🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Các Chỉ Số Cốt Yếu Trong Quản Lý - Ciaran Walsh Ebooks Nhóm Zalo CRIARAN WASH Trần Thị Thu Hằng dịch Trịnh Thanh Huy hiệu đính CÁC CHỈ SỐ CỐT YẾU TRONG QUẢN LÝ Chỉ dẫn cặn kẽ cách phân tích các chỉ số tài chính trọng yếu trong doanh nghiệp NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG – XÃ HỘI Ngõ Hoà Bình 4, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội ĐT: 024.36246920 – Fax: 024.36246915 Chịu trách nhiệm xuất bản, nội dung: Quyền Tổng giám đốc - Quyền Tổng biên tập PHÙNG HUY CƯỜNG Biên tập: Phùng Huy Cường Sửa bản in: Quân Đặng Bìa: Mạnh Cường Trình bày: Diệu Linh In 3.000 cuốn, khổ 16 x 24 cm tại Công ty Cổ phần in sách Việt Nam - Savina. Địa chỉ: Số 22B, phố Hai Bà Trưng, P. Tràng Tiền, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội. Giấy xác nhận đăng kí kế hoạch xuất bản: 3830-2020/CXBIPH/01-195/LĐXH. Quyết định xuất bản số: 614/QĐ-NXBLĐXH, cấp ngày 04/11/2020. ISBN: 978-604-65- 5301-4. In xong và nộp lưu chiểu năm 2020. CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH ALPHA - www.alphabooks.vn TẠI HÀ NỘI Địa chỉ: Tầng 3, Số 11A, Ngõ 282 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nọi *Tel: (84-24)3 722 6234 | 35 | 36 *Fax: (84-24)3 722 6237 *Email: [email protected] Phòng kinh doanh: *Tel/Fax: (84-24)3 773 8857 - *Email: [email protected] TẠI TP HỒ CHÍ MINH Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh: 138C Nguyễn Đình Chiểu, Phương 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh *Tel: (84-28)3 8220 334|35 LỜI GIỚI THIỆU Chỉ dẫn cặn kẽ cách phân tích các chỉ số tài chính trọng yếu trong doanh nghiệp N hư chúng ta đều đã biết, ngôn ngữ chung của kinh doanh là vấn đề tài chính. Do đó, những chỉ số kinh doanh quan trọng nhất cũng đều liên quan tới tài chính. Một nhà quản lý gạo cội sẽ hiểu được rằng các chỉ số tài chính là sự phản ánh thực tế của những điều đang diễn ra trong doanh nghiệp, và để thay đổi thì cần phải thay đổi tình hình thực tế của doanh nghiệp chứ không phải điều chỉnh các chỉ số. Tương tự như vậy, trong khía cạnh quản trị, chúng ta sẽ dựa vào các chỉ số để biết được tình hình kinh doanh và sức khỏe của doanh nghiệp. Mỗi chỉ số sẽ thể hiện kết quả mà doanh nghiệp đạt được trong quá trình hoạt động. Có hàng trăm chỉ số mà doanh nghiệp cần quan tâm, tuy nhiên trong cuốn sách Các chỉ số cốt yếu trong quản lý, Ciaran Walsh – nhà kinh tế học kiêm chuyên gia tài chính kế toán đã đưa ra một phương pháp tiếp cận của riêng mình, đó là chỉ tập trung vào khoảng 20 chỉ số cốt lõi, chúng sẽ được nghiên cứu một cách thực sự sâu sắc và kỹ lưỡng. Chúng ta sẽ nắm bắt được tầm quan trọng của các chỉ số, phương pháp tính chỉ số, các chỉ tiêu có thể thiết lập từ chỉ số đó và cuối cùng là mối quan hệ giữa các chỉ số. Đúng như lời của tác giả,“điều đó cũng giống với việc kiến trúc một tòa nhà, trước hết phải có một cái khung bằng thép, sau đó những chiếc xà, dầm được ghép vào, cố định chặt chẽ với nhau và chỉ khi kết cấu vững chắc này được hoàn thiện chúng ta mới có thể nghĩ tới việc tạo ra những căn phòng riêng biệt.” Với phương pháp tinh gọn và khoa học này, chúng ta có thể dễ dàng tính toán, kiểm soát mối liên hệ giữa mọi chỉ số, miễn là có một nền tảng kiến thức vững chắc. Thế giới cạnh trạnh khốc liệt hiện nay đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng nắm bắt một khối lượng thông tin lớn nhất có thể, tuy nhiên sẽ rất khó để ghi nhớ mọi vấn đề phức tạp chỉ bằng cách đọc suông từng câu từng chữ. Phải có một sự kiên nhẫn khủng khiếp để có thể đọc đến những trang cuối và tìm ra một vài gợi mở quan trọng. Điều đó đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức, mà đối với một nhà quản lý bận rộn thì khó mà có thể thực hiện được. Chính vì vậy, họ cần một phương pháp tinh gọn và hiệu quả để kiểm soát các chỉ số cốt lõi trong doanh nghiệp của mình, và cuốn sách này thực sự đáp ứng được điều đó. Alpha Books trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. LỜI NÓI ĐẦU Đ ã có hàng trăm cuốn sách nghiên cứu về chủ đề tài chính doanh nghiệp và hầu hết trong số đó đều nhìn nhận nó dưới những góc độ phức tạp. Chúng ta chỉ thấy những nội dung dày đặc trên từng trang sách, các công thức phức tạp và những thuật ngữ khó hiểu. Số lượng tài liệu và cách trình bày khiến người đọc cảm thấy rất khó để hiểu được chủ đề. Tuy nhiên, trên thực tế, nội dung cơ bản của vấn đề chỉ bao gồm một số lượng tương đối ít các con số đo lường khả năng tài chính mà chúng ta có thể sử dụng để đánh giá tình hình của bất cứ doanh nghiệp thương mại nào. Các chỉ số này được hình thành nhờ việc thiết lập mối quan hệ giữa các thông số tài chính trong doanh nghiệp. Công thức tính các chỉ số này rất đơn giản, nhưng không chỉ có vậy, khó khăn nằm ở chỗ chúng ta phải hiểu những chỉ số này như thế nào, và các chỉ số đó sẽ phối hợp với nhau theo cách nào để đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Phiên bản đầu tiên của cuốn sách đã ra đời nhằm mục đích gạt bỏ sự phức tạp và khó hiểu, để giúp cho mọi nhà quản lý có thể tiếp cận với chủ đề này một cách dễ dàng. Và thực sự nó đã rất thành công. Trong lần tái bản lần thứ tư này, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích và bố cục trình bày tương tự. Tuy nhiên, các ví dụ và giá trị tiêu chuẩn đã được cập nhật, mở rộng để cuốn sách có thể phục vụ một lượng độc giả lớn hơn. Thông tin được lấy từ hơn 200 quốc gia nên kết quả nghiên cứu có thể áp dụng một cách rộng rãi. Trong phiên bản thứ ba, cuốn sách có thêm một chương mới (Chương 18) để minh họa việc áp dụng các kỹ năng trong cuốn sách vào phân tích một cuộc mua lại giả định. Trước tiên, nó cho chúng ta thấy cách định giá hai công ty một cách tương đối và tuyệt đối sử dụng phương pháp SVA. SVA là một phương pháp phân tích mới mẻ và hấp dẫn mà mọi nhà quản lý đều muốn sử dụng, vì đó là phương pháp có tác động nhiều nhất tới trách nhiệm của họ trong những năm tháng tiếp theo. Trong phiên bản thứ tư này, chúng ta lại có thêm một chương mới (Chương 19). Chương 19 sẽ phân tích chủ đề về tính toàn vẹn của báo cáo tài chính, trao đổi về vấn đề vi phạm tính toàn vẹn và làm thế nào để ngăn ngừa điều đó. HƯỚNG DẪN VỀ CÁC BIỂU TƯỢNG Các biểu tượng dưới đây và ý nghĩa của nó sẽ được sử dụng trong suốt cuốn sách. Người suy nghĩ Bảng liệt kê/Tổng hợp Ví dụ Ý chính Định nghĩa Thực hiện/Ghi chép PHẦN I KIẾN THỨC CƠ SỞ 1 KIẾN THỨC CHUNG Tại sao bạn cần cuốn sách này? • Cách trình bày và tính lô-gic • Phương pháp nghiên cứu • Tính khoa học • Những điều thú vị trong cuốn sách • Các dữ liệu được sử dụng “Tất cả những gì tôi đòi hỏi là một con tàu cao tốc.Và một ngôi sao dẫn đường cho con tàu cao tốc đó.” _JOHN MASEFIELD (1878-1967) TẠI SAO CHÚNG TA CẦN CUỐN SÁCH NÀY? C ác chỉ số kinh doanh là ánh sáng dẫn đường cho công việc quản lý doanh nghiệp. Chúng giúp chúng ta đặt ra mục đích và các chỉ tiêu để vươn tới. Những chỉ số này hết sức quan trọng đối với nhà quản lý nhằm tìm ra các chiến lược kinh doanh dài hạn có lợi nhất, cũng như đưa ra những quyết định ngắn hạn một cách hiệu quả nhất. Trong xã hội luôn biến động như hiện nay, điều kiện quản lý doanh nghiệp liên tục thay đổi từng ngày, các chỉ số kinh doanh sẽ giúp các nhà quản lý nhận ra những thay đổi quan trọng mà họ cần phải ngay lập tức chú ý tới. Ngay từ định nghĩa, các chỉ số đã cho chúng ta thấy mối quan hệ tồn tại giữa các phần khác nhau của một doanh nghiệp. Chúng cho thấy rõ mối tương quan quan trọng và việc cần thiết phải có một sự cân bằng tương đối giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc nắm được những chỉ số cơ bản của doanh nghiệp sẽ giúp các trưởng bộ phận phối hợp với nhau một cách dễ dàng và hiệu quả hơn nhằm đạt được những mục tiêu tổng quan đặt ra. Ngôn ngữ chung của kinh doanh chính là vấn đề tài chính. Vì vậy, những chỉ số kinh doanh quan trọng nhất thường cũng liên quan tới tài chính. Một nhà quản lý sẽ hiểu được rằng, các chỉ số tài chính chẳng qua chỉ là sự phản ánh của những gì đang diễn ra trong doanh nghiệp, và để thay đổi nó thì cần phải thay đổi tình hình thực tế của doanh nghiệp chứ không phải điều chỉnh các chỉ số. CÁCH TRÌNH BÀY VÀ TÍNH LÔ-GIC: Cuốn sách này không giống với hầu hết các cuốn sách về kinh doanh khác. Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt trong từng trang sách. Không chỉ đơn giản là những dòng chữ được ghi lại trên giấy, một cuốn sách hay phải được thể hiện qua nội dung và cách thức minh họa. Sẽ thật khó khăn và mệt mỏi nếu cố nhồi nhét một vấn đề phức tạp chỉ bằng cách đọc suông từng dòng từng chữ. Bạn cần phải giữ sự tập trung cao độ để tải một khối lượng khổng lồ thông tin vào bộ nhớ của mình. Phải có một sự kiên nhẫn tuyệt vời để có thể đọc đến những trang cuối và tìm ra những điểm nhấn quan trọng. Điều đó đòi hỏi rất nhiều thời gian mà đối với một nhà quản lý bận rộn thì khó có thể thực hiện được. Mặt khác, biểu đồ và hình ảnh minh họa sẽ mang lại những tác dụng to lớn, giúp chúng ta hiểu vấn đề dễ dàng hơn và ghi nhớ lâu hơn. Chúng giảm tải khối lượng thông tin và đẩy nhanh quá trình thẩm thấu kiến thức vào bộ não. Không chỉ có vậy, để có thể trình bày vấn đề một cách dễ hiểu và súc tích, chúng ta cần phải lựa chọn những biểu đồ, hình ảnh minh họa hiệu quả nhất. Một thế giới vô cùng phức tạp như hiện nay đòi hỏi các nhà quản lý phải chấp nhận ngày càng nhiều những quy luật của xã hội. Họ cần phải nắm bắt khối lượng thông tin lớn nhất một cách nhanh chóng. Chính vì vậy, họ cần có một phương pháp tiếp cận hiệu quả nhất. Đó chính là tính lô-gic thể hiện trong cách trình bày của cuốn sách này. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Có vô vàn chỉ số kinh doanh mà mỗi cuốn sách nghiên cứu về chủ đề này lại khai thác những khía cạnh khác nhau, hay ít nhất cũng đưa ra những cách nhìn nhận khác nhau. Chúng ta đã thấy hàng loạt cái tên, định nghĩa và quan điểm khác nhau, hàng vạn thuật ngữ và chỉ số đôi lúc làm chúng ta choáng váng. Đã có rất nhiều người cố gắng tìm ra con đường để thoát khỏi sự hỗn độn này nhưng rồi đều thất vọng. Phương pháp tiếp cận của cuốn sách này trước tiên là lờ đi nhiều chỉ số và chỉ tập trung vào một vài chỉ số trọng yếu. Số ít này (khoảng 20 chỉ số cả thảy) sẽ được nghiên cứu một cách sâu sắc và kỹ lưỡng. Chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu tầm quan trọng của các chỉ số, phương pháp tính chỉ số, các chỉ tiêu có thể thiết lập từ chỉ số đó và cuối cùng là mối quan hệ giữa các chỉ số. Thử ví với việc kiến trúc một tòa nhà, trước hết phải có một cái khung bằng thép, sau đó những chiếc xà, rầm được ghép vào, cố định chặt chẽ với nhau và chỉ khi kết cấu vững chắc này được hoàn thiện, chúng ta mới có thể nghĩ tới việc tạo ra những căn phòng riêng biệt. Như vậy, chúng ta có thể dễ dàng phát triển, thiết lập mối liên hệ giữa mọi chỉ số mà chúng ta muốn, miễn là có một nền tảng kiến thức vững chắc. Vấn đề được nghiên cứu sẽ liên quan tới nhiều kiến thức khác nhau, cùng với nhiều ngoại lệ đối với hầu hết nguyên tắc. Đó chính là những điều gây băn khoăn, mặc dù trên thực tế chúng thường chẳng mấy quan trọng đối với nhà quản lý. (Chúng được đề cập tới vì sự quan trọng trong kế toán hay về mặt pháp lý). Tại đây, trong phần chính của cuốn sách, hầu hết những yếu tố đó sẽ bị bỏ qua, một số quan trọng trong đó sẽ được trình bày trong phần phụ lục. Rất nhiều bản báo cáo được tạo ra với 95% là sự thật, 5% chưa được nói ra chỉ quan trọng đối với các chuyên gia phân tích. TÍNH KHOA HỌC Hầu hết các doanh nghiệp thương mại đều coi tiền như một nguyên vật liệu mà họ phải trả để có được nó. Chính vì vậy, họ phải kiếm lại được một khoản tương xứng với những gì bỏ ra. Những doanh nghiệp mà liên tục thu lại được số tiền tương xứng để bù đắp cho lãi suất thị trường của nguồn vốn thường sẽ phát triển và thu được lợi nhuận. Những doanh nghiệp trong thời gian dài không thể bắt kịp tỷ suất thị trường thường không thể tồn tại được lâu – ít nhất là phải thay đổi hình thức kinh doanh hoặc thay đổi sở hữu. Không hề phóng đại nếu nói rằng việc am hiểu những ý nghĩa ẩn sâu của nguyên tắc vàng trên là điều tối quan trọng giúp cho việc kinh doanh thành công. Nó không chỉ đúng với mỗi nhà lãnh đạo mà còn đối với cả cộng đồng. ĐIỀU THÚ VỊ TRONG CUỐN SÁCH Nội dung của cuốn sách này không chỉ quan trọng đối với sự cải thiện hoàn cảnh kinh tế của mỗi cá nhân hay của cả xã hội, nó còn là một chủ đề vô cùng thú vị, một môn thể thao vĩ đại nhất. Công việc kinh doanh mang đến mọi cảm giác run sợ và vui sướng trong một xã hội cạnh tranh mà nhân loại vẫn khát khao tìm đến. Minh chứng cho điều này chính là việc những tranh luận và phản đề của các nhà kinh doanh luôn được đăng lên trang đầu của các tờ nhật báo. Cuốn sách này sẽ nối kết doanh thu từ các nguồn tài chính với các biến số hoạt động kinh doanh hàng ngày. Nó sẽ mang lại kỹ năng cho các nhà quản lý từ mọi phương diện. Mục đích đặt ra ở đây là toàn bộ các bộ phận chức năng như sản xuất, tiếp thị, phân phối,v.v.. có thể hoạt động với những kỹ năng chuyên sâu nhằm đạt tới mục tiêu chung của doanh nghiệp là sự thịnh vượng về tài chính. CÁC DỮ LIỆU QUAN TRỌNG Các nhà điều hành và tất cả chúng ta đang thực sự ngập trong những dữ liệu về doanh nghiệp. Những thông tin đó có thể từ các bản báo cáo hoạt động nội bộ, nhật báo, tạp chí kinh doanh và nhiều nguồn khác. Trong đó nhiều dữ liệu rất khó hiểu. Chúng ta đều biết rằng ý nghĩa của từ có thể dùng riêng biệt, nhưng lại bổ sung cho nhau và chúng có thể bị hiểu nhầm. Hình 1.1 minh họa vấn đề này. Các từ như “cổ phiếu”,“lợi nhuận” và “dòng tiền” có lẽ rất quen thuộc với chúng ta, nhưng chúng ta không biết chúng kết hợp với nhau như nào để định hướng khả năng phát triển của doanh nghiệp. Các bài báo viết về chủ đề này cũng không mấy hữu ích. Dường như mỗi tháng họ lại đưa ra những khái niệm mới. Liệu chúng ta có thể ghép các miếng nhỏ riêng biệt trong Hình a thành một bức tranh lớn tổng hợp và đồng nhất như trong Hình b? Câu trả lời cho hầu hết các phần là “có”. Các vấn đề quan trọng trong một công ty là: • Tài sản • Lợi nhuận • Tăng trưởng • Dòng tiền luân chuyển Bốn biến trên có mối quan hệ qua lại với nhau. Có một sự cân đối được duy trì giữa các nội dung đó và từ sự cân bằng này chúng ta sẽ có giá trị của doanh nghiệp. Giá trị là lý do ảnh hưởng tới mọi hoạt động của doanh nghiệp, và vì lý do này cuốn sách sẽ tập trung vào phân tích các chỉ số xác định giá trị doanh nghiệp. Hình 1.1: Thứ tự sắp xếp hợp lý của các miếng ghép này sẽ như thế nào? (a) (b) 2 BÁO CÁO TÀI CHÍNH Giới thiệu • Bảng cân đối kế toán • Kết cấu của Bảng cân đối kế toán _ tài sản cố định • Kết cấu của Bảng cân đối kế toán _ công nợ • Tổng hợp “Kinh doanh là một nghề đòi hỏi nhiều hoạt đông thực tiễn, kiến thức và kỹ năng như trong lĩnh vực pháp lý và y học; ngoài ra cũng cần có nhiều tiền.” _ WALTER BAGEHOT (1826-1877) GIỚI THIỆU Đ ể có cái nhìn chính xác về tình hình hoạt động của một công ty, trước hết chúng ta cần có hiểu biết về các phần trong công ty đó. Công việc này không quá khó như thoạt nhìn, bởi: • Là người quản lý, bạn quan tâm đến rất nhiều mặt của công ty nên đều đã nắm được hầu hết vấn đề; • Trong số hàng trăm phần hợp thành của một công ty thì chỉ vài phần trong số đó là quan trọng; • Và tuy rằng chủ đề này có phần phức tạp, nhưng nó dựa trên những lô-gic thông thường, do đó có thể suy luận mở rộng khi chúng ta đã nắm được các nguyên tắc cơ bản. Cách sử dụng từ ngữ cũng một phần gây ra khó khăn. Có rất nhiều biệt ngữ thường được dùng trong lĩnh vực tài chính. Mặc dù biệt ngữ có ưu điểm diễn tả ý một cách ngắn gọn và chính xác, nhưng nó sẽ là một rào cản lớn cho những người không chuyên khi tiếp cận với mỗi chủ đề. Tôi mong bạn đọc tự nhìn nhận mục đích sử dụng của biệt ngữ chuyên ngành tài chính, bởi một trong những mục tiêu chính ở đây là để chỉ ra những suy luận và lô-gic thông thường ẩn sau cái vỏ ngoài phức tạp của nó. Điều đầu tiên mà chúng ta cần ghi nhớ trong giai đoạn này là trong tài chính có ba – và chỉ ba – bản báo cáo mà chúng ta có thể lấy thông tin cơ sở cho nghiên cứu. Đó là: • Bảng cân đối kế toán • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Các báo cáo này cùng với những nguyên lý cơ bản liên quan sẽ được trình bày chi tiết dưới đây. Bảng cân đối kế toán (B/S) Bảng cân đối kế toán có thể được xem như hình ảnh một cỗ máy với khối lượng nhất định vận động để tạo ra năng lượng dưới dạng lợi nhuận. Hẳn chúng ta vẫn còn nhớ khái niệm về năng lượng/trọng lượng đã được học trong trường phổ thông. Đó là một phép suy luận có thể áp dụng để minh họa cho việc tạo ra mức lợi nhuận tối thiểu của một bản cân đối kế toán với một lượng tài sản nhất định hoạt động hiệu quả. Vậy, thế nào là một Bảng cân đối kế toán? Nó đơn giản chỉ là bảng tổng hợp về các loại tài sản được sử dụng trong doanh nghiệp và những nguồn vốn tạo nên các tài sản đó. Bảng cân đối kế toán liệt kê số liệu thống kê tại một mốc thời điểm xác định. Chính vì vậy, hãy xem nó như một bức ảnh chụp nhanh tại một thời điểm cố định như các tháng, quý, năm để thấy được sự thay đổi của tài sản và nguồn vốn theo thời gian. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (P/L) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dùng để xác định kết quả lãi hoặc lỗ từ những hoạt động kinh doanh thông thường và các hoạt động khác trong một khoảng thời gian nhất định. Để xác định lãi-lỗ, người ta lấy tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí. Cả thu nhập và chi phí đều được tính toán theo những nguyên tắc kế toán nghiêm ngặt. Hầu hết các nguyên tắc kế toán này đều rất rõ ràng và không có gì phải bàn cãi, nhưng cũng có một số ít nguyên tắc không được như vậy. Tuy được phát triển từ những lý thuyết nhất quán, nhưng trên thực tế đôi khi các nguyên tắc này vẫn tạo ra những kết quả không chính xác. Các nguyên tắc kế toán vẫn luôn được xem xét, cân nhắc và chỉnh sửa cho phù hợp với công việc kế toán hiện nay. Có rất nhiều thay đổi căn bản đang được thực hiện như việc xem xét các định nghĩa của một số vấn đề như lưu chuyển tiền, công ty con, v.v.. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (C/F) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo hết sức quan trọng. Dòng tiền sẽ lưu chuyển vào doanh nghiệp khi séc được thu nhận, và đi ra khi doanh nghiệp ký phát séc, tuy nhiên vấn đề cốt lõi chính là nắm bắt được những yếu tố gây ra dòng lưu chuyển đó của tiền tệ. Kết luận Các báo cáo trên không thể đứng tách biệt mà được liên kết với nhau trong một hệ thống như được trình bày trong Hình 2.1. Chúng cung cấp một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Sau đây chúng ta sẽ đi vào xem xét lần lượt từng báo cáo một cách chi tiết. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Bảng cân đối kế toán là một tài liệu cơ bản trong các báo cáo tài chính. Thông thường, nó thường được trình bày như trong Hình 2.2, bao gồm hai cột được đặt tên lần lượt là “Công nợ” và “Tài sản”. (Chú ý rằng từ “Nguồn vốn” thường được đi kèm hoặc thay thế cho từ “Công nợ”.) Hiện nay cách trình bày được sử dụng nhiều lại là cách trình bày theo một cột duy nhất (xem trong Hình 5.3). Cách trình bày mới này có một số ưu điểm nhưng nó gây khó khăn đối với những người mới tiếp cận khi tìm hiểu tính lô-gic hay kết cấu của bản báo cáo. Chính vì lý do đó mà trong cuốn sách này, chúng tôi chọn sử dụng cách trình bày theo hai cột. Hình 2.1 Ba bản báo cáo tài chính cơ bản. Hệ thống tài khoản đầy đủ bao gồm: (a) Bảng cân đối kế toán đầu kỳ (b) Bảng cân đối kế toán cuối kỳ (c) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (d) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một bảng tổng hợp các tài sản của công ty tại một thời điểm cụ thể, ví dụ như tại 12 giờ đêm ngày 31 tháng 12 năm 2000. Các bảng tổng hợp này sẽ được lập sau những khoảng thời gian nhất định. Sau mỗi khoảng thời gian tổng các phần trên Bảng cân đối kế toán sẽ thay đổi. Phân tích sự thay đổi đó cho chúng ta những thông tin vô cùng quan trọng để giải đáp những thắc mắc về các hoạt động của công ty sau một khoảng thời gian nào đó. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh xác định và giải thích tình trạng lãi hay lỗ của công ty trong khoảng thời gian giới hạn bởi hai Bảng cân đối kế toán đầu kỳ và cuối kỳ. Nó được lập thành từ một số số liệu lấy ra từ hai Bảng cân đối kế toán. Chính vì vậy Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán có quan hệ chặt chẽ với nhau. Không thể thay đổi số liệu ở trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà không có điều chỉnh trong Bảng cân đối kế toán. Như vậy, Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có tính chất hỗ trợ lẫn nhau. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phụ thuộc vào hai Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Nó liên kết các yếu tố quan trọng của các báo cáo trên. Vì vậy, mặc dù Báo cáo lưu chuyển tiền tệ mang tính thời điểm cao nhất, nhưng hiện nay vào một số quý nhất định nó được coi là báo cáo quan trọng nhất. Hình 2.2 Bảng cân đối kế toán - cách trình bày truyền thống. Cách trình bày Bảng cân đối kế toán theo kiểu truyền thống bao gồm 2 cột Loại bảng này hiện nay không còn được sử dụng, nhưng sẽ được sử dụng trong cuốn sách để minh họa. Hình 2.3 Bảng cân đối kế toán - nguồn vốn và việc sử dụng vốn. Cách nhìn nhận tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt nhất là coi công nợ là nguồn vốn và tài sản là kết quả của việc sử dụng vốn. Hai cột của bảng chỉ là hai mặt của tài sản trong doanh nghiệp, cụ thể là vốn lấy từ đâu và được sử dụng như thế nào Hình 2.4 Bảng cân đối kế toán – trình bày theo dạng năm ô cơ bản. Cách trình bày cơ bản gồm 5 ô của Bảng cân đối kế toán Có năm phần cơ bản trong một Bảng cân đối kế toán như hình bên. Đây là cách trình bày tiện lợi nhất để phân tích, ngay cả đối với những khía cạnh khó nhất của tài chính doanh nghiệp. Hầu hết tất cả các khoản mục xuất hiện trong Bảng cân đối kế toán sẽ nằm ở một trong các ô này. Mỗi ô sẽ được tổng cộng lại và cuối cùng Bảng cân đối kế toán chỉ còn năm con số tổng. Việc phân tích năm giá trị này sẽ cho thấy rất nhiều điều về kết cấu của một công ty. Tài sản và Công nợ Cột “Tài sản” chỉ đơn giản bao gồm một dãy các giá trị tài sản do công ty sở hữu. Cột “Công nợ” là liệt kê các khoản nợ của cả khách hàng, của công ty và chủ sở hữu . (Một công ty là một pháp nhân tách biệt đối với các chủ sở hữu của nó, vì vậy chúng ta có thể dùng từ “Công nợ” để chỉ khoản tiền mà công ty giữ của các chủ sở hữu). Tài sản được ghi nhận trên báo cáo theo như chi phí đến lúc (hay chi phí chưa đến lúc). Chính vì vậy, có thể nói cột “Tài sản” gồm một dãy các tài sản được liệt kê với chi phí hiện tại của nó đối với doanh nghiệp. Nó cũng có thể được xem xét như một danh sách nối tiếp các giá trị mà doanh nghiệp phải chi tiền mới có được. Cột “Công nợ” đơn giản chỉ là một danh sách các nguồn hình thành khác nhau của lượng tiền tương ứng tạo ra tài sản. Tổng cộng các giá trị trong hai cột này chắc chắn sẽ bằng nhau, bởi một công ty luôn phải xác định trước nguồn vốn sẽ sử dụng để mua tài sản mỗi khi có nhu cầu. Tiền đổ vào doanh nghiệp là nguồn vốn, còn tiền chi tiêu ra bên ngoài là sự sử dụng nguồn vốn. Xét theo khía cạnh này, Bảng cân đối kế toán có thể được xem như một báo cáo về các nguồn hình thành vốn và việc sử dụng các nguồn vốn đó (xem trong Hình 2.3. Việc ghi nhớ đặc điểm này của Bảng cân đối kế toán là vô cùng hữu ích, chúng ta sẽ thấy khi nghiên cứu sâu hơn ở những chương sau (Chương 11 đề cập đến những khoản mục ẩn không được đề cập tại đây, sẽ giúp chúng ta hiểu thêm những khía cạnh khác của Bảng cân đối kế toán). Kết cấu của Bảng cân đối kế toán Hình 2.4 cho thấy Bảng cân đối kế toán được chia thành năm phần chính tương ứng với năm ô khác nhau. Chính các phần này chứa tất cả các khoản tạo nên một Bảng cân đối kế toán. Hai trong số các ô đó thuộc phần tài sản, ba ô còn lại thuộc phần công nợ. Chúng ta sẽ quay lại với bảng báo cáo gồm năm phần này và lần lượt đi vào xem xét từng ô trong số đó. Trước tiên, chúng ta xem xét hai ô trong phần tài sản với tên gọi lần lượt là: • Tài sản cố định (FA) • Tài sản lưu động (CA) Hai ô này còn có thể được gọi là tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn. Chúng ta sẽ phân tích xem tại sao sự phân biệt này lại quan trọng đối với tài sản, thậm chí còn quan trọng hơn nhiều trong mục nguồn vốn. Tài sản lưu động (CA) Nằm ở góc tây-nam của bảng, tài sản lưu động bao gồm các tài sản ngắn hạn của công ty. Ngắn hạn ở đây có nghĩa là chúng thường được chuyển đổi thành tiền trong một thời gian ngắn, cụ thể là trong vòng 12 tháng. Các khoản mục thuộc ô này được nhóm vào thành bốn nhóm chính: • Hàng tồn kho (hàng lưu trong kho) • Khoản phải thu (của khách hàng) • Tiền mặt • Các tài sản lưu động khác Hình 2.5 Bảng cân đối kế toán – Phần tài sản lưu động. Xác định giá trị tài sản Định giá tài sản là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Nó cũng có thể trở thành vấn đề gây Tài sản cố định Các tài sản ngắn hạn (1) Hàng tồn kho Nguyên vật liệu, hàng đang sản xuất, hàng thành phẩm, công cụ dụng cụ bảo dưỡng (2) Khoản phải thu Phải thu từ khách hàng – khoản phải thu từ khách hàng phát sinh từ hoạt động kinh doanh thông thường (3) Tiền mặt Bao gồm tiền mặt và các khoản tương đương tiền, ví dụ như tiền gửi ngắn hạn và các chứng khoán có tính thanh khoản khác (4) Tài sản lưu động khác Các tài sản ngắn hạn khác như khoản tạm ứng cho các nhà cung cấp, khoản phải thu của công ty phát sinh từ các hoạt động khác Các khoản mục này (xem trong Hình 2.5) nằm trong những vòng lưu chuyển cố định. Hàng tồn kho là nguyên vật liệu sẽ được làm thành thành phẩm. Khi thành phẩm bán đi, giá trị chuyển vào khoản phải thu (của khách hàng), và đến thời hạn thanh toán thì các khoản phải thu này được trả thành tiền mặt cho công ty. Khoản mục “các tài sản lưu động khác” bao gồm tất cả các tài sản ngắn hạn không thuộc các mục trên và giá trị của nó thường không lớn. Lượng tiền giữ trong quỹ của một công ty cũng thường không lớn, vì chức năng của công ty không phải là dự trữ tiền. Thực vậy, nếu sự tồn quỹ tiền mặt trong công ty quá lớn thì chắc hẳn có một lý do nào đó, rất có thể là chuẩn bị cho một cuộc mua lại. Vì vậy, thường có hai khoản mục có giá trị lớn trong tài sản lưu động là hàng tồn kho và khoản phải thu khách hàng. Đó là những tài sản rất quan trọng, giá trị của nó thường chiếm tới 50% tổng giá trị tài sản trên Bảng cân đối kế toán của một công ty. Ế Ấ Ả Ố Ế Ả Ố KẾT CẤU BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN _ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Tài sản cố định là ô thứ hai trong phần tài sản. Đó là ô ở góc tây nam của Bảng cân đối kế toán (xem trong Hình 2.6). Chúng ta sử dụng thuật ngữ “Tài sản cố định” cho phần này mặc dù một số khoản mục trong đó không thực sự thích hợp với tiêu đề này. Một cách diễn đạt chính xác là “đầu tư dài hạn”, tuy nhiên thuật ngữ “tài sản cố định” lại được thường được sử dụng hơn. Các khoản mục nằm trong phần này bao gồm trong các nhóm: 1 Tài sản cố định vô hình Nhóm này bao gồm các tài sản không có hình dạng vật chất cụ thể. Khoản chủ yếu trong đó thường là lợi thế thương mại. Đây cũng là một khoản mục thường gây ra tranh cãi, nó được giải thích cụ thể trong Phụ lục 1. Hình 2.6 Bảng cân đối kế toán – Phần tài sản cố định. Tài sản dài hạn, bao gồm (1) Tài sản vô hình Lợi thế thương mại, bằng sáng chế, giấy phép, v.v.. (2) Tài sản cố định thuần Đất đai, tòa nhà, nhà xưởng và thiết bị, phương tiện vận tải, máy tính, thiết bị văn phòng… (3) Đầu tư dài hạn Thường là cổ phần trong các công ty liên kết Xác định giá trị tài sản Xác định giá trị tài sản là vấn đề quan trọng nhất đối với cả tài sản cố định và tài sản lưu động. Đó là một trong những vấn đề gây tranh luận nhiều nhất. Các nguyên tắc kế toán liên quan tới vấn đề này tương đối chi tiết và kỹ lưỡng. Nó phụ thuộc chủ yếu vào chi phí, nhưng cũng có thể có các phương pháp định giá khác. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rằng Bảng cân đối kế toán không đòi hỏi việc phản ánh giá trị thị trường của một công ty hay của tài sản. 2 Tài sản cố định thuần Bao gồm các tài sản vật chất cần thiết cho hoạt động của công ty, có thời gian sử dụng lâu dài và giá trị lớn. Chúng thường bao gồm các khoản mục như đất đai, tòa nhà, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải. Phương pháp chuẩn để xác định giá trị của những tài sản này là lấy nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế. Đối với khoản mục đất đai, giá trị của nó thường được điều chỉnh để phản ánh đúng giá trị hiện tại (xem trong trang sau). 3 Các khoản đầu tư “Đầu tư/tài sản khác” thường bao gồm quyền sở hữu cổ phần dài hạn tại các công ty khác vì mục đích kinh doanh. Nhưng không phải các khoản đầu tư như vậy đều được đưa vào mục này. Khi công ty nắm giữ cổ phần có ảnh hưởng chi phối – do số lượng lớn cổ phần nắm giữ hoặc những lý do khác – báo cáo tài chính của công ty con sẽ hoàn toàn bị gộp vào với công ty mẹ. Điều này có nghĩa là phần tài sản và công nợ của công ty con sẽ được gộp tương ứng vào Bảng cân đối kế toán của công ty mẹ. Tức là, chỉ có khoản đầu tư vào những công ty không hợp nhất mới được tính vào đầu tư dài hạn. Một câu hỏi cũng gây nhiều tranh cãi trong một thời gian dài là khi nào thì giá trị trên Bảng cân đối kế toán cần được điều chỉnh lại để phản ánh đúng giá trị thị trường của tài sản. Trong thời kỳ lạm phát cao, giá trị của tài sản tăng vọt và cần được định giá lại. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng Bảng cân đối kế toán không phải để phản ánh giá trị thị trường tại thời điểm hiện tại của một công ty hay một tài sản riêng biệt. Những người mua và người bán tiềm năng cần phải xem xét những vấn đề trên một cách tỉ mỉ. KẾT CẤU CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN _ PHẦN CÔNG NỢ Hình 2.7 cho thấy ba phần trong cột công nợ • Vốn chủ sở hữu (OF) • Nợ dài hạn (LTL) • Nợ ngắn hạn (CL) (Có một số nguồn vốn không được xếp vào một trong các phân loại trên. Trong giai đoạn đầu này, chúng ta chưa nghiên cứu đến chúng. Thông thường, giá trị của các khoản này thường nhỏ và sẽ được đề cập trong Phụ lục 1). Nợ ngắn hạn (CL) Nợ ngắn hạn (xem trong Hình 2.7) có mối quan hệ mật thiết với tài sản lưu động. Tài khoản đối ứng với “khoản phải trả” là “khoản phải thu” hay “tiền mặt” và “vay ngắn hạn” lại phản ánh lượng tiền lưu động thường ngày tại các thời điểm khác nhau. Chúng ta sẽ trở lại với mối quan hệ giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn trong các phần sau. Nợ dài hạn (LTL) Nó bao gồm các khoản cầm cố, ký cược, vay có thời hạn, trái phiếu, v.v.. mà thời hạn thanh toán trên một năm. Nguồn vốn chủ sở hữu (OF) Đây là phần thú vị nhất trong Bảng cân đối kế toán. Nó đại diện cho toàn bộ quyền lợi của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp. Đây chính là phần tạo nên vận may hay rủi ro, là nơi các doanh nhân thể hiện kỹ năng sành sỏi nhất và kinh nghiệm của mình, là nơi mà các cuộc chiến giành quyền lực diễn ra không ngừng, đó cũng chính là nơi các “kỹ sư tài chính” đưa ra những kế hoạch mới để mang lại những khoản thu lớn đền đáp cho sự dám nghĩ dám làm. Nhưng đáng tiếc thay, đó cũng chính là phần chứa nhiều những bút toán không rõ ràng xuất hiện trên Bảng cân đối kế toán. Hình 2.7 Bảng cân đối kế toán – ba bộ phận của cột công nợ. Các khoản nợ ngắn hạn (thời hạn thanh toán trong vòng một năm) (1) Khoản phải trả (người cho vay) Đây là khoản phát sinh từ hoạt động kinh doanh thường ngày mà người bán hàng phải trả cho công ty sở hữu (2) Vay ngắn hạn Bao gồm thấu chi ngân hàng và các khoản vay ngắn hạn phải trả lãi khác (3) Nợ ngắn hạn khác Bao gồm các khoản nợ ngắn hạn khác như chi phí phải trả, lãi vay, thuế và cổ tức đến hạn trả Các khoản nợ dài hạn (thời hạn trên một năm) • Cầm cố, ký cược, vay có thời hạn, trái phiếu • Đây là những thuật ngữ đơn giản về tài chính và luật được sử dụng liên quan đến các loại nợ dài hạn. Các nhà quản lý không cần thiết phải phân biệt giữa các khoản này. Tuy nhiên, chúng thường được phân biệt như: • Trung hạn: 3-5 năm • Dài hạn: trên 5 năm và dưới 20 năm Hình 2.8 Bảng cân đối kế toán – ba bộ phận của cột vốn chủ sở hữu Đối với những người mới bắt đầu nghiên cứu, lưu ý rằng cần quan tâm tới số tổng của phần này chứ không cần quá để ý tới những bút toán chi tiết khác nhau. Chúng ta sẽ nghiên cứu sâu về vấn đề này trong Chương 12. Cũng cần chú ý rằng chúng ta đang nghiên cứu tập trung vào loại hình công ty cổ phần, nhưng những gì đã được đề cập ở trên cũng có thể áp dụng bình thường cho các công ty chưa cổ phần. Quy luật của trò chơi đối với cả hai là như nhau. Ba bộ phận chính được minh họa trong Hình 2.8 bao gồm: • Cổ phiếu phổ thông được phát hành • Vốn dự trữ • Lợi nhuận giữ lại. 1. Cổ phiếu phổ thông Việc phát hành cổ phiếu phổ thông để nhằm thu hút một lượng tiền lớn vào doanh nghiệp là một phương pháp chính làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Có ba giá trị thường đi kèm với cổ phiếu phổ thông: • Mệnh giá cổ phiếu • Giá trị ghi sổ • Thị giá cổ phiếu Chúng sẽ được nghiên cứu chi tiết trong Chương 12. Các thuật ngữ được dùng ở đây tương đối khó hiểu. Trong cuốn sách này, các từ sau được dùng với nghĩa tương tự: • Vốn chủ sở hữu • Nguồn vốn thông thường • Quỹ chung 2. Quỹ dự trữ Tiêu đề “quỹ dự trữ” dùng để chỉ những khoản thặng dư vốn tích lũy không phát sinh từ hoạt động kinh doanh và thuộc về các cổ đông thông thường. Nguồn hình thành chính của khoản này bao gồm: • Đánh giá lại tài sản cố định • Thặng dư vốn cổ phần • Chênh lệch tỷ giá hối đoái của các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán, một số lợi nhuận thu được từ hoạt động phi thương mại khác... Đặc điểm quan trọng của khoản dự trữ này là nó không bị phân phối dưới dạng cổ tức. Rất nhiều nước có quy định các khoản dự trữ bắt buộc – tức là các công ty phải trích từ lợi nhuận một khoản nhất định để dự phòng vì những mục đích nhất định, chủ yếu là để đảm bảo cho hoạt động bình thường của công ty. Những khoản đó cũng được coi là vốn dự phòng. 3. Lợi nhuận giữ lại Đây là khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mà mỗi công ty giữ lại. Có rất nhiều cách diễn đạt, các thuật ngữ, những cái tên khác nhau liên quan tới khoản này: • Lợi nhuận giữ lại • Khoản dự trữ chung Việc xác định chi tiết các khoản mục nào thuộc lợi nhuận giữ lại và việc sử dụng thuật ngữ nào để chỉ khoản mục này đều không mấy quan trọng. Tất cả các khoản ở trên đều thuộc sở hữu của cổ đông thông thường. Chúng đều phát sinh từ cùng một nguồn và có thể phân bổ dưới dạng cổ tức cho các cổ đông theo quyết định của giám đốc. TỔNG HỢP Trong phần này, chúng ta đã sử dụng Bảng cân đối kế toán dưới dạng năm ô để làm cho cho việc phân tích trở nên rõ ràng và đơn giản. Trong các chương sau, chúng ta sẽ có những công cụ hữu hiệu hơn để đi sâu vào tính phức tạp của tài chính doanh nghiệp và giải thích ý nghĩa thực sự của các chỉ số kinh doanh. 3 THUẬT NGỮ TRONG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Giới thiệu • Các thuật ngữ thường được sử dụng “Bạn có thể nghĩ điều này thật lạ, nhưng thực tế Bảng cân đối kế toán có thể khiến người ta bị lôi cuốn.” _MARY ARCHER (1989) GIỚI THIỆU Đ ể hiểu và sử dụng các chỉ số kinh doanh, trước tiên chúng ta phải biết chỉ số đó được dùng để đánh giá cái gì. Các định nghĩa và thuật ngữ được sử dụng phải rõ ràng, chính xác và ngắn gọn. Chúng ta sẽ đi vào định nghĩa bốn thuật ngữ chính được sử dụng trong Bảng cân đối kế toán và bốn thuật ngữ chính trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Đó là những số liệu vô cùng quan trọng trong các bản báo cáo tài chính. Trong các cuộc họp công ty, các con số này cũng được bàn đi bàn lại dưới nhiều hình thức khác nhau, và thường được gọi theo những cái tên khác nhau. Chúng ta sẽ sử dụng Bảng cân đối kế toán dạng năm ô trong phần này. CÁC THUẬT NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG Bốn thuật ngữ trong Bảng cân đối kế toán rất đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng: • Tổng tài sản • Vốn huy động • Giá trị thuần • Vốn lưu động Mỗi thuật ngữ trên sẽ được lý giải và minh họa lần lượt, chi tiết hơn nữa trong Chương 17 (vốn đầu tư). Tổng tài sản (TA) TA = FA + CA 1.000$ = 600$ + 400$ Tuy nhiên, chúng ta lại thường sử dụng từ “Tổng tài sản” khi nói về cột bên phải của Bảng cân đối kế toán, khi đó định nghĩa của “Tổng tài sản” sẽ là: TA = OF + LTL + CL 1.000$ = 450$ + 250$ + 300$ Từ đây, chúng ta có thể thấy rõ mối quan hệ giữa “Tổng tài sản” với các phần khác của Bảng cân đối kế toán. Lưu ý: Đôi khi chúng ta có thể bắt gặp thuật ngữ “Tổng tài sản hữu hình” (tài sản vô hình sẽ được bàn tới nhiều hơn trong Phụ lục 1). Vốn huy động (CE) Đây là thuật ngữ quan trọng thứ hai trong Bảng cân đối kế toán và nó cũng được sử dụng rất rộng rãi. Hầu hết các cuốn sách viết về tài chính đều đưa ra định nghĩa về vốn huy động như sau: Tài sản cố định + các khoản đầu tư + hàng tồn kho + khoản phải thu + tiền mặt, trừ đi khoản phải trả và công nợ ngắn hạn. Để đơn giản hóa định nghĩa này, chúng ta hãy nhìn vào Hình 3.2, định nghĩa này sẽ được viết dưới dạng công thức: CE = FA + CA - CL 700$ = 600$ + 400$ - 300$ Từ Hình 3.2, chúng ta cũng nhận thấy rằng vốn huy động bao gồm hai ô ở phía trên bên phải của Bảng cân đối kế toán. Vậy chúng ta có một định nghĩa khác: CE = OF + LTL 700$ = 450$ + 250$ Hình 3.1. Xác định tổng tải sản. Tổng tài sản (TA) Giá trị tổng tài sản 1.000$ có thể được tính theo hai cách: (1) FA + CA = 600$ +400$ = 1.000$ (2) OF+LTL + CL = 450$ + 250$ + 300$ = 1.000$ “Tổng tài sản” là thuật ngữ thường xuyên được sử dụng. Nói một cách đơn giản, nó là tổng của tất cả các giá trị từ trên xuống dưới trong một cột của một Bảng cân đối kế toán. Và dù chúng ta cộng ở cột bên trái hay phải của bảng này thì giá trị thu được cũng như nhau. Đôi khi, chúng ta sử dụng thuật ngữ này khi xem xét tới phần tài sản hoặc tới nguồn vốn của doanh nghiệp. Trong cả hai trường hợp, đều sử dụng thuật ngữ “Tổng tài sản”. Hình 3.2 Xác định Vốn huy động. Vốn huy động Vốn huy động có thể được tính theo hai cách: FA+CA-CL = 600$+400$-300$ = 700$ OF + LTL = 450$ + 250$ = 700$ Vốn huy động là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi. Nó định rõ những nguồn vốn dài hạn trong Bảng cân đối kế toán. Tỷ suất lợi nhuận chính là tỷ lệ phần trăm của giá trị này. Công thức được sử dụng phổ biến là tổng tài sản trừ đi tổng nợ ngắn hạn. Chúng ta có thể thấy rằng vốn huy động bằng vốn chủ sở hữu cộng với nợ dài hạn (xem các thuật ngữ trong Phụ lục 1). Những định nghĩa này về căn bản là giống nhau. Trong định nghĩa thứ nhất, chúng ta bắt đầu từ ô đầu tiên phía trên, bên trái của Bảng cân đối kế toán, di chuyển xuống, qua ô tài sản cố định và tài sản lưu động, đến cuối bảng sau đó quay lên qua phần nợ ngắn hạn và dừng lại trước khoản vay dài hạn. Trong trường hợp thứ hai, chúng ta bắt đầu từ ô đầu tiên phía trên bên phải của Bảng cân đối kế toán, và di chuyển xuống dưới qua vốn chủ sở hữu và khoản vay dài hạn. Trong cả hai cách định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy rằng điểm khác biệt giữa tổng tài sản và vốn huy động là trong công thức tính vốn huy động đều không tính đến khoản nợ ngắn hạn. Vì vậy, vốn huy động chỉ bao gồm phần vốn và công nợ dài hạn trong Bảng cân đối kế toán. Giá trị thuần (NW) Rất nhiều nhà phân tích quan tâm đặc biệt tới vốn huy động. Với những căn cứ rõ ràng, họ cho rằng vốn huy động thể hiện nguồn quỹ đầu tư lâu dài của một doanh nghiệp. Trong hoạt động của các công ty, không phải bao giờ lợi nhuận cũng đủ để đảm bảo cho nguồn quỹ trên không bị xâm phạm. Tuy nhiên, một số khác thì phản biện rằng trong phần nợ ngắn hạn chúng ta có một khoản vay từ ngân hàng, về lý thuyết thì đây là khoản vay ngắn hạn nhưng trên thực tế đó lại là một nguồn quỹ lâu dài. Vì vậy, khoản vay này cũng nên nằm trong nguồn vốn của công ty khi tính tỷ suất lợi nhuận. Chúng ta sẽ đi sâu vào vấn đề này tại Chương 17. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ ô đầu tiên phía trên bên phải của Bảng cân đối kế toán. Phần này đã nghiên cứu khá chi tiết trong Chương 2, nhưng ở trong chương này chúng ta sẽ xem xét nó với một cái tên mới – giá trị thuần. Như trong các phần trước giá trị thuần bao gồm những khoản sau: Hình 3.3 Xác định giá trị thuần. Giá trị thuần (NW) Giá trị thuần được xác định bằng: TA – CL – LTL = 1.000$ - 300$ - 250$ = 450$ OF (cổ phiếu phát hành + vốn dự trữ + lợi nhuận giữ lại) = 450$ Giá trị thuần: Đây là một thuật ngữ khác thường được dùng để chỉ giá trị trong ô đầu tiên bên phải của Bảng cân đối kế toán. Tài sản thuần là một phần quan trọng trong Bảng cân đối kế toán, và được gọi dưới nhiều cái tên khác nhau. Thuật ngữ “tài sản thuần” có ưu điểm khi thể hiện được căn cứ xác định giá trị này là từ: tổng tài sản trừ đi tổng công nợ bên ngoài. • Cổ phiếu phổ thông • Vốn dự trữ • Lợi nhuận giữ lại Theo đó, giá trị thuần được tính bằng tổng giá trị của ba khoản trên, tổng cộng bằng 450 đô-la (xem Hình 3.3). Trong cách tính thứ hai, chúng ta có thể sử dụng phương pháp giống như khi tính vốn huy động. Đó là chúng ta sẽ đi từ tài sản và lần lượt cho đến phần công nợ để có một giá trị tương tự: NW = FA + CA - CL - LTL 450$ = 600$ + 400$ - 300$ - 250$ Qua đây chúng ta có thể nhận thức được tầm quan trọng của giá trị này. Nó cho chúng ta thấy rằng các giá trị thuộc về chủ sở ị y g y g g ị ộ hữu trong một công ty được xác định bằng tổng tài sản trừ đi tổng các nguồn vay từ bên ngoài, kể cả vay ngắn hạn và dài hạn. Đây là một cách tính dễ hiểu. Số tiền đóng góp của các cổ đông trong công ty chính bằng tổng tài sản trừ đi tổng công nợ đối với bên thứ ba. Phương pháp đầu tiên để xem xét giá trị này là dựa vào các định nghĩa kế toán có liên quan tới doanh nghiệp phát hành cổ phiếu và các khoản dự phòng được lũy kế theo thời gian, theo những quy ước và nguyên tắc kế toán khác nhau. Định nghĩa thứ hai lại cho một phương pháp tiếp cận gần gũi hơn: chỉ đơn giản lấy tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán và trừ đi những khoản nợ còn tồn đọng – giá trị còn lại chính là phần sở hữu của các cổ đông, dù người ta có gọi nó dưới cái tên nào đi nữa. Nếu giá trị ghi sổ của tài sản bằng với giá trị thực tế, thì cả hai phương pháp này đều cho các kết quả như nhau. Giá trị thực tế của giá trị thuần phụ thuộc hoàn toàn vào giá trị thực tế của tài sản. Vốn lưu động (WC) Thuật ngữ thứ tư và cũng là thuật ngữ cuối cùng được xem xét trong Bảng cân đối kế toán này được minh họa trong Hình 3.4. Đây là một thuật ngữ mà chúng ta sẽ gặp đi gặp lại khi tính toán các chỉ số kinh doanh. Công thức thường được sử dụng để tính vốn lưu động là: WC = CA - CL 100$ = 400$ - 300$ Giá trị này là một phương tiện để đo lường tính thanh khoản. Chúng ta có thể hiểu rằng tính thanh khoản là một dấu hiệu phản ánh nguồn tiền sẵn còn. Nhưng rõ ràng nó không đồng nghĩa với quy mô của tài sản: nhiều người, nhiều công ty có tài sản khổng lồ nhưng chưa chắc tính thanh khoản đã cao. Tình trạng đó xảy ra khi lượng tài sản của doanh nghiệp khó có khả năng chuyển đổi sang tiền mặt. Ví dụ, những chủ trang trại hay đồn điền lớn có một lượng lớn tài sản, nhưng lại có thể gặp khó khăn trong nhu cầu tiền mặt tiêu dùng hằng ngày. Như vậy, tuy họ có nhiều tài sản nhưng tính thanh khoản của họ không cao. Điều này cũng có thể xảy ra đối với các công ty. Có nhiều tài sản thì chưa đủ, điều quan trọng là phải có tính thanh khoản tốt để đảm bảo cho nhu cầu tiền mặt hằng ngày. Chúng ta lại có một định nghĩa khác về vốn lưu động trong Hình 3.5, nó đề cập đến vốn lưu động khi xem xét từ phía bên phải của Bảng cân đối kế toán. Định nghĩa này cho chúng ta thấy một cái nhìn cận cảnh hơn. Vốn lưu động có thể được tính theo công thức sau: WC = OF + LTL - FA 100$ = 450$ + 250$ - 600$ Định nghĩa này ít khi được sử dụng khi trình bày theo văn viết, nhưng nó lại rất quan trọng khi nhìn nhận về kết cấu của một công ty. Hình 3.4 Xác định vốn lưu động. Công thức tính vốn lưu động là tài sản ngắn hạn trừ nợ ngắn hạn Đây là một trong những số liệu quan trọng nhất, nó cho thấy lượng vốn thanh khoản trong hoạt động hàng ngày của một công ty. Khả năng thanh khoản từ hoạt động kinh doanh của một công ty là thuật ngữ đề cập đến lượng tiền và các tài sản tương đương tiền dùng để đáp ứng nhu cầu tiền mặt hằng ngày của một doanh nghiệp. Một công ty có thể có một khối lượng tài sản khổng lồ, nhưng tính thanh khoản vẫn không cao nếu những tài sản đó không có khả năng chuyển đổi ra tiền một cách nhanh chóng. Hình 3.5 Định nghĩa khác về vốn lưu động. Cũng giống như những thuật ngữ khác trong Bảng cân đối kế toán, vốn lưu động có thể được tính thông qua tài sản hoặc nguồn vốn. Qua mỗi phương pháp tiếp cận chúng ta sẽ có những cái nhìn khác nhau về các mặt của một công ty. 4 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Giới thiệu • Nghiên cứu dữ liệu “Có được một nguồn thu nhập dồi dào chính là cách tạo niềm vui tốt nhất mà tôi từng được nghe.” _ JANE AUSTEN (1775-1817) GIỚI THIỆU H ình 4.1 cho thấy vị trí của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong hệ thống các tài khoản. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chính là sự liên kết và cầu nối giữa Bảng cân đối kế toán đầu kỳ và cuối kỳ trong cùng một kỳ kế toán. Chức năng của báo cáo này là để xác định tổng doanh thu và tổng chi phí phát sinh trong kỳ kế toán. Chênh lệch giữa doanh thu và chi phí được gọi là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Chính vì ý nghĩa đó, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ được xác định trong một khoảng thời gian nhất định. Có rất nhiều nguyên tắc kế toán khác nhau liên quan tới việc xác định doanh thu và chi phí. Tổng doanh thu Tổng doanh thu thông thường là tổng số tiền nhận được theo hóa đơn, và trong hầu hết các trường hợp, không khó khăn để xác định doanh thu một cách chính xác. Tuy nhiên, hãy thử xét đến một ví dụ chúng ta nhận một khoản tiền ở thời điểm hiện tại của một hợp đồng cung cấp dịch vụ trong vòng ba năm tới, vậy khi nào có thể ghi nhận khoản tiền này là doanh thu của công ty? Tương tự như vậy, làm thế nào để xác định doanh thu trong năm thứ hai của một dự án dân dụng lớn, kéo dài ba năm. Một ví dụ khác, nếu một công ty cơ khí bán nhà kho của mình, liệu thu nhập này có được coi là doanh thu của công ty hay không? Hình 4.1 Vị trí của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập trong khoảng thời gian từ 31/12/2000 tới 31/12/2001 Việc xác định lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh xuất phát từ sự đối sánh giữa tổng chi phí với tổng doanh thu trong kỳ. Các chi phí liên quan bao gồm: (1) Chi phí liên quan trực tiếp tới việc tạo ra doanh thu. (2) Chi phí liên quan trực tiếp tới kỳ kế toán. Có rất nhiều nguyên tắc kế toán liên quan tới việc xác định doanh thu và chi phí. Đặc biệt trong vấn đề xác định chi phí, một vài khoản mục có thể được giải thích theo nhiều cách dựa trên những giả định khác nhau. Ví dụ, chúng ta có thể đặt câu hỏi những chi phí nào được tính là chi phí khấu hao, hay chi phí nghiên cứu phát triển được phân bổ như thế nào. Chính vì vậy, trong việc phân tích các tài khoản của một doanh nghiệp, nên xem xét những giả định quan trọng hay những chính sách kế toán có ảnh hưởng tới việc xác định lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp đó. Tổng chi phí phát sinh trong kỳ Việc xác định tổng chi phí sẽ là một lời giải đáp cho những vấn đề khó khăn hơn. Hai nguyên tắc giúp chúng ta xác định các khoản mục nào cần tính tới khi xác định chi phí: • Các chi phí liên quan trực tiếp tới việc tạo ra doanh thu, ví dụ như chi phí trực tiếp liên quan tới hàng bán; • Các chi phí liên quan trong khoảng thời gian kỳ kế toán, ví dụ chi phí lương nhân công trong kỳ Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp khoản mục được xác định là chi phí chỉ dựa vào một trong hai nguyên tắc trên. Có nên tính chi phí nghiên cứu phát triển vào chi phí của kỳ kế toán mà nó phát sinh hay không? Hay nếu trong kỳ chúng ta thay thế mái nhà của một xưởng sản xuất, chi phí này có được tính là chi phí trong kỳ hay không? Nên để ý tới việc liệu một khoản chi phí khấu hao nào đó được ghi nhận có đúng hay không? Và còn rất nhiều trường hợp khác nữa. Chú thích về các chính sách kế toán đính kèm với báo cáo tài chính được công bố sẽ cung cấp một số thông tin về vấn đề này. Vì vậy, chúng ta nên xem xét chúng trước khi đi vào phân tích các báo cáo tài chính. Tổng quan về Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Một giám đốc không có kiến thức về kế toán rất dễ bị đánh lừa trong trường hợp bộ phận kế toán làm sai. Một vài hiểu biết cơ bản về kế toán sẽ giúp họ tránh khỏi rất nhiều vấn đề mà một người không chuyên trong lĩnh vực tài chính gặp phải khi tìm hiểu về Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Khác biệt giữa lợi nhuận và lưu chuyển tiền tệ là nguyên nhân thường xuyên gây ra nhầm lẫn. Khi phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của một công ty, chúng ta không nên băn khoăn về vấn đề lưu chuyển tiền tệ. Lưu chuyển tiền được xem xét riêng. Thử xét một ví dụ về tiền trả cho nhân viên, khoản phát sinh này vẫn được tính vào chi phí ngay cả khi trên thực tế số tiền chưa được chuyển đến tay nhân viên. Ngược lại, tiền trả nhà cung cấp cho số hàng đã nhận không được tính vào chi phí mà chỉ liên quan đến sự lưu chuyển của tiền tệ. Chi phí chỉ phát sinh khi hàng hóa được đưa vào tiêu dùng, hay sử dụng, chứ không phải khi nó được mua hay được thanh toán. Tiền trả cho việc mua tài sản không phải là chi phí, mà chi phí khấu hao của những tài sản đó trong các năm tiếp theo mới được tính là chi phí. Tiền trả cho một khoản vay không được tính là chi phí vì tài sản (tiền) và công nợ (khoản nợ đó) đều giảm một lượng tương tự, do vậy không hề có sự hao hụt về giá trị trong giao dịch này. ậy g ự ụ g ị g g ị y Những năm gần đây, một số khoản mục bất thường được bàn luận khá nhiều. Vấn đề ở đây là liệu rằng một khoản lãi/lỗ lớn, chỉ xuất hiện một lần trong hoạt động của doanh nghiệp có nên được tính vào lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thông thường không. Với mục đích phân tích, ở đây, chúng ta loại các khoản này ra một bên và không để chúng “làm lệch” kết quả của hoạt động kinh doanh thông thường. Phương pháp này đã được áp dụng trong báo cáo tài chính trong nhiều năm. Tuy nhiên, một số công ty áp dụng phương pháp này một cách chọn lọc. Một khoản mục được coi là bất thường hay không tùy thuộc vào chủ đích của công ty. Nguyên tắc này hiện nay đã được thay đổi để tránh khả năng bị bóp méo khi thực hiện. Cuối cùng, vấn đề về thời gian vẫn là vấn đề cốt lõi. Sau khi xác định doanh thu và chi phí thực sự, chúng ta phải đặt chúng trong những khoảng thời gian cụ thể. Việc xác định thời gian phát sinh xảy ra chủ yếu ngay trước và sau ngày kết thúc niên độ của kỳ kế toán. Như trong Hình 4.2, chúng ta sẽ phải chuyển doanh thu hoặc chi phí lùi lại hoặc tiến lên để đặt chúng trong những khoảng thời gian phù hợp. Hình 4.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Điều chỉnh theo thời gian. Những điều chỉnh liên quan tới thời gian Doanh thu và chi phí phát sinh trong một giai đoạn phải được xem xét, điều chỉnh với giai đoạn tiếp theo để đảm bảo rằng mỗi giai đoạn chỉ ghi nhận những khoản mục hợp lý liên quan tới giai đoạn đó (xem hình dưới đây). Các thuật ngữ trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí hoạt động chúng ta thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Đây là con số đầu tiên chúng ta bắt gặp trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Nhưng còn có nhiều phân loại khác về lợi nhuận. Chúng ta sẽ đi vào xác định bốn loại lợi nhuận khác nhau và đưa ra các thuật ngữ tài chính riêng cho chúng. Các định nghĩa này gắn kết với cách thức phân bổ lợi nhuận. Tất cả các tài sản trong doanh nghiệp đều được sử dụng để góp phần tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận này được gọi là “Thu nhập trước lãi vay và trước thuế (EBIT)” (Earning Before Interest and Tax). Chính vì vậy, khoản thu nhập này thuộc về và phải được phân chia giữa những người đã đóng góp tài sản để tạo ra nó. Điều này được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nhất định. Hình 4.3 minh họa quá trình phân bổ lợi nhuận hay có thể nói “phân chia lợi nhuận” như trong các cuốn sách giáo khoa về tài chính vẫn thường dùng. Việc phân chia lợi nhuận được thực hiện theo một thứ tự cố định như dưới đây: • Trả cho người cho vay (tiền lãi) • Trả cho cơ quan thuế (tiền thuế) • Trả cho các cổ đông (cổ tức/lợi nhuận giữ lại) Tại mỗi giai đoạn phân chia lợi nhuận, số lợi nhuận còn lại được gọi với những cái tên khác nhau. Loại trừ những yếu tố không cần thiết, chúng tôi xin đưa ra dưới đây bố cục của một Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chuẩn. Thoạt nhìn vào hệ thống các tài khoản trong báo cáo, sẽ rất khó để nhận ra cấu trúc này vì việc trình bày các tài khoản không giống như cách trình bày thông thường trong các Bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, nếu bắt đầu từ EBT thì chúng ta sẽ lần lượt xem xét cả các yếu tố khác ở trên và dưới nó: Hình 4.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – phân bổ lợi nhuận. • EBIT (Earning Before Interest and Tax) – Thu nhập trước lãi vay và trước thuế Trừ tiền lãi vay • EBT (Earning Before Tax) – Thu nhập trước thuế Trừ tiền thuế • EAT (Earning After Tax) – Thu nhập sau thuế Trừ khoản trả cổ tức cho cổ đông • RE (Retained Earning) – Lợi nhuận giữ lại (Xem chi tiết các khoản mục bất thường trong Phụ lục 1) NGHIÊN CỨU DỮ LIỆU Trong các phần khác nhau của cuốn sách này, chúng ta sẽ nghiên cứu số liệu của ba loại doanh nghiệp khác nhau: • Công ty Cổ phần Example đã được giản lược với những số liệu đơn giản để làm nổi bật mọi đặc điểm của các tài khoản và minh họa cách tính toán của các chỉ số (Hình 4.4) • Công ty US Consolidated Company Inc. (Hình 4.5) • Dữ liệu theo khu vực/vùng địa lý (xem Phụ lục 3) Công ty Cổ phần Example Co.plc Hình 4.4 minh họa trường hợp Công ty cổ phần Example: • Bảng cân đối kế toán • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh • Các dữ liệu về cổ phiếu Nên dành thời gian xem qua Bảng cân đối kế toán gồm 5 ô và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để giúp chúng ta quen dần với các con số. Chúng sẽ được dùng phân tích rất nhiều trong các chương tiếp theo. Trước hết xin xem qua các mục dưới đây: Bảng cân đối kế toán • Tài sản cố định • Tài sản ngắn hạn • Công nợ ngắn hạn • Các khoản nợ dài hạn • Vốn chủ sở hữu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh • EBIT Tiền lãi • EBT Thuế • EAT Cổ tức • RE Công ty US Consolidated Company Inc. Số liệu về công ty này được tạo thành từ tập hợp các tài khoản của gần 40 công ty cổ phần lớn, thành công tại Mỹ thuộc các lĩnh vực kinh tế khác nhau. Đó là những đầu tàu của nền công nghiệp Mỹ và chúng được lựa chọn để tạo nên tập hợp dữ liệu, từ đó tính ra các chỉ số sẽ được dùng làm tiêu chuẩn hay tiêu chí đánh giá mức độ hiệu quả của các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hàng hóa (xem trong Phụ lục 2). Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2000 của công ty này được trình bày theo cấu trúc thống nhất tại Hình 4.5. Chúng ta sẽ sử dụng nó để tính toán những chỉ tiêu hoạt động tiêu chuẩn. Giá trị tổng hợp trên thị trường chứng khoán tại thời điểm giữa năm 2001 của các công ty này là 1.876.5 tỷ đô-la. Hình 4.4 Bảng số liệu - Công ty Cổ phần Example Co.plc. Bảng cân đối kế toán Đơn vị: triệu đô-la Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: Triệu đô la Cổ phiếu Số lượng cổ phiếu thường = 32.000.000 Thị giá cổ phiếu = 22,5$ Phân tích dữ liệu theo khu vực kinh tế/vùng địa lý Ngoài những công ty trên, hơn 200 công ty có lợi nhuận cao từ các lĩnh vực kinh tế khác nhau và bốn vùng địa lý khác nhau được lựa chọn để phân tích những biến số xuất hiện trong hoạt động của các công ty tại các khu vực khác nhau. Các lĩnh vực kinh tế này bao gồm: • Dịch vụ chăm sóc sức khỏe • Thực phẩm • Máy móc, thiết bị • Bán lẻ Các khu vực được lựa chọn bao gồm: • Mỹ • Anh • Châu Âu • Nhật Bản Các khu vực này được chia thành 16 nhóm nhỏ. Kết quả của từng nhóm sẽ được so sánh và công bố theo các khu vực địa lý trong suốt cuốn sách. Hình 4.5 Dữ liệu – Công ty US Consolidated Company Inc. Bảng cân đối kế toán Đơn vị: tỷ đô-la Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: tỷ đô-la PHẦN II HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 5 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP Mối quan hệ giữa Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh • Các chỉ số “doanh thu trên tổng tài sản” và “doanh thu trên vốn” • Kết cấu của Bảng cân đối kế toán “Tôi tự hỏi những gì người bán rượu vang mua vào liệu có giá trị bằng một nửa so với những gì họ bán ra hay không.” _ RUBAIYAT OF OMER KHAYYAM (1859) MỐI QUAN HỆ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH K hi đánh giá khả năng sinh lợi của một công ty, chúng ta xem xét mối quan hệ giữa tổng lợi nhuận và tài sản của công ty đó. Nhưng một câu hỏi đặt ra là: chúng ta sẽ lấy con số nào từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và từ Bảng cân đối kế toán? Hình 5.1 minh họa ví dụ về Công ty Cổ phần Example Co.plc với những số liệu được sử dụng như dưới đây: • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – EBIT – EBT – EAT • Bảng cân đối kế toán – TA – CE – NW Kết quả hoạt động kinh doanh được đánh giá bằng cách thiết lập quan hệ tương quan giữa tập hợp các giá trị trên. Tuy nhiên, chúng ta sẽ phải lựa chọn những giá trị nào sẽ được lấy ra từ mỗi báo cáo. Thu nhập trước lãi vay và trước thuế có thể được so sánh với tổng tài sản và tổng nguồn vốn sử dụng trong công ty hoặc so sánh với giá trị thuần của tài sản hoặc vốn. Chúng ta có thể làm phép so sánh tương tự như thế với thu nhập trước thuế và thu nhập sau thuế. Có thể thành lập chín chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp bằng phương pháp này. Trên thực tế, chúng ta sẽ gặp cả chín chỉ số này và thậm chí có cả những chỉ số biến thể từ những chỉ số này. Những chỉ số được lập thành từ Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được đặt nhiều tên gọi khác nhau. Các khái niệm này xuất hiện rồi biến mất, trở nên thịnh hành trong một khoảng thời gian rồi sau đó mất đi tùy theo thị hiếu. Hình 5.1. Các chỉ số quan trọng được lập thành từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán sử dụng dữ liệu của Công ty Cổ phần Example Co.plc. Một trong những chỉ số đó là: • Thu nhập trên tổng tài sản ‒ ROA • Thu nhập trên tài sản thuần ‒ RONA • Thu nhập trên vốn huy động ‒ ROCE • Thu nhập trên vốn đầu tư ‒ ROIC Một số lượng lớn những thuật ngữ như vậy rất có thể sẽ gây khó khăn cho những ai không có chuyên môn về tài chính, kế toán, nhưng có một cách để nhớ chúng là liên hệ các chỉ số này với nhau. Thuật ngữ sử dụng không phải là vấn đề lớn. Điều quan trọng ở chỗ chúng ta nhớ được những giá trị lợi nhuận hay lỗ nào sẽ được so sánh với con số nào trên Bảng cân đối kế toán. Trước tiên chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu hai chỉ số đã được lựa chọn một cách kỹ lưỡng và minh họa trong Hình 5.2. Việc lựa chọn các chỉ số này không có nghĩa là chỉ có hai chỉ số đó đúng hay các chỉ số khác còn lại không hiệu quả trong một số trường hợp. Tuy nhiên, đó là hai trong các chỉ số thường được sử dụng nhất. Qua những phân tích dưới đây, chúng ta sẽ thấy lô-gic tại sao lựa chọn các chỉ số này trước mà không phải chỉ số khác. CHỈ SỐ “THU NHẬP TRÊN TỔNG TÀI SẢN” VÀ “THU NHẬP TRÊN VỐN GÓP” Hai chỉ số này được lựa chọn để phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và được minh họa trong Hình 5.2, bao gồm: • Chỉ số “Thu nhập trên tổng tài sản” (ROTA) cho chúng ta thấy đánh giá về hiệu quả hoạt động của một công ty. Để tính chỉ số này, chúng ta lấy tỷ lệ phần trăm của EBIT/ TA. Trong ví dụ của Công ty cổ phần Example, giá trị chỉ số này là 14%. • Chỉ số “Thu nhập trên vốn góp” (ROE) so sánh thu nhập với số vốn góp. Công thức tính chỉ số này là tỷ lệ phần trăm của EAT/OF. Trong ví dụ trên, tỷ lệ này là 16,6%. Ý nghĩa của hai chỉ số này sẽ được phân tích trong Chương 6. Theo tác giả, đây là những chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động một cách cơ bản nhất. Ngoài ra, còn rất nhiều biến thể khác của hai chỉ số này và một vài trong số chúng lại tỏ ra phù hợp hơn đối với một số loại hình kinh doanh. Một chỉ số nữa cũng được sử dụng rộng rãi là “lãi suất trên vốn huy động” (ROCE). Như chúng ta đã xem xét ở Chương 3, vốn huy động được tính bằng cách lấy tổng tài sản trừ đi tổng công nợ ngắn hạn. Giá trị lãi/lỗ được chọn để tính các chỉ số này là EBIT sau khi đã trừ đi lãi vay của phần công nợ ngắn hạn. Trong công thức tính thu nhập trên vốn huy động, mẫu số nhỏ hơn nên giá trị của chỉ số này sẽ lớn hơn chỉ số thu nhập trên tổng tài sản. Khi gặp những cách diễn đạt mới về các chỉ số này chúng ta thường không thấy rõ được giá trị nào trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được so sánh với giá trị nào từ Bảng cân đối kế toán. Một câu hỏi đặt ra là “Vậy những chỉ số này được tính ra sao?” Một khi đã nắm được công thức tính của các chỉ số này, sẽ rất dễ dàng liên hệ các chỉ số với nhau. Tuy nhiên, có một nguyên tắc lô-gic cần được lưu ý khi tính tới bất cứ một chỉ số nào – nếu giá trị được chọn trong Bảng cân đối kế toán có bao gồm các khoản vay thì giá trị trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được chọn cũng phải bao gồm khoản lãi vay tương ứng và ngược lại. Đôi khi người ta không chú ý tới nguyên tắc này, điều đó gây ra sự không chính xác trong kết quả tính toán. Ả Ố Ế CÁCH TRÌNH BÀY BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Các báo cáo tài chính được trình bày với nhiều cách khác nhau, đặc biệt là Bảng cân đối kế toán. Tuy việc trình bày bản thân nó không ảnh hưởng gì đến giá trị của các con số, nhưng khi gặp một cách trình bày lạ, chúng ta sẽ rất khó để tìm ra vị trí các khoản mục hoặc xác định đâu là những khoản mục thuộc về “tổng tài sản” hay “vốn vay”, v.v.. Hình 5.2: Hai chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động được sử dụng trong cuốn sách: Thu nhập trên tổng tài sản và thu nhập trên vốn góp, minh họa bằng số liệu ví dụ của Công ty Cổ phần Example Co.plc. Công ty cổ phần Example Liệu rằng tổng hợp mọi giá trị từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán đều hợp lý? Chúng ta lựa chọn hai chỉ số dưới đây để phân tích. Điểm đầu tiên cần nhớ là các khoản mục trình bày tại mỗi ô trong năm ô dưới đây luôn luôn được đặt vào cùng một nhóm và không bao giờ được sắp xếp lẫn vào trong các nhóm khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng ta chỉ thấy số tổng của một phần được xuất hiện trên Bảng cân đối kế toán, phần chi tiết của nó sẽ được trình bày trong phần chú giải cho báo cáo tài chính. Bảng cân đối kế toán theo chiều dọc - Phiên bản thứ nhất Với việc nhóm các khoản mục chi tiết vào năm ô như trên, sẽ chỉ có một số cách nhất định để sắp xếp các ô với nhau. Hình 5.3 minh họa một cách trình bày. Chúng ta có thể thấy các khoản mục trong hai cột của bảng được trình bày lại vào một cột duy nhất. Cách trình bày theo một cột này có một ưu điểm là có thể sắp xếp số liệu của các năm kế tiếp nằm cạnh nhau để tiện cho việc so sánh. Trong cách trình bày này, giá trị của “tổng tài sản” và “tổng nguồn vốn” cũng được nhấn mạnh. Bảng cân đối kế toán theo chiều dọc - Phiên bản thứ hai Bảng cân đối kế toán (Hình 5.4) được trình bày tương đối phức tạp, nhưng cách trình bày này lại rất thường thấy nhất trong các báo cáo tài chính đã được công bố. Điểm khác biệt là ở chỗ, nợ ngắn hạn được tách ra khỏi phần công nợ. Thay vào đó, nó được đưa lên bên cạnh phần tài sản ngắn hạn dưới dạng số âm. Giá trị của hai phần này được bù trừ cho nhau để xác định giá trị “vốn lưu động”. Vì vậy, cả hai phần của Bảng cân đối kế toán đều giảm đi một khoản bằng giá trị của nợ ngắn hạn – 240 đô-la. Tổng giá trị số vốn trong cách trình bày ở Hình 5.3 lên tới 800 đô-la, vậy sau khi trừ đi 240 đô-la, giá trị cân bằng sẽ là 560 đô-la. Và giá trị này được gọi là “vốn huy động”. Ưu điểm của cách trình bày này là cả giá trị “vốn lưu động” (tài sản ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn) và giá trị “vốn huy động” đều được xác định rõ ràng. Nhưng có một nhược điểm là giá trị tổng tài sản không xuất hiện trên Bảng cân đối kế toán. Hình 5.3: Bảng cân đối kế toán theo chiều dọc sử dụng số liệu của Công ty Cổ phần Example – cách trình bày thứ nhất. Cách trình bày nào phù hợp là tùy theo lựa chọn của mỗi người. Với ba cách trình bày được minh họa ở trên (trình bày theo năm ô, theo phiên bản thứ nhất và phiên bản thứ hai), chúng ta đã bao quát được hầu hết các trường hợp trên thực tế, và có thể áp dụng đối với tất cả các Bảng cân đối kế toán. Một ý kiến hay là bạn hãy thử lấy số liệu từ một trong hai phiên bản để chuyển vào bảng trình bày theo năm ô, khi đó sẽ nhanh chóng thấy rõ các đặc tính quan trọng của một Bảng cân đối kế toán. Trong Phụ lục 1, có thể thấy danh sách các khoản mục khác mà chúng ta đã cố bỏ qua trong phân tích trên, vì chúng không cần thiết. Hai trong số những khoản mục đó là (1) cổ phiếu ưu đãi và (2) lợi ích cổ đông thiểu số. Trong hầu hết các Bảng cân đối kế toán, chúng ta không thấy trình bày khoản mục này, hoặc nếu thấy thì giá trị của chúng thường cũng là rất nhỏ. Chú ý: Tiêu đề “Công nợ: khoản nợ đến hạn trong vòng một năm” và “Công nợ: khoản nợ đến hạn sau hơn 1 năm” thường được sử dụng để chỉ công nợ ngắn hạn và công nợ dài hạn. Cách trình bày thứ ba Đây là một cách trình bày rất phổ biến. Nó giống như cách trình bày thứ hai, chỉ khác nhau ở chỗ giá trị CL được trừ đi ở cả hai bên. Nhìn lại hình 3.2 chúng ta sẽ nhận ra rằng giá trị cân bằng cuối cùng được xác định là Vốn huy động. Hình 5.4: Bảng cân đối kế toán theo chiều dọc – Phiên bản 2 sử dụng số liệu từ công ty Cổ phần Example Co.plc. 6 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư (ROI) • Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE) • Hệ số thu nhập trên tổng tài sản (ROA) • Các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp “Thời kỳ của những hiệp sĩ đã qua. Đã đến thời đại của sinh viên, nhà kinh tế và máy tính; ánh hào quang của châu Âu đã vĩnh viễn lụi tàn.” _EDMUND BURKE (1729-1797) HỆ SỐ THU NHẬP TRÊN VỐN ĐẦU TƯ (ROI) Cụm từ chuyên môn “Thu nhập trên vốn đầu tư” liên quan tới một trong những nội dung quan trọng nhất của tài chính doanh nghiệp. M ỗi đồng đô-la giá trị tài sản phải được ứng với một đô-la nguồn vốn lấy ra từ thị trường tài chính. Chúng ta phải trả cho nguồn vốn đầu tư này một cái giá tương ứng với lãi suất trên thị trường. Thu nhập chỉ có được khi có thặng dư từ hoạt động kinh doanh do việc sử dụng tài sản một cách hiệu quả. So sánh giá trị khoản thặng dư này với tổng tài sản/nguồn vốn chúng ta sẽ có chỉ số thu nhập trên vốn đầu tư. Nếu thu nhập từ vốn đầu tư bằng hoặc lớn hơn so với chi phí để có nguồn vốn, khi đó công ty đang ở trong tình trạng hoạt động tốt. Tuy nhiên, nếu chỉ số dài hạn nhỏ hơn so với chi phí vốn thì về lâu dài, tương lai của doanh nghiệp sẽ không mấy tốt đẹp. Trong mỗi trường hợp cụ thể, người ta sẽ sử dụng những thuật ngữ cụ thể hơn như ROTA, ROE, v.v.. thay vì thuật ngữ “ROI”. Chúng ta sử dụng số liệu về tài sản trong Bảng cân đối kế toán và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong báo cáo kết quả kinh doanh để tính các chỉ số này. Hệ số thu nhập được tính bằng tỷ lệ giữa các số liệu này. Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư đã được giới thiệu qua trong Chương 4 và Chương 5, nhưng trong Chương 6, chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu kỹ hơn. Thuật ngữ hệ số thu nhập trên vốn được sử dụng rộng rãi, nhưng các phương pháp để tính chỉ số này cũng khá khác nhau. Sự không thống nhất trong cách tính gây ra nhiều lúng túng cả cho những nhà nghiên cứu tài chính cũng như những người không chuyên. Hai thước đo của thu nhập trên vốn đầu tư Chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu sâu hai phương pháp tính thu nhập trên vốn đầu tư đã gặp ở các phần trước. Khi những thuật ngữ được nhóm vào đúng một vị trí, chúng ta có thể nghiên cứu và hiểu những biến thể của chúng mà không phải gặp khó khăn.