🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Cái Chết Giữa Thinh Không - Agatha Christie full prc pdf epub azw3 [Trinh thám] Ebooks Nhóm Zalo Cái Chết Giữa Thinh Không —★— Cái chết trên mây/ Cái chết giữa thinh không Nguyên tác: Death in the Clouds/ Death in the Air Năm phát hành: 1935 Thám tử: Hercule Poirot Tác giả: Agatha Christie Người dịch: Đào Đăng Trạch Thiên Đánh máy: MyThu91+ thelam18bk Project của nhóm: Những tế bào xám nho nhỏ dtv-ebook.com —★— Trên chuyến phi cơ hạng sang Prometheus nhắm hướng bay đến phi trường Croydon, thám tử Hercule Poirot theo thói quen nghề nghiệp đưa mắt theo dõi từng hành khách trên máy bay. Trước tiên là nàng Jane Grey đang ngồi thu mình rụt rè... còn Norman Gale đăm chiêu nghĩ ngợi... đến anh chàng nhà khảo cổ trẻ tuổi Jean Dupont vừa nhổm người đứng dậy giơ tay đập chết con ong vò vẽ bay vù vù trên đầu mọi người. Mãi đến lúc phát hiện Madame Giselle ngồi chết ở dãy ghế phía sau khoang tàu, thám tử Hercule Poirot mới nhận ra còn một con ong khác nữa, chính là một mũi tên tẩm độc dùng ống xì đồng thổi bay đi. CHƯƠNG 1 TỪ PARIS ĐẾN CROYDON Đánh máy: MyThu91 Trời tháng chín phi trường Le Bourget nắng gắt, đoàn hành khách băng qua bãi đáp bước lên cầu thang vào bên trong phi cơ Promethues sắp cất cánh qua Croydon. Jane Grey bước vào sau cùng và ngồi xuống chiếc ghế số 16. Một số hành khách vừa đi ngang qua khung cửa chính giữa chỗ kệ tủ đựng mấy món ăn, chén tách và hai phòng vệ sinh hướng về khoang tàu phía trước. Mọi người đã an vị. Nhìn qua dãy ghế bên kia có tiếng nói chuyện lớn tiếng của một bà hành khách. Nàng Jane khẽ uốn cong miệng. Giọng điệu nghe chói tai đó nàng đã quen từ lâu. Nàng đưa mắt khẽ liếc qua người đàn ông có tuổi, nhỏ thó để bộ ria mép rậm, cái đầu dẹp như quả trứng đang thong thả dời chỗ ngồi, để mấy món hành lý đối diện Jane phía bên kia lối đi. Nàng Jane hơi nghiêng đầu ngó qua hai bà và một ông hành khách lịch sự. Nghe họ nhắc đến Le Pinet khiến nàng tò mò bởi nàng đã từng đến nơi đó một lần. Nàng nhớ rõ mặt một bà - trong lần gặp gỡ mới đây - quanh chiếc bàn chơi cờ baccarat, hai bàn tay nàng cứ mân mê, sắc mặt chợt ửng hồng rồi chợt tái xanh. Nàng Jane cố nhớ ra trong đầu cái tên của người đàn bà đó. Chợt nàng nhớ lại lời kể một người bạn, bà là một nhà quý tộc nhưng không phải là chính tông - bà là một thành viên trong nhóm cả đoàn hay là cái gì đó? Giọng nói người bạn đầy vẻ khinh miệt. Đó là nàng Maisie, chuyên làm nghề mát xa, lột da mặt. Còn bà kia, Jane chợt nghĩ ra mới là thứ thiệt phong cách "dân chơi tỉnh lẻ". Jane nghĩ trong đầu rồi nàng bỏ qua chuyện đó, đưa mắt qua khung cửa sổ ngắm nhìn khung cảnh phi trường Le Bourget ngoài kia. Rất nhiền máy bay đang chờ đón khách có một chiếc hình dáng như con vật khổng lồ vô số chân chi chít. Còn nơi nàng không thèm để mắt tới là chỗ ngồi của chàng hành khách trẻ tuổi ngay trước mặt. Gã mặc chiếc áo pull màu xanh lá cây. Nàng không thèm nhìn qua khỏi chiếc áo màu xanh nếu nhỡ ra anh chàng bắt gặp ngay ánh mắt nàng, không hề có chuyện đó. Một giọng nói tiếng Pháp vừa cất lên - tiếng động cơ gầm rú - đường băng đã thông lối - máy bay chuẩn bị cất cánh. Jane ngồi nín hơi thở. Nàng mới đi máy bay được hai chuyến. Nàng lo sợ bị say sóng. Nàng tưởng máy bay đang lao vô cái rào chắn phía trước - không đâu, máy bay đang cất cánh - lấy độ cao - lượn một vòng - bỏ lại phi trường Le Bourget phía dưới. Chuyến bay giữa ngày đang hướng về Croydon. Trên máy bay có hai mươi mốt hành khách - mười ở khoang phía trước, số còn lại ở khoang phía sau. Trên buồng lái có hai phi công và hai nam tiếp viên. Tiếng máy lặng dần xuống, không cần phải nhét bông vô tai. Nhưng tiếng ồn vẫn còn râm ran chưa thể nói chuyện, nghĩ ngợi. Máy bay đang bay trên bầu trời nước Pháp hướng về sân Croydon. Mặc cho máy bay cứ bay, mỗi người hầu như đang nghĩ ngợi điều gì đó. Jane Grey nghĩ bâng quơ: "Ta không thèm nhìn hắn... không thèm... thà rằng đừng nhìn. Ta đưa mắt ra ngoài khung cửa sổ nghĩ ngợi. Ta phải nghĩ cho ra cái gì đó - chỉ còn cách đó thôi, ta mới thấy yên trí. Ta gội đầu rồi nghĩ cho ra?". Nàng định thần nhớ lại từ đầu lúc mua một vé cá độ đua ngựa Irish Sweep. Ta chơi sang, thử chơi một bữa. Bên trong gian phòng làm tóc nơi Jane đang làm nghề cùng với năm thợ bạn, tiếng nói cười rộn rã. - Nếu thắng cuộc cậu tính sao? - Tớ biết mình phải làm gì rồi? Biết bao nhiêu dự định - chuyện viển vông-nhiều tiếng giễu cợt. Thế đấy, nàng không được "cuộc" - "cuộc" có giải thưởng lớn, thực ra nàng đã thu về một trăm pounds. - Đúng một trăm pounds. - Cậu xài một nửa, một nửa để dành gặp khi trái gió trở trời. Cậu chưa biết chuyện đó đâu. - Nếu là cậu, tớ sắm một chiếc choàng lông hảo hạng. - Còn chuyện đi du lịch tàu biển thì sao? Jane chưa biết có nên làm một chuyến "du lịch biển", dù sao nàng vẫn theo ý định ban đầu. Đi chơi bãi biển Le Pinet một tuần. Nàng đã nghe nơi mấy bà đi chơi biển Le Pinet hay là mới đi chơi bên đó về. Với đôi bàn tay khéo léo Jane đang làm tóc, nàng nói nghe như sáo. "Để em xem nào, bà đến uốn tóc mấy bữa rồi?" "Tóc bà sao lại khác màu thế này, thưa bà?" "Năm nay mùa hè thật đẹp, có phải không, thưa bà?" nàng tự nghĩ ra. "Sao ta lại không làm thử một chuyến đi Le Pinet nhỉ?". Giờ đây nàng dư sức đi. Với nàng, cách ăn mặc chẳng có gì phải lo bởi như bao cô nàng phục vụ những chỗ sang trọng biết tạo một giá rẻ bất ngờ. Làm móng tay, trang điểm, làm tóc không thua ai. Nàng Jane đi qua Le Pinet. Nàng nghĩ trong đầu phải chăng kỳ nghỉ mười ngày ở Le Pinet sẽ có chuyện bất ngờ? Chuyện bất ngờ diễn ra trên bàn chơi roulette. Mỗi đêm Jane bỏ ra cho cuộc đen đỏ một món tiền. Chơi thì chơi không để thua to. Không mê tín dị đoan mấy đêm đầu Jane thua sạch. Qua đêm thứ tư nàng chơi ván bàn chót. Nàng chơi phải tính toán từng màu, từng ô vuông. Được thì nhỏ, thua lại to. Nàng chờ thời tiền cược nắm trong tay. Còn hai số bỏ trống chưa ai đánh, số năm, số sáu. Chỉ còn một ván chót nàng có dám theo? Con số năm - số năm quay vòng. Jane chìa tay ra. Nàng đặt xuống con số sáu. Ngay chóc. Hai con bạc ngồi đối diện cùng buông xuống một lúc nàng đánh con sáu, anh chàng kia con năm. - Cất tay, - hồ lì nói - Con số năm, số lẻ màu đỏ, thua rồi? Jane thét lên một tiếng buồn xo. Hồ lì gom tiền rồi chung cho người trúng. Anh chàng bên kia cất tiếng - Sao em không lấy tiền về? - Em à? - Ờ. - Em đặt con sáu mà. - Em không đặt. Ta đánh con sáu, em con năm. Gã cười - nụ cười rất tươi, hàm răng trắng muốt, nước da ngăm ngăm, tóc húi cua. Jane gom tiền chưa dám tin mình được. Có thật không đây? Nàng có vẻ bối rối. Có lẽ nàng đã đặt cược vì con năm. Nàng còn hồ nghi nhìn qua anh chàng bên kia bàn, gã vẫn cười thản nhiên. - Phải rồi, gã nói. - Đặt xuống bàn rồi có người lấy về không phải của họ. Trò xảo thuật cũ rích. Gã khẽ gật đầu chào thân mật rồi đứng dậy bỏ đi. Tay này biết điều. Biết đâu nàng còn hồ nghi gã cho nàng gom tiền để tìm cách làm quen. Gã không phải vậy đâu. Gã thật tử tế... (gã ngồi bên kia bàn). Mọi việc đã xong - tiêu hết tiền - còn hai hôm nữa (không được vui) ở lại Paris, chuẩn bị ra lấy vé khứ hồi trở về. - Còn gì nữa không? - Thôi xong rồi, - Jane nói trong đầu, - Đừng nghĩ tới chuyện trước mắt chỉ làm cho ta rối trí thêm. Hai bà khách thôi không nói chuyện nữa. Nàng nhìn qua bên kia lối đi. Bà khách trắng trẻo nôn nóng phân trần đăm đăm nhìn xuống chiếc móng tay bị nứt. Bà nhấn chuông gọi anh chàng tiếp viên đồng phục trắng bước tới, bà nói: - Nhờ anh gọi cho con hầu giúp tôi. Nó ngồi trên dãy ghế kia. - Dạ. Anh chàng tiếp viên lịch sự nhanh nhẹn bước đi ngay. Một lát sau con bé tóc đen người Pháp mặc đồ đen, tay xách chiếc hộp đựng nữ trang. - Phu nhân Horbury, - nói bằng tiếng Pháp. - Này Madeleine, mang đến cho ta chiếc cặp da marô canh? Con hầu bước đi ngay. Cuối dãy ghế là một nơi chất đầy thảm và túi xách. Con bé quay trở lại trên tay cầm chiếc túi trang điểm màu đỏ. Cicely Horbury đỡ lấy cho con bé trở về chỗ. - Được đấy, Madeleine. Để lại đây cho ta. Con bé lại cất bước đi. Phu nhân Horbury mở ra bên trong sắp xếp trông đẹp mắt, bà lấy ra chiếc giũa móng tay. Rồi bà soi mặt vào chiếc gương nhỏ ngắm nghía - điểm lại một chút phấn son. Bên này Jane cong môi rủa thầm, nàng đưa mắt nhìn về phía cuối khoang tàu. Phía sau chỗ hai bà khách là một ông khách lạ, người nhỏ thó nhường chỗ cho một bà "hai lúa". Cổ ông quấn khăn ấm, ông đang thiu thiu ngủ. Chợt ông cảm thấy bối rối trước ảnh mắt soi mói của Jane nhìn qua. Ông mở choàng mắt, nhìn nàng một lúc rồi nhắm nghiền lại. Phía sau lưng ông là một ông khách tóc hoa râm, gương mặt có thần sắc. Ông bày chiếc hộp đựng ống sáo trước mặt tay đang mân mê đánh bóng. Jane chợt nghĩ trong đầu, lão này thật buồn cười, lão mà làm nhạc công sao - chắc là luật sư hay bác sĩ gì đó. Phía sau hai hàng ghế là chỗ hai hành khách người Pháp, một người để râu hàm, anh chàng kia trẻ hơn - chắc là đứa con trai. Hai cha con đang nói chuyện ra chiều thích thú lắm. Nhìn lại chỗ ngồi bên nàng, Jane chợt dừng lại ngay chỗ ngồi anh chàng mặc áo pull xanh vì một lý do kỳ cục nào đó nàng không thèm nhìn qua hắn. Thật khó nghĩ - thật - thật là hấp dẫn. Hay là ta đang ở tuổi mười bảy, Jane chợt thấy rùng mình. Ngồi bên kia, Norman Gale đang nghĩ ngợi. Con bé đẹp - đẹp thật đây... nàng nhớ ra ta là ai. Trông nàng tuyệt vọng vì thua hết số tiền cược. Thật vui mừng nhìn thấy nàng được cuộc. Ta đã ứng xử đẹp... nàng đẹp nhất là lúc nàng cười - răng đều như bắp - loại răng hồng hào... quỷ sứ ta thấy phát thèm. Yên chí đi nào... Lúc người tiếp viên vừa đi tới, ông dặn: - Cho tôi món thịt nguội lưỡi bò. Lúc này Bá tước phu nhân Horbury nghĩ ngợi trong đầu: "Lạy Chúa, con biết làm sao đây? Sao mà rối beng thế này-rối như mớ bòng bong. Chỉ còn mỗi cách này thôi. Giá mà ta có gan, ta có dám làm không? Đầu óc ta muốn nổ tung. Cũng vì Coke. Sao a lại ghiền Coke? Mặt mũi ta trông dị hợm. Thật là dị hợm. Con quỷ Venetia Kerr vác mặt tới đây chỉ bày ra cho thêm chuyện. Nó muốn chiếm đoạt Stephen. Ồ, làm thế nào được! Nhìn gương mặt dài như mặt ngựa ta phát ghét. Cái thứ dân hai lúa ấy mà. Lạy Chúa, ta biết làm sao đây? Ta phải tính thôi. Con quỷ sứ này ghê gớm lắm... ?" Nàng lục tìm trong chiếc ví trang điểm lấy ra gói thuốc lá gắn một điếu vô ống đót, tay nàng run run. Trong khi đó nữ Bá tước Venetia Kerr thì nghĩ: "Đồ đĩ rạc. Nó là vậy đó. Có thể nó là một con bé con nhà lành, đằng này là một con đĩ chính tông. Tội nghiệp cho Stephen... nếu mà gã bỏ nó đi... ?" Người tiếp viên bước tới: - Xin lỗi quý bà, không được hút thuốc. Cicely Horbury buột miệng nói: - Khỉ họ! Ngài Hercule Poirot thì nghĩ: "Con bé đẹp, con bé ngồi đằng kia. Chiếc cằm cương nghị. Sao nàng lại âu lo chi vậy? Sao nàng lại không thèm nhìn mặt anh chàng ngồi bên dãy ghế kia? Nàng dư biết mặt gã và gã cũng dư biết nàng... ?" Máy bay đột nhiên hạ độ cao. "Cái bụng xấu của tôi?" Hercule Poirot nói thầm, gã nhắm nghiền mắt lại. Ngồi kế bên là Bác sĩ Bryant tay hờ hững mân mê ống sáo, nghĩ trong đầu, "Ta chưa thể quyết định. Đơn giản ta chưa thể quyết định, giờ ta muốn đổi nghề..." Ông lúng túng rút ống sáo ra mân mê, vuốt ve... nhạc... nhờ nhạc ta trút bỏ hết mọi phiền muộn. Ông khẽ nhếch mép cười kề ống sáo lên môi chợt ông buông xuống. Ông khách nhỏ thó để bộ ria mép ngồi kế bên ngủ say từ lúc nào. Chỉ gặp lúc máy bay dằn xóc mặt mũi ông xanh lè. Bác sĩ Bryant yên chí chẳng lo chuyện say sóng, say gió... Lão Dupont cha chợt quay ngoắt qua hét vô tai ông Dupont con. - Không còn hồ nghi gì nữa. Tất cả đều sai bét - bọn Đức, bọn Mỹ, bọn Ănglê! Bọn chúng chả biết gì chuyện niên đại mấy món đồ cổ. Ta lấy ví dụ một món đồ gốm thời Samarra... Jean Dupont người cao ráo, tóc hoe vàng, vẻ nhếch nhác mới nói: - Cha phải thấy hết rồi mới kể. Nào là nhóm Tall Halaf, tới nhóm Sakje Geuze... Cha con còn nói nhiều thứ nữa. Armand Dupont tay mở chiếc cặp da cũ kỹ. - Xem đây, mấy cái ống điếu của người Kurd hàng mới làm ra. Nhìn đường nét trang trí hoa văn có khác gì mấy món đồ gốm 5.000 năm trước Công nguyên? Ông đang nói thao thao vung tay không khéo thì đã gạt phăng chiếc tách người tiếp viên vừa dọn ra trên bàn. Ông Clancy, nhà văn viết truyện trinh thám ngồi sau lưng Norman Gale, đứng dậy bước ra sau dãy cuối khoang tàu lấy từ trong túi áo đi mưa một món đồ rồi quay về chỗ ngồi lấy cớ vắng mặt có lý do về sau này. Ông Ryder ngồi dãy ghế phía sau thì đang nghĩ: "Ta cứ thế mà làm. Nhưng không phải dễ đâu. Ta thấy không biết làm sao để nâng giá cổ phần cho kỳ tới... nếu chuyển cổ phần thì gặp rắc rối... Ôi, khổ thế đấy!" Norman Gale đứng dậy đi về toilet. Vừa bỏ đi thì Jane lấy gương ra soi mặt vẻ âu lo. Nàng điểm thêm chút phấn son. Người tiếp viên mang cà phê dọn ra bàn. Jane đưa mắt nhìn ra cửa sổ, biển Manche một màu xanh biếc sáng rực. Con ong vò vẽ bay vù vù trên đầu, ông Clancy còn mải đọc truyện chuyến tàu 19.55 tại Tzaribrod, ông đưa tay huơ huơ trên đầu. Con ong vụt bay đi qua tới chỗ tách cà phê cha con nhà Dupont. Jean Dupont đập nó chết ngay. Bên trong khoang tàu chợt yên tĩnh. Không nghe ai nói chuyện, mọi người đang nghĩ ngợi trong đầu. Ngay chỗ ngồi số 2 ở cuối khoang tàu, bà Giselle khẽ nghiêng đầu ra phía trước. Nếu có ai nhìn thấy tưởng bà đang còn ngủ. Bà có ngủ ngáy gì đâu. Bà đâu còn biết nói năng, nghĩ ngợi gì nữa. Bà Giselle đã ra người thiên cổ... * * CHƯƠNG 2 PHÁT HIỆN TỘI PHẠM Đánh máy: MyThu91 Người tiếp viên Henry Mitchell, tổ trưởng phục vụ chậm rãi bước tới từng bàn đưa phiếu tính tiền. Năm tiếng đồng hồ nữa đến phi trường Croydon. Gã lo thu tiền, nghiêng đầu: - Cảm ơn quý ông, quý bà. Đến bàn hai cha con người Pháp, gã dừng lại chờ hai cha con đang còn tranh cãi. Có cho thêm tiền trà nước chẳng đáng là bao, gã buồn xo. Đến lượt hai vị khách còn ngủ - một ông khách nhỏ thó để bộ ria mép, một bà già ngồi ở dãy ghế cuối. Bà thì cho tiền trà nước hậu hĩ - gã hãy còn nhớ. Ông khách nhỏ thó để bộ ria mép vừa thức dậy móc tiền trả chai nước ngọt, bánh bích quy chỉ có bấy nhiêu. Mitchell tranh thủ lo cho xong việc. Còn năm phút nữa máy bay đến phi trường Croydon, gã bước tới đứng gần bên nghiêng người xuống chỗ bà khách ngồi. - Xin lỗi bà, phiếu tính tiền đây? Gã trịnh trọng đặt tay xuống một bên vai bà. Bà không nhúc nhích. Gã ấn mạnh xuống khẽ lay người bà, không thấy động tĩnh toàn thân bà gục xuống trên ghế ngồi. Mitchell cúi sát người xuống, chợt gã ngẩng đầu lên mặt mũi biến sắc * * * Albert Davis, người tiếp viên phụ nói ngay: - Chà! Cậu đừng nói giỡn chứ! - Tớ nói thật mà. Mitchell mặt mũi tái nhợt rùng mình. - Henry có thiệt không đấy? - Chết thật mà. Tớ đoán bà bị một cú sốc - chắc vậy? - Gần tới phi trường Croydon? - Nếu bà vừa mới chết... Hai bên đang còn lưỡng lự - rồi mới tính chuyện ra tay. Mitchell trở lại chỗ khoang cuối, gã đi tới từng bàn, nghiêng người nói khẽ riêng từng người. - Xin lỗi, quý ông có phải là bác sĩ? Norman Gale nói ngay: - Tôi là nha sĩ. Tôi có thể giúp gì? - Ông nhún người ngồi dậy. - Tôi là bác sĩ đây. - Bác sĩ Bryant lên tiếng. - Có việc gì vậy? - Có bà khách ở hàng ghế cuối - trông bà ta làm sao ấy? Bác sĩ Bryant đứng ngay dậy bước theo người tiếp viên. Ông khách người nhỏ thó lặng lẽ bước theo sau không ai hay biết. Bác sĩ Bryant nghiêng người xuống bên gương mặt co rúm ngồi ghế số 2, một bà khách to béo tuổi trung niên mặc đồ đen. Bác sĩ nhìn qua một lượt. Ông nói ngay: - Bà ta chết rồi. Mitchell nói xen vào, - Ngài cho đó là chứng đột quỵ hay sao? - Không thể cho là vậy nếu chưa khám nghiệm. - Anh nhìn thấy bà khách, ý tôi muốn nói lúc còn tỉnh táo là lúc nào? Mitchell cố nhớ lại. - Lúc tôi dọn cà phê ra bàn bà còn tỉnh táo. - Ồ, vào khoảng bốn mươi lăm phút trước đây - khoảng đó. Đến khi mang phiếu tính tiền ra tôi cứ tưởng bà còn ngủ... ? Bác sĩ Bryant nói ngay: - Bà ấy chết đã được nửa tiếng. Cuộc hội ý diễn ra ngay, mọi người ngóng cổ ra nghe. - Có thể đây là một ca đột quỵ, phải không? - Mitchell nghĩ như vậy. Gã cứ cho là vậy. Gã có bà chị vợ đã trải qua một cơn đột quỵ, người nhà có thể biết tìm cách cứu chữa. Bác sĩ Bryant thì không muốn nhúng tay vào, ông lắc đầu ra vẻ khó hiểu. Người khách ngồi gần đó lên tiếng, giọng nói nghe như mắc nghẹn điểm thêm hàng ria mép. - Tôi thấy, - gã nói - một đốm nhỏ ở trên cổ bà ấy. Gã nói dè dặt, như là người hiểu hết vậy. - Đúng thế. - Bác sĩ Bryant nói theo. Bà khách nghiêng hẳn đầu qua một bên. Một vết thương nhỏ xíu lõm xuống, gần bên cổ họng. - Xin lỗi quý vị - hai cha con Dupont xin góp ý, nãy giờ ngồi lắng nghe. - Bà khách ấy chết rồi và ông có nhìn thấy một vết thương bên cổ? Anh chàng Jean, con trai nhà Dupont lên tiếng. - Tôi có thể góp ý được không? Tôi thấy con ong vò vẽ bay tới và đã lấy tay đập cho nó chết? - Gã chỉ vô xác con ong nằm gọn trên chiếc đĩa đựng tách cà phê. - Làm sao có chuyện bà khách kia chết vì ong chích được? - Vậy mà có đấy? - Bác sĩ Bryant cho là vậy. - Tôi đã từng thấy qua rồi. Đúng thế, ta có thể giải thích được nếu nạn nhân từng có bệnh về tim? - Vậy thì tôi biết làm gì hơn, thưa bác sĩ? - người tiếp viên hỏi lại. - Máy bay sắp đáp xuống Croydon? - Đấy, đấy. - Bác sĩ Bryant đứng xích qua một bên, - Ta chẳng làm được gì. Này anh tiếp viên để nạn nhân ngồi yên đó. - Dạ vâng. Tôi biết mà. Bác sĩ Bryant trở lại chỗ ngồi nhìn thấy vẻ ngạc nhiên trên gương mặt ông khách lạ mặt người nhỏ thó đang còn đứng đó. - Thưa ngài. - Gã nói. - Ngài nên trở về chỗ. Chúng ta sắp đáp xuống Croydon trong chốc lát. - Dạ phải, thưa ngài, - người tiếp viên đỡ lời. Chợt gã cất tiếng. - Xin mời quý vị ngồi yên tại chỗ. - Xin lỗi, - ông khách nhỏ thó nói. - Tôi thấy có một việc. - Việc gì thế? - Phải đấy, người ta quên mất một việc? - Để chứng minh gã lấy mũi giày gì xuống sàn. Bác sĩ Bryant và người tiếp viên nhìn theo. Một mảnh màu đen vàng nằm khuất nửa chừng dưới lai chiếc váy đen. - Vậy là còn một con ong vò vẽ nữa? - ông bác sĩ kinh ngạc hỏi lại. Hercule Poirot quỳ xuống, gã rút trong túi ra một chiếc nhíp rồi khéo tay gắp lấy đứng ngay dậy. - Đây rồi, - gã nói, - trông chẳng khác một con ong vò vẽ, nhưng nhìn lại thì không phải! Gã xoay qua xoay lại cho hai ông khách nhìn thấy mảnh vải lụa hai sọc màu cam và đen nối trên chiếc gai nhọn đã phai màu. - Ái chà! Trời ơi! - ông Clancy vừa bước ra khỏi chỗ ngồi thò đầu nhìn qua vai người tiếp viên. - Lạ, lạ thật, tôi chưa hề nhìn thấy vật nào lạ mắt như thế này. Nói thật, tôi không thể tin vào mắt mình? - Ngài có thể nói rõ hơn chút nữa được chứ? - người tiếp viên hỏi lại - Ngài biết rõ cái vật lạ đó? - Biết được à? Dĩ nhiên tôi biết quá đi chứ? - ngài Clancy ra vẻ tự hào đắc ý. - Quý vị nên biết là cái gai nhọn đó là thứ vũ khí lắp vô ống xì đồng thổi đi xa của một bộ tộc - ờ - tôi không rõ là bộ tộc nào, có thể là của thổ dân ở Nam Mỹ hay là ở đảo Borneo nhưng mà tôi nhớ chắc chắn đó là cây phi tiêu của một bộ tộc, tôi nghĩ là đằng trước mũi nhọn... - Có phải là tên độc của dân da đỏ Nam Mỹ? - Hercule Poirot nói xen vô. Rồi gã rút gọn. - Nhưng mà! Có thật như vậy sao? - Nó lạ vô cùng. - Ngài Clancy nói, vẻ say sưa. - Tôi đã nói là nó lạ lắm. Chính tôi là nhà văn viết truyện trinh thám, nhưng mà ngoài đời thì... - chợt ngài lặng thinh. Máy bay đảo nghiêng một vòng làm mấy ông khách đang đứng lắc lư, rồi hạ độ cao chuẩn bị đáp xuống phi trường Croydon. * * CHƯƠNG 3 PHI TRƯỜNG CROYDON Đánh máy: MyThu91 Cả tiếp viên và người bác sĩ không nhắc chuyện đó nữa. Chỗ ngồi đã có một người ăn mặc lập dị quấn khăn quàng quanh cổ. Gã ăn nói như ra lệnh, người khác chỉ biết nghe mà không có ý kiến. Gã nói nhỏ cho Mitchell vừa đủ nghe, anh chàng gật đầu, cất bước đi ngang qua chỗ hành khách rồi đứng lại trước cửa lên xuống đằng trước. Máy bay đang lăn bánh trên đường vắng. Lúc máy bay dừng lại, Mitchell cất tiếng: - Yêu cầu quý vị ngồi yên tại chỗ chờ quan chức có thẩm quyền đến. Kính mong quý vị yên tâm không phải chờ lâu. Tất cả hành khách đều hưởng ứng lời yêu cầu, duy nhất một vị la ó phản đối. - Phi lý thật, - Bá tước phu nhân bực tức la lên - Anh biết tôi là ai không? Cho tôi xuống ngay. - Thưa bà, rất tiếc là không được. Không dành ưu tiên cho ai. - Tôi thấy thật là phi lý! - Cicely giậm chân xuống sàn giận dữ. - Tôi sẽ báo cáo lên công ty. Thật là lố bịch, bắt hành khách phải ngồi lại với một xác chết? - Phải chịu thôi, bạn ạ, - Venetia Kerr lên giọng lè nhè - Tệ hại thật, nhưng mà rồi phải chịu thôi. - Nàng ngồi xuống lấy bao thuốc lá ra. - Này anh tiếp viên, hút được chứ? Anh chàng Mitchell đáp: - Dạ, được thôi. Gã đứng liếc nhìn qua vai. Ở phía cửa lên xuống đằng trước Davis để cho hành khách bước xuống cửa thoát hiểm chờ lệnh. Thời gian chờ đợi không lâu, hành khách tưởng chừng vừa qua được nửa giờ cho đến lúc một quan chức trong bộ quân phục xuất hiện được nhân viên cảnh sát theo hộ tống vội vã băng ngang qua sân bay lên thẳng cầu thang máy bay tới chỗ Mitchell vừa mở cửa ra. - À ra thế, có việc gì vậy? - người đàn ông lên tiếng dõng dạc. Ông đứng nghe Mitchell rồi qua tới bác sĩ Bryant chợ ông đưa mắt liếc nhanh về phía bà khách ngồi chết co rúm một chỗ. Ông ra lệnh cho viên cảnh sát rồi nhìn về phía hành khách, nói: - Yêu cầu tất cả quý vị bước theo tôi! Tất cả hành khách theo ông bước xuống, băng ngang qua đường băng không đi theo lối cửa hải quan như mọi khi mà đi qua cổng dành riêng. - Kính mong quý vị vui lòng chờ tại đây, chắc không lâu đâu. - Này, thưa ngài thanh tra, - Ông James Ryder nói. - Tôi đang có việc cần lên London. - Rất tiếc, thưa ngài. - Tôi là Phu nhân Horbury. Thật khó chịu khi bị giữ lại đây như thế này! - Thành thật xin lỗi bà, phu nhân Horbury, thưa bà đây là một việc rất hệ trọng. Có thể cho đây là một vụ án. - Một loại tên độc của dân da đỏ Nam Mỹ. - ông Clancy hăng hái nói, vẻ mặt rạng rỡ. Ngài thanh tra mật thám nửa tin nửa ngờ nhìn về phía ông. Nhà khảo cổ người Pháp nói thao thao bất tuyệt, ngài thanh tra cũng thủng thỉnh đáp lại bằng tiếng Pháp. Nàng Venetia Kerr nói xen vô: - Thưa ngài, chuyện này coi bộ rắc rối, nhưng nhiệm vụ của ngài là phải tìm ra manh mối. - Ngài thanh tra trịnh trọng đáp, - Cảm ơn, bà. - với một giọng nói chân tình. Ngài còn nói thêm: - Nếu quý vị nào còn ở lại đây, cho tôi được mạn phép nói vài lời với bác sĩ - ờ - bác sĩ... ? - Bryant, chính là tôi đây? - Cảm ơn ngài. Xin vui lòng đến đây với chúng tôi? - Quý vị cho phép tôi được tham dự chứ? Ông khách nhỏ thó để bộ ria mép cất lời. Ngài thanh tra quay về phía đó, ông bặm môi, chợt vẻ mặt ông biến sắc. - Tiếc là không thể được, ông Poirot? - ngài nói. - Ông ăn mặc kín mít thế này ai mà nhìn cho ra. Thôi được, chúng ta cùng đi. Cánh cửa vừa mở, bác sĩ Bryant và Poirot bước ra, mọi người nhìn theo với ánh mắt ngỡ ngàng. - Thế là sao nhỉ? Ông ta bỏ đi theo họ còn bọn mình ngồi lại đây? - bà Cicely Horbury la toáng cả lên. Venetia đành chịu ngồi xuống. - Biết đâu ông ta là mật thám Pháp? - nàng nói - hay là mật thám quan thuế. Nàng lấy thuốc ra hút. Norman Gale dè dặt nói với nàng Jane. - Tôi nhớ ra đã nhìn thấy cô tại - ờ - tại bãi biển Le Pinet. - Đúng thế, tôi có đến Le Pinet. Norman Gale lại nói: - Đó là một nơi đẹp vô cùng. Tôi thích nhìn mấy rặng cây thông? Jane đáp lại. - Ờ phải, đẹp lắm. Rồi ông với nàng lặng thinh một lúc, chưa biết nói gì nữa đây. Chợt Gale lại nói: - Tôi - ờ - nhận ra cô ngay lúc vừa lên máy bay. Jane ngạc nhiên lắm thì phải. - Vậy à? Gale nói: - Cô có cho là bà khách nọ bị giết không? - Tôi chỉ đoán chừng thôi, - Jane nói. - Thật khiếp quá, mà cũng thật là rùng rợn. - Chợt nàng cảm thấy ớn lạnh, ông Norman Gale xích tới bên nàng như muốn che chở cho nàng. Hai cha con nhà Dupont đang trò chuyện bằng tiếng Pháp. Còn ông Ryder lo cặm cụi tính sổ, chốc chốc lại đưa mắt liếc nhìn đồng hồ đeo tay. Bà Cicely Horbury ngồi giậm chân tại chỗ vẻ nôn nóng. Tay bà run run châm một điếu thuốc. Bên trong cánh cửa, một nhân viên cảnh sát bận sắc phục ngồi dựa lưng vẻ mặt đăm chiêu. Trong gian phòng kế bên, ngài Thanh tra Japp đang trao đổi với bác sĩ Bryant và Hercule Poirot. - Ông có lẽ chỉ xuất hiện ở những nơi không hẹn trước, ông Poirot? - Phi trường Croydon, ông nhìn thấy lạ lắm phải không, ông bạn? - Poirot hỏi lại. - Ờ, tôi đang theo dõi một đường dây buôn lậu. May mắn là tôi đã có mặt đúng lúc. Từ lâu tôi mới tham gia một vụ lớn như lần này. Thôi, ta đi thẳng vô vấn đề. Trước tiên, thưa bác sĩ, xin ngài cho biết tên, họ và địa chỉ. - Roger James Bryant, chuyên gia tai mũi họng, địa chỉ tại 329 phố Harley. Anh chàng cảnh sát ngồi trong bàn dửng dưng ghi chép. - Bác sĩ pháp y sẽ tới đây khám nghiệm tử thi, - Japp nói: - Chúng tôi sẽ mời ông có mặt tại buổi thẩm vấn. - Được thôi, được. - Bác sĩ có thể cho biết bà khách chết từ lúc nào? - Có thể cách đây nửa giờ lúc tôi tới nơi nhìn thấy nạn nhân; chỉ ít phút lúc máy bay đáp xuống Croydon. Tôi không thể đoán già hơn bởi người tiếp viên mới nói chuyện với nạn nhân trước đó một giờ đồng hồ? - Gì, thực tế thì còn ít hơn. Tôi cho là không cần phải hỏi thêm nếu ngài phát hiện có dấu hiện khả nghi? Ngài bác sĩ lắc đầu. - Còn tôi lúc đó ngủ khò. - Poirot nói ra vẻ đau khổ. - Mỗi khi đi máy bay, đi tàu tôi hay bị say, thế nên tôi mặc đồ kín cả người rồi nằm ngủ. - Thưa bác sĩ, ngài cho biết vì sao bà ấy chết? - Lúc này tôi chưa thể khẳng định được. Bởi đây là một vụ cần phải khám nghiệm tử thi. Japp gật đầu nhất trí. - Vâng, thưa bác sĩ, - ông nói - Chúng tôi không muốn để ông ở lại đây lâu. Chúng tôi thấy ông cần - ờ - phải làm đúng theo thủ tục như những hành khách đi tàu, không ai được miễn. Bác sĩ Bryant nhếch mép cười. - Tôi thấy cần phải để cho ông biết là tôi không - ờ - mang theo ống tiêu hay là bất cứ loại hung khí nào? - ông nghiêm giọng nói. - Có anh chàng Rogers đây sẽ lo việc đó? - Japp quay nhìn về phía nhân viên thừa hành. - Vậy thì thưa bác sĩ, ngài có ý kiến gì về vụ việc này? Ông thanh tra mật thám chỉ tay về phía cái gai đã đổi màu đặt bên trong chiếc hộp trên bàn trước mặt. Bác sĩ Bryant lắc đầu. - Khó nói ở chỗ chưa tìm ra manh mối. Theo chỗ tôi biết nhựa cây hoàng năng rất độc, thổ dân Châu Mỹ thường dùng tẩm tên bắn. - Có phải đó là một cách để đánh lừa? - Đó là một loại thuốc độc cực mạnh? - Không phải là dễ tìm ra được đâu, hở? - Với một tay mơ thì dễ gì tìm ra được. - Bởi vậy nên chúng tôi phải kiểm tra ngài thật kỹ. - Thanh tra Japp nói. Ông lúc nào cũng thích pha trò, "Rogers!" Ngài bác sĩ bước ra ngoài cùng với nhân viên cảnh sát. Japp ngồi ngả người ra phía sau nhìn Poirot. - Chuyện lạ thật đấy? - ông nói - Thật khó tin. Ý tôi muốn nói đi trên máy bay có đủ ống tiêu và tên tẩm độc - đấy, như thể là một cuộc đấu trí với nhau. - Này ông bạn, ông vừa nêu một ý thật sâu sắc? - Poirot nói. - Tôi đã cho nhân viên dưới quyền lục soát các nơi trên máy bay? - Japp nói. - Luôn cả chuyên gia lấy dấu tay và thợ chụp ảnh. Lát nữa đây sẽ tới hai anh chàng tiếp viên. Ông bước tới trước cửa rồi ra lệnh. Hai chàng tiếp viên được dẫn vô. Anh chàng trẻ tuổi bây giờ mới hoàn hồn mặt mũi hớn hở. Còn anh chàng kia còn run sợ mặt mũi tái mét. - Được đấy, mấy ông bạn - ngài Japp nói. - Mời ngồi. Có mang theo đủ hộ chiếu đấy không? Tốt. Ông lựa ra ngay. - À đây rồi, Marie Morisot - hộ chiếu Pháp. Cậu có biết người này? - Tôi có gặp mặt một lần. Bà bay qua bay lại nước Anh thường xuyên. - Mitchell nói. - À, chắc vì chuyện làm ăn. Cậu biết bà làm nghề gì không? Mitchell lắc đầu. Anh chàng kia mới nói xen vô: - Tôi còn nhớ mặt bà. Tôi gặp một lần trên chuyến bay sớm - chuyến tám giờ sáng từ Paris qua. - Ai là người nhìn thấy bà khách lần cuối lúc còn sống. - Anh bạn này? - người tiếp viên trẻ tuổi chỉ qua bạn đồng nghiệp. - Đúng thế, - Mitchell nói. - Lúc tôi dọn cà phê ra bàn. - Lúc đó cậu thấy bà khách như thế nào? - Tôi không để ý. Tôi dọn ra thêm đường, sữa, bà không uống. - Cậu còn nhớ lúc đó mấy giờ? - Ơi, làm sao tôi nhớ cho đúng, lúc đó đang bay qua biển Manche, khoảng hai giờ trưa. - Khoảng giờ đó, - Albert Davis, người tiếp viên kia nói. - Lần sau cùng cậu còn nhìn thấy lúc nào? - Lúc tôi mang phiếu tính tiền ra? - Lúc đó là mấy giờ? - Sau đó khoảng mười lăm phút. Tôi tưởng đâu bà đang còn ngủ - khỉ họ, lúc đó bà đã chết rồi! Người tiếp viên nói nghe lạ tai. - Cậu không thấy gì khác lạ hết - Japp chỉ tay về phía mũi tên giống như hình con ong vò vẽ. - Dạ không, tôi không thấy? - Davis, còn cậu thì sao? - Lần cuối là lúc tôi dọn món bánh quy và phó mát, lúc đó bà còn tỉnh. - Cách thức phục vụ món ăn ra sao? - Poirot hỏi lại: - Mỗi người đẩy một xe? - Dạ không phải thế, cả hai cùng đẩy một lúc. Trước là món xúp, đến món thịt mặn, rau sà lách, rồi tới món đồ ngọt, đủ các loại. Phục vụ từ dãy ghế cuối khoang tàu trở lên rồi mới tới khoang phía trước. Poirot gật. - Cậu có nghe Morisot nói chuyện với ai không hay là có quen biết ai đó? - Japp hỏi. - Dạ thưa, tôi không thấy. - Còn cậu, Davis? - Dạ, không thấy. - Cậu có thấy bà rời khỏi chỗ ngồi trong suốt chuyến bay? - Dạ, tôi không rõ. - Vậy là - hai cậu không giúp tìm ra được một dấu hiệu gì khác lạ hơn sao? Hai anh chàng tiếp viên ra chiều nghĩ ngợi, rồi lắc đầu. - Thế đấy, chỉ có vậy thôi, hẹn gặp lại sau. Henry Mitchell thủng thỉnh nói: - Thật là chuyện kinh dị, thưa ngài. Tôi không muốn nhắc lại nữa nhưng vì bổn phận nên phải làm. - Ờ, tôi thấy cậu không có gì đáng trách? - Japp nói. - Hơn nữa, tôi cũng cho đây là một chuyện kinh khủng! Ông ra lệnh giải tán. Poirot nghiêng người ra trước. - Tôi còn một thắc mắc này nữa? - Cứ tự nhiên, ông Poirot. - Hai anh có trông thấy con ong vò vẽ bay vòng vòng trên tàu? Cả hai lắc đầu. - Tôi chẳng nhìn thấy con ong nào cả? - Mitchell nói. - Có con ong vò vẽ đấy. - Poirot nói: - Tôi trông thấy xác con ong nằm trên chiếc đĩa đựng tách cà phê. - Vậy mà sao tôi lại không thấy? - Mitchell nói. - Tôi cũng chẳng thấy! - Davis nói. - Không sao. Hai chàng tiếp viên bước ra ngoài. Ngài Japp đảo mắt nhìn vào chồng giấy thông hành. - Cho mời bà bá tước? - ngài nói. - Bà ta coi vậy mà có thế lực. Phải mời bà lên trước đề phòng khi bà tức giận báo cáo trước quốc hội về hành vi xấc xược của cảnh sát. - Ngài phải cho kiểm tra thật kỹ hành lý - nhất là hành lý xách tay - của hành khách ở dãy ghế cuối khoang tàu! Japp nheo mắt cười: - Sao ông lại nghĩ vậy, ông Poirot? Ta phải tìm cho ra cái ống xì đồng đó - nếu quả thật mà nói không ai dám bịa ra chuyện đó! Tôi cảm thấy như là một cơn ác mộng. Tôi cho là anh chàng văn sĩ viết truyện trinh thám không dại gì lại đi viết chuyện vụ án có thật ngoài đời hơn là tưởng tượng! Tôi thấy chuyện cái mũi tên tẩm độc sao giống anh chàng này quá! Poirot lắc đầu chưa tin. - Đúng thế, - ngài Japp nói theo: - Phải kiểm tra tất cả cho dù có ai không hài lòng. Phải khám xét thật kỹ - làm thẳng tay. - Vậy ta phải lập một danh sách đầy đủ? - Poirot đề nghị danh sách các món vật dụng của từng người. Japp nhìn có vẻ chưa tin. - Cũng được thôi, ông Poirot. Tôi chưa hiểu hết ông muốn nhắm vô chỗ nào. Còn chúng tôi thì biết rõ phận sự của mình đang làm. - Ông có thể nghĩ ra, ông bạn mình còn tôi thì chưa chắc. Tôi còn đang đi tìm, tôi còn chưa biết rõ nó là gì. - Lại chuyện đó nữa, ông Poirot! Ôi, chỉ làm rắc rối thêm mà thôi, phải thế không? Thôi, cứ tính chuyện trước mắt, đừng để cho bà ta móc mắt tôi ra. Bá tước phu nhân Horbury coi vậy mà lại tỉnh. Bà ngồi xuống ghế xong rồi trả lời trôi chảy mấy câu Japp nêu lên. Bà tự xưng là vợ ngài Bá tước Stephen Horbury, địa chỉ Horbury Chase, Sussex số 315 phố Grosvenor Square, London. Bà từ Le Pinet và Paris trở về London. Bà không hề biết chuyện gì xảy ra cho nạn nhân. Suốt chuyến bay bà không thấy có dấu hiệu gì khả nghi. Bà ngồi nhìn về một hướng cố định - hướng tới phía khoang trước - không hay biết chuyện gì xảy ra phía sau lưng - suốt chuyến bay bà không rời chỗ ngòi. Theo bà còn nhớ thì không thấy ai bước về phía khoang sau chỉ trừ có anh chàng tiếp viên. Bà không nhớ rõ cho lắm nhưng rõ ràng bà còn nhớ có hai ông khách từ dãy ghế phía sau bước ra đi vô buồng vệ sinh. Bà không để ý có ai cầm trên tay một vật gì nhìn ra giống như ống xì đồng. Không - trả lời câu hỏi của ông Poirot - là không nhìn thấy một con ong nào trên máy bay. Phu nhân Horbury lui ra ngoài. Đến lượt nàng Venetia Kerr. Nàng Kerr cũng lặp lại những gì đã thấy y như bà khách vừa rồi. Nàng khai tên thật là Venetia Anne Kerr, địa chỉ ở khu phố Little Paddocks, Horbury, Sussex. Nàng mới từ miền Nam nước Pháp trở về. Nàng nhớ là chưa từng gặp nạn nhân bao giờ. Suốt chuyến bay nàng không thấy có dấu hiệu gì khả nghi. Nàng chỉ nhớ có ông khách nào đấy ở phía sau lấy tay đập con ong. Lúc đó là sau bữa cơm trưa. Nàng Kerr lui ra ngoài. - Này ông Poirot, ông đang lưu ý đến chuyện con ong vò vẽ. - Con ong đó có gì đáng quan tâm đâu, hở? - Nếu ông hỏi tôi, - ngài Japp nói, đổi qua chuyện khác, - là một trong hai vị khách người Pháp đó! Chính họ có đi ngang qua chỗ Morisot ngồi. Trông hai cha con có vẻ hốc hác, tay xách chiếc cặp da cũ kỹ trông kiểu dáng kỳ lạ lắm. Cũng không có gì lạ nếu họ đã từng đến Borneo hoặc là Châu Mỹ La tinh đại khái là vậy. Rõ ràng là ta chưa nắm vững tình hình nhưng tôi dám chắc là tại Paris ta sẽ tìm ra đủ bằng chứng. Ta sẽ nhờ sở mật thám giúp một tay, cơ quan này có đủ thẩm quyền. Nhưng nếu muốn hỏi thì tôi cho biết là hai tay này tôi nắm vững? Mắt Poirot sáng rỡ. - Nếu điều ông vừa nói có thể tin được, nhưng phân tích ra từng điểm thì còn có chỗ sai sót. Hai cha con nhà kia không phải là bọn côn đồ đâu - hay những tên cường đạo như ông nghĩ trong đầu. Phải nói là hai cha con đều là những nhà khảo cổ uyên bác. - Ông cứ tiếp đi - ông đang đùa với tôi đấy! - Không dám đâu. Tôi biết rõ mặt hai cha con nhà Armand và Jean Dupont. Họ mới vừa hoàn thành một công cuộc khai quật quy mô lớn ở bên xứ Ba Tư gần đô thị cổ Susa. - Ông kể nữa đi! Ngài Japp chộp lấy tấm hộ chiếu. - Ông nói nghe có lý, ông Poirot? - ngài nói. - Ông có đồng ý với tôi là hai cha con không có vẻ kênh kiệu? - Những nhân vật có tiếng tăm thì không có chuyện đó! Như tôi đây - tôi nói thật với ngài-trước đây đã từng đóng vai thợ làm tóc đấy! - Nói vậy không đúng. - Japp cười gằn nói. - Thôi, ta thử nhìn lại hai nhà khảo cổ nọ đi. Ông Dupont cha khẳng định là không biết bà nạn nhân kia là ai. Ngồi trên máy bay ông không thấy có động tĩnh gì lạ, hai cha con trao đổi nhiều việc hệ trọng. Ông không ra khỏi chỗ ngồi. Mà thật, ông có thấy con ong vò vẽ lúc gần xong bữa cơm trưa. Con trai ông đập nó chết. Ông Jean Dupont còn nhớ rõ. Ngoài ra ông không để ý mấy chuyện khác. Con ong bay vù vù quanh chỗ ngồi, bực mình ông đập nó. Còn lúc đó hai cha con đang bàn chuyện gì? Đó là chuyện mấy món gốm sứ thời tiền sử tìm thấy ở vùng Cận Đông. Đến lượt ông Clancy, lập tức căng thẳng. Theo chỗ ngài Thanh tra mật thám được biết thì ông là một nhân chứng hiểu biết rộng rãi về mấy món ống tiêu và tên độc. - Ông đã từng giữ ống xì đồng bao giờ chưa? - Ờ - tôi - ờ, có. Nói đúng ra thì có. - Thật à! - ngài Thanh tra Japp chộp ngay cơ hội. Ông Clancy chới với. - Ngài chớ nên - ồ - ngộ nhận chuyện của tôi hoàn toàn vô tư. Tôi có thể nói rõ. - Thưa ngài, đúng thế. Ngài sẽ nói rõ hơn? - Đấy, ngài sẽ thấy là tôi đang thai nghén một tác phẩm mà vụ án có nội dung trùng hợp. - Đúng vậy. Câu chuyện tới hồi sôi nổi. Ông Clancy vội nói ngay: - Tôi muốn nhắc qua chuyện lấy dấu tay - nếu ngài hiểu ý tôi - tôi muốn nói là - mấy cái dấu tay - phải nhớ lại ở chỗ nào - chỗ ngay trên cái ống xì đồng, ngài phải hiểu cho và lưu ý giùm tôi - là lúc còn ở phố Charing Cross Road - cách nay đã hai năm - và rồi tôi có mua một cái ống xì đồng - nhờ một ông bạn là nghệ nhân chăm chút vẽ lại dấu vân tay tôi vô đó để đánh dấu. Tôi muốn nhắc cho ngài nhớ tên tác phẩm đó là - vụ án cánh hoa màu đỏ thắm-cùng với câu chuyện về ông bạn tôi. - Ông còn giữ ống xì đồng chứ? - Sao lại không, ồ - sao lại không hở - tôi phải giữ lại chữ? - Ông cất ở đâu? - À, tôi nhớ ra - à, nó còn đâu đây. - Ở đâu đây là chỗ nào, thưa ông Clancy? - Là - ối chà - ở đâu đó - tôi không nhớ ra được - tôi - tôi không được minh mẫn như trước kia? - Nhưng nay thì không còn nữa, phải vậy chứ? - Chắc là không rồi. Mà sao kia, đã sáu tháng nay tôi không còn nhìn thấy nó. Ngài thanh tra Japp ném một cái nhìn lạnh lùng khả nghi về phía ông ta rồi đặt thêm câu hỏi. - Trong suốt chuyến bay, lúc nào ông bước ra khỏi chỗ ghế ngồi? - Không, không có - tôi nhớ lại là, có một lần? - Vậy là có. Ông đi tới chỗ nào? - Tôi đi lấy món đồ trong túi áo mưa chất dưới lớp thảm lót và va li nằm ngay lối ra vô ở cuối khoang tàu. - Vậy là ông đi ngang qua gần chỗ xác nạn nhân? - Không - tôi nhớ lại - ờ, tôi có ngang qua đó. Nhưng tôi nhớ lại trước khi xảy ra chuyện đó cũng khá lâu. Lúc đó tôi vừa ăn xong món xúp? Tiếp theo là một loạt các câu hỏi không moi thêm được một chi tiết nào mới hơn. Ông Clancy không để ý thấy có dấu hiệu gì khả nghi. Ông mải lo nghĩ trong đầu viện lý do vắng mặt buổi thẩm vấn vì một chuyến bay qua Châu Âu. - Lấy cớ vắng mặt hở? - giọng nói ngài thanh tra mật thám nghe có vẻ bỉ hiểm. Chợt ông Poirot nói xen vô chuyện con ong. Đúng là ông Clancy có nhìn thấy con ong vò vẽ bay qua. Ông ta sợ ong. Lúc đó là lúc nào? Ngay sau khi người tiếp viên dọn cà phê ra bàn. Ông giơ tay đập nhưng nó bay đi chỗ khác. Sau khi ghi lại tên tuổi, địa chỉ, ông Clancy lui ra ngoài, vẻ mặt hớn hở. - Kể ra cũng khó nghĩ, - ngài Japp nói, - Thật ra thì ông ta có mua một ống xì đồng nhìn ông ta có vẻ bối rối. - Bởi vì ngài quá khắt khe đó thôi, Japp? - Có gì đâu mà phải sợ khi ta thành thật khai báo? - ngài thanh tra mật thám nghiêm giọng nói. Poirot nhìn ông ta cay đắng. - Nói ngay, tôi nghĩ là ngài phải tin có chuyện đó? - Tất nhiên rồi. Quả đúng như vậy. Đến lượt cho gọi Norman Gale. Norman Gale khai địa chỉ số 14 ở phố Shepherd, Muswell Hill. Ông ta là một bác sĩ nha khoa. Ông vừa qua kỳ nghỉ hè ở Le Pinet trở về. Ông ghé lại Paris một ngày để xem mấy món dụng cụ nha khoa. Ông không biết nạn nhân là ai và cũng không thấy có dấu hiệu khả nghi trên tàu. Nói đúng ra, thì chỗ ông ngồi quay mặt về hướng ngược lại - nhìn về phía khoang trước. Có một lần ông rời chỗ ngồi đi vô phòng vệ sinh, rồi quay trở lại chỗ cũ, không thấy mon men bước ra phía khoang sau. Ông không hay biết chuyện con ong. Đến lượt James Ryder bước vô, vẻ mặt cau có. Ông vừa trở về từ Paris sau một chuyến du lịch thương mại. Ông không biết nạn nhân. Đúng thế, ông ngồi ở dãy ghế trước mặt nạn nhân, nếu muốn nhìn thấy người ngồi sau thì phải đứng dậy ngoái cổ nhìn ra sau. Ông không nghe thấy gì cả - tiếng la hét hay than van. Chỉ có hai người tiếp viên đi ra phía khoang sau. Ngồi ở dãy ghế ở bên kia lối đi là hai cha con người Pháp, ngồi nói chuyện suốt chuyến bay. Người con trai vung tay đập chết con ong, lúc đó đã xong bữa cơm trưa. Trước đó gã không để ý có con ong, gã không biết hình dạng cái ống tiêu ra làm sao, chưa được nhìn thấy lần nào nên không thể kể lại đã nhìn thấy ống xì đồng trên máy bay hay không. Mọi người đang tập trung chú ý thì nghe có tiếng gõ cửa, nhân viên cảnh sát vừa bước vô không kìm được vẻ tự hào. - Ông trung sĩ vừa tìm thấy thứ này, là vật ngài đang chờ được trông thấy? Gã đạt cái vật đó xuống bàn, cẩn thận gỡ lấy chiếc khăn mùi soa bọc bên ngoài ra. - Thưa ngài, không thấy có dấu tay, ông trung sĩ đã kiểm rồi, ông dặn tôi phải giư thật khéo. - Rõ ràng đây là một kiểu ống xì đồng của thổ dân, - Japp hít vô một hơi thật sâu. - Lạy chúa! Vậy mà có thật đấy. Tôi không thể tin ngay bằng mắt mình! Ông Ryder nghiêng người ra trước chăm chú nhìn theo. - Đấy là vũ khí của thổ dân Châu Mỹ hay sao? Tôi có nghe qua mà chưa trông thấy bao giờ. Vậy là tôi có thể nói ra đây là không thấy ai sử dụng cái món như thế này? - Vậy thì nó ở đâu ra? - Ngài Japp hỏi giọng hơi xẵng. - Nó nằm khuất dưới chỗ ngồi. - Chỗ nào vậy? - Chỗ ghế ngồi số 9. - Lạ thật? - Poirot cất tiếng. Ngài Japp quay qua phía ông. - Lạ là thế nào? - Ghế ngồi số 9 là chỗ của tôi. - Thế đây, với ông thì kể ra cũng lạ thật, tôi phải nói là như vậy. - ông Ryder lên tiếng. - Cảm ơn ông Ryder, vậy là đủ rồi. Chờ ông Ryder bước ra ngoài rồi ngài cười khà nhìn qua Poirot. - Đấy có phải là phần việc của ông không, ông bạn già? - Này ông bạn-Poirot nghiêm giọng nói, - nếu mà tôi là sát thủ thì tôi không dùng món vũ khí của thổ dân da đỏ đâu. - Tuy đó là một cách hạ sách. - ngài Japp nhất trí. - Nhưng kể ra cũng được việc? - Bởi vậy nên người ta mới căm giận. - Đấy mới gọi là tay cao thủ. Đúng thế, phải vậy thôi. Trời, tay này mới thật là điên rồ. Có còn ai nữa không? Còn một cô nàng nữa mà thôi. Cho mời vào. Đến lượt Jane Grey - tên nghe như trong truyện xưa. - Cô nàng xinh lắm. - Poirot nói. - Thiệt không ông bạn? Vậy là ông đâu có ngủ li bì suốt chuyến bay, hở? - Cô nàng xinh thật - nhưng mà lại dở hơi. - Poirot nói. - Dở hơi hả? - ngài Japp hỏi lại chới với. - Ôi, này ông bạn, đàn bà con gái mà dở hởi thì chẳng khác nào bọn đực rựa - không thể là tội phạm. - Thôi được, cứ cho là ông nói có lý. Cô nàng đến kia rồi. Nàng Jane trả lời trôi chảy mấy câu chất vấn. Tên thật là Jane Grey, là thợ làm tóc cho chủ hiệu uốn tóc Antoine ở phố Bruton. Nhà nàng ở số 10 đường Harrogate, N. W. 5. Nàng mới từ Le Pinet về lại nước Anh. - Le Pinet - chà! Nàng được hỏi thêm về chuyện tấm vé số trúng thưởng. - Vé số giả, loại vé Irish Sweep đó mà. - ngài Japp nói lầm bầm trong miệng. - Tôi cho là một dịp may hiếm có, - Japp nói. - các ông đã bao giờ đặt cược một con ngựa giá vé nửa đồng cu-ron chưa? Ngài Japp đỏ mặt chới với trả lời câu hỏi. Lúc đưa ống xì đồng ra, nàng Jane lắc đầu chưa nhìn thấy lần nào. Nàng không biết mặt nạn nhân, hình như có trông thấy một lần ở phi trường Le Bourget thì phải. - Cô nhìn thấy có nét gì khác lạ không? - Có, vì trông bà xấu kinh khủng. - nàng Jane nói thiệt tình. Japp không khai thác được gì hơn nữa nên nàng được cho ra về. Ngài Japp ngồi nhớ lại chuyện cái ống tiêu. - Ta chịu thua, - ngài nói - một cái mẹo vặt mà lại gặp may. Ta phải tìm cho ra nó là cái gì? Ai đi du lịch một vòng thế giới và từng đến nơi có cái món này đây? Ta cần biết rõ xuất xứ cái món đó. Phải nhờ tới chuyên gia mới biết chắc của một người Malaysia, thổ dân Châu Mỹ hay là Châu Phi. - Đồng ý thôi, - Poirot nói. - Nhưng nếu ngài xem xét tỉ mỉ nhận ra một mảnh giấy nhỏ xíu dán lên trên đó. Tôi có thể nói đấy là một phần mảnh giấy ghi bảng giá xé rách còn sót lại. Tôi chợt nghĩ ra mảnh giấy đó xuất phát từ một nơi hẻo lánh qua tới mấy chỗ buôn bán đồ cổ. Vậy thì càng thuận lợi cho ta tìm ra gốc gác. Tôi còn một thắc mắc nữa? - Ông cứ hỏi. - Ngài còn giữ danh sách người đi máy bay - danh sách hành lý không? - Ôi, chẳng cần bày ra ngay lúc này để đó sẽ tính sau. Ông muốn tìm thấy cho bằng được phải không? - Phải chứ. Tôi đang bối rối, bối rối ghê lắm. Giá mà tôi có đủ chứng cứ. Ngài Japp không để tai nghe, ông chăm chú nhìn mảnh giấy ghi bảng giá bị xé rách. - Ông Clancy kể lại có mua một ống xì đồng. Mấy ông nhà văn viết truyện trinh thám... cứ cho bọn cớm là những tên điên rồ... chả biết làm ăn gì sất. Sao, nếu tôi phải báo cáo lên cấp trên câu chuyện giữa ngài thanh tra với thuộc cấp thì tôi sẽ bị sa thải ra khỏi ngành ngay. Một bọn nhà báo dốt đặc! Đấy là một dạng chuyện vụ án phi lý do tay nhà báo tung tin thất thiệt tưởng đâu là có thể qua mắt người đọc. * * CHƯƠNG 4 MỞ CUỘC ĐIỀU TRA Đánh máy: MyThu91 Bốn bữa sau mới tiến hành cuộc điều tra cái chết Marie Morisot, cái chết ly kỳ của bà gây xôn xao dư luận quần chúng, và nơi làm việc của quan điều tra tư pháp. Nhân chứng đầu tiên được triệu tập là một người Pháp cao lớn đã quá tuổi để hàm râu bạc - đó là thầy kiện Alexandre Thibault. Ông nói tiếng Anh chậm rãi đúng giọng chính cống là dân Ănglê. - Có chứ. Nạn nhân là thân chủ của tôi, bà Marie Angélique Morisot? - Đúng là tên ghi trong hộ chiếu. Bà còn có tên khác nữa không? - Có, bà lấy tên Madame Giselle? Mọi người nhốn nháo. Mấy nhà báo ngồi ghi chép. Quan điều tra nói: - Ông có thể cho chúng tôi biết rõ hơn về bà Madame Morisot - có lúc gọi là Madame Giselle? - Madame Giselle - bà tự xưng trong lúc giao dịch làm ăn - là một chủ nợ có tiếng ở Paris. - Nơi bà làm ăn - là chỗ nào? - Tại nhà số 3. Phố Rue Joliette. Bà đang cư ngụ tại cùng địa chỉ trên. - Theo chỗ tôi biết bà thường bay qua nước Anh. Bà làm ăn qua tới tận bên đó à? - Dạ, thân chủ người Anh cũng khá đông. Trong giới thượng lưu đều biết tiếng bà. - Thành phần này gồm những người như thế nào? - Thân chủ của bà nằm trong giới thượng lưu, người có chức quyền, được nể nang. - Bà có tiếng là người biết giữ gìn ý tứ? - Rất là ý tứ. - Tôi xin hỏi thêm, ông có biết rõ về - ờ - những chuyện làm ăn riêng tư của bà ấy? - Không, tôi làm ăn công khai, phải nói Madame Giselle là một doanh nhân hàng đầu, nắm vững nguyên tắc làm ăn. Một tay bà quán xuyến công việc kinh doanh. Tôi phải thừa nhận đó là một phụ nữ bản lĩnh, một nhân vật được kính nể. - Theo sự hiểu biết của ông có phải đến lúc chết bà vẫn là một phụ nữ giàu có? - Bà ta thì giàu lắm. - Theo chỗ ông biết bà có ân oán với ai không? - Chuyện đó tôi không biết. Luật sư Thibault được phép lui ra, đến lượt Henry Mitchell. Quan điều tra tư pháp nói: - Tên anh là Henry Mitchell, địa chỉ cư trú tại số 11, phố Shoeblack Lane, Wandsworth? - Dạ, đúng thế. - Anh là nhân viên của hãng hàng không Universal Airlines Limited? - Dạ đúng. - Anh là tiếp viên trên tàu Prometheus, chuyến bay mười hai giờ từ Paris đến Croydon. Nạn nhân là hành khách đi theo chuyến bay này. Anh đã từng biết mặt nạn nhân bao giờ chưa? - Dạ có. Cách nay sáu tháng trên chuyến bay 8.45 sáng, bà đi qua lại một hai lần gì đó. - Anh biết tên bà ấy chứ? - Ôi, tên có ghi trong danh sách chuyến bay, nói thật ra tôi không để ý mấy chuyện đó. - Vậy anh có nghe nói đến tên Madame Giselle lần nào chưa? - Dạ chưa. - Vậy anh có thể kể lại những điều trông thấy trên chuyến bay bữa thứ ba vừa rồi. - Lúc dó tôi đang phục vụ bữa ăn trưa, xong rồi đem phiếu tính tiền tới từng chỗ. Lúc đó, tôi còn nhớ bà khách ngồi ngủ. Tôi để bà ngồi yên trong độ chừng năm phút. Sau đó tôi trở lại thì mới hay bà đau ốm hay có khi chết. Tôi biết trên máy bay có bác sĩ, - Ông mới nói: - Chúng tôi sẽ cho mời bác sĩ Bryant. Anh nhìn thử xem cái này. Cái ống xì đồng được bày ra, Mitchell thủng thỉnh đỡ lấy. - Anh đã thấy qua lần nào chưa? - Dạ chưa. - Có chắc là chưa nhìn thấy ai trên máy bay sử dụng cái này? - Dạ, đúng thế. - Albert Davis. Một tiếp viên trẻ tuổi bước vô. - Tên anh là Albert Davis ở số 23 phố Barcome, Croydon, nhân viên hãng hàng không Universal Airlines Limited? - Dạ phải. - Ban đầu anh phát hiện ra vụ này như thế nào? - Tôi nghe Mitchell nói là một hành khách bị làm sao đấy. - Từ trước tới nay anh đã nhìn thấy cái này chưa? Ống xì đồng được bày ra trước mặt Davis. - Dạ chưa. - Không thấy ai trên máy bay mang theo cái này chứ? - Dạ không. - Được, mời anh bước ra. - Xin mời bác sĩ Roger Bryant. Bác sĩ Bryant khai báo tên họ, địa chỉ, nghề nghiệp là một chuyên gia tai mũi họng. - Bác sĩ có thể kể lại những điều mắt thấy tai nghe vụ việc xảy ra trên chuyến bay bữa thứ ba ngày mười tám được chứ? - Ngay trước lúc đến Croydon anh chàng tổ trưởng tiếp viên có đến gặp tôi và hỏi có phải tôi là bác sĩ. Tôi bảo chính tôi là bác sĩ đây, gã mới cho hay có một hành khách đang ốm. Tôi đứng ngay dậy bước theo gã. Đến nơi tôi nhìn thấy bà khách ngồi co rúm. Bà mới chết đây thôi. - Thưa bác sĩ Bryant, bà chết được lâu mau rồi? - Có thể là cách đây nửa tiếng. Từ nửa tiếng tới một giờ, khoảng đó. - Vậy theo bác sĩ, bà chết vì lý do gì? - Tôi không thể cho biết vì chưa có cuộc khám nghiệm. - Nhưng mà ông nhìn thấy có vết thương một bên cổ? - Đúng thế. - Cảm ơn ngài... xin mời bác sĩ James Whistler. Bác sĩ Whistler dáng người gầy, nhỏ con. - Ngài là bác sĩ pháp y trong ngành cảnh sát? - Đúng thế. - Ngài có thể nêu ra một vài bằng chứng trong vụ này? - Tôi vừa nhận được lệnh triệu tập ra phi trường Croydon ngay bữa thứ ba ngày mười tám. Đến nơi tôi được chỉ cho nhìn thấy xác chết một phụ nữ đã có tuổi còn ngồi trên ghế trên chiếc phi cơ Prometheus. Bà đã chết, theo nhận định của tôi thì chết cách đó khoảng một tiếng. Tôi để ý thấy một vết sẹo tròn một bên cổ nằm ngay chỗ đường tĩnh mạch cảnh. Vết thương giống như bị ong vò vẽ chích hay là dấu gai đâm mà tôi đã được bày ra cho xem qua. Xác chết đang đặt tại nhà xác tôi có thể khám nghiệm kỹ. - Vậy ngài có thể kết luận về vụ việc này chứ? - Tôi có thể nói là nạn nhân chết do bị tiêm thuốc độc loại cực mạnh vô ngay gân máu làm trụy tim ngay. - Ngài có thể cho biết tên loại thuốc độc? - Thuốc độc này tôi chưa từng biết. Phóng viên lắng nghe viết lại "loại thuốc độc lạ". - Cảm ơn ngài... xin mời Henry Winterspoon. Ông Winterspoon, dáng người to lớn có cái nhìn lơ đãng, thái độ hòa nhã. Trông ông có vẻ tử tế nhưng hơi đần. Vậy mà mấy ai biết ông là một chuyên gia cấp nhà nước về các loại độc dược lạ. Quan điều tra tư pháp cầm lấy chiếc gai độc hỏi ông Winterspoon có nhìn ra nó không. - Biết chứ. Tôi đã được nhận nó để phân tích. - Ông có thể cho biết qua được không? - Được. Cái thứ tên độc này được tẩm một loại mủ lấy từ cây cu-ra mà thổ dân thường dùng tẩm tên bắn. Phóng viên thích thú ghi chép. - Vậy ông cho rằng cái chết của nạn nhân là do loại mủ độc của cây cu ra? - Ồ, không phải vây, - ông Winterspoon nói, - Khó mà tìm ra dấu tích loại thuốc độc này. Theo phân tích, tôi được biết mũi tên được tẩm bằng nọc độc loài rắn có tên khoa học Dispholidus Typus, thổ dân thường gọi là loài rắn cây hay là boomslang? - Boomslang? Boomslang là con vật ra sao vậy? - Đó là một loài rắn ở vùng Nam Phi - rắn độc vô cùng. Cho tới nay chưa xác định mức độ độc hại cho con người ra sao, nhưng kinh nghiệm cho thấy nọc độc mạnh đến nỗi khi tiêm vô cơ thể một con sói nó chết ngay tức thì trước khi rút kim tiêm ra. Nó chết ngay như lúc bị bắn trúng một phát đạn. Nọc độc gây xuất huyết dưới da, làm trụy tim, ngưng đập. Phóng viên tường thuật lại "Một chuyện kinh dị. Nọc độc rắn gây chết người trên chuyến bay. Độc hơn cả rắn hổ mang". - Ông đã từng được biết qua chuyện nọc độc rắn dùng pha chế đầu độc người ta chưa? - Dạ chưa. Nghe lạ thật. - Cảm ơn ông Winterspoon. Trợ lý thám tử Wilson báo cáo nhặt được một ống xì đồng nằm dưới ghế ngồi. Xem xét kỹ không thấy dấu tay. Đã có nhiều cuộc thử nghiệm sử dụng ống xì đồng thổi tên độc. Kết luận là khoảng cách đo đạc chính xác cho thấy trong giới hạn cự ly mười mét. - Xin mời ông Hercule Poirot. Có tiếng lao xao, chứng cứ ông Poirot đưa ra chỉ có mức độ. Ông không thấy một dấu hiệu nào khác lạ. Đúng thế, chính mắt ông nhìn ra mũi tên độc nhỏ xíu nằm dưới sàn máy bay. Nếu văng ra khỏi cổ nạn nhân thì chỉ có thể rơi đúng ngay vị trí đó mà thôi. - Cho mời Bá tước phu nhân Horbury? Phóng viên tường thuật "Bà Bá tước phu nhân là nhân chứng vụ án ly kỳ trên máy bay". Có một bài tường thuật lại viết "vụ án ly kỳ trúng nọc độc rắn". Phóng viên các tờ báo của phụ nữ thì tường thuật "Bá tước phu nhân Horbury đội mũ sinh viên, mặc áo choàng lông thú", lại có bài viết, "Bá tước phu nhân Horbury, một trong những nhân vật thanh lịch của thành phố, mặc đồ đen, đội mũ sinh viên mới toanh", có bài viết như thế này "Bá tước phu nhân Horbuty thời con gái tên thật là nàng Cicely Bland, mặc đồ đen đúng mốt đội mũ mới toanh...". Mọi cặp mắt đổ dồn về phía người phụ nữ trẻ, thanh lịch dù chứng cứ bà đưa ra chỉ sơ sài. Bà không để ý chuyện xung quanh. Không biết mặt nạn nhân. Nàng Venetia Kerr được mời tới, không có vẻ gì sợ hãi. Một phóng viên báo phụ nữ viết "Ái nữ ngài Huân tước Cotte smore mặc áo khoác, váy cắt thật khéo, mang đôi với đùi mới toanh", rồi ghi chú thêm một câu "các bà thượng lưu trả lời chất vấn". - Cho mời ông James Ryder. - Ông là James Bell Ryder, địa chỉ cư trú 17 phố Blainberry Avenue, N. W. đúng không? - Đúng thế. - Nghề nghiệp hiện tại? - Tôi là Giám đốc Công ty Ellis Vale Cement. - Nhờ ông xem kỹ chiếc ống xì đồng này. (Ngừng một lúc) , ông đã nhìn thấy loại ống này lần nào chưa? - Chưa. - Ông có trông thấy ai trên máy bay sử dụng loại ống này? - Không. - Ông ngồi ghế số 4, ngay phía trước chỗ ngồi của nạn nhân? - Nếu vậy thì đã sao? - Xin ông đừng lớn tiếng. Ông đang ngồi ở ghế số 4. Chỗ ngồi này có vị trí thuận lợi nhìn bao quát hết khoang tàu? - Không. Tôi chả biết gì. Tôi chả nhìn thấy ai ngồi kế bên có ống xì đồng đó. Chỗ ngồi lưng ghế cao quá đầu. - Nếu có ai bước ra lối đi giữa hai hàng ghế - đứng ngay ở lối đi này kê ống xì đồng thổi tên độc trúng vô chỗ nạn nhân đang ngồi - hẳn là ông phải nhìn thấy chứ? - Phải chứ. - Vậy mà ông không nhìn thấy cái này? - Không. - Ông có nhìn thấy ai ngồi ở ghế trước đứng dậy đi ra ngoài? - Ờ, cách hai hàng ghế phía trước có một ông khách bước ra đi về phía phòng vệ sinh. - Chỗ đó cách xa nơi ông và nơi nạn nhân đang ngồi? - Đúng thế. - Ông khách phải đi ngang qua chỗ ông ngồi chứ? - Không, ông quay trở lại về ngay chỗ cũ. - Ông ta có cầm một vật gì lạ trên tay? - Tôi không thấy. - Ông có chắc không? - Chắc quá. - Ông có nhìn thấy ai khác hơn nữa không? - Có một anh chàng ngồi trước mặt. Gã đi về hướng kia ngang qua chỗ tôi ra phía khoang sau. - Tôi không đồng ý, - ông Clancy kêu lên một tiếng rồi đứng ngay dậy. - Lúc đó còn quá sớm - sớm hơn nữa - khoảng một giờ trưa. - Mời ông ngồi, - quan điều tra tư pháp nó, - ông sẽ được nghe báo cáo ngay. Này ông Ryder, ông có nhìn thấy người kia có cầm một vật gì trong tay? - Tôi thấy ông ta có một cây bút máy. Lúc trở lại tôi nhìn thấy ông đang cầm một tập sách màu da cam. - Vậy là chỉ mỗi ông khách đó bước ngang qua chỗ ông ngồi đi xuống tới chỗ khoang sau? Còn ông có rời khỏi chỗ ngồi? - Có. Tôi đi xuống phòng vệ sinh - trên tay tôi không có một ống tiêu nào hết. - Ông nói nghe sao trái tai quá. Mời ông ra về. Ông Norman Gale là một nha sĩ kể lại không nghe thấy gì hết. Đến lượt ông Clancy tức giận bước vào. Ông Clancy không khai báo gì nhiều hơn còn kém hơn cả bà Bá tước phu nhân kia. Nhà văn viết truyện trinh thám trưng ra bằng chứng. Tác giả nổi tiếng này khai báo chuyện mua bán một loại tên tẩm độc. Cả phòng điều tra náo động. Không khí sôi nổi diễn ra có phần hơi sớm. - Vâng, có. - Ông Clancy dõng dạc nói. - Tôi có mua một ống tiêu, hơn nữa tôi có mang theo đây. Tôi hoàn toàn không chấp nhận việc suy đoán chuyện gây án xuất phát từ cái ống tiêu của tôi. Đây, cái ống tiêu của tôi. Ông hăm hở bày cái ống xì đồng ra. Phóng viên tường thuật. "Chiếc ống xì đồng thứ hai được bày tại trước phiên xét hỏi". Quan điều tra tư pháp hỏi gắt ông Clancy. Ông nói ông được lệnh bảo vệ công lý, không phải để bác bỏ các cáo buộc vô lý ngoài sức tưởng tượng. Rồi ông lại bị chấn vấn về chuyện xảy ra trên phi cơ Prometheus, nhưng không tìm ra bằng chứng. Ông Clancy giải thích dài dòng vô ích bởi ông chới với trước cách làm việc lạ lùng của một hãng hàng không và suốt cả chuyến bay ông không thấy có dấu hiệu gì lạ xảy ra trên máy bay. Hình như là cả máy bay cùng thổi tên độc để cho ông Clancy nhìn thấy thì phải. Nàng Jane Grey, thợ uốn tóc, không cung cấp điều gì mới lạ hơn cho phóng viên khai thác. Ông Armand Dupont khai là đang trên đường bay qua London để trình bày một bài giảng trước Hội Hoàng gia Asiatic Society. Hai cha con mải lo bàn chuyện trong nghề không để ý. Mãi đến lúc thấy cảnh mọi người nhốn nháo do cái chết của một hành khách trên máy bay ông mới hay. - Ông có biết mặt Madame Morisot hay còn gọi là Madame Giselle này không? - Dạ không, từ nào giờ tôi không thấy. - Bà ta là một nhân vật có tiếng tăm ở Paris, có phải vậy không? Lão Dupont rùng mình. - Tôi không biết chuyện đó. Phải nói là thời gian qua tôi ít có dịp lui tới Paris. - Tôi được biết ông có dịp đi du lịch qua phương Đông? - Dạ có - tôi đi qua nước Ba Tư. - Hai cha con nhà ông còn đi tới những vùng đất xa xôi hơn nữa kia? - Ngài nhắc lại cho. - Ông đã đến những vùng xa xôi hơn nữa kia? - Đúng thế. - Ông đã nhìn thấy thổ dân tẩm nọc rắn độc vì tên bắn bao giờ chưa? Ông chờ người thông dịch nhắc lại, nghe xong ông lắc đầu quầy quậy. - Chưa - tôi chưa nhìn thấy lần nào. Đến phiên người con trai, lời khai lặp lại những gì người cha đã nói trước đó. Và không hay biết có chuyện gì xảy ra trên máy bay. Gã cho là bà khách kia bị ong vò vẽ chích, bởi trước đó gã thấy con ong bay vù vù khó chịu nên đã giơ tay đập cho chết. Hai cha con nhà Dupont là nhân chứng sau cùng. Quan điều tra tư pháp đằng hắng lấy giọng đưa ra lời phán quyết. Theo lời ông thì đây là một vụ án thật ly kỳ. Một phụ nữ bị giết chết - loại trừ khả năng một vụ tự tử hay là vì tai nạn bất ngờ - giữa thinh không trong một khu vực nhỏ hẹp. Không có bằng chứng người ngoài cuộc xâm nhập vô đây. Vậy thì thủ phạm không ai khác hơn là trong số nhân chứng vừa cung khai tại phiên xét hỏi sáng nay. Không thể bỏ qua manh mối lạ lùng và ly kỳ như thế này. Trong số này một nhân chứng đã có thái độ gian dối cực kỳ xấc xược. Phải nói tên tội phạm này là một tay sát thủ táo bạo. Giữa đám đông người thế này - có đến mười, mười hai người trên máy bay kể cả hai tiếp viên là nhân chứng thủ phạm kê ống tiêu lên miệng thổi tên độc nhắm trúng mục tiêu mà không ai hay biết. Phải nói đấy là một chuyện khó tin, ống tiêu còn bỏ lại đó, tên độc bày ra dưới sàn, vết thương một bên cổ nạn nhân, y học đã xác định được dù tin hay không tin thì một vụ án đã xảy ra ngay trên máy bay. Ngay lúc này dù chưa tìm ra manh mối nào khả dĩ có thể quy tội cho ai thì thủ phạm chắc đang còn ẩn núp trong bóng tối. Tất cả nhân chứng đều khai là không biết rõ mặt nạn nhân là ai. Công việc xác định mối liên hệ với nạn nhân là nhiệm vụ của cơ quan cảnh sát. Quan điều tra tư pháp chỉ có thể dựa theo phán quyết vừa nêu ra trên đây cho đến khi tìm ra manh mối vụ án. Đoàn bồi thẩm triển khai nội dung phán quyết. Chợt ngài Bồi thẩm gương mặt chữ điền đang còn nghi vấn một điều, ngài nghiêng người ra trước thở hắt một hơi. - Tôi còn thắc mắc một việc? - Được thôi. - Ngài cho hay cái ống tiêu đã được tìm thấy dưới ghế ngồi? Ngài có thể cho biết vị trí chỗ ngồi nào? Quan điều tra lật sổ xem lại. Trợ lý Wilson bước tới gần bên, nói nhỏ vô tai: - Ô, đúng thế. Chỗ ngồi ghế số 9 là chỗ ngồi của ông Poirot. Có thể nói ông Poirot là một thanh tra mật thám nổi tiếng và đã từng - ờ - cộng tác với Sở mật thám Scotland Yard trong nhiều vụ án. Ngài Bồi thẩm kia nhìn về phía ông Hercule Poirot. Ông chưa yên tâm lúc nhìn thấy bộ ria mép dài thòng của chàng thanh tra mật thám nhỏ thó người Bỉ. - Bọn ngoại lai - ngài Bồi thẩm nói bằng đôi mắt "chớ có tin bọn ngoại lai, ngay cả những kẻ nhập phe với bọn cớm." Chợt ngài dõng dạc cất tiếng. - Chính tay ông Poirot đây nhặt được tên độc, có đúng không? - Đúng thế. Đoàn bồi thẩm lui vô trong. Năm phút sau, buổi làm việc trở lại, ngài chủ tọa trao cho quan điều tra tư pháp một mảnh giấy. - Việc thế này là sao? - quan điều tra nhăn trán. - Phi lý, tôi không chấp thuận phán quyết vừa đưa ra. Một lát sau nội dung phán quyết được sửa đổi. - Chúng tôi cho là nạn nhân chết vì trúng thuốc độc chưa có đủ bằng chứng ai là người pha chế loại độc dược này. * * CHƯƠNG 5 SAU PHIÊN THẨM VẤN Đánh máy: thelam18bk Jane vừa bước ra ngoài thì gặp ngay Norman Gale. Ông nói: - Tôi thắc mắc quan điều tra còn thiếu sót gì nữa không trong bản cáo trạng này? - Tôi có thể nói cho quý vị nghe đây? - giọng nói vừa phát ra từ phía sau lưng hai người. Cả hai ngoái lại nhìn thấy ánh mắt sáng rỡ của ông Hercule Poirot. - Đó là một bản án, - ông khách nhỏ thó, - gán cho tôitội cố sát. - Ôi, thật sao - Jane la lên một tiếng. Poirot hân hoan gật đầu. - Thật đấy. Lúc vừa bước ra tai tôi còn nghe thấy lời nói của hai người ngồi cạnh nhau. "Cái anh chàng nhỏ thó xa lạ kia - tôi nói cho mà nghe - chính hắn ra tay đó!" Ngài Bồi thẩm cũng cho là vậy. Nàng Jane không biết nên cười hay mếu. Nàng cảm thấy buồn cười. Poirot cười theo. - Mà này quý vị biết không, - ông nói - dứt khoát là tôi phải làm sao để thanh minh cho bản thân tôi. Ông nhếch mép cười nghiêng người rồi cáo lui ra ngoài. Nàng Jane và ông Norman trố mắt nhìn theo: - Ông này mới thật lạ đời, - Gale nói. - Hắn tự xưng là thám tử. Tôi nghĩ bụng không biết gã có làm nên trò trống gì đây. Dù gã đang đứng ở đàng xa cả cây số thì bọn tội phạm đã nhìn ra rồi. Tôi không hiểu làm sao gã có thể hóa trang mặt mũi cho khác đi. - Ông có một khái niệm nào lâu đời nhất về chuyện mấy chàng thám tử? - Jane hỏi. Để râu giả là chuyện xưa rồi diễm. Thám từ thời nay chỉ ngồi một chỗ nặn óc ra mà suy đoán thôi. - Đỡ mệt hơn. - Người thì đỡ mệt, nhưng cần có một cái đầu lạnh lùng, minh mẫn. - Tôi hiểu. Người nào hay bộp chộp thì không thể ngồi mà suy đoán như vậy được. Cả hai người phá ra cười. - Nghe này! - Gale nói. Ông đỏ mặt một chút vội nói ngay. - Này cô, tôi muốn nói nếu cô có thiệt tình - dù có hơi trễ - uống trà với tôi được chứ? Tôi nghĩ là - người cùng cảnh ngộ - vả lại... Ông không nói nữa. Chợt ông nói một mình. - Có việc gì vậy hở tên điên rồ kia? Sao lại có thể mời nàng cùng ngồi uống trà mà không cảm thấy ngọng miệng hay mắc cỡ sao? Rồi nàng sẽ nghĩ sao về lời mời? Ông Gale cảm thấy lúng túng thì nàng Jane lại tỏ ra thản nhiên kỳ lạ. - Cảm ơn ông. - nàng nói - Tôi cũng thích uống trà. Gần đấy có một quán trà, người nữ tiếp viên vẻ mặt khinh khỉnh, thái độ phục vụ kém niềm nở, buông một câu: - Xin quý vị bỏ qua cho. Đây là chỗ khách ngồi uống trà. Thế mà tôi chưa nghe khách nào gọi. Giờ này trong quán vắng tanh. Thế nhưng khung cảnh tạo nên vẻ ấm cúng cho buổi uống trà chỉ hai người. Nàng Jane tháo găng tay nhìn qua phía ông, trông ông thật điển trai, nhất là đôi mắt xanh và nụ cười kia. Ông lại tử tế nữa chứ. - Chỉ là một trò bịp, cái vụ án này. - Ông Gale nói vội vã mở đầu câu chuyện, vẻ bối rối chưa xua tan hết trên gương mặt ông. - Tôi biết, - nàng Jane nói. - Tôi cũng quan tâm chuyện đó, theo kinh nghiệm nghề nghiệp. Tôi không hiểu sao người ta lại hành động như vậy? - Ờ ờ. Tôi chưa nghĩ ra chuyện đó. - Antoine không thích thuê mướn người làm có dính dáng tới chuyện vụ án lại phải làm nhân chứng và đủ thứ chuyện. - Người đời khó hiểu lắm, - Norman Gale trầm ngâm. - Đời thật bất công - bất công lắm. Cô đây có tâm tình gì - ông nhăn mặt cau mày. - Đời tệ thật! - Ồ, chưa thấy gì. - Jane nhắc nhở ông. - Cho nên lo xa chi cho mệt. Rốt cuộc tôi nghĩ là còn một số điểm khuất khúc trong đó - biết đâu tôi là thủ phạm. Và khi ta đã can tội giết một người thì có thể giết nhiều người khác nữa, vậy là không ai đến nhờ ta làm lại đầu tóc. - Ai mà dám nghi cho cô là một kẻ sát nhân được. - Norman Gale vừa nói vừa nhìn chăm chăm về phía nàng. - Tôi không nhắc chuyện đó. - Jane nói. - "Đã có lúc tôi có ý định giết vài thân chủ - nếu biết chắc là tôi có thể thoát tội!" Có một bà khách - bà có tật nói như con gà nước kêu hay càu nhàu đủ thứ. Có lúc tôi nghĩ giết bà được thì hay biết mấy nếu như không mắc tội gì. Ông biết là tôi mới nghĩ ra trong đầu thôi. - Vậy là cô không phạm tội giết người trong trường hợp này. - ông Gale nói. - Tôi không nói sai. - Tôi cũng dám nói là ông không làm chuyện đó đâu. - Jane nói. - Nhưng mà cũng chẳng ích gì nếu thân chủ lại nghi cho ông phạm tội. - Ờ, thân chủ. Đúng thế - ông Gale nét mặt trầm ngâm. - Tôi nghĩ là cô nói cũng có lý - thật ra tôi không hề nghĩ tới chuyện đó. Một nha sĩ có thể nào là một kẻ cuồng sát - không, làm gì có chuyện đó. Chợt ông buột miệng nói. - Tôi biết cô chẳng màng đến chuyện tôi là một nha sĩ đâu, phải không? Jane nhướng mày. - Tôi à? Để tâm mà làm gì? - Ý tôi muốn nói là, lắm lúc - ờ - mấy anh chàng nha sĩ nghĩ thật dễ tức cười. Dù sao đó cũng chẳng phải là cái nghề đẹp đẽ gì. Một ông bác sĩ được kính nể hơn. - Yên chí, - nàng nói - một nha sĩ thì có địa vị cao hơn một người thợ làm tóc. Cả hai nhìn nhau cười, ông Gale nói: - Bây giờ có thể nói ta là bạn bè, phải vậy không? - Ờ, tôi cũng nghĩ như ông. - Tôi hẹn sẽ mời cô dùng bữa cơm tối rồi ta... - Cảm ơn ông. Một lát sau ông Gale lại hỏi: - Cô thấy bãi biển Le Pinet ra sao? - Thật là tuyệt vời! - Trước đó cô đã đến đấy chưa? - Dạ chưa, ông biết là... Chợt nàng Jane tự hào kể lại câu chuyện tấm vé trúng thưởng, ông cũng thích được trúng thưởng và lại chê trách nhà nước Ănglê kém thân thiện. Câu chuyện chợt cắt ngang do một anh chàng trong bộ đồng phục màu nâu vàng đứng gần đó nãy giờ. Gà giở mũ chào, đưa mắt về phía Jane đang ngồi. - Cô là Jane Grey phải không? - gã hỏi. - Dạ phải. - Tôi thay mặt tạp chí Weekly Howl. Rất mong cô sẽ viết cho chúng tôi một bài tường thuật ngắn về vụ án xảy ra trên chuyến bay được chứ? - Không, ông ạ. Cảm ơn ông. - Ôi có gì ầm ĩ đâu, cô Grey. Chúng tôi sẽ trả nhuận bút cao. - Bao nhiêu? - Jane hỏi lại. - Năm mươi bảng Anh - hay là - có thể cao hơn - cụ thể là sáu mươi bảng. - Không đâu, - nàng Jane đáp. - Tôi không dám, tôi biết gì đâu mà kể. - Được thôi, - Anh chàng nhà báo nói tỉnh như sáo. - Cô không cần phải viết một bài báo, cô nên hiểu cho. Chúng tôi chỉ cần nêu ra một số câu hỏi rồi viết thay cho cô. Tôi nghĩ không có gì phiền phức. - Tôi đã nói là, - nàng Jane đáp, - tôi không dám đâu. - Thôi thì một trăm bảng được chứ? Này, tôi dám trả một trăm bảng nếu cô có ảnh đăng báo kèm theo. - Không, - nàng Jane nói. - Tôi không chấp nhận chuyện đó. - Vậy thì cậu chuồn đi cho xong. - Norman Gale nói. - Cô Grey không thích ai quấy rầy. Anh chàng nhà báo vẫn bám theo. - Có phải là ngài Gale đây không? - gã hỏi. - Xin ngài hãy nghe đây, nếu cô Grey đây còn ngại ngùng vậy thì ngài hãy chụp một pô ảnh. Một bài viết năm trăm chữ với cái giá như đã đưa ra ban nãy - được giá lắm bởi một bài báo đáng tin cậy do một nhân chứng nữ nói về cái chết của một nữ nạn nhân. Tôi nghĩ đây là dịp may hiếm có. - Tôi không cần. Tôi không viết dù chỉ một chữ. - Tên tuổi ông được đưa lên báo. Không kể đến chuyện tiền nong. Một nhân vật quyền cao chức trọng - tương lai sáng sủa - thân chủ sẽ đọc được tin tức về ông. - Chuyện đó, - Norman Gale nói - thì tôi ngại lắm. - Ồ, thời buổi này đi đến đâu cũng phải giới thiệu đầy đủ tên tuổi mình ra. - Cậu nói có lý, nhưng mà còn tùy thuộc cách phô trương danh tánh. Chỉ cần một vài thân chủ không coi báo rồi cứ như thế sẽ chẳng ai thèm để ý tới chuyện tôi có can dự vào vụ án. Giờ cậu đã moi được một số thông tin, cậu muốn lặng lẽ ra về hay là phải đuổi ra khỏi đây? - Tôi không dám làm phiền quý vị đâu, - anh chàng nhà báo nói, không nhắc đến chuyện hăm dọa. - Chào quý vị, nếu quý vị nghĩ lại thì gọi đến cơ quan chúng tôi. Địa chỉ đây. Gã hân hoan ra về, nghĩ trong đầu: - Cũng không đến nỗi nào. Ta vừa thực hiện xong một cuộc trao đổi ý kiến thật hữu ích. Quả thật, qua tuần sau số báo Weekly Howl có đăng một bài báo gây xôn xao dư luận nêu ý kiến hai nhân chứng trong vụ án trên chuyến bay. Nàng Jane Grey cho hay là cảm thấy đau buồn khi kể lại câu chuyện thương tâm. Nàng bị một cú sốc choáng váng và muốn quên đi chuyện đó. Ông Norman Gale bày tỏ một cách chân tình với tư cách là một nhà chuyên môn lại có liên quan đến vụ án dù là ở vị trí khách quan. Ông Gale còn có ý mỉa mai biết đâu thân chủ của ông dù thích đọc các mục thời trang lại không ngờ là đang dõi theo một bản án "ngồi ghế điện". Khi anh chàng phóng viên đi khỏi, nàng Jane mới nói: - Không hiểu sao gã lại không đòi gặp các nhân vật quan trọng hơn? - Để chuyện đó cho mấy tay thích chơi đánh cuộc? - ông Gale nghiêm giọng nói. - Gã toan tính nhưng rốt cuộc lại thua. Ông ngồi đăm chiêu một lát rồi mới lên tiếng: - Jane (cho tôi được gọi là Jane. Cô bỏ qua cho, được chứ? ) Này Jane - theo ý cô thì ai là thủ phạm giết bà Giselle? - Tôi không có ý kiến. - Cô nghĩ sao? Thiệt tình nghĩ sao? - Ồ, không nghĩ sao cả. Tôi nghĩ mình có dính dáng một chút trong chuyện đó, lo lắng một chút. Thật ra tôi không thiết nghĩ là - ai trong số khách đi máy bay là thủ phạm. Cho đến lúc này tôi chưa nghĩ ra được ai là thủ phạm. - Ồ, quan điều tra tư pháp đã công khai nêu lên chuyện đó. Tôi không làm chuyện đó, cô không làm chuyện đó, bởi - ờ, bởi tôi để ý theo dõi cô suốt cả chuyến bay. - Vậy hở, - Jane nói. - Tôi nghĩ ông không làm chuyện đó - cũng như tôi. Còn tôi thì biết là mình không làm chuyện đó. Vậy thì phải có một kẻ khác, nhưng mà chưa biết là ai. Tôi không có ý kiến. Còn ông thì sao? - Không. Norman Gale đang suy tính trong đầu. Ông phải tìm cho ra lối thoát. Jane nối lại câu chuyện. - Ông và tôi chẳng nghĩ ra được. Ý tôi muốn nói ta chẳng thấy gì - riêng tôi thì không. Còn ông? Gale lắc đầu: - Chả thấy gì. - Lạ thật. Tôi nói ngay là ông chẳng thấy gì đâu. Ông ngồi ngồi nhìn ra hướng kia. Còn tôi thì hướng này. Tôi ngồi ngay ở hàng ghế giữa. Ý tôi muốn nói - tôi có thể nhìn thấy... Jane không nói nữa mặt ửng đỏ. Nàng sực nhớ lúc đó nàng để mắt theo dõi anh chàng mặc áo pull xanh nên không để tâm đến chuyện khác, chỉ chú tâm theo dõi hành vi của anh chàng mặc áo áo pull kia. Norman Gale nghĩ trong đầu: - "Không hiểu sao nàng bỗng dưng đỏ mặt ... nàng xinh đẹp vô cùng. Ta định cưới nàng làm vợ... ờ, ta phải... Nhưng mà chớ nên nghĩ trước. Ta phải kiếm cơ để được nhìn nàng mỗi ngày. Ta lấy chuyện vụ án này làm cớ, có lý đấy... hơn nữa ta phải nghĩ cách làm một việc gì đó - đối phó với anh chàng nhà báo nhố nhăng và bài báo..." Chợt ông nói oang oang: - Ta coi lại vụ này. Ai là thủ phạm? Ta phải điểm mặt từng người. Trước hết là hai anh chàng tiếp viên. - Không được. - Jane nói. - Tôi nghe theo vậy. Còn mấy bà khách ngồi đàng trước. Tôi không nghĩ một người như Bá tước phu nhân Horbury lại là thủ phạm. Còn cô nàng Kerr, trông đúng là một dân tỉnh lẻ. Làm sao nàng phải đi giết một bà già người Pháp? - Vậy chỉ còn một người không giống ai là M. F. H. sao? Tôi nghĩ cô không nên nhầm lẫn. Rồi anh chàng để ria mép rậm mà quan điều tra tư pháp cho có khả năng gã là thủ phạm. Vậy ta loại ra. Còn ông bác sĩ? Lại hoàn toàn không phải rồi. - Nếu ông muốn giết bà ta thì không ai có thể tìm ra dấu, chẳng có ai biết được. - Ờ, ờ, - Norman nửa tin nửa ngờ. - cái món độc hại kia không ai nhận dạng ra được, không mùi vị lại rất tiện lợi nhưng tôi thấy coi bộ khó kiếm ra cái thứ đó. Còn anh chàng người nhỏ thó kia khai báo có đem theo cái ống xì đồng thì sao? - Tay này đáng nghi lắm. Gã làm như biết điều khi tự khai báo chuyện cái ống tiêu để cho thấy mình không có vẻ đáng ngờ. - Đến phiên Jameson - ờ không - tên là gì nhỉ - ừ phải Ryder. - Ôi, hình như là vậy. - Còn hai cha con người Pháp? - Nên để ý. Hai cha con từ đâu tới không rõ. Vậy nên ta chưa biết lai lịch. Tôi để ý thấy anh chàng trẻ tuổi có vẻ lo lắng bồn chồn. - Có tịch thì mới rục rịch chớ. - Norman Gale nghiêm giọng nói. - Anh chàng dễ thương đấy chứ? - Jane nói. - Còn ông bố thì lịch sự. Chắc không phải đâu. - Có phải ta đi quá xả? - Norman Gale nói. - Ta cần phải tìm hiểu thêm về lai lịch nạn nhân. Bà ta có thù oán gì với ai, ai là người thừa kế gia sản và các thứ? Norman Gale ngẫm nghĩ nói: - Cô có nghĩ việc điều tra chỉ là vô ích không? Jane bình thản đáp: - Vậy à. - Chưa hẳn. - ông Gale lưỡng lự rồi thủng thỉnh nói. - Nghĩ lại cũng có cái hay. Nàng Jane nhìn ông như dò xét. - Đây là một vụ án, - Norman Gale nói ra ngay. - Không những chỉ liên quan giữa nạn nhân và kẻ phạm tội mà còn dính dáng tới những người vô tội. Tôi với cô đều vô tội nhưng bóng ma vụ án vẫn bám theo ta. Rồi cuộc sống chúng ta sẽ ra sao với bóng ma ám ảnh đó. Là người thờ ơ với mọi chuyện nhưng nghe thế, Jane rùng mình. - Ông không nên nói vậy, - nàng nói. - Ông làm tôi sợ. - Ta cũng sợ chứ. - ông Gale nói. * * CHƯƠNG 6 CUỘC HỘI Ý Đánh máy: thelam18bk Hercule Poirot gặp lại bạn đồng nghiệp, ngài thanh tra mật thám Japp. Ngài nhếch mép cười nói. - Kìa ông bạn mình, - ngài nói - may cho cậu không thì bị giam vô bót cảnh sát. - Đúng - ông nghiêm trọng nói - nếu mà có chuyện đó thì ảnh hưởng đến đời binh nghiệp. - Ồ, - Japp cười gằn nói, - bọn thám tử cũng có khi phạm tội - nhưng mà chỉ thấy trong tiểu thuyết, Giữa chừng câu chuyện thì một ông cao gầy, lanh lợi có bộ mặt buồn đến nơi, ngài Japp giới thiệu ngay. - Đây là ngài Fournier ở bên sở mật thám, hay tin đến đây hợp tác với bọn mình. - Hình như tôi có gặp ông đâu một lần mấy năm trước đây, ông Poirot - ngài Fournier nói và nghiêng người chìa tay ra bắt - tôi cũng nghe ông Giraud nhắc tên ông. Một nụ cười nhạt thoáng hiện trên gương mặt ông bạn. Poirot thì biết rõ ý đồ của ông bạn Giraud (ông ta tự gán cho mình biệt hiệu "chó săn đội lốt người") muốn ám chỉ mình điều gì rồi nên ông nhếch mép cười thâm trầm đáp lại. - Tôi đề nghị, - Poirot nói - hai ông ở lại dùng bữa với tôi. Tôi có mời luật sư Thibault. Mong quý ông và bạn đồng nghiệp Japp của tôi sẽ không bỏ qua dịp may này. - Được thôi, ông bạn, - ngài Japp nói, dang tay vỗ vô lưng Poirot - vậy là cậu tham gia ngay từ đầu. - Rất hân hạnh được hợp tác với quý vị, - ông bạn ngươi Pháp trân trọng đáp lời. - Quý vị thấy đó, - Poirot nói, - tôi vừa mới trình bày với một cô bạn trẻ, tôi đang tìm cách thanh minh cho bản thân tôi. - Quan điều tra tư pháp không cảm tình với cái hình của ông, - Japp nhếch mép cười nhắc lại. - Lâu lắm tôi mới được nghe một câu chuyện khôi hài như vậy. Suốt bữa cơm thân mật hôm đó mọi người nhất trí không nhắc lại chuyên án. - Phải nói là ở bên Ănglê ăn cũng ngon miệng đấy chứ, - ông Fournier vừa lấy tăm xỉa rằng vừa khen. - Món ăn tuyệt vời, ông Poirot. - Thibault nói. - Nấu theo lối Tây, ngon hết chỗ chê, - ngài Japp khen. - Ăn lưng chừng bụng mới thấy ngon, - Poirot nói. - Ăn nặng bụng sẽ đờ người ra chẳng còn cảm nhận được gì nữa. - Bụng tôi còn khỏe lắm, - ngài Japp nói. - Nói như ông tôi không nhất trí. Thôi, ta bắt đầu nói qua chuyện thực tế. Tôi biết tối nay ông Thibault có hẹn khách, ta nên tranh thủ hội ý với ông ngay đi. - Tôi sẵn sàng giúp cho các vị. Tất nhiên tôi thấy tự nhiên hơn là khi ngồi đối diện quan điều tra tư pháp. Trước buổi thẩm vấn tôi có trao đổi mấy việc với ngài Thanh tra Japp, ông đề nghị cần phải dè dặt - là những yếu tố cần thiết. - Đúng thế, - ngài Japp nói. - Chớ nên để lộ thông tin quá sớm. Tất cả nên tập trung nghe ông trình bày về nạn nhân Giselle. - Thật tình mà nói tôi chỉ biết sơ qua. Chuyện tôi nói ra đây - là chuyện mọi người đều biết. Còn đời tư của bà tôi chỉ biết mù mờ. Có thể ông Fournier đây còn hiểu rành hơn tôi. Tôi xin kể ra đây: Madame Giselle là một phụ nữ "lập dị" theo như người địa phương ở đây nhận xét. Một nhân vật độc đáo. Không ai biết rõ tông tích bà ta. Tôi nghĩ chắc thời con gái bà đẹp lắm thì phải. Cũng vì bệnh đậu mùa mà nhan sắc bị tàn phá. Theo chỗ tôi được biết - bà là một nhân vật say mê quyền lực; mà sự thật bà có đủ quyền lực. Bà có tài kinh doanh. Là một phụ nữ Pháp bản lĩnh không để chuyện tình cảm vụn vặt chi phối những tính toán làm ăn, bà có tiếng làm ăn sòng phẳng không mích lòng ai. Ông dò xét Fournier coi có đồng ý không. Ông Fournier gật. - Đúng thế, - ông nói. - Bà ta sòng phẳng theo lối sống của bà. Nếu cần sẽ đưa ra những bằng chứng trước mắt; như vậy thì - ông chán nản rùng mình. - Thiệt tình mà nói đố ai lấy thước đo được lòng người. - Ý ông muốn nói là... - Chantage. - Một vụ tống tiền? - ngài Japp nhắc lại. - Đúng thế, một vụ tống tiền lạ lùng không giống ai. Bà Giselle có lối cho vay tiền theo tục lệ tại xứ này là làm "giấy nợ vay", bà cho ai vay bao nhiêu chỉ có bà mới biết và phải trả theo lời bà dặn; tôi có thể nói cho quý vị biết bà có ngón nghề để thu hồi cả vốn lẫn lãi. Poirot nghiêng người ra trước lắng nghe. - Theo lời kể của luật sư Thibault thì thân chủ của Madame Giselle thuộc giới thượng lưu, rất dị ứng với công luận đàm tiếu. Madame Giselle có cả một đường dây tình báo riêng... bà có lệ mỗi khi cho vay (với một khoản tiền lớn) phải nắm vững lai lịch con nợ; còn đường dây tình báo của bà phải nói rất là chính xác. Tôi xin nhắc lại đây một vài nhận xét của một số bạn bè là: Madame Giselle vốn là một người làm ăn lương thiện đâu ra đó. Bà làm ăn biết người biết ta. Thiệt tình mà nói bà không lợi dụng lòng tin để ẵm trọn số tiền của con nợ trừ phi họ còn mắc nợ bà. - Ông muốn nói là... - Poirot lên tiếng - sự tin tưởng lẫn nhau đó là thủ thuật bảo đảm món nợ chăng? - Đúng thế, cho nên bà chơi thẳng tay không thương tiếc, thưa quý vị tôi dám nói ra đây: bà có luật chơi! Hiếm khi bà xóa nợ cho bất kỳ ai, dù ông hoặc bà có địa vị vất vả lắm mới kiếm ra tiền để lo chạy chọt một vụ tai tiếng. Tôi đã nói chuyện làm ăn của bà đã rõ nhưng mà lối hành xử - chợt ông rùng mình. - Đây mới là chuyện khó nói. Trời sinh ra con người bắt sao chịu vậy. - Nhưng giả sử, - Poirot nói, - cũng có khi bà xóa một món nợ khó đòi - lúc đó thì sao? - Nếu vậy thì, - ông Fournier thủng thỉnh nói, - bà tung tin hoặc là giao cho người khác lo? Một lát sau Poirot mới lên tiếng. - Nói theo cách làm ăn, bà đâu có lợi lộc gì? - Không đâu, - Fournier nói - không phải là cái lợi trước mắt. - Nếu lâu dài thì sao? - Về lâu dài? - ngài Japp nói. - Thì con nợ phải lo trả cho xong, phải không hở? - Đúng quá, - Fournier nói. - Thật xứng đáng với câu ông thường nói thói đời là vậy. - Thói đời bất công thì đúng hơn. - ngài Japp nói. - Vậy là... - ngài lấy tay gãi mũi ngẫm nghĩ - vậy là ta đã rõ có biết bao duyên cớ để thủ phạm ra tay - một đầu mối thuận lợi. Phải xét đến trường hợp ai là người thừa hưởng món tiền kếch sù bà để lại. - ngài nhắn nhủ ông Thibault. - Ông có thể giúp chúng tôi một tay được chứ. - Tôi biết có một người con gái, - ông luật sư nói, cô nàng không ở chung với bà mẹ - theo chỗ tôi biết bà mẹ này chưa hề nhìn thấy mặt đứa con; bà viết di chúc cách đây mấy năm bỏ lại tất cả gia tài chỉ chừa một món tài sản nhỏ chia cho người hầu và cho đứa con gái Anne Morisot. Tôi được biết bà không làm thêm một bản nào khác. - Gia tài bà để lại lớn lắm thì phải? - Poirot hỏi. Vị luật sư rùng mình nhún vai. - Tôi đoán chừng tám, chín triệu francs gì đó. Poirot huýt lên một tiếng sao. Ngài Japp nói: - Trời, bà ta không màng chuyện đó. Để tính coi, quy ra - là - ôi, phải hơn một trăm ngàn đồng bảng Anh. Khiếp thật! - Cô nàng Anne Morisot chắc phải giàu to? - Poirot nói. - Vậy mà chuyến bay hôm đó không có cô nàng đi theo? - ngài Japp lạnh lùng đáp. - Người ta nghi cho cô nàng giết mẹ, để chiếm đoạt tài sản. Công nàng bao nhiêu tuổi nhỉ? - Tôi thì không biết rõ, đoán đâu tuổi độ hăm bốn, hăm lăm gì đó. - Vậy là ta có thể nói ra đây cô nàng không dính dáng gì tới vụ án. Ta nói qua về vụ tống tiền. Hành khách trên chuyến bay không ai biết mặt Madame Giselle. Trong số hành khách có một người khai gian, ta phải tìm cho ra mới biết. Ta cho tiến hành kiểm tra giấy tờ tùy thân ngay đi, ông Fournier. - Này ông bạn, - ông khách người Pháp nói, - hay được tin tôi báo ngay cho sở mật thám Scotland Yard, sau đó mới tới nhà riêng của bà. Đến nơi tìm thấy một két sắt đựng giấy tờ tất cả đã bị thiêu hủy. - Thiêu hủy à? Sao vậy? Ai làm? - Madame Giselle có một người hầu gái trung thành tên là Elise. Bà này đã được dặn trước nếu bà chủ có mệnh hệ nào thì phải mở két sắt (cách thức mở khóa đã được chỉ dẫn) thiêu hủy hét các thứ giấy tờ. - Ông nói sao? Chuyện là lùng thật! - ngài Japp trố mắt nhìn. - Ông biết đó, - Fournier nói - Madame Giselle dùng khóa số. Bà biết mình biết người. Bà cam kết với khách hàng giữ bí mật chuyện làm ăn. Bà biết luật chơi và lại biết giữ lời. Ngài Japp lặng lẽ lắc đầu. Bốn vị khách mỗi người nghĩ một hướng chưa biết lai lịch nạn nhân ra thế nào. Luật sư Thibault đứng dậy. - Xin phép quý vị cho tôi được cáo lui, vì lẽ có hẹn trước. Nếu có thông tin gì khác hơn tôi sẽ báo ngay cho quý vị tỏ tường, địa chỉ tôi có ghi lại đây. Ông trịnh trọng đưa tay ra bắt từng người rồi cáo lui. * * CHƯƠNG 7 NHỮNG CHUYỆN CÓ THỂ XẢY RA Đánh máy: thelam18bk Sau khi luật sư Thibault ra về, ba ông khách còn lại kéo ghế ngồi sát vô bàn. - Nào, bây giờ, ngài Japp lên tiếng, - ta bắt tay vô việc. - Ngài tháo nắp bút máy ra - ở khoang phía sau máy bay có mười một hành khách, tôi nhắc lại, không có ai qua lại - chỉ có mười một hành khách và hai anh chàng tiếp viên - tất cả mười ba người. Trong số mười hai người còn lại, một kẻ là thủ phạm giết bà khách. Hành khách phần đông là người Anh, có vài người quốc tịch Pháp. Số người Pháp thì giao cho ông Fournier lo. Còn tôi phụ trách số hành khách Ănglê. Đến phiên thẩm vấn tại Paris - thì đã có ông Fournier đây. - Không chỉ là ở Paris, - ông Fournier nói. - Mùa hè bà Giselle thường lui tới làm ăn những khu du lịch bãi biển - Deauville, Le Pinet, Wimereux. Bà còn tới những điểm ở phía Nam, đến vùng Antibes và Nice, nhiều nơi khác nữa. - Một điểm đáng ghi nhớ; tôi có nghe mấy người trên phi cơ Prometheus kể chuyện vùng biển Le Pinet. Đó là điểm cần phải chú ý. Ta đi ngay vô vấn đề - lần ra manh mối ai là thủ phạm sử dụng ống tiêu thổi tên độc? - Nói xong ông trải tấm sơ đồ máy bay ra trên bàn. - Nào, chúng ta vào đề ngay, theo thứ tự từng người trước hết là xét khả năng và - quan trọng hơn - ai là kẻ đáng nghi nhất? - Mở đầu ta không tính đến ông Poirot, vậy là chỉ còn mười một người. Poirot lắc đầu, mặt buồn xo. - Ông quá tin người, ông bạn ơi, Không tin ai được đâu - không tin được. - Thôi được, chúng tôi giữ lại nếu ông yêu càu. - ngài Japp thân mật nói - đến lượt hai anh chàng tiếp viên. Theo ý tôi thì không thấy hai anh chàng này có vẻ gì khả nghi. Không ai dính dáng chuyện tiền nong, nhân thân tốt - không tiền án tiền sự. Nếu hai anh chàng này có liên quan chuyện tiền nong thì đó là một chuyện ngoài sức tưởng tượng. Ngoài ra ta nên xếp hai anh chàng này vào danh sách gọi thẩm vấn, vì có lui tới dọc theo khoang tàu. Biết đâu từ một góc độ thuận lợi - cho dù, ý tôi muốn nói không chắc gì một người tiếp viên sử dụng ống xì đồng thổi tên độc ngay giữa chỗ đông người mà không sợ bị lộ tẩy hay sao. Theo kinh nghiệm thì phần đông không ai dòm ngó; nhưng cũng có một số người thì khác. Và tất nhiên, còn một số người có linh tính. Thật điên rồ, phải nói quá điên rồ nếu phạm tội như vậy. May mắn qua mặt được người ta chỉ có một phần trăm. Tay sát thủ này phải tốt số lắm mới thoát được. Dù cho bằng phương kế nào để phạm tội giết người. Ông Poirot, ngồi cút mặt lặng lẽ hút thuốc, chợt ông nói xen vô. - Ông cho là tay sát thủ quả thật điên rồ sao? - Chứ còn gì nữa. Thật là ngu xuẩn. - Vậy mà - chuyện đó đã giải quyết xong... bọn mình ngồi đây có ba người đang bàn chuyện vụ án, vậy mà không có người nào biết thủ phạm là ai! May mắn thay! - Phải nói là may lắm, - ngài Japp nhất trí. - Tôi nghĩ tay sát thủ đã được nhận dạng năm sáu lần gì đó. Poirot lắc đầu chán nản. Ông Fournier nhìn ông không biết nói sao. - Ý ông thế nào, ông Poirot? - Này ông bạn, Poirot nói, - ý tôi là thế này: ta phải chờ xem kết cuộc rồi mới xét đoán. Vụ này đã giải quyết xong. Ý tôi muốn nói là vậy đó. - Vậy thì, - ông khách người Pháp trầm tĩnh nói - quả là một chuyện lạ lùng. - Lạ lùng hay không, quý vị nghe đây, - ngài Japp nói. - Ta đang có bằng chứng là một loại độc dược, ta giữ lại đây một loại hung khí, nếu mà cách đây một tuần có người báo cho tôi biết ngài sẽ mở cuộc điều tra một bà bị giết chết bằng tên bắn tẩm nọc rắn độc - ối giời, tôi sẽ cười vô mặt hắn! Thật là phi lý - vụ án đang bày ra trước mắt - một chuyện phi lý. Ngài thở hắt ra. Poirot nhếch mép cười. - Có thể đây là một vụ án do một bàn tay sát thủ có óc khôi hài lệch lạc. - ông Fournier thủng thỉnh nói. Điều quan trọng trong một vụ án là cần xết đến trạng thái tâm lý của hung thủ. Nghe nhắc chuyện tâm lý, ngài Japp lầm bầm trong miệng, - ông đâu có tin mấy chuyện đó. - Ông Poirot thì khoái nghe mấy chuyện đó, ngài nói. - Tôi lắng nghe ý kiến hai ông. - Ông không ngờ là nạn nhân bị giết chết theo cách đó, phải vậy không? - ngài Japp còn hồ nghi hỏi. - Tôi biết ông đang còn nghĩ loanh quanh. - Không, không đâu ông bạn. Tôi nghĩ đâu ra đấy. Tôi nhặt được mũi tên tẩm độc giết chết nạn nhân - chuyện đó không thể chối cãi được. Nhưng mà trong vụ này còn nhiều điểm cần phải nêu ra. Ông không nói nữa, lắc đầu thấy khó xử. Ngài Japp tiếp tục câu chuyện. - Thôi ta ăn cho hết món thịt hầm này đi. Ta không thể gạt bỏ hoàn toàn hai anh chàng tiếp viên ra ngoài, theo tôi thì họ không có liên can gì tới vụ này, ông có nhất trí không, ông Poirot? - Ồ, hẳn ông còn nhớ tôi đã nói. Phần tôi - tôi không loại bỏ ai hết - Trời ơi! Một phiên xử lạ đời - nhất là ngay thời điểm này. - Ông nói sao cũng được, - đến phiên hành khách đi tàu. Ta bắt đầu từ chỗ sinh hoạt của hai anh chàng tiếp viên. Dãy ghế số 16. - Ông chĩa ngòi bút chì xuống bản sơ đồ. - Jane Grey, thợ làm tóc. Vừa trúng thưởng vé cá độ Irish Sweep - đến vùng biển Le Pinet tiêu xài hết tiền. Cô nàng này là tay chơi cờ bạc. Có thể nàng gặp lúc túng thiếu, vay mượn tiền bà này - không thể có chuyện vay món tiền lớn hay bà Giselle có "thế lực" hơn. Đây là chuyện nhỏ. Tôi không cho là một cô thợ làm tóc lại có khả năng sử dụng một loại nọc rắn độc để pha vô thuốc nhuộm hay là mát xa mặt. Thật sai lầm nếu cho là cô nàng sử dụng nọc rắn độc; tức là xem nhẹ tầm vóc sự việc. Hiếm có người nào biết sử dụng nó, trăm người mới có một hai người dám sờ tay vô. - Vậy là ta đã rõ được một phần sự việc, - ông Poirot nói. Ông Fournier hồ nghi nhìn về phía Poirot. Ngài Japp còn đang lo nghĩ trong đầu. - Tôi thấy như thế này, - ngài nói: - Hung thủ nằm trong số một trong hai tiêu chuẩn hoặc là hắn đã tới được những vùng đất xa lạ - biết tên nhiều loại rắn độc, biết cách học theo lối thổ dân tẩm tên độc để tiêu diệt kẻ thù - hung thủ này xếp loại tiêu chuẩn số một. - Còn tiêu chuẩn kia? - Thuộc về công trình nghiên cứu. Loại rắn độc này được vào trong những hãng dược phẩm cao cấp. Tôi đã có trao đổi với Winterspoon, và được biết là nọc rắn độc - rắn hổ mang, được dùng để bào chế thuốc trị bệnh động kinh kết quả khả quan. Ngoài ra, y học đang nghiên cứu nhiều trường hợp bị rắn độc cắn. - Ý kiến nghe thật hay. - ông Fournier nói. - Đúng thế, ta tiếp tục câu chuyện. Cả hai tiêu chuẩn này không thể gán cho cô nàng Grey. Hoàn toàn không không phù hợp - không có khả năng sử dụng thuốc ddooojc. Lại càng không thể sử dụng ống xì đồng - không thể có chuyện đó. Quý vị hãy nhìn đây. Ba ông khách nghiên người nhìn tấm sơ đồ. - Đây là ghế 16, - ngài Japp nói. - Còn đây, dãy ghế số 2, nơi bà Giselle ngồi cùng một dãy với nhiều hành khách. Nếu cô nàng này không bước ra khỏi chỗ ngồi - mọi người không thấy nàng bước ra - vậy thì không thể nào nhắm ông tiêu thổi tên độc vô cổ bà Giselle. Tôi thấy cô nàng không dính líu vô vụ này. - Đến phiên người ngồi ở dãy ghế số 12, đối diện. Ông là nha sĩ Norman Gale. Ông cũng không có điểm nào khả nghi. Tôi thấy ông chẳng có lí do gì để dùng tới nọc rắn độc. - Không phải nha sĩ lúc nào cũng dùng ống tiêm chích, - Poirot nói nhỏ vừa đủ nghe - đây là một vụ giết người chứ không phải cứu người. - Nha sĩ cũng biết pha trò với bệnh nhân, - ngài Japp vừa nói vừa cười. - Hơn nữa, giả sử trong lúc lo tìm cách khám phá thì ông đã có trong tay mấy món thuốc kỳ lạ. Ông phải quen biết với bạn bè biết làm thuốc. Còn xét về khả năng phạm tội thì không. Ông có bước ra ngoài, nhưng đi về phía phòng vệ sinh - tức là phía ngược chiều. Lúc trở lại ông ta không thể đứng quá xa hơn ở lối đi này, và muốn sử dụng ống tiêu thổi tên độc nhằm vô ngay cổ nạn nhân ông phải thủ sẵn trong tay một cái gai nhọn hòng che mắt mọi người rồi nhanh nhẹn xoay người ở tư thế một góc độ chín mười độ. Vậy nên không có ai nghi ngờ cho ông ta. - Tôi nhất trí, - ông Fournier nói. - Ta bàn qua trường hợp khác. - Ta lần đi theo lối đi. Tới dãy ghế số 17. - Đây là chỗ lúc ban đầu của tôi. - Poirot nói. - Tôi chỉ nhường lại cho một bà khách muốn ngồi gần một người bạn. - Đây là chỗ ngồi của quý cô Venetia. Vậy thì cô là người như thế nào? Cô là một nhân vật nổi tiếng, có thể có vay tiền bà Giselle. Xem chừng tiền sử bản thân cô không có hành vi phạm tội như có người nói trong cuộc đua vượt rào cô đã ghìm cương ngựa. Ta cần lưu ý hơn nữa. Vị trí chỗ ngồi thuận lợi. Nếu lúc đó bà Giselle hơi nghiêng đầu nhìn ra cửa sổ thì Venetia thừa dịp thổi phù một mũi tên (hay quý vị có thể nói là một luồng hơi chăng? Nếu đúng vậy. ) chéo qua một bên về phía sau khoang tàu. Tính ra thì chó táp phải ruồi. Theo tôi thì phải trong tư thế đứng mới ra tay được. Bà ta thuộc hạng thợ săn thú chuyên đi săn vào mùa thu. Đã là tay thợ săn thì làm sao sử dụng ống xì đồng như thổ dân. Tôi giả sử đó là chuyện nhắm bắn - nhắm và bắn; chắc hẳn bà phải có có bạn bè - là mấy ông - những tay thợ săn cá độ chuyên săn thú rừng. Có thể bà từng nhìn thấy vũ khí lạ mắt của thổ dân. Toàn là những chuyện đâu đâu! Vô tích sự! - Không phải vậy đâu, - ông Fournier nói. - Cô nàng Kerr - tôi nhìn thấy nàng tại buổi thẩm vấn ngày hôm nay - ông lắc đầu. - Ta không nên vội ghép nàng vào vụ này. - Hành khách ngồi ghế số 13, - ngài Japp nói. - Phu nhân Horbury. Bà có vẻ kín đáo. Tôi sẽ kể ra đây một vài mẩu chuyện về bà. Cũng có một vài chuyện bí ẩn. - Tôi tình cờ được biết, - Fournier nói - hành khách vừa được nêu tên đã từng thua bạc tại sòng bài baccarat ở khu nghỉ mát bãi biển Le Pinet. - Ông thiệt là tài tình. Đúng thế, người này có dính dáng vô vụ bà Giselle. - Tôi hoàn toàn nhất trí. - Được, bây giờ tôi vẫn chưa thấy gì. Nhưng mà sao bà lại hành động như vậy? Không thấy bà bước ra khỏi chỗ ngồi. Muốn ra tay bà phải quỳ trên gối rồi nhô đầu khỏi thành ghế - mười hành khách có thể nhìn thấy bà. Ôi thôi, ta bàn tiếp. - Dãy ghế số chín và số mười, - ông Fournier vừa nói vừa chỉ tay lên sơ đồ. - Ông Hercule Poirot và bác sĩ Bryant, - ngài Japp nói: - Ông Poirot sẽ ăn nói ra sao đây? Poirot mặt buồn xo lắc đầu. - Cái bụng tôi. - ông nói ra vẻ đau khổ. - Than ôi, có thực mới vực được đạo. - Tôi đây nè, - ông Fournier nói thông cảm. - Đi máy bay tôi thấy mệt. Ông nhắm nghiền mắt lắc đầu quầy quậy. - Tới phiên bác sĩ Bryant. Ông bác sĩ Bryant này thế nào? Là một tay có máu mặt ở phố Harley. Không chắc có tiếp xúc với bà cho vay tiền người Pháp không, nhưng mà quý vị không biết. Nếu ông bác sĩ làm một việc khác thường ông sẽ chịu mang tiếng suốt đời. Tôi sẽ nêu ra đây lý lẽ có đầu có đuôi. Một nhân vật như bác sĩ Bryant có địa vị, có quan hệ hợp tác với những chuyên gia y học. Ông có thể chộp lấy một ống tuýp đựng nọc rắn độc như trở bàn tay mỗi khi ông ghé vô bất kỳ một phòng thí nghiệm nào. - Mọi thứ đều phải được kiểm tra, ông bạn. - Poirot bẻ lại. - Đâu có dễ dàng như ngắt một ngọn cỏ đâu. - Cho dù có kiểm tra chăng nữa, một người khôn khéo, có thể thay vào một thứ khác không độc hại. Điều này làm được ngay bởi một người như bác sĩ Bryant, không ai dám nghi ngờ. - Ông nói nghe cũng được đấy, - ông Fournier nhất trí. - Vấn đề đặt ra là tại sao ông lại quan tâm đến vụ việc như vậy? Sao không thể kết luận nạn nhân chết vì một cơn đau tim - một cái chết bình thường? Poirot ho sặc sụa. Hai ông khách thắc mắc nhìn ông. - Tôi cho là, - ông nói - trước tiên phải nghi cho ông bác sĩ, - ờ, ta có thể nói vì ác cảm. Nói cho cùng, đó là một cái chết tự nhiên, có thể do ong chích; nhưng khi đó có một con ong vò vẽ thật, tôi nhắc lại. - Chớ quên là có một con ong vò vẽ, - ngài Japp nói. - Ông cứ nhắc đi nhắc lại mãi. - Dù sao - Poirot nói thêm. - Tôi tình cờ nhặt được cái gai độc dưới sàn. Vừa lúc nhặt được, mọi thứ đổ dồn vô vụ án. - Cái gai độc phải tìm cho ra thôi. Poirot lắc đầu. - Cũng có thể là thủ phạm sẽ tìm cách nhặt lại mà không ai hay biết. - Bác sĩ Bryant sao? - Bác sĩ Bryant hoặc ai đó. - Ối giời, phiêu quá. Ông Fournier không nhất trí. - Ông cho là vậy sao? - ông hỏi lại. - bởi ông đã thấy rõ đây là một vụ án. Khi biết nạn nhân chết bất đắc kỳ tử do một cơn đau tim, nhỡ đâu một người cúi xuống nhặt chiếc khăn mùi soa, thì có ai nghi cho chuyện đó? - Đúng thế, - ngài Japp nhất trí. - Thôi, tôi nghĩ chắc là bác sĩ Bryant phải có tên trong danh sách những người bị tình nghi. Ông ta chỉ càn nghiêng đầu qua một bên ghế ngồi rút ống xì đồng ra nhắm thổi - lần này cũng ở ngay vị trí chéo góc theo hướng khoang tàu. Nhưng một số không ai nhìn thấy - Dù sao tôi không nhắc lại nữa. Dù ai là thủ phạm cũng không thể bị phát hiện. - Nói tới đây tôi cho là phải có lý do, - ông Fournier nói. - Lý do mà tôi nghe đồn đại, - ông nhếch mép cười, nhắm vô ông Herculer Poirot, - Ý tôi muốn nói, lý do tâm lý. - Mời ông phát biểu tiếp, - Poirot nói, - Những điều ông vừa trình bày nên lưu ý. - Giả sử, - ông Fournier nói. - Khi bạn ngồi trên tàu hỏa nhìn ra ngoài thấy ngôi nhà đang cháy, mọi người đổ dồn nhìn về một phía cửa sổ, chăm chú theo dõi. Ngay lúc này một anh chàng rút dao ra đâu, không ai trên tàu nhìn thấy. - Đúng quá, - Poirot nói. - Tôi nhớ lại có một vụ trong đó có tôi - một vụ ngộ độc, có một điểm đáng lưu ý. Phải nói ngay như quý vị đã biết đó là thời cơ thuận lợi. Nếu như ta biết trên chiếc phi cơ Prometheus này đã từng có một thời cơ như vậy. - Vậy thì ta nên tiếp tục thẩm vấn hai anh chàng tiếp viên và hành khách đi tàu, - ngài Japp nói. - Đúng thế. Nếu quả thật có một thời cơ thuận lợi như vậy, tất nhiên nó phải đúng logic nguyên nhân của thời cơ xuất phát từ thủ phạm mà ra. - Tuyệt vời, tuyệt vời, - ông khách người Pháp nói. - Vậy thì ta nên ghi nhớ điểm này để thẩm vấn, - ngài Japp tiếp lời. - Tôi xin nêu chỗ ngồi dãy ghế số 8 - hành khách tên Daniel Michael Clancy. Ngài Japp khoái chí nêu tên ông khách ra. - Tôi cho là ông khách này đáng ngờ nhất. Thử hỏi còn gì thuận lợi hơn cho một tác giả viết truyện trinh thám là được tìm hiểu chuyện nọc rắn độc rồi còn được nhà khoa học đáng tin cậy cho tiếp xúc thực tế với loại độc dược đó? Ta không nên bỏ qua chi tiết gã đi ngang qua chỗ ngồi bà Giselle - chỉ có mỗi mình gã. - Tôi bảo đảm với ông, này ông bạn, - Poirot nói, - tôi không thể bỏ qua chi tiết này. Ông vừa nói vừa nhấn mạnh. Ngài Japp nói tiếp. - Gã có thể sử dụng ống xì đồng ngay lúc tiếp cận với nạn nhân mà không phải chờ thời cơ thuận lợi như quý vị đề cập. Và rồi gã gặp may rút lui không ai hay biết. Quý vị nên nhớ gã sử dụng ống xì đồng rất thành thạo - gã đã từng khoe khoang. - Chuyện đó khiến người ta phân vân. - Chỉ là trò xảo quyệt, - ngài Japp nói, - Còn cái ống xì đồng gã bày ra trong buổi thẩm vấn ai dám bảo đảm đã mua cách nay hai năm? Tôi nghi lắm. Tôi thấy coi bộ không hay ho gì, một anh chàng bị ám ảnh bởi truyện trinh thám và vụ án, nghiền ngẫm mọi tình huống vụ án. Đầu óc hắn bị ám ảnh. - Một nhà văn nhất thiết cần phải nuôi dưỡng những ý tưởng trong đầu. Ngài Japp nhìn lại tấm sơ đồ. - Dãy ghế số 4, hành khách tên Ryder - ghế ngồi ngay phía trước chỗ nạn nhân. Đừng vội cho đấy chính là thủ phạm. Nhưng ta không loại trừ khả năng khi vào phòng vệ sinh, lúc trở lại gã có thể tiến sát chỗ nạn nhân ngồi và ra tay cho nhanh; chỉ có mỗi trở ngại là bị hai cha con nhà khảo cổ nhìn thấy, làm sao qua mắt được? Poirot lắc đầu trầm ngâm một hồi. - Các ông đây có ai thân với những nhà khảo cổ? Nếu hai cha con nhà ông này đang bận tâm tới việc riêng của họ - này, ông bạn, họ chỉ tập trung vô một việc còn những gì đang diễn ra chung quanh họ không cần biết. Vẫn biết là họ đang ngồi sờ sờ ra đó mà như là những con người sống cách nay năm ngàn năm trước Công nguyên. Đối với họ thời điểm lúc này là năm một nghìn chín trăm ba mươi lăm sau Công nguyên coi như không tồn tại. Ngài Japp nghe nói vậy chới với. - Thôi, ta bàn qua chuyện đó. Với hai cha con ông Dupont, ông Fournier thấy sao? - Ông Armand Dupont là một nhà khảo cổ nổi tiếng của Pháp. - Vậy thì chúng ta chưa đi được bao xa. Tôi thấy ông ngồi tại vị trí thuận lợi - ở một bên lối đi hơi chếch về phía trước chỗ ngồi bà Giselle. Tôi biết ai cha con nhà này đi qua nhiều nơi xa lạ khắp thế giới, khai quật nhiều món cổ vật; còn chuyện tìm ra nọc rắn độc tại địa phương đó cũng dễ thôi. - Có thể lắm chứ? - ông Fournier nói. - Vậy mà ông chưa dám tin sao? Fournier lắc đầu chưa hiểu. - Ông Dupont sống vì sự nghiệp. Ông là một người sống để mà cống hiến. Ông từ bỏ nghề hái ra tiền để lao vào ngành khảo cổ. Hai cha con một lòng theo đuổi sự nghiệp mới mở ra trước mắt. Theo tôi nghĩ hai cha con nhà này - hoàn toàn không dính dáng vô vụ này. - Cũng phải thôi, - ngài Japp nói. Ông nhặt lấy trang giấy vừa ghi chép xong cầm trên tay đằng hắng lấy giọng. - Ta dừng lại đây đi. Nàng Jane Grey. Không có khả năng phạm tội - Gale không có khả năng phạm tội. Bá tước phu nhân Horbury. Không có dấu hiệu khả nghi. Ông Poirot-có phần chắc chắn là thủ phạm, có đủ thời cơ thuận lợi. Ngài Japp khoái chí cười vì câu bông đùa vừa nêu ra, ông Poirot cười theo, ông Fournier đùa cợt chiếu lệ nhà thám tử. Bác sĩ Bryant có khả năng phạm tội - Clancy chứng cứ chưa rõ - tuy nhiên có khả năng phạm tội. Hai cha con nhà Dupont không có chứng cứ cụ thể - định giữ một lượng thuốc độc - có khả năng phạm tội. Đến đây ta kết luận vậy là tạm được. Ta cần phải mở cuộc thẩm vấn tiếp theo. Tôi sẽ gọi cho Clancy và Bryant trước - xem tâm trạng như thế nào - trước kia đã có lúc cuộc sống gặp khó khăn - gần đây có lo lắng gì không - năm vừa rồi làm ăn ra sao - phải nắm vững mấy việc đó. Tôi sẽ hỏi Ryder theo đúng trình tự này. Tôi không bỏ sót những người chưa nêu ra đây. Tôi sẽ nhờ Wilson dòm ngó giùm. Còn ông Fournier sẽ phụ trách phần việc hai cha con nhà Dupont. Ngài thanh tra mật thám gật đầu. - Ông tin đi - bọn tôi sẽ tham gia đầy đủ. Khuya này tôi trở lại Paris. May ra sẽ hỏi được tin tức từ Elise, người hầu giúp việc cho bà Giselle, giúp cho ta biết thêm về vụ án này. Ngoài ra tôi sẽ xem xét lại những nơi bà Giselle thường lui tới, ta sẽ biết rõ hơn những hoạt động của bà trong suốt mùa hè. Tôi được biết bà đã tới bãi biển Le Pinet một vài lần dò la tin tức những người Ănglê bà quen biết. À, đúng thế, ta còn nhiều việc trước mắt cần phải làm cho xong. Cả hai ông nhìn qua Poirot đang nghĩ ngợi. - Ông phải giúp một tay chứ, ông Poirot? - ngài Japp hỏi, Poirot đứng ngay dậy. - Được, tôi phải đi theo ông Fournier qua Paris. - Rất hân hạnh. - ông khách người Pháp nói. - Ông thấy như thế nào, ông bạn? - ngài Japp nói, ông chăm chú nhìn Poirot. - Nãy giờ không thấy ông lên tiếng. Ông cho biết ý kiến đi chớ, hở? - Có mấy ý kiến thế này nhưng mà khó nói. - Chúng tôi lắng nghe ông trình bày. - Tôi còn thắc mắc một việc, - Poirot thủng thỉnh nói, - là chỗ tìm thấy cái ống xì đồng? - Chớ còn gì nữa. Suýt nữa ông phải ngồi tù. Poirot lắc đầu. - Tôi không nghĩ vậy. Không phải chuyện tìm thấy cái ống xì đồng nằm kế bên chỗ ghế tôi ngồi khiến tôi lo sợ - nhưng chuyện đáng nói là nếu nó được tìm thấy nằm đằng sau ghế ngồi ở chỗ khác kia? - Tôi thấy không có gì là lạ cả, - ngài Japp nói. - Thủ phạm phải tìm cách giấu nó đi. Thì lúc đó hắn không lo bị phát hiện. - Dĩ nhiên. Nhưng ông phải lưu ý, khi xem xét lại khoang máy bay cho thấy tất cả cửa sổ đều đóng kín nhưng lại có quạt thông gió - những lỗ tròn trên tấm kính có thể đóng mở được. Như vậy có thể thả nó xuống cho chui lọt qua lỗ tròn trên mặt kính. Vậy thì còn gì thuận lợi hơn nếu ném nó lọt qua khe hở đó. Nó rớt xuống sàn hoàn toàn không ai hay biết. - Ông nói vậy không có ai đồng ý đâu - thủ phạm không dám công khai cho người ta thấy mặt. Nếu hắn ném ông tiêu qua cửa kính thông gió thì hành khách trên máy bay sẽ nhìn thấy ngay. - Tôi hiểu, - Poirot nói, - hắn chăng sợ người ta trông thấy hắn kê ống xì đồng vô miệng thổi tên độc bay đi, hắn chỉ sợ là khi đặt ống cho lọt qua lỗ thông gió trên cửa sổ mà thôi! - Phi lý, tôi dám chắc, - ngài Japp nói, - nhưng mà thế này, thủ phạm đã cố giấu cái ông thổi sau lưng chỗ ghế ngồi. Ta không thể bỏ qua điểm đó. Poirot lặng thinh, ông Fournier thấy lạ liền hỏi: - Ông vừa nảy ra một ý mới, phải vậy không? Poirot nghiêng đầu nhất trí. - Tôi vừa nghĩ ra một lối suy đoán. Ông chìa tay ra sửa lại cái đế đựng mấy chai mực lúc nãy vì sơ suất ngài Japp đặt nghiêng một bên. Chợt ông ngẩng đầu hỏi lại. - Vậy thì, ông đã có sẵn trong tay danh sách những món vật dụng của hành khách đi chuyến bay đó chưa? * * CHƯƠNG 8 BẢN DANH SÁCH Đánh máy: thelam18bk - Tôi là người biết giữ lời, - ngài Japp nói. Ông vừa cười vừa đút tay vô túi rút ra một trang giấy đánh máy sẵn. - Có đây. Tất cả - đầy đủ chi tiết. Có một điểm rất lạ lùng xong rồi tôi sẽ kể cho ông nghe hết. Poirot bày trang giấy ra trên bàn ngồi đọc. Ông Fournier đứng dậy nhìn qua vai đọc: - James Ryder. "Trong túi-khăn mùi soa thêu tên J. Pigskin, ví tiền - bảy tờ giấy bạc 1 bảng Anh, ba tấm thiệp. Thư của một cổ đông tên George Ebermann về khoản tiền cho vay đã giải quyết xong... nếu không hẹn gặp ở phố Queer. Ký tên Maudie, hẹn gặp tại Trocadero, tức hôm sau (giấy viết xấu, chữ viết nguệch ngoạc). Một hộp đựng thuốc điếu, bao diêm quẹt, bút máy, chùm chìa khóa, chìa khóa hiệu Yale, tiền lẻ Pháp, Anh." "Cặp xách tay đựng giấy tờ mua bán hàng xi măng. Bản sao tập truyện Bootle Cup (loại sách cấm). Một hộp thuốc trị cảm lạnh." - Bác sĩ Bryant "Trong túi-hai chiếc khăn mùi soa, ví tiền giấy 20 bảng Anh và 500 quan Pháp. Một mớ tiền lẻ Anh, Pháp, sổ tay. Hộp đựng thuốc điếu, hộp quẹt máy, bút máy, chìa khóa hiệu Yale, một chùm chìa khóa." "Ống sáo cất trong hộp." "Mang theo tập sách Memoirs of Benvenuto Cellini và một cuốn Les Maux de l'Oreille". - Norman Gale "Trong túi-khăn mùi soa. Ví tiền đựng 1 đồng bảng Anh và 600 quan Pháp. Một mớ tiền lẻ, danh thiếp của hai hãng buôn Pháp - nhà sản xuất dụng cụ nha khoa. Bao diêm quẹt Bryant & May - không còn cây nào. Hộp quẹt vỏ bạc, ống điếu, bao đựng thuốc rời. Chìa khóa hiệu Yale." "Cặp xách tay-đựng một chiếc áo bờ lu dông trăng. Hai chiếc gương soi miệng. Bông gòn chữa răng. Tạp chí La vie Parisienne. The Strand Magazine. The Autocar." - Armand Dupont "Trong túi-ví đựng tiền, 1000 quan Pháp, giấy mười đồng bảng Anh. Bao đựng mắt kính. Một mớ tiền lẻ quan Pháp. Khăn mùi soa. Bao thuốc lá, diêm quẹt giấy, danh thiếp. Tăm xỉa răng." "Cặp xách tay-bản thảo gởi Hội Hoàng gia Asian Society. Hai tạp chí khảo cổ Đức. Hai bản thảo đồ gốm sứ. Ống sáo làm kiểng (ống điếu của người Kurd). Một chiếc khay đan cỡ nhỏ. Chín tấm ảnh còn để rời - chụp hình đồ gốm sứ." - Jean Dupont "Trong túi-ví tiền đựng đồng 5 bảng Anh và 300 quan Pháp. Hộp đựng thuốc điếu. Đốt gắn thuốc điếu (bằng ngà). Hộp quẹt, bút máy, hai cây viết chì, sổ tay viết nguệch ngoạc. Thư tiếng Anh ký tên L. Marriner mời ăn cơm trưa tại nhà hàng gần phố Tottenham Court. Tiền lẻ quan Pháp." - Daniel Clancy "Trong túi-khăn mùi soa (dính mực). Bút máy (chảy mực). Ví tiền đựng 4 đồng bảng Anh và 100 quan Pháp. Mấy bài báo cắt rời kể vụ án mới đây (một vụ ngộ độc arsenic, hai vụ biển thủ). Hai thư của sở nhà đất ghi rõ chi tiết đặc tính vùng quê. Sổ tay, bốn viết chì, dao nhíp. Ba biên lai và bốn hóa đơn chưa thanh toán. Thư của Gordon, thủ lĩnh cơ quan S. S. Minotaur. Một trò chơi đố chữ đã làm phân nửa cắt trong báo Times. Sổ tay ghi chép những mưu tính. Một mớ tiền lẻ của Ý, Pháp, Thụy Sĩ và Ănglê, biên lai tiền phòng khách sạn, Naples. Một chùm chìa khóa." "Trong túi áo bờ lu dông-bản chép tay vẽ vụ án Murder on Vesuvius. Món hàng continental Bradshaw. Banh đánh golf. Một đôi vớ, bàn chải đánh răng. Hóa đơn tiền ở khách sạn tại Paris." - Nàng Kerr "Túi đựng son phấn - son môi. Hai ống đốt gắn thuốc điếu (bằng ngà và ngọc bích) , phấn hộp. Một hộp đựng thuốc điếu, diêm quẹt, khăn mùi soa. Hai đồng bảng Anh, mớ tiền lẻ, thẻ tín dụng, chùm chìa khóa". "Túi du lịch - bao da màu xanh. Chai lọ, bàn chải, lược, v. v. đồ làm móng tay. Túi vệ sinh gồm bàn chải đánh răng, bông tắm, kem đánh răng, xà bông. Hai chiếc kéo. Năm lá thư nhà và bạn bè ở bên Anh. Hai tập truyện của Tauchnitz. Hình chụp hai con chó kiểng. Có đem thêm tạp chí Vogue và bood Housekeeping". - Nàng Grey "Xách tay-son môi, phấn hồng, hộp phấn. Chìa khóa hiệu Yale, một chìa khóa rương. Bút chì, một hộp đựng thuốc điếu, diêm quẹt giấy, hai khăn mùi soa. Hóa đơn tiền phòng khách sạn ở Le Pinet. Tập sách Franch Phrases. Ví tiền đựng 100 quan Pháp, 10 đồng bảng Anh. Mớ tiền lẻ Pháp, Ănglê, một vé chơi Casino, 5 quan Pháp." "Trong túi áo du lịch-sáu tấm bưu ảnh Paris, hai khăn mùi soa, khăn quàng cổ. Thư ký tên "Gladys", một ống thuốc aspirin."