIII). - Móng quá cong (H.15, IX). + Thể trọng: Khối lượng cơ thể con vật tỷ lệ thuận với năng suất sữa và thịt (trong cùng một điều kiện nuôi dưỡng), dê Bách Thảo nên chọn những con có trọng lượng từ 30 - 40 kg (lứa 1). + Bầu vú : Bầu vú nở rộng các phần cân đối, bầu vú gắn chặt vào phần bụng, gọn ở phía trước, hai núm vú dài và đưa về phía trước, nhìn phía sau của dê ta thấy bầu vú nở tròn, lông bầu vú càng mịn càng tốt. Núm vú to, dài từ 4 - 6 cm. Có nhiều tĩnh mạch nổi trên bầu vú. https://thuviensach.vn + Những đặc điểm của dê sữa cái nên chọn làm giống. 1 - Ðầu rộng, hơi dài, vẻ mặt linh hoạt. 2 - Cổ dài, mềm mại, nhọn về phía đầu. 3 - Lưng thẳng. 4 - Có một lõm ở phía xương chậu thể hiện khả năng tiêu hóa tốt. 5 - Những mạch máu lớn nổi rõ ở phía sau. Những núm vú to, dài 4 - 6 cm treo vững vàng trên bầu vú. Bầu vú gắn chặt vào phần bụng, gọn về phía trước. 6 - Thấy rõ các tĩnh mạch ở phía trước bầu vú. 7 - Chân trước thẳng, cân đối. 8 - Hàm khỏe. + Những đặc điểm của dê sữa cái không nên chọn làm giống. 1 - Ðầu dài, trụi lông tai. 2 - Cổ ngắn, thô. 3 - Bụng nhỏ. 4 - Vú nhỏ, không gắn chặt vào thành bụng. 2. Khả năng tiết sữa : Khả năng tiết sữa là một đặc điểm di truyền, do đó sự chọn giống phải dựa vào năng suất sữa của ông bà, cha mẹ dê cái mà ta cần chọn. Ðối với dê Bách Thảo nên chọn con có năng suất cao hơn 1,18 lít /ngày để làm dê giống. 3. Phẩm chất chăn nuôi : Phẩm chất chăn nuôi của dê sữa được thể hiện ở : Khả năng sinh sản, tính chống chịu và khả năng vắt sữa của nó. Dê cái có sức chống chịu cao là dê sinh đẻ dễ dàng, ăn tốt và chịu đựng được những điều kiện ngoại cảnh không phù hợp. Chọn những dê cái có năng suất sữa cao, dễ vắt sữa, thời gian cho sữa kéo dài. Ðược thể hiện ở tính mắn đẻ, bởi vậy chọn dê cái sữa giống cần phải có : - Tỷ lệ thụ thai cao (97%) (toàn đàn). - Những lứa đầu phải bảo đảm 25% số lứa đẻ sinh đôi và sinh ba. - Từ 2 năm tuổi trở lên có 75% số lứa đẻ sinh đôi và sinh ba. https://thuviensach.vn 4. Dòng giống : Dòng giống là yếu tố quan trọng, nên chọn con giống từ những bố mẹ có lý lịch rõ ràng, bảo đảm các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. VII. CHỌN DÊ ÐỰC GIỐNG : Việc chọn dê đực giống chủ yếu dựa trên khả năng thụ tinh, ngoại hình, phẩm chất chăn nuôi, dòng giống. 1. Ngoại hình : Tùy theo giống mà có các ngoại hình khác nhau nhưng khi chọn dê giống cần chú ý là thân hình chắc chắn, ngực nở, tứ chi khỏe mạnh, cứng cáp chắc chắn, hai tinh hoàn đều to. 2. Dòng giống : Nên chọn những dê đực để giống từ bố mẹ có năng suất cao, ở lứa thứ 2 và thứ 4 (thời kỳ mẹ sung sức nhất). Nên chọn những con đẻ 1 con. 3. Phẩm chất chăn nuôi : Phẩm chất chăn nuôi của dê đực giống: tính chống chịu và khả năng tăng trưởng của nó. Dê đực có sức chống chịu cao là dê tăng trọng nhanh, ăn tốt và chịu đựng được những điều kiện ngoại cảnh không phù hợp. 4. Khả năng thụ tinh : Chọn những dê đực có khả năng thụ tinh mạnh và tỷ lệ thụ thai cao, chọn dê bố tốt có vai trò rất quan trọng vì nó góp 50% đặc tính di truyền tiết sữa của dê con. https://thuviensach.vn Th.S Hồ Quảng Ðồ Chăn Nuôi Dê BÀI 3 : DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHO DÊ I. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA DÊ : Nhu cầu dinh dưỡng là nền tảng cho việc tồn tại, hoạt động và tạo ra sản phẩm của dê. Cung cấp đầy đủ, hợp lý nhu cầu về vật chất khô, năng lượng, protein và các chất dinh dưỡng khác là một việc làm hết sức quan trọng trong chăn nuôi dê. 1. Nhu cầu về vật chất khô : Nhu cầu thu nhận vật chất khô của dê tính trên khả năng ăn tự do và tùy thuộc vào tính sản xuất của giống, trung bình ở mức 3 - 6% so với trọng lượng cơ thể chúng. So với trâu bò, dê có mức thu nhận cao nếu tính theo trọng lượng cơ thể chúng. Ðặc biệt là dê đang vắt sữa vào tháng thứ nhất và hai của chu kỳ, dê có khả năng thu nhận vật chất khô rất cao. Dê có thể ăn được hầu hết các loại lá cây, cỏ (170 loài, 80 họ cây). Các loại phụ phế phẩm nông, công nghiệp dành cho chăn nuôi. Nếu cho dê ăn tự do thì khả năng thu nhận vật chất khô rất cao. Theo các thí nghiệm ở miền bắc, dê Bách Thảo nuôi nhốt hoàn toàn cho ăn cỏ voi, cỏ ghinê, lá chàm tai tượng, ngọn mía thì nhu cầu vật chất khô khoảng 2,75 - 2,87 kg VCK /100 kg thể trọng. Và theo Ðoàn Văn Bình, 1993 lượng vật chất khô và protein cho 1 kg tăng trọng được tùy theo tháng tuổi. Giống dê Bách Thảo : + 0 - 3 tháng tuổi cần 1,52 kg VCK + 0,24 kg protein /1 kg tăng trọng. + Dê từ 0 - 8 tháng tuổi cần 4,49 kg VCK + 0,72 kg protein /1 kg tăng trọng. + Dê từ 0 - 9 tháng tuổi cần 6,02 kg VCK + 0,82 kg protein /1 kg tăng trọng. + Dê từ 0 - 12 tháng tuổi cần 8,20 kg VCK + 0,90 kg protein /1 kg tăng trọng. Dê Bách Thảo miền bắc ở 12 tháng cần 1,16 kg vật chất khô để sản xuất ra https://thuviensach.vn 1 kg sữa và cần 8,2 kg vật chất khô để tăng 1 kg thể trọng. 2. Nhu cầu về năng lượng : Hiệu quả sử dụng nhất dinh dưỡng phụ thuộc vào sự cung cấp đầy đủ năng lượng. Thiếu hụt năng lượng làm dê sinh trưởng kém, thành thục chậm. Ở DÊ TRƯỞNG THÀNH NẾU THIẾU NĂNG lượng sẽ kéo theo giảm sản lượng sữa và trọng lượng cơ thể. Nhu cầu năng lượng phụ thuộc vào tuổi, trọng lượng cơ thể, khả năng sinh trưởng và sản xuất. Ngoài ra, nhu cầu năng lượng cũng chịu ảnh hưởng bởi môi trường (nhiệt độ, ẩm độ, thông thoáng...), sự phát triển của lông... 3. Nhu cầu về Protein : Protein là thành phần kiến tạo nên cơ thể con vật, thiếu protein cũng có ảnh hưởng lớn như đối với năng lượng. Nhu cầu protein được thể hiện ở hai mức : Nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất. a. Nhu cầu duy trì: là lượng protein cần thiết để bù đắp vào sự mất mát trong quá trình hoạt động (sự bài tiết của phân, nước tiểu, mồ hôi...). Mức protein cho duy trì khoảng 1g protein tiêu hóa cho kg trọng lượng sống. b. Nhu cầu sản xuất: là nhu cầu cho sinh sản (nuôi dưỡng bào thai), cho sinh trưởng và cho sản xuất sữa. Sự phát triển bào thai giai đoạn cuối chửa, nhu cầu protein cao hơn giai đoạn đầu chửa. Nhu cầu protein cho sinh trưởng ảnh hưởng đến mức độ tăng trọng hàng ngày của dê. Nếu tăng trọng 50 g/ngày cần cung cấp một lượng protein tiêu hóa là 23 - 60 g và tăng trọng 100 g/ngày cần 33 - 70 g protein tiêu hóa. Nhu cầu protein cho sản xuất sữa phụ thuộc vào hàm lượng béo trong sữa, nếu hàm lượng béo cao thì nhu cầu protein cao. 4. Nhu cầu về khoáng : Chất khoáng là nhu cầu cần thiết để phát triển xương, răng, mô và cũng cần cho quá trình tạo nên enzym, hormon và những chất cần thiết khác cho quá trình trao đổi bình thường của cơ thể. Nhu cầu khoáng cho dê có thể phân làm hai nhóm chính : a. Khoáng đa lượng: - Canxi (Ca) cần cho việc kiến tạo xương và răng, nhất là gia súc đang sinh trưởng ; cần cho quá trình tạo sữa ở những gia súc đang cho sữa. https://thuviensach.vn - Photpho (P) : Cũng là nhu cầu cần cho mô và xương, thiếu P sẽ làm cho sinh trưởng và phát triển kém, giảm ăn... - Natri (Na) và Clo (Cl) : Có thể cung cấp thường xuyên bằng loại đá liếm hoặc ống muối treo trong chuồng nuôi, đồng thời làm tăng tính ngon miệng. - Magiê (Mg) : Là nhu cầu đối với hoạt động riêng biệt của hệ thống thần kinh, enzym. Thiếu Mg làm dê biếng ăn, dễ bị kích thích và sự hóa vôi mô mềm. - Lưu huỳnh (S) : Là một thành phần quan trọng vì nó là thành phần của một số amino acid, đồng thời cũng là một nguyên tố khoáng cần thiết trong quá trình tổng hợp protein của vi sinh vật dạ cỏ. b. Khoáng vi lượng: - Sắt (Fe) : cần thiết cho quá trình hình thành Hemoglobin và các enzym trong quá trình oxy hóa. - Iod (I9) : cần thiết cho quá trình tổng hợp những hormon tuyến giáp trạng để điều khiển cường độ trao đổi chất. Thiếu I gia súc mang thai đẻ con yếu và có thể chết. - Kẽm (Zn) : cần thiết cho việc sản xuất của hơn 200 enzym liên quan đến quá trình trao đổi chất. Thiếu kẽm gia súc hạn chế sinh trưởng, giảm sinh tinh ở con đực, giảm khả năng thu nhận thức ăn... - Mangan (Mn) : cần thiết cho hoạt động của enzym. Nếu thiếu gia súc sẽ giảm khả năng sinh sản, đi lại miễn cưỡng, biến dạng da chân. 5. Nhu cầu về vitamin : Dê không đòi hỏi cao về nhu cầu của vitamin C, K, nhóm B cung cấp từ khẩu phần mà chỉ cần cung cấp D và E. Vitamin A góp phần tạo những sắc tố nhạy cảm với ánh sáng ở võng mạc và duy trì biểu mô. Vitamin D quan trọng cho quá trình Canxi hóa xương. Vitamin E liên quan tới quá trình bảo tồn toàn vẹn màng sinh học. 6. Nhu cầu về nước : Dê có nhu cầu về nước đặc biệt thấp, thấp nhất trong số các gia súc nhai lại. Tuy nhiên nếu nhiệt độ môi trường 20 - 40oC thì nhu cầu về nước tăng. Vì vậy ta cần tạo điều kiện cho dê uống nước nhiều, nhất là dê cái sữa khi đó https://thuviensach.vn năng suất sữa sẽ cao hơn. Ðể tạo điều kiện cho dê uống nước nhiều cần có các biện pháp sau đây : - Cho dê uống nước sạch. - Tạo điều kiện dễ dàng cho dê uống nước do đó cần để nước gần chuồng. - Ðối với dê sữa người ta tập cho dê uống nước trộn cám để kích thích vị giác của dê. - Nhu cầu về nước của dê sữa trong mùa khô khoảng 3 lít /ngày. Ðể sản xuất 1 lít sữa cần 1,5 lít nước. Một vài phương pháp sản xuất đơn giản cung cấp khoáng cho dê : Dê cần khoáng cho sự tăng trưởng và tăng lượng thức ăn ăn vào, nếu chúng ta cung cấp muối ăn thông thường cũng như các hỗn hợp khoáng thương mại có thể cung cấp đầy đủ khoáng cho dê. Ðặt một ống tre đựng muối ở trong chuồng dê: Cung cấp bằng cách này thì không phí vì dê chỉ có thể liếm bên ngoài của ống tre đúng như nhu cầu mà nó cần. . Phương pháp làm ống tre đựng muối cho dê liếm: + Dùng một ống tre già có đường kính khoảng 6-9cm. + Cắt 1/2 giữa hai mắt (hình). + Lột vỏ bên ngoài của tre. + Mở 2 lỗ bên trên của tre để có thể giữ tre chặt trong chuồng dê. + Cho muối hoặc khoáng và một ít nước vào ống tre. + Treo ống tre ở một góc chuồng chiều cao khoảng 75-100cm tính từ sàn. . Có thể đặt một hộp muối nhỏ và cột lại trong góc chuồng(hình trang 65). Làm một tảng liếm treo trong chuồng dê: Thực hiện một tảng liếm cho dê thì rất thuận lợi và hiệu quả vì dê có thể liếm khi nào nó thích cũng như nó được sử dụng lâu dài hơn. Các dụng cụ cần thiết để làm một tảng liếm: + Khoáng thương phẩm 1 kg. + Muối 3,45kg + Cement 0.55 kg + Nước vừa đủ + Một thùng nhựa dung tích khoảng 4-5 lít https://thuviensach.vn + Một sợi dây chắc để treo khối liếm + Túi nilon + Một thùng lớn để trộn. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN KHỐI LIẾM : + Ðặt túi nilon sao cho vừa vặn với thùng chứa khối liếm để sau đó dễ dàng lấy ra. + Bẻ một đường cong của sợi dây khoảng 40 cm ở trên sợi dây để treo khối liếm. + Ðưa một nữa sợi dây vào thùng và đổ hổn hợp trộn vào. + Ðể thùng trộn vào nơi tránh mưa khoảng 4 ngày. + Sau khi lấy tảng liếm và treo ở chuồng dê với độ cao thích hợp. II. NGUỒN THỨC ĂN CHO DÊ : Do đặc tính ăn tạp và khả năng sử dụng thức ăn đa dạng nên nguồn thức ăn của dê chủ yếu là thức ăn thô xanh, củ quả và phụ phế phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên cần sử dụng một lượng thức ăn hỗn hợp từ các loại như bắp, lúa, đậu... một lượng vừa phải trong khẩu phần của dê để nuôi lấy sữa nhằm khai thác hết tiềm năng của chúng. 1. Thức ăn thô xanh : Bao gồm tất cả các loại cây cỏ có trong thiên nhiên hoặc gieo trồng mà dê ăn được khi còn tươi xanh như : cỏ voi, cỏ ghinê, so đũa, bình linh, rau, bèo... Các loại thức ăn xanh có tỷ lệ nước cao (65 - 85%). Tuy nhiên, một số thức ăn xanh được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng khi tính theo thành phần vật chất khô. Thức ăn thô xanh có thể coi là nguồn cung cấp vitamin quan trọng. Thức ăn thô xanh là thức ăn ngon miệng đối với dê vì có ít xơ, nhiều nước và mùi vị thơm ngon. 2. Thức ăn củ, quả : Ðặc điểm là hàm lượng tinh bột, đường cao nhưng nghèo về đạm, béo và ít xơ. Có thể dùng làm nguyên liệu phối hợp với khẩu phần thức ăn tinh. Tuy nhiên một số loại củ quả có chứa chất độc acix xianhydric (HCN) vì vậy cần phải xử lý trước khi dùng hoặc dùng với số lượng hạn chế. 3. Các phụ phế phẩm nông - công nghiệp : Một số sản phẩm ngành công nông nghiệp chế biến lương thực cho ra một https://thuviensach.vn số lượng lớn phụ phế phẩm như cám, bã, rỉ đường,... là nguồn thức ăn rất tốt cho dê, so với thức ăn thô xanh và củ quả thì các phụ phế phẩm nông công nghiệp có giá trị dinh dưỡng cao hơn. - Cám gạo: hàm lượng vật chất khô trong cám cao 85-90%, đạm thô 8-15%, cám có thể làm nguyên liệu phối hợp trong khẩu phần cho dê từ 10 -15%. - Bã đậu nành đậu xanh: cũng là nguồn thức ăn tốt cho dê. - Hèm bia: có tỷ lệ nước cao 80-95%, đạm thấp 2.7đến 6,3%, có thể dùng trong khẩu phần của dê. IV. MỘT SỐ KHẨU PHẦN CHO TỪNG LOẠI dê : 1. Dê cái vắt sữa : (1 kg cỏ khô tương đương 4- 5kg cỏ tươi) + Khẩu phần duy trì: 1 kg cỏ khô, 1 kg cây họ đậu, 2 kg cây lá khác. Nếu dê sản xuất 2 lít sữa/con/ngày thì cần thêm: 2 kg cỏ khô, 4 kg cỏ xanh, 0,5 kg thức ăn hổn hợp. Ðối với dê Bách thảo ngoài khẩu phần duy trì là 0.15 kg thức ăn hổn hợp /35 kg thể trọng chúng ta còn cần tính thêm nhu cầu sản xuất là 0,4 kg thức ăn hổn hợp, 0,5 kg thức ăn củ quả /1kg sữa. Ðối với thức ăn thô xanh thì 3,5 kg có chăn thả kết hợp 7kg đối với phương thức nuôi nhốt hoàn toàn. 2. Dê cái cạn sữa, có chữa : Ðối với dê Bách thảo: + Thức ăn hổn hợp: 0.3 đến 0.5 kg + Thức ăn củ quả : 0.4 + 3- 6 kg thức ăn xanh/con/ngày. 3. Dê đực giống : Dê đực giống ngoài thức ăn căn bản (1 kg cỏ khô, 2 kg rơm, 1-2 kg cỏ tươi). Còn cần thêm 200g đến 500g thức ăn hổn hợp/con/ngày. 4. Dê Hậu Bị : Có thể sử dụng khẩu phần như sau: 0,2 đến 0,3 kg thức ăn hổn hợp, 0,3 đến 0,4 kg thức ăn củ quả + 2 - 4 kg thức ăn thô xanh. Những điểm lưu ý khi phối hợp khẩu phần cho dê: + Khẩu phần nên có nhiều thực liệu khác nhau + Không nên thay đổi khẩu phần đột ngột điều này dẫn đến làm cho dê dễ https://thuviensach.vn bị chướng hơi. + Cần chú ý đến các giá trị về protein, khoáng, vitamin trong khẩu phần. + Khi phối hợp khẩu phần nên nhớ rằng nhu cầu còn tùy thuộc vào giống, phái tính, giai đoạn sản xuất. https://thuviensach.vn Th.S Hồ Quảng Ðồ Chăn Nuôi Dê BÀI 4 : KỸ THUẬT CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG 1. Sự lên giống : + Lên giống là một biểu hiện sinh lý khi dê đạt đến một tuổi nhất định nào đó. Ðây là điều kiện để dê cái bắt đầu sinh sản. + Dê thường có biểu hiện lên giống ở 6- 8 tháng tuổi tùy theo giống. + Các biểu hiện của sự lên giống: . Phần ngoài của bộ phận sinh dục sưng, chảy nước, đỏ và nóng lên. . Ðuôi luôn luôn ve vẩy. . Luôn luôn đứng yên khi dê cưởi lên lưng hoặc con dê khác. . Luôn luôn kêu la và giảm lượng ăn. . Chu kỳ lên giống của dê bình quân khoảng 21 ngày. 2. Phối giống : + Thời gian phối giống tốt nhất cho dê là 12 - 18 giờ sau khi xuất hiện những biểu hiện đầu tiên của sự lên giống. + Ðể tránh sự phối giống không thành công dê đực và dê cái nên nhốt chung trong 1 chuồng nhỏ. Trong hệ thống nuôi chăn thả dê có thể phối giống trong lúc ăn cỏ mà không cần chuồng. + Phối giống không thành công (no pregnance) nếu dê cái xuất hiện chu kỳ động dục mới khoảng 17 đến 21 ngày sau khi phối giống. + Không nên phối giống giữa các dê có mối quan hệ gần nhau. + Nên thay đổi dê đực khoảng 1 năm sử dụng. + Nên nuôi thịt những dê cái sau hai lần phối giống không đậu. + Dê cái có thể lên giống lại sau 35- 45 ngày sau khi đẻ chúng ta có thể phối giống cho dê nếu thấy rằng thể trạng của dê tốt. Nếu dê cái sau khi đẻ có thể trạng không tốt như đẻ sinh đôi, sinh ba thì chúng ta có thể đợi thời gian lâu hơn tốt nhất là khi cai sữa dê con thì cho phối giống lại cho dê mẹ. Ðối với đẻ 1 con thì việc phối giống thường đạt kết quả trước cai sữa dê con. 3. SỰ MANG thai : https://thuviensach.vn + Không có dấu hiệu lên giống sau 17 đến 21 ngày phối giống. + Bụng có chiều hướng to lên. + Vú của dê lớn nhất là vào cuối giai đoạn mang thai. @ Chuẩn bị chuồng cho dê chữa bằng ngăn chuồng để mà: + Chúng không bị quậy phá bởi các dê khác. + Thức ăn không bị các dê khác ăn. + Chúng được yên tỉnh hơn để chuẩn bị đẻ. @ Việc duy trì sức khoẻ tốt cho dê trong giai đoạn chữa là một việc làm cần thiết: + Luôn luôn giữ cho chuồng khô ráo và sạch sẽ cũng như các vùng dưới sàn chuồng. + Phải giữ cho chuồng luôn luôn chắc chắn để dê không bị các gia súc khác tấn công cũng như bị trượt ngã do chuồng không được chắc chắn. @ Các dê cái có thể tăng lên 5 kg hoặc hơn trong suốt giai đoạn chữa vì thế cần cung cấp đầy đủ thức ăn có chất lượng tốt. Ðặc biệt là giai đoạn 2 tháng của thời kỳ chữa và hai tháng sau khi đẻ thức ăn trong giai đoạn này cần: + Cỏ tươi phải cung cấp đầy đủ bao gồm cả cây họ đậu. + Thức ăn hổn hợp. + Nước luôn đầy đủ và sạch sẽ. 4. Chuẩn bị cho dê đẻ : Các biểu hiện trước khi dê đẻ: + Sụp cơ hông. + Bầu vú lớn và cứng. + Luôn luôn cử động như cào dưới sàn chuồng và luôn luôn kêu la. + Giảm ăn. Chuẩn bị chuồng cho dê đẻ: + Chuồng phải luôn luôn sạch sẽ. + Các dụng cụ thú y. + Nên có một lồng úm dê con và lồng úm này có khoảng cách giữa hai thanh là 1,3cm để cho dê con không bị lọt chân. 5. Các vị trí thai của dê con : + Bình thường https://thuviensach.vn + Không bình thường 6. Các quá trình đẻ của dê : + Ðầu tiên xuất hiện một bọc nước, bể. + Dê con sẽ ra ngoài khoảng 1 đến 1,5 giờ sau khi bọc nước bể nếu vị trí thai bình thường, nếu thời giai trên dê con chưa ra thì cần can thiệp. + Nhau sẽ ra khoảng 4 đến 12 giờ sau khi dê con được sinh ra. + Sau khi dê con sinh ra cần sát trùng rốn bằng cồn iodine. + Hãy để cho dê mẹ liếm dê con khô, nếu dê mẹ không liếm chúng ta có thể dùng vải khô để làm khô dê con. + Nếu cần thiết nên lau sạch mũi và miệng cho dê con dễ thở hơn. 7. Các trường hợp sinh khó ở dê do : + Thai dê không ở vị trí bình thường + Xương chậu của dê mẹ quá nhỏ + Thai dê quá lớn + Dê con bị chết trong thời gian chữa + Dê con quá yếu do dinh dưỡng trong quá trình nuôi kém Các trường hợp đẻ khó của dê con có thể biết trước được khi 45 phút bọc nước ối vỡ mà dê con sinh ra. Vì vậy điều cần thiết đối với các dê hậu bị đẻ lúc đầu là cung cấp đầy đủ thức ăn nước uống cũng như cho chúng vận động. Các thao tác can thiệp khi có trường hợp đẻ khó ở dê: . Cho dê mẹ nằm xuống và phải thật thận trọng cũng như nhờ 1 người giữ chặt cổ của dê. . Rửa sạch tay và phần sau của dê . Ðưa tay vào từ từ đến gần vị trí của thai dê . Lúc này chúng ta cảm thấy có thể nhận biết được các bộ phận của dê như đầu và chân . Khi đó nếu chúng ta cảm thấy đầu và chân sai vị trí thì sửa lại cho ở vị trí bình thường và từ từ kéo dê con ra ngoài. 8. Chăm sóc dê con sơ sinh : Dê con có thể bú và đứng dậy 1 giờ sau khi sinh nếu dê con quá yếu thì chúng ta có thể giúp đở cho dê đứng dậy và đến gần vú mẹ, nếu dê con https://thuviensach.vn không bú được chúng ta cho sữa vào ống tiêm để cho dê uống. Dê con có thể chết trong vòng 4 giờ nếu không được bú sữa, vì một lý do gì đó dê mẹ chết thì chúng ta có thể cho dê con bú sữa của những con dê khác đẻ cùng ngày hoặc có thể cho dê uống sữa thay thế cho dê con sử dụng. Chuẩn bị sữa thay thế: Thành phần sữa thay thế như sau: - 0.25 đến 0,5 lít sữa bò hoặc có thể thay bằng sữa bột. - 1 muỗng cà phê dầu cá. - 1 trứng gà. - 1/2 muỗng cà phê đường. Trộn tất cả thực liệu trên rồi lắc mạnh có thể sử dụng bình uống sữa nếu trong trường hợp khó khăn khi dê con quá yếu chúng ta có thể dùng ống tiêm để bơm trực tiếp cho dê và cho dê uống 3 đến 4 lần trong ngày, sau 2 ngày dê con không tiêu chảy có thể cho dê thêm 1 muỗng cà phê dầu khoáng. Với cách này dê con có thể uống sữa bằng bình bú một cách dễ dàng. Nếu dê con không có mẹ cũng có thể nuôi bằng cách khác như ghép với 1 dê mẹ khác. Ðiều này khi thực hiện có thể gặp một số trở ngại. Bởi vì dê mẹ khác không dễ dàng chấp nhận một dê con mới khác. Sau đây có một vài phương pháp để thực hiện điều trên. Dê mẹ có thể nhận biết dê con khi ngửi và cách tốt nhất để thực hiện điều này là đưa dê con bị mẹ chết vào cho mẹ mới lúc dê này đang sinh. Chúng ta có thể cố định đầu của dê mẹ mới và cho dê con bú cách này thì trong vòng 4 ngày dê mẹ có thể chấp nhận dê con. 9. Chăm sóc dê con trước cai sữa : Ðối với giống dê Bách thảo của Việt nam: + 10 ngày đầu cho dê con ở với mẹ và bú tự do. + 11 đến 21 ngày chỉ cho dê con bú sữa mẹ ngày 3 lần thường thì vắt sữa xong mới cho bú ngoài ra chúng ta cần cho chúng bú bình thêm 2 lần /ngày với lượng từ 0,4 đến 0,5 lít /ngày. + 4 đến 5 tuần tuổi chỉ cho bú trực tiếp sữa mẹ 2 lần sau khi vắt sữa và cho bú bình thêm khoảng 0,3 lít / ngày. https://thuviensach.vn + 5 đến 8 tuần tuổi chỉ cho bú trực tiếp với mẹ một lần sau khi vắt sữa và cho bú bình tương đương 0.2 lít /ngày và chuẩn bị cai sữa hoặc trong giai đoạn này có thể sử dụng thức ăn thay thế cho dê con sử dụng(0,2 đến 0,4 kg/con/ngày). Khẩu phần như sau: - Bột bắp: 35% - Cám gạo: 35% - Bánh dầu dừa: 20% - Ðậu nành: 10% Ðối với các giống dê ngoại: - Tuần 1: Cho dê con ở chung với dê mẹ và bú tự do. - Tuần 2: Có thể cho dê con bú bình (giới thiệu các kiểu bú bình). Cho 1/2 lít sữa 3 lần trong ngày, lúc này đặt thức ăn và nước uống cũng như cỏ khô để dê con có thể tập ăn - Tuần 3 đến tuần thứ 6: 2 lít sữa chia làm 3 lần trong ngày và đặt thức ăn và nước uống cũng như cỏ khô để dê con ăn. - Tuần thứ 7 và 8: Giảm số lượng sữa 2 lần trong ngày. - Tuần thứ 9 đến tuần thứ 12: Giảm lượng sữa 1 lần trong ngày và cai sữa: Nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt dê con giống ngoại cai sữa 3 tháng đạt 15 kg. (nói thêm về tiêu chảy dê con). 10. Chăm sóc dê vắt sữa : + Giai đoạn này dê có khả năng thu nhận thức ăn rất cao vì thế chúng ta cần cung cấp đầy đủ số lượng và chất lượng thức ăn cho dê. Mức ăn đối với dê đang cho sữa từ 3 đến 7 kg thức ăn xanh tùy vào trọng lượng cơ thể của chúng. + Ðối với thức ăn hổn hợp thì có hàm lượng đạm thô từ 15 đến 17% trong thời gian cho sữa. + Giai doạn này dễ bị viêm vú cần tránh những sây sát. + Cần cung cấp đầy đủ nước sạch cho dê. + Ðối với các giống dê cao sản thì phải cạn sữa 2 tháng trước khi đẻ (giải thích thêm chu kỳ cho sữa). + Thực hiện cạn sữa có thể bơm kháng sinh vào bầu vú (thêm trang 172). https://thuviensach.vn + Số lần vắt sữa sau khi dê đẻ: tùy thuộc vào sản lượng sữa của từng con cũng như số con đẻ ra: - 10 ngày đầu sau khi đẻ: Nếu dê đẻ từ 2 đến 3 con trở lên thì không vắt sữa mà toàn bộ sữa sẽ dành cho dê con bú. Ðến khi cai sữa dê con mới vắt. Nếu dê mẹ chỉ đẻ 1 con thì ngày thứ 4 trở đi có thể vắt 1 đến 2 lần /ngày tùy vào sản lượng sữa của dê mẹ. - Từ ngày 11 đến ngày 60 vắt sữa 2 lần /ngày. Ðây là giai đoạn ít sữa nên chỉ vắt 1 lần /ngày. * Bệnh viêm vú : Nguyên nhân: Có thể gây ra do nhiễm trùng tuyến vú: Triệu chứng: Vú của dê sẽ nóng đỏ, và khi chúng ta sờ vào dê cảm thấy đau. Sữa dê có thể có màu vàng, xanh hoặc màu đỏ, sữa có vẻ loãng hơn. Ðiều trị: Có thể sử dụng kháng sinh tiêm bắp hoặc tiêm trực tiếp vào bầu vú của dê. Trong những trường hợp khẩn cấp có thể vừa tiêm bắp và tiêm vào bầu vú. Dùng thuốc kháng sinh và theo các chỉ dẫn trên toa của thuốc. Trước khi bơm thuốc chắc rằng kim tiêm phải xuyên qua lỗ núm vú dê và đã vắt sữa, khi bơm thuốc phải cẩn thận. Lúc này cần phải vắt sữa ít nhất là 3 lần /ngày. Giảm đau cho dê bằng cách chườm nước nóng khoảng 2 đến 3 lần /ngày. Qui trình điều trị khoảng 3 đến 4 ngày. Ðề phòng bịnh viêm vú: Luôn luôn giữ sàn chuồng sạch sẽ ngay cả phía dưới sàn chuồng vì đây có thể là nguồn gây bịnh. Ðối với dê đang vắt sữa cần vệ sinh bầu vú cẩn thận trước khi vắt sữa. Rửa tay bằng xà phòng trước khi vắt. Rửa sạch các vùng chung quanh bầu vú của dê. Sau khi vắt sữa có thể nhúng núm vú dê vào các thuốc chống nhiễm trùng. Khi đi mua dê để tránh lầm là dê có bị viêm vú ở chu kỳ trước hay không chúng ta kiểm tra bầu vú thấy cứng thì không nên mua. 11. Chăm sóc dê cái hậu bị : Dê giống hậu bị được tuyển chọn sau khi cai sữa đến phối giống theo một https://thuviensach.vn số chỉ tiêu nhất định Cha mẹ cho năng suất cao. Trong quá trình trên dê không bị bịnh. Có sự tăng trọng cao so với các dê cùng tuổi. Ngoại hình và màu sắc tương ứng với giống mà ta muốn chọn. Trong giai đoạn này cần phải cung cấp thức ăn đầy đủ cho dê. Giai đoạn này dê cần cung cấp 50 đến 80% thức ăn thô xanh còn lại là thức ăn tinh, phụ phẩm nông nghiệp. Cần bổ sung khoáng canxi và phospho. Tránh cho dê quá mập. Lượng ăn từ 3 đến 7 kg cỏ xanh và 200gam đến 400gam thức ăn hổn hơp/con/ngày. Cung cấp đầy đủ nước sạch. Cho vận động nếu dê nuôi nhốt hoàn toàn. 12. Chăm sóc nuôi dưỡng dê đực giống : Thành công của một trại chăn nuôi dê phụ thuộc rất lớn vào dê đực giống. Những chủ nuôi dê có qui mô nhỏ từ 5 - 6 con cái không cần nuôi dê đực mà có thể thuê mướn dê ở các chủ nuôi trong vùng. Nuôi dê đực với mục đíxh gây giống cần phải chăm sóc đầy đủ ngay từ đầu mới chọn được những dê đực tốt. Chọn lọc dê đực: Năng suất của một cá thể là kết quả của sự tương tác giữa bản chất di truyền và ngoại cảnh mà nó nhận được. Con đực dùng để phối cho nhiều dê cái nên mức độ ảnh hưởng của con đực đến thế hệ sau rất lớn vì tầm quan trọng như vậy cho nên phải chọn lọc dê đực ngay từ đầu. Chọn những con đực từ những bố mẹ xuất sắc, có khả năng tăng trọng nhanh, năng suất sữa cao, chất lượng thịt tốt, khả năng chuyển hóa thức ăn cao và không bịnh tật. Bên cạnh những chỉ tiêu trên cần chọn những con đực phải nhanh nhẹn, thanh nhã, phản xạ tính đực mau lẹ. Nên sử dụng dê đực khi nó được 1 năm tuổi. Nuôi dưỡng và phối giống: + Cần cung cấp cỏ xanh đầy đủ và quanh năm cho dê đực, số lượng cỏ phụ thuộc vào trọng lượng của dê đực, thông thường từ 2 - 5 kg/con/ngày, nếu https://thuviensach.vn có điều kiện nên cho dê ăn tự do. + Bảo đảm lượng nhu cầu về vật chất khô cho dê đực trung bình từ 1,5- 2 kg/con/ngày với trọng lượng dê là 50 kg. + Cung cấp 300 đến 500 gam thức ăn hổn hợp trong ngày dê đực có làm việc. + Cung cấp đầy đủ các loại khoáng và vitamin, dùng đá liếm hoặc ống muối treo ở trong chuồng. + Những thức ăn giàu chất bột đường nên hạn chế sử dụng trong khẩu phần của dê đực. + Thông thường 1 dê đực có thể phối trực tiếp cho 20 đến 30 dê cái. + Không nên cho dê đực đi theo đàn khi chăn thả vì sẽ không quản lý được sự phối giống. + Nên thay đổi dê đực 1 năm 1 lần để tránh đồng huyết. https://thuviensach.vn Th.S Hồ Quảng Ðồ Chăn Nuôi Dê BÀI 5 : CHUỒNG TRẠI TRONG CHĂN NUÔI DÊ Dê là vật nuôi dễ thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, tuy nhiên khả năng sản xuất của chúng phụ thuộc rất lớn vào môi trường sống trong đó có yếu tố chuồng trại, đặc biệt đối với các giống cao sản. Chuồng trại dê so với các chuồng của các vật nuôi khác thì đơn giản và rẻ tiền hơn. Tuy nhiên cũng cần phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sau đây: + Giảm được sự bất lợi của thời tiết. + Tránh rủi ro do trộm cắp. + Quản lý và đo lường được năng suất chăn nuôi. + Tránh phiền phức cho xã hội do dê phá phách. I. VỊ TRÍ : Do đặc tính dê thích sống nơi cao ráo, thoáng mát do vậy vị trí chuồng trại phải đáp ứng các yêu cầu trên. Hướng chuồng nên chọn hướng đông và đông nam. Tùy điều kiện đất đai, bãi chăn thả, qui mô đàn để chọn và định vị trí chuồng trại. Tuy nhiên chuồng không nên quá gần nhà nhưng cũng không nên quá xa khó chăm sóc và quản lý. II. VẬT LIỆU LÀM CHUỒNG : Do đặc điểm cấu trúc chuồng dê đơn giản cho nên vật liệu làm chuồng chủ yếu các vật liệu có sẳn tại địa phương, dễ kiếm và rẻ tiền: Gỗ tận dụng, tre, tầm vông, thân cây dừa, thân cây cau... Các loại lá tranh, dừa nước, ngói... đều có thể làm nguyên liệu lợp mái. III. CÁC KIỂU CHUỒNG TRẠI : Chuồng dê có thể phân ra thành các loại như sau: - Chuồng riêng rẻ (Chuồng đơn). - Chuồng sàn có chia ngăn. - Chuồng sàn không chia ngăn. - Chuồng trệt không chia ngăn. - Chuồng nhốt chung trong một khu rào. https://thuviensach.vn Hiện nay ở nước ta 2 dạng chuồng phổ biến nhất là Chuồng sàn có chia ngăn và Chuồng sàn không chia ngăn. Chuồng sàn có chia ngăn áp dụng đối với dê nuôi lấy sữa còn chuồng sàn không chia ngăn chủ yếu dùng cho nuôi dê thịt. Chuồng sàn có chia ngăn (hình 17): Kiểu chuồng này có thể chia theo nhóm dê như vắt sữa, chữa, khô, hậu bị và dê con. Các chi tiết chuồng như sau: Sàn chuồng: Là nơi đi lại sinh hoạt của dê hàng ngày cho nên cần phải làm bằng vật liệu cứng bền như gỗ, sàn cao so với mặt đất khoảng 40- 60cm. Các thanh lót chuồng đều nhẵn và thẳng, có khe hở rộng 1,5-2cm bảo đảm cho phân lọt qua dễ dàng song không rộng quá làm kẹt chân dê, nhất là dê con. Chuồng sàn chia ngăn theo cá thể kích thước mỗi ô cần dài: 1,5-1,6m rộng 0,8-1m, cao 1,5-2m. Vách ngăn và cửa: Vách ngăn mục đích là cầm giữ dê ở một vị trí nhất định, vật liệu làm vách cũng giống như vật liệu làm sàn: gỗ, tre, tầm vông. Kích thước giữa các thang vách cách nhau 8-12cm, có độ cao từ mặt sàn lên 1,2-1,4m. Ngăn nuôi dê đực cần được làm chắc chắn hơn. Cửa chuồng: Chuồng sàn chia ngăn cửa không cần rộng chỉ đủ cho dê ra vào dễ dàng khoảng 35-40cm, cao 1m, cửa nên làm chắc chắn và dễ thao tác. Mái lợp: Tùy theo kiểu chuồng trại và qui mô đàn có thể lợp 1 mái, 2 mái; mái ngắn hoặc mái dài. Vật liệu lợp mái tùy theo địa phương. Nền đất: Nền đất phía dưới sàn chuồng làm cao hơn bề mặt tự nhiên 0,3m, nền nên nện chặt nếu có điều kiện nên làm bằng xi măng hoặc gạch tàu. Máng ăn và máng uống: Máng thức ăn thô được treo bên ngoài vách ngăn cao vừa tầm cho từng loại dê khoảng 30-50cm có chổ đủ cho dê đưa đầu ra ngoài dễ dàng. Kích thước máng đáy 20-30cm, thành ngoài 30-40cm, thành trong 20-30cm và chiều dài tùy thuộc vào kiểu chuồng. Máng thức ăn tinh: dùng bằng gỗ ván hoặc xô chậu loại chắc chắn để dê https://thuviensach.vn không phá phách. Máng uống: Nguồn nước uống có thể cung cấp trong ô chuồng (bằng xô, chậu) gắn chặt vào vách. Hoặc có thể dùng 1 cái lu để ở sân vận động cho dê uống. Chuồng sàn không chia ngăn: Kiểu chuồng này được phổ biến ở phương thức nuôi chăn thả đặc biệt đối với dê thịt. Loại này vách ngăn ít tốn kém hơn và chỉ cần cửa rộng cho toàn bộ đàn dê ra vào dễ dàng. Máng ăn có thể đặt chạy dài theo mái lợp. Nước uống có thể đặt ở cửa và sân chơi. Kiểu chuồng này có thể áp dụng đối với dê sữa nuôi nhốt bằng các sợi dây cố định ở mỗi con. Tuy nhiên loại chuồng này cũng cần có ngăn riêng cho những dê con mới sinh, hoặc phải có chuồng úm để tránh hao hụt đối với dê con. Chuồng úm dê con: Ðể tăng cường sức khỏe và tỷ lệ nuôi sống cần có chuồng úm dê con, chuồng úm dê con cần phải sạch sẽ, ấm khi trời lạnh, mát khi thời tiết nóng. Kích thước chuồng úm dài 0.8-1.2m, rộng 0.6-0.8m, cao 0.6-0.8m. Quanh chuồng úm có thể làm rèm che chắn cho dê con, chuồng úm chủ yếu sử dụng cho dê mới sinh. https://thuviensach.vn Lời cuối: Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện. Nguồn: http://vnthuquan.net Phát hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: www.ctu.edu.vn Được bạn: mickey đưa lên vào ngày: 19 tháng 7 năm 2005 https://thuviensach.vn