🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Các Chủ Tịch Kgb - Những Hồ Sơ Lộ Sáng
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
Các chủ tịch KGB - Những hồ sơ lộ sáng
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG
HÀNỘI 2001
Dịch từ nguyên bản tiếng Nga
Các Chủ tịch KGB
Những bí mật số phận được khám phá Tác giả Leonid Mlechin
https://thuviensach.vn
LỜI GIỚI THIỆU
Cuốn sách các bạn cầm trên tay của tác giả Nga Leonid Mlechin là một cuốn sách đặc biệt vì nó kể về những người lãnh đạo một công tác mà ở Liên Xô trước đây và Nga hiện nay gọi là "công tác đặc biệt"; và bản thân những người đó cũng có những số phận đặc biệt. Đó là các Chủ tịch KGB.
Cơ quan an ninh Liên Xô được thành lập từ những ngày đầu cách mạng tháng Mười với nhiệm vụ trấn áp các lực lượng phản cách mạng trong nước để bảo vệ chính quyền với tên gọi là Ủy ban đặc biệt, về sau đã trở thành một cơ quan kiểm soát toàn diện xã hội và một cơ quan tình báo quốc tế bậc nhất. Với tên gọi là KGB từ năm 1954, cơ quan quyền lực hùng mạnh này đã trở thành nỗi kinh hoàng đối với số đông người và niềm kính nể đối với đồng nghiệp an ninh quốc tế.
KGB là một hiện tượng lịch sử trong thế kỷ 20, nó được xây dựng bằng công sức, trí tuệ và cả xương máu của nhiều thế hệ người Xô viết. Suốt 74 năm tồn tại Liên Xô (1917 - 1991); KGB sống song hành cùng Liên Xô. Những chặng đường các Chủ tịch KGB đã đi là những chặng đường của lịch sử Liên Xô vinh quang và cay đắng. Và số phận cá nhân vừa oanh liệt vừa bi thảm của họ cũng không nằm ngoài lịch sử đó.
Đây là lần đầu tiên, một cuốn sách kể về cuộc đời và sự nghiệp của tất cả các Chủ tịch KGB (mười bảy vị) từ thời Lênin cho đến khi Liên Xô tan rã.
Đọc cuốn sách này, người ta hiểu biết thêm nhiều về lịch sử chính trị và an ninh Liên Xô. Trong sách có đề cập đến những lãnh tụ và nhân vật lịch sử như Lênin, Stalin, Trotski và một số nhân vật còn có những đánh giá khác nhau như Beria, Tukhachevski và một số vụ việc còn nhiều bí ẩn như vụ ám sát Kirov, "Vụ án các bác sĩ", vụ "Đảng bộ Lêningrad "v.. v... Một số sự kiện lịch sử như việc Stalin bắt tay với Hitle để trì hoãn chiến tranh, sự biến ở Hung-ga-ri năm 1956 v.v... được đề cập và phân tích khá sâu trong mối quan hệ chính trị - ý thức hệ - an ninh.
https://thuviensach.vn
Sách cũng cung cấp thêm tư liệu và lý giải về những diễn biến nhân sự ở hậu trường trong những bước ngoặt lớn chuyển giao lãnh đạo của Liên Xô. Hầu hết các nhà hoạt động nhà nước nổi tiếng của Liên Xô được nhắc đến trong sách này.
Đây không phải là cuốn sách về một ngành công tác. Đây là câu chuyện kể về những bước ngoặt lịch sử của đất nước Liên Xô, mà trên mỗi bước ngoặt đó đều có vai trò của KGB.
Do đó nó không chỉ bổ ích về nghiệp vụ mà còn có giá trị nghiên cứu, tham khảo rất quý đối với đông đảo bạn đọc.
L.Mlechin trong mấy năm gần đây là một tác giả ăn khách ở Nga, vì sách của ông thường viết về đề tài an ninh, trên cơ sở khai thác kho tư liệu lưu trữ phong phú của Liên Xô và KGB. Tuy nhiên, nằm trong trào lưu tư tưởng dân chủ cấp tiến của xã hội Nga hiện nay, tác giả có xu hướng phân tích một cách phê phán đối với lịch sử nước nhà, đối với Stalin.
Đó là điều phổ biến và khó tránh được hiện nay. Nhiều điều đã được biết hoặc trở thành bình thường đối với xã hội Nga có thể không được chấp nhận hoặc chia sẻ đối với chúng ta. Mặc dù vậy, giới thiệu cuốn sách này với độc giả kính mến, chúng tôi tin rằng cuốn sách có giá trị tái hiện lịch sử sinh động, lại được viết bằng giọng văn chính luận hấp dẫn, chắc chắn nó sẽ mang lại cho bạn đọc nhiều điều bổ ích và phát hiện lý thú.
Dịch giả HÙNG SƠN
https://thuviensach.vn
THỜI LÊNIN
https://thuviensach.vn
CHƯƠNG I
FELIX EDMUNDOVICH DZERJINSKI
Chủ tịch Ủy ban đặc biệt toàn Nga (từ tháng 12/1917 đến tháng 2/1922). Cục trưởng Cục chính trị quốc gia (từ 2/1992-7/1926).
Ban đầu, không ai ở nước Nga đánh giá hết được ý nghĩa của sắc lệnh thành lập Ủy ban đặc biệt toàn Nga, được thành lập trong những ngày đầu sau cách mạng tháng Mười, nhằm mục đích đấu tranh chống phản cách mạng và sự phá hoại ngầm của các viên chức cũ đối với chính quyền mới, tổ chức tiền thân này của KGB với tên gọi giản dị là VSK hoặc SK (viết tắt tiếng Nga của "Ủy ban đặc biệt toàn Nga") sẽ là nỗi kinh hoàng của khá đông người suốt gần hai thập kỷ.
Hiện nay ở Xanh Petecbua, góc giữa phố Gorokhova và đại lộ Admiral vẫn còn giữ lại ngôi nhà mà tháng 12/1917 đã từng là trụ sở thành lập Ủy ban đặc biệt mà Chủ tịch đầu tiên là Felix Edmundovich Dzerjinski.
Dzerjinski sinh ngày 30/8/1877 tại tỉnh Vilen, hiện nay thuộc Minsk (Belarus) trong một gia đình địa chủ nhỏ. Đang học dở trung học, năm 18 tuổi ông tham gia "Đảng Xã hội - Dân chủ của Ba Lan và Litva". Từ đó đến năm 1917, ông chỉ làm công tác Đảng, trở thành một nhà cách mạng chuyên nghiệp như người ta thường gọi.
Năm 1897, Dzerjinski bị bắt và đưa đi đầy 3 năm ở Viatka, được một năm thì trốn thoát về Vilno, từ đó chạy sang Varsava tuyên truyền trong công nhân. Năm 1900 Dzerjinski lại bị bắt, ngồi tù ở Varsava hai năm rồi bị đi đầy ở Sibir năm năm. Trên đường bị giải đi Sibir, Dzerjinski chạy thoát và trốn ra nước ngoài.
Nhưng ít lâu sau ông lại trở về nước và tháng 6/1905 lại bị bắt. Nhưng cách mạng Nga 1905 nổ ra, và ông được ân xá. Cuối 1906 ông lại bị bắt, và lại được bảo lãnh thả ra. Năm 1908, Dzerjinski lại bị bắt, lại bị đầy ở Sibir, lại trốn thoát, sau đó hoạt động ở Varsava Năm 1912, chính quyền lại bắt
https://thuviensach.vn
Dzerjinski và lần này giữ chặt bằng cách cho đi tù khổ sai ba năm ở Orel. Mãn hạn, người ta giải ông về Matxcơva và năm 1916 cộng thêm sáu năm nữa vì tội trạng cũ. Nhưng chỉ một năm sau thì cách mạng tháng Hai nổ ra, ông cùng các tù chính trị được giải phóng.
Dzeriinski tham gia cuộc họp lịch sử ngày l0/10/1917 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Bônsêvich tại Petrograd - cuộc họp thông qua quyết định chuẩn bị tiến hành khởi nghĩa vũ trang. Tại cuộc họp này, chính Dzerjinski là người nêu ra sáng kiến về việc thành lập một Bộ Chính trị trong Ban chấp hành Trung ương Đảng. Sáng kiến này được hoan nghênh, và từ đó cơ quan lãnh đạo đặc biệt này đã tồn tại trong tất cả các đảng cộng sản các nước xã hội chủ nghĩa cho đến tận ngày nay.
Dzerjinski tham gia ủy ban quân sự - cách mạng Petrograd và tham gia lãnh đạo cách mạng tháng Mười. Sau đêm khởi nghĩa, khi những người Bônsêvich cướp được chính quyền, Dzerjinski được giao chiếm bưu điện trung tâm và bảo vệ cung điện Smolny - trụ sở tham mưu của cách mạng.
Dzerjinski đã ký giấy phép ra vào cho nhà báo Mỹ John Reed đi lại trên lãnh thổ Smolny và Petrograd và viết cuốn "Mười ngày rung chuyển thế giới".
Ngày 20/12/1917, Lênin giao cho Dzerjinski nhiệm vụ chính của đời hoạt động cách mạng của ông là thành lập và lãnh đạo Ủy ban đặc biệt toàn Nga.
Đã 11 năm ngồi tù, Dzerjinski biết rõ hơn ai hết bộ máy cưỡng chế. Ông đã rút ra được những bài học gì từ kinh nghiệm bản thân? Thứ nhất, ông căm ghét và khinh bỉ sự đê tiện của những tên tay sai của Sa hoàng. Thứ hai, ông nhớ ông và các đồng chí của ông đã có thể dễ dàng lừa bọn lính canh ngục và cảnh sát như thế nào, và ông không muốn lặp lại sai lầm đó của đối phương.
Tháng 3/1918, một cuộc họp của ban lãnh đạo Ủy ban đặc biệt (SK) đã ra nghị quyết cấm sử dụng biện pháp khiêu khích và gây hấn trong hoạt động của SK. Nhưng ý định tốt lành đã không thực hiện được khi vấp phải thực tế.
https://thuviensach.vn
Dzerjinski đã cho áp dụng phương pháp cài điệp viên vào trà trộn cùng với tù nhân để khai thác tin tức và moi lời khai đặc biệt đối với các tù chính trị. Việc điều tra đối với các vụ án chính trị nhiều khi không có điều kiện tiến hành một cách thực sự, do đó các nhân viên mật vụ trở thành nguồn nhân chứng, công cụ chính của việc điều tra. Họ chỉ cần đạt được sự thú tội của đương sự là đủ.
QUYỀN XỬ BẮN LÀ CỰC KỲ QUAN TRỌNG
Dzerjinski không coi SK là một cơ quan an ninh, phản gián hoặc cảnh sát chính trị. Đối với ông, SK là một cơ quan đặc biệt có cái quyền đặc biệt là độc lập thủ tiêu kẻ thù. Ông đã viết: "Các cán bộ của SK là những người lính của cách mạng. Họ không làm công tác điều tra hay làm gián điệp. Người xã hội chủ nghĩa không thích hợp với công việc đó. Đối với SK, quyền xử bắn là cực kỳ quan trọng".
Ngày 12/6/1818, hội nghị đảng bộ các Ủy ban đặc biệt địa phương ra nghị quyết như sau:
1. Sử dụng các nhân viên mật vụ.
2. Theo dõi các tướng lĩnh và đội ngũ sĩ quan của Hồng quân. 3. Xử bắn các nhân vật phản cách mạng nguy hiểm nhất, những kẻ đầu cơ, cướp bóc và ăn hối lộ.
4. Kiến nghị với Trung ương để đồng chí Uritsky thôi chức Chủ tịch SK Petrograd và thay thế bằng một đồng chí kiên quyết hơn, có khả năng tiến hành điều tra không khoan nhượng chống các phần tử phản động và thù địch với chính quyền Xô viết.
Lãnh đạo SK Petrograd từ những ngày đầu cách mạng, Uritsky cố gắng tránh những khủng bố quy mô lớn và ít khi áp dụng án tử hình đối với tội phạm, điều đó đã gây sự phẫn nộ trong các đồng chí của ông.
Một tháng sau khi bản Nghị quyết nói trên được thông qua, xảy ra hai sự kiện: Uritsky bị một sinh viên tên là Leonid Kanegissen bắn chết, và ngày hôm sau, 30/8/1918, Lênin bị mưu sát trong khi đang phát biểu ở nhà máy Mikhelson. Thủ phạm bị bắt giữ tại chỗ. Đó là Fanny Kaplan, họ thật là Roidman, một phụ nữ 28 tuổi, theo đảng vô chính phủ. Bà ta nhận là đã bắn
https://thuviensach.vn
Lênin, và bị xử tử. Nhưng cho đến nay vẫn không xác định được là tự bà ta bắn hay có ai giao nhiệm vụ cho bà ta không.
Hai vụ mưu sát nói trên, cùng với việc quân Anh, Pháp đổ bộ xuống Arkhrngelsk ngày 4/8/1918 đã khiến chính quyền cách mạng tiến hành một đợt "khủng bố Đỏ". Ở Petrograd đã xử bắn 500 người và bắt làm con tin 500 người. Báo "Đỏ" đăng danh sách 500 người này dưới đầu đề: "Đáp lại khủng bố trắng" và viết: "Nếu cách mạng đòi hỏi, và nếu giới sĩ quan cũ không chịu từ bỏ âm mưu giành lại các đặc quyền đặc lợi và lập lại Sa hoàng, thì chúng sẽ bị tiêu diệt hết".
LÊNIN và TROTSKI
Sự rạn nứt đầu tiên trong chính phủ Bônsêvich liên quan đến vấn đề chiến tranh với Đức. Trong vấn đề này Dzerjinski bất đồng với Lênin và đứng về phía Trotski.
Ngày 7/11/1917, Dân ủy ngoại giao đầu tiên của chính phủ Xô viết là Lev Trotski gửi một bức công hàm cho Đại sứ tất cả các nước đang tham chiến (trong Chiến tranh thế giới I) đề nghị ký hoà ước. Đấy là bước đi đầu tiên của những người Bônsêvich nhằm thực hiện lời hứa của họ khi giành chính quyền là chấm dứt chiến tranh.
Nhưng các nước thuộc khối Antanta, trước hết là Anh và Pháp không đáp lại lời kêu gọi của chính quyền Xô viết. Họ không tin là chính quyền Xô viết sẽ trụ được, và từ chối đàm phán. Trong khi đó, Đức, Áo, Hungari thì lại đồng ý đàm phán, vì họ đang thua trận và muốn có một hoà ước riêng rẽ với Nga để rảnh tay tiếp tục chiến tranh ở phía Tây.
Ngày 22/11/1917 Trotski ký thoả ước về việc đình chiến. Nhưng chấp nhận những điều kiện tham lam của Đức thì Trotski không chịu. Ông cho đó là điều xỉ nhục đối với nước Nga. Ông nêu ý kiến rằng có thể ký hoà ước với Đức nhưng chỉ khi nào tình hình không có lối thoát.
Mặt khác, tiếp tục chiến tranh đối với Nga cũng là rất khó khăn. Đó không chỉ Trotski nghĩ thế, mà Lênin cũng nghĩ như thế.
Cuộc đấu tranh xoay quanh việc ký hoà ước với Đức diễn ra không phải giữa Lênin và Trotski, mà thực ra giữa Lênin với đa số ủy viên Ban chấp hành Trung ương muốn đánh bằng mọi giá, trong số đó có Dzerjinski.
https://thuviensach.vn
Trước tình hình này, Lênin chủ trương: tiếp tục đàm phán và trì hoãn việc ký hoà ước. Ngày 24/1/1918 hội nghị Ban chấp hành Trung ương với đa số biểu quyết đã thông qua công thức do Trotski đề xuất: "chấm dứt chiến tranh, giải giáp quân đội, không ký hoà ước". Và tại bàn đàm phán với quân Đức tháng hai năm 1918, Trotski đã tuyên bố về lập trường đó. Điều này đã khuyến khích quân Đức - Áo - Hung chuyển sang phản công.
Trước tình thế nguy ngập, Lênin chỉ thị phải ký hoà ước bằng mọi giá. Dzerjinski cùng một số ủy viên Trung ương phản đối, coi đó là sự đầu hàng. Nhưng cuối cùng khi Trung ương biểu quyết, Dzerjinski cũng không bỏ phiếu chống, mà cùng với Trotski bỏ phiếu trắng, do đó mà Lênin đã thông qua được nghị quyết về ký hoà ước. Hoà ước Brest-Litov đã được ký ngày 3/3/1918.
Bất bình nhất với hoà ước Brest-Litov là đảng Xã hội cánh tả, khi đó còn là đồng minh của đảng Bônsêvich.
Ngày 6/6/1918, tại Đại hội II của các Xô viết; họ đã công khai rời bỏ phòng họp và tập trung tại trụ sở của Đảng.
Hai giờ chiều hôm đó, hai cán bộ của SK người của đảng xã hội cánh tả là Bliumkin và Andreev đến sứ quán Đức, xuất trình giấy giới thiệu có ký tên Dzerjinski và đóng dấu, yêu cầu được gặp Đại sứ Đức. Khi Đại sứ Đức ra, họ liền giết luôn.
Lênin biết tin, gọi điện ngay cho Dzerjinski.
Dzerjinski bèn tức tốc đến Đại sứ quán Đức, rồi từ đó đến thẳng đơn vị SK bị nghi ngờ là có những kẻ giết Đại sứ Đức đang ẩn náu. Chỉ huy trưởng đơn vị đó là Popov, một người xã hội cánh tả, không những không trao hai cán bộ kia, mà lại còn bắt luôn cả Dzerjinski.
Lênin đã chỉ thị tạm đình chỉ công tác của Dzerjinski để điều tra sự việc. Và Dzerjinski đã tạm thời bị mất chức cho đến tháng 8 năm đó (năm 1918). Những người Xã hội - dân chủ muốn chứng tỏ cho những người Bônsêvich, và nhân thể cho Đức thấy sức mạnh của họ, để từ đó thúc đẩy phong trào cách mạng ở Đức. Họ chân thành tin rằng chủ nghĩa xã hội không thể thắng lợi được nếu không có sự ủng hộ của cách mạng thế giới.
https://thuviensach.vn
Một trong những người lãnh đạo phong trào xã hội dân chủ là bà Maria Spiridonova viết thư cho Lênin giải thích lý do của sự kiện ngày 6/6 đó: "Không phải chúng tôi muốn lật đổ những người Bônsêvich. Chúng tôi chỉ nhằm tới một mục đích: tạo một hành động khủng bố có ý nghĩa quốc tế để phản kháng trước toàn thế giới về sự bóp nghẹt đối với cuộc Cách mạng của chúng ta". Và theo bà, Hoà ước Brest- Litov đã làm chậm cuộc cách mạng Đức mất nửa năm.
Thái độ xử sự của những người xã hội - dân chủ đã tạo điều kiện cho những người Bônsêvich giành được thế chủ động. Trotski (lúc đó đã được phân công chuyển sang làm Dân ủy quân sự) lệnh cho hai trung đoàn quân Latvia trung thành với những người Bônsêvich đóng ở ngoại ô Matxcơva đem xe bọc thép đến bắn phá bộ chỉ huy quân trung thành với phái xã hội - dân chủ.
Vài giờ sau, những người xã hội - dân chủ đã phải hạ vũ khí. Buổi tối ngày hôm đó (7/7), cuộc nổi loạn bị dẹp tan. Phó của Dzerjinski trong Ủy ban đặc biệt là V.A.Alexandrovich cùng 12 sĩ quan trong đơn vị của Popov bị xử bắn.
Sự kiện tháng bảy năm 1918 đó có hậu quả tiêu cực đối với lịch sử đất nước. Từ đấy trở đi, những người xã hội - dân chủ bị gạt ra khỏi chính trường, không còn khả năng gây ảnh hưởng đối với số phận đất nước, nông dân mất đi người bảo vệ họ trong nền chính trị. Những người Bônsêvich - nắm toàn quyền định đoạt sự phát triển của lịch sử, và chính quyền Xô viết từ nay trở thành một đảng.
"VỤ ÁN LOCCART"
Mùa hè năm 1918, Ủy ban đặc biệt phanh phui một vụ án gọi là "âm mưu của các đại sứ " (mặc dù đúng ra ở Matxcơva lúc đó chưa có các đại sứ, vì chưa nước nào công nhận Nga về mặt ngoại giao).
Nhân vật chính trong vụ âm mưu này là Robert Bruce Loccart - một nhà ngoại giao Anh. Sau cách mạng tháng Mười, ông ta được chính phủ cử đến Matxcơva để tiếp xúc không chính thức với những người Bônsêvich.
Ông ta đã đặt được quan hệ khá tốt với Dân ủy ngoại giao đầu tiên là Trotski và sau đó là Chicherin. Nhưng ở Anh lại có thái độ hoài nghi đối
https://thuviensach.vn
với các thông tin mà Loccart cung cấp từ Matxcơva.
R.Loccart vẽ lại cho chúng ta bức chân dung sau đây về Dzerjinski: "Dzerjinski là con người có cung cách cư xử đúng mực, giọng nói và lời nói bình tĩnh nhưng không có chút khôi hài nào. Đôi mắt ông ta sâu và cháy một ngọn lửa lạnh lẽo của sự cuồng tín. Và ông hầu như không bao giờ chớp mắt". Loccart kể lại rằng ông ta đã từng ở bên cạnh những người làm việc 18 tiếng một ngày, những con người mang tinh thần khắc khổ và xả thân của những tín đồ giê-du-it thời tiền khởi. Ông ta kể về Ian Peters, Phó chủ tịch Ủy ban đặc biệt, người đã hỏi cung ông ta: "Không có cái gì trong tính cách của con người ấy cho thấy ông ta là con ác quỷ vô nhân cả.
Ông ta (tức Peters) nói, mỗi lần ký lệnh tử hình là ông ta đều cảm thấy đau. Tôi nghĩ đấy là những lời nói thật.Trong con người ông ta có cái phần rất lớn đó là tình cảm, nhưng ông ta là người cuồng tín - ông ta theo đuổi những mục tiêu Bônsêvich với một tinh thần trách nhiệm không biết đến sự thương hại".
Sau khi Hoà ước Brest-Litov được ký, thấy rõ là nước Nga Xô viết sẽ không đánh nhau với Đức nữa, các nước đồng minh bèn quyết định rằng cần lật đổ những người Bônsêvich và đưa một chính phủ mới lên nắm chính quyền, mà chính phủ đó sẽ tiếp tục chiến tranh với Đức.
Loccart bắt liên lạc với B.Savinkov, một lãnh tụ xã hội - dân chủ cánh tả có kế hoạch giết các lãnh tụ Bônsêvich vào đêm mà quân đồng minh đổ bộ vào Nga, và báo cáo với Luân Đôn về kế hoạch này. Đồng thời, Loccart liên lạc với một điệp viên của Anh là Sidney Raily sinh trưởng ở Nga.
Trong chiến tranh thế giới I, tình báo Anh vẫn nổi tiếng là cơ quan tình bao có hiệu quả nhất, nhưng có lẽ hai nhân vật then chốt của họ ở Nga là Loccart và Raily là những tay chơi nghiệp dư, nên họ đã thua Dzerjinski.
SK Nga phái hai sĩ quan an ninh người Latvia giả danh hai sĩ quan chỉ huy Hồng quân chán ghét cách mạng, muốn ám sát Lênin và Trotski để lập công với Anh.
Loccart bị bắt, sau đó bị trục xuất cùng một số nhân viên sứ quán Anh. Còn S.Raily năm 1925 bị KGB dụ đến Liên Xô vờ như để gặp gỡ với một nhóm phản động bài Xô, và bị giết đi.
https://thuviensach.vn
NỘI VỤ VÀ NGOẠI GIAO
Từ thời Dzerjinski, giữa Bộ Nội vụ hay Bộ an ninh và Bộ Ngoại giao có sự kỵ giơ nhau, và mối quan hệ đó còn lại cho đến ngày nay. Dân uỷ ngoại giao thứ hai của chính quyền Xô viết là Georghi Vassilievich Chicherin (Dân uỷ đầu tiên, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, là Trotski - ND) đã công khai tranh luận với Ủy ban đặc biệt, không tán thành với những biện pháp mà cơ quan an ninh áp dụng. G.V.Chicherin nói chung là một "người đời" (nguyên văn: một người không phải từ thế giới này - ND). Ông là một con người lý tưởng chủ nghĩa, cực kỳ tận tuỵ với công việc, là một nhà quý tộc, nói chung không phù hợp với cuộc sống Xô viết. Thế mà chính con người đó đã tạo lập những nguyên tắc cơ bản của nền ngoại giao Xô viết tồn tại cho đến tận khi Liên Xô tan vỡ.
Giữa Dzerjinski và Chicherin có nhiều điểm giống nhau: Là những nhà quý tộc xuất thân từ những gia đình có học vấn, cả hai đều là những người trung thành với lý tưởng, những người lao động trung thực, tận tâm và khắc khổ cách mạng.
Sống độc thân, Chicherin gần như ở luôn ở cơ quan, đến tối muộn mới về nhà, nhà lại ở gần ngay cơ quan, để mỗi khi có điện hoả tốc người ta lại gọi ông dậy kể cả đang đêm - chính ông yêu cầu như thế. Trong phòng ở của ông có một cây đàn pi-a-nô. ông thường chơi Mozart - rất yêu Mozart và viết một cuốn sách về nhạc sĩ thiên tài này, cuốn sách được xuất bản nhiều năm sau khi ông mất. "Cuộc đời tôi có cách mạng và Mozart" - ông đã viết như thế cho người em trai của mình.
Công lao chủ yếu của Ngoại trưởng Chicherin là đã lãnh đạo việc giành được sự công nhận quốc tế đối với Liên Xô. Tại hội nghị Genoa tháng 4 năm 1922 - là hội nghị quốc tế đầu tiên mà Liên Xô tham dự, và Chicherin đại diện cho Liên Xô đã gây ấn tượng mạnh tại hội nghị về sự uyên bác và phong thái ngoại giao.
Mặc dù ngôn ngữ hùng biện và đầy những khẩu hiệu cách mạng, Chicherin là nhà hoạt động thực tiễn lớn.
https://thuviensach.vn
Với sự đề xuất của ông, "cùng tồn tại hoà bình" đã được Lênin và Bộ Chính trị thông qua từ ngày đó như một trong những nguyên tắc cơ sở của ngoại giao Xô viết.
Trong những năm 20, có thể nói ước lệ là Liên Xô có hai chính sách: một chính sách theo đường lối quốc gia mà Chicherin và Bộ Ngoại giao bảo vệ, và một chính sách theo đường lối Quốc tế Cộng sản. Những lời kêu gọi của lãnh đạo Quốc tế Cộng sản và lãnh đạo Liên Xô về làm cách mạng thế giới, ủng hộ các cuộc khởi nghĩa vũ trang của giai cấp vô sản, giúp đỡ các Đảng Cộng sản tại các nước đã phá vỡ những nỗ lực của ngoại giao Xô viết nhằm ổn định quan hệ với thế giới. Matxcơva đã giúp tiền và vũ khí cho những người Cộng sản Đức với hy vọng là cách mạng thế giới sẽ bắt đầu từ Đức. Nhưng đồng thời Matxcơva vẫn hợp tác với Chính phủ Đức. Do đó mà Chicherin gọi Quốc tế Cộng sản là kẻ thù số một.
Kẻ thù số hai được Chicherin coi là Bộ Nội vụ, hay Ủy ban đặc biệt. Trong di chúc chính trị của mình, ông viết: "Những người lãnh đạo Ủy ban đặc biệt không chân thật, thủ đoạn, luôn luôn tìm cách lừa gạt, nuốt lời, giấu việc Ủy ban đặc biệt đối xử với Bộ Ngoại giao như kẻ thù giai cấp , . . . thường xuyên theo dõi và bắt tất cả những người có quan hệ quen biết với các sứ quán nước ngoài, bắt, thậm chí bắn cả người nước ngoài mà không hề phối hợp hoặc thông báo cho Bộ Ngoại giao, dẫn đến nhiều vụ xích mích về đối ngoại".
Những xích mích nội bộ giữa hai bộ cũng diễn ra thường xuyên. Khi Ủy ban đặc biệt bắt một cán bộ của Bộ Ngoại giao, Dzerjinski báo cáo với Lênin, nhưng không hề cho Chicherin biết gì cả. Ủy ban đặc biệt tìm cách thâm nhập vào các sứ quán nước ngoài, giải mã các bức điện qua lại giữa sứ quán với trong nước. Khi những việc như vậy bị sứ quán phát hiện, thì Bộ Ngoại giao phải đứng ra trả lời chất vấn. Bộ Chính trị đã phải lập một ủy ban để hoà giải hai bộ. Ủy ban này từ năm 1923 do V.Molotov - Bí thư Trung ương Đảng, còn từ năm 1928 do S.Ordjonikidze cầm đầu. Đấy là khi đó còn có thể tranh cãi với Ủy ban đặc biệt và còn cần phải hoà giải, còn sau này KGB đã trở thành một cơ quan đầy quyền năng, không ai còn có thể tranh cãi với nó được nữa.
https://thuviensach.vn
QUẢ ĐẤM SẮT
Sau khi nội chiến kết thúc, ngày 6/2/1922 Trung ương Đảng ra sắc lệnh "Về việc giải tán Ủy ban đặc biệt toàn Nga và quy định về việc tiến hành khám xét và bắt người". Theo sắc lệnh này, Ủy ban đặc biệt toàn Nga được cải tổ thành Cục Chính trị quốc gia nằm trong Bộ Nội vụ. Việc hạ thấp quy chế của cơ quan thanh trừng này là hợp lý, vì nội chiến đã kết thúc. Sau hai năm, bộ máy của Dzerjinski bị giảm biên chế đi ba lần. Song điều này không ảnh hưởng gì đến vị trí của Dzeriinski, vì ông vẫn là Dân ủy Nội vụ, vừa vẫn phụ trách cơ quan an ninh. Chỉ có điều, đội ngũ an ninh không thích sự cải tổ này, do đó một năm rưỡi sau, tháng 11.1923, Cục Chính trị quốc gia được chuyển thành Cục Chính trị quốc gia thống nhất với tư cách một cơ quan ngang bộ.
Dzerjinski thôi chức Dân uỷ Nội vụ để lãnh đạo Cục Chính trị quốc gia thống nhất, là ủy viên thường trực của Hội đồng dân ủy. Và mỗi nước cộng hoà đều có một cục chính trị quốc gia trực thuộc Trung ương, chứ không phục tùng Chính phủ nước cộng hoà. Đây đã là một truyền thống có tính nguyên tắc: an ninh quốc gia không phục tùng sự chỉ đạo của chính quyền địa phương. Và điều này khiến các cơ quan đảng và chính quyền địa phương không hài lòng. Và mỗi một lần chính quyền địa phương định thay đổi tình hình đó đều không thành, vì Ban chấp hành Trung ương biết rất rõ giá trị của các cơ quan an ninh trong việc kiểm soát đất nước.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp lúc đó là N.V.Krylenko năm 1925 có viết một bức thư gửi Bộ Chính trị, cho rằng Cục Chính trị quốc gia hành động vượt quá thẩm quyền và đề nghị "hạn chế một cách nghiêm ngặt quyền tiến hành điều tra và xét xử...", và rằng "Viện kiểm sát cần phải giám sát việc xét xử trong các cơ quan an ninh".
Dzerjinski bác bỏ đề nghị của Krylenko với lý do: "Tình hình chính trị trong nước không cho phép giảm các quyền hạn của Cục Chính trị quốc gia trong cuộc đấu tranh chống gián điệp và phản cách mạng".
Và Dzerjinski luôn là người chiến thắng. Địa vị của cơ quan ông mạnh hơn cả Bộ Tư pháp và Viện kiểm sát cộng lại. Đối với ông, cả đến sự bất bình ở cấp Bộ Chính trị cũng không đáng sợ. Cuối năm 1924, tại một cuộc
https://thuviensach.vn
họp Bộ Chính trị, N.I.Bukharin, ủy viên Ban chấp hành kiêm Tổng biên tập báo "Sự Thật", "người con yêu của Đảng" nói như lời Lênin, đã chỉ trích hoạt động của Cục Chính trị quốc gia. Nhưng vì Dzerjinski không có mặt tại cuộc họp đó, nên Bukharin viết một bức thư cho Dzerjinski nêu lại tinh thần những ý kiến của ông tại Bộ Chính trị (rằng cần chuyển sang những hình thức hoạt động "dân chủ hơn, ít khủng bố hơn và nhiều tính pháp chế hơn", và đề nghị Dzerjinski "hiểu cho, tôi không có chút gì chống lại anh và cơ quan của anh (anh biết tôi yêu quý anh biết dường nào), mà đây là vấn đề nguyên tắc". Dzerjinski trả lời lại bằng một bức thư trân trọng những tình cảm của Bukharin, và hứa sẽ xem xét lại thực tiễn hoạt động của Cục Chính trị quốc gia sao cho "khiêm tốn hơn, thận trọng hơn và ít lộ liễu hơn".
Ngày 18/8/1919, Ban tổ chức Trung ương Đảng quyết định bổ nhiệm Dzerjinski làm Chủ tịch Hội đồng quân sự của các lực lượng nội vụ, đồng thời phụ trách một ban của Ủy ban đặc biệt theo dõi quân đội. Dzerjinski cho rằng Ủy ban đặc biệt cần phải có các đơn vị vũ trang riêng, nhưng Lev Trotski, đương nhiệm Dân ủy quân sự và Chủ tịch Hội đồng quốc phòng thì phản đối việc thành lập bất kỳ quân đội riêng nào của ngành. Do đó, mặc dù Dzerjinski vẫn kiên trì ý kiến của mình, song các đơn vị vũ trang của Ủy ban đặc biệt vẫn nằm dưới sự lãnh đạo của Hội đồng quốc phòng. Đến năm 1920, Dzerjinski đạt được cho cán bộ của Ủy ban đặc biệt có địa vị và quyền lợi ngang với sĩ quan và chiến sĩ của Hồng quân. Năm 1921, Dzerjinski thành lập một đội đặc nhiệm bảo vệ Lênin, sau đó là bảo vệ lăng Lênin và các công sở quan trọng như Bộ Tài chính, Ngân hàng quốc gia. Đội quân này về sau trở thành Sư đoàn đặc nhiệm mang tên Dzerjinski.
Ủy ban đặc biệt toàn Nga được thành lập như một cơ quan bảo vệ cách mạng và đấu tranh chống những tội phạm đặc biệt nguy hiểm trong những năm đầu sau cách mạng, nhưng đã biến thành một công cụ kiểm soát và đàn áp toàn diện. Năm 1922, Dzerjinski ra lệnh tập hợp thông tin về tất cả những nhà trí thức lớn của đất nước - từ văn nghệ sĩ, bác sĩ đến kỹ sư. "Về mỗi nhà trí thức phải có một hồ sơ, phải kiểm tra, đối chiếu mọi mặt sao cho các kết luận của chúng ta chính xác và không thể lật ngược... Cần phải
https://thuviensach.vn
nhớ rằng nhiệm vụ của chúng ta phải là uốn nắn đường lối trí thức, phân hoá đội ngũ trí thức và từ trong số họ đưa lên những người ủng hộ vô điều kiện chính quyền Xô viết".
Dzerjinski nói chung là một con người khắc nghiệt. Sinh thời ông, người ta đã gọi ông là "ông Felix sắt đá", không chỉ vì ông và cơ quan của ông là bàn tay sắt đối với kẻ thù, mà cả bạn bè đồng chí cũng đều biết sự nghiêm khắc cao của ông đối với bản thân mình và đồng chí, đồng sự.
Otto Latsis, Tiến sĩ kinh tế, người đã viết một số công trình về Dzerjinski nêu lại một tình tiết do người cháu gái họ của Dzerjinski kể lại: "Vào giữa thời kỳ đói kém nhất năm 1919, một hôm Dzerjinski ghé qua nhà em gái. Gày gò, hốc hác, mệt mỏi, ông cởi áo choàng, ngồi xuống cạnh bàn. Người em gái biết khẩu vị của anh, đã rán sẵn cho ông một chảo bánh bột mì nhân mứt.
Ông hỏi:
- Cô lấy bột mì ở đâu ra thế.
Bà em đáp:
- Chỉ có thể mua lại của bọn đầu cơ chứ còn ở đâu ra nữa. - Tôi đấu tranh với chúng ngày và đêm, còn cô thì...
Thế là ông giận dữ hất cả đĩa bánh rán qua cửa sổ.
Lời bình của Otto Latsis: "Tôi không lấy làm thán phục hành động đó của Dzerjinski. Nhẽ ra ông không ăn nhưng có thể để đĩa bánh rán lại cho cô em. Song trong hành động đó, Dzerjinski đã rất thành thật với chính bản thân mình".
Dzerjinski trung thành với cách mạng đến cuồng tín, và điều đó giải thích mọi hành vi trong cuộc sống và sự nghiệp của ông. Từ ngày đi hoạt động cách mạng năm 17 tuổi, ông hầu như không có ngày nào được tự do.
Năm năm đi đày, sáu năm tù khổ sai, thời gian còn lại là hoạt động cách mạng. Ông có thể ngồi tù đến suốt đời nếu như không có cách mạng. Ông không có quyền và không có xu hướng khoan dung với kẻ thù của cách mạng. Người ta gọi ông là "kẻ sát nhân thần thánh" - trong bản thân danh hiệu đó đã có sự kết hợp giữa hai khái niệm mâu thuẫn nhau: cao thượng và tàn bạo trong một con người. Và nói chung cá nhân Dzerjinski
https://thuviensach.vn
không đơn giản: trong con người ông có lòng vị tha, hy sinh quên mình ghê gớm, đồng thời cũng có cái ác.
Dzerjinski không phải là người có bệnh say mê bạo lực (sadist) như một số người mô tả, không phải là kẻ khát máu sung sướng trong việc hành hạ người khác. Mặc dù ông có thể đích thân hỏi cung tội phạm hoặc say sưa nghiên cứu hồ sơ bị cáo suốt đêm. Ông không nhận được khoái cảm từ sự tiêu diệt kẻ thù. Ông chỉ coi đó là sự cần thiết. Việc đàn áp cuộc nổi dậy của binh lính Hồng quân ở Kronstad và Tombov không phải do Dzerjinski chỉ đạo, mặc dù theo chức trách phải là ông.
Ngày 17/1/1920, theo đề nghị của Dzerjinski, Trung ương Đảng và Hội đồng dân ủy thông qua quyết định "Bãi bỏ việc áp dụng tử hình trong các bản án của Ủy ban đặc biệt các cấp cũng như của các toà án". Một tháng sau, ngày 28/2/1920, Dzerjinski lại ký một sắc lệnh của Ủy ban đặc biệt về việc hạn chế bắt công dân, thay vào đó là áp dụng các biện pháp ngăn chặn có tính chất hành chính, và sắc lệnh tháng 1/1921 "Về chính sách trừng phạt của Ủy ban đặc biệt", trong đó chú trọng mặt giáo dục người có lỗi trong môi trường lao động thay cho việc giam giữ trong nhà tù về chính sách đặc biệt đối với giai cấp tư sản, và về việc bắt những người liên quan đến các vụ án chính trị chỉ được xem là biện pháp tạm thời cách ly họ vì lợi ích cách mạng, chứ tuyệt nhiên không được có hành động trừng trị.
Sau nội chiến, quy mô các vụ thanh trừng giảm hẳn.
Song, giữa cơn lốc của cuộc đấu tranh giai cấp, bạo lực và sự tàn khốc lôi cuốn các cơ quan an ninh là một thực tế khách quan không thể cưỡng nổi. Sau vụ Dân ủy báo chí, xuất bản và tuyên truyền Petrograd là Volodarski bị ám sát, chính Lênin đã chỉ thị "đẩy mạnh khủng bố chống kẻ thù phản cách mạng" và cho phép kể cả bắt con tin.
Tại Đại hội của ngành Giao thông vận tải năm 1922, Dzerjinski đến dự và phát biểu. Ông nói:
"Một số đồng chí cho rằng nếu in ra một số lượng tiền đủ, thì sẽ giải quyết được các khó khăn đương gặp phải. Đó hoàn toàn là điều sai lầm, ảo tưởng, bởi lẽ dưới chính sách kinh tế mới của chúng ta, cái máy in chỉ có ý nghĩa khi nó in một khối lượng tiền cần thiết cho sự trao đổi hàng hoá giữa
https://thuviensach.vn
thành thị và nông thôn, giữa ngành công nghiệp này với ngành công nghiệp khác, giữa công nghiệp với giao thông vận tải. Nhưng nếu trong nước không có lúa mì, không có thành phẩm, thì không tiền nào có thể tạo ra được những thành phẩm và lúa mì này được cả. Cần phải đúc thép, luyện gang, cày bừa và gieo trồng lúa mì thì các máy in kia mới có thể hoàn thành nhiệm vụ của nó được".
Tưởng đây là một nhà kinh tế theo thị trường tự do, chứ không phải là Felix Edmundovich Dzerjinski - chủ tịch Ủy ban đặc biệt đang nói. Sau nội chiến, công tác an ninh lùi xuống hàng thứ hai trong ưu tiên hoạt động của Dzerjinski. Thời gian này, Dzerjinski gánh vô số những trách nhiệm: ông là chủ tịch ủy ban kỷ luật lao động toàn quốc, Chủ tịch ủy ban đấu tranh chống tệ nạn ăn hối lộ, Chủ tịch ủy ban cải thiện đời sống của công nhân Matxcơva, chủ tịch Hội đồng những người bạn của điện ảnh, Chủ tịch ủy ban cải thiện đời sống trẻ em, Chủ tịch ủy ban xem xét lại cơ cấu các cơ quan nhà nước Liên Xô.
Rất nhiều trách nhiệm, nhưng về "đường quan lộc", Dzerjinski không được thành đạt lắm. Ông vẫn chỉ là ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị. Một số người chẳng tên tuổi gì lắm, tài năng và cống hiến không bằng ông, đã vượt qua ông trở thành ủy viên chính thức Bộ Chính trị.
Trotski kể:
"Dzerjinski là người trung thực, thẳng thắn, tính cách mạnh mẽ và dữ dội. Quyền lực không làm tha hoá ông. Song, những phẩm chất đó chưa đủ để ông trở thành một nhà chính trị độc lập. Trong khi còn Lênin , vấn đề đưa Dzerjinski vào Bộ Chính trị không được đặt ra".
Trong năm 1921 và 1922, Dzerjinski nhiều lần than phiền với tính chất tự bạch: có thể tôi là nhà cách mạng không đến nỗi tồi, nhưng tôi không phải là lãnh tụ, là người hoạt động bộ máy.
Trotski viết tiếp: "Trong công tác lãnh đạo kinh tế, Dzerjinski hết mình vì nhiệt tình: ông kêu gọi, thúc đẩy lôi cuốn bằng tấm gương của bản thân mình.
Nhưng cả Dzerjinski và Ordjnikidze đều không được Lênin đánh giá cao. Và Stalin bèn lôi kéo họ. Sự lạnh nhạt giữa Lênin với Dzerjinski xảy ra khi
https://thuviensach.vn
Dzerjinski hiểu rằng Lênin không coi ông là nhà lãnh đạo kinh tế có năng lực. Và chính điều này đã đẩy Dzerjinski về phía Stalin".
Song, Trotski nói thế cũng không hoàn toàn đúng. Sự lạnh nhạt giữa Dzerjinski với Lênin thì có, nhưng còn Dzerjinski chưa bao giờ là người của Stalin. Chẳng qua từ năm 1923, theo đề nghị của Dzerjinski, Trung ương Đảng quyết định giao cho Cục Chính trị quốc gia nhiệm vụ đấu tranh chống các lực lượng đối lập, và các đảng viên có nghĩa vụ báo cáo với các cơ quan an ninh về bất kỳ hiện tượng bè phái nào trong Đảng.
Bản thân Dzerjinski phê phán mạnh hoạt động của Zinoviev và Kamenev và không tán thành chương trình kinh tế của các ủy viên Bộ Chính trị này đặt trọng tâm vào các biện pháp hành chính cưỡng bức thay vì vận dụng các đòn bẩy và quy luật kinh tế. Dzerjinski còn chưa biết rằng chương trình đó của hai người chẳng bao lâu, sau khi Lênin chết, sẽ trở thành đường lối kinh tế của Stalin.
Nhưng Dzerjinski không sống được đến ngày đó.
Quan hệ giữa Lênin và Dzerjinski vốn chưa bao giờ nồng thắm đã hoàn toàn xấu đi sau vụ điều tra để làm sáng tỏ việc các đảng viên Cộng sản Gruzia khiếu kiện Bí thư thứ nhất Đảng bộ Ngoại Kavkaz là Ordinikidze về cung cách lãnh đạo độc đoán, thô bạo, và đề nghị với Trung ương để cho Gruzia tham gia liên bang Xô viết một cách trực tiếp chứ không cần phải phụ thuộc một cấp trung gian là Liên hiệp ba nước Ngoại Kavkaz nữa.
Ordjnikidze bác bỏ đề nghị đó, và Dzerjinski được Trung ương phân công làm Trưởng ban điều tra vụ khiếu kiện, đứng về phía Ordjnikidze, bởi vì cả hai đều cho rằng cần phải đấu tranh với mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa ly khai.
Nhưng Lênin đọc xong báo cáo của Dzeriinski thì lại phê Dzerjinski cùng với cả Stalin và Ordjnikidze là mắc bệnh sô-vanh đại Nga. Thậm chí sau đó đã có đề cập đến khả năng cách chức Dzerjinski. Nhưng Lênin đột ngột lâm bệnh, cấm khẩu, và sự việc dừng lại ở đó.
Sau khi Lênin mất, một ủy ban lưu giữ tên tuổi và hình ảnh của lãnh tụ vĩ đại được thành lập và Ban chấp hành Trung ương giao cho Dzerjinski làm Chủ tịch. Tại cuộc họp Bộ Chính trị, chính Dzerjinski là người đặt vấn đề
https://thuviensach.vn
giữ gìn vĩnh viễn thi hài Lênin. Dưới sự lãnh đạo của Dzerjinski, trong một thời gian ngắn, lăng Lênin đã được xây dựng.
Cho dù bây giờ chúng ta có nói gì đi nữa, lễ mai táng V. I. Lênin khi ấy đã là một sự kiện chính trị trọng đại.
Đây là một đoạn nhật ký của ông nội tôi - Vladimia Mikhailovich Mlechin, lúc đó đang học ở trường kỹ thuật cao cấp (sau này là trường Bauman):
"Ngày 27/1, tôi đến Quảng trường Đỏ. Trên quảng trường có những đống lửa cháy. Bên những đống lửa là công an và các chiến sĩ Hồng quân - không đông lắm - đang đợi tiễn Lênin .
Ai đã nghĩ ra việc chở nhiên liệu để đốt những đống lửa rải rác ở các nơi trong ngày này? Người đó cũng phải xứng đáng dựng đài kỷ niệm. Không chỉ vì là người ấy đã cứu hàng trăm, nghìn người khỏi chết cóng, mà còn cho thấy cần phải làm những gì cả trong những giờ phút mà mọi việc của sinh hoạt đời thường tưởng như là thứ yếu, không quan trọng.
Sau khi rời Nhà Công đoàn (nơi diễn ra lễ truy điệu), chúng tôi trở lại Quảng trưởng Đỏ. Rất đông người, nhưng không hề có cảnh chen chúc, xô đẩy gây mất trật tự. Công an cũng ít phải huy động đến. Trật tự như thể được thiết lập tự nó. Hàng nghìn vạn con người, mỗi người trong thâm tâm đều cảm thấy một cái gì đó thiêng liêng. Chưa bao giờ kể cả sau này, tôi được chứng kiến một biển người đông mà trật tự đến như vậy".
Dzerjinski trên cương vị Chủ tịch Ủy ban đặc biệt và Cục trưởng Cục chính trị quốc gia từ tháng 3/1919 đến tháng 7/1923, sau đó còn thể hiện mình ở chức vụ Dân ủy Giao thông đường bộ đến tháng 2/1924, và đặc biệt xuất sắc trên cương vị Chủ tịch Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao từ năm 1924 cho đến khi qua đời.
Dzerjinski - an ninh đã trở thành nhà lãnh đạo kinh tế tài năng, mặc dù không được học kinh tế.
Otto Latsis, Tiến sĩ kinh tế, mới viết một cuốn sách về Dzerjinski. "Dzerjinski - ông viết - là một người có cảm quan kinh tế rất nhạy bén và sức làm việc kinh khủng. Về nhãn quan, ông hoàn toàn thuộc trường phái kinh tế thị trường. Ông rất chống chủ trương in tiền và chủ trương phân
https://thuviensach.vn
phối. Ông đã từng tranh luận với L.Kamenev lúc đó là Dân ủy Thương mại, chủ trương quản lý và phân phối.
Khi Dzerjinski về làm Dân ủy Giao thông đường bộ, ông cho mời tất cả các chuyên gia đã từng làm việc trong ngành, rồi chọn một người làm phó cho mình, mà người này đã từng làm thứ trưởng dưới thời Sa hoàng.
Trước Dzerjinski, mọi người nghĩ rằng vận tải yếu kém là vì thiếu đầu máy. Đến khi chính quyền Xô viết dốc túi dự trữ vàng ra để mua một số đầu máy khoẻ, thì các chiếc cầu lại không chịu nổi. Vậy là phải bắt đầu tu sửa những con đường đã bị tàn phá trong cả nước và những chiếc cầu. Dzerjinski đã bắt đầu từ đó.
Khi A.I.Rykov được bổ nhiệm đứng đầu Chính phủ, thì Dzerjinski thay Rykov làm Chủ tịch Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao. Các bộ ngành lúc đó còn chưa có (chỉ đến năm 1932 mới có). Do đó Hội đồng Kinh tế quốc dân phụ trách toàn bộ các ngành công nghiệp. Dzerjinski còn lãnh đạo cả Tổng cục kim khí mà sau này chia thành hơn chục bộ: luyện kim đen, luyện kim màu, chế tạo máy, dụng cụ đo lường v.v...
Cao trào của chính sách kinh tế mới trùng với thời gian Dzerjinski lãnh đạo công nghiệp và làm Chủ tịch Hội đồng kinh tế quốc dân. Đôi khi ông cũng có sử dụng những tiềm năng theo đường an ninh để hỗ trợ cho việc thực hiện các nhiệm vụ công tác của mình, song nhìn chung ông hiểu rằng làm kinh tế là phải tuân thủ các quy luật kinh tế. Dzerjinski mời các chuyên gia của chế độ cũ về cống hiến tài năng cho chính quyền mới, mà không coi họ là kẻ thù, đồng thời đưa những chiến sĩ an ninh có học thức về công tác ở Hội đồng kinh tế quốc dân cùng với ông.
Khi Dzerjinski về làm Chủ tịch Hội đồng Kinh tế quốc dân, mọi người nghe ông nội vụ này về, sẽ thiết lập kỷ luật sắt và thanh lọc hết cho mà xem. Nhưng không, ông triệu tập các cán bộ lãnh đạo ngành công nghiệp đến và bảo: các đồng chí hãy giúp đỡ tôi. Tôi đến đây để học hỏi và cộng tác với các đồng chí.
Dzerjinski phản đối chủ trương độc quyền nhà nước và tăng giá. Sự thực thì độc quyền rất có lợi cho nhà sản xuất: người sản xuất cứ việc định giá, còn mặc kệ người mua. Đấy là dưới chủ nghĩa tư bản thì sự cạnh tranh
https://thuviensach.vn
không cho phép tăng giá, còn dưới chủ nghĩa xã hội thì ai cấm? Nhưng một tình hình không ngờ trước đã xảy ra: không ai mua sản phẩm công nghiệp cả. Nông thôn thì nghèo đói, người nông dân không có tiền mua. Giảm giá thì ngành công nghiệp không muốn, do đó nó tìm các đơn đặt hàng của Nhà nước. Nhưng Nhà nước cũng không có tiền. Đấy là sự khủng hoảng về tiêu thụ, diễn ra trong giai đoạn từ năm 1922 đến 1924. Nói chính xác hơn, đó là sự khủng hoảng do chính quyền Xô viết không biết cách buôn bán.
Dzerjinski viết thư cho Bộ Chính trị: "Giá cả không còn là tiêu chuẩn để đánh giá như trước nữa, bởi vì nó được quyết định bởi ủy ban kế hoạch Nhà nước và tại các văn phòng. Nền kinh tế của chúng ta không có thị trường" .
Dưới chủ nghĩa tư bản, ai nâng giá cao quá, kẻ đó sẽ bị phá sản. Còn dưới chủ nghĩa xã hội, người phá sản chỉ có thể là bản thân Nhà nước. Nông nghiệp lúc đó còn tư hữu và Dzerjinski cảnh cáo: "Nếu cứ thu vén từ người nông dân như thế, Nhà nước sẽ đổ. Chúng ta sẽ đổ thôi..." Các kho chất đầy sản phẩm công nghiệp và máy móc không bán được. Chỉ sau khi Dzeriinski đạt được việc bán sản phẩm công nghiệp theo giá thị trường, các kho đó mới bắt đầu vơi đi.
Trong thực tế công tác, Dzerjinski còn áp dụng hoàn toàn những nguyên tắc thị trường. Lênin có lần nói:
"Chủ nghĩa xã hội bằng chính quyền Xô viết cộng với điện khí hoá toàn quốc". Còn Dzerjinski thường thích nói rằng trong khi thực hiện chính sách của chúng ta, cần phải theo công thức "chính quyền Xô viết cộng với thị trường".
Về phương diện chính trị, Dzerjinski như đi giữa hai làn nước: ông không tán thành phe đối lập, vì Zinoviev, Kamenev dùng khẩu hiệu của Trotski chủ trương "bóc" của nông dân vì anh nông dân tư hữu thời gian qua đã giàu lên. Ông tranh luận với họ: Nếu các anh lột áo của nông dân, thì rồi chính bản thân các anh sẽ phải ở trần.
Bất đồng giữa Dzerjinski và Kamenev mang tính nguyên tắc: Dzerjinski muốn điều chỉnh thị trường bằng sản xuất hàng hoá và sử dụng các nguồn
https://thuviensach.vn
dự trữ để thiết lập giá cả thấp cho xã hội, còn Kemenev thì cho rằng cần phải quản lý, thậm chí chỉ huy thị trường.
Dzerjinski phản bác lại Kamenev vì ông này cho rằng nông dân không chịu bán lúa mì cho Nhà nước là do bọn kulắc. Nhưng Dzerjinski còn chưa biết rằng chỉ vài năm sau đa số họ sẽ bị giết, bị tịch thu lúa mì và bị đuổi khỏi ruộng đất mà đi Xibêri.
Nhưng ông cũng không thuộc phe Stalin. Ông là người lạ với cả hai phái. Nếu như ông sống thêm được hai năm nữa, chắc sẽ bị liệt vào phe hữu cùng với Bukharin.
Ba tuần trước khi chết, Dzerjinski viết cho ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ là V. V. Kuibyshev một bức thư riêng. Trong bức thư đó, Dzerjinski thú thật là những ý kiến của ông không tán thành một số chủ trương hiện thời của Trung ương có thể tiếp tay cho phái đối lập, là điều ông không muốn.
Song, nếu không làm gì cả mà cứ để như thế này, thì "đất nước sẽ tìm cho mình một nhà độc tài, sẽ chôn vùi cuộc cách mạng của chúng ta, cho dù chiếc áo mà người đó mặc đỏ đến đâu chăng nữa. Hầu như tất cả các nhà độc tài hiện nay đều xuất thân từ đỏ cả: Mussolini, Pilsudski VV. . .
Tôi đã mệt mỏi vì những mâu thuẫn đó lắm rồi.
Tôi cũng đã xin từ chức nhiều lần. Đồng chí nên giải quyết sớm cho. Tôi không thể làm Chủ tịch Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao, một khi mang trong mình những suy nghĩ và trăn trở như vậy. Chính đồng chí cũng thấy đấy. Tôi xin các đồng chí cho tôi từ chức và thay thế bằng một người của mình, nghĩa là một người mà không có những bất bình và băn khoăn như tôi ".
Và Dzerjinski hạ một câu bất ngờ đối với một vị lãnh đạo cơ quan an ninh:
"Tôi đã cảm thấy rất nặng nề là lúc nào cũng phải làm một ông chủ nghiệt ngã".
Điều đáng chú ý là người đứng đầu cơ quan Nội vụ và thanh trừng lại có thái độ khá bình tĩnh đối với phe đối lập chính trị. Dzerjinski chủ yếu phê phán gay gắt các cán bộ lãnh đạo đối lập về quan điểm kinh tế, đặc biệt là
https://thuviensach.vn
trong vấn đề nông dân, nhưng không hề áp dụng biện pháp hành chính nào chống lại các đối thủ. Trotski, sau khi bị lật đổ khỏi đỉnh cao quyền lực nhưng vẫn còn uy tín cao trong Đảng và trong nhân dân, đã được Dzerjinski nhận về Hội đồng kinh tế quốc dân làm vụ trưởng Vụ khoa học - kỹ thuật, và Dzerjinski không tiến hành biện pháp chính trị gì đối với ông ta cả. Cơ quan an ninh chỉ "sờ" đến Trotski sau khi Dzerjinski chết.
Dzerjinski làm việc nhiều kinh khủng, hoàn toàn không biết thế nào là hưởng thụ cuộc sống. Trước cách mạng ông sống rất khiêm tốn, không cho phép mình tiêu vào tiền của Đảng, mặc dù các nhà cách mạng khác ở nước ngoài, kể cả Lênin, đều sinh hoạt không đến nỗi tồi. Còn sau khi cách mạng thành công, ông khép mình vào công việc, thậm chí bỏ cả vào rạp hát hoặc xem phim để không bị chi phối thời gian cho công việc.
Trotski viết về điều như này sau:
"Dzerjinski là một con người sôi sục nhiệt tình. Nghị lực của ông như điện thế mạnh được giữ thường xuyên liên tục. Gặp bất cứ vấn đề gì phải giải quyết, ông như cháy lên, mắt sáng lên, cánh mũi mỏng mấp máy, và giọng nói đanh lại. Trạng thái thần kinh bị tải nặng như thế, nhưng Dzerjinski không hề biết đến những giai đoạn xuống sức hoặc suy sụp. Lúc nào sức lực và tinh thần ông cũng ở trong trạng thái tổng động viên".
Dzerjinski yêu bất cứ công việc nào mà ông thực hiện bằng một tình yêu mê say. Ông che chắn cho cán bộ và cộng sự của mình khỏi sự can thiệp và chỉ trích bằng một tình cảm, một sự không khoan nhượng, một sự cuồng tín mà trong đó không có cái gì là riêng tư cả. Bởi vì Dzerjinski đã hoà tan vào trong công việc.
Trong những năm cuối đời, Dzerjinski bị ốm đau nhiều. Các bác sĩ theo dõi bệnh cho ông và đưa ông đi nghỉ ở Crưm và Kislovodsk. Do được ăn uống tốt, Dzerjinski đi nghỉ về béo khoẻ lên. Nhưng những năm dài tù đầy đã huỷ hoại sức khoẻ của ông. Đang phát biểu tại hội nghị Trung ương ngày 20/7/1926 phản đối Kamenev, bảo vệ nông dân, ông bỗng cảm thấy người khó chịu.
Từ hội nghị Trung ương về đến nhà, Dzerjinski ngã ra. Người ta gọi bác sĩ đến cấp cứu, tiêm cho ông, nhưng đã muộn. Dzerjinski qua đời năm ông
https://thuviensach.vn
49 tuổi.
Otto Latsis và tôi có nói với nhau rằng năm 1991 đài kỷ niệm Dzerjinski trên quảng trường Lubiauka đã bị giật đổ nhưng nếu sau này người ta quyết định dựng tượng ông trên phố Varvarca (nơi trước đây là trụ sở Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao), thì chúng tôi và chắc hẳn nhiều người sẽ giơ cả hai tay.
https://thuviensach.vn
CHƯƠNG II
VIACHESLAV RUDOLFOVICH MENJINSKI
Cục trưởng Cục chính trị quốc gia (7/1926 - 5/1934)
Trong tất cả các Chủ tịch An ninh Liên Xô, Menjinski có lẽ là nhân vật mờ nhạt nhất, mặc dù ông đứng đầu cơ quan này 8 năm - lâu hơn cả Yagoda và Ejov cộng lại, và mặc dù đã nghe ra những phương pháp làm việc được những người kế nhiệm ông sử dụng một cách đầy đủ và triệt để. Ông là người cao hơn họ một cái đầu, mà họ - những người thừa kế - chỉ đi theo con đường mà ông đã vạch ra, chứ ở địa vị ông chưa chắc họ đã nghe ra được những phương pháp đó.
Điều không may có lẽ là ở chỗ Menjinski lỗi lạc hơn các đồng nghiệp của mình. Một con người dễ chịu, nhẹ nhàng, cởi mở, khiêm tốn, vô tư và rất trí thức - đó là những nét tính cách đọng lại trong bức chân dung của Menjinski. Thời gian cuối trên cương vị Chủ tịch cơ quan an ninh, nhà cách mạng Bônsêvích trung kiên Menjinski bị ốm nặng, nhiều thời gian phải ở nhà riêng ở ngoại ô, vui trồng hoa và làm các phản ứng hóa học trong phòng thí nghiệm. Không có điều kiện đi sâu vào mọi chi tiết công vụ, ông phải bằng lòng với những thông tin mà người phó thứ nhất của ông là Yagoda báo cáo. Tuy nhiên, cho rằng mọi việc đều do Yagoda làm là hoàn toàn sai. Chính Menjinski là người đã soạn thảo đường lối và chiến thuật tiêu diệt ku-lắc như một giai cấp, cử các nhóm khủng bố ra nước ngoài để ám sát các kẻ thù của chế độ Xô viết và đề xuất việc mở phiên toà xét xử các vụ án đầu tiên ở Matxcơva trong loạt các vụ án đã làm chấn động không chỉ cả nước mà toàn thế giới.
Chính Menjinski khởi đầu đã là lý thuyết gia của hệ phương pháp An ninh Liên Xô, và nếu quy mô những việc làm của Menjinski chưa phải như của những người sẽ kế nhiệm ông là chỉ vì Stalin chưa đòi hỏi một người như thế.
https://thuviensach.vn
Menjinski sinh ngày 19/8/1874 ở Peterburg trong một gia đình quý tộc. Cha ông là giảng viên sử học ở trường Ca-det [1]Peterburg. Menjinski tốt nghiệp phổ thông xuất sắc được nhận huy chương vàng, rồi vào học khoa luật Đại học tổng hợp Peterburg, ra trường làm nghề luật sư.
Ông tham gia Đảng Xã hội - Dân chủ sớm - từ năm 1902, nhưng khác với Dzerjinski, ông luôn cố gắng không vi phạm pháp luật. Ông dạy học ở các khoá học bổ túc ban tối cho công nhân, cộng tác với tờ báo Bônsêvich "Trại lính" trong thời gian cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất. Tháng 7/1905, cảnh sát bắt toàn bộ cộng tác viên của báo, và ông phải ngồi tù 4 tháng. Sau khi được thả, ông chạy sang Phần Lan (luật lệ nước đó dễ chịu hơn Nga). Năm 1907, ông lưu vong sang sống ở Bỉ, Thụy Sĩ, rồi Pháp và Mỹ. Thời gian ở Pháp, ông tranh thủ học Đại học Sorbonne. L.Trotski gặp Menjinski lần đầu tiên là ở Paris. Menjinski thời gian ấy thuộc nhóm xã hội - dân chủ cực tả cùng với Dân uỷ Giáo dục sau này là Lunacharsky. Tại Bôlônha (Italia), tổ chức Bônsêvich mở một lớp học cho công nhân Nga, và tại đây, Trotski đã cùng làm việc với Menjinski, kể lại:
"Tôi có thể nói ấn tượng đầu tiên ông ta gây cho tôi là không gây được ấn tượng gì cả. Ông ta như là cái bóng của một người nào đó khác, hay như một bức ký họa dở dang của một bức tranh không thành. Có những người mà khoé mắt và nụ cười thể hiện một sự cố gắng che giấu nhân cách của bản thân".
Khi Trotski viết những dòng này, ông ta đang ở nước ngoài, sau khi bị trục xuất, khi mà Menjinski đang tiến hành cuộc đấu tranh chống phe đối lập trong nước, cho nên nhận xét của ông ta có thể không được khách quan.
G.A.Solomon, một nhà xã hội - dân chủ có tiếng đầu thế kỷ, có quan hệ gần gũi với gia đình Lênin và là bạn của Menjinski trong thời gian lưu vong kể lại:
"Sau cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất, theo yêu cầu của Lênin, Menjinski đến Bruxelles để đón Lênin... Tôi trông thấy Menjinski người gù gù, ốm yếu, và đi sau Menjinski là Lênin. Menjinski thời gian này đang bị đau thận, không có tiền để chữa bệnh, tay run run xách vali cho Lênin.
https://thuviensach.vn
Trông thấy thế, tôi bèn giằng chiếc vali từ tay Menjinski. Còn Menjinski thì nhoẻn một nụ cười ngượng nghịu, dễ thương (đọng lại mãi trong tôi hình ảnh đó của Menjinski). Một lần khác, tôi lại gặp vẫn Menjinski ấy trên đường công tác về Matxcơva, vui vẻ khuân vác hành lý của mình và của mọi người. Thời gian cuối, ông bị vôi hóa cột sống phải nằm nhà, không hề than thở và yêu cầu gì với một ai, lặng lẽ chịu đau đớn, môi vẫn nhoẻn một nụ cười dịu dàng .
Những ngày đầu sau Cách mạng tháng Mười, Lênin có cảm tưởng Menjinski là một người nhẹ dạ, nông nổi, không có đủ năng lực gánh vác nhiệm vụ biến những tư tưởng vĩ đại của cách mạng thành hiện thực.
Nhưng Lênin đã nhầm. Menjinski trước và sau khi làm Chủ tịch cơ quan an ninh là hai con người khác nhau. Không rõ công tác đã làm thay đổi con người, hay là trong con người ấy đã bộc lộ rõ ra những nét tính cách mà trước đây còn tiềm ẩn?
Tháng 7 năm 1917, Menjinski từ nước ngoài về Nga.
Ông - một người thuần tuý dân sự - được đưa vào Ban tổ chức quân sự của Trung ương đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga. Ngày 25/10/1917, Menjinski được bổ nhiệm làm Chính ủy ủy ban quân sự cách mạng ở Ngân hàng quốc gia. Ông yêu cầu cơ quan tài chính lớn nhất của đất nước cấp cho Chính quyền mới mười triệu rúp để phục vụ những nhu cầu cấp thiết. Các công chức Ngân hàng không công nhận chính quyền Bônsêvich và ngạo mạn từ chối yêu cầu. Khi đó, các chiến sĩ cận vệ bèn bao vây ngân hàng, nhưng vẫn không lấy được tiền ra. Đó là những ngày đầu cách mạng.
Sau đó, Lênin bổ nhiệm Menjinski làm Dân ủy tài chính (tức Bộ trưởng Bộ Tài chính), có lẽ vì nhớ thời gian lưu vong ở nước ngoài ông đã từng làm việc ở ngân hàng Pháp. Menjinski trả lời phỏng vấn nhà văn Mỹ John Reed: "Chúng tôi hoàn toàn bất lực nếu không có tiền... Các ngân hàng thì đóng cửa, Ngân hàng quốc gia không hoạt động. Các viên chức ngân hàng trong cả nước bị mua chuộc và lãn công ".
Khi đó Lênin bèn ra lệnh dùng bộc phá đánh vào các tầng hầm của Ngân hàng quốc gia và ban hành lệnh yêu cầu các ngân hàng nhỏ "phải mở cửa ngay từ ngày mai, nếu không chính quyền cách mạng sẽ tự mở".
https://thuviensach.vn
Menjinski đã ký cùng với Lênin một sắc lệnh quy định cho các ngân hàng "Trong ngày 31/10 phải mở cửa làm việc. Nếu không mở và không chịu cấp tiền theo ngân phiếu, thì tất cả giám đốc và các thành viên hội đồng quản trị sẽ bị bắt, và các chính ủy sẽ được điều động tạm thời về các ngân hàng và dưới sự chỉ đạo của Phó dân ủy tài chính sẽ tiến hành việc trả tiền theo các ngân phiếu có đóng dấu của ủy ban công – nông".
Chỉ đến 17/11, Menjinski mới nhận được 5 triệu rúp đầu tiên để chi dùng cho nhu cầu của Hội đồng dân ủy (tức Chính phủ - ND). Hội đồng dân ủy tuyên bố Nhà nước độc quyền về công việc ngân hàng. Các ngân hàng tư nhân bị quốc hữu hóa và sát nhập vào Ngân hàng quốc gia thành Ngân hàng nhân dân. Các trái phiếu ngân hàng bị hủy bỏ và việc buôn bán chúng bị coi là bất hợp pháp. Tất cả những công việc đó Menjinski hoàn thành trong có vài tháng. Nhưng Menjinski không được Lênin chú ý khen ngợi lắm và cũng không được giữ chức vụ cao. Khi Chính phủ chuyển về Matxcơva, Menjinski ở lại làm ủy viên Đoàn Chủ tịch Hội đồng thành phố Petrograd và thành viên ban lãnh đạo Cơ quan dân ủy tư pháp Petrograd. Đấy là một sự xuống chức.
Năm 1918, với kiến thức, ngoại ngữ và kinh nghiệm sống ở nước ngoài, Menjinski được cử đi làm Tổng lãnh sự ở Đức nhưng lại sớm bị Đức trục xuất khi cảnh sát Đức tìm thấy truyền đơn tuyên truyền trong văn ngoại giao của cơ quan lãnh sự. Menjinski được phái xuống Ucraina làm Phó dân ủy thanh tra Liên Xô tại Ucraina được mấy tháng.
Mùa thu năm 1919 Menjinski quay trở lại Matxcơva.
Dzerjinski tìm được công việc cho ông ở Ủy ban đặc biệt. Tháng hai năm đó, Trung ương Đảng ra nghị quyết "về những đơn vị đặc biệt trong Ủy ban đặc biệt toàn Nga".
Đó là các đơn vị có nhiệm vụ đấu tranh chống phản cách mạng và gián điệp trong quân đội. Do uy tín và vị trí cao của Trotski lúc đó là Dân ủy quân sự, nên các đơn vị đặc biệt đó vẫn được đặt dưới sự chỉ đạo của Hội đồng quân sự cách mạng do Trotski đứng đầu. Từ năm 1931, tình báo quân sự sẽ tách ra khỏi sự quản lý của quân đội. Ngành quân báo của Liên Xô đã
https://thuviensach.vn
ra đời như vậy. Nó không chỉ phát hiện gián điệp và những kẻ phản bội, mà còn có nhiệm vụ theo dõi các tướng lĩnh và nắm tâm trạng binh sĩ. Ngoài ra, vì Ủy ban đặc biệt còn chưa có một vụ đối ngoại, nên một Cục đặc biệt được thành lập để làm công tác tình báo ở nước ngoài và ở các lãnh thổ tạm thời bị Bạch vệ và quân đội nước ngoài chiếm đóng. Dzerjinski kiêm phụ trách công tác này, và là Cục trưởng đầu tiên của Cục đặc biệt.
Tháng 9/1919, Menjinski được cử về Cục đặc biệt, nửa năm sau làm Cục phó và mấy tháng sau nữa trở thành Cục trưởng, đến năm 1922 là ủy viên ban lãnh đạo của Ủy ban đặc biệt. Menjinski có trách nhiệm báo cáo về công tác của Cục đặc biệt và về tình hình trong nội bộ quân đội cả với Dzerjinski và với Trotski, bởi vì lúc đó Trotski là nhân vật lãnh đạo quan trọng. Trotski kể lại có lần sau khi báo cáo tình hình với Trotski xong, Menjinski đứng lại tần ngần như muốn nói thêm điều gì. Khi Trotski gạn hỏi, Menjinski mới nói không biết Trotski có biết rằng Stalin đang tiến hành tập hợp lực lượng sau lưng Trotski hay không. Việc báo cáo với lãnh đạo cấp cao không chỉ về tình hình chính trị mà cả về thái độ của các thành viên ban lãnh đạo đã trở thành hầu như một nhiệm vụ của cơ quan an ninh.
Từ năm 1927, sau khi Dzerjinski mất, việc đấu tranh với Trotski và với phe đối lập được giao cho cơ quan Dân uỷ nội vụ. Trong hai năm: 1927 - 1928, toàn bộ những nhân vật đối lập chủ yếu - khoảng 150 người - bị đưa khỏi Matxcơva về những vùng xa của đất nước dưới sự giám sát của cơ quan Dân uỷ nội vụ. Năm 1929 Menjinski được giao nhiệm vụ tổ chức việc trục xuất Trotski khỏi Nga.
Menjinski lãnh đạo công tác tình báo từ ngày thành lập, hơn nữa từ tháng 9/1923 ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban đặc biệt, trong khi Dzerjinski ngày càng bận công việc lãnh đạo kinh tế.
Menjinski đã đóng vai trò quan trọng trong việc đưa tình báo Liên Xô trở thành nền tình báo mạnh nhất thế giới những năm 20 - 30. Ưu thế của ngành tình báo trong Ủy ban đặc biệt là ở chỗ: Thứ nhất, làm việc trong công tác tình báo là những người dày dạn kinh nghiệm: những người Bônsêvich đã từng hoạt động bí mật, quen chạm trán với cảnh sát và nhà tù
https://thuviensach.vn
của Sa hoàng. Thứ hai, thế hệ đầu tiên các chiến sĩ tình báo Liên Xô là những người vì hoàn cảnh nào đó đã từng sinh sống ở nước ngoài, họ am hiểu nước ngoài và không bỡ ngỡ khi làm công tác liên quan đến nước ngoài. Và thứ ba, quan trọng nhất, là trước khi có chính quyền Xô viết, người ta cho rằng tình báo và phản gián chỉ cần trong thời gian chiến tranh, còn trong thời bình thì giải tán, chỉ cần công an hoặc cảnh sát. Cơ quan an ninh Đức thôi không tồn tại sau khi Đức bị thất bại trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Mỹ không có cơ quan tình báo trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai và chỉ bắt đầu thành lập nó sau chiến tranh thế giới thứ hai, với sự giúp đỡ của Anh. Anh giảm biên chế của cơ quan an ninh đến mức tối thiểu, Pháp cũng vậy. Duy chỉ có cơ quan an ninh Liên Xô - bao gồm cả bộ máy Ủy ban đặc biệt và tình báo quân sự - là lại được củng cố và tăng cường. Không một nước nào khác bỏ vào lĩnh vực này nhiều sức lực và tiền của đến như vậy. Nước Nga Xô viết tự coi mình vẫn ở trong tình trạng chiến tranh gần như với toàn thế giới.
Thế hệ đầu các chiến sĩ tình báo Liên Xô đa phần là những người theo chủ nghĩa lý tưởng, trung thành với sự nghiệp cách mạng thế giới. Họ đi vào tình báo không phải vì để được đi nước ngoài. Họ phục vụ cho sự nghiệp mà họ cho là vĩ đại. Ban đầu họ tìm đến sự giúp đỡ của những người đồng minh tự nhiên là các đảng cộng sản ở nước ngoài, rồi họ sớm hiểu ra rằng một đảng viên cộng sản hoạt động công khai bị cảnh sát ghi sổ đen và theo dõi, thì không thể làm tình báo được. Khi ấy, tình báo Liên Xô bèn tuyển mộ nhân viên trong số thanh niên có quan điểm tả khuynh. Họ khuyên những thanh niên đồng ý cộng tác với họ không nên phô trương những quan điểm thật sự của mình, mà cố gắng tìm được chỗ làm việc trong cơ quan nhà nước, trong cơ quan an ninh thì càng hay. Những người tình nguyện về mặt tư tưởng như vậy không thể có nhiều, do đó phải tìm kiếm cả những cộng tác viên đồng ý làm việc vì tiền. Tình báo Liên Xô cũng đã sớm tuyển dụng cả những cộng tác viên trong số những kẻ đồng tính luyến ái. Sự thực kẻ nào sống cuộc sống hai mặt, kẻ đó thường biết giấu bí mật, vả lại trên giường ngủ người ta dễ dàng khai thác được các bí
https://thuviensach.vn
mật. Gay Berges - người Anh đã được tình báo Liên Xô sử dụng để lôi kéo một cán bộ của Bộ Quốc phòng Anh chính bằng con đường đó. Đó là thế hệ của những người kỳ lạ và độc đáo, những nhà lãng mạn chủ nghĩa. Trong những năm 20 và 30, người ta đi vào tình báo còn vì cảm giác mạnh để trốn khỏi những ngày thường tẻ nhạt, tối tăm nhằm khẳng định sức mạnh và chí nam nhi.
Tháng 1/1923, Bộ Chính trị quyết định thành lập ủy ban nhiễu thông tin (desinformation) bao gồm đại diện Trung ương Đảng, Bộ Nội vụ và Bộ Ngoại giao, Cục tình báo quân sự. Ủy ban này chịu trách nhiệm thảo ra những tài liệu cung cấp thông tin giả về tình hình Nội bộ Nga để cho đối phương lấy được, kể cả việc tung cho báo chí những thông tin giả các loại, nhưng trong từng trường hợp đều phải có ý kiến của một Bí thư Trung ương Đảng. Những thông tin này còn nhằm mục đích làm cho các cán bộ chính trị và quân sự đã từng đào tẩu tin rằng ở Nga đang có một phong trào chống Đảng khá mạnh và khi họ về nước thì lập tức bị bắt. Người ta cho rằng Menjinski là người đã đề ra chiến thuật dụ dỗ, lôi kéo các phần tử phản động từ nước ngoài về để bắt trên lãnh thổ Nga. Vụ tên phản động B.V.Savinkov năm 1924 là một thí dụ. Menjinski đã được tặng thưởng Huân chương "Cờ Đỏ" - một Huân chương cao mà ít người được tặng hồi đó.
Đầu những năm 20, Nga kiều V.Shulgin, nguyên đại biểu Duma thời Sa hoàng, được Liên Xô (thực chất là Ủy ban đặc biệt) tổ chức cho một chuyến đi du lịch khắp nước Nga để ông ta thấy rằng những người Bônsêvich nắm chắc chính quyền và bắt đầu xây dựng cuộc sống mới như thế nào. Sau khi về nước, ông ta viết một cuốn sách nhan đề "Du lịch đến nước Nga đỏ" tán dương chính quyền Xô viết.
Một thời gian sau, Menjinski thành lập một nhóm đặc nhiệm trực thuộc Chủ tịch Ủy ban đặc biệt, tách khỏi Cục công tác nước ngoài, phụ trách các chiến dịch đột nhập và cài cắm điệp viên vào những mục tiêu quan trọng trên đất địch. Nhóm này gồm có 20 chiến sĩ cùng với 60 nhân viên hoạt động bí mật. P.Sudoplatov - Thiếu tướng an ninh, người sau này tổ chức việc giết Trotski, là người nhận lệnh của Menjinski "trung lập hóa" - tức
https://thuviensach.vn
nói nôm na là giết các phần tử dân tộc chủ nghĩa Ucraina, trong đó có lãnh tụ Tổ chức những người theo chủ nghĩa dân tộc Ucraina là Conovalets. Ngày 30/7/1926, 10 ngày sau khi Dzerjinski mất, Menjinski được cử làm Chủ tịch Ủy ban đặc biệt và giữ chức vụ này 8 năm.
Chính Menjinski đã được Dzerjinski đưa lên làm Phó thứ nhất chứ không phải Unshlich như mọi người chờ đợi. Stalin ủng hộ Menjinski, và sau khi Dzerjinski mất, đã đưa Menjinski vào Ban chấp hành trung ương.
Vẫn như trước kia, Menjinski luôn nhã nhận, lịch thiệp, thậm chí tế nhị. Cán bộ đến báo cáo, ông bắt tay, chào hỏi, chứ không coi đấy là nghĩa vụ công tác "anh phải báo cáo tôi". Em gái ông làm ở Bộ Giáo dục thỉnh thoảng vẫn nói với ông giúp cho người này người kia được nhẹ bớt tội.
Menjinski hay ốm, thậm chí khi làm việc ở cơ quan, ông cũng thường nằm tiếp khách. Nhà văn Ilya Erenbua kể rằng năm 1920 ông được đi Pháp, trước khi đi phải làm một số thủ tục ở Bộ Ngoại giao và được báo đến cửa chính Ủy ban đặc biệt gặp đồng chí Menjinski.
Erenbua tưởng Menjinski sẽ hỏi ông có quan hệ gì với quân Vrangel (Bạch vệ) trong thời gian nội chiến hay không, nhưng Menjinski nói ngay đã gặp ông ở Paris rồi, và vừa nằm vừa nói chuyện với ông về tình hình văn học, về việc hiện nay in nhiều thơ tồi, mà Blôc thì không thấy viết gì cả v.v...
Erenbua được nhận hộ chiếu đi nước ngoài, nhưng còn chưa biết rằng hai năm sau, Blôc cũng sẽ đến Bộ Ngoại giao xin hộ chiếu, nhưng đã không được phép ra nước ngoài, và trong khi chờ trả lời của Menjinski thì nhà thơ đã ốm nặng và qua đời năm 1921.
Ngày nay chúng ta cứ nghĩ rằng khủng bố, bắt bớ chỉ diễn ra trong thời gian nội chiến và sau đó đến năm 1937 lại bắt đầu. Thực ra, khủng bố bắt đầu ngay từ sau cách mạng và tiếp diễn cho đến tận năm 1953, khi Stalin chết.
Năm 1927, Henri Barbusse, nhà văn Pháp có cảm tình với Liên Xô sang thăm Matxcơva, được Stalin tiếp.
H.Barbusse hỏi Stalin làm thế nào đập lại luận điệu tuyên truyền của phương Tây về khủng bố đỏ ở Liên Xô.
https://thuviensach.vn
Stalin trả lời giản dị và logich:
"Việc xử bắn những tên gián điệp và tay sai của đế quốc không phải là khủng bố đỏ. Chúng ta đang nói về các tổ chức đặc biệt mà cơ sở đặt ở Anh hoặc Pháp và các thế lực đế quốc tài trợ cho họ" "Vừa mới đây, chúng tôi bắt được một nhóm sĩ quan quý tộc. Chúng có nhiệm vụ đánh hơi ngạt cả một hội trường đại hội có mặt 3 - 4 nghìn người. Bỏ tù những kẻ này thì chúng chẳng sợ. Đây là vấn đề tiết kiệm sinh mạng: hoặc là tiêu diệt một số phần tử quý tộc và con nhà tư sản... hoặc để cho chúng sát hại hàng trăm, hàng nghìn người".
" Khi nói về các án tử hình, thì chúng ta phải đặt câu hỏi: án tử hình đối với ai? Toàn là những nhà quý tộc, tướng lĩnh sĩ quan Sa hoàng, đã từng chiến đấu chống lại chính quyền Xô viết. Trong danh sách đó rất hiếm khi có những người thuộc các giai cấp bị áp bức, có thể vài ba người... làm gián điệp. Khi người ta phê phán chúng tôi không bảo vệ mọi công dân như nhau, thì xin trả lời rằng: chúng tôi cũng không định bảo vệ tất cả mọi người: Chúng tôi nói công khai điều đó, bởi vì chế độ của chúng tôi là chế độ có giai cấp".
Lý lẽ của Stalin khó có thể bác bỏ được. Chỉ có điều là trên thực tế, mỗi năm càng có thêm nhiều công nhân và nông dân ngã trước mũi súng hoặc bị đưa vào trại cải tạo cùng với các đại diện của "giai cấp bóc lột".
Trong những năm 1928 - 1930, đã diễn ra một loạt các vụ án lớn gây chấn động dư luận trong và ngoài nước, do Ủy ban đặc biệt thiết kế. Đó là các vụ: vụ Sắc- tưi (xử "tổ chức chuyên gia tư sản ở vùng mỏ Sac-tưi, tỉnh Đôn-bas") năm 1928, vụ "Đảng công nghiệp" (xử "những kẻ phá hoại trong công nghiệp") năm 1930, vụ "Đảng Lao động nông dân" năm 1930 và "vụ trung ương Đảng Mensêvich" (xử về tội "phục hồi chủ nghĩa tư bản") năm 1931.
Các vụ xử án đều nhằm một mục đích là làm cho cả nước thấy rằng những tổ chức và phần tử phá hoại tồn tại khắp mọi nơi, chính chúng cản trở việc phục hồi công nghiệp và ổn định cuộc sống của nhân dân. Những kẻ phá hoại đó trước hết nằm trong số những nhà tư sản, quý tộc cũ, sĩ quan Bạch vệ, chuyên gia của chế độ cũ.
https://thuviensach.vn
Trong những năm 1930, những sự cố sản xuất hoặc việc cho ra sản phẩm kém chất lượng đều là lý do để truy tố thành vụ việc đối với những người lãnh đạo trong ngành công nghiệp. Một anh đầu bếp tồi - nếu muốn - cũng có thể bị chụp mũ là trốt-kít. Mặc dù nguyên nhân thực sự của những sự cố sản xuất và cho ra sản phẩm kém chất lượng là việc công nghiệp hóa quá nhanh trên quy mô toàn quốc và đòi hỏi hoàn thành kế hoạch bằng mọi giá.
Việc xét xử vụ án "Đảng Công nghiệp" kéo dài hai tuần với sự chứng kiến của phóng viên nước ngoài đến ngày 7/12/1930 đã kết thúc. Tám kỹ sư và giám đốc có tên tuổi bị tuyên cáo về "hoạt động phản cách mạng có tính chất phá hoại và làm gián điệp, gây tổn hại cho nền công nghiệp Liên Xô". Tất cả các bị cáo bị tuyên án tử hình, nhưng ủy ban chấp hành trung ương toàn Nga (tức Xô viết tối cao về sau này) xét việc họ đã thành khẩn "nhận lỗi"nên đã quyết định hạ mức án tử hình xuống 10 năm tù giam cho mỗi người.
Stalin quan tâm đến những nhân vật tầm cỡ lớn hơn những bị cáo này, mà hiện ông mới chỉ nhắm đến họ.
Menjinski biết Stalin muốn gì. Quân của Menjinski - các cán bộ điều tra - đã lấy được từ những kẻ phản động lời khai về quan hệ của họ với cái gọi là "những phần tử hữu khuynh". Đó là hai ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch ủy ban chấp hành trung ương toàn Nga M.I.Kalinin và Chủ tịch Chính phủ A.I.Rykov. Kalinin thì Stalin biết là không có trọng lượng chính trị gì mấy nên không quan tâm lắm. Nhưng còn Rykov, người đang có uy tín lớn trong nhân dân, thì Stalin bắt đầu lập hồ sơ.
Những người đọc tiểu thuyết "Nghệ nhân và Margarita" của M. Bulgakov ngày nay sẽ rất buồn cười khi đọc đến đoạn Nikonor Ivanovich đem nộp ngoại tệ và bị quở trách: "Đất nước thì đang cần ngoại tệ, mà ông thì ngồi với đồng ngoại tệ này hoàn toàn không dùng gì đến nó mà không chịu đem nộp cho Nhà nước".
Khi cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên, đoạn này bị cắt vì nó bê y nguyên sự thật vào. Trong những năm đó, nhà nước thu của dân tất cả của cải có thể thu được để tiến hành công nghiệp hóa. Một người có thể bị bắt (thường là do tố giác của hàng xóm hoặc đồng nghiệp) và bị giam giữ cho
https://thuviensach.vn
đến khi phải giao nộp tất cả những gì mà anh ta cất giữ ở nhà. Khi thành phố hầu như đã chẳng còn gì, người ta bèn tiến về nông thôn. Tiến sĩ kinh tế A.Uliukaev, Phó Giám đốc Viện kinh tế quá độ cho rằng:
"Những gì diễn ra cuối những năm 20 có thể coi là khủng bố, cũng có thể coi là việc thực hiện mô hình thay thế nhập khẩu trong điều kiện đất nước bị cô lập. Lúa mì là phương tiện thanh toán chủ yếu, cho nên được tập trung vào tay nhà nước. Người nông dân không tự nguyện nộp lúa mì cho nhà nước, cho nên chính quyền đã sử dụng các đội thu lương thực và tiến hành đấu tranh chống Ku lắc. Chống Ku lắc, nếu nói bằng ngôn ngữ kinh tế hiện đại, thì đó là một kiểu cưỡng bức phá sản. Do vậy cuộc khủng bố cuối năm 1920 bắt đầu không phải do ác ý (mặc dù cái đó cũng không phải là thiếu), mà trước hết là do những người lãnh đạo nhà nước ta đã thông qua một quyết định đơn giản: ta không có thời gian để thuyết phục tư nhân tự nguyện đóng góp tiền bạc, nên chúng ta phải tập trung toàn bộ dự trữ có được để ném vào phát triển đất nước. Khi giao nhiệm vụ cho những cán bộ tổ chức phong trào nông trang tập thể tháng 1/1930, người ta căn dặn rằng: "Nếu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, các đồng chí có quá tay, thì Đảng sẽ bắt các đồng chí. Nhưng hãy nhớ rằng các đồng chí bị bắt là vì sự nghiệp cách mạng".
Các đảng bộ địa phương trong cả nước thi đua nhau xem ai đạt được mục tiêu tập thể hóa một trăm phần trăm sớm hơn. Người nào có lúa mì thì bị thu - mà đó là những người chủ giỏi giang, cần mẫn nhất. Họ bị dán nhãn hiệu "Ku-lắc" và bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.
Chỉ thị ban đầu của M.Kalinin chỉ là đưa họ sang các mảnh đất xấu và tước bớt những phần đất "thừa" của họ. Nhưng sau người ta đi xa hơn, cho thế là chưa đủ.
Bộ máy tuyên truyền thể hiện họ như là những ke gian ác bẩm sinh. Rồi thì thực tế là cướp hết tài sản của họ, cấm họ rút tiền gửi trong các quỹ tiết kiệm. Tất cả những điều này có trong tập một của cuốn tư liệu lịch sử "Nước Nga chưa được biết đến".
Ngày 30/1/1930, Bộ Chính trị ra nghị quyết "Về những biện pháp tiêu diệt kinh tế Ku lắc ở những địa phương đã tiến hành tập thể hóa", trong đó
https://thuviensach.vn
có nêu dự kiến đưa vào trại cải tạo hoặc bắn 60 nghìn chủ hộ kinh tế Ku lắc và di dời gia đình họ, và di dời 150 nghìn gia đình nữa. Nhưng quy mô thực tế của việc thực hiện đã vượt quá con số dự kiến đó.
Tiếp theo sau nghị quyết của Bộ Chính trị, Ủy ban đặc biệt cũng ban hành lệnh ngày 2.2.1930 về việc tiêu diệt Ku lắc như một giai cấp. Cơ quan an ninh có nhiệm vụ lập gấp hồ sơ các đầu sỏ Ku lắc và xem xét các đối tượng được giai cấp Ku lắc cài vào trong các tổ chức phản cách mạng và chống đối. Đa số bị đưa đi cải tạo. Một số nguy hiểm nhất thì xử bắn. Đồng thời di dời những Ku lắc khá giả nhất, địa chủ cũ, cha cố chống chế độ... và gia đình họ về các vùng xa và tịch thu tài sản. Sau hai năm 1930 và 1931, hơn một triệu rưỡi nông dân đã bị đưa vào trại cải tạo hoặc trại lao động của Ủy ban đặc biệt. Nửa triệu tự chạy ra thành phố và công trường.
Còn 2 triệu nữa bị di dời theo diện 3, tức là trong nội tỉnh, nhưng cũng bị tước hết tài sản. Những tài sản bị tịch thu này được đưa vào nhà nước, một phần được chia lại cho nông dân trong làng. Một nửa số nông dân bị di dời đó bị đưa vào làm việc ở các ngành công nghiệp khai thác gỗ, khai khoáng và xây dựng.
Nhằm tăng hiệu lực bắt buộc người dân nộp lương thực, Menjinski đã đề nghị bổ sung một số tội danh như giết gia súc, không hoàn thành kế hoạch gieo cấy, đầu cơ tích trữ lúa mì. Đối với Ku lắc, không hoàn thành nghĩa vụ giao nộp lương thực có thể bị khởi tố. Nhưng nhiều Ku lắc chạy trốn, không đợi đến khi bị khởi tố. Khi đó, để hoàn thành kế hoạch, chính quyền địa phương bèn quay sang "nã" trung nông. Bất kỳ ai nói ra những lời không đồng tình với thực trạng đều bị buộc tội phản tuyên truyền. Ai say rượu đánh nhau với cán bộ địa phương bị quy là "có hành động khủng bố". Theo quy định, tất cả các án tử hình đều phải được báo cáo Bộ Chính trị, nhưng một đạo luật ngày 7/8/1932 lại cho phép ba người lãnh đạo cao nhất của Ủy ban đặc biệt được quyền thi hành án tử hình không cần đợi Bộ Chính trị thông qua.
Chính sách đẩy mạnh công nghiệp hóa và cưỡng bức nông dân vào nông trang tập thể đã đẩy đất nước vào tình trạng nội chiến. Những con người chết đói dở ngăn không cho chở lúa mì đi. Nông dân nổi dậy khắp nơi trong
https://thuviensach.vn
cả nước: năm 1929 có 1300 cuộc, nghĩa là mỗi ngày diễn ra 4 cuộc. Tháng 1/1930 có 125 nghìn nông dân tham gia các cuộc nổi dậy phản kháng, tháng hai có 220 nghìn, tháng ba gần 800 nghìn... Chính quyền chỉ có thể kiểm soát đất nước bằng vũ lực, đã xử tử hàng nghìn người theo các hồ sơ của Ủy ban đặc biệt. Công việc quá nhiều, phải động viên trở lại biên chế các cán bộ cũ của cơ quan an ninh đã chuyển ngành hoặc thôi việc sau kỳ cải tổ Ủy ban đặc biệt lần trước.
Khi nhìn thấy quy mô phản kháng của nhân dân trong nước như vậy, có thể cũng là lúc Stalin và các đồng sự của ông nghĩ rằng cần phải tiến hành thanh lọc đại trà để loại trừ từ gốc tất cả những người mà về lý thuyết có thể không đồng tình với đường lối của Trung ương.
Năm 1933, chế độ hộ chiếu và đăng ký hộ khẩu được ban hành nhằm kiểm soát sự đi lại của nhân dân. Trước năm 1923, nhân dân đi lại từ thành phố này đến thành phố khác sử dụng các giấy tờ khác nhau mà họ có, thường là sổ lao động. Năm 1923, có chứng minh thư thống nhất, nhưng mọi người vẫn xuất trình đủ thứ giấy tờ khác nhau: từ giấy chứng nhận của Sở Nhà đất, chứng minh thư cơ quan đến thẻ Công đoàn viên, thẻ Đảng. Với quyết định của một ủy ban của Bộ Chính trị, đứng đầu là một Phó Chủ tịch Ủy ban đặc biệt (V Balitsky), năm 1932, sau đó là quyết định của Hội đồng dân ủy ngày 28/4/1933, "những công dân thường trú ở các vùng nông thôn có nghĩa là nông dân - không được cấp hộ chiếu, để cho họ không được rời bỏ nông thôn. Quyết định này chỉ đến năm 1974 mới được hủy bỏ.
Một đạo luật ban hành ngày 7/8/1932 quy việc biển thủ tài sản Nhà nước và tài sản công cộng là một tội phạm phải bị tử hình. Đạo luật này được ban hành theo đề nghị cá nhân của Stalin.
Việc tàn phá nông thôn cuối cùng đã dẫn đến nạn đói năm 1932 - 1933. Những người nông dân đói khát lấy trộm lúa về ăn, liền bị Ủy ban đặc biệt áp dụng đạo luật trên, khép tội tử hình.
Trong công nghiệp, tình hình cũng không sáng sủa hơn. Tiền được đầu tư vào các công trình xây dựng dang dở, các xí nghiệp đang làm việc thì không nhận được nguyên liệu và thiết bị. Tài chính suy sụp. Chính phủ tăng giá, in tiền, phân phối lương thực theo tem phiếu.
https://thuviensach.vn
Các cửa hàng trống rỗng. Thực phẩm trong cửa hàng giao tế được bán bằng ngoại tệ, bằng cả đồ trang sức bằng vàng. Nạn đói năm 1932 - 1933 đã làm chết hàng triệu người.
Về mặt chính trị, cuộc khủng hoảng đó dẫn đến việc uy tín của phái "hữu" tăng lên - có nghĩa là những người trong ban lãnh đạo chủ trương chính sách ôn hòa hơn đối với nông thôn. Đó là Chủ tịch Chính phủ A.I. Rykov, nhà tư tưởng của Đảng N.I. Bukharin và nguyên lãnh tụ Công đoàn M.P.Tomski. Cuộc thanh lọc vẫn tiếp tục diễn ra: từ 1929 đến 1931 đã khai trừ khỏi Đảng 250 nghìn người. Trong Bộ Chính trị, đa số vẫn rất tín nhiệm những người "hữu khuynh", do đó không phải lúc nào cũng xử lý tình hình như Stalin mong muốn. Đặc biệt Stalin rất khó bác lại Rykov - một người có phẩm chất, một nhà quản lý tài năng, hoàn toàn có thể tranh vị trí lãnh đạo cao nhất.
Cũng như với tất cả các đối thủ cạnh tranh khác, Stalin đã xử lý với Rykov bằng sự trợ giúp của cơ quan an ninh.
Menjinski nói với Chicherin - dân ủy ngoại giao:
"Ủy ban đặc biệt có nghĩa vụ phải biết tất cả những gì xảy ra trong nước, từ Bộ Chính trị đến ủy ban nhân dân xã. Và bộ máy của chúng tôi đã phấn đấu để đạt được việc hoàn thành nhiệm vụ đó".
Menjinski có lý do để tự hào về công tác của mình.
Sau 8 năm, ông đã thành lập được một hệ thống cơ quan an ninh tỏa rộng khắp đất nước, đã đè bẹp được các cuộc nổi dậy của người dân trong thời kỳ tập thể hóa, đã tiến hành xét xử một số vụ án gây tiếng vang đối với những tên "phá hoại" nền kinh tế xã hội chủ nghĩa và thành lập một mạng lưới tình báo khá mạnh ở nước ngoài.
Khác với người tiền nhiệm của mình, Menjinski hiểu rằng cơ quan an ninh cần phải phục vụ đích thân Tổng Bí thư. Dưới thời Menjinski, việc đề bạt cán bộ lãnh đạo cao cấp của Ủy ban đặc biệt do cơ quan Đảng phê duyệt.
Các cán bộ làm công tác an ninh cũng được sàng lọc như đảng viên. Đầu thời kỳ tập thể hóa, còn không đủ cán bộ an ninh để bao quát nông thôn. Cuối thời Menjinski, bộ máy an ninh đã tỏa xuống tận xã.
https://thuviensach.vn
Menjinski chết sau một cơn đau tim ngày 10/3/1934 tại biệt thự ngoại ô Matxcơva ở vùng Arkhangelskoe, ở tuổi 60. Thi hài ông được chôn ở chân tường điện Kremli.
Stalin tìm người thay Menjinski rất lâu: sau hai tháng, chức vụ của Menjinski mới được chuyển giao cho G.G.Yagoda. Đây là cuộc chuyển giao hoà bình cuối cùng chức vụ Chủ tịch cơ quan An ninh. Từ nay trở về sau, mỗi người mới sẽ bước lên vị trí này sau khi loại bỏ người tiền nhiệm của mình.
https://thuviensach.vn
THỜI STALIN
https://thuviensach.vn
CHƯƠNG III
HENRICH GRIGORIEVICH YAGODA
Dân uỷ Nội vụ (7/1934 - 11/1936)
Rưbinsk - Thành phố nhỏ ở miền Bắc nước Nga là quê hương của hai vị Chủ tịch KGB là Andropov và Yagoda.
Henrich Grigorievich Yagoda sinh tại đây ngày 7 tháng 11 năm 1891. Cha ông - Grigori Philippovich - là em con chú con bác của Mikhail Sverdlov - cha của Yakov Sverdlov. Nói cách khác cha ông là chú họ của Sverdlov (Chủ tịch Xô viết tối cao và Bí thư Trung ương Đảng thời Lênin).
Năm 1919, khi Sverdlov mất, Stalin thay Sverdlov giữ chức Bí thư Trung ương Đảng.
Gia đình H.G. Yagoda có 5 chị em gái và 3 anh em trai. Hai người anh trai của ông bị chết cả - một người bị lính cô-dắc giết chết trong một cuộc xung đột, còn người khác bị bắt đi lính cho Kolchak (Tướng Bạch vệ - ND) và bị xử bắn cùng với một số người khác vì không chịu bắn vào công nhân.
Ông vào Đảng năm 1907, sau cuộc Cách mạng Nga lần thứ nhất lúc mới 16 tuổi, khi mà nhiều người làm điều ngược lại là ra khỏi Đảng vì thất vọng về cuộc cách mạng.
Tại Nijni Novgorod trên sông Volga, ông đã làm quen với nhà văn vô sản Maxim Gorki và hai người chơi thân với nhau suốt cả về sau này. Yagoda làm việc ở nhà in bí mật của Đảng, bị bắt năm 1911, ngồi tù hai năm, sau đó chuyển về Petrograd làm ở quỹ bảo hiểm của Nhà máy Putilov. Năm 1915 bị gọi đi lính, bị thương.
Ông đã từng chiến đấu ở các mặt trận phía Nam và Đông - Nam. Tại Saritsưn, ông đã gặp Stalin, được Stalin chú ý vì tính năng động, sáng tạo. Ông và Agranov sau này sẽ được Stalin đưa về làm Dân uỷ và Thứ trưởng thứ nhất Cơ quan dân uỷ nội vụ.
CON CƯNG CỦA DZERJINSKY
https://thuviensach.vn
Thành phần ban lãnh đạo Ủy ban đặc biệt do Lê nin phê chuẩn ngày 29/7/1920 gồm 13 người là: Dzerjinsky, Kedrov, Peters, Avanesov, Ksenofontov, Mansev, Latsis, Messing, Menjinsky, Yagoda, Kornev. Chỉ có Dzerjinsky và Menjinsky ốm chết, còn những người khác số phận sẽ do Stalin định đoạt.
Yagoda làm Chánh Văn phòng Ủy ban đặc biệt, là cánh tay phải của Dzerjinsky, rất được Dzerjinsky tín nhiệm. Năm 1923, Dzerjinsky đề bạt Yagoda làm Phó Chủ tịch thứ hai của Ủy ban đặc biệt. Khi Menjinsky được thăng chức, Yagoda thay Menjinsky làm Cục trưởng Cục đặc biệt, theo dõi nội tình quân đội, sau đó lãnh đạo toàn bộ công tác tình báo.
Trotski vẽ lại bức chân dung Yagoda khi đến báo cáo tình hình với ông là "một anh chàng gầy gò, da mặt xam xám (Yagoda mắc bệnh lao), ria mép tỉa ngắn, gây ấn tượng về một con người rất chính xác và rất có lễ độ".
Sau khi Dzerjinsky mất, Menjinsky trở thành Chủ tịch Ủy ban đặc biệt vì hơn những người khác trong ban lãnh đạo cả về tuổi đời, tuổi Đảng và kinh nghiệm công tác. Nhưng Yagoda cũng trở thành không những là Phó thứ nhất của Menjinsky mà còn là lãnh đạo thường trực của cơ quan, lãnh đạo bộ máy, điều hành các công việc tác chiến vì Menjinsky ốm đau luôn. Yagoda còn trực tiếp lãnh đạo Cục tác chiến bí mật, tức là phụ trách các vấn đề chính trị, mà cụ thể hơn nữa là vấn đề đấu tranh với các phần tử chống Liên Xô.
Năm 1930, Yagoda nhận Huân chương CỜ ĐỎ thứ hai. Sau này, do công lao trong việc xây dựng kênh đào Belomor - Bantich, ông còn được tặng thưởng Huân chương Lênin.
Nhưng con đường đi lên của Yagoda không phải suôn sẻ. Hoá ra trong nội bộ cơ quan, Yagoda có nhiều kẻ thù. Phó Chủ tịch ủy ban là M.Trissler chống lại ông, nhưng đã bị Stalin thuyên chuyển đi nơi khác. Cục trưởng Cục tác chiến bí mật Evdokimov và Cục trưởng Cục công tác nước ngoài Messing và Cục phó Cục tình báo Artuzov cũng không phục ông. Đến lúc đó, Stalin bắt đầu để ý xem vấn đề ở chỗ nào. Năm 1931, Yagoda từ Phó Chủ tịch thứ nhất bị chuyển xuống làm một trong mấy Phó Chủ tịch thứ
https://thuviensach.vn
hai. Ivan Akulov lên làm Phó Chủ tịch thứ nhất ủy ban, nhưng một năm sau đó được cử đi làm Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Ucraina. Yagoda vẫn không được đề bạt trở lại làm Phó Chủ tịch thứ nhất ủy ban, nhưng tại đại hội Đảng được bầu vào Trung ương. Đó là dấu hiệu ông đã được Stalin chú ý.
Ngày l0/5/1934 Menjinsky chết vì bệnh suy tim. Hai tháng trời Yagoda ở trong trạng thái chờ đợi căng thẳng, vì nhiều ứng cử viên được xem xét lựa chọn thay thế Menjinsky. Cũng trong thời gian này, Trung ương xem xét việc cải tổ Ủy ban đặc biệt thành Cơ quan dân uỷ nội vụ, và cuối cùng, ngày 10/7/1934 đã đề bạt Yagoda làm Dân uỷ nội vụ.
Cơ cấu của Cơ quan dân uỷ nội vụ khác với Ủy ban đặc biệt ở chỗ các đơn vị phụ trách công tác tình báo, phản gián, đấu tranh với các lực lượng đối lập và bảo vệ lãnh đạo được thống nhất làm một thành Tổng cục An ninh quốc gia do một Thứ trưởng thứ nhất là I.S.Agranov lãnh đạo. Tuy nhiên lúc đó, nhiều người thấy rằng tính độc lập của Cơ quan dân ủy nội vụ bị giảm bớt so với Ủy ban đặc biệt, nhất là chức năng thanh trừng.
Cơ quan dân ủy Nội vụ không có quyền tuyên án đa số các vụ án chính trị như trước nữa, Hội đồng xét xử của Ủy ban đặc biệt cũng bị giải thể, các vụ việc điều tra từ nay chuyển sang toà án để xét xử và tuyên án. Về hình thức, có vẻ như pháp luật đã thắng thế một bước. Năm 1934, Yagoda tự thành lập các Toà án cấp tỉnh và khu để xét xử các vụ phạm tội trong các trại cải tạo, không xin ý kiến Trung ương. Quyết định này đã bị Phó viện trưởng Viện kiểm sát tối cao Liên Xô A.I.Vyshinsky kháng nghị. Bộ Chính trị bèn huỷ bỏ quyết định của Yagoda. Nhưng sự suy yếu quyền hạn này của Yagoda chỉ diễn ra cho đến ngày 11/2/1934.
Sau đó, Yagoda đã lập ra chế độ phong hàm cho các sĩ quan Tổng cục An ninh từ thiếu uý cho đến cao ủy An ninh quốc gia bậc Một . Các hàm cấp an ninh đó có giá trị suốt đời, chỉ Toà án mới có quyền tước các hàm đó. Cán bộ lãnh đạo của Tổng cục an ninh quốc gia không thể bị bắt nếu không được phép của Dân ủy Nội vụ. Ngày 26/11/1935, Yagoda được phong hàm Tổng cao ủy An ninh quốc gia (tương đương Nguyên soái trong
https://thuviensach.vn
quân đội), tại đại hội 17 của Đảng được bầu làm ủy viên Trung ương, Yagoda bắt đầu nổi tiếng trong nước.
Chính ông đã có sáng kiến biến hệ thống các trại cải tạo thành một lực lượng sản xuất hùng hậu. Đằng sau hàng rào thép gai là bao nhiêu nhân công lao động không phải trả tiền, không dám từ chối những công việc nặng nhọc hoặc ca kíp, không dám phản đối việc kéo dài ngày lao động hoặc đòi hỏi tôn trọng những quy tắc an toàn lao động. Một Nghị quyết của Hội đồng dân ủy giao cho Cơ quan dân ủy Nội vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế đối với các vùng ngoại vi của Liên bang giàu tài nguyên thiên nhiên. Căn cứ theo lô-gich của Nghị quyết này, có thể hiểu rằng càng nhiều tù nhân thì thành tích kinh tế của Cơ quan dân ủy nội vụ sẽ càng to lớn. Trong một công lệnh của Dân ủy nội vụ Yagoda có nói: " Các chiến sĩ an ninh là những người nhiệt tình bắt tay vào bất kỳ nhiệm vụ mới mẻ nào. Bằng nghị lực và nhiệt tình, họ đã phát triển công nghiệp và văn hoá vùng cực Bắc. Các trại mới dưới sự quản lý của Cơ quan dân ủy Nội vụ - công lệnh nói tiếp - sẽ phải đóng vai trò quan trọng trong việc mở mang kinh tế và văn hoá của các vùng xa".
V F.Nekrasov - Trung tướng, Giáo sư, tác giả một cuốn sách viết về các Dân ủy Nội vụ nói về Yagoda:
"Yagoda đã ngần ấy năm làm việc với Dzerjinsky, kề vai sát cánh, được Dzerjinsky rất tin tưởng. Yagoda làm việc quần quật như một con trâu, rất nhanh chóng nắm bắt bản chất sự việc. Tôi đã đọc các tài liệu cũ, các văn bản lệnh của Yagoda. Có một bức thư gửi đến Yagoda tố cáo một ông giám đốc hay thủ trưởng đơn vị nào đó bực tức vì kế hoạch sản xuất không hoàn thành, đã phạt các công nhân - tù nhân bằng cách bắt họ mặc quần áo lót ra đứng ngoài trời tuyết, kể cả phụ nữ."
Yagoda phê vào đơn: "Sao lại có những cán bộ thô bạo đến thế", và chỉ thị điều tra ngay sự việc.
M.P. Shreider, từng công tác ở Ủy ban đặc biệt, kể lại trong hồi ký một nhận xét đáng chú ý sau đây về Yagoda. Theo ông, Yagoda là một nhà quản lý kinh tế và nhà tổ chức giỏi. Tù nhân thời ông lãnh đạo đã xây dựng được
https://thuviensach.vn
một số công trình kinh tế quan trọng như kênh đào Belomor - Ban tích. Các nhà tù và trại cải tạo cuối những năm 20 đầu những năm 30 ít lộn xộn nhất. Công tác giáo dưỡng và cải tạo trẻ bơ vơ và tội phạm chưa đến tuổi thành niên bắt đầu từ thời Dzerjinsky được ông tiếp tục tốt. Yagoda sống ở số nhà 9, phố Markhlevsky, nơi nhiều cán bộ an ninh được phân căn hộ. Nhà Yagoda là nơi nhiều nhà văn, nhà báo thường hay đến tụ tập chơi, vì Yagoda là anh em cọc chèo với L.L.Averbakh - Tổng thư ký Hội nhà văn. Báo chí thời ấy viết nhiều về những thành tích xây dựng các công trình kinh tế quốc dân có sử dụng lao động tù nhân. Năm 1928, khi Maxim Gorki đi nghỉ ở Ý về, biết Gorki yêu trẻ em, Yagoda khoe với nhà văn về công tác giáo dưỡng trẻ hư hỏng. Đối với cấp dưới - Shreider viết tiếp - Yagoda không chịu được những sự phản đối, mà chỉ thích được ca tụng. Ông ta thường tổ chức nhậu nhẹt tại nhà với những đệ tử chuyên bợ đỡ ông để cùng nhau ăn mừng thắng lợi. Nói chung Yagoda là một người háo danh. Ngày 20/12/1927, dịp kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Ủy ban đặc biệt, các đơn vị của Bộ Nội vụ tổ chức liên hoan tại những khách sạn sang trọng nhất Matxcơva khi đó là "National", "Sa va" và "Grand Hotel". Yagoda đi ô tô ghé vào từng khách sạn nâng cốc chúc mừng và ngồi vui với mỗi đơn vị một lúc.
Uy tín của Yagoda từ đầu những năm 30 ngày càng tăng. Về lực lượng, Cơ quan dân ủy Nội vụ quản lý một số lượng đông đảo kỹ sư và nhân viên kỹ thuật trong số các tù nhân. Các hội nghị cán bộ an ninh bắt đầu được tổ chức hàng năm ở Điện Kremli dưới sự chủ trì của Stalin. Stalin muốn qua việc đó để khẳng định vai trò lãnh đạo tối cao đối với lực lượng an ninh. Dần dà, cán bộ an ninh các cấp trở nên coi nhẹ vai trò của các cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương.
Ngày 11/2/1934, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Tỉnh uỷ và Thành ủy Leningrad, Bí thư Đảng bộ vùng Tây-bắc, một nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng - Sergei Mironovich Kirov bị giết hại.
Vụ ám sát này đã không được điều tra đến nơi đến chốn, mặc dù các nhà điều tra và nhà nghiên cứu đã lập các ủy ban tiến hành công việc này nhiều lần, nguyên nhân vì sao?
https://thuviensach.vn
Vụ ám sát Kirov năm 1934 rất giống với vụ ám sát Tổng thống Mỹ J.Kennedy năm 1963. Trong cả 2 trường hợp đều chỉ có những chứng cớ tội lỗi của bản thân kẻ giết người, và đều có cơ sở để giả thiết rằng kẻ giết người hành động không phải đơn thương độc mã, mà là cả một âm mưu có tổ chức.
Kẻ giết Kirov là Leonid Nicolaev - nguyên cán bộ Đảng chuyên nghiệp, một người tâm thần bất ổn. Ông ta dùng súng lục bắn vào gáy Kirov cách phòng làm việc của Kirov ở Smolny có vài bước.
M.V. Rosliakov, nguyên Giám đốc Sở Tài chính Leningrad, đã từng ngồi tù và có viết hồi ký, là người vào thời điểm Kirov bị giết đang ngồi họp trong phòng làm việc của Phó Bí thư Tỉnh uỷ Leningrad là M.S.Chudov, kể lại rằng vào lúc bốn giờ rưỡi chiều mọi người nghe thấy hai tiếng súng, liền chạy bổ ra hành lang và nhìn thấy Kirov đang nằm bất động trên mặt đất, và cạnh đó một người cầm khẩu súng lục đang vật vã lăn lóc. Người ta khiêng Kirov vào phòng Chudov và gọi bác sĩ, nhưng bác sĩ kết luận Kirov đã chết. Người ta gọi điện về Matxcơva báo cáo, còn Nicolaev thì bị đưa vào phòng tạm giam.
Ngày hôm sau Stalin đến Leningrad. Cùng đi với Stalin có Molotov - Thủ tướng Chính phủ, Voroshilov - Dân uỷ Quốc phòng và A.Jdanov - Bí thư Trung ương mới mà sau đó vài ngày được đề bạt làm Bí thư Tỉnh uỷ Leningrad thay Kirov. Cùng đi với những người lãnh đạo cao cấp còn có Thủ trưởng các cơ quan chức năng:
Viện trưởng Viện kiểm sát Cộng hòa Liên bang Nga A.Vyshinsky, Phó Chủ tịch ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng N.I.Ejov, Dân uỷ Nội vụ Yagoda và Thứ trưởng thứ nhất Cơ quan dân uỷ Nội vụ Agranov.
Sự việc đã diễn ra như sau: Khi Kirov đến Điện Smolny, ông lên tầng ba, đi dọc theo hành lang dài và rẽ vào một đoạn hành lang nhỏ - ở đó có phòng làm việc của ông. Bảo vệ riêng của Kirov là Iu. Borisov đi sau Kirov, nhưng đến một lúc bị tụt lại sau. Trong hành lang ngách rẽ vào phòng làm việc của Kirov nhẽ ra phải có một trạm canh gác, nhưng không có. Do đó mà Kirov một mình đối mặt với thủ phạm ở góc hành lang.
https://thuviensach.vn
Giáo sư, Tiến sĩ sử học V.P Naumov, người đã nghiên cứu kỹ hoàn cảnh vụ ám sát Kirov, nói: "Không thể hiểu được tại sao một người lạ có thể lảng vảng ở cái hành lang nơi mà mọi người có thể nhìn thấy rõ ai đi qua đi lại này. Đây là khu vực người không có phận sự không thể vào được".
Tôi hỏi:
- Nếu giả sử người bảo vệ không tụt lại sau, mà vào lúc đó có mặt ở bên cạnh Kirov và bắn chết kẻ giết người để cứu Kirov, thì lịch sử nước ta đã ít bị đẫm máu hơn.
Naumov trả lời:
- Không, việc phải diễn ra thế nào cũng diễn ra. Mọi sự đã được tính toán kỹ. Kirov nói chung không thích bảo vệ lúc nào cũng kè kè bên cạnh ông, do đó mà Borisov chỉ cách sau ông hai bước, thì đến chỗ rẽ vào hành lang ngách, thế nào cũng có một lúc Kirov một mình đối diện với kẻ lạ mặt. Kẻ thủ phạm bắn vào Kirov ở một vị trí và một góc độ thuận lợi nhất cho hắn, khiến cho Kirov khó mà thoát được. Mọi chi tiết đã được tính toán kỹ càng. Liệu ông Nicolaev dở khôn dở dại có thể soạn thảo toàn bộ kịch bản đó một mình không, hay là với sự giúp đỡ của một ai đó kinh nghiệm hơn, tinh vi hơn?"
Sau này người ta được biết rằng, Nicolaev đã có cơ hội để giết Kirov không phải chỉ một lần, rằng ông ta đã mang súng theo người thường xuyên, lại lên đạn sẵn, và ông ta lọt được vào Smolny một cách tương đối dễ dàng.
Ngày hôm đó, Kirov đến Smolny tương đối bất ngờ. Ở cơ quan không ai biết ông có sẽ đến hay không, và nếu đến thì khi nào. Nghĩa là Nicolaiev đã được biết là Kirov đang trên đường đến Smolny.
Một tháng rưỡi trước đó, Nicolaiev đã bị bắt giữ ở cạnh nhà của Kirov trên đại lộ Bình minh hồng, bị hỏi cung, nhưng sau đó được thả. Khruschov cho biết Nicolaiev bị bắt giữ hai lần. Nhưng theo Tiến sĩ sử học O.V. Khlevnhuk, hồ sơ tài liệu cho thấy Nicolaev chỉ bị bắt giữ một lần ở gần nhà ở của Kirov và các vị lãnh đạo khác của Tỉnh uỷ.
Khu vực đó hay có những người mang đơn, thư khiếu nại đến. Công an vây bắt họ, nhưng không tống giam, mà chỉ thuyết phục, giải thích rồi thả.
https://thuviensach.vn
Mà Nicolaev bị bắt giữ mang vũ khí trong người! Thời bấy giờ, một cớ nhỏ hơn như thế nhiều cũng đủ để bị giam. Mà vũ khí, nhất là súng lục lúc đó rất khó kiếm. Vậy mà Nicolaev vẫn được thả!
Các cuộc điều tra cho biết rằng Nicolaev đã chuẩn bị một cách nghiêm túc cho vụ mưu sát. Ông ta tập bắn, đạn thì nhận ở cơ sở luyện tập "Dinamo" của Bộ Nội vụ.
Leonid Vassilievich Nicolaev sinh năm 1904, lúc bé là một đứa trẻ ốm yếu, sớm mồ côi cha, gia đình túng thiếu. Sự nghèo khổ của gia đình và sự ốm yếu của bản thân đã để lại dấu ấn trong tâm lý và tinh thần ông ta. Luôn luôn, ông ta là người thất bại, không may mắn.
Trong 15 năm, ông ta thay đổi 11 chỗ làm việc. Ông ta làm thợ tiện, rồi được lấy lên quận làm Quận đoàn thanh niên Viborg, thành phố Leningrad. Ông ta làm được ba tháng ở Ban Công nghiệp của Thành ủy, nhưng không hoà hợp với đồng sự và bị chuyển về làm ở Ban thanh tra công - nông của Tỉnh ủy. Nhưng rồi người ta cũng không chịu được ông. Khi tổ chức đề xuất đưa ông về làm công tác chính trị ở Sở giao thông vận tải, ông từ chối. Người ta bèn không chỉ cho ông thôi việc mà khai trừ khỏi Đảng. Sau đó ông được khôi phục Đảng tịch. Đó là vào năm 1934.
Nhưng ông vẫn không tìm được việc làm. Là một Đảng viên, ông được Quận ủy đề xuất mấy chỗ, nhưng ông đều chê lương thấp, phàn nàn là bị đối xử không công bằng, và yêu cầu được gặp lãnh đạo để trình bày.
Vợ ông là Milda Petrovna, làm việc ở Văn phòng Tỉnh ủy, thường hay trực đêm và có khi cả ngày chủ nhật.
Nghe nói Kirov để ý và có cảm tình với người phụ nữ xinh xắn này. M.V. Rosliakov, người đã được nhắc đến ở trên, từng cũng công tác ở Tỉnh ủy cho rằng không có mối tình nào giữa Kirov và vợ Nicolaev cả. Song một số người vẫn cứ nói bóng gió với ông ta về điều đó.
Sự thật, liệu có phải Kirov có chuyện gì với người phụ nữ kia không? Giả thuyết về việc Nicolaev đã bắn Kirov vì ghen tuông đúng đến đâu? Về vấn đề này, Tiến sĩ sử học Khlevnhuk cho rằng:
- Không loại trừ là con người thần kinh không được khoẻ mạnh, bị cuộc đời hắt hủi này, mâu thuẫn với tất cả và đã từng viết thư cho chính Kirov đề
https://thuviensach.vn
nghị nhận ông ta về làm việc và giúp đỡ, bỗng nhiên quyết định trả thù con người mà ông ta cho là may mắn hơn ông ta một trời một vực. Còn Giáo sư Naumov thì có ý kiến: Kirov là người đàn ông đang độ sung mãn. Cũng có thể ông có thể hiện sự quan tâm nào đó đối với Milda. Nhưng nói chung là giả thuyết này xuất hiện về sau này, và tôi cho rằng do Bộ Nội vụ tung ra.
Sau khi giết Kirov, Nicolaev sống thêm được gần 1 tháng. Toà quân sự của Toà án tối cao tuyên cáo tội và đem ông ta đi xử bắn, cùng với 13 người thuộc phe đối lập. Và sau đó hai tuần nữa - tháng 1/1935 - người ta bắt và đưa ra xét xử "những kẻ tổ chức vụ ám sát Kirov". Đó là: G.E.Zinoviev - nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Tỉnh ủy Lêningrad, nguyên Chủ tịch Ban chấp hành quốc tế Cộng sản, L.B.Kamenev - nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng lao động và quốc phòng, G.E.Evdokimov - nguyên ủy viên Ban tổ chức, Bí thư Trung ương Đảng, P.E.Zalutsky - nguyên ủy viên Ban tổ chức, Bí thư Đảng bộ ngoại thành Lêningrad, và 11 người nữa đã từng cùng phe với Zinoviev. Họ đều đã từ bỏ chính trường, nhưng Stalin nhớ không quên từng người nào đã một lần cản trở ông.
Hai tuần sau khi Kirov bị ám sát, tất cả họ đều bị bắt, và bị khai trừ khỏi Đảng. Năm 1935, Zinoviev và những đồng sự của ông bị kết án tù ở các mức khác nhau. Đây đã là bước đầu tiên chính quyền đặt những người đối lập ngang bằng về mặt tội trạng với những kẻ khủng bố và tội phạm hình sự.
Bản thân Zinoviev không hiểu nổi điều gì đang xảy ra. Năm 1935, ngồi trong tù, ông còn viết thư cho Stalin: "Tôi ngắm nhìn giờ lâu ảnh đồng chí và ảnh các ủy viên khác của Bộ Chính trị đăng trên báo và nghĩ: "Các đồng chí thân mến ơi, hãy nhìn vào tâm tôi. Chẳng nhẽ các đồng chí không thấy rằng tôi nào phải kẻ thù của các đồng chí, toàn bộ thể xác và tâm hồn tôi là thuộc về đồng chí".
Nhưng những bức thư như thế không làm Stalin động lòng. Ông có bao giờ là người đa sầu đa cảm? Hơn nữa, về mặt lý trí, tất cả những ai mà ông đã ra lệnh xử bắn, trong con mắt ông đều là tội phạm, kẻ thù của nhân dân.
https://thuviensach.vn
Ông không cần đến sự xác nhận về mặt pháp lý tội trạng của họ. Tự ông quyết định: ai có tội, ai không.
Khi Stalin đến Lêningrad sau khi Kirov bị ám sát, ông ra lệnh cho ủy ban chính phủ lục lại toàn bộ hồ sơ lưu trữ liên quan đến vụ việc. Trong các hồ sơ đó, người ta tìm thấy thư của M.N.Volkova, một phụ nữ làm công việc quét dọn kiêm nhân viên mật vụ, báo cáo với cơ quan an ninh trung ương rằng ở Lêningrad đang chuẩn bị tiến hành mưu sát Kirov, Voroshilov và Molotov. Một sĩ quan của Cục đặc biệt Bộ Nội vụ đã gặp chị để thẩm vấn. Nhưng sau khi hồ sơ được đưa lên trên để kiểm tra thì kết luận là những khai báo của Volkova không có cơ sở thực tế, M.N.Volkova thần kinh không bình thường, còn người sĩ quan thì sau đó bị cải tạo giam một thời gian vì mất cảnh giác cách mạng. . .
Sự dính líu của Zinoviev và Kamenev - hai cựu ủy viên Bộ Chính trị và cộng sự gần gũi của Lê nin - với cái chết của Kirov là điều lúc đó ít ai nghi ngờ. Cả những Nga kiều lưu vong năm 1934 cũng tin rằng việc giết Kirov là âm mưu của phe đối lập. Một năm sau khi Zinoviev, Kamenev và những người đối lập bị tình nghi bị bắt, toà quân sự của Toà án tối cao xem xét lại hồ sơ vụ án và ngày 24/8/1936 tuyên án tử hình tất cả họ.
Ngay đêm hôm đó, bản án được thi hành. Có mặt tại cuộc xử bắn có Dân ủy Nội vụ Yagoda và người sẽ thay thế ông ta sau này, lúc đó là Bí thư Trung ương Đảng N.I.Ejov. Vỏ những viên đạn đã bắn vào Zinoviev và Kamenev sẽ được Ejov để trên bàn làm việc để làm kỷ niệm.
Trong cuộc họp kín nổi tiếng tại Đại hội 20 của Đảng, Khruschov phát biểu rằng Stalin có dính líu đến việc ám sát Kirov. Ý kiến đó dựa trên cơ sở nào?
Quả thật, những dấu hiệu gián tiếp chứng tỏ sự dính líu của Stalin đến vụ ám sát không phải là ít.
Tại một cuộc họp Trung ương sau khi Kirov bị giết, N.I.Bukharin nói rằng vụ này là do bàn tay của phái Zinoviev. Stalin lập tức chỉnh lại rằng đấy chỉ là một giả thuyết, mới chỉ có 7, 8 ngày sau khi sự việc xảy ra, còn sớm để kết luận. Còn A.I.Mikoian thì viết trong hồi ký rằng ngay sau khi
https://thuviensach.vn
được tin Kirov bị ám sát, Stalin nói ngay rằng đây là âm mưu của Zinoviev. Có cảm tưởng rằng Stalin đã sẵn sàng với cái tin về việc Kirov bị giết. Không thể có chuyện Stalin quên được ông nói điều đó khi nào, chỉ có điều ông không muốn nói ra trước mọi người ở cuộc họp, mà muốn rằng những điều ông nói phải là kết quả của việc điều tra.
Cũng có những người cho rằng Stalin không biết cụ thể về việc ai giết Kirov.
Ý kiến của Giáo sư Naumov:
- Tôi bác bỏ khả năng Nicolaev bắn chết Kirov một cách tự ý và tình cờ. Đấy là giả thuyết mà KGB luôn bảo vệ, để giữ uy tín cho Stalin. Năm 1956, Khruschov có giao cho Chủ tịch KGB là Serov tiến hành điều tra lại vụ án. Một số nhân chứng vẫn còn sống sót. Nhưng Serov đã bỏ lỡ cơ hội tìm ra sự thật. Trong quá trình điều tra, Serov chủ yếu gây sức ép để hướng các nhân chứng khẳng định lại những lời khai trước đây của mình.
- Thế liệu có một tài liệu mật hoặc một chứng cứ nào đó thật tin cậy chỉ ra mối liên hệ của Stalin với sự việc hay không - Tôi hỏi.
Giáo sư Naumov:
- Mọi người đều bảo: hãy cho xem dù chỉ một tờ giấy có ghi việc Stalin chỉ thị cho Yagoda làm gì đó đối với Kirov. Làm gì có những tài liệu như thế? Không thể có được! Chúng ta biết Stalin là người rất thận trọng. Trên các tài liệu, văn kiện, Stalin viết ý kiến hoặc chỉ thị của mình vào một mảnh giấy, kẹp vào, chỉ khi cần bày tỏ quan điểm hoặc ý kiến rõ ràng, chính thức thì mới phê vào tài liệu hoặc viết hẳn thành chỉ thị riêng. Còn những người công tác gần gũi thì đón ý thủ trưởng dựa theo tâm trạng hoặc những lời nói hàm ý. Stalin không hề khờ, cũng không ngây thơ. Cục trưởng Cục cảnh vệ Pauker và trợ lý Poskrebyshev hàng ngày lĩnh hội ý kiến Thủ trưởng và báo cáo lại với Dân ủy Nội vụ. Có khi Stalin ra xe, vừa ngồi vào ô tô vừa dặn thêm điều gì đó rồi mới đóng cửa xe. Những điều dặn thêm đó có khi lại rất quan trọng.
Giáo sư Naumov cho rằng lãnh đạo "chiến dịch Leningrad" là Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Nội vụ Yakov Agranov. Người này thời kỳ nội chiến đã từng ở cùng với Stalin, rất được Stalin tin cậy. Trong phòng làm việc của
https://thuviensach.vn
Stalin ở Điện Kremli, các cuộc tiếp khách đều được ghi biên bản. Nhưng còn những cuộc nói chuyện kín, mang tính chất tin cậy nhất thì diễn ra ở nhà nghỉ.
Agranov là người hiểu Stalin từ câu nói bóng gió trở đi.
Chi tiết đáng chú ý: báo cáo về vai trò của tập đoàn Zinoviev trong vụ ám sát Kirov do Agranov viết, chứ không phải Dân ủy Nội vụ Yagoda hay Chủ tịch ủy ban điều tra, Bí thư Trung ương Đảng Ejov.
Nicolaev - kẻ giết Kirov - không phải là ứng cử viên duy nhất cho nhiệm vụ này (cơ quan an ninh đã cân nhắc cả những ứng cử viên khác), và chỉ là một mắt xích của một kế hoạch lớn sau khi giết Kirov. Ban đầu, Dân ủy Nội vụ Yagoda tìm bằng chứng chứng tỏ sự dính líu của Bạch vệ trong vụ giết Kirov, nhưng bị Stalin quở trách "Đừng có làm mất thời gian?". Yagoda không biết rằng trong thâm tâm Stalin đã thông qua một quyết định khác rồi.
O.G.Shatunovskaia, Ủy viên Ban kiểm tra Trung ương Đảng thời Khruschov và là thành viên ủy ban đầu tiên của Đảng nghiên cứu các sai lầm của Stalin (một số đoạn hồi ký của bà đã được đăng trên "Báo chung" năm 1997) kể rằng chính bà đã nhìn thấy trong giấy tờ lưu trữ của Stalin một tờ giấy, trên đó Stalin vẽ hai trung tâm Matxcơva và Leningrad, và một mũi tên nối nhóm Zinoviev với trung tâm Leningrad. Shatunovskaia còn kể rằng người lính gác phòng giam Nicolaev năm 1934 đã chứng kiến Stalin gọi Nicolaev vào hỏi cung.
Nicolaev phàn nàn với Stalin:
- Suốt bốn năm nay các nhân viên an ninh không buông tha tôi, họ thuyết phục tôi rằng vì lợi ích của Đảng phải bắn chết Kirov, và hứa sẽ bảo toàn tính mạng cho tôi. Người ta đã bắt tôi hai lần, và đều thả tôi. Thế mà bây giờ, khi tôi đã làm xong công việc vì lợi ích của Đảng, thì người ta lại muốn giết tôi. Tôi biết rằng người ta không tha tôi đâu.
Người cận vệ của Kirov là Iu.Borisov thì không có điều kiện để hỏi cung, vì anh ta chết sau Kirov có một ngày. Trong khi người ta đưa gấp anh ta đến gặp Stalin lúc đó vừa mới đến Leningrad, thì Borisov bị chết khi
https://thuviensach.vn
chiếc xe chở anh ta bị tai nạn trên đường. Borisov bị vỡ đầu chết ngay, trong khi mấy người khác cùng ngồi xe với anh không ai bị chết cả. Câu hỏi: Tại sao Kirov bị chọn làm đối tượng thủ tiêu?
Giáo sư Naumov trả lời:
- Cho đến nay, ý kiến chung cho rằng Sergei Mironovich Kirov cầm đầu phái theo quan điểm tự do hơn, đối lập với Stalin, và rằng số đông trong Đảng lúc bấy giờ muốn Kirov thay thế Stalin trên cương vị lãnh tụ Đảng. Tuy vậy, trong cuốn sách viết về mối quan hệ trong nội bộ Bộ Chính trị những năm 20 và 30, Tiến sĩ sử học Oleg Khlevnhuk lại cho rằng việc coi Kirov là người đứng đầu phái hữu trong Bộ Chính trị, dám tranh cãi với Stalin, và trong Đảng muốn Kirov thay Stalin chỉ là những huyền thoại. Nếu ta nghiên cứu kỹ các tài liệu về cuộc đời của Ordjinikidze - một nhà lãnh đạo cũng kết thúc một cách bi kịch: rút súng tự sát, nghe nói sau một cuộc tranh cãi và xung đột với Stalin, thì ta thấy rằng bằng chứng về mâu thuẫn giữa Ordjinikidze và Stalin có rất nhiều. Trong khi đó, không thấy ở đâu nói về việc Kirov mâu thuẫn với Stalin. Các phát biểu của Kirov đều không có chỗ nào đi ngược lại với đường lối của Đảng do Stalin vạch ra cả. Hơn nữa, năm 1929, chính Stalin đã đưa Kirov từ Ngoại Kavkaz về lãnh đạo Tỉnh ủy Leningrad thay Zinoviev, và khi các quan chức Đảng phê phán Kirov không phải là người Bônsêvich và đề nghị cách chức ông, Stalin đã đứng ra bênh vực Kirov. Do đó, Stalin và Kirov là không phải là hai đại lượng bằng nhau, Kirov không phải là đối trọng của Stalin. Tuy nhiên, mọi người đều nhớ rằng tại Đại hội 17 của Đảng, Stalin không thu được số phiếu áp đảo vì nhiều đại biểu đã không bỏ phiếu cho ông mà bỏ phiếu cho Kirov. Tóm lại, D.Khlevnhuk cho rằng việc Stalin sai giết Kirov là một khả năng. Không có đầy đủ cơ sở để kết luận.
Đúng thế hay không, nhưng rõ ràng việc ám sát Kirov đã được Stalin khai thác một cách triệt để.
Tôi hỏi:
- Nhưng bao nhiêu người đã bị thủ tiêu có cần phải cớ gì đâu, mà đây thì cả một loạt sự việc được dàn dựng kỹ lưỡng?
Giáo sư Naumov:
https://thuviensach.vn
- Cho đến thời điểm ám sát Kirov, cả một nền tảng pháp lý đã được xây dựng để triển khai các cuộc khủng bố quy mô lớn. Chỉ còn cần cớ để mở máy.
Sau cái chết của Kirov, như có một trận cuồng phong đẫm máu đi qua cả nước.
Ngày 8/6/1934, Hội đồng Chấp hành Trung ương toàn Nga bổ sung vào "Nghị định về các tội phạm quốc gia và tội phản cách mạng" các điều khoản về tội phản quốc, theo đó các hành động "làm gián điệp, tiết lộ bí mật quân sự hoặc bí mật quốc gia, chạy sang hàng ngũ địch, trốn hoặc vượt biên", đều bị coi là "phản quốc" và bị xử tử. Nếu người mắc tội là quân nhân, thì cả gia đình còn phải bị đầy về vùng xa năm năm. Một luật về bảo vệ bí mật quốc gia cũng được ban hành, quy định từ 8 đến 12 năm tù đối với việc bảo quản cẩu thả tài liệu mật. Đánh mất tài liệu thì coi như là đại hoạ đối với công chức.
Ngày hôm sau khi xét xử và tử hình Nicolaev, Stalin phổ biến tới tất cả các ủy viên Bộ Chính trị bức thư của ông gửi các đảng bộ: "Những bài học qua những sự kiện liên quan đến việc giết hại dã man đồng chí Kirov". Bức thư trở thành nền tảng tư tưởng cho công tác của Cơ quan dân ủy Nội vụ.
Tháng 12/1934 Hội đồng Chấp hành Trung ương ra Nghị quyết về việc đẩy nhanh việc xử lý các vụ bị buộc tội khủng bố. Theo Nghị quyết này, không chấp nhận ân xá đối với tội khủng bố, còn án tử hình thì phải thi hành ngay. Nghị quyết này sau đó được soạn thảo thành luật và tồn tại cho đến năm 1956. Dựa vào luật này, sau này người ta đã xử tử Beria.
Một nghị quyết của Hội đồng Chấp hành Trung ương và Hội đồng dân ủy tháng 11 năm 1934 cho phép thành lập cái gọi là Hội nghị đặc biệt trực thuộc Dân ủy Nội vụ với những quyền hạn rất rộng, kể cả quyền đưa đi đày hoặc đưa vào trại cải tạo lao động cho tới 5 năm những người bị coi là nguy hiểm đối với xã hội mà không cần xét xử . Năm 1937, Hội nghị đặc biệt này được thêm quyền đưa đi trại cải tạo thời hạn cho tới tám năm những người bị buộc tội tham gia các tổ chức trôtkit hữu khuynh, các tổ chức gián điệp, phá hoại và các tổ chức khủng bố. Đến tháng 11/1941, Hội nghị đặc biệt đã có quyền tuyên mọi bản án, kể cả án tử hình.
https://thuviensach.vn
Năm 1937, Trung ương Đảng phối hợp với Cơ quan dân ủy Nội vụ quyết định giao cho bộ ba: Bí thư Đảng nước cộng hoà, Dân ủy Nội vụ và Viện trưởng Viện kiểm sát quyền áp dụng mọi biện pháp trừng phạt, kể cả tử hình.
Bình luận của Giáo sư Naumov:
"Tất cả những cái đó tạo cơ sở pháp lý để Stalin bắn tỉa ban lãnh đạo cao cấp của Đảng, vì thấy các quyết định của ông không được trong nước thực hiện vô điều kiện như ông mong muốn. Ông cần phải gieo vào mọi người nỗi sợ. Không có sự sợ hãi, hệ thống không hoạt động được.
Ngoài ra, Stalin muốn giũ bỏ những người đã từng làm việc với Lênin, đã từng giúp Stalin đấu tranh với phe đối lập. Trong khi đó xung quanh Stalin đã bắt đầu xuất hiện lớp cán bộ trẻ coi ông ta là ông trời, và ông bắt đầu tiến hành việc thay đổi thế hệ trên toàn quốc.
Trước vụ ám sát Kirov, các nhà lãnh đạo đảng bộ địa phương lên Matxcơva dự đại hội có thể tự do gặp gỡ nhau để trò chuyện, trao đổi. Sau khi Kirov bị ám sát, Trung ương ra quy định: Bí thư tỉnh ủy lên Matxcơva họp hoặc đi công tác chỉ sau khi được phép của Stalin.
Mọi tiếp xúc giữa các lãnh đạo đảng bộ địa phương với nhau không được khuyến khích, vì nó làm nghi ngờ về lòng trung thành đối với Stalin. Kể cả khi Stalin đang ở miền Nam, các bức điện của lãnh đạo địa phương vẫn tiếp tục được gửi đến để xin phép lên Matxcơva hoặc đi công tác thành phố khác và kèm theo giải thích lý do.
Bộ Chính trị quyết định cho ai đi nghỉ phép và nghỉ ở đâu. Tư lệnh quân khu Bêlarus - Tướng I.P.Uborevich không muốn, nhưng cũng bị ép đi nghỉ ở nước ngoài, sau đó được giao nhiệm vụ làm tình báo ở các nước mà ông đã ở. N.I.Ejov chữa bệnh ở Đức, cũng bị tố cáo là tiếp tay cho tình báo Đức. Stalin đã tính toán mọi việc đến từng chi tiết.
Tài năng tổ chức của Stalin là điều không thể nghi ngờ. Chẳng phải ngẫu nhiên Lênin chọn Stalin giữ chức Tổng Bí thư. Lênin đánh giá cao ở Stalin con người cứng rắn, kiên quyết, triệt để. Sau này, thời gian cuối đời của Lênin, khi Stalin bắt đầu biểu hiện những mặt trái, chính Zinoviev và Kamenev - hai ủy viên Bộ Chính trị - thuyết phục Lênin rằng Stalin còn trẻ,
https://thuviensach.vn
rằng tập thể sẽ uốn nắn dần. Và đã uốn nắn, chỉ có điều người bị "uốn nắn", mà uốn nắn một cách triệt để, đến nơi đến chốn lại chính là hai ông, chứ không phải là Stalin.
NGA KIỀU
Khác với các Chủ tịch tiền nhiệm, Yagoda không sống ở nước ngoài, không biết ngoại ngữ. Và khác với Menjinsky, Yagoda không quan tâm nhiều đến tình báo.
Nhưng ông lại cũng không làm phiền những người làm tình báo, mà để cho họ làm việc. Do đó mà dưới thời ông, tình báo Liên Xô đã tỏ ra hữu hiệu. Sau này, khi Ejov lên, bắt đầu thanh lọc bộ máy tình báo, thì mới nảy sinh vấn đề. Trong những năm mà chúng ta đang nói, Bạch vệ lưu vong bị coi là nguồn gốc thường xuyên của nguy cơ phản cách mạng. Matxcơva cho rằng các sĩ quan Bạch vệ cũ vẫn chuẩn bị về mặt vũ trang để chống phá chế độ Xô viết. Thật ra những năm 30, tàn quân Bạch vệ lưu vong rải rác khắp châu Âu khó có thể coi là mối đe doạ trực tiếp đối với đất nước. Song những người lãnh đạo ở Matxcơva cho rằng trong trường hợp nổ ra xung đột vũ trang chống Liên Xô, kẻ địch sẽ tung các đội quân Bạch vệ trở về chống Liên Xô. Hơn nữa, Bạch vệ lưu vong vẫn giữ nguyên phiên chế cũ cả ở nước ngoài, họ coi mình vẫn đang tiếp tục ở trong quân ngũ. Chúng tìm hiểu sức mạnh Hồng quân và thỉnh thoảng tiến hành khủng bố trên lãnh thổ Liên Xô, chờ dịp tấn công Liên Xô. Đó là lý do tại sao các trụ sở tình báo Liên Xô ở các nước châu Âu tập trung nỗ lực vào việc chống các tổ chức phản động Nga kiều.
Vào đầu những năm 30, tình báo Liên Xô chú ý tới một lực lượng mới trong Nga kiều là tầng lớp thanh niên con cháu của những người lưu vong. Họ lớn lên ở nước ngoài, ấm ức về thất bại của cha anh họ trước những người bônsêvích và không hiểu tại sao cha anh họ không hành động để phục thù. Một cuộc xung đột chính trị diễn ra giữa các thế hệ lưu vong. Chính lớp thanh niên Nga kiều này sẵn sàng cầm vũ khí trở về quê hương chiến đấu. Và điều đó khiến tình báo Liên Xô lo ngại và tăng cường cài điệp viên vào trong hàng ngũ của lực lượng này.
https://thuviensach.vn
Các tổ chức phản cách mạng của thanh niên Nga kiều bắt đầu được thành lập từ năm 1928, đến năm 1930, tại một cuộc hội nghị diễn ra từ ngày 1 đến ngày 5 tháng bảy tại Belgrad, các tổ chức thanh niên lưu vong ở các nước Pháp, Nam Tư, Bungari, Tiệp, Hà Lan thống nhất lại trong "Liên đoàn quốc gia thanh niên Nga", thông qua hiến chương và bầu ban chấp hành do một cựu sĩ quan tên là V.M.Baidalakov đứng đầu.
Nguyên là một sĩ quan Côdắc trong quân đội của Vrangel, Baidalakov hân hoan chào đón việc đảng Quốc xã lên cầm quyền ở Đức. Anh ta tán thành chủ nghĩa bài Do Thái và không hề lo ngại vì xu hướng chống Slave của Hitler.
Trong những năm đầu, chủ nghĩa phát xít xuất hiện như một cứu cánh cho việc phục hồi lòng tự hào dân tộc và giải quyết nhiều vấn đề của các quốc gia châu Âu.
Việc thanh niên châu Âu những năm 20 - 30 say mê chủ nghĩa Mác đã được nghiên cứu kỹ. Nhưng còn việc một bộ phận thanh niên khác cùng lúc đó say mê những lý tưởng của chủ nghĩa xã hội dân tộc thì còn ít được nghiên cứu. Từ "phát xít" (fascism) đối với một số đông người lại là bản nhạc yêu nước. Trong bối cảnh đó, tình báo Liên Xô đã ghi nhận được việc các tổ chức Nga kiều bắt liên lạc và tìm kiếm sự hợp tác với Đức phát xít.
Chúng thúc đẩy Đức cung cấp tài chính, và hứa bảo đảm nhân lực để tiêu diệt chế độ Xô viết. Tổ chức Nga kiều phản động hoàn toàn trông chờ vào nước Đức Quốc xã, vì đó là nước duy nhất đã tuyên chiến một mất một còn với chủ nghĩa cộng sản.
KẾT CỤC CÙNG VỚI NHÓM TROT-XKIT HỮU KHUYNH Ngày 25/9/1936, Stalin đang nghỉ ở Sochi (biển Đen), đánh một bức điện về Matxcơva cho các ủy viên Bộ Chính trị. Bức điện do Stalin ký, và Andrei Alexandrovich Jdanov - ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, ủy viên Ban tổ chức Trung ương Đảng - cùng đứng tên
nội dung như sau: "Chúng tôi cho rằng hoàn toàn cần thiết đề bạt đồng chí Ejov làm Dân ủy Nội vụ. Yagoda rõ ràng đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ phát giác tập đoàn Trotxkit - Zinoviev. Trong việc này Cơ quan dân ủy Nội
https://thuviensach.vn
vụ đã chậm mất bốn năm. Các cán bộ Đảng và đa số đại diện của Cơ quan dân ủy Nội vụ ở các địa phương đều tán thành ý kiến đó". Tại sao Stalin lại gạt bỏ Yagoda? Nguyên nhân rất đơn giản: Stalin tuyển mộ người để thực hiện một nhiệm vụ nào đó, sau đó lại đề ra một nhiệm vụ mới và tuyển người mới cho nhiệm vụ mới. Những người được ông sủng ái cũng thay đổi luôn. Vào lúc đó ông đang thích Nicolai Ivanovich Ejov - một con người cần mẫn và chấp hành. Yagoda đã ngồi trong cơ quan an ninh quá lâu rồi, sức bật và sự nhanh nhậy đã có phần bị giảm sút, không thấy được là có biết bao nhiêu kẻ thù đang có mặt xung quanh. Người mới chắc sẽ làm được nhiều hơn. Thế là Eiov được đưa vào cuộc. Năm 1934 và 1935, Cơ quan dân ủy Nội vụ dưới sự lãnh đạo của Yagoda đã bắt 260 nghìn người. Còn năm 1936 và 1937, dưới thời Ejov đã bắt một triệu rưỡi người và xử bắn một nửa số đó.
Dưới thời Yagoda, số lượng bắt bớ còn phụ thuộc vào sự nỗ lực nhiều hay ít của đảng bộ và cơ quan nội vụ địa phương. Khi Ejov lên thay, bắt đầu một công tác kế hoạch hoá việc bắt bớ và tiêu diệt con người.
Henrich Grigorievich Yagoda là người cuối cùng ở cương vị này còn có thể lắng nghe sự giải thích, trình bày và còn có thể thoả thuận được để cứu một ai đó bị coi là vô tội Yagoda cũng còn có khi nhận lỗi thay Cơ quan dân uỷ Nội vụ trong việc này việc kia, mặc dù điều đó là cực kỳ hiếm, còn với Ejov thì đó là điều không thể có được Hội Chữ thập đỏ chính trị là một tổ chức cứu trợ những tù nhân chính tỏ ra đời năm 1918. Lãnh đạo Hội là Ecaterina Peskova (vợ nhà văn Ma xim Gorki). Tại phòng tiếp khách của bà ở trụ sở Hội trên phố "Cầu Kuznetsky" lúc nào cũng có người xếp hàng vào gặp để trình bày, nhờ giúp đỡ, bởi vì ngoài Hội ra họ cũng không biết dựa vào ai nữa. Bà Peskova trình bày với Dzerjinsky, và đôi khi cũng giúp được người này người khác nhẹ bớt tội. Dzerjinsky lắng nghe bà, và có những trường hợp Dzerjinsky cũng đồng ý là quân của mình có quá tay.
Sau khi Dzerjinsky mất, khả năng can thiệp của Hội giảm hẳn đi. Hội chỉ còn tìm hiểu được người bị bắt đang ở đâu và thông tin lại cho người nhà biết những việc cần làm. Và Hội tiếp tục tồn tại cho đến thời Yagoda.
https://thuviensach.vn
Nhưng Yagoda là bạn thân của M.Gorki, nên bà Peskova đôi khi cũng vẫn còn xin được cho người này người kia.
Theo Tiến sĩ sử học Oleg Khlevnhuk, số phận của Yagoda được định đoạt, khi ngày 22/8/1936 nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Công đoàn M.P.Tomski tự sát và để lại một bức thư gửi cho Stalin có tái bút: "Nếu đồng chí muốn biết những người đã đẩy tôi về phía phe hữu đối lập năm 1928 là ai, hãy hỏi riêng vợ tôi, bà ấy sẽ nói".
Stalin đi nghỉ Ở miền Nam. Lazar Kaganovich và Sergo Ordjonỉkitze - một ủy viên Bộ Chính trị và một Bí thư Trung ương Đảng ở lại trực giải quyết các công việc -bèn cử Nicolai Ivanovich Eiov - con người nhã nhặn, lịch sự đồng thời là Chủ tịch ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đến gặp bà quả phụ Tomski. Sau khi gặp xong, Ejov về báo cáo rằng Tomski coi Yagoda là người đóng vai trò tích cực trong việc liên lạc với bộ ba của nhóm hữu khuynh, thường xuyên cung cấp cho họ tin tức trong Trung ương và khuyến khích những hoạt động của họ.
Việc tung những thông tin kiểu đó đối với Cơ quan dân uỷ Nội vụ không phải là chuyện lạ. Trên thực tế, Yagoda không thể nào gần gũi với Bukharin và Rykov được Eiov, nhiều tham vọng và đang hăng, viết một bản báo cáo gửi Stalin:
"Thời gian gần đây, Cơ quan dân ủy Nội vụ mắc nhiều khuyết điểm mà theo tôi không thể tiếp tục để như thế được. Trong hàng ngũ cán bộ lãnh đạo ngày càng phổ biến tâm lý tự mãn, yên vị. Đáng lẽ phải rút bài học từ vụ án Trôtkit và tự chấn chỉnh những thiếu sót của mình, thì người ta lại chỉ nghĩ đến việc được tặng thưởng huân chương vì những vụ việc đã phát hiện được. Tiếp đó, Ejov báo cáo với Stalin rằng đã xem lại một lượt nữa danh sách những người thuộc diện bị bắt để kết án, rằng "sẽ phải xử bắn một số khá đông. Song, riêng tôi nghĩ rằng điều đó cũng phải làm, để tiêu diệt tận gốc mầm hoạ".
Ngày 26/9/1936 Yagoda được thuyên chuyển sang làm Bộ trưởng Bưu điện thay Rykov để sau đó một năm bị xử bắn cùng nhau. Ba ngày sau, người ta chuyển G.E.Prokofiev - Thứ trưởng Cơ quan dân ủy Nội vụ về làm Thứ trưởng thứ nhất cho Yagoda ở Bộ Bưu điện.
https://thuviensach.vn
Prokofiev cũng sẽ bị xử bắn. Còn Agranov thì được tạm giữ lại ở Cơ quan dân ủy Nội vụ để bàn giao công việc cho Ejov.
Nhìn bề ngoài, nhiều người nghĩ rằng, là một nhà tổ chức giỏi, Yagoda được cử về bộ khác để chấn chỉnh tình hình. Khi đó nhiều cán bộ Đảng cũng được điều động như vậy. Còn bản thân Yagoda có lẽ biết chắc điều gì đang chờ đợi ông. Đầu tiên người ta thuyên chuyển cán bộ sang công tác khác, thế rồi tên anh ta xuất hiện trong hồ sơ của Cơ quan dân ủy Nội vụ, sau đó Cơ quan dân ủy Nội vụ gửi hồ sơ lên Stalin. Bộ Chính trị quyết định cách chức đương sự, khai trừ khỏi Đảng và chuyển hồ sơ sang cho Viện kiểm sát để khởi tố. Ông biết rõ tất cả quy trình ấy, và bây giờ thì đến lượt ông làm quân cờ trong tay kẻ khác.
Ngày 29/1/1937, Hội đồng chấp hành Trung ương toàn Nga thu hồi hàm Tổng Cao ủy an ninh quốc gia của Yagoda.
Ngày 28/3/1937, Dân ủy Nội vụ mới Ejov, phát biểu trước cán bộ cốt cán của Bộ, nói rằng Yagoda là tay sai của Sa hoàng, một kẻ tham ô lãng phí của công.
Ngày 3/4/1937, báo "Sự thật" viết: "Do những tội lỗi mang tính chất hình sự", Dân ủy Bưu điện Yagoda bị cách chức, vụ việc được chuyển cho các cơ quan điều tra giải quyết. Ngày hôm sau, Yagoda bị bắt. Lệnh bắt do người kế nhiệm ông ký.
Trong biên bản khám nhà Yagoda có ghi là đã tìm thấy:
- Tiền rúp: 22.997 rúp, trong đó gửi ở sổ tiết kiệm có 6.180 rúp. - Rượu vang các loại, đa số là rượu ngoại: 1.229 chai.
- Thuốc lá ngoại: 1 10 tút.
- Bành tô nam: 21 chiếc.
- Phim khiêu dâm: 11 cuốn.
- Súng ngắn các loại: 19 khẩu.
- Súng trường: 2 khẩu.
- Súng săn: 12 khẩu.
- Dao găm đời cổ: 10 con.
- Đồng hồ mạ vàng: 5.
- Đồng hồ các loại: 9.
https://thuviensach.vn
- Xe máy: 1.
- Xe đạp: 3.
- Một bộ sưu tập tẩu hút thuốc, trong đó nhiều cái vẽ hình khiêu dâm. - Một bộ sưu tập đồng tiền cổ.
- Đồ ăn cổ: 1.008 cái.
- Sách báo phản động và trôt-kít.
Những người mới đây còn là cấp dưới của Yagoda tố cáo ông ta đủ điều - từ hoạt động trotx-kit phản cách mạng, làm gián điệp cho Đức, đến tổ chức ám sát Gorki, Kuibyshev, Menjinsky. Trong các cuộc hỏi cung ông, người ta bắt ông làm những việc mà khi chính ông là thủ trưởng người ta đã làm với những người khác. Và kết quả là ông đã khai như sau:
"Năm 1931 tổ chức phản cách mạng của chúng tôi đã bắt đầu tiến hành khủng bố và thúc đẩy các cuộc nổi dậy của Ku lắc.
Tôi cũng xác nhận những lời khai trước đây của tôi về việc tham gia ám sát S.M. Kirov. Tôi được biết về việc đang chuẩn bị mưu sát Kirov từ Emikidze (Thư ký Đoàn Chủ tịch Hội đồng Chấp hành Trung ương), nhưng Emikidze đề nghị tôi không cản trở việc này và tôi đã đồng ý. Sau khi Kirov bị sát hại, tôi đã định làm chìm việc điều tra, nhưng N.I. Ejov - người được Ban chấp hành Trung ương giao nhiệm vụ giám sát chặt chẽ việc điều tra vụ án - đã không cho phép tôi thực hiện ý định đó.
Tôi cũng được L.M.Carahan (Thứ trưởng Nội vụ) cho biết về việc nhóm trotx-kit cánh hữu đã đồng ý và hứa hẹn nếu lên nắm quyền sẽ nhượng bộ lãnh thổ cho Đức.
Cần phải nói thêm rằng việc đẩy nhanh cái chết của M.Gorki bằng cách chữa bệnh không đúng đối với ông ta do tôi tổ chức theo quyết định của nhóm hữu khuynh xuất phát từ chỗ Gorki được biết đến như là người ủng hộ tích cực chính sách của Đảng và là bạn thân của Stalin.
Tôi không có phàn nàn, thắc mắc gì.
Biên bản này đã được tôi xem lại.
H. Yagoda".
Giả thuyết về việc cơ quan an ninh giết hại M.Gorki theo lệnh của Stalin cho đến ngày nay vẫn được nêu ra.
https://thuviensach.vn
Nhưng cũng như đối với cái chết của Essenin và Mayakovski, vẫn cần phải có đầy đủ cơ sở mới có thể khẳng định được.
Phiên toà xét xử nhóm trôt-kit hữu khuynh bắt đầu vào tháng 3 năm 1938. Chánh án là Chủ tịch Tòa quân sự của Tòa án tối cao V.V.Ulrich, công tố viên là Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao Liên Xô A.Ia.Vyshinsky.
Ngồi ở ghế bị cáo là nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nhà lý luận và "người con yêu của Đảng" như lời Lênin - N.T. Bukharin, nguyên Thủ tướng Chính phủ - A.I.Rykov, nguyên Dân ủy Nội vụ H.G.Yagoda, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, sau đó là Thứ trưởng Ngoại giao N.N.Krestinsky, nguyên ủy viên Hội đồng quân sự cách mạng, nguyên Dân ủy Ngoại thương A.P.Rozengolz, và một số nhà lãnh đạo nổi tiếng khác cùng một vài bác sĩ đầu ngành - các bác sĩ thì bị buộc tội là đã chữa cho chóng chết các bệnh nhân của mình là Menjinsky, Kuibyshev và Gorki.
Công tố viên và các nhân chứng đã lần lượt tố cáo các bị cáo, và các bị cáo đã nhận tội. Những người ngồi trong hội trường Nhà Công đoàn cũng như cả nước đọc phóng sự và các biên bản phiên tòa, đã tin vào tất cả những điều đó.
Đêm 14/3/1938, án tử hình đối với Yagoda được thi hành. Bị tử hình cùng với ông còn có hai Thứ trưởng của ông là Ia.S.Agranov và G.E.Prokoflev, và một số Cục trưởng của Cơ quan dân ủy Nội vụ.
https://thuviensach.vn
CHƯƠNG IV
NICOLAI IVANOVICH EJOV
Dân uỷ Nội vụ (9/1936 - 11/1938)
Nhà văn nổi tiếng Lev Emanuilovich Razgon là người đã từng quen biết N.I.Ejov. Razgon đã từng bị đi cải tạo nhưng sống sót. Ông là con rể của I.M.Moskvin - một cán bộ cao cấp của Trung ương Đảng, cuối những năm 30 phụ trách công tác cán bộ, và Ejov làm trợ 1ý cho ông.
Nhà văn L.E.Razgon kể:
- I.M.Moskvin đã từng công tác ở Lêningrad thời kỳ Zinoviev làm Bí thư Tỉnh ủy, không kính trọng Zinoviev lắm và là một trong những cán bộ dám lên tiếng phản đối thủ trưởng của mình. Thế là Moskvin liền lọt vào mắt xanh của Stalin và được chuyển về Matxcơva.
Nhưng mối quan hệ giữa ông với Stalin không trở nên thân thiết, vì họ thuộc hai tạng người khác nhau.
Nhà Moskvin luôn có nhiều bạn bè, khách khứa, một phần vì bà chủ - vợ ông là một người phụ nữ phúc hậu, hiếu khách. Buổi trưa Moskvin thường về nhà ăn cơm và có lần dẫn Ejov về cùng - người mà ông rất quý mến.
Ejov người nhỏ bé và do đó gây cho người ta một sự thương hại, muốn chở che. Ông ăn mặc lúc nào cũng một kiểu: thường là một áo sơmi lụa màu xanh và bên ngoài là chiếc áo vét giản dị, nhàu nhĩ; rất ít nói, gầy gò, khiến bà chủ - Sofia Alexandrovna phúc hậu - lúc nào cũng phải lo lắng, chăm sóc. "Chú phải ăn nhiều vào - bà bảo". "Chú" gật đầu: "Vâng!", rồi lại ngồi im lặng.
Có lần tôi (Razgon - ND) hỏi Moskvin:
- Thế Ejov là một cán bộ giỏi lắm à? Ba đánh giá cao anh ấy lắm phải không?
Moskvin đáp:
https://thuviensach.vn
- Ejov có lẽ là cán bộ xuất sắc nhất mà ba từng gặp (mà ông thì đã gặp khá nhiều - tôi nghĩ. Là một cán bộ hiếm có ở chỗ đã giao cho anh ta việc gì, thì có thể không cần phải kiểm tra. Cứ yên tâm, đã giao nhiệm vụ là anh ấy chắc chắn sẽ hoàn thành không cần phải nhắc. Song anh ấy chỉ có một nhược điểm, do vậy mà vẫn cần phải kiểm tra.
- Tức là anh ấy vẫn sẽ làm cái gì đấy không đúng với nhiệm vụ được giao?
- Không phải, anh ấy sẽ làm mọi thứ đúng như yêu cầu. Chỉ có điều anh ấy sẽ không dừng lại ở đó. Trong bất cứ công việc gì cũng có cái giới hạn của nó, cần phải biết dừng. Ejov không dừng lại bao giờ. . .
- Cả hai ông bà Moskvin đều bị bắt. - Razgon kể tiếp - Khi vợ chồng tôi đến phòng tiếp khách của Cơ quan dân ủy Nội vụ hỏi, thì được trả lời: "10 năm cải tạo xa, không được phép viết thư". Lúc đó chúng tôi không biết rằng như thế tức là bị xử bắn. Chúng tôi cứ tưởng rằng đấy là những trại cải tạo nằm ở xa, khác với các nhà tù thường, dành cho các cán bộ cao cấp. Chúng tôi thật chẳng hiểu gì.
Moskvin bị xử bắn năm 1937. Còn vợ ông - bà Sofia Alexandrovna, thì Razgon đinh ninh rằng đã chết trong tù ở Mordovia, nơi giam giữ vợ của các tù chính trị.
Trong hồ sơ của Cơ quan dân ủy Nội vụ, lệnh bắt bà được ban hành ngay trong tờ lệnh bắt ông. Bên dưới có chữ ký của Chánh công tố Vyshinsky: "Đồng ý", và ý kiến của Dân ủy nội vụ Ejov: "Thi hành lệnh bắt", và ghi thêm: "Cả vợ nữa".
Trong hồ sơ về Sofia Alexandrovna, Razgon tìm thấy hai biên bản: một biên bản, trong đó bị cáo không thú nhận gì cả, còn biên bản thứ hai sau đó ba tháng, trong đó bà nhận lỗi về tất cả mọi việc, từ việc bà biết về những việc làm tội lỗi của Moskvin đến việc bà mưu toan đầu độc Ejov (?)...
Tại sao Ejov lại nhẫn tâm xử bắn một người phụ nữ đã đối xử tốt với ông ta như thế? Đó cũng là một điều bí ẩn của một tâm hồn lạ lùng, sâu kín. Các nhà viết tiểu sử Ejov là B.Brukhanov và E.Shoskov đã tìm được nhiều tư liệu về Ejov, tuy vậy trong lý lịch của một người nắm rất vững lý lịch của người khác vẫn còn nhiều vùng tối. Chẳng hạn, người ta không
https://thuviensach.vn
làm rõ được cha mẹ ông là ai. Nhưng thôi, điều đó cũng không quan trọng lắm. Về bản thân ông, người ta được biết ông rất ít học - đâu chỉ lớp 3 - lớp 4, nhưng chữ viết đẹp và rõ ràng. Ejov khai trong lý lịch là đã từng làm công nhân nhà máy Putilov (cơ sở công nghiệp hàng đầu trên địa bàn Peterbua - ND). Đối với một cán bộ xuất thân từ thành phần cơ bản, điểm này là rất vinh dự. Nhưng hồ sơ lao động trong giai đoạn này của ông không thấy lưu lại. Ông đi bộ đội mấy năm, nhưng dường như không ra mặt trận. Trong thời gian ông đang lên cao, người ta viết là ông đã từng hoạt động cách mạng - điều mà dường như cũng không rõ rệt lắm. Tuy vậy, trước cách mạng tháng Mười ít lâu - tháng năm năm 1917, ông gia nhập Đảng Bônsêvích. Trong thời gian nội chiến, ông làm chính trị viên một cơ sở đào tạo kỹ thuật viên cơ điện và vô tuyến điện của quân đội. Chức vụ này được Cục trưởng Cục chính trị của Hội đồng quân sự cách mạng phê duyệt, cho nên tên ông được đưa vào danh sách cán bộ do Trung ương quản lý.
Ejov lấy vợ là một phụ nữ có học thức tên là Antonina Alexeevna Titova, không những tốt nghiệp trung học, mà còn học Đại học tổng hợp Kazan. Bà lên Matxcơva làm Trưởng ban văn hoá của Liên hiệp công đoàn ngành hoá chất. Và Ejov sau đó một thời gian cũng chuyển về Matxcơva theo vợ. Trung ương Đảng để ý đến anh cán bộ Đảng trẻ tuổi, và nửa năm sau (2/1922) cử anh về tỉnh tự trị Mariskaya làm Bí thư Đảng bộ. Các nhà sử học cố tìm xem ai là người đỡ đầu Ejov lên các chức vụ như vậy và lọt vào hàng ngũ cán bộ cấp cao, nhưng không tìm ra. Có lẽ trong những năm đó Đảng đang thiếu cán bộ, rất cần những người có hiểu biết để làm nhiệm vụ Bí thư Đảng. Mà Nicolai Ivanovich Ejov nổi lên là một cán bộ có triển vọng, một người rất có hiểu biết. Theo đánh giá của giáo sư V.F.Nekrasov, những ưu điểm nổi bật của Ejov là trí thông minh bẩm sinh mang tính thực tiễn của người công nhân, đầu óc biết định hướng, và sau này là lòng trung thành với Stalin, không phải làm ra bộ trung thành mà trung thành thật sự.
Tháng 3 năm 1922, Ejov và vợ đi đến thành phố Ioskar Ola, vợ ông phụ trách công tác lịch sử Đảng ở tỉnh ủy này. Bà đã viết hai ba bài báo cho chồng mang tên ở tạp chí của địa phương. Nhưng quan hệ của Ejov với các
https://thuviensach.vn
cán bộ Đảng địa phương trong chuyến đi đó không thành công, vì Ejov xử sự thô lỗ và ngạo mạn, nên uy tín bị ảnh hưởng. Một năm sau, ông được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Semipalatinsk. Do đó ông bị chuyển sang Orenburg với chức vụ thấp hơn: trưởng ban của tỉnh ủy. Nhưng rồi sau đó ông lại được làm Bí thư Tỉnh ủy một tỉnh xa là Kzyl-Orde. Rõ ràng Ejov là một cán bộ Đảng dày dạn kinh nghiệm và cũng có năng khiếu tổ chức.
Mùa hè năm 1927, Ejov được gọi lên Matxcơva nhận công tác. Trưởng ban Tổ chức phân phối Trung ương Đảng là I.M.Moskvin phân công cho ông làm chuyên viên. Chức vụ thấp nhất đó trong bộ máy Trung ương Đảng trở thành cầu nhảy đối với Ejov. Từ đó ông liên tục lên cao. Một thời gian sau Moskvin cho ông làm trợ lý của mình, rồi làm Phó ban. Ejov bắt đầu trở nên đắt giá: Trung ương chú ý đến ông, phái ông đi làm Bí thư Tỉnh ủy Tacta có vấn đề dân tộc, rồi làm Thứ trưởng phụ trách cán bộ của Bộ Nông nghiệp năm 1929 - tức là khi bắt đầu chiến dịch tập thể hoá nông nghiệp và đấu tranh chống Ku lắc.
Rồi cuộc sống riêng cũng được tổ chức lại: Ejov chia tay với Antonina Titova (chính điều này lại là may mắn đối với bà vì nhờ thế mà bà giữ được mạng sống), và kết hôn với một phụ nữ khác.
Năm 1930, Ejov về Hội đồng kinh tế quốc dân làm phó cho Ord jinikitze, phụ trách tổ chức. Tháng 11 năm 1930, Ejov được đề bạt làm Trưởng Ban tổ chức - phân phối Trung ương Đảng - tức là nắm toàn bộ công tác tổ chức cán bộ của Đảng, và trực tiếp trực thuộc Stalin.
Theo hồi ức của nhiều người, thời gian này Ejov là một con người khiêm tốn, cởi mở, gần gũi quần chúng, cũng thích nâng cốc, vui vẻ, hát hò. Nhà văn Iu Dombrovsky có thời gian bị cải tạo ở Kazakhstan, viết rằng những người quen của ông không ai phàn nàn gì về Ejov.
Năm 1933, Ejov làm Trưởng ban làm trong sạch Đảng, tại đại hội 17 được bầu làm Phó Chủ tịch ủy ban kiểm tra Đảng. Năm 1935 Ejov làm Bí thư Trung ương Đảng, và thay Kaganovich làm Chủ tịch ủy ban kiểm tra Đảng.
Bí thư Trung ương Đảng, ngoài Stalin ra, chỉ có ba người: Jdanov kiêm Bí thư Tỉnh ủy Lêningrad, Kaganovich kiêm nhiệm công tác ở Bộ Giao
https://thuviensach.vn
thông vận tải và Ejov, thực tế là điều hành toàn bộ công tác của Trung ương Đảng. Stalin gặp Ejov thường xuyên hơn những người khác trong ban lãnh đạo. Chỉ có một người nữa Stalin hay gọi đến gặp là Molotov - Thủ tướng Chính phủ và là người thứ hai sau Stalin.
Theo chỉ thị của Stalin, Ejov dần dần tìm hiểu công việc của Cơ quan dân ủy Nội vụ. Vốn tác phong thận trọng, Stalin không thích giao những nhiệm vụ nào đó trực tiếp cho cơ quan an ninh, mà thích thông qua một người nào đó giải thích và hướng dẫn cho an ninh phải làm gì và làm thế nào. Trong những năm cuối đời Stalin, người đó sẽ là Beria, còn giữa những năm 30, đó là Ejov.
*
Sau khi nhận được bức điện của Stalin gửi từ Sochi ngày 26/9/1936, Matxcơva hiểu ý lãnh tụ và bắt đầu làm các thủ tục ra quyết định. Ejov vẫn giữ nguyên các chức vụ Đảng (Bí thư Trung ương và Chủ tịch Ban kiểm tra), nhưng Bộ Chính trị yêu cầu ông phải dành "90% thời gian cho công tác ở Cơ quan dân ủy Nội vụ".
Lazar Kaganovich viết trong thư gửi cho Sergo Ordjinikidze: "Việc đề bạt Ejov làm Dân ủy Nội vụ là quyết định sáng suốt của lãnh tụ - cha của chúng ta đã được trong Đảng và trong nước nhất trí đón nhận. Với Ejov, công việc chắc sẽ chạy tốt". Trong một bức thư sau đó ông lại viết: "Tôi muốn nói thêm là công việc của đồng chí Ejov vẫn tốt đẹp. Đồng chí ấy đã bắt tay vào việc một cách kiên quyết, theo kiểu Stalin".
Việc bổ nhiệm Dân ủy Nội vụ chỉ là giao thêm chức cho Ejov chứ không phải thăng chức (các chức vụ Đảng của ông cao hơn nhiều). Nhưng Stalin tìm thấy ở Ejov một người thừa hành siêu hạng. Ông là người từ ngoài được cử về lãnh đạo Cơ quan dân ủy Nội vụ, không dính líu với ai, không hàm ơn ai, khác với Yagoda đã bám rễ quá sâu vào mảnh đất an ninh, cho nên chắc sẽ phải hành động tích cực hơn gấp trăm lần so với Yagoda. Còn để lãnh đạo công việc của bộ máy Đảng, Stalin tìm được một người thông thái hơn: đó là Georgi Maximilianovich Malenkov.
Tại hội nghị Trung ương cuối tháng 2 năm 1937, Ejov phát biểu:
https://thuviensach.vn
"Đã mấy tháng rồi, không thấy có lần nào có đồng chí lãnh đạo Bộ Kinh tế hoặc đơn vị sản xuất nào gọi điện bảo: "Này đồng chí Ejov, tôi thấy người này người kia đáng khả nghi hoặc việc này việc kia không ổn, đồng chí hãy tìm hiểu xem thế nào. Không có bao giờ! Trái lại, khi đặt vấn đề bắt một người nào đó là phản động, Trôtkít, một số đồng chí lại còn tìm cách bảo vệ".
Stalin có bài phát biểu "Về một số thiếu sót của công tác Đảng và những biện pháp đấu tranh chống Trôtkít và những kẻ hoạt động hai mặt". ông gọi Trôtkít là "một băng đảng hiếu chiến và vô nguyên tắc của những kẻ phản động, biệt kích, gián điệp và giết người, hoạt động theo chỉ thị của các cơ quan an ninh nước ngoài".
Hội nghị ra Nghị quyết "Tiếp tục và hoàn thiện việc tổ chức lại bộ máy Cơ quan dân ủy Nội vụ, đặc biệt là Tổng cục An ninh quốc gia, làm cho nó trở thành một cơ quan thực sự chiến đấu, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và Chính phủ Liên Xô giao cho là bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội".
Tại cuộc họp với cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Bộ, Ejov nói: "Các đồng chí đừng thấy tôi bé thế này mà tưởng nhầm. Tay tôi rắn lắm đấy - và vươn hai tay ra phía trước. - Tôi có đủ sức lực để tiêu diệt tất cả những bọn Trôtkít và bọn theo Zinoviev, Bukharin...".
Tiếp đó, nhìn chăm chú vào mặt những người có mặt ở cuộc họp, ông nói tiếp:
- Thế nhưng trước hết chúng ta cần phải làm trong sạch bộ máy của chúng ta để không có những phần tử mà theo thông tin tôi có được, cố tình kìm hãm cuộc đấu tranh của chúng ta với những kẻ thù của nhân dân. Xin nói là tôi sẽ bỏ tù và bắn bỏ tất cả những ai cản trở sự nghiệp đấu tranh của chúng ta - bất kể chức vụ và cấp bậc nào.
Ejov đã thay 5 nghìn cán bộ trong số 25 nghìn cán bộ cơ quan an ninh. Trong một bức điện của Ban chấp hành Trung ương tháng 6/1937 do Stalin ký, gửi các tỉnh ủy và nước cộng hoà, có nói rằng "Những Ku lắc sau khi đi cải tạo về là những thủ phạm chính của các hoạt động phản kháng chống chính quyền Xô viết, và đề nghị giám sát chặt chẽ họ, những kẻ
https://thuviensach.vn
ngoan cố nhất trong số đó thì bắt và xử bắn theo trình tự vụ việc của họ và do "bộ ba" quyết định. "Bộ ba" bao gồm Bí thư Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nội vụ và Trưởng cơ quan Kiểm sát".
Trong mấy tháng này, Ejov có mặt ở phòng làm việc của Stalin liên tục, nhiều hơn bất cứ nhà lãnh đạo nào khác. Và cuộc khủng bố lớn bắt đầu. Stalin, Ejov, Vyshinsky ký văn bản tháng 7 năm 1937 chỉ đạo "việc thủ tiêu tàn tích của các giai cấp thù địch: cựu Ku lắc , các phần tử chống chính quyền Xô viết và các tên tội phạm hình sự".
Ejov ký lệnh số 00447 về việc bắt đầu một chiến dịch bốn tháng kể từ đầu tháng 8 năm 1937, giao chỉ tiêu bắt người cho các tỉnh, vùng, không cần tuân thủ đầy đủ các thủ tục tố tụng và không cần báo trước. Dự kiến xử bắn 76 nghìn người trong toàn quốc và bắt đi cải tạo 200 nghìn người.
Ngoài ra, Ejov còn lập các danh sách những cán bộ là "kẻ thù của nhân dân" đưa lên Stalin, Molotov và các Ủy viên Bộ Chính trị duyệt. Những người này phải đưa ra toà án binh, và bản án đã được tuyên trước: tử hình! Đã có 383 bản danh sách như thế.
Ngày 15/8, Ejov ký lệnh số 00486 về việc bắt vợ những kẻ phản quốc, các thành viên tổ chức phản động, trốt-kít. Đối với con họ, lớn thì vào trại cải tạo, bé thì vào trại trẻ mồ côi.
Tôi hỏi cháu nội của Molotov là V.A.Nikonov (V.M.Molotov họ thật Nikonov): liệu V.M.Molotov sau này có ân hận về các cuộc thanh trừng ấy không?
V A.Nikonov trả lời:
- Họ sợ nguy cơ của một cuộc can thiệp và nội chiến mới, nên cho rằng cần phải loại trừ nguy cơ từ bên trong, cần phải loại bỏ tất cả những ai có vẻ nghi ngờ.
Một khi guồng máy thanh trừng bắt đầu chạy, thì kiểm tra mức độ phạm tội của từng người là điều không làm được.
Stalin giải thích về mối đe doạ bên trong này giản dị và dễ hiểu: "Để xây dựng Nhà máy thủy điện Dnieproges, cần huy động hàng vạn công nhân. Thế mà để phá nó, chỉ cần vài chục người, không hơn. Để thắng một trận trong chiến tranh, cần vài quân đoàn Hồng quân. Thế mà để làm thất bại
https://thuviensach.vn
trận đánh, chỉ cần vài tên gián điệp ở đâu đó trong Bộ tham mưu thậm chí ở cấp sư đoàn lấy cắp kế hoạch tác chiến đem cho địch là đủ". Vì thế mà phải dọn dẹp nguy cơ của "đội quân thứ năm" trước chiến tranh. Stalin và Bộ Chính trị nhớ rằng trong thời gian nội chiến, chính quyền Xô viết đã ngàn cân treo trên sợi tóc như thế nào, do vậy mà phải lo trước. Nội chiến, thanh đảng, đấu tranh với phe đối lập diệt Ku lắc, tập thể hoá, toàn bộ những quá trình đó động chạm số phận hàng chục triệu con người.
Trong tù, những người bị bắt sợ nói chuyện với bạn tù, vì đa số ai cũng cho rằng mình vô tội, sợ bắt chuyện phải kẻ có tội thật hoặc kẻ trà trộn để chỉ điểm. Đa số cho rằng mình bị bắt oan, và tin rằng sẽ có ngày Stalin biết được và sẽ giải oan cho họ. Nhiều người xin giấy bút để viết đơn, thư.
Những cố gắng để tìm cách cứu vớt ai đó đều rất ít khi thành công. I.M.Gronski - Tổng Biên tập báo "Tin Tức" và tạp chí "Thế giới mới", Tổng Thư ký Hội nhà văn và quan trọng hơn, có mối liên hệ với Stalin, đã tìm cách cứu nhà thơ tài năng Pavel Nicolaevich Vassiliev bị bắt năm 1937. Ông kể: "Khi Vassiliev bị bắt, tôi gọi điện hai ba lần cho Ejov, cuối cùng cãi nhau. Tôi gọi cho Stalin. Đã diễn ra một cuộc nói chuyện gay gắt. Cũng không kết quả gì. Thế là tôi đi gặp Kalinin, Mikoian, Molotov. Tất cả đều muốn cứu Vassiliev, nhất là Mikoian. Nhưng đều không làm gì được cả. Và nhà thơ xuất sắc đầy tài năng, có lẽ là lỗi lạc nhất sau Maiakovski đã bị hy sinh oan uổng".
Stalin chắc phải ngán ngẩm lắm với những lời thỉnh cầu tha cho người này, thả người kia. Tại sao cấp dưới thân cận của ông không hiểu được rằng cần phải làm như thế? Rằng toàn bộ ý nghĩa của việc thanh trừng là ở tính chất toàn thể và đại trà? Không có ngoại lệ! Hồ sơ được lập đối với tất cả mọi người, kể cả các ủy viên Bộ Chính trị, và nếu cần, bất kỳ ai trong số họ, bất cứ lúc nào, cũng có thể bị bắt và đặt câu hỏi: tại sao ông ta lại bị bắt? - chỉ là thừa.
V.V. Ulrich, Chánh án Tòa quân sự của Tòa án Tối cao Liên Xô báo cáo rằng qua hai năm Ejov làm Dân ủy Nội vụ, Toà đã tuyên án tử hình 36.514 người, bỏ tù 5.643 người - tổng cộng 42.157 người. Mỗi hồ sơ họ thường
https://thuviensach.vn
xem không quá 10 - 15 phút, nếu không thì không thể kịp giải quyết được tất cả các vụ việc.
Năm 1937, trong cả nước có 936.000 người bị bắt vì các tội phản cách mạng, và xử bắn 353.074 người (tức là cứ 3 người thì tử hình hơn 1 người); năm 1938 bắt 638.509 người, xử bắn 328.618 (tức là cứ 2 người thì bắn 1 người). Một triệu ba trăm nghìn người tiếp tục ngồi trong các nhà tù. Năm 1937, riêng về tội làm gián điệp, Bộ nội vụ đã kết án 93 nghìn người. Đất nước có nhiều gián điệp đến như thế!
NGUYÊN SOÁI TUKHACHEVSKI
Dưới sự lãnh đạo của Stalin, Ejov đã tiến hành thanh lọc Hồng quân. Bắt đầu bằng việc tử hình Nguyên soái Tukhachevski và bảy tướng lĩnh cao cấp khác.
Tukhachevski là một Nguyên soái tài năng, và vụ án Tukhachevski rất không đơn giản. Có những người đến nay vẫn cho rằng Tukhachevski đã duy trì mối liên hệ chặt chẽ với Trotxki sau khi Trotxki bị trục xuất, và chuẩn bị đảo chính quân sự để lật đổ Stalin. Những tài liệu của Tòa chống lại Nguyên soái và các đồng chí của ông được họ cho là thật. Trong số những người bất bình với việc tử hình Tukhachevski cũng còn có những người cho rằng không có lửa làm sao có khói, chắc là vị Nguyên soái đầy tham vọng đã ấp ủ những kế hoạch chính trị nào đó.
Trên thực tế, tên tuổi Tukhachevski xuất hiện trong hồ sơ của cơ quan an ninh từ lâu trước khi diễn ra vụ án.
Tiến sĩ sử học Oleg Khlevnhuk tìm thấy trong các hồ sơ lưu trữ đã được công khai hóa những tài liệu cho biết lần đầu tiên cơ quan an ninh đã đề nghị bắt Tukhachevski là vào năm 1930. Các cán bộ của Cục Chính trị quốc gia (ủy ban đặc biệt) đã khám phá một "vụ âm mưu thông thường ở Học viện Quân sự, và những người bị bắt và bị hỏi cung đã khai ra đầu sỏ của vụ này là Tukhachevski."
Ngày 10/9/1930, Chủ tịch ủy ban đặc biệt Menjinski báo cáo với Stalin lúc đó đang nghỉ ở miền Nam:
"Việc bắt từng người một dễ hỏng việc. Có thể có hai cách: hoặc là lập tức bắt tất cả những thành viên chủ chốt của nhóm; hoặc là tạm thời tiến
https://thuviensach.vn
hành những biện pháp phòng ngừa và đợi đồng chí về. Song cần phải báo cáo với đồng chí rằng hiện tại các nhóm phiến loạn đang hoạt động tích cực, cho nên cách thứ hai là tương đối mạo hiểm. Stalin không vội trả lời bức điện của Chủ tịch ủy ban đặc biệt. Ông điện cho Ordjonikidze: "Thế nghĩa là: Tukhachevski là tù nhân của các phần tử chống chính quyền Xô viết và bị tiêm nhiễm bởi các tài liệu chống Xô viết của phái hữu. Theo các tài liệu thì như thế. Liệu điều đó là có thể chăng? Tất nhiên là có thể, một khi nó không bị loại trừ".
Thật là một phản ứng bất ngờ? Nghĩa là Stalin công nhận rằng những tài liệu và kết luận của cơ quan an ninh có thể đúng, mà cũng có thể là không đúng. Thành ra họ khám phá vụ này là uổng công hay sao? Mùa thu năm ấy, Stalin, Ordjonikidze và Vorosilov gọi Tukhachevski đến "cạo" cho một trận, rồi cho thả những người bị bắt.
Đáng chú ý là các cán bộ đã khám phá hay "tạo dựng" ra vụ đó không ai bị nhắc nhở gì cả. Mà nhắc nhở gì mới được? Họ đã làm đúng bài bản lấy khẩu cung về mọi người để lập hồ sơ.
Còn Stalin thì lựa chọn cái ông cần, còn cái gì chưa cần thì cứ để đấy. Mà Stalin đang cần Tukhachevski, biết rõ giá của Tukhachevski. Nhà lãnh đạo quân sự tài năng trở thành Thứ trưởng, rồi Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng, được phong hàm Nguyên soái và được bầu vào dự khuyết Trung ương Đảng.
Nhưng năm 1937 đến lượt quân đội.
Một số nhà nghiên cứu lịch sử tin rằng nếu không phải là Tukhachevski làm gián điệp cho Đức, thì chắc chắn ông cũng là nạn nhân của phản gián Đức - chúng đã dúi cho tình báo Liên Xô những tài liệu giả để làm cho Stalin loại bỏ Tukhachevski... Song, Stalin đâu phải người dễ tin!
Nguyên soái Tukhachevski tất nhiên không làm gián điệp cho Đức, nhưng là người có xu hướng thiên Đức, ngưỡng mộ và học tập quân đội Đức, cũng như hầu hết cán bộ lãnh đạo Hồng quân vào thời gian đó. Khi xe tăng và máy bay Đức tấn công Liên Xô năm 1941, thì các sĩ quan chỉ huy Liên Xô trước đó không ngờ rằng vũ khí quân Đức sử dụng để đánh họ là do người Nga làm ra, và các tướng chỉ huy các binh chủng không quân, xe
https://thuviensach.vn
tăng và bộ binh Đức tấn công họ đã từng học các trường huấn luyện quân sự ở Liên Xô.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, hoà ước Vec-xay tước của nước Đức bại trận quyền sáng chế và sản xuất vũ khí hiện đại. Năm 1922, Liên Xô ký hiệp định hợp tác quân sự đầu tiên giữa Hồng quân Liên Xô với quân đội Đức. Bộ Chính trị cho phép Đức xây dựng một số cơ sở quân sự trên lãnh thổ Liên Xô để tiến hành thử vũ khí và kỹ thuật quân sự hiện đại và đào tạo đội ngũ. Đổi lại Đức chia xẻ với Liên Xô những thành tựu quân sự tiên tiến của mình. Trên tình thân đó, ở Lipetsk đã mở một trường đào tạo phi công cho Đức trên cơ sở trường dạy bay của hồng quân. Nhiều phi công cự phách của Đức sau này chính là đã qua trường này. Ở Kazan thì mở trường tăng, và người học sinh nổi tiếng nhất là Hains Guderian sau này là tướng chỉ huy binh đoàn xe tăng tấn công Liên Xô mùa hè 1941. Còn ở Samara thì đào tạo chuyên gia chiến tranh hoá học cho Đức, may thay, đã không được Đức sử dụng trong chiến tranh thế giới II. Không ít tướng lĩnh Đức đã từng học ở Liên Xô. Mười năm sau, tên tuổi của họ đã được cả thế giới biết đến ở Nuremberg. Đó là Thống chế Keitel - Tổng Tư lệnh quân đội, Thống chế Brauchich - Tư lệnh lục quân, thống chế Manstein đã chỉ huy chiến dịch chiếm Sevastopol và tàn phá Lêningrad.
Trong những năm đó, giới quân sự Liên Xô rất chú ý nghiên cứu kinh nghiệm quân sự của Đức. M.V.Frunze - người thay thế Trotski làm Dân ủy Quốc phòng, viết:
"Cho đến nay, Đức là quốc gia có hệ thống tổ chức lực lượng vũ trang hùng mạnh nhất và hoàn thiện nhất".
Các tướng lĩnh Liên Xô thích phong cách thiên mạnh về tấn công của quân đội Đức.
Thậm chí năm 1933, khi Đức có Chính phủ mới do A.Hitler đứng đầu, sự hợp tác quân sự giữa hai nước vẫn tiếp tục. Tháng 5 năm 1933, tại một cuộc chiêu đãi khách Đức, Thứ trưởng Quốc phòng Tukhachevski nói:
"Cái chia rẽ chúng ta là chính sách, chứ không phải là tình cảm - tình cảm hữu nghị giữa hai quân đội chúng ta. Chúng tôi với các ngài - Liên Xô
https://thuviensach.vn
với Đức - có thể đặt những điều kiện của chúng ta cho toàn thế giới, nếu chúng ta cùng đứng bên nhau".
Stalin tâm đắc với công thức ấy của Tukhachevski.
Bởi vì ông cũng là người chủ trương hợp tác chiến lược với Đức M.N.Tukhachevski đã từng phục vụ trong quân đội Nga hoàng. Trong thời gian nội chiến đã chỉ huy quân đoàn và các mặt trận, trong đó có mặt trận phía tây chống Ba Lan năm 1920.
Năm 1935, khi lập ra quân hàm Nguyên soái, năm người đầu tiên được phong Nguyên soái là Dân ủy quốc phòng Voroshilov, tư lệnh quân đoàn đặc biệt Viễn đông - V K.Bliukher, chỉ huy kỳ binh đoàn - S.M.Budionưi, Tổng tham mưu trưởng Quân đội - A.I.Egorov, và M.N.Tukhachevski. Trong năm Nguyên soái đó, ba người sẽ bị giết, Stalin chỉ giữ lại Voroshilov và Budionưi.
Tukhachevski là nhà chiến lược cao hơn hẳn những người khác một cái đầu. Ông là người đầy tham vọng, khao khát thắng lợi và vinh quang, ở đâu cũng muốn là người đứng đầu. Người ta gọi ông là Bonapart (tức Napoléon) trẻ tuổi. Có thể tham vọng của ông là đứng đầu nước Nga Xô viết, và lo ngại của Stalin không phải là vô cớ!
Trong ban lãnh đạo Hồng quân thực sự có hai trường phái: Trường phái thứ nhất do đội cận vệ già đứng đầu: Voroshilov, Egorov, Budionưi, Bliukher, quen chiến đấu như đã chiến đấu trong nội chiến - chủ yếu bằng súng và gươm, và quen dùng kỵ binh thay vì xe tăng. Trường phái thứ hai gồm Tukhachevski, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng - Ia.B.Gamarnik, và Tư lệnh Quân khu Kiev - I.E.Yakir, chủ trương đưa kỹ thuật quân sự mới vào quân đội theo dõi tư tưởng quân sự hiện đại và sử dụng xe tăng, máy bay, thành lập các binh đoàn cơ giới và đổ bộ bằng không quân. Nhưng sự bất đồng giữa họ không mang tính chất chính trị, chỉ là sự khác biệt và tranh luận mang tính nghề nghiệp. Nhiều lắm, thì chỉ là Tukhachevski và các đồng minh của ông cho rằng ông già Voroshilov - người chưa từng đi học cái gì ở đâu cứ bám giữ mãi kinh nghiệm vẻ vang của quân đoàn kỵ binh trong cuộc nội chiến và cho thế là đủ để đối phó với một cuộc chiến tranh mới, một người có tư duy như thế không xứng làm
https://thuviensach.vn
Dân ủy Quốc phòng. Ba năm sau, chính bản thân Stalin cũng đi đến kết luận như thế. Đó là sau cuộc chiến tranh Phần Lan vụng về và kém cỏi, Stalin bãi chức Dân ủy Quốc phòng của Voroshilov, còn sau này, trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại sẽ chỉ cử ông lãnh đạo phong trào du kích.
Nghiên cứu các thông tin và tài liệu có được, ta có thể thấy rằng những suy nghĩ và kế hoạch của Tukhachevski hoàn toàn gắn với công tác quân sự.
Những tham vọng của ông mang tính chất binh nghiệp chứ không phải chính trị. Dân ủy Quốc phòng thì ông muốn làm và sẵn sàng làm, nhưng làm người đứng đầu đất nước thì không.
Thế thì tại sao Stalin lại quyết định diệt ông?
Nikita Sergeevich Khrushov là người đầu tiên nói tại phiên bế mạc Đại hội 20 rằng trong khi chuẩn bị tấn công Liên Xô, Hitler đã tung tin giả về việc Tukhachevski và một số tướng lĩnh cao cấp của Hồng quân là điệp viên của Bộ Tổng tham mưu Đức.
Tukhachevski đã sang Đức sáu lần, không kể lần bị bắt làm tù binh hồi chiến tranh thế giới thứ nhất. Người Đức còn giữ lại một số giấy tờ có ký tên ông. Cơ quan mật vụ Đức đã dựa vào những chữ ký đó để làm giả cặp hồ sơ mật trình cho Stalin.
Giả thuyết đó đã được người lãnh đạo cơ quan tình báo Đức là Walter Shelenberg xác nhận. Shelenberg dẫn lời Reihard Heidrich - Giám đốc Tổng cục An ninh quốc gia Đức nói rằng: "Giữa tháng 6 năm 1936, Skoblin, nguyên là Tướng của quân đội Sa hoàng, làm việc cho cả tình báo Liên Xô và tình báo Đức, thông báo rằng một nhóm tướng lĩnh cao cấp của Hồng quân đứng đầu là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Nguyên soái Tukhachevski có quan hệ chặt chẽ với Bộ Tổng tham mưu Đức và đang chuẩn bị một vụ đảo chính chống Stalin".
Đức quyết định ủng hộ Stalin chứ không phải Tukhachevski, và làm một hồ sơ giả tố cáo Tukhachevski để chuyển cho Matxcơva. Hồ sơ do Tổng thống Tiệp Khắc lúc đó là Benesh chuyển.
W. Shelenherg là một nhà tình báo có tên tuổi, ai cũng thừa nhận. Nhưng trong trường hợp này, ông ta kể sự việc theo lời người khác. Hồ sơ về
https://thuviensach.vn
Tukhachevski mà Shelenberg kể, người ta không tìm thấy cả trong kho lưu trữ của Liên Xô cũng như của Đức. Còn tướng Bạch vệ Skoblin không tham gia gì vào vụ này.
Thời Yeltsin, một ủy ban của Tổng thống về vấn đề phục hồi các nạn nhân chính trị đã nghiên cứu kỹ lưỡng "vụ án Tukhachevski". Lục lại hồ sơ nhiều tập của vụ án, không có trang nào, chỗ nào nói đến việc cơ quan điều tra có trong tay một chứng cứ quan trọng là "hồ sơ về Tukhachevski" của Bộ Tổng tham mưu Đức.
Bản thân việc đặt vấn đề là bộ máy thanh trừng cần đến chứng cứ và bằng chứng đã chứng tỏ sự không hiểu biết đầy đủ về Stalin. Để tiến hành cuộc thanh lọc khổng lồ đối với quân đội, ông không cần đến các hồ sơ của Đức. Ông có các chứng cứ sắc bén hơn để kết án họ.
Một khi Stalin đã cho rằng Tukhachevski âm mưu đảo chính, thì nhiệm vụ của các cán bộ điều tra là tìm kiếm những bằng cứ giống với sự thật và khai thác lời khai và thú tội của các bị cáo để chứng minh điều đó.
Tukhachevski quả đã là nạn nhân của tình báo, nhưng không phải là tình báo Đức, mà tình báo của ta!
Bộ phim truyền hình nhiều tập "Chiến dịch Trest" đã phản ánh một trong những chiến công bất hủ của tình báo Liên Xô. Trong chiến dịch này, các chiến sĩ tình báo Liên Xô đã tung sang phương Tây các thông tin giả về Hồng quân. Chính các sĩ quan ở bộ tham mưu và các chiến sĩ quân báo là người soạn thảo các thông tin giả này. Công việc này được sự đồng ý ở cấp cao nhất của Bộ Quốc phòng là Thứ trưởng Tukhachevski. Sau này, khi xét xử ông, người ta buộc tội ông đã cung cấp thông tin về Hồng quân cho kẻ thù. Ngoài ra, để làm tăng thêm tính hấp dẫn của tổ chức chống đối bí mật trong nước nhằm nhử Bạch vệ Nga kiều, các chiến sĩ tình báo còn cho biết là cả Tukhachevski cũng tham gia tổ chức đó. Sau đó họ chợt nghĩ lại rằng như thế là đi quá xa.
Tên Tukhachevski cho đến cuối chiến dịch không được nhắc đến nữa. Nhưng cũng đã muộn.
Mặt khác, phương Tây tin rằng Nguyên soái trẻ tuổi Tukhachevski là người cầm đầu phái quân sự đối lập Với Stalin. Báo chí phương Tây cũng
https://thuviensach.vn
viết nhiều về vấn đề này, và tình báo Liên Xô phản ánh lại cho Stalin. Những điều đó lại càng củng cố ý kiến rằng Tukhachevski là một mối nguy hiểm.
Trên phố Nikolskaia gần điện Kremli hiện vẫn còn ngôi nhà nhỏ ba tầng. Tại đây, ngày 11/5/1937 đã diễn ra phiên toà xét xử "tổ chức quân sự trốt kít chống chính quyền Xô viết", không có luật sư bào chữa, không có nhân chứng. Chủ toạ phiên toà là luật sư quân đội V.V. Ulrich. Tám tướng lĩnh cao cấp của Hồng quân đứng đầu là Tukhachevski bị xử tội phản quốc.
Ngày 11/6 cả tám người bị tuyên án tử hình và bị bắn ngay dưới tầng hầm của ngôi nhà trên phố Nilcolskaia - nơi đã diễn ra phiên toà. Tháng 7/1937, Ejov trình lên Stalin một danh sách 138 cán bộ cao cấp của quân đội để xử bắn, tháng 9 trình một danh sách nữa gồm 292 người. Ba trong số năm Nguyên soái Liên Xô đã bị xử bắn trước chiến tranh Thế giới thứ hai.
Tại cuộc họp Hội đồng quốc phòng ngày 29/11/1938, Đảng ủy Quốc phòng Voroshilov báo cáo về kết quả chiến dịch thanh lọc quân đội 1937 - 1938: "Thời gian qua, chúng ta đã loại bỏ hơn bốn mươi ngàn người. Đây là một số lớn. Nhưng chính vì chúng ta đã loại bỏ không thương tiếc như vậy, mà chúng ta có thể nói rằng hàng ngũ của chúng ta vững mạnh, và thành phần Hồng quân giờ đây bao gồm những cán bộ chỉ huy tuyệt đối trung thành".
*
Stalin gọi đùa Ejov là "nhím con" (họ Ejov từ chữ "ej" tiếng Nga là con nhím - ND). N.I. Ejov chỉ cao có một mét sáu, gầy nhỏ - di chứng của một tuổi thơ vất vả và thiếu thốn. Thể trạng của Ejov cũng ảnh hưởng phần nào đến tâm lý con người đòi hỏi một cái gì đó bù lại - có lẽ ở sự tàn nhẫn đối với người khác, nhất là kẻ dưới quyền. Stalin thích Ejov ở điểm Ejov thừa hành một cách tuyệt đối trung thành và chính xác ý chí của Thủ trưởng và không nề hà xắn tay làm bất kỳ công việc gì dù nhỏ và khó đến đâu, kể cả việc của cán bộ cấp dưới.
Ngày 27/1/1937, Ejov được phong hàm Tổng cao ủy An ninh quốc gia, ngày 17/7/1937 được tặng Huân chương Lê nin. Chủ tịch Xô viết tối cao
https://thuviensach.vn
Kalinin khi trao huân chương đã ca ngợi Ejov về những thành tích xuất sắc trong việc lãnh đạo công tác của Cơ quan dân ủy nội vụ trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao". Nhận Huân chương từ tay Kalinin, Ejov phát biểu: "Người cán bộ làm việc ở các cơ quan an ninh - có nghĩa là một người Bônsêvích trung thành vô hạn với Tổ quốc, với Chính phủ, với Đảng và lãnh tụ là đồng chí Stalin".
Ejov đang ở đỉnh cao danh vọng. Ông là ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch ủy ban kiểm tra Đảng, ủy viên Ban Chấp hành Quốc tế cộng sản. Ông được bầu làm đại biểu Xô viết tối cao Liên Xô và Xô viết tối cao một loạt nước cộng hoà tự trị.
Dưới thời Ejov, những người phụ trách công tác an ninh ở các nước cộng hoà, các Trưởng ty và Giám đốc Sở Nội vụ trở thành một trong những nhân vật "thét ra lửa" ở địa phương. S.F.Redens, phụ trách công tác nội vụ ở Karakhstan kể: có một lần trong khi uống rượu ở nhà nghỉ ngoại ô, Ejov bảo với mọi người:
- Các cậu sợ gì mới được? Toàn bộ quyền hành trong tay chúng ta - muốn bắt ai thì bắt, tha ai thì tha. Các cậu là Giám đốc Sở, mà lại sợ một anh Bí thư Tỉnh. Phải biết làm việc. Phải làm sao cho mọi người, từ anh Bí thư Tỉnh trở xuống, phải ở trong tay các cậu.
Nếu Ejov thực sự có nói như thế, thì Stalin lập tức được thông báo ngay, và chắc hẳn Stalin sẽ cho rằng Ejov không phải là khôn một khi nói ra những điều đó.
Không ai, kể cả Bộ Nội vụ có thể cao hơn Đảng!
Đến đầu năm 1938, Stalin hẳn cho rằng Eỉov đã hoàn thành sứ mạng của mình. Con đường thăng tiến của Ejov dừng lại ở chức ủy viên dự khuyết, mà không được vào chính thức Bộ Chính trị.
Ejov hoàn thành một công trình nhan đề: "Từ bè phái đến phản cách mạng " viết về cuộc đấu tranh chống phái Zinoviev, và gửi cho Stalin để xin ý kiến. Stalin tỏ ra không thích, vì ông nghĩ rằng làm Dân ủy thì cứ làm, còn sách đã có người khác viết. Trong động tác của Ejov, rất cần mẫn và đúng đắn đó, Stalin thấy ràng có vẻ Ejov đã bắt đầu nghĩ về vị trí và tên tuổi của mình.
https://thuviensach.vn