🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Cần Vương, Đông Du Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn Mục lục Lời Nhà Xuất Bản Cần Vương Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 https://thuviensach.vn Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44 Chương 45 Chương 46 Chương 47 Chương 48 Chương 49 Chương 50 Chương 51 Chương 52 Chương 53 Chương 54 Chương 55 Chương 56 Chương 57 Chương 58 Chương 59 Chương 60 https://thuviensach.vn Chương 61 Chương 62 Chương 63 Chương 64 Chương 65 Chương 66 Chương 67 Chương 68 Chương 69 Chương 70 Chương 71 Chương 72 Chương 73 Chương 74 Chương 75 Chương 76 Chương 77 Chương 78 Chương 79 Chương 80 Chương 81 Chương 82 Chương 83 Chương 84 Chương 85 Chương 86 Chương 87 Chương 88 Chương 89 Chương 90 Chương 91 Chương 92 https://thuviensach.vn Chương 93 Chương 94 Chương 95 Chương 96 Chương 97 Chương 98 Chương 99 Chương 100 Chương 101 Chương 102 Chương 103 Chương 104 Chương 105 Chương 106 Chương 107 Chương 108 Chương 109 Chương 110 Chương 111 Chương 112 Chương 113 Chương 114 Chương 115 Chương 116 Chương 117 Chương 118 Chương 119 Chương 120 Chương 121 Chương 122 Chương 123 Chương 124 https://thuviensach.vn Chương 125 Chương 126 Chương 127 Chương 128 Chương 129 Chương 130 Chương 131 Chương 132 Chương 133 Chương 134 Chương 135 Chương 136 Chương 137 Chương 138 Chương 139 Chương 140 Chương 141 Chương 142 Chương 143 Chương 144 Chương 145 Chương 146 Chương 147 Chương 148 Chương 149 Chương 150 Chương 151 Chương 152 Chương 153 Chương 154 Chương 155 Chương 156 https://thuviensach.vn Chương 157 Chương 158 Chương 159 Chương 160 Chương 161 Chương 162 Đông Du Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 https://thuviensach.vn Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44 Chương 45 Chương 46 Chương 47 Chương 48 Chương 49 Chương 50 Chương 51 Chương 52 Chương 53 Chương 54 Chương 55 Chương 56 Chương 57 Chương 58 https://thuviensach.vn Chương 59 Chương 60 Chương 61 Chương 62 Chương 63 Chương 64 Chương 65 Chương 66 Chương 67 Chương 68 Chương 69 Chương 70 Chương 71 Chương 72 Chương 73 Chương 74 Chương 75 Chương 76 Chương 77 Chương 78 Chương 79 Chương 80 Chương 81 Chương 82 Chương 83 Chương 84 Chương 85 Chương 86 Chương 87 Chương 88 Chương 89 Chương 90 https://thuviensach.vn Chương 91 Chương 92 Chương 93 Chương 94 Chương 95 Chương 96 Chương 97 Chương 98 Chương 99 Chương 100 Chương 101 Chương 102 Chương 103 Chương 104 Chương 105 Chương 106 Chương 107 Chương 108 Chương 109 Chương 110 Chương 111 Chương 112 Chương 113 Chương 114 Chương 115 Chương 116 Chương 117 Chương 118 Chương 119 Đôi Nét Về Nhà Văn https://thuviensach.vn CẦN VƯƠNG, ĐÔNG DU Bút Ngữ www.dtv-ebook.com Lời Nhà Xuất Bản Trong báo cáo tại Đại hội IX của Đảng ta có nhận định quan trọng: "Từ cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX, nhân dân ta liên tiếp chống chủ nghĩa thực dân Pháp. Từ các phong trào Văn Thân, Cần Vương đến các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, khởi nghĩa Yên Bái... các cuộc đấu tranh yêu nước đã diễn ra liên tục, sống động và vô cùng dũng cảm...". Nhận định của Đảng ta đối với các cuộc đấu tranh trên là khách quan, chính xác và tôn trọng lịch sử. Những năm qua, giới văn học nước ta đã có một số tác phẩm phản ánh các phong trào đó; song chưa có một tập sách có tính tổng quát và có hệ thống hơn. Nhà văn Bút Ngữ đã dành gần chục năm viết và hoàn chỉnh bản thảo tiểu thuyết Cần Vương - Đông Du nhằm phản ánh những vấn đề cơ bản, theo diễn biến thăng trầm của các giai đoạn đấu tranh; thể hiện sáng tỏ nhiều sự việc và nhân vật chủ yếu của phong trào Cần Vương, Đông Du. Nó giúp người đọc thấy được khái quát cuộc đấu trành gần một trăm năm chống Pháp xâm lược. Cuộc đấu tranh trong so sánh thế lực ta yếu hơn địch, nhiều lần tan vỡ nhưng vẫn phục hồi, từng bước tạo tiền đề, gây cơ sở về tinh thần và lực lượng, để tiếp đó là cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của , đi tới thắng lợi cuối cùng. Bạn -đ-ang đọ-c truyện -tại iREAD.vn Giáo sư sử học Đinh Xuân Lâm cũng đã viết: "Có thể khẳng định rằng trong sự phát triển liên tục và mạnh mẽ của phong trào yêu nước cách mạng của nước ta dẫn tới sự thành lập chính đảng vô sản đầu năm 1930 mở ra một thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam, đã có sự đóng góp tích cực, https://thuviensach.vn không thể thiếu được của các thế hệ sĩ phu, văn thân yêu nước cuối thế kỷ XIX". Tập tiểu thuyết được thể hiện với nhiều tâm huyết và công phu, của cây bút có kinh nghiệm viết về đề tài lịch sử cách mạng. Tác phẩm sẽ như một dấu ấn - một trong những công trình đồ sộ của những năm đầu thế kỷ XXI nhìn lại chặng đường dài đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt Nam chống chủ nghĩa thực dân xâm lược Pháp. Nhà xuất bản Văn học thấy cần giới thiệu một tác phẩm phản ánh xứng đáng các phong trào yêu nước anh dũng kể trên với bạn đọc cả nước. Chúng tôi hi vọng cuốn sách sẽ đáp ứng yêu cầu tìm hiểu lịch sử dân tộc của bạn đọc, và làm cơ sở cho một bộ phim truyện hoành tráng, không thể thiếu trong nền nghệ thuật nước nhà. NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC https://thuviensach.vn CẦN VƯƠNG, ĐÔNG DU Bút Ngữ www.dtv-ebook.com Cần Vương Chương 1 Một ngày hè năm Canh Ngọ (1870), Tri phủ Nguyễn Quang Bích hẹn tiếp Lưu Vĩnh Phúc, thủ lĩnh quân Cờ Đen. Phúc là một trong mấy viên tướng giặc Khách lừng tiếng ở vùng rừng núi Bắc Kỳ, giáp nước Tàu. Gặp một viên tướng giặc không phải là điều bình thường, có thể sinh chuyện rắc rối, nhưng Quang Bích vẫn gặp. Từ khi đến trị nhậm phủ Lâm Thao, Quang Bích được nghe nhiều về Lưu Vĩnh Phúc và đạo quân của ông ta. Phúc quê ở vùng Quảng Tây, Trung Quốc. Là người vũ dũng, mưu lược. Khi Hồng Tú Toàn, thủ lĩnh Thái Bình Thiên Quốc chiêu tập nông dân chống triều đình nhà Thanh, Phúc đi theo và cầm đầu một đạo quân lớn. Cuộc khởi nghĩa bị nhà Thanh đánh bại, Phúc đưa quân sang nước Nam lánh nạn. Cùng sang còn hai đám tàn quân khác: Cờ Trắng, Cờ Vàng. Phúc đến vùng Lục Yên, Bảo Thắng, công bố cho dân chúng nơi cư trú biết: quân ông là Trung Hòa Đoàn, lấy Cờ Đen có bảy ngôi sao làm quân kỳ. Phúc đặt quân phong, quân kỷ, lấy việc an dân để được lòng dân. Qua sáu, bảy năm ở vùng này, Phúc liên lạc với quan quân địa phương, góp sức dẹp cướp, đánh giặc. Dân chúng châu, bản chung sống bình ổn với quân Cờ Đen ở lưu vực sông Chảy, sông Thao. Trong khi đó, bọn Cờ Vàng, Cờ Trắng có hơn một vạn quân, quấy nhiễu các vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên... cướp trâu bò, đuổi dân chúng. Nạn giặc Khách khiến khắp vùng lo sợ. Các quan tỉnh trong vùng liên tiếp tâu về triều đình, xin cử đại binh ra đánh dẹp. https://thuviensach.vn Triều đình lần lượt cử Đoàn Thọ, Nguyễn Tri Phương, rồi Hoàng Tá Viêm làm Thống đốc quân vụ vùng rừng núi Bắc Kỳ. Mấy ông phối hợp với tướng nhà Thanh ở Lưỡng Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây) đánh bọn giặc Khách. Qua gần chục năm, khi bọn Cờ Trắng, Cờ Vàng gần tan, tướng Thanh là Phùng Tử Tài vẫn không yên tâm. Không muốn một đạo tàn quân Thái Bình Thiên Quốc tồn tại gần vùng mình cai quản, Tử Tài khuyên Vĩnh Phúc về nước và nhờ Thống đốc quân Nam thúc đẩy Phúc về. Qua thám tử, Quang Bích biết Vĩnh Phúc đang suy tính. Ở lại, quân Phúc chịu sự giám sát của Thống đốc nước Nam, nhưng vẫn giữ được đội ngũ riêng. Về nước, quân Phúc sẽ phải hòa nhập vào quân Thanh, và bất cứ lúc nào cũng có thể bị cắt đầu, treo cổ. Vua quan nhà Thanh rất ghét những người theo Thái Bình Thiên Quốc... Nhưng nếu Phúc không về nước thì ở lại thế nào, vua quan nước Nam có cho Phúc nương nhờ lâu dài không? Đây là việc Phúc cần được sự giúp đỡ. Vì thế, Quang Bích - biên thư hẹn gặp Phúc. Trong lúc chờ đợi, Quang Bích hỏi viên thư lại: - Ông nghĩ xem, việc này ta còn phải cân nhắc gì nữa? Viên thư lại nhiều tuổi, từng trải việc quan, rất thận trọng: - Bẩm quan, xét kỹ thì thấy những năm qua, quân Cờ Đen được dân vùng Bảo Thắng, Lục Yên tin cẩn. Vùng ấy không còn cướp bóc là do quân Cờ Đen đánh dẹp. Nay ta mạnh, họ phải làm như thế. Chỉ e khi có sự bất thường, họ thay lòng đổi dạ... Quang Bích phân vân về điều viên thư lại nói. Nhưng ông vẫn quyết định phải gặp Vĩnh Phúc. Ông sẽ nói thẳng: "Con chim khôn không phá tổ của mình". Vùng đất này, Phúc đã góp công bình ổn thì đừng quay lưng lại với nó, cũng không nên bỏ nó mà về nơi sóng gió bất kỳ. Phúc ở lại sẽ lợi cho quân binh và gia thuộc Phúc, lợi cả cho dân vùng này. Khi hai bên đều có lợi thì sẽ cùng nhau hòa thuận lâu dài... Hơn nữa - Quang Bích nghĩ - đất này phải tính đến chuyện quân Pháp nhòm ngó, thậm chí đặt chân tới đây. https://thuviensach.vn Pháp đã đứng vững ở Nam Kỳ thì sớm muộn cũng thò tay ra Trung Kỳ, Bắc Kỳ. Vì vậy, việc thu phục một viên tướng giỏi và một đạo quân có kỷ luật để hậu dụng là rất cần... Lưu Vĩnh Phúc cưỡi ngựa tới cổng phủ đường Lâm Thao. Hai người tùy tùng đứng lại coi ngựa, để thủ lĩnh vào làm việc quan. B-ạn -đang đọc t-r-uyện tại iREAD.vn Quang Bích không phân biệt thứ bậc. Ông lịch thiệp đối xử theo quan hệ chủ khách. Trước mặt ông, Vĩnh Phúc có nét thuần phác của người lao động và có dáng oai vệ của người thủ lĩnh. Qua vài cử chỉ đầu tiên, Quang Bích thấy khách giữ lễ đúng mực. Sau tuần trà và những lời thăm hỏi thông thường, hai người nói chuyện chính thức. Vĩnh Phúc từ tốn: - Thưa quan Tri phủ, cảnh ngộ của chúng tôi chắc ngài đã rõ. Cũng là nghĩa quân Hồng Vương (Hồng Tú Toàn) nhưng khi thất bại, người ta làm giặc, chúng tôi thì không. Chúng tôi muốn nương nhờ quý quốc, mưu kế sinh nhai, vì thân quyến chúng tôi từ tướng đến quân đều theo sang đây. Chúng tôi không muốn triều đình Mãn Thanh giết cả nhà. Những người Minh Hương từ Trung Quốc lưu tán sang đây đã lâu, từ cái thủa triều Thanh diệt triều Minh, được sống yên lành, khiến chúng tôi làm theo họ. Mấy năm qua, các chức dịch châu, bản vùng này đã cưu mang chúng tôi. Nay xin ngài tâu vua nước Nam, cho chúng tôi được ngụ cư lâu dài như những người Minh Hương. Quang Bích nhã nhặn đáp: - Tôi có nghe quan viên châu, bản nơi ông cư trú nói: quân ông không muốn về Trung Quốc. Nay ông cũng tỏ nguyện vọng xin cư trú lâu dài. Tôi muốn lấy sự thực để tâu bày lên trên. Nhưng... có một điều mà tôi băn khoăn, vua và các quan trên cũng thế, rằng có thể một lúc nào đấy, các ông https://thuviensach.vn không giữ được điều tín nghĩa. Nhiều người Minh, người Tống trước kia và cả người Thanh hiện nay, sang nước Nam được an cư lạc nghiệp lâu dài, ông đã biết. Nhưng có những người khiến chúng tôi lo ngại. Họ như con ong gặp bão đến làm tổ ở nhà người ta, rồi đốt ngay nhà chủ. Vĩnh Phúc lặng lẽ hồi lâu, tỏ ý đồng cảm với quan Tri phủ. Ông nói: - Vâng, đúng là có người như thế. Nhưng nhiều người biết ăn cây táo rào cây táo, tôi tin là ngài có phân biệt. Tôi chưa thề thốt bao giờ, nhưng lúc này, để ngài tin ở sự thành thực của chúng tôi, tôi xin thề nếu phản phúc thì trời tru đất diệt. Quang Bích ngồi xích lại, đặt bàn tay lên vai Phúc: - Việc làm của các ông sáu, bảy năm qua khiến chúng tôi phân biệt rõ trắng đen. Việc làm khiến người ta tin hơn mọi điều thề thốt. - Thưa quan phủ, nếu ngài đến nơi chúng tôi cư trú, ngài sẽ thấy gia thuộc chúng tôi, từ tướng đến quân, đều đã làm nhà, lập làng, lấy vợ, sinh con cái; có nương sắn, vườn rau, ao cá... Không dại gì chúng tôi bỏ nơi đang sống bình yên, để trở lại nơi luôn luôn bị đe dọa. Luật Càn Long ghi rõ: kẻ nào chống lại triều đình bị chém cổ. Mà chúng tôi vẫn bị coi là phạm tội chống triều đình. Trao cho Vĩnh Phúc chén trà, Quang Bích nói nhỏ: - Đề đốc Phùng Tử Tài vẫn giữ ý định: mật bàn với Thống đốc Hoàng Tá Viêm, không cho quân Cờ Đen ở lại nước Nam. Ông cần biết điều đó để có cách ứng phó. Vĩnh Phúc đã biết chuyện đó. Tử Tài đã từng bảo Phúc: "Nếu anh không đưa quân về nước thì Thống đốc quân vụ nước Nam cũng không cho anh ở lại". Phúc nhìn Quang Bích: https://thuviensach.vn - Ngài giúp tôi nói với Thống đốc Tá Viêm về việc này. - Tôi có ý định như thế. Nhưng nếu Tử Tài cứ bắt ông về thì sao? - Thành thực thưa với ngài: Tôi chỉ sợ các ngài đuổi về, chứ không sợ Tử Tài bắt về. Quang Bích gật đầu: - Tôi hứa tận lực giúp ông, nhưng quyết định thế nào phải chờ Thống đốc Tá Viêm. Vĩnh Phúc nhìn Quang Bích. Chiếc khăn nhiễu tím và tấm áo the thâm bình dị; gương mặt chữ dụng hiền hậu và cử chỉ khoan thai, ông có phong thái quốc sĩ hơn quan lại. Phúc đặt vào ông một niềm hi vọng. https://thuviensach.vn CẦN VƯƠNG, ĐÔNG DU Bút Ngữ www.dtv-ebook.com Chương 2 Quang Bích cưỡi ngựa sang hành dinh Thống đốc quân vụ Bắc Kỳ. Hoàng Tá Viêm ra tận cửa đón vào. Tá Viêm mới từ kinh ra nhưng đã nghe danh Nguyễn Quang Bích, một vị Hoàng giáp, đỗ đầu khoa thi do vua Tự Đức đích thân chấm bài và khen ngợi; một vị quan thanh liêm được sĩ dân trong vùng tôn là Hoạt Phật (Phật sống). Viêm hơn tuổi Quang Bích, chức tước cao hơn, nhưng vẫn tỏ ý trọng vọng: - Tôi có việc định sang phủ đường gặp ông, nhưng may mắn ông lại qua đây! - Thưa... Thượng quan có việc gì? - Quang Bích hỏi. - Việc viên tướng Cờ Đen xin cư ngụ lâu dài. Ông là người cai quản nơi ở của viên tướng ấy, ông xem có nên không? Riêng tôi còn đang băn khoăn. Bọn giặc Khách phần nhiều trí trá, nay thế này mai thế khác. - Thưa thượng quan... - Quang Bích tỏ ra thận trọng - tôi được các chức dịch châu, bản cho hay: ngay từ khi mới sang nước ta, quân Cờ Đen đã muốn an cư lạc nghiệp. Nhiều tên đem theo cha mẹ, vợ con, có ý tìm nơi nương thân, chứ không phải cướp đất làm giặc. Tá Viêm nói cắt ngang: - Tôi có biết. Cùng là giặc, bọn Cờ Vàng, Cờ Trắng đánh phá hung tợn, khiến ta hao binh tổn tướng. Nhưng bọn Cờ Đen thì lại theo ta đánh giặc. Bọn này dẹp trộm cướp, tranh thủ nhân tâm, khẩn hoang làm rẫy, tích https://thuviensach.vn trữ lương thực. Nhìn bề ngoài là được, nhưng xét về sâu xa, liệu có mưu đồ gì? Quang Bích nghe vị Thống đốc từng trải việc quan quân, uy vọng rộng và biết suy xét sâu xa, nói những điều hệ trọng. Ông nghĩ mình chỉ là viên Tri phủ, tuổi chưa đầy bốn mươi, nhìn sự vật còn phiến diện, chưa quán xuyến nhiều điều. - Thưa... tôi cũng nghĩ: người Tàu thường đa mưu túc trí. Thực tế cho hay họ có những người nói một đàng làm một nẻo, nhưng cũng có người tín nghĩa. Tôi đã nghĩ tới việc Vĩnh Phúc dùng mưu thuật để chiếm đất ta, khác với bọn Cờ Trắng, Cờ Vàng là dùng vũ lực. Nhưng tôi lại nghĩ: với số quân nghìn người, kéo theo gia thuộc vài nghìn nữa, chúng không dễ làm điều phản phúc. Vì ít nhiều chúng cũng hiểu bên nước chúng, quan quân nhà Thanh truy nã ráo riết; và bên đây, quan quân ta đủ sức tiễu phạt chúng. Chúng không thể tùy tiện... Tá Viêm nói luôn: - Tôi cũng ít nhiều nghĩ như ông. Nhưng tôi còn nghĩ thêm điều khác. Tức là giặc có thể ngầm phân công: vài bọn dùng vũ lực đánh thành, chiếm đất, bắt dân ta đóng góp nuôi chúng. Một bọn không đánh, chuyên ở một vùng làm lương thực nuôi mình, và ngầm nuôi mấy bọn kia. Quang Bích giật mình khi nghe vị thượng quan phán đoán. Rất có thể Vĩnh Phúc dùng kế "ngụ binh ư nông, dĩ nông dưỡng binh", cần phải suy xét kỹ. - Thưa... điều ngài nói khiến tôi nghĩ tới việc phải thử thách Vĩnh Phúc. Xin ngài giao cho Phúc việc tiếp tục tiễu phạt tàn dư quân Cờ Trắng, Cờ Vàng. Nếu Phúc thực lòng theo ta thì phải đánh cho ra đánh. Nếu không thì là nói dối. Mặt khác, xin ngài cho quân Phúc tiếp tục cư trú. Bởi ta https://thuviensach.vn không dễ đuổi một đạo quân đã quy thuận và lập công. Nếu cố ý đuổi sẽ khiến những kẻ khác không dám theo ta nữa. - Ta không đuổi thì Phùng Tử Tài cũng bắt Phúc về. - Thực tế cho hay: quan quân nhà Thanh chỉ có thể đánh đuổi những bọn giặc Khách mà quan quân ta cùng đánh. Nay quân Phúc đã quy thuận nước Nam, không quấy nhiễu người Tàu, tướng Thanh lấy cớ gì mà đánh? Họ chỉ có thể chiêu dụ, nhưng Phúc không về thì họ làm gì được? Truyện được- biên tập tại ir-ea-d.vn Tá Viêm nhìn thẳng vào đôi mắt thông minh của viên quan trẻ tuổi, và khích lệ: - Ông kiêm tướng võ được đấy. Ông đã hiến một kế khả thủ. Qua việc ấy mà biết Phúc có thực lòng theo ta không? Cũng qua đấy ta có một đạo quân thiện chiến tiễu phỉ. Tá Viêm nhớ mấy hôm trước, Tham tán Tôn Thất Thuyết đã bàn với ông việc cho quân Cờ Đen cư trú lâu dài, ông rất băn khoăn. Cho một lũ giặc đông hàng nghìn tên ở nhờ vùng mình cai quản, khác gì nuôi hổ trong vườn. Chúng phản bội thì ông mất đầu. Ông không giấu điều đó với Thuyết. Thuyết nói như không cân nhắc: - Thưa ngài Thống đốc, tôi biết hồi mới sang nước Nam, Phúc đã bác bỏ mưu toan của một viên phụ tá: muốn giết một đầu mục địa phương để chiếm quyền. Phúc coi đó là điều bất nghĩa, đến nương nhờ người mà hại người là không nên. Sau đó, Phúc xin cùng quan quân ta đánh giặc Khách. Nhiều người sợ Phúc lật lọng, tôi vẫn giao việc để thử thách, Phúc đã làm được. Thuyết nói đầy tự tin. Ông muốn vị Thống đốc mới đến nhậm chức hiểu về Phúc, như ông đã hiểu gần chục năm nay. Ông nhấn mạnh rằng: https://thuviensach.vn Phúc đã đánh giặc nhiều trận, có trận bị thương. Mấy lần đánh thắng quân Cờ Trắng, Phúc đã được ta thưởng hàm cửu phẩm. Nay Phùng Tử Tài dụ về nước, Phúc vẫn xin ở lại là có lòng thực, ta nên nhận lời. Tá Viêm mới nhận chức nên nể Thuyết là người đã ở đây lâu. Ông không tranh luận còn vì ngại Thuyết nóng tính và nói thẳng. Hôm nay ông bàn với Quang Bích, việc rõ thêm nhiều, nhưng ông vẫn bảo: sẽ xem xét thêm! Sợ Tá Viêm không đạt tới một quyết định rõ ràng, Quang Bích tới gặp Tôn Thất Thuyết, nhờ tác động thêm. Thuyết vừa nghe qua đã quả quyết: "Phúc xin thì cho ở lại!". Quang Bích nhìn vị tham tán quân vụ dòng dõi hoàng tộc, ngạc nhiên trước sự quyết đoán nhanh chóng như thế... Tưởng Quang Bích nghe chưa rõ, Thuyết nói thêm: - Ông cứ nhận cho Phúc ở lại vùng đất do ông cai quản. - Thưa thượng quan... phải chờ lệnh của ngài Thống đốc? - Chờ cũng được mà không cũng được. Là vì tôi đã xem xét kỹ. Tôi hiện diện tại vùng này đã lâu, tôi đủ biết người, biết việc để xử lý. Quang Bích nhìn vị tham tán có quyền hành thứ hai ở đây. Một người thân hình vạm vỡ, gương mặt kiên nghị, tự tin, phảng phất vẻ quá khích. Chiếc áo dài chẽn, màu lam đã bạc, và khăn nhiễu tím quấn đầu không kiểu cách, cho thấy ông không mấy để ý về mình... Quang Bích nhắc khéo với ông: - Thưa... việc này phải tâu về triều. - Rồi sẽ tâu về triều. Để khỏi chờ lâu, việc quân ở ngoài do tướng quyết định rồi tâu vua sau. https://thuviensach.vn Quang Bích nhận từ tay vị tham tán tờ lệnh: cho toàn thể tướng lính, quân binh, gia thuộc đạo quân Cờ Đen được ngụ cư lâu dài tại vùng Bảo Thắng, Lục Yên. Quân Cờ Đen là một bộ phận của quân triều đình, do Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy; cho giữ nguyên đội ngũ, được đóng đồn chính tại Bảo Thắng, chịu sự điều đốc của Thống đốc quân vụ Bắc Kỳ. Ra về, Quang Bích mừng vì đã làm xong việc, nhưng ông vẫn còn lo. Sự do dự của Tá Viêm đã bị xóa bỏ bằng quyết định mạnh bạo của Tôn Thất Thuyết. Điều này có thể nảy sinh xích mích giữa hai người. Và xích mích của hai ông tướng sẽ trở thành tai họa cho quân Cờ Đen và Lưu Vĩnh Phúc. https://thuviensach.vn CẦN VƯƠNG, ĐÔNG DU Bút Ngữ www.dtv-ebook.com Chương 3 Không lâu, sau khi Đề đốc Phùng Tử Tài đem quân về nước, tàn quân Cờ Vàng, Cờ Trắng ẩn náu trong rừng sâu lại nổi lên ở vùng Bắc Bắc Kỳ. Sáu bảy bọn giặc mới từ bên Tàu kéo sang: Đàm Chí Thành, Lục Chi Bình, Ông Thất, Ông Đường... Ở vùng Tây Bắc, bọn phỉ địa phương rủ rê người Mèo, người Dao vào việc cướp bóc. Quan các tỉnh vùng trên vừa mới đưa tiễn quân Thanh về nước, lại lo bọn giặc nổi lên. Thống đốc Viêm và Tham tán Thuyết báo tiệp về triều đình chưa lâu, nay lại có tờ tâu xin tiếp tục cuộc chiến. Vua Tự Đức ra tờ dụ khiển trách và giáng cấp Viêm, Thuyết, bắt hai người "Phải làm tiếp việc biên cương, phải mau chóng đuổi hết giặc". Mặt khác, vua sai thêm quan quân từ kinh ra, tăng viện cho Viêm, Thuyết. Lưu Vĩnh Phúc đặt số quân tinh nhuệ dưới sự chỉ huy của ba viên phụ tá: Ngô Phương Điển, Hoàng Thủ Trung và Dương Trứ Ân, cho đóng đồn dọc ven sông Chảy, không để bọn giặc từ vùng Chính Bắc tràn sang Tây Bắc. Quang Bích đến bàn với Vĩnh Phúc: - Ở vùng biên cương, hễ giặc Khách nhiễu loạn là bọn phỉ địa phương lại nổi dậy. Có bọn vì hận thù dân tộc mà đánh nhau, như Mèo đánh Thái. Có bọn vì đói rách mà cướp bóc và kiếm ăn. Có bọn vì quan lại ức hiếp mà nổi lên chống đối... Quân ta cần phân biệt từng loại mà có cách đối xử, nhằm cảm hóa họ, không nên chỉ dùng vũ lực đàn áp tràn lan. https://thuviensach.vn Vĩnh Phúc tiếp lời: - Vâng, tôi có nghĩ tới điều ấy. Cũng như ngài có sự xem xét, phân biệt giữa quân Cờ Đen với các bọn giặc kia. Tôi đã dành một lực lượng đáng kể để bình định vùng biên cương Tây Bắc, là nơi gắn với vùng ta hơn. Không thể để bốn mặt đều có giặc, có phỉ; phải có một vùng hậu cứ. Từ hậu cứ này tiến ra đánh dẹp các vùng khác. Quang Bích tâm đắc với Vĩnh Phúc. Ông sức cho các châu, bản tìm mọi cách giúp đỡ quân Cờ Đen khi tiễu phỉ. Phúc cũng cho quân mình chặn giặc và phỉ, không cho chúng bén mảng đến gần vùng Quang Bích trị nhậm. Do chiến địa được khoanh vào vùng trên, nên vùng đất giữa hai dòng sông Thao, sông Chảy, từ Lào Cai xuống Lâm Thao được sống bình yên, Quang Bích dồn tâm lực vào lo chính sự. Thấy dân vùng này quanh năm ăn ngô sắn, vì không giữ được nước cấy lúa, ông đi xem xét hình thế đất đai, gọi bọn chức dịch châu, bản lên bàn định. Nơi này đắp đập giữ nước làm hồ chứa tưới màu, nơi kia đào mương tiêu nước cấy lúa. Ven sông lớn thì cơi, đê xếp kè chống lũ. Nhờ vậy ngô sắn tốt tươi, đồng lúa mở rộng, dân đủ lương ăn... Ngày ngày, Quang Bích quy tụ quân Cờ Đen vào việc đánh giặc, tiễu phỉ, trị thủy, chống tham nhũng. Bản thân ông sống thanh bạch liêm khiết. Dân địa phương cảm phục và truyền tụng. Thống đốc quân vụ Bắc Kỳ cùng Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên (Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang) chứng thực và tâu về triều. Quang Bích được vua Tự Đức khen là thanh quan (quan thanh liêm), và sai bộ Lại thăng chức cho ông làm Án sát Sơn Tây. Hôm ông từ giã phủ Lâm Thao, các chức dịch châu, bản, đem nông phẩm, nông sản lên biếu, ông cảm tạ và trả lại. Sĩ phu trong vùng tặng ông đôi câu đối: https://thuviensach.vn Khâm tuất chỉ nhất tâm, tự dĩ bất can dân kiến đức Binh hình phi lưỡng sự, phương kỳ quyết tự đế quy công (Kính trên thương dưới một lòng, gìn giữ công minh, dân thấy đức. Việc binh việc hình làm tốt, chăm lo phận sự, vua ghi công). Những ngày qua, Quang Bích thấy mình và Vĩnh Phúc như hai cánh tay cùng làm một việc, cùng đỡ vực nhau. Nay đến Sơn Tây, ông thiếu sự hỗ trợ của Phúc. Trong buổi tiễn đưa, ông toan nói điều ấy, nhưng Phúc đã nói trước: - Ở Lâm Thao, ngài như cái giàn vững vàng, chúng tôi như cây leo để sinh hoa kết quả. Nay ngài đi nơi khác, chúng tôi lo mình gặp khó khăn. Trên đời mấy khi được người tương ứng tương cầu. Phúc nói khiến Quang Bích nhớ đến sự bất đồng giữa Tá Viêm và Tôn Thất Thuyết trong việc cho Phúc cư trú. Ông thủ thỉ: - Thiếu tôi, ngài chỉ thiếu một người bạn tâm giao, không đáng ngại. Điều ngài phải lo hơn là cách ứng xử với hai quan đứng đầu quân thứ Bắc Kỳ. Cách tốt nhất là đánh giặc, lập nhiều công để hai người hiểu ông, và họ cũng hiểu nhau dần. - Cách ấy tốt nhất nhưng khó! - Khó nhưng tôi tin ngài làm được. Hai người chia tay trong nỗi nhớ nhau, và nỗi lo công việc lúc xa nhau. Phúc trở lại Bảo Thắng. Nhớ lời tâm sự của Quang Bích, Phúc ra sức đánh giặc, dẹp phỉ, để Tá Viêm thấy Phúc ở lại là có ích.Và Tôn Thất Thuyết thấy không lầm trong việc cho Phúc ở lại. https://thuviensach.vn Quân triều đình do Viêm, Thuyết điều đốc phải đối phó với hơn chục bọn giặc Khách. Chúng ngổ ngáo chiếm thành Lạng Sơn, vây thành Cao Bằng, kéo xuống Thái Nguyên, uy hiếp Bắc Ninh... Tá Viêm lại xin vua cho tìm quân Thanh sang phối chiến. Lần trước, quân Thanh sang giúp, ta phải góp cho họ 112.000 phương gạo, gần 40.000 lạng bạc. Tốn kém nhưng vẫn phải mời họ sang nữa. Viêm biết quân Cờ Đen có thể giúp sức, nhưng ông chưa dùng. Phần vì thấy để Phúc trấn mạn Tây Bắc là cần; phần vì ông mặc cảm trong việc không cho Phúc ngụ cư... Quân Thanh chưa kịp sang. Tuần phủ Lạng Sơn Nguyễn Mậu Kiến cấp tốc xin cho quân triều đình phối hợp với quân tỉnh, đánh giặc lấy lại thành. Cùng lúc lại có yêu cầu tăng quân để giải vây thành Cao Bằng. Viêm hỏi Thuyết: - Ngài tính nên khu xử thế nào? Thuyết nghĩ kỹ rồi nói: - Ngài cho đưa một bộ phận quân tinh nhuệ của triều đình đến lấy lại thành Lạng Sơn. Mặt khác, phi tư cho Lưu Đoàn (quân Cờ Đen) tạt ngang từ Bảo Thắng sang, góp sức giải vây cho Cao Bằng. Viêm cho là Thuyết muốn nhân dịp này, chứng minh việc quân Cờ Đen ở lại là đúng. Nhưng ông không thể gạt bỏ ý kiến của Thuyết, hơn nữa, ông còn phân công Thuyết điều khiển cuộc chiến ở Cao Bằng. Thuyết rời hành dinh cùng đội tùy tùng lên ngựa tắt đường rừng đến Cao Bằng, đồng thời cho chim bồ câu đưa thư đến đồn Bảo Thắng. Vĩnh Phúc nhận thư, lập tức cho quân ở Bảo Yên, Lục Yên, Bắc Hà cùng lúc hình thành ba mũi kéo sang Cao Bằng. Thuyết tới Ngân Sơn, nắm đội quân triều đình tại đó, và mật báo cho quân tỉnh đang bị vây trong thành Cao Bằng chuẩn bị phối chiến. Khi quân https://thuviensach.vn Cờ Đen từ phía sông Gâm tới, Thuyết hạ lệnh đánh. Bốn mũi quân đánh từ ngoài vào, quân trong thành đánh ra. Giặc không tiếp chiến, vội vã rút nhanh ra các ngả rừng. Bạn đang -đọc -tru-yện tại- iREAD.vn Thành được giải vây. Thuyết thưởng công cho quân Cờ Đen hậu hơn quân triều đình. Giặc bị đẩy lùi ở Cao Bằng, tạo thanh thế cho quân ta lấy lại thành Lạng Sơn. Bọn giặc ở Thái Nguyên co lại, không dám nhòm xuống Bắc Ninh. Vốn lì lợm và đói khát, bọn giặc lánh vào rừng sâu. Ít lâu lại tìm những nơi không có quan quân, sục ra kiếm ăn. Nghe tin quân Cờ Đen rút về đồn trại, bọn giặc ở Lạng Sơn, Thái Nguyên cùng xuất đầu lộ diện. Quân triều đình đánh chỗ này chúng luồn sang chỗ khác. Phía bên kia, quan quân nhà Thanh vẫn tiễu trừ tàn dư Thái Bình Thiên Quốc. Bọn quân tàn kéo theo dân đói, chạy sang nước Nam và biến thành giặc ngày càng đông. Vua Tự Đức buồn phiền vì Lục tỉnh Nam Kỳ đã bị Pháp chiếm; Bắc Kỳ đánh dẹp mãi vẫn không hết bọn giặc Khách táo tợn. Vua chê quan quân ta thiếu mưu hay, đánh giặc kém hiệu lực. Nay được tin thắng trận Cao Bằng, vua cho ra tờ chỉ: "Từ khi Lưu Đoàn được phép ngụ cư đã tỏ lòng cảm phục, ra sức đánh giặc lập công. Nay phong Lưu Vĩnh Phúc làm Phòng ngự sứ, tiếp tục đặt dưới sự điều đốc của Hoàng Tá Viêm. Bảo cho Phúc phải gắng sức góp công, đánh giặc tiễu phỉ, nhanh chóng bình định chốn biên cương, cho yên lòng trẫm". Tá Viêm triệu Vĩnh Phúc lên quân dinh, truyền đạt tờ chỉ của vua. Vĩnh Phúc rất mừng. Xong việc, Phúc rẽ vào Sơn Tây thăm Quang Bích. Quang Bích cho làm bữa rượu mừng. Hầu rượu là một tiểu đồng, tóc chỏm trên đầu, vóc người cao gầy trong chiếc áo vải năm thân, nhuộm nâu. https://thuviensach.vn Cậu có đôi mắt sáng và gương mặt chữ dụng như quan chủ. Sao có cậu bé hầu quan mà lại giống quan như thế, Phúc nghĩ mà không tiện hỏi. Món nhắm chỉ có mấy con mực khô nướng thơm, một chùm vải quả, dăm quả ớt trứng bống. Khi chủ khách nâng chén, cậu bé không lui xuống bếp mà vào tư thất của quan. Thấy khách nhìn theo cậu bé, Quang Bích nói: - Đấy là con lớn của tôi, cháu Quang Đoan. Được tin tôi về đây làm việc, gần quê, cháu lên thăm. Vĩnh Phúc từng nghe Quang Bích quê ở vùng huyện mới Tiền Hải, ven biển Đông. Nhưng sao cậu ấm con quan hàng tỉnh lại áo vải, chân đất như thế. Phúc từng thấy con các viên châu, phủ vùng này mặc áo the, quần lụa... Nhưng Phúc hiểu ra ngay. Quan chủ có tiếng thanh liêm, đồng lương vua cho, quan chỉ đủ nuôi mình. Quang Bích hỏi về trận đuổi giặc ở Cao Bằng, rồi nói cho Phúc biết: Thống đốc Viêm và Tham tán Thuyết đều khen sự phối chiến kịp thời và nhiều hiệu lực của Lưu Đoàn. Từ chuyện đánh giặc Khách, ông chuyển sang giặc Pháp: - Nay ngài là Phòng ngự sứ của nước Nam, ngài cần biết một phần ba đất nước đã bị Pháp lấn chiếm. Vào năm Mậu Ngọ (1858), họ khởi đầu chiếm bán đảo Sơn Trà. Năm sau, họ đánh thành Gia Định. Quân ta giao chiến nhưng vũ khí kém nên bị họ đẩy lui. Triều đình ta thì kẻ chủ hòa, người chủ chiến, vua không biết khu xử thế nào. Dân chúng thì kình địch nhau giữa lương và giáo. Một số người, cả quan lẫn dân ngầm giúp Pháp để cầu lợi riêng. Trong tình thế ấy, Pháp đưa ra một dự thảo điều ước có lợi cho họ và ép ta phải nhận. Triều đình không nhận, cử Thống đốc Nguyễn Tri Phương vào Nam Kỳ. Ông chủ mưu đánh giặc để giữ đất. https://thuviensach.vn Năm sau nữa (1860), Pháp đưa thêm quân đến đánh, Nguyễn Tri Phương bị thương, mất thành Gia Định. Rồi mất các thành Định Tường, Biên Hòa. Tiếp đến mất thành Vĩnh Long. Tướng Pháp cho thuyền chiến đến cửa Thuận An, ép triều đình ta phải ký điều ước, công nhận chủ quyền của Pháp ở ba tỉnh mà họ vừa chiếm, và đền cho họ hai triệu tám trăm tám mươi nghìn lạng bạc chiến phí. Ngay sau đó, sĩ dân ta nổi lên chống Pháp. Ở Nam Kỳ, nổi nhất là các ông Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân... Ở kinh đô Huế có Hoàng thân Hồng Tập, Thân hào Nguyễn Văn Viện bạo động, nhằm giết sứ Pháp và mấy viên quan Nam chủ hòa. Vĩnh Phúc lắng nghe lịch trình Pháp đánh nước Nam, ông nói xen: - Vào những năm ấy, quân Pháp và quân mấy nước phương Tây cũng đánh nước Trung Hoa. Có trận chúng kéo vào Bắc Kinh đuổi vua Thanh, bắt ký hiệp ước nhượng địa cho chúng. Rồi sau đó, nhà Thanh lại cùng các nước ấy đánh quân Thái Bình Thiên Quốc, đuổi chúng tôi sang nước Nam. Với sự đồng cảm, Quang Bích kể tiếp chuyện nước nhà: - Ký điều ước lần thứ nhất được 5 năm, người Pháp viện cớ dân Nam Kỳ chống Pháp và dân lương chống dân giáo, họ chiếm nốt ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Tổng chỉ huy Pháp ở Nam Kỳ ngang nhiên tuyên bố: sáu tỉnh Nam Kỳ là lãnh địa Pháp. Từ đấy đến nay, triều đình ta vẫn phải vơ vét vàng bạc để đền chiến phí. Pháp vẫn chiếm Nam Kỳ, vừa đánh nghĩa quân vừa đặt quan cai trị. Ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ, họ dùng các giáo sĩ xúi giục giáo dân gây rối, viện cớ quan quân ta không trọng đạo. Xem ý họ đang bí mật chuẩn bị đánh ra ngoài này... Triều đình đã cử Thống đốc Nguyễn Tri Phương đến Hà Nội, chuẩn bị đối phó. Ngừng một lát, Quang Bích nhìn Vĩnh Phúc: - Tình thế đòi hỏi lúc này là ngài phải ra sức đánh giặc Khách. Nay mai Tây đến, ngài lại phải ra sức đánh Tây. https://thuviensach.vn Vĩnh Phúc nói ngay: - Vâng! Giặc Pháp đánh nước Nam là nơi tôi cư trú, là quê thứ hai của tôi, tất nhiên tôi phải đánh chúng. Bữa rượu tưởng chỉ để mừng vui, không ngờ biến thành cuộc bàn quốc sự, đem lại cho chủ và khách một nỗi ưu tư. Vĩnh Phúc ra về, Quang Bích vẫn chưa nguôi nỗi lo. Chỉ mười lăm năm, Pháp chiếm một phần ba đất nước. Phần ấy trù phú hơn phần còn lại. Lòng tham của chúng chưa thỏa. Triều đình ta thì phân tâm nên thế lực yếu dần. Nước Trung Hoa to lớn bên cạnh cũng đã bị phương Tây lấn át, nội tình loạn lạc nên khó có thể giúp nước Nam được nhiều. Ông tha thẩn ra vườn hoa ngắm khóm cúc đại đóa vàng tươi, do tay ông vun tưới. Hoa đẹp khiến ông nhớ tới vườn nhà ở làng quê Trình Phố. Ông nhớ mẹ già và thương vợ con; ông lo không tránh khỏi cái ngày giặc Tây tràn đến... https://thuviensach.vn CẦN VƯƠNG, ĐÔNG DU Bút Ngữ www.dtv-ebook.com Chương 4 Trong lúc Quang Bích lo giặc xâm lấn, thì người Pháp gấp rút chuẩn bị thực hiện mưu đồ. Một chiến hạm do quan ba Xơnê đến thám sát ven biển Bắc Kỳ, từ cửa Ba Lạt đến vịnh Hạ Long. Xơnê cho quân thuê thuyền buôn Trung Quốc vào gần bờ để dò xét. Mặt khác, Giăng Đuypi, một thám tử kiêm nhà buôn Pháp từ miền Nam Trung Quốc đến gặp tướng Đácbô, quyền Thống đốc Nam Kỳ, nói về phát hiện của mình: - Thưa ngài, tôi thấy đã đến lúc chiếm con sông Nhị (sông Hồng) ở Bắc Kỳ. Những đoàn tàu của Pháp sẽ từ biển Đông qua đó vào Hà Nội, sang Trung Quốc rất tiện lợi. Và khi con sông ấy vào tay chúng ta, thì cả cái đất Bắc Kỳ giàu có sẽ cùng chung số phận. Đácbô mỉm cười: - Điều đó chúng tôi đã nghĩ tới. Nhưng phải chờ xong việc ở Nam Kỳ. Và nay đã đến lúc bàn việc đó. Đuypi nói như reo: - Ô, thế thì hay quá! Tôi đã xem xét tình hình và đã có một kế hoạch, nếu ngài cho phép tôi sẽ trình bày. - Tốt lắm! Xin mời! - Đácbô xòe bàn tay ra. Đuypi giải tấm sơ đồ do ông phác họa, và nói dự kiến của mình ở Bắc Kỳ. Đácbô chăm chú theo dõi. Cân nhắc và bổ khuyết một số điểm trong bản kế hoạch này, rồi cho thực hành ngay khi Đuypơrê chưa trở lại đây. https://thuviensach.vn Vài ngày sau, Đácbô cho tàu chiến Burainơ và Tham tán Lirai cùng đi hỗ trợ Đuypi. Đuypi cho tàu chiến và tàu chở hàng đến biển Đông cùng hai trăm lính và thủy thủ. Đoàn tàu đến Hải Phòng bắn một loạt đạn thị uy, rồi tự tiện xâm nhập cửa sông, không trình báo nhà chức trách địa phương. Đoàn tàu tới bến Hà Nội đỗ lại. Đuypi cùng người tùy tùng đến thẳng công đường gặp Lê Tuấn, Kinh lược sứ Bắc Kỳ. Đứng thẳng người và ngửa mũ, Đuypi nói qua viên thông ngôn: Truyện được cập nhật nhanh nhất tại ..irea.d.vn. - Xin chào ngài! Chúng tôi đến có phần đột ngột, xin ngài đừng lấy đó làm phiền. Vị Kinh lược sứ nước Nam ở một vùng có chủ quyền bất bình, vì người nước ngoài tự tiện đưa tàu thuyền đến mà không xin phép. Nhưng vốn tính ôn hòa và có phong cách lịch thiệp, ông không thay đổi sắc mặt: - Vâng, quả là các ngài đã làm cho chúng tôi ngạc nhiên. Tôi e có phương hại đến sự hòa hảo giữa hai nước. Đuypi cười nhạt: - Ồ, không sao, thưa quan Kinh lược! Chúng tôi chỉ mượn con đường thông thương từ biển Đông qua đây để sang Vân Nam. Con sông Nhị khi tàu chúng tôi đi qua thì nó vẫn là nó. - Vâng, con sông vẫn là nó nhưng chúng tôi là chủ. Tôi rất ngạc nhiên. Đuypi cắt ngang, vẻ trịch thượng: - Có thể việc chúng tôi mượn đường mà không hỏi, khiến các ngài ngạc nhiên. Để bổ khuyết, chúng tôi đề đạt chính thức tại đây. Chúng tôi https://thuviensach.vn mượn con sông này, đưa một chuyến hàng sang cho nhà cầm quyền Vân Nam. Lê Tuấn cố nén bực tức, trả lời rành mạch: - Cho người nước ngoài mượn dòng sông cửa bể thông thương, là việc nước tôi không cho phép. Tôi không đủ thẩm quyền cho ngài mượn. - Thì ngài xin triều đình để được cái quyền đó. Ngài nói là người Pháp mượn, triều đình ngài sẽ ưng thuận. Không để Lê Tuấn nói thêm, Đuypi ngạo ngược: - Chúng tôi muốn trong vòng hai tuần, triều đình ngài sẽ trả lời chính thức. Việc này không cho phép chúng tôi đợi lâu. Thấy Lê Tuấn nghiêm nét mặt sắp nói điều gì phản đối, Đuypi đứng dậy chụp mũ lên đầu, tỏ ý "Không phải nhiều lời!". https://thuviensach.vn CẦN VƯƠNG, ĐÔNG DU Bút Ngữ www.dtv-ebook.com Chương 5 Rời nha Kinh lược, Đuypi gặp Giám mục Puyginhê, người cai quản giáo phận Hà Nội và các vùng lân cận. Vị giáo sĩ Pháp sang đây đã lâu, không chỉ làm việc săn sóc sự đạo mà còn điều khiển một mạng lưới do thám tình hình, mua chuộc quan lại, gây lực lượng bí mật... chuẩn bị điều kiện cho Pháp xâm chiếm Bắc Kỳ. Tiếp Đuypi ở một gian phòng kín đáo, Giám mục Puyginhê hỏi: - Ông có thể nói rõ hơn ý định của ngài Thống đốc Nam Kỳ được không? - Thưa cha, được. Tướng Đácbô cho tôi hay: ý định của Thống đốc Đuypơrê là phải chuẩn bị kế hoạch chiếm Bắc Kỳ. Vừa qua khi sắp về Pháp nghỉ hè, Thống đốc đã cho tàu ra vịnh Hạ Long do thám. Ông đã ủy quyền cho Đácbô tiếp tục công việc khi ông tạm vắng. Nay Đácbô cùng tôi chung nhận định: đã đến lúc có thể hành động. Nhà Thanh đã nhượng bộ ba nước Âu - Mỹ để dồn sức dẹp loạn trong nước. Chuyến này tôi đưa đến bán cho tướng Thanh ở Vân Nam khá nhiều súng trường, đại bác và đạn dược. Tôi muốn một chuyến đi làm hai việc, vừa bán được hàng, vừa chiếm Bắc Kỳ. Tướng Thanh ở Vân Nam sẽ giúp tôi trong việc này; tất nhiên ông ta sẽ được phần thưởng. Puyginhê mỉm cười nhìn người đối thoại, vừa ngạc nhiên vừa tỏ ý tương đắc: - Các ngài tính một nước cờ cao đấy. Tất yếu phải như vậy, khi Nam Kỳ đã vào tay người Pháp thì đến lượt Bắc Kỳ, không nên để lâu. Nước https://thuviensach.vn Pháp đã có các đoàn truyền giáo vào đất này từ đầu thế kỷ 17. Giữa thế kỷ ấy, đức cha Pala đã có thư gửi bộ Hải quân Pháp, xin cho tàu chiến đến chiếm lấy lưu vực sông Nhị. Cuối thế kỷ ấy, một công ty Pháp đã cử người tới đây xem xét. Việc của chúng ta làm bây giờ là tiếp tục và muộn màng. Đuypi hào hứng tiếp: - Việc mở con đường sông Nhị sẽ làm cho hơn năm mươi triệu người miền Nam Trung Hoa và hàng chục triệu người Bắc Kỳ tiếp cận với văn minh châu Âu. Nó sẽ khai phóng một thị trường vô biên để tiêu thụ hàng của Pháp. Nó mở ra một sự thông thương tiện lợi và ít tốn kém, với những vùng giàu có bậc nhất trên thế giới mà nay hãy còn đóng cửa. Puyginhê muốn Đuypi quyết tâm hơn nữa, ông nói: - Hàng chục vạn tín đồ của chúng tôi đang mong một sự biến đổi ở đây, để họ thoát khỏi nạn kỳ thị tôn giáo. Họ sẵn sàng cộng tác với những người đến giải thoát họ. - Hay lắm! Đó là một đạo quân ngầm tại chỗ. Những con ngựa thành Tờroa do cha tạo ra và điều khiển, chắc chắn sẽ góp phần lớn vào việc chiếm Bắc Kỳ. - Nhưng... hình như - Puyginhê nghi ngại - Chính phủ Pháp chưa nhất trí trong việc này? - Các vị Bộ trưởng ngồi bàn giấy không hiểu tình hình ở đây nên còn dè dặt, vả lại họ đang bận những việc gay cấn ở nước Pháp. Ngay Bộ trưởng Hải quân Pôtuyô cũng băn khoăn. Nhưng ông ta vẫn khuyến khích tôi: tùy tình hình mà định liệu; lại có thư khuyên Thống đốc Nam Kỳ hỗ trợ tôi. Và chính sự hỗ trợ của Nam Kỳ đã đưa tôi đến đây. Tôi đã gặp viên Kinh lược sứ Bắc Kỳ, hạn cho ông ta trong hai tuần phải dàn xếp với triều đình cho tôi mượn đường. Nhưng có thể... tôi không chờ đợi, tàu của tôi sẽ ngược sông Nhị sớm hơn. https://thuviensach.vn Truy-ện được cập nhật n-hanh nhất tại --iread.vn Puyginhê không phản đối dự định đó, còn nói thêm: - Triều đình Huế chỉ gật đầu khi chúng ta đã làm xong việc. Họ muốn đòi ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, nhưng chúng ta không trả thì họ phải chịu. Họ đang không muốn giao ba tỉnh miền Tây, nhưng nếu chúng ta làm thêm việc gì nữa thì họ sẽ phải giao nốt. Đuypi cười lớn: - Đúng thế! Khi chúng ta đứng chân trên đất Bắc Kỳ này là họ phải ký nhượng cả ba tỉnh đó. Chúng ta sẽ nắm trọn cả sáu tỉnh Nam Kỳ, và hơn nữa... Thỏa thuận với vị giám mục, Đuypi cho lính Pháp lần lượt lên lễ nhà thờ; đem theo vũ khí thị uy trên đường phố Hà Nội. Rồi không chờ quan Kinh lược Bắc Kỳ trả lời, Đuypi cho tàu ngược sông Nhị, bất chấp chiếc thuyền tuần giang của Hà Nội phất cờ ra hiệu gọi trở lại. Nửa tháng sau, Đuypi giao súng đạn cho tướng Mã nhà Thanh, nhận hàng từ Vân Nam rồi cho tàu trở ra. Theo yêu cầu của Đuypi, tướng Mã cho thuê 150 quân đi bảo vệ đoàn tàu. Tàu tới Hà Nội, Đuypi cho một đội quân lên đóng ở bờ sông Nhị. Bọn còn lại ở dưới tàu yểm hộ cho bọn trên bờ. Đuypi lại đòi vào gặp Kinh lược sứ Bắc Kỳ. Lê Tuấn cáo ốm, cử người đại diện ra gặp. Đuypi đối thoại với người đại diện: - Các ông đã nhận được ý kiến của triều đình về việc tôi yêu cầu chưa? - Không đợi người đối thoại trả lời, Đuypi khoát tay - Cần nói rõ không https://thuviensach.vn phải là mượn, mà chúng tôi muốn tự do đi lại trên sông Nhị. Các ông thấy đấy, chúng tôi có tàu chiến, có quân lính và súng đạn mạnh. Không những Thống đốc Nam Kỳ ủng hộ chúng tôi, mà cả các tướng Thanh nắm binh quyền ở Vân Quý, Lưỡng Quảng cũng sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của chúng tôi. Người đại diện Kinh lược tỏ ra nhũn nhặn: - Vâng, tôi đã rõ yêu cầu của ngài. Nhưng chưa có lệnh vua, chúng tôi không thể tự ý... Đuypi không nói gì thêm, ra về không chào chủ nhà. Những ngày sau, Đuypi cho quân củng cố vị trí ở đồn Thủy, ven sông Nhị. Cử người liên lạc với Giám mục Puyginhê nắm tin tức trong Hà Nội và quanh vùng; mua giúp đồ tiếp tế; mộ người làm việc cho Đuypi. Nhằm hạ uy thế quan cai trị địa phương, Đuypi cho lính xé tờ bố cáo của Tổng đốc Hà Nội, rồi dán tờ thông báo của mình vào, che lọng đưa đi diễu các phố phường. Lấy cớ không mượn được thuyền qua lại trên sông, Đuypi đòi Tổng đốc Hà Nội phải bồi thường 200.000 lạng bạc. Lại đòi thả mấy người Nam do làm việc với Đuypi mà bị bắt. Ngạo ngược hơn, Đuypi bắt một viên chức của dinh Tổng đốc làm con tin. Là một nhà buôn lớn và thông thạo, Đuypi nhanh chóng cho người bắt tay với một số thương gia người Nam và người Hoa ở Hà Nội, gom mua hàng trăm kiện hàng tơ lụa đem đi bán ở Hồng Kông. Ông còn muốn chở than và muối từ ven biển Bắc Kỳ sang bán ở Vân Nam. https://thuviensach.vn CẦN VƯƠNG, ĐÔNG DU Bút Ngữ www.dtv-ebook.com Chương 6 Nguyễn Tri Phương, Tổng đốc Hà Nội khẩn cấp gửi tờ tâu về triều đình. Vua Tự Đức cho triệu các đại thần trong viện Cơ mật đến hội nghị. Vua tức giận hỏi: - Các khanh nghĩ xem có cách gì ứng phó với việc này? Ta không ngờ người Pháp lại lộng hành đến thế? Các vị đại thần nghĩ khá lâu mà không có mưu kế gì đáng nói. Vua cũng không hơn gì các quan. Bị người Pháp lấn át mười lăm năm qua, vua và triều thần phải lui hết bước này đến bước khác, nhưng nay họ vẫn dùng cách đối xử ngạo mạn ấy. Bởi họ có sức mạnh. Sức mạnh của tàu chiến chạy nhanh, đại bác công phá lớn và súng trường mới bắn xa. Sức mạnh ấy đã đẩy lùi quân ta ở Nam Kỳ. Sức mạnh ấy đã khiến họ đứng chân ở kinh đô Cao Miên và Hương Cảng (Trung Hoa). Sức mạnh ấy khiến vua Nam phải dè chừng... Không nén được cái thở dài trước mấy cận thần, vua nói: - Chỉ còn có cách thương lượng với Phú Súy (Thống đốc Nam Kỳ) để ông ta bảo Đuypi ngừng tay, nhằm tránh phương hại đến sự hòa hảo giữa hai nước. Thế rồi vua cho gọi Kinh lược sứ Lê Tuấn cùng Tán lý Nguyễn Văn Tường từ Hà Nội về kinh, sai họ vào Gia Định thương thuyết với Thống đốc Đuypơrê. Trong khi ấy, ở Hà Nội, Đuypi được mấy nhà buôn lớn người Hoa mộ giúp hàng trăm tên vũ dũng, côn đồ. Bọn này hùng hổ cầm súng Pháp đánh cướp thuyền gạo của triều đình ở sông Nhị; trêu con gái, mua hàng không https://thuviensach.vn trả tiền, gây rối phố phường... Giám mục Puyginhê ngầm tuyển mộ lính trong giáo dân để khi cần sẽ giao cho Đuypi sử dụng... Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chờ mãi không thấy triều đình ra lệnh ứng phó. Ông nóng ruột cùng Đề đốc Đặng Tiêu ra bờ sông Nhị quan sát tình hình. Quân Pháp từ tàu kéo lên ngăn chặn. Ông lại cùng những người phụ tá cưỡi ngựa đi Nam Định và Sơn Tây, bàn cách ứng phó với bọn khiêu khích; điều động thêm quân từ các tỉnh lân cận vào đóng trong và ngoài thành Hà Nội để phòng thủ. Ông nói với Đặng Tiêu: - Ta làm tướng cầm quân bao nhiêu năm, chưa lúc nào khổ tâm bằng lúc này. Nguyễn Tri Phương quê ở Thừa Thiên, xuất thân là một viên thư lại. Do trí thông minh, lòng ngay thẳng, ông được cử làm quan, từ thấp tiến dần lên cao. Ông điều khiển việc đánh giặc nhiều phen, ở khắp bốn phương đất nước. Đánh giặc Pháp từ khi chúng tới bán đảo Sơn Trà, vào Chí Hòa - Gia Định. Nay ông lại phải đương đầu với chúng tại Bắc Kỳ, được vua ban kiếm Thượng Phương, được quyền "chém trước, tâu sau". Thế mà một tên lái buôn Pháp mượn tàu, mượn súng, thuê quân, dám đến đây khinh mạn. T-ruyện được dịch trực tiếp --tại iREAD Có đêm Tri Phương không ngủ, cùng viên Đề đốc đi tuần quanh thành, úy lạo binh sĩ canh gác, rồi trèo lên lầu thành Cửa Bắc nhìn ra phía bờ sông Nhị, nơi có đồn và tàu Pháp đóng giữ. Mùi xăng dầu theo gió tạt lại, khiến nỗi căm giận trong ông đầy lên. Ít ngày sau, Tri Phương lại phải chịu một nỗi cay cực. Có người Nam làm bồi dưới tàu Pháp vi phạm quy chế, bị quan Phủ doãn Hà Nội bắt giam. Đuypi tức tốc cho một đám quân đến phá cửa dinh, bắt quan Phủ doãn xuống tàu Pháp. Tri Phương được tin, đập tay xuống bàn, trừng mắt nói to: https://thuviensach.vn - Bọn Tây Dương xấc xược thật, nó không coi luật lệ nước Nam là gì nữa à? Nhưng ông cũng chỉ tức giận đến thế là cùng. Thự đốc Bùi Thức Kiên can gián và đề đạt: - Xin đại quan cho thương thuyết với Pháp, để đòi viên Phủ doãn về. Không thể để một viên quan ta cho người nước ngoài giam giữ lâu. Tri Phương nuốt giận: - Thương thuyết thế nào? Các ông nói tôi nghe xem sao? - Xin quan cho thả tên bồi ra, rồi nhờ cố đạo Puyginhê triệu Đuypi đến đây thương thuyết; thả một tên vô danh lấy việc giải thoát một viên quan ta, thiết nghĩ là việc nên làm. Tri Phương lặng người hồi lâu, rồi miễn cưỡng thụ động: - Thôi được, các ông giúp tôi làm gấp việc ấy. Tên bồi được thả ngay. Đại diện quan Tổng đốc nhờ Giám mục Puyginhê mời Đuypi đến dinh Tổng đốc thương thuyết. Đuypi cười mũi, nói với Puyginhê: - Cha nói với Nguyễn Tri Phương: ông ta muốn gặp tôi thì phải xuống tàu của tôi. Tôi không có việc gì cần đến dinh Tổng đốc của ông ta. Thái độ của Đuypi khiến Tri Phương và những người cộng sự căm tức, nhưng phải nén chịu, chờ sự khu xử của triều đình. Đuypi không để thời giờ trôi đi vô ích. Nắm tình hình, mộ thêm quân, chuẩn bị cướp thành, cướp đất, ông không quên xoay xỏa kiếm tiền bạc. https://thuviensach.vn Thêm một chuyến tàu chở 3.000 bao muối ngược sông Nhị sang Vân Nam bán lấy lãi, rồi chở hàng Tàu trở lại, không nộp thuế. https://thuviensach.vn CẦN VƯƠNG, ĐÔNG DU Bút Ngữ www.dtv-ebook.com Chương 7 Hơn một ngàn quân Cờ Đen được hưởng lương như quân triều đình. Gia thuộc, vợ con, cha mẹ họ được ở chung với dân địa phương tại vùng Lục Yên, Bảo Thắng. Khi được mùa nương rẫy, họ đủ ăn. Khi mất mùa, họ phải dành dụm giúp gia đình nên thiếu thốn. Lưu Vĩnh Phúc không yên lòng về chuyện trên. Ông lại còn lo kiếm tiền bạc, mua súng đạn kiểu mới trang bị cho quân mình; triều đình nước Nam chỉ phát cho gươm giáo. Mấy viên phụ tá bàn với ông: cho một bộ phận quân đi buôn lâm sản, quặng mỏ, sang Tàu bán lấy lãi, rồi mua súng đạn về. Lại xin triều đình cho nhận khoán thu thuế thuyền buôn, từ Bảo Thắng sang Vân Nam. Thương nhân Trung Quốc cũng như An Nam, thuyền to lãi lớn phải nộp thuế nhiều. Quân Cờ Đen thu vượt mức khoán để chi tiêu cho mình... Quan thuế địa phương thấy quân Cờ Đen có lợi nhiều, nhờ Thống đốc Hoàng Tá Viêm bảo Vĩnh Phúc nộp tăng mức khoán. Viêm lại nói với Tôn Thất Thuyết: - Vĩnh Phúc gần đây được nuông chiều, sinh ra làm ẩu. Thuế thu không nộp đủ, bỏ túi tiêu riêng, khiến quan thuế phải phàn nàn. Thuyết vốn bị một số người, kể cả Viêm, dị nghị là nuông chiều Phúc. Nay nghe Viêm nói, ông khó chịu: - Đấy không phải là do được nuông chiều. Sự thực là Phúc gặp điều nan giải về lương thực và súng đạn, cần thêm nguồn thu nên làm việc đó. https://thuviensach.vn Viêm muốn nhân đây nói ra điều ông vẫn dè dặt: - Nói cho đúng, Phúc được ưu đãi nên có voi đòi tiên. Trước kia không có lệ quân Cờ Đen được thưởng cao hơn quân triều đình. Từ khi ngài rộng tay về phần này, quân Phúc được thể đòi thành lệ, khiến quân triều đình suy tị. Thuyết bị Viêm bấm trúng huyệt, ông ngồi im như pho tượng. Sự thực là quân Phúc đánh giỏi, thắng nhiều, thu súng đạn, được thưởng hơn quân triều đình là xứng đáng. Nhưng từ xưa không có lệ ấy, và quân Phúc được hậu thưởng vài lần thành thói quen, sau đó nếu không được thì đòi hỏi. Thuyết nói: - Tôi có nới tay về việc đó, không ngờ thành lệ. Nhưng phải nói cho quân tướng triều đình ta biết: mình đánh giặc là vì nước mình, không nên đòi hỏi ngoài luật lệ. Quân Cờ Đen đánh giặc là vì bản thân và gia thuộc họ, nhưng cũng vì yêu cầu của ta, nên cần biệt đãi. Viêm cho Thuyết làm không đúng lại ngụy biện, ông lập luận: - Họ cư trú ở đây, họ phải đánh giặc bảo vệ nơi họ ở. Ta không biệt đãi họ cũng phải đánh. - Họ cũng phải đánh nhưng chỉ đánh đủ để giữ nơi họ ở. Sự thực, ta điều đốc họ đánh nhiều nơi, đánh những trận khó, mà họ thắng, có trận thắng lớn. Nếu xưa nay không có lệ biệt đãi thì lúc này phải đặt ra, vì một sự thực cần thiết đó. Truyện đượ-c biên tập-- tại ire-ad.vn Nghe Thuyết nói có lý, Viêm im lặng. Ông không muốn vì việc của quân Cờ Đen mà sinh bất hòa giữa ông và Thuyết, kể từ việc Thuyết sốt sắng cho đạo quân ấy ngụ cư đến đối xử ngoại lệ. Song ông vẫn để ý xem Thuyết có lợi dụng gì trong sự biệt đãi đối với Phúc không. Thuyết là người https://thuviensach.vn trong hoàng tộc, điều khiển việc quân ở đây lâu hơn, vẫn không được vua tin cẩn bằng ông. E Thuyết ngầm suy tị và có hành động bất lợi cho ông. Ngày tháng đi qua, ông thấy Thuyết được Phúc tin mến hơn, song Phúc vẫn tôn trọng ông. Không thấy có chuyện Thuyết và Phúc vào bè phái gây phiền cho ông. Phúc vẫn tận lực làm phận sự ở vùng Bảo Thắng, vẫn nghiêm chỉnh chấp hành lệnh điều đốc của ông, đem quân đánh giặc ở nơi khó khăn nguy hiểm. Thám tử của Tá Viêm từ Bảo Thắng đưa tin về đều đặn. Lá cờ xanh hình đuôi nheo thêu năm chữ "An Nam Phòng ngự sứ" phấp phới trước đồn của Phúc. Tàu buôn của Đuypi qua đây toan đi thẳng, quân Cờ Đen thổi kèn ra hiệu cho ngừng lại. Tàu Đuypi cứ đi, quân Cờ Đen nổ ba phát súng trường cảnh cáo. Quân Đuypi bắn lại khống chế. Vĩnh Phúc ra lệnh bắn đại bác uy hiếp. Đuypi sợ nổ xung đột, cho tàu ngừng giữa sông, thả xuồng chở một thương nhân người Hoa vào bến trình báo. Trong trạm kiểm soát, người của Phúc hỏi người của Đuypi: - Tàu nào? Đi đâu? - Tàu của quan Pháp sang Vân Nam công cán. - Cho xem giấy tờ. Người của Đuypi lúng túng ra ý quên: - Giấy để dưới tàu. - Ông xuống lấy! Người của Đuypi luống cuống, vì không giấy tờ. Có thể tàu không được phép đi tiếp. Ông ta hiểu đạo quân Cờ Đen, nếu xử sự không khéo sẽ nổ xung đột. Tàu chở đầy hàng, có thể tổn thất lớn, có phần hại cho ông ta. https://thuviensach.vn Chợt nhớ bức thư của tướng Mã nhà Thanh gửi Đuypi về việc mua súng đạn, ông ta đưa cho người kiểm soát. Thư đến tay Vĩnh Phúc ngay. Xem thư, Phúc không muốn gây trở ngại cho tướng Thanh, trong lúc họ đang giúp nước Nam đánh giặc Khách. Ông lệnh cho tàu đi. Khi tàu trở ra mang cờ hiệu của tướng Mã. Một viên quản đới nhà Thanh đem theo quân đi hộ vệ tàu, khiến Vĩnh Phúc dễ dàng cho qua. Sau đó, Phúc hiểu sự việc thì có lệnh triều đình: "Tránh gây khiêu khích đối với tàu Pháp!". https://thuviensach.vn CẦN VƯƠNG, ĐÔNG DU Bút Ngữ www.dtv-ebook.com Chương 8 Thống đốc Đuypơrê từ Pari trở lại Gia Định. Ông theo dõi sát sao việc Giăng Đuypi làm ở Hà Nội. Thời gian qua, ông chưa yên lòng khi Nam Kỳ mới chính thức nằm trong tay người Pháp có một nửa (miền Đông). Còn một nửa (miền Tây) tuy Pháp chiếm giữ nhưng về danh nghĩa vẫn chưa ép được triều đình Tự Đức chấp thuận. Ông muốn tóm gọn Nam Kỳ và chiếm cả Bắc Kỳ, để ép Tự Đức vào vùng đất Trung Kỳ chật hẹp nghèo nàn, dần dần phải nhận sự bảo hộ của Pháp đối với cả nước Nam. Lúc này, ông tin Đuypi có thể chiếm Bắc Kỳ. Là một nhà kinh doanh táo bạo, Đuypi vừa tìm đường buôn bán kiếm lời trước mắt, vừa làm thám tử dò xét tình hình, vừa có thể cầm quân chiếm đất. Đuypi đang từng bước dồn đối phương vào chân tường để thực hiện ý định của mình. Có thể chiếm được Bắc Kỳ trong dịp này, mặc dù ở Pháp, Chính phủ đang lúng túng trước sự đe dọa của nước Đức, chưa dám mở rộng việc đem quân đi xâm chiếm nơi xa. Càng xem xét lại, Đuypơrê càng thấy mình đã tính toán đúng. Ngay từ khi Đuypi chưa hành động, ông đã xin Chính phủ Pháp cho chiếm Hà Nội để ép Tự Đức phải chính thức nhượng nốt miền Tây Nam Kỳ. Ông còn nói thêm: "Nếu Pháp không chiếm được Bắc Kỳ, thì Đức và Anh sẽ chiếm. Một phái đoàn Đức từ Hồng Kông đã tới Huế đề nghị ký hiệp ước buôn bán ở Bắc Kỳ. Vì vậy, Pháp cần chiếm trước. Đây là vấn đề sống còn để Pháp nắm quyền thống trị ở Viễn Đông..." Khi Đuypi đứng chân ở Hà Nội, ông lại điện về cho Bộ trưởng Hải quân Pháp rằng: "Tuyệt đối cần thiết phải chiếm Bắc Kỳ, và đưa về tay Pháp con sông thông thương duy nhất. Tôi không cần viện binh, chỉ làm với khả năng tôi có. Chắc chắn thành công...". https://thuviensach.vn Hôm nay, Đuypơrê chuẩn bị hội đàm với sứ thần nước Nam. Ông gặp riêng Chánh sứ Lê Tuấn để thăm dò chiều hướng thương lượng. Lê Tuấn nghiêm túc và mềm mỏng: - Thưa ngài đại diện nước Pháp, việc ông Đuypi làm ở Hà Nội khiến vua nước tôi không hài lòng và thần dân oán thán. Tôi vâng lệnh vua cùng đoàn sứ bộ vào thương lượng với ngài hai việc. Một là ngài lấy quyền là người đại diện Chính phủ Pháp ra lệnh cho Đuypi rút ngay quân khỏi Bắc Kỳ. Hai là thu xếp cho một đoàn sứ bộ nước tôi sang thương nghị với Chính phủ nước Pháp, làm đúng điều ước đã ký với nước Nam năm Nhâm Tuất (1862). Đuypơrê cười thầm: "Thế là triều đình Huế không dám dùng vũ lực chống lại vài ba cái tàu và mấy trăm tên quân ô hợp của Đuypi. Họ chỉ xin thương lượng để yêu cầu rút Đuypi khỏi Bắc Kỳ. Họ xin, ta không cho. Người Pháp đã đặt chân tới đâu thì sẽ đứng vững ở đó. Lúc này không thể để ho biết Chính phủ Pháp đang lo đối phó với Đức. Họ cũng không thể sang để làm cho nhà cầm quyền ở Pari ngăn cản kế hoạch của ta, đang thực hiện có kết quả ở Bắc Kỳ...". Đuypơrê tỏ ra nhã nhặn: Truyệ.n được cập. n.hật nhanh nhất tại iread.vn. - Thưa ngài Chánh sứ. Nước Pháp đã cử tôi làm đại diện ở đây, tôi có Toàn quyền để thương lượng, các ngài không phải đi xa. Thu xếp một chuyến để các ngài sang Pháp không phải đơn giản. Còn về hành động của Giăng Đuypi, tôi sẽ cử một quan chức cấp cao cùng binh lính tùy tùng, đến Hà Nội xem xét và dàn xếp tại chỗ... Lê Tuấn biết không thể đòi sang Pháp khi Thống đốc Nam Kỳ không muốn. Ông chỉ còn hy vọng viên quan Pháp này can thiệp để Đuypi khỏi lộng hành ở Hà Nội, và nếu vậy thì cũng đạt được ý muốn của nhà vua. Song việc họ định đưa quân đến Hà Nội thì cần phải bàn. https://thuviensach.vn - Thưa Thống đốc, việc ngài cử quan quân ra Hà Nội để dàn xếp với Đuypi là việc chúng tôi khó chấp thuận. Một nước có chủ quyền không thể để quân đội nước khác xâm nhập. Đuypơrê ra vẻ ngẫm nghĩ rồi phân giải: - Giăng Đuypi xâm nhập Hà Nội với tàu thuyền và quân lính riêng của ông ta. Chúng tôi không thể chỉ cử một vài quan chức với hai bàn tay không để giải quyết, mà phải có quân lính làm áp lực. Sau đó, vị sứ thần nước Nam chính thức hội đàm với đại diện nước Pháp theo nội dung trên, rồi ông mau chóng trở về tâu vua. Vua Tự Đức lại triệu các đại thần vào hầu. Các quan bàn xuôi bàn ngược, lật trái lật phải đều xoay vào chủ định của vua: đuổi Đuypi khỏi Hà Nội nhưng cần tránh đụng độ với Pháp. Nếu có một viên tướng và một số quân Pháp đến Hà Nội để đuổi tên lái buôn ngỗ ngược cùng đám quân riêng của nó, thì cũng tạm chập nhận. Thế rồi một thông điệp từ kinh đô gửi ngay vào cho Thống đốc Nam Kỳ. Viên Thống đốc hể hả thấy đối phương mắc mưu mình. Có thể Đuypi sẽ rút khỏi Hà Nội để nước Pháp không mang tiếng vi phạm hòa ước. Cũng có thể Đuypi cứ ở lại hỗ trợ cho viên võ quan chính thức của Pháp, ép triều đình Tự Đức ký nhượng ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, hơn nữa phải nhận sự bảo hộ của Pháp đối với toàn bộ nước Nam... https://thuviensach.vn CẦN VƯƠNG, ĐÔNG DU Bút Ngữ www.dtv-ebook.com Chương 9 Phơrăngxi Gácnhê được Thống đốc Nam kỳ cử ra công cán tại Bắc Kỳ. Ông là một võ quan đã từng buôn bán ở miền Nam Trung Quốc, đã từng bàn bạc với Giăng Đuypi về việc chiếm sông Nhị, và muốn mở rộng thuộc địa của Pháp ở Bắc Kỳ, hơn nữa ở cả Viễn Đông. Gácnhê được Toàn quyền hành động nhằm đạt được kế hoạch của Thống đốc Nam Kỳ. Đi với ông có hai tàu chiến và một đội quân Pháp trang bị súng đạn đầy đủ. Qua cửa Cần Giờ ra biển, tàu của Gácnhê ghé vào Đà Nẵng, chuyển công thư của Thống đốc Nam kỳ gửi vua Tự Đức. Thư viết: "Gácnhê ra Hà Nội để giải quyết việc Giăng Đuypi; để khai thông sông Nhị đảm bảo thuận tiện cho thương mại. Thống đốc yêu cầu triều đình nước Nam biểu thị tinh thần hòa hảo, bằng việc thay đổi ngay những viên quan ở Bắc Kỳ có hành động chống Pháp, chống đạo Krixtô". Tại Đà Nẵng, Gácnhê còn đưa ra một bản dự thảo hiệp ước về vấn đề Bắc Kỳ, với nội dung chủ yếu là đặt Bắc Kỳ dưới quyền bảo hộ của Pháp. Xem bản dự thảo của Gácnhê, đại diện triều đình thấy nhiều điều vô lý, ông không chấp nhận. Ông bảo Gácnhê: "Việc duy nhất lúc này là yêu cầu các ngài đuổi Đuypi khỏi Bắc Kỳ". Gácnhê vẫn muốn có cuộc thương nghị tại Hà Nội trên cơ sở bản dự thảo của ông. Ông yêu cầu triều đình cử một viên quan Nam cùng đi để tiện bàn bạc công việc. Tàu cập bến Hải Phòng. Việc đầu tiên Gácnhê làm là viết thư nhờ một viên linh mục đưa lên Hà Nội, cho Giăng Đuypi biết để phối hợp hành https://thuviensach.vn động. Hôm sau, Gácnhê cho tàu đến bến sông Hà Nội. Ông cho nổ hai mươi ba phát đại bác, vừa để chào mừng vừa để thị oai. Quân của Đuypi gồm người Pháp, người Tàu và thấp thoáng mấy người Nam, dàn hàng ngang trên bờ sông chờ đón. Viên quan Nam do triều đình cử đi cùng Gácnhê, nhanh chóng vào yết kiến Tổng đốc Nguyễn Tri Phương. Ông nói là vua cho phép một võ quan Pháp đem quân chính thức đến, xử lý việc thương nhân Đuypi lộng hành tại Hà Nội. Quan quân Hà Nội phải cộng sự với quan quân Pháp, để thực hành công vụ và giữ được hòa hảo. Tri Phương nghĩ là Thống đốc Pháp thấy Đuypi làm sai, cử quan quân đến trừng phạt hắn. Ông đáp ứng yêu cầu của Gácnhê, cho quân vào đóng ở Trường Thi; trước đó chỉ cho đóng ở bờ sông Nhị. Gácnhê ổn định việc đóng quân, rồi cho người liên hệ với Đuypi, hỏi tình hình quan quân Hà Nội. Đuypi cho biết: quân Nam tích cực phòng thủ Hà Nội, và triều đình cử thêm võ tướng ra tăng viện. Rồi Gácnhê đến lễ ở nhà thờ Hà Nội. Gặp Giám mục Puyginhê bàn bạc: - Thưa cha, tôi đến đây với danh nghĩa dàn xếp việc Giăng Đuypi, nhưng thực chất là cùng Đuypi tiếp tục chiếm Hà Nội và Bắc Kỳ. Tôi muốn được cha giúp đỡ. Puyginhê nói: - Tôi đang giúp Đuypi, và tất nhiên sẽ giúp ngài. Nhưng ngài cần chuẩn bị chu đáo để có một sức mạnh hơn hẳn, đảm bảo chắc thắng. Ngài phải xin thêm quân, và nhất là thêm súng đạn. Tôi sẽ mộ cho ngài số quân khoảng sáu ngàn người. https://thuviensach.vn Truyện được dịc.h trực t.iếp tại iREAD.. - Hay lắm, cảm ơn cha! Puyginhê tiếp: - Tôi cần có thì giờ để mộ quân và liên lạc với các hào mục xứ này ủng hộ chúng ta. Xin lưu ý ngài một điều: các nho sĩ Bắc Kỳ rất bất bình trước việc người Pháp đến Nam Kỳ, và bây giờ lại đến đây. Những người ấy có học thức, có chủ kiến, lại có những việc thực tế diễn ra ở Nam Kỳ, khiến họ hành động mà chúng ta phải dè chừng. Xưa kia nước Trung Hoa to lớn mấy lần đem quân chinh phục nước Nam, đã bị chặn lại tại xứ Bắc Kỳ này. - Cảm ơn cha. Tôi muốn người xúc tiến mọi việc với tốc độ cao. Không để cho những kẻ chống chúng ta kịp trở tay. Chúng ta có sức mạnh. Chỉ cần hành động bí mật để quan quân Hà Nội bị bất ngờ. Sự êm ắng do Gácnhê cố ý tạo ra, khiến quan quân Hà Nội tưởng đối phương đang dàn xếp công việc với nhau. Nguyễn Tri Phương tuy có điều binh khiển tướng thị uy, nhưng vẫn tin ở sự thương thuyết có hiệu lực của sứ thần ta với Thống đốc Nam Kỳ. Chỉ ít ngày sau, tình hình diễn biến khác hẳn. Tàu chiến chở lính Pháp liên tiếp từ Gia Định và Hương Cảng đến Hà Nội. Gácnhê mở tiệc có các giáo sĩ Puyginhê, Đêmulanh và mấy nhà buôn lớn người Hoa tham dự. Và bỗng nhiên, Gácnhê cho treo bản yết thị tại Hà Nội: "Quân Pháp đến đây là để bảo vệ thương mại, bằng cách khai phóng sông Nhị và đặt Bắc Kỳ dưới quyền bảo hộ của nước Pháp". Ngay hôm sau, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương cử phái viên đến yêu cầu Gácnhê và Đuypi phải tuân thủ luật pháp nước Nam. Ông yêu cầu phía Pháp phải bỏ tờ yết thị; buôn bán phải nộp thuế cho sở Thương chính HàNội. https://thuviensach.vn Kịp thời đối trả, Gácnhê gửi thư cho Tri Phương: "Tôi đến đây là thay mặt cho văn minh, cho nước Pháp... Tôi sẽ tuyên bố cho các thương gia biết rằng: nước Pháp sẽ bảo hộ họ mãi mãi, họ sẽ theo biểu thuế do quan Thống đốc Nam Kỳ quyết định... Tất cả trách nhiệm và hành động của ông sẽ rơi trên đầu ông". Gácnhê đã có thêm viện binh và súng đạn. Puyginhê đã tìm giúp Gácnhê những người Nam giữ các chức vụ quản lý dân sự tỉnh, huyện, xã, và cả những người làm lính. Đã có thể áp đảo mạnh, Gácnhê ra bản bố cáo: "Từ nay sông Nhị được mở từ cửa biển Đông sang Việt Nam, tàu thuyền các nước Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc được tự do lên xuống. Tàu vào Bắc Kỳ là tùy thuộc ở quân Pháp, không tùy thuộc nhà đương cục Việt Nam. Xóa bỏ quyền thu thuế buôn bán của nước Nam tại Bắc Kỳ...". Đồng thời, Gácnhê cử phái viên đến dinh Tổng đốc, đòi Nguyễn Tri Phương phải thi hành ngay hai việc cấp bách: 1. Giải giáp toàn bộ quân Nam tại Hà Nội. 2. Thu cất các khẩu đại bác trên mặt thành. https://thuviensach.vn CẦN VƯƠNG, ĐÔNG DU Bút Ngữ www.dtv-ebook.com Chương 10 Tổng đốc Nguyễn Tri Phương bị đẩy vào tình thế hoàn toàn bị động. Vua dụ cho ông phải hợp tác với Gácnhê để xử lý việc Đuypi lộng hành, nhưng Gácnhê lại lộng hành tệ hại hơn. Vua không dụ cho ông ứng phó với tình thế chiến tranh, nhưng đối phương đã đẩy mọi hành động tới mức nổ ra chiến tranh. Ông đã làm mọi việc mà luật lệ nước Nam cho phép để gìn giữ chủ quyền. Nhưng đối phương không tuân thủ, hơn nữa còn đe dọa. Họ đã tự ý làm những việc mà họ muốn, trên vùng đất do ông cai quản. Ông khẩn cấp hội bàn với các quan viên văn võ trong thành. Ông nói: - Tôi đã biết người Pháp từ khi họ đánh bán đảo Sơn Trà. Khi ấy chưa có điều ước giữa họ và ta; họ đánh với cớ để bảo vệ các giáo sĩ Pháp và tín đồ đạo Giatô. Bây giờ họ và ta đã ký hiệp ước, họ gây sự phạm ước. Nhưng họ cố tỏ ra không biết việc đó. Các ngài bàn xem có phương sách gì đối phó? Đề đốc ĐặngTiêu hỏi: - Thưa đại quan, có thêm chỉ dụ mới của vua không ạ? - Tôi đã phi tấu liên tiếp ba lần tình hình ở đây về triều, xin phương sách ứng phó, nhưng chỉ được khuyến dụ: "Đang thương lượng với Phú Súy, tránh gây xung đột!". Đặng Tiêu bất bình: - Chúng ta vẫn kiên nhẫn tránh nổ xung đột. Nhưng chính người Pháp gây sự. https://thuviensach.vn Các quan đều thấy không thể dàn xếp với những người đại diện nước Pháp vừa đi buôn vừa làm việc quân. Nhưng họ hy vọng sứ thần ta ở Gia Định đang thương lượng với Thống đốc Pháp. Hãy gắng nín nhịn để tránh xung đột. Tri Phương nghe mọi người nói, rồi đưa ra lời phỏng đoán: - Có thể nổ chiến sự, nếu Thống đốc Nam Kỳ cũng muốn xé điều ước. Nhưng chuyện ấy không dễ, vì trên ông ta còn có Chính phủ Pháp, họ phải nghĩ đến việc triều đình ta kháng nghị. Do đó chiến sự khó nổ ra. Dù thế nào thì ta cũng phải đề phòng. Cần tỏ cho người Pháp biết: chúng ta kiên quyết phản đối hành động gây chiến của họ. T-ruy-ện được cập nhật nhan-h nhất- tại iread.vn Rồi ông lấy danh nghĩa Tổng đốc Hà Nội viết thư cho Gácnhê, phê phán hành động ngang ngược phi lý của cả Đuypi lẫn Gácnhê, và ông kết luận: "Ông đến đây để trục xuất Đuypi, vậy ông hãy buộc anh ta cùng ông sớm đi khỏi nơi đây". Cùng lúc, Tổng đốc cho in tờ hiệu triệu quân lính và dân chúng: chống người Pháp vi phạm chủ quyền quốc gia. Bác bỏ thư Nguyễn Tri Phương, ngay sau đó Gácnhê gửi tối hậu thư với lời lẽ hăm dọa. Sớm ngày 20-11-1873, các tàu chiến Pháp từ sông Nhị chĩa đại bác bắn xối xả vào thành Hà Nội. Quân Pháp dưới quyền thống lĩnh của Gácnhê, từ mấy vị trí lân cận kéo đến bắn phá hai cửa thành Đông và Nam. Đuypi chỉ huy đạo quân riêng, chiếm giữ khu phố có nhiều hiệu buôn lớn. Cả đêm trước, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương không ngủ. Vừa chợp mắt ông đã phải vùng dậy khi nghe tiếng nổ đầu tiên. Ông không ngờ quân Pháp sớm đánh như thế. Đạn nổ tới tấp, trúng công đường của Tổng đốc. https://thuviensach.vn Khu cột cờ, nơi biểu trưng hồn thiêng của đất nước bị công phá dồn dập. Đúng lúc ông lên tới lầu thành cửa Nam thì Nguyễn Lâm, con trai ông dẫn một toán quân tới. Hai cha con chỉ huy chiến đấu. Súng thần công của ta trên mặt thành không còn hiệu lực, vì lính Pháp đã đến sát chân thành. Đại bác Pháp có sức công phá mạnh áp đảo, bắn vỡ cửa thành và sát thương nhiều binh lính. Chỉ ít phút sau, Nguyễn Lâm tử trận, Tri Phương bị trọng thương. Tại các cửa thành còn lại, Thự đốc Bùi Thức Kiên và Án sát Tôn Thất Trác bất lực trước sự tán loạn của quân lính. Đề đốc Đặng Tiêu bị giặc bắt cùng các quan viên trong thành. Thành bị giặc chiếm sau một giờ bị công phá. https://thuviensach.vn CẦN VƯƠNG, ĐÔNG DU Bút Ngữ www.dtv-ebook.com Chương 11 Tin hỏa tốc đưa về triều đình: thành Hà Nội thất thủ; Tổng đốc Nguyễn Tri Phương trọng thương và phò mã Nguyễn Lâm tử trận. Quân Pháp được các giáo sĩ Giatô giúp đỡ, cung cấp tình hình và mộ giáo dân đi lính. Hàng nghìn lính ngụy do người Pháp chỉ huy giữ ngoại vi Hà Nội. Gácnhê thừa thế lần lượt cho quân đi đánh chiếm bốn tỉnh thành Hải Dương, Ninh Bình, Hưng Yên, Nam Định, trong vòng một tuần. Chuyện bất ngờ xảy ra quá nhanh, khiến vua quan nước Nam lo sợ. Vua Tự Đức khẩn cấp cho triệu các đại thần viện Cơ mật đến xem xét tình hình. Vua phẫn nộ: - Ta tưởng Phú Súy cử phái viên cùng hạm thuyền đến Hà Nội là có hảo ý, nên mới cho đến để tỏ ra khoản đãi. Không ngờ phái viên ấy giảo quyệt, đến đây để gây sự. Thật là kinh ngạc. Ta cho việc này không khỏi có mưu toan của Phú Súy. Vua còn buồn phiền vì quan quân năm tỉnh thành ở Bắc Kỳ thua quá nhanh. Tệ hại hơn là có những tỉnh thần không dám đánh địch, thậm chí đem quân ra đầu hàng, đón địch vào thành. Vua hỏi: - Các khanh có kế sách gì đối phó với tình thế nguy ngập ở Bắc Kỳ thì tâu lên? Tham tán Nội các Bùi Ân Niên tâu: - Thần xin tường trình mấy tin mới nhận được sau giờ Hà thành thất thủ. Ở cửa ô Phố Mới (ô Quan Chưởng), quân ta do một viên Chưởng cơ https://thuviensach.vn chỉ huy, chặn đánh một mũi quân Pháp, liền trong mấy giờ, không cho giặc qua ô cửa này. Viên Chưởng cơ cùng nhiều lính tử trận, quân Pháp cũng thiệt hại nặng. Khi quân Pháp đang đánh thành Nam Định thì quân của Hoàng Tá Viêm từ Sơn Tây kéo xuống uy hiếp phía Tây Hà Nội. Các tỉnh thần Hải Dương, Nam Định rút quân ra ngoài thành rồi xuống giữ các phủ, huyện. Kho súng đạn của giặc ở bờ sông Nhị, vừa chở từ Gia Định ra, sắp phát cho quân ngụy thì bị đốt, nhưng tiếc là không cháy. Giặc đóng vị trí ở Gia Lâm, tỉnh thần Bắc Ninh Trương Quang Đản cho quân đánh, giặc phải rút về Hà Nội. Đồn ngụy ở phủ lỵ Hoài Đức do ngụy quan cầm đầu và võ quan Pháp chỉ huy, bị quân ta bao vây. Tàu chiến Pháp từ sông Nhị lên phía Sơn Tây bị quân Cờ Đen bắn lui... Nghe xong, vua phán: - Vậy là sau những trận bị đánh áp đảo, quan quân ta đã trấn tĩnh lại... Thượng Thư Trần Tiễn Thành với lời lẽ cẩn trọng: - Tâu bệ hạ, có tin từ giáo đường Kim Long đưa ra, cố đạo Bình (Giám mục Sô-hi-ê) nói rằng: Phú Súy vẫn chủ định giữ quan hệ hữu hảo Pháp - Nam. Việc ở Bắc Kỳ có thể xử lý qua thương thuyết theo tình hình mới. Thượng Thư Phạm Thận Duật ngẫm nghĩ rồi tiếp: - Xin nhà vua quan tâm tới cái ý "thương thuyết theo tình hình mới". Người Pháp thường đánh chiếm một số tỉnh để lấy thế mạnh, rồi thương thuyết với ta. Ở miền Tây, miền Đông Nam Kỳ họ làm như vậy. Còn bây giờ là năm tỉnh trung châu Bắc Kỳ... - Vậy thì đối sách như thế nào? - Vua sốt ruột hỏi. Duật tiếp: - Xin vua cho tăng cường phòng thủ các tỉnh từ Hà Nội lên trung du, thượng du. Lấy vùng ấy làm địa bàn thủ hiểm để chống giặc, lấy lại các https://thuviensach.vn tỉnh thành đã mất. Lại cần phòng thủ các tỉnh Thanh, Nghệ, không cho giặc từ xứ Bắc vào phía kinh đô. Giữ được Thanh, Nghệ là tạo thế gọng kìm, cùng các tỉnh trung du, thượng du kẹp vào Hà Nội, Nam Định. Bùi Ân Niên tâu: - Thần thấy lời xin của Thận Duật là có suy nghĩ cẩn thận. Không những ta cần phòng thủ mấy vùng đất rộng dân đông, hoặc có núi cao rừng rậm để giặc khỏi lan tràn, mà còn phải đánh giặc để tạo thế giữ cả Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Lúc này nhân tâm, sĩ khí đều căm giận, nếu triều đình không tính ngay đến việc đánh giặc thì lỡ thời cơ. Trần Tiễn Thành tỏ ra chín chắn hơn: - Tâu bệ hạ, binh pháp có câu: biết người biết ta, trăm đánh trăm thắng. Nay đối phó với tình hình Bắc Kỳ, phải cân nhắc kỹ về sức ta, sức địch. Trước đây, triều đình ta luôn phải cân nhắc về đánh hay đàm khi có sự biến ở Nam Kỳ. Việc quá khứ cho thấy chỉ có đánh thì chưa chắc đã thắng, do ta quá kém về vũ khí. Vì vậy có thể đàm để cầu hòa, tuy có phải nhượng bộ. Vua Tự Đức tựa lưng vào thành ngai, mắt lim dim suy nghĩ về lời tâu của mấy viên đại thần. Đã mấy lần vua nghe các quan bàn phương sách đối phó với Pháp, lần nào cũng nhức óc đau đầu và bế tắc. Người Pháp đem quân đến đây đã mười lăm năm, cũng là mười lăm năm vua ngồi trên lửa nóng. Từ năm Mậu Ngọ (1858) tàu Pháp đánh bán đảo Sơn Trà, đến năm Nhâm Tuất (1862) ta phải ký điều ước nhượng ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp. Sau khi ký ước, họ vẫn liên tục gây sự, tuyên bố chiếm cả ba tỉnh miền Tây. Điều này ta còn chưa chịu, thì họ lại gây sự ở Bắc Kỳ... Vua bộc lộ nỗi lo âu: Ng-u-ồn:- ir-ead.vn https://thuviensach.vn - Triều ta từ khi đức Thế tổ Gia Long lên ngôi, kế đến hai đức Tiên vương Minh Mệnh, Thiệu Trị, tới nay đã 71 năm. Lúc đầu người Pháp có giúp đỡ triều ta thu phục giang sơn, nhưng về sau họ càng cậy thế gây nhiều chuyện không hay. Họ đưa giáo sĩ đến truyền đạo từ nhiều năm trước, các chúa, các vua ta đã cho phép. Nhưng khi đạo giáo lan rộng, họ dùng giáo đồ làm do thám từ Nam ra Bắc, mưu toan xâm chiếm nước ta. Các Tiên vương ta lường thấy tai họa, đã có dụ ngăn chặn truyền giáo. Nhưng đạo Giatô đã ăn sâu lan rộng, làm ám muội hàng chục vạn người, khiến họ quên cả gia phong quốc pháp, làm những việc có hại cho nuớc nhà. Những điều bí mật quốc gia, tình hình phòng thủ thành trì, đường thủy bộ hiểm yếu, bị một số giáo đồ mật báo cho Pháp. Vì vậy ta phải dùng pháp luật nghiêm trị kẻ nào phạm tội. Người Pháp lấy cớ bảo vệ giáo sĩ, giáo đồ, đem quân đánh ta. Mưu toan của họ ngày càng rõ. Nói tới đây vua không nén được bực tức, quên cả nghi thức thông thường, đứng dậy bước qua bước lại cho nguôi, rồi phán tiếp: - Người Pháp có tham vọng chiếm cả nước ta. Họ cậy vũ khí tối tân, quân lính thiện chiến, áp đảo ta nhiều trận. Ta lượng sức mình, muốn cầu hòa cho yên chuyện, nhưng họ được chân lại lân đầu. Vì vậy, họ xâm phạm xứ Bắc lúc này buộc ta phải đánh. Nhưng vừa đánh vừa phải tính chuyện hòa giải. Hòa giải thì phải chịu phần thiệt, nhưng thiệt một phần còn hơn mất hết. Đó là ý trẫm, các khanh nghĩ thế nào? Các quan chưa ai đáp lời, bởi thấy vua đã nói rõ ý định. Một lúc sau, Tiễn Thành lên tiếng: - Tâu bệ hạ, trong tình thế hiện nay, thần nghĩ không còn phương sách nào hay hơn điều phán quyết của bệ hạ. Đó là cương nhu kết hợp, cần được vận dụng linh hoạt, để khi không đánh thì có thể giữ, tránh tình trạng được ăn cả, ngã tay không. https://thuviensach.vn Những người khác đang lo vua thiên về hòa đàm, lúc này thấy vua cho kết hợp đánh với đàm, là phương sách trung dung thì không bàn thêm, bởi có bàn thêm cũng khó. Biết các quan chưa có cao kiến gì, vua truyền: - Ta cho Trần Đình Túc ra làm Tổng đốc Hà Nội kiêm Chánh sứ, thương lượng với đại diện của Pháp ở Hà Nội. Phải tỏ cho kẻ ấy biết ta đủ sức đánh, nhưng ta tôn trọng điều ước Nhâm Tuất (1862), muốn giữ hòa hảo Pháp - Nam. Nay họ cần có một tờ ước mới thì ta đáp ứng. Nhưng họ phải trả lại năm tỉnh Bắc Kỳ cho ta. - Dạ! Thần xin phụng mệnh - Đình Túc khẽ khàng nói. - Đồng thời - vua tiếp - cần có công thư cho Phú Súy ở Nam Kỳ biết ý định của ta như vậy, để họ truyền báo với nhau, Lại phải tư cho Lê Tuấn, sứ thần ta tại Gia Định, khéo léo giảng giải; khiến Phú Súy bảo Gácnhê trả các tỉnh thành cho ta, để tiện làm tờ ước mới. Tiễn Thành cúi đầu: "Dạ!" Vua tiếp: - Cử những viên quan quê quán Hà Nội, là người quen đất, quen việc, ra đó công cán, đặng góp phần thực hiện chủ kiến của ta. Như Phủ doãn Nguyễn Trọng Hợp, Tham tán Bùi Ân Niên... - Dạ! - ... Bộ Binh cần điều đốc tướng sĩ từ kinh đô và Hà Tĩnh, Nghệ An ra án ngự tại mấy tỉnh tiếp giáp Bắc Kỳ. Thăng chức Tiết chế quân vụ Bắc Kỳ cho Hoàng Tá Viêm, với trọng trách không để quân Pháp kéo lên các vùng trung du, thượng du. https://thuviensach.vn Bộ Binh xin vua cho cử Thống chế Hồ Oai, Thượng Thư Nguyễn Chính và một số người khác đem quân ra án ngự ở vùng Tam Điệp, chặn không cho giặc tiến vào miền trong. Giao cho tỉnh thần Bắc Ninh là bọn Vũ Huy Thụy, Trương Quang Đản chặn không cho giặc qua sông Nhị lên phía trên. Vua đều chuẩn cho thi hành. https://thuviensach.vn CẦN VƯƠNG, ĐÔNG DU Bút Ngữ www.dtv-ebook.com Chương 12 Hoàng Tá Viêm nhận chức mới với nỗi lo lớn. Triều đình giao cho ông điều khiển tướng sĩ ở toàn xứ Bắc Kỳ. Việc mất thành Hà Nội và bốn tỉnh thành ở trung châu, ông không phải chịu trách nhiệm, vì lúc ấy thuộc quyền cai quản của Nguyễn Tri Phương. Nay giặc chiếm thêm tỉnh thành nào là lỗi ở ông. Ông bàn với Tham tán Tôn Thất Thuyết, người có những việc bất đồng với ông, nhưng vẫn cùng ông lo toan chống giặc. Thuyết nói: - Tin tức các nơi về chưa đủ, nhưng những điểm chủ yếu đã rõ. Sau khi Hà Nội thất thủ, giặc thừa thắng kéo quân đánh bốn tỉnh trung châu. Ở Hải Dương, Tổng đốc Lê Hữu Thường, Tuần phủ Đặng Xuân Bảng, Bố chánh Nguyễn Hữu Chỉnh, Án sát Nguyễn Đại có đánh giặc nhưng yếu thế, phải rút quân ra đóng ở các huyện Gia Lộc, Cẩm Giàng. Ở Nam Định, Tổng đốc Nguyễn Hiên, Lãnh binh Nguyễn Văn Lợi, Thương biện Phạm Văn Nghị có đánh giặc, nhưng bị thua phải lui ra đóng ở các huyện Phong Doanh, Ý Yên. Đúng ngày giặc đánh thành Nam Định, quân ta từ Sơn Tây xuống uy hiếp ngoại vi Hà Nội; giặc phải rút ngay một bộ phận về giữ. Có điều tệ hại, ở Hưng Yên, Tuần phủ Nguyễn Đức Đạt không cho quân giao chiến, sai nhổ cọc gỗ chặn sông để thuyền giặc đi qua. Tệ hại hơn là Tuần phủ Nguyễn Thứ ở Ninh Bình, bị Linh mục Trần Lục mua chuộc, ra ven thành đón chiếc xuồng máy, chở có chín tên giặc để xin hàng. Tá Viêm xét đoán: - Ở Ninh Bình có nhiều giáo sĩ người Pháp, người Nam, họ mua chuộc quan lại, lung lạc binh sĩ, nên giặc không đánh mà chiếm được thành. Ở Hà Nội, giáo sĩ ngầm tuyển mộ hàng nghìn lính ngụy.Tìm người làm quan cho https://thuviensach.vn giặc, như các viên Tổng đốc ngụy ở Hải Dương, Tri phủ ngụy ở Hoài Đức... Thám tử cho hay sau khi chiếm Hà Nội, Đuypi muốn lên Sơn Tây đánh quân triều đình. Nhưng Gácnhê nghe lời cố Phước (Puyginhê) xuống đánh vùng trung châu, vì những tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên có sự tiếp ứng của giáo sĩ, giáo dân. Thuyết đồng ý với xét đoán của Viêm, ông nói: - Đê vỡ nhanh do mối đục khoét bên trong. Nước có thể mất do những kẻ phá hoại từ nội bộ. Rồi ông đề xuất những việc sắp làm: - Thưa ngài Tiết chế, tin từ chỗ Chánh sứ Trần Đình Túc (Hà Nội) đưa ra cho biết: việc đàm phán chưa đi tới đâu. Phía Pháp cậy thế thắng buộc ta phải triệt bãi quân đội, phải để cho họ làm chủ sông Nhị, thông thương với miền Nam Trung Hoa, và nhiều điều vô lý khác. Như vậy sớm muộn ta cũng phải đánh giặc. Phải đánh để Pháp thấy không bắt nạt được ta, thì họ mới chịu đàm phán đứng đắn. - Có điều đáng ngại là nhiều người trông mong đàm phán để Pháp rút quân. - Vâng, có điều đáng ngại ấy, ở trong văn võ quan viên, ở cả trong binh sĩ và dân chúng. Nhưng cũng có nhiều người không tin. Người ta thấy Pháp đến ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, rồi đến ba tỉnh miền Tây và ở lỳ lại đó. Pháp đàm phán là để có lợi cho họ. Vì vậy tin tức các tỉnh trung châu cho hay: nhiều sĩ phu, hào mục đã chiêu mộ dân dũng, chờ lệnh đánh giặc. Họ đang xem quân triều đình động tĩnh thế nào? Đang lúc hai vị thượng quan bàn bạc thì viên thư lại vào báo tin: "Tổng đốc Nguyễn Tri Phương bị Pháp bắt giam, vết thương ở bụng ngày càng nặng; ông lại tuyệt thực tới mức nguy kịch". https://thuviensach.vn Nghe tin buồn, hai ông lặng người hồi lâu, rồi mới trở lại việc đang bàn. Viêm hỏi nhỏ: - Vua mật dụ là kiềm chế đến mức tối đa, không để người Pháp vu cho ta là vi phạm hòa ước. Vậy nếu bất chợt chúng đánh, ta có phản công không? Thuyết đặt câu hỏi lại: - Thế cái việc Đuypi làm bậy ở Hà Nội, Gácnhê chiếm năm tỉnh thành là tuân thủ hòa ước à? Họ phạm ước, họ không sợ. Ta chống việc làm sai của họ, ta lại sợ phạm ước ư? Thật là kỳ quặc! Bây giờ được giao binh quyền ở cả xứ này, ngài cần dùng hết cái quyền của mình. Giặc đánh mình, mình đánh lại, không chờ hỏi triều đình. Để Viêm khỏi phân vân, Thuyết nói mạnh mẽ hơn: - Đàm phán là việc của Trần Đình Túc. Chiến đấu là việc của ngài. Mất thêm tỉnh nào là tội của ngài, chứ không tội ở Đình Túc. Nghe vỡ lẽ, Viêm tạm yên tâm cùng Thuyết bàn kế sách chống giặc. Bàn đi bàn lại, Viêm vẫn giữ ý mình là: nếu giặc đánh ta thì ta mới đánh lại. Thuyết thì chủ định: giặc thực sự đã đánh ta, có thể đánh trả lúc nào là ta đánh. Dẫu có khác nhau về xem xét tình huống, hai ông đã nhất trí là phải đánh giặc. Truyện được biên tập. tại. iread.vn.. Án sát Nguyễn Quang Bích được đặc cử trông coi việc cung đốn lương thực, đảm bảo hậu cần, cho quân triều đình đang đóng phần lớn tại Sơn Tây. Ông xuống các phủ, huyện xem xét việc tích trữ thóc gạo, củi đóm. Lại lo cử hàng trăm người len lỏi theo đường bộ xuống vùng bể mua https://thuviensach.vn mắm muối, vì lúc này đường thủy bị tàu giặc ngăn chặn, thuyền hàng đi qua, chúng tịch thu. Ông lo mua thuốc từ Trung Quốc về để dự phòng, cứu chữa thương binh. Lại lo cử hàng trăm người lên rừng chở gỗ, đóng quan tài cho tử sĩ... Rất nhiều việc phải làm, cho đội quân hàng nghìn người đủ điều kiện đánh giặc. Quang Bích đang cùng viên thư lại xem xét sổ sách, thì Tham tán Tôn Thất Thuyết mời sang quân doanh bàn việc công khẩn. Ông vội vã đi ngay. Thuyết đi đi, lại lại trước cửa doanh chờ đợi. Đưa Quang Bích vào nơi làm việc, uống chưa hết chén trà, Thuyết đã nói: - Quan Tiết chế cử một đạo quân do tôi điều đốc phòng ngự, nhằm không cho giặc kéo lên Sơn Tây. Hôm nay có tin thám tử đưa ra: giặc chuẩn bị người ngựa, súng đạn ra phía tây thành Hà Nội. Như vậy là sau khi chiếm các tỉnh phía đông, phía nam, giặc sẽ tiến lên Sơn Tây, chủ động chặn quân ta từ đây đánh xuống. Tôi muốn ngài về bàn cách đối phó với giặc. Ý ngài thế nào? Bị hỏi đột ngột, Quang Bích khó trả lời. Ông ngẫm nghĩ trong sự chờ đợi của vị thượng quan. Rồi ông đề đạt: - Thưa... chắc ngài đã có dự kiến, xin ngài nêu ra, để tôi có thể góp đôi chút thiển ý nào chăng. Nhân đây, tôi xin đề xuất: Lưu Đoàn đã từng theo quân triều đình đánh lui bọn giặc Khách nhiều trận, tỏ ra là quân thiện chiến. Ngài xét xem có nên triệu họ về đánh Pháp không? Tôi nghe nói quan tiết chế muốn để Vĩnh Phúc ở miền trên đánh giặc Khách. Thuyết nói: - Từ khi Vĩnh Phúc đánh lui tướng Cờ Vàng Hoàng Sùng Anh, bọn giặc Khách nể sợ. Mấy viên phụ tá của Phúc cũng có mưu lược, quân Phúc quen đánh ở miền sơn cước. Tiết chế Viêm điều binh khiển tướng như vậy là phải. https://thuviensach.vn Quang Bích nói thêm: - Hôm qua, Vĩnh Phúc từ Bảo Thắng về chỗ tôi. Phúc tức giận vì Đuypi mượn danh tướng Mã, hai lần đưa tàu sang Vân Nam buôn bán không nộp thuế, rồi trở ra trót lọt. Phúc bảo: "Nếu tàu Pháp lên nữa, Phúc sẽ nổ đại bác!". Tôi nói: "Ta với họ đang có đàm phán, không nên nổ súng". Phúc lắc đầu: "Người Pháp đem quân đến đây là để đánh thành, cướp đất. Họ đàm phán thì cũng nhằm cái đích ấy, nếu không đạt thì họ lại đánh. Thượng sách là: ta phải đánh họ để giữ đất, giữ thành". Thuyết gật đầu: - Vĩnh Phúc nói phải đấy. Từ khi Pháp đặt chân lên nước ta, họ đã hai lần đánh rồi lại bàn hòa. Ta thì lần lượt mất miền Tây rồi miền Đông Nam Kỳ. Bây giờ họ ra đây, chiếm năm tỉnh rồi bàn hòa. Chuyện vô lý không thể chịu được. Quang Bích nhắc lại điều mình đề xuất: - Phúc thực tâm căm giận Pháp. Quân Phúc đánh giỏi. Lúc này vẫn cần đánh giặc Khách, nhưng đánh Pháp cần hơn. Ngài bàn với Tiết chế Viêm, điều đốc quân Phúc về kịp đánh trận này. Phải bàn định chu đáo, đánh chắc thắng, để lấy lại sĩ khí quân uy. Vừa qua ta liên tục bại trận, mất thành trì, khiến quân nhụt chí, dân nản lòng, thật là có tội. Thuyết nhất trí với Quang Bích. Ông thảo ngay tờ lệnh, cử Tán tương Nguyễn Thiện Thuật lên ngay Bảo Thắng, triệu Vĩnh Phúc về. Tiếp đó, Thuyết nói về kế hoạch tác chiến của đạo quân do ông điều đốc. Ông nói cả kế hoạch chung do quan Tiết chế đề ra cho vùng Bắc Ninh, cho các tỉnh trung châu đã mất thành nhưng còn quân đóng giữ nhiều phủ, huyện. Tất cả đều phải nhằm vào những nơi giặc chiếm đóng. Đánh đồn ban đêm khi giặc sơ hở. Đánh phục khi giặc đi quấy nhiễu. Đánh chặn không cho giặc lan tràn từ Hà Nội lên các vùng phía tây, phía bắc... dần dần https://thuviensach.vn tạo thế bao vây giặc trong thành. Vừa đánh vừa chờ dụ của vua, vì hiện đang có cuộc thương lượng giữa sứ ta và người Pháp. https://thuviensach.vn CẦN VƯƠNG, ĐÔNG DU Bút Ngữ www.dtv-ebook.com Chương 13 Tán tương Nguyễn Thiện Thuật cùng toán quân kỵ đem lệnh hỏa tốc lên Bảo Thắng triệu Lưu Vĩnh Phúc. Vĩnh Phúc gấp rút thi hành lệnh. Ông gọi mấy viên quản suất đến cắt đặt công việc. Một người trông coi doanh trại cùng một bộ phận quân lính giữ đều việc trồng trọt, buôn bán, thu thuế khoán... Một người chỉ huy đồn chính, ngăn chặn bọn giặc Khách đến cướp phá. Ông cùng ba viên phụ tá đem đại bộ phận quân tinh nhuệ xuống Sơn Tây. Hôm sau, Phúc vừa tới quân doanh, Tôn Thất Thuyết đã mời hội kiến. Ông úy lạo về việc Phúc nghiêm khẩn thi hành thượng lệnh, rồi mật bàn việc quân Pháp sẽ đánh lên Sơn Tây. Có tin Gácnhê trực tiếp chỉ huy đạo quân đó. Lưu Đoàn có nhiệm vụ phối thuộc quân triều đình đánh thắng một trận đích đáng, để người Pháp biết: họ không thể lộng hành ở bất cứ nơi đâu. Nhận lệnh, Vĩnh Phúc cùng viên phụ tá Hoàng Thủ Trung đi quan sát địa hình và đặt phương kế đánh giặc. Nghiên cứu bản sơ đồ của thám tử ta, Phúc thấy giặc sẽ từ cửa tây thành Hà Nội đi ra Cầu Giấy. Chúng có thể qua cầu kéo đến phủ lỵ Hoài Đức, nơi chúng đã chiếm và đặt một viên ngụy Tri phủ cùng hơn trăm ngụy quân, do võ quan Pháp chỉ huy đóng giữ. Phúc nói với Hoàng Thủ Trung: - Có thể tướng Pháp đến Hoài Đức úy lạo quân ngụy đang làm tiền đồn cho Hà Nội. Cũng có thể chúng qua Hoài Đức, kéo tới làng Phùng https://thuviensach.vn đóng đồn. Rồi men theo sông Đáy, lập tuyến bảo vệ Hà Nội, ta cần tìm cách đánh cho chắc thắng. Tính toán hồi lâu, Thủ Trung đưa ra hai phương án. Một là chặn đánh khi giặc đang qua Cầu Giấy. Hai là đánh khi chúng đã qua phủ lỵ Hoài Đức. Cả hai phương án đều cần có lực lượng khống chế quân ngụy ở Hoài Đức, không cho chúng tiếp cứu quân Pháp. Vĩnh Phúc cân nhắc rồi nói: - Đây là trận đầu Lưu Đoàn đánh Pháp, cần phải đánh chắc thắng, để trước tiên là đền ơn nước Nam đã cưu mang chúng ta. Sau là để người Pháp biết họ đừng có ngạo mạn khi đã dễ dàng cướp năm tỉnh thành. Với ý định ấy, ta chọn phương án đánh khi chúng đang qua Cầu Giấy. Thủ Trung nhất trí. Phúc đề nghị Tôn Thất Thuyết cho một đội quân triều đình khống chế quân ngụy ở Hoài Đức, không cho tiếp cứu quân Pháp. Nếu tình thế thuận lợi thì quân triều đình đánh luôn Hoài Đức, khi Lưu Đoàn đánh Gácnhê. Kế hoạch trên đang được thực hiện thì có mật báo: Gácnhê bận hội đàm với sứ thần nước Nam, hoãn việc hành quân ra Hoài Đức. Lỡ kế hoạch, Vĩnh Phúc không vui. Ông đi đi lại lại trong quân doanh, nghĩ cách đánh giặc. Giữa lúc vô kế khả thi, ông thấy Quang Bích cưỡi ngựa cùng người tùy tùng đến không báo trước. Ông bước vội ra cổng doanh đón vị ân nhân của mình. Sau những ngày xa cách, hai ông trò chuyện hàn huyên đôi ba câu, rồi bàn chuyện đánh giặc. Vĩnh Phúc nói: Truyện. được cập .nhật nhanh .nhất tại iread.vn. https://thuviensach.vn - Tôi nghe Tán tương Thuật kể, thì Thống đốc Viêm có ý định cho tôi cứ đánh giặc phỉ ở thượng du. Nhưng thượng quan đã bàn vói Tham tán Thuyết triệu tôi về đánh Pháp. Tôi đang mong có thời cơ lập công, để trước là đền ơn vua nước Nam cho tôi ngụ cư. Sau là đền ơn thượng quan thực lòng cưu mang chúng tôi trong tình cảnh tiến lui đều khó. Quang Bích tỏ rõ sự đồng cảm: - Ông thật có thiện ý! Phúc tiếp: - Nhưng tôi chưa tìm ra cách đánh giặc. Địa thế địa hình cũng chưa quen, từ rừng núi xuống đồng bằng thấy chỗ nào cũng trống trải. Quang Bích đã được Tham tán Thuyết cho hay một kế hoạch đánh giặc của Vĩnh Phúc đã bị lỡ. Ông nghĩ suốt đêm qua được một kế mới, nay đến bàn với Phúc: - Gácnhê đánh thắng liên tiếp nên sinh kiêu ngạo. Nếu ta cho quân sĩ mai phục ở một nơi có lợi thế, dụ giặc kéo ra, bất ngờ chặn đánh thì có thể giành phần thắng. Vĩnh Phúc lắng nghe vị quan văn nhắc đến những điều về binh thư binh pháp, và hoạch định cách bài binh bố trận. Một sơ đồ do Quang Bích phác họa, chứng tỏ ông thông hiểu địa hình nơi đây. Sau khi nghe Quang Bích dẫn giải, Phúc khẽ reo lên: - Tuyệt diệu! Tuyệt diệu! Quang Bích nhận tiếp cận bên Phúc trong khi chỉ huy trận chiến, nhằm trực tiếp tham mưu. Sở chỉ huy đặt tại ngôi chùa cách trận địa không xa. https://thuviensach.vn Ngay sau đó, Vĩnh Phúc cùng Hoàng Thủ Trung bàn cách thực hành mưu kế của Quang Bích. Ông giao cho Trung nắm một toán quân thiện chiến, bí mật mai phục ở hai bên đê La Thành, là đường từ cửa tây thành Hà Nội ra Cầu Giấy. Rồi ông cho một toán quân khác kéo đến gần thành khiêu chiến. Đang hội đàm với sứ nước Nam, Gácnhê hoãn lại. Ông vừa thắng liền mấy trận, chiếm luôn năm tỉnh thành. Ông đi tới đâu, quân Nam không chạy cũng hàng. Nay mai ông lên trung du, chiếm hết tỉnh này đến tỉnh khác, chẳng khó gì. Kẻ nào dám mạo hiểm vào tận đây khiêu chiến, ông sẽ cho bài học đích đáng. Gácnhê lệnh cho thổi kèn tập hợp quân lính. Vó ngựa của ông băm băm nước kiệu, dẫn một toán quân cũng đầy kiêu ngạo như ông xuất trận. Thấy quân Pháp ló ra cửa thành, quân Cờ Đen làm nhiệm vụ khiêu chiến vội luồn theo mé đê rút nhanh. Gácnhê tưởng đối phương sợ hãi, liền thúc quân đuổi gấp. Vốn coi thường quân Nam, Gácnhê cho quân mình hung hăng lao thẳng vào trận địa mai phục. Quân Cờ Đen do Vĩnh Phúc trực tiếp chỉ huy nổ những loạt đạn chắc trúng. Gácnhê ngã nhào khỏi yên ngựa. Banni, võ quan phụ tá, cùng một số lính Pháp chết. Số còn lại hoảng hốt bỏ súng đạn, chạy miết về thành. Quân Cờ Đen đuổi theo một đoạn đường, bắn ngã thêm một số địch rồi mới rút nhanh. https://thuviensach.vn CẦN VƯƠNG, ĐÔNG DU Bút Ngữ www.dtv-ebook.com Chương 14 Gácnhê tử trận, quân Pháp trong thành Hà Nội lo sợ. Quan tư Banh vội bàn với quan ba Gioocgiơ, cùng xuống ẩn náu dưới tàu chiến. Lính tráng bảo nhau thu dọn gọn gàng, chờ lệnh bỏ thành xuống tàu. Đuypi cùng đám quân riêng chạy quẩn, bỏ phố buôn vào thành. Tất cả đều sợ quân Cờ Đen thừa thắng ập vào Hà Nội. Giám mục Puyginhê cũng sợ trước việc Gácnhê chết. Rồi ông lại sợ quân Pháp rút bỏ thành Hà Nội. Những ngày qua ông dồn mọi tâm lực để giúp quân Pháp. Ông truyền cho các hàng giáo sĩ năm tỉnh trung châu Bắc Kỳ ra sức làm mọi việc cùng quân Pháp chiếm đất, giữ thành. Họ đã mất nhiều Công sức trong những năm qua, lập nên mạng lưới những người bí mật cộng tác với Pháp. Có cả quan chức, binh lính, dân thường, nay tất cả đã lộ mặt. Một giáo đồ họ Trương được Pháp đặt vào ghế Tổng đốc Hải Dương. Những giáo đồ khác được đặt vào ghế Tri phủ, Tri huyện như ở Hoài Đức, Yên Hòa... Một nghìn rưỡi giáo đồ cầm súng làm lính mã tà do Pháp chỉ huy, đánh quân triều đình... Nay Pháp rút đi, bỏ lại đám quan lính kể trên, mặc họ chịu tội với triều đình. Họ sẽ oán trách ông và các giáo sĩ đã xúi giục họ... Ông lật đật từ giáo đường Hà Nội đến gặp quan tư Banh, khẩn khoản nói: - Xin ngài chớ vội xuống tàu. Người vùng này rất giỏi bơi lặn. Họ có thể đem thuốc nổ đến phá tàu, hoặc vào tàu mà ám sát. Ở trong thành dù sao cũng có bảo đảm hơn. Nghìn rưỡi lính do chúng tôi tuyển mộ đóng vòng trong vòng ngoài, đủ sức hộ vệ người Pháp ở đây, với điều kiện người Pháp tiếp tục chỉ huy họ. Nếu các ngài bỏ rơi họ, họ sẽ không hộ vệ các https://thuviensach.vn ngài. Hơn nữa còn gây sự liều lĩnh bất ngờ, khi họ thấy mình bị bỏ rơi và sống dở, chết dở. Không nên quên là trong tay họ có vũ khí. Quan tư Banh thấy rõ sự bất bình trong vị giáo sĩ đáng sợ. Trong bộ áo thầy tu kia ẩn chứa những điều đạo đức của nhà tu hành, lẫn những điều quỷ quyệt của một viên thám tử, một kẻ tổ chức đạo quân ngầm. Ông ta có thể chỉ huy một cuộc binh biến ngay trong đêm nay, nếu có sự xảy ra trái với ý ông ta... Banh nhận ở lại trong thành. Nguồn:. i.r.e.ad.vn Đuypi đang vướng mắc về những món hàng buôn bán với các Hoa Kiều ở Hà Nội. Nếu quân Pháp rời khỏi đây sớm, ông ta sẽ phải rời theo, sẽ bị thiệt hàng vạn bạc. Ông ta nói khích quan tư Banh: - Ngài mới đến đây chưa hiểu nhiều về quân Cờ Đen. Còn tôi, đã mấy lần đưa tàu lên phía Bảo Thắng, tôi hiểu chúng. Ngài Gácnhê tử trận là do bị chúng lừa, chứ thực lực chúng không đáng kể. Vả lại, chúng ta đang có tàu chở quân từ Gia Định ra tiếp viện. Tin Gácnhê chết cũng nhanh chóng truyền xuống thành Nam Định. Quân Pháp ở đây do Hácmăng cầm đầu toan bỏ thành rút về Hà Nội. Bỗng được tin tàu chiến Đơbơréc đang từ biển Đông vào cứu viện, Hácmăng không rút nữa. Tá Viêm và Tôn Thất Thuyết nhân lúc giặc Pháp hoang mang, cho quân đánh lui các bọn ngụy ở Hoài Đức, Thường Tín. Giao cho quân Cờ Đen đóng hàng trăm cái thang dài, chuẩn bị đánh thành Hà Nội... Cùng lúc, hai ông cho người đi thu thập tình hình các nơi. Được biết quan quân các tỉnh trung châu Bắc Kỳ phấn chấn trước việc Gácnhê tử trận, và họ vùng lên phản công. Ở Nam Định, Thương biện Phạm Văn Nghị và Tiến sĩ Đỗ Phát tập hợp hơn nghìn quân dũng, từ vùng núi An Hòa kéo về vây thành. Ở vùng sông Trà Lý, Tiến sĩ Doãn Khuê cùng các Thân hào Viên Bổn, Cả https://thuviensach.vn Cương, chỉ huy quân dũng chiếm lại đồn Chân Định, và truyền hịch cho dân chúng biết: "Tướng giặc Gácnhê đã chết trận!". Ở Hải Dương, các quan tỉnh, huyện từ các nơi lân cận đưa quân vào vây tỉnh thành. Khiến quan ba Trăngtinhăng phải đốc thúc quân Pháp rút vào cố thủ. Ở Ninh Bình, quân dũng giết viên ngụy Tri huyện Yên Hòa, và đánh bọn lính ngụy ở các huyện Gia Viễn, Yên Khánh; bắn vỡ ống khói tàu buôn Mạn Hảo. Phía Bắc Ninh, Thị giảng Trương Quang Đản đưa quân vào đánh bọn ngụy ở Gia Lâm, Thuận Thành... https://thuviensach.vn CẦN VƯƠNG, ĐÔNG DU Bút Ngữ www.dtv-ebook.com Chương 15 Tin Gácnhê chết điện vào Gia Định và sang Pari. Thống đốc Đuypơrê đứng ngồi không yên. Ông nhận được điện của Bộ Thuộc địa Pháp: "Ông hãy rút bằng mọi cách để ký một hiệp ước nhằm trả lại thành Hà Nội cho người An Nam. Bởi vì, tôi xin nhắc lại với ông rằng: Chính phủ Pháp đòi hỏi một cách tuyệt đối là không thể chiếm đóng lâu dài, tất nhiên cũng không thể chiếm đóng mãi mãi bất cứ một bộ phận nào của xứ Bắc Kỳ". Đuypơrê ngẫm nghĩ tưởng như nát óc về bức điện với lời lẽ dứt khoát đó. Ông biết Chính phủ Pháp đang lo ngại về tình hình trong nước. Cách đây 3 năm (1870) nước Pháp bị nước Đức tiến công. Hoàng đế Napôlêông III kéo cờ hàng và bị người Đức bắt giam cùng với chục vạn quân. Sau đó, dân Pháp đòi phế truất Napôlêông. Chính phủ mới lên thay, ký hiệp ước đình chiến với Đức, phải cắt hai tỉnh của Pháp cùng 5.000 triệu quan tiền chiến phí nộp cho Đức. Tới nay nước Pháp vẫn đang đầy rẫy khó khăn. Vì vậy Chính phủ Pháp không muốn gây thêm việc ở xa. Vừa qua, Pari đã điện cho Đuypơrê là không đồng ý đánh chiếm Bắc Kỳ. Nhưng ông đã trót đâm lao nên phải theo lao. Nay buộc phải rút mũi lao ấy lại, vì không có tăng viện từ Pháp. Riêng lực lượng ở Nam Kỳ không thể tiếp tục đánh Bắc Kỳ. Cần rút còn vì một thực tế khắc nghiệt: Gácnhê chết, quân Pháp ở Hà Nội hoang mang. Quan quân và dân chúng Bắc Kỳ đang nổi dậy phản công ở vùng trung châu và uy hiếp từ trung du xuống. Đám quân của Gácnhê và Đuypi có thể sẽ không chống lại được một tình thế rất nguy hiểm, nếu vua https://thuviensach.vn Tự Đức buộc phải hô hào toàn quốc chiến đấu. Cũng không thể coi thường đạo quân Cờ Đen được trang bị tốt, đánh giỏi, đã thành một bộ phận của quân Bắc Kỳ. Mặt khác, Giám mục Puyginhê hứa có sự nổi dậy giành chính quyền ở vùng nhiều giáo đồ, nhưng thực tế chỉ có kết quả phần nào ở vùng Phát Diệm - Ninh Bình, và mộ được một số lính bản xứ, không đủ đương đầu với đám dân dũng các thân sĩ Bắc Kỳ chỉ huy khắp nơi. Một lẽ khác khiến quân Pháp phải lui là: nếu chiếm Bắc Kỳ thì đụng chạm tới vùng rừng núi giáp Trung Hoa, nơi nhà Thanh coi là dậu lũy của họ. Họ có thể can thiệp, mặc dù Đuypơrê đã viết thư trấn an cho các viên Tổng đốc Vân Quý và Lưỡng Quảng khi Đuypi hành động ở Hà Nội. Phải rút quân, rồi Đuypơrê sẽ phải chịu trách phạt. Ông còn nhớ một đoạn thư ông gửi Bộ trưởng Hải quân Pháp: "Tôi sẵn sàng chịu mọi trách nhiệm về kết quả của cuộc viễn chinh này... dù sẽ phải bỏ rơi, phải gọi về Pháp hoặc mất chức... Tôi không đòi hỏi người tán thành, không đòi hỏi viện binh từ Pháp. Chỉ xin ngài làm ngơ để tôi hành động. Nếu thất bại, ngài cứ tuyên bố là không hề tán thành hành động của tôi...". Bây giờ, Đuypơrê đã phạm sai lầm thì phải sửa. Truyện đ.ược cập nhật nhan.h. nhất tại iread.vn. Phải rút, nhưng rút sao cho đỡ ngượng mặt. Nguồn tin do Gíam mục Sô-hi-ê đưa từ cuộc đàm phán ở Hà Nội cho hay: Sứ thần An Nam mang sẵn ý định nhân nhượng Pháp. Khi Gácnhê chết, Trần Đình Túc sợ bị trả thù, càng muốn ký một hòa ước có lợi cho Pháp. Còn ở Gia Định, Sứ thần Lê Tuấn đang hội đàm với Đuypơrê. Tuấn cũng chỉ yêu cầu rút quân Pháp khỏi Hà Nội; triều đình sẽ mở cửa sông Nhị cho tàu buôn Pháp qua lại. Như vậy, Tự Đức biết thế yếu của mình, không hề biết khó khăn của Pháp, nên không đòi hỏi gì nhiều. Phải nắm lấy nhược điểm cơ bản ấy, mà ép ký một hòa ước có lợi cho Pháp, càng nhiều càng hay. https://thuviensach.vn Đuypơrê tính toán kỹ rồi cử viên thanh tra chính trị Philát ra kinh đô Huế để thương nghị. Philát biết tiếng Nam, hiểu phần nào tâm trạng vua Tự Đức và các phái chủ chiến, chủ hòa, trung gian trong triều; lại có cách nghĩ thâm trầm và hành động êm nhẹ. Ông không ngáo ngổ lấn át, mà muốn dần dần lôi kéo vua quan nước Nam vào việc phục tùng ý định người Pháp. Trái với Gácnhê, kẻ muốn đánh gấp, chiếm nhanh, giữ trọn... Đuypơrê nói với Philát: - Ông đem những viên quan Nam bị bắt ở Hà Nội đang bị ta giữ, ra trả cho triều đình Huế. Coi đó là một thiện chí của chúng ta. Ông nói với họ là Pháp sẵn sàng ký một hòa ước, nhằm tiếp tục giữ quan hệ đang có giữa hai nước Pháp - Nam. Về phía chúng ta, điều không thể quên là phải tạo những cơ sở pháp lý, để sau này mưu tính những điều khác lớn hơn. Cần phải dựa vào cái thế mạnh toàn cục của chúng ta tại đây. Không nên mặc cảm về tình hình nước Pháp đang nhiều khó khăn và cái chết bi thảm của Gácnhê. Song cũng phải linh hoạt, để cuộc hòa đàm diễn biến theo ý muốn sâu xa của chúng ta. Philát biết mình phải đi chữa một đám cháy do Đuypơrê và Gácnhê đốt. Nhưng trách nhiệm của ông là phải thi hành lệnh quan trên. Ông đem theo những viên quan bị Gácnhê bắt vào Gia Định: Khâm phái Phan Đình Bình, Bố chính Võ Đường, Đề đốc Đặng Tiêu.... Rời Gia Định đến Huế, Philát hội kiến sơ bộ với người đại diện triều đình; trao trả mấy viên quan Nam. Rồi cùng Nguyễn Văn Tường, sứ thần nước Nam, xuống tàu ra Bắc Kỳ, giải quyết tiếp việc ở Hà Nội. https://thuviensach.vn CẦN VƯƠNG, ĐÔNG DU Bút Ngữ www.dtv-ebook.com Chương 16 Tin Gácnhê chết đến kinh đô Huế, khiến nhiều người mừng và không ít người lo. Vua Tự Đức khẩn cấp cho triệu Đại thần Trần Tiễn Thành đến, nhằm phán đoán việc có thể xảy ra sau khi tướng giăc chết. Vua hỏi: - Khanh nghe tình hình thế nào? - Tâu bệ hạ, thần thấy viên đại diện Pháp vừa từ Gia Định ra, tỏ ý muốn hòa giải ở Bắc Kỳ. Không rõ còn vì lẽ gì khác ngoài việc tướng giặc chết. Tuy vậy, bên ta cũng dự đoán, có thể họ sẽ đòi đổi chác, có đi có lại... Tiễn Thành ngập ngừng thăm dò ý vua. Vua nói ngay: - Họ đòi là đòi thế nào. Quân của họ tự ý đến đánh quân ta. Họ giết tướng của ta trước kia mà! Tiễn Thành vội nói sang ý khác: - Tâu bệ hạ, thần nghĩ là nếu họ trả năm thành, thì ta phải bù lại bằng cách đáp ứng yêu cầu nào đó của họ... Họ chưa bao giờ chịu thiệt, thường chỉ có đòi phần hơn. - À, điều ấy thì không tránh khỏi. Ta đã dụ Nguyễn Văn Tường khi vào thương nghị phải linh hoạt, có sự nhân nhượng, cốt sao lấy lại được thành trì. https://thuviensach.vn - Thần chỉ lo các quan ta cùng các sĩ phu, đã mộ thêm binh biền, dân dũng đánh giặc. Họ đang được đà, thừa thế đánh gấp ở những nơi Pháp đóng quân. Như vậy sẽ khiến người Pháp phản ứng bất lợi trong hội đàm. Vua ngẫm nghĩ rồi nói: - Ta sẽ dụ Hoàng Tá Viêm lui quân triều đình cách xa Hà Nội; ra lệnh triệt bãi các đội dân dũng. Còn quân Cờ Đen thì cho rút lên mạn ngược nghỉ ngơi, khi Pháp trả lại tỉnh thành, sẽ phái chúng đi tiễu trừ giặc Khách. Tiễn Thành ca ngợi điều vua phán là "mở rộng đường cho cuộc hòa đàm".Ông thăm dò vua: - Có người nói nhân đà thắng, sao không thúc cho quân Cờ Đen đánh vào Hà Nội, chiếm lại thành? Truyệ.n .được dịch trự.c tiếp tại iREAD. Vua phán: - Ai đó nói là không biết xét đoán toàn diện. Quân Cờ Đen dùng mưu giết tướng Pháp là thắng lợi đáng kể nhưng rất hiếm. Nếu đường đường chính chính đấu lực với quân Pháp thì không dễ. Nay vào thương thuyết, dần dần gỡ được đầu mối, thì cần xử lý công việc trên toàn cục, không thể chỉ trông cậy vào quân Cờ Đen. Tiễn Thành nhắc lại ý vua: - Tâu bệ hạ, "cần phải xử lý công việc trên toàn cục ạ!" Một lúc sau, vua hỏi: - Khanh nghe từ giáo đường Kim Long, có tin gì đáng lưu tâm không? https://thuviensach.vn Lâu nay, Kim Long là nơi thu thập các loại tin tức, tình hình của nước Nam. Cũng là nơi đưa ra những điều Pháp muốn nói với vua quan nước Nam. Tiễn Thành liên hệ đều đặn qua một linh mục người Nam với Giám mục Pháp ở Kim Long. Lúc này, ông biết Pháp định chiếm Bắc Kỳ nhưng gặp khó khăn phải xoay ra hòa đàm. Và họ đàm không phải là họ thua, người Nam cần biết liệu chừng, tránh quá khích. Trong hòa đàm tránh già néo, đứt dây... Tiễn Thành nói nhỏ với vua mấy ý đó. Vua nghe rồi phán: "Đấy là điều ta chưa hoàn toàn tin, nhưng cũng cần phải biết!". Rồi vua sai viết ngay tờ mật dụ, gửi cho Hoàng Tá Viêm: "Để người Pháp khỏi vin cớ gây trở ngại cho thương thuyết, ta sai bọn ngươi rút quân lên mạn trên, xa Hà Nội. Tránh gây ra đụng độ với quân Pháp ở vùng chúng hiện diện. Nay ta thưởng công về trận thắng ở Cầu Giấy, ban cho Hoàng Tá Viêm tước Tử; cho Thuyết làm Tham tri bộ Binh, tước Nam. Cho Lưu Vĩnh Phúc làm Phó Đề đốc quân thứ Sơn - Hưng - Tuyên". https://thuviensach.vn