🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Các Khái Niệm Cơ Bản Về Kinh Tế – Song Ngữ Anh – Việt Ebooks Nhóm Zalo Basic Economic Concepts - Các khái niệm cơ bản về kinh tế Basic Economic Concepts - Các khái niệm cơ bản về kinh tế (Song ngữ Anh - Việt) Nhà Xuất bản Tp. Hồ Chí Minh - 2010 Tạo ebook: Tô Hải Triều Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com Ebook thực hiện dành cho những bạn chưa có điều kiện mua sách. Nếu bạn có khả năng hãy mua sách gốc để ủng hộ tác giả, người dịch và Nhà Xuất Bản LỜI GIỚI THIỆU Cuốn sách này chứa đựng một loạt bài viết ngắn giải thích một cách khúc chiết các khái niệm cơ bản về kinh tế học và cung cấp các kiến thức nền tảng về kinh tế thị trường. Các bài viết này do Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) biên soạn. Đây là một chương trình hợp tác sau đại học giữa Trường Quản lý Nhà nước Kennedy của Đại học Harvard với Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Những người biên soạn đã chú trọng chọn lọc các khái niệm) các kiến thức cần thiết nhất và trình bày bằng một văn phong ngắn gọn, sinh động, nhiều khi dí dỏm, với những ví dụ gần gũi từ thực tiễn của đời sống kinh tế Việt Nam. Nhờ vậy mà các nội dung thuộc về kinh tế học vốn dĩ vẫn thường khô khan, khó hiểu đã trở nên sáng sủa, nhẹ nhàng, thú vị. Bên cạnh đó, việc thể hiện dưới dạng song ngữ Anh - Việt cũng đem lại một giá trị tăng thêm cho người đọc. Các bài viết này trước đây đã được đăng tải trên tờ Saigon Times Daily (thuộc nhóm thời báo Kinh tế Sài Gòn,) trong các năm từ 2002 đến 2004. Nay vì tính hữu ích của chúng đối với những sinh viên khoa kinh tế nói riêng và đông đảo những người có quan tâm đến kinh tế học nói chung, những người biên soạn đã tập hợp, hiệu đính, sắp xếp lại để làm thành cuốn sách này. Nhân đây, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã đồng ý cho xuất bản cuốn sách hữu ích này trong khuôn khổ Tủ sách Kiến thức của Saigon Times Foundation; đồng thời đóng góp toàn bộ tiền tác quyền vào Quỹ Saigon Times Foundation để sử dụng trong các đợt cấp học bổng vẫn được tiến hành liên tục từ nhiều năm qua. Saigon Times Foundation (Nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn) PART 1: MICRO ECONOMICS - KINH TẾ VI MÔ 1. Definitions Of Economics Some version of the traditional definition of economics is found in almost every introductory economics textbook: "Economics is the study of how scarce resources are most efficiently allocated among alternative goals." When an economist refers to "scarce resources," they do not necessarily mean something rare, like diamonds. They mean resources that are not available in unlimited quantity at zero cost. Thus, scarce resources include everything we can think of that might be used in producing any kind of good or service. Economists often classify resources into three types: capital, labor, and land. When an economist refers to an "efficient allocation," she means that the mix of inputs chosen to produce a given quantity of some good or service is the minimum cost mix of inputs. Finally, "alternative goals" simply means that people cannot have unlimited amounts of goods and services, so we have to choose among them. Because of this, economics is sometimes defined as the "study of choice." An excellent definition of economics was provided by the famous British economist John Maynard Keynes: "... economics is a way of thinking..." This definition reflects the fact that economists work with models that represent judicious simplifications of the real world. The real world is enormously complex, and thinking about all economic interactions at once is impossible. For any given issue, some economic interactions are important and some are not. Judicious simplifications enable economists to focus on the most important elements of an issue. If these definitions of economics are true, then economics is a powerful discipline, indeed. In subsequent articles, we will demonstrate that this is true. 1. CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ KINH TẾ HỌC Trong các sách giáo khoa nhập môn kinh tế học, ta có thể tìm thấy cách định nghĩa truyền thống như sau: "Kinh tế học là môn học nghiên cứu cách phân bổ một cách hiệu quả nhất những nguồn lực khan hiếm cho những mục tiêu phải lựa chọn khác nhau". Khi một nhà kinh tế đề cập đến "các nguồn lực khan hiếm", không nhất thiết đó phải là những gì hiếm có, chẳng hạn như kim cương, mà là những nguồn lực có số lượng hạn chế và có chi phí. Do đó, nguồn lực khan hiếm bao gồm tất cả những gì được sử dụng để sản xuất ra bất kỳ loại hàng hóa và dịch vụ nào. Các nhà kinh tế thường chia nguồn lực làm ba loại: vốn, lao động và đất đai. Khi nói đến sự phân bổ hiệu quả, nhà kinh tế muốn nói về một số lượng định mức hàng hóa và dịch vụ được sản xuất từ một tập hợp các nhập lượng có chi phí thấp nhất. Sau cùng, “các mục tiêu phải lựa chọn khác nhau ” đơn giản là do con người không thể có hàng hóa và dịch vụ với số lượng vô hạn, vì vậy họ phải chọn thứ này hay thứ khác. Vì vậy, kinh tế học đôi khi còn được xemlà "nghiên cứu về sự chọn lựa”. Nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh John Maynard Keynes đã đưa ra một định nghĩa rất xác thực:" .. kinh tế học là một cách tư duy..." Định nghĩa này nói lên một thực tế là các nhà kinh tế sử dụng những mô hình đơn giản hóa đời thực một cách hợp lý. Thực tại rất phức tạp, ta không thể nào xét đến tất cả các mối quan hệ tương tác kinh tế cùng một lúc. Trong một vấn đề nhất định nào đó, những mối tương tác kinh tế này có thể quan trọng, còn những mối tương tác kinh tế khác có thể không. Việc đơn giản hóa một cách hợp lý giúp các nhà kinh tế tập trung vào những yếu tố quan trọng nhất của vấn đề đó. Nếu những định nghĩa kinh tế học trên là đúng, kinh tế học thực sự là một môn học có ảnh hưởng lớn. Trong những bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ chứng minh thực tế này. (Saigon Times Daily ngày 3-6-2002) 2. Economic Specializations Economics is a discipline that covers virtually every area of human activity. When you decide where to buy lunch, when your father decides to save money for his daughter's education, when a company decides to hire more workers, when a worker decides to migrate fromthe countryside to the city, and when the government decides to let the exchange rate depreciate: each of these is an economic decision. Individual economists often develop interests in specific types of economic decisions, and they become specialists i n various fields of economics. The fundamental dichotomy in economic specializations is the division into microeconomics and macroeconomics. Microeconomics is concerned with the choices made by individual economic agents and with the behavior of prices and quantities in markets for specific goods or services. A consumer, a worker, and a firm are individual economic agents. The market for mangoes is a subject for microeconomics, as is the labor market. International trade is often considered to be a microeconomic field because the tools of microeconomics are used to analyze the choices facing individual countries in world markets. Macroeconomics is concerned with the behavior of the economy at an aggregate level. Important issues that macroeconomists study include economic growth, the rate of inflation, the national unemployment level, and the level of the exchange rate. Most economists specialize more narrowly than just in microeconomics or macroeconomics. Popular fields of study include Economic Development, International Trade, International Finance, Labor Economics, Public Finance, Banking and the Financial Sector, the Economics of Education, Environmental Economics, and Health Economics. Related subjects include Accounting and Financial Analysis, Marketing, and Project Appraisal. Economics students always begin by studying microeconomic principles and macroeconomic principles to establish the foundation for more detailed study of their fields of interest. Accordingly, the next few articles will focus on the basics of micro and macro. With this foundation in place, we will be well-prepared to move on to several particular fields. 2. CÁC CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ Kình tế học là môn học bao quát hầu như mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Mỗi một hoạt động sau đây đều là một quyết định kinh tế: Bạn chọn nơi ăn trưa, người cha tiết kiệm tiền để con gái học đại học, một công ty thuê thêm công nhân, một lao động di cư từ nông thôn lên thành phố, hay việc chính phủ quyết định giảm giá tỉ giá hối đoái. Cá nhân các nhà kinh tế thường hướng sự quan tâm vào các quyết định kinh tế cụ thể và trở thành những chuyên gia kinh tế thuộc các lĩnh vực khác nhau. Phân nhánh cơ bản trong các chuyên ngành kinh tế là kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. Kinh tế học vi mô chú trọng đến những lựa chọn của mỗi tác nhân kinh tế cùng với động thái về giá và lượng của một mặt hàng hay dịch vụ nào đó trên thị trường. Một người tiêu dùng, một công nhân, một công ty đều là những tác nhân kinh tế đơn lẻ. Thị trường xoài là một chủ đề của kinh tế học vi mô và thị trường lao động cũng vậy. Ngoại thương cũng tương tự vì các công cụ kinh tế học vi mô thường được dùng để phân tích những chọn lựa đối mặt với từng quốc gia trên thị trường thế giới. Kinh tế học vĩ mô xét hành vi của nền kinh tế theo cấp độ tổng gộp. Các nhà kinh tế vĩ mô nghiên cứu về những vấn đề quan trọng như tăng trưởng kinh tế, tỉ lệ lạm phát, mức thất nghiệp quốc gia và tỉ giá. Đa số các nhà kinh tế có chuyên ngành hẹp hơn là kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. Các chuyên ngành phổ biến gồm có Phát triển Kinh tế, Ngoại thương, Tài chính Quốc tế, Kinh tế Lao động, Tài chính Công, Khu vực Tài chính và Ngân hàng, Kinh tế Giáo dục, Kinh tế Môi trường, Kinh tế Y tế. Ngoài ra còn có các môn học liên quan như Kế toán và Phân tích Tài chính, Marketing và Thẩmđịnh Dự án. Các sinh viên học kinh tế luôn bắt đầu với những nguyên lý của kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô nhằm thiết lập nền tảng cho việc học sâu hơn về các lĩnh vực mà họ quan tâm. Chính vì thế, trong những bài viết tiếp theo chúng tối sẽ tập trung vào các nguyên tắc cơ bản của vi mô và vĩ mô. Trên nền tảng đó chúng ta sẽ sẵn sàng để đi sâu vào những lĩnh vực chuyên ngành khác. (Saigon Times Daily ngày 10-6-2003) 3. Invisible Hand Economists define efficiency in a way different from, say, engineers. An engineer would say that if cook stove A uses less energy to produce die same amount of heat as cook stove B, then cook stove A is more efficient. But the economist would say that the efficient cook stove is the one with the lower cost for a given amount of heat produced. Resources, the term in economics for the goods and services which are used to produce other goods and services, should be directed to those areas where society values them most. Many people in Ho Chi Minh City eat breakfast at small cafes or noodle stands. These people are directing their labor to where it will give them the most value - rather than spending time shopping, cooking and cleaning, they get to work earlier (or sleep a little later) by letting someone else cook breakfast for them. This society values good, inexpensive food that is readily available and resources have flowed into that industry. The sidewalks are crowded with food stalls and vendors. How does this work? It would seem to be more efficient to have market activities planned. Surely human intervention can do better than the chaotic, unrelated activities of buyers and sellers. Ah, but this is the beauty of market economics, and the genius of Adam Smith, who posited that the market is not chaotic at all, but instead is guided by an "invisible hand." As Smith pointed out, it is not the goodness of their hearts that motivates people to sell food on the street. They are motivated by theữ own self-interest in having goods and opportunities for themselves and their families. This "invisible hand" is what keeps resources flowing to those activities where they will have the most value, thereby increasing the "wealth of the nation." 3. BÀN TAY VÔ HÌNH Các nhà kinh tế định nghĩa hiệu quả theo cách khác với những kỹ sư. Nếu bếp lò A tiêu thụ ít năng lượng hơn trong khi cho nhiệt lượng tương đương với bếp lò B, một kỹ sư sẽ coi là bếp lò A hiệu quả hơn. Nhưng nhà kinh tế lại nói bếp lò hiệu quả là bếp tạo ra một lượng nhiệt với một chi phí thấp hơn. Kinh tế học gọi các hàng hóa và dịch vụ được dùng để sản xuất các hàng hóa và dịch vụ khác là nguồn lực, các nguồn lực này cần được hướng đến những khu vực mà ở đó chúng được xã hội đánh giá cao nhất. Nhiều người ở thành phố Hồ chí Minh ăn sáng tại các quán cà phê hay quầy phở. Họ phân bố sức lao động của mình vào chỗ có giá trị nhất cho họ - thay vì tốn thời gian đi chợ, nấu ăn, rửa dọn, họ có thể làm việc sớm hơn (hay ngủ muộn hơn) bằng cách để cho người khác chuẩn bị bữa sáng cho họ. Xã hội ghi nhận giá trị của thức ăn nhanh gọn, ngon với giá vừa phải. Các nguồn lực chảy vào ngành này, vỉa hè tràn ngập các quán ăn. Hệ thống hoạt động như thế nào? Dường như các hoạt động thị trường sẽ hiệu quả hơn nếu được đưa vào kế hoạch. Chắc chắn có con người can thiệp vẫn tốt hơn để các hoạt động của người mua và người bán tự diễn ra một cách hỗn loạn. Nhưng đây chính là nét đẹp của kinh tế học về thị trường và là thiên tài của Adam Smith, người đã nhận thấy thị trường thực ra hoàn toàn không hỗn loạn mà được dẫn dắt bởi một “bàn tay vô hình" Theo Smith thì người ta bán hàng trên phố không phải do động cơ của trái tim hào hiệp, mà là lợi ích trong việc mang lại hàng hóa và cơ hội cho bản thân họ và gia đình. Chính ‘‘bàn tay vô hình " làm cho nguồn lực chảy vào các hoạt động mà ở đó chúng có giá trị cao nhất, từ đó nâng cao “sự giàu mạnh của quốc gia". (Saigon Times Daily ngày 8-12-2002) 4. Opportunity Cost When an economic choice is made, economists measure the cost of that choice in terms of opportunity cost, which is defined as the value of the best alternative forgone. Self-employment provides an interesting example of opportunity cost. Suppose that you start a software firm. You rent office space, hire programmers, and sell software. Suppose that after one year, all of your direct costs can be listed as follows: Office rent: US$12,000 Salaries : US$24,000 Utilities : US$10,000 Total costs for the year are US$46,000. Also suppose that your software sales were US$48,000. You might be very happy with US$2,000 profit! However, the accounting profit that we just calculated is not the relevant measure of your success. Suppose that you could have worked for an international bank and earned US$8,000. Your forgone opportunity to earn US$8,000 is your opportunity cost. You have earned an economic loss of US$6,000. Another example concerns a university that wanted to expand, and which owned some land in a large city. One university official said that since the university already owned the land, it was "free." In fact, the land was not "free" because it had alternative uses. It could, for example, be sold and the money used to build on cheaper land. Opportunity cost is a useful concept for thinking about government activity. When government subsidizes some industry, the opportunity cost is the value of best alternative use for the money, such as education or health. The next article discusses how a market economy determines prices and ensures that resources flow to the highest-value uses. 4. CHI PHÍ CƠ HỘI Khi một chọn lựa kinh tế được thực hiện, các nhà kinh tế đo lường chi phí của chọn lựa đó dưới dạng chi phí cơ hội, được định nghĩa là giá trị của chọn lựa thay thế tốt nhất bị bỏ qua. Một ví dụ thú vị về chi phí cơ hội là tự kinh doanh. Bạn muốn thành lập một công ty phần mềm, bạn phải thuê văn phòng, tuyển lập trình viên và sau đó bán phần mềm. Sau một năm, chi phí trực tiếp là: Thuê văn phòng : 12.000 đô-la Mỹ Lương : 24.000 đô-la Các chi phí tiện ích : 10.000 đô-la Tổng chi phí trong năm là 46.000 đô-la. Giả sử doanh số phần mềm là 48.000 đô-la, bạn sẽ rất vui vì lợi nhuận là 2.000 đô la! Tuy nhiên, lợi nhuận kế toán tính theo cách này không đo lường chính xác sự thành công của bạn. Giả sử bạn có thể làm việc cho một ngân hàng quốc tế và kiếm được 8.000 đô-la. Vậy cơ hội kiếmđược 8.000 đô-la bị bỏ qua chính là chi phí cơ hội, theo đó bạn đã mất đi một khoản lợi kinh tế là 6.000 đô-la. Một ví dụ khác, một trường đại học muốn mở rộng cơ sở trên mảnh đất của trường ở một thành phố lớn. Một cán bộ trường cho rằng vì đất đã có sẵn nên “không phải tốn chi phí". Thật ra, mảnh đất trên vẫn có chi phí vì có thể được sử dụng vào mục đích khác. Nhà trường có thể bán mảnh đất này đi và dùng tiền để xây cơ sở trên một mảnh đất rẻ tiền hơn. Khái niệm chi phí cơ hội cũng rất hữu ích khi nói đến hoạt động của Chính phủ. Nếu một Chính phủ trợ giá cho các ngành, chi phí cơ hội chính là giá trị sử dụng khoản tiền này cho mục tiêu thay thế tốt nhất, chẳng hạn giáo dục và y tế. Những bài viết tiếp theo sẽ bàn về cơ chế xác định giá của thị trường, đảm bảo sao cho nguồn lực được sử dụng một cách tốt nhất. (Saigon Times Daily ngày 17-6-2002) 5. Markets: Supply And Demand Microeconomics is often called price theory because it focuses on the manner in which markets operate to determine the prices of goods and services. In microeconomics, a market is not a physical place where exchange takes place. Instead, a market represents the interaction between the demand and supply relationships. Demand is the relationship between the price of a good and the quantity demanded of that good, holding all other variables constant. Price is measured in money per unit and quantity demanded is measured in units consumers are willing and able to buy per time period. The law of demand specifies that the relationship between price and quantity demanded is inverse: as price rises, consumers decrease their quantity demanded. Supply is the relationship between the price of a good and the quantity supplied of that good, holding all other variables constant. Quantity supplied is measured in units producers are willing and able to sell per time period. The law of supply specifies that the relationship between price and quantity supplied is direct: as price rises, producers increase their quantity supplied. Equilibrium occurs at the price for which the quantity demanded equals the quantity supplied. If the market price is below the equilibrium price, quantity demanded by consumers exceeds quantity supplied by producers; if the market price is above the equilibriumprice, quantity demanded by consumers is less than the quantity supplied by producers. The next article describes how markets adjust until equilibrium is achieved. 5. THỊ TRƯỜNG: CUNG VÀ CẦU Kinh tế học vi mô thường được gọi là lý thuyết về giá vì môn này tập trung vào cơ chế xác định giá hàng hóa và dịch vụ của thị trường. Trong kinh tế vi mô, thị trường không phải là một địa điểm diễn ra trao đổi, mà chủ yếu nói lên mối quan hệ tương tác giữa cung và cầu. Cầu là mối quan hệ giữa giá của một mặt hàng với lượng cầu đối với mặt hàng đó, trong điều kiện những yếu tố khác không đổi. Giá được đo theo đơn vị tiền và lượng cầu được tính theo đơn vị hàng mà người tiêu dùng sẵn lòng mua và có thể mua trong một thời điểm. Quy luật cầu cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa giá và lượng cầu: khi giá tăng, lượng cầu của người tiêu dùng giảm đi. Cung là mối quan hệ giữa giá của một mặt hàng và lượng cung của mặt hàng đó, trong điều kiện các biến số khác không đổi. Lượng cung được tính theo đơn vị hàng mà nhà sản xuất sẵn lòng bán và có thể bán trong một thời điểm. Qui luật cung nêu lên mối quan hệ trực tiếp giữa giá và lượng cung: khi giá tăng, nhà sản xuất tăng lượng cung ứng. Tại một mức giá mà lượng cầu bằng lượng cung ta gọi là cân bằng thị trường. Nếu giá thị trường thấp hơn giá cân bằng, lượng cầu của người tiêu dùng sẽ vượt lượng cung của nhà sản xuất; nếu giá thị trường cao hơn mức giá cân bằng, lượng cần của người tiêu dùng sẽ ít hơn lượng cung của nhà sản xuất. Bài viết tiếp theo sẽ mô tả cơ chế điều chỉnh của thị trường để đạt mức cân bằng. (Saigon Times Daily ngày 24-6-2002) 6. Market Equilibrium (Market Clearing) If the market price is below the equilibrium price, the quantity demanded by consumers exceeds the quantity supplied by producers. The difference between quantity demanded and quantity supplied is called excess demand, or shortage. When a shortage exists, consumers who value the good most highly will offer sellers a higher price. As the price rises producers respond by increasing the quantity supplied and consumers respond by decreasing the quantity demanded. Once the quantity supplied and quantity demanded are equal, there is no further pressure for the price to rise,,and equilibrium has been established. If the market price is above the equilibrium price, quantity demanded by consumers is less than the quantity supplied by producers. The difference between quantity supplied and quantity demanded in this case is called excess supply, or surplus. When a surplus exists, producers compete by offering their goods to consumers for a lower price. As the price falls, consumers respond by increasing their quantity demanded and producers respond by decreasing their quantity supplied. Equilibrium is established when the price falls sufficiently that quantity demanded and quantity supplied are equal. Our analysis assumes that demand and supply are fixed relationships and that other variables, like consumer income, prices of other goods, and prices of inputs are constant (the ceteris paribus assumption). The next article will discuss how demand, supply, and market equilibrium respond to changes in these other variables. 6. CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG Khi giá trên thị trường thấp hơn mức giá cân bằng, lượng cầu của người tiêu dùng sẽ vượt lượng cung của nhà sản xuất. Chênh lệch giữa lượng cầu và lượng cung được gọi là dư cầu hay thiếu hụt hàng hóa. Khi một mặt hàng bị thiếu hụt, những người tiêu dùng nào đánh giá mặt hàng đó cao nhất sẽ trả giá cao hơn cho người bán. Khi giá tăng, nhà sản xuất sẽ phản ứng bằng cách tăng lượng cung và người tiêu dùng sẽ đáp lại bằng cách giảm lượng cầu. Một khi lượng cung và lượng cầu bằng nhau thì sẽ không còn áp lực tăng giá. Sự cân bằng lúc này đã được thiết lập. Nếu giá thị trường cao hơn mức giá cân bằng, lượng cầu của người tiêu dùng sẽ thấp hơn lượng cung của nhà sản xuất. Lúc này chênh lệch giữa lượng cung và lượng cầu được gọi là dư cung hay dư thừa hàng hóa. Khi đó, các nhà sản xuất sẽ cạnh tranh bằng cách chào bán với giá thấp hơn cho người tiêu dùng. Khi giá giảm, người tiêu dùng sẽ phản ứng bằng cách tăng lượng cầu và nhà sản xuất sẽ đáp lại bằng cách giảm lượng cung. Khi giá giảm xuống mức vừa đủ để lượng cung và lượng cầu bằng nhau thì cân bằng thị trường được thiết lập. Khi phân tích, chúng ta giả định các mối quan hệ cung và cầu là cố định trong khi các biến số khác như thu nhập của người tiêu dùng, giá các loại hàng hóa khác, giá của nhập lượng là không đổi (theo giả định ceteris paribus,). Bài viết kỳ sau sẽ bàn về phản ứng của cung, cầu và cân bằng thị trường khi các biến số này thay đổi. (Saigon Times Daily ngày 1-7-2002) 7. Changes In Demand That Affect Market Equilibrium Previous articles discussed market equilibrium and defined demand and supply as the relationships between prices and quantities, holding other variables constant. This article describes how equilibrium responds to changes in consumer incomes, prices of substitute goods, and prices of complementary goods. I f consumer incomes increase, then at any price, consumers increase quantity demanded, so demand increases. If demand increases at the equilibriumprice, the quantity demanded exceeds the quantity supplied and the price is bid up. Producers respond by increasing the quantity supplied. Price rises until a new equilibrium is established; the new equilibrium price is higher and the new equilibrium quantity is higher. When the price of seafood increases, consumers seek substitutes. Pork is a substitute for seafood, so at every price for pork the quantity demanded increases. The increase in the price of seafood induces an increase in demand for pork: the result is that the equilibrium price and quantity of pork both increase. Gasoline and tires are complementary goods: they are used together. When the price of gasoline increases, consumers drive less, so they replace their tires less frequently: the demand for tires decreases. Producers compete by reducing the price of tires, and by reducing the quantity of tires that they supply. The tire market reaches a new equilibrium at a lower price and smaller quantity. As exercises, readers may analyze equilibrium responses to decreasing consumer incomes or decreasing prices of substitute or complementary goods. 7. NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG Trong các bài viết trước, chúng ta đã thảo luận về cân bằng thị trường và định nghĩa cung cầu theo mối quan hệ giữa lượng và giá, trong khi các yếu tố khác không đổi. Bài viết này sẽ mô tả phản ứng của cân bằng thị trường đối với những thay đổi như: thu nhập của người tiêu dùng, giá các hàng hóa thay thế hay hàng hóa bổ sung. Nếu thu nhập của người tiêu dùng tăng, họ cũng sẽ tăng lượng cầu hàng hóa ở mọi mức giá, do đó cầu tăng. Từ mức giá cân bàng, khi lượng cầu tăng lên vượt lượng cung thì giá sẽ bị đẩy lên. Nhà sản xuất đáp ứng bằng cách tăng lượng cung. Giá sẽ tăng đến khi một sự cân bằng mới được thiết lập; ở đó lượng và giá mới đều cao hơn ban đầu. Khi giá hải sản tăng, người tiêu dùng sẽ tìm hàng hóa khác để thay thế hải sản. Một trong những mặt hàng đó là thịt heo, lúc này dù đang ở bất kỳ mức giá nào thì cầu thịt heo cũng tăng lên. Giá hải sản tăng khiến cho cầu thịt heo tăng: kết quả là cả giá lẫn lượng thịt heo cân bằng trên thị trường đều tăng. Xăng và lốp xe là hai loại hàng bổ sung cho nhau vì chúng được sử dụng cùng lúc. Khi xăng lên giá, người tiêu dùng bớt dùng xe, do đó không phải thường xuyên thay lốp xe nên cầu lốp xe giảm. Các nhà sản xuất lốp xe cạnh tranh bằng cách giảm giá bán và giảm sản lượng cung ứng. Khi đó thị trường lốp xe đạt được mức cân bằng mới với giá và lượng thấp hơn ban đầu. Bạn đọc có thể thực tập phân tích sự cân bằng đáp ứng với các tình huống: cho thu nhập của người tiêu dùng giảm, giảm giá hàng hóa thay thế hay hàng hóa bổ sung. (Saigon Times Daily ngày 8-7-2002) 8. Changes In Supply That Affect Market Equilibrium This article describes how market equilibrium responds to changes in input prices and technology. Input prices may rise due to increased demand for the inputs or due to factors like tariffs on imported inputs. When input prices increase, producers have to sell their products at higher prices. As the price is bid up, some consumers will reduce the quantity of the product that they buy. The new equilibrium price is higher and the new equilibrium quantity is lower: consumers and producers are worse off. If an input price declines, producers may compete with each other by passing the cost savings to their consumers, i.e., they lower their product prices. As the product price falls, some consumers will increase the quantity of the product that they buy. The new equilibrium price is lower and the new equilibrium quantity is higher: consumers and producers are better off. Improving technology makes it possible to produce a given quantity of a product at lower unit cost. Competing firms can then sell their product at a lower price; as price falls, consumers buy more units of the goods. Again, consumers and producers are better off. In a well-functioning market economy, competing firms strive to adopt the technology that allows them to produce at lowest cost, given local input prices, so that they can sell more of their product domestically and possibly on export markets. Inefficient firms fail, and the average productivity of the industry rises. 8. NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CUNG TÁC ĐỘNG ĐẾN CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG Bài viết này mô tả phản ứng của cân bằng thị trường khi giá nguyên liệu và công nghệ thay đổi. Giá nguyên liệu có thể tăng do cầu nguyên liệu tăng hoặc do những nhân tố khác ví dụ như tăng thuế nhập khẩu nguyên liệu. Khi đó, các nhà sản xuất phải nâng giá bán sản phẩm. Khi giá bán tăng lên, một số người tiêu dùng sẽ mua ít đi. Lúc này giá cân bằng mới sẽ cao hơn trong khi lượng cân bằng mới thì thấp hơn: cả người tiêu dùng lẫn nhà sản xuất đều bị thiệt. Nếu giá nguyên liệu giảm, các nhà sản xuất có thể cạnh tranh với nhau bằng cách để người tiêu dùng được hưởng khoản chi phí tiết kiệm, nói cách khác là hạ giá bán sản phẩm. Khi đó, một số người tiêu dùng sẽ tăng lượng sản phẩmmà họ mua. Giá cân bằng mới lúc này sẽ thấp hơn và lượng cân bằng mới thì cao hơn: cả người tiêu dùng lẫn nhà sản xuất đều được lợi. Cải tiến công nghệ sẽ giúp giảm giá thành sản phẩm, với một mức sản lượng cho trước. Khi đó các công ty cạnh tranh có thể bán sản phẩm với giá thấp hơn; khi giá giảm, người tiêu dùng sẽ mua hàng nhiều hơn và cả bai bên đều được lợi. Trong một nền kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả, với giá nguyên liệu nội địa cho trước, các công ty cạnh tranh sẽ nỗ lực ứng dụng công nghệ sao cho chi phí sản xuất là thấp nhất. Nhờ vậy, họ có thể bán nhiều sản phẩm ra thị trường trong nước và có thể xuất khẩu. Các công ty kém hiệu quả sẽ thất bại, năng suất bình quân cả ngành sẽ tăng lên. (Saigon Times Daily ngày 15-7-2002) 9. Economists Love Motorbikes Economists love the motorbike market because it provides good examples for illustrating the effects described in previous articles. These effects may occur simultaneously, and the changes in equilibrium price and quantity reflect all of them. However, for clarity we describe each effect individually. First, consumer incomes have been rising for several years. As expected, this has increased the demand for motorbikes. For some time, the strong demand made it possible for motorbike sellers to increase prices. Second, the strong demand for motorbikes induced Chinese producers to target the Vietnamese market for their exports. The supply of low-price (and low quality) motorbikes increased rapidly and a large number of consumers bought these instead of locally assembled motorbikes: the demand for locally-assembled motorbikes decreased. The equilibrium price and quantity of locally-produced motorbikes decreased as a result. Honda responded by introducing a new model, Wave Alpha, that was price-competitive with the Chinese products and higher quality. Consumers benefited from this competition: they now have a wider variety of motorbikes to choose from, and at lower prices. Third, the Vietnamese government uses trade policy to support the domestic producers of motorbike components. The tariff on imported motorbike parts increases if motorbike producers have smaller domestic content in their products. The increased cost due to the tariff increases the equilibrium price for the assembled motorbike and reduces the equilibrium quantity of assembled motorbikes. Domestic motorbike assemblers and domestic consumers bear higher costs while domestic parts producers ride happily down the boulevard. 9. CÁC NHÀ KINH TẾ HỌC YÊU THÍCH XE MÁY Các nhà kinh tế học yêu thích thị trường xe máy vì đây là một ví dụ rõ nét về những tác động đối với cân bằng thị trường như đã mô tả trong những bài viết trên đây. Các tác động này có thể xảy ra cùng lúc và được phản ánh qua những thay đổi về giá và lượng cân bằng. Tuy nhiên, để phân biệt ta sẽ trình bày rõ từng tác động một. Tác động thứ nhất, thu nhập người tiêu dùng đã gia tăng trong những năm gần đây khiến cho nhu cầu mua xe máy cũng tăng theo. Trong một khoảng thời gian nhất định, mức cầu cao làm cho người bán xe máy có thể tăng giá. Tác động thứ hai, do cầu tiêu dùng xe máy ở Việt Nam tăng mạnh nên các nhà sản xuất Trung Quốc chọn Việt Nam làm thị trường xuất khẩu xe máy. Cung xe máy với giá rẻ (với chất lượng thấp) tăng nhanh và một lượng lớn người tiêu dùng đã chọn mua xe Trung Quốc thay vì mua xe lắp ráp trong nước: lúc này cầu xe máy lắp ráp trong nước giảm dẫn đến giá và lượng cân bằng ở thị trường xe máy nội địa giảm. Công ty Honda phản ứng bằng cách trình làng một mẫu xe mới, đó là Wave Alpha, với giá tương đương giá xe Trung Quốc nhưng chất lượng tốt hơn. Kết quả là người tiêu dùng được lợi từ sự cạnh tranh này: họ có nhiều chọn lựa hơn với giá thấp hơn. Tác động thứ ba, Chính phủ Việt Nam áp dụng chính sách thương mại hỗ trợ các nhà sản xuất linh kiện xe máy trong nước. Nếu sản phẩm xe máy của các nhà sản xuất có hàm lượng nội địa thấp thì họ phải chịu thuế nhập khẩu linh kiện cao. Chi phí tăng do thuế nhập khẩu sẽ đẩy giá thành lắp ráp xe máy lên và hạ thấp sản lượng xe máy lắp ráp lúc này đang ở trạng thái cân bằng. Các nhà sản xuất xe máy lắp ráp và người tiêu dùng nội địa phải chịu phí tổn cao hơn trong khi các nhà sản xuất linh kiện trong nước cưỡi xe bát phố một cách khoái chí. (Saigon Times Daily ngày 22-7-2002) 10. Markets And Resource Allocation Several articles have described changes in market equilibrium in terms of changes in price and quantity. These changes have important implications for resource allocation. Economists typically refer to three types of resources: labor, capital, and land. Sometimes entrepreneurship is added to the list. Labor refers to productive services people provide, including physical work and intellectual work like business management. In microeconomics capital means physical capital: buildings and machines. Land includes land surface and resources that may lie above or below the land. Resource allegation to production of alternative goods and services depends on prices that are determined by markets. If consumer demand for particular goods increases, the price rises. The higher price induces entrepreneurs to organize resources to produce more of the popular goods; new producers mây even enter the market. In a competitive environment, producers have strong incentives to select technologies and resources to produce cost-efficiently. The sequence of events set off by an increase in consumer demand is beneficial for consumers, for producers, and for resource owners. Keep in mind that individual citizens may be all of these; most of us are both consumers and owners of labor resources. Of course, this sequence can be reversed. If consumer demand falls, the price of the good falls, then resources are released from producing that good and must be deployed in their next best alternative. In a market economy, the price mechanism guides resource allocation to the goods and services that consumers want. 10. THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ PHÂN BỔ NGUỒN LỰC Các bài viết trước đã mô tả sự thay đổi của cân bằng thị trường thông qua những thay đổi giá và lượng. Những thay đổi này có quan hệ mật thiết đến sự phân bổ nguồn lực. Các nhà kinh tế thường đề cập đến ba loại nguồn lực: lao động, vốn và đất đai. Đôi khi họ còn thêm vào yếu tố tinh thần sáng tạo kinh doanh. Khi nói lao động người ta nói đến hoạt động sản xuất do con người thực hiện, gồm hoạt động chân tay và hoạt động trí óc, chẳng hạn như hoạt động quản lý kinh doanh. Trong kinh tế vi mô, vốn có nghĩa là vốn vật chất: nhà xưởng và máy móc. Đất đai gồm có mặt bằng và các nguồn lực nằmbên dưới hay trên mặt đất. Việc phân bổ nguồn lực để sản xuất hàng hóa và dịch vụ thay thế lẫn nhau phụ thuộc vào giá do thị trường quyết định. Nếu nhu cầu tiêu dùng một hàng hóa tăng thì giá sẽ tăng. Giá tăng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp vận dụng nguồn lực để sản xuất nhiều hơn mặt hàng đang ăn khách; ngay cả các nhà sản xuất mới sẽ tham gia thị trường. Trong một môi trường cạnh tranh, các doanh nghiệp có động lực cao để chọn lựa công nghệ và nguồn lực nhằm sản xuất với chi phí thấp. Bắt đầu từ việc tăng nhu cầu tiêu dùng, chuỗi sự kiện tiếp theo sẽ có lợi cho cả người tiêu dùng, nhà sản xuất và chủ sở hữu nguồn lực. Lưu ý là mỗi cá nhân có thể là tất cả những đối tượng này; phần lớn chúng ta vừa là người tiêu dùng vừa là chủ sở hữu nguồn lực lao động. Tất nhiên, quá trình trên có thể là ngược lại. Nếu nhu cầu tiêu dùng một mặt hàng giảm, giá sẽ giảm, khi đó nguồn lực dùng để sản xuất mặt hàng này được giải