🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Chân Dung Những Người Làm Thay Đổi Thế Giới - Thành Cát Tư Hãn Là Ai? - Nico Medina
Ebooks
Nhóm Zalo
THÀNH CÁT TƯ HÃN LÀ AI?
NHÀ XUẤT BẢN DÂN TRÍ
Số 9 - Ngõ 26 - Phố Hoàng Cầu - Q. Đống Đa - TP. Hà Nội VPGD: Số 278 Tôn Đức Thắng, Q. Đống Đa - TP Hà Nội ĐT: (024). 66860751 - (024). 66860753
Email: [email protected]
Website: nxbdantri.com.vn
Chịu trách nhiệm xuất bản:
BÙI THỊ HƯƠNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
LÊ QUANG KHÔI
Biên tập: Nguyễn Thảo Nguyên
Sửa bản in: ETS
Bìa: Điệp Hô Hô
Trình bày: Vũ Lệ Thư
In 1.000 cuốn, khổ 13 x 19 cm tại Công ty Cổ phần In và Thương mại Prima.
Địa chỉ: 722 Phúc Diễn, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Số xác nhận đăng kí xuất bản: 2797-2022/CXBIPH/15-73/DT. Quyết định xuất bản số: 1936/QĐXB/NXBDT cấp ngày 12/08/2022.
Số ISBN: 978-604-385-041-3
In xong, nộp lưu chiểu năm 2022.
Ổ Ầ Ấ Ả
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT BẢN VÀ DỮ LIỆU ETS Trụ sở chính: Tầng 3, Dream Center Home số 11A, ngõ 282 Nguyễn Huy Tưởng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Tel: (84-24) 3 722 62 34 | Fax: (84-24) 3 722 62 37 Chi nhánh TP. HCM: 138C Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Tel: (84-28) 38220 334 | 35
Dành tặng Jessica và Katherine chuyến phiêu lưu tuyệt thú trần đời – NM
Dành tặng Rhia, Cha, Mẹ và Dai yêu quý - AT
Thành Cát Tư Hãn là ai?
Đ
ó là năm 1179. Chàng trai trẻ Thiết Mộc Chân đang say giấc trong chiếc lều nỉ bên cạnh người vợ Bột Nhi Thiếp.
Chiếc lều tròn có tên ger, nằm trơ trọi trên thảo nguyên - vùng đồng cỏ mênh mông trên cao nguyên Mông Cổ. Thiết Mộc Chân và Bột Nhi Thiếp sinh sống cùng khoảng mười ba người trong bộ lạc.
Hầu hết các bộ lạc sống gần nhau, tạo thành những bộ tộc lên tới hàng nghìn người. Nhưng bộ lạc của Thiết Mộc Chân lại sống đơn độc và tách biệt.
Ngày hôm ấy, một bà lão trong bộ tộc bị đánh thức bởi những âm thanh rung chuyển mặt đất.
Tiếng vó ngựa đang tới mỗi lúc một gần hơn.
Bà hô lên đánh thức mọi người. Có kẻ đang đến!
Ba trăm người đàn ông cưỡi ngựa từ bộ tộc Miệt Nhi Khất đang phi nước đại tới ger của Thiết Mộc Chân. Mười tám năm trước, cha của Thiêt Mộc Chân là Dã Tốc Cai đã bắt cóc mẹ cậu từ tay một người Miệt Nhi Khất. Lúc này, khi Thiết Mộc Chân đã lớn, người Miệt Nhi Khất muốn trả thù.
Bộ lạc của Thiết Mộc Chân phải tháo chạy nhưng lại không đủ ngựa cho tất cả. Trong cơn hoảng loạn, Bột Nhi Thiếp đã bị bắt đi.
Thiết Mộc Chân cùng mọi người phi ngựa xuyên đêm tới ngọn núi phía Bắc bởi thảo nguyên bao la không có chốn trú thân an toàn.
Người Miệt Nhi Khất truy lùng Thiết Mộc Chân ráo riết trong nhiều ngày liền. Nhưng cuối cùng, họ phải bỏ cuộc trở về đem theo Bột Nhi Thiếp làm tù nhân.
Thiết Mộc Chân trèo lên đỉnh núi Burkhan Khaldun, ngọn núi thiêng của người Mông Cổ. Họ thờ mặt đất, bầu trời và Mặt trời. Burkhan Khaldun là đỉnh núi cao nhất trong vùng và là nơi gần bầu trời nhất.
Để cảm tạ các vị thần đã bảo vệ mình, Thiết Mộc Chân vẩy sữa lên không trung và mặt đất. Suốt ba ngày, cậu cầu xin các vị thần linh dẫn lối cho mình.
Ba dòng sông chảy từ ngọn núi thiêng, tựa như ba sự lựa chọn dành cho Thiết Mộc Chân. Cậu có thể theo một dòng sông chảy hướng đông nam để trở lại ger. Nhưng cậu sẽ khó tránh khỏi nguy hiểm nếu đơn độc trên thảo nguyên. Dòng sông Onon chảy hướng đông bắc, sẽ đưa Thiết Mộc Chân trở về khu rừng nơi cậu từng lớn lên, săn bắt chim thú. Nhưng cậu không hề muốn quay lại sống như vậy.
Thiết Mộc Chân quyết định đi theo dòng sông thứ ba. Cậu đi về phía tây nam, nơi bộ tộc Khắc Liệt sinh sống.
Người Khắc Liệt hợp lực với Thiết Mộc Chân tấn công Miệt Nhi Khất và giải cứu Bột Nhi Thiếp.
Nhưng đó mới chỉ là sự khởi đầu.
Hai mươi bảy năm sau, Thiết Mộc Chân đã thống nhất tất cả các bộ tộc trên thảo nguyên. Ông chính là Thành Cát Tư Hãn, người cai trị toàn cõi Mông Cổ, và là người chinh phạt của đế chế có lãnh thổ rộng lớn nhất từ trước đến nay.
Chương 1
Cuộc sống trên thảo nguyên
H
a Nguyệt Luân, mẹ của Thiết Mộc Chân, đến từ vùng thảo nguyên phương đông. Bà được gả cho một người Miệt Nhi Khất có tên Chiledu - người đã trải qua một quãng đường dài để đến hỏi cưới bà.
Trên đường trở về bộ tộc của Chiledu, có một người âm thầm theo dõi họ. Chuyện là Dã Tốc Cai đang cùng chú chim ưng của mình đi săn bỗng phát hiện ra đôi vợ chồng từ trên vách núi. Ông bị vẻ đẹp của Ha Nguyệt Luân mê hoặc. Tuy đã có vợ, nhưng lúc này ông vẫn muốn cưới thêm Ha Nguyệt Luân. Ông phi ngựa về trại, trở ra với anh em của mình và bám theo cặp vợ chồng mới cưới.
Ha Nguyệt Luân biết khó lòng trốn chạy. Cô giục Chiledu chạy trốn. Bởi nếu bắt được chàng, họ sẽ xuống tay sát hại.
Chiledu kịp trốn chạy, còn Dã Tốc Cai đưa Ha Nguyệt Luân trở về bộ lạc.
Đó là cuộc sống trên thảo nguyên trải hàng thế kỷ: tàn bạo, kịch tính và không khoan nhượng.
Cuộc sống mới của Ha Nguyệt Luân với Dã Tốc Cai hoàn toàn khác so với thuở nhỏ của cô. Cô lớn lên nhờ sữa, thịt bò, dê cừu và ngựa. Trái lại, bộ lạc của Dã Tốc Cai sống ở nơi giáp ranh của đồng cỏ và rừng núi. Họ ít chăn nuôi, đa số sống dựa vào săn bắn sóc, chim, cá trong rừng hay bất kể thứ gì họ gặp. Mùa xuân năm 1162, một năm sau khi bị bắt cóc, Ha Nguyệt Luân đã sinh một cậu con trai.
Thiết Mộc Chân, chính là Thành Cát Tư
Hãn sau này, sinh ra trên đỉnh ngọn đồi
trông xuống dòng sông Onon, gần đường
biên giới Mông Cổ và Siberia ngày nay.
Dã Tốc Cai lúc đó vừa trở lại sau trận chiến
với bộ tộc Thát Đát phía đông. Ông đặt tên con trai theo tên một chiến binh mà ông vừa đánh bại: Thiết Mộc Chân.
Thiết Mộc Chân lớn lên bên dòng sông Onon cùng các em. Cậu còn có hai người anh cùng cha khác mẹ là Biệt Khắc
Thiếp Nhi và Biệt Lặc Cổ Đài.
Như những đứa trẻ khác trên thảo
nguyên, Thiết Mộc Nhân học săn bắn và
cưỡi ngựa. Lên bốn tuổi, cậu đã có thể tự
cưỡi ngựa và chẳng mấy chốc đã đứng
được trên lưng ngựa!
Khi đôi chân vừa đủ lớn chạm tới bàn đạp,
cậu đã có thể vừa cưỡi ngựa vừa bắn cung,
ném thòng lọng.
Khi Thiết Mộc Chân chừng tám, chín tuổi, cha cậu quyết định tìm vợ cho con. Họ cùng nhau chu du về phương đông. Dã Tốc Cai đã gặp cha con Bột Nhi Thiếp. Cô bé lớn hơn Thiết Mộc Chân một tuổi. Hai người cha đã quyết định gả con cho nhau. Thiết Mộc Chân ở lại và làm việc cho cha Bột Nhi Thiếp đến lúc hai người lấy nhau.
Trên đường quay trở về nhà, Dã Tốc Cai nhìn thấy một nhóm người Thát Đát đang tiệc tùng. Đang đói và mệt, ông dừng chân tham dự vào buổi tiệc. Đã tám năm kể từ khi Dã Tốc Cai giết người chiến binh của Thát Đát tên là Thiết Mộc Chân. Ông nhận ra thức ăn của mình bị tẩm độc. Sau khi rời khỏi buổi tiệc, ông đổ bệnh.
Dã Tốc Cai đã gửi lời nhắn cho con trai rằng mình sắp chết. Thiết Mộc Chân cần phải quay về nhà.
Khi Thiết Mộc Chân về đến nơi, cha cậu đã qua đời.
Đối với bộ lạc, hai người vợ của Dã Tốc Cai đã không còn quan trọng. Họ lại là người của bộ lạc khác, là người ngoài. Những đứa con thì còn quá nhỏ, không giúp ích được gì. Khi họ dỡ trại cho cuộc di cư mùa hè, tộc trưởng ra lệnh cho mọi người bỏ lại gia đình Dã Tốc Cai.
Một người đàn ông đứng tuổi phản đối. Tù trưởng đáp lại bằng một ngọn giáo đâm xuyên lồng ngực ông. Thiết Mộc Chân lao về phía ông ngay khi mọi người vừa rời đi. Khi ông trút hơi thở cuối cùng, Thiết Mộc Chân bật khóc nức nở. Giờ đây, điều gì sẽ xảy đến với gia đình cậu?
NHỮNG VÙNG ĐẤT CAO, BẰNG PHẲNG VÀ TRƠ TRỤI Ở MÔNG CỔ ĐƯỢC GỌI LÀ THẢO NGUYÊN. NHỮNG ĐỒNG CỎ RỘNG LỚN NÀY CÓ DIỆN TÍCH LỚN GẤP NHIỀU LẦN DIỆN TÍCH PHẦN ĐẤT LIỀN CỦA VIỆT NAM. PHÍA BẮC VÀ PHÍA ĐÔNG NƠI NÀY TIẾP GIÁP VỚI NHỮNG CÁNH RỪNG SIBERIA VÀ MÃN CHÂU. NHÌN VỀ PHÍA TÂY LÀ DÃY NÚI TUYẾT ALTAI, BIÊN GIỚI PHÍA NAM LÀ SA MẠC GOBI.
THỜI TIẾT NƠI ĐÂY VÔ CÙNG KHẮC NGHIỆT. NHIỆT ĐỘ CÓ THỂ LÊN TỚI 40 ĐỘ VÀO MÙA HÈ, VÀ XUỐNG DƯỚI ÂM
Ấ
50 ĐỘ VÀO MÙA ĐÔNG. MƯA RẤT ÍT VÀ KHÔNG THEO MÙA DẪN ĐẾN VIỆC TRỒNG TRỌT GẦN NHƯ LÀ KHÔNG THỂ. NHƯNG NHỜ CÓ TUYẾT TAN CÙNG NHIỀU SÔNG HỒ, NƠI ĐÂY TRỞ THÀNH KHU VỰC CHĂN NUÔI LÝ TƯỞNG.
Chương 2
Ám sát và bị cầm tù
G
ia đình Thiết Mộc Chân sống nhờ ăn quả mọng và rễ cây. Các cậu bé chế ra cần câu từ những chiếc kim, làm mũi tên từ gỗ và xương, quần áo từ da chuột và chó.
Thỉnh thoảng, họ sống chung với những bộ lạc khác. Có một cậu bé tên là Trát Mộc Hợp sống cạnh gia đình Thiết Mộc Chân vào mỗi mùa đông. Cậu trở thành bạn thân của Thiết Mộc Chân.
Thiết Mộc Chân và Trát Mộc Hợp săn bắn và chơi đùa cùng nhau. Họ trượt băng trên dòng sông Onon, ném những khúc xương khuỷu là món đồ chơi nhỏ làm từ xương gót chân cừu.
Khi lên mười một tuổi, họ tặng nhau những khúc xương khuỷu đặc biệt. Vào năm sau, họ lại tặng nhau đầu mũi tên. Và rồi họ gắn kết nhau bằng một lễ cắt máu ăn thề. Cả hai đã trở thành anda: anh em kết nghĩa.
Nhưng rồi vào một mùa đông, Trát Mộc Hợp không quay trở lại. Liệu hai người anh em kết nghĩa có còn gặp lại nhau
không?
Trong xã hội trên thảo nguyên, khi không có mặt người cha, thì người đàn ông lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ đứng đầu. Ở gia đình Thiết Mộc Chân, đó là anh trai Biệt Khắc Thiếp Nhi, người rất hay bắt nạt Thiết Mộc Chân. Có lần, Biệt Khắc Thiếp Nhi đã cướp con cá mà Thiết Mộc Chân bắt được để thể hiện uy quyền.
Thiết Mộc Chân cũng muốn làm người đứng đầu dù mới chỉ mười ba tuổi. Cậu quyết định dạy cho Bột Khắc Thiếp Nhi một bài học.
Vào một ngày, Thiết Mộc Chân cùng em trai Cáp Tát Nhi tiếp cận Bột Khắc Thiếp Nhi. Cáp Tát Nhi sử dụng cung tên giỏi hơn, vì thế cậu đứng trước mặt Bột Khắc Thiếp Nhi. Thiết Mộc Chân giương cung ngắm vào lưng Bột Khắc Thiếp Nhi.
Bột Khắc Thiếp Nhi xin thua và quỳ xuống cầu xin Thiết Mộc Chân tha cho em trai Biệt Lặc Cổ Đài. Thiết Mộc Chân đồng ý.
Sau đó, Thiết Mộc Chân và Cáp Tát Nhi đã giơ cung bắn và để mặc Bột Khắc Thiếp Nhi đau đớn đến chết.
Biết chuyện, Ha Nguyệt Luân rất tức giận. Bà gọi hai con là kẻ sát nhân, thú vật, ác quỷ. Bà nói rằng từ giờ bạn đồng hành duy nhất của Thiết Mộc Chân sẽ chỉ là cái bóng của cậu mà thôi.
Hành động của Thiết Mộc Chân đã đến tai bộ lạc cũ của cha cậu, bộ lạc đã bỏ rơi gia đình cậu vài năm trước đó. Họ quay trở lại trại của Thiết Mộc Chân để trừng phạt cậu. Thiết Mộc Chân chạy trốn nhưng nhanh chóng bị phát hiện. Họ tròng ách - một thanh gỗ được dùng làm yên cương - lên cổ và giải
cậu về trại.
Hằng ngày, họ đưa cậu qua hết ger này đến ger khác, một người hầu sẽ giám sát cậu. Một ngày, lợi dụng lúc những kẻ bắt cậu đang tiệc tùng, Thiết Mộc Chân đã trốn thoát. Cậu vung đòn hạ gục tên lính canh.
Thiết Mộc Chân chạy về phía con sông và trốn trong một lùm cỏ. Một người đàn ông phát hiện ra cậu, ông bảo Thiết Mộc Chân cứ ở đó đến khi trời tối hẵng chạy về nhà.
Nhưng Thiết Mộc Chân lại chạy tới ger của người đàn ông này khi trời tối. Ông rất tức giận bởi điều này có thể khiến gia đình ông gặp nguy hiểm. Nhưng có gì đó đặc biệt ở Thiết Mộc Chân, một ánh lửa bùng cháy trong mắt cậu lại khiến ông muốn giúp.
Ông tháo ách ở cổ cho Thiết Mộc Chân. Hôm sau, cả gia đình đã giấu Thiết Mộc Chân vào một chiếc xe chở len. Đêm xuống, họ cho cậu đồ ăn và một con ngựa. Thiết Mộc Chân rất cảm kích. Chính bộ lạc của cậu đã bỏ rơi gia đình cậu trên thảo nguyên. Vài năm sau họ trở lại chỉ để bắt cậu. Nhưng một gia đình nghèo đã mạo hiểm cả mạng sống để giúp đỡ cậu.
Trên thảo nguyên, bộ lạc và bộ tộc là tất cả cuộc sống. Nhưng đối với Thiết Mộc Chân, đó chỉ toàn là đau khổ và giày vò. Gia đình - như anda Trát Mộc Hợp - và lòng tốt từ những người lạ là nơi cậu đặt niềm tin.
Chương 3
Bạn bè và đồng minh
N
ăm mười sáu tuổi, Thiết Mộc Chân băng qua thảo nguyên để đón vợ. Gia đình Bột Nhi Thiếp rất mừng khi thấy chàng. Cha cô tặng quà cưới cho đôi vợ chồng là một chiếc áo choàng quý làm từ lông chồn đen.
Thiết Mộc Chân trở về nhà cùng Bột Nhi Thiếp, háo hức xây dựng một gia đình mới. Nhưng chàng lo lắng có thể bị bắt một lần nữa hoặc tệ hơn là bị giết. Để bảo vệ bộ lạc của mình, chàng cần những đồng minh.
Thiết Mộc Chân đến gặp bộ tộc Khắc Liệt hùng mạnh để tìm kiếm đồng minh. Chàng đã gặp gỡ tộc trưởng Thoát Lý trong ger vàng. Bởi Thoát Lý và cha của Thiết Mộc Chân là anh em kết nghĩa, Thiết Mộc Chân hy vọng ông sẽ đồng ý
trở thành đồng minh của chàng. Để thương lượng, chàng đã tặng Thoát Lý chiếc áo lông chồn tuyệt đẹp.
CÁC BỘ TỘC DU MỤC TRÊN THẢO NGUYÊN
THẢO NGUYÊN LÀ NGÔI NHÀ CỦA RẤT NHIỀU CƯ DÂN. BỘ TỘC CỦA THIẾT MỘC CHÂN, NGƯỜI MÔNG CỔ, KHÔNG THỐNG NHẤT MÀ CHIA LÀM NHIỀU BỘ LẠC KHÁC NHAU. CÓ RẤT NHIỀU BỘ TỘC HÙNG MẠNH SINH SỐNG XUNG QUANH HỌ. Ở PHÍA TÂY BẮC LÀ TỘC NGƯỜI MIỆT NHI
Ấ Ầ Ấ
KHẤT CƯỠI TUẦN LỘC. VÙNG ĐẤT PHÍA TÂY VÀ TÂY NAM LÀ LÃNH ĐỊA CỦA NGƯỜI KHẮC LIỆT VÀ NÃI MAN. CÒN PHÍA ĐÔNG LÀ NGƯỜI THÁT ĐÁT.
CÁC BỘ TỘC DU MỤC, NAY ĐÂY MAI ĐÓ VÀ KHÔNG CÓ CHỖ Ở NHẤT ĐỊNH. HỌ THƯỜNG DI CƯ THEO MÙA ĐỂ TÌM NƠI CHĂN THẢ GIA SÚC.
HỌ RẤT NGHÈO. DO ÍT GIAO THƯƠNG VỚI NƯỚC NGOÀI, NÊN HỌ THƯỜNG TẤN CÔNG CÁC BỘ TỘC KHÁC ĐỂ CHIẾM ĐOẠT CỦA CẢI. TRONG SUỐT NHIỀU NĂM, NHIỀU THẾ KỶ, CHIẾN TRANH GIỮA CÁC BỘ LẠC, BỘ TỘC DIỄN RA LIÊN MIÊN.
Thoát Lý đồng ý nhận món quà của Thiết Mộc Chân và trao cho chàng một chức vị trong tộc Khắc Liệt. Nhưng Thiết Mộc Chân từ chối. Chàng chỉ cần Thoát Lý bảo vệ. Đổi lại, chàng và người của chàng sẽ chiến đấu cho Thoát Lý mỗi khi ông cần. Đoạn, Thiết Mộc Chân trở về nhà.
Một ngày nọ, tám con ngựa của Thiết Mộc Chân bị lấy cắp. Chàng cưỡi con ngựa duy nhất còn lại để đuổi theo lũ cướp. Một cậu bé tên Bác Nhĩ Truật đã giúp chàng tìm và giành lại được ngựa.
Thiết Mộc Chân muốn tặng ngựa cho Bác Nhĩ Truật, nhưng cậu từ chối. ‘’Tôi giúp anh‘’, Bác Nhĩ Truật nói, ‘’bởi lúc đó tôi thấy anh đang gặp khó khăn và cần giúp đỡ’’. Sau này Bác Nhĩ Truật gia nhập trại và trở thành bạn thân của Thiết Mộc Chân.
Cũng trong khoảng thời gian này, một cậu bé khác tên Gia Luật Mễ cũng gia nhập trại của Thiết Mộc Chân. Dù cho Gia Luật Mễ được đưa đến với tư cách là người hầu, nhưng cậu vẫn được đối xử bình đẳng. Sau này, Gia Luật Mễ trở thành một vị tướng tin cậy của Thiết Mộc Chân.
Thiết Mộc Chân bấy giờ đã được bảo vệ chắc chắn và có thêm bạn bè mới.
Nhưng cậu vẫn có rất nhiều kẻ thù.
Đó là khoảng thời gian người Miệt Nhi
Khất tấn công trại của Thiết Mộc Chân và
bắt cóc Bột Nhi Thiếp.
Sau khi cầu xin thần linh trên đỉnh Burkhan Khaldun, Thiết Mộc Chân phi ngựa xuống núi để nhờ bộ tộc Khắc Liệt giúp
đỡ. Thoát Lý cử hai mươi nghìn quân của ông cùng với hai mươi nghìn quân từ đồng minh khác.
Đồng minh đó không ai khác chính là người anh em kết nghĩa, anda Trát Mộc Hợp. Hai người đã tái ngộ!
Họ băng qua núi để tấn công vào trại của Miệt Nhi Khất và giải cứu Bột Nhi Thiếp.
Nhưng Bột Nhi Thiếp không hề biết cuộc tấn công này là để giải cứu cô. Trong lúc hỗn loạn, cô đã chạy trốn.
Chỉ khi nghe thấy Thiết Mộc Chân gọi tên, Bột Nhi Thiếp mới quay lại và chạy đến vòng tay chàng.
Mọi người trở về nhà sau cuộc tấn công.
Bộ lạc của Thiết Mộc Chân gia nhập cùng đội quân của Trát Mộc Hợp. Bột Nhi Thiếp mang thai và sinh một người con trai vào năm 1179.
Thiết Mộc Chân đặt tên con là Truật Xích, theo tiếng Mông Cổ có nghĩa là “vị khách”.
Có lẽ chàng đặt tên này bởi họ là khách ở bộ lạc của Trát Mộc Hợp. Hay có lẽ cậu cảm thấy Truật Xích là một vị khách đến với bộ tộc Mông Cổ. Có người cho rằng Truật Xích không phải là con của Thiết Mộc Chân, mà là con của một người Miệt Nhi Khất. Nhưng dù thế nào đi nữa, Thiết Mộc Chân vẫn nuôi nấng Truật Xích như con đẻ.
Thiết Mộc Chân đã có một cuộc sống hạnh phúc. Chàng có vợ, có con, bạn bè thân thiết, đồng minh hùng mạnh, và một bộ tộc.
Thiết Mộc Chân và Trát Mộc Hợp trao cho nhau những món quà lấy được từ trận đánh Miệt Nhi Khất là đai lưng vàng và chiến mã để ghi dấu tình thâm trước toàn bộ lạc. Sau buổi tiệc ăn mừng, hai người nằm ngủ cạnh nhau, như những người anh em thật sự.
Nhưng quãng thời gian tươi đẹp đó kéo dài không lâu.
Chương 4
Tranh giành quyền lực
N
gười của Trát Mộc Hợp sống nhờ chăn nuôi, không giống dân săn bắn như Thiết Mộc Chân.
Họ sống trên đồng cỏ rộng lớn nơi chăn thả cừu, dê và các loại gia súc khác. Lần đầu tiên trong đời, người của Thiết Mộc Chân được thưởng thức những bữa ăn đều đặn với sữa, pho mát và thịt. Đàn gia súc khỏe mạnh chính là một phần nguồn sống của bộ tộc.
Trát Mộc Hợp muốn thống nhất tất cả bộ lạc Mông Cổ trên thảo nguyên thành một bộ tộc lớn mạnh. Thiết Mộc Chân cũng vậy.
Là anda của Trát Mộc Hợp, Thiết Mộc Chân có cùng địa vị và quyền lực trong bộ lạc. Chàng luôn ở bên cạnh Trát Mộc Hợp, giúp đỡ và học hỏi từ người anh em của mình.
Nhưng sau đó một năm rưỡi, Trát Mộc Hợp bắt đầu đối xử với Thiết Mộc Chân như bề dưới. Một đêm, Trát Mộc Hợp bảo Thiết Mộc Chân cắm trại ở bên cạnh dòng sông, nơi có thể chăn thả cừu dê, còn Trát Mộc Hợp sẽ cắm trại trên thảo nguyên cùng ngựa, bò và lạc đà. Đó quả thật là một sự sỉ nhục.
Bột Nhi Thiếp vô cùng tức giận. Cô nói với Thiết Mộc Chân rằng Trát Mộc Hợp đã không cần tới họ và họ nên rời bộ tộc của Trát Mộc Hợp. Những ai muốn rời đi có thể đi cùng họ.
Đó là những gì Thiết Mộc Chân đã làm.
Vào một ngày khi Trát Mộc Hợp dừng lại để dựng trại, nhóm người của Thiết Mộc Chân vẫn di chuyển tiếp. Một vài người bỏ lại Trát Mộc Hợp để theo họ. Họ đã di chuyển suốt cả đêm.
Trát Mộc Hợp không đuổi theo Thiết Mộc Chân, nhưng hơn hai mươi năm sau, hai người trở thành kẻ thù không đội trời chung.
g
Trong nhiều năm, nhóm của Thiết Mộc Chân đã có nhiều người gia nhập, và chàng có thêm ba người con trai: Sát Hợp Đài, Oa Khoát Đài và Đà Lôi.
Không như các tộc trưởng khác, Thiết Mộc Chân phong chức tước dựa trên năng lực chứ không dựa trên huyết thống. Người hầu Gia Luật Mễ và người bạn Bác Nhĩ Truật trở thành hai trợ thủ đắc lực của chàng. Người em trai Cáp Tát Nhi lo việc phòng vệ.
Một ngày mùa hè năm 1189, Thiết Mộc Chân triệu tập người của mình tới hồ Thanh Hải. Tại đây, chàng tự xưng là thủ lĩnh Mông Cổ. Nhưng Trát Mộc Hợp vẫn có rất nhiều người dưới trướng.
Thiết Mộc Chân gửi lời tới đồng minh hùng mạnh của mình, Thoát Lý. Chàng hứa sẽ không xâm phạm đến chủ quyền của Thoát Lý. Chàng chỉ muốn thống nhất Mông Cổ, và Mông Cổ sẽ vẫn phục tùng bộ tộc Khắc Liệt. Thoát Lý mừng rỡ khi biết có người muốn lật đổ thế lực đang lớn mạnh của Trát Mộc Hợp.
Chuyện đến tai Trát Mộc Hợp, ông ta vô cùng tức giận, liền cho quân tấn công trại của Thiết Mộc Chân. Thiết Mộc Chân cùng bộ lạc chạy trốn về phía những ngọn núi. Khi họ trốn, Trát Mộc Hợp trở lại trại của Thiết Mộc Chân.
Người Mông Cổ thường sử dụng cung tên trong săn bắn và chiến tranh. Họ tránh cận chiến mỗi khi có thể. Nhưng Trát Mộc Hợp lại chém đầu người của Thiết Mộc Chân và buộc đầu họ vào đuôi ngựa.
Hơn thế nữa, Trát Mộc Hợp còn thả bảy mươi người của Thiết Mộc Chân vào vạc nước sôi.
Với người Mông Cổ, đầu là bộ phận thiêng liêng nhất trên thân thể, và làm vấy máu là tội lỗi khủng khiếp. Cho một người vào vạc nước sôi là giết chết cả phần hồn lẫn thể xác của người đó. Sau những hành động man rợ ấy, nhiều người bỏ Trát Mộc Hợp để gia nhập với Thiết Mộc Chân.
Thiết Mộc Chân và thuộc hạ đã hồi phục sau lần bị tấn công. Năm năm sau, vào năm 1195, một cơ hội tuyệt vời đã đến khi Thoát Lý cử Thiết Mộc Chân đi đột kích người Thát Đát ở thảo nguyên phương Đông, nơi có rất nhiều của cải quý giá.
Đế chế Nữ Chân hay nước Đại Kim hùng mạnh, rộng lớn nằm ở phía nam sa mạc Gobi, phía bắc Trung Hoa. Có năm mươi triệu dân sống ở đó, đứng đầu là vua Kim. Thoát Lý được vua Kim yêu cầu tấn công người Thát Đát.
Suốt bốn năm, người Thát Đát đã bảo vệ người Nữ Chân khỏi các bộ tộc khác. Đổi lại, họ phải cống nạp những lễ vật quý như lụa là, khí giới và châu báu. Nhưng giờ vua Kim tỏ ra lo lắng khi người Thát Đát ngày càng trở nên hùng mạnh. Ông sợ rằng một ngày người Thát Đát sẽ tấn công mình, nên quyết định sẽ đi trước họ một bước.
Thiết Mộc Chân rất sẵn lòng giúp họ. Người Thát Đát đã đầu độc cha chàng - và trên thảo nguyên, chưa bao giờ quá muộn để trả thù.
Trận chiến đã được định đoạt. Người Thát Đát bị đánh bại. Thiết Mộc Chân trở về nhà với rất nhiều châu báu của cải.
Vải satanh đính vàng, nôi nạm bạc, chăn làm từ lụa. Người của Thiết Mộc Chân chưa bao giờ giàu có đến thế!
Từ đó, Thiết Mộc Chân luôn tìm cách mở rộng lãnh thổ của mình. Một bộ tộc phía Nam hứa sẽ giúp chàng chiến đấu chống lại Thát Đát. Nhưng họ đã không xuất hiện mà ngược lại còn đột kích trại của Thiết Mộc Chân khi chàng vắng mặt.
Năm 1197, Thiết Mộc Chân quyết định tấn công bộ tộc đó để trả thù. Tộc trưởng bị chặt đầu. Nhưng thay vì bắt tất cả những người khác làm tù binh - theo lẽ tự nhiên trên thảo nguyên - chàng lại chào đón tất cả tới bộ tộc của mình. Đó là cách hành xử chưa có bao giờ của một người tộc trưởng.
Bằng cách thống nhất hai bộ tộc, bộ tộc của Thiết Mộc Chân đã lớn mạnh hơn bao giờ hết. Thiết Mộc Chân đưa người của mình đến một vùng đất mới chinh phạt. Một đồng cỏ rộng mênh mông, rất phù hợp để định cư. Gần đó còn có một dòng suối tự nhiên, bởi vậy họ đặt tên cho quê hương mới là Aurag, mang nghĩa là “nguồn” trong tiếng Mông Cổ.
Bốn năm sau, vào năm 1201, Trát Mộc Hợp triệu tập một cuộc họp và tự xưng là Cổ Nhi Hãn,“vua của những vị vua”. Đó là một lời thách thức với Thiết Mộc Chân.
Những người đàn ông đã từng thân thiết như anh em giờ lại đối địch trên chiến trường. Biết mình bị áp đảo quân số, Trát Mộc Hợp đã tháo chạy.
Trong trận chiến, Thiết Mộc Chân đã bị một mũi tên sượt qua cổ. Mũi tên có thể đã bị tẩm độc, bởi sau đó Thiết Mộc Chân bất tỉnh. Bạn bè thân thiết và người hầu Gia Luật Mễ
đã hút máu độc ra khỏi vết thương của chàng trong suốt nhiều giờ. Khi Thiết Mộc Chân tỉnh lại và kêu khát, Gia Luật Mễ đã băng qua chiến trường và mang về một ít sữa chua. Thiết Mộc Chân đã sống sót, và không bao giờ quên sự xả thân của Gia Luật Mễ.
Ngày tiếp theo, Thiết Mộc Chân tiếp tục bám theo và bắt giữ tất cả kẻ thù đã bỏ trốn trong đêm. Một lần nữa, chàng hành quyết kẻ đứng đầu và cho phép những người còn lại gia nhập bộ tộc.
Trát Mộc Hợp đã chạy thoát.
Cuộc đối đầu cuối cùng giữa hai người anh em đã bị hoãn lại.
Chương 5
Tộc của Thiết Mộc Chân, luật của Thiết Mộc Chân
T
rong hàng thế kỷ, chiến trường thảo nguyên chỉ xoay quanh một lý do duy nhất, đó là cướp bóc. Các bộ tộc tấn công lẫn nhau, kẻ thua cuộc thì bỏ chạy, còn kẻ chiến thắng thì chiếm lĩnh toàn bộ của cải.
Vào năm 1202, theo yêu cầu của Thoát Lý, Thiết Mộc Chân - lúc này đã bốn mươi tuổi - phải quay lại để chiến đấu với người Thát Đát. Trước trận chiến, Thiết Mộc Chân đã đưa ra một vài luật mới: thứ nhất, trận chiến sẽ không dừng lại cho đến khi đối phương bị đánh bại một lần và mãi mãi. Thứ
hai, mọi của cải đoạt được sẽ được nộp lại trực tiếp cho Thiết Mộc Chân. Với tư cách là tộc trưởng, ông sẽ chia chiến lợi phẩm cho mọi người theo cách của mình. Cuối cùng, Thiết Mộc Chân hứa rằng nếu một người hy sinh trên chiến trường, gia đình của người đó sẽ nhận được phần của cải bù đắp xứng đáng.
Cuộc sống trên thảo nguyên chưa bao giờ công bằng, và những luật lệ mới này là một sự cách tân. Tuy nhiên, một số người vẫn không đồng tình với luật mới và rời bỏ Thiết Mộc Chân để theo Trát Mộc Hợp. Những người ở lại là những người trung thành. Nếu những luật lệ này có từ khi Thiết Mộc Chân còn nhỏ, gia đình ông sẽ không bị bộ tộc bỏ lại.
Thiết Mộc Chân dẫn dắt đội quân Mông Cổ tới trận chiến và đánh bại người Thát Đát để chiếm lĩnh của cải. Thiết Mộc Chân phân phát chiến lợi phẩm rất công bằng, ông càng có thêm lòng tin và sự tôn trọng từ mọi người.
Dẫu vậy, Thiết Mộc Chân lại gặp chuyện với luật lệ mới. Bởi không cho phép người Thát Đát trốn chạy, nên ông có thêm hàng nghìn tù binh mới. Nếu để họ sống, họ sẽ lại gây dựng và lớn mạnh, và sẽ có thêm những cuộc chiến mới.
Thiết Mộc Chân và những người đứng đầu khác quyết định hành hình tất cả đàn ông Thát Đát cao lớn hơn trục bánh xe. Tất cả đàn ông, trong đó có nhiều cậu bé Thát Đát đã bị hành hình. Những người còn lại đều trở thành người của bộ tộc Mông Cổ.
Đó là một quyết định tàn bạo. Tất cả người Thát Đát đã trở thành người Mông Cổ1.
1. Về sau, người ta gọi chung tất cả các tộc người ở Mông Cổ là Thát Đát.
Thiết Mộc Chân muốn mọi thành viên trong bộ tộc phải phục tùng một mình ông. Để thực hiện điều này, ông tổ chức lại quân đội. Ông lập ra các thập hộ với mười binh sĩ. Những chiến binh trong thập hộ đến từ nhiều bộ tộc sẽ chiến đấu bên nhau như những người anh em. Họ không được phép bỏ lại nhau trên chiến trường. Người lớn tuổi nhất chỉ huy cả nhóm.
Mười thập hộ tạo thành một bách hộ với một trăm binh sĩ. Mười bách hộ hợp thành một thiên hộ với một nghìn người. Các binh sĩ sẽ bầu ra người đứng đầu bách hộ và thiên hộ. Và cuối cùng, mười thiên hộ hợp lại thành một vạn hộ - tumen với mười nghìn binh sĩ. Thiết Mộc Chân sẽ tự lựa chọn người đứng đầu mỗi tumen.
Từ đó, mỗi khi Thiết Mộc Chân ra lệnh, lệnh đó sẽ được truyền từ các tướng lĩnh đến từng binh sĩ.
Thiết Mộc Chân chiêu mộ hàng nghìn người gia nhập bộ tộc của ông. Bấy giờ, ông ngỏ ý muốn con trai cả Truật Xích cưới con gái của Thoát Lý. Thoát Lý lúc này đã già. Có người
cho rằng Thiết Mộc Chân muốn thâu tóm Khắc Liệt sau khi Thoát Lý qua đời.
Ban đầu, Thoát Lý từ chối. Nhưng sau đó, có lẽ là sợ phản ứng của Thiết Mộc Chân nên ông đã cân nhắc lại. Dẫu gì, Thiết Mộc Chân cũng là chỉ huy của một đội quân hùng mạnh tám mươi nghìn binh sĩ. Thoát Lý gửi lời đến Thiết Mộc Chân rằng ông đồng ý và chọn ngày làm lễ cưới.
Nhưng Thoát Lý lại có một âm mưu khác. Ông ta cử một đám trai tráng tới thảo nguyên gặp Thiết Mộc Chân và gia đình. Tất nhiên, đó không phải là nghi thức chào đón. Họ được cử đi để sát hại Thiết Mộc Chân và gia đình ông.
Chương 6
Sự thách thức cuối cùng M
ột người chăn cừu đã báo cho Thiết Mộc Chân về kế hoạch phục kích. Đoàn của ông rút chạy và bị người của Thoát Lý truy đuổi. Cuối cùng, Thiết
Mộc Chân cùng mười chín người chạy đến hồ Baljuna. Họ đến từ chín bộ tộc khác
nhau, bao gồm người Ki-tô giáo, Phật giáo và Hồi giáo. Một vài người, trong đó có cả Thiết Mộc Chân, tôn thờ Trời Xanh Vĩnh Cửu.
Họ không còn nhiều lương thực. Khi một con ngựa hoang xuất hiện, họ cho đó là một điềm lành. Em trai Thiết Mộc Chân là Cáp Tát Nhi bắt và giết ngựa để làm thức ăn. Họ uống nước hồ và nguyện trung thành vĩnh viễn với Thiết Mộc Chân. Họ sẽ không bị đánh bại dễ dàng.
Thiết Mộc Chân truyền tin cho binh sĩ đánh thẳng vào đội quân của Thoát Lý. Trạm ngựa được lập ra suốt dọc đường. Thiết Mộc Chân cùng người của mình phi hết tốc lực, rời hồ Baljuna. Khi ngựa kiệt sức, những chú ngựa khỏe mạnh khác lại đứng đợi họ sẵn ở dọc đường. Thiết Mộc Chân gọi đó là “thần tốc”, bởi họ có thể di chuyển rất nhanh chóng.
Thoát Lý cho rằng Thiết Mộc Chân còn ở rất xa và hoàn toàn bất ngờ khi bị tấn công. Thiết Mộc Chân giành chiến thắng
nhanh chóng. Thoát Lý đã cố tẩu thoát nhưng đã bị bắt lại và xử tử.
Thiết Mộc Chân tiếp tục tới vùng thảo nguyên phía Tây. Ở đó ông sẽ tấn công người Nãi Man - đồng minh trước đây của Trát Mộc Hợp - để thống trị toàn bộ thảo nguyên Mông Cổ.
Quân số của Thiết Mộc Chân bấy giờ đang
suy giảm. Đêm trước trận chiến, Thiết Mộc
Chân lệnh cho mỗi người thắp năm ngọn
lửa. Nó sẽ khiến quân của ông trông đông
hơn thực tế. Trước khi Mặt trời mọc, ông
lại cho một đội quân tấn công thành
những nhóm nhỏ theo “đội hình bụi cỏ lăn”. Các thập hộ nhẹ nhàng tiếp cận quân địch, sau đó tản ra bắn tên vào các vị trí khác nhau. Trước khi quân địch kịp đánh trả, lính của Thiết Mộc Chân lại tản ra. Điều này khiến quân địch bối rối.
Vào lúc rạng sáng, lính của Thiết Mộc Chân dàn thành những hàng người san sát. Hàng đầu tiên bắn tên vào lính của Nãi Man, sau đó tản ra cho hàng cung thủ tiếp theo. Đó được gọi là “đội hình sóng mặt hồ”, bởi binh sĩ lúc này sẽ như những đợt sóng trên mặt nước - khi đợt lính này tản ra, sẽ có một đợt lính khác thế chỗ.
Để đáp trả, quân Nãi Man tản ra phòng thủ thành một hàng dài. Lúc này, Thiết Mộc Chân điều quân thành hình tam giác theo “đội hình mũi khoan”, đánh xuyên qua tuyến phòng thủ của địch.
Quân Nãi Man đã bị áp đảo về chiến thuật. Trong một đêm không trăng, rất nhiều người đã cố gắng trốn thoát. Nhưng vì không thể nhìn thấy đường, họ đã rơi xuống một hẻm núi rất sâu. Một số ít binh sĩ Nãi Man còn lại đã bại trận ngay sáng hôm sau.
Trát Mộc Hợp cùng một nhóm quân chạy trốn vào rừng. Suốt một năm, họ lang bạt, săn bắt động vật, giống như những gì Thiết Mộc Chân đã trải qua thuở thiếu thời. Cuối cùng, người của Trát Mộc Hợp chán nản và phản bội ông. Trát Mộc Hợp đã tiễn họ sang thế giới bên kia.
Thiết Mộc Chân cho Trát Mộc Hợp cơ hội cuối cùng để bỏ qua quá khứ và trở lại làm anh em một lần nữa. “Trong những tháng ngày chinh chiến, chính người đã giúp đỡ ta!” Ông nói.
Nhưng Trát Mộc Hợp nói rằng hai người sẽ trở thành bạn tốt chỉ khi ở thế giới bên kia. Ông nói với người anh em của mình: ”Hãy kết liễu ta và đặt hài cốt của ta trên vùng đất cao.” Từ đó, ông có thể dõi theo Thiết Mộc Chân và người của mình mãi mãi.
Thiết Mộc Chân đã thực hiện mong muốn của Trát Mộc Hợp. Người anh em kết nghĩa của ông đã từ giã cõi đời.
Và Thiết Mộc Chân, lúc này đã bốn mươi ba tuổi, trở thành người cai trị duy nhất của thảo nguyên.
Chương 7
Xưng danh Thành Cát Tư Hãn M
ột năm sau, vào năm 1206, Thiết Mộc Chân mở cuộc họp ở ven sông Onon, gần nơi ông sinh ra. Hàng nghìn người đến tham dự. Ger xếp thành những hàng dặm.
Dưới chân núi Burkhan Khaldun, các bộ tộc được thống nhất trên thảo nguyên chính thức tôn Thiết Mộc Chân làm thủ lĩnh. Ông lấy hiệu là Chinggis Khan. Theo tiếng Mông Cổ, chin có nghĩa là hùng mạnh hay dũng cảm và chino có nghĩa là sói. Khan nghĩa là người đứng đầu.
Ngày nay, ông được biết đến nhiều hơn với cái tên Genghis Khan hay Thành Cát Tư Hãn.
Rồi tiệc tùng được mở, nhạc được gióng lên. Những người đàn ông thi tài đua ngựa, đấu vật và bắn cung. Các pháp sư
đánh trống ca ngợi sức mạnh tự nhiên và Trời Xanh Vĩnh Cửu.
THÀNH CÁT TƯ HÃN TRÔNG GIỐNG AI?
THÀNH CÁT TƯ HÃN KHÔNG CHO PHÉP AI VẼ CHÂN DUNG MÌNH, NÊN KHÔNG AI BIẾT DIỆN MẠO ÔNG RA SAO. CÁC BỨC TRANH VỀ THÀNH CÁT TƯ HÃN ĐỀU ĐƯỢC VẼ SAU KHI ÔNG QUA ĐỜI.
MỘT NHÀ SỬ HỌC BA TƯ ĐÃ MIÊU TẢ ÔNG CÓ THÂN HÌNH CAO TO, TUẤN KIỆT, VỚI ĐÔI MẮT MÈO RỰC SÁNG. MỘT HỌC GIẢ TRUNG HOA NÓI RẰNG ÔNG CÓ VẦNG TRÁN RỘNG VÀ BỘ RÂU DÀI. MỘT VÀI NGƯỜI LẠI NÓI ÔNG CÓ MÁI TÓC MÀU ĐỎ HUNG VÀ ĐÔI MẮT MÀU GHI HAY XANH ĐẬM. NHƯNG KHÔNG CÓ MIÊU TẢ NÀO LÀ CHẮC CHẮN CẢ.
Thành Cát Tư Hãn đã đặt tên mới cho lãnh thổ của mình: Đế quốc Mông Cổ. Một đất nước rộng lớn và là ngôi nhà của một triệu dân (cùng với hai mươi triệu loài động vật!).
Ông ban hành một bộ luật mới - Đại Luật - để giữ hòa bình và duy trì trật tự. Các bộ tộc có thể giữ trang phục và luật của riêng họ, với điều kiện phải tuân thủ Đại Luật.
Theo như Đại Luật, mọi nam giới từ mười
lăm đến bảy mươi tuổi đều phải gia nhập
quân đội. Trộm cắp và bắt cóc bị cấm.
Chiếm hữu nô lệ ở Mông Cổ bị coi là phạm
pháp. Trộm cắp sẽ bị xử tử. Một chương
trình bảo tồn động vật được ban hành trên thảo nguyên. Mùa săn chính thức sẽ diễn ra vào hai mùa thu và đông, để những con non có thể trưởng thành vào mùa xuân và hè.
Ông còn thành lập đội truyền tin. Quân đội sẽ cung cấp ngựa và cử người đưa thư từ trạm này đến trạm khác. Mỗi trạm được đặt cách nhau hai mươi dặm, và do các gia đình địa phương quản lý. Khi đế chế Mông Cổ trở nên hùng mạnh, dịch vụ chuyển thư cũng phát triển theo.
Cuối cùng, dựa theo Đại Luật, tự do tôn giáo được bảo đảm. Mọi thần dân của Đế quốc Mông Cổ đều có quyền tự do lựa chọn tín ngưỡng.
Thời điểm đó, không người Mông Cổ nào
biết đọc hay viết. Để lưu lại Đại Luật,
Thành Cát Tư Hãn đã ban hành một ngôn
ngữ viết riêng cho dân chúng.
Năm 1207, sau một năm dưới hiệu Thành
Cát Tư Hãn, ông cử Truật Xích và mười
Ở
nghìn quân đến phương bắc, tới Siberia. Ở đó, Truật Xích kết đồng minh với những bộ tộc sống trong rừng. Cậu trở về nhà với những tân binh mới cho đội quân Mông Cổ và các vật phẩm như lông thú, gỗ và chim săn mồi.
Thành Cát Tư Hãn vui vẻ nhận người và vật phẩm. Nhưng thứ mà ông thật sự muốn phía bên kia sa mạc Gobi là nước Đại Kim giàu có của người Nữ Chân ở phía bắc Trung Hoa. Đó là ngôi nhà của năm mươi triệu nông dân và dân thành
thị. Phía sau bức tường thành vững chắc là thành phố với rất nhiều của cải châu báu, vàng bạc, ngọc ngà, lụa, vải sa tanh và kim loại.
Với quân đội hùng mạnh và kỷ cương nhất thế giới trong tay, Thành Cát Tư Hãn đã nhắm tới Trung Hoa.
Chương 8
Cuộc xâm lăng Trung Hoa N
ăm 1210, vua nhà Kim, người đứng đầu tộc Nữ Chân qua đời. Vị vua mới lên ngôi, con trai ông, đã gửi một sứ thần đến gặp Thành Cát Tư Hãn.
Đối với người Nữ Chân, người Mông Cổ chỉ là phường rách rưới du mục. Sứ thần của Nữ Chân yêu cầu Thành Cát Tư Hãn quy phục vua Kim vĩ đại. Nếu Thành Cát Tư Hãn may mắn, có lẽ vua Kim sẽ ban cho ông chút của cải ít ỏi để đổi lấy lòng trung thành và sự phục tùng của quân đội.
Nhưng Thành Cát Tư Hãn không quy phục bất kỳ ai.
Ngược lại, ông nguyền rủa vua Kim, nhổ nước bọt về phía sứ thần Trung Hoa rồi nhảy lên ngựa phi nước đại.
Đó là một lời tuyên chiến. Thành Cát Tư Hãn biết điều đó.
Mùa xuân năm 1211, ông triệu tập thần dân của mình. Người Mông Cổ chia thành từng nhóm đàn ông, phụ nữ, và trẻ em để cầu nguyện. Sau ba ngày tại đỉnh núi Burkhan Khaldun, Thành Cát Tư Hãn xuống núi và tuyên bố với người dân: “Trời Xanh Vĩnh Cửu đã hứa sẽ đem lại chiến thắng và phục thù cho chúng ta.”
Tháng Năm năm đó, 65 nghìn lính Mông Cổ hành quân tới Trung Hoa, vượt qua sa mạc Gobi rộng sáu trăm dặm chỉ trong một tháng. Khi tới nơi, họ bắt đầu đe dọa các vùng ngoại ô, đốt phá làng mạc và phá hoại mùa màng.
Nông dân bỏ chạy tới thành Nữ Chân cầu xin được bảo vệ làm tắc nghẽn các ngả đường.
CỖ MÁY CHIẾN ĐẤU MÔNG CỔ
Muốn phát động chiến tranh, cần một nỗ lực lớn. Nhưng người Mông Cổ đã suy tính đến mọi thứ.
Họ do thám trước khi hành quân để kiểm tra nguồn nước, địa hình trắc trở, đồng cỏ, và nơi có thể đóng quân. Khi đã chọn được địa điểm thích hợp, quân đội sẽ tới đó.
Một người lính chỉ mang theo những gì
họ cần: đá lửa, kim khâu, lương khô,
sữa, túi đựng nước, dây buộc ngựa và
mũi tên. Nhờ đó, họ sẽ không cần sử
dụng tới tàu chuyển hàng chậm chạp,
dễ bị tấn công.
Nhưng binh lính Mông Cổ sẽ mất đi sức mạnh nếu không có ngựa bởi họ di chuyển hoàn toàn trên lưng ngựa. Số ngựa dư ra dùng để lấy sữa, lấy thịt hoặc thay thế những con ngựa đã kiệt sức. Nếu binh lính hết nước, họ sẽ uống máu ngựa.
Những người lính một mực tuân theo mọi mệnh lệnh của chỉ huy. Lòng trung thành và sự tự giác khiến họ trở thành một lực lượng không thể ngăn cản.
Đô thành tràn ngập người tị nạn. Miệng ăn thì nhiều mà mùa màng bị phá hoại. Nhiều người lâm vào cảnh chết đói.
Quân Mông Cổ dùng mọi cách tấn công thành của người Nữ Chân. Họ bắt thợ làm máy bắn đá hay vạc dầu sôi ở tường thành.
Họ chặn các con sông khiến các đô thành lụt lội, lắp máy bắn cung bắn những mũi tên to để phá tường thành.
Các mánh khóe cũng được sử dụng. Trong chiến thuật “mồi nhử”, người Mông Cổ cố tình để lại đồ đạc và bỏ đi. Người Nữ Chân tưởng rằng người Mông Cổ đã rút quân nên mở cổng thành và tràn ra thu nhặt chiến lợi phẩm. Lính Mông Cổ ngay lập tức phi ngựa quay lại và xông thẳng vào thành.
Các thành đô lớn của nhà Kim như Thẩm Dương, Sơn Đông, Hà Bắc, Sơn Tây đã thất thủ. Người Nữ Chân đầu hàng. Vua Kim phải cam kết với Thành Cát Tư Hãn sẽ cống nạp châu báu hằng năm.
Nhưng ngay sau khi Thành Cát Tư Hãn rời kinh đô Nữ Chân là Yên Kinh, vua Kim đã bỏ trốn, xuôi theo phía nam dời đô về Khai Phong. Quân Mông Cổ quay lại Khai Phong và cướp bóc suốt một tháng ròng.
Họ thiêu rụi cả thành. Hàng nghìn người chết. Lần này sau khi rời đi, Thành Cát Tư Hãn cắt cử một đội quân ở lại để canh gác.
Giờ đất đai của người Nữ Chân và một số thành trở thành một phần của Đế quốc Mông Cổ. Sau cùng, cả kinh đô Khai Phong mới cũng bị chiếm.
Chương 9
Một thế giới mới
V
ào mùa xuân năm 1215, binh lính Mông Cổ từ Trung Hoa trở về trong một khung cảnh tuyệt đẹp. Đoàn người dài vô tận với hàng đàn lạc đà và xe thồ chứa đầy của cải châu báu đổ bóng trên thảo nguyên.
Nào thảm chân, nào chăn. Nào thảm treo tường, nào nệm. Lụa nhiều đến mức người ta dùng để đóng gói đồ đạc. Cả những sợi lụa nhiều màu đan vào nhau mà trước đây người Mông Cổ chưa từng được thấy.
Thùng chứa đầy rượu, mật ong và trà. Bát
sứ, dao đồng và vũ khí bằng sắt. Ngựa
chiến trang bị bàn đạp bằng kim loại. Đồ
gia dụng tuyệt đẹp cho những căn lều
vách nỉ. Trang sức được làm từ đá, ngọc
trai và san hô. Dầu thơm và mỹ phẩm. Bàn cờ và những con rối gỗ.
Của cải châu báu đổ dồn tới vùng thảo nguyên xa xôi của Đế quốc Mông Cổ nhiều tới mức người ta phải xây dựng nhiều tòa nhà chỉ để chứa đồ.
Hàng nghìn người theo chân các đoàn lữ hành. Diễn viên nhào lộn, ảo thuật gia, nghệ sĩ tung hứng và nhạc công. Thầy thuốc và người bán thuốc. Họa sĩ, văn nhân, người phiên dịch. Những người này là “báu vật chất xám” của người Mông Cổ, nên dù là người hầu, họ vẫn được đối xử tử tế.
Thành Cát Tư Hãn phân phát chiến lợi phẩm cho mọi người dân Mông Cổ. Người dân của ông chưa bao giờ giàu có như vậy.
Nhưng điều gì cũng có mặt xấu của nó. Sau đó một vài năm, người dân Mông Cổ quá quen với “cuộc sống no đủ”. Họ muốn nhiều hơn nữa, họ muốn những thứ khác biệt và sang trọng hơn. “Báu vật chất xám” của họ cần phải được ăn
no mặc ấm. Thợ thủ công cần vật liệu thô như gỗ, vàng và đất sét.
Thành Cát Tư Hãn đã chiến đấu suốt nhiều năm để thống nhất các bộ tộc trên thảo nguyên. Giờ đây ông có nhiều trách nhiệm mới. Ông quyết định mở rộng giao thương với quốc gia Hồi giáo giàu có Hoa Lạt Tử Mô1.
1. Khwarizm: Hoa Lạt Tử Mô, còn được biết đến với nhiều cách gọi khác như Khwarezm, Khwarazm…
Nhưng trước tiên, ông phải quyết định ai sẽ lên ngôi sau khi ông qua đời.
Chương 10
Chọn người nối ngôi
N
ăm 1219, Thành Cát Tư Hãn, lúc đó năm mươi bảy tuổi, và đã đưa ra quyết định rất quan trọng.
Ông cho gọi bốn người con tới.
Ông muốn biết họ nghĩ gì. Ông yêu cầu người con cả Truật Xích nói trước. Bằng cách chọn Truật Xích nói trước, có lẽ Thành Cát Tư Hãn đã lộ ý muốn nhường ngôi cho ai.
Người con thứ hai, Sát Hợp Đài, không phục. Cậu muốn biết tại sao cha mình lại chọn Truật Xích, trong khi đó Truật Xích không phải con đẻ. Cậu nói, Truật Xích là con của người Miệt Nhi Khất đã bắt cóc mẹ của họ vài chục năm trước.
Hai người xảy ra xô xát.
Thành Cát Tư Hãn nói với Sát Hợp Đài rằng lăng mạ Truật Xích tức là đang lăng mạ chính mẹ mình. Ông nhắc nhở các con việc dựng nên Đế quốc Mông Cổ gian khó chừng nào. Ông kể về cuộc sống trước đây khi ai cũng tranh giành với nhau.
Thành Cát Tư Hãn biết rằng nếu ông trao cả đế quốc cho một trong hai người, sẽ có xung đột giữa những người anh em. Ông quyết định người con thứ ba, Oa Khuất Đài, trở thành Đại Hãn cai quản đế quốc. Truật Xích và Sát Hợp Đài sẽ cai quản các vùng khác nhau. Điều này sẽ tách hai người xa nhau. Người con út, Đà Lôi, sẽ cai quản vùng quê cũ trên dòng sông Onon.
Nhẹ nhõm sau khi đưa ra quyết định của mình, Thành Cát Tư Hãn quay lại phát triển đất nước. Bấy giờ, ông đang muốn giao thương với nước Hoa Lạt Tử Mô.
BÍ SỬ MÔNG CỔ
Hầu hết những gì ta biết về cuộc đời của Thành Cát Tư Hãn đến từ cuốn sách Bí sử Mông Cổ. Cuốn sách ghi lại
toàn bộ cuộc đời của Thành Cát Tư Hãn. Một trong những điều khiến cuốn sách trở nên bí ẩn đó là không ai biết rõ tác giả là ai.
Không lâu sau khi cuốn sách được hoàn thành, các bản sao đều biến mất. Tới những năm 1400, những bản sao duy nhất còn lại được dịch sang tiếng Trung. Hơn bốn thế kỷ tiếp theo, bí mật lịch sử này vẫn được giữ kín với thế giới phương Tây.
Năm 1866, một thầy tu người Nga đã tìm thấy và dịch một bản sao. Sau đó, nó được dịch sang tiếng Mông Cổ hiện đại vào năm 1917. Ngày nay có rất nhiều bản sao. Tòa nhà quốc hội Mông Cổ ở thủ đô Ulan Bator trưng bày
một bản mạ vàng, và hầu như mỗi gia đình người Mông Cổ đều có một cuốn trong nhà mình.
Chương 11
Từ nơi Mặt trời mọc tới nơi Mặt trời lặn
T
hành Cát Tư Hãn có nhiều hàng hóa từ Trung Hoa đến mức một số thứ ông không biết phải làm gì với chúng. Người Mông Cổ được hưởng cuộc sống no đủ.
Họ thường mặc quần áo lụa với trang sức đá quý đến mức có một thời gian trông họ khá kỳ cục.
Phía tây Mông Cổ là đế chế Hoa Lạt Tử Mô (hiện nay là Iran, Afghanistan, Turkmenistan, Uzbekistan và một số nước khác). Hoa Lạt Tử Mô là một đế quốc trẻ và rộng lớn, chỉ hơn Đế quốc Mông Cổ mười hai tuổi và kéo dài hơn 1.500 dặm. Người Hoa Lạt Tử Mô có bí quyết làm thủy tinh. Họ có kỹ năng trong nghề rèn sắt thép, trồng cây bông và dệt vải.
Thành Cát Tư Hãn gửi thư tới Quốc vương Muhammad II của Hoa Lạt Tử Mô. Ông nói rằng ông không muốn mở rộng lãnh thổ của đế chế Mông Cổ và muốn giao thương trong hòa bình với Hoa Lạt Tử Mô. Thành Cát Tư Hãn xưng mình là người trị vì vùng đất Mặt trời mọc, và gọi Quốc vương là người trị vì vùng đất Mặt trời lặn.
QUỐC VƯƠNG MUHAMMAD II
Quốc vương cho rằng người Mông Cổ không văn minh và không hề muốn họ tới vùng đất của ông. Nhưng vì chưa sẵn sàng cho cuộc chiến với đội quân hùng mạnh, nên ông đồng ý giao thương. Trong thời gian đó, ông bí mật chuẩn bị cho chiến tranh.
Năm 1219, Thành Cát Tư Hãn gửi một đoàn 450 thương nhân tới thành phố Otrar, ngày nay thuộc phía nam Kazakhstan.
Họ có lạc đà tải theo vải, ngọc bích và bạc để buôn bán và trao đổi. Nhưng tổng trấn Otrar cho họ là những gián điệp và ra lệnh hành hình.
Thành Cát Tư Hãn gửi một nhóm sứ thần tới gặp Quốc vương và yêu cầu một lời xin lỗi. Ông muốn trừng trị nghiêm khắc tội giết người của Tổng trấn Otrar.
Nhưng trái với mong đợi, Quốc vương Muhammad II lại giết một số sứ thần! Ông cho thích lên mặt những người còn lại để gửi thông điệp tới Thành Cát Tư Hãn.
Khi tin tới tai Thành Cát Tư Hãn, ông nổi giận, trèo lên đỉnh núi thiêng và cầu xin Trời Xanh Vĩnh Cửu: ”Xin cho con sức
mạnh để trả mối thù này.”
Thành Cát Tư Hãn cùng các con phi ngựa
tới Hoa Lạt Tử Mô cùng với hơn 100.000
binh sĩ. Điểm dừng chân đầu tiên của họ là
thành phố Otrar. Người Mông Cổ phải mất
nhiều tháng mới chiếm được thành này.
Sau đó, họ đã giết viên tổng trấn.
Đoàn quân tiếp cận thành phố Bukhara từ
Sa mạc Đỏ.
Những người thương nhân đã phải đi
hàng trăm dặm để tránh vùng đất khắc
nghiệt này. Nhưng Thành Cát Tư Hãn vẫn đi xuyên qua nó trong những tháng mùa đông lạnh lẽo, khi sương giá bao phủ mặt đất và cỏ mọc quá ít cho ngựa ăn. Ông đã kết bạn với vài người du mục trên sa mạc, họ đã chỉ giúp ông con đường nhanh nhất đến Bukhara.
Cuối năm 1220, đại quân Mông Cổ đã khuất phục mọi thành phố của Hoa Lạt Tử Mô. Quốc vương bỏ trốn đến một hòn đảo trên biển Caspi, rồi mất tại đó.
Thành Cát Tư Hãn chỉ muốn kết mối giao thương với Hoa Lạt Tử Mô. Tuy nhiên vì hành động xâm chiếm Trung Hoa trước đây, Quốc vương không tin ông. Dường như Thành Cát Tư Hãn lúc này chỉ có những kẻ thù và mục tiêu.
Đế chế Mông Cổ lại vươn trải dài sáu nghìn dặm. Thành Cát Tư Hãn lúc này đã ngoài 60 tuổi, nắm trong tay cả vùng đất Mặt trời mọc phía đông lẫn vùng đất Mặt trời lặn phía tây.
Mùa đông năm 1226, Thành Cát Tư Hãn trở về nhà một lần nữa để dẹp cuộc nổi loạn ở tây bắc Trung Hoa. Khi vượt qua sa mạc Gobi, ông dừng lại để săn ngựa hoang. Thật không may, trong cuộc đi săn, con ngựa ông cưỡi đã bị giật mình và hất ông ngã. Thành Cát Tư Hãn bị nội thương nghiêm trọng.
Dù bị sốt cao, nhưng Thành Cát Tư Hãn vẫn không bỏ cuộc. Ông phi ngựa băng qua sa mạc tới chỗ quân sĩ.
Sáu tháng sau, Thành Cát Tư Hãn qua đời tại trại trong lều chỉ huy. Binh sĩ của ông lúc này rất giận dữ và đau buồn, họ giết tất cả những người nổi loạn ở thành phố đó. Thi thể của Thành Cát Tư Hãn được đặt lên một chiếc xe ngựa đưa về nhà.
TÂM LÝ CHIẾN
TẠI THỜI ĐIỂM NGƯỜI MÔNG CỔ XÂM LĂNG, NHỮNG NGƯỜI HỒI GIÁO NƯỚC HOA LẠT TỬ MÔ LÀ NHỮNG NGƯỜI GIÀU CÓ VÀ TIẾN BỘ BẬC NHẤT THẾ GIỚI. HỌ NGHIÊN CỨU THIÊN VĂN, TOÁN HỌC VÀ CÓ HỌC VẤN CAO.
THÀNH CÁT TƯ HÃN ĐÃ TẬN DỤNG ĐƯỢC ĐIỀU NÀY. ÔNG ĐÃ CHO GHI LẠI NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ MÔNG CỔ OAI HÙNG VÀ NHỮNG CUỘC TẤN CÔNG ÁC LIỆT.
TRONG CÁC BẢN GHI CHÉP LẠI, BẠO LỰC ĐƯỢC CƯỜNG ĐIỆU. NHỮNG CÂU CHUYỆN HAY CÒN ĐƯỢC BIẾT ĐẾN
Ế Ỏ Ắ
LÀ TÀI LIỆU TÂM LÝ CHIẾN, ĐƯỢC LAN TỎA KHẮP HOA LẠT TỬ MÔ, THẬM CHÍ CÒN LAN TỚI CẢ CHÂU ÂU.
THÀNH CÁT TƯ HÃN ĐỦ THÔNG MINH ĐỂ REO RẮC NỖI SỢ HÃI TỚI NHỮNG QUỐC GIA MÀ ÔNG CHƯA CHINH PHỤC. ÔNG SỬ DỤNG CÂU CHUYỆN NÀY, HAY CỤ THỂ LÀ UY DANH CỦA ÔNG NHƯ MỘT VỊ LÃNH CHÚA ĐÁNG SỢ, ĐỂ THỰC HIỆN NHỮNG ĐIỀU MÌNH MUỐN. THÀNH CÁT TƯ HÃN LUÔN MUỐN CÁC THÀNH PHỐ PHẢI TỰ ĐẦU HÀNG TRƯỚC KHI ÔNG TẤN CÔNG.
Người Mông Cổ muốn đưa Thành Cát Tư Hãn an nghỉ tại một nơi bí mật. Theo như truyền thuyết, những người chứng kiến đám tang bốn mươi ngày của ông sẽ phải chết. Sau khi chôn cất ông, tám trăm kỵ sĩ đã san phẳng vùng đất phía trên mộ, để không ai biết nơi ông được chôn cất. Truyện kể lại rằng những kỵ sĩ đã bị giết, và chính những người giết cũng đã tự sát.
Trong năm mươi năm, các con cháu của Thành Cát Tư Hãn đã mở rộng lãnh thổ đế chế Mông Cổ. Vào thời huy hoàng, đế chế này có diện tích gần bằng một phần tư diện tích đất liền trên thế giới. Vó ngựa Mông Cổ từng ba lần tấn công Đại Việt vào thế kỷ 13 nhưng thất bại. Các đội quân đã chinh phạt Baghdad, thành phố rộng lớn và giàu có nhất của người Hồi giáo, tiếp sau đó là Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Họ phi ngựa tới vùng đồng bằng Á - Âu ở Nga, Ukraine và Hungary. Các hiệp sĩ châu Âu, trong bộ giáp sắt nặng nề, không phải là đối thủ của đội quân Mông Cổ can đảm và nhanh như gió bão.
VÙNG ĐẤT CẤM
KHU VỰC 150 DẶM VUÔNG XUNG QUANH NƠI CHÔN CẤT THÀNH CÁT TƯ HÃN ĐƯỢC CÁCH LY VỚI NGƯỜI NGOÀI TRONG GẦN TÁM TRĂM NĂM. NHỮNG NGƯỜI
LÍNH TINH NHUỆ ĐƯỢC CỬ CANH GÁC KHU VỰC NÀY, CHỈ CHO PHÉP HẬU DUỆ CỦA THÀNH CÁT TƯ HÃN ĐI VÀO - VÀ CHỈ DUY NHẤT TRONG TANG LỄ. KHU VỰC NÀY ĐƯỢC BIẾT ĐẾN VỚI CÁI TÊN IKH KHORIG, HAY CÒN GỌI LÀ VÙNG ĐẤT CẤM.
KHI MÔNG CỔ ĐẶT DƯỚI QUYỀN KIỂM SOÁT CỦA LIÊN XÔ NĂM 1924, CHÍNH PHỦ LIÊN XÔ ĐÃ THAY THẾ NHỮNG NGƯỜI LÍNH GÁC MÔNG CỔ BẰNG NHỮNG CHIẾC XE TĂNG.
HỌ KHÔNG MUỐN PHẦN MỘ CỦA THÀNH CÁT TƯ HÃN TRỞ THÀNH NƠI NGƯỜI MÔNG CỔ TỤ TẬP, VÀ HỌ ĐỔI THÀNH MỘT CÁI TÊN ĐƠN GIẢN “KHU VỰC HẠN CHẾ”. SAU ĐÓ, HỌ BAO QUANH BẰNG MỘT TẤM BIỂN LỚN ĐỀ “KHU VỰC HẠN CHẾ”. CÁC CON ĐƯỜNG ĐƯỢC XÂY DỰNG TỚI KHU VỰC NÀY, NHƯNG KHÔNG BAO GIỜ VƯỢT QUA RANH GIỚI CỦA NÓ.
MÃI TỚI NĂM 1989, CÁC NHÀ KHẢO CỔ VÀ NGƯỜI NGOÀI MỚI ĐƯỢC PHÉP VÀO VÙNG ĐẤT CẤM NÀY.
Thành Cát Tư Hãn và những người nối ngôi ông đã sát hại hàng triệu người vô tội, phá hủy các thành phố và biến ruộng vườn trù phú hóa đồng hoang. Nhưng dưới sự cai trị của họ, những sáng kiến và công nghệ từ mọi nơi trên thế giới đã được tự do chia sẻ. Đường, cầu, và mười nghìn trường học được xây dựng. Sản xuất và thương mại hưng thịnh. Các sứ thần Mông Cổ đã đi xa tới Pháp và Anh. Các giáo sĩ của nhiều tôn giáo trên thế giới đã được mời đến để tranh luận trước triều thần Mông Cổ.
Ngày nay, người Mông Cổ tôn thờ Thành Cát Tư Hãn như một người lãnh đạo lỗi lạc. Ông được coi là người cha của dân tộc. Chính ông đã chấm dứt những cuộc nội chiến liên miên và đem lại hòa bình thịnh vượng cho vùng thảo nguyên khắc nghiệt và cô lập. Hình ảnh của ông xuất hiện trên tem, tiền và cả trên những thanh sôcôla.
Dù cho khu mộ ông vẫn là điều bí ẩn, nhiều người tin rằng Thành Cát Tư Hãn đang an nghỉ tại nơi mà ông có thể quỳ trước Trời Xanh Vĩnh Cửu, phía trên thảo nguyên, trên đỉnh ngọn núi thiêng Burkhan Khaldun.
Ấ Ố Ộ Ờ À
NHỮNG DẤU MỐC TRONG CUỘC ĐỜI THÀNH CÁT TƯ HÃN
1162 - Sinh ra trên ngọn đồi cạnh sông Onon
1171 - Cha bị người Thát Đát đầu độc và qua đời; gia đình bị bộ tộc bỏ rơi
1173 - Trở thành anh em kết nghĩa với Trát Mộc Hợp
1175 - Giết Bột Khắc Thiếp Nhi, anh trai cùng cha khác mẹ, sau đó bị bộ tộc cũ bắt giữ.
1178 - Cưới Bột Nhi Thiếp và kết đồng minh với tộc trưởng tộc Khắc Liệt, Thoát Lý.
1179 - Bột Nhi Thiếp bị người Miệt Nhi Khất bắt và được Thiết Mộc Chân, Trát Mộc Hợp và Thoát Lý giải cứu. Gia nhập bộ tộc của Trát Mộc Hợp. Sinh con đầu lòng, Truật Xích.
1181 - Rời bộ tộc của Trát Mộc Hợp
1189 - Tự xưng tộc trưởng Mông Cổ tại hồ Thanh Hải 1190 - Trận chiến đầu tiên chống lại Trát Mộc Hợp 1195 - Đột kích người Thát Đát
1197 - Dựng quê hương mới Aurag cho người của mình.
1201 - Chiến đấu với Trát Mộc Hợp lần hai, với sự giúp đỡ của Thoát Lý.
1202 - Chinh phục người Thát Đát, tổ chức lại quân đội. 1204 - Đánh bại Trát Mộc Hợp
1206 - Xưng danh Thành Cát Tư Hãn, lập ra Đế quốc Mông Cổ
1211 - Tấn công người Nữ Chân phía bắc Trung Hoa 1219 - Người con thứ ba, Ô Hợp Đài, lên nối ngôi 1220 - Chinh phạt nước Hoa Lạt Tử Mô
1227 - Qua đời trong chiến dịch ở phía tây bắc Trung Hoa
NHỮNG DẤU MỐC LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Vua Suryavarman II, người xây dựng đền Angkor Wat ở Campuchia qua đời - 1150
Henry II trở thành vua của nước Anh - 1154
Người Tống phía nam Trung Hoa đánh bại hải quân của người Nữ Chân ở phía bắc - 1161
Công trình xây dựng nhà thờ Đức Bà được khởi công ở Paris - 1163
Thomas Becket, Tổng giám mục thành phố Canterbury bị ám sát - 1170
Công trình tháp Pisa được khởi công - 1173
Tháp Pisa bắt đầu bị nghiêng - 1178
Chiến tranh Genpei tại Nhật Bản diễn ra giữa hai bộ tộc đối đầu Taira và Minamoto - 1180
Thánh Francis của Assisi ra đời - 1181
Các nhà lãnh đạo Châu Âu khởi động các cuộc thập tự chinh thứ ba để chiếm lại đất thánh từ người Hồi giáo - 1189
Các chữ số Ả Rập được biết đến tại Châu Âu - 1202
Dunama Dabbalemi trở thành vua của đế chế Kanem, nay là Cộng hòa Chad (Trung Phi) - 1203
Constantinople, kinh đô của đế quốc Byzantine, bị chiếm trong cuộc thập tự chinh thứ tư - 1204
Đại học Cambridge được thành lập - 1209
Vua John của nước Anh ký kết Đại Hiến Chương (Magna Carta) - 1215
Cuộc thập tự chinh thứ năm bắt đầu - 1217
MỜI CÁC BẠN ĐÓN ĐỌC TRỌN BỘ “LÀ AI?”
1. Anne Frank là ai?2. Bill Gates là ai? 3. Charles Darwin là ai?
4. Walt Disney là ai?
5. Dr. Seuss là ai?
6. Thomas Alva Edison là ai? 7. Albert Einstein là ai? 8. Galileo là ai?
9. Julius Caesar là ai?
10. Leonardo da Vinci là ai? 11. Thành Cát Tư Hãn là ai? 12. Isaac Newton là ai? 13. Steve Jobs là ai?
14. Marie Curie là ai? 15. Nelson Mandela là ai?
16. Ferdinand Magellan là ai?
17. Anh em nhà Wright là ai?
18. Wofgang Amadeus Mozart là ai?
19. Claude Monet là ai? 20. Charlie Chaplin là ai? 21. Neil Armstrong là ai?
MỜI CÁC BẠN ĐÓN ĐỌC TRỌN BỘ “Ở ĐÂU?”
1. Taj Mahal ở đâu?
2. Đấu trường La Mã ở đâu?
3. Đại Kim tự tháp ở đâu?
4. Tam giác quỷ Bermuda ở đâu?
5. Hệ Mặt trời ở đâu?