🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Cái Chết Của Ivan Ilich
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
CÁI CHẾT CỦA IVAN ILICH I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
https://thuviensach.vn
CÁI CHẾT CỦA IVAN ILICH
I
Trong tòa nhà lớn của tòa án, vào lúc phiên tòa xử vụ Menvinxki nghỉ giữa chừng, các quan tòa và biện lý tụ tập trong phòng làm việc của Ivan Ê gô rô vich Sê bếch và trò chuyện về vụ án Kra-xốp nổi tiếng. Pheedo Vaxilievich nổi nóng lên, chứng mình rằng đó là một vụ án không thể xét xử, Ivan Ê gô rô vich khăng khăng giữ ý kiến của mình, còn Piot Ivanovich lúc đầu không tham gia tranh luận và chỉ ngó qua tờ báo “Tin tức” mà người ta mới đưa vào.
- Thưa các ngài! – ông nói, - Ivan ilich đã chết rồi.
- Lẽ nào lại như thế?
- Đây, các ngài đọc mà xem, - ông nói với Phedo Vaxilievich và trao cho ông này số báo mới còn thơm mùi mực.
- Bản cáo phi in trong khung đen: “Praxkovia Phedoropna Golovina đau đớn báo tin để bà con thân thuộc và bạn bè biết phu quân yêu quý của tôi, Ivan Ilich Golovin, ủy viên Viện tư pháp, đã từ trần ngày 4 tháng Hai năm 1882. Lễ tang sẽ cử hành vào một giờ trưa ngày thứ sáu”.
Ivan Illich là đồng sự của các ngài ngồi ở đây và mọi người đều yêu mến ông. Ông ốm đã mấy tuần nay rồi, người ta bảo rằng bệnh của ông không chữa khỏi được. Chỗ của ông vẫn để dành đấy, nhưng có ý kiến cho rằng trong trường hợp ông chết, Alechxeep có thể được bổ nhiệm thay ông. Vinikop hoặc Staben sẽ thay chân Alechxeep. Bởi thế khi nghe tin Ivan Ilich chết, ý nghĩ đầu tiên của mỗi vị tụ tập trong căn phòng này là cái chết đó có thể có ý nghĩa như thế nào đối với việc thay đổi địa vị hoặc thăng trật của chính các thành viên tòa án hoặc nhưng người quen biết họ.
“Bây giờ nhất định mình sẽ thay chân Staben hay Vinikop – Phedo Vaxilievich nghĩ. – Người ta đã hứa với mình như thế từ lâu và việc thăng
https://thuviensach.vn
chức này sẽ khiến cho mình được hưởng thêm 800 rúp, ngoài tiền lương lĩnh ở bộ”.
“Bây giờ phải xin chuyển cậu em vợ mình từ Kaluga về mới được, - Piot Ivanovich nghĩ. – Vợ mình sẽ rất mừng. Bây giờ thì bà ấy không thể nói là mình chẳng bao giờ làm gì giúp họ hàng nhà bà ấy”.
- Tôi cũng đã nghĩ rằng ông ấy không bình phục được, - Piot Ivanovich nói to lên. – Tiếc thật.
- Này, thế ông ấy bị bệnh gì nhỉ?
- Các bác sĩ cũng không xác định được. Nghĩa là họ cũng có xác định đấy nhưng ý kiến khác nhau lắm. Khi gặp ông ta lần cuối, tôi cứ tưởng ông ta sẽ qua khỏi được.
- Còn tôi từ dạo tết đến giờ chưa đến thăm ông ấy, mặc dù lúc nào cũng định đi.
- Gia sản của ông ấy thế nào nhỉ?
- Hình như bà vợ cũng có chút ít. Nhưng không đáng kể.
- Phải, rồi ta phải đi thăm gia đình ông ấy một chút. Phải cái họ ở xa khiếp. - Xa là xa với ông thôi. Đối với ông thì ai mà chả ở xa.
- Thế không thể miễn thứ cho tôi, vì tôi ở tận bên kia sông được sao, - Piot Ivanovich nói, mỉm cười với Sebech. Và họ xoay ra nói về những khoảng cách xa xôi trong thành phố, rồi tiếp tục quay về phòng xử án.
Ngoài việc gợi lên trong mỗi người ý nghĩ về việc thuyên chuyển hoặc khả năng thay đổi chức vị trong hoạn lộ có thể xảy ra tiếp liền sau cái chết đó, bản thân cái chết của một người quen gần gũi, như thường xảy ra, đã dấy lên trong lòng mỗi người cảm giác vui mừng, khi nghĩ rằng hắn ta chết, chứ không phải mình.
https://thuviensach.vn
“Người ấy người nọ chết, chứ không phải là mình”, - mỗi người đều cảm nghĩ như vậy. Những người gần gũi quen biết, những kẻ gọi là bạn bè của Ivan Ilich, nghe tin ông mất, bất giác đã nghĩ rằng giờ đây bắt buộc họ phải thực hiện phép xã giao rất đáng ngán, phải đi dự lễ cầu hồn và đến chia buồn với bà quả phụ.
Gần gũi nhất với người quá cố là Phedo Vaxilievich và Piot Ivanovich.
Piot Ivanovich là bạn cùng học với Ivan Ilich ở Trường Tư Pháp và tự coi mình là người chịu ơn bạn.
Trong suốt bữa ăn trưa, Piot Ivanovich nói cho vợ biết tin Ivan Ilich đã chết và khả năng chuyển cậu em vợ về làm trong khu của họ, rồi không đi nằm nghỉ, ông mặc áo đuôi tôm, đi tới nhà Ivan Ilich.
Chiếc xe ngựa và hai chiếc xe tải đậu ở gần lối vào nhà Ivan Ilich. Chiếc nắp quan tài bọc gấm thêu kim tuyến, có tua và đính chiếc lon đán bóng láng dựng sát tường căn phòng phía ngoài, nơi treo quần áo. Hai bà mặc đồ đen đang cởi áo choàng. Một người quen mặt là em của Ivan Ilich, người kia là một bà lạ không quen biết. Svatxo bạn của Piot Ivanovich, đi từ trên gác xuống, từ bậc thang trên cao nhìn thấy bạn đi vào, ông ta dừng lại, nháy mắt với bạn như có ý nói: “Cái tay Ivan Ilich thu xếp ngốc nghếch thật, tôi với anh chúng ta còn cừ hơn nhiều”.
Vẻ mặt Svatxo với bộ râu quai nón kiểu Anh và cả cái thân hình gầy guộc trong chiếc áo đuôi tôm, trông lúc nào cũng có dáng trang trọng phong nhã, và cái vẻ trang trọng này bao giờ cũng trái ngược với tính cách vui nhộn của Svatxo, nhưng ở đây nó lại tỏ ra đặc biệt có ý vị. Piot Ivanovich nghĩ như vậy.
Piot Ivanovich nhường bước cho các bà đi lên trước, rồi thong thả theo họ lên cầu thang gác. Svatxo không đi xuống, mà dừng lại ở trên cầu thang. Piot Ivanovich hiểu vì sao như vậy: rõ ràng Svatxo muốn trao đổi xem hôm nay nên chơi bài uyn-tơ* ở đâu. Các bà lên cầu thang đến với người quả phụ, còn Svatxo cặp môi mím chặt một cách nghiêm chỉnh, cặp mắt suồng
https://thuviensach.vn
sã nhíu mày ra hiệu cho Piot Ivanovich đi về bên phải, vào phòng để thi hài.
Cũng như mọi khi, khi bước vào phòng, Piot Ivanovich băn khoăn không hiểu mình sẽ làm gì ở đây. Ông chỉ biết có một điều là trong trường hợp này, làm dấu sẽ chẳng bao giờ gây phiền hà gì. Còn về việc có cần phải chào không thì ông không tin chắc lắm, vì thế ông đã chọn lối nước đôi: khi bước vào phòng ông bắt đầu làm dấu và khẽ nghiêng mình tựa hồ như cúi chào. Vẫn giữ nguyên tư thế tay và đầu, ông đồng thời ngoái nhìn căn phòng. Hai chàng thanh niên hình như là những người cháu, một là học sinh trung học, làm dấu rồi đi ra khỏi phòng. Một bà già đứng bất động. Một vị phu nhân có cặp lông mày rướn lên một cách kỳ quặc đang thì thào nói gì đó với bà cụ. Viên trợ tế linh lợi, kiên quyết, vận áo lễ đang đọc to cái gì đó với vẻ không chấp nhận bất kỳ sự phản đối nào. Anh hầu bàn Gheraxim nhẹ nhàng đi qua trước mặt Piot Ivanovich, rắc cái gì đó lên trên sàn. Trông thấy thế, Piot Ivanovich lập tức cảm thấy ngay là thoang thoảng có mùi xác chết đã rửa. Trong dịp đến thăm Ivan Ilich lần cuối cùng, Piot Ivanovich đã thấy anh này trong phòng làm việc. Anh ta đóng vai hộ lý và Ivan Ilich đặc biệt yêu quý anh ta. Piot Ivanovich vẫn luôn tay làm dấu và khẽ cúi chào hướng về giữa quan tài, viên trợ tế và các ảnh thánh đặt trên bàn kê ở góc phòng. Sau đó, thấy mình hình như đã làm dấu quá lâu, ông ta dừng lại và bắt đầu ngó nhìn thi hài. Người chết năm như mọi người chết thường năm, đặc biệt nặng nề lặng ngắt, chân tay lạnh cứng, chìm lút trong nệm quan tài, đầu ngả vĩnh viễn trên chiếc gối và phơi ra vầng trán vàng như sáp ong với hai bên thái dương hói và lõm, chiếc mũi nhô ra như đè lên môi trên. Ông ta đã thay đổi rất nhiều, càng gầy thêm kể từ khi Piot Ivanovich không gặp ông ta, nhưng cũng như ở mọi người chết, vẻ mặt lúc sống. Vẻ mặt đó như muốn nói rằng những gì cần phải làm đã được làm và làm đúng. Ngoài ra vẻ mặt đó còn chưa đựng lời trách móc hoặc sự nhắc nhở những người sống. Piot Ivanovich tưởng như lời nhắc nhở đó không thích hợp hoặc chí ít không liên quan đến mình. Piot Ivanovich cảm thấy khó chịu thế nào ấy, vì vậy ông vội vã làm dấu một lần nữa và quá vội vã,
https://thuviensach.vn
ông ta tưởng như vậy, không hợp với phép lịch sự, quay người lại và đi ra của. Svatxo chờ ông ở phòng ngoài, đứng choãi chân, hai tay quạt ra sau lưng, nghịch nghịch chiếc mũ lễ của mình. Trông thấy dáng người vui nhộn, bảnh bao và diêm dúa của Svatxo, Piot Ivanovich tươi hẳn lên. Ông hiểu rằng Svatxo đứng cao hơn sự việc và không để mình bị chi phối bởi những ấn tượng nặng nề. Vẻ mặc Svatxo như muốn bảo ông rằng: việc làm lễ cầu hồn cho Ivan Ilich không thể nào là một cái cớ đủ để chúng ta phá bỏ lệ hội họp, nghĩa là không có gì có thể ngăn cản chúng ta ngả cỗ bài ra và tráo bài tanh tách vào chiều tối hôm nay, khi tên đầy tớ thắp lên bốn ngọn nến; nói chung chẳng có cơ sở gì để cho rằng vụ này có thể cản trở chúng ta tiến hành cuộc vui chơi thú vị vào tối hôm nay. Khi Piot Ivanovich đi ngang qua, Svatxo đã nói thầm với ông như vậy và mời ông tới chơi bài ở nhà Phedo Vaxilievich. Nhưng hình như cái số của Piot Ivanovich là không được chơi bài uyn-tơ buổi tối hôm nay. Praxkovia Phedoropna là một người đàn bà tầm thước béo núc ních, tuy bà đã hết sức cố gắng ngăn ngừa, thân hình bà vẫn cứ bè bè ra. Bà vận toàn đồ đen, đầu phủ chiếc khăn ren và lông mày cũng rướn cao một cách kỳ quặc như vị phu nhân đứng ở gần quan tài. Bà cùng với các phu nhân khác bước ra khỏi phòng minh, dẫn họ tới cửa phòng để thi hài và nói:
- Lễ cầu hồn sẽ tổ chức ngay bây giờ, xin mời các vị vào.
Svatxo dừng lại, nghiêng mình vẻ do dự, rõ ràng ông ta không chấp nhận và cũng không gạt bỏ lời mời đó. Nhận ra Piot Ivanovich, bà Praxkovia Phedoropna thở dài, bước sát lại gần ông, câm tay ông mà nói:
- Tôi biết bác là người bạn thực sự của Ivan Ilich…- bà nhìn ông ta, chờ đợi ông ta có những cử chỉ thích hợp với lời bà nói.
Piot Ivanovich biết rằng lúc này mình phải làm dấu, phải bắt tay, phải thở dài và nói: “Xin bà cứ tin ở tôi!” – và ông đã làm như vậy. Làm xong ông cảm thấy mình đã đạt kết quả mong muốn: ông thấy cảm động và bà chủ cũng cảm động.
https://thuviensach.vn
- Mời bác vào đây kẻo lễ sắp bắt đầu, tôi cần nói chuyện với bác, - bà quả phụ nói. – Bác đưa tay cho tôi nào.
Piot Ivanovich đưa tay cho bà vịn và họ đi vào trong phòng ngang qua mặt Svatxo đang buồn bã nhát mắt với Piot Ivanovich ra hiệu bảo ông: “Thế còn bài uyn-tơ! Đừng có trách nhé, chúng tôi sẽ tìm một chân khác. Hễ anh thoát nợ, chúng ta lại chơi tay năm nhé”.
Piot Ivanovich thở dài càng sâu hơn, buồn bã hơn và Praxkovia Phedoropna siết chặt tay ông tỏ vẻ biết ơn. Khi bước vào phòng khách tường lót bọc bằng vải màu hồng có thắp một ngọn đèn ảm đạm, họ ngồi cạnh chiếc bàn: bà ngồi ở đi-văng, còn Piot Ivanovich ngồi trên chiếc ghế đệm thấp hỏng lò-xo mà người ta đã kê nhầm làm chỗ ngồi cho ông. Praxkovia Phedoropna đã toan báo trước để ông ngồi sang một chiếc ghế tựa khác, nhưng bà thấy làm như vậy không hợp với tình cảnh của mình, nên lại thôi. Ngồi lên chiếc ghế đệm thấp ấy, Piot Ivanovich nhớ lại Ivan Ilich đã bài trí phòng khách này như thế nào, đã trao đổi với ông về những tấm vải màu hồng và xanh lá cây để lót tường như thế nào. Khi lách qua bàn để ngồi xuống đi-văng (nói chung cả phòng khách này đều ngổn ngang đồ gỗ và đồ dùng), mảnh đăng-ten đen trên chiếc áo choàng đen của bà quả phụ vường vào chỗ trạm trổ ở mặt bàn. Piot Ivanovich nhổm người lên để gở áo cho bà và chiếc ghế thấp được giải thoát bắt đầu hồi hộp hất ông lên. Bà quả phụ tự gỡ mảnh đăng-ten của mình và Piot Ivanovich lại ngồi xuống, đè lên chiếc ghế đệm thấp đang nổi loạn dưới mông mình. Nhưng bà quả phụ vẫn chưa gỡ xong được áo, Piot Ivanovich lại nhổm lên, chiếc ghế đệm thấp lại hấp tung ông lên, thậm chí nó còn kêu ken két. Khi mọi việc đã ổn thỏa, bà rút chiếc khăn tay sạch bằng nhiễu ra và bắt đầu khóc. Chuyện mảnh đăng ten bị vướng và cuộc vật lộn của ông với chiếc ghế đêm thấp khiến Piot Ivanovich đâm ra nguội lạnh và ông cau có, ngồi yên. Xokolop, một người hầu phòng của Ivan Ilich đã gỡ cho Piot Ivanovich khỏi tình thế lúng túng đó, bác ta vào để thưa với Praxkovia Phedorepna rằng người ta tính nơi chôn cất ở nghĩa trang hết hai trăm rúp. Praxph phác một cử chỉ lặng lẽ biểu lộ niềm tin chắc chắn rằng tất nhiên không thể nào khác thế được.
https://thuviensach.vn
- Xin ông cứ hút thuốc tự nhiên, - bà nói bằng một giọng độ lượng và đồng thời đau buồn, rồi bà quay ra hỏi Xokolop về giá cả nơi chôn cất. Piot Ivanovich vừa hút thuốc lá vừa nghe bà hỏi han rất kỹ lưỡng về các loại giá cả thuê đất và bà quyết định nên thuê loại nào. Ngoài ra, sau khi bàn xong nơi chôn cất, bà sai bảo cả việc thuê những người hát lễ. Xokolop đi ra.
- Tôi tự làm lấy tất cả, - bà vừa nói với Piot Ivanovich vừa đẩy quyển an bom ở trên bàn sang một bên. Thấy tàn thuốc có cơ làm cháy bàn, bà vội vã đẩy ngay chiếc gạt tàn tới gần Piot Ivanovich và nói tiếp: - Tôi coi là giả dối nếu nói rằng vì đau buồn quá tôi không thể lo liệu được việc tang ma. Ngược lại, việc đó nếu nhu không an ủi tôi… thì cũng khiến tôi khuây khỏa, vì đó là việc lo liệu cho chính nhà tôi mà. – Bà lại rút khăn tay tựa hồ như định khóc, nhưng bỗng nhiên bà lắc lắc người như thể kiềm chế mình và bắt đầu nói một cách bình thản:
- À tôi có chuyện một thưa với bác.
Piot Ivanovich nghiêng người đáp lễ, không để cho lò-xo của chiếc ghế đẹm thấp đang đụng đậy dưới mông trồi bật lên.
- Trong những ngày cuối cùng, nhà tôi đau đớn kinh khủng. - Bác ấy đau lắm à? – Piot Ivanovich hỏi.
- Chao ôi, thật khủng khiếp! Trong những ngày cuối, nhà tôi keu la hàng giờ liền. Ông ấy kêu là suốt ba ngày đêm không chuyển giọng. Chịu không nổi. Tôi không hiểu vì sao tôi đã chịu đựng nổi. Cách ba lần cửa vẫn nghe rõ tiếng kêu la. Chao ôi! Cực quá chừng!
- Chả lẽ bác ấy vẫn tỉnh à? – Piot Ivanovich hỏi.
- Vâng, - bà thì thào, - nhà tôi tỉnh cho đến phút chót. Ông ấy vĩnh biệt chúng tôi mười lăm phút trước khi mất và còn yêu cầu đưa Vladimia ra ngoài.
https://thuviensach.vn
Ý nghĩ về sự đau khổ của một con người mà ông gần gũi quen biết từ lúc người đó còn là một đứa trẻ vui tính, một chú học sinh, rồi một người đồng sự lớn tuổi bỗng nhiên làm cho Piot Ivanovich khiếp sợ, mặc dầu ông thấy khó chịu về sự giả dối của mình và của người đàn bà này. Ông lại hình dung ra vầng trán, cái mũi đè lên môi ấy và ông đâm ra hoảng sợ cho bản thân minh.
“Ba ngày đêm đau đớn kinh khủng rồi chết. Việc đó có thể ập đến cả với mình ngay bây giờ, bất cứ giây phút nào”, - Ông nghĩ và trong giây lát ông đâm ra hoảng sợ. Nhưng chính ông cũng chẳng biết tại sao, một ý nghĩ thương tình tức thời đến cứu giúp ông: việc đó xảy ra với Ivan Ilich, chứ không phải xảy ra với ông, với ông chắc sẽ không có chuyện như vậy; với lại nếu cứ nghĩ thế ông sẽ sinh ra buồn phiền, đó là điều không nên, rõ ràng là nét mặt của Svatxo có ý nhắn nhủ ông như vậy. Suy luận như thế rồi, Piot Ivanovich thấy yên tâm và ông bắt đầu hào hứng hỏi tỉ mỉ về phút lâm chung của Ivan Ilich, tựa hồ cái chết là một điều rủi ro bất ngời chỉ liên quan đến Ivan Ilich, chứ hoàn toàn không dính líu gì đến ông.
Sau khi đã kể tỉ mỉ về những đau đớn thể xác thực sự khủng khiếp mà Ivan Ilich đã phải chịu đựng, (những chi tiết tỉ mỉ này Piot Ivanovich chỉ được biết thông qua tác động của những đau đớn của Ivan Ilich tới thần kinh bà Praxph), bà quả phụ thấy rõ ràng cần phải chuyển sang chuyện công việc.
- Chao ôi, bác Piot Ivanovich ạ, đau buồn lắm, đau buồn kinh khủng, kinh khủng, - và bà lại khóc.
Piot Ivanovich thở dài và chờ bà xỉ mũi, khi bà đã xỉ mũi xong, ông nói:
- Xin bác hãy tin ở tôi… - và bà lại nói miên man, trình bày việc rõ ràng là chính yếu mà bà muốn nói với ông. Việc đó gồm một loạt câu hỏi: làm sao có thể lấy được tiền ở công quỹ nhân dịp chồng chết. Bà ta làm ra bộ hỏi ý kiến Piot Ivanovich về tiền luật, nhưng ông thấy bà đã am hiểu việc này một cách chi ly, cả đến những chi tiết mà ông không biết. Bà am hiểu tất cả những cách có thể dùng để rút tiền ở công quỹ nhân cái chết của chồng bà.
https://thuviensach.vn
Nhưng điều bà muốn biết thêm, là có thể làm thế nào để rút được nhiều hơn thế nữa không. Piot Ivanovich cố gắng nghĩ ra phương cách để làm việc đó, nhưng nghĩ một lúc, rồi vì phép xã giao ông xoay ra xỉ vả chính phủ keo kiệt và nói với bà rằng hình như không thể rút hơn được. Nghe vậy bà thở dài và rõ ràng bắt đầu nghĩ cách tống khứ ông khách. Ông ta hiểu ý, giụi tắt điếu thuốc lá, đứng dậy bắt tay bà và bước ra phòng ngoài. Trong phòng ăn có treo chiếc đồng hồ mà Ivan Ilich rất thích vì đã mua được ở hiệu đồ cũ, Piot Ivanovich gặp vị linh mục và vài người quen biết khác tới dự lễ cầu hồn, trông thấy cô tiểu thư xinh đẹp quen biết, con gái của Ivan Ilich, cô ta vận toàn đồ đen. Thân hình cô vốn rất thanh mảnh lại càng thanh mảnh hơn. Vẻ mặt cô rầu rĩ, quả quyết và hầu như tức giận. Cô nghiêng mình chào Piot Ivanovich, cứ như thể ông là người có lỗi gì đó. Một chàng thanh niên giàu có mà Piot Ivanovich có quen biết, làm dự thẩm ở tòa án, nghe nói là chồng chưa cưới của cô ta, đứng đằng sau cô, cũng với vẻ mặt bất mãn như vậy. Ông buồn bã nghiên mình chào họ và muốn đi sang phòng người chết, đúng lúc ấy cậu con trai, học sinh trung học, giống Ivan Ilich như lột, nhô mình lên khỏi cầu thang. Thằng bé khiến Piot Ivanovich nhớ lại Ivan Ilich lúc nhỏ, khi còn học ở trường tư pháp. Cặp mắt của chú bé khó sưng húp và cũng kèm nhèm giống mắt các chú bé sớm hư hỏng tuổi mười ba, mười bốn. Trông thấy Piot Ivanovich, chú bé khẽ gật đầu với chú và bước vào phòng người chết. Lễ cầu hồn bắt đầu: nào thắp nến, khóc than, hương khói, nào nước mắt, tiếng sụt sịt. Piot Ivanovich chau mày đứng yên, nhìn bàn chân trước mặt mình. Ông không nhìn thi hài lần nào và cho đến cuối buổi lễ không để mình rơi vào những ảnh hưởng làm yếu lòng người, và ông là một trong những người đầu tiên đi ra khỏi phòng. Ở phòng ngoài chả có ai. Gheraxim, người hầu bàn nhảy từ trong phòng người quá cố ra, dùng bàn tay khỏe khoắn của mình bới tất cả đống áo choàng lông để tìm chiếc áo choàng của Piot Ivanovich, rồi trao cho ông.
- Thế nào, anh Gheraxim? – Piot Ivanovich nói để mà nói. – Thương nhỉ?
- Đó là ý Chúa. Mọi người chúng ta rồi sẽ đi tới bước đó, - Gheraxim nói, nhe hàm răng nông dân đều đặn trắng muốt của mình và như một người
https://thuviensach.vn
đang lúc công việc bận rộn căng thẳng, nhanh nhẹn mở của, gọi người đánh xe, đỡ Piot Ivanovich lên xe, rồi nhảy xuống, quay lại bậc thềm tựa hồ như để nghĩ xem mình còn phải làm gì nữa.
Sau khi phải chịu đựng mùi hương, mùi xác chết và mùi phê-nôn, Piot Ivanovich đặc biệt khoan khoái hít thở khí trời trong sạch.
- Ngài đi đâu ạ? – người đánh xe hỏi.
- Chưa muộn lắm. Tôi ghé đến Phedo Vaxilievich hãy còn kịp.
Piot Ivanovich đi, và quả thực lúc ông tới họ mới chơi được một hội, vì thế ông ngồi vào làm chân thứ năm vừa tiện.
II
Câu chuyện về cuộc đời đã qua của Ivan Ilich là một câu chuyện đơn giản, bình thườn nhất và khủng khiếp nhất.
Ivan Ilich chết vào quãng bốn mươi lăm tuổi, lúc ông ta là ủy viên của Viện tư pháp. Ông là con của một quan chức đã đạt được công danh tại nhiều bộ và vụ khác nhau ở Peterburg. Bước đường công danh này đã dẫn nhiều người tới tình trạng là tuy rõ ràng họ là vô dụng, không hoàn thành được một trách nhiệm đáng kể nào, nhưng do đã làm quan lâu năm và do chức tước của họ, họ vẫn không thể bị thải hồi được và vì thế họ vẫn được giao những địa vị giả tạo và được nhận bạc nghìn thật sự -- khoảng từ sáu tới mười nghìn, với số tiền đó, họ có thể sống cho đến khi đầu bạc răng long.
Ilia Ephimovich Golovin (iegn) là một con người như thế. Ông là cố vấn cơ mật, nhân viên vô tích sự của nhiều công sở vô tích sự khác nhau.
Ông có ba con trai. Ivan Ilich là con trai thứ hai. Người con trai cả cũng đạt được công danh như ông bố, chỉ có điều anh ta làm ở bộ khác và đã xấp xỉ tới cái tuổi mà lương bổng đã không được tăng. Người con trai thứ ba thất cơ lỡ vận. Anh ta đã trải qua nhiều nơi khác nhau, ở chỗ nào cũng tự làm
https://thuviensach.vn
hại mình và hiện nay anh ta làm trong ngành đường sắt. Ông bố, những người anh và đặc biệt là các bà chị dâu không những không thích gặp gỡ anh ta, mà nếu không thật cần thiết họ cũng chẳng buồn nhắc đến anh ta nữa. Cô con gái lấy nam tước Grep, cũng là một quan chứ Peterburg như ông bố vợ anh ta. Ivan Ilich là le phenix de la famile, như người ta thường nói. Anh ta không phải là một người lạnh lùng và đứng đắn như người anh cả, nhưng cũng không phải là một kẻ bất trị như cậu em út. Anh ta ở khoảng giữa hai người đó, là một con người thông minh, linh hoạt, dễ mến và lịch sự. Anh cũng với người em út được học ở Trường tư pháp. Người em út không học hết và đến năm thứ năm thì bị loại khỏi trường. Còn Ivan Ilich đã kết thức tốt đẹp khóa học. Lúc ở trường anh ta như thế nào thì sau này suốt đời anh ta vẫn như thế. Anh ta là người có năng lực, vui tính, tốt bụng, chan hòa với mọi người, nhưng hoàn thành nghiêm chỉnh cái mà anh coi là bổn phận của mình. Mọi cái mà cấp trên coi là bổn phận thì anh cũng xem đó là bổn phận của mình. Anh không phải là mọt đứa trẻ xun xoe, cả sau này khi là một người lớn cũng vậy, nhưng ngay từ thời thanh niên, anh đã có thói quen bị cuốn hút tới những người có địa vị cao sang trong giới thượng lưu, giống như ruồi bị ánh sáng hấp dẫn, anh học đòi những cung cách của họ, chấp nhận cách nhìn cuộc sống của họ và gây dựng quan hệ bạn bè với họ. Mọi say mê của tuổi trẻ và thời thanh niên đều qua đi không để lại dấu vết gì đáng kể trong anh. Anh bị nhiễm cả thói hiếu sắc lẫn thói háo danh và sau hết, khi giao du với các tầng lớp thượng lưu, anh nhiễm cả thói tự do chủ nghĩa. Nhưng anh chỉ nhiễm những thói đó đến chừng mức mà anh cảm thấy vừa phải thôi.
Khi ở Trường tư pháp, anh đã có những hành vi mà trước đây anh cho là rất xấu và đã khiến anh ghê tởm mình. Nhưng về sau, anh thấy rằng vả những người ở tít tận cấp trên cũng có những hành vi như vậy và họ không coi những hành vi đó là xấu, vì thế chẳng những anh thừa nhận hành vi trước đây của mình là tốt, mà anh còn quên bẵng chúng đi và không hề buồn phiền khi nhớ đến chúng.
https://thuviensach.vn
Tốt nghiệp Trường tư pháp với phẩm hàm bậc 10 và nhận được tiền của bố cho để may sắm quần áo, Ivan Ilich đặt may chiếc áo dài ở hiệu của Sarner, đeo ở dây đồng hồ một chiế huy chương có khắc dòng chữ: respice finem (hãy tiên đoán kết cục), chia tay với hoàng thân và thầy họ, ăn uống vưới các bạn học ở tiệm ăn Donon, rồi mang theo chiếc va-li áo quần, áo dài, đồ cạo râu và trang sức, khăn choàng len, tất cả đều theo mốt mới do anh đặt may hoặc mua ở những cửa hàng sang trọng nhất, đi về tỉnh nhận chức phải viên đặc biệt của quan tổng trấn, một địa vị do bố anh kiếm được.
Tại tỉnh lỵ, Ivan Ilich đã thu xếp ngay cho mình một hoàn cảnh sống nhẹ nhõm dễ chịu như hồi anh ở Trường tư pháp. Anh thừa hành công vụ, tấn tới trên bước hoạn lộ và đồng thời vẫn vui chơi một cách thoải mái và lịch sự. Thỉnh thoảng cấp trên phái anh xuống các huyện, anh xử sự đàng hoàng với cả cấp trên lẫn cấp dưới, hoàn thành các công việc được giao một cách chính xác và liêm khiết khiến anh không thể không lấy thế làm kiêu hãnh. Công việc anh được giao chủ yếu dính đến những người ly giáo.
Tuy còn trẻ tuổi, và tính thích vui chơi thoải mái, vậy mà trong mọi công vụ anh tỏ ra cực kỳ dè dặt, giữ đúng nghi thức, thậm chí còn nghiêm khắc nữa. Nhưng trong quan hệ xã hội anh thường tỏ ra vui tính, hóm hỉnh, bao giờ cũng tốt bụng, lịch sự và là một bon enfant (chàng trai hiền lành), như quan thầy và phu nhân của ông ta thường nói về anh. Anh đi lại nhà quan thầy như người nha. Tại tỉnh lỵ, nhà tư pháp ăn diện bản bao cũng có gian díu với một phu nhân. Cũng có một cô chuyên may trang phục phụ nữ, có những bữa chè chén với các vị sĩ quan phụ tá ngự tiền tới công án và những chuyến xuống xóm “chị em” sau bữa ăn tối, có việc quỵ lụy quan thầy, thậm chí quỵ lụy vả bà vợ ông ta, nhưng tất cả những điều đó đều mang màu sắc thanh lịch tao nhã, đến nỗi không thể dùng những lời lẽ xấu để nói về chúng, tất cả những việc đó phù hợp với một câu nói của người Pháp: il faut que jeunesse se passe (thanh niên rồi sẽ phải đứng đắn ra – trăng đến rằm trăng tròn). Mọi việc đều diễn ra với những bàn tay sạch sẽ, với những chiếc áo sơ-mi sạch sẽ, với những câu nói bằng tiếng Pháp và chủ yếu đều
https://thuviensach.vn
diễn ra trong giới thượng lưu, do đó được những người ở cấp trên tán thành.
Ivan Ilich làm việc như thế được năm năm, rồi có sự thay đổi trong công vụ. Những cơ quan tư pháp mới xuất hiện, cần phải có những con người mới.
Và Ivan Ilich trở thành một con người mới đó.
Ivan Ilich được bổ nhiệm vào làm dự thẩm tại tòa án, anh chấp nhận điều đó, tuy phải chuyển sang tỉnh khác và phải vứt bỏ những quan hệ đã được thiết lập, để gây dựng những quan hệ mới. Bạn bè góp tiền, tổ chức bữa tiệc mừng Ivan Ilich, tặng anh một hộp đựng thuốc lá bằng bạc và anh đi tới chỗ làm mới.
Khi làm dự thẩm ở tòa án, Ivan Ilich vẫn trang nhã và lịch thiệp như vậy, anh biết phân việt những trách nhiệm công vụ với đời sông riêng tư và làm cho mọi người kính trọng mình giống như khi anh làm phái viên đặc biệt vậy. Bản thân công việc của người dự thẩm đối với Ivan Ilich con hứng thú và hấp dẫn hơn nhiều so với công việc trước . Khi làm đặc phái viên, anh vận bộ lễ phục may ở hiệu Sarmer, ung dung đi ngang qua mặt những người đến kêu cầu hồi hộp chờ được tiếp và những người có chức vụ đang phát ghen lên với anh, đi thẳng vào phòng làm việc của quan trên, ngồi xuông nước trà, hút thuốc lá với quan. Nhưng số người trực tiếp lệ thuộc vào sự độc đoán của anh ít lắm. Khi được phái đi công cán thì những người đó chỉ là những viên cảnh sát trưởng hàng huyện và những người ly giáo. Anh thích xử sự một cách lễ độ, hầu như thân ái với những người lệ thuộc mình. Anh thích tỏ cho họ biết rằng tuy có thể nghiền nát họ đấy, những anh vẫn xử sự một cách giản dị, thân ái đối với họ. Lúc đó, những người như vật ít lắm. Bây giờ, khi làm dự thẩm, Ivan Ilich cảm thấy rằng tất cả, không trừ một ai, những người quan trọng nhất, những kẻ tự đắc nhất, tất cả đều nằm trong tay anh và anh chỉ cần viết ít chữ nhất định lên một tờ giấy có tiêu ngữ in sẵn là người ta sẽ triệu con người quan trọng, tự đắc đó đến trình diện anh như một bị cáo hoặc một nhân chứng và nếu như kẻ đó
https://thuviensach.vn
không muốn bị anh bỏ tù, sẽ phải đứng trước mặt anh mà trả lời các câu hỏi của anh. Ivan Ilich không bao giờ lạm dụng quyền hành của mình, ngược lại anh cố gắng giảm nhẹ biểu hiện quyền hành. Nhưng ý thức về quyền hành đó và khả năng giảm nhẹ nó khiến anh đặc biệt hứng thú và say mê với công việc mới của mình. Trong công việc điều tra, Ivan Ilich đã tiếp thu được rất nhanh cách tách mình ra khỏi mọi tình huống không liên quan đến công vụ, cách trình bày bất kỳ một sự việc phức tạp nhất nào bằng cái hình thức trong đó sự việc chỉ được phản ánh một cách bề nào trên giấy tờ, trong đó mọi quan điểm cá nhân của anh đã hoàn toàn bị gạt bỏ và cái chính là thủ tục giấy tờ đó được làm đúng theo yêu cầu. Đây là một công việc mới mẻ. Và trên thực tế, Ivan Ilich là một trong những người đầu tiên khởi thảo phần phụ lục cho những quy chế năm 1864.
Khi chuyển sang một thành phố khác để đảm nhận chức vụ dự thẩm, Ivan Ilich đã có những mối quen biết, quan hệ mới, biết đặt mình trong tình thế mới và có một giọng điệu hơi khác. Đối với chính quyền tỉnh, anh giữ một khoảng cách phải chăng, tuyển chọn một nhóm thượng lưu từ đám quan tòa và quý tộc giàu có sống ở thành phố, giữ cái giọng bất bình nhè nhẹ đối với chính phủ, thể hiện đầu óc tự do chủ nghĩa ôn hòa và tinh thần công dân văn minh, đồng thời trong cương vị mới, Ivan Ilich tuy không hề thay đổi cách ăn mặc diêm dúa của mình, nhưng lại thôi không cạo râu nữa, mà để cho nó mặc sức mọc tự do.
Cuộc sống của Ivan Ilich ở thành phố mới cũng rất dễ chịu: đám người chống đối quan tổng trấn sống hòa thuận và êm đẹp; lương bổng nhiều hơn và thêm vào đó còn có cái thú lớn là chơi bài uyxt mà anh mớ tập. Anh có khả năng chơi bài một cách vui vẻ, nghĩ nhanh và rất tinh tế, cho nên nói chung bao giờ anh cũng được.
Sau hai năm làm việc ở thành phố mới, Ivan Ilich đã gặp gỡ người vợ tương lai của mình. Praxkovia Phedoropna Mikhen là cô gái xuất sắc, thông mình, hấp dẫn nhất trong nhóm người mà Ivan Ilich thường giao du. Ivan Ilich xếp các quan hệ nhẹ nhõm vui vẻ của mình với Praxkovia Phedoropna
https://thuviensach.vn
vào số các trò vui chơi giải trí sau các cuộc điều tra vất vả của người dự thẩm.
Khi là phái viên đặc biệt, nói chung Ivan Ilich còn khiêu vũ, lúc làm dự thẩm anh ít khi khiêu vũ. Anh chỉ khiêu vũ khi cần phải chứng tỏ rằng: tuy làm việc ở các công sở mới và đã là viên chức bậc năm, nhưng về khoản khiêu vũ tôi vẫn có thể hơn những người khac. Bổi thế, thỉnh thoảng vào cuối các đêm vui anh khiêu vũ với Praxkovia Phedoropna, và chủ yếu anh đã chinh phục được Praxkovia Phedoropna trong những lần khiêu vũ đó, cô đem lòng yêu anh. Ivan Ilich không có ý định cưới vợ rõ rệt, nhưng khi cô gái yêu anh, anh tự hỏi lòng mình: “Ừ, tại sao mình lại không lấy vợ nhỉ?”
Praxkovia Phedoropna là một cô gái khá đẹp thuộc dòng dõi quý tộc lương thiện, cô có một gia tài nho nhỏ. Ivan Ilich có thể nhắm một đám xuất sắc hơn, nhưng đây cũng là một đám khá. Ivan Ilich có lương bổng, anh hy vọng rằng cô ta cũng có một khoản tương tự. Họ hàng bên vợ bề thế, còn cô ta là một thiếu nữ dễ thương, kháu khỉnh và rất đoan trang. Bảo rằng Ivan Ilich cưới vợ vì yêu cô vợ chưa cưới của mình và thấy cô ta đồng tình với quan điểm sống của mình thì cũng không đúng, như khi nói rằng anh cưới vợ vì những người trong giới anh tán thành đám này. Ivan Ilich cưới vợ vì cả hai lẽ: anh làm cái việc dễ chịu đối với mình là kiếm được cô vợ như thế, và đồng thời anh làm cái điều mà những người ở cấp trên coi là đứng đắn.
Và thế là Ivan Ilich cưới vợ.
Bản thân việc cưới xin, tuần trăng mật của đôi vợ chồng trẻ với những sự âu yếm vuốt ve, việc sắm sanh đồ đạc mới, bát đĩa mới, quần áo mới, trước khi vợ anh có mang, đều diễn ra rất tốt đẹp, vì thế Ivan Ilich đã bắt đầu nghĩ rằng việc cưới vợ chẳng những không phá vỡ, mà còn làm cho cuộc sống thoải mái dễ chịu, vui tươi, bao giờ cũng lích thiệp và được giới xã giao đồng tình của anh càng thêm ý vị, vì những tính chất đó anh coi là đặc trưng của cuộc sống nói chung. Nhưng từ những tháng đầu tiên vợ anh có
https://thuviensach.vn
mang đã xuất hiện một điều gì đó mới mẻ, bất ngờ, khó chịu, nặng nề và không lịch thiệp, điều anh không ngờ tới và không có cách nào tránh được.
Ivan Ilich tưởng như de gaité de coeur (do tính nhõng nhẽo), vợ anh đã phá hoại cuộc sống dễ chịu và lịch sự của anh một cách vô cớ: cô ta ghen bóng ghen gió, đòi hỏi anh phải săn sóc cô ta, sinh sự đủ mọi chuyện và gây ra những cảnh khó chịu, thô bỉ.
Thoạt đầu, Ivan Ilich hy vọng thoát ra khỏi tình trạng khó chịu đó bằng chính cái thái độ lịch thiệp thoải mái đối với cuộc sống, là thái độ trước đây đã cứu giúp anh. Anh thủ bỏ qua coi như không biết tới tâm trạng của vợ, tiếp tục sông một cách thoải mái và dễ chịu như trước: mời bạn bè đến chơi nhà đánh bài, tự mình đi đến câu lạc bộ hoặc đến chơi bè bạn. Nhưng một lần, vợ anh bắt đầu mắng nhiếc anh một cách gay gắt bằng những lời lẽ thô tục, và rồi cô ta tiếp tục mắng nhiếc anh một cách dai dẳng, đến nỗi khi anh không thực hiện những yêu cầu của cô ta, rõ ràng cô ta đã quyết định một cách cứng rắn là sẽ không ngừng mằng nhiếc cho tới khi nào anh chịu khuất phục, nghĩa là cho tới khi anh phải ngồi nhà và cũng buồn thỉu buồn thiu như cô ta. Điều này làm cho Ivan Ilich khiếp sợ. Anh hiểu rằng cuộc sống lứa đôi – ít ra là với với anh – không phải bao giờ cũng làm tăng thêm vẻ lịch thiệp và những thú vị trong cuộc sống, mà ngược lại nó thường hủy hoại những cái đó và vì thế cần phải che chở cho mình khỏi những sự hủy hoại đó. Ivan Ilich bắt đầu tìm tòi các phương cách để làm việc đó. Công vụ là điều mà Praxkovia Phedoropna phải coi trọng. Ivan Ilich đã dùng công vụ và những chức trách của mình để đấu tranh với vợ, nhằm ngăn riêng cái thế giới độc lập của mình ra.
Với sự ra đời của đứa con đầu lòng cũng những cố gắng để chăm bẵm nó và những thất bại đủ loại trong việc này, với những bệnh thực và bệnh tưởng của đứa trẻ và của vợ mà anh buộc lòng phải tham gia, dù anh chẳng hiểu mô tê gì cả, Ivan Ilich mới cảm thấy cái nhu cầu ngăn cách thế giới của mình với gia đình càng trở nên khẩn thiết.
https://thuviensach.vn
Vợ anh chàng trở nên bẳn gắt và sách nhiễu hơn, Ivan Ilich càng dồn hết tâm trí vào công vụ. Anh đâm ra thêm yêu công công vụ hơn và đâm ra hám danh hơn trước.
Chẳng bao lâu, không quá 1 năm sau khi anh cưới vợ, Ivan Ilich hiểu rằng cuộc sống lứa đôi tuy có tạo ra một vài thuận tiện nào đấy, thực chất là một công việc rất phức tạp và nặng nề. Để làm tròn phận sự của mình, nghiã là duy trì một cuốc sống lịch sự được giới xã giao tán đồng, cần phải đề ra một một thái độ nhất định đối với cuộc sống lứa đôi cũng như đối với công vụ vậy.
Và Ivan Ilich đã đề ra cho mình một thái độ đới với cuộc sống lứa đôi. Anh chỉ đòi hỏi ở cuộc sống gia đình là làm sao có đủ những tiện nghi về việc ăn uống, có đủ giường chiếu, và có người trông nom nhà cửa là những thứ mà cuộc sống đó có thể đem lại cho anh, và cái chính là anh chỉ đòi hỏi những hình thức lịch sự bề ngoài mà dư luận xẫ hội đã quy định. Còn ngoài ra, anh tìm niềm vui thú và nếu tìm được, anh thấy hàm ơn, nếu gặp sự phản đối hay càu nhàu, anh thức thời đi ngay vào thế giới riêng biệt, cái thế giới công vụ của mình và tìm thấy thích thú ở đó.
Người ta đánh giá Ivan Ilich là một viên chức tốt và sau ba năm, anh đã được thăng lên phó biện lý. Những trách nhiệm quan trọng mới, khả năng đưa ra tòa hoặc bỏ tù bất kỳ ai, những diễn văn trước công chúng, sự thành đạt, tất cả những cái đó càng thêm lôi cuốn Ivan Ilich vào công vụ.
Họ có vài đứa con. Bà vợ càng trở nên càu nhàu và hay cáu gắt hơn. Nhưng do đã có sẵn thái độ đối với gia đình, nên hầu như Ivan Ilich dửng dưng không để tâm đến tính càu nhàu của vợ.
Sau bảy năm làm việc ở tỉnh lỵ, Ivan Ilich được thuyên chuyển làm biên lý ở một tỉnh khác. Họ phải thuyên chuyển, tiền thì ít, và bà vợ lại không thích nơi mới. Tiền lương tuy có hơn trước một chút, nhưng cuộc sống đắt đỏ hơn; thêm vào đó là có chuyện hai đứa con bị chết. Vì thế cuộc sống gia đình càng trở nên khó chịu hơn đối với Ivan Ilich.
https://thuviensach.vn
Đến nơi ở mới, cứ mỗi khi gặp khó khăn Praxkovia Phedoropna lại trách móc chồng. Phần nhiều những cuộc trò chuyện của hai vợ chồng, đặc biệt là về việc giáo dục con cái, thường dẫn tới những vấn đề khiến họ nhớ lại những cuộc cãi cọ, và những cuộc cãi cọ sẵn sàng bung ra bất cứ lúc nào. Những thời kỳ vợ chồng âu yếm nhau trở nên hiếm hoi và ngắn ngủi. Đó là những hòn đảo nhỏ mà họ tạm thời cập bến, nhưng sau đó họ lại buông mình vào biển hận thù ngấm ngầm thể hiện trong việc họ xa lánh nhau. Lẽ ra sự xa lánh đó đã có thể khiến Ivan Ilich phiền lòng nếu như ông coi đó là điều không nên, nhưng giờ đây chẳng những ông xem tình trạng này là bình thường, mà còn coi đó là mục đích hoạt động của mình trong gia đình. Mục đích của ông là cốt sao ngày càng được giải thoát nhiều hơn khỏi những sự khó chịu đó, làm cho chúng trở nên vô hại và giữ được vẻ lịch sự. Ông đã đạt được mục đích đó bằng cách ngày càng ít ở nhà với gia đình và khi bắt buộc ở nhà, ông cố gắng giữ vững tư thế của ông bằng cách mời bạn bè đến chơi. Cái chính là Ivan Ilich có công vụ của mình. Tất cả hứng thú của đời ông đều tập trung vào thế giới công vụ. Hứng thú đó đã choán hết tâm trí ông. Ông sung sướng khi nghĩ tới quyền hành của mình, tới khả năng muốn hãm lại bất kỳ người nào ông muốn hãm lại, tới vẻ đường bệ của mình, dù là vẻ đường bệ bề ngoài đi chăng nữa, khi ông bước vào tóa án và gặp gỡ các thuộc hạ, tới sự thành đạt của mình trước quan trên và các thuộc hạ và cái chính là khi ông nghĩ tới nghệ thuật tiến hành công việc của mình. Cùng với những niềm vui đó, những cuộc trò chuyện với bè bạn, những bữa ăn và những bài uyxtơ đã choán hết cả đời ông. Thành thử nói chung cuộc sống của Ivan Ilich tiếp tục trôi đi theo đúng như ý ông muốn: dễ chịu và lịch thiệp.
Ông sống như thế thêm bảy năm nữa. Con gái đầu lòng của ông đã mười sáu tuổi, thêm một đứa con nhỏ nữa chết, còn lại chú bé học sinh trung học, đầu mối của sự bất hòa. Ivan Ilich muốn đưa nó vào Trường tư pháp, còn Praxkovia Phedoropna để trêu tức ông, đã đưa nó vào trường trung học. Cô con gái học ở nhà và tấn tới. Cậu con trai học cũng không xoàng.
https://thuviensach.vn
III
Cuộc đời của Ivan Ilich đã trôi đi như thế suốt mười bảy năm kể từ khi lấy vợ. Ông đã là một biện lý già, từng từ chối một vài lần thuyên chuyển để chờ đợi một chỗ đáng mong ước hơn, thì bất ngờ xảy ra một tình huống khó chịu suýt nữa phá tan cuộc sống yên tĩnh của ông. Ivan Ilich chờ được bổ nhiệm chức chánh án trong một thành phố có trường đại học tổng hợp, nhưng bằng cách nào đó Gope đã chạy trước ông và nhận được chức đó. Ivan Ilich bực tức, trách móc, cãi nhau với Gope và với cấp trên trực thuộc. Người ta bắt đầu lạnh nhạt với ông trong lần bổ nhiệm sau, người ta lại bỏ qua không để ý đến ông.
Đó là năm 1880, năm nặng nề nhất trong cuộc đời Ivan Ilich. Trong năm đó, một mặt tiền lương không đủ sống, mặt khác mọi người đã quên ông và cái mà ông tưởng như là điều bất công lớn nhất, tàn nhẫn nhất đối với ông, thì những người khác lại coi là việc hoàn toàn bình thường. Thậm chí cụ thân sinh ra ông cũng không thấy mình có trách nhiệm phải giúp đỡ con. Ông cảm thấy mọi người bỏ rơi ông, coi việc ông sống với tiền lương đồng niên bà nghìn năm trăm rúp là tình trạng bình thường nhất, thậm chí sung sướng nữa. Chỉ có một mình ông biết rằng tình trạng của dông đâu có phải bình thường: ông nhận ra những bất công phải chịu đựng, sự đay nghiến dai dẳng của bà vợ, những khoản nợ nần do sống quá khả năng cho phép.
Mùa hè năm đó, để giảm nhẹ chi tiêu, ông xin nghỉ phép và cũng với vợ về sống ở làng quê của ông anh vợ.
Sống ở làng quê không làm việc, lần đầu tiên Ivan Ilich không những chán ngán, mà còn buồn không sao chịu nổi và ông quyết định không thể sống như thế, nhất thiết phải có những biện pháp kiên quyết nào đó.
Sau một đêm thức trắng đi đi lại lại ngoài hiên, Ivan Ilich quyết định đi Peterburg để chạy vạy làm sao tìm được cách trừng phạt chúng, những kẻ đã không biết đánh giá ông và xin chuyển sang làm ở một bộ khác.
Hôm sau, mặc mọi lời can ngăn của vợ và anh vợ, ông đi Peeterburg.
https://thuviensach.vn
Ông ra đi với một mục đích: xin một chỗ làm với số tiền lương là năm nghìn rúp. Ông cũng chẳng quan tâm đó là bộ nào hoạt động loại gì và thuộc khuynh hướng nào. Ông chỉ cần có một chỗ làm việc với tiền lương năm nghìn, làm trong ngạch hành chính, ở nhà băng, trong ngành đường sắt, trong các công sở của nữ hoàng Maria, thậm chí trong nghành thuế quan cũng được, nhưng nhất thiết phải được năm nghìn và nhất thiết phải ra khỏi cái bộ mà người ta đã không biết đánh giá ông cho đúng.
Chuyến đi đó của Ivan Ilich đã thành công một cách bất ngờ lạ lùng. Một người quen của ông, Ph.X.Ilin, trên toa xe lửa hạng nhất tại Kurxko đã thông báo cho ông biết biết điện sót dẻo tổng trấn tỉnh này mới nhận được nói về sự đảo lộn xảy ra mới đây ở trong bộ: người ta đã bổ nghiệm Ivan Xemionovich thay thế Piot Ivanovich.
Ngoài ý nghĩa của nó đối với nước Nga, sự biến đổi mà người ta đã dự đoán đó có một ý nghĩa đặc biệt đối với Ivan Ilich ở chỗ nó đề bạt một nhân vật mới là Piot Ivanovich và hiển nhiên là cả bạn ông là Dakhar Ivanovich là bạn đồng nghiệp của ông.
Tin đó đã được khẳng định là đúng ở Matxcova. Tới Peterburg, Ivan Ilich tìm gặp Dakhar và được bạn hứa hẹn là sẽ để ông giữ một chức vụ chắn chắn trong bộ Tư Pháp trước đây của ông.
Một tuần sau ông đánh điện cho vợ:
Dakhar thay chân Miler, anh sẽ được bổ nhiệm trong bản tường trình đầu tiên.
Nhờ có sự thay đổi nhân sự này, Ivan Ilich bất ngờ đã được bổ nhiệm vào một chức vụ khiến ông đứng cao hơn các bạn đồng sự hai bậc: năm nghìn tiền lương và ba nghìn rưỡi tiền phụ cấp di chuyển. Ivan Ilich rất sung sướng, quên hết mọi bực tức đối với tất cả bộ và những kẻ thù trước đây của mình.
https://thuviensach.vn
Ivan Ilich trở về làng quê vui vẻ, hài lòng, điều lâu nay ít thấy. Praxkovia Phedoropna cũng tỏ ra vui vẻ và giữa họ đã có sự hòa hoãn. Ivan Ilich kể chuyện cho biết ở Peterburg tất cả mọi người đã ăn mừng ông như thế nào, tất cả những người trước đây là kẻ thù của ông đã xấu hổ và quỵ lụy trước mặt ông ra làm sao, người ta thèm muốn địa vị của ông như thế nào, đặc biệt là ở Peterburg mọi người tha thiết yêu mến ông ra sao
Praxkovia Phedoropna lắng nghe chồng nói tất cả những chuyện đó và làm ra vẻ tin là thực, không nói đâm ngang, mà chỉ vạch ra kế hoạch để sắp xếp cuộc sống mới tại thành phố mà họ sẽ chuyển tới. Ivan Ilich sung sướng thấy những kế hoạch này chính là kế hoạch của ông, tưởng vợ chồng đã nhất trí với nhau và cuộc sống bế tắc của ông lại có được niềm vui thú và vẻ lịch thiệp thật sự tiêu biểu cho nó.
Ivan Ilich về nhà được một thời gian ngắn. Ông phải nhậm chức vào ngày 10 tháng 9, ngoài ra cũng phải có thời giờ để thư xếp ở nơi làm việc mới, vận chuyển các thứ ở tỉnh lẻ về, mua sắm, đặt làm nhiều thứ khác nữa. Tóm lại ông còn phải thu xếp theo đúng như sự tính toán trong đầu óc ông và hầu như cũng đúng như sự tính toán trong lòng Praxkovia Phedoropna.
Giờ đây, khi mọi việc đã được thu xếp tốt đẹp, và khi hai vợ chồng nhất trí với nhau về mục đích, hơn nữa, khi họ ít sống cùng với nhau, họ lại đâm ra hòa thuận như họ chưa từng hòa thuận từ ngày mới cưới đến giờ. Ivan Ilich định chuyển gia đình đi ngay, nhưng bà chị vợ và ông anh rể - bổng trở nên đặc biệt dễ mến và thân thiết đối với Ivan Ilich và gia đình ông – cứ khẩn khoản giữ vợ ông lại, vì thế Ivan Ilich đã ra đi một mình.
Ivan Ilich ra đi, trong lòng luôn luôn cảm thấy phấn chấn vui vẻ vì sự thành đạt mới và vị sự giải hòa với vợ. Ông tìm được căn nhà ở tuyệt vời mà vợ chồng ông hằng ao ước. Những phòng tiếp khách cao ráo rộng rãi theo kiểu cổ, phòng làm việc bề thế tiện nghi, các phòng dành cho vợ và con gái, phòng học cho cậu con trai, cứ như thể người ta cố ý xây dựng nhà dành riêng cho họ. Ivan Ilich trực tiếp bắt tay vào việc bài trí ngôi nhà, ông lựa chọn giấy lót tường, vải bọc lót, mua sắm đồ gỗ, đặc biết là đồ gỗ cổ, vì
https://thuviensach.vn
ông cho là nó mang phong cách tao nhã đặc biệt. Tất cả cứ phát triển dần lên và đạt tới mức lý tưởng mà ông dự định. Mới tiến hành được một nửa, việc bài trí đã vượt quá sự mong đợi của ông. Ông hiểu rằng khi mọi việc xong xuôi, và căn nhà sẽ không tầm thường mà nó mang vẻ tao nhã lịch sự. Ông nằm lơ mơ, hình dung căn phòng lớn sau này sẽ như thế nào. Nhìn phòng khách còn chưa bài trí xong, ông đã thấy nào lò sưởi, màn che, giá sách, những chiếc ghế tựa nhỏ để rải rác, những chiếc đĩa sứ treo trên tường và các đồ trang trí bằng đồng. Ông sung sướng nghĩ rằng mình sẽ làm cho vợ và con gái ngạc nhiên, vợ con ông cùng vốn là người sành sỏi về thẩm mỹ. Họ cũng sẽ không ngờ được như thế. Đặc biệt là ông đã tìm mua rẻ được nhiều đồ cổ, những thứ này làm cho toàn bộ sự bài trí có tính chất cao quý. Để làm cho vợ con ngạc nhiên, trong thư ông cố miêu tả ngôi nhà xoàng xĩnh hơn thực tế mọi việc đã lôi cuốn ông đến nỗi một người say mê công việc như ông lại đâm ra ít quan tâm tới công vụ mới, đây là điều ông không ngờ tới. Lúc hội hộp, ông có những giây phú đãng trí: ông mải suy nghĩ không biết mình sẽ làm thanh lao treo rèm cửa thẳng hay cong. Ông say sưa đến mức thường tự mình bắt tay vào việc thậm chí ông kê lại đồ gỗ và tự mình treo rèm cửa sổ. Một lần ông trèo lên chiếc thang nhỏ để chỉ dẫn cho người thợ bọc lót đồ gỗ hiểu ý ông muốn làm như thế nào, ông bị trượt chân và ngã, nhưng vì vốn là người khỏe mạnh và nhanh nhẹn, ông đã đứng vững được, chỉ bị va cạnh sườn vào cạnh một chiếc khung gỗ. Chỗ chấn thương gây đau, nhưng mau khỏi. Trong thời gian đó, Ivan Ilich cảm thấy đặc biệt vui vẻ và khỏe khắn. Ông viết thứ cho vợ: anh cảm thấy mình trẻ lại đến mười lăm tuổi. Ông tưởng tới tháng Chín sẽ xếp sắp xong nhà cửa, nhưng công việc kéo dài mãi đến giữ tháng Mười. Bù lại, căn nhà đã được bài trí một cách tuyệt vời, không phải chỉ mình ông, mà tất cả những ai được thấy ngôi nhà cũng đều nói với ông như thế.
Những kẻ không giàu lắm cứ thích học đòi bắt chước những người giàu có và bởi thế những kẻ học đòi này lại đâm ra giống nhau: nào vải bọc lót đồ gỗ, đồ đặc bằng gỗ mun, hoa hoét, nào thảm, nào đồ trang trí bằng đồng, nào thứ màu thẩm, nào thứ màu rực rỡ - nghĩa là đủ mọi thứ mà tất cả
https://thuviensach.vn
những người thuộc một hạng nào đó cố bày biện cho giống với những người thuộc hạng mình. Ngôi nhà của Ivan Ilich cũng được bài trí giống như thế, khiến cho người ta thậm chí không hề chú ý tới, nhưng ông cứ tưởng ngôi nhà của mình đặc biệt lắm. Ông ra ga đón vợ con, đưa họ về ngôi nhà mình đã sửa soạn sẵn, đèn nến sáng choang, anh đầy tớ thắt chiếc cà-vạt mở rộng cửa mời họ vào phòng ngoài đầy hoa, tiếp đó họ bước vào phòng khách, phòng làm việc, và vợ con hết ồ lại à vẻ khoải trá, - Ivan Ilich rất sung sướng, dẫn vợ con đi khắp các phòng, uống từng lời khen của họ, và mặt mũi rạng rỡ lên vì thỏa mãn. Ngay chiều tối hôm đó, sau khi uống trà, Praxkovia Phedoropna nhân tiện hỏi xem ông đã bị ngã như thế nào, ông cả cười và dùng nét mặt mô tả cho họ thấy ông đã bay vút xuống và làm cho anh thợ bọc lót hú vía ra sao.
- Anh đã không uổng công tập thể dục. Người khác thì cứ gọi là tan xác, còn anh chỉ đập nhẹ vào đây. Khi động vào thì thấy đau, nhưng đã khỏi rồi, còn tím ít chút thôi.
Và họ bắt đầu sống trong căn nhà mới, là nơi, theo thói thường, khi người ta đã thích nghi với cuộc sống đầy đủ, họ thấy thiếu mất một phòng, và với những bổng lộc mới, mà theo thói thường, họ thấy hơi thiếu một chút – khoảng độ năm trăm rúp – và họ tỏ ra rất sung sướng. Thời gian đầu, họ đặc biệt sung sướng, lúc mọi việc chưa sắp xếp xong và còn phải tiếp tục sắp xếp: nào đặt làm, nào mua sắm, lúc kê dọn lại chỗ này, khi sửa sang lại chỗ kia. Tuy giữa hai vợ chồng có đôi điều bất đồng, nhưng cả hai đều đắc ý, và vì còn nhiều việc phải làm nên rốt cuộc không có những cuộc cãi cọ lớn. Khi chả còn việc gì để sắp xếp nữa, họ bắt đầu thấy hơi chán và cảm thấy thiếu một cái gì đó; nhưng bây giờ họ đã có những mối giao du mới, những thói quen mới rồi, cho nên cuộc sống vẫn không hề trống trải.
Buổi sáng, Ivan Ilich làm việc ở tòa án, ông trở về nhà ăn bữa trưa và thời gian đầu ông cảm thấy tinh thần phấn chấn, tuy đã hơi bực mình về chuyện nhà ở (bất cứ một vết bẩn nào trên khăn trải bafin, trên vải bọc đồ gỗ, bất cứ một dây buộc rèm của nào bị tuột ra đều khiến ông nổi cáu! Ông đã để
https://thuviensach.vn
biết bao công sức vào việc bài trí, cho nên bất kỳ sự xộc xệch nào đều khiến ông đau lòng. Nhưng nói chung, cuộc sống của Ivan Ilich đã diễn ra đúng như ông mong ước: thoải mái, dễ chịu và lịch sự. Ông dậy lúc chín giờ, uống cà-phê, đọc báo, sau đó ông mặc lễ phục vào, rồi đi đến tòa án. Ở đó, ông rơi ngay vào ách nặng của công việc, những người đến kêu cầu, những bản điều tra công việc văn thư, các phiên tòa xét xử công khai hoặc những cuộc hội họp mà ông phải chủ trì. Trong tất cả những công việc này, cần phải biết loại trừ những gì sống sượng, dính dáng đến cuộc sống, cứ luôn luôn làm đảo lộn công việc xuôi chiều đúng đắn của công vụ: Không được chấp nhận một quan hệ với con người, ngoài quan hệ trong công vụ, và mọi lý do quan hệ, phải là lý do có tính chất công vụ, và bản thân các quan hệ cũng chỉ được mang tính chất công vụ mà thôi. Chẳng hạn, có một người đến mà mong muốn tìm hiểu một điều gì đó, Ivan Ilich làm như một người không có chức vụ và không thể có quan hệ với người đó, nhưng nếu như con người đó có quan hệ chẳng hạn như với một ủy viên, tức là cái quan hệ đó có thể được diễn đạt trên giấy tờ với những tiêu chữ in sẵn, thì Ivan Ilich dứt khoát sẽ làm mọi việc có thể làm được trong khuôn khổ của những quan hệ đó, đồng thời vẫn giữ được một cái gì giống như quan hệ bạn bè giữa con người với nhau, nghĩa là vẫn giữ được sự lễ độ. Một khi quan hệ sự vụ chấm dứt, Ivan Ilich đã biết cách phân biệt rành rọt phương diện công vụ, không xáo trộn nó với cuộc sống thật sự của mình. Do thực tiễn làm việc lâu năm và do tài năng, ông đã đưa cách thức đó của mình đạt tới mức độ cao, thậm chí với tư cách là một người lão luyện trong nghề, đôi khi ông đã cho phép mình, tựa hồ để đùa chơi, xáo trộn quan hệ công vụ và quan hệ tình người. Ông cho phép mình làm như vậy vì ông cảm thấy bao giờ mình cũng có đủ sức mạnh để khi cần thiết lại tách riêng quan hệ công vụ ra và vứt bỏ quan hệ tình người đi. Ivan Ilich tiến hành công việc một cách không những nhẹ nhõm dễ chịu và lịch thiệp mà thậm chí còn điêu luyện nữa. Vào giờ nghỉ giữa chừng, - ông hút thuốc lá, uống nước trà, trò chuyện chút ít về chính trị, về những việc chung, chút ít về các ván bài và nói nhiều hơn tới các việc bổ nhiệm. Ông trở về nhà, mệt mỏi, nhưng với cảm giác của một tay đàn điêu luyện đã làm nổi bật cây vĩ cầm hạng nhất
https://thuviensach.vn
của mình giữa cả dàn nhạc. Về nhà ông thấy vợ và con gái đi chơi đâu đó hoặc đang tiếp khách, còn cậu con trai học trung học đang chuẩn bị bài cùng với các thầy dạy kèm và chăm chỉ học những điều người ta dạy nó ở trường trung học. Mọi việc đều tốt đẹp. Sau bữa ăn trưa, nếu như không có khách, đôi khi Ivan Ilich đọc cuốn sách mà nhiều người nói tới và buổi chiều ông ngồi làm việc, nghĩa là đọc giấy tờ, tra cứu luật pháp, đối chiếu những lời khai và dùng luật xem xét chúng. Ông làm việc đó chẳng buồn chán, cũng chẳng vui thích. Nếu buồn chán, thì có thể bỏ đi chơi bài uyxto, nhưng nếu như không chơi bài được, thì dù sao làm việc thế vẫn tốt hơn là ngồi một mình hoặc ngồi với vợ. Ivan Ilich thỏa mãn vì những bữa ăn nho nhỏ trong đó ông mời các bậc nam nữ tai mắt trong giới thượng lưu. Cách tiêu phí thời giờ của ông cũng giống như cách giết thời giờ của những người này và phòng khách của ông cũng giống hệt như phòng khách của họ vậy.
Thậm chí có buổi tối họ tổ chức khiêu vũ tại nhà ông. Ivan Ilich vui vẻ, mọi việc đều tốt đẹp, trừ cuộc cãi cọ lớn giữ ông với vợ về chuyện bánh ga-tô và kẹo: Praxkovia Phedoropna đã có kế hoạch riêng của mình, nhưng Ivan Ilich cứ khẩn khoản đòi mua tất cả ở một cửa hàng bánh kẹo đắt tiền và đã đặt nhiều bánh ga-tô. Họ cãi nhau vì bánh ga-tô còn thừa và tiền trả cho cửa hàng bánh kẹo lên tới bốn mươi lăm rúp. Cuộc cãi cọ lướn và khó chịu đến nỗi Praxkovia Phedoropna bảo ông: “Đồ ngu, cái gì cũng kêu ca”. Còn ông đưa tay lên đầu và hằm hằm nói đến chuyện ly dị. Nhưng tối khiêu vũ đó vui vẻ. Giới thượng lưu tới dự và Ivan Ilich nhảy với nữ công tước Toruphonova,chị em với người đàn bà nổi tiếng vì đã lập ra hội “Hãy giải phiền cho tôi”’ niềm vui trong công vụ là niềm vui của lòng tự ái, niềm vui trong giới xã giao là niềm vui của niềm hư danh, niềm vui thật sự của Ivan Ilich là được chơi bài uyxto. Ông thú nhận rằng sau tất cả mọi chuyện, sau những biến cố dù chẳng vui vẻ gì trong đời ông, niềm vui lóe sáng như ngọn nến đối với ông là được chơi bài uyxto với những tay chơi biết điều, ít lời và nhất định là phải chơi tay tư (chơi tay năm thế nào ấy, rất khó chịu khi ông làm ra vẻ cũng thích chơi), chơi ván bài thông minh, nghiêm túc,
https://thuviensach.vn
sau đó ăn bữa tối và uông một cốc rượu vang. Sau khi chơi bài, đặc biệt là khi ông được một chút (được nhiều ông lại khó chịu) Ivan Ilich đã đi nằm, lòng khoan khoái đặc biệt.
Họ sống như thế. Giới xã giao gồm các loại tinh hoa, cả những vị tai mắt lẫn đám trẻ, lui tới nhà ông.
Về phương diện chọn người để giao du, cả hai vợ chồng và cô con gái đều hoàn toàn nhất trí, và tuy không bảo nhau, họ đều gạt bỏ tất cả loại bạn bè họ hàng và những người lem luốn nào dám trìu mến lao tới phòng khách tường treo đầy những đĩa sứ Nhật Bản của họ. Chẳng bao lâu, những bạn bè giới thượng lưu lui tới gia đình Golovin. Đám thanh niên ve vãn Elidaveta, và Petorisep con trai của Domitori Ivanovich Petorisep, người thừa kế duy nhất gia sản của ông bố, làm dự thẩm bắt đầu theo đuổi Elidaveta tới mức Ivan Ilich đã nói về chuyện với Praxkovia Phedoropna: có nên đưa chúng nó đi dạo chơi bằng xe tam mã hay là thu xếp cho chúng nó đi xem kích không. Họ đã sống như thế. Và mọi việc đã trôi qua như thế, không thay đổi, tất cả đều tốt đẹp.
IV
Mọi người đều khỏe mạnh. Đôi khi Ivan Ilich nói rằng ông thấy trong miệng có một vị gì lạ và ở mé bụng bên trái của ông có cái gì không ổn, nhưng không thể gọi đó là đau yếu được.
Nhưng rồi sự bất ổn đó lại ngày càng tăng thêm và tuy chưa chuyển thành đau, nhưng Ivan Ilich cứ cảm thấy mạng sườn của mình luôn nằng nặng và tâm thần ông kém phấn chấn. Tâm thần ông cứ ngày càng kém phấn chấn, do đó ảnh hưởng đến cuộc sống dễ chịu, thoải mái và lịch thiệp đã hình thành trong gia đình Golovin. Vợ chồng cãi nhau luôn, cuộc sống của họ mất ngay sự thoải mái dễ chịu, và khó khăn lắm mới còn giữ được vẻ thoải mái lịch thiệp. Cảnh xô xát lại diễn ra dồn dập. Chỉ còn lại ít những hòn đảo nhỏ, trên đó hai vợ chồng có thể hòa hợp không bùng nổ.
https://thuviensach.vn
Và bây giờ Praxkovia Phedoropna nói không phải không có cơ sở rằng tính nết của chồng bà rất khó chịu. Vốn quen nói ngoa, bà nói rằng tính nết ông lúc nào cũng kinh khủng như vậy, rằng bà phải tốt bụng lắm mới chịu đựng nổi tính nết đó suốt hai mươi năm nay. Bây giờ quả thật những cuộc cãi cọ bắt đầu từ ông. Bao giờ ông cũng bắt đầu bới móc trước bữa ăn trưa và thường thường ông làm việc đó vào lúc bắt đầu ăn xúp. Khi ông nhận xét rằng bát đĩa rửa chưa sạch, khi thì món ăn không ra gì, khi thì ông trách móc cậu con trai chống cùi tay lên bàn, khi thì ông chê kiểu chải đầu của cô con gái. Và ông quy tội cho Praxkovia Phedoropna về tất cả những chuyện đó. Thoại đầu bà phản đối và nặng lời với ông, nhưng đã hai lần trước khi ăn trưa, ông nổi khùng lên, đến nỗi bà hiểu rằng đây là bệnh trạng do việc tiêu hóa của ông gây ra, cho nên bà đấu dịu. Cho rằng chồng mình tính tình khủng khiếp và làm cho đời mình bất hạnh, bà đâm ra thương thân. Và càng thương hai bản thân mình bao nhiêu, bà càng căm ghét chồng mình bấy nhiêu. Bà bắt đầu mong cho ông chết, nhưng bà không dám cầu mong như thế, bởi vì lúc ấy sẽ không có tiền lương. Điều đó càng làm cho bà chống lại một cách bực tức hơn. Bà coi mình là một kẻ cực kỳ bất hạnh, chính ở chỗ ngay đến cái chết của ông cũng không thể cứu được bà, bà bực tức, giấu giếm sự bực tức đó, và sự bực tức ngấm ngầm này của bà càng làm tăng thêm sự bực tức của ông.
Sau một trận cãi nhau trong đó Ivan Ilich tỏ ra đặc biệt bất công, và khi hai người phân bua với nhau, ông nói rằng đúng là ông có tức bực, nhưng đó là bệnh hoạn, bà bèn bảo ông nếu như ông ốm thì phải điều trị và yêu cầu ông đến nhà một bác sĩ nổi tiếng để khám.
Ông đi khám bệnh. Mọi việc diễn ra đúng như ông chờ đợi, tất cả diễn ra đúng như thường lệ. Nào cảnh đợi chờ, nào vẻ bệ vệ giả tạo của bác sĩ, vẻ bệ vệ quên thuộc mà ông thường thấy ở mình tại toàn án, nào gõ gõ, nghe nghe, nào những câu hỏi yêu cầu những câu trả lời đã định sẵn và hiển nhiên là không cần thiết, nào là vẻ trang trọng như có ý bảo cho anh biết rằng anh cứ việc phó thác mình cho chúng tôi, rồi chúng tôi sẽ thu xếp mọi việc đâu vào đấy, bất kỳ đối với người nào chúng tôi đều chỉ có một cách
https://thuviensach.vn
thức duy nhất thôi. Mọi việc đã diễn ra đúng y như ở tòa án. Ở toà án ông giữ bộ mặt như thế đối với các bị cáo, thì ở đây, các bác sĩ nổi tiếng cũng giữ vẻ mặt như vậy đối với ông.
Vị bác sĩ nói rằng, cái này và cái nọ chứng tỏ rằng trong người ông có chuyện này chuyện nọ, nhưng nếu như việc nghiên cứu không khẳng định cái này và cái nọ ấy, thì phải giả định rằng ông bị bệnh nọ bệnh kia. Nếu như cho rằng ông bị thế này thì lúc đó v.v… Đối với Ivan Ilich, chỉ có mỗi một câu hỏi là quan trọng: tình trạng của ông có nguy hiểm hay không? Nhưng vị bác sĩ không đếm xỉa gì đến câu hỏi không đúng chỗ đó. Theo quan điểm của bác sĩ đó là câu hỏi phù phiếm và không đáng bàn cãi. Chỉ còn có việc cân nhắc các khả năng: thận di động, viêm chảy mãn tính, và bệnh manh tràng. Không có vấn đề về sự sống chết của Ivan Ilich chỉ có sự tranh cãi giữa thận di động và manh tràng. Và vị bác sĩ giải quyết một cách suất sắc cuộc tranh cãi đó ngay trước mặt Ivan Ilich; ông thiên về bệnh manh tràng. Và rào đón thêm rằng nếu như việc thử nước tiểu đưa ra những chứng cứ mới, thì lúc ấy vấn đề sẽ được xem xét lại. Chính bản thân Ivan Ilich cũng đã giải quyết một cách xuất sắc đúng như vậy hàng nghìn lần đối với các bị cáo. Vị bác sĩ cũng đắc ý, vui vẻ đưa ra lười nhận xét tóm tắt xuất sắc của mình. Từ nhận xét tóm tắt của bác sĩ, Ivan Ilich rút ra kết luận rằng bệnh tình của mình trầm trọng, đối với bác sĩ và có lẽ đối với mọi người thì đằng nào cũng thế thôi, còn đối với ông thì gay go. Kết luận đó làm cho Ivan Ilich bực bội một cách bệnh hoạn, khiến cho ông vô cùng thương hại mình và hết sức bực bội đối với vị bác sĩ dửng dưng trước vấn đề quan trọng nhường ấy.
Nhưng ông không nói gì cả, đứng dậy, đặt tiền lên bàn và thở dài, thốt ra:
- Bệnh nhân chúng tôi có lẽ thường hỏi ông những câu hỏi không đúng chỗ. Nói chung đây có phải là bệnh nguy hiểm hay không?..
Vị bác sĩ nghiêm khắc nheo một mắt nhìn ông qua cặp kính như có ý nói: bị cáo, nếu như anh không dừng lại trong khuôn khổ những câu hỏi được nêu lên đối với anh, tôi sẽ phải bắt buộc ra lệnh đuổi anh ra khỏi phòng xử án.
https://thuviensach.vn
- Tôi đã nói với anh tất cả những ghi coi như cần thiết và thích hợp, - bác sĩ nói, - và nghiêng mình chào.
Ivan Ilich thong thả bước ra, rầu rĩ ngồi lên xe trượt tuyết và đi về nhà. Suốt dọc đường ông không ngừng phân tích tất cả những điều bác sĩ nói, cố gắng chuyển những từ ngữ khoa học mù mờ rối rắm đó sang ngôn ngữ thông thường, và tìm ở đó lời giải đáp cho câu hỏi: bệnh mình nặng, rất nặng hay còn chưa việc gì? Và ông tưởng như tất cả những điều bác sĩ nói với ông là bệnh ông rất trầm trọng. Ivan Ilich tưởng như mọi vật trên phố đều buồn. Những người đánh xe ngưa buồn bã. Cơn đau âm ỉ ấy, cơn đau nhức nhối không ngừng một giây phút nào, gắn với những lười lẽ mù mờ của người bác sĩ tưởng chừng như có một ý nghĩa khác, nghiêm khắc hơn. Giờ đây, với một cảm giác nặng nề mới, Ivan Ilich lằng nghe cơn đau.
Về đến nhà, ông bắt đầu kể cho vợ nghe. Bà bợ lắng nghe, nhưng giữa chừng câu chuyện của ông, cô con gái đội chiếc mũ nhỏ đi vào: cô sửa soạn để đi cùng với mẹ. Cô cố gắng ghé xuống để nghe câu chuyện buồn chán này, nhưng không chịu được lâu và bà mẹ cũng chẳng nghe được hết câu chuyện.
- Thôi được, tôi rất mừng – bà vợ nói, - bây giờ mình phải chú ý uống thuốc cẩn thận đấy nhé. Mình đưa đơn thuốc tôi sẽ sai thằng Gheraxim ra hiệu thuốc mua, - và bà đi thay quần áo.
Khi bà còn ở trong phòng, ông không kịp thở lấy lại hơi, khi bà bước ra ngoài, ông thở dài nặng trĩu.
- Thôi được, - ông tự nhủ. – Có lẽ đúng là chưa việc gì…
Ông bắt đầu uống thuốc, thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ, nhưng chỉ dẫn này sẽ thay dổi sau khi xét nghiệm nước tiểu. Nhưng chính ở đây đã xảy ra một sự nhầm lẫn nào đó trong việc xét nghiệm nước tiểu và cả trong những việc làm tiếp sau cuộc xét nghiệm đó. Không thể đến vị bác sĩ được và hóa ra mọi việc diễn ra không phải như điều bác sĩ nói với ông. Hoặc là bác sĩ quên, hoặc là ông ta nói dối hay giấu giếm Ivan Ilich điều gì đó.
https://thuviensach.vn
Nhưng Ivan Ilich vẫn cứ thực hiện đúng những chỉ dẫn của bác sĩ và thời gian đầu việc thực hiện những chỉ dẫn đó làm ông yên lòng.
Từ khi đi khám về, công việc chủ yếu của Ivan Ilich là làm đúng theo lười chỉ dẫn của bác sĩ về vệ sinh, uống thuốc và theo dõi cơn đau của mình, cũng như toàn bộ các chức năng của cơ thể. Bệnh tật và sức khỏa của con người trở thành mối quan tâm chủ yếu của Ivan Ilich. Khi người ta nói chuyện với ông về những người có bệnh, về những người chết và những người đã khỏi bệnh, đặc biệt là khi người ta nói tới bệnh giống bệnh của ông, ông cố giấu xúc động, chăm chú lắng nghe, hỏi han và vận dụng vào bệnh của mình.
Cơn đau không giảm, nhưng Ivan Ilich đã cố gắng bắt buộc mình nghĩ rằng bệnh tình của ông khá hơn. Và ông đã lừa dối được mình khi không có gì làm cho ông xúc động. Nhưng hễ xảy ra chuyện gì khó chịu với vợ, thất bại trong công vụ, những ván bài tồi tệ, là ông cảm thấy ngay toàn bộ bệnh tình trầm trọng của mình. Thường thường ông hy vọng là mình sẽ chỉnh đốn được ngay tình hình tồi tệ, sẽ đấu tranh cho kỳ đến thắng lợi, ăn to (tiếng lóng trong bài lá). Bây giờ bất kỳ sự thất bại nào cũ làm cho ông kiệt sức và đẩy ông tới tuyệt vọng. Ông tự nhủ chỉ mình bắt đầu khấm khá lên và thuốc bắt đầu có hiệu lực, thế là cái trò bất hạnh đáng nguyền rủa hoặc sự khó chịu này… Và ông bực tức đối với nỗi bất hạnh hoặc đối với những người làm ông khó chịu và phiền lòng, ông cảm thấy sự bực tức đó sẽ giết hại ông, nhưng ông không thể nào kìm mình được. Tưởng như ông phải hiểu rõ rằng sự bực tức của ông đối với cảnh ngộ và mọi người sẽ làm cho bệnh ông nặng thêm, và vì vậy ông không nên để tâm tới những chuyện tình cờ khó chịu; nhưng ông đã suy luận hoàn toàn ngược lại: ông nói rằng ông cần yên tĩnh, ông theo dõi tất cả những gì phá vỡ sự yên tĩnh đó và bất kỳ sự vi phạm nào nhỏ nhặt nhất đều làm cho ông tức giận. Ông đọc các sách về y tế và đến hỏi ý kiến nhiều bác sĩ, những việc đó càng làm cho bệnh tình của ông tồi tệ hơn. Sự tồi tệ đó diễn ra đều đều khiến cho ông có thể lừa dối mình, khi so sánh ngày này với ngày khác, ông thấy sự khác nhau ít lắm. Nhưng khi ông hỏi ý kiến các bác sĩ, lúc ấy ông tưởng như bệnh tình của
https://thuviensach.vn
mình ngày càng xấu đi và thậm chí xấu đi rất nhanh. Và mặc dầu vậy, ông vẫn thường xuyên đi hỏi ý kiến các bác sĩ.
Trong tháng đó, ông đến nhà một vị danh y khác. Vị danh ý khác này cũng nói với ông những điều gần giống như vị đầu tiên, nhưng đặt ra những câu hỏi khác đi. Những lời khuyên của vị danh y này nhiều khi càng làm cho Ivan Ilich thêm hoài nghi và sợ hãi. Bạn của một người bạn Ivan Ilich là một bác sĩ rất giỏi, ông ngày xác định bệnh của Ivan Ilich hoàn toàn khác, nhưng những câu hỏi và những giả định của ông ta càng làm cho Ivan Ilich thêm nghi ngờ và bối rối. Một thầy thuốc dùng biện pháp vi lượng đồng căn lại chuẩn đoán bệnh hoàn toàn khác, và kê ra những vị thuốc mà Ivan Ilich giấu giếm mọi người, uống hàng tuần lễ. Sau tuần lễ đó, ông cảm thấy dễ chịu, mất lòng tin vào việc chạy chữa trước đây và cả với vị thầy thuốc này nữa, ông đâm ra sầu não thêm. Có lần, một vị phu nhân quen biết đã kể cho ông nghe về việc chữa bệnh bằng ảnh thánh. Ivan Ilich chợt thấy mình chăm chú lằng nghe và tin rằng đó là việc có thật. Trường hợp đó khiến ông sợ hãi. Ông tự nhủ: “Chả lẽ đầu óc mình lại suy yếu đến thế? Chuyện vớ vẩn! Toàn là chuyện bậy bạ, không nên quá lo lắng mà phải chọn lấy một vị bác sĩ và điều trị nghiệm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ đó. Mình sẽ làm như vậy. Bây giờ phải chấm dứt hết. Mình sẽ không nghĩ ngợi nữa và đến hè mình sẽ điều trị nghiêm chỉnh. Sau đó sẽ rõ. Bây giờ hãy chấm dứt những dao động này!...” Nói những điều đó thì dễ, nhưng không thể thực hiện được. Cơn đau ở cạnh sườn vẫn giày vò ông tựa hồ như nó ngày càng tăng thêm, trở nên thường xuyên, mùi vị trong miệng ông trở nên ngày càng kỳ quặc, ông tưởng từ miệng ông bốc ra một mùi gì đó kinh tởm, ông ăn mất ngon, và sức lực ngày càng giảm sút. Không thể lừa dối mình được: một điều gì đó mói mẻ, nghiệm trọng, khủng khiếp chưa từng có trong cuộc đời Ivan Ilich đã xảy tới với ông. Và chỉ có một mình ông biết rõ điều đó, mọi người xung quanh không hiểu hoặc không muốn hiểu và họ nghĩ rằng mọi sự trên đời vẫn diễn ra như trước đây. Chính điều đó khiến cho Ivan Ilich đâu đớn hơn cả. Ông thấy người nhà ông – chủ yếu là vợ và con gái, dạo này đi chơi nhiều nhất – không hiểu gì cả, họ bực tức thì thấy ông không
https://thuviensach.vn
vui vẻ và khó tính, tựa hồ như ông có lỗi trong việc đó. Tuy họ cố gắng giấu điều đó, ông vẫn thấy rằng ông là kẻ gây trở ngại cho họ. Bà vợ đã tạo ra cho mình một cách xử sự nào đó đối với bệnh tình của ông và bà vẫn cứ duy trì lối xử sự đó, mặc cho ông muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm. Cách xử sự đó như sau:
- Các vị biết không, - bà nói với những người quen, - Ivan Ilich không thể thực hiện nghiêm ngặt mọi chỉ dẫn trong điều trị như tất cả những người tử tế khác. Hôm nay ông ấy uống ít giọt thuốc và ăn ngủ đúng lúc, theo như chỉ dẫn. Ngày mai bỗng nhiên, nếu tôi không để mắt tới, ông ấy sẽ quên không uống thuốc, lại đi ăn cá chiên (là món người ta cầm ông ấy ăn) và ngồi lì chơi bài uyxto tới tận một giờ đêm.
- Bao giờ thế nhỉ? – Ivan Ilich bực tức nói. – Có mỗi một lần ở nhà Piot Ivanovich.
- Thế hôm qua với Sebech .
- Đằng nào tôi cũng không ngủ được vì cơn đau mà…
- Vì cái gì đi nữa thì cứ cái điệu này mình cũng chẳng bao giờ khỏi được đâu, mà chỉ làm khổ chúng tôi thôi.
Thái độ bề ngoài đối với bệnh tật của chồng mà Praxkovia Phedoropna thường bày tỏ với những người khác và với chính ông là như thế này: Ivan Ilich có lỗi trong việc khó chịu mới mà ông gây ra cho vợ. Ivan Ilich cảm thấy rằng thái độ này nảy sinh ở bà một cách không chủ tâm, nhưng không vì thế mà ông thấy dễ chịu hơn.
Ivan Ilich đã nhận thấy hoặc đã nghĩ là mình nhận thấy rằng ở tòa án người ta cũng có một thái độ lạnh lùng như vậy đối với ông: Khi thì ông tưởng như người ta nhìn ông như nhìn một con người chả bao lâu nữa sẽ bỏ trống chỗ làm, khi thì bỗng nhiên bạn bè ông xoay ra trêu trọc một cách thân ái tính cả lo của ông, tựa hồ như cái điều đấng sợ và khủng khiếp đã xảy ra với ông, không ngừng ngấm vào cơ thể ông và lôi cuốn ông đến nơi nào đó
https://thuviensach.vn
một cách không cưỡng được và là đối tượng để vui đùa. Đặc biệt Svatxo vốn tính vui nhộn, linh lợi và lịch thiệp đã gợi cho Ivan Ilich nhớ lại chính ông một chục năm về trước đó, chính là điều trêu gan trọc tức nhất đối với ông.
Bạn bè tới ngồi chơi bài với ông. Họ đưa cỗ bài mới ra, tráo bài, đặt bảy quân rõ liền nhau. Một người chơi bài nói: không có chủ bài thì đỡ bằng hai con rô. Còn gì nữa? Vui vẻ, phấn khởi thế chắc là ăn đây. Và bỗng nhiên Ivan Ilich cảm thấy cơn đau nhoi nhói trong mình đó, cái vị lạ ở trong miệng đó, và ông thấy trong tình hình đó mà còn có thể vui sướng vì nước bài được ăn thì thật là man rợ thế nào ấy.
Ông nhìn Mikhain Mikhailovich, một người chơi bái đạp bàn ttay lanh lẹ lên mặt bàn và tỏ vẻ lễ độ, cả nể, kim mình không vớ lấy những quân bài được ăn, mà đẩy chúng về phía Ivan Ilich để cho ông được hưởng cái thú không phải khó nhọc với tay ra xa vẫn lấy được bài. “Thế ra anh ta nghĩ rằng mình dyếu đến nỗi không thể với tay ra xa được”, - Ivan Ilich nghĩ, ông quên cả những con chủ bài và tung chủ bài ra một cách vô ích, nên ván đó ông bị thua. Và điều khủng khiếp hơn cả là ông thấy Mikhain Mikhailovivh đau khổ, còn ông vẫn cứ dửng dưng. Và thật đáng sợ khi nghĩ xem vì sao ông vẫn dửng dưng.
Mọi người đều thấy ông rất phiền muộn và họ nói với ông: “Nếu bác mệt, chúng ta ngừng chơi cũng được, bác đi nghỉ đi”. Đi nghỉ ư? Không, ông chẳng mệt tí nào, cứ chơi đến hết hội thì thôi. Mọi người rầu rĩ và lầm lì. Ivan Ilich cảm thấy rằng ông đã gieo rắc vẻ rầu rĩ đó lên họ và không thể xua tan được vẻ rầu rĩ đó. Họ ăn bữa tối, rồi ra về. Ivan Ilich ở lại một mình với ý nghĩ rằng cuộc đời ông đã bị đầu độc đối với chính ông, và nó đang đầu độc cuộc đời của những người khác, và chất độc đó không suy giảm, mà cứ ngày càng ngấm nhiều hơn vào toàng bộ con người ông.
Cùng với ý nghĩ đó còn có cơn đau thể xác và thêm vào đó là nỗi khiếp sợ, vậy mà vẫn phải vào giường nằm và không ngủ được vì đau gần suốt đêm. Thế mà sáng hôm sau lại phải trỗi dậy, mặc quần áo đi đến tòa án, nói năng,
https://thuviensach.vn
viết lách, còn nếu không đi đâu thì ngồi ở nhà với đủ hai mươi bốn giờ trong một ngày đêm, mỗi giờ là một cực hình. Ông phải sống một mình, mấp mé cái chết, không có một người nào thương ông cả.
V
Chừng hai tháng đã trôi qua như vậy. Trước dịp tết người anh vợ đến thành phố của họ và nghỉ lại ở nhà họ. Ivan Ilich làm việc ở toàn án, Praxkovia Phedoropna đi mua sắm. Trở về nhà, bước vào phòng làm việc của mình, ông bắt gặp người anh vợ, một tay hiếu động, khỏe mạnh, đang tự mình tháo dỡ va-li. Nghe thấy tiếng bước chân của Ivan Ilich, ông ta ngẩng đầu lên và im lặng nhìn ông trong gaiay lát. Cái nhìn đó làm cho Ivan Ilich hiểu rõ tất cả. Người anh vợ hé miệng định “ồ” lên một tiếng, nhưng kìm lại được. Cử chỉ đó đã xác nhận tất cả.
- Thế nào, tôi thay đổi nhiều lắm à?
- Phải… Có thay đổi.
Và sau đó đã mấy lần Ivan Ilich lái ông anh vợ câu chuyện về diện mạo của mình, ông anh vợ vẫn tảng lờ. Khi Praxkovia Phedoropna về, ông anh vợ bèn đi sang phòng bà. Ivan Ilich khóa cửa lại và bắt đầu ngắm mình trong gương, soi thẳng, rồi soi nghiêng.
Ông lấy bức ảnh chụp cùng với vợ và đối chiến chân dung mình với chân dung ông nhìn thấy trong gương. Thay đổi nhiều quá. Sau đó ông vén tay áo lên tận khuỷu, ngắm nghía, buông tay áo xuống, ngồi lên chiếc đi văng, nét mặt sa sầm.
“Không nên thế, không nên”, - ông tự nhủ, bật người dậy, bước lại gần bàn, mở hồ sơ ra, bắt đầu đọc, nhưng đọc không nổi. Ông mở cửa, bước sang phòng lớn. Cửa vào phòng khách đóng kín. Ông nhón gót bước lại gần cửa và lắng nghe.
https://thuviensach.vn
- Không, không, bác nói quá, - Praxkovia Phedoropna nói.
- Nói quá thế nào? Cô không thấy chú ấy như người chết rồi ư, cô nhìn mắt chú ấy mà xem. Chả còn sáng nữa. Thế chú ấy làm sao?
- Nào có ai biết. Nhikolaiep (đó là một vị bác sĩ khác) có nói gì đó, nhưng tôi cũng không rõ. Lesetitxki (đó là vị bác sĩ nổi tiếng) thì nói ngược lại…
Ivan Ilich bỏ đi, bước về phòng mình nằm và nghĩ: “Thận, thận di động”. Ông nhớ lại tất cả những điều các bác sĩ đã nói với ông về việc quả thận đã tách ra và đang di động như thế nào. Và bằng sự nổ lực của trí tưởng tượng, ông cố gắng chộp lấy quả thận đó, chặn nó lại, giữ cho nó yên chỗ. Ông tưởng như muốn thế chẳng khó khăn gì lằm. “Không, không, mình sẽ còn đến nhờ Piot Ivanovich kia mà”. (Đó là bạn của Ivan Ilich, ông ta có một người bạn là bác sĩ). Ông bấm chuông, ra lệnh thắng ngựa vào xe, rồi sửa soạn ra đi.
- Mình đi đâu thế, Jean? – bà vợ hỏi với vẻ buồn bã đặc biệt và tốt bụng ít thấy.
Vẻ tốt bụng ít thấy đó làm ông tức giận. Ông lầm lầm nhìn bà. - Tôi phải đi đến nhà Piot Ivanovich.
Ông đi tới nhà người bạn có bạn là bác sĩ. Và cùng người bạn đi đến nhà bác sĩ. Ông đã gặp và nói chuyện lâu với bác sĩ.
Khám tỉ mỉ về mặt cơ thể, và về mặt sinh lkys học để tìm căn nguyên theo ý bác sĩ, Ivan Ilich đã hiểu cả.
Có một vật, một vật nhỏ trong manh tràng. Có thể chữa khỏi được. Tăng cường năng lực của bộ phần này, giảm hoạt động của bộ phận khác, sẽ hấp thụ được và thế là sẽ khỏi bệnh thôi. Ông trở về nhà ăn cơm trưa hơi muộn. Vừa ăn ông vừa trò chuyện vui vẻ, nhưng mãi vẫn không thể quay về phòng mình được. Sau cùng ông bước sang phòng làm việc và ngồi xuống làm việc ngay. Ông đọc các hồ sơ, làm việc nhưng cứ bị một ý nghĩ ám
https://thuviensach.vn
ảnh: ông có một nỗi niềm tâm sự quan trọng đang để hoãn lại. Xong việc là phải nghĩ đến nó ngay. Khi đọc xong hồ sơ, ông sực nhớ ra niềm tấm sự đó chính là những ý nghĩ về manh tràng. Nhưng không chịu buồn mình theo những ý nghĩ đó, ông bước vào phòng khách để dùng trà. Khách đang trò chuyện, chơi đàn pi-a-nô và hát. Trong đám khách khứa có viên dự thẩm, vị hôn phu đáng mong ước của con gái ông. Theo nhận xét của Praxkovia Phedoropna, buổi tối hôm đó Ivan Ilich tỏ ra vui vẻ hơn những người khác, nhưng không giây phút nào ông quên rằng ông có những ý nghĩ quan trọng đang phải hoãn lại về manh tràng. Đến mười một giờ, ông cáo lui về phòng mình. Từ ngày bị bệnh, ông ngủ một mình trong căn buồng nhỏ ở phòng làm việc của mình. Về đến phòng, ông cởi quần áo và lấy một cuốn tiểu thuyết của Dola, nhưng không đọc mà suy nghĩ. Và ông tưởng tượng ra cảnh manh tràng của mình đã được chữa khỏi đúng như mong ước. Ruột hấp thụ được, thải được và hoạt động bình thường cảu nó được khôi phục, ông tự nhủ: “Phải, tất cả là như thế đấy. Chỉ cần một điều là phải giúp đỡ sự hồi phục tự nhiên”. Sực nhớ tới thuốc, ông nhổm dậy lấy thuốc uống, rồi nằm ngửa lằng nghe tác dụng tốt đẹp của thuốc, xem nó tiêu diệt con đau như thế nào. “Chỉ cần uống thuốc đều đặn và tránh những ảnh hưởng có hại. Bây giờ mình đã cảm thấy khá hơn chút ít, khá hơn nhiều”. Ông tắt nến và xoay người nằm nghiêng… Manh tràng đã được chữa lành, đang thẩm thấu. Bất chợt ông cảm thấy con đau cũ quen thuộc, âm ỉ, nhức nhối, dai dẳng, lặng lẽ, trầm trọng. Miệng ông vẫn có cái vị quen thuộc quái ác đó. Tim ông thót lại, đầu óc rối bời. “Trời ơi, trời ơi, - ông thốt lên. – Lại đau, lại đau, chẳng bao giờ dứt được”. Và bỗng nhiên ông hình dung bệnh tình từ một phía hoàn toàn khác. Ông tự nhủ: “Manh tràng! Thận. Vấn đều không phải ở manh tràng, không phải ở thận, mà là ở chuyện sống và … chết. Phải, ta đã sống và kìa, cuộc sống bỏ đi, nó bỏ đi và ta không thể nào giữ nó lại được. Phải rồi. Lừa dối mình để làm gì? Chả lẽ tất cả mọi người, trừ mình, lại không thấy rõ rằng mình đang hấp hối và chết chỉ còn tính bằng tuần lễ, bằng ngày, có lẽ ngay bây giờ hay sao? Trước là cõi, dương bây giờ là cõi âm. Mình đã từng ở đây, còn bây giờ thì sang thế giới bên
https://thuviensach.vn
kia! Bây giờ mình đi đâu?” Ông lạnh toát cả người, tắc thở, ông chỉ nghe thấy tiếng tim đập thình thịch.
“Mình sẽ không còn nữa, thế rồi sẽ ra sao nhỉ? Sẽ chẳng có gì hết. Thế là mình sẽ ở đâu, khi mình không còn nữa? Lẽ nào đó lại là cái chết? Không, ta không muốn chết”. Ông chồm dậy, muốn thắp nến lên, bàn tay run rẩy của ông sờ soạng, - ông đánh rơi cây nên cắm trong giá nến xuống sàn, rồi lại nằm vật lên gối. “Để làm gì nhỉ? Đằng nào cũng thế thôi, - ông tự nhủ, cặp mắt mở to nhìn vào bóng tối. – Cái chết. Phải, cái chết. Và họ chẳng ai hay biết, họ không muốn biết, cũng không thương xót mình. Họ đang đàn hát. (Ông nghe thấy tiếng cười nói âm vang và tiếng nhạc dạo ở xa vọng qua cánh cửa). Đối với họ đằng nào cũng thế thôi, và họ sẽ chết. Ngốc thật! Mình chết trước, còn họ thì chết sau. Rồi họ cũng sẽ chết. Vậy mà họ hớn hở vui chơi. Lũ súc sinh!” Sự hằn học làm ông nghẹt thở. Ông bắt đầu cảm thấy đau đớn nặng nề không chịu nổi. Không có lẽ nào mọi người luôn luôn phải chịu nỗi sợ hãi khủng khiếp đó. Ông nhổm dậy.
“Có cái gì không ổn đây. Phải bình tĩnh, phải nghiềm ngẫm lại tất cả từ đầu”. Thế rồi ông bắt đầu nghiền ngẫm. “Phải, từ lúc bệnh mới chớm. Sườn mình bị va mạnh, và mình vẫn chẳng sao, hôm đó cũng như ngày hôm sau; thấy hơi nhức, sau đau nhiều, rồi phải đi bác sĩ, rồi rầu rĩ, sầu não, lại phải đi đến bác sĩ; còn mình thì cứ ngày càng đi gần sát tới vực thẳm. Sức lực giảm sút. Gần sát, gần sát vực thẳm, thế rồi mình khô héo đi, mắt không còn sáng nữa. Và cái chết tới, thế mà mình lại đi nghĩ về khúc ruột. Mình nghĩ làm thế nào để chữa chạy khúc ruột, nhưng đó lại là cái chết. Chả lẽ lại là cái chết?” Ông lại khiếp sợ, nghẹt thở, cúi người xuống, tìm diêm, khuỷu tay tì lên chiếc tủ nhỏ để cạnh giường. Chiếc bàn đó khiến ông vướng víu, làm ông đau, ông tức mình với nó, bực bội tì mạnh lên nó và làm cho chiếc bàn nhỏ đổ kềnh. Tuyệt vọng, ông thở hổn hển, nằm vật ngửa ra giường, chờ đợi cái chết tức thời.
Lúc đó khách khứa ra về. Praxkovia Phedoropna tiễn họ. Nghe tiếng bàn đổ, bà bước vào phòng.
https://thuviensach.vn
- Gì thế mình?
- Có gì đâu. Tôi vô ý đánh đổ.,
Bà bước ra khỏi phòng, lấy nến đem tới. Ông nằm đó, thở gấp và ì ạch như một người đã chạy qua hàng vec-xta, mắt nhìn bà trừng trừng.
- Mình sao thế, Jean?
- Chả…sao…cả. Tôi…đánh…đổ.” Nói làm gì. Bà ấy sẽ không hiểu đâu”, - ông nghĩ.
Đúng là bà không hiểu. Bà nâng cây nến lên, thắp nến cho ông, rồi vội vã đi ra, bà còn phải tiễn khách ra về.
Khi bà quay trở lại, ông vẫn nằm ngửa như thế, mắt nhìn lên trần: - Mình thấy thế nào, hay là đau hơn?
- Ừ
Bà lắc đầu, ngồi xuống.
- Jean này, mình biết không, tôi nghĩ liệu có nên mời Lesetitxki đến không.
- Nghĩa là bà định mời vị bác sĩ nổi tiếng và không tiếc tiền. Ông mỉm cười cay độc và nói: “Không”. Bà ngồi một lát, bước lại gần và hôn lên trán ông.
Khi bà hôn ông, ông vô cùng căm ghét bà và ông đã cố gắng để không đẩy bà ra.
- Cầu Chúa cho mình ngủ được. Thôi, tôi đi nhé.
- Ừ.
VI
Ivan Ilich thấy mình chết dần và thường xuyên tuyệt vọng.
https://thuviensach.vn
Trong thâm tâm Ivan Ilich biết rằng ông sắp chết, nhưng không những ông không quen, mà còn không hiểu, không tài nào hiểu được điều đó.
Ông đã học được một thí dụ về tam đoạn luận trong sách lô-gich học của Kideveter: Kai là một con người. Mọi người đều phải chết. Bởi thế Kai cũng sẽ chết. Suốt đời mình, ông tưởng như cái thí dụ này chỉ đúng với Kai thôi, chứ không hề đúng với ông. Kai là một con người, một con người nói chùng và điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng ông không phải là Kai và không phải là một con người nói chung, mà bao giờ ông cũng là một con người đặc biệt, hoàn toàn đặc biệt, khác tất cả mọi người. Ông là Ivan đối với bố mẹ ông, anh em ông, với các bác đánh xe, với vú nuôi và sau đó là với Kachia, cùng với mọi nỗi vui buồn phấn khởi của thời thơ ấu, thời thanh niên. Có lẽn nào Kai lại chịu được mùi quả bóng ghép bằng da mà Ivan rất ưa thích! Lẽ nào Kai lại hôn tay mẹ mình như thế và lẽ nào nếp áo lụa của mẹ cũng sột soạt như thế đối với Kai? Lẽ nào anh ta lại nổi khùng lên vì món bánh ngọt ở Trường tư pháp?
Lẽ nào Kai lại yêu đương như thế? Lẽ nào Kai lại có thể chủ trì các phiên tòa như thế?
Đúng là Kai phải chết và anh ta hấp hối là đúng, nhưng đối với mình, Ivan Ilich với tất cả tư tưởng, tình cảm của mình, đối với mình đó là chuyện khác. Và không lẽ nào mình lại phải chết. Điều đó khủng khiếp quá.
Ông cảm thấy như vậy.
“Nếu như mình phải chết, như Kai, thì chắc mình phải biết được chứ, chắc tiếng nói bên trong phải bảo mình chứ, nhưng trong mình không hề cố những chuyện đó; cả mình và tất cả bạn bè của mình đều hiểu rằng chuyện đó hoàn toàn không giống như đối với Kai. Còn bây giờ cơ sự như thế đấy! – ông tự nhủ. – Không có lẽ nào. Không có lẽ nào; nhưng nó lại thế đây. Thế là thế nào? Làm sao mà hiểu được chuyện đó?”.
Ông không hiểu được và cố gắng xua đuổi ý nghĩ đó, xem nó là một ý nghĩ sai lầm, không đúng, bệnh hoạn và dùng những ý nghĩ khác, đúng đắn, lành
https://thuviensach.vn
mạnh để gạt bỏ nó. Nhưng ý nghĩ đó, không phải chỉ là ý nghĩ, mà tựa hồ như một thực tại, lại tới và đứng sừng sững trước mặt ông.
Ông lần lượt kêu gọi các ý nghĩ khác tới thay thế ý nghĩ đó, hy vọng tìm ở chúng một chỗ dựa. Ông mưu toan trở lại với những cách suy nghĩ trước đây, chúng che lấp, ngăn ông, trước hết, khỏi nghĩ tới cái chết. Nhưng điều kỳ lạ là mọi cái trước đây che lấp, thủ tiêu ý nghĩ về cái chết, giờ đây đã không thể có tác dụng đó nữa. Thời gian gần đây, Ivan Ilich dùng phần lớn thì giờ vào các mưu toan phục hồi những cách cảm nghĩ che lấp cái chết trước đây. Khi thì ông tự nhủ: “Hãy bắt tay vào công vụ, bởi mình đã sống chính bằng công vụ”. Và ông đi đến tòa án, xua đuổi khỏi mình bất ký mối hoài nghi nào. Ông trò chuyện với đồng nghiệp và ngồi lơ đãng, theo thói quen cũ, đưa cặp mắt trầm ngâm nhìn công chúng, hai cẳng tay gầy guộc tựa lên thành ghế bành bằng gỗ sồi như lệ thường, nghiêng mình về phía một bạn đồng nghiệp, khởi sự công việc, thì thào với nhau và sau đó ông bỗng ngước mắt lên, ngồi ngay ngắn lại, thốt ra một sơ lời lẽ quen thuộc và bắt đầu công việc xét xử. Nhưng bỗng nhiên đến giữa chừng, cơn đau ở cạnh sườn chẳng hề chú ý đến diễn biển của việc xử án, bắt đầu công việc gây đau đớn của nó. Ivan Ilich lắng nghe, xua đuổi ý nghĩ về cơn đau, nhưng cơn đau lại tiếp tục công việc của mình, nó đã tới, dừng lại ngay trước mặt ông và nhìn ông. Ông sững người ra , ngọn lửa trong mắt ông vụt tắt và ông bắt đầu tự hỏi: “Lẽ nào chỉ có nó là sự thực?”. Và các bạn đồng sự cùng nhìn người dưới quyền ông ngạc nhiên và cay đắng thấy rằng một quan tòa xuất sắc, tinh tế như ông đã lầm lẫn và phạm sai lầm. Ông lắc lắc mình, cố gắng tỉnh lại và điều khiển được chẳng hay chớ cho xong phiên tòa rồi quay về nhà với ý nghĩ buồn bã rằng ông không thể lấy công việc ở tòa án để thoát khỏi nó được. Và điều tệ hại hơn cả là nó kéo ông về phía mình không phải để ông làm một việc gì đó, mà chỉ cốt để ông nhìn vào nó, nhìn thẳng vào mắt nó, nhìn nó mà đau đớn không nói ra được, và cũng chẳng làm gì được cả.
Và để thoát khỏi tình trạng đó, Ivan Ilich đã dùng những cách an ủi khác, những tấm vải che mắt khác, và trong một thời gian ngắn những tấm vải
https://thuviensach.vn
che mắt này tựa hồ như đã cứu ông, nhưng rồi lập tức những tấm vải đó không hẳn chỉ là rách nát, mà còn để ánh sáng lọt qua, y như thể cơn đau đã xuyên qua tất cả và không có gì có thể che lấp được nó.
Gần đây khi bước vào phòng khách ông thường nhìn thấy một vết xước trên chiếc bàn đánh vec-ni nhẵn bóng. Đó chính là gian phòng khách do ông bài trí, nơi ông đã ngã. Ông nghĩ một cách hài hước, độc địa rằng ông đã hy sinh đời mình để bài trí căn phòng này, vì ông biết rằng bệnh ông khởi phát từ chỗ bị dập thương mà ra. Ông tìm nguyên do vì sao mặt bàn bị xước và thấy cái diềm trang trí bằng đồng bị quăn lại trên quyên an-bom đã gây ra vết xước đó. Ông cầm lấy quyển an-bom yêu quý do ông sưu tập một cách say mê và buồn bực về sự cẩu thả của cô con gái và bạn bè của nó, chỗ thì rách toạc, chỗ thì ảnh bị xáo trộm. Ông cố gắng sắp xếp có trật tự, uốn lại chiếc diềm trang trí bị cong.
Sau đó ông nảy ra ý nghĩ chuyển tất cả số establissement (đồ đạc) này cùng với những quyển an bom vào mọt góc phòng khác, đến gần các chậu hoa. Ông gọi đầy tớ và mong muốn hoặc vợ hoặc con gái ra giúp mình một tay. Họ không đồng ý sắp xếp như vậy, nói trái ý ông, ông cãi lại, tức giận, nhưng mọi việc đều tốt đẹp vì ông không nhớ đến nó, không trông thấy nó nữa.
Nhưng khi thấy ông tự mình xê dịch bàn ghế, vợ ông nói: “Mình cứ để đấy, khắc có người làm, mình lại làm khổ mình thôi”. Và bỗng nhiên, nó thoáng hiện qua tấm màn che mắt, ông đã nhìn thấy nó. Nó đã thoáng hiện, ông vẫn còn hy vọng là nó sẽ biến đi, nhưng bất giác ông chú ý lắng nghe chỗ cạnh sườn mình, ông không thể quên được nó nữa rồi, và rõ ràng là nó nhìn ông từ sau những chậu hoa. Để làm gì nhỉ, tất cả những chuyện đó?
“Quả thật, ta đã hy sinh đời mình ở đây, chỗ tấm rèm treo cửa sổ này như trong một cuộc tấn công vậy. Có lẽ nào như thế? Thật khủng khiếp và ngủ xuẩn biết bao! Không thể nào như vậy được. Không thể như vậy được, nhưng nó lại như vậy đấy”
https://thuviensach.vn
Ông vào phòng làm việc, nằm xuống và lại ở lại một mình với nó. Đối diện với nó mà không làm gì được nó. Chỉ có nhìn nó và lạnh toát cả người.
VII
Không thể nói được việc đó đã xảy ra như thế nào vào tháng thứ ba, sau khi Ivan Ilich bị bệnh, vì nó diễn ra âm thầm từng bước một: cả bà vợ, cả con gái và con trai ông, cả gia nhân và những người quen thuộc, lẫn cái bác sỹ, và chủ yếu là chính bản thân ông, đều biết rằng mọi người chỉ quan tâm tới chỗ rốt cuộc liệu ông có nhanh chóng nhường chỗ, giải thoát người sống khỏi sự vướng víu do việc có mặt của ông gây, ra và tự giải thoát khỏi những đau khổ của mình hay không.
Ông ngủ ngày càng ít, người ta cho ông uống thuốc phiện và bắt đầu tiêm mooc-phin cho ông. Nhưng những cái đó không làm cho ông dễ chịu.
Nỗi buồn ngấm ngầm mà ông cảm thấy trong trạng thái nửa thức, nửa ngủ thoạt đầu chỉ làm cho ông dễ chịu như một cái gì mới mẻ, nhưng sau đó nó cũng trở thành nỗi đau dằn vạt, giống như vậy hoặc còn nhức nhối hơn cơn đau lộ liễu.
Người ta chuẩn bị cho ông những món ăn đặc biệt theo chỉ dẫn của bác sỹ, nhưng đối với ông tất cả những món ăn này đều rất nhạt nhẽo và kinh tởm quá thể.
Người ta cũng đã làm nhưng đồ dùng đặc biệt để ông đại tiện và lần nào ông cũng thấy khô tâm. Khổ tâm vì sự bẩn thỉu, mùi hôi thối và sự bất nhã, và vì nghĩ rằng có một người khác phải tham gia vào chuyện này.
Nhưng trong cái việc khó chịu nhất này lại xuất hiện niềm an ủi đối với Ivan Ilich. Bao giờ anh hầu bàn Gheraxim cũng tới đổ bô cho ông.
https://thuviensach.vn
Gheraxim là một chàng trai trẻ tuổi, sạch sẽ, tưới tắn, nhờ cơm gạo thành phố mà béo đẫy người ta. Bao giờ anh anh cũng vui tươi, trong sáng. Thoạt đầu Ivan Ilich bối rối, khi trông thấy bộ dạng của một con người ăn mặc theo kiểu Nga, luôn luôn sạch sẽ mà phải làm cái việc kinh tởm đó. Một lần ông rời bỏ đứng dậy, không đủ sức kéo quần dài lên, ông buồn người ngồi phịch xuống chiếc ghế bành mềm và khiếp sợ nhìn đôi cẳng chân để trần bất lực, hằn rõ các bắp thịt của mình.
Gheraxim vào phòng, bước chân khỏe khoắn nhẹ nhàng, anh đi đôi giày to tướng, đem theo vào phòng không khí tươi mát của mùa đông và mùi nhựa dễ chịu ở giày của mình anh. Anh mặc chiếc áo sơ mi bằng vải hoa sạch sẽ, ngoài khoác chiếc tạp dề tinh tương bằng vải gai, ông tay áo sắn lên để lộ những cánh tay trần khỏe mạnh, trẻ trung. Anh không nhìn Ivan Ilich, rõ ràng là muốn kìm bớt niềm vui sống rạng rỡ trên vẻ mặt của anh để làm cho người ốm khỏi chạnh lòng, và bước lại gàn chiếc bô.
- Gheraxim, - Ivan Ilich nói một cách yếu ớt.
Gheraxim giật mình, rõ ràng anh sợ mình sơ suất điều gì đó và nhanh nhẹn quay khuôn mặt trẻ trung tươi tắn, chất phác, đôn hậu, chỉ mới lún phún râu, về phía người ốm.
- Ngài cần gì ạ?
- Tôi chắc việc này làm anh khó chịu. Anh tha lỗi cho tôi, tôi không thể tự làm lấy được.
- Đâu ạ, - mắt Gheraxim ngời sáng và anh nhe đôi hàm răng trẻ trung trắng muốt của mình. – Tại sao lại không chịu khó được ạ? Ông đang ốm mà.
Anh đưa đôi cánh tay nhanh nhẹn rắn chắc ra làm cái công việc quen thuộc của mình, rồi bước ra ngoài, dáng đi nhẹ nhõm. Năm phút sau anh quay trở lại, bước chân đi vẫn nhẹ nhõm như vậy.
Ivan Ilich vẫn ngồi trên ghế bành.
https://thuviensach.vn
- Anh Gheraxim này, - ông nói khi anh đặt chiếc bô đã cọ sạch vào chỗ cũ, - anh là ơn lại đây giúp tôi, - Gheraxim bước lại gần. – Anh nâng tôi lên. Tự mình tôi thì khó nhọc lắm, còn Dmitori tôi vừa sai đi có việc rồi.
Gheraxim bước sát lại cũng nhẹ nhàng như lúc bước đi, đôi cánh tay lực lưỡng của anh khéo léo ôm ông chủ, khẽ nâng ông lên, đỡ lấy ông, một tay anh kéo quần dài của ông lên và anh định đặt ông ngồi xuống. Nhưng Ivan Ilich yêu cầu anh đưa mình ra đi văng. Gheraxim không cần phải cố gắng và tựa hồ như không siết vào người ông, dìu ông đi, gần như bồng ông tới đặt ở trên đi văng.
- Cám ơn anh. Anh khéo quá…làm việc gì cũng giỏi.
Gheraxim lại mỉm cười và toan đi. Nhưng Ivan Ilich thấy thích ngồi với anh, nên không muốn để anh đi.
- Thế này nhé: anh đẩy giúp tôi chiếc ghế dựa kia lại đây. Không, chiếc kia cơ, đạt dưới chân tôi. Để chân lên cao tôi cảm thấy dễ chịu hơn.
Gheraxim làm thoeo lời ông. Anh lại nâng chân ông lên và đặt chân lên gối. Ivan Ilich lại cảm thấy dễ chịu hơn khi Gheraxim đỡ chân ông lên. Khi anh hạ chân ông xuống, ông tưởng như khó chịu hơn. Ông nói với anh:
- Anh Gheraxim này, bây giờ anh có bận gì không?
- Không bận gì cả, - Gheraxim nói, anh đã học được cung cách của người thành phố ăn nói với các chủ nhân.
- Anh còn phải làm gì nữa không?
- Làm gì nữa ạ? Tôi làm xong việc cả rồi, chỉ còn bổ củi để mai đun nữa thôi.
- Thế thì anh đỡ chân tôi cao lên được không?
- Được chứ, sao lại không ạ, - Gheraxim nhấc cao chân Ivan Ilich lên và ông tưởng như trong tư thế đó ông hoàn toàn không cảm thấy đau.
https://thuviensach.vn
- Thế còn củi thì sao?
- Xin ngài đừng lo. Tôi làm kịp chán.
Ivan Ilich sai Gheraxim ngồi và đỡ chân cho ông, rồi trò chuyện với anh. Và điều kỳ lạ là ông cảm thấy dễ chịu hơn, khi Gheraxim đỡ chân ông.
Từ đó, thỉnh thoảng Ivan Ilich lại gọi Gheraxim tới và bắt anh đưa vai ra đỡ chân cho mình, và ông thích nói chuyện với anh. Gheraxim làm việc đó một cách nhẹ nhõm, tự nguyện, giản dị và đôn hậu, khiến Ivan Ilich hết sức cảm động. Sức khỏe, sức lực, sức sống trong mọi người khác làm cho Ivan Ilich mếch lòng, chỉ có sức lực và sự sống của Gheraxim là không làm ông phiền lòng, mà còn xoa dịu ông.
Ivan Ilich bị giày vò chủ yếu bới sự dối trá, - chẳng hiểu sao sự dối trá đó được tất cả mọi người thừa nhận, họ cho rằng ông chỉ ốm đau thôi, chứ không phải sắp chết, ông chỉ cần yên tâm chạy chữa, thế rồi sự thể sẽ rất tốt đẹp. Bản thân ông biết rằng dù họ làm gì đi nữa cũng không ăn thua gì, ngoài việc gây thêm cho ông những đau đớn quằn quại và cái chết. Ông bị giày vò bởi sự dối trá đó, bị giày vò bởi chỗ họ không muốn thừa nhận điều mọi người đều biết và ông cũng biết, mà cứ muốn lừa dối ông về tình trạng khủng khiếp của ông và họ muốn buộc chính ông phải tham gia vào cái trò dối trá này. Ivan Ilich bị giày vò một cách khủng khiếp bở cái trò dối trá mà người ta đã dựng lên trước mặt ông khi ông sắp chết, cái trò dối trá đó hạ thấp cái chết trang trọng khủng khiếp này của ông xuống hàng những cuộc viếng thăm, những rèm treo cửa sổ, món cá chiên trong bữa ăn của họ… Điều kỳ lạ là đã nhiều lần, khi họ giở trò ra với ông, suýt nữa ông đã quát vào mặt họ: các người đừng lừa dối nữa. Các người biết rõ và tôi cũng biết rõ rằng tôi đang hấp hối, vậy thì ít ra cũng đừng lừa dối nữa. nhưng không bao giờ tôi có đủ tinh thần để làm việc đó. Ông thấy tất cả những người xung quanh ông đã hạ thấp quá trình hấp hối đáng sợ, khủng khiếp của ông xuống mức độ một sự tình cờ khó chịu, phần nào bất lịch sự (giống như người ta sử xự với một kẻ đem hơi thối vào phòng khách vậy) bằng chính cái phép lịch sự mà ông suốt đời phụng sự. Ông thấy chẳng có ai thương
https://thuviensach.vn
ông và thậm chí không ai muốn hiểu tình trạng của ông. Chỉ có mình Gheraxim hiểu tình trạng đó và thương ông. Bởi lẽ đó, Ivan Ilich chỉ cảm thấy khoan khoái khi có Gheraxim. Ông cảm thấy khoan khoái khi có Gheraxim thỉnh thoảng thức thâu đêm, đỡ chân cho ông, không chịu đi ngủ và nói: “Ngài đừng phiền lòng, Ivan Ilich ạ, tôi sẽ ngủ sau”, hoặc khi anh ta bỗng nhiên xưng hô thân mật với ông: “Giá như ông không ốm thì con làm sao mà được hầu hạ ông?” Chỉ có một mình Gheraxim không lừa dối, căn cứ vào tất cả cung cách của anh, có thể thấy chỉ có một mình anh hiểu rõ sự tình và thấy không cần giấu giếm điều đó, anh chỉ thương hại một cách chất phác ông chủ yếu ớt hốc hác của mình. Thậm chí có lần anh nói thẳng, khi Ivan Ilich cho anh đi:
- Tất cả chúng ta rồi sẽ chết. tại sao không chịu khó làm lụng? – Nói như vậy anh muốn giải bày quan niệm của anh là anh không thấy việc làm này nặng nề chính vì anh làm việc đó cho người đang hấp hối, và anh hy vọng rằng rồi cũng sẽ có người chịu khó giúp anh khi anh lâm vào cảnh đó.
Ngoài sự dối trá này hoặc là do kết quả của nó, điều khiến Ivan Ilich bị giày vò hơn cả là chẳng có ai thương xót ông như ý ông mong muốn. Sau những đau đớn kéo dài, nhiều lúc điều Ivan Ilich mong ước nhiều hơn cả là muốn được có người thương xót mình như thương một đứa trẻ đau ốm, dẫu rằng thú nhận như vậy ông cảm thấy xấu hổ. Ông muốn người ta vuốt ve ông, hôn hít, khóc lóc vì ông, như người ta vẫn vuốt ve an ủi trẻ con vậy. Ông biết rằng ông là một nhân vật quan trọng, đầu ông đã bạc nên không thể làm như thế được, nhưng dầu sao ông vẫn mong muốn điều đó. Trong quan hệ của ông với Gheraxim có một cái gì đó gần gũi như thế, bởi vậy, ông thấy được an ủi khi tiếp xúc với anh. Ivan Ilich muốn khóc, muốn người ta vuốt ve ông và khóc vì ông. Ấy thế nhưng khi viên ủy viên tư pháp Sebech tới, thì đáng lẽ khóc lóc và làm nũng, Ivan Ilich lại nghiêm nét mặt ra vẻ trầm ngâm và theo thói quen, ông phát biểu ý kiến của mình về ý nghĩa của quyết định kháng án và khằng khăng giữ nguyên ý kiến đó. Sự dối trá ở quanh ông và ở ngay trong chính bản thân ông đã đầu độc những ngày cuối đời của Ivan Ilich nhiều hơn cả.
https://thuviensach.vn
VIII
Rạng sáng. Trời vừa rạng sáng là Gheraxim rời khỏi phòng, và anh đầy tới piot tới tắt nên, vén một rèm che cửa sổ và khe khẽ dọn dẹp. Buổi sang hay buổi chiều, thứ sáu hay chủ nhật, đằng nào cũng thế thôi, ngày nào cũng vẫn một điệu ấy: cơn đau quằn quại, nhức nhối, không giấy phút nào lắng dịu; ý thức về cuộc sống đang ra đi, không phương cứu vãn, nhưng vẫn chưa đi hẳn; cái thực tại duy nhất vẫn là cái chết khủng khiếp đáng căm giận đang nhích tới gần và vẫn là sự dối trá đó. Giờ giấc, ngày tháng ở đây nào có ý nghĩa gì?
- Ngài có dùng trà không ạ?
“Hắn cần giữ nề nếp là sáng nào các chủ nhân cũng uống trà”, - Ivan Ilich nghĩ và chỉ nói.
- Không.
- Ông có thích chuyển sang đi-văng không ạ?
“Hắn muốn dọn buồng cho gọn và mình cản trở hắn, mình là đồ bẩn thỉu, một sự lộn xộn”, - ông nghĩ và chỉ nói:
- Không, để kệ tôi.
Anh đầy tớ lại loay hoay dọn dẹp. Ivan Ilich chìa tay ra. Piot ân cần bước lại gần.
- Ngài cần gì ạ?
- Đồng hồ.
Piot lấy chiếc đồng hồ nằm ở ngày bên cạnh và đưa cho ông. - Tám giờ rưỡi. Ngoài kia họ chưa dậy à?
- Chưa ạ. Cậu Vaxili Ivanovich (đó là cậu con trai) đi học, còn bà Praxkovia Phedoropna ra lệnh đánh thức bà nếu ngài cần. Ngài sai đánh thức bà chứ
https://thuviensach.vn
ạ?
- Không, không cần. – “Thử uống tí nước chè chẳng?” – ông nghĩ. - Ừ, nước chè…Anh đem đến đây.
Piot đã bước ra tới của, Ivan Ilich bắt đầu thấy khiếp sợ khi phải ở lại một mình. “Làm thế nào giữ hắn lại nhỉ? A phải rồi, thuốc”. – Piot này, anh đưa thuốc cho tôi uống. – “Tại sao nhỉ, có lẽ thuốc còn có tác dụng. Chuyện vớ vẫn cả, trò bịp bợm, - ông dứt khoát nghĩ vậy, khi vừa cảm thấy mùi vị quen thuộc ngọt sắc và vô vọng. – Không, mình không thể tin được nữa rồi. Nhưng cơn đau. Tại sao lại đau, giá nó dịu đi một lát”. Và ông rên lên. Piot quay trở lại. – Không, đi đi. Mang nước chè lại đây.
Piot đi ra. Nằm lại một mình, Ivan Ilich rên lên, vì đau thì ít, dù cơn đau khủng khiếp đến thế nào, ông rên lên vì một nỗi buồn da diết.” Vẫn cứ một điệu ấy, vẫn những ngày đêm vô tận ấy. Giá chóng vánh hơn. Cái gì chóng vánh hơn? Cái chết, bóng tối. Không, Không. Mọi thứ đều hay hơn cái chết!”
Khi Piot bê khay nước chè bước vào, Ivan Ilich ngỡ ngàng nhìn anh mãi không biết anh là ai và anh vào làm gì. Piot bối rối trước cái nhìn đó. Và khi thấy Piot bối rối, Ivan Ilich mới sực tỉnh.
- À phải, - ông nói, - nước chè… tốt lắm, anh để đây. Có điều anh giúp tôi lau mình và thay chiếc áo sơ-mi sạch nhé.
Rồi Ivan Ilich bắt đầu lau mình. Ông vừa lau vừa nghỉ, lau mặt, tay, đánh răng, chải đầu và soi gương. Ông đâm ra hoảng sợ, đặc biệt hoảng sợ khi thấy tóc nằm ẹp xuống vầng trán xanh lượt.
Khi người ta thay áo sơ mi cho ông, ông biết rằng ông sẽ còn hoảng sợ hơn nữa nếu ông nhìn vào thân hình mình, bởi thế ông không nhìn. Nhưng rồi mọi việc cũng xong xuôi. Ông mặc áo choàng, khác thêm chiếc khăn len và ngồi vào ghế bành uống trà. Ông cảm thấy mình tươi tỉnh lên trong giây lát, nhưng chỉ vừa mới bắt đầu nhấp chén trà ông lại cảm thấy ngay mùi vị đó,
https://thuviensach.vn
cơn đau đó. Ông cố uống hết chén nước, đi nằm và duỗi chân ra. Ông cho Piot đi ra ngoài.
Vẫn cứ thế. Khi thì một tia hy vọng lóe lên, khi thì biển tuyệt vọng nổi sóng và vẫn cứ đau, đau mãi, vẫn thấy buồn da diết và vẫn cứ mãi một điệu ấy. Nằm một mình buồn kinh khủng, muốn gọi ai đó, nhưng ông biết trước rằng có mặt những người khác lại còn tệ hại hơn.” Hay là lại tiêm mooc phin, để mà thiếp đi. Mình sẽ bảo với bác sĩ để ông ta nghĩ xem có dùng thêm thuốc gì nữa không? Chứ thế này thì không được, không thể được”.
Một giờ, rồi hai giờ đồng hồ trôi qua như vậy. Nhưng rồi có tiếng chuông réo ở phòng ngoài. Có lẽ là bác sĩ. Đúng là bác sĩ tới, ông ta tươi tắn, vui vẻ, tráng kiện, béo núc ních, vẻ mặt ông ta như muốn nói: các vị ở đây đang có điều gì đó lo sợ, còn chúng tôi giờ đây tới để thu xếp mọi việc cho các vị. Bác sĩ biết rằng vẻ mặt đó không thích hợp ở đây, nhưng đã khoác vẻ mặt đó ông không sao giũ ra được, giống như một người buổi sáng khoác chiếc áo đuôi én lên người và đi thăm thú bạn bè vậy.
Bác sĩ rửa tay một cách khoan khoái, như muốn an ủi người bệnh.
- Tôi bị lạnh. Băng giá khiếp. Để tôi sưởi một lát, - ông nói với cái vẻ như chỉ cần đợi một lát để ông sưởi ấm và khi ông đã sưởi ấm rồi thì mọi sự sẽ được chỉnh đốn đâu vào đấy.
- Nào, thế nào?
Ivan Ilich cảm thấy bác sĩ muốn nói: “Tình hình thế nào?” Nhưng chính ông ta cũng thấy không nên hỏi như vậy, nên ông ta nói: - Đêm qua ông ngủ được không?
Ivan Ilich nhìn bác sĩ như muốn hỏi:
“Chả lẽ không bao giờ anh thấy hổ thẹn khi nói dối ư?”
Nhưng bác sĩ không muốn hiểu câu hỏi đó.
https://thuviensach.vn
Và Ivan Ilich nói:
- Vẫn cứ khủng khiếp thế. Không hết đau, cơn đau không chịu lui. Giá có vị thuốc gì đó!
- Chà bệnh nhân các ông bao giờ cũng cứ thế. Thôi được, bây giờ hình như tôi ấm người lên rồi, ngay đến người cẩn thận có tiếng như bà Praxkovia Phedoropna chắc cũng không có lý do gì để chê trách tôi đem khí lạnh vào nhà. Nào, chào ông – Và bác sĩ bắt tay Ivan Ilich.
Rồi gạt bỏ tất cả vẻ vui nhộn trước đây, bacsix bắt đầu khám bệnh, bắt mạch, đo nhiệt độ với vẻ mặt nghiêm trang và lại bắt đầu gõ gõ, nghe nghe.
Ivan Ilich biết chắc và dứt khoát rằng tất cả những cái đó đều vớ vẩn, đều là trò bịp vô vị, nhưng khi bác sĩ quỳ xuống, nhoài người trên người ông,áp tai khi thì xuống phía dưới khi thì lên phía trên, làm một vài động tác thể dục khác nhau trên người ông với bộ mặt vô cùng trang nghiêm, Ivan Ilich buồn mình theo bác sĩ, như ông thường buông mình theo những lời cãi của các luật sư, khi ông biết rất rõ rằng họ toàn nói dối và họ nói dối như thế để làm gì.
Bác sĩ quỳ gối trên đi-văng, còn đang gõ gõ gì đó nữa, thì nghe có tiếng áo lụa sột soạt của Praxkovia Phedoropna ở cửa ra vào và tiếng bà trách mắng Piot không báo tin bác sĩ tới cho bà biết.
Bà bước vào phòng, hôn chồng và bắt đầu chứng minh ngày rằng bà đã dậy từ lâu và chỉ vì sơ ý một chút, nên bà mới không có mặt ở đây khi bác sĩ tới.
Ivan Ilich nhìn bà, đưa mắt nhìn khắp người bà có ý chê trách nước da trắng trẻo, vẻ mủm mỉm và đôi tay cùng ngấn cổ sạch sẽ của bà, mái tóc láng bóng và ánh mắt đầy sức sống của bà. Ông vô cùng căm ghét bà. Việc bà chạm vào người ông khiến ông đau đớn vì cơn căm ghét đối với bà sôi sục trong ông.
https://thuviensach.vn
Thái độ của bà đối với ông và bệnh tật cảu ông cũng vẫn thế. Cũng như vị bác sĩ đã tạo ra cho mình thái độ đối xử với người ốm, mà ông ta không thể giũ bỏ đi được, bà cũng tạo ra một thái độ đối xử đối với ông và bà cũng không thể bỏ thái độ đó được. Thái độ đó là: bà âu yếm trách móc ông vì ông không làm những gì cần làm và bản thân ông có lỗi.
- Cũng là bởi ông ấy không chịu nghe lời cơ! Có uống thuốc đúng lúc đâu. Cái chính là ông ấy không nằm đúng kiểu, chân cứ giơ cao, tư thế như vậy nhất định sẽ làm hại ông ấy.
Bà kể chuyện ông ấy đã bắt Gherexim đỡ chân mình lên như thế nào.
Vị bác sĩ khinh khỉnh trìu mến mỉm cười: “Biết làm thế nào được, bệnh nhân đôi khi nghĩ ra những trò ngốc nghếch như vậy đấy. Nhưng có thể tha thứ được.”
Khi khám bệnh xong, bác sĩ nhìn đồng hồ và lúc đó Praxkovia Phedoropna báo cho Ivan Ilich biết rằng, thể theo ý muốn của ông, hôm nay bà sẽ mời vị bác sĩ nổi tiếng tới để vị đó cùng với Mikahin Danilovich (người ta gọi vị bác sĩ loàng xoàng như vậy) khám bệnh và hội chẩn cho ông.
- Mong mình đừng phản đối. Tôi làm như thế vì tôi đấy, - bà nói một cách mỉa mai làm cho .người ta cảm thấy rằng bà làm tất cả những việc đó vì ông và chỉ riêng điều đó đã khiến ông không có quyền từ chối bà. Ông cau mày và im lặng. Ông cảm thấy sự dối trá vây quanh ông rối tung lên, đến nỗi khó mà lần ra được điều gì.
Bà đã làm tất cả mọi việc cho ông chỉ vì bà, và bảo ông rằng những việc bà đang làm cũng đúng là bà làm vì bà, đó là chuyện khó tin đến nổi ông phải hiểu trái ngược lại.
Quả thực vị bác sĩ nổi tiếng đã đến vào hồi mười một giờ rưỡi. Người ta lại nghe ngóng trên người bệnh nhân, lại có những cuộc trao đổi quan trọng trước mặt ông và bàn bạc về thận, về manh tràng tại một căn phòng khác. Lại những câu hỏi và câu trả lời với những vẻ mặt trang nghiêm đến mức
https://thuviensach.vn
vấn đề về thận và manh tràng – những cái đang hoạt động xộc xệnh, bởi thế vị bác sĩ loàng xoàng và bác sĩ trứ danh phải tấn công vào chúng để buộc chúng phải sữa chữa – đã lấn chỗ của vấn đề thực tế về cái sống và cái chết, là vấn đề duy nhất đang sừng sững hiện ra trước mắt ông.
Vị bác sĩ nổi tiếng từ biệt ra về với vẻ mặt nghiêm nghị, nhưng không tuyệt vọng. Và khi Ivan Ilich ngước cặp mắt ánh lên nỗi sợ hãi và niềm hy vọng, rụt rè hỏi liệu ông có khả năng bình phục được không, vị bác sĩ đã đáp rằng ông ta không thể bảo đảm được, nhưng khả năng đó thì có. Ivan Ilich tiễn vị bác sĩ bằng cái nhìn đầy hy vọng, cái nhìn đó thảm hại quá, đến nỗi trông thấy thế, Praxkovia Phedoropna đã òa khóc, khi bà bước ra khỏi cửa phòng làm việc để trả tiền thù lao cho vị bác sĩ trứ danh.
Sự phấn chấn tinh thần do lời hứa hẹn của bác sĩ đem lại kéo dài không lâu. Lại vẫn căn phòng đó, vẫn những bức tranh, những rèm treo cửa sổ, những giấy dán lót tường, những ve thuốc ấy và cũng vẫn cái thân hình bệnh hoạn đau đớn đó. Và Ivan Ilich lại bắt đầu kêu rên. Người ta tiêm thuốc cho ông, ông ngủ thiếp đi.
Khi ông tỉnh dậy, trời đã chạng vạng tối, người ta dọn bữa ăn ra cho ông. Ông gắng sức ăn món thịt hầm. Thế rồi đêm tối lại đến.
Sau bữa ăn, vào khoảng bây giờ, Praxkovia Phedoropna bước vào phòng ông. Bà ăn mặc như đi dạ hội, bộ ngực đồ sộ căng phồng lên, mặt đánh phấn khá rõ. Từ sáng bà đã nhắc cho ông biết tối nay bà đi xem kịch. Cô đào Xara Berna vừa tới và họ thì lại có một lô mà trước đây ông đã khẩn khoản thuê bằng được. Giờ đây ông đã quên chuyện đó, thấy bà ăn mặc chưng diện ông cảm thấy khó chịu. Nhưng ông giấu giếm sự khó chịu của mình, khi sực nhớ ra rằng chính ông đã khẩn khoản để họ có được lô đó, bởi vì việc xem hát sẽ đem lại khoái cảm thẩm mỹ có ý nghĩa giáo dục đối với con cái.
Praxkovia Phedoropna tỏ vẻ hài lòng về mình, nhưng bà cảm thấy như có lỗi. Bà ghé ngồi xuống, hỏi han sức khỏe chồng, ông thấy bà hỏi chỉ để mà
https://thuviensach.vn
hỏi, chứ không phải để biết, vì bà biết rằng chẳng có gì để mà tìm hiểu cả. Rồi bà nói điều bà thấy cần nói: những như bà, chả đời nào bà đi, nhưng lô đã thuê rồi, Elen, con gái bà và Petorisep (viên dự thẩm, chồng chưa cưới của con gái bà) cũng đi và không thể để họ đi một mình được. Chứ giá ngồi với ông thì bà thích hơn. Bà chỉ mong khi vắng bà ông vẫn theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
- À, Phedo Petorisep (chồng chưa cưới của con gái) muốn vào thăm ông, có được không? Cả Elidaveta nữa.
- Cứ để chúng nó vào.
Cô con gái bước vào phòng, ăn mặc sang trọng để lộ thân hình trẻ trung, cái thân hình khiến ông phải đau đớn xiết bao. Vậy mà cô ta phô trương nó ra. Sung sức, khỏe mạnh, hiển nhiên đang đắm đuối yêu đương, cô ta căm phẫn bệnh tật, những nỗi đau khổ và cái chết, vì chung cản trở hạnh phúc của cô ta.
Phedo Petorovich cũng bước vào phòng, anh mặc áo đuôi én, tóc uốn quăn à la Capoul, chiếc cổ dài đầy gần lộ ra sau chiếc cổ bẻ của áo sơ mi màu trắng, ngực trắng, rộng, đôi cẳng chân lực lưỡng bó trong ống quần đen hẹp, một bàn tay đi găng trắng, đội mũ lễ.
Chú học sinh trung học cũng lặng lẽ lò dò vào theo họ, chú bé khốn khổ mặc bộ đồng phục mới, tay đi găng, cặp mắt thâm quầng đến thảm bại, nhìn những vệt thâm quầng đỏ, Ivan Ilich hiểu rõ lòng con.
Bao giờ ông cũng thấy thương hại cậu con trai. Cái nhìn kinh hãi và đầy thương cảm của nó thực khủng khiếp. Ivan Ilich tưởng như ngoài Gheraxim ra, chỉ có mình Vaxili hiểu và thương ông.
Mọi người ngồi xuống, lại hỏi về sức khỏe của ông. Im lặng, Elidaveta hỏi mẹ về chiếc ống nhòm. Hai mẹ con cãi cọ với nhau, mỗi người nói một phách. Mọi người đâm ra khó chịu.
https://thuviensach.vn
Phedo Petorovich hỏi Ivan Ilich xem ông đã thấy mặt cô đào Xara Berna chưa. Thoạt đầu Ivan Ilich không hiểu anh ta hỏi gì, sau đó ông nói:
- Chưa, thế anh thấy cô ấy rồi à?
- Rồi ạ, trong vở “Adrienne Lecouvreur”
Praxkovia Phedoropna nói rằng cô đào này đặc biệt xinh đẹp trong vở đó. Cô con gái phản đối. Họ bắt đầu trò chuyện về vẻ duyên dáng và tính chân thật trong cách diễn xuất của cô đào hát, - vẫn một điệu chuyện trò ấy, giống y như mọi khi.
Giữa những câu chuyện, Phedo Petorovich nhìn Ivan Ilich và im bặt. Mọi người cũng nhìn ông và im bặt. Ivan Ilich đưa cặp mắt long lanh nhìn về phía trước mặt, rõ ràng là ông bất bình với họ. Phải cứu vãn tình trạng này, nhưng không tài nào cứu vãn được. Phải làm cách nào đó phá tan sự im lặng này. Chẳng có ai dám quyết định và mọi người đâm ra lo sợ nhớ bỗng nhiên vì lẽ gì đó sự dối trá lịch thiệp bị phá tan và sự thật sẽ phơi bày rõ mồn một trước mắt mọi người. Elidaveta là người đầu tiên quyết định. Cô phá tan sự im lặng. Cô muốn che giấu điều mọi người cảm thấy, nhưng cô buột miệng nói ra.
- Ồ, nếu đi thì đến giờ rồi đấy, - cô nói, đưa mắt nhìn đồng hồ, quà tặng của ông bố, và khẽ kín đáo mỉm cười với chàng thanh niên, chỉ hai người hiểu được ý nghĩa của nụ cười mỉm đó, rồi cô đứng dậy, tà áo dài sột soạt.
Mọi người đứng dậy, từ biệt ông và đi xem hát.
Khi họ đã ra khỏi phòng, Ivan Ilich tưởng như ông thấy dễ chịu hơn vì không còn sự dối trá nữa, nó đã ra đi cùng với họ, nhưng cơn đau thì vẫn ở lại. Vẫn cơn đau ấy, vẫn sự sợ hãi ấy, chúng làm cho mọi chuyện vẫn như cũ, - chẳng có gì nặng nề hơn, cũng chẳng có gì nhẹ nhõm hơn. Tình hình ngày ngày tồi tệ.
Phút nọ tiếp phút kia, giờ nọ tiếp giờ kia, thời gian trôi đi, tất cả cứ thế, triền miên vô tận và cái kết cục không tránh được càng trở nên khủng khiếp
https://thuviensach.vn
hơn.
- Ừ, anh bảo Gheraxim đến đây, - ông đáp lại câu hỏi của Piot.
IX
Bà vợ trở về vào lúc khuya. Bà nhón gót bước vào phòng, nhưng ông nghe rõ tiếng chân bà. Ông mở mắt ra và vội vã nhắm lại ngay. Bà muốn cho Gheraxim đi nghỉ và tự mình ngồi với ông. Ông mở mắt và nói:
- Thôi, mình đi ngủ đi.
- Mình đau lắm à?
- Đằng nào cũng thế thôi.
- Mình uống ti thuốc phiện nhé.
Ông bằng lòng và uống thuốc. Bà đi ra.
Cho đến bà giờ sáng ông đau đớn thiếp đi. Ông tưởng như người ta nhét cái cơ thể đau đớn của ông vào đâu đó trong một chiếc túi đen hẹp, sâu thăm thẳm, họ cứ ấn ông xuống càng ngày càng sâu thêm và không thể đẩy ông qua cái túi ấy được. Công việc khủng khiếp đó làm cho ông đau đớn. Ông vừa sợ vừa muốn rơi tõm xuống đó, vừa cựa quậy và chống đỡ. Thế rồi ông bỗng bị tuột ra, ngã xuống, và ông tỉnh lại. Gheraxim vẫn khoanh chân ngồi trên giường thiu thiu ngủ một cách bình thản và kiên nhẫn. Còn ông thì nằm, đôi chân gầy guộc đi bít-tất gác lên vai anh. Vẫn ngọn nến với chiếc chao đèn đỏ, và cũng vẫn cơn đau không ngớt đó.
- Anh đi ngủ đi, Gheraxim, - ông thì thảo.
- Không sao, tôi ngồi được rồi.
- Không, anh đi ngủ đi.
https://thuviensach.vn
Ông bỏ chân xuống, nằm nghiêng, đè lên cánh tay và cảm thấy thương thân. Ông chỉ đợi Gheraxim đi sang phòng bên cạnh để ông òa khóc lên như một đứa trẻ, không phải giữ gìn nữa. Ông khóc về sự bất lực của mình, về cảnh cô đơn khủng khiếp của mình, về sự tàn nhẫn của con người, về sự tàn nhẫn của Chúa trời, và về sự vắng bóng Chúa.
“Người gây ra tất cả những chuyện này để làm gì? Người dẫn tôi tới đây để làm gì? Vì sao, vì sao Người đày đọa tôi khủng khiếp như vậy?...”
Ông không chờ đợi câu trả lời và ông khóc vì không có và không thể có câu trả lời. Cơn đau lại dội lên, nhưng ông không nhúc nhích, không gọi ai. Ông tự nhủ: “Nào, nữa đi, đánh nữa đi! Nhưng vì lẽ gì chứ? Tôi đã làm gì Người, thế thì vì lẽ gì?”
Sau đó ông im lặng, không những ngừng khóc ông còn ngừng thở và toàn thân căng ra chăm chú: tựa hồ ông lắng nghe không phải giọng nói bằng âm thanh, nhưng lắng nghe giọng nói của tâm hồn, lắng nghe suy nghĩ đang trỗi dậy trong ông.
- Anh cần cái gì? – đó là khái niệm đầu tiên rõ ràng, có thể diễn tả bằng lời mà ông nghe thấy. – Anh cần gì? Anh cần cái gì? – ông nhắc lại, - Cần gì ư? – Không phải đau khổ. Sống, - ông đáp.
Và ông lại đắm mình vào sự chú ý căng thẳng đo đến nỗi ngay cơn đau cũng không làm xao lãng sự chú ý của ông.
- Sống ư? Sống như thế nào? – giọng nói tâm tình hỏi.
- Sống như tôi sống trước đây, sung sướng, dễ chịu.
- Như trước đây anh đã sống, sung sướng và dễ chịu ấy ư? – giọng nói đó hỏi. Và ông bắt đầu điểm trong trí tưởng tượng: những giây phút tốt đẹp nhất trong cuộc sống dễ chịu của mình. Nhưng điều kỳ lạ là tất cả những giây phút tốt đẹp đó của cuộc sống dễ chịu giờ đây hoàn toàn không còn như hồi ấy nữa. Tất cả - trừ những hồi ức đầu tiên của tuổi thơ. Trong thời thơ ấu đó quả thực có điều gì dễ chịu, đáng sống, nếu như nó quay trở lại
https://thuviensach.vn
với mình. Nhưng không còn con người đã nếm trải sự vui thú đó nữa rồi: đây chừng như là hồi ức về một cái gì khác.
Ngay khi xảy ra cái tình trạng dồn đẩy Ivan Ilich đến nông nổi như hiện nay, thì tất cả những cái lúc đó tưởng là vui thú giờ đây tan biến trước mắt ông và biến thành một cái gì đó vô nghĩa, thường là xấu xa.
Càng xa thời thơ ấu, càng gần với hiện tại, nhưng niềm vui càng vô nghĩa và đáng ngờ hơn. Điều đó bắt đầu từ Trường tư pháp. Ở đó còn có điều gì đấy thực sự tốt lành: ở đó có niềm vui, có tình bạn, có những hy vọng. Nhưng tới các lớp trên những giây phút tốt đẹp đó đã hiếm hoi hơn. Sau đó, trong thời gian đầu làm việc với quan tổng trấn, những phút giây tốt đẹp lại xuất hiện, đó là hồi ức về tình yêu một người đàn bà. Thế rồi tất cả những cái đó xáo trộn với nhau và điều tốt lành càng ít hơn nữa.
Việc cưới vợ…xảy ra một cách thật bất ngờ, nỗi chán chường, mùi hôi trong mồm vợ, sự ham thích nhục dục, và thói giả dối! Rồi cái công vụ chết tiệt, này với những lo toan về tiền nong, một năm, hai năm, mười năm, rồi hai mươi năm – tất cả vẫn nguyên một điều như thế. Và càng về sau càng chết cứng hơn. Đúng là mình xuống dốc đều đều, nhưng lại cứ tưởng tượng là mình đang đi lên. Thế đấy. Dư luận xã hội cho là mình đã đi lên, ấy thế mà cuộc sống vẫn đều đều sụt lở dưới chân mình đến nỗi…Và thế là tất cả đã sẵn sàng, hãy chết đi thôi!
Thế là thế nào? Để làm gì? Không có lẽ nào. Không có nào cuộc sống lại vô nghĩa, xấu xa như thế. Còn nếu đúng là cuộc sống xấu xa và vô nghĩa như vậy, thì ngắc ngoải, hấp hối một cách đau đớn như vậy để làm gì? Có cái gì không ổn đây.
“Có lẽ mình đã sống không ra sống chăng?” – Ông bất chợt nghĩ thế.” Nhưng tại sao lại như vậy khi mình đã làm tất cả những gì cần làm? – ông tự nhủ và ngay lập tức gạt bỏ ngay csch giải đáp duy nhất toàn bộ bài toán cuộc đời và cái chết, coi lời giải đáp đó như một cái gì hoàn toàn không thể chấp nhận được.
https://thuviensach.vn
“Giờ đây anh muốn gì? Sống ư? Sống như thế nào? Sống như anh sống ở tòa án, khi viên lục sự xướng lên: “Toàn ra!...”. Tòa ra, tòa ra, - ông nhắc lại. Tòa án đấy! Nhưng mình đâu có lỗi! – ông hằn học kêu lên. – Vì lẽ gì?” Rồi ông ngừng khóc, nằm xoay mặt vào tường và chỉ còn nghĩ tới mỗi một điều: chịu đựng tất cả nỗi khủng khiếp này để làm gì, vì sao?
Nhưng nghĩ bao nhiêu thì nghĩ, ông không tìm được câu trả lời và như mọi lần, khi ông nghĩ rằng tất cả đều bắt nguồn từ chỗ ông đã sống không ra sống, ông bèn lập tức xua đuổi ý nghĩ kỳ quặc và nhớ lại toàn bộ cuộc đời mực thước của mình.
X
Thêm hai tuần lễ nữa trôi qua, Ivan Ilich không rời khỏi đi-văng nữa. Ông không muốn nằm trên giường và nằm trên đi-văng. Hầu như lúc nào cũng nằm quay mặt vào tường, đơn độc chịu đừng vẫn những nỗi đau khổ không giải quyết được đó. Đó là cái gì? Lẽ nào cái chết lại là sự thật? Và giọng nói bên trong đáp: đúng, sự thật đấy. Những nỗi giày vò này để làm gì? Và giọng nói bên trong đáp: để mà giày vò thế thôi, chả để làm gì cả. Sau này chẳng có gì ngoài câu trả lời đó cả.
Ngay từ khi phát bệnh, từ dạo Ivan Ilich lần đầu tiên tìm đến bác sĩ, cuộc sống của ông bị chia xẻ giữa hai tâm trạng đối lập, thay thế nhau: khi thì tuyệt vọng chờ đợi cái chết khủng khiếp khó hiểu, khi thì hy vọng và hào hứng theo dõi hoạt động của cơ thể mình. Khi thì trước mắt hiện ra độc có quả thận và khúc ruột tạm thời không làm tròn chức năng của mình, khi thì xuất hiện độc có cái chết khủng khiếp khó hiểu, không làm cách nào thoát được nó.
Lúc mới phát bệnh, hai tâm trạng đó luân phiên nhau, nhưng bệnh càng tiến triển, những suy nghĩ về quả thận càng đáng ngờ hơn, hoang đường hơn và ý nghĩ về cái chết đang tới càng hiện thực hơn.
https://thuviensach.vn
Chỉ cần ông nhớ tới ba tháng trước đây như thế nào và bây giờ mình ra sao, nhớ tới việc ông đang đều đều xuống dốc là bất ký hy vọng nào có thể lóe lên cũng đều tan vỡ.
Ông nằm quay mặt vào lưng đi-văng, cô độc giữa một thành phố đông người, giữa vô vàn người quen biết và gia đình mình, ngay dưới đáy biển, trên mặt đấy, không đâu có cảnh cô đơn trọn vẹn hơn thế. Trong thời gian cuối của cảnh cô đơn khủng khiếp đó, Ivan Ilich chỉ sống bằng tưởng tượng lại đi văng. Những khung cảnh đi văng lần lượt, hiện ra trước mắt ông. Bao giờ cũng bắt đầu từ những khung cảnh gần nhất rồi chuyển tới những khung cảnh xa xưa nhất, tới thời thơ ấu và dừng lại đó. Ivan Ilich nhớ tới món mứt hôm nay người ta đưa cho ông ăn, ông nhớ tới quả mận khô của Pháp, vỏ nhăn nheo trong thời thơ ấu, tới vị ngon đặc biết của nó và việc nước dãi ứa đầy mồm khi cắn phập tới hạt. Cùng với hồi ức về vị ngon của quả mận kéo theo hàng loạt hồi ức về thời kỳ đó: vú em, người anh, các đồ chơi. “Chả nên nghĩ tới thời đó…Đau đớn quá”, - Ivan Ilich tự nhủ và lại chuyển sang nghĩ về hiện tại. Chiếc khuy trên lưng đi-văng và những nếp nhăn trên tấm đa dê thuộc: “Da dê thuộc không bền, đắt tiền, không bền, đã xảy ra chuyện cãi cọ về nó. Nhưng có một mảnh da dê thuộc khác và một cuộc cãi cọ khác, khi chúng mình dứt nó ra khỏi cặp của bố và bị trừng phạt, còn mẹ thì mang bánh ngọt đến cho”. Lại dừng lại ở thời thơ ấu, Ivan Ilich lại cảm thấy đau đớn, ông cố gắng xua đuổi nó và nghĩ tới chuyện khác.
Ngay lúc đó, cùng với những hồi ức này, trong lòng ông đã diễn ra một loạt hồi ức khác về việc căn bệnh của ông phát triển và nặng lên như thế nào. Càng nghĩ xa về trước càng thấy nhiều sự sống hơn. Nhiều điều lành trong cuộc sống, ngay sự sống cũng nhiều hơn. Những hồi ức đó quyện lẫn vào nhau. “Nhưng nỗi đâu đướn ngày càng tệ hại, cũng như cả cuộc sống ngày càng tệ hại”, - ông nghĩ. Ngược về trước chỉ có một chấm sáng ở giai đôạn đầu cuộc đời, còn sau đó tất cả trở nên ngày càng đen tối hơn và diễn ra ngày càng chóng vánh hơn. “Tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách tới cái chết”, - Ivan Ilich nghĩ và hình ảnh hòn đá rơi xuống với tốc độ ngày
https://thuviensach.vn
càng nhanh hằn sâu trong tâm trí ông. Cuộc sống với hàng loạt đau khổ tắng thêm lên đang bay mỗi lúc một nhanh hơn tới chỗ kết thúc, tới nỗi đau khổ khủng khiếp nhát, “Mình đang bay…” Ông rùng mình, cựa quậy, muốn chống lại, nhưng ông biết rằng mình không thể chống lại được. Ông lại đưa cặp mắt nhìn lưng đi-văng, cặp mắt nhìn đã mỏi, nhưng không thể không nhìn ra phía trước, và chờ đợi, chờ đợi sự rơi tỏm khủng khiếp, sự va đặp và tan tành. “Không thể chống lại được, - ông tự nhủ. – Nhưng giả hiểu được vì sao lại thế? Và không thể hiểu được. Có thể giải thích được, nếu như nói rằng mình đã sống không ra sống. Nhưng không thể thừa nhận điều đó được”, - ông tự nhủ khi nhớ lại cuộc sống hợp phát, mực thước và lịch thiệp của mình. “Không thể chấp nhận điều đó được, - ông tự nhủ, nhếch mép cười, tưởng như có người nhìn được nụ cười đó của ông và bị ông đánh lừa. – Không giải thích được! Sự đau khổ, cái chết…Để làm gì?”
XI
Hai tuần lễ đã trôi qua như thế. Trong những tuần lễ đó đã xảy ra sự kiện mà Ivan Ilich và vợ ông mong chờ: Petorisep đã chính thức cầu hôn. Việc đó xảy ra vào buổi tối. Hôm sau Praxkovia Phedoropna đến phòng chồng, bà suy nghĩ xem nên báo tin đó cho chồng như thế nào, nhưng cũng trong buổi tối đó, bệnh tình Ivan Ilich lại trở nên trầm trọng. Praxkovia Phedoropna bắt gặp ông vẫn nằm trên chiếc đi-văng đó, nhưng nằm trong tư thế mới. Ông nằm ngửa, rên rỉ và nhìn chằm chằm lên trần.
Bà bắt đầu nói về chuyện thuốc men. Ông đưa mắt nhìn bà. Chưa nói hết lời, bà đã nhận ra vẻ hằn học ghê gớm đối với bà chứa chất trong cái nhìn đó.
- Vì Chúa, mình hãy để cho tôi yên thân, - ông nói.
Bà muốn đi ra, nhưng vừa lúc ấy cô con gái bước vào phòng và lại gần giường cha thăm hỏi. Ông cũng nhìn cô con gái như nhìn bà vợ và khi nghe
https://thuviensach.vn
cô hỏi về sức khỏe, ông chỉ nói một cách khô khan với cô rằng ông sẽ mau chóng giải thoát cho tất cả bọn họ khỏi phải chịu đựng ông. Hai mẹ con ngồi im lặng, rồi ra khỏi phòng.
- Mẹ con mình có lỗi gì cơ chứ? – Elidaveta nói với mẹ. – Cứ y như chúng ta gây ra chuyện này ấy! Con thương ba, nhưng vì lẽ gì ba lại giày vò chúng ta.
Bác sĩ đến vào giờ thường lệ. Trả lời câu hỏi của bác sĩ, Ivan Ilich nói: “Có, không”, không rời cặp mắt hằn học khỏi ông ta và sau cùng ông nói:
- Ông cũng biết ông chẳng thể giúp được gì, vậy hãy thôi đi. - Chúng tôi có thể làm dịu đâu, - bác sĩ nói.
- Cả điều ấy ông cũng không thể làm được, ông thôi đi.
Bác sĩ bước ra phòng khách và báo cho Praxkovia Phedoropna biết rằng tình hình nguy kịch và chỉ còn một phương sách là dùng thuốc phiện để làm dịu đau đớn, những đau đớn hẳn là khủng khiếp.
Bác sĩ nói rằng, những đau đớn thể xác của ông là khủng khiếp. Điều đó đúng, nhưng những đau đớn tinh thần ông còn khủng khiếp hơn những đau đớn thể xác, ông bị giày vò chính là vì thế
Những đau đớn tinh thần của ông là ở chỗ, đêm hôm ấy khi nhìn khuôn mặt ngái ngủ, đôn hậu, có gò má cao của Gheraxim, ông bất chợt nghĩ: thế ngộ quả thực toàn bộ cuộc đời mình, cuộc sống có ý thức của mình “không ổn” thì sao.
Trước đây ông cho rằng dứt khoát không thể nào nghĩ là ông đã sống không ra sống, bây giờ ông nghĩ điều đó có thể là sự thật. Ông đã từng có những ý định đấu tranh không rõ rệt chống lại điều mà những người ở chót vót trên cao cho là tốt và lập tức gạt bỏ những ý định đó, bây giờ ông nghĩ rằng những ý định đó có thể là chính đáng, còn mọi điều khác có thể là không ổn. Cả công vụ của ông, cả việc thu xếp cuộc sống, cả gia đình của ông lẫn
https://thuviensach.vn
những mối quan tâm về xã hội và công vụ kia, mọi cái đó đều có thể là không ổn. Ông dịnh bảo vệ tất cả những cái đó trước mình. Bỗng nhiên ông cảm thấy tất cả chỗ yếu của những gì ông đang bảo vệ. Và chẳng làm thế nào mà bảo vệ được.
“Nếu quả là như thế, - ông tự nhủ, - mình sẽ rời khỏi cuộc sống với ý thức rằng mình đã hủy hoại tất cả những gì đã được trao cho mình, không thể cứu vãn được, lúc đó tình hình sẽ ra sao?” Ông nằm ngửa và điểm lại cuộc đời mình một cách hoàn toàn mới mẻ. Sáng nay ông đã nhìn thấy tên đầy tớ, rồi đến bà vợ, cô con gái và vị bác sĩ, - mỗi cử chỉ của họ, mỗi lời nói của họ đều khẳng định với ông chân lý khủng khiếp ông đã phát hiện đêm qua. Ông nhìn thấy mình qua họ, nhìn thấy tất cả những gì ông đã sống và thấy rõ ràng tất cả những cái đó đều không ổn, tất cả những cái đó đều là trò bịp lớn, khủng khiếp, nó che lấp mất cả cuộc sống lẫn cái chết. Ý nghĩ đó tăng thêm, nhân lên gấp mười những đau đớn thể xác của ông. Ông rên ri, vật vã và dứt tung quần áo ở trên mình. Ông tưởng như áo quần đè nén ông, làm cho ông nghẹt thở. Và vì thế ông căm ghét họ, những con người đó.
Người ta cho ông uống một liều thuốc phiện lớn, ông ngủ thiếp đi, nhưng đến bữa ăn trưa, cảnh đó lại tái diễn. Ông xua đuổi tất cả mọi người và vật vã tại chỗ.
Bà vợ đến gần ông và nói:
- Jean yêu quý ơi, mình hãy làm vì tôi, (vì tôi ư?). Việc đó không có hại đâu, mà đôi khi còn có lợi. Chả có việc gì đâu. Ngay những người khỏe đôi khi cũng…
Ông mở to mắt:
- Cái gì? Làm lễ nhập thánh thể à? Để làm gì? Chả cần! Nhưng thôi được… Bà òa khóc:
- Mình ơi, tôi mời linh mục quen biết nhà ta, ông ấy hiền lắm.
https://thuviensach.vn
- Tuyệt, hay lắm, - ông thốt lên.
Khi vị linh mục tới và nghe ông xưng tôi, ông dịu đi, cảm thấy tựa hồ như mình đã dịu bớt nghi ngờ, do đó đã dịu bớt đau khổ và ông thoáng thấy hy vọng. Ông lại bắt đầu nghĩ tới manh tràng và khả năng chữa lành nó. Khi làm lễ nhập thánh thể thì mắt ông ứa lệ.
Người ta đặt ông nằm sau khi làm lễ, ông cảm thấy dễ chịu một lát và lại hy vọng sống. Ông xoay ra nghĩ tới việc giải phẩu mà người ta đề nghị với ông. “Sống, mình muốn sống”, - ông tự nhủ. Bà vợ tới chúc mừng ông, sau khi nói mấy lời theo lệ thường, bà thêm:
- Có đùng là mình thấy dễ chịu hơn không nào?
Không nhìn bà, ông thốt ra: đúng.
Áo quần của bà, vóc dáng của bà, vẻ mặt của bà, giọng nói của bà, - tất cả đều nói với ông một điều: “Không ổn. Tất cả những gì mình đã sống và đang sống đều là dối trá, bịp bợm, nó che lấp khiến mình không thấy sự sống và cái chết”. Vừa nghĩ tới đó, lòng căm thù của ông trào lên, kèm theo đó là những đau đớn giày vò về thể xác và ý thức về cái chết gần kề, không tránh khỏi. Một điều gì đó mới mẻ diễn ra: ông cảm thấy như bị đau xoắn, nhức buốt và nghẹt thở.
Vẻ mặt của ông khi ông thốt ra tiếng “đúng” thật khủng khiếp. Sau khi thốt ra tiếng “đúng”, ông nhìn thẳng vào mặt bà, rồi tuy yếu như vậy, ông quay người nằm sấp xuống nhanh chóng lạ thường và la lớn:
- Đi đi, đi đi, để cho tôi yên!
XII
Từ phút đó bắt đầu cuộc kêu rên liên tục suốt ba ngày, tiếng kêu rên khủng khiếp đến nỗi cách hai lần cửa, khi nghe thấy, người ta vẫn thấy khiếp sợ.
https://thuviensach.vn
Vào giây phút khi ông trả lời vợ, ông biết rằng ông đã đi đứt rồi, không cứu vãn được, thế là hết rồi, hết hẳn rồi, còn mối hoài nghi thế là đã không được giải quyết và vẫn sẽ cứ là một mối hoài nghi.
- U! U-u! U! – ông kêu là bằng các giọng điệu khác nhau. Ông bắt đầu kêu: “Tôi không muốn!” – và cứ thế tiếp tục kêu theo âm “uốn”.
Trong suốt ba ngày, ông không nhận ra thời gian, ông giãy giụa trong chiếc túi đen ngòm mà một sức mạnh vô hình không cưỡng lại được đã ném ông vào đó. Ông giãy giụa như kẻ bị án tử hình giãy giụa trong tay đao phủ, biết rằng mình không thể thoát được. Và cứ mỗi phút ông lại cảm thấy rằng bất chấp mọi nỗ lực đấu tranh, ông đang đi ngày càng gần tới chỗ ông khiếp sợ. Ông cảm thấy nỗi đau đớn giày vò ông cả ở chỗ ông đang bị cuốn vào cái lỗ đen ngòm đó và ông càng bị giày vò đau đớn hơn nữa, vì ông không thể lọt qua cái lỗ đó được. Cái ý nghĩ cho rằng cuộc sống của ông là tốt đẹp đã ngăn trở không cho ông chui lọt qua lỗ đó. Chính sự bào chữa cho cuộc sống của mình đã bám chặt, không thả cho ông lăn đi và nó làm cho ông đau đớn nhiều hơn cả.
Bỗng nhiên, một sức mạnh nào đó thúc vào ngực, vào sườn ông, ông càng thấy nghẹt thở hơn, ông lăn xuống cái lỗ và ở đấy, tại đáy lỗ có cái gì sáng lóe lên. Tình hình xảy ra với ông cũng giống như khi ông ngồi trên một toa xe lửa: ông tưởng tàu sẽ chạy về phía trước, nhưng nó lại chạy về phía sau, và ông bỗng nhiên nhận ra hướng đi thật của con tàu.
“Phải tất cả đều không ổn, - ông tự nhủ, - nhưng điều đó cũng chả sao. Có thể, có thể làm cho nó ”ổn”. Thế nào là “ổn?” – ông tự nhủ và bỗng nhiên lặng người đi.
Đó là vào cuối ngày thứ ba, một giờ trước khi ông chết. Đúng lúc ấy chú học sinh trung học khe khẽ lén đến với cha và bước lại gần giường ông. Người hấp hối vẫn kêu la tuyệt vọng và dang hai tay ra. Một bàn tay của ông rơi trúng đầu chú học sinh. Chú nắm lấy bàn tay đó, áp sát vào môi mình và òa khóc.
https://thuviensach.vn
Vừa lúc đấy Ivan Ilich lăn xuống đáy lỗ, nhìn thấy ánh sáng và phát hiện ra rằng ông đã sống không ra sống, nhưng chuyện đó còn có thể sửa chữa được. Ông tự hỏi: thế nào là “ổn”, và lặng người đi, chăm chú lắng nghe. Lúc ấy ông cảm thấy có người hôn bàn tay mình. Ông mở mắt nhìn con trai. Ông đâm ra thương hại nó. Bà vợ bước lại gần ông. Ông nhìn bà. Bà há mồm, nước mắt không lau đầm đìa trên mũi và má, bà nhìn ông với vẻ mặt tuyệt vọng. Ông đâm ra thương hại bà.
“Phải, mình giày vò họ, - ông nghĩ. – Họ đáng thương, nhưng khi mình chết, họ sẽ dễ chịu hơn”. Ông muốn nói ra điều đó, nhưng không còn sức để nói. “Vả chẳng nói để làm gì, phải làm cơ”, - ông nghĩ. Ông đưa mắt cho vợ, chỉ đứa con trai và nói:
- Dẫn nó đi…thương…cả mình… - ông còn muốn nói “hãy tha thứ cho tôi”, nhưng ông lại nói “hãy để cho tôi đi”, nhưng không đủ sức nói lại, ông khoát tay, vì biết rằng người nào cần nghe sẽ hiểu.
Và bỗng nhiên ông thấy rõ ràng rằng cái đã đày đọa ông và không buông tha ông bỗng nhiên thoát hết ra ngay từ hai phía, từ hàng chục phía, từ tất cả mọi phía. Thương xót họ, làm thế nào để cho họ khỏi phải đau đớn. Cần phải giải thoát họ và tự giải thoát bản thân mình khỏi những đau khổ ấy. “Sung sướng biết bao và đơn giản biết bao, - ông nghĩ. – Còn cơn đau? – ông tự hỏi. – Nó đâu rồi? Ô kìa, cơn đau, mày ở đâu?”
Ông bắt đầu chăm chú lắng nghe.
“A, nó đây rồi. Thôi được, cứ đau đi”.
“Còn cái chết? Nó đâu rồi?”
Ông tìm nỗi sợ chết quên thuộc trước đây của mình và không thấy nó. Cái chết ở đâu? Cái chết là thế nào? Chẳng có nỗi sợ nào cả, vì ngay cả cái chết cũng chẳng có.
Thay thế cho cái chết là ánh sáng.
https://thuviensach.vn
- Ra thế đấy! – ông bỗng thốt to lên. – Vui sướng biết bao!
Đối với ông mọi cái đó đã xảy ra trong một khoảng khắc và ý nghĩa của khoảng khắc đó không thay đổi. Đối với những người chứng kiến, cơn hấp hồi của ông còn kéo dài hai tiếng đồng hồ nữa. Trong ngực ông có cái gì khò khè, cơ thể rã rời của ông rung lên. Sau đó tiếng khò khè và tiếng thở phì phì ngày một thưa thoắt đi.
- Thế là hết! – có người nói trước mặt ông.
Ông đã nghe thấy câu nói đó và ông lặp lại nó trong tâm trí mình. “Hết đời cái chết, - ông tự nhủ. – Chẳng còn cái chết nữa”.
Ông hít thở vào, dừng lại nửa chừng cơn thở dốc, duỗi người ra và chết. HẾT
https://thuviensach.vn
Table of Contents
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
https://thuviensach.vn
Table of Contents
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
https://thuviensach.vn