🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Cách kiếm lợi nhuận 18.000% từ thị trường chứng khoán - Dr. Chris Kacher
Ebooks
Nhóm Zalo
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU
LỜI NÓI ĐẦU
LỜI CẢM ƠN
CHƯƠNG 1 Bước tiến hóa tuyệt vời của Phương pháp giao dịch O’Neil
CHƯƠNG 2 Chris Kacher đã kiếm 18.000% trên thị trường chứng khoán trong 7 năm như thế nào?
CHƯƠNG 3 Gil Morales kiếm 11.000% như thế nào trên thị trường chứng khoán? CHƯƠNG 4 Thất bại là mẹ thành công
CHƯƠNG 5 Những bí quyết mới để giao dịch
CHƯƠNG 6 Làm giàu từ bán khống
CHƯƠNG 7 Mô hình xu hướng thị trường của Tiến sĩ K
CHƯƠNG 8 Mười điều răn của William O’Neil
CHƯƠNG 9 Kề vai sát cánh cùng Bill O’Neil
CHƯƠNG 10 Giao dịch là cuộc sống. Cuộc sống là giao dịch.
PHỤ LỤC
THÔNG TIN SÁCH
Tại sao rất nhiều nhà giao dịch và nhà đầu tư mất tiền trên thị trường, trong khi những người khác, như Gil Morales và Chris Kacher, tác giả của cuốn sách này, lại có khả năng tạo ra khoản lợi nhuận khổng lồ từ đầu tư? Như Bill O’Neil Lừng nói, “Tâm lý con người không bao giờ thay đổi, .90% những ngươi tham gia vào thị trường chứng khoán, bất kể nhà đầu tư chuyên nghiệp hay không chuyên, đơn giản là chưa làm bài tập đầy dử”. Cách kiếm lợi nhuận 18.000% từ thị trường chứng khoán - Giao dịch như đệ tử chân truyền của O’Neil chính là bài tập về nhà của bạn. Và nếu bạn đầu tư chứng khoán, hãy ý thức rằng sẽ có bài kiểm tra dính đến tiền của bạn.
Là kết quả sau nhiều năm quan sát và ứng dụng các quy tắc đúng đắn đúc kết được, Cách kiếm lợi nhuận 18.000% từ thị trường chứng khoán nêu chi tiết những yếu tố làm nên thị trường chứng khoán, trong đó có:
• Tầm quan trọng của chính sách cắt lỗ tự động 6 - 7% khi mua cổ phiếu
• Nắm giữ cổ phiếu lúc đúng, “chốt lãi chậm”
• Giá trị của nguồn lực tinh thần, và lý do tại sao khi làm chủ tâm lý bản thân, bạn sẽ có thể hành động từ tâm thế vững chãi
• Tập trung danh mục và lý do tại sao đa dạng hóa “mâm nào cũng có mặt” là không cần thiết
• Tại sao định thời điểm thị trường lại khả thi và cần thiết, dù nhiều người không làm được lại cho rằng đó là điều không thể
• Những sai sót mà nhà đầu tư non tay hoặc lười biếng phạm phải, như bình quân giá xuống hoặc mua cổ phiếu thị giá thấp
• Cách O’Neil ứng dụng các tiền lệ trong lịch sử, lý thuyết hộp, từ đó sáng tạo ra các mẫu hình củng cố (nền giá) như: nền giá hướng
lên, cốc-tay cầm, hai đáy, hộp chữ nhật, nền giá phẳng và lá cờ thắt chặt
• Sử dụng các điểm mua sớm dưới dạng pocket pivot để có lợi thế trong thị trường khó khăn
• Sử dụng khoảng trống tăng giá làm điểm mua các cổ phiếu khỏe nhất
• Mài giũa kỹ thuật bán khống theo phong cách O’Neil
O’Neil đã mất nhiều năm để nhận biết, phân tích, phân loại và xác định các đặc điểm của cổ phiếu chiến thắng, từ đó hoàn thiện hệ thống của mình. Tác giả Gil Morales và Chris Kachcr giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc, nếu bạn đã là nhà đầu tư, bằng cách tổng hợp đầy đủ trong một cuốn sách tất cả các triết lý đầu tư đúng đắn, cho phép họ và bạn Cách kiếm lợi nhuận 18.000% từ thị trường chứng khoán.
Gil Morales là tác giả của website www.Gil- moReport.com; đồng tác giả của www.Virtue- OfSelfishlnvesting.com; cựu Quản Lý Danh Mục Đầu Tư nội bộ khối tự doanh và Trưởng Chiến Lược Thị Trường cho William O’Neil + Company; hiện tại, ông là Tổng Giám đốc của MoKa Investors, LLC. Ong là đồng tác giả với William J. O’Neil viết cuốn sách How to Make Money Selling Stocks Short do Wiley xuất bản. Morales nhận bằng cử nhân kinh tế từ Đại học Stanford.
Chris Kacher là người thường xuyên đóng góp cho www.GilmoReport.com; đồng tác giả www.VirtueOfSelfishInvesting.com; từng là nhà phân tích và Quản lý Danh Mục Đầu Tư nội bộ khối tự doanh cho William J. O’Neil + Company; Tổng Giám Đốc của MoKa Investors, LLC. Ông nhận bằng cử nhân hóa học và bằng tiến sĩ vật lý hạt nhân Lừ Đại học California ở Berkeley.
Một cuốn sách để dành tặng cho ai đó là một trong những cách thể hiện tình yêu thương tinh tế nhất. Tôi trân quý tất cả những ai đang tìm kiếm đam mê trong cuộc sống và tinh thần, trong đó có những người thân thiết với tôi nhất, và họ biết tôi đang nhắc đến ai.
- Chris Kacher
Dành tặng những người cùng tôi trải qua hành trình thăng trầm của cuộc đời: Linda, Claire, Alex, cùng hai người có công lớn nhất đưa tôi đến với hành trình ấy: bố mẹ tôi, Bob và Irene.
- Gil Morales
LỜI GIỚI THIỆU
Bill O’Neil là một người tầm sư học đạo có niềm đam mê sâu sắc với thị trường tài chính, đồng thời là một trong những nhà giao dịch thành công nhất thời hiện đại. Từ những ngày ở SMU và suốt thời gian ở Alaska sau đó, Bill đã không ngừng nghiên cứu đồ thị và mở rộng nguồn kiến thức uyên thâm về thị trường. Dựa trên những nghiên cứu dữ liệu lịch sử từ Thế kỷ 19, Bill luôn cố gắng giúp nhà đầu tư cải thiện khả năng thành công.
Ông ấp ủ hoài bão mang kiến thức của mình đến với cộng đồng nhà đầu tư cá nhân bình thường và nhà đầu tư chuyên nghiệp. Điều này đã khiến ông tiêu tốn hàng triệu đô la để tài trợ cho Nhật báo IBD® và các dự án O’Neil khác.
Tôi cảm thấy thật vinh dự khi quen biết Bill trong gần 60 năm. Mặc dù phong cách đầu tư của tôi không hoàn toàn giống với O’Neil, nhưng nó cũng được xây dựng dựa trên những nền tảng tương tự. Khi tôi mới chân ướt chân ráo đến Phố Wall vào tháng 06 năm 1962 (suýt soát mười năm sau khi gặp William O’Neil), William T. Golden, đối tác tại New York ở Cornell, Linder & Co., thành viên của NYSE, nói với tôi: “Chúng tôi chủ yếu đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi với doanh thu tăng, lợi nhuận tăng. Hãy tìm những cổ phiếu như vậy, kiểm soát các khoản lỗ và mọi thứ sẽ xuôi chèo mát mái”.
May mắn cho tôi, những lời chứa đựng tinh hoa ấy đã là nền tảng cho phong cách đầu tư của tôi trong 50 năm qua.
Cốt lõi của phương pháp này về cơ bản cũng xuất phát từ hệ thống đầu tư CANSLIM® của O’Neil.
Có nhiều người chê bai O’Neil hoàn toàn dựa trên tín hiệu kỹ thuật, nhưng điều dó không đúng. Phong cách đầu tư của ông ấy xây dựng dựa trên các yếu tố cơ bản, mẫu hình đồ thị, xu hướng thị trường, sự xoay chuyển dòng tiền giữa các nhóm ngành và độ khỏe của nền kinh tế. O’Neil cũng không mấy ủng hộ lý thuyết danh mục
đầu tư hiện đại và thường tập trung danh mục đầu tư vào một vài cổ phiếu chứ không nhiều. Mấu chốt giúp O’Neil thành công suốt khoảng thời gian dài là mức độ hiệu quả, chứ không phải đa dạng hóa. Có những lúc danh mục đầu tư của O’Neil nắm giữ 100% tiền mặt hoặc chỉ tập trung ở một, hai vị thế.
Gil Morales và Chris Kacher học hỏi từ O’Neil trong quá trình làm việc ở William J. O’Neil + Co., Inc. Với tư cách những nhà quản lý danh mục đầu tư thành công. Thông qua cuốn sách này, họ giúp nhà đầu tư hiểu cách thức hoạt động của hệ thống đầu tư CANSLIM, đồng thời phát triển một số điều chỉnh trong chiến lược đầu tư của O’Neil.
Không nghi ngờ gì nữa, họ kế thừa và phát huy các triết lý cũng như nguyên tắc giao dịch của O’Neil. Tuy nhiên, giống như tất cả những nhà giao dịch liên tục trau dồi năng lực bản thân, họ cũng phát triển một số chỉ báo và quy tắc riêng mà cuốn sách này sẽ tiết lộ.
Tất cả đều được phơi bày ở đây: những khoản lãi, lỗ trong thời gian họ làm việc tại công ty O’Neil lẫn trong quá trình đầu tư riêng, những thay đổi trong hệ thống O’Neil khi bối cảnh thị trường yêu cầu phải làm như thế. Phô Wall là một sòng bạc lớn và thiên nga đen thỉnh thoảng lại xuất hiện làm đảo lộn những kế hoạch tỉ mỉ nhất.
Tiến sĩ K và Gil đã cho thấy nhiều điều đáng học hỏi từ O’Neil và hệ thống đầu tư CANSLIM. Cũng giống như vô vàn nhà đầu tư ngưỡng mộ O’Neil, họ biết ơn sâu sắc William O’Neil khi đem đến những công cụ giúp cải thiện hiệu suất thành công trong đầu tư.
Điều quan trọng nhất mà tác giả muốn nhắn nhủ rằng, bạn không thể giao dịch giống hệt như Bill O’Neil, đơn giản vì chẳng ai có thể sở hữu những kỹ năng đánh giá thị trường độc nhất vô nhị như ông ấy. Tuy nhiên, bằng cách nắm bắt các nguyên tắc của O’Neil, nhà đầu tư có thể cải thiện hiệu suất thành công của mình.
Cách kiếm lợi nhuận 18.000% từ thị trường chứng khoán khiến tôi rất hứng thú. Tôi sẽ đọc đi đọc lại để cải thiện kết quả đầu tư của mình!
Fred Richards
LỜI NÓI ĐẦU
Là một nhà đầu tư thành công, William J. O’Neil đã ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trên toàn cầu khi hướng dẫn họ phương pháp đúng đắn để kiếm tiền trên thị trường chứng khoán. Chúng ta không rõ con số là bao nhiêu, nhưng có lẽ nó phải chạm đến hàng trăm nghìn người, và thậm chí là còn nhiều hơn thế. Phương pháp cũng như các công cụ đầu tư do O’Neil và công ty của ông phát triển cho nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức đã giúp nhiều người đạt đến giấc mơ tự do tài chính. Bản thân chúng tôi cũng là hai trong số những nhà đầu tư triệu phú. Chúng tôi có thể tự tin nói rằng, nhờ Bill O’Neil mà thế giới này đã sản sinh ra nhiều triệu phú mới. Khi còn làm việc tại William O’Neil + Company, Inc., trong vai trò nhà quản lý danh mục đầu tư nội bộ, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến nhiều nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức kiếm được những khoản lợi nhuận lớn từ chiến lược và kiến thức uyên thâm của O’Neil. Bản thân chúng tôi cũng đã kiếm được rất nhiều tiền trên thị trường chứng khoán nhờ học hỏi và thực hiện các phương pháp của O’Neil.
Cuốn sách này là kết tinh những điều chúng tôi học được từ Bill O’Neil trong những tháng năm thăng trầm kề vai sát cánh cùng ông để giao dịch trên thị trường chứng khoán. Nhưng trước hết, chúng tôi muốn trình bày rõ: cuốn sách này không phải do Bill O’Neil hoặc William O’Neil + Co., Inc. thông qua. Cách diễn giải và quan điểm của chúng tôi có thể không giống với Bill hoặc công ty ông. Cuốn sách giải thích cách chúng tôi giao dịch dựa trên những kinh nghiệm đúc kết được khi còn là những nhà giao dịch tự doanh tại William O’Neil + Co., Inc. Cuốn sách này cũng không nói về phương pháp CANSLIM®. Nếu muốn tìm hiểu, độc giả có thể đọc cuốn sách Làm Giàu Từ Chứng Khoán, một tác phẩm đặc sắc của Bill (và các sách khác của ông), đồng thời tham khảo Nhật báo Investor’s Business Daily và trang website W5vw.investors.com. Từ những cuốn sách tuyệt vời của Bill, báo cáo và web site, bạn đọc có thể tìm thấy
rất nhiều hướng dẫn và tài liệu mô tả chi tiết phương pháp của O’Neil. Chúng tôi khuyên khích độc giả tận dụng thật tốt những cuốn sách và công cụ này.
Cách kiếm lợi nhuận 18.000% từ thị trường chứng khoán ghi lại những trải nghiệm độc đáo với người đàn ông mà chúng tôi cho là nhà đầu tư vĩ đại nhất thế giới này. Trong cuốn sách này, chúng tôi giúp bạn đọc có cái nhìn sâu hơn về con người xuất chúng của O’Neil qua những gì chúng tôi được tận mục sở thị. Chúng tôi trình bày tình hình thị trường từ cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, cùng những trích đoạn thực tế từ nhật ký giao dịch để làm bằng chứng thể hiện tố chất thiên tài trong đầu tư của O’Neil. Trong thực tế, O’Neil chính là hiện thân của thuật ngữ Latin speculari, mang nghĩa “để ý hoặc tìm hiểu” bởi ông có khả năng nhận thấy những thay đổi tinh tế trên thị trường. Trong cuốn sách này, chúng tôi hy vọng có thể lấy các ví dụ thực tế trên thị trường để giúp bạn đọc có cái nhìn sâu sắc về cách ông tư duy, theo như những gì chúng tôi được chứng kiến, về cơ bản, các phương pháp của O’Neil thể hiện cách tiếp cận thị trường chứng khoán đầy năng động, sự năng động này là hoàn toàn chính xác và phù hợp, vì bản thân thị trường chứng khoán là một thực thể đầy năng lượng. Thị trường con gấu tàn bạo giai đoạn 2000 - 2002 và năm 2008 đã chứng minh nếu muốn mất cả đống tiền thì cứ áp dụng chiến lược “thụ động” mua và nắm giữ. Thị trường tài chính rất năng động, các phương pháp của O’Neil cũng năng động không kém, nhưng suy cho cùng, chúng ta vẫn là con người “nhân vô thập toàn.” Để khắc phục, O’Neil khuyên chúng ta tạo ra các “quy tắc nhỏ” khi quan sát quá trình giao dịch của bản thân mình, từ đó nhận ra mình còn thiếu sót ở đâu. Các quy tắc nhỏ nói trên có thể bổ trợ cho các quy tắc chính giúp ta thiết lập ranh giới để hạn chế tối đa khuyết điểm hoặc tận dụng điểm mạnh. Với tư cách là những người thực hành phương pháp của O’Neil lâu năm và từng trải, trong những năm qua, bản thân chúng tôi đã rút ra rất nhiều quy tắc nhỏ. Nhưng điều đó không có nghĩa chúng tôi đảo lộn hệ thống đầu tư hay lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia, lựa quy tắc này bỏ quy tắc khác. Thay vào đó, chúng tôi lấy thị trường làm cơ sở để đánh giá giao dịch của mình, từ đó đưa ra các quy tắc nhỏ và các
hệ thống phụ nhằm cải thiện tốt hơn khả năng vận dụng phương pháp của O’Neil. Một trong những điều “trái khoáy” là chúng tôi muốn mua cổ phiếu sớm hơn, lúc chúng còn ở trong nền giá, chứ không phải chỉ mua khi cổ phiếu tạo điểm phá vỡ từ nền giá để thiết lập đỉnh mới. Thêm một điểm “trái khoáy” khác nữa là chúng tôi thích mua khi cổ phiếu tạo khoảng trống tăng giá, nhất là ở cổ phiếu dẫn dắt mạnh, hoặc khi cổ phiếu bứt phá khỏi “đường kháng cự yếu nhất” để bật tăng và bước vào nhịp tăng giá mạnh. Trong cuốn sách này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn đọc các quy tắc giao dịch mà chúng tôi thấy vô cùng hiệu quả, cách chúng tôi mua và bán khống cổ phiếu bằng cách sử dụng các “phương pháp nhỏ” mà chúng tôi kết tinh sau rất nhiều kiểm định thống kê lẫn thực tế. Tất cả đều đã cải thiện hiệu quả đầu tư của chúng tôi.
Chúng tôi cũng đã phạm rất nhiều sai lầm, và trong cuốn sách này, chúng tôi sẽ thảo luận về những sai lầm ấy để bạn không mắc phải trường hợp tương tự, hy vọng giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tránh được nhọc nhằn trong quá trình đầu tư.
Đối với chúng tôi, giao dịch không chỉ là một hành trình đầu tư mà còn là một hành trình phát triển tâm hồn. Trong hành trình ấy, mỗi chúng tôi thấm thìa được giao dịch chính là cuộc sống thu nhỏ. Khoản lợi nhuận +18,241.2%, tính ra tỷ suất hằng năm là +110.5% trong khoảng thời gian 7 năm từ tháng 01 năm 1996 đến tháng 12 năm 2002. Nhưng để đạt được kết quả như vậy, chúng tôi đã phải chịu một vài lần sụt giảm tài khoản nghiêm trọng, trong đó có một lần, chúng tôi mất gần 50% trong quý 2 và 3 năm 1999. Đồng thời, chúng tôi xin nói rõ rằng, khoản lợi nhuận mà chúng tôi sẽ thảo luận trong Chương 2 và Chương 3 là những đồng tiền mà chúng tôi kiếm được trong tài khoản cá nhân chứ không phải tài khoản mà chúng tôi quản lý cho William O’Neil + Company, Inc.
Mặc dù số tiền trong tài khoản giao dịch và lợi nhuận thu được là cách chúng tôi theo dõi thành công và hiệu suất của mình, nhưng suy cho cùng, giao dịch không phải chỉ để kiếm tiền mà nó lớn lao hơn thế, nó giúp ta hiểu được “Sức Mạnh Của Hiện Tại” như cách Eckhart Tolle nói. Giống như các vận động viên và những người thích tìm kiếm cảm giác mạnh khi tham gia vào các hoạt động mạo
g g g
hiểm mà những người sống cuộc đời bình thường khó lòng tưởng nổi, những nhà giao dịch như chúng tôi tìm kiếm “cảm giác thảng hoa.” Nhưng cảm giác ấy không đến từ giao dịch thành công, mà từ trải nghiệm được hoàn toàn có mặt trong hiện tại, khi chúng tôi hoạt động ở mức đỉnh cao, khi một cảm giác linh hoạt và an bình lan tỏa trong mọi hành động suốt quá trình chúng tôi tham gia vào thị trường. Những người lướt sóng trên đại dương trải nghiệm điều này khi ngọn sóng họ cưỡi quá hung bạo, nó buộc đầu óc họ phải căng lên, tập trung vào vấn đề hiện tại, bởi đây là vấn đề sống còn. Tập trung vào vấn đề đang có buộc chúng ta hành động "hoàn toàn trong hiện tại", ta không việc gì phải lo lắng về vấn đề hôm qua hay thử thách ngày mai, bởi chúng ta chỉ có “hiện tại” mà thôi. Nếu bạn không hiểu tại sao một người lại tìm cách cưỡi con sóng “bức tường tử thần” cao 15 mét thì là do bạn chưa bao giờ cưỡi nó. Cưỡi con sóng như vậy chính là cảm giác thăng hoa, và nó áp dụng cho giao dịch cũng như áp dụng cho lướt sóng, lướt ván, leo núi hoặc bất kỳ hành động nguy hiểm nhưng thú vị khác. Con người bị chúng cuốn hút như con thiêu thân trước ánh sáng hiên nhà. Với tư cách là những nhà giao dịch, hai chúng tôi đều rất trân trọng những khía cạnh tinh thần của trải nghiệm trên. Nó chẳng mấy phức tạp, mà chỉ là hành động hết sức giản đơn, thiêng liêng, khi ta “hòa làm một” với phút giây hiện tại; không hơn, không kém. Cốt lõi của giao dịch thành công nằm ở đây.
Gil Morales
Tiến sĩ Chris Kacher
Ngày 02 tháng 06 năm 2010
LỜI CẢM ƠN
Trân trọng những người hỗ trợ sản xuất cuốn sách này là một điều hết sức quan trọng, nhưng chúng tôi cảm thấy một việc quan trọng không kém là phải khẳng định rằng cuốn sách này được viết và sản xuất mà hoàn toàn không có sự trợ giúp, xác nhận hoặc hợp tác từ William J. O’Neil hoặc bất kỳ tổ chức nào của ông. Đây là một công trình độc lập. Tuy nhiên, có rất nhiều người đã chung tay đem đến cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay, dù ít dù nhiều. Trong số đó, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến Mike Scott vì luôn nhiệt tình hỗ trợ các vấn đề kỹ thuật trong quá trình tạo đồ thị cho cuốn sách này, các anh chị em ở eSignal khi cho phép chúng tôi sử dụng đồ thị và nguồn dữ liệu tuyệt vời của họ, Rachel Hain vì đã không quản ngại giúp đỡ chúng tôi nhiều mặt trong quá trình viết sách, cùng Kevin Marder.
CHƯƠNG 1
Bước tiến hóa tuyệt vời của Phương pháp giao dịch O’Neil
Với tư cách là những nhà quản trị danh mục đầu tư cho William O’Neil, chúng tôi có cơ hội thấu hiểu được một phần lớn trong “gốc rễ tư duy” của O’Neil được rút ra từ triết lý của những nhà giao dịch huyền thoại trước ông, như Richard Wyckoff và Jesse Livermore. Ở góc độ tư duy đầu tư, chúng ta sẽ không thể hiểu hết Bill O’Neil nếu như không hiểu chút gì về hai huyền thoại giao dịch nói trên. Không khó để nhận ra các kỹ thuật và triết lý của nhà giao dịch nổi tiếng Jesse Livermore, trình bày trong cuốn sách kinh điển Hồi Ký Về Một Thiên Tài Chứng Khoán (Reminiscences of a Stock Operator) do Edwin Lefèvre viết và cuốn sách Cách Thức Giao Dịch Chứng Khoán (How to Trade in Stocks) do chính tay Livermore chấp bút, đã xây đắp nền móng cho những triết lý giao dịch mà Bill O’Neil và các nhà quản trị danh mục làm việc dưới trướng ông theo đuổi. Còn Richard Wyckoff, một trong những tác giả đầu tiên viết về Jesse Livermore với cuốn sách Phương Pháp Giao Dịch Chứng khoán Của Jesse Livermore (Jesse Livermore’s Methods of Trading Stocks), đã tạo nên những triết lý đầu tư kinh điển mà về sau được William O’Neil nâng lên tầm cao mới trong các bài viết và tư duy đầu tư của ông. Thậm chí, Nicolas Darvas, trong cuốn sách nổi tiếng Tôi Đã Kiếm 2 Triệu Đô La Trong Thị Trường Chứng Khoán Như Thế Nào - How I Made $2 Million in the Stock Market (Carol Publishing Group, 1998), đã tạo nền tảng cho các “nền giá đồ thị” của O’Neil từ lý thuyết “hộp” của Darvas (vốn chỉ được mô tả là các kênh giá củng cố đơn thuần, mà từ đó sẽ đánh giá hành động giá cổ phiếu là bình thường hay bất thường).
Những tinh hoa từ Wyckoff, Livermore, Darvas và nhiều nhà giao dịch khác đã tạo nên xương sống cho triết lý đầu tư mang tên “Phong Cách O’Neil”. Phương pháp O’Neil kê thừa và phát huy các công trình nghiên cứu của thế hệ đi trước bằng cách tận dụng các đặc điểm trường tồn cùng thời gian ở những siêu cổ phiếu, mà O’Neil đã tốn bao mồ hôi nước mắt để nhận diện, phân tích, tách lọc và đúc kết lại trong rất nhiều cuốn sách nghiên cứu về mẫu hình (bản thân chúng tôi, là tác giả của cuốn sách bạn đang đọc, cảm thấy vinh hạnh vì được đóng góp một phần công sức vào thành quả vĩ đại này). Bằng cách nghiên cứu các cổ phiếu dẫn dắt hàng đầu có thành tích tăng giá tốt nhất, được các nhà đầu tư tổ chức thông minh
săn đón ở mọi chu kỳ thị trường, O’Neil đã xác định các đặc điểm chính, cơ bản nhất để chọn siêu cổ phiếu mà cộng đồng đầu tư biết đến với tên gọi CANSLIM. Chắc chắn, O’Neil sẽ biết ơn rất nhiều về những tư duy của Livermore, Wyckoff và những nhà giao dịch khác, vì đó là gốc rễ trong phương pháp đầu tư của O’Neil. Tuy nhiên, từng là những nhà quản lý danh mục đầu tư cho Willim O’Neil + Company, Inc., chúng tôi xin khẳng định rằng: gốc rễ xuất phát là vậy, nhưng O’Neil không đơn thuần chỉ việc sao chép lại các nhà giao dịch tiền nhiệm. Đó chính là sự kết tinh những gì tinh túy nhất, vì rõ ràng ông đã nâng tầm tư duy chọn siêu cổ phiếu của các nhà giao dịch tiền nhiệm thành một công thức rõ ràng, chính xác và có tính thực tiễn để kiếm tiền trên thị trường chứng khoán.
Sự tương đồng giữa phương pháp đầu tư của O’Neil so với các nhà giao dịch tiền nhiệm mang đến một triết lý đầu tư được chấp nhận chung, phản ánh đúng quy luật của thị trường, chứ không phải mang quan điểm của Livermore, hay Wyckoff, hoặc thậm chí là của O’Neil. Bản thân O’Neil từng nói với chúng tôi: “Đó không phải là hệ thống giao dịch CỦA TÔI, mà là của thị trường, vì nó dựa trên quy luật hoạt động thực tế của thị trường.” Theo nghĩa này, O’Neil đơn giản xem nghiên cứu của mình là quá trình mở rộng những hiểu biết cơ bản về thị trường thông qua quan sát và ứng dụng những quy tắc được xem là thường thức. Không có gì tốt hơn việc hiểu rõ từng mảng ghép thực tế tạo nên bức tranh thị trường chứng khoán. Đánh giá cách O’Neil đón nhận và phát triển những nghiên cứu của các nhà giao dịch huyền thoại đi trước là một phương pháp rất hữu dụng. Nó giúp chúng tôi xây dựng nền móng cho các nghiên cứu riêng của mình, dựa trên các hiểu biết sâu sắc hơn về phương pháp O’Neil/Livermore/Wyckoff. Đây cũng là chủ đề chính của cuốn sách này.
CHUẨN BỊ, NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH
Đừng nghiên cứu cổ phiếu theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa. Hãy đào sâu và hiểu tận gốc rễ.
- William O’Neil, How to Make Money in Stocks, 2nd ed. (New York: McGraw-Hill, 1995), 34
Nền tảng căn cơ trong triết lý của O’Neil là: Phương pháp giao dịch ông đưa ra hoàn toàn không phải phương thuốc thần kỳ để dễ dàng hái ra tiền trên thị trường chứng khoán. Con người là thực thể cực kỳ phức tạp, đồng thời là biến số lớn nhất khi triển khai bất cứ phương pháp đầu tư nào, bất kể phương pháp ấy xuất phát từ O’Neil hay nguồn nào khác. Đó là lý do tại sao O’Neil nhắc đi nhắc lại rằng: chúng ta phải bỏ thời gian, công sức và nghiên cứu nếu nuôi hoài bão trở thành một nhà đầu tư chứng khoán thành công. “Đặc tính con người khiến 90% thành viên trên thị trường chứng khoán, bất kể là nhà đầu tư chuyên nghiệp hay nghiệp dư, đơn giản là không làm bài tập về nhà đầy đủ”.
O’Neil buồn lòng trước thực tế rất nhiều nhà đầu tư cứ mải mê tìm kiếm công thức ma thuật cho phép họ có thể ngồi mát ăn bát vàng, tạo ra đống của cải kếch xù trên thị trường chứng khoán. Trong cuốn sách Nhà Đâu Tư Thành Công (Successful Investor), O’Neil ưu tư trước “sự xuất hiện của các nhà đầu tư cá nhân” trong giai đoạn bong bóng dot-com năm 1999- “Hầu hết mọi người, cả nhà đầu tư lẫn các nhà tư vấn, đều chịu thiệt hại nặng nề trong giai đoạn thị trường khủng hoảng từ năm 2000 đến 2002 vì họ không dành thời gian để học các quy tắc và nguyên lý đầu tư đúng đắn. Vào thập niên 90, ai cũng nghĩ mình đã tìm ra cách kiếm tiền mà không cần tốn công sức làm bài tập về nhà. Họ chi cần bỏ tiền ra mưa các mẹo đầu tư, tìm người tư vấn và những câu chuyện về doanh nghiệp” (William J. O’Neil, The Successful Investor [New York: McGraw-Hill, 2004], xii).
Mặc dù đa phần các nhà đầu tư không e ngại dấn thân vào thị trường chứng khoán, nhưng họ hiếm khi dám dấn thân vào lĩnh vực y tế hoặc pháp lý, thậm chí là chơi bóng chày chuyên nghiệp cũng chẳng dám tham gia. Tuy nhiên, O’Neil từng chiêm nghiệm: “Nhà môi giới chứng khoán hoặc dịch vụ tư vấn tài chính kiệt xuất hiếm hoi như sao buổi sớm, tương tự như bác sĩ, luật sư hoặc cầu thủ bóng chày giỏi cũng rất ít ỏi” (William O’Neil, How to Make Money in Stocks, 2nd ed. [New York: McGraw-Hill, 1995], 256). Điều này không khác gì quan sát sắc bén của Richard Wyckoff: “O những lĩnh vực khác, một người trở nên xuất sắc khi anh ta trải qua quá trình dài thực
hành và chuẩn bị. Ví dụ, một bác sĩ sẽ theo học đại học y, thực tập ở các trạm y tế, theo xe cấp cứu, làm việc ở bệnh viện, và sau vài năm chuẩn bị như vậy, anh ta mới đủ khả năng trưng bảng hiệu hành nghề. Còn ở trên Phố Wall, một ông giám đốc lại đi trưng bảng hiệu trước rồi mới bước vào thực hành”. (Richard Wyckoff, How I Trade and Invest in Stocks & Bonds [New York: The Magazine of Wall Street, 1924], 159-160).
Đầu tư là công việc vất vả, và nhà đầu tư cũng bắt buộc phải có sự chuẩn bị và kiến thức chuyên môn không kém gì những chuyên gia tinh anh khác đang kiến tạo công trình của mình, bất kể đó là lĩnh vực luật, y tế, thiết kế phần mềm, sản xuất phim, v.v... Jesse Livermore rất khó chịu khi bạn bè hoặc người quen hỏi ông cách để họ cũng có thể kiếm tiền trên thị trường chứng khoán như ông. Sau một hồi cắn môi thì câu trả lời mà Jesse Livermore đưa ra thường cụt lủn là “Tôi không biết,” bởi ông cảm thấy khó lòng kiên nhẫn với những người này. Ngay từ đầu, câu hỏi như vậy vốn dĩ chẳng phải lời khen dành cho người đã bỏ công sức nghiên cứu đầu tư và đầu co một cách bài bản. Nó không khác gì dân tay mơ đi hỏi luật sư hoặc bác sĩ phẫu thuật cái câu: "Làm sao tôi hái ra tiền thật nhanh khi làm luật hoặc phẫu thuật đây?” (Jesse Livermore, How to Trade in Stocks [Greenville: Traders Press, 1991], 15).
Dù rất nghiêm khắc nhắc nhở các nhà đầu tư rằng thành công chỉ đến khi ta chăm chỉ và kiên trì, O’Neil vẫn luôn giữ thái độ lạc quan. Ông quan niệm bất cứ ai cũng có thể thành công, miễn là họ sằn sàng nỗ lực. Trong cuốn sách Làm Giàu Từ Chứng Khoán (How to Make Money in Stocks [2009, 9]), ông cất lên lời kêu gọi chúng ta với quan niệm tự thân vận động: “Bạn có thể đạt được giấc mơ Mỹ nếu bạn có tinh thần khát khao và hứa với lòng mình sẽ không bao giờ bỏ cuộc.” O’Neil thường bắt đầu bằng câu nói của Wyckoff: “... bất cứ ai nghĩ mình biết đường tắt dẫn tới thành công mà không đổ mồ hôi sôi nước mắt thì họ đã nhầm lẫn tai hại” (How I Trade and Invest in Stocks & Bonds [New York: The Magazine of Wall Street, 1924], 93).
MUA CỔ PHIẾU ĐẮT, ĐỪNG MUA CỔ PHIẾU RẺ
Giống như Livermore, O’Neil căm ghét cách tiếp cận thị trường lười biếng, vì nó chỉ dẫn đến việc người ta cố gắng chóp lấy bất cứ phương thức nào được cho là lối tắt để thành công trên thị trường chứng khoán. Chẳng đâu bộc lộ rõ điều này như sở thích mua cổ phiếu “rẻ.” Mọi người rất dễ rơi vào cái bẫy cổ xưa này, bởi hầu hết các nhà đầu tư non kinh nghiệm tiếp cận thị trường với tư duy lệch lạc thâm căn cố đê của những kẻ mua hàng, rằng thứ gì hôm nay bán rẻ hơn hôm qua đều là “món hòi”. Điều này có lẽ vì các nhà đầu tư cá nhân đang đứng ở góc độ người tiêu dùng, trong khi thực tế là nhà đầu tư nên xem giao dịch tài chính như hoạt động mua các hàng hóa thô hoặc thành phẩm để bán với giá cao hơn. Đó là lý do O’Neil hay nhắc tới câu chuyện đầm đỏ và đầm vàng. Khi đầm vàng ế ẩm thì chủ cửa hàng sẽ giảm giá để tống khứ chúng ra khỏi “danh mục,” nếu không chúng sẽ trở thành hàng tồn kho, đồng thời nhập thêm đầm đỏ đang bán chạy rồi bán ra với giá cao hơn.
O’Neil ủng hộ trường phái mua những cổ phiếu là chiếc “đầm đỏ” bán “đắt như tôm tươi” ở mức giá cao mọi thời đại. Lý do rất đơn giản: "... Cổ phiếu dẫn dắt thật sự bắt đầu sóng lớn bằng cách giao dịch ở những đỉnh giá mới, chứ không phải ở những mức đáy mới hoặc đã giảm mạnh so với đỉnh” (How to Make Money in Stocks, 4th ed. [New York: McGraw-FIill, 2009], 426). Hơi lạ kỳ, nhưng đây là nguyên nhân khiến khái niệm mua cổ phiếu đang ở đỉnh giá mới vô cùng hiệu quả. Đơn giản là vì nó không rõ mồn một trước mắt đám đông, bởi họ sợ mua cổ phiếu tưởng chừng đang được bán với giá quá cao. O'Neil từng nói, “Những cổ phiếu mà số đông đánh giá là quá cao và rủi ro thường tăng cao hơn nữa, còn những cổ phiếu có vẻ thấp và rẻ lại tiếp tục giảm hơn nữa” (2009,174). Phần lớn thời gian, thị trường tìm cách đánh lừa các nhà đầu tư, vì vậy nếu cổ phiếu tạo đỉnh giá mới và khiến đám đông e ngại không dám mua, thì đó chính xác là thời điểm nên mua cổ phiếu.
Giống như O’Neil, Jesse Livermore thích các cổ phiếu thị giá cao hơn là cổ phiếu thị giá “rẻ”. Ông khuyên: “Nhà đầu tư đừng bao giờ bán cổ phiếu chỉ vì giá có vẻ cao... Ngược lại, đừng bao giờ mua cổ phiếu chỉ vì nó đã giảm sâu từ đỉnh cao nhất trước đó. Chắc chắn cổ phiếu giảm mạnh là có lý do tương xứng. Cổ phiếu đó có thể vẫn
đang giao dịch ở mức giá quá đắt so với giá trị thực, ngay cả khi mức giá hiện tại chừng như đã xuống thấp”. (Jesse Livermore, How to Trade in Stocks [Greenville: Traders Press, 1991], 25).
BÌNH QUÂN GIÁ XUỐNG
Cố gắng mua các cổ phiếu rẻ là lỗi mà các nhà đầu tư mới hoặc lười biếng hay bị vướng vào. Một sai lầm khác của nhà đầu tư lười biếng mà O’Neil và thế hệ các nhà giao dịch trước đó luôn né tránh là “bình quân giá xuống”. Richard Wyckoff nhận xét: “Những ai có thói quen bình quân giá xuống thường thua lỗ rất lớn hoặc ôm khoản tiền chết. Họ lập luận là nếu họ mua cổ phiếu giá 100 và nó giảm xuống 90, nghĩa là cổ phiếu rẻ hơn nhiều, và càng xuống thấp thì càng rẻ.”
Khi cần chối bỏ trách nhiệm đối với những khuyến nghị tồi, các môi giới chứng khoán thường sửa chữa quyết định mua cổ phiếu ở mức giá cao trước đó bằng cách đưa ra lời khuyên “bình quân giá xuống.” Ở mức độ nào đó, cái cớ này đã được tiến hóa thành một khái niệm hết sức tiện lợi trong giới đầu tư cá nhân: “Chiến thuật trung bình hóa chí phí đầu tư” khi mua các chứng chỉ quỹ tương hỗ mà hẳn nhiều độc giả không lạ lẫm gì. O’Neil lại cho rằng đây là nỗi hổ thẹn: “Không có gì tệ hơn việc nhà môi giới thoát khỏi trách nhiệm bằng cách khuyến nghị khách hàng ‘bình quân giá xuống’. Nếu môi giới khuyên tôi làm vậy, tôi sẽ lập tức đóng tài khoản và tìm nhà môi giới khác thông minh hơn”. (How to Make Money in Stocks, 4th ed. [New York: McGraw-Hill, 2009], 247).
Jesse Livermore cũng không hề thương xót khi đánh giá kỹ thuật bình quân giá xuống như sau: “Rõ là dắt trâu chui ống nếu tiếp tục mua trong khi lần mua đầu tiên đã tạo ra một khoản lỗ. Đừng bao giờ bình quân giá xuống. Hãy khắc cốt ghi tâm lời dạy này trong tâm trí” (How to Trade in Stocks [Greenville: Traders Press, 1991], 26). Richard Wyckoff đi sâu vào chi tiết với ý kiến: “Hãy ‘bình quân giá lên” hơn là ‘bình quân giá xuống”’ (Stock Market Technique Number 1 [New York: Richard D. Wyckoff, 1933], 50). Và như chúng ta đều biết, O’Neil phản đối bình quân giá xuống bao nhiêu thì ủng
hộ kỹ thuật “bình quân giá lên” ở các cổ phiếu chiến thắng bấy nhiêu.
CHÚ THÍCH
(*) Chiến thuật trung bình hóa chi phí đầu tư hay chiến thuật bình quân giá chi phí đô la (Dollar-Cost Averaging - DCA) là một chiến thuật đầu tư đơn giản, hữu ích, với chi phí đầu tư thấp và nó làm giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ có vốn đầu tư hạn chế.
CẮT LỖ NHANH
Jesse Livermore đã viết trong cuốn sách Cắch Giao Dịch Chứng khoán (How to Trade in Stocks) như sau: “Bạn phải hiểu rõ mức giá nên bán cắt lỗ nếu như thị trường chống lại bạn. Và bạn phải tuân thủ quy tắc của mình! Đừng bao giờ chấp nhận khoản lỗ lớn hơn 10% tổng vốn. Lỗ luôn đắt gấp đôi nếu bạn muốn bù lại chúng. Tôi luôn thiết lập điểm dừng lỗ cho mỗi giao dịch.” (How to Trade in Stocks [Greenville: Traders Press, 19911,171)- O’Neil khuyến nghị nên thực hiện chiến lược cắt lỗ tự động 7%- 8% cho mọi giao dịch mua cổ phiếu, và lý do chính cho điều này là giúp bản thân bạn tránh được nguy hiểm. Lỗ lớn trên thị trường dễ khiến bạn rơi vào trạng thái bị tê liệt. O’Neil xem chính sách cắt lỗ chặt chẽ là công cụ tối cần thiết để sống sót trên thị trường chứng khoán khắc nghiệt, bất kể mức cắt lỗ là 6% -7% như ông làm hay 10% như cách của Livermore. Livermore nhận xét: “Chấp nhận khoản lỗ nhỏ ban đầu là hành động sáng suốt... lãi tự bản thân nó là điều tốt đẹp nhưng lỗ thì không bao giờ như vậy” (1991,7).
Richard Wyckoff trong cuốn sách Stock Market Technique Number 1 khuyên rằng: “Tuyến phòng thủ đầu tiên của bạn chính là lệnh dừng lỗ, tức là lệnh mà bạn đặt khi mở vị thế mua hoặc ngay sau đó. Nếu bạn thất bại trong việc giới hạn rủi ro ngay từ đầu, hãy tập thói quen đánh giá lại khoản đầu tư mỗi ngày, hoặc hai lần mỗi tuần, và bán sạch cổ phiếu nào đang bị lỗ ở giá thị trường. Điều này sẽ giữ cho danh mục của bạn sạch sẽ và cho phép các giao dịch lãi tiếp tục hoạt động cho đến lúc cần phải đóng vị thế” (1933, 96)- Tư tưởng sử dụng mức dừng lỗ làm “tuyến phòng thủ” tương tự với
suy nghĩ của O’Neil “để khoản lỗ nhỏ trở thành khoản lỗ lớn là sai lầm tai hại nhất mà đa phần nhà đầu tư đều phạm phải” (How to Make Money in Stocks, 2nd ed. [New York: McGraw-Hill, 1995], 93), đơn giản vì “nếu bạn không sớm cắt lỗ khi gặp phải sai lầm, bạn dễ mất tự tin khi cần đưa ra quyết định mua và bán trong tương lai” (1995, 252). Khoản lỗ không chỉ ăn vào phần vốn mà đáng lý nhà đầu tư có thể dùng để chớp lấy các cơ hội tiềm năng trên thị trường chứng khoán, mà còn gây tổn hại nặng nề đến nguồn vốn tâm lý quan trọng nhất của nhà đầu tư chính là: “sự tự tin”.
Đối với O’Neil, Livermore, hay Wyckoff, lỗ chỉ là một phần trong quá trình giao dịch, và thà chịu nỗi đau nhẹ nhàng lúc này còn hơn sau này phải chịu cảnh “đau như đứt từng khúc ruột”. O’Neil tiết lộ: “Toàn bộ bí mật để thu được thành công lớn trên thị trường chứng khoán không phải là đúng mọi lúc, mà là thua ít nhất có thể khi sai” (1995, 240).
ĐỪNG CHỐT LÃI SỚM - HÃY ĐỂ CỔ PHIẾU CHIẾN THẮNG TIẾP TỤC SINH LÃI
Triết lý của O’Neil về cơ bản là hệ thống theo xu hướng, nghĩa là bạn tìm cách tham gia vào thị trường khi xu hướng giá đi theo kỳ vọng, và tất nhiên, bạn sẽ muốn “bám theo xu hướng” lâu nhất có thể. Đối với O’Neil, mua được cổ phiếu chiến thắng mới chỉ là một nửa vấn đề, vì mấu chốt để kiếm được nhiều tiền nhất từ sóng tăng mạnh của các siêu cổ phiếu tiềm năng là phải biết xử lý đúng cách sau khi mua (nghĩa là cách bạn nắm giữ cổ phiếu như thế nào). Như Livermore từng nói, hiếm ngươi nào có khả năng “ngồi yên và ôm chặt cổ phiếu khi đúng”. Vì thế, khả năng ôm chặt siêu cổ phiếu trong suốt xu hướng tăng mới là điều giúp O’Neil kiếm những khoản tiền lớn trên thị trường chứng khoán.
Điều này cũng tương tự nguyên tắc cơ bản mà Livermore ngầm nói đến khi phát biểu: “Chừng nào hành động giá của cổ phiếu còn đúng đắn và thị trường chung vẫn đang ở trong xu hướng tăng, đừng vội vàng chốt lãi” (How to Trade in Stocks [Greenville: Traders Press, 1991], 21). Bạn không thể kiếm được các khoản tiền kếch xù
nếu như không cho các siêu cổ phiếu thời gian và không gian để kiếm về cho bạn những khoản lợi nhuận lớn.
O’Neil đề nghị “cắt lỗ nhanh và chốt lãi chậm,” vì “mục tiêu của bạn không phải là đúng mọi lúc mà là kiếm được lợi nhuận lớn khi đúng” (How to Make Money in Stocks, 4th ed. [New York: McGrawHill, 2009], trang 247-272). Giao dịch để kiếm những khoản lãi nhanh chóng buộc ta phải tư duy liên tục để tìm kiếm giao dịch tiếp theo. Đây thực sự là một cách quá bận rộn để kiếm tiền trên thị trường chứng khoán, và nó không hoàn toàn trùng khớp với ý tưởng đầu tư theo phong cách O’Neil. Theo kinh nghiệm của tôi, không có cách nào dễ dàng hơn để kiếm những số tiên lớn là đặt cược vào các siêu cổ phiếu, vì tất cả việc bạn phải làm là ngồi yên và suy nghĩ ít lại. Khi cổ phiếu của bạn đang trong xu hướng tăng giá đẹp và bạn đã giải ngân hết toàn bộ tiền, thì đứng từ góc độ thực hành, bạn chẳng còn việc gì để làm gì cả. Bạn đơn giản là ngồi im xem cổ phiếu tăng giá. Đây là điều mà chúng tôi gọi là “vùng thăng hoa"(*)(being in the zone), một trạng thái tinh thần được Livermore nhận xét là “Không bao giờ nghĩ rằng mình có thể kiếm được số tiền lớn. Đơn giản chỉ bằng cách ngồi im”. (Edwin Lefevre, Hồi Ký Về Một Thiên Tài Chứng Khoán, Nhà xuất bản John Wiley& Son, năm 1994, 68), (Edwin Lefèvre, Reminiscences of a Stock Operator [New York: John Wiley & Sons, 1994], 68).
CHÚ THÍCH
(*) “Vùng thăng hoa” là một cảm giác ngọt ngào, đắm chìm và kỳ diệu. Thời gian gần như tan biến. Âm thanh gần như biến mất. Hiện tượng này được các vận động viên, các nhà sáng tạo và tâm lý đề cập đến. Đó giống như giai đoạn họ “lên đồng”, trở nên năng suất nhất, sáng tạo nhất, mạnh mẽ nhất.
Richard Wyckoff có một quan điểm rất độc đáo về việc cắt lỗ nhanh và để lãi chạy, được viết trong cuốn sách Stock Market Technique Number 1: “Có phải bạn đang đi ngược chữ giàu không? Bạn chốt lãi non khi cổ phiếu mới lời hai giá nhưng lại để những khoản lỗ phình ra. Tại sao không đảo ngược quy tắc này? Hãy giới
hạn rủi ro lại trong một, hai hoặc ba giá và để cho lãi tiếp tục sinh ra” (1923,52).
DANH MỤC ĐẦU TƯ TẬP TRUNG
Một phần quan trọng trong xử lý cổ phiếu chiến thắng đúng cách là xác định quy mô vị thế hợp lý. Nếu bạn chỉ muốn kiếm tỷ suất sinh lợi trung bình, thì cứ việc cân chỉnh các vị thế với quy mô thật nhỏ, và danh mục của bạn sẽ biến động giống hệt chỉ số thị trường. Nắm giữ thật nhiều vị thế chẳng khác nào “chầu nào cũng có mặt” nhưng tỷ suất sinh lợi chỉ tương đương với thị trường chung. Hầu hết các nhà quản lý quỹ tương hỗ nắm giữ tới 100 - 200 vị thế hoặc nhiều hơn, với tỷ trọng mỗi vị thế chỉ tầm 1% - 2% giá trị danh mục. O’Neil ghét cay ghét đắng điều này. Nếu bạn muốn tỷ suất sinh lợi siêu hạng, bạn nhất định phải để đồng vốn của mình tập trung vào những cổ phiếu có xu hướng mạnh mẽ nhất, và nói "thẳng toẹt" thì trong góc nhìn của O’Neil, quy mô mỗi vị thế 1% - 2% danh mục là cách đầu tư của những kẻ non gan. Phương pháp của O’Neil là tiếp tục bổ sung vị thế vào những cổ phiếu có hành động giá mạnh mẽ và loại bỏ các cổ phiếu yếu hơn ra khỏi danh mục, điều nảy giúp nhà đầu tư tập trung vào đúng cổ phiếu trong chu kỳ thị trường tăng giá. Trong quá khứ có những lúc chúng tôi chỉ đầu tư mạnh tay vào vỏn vẹn hai cổ phiếu, và sử dụng hạn mức ký quỹ (full margin) ở mức 200%. Đây là cách bạn kiếm được lợi nhuận lớn trên thị trường chứng khoán và là cốt lõi trong phương thức xử lý cổ phiếu đúng đắn để đạt hiệu quả tối ưu.
Chính vì lý do này, O’Neil tránh việc “đa dạng hóa” và trích dẫn câu nói của nhà đầu tư thông thái Gerald Loeb, người xem việc đa dạng hóa là “cách phòng ngừa rủi ro cho sự ngạo mạn”. Cách làm của O’Neil là phải biết rõ những cổ phiếu mình sẽ nắm trong bất cứ chu kỳ thị trường tăng giá nào, ông nói: “Càng đa dạng hóa chứng tỏ bạn chẳng hiểu gì về bất cứ cổ phiếu nào. Nhiều nhà đầu tư đa dạng hóa quá mức. Các kết quả đầu tư siêu hạng chỉ đạt được thông qua con đường đầu tư tập trung: “Hãy để tất cả trứng mà bạn
hiểu rõ vào một giỏ và trông coi cái giỏ cẩn thận” (How to Make Money in Stocks, 4th ed. [New York: McGraw-Hill, 2009], 274).
Theo quan điểm của O’Neil, mục đích của việc tập trung vị thế là “nhất cử lưỡng tiện.” Một mặt, nó cho phép nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận tối đa từ bước tăng giá lớn của cổ phiếu chiến thắng, mặt khác nó cho nhà đầu tư tập trung chú ý vào “một vài quả trứng,” điều O’Neil đánh giá là cách tiếp cận an toàn hơn về mặt tâm lý so với việc cố gắng theo dõi quá nhiều vị thế cùng một lúc. Livermore cũng có góc nhìn tương tự “...thật nguy hiểm khi dàn trải vị thế quá rộng trên khắp thị trường. Chẳng tốt chút nào khi phải theo dõi quá nhiều cổ phiếu một lúc. Sẽ dễ dàng hơn nếu chỉ quan sát một vài cổ phiếu” (How to Trade in Stocks [Greenville: Traders Press, 1991], 33).
O’Neil cho rằng không cần phải sở hữu mọi cổ phiếu trên thị trường, hay như cách ông hay nói: không cần “vác tù và hàng tổng”. Ông gói gọn thành một khái niệm cơ bản: “Mục tiêu của nhà đầu tư thành công nên là có một hoặc hai cổ phiếu chiến thắng hơn là hàng tá khoản lãi nhỏ” (How to Make Money in Stocks, 4th ed. [New York: McGraw-Hill, 2009], 274).
HÃY ĐI THEO CÁC CỔ PHIẾU LỚN (BIG STOCK) ĐƯỢC SỰ BẢO TRỢ CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TỔ CHỨC
Sở hữu những cổ phiếu mạnh nhất trên thị trường nghĩa là bạn đang sở hũu cổ phiếu được các nhà đầu tư tổ chức săn đuổi, và O’Neil xem quỹ phòng hộ, quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí và các thành phần khác trong “nhóm nhà đầu tư tổ chức” hiện nay cũng giống như các pool (nhóm các nhà kinh doanh chung) và trust (nhà đầu tư ủy thác) vào thời của Jesse Livermore và Ricard Wyckoff. Hành động tích lũy cổ phiếu của nhà đầu tư tổ chức lớn chính là yếu tố tạo nên các bước tăng giá mạnh mà phương pháp O’Neil tìm cách nắm bắt. Các nhà đầu tư tổ chức thông minh, điển hình như những nhà đầu tư có kỹ năng nghiên cứu và chọn cổ phiếu tốt hơn, là những người mà bạn nên bám theo họ. O’Neil khẳng định: “Cần phải có lực cầu mạnh để đẩy giá lên, và tính ra, lực cầu mạnh nhất đối với cổ phiếu là từ các nhà đầu tư tổ chức, chẳng hạn như quỹ phòng hộ, quỹ tương hỗ,
quỹ hưu trí, các công ty bảo hiểm, v.v... Một cổ phiếu chiến thắng không cần nhiều nhà đầu tư tổ chức nắm giữ, nhưng tối thiểu cũng phải có một số.” O’Neil nói tiếp: “[Các nhà đầu tư thận trọng] nên tìm kiếm cổ phiếu nào được ít nhất một hoặc hai trong số những nhà quản lý đầu tư thông minh sở hữu (tức những ngươi có thành tích đầu tư tốt nhất)” (How to Make Money in Stocks, 4th ed. [New York: McGraw-Hill, 2009], 193-194).
Biết được dòng tiền thông minh đang đi đâu và hiểu được chất lượng do sự bảo trợ của các nhà đầu tư tổ chức đang đổ vào một cổ phiếu là trọng tâm trong phương pháp O’Neil. Nó không khác gì so với lời khuyên của Wyckoff: “Điều quan trọng là biết được hoạt động của các tay chơi lớn, các giao dịch nội bộ, các nhóm pool, hoặc các nhóm chi phối thị trường hoặc một số cổ phiếu nhất định.” Wyckoff giải thích: “Lý do điều này quan trọng là vì: Các ngân hàng hiếm khi đồng loạt ở vị thế mua trừ khi họ kỳ vọng sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ trong điều kiện của thị trường chứng khoán và nền kinh tế trong tương lai gần. Do đó, lực mua của các ngân hàng là một chỉ báo tốt. Khi một nhóm các nhà kinh doanh tập trung giữ một hoặc vài mã cổ phiếu nào đó, chắc chắn các công ty này đang có điều gì hấp dẫn mà công chúng không biết (How I Trade and Invest in Stocks & Bonds [New York: The Magazine of Wall Street, 1924], 183).
Góc nhìn riêng biệt và sâu sắc của O’Neil về sự bảo trợ của các nhà đầu tư tổ chức được hình thành nhờ những năm tháng ông làm tư vấn cho những nhà đầu tư tổ chức lớn nhất và thành công nhất trên thế giới. Chính những hiểu biết này đã tạo ra khái niệm mà chúng tôi đặt tên là Nguyên Lý cổ Phiếu Lớn (Big Stock) đóng vai trò chủ chốt trong cách tư duy của O’Neil xuyên suốt các chu kỳ thị trường. Hiểu được các cổ phiếu lớn sẽ giúp bạn biết được ai, ngành nào, cái gì đang chi phối nền kinh tế và thị trường chứng khoán, vì chắc chắn đó là nơi mà các nhà đầu tư tổ chức thông minh “phải có” trong danh mục đầu tư của họ. Khi các nhà đầu tư tổ chức đổ tiền vào các cổ phiếu “họ phải đầu tư”, nguồn năng lượng này sẽ khiến giá nhảy vọt, và hình thành nên cái gọi là “Cổ Phiếu Lớn”. Đây chính là trọng tâm trong đầu tư theo phong cách O’Neil.
Ẫ
MẪU HÌNH GIÁ
Các cuốn sách như Tôi Đã Kiếm 2 Triệu Đô La Như Thế Nào Trên Thị Trường Chứng Khoán của vũ công nổi tiếng Nicolas Darvas, góp phần tạo nên khái niệm “nền giá” của O’Neil, mà theo Darvas đặt tên là “chiếc hộp”. Tuy nhiên, O’Neil nâng tầm khái niệm này hơn khi mô tả chi tiết và phân loại các mẫu hình củng cố hoặc nền giá như: “nền giá dốc lên,” “chiếc cốc-tay cầm,” “hai đáy,” “hộp vuông,” “nền giá phẳng,” “lá cò thắt chặt,” v.v... Đây là những mẫu hình mà O’Neil nhận thấy thường xuất hiện trước khi các siêu cổ phiếu chiến thắng bắt đầu sóng tăng giá mạnh mẽ nhất. Đồng thời, các mẫu hình này thể hiện “vai trò tiếp diễn” ở các siêu cổ phiếu, là nơi tạm ngừng và tiêu hóa một cách tự nhiên, bình thường đợt sóng tăng giá mạnh mẽ trước đó, trước khi tiếp tục tăng lên mức cao hơn.
Giống như các nền giá của O’Neil, “lý thuyết hộp” của Darvas được hình thành từ quan sát thực tiễn và quá trình nghiên cứu đồ thị cổ phiếu: “Tôi bắt đầu nhận ra các chuyển động của cổ phiếu không hề lộn xộn. Cổ phiếu không bay loạn xì ngầu như bong bóng. Một khi xu hướng tăng hoặc giảm đã được thiết lập rõ ràng, cổ phiếu có khuynh hướng tiếp tục xu hướng ấy, tựa hồ chúng bị nam châm hút. Trong quá trình chuyển động theo xu hướng, cổ phiếu sẽ di chuyển theo các khung mà tôi đặt tên là những chiếc hộp. Giá sẽ biến động tương đối nhất quán giữa hai điểm cao nhất và thấp nhất. Vùng giá chứa chuyển động lên xuống này là một chiếc hộp hoặc khung. Dần dần, tôi bắt đầu nhận biết chúng rất rõ ràng.” (Nicolas Darvas, Howl Made $2 Million in the Stock Market [New York: Carol Publishing Group, 1998], 51).
Tuy nhiên, O’Neil còn tinh tế hơn trong việc mô tả chính xác cấu trúc của những “chiếc hộp” hay “nền giá này”. Ông mô tả một cách chi tiết hình dạng, khoảng thời gian hình thành, độ lớn của nhiều vùng củng cố giá. Nhưng, giống nhu Darvas, O’Neil nhận thấy: “Đồ thị giá đơn giản là những vùng giá hiệu chỉnh và củng cố, thường xuất hiện sau đợt tăng giá mạnh mẽ trước đó. Thách thức chính trong việc phân tích cấu trúc vùng giá củng cố là đánh giá xem các chuyển động giá và khối lượng có bình thường không, hay đó là
tín hiệu giá suy yếu nghiêm trọng hoặc phân phối” (How to Make Money in Stocks, 2nd ed. [New York: McGraw-Hill, 1995], lổl).
Điều quan trọng cần hiểu là “lý thuyết hộp” của Darvas chỉ đon giản là phiên bản ban đầu, thô sơ của hệ thống các mẫu hình đồ thị O’Neil. Darvas không bao giờ bận tâm đến việc đo lường khoảng thời gian tối thiểu cho những chiếc hộp để xác định xem, liệu chiếc hộp hình thành trong thời dài có tốt hơn chiếc hộp trong thời gian ngắn hay không, ông cũng không hề đo lường độ lớn hay biên độ hộp để xác định những đặc điểm ý nghĩa. Darvas chia sẻ: “Tôi nhận thấy một số cổ phiếu thỉnh thoảng ở trong hộp suốt vài tuần. Tôi không quan tâm cổ phiếu ở trong hộp bao lâu, miễn là nó không rơi xuống dưới đáy hộp.” (How I Made $2 Million in the Stock Market [New York: Carol Publishing Group, 1998], 52).
O’Neil đào sâu hơn “lý thuyết hộp” khi nhận ra tầm quan trọng của việc áp dụng tiền lệ quá khứ trong nghiên cứu của mình. Nghĩa là O’Neil nhận thấy mẫu hình giá mà cổ phiếu dẫn dắt hình thành trong một chu kỳ thị trường thường lặp lại ở các cổ phiếu dẫn dắt khác trong chu kỳ tăng giá sau. Ví dụ, O’Neil từng thảo luận ở các diễn đàn về nhịp điều chỉnh lớn kéo về đường trung bình động 50 ngày của America Online (AOL) vào năm 1998 gợi cho ông nhớ lại một cổ phiếu chiến thắng mà ông nắm giữ trước đó mang tên Syntex Corp, vào năm 1956. Theo cách này, Syntex đóng vai trò là “tiền lệ quá khứ” cho AOL vào năm 1998, và là nguồn thông tin hướng dẫn vô giá giúp O’Neil xử trí một cách phù hợp những cổ phiếu sẽ cho lợi nhuận lớn. Chúng tôi biết diều này vì chúng tôi cũng có mặt lúc đó.
Tất nhiên, chúng ta có thể xem khái niệm tiền lệ quá khứ xuất phát từ Jesse Livermore khi ông tuyên bố trong cuốn sách How to Trade in Stocks rằng: “Tôi tuyệt đối tin rằng các mẫu hình chuyển động giá luôn lặp lại. Chúng lặp đi lặp lại theo thời gian với một chút biến đổi. Điều này là vì thị trường chứng khoán được vận hành bởi con người, mà bản chất con người thì chẳng bao giờ thay đổi” (Greenville: Traders Press, 1991, 96). Như O’Neil từng nói: “Lịch sử sẽ tự lặp lại hết lần này đến lần khác vì bản chất con người sẽ vẫn mãi như thế” (The Successful Investor, 3rd ed. [New York: McGraw-Hill,
f
2004], 84). Wyckoff cũng quan sát thấy: “Ở một mức độ nào đó, đọc đồ thị cũng giống như đọc bản nhạc, cả hai hành động đều tìm cách giải thích chính xác ý tưởng của tác giả và thể hiện chất nghệ sĩ của anh ta. Vì thế, đồ thị của một chỉ số, hay một cổ phiếu đều thể hiện ý tưởng, hy vọng, tham vọng và mục tiêu của đám đông đang hoạt động trên thị trường, hoặc của kẻ đang thao túng cổ phiếu” (Stock Market Technique Number 2 [New York: Richard D.Wyckoff, 1933], 13Ổ).
O’Neil thường bị xem là người chỉ biết vẽ đồ thị (chartist), như là cách chê bai ông là kẻ chẳng giống ai trong giới đầu tư. Nhưng chúng ta đừng quên rằng, mặc dù O’Neil là người tiên phong trong việc tự động hóa sản xuất các đồ thị in, ông không phải là người đầu tiên nhận ra sự hữu ích của các đồ thị trong việc dự báo cổ phiếu. Trong cuốn Stock Market Technique Number 2, Richard Wyckoff đã dành một chương ngắn để trả lời câu hỏi Tại Sao Nên Sử Dụng Đồ Thị và tổng hợp đánh giá về tính hữu ích của việc sử dụng đồ thị giá qua nhận xét: “Hệ thống ghi lại lịch sử thị trường chứng khoán trên những dải băng dài. Đồ thị cũng ghi chép những dữ liệu lịch sử tương tự thành một dạng khác, thuận tiện hơn, giá trị hơn để phục vụ mục tiêu nghiên cứu chuyển động giá quá khứ nhằm hỗ trợ dự báo tương lai. Vì thế, tôi cho rằng đồ thị cực kỳ quý giá” (1933, trang 66).
Đối với O’Neil, phân tích kỹ thuật và sử dụng đồ thị giá là cách để khám phá hành động của các nhà đầu tư tổ chức khi họ đang thu gom, tích lũy cổ phiếu. Bằng cách này, O’Neil không sử dụng các đồ thị giá như một hệ thống máy móc (nghĩa là không cần đến bất cứ đánh giá nào của con người trong việc ra quyết định mua bán), mà là công cụ để xác định các tay chơi lớn hoặc các nhà đầu tư tổ chức đang làm gì. Theo nghĩa này, ông cũng tương tự như Wyckoff, ngươi luôn khuyến khích nhà đầu tư nên biết cách đọc đồ thị giá để khám phá “động cơ phía sau hành động giá của thị trường để lý giải hành vi cổ phiếu) (Charting the Stock Market, The Wyckoff Method, ed. Jack K. Huston [Seattle: Technical Analysis, Inc., 19481,13-16).
Ể Ể
ĐIỂM MUA PIVOTAL VÀ ĐIỂM MUA PIVOT
Mua chính xác tại điểm hợp lý là mấu chốt cốt lõi trong phương pháp O’Neil, và khái niệm “điểm mua pivot" của O’Neil thực ra xuất phát từ “điểm mua pivotal” của Livermore, trong đó Livermore chia ra hai loại là “pivotal đảo chiều” và “pivotal tiếp diễn.” Chúng ta có thể xem điểm mua pivot ở các cổ phiếu của O’Neil (thường được định nghĩa là điểm phá vỡ để thiết lập đỉnh cao mới). Tương tự như khái niệm “điểm pivotal tiếp diễn” của Livermore, còn khái niệm “Ngày Bùng Nổ Theo Đà” của O’Neil dùng để xác nhận xu hướng tăng quay trở lại sau giai đoạn điều chỉnh hoặc thị trường con gấu trước đó, giống như “điểm pivotal đảo chiều” của Livermore vì nó cho thấy xu hướng thị trường đảo chiều từ giảm sang tăng. Trong cuốn sách How to Trade in Stocks của Jesse Livermore và Làm Giàu Từ Chứng Khoán của William O’Neil, cả hai tác giả đều cùng chung quan điểm cho rằng, điểm pivotal hay điểm pivot là điểm mua hợp lý, vì ở đó tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro là tốt nhất cho nhà đầu tư. Do vậy, bạn chỉ nên mua cổ phiếu một khi giá chạm đến điểm pivot hoặc pivotal (ND: Vì thế, hai từ “điểm pivotal” và “điểm pivot” là giống nhau).
Quá trình chờ đợi điểm mua pivotal lộ diện yêu cầu nhà đầu tư phải luôn kiên nhẫn, và Livermore luôn cố hết sức không đưa ra hành động gì cho đến khi tín hiệu điểm mua pivotal xuất hiện, vì điều này đảm bảo thành công của ông. Livermore nói: “Những khi tôi kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi thị trường chạm đến ‘điểm mua pivotal’ trước khi tiến hành giao dịch là lúc tôi kiếm được nhiều lợi nhuận nhất từ các giao dịch của mình. Lý do ư? Vì tôi chỉ tham gia cuộc chơi tại thời điểm thích hợp nhất là lúc sóng tăng giá diễn ra mạnh mẽ” (How to Trade in Stocks [Greenville: Traders Press, 1991], 43). O’Neil trình bày quan điểm: “Nhà đầu tư cá nhân thành công là những ngươi đủ sức chờ đợi và bắt đầu mua tại các điểm mua pivot chính xác. Đây là lúc sóng tăng giá thực sự bắt đầu và mạnh mẽ nhất.” (How to Make Money in Stocks, 2nd ed. [New York: McGraw Hill, 1995], 164). Điểm mua chính xác là điều mà cả O’Neil và Livermore đều xem là “đường kháng cự yếu nhất”, khi mà cổ phiếu chẳng còn ai có thể cản trở và bay vút mà không cần phải tốn nhiều lực.
Điểm mua hợp lý là lúc cổ phiếu ở vào điểm sẵn sàng cho một sóng táng giá thực sự. Vì thế, nếu cổ phiếu đang giao dịch ở mức $50, nhưng điểm pivotal chính xác là $55, bạn phải kiên nhẫn chờ cho đến khi giá có thể chạm đến mức giá cao hơn ($55), vốn được xác định là “đường kháng cự yếu nhất”. Theo cách này, cả O’Neil lẫn Livermore đều không quan tâm đến vùng giá chuyển động từ $50 đến $55, mà phải chờ chạm vào $55 để bắt sóng tăng giá mạnh từ $55 đến $100. Như O’Neil đã nói trong cuốn sách Làm Giàu Từ Chứng Khoán, phiên bản số 2, “Mục tiêu của bạn là không bao giờ mua rẻ hoặc mua gần với đáy mà là học cách chờ đợi cho chứng khoán tăng giá và chạm tới điểm mua hợp lý trước khi giải ngân lần đầu tiên”. Ở Chương 6, chúng tôi sẽ thảo luận sâu hơn về điểm pivot.
ĐỊNH THỜI ĐIỂM THỊ TRƯỜNG: “BIẾT LÚC NÀO NÊN ĐÁNH, VÀ LÚC NÀO NÊN NGỪNG, SẼ LÀ NGƯỜI CHIẾN THẮNG”
Đứng trên quan điểm của O’Neil/Livermore, việc kiên nhẫn chờ “điểm pivot” hoặc thời điểm hợp lý để nhảy vào thị trường là cách duy nhất để tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường. Nghĩa là bạn phải chờ cho đến khi xu hướng hình thành và sau đó nhảy vào. Có một câu của Jesse Livermore trong cuốn sách Giao Dịch Chứng Khoán Như Thế Nào rất quen thuộc đối với tất cả chúng ta: “Các nhà giao dịch thành công luôn mua tại điểm kháng cự yếu nhất. Đi theo xu hướng bởi đó là bạn của ta” (Greenville: Traders Press, 1991, 69).
Cả O’Neil lẫn Livermore đều có những thời gian tham gia “chiến đấu” trên thị trường, nhưng cũng có thời điểm ‘Tút khỏi thị trường để nghỉ ngơi”. Mặc dù những quan điểm truyền thống phổ biến hiện nay là bạn phải luôn ở trong thị trường, do đó luôn ở trạng thái giải ngân toàn bộ danh mục để không bỏ lỡ bất cứ chu kỳ tăng giá nào cũng như bám sát chỉ số thị trường. O’Neil cực kỳ phản đối quan điểm truyền thống này. Ông viết: “Đừng bao giờ tin những người nói bạn không thể định thời điểm giao dịch chính xác. Có một bí mật khủng khiếp trên Phố Wall, truyền thông. Vì họ không thể
định thời điểm giao dịch chính xác nên họ nghĩ rằng đó là nhiệm vụ bất khả thi.” Theo O’Neil, “Niềm tin mãnh liệt cho rằng bạn không thể định thời điểm giao dịch chính xác (theo nghĩa bất khả thi và không ai có thể làm được điều đó) đã hình thành trong suốt hơn 40 năm qua, sau khi một vài nhà quản lý quỹ tương hỗ thất bại làm điều đó. Điều này là do họ dựa trên những đánh giá và cảm xúc cá nhân mang tính chủ quan để xác định khi nào thị trường sẽ tạo đáy và quay trở lại xu hướng tăng. Nhưng thực tế là tại đáy thị trường, thông tin thương rất tiêu cực. Vì thế, các nhà quản lý quỹ này (cũng là con người), đều do dự không dám hành động” (How to Make Money in Stocks, 4th ed. [New York: McGraw- Hill, 2009], 200).
Thực sự, các ý kiến cá nhân không bao giờ có đất sống trong việc lựa chọn cổ phiếu và định thời điểm giao dịch trên thị trường. Vì thế, chúng ta phải tìm cách đưa các đánh giá khách quan vào các phương pháp giao dịch. “Mô Hình Xu Hướng Thị Trường của Tiến Sĩ K” sẽ được thảo luận chi tiết trong Chương 7, là một sự chuẩn hóa thống kê về hành động giá/khối lượng về chỉ số NASDAQ Composite và chỉ số S&P 500. Mô hình định thời điểm, từ dạng sơ khai ban đầu cho đến phiên bản tốt nhất hiện nay, đã là công cụ hướng dẫn giao dịch thành công cho chúng tôi từ năm 1991. Nó bắt nguồn từ chữ “M” trong hệ thống đầu tư “CANSLIM” của O’Neil. Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về Mô Hình Xu Hướng Thị Trường Của Tiến Sĩ K và tín hiệu định thời điểm thị trường hiện tại qua website www.virtueofselfishinvesting.com, và nghiên cứu của Gil Morales về việc định thời điểm xu hướng thị trường tại www.gilmoreport.com.
CẢM XÚC VÀ DỰ ĐOÁN
Giao dịch trên thị trường tài chính rất giống với “Thiền (Zen)”, tức bạn trở về với thực tại, không lo lắng liệu tương lai thị trường sẽ đi về đâu, và nửa đêm không thức giấc vì một giao dịch tồi tệ ngày hôm qua. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào hiện tại, phản ứng với những gì mà thị trường đang xảy ra. Không ai có thể luôn đoán đúng thị trường, nhưng đó cũng không phải là yếu tố để trở thành
nhà đầu tư thành công. Các nhà đầu tư thành công luôn theo dôi thị trường hiện tại và phản ứng với nó. Thực sự, việc cố gắng dự đoán thị trường dẫn tới việc trở nên “suy nghĩ quá mức hay tính già hóa non (over-intellectualization)”, điều khiến bạn thường xuyên thua lỗ trên thị trường. Khi thị trường chống lại các kết luận “suy nghĩ quá mức” của bạn, bạn sẽ rất khó đảo ngược vị thế, thậm chí ngay cả khi hành động giá/khối lượng đang nói cho bạn biết rằng, bạn đã sai. Đừng bận tâm về việc phải biết thị trường sẽ đi về đâu. Thay vào đó, hãy hiểu thị trường hiện tại đang nói gì. Giống như Livermore đã viết: “Đừng cố gắng đoán thị trường sẽ làm gì tiếp theo, đơn giản hãy hành động đúng đắn với những gì mà hiện tại thị trường đang nói với bạn” (Richard Smitten, Trade Like Jesse Livermore [Hoboken, NJ: John Wiley & Sons, 2005], 13).
Cũng với giọng điệu tương tự như Livermore, O’Neil thuyết phục các nhà đầu tư không cần phải biết thị trường ngày mai sẽ diễn ra như thế nào, mà chỉ cần biết thị trường đang làm gì ở hiện tại. O’Neil đã viết trong cuốn sách Làm Giàu Từ Chứng Khoán, phiên bản số 3: “Mấu chốt để thành công trên thị trường chứng khoán không phải là dự đoán hay biết được thị trường sẽ diễn ra như thế nào. Bạn chỉ cần biết và hiểu được thị trường đã thực sự hành động ra sao trong cách đây vài tuần và hiện tại” (năm 2002). Thậm chí, Wyckoff bổ sung cho quan điểm chỉ cần hiểu hành động hiện tại của thị trường, khi ông cho rằng mình luôn nhìn vào các bằng chứng rõ ràng đang diễn ra. Ông tuyên bố, “tôi không phải là một trong những người thích đưa ra ý kiến thị trường sẽ diễn ra như thế nào trong tương lai, và sau đó khẳng định chắc như đinh đóng cột để cô chứng minh dự báo của tôi là đúng... Tôi chỉ cần biết thị trường đang nói gì với tôi hiện tại và trong tương lai rất gần là đủ. Tôi không cần phải biết về tương lai xa xôi của thị trường, vì tính khí ngài thị trường vốn thất thường. Tôi chỉ cần thay đổi các vị thế giao dịch của mình phù hợp với bối cảnh thị trường hiện tại” (Stock Market Technique Number 1 [New York: Richard D. Wyckoff, 1933], 53).
Toàn bộ các dòng trích ở trên đang muốn khuyên bạn loại bỏ cảm xúc ra khỏi giao dịch. Đối với Livermore, bộ đôi quỷ dữ là nỗi sợ hãi và hy vọng luôn hủy hoại tất cả các nhà đầu tư vốn chỉ hành
động dựa trên cảm xúc. Theo nhìn nhận của Livermore, không có nhà đầu tư nào không có nỗi sợ hãi và hy vọng, mà vấn đề là họ thường sợ hãi và hy vọng không đúng lúc "... khi bạn đưa sự hy vọng và nỗi sợ hãi vào hoạt động đầu cơ tài chính... bạn sẽ trở nên rối trí ở các giao dịch thất bại.” (How to Trade in Stocks, [Greenville: Traders Press, 1991], 20). Trong khi đó, khi hoạt động bằng lý trí, không hề có sự sợ hãi, bạn sẽ biết cách giữ gìn sự cân bằng cảm xúc khi thua lỗ trên thị trường. O’Neil thường trích dẫn lời khuyên của Richard Wyckoff: “Hãy hạ quy mô giao dịch xuống mức mà bạn có thể ngủ ngon”.
LẮNG NGHE Ý KIẾN, TIN TỨC VÀ MẸO GIAO DỊCH
Khi một ai đó hỏi bạn về một mẹo giao dịch (tip), tốt nhất là hãy nói với họ: “Chẳng có mẹo nào cả”. Nhiều người đã mất rất nhiều tiền chỉ vì lắng nghe các mẹo giao dịch này. Những người đưa cho họ các mẹo giao dịch lại có một động cơ nào đó. Hoặc chính họ cũng không chắc chắn và hiểu đúng sự thật về điều anh ta nghĩ là bí quyết. Giống như Jesse Livermore đã viết trong cuốn sách How to Trade in Stocks, “Thị trường không bao giờ sai, chỉ có các ý kiến cá nhân là thường xuyên sai lầm” (Năm 1991).
Thị trường là người phán xử cuối cùng cho tất cả thông tin mới được biết đến tại thời điểm đó. Ít nhất thị trường chứng khoán vẫn là thị trường đấu giá lớn trên thế giới. Nếu giá cổ phiếu này tăng so với các cổ phiếu khác trong nhóm ngành, tốt nhất là hãy nên tin vào đánh giá của ngài thị trường.
O’Neil đã viết trong cuốn sách Làm Giàu Từ Chứng khoán, phiên bản số 4, “Nhiều nhà đầu tư sẵn lòng đánh cược những đồng tiền mồ hôi nước mắt chỉ với lời khuyên của ai đó, hơn là tự mình dành thời gian để nghiên cứu, học hỏi và hiểu rõ mình đang làm cái gì. Kết quả là, họ đã gặp phải rủi ro thua lỗ rất nhiều tiền. Hầu hết các tin đồn và mẹo giao dịch mà bạn nghe được đơn giản là chẳng hề đúng” (Năm 2009) - Điều này cũng đúng đối với các ý kiến của những người được gọi là “chuyên gia”. O’Neil tiếp tục nói: “Có thể điều này giải thích tại sao hầu hết các nhà phân tích xuất hiện trên
CNBC sau tháng 09 năm 2000 tiếp tục khuyến nghị mua cổ phiếu công nghệ cao, sau khi chúng đã giảm tới 80%-90% giá trị.” Theo châm ngôn của Livermore, thì hầu hết các ý kiến cá nhân thường sai lầm, chỉ có thị trường là đúng.
Lý do phần lớn bởi đại đa số các nhà đầu tư đều lười biếng. Wyckoff từng viết: “Phụ thuộc vào lời khuyên của người khác là yếu điểm chết người mà cộng đồng đầu tư mắc phải” (câu nói được William O’Neil trích dẫn trong How to Make Money in Stocks, 3rd ed. [New York: McGraw-Hill, 2002], 253). Trong khi đó, nhiều người lại thích được thể hiện ý kiến cá nhân. Sau nhiều năm trong nghề, câu hỏi mà chúng tôi thường được hỏi nhất là “ông đang mua mã cổ phiếu nào?” Những người hỏi câu này thưởng chẳng hiểu gì về thị trường chứng khoán (ND: “gà” hoặc “cừu non” trên thị trường) và thậm chí chẳng tin tưởng vào đánh giá của họ, vì họ không có phương pháp đúng đắn. Những nghiên cứu cẩn trọng chính là bài thuốc giải độc cho “đại dịch lười biếng” của các nhà đầu tư. Wyckoff viết: “khi bạn hiểu đúng về thị trường chứng khoán, bạn không cần phải quan tâm đến những diễn biến tin tức quan trọng xuất hiện trên mỗi tờ báo mỗi sáng, vì giao dịch theo tin tức không phải là cách đầu tư đúng đắn. Những đánh giá đúng đắn, chính xác (thể hiện kinh nghiệm của nhà đầu tư) là đối với toàn bộ câu chuyện đang xuất hiện trên bảng điện, tức tâm lý chung của đám đông bao gồm tất cả nhà đầu tư, nhà giao dịch, các ngân hàng, các nhóm pool, các tổ chức tài chính và những người khác đang tham gia giao dịch (Stock Market Technique Number 2 [New York: Richard D. Wyckofl], 139).
GIAO DỊCH QUÁ MỨC
Ngay cả khi nhà đầu tư đã trở nên dày dạn kinh nghiệm và xây dựng được chiến lược giao dịch chiến thắng mà anh ta vận dụng thành công trong nhiều năm, anh ta vẫn dễ rơi vào tình trạng giao dịch quá mức. Giao dịch quá mức là căn bệnh mà cả nhà đầu tư nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp đều mắc phải, trong trường hợp nhà đầu tư đáng ra nên giữ tiền mặt, hoặc trong trường hợp đóng vị thế
quá sớm để rồi buộc phải mua lại vài ngày sau, và cứ thế lặp đi lặp lại việc mua bán.
Jesse Livermore từng viết về một nhà đầu tư sống trên núi và chỉ nhận kết quả khớp lệnh sau 3 ngày. Chỉ thi thoảng vài lần trong năm nhà đầu tư này mới gọi cho môi giới để đặt lệnh. Ông khá tách biệt với thị trường, vì thế ai cũng ngạc nhiên khi biết thành tích đầu tư dài hạn vô cùng ấn tượng của ông trên thị trường. Khi được hỏi về thành công của mình, ông đáp: “Vâng, tôi đầu cơ như một nghề kinh doanh. Tôi sẽ thất bại nếu để bản thân bị rối trí với những suy nghĩ và bị cuốn vào từng thay đổi giá nhỏ. Tôi thích sống ở nơi yên tĩnh để suy nghĩ. Các chuyển động giá thực sự không kết thúc vào ngày chúng bắt đầu. Nó cần thời gian để hoàn tất một chuyển động lớn. Bằng cách sống trên núi, tôi hoàn toàn tĩnh tâm cho phép các chuyển động giá thời gian cần thiết để hình thành (How to Trade in Stocks [Greenville: Traders Press, 1991], 32).
Wyckoff lặp lại thông điệp này khi viết: “Khi bạn nghi ngờ, đừng lảm gì cả. Đừng tham gia thị trường trong trạng thái nửa tin, nửa ngờ. Hãy chờ cho đến khi bạn thực sự thuyết phục được chính mình.” Wyckoff nói tiếp: “Vì thế, bất cứ khi nào chúng ta cảm thấy có điều gì đó không chắc chắn, bao gồm cả những kết luận của chúng ta hoặc cả những vị thế chúng ta đang nắm giữ, hãy bán sạch chúng. Bạn sẽ trở nên sáng suốt để quan sát. Giống như nhà giao dịch vĩ đại Dickson G.Watt đã nói: “Khi tư duy sáng suốt, đánh giá của bạn sẽ trở nên chính xác và đáng tin cậy”. (Stock Market Technique Number 1 [New York: Richard D. Wyckoff, 1933], 51,108).
O’Neil hiểu có thời điểm chẳng làm gì lại là lựa chọn tốt nhất. Ông giải thích thêm về triệu chứng: “Không phải các nền giá, điểm phá vỡ hoặc phương pháp không còn đúng. Đơn giản là thời điểm và cổ phiếu đang sai lầm. Mẫu hình giá và khối lượng bị lỗi, không chuẩn và không chính xác. Thị trường chung đang trở nên tiêu cực... Việc của bạn là hãy kiên nhẫn, tiếp tục nghiên cứu và trong trạng thái 100% sẵn sàng.” (How to Make Money in Stocks, 4th ed. [New York: McGraw-Hill, 2009], 151). Quả vậy, kiên nhẫn đứng ngoài quan sát khi điều kiện thị trường chưa đúng có thể giúp nhà đầu tư giữ được số tiền lớn.
g
PHƯƠNG PHÁP O’NEIL: SỰ KẾT HỢP GIỮA PHÂN TÍCH CƠ BẢN VÀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
O’Neil thường bị chỉ trích như là “một gã kỹ thuật”, nhưng bất cứ ai thực sự hiểu rõ về phương pháp O’Neil sẽ biết rằng, đây thực là “sự kết hợp giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật (techno ùmdamental)”, tức sử dụng phân tích kỹ thuật để xác định khi nào một cổ phiếu đang tích lũy trong nền giá và điểm mua pivot nằm ở đâu, đối với những cổ phiếu có các yếu tố cơ bản của một siêu cổ phiếu. Nicholas Darvas từng dùng thuật ngữ “technofundamental” để mô tả hệ thống đầu tư cổ phiếu của ông, trong đó ông quan sát hành động giá của một cổ phiếu để xác định xem liệu nó có đang nằm bên trong “chiếc hộp”, cũng như xác định điểm mua khi nó vượt lên trên đỉnh của “chiếc hộp”, đối với các mã cổ phiếu tăng trưởng lợi nhuận. Darvas nói: “tôi nhận thấy một sự thật các cổ phiếu là nô lệ của sức mạnh tăng trưởng lợi nhuận. Vì thế, tôi quyết định mặc dù có nhiều lý do đằng sau chuyển động của bất cứ cổ phiếu nào, nhưng tôi chỉ tìm kiếm duy nhất một thứ: sức mạnh tăng trưởng lợi nhuận. Để làm điều này, tôi kết hợp phương pháp kỹ thuật với phân tích cơ bản. Tôi lựa chọn các cổ phiếu dựa trên hành động kỹ thuật trên thị trường, nhưng tôi chỉ mua chúng khi tôi xác định được lý do cơ bản là cải thiện trong tăng trướng lợi nhuận” (How I Made $2 Million in the Stock Market [New York: Carol Publishing Group, 1998], 79).
O’Neil không mua cổ phiếu chỉ vì nó có đồ thị đẹp, mà nó phải thể hiện các đặc điểm cơ bản của những siêu cổ phiếu từng xuất hiện trong lịch sử (là những đặc điểm cơ bản mà O’Neil rút ra từ các nghiên cứu “tiền lệ quá khứ”).
KẾT LUẬN
Sau những nghiên cứu kỹ lưỡng về chu kỳ thị trường trong suốt hơn 100 năm, O’Neil không bao giờ ngơi nghỉ mà vẫn tiếp tục mài giũa thành quả nghiên cứu của Jesse Livermore, Richard Wyckoff và Nicholas Darvas. Bản chất con người không thay đổi, vì thế chúng ta
tiếp tục sử dụng những kết luận, kinh nghiệm mà các huyền thoại giao dịch đã rút ra từ những thành công, thất bại và sự tìm tòi. Tất cả những kiến thức này mang tới những hiểu biết sâu sắc về tâm lý và khả năng phân tích. Đây không phải là khoa học chính xác, và gần như bất cứ ai cũng có thể sử dụng những triết lý này để trở nên thành công. Mặc dù chúng tôi không có ý định phải đạt đến những thành công vang dội như các huyền thoại giao dịch, nhưng chúng tôi tin rằng với tư cách nguyên là nhà quản lý danh mục cho O’Neil và bản thân chúng tôi cũng là nhà đầu tư thành công (bằng cách sử dụng phương pháp O’Neil), chúng tôi hy vọng sẽ có những đóng góp bổ sung đầy giá trị cho phương pháp này. Tất nhiên, thị trường tài chính sẽ tiếp tục tiến hóa, việc áp dụng phương pháp O’Neil cũng sẽ tiến hóa theo, điều buộc các nhà giao dịch như chúng tôi phải tự cải tiến phương pháp của chính mình, nhưng các triết lý nền tảng của phương pháp O’Neil là vẫn không đổi.
CHƯƠNG 2
Chris Kacher đã kiếm 18.000% trên thị trường chứng khoán trong 7 năm như thế nào?
Chúng ta học hệ thống đầu tư với hy vọng có thể kiếm được một mức lợi nhuận kha khá trên thị trường chứng khoán, và thỉnh thoảng mo về tỷ suất sinh lợi ba con số mỗi năm. Tuy nhiên, học là một chuyện, áp dụng vào thực tế như thế nào lại là chuyện khác. Thật thú vị khi nghe kể về những nhà đầu tư cá nhân kiếm được khoản lợi nhuận kếch xù trên thị trường chứng khoán, ví dụ như đạt được tỷ suất sinh lợi không tưởng 1.000% trong một năm, hoặc con số trong mơ như 18.000% trong vòng 7 năm. Tuy nhiên, hầu hết các nhà đầu tư không tận mục sở thị những trường hợp như thế, nên khi nghe ai đó đạt được thành tích giao dịch siêu hạng như vậy, câu hỏi mà họ đặt ra là: “Rốt cuộc thực hiện NHƯ THẾ NÀO?” Trong chương này và các chương tiếp theo, chúng tôi sẽ mang đến một vài góc nhìn hữu ích về cách chúng tôi đạt tỷ suất sinh lợi không tưởng trên thị trường chứng khoán, cụ thể: chúng tôi mua cổ phiếu nào, điều kiện thị trường chung lúc mua và quá trình tư duy dẫn tới quyết định mua.
Bằng cách đồng hành với chúng tôi để trải nghiệm lại quá trình chúng tôi đạt được tỷ suất sinh lợi siêu hạng trên thị trường, bạn có thể thấy thành công không quá phức tạp như bạn nghĩ. Rốt cuộc, đó chính là quá trình làm việc chăm chỉ nhằm đặt bản thân bạn vào đúng chỗ, đúng thời điểm. Có những thứ thuộc về kỹ năng, nhưng cũng có những thứ thuộc về sự may mắn. Tuy nhiên, may mắn này là do bạn tạo ra bằng cách đầu tư đúng mã cổ phiếu vào đúng thời điểm. Khi bạn mua được một cổ phiếu dẫn dắt và có vị thế lớn trong danh mục, thành công sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn nghĩ ít lại và ngồi im. Hãy tìm sóng, bắt sóng, và cưỡi sóng cho đến khi nào nó kết thúc. Nhìn ở góc độ này, đầu tư giống hệt như lướt sóng và khi bạn làm điều đó một cách chính xác, nó giống như là trò tiêu khiển mà thôi.
Phần còn lại của chương này và chương tiếp theo sẽ đưa độc giả đi qua từng giai đoạn trong sự nghiệp giao dịch của chúng tôi, bao gồm những thời điểm chúng tôi thu được lợi nhuận lớn nhất. Sử dụng các đồ thị gắn kèm chú thích nhằm minh họa những gì chúng tôi đã trải qua và suy nghĩ vào lúc đó. Chúng tôi cố gắng hết sức để độc giả có thể trải nghiệm như đang được giao dịch trong thực tế, cảm nhận những cơ hội lớn lao từ thị trường tăng giá vô cùng mạnh
mẽ, và cảm giác hạnh phúc khi kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ giúp chúng tôi đạt được tự do tài chính.
NGÀNH CHỨNG KHOÁN
Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân.
- Lão Tử, triết gia Trung Hoa (604 TCN - 531 TCN), Đạo Lão Tử -
Tôi luôn mong muốn được làm việc cho William O’Neil sau khi biết ông và đệ tử chân truyền của ông là David Ryan đã duy trì thành tích đầu tư dài hạn xuất sắc, chiến thắng thị trường qua nhiều chu kỳ thị trường. Năm 1989, tôi đọc cuốn sách Làm Giàu Từ Chứng Khoán của William O’Neil và nó hoàn toàn cách mạng hóa suy nghĩ của tôi về thị trường chứng khoán. Phương pháp kết hợp của O’Neil khi áp dụng cả phân tích cơ bản lẫn phân tích kỹ thuật, cũng như chữ “M” trong CANSLIM - kỹ thuật cho phép chúng ta đứng ở phía đúng của thị trường - đã ăn sâu vào tôi.
Tôi xin kể cho quý độc giả hành trình của mình. Từ sau năm 1989, tôi bỏ ra hàng giờ để tìm hiểu bản chất thực sự của thị trường tài chính. Trong những năm tháng đầu tiên, tôi tạo ra một loạt các mô hình kinh tế lượng định thời điểm thị trường dựa trên đủ loại chỉ báo kinh tế tưởng chừng có giá trị dự báo. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, tôi phát hiện hầu hết các chỉ báo chỉ có tác dụng trong khoảng thời gian chưa tới 15 năm; do vậy, khi điều kiện thị trường thay đổi, các chỉ báo này cũng mất đi khả năng dự báo. Tôi nhận thấy nghiên cứu dữ liệu 15 năm là không đủ. Không mấy ngạc nhiên, trong những năm sau đó, mô hình xác định xu hướng thị trường của tôi quay trở lại sử dụng thuần túy hành động giá và khối lượng của các chỉ số thị trường chung. Khi tôi phát triển kỹ năng đọc đồ thị nhằm định thời điểm giao dịch, rốt cuộc hành động giá và khối lượng trở thành biến số quan trọng nhất. Tôi cũng dành nhiều thời gian nghiên cứu dữ liệu từng cổ phiếu cụ thể và thị trường chứng khoán nhằm tìm ra biến số hoặc tình huống đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn.
Tất cả các nghiên cứu này không chỉ giúp thành tích giao dịch của tôi tăng trưởng, mà những năm sau này, tôi được công ty
William O’Neil + Co, Inc. tuyển về làm việc. O’Neil nhận thấy kiến thức về thị trường của tôi có chiều rộng và chiều sâu, nên chỉ trong vòng 6 năm làm việc tại công ty O’Neil, tôi được tự do sử dụng mọi nguồn lực của công ty để tiến hành nghiên cứu. Trong một số dự án, tôi làm việc trực tiếp với O’Neil và có cơ hội đứng mũi chịu sào vài dự án trọng điểm của ông, trong đó có nghiên cứu 1998 Model Book (Cuốn Sách Mô Hình Năm 1998). Sau khi trở thành cánh tay phải đắc lực giúp ông trong nghiên cứu thị trường, theo lẽ tất nhiên, tôi chia sẻ với ông các phát hiện nghiên cứu của mình. Đôi khi đến tận khuya mà tôi vẫn gọi cho ông, bởi ông bảo tôi cứ gọi bất cứ lúc nào, bất kể giờ giấc ra sao, nếu như tôi thấy mình vừa có một phát hiện quan trọng. Ông là người có cùng chung đam mê về thị trường với tôi. Quyết định rời bỏ lĩnh vực vật lý hạt nhân sang giối đầu tư của tôi rõ ràng là quyết định chính xác. Tôi luồn quan niệm một khi tìm được đam mê thực sự trong cuộc sống và dám dấn thân thực hiện giấc mơ của mình, sớm hay muộn bạn cũng chạm tới thành công.
Dự án 1998 Model Book nghiên cứu các siêu cổ phiếu hàng đầu từ năm 1992 đến năm 1998, và tính đến lúc đó, tôi đã lật lại gần 20 chu kỳ thị trường, ngược về tận những năm 1920, nhằm nghiên cứu những cổ phiếu cho sóng tăng giá mạnh mẽ trong từng chu kỳ. Tôi đã nghiên cứu cẩn thận từng cổ phiếu để xác định các biến số cơ bản và kỹ thuật nhằm dự báo sóng tăng giá với xác suất cao nhất, và tôi đã thành công trong việc xác định tập hợp biến số tạo nên các cổ phiếu chiến thắng.
Tôi cũng tạo ra và sau đó tinh gọn mô hình xác định xu hướng thị trường mà tôi sẽ thảo luận chi tiết ở Chương 7, nhằm giúp bản thân mình luôn ở đúng phía thị trường, dù đó là thị trường tăng giá hay giảm giá. Mô hình chưa bao giờ bỏ lỡ bất cứ thị trường tăng giá hoặc giảm giá nào, và tôi đã sử dụng nó trong thực tế từ năm 1991, năm đầu tiên tôi thành công trên thị trường chứng khoán. Khi kiểm định quá khứ, mô hình đã mang lại tỷ suất sinh lợi hàng năm vượt trội hơn so với thị trường chung, và đạt mức 33.1%/năm kể từ năm 1974, là năm đầu tiên tôi thực hiện kiểm định quá khứ kỹ lưỡng. Để đảm bảo tính bền vững (robust) của mô hình, tôi cũng kiểm định với dữ liệu vào những năm 1920 và 1930, kết quả vẫn cho tỷ suất sinh lợi
vượt trội so với các chỉ số thị trường. Thành phần mang tính hệ thống của mô hình này là sự chuẩn hóa thống kê (statistical formalization) hành động giá/khối lượng của chỉ số thị trường chung. Còn thành phần tùy biến của mô hình bao gồm quan sát các yếu tố như: hành vi của cổ phiếu dẫn dắt, các chỉ báo tâm lý thị trường chung (sentiment), và lựa chọn các quỹ ETF, xác định quy mô vị thế giao dịch, mức độ đòn bẩy, phụ thuộc vào độ mạnh của tín hiệu.
Sau nhiều năm hoàn thiện mô hình này, một chuyên gia bán hàng đã nghỉ hưu vào năm 1999 và từng làm việc cho William O’Neil + Co, Inc. từ cuối thập niên 1960 đã đến văn phòng và tặng tôi một chồng rất lớn chứa dữ liệu giao dịch của William O’Neil + Co, Inc. từ năm 1968 đến 1999. Tôi cẩn thận xem xét từng lệnh một và đánh dấu tín hiệu mua bán của William O’Neil trên đồ thị thị trường. Tôi nhận ra O’Neil chưa từng bỏ lỡ bất cứ thị trường tăng giá hoặc giảm giá nào. Điều này lại càng xác nhận hiệu quả của phương pháp O’Neil trong việc sử dụng hành động giá/khối lượng của các chỉ số thị trường để định thời điểm thị trường, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng việc chuẩn hóa thống kê các hành động giá/khối lượng của chỉ số thị trường.
CHÚ THÍCH
(*) Tài khoản được kiểm toán bởi KPMG công ty kiểm toán trong top 4. KPMG sử dụng chuẩn mực kế toán bình thường nên không tính đến các quỹ thuế chuyên dùng rất lớn có trong tài khoản của tôi nhưng không giao dịch, do đó, tỷ suất sinh lợi thực tế sẽ lớn hơn nhiều nếu tôi loại bỏ các quỹ này vào đầu mỗi năm thay vì để chúng tiếp tục duy trì trong tài khoản.
Định thời điểm thị trường cẩn thận thông qua việc đứng ngoài khi thị trường suy yếu và mua cổ phiếu dẫn dắt ở các nhóm ngành hàng đầu khi thị trường quay trở lại xu hướng tăng đã giúp tôi tạo ra tỷ suất sinh lợi 18,241.2%, tức bình quân 110.5%/năm trong suốt 7 năm từ tháng 01 năm 1996 đến tháng 12 năm 2002(,). Các quy tắc giao dịch tôi sử dụng không phải quy tắc của tôi hay của Phố Wall, mà là
những quy tắc dựa trên cách thức thị trường thực sự hoạt động và cách thức cổ phiếu hàng đầu thực sự thể hiện. Hãy đi sâu hơn vào từng năm để nghiên cứu cho kỹ.
1996 – CỔ PHIẾU “Y2K” ĐƯA TÔI LÊN ĐỈNH CAO SỰ NGHIỆP
Tài khoản giao dịch cá nhân của tôi chỉ tăng trưởng rất nhẹ trong quý đầu tiên của năm 1996 khi thị trường chung rơi vào tình trạng sideways (đi ngang) hoặc gần như không có xu hướng. Sau nhiều năm, tôi nhận thấy các thị trường không có xu hướng, biến động khó lường (choppy), đi ngang là khó chơi nhất vì bạn rất dễ bị “bò tùng xẻo” vì sập phải các bẫy khiến bạn vào ra liên tục và phải chịu nhiều các khoản lỗ nhỏ lớn dần theo thời gian. Nhưng ngay cả trong tình huống khó khăn này, bạn phải tránh không để cho tài khoản bị thua lỗ nặng.
Vào giữa tháng 03 năm 1996, tôi chú ý đến một vài cổ phiếu chất lượng cao đang thiết lập điểm phá vỡ như Iomega Corp. (IOM) trong Hình 2.1. IOM là một công ty độc quyền tự nhiên trong mảng lưu trữ di động ở dạng ổ cứng cầm tay. Họ là công ty đầu tiên quảng bá thành công tiện ích của ổ cứng di động, và vì thế họ được hưởng lợi dưới tư cách là công ty đầu tiên trong một ngành mà lúc đó có rất ít cạnh tranh. Tại thời điểm xuất hiện điểm phá vỡ, IOM có mức tăng trưởng EPS lên đến 700% và chạm mức lỗ cent mỗi cổ phiếu trong quý gần nhất, mức tăng trưởng doanh số 287%. Quý trước đó, vào tháng 09 năm 1995, EPS của công ty chỉ vỏn vẹn 3 cent, vì thế 16 cent cho thấy sự tăng tốc rất lớn về khả năng sinh lợi. Ngoài ra, doanh số cũng tăng tốc so với 6 quý trước, từ -2%, 2%, 16%, 60%, 138% lên 287%.
Hình 2.1: Điểm phá vỡ trên đồ thị ngày của Iomega Corp. (IOMJ, 1996. Dữ liệu cung cấp bởi eSignal, bản quyền 2010.
Nền giá của IOM tạo một bệ phóng rất đẹp cho cổ phiếu. Tôi đã xây một vị thế có tỉ trọng lớn, khoảng 25%, ở cổ phiếu IOM vào ngày 18 tháng 03 khi nó tạo khoảng trống tăng giá thiết lập đỉnh cao mới, mặc dù lúc đó chỉ mới có một số ít cổ phiếu đang tích lũy vì thị trường chung đi ngang.
Khi mua cổ phiếu theo điểm phá vỡ từ nền giá, hãy chú ý nền giá phải có các đặc điểm hợp lý, mạnh và kiến tạo nhằm bảo đảm cổ phiếu sở hữu nhiều khả năng tạo điểm phá vỡ thành công nhất. Tôi từng mang theo bên mình cuốn sách Daily Graphs® của William O’Neil + Company, Inc. để có thể đánh dấu, ghi chú và nghiền ngẫm sự khác biệt giữa nền giá kiến tạo và nền giá lỗi. Tôi khuyến nghị bất kỳ ai muốn cải thiện khả năng đọc đồ thị thì nên áp dụng cách học cổ điển này. Hành động giá của thị trường chung là một biên số quan trọng. Ví dụ, trong thị trường giảm giá và yếu ớt, cổ phiếu mạnh nhất
sẽ hình thành điểm mua ở phần bên phải của mẫu hình chiếc cốc-tay cầm hoặc mẫu hình hai đáy. Cổ phiếu mạnh nhất hành động giống như cái lò xo. Một khi bị sức nặng của thị trường chung giảm bớt, cổ phiếu sẽ búng tới trước như lò xo, thiết lập điểm phá vỡ từ nền giá hợp lý vốn đã hình thành trong giai đoạn thị trường chung điều chỉnh và làm điều mà chúng ta mong muôn bấy lâu nay: tăng lên đỉnh cao mới.
Tháng 04, nhiều cổ phiếu dẫn dắt thiết lập điểm phá vỡ từ các nền giá tốt, tôi bắt đầu tăng số lượng vị thế nắm giữ. Tôi nhanh chóng bước vào trạng thái full margin (sử dụng hết hạn mức ký quỹ) từ giữa tháng 04, và tận hưởng nhịp tăng từ cuối tháng 03 đến tháng 06 và giữ 12 - 18 vị thế. Tình cò, tôi nhận thấy phong cách giao dịch của mình, bao gồm xác định quy mô vị thế, số lượng vị thế trong danh mục và mức độ rủi ro không thay đổi qua các năm. Bất kể quy mô tải khoản như thế nào, dù tôi quản lý một tài khoản nhỏ vào năm 1966 hay quản lý khoản tiền khổng lồ cho Bill O’Neil từ năm 1999, tôi vẫn có khuynh hướng nắm giữ 12 - 18 vị thế trong thị trường tăng giá. Tôi thường sử dụng tỉ trọng 15% - 25% tài khoản cho mỗi cổ phiếu, sau đó bổ sung vào vị thế ban đầu bằng lần mua thứ hai, thứ ba, thậm chí thứ tư miễn là cổ phiếu thiết lập các điểm mua hợp lý trong quá trình tăng lên cao hơn. Nếu không, tôi sẽ bán một nửa vị thế nếu cổ phiếu chạm vào mức cảnh báo bán trong đầu, hoặc sẽ bán toàn bộ vị thế để mua cổ phiếu mới có yếu tố cơ bản tốt và tiềm năng tăng nhanh, mới xuất hiện điểm phá vỡ từ nền giá tốt.
Hình 2.2: Đồ thị ngày của Iomega Corp (IOM),1996. Tạo đỉnh.
Dữ liệu cung cấp bởi eSignal, bản quyền 2010.
Vào tháng 06 năm 1996, tài khoản của tôi chạm ngưỡng tăng trưởng 72% so với đầu năm, trước khi thị trường chung đạt đỉnh vào mùa hè. Trong vài ngày tiếp theo, từng cổ phiếu tôi sở hữu bắt đầu chạm mức cảnh báo bán, vì thế tôi tiến hành chốt lãi. Với IOM, tôi sử dụng đường trung bình động 10 ngày (MA 10 ngày) để đưa ra cảnh báo bán trong đầu như trong Hình 2.2, và do đó đặt lệnh dừng lỗ (ND: ở đây là trailing stop để chốt lời) ngay phía dưới MA 10 ngày. Sau khi IOM đạt đỉnh vào ngày 22 tháng 05, nó bắt đầu phá thủng đường MA 10 ngày với khối lượng lớn vào ngày 28 tháng 05. Tôi đặt mức dừng lỗ dưới 1/16 so với đáy của ngày giao dịch hôm đó, tức 36.31, và vì thế tôi đã bán vị thế vào ngày tiếp theo khi cổ phiếu chạm vào điểm dừng lỗ động ở trong đầu. Có thể kết luận rằng, đỉnh cao trào
đã xuất hiện trong ba ngày tăng giá với khối lượng lớn ở đỉnh. Năm 1996, tôi chưa hiểu sâu sắc về đỉnh cao trào để bán cổ phiếu khi nó còn đang tăng giá, và tôi thấy mình hợp với việc bán khi cổ phiếu suy yếu hơn là tăng mạnh bởi nó phù hợp với cá tính giao dịch của tôi hơn.
Thật tình cờ, tôi sử dụng MA 10 ngày làm công cụ hướng dẫn bán cho các cổ phiếu chạy nhanh nhất, vì chúng thường nhận được hỗ trợ quanh MA 10 ngày trong quá trình tăng giá. Đối với các cổ phiếu chậm hơn, hoặc các cổ phiếu biến động mạnh hơn, tôi sử dụng đường trung bình động 50 ngày (MA 50 ngày) làm hướng dẫn bán. Khi cổ phiếu phá thủng MA 50 ngày, tôi đưa cổ phiếu này vào vị trí sẵn sàng bán rồi đánh giá xem mình nên bán hay nên giữ. Chúng ta sẽ thảo luận chi tiết chiến lược bán này trong Chương 6.
Rốt cuộc, đến giữa tháng 06, tôi chuyển qua vị thế 100% tiền mặt. Tôi không hề biết thị trường sắp sửa có một đợt sụp đổ nhỏ, mà đơn giản chỉ tuân thủ nguyên tắc của mình. Đây chính là điểm mấu chốt giúp ta không “quá yêu” cổ phiếu của mình để nắm giữ trong suốt giai đoạn giảm giá. Mua cổ phiếu, bạn cần kết hợp giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, nhưng khi bán, bạn thuần túy chỉ nên dựa vào phân tích kỹ thuật. Hành động kỹ thuật luôn là phán quyết cuối cùng khi bán cổ phiếu.
Hình 2.3: Đồ thị ngày của Chỉ số NASDAQ Composite, 1996. Chỉ số NASDAQ giảm mạnh, tạo các đáy thấp hơn trước khi tìm thấy đáy vào tháng 07 năm 1996.
Dữ liệu cung cấp bởi eSignal, bản quyền 2010.
Chỉ số NASDAQ Composite cuối cùng đã giảm 19.6% từ đỉnh cao thiết lập vào ngày 06 tháng 06 như trong Hình 2.3. Nhiều cổ phiếu tăng trưởng cao tôi từng sở hữu còn điều chỉnh sâu hơn vì những cổ phiếu này thường có khuynh hướng biến động mạnh hơn. Nhưng tôi đã được an toàn vì ở trạng thái nắm giữ tiền mặt.
Hình 2.4: Đồ thị ngày của Chỉ số NASDAQ Composite, 1996. Mô hình định thời điểm thị trường đưa ra tín hiệu mua vào ngày 01 tháng 08 năm 1996.
Dữ liệu cung cấp bởi eSignal, bản quyền 2010.
Thị trường tiếp tục điều chỉnh cho đến khi chạm đáy vào tháng 07. Ngay sau đó, mô hình định thời điểm thị trường của tôi đưa ra tín hiệu mua vào ngày 01 tháng 08 năm 1996, như bạn thấy trong Hình 2.4. Tôi cũng nhận thấy những cổ phiếu dẫn dắt mạnh bắt đầu thiết lập điểm phá vỡ từ nền giá tốt. Đây luôn là tín hiệu tốt vì nó cho thấy một thị trường tăng giá mới đang bắt đầu. Những cái tên mạnh mẽ hơn thường là những cổ phiếu đầu tiên thiết lập đỉnh, và khi điều này xuất hiện cùng nhịp với tín hiệu mua trong mô hình định thời điểm thị trường của tôi, tín hiệu trở nên rất mạnh mẽ. Vì thế, bằng cách lắng nghe những cổ phiếu đang hét lên “hãy mua tôi đi”, tôi bắt đầu mua mạnh một lần nữa.
Tháng 12 năm 1996, một trong những vụ ồn ào nhất trên thị trường là nguy cơ khủng hoảng “Y2K”(1). Các công ty chuyên đi tìm giải pháp nhằm giúp hệ thống máy tính giải quyết vấn đề thay đổi ngày từ hai con số đầu của năm “19” sang “20” thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Nếu chỉ mua theo câu chuyện sinh ra từ vụ ồn ào trên thì chẳng có gì đáng nói, nhưng đáng nói ở chỗ, một số cổ phiếu “Y2K” như TSR Inc. (TSRI), Zitel Inc. (ZITL) và Accelerate Inc. (ACLY) đã được cả cộng đồng đầu tư bàn tán về phương thức chúng có thể chuyển nguy thành cơ khi đồng hồ chuyển sang ngày 01 tháng 01 năm 2000. Tôi chú ý đến các cổ phiếu này, vốn là những doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực khi chúng thiết lập điểm phá vỡ từ nền giá tốt. Vì thế tôi quyết định mua. Các vị thế mua này giúp tài khoản của tôi tảng hơn 100%, và tôi kết thúc năm với tỷ suất sinh lợi +121.57%. Phần lớn khoản lợi nhuận lớn này đến từ một đến hai cú homerun trong năm để bù đắp các khoản lỗ nhỏ. Nhìn chung, tuân thủ phương pháp mua cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt tại điểm pivot hợp lý, sau đó chuyển sang tiền mặt khi thị trường chung suy yếu sẽ làm tăng khả năng đạt được tỷ suất sinh lợi siêu hạng, tức trên 100% mỗi năm, nếu bạn đang ở trong một thị trường tăng giá. Nếu trong thị trường giảm giá, bạn vẫn có thể tạo được một hoặc hai cú homerun và dư để bù đắp các khoản lỗ nhỏ.
CHÚ THÍCH
(1)Y2K: Sự cố máy tính năm 2000 (còn được gọi là sự cố Y2K, lỗi thiên niên kỷ, hay đơn giản là Y2K) là sự cố máy tính diễn ra vào thời khắc đầu tiên bước sang năm 2000. Nguyên nhân là do các máy tính thế hệ cũ, các vi mạch đồng hồ điện từ cũ không thể nhận biết được sự khác biệt giữa các năm 2000 và 1900, bởi vì chúng được lộp trình với 2 chữ số cuối cùng của năm nhằm tiết kiệm dung lượng lưu trữ khi mà giá cả sản xuất phần cứng máy tính trong giai đoạn đầu còn đắt đỏ. Khi những máy này cộng thêm một con số vào sau 99 (Ví dụ 1), BIOS sẽ đặt lại số đếm thành 00. Vấn đề này là do máy tính nhận dạng ngày 01/01/00 (ngày 1 tháng 1 năm 2000) như là ngày 1 tháng 1 năm 1900. Trong việc thiết kế lập trình chương trình máy tính, hai chữ số của năm bị phát sinh lỗi khi chuyển từ x99 đến x00. Điều này
đã gây ra một số mặt hạn chế liên quan đến hoạt động không chính xác của ngày và thời gian sau ngày và giờ và sau ngày 1 tháng 1 năm 2000 gọi là ngày giới hạn hay với cái tên "chân trời sự kiện". Nếu như không được sửa chữa kịp thời thì hệ thống làm việc lâu dài sẽ bị phá vỡ khi "...97,98,99,00..." tăng dần theo thứ tự trở nên không còn hợp lệ trong thứ tự năm ví dụ như năm 19100. Vì sự cố này, công ty và các tổ chức trên toàn thế giới đã kiểm tra, sửa chữa, và nâng cấp hệ thống máy tính của họ. Mặc dù đã có các nỗ lực khắc phục hậu quà, số lượng các lỗi máy tính đã xảy ra khi đồng hồ chuyển sang năm 2000 vẫn là một ẩn số; một trong các lý do là do sự ngần ngại của các tổ chức khi báo cáo về vấn đề này.
1997 - GÌN GIỮ LỢI NHUẬN KHI KHỦNG HOẢNG CHÂU Á LAN RỘNG
Tôi mua cổ phiếu mạnh nhất trong tất cả những cổ phiếu mạnh, và rồi khi nhịp tăng tiếp tục, tôi bán những cổ phiếu yếu nhất để dành tiền cho những cổ phiếu mạnh mới vừa xuất hiện điểm phá vỡ. Tôi buộc mình dùng tiền có được từ bán cổ phiếu yếu để mua cổ phiếu mạnh. Thị trường tiếp tục xu hướng tăng giá cho đến tháng 10. Tiếp đó, tôi rất ngạc nhiên khi thấy chỉ mấy hôm sau, ngày 17 tháng 10, hầu hết các cổ phiếu của tôi bất ngờ có tín hiệu cảnh báo bán, vài ngày trước khi thị trường sụp đổ lần nữa. Cú bán tháo cực mạnh gây ra bởi khủng hoảng tiền tệ châu Á như trong Hình 2.6. Tôi không hề hay biết cuộc khủng hoảng sẽ xuất hiện, hay thị trường sẽ giảm mạnh đến thế. Nhưng đúng theo cách trước giờ tôi vẫn làm, tôi bán tất cả cổ phiếu khi có tín hiệu cảnh báo bán. Do đó, tôi được an toàn nhờ nắm giữ tiền mặt trước khi thị trường chung sụp đổ. Mức độ sụt giảm từ đỉnh tài khoản của tôi (ND: gọi là drawdown) chỉ là -6.5% so với mức sụt giảm -16.2% của chỉ số NASDAQ.
Hình 2.5: Đồ Thị Ngày của Chỉ Số NASDAQ Composite, 1997.
Dữ liệu cung cấp bởi eSignal, bản quyền 2010.
Hình 2.6: Đồ Thị Ngày của Chỉ Số NASDAQ Composite, 1997. Khủng hoảng Châu Á. Dữ liệu cung cấp bởi eSignal, bản quyền 2010.
CHÚ THÍCH
(*) Drawdown: là mức độ sụt giảm lớn nhất từ đỉnh tài khoản (equity) đến đáy tài khoản. Tuy nhiên, vì thuật ngữ này hiện được các nhà giao dịch sử dụng khá nhiều theo nguyên bàn từ tiếng Anh nên chúng tôi sẽ giữ nguyên ở nhiều phần trong cuốn sách này.
Thật tình cờ, tỷ lệ giao dịch chiến thắng so với thất bại của tôi vào năm 1997 ở mức thấp chưa từng có, với số giao dịch thất bại áp đảo số giao dịch lỗ theo tỷ lệ chừng 4:1, tức tỷ lệ thành công chỉ tầm 20%. Nhưng tài khoản của tôi vẫn tăng trưởng ba con số, dù chỉ ở mức sít sao (102% theo số liệu sổ sách của tôi, 98% theo số liệu kiểm toán của KPMG) vì những cú homerun mà tôi kiếm được tạo nên sự khác biệt. Tôi chỉ ra điều này để chứng minh cho bạn thấy, có lẽ số lượng giao dịch sinh lời là biến số ít quan trọng nhất trong phương
pháp đầu tư O’Neil. Phần trám lợi nhuận thu được trên một giao dịch là biến số quan trọng hơn rất nhiều. Thực sự, trong những năm thị trường tăng giá khác, tỷ lệ chiến thắng của tôi thường xấp xỉ 50%.
1998 - GỤC NGÃ NGAY TRƯỚC KHI THỊ TRƯỜNG CẤT CÁNH
Mặc dù thị trường tăng điểm khá mạnh trong quý đầu tiên năm 1998 nhưng các tháng còn lại, từ tháng 07 đến đầu tháng 10, lại vô cùng thử thách. Ngay sau khi thị trường đạt đỉnh vào giữa tháng 07, các cổ phiếu của tôi cho tín hiệu cảnh báo bán nên tôi chuyển sang tiền mặt vài ngày sau khi thị trường lập đỉnh. Tháng 09, thị trường có một nhịp tăng yếu ớt. Rất ít cổ phiếu chất lượng cao thiết lập điểm phá vỡ từ nền giá tốt, do vậy tháng đó chẳng có mấy cơ hội mua. Thế nhưng, tôi vẫn còn nhớ nhiều nhà đầu tư mua vào tháng 09 hấp tấp cho rằng nhịp tảng sẽ tiếp tục. Nhưng bước sang tháng 10, thị trường lại bị bán mạnh, hoàn toàn hạ gục ý chí của nhiều nhà đầu tư. Vào thời điểm đó, nhiều người đã rơi vào thua lỗ so với thời gian đầu năm. Hình 2.7 cho thấy cú nảy tăng giá vào ngày 08 tháng 10 khiến cho mồ hình của tôi tạo tín hiệu mua vào ngày 14 tháng 10. Tôi cũng nhận thấy một số cổ phiếu chất lượng cao thiết lập điểm phá vỡ từ nền giá tốt vào những ngày sau đó như eBay Inc. (EBAY). EBAY là một trong những thương vụ IPO thú vị nhất. Nó được xem là một trong những mô hình kinh doanh tốt nhất và có lợi thế là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực của mình, giống như Yahoo! (YHOO) trong mảng công cụ tìm kiếm và Amazon.com (AMZN) trong mảng bán lẻ trực tuyến. EBAY tiến hành IPO vào ngày 24 tháng 09, nhưng dù có mô hình kinh doanh xuất sắc, giá cổ phiếu vẫn mất hơn một nửa giá trị trong thị trường con gấu kinh hoàng khiến chỉ số NASDAQ giảm 33.1%. Mặc dù EBAY là một trong những công ty có mô hình kinh doanh cực tốt trên thị trường, nhưng nó vẫn không thể chống lại sự bán tháo của đám đông. Đây là ví dụ cho thấy, công ty có nền tảng cơ bản tốt chỉ là một nửa của câu chuyện đầu tư thành công. Bất kể công ty có yếu tố cơ bản tốt đến mức nào, thị trường con gấu cũng sẽ đánh gục giá cổ phiếu của nó.
Hình 2.7: Đáy của chỉ số NASDAQ Composite trên đồ thị ngày, 1998.
Dữ liệu cung cấp bởi eSignal, bản quyền 2010.
Khi mô hình định thời điểm thị trường của tôi cho tín hiệu mua ngay sau khi thị trường chung tạo đáy, vài ngày sau đến lượt EBAY có tín hiệu mua. Vào ngày 26 tháng 10, EBAY tạo khoảng trống tăng giá từ mẫu hình tôi đặt tên là U-pattern hoặc IPO-Uturn theo như cách Gil Morales gọi, thể hiện trong Hình 2.8. Mẫu hình U-pattern này rất hiếm và thường xuất hiện ở những cổ phiếu khỏe nhất, cổ phiếu mạnh đến nỗi nó không đợi để hình thành tay cầm, và độ dài nền giá thường 4 tuần hoặc ít hơn. Tôi thực hiện lượt mua đầu tiên ở EBAY khi có khoảng trống tăng giá và sau đó tiếp tục thực hiện lượt mua thứ hai khi cổ phiếu nảy lên từ MA 10 ngày. Tôi nhận ra những cổ phiếu khỏe nhất thường giao dịch kiến tạo quanh MA 10 ngày, lấy đường này làm hỗ trợ cho giá cổ phiếu trước khi tiếp tục tảng.
Hình 2.8: Đồ thị ngày eBay, Inc. (EBAY), 1998. Mẫu hình “IPO U-Turn.” Dữ liệu cung cấp bởi eSignal, bản quyền 2010.
Trong lúc đó, nhiều nhà đầu tư đã quá nản chí trước thị trường con gấu khủng khiếp bắt đầu từ tháng 07, do đó họ tỏ ra hoài nghi khi thị trường bật dậy vào tháng 10. Tôi nhớ có một vài người vẫn duy trì vị thế bán khống thị trường vào tháng 11 khi thị trường tăng như tên lửa. Và rồi thị trường tiếp tục tăng giá, buộc những ai trước đây lưỡng lự mua, hoặc là phải đóng vị thế bán khống hoặc thừa nhận mình sai và bắt đầu mua vào. Tuy nhiên, lúc này mới mua là đã trễ nên họ bỏ lỡ một số điểm phá vỡ tuyệt vời nhất. Đôi khi những cổ phiếu tốt nhất là những cổ phiếu đầu tiên nhanh chóng thiết lập điểm phá vỡ ngay sau khi xu hướng tăng giá mới bắt đầu, vì thế mang lại khoản lãi lớn nhất. EBAY chính là ví dụ tuyệt vời.
Quý 04 năm 1998 trở thành quý lãi đậm nhất của tôi. Khi nhóm ngành công nghệ trở thành nhóm dẫn sóng, cổ phiếu của doanh nghiệp nào có lợi thế tiên phong trong lĩnh vực của mình thường
tăng giá tốt hơn so với các cổ phiếu khác cùng ngành, điều này khiến chúng trở thành cổ phiếu dẫn dắt thị trường thực sự. Tôi lọc tìm những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt nhất, bao gồm yếu tố sở hữu mô hình kinh doanh tốt rồi nghiên cứu chúng có lợi thế là doanh nghiệp tiên phong hay không. Sau đó, tôi thu gọn danh sách này bằng cách nghiên cứu chi tiết từng cổ phiếu. Trong số ít những cổ phiếu lọt vào mắt xanh của mình, tôi đặt mức cảnh báo mua trong đầu để khi cổ phiếu giao dịch qua ngưỡng cảnh báo mua, phần mềm tôi sử dụng sẽ báo tôi ngay lập tức.
Quý 04 năm 1998 xuất hiện vấn đề mà tôi gán cho cái tên là “chuột sa chĩnh gạo.” Quá nhiều cổ phiếu tốt đang thiết lập điểm phá vỡ từ nền giá tốt nhưng lực mua nhanh chóng suy yếu, khiến tôi gặp khó khăn trong việc lựa chọn cổ phiếu và phải bán ra 14 - 17 vị thế trong giai đoạn này để dành tiền cho những cổ phiếu khác đang tạo điểm phá vỡ, sau đó tăng giá nhanh hơn. Tôi bán bót một nửa hoặc toàn bộ vị thế ở các cổ phiếu yếu nhất khi sức mạnh giá tương đối của chúng không cao và/hoặc nền tảng cơ bản không quá mạnh. Và thế là tôi có thể dồn tiền mua các cổ phiếu mạnh nhất khi thị trường chung tăng giá, điều này mang cho tôi lợi thế rất lớn. Nó đảm bảo rằng 200% số vốn đầu tư đang sử dụng (sử dụng hết hạn mức margin) của tôi được phân bổ khôn ngoan.
1999 - BONG BÓNG BÙNG NỔ
Một phần quan trọng của đầu tư thành công là biết khi nào các bối cảnh cơ bản của thị trường thay đổi dù thị trường chưa từng có biểu hiện như vậy trong quá khứ. Vào cuối những năm 1990, sự thay đổi này chính là thước đo lợi nhuận. Một vài cổ phiếu Internet tăng giá cực mạnh mà không hề có hoặc có rất ít lợi nhuận. Mặc dù lợi nhuận là một trong những biến số quan trọng nhất mà tôi sử dụng để đo lường tiềm năng của cổ phiếu, nhưng tôi nhận ra tăng trưởng doanh số là thước đo hữu ích đối với các cổ phiếu không có lợi nhuận. Hiểu câu chuyện về yếu tố cơ bản đằng sau mỗi cổ phiếu và hiểu cách Phố Wall tiếp nhận câu chuyện ấy ra sao đem lại lợi ích rất lớn, vì cổ phiếu có những đợt tăng giá mạnh là nhờ dòng liền tổ chức từ các quỹ tương hỗ, quỹ phòng hộ và quỹ hữu trí. Do yếu tố cơ bản
trên thị trường thay đổi, tôi ngộ ra rằng đôi khi thị trường thay đổi theo những cách khôn khéo, tinh tế và khó nhận thấy. Dù nhiều biến số cơ bản và kỹ thuật chủ chốt vẫn hoạt động hiệu quả từ chu kỳ này sang chu kỳ khác, từ đó hình thành nên cốt lõi trong chiến lược của tồi, những biến số khác lại có tuổi đời khá giới hạn. Điều này buộc nhà đầu tư phải theo dõi thị trường sát sao để nhận ra khi nào nên sử dụng biến số mới nhằm tăng cường lợi nhuận, cũng như khi nào biến số mất giá trị dự báo. Hãy thận trọng với các phương pháp hộp đen huênh hoang có thể sinh lợi mà không cần tinh chỉnh. Chúng có thể hiệu quả trong một hoặc hai chu kỳ thị trường nhưng cần được tinh chỉnh để phù hợp với thay đổi trong bối cảnh thị trường.
Vào quý 01 năm 1999, hầu hết các cổ phiếu có tín hiệu mua là cổ phiếu công nghệ vì Internet đang vươn đến rất nhiều khía cạnh công nghệ. Tôi luôn hành động theo những gì cổ phiếu và thị trường chung nói, vì thế tôi ở trạng thái full margin trong suốt xu hướng tăng của thị trường, cho đến ngày 13 tháng 04 khi chỉ số CBOE Internet Index (INX) đảo chiều ở trong Hình 2.9. INX là một thước đo rất tốt ghi lại thành tích thay đổi giá của nhóm cổ phiếu Internet. Tôi để ý nhiều cổ phiếu Internet đã đảo chiều hoặc đang cho tín hiệu đảo chiều sau khi tăng giá rất mạnh. Đồng thời, vào ngày trước đó, tức ngày 12 tháng 04, một số cổ phiếu thông báo họ dự định gắn thêm đuôi “.com” vào mình. Vài cổ phiếu đã tăng giá gấp đôi chỉ vì thông báo này. Dưới góc nhìn của tôi, hành động mua cực đoan này là một dạng đỉnh cao trào tạm thời đối với nhóm cổ phiếu Internet. Tiếp đến, ngày 14 tháng 04, trước khi thị trường mở cửa, tôi lưu ý nhiều cổ phiếu trong danh mục của tôi sắp tạo khoảng trông giảm giá nhỏ so với giá đóng cửa của ngày hôm trước(*). Sau vài phút giao dịch đầu tiên, các cổ phiếu này không thể tăng từ mức giá thấp khi mở cửa. Lưu tâm điều này và suy xét hành động giá trước hôm ấy, tôi đưa cho nhân viên của mình “tờ sô” các cổ phiếu cần bán chỉ vài phút sau khi thị trường mở cửa. “Tờ sớ” này bao gồm 14 trong số 16 cổ phiếu tôi nắm giữ, do đó tôi nhanh chóng giảm mức độ hiện diện trên thị trường của mình từ 200% xuống còn 35%. Tôi đặt lệnh bán được 20 phút thì chỉ số CBOE Internet Index (Hình 2.9) rớt mạnh, kéo các cổ
phiếu tôi vừa bán mấy phút trước quay đầu giảm theo chỉ số CBOE Internet Index giảm 9.6% khi đóng cửa ngày hôm đó.
CHÚ THÍCH
(*): Lưu ý ở Mỹ sau khi thị trường chính thức đóng cửa. Giao dịch Pre Market sẽ diễn ra giúp nhà đầu tư có được cái nhìn về diễn biến sau khi thị trường chính thức đóng cửa.
Hình 2.9: Đồ thị ngày CBOE Internet Index (INX), 1999.
Dữ liệu cung cấp bởi eSignal, bản quyền 2010.
Cùng ngày, một số cổ phiếu từng có mức tăng giá mạnh mẽ nhất đã giảm gấp đôi mức giảm của chỉ số CBOE Internet Index. Infospace, Inc. (INSP) trong Hình 2.10 giúp bạn hình dung cổ phiếu rớt giá nhanh nhu thế nào. Chỉ trong 6 ngày, INSP đã bị nghiến mất một nửa, rơi gần 50% từ đỉnh tới đáy.
Định thời điểm là tất cả, đặc biệt trong trường hợp xử lý các cổ phiếu có sức công phá lớn. Chúng tương tự như thuốc nổ, phải được xử lý cẩn thận, đặc biệt nếu bạn quyết định tập trung danh mục vào một nhóm ngành. Nếu tôi không hành động nhanh chóng khi nhìn thấy tín hiệu cảnh báo, có lẽ tôi sẽ trả lại cho thị trường phần lơn hơn nhiều từ lợi nhuận kiếm được trong quý 01 năm 1999. Mấu chốt ở đây là tôi đã có thể bán hầu hết các vị thế trong 20 phút. Ngày ấy, quy tắc của tôi là không nắm giữ tỉ trọng mỗi cổ phiếu lớn hơn 10% mỗi ngày. Hiện tại, thời thế thay đổi, nên đến năm 2010, tôi không để cho bất cứ mã cổ phiếu có tỉ trọng nhiều hơn 5% trên cơ sở trung bình mỗi ngày, đồng thời tập trung nhiều hơn vào các cổ phiếu có giá trị vốn hóa vừa và lớn, vốn có độ nhiễu ít hơn.
Hình 2.10: Đồ thị ngày Infospace (INSP), 1999.
Dữ liệu cung cấp bởi eSignal, bản quyền 2010.
Mặc dù quý 01 năm 1999 rất tuyệt vòi, nhưng quý 02 và quý 03 năm đó, như trong Hình 2.11, là khoảng thời gian tàn khốc nhất tôi
từng chứng kiến từ năm 1991 (năm đánh dấu lần đầu tiên tôi đánh bại được chỉ số thị trường chung). Năm 1999 là năm mô hình định thời điểm thị trường gặp phải drawdown lớn nhất -15.7% và tài khoản cá nhân có mức giảm mạnh nhất gần -50%. Mặc dù KPMG xác nhận drawdown của tôi chỉ vào khoảng -30%, nhưng thực tế drawdown của tôi lớn hơn, gần -50% vì tôi không cố tình không giao dịch một phần khá lớn tại tài khoản dành riêng cho mục đích thuế. Do đó, nền vốn tôi giao dịch nhỏ hơn nhiều so với vốn thực có trong tài khoản. Điều này dẫn tới drawdown của tôi lớn hơn con số KPMG công bố, nhưng cũng dẫn tới tỷ suất sinh lợi hàng năm lại lớn hơn so với số liệu KPMG. Tất nhiên, KPMG tuân theo chuẩn mực kế toán thông thường, vì thế không có cách tính phần kể trên vào con số.
Hình 2.11: NASDAQ Composite Index, 1999.
Dữ liệu cung cấp bởi eSignal, bản quyền 2010.
Dù ở góc độ nào, mức độ biến động cao của thị trường không xu hướng khiến nhiều nhà giao dịch sức cùng lực kiệt. Phải đến tháng 10, thị trường mới khôi phục lại xu hướng tăng. Cũng rất vui
khi tôi có thể nói rằng những giai đoạn như quý 02 và quý 03 năm 1999 là rất hiếm.
Nhưng nói gì thì nói, điều quan trọng là bạn phải luôn tuân thủ một chiến lược thành công, ngay cả trong thời điểm thuận lợi lẫn khó khăn. Tôi đã sống và trung thành với chiến lược của mình từ năm 1991. Điều này giúp tôi có tự tin để theo đuổi vào hệ thống ngay cả trong khoảng thời gian khốc liệt như quý 02 và quý 03 năm 1999. Dạo đấy, tôi không hề bị mất ngủ, mà thật ra, thị trường chưa làm tôi mất ngủ bao giờ. Mấu chốt là luôn hiểu tại sao bạn kiếm được tiền và mất tiền. Mô hình định thời điểm thị trường của tôi thể hiện rõ các đặc điểm của thị trường. Nếu mô hình gặp khó khăn trong việc kiếm ra lợi nhuận, chẳng hạn như giai đoạn quý 02 và quý 03 năm 1999, tôi tự nhận ra thị trường đang trong bối cảnh không bình thường. Như trường hợp này, thị trường vừa biến động mạnh vừa tương đối không có xu hướng, và điều này chính là gót chân Achilles của chiến lược theo sau xu hướng. May mắn ở chỗ, như cuốn sách Trend Folllowing (Giao Dịch Theo Sau Xu Hướng) của Michael Covel, cuốn sách mà tôi khuyến nghị nhà đầu tư nào cũng nên đọc, có trình bày rõ ràng, thị trường có khuynh hướng tồn tại xu hướng nhiều hơn là không. Do đó, các nhà quản lý danh mục thành công như Bill Dunn hay John Hemy có thể duy trì sự thành công của mình trong thành tích trải dài hơn 25 năm và đến giờ vẫn tiếp tục thành công. Điều này có nghĩa là, những giai đoạn sụt giảm tài khoản sâu là một phần không thể thiếu khi giao dịch theo sau xu hướng. Điều quan trọng là luôn tuân thủ với chiến lược trong cả khoảng thời gian thuận lợi lẫn khó khăn. Như Dunn, Henry, O’Neil và các nhà đầu tư theo sau xu hướng thành công khác, lợi nhuận trong khoảng thời gian thuận lợi sẽ hoàn toàn bù đắp được khoản lỗ trong giai đoạn thị trường khó khăn, không có xu hướng.
2000 - BONG BÓNG VỠ
Cuối năm 1999, Celera Genomics (CRA) trong Hình 2.12 đã công bố một thông báo quan trọng về việc lập bản đồ gen người, khiến cổ phiếu các công ty công nghệ sinh học tăng vọt. Nhóm cổ phiếu này tiếp tục tăng giá mạnh vào đầu năm 2000. Tương tự như trường hợp
nhóm cổ phiếu Internet trong đó nhiều doanh nghiệp không có lợi nhuận, đánh giá của thị trường (market perception) đóng vai trò quan trọng đối với cổ phiếu công nghệ sinh học, bởi nhiều công ty không hề có lợi nhuận mà cũng chẳng hề có doanh số. Thành ra tôi không có bất cứ biến số cơ bản nào để đánh giá doanh nghiệp, vì thế tôi áp dụng vào nhóm cổ phiếu công nghệ sinh học những gì mình học được về cách đánh giá của thị trường đối với nhóm cổ phiếu Internet. Nêu thị trường đánh giá triển vọng của nhóm này vô cùng tích cực do các quỹ đầu tư cùng chung niềm tin rằng doanh nghiệp có tiềm năng lớn, hành động giá/khối lượng của cổ phiếu sẽ thể hiện rõ điều này, bởi nó ghi lại động thái mua vào của nhà đầu tư tổ chức lớn. Đây chính là chìa khóa giúp tôi kiếm được tỷ suất sinh lợi ba con số vào năm 2000 bằng vị thế mua, trong khi các chỉ số thị trường chung như NASDAQ Composite lại giảm tới -40%.
Hình 2.12: Đồ thị ngày Celera Corp (CRA), 1999-2000.
Dữ liệu cung cấp bởi eSignal, bản quyền 2010.
Lĩnh vực công nghệ sinh học tạo đỉnh vào cuối tháng 02, ngay trước khi thị trường chung đạt đỉnh. Thị trường chung tạo đỉnh vào ngày 10 tháng 03 như trong Hình 2.13. Tôi nhanh chóng hạ margin trên tài khoản và chuyển sang nắm giữ tiền mặt khi từng cổ phiếu trong danh mục cho tín hiệu bán vào những hôm sau. Từ đó đến hết năm, thỉnh thoảng tôi mới mua và chỉ mua quy mô nhỏ, vì thể tôi đã bảo vệ được gần như toàn bộ lợi nhuận kiếm được trong quý đầu. Điều quan trọng cần nhớ là không được phép giao dịch quá mức, và có lẽ tốt nhất là không làm gì cả, chỉ ngồi yên nắm giữ tiền mặt khi thị trường không có hành động giá hợp lý. Có thể nói giao dịch quá mức là một trong những vấn đề khó vượt qua nhất, thậm chí với cả nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm. Thị trường sẽ lôi cuốn nhà giao dịch nhảy vào lại bằng cách tạo những hành động giá trông có vẻ ổn. Và hầu hết các nhà giao dịch thường thích năng động trong thị trường hơn là đứng yên. Nhưng thường thì tốt hơn hết, chúng ta nên ngồi yên và không làm gì nếu thị trường không có hành động giá đúng đắn. Theo kinh nghiệm của tôi, điều này nói dễ hơn là làm.
Hình 2.13: Đồ thị ngày NASDAQ Composite Index, 2000.
Dữ liệu cung cấp bởi eSignal, bản quyền 2010.
Sau đây là một lý do khác về việc nên đứng ngoài nếu nhu thị trường không hành động hợp lý. Nếu một người chỉ thực hiện 10 lệnh mua tối ưu trong một năm, và mỗi giao dịch lãi trung bình 10%, thì toàn bộ tài khoản sẽ tăng đến 159% trong năm đó nếu nhà giao dịch đầu tư toàn bộ tài khoản mỗi lần có điểm mua tối ưu xuất hiện. Trong thực tế, vì lý do quản trị rủi ro nên thậm chí nếu nhà giao dịch đầu tư với 25% tài khoản cho mỗi giao dịch, tài khoản của người này cũng sẽ tăng tới 40% trong năm đó. Tất nhiên, nhà giao dịch cần có bề dày kinh nghiệm sâu rộng để xác định thiên thời địa lợi nhân hòa, và hiểu không có gì bảo đảm trên thị trường tài chính. Tuy nhiên, nếu chúng ta lấy giai đoạn 2006-2009 làm ví dụ, thì cuối năm 2006 và năm 2007 là thời điểm phù hợp để mua. Chính trong những cơ hội này mà chúng tôi kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ trên thị trường. Sau đó, đầu tháng 09 năm 2009, GLD tạo tín hiệu mua hoàn hảo, và các cổ phiếu vàng khác cũng cho mua, vì chúng có mối tương quan chặt với
GLD. Tất nhiên, trong những năm ấy còn nhiều kịch bản đầu tư đẹp như mơ khác, cho chúng ta thêm nhiều cơ hội để kiếm lợi nhuận. Không phải mọi chuyện qua rồi thì nói gì cũng đúng, mà tôi đang nói dựa trên lợi nhuận thực tế của mình trong những khoảng thời gian đẹp như mơ dù ngắn ngủi này. Sai lầm của tôi là giao dịch quá mức trong những giai đoạn có bối cảnh kém tích cực.
Tình cờ, tôi để ý thấy O’Neil cũng không làm gì nhiều khi thị trường không có hành động giá hợp lý. Bạn có thể kiếm được cả gia tài bằng cách mua đúng cổ phiếu, đúng thời điểm lúc cơ hội gõ cửa. Mô hình xác định xu hướng thị trường của tôi luôn cho tín hiệu mua vào những giai đoạn như vậy, còn nếu chưa có, mô hình luôn chuyển qua tín hiệu mua chỉ vài ngày sau khi những cổ phiếu dẫn dắt đầu tiên tạo điểm phá vỡ thoát ra khỏi nền giá tốt. Bạn còn có thể cải thiện thêm thành tích của mình bằng cách học kỹ thuật bán khống (chúng ta sẽ bàn kỹ hơn trong Chương 6).
2001 - BÀI HỌC VỀ BÁN KHỐNG
Vào tháng 02, tôi tiến hành bổ sung vị thế (pyramid) cho lệnh bán khống Powershares QQQ Trust (QQQQ). Tôi còn nhớ lúc lợi nhuận tăng lên con số "khủng", tôi gọi đây là “giao dịch Modena.” Vào thời điểm đó, Ferrari Modena là mẫu xe mới và gây sốt nhất, có giá $250.000 kèm chi phí phụ. Vì thế, khoản lợi nhuận $500.000 trong giao dịch sẽ đủ mua chiếc xe này, sau khi trả đủ mọi khoản thuế như thuế cho nhà nước, thuế bang. Tôi hoàn thành giao dịch với lợi nhuận hơn $600,000, nhưng rốt cuộc chẳng bao giờ mua chiếc xe này. Tôi ngộ ra rằng dù luôn ao ước có chiếc xe này, tôi không mua vì việc sở hữu chiếc xe thật ra chẳng mấy quan trọng. Điều mấu chốt ở đây là về mặt tâm lý, tôi biết mình thừa tiềm lực tài chính để sở hữu chiếc xe, thế nhưng việc mua xe lại không thực sự cần thiết. Tôi cảm thấy hài lòng hơn khi giữ vốn trong tay để đầu tư trên thị trường tài chính. Qua những năm tháng cùng làm việc với O’Neil, tôi hiểu rằng cần phải giữ lối sống giản dị và đừng bao giờ dùng lợi nhuận để chi trả cho những thứ xa xỉ.
Và rồi vào tháng 03, tôi lại bán khống vị thế QQQQ. Tôi tiếp tục bổ sung thêm vị thế bán giống như trước, và lợi nhuận cuối cùng lên tới hơn $1.000.000. Vấn đề là lòng tham của tôi bắt đầu trỗi dậy, tôi cứ nghĩ thị trường sẽ tiếp tục bán đổ bán tháo, và khoản lợi nhuận hơn $1.000.000 của tôi sẽ hô biến thành $2.000.000 và thậm chí nhiều hơn thế khi thị trường cắm đầu. Tôi sử dụng đòn bẩy cao ở vị thế bán khống và không hề nghĩ đến hậu quả sẽ ra sao nếu như thị trường bật tăng mạnh trở lại sau khi bị bán tháo quá đà. Vào ngày 05 tháng 04, thị trường tạo khoảng trống tăng giá mạnh mẽ và duy trì đà tăng đến hết phiên hôm đó (Hình 2.14). Rốt cuộc, tôi đóng vị thế bán của mình vào cuối ngày. Tôi mất trắng hơn triệu đô trong vỏn vẹn một ngày. Lợi nhuận của tôi trong giao dịch này co hẹp từ hơn $1.000.000 về $100.000. Gil Morales đến văn phòng tôi, bắt tay và nói: “Cú đấy quả là bão táp.” Ông cho hay ông được phen thót tim khi nhìn tôi thực hiện giao dịch này. Bỗng nhiên tôi nhớ đến cuộc phỏng vấn với Victor Sperandeo trong cuốn sách Phù Thủy Thị Trường Tài Chính (Market Wizards) của Schwager khi ông kể lại mình bước vào một quán bar và nói với bartender, “Hôm nay tôi mới kiếm được $100,000. Cho tôi món uống gì đi.” Anh bartender bèn hỏi, “Sao mặt ông như mất sổ gạo thế kia? Lý ra phải vui như trẩy hội chứ?” Sperandeo đáp, “Vấn đề là ban sáng tôi có những $800.000”.
Hình 2.14: Đồ thị ngày NASDAQ Composite Index, 2001. “Cú giao dịch Modena” đã thảm bại không như mong đợi ban đầu!
Dữ liệu cung cấp bởi eSignal, bản quyền 2010.
Phần còn lại của năm 2001 không mấy sự kiện và chỉ có dăm ba khoản lỗ nhỏ. Cơ hội kiếm tiền không còn nên tôi hầu như đứng ngoài thị trường vì mô hình định thời điểm thị trường hoặc là cho tín hiệu bán hoặc cho tín hiệu trung hòa.
2002 ĐẾN NAY - THỊ TRƯỜNG LÌNH XÌNH ĐI NGANG VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA POCKET PIVOT
Năm 2002 cũng là một năm chẳng mấy biến động và tôi hầu như nắm giữ tiền mặt. Tôi vẫn còn nhớ nhiều quỹ đầu tư phải đóng cửa vào năm đó. Năm 2001 là cuộc tắm máu, năm 2002 cũng tàn bạo chẳng kém. Chỉ ít người còn trụ được trên thị trường. Khi chỉ số NASDAQ Composite rớt hơn 70%, thị trường xem chừng đã rơi vào tình trạng bán tháo quá đà. Vì thế, tôi quyết định mua một vị thế nhỏ
ở QQQQ để nắm giữ dài hạn. Tôi nhận ra thị trường có thể xuống thấp hơn nữa, nhưng nhìn lại lịch sử, thị trường luôn có một đợt hồi mạnh sau khi bị bán tháo quá mức. Điều này đã từng xảy ra sau đợt hoảng loạn năm 1907, sau Đại Suy Thoái khi thị trường mất hơn 90% giá trị, và sau những cú sụt giảm nghiêm trọng trong Thế kỷ 19.
Vì thế, năm 2002 vẫn là năm thành công dù chỉ với khoản lợi nhuận ít ỏi nhờ cú giao dịch kể trên, đã giúp tôi lật ngược các khoản lỗ nhỏ của mình. Tôi chỉ chịu những khoản lỗ nhỏ vì gần như đứng ngoài thị trường, an toàn ôm tiền mặt. Tuy nhiên, nếu tôi bán khống chỉ số thị trường chung khi mô hình định thời điểm thị trường cho tín hiệu bán thì tôi đã kiếm được khoản lợi nhuận kha khá. Điều này cũng đúng trong những năm khác. Do đó, nếu ngày trước tôi có khuynh hướng nắm giữ tiền mặt trong thị trường giảm giá thì sang năm 2009, tôi thay đổi quan điểm và chuyển sang bán khống chỉ số thị trường chung khi có tín hiệu bán. Năm 2008 gióng lên hồi chuông bán khống các chỉ số thị trường vì năm 2008 là năm mô hình định thời điểm thị trường của tôi hoạt động tốt, như có thể thấy trong Hình 2.15, do thị trường chung sụp đổ. Tỷ suất sinh lợi ở mức 31.1% là tốt, nhưng vẫn còn thấp hơn tỷ suất sinh lợi trung bình hàng năm trong dài hạn của mô hình là 33.1%. Nhưng khi tiến hành tối ưu hóa cho những ngày Bùng Nổ Theo Đà (tôi sẽ thảo luận chi tiết ở Chương 7), tỷ suất sinh lợi năm 2008 tăng lên +38.8%. Tôi là tip người cẩn tắc vô áy náy nên tôi thể hiện “tình huống tồi tệ nhất” là lãi +31.1%.
Hình 2.15: Đồ thị ngày NASDAQ Composite, “Cú Sập Tầm Ngầm Đấm Chết Voi" cuối năm 2008.
Dữ liệu cung cấp bởi eSignal, bản quyền 2010.
Lưu ý, mức tỷ suất sinh lợi trung bình +33.1% một năm của mô hình định thời điểm thị trường được kiểm định trên dữ liệu từ năm 1974 đến 2006 dựa trên 100% vị thế mua chỉ số NASDAQ Composite khi có tín hiệu mua (N), 100% mở vị thế bán khống (S) ở chỉ số NASDAQ Composite khi có tín hiệu bán (S) và 100% tiền mặt khi có tín hiệu cân bằng (N). Khi áp dụng mô hình vào thực tế từ năm 1991, tỷ suất sinh lợi trên tài khoản cá nhân và tổ chức của tôi lớn hơn vì tôi chỉ mua một số cổ phiếu dẫn dắt trong những giai đoạn mô hình cho tín hiệu mua.
Năm khó khăn nhất đối với mô hình là năm 2007, vì nó là một trong hai năm duy nhất mà mô hình thua lỗ trong tổng cộng 36 năm hoạt động. Mức lỗ 10.9% là do số lượng các tín hiệu giá/khối lượng lỗi khá lớn. Vào năm đó, cụm các ngày phân phối không dẫn tới thị trường giảm giá, mà thị trường lại tiếp tục tăng lên cao hơn. Điều này
cỏ thể là vì nhiều sự kiện vô tiền khoáng hậu xảy ra cùng lúc, bao gồm cả giai đoạn cuối của bong bóng nhà đất, giai đoạn đầu sụp đổ tài chính, thể hiện trên chỉ số XLF, và khởi nguồn của một cuộc suy thoái. Thật may mắn, những năm như 2007 là vô cùng hiếm, về tổng thể, mô hình định thời điểm tiếp tục giúp tôi ở đúng vị thế hết chu kỳ này đến chu kỳ khác. Hình 2.16 thể hiện mô hình định thời điểm của tôi trong cú sụp đổ năm 1987 và dư chấn sau đó.
Thập niên hiện tại, bối cảnh thị trường đi ngang, nén chặt thể hiện từ tháng 01 năm 2004 đến tháng 08 năm 2006 (Hình 2.17) dẫn tới rất nhiều thách thức mới cho nhà giao dịch, và tỷ suất sinh lợi của mô hình xác định xu hướng thị trường của tôi tuy vẫn vượt trội so với chỉ số thị trường chung nhưng có tỷ suất sinh lợi thấp hơn mức trung bình dài hạn là +33.1%/năm.
Nhưng thứ gì không giết được bạn sẽ khiến bạn trở nên mạnh mẽ hơn. Vào cuối năm 2005, tôi tiến hành một sự tinh chỉnh quan trọng trong chiến lược giao dịch của mình, cho phép tôi thực hiện mua lần đầu khi cổ phiếu còn ở trong nền giá, trước khi có điểm phá vỡ, phương pháp này được tôi đặt tên là mua “in the pocket.” Tôi sẽ thảo luận chi tiết hơn ở Chương 6. Sự tinh chỉnh này không chỉ hoạt động tốt hiện nay mà cũng hoạt động rất tốt cho dữ liệu quá khứ trong những năm 1970,1980 và 1990. Những ai đảng ký theo dõi The Gilmo Report có thể biết chúng tôi đã thảo luận chi tiết phương pháp này trong các báo cáo trước đó (bạn có thể tìm đọc ở www.gilmoreport.com). Kỹ thuật này sẽ cải thiện thành tích đầu tư của bạn khi gặp phải thị trường biến động khó lường, các hành động giá đi ngang để bật tăng lên cao hơn, chẳng hạn như giai đoạn 2004 - 2007 hoặc trong các xu hướng tăng giá ngắn từ tháng 09 năm 2006 đến tháng 11 năm 2006 và từ tháng 09 năm 2007 đến tháng 10 năm 2007.
Hình 2.16: Mô Hình Định Thời Điểm Thị Trường vào năm thị trường sụp đổ 1987, cho thấy nó đã hoạt động vượt trội so với thị trường chung.
Dữ liệu cung cấp bởi eSignal, bản quyền 2010.
Hình 2.17: Đồ thị tuần của S&P 500. Đây là ba năm khó khăn.
Dữ liệu cung cấp bởi eSignal, bản quyền 2010.
Giờ nhìn lại thì mọi sự đã rồi, giống như người ta hay nói "biết trước đã giàu". Giá mà vào năm 1990 tôi có kiến thức như hiện tại, tỷ suất sinh lợi của tôi sẽ còn cao hơn. Suy cho cùng, tất cả chúng ta đều là học trò của ngài thị trường, luôn luôn học hỏi, hoàn thiện và mong là có thể tiến bộ hơn. Điều này chính là thành tố làm hành trình đầu tư trở nên đặc sắc và thú vị.
CHƯƠNG 3
Gil Morales kiếm 11.000% như thế nào trên thị trường chứng khoán?
Đừng bận tâm khi nào hành động của bạn mới cho quả ngọt - chỉ cần tập trung vào hành động là đủ rồi. Quả ngọt sẽ đến khi thời điểm chín muồi. Đầy là một thói quen rèn luyện tinh thần rất nhiều ý nghĩa.
- Eckhart Tolle, Practicing the Power of Now -
Tháng 06 năm 1991 là thời điểm đánh dấu tôi bước chân vào giới đầu tư khi trở thành thực tập sinh Tư Vấn Tài Chính ở Merrill Lynch, chi nhánh tại Beverly Hills. Lúc đó, tôi kiếm được $2,000 một tháng, mức thu nhập không đủ để sống qua ngày ở bất cứ nơi nào tại Los Angeles mà không lo có ngày chết vì đạn lạc. Vì thế, tôi cắn răng chịu đựng, chuyển về sống cùng với bố mẹ, hy vọng con đường sự nghiệp môi giới chứng khoán mới manh nha của mình rồi đây sẽ minh khai đạo lộ. Rốt cuộc, mọi việc không quá tệ. sống cùng với bố mẹ chẳng khác gì sống chung nhà với đám bạn đồng lứa khác, mà tôi thì chẳng lạ lẫm gì điều này, vì suy cho cùng vào cái thời sau đại học, tôi đã sống chung với nhiều người, ngoại trừ việc “những người bạn cùng phòng” này không tiệc tùng thâu đêm suốt sáng và không bắt tôi trả tiền điện thoại.
Beverly Hills cũng là một nơi làm việc chừng như vô thực. Thì đấy, còn nơi nào bạn có thể lái con xe Dodge Colt 1991 và suýt chút nữa cán dẹp nữ diễn viên Jamie Lee Curtis khi cô này băng qua con đường Rodeo Drive(,) mà chẳng buồn nhìn trước ngó sau? Chưa dừng lại ở đấy, văn phòng Merrill Lynch ở Beverly Hills ngự trên hai tầng cao nhất của tòa nhà, với cửa hàng Sharper Image ngay ở đại sảnh. Một buổi chiều nọ, tôi đi xuống sáu tầng lầu để xuống tầng dưới cùng, tức tầng hầm thứ ba của bãi đỗ xe trong tòa nhà thì phát hiện chiếc xe của mình bị chặn bởi chiếc limousine cỡ khủng. Tôi bước đến cửa chiếc xe limo lúc này đang khép hờ để hỏi chủ nhân của nó xem có thể dịch xe ra một chút được không. Hóa ra người ngồi trong xe là ca sĩ Michael Jackson, ông cử đám nhân viên của mình lên Sharper Image để mua vài món đồ cho ông. Ông bảo tôi với chất giọng nhỏ nhẹ và rền rĩ đặc trưng của mình rằng ông không lái chiếc limo được. Tôi đành quay ngược lên cầu thang, hơi bực mình vì không thể lấy xe. Thấy thế, trợ lý của tôi bèn hỏi, “Tôi tưởng anh đi ra ngoài kia mà”.
CHÚ THÍCH
(*) Rodeo Drive là con đường chính dài hai dặm ở vùng đồi Beverly, Bang California, với đoạn phía nam của nó ở thành phố Los Angeles.
Tôi phân trần: “Tôi tính vậy, nhưng chiếc limo của Michael Jackson đang chặn chiếc xe của tôi”. Nghe đến đấy, một bầu đoàn các cô trợ lý văn phòng hú hét tán loạn, nháo nhào chạy xuống dưới tầng cốt để gặp Jackson, điều chẳng giúp ích tôi chút nào xét về cái khoản lấy xe ra khỏi bãi đỗ. Nói tóm lại, đó là một ví dụ về nhịp sống ở Beverly Hills, nó tô điểm thêm phần giải trí cho những tháng ngày mới chân ướt chân ráo vào nghề môi giới chứng khoán của tôi. Tôi không có gì than phiền bởi tôi nhận ra đây là nghề thú vị và cho tôi rất nhiều niềm vui, dù một gã lính mới như tôi phải cắn răng chịu đựng cái nhiệm vụ khó nhằn, ấy là lôi kéo khách hàng mở tài khoản mới và kiếm được một chân trong nghề. Hầu hết các nhân viên học việc đều không trụ được hai năm đầu tiên, nhưng may sao tôi không nằm trong số đó.
Năm 1991, tôi chẳng có xu nào để đầu tư riêng, nhưng tôi vẫn nhớ mình đạt được vài thành công ban đầu khi sử dụng phương pháp O’Neil để mua các cổ phiếu như Solectron (SLR) vào năm 1991 và Pyxis (PYXS) vào năm 1993 cho một số khách hàng. Lúc đó, tôi đang chập chững những bước đi đầu tiên trong nghề, tôi còn non tay đến độ khi tôi nhớ tay mình run lẩy bẩy khi viết phiếu lệnh đầu tiên cho một khách hàng mua 200 cổ phiếu SLR. Phải đến năm 1993, khi bà ngoại tôi qua đời và để lại cho tôi $3,000 thì cuối cùng tôi cũng có một chút vốn. Qua vài năm sau, tôi làm số tiền này tăng số lên một chút, và tiếp tục bổ sung nguồn vốn đầu tư bằng số tiền tiết kiệm, tiền thưởng nhờ làm môi giới ở Paine Webber, Inc. Vào giữa năm 1994. Sang năm 1995, tôi có thêm vài nghìn đô la để bỏ vào thị trường và tôi bắt đầu đầu tư khi thị trường bắt đầu nhịp chạy vào cuối năm 1994, đặc biệt là khi ngày “Bùng Nổ Theo Đà” chuẩn như sách giáo khoa của O’Neil xuất hiện, xác nhận một thị trường tăng giá mới vào ngày 14 tháng 12 năm 1994.
QUA CƠN BĨ CỰC ĐẾN HỒI THÁI LAI
Mặc dù thị trường bước vào xu hướng tăng giá mới, tôi khởi sự đầu tư một cách trầy trật. Đến tháng 04 năm 1995, tài khoản của tôi giảm hơn 30% trong khi thị trường đang ở trạng thái “xu hướng tăng được
xác nhận” gần 5 tháng! Tôi có thể thấy dòng sông róc rách chảy trước mặt mình, thế mà mỗi lần tôi định bụng đưa thuyền xuống sông là thuyền lại lật úp, khiến tôi càng lúc càng thối chí. Nhưng may sao, càng cáu giận thì tôi lại càng có khuynh hướng tập trung cao độ, vì thế tôi lao đầu vào hùng hục làm việc, châu đầu vào nghiền ngẫm cuốn tuần san Daily Graphs® kỹ hết mức có thể. Đến tận hôm nay, tôi vẫn nhớ rõ mồn một mùi mực in còn chưa kịp ráo trong những ấn bản mà tôi trực tiếp đến lấy ở ván phòng của O’Neil tại Marina del Rey (đến năm 1997 thì tôi chuyển qua đây làm) vào mỗi sáng thứ bảy khi nó vừa được in xong. Đối với tôi, thứ mùi ấy dễ chịu vô cùng.
Những nỗ lực không biết mệt mỏi cũng sớm được đền đáp khi tôi tình cờ biết đến một công ty phát triển bộ giải nén và mã hóa hình ảnh, âm thanh kỹ thuật số cho phép chúng ta nén video để có thể xem trên máy tính cá nhân hoặc chuyển cho người khác trên mạng Internet còn mới mẻ lúc đó. Vào năm 1995, đây là một công nghệ đột phá, và công ty sản xuất nó là C-Cube Microsystems (CUBE). Thời điểm đó, CUBE đang có 3 quý có tăng trưởng lợi nhuận cao ngất ngưởng lần lượt là: 700%, 1.000% và 375%. Doanh số cũng tăng 101% trong quý gần nhất và biên lợi nhuận sau thuế tính theo quý đạt mức cao kỷ lục 18.6%. ROE của CUBE rất khỏe, đạt mức cao nhất là 15.7%, và nhóm ngành của nó đang có sức mạnh giá (RS) xếp hạng #13. Đánh giá từ góc nhìn cơ bản, cổ phiếu đáp ứng mọi đặc điểm cơ bản mà tôi tìm kiếm.
CHÚ THÍCH
Hộp Nhịp Đập Thị Trường (Market Pulse) trong chuyên mục Bức Tranh Toàn Cảnh (The Big Picture) của Nhật Báo IBD sẽ có 3 trường hợp của dòng trạng thái (market outlook): "Confirmed Rally" nghĩa là Xu Hướng Tăng Được Xác Nhận; "Uptrend under pressure" nghĩa là "Xu Hướng Tăng Có Thể Bị Thay Đổi" và "Market in correction" nghĩa là "Thị Trường Đang Ở Trong Xu Hướng Giảm”. Xem chi tiết ở cuốn sách "Làm Giàu Từ Chứng khoán” do Happy Live xuất bản.
Những ngày ấy, tôi không quá kỹ lưỡng trong việc chọn điểm mua. Đơn giản là tôi sẽ mua nếu cổ phiếu xuất hiện điểm phá vỡ thoát khỏi vùng củng cố lớn để thiết lập đỉnh cao mới, giống như tôi mua CUBE khi nó thiết lập đỉnh cao mới vào ngày 16 tháng 05 năm 1995. Hình 3.1 minh họa đồ thị tuần của CUBE từ năm 1995 đến 1996, bạn có thể nhận thấy nền giá trông không rõ ràng ở khung thời gian này. Hình 3.2 là đồ thị ngày của cổ phiếu CUBE trong giai đoạn kể trên, bạn có thể thấy rõ sự xuất hiện của mẫu hình chiếc cốc- tay cầm, nhưng trên đồ thị tuần lại không rõ ràng. Tuy nhiên, vì tôi sử dụng sản phẩm Daily Graphs® của O’Neil hàng tuần, nên tôi chẳng quan sát gì ngoài đồ thị ngày, thành thử tôi mua tại điểm mà tôi đánh giá là điểm phá vỡ của mô hình chiếc cốc-tay cầm. Khi cổ phiếu vượt qua mức đỉnh của tay cầm tại giá 24, tôi tin rằng mình đã mua đúng tại điểm pivot của mẫu hình chiếc cốc-tay cầm.
Hình 3.1: Đồ thị tuần của C-Cube Microsystems (CUBE) vào năm 1995. Dữ liệu cung cấp bởi eSignal, bản quyền 2010.
Hình 3.2: Đồ thị ngày của C-Cube Microsystems (CUBE) vào năm 1999. Mẫu hình chiếc cốc tay cầm đang xuất hiện?
Dữ liệu cung cấp bởi eSignal, bản quyền 2010.
CƯỠI NHỊP TĂNG NHƯ TÊN LỬA
Nếu bạn xem Hình 3.2 và Hình 3.3 cùng một lúc, bạn có thể tìm thấy các điểm mua trong mẫu hình trên đồ thị ngày. Trong Hình 3.3, chúng ta nhìn thấy điểm phá vỡ đầu tiên để thiết lập đỉnh cao mới mà tôi mua ở điểm pivot cốc-tay cầm. Sau đó, cổ phiếu trải qua 5 tuần điều chỉnh kéo về điểm phá vỡ và khựng lại ở đây, trước khi bật dậy một lần nữa tại Điểm mua #2 trên đồ thị. Sau này nhìn lại, tôi thấy đó cũng chính là hành động kiểm định lại MA 10 tuần như bạn thấy trên đồ thị tuần ở Hình 3.1. Lúc đó, tôỉ không nhận thấy điều này vì tôi chỉ quan sát trên đồ thị ngày, nhưng với tôi nó giống điểm phá vỡ của mẫu hình chiếc cốc-tay cầm mini và tôi xem đó là một điểm mua hợp lý. Ngày nay, tôi gọi hành động giá ở Điểm mua #2 là điểm mua “pocket pivot”, chúng ta sẽ thảo luận chi tiết ở Chương 4.