🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Cách Người Phụ Nữ Xuất Chúng Lãnh Đạo
Ebooks
Nhóm Zalo
Cách người phụ nữ xuất chúng lãnh đạo Joanna Barsh & Susie Cranston
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com
Mục Lục
MỤC LỤC
MANG CHẤT LƯỢNG VÀO KIẾN THỨC
KHÁM PHÁ VƯỢT TRỘI VỀ NHỮNG THÀNH TỐ THÚC ĐẨY VÀ DUY TRÌ THÀNH CÔNG CỦA NHỮNG PHỤ NỮ LÃNH ĐẠO TÀI BA
VỀ CÁC TÁC GIẢ
MỞ ĐẦU: HÀNH TRÌNH ĐI ĐẾN TÂM ĐIỂM
Đi tìm điều kỳ diệu
Không quay lại
Đóng gói công thức
Đi nào, nhà du hành!
PHẦN MỘT: Ý NGHĨA
CHƯƠNG 1: MỌI ĐIỀU BẠN LÀM ĐỀU CẦN CÓ Ý NGHĨA CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TRÌNH HẠNH PHÚC CỦA RIÊNG BẠN Georgia Lee và phương trình hạnh phúc tự viết
Nơi hạnh phúc bắt đầu
Viết phương trình hạnh phúc của riêng bạn
CHƯƠNG 3: BẮT ĐẦU BẰNG NHỮNG THẾ MẠNH
Chạm đến những khả năng tiềm tàng
Giờ đến lượt bạn
CHƯƠNG 4: BIẾT MÌNH MUỐN GÌ
Mục đích sống của Gerry
Mục đích và vai trò lãnh đạo
CHƯƠNG 5: NGƯỜI NẮM LẤY ƯỚC MƠ
Mơ ước – và biến nó thành hiện thực
Ước mơ có mục đích
Lãnh đạo song hành cùng ước mơ
Sống với ước mơ
PHẦN HAI: ĐỊNH HƯỚNG
CHƯƠNG 6: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐỊNH HƯỚNG Định hướng là một lựa chọn
Làm thế nào để vẽ nên những gì mình thấy?
Sẽ thế nào nếu bạn tránh không để cho cảm xúc nhấn chìm? Lối tư duy tươi đẹp
Rèn luyện kỹ năng thích ứng
CHƯƠNG 7: SỨC MẠNH CỦA TÍNH LẠC QUAN Người bẩm sinh lạc quan vẫn có thể học tính lạc quan Chấm dứt vòng xoáy cảm xúc tiêu cực, tôi muốn thoát ra Chuyển hóa ý nghĩa sự việc: Một hành động có ý thức Thực hành chuyển hóa ý nghĩa
CHƯƠNG 8: KHÔNG NGỪNG BƯỚC TỚI
Đối mặt với thử thách
Thông tin phản hồi giúp bạn trưởng thành
CHƯƠNG 9: SẴN SÀNG THAY ĐỔI
Tìm lối thoát khỏi ngõ cụt
Vẫn điềm tĩnh dẫu mọi thứ bấp bênh
Không ngừng thích ứng
CHƯƠNG 10: HÀNH TRÌNH CHỨ KHÔNG PHẢI ĐÍCH ĐẾN Nơi hành trình bắt đầu
Thử thách to lớn duy nhất
PHẦN BA: KẾT NỐI
CHƯƠNG 11: TÌM ĐẾN NHỮNG MỐI QUAN HỆ KHẮNG KHÍT Nền tảng khoa học của tính kết nối
Nghệ thuật thiết lập các mối quan hệ
Tại sao ta cần thiết lập mạng lưới quan hệ
Yếu tố then chốt của mạng lưới quan hệ: Người đỡ đầu
CHƯƠNG 12: CÔNG TY LÀ MỘT ĐẠI GIA ĐÌNH
Mô hình doanh nghiệp gia đình
Hãy để bản năng dẫn dắt
Sử dụng bản năng đúng mục đích
CHƯƠNG 13: CÁC MỐI QUAN HỆ SONG PHƯƠNG
Trước và sau những mối quan hệ song phương
Thiết lập các mối quan hệ
Hãy thường xuyên sử dụng phương pháp này
CHƯƠNG 14: TẤM THẢM DO CHÍNH TAY BẠN DỆT Con đường đến những mục tiêu mới
Bạn thấy mình được kết nối
Hãy trở thành người kết nối
CHƯƠNG 15: DƯỚI SỰ BẢO TRỢ CỦA NGƯỜI ĐỠ ĐẦU Câu chuyện của Ruth
Nên là người đỡ đầu hơn là người cố vấn
Tìm người đỡ đầu cho riêng mình
CHƯƠNG 16: THÀNH VIÊN CỦA NHÓM
Những tấm gương người thầy
Người đỡ đầu là người mở ra những cánh cửa
Lãnh đạo thông qua người khác
Đỡ đầu cho những nhà lãnh đạo tương lai
PHẦN BỐN: THỰC HIỆN
CHƯƠNG 17: VƯỢT QUA RÀO CẢN
Sự nghiệp xuất chúng
Đó là tương lai của bạn
Rủi ro luôn đi cùng cơ hội
CHƯƠNG 18: HÃY ĐỨNG LÊN VÀ NÓI THẲNG Trò chuyện với Julie
Đi tìm tiếng nói của riêng mình
Đi tìm sự dung hòa
Khi bạn lên tiếng quá dễ dàng
Để được chú ý
CHƯƠNG 19: TỰ MÌNH TẠO NÊN VẬN MAY Đó là cuộc đời của bạn
Bạn là người kiểm soát
CHƯƠNG 20: HÀNH ĐỘNG
Trở thành chuyên gia quản lý rủi ro
Tại sao đón nhận rủi ro lại khó đến vậy
Bạn nhìn thấy cơ hội bằng cách nào?
Trên con đường bạn chọn
Rủi ro của việc không chấp nhận rủi ro
CHƯƠNG 21: CHINH PHỤC NHỮNG ĐỈNH CAO Xác định những khoảnh khắc
Đỡ đầu và được đỡ đầu
Thích nghi với thực tế mới mẻ
Bước lên vị trí lãnh đạo
Điều cốt lõi nhất
PHẦN NĂM: TẠO NĂNG LƯỢNG
CHƯƠNG 22: NGUỒN NĂNG LƯỢNG TRONG TAY BẠN Người tạo ra năng lượng
Biết rõ những gì cản trở và thúc đẩy bạn
Bổ sung năng lượng
Tối giản những việc khiến bạn kiệt sức
Thiết kế lại thời gian biểu sao cho phù hợp
CHƯƠNG 23: ĐỂ HỒI PHỤC NHANH CHÓNG
Sức khỏe thể chất là nền tảng của sự kiên cường
Bà ấy đã làm được điều đó bằng cách nào?
Tập thói quen tự hồi phục
Rèn luyện cho cuộc đua ma-ra-tông
CHƯƠNG 24: TRẢI NGHIỆM CẢM GIÁC HƯNG PHẤN Bậc thầy khơi nguồn dòng chảy
Đi tìm nguồn cảm hứng của riêng bạn
CHƯƠNG 25: NGUỒN NĂNG LƯỢNG KHÔNG BAO GIỜ CẠN Chuẩn bị cho vai trò lãnh đạo
Nguồn năng lượng tối cần thiết
Hoạt động không như ngày thường Tích cực hồi phục sức lực
Nhìn lại mọi thứ
Một từ cuối cùng: Lạc quan
LỜI CẢM ƠN
Dịch giả Uông Xuân Vy
Dịch giả Vi Thảo Nguyên
MANG CHẤT LƯỢNG VÀO KIẾN THỨC
“Để có văn hóa ẩm thực, không chỉ cần người sành ăn, mà còn cần đầu bếp giỏi. Để có văn hóa đọc, không chỉ cần người yêu sách, mà còn cần những quyển sách chất lượng.”
- Dịch giả Uông Xuân Vy
TGM Books được thành lập vào tháng 9 năm 2007 bởi ba thành viên: chuyên gia đào tạo - dịch giả Trần Đăng Khoa, dịch giả Uông Xuân Vy, chuyên gia đào tạo Trần Đăng Triều.
Từ những ngày đầu thành lập, khát vọng của chúng tôi là xuất bản ra những quyển sách có giá trị, được đầu tư công phu cả về nội dung lẫn hình thức, nhằm mang lại cho độc giả không chỉ kiến thức mà còn là một trải nghiệm mỗi khi cầm từng quyển sách của TGM Books trên tay.
Với phương châm không xuất bản ồ ạt mà chỉ xuất bản những quyển sách chất lượng cao từ nội dung đến hình thức, các ấn phẩm của TGM Books được trải qua nhiều công đoạn từ chọn lọc nội dung kỹ lưỡng đến dịch thuật chính xác, rồi biên tập lại với ngôn từ trong sáng, dễ đọc, dễ hiểu, gần gũi với văn hóa Việt Nam. Không chỉ dịch sách, chúng tôi còn mong muốn góp phần nhỏ nhoi làm giàu đẹp thêm ngôn ngữ tiếng Việt thông qua những quyển sách của mình.
Chính vì thế, các ấn phẩm của TGM Books đã và đang mang lại những giá trị to lớn cho nhiều tầng lớp xã hội khác nhau bao gồm: sinh viên học sinh, các bậc phụ huynh, công nhân viên chức, các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo, doanh nhân... trở thành những đầu sách mang tính hiện tượng, bán chạy nhất tại Việt Nam hiện nay, và được yêu quý bởi hàng triệu độc giả trong và ngoài nước.
TGM Books có được những thành quả này là nhờ sự quan tâm và ủng hộ của những độc giả tâm huyết như bạn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn bạn vì tình cảm tốt đẹp đó. www.TGMBooks.
KHÁM PHÁ VƯỢT TRỘI VỀ NHỮNG THÀNH TỐ THÚC ĐẨY VÀ DUY TRÌ THÀNH CÔNG CỦA NHỮNG PHỤ NỮ LÃNH ĐẠO TÀI BA
Với nền tảng là cuộc nghiên cứu dày công trong vòng 5 năm, Cách Người Phụ Nữ Xuất Chúng Lãnh Đạo đưa ra những ý tưởng và góc nhìn về thành công hoàn toàn khác với những quyển sách khác. Những thành tố mới
mẻ xoay quanh vai trò lãnh đạo làm bật lên những vấn đề nhạy cảm như: liệu những đặc tính lãnh đạo nữ tính (cho cả nữ giới và nam giới) có thích ứng tốt hơn trong thế giới ngày càng phức tạp, cạnh tranh khốc liệt và thay đổi chóng mặt ngày nay không.
Các tác giả Joanna Barsh và Susie Cranston, cũng là cố vấn của McKinsey & Company, đã thiết lập được mối liên kết giữa niềm vui, hạnh phúc và kết quả ưu việt thông qua mô hình Lãnh Đạo Cân Bằng mang tính đột phá. Những câu chuyện cá nhân “người thật việc thật” và sự hiểu biết sâu sắc được thể hiện trong quyển sách như bày ra trước mắt bạn một phép mầu khi năm thành tố của Lãnh Đạo Cân Bằng – ý nghĩa, định hướng, kết nối, thực hiện và tạo năng lượng – được kết hợp lại với nhau. Bạn sẽ được biết làm thế nào mà:
Alondra de la Parra phát triển thế mạnh và đam mê để
sống một cuộc đời ý nghĩa và tạo dấu ấn mạnh mẽ trong
sự nghiệp nhạc trưởng – nghề đàn ông thường chiếm ưu
thế.
Andrea Jung, CEO của Avon, tránh rơi vào vòng xoáy suy thoái của công ty bằng cách “tự sa thải” mình vào thứ sáu
và trở lại trong vai trò CEO mới làm xoay chuyển tình thế
vào thứ hai.
Những nhà tài trợ của Ruth Porat tại Morgan Stanley đã
giúp cô không những phát triển mà còn bền bỉ đối đầu với những thời điểm khó khăn trong cuộc sống cá nhân và sự
nghiệp.
Eileen Naughton hồi phục sau khi vuột mất công việc mơ
ước, bước chân vào Google và mở ra một cơ hội lãnh đạo
mới.
Julie Coates của Woolworth tại Úc tràn đầy năng lượng để thành công trong sự nghiệp mà không bỏ bê vai trò làm
vợ, làm mẹ.
Cách Người Phụ Nữ Xuất Chúng Lãnh Đạo vừa tràn đầy xúc cảm vừa chứa đựng nhiều thông tin hữu ích. Dù là nam hay nữ, bạn cũng tìm thấy chính mình trong những trang sách để rồi sẵn sàng trỗi dậy với những kế hoạch thực tiễn nhằm tạo bước đột phá trong công việc và cuộc sống.
VỀ CÁC TÁC GIẢ
JOANNA BARSH gia nhập McKinsey & Company vào năm 1981 như một cộng sự dày dạn kinh nghiệm. Song song với công việc tư vấn, bà là người đi đầu trong Dự án Lãnh Đạo Cân Bằng và tạo ra hơn 125 băng ghi hình các cuộc phỏng vấn đầy đủ chi tiết với những phụ nữ lãnh đạo trên toàn thế giới. Joanna tâm huyết về rất nhiều thứ, nhưng việc đẩy mạnh tốc độ phát triển phụ nữ lãnh đạo là điều mà bà ưu tiên dồn công sức nhiều nhất. Bà còn là Ủy viên Hội đồng Phụ nữ tại thành phố New York.
SUSIE CRANSTON là cố vấn doanh nghiệp tại văn phòng McKinsey & Company đặt tại San Francisco. Là thành viên của Dự án Lãnh Đạo Cân Bằng tại McKinsey, Susie dẫn dắt một nhóm nghiên cứu về mô hình lãnh đạo này. Bà có bằng cử nhân và thạc sĩ kinh doanh của Đại học Standford.
Để tìm hiểu thêm thông tin, vui lòng truy cập trang web
McKinsey.com/howremarkablewomenlead
Viết lời đề tặng luôn là một thử thách; nhưng cuối cùng, khi khám phá ra vai trò cốt lõi của tình yêu thương trong nghệ thuật lãnh đạo và cho mỗi chúng ta, mọi thứ trở nên dễ dàng hơn.
Vì vậy, David, Russell và Anne, quyển sách này dành tặng cả nhà. Chúng ta là những con người may mắn.
MỞ ĐẦU:
HÀNH TRÌNH ĐI ĐẾN TÂM ĐIỂM
Đi tìm điều kỳ diệu
Khi tôi bước sang tuổi 50, một vấn đề đã xảy ra. Cảm giác trống rỗng. Hoàn toàn trống rỗng. Không hề có cảm giác mình đang tiến đến một cột mốc đáng nhớ nào cả. Không sợ cũng chẳng vui. Và cảm giác của hư vô đó thật sự khiến tôi khó chịu. Tôi tự trấn an, “Mình chỉ đang gặp khủng hoảng tuổi trung niên thôi, hãy đi mua vài đôi giày xinh xắn hay gì đó đi.”
Nhiều tuần trôi qua nhưng cảm giác ấy vẫn không buông tha tôi. Một buổi sớm đi dạo qua Công Viên Trung Tâm, tôi đã chia sẻ cảm giác bất ổn với chồng, David. Phải chăng tôi đã đạt đến đỉnh cao sự nghiệp, và nếu thế thì tất cả là thế này sao? Những phụ nữ khác hẳn đã tiến những bước xa hơn, làm được nhiều việc hơn, hạnh phúc hơn. Họ cao hơn, xinh đẹp hơn, thành đạt hơn, công danh rạng rỡ hơn – về tất cả mọi mặt, họ đều vượt trội hơn tôi.
Phải có điều gì đó họ biết mà tôi chưa bao giờ được học. Tôi mong được gặp họ, và tôi muốn biết điều họ biết – không chỉ cho tôi, mà còn cho tất cả những phụ nữ đang băn khoăn về điều gì đã làm cho những phụ nữ khác cực kỳ thành công một cách kỳ diệu trong vai trò lãnh đạo. Tôi tin rằng phương pháp rèn luyện kỹ năng của họ không hề đơn giản, bởi nếu thế chắc tôi đã khám phá ra từ lâu rồi.
Tôi tự nhủ chắc phải có một điều gì đó hơn thế, như thể phép mầu. Nếu có thể chạm được vào nó thì có lẽ tôi cũng sẽ giống họ: tiến xa hơn, có sức ảnh hưởng lớn hơn và cảm thấy mãn nguyện. Điều thật sự làm tôi hứng khởi là ý nghĩ nếu thâu tóm được phép mầu này, tôi có thể truyền nó cho những thế hệ phụ nữ tiếp theo, những người đang đi trên con đường lãnh đạo – biết đâu có cả mấy đứa con gái của tôi nữa. Hãy tưởng tượng điều họ có thể làm được nếu không phải chờ suốt 30 năm để tự mình tìm ra phép mầu đó. Hãy hình dung bao nhiêu phụ nữ sẽ vươn lên dẫn đầu nhờ những bí quyết này!
Bạn có thể thấy rằng ý tưởng này thúc đẩy tôi và âm thầm ám ảnh tôi.
Trong những năm kể từ sau lần đi dạo đó với David, tôi dần nhận ra đây là nỗi đam mê đã ngủ yên trong tôi, chờ đợi – một hạt giống chỉ chờ điều kiện phù hợp để nảy mầm.
Xét một chừng mực nào đó, cuộc sống ở tuổi 50 của tôi khá tốt. Chúng tôi có hai cô con gái giỏi giang, khỏe mạnh, học tốt – không thể tuyệt vời hơn nữa. Hôn nhân của tôi bền vững dẫu cho (hay bởi nhờ?) những năm tháng thăng trầm. Chúng tôi có một căn hộ thoáng mát, ngập tràn ánh sáng và màu sắc cùng quang cảnh tươi đẹp. Mỗi ngày chúng tôi vào Công viên Trung tâm để đưa con đến trường. Giữa một thành phố đông đúc với những tòa nhà và tiếng ồn thì cuộc sống như thế này là quá ổn. Vào những ngày cuối tuần, chúng tôi đến ở trong một nông trại với những cánh đồng đuổi gió, những cây cổ thụ, những loài hoa quả dại mọc khắp nơi. Chúng tôi có 50 con bò, 30 con gà, 10 con cừu, 3 con khỉ, và 1 con lợn. Thật không khác thiên đường là mấy.
Tôi có tất cả những thứ ấy và cả một sự nghiệp như ý. Dù phải thường xuyên lo nghĩ nhưng tôi vẫn là một đối tác thâm niên của McKinsey & Company, được làm những việc tôi thích, được giúp đỡ các khách hàng trong danh sách Fortune 500 chuyển đổi và phát triển. Có lúc tôi yêu điên cuồng công việc của mình. Có lúc tôi mơ đến việc nghỉ hưu. Nhưng nhìn chung – dù tôi cứ hay lo lắng – thì như doanh nghiệp yêu quý của tôi từng nhận xét, tôi là một cộng sự uy tín. Tôi đã và đang đóng góp nhiều cho công ty, luôn hết mình và đi làm vui vẻ mỗi ngày. Vậy chuyện gì bất ổn đang xảy ra với tôi?
Tôi nghĩ mông lung lắm, cuối cùng tôi kết luận một điều: tôi thấy mình vô hình. Tôi đang đi qua cuộc đời như một người ngoài cuộc và tôi có cảm giác đó từ rất rất lâu rồi. Vì thế chẳng có gì ngạc nhiên khi tuổi 50 của tôi lặng lẽ kéo đến.
Trước đây tôi không như thế. Khi còn trẻ, vừa rời ghế nhà trường với hai tấm bằng chuyên ngành khoa học xã hội nhân văn, tôi quay lại New York với tinh thần độc lập, sẵn sàng tiếp nhận mọi thử thách. Sơ yếu lý lịch của tôi khi ấy bao gồm một chân phục vụ bàn, người dẫn chỗ trong rạp chiếu phim, trợ lý hành chính và chạy “việc vặt” trong hãng sản xuất phim. Tôi nhận một công việc bán lẻ – thật ra là quản lý tập sự – và đưa đầu vào chỗ hỗn loạn. Mỗi ngày các sếp gọi tôi lên văn phòng mắng mỏ về hàng ngàn sai sót – có cái đúng có cái không - và thật tình cho đến giờ tôi vẫn không hiểu tại sao.
(Thật là một bài học to lớn cho tôi: Nếu ai đó không muốn bạn thành công, họ có vô vàn cách cho bạn biết điều đó, và điều này dần dần xóa đi lòng tự trọng trong bạn). Thế là tôi trở thành một phụ nữ trẻ hay bị chảy máu cam bất chợt, luôn phập phồng lo sợ sẽ tiếp tục phạm lỗi và quá sợ hãi đến mức
không dám bỏ việc. Cuối cùng tôi nộp đơn vào một trường kinh tế, như một cách thoát khỏi hoàn cảnh hơn là tìm cho mình một hướng phát triển. Một khởi đầu chẳng hề tốt đẹp.
Ở trường Kinh Doanh Harvard, tôi học tốt và nhận ra sức hấp dẫn của nghề chuyên giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, đến mức tôi quyết định quay trở lại New York tìm công việc liên quan đến lĩnh vực này. Tôi nhanh chóng trở thành một phụ nữ trẻ đi công tác nhiều nơi, làm việc cực kỳ chăm chỉ bởi tôi vẫn luôn lo sợ các sếp sẽ moi móc hàng ngàn lỗi lầm nơi tôi hoặc gọi tôi lên và tuyên bố rằng sai lầm lớn nhất là đã tuyển dụng tôi.
Thậm chí ở tuổi 50, tôi vẫn lo lắng về cuộc gọi đó. Thật khôi hài, dù bạn đã giảm cân rất nhiều thì cũng phải mất nhiều năm để bạn làm quen với hình ảnh mới. Tương tự, sau hơn 20 năm đóng góp giá trị và được ghi nhận, sự nhận thức về giá trị bản thân tôi cũng chỉ mới thay đổi không đáng kể.
Vì vậy, suốt mùa xuân của năm thứ 51 trong cuộc đời mình, tôi thấp thỏm làm việc, vừa lo sợ một cuộc gọi vừa hy vọng một phép mầu xảy ra biến tôi thành một nhà lãnh đạo cấp cao mà tôi hằng ao ước. Người đó là ai? Cô ấy điềm đạm và mạnh mẽ như một tảng đá, nổi tiếng không kém gì Elvis và thông thái như một nhà hiền triết: một lãnh đạo cấp cao có niềm tin tuyệt đối vào chính mình, đứng vững trên nền tảng của sự thành đạt, có nhiều mối quan hệ thế lực và một cuộc sống như ý. Trên hết, tôi muốn được là lãnh đạo, người soi mình trong gương và biết rằng cô ấy đã giúp tạo ra sự khác biệt cho thế giới. Cô ấy ở đâu? Liệu cô ấy có đang ẩn mình đâu đó trong tôi hay chẳng bao giờ tôi có thể tìm ra? Đó là điều tôi muốn tìm hiểu.
Điều tôi biết – và đã nói với chồng mình trong buổi sáng đi dạo hôm ấy – rằng chờ đợi dù chỉ một năm nữa thôi cũng là một quyết định sai lầm. Tôi phải đi tìm điều đã thúc đẩy và giúp một số ít phụ nữ duy trì ở vị trí dẫn đầu. Tôi muốn ghi lại bài bản điều gì đã giúp họ thành công trong công việc – và cả trong cuộc sống. Tôi sẽ lưu lại những đoạn hội thoại với các nữ lãnh đạo. Tôi muốn giữ lấy hạnh phúc của họ. Tôi không thể chờ đợi thêm nữa, tôi phải bắt đầu ngay.
Khi David và tôi vừa đi vừa trò chuyện, anh tiếp thu và triển khai ý định mong muốn ghi lại mọi thứ của tôi. Đó là điểm tôi yêu anh – anh dám phát huy trí tưởng tượng và không gì có thể giới hạn được anh. Anh khuyến khích tôi thổi bùng tham vọng của mình. Sự thúc đẩy của anh mạnh đến nỗi làm tôi không thoải mái. Anh nói, “Em đang nghĩ đến chuyện ghi chép thông tin à? Tốt lắm! Hãy biến nó thành bộ tài liệu đầy đủ nhất về chân dung các nữ lãnh đạo trên thế giới – một điều mà Steven Spielberg sẽ rất tự hào!” Một cảm giác lẫn lộn, vừa hào hứng vừa căng thẳng trỗi dậy trong tôi. Anh tiếp tục, “Hãy ghi hình các buổi trò chuyện của em, với sự hỗ trợ của một đội ngũ tuyệt đỉnh. Và đặt cho nó một cái tên thật kêu. Một cái tên nghe tới ai cũng thích.” Giờ tôi đã hoàn toàn bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Anh tiếp tục, “Hãy gọi nó là Dự Án Lãnh Đạo! Em còn đợi gì nữa? Hôm nay em sẽ gọi điện xếp cuộc hẹn với người nào?” Các chuyên gia tâm lý có một từ diễn tả nơi tôi đang đâm đầu vào – “Miền Hoảng Loạn”.
Hoảng loạn hay không, thì tôi cũng đã làm y như thế.
Tôi đã thực hiện cuộc hành trình này đến nay đã hơn 5 năm. Quá trình khám phá đưa tôi đi xa hơn những gì mình mong đợi. Dự Án Lãnh Đạo đã thay đổi cuộc đời tôi thông qua một mô hình lãnh đạo mới, cũng chính là chủ đề của quyển sách này. Nó đã phát triển thành một phong trào rộng khắp trong công ty chúng tôi, gồm cả những phụ nữ và nam giới trên toàn thế giới, những người đang từng bước trưởng thành ngay trong quá trình họ cống hiến.
Nhìn lại, phải nói ngay từ đầu tôi đã gặp may. Gần như ngay lập tức, tôi biết các cuộc phỏng vấn của mình đã chạm đến một khía cạnh vô cùng mạnh mẽ. Những người phụ nữ tôi gặp kể lại những câu chuyện hấp dẫn, mê hoặc lòng người và giàu năng lượng. Họ mở lòng chào đón tôi và để cho ký ức của tình yêu thương, thành công và niềm vui tuôn trào – cả những lần lầm đường lạc lối, những sai lầm to lớn và những thất bại ê chề. Họ nói về con cái, các vấn đề về sức khỏe và những ước mơ trong tương lai. Họ cười và tiết lộ những bí mật. Vài người rơi nước mắt. Họ không giữ lại gì cả. Họ mang đến cho chúng tôi tài sản quý hiếm nhất: thời gian và sức lực, và họ đóng góp những kinh nghiệm xương máu của mình.
Có một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong những cuộc trò chuyện, nối kết những phụ nữ này lại với nhau, nối kết với công việc của họ, và cả với tôi nữa. Mỗi cuộc nói chuyện là một món quà – một chút lạc quan, một chút
năng lượng, một câu chuyện ý nghĩa, một cử chỉ nhân ái. Tôi nhận ra bóng dáng mình phảng phất trong những câu chuyện. Tôi mở những món quà này mà lòng tràn ngập sự biết ơn.
Tâm huyết dành cho Dự Án Lãnh Đạo đã mang đến cảm giác thỏa mãn mà tôi hiếm khi tìm thấy tại sở làm. Đừng hiểu sai ý tôi. Tôi thật sự yêu thích công việc cố vấn – đặc biệt là khi giúp đỡ khách hàng thực hiện điều gì đó, xây dựng nhóm hoặc đưa ra hướng hành động cụ thể để giải quyết vấn đề và gặt hái kết quả. Và tôi thật sự yêu quý khoảnh khắc đại ngộ, tia sáng thấu hiểu hay bước tiến tác động. Nhưng cho đến lúc này, niềm vui trong công việc của tôi chẳng có gì gọi là bất biến.
Khi niềm đam mê được giải phóng, tôi thấy vui mỗi ngày, và tôi cảm thấy những điều mình hướng tới trở nên rõ ràng hơn. Đó là một cảm giác mới lạ, sự thăng hoa tự nhiên cho tôi sự tự tin và lòng dũng cảm để tiến một bước dài về phía trước. Tôi dường như không còn sợ hãi. Đã đến lúc phải nói ra và bước tới.
Không quay lại
Năm 2007 tôi đã vượt giới hạn – theo nghĩa tích cực. Tôi bắt đầu mạo hiểm một chút trong nghề nghiệp để theo đuổi đam mê Dự Án Lãnh Đạo. Tôi thay đổi những thói quen thường nhật trước đây, dành hết thời gian để đầu tư ngày càng nhiều cho dự án. Tôi không còn quay lại được nữa.
Hơn thế, chúng tôi đã nâng tầm Dự Án Lãnh Đạo từ một việc làm âm thầm vì tình yêu thương lên thành nỗ lực phát triển nghề nghiệp nghiêm túc. Như rất nhiều tổ chức khác, các đối tác của chúng tôi đã làm việc hết mình để củng cố vị thế của phụ nữ trong công tác lãnh đạo cấp cao. Tôi tin câu chuyện của các nữ lãnh đạo này chứa đựng điều đang bị bỏ sót: tập hợp những niềm tin phổ biến, những phương pháp thành công và định hướng giúp công ty cũng như khách hàng của chúng tôi tăng tốc đưa phụ nữ lên vị trí dẫn đầu.
Một số lượng đáng kể các nam thanh nữ tú đầy tài năng đã tham gia vào quá trình này. Trong đó phải kể đến Susie Cran- ston, nhân viên tư vấn trẻ tuổi của McKinsey ở San Francisco. Susie chuyển ngành khoảng một năm trước để trở thành đại diện tiêu biểu trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi. Cô là người chuyên tìm tòi các kiến thức chuyên ngành khoa học để củng cố những gì chúng tôi ghi nhận. Chúng tôi nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác nhau
– từ các lãnh đạo uy tín, các chuyên gia trong ngành phát triển doanh nghiệp đến các nhà sinh vật học và các nhà thần kinh học. Chúng tôi tiếp tục đào sâu hơn, phỏng vấn nhiều hơn và nhiều kiểu phụ nữ hơn nhằm tìm ra các mô thức. Khi kết hợp kinh nghiệm thực tiễn của những người được phỏng vấn với các lý thuyết chuyên môn này, chúng tôi sẽ vạch ra lộ trình giảng dạy về thuật lãnh đạo.
Chẳng bao lâu sau, chúng tôi nhận ra mình càng bị cuốn vào những yếu tố vượt ngoài phương pháp quản trị và phát triển nghề nghiệp truyền thống – chạm đến những ý tưởng mới mẻ hơn về mặt xúc cảm, sức khỏe tinh thần và thể chất vốn liên quan mật thiết đến kết quả công việc và cả đồng nghiệp của một cá nhân nào đấy – làm thế nào mà niềm vui mang lại thành công trong nghệ thuật lãnh đạo. Đây là những phụ nữ, những nhà lãnh đạo đã tự trang bị cho mình áo giáp để chiến đấu trong môi trường công sở, thể hiện niềm đam mê – cảm xúc của bản thân về niềm vui và ý nghĩa mà không ngượng ngùng. Tất cả những năm tháng cố dồn nén cảm xúc của tôi bỗng dưng tan biến.
Một yếu tố khác nhảy múa trước mắt chúng tôi là sự lạc quan của những nữ lãnh đạo này – không, hãy xem đó là niềm lạc quan tột độ. Nhiều người đã vượt qua được những trở ngại to lớn và thất bại đau thương. Nhưng cũng như tôi, họ không chùn bước khi mọi chuyện diễn ra không như ý mà tìm cách tiếp tục bước tới. Họ không chấp nhận mắc kẹt dưới tận cùng khó khăn hay phải làm đi làm lại những chuyện vô ích theo vòng lẩn quẩn. Thay vào đó, họ là những người hành động và biết rút kinh nghiệm.
Nhưng làm thế nào họ tạo được và thể hiện sự lạc quan đến thế? Chúng tôi tìm thấy lời giải thích trong tâm lý học tích cực – một phương pháp rèn luyện tập trung vào những gì khiến con người tỏa sáng hơn là những nguyên nhân khiến người ta khổ đau trong tâm lý và cảm xúc. Chúng tôi học được từ những nhà tâm lý học tích cực một điều rằng những người ý thức sâu sắc về ý nghĩa của việc họ làm sẽ thấy hạnh phúc hơn, tràn đầy sinh lực hơn và kiên cường hơn rất nhiều. Những phụ nữ của chúng tôi chính xác là như thế này: Họ có sứ mệnh, có mục đích cao cả hơn việc thăng tiến trong sự nghiệp. Họ làm thay đổi thế giới, dù cho họ chỉ tiếp cận năm người lúc khởi nghiệp hay năm trăm ngàn người.
Theo các chuyên gia, bạn có thể học hỏi tính lạc quan. Bạn có thể tự rèn luyện mình trở nên lạc quan hơn và tránh cảm giác bế tắc dưới đáy tiêu cực của cảm xúc. Điều đó đúng với trường hợp của tôi. Tôi bắt đầu bẻ lại tiếng
nói lí nhí trong đầu làm phóng đại mọi lỗi lầm của bản thân. Khi có chuyện không hay xảy ra, tôi học được cách tự vực mình đứng dậy nhanh chóng và tiếp tục tiến lên. Thế giới quan của tôi bắt đầu thay đổi.
Chúng tôi cũng tìm hiểu về “nhập tâm” – một hiện tượng xuất hiện khi các kỹ năng của bạn tương thích tốt với một thử thách đầy cảm hứng và bạn đang nỗ lực hướng tới một mục tiêu rõ ràng. Tôi thỉnh thoảng trải nghiệm trạng thái nhập tâm này trong công việc và bất kỳ lúc nào tôi ngồi bên giá vẽ. Khi đang vẽ, tôi như rời khỏi cơ thể mình, cảm nhận một thế giới không hiện hữu thời gian và giác quan. Rồi tôi trở về với thực tại, mệt mỏi nhưng như được gột rửa, mạnh mẽ hơn với những hiểu biết về chính mình. Trạng thái nhập tâm giúp củng cố thêm tính kiên cường.
Chúng tôi tiếp tục đào sâu, thu thập thêm nhiều điều hơn từ các phụ nữ và nam giới trong công ty của chúng tôi và mở rộng nghiên cứu, khảo sát của nhóm. Một trong những câu hỏi lớn nhất chúng tôi đặt ra về các nữ lãnh đạo chính là: làm thế nào họ xoay sở để dành nguồn năng lượng khổng lồ cho công việc đồng thời vẫn gánh vác trọng trách làm vợ làm mẹ trên hai vai như hầu hết các phụ nữ khác. Làm thế nào họ thành công trong công sở mà không phải hy sinh những vai trò còn lại? Đây là điểm mấu chốt bởi vì nhiều phụ nữ chấp nhận rời bỏ sự nghiệp hoặc giảm bớt mục tiêu của đời mình khi cảm thấy không thể cân bằng được giữa công việc và gia đình.
Một phát hiện khác: các phụ nữ của chúng tôi nhìn nhận “cân bằng trong công việc – cuộc sống” theo đúng nghĩa của nó – một mục tiêu không thể đạt được. Thay vào đó, họ thích nghi với cuộc sống thiếu cân bằng một cách có kiểm soát – một cách tiếp cận linh hoạt và năng động. Họ yêu thương các con và yêu quý công việc của mình. Không có sự lựa chọn một trong hai. Chấp nhận “và” đong đầy chúng bằng năng lượng của mình.
Cũng ổn thôi, nhưng họ tìm đâu ra năng lượng thể chất để vẫn còn tỉnh táo sau mỗi ngày làm việc? Đó là điều tôi muốn biết. Bởi tôi là một người mẹ luôn phải vội vã trở về nhà để dỗ các con vào giường ngủ, rồi nhanh chóng thiếp đi ngay bên cạnh chúng.
Chúng tôi bắt đầu tìm kiếm câu trả lời, và một số lời giải đáp đã ở ngay trước mắt. Hóa ra, từng có rất nhiều cuộc nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu về điều này. Kết quả cho thấy ta có thể kiểm soát năng lượng của mình bằng cách xác định điều gì làm tiêu hao năng lượng, điều gì giúp tái
tạo năng lượng bằng cách điều chỉnh có chiến lược môi trường làm việc cũng như lịch làm việc của chính mình.
Tất nhiên vẫn còn những yếu tố khác. Những phụ nữ này nhận được sự giúp đỡ trong quá trình vươn lên làm lãnh đạo. Họ được mọi người giúp đỡ, đặc biệt là những người đàn ông giàu kinh nghiệm, những người luôn phấn đấu để tự tạo cơ hội. Họ dựa vào sức mạnh của cộng đồng và các mối quan hệ. Tôi nghĩ đến những người đã giúp tôi. Càng suy ngẫm, tôi càng nhận ra nhiều gương mặt và tôi thầm cảm ơn họ, cả những người đã khuất.
Không như tôi, nhiều phụ nữ đã mạnh dạn khẳng định rằng họ không sợ – hoàn toàn không chút sợ hãi. Điều đó giúp họ nhìn nhận thời cơ đúng với bản chất của nó – không phải là may rủi để thua hay thất bại. Nếu thấy nguy cơ thì họ trực tiếp đối đầu với nó. Họ không bị cảm giác nghi ngờ bản thân, phỏng đoán hoặc chủ nghĩa cầu toàn níu chân. Thêm một bài học nữa dành cho tôi, một người đã tự gạt đi rất nhiều thời cơ chỉ vì nỗi sợ hãi.
Vì thế, gần cuối 2007, mô hình lãnh đạo của chúng tôi bắt đầu định hình. Cốt lõi của mô hình này là các mối liên kết cảm xúc sâu đậm với công việc, ý nghĩa cá nhân và sứ mệnh, với thành tích, bản năng làm mẹ và cảm giác thân thương mãnh liệt. Cả với niềm vui.
Đó rõ ràng là một khái niệm mới mẻ về lãnh đạo trong tôi.
Chúng tôi đã kết nối các chủ đề về khả năng lãnh đạo, năng lực và sự hoàn thiện thành một hệ thống được thể hiện qua hành vi, kỹ năng và hành động. Hệ thống đó bao gồm yếu tố mục đích, bởi vai trò làm mẹ có sức hút mãnh liệt. Và cả việc chạm đến một cảm xúc tích cực sâu thẳm nhất, chảy trong tâm hồn các nữ lãnh đạo mà chúng tôi tiếp xúc. Nó còn bao gồm yếu tố hành động – giúp họ đẩy lùi nỗi sợ hãi, để hành động dựa trên niềm tin và trực giác của mình. Đó còn là sự lựa chọn, về sở hữu cá nhân.
Ý nghĩa là nền tảng của mọi thứ. Nó mang lại động lực cần thiết và giúp phụ nữ xác định phương hướng. Hơn hết, chúng tôi thấy có ba nhóm năng lực và chiến thuật – định hướng, kết nối và thực hiện – đã dẫn đến thành công lâu dài và gia tăng niềm vui trong cuộc sống. Cuối cùng, chúng tôi thu góp tất cả thành “năng lượng” để tiếp thêm nhiên liệu cho cuộc hành trình dài ấy của phụ nữ.
Sau đây là nội dung ngắn gọn của hệ thống:
Ý nghĩa: Ý thức về ý nghĩa của những việc mình làm là nguồn cảm hứng cho các nữ lãnh đạo, là kim chỉ nam trong sự nghiệp, duy trì sự lạc quan, giải phóng cảm xúc tích cực và tạo điều kiện cho họ dẫn đầu theo nhiều cách sáng tạo và sâu sắc.
Định hướng: Để duy trì phong độ trong quá trình trở thành một lãnh đạo và làm việc như một lãnh đạo, người phụ nữ phải có quan điểm rõ ràng về hoàn cảnh, tránh suy nghĩ lẩn quẩn, để tiến lên phía trước, thích nghi và giải quyết vấn đề.
Kết nối: Không ai làm việc một mình. Các nữ lãnh đạo đã tìm ra những mối liên kết đầy ý nghĩa để tranh thủ sự ủng hộ, hướng dẫn có giá trị đồng thời cộng tác với các đồng nghiệp, những người ủng hộ họ với tình yêu thương và lòng cảm mến.
Thực hiện: Những nhà lãnh đạo thành công đón nhận cơ hội lẫn nguy cơ đi kèm với nó. Họ có tiếng nói và họ biết cách sử dụng nó. Họ cũng có khả năng đối diện với nỗi sợ hãi.
Tạo năng lượng: Để thành công lâu dài và điều tiết trách nhiệm tương quan giữa gia đình với cộng đồng, các nữ lãnh đạo phải học cách kiểm soát năng lượng dự trữ và tận dụng nó.
Việc đặt các yếu tố này lại với nhau đã tạo ra sự bùng nổ thầm lặng, một khoảnh khắc “à há” đầy sảng khoái. Giải pháp lãnh đạo sơ khởi của chúng tôi có vẻ ngắn gọn và đơn giản, đến nỗi chúng tôi phải gác nó lại một ngày, chỉ để chắc chắn mọi thứ vẫn ổn. Tôi đi tìm những lỗ hổng. Suốt nhiều ngày, tôi tìm kiếm các lỗ hổng. Buổi tối, tôi tìm chúng trong giấc mơ. Nhưng tôi chẳng tìm ra lý do gì để lo lắng cả.
Khi kết hợp các thành phần của mô hình lãnh đạo này với nhau, chúng tôi đã tạo ra điều kỳ diệu. Các thành phần này hòa hợp và củng cố cho nhau. Hãy nghĩ mà xem. Nếu các cơ hội của bạn tràn đầy ý nghĩa thì bạn cũng sẽ tràn đầy sinh lực. Lạc quan tự nó đã là điều tốt, nhưng mang nó vào quá trình gầy dựng các mối quan hệ và bạn sẽ nhận ra mạng lưới quan hệ xã hội của mình ngày càng mở rộng. Hãy tìm một mối quan hệ có lợi cho bạn và nó sẽ giúp bạn đối mặt với thất bại dễ dàng hơn. Mỗi một yếu tố này sẽ nạp đầy
nguồn năng lượng dự trữ cho bạn, và càng mang nhiều năng lượng vào những việc mình làm thì cơ hội thành công của bạn càng cao. Mọi thứ đều có liên quan đến nhau. Khi kết hợp lại với nhau, chúng sẽ mở ra nguồn động lực to lớn để bạn hành động và cảm thấy mãn nguyện – và đây chính là chìa khóa để thành công. Hình 1 dưới đây là hình ảnh vòng tròn chúng tôi thiết lập nên, minh họa cho mô hình lãnh đạo mới. Vòng tròn này biểu hiện cho người phụ nữ, nó không có điểm bắt đầu hay kết thúc – nó bao hàm cả những chuyển động và vẻ nhịp nhàng, cân bằng và nét xinh đẹp.
Hình 1: Năm Yếu Tố Của Lãnh Đạo Cân Bằng
Chúng tôi bắt đầu chia sẻ mô hình của mình với những người khác. Một số người cho rằng nó quá đơn giản. Đúng vậy, chúng tôi sử dụng các thành phần sẵn có ngoài chợ, chúng tôi không nêm vào bất kỳ loại thảo mộc Trung Hoa đặc biệt nào hay bất cứ thứ gì chiết xuất từ rừng nhiệt đới. Nhưng chúng tôi biết thực hiện được công thức này quả là một thử thách. Có thể phải mất cả đời để tập được tất cả các kỹ năng. Điều kỳ diệu là đây – bạn sẽ thấy thỏa mãn hơn, vững chắc hơn sau mỗi bước thực hiện.
Tôi nhận ra mình đã cảm thụ những bài học này và tiếp thu hành vi của họ. Tôi không còn bắt bẻ bản thân nữa. Tôi không còn bối rối hay bất an nữa. David nói anh vui vì thấy tôi tràn đầy năng lượng – vui vẻ và không e sợ gì.
Đóng gói công thức
Cuối năm đó, Geoff Lewis tham gia vào nhóm chúng tôi. Geoff là một nhà báo kiêm biên tập viên được nể trọng. Anh đã giúp chúng tôi tạo ra công thức này nhằm chia sẻ các yếu tố làm nên thành công cũng như cách sử dụng chúng đến tất cả phụ nữ. Chúng tôi nhận thấy mô hình này có sức thúc đẩy người khác trong quá trình hướng đến con đường lãnh đạo của họ, dù xuất phát điểm của họ ở đâu chăng nữa. Họ có thể dẹp bỏ nỗi lo sợ, tìm thấy sự tự tin và chuyên tâm vào sự nghiệp lãnh đạo nhưng vẫn không mất đi lòng nhiệt thành, dấu ấn cá nhân hoặc óc sáng tạo.
Chúng tôi tiếp tục triển khai mô hình này thành các chương trình đào tạo. Nhưng biết gọi nó là gì đây? Lãnh Đạo Cân Bằng hoàn toàn phù hợp. Chúng tôi thích ý tưởng: Cảm giác cân bằng thật tuyệt. Hãy cảm nhận trọng lực nơi đôi chân, nó giúp bạn vẫn đứng vững khi vươn lên bầu trời. Chấp nhận rủi ro và không bao giờ bị mất thăng bằng. Cảm nhận cột sống đang nâng bạn lên. Bạn thấy mình vững chắc, mạnh mẽ, ổn định nhưng đồng thời vẫn nhẹ nhõm, linh hoạt, sẵn sàng cho mọi chuyện sắp tới.
Xét về những yếu tố được đánh giá ngang nhau (tài năng, học vấn, động lực), giờ đây chúng tôi nhận ra một nam hoặc nữ lãnh đạo cân bằng chính là người đã thành công trong suốt quá trình vươn lên làm lãnh đạo. Những nhà lãnh đạo này không ngừng phát triển khi mọi chuyện diễn ra suôn sẻ và thích
nghi với sự thay đổi đáng kể mà không bị mất phương hướng bởi họ luôn cân bằng – không chỉ về mặt cảm xúc mà cả về mặt trí tuệ, xã hội và thể chất. Một điểm cốt lõi vững chắc mang lại cho các nữ lãnh đạo của chúng tôi
lòng quả cảm để đón nhận hoàn cảnh mới và thích nghi, học hỏi. Một cốt lõi vững chắc giúp họ bảo tồn và bồi đắp năng lượng thể chất. Và sự tự tin xuất phát từ niềm tin cốt lõi về bản thân, về những điều có ý nghĩa trong cuộc sống giúp họ trở nên cởi mở hơn. Họ có thể nghe thấy bản năng xã hội của mình. Hơn thế, họ còn biết yêu quý lấy bản thân. Chắc hẳn cũng có lúc họ lạc hướng và phạm sai lầm, nhưng họ vẫn hạnh phúc.
Chúng tôi thiết kế mô hình Lãnh Đạo Cân Bằng đặc biệt dành cho phụ nữ, nhưng đương nhiên không chỉ có phụ nữ mới áp dụng được mô hình này. Các chuyên gia đã thống nhất một số khác biệt cơ bản giữa nam và nữ (ngoài yếu tố quá rõ ràng là chu kỳ nội tiết và khả năng sinh con). Phụ nữ có xu hướng phải chịu những cảm xúc mang tính cực đoan, và xác suất bị trầm cảm cao gấp đôi so với nam giới. Nhìn chung, phụ nữ có thể tạo dựng những mối quan hệ sâu sắc nhưng mạng lưới bè bạn lại bó hẹp hơn so với nam giới. Phụ nữ có xu hướng không mạnh dạn đón nhận cơ hội mới. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi về quá trình nam giới và nữ giới triển khai kỹ năng lãnh đạo cho thấy sự khác biệt giữa các cá nhân nhiều hơn là giữa giới tính nam và nữ. Vì thế mô hình Lãnh Đạo Cân Bằng cũng có thể giúp nam giới bồi dưỡng năng lực lãnh đạo cần thiết. Chúng tôi cho rằng nam giới cũng muốn học, vì mô hình Lãnh Đạo Cân Bằng đồng nghĩa với hiệu suất làm việc cao hơn, thành công vang dội hơn và cảm giác hài lòng hơn trong công việc. Ai lại không muốn điều đó!
Và nó dẫn chúng tôi đến câu hỏi cuối cùng, và cũng là câu hỏi khó nhất: Liệu mô hình Lãnh Đạo Cân Bằng có khắc phục được hiện tượng không có nhiều phụ nữ vươn lên được hàng lãnh đạo cấp cao không? Điều gì đã giúp một số phụ nữ duy trì sự nghiệp của họ ở những vị trí lãnh đạo cao cấp trong các tập đoàn, chính phủ, trong lĩnh vực nghệ thuật và các lĩnh vực khác, trong khi rất nhiều phụ nữ phải chấp nhận một sự nghiệp ngắn ngủi, dù cho họ có thật sự quyết định từ bỏ hay không? Cũng với trình độ, quan hệ xã hội, thậm chí những cơ hội trong thể thao mà nhiều người vốn nghĩ chỉ dành cho nam giới, những người phụ nữ ấy bước chân vào con đường sự nghiệp khắc nghiệt với cùng nguồn động lực, tham vọng chẳng kém gì các chàng trai trẻ, nhưng sao họ lại thường vấp ngã trong quá trình ấy?
Chỉ riêng mô hình Lãnh Đạo Cân Bằng sẽ không thể làm nên phép lạ. Vẫn cần nhiều thay đổi trong môi trường xung quanh để nhận thấy các chuyển biến đáng kể. Nhiều tổ chức đã xác định được lỗ hổng này và không ngừng tìm cách khắc phục. Trong khi đó, mô hình Lãnh Đạo Cân Bằng chỉ
hỗ trợ chứ không thể thay thế. Tuy nhiên, từ góc nhìn trong chính cuộc hành trình của mình, tôi thấy rằng nó đã lấp đầy một mảng quan trọng và phù hợp cho tất cả mọi người, bất kể họ hoạt động trong lĩnh vực nào.
Tất nhiên vẫn còn nhiều người hoài nghi. Tuy vậy, khi những gì chúng tôi đang làm được nhiều người biết đến thì lượng phản hồi tích cực khiến chúng tôi choáng ngợp. Chúng tôi đã khơi dậy sự lạc quan, niềm vui và tình yêu thương bởi chúng là những tố chất không thể thiếu của một người lãnh đạo. Đó là hàm ý sâu xa của mô hình này. Các nhà lãnh đạo cân bằng sẽ luôn tự làm mới mình và thể hiện năng lực ở mức cao nhất. Tổ chức của họ cũng sẽ phát huy hành vi và năng lực ở mức tối đa. Đội ngũ cấp dưới cũng sẽ tìm ra các giải pháp hay hơn, sáng tạo hơn so với những tổ chức có lãnh đạo là người chỉ biết ra lệnh và kiểm soát, những người vốn xem nỗi sợ hãi và hoài nghi là động cơ mạnh mẽ nhất.
Không có gì lạ khi nhìn chung, phản hồi mà chúng tôi nhận được vô cùng tích cực. Thật vậy, mô hình lãnh đạo mới của chúng tôi như một hiện tượng lan tỏa: Ở công ty chúng tôi, những đồng nghiệp tiếp xúc với mô hình này nhận ra sự nhiệt tình của chúng tôi và muốn biết cách áp dụng mô hình ấy vào cuộc sống. Những nam nữ đồng nghiệp tôi chưa có cơ hội tiếp xúc nhiều bỗng đứng ngay bên cạnh tôi. Hóa ra, trong hơn 25 năm đi làm, tôi đã có ngần ấy sự gắn bó. Tôi không còn đơn độc nữa.
Đi nào, nhà du hành!
Một lời cuối về chuyến hành trình của riêng tôi, vui thay, nó vẫn tiếp diễn. Khi bắt tay vào thiết lập mô hình Lãnh Đạo Cân Bằng, tôi chọn con đường dấn thân vì nó. Bởi suy cho cùng, nếu chúng tôi mong bạn mở lòng để trải nghiệm mô hình lãnh đạo mới, thì tôi phải trải nghiệm trước – uống nước từ trong chiếc bình ấy trước.
Và loại thức uống này mang trong nó một số bí ẩn to lớn bậc nhất về cuộc sống. Tôi đã không thể học được những điều này từ đồng nghiệp hoặc các khách hàng tuyệt vời của mình. Gia đình và bạn bè của tôi gần gũi quá nên không thể nhận ra điều đó. Thay vì thế, tôi phải tìm đến những người xa lạ để học hỏi các bí quyết này của họ, và họ mở lòng với tôi. Nhờ họ và những năm tháng không ngừng tìm kiếm, mơ mộng và gắn kết, tôi nhận thấy mình thật sự yêu thương bản thân, thật sự thích con người của mô hình Lãnh Đạo Cân Bằng mà tôi đang nỗ lực trở thành.
Một nửa ước mơ ở tuổi 50 của tôi là gặp gỡ những phụ nữ thấu hiểu những gì tôi làm. Điều đó đã làm nên mô hình Lãnh Đạo Cân Bằng, với tôi đó là cột mốc to lớn bởi tôi đã biến một phần ước mơ thành hiện thực.
Nhưng vẫn còn nhiều thứ khác. Tôi có hai cô con gái, chúng sẽ lớn lên trở thành những phụ nữ tuyệt vời theo ý chúng, tạo nên những khác biệt cho thế giới dù chúng có quyết định làm điều gì đi nữa. Phần còn lại của ước mơ trong tôi là chia sẻ điều kỳ diệu này với các con, với nhiều bé gái khác ở khắp mọi nơi.
Và ý tưởng ấy đã đưa tôi đến thời điểm này, đến với bạn. Tôi muốn đem điều kỳ diệu đó đến cho bạn.
Quyển sách này là cách chúng tôi thực hiện mong muốn đó. Bạn có những gì cần thiết để làm nên điều kỳ diệu: trí tuệ, khao khát lãnh đạo, lòng kiên trì và sự sẵn sàng thay đổi. Bạn còn có sẵn những gì mình cần để tạo dấu ấn riêng. Đó là lựa chọn của bạn.
Phép mầu ở ngay đây, và bạn có thể giải phóng nó qua những gì bạn làm. Trở thành nhà Lãnh Đạo Cân Bằng là điều mà bạn phải tự quyết định.
Hãy lắng nghe tiếng nói bên trong bạn – tiếng nói của ước mơ – không phải lời than phiền, chỉ trích, lo lắng hay trách móc bản thân. Hãy cho phép mình mơ ước. Cứ làm đi. Đó là lúc bạn tìm thấy ý nghĩa, và đó là bước đầu tiên.
Hãy đọc quyển sách này với cây bút yêu thích của bạn trên tay. Chúng tôi sẽ chừa chỗ trống trong sách để bạn viết ra những gì mình suy nghĩ, những ý tưởng và những gì bạn muốn thực hiện. Hay hơn nữa, hãy mua một quyển nhật ký đẹp đẽ hay một quyển tập để ghi lại những suy ngẫm của bạn.
Và khi đọc quyển sách này, hãy mời gọi trái tim và tâm hồn mình hành động. Đây không phải là hoạt động trí tuệ đơn thuần – chúng tôi muốn bạn hãy dành hết toàn bộ con người bạn cho nó.
Bởi phần quan trọng nhất của mô hình lãnh đạo chính là bạn. Khi nào bạn chưa mở quyển sách này ra, khi nào bạn chưa sử dụng và trải nghiệm nó, thì chúng tôi vẫn chưa làm được điều gì cả. Chỉ khi bạn bắt đầu tham gia, khi bạn sẵn sàng đón nhận các nguyên lý xảy ra lúc phụ nữ lãnh đạo, thì bạn mới
giúp quyển sách này thật sự có ích.
Bạn sẵn sàng chưa? Nữ lãnh đạo nói, “Hãy thực hiện từng bước, bạn mất gì chứ?” Điểm hay của phương pháp này rất tuyệt vời, bạn phải làm điều đó.
Bạn sẵn sàng chưa?
Chúng tôi đã sẵn sàng. Chúng tôi biết mô hình Lãnh Đạo Cân Bằng là nỗ lực của cả đời người. Và chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trên con đường bạn đã chọn.
Ta đi nào!
PHẦN MỘT:
Ý NGHĨA
CHƯƠNG 1:
MỌI ĐIỀU BẠN LÀM ĐỀU CẦN CÓ Ý NGHĨA
“Đôi khi tôi tự hỏi, sẽ ra sao nếu mình cứ trộn hết mọi thứ lại với nhau và đặt lên mặt báo. Mặt khác, tôi ngừng lại và nghĩ, “Chúng ta có trách nhiệm phải làm nhiều hơn thế. Dữ liệu thô đâu có ích gì cho mọi người, cho chính phủ. Tin tức có ở khắp nơi, vấn đề là chúng ta biết phân tích mức độ ảnh hưởng của nó ra sao, cũng như cái hay cái dở của một sự kiện vốn có tác động đến cuộc sống, ta làm điều đó mỗi ngày bằng sự liêm chính của mình.”
Shobhana Bhartia, Chủ tịch Thời báo Hindustan
Katharine Graham, nữ CEO đầu tiên của một công ty Fortune 500, từng nói, “Còn gì vui hơn khi bạn yêu những gì mình làm và biết chúng thật sự có ích?” Bà Graham, người từng điều hành công ty chủ biên tờ Washington Post trong nhiều thập kỷ với niềm đam mê mang đến những trang báo chất lượng, đã đi trước thời đại của mình về nhiều mặt. Nhưng những suy nghĩ sâu sắc của bà về ý nghĩa công việc mang đến niềm vui cho cuộc sống đã có từ thời Hy Lạp cổ đại. Thế kỷ thứ tư trước Công Nguyên, Aristotle đã viết rằng con người có được eudaimonia (từ Hy Lạp cổ, chỉ cảm giác hoàn toàn thỏa nguyện) khi họ tận dụng được hết tài năng mình có, nhờ vậy mọi nhu cầu căn bản trong cuộc sống họ đều đáp ứng được. Trong thế kỷ 20, nhà tâm lý học Abraham Maslow đã diễn tả cảm giác này theo một cách khác, đó là quan niệm “được phát triển toàn diện tài năng và trí tuệ,” điều ông cho là quan trọng nhất trong số các nhu cầu của con người. Mới đây nhất, các nghiên cứu chuyên ngành về lĩnh vực tâm lý học tích cực đã nhấn mạnh mối liên hệ giữa những việc làm ý nghĩa và cảm giác hạnh phúc. Ý nghĩa trong những việc bạn làm chính là động lực trong cuộc sống của bạn. Nó chỉ cho
bạn thấy những gì bạn quan tâm, những thứ có thể khiến trái tim bạn loạn nhịp, nó ban cho bạn năng lượng và niềm đam mê sáng tạo. Ý nghĩa giúp bạn phát huy tối đa năng lực của chính mình – thậm chí hơn cả những gì bạn tưởng. Mất đi ý nghĩa, công việc của bạn không khác gì một cuộc chiến dài lê thê với những ngày nghỉ cuối tuần. Khi tìm được ý nghĩa, bất kỳ công việc gì cũng khiến bạn ham thích. Bằng cách tận dụng điểm mạnh của mình vào một mục đích ý nghĩa của mọi mục tiêu trong cuộc sống hàng ngày, bạn sẽ mở ra cho mình niềm hạnh phúc lâu bền.
Ý nghĩa là nét đặc trưng mang tính quyết định nhất đối với các nhà lãnh đạo thành công. Khi được hỏi yếu tố nào quan trọng nhất khi chọn nghề nghiệp và gắn bó lâu dài với nó, những phụ nữ này đều khẳng định đó chính là ý nghĩa trong công việc. Những phụ nữ như Amina Susannah Agbaje - người đã biến ước mơ thuở thiếu thời thành hiện thực: sáng lập ra một công ty luật của riêng mình - là những người có niềm tin mãnh liệt vào những gì họ làm. Điều đó đưa mức độ gắn bó trong công việc lên một tầm cao mới, và nó cho bạn lòng dũng cảm để dấn thân, mặc cho những lời dị nghị hay cả khi người khác bảo “bạn không thể”. Tìm được ý nghĩa sẽ giúp bạn đặt ra những mục tiêu thử thách và sức mạnh để chinh phục nó.
Ai cũng nên dám mơ ước, ngay cả một bé gái lớn lên ở vùng nông thôn nghèo Nigeria. Đó chính là trường hợp của Amina. Cô là chị cả trong một gia đình có bảy đứa con, mẹ cô là người vợ sau của cha cô. Cả nhà cô sống ở hai căn phòng trong một khu nhà, họ không giàu cũng chẳng nghèo. Khu nhà có một chiếc ti-vi và tuần nào cô bé Amina cũng chạy vội về để kịp xem chương trình Case File. Trong mỗi tập, các luật sư tranh nhau biện luận, cuối cùng thẩm phán sẽ ra phán quyết cho vụ kiện. Amiana nhận ra rằng một luật sư giỏi có thể giúp thân chủ vốn trong sạch tránh được cảnh tù tội, và kẻ phạm tội phải bị lãnh án thích đáng. Cô bé bị chương trình truyền hình này làm mê mẩn và thôi thúc, cô vẽ ra trong đầu hình ảnh tuyệt vời khi được đứng cãi trước tòa, giải quyết sự vụ. Dần dần, mong muốn ấy biến thành mục đích trong cuộc đời cô. Mục tiêu vĩ đại ấy to lớn đến mức cô phải nỗ lực làm việc vài chục năm mới đạt được nó. “Từ năm học cấp hai, tôi đã biết mình ao ước trở thành luật sư,” Amina nói. “Và tôi đeo đuổi nó tới cùng.”
Không phải lúc nào bạn cũng có thể nhận ra ý nghĩa cuộc sống ngay từ sớm và rõ ràng như Amina. Đôi khi nó chỉ xuất hiện như một ý tưởng nho nhỏ, và ngày càng hiện rõ hơn theo thời gian. Và thường thì những ý nghĩa ấy sẽ tự tìm đến bạn (ngược lại với những gì bạn nghĩ). Vì vậy, nếu bạn định
dành ra hàng giờ để hoàn tất bảng mô tả sứ mệnh của mình, thì hẳn bạn sẽ cảm thấy thất vọng. Đôi khi ý nghĩa nằm ngay trước mắt bạn, nhưng lại ẩn sau những gì đơn giản nhất. Với một số người, phải mất mấy năm mới tập trung nhìn ra được. Bạn có thể làm một công việc nào đó suốt một thời gian
dài, trước khi bạn nhận ra đó chính là điều mình yêu thích – những gì bạn hằng tìm kiếm – và bạn sẽ không bao giờ chấp nhận đánh đổi nó.
Nhưng cũng không có nghĩa là bạn phải chờ đợi. Bạn có thể, và nên thực hiện từng bước nhằm tìm ra những gì thúc đẩy và thật sự thu hút mình.
Rất nhiều phụ nữ đã chăm chỉ học hành, theo đuổi con đường sự nghiệp, và chỉ sau khi trải qua nhiều bước ngoặt trong đời, họ mới khám phá ra công việc có ý nghĩa với mình. Những ngã rẽ trong sự nghiệp của họ có vẻ như không cần thiết (rõ ràng, một con đường suôn sẻ đến thẳng mục tiêu vẫn hay hơn chứ). Nhưng mọi thứ không như những gì bạn thấy. Trong phần lớn trường hợp, các nữ lãnh đạo nhớ lại những ngã rẽ bất ngờ ấy đã dạy cho họ hiểu hơn về bản thân, giúp họ rèn luyện nhiều kỹ năng và trải nghiệm vốn mở ra những cánh cửa mới. Đó không phải là quãng thời gian vô ích mà chính là giai đoạn để họ khám phá ra những gì mình yêu thích và học thêm nhiều khả năng mới.
Dù bạn tìm được một công việc tràn đầy ý nghĩa hay công việc bạn làm cần thiết cho người khác, điều đó không quan trọng. Chỉ cần bạn nhận ra điều gì ý nghĩa với bạn, bạn có thể tận dụng mọi tài năng, khả năng của mình để đạt được những thành quả to lớn hơn, để có được cảm giác vui vẻ hơn.
Ý nghĩa như một điềm báo của thành công, bởi theo các nhà tâm lý học, khi tìm ra và biến ý nghĩa thành một phần của cuộc sống, bạn sẽ có được niềm hạnh phúc lâu bền hơn, ngày một nhiều hơn. Hạnh phúc không đơn giản là một mục tiêu “nên đạt được”. Sở hữu một tâm lý và cảm xúc ổn định là điều cực kỳ cần thiết cho vai trò lãnh đạo, bởi bốn lý do hết sức thực tế sau:
Cảm giác hạnh phúc là một dạng động lực. Con người
sẽ nỗ lực hết mình khi công việc mang lại cho họ cảm giác hạnh phúc. “Một doanh nghiệp mà ở đó tất cả nhân viên
đều cảm thấy hạnh phúc sẽ hoạt động hiệu quả hơn, có đạo đức kinh doanh hơn và ít người nghỉ việc hơn,” Mihály
Csikszentmihályi, chuyên gia hàng đầu về tâm lý học tích
cực đã viết như thế.
Những đội nhóm hạnh phúc sẽ sáng tạo hơn. Họ tìm ra
nhiều cách giải quyết vấn đề sáng tạo hơn và thường tìm
được giải pháp hay hơn. Theo nghiên cứu của Barbara
Fredrickson, giáo sư tâm lý học của Đại học Bắc
California, việc học hỏi tiến bộ rõ rệt khi sinh viên và nhân viên cảm thấy hạnh phúc; họ dễ lĩnh hội các khái niệm
mới và đặt ra mục tiêu cao hơn cho chính mình.
Những nhà lãnh đạo thể hiện cảm giác hạnh phúc sẽ
điều hành hiệu quả hơn. Nhà lãnh đạo nào tìm được
niềm vui thật sự trong công việc và được niềm vui ấy thúc đẩy sẽ tạo ra sức ảnh hưởng tích cực hơn đối với những
người chung quanh. Niềm đam mê, lòng nhiệt thành và
năng lượng của họ sẽ lan tỏa đến người khác – có tác dụng gắn kết qua lại khi cả đội ngũ cùng cảm nhận được điều
đó.
Cảm giác hạnh phúc cải thiện sức khỏe thể chất, đồng
thời tăng cường sự dẻo dai và khả năng hồi phục. Các
nghiên cứu cho thấy nhân viên nào cảm thấy hạnh phúc có nồng độ hoóc-môn gây căng thẳng thấp hơn. Giáo sư
Jonathan Haidt đã chỉ ra trong một nghiên cứu về các nữ
tu cho thấy những người sống lâu nhất có mức độ hạnh
phúc cao.
Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng hạnh phúc không đơn giản chỉ là luôn tươi cười, vui vẻ hay thậm chí ngập tràn đam mê. Cảm giác hạnh phúc bắt nguồn từ công việc có ý nghĩa sẽ sâu sắc hơn, bền vững hơn thế nhiều. Các nhà tâm lý học tích cực đã xác định có ba cấp độ hạnh phúc, bắt đầu là cảm giác vui thích (vốn rất chóng phai). Ví dụ như ngồi nhâm nhi mấy viên sô cô-la ngon ngon cũng khiến bạn thích thú. Đến khi ăn hết hộp, bạn sẽ sớm quên giây phút vui vẻ ấy. (Và những ai đeo đuổi hạnh phúc dạng này thừa biết khi cái hộp rỗng tuếch, nó sẽ mang lại cảm giác trái ngược đến mức nào).
Mức độ cao hơn một chút là cảm giác thu hút – bạn không thể thoát ra khỏi thời điểm đó – rõ ràng nó hấp dẫn hơn vui thích rất nhiều, nhưng tác
dụng của nó thì vẫn vậy, nhạt dần theo thời gian. Hãy nghĩ về một kỳ nghỉ tuyệt vời, cứ nhắc đến là mọi cảm giác ùa về. Nhưng dần dần, bạn sẽ càng khó gợi lại cảm giác ấy một cách chi tiết, mặc dù bạn vẫn có thể nhớ rõ câu chuyện.
Ý nghĩa chính là cấp độ thứ ba của hạnh phúc. Khởi đầu bằng những hoạt động thu hút và sau đó, thêm vào mục đích – ví dụ, bạn xung phong tình nguyện vì những gì bạn tin tưởng, bạn chủ động quan tâm đến cộng đồng, làm việc trên tinh thần đồng đội vì một mục tiêu quan trọng chung. Ý nghĩa vừa sâu sắc vừa bền vững.
Đó là lý do tại sao tìm ra ý nghĩa trong những việc bạn làm lại vượt lên trên tất cả các cấp độ của hạnh phúc. Khái niệm của Maslow về phát huy tối đa khả năng cá nhân chính là dựa trên nghiên cứu về những người thành công (từ Thomas Jefferson đến Eleanor Roosevelt), ai ai cũng đều theo đuổi nhu cầu căn bản nhất - nhưng đối với họ lại quan trọng nhất - là được công nhận và tôn trọng. Trong quá trình đáp ứng những “nhu cầu tối quan trọng” đó của mình, họ cảm nhận hạnh phúc ở mức độ sâu sắc hơn nhiều. Thú vị ở chỗ là Maslow cũng đề cập đến việc phát huy tối đa tiềm năng cá nhân như một dạng “nhu cầu trưởng thành”. Những người tìm được ý nghĩa sâu sắc trong công việc sẽ thấy thỏa mãn về nhu cầu cấp cao này, và họ tìm được cảm giác dễ chịu giúp đưa họ lên vị trí lãnh đạo đầy tự tin, để không ngừng rèn luyện các kỹ năng mới và bám trụ công việc.
Bạn có thể tìm thấy niềm đam mê trong hầu hết những việc bạn làm nếu nó chạm đến nguồn sức mạnh tiềm tàng trong bạn, khiến bạn dành mọi tâm huyết cho nó, và khơi dậy cảm hứng để bạn vươn đến một ý nghĩa cao cả hơn. Martin Seligman, giáo sư tâm lý học thuộc Đại học Pennsylvania, đồng thời là tác giả quyển Learned Optimism (Sự Lạc Quan Qua Rèn Luyện), đã lấy ví dụ về một người hộ lý trong bệnh viện. Đa số các hộ lý sẽ nói với bạn rằng công việc của họ là dọn chất thải của bệnh nhân, nhưng người nam hộ lý này lại xem công việc của mình là sự hỗ trợ không thể thiếu cho các y bác sĩ trong quá trình giúp bệnh nhân hồi phục. Khi các nhà nghiên cứu theo dõi công việc của anh, họ thấy anh thay một bức hình dán trên tường gần chỗ một bệnh nhân hôn mê bằng một tấm hình khác anh lấy từ trong túi đồ của mình. Khi nhà nghiên cứu hỏi anh vì sao, anh trả lời rằng anh muốn khi bệnh nhân này thức tỉnh sau hôn mê, thứ đầu tiên anh ta nhìn thấy sẽ là một hình ảnh đẹp.
Chính bản chất cao cả của ý nghĩa đã giúp Amina Agbaje bền chí trong suốt quá trình nỗ lực trở thành luật sư. Cũng giống như mọi luật sư bào chữa khác, cô thích thắng kiện và nhận thấy thử thách ấy thật sự hấp dẫn. Nhưng nếu không có sự gắn bó sâu sắc với những giá trị nền tảng của nghề luật, hẳn Amina sẽ không bao giờ nắm trong tay sự nghiệp như bây giờ - thậm chí không hề có cuộc hành trình đáng nhớ như thế. “Mẹ muốn tôi trở thành y tá hay dược sĩ, vì những người trong ngành y được mặc đồ trắng. Nó biểu trưng cho sự trong sạch,” Amina nói. “Trong khi luật sư mặc áo màu đen. Đó lại là biểu tượng của tội ác.”
Nhưng cuối cùng Amina cũng vượt qua được định kiến của mẹ và ghi danh vào trường luật. “Tôi nghĩ thời khắc hạnh phúc nhất trong cuộc đời mình là khi tôi cầm trên tay giấy gọi nhập học của đại học luật,” cô nhớ lại. “Đó là giây phút thăng hoa trong cuộc đời tôi. Tôi được đến trường, được học điều mà tôi rất rất yêu thích.” Về sau, mẹ cô thấy tự hào khi người ta gọi bà là “mẹ của luật sư,” theo cách gọi truyền thống ở miền bắc Nigeria.
Ý nghĩa xuất phát từ sức mạnh cốt lõi sẽ mang lại cho bạn cảm giác mãn nguyện. Ai cũng có một sức mạnh cốt lõi để làm những gì mình muốn. Đa số chúng ta hiếm khi ngừng lại để suy nghĩ về điều đó. Đối với Amina, sức mạnh đó bao gồm khao khát được học hành, được giải quyết những khó khăn (bằng sức sáng tạo và tài khéo léo của mình), và cả tình yêu dành cho công lý.
Suốt nhiều năm trải qua bao khó khăn, Amina mới tìm được một sự nghiệp ý nghĩa. Ở Nigeria, chuyện sinh viên nữ theo học trường luật không có gì là lạ, nhưng chính lòng quyết tâm muốn được đứng tranh luận trước tòa của Amina mới là điều hiếm có; đa số sinh viên nữ ra trường chấp nhận các công việc mang tính thầm lặng như dạy học, thậm chí an phận với vị trí của bà nội trợ cùng vai trò làm mẹ. Trong khi đó, Amina dành gần 20 năm đời mình để làm nhân viên cho các luật sư khác, giúp họ chuẩn bị hồ sơ hầu tòa, học hỏi và quan sát. Ở thời điểm cô muốn buông xuôi, chính chồng cô là người khuyến khích cô quay lại sân chơi với một luật sư khác, một người dày dạn kinh nghiệm có những giá trị sống mà Amina tin tưởng.
Cuối cùng, cô cũng có cơ hội đứng tranh luận trước tòa, giống y những con người trong chương trình Case File mà cô ngưỡng mộ. Nhưng khi thời khắc ấy đến, Amina phải chinh phục một thứ khác, đó là nỗi lo sợ của chính cô. “Ngày đầu tiên đến tòa trong vai trò luật sư, đứng trước thẩm phán, tôi
run lẩy bẩy,” cô nhớ lại, cười to đầy vẻ tự hào. “Tôi vượt qua nỗi sợ ấy vì biết mình đang làm điều mình đam mê. Nỗi sợ hãi quả thật là một thử thách. Tôi phải vượt qua nó nếu tôi muốn đi theo tiếng gọi của trái tim. Vì vậy tôi nói với chính mình, “Tại sao lại sợ? Rồi tôi lấy lại bình tĩnh.”
Năm 1999, Amina có cơ hội tách ra làm riêng, điều hành công ty luật của riêng mình và có thời gian linh động để chăm sóc ba đứa con. Giờ đây, Amina đã có năm nhân viên dưới quyền, và cô mơ về một văn phòng luật mới với 20 luật sư đặt tại các thành phố lân cận, do các nữ luật sư bào chữa khác cùng chí hướng với cô quản lý. Cô mong đến ngày mình được làm bà của những đứa cháu xinh xắn, và cô sẽ kể cho chúng nghe về những vụ kiện vẻ vang nhất của mình – những lần cô tìm được nguồn sức mạnh bí ẩn giúp cô vượt qua những lần tranh luận trước tòa và cô đã thắng kiện như thế nào. Cô cũng sẽ kể về những lần thua kiện và việc cô đã tự xốc lại tinh thần ra sao. “Khi thua kiện, tôi phải tự véo mình, bắt mình nhìn nhận sự thật,” cô nói. “Tôi tự hỏi, mình làm điều gì sai và mình phải làm khác đi ra sao. Và thế là tôi lao vào chuẩn bị để giành lại phần thắng.”
Để nuôi dưỡng ý nghĩa, bạn phải biết mục đích sống của mình. Giờ đây, hoặc có thể ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời, bạn đi làm chỉ để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Nếu rơi vào tình trạng đó, bạn chỉ thấy thật sự thoải mái khi không phải đi làm và đủ tiền mua sắm những thứ mình cần. Nhưng có thể công việc đối với bạn không chỉ là công việc – nó là cả một sự nghiệp, là cơ hội để bạn rèn luyện kỹ năng, được tăng lương và thăng chức. Nếu vậy, bạn sẽ càng hài lòng hơn với những thành công mà mình gặt hái được trong sự nghiệp. Và tuyệt nhất là khi công việc trở thành nguồn lực trọng tâm trong cuộc sống của bạn.
Công việc của Amina thật sự là niềm khao khát trong cô. Cô quý trọng thân chủ mình và hào hứng với những vụ kiện mà họ mang lại. Nhưng cô còn đại diện cho tầng lớp phụ nữ nghèo khổ và con cái của họ, sẵn sàng cống hiến vì lợi ích chung cho cộng đồng. “Những phụ nữ này mù chữ, nhưng quan trọng hơn cả là họ không biết gì về quyền lợi của mình. Tôi vui vì mình có thể giúp đỡ được những phụ nữ có hoàn cảnh giống tôi,” cô nói. “Bạn sẽ thấy có những trường hợp như một bé trai bị tạm giam hơn 10 năm mà vẫn chưa biết ngày nào mới ra tòa. Biết đâu nó bị nhốt năm 15 tuổi. Nếu trước khi bị tống vào tù, nó chưa biết trộm cắp là gì, thì đến ngày bước ra, hẳn nó sẽ biết, bạn hình dung được chuyện đó mà. Tôi xem xét những trường hợp đó và nói với thẩm phán hãy để tôi lo cho chúng.”
Amina cho rằng ý nghĩa trong cô xuất phát từ trải nghiệm cá nhân: “Bạn có biết là khi bạn khao khát một điều gì thì sẽ thế nào không? Dĩ nhiên là có thử thách, có trở ngại. Bạn phải bền chí, ‘Xem này, có một thử thách đang ở trước mắt mình và mình phải vượt qua nó.’ Chừng nào bạn chưa thể vượt
qua thì nó vẫn sẽ sừng sững như một trái núi ngay trước mũi bạn. Hãy nói với chính mình, ‘Tôi làm được.’ Và bạn sẽ thấy mình làm được điều đó.”
Đó chính là bài kiểm tra khả năng của bạn. Bạn có đủ đam mê để thấy mình dũng cảm đối mặt với ngọn núi đó không?
Hãy nhắm mắt lại và lắng nghe tiếng nói bên trong bạn, tiếng nói của tiềm năng. Nó nói gì về công việc bạn đang làm? Bạn có cảm nhận giống Amina không, rằng bạn giao tiếp được với bản chất nguyên thủy của mình – như khi bạn sinh ra là một đứa trẻ – trước khi sự “trưởng thành” khiến bạn bình thản trước những thứ mà lẽ ra bạn rất muốn có được?
Công việc hiện tại có khiến bạn thấy hạnh phúc không, nếu không kể đến những tiền tài danh vọng mà nó mang lại?
Hãy lắng nghe và nghiền ngẫm. Thậm chí cả khi tiếng nói ấy vẫn còn quá nhỏ, nghe không rõ, hoặc bạn chưa cảm nhận được gì nhiều; nhưng dần dần tiếng nói ấy sẽ to hơn, cảm xúc cũng thế, nếu bạn tiếp tục nghiền ngẫm trong suốt quá trình bạn đọc quyển sách này.
Mỗi người phụ nữ lãnh đạo đều có cách riêng của mình để tìm ra ý nghĩa công việc vốn góp phần vào thành công ngày hôm nay của họ. Không nhất thiết phải là một ý nghĩa lớn lao, có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu; mà chỉ cần mỗi ngày một chút thay đổi nho nhỏ – những hành động, việc làm ý nghĩa – là cũng đủ tốt lắm rồi.
Không bao giờ là quá muộn. Giờ là lúc bạn bắt đầu chất vấn và khám phá. Bạn sẽ thấy niềm khát khao trong mình trỗi dậy, vì tim bạn sẽ đập nhanh hẳn lên. Bạn sẽ biết mình cần làm gì để thực hiện đam mê, và bạn cũng sẽ thấy mình mạnh mẽ hơn bởi bạn đã sẵn sàng đón nhận chúng. Và bạn sẽ biết lúc nào mình tìm ra được ý nghĩa của cuộc đời, bởi vì cảm giác đó không thể lẫn vào đâu được.
Hay có thể nói theo cách này, bạn thật sự cầm chiếc bánh trong tay và cứ thưởng thức nó thôi.
CHƯƠNG 2:
PHƯƠNG TRÌNH HẠNH PHÚC CỦA RIÊNG BẠN
Tôi rất thích những lúc mọi thứ trở nên xáo trộn, khi không chỉ một mà rất nhiều rắc rối phát sinh. Thậm chí ngay cả khi việc giải quyết không lấy gì làm dễ dàng hay nhanh chóng, tôi vẫn thích được chứng kiến vô vàn mảnh
ghép của vấn đề dần dần được ráp lại với nhau một cách hợp lý. Tôi yêu những thử thách khởi đầu đòi hỏi nhiều suy nghĩ, để rồi tôi xử lý nó cùng với những người từng tin rằng họ không thể làm được. Thật tuyệt vời khi tôi có thể giúp người khác nhận ra họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn – thay đổi lối tư duy của họ thành “Hầu như không có gì mà không làm được.”
Claire Babrowski, Giám đốc Toys “R” Us
Ý nghĩa bắt đầu bằng cảm giác hạnh phúc. Vậy thì điều gì khiến bạn hạnh phúc? Lúc bạn còn nhỏ, điều khiến bạn hạnh phúc thật giản đơn. Bạn có nhảy phắt ra khỏi giường mỗi sáng, hào hứng đón chào ngày mới không? Thậm chí ngay cả khi không có cảm giác đó, thì bạn vẫn nghĩ ra một điều gì đó hay hay và không ngần ngại thực hiện nó.
Thế rồi bạn bước vào đời. Bạn lớn lên, bỏ lại thời thơ ấu sau lưng, nỗ lực làm vừa lòng cha mẹ rồi đến thầy cô, có khi cả bạn bè nữa. Dần dần, bạn bắt đầu cân đo đong đếm những lựa chọn như chọn nghề, chọn ngành, bởi có người nói rằng bạn nên làm thế. Rồi bạn đến tuổi lập gia đình, bạn lại tiếp tục lo lắng làm sao để mái ấm của mình hạnh phúc. Và biết đâu bạn quên đi điều gì thật sự làm mình hạnh phúc, ngoài chuyện tìm cách làm vừa lòng người khác.
Nhưng điều gì khiến bạn hạnh phúc? Nhiều phụ nữ phải chật vật lắm mới trả lời được câu hỏi đơn giản ấy. Chúng ta thậm chí không có thời gian mà nghĩ về điều đó – cuộc sống của ta quá bận rộn và rắc rối, còn bản thân ta vội vã đến mức không thể ngừng lại mà suy nghĩ. Và ngay cả khi có dừng lại suy nghĩ đi nữa, thì ta hoàn toàn có thể biết được người khác muốn mình làm
gì, nhưng lại không còn nhận ra bản thân mình muốn gì nữa.
Nếu bạn muốn biết điều gì làm mình hạnh phúc, bạn phải mở khóa cánh cửa dẫn đến khả năng tiềm tàng của mình. Điều này rất đáng để bạn nỗ lực tìm kiếm.
Một trong các ví dụ mà chúng tôi tâm đắc nhất về hành trình theo đuổi hạnh phúc là về một người đồng nghiệp cũ. Cô là một phụ nữ trẻ đã làm mọi thứ để cha mẹ tự hào. Chỉ đến khi đang bon bon trên con đường sự nghiệp kinh doanh của riêng mình thì cô mới chợt nhận ra con đường dẫn cô đến thành công không phải là con đường đưa cô đến những gì mình thật sự mong muốn.
Georgia Lee và phương trình hạnh phúc tự viết
Trên chuyến bay về New York sau cuộc gặp với khách hàng ở Paris, Georgia Lee nhớ mình đã nghĩ trong đầu, “Thật tuyệt, ở tuổi 23 mình đã làm được điều này. Thật là tuyệt quá! Đây là cuộc sống của mình!” Nhưng ánh hào quang vụt tắt. “Một cảm giác nặng nề trong lòng tôi vặc lại, ‘Sẽ thật tuyệt nếu đây là điều mày muốn. Nhưng mày có thật sự muốn thế không? Mày muốn điều gì nhất trong cuộc đời này?’ Và đó là lúc tôi bắt đầu tự mình khám phá.”
Khám phá đó đã lái cô từ con đường kinh doanh trở thành một nhà sản xuất phim. Cuối cùng, bộ phim cô thực hiện đã đoạt giải trong Liên hoan phim Tribeca & Sundance. Có vẻ như đó là một ngã rẽ bất ngờ, nhưng thật ra, đó chính là kết quả của muôn vàn quyết định và nhiều bước đi nho nhỏ. Mãi đến khi nhìn rõ trước mắt điều thật sự khiến mình hạnh phúc, Georgia mới bứt phá.
Là con đầu lòng trong một gia đình người Mỹ gốc châu Á, Georgia từ bé đã biết rõ: “Ước mơ to lớn nhất của cha mẹ là muốn tôi trở thành dược sĩ. Vì thế tôi chăm chỉ học toán và khoa học tự nhiên,” cô kể lại. “Họ cũng khuyến khích tôi làm quen với nghệ thuật nhưng chưa bao giờ muốn tôi theo nghiệp đó – chẳng qua để hồ sơ của tôi đáp ứng yêu cầu của các trường đại học danh tiếng.”
Trong quá trình học tại Harvard, Georgia được tiếp xúc với nghệ thuật làm phim. Cô say mê các tác phẩm và tìm hiểu về tất cả các đạo diễn nổi
tiếng. Một đam mê nho nhỏ nhen nhóm trong lòng cô. Nhưng cô tạm gác ước mơ làm phim sang một bên để làm tốt vai trò đứa con ngoan. Goergia khiến cha mẹ hài lòng với tấm bằng cử nhân ngành sinh hóa, và tiếp tục làm họ sửng sốt khi trở thành nhân viên của hãng tư vấn luật nổi tiếng McKinsey vì nó chẳng liên quan gì đến ngành nghiên cứu khoa học hay dược lý cả.
Đối với Georgia, công việc tư vấn thật sự rất tuyệt vời. Cô thích thú đương đầu với những thử thách trong chuyên môn cũng như cơ hội để tạo sức ảnh hưởng. “Tôi vẫn còn nhớ trường hợp đầu tiên tôi tiếp nhận. Tôi phải trình bày hai trang với khách hàng. Tôi đã rất, rất căng thẳng, vì vậy từ đêm hôm trước tôi đã tự tập dượt ở nhà. Cuối cùng, tôi nhận ra, ‘Mình đã làm được. Ông ấy là một CEO, còn mình mới 21 tuổi. Nhưng rõ ràng ông ấy đã lắng nghe mình nói và còn ngẫm nghĩ về những điều đó!’”
Georgia có những người cố vấn dạn dày kinh nghiệm, có một nhóm bạn tuyệt vời, có đủ tiền để mua những món hàng sang trọng tại cửa hiệu Barney và một con đường sáng sủa vươn đến tấm bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Đại học Harvard cùng sự nghiệp kinh doanh lẫy lừng. Nhưng ước mơ phim
ảnh vẫn xâm chiếm tâm trí cô.
Sau một năm làm việc trong ngành tư vấn, Georgia bắt đầu thực hiện ước mơ cuộc đời mình. Cô sắp xếp một kỳ nghỉ ngắn để tham gia khóa học làm phim vào mùa hè của trường Đại học New York. Trong 5 tuần ấy, cuộc đời cô hoàn toàn thay đổi. “Tôi vẫn chưa hiểu mọi chuyện xảy ra như thế nào, nhưng Martin Scorsese bỗng nhiên đến trường và xem đoạn phim ngắn của tôi,” cô kể lại. “Tôi quá may mắn!” Quả thật, ông đã mời cô đến Rome xem cảnh quay bộ phim Gangs of New York (Băng Đảng New York) trong vai trò quan sát viên, khi cô vừa bước sang năm thứ hai trong ngành tư vấn luật.
Vì thế Georgia phải xin nghỉ phép một lần nữa. “Thật là một quyết định vô cùng khó khăn,” cô nói. “Đa số mọi người đều cho rằng mọi chuyện quá rõ ràng, nhưng đối với tôi thì không, bởi cái giá tôi phải trả cho cơ hội ấy quá đắt đối với sự nghiệp của mình. Tôi còn nhớ bố mẹ đã thốt lên, ‘Martin nào chứ?’ Và họ chỉ vừa mới bắt đầu cảm thấy thoải mái với sự nghiệp tư vấn luật mà tôi đang làm!”
Sau chuyến đi đến Rome, Georgia nộp đơn vào Trường Kinh doanh Harvard, một bước đi hiển nhiên. Được nhận vào, cô bỏ học chỉ sau một học
kỳ. Sau đó, Georgia, người tự gọi mình là “kẻ chúa ghét rủi ro” đã nhận ra một điều, rủi ro lớn nhất chính là tiếp tục đi trên con đường không bao giờ dẫn cô đến cảm giác hài lòng trong công việc.
Giống như một nhà phân tích kinh doanh mà cô từng mong muốn trở thành, Georgia thiết lập hẳn một công thức hẳn hoi để cân nhắc những phương án mà cô nhắm đến – phương trình tính toán hạnh phúc của riêng cô – trước khi quyết định rời trường Harvard. “Tôi nghiêm túc phân tích mức độ hạnh phúc hoặc hiệu quả của chính mình,” cô nhớ lại. “Tôi lập ra một bảng tính toán trên chương trình Excel – theo cách phân tích của McKinsey hẳn hoi.” Những biến số chính trong bảng tính tượng trưng cho những gì quan trọng nhất để cô có được hạnh phúc – thời gian dành cho bạn bè và gia đình, duy trì sức khỏe tốt, tìm niềm vui trong công việc, nỗ lực học tập và phát triển. “Tiếp theo tôi vẽ ra hai viễn cảnh. Kết quả tuyệt vời nhất tôi có thể đạt được nếu chấp nhận tiếp tục con đường mình đang đi, đó là theo đuổi sự nghiệp kinh doanh và trở thành một trong số 50 CEO xuất sắc do Fortune bình chọn. Viễn cảnh tồi tệ nhất chính là đi trên con đường mới và sản xuất vài bộ phim ngắn, chẳng biết khi nào mới trở nên nổi tiếng.”
Nhưng phương án trở thành nhà làm phim rõ ràng thắng thế. “Tôi khám phá ra một điều khá sửng sốt, đó là vào cuối ngày hôm ấy, viễn cảnh tồi tệ nhất nếu theo đuổi nghiệp làm phim vẫn khiến tôi thấy hạnh phúc hơn cả viễn cảnh thành công trong kinh doanh. Tôi thích được là một nhà làm phim vớ vẩn hơn là một CEO thành công. Đó là khi tôi nhận ra Trường Kinh doanh Harvard rất tuyệt, nhưng nó không dành cho tôi. Trong thâm tâm, tôi biết mình muốn trở thành một nhà làm phim. Phải ngần ấy năm tôi mới thu thập đủ số liệu để lập nên bảng tính hạnh phúc này – để nhận ra rằng dù tôi có phân tích thêm đi chăng nữa, kết quả vẫn không có gì thay đổi.”
Georgia chuyển đến Los Angeles và sống tạm với các bạn của mình trong quá trình viết kịch bản cho bộ phim đầu tay, Red Doors (Những Cánh Cửa Màu Đỏ). Kinh nghiệm trong ngành kinh doanh tỏ ra khá hiệu nghiệm trong việc giúp cô chuẩn bị bản kế hoạch chi tiết để thuyết phục các nhà đầu tư đổ tiền vào sản xuất phim.
Georgia đoạt giải thưởng ngay với bộ phim đầu tay, nhưng đó chỉ mới là bước đầu trong cuộc hành trình dài. Điều khiến chúng tôi ấn tượng hơn cả thành công của cô chính là lòng dũng cảm, khi cô dám bẻ lái sang một con đường mới, với những quy tắc rõ ràng và mục tiêu cụ thể để theo đuổi sự
nghiệp đầy bấp bênh.
Là người dũng cảm khám phá con đường ấy, Georgia nhìn về phía trước chứ không ngoái lại đằng sau. “Dù sao đi nữa bạn chỉ có một cuộc đời để sống, trừ khi bạn tin vào kiếp sau. Nghe có vẻ ủy mị, nhưng tôi nghĩ ta cứ nhìn nhận thẳng thắn rằng rồi đây ai cũng phải chết. Khi bạn hiểu được cảm giác đó, bạn sẽ nhận ra mọi chuyện mình làm cũng vì muốn bản thân mình hạnh phúc. Bạn có thể chết ngay ngày mai, hoặc ba mươi, bốn mươi năm nữa. Vậy bạn muốn tận dụng quãng thời gian ấy ra sao? Tốt nhất là nên làm những gì bạn thích, cùng với những người bạn yêu quý. Đó là điều tôi tin.”
Nơi hạnh phúc bắt đầu
Bạn sẽ viết gì trong “bảng tính hạnh phúc” của chính mình? Trước tiên, hãy xem qua nguồn gốc hạnh phúc trong con mắt của Jonathan Haidt, giảng viên trường Đại học Virginia đồng thời là tác giả quyển The Happiness Hypothesis (Giả Thuyết Về Hạnh Phúc). Phương trình hạnh phúc của ông là H = N + Đ + T. Trong đó, (H) là Hạnh phúc bằng
(N) là Ngưỡng hạnh phúc (thiên hướng bạn có được từ lúc mới sinh ra) cộng với
(Đ) là Điều kiện sống (giới tính, tuổi tác, nơi sống, nghề
nghiệp, các mối quan hệ) cộng với
(T) là các hoạt động Tình nguyện bạn chọn tham gia
(nhằm giúp bạn mạnh mẽ hơn, hài lòng hơn).
Ngưỡng hạnh phúc nhìn chung là một đặc tính di truyền, nhưng bạn vẫn có thể bị hút về ngưỡng trên của đặc tính này. Hoặc nếu muốn thay đổi chúng, bạn cần được giúp đỡ. Các nhà tâm lý học sẽ hướng dẫn bạn các phương pháp chữa trị hoặc thiền, hoặc liệu pháp hành vi.
Với đa số, chỉ một số ít thay đổi trong điều kiện sống mới có thể mang lại biến đổi lâu dài. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học theo dõi hai nhóm người gặp thay đổi bất ngờ trong cuộc sống: nhóm trúng số và nhóm bỗng dưng bị liệt hai chân. Trong vòng vài tháng, cả hai nhóm đều quay lại mức độ hạnh phúc mà họ tận hưởng trước khi biến cố to lớn ấy xảy ra. Mặc dù vậy, chắc chắn là bạn có thể và nên làm những điều giúp bạn thích ứng
với hoàn cảnh một cách tốt nhất, như việc tìm ra quãng đường đi làm ngắn hơn chẳng hạn. Quan trọng hơn cả, những mối quan hệ cá nhân lâu bền và tốt đẹp có thể tác động mãnh liệt đến niềm hạnh phúc lâu dài trong bạn.
Biến số có sức ảnh hưởng lớn nhất đến phương trình hạnh phúc của bạn chính là yếu tố T – các hoạt động tình nguyện bạn chọn tham gia. Bạn có sức mạnh làm gia tăng đáng kể hạnh phúc bản thân qua những việc mình chủ động thực hiện.
Làm thế nào định vị được đâu là điểm giao nhau giữa con đường dẫn bạn đến hạnh phúc và những cơ hội nghề nghiệp thực tiễn? Bạn sẽ phải tìm tòi, khám phá, nhưng thật sự có một nơi như thế. Hãy bắt đầu bằng cách kết nối lại những điều bạn từng biết. “Khi trò chuyện với những người trẻ tuổi, tôi luôn gợi chuyện để họ kể về thời thơ ấu của mình,” Gerry Laybourne, người khai sinh ra hệ thống truyền hình cáp, chia sẻ. “Con người chúng ta chân thành lắm. Chỉ cần bạn nhắc cho họ nhớ về con người trước đây của mình, về những gì họ mê đắm, và những gì họ cảm thấy gắn bó, thường thì bạn sẽ dễ dàng dẫn dắt họ nghĩ về con người họ muốn trở thành khi lớn lên.”
Một cách khác để bắt đầu là xác định những việc làm nào mang lại cho bạn cảm giác hài lòng mãn nguyện. Hãy nhớ lại quãng thời gian vài năm về trước và những trải nghiệm đỉnh cao trong sự nghiệp. Bạn đã làm gì? Với ai? Mục tiêu ấy có điều gì khiến bạn hào hứng đến vậy? Bạn sẽ thấy dễ dàng hơn (và vui hơn) khi chia sẻ những trải nghiệm ấy với một người đồng nghiệp có thể giúp bạn tìm ra điều khiến bạn hạnh phúc.
Hãy nhớ, chúng ta đang bàn về sự tồn tại của cảm giác hạnh phúc, nó khác với niềm vui. Chúng tôi không có ý bài bác gì chuyện tận hưởng niềm vui, chúng tôi chỉ không ủng hộ chuyện “đam mê khoái lạc”, lối sống phù phiếm vốn chỉ chạy theo lạc thú nhất thời, cái bẫy mà rất nhiều người mắc phải. Theo đuổi lạc thú có những dấu hiệu rõ nét – nghiện ngập và thậm chí là những đam mê quá mức. Cũng giống như nơi công sở, bạn có thể chiến đấu hàng năm dài chỉ mong được thăng chức, tăng lương, để rồi khi niềm vui đó qua đi, bạn nhận ra cảm xúc của mình cũng không còn (thậm chí tệ hơn cả khi bạn chưa đạt được mục tiêu ấy).
Khi Georgia nhìn lại tuổi thơ của mình để tìm kiếm những manh mối mang lại hạnh phúc, cô nhớ lại mình từng thích chơi trượt băng đến mức nào. Cô nhớ cha mình suốt ngày quay lại cảnh cô và em gái trên sân băng.
Tìm lại những manh mối ấy không khó. Thật ra nếu có dịp xem bộ phim Red Doors của Georgia, bạn sẽ nhận ra Georgia có lồng ghép vài đoạn phim về bối cảnh gia đình mình vào đó – nhằm tôn vinh cội nguồn hạnh phúc thuở thiếu thời của mình.
Rất nhiều nữ lãnh đạo chúng tôi từng gặp có nhắc đến thể thao; một vài người trong số họ từng thi đấu bơi lội thời còn trẻ, ví dụ thế. Gia tài mà những lãnh đạo này có được chính là tinh thần tranh đua, khao khát chiến thắng và trên hết là tình đồng đội. Bạn đừng ngạc nhiên khi thấy họ lãnh đạo đội ngũ của mình, đặt ra những mục tiêu đầy thử thách và đi tìm niềm vui chiến thắng.
Một vài người lớn lên trên những đất nước đang phát triển đã miêu tả lại cảm giác hồi hộp khi phải chơi những trò chơi dành cho con trai. Nhìn lại, họ nhận ra điều mình thật sự yêu thích chính là sự tự do, khi họ thấy mình làm việc hăng say và độc lập. Cũng dễ hiểu khi về sau, nhiều người trong số đó trở thành những doanh nhân tiên phong.
Số khác lại nhớ về quãng thời gian phụ việc với cha mình, về cảm giác thương mến khi được lãnh phần trách nhiệm nhỏ đầu đời. Như Claire Babrowski, giờ là Giám đốc tập đoàn kinh doanh đồ chơi trẻ em Toys “R” Us nhớ lại, cô thích phụ cha dọn dẹp tiệm thuốc tây của ông. Cô thích sắp xếp mấy lọ thuốc nhỏ lên kệ. Vài thập kỷ sau, cô ngạc nhiên nhận ra tính cần cù thuở nhỏ chính là dấu hiệu ban đầu của niềm đam mê trong lĩnh vực điều hành cửa hàng mà cô theo đuổi.
Viết phương trình hạnh phúc của riêng bạn
Lập bảng tính là một cách để bạn tìm ra phương trình hạnh phúc của riêng mình. Hoặc liệt kê danh sách những thứ bạn thích làm cũng được. Ngoài ra, vẫn còn một cách khác nữa, đó là mỗi ngày một bài viết như Julia Cameron đã đề cập trong The Artist’s Way (Cách Làm Của Người Nghệ Sĩ). Cô miêu tả cách một người nghệ sĩ thả hồn cho trí tưởng tượng bay bổng, và nhận ra cách làm ấy còn giúp nhiều người giải phóng tài năng họ có sẵn bên trong. Bài tập yêu cầu mỗi buổi sáng bạn hãy viết vào một quyển sổ tay, chủ đề gì cũng được. Và nếu trong tuần bạn quá bận rộn không thể sắp xếp thời gian để viết, thì hãy làm vào cuối tuần.
Bạn chưa sẵn sàng cho công việc đòi hỏi tính kỷ luật cao này? Vậy hãy
nguệch ngoạc những gì bạn còn nhớ về niềm đam mê thời thơ ấu ngoài rìa giấy ngay trên trang sách này. Chọn ra một ngày để làm bất cứ điều gì bạn yêu thích. Dành thời gian cho riêng mình sẽ giúp bạn tìm lại tiếng nói và những cảm xúc sâu lắng bên trong.
Hãy nhớ, bạn cần có thời gian để hồi tưởng. Câu trả lời đầu tiên bạn tìm được không phải lúc nào cũng lột tả chính xác suy nghĩ thầm kín trong bạn. Hãy cho phép mình có thêm thời gian. Nó tốt cho bạn và biết đâu sẽ là sự thay đổi đáng kể so với việc lúc nào cũng chăm sóc cho người khác. Bạn sẽ ngạc nhiên nhận ra mình còn nhiều năng lượng đến mức nào – đủ để bù đắp cho mớ năng lượng bạn vừa tiêu tốn cho chính mình.
Khi đã hiểu rõ điều gì khiến mình hạnh phúc, bạn sẽ tìm ra nhiều con đường mới, nhiều mục tiêu mới cùng với lòng dũng cảm để đẩy lùi nỗi sợ hãi, như Georgia đã làm. Bạn sẽ thấy mình sẵn lòng vượt qua mọi rào cản. Công việc nặng nhọc bạn làm hóa ra không quá nặng nhọc, thời gian tưởng dài hóa ra cũng chẳng là bao. Bạn sẽ sớm đứng dậy sau thất bại; chưa hết, mỗi ngày bạn lại thấy vui hơn.
Vì thế, hãy tiếp tục tìm hiểu. Bạn đang có trong tay chìa khóa đi đến hạnh phúc của riêng mình – chúng đang ngủ vùi trong mớ dữ kiện này. Những dữ kiện mà chỉ bạn mới có.
CHƯƠNG 3:
BẮT ĐẦU BẰNG NHỮNG THẾ MẠNH
Chắc chắn tính hài hước của tôi là một điểm mạnh. Khi tất cả những người khác thất bại, tôi vẫn sẽ cười. Và cả sự lạc quan nữa. Mỗi sáng thức dậy tôi đều tin rằng hôm nay sẽ tốt đẹp hơn hôm qua, và một điều tuyệt vời nào đó đang đến. Một điểm mạnh khác trong năng lực của tôi là biết lùi lại một
bước để nhìn toàn cảnh xem rốt cuộc mình muốn gì. Còn nữa, tôi có bên mình một đội ngũ tuyệt vời. Tôi thích được làm việc đội nhóm!
Caryl Stern, Chủ tịch kiêm CEO Quỹ UNICEF Hoa Kỳ
Thậm chí nếu ngưỡng hạnh phúc của bạn vốn đã khá cao, và bạn sống trong một cung điện tráng lệ đi nữa, thì khi bắt tay vào những việc làm ý nghĩa, bạn vẫn sẽ mang lại cho cuộc sống của mình một cú hích thần kỳ. Và nếu bạn bẩm sinh không may mắn có được lợi thế tuyệt vời đó, thì những hoạt động bạn chọn thực hiện càng quan trọng hơn nữa. Vì vậy, hãy sáng suốt chọn những gì có khả năng thổi bùng đam mê trong bạn! Nói thì dễ, nhưng làm không hề đơn giản, đặc biệt là khi giờ đây ta quá bận bịu với cuộc sống, còn thời gian đâu nghĩ về điều đó.
Cách chắc chắn nhất để lựa chọn những hoạt động đúng đắn chính là tập trung vào những điểm mạnh căn cơ trong bạn. Đa số chúng ta dành cả đời để khắc phục khuyết điểm. Các bậc phụ huynh và giáo viên có ý tốt chỉ ra những điểm yếu của ta; bảng đánh giá kết quả làm việc trong công ty cũng dựa trên nguyên tắc tương tự. Đến một lúc nào đó, bạn cảm thấy như cả thế giới quay lại soi mói từng khuyết điểm của bạn. Hãy gạt chuyện tìm cách cải thiện bản thân sang một bên. Trước khi nghĩ đến chúng, bạn phải biết mình có những ưu điểm gì, và nó sẽ dẫn dắt bạn đến với những hoạt động giúp mang lại những thay đổi sâu sắc, khiến bạn sống ý nghĩa và mãn nguyện hơn.
Chủ tịch kiêm CEO của Time Inc., Ann Moore, đặc biệt đam mê rèn
giũa các thế mạnh của mình, và tìm những công việc hoàn toàn phù hợp với chúng. Đó là những gì cô làm, và cô tìm được lòng dũng cảm để đầu tư, thay đổi và tung ra thị trường những tờ tạp chí về sau trở thành gia tài của doanh nghiệp.
Chạm đến những khả năng tiềm tàng
Ann lớn lên trong một gia đình có truyền thống phục vụ trong Không Quân Mỹ. Học chưa đến lớp 6 cô đã phải đổi qua sáu ngôi trường, thuộc các vùng Biloxi, Mississippi và Nhật Bản. Đón nhận sự thay đổi trở thành phẩm chất con người cô, chứ không còn là việc phải làm. Và vì là đứa cháu gái lớn nhất trong số 32 người cháu trong gia đình nên cô sở hữu một tố chất khác rất nổi trội, đó là tinh thần lãnh đạo. Anna kể, “Tôi cho là mình đã phải gánh vác trách nhiệm từ khi còn khá nhỏ. Mà cũng có thể tôi chịu ảnh hưởng từ mẹ, người một tay chăm lo việc nhà, chăm sóc gia đình, quản lý trường học, trông nom việc nhà thờ và đứng đầu cả ủy ban chính trị ở địa phương. Bà là một nghệ sĩ tung hứng một cách thành thạo, có tổ chức nhất mà tôi từng biết. Và bà rất giỏi trong việc bảo con cái làm theo ý mình.”
Mẹ của Ann từng mong con gái mình sẽ trở thành y tá giống với mọi phụ nữ khác trong gia đình cô. Nhưng điều Ann muốn lại hoàn toàn khác. “Tôi nghĩ trước khi có hai cậu con trai, thời điểm mẹ tôi chỉ sinh liên tục ba cô con gái, cha tôi – vốn là một người hâm mộ thể thao – đã tin rằng mình chỉ có thể sinh con gái. Vì vậy nhân dịp Giáng sinh năm tôi học lớp 5, ông mua cho tôi một trái bóng rổ. Tôi ao ước khi lớn lên mình sẽ trở thành cầu thủ chuyên nghiệp với thủ thuật ném bóng tuyệt vời.” Mặc dù khi lớn lên Ann không theo đúng con đường cô mong muốn, nhưng thể thao vẫn đóng một phần quan trọng trong cuộc sống của cô. “Tôi thật sự cho rằng sự nghiệp hiện nay của tôi tất cả bắt nguồn từ bóng rổ,” Ann nói. Sau khi tốt nghiệp Trường Kinh doanh Harvard, tôi nhận một công việc tại Time Inc. bởi tôi muốn được làm việc cho tờ thể thao Sports Illustrated.”
Ann chuyên tâm trui rèn khả năng của mình và khuyên mọi người hãy làm điều tương tự. “Nếu bạn muốn tìm một sự nghiệp ý nghĩa, hãy bắt đầu bằng việc tìm kiếm tất cả những đầu mối bạn có. Câu hỏi số 1, bạn là ai?” cô nói. “Tôi sẽ nói bạn nghe điều mà bản thân tôi thấy nó rất kỳ quặc: có bao nhiêu người nói rằng họ không thích làm việc với những con số nhưng lại ép mình đi theo nghề tài chính. Tại sao bạn không dựa vào thế mạnh của mình? Đừng mãi ám ảnh về những điểm yếu. Bạn có thể tiến xa hơn rất nhiều nếu
biết phát huy thế mạnh của bản thân. Ai cũng có thế mạnh cả.”
Ann làm đúng với những gì cô khuyên người khác làm và những gì cô tin tưởng, bất chấp rủi ro trong sự nghiệp. “Tôi từng từ chối quyết định thăng chức, và ban quản lý cấp cao thật sự nổi giận vì điều đó,” Ann kể. “Nhưng đối với tôi đó là quyết định đúng đắn. Sẽ thật sự là một sai lầm to lớn nếu tôi từ bỏ những gì mình đang làm để chuyển sang một lĩnh vực mình không thật sự thích. Sẽ rất gượng ép. Hành động ngược đời đó đã gây lắm rắc rối cho tôi, và tôi phải trả giá. Nhưng đó là những gì tôi phải làm. Lúc này những vị sếp đó đâu còn ngồi đây, nhưng tôi thì còn.”
Khi nhìn các bạn mình, Ann nhận ra những người hạnh phúc nhất chính là những người đánh giá bản thân chính xác nhất. “Họ biết rõ họ là ai,” cô giải thích. “Họ biết những giá trị sống của mình là gì, và họ quyết định dựa trên những chân giá trị đó.”
Rất có thể việc đánh giá đúng bản thân chính là lý do để Ann bắt tay cho ra đời một tờ tạp chí mới, song song với những ấn phẩm đang có chỗ đứng vững vàng của Time Inc như Time, Fortune và People. Cho ra đời tạp chí mới là một bước đi mạo hiểm trong kinh doanh, và ngoài khả năng phải trụ vững trong thời gian đầu, nó đòi hỏi ở bạn sức sáng tạo để xác định chính xác những nhu cầu còn bị bỏ ngỏ của độc giả, cũng như tìm kiếm thị trường quảng cáo phù hợp sẵn lòng hỗ trợ xuất bản phẩm này.
Đó là lúc Ann phải quyết định. “Thời điểm tôi gia nhập, chúng tôi mới có năm tờ tạp chí, tất thảy đều nhắm vào độc giả là nam giới, trừ tờ People,” cô nhớ lại. “Vào khoảng 1984, tôi có con và ra mắt ấn phẩm đầu tiên Sport Illustrated For Kids (Thể Thao Dành Cho Trẻ Em), bởi tôi sợ con trai mình sẽ không bao giờ chịu đọc những ấn phẩm kia.”
Khả năng tiên đoán mức độ thành công chính là sở trường tuyệt vời của Ann, và điều này đã giúp cô dẫn dắt đội ngũ mình không ngừng đổi mới. Ví dụ, không mấy người tin tờ In Style’s (Phong Cách) sẽ thành công. Ann nhớ lại: “Ai cũng cười nhạo. Ba năm sau, không còn ai dám cười kiểu đó nữa.”
Bởi đội ngũ của Ann đã cải tiến nó thành một ấn phẩm mới chuyên về làm đẹp và thời trang, lật đổ mọi tạp chí khác, vươn lên vị trí quán quân. Trường hợp của tờ Real Simple (Giản Đơn) cũng không khác mấy, cô nhận xét. “Mọi người lôi số đầu tiên ra làm trò cười, mà đúng thế thật, nó quá kinh khủng. Nhưng tôi nói, ‘Tôi có niềm tin mạnh mẽ vào ý tưởng này đến nỗi tôi
sẽ ra ngoài kia, gom hết số đầu tiên về, làm lại cái mới.’ Tôi biết chúng tôi không dễ khuất phục như thế. Nữ giới đang rất căng thẳng trong cuộc sống và họ cần một tờ tạp chí giúp cuộc sống của họ ổn định trở lại. Trung bình
một người phụ nữ tại Mỹ cần 55 phút một ngày chỉ để đi tìm thứ này thứ kia. Thời gian là món hàng quý giá nhất tôi có thể mang lại cho họ.” Chỉ trong vòng hai năm, Real Simple trở thành một ngôi sao sáng.
Thành công mà Ann có được là nhờ vào những thế mạnh cốt lõi cô sở hữu, kể cả khả năng dám đương đầu với thực tế và đưa ra những quyết định khó khăn. “Có một ấn phẩm không được may mắn là tạp chí Makeover (Làm Mới Cuộc Đời),” cô nói. “Ý tưởng thì rất tuyệt, nhưng khi bắt tay vào thực hiện, chúng tôi nhận ra chuyện không như mình nghĩ. Các phụ nữ trong nhóm khách hàng mà chúng tôi hướng đến đều từ chối, ‘Không, cảm ơn. Bạn có thể làm lại tóc, trang điểm lại cho tôi, nhưng tôi yêu cuộc sống hiện tại.’ Vì vậy chúng tôi quyết định ngưng ngay sau số đầu tiên.”
Bạn cần thời gian để khám phá ra đâu là thế mạnh của mình, và cần thêm rất nhiều thời gian để biến chúng thành năng lực bản thân. “Tôi làm tốt công việc này,” Ann nói. Nhưng cô cũng nhấn mạnh rằng mọi thứ không phải diễn ra chỉ sau một đêm. “Quá trình ấy là một cuộc đua ma-ra-tông đường dài, không phải thi chạy nước rút. Bạn đừng vội vã tìm cách vươn lên hàng đầu quá sớm, vì bạn chưa chuẩn bị kỹ càng đâu.” Sau 25 năm theo đuổi sự nghiệp, Ann rút về làm cố vấn cho doanh nghiệp. Một thế mạnh mới của cô chăng? Giờ đây cô lãnh trách nhiệm chọn đúng người cho đúng việc, điều này sẽ giúp nhân viên phát huy hết năng lực cũng như những gì tốt đẹp nhất của họ.
Giờ đến lượt bạn
Hãy lùi lại để nhìn bức tranh toàn cảnh, và nghĩ xem bạn thật sự phát huy hết tiềm năng trong lĩnh vực nào. Loại công việc nào có vẻ dễ dàng đối với bạn? Công việc nào khiến bạn thấy thời gian trôi qua vùn vụt – và công việc nào bạn thấy thời gian lê từng bước nặng nề? “Hãy thành thật với chính mình về những gì bạn làm tốt và những gì bạn yêu thích,” đó là lời khuyên của Abby Joseph Cohen, chuyên gia hoạch định chiến lược đầu tư kiêm giám đốc điều hành của Goldman Sachs. “Tôi biết, dù gì đi nữa đó cũng là công việc. Bạn cũng không thể yêu hết mọi chuyện diễn ra trong một ngày nơi công sở. Nhưng vào cuối tuần, cuối tháng hoặc cuối năm, bạn phải cảm thấy mình đã làm được điều gì đó. Phải là cảm giác của sự hài lòng.”
Những điểm mạnh nào khiến bạn khác biệt so với những người còn lại? Người khác có công nhận những khả năng đó góp phần làm nên con người bạn không? Bạn có thấy hào hứng, mạnh mẽ khi sử dụng chúng không? Nếu bạn trả lời có, thì bạn đã khám phá ra sức mạnh cốt lõi của bản thân mình.
Nhiều phụ nữ chúng tôi gặp vốn là những người thẳng thắn nhưng lại ngồi im thin thít khi được hỏi về thế mạnh của mình. Khiêm tốn là một đức tính tốt, nhưng chúng tôi tự hỏi còn điều gì khác đang diễn ra hay không. Một bảng danh sách được lập sẵn sẽ dễ dàng hơn cho phụ nữ xác định bản thân. Đó là lý do tại sao chúng tôi quay sang tìm hiểu mô hình nghiên cứu sở trường của hai nhà tâm lý học tích cực Martin Seligman và Chris Peterson. Họ đã chỉ ra 24 ưu điểm có ở bất kỳ ai trên thế giới, dựa trên một nghiên cứu xã hội mở rộng trong cộng đồng người không phân biệt vùng miền địa lý, tôn giáo hay tuổi tác. Danh sách của họ biết đâu sẽ gợi lên trong bạn những ý tưởng về sức mạnh cốt lõi vốn tạo nên ý nghĩa to lớn cho cuộc sống của bạn:
Trí tuệ: tò mò, ham học hỏi, biết phán xét, khéo léo,
thông minh cảm xúc và biết cân nhắc
Dũng khí: dũng cảm, kiên trì và liêm chính
Tính nhân văn: tốt bụng và yêu thương
Tính công bằng: văn minh, không thiên vị và có tố chất
lãnh đạo
Tính hòa nhã: biết tự kiềm chế, thận trọng và khiêm tốn
Điểm nổi trội: biết trân trọng vẻ đẹp lẫn tài năng, biết ơn
người khác, biết hy vọng, biết tư duy, biết tha thứ, hài
hước và say mê
Nếu xếp thứ tự ưu tiên 24 tính cách tốt đẹp ấy sao cho phù hợp với mình, bạn sẽ biết những yếu tố nào cấu thành tính cách con người bạn. Ai cũng có 5 ưu điểm nổi trội nhất. Thế mạnh của bạn là gì?
Một cách để bạn khám phá ra 5 điểm nổi bật nhất của mình là đi hỏi người hiểu bạn nhất. Con cái, vợ/chồng, hoặc những bạn bè có thể nhìn ra được tính cách của bạn còn rõ hơn cả chính bạn. Cấp trên của bạn sẽ nói gì?
Khách hàng sẽ nói gì? Mẹ của bạn sẽ nói gì?
Bây giờ, chúng ta hãy cùng xem những thế mạnh này có tác dụng gì trong công việc của bạn. Hãy nghĩ về vài trải nghiệm mà bạn thành công rực rỡ. Hãy đào sâu hơn để hiểu vì sao bạn làm được điều đó. Nhiều khả năng bạn sẽ khám phá ra được thế mạnh tiềm ẩn của bản thân.
Dĩ nhiên sẽ có những công việc hoàn toàn không giúp được gì cho bạn. Nếu công việc hiện tại không mang lại cơ hội để bạn tìm đến những ưu điểm đặc trưng của chính mình, hãy nghĩ đến những vai trò có ý nghĩa hơn. Bạn không chắc chắn ư? Hãy trò chuyện với đồng sự, những người có vẻ rất hào hứng với công việc họ làm; điều gì khiến họ yêu công việc đến vậy? Nếu sau vài lần hỏi chuyện, bạn vẫn không cảm nhận được những gì họ nói, có lẽ bạn cần mở rộng phạm vi tìm kiếm.
Nhưng bạn không cần phải đợi đến lúc thay đổi công việc mới bắt đầu tận dụng thế mạnh của mình. Lấy ví dụ, nếu một trong 5 thế mạnh lớn nhất của bạn là tốt bụng, thì bạn hãy chọn bất kỳ việc tốt nào đó để thực hiện mỗi ngày. Nếu thế mạnh đặc trưng nhất của bạn là ham học hỏi, thì việc tìm kiếm những bất cập mới trong công việc hẳn có tác dụng thúc đẩy bạn. Nếu con đường vẫn chưa trải ra trước mắt bạn, hãy dành thời gian sau giờ làm việc để tiếp tục học hỏi và phát triển. Hãy cố gắng hướng những việc mình làm hàng ngày đến với thế mạnh bên trong bạn. Rồi bạn sẽ ngạc nhiên với kết quả khả quan mình có được – nguồn năng lượng, cảm giác thoải mái, hài lòng với công việc và cả với bản thân.
Cuối cùng, hãy nhớ bài tập này bạn không chỉ làm một lần trong đời là đủ. Năm ưu điểm lớn nhất của bạn sẽ thay đổi cùng thời gian; nghĩa là bạn ngày càng trưởng thành hơn. Và với những thế mạnh mới, khả năng vươn lên hàng lãnh đạo của bạn sẽ càng cao.
CHƯƠNG 4:
BIẾT MÌNH MUỐN GÌ
Tôi biết mình mơ ước gì và tôi tìm cách đạt được chúng. Mọi người có thể khen tôi, “Chúc mừng, chị là một phụ nữ rất mạnh mẽ.” Nhưng tôi làm không phải để nhận những lời khen đó. Tôi làm vì tôi muốn được tự do. Đôi khi tôi nghĩ, “Mình có thể dùng 16 đô đi mua quần áo hoặc một cái máy.” Và khi tôi đến cửa hàng, nhìn thấy đủ loại máy trước mắt, tôi chỉ muốn mua hết thôi! Doanh nghiệp của tôi – đó là cuộc đời tôi.
Maria Esther Landa Chiroque, Nhà sáng lập Tập đoàn Công nghiệp Santa Maria
Chỉ cần bạn phát huy thế mạnh trong những hoạt động yêu thích mà bạn lựa chọn thực hiện, bạn sẽ có được cảm giác hài lòng sâu sắc. Dù công việc ấy là gì đi nữa thì nó cũng khiến bạn hạnh phúc. Bạn có thể đạt đến mức độ hạnh phúc này trong hoặc ngoài công việc. Nếu bạn là vận động viên quần vợt, bạn hiểu cảm giác đó. Hay nếu bạn không chỉ là một thương gia bình thường, mà là một thương gia thành đạt, bạn cũng hiểu cảm giác đó.
Giờ hãy thêm một mục đích nào đó vào những việc bạn làm, và bạn sẽ tìm được ý nghĩa. Các nữ lãnh đạo đã chia sẻ mục đích rõ ràng của họ với chúng tôi, cho phép chúng tôi nhìn xuyên suốt cuộc hành trình của họ. Mục đích định hướng cho những gì bạn làm. Nó là nguồn cảm hứng và là kim chỉ nam để bạn lần theo và tạo sự khác biệt, đồng thời nó giúp bạn cảm nhận được hạnh phúc sâu sắc hơn. Đó mới là điều chính yếu.
Một số phụ nữ hiểu rõ mục đích của mình là gì từ tuổi lên 10. Số khác phải mất nhiều năm làm việc này việc kia mới tìm ra được. Nhưng việc đó không quan trọng. Gerry Lay- bourne, nhà sáng lập kiêm cựu Giám đốc Điều hành của Oxy- gen Networks, đã tìm ra mục đích cuộc đời mình một cách tình cờ. Việc đó bắt đầu khi cô gặp được người đàn ông về sau cô lấy làm chồng. Cuối cùng, cô chuyển sang nghiên cứu trong ngành giáo dục trẻ em và phát hiện ra chuyên môn này chính là sứ mệnh cô hằng khao khát. Sau này cô trở thành nhân tố thúc đẩy sự phát triển của Nickelodeon rồi đến
Oxygen.
Mục đích sống của Gerry
Gerry sinh trưởng tại một thành phố nhỏ, cha là thương nhân và mẹ là phát thanh viên đài ra-đi-ô, người đã duy trì tinh thần sáng tạo trong cô. Cô từng cảm thấy mình bị hai người chị gái và em gái với cá tính sôi nổi lấn lướt: “Chị gái tôi là người xinh đẹp và hoàn hảo, còn em gái tôi thì thông minh xuất chúng và đầy lôi cuốn,” cô nhớ lại. Điều đó khiến Gerry không biết định vị bản thân ra sao, cho đến một ngày nọ chính cha cô là người phát hiện ra điểm mạnh tiềm ẩn của con gái mình: “Cha nhìn tôi một lúc rồi nói, ‘Con biết không, con sẽ là cô con gái nối nghiệp kinh doanh của ta.’ Thế là ông dắt tôi đến văn phòng mỗi thứ bảy, dạy cho tôi đủ thứ ký hiệu của thị trường chứng khoán. Chưa tròn 16 tuổi, tôi đã thay cha điều hành văn phòng của ông vào dịp hè. Ông cho tôi tham dự các buổi họp bởi theo ông thì tôi có tài cân nhắc trong kinh doanh hơn ông. Và bởi tôi được nuôi dưỡng trong môi trường kinh doanh nên tôi cảm thấy rất tự tin khi đặt chân vào ngành đó.”
Thật ra Gerry chọn theo học ngành nghệ thuật tự do – đúng hơn là kiến trúc. Nhưng cô sớm nhìn thấy tương lai của mình nhiều năm về sau, tương tự như việc lên được bảng vẽ trước khi bắt tay vào thiết kế bất cứ thứ gì.
Được chồng ủng hộ, Gerry hoàn tất tấm bằng chuyên ngành giảng dạy và làm việc cho một trường tư thục nhỏ. Nhưng cô ao ước có được cảm giác hài lòng như chồng khi anh làm công việc giảng dạy về kỹ thuật làm phim ở những ngôi trường trong khu dân cư lao động. Những đứa trẻ ấy, tuy không biết đọc biết viết, nhưng lại tìm được tiếng nói bên trong mình. Một tia sáng nhỏ le lói trong Gerry. Và trước thời điểm cô tham gia thành lập Nickelodeon (khi ấy mới có ba người) năm 1980, Gerry đã trở thành chuyên gia của chương trình truyền thông dành cho trẻ em.
Ngoài ra cô còn tìm được tiếng gọi nghề nghiệp của mình: “Tôi thật không có cảm tình với ti-vi. Đối với tôi, ti-vi chẳng có gì bổ ích cho bọn trẻ cả và chúng tôi có thể làm ra nhiều thứ hay hơn. Ý tưởng của chúng tôi tân tiến hơn – chúng tôi không lên lớp bọn trẻ, chúng tôi giúp chúng giải trí theo cách tôn trọng chúng.” Con đường sự nghiệp của Gerry với Nickelodeon đầy thăng trầm, bởi cô là người tiên phong mở ra chương trình truyền hình cáp dành riêng cho trẻ em: “Có những điều tôi làm đúng, nhưng cũng có nhiều
sai lầm to lớn.” Mỗi trở ngại trong quá trình ấy đã biến thành những cơ hội để cô học hỏi và rút kinh nghiệm. “Tôi đã đặt cược một vố lớn, cực lớn, vào chương trình truyền hình mang tên Turkey TV,” cô nói. “Bài học đầu tiên tôi có được là phải biết lựa tên chương trình sao cho người khác không lấy nó ra làm trò cười, bởi ngay từ tiêu đề nó đã chẳng hay ho gì! Chương trình này tổng hợp lại những đoạn phim hài hước – lấy từ những trò chơi truyền hình của Na Uy, của Ý, những mục quảng cáo và phim hài trên khắp thế giới. Chúng tôi đổ khoảng 1,5 triệu đô vào chương trình này, một nửa ngân sách của chúng tôi. Lần trình chiếu đầu tiên ở nhà chúng tôi vào dịp Lễ Tưởng Niệm, mọi người cùng ngồi xem với nhau. Con trai tôi òa khóc và nói, ‘Mẹ, mẹ đừng bao giờ làm chương trình truyền hình nữa nhé.’ Tệ đến mức đó. Chúng tôi mời mọi người đến văn phòng và cùng nhau nghĩ cách cải thiện. Nhờ đó chúng tôi gắn bó hơn. Cứ như thế, chúng tôi học hỏi và tiếp tục những gì mình làm.”
Khát vọng mà Gerry đặt vào Nickelodeon là vô cùng lớn – hoàn toàn không dừng ở thành công cá nhân. “Tôi nghĩ mình có thể thay đổi cả thế giới, thay đổi toàn bộ quan niệm về truyền hình cho trẻ con, nhưng cái chính là tôi hoàn toàn không quan tâm đến sự nghiệp của riêng mình,” cô nói. “Tôi gần như không hề ý thức về điều đó, bởi tôi chỉ chăm chăm vào việc biến ước mơ thành hiện thực.” Không phải tất cả mọi người đều chung chí hướng với cô. Gerry nhớ trong nhóm làm việc có một phụ nữ, “Cô ấy đến gặp tôi và nói, ‘Chị có muốn trở thành phó chủ tịch hội đồng quản trị không?’ Và câu trả lời của tôi khi ấy là, ‘Tôi thật sự không quan tâm đến vị trí đó. Tôi muốn làm được điều gì đó có ý nghĩa cho bọn trẻ.’ Rồi cô ấy đáp, ‘Nếu chị có ít tham vọng đến thế, thì tôi phải đi tìm việc khác thôi.’ Và tôi trả lời, ‘Chị nên làm điều đó.’ Thật ra tôi có rất nhiều tham vọng, nhưng không nhắm vào cá nhân tôi. Đó là tham vọng muốn thay đổi mọi thứ. Điều mà cô ấy không thể nào nghĩ ra.”
Con đường Gerry chọn đi chưa có ai mở lối, vì vậy cô có được sự tự do (và cả rủi ro) của người tiên phong trong lĩnh vực mới. Cô cảm thấy mình may mắn có được cơ hội này; cô không có đối thủ bởi ai cũng đang mê mải trong ngành truyền thông truyền thống. “Khi nghe bạn nói về công việc liên quan đến truyền hình cáp, người ta sẽ nhìn bạn bằng ánh mắt thương hại, và thầm nghĩ, ‘Tội nghiệp chưa. Đúng là chuyên gia hết thời.’ Vì thế mà nhiều phụ nữ được thỏa sức tung hoành.” Và chính những phụ nữ ấy đã định hình tầm nhìn và cả mục đích cho ngành kinh doanh còn non trẻ. “Tất cả chúng tôi đều khao khát một thứ gì đó. Mong muốn có nhiều người xem, hoặc một
thể loại hoàn toàn mới. Và chúng tôi là những nhà thám hiểm đại tài.”
Ngày nay, Gerry lo lắng khi thấy những thế hệ sinh viên nữ mới bước chân vào chuyên ngành kinh doanh mà hoàn toàn không ý thức gì về mục đích hướng tới. “Dù học giỏi đến đâu chăng nữa, họ vẫn cảm thấy lạc lối,” Gerry nói. “Họ cho rằng nếu sáng sớm thức dậy mà không nghĩ đến chuyện kinh doanh thì tức là có điều gì không ổn.” Đối với Gerry, rõ ràng họ chỉ chăm chăm vào tìm hiểu tại sao họ không vui, và họ đang làm gì sai. “Họ gọi cho tôi và nói rằng, ‘Có vẻ như tôi là người yếu đuối khi từ chối công việc mà mình thật sự không thích?’ Tôi trả lời, ‘Không, bạn hoàn toàn chẳng có vẻ gì yếu đuối cả. Bạn chỉ nên theo đuổi công việc mà mình thật sự yêu thích mà thôi.’”
Quan điểm của Gerry hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu mà chúng tôi thực hiện. Vai trò của ý nghĩa công việc quan trọng đối với nam giới lẫn nữ giới, nhưng nhiều phụ nữ mong muốn đi tìm ý nghĩa trong công việc hơn. Cô cho biết, “Nói chung, cánh đàn ông quan tâm đến chuyện ai nắm quyền lực hơn. Giống như ‘phải có kẻ chịu thua để tôi thắng’. Phụ nữ lại nghĩ đến điều tốt đẹp cao cả hơn. Tôi không phải là người phụ nữ duy nhất có suy nghĩ đó. Tất cả chúng tôi đều thế, trong thâm tâm, chúng tôi muốn tạo nên sự khác biệt.” Được biết đến như một người trân trọng nam giới và thích làm việc với họ, Gerry nhận ra điểm khác nhau mấu chốt trong mục đích mà hai phái đặt ra cho mình: “Tôi thấy nam giới luôn hào hứng, đầy thách thức và có khả năng tập trung cao độ – đó là nguồn động lực để họ chiến thắng – và điều đó thật sự rất cần thiết cho các tổ chức.”
Đối với Gerry, phụ nữ có khả năng đặt ra và theo đuổi những mục tiêu mang tính thử thách cá nhân to lớn. “Điều tuyệt vời ở phụ nữ là chúng tôi thường hay quên rằng một việc nào đó khó khăn như thế nào. Đó là lý do vì sao chúng tôi sinh con rồi lại muốn có thêm con nữa,” cô nhận xét. “Đó cũng là nguyên nhân bạn có thể quay lại, và thiết lập một hệ thống mới. Có những lúc tôi tưởng mình không thở nổi. Có những lúc tôi cảm thấy kiệt sức. Có những thời điểm tôi không thể hình dung nổi làm cách nào mà mình có thể bước tiếp. Nhưng tôi chỉ nhớ lại những phần tốt đẹp. Và bạn biết điều thú vị trong quá trình phát triển của tôi là gì không? Có vẻ như mọi thứ đều đâu vào đấy cả. Điều gì cũng có lý do của nó.”
Mục đích và vai trò lãnh đạo
Như những gì đã thấy qua câu chuyện đời của Gerry, điều khiến bạn hạnh phúc, điều tạo nên những thế mạnh của bạn và hướng bạn đến mục đích sống cũng chính là điều giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo có khả năng truyền lửa cho người khác. Khi tâm trí bạn có được mục đích cao cả hơn, và cả nhóm đều có cùng mục đích to lớn ấy, việc lãnh đạo sẽ dễ dàng hơn nhiều. Bạn sẽ không vướng vào những chuyện vụn vặt, chẳng hạn như đối thủ nào đang vượt qua bạn, hay phòng ban nào làm việc hiệu quả hơn phòng của bạn, và hàng triệu chuyện gây phân tâm khác nữa. “Đừng lo lắng về bản thân nữa, hãy bắt đầu nghĩ về việc bạn có thể tạo ra môi trường làm việc như ý bạn ra sao,” Gerry khuyên. Đó là một thay đổi lớn đối với cô. “Tôi chuyển từ kiểu suy nghĩ ‘Mọi người ở đây rồi sẽ bị sa thải cả, mình cũng thế,’ sang ‘Mình là người đứng đầu ở đây, và mình phải có trách nhiệm biến nơi này thành chỗ làm việc tốt đẹp hơn.’ Khi có được mục đích trong đời, bạn sẽ tạo nên khác biệt cho những người chung quanh bạn.”
Khi đã có mục đích, việc đặt ra mục tiêu sẽ dễ dàng hơn. Bạn sẽ đủ can đảm đối mặt với những thử thách mới. Nhiều nữ lãnh đạo – giống như Gerry – nhận thấy việc đặt ra những mục tiêu khó đạt được đã thúc đẩy họ lên tầm cao mới. Thật vậy, nếu bạn giữ cái nhìn hạn hẹp – không dám thoát khỏi sự ổn định mình đang có – thường bạn chỉ đạt được những mục tiêu nhỏ và những thành công không đáng kể. Dám thực hiện những gì tưởng chừng như không thể sẽ tạo ra những chuyển biến thần kỳ. Một ví dụ kinh điển là khả năng chinh phục quãng đường 1,6 km trong vòng 4 phút từng được các nhà vật lý học xem là ngưỡng giới hạn mà con người không thể nào vượt qua. Nhưng chỉ hai năm rưỡi sau khi Roger Bannister - người đầu tiên phá kỷ lục vào năm 1954 - có đến 8 vận động viên khác đạt kết quả tương tự. Không phải con người tiến hóa hơn, nhưng chính niềm tin vào những gì khả dĩ đã tạo ra bước tiến thần kỳ đó.
Vì vậy, hãy dám ước mơ những mục tiêu to lớn nhiều ý nghĩa. Trong quá trình nỗ lực để đạt được nó, nếu bạn cảm thấy bằng cách nào đó mình đang từng bước thực hiện mục tiêu của đời mình, bạn sẽ khám phá và cảm nhận được cảm giác mãn nguyện lớn lao. “Tôi thường tưởng tượng nếu mai này chết đi, liệu tôi có thấy những điều mình đã làm là tốt đẹp hay không?” Suzanne Nora Johnson, nguyên phó chủ tịch hội đồng quản trị của Goldman Sachs nói. “Mình đã làm được gì để thế giới này tốt đẹp hơn chưa?” Sau khi tốt nghiệp đại học, Suzanne đặt ra mục tiêu “tìm một công việc nơi mình có thể tạo ra những khác biệt lớn lao hoặc thay đổi điều gì đó cho thế giới,” cô nhớ lại. Mơ ước của cô là làm việc cho Ngân hàng Thế giới, nhưng hồ sơ
của cô bị từ chối. Vậy là cô vào làm cho Goldman Sachs, ở đó cô chịu trách nhiệm tái cơ cấu nợ của vùng Nam Mỹ. Vậy liệu cô có thực hiện được ước mơ của mình không hay cô thay đổi nó? Cho đến ngày về hưu, Suzanne nói với chúng tôi rằng cô cảm thấy hài lòng sâu sắc vì đã góp phần cải thiện thế
giới này bằng nhiều cách, giúp các quốc gia đang phát triển tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người. Đồng thời, cô cũng trở thành nữ lãnh đạo đầu tiên của một trong những công ty hùng mạnh có mặt tại Phố Wall.
Nhưng sẽ ra sao nếu bạn không tìm được ước mơ của mình, hoặc đơn giản bởi bạn không phải là người hay mơ ước? Vẫn còn nhiều cách khác, thực tế hơn để khám phá ra những điều ý nghĩa đối với bạn. Nhà Tâm lý học Tal Ben-Shahar gợi ý bạn hãy viết ra ba danh sách. Bắt đầu bằng những hoạt động bạn thích và những gì bạn có thể làm tốt. Tiếp theo hãy nghĩ về những gì quan trọng đối với bạn. Gerry rất hứng thú với các hoạt động nghệ thuật, giáo dục trẻ em và làm việc đội nhóm. Trong vô số thế mạnh của cô, phải kể đến tính ham học hỏi, khả năng lãnh đạo, sự khéo léo và cả lòng kiên trì cùng nhiều điểm mạnh khác. Và chúng rất quan trọng để giúp cô tạo nên sự khác biệt.
Khi đối chiếu với nhau, bạn hãy tìm ra điểm chung giữa ba danh sách đã viết. Điểm nào nổi trội nhất? Trong trường hợp của Gerry là giáo dục thế hệ trẻ theo phương pháp vừa chơi vừa học, và qua thời gian, nó mang lại ý nghĩa sâu sắc hơn cho cô. Còn bạn thì sao?
Tiếp theo, so sánh các đặc điểm đó với những gì bạn đang làm trong hiện tại. Hãy xem bạn có tìm ra cách cải thiện nào trong công việc sao cho phù hợp với mục đích của mình hay không. Hoặc thử nói chuyện với một người nào đó, đồng nghiệp chẳng hạn, về mục đích của riêng họ. Có thể bạn nhận ra động cơ thúc đẩy của bạn và của họ có một số điểm chung, vì vậy nó góp phần gắn kết các bạn lại với nhau. Nhưng dù mục đích bạn đặt ra là gì chăng nữa, hãy nhớ rằng mục tiêu chưa phải là tất cả, mà còn cả quá trình đạt đến mục tiêu. Quá trình ấy sẽ mang lại cho bạn hạnh phúc và ý nghĩa – hơn cả khi bạn thật sự đạt được mục tiêu. Cảm giác hứng khởi khi cán đích sẽ chóng phai trong khi những trải nghiệm trong suốt cuộc hành trình sẽ đọng lại suốt cuộc đời bạn.
Nếu bạn có mục đích, mục đích đó sẽ giúp bạn thấy hạnh phúc hơn trong suốt cuộc hành trình. Ví dụ, khi biết mình muốn đi đâu, thì bạn không cần lúc nào cũng chăm chăm nhìn vào bản đồ mà có thể ngừng lại dọc đường
ngắm cảnh, hít thở không khí trong lành của vùng đồi núi. Có được một mục tiêu đầy ý nghĩa có thể khiến bạn thấy hào hứng hoặc thúc đẩy bạn phát triển cả về mặt cá nhân lẫn nghề nghiệp sẽ giúp bạn bớt mệt mỏi với những gì bạn phải làm hàng ngày: Nếu biết mình muốn thực hiện điều gì trong vòng 10
năm tới, bạn sẽ không còn thấy khổ sở vì những quyết định vụn vặt hàng ngày. Bạn sẽ tận hưởng những gì trước mắt. Bạn không cần lúc nào cũng phải “làm đúng”. Bạn có thể giao phó công việc. Bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo tài giỏi hơn. Mọi thứ đều tuyệt.
Hãy nhớ rằng bạn đang tìm kiếm một mục tiêu khó đạt, đủ quan trọng để theo đuổi trong một thời gian dài. Tránh việc bị cám dỗ chỉ tập trung vào mục đích thăng tiến đến một vị trí nào đó. Bởi nó khiến bạn phân tâm và trở nên thất sách. Chúng tôi biết rất nhiều người tự chuốc lấy thất bại kiểu này. Khỏi nói cũng biết, chắc chắn họ cũng không hề tận hưởng quá trình đạt đến mục tiêu.
Nghiên cứu cho thấy những mục tiêu không vì cái tôi cá nhân, mà vì người khác, vì lợi ích chung của cộng đồng sẽ tác động mạnh đến cảm giác hài lòng của bạn. Tuy nhiên, để thật sự có ý nghĩa, mục tiêu ấy vẫn phải mang dáng dấp cá nhân: Nó phải tạo động lực hướng bạn đến những thử thách to lớn và sự phát triển mạnh mẽ hơn.
Vậy tại sao quá nhiều người ngần ngại không dám đi tìm ý nghĩa thật sự trong công việc mình làm? Thường vì họ sợ phải thay đổi hoặc mất đi cảm giác ổn định hiện tại. Chắc bạn hiểu tại sao lại như vậy. Bạn tự thuyết phục rằng bạn không kham nổi rủi ro ấy. Một khi bắt đầu đặt ra hàng loạt câu hỏi, bạn sẽ nhận ra những gì có ý nghĩa với mình không hề giống với những gì lâu nay bạn tin sẽ giúp bạn thành công. Sâu thẳm bên trong, bạn nhận ra những niềm tin ấy dựa trên niềm mong đợi và những giá trị người khác dành cho bạn. Và bạn còn biết mục đích thay thế mà bạn mong mỏi ấy sẽ đưa bạn vào con đường chông gai, gập ghềnh và hiển nhiên mạo hiểm hơn rất nhiều. Bạn có thể thật sự quay lưng lại với những gì mình đang có không?
Sao mà bạn có thể đứng yên tại chỗ được? Chẳng phải rủi ro bị mắc kẹt trong một sự nghiệp mà bạn cảm thấy vô nghĩa và chẳng hề mang lại chút cảm giác hạnh phúc lớn hơn nhiều so với rủi ro khi bạn mưu cầu hạnh phúc bằng cách làm những việc không mấy ấn tượng với người khác?
Nếu bạn trả lời “đúng vậy”, thì hãy cứ tuần tự thực hiện từng bước một.
Hãy tìm cách thử nghiệm trước khi quyết định đường đi nước bước của mình, giống như cách Georgia đã làm. Điều này có lợi vì hai lý do. Trước tiên, bạn có thể tin chắc mục đích đặt ra thật sự là những gì bạn muốn và mục đích đó phù hợp với chính bạn. Hãy thử trước. Thứ hai, đi từng bước nhỏ sẽ giúp bạn kiểm soát rủi ro, phòng trường hợp xấu.
Đừng lo lắng vì những bước khởi đầu không mấy to tát trong quá trình đi tìm mục đích cuộc đời. Mục tiêu của bạn có thể là bàn đạp cho cả cuộc hành trình, chẳng hạn như việc rèn luyện các kỹ năng mới. Bạn sẽ nhận ra quá trình chinh phục ấy chính là nền tảng để bạn phát triển, và chính sự trưởng thành này sẽ mở ra những cánh cửa mới mà giờ đây chắc hẳn bạn chưa biết đến, đó là những chân trời chạm đến niềm đam mê còn to lớn hơn cả bản thân bạn.
Cùng với thời gian, mục đích sống sẽ trở nên rõ ràng hơn nếu bạn không ngừng tìm kiếm. Hãy nhớ lại Gerry Laybourne, người khởi nghiệp là một kiến trúc sư, sau đó chuyển sang nghề giảng dạy, và cuối cùng tìm được sứ mệnh trong ngành truyền hình dành cho trẻ em (và điều hành cả một công ty truyền thông dành cho phụ nữ nữa). Về mặt nào đó, điều ấy thật kỳ diệu.
CHƯƠNG 5:
NGƯỜI NẮM LẤY ƯỚC MƠ Vào thời điểm chúng tôi phỏng vấn, Alondra de la Parra chỉ mới 27 tuổi, nhưng chúng tôi cho rằng câu chuyện của cô thể hiện được toàn bộ vai trò Lãnh Đạo Cân Bằng: Nó cho thấy một khi đã có niềm đam mê thúc đẩy, khi bạn có khả năng lôi kéo người khác chia sẻ cùng một mục tiêu chung đầy ý nghĩa, khi bạn chịu trách nhiệm và tập trung vào cơ hội, bạn có thể sống vì ước mơ của mình. Đối với Alondra, đó là quyết định rời bỏ quê hương Mexico để học làm nhạc trưởng. Bốn năm sau, ở tuổi 23, cô thành lập ban nhạc giao hưởng Philharmonic of the Americas tại thành phố New York.
Mơ ước – và biến nó thành hiện thực
Tôi rất yêu âm nhạc. Tôi bắt đầu bằng việc đăng ký học piano, và sau này là đàn cello. Cha mẹ tôi cũng là người yêu âm nhạc, và tôi thường đi nghe hòa nhạc với họ. Năm tôi 13 tuổi, cha nói, “Sao con không bao giờ để ý đến vị nhạc trưởng nhỉ?” Tôi đáp, “Nhạc trưởng có làm gì đâu cha.” Và cha tôi trả lời, “Không, không, không, ông ấy có làm chứ. Nhạc trưởng phải hiểu mọi thứ tốt hơn bất kỳ ai khác trong dàn nhạc. Ông ấy phải biết ai làm việc gì và kết hợp họ lại với nhau.”
Theo nghiệp nhạc trưởng trở thành niềm ao ước to lớn nhất của tôi, một tiếng nói thầm lặng thôi thúc trong tôi. Tôi nghĩ, “Nếu có thể làm bất cứ điều gì mình muốn, nếu có thể trở thành bất kỳ ai, thì mình muốn trở thành nhạc trưởng.” Nói thế không có nghĩa là khi ấy tôi biết mình dự định làm vậy. Tôi còn chẳng biết phải bắt đầu từ đâu để trở thành nhạc trưởng. Nhưng cha tôi là một người cực kỳ nhạy cảm và là người hay mơ ước. Kể từ lúc tôi chào đời, mọi thứ đối với ông đều là những ước mơ, là hy vọng và cả những câu chuyện hão huyền. Ông là kiểu người không bao giờ nói “không thể”. Ông luôn khuyến khích tôi.
Vì thế tôi nghĩ, “À, vậy chắc nhạc trưởng phải học lý thuyết nhiều lắm
đây,” và tôi bắt đầu ngốn mớ lý thuyết thanh nhạc. Tôi lại nghĩ, “và hẳn phải biết rõ lịch sử âm nhạc,” thế là tôi lại chúi mũi vào học lịch sử âm nhạc. Năm 19 tuổi, tôi chuyển đến New York học. Tôi nghĩ, “Ngoài những gì liên quan đến âm nhạc, người nhạc trưởng cần phải biết những gì nữa? Mình phải biết một dàn nhạc giao hưởng hoạt động ra sao.” Tôi được biết có một dàn giao hưởng cần thực tập sinh. Công việc tôi nhận chẳng có gì khác ngoài chuyện lo sắp xếp ghế ngồi và chuẩn bị sân khấu, mở dàn đèn, photo bài nhạc. Tôi làm suốt chín tháng ròng, không lương.
Tuy nhiên, tôi đã tự tạo ra cho mình một thử thách: Mỗi lần đến buổi tập dượt của dàn nhạc để lo những việc đó, tôi giả vờ như mình là một nhạc trưởng, mặc dù tôi chẳng chỉ đạo ai hết. Tôi tưởng tượng như thể mình đang chuẩn bị tham gia diễn tập, và cứ lặng im ngồi đó sau khi mọi thứ xong xuôi. Tôi từng được xem rất nhiều nhạc trưởng diễn tập. Tôi thầm nghĩ, “Chẳng biết liệu mình có trở thành một nhạc trưởng hay không, nhưng mình đã đạt đến trình độ biết tất tần tật về một dàn nhạc giao hưởng.”
Giờ đây, khi ngẫm nghĩ lại, tôi nhận ra đó chính là chìa khóa. Tôi bắt đầu lấp đầy những chỗ trống thay vì cứ đi thẳng đến mục tiêu. Rồi dần dần tôi hiểu ra rằng một khi nắm rõ mọi thứ hoạt động như thế nào, bạn có thể lãnh đạo người khác đạt đến mục tiêu mà bạn muốn.
Có thể bạn nhận ra một điều, tôi luôn mong muốn được học hỏi. Mỗi ngày, tôi đều cần học một điều gì đó. Tôi không bao giờ muốn cái cảm giác mình đã “chạm đích”. Tôi không ngừng cải thiện, tôi không ngừng phát triển. Tôi đón nhận và cố gắng học hỏi từ mọi thứ. Chưa hết, tôi còn làm việc theo quy củ hẳn hoi – không phải bản tính tự nhiên. Tôi rèn mình vào kỷ luật và ép bản thân vào khuôn khổ. Tôi còn cho rằng mình rất giỏi trong việc đưa mọi người xích lại gần nhau. Tôi thích kết hợp năng lượng của nhiều người vào một tập thể.
Lần đầu đặt chân đến New York, tôi tìm cách nộp đơn xin học chương trình đào tạo nhạc trưởng ngắn hạn trong mùa hè. Tôi không có mấy kinh nghiệm, và đa số các chương trình đều buộc bạn phải nộp một đoạn băng hình ngắn. Tôi không có để nộp, hoàn toàn tuyệt vọng. Nhưng một người bạn mách rằng có một nơi ở Maine chỉ yêu cầu một thứ duy nhất, đó là bài luận ngắn cho biết lý do vì sao bạn muốn trở thành nhạc trưởng. Tôi nộp, và được nhận vào học, rồi tôi hoảng hốt. Tôi nghĩ trong đầu, mình sắp trải qua những tháng ngày tới với rất nhiều nhạc trưởng đáng tuổi bô lão. Bụng bảo
dạ, “Mình chỉ là con bé 19 tuổi sắp phải trải qua ba tuần với các ông nhạc trưởng đã ngoài 50!” Tôi hoảng sợ cùng cực!
Và đây cũng là nơi tôi gặp Ken Kiesler, người điều hành chương trình. Điều đầu tiên anh nói khi tôi đến trình diện là, “Tôi không muốn nghe gì về sự nghiệp. Tôi cũng chẳng quan tâm em đã chỉ huy bao nhiêu dàn nhạc. Tôi không quan tâm. Tôi chỉ muốn biết em là ai thôi.” Và một phút sau khi anh nói ra điều đó, tôi cảm thấy “Mình có điều đó. Mình biết mình là ai, ngay cả khi sự nghiệp còn chưa có, kinh nghiệm chỉ huy dàn nhạc cũng không.” Mọi thứ trở nên nhẹ nhõm hẳn.
Thế nên tôi cảm nhận được sự an toàn – cho đến khi tôi bước chân lên bục chỉ huy lần đầu tiên. Thật khủng hoảng! Nhưng tôi nhớ mãi giây phút ấy: Khi Ken nhìn tôi và nói, “Em có tố chất. Em có năng khiếu. Và tôi sẽ giúp em.” Và tôi cũng nhớ lúc ấy mình đã hoảng loạn thế nào. Tôi nghĩ, “Sao mà anh ấy nói thế được chứ? Mình còn chưa làm nên trò trống gì mà.” Anh chìa tay ra nắm lấy tay tôi, và nói một điều mà đến giờ tôi còn nhớ mãi: “Người mạnh mẽ nhất chính là người nhạy cảm hơn người khác, người sẵn sàng cởi mở và đối diện với chính con người thật của mình, rồi tiếp tục bước tới.” Thật nghịch lý, đúng không? Bởi bạn nghĩ, “Không, bạn phải mạnh mẽ - bạn là lãnh đạo, và bạn phải mạnh mẽ.”
Đó là một lời khuyên tuyệt vời. Tôi sớm nhận ra rằng tất cả chúng ta không ai tránh khỏi những lúc yếu đuối, bởi con người cũng là sinh vật dễ bị tổn thương. Điều quan trọng không nằm ở chỗ mọi thứ đều hoàn hảo đối với
bạn, hay bạn có khả năng kiểm soát mọi thứ, mà chính là bạn gắn kết với người khác. Người ta có thể ngưỡng mộ bạn, tôn trọng bạn, nhưng họ chỉ có thể đồng cảm khi thật sự kết nối với bạn mà thôi.
Cũng trong mùa hè ấy, tôi phải chỉ huy dàn nhạc chơi bản Mass cung Đô trưởng của Mozart, một trong những kiệt tác của ông. Tôi gọi điện cho cha mẹ và nói, “Con muốn nói với cha mẹ rằng tối nay, nếu con có chết đi chăng nữa cũng chẳng sao. Cha mẹ không phải buồn bã gì cả. Con không muốn chết, nhưng chết cũng đâu đáng sợ bởi con đã có một cuộc sống hơn hẳn những gì con mơ ước.” Tôi vẫn còn nhớ cảm xúc đó. Và đến giờ tôi vẫn còn mang theo cảm giác đó. Từ giây phút ấy, tôi xem mọi thứ khác đến với mình là những phần thưởng, là những điều ngoài mong đợi, hơn cả những gì người ta dám mơ đến.
Ước mơ có mục đích
Ken trở thành thầy của tôi, và ngay từ đầu anh đã nói, “Em phải có mục đích để lý giải cho những gì em đang làm. Em phải nghĩ về nó và viết ra. Và dù làm bất cứ việc gì, em cũng phải nhớ về mục đích ấy.” Tôi phải mất tám tháng mới hoàn thành. Rồi tôi nói với Ken, “Mục đích của em là mang đến cho thính giả thể loại nhạc thính phòng tuyệt vời nhất trong khả năng của em.” Anh đáp, “Tuyệt lắm, nhưng cả đời em chỉ muốn thế thôi sao?” Và chúng tôi tiếp tục đi tìm. Một thời gian sau, tôi lại nói, “Em muốn giáo dục con người ta bằng âm nhạc.” Và anh đáp, “Thật tuyệt!” Cuối cùng tôi cũng bày tỏ được những gì tôi muốn nói, “Em quyết định trở thành nguồn cảm hứng không ngừng mang đến những thay đổi tích cực cho thế giới thông qua âm nhạc.” Tôi thích phần “không ngừng” trong lời tuyên bố của mình – nguồn cảm hứng không ngừng mang đến những thay đổi tích cực bằng con đường âm nhạc. Tất cả những gì tôi làm đều hướng đến mục tiêu ấy, và nó ngày một to lớn hơn.
Sau mùa hè năm ấy, tôi trở lại việc học của mình tại trường âm nhạc Manhattan. Tôi bắt đầu nhận thấy sự vắng bóng của âm nhạc giao hưởng Mỹ Latin trên thế giới. Tôi nghĩ, “Tại sao không có mấy nơi chơi loại nhạc này? Nếu mình lập nên một dàn giao hưởng chỉ chuyên chơi dòng nhạc Châu Mỹ,
chẳng phải tuyệt quá sao?” Đó chỉ là những gì tôi mơ ước khi ấy. Một ngày nọ, tôi nhận được cuộc gọi của Lãnh sự quán Mexico đề nghị tổ chức một buổi hòa nhạc truyền thống Mexico. Khi tôi trình bày kế hoạch của mình về dàn giao hưởng gồm 80 nhạc công, họ đáp, “Thế thì hơi quá khả năng chúng tôi. Chúng tôi chỉ định mời một ban nhạc thính phòng nho nhỏ thôi.”
Nhưng bởi tôi đã bỏ quá nhiều công sức vào kế hoạch này, nên tôi nghĩ hay mình nên đi tìm người có thể giúp tôi biến nó thành hiện thực. Tôi biết có một liên hoan âm nhạc mà tôi chỉ có thể tham gia nếu được tài trợ. Bất chợt tôi thấy mình đứng ở vị trí nhạc trưởng của dàn nhạc đó – nếu tìm được nguồn tài trợ. Tôi không có ban nhạc. Tôi cũng không có ban quản lý. Tôi chỉ đơn thuần dựa vào may mắn có được sự ủng hộ của ba người bạn, tuy không nghề nghiệp nhưng rất thông minh. Chúng tôi sống cùng nhau trong một căn hộ nhỏ xíu, và làm việc miệt mài 24 tiếng một ngày cho dự án này. Chúng tôi đã tổ chức một buổi hòa nhạc hết sức thành công. Rất nhiều thứ lẽ ra là đã sai lạc đi, nhưng thật may là không. Chúng tôi đã suy tính đến từng chi tiết nhỏ.
Sau buổi hòa nhạc, Ken hỏi tôi, “Em có tiếp tục không, chẳng lẽ chỉ một lần này rồi thôi, sau tất cả công sức em đã bỏ ra ư?” Tôi nói với anh rằng bấy lâu nay tôi ao ước về một ban nhạc giao hưởng như thế này. Và anh đáp, “Vậy giờ em hãy biến nó thành hiện thực đi.” Tôi hỏi anh, “Làm thế nào đây?” Anh trả lời, “Em phải tự tìm ra cách.”
Và thế là tôi nỗ lực phấn đấu - mọi thứ cứ thế diễn ra. Hết buổi biểu diễn này đến buổi biểu diễn khác. Rất nhiều người đến nghe một lần rồi trở thành thành viên ban quản trị của tôi. Tôi hỏi họ, “Anh/chị có thích buổi hòa nhạc không? Tuyệt! Thế anh/chị có muốn trở thành thành viên của chúng tôi không?” Họ là những con người tuyệt vời – và rất tài giỏi. Thật sự họ giúp tôi rất nhiều.
Giờ đây tôi đã đi được một chặng đường, nhưng cuộc phiêu lưu vẫn còn dài phía trước. Thật sự tôi nghĩ rằng những gì tôi làm trong âm nhạc là nguồn động lực thúc đẩy tôi – những sáng tác, âm thanh, kết cấu âm nhạc, và cả sự kết hợp âm thanh do nhiều người tạo ra. Khi tôi làm việc, đó là đam mê của tôi. Tôi yêu âm thanh ấy. Tôi muốn là người tạo ra những âm thanh ấy. Và tôi thích kết hợp chúng lại với nhau, pha trộn chúng như thể người họa sĩ pha màu. Tôi tận hưởng cuộc sống và mang tình yêu đó vào mọi việc tôi làm, trọn vẹn hết mức có thể.
Lãnh đạo song hành cùng ước mơ
Thế nhưng, vẫn có những lúc tôi thấy quá tải. Và không dưới một lần tôi cảm thấy mình sắp gục ngã. Tôi vẫn còn nhớ thời điểm tôi học lấy tấm bằng piano chuyên nghiệp. Tôi phải học rất nhiều. Tôi học suốt ngày, còn ban đêm tôi dành thời gian để xin tài trợ và quản lý dàn nhạc giao hưởng. Có lúc tôi tưởng mình phải chọn giữa việc học hay công việc – tôi sắp gục mất. Đó không phải là cuộc sống.
Rồi tôi tìm ra cách. Tôi nói với ban quản trị, “Được rồi, hoặc là ta đi quyên góp tiền đủ để thuê một giám đốc điều hành, hoặc là thôi luôn. Tôi không thể sống thế này nổi nữa.” Thế là ban quản trị chấp thuận đề nghị đó, và mọi thứ lại đâu vào đấy! Chưa hết, vào lần tôi lại ngấp nghé nguy cơ suy sụp – rồi đùng một phát – một nhạc sĩ khác ra tay giúp đỡ. Dự án lại tiếp tục, và tôi vẫn tiếp tục tham gia. Thế nhưng, bạn vẫn phải biết cách để bảo vệ mình. Bạn phải tỉnh táo. Bạn phải mạnh mẽ về tinh thần và khỏe mạnh về thể chất.
Tâm trạng của tôi thay đổi rất nhiều. Tôi không còn lúc nào cũng thấy hạnh phúc nữa. Rất nhiều lần tôi trở nên chán nản, thất vọng. Rất nhiều lần, tôi thấy mình bất tài. Thật sự thì tôi luôn mang theo cảm giác đó – rằng tôi có thể thất bại. Tôi tự kéo mình thoát ra bằng cách chuyển hóa ý nghĩa, “Mình chỉ cảm thấy thế thôi, chứ con người mình không phải như vậy.”
Kurt Masur, người từng chỉ huy dàn nhạc Philharmonic New York đã phát biểu, “Nếu bạn cho rằng họ sẽ thương yêu bạn, thì nên quên đi – đừng theo nghề nhạc trưởng. Nếu bạn nghĩ họ sẽ ca ngợi và khen bạn thật tuyệt, đừng phí thời gian nữa. Bởi nếu bạn cứ bám víu vào những chuyện như thế, bạn sẽ chẳng thể nào có được.” Bạn phải sống vì âm nhạc. Mấu chốt nằm ở việc đúng thời điểm và gắn kết mọi người lại với nhau.
Lần nào gọi điện cho cha, tôi cũng nói, “Ôi, cái người đó, anh ta làm như vậy và khiến con thấy bất an,” Cha tôi sẽ đáp, “Vậy thì tuyệt chứ sao! Đây là tin vui nhất trong ngày của cha vì như vậy có nghĩa là con sẽ tiếp tục trưởng thành.” Khi có chuyện khiến tôi lao tâm khổ tứ như thế, thì giải pháp là bắt tay vào giải quyết nó. Đừng để mọi thứ phát sinh thêm nữa. Nếu người kia vẫn không tìm cách cải thiện, thì người đó phải tự gánh lấy hậu quả.
Từng có vô vàn hiểu lầm và khó khăn trong giao tiếp nảy sinh chỉ vì quan điểm. Với vai trò nhạc trưởng, hãy tưởng tượng bạn đứng trước các thành viên trong dàn giao hưởng và tập dượt. Bạn chưa gặp ai trong số các nhạc công này trước đây. Và bạn thấy người chơi đàn viola thứ ba quay sang thì thầm gì đó với các nhạc công bên cạnh, rồi họ cười. Ngay lập tức bạn sẽ nghĩ, “Chắc họ cho rằng mình dở tệ.” Tôi đã học được điều này từ rất nhiều người – như chồng tôi chẳng hạn, người luôn tìm cách nhìn vào mặt tốt đẹp của con người – đừng luôn mặc định là điều xấu. Tôi nhớ có lần tôi cảm thấy bị một nhóm nhạc công có vẻ chống đối và xét nét. Ban đầu, tôi không nói gì cả bởi tôi nghĩ, “Chắc họ cho rằng mình không giỏi. Và bạn biết gì không, tôi không giỏi thật, họ đúng đấy.” Mọi thứ cứ diễn ra như thế, cho đến một ngày nọ tôi kêu lên, “Thôi đủ rồi.” Tôi gọi họ ra một chỗ và bảo, “Tôi có thể nói chuyện với các anh một lúc được không? Tôi cảm thấy các anh không ủng hộ tôi. Tôi cảm thấy các anh không tôn trọng tôi. Mỗi khi tôi cần nói gì đó, có vẻ như các anh không muốn nghe bởi các anh tưởng mình đã biết hết rồi.” Họ đáp, “Chúng tôi lại tưởng chị không thích cách chúng tôi chơi nhạc. Vậy nên chúng tôi chẳng biết phải làm gì cả, bởi chúng tôi muốn làm cho chị hài lòng nhưng lúc nào trông chị cũng khó chịu.” Nếu tôi không trao đổi thẳng thắn như thế, hẳn sự hiểu lầm sẽ biến thành một con quái vật giằng xé
trong tôi.
Sống với ước mơ
Và đây là những gì tôi quan niệm. Bạn phải làm tốt công việc của mình. Bạn phải luôn sẵn sàng. Bạn phải như thế. Bạn phải đúng giờ. Bạn phải nghiêm túc. Bạn phải làm việc. Nhưng các thành viên của dàn giao hưởng còn muốn thấy bạn là một con người thật sự nữa. Và chính giây phút bạn chia sẻ những điều như thế, thậm chí có hơi ngốc nghếch một chút, hoặc hơi quá một chút, khi họ thấy bạn không còn khép kín nữa và bạn làm vì quyền lợi chung của ban nhạc – khi bạn mở lòng ra – mọi người thật sự thích điều đó.
Nếu cả đội ngũ yêu công việc họ làm và muốn làm mọi thứ ngày một tốt hơn, và nếu họ nhận ra được sự tiến bộ, thì chẳng ai còn quan tâm chuyện lãnh đạo nhóm có xinh đẹp hay hoàn hảo không. Nếu họ cảm nhận được rằng khi bạn đứng trên cái bục kia, họ gặt hái được nhiều thành công hơn, thì họ sẽ thương yêu bạn. Nhưng không phải chuyện họ có thương yêu bạn hay không. Chỉ là họ muốn gặt hái thành quả mà thôi.
Nguồn năng lượng nằm ở con người. Âm nhạc thật tuyệt vời, nhưng nó sẽ không tồn tại nếu không vì con người. Khi tôi gắn bó với một số thành viên trong dàn giao hưởng, tôi thấy trong mắt họ chúng tôi đang cùng chí hướng – và đối với tôi, như thế là đủ. Đó là điều tuyệt vời nhất. Bạn có thể thấy rằng bạn đang giao tiếp với con người ấy, ở một mức độ khác hẳn, hoàn toàn thuần khiết. Đừng quan tâm việc bạn là ai – tất cả nằm ở thời khắc bạn kết nối được với người đó. Và đó cũng là những gì xảy ra trong lòng thính giả, thậm chí hơn thế. Và khi cả nhóm cùng cảm nhận được điều tương tự, bạn thật sự đã khơi dậy nguồn âm nhạc làm biến đổi cả thế giới. Một cảm giác đặc biệt. Còn gì tuyệt vời hơn?
PHẦN HAI:
ĐỊNH HƯỚNG
CHƯƠNG 6:
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐỊNH HƯỚNG
Nếu mải lo lắng mọi thứ sẽ không như ý, bạn sẽ chẳng làm được điều gì cả. Bạn phải có khả năng tập trung vào những điều thật sự quan trọng và đừng quá bận tâm đến những thứ còn lại. Không ai tránh được chuyện bị người khác nói ra nói vào; chúng ta dù sao cũng là sinh vật sống bầy đàn. Nhưng trong lĩnh vực chính trị, nếu bạn thấy buồn phiền khi báo đăng bài nào đấy nghe có mùi tiêu cực, hay cử tri viết bài phê bình, hay một bức biếm họa khiến bạn bực dọc - mấy chuyện này vốn xảy ra hàng ngày với tôi - và nếu bạn cứ suốt ngày bận tâm đến chúng, bạn không thể sống nổi đâu.
Julia Gillard, Phó Thủ tướng nước Úc
Chúng tôi từng diễn tả cảm giác mãn nguyện to lớn mà những nhà lãnh đạo cân bằng cảm nhận được khi thực hiện công việc mang nhiều ý nghĩa cá nhân đối với họ. Một công việc được hoàn thành tốt đẹp chính là điều mãn nguyện; công việc ý nghĩa khiến tâm trạng bạn thăng hoa – thứ hạnh phúc sâu lắng và bền bỉ hơn rất nhiều. Những định hướng tích cực, cũng giống như ý nghĩa công việc, chính là rường cột của nhà lãnh đạo, và như bạn sẽ thấy sau đây, chúng hỗ trợ lẫn nhau.
Đức Phật dạy, “Chúng ta là những gì chúng ta suy nghĩ. Chúng ta đều được khởi nên từ tâm niệm của mình. Thế giới do tâm tạo.” Với cùng suy nghĩ đó, các nhà tâm lý học tích cực nhấn mạnh rằng cách ta định hướng những điều mình muốn trải nghiệm sẽ tô màu cho cuộc sống thực tiễn. Vẫn là quan điểm đó, chỉ cách nhau nhiều thế kỷ mà thôi. Bởi những định hướng tích cực mang lại cho ta cả sức mạnh lẫn sự sáng suốt để tiếp tục đi tới bất
chấp những trở ngại; tính lạc quan thật sự liên quan mật thiết đến thành công.
Bạn đừng nhầm lẫn, nói thế không có nghĩa là ta nhìn đời qua lăng kính màu hồng, mà là tránh không bóp méo bản chất của thế giới. Những nhà lãnh đạo biết định hướng tích cực sẽ nhìn mọi thứ dưới ánh sáng chân thực nhất. Họ không để cho những cảm xúc tiêu cực bóp méo cái nhìn của họ về thực tế cuộc sống – phóng đại những nguy cơ. Vì thế, việc định hướng cho phép bạn đối mặt với thực tế nan giải theo cách hữu hiệu nhất. Nó mang đến cho bạn cái nhìn sáng tỏ lẫn nguồn năng lượng để đương đầu khó khăn và tìm ra giải pháp. Nó mang đến cho bạn sức mạnh để tiếp tục bước tới khi bạn đã làm tất cả những điều mình có thể; nó giúp bạn ngày một kiên cường hơn.
Định hướng tích cực còn mang đến những điều tốt đẹp nữa. Ví dụ, những phụ nữ biết định hướng tích cực còn có đầu óc linh hoạt – họ tin mình kiểm soát được tương lai, rằng họ có thể tác động đến kết quả, đến việc học hỏi và phát triển.
Nói một cách đơn giản, sự lạc quan liên quan mật thiết đến thành công.
Định hướng là một lựa chọn
Mặc dù thực tế có thể tươi sáng hơn những gì bạn thấy, nhưng chính phản ứng tình cảm vô thức trong bạn – bị các tác nhân như lo lắng, sợ hãi và căng thẳng kích thích – lại khiến sự việc méo mó đi. Khi điều này xảy ra, những gì bạn thấy sẽ trở nên rất khác, ảnh hưởng hành vi và phản ứng của bạn. Nó khiến cuộc sống trở nên thử thách hơn khi bạn đối mặt với thất bại như gây ra lỗi lầm, đi sai hướng và mọi thứ không như ý. Bạn sẽ thấy mình bị cuốn vào vòng xoáy thất bại – nó khiến cảm xúc dâng trào, lấn át và khiến bạn nhụt chí, không còn sức lực để hành động.
Đối với một số phụ nữ, định hướng tích cực diễn ra một cách tự nhiên. Nhưng với đa số chúng ta, việc đó đòi hỏi bạn phải gạt bỏ lối suy nghĩ đã ăn sâu vào tiềm thức – bao gồm cả thói quen đánh giá đầy cảm tính ta áp đặt lên sự việc, người khác và chính bản thân mình. Khả năng định hướng thực tế một cách tích cực rất hiệu nghiệm và học được cách thực hiện nó chính là một phần của quá trình phát triển kỹ năng lãnh đạo của bạn. Và lợi ích mà nó mang lại không chỉ dừng ở công việc.
Định hướng tích cực chính là điều đã giúp Emma Fundira dám bước chân vào thế giới chỉ dành cho nam giới, đồng thời thách thức những lề thói xã hội lẫn trong ngành. Sinh ra tại Zambia và hiện sống tại Zimbabwe, Emma lớn lên trong một xã hội mà phụ nữ chỉ mới giành được những quyền lợi tối thiểu cách đây chưa lâu, chẳng hạn như được phép sở hữu tài sản cá nhân ngoài hôn nhân. Cô còn chọn cho mình sự nghiệp vốn chỉ dành riêng cho nam giới người da trắng. Nhưng Emma luôn tin rằng cô có thể làm được mọi thứ một khi đã quyết tâm thực hiện. Ngày hôm nay, cô sở hữu bất động sản riêng, tự mình điều hành doanh nghiệp tư vấn tài chính và vẫn sống trong một đất nước nhiều bất ổn.
Emma là con gái giữa trong gia đình gồm bốn người con; cha cô là một doanh nhân thành đạt. “Cha tôi rất nghiêm khắc. Ông luôn đặt nặng vấn đề văn hóa, và cả tham vọng cá nhân nữa,” Emma kể. “Ông thật sự muốn chúng tôi trở thành một nhân vật nào đó trong xã hội, nhưng chủ yếu cha chỉ quan tâm đến các anh em trai của tôi, truyền thống châu Phi là thế, những người đàn ông sẽ nối dõi tông đường.”
Ngay từ khi còn rất nhỏ, Emma đã muốn tự khẳng định mình. “Tôi luôn phải đưa ra chính kiến của mình. Tôi luôn phải làm cho người khác nghe mình. Tôi nghĩ mình cũng khá gây chú ý.” Ở tuổi lên 9, cô khăn gói sang Anh học cùng người chị gái. “Khi máy bay đáp, tôi thấy sợ,” cô nhớ lại. “Trời lạnh và ẩm ướt. Và tôi thầm nghĩ, ‘Ôi Chúa ơi, con đang làm gì ở đây chứ?’ Tôi đến trường, và thấy mình chẳng giống ai. Mẹ cho tôi mặc váy trong khi bạn bè đều mặc quần jean.” Chị cô thì chẳng có thời gian đâu mà chăm sóc em, nên Emma, cô nhỏ người nước ngoài và cũng là học sinh da đen duy nhất trong lớp, nhanh chóng học được tính tự lập. Cá tính mạnh mẽ của cô phát huy tác dụng. “Tôi luôn là thành viên ưu tú của lớp, bởi tôi muốn mình được chú ý đến vì những lý do chính đáng,” cô nói.
Emma có thể làm những điều đó vì muốn cha vui lòng, nhưng cô đã học được kỹ năng quan trọng nhất – nhìn thế giới bằng quan điểm tích cực, đặc biệt trong tình cảnh bất lợi – từ khi còn nhỏ. Khi Emma bước vào tuổi thiếu niên, cha cô đòi ly hôn và bỏ mặc mẹ cô tự xoay sở cuộc sống. “Khi ấy mẹ tôi hoàn toàn chẳng có một thứ gì,” Emma nói. “Nhưng bà đã vượt qua. Bà đã nỗ lực để tạo dựng nên một doanh nghiệp vận tải nho nhỏ của riêng mình và mua được bất động sản. Bà chính là nguồn cảm hứng cho tôi.” Emma chứng kiến mẹ mình sớm vực dậy mọi thứ, và có được những gì mà bất kỳ người phụ nữ nào khác cũng thầm ganh tị. Tấm gương ấy đã gieo vào lòng
Emma ý thức về tầm quan trọng của niềm tin vào bản thân, để có thể thành công trong một thế giới chỉ dành cho đàn ông. “Tôi muốn gạt phăng những rào cản,” cô nhớ lại. “Tôi thường nghĩ, ‘Mình có thể khởi nghiệp trong ngành nào của nam giới – ngành chỉ có nam giới mới làm – và chứng minh cho họ thấy rằng mình cũng có thể?’ Đầu tiên tôi nghĩ đến ngành xây dựng, nhưng rồi tôi nhận ra nó có vẻ đơn điệu quá.”
Mười tám tuổi cô bị cha gọi về nhà để theo học đại học tại Zimbabwe. Tại đây, Emma được đào tạo để trở thành giáo viên, điều cô bị buộc phải chấp nhận. Mọi thứ trở nên rõ ràng là các anh em trai không chịu theo chân người cha. Đó cũng là lúc Emma quyết định đi theo con đường không truyền thống. Cô bỏ nghề giáo, xin vào chi nhánh của Standard Chartered – ngân hàng hùng mạnh có trụ sở chính tại Luân Đôn.
Ngành ngân hàng cũng như mọi doanh nghiệp có gốc nhà nước khác tại Zimbabwe gần như là lãnh địa riêng của tầng lớp nam giới người da trắng. Một phụ nữ da đen như Emma thật sự là hiện tượng cực hiếm. “Tôi muốn chứng tỏ bản thân, chứng minh cho mấy người đó thấy tôi giỏi không thua gì họ, nếu không muốn nói là giỏi hơn,” cô bày tỏ. “Và tôi muốn chứng tỏ mình giỏi không thua gì những người đàn ông còn lại trong cộng đồng mình, những người đàn ông da màu. Bởi tôi nghĩ, không đủ sức ngồi uống năm lít bia như họ không có nghĩa là tôi yếu đuối hơn họ.”
Với những trở ngại về tuổi tác, giới tính và màu da, Emma càng có nhiều điều cần phải chứng tỏ. “Khi bước vào một cuộc họp, bạn là người phụ nữ da đen và ngồi quanh bạn là các nam chuyên viên người da trắng, họ nhìn bạn và nghĩ, ‘Con này chẳng biết gì đâu. Nó chẳng thể giúp mình được cái gì hết,’ ” cô nhớ lại.
Có một khách hàng tỏ ra cực kỳ thù địch. “Ông ta nói chuyện với tôi theo kiểu khó nghe trong buổi họp. Nhưng tôi vẫn đáp lại một cách lịch sự. Sau buổi họp, ông ta gọi vào điện thoại của tôi và hét toáng lên, ‘Cô không biết cô đang làm cái gì đâu,’ rồi gọi tôi là thứ này, thứ nọ. Ông ta thô lỗ lắm.” Nhưng Emma vẫn giữ thái độ hòa nhã khi phải hứng chịu áp lực đó, và không để vị khách hàng nọ khiến sự tự tin trong cô suy suyển. Cô vẫn tiếp tục công việc đại diện cho khách hàng đó và cô làm mọi thứ thật tốt, đến nỗi chính ông ta về sau gửi đến giám đốc điều hành của cô một lá thư khen ngợi sự điềm tĩnh và khả năng chuyên môn xuất sắc của Emma. Thậm chí cô còn nhận được giải thưởng do chính trụ sở tại Luân Đôn trao tặng.
Làm thế nào để vẽ nên những gì mình thấy?
Thế còn bạn thì sao? Hãy xem xét tình huống sau: Sếp gọi bạn vào họp bất ngờ. Khi bước vào phòng, bạn quan sát thấy có hai chuyên viên đang ở đó. Ngay lập tức, họ ngừng trao đổi và vội vàng gom mớ giấy tờ của mình. Họ tránh nhìn vào mắt bạn khi ra khỏi phòng. Sếp nhìn xuống đống tài liệu trên bàn rồi mới nhìn đến bạn. Bà thậm chí không mời bạn ngồi.
Phản ứng của bạn ngay sau đó là gì – cảm giác chân thật nhất? Khi đưa trường hợp này ra cho một nhóm phụ nữ, chúng tôi chú ý có hai người chia sẻ về phản ứng nhiều khả năng xảy ra nhất của họ khi chuyện đó xảy ra. “Ôi, chắc tôi đã phạm lỗi gì ghê gớm lắm,” người phụ nữ thứ nhất kêu lên. “Chắc tôi sắp mất việc đến nơi. Tôi phát ốm mất!” Chúng tôi quay sang người phụ nữ thứ hai, cô đang mỉm cười. “Có lẽ họ mới bàn xong một chuyện khác,” cô nói. “Ai biết được chứ? Tôi sẽ hỏi sếp xem chuyện gì đang xảy ra.”
Nếu bạn đọc đến đây và cười phá lên, thì chúng tôi cũng vậy. Sự khác biệt quá lớn giữa nhóm người lạc quan và bi quan thật sự buồn cười. Người bi quan ngay lập tức chĩa mũi dùi về phía mình – cô trông đợi điều tồi tệ nhất và cho rằng mọi người đang chỉ trích mình. Nó khiến cô căng thẳng và lo lắng. Và trong khi người bi quan đang băn khoăn trong lòng thì người lạc quan lại tưởng tượng về một cuộc trò chuyện khả quan hơn và sẵn sàng đón nhận cơ hội để phát triển bản thân. Trên thực tế, cả hai người đều không biết vị sếp đang nghĩ gì, nhưng người lạc quan luôn tìm cách tránh không để cảm xúc tiêu cực nhấn chìm mình như cách người bi quan mắc vào.
Tại sao hai người phụ nữ ấy lại phản ứng khác nhau đến vậy? Martin Seligman đã dành nhiều năm đi tìm câu trả lời và kết luận rằng, tính lạc quan (hoặc bi quan) của chúng ta phụ thuộc vào cách ta nhìn thực tế cuộc sống qua ba lăng kính: tính lâu dài, sự lan tỏa và tầm kiểm soát cá nhân.
Hãy nghĩ về những thất bại trong sự nghiệp của bạn (ví dụ, một quản lý cấp cao chỉ trích bạn, kết quả đánh giá công việc của bạn không tốt, suy thoái kinh tế nghiêm trọng khiến bạn mất việc). Bạn nhìn nhận trải nghiệm ấy theo cách nào?
Bạn nghĩ đó chỉ là khó khăn tạm thời, hay bạn thấy nó sẽ
tồn tại mãi?
Bạn cho rằng kết quả đó xảy ra do một tình huống cụ thể,
hay bạn tin rằng nó còn biểu hiện cho vấn đề khác nữa?
Bạn quan niệm những nguyên nhân gây ra nó hoàn toàn do tác động bên ngoài hay trong tầm kiểm soát của bạn – lỗi
của bạn?
Đối với người bi quan, lời chỉ trích của sếp giống như tấn công vào cá nhân họ; kết quả đánh giá công việc tồi tệ sẽ ảnh hưởng xấu đến mọi khía cạnh khác trong cuộc sống của họ trong tương lai. Tệ hơn, họ còn tin rằng mọi thứ xảy ra hoàn toàn do lỗi của mình – ngay cả việc kinh tế suy thoái khiến họ mất việc. Bỗng dưng, họ thấy tương lai sao mà ảm đạm. Rất nhiều người bi quan mà Seligman đã quan sát là ví dụ tiêu biểu của hiện tượng “tuyệt vọng được huấn luyện”. Họ tin rằng không cách gì cải thiện được kết quả, họ không buồn cố gắng nữa, và việc đó càng khiến mọi chuyện tồi tệ hơn.
Trong khi người lạc quan lại phản ứng hoàn toàn khác. Người lạc quan sẽ xem lời chỉ trích của sếp là một thử thách đầy hữu ích; họ sẽ không để cho bản đánh giá công việc tiêu cực kia ám ảnh mình suốt đời, và họ nhanh chóng đứng dậy sau một thất bại không thể tránh khỏi. Họ sẵn sàng đón nhận những lời khuyên giúp mình tiến bộ, họ tìm hiểu xem có điểm nào chưa đúng và bắt tay vào thực hiện. Vì thế nếu bị mất việc vì kinh tế khủng hoảng, họ vẫn thất vọng nhưng có thể xốc lại tinh thần và suy nghĩ xem mình nên làm gì tiếp theo.
Người lạc quan và bi quan cũng phản ứng khác nhau khi đối mặt với điều tích cực. Hãy nghĩ về một trường hợp tốt đẹp mà bạn từng trải nghiệm (ví dụ như một quản lý cấp cao khen ngợi bạn, bạn được thăng chức, đơn vị của bạn đạt mục tiêu đề ra). Bạn cảm thấy thế nào? Sau đây là những gì người bi quan sẽ nói: “Tôi chỉ may mắn thôi. Phúc bất trùng lai. Cuối cùng thì mọi thứ cũng chẳng khác trước là mấy. Tôi vẫn vậy mà!” Đương nhiên là khi người bi quan luôn nhận nhiều lỗi về mình khi gặp thất bại thì họ cũng ít dám đón nhận công sức về phần mình khi đạt được thành công. “Chắc là có gì nhầm lẫn rồi,” họ trầm tư, “và khi họ biết ra thì tôi vẫn bị sa thải thôi”.
Ngược lại, người lạc quan chào đón tin tốt lành bằng kiểu suy nghĩ: “Mình giỏi quá! Mình đã làm việc cật lực để đưa công ty đến thành công và mình được đền đáp xứng đáng. Giờ thì không gì có thể cản trở được chúng
ta!” Khi điều tốt đẹp xảy ra, người lạc quan cho phép mình tận hưởng nó. Thành công buộc họ tiến về phía trước và tìm kiếm những cơ hội học hỏi to lớn hơn, để gặt hái được những thành công rực rỡ hơn. Đối với người lạc quan, tin tốt lành sẽ mang đến một ngày đẹp trời và hơn thế nữa.
Dĩ nhiên đây chỉ là bức biếm họa về mức độ cực đoan của lạc quan và bi quan. Đa số chúng ta nằm ở khoảng trung bình của hai thái độ trên và sẽ có ích nếu bạn xác định được xuất phát điểm của mình.
Khi hiểu việc định hướng thực tế mang dấu ấn cá nhân như thế nào, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn xem có nên tiếp tục là chính bản thân mình hay nên tiếp thu lối suy nghĩ mới. Các nhà nghiên cứu cho biết khoảng 50% thái độ sống của chúng ta là do gen di truyền quyết định. Người bi quan không thể – hoặc
không mong muốn – thay đổi toàn bộ thiên hướng của mình. Nhưng bạn vẫn có thể “học” tính lạc quan bằng cách làm theo một số chiêu nho nhỏ. Và người lạc quan sẽ nhận ra rằng mình có thể ứng dụng thái độ sống tích cực thường xuyên hơn để giúp người khác nhìn thấy cơ hội.
Định hướng khởi nguồn bằng việc phá bỏ những thói quen vô thức gây hủy hoại bản thân – vòng xoáy tiêu cực đó thường để lại hậu quả về lâu về dài. Trong chương tiếp theo, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách nhìn nhận hoàn cảnh một cách thực tế hơn, biết cách chuyển hóa ý nghĩa sự việc và biến thất bại thành cơ hội phát triển bản thân. Chúng tôi sẽ dẫn dắt bạn trong suốt quá trình chống lại cái nhìn méo mó về thực tế mà nỗi sợ hãi, bất an mang lại rồi bắt tay vào hành động. Nghe kỳ bí quá chăng? Thưa không.
Sẽ thế nào nếu bạn tránh không để cho cảm xúc nhấn chìm?
Rõ ràng Emma Fundira là tuýp người lạc quan. Nếu cô để mình xuôi theo vòng xoáy cảm xúc tiêu cực thì điều này hoàn toàn có thể thông cảm . Nhiều người không có khả năng đối phó một cách nhanh chóng khi nhận một tràng chửi rủa thô lỗ từ phía khách hàng như cô. Đáng buồn là một số phụ nữ còn thấy tổn thương trong những tình huống như thế. Họ bắt đầu dằn vặt chính mình, ám ảnh về những gì đã xảy ra và tự hỏi mình đã làm gì sai. Điều này sẽ dẫn đến tâm lý suy sụp, thậm chí suy sụp một cách nặng nề.
Tránh bị cuốn theo cảm xúc tiêu cực là việc làm tốt, không cần bàn cãi.
Nhưng bạn tưởng tượng xem, mọi thứ còn tốt đẹp hơn đến mức nào nếu bạn học tính lạc quan: trải nghiệm những cảm xúc tích cực một cách mạnh mẽ hơn và mang chúng vào công việc cùng với nhóm của mình. Barbara Fredrickson đã phát triển lý thuyết có tên gọi “chia sẻ và xây dựng” khẳng định rằng những ai trải nghiệm các cảm xúc như vui sướng, hài lòng và hạnh phúc sẽ có xu hướng sẵn sàng học hỏi, phát triển và khám phá. Trong các thí nghiệm của bà, những người có cảm xúc tích cực sau khi xem phim hài, phim có kết thúc có hậu sẽ trở nên sáng tạo hơn trong quá trình giải quyết khó khăn, đồng thời làm việc hiệu quả hơn so với những người xem phim buồn hay phim có kết cục bi thảm.
Kinh nghiệm của Emma rõ ràng chứng minh quan điểm đó. Bằng cái nhìn tích cực – khơi nguồn từ niềm vui cô tìm được trong công việc – Emma không bao giờ ngần ngại theo đuổi những cơ hội mới để học hỏi và phát triển, cô đồng thời ý thức và chấp nhận những rủi ro đi kèm.
Một cơ hội quan trọng đến với cô khi trưởng phòng quản lý tài chính dự án của ngân hàng Standard Chartered gọi cho Emma và hỏi liệu cô có muốn tham gia vào bộ phận của ông hay không. Dù khi ấy chưa biết gì về quản lý tài chính dự án, cô vẫn tham gia. Đáp lại, cô được ông đảm bảo tương lai thăng tiến, cho cô tham dự vào các cuộc họp và sớm để cô tự mình điều hành mọi thứ. Đôi khi ông còn khiến khách hàng ngỡ ngàng. “Có lần ông ấy nói, ‘Anh biết gì không? Emma hiểu về vấn đề này còn tốt hơn cả tôi nữa.’ Ông ấy luôn cho tôi cơ hội,” Emma nhớ lại.
Khi người sếp tài năng này chuyển sang làm việc cho Barclay’s, Emma đi theo ông và sự nghiệp của cô thật sự thăng hoa. Cô được thăng chức lên giám đốc với lộ trình dần tiến đến vị trí giám đốc điều hành. Sau đó, một người bạn gợi ý cho cô về việc mở một doanh nghiệp tư vấn cho các công ty đang phát triển tại Zimbabwe về chiến lược tăng vốn. Cô phân vân lắm. Khi ấy Emma đã lập gia đình và có hai con nhỏ, vì thế để từ bỏ sự ổn định và thanh thế hiện có tại Barclay’s thật sự là mạo hiểm đối với cô. Nhưng vài tháng sau, Emma quyết định thay đổi. “Có điều gì đó trong tôi khiến tôi muốn mình thử nghiệm, bước ra ngoài kia và thực hiện điều đó cho bản thân mình,” cô giải thích. “Một điều gì đó trong bạn sẽ bảo rằng đây là lúc phải thay đổi. Nếu không phải lúc này, thì đợi đến bao giờ?”
Và thời điểm cô chọn thật đúng lúc. “Tám tháng sau, nền kinh tế đi xuống,” cô nói. “Nhưng chưa một lần tôi mang suy nghĩ ‘Ôi, giá mà mình
đừng rời Barclay’s’ hay ‘mình nhớ khoản lương được nhận mỗi tháng.’ Mà thay vào đó, tôi lo chuyện mình có thể chăm lo cho những gia đình khác ra sao; chúng tôi phải đảm bảo nhân viên của mình nhận đầy đủ lương mỗi tháng.” Tính lạc quan của Emma chưa bao giờ mất đi. “Đó chắc chắn là một thử thách, nhưng tôi luôn biết bằng cách nào đó, tôi sẽ giải quyết ổn thỏa,” cô nói. “Luôn có điều gì đó trong tôi nói rằng tôi sẽ làm được. Tôi sẽ tìm ra giải pháp – Tôi chỉ cần thời gian suy nghĩ mà thôi.”
Nói như vậy không có nghĩa là Emma không chịu áp lực. Nhưng những bài tập thể dục giữ gìn sức khỏe đã giúp cô lấy lại tinh thần và vượt qua căng thẳng. “Tôi nghĩ, ‘Mình phải đi tập thể dục.’ Sau đó, đầu óc tôi có thể suy nghĩ minh mẫn hơn,” cô cho biết. “Tôi không rơi vào trạng thái hoảng loạn.”
Khi nhìn lại, nguồn động lực của Emma ban đầu là để làm vui lòng cha. “Ông đã quá thất vọng vì các anh em trai của tôi. Tôi muốn chứng minh cho ông thấy tôi có thể làm được điều đó,” Emma kể với chúng tôi. Nhưng khi nhìn lại những gì mình đã tạo dựng và cả những thành công đã đạt được, cô nhận ra rằng chính sự định hướng đã đưa cô đi xa hơn những gì cô tưởng – thay đổi cả quan điểm mang nặng truyền thống của cha cô: “Ông quá bất ngờ vì thành công của tôi. Thậm chí ông còn khuyến khích tôi hãy tiến xa hơn nữa. Khi cha qua đời, ông ra đi với niềm vui mà tôi mang lại.”
Vì thế, định hướng tích cực là một công cụ hữu hiệu để thay đổi. Nhưng 100% lần nào gặp chuyện bạn cũng có định hướng tích cực là điều không phải muốn là được. Cảm xúc bi quan luôn phải xuất hiện khi bạn đối mặt với những quyết định mạo hiểm – như một quyết định đầu tư lớn chẳng hạn. Đó là lăng kính tiêu cực mà qua đó bạn thấy những điều bất lợi, bạn lo nghĩ về những tình huống xấu nhất. Một vị CEO đã từng nói với chúng tôi rằng cô luôn tìm đến Giám đốc Tài chính của mình khi cần một chút bi quan; bởi cô biết mình cần một người có thể giảm bớt tính lạc quan thái quá của mình. Vì thế nếu bạn nắm giữ vị trí cần đến tính bi quan, hãy bồi đắp nó trở thành một điểm mạnh. Dù trong vị trí nào thì bạn cũng sẽ trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả hơn với khả năng định hướng tích cực trong hành trang kỹ năng lãnh đạo của bạn.
Lối tư duy tươi đẹp
Hành trình tiến đến vị trí lãnh đạo của Emma chính là ví dụ điển hình cho những gì sẽ đến nếu bạn sở hữu một tư duy linh hoạt. Cô luôn chào đón
những cơ hội và ý tưởng mới; cô thực hiện với niềm tin rằng mình có thể. Dù ở độ tuổi nào chăng nữa, những người có lối tư duy linh hoạt vẫn không ngừng học hỏi những kỹ năng mới. Ngược lại, những người có đầu óc bảo thủ thường tin rằng những khả năng, ưu thế của mình chỉ có giới hạn và thường sợ những suy nghĩ mới mẻ luôn chực chờ lật đổ niềm tin cố hữu trong họ. Ban có thể thấy hai dạng tư duy này liên quan đến tính lạc quan và bi quan ra sao, và lối tư duy linh hoạt duy trì khả năng lãnh đạo đầy nhiệt huyết như thế nào.
Ai cũng có lúc gặp điều tốt lẫn điều xấu. Nhưng điểm làm nên khác biệt chính là cách bạn xử lý những nguyên liệu thô mình có được trong cuộc sống. Rất nhiều lần, những nữ lãnh đạo đã kể cho chúng tôi nghe về những cơ hội và họ không ngần ngại nắm lấy chúng ra sao. Khi tìm hiểu sâu hơn, chúng tôi phát hiện ra một điều không thay đổi: Những phụ nữ này tiếp cận hoàn cảnh mới mẻ để phát triển khả năng. Khi được đề nghị một công việc mới trong một lĩnh vực hoàn toàn mới, họ nhảy vào ngay, tin rằng mình có thể học hỏi và phát triển.
Và một điều thú vị không kém, đó là những phụ nữ thành công này không sợ mạo hiểm – thật vậy, mà thay vào đó, đối với họ điều đó thật hào hứng. Khi họ quyết định bước vào một con đường mới, họ tự hỏi, “Điều tồi
tệ nhất có thể xảy ra là gì? Bị sa thải!” Và khi điều đó thật sự xảy ra, họ sẽ đứng dậy, cảm thấy mình may mắn vì vẫn còn cơ hội kế tiếp. Như người ta thường nói, “Khi cánh cửa này đóng lại, cánh cửa khác sẽ mở ra.” Những ví dụ trên đã minh chứng cho quan điểm đó.
Bây giờ, hãy xem cách suy nghĩ của bạn: Tư duy của bạn cố định hay linh hoạt? Bạn có thấy dễ chịu với những công việc diễn ra đều đặn hàng ngày và cảm thấy khó chịu khi hoàn cảnh buộc bạn phải thay đổi không? Bạn có đặt giới hạn cho năng lực của mình hay không? Hay bạn luôn sẵn lòng cho những hướng đi mới?
Để kiểm tra lối tư duy của mình, hãy điền vào chỗ trống trong những câu cho sẵn dưới đây:
Tôi có thể là một kiến trúc sư tuyệt vời nếu...
Nếu câu trả lời của bạn tương tự như “nếu tôi có thể tưởng tượng ra không gian” hay “nếu tôi học Toán giỏi,” thì bạn là người có lối tư duy cố
định, quá chú ý đến những mặt hạn chế của chính mình (những điểm yếu có thật và cả do bạn tưởng tượng ra) – những lý do khiến bạn không thể làm được điều gì đó. Đây là lối phản ứng tiêu biểu của những người không muốn thúc đẩy mình tiến bộ, và kết quả là tiềm năng phát triển bản thân của họ ngày một thui chột. Họ luôn có xu hướng phê bình bản thân, và chắc hẳn đối với người khác nữa.
Nhưng ngược lại, nếu bạn điền vào chỗ trống là “nếu tôi muốn” hoặc “nếu tôi dành hết tâm trí cho điều đó,” thì bạn có thể là tuýp người mà nhà tâm lý học Carol Dweck gọi là có tư tưởng cấp tiến. Người có lối tư duy này tin rằng không có chuyện gì tuân theo số mệnh; những gì họ làm sẽ quyết định thành công của họ. Những người này tự tay tạo nên tương lai của chính mình bằng cách theo đuổi cơ hội nhằm học hỏi và phát triển, thích nghi với những thay đổi to lớn xảy ra trong quá trình ấy và lập kế hoạch hành động từ những kinh nghiệm họ có được.
Hãy quan sát xung quanh. Mối liên hệ đến thành công rất rõ ràng – những người hạnh phúc nhất, thành đạt nhất chính là những người sở hữu một tư duy cấp tiến. Chẳng lẽ bạn không muốn mình có lối suy nghĩ sẽ mang đến cho bạn sự kiên cường giúp bạn xử lý tình huống tốt hơn sao? Như Dweck đã viết, những ai có tư duy cấp tiến có thể “đối diện với thất bại, thậm chí khi đó là thất bại của chính họ, nhưng đồng thời vẫn duy trì niềm tin rằng rồi đây họ vẫn sẽ thành công.”
Đó là những gì chúng tôi muốn bạn có được. Nếu ngay từ đầu bạn mang lối suy nghĩ cố định, bạn có thể thay đổi dần dần qua những nỗ lực có chủ đích. Hãy dành ra vài phút để nhớ lại những lựa chọn nghề nghiệp mà bạn từng thực hiện và muốn thực hiện. Điền vào câu dưới đây:
Điều tôi muốn làm là ...
Bạn có sẵn sàng làm những gì mình yêu thích không? Nếu không, điều gì cản trở bạn? Những người có tư duy cố định thường nêu ra hàng loạt lý do khiến họ không dám thử: Không thực tế, quá mạo hiểm, tôi không có kỹ năng, mọi người sẽ cười tôi – và còn nhiều nhiều nữa. Người lạc quan lại không tốn thời gian và công sức cho những chuyện như vậy một khi họ nhận ra mình có thể tiến tới.
Vì thế, ngay lúc này, ngay tại đây, hãy thôi những suy nghĩ bi quan như
thế và học hỏi những người lạc quan: Chọn cách nhìn nhận thực tế mà không để cho góc nhìn sai lệch tước mất đi sự tự tin và tự trọng trong bạn. Chọn cách cảm nhận mình là người kiểm soát, có thể học hỏi và giải quyết mọi chuyện với sự giúp đỡ của người khác. Chọn cách đứng lên nhanh chóng sau sai lầm hay thậm chí là một thất bại to lớn. Nếu nhìn vào những lựa chọn của mình và không thích những gì mình thấy, bạn có thể chọn cách thay đổi tư duy.
Rèn luyện kỹ năng thích ứng
Biết định hướng rồi chuyển hóa ý nghĩa sự việc là những kỹ năng không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Với nhịp độ thay đổi không ngừng thời nay, với những phức tạp trong tổ chức quản lý, và cả sự gia tăng chuyên môn hóa, bạn càng cần phải có kỹ năng thích ứng để bắt nhịp với môi trường xung quanh. Khi phải đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, phụ nữ là bậc thầy về khả năng thích ứng trong gia đình. Khi mang kỹ năng này vào công việc, bạn sẽ linh động thay đổi kế hoạch làm việc của mình khi hoàn cảnh thay đổi. Khi con đường bạn chọn không hiệu quả, hãy nhìn bao quát toàn cảnh; biết đâu bạn sẽ tìm được cách tốt hơn để giải quyết vấn đề.
Emma ngay từ đầu đã có khả năng thích ứng khi cô bước vào ngôi trường mới, lạnh cóng trong bộ váy không đủ ấm. Cô tận dụng khả năng thích nghi của mình khi bước vào môi trường ngân hàng đầu tư thuộc về nam giới người da trắng. Bỏ việc ở một ngân hàng danh tiếng để trở thành một doanh nhân, một lần nữa, buộc cô phải thích nghi với hoàn cảnh mới.
Tất cả chúng ta đều có thể học cách định hướng lại một cách thực tế hơn, hiệu quả hơn và tươi sáng hơn. Chúng tôi biết điều đó không dễ dàng gì, nhưng giờ bạn đã đặt những bước chân đầu tiên vào chuyến du hành của mình bằng cách tìm hiểu bản thân mình rõ hơn. Và bạn biết đấy, vạn sự khởi đầu nan. Bạn đã bắt đầu rồi.