🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Cá Tắm Nắng - Quách Giao full mobi pdf epub azw3 [Bút Ký] Ebooks Nhóm Zalo QUÁCH GIAO CÁ TẮM NẮNG Bút ký NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN THAY LỜI TỰA Đọc bút ký Cá Tắm Nắng, gặp tấm chân tình ấm áp của một tấm lòng tha thiết mến yêu thiên nhiên. Một làn hương thoảng đưa, một hồi chuông ngân vọng, đôi tiếng chim thánh thót, bóng đêm tĩnh lặng trên đất chết v.v... tràn đầy tình cảm thân thương. Hòn Đỏ là một cảnh đẹp tâm linh. Xóm Nước Nóng là một làng quê khốn khó. Chùa Linh Sơn như một dáng cổ tự huyền bí xa xưa. Cảnh trí Nha Trang sắc nét tràn đầy tình yêu quê hương. Đi bách bộ theo bãi biển, ngắm biển trời, đón gió lộng trên cầu Trần Phú, chiêm ngưỡng Th áp bà Th iên Y A Na trong buổi bình minh, lúc ban trưa chói chan nắng hồng hay thấp thoáng dưới ánh chiều tà. Nhìn từ trên cầu Trần Phú, cửa sông Cái lặng lờ mặt nước hay chập chờn con sóng khi triều dâng, hòa cùng cảnh thuyền tấp nập về trên cửa sông. Ngồi trên cát trắng, ngắm vịnh Nha Trang, ước ao gặp cá tắm nắng, nhìn bướm biển giởn sóng. Lòng đang lâng lâng bỗng nghe vẳng đến tiếng chuông chùa ngân nga buổi rạng đông. Tiếng chuông ngân thánh thót trên vùng biển rộng lặng yên. Sóng chỉ rung rinh nhẹ như xao động, để tiếp nối nâng đưa tiếng chuông lan xa. Bầu trời trong xanh cao rộng như phảng phất mùi hương trầm từ núi Bà thoảng đến. Tự nhiên lòng thanh tịnh, hồn an nhiên. Hương và sắc của trời đất Khánh Hòa Nha Trang nồng thắm thân thương biết là dường nào! Khởi đầu tác phẩm là một cảnh cá tắm nắng vừa ngộ nghĩnh vừa kỳ thú. Kết thúc là cảnh chim hót trên một hòn đảo mà thuở trước chỉ toàn đá và nắng còn bây giờ tràn ngập bóng cây xanh, thanh thản một ngôi chùa yên tĩnh đầy tiếng chim ca. Chúng tôi đã từng được chung hưởng những giây phút đặc biệt kỳ thú trước cảnh tượng thiên nhiên trong tập bút ký này. Nha Trang ngày rằm tháng tư năm Nhâm Th ìn. (2012) TRẦN THỊ PHONG HƯƠNG Cá Tắm Nắng Buổi sáng, vịnh Nha Trang trời hồng tươi sắc nắng. Mặt biển trải thảm thắm xanh. Từ bãi biển Nha Trang nhìn về hướng Đông Bắc, chập chờn trên sóng biếc, ngọn đảo nhỏ nằm chơi vơi trong vịnh Cù Huân. Dân thuyền chài gọi là Hòn Cứt Chim. Đảo trông rất đơn côi. Hiu quạnh vì không một bóng cây ngọn cỏ, hiu quạnh vì ít có bóng thuyền câu, thuyền chài, neo đánh cá hay núp tránh nắng trưa. Th uyền câu không dừng, thuyền đánh cá không đậu vì không có bến thuận cho thuyền neo. Đảo chỉ gồm có hai khối đá vách thẳng đứng trơn tru. Trước kia chung một song thời gian và sóng nước phân chia làm đôi, nửa nhiều nửa ít. Tuy nhiên ngắm từ xa đôi lứa vẫn như hòa chung một khối. Nhìn từ hướng Nha Trang thì đảo trông giống như một con chuột bạch nằm thu mình giữa sóng gió trùng dương. Đến cách đảo độ 300 mét thì hình dáng giống in như một chú khủng long con vừa mới từ trong trứng nở ra rồi bơi xuống bể. Đây là một hòn đảo toàn đá nằm cách đảo Hòn Đỏ chừng 500 mét về hướng Đông, như một bình phong che thay tiền án. Màu sắc thay đổi theo thời gian cùng với ánh mặt trời. 8 , Quách Giao Buổi ban mai khi vừng đông ló dạng thì đảo có màu nâu in hình trên nền trời hồng rực rỡ. Lúc mặt trời đứng bóng, mặt biển xanh màu xanh ngọc bích thì hòn đảo trở thành màu trắng rồi biến sang màu đỏ trong chốc thoáng dưới ánh nắng xế tà và tím xẩm lúc trời chiều với sóng bạc lượn bao quanh. Đảo toàn đá, khi thì một màu xanh xám, có lúc đỏ hồng. Nó khác hẳn với màu đá trên Hòn Đỏ chỉ toàn một màu đỏ. Th eo lời những ngư dân có tuổi thì sở dĩ có tên Hòn Cứt Chim là vì giữa lòng biển mênh mông hòn đảo nhỏ bé và có màu trắng như một hạt cứt chim đại bàng làm rơi vải từ thủa hồng hoang. Trên đảo không có cây cối, thường có một loài chim mòng biển đến sống. Chúng không làm tổ mà lại đẻ trứng trên đá, rồi nằm ấp trứng. Phân chúng thải ra nhiều đến nổi đọng lại thành đống và thời gian đã hóa thành đá. Chung quanh đảo, vách đá dựng đứng khó mà leo lên tận đỉnh, thành ra tuy gần bờ song không có một bóng người khuấy phá. Th eo thời gian, bầy mòng biển kéo nhau về hội tụ rồi lại tản đi phương xa. Đôi khi chỉ còn sót lại một vài cặp tháng ngày về đậu, đẻ trứng ấp con. Chim mòng biển đẹp ở bộ lông trắng điểm màu hồng nhạt hoặc xanh đậm lẫn nâu đen. Cánh chim dài và thẳng vút khác với đôi cánh chim bồ câu rộng và có dáng hơi tròn. Đầu chim tròn như chim câu song mỏ dài và khi bay thì cổ vươn thẳng. Chim mòng biển cũng sống thành đoàn. Tuy nhiên trên đảo chỉ có một vài con chim sống đơn côi hoặc từng đôi một hoặc từng ba bốn đôi. Chúng thường nằm ấp trứng lẻ loi giữa nắng và gió. Khi chúng tôi đến thì trên đỉnh đảo có hai con chim đang ấp trứng. Chúng nhìn khách lạ với đôi mắt lặng lẽ rồi xoay đầu nhìn ra xa, nằm im như không hề để ý đến khách. Rồi bỗng nhiên xuất hiện một con chim khác, chim này vừa Cá Tắm Nắng , 9 sà xuống thì con kia vụt bay đi để nhường chỗ nằm cho con chim mới vừa về. Chim bay về phía bể khơi thẳng một mạch rồi chìm khuất vào màu trời nước mênh mông. Mới có tám giờ sáng nên phía tây của đảo vẫn còn bóng mát. Sóng nước chập chờn. Tự nhiên chúng tôi nghĩ đến hình ảnh một vài túp lều bằng gỗ nằm vắt ngang từ khe hở của hai mảnh đảo. Nơi đây buổi sáng ngồi chờ mặt trời lên và ban đêm nằm nghe sóng vỗ thì thật là một khu du lịch êm đềm giữa vùng trời bao la của vịnh Cù Huân (một vịnh đẹp trong những vịnh đẹp nhất thế giới). Mặt biển buổi sáng nên hoàn toàn im ắng. Một màu xanh bao la trải rộng ngút ngàn đến tận chân trời. Hôm nay bể lặng nhưng lại có sóng ngầm. Trên mặt biển không có một gợn sóng nào nhô lên nhưng quanh bờ đảo lại có từng gợn sóng thỉnh thỏang lại tràn lên các bờ đá. Làn sóng tràn lên không tạo bọt sóng, không có âm thanh vỗ vào thành đá, không có bọt sóng trắng xóa tan vở và bắn ra tứ phương, Những đợt sóng ngầm lặng lẽ như từ dưới chân đá nhô lên và tràn lên khắp bãi đá rồi âm thầm rút xuống bể khơi một cách an lành. Con sóng ngầm không thể thấy từ xa. Th uyền phải kề cận gần bờ mới nhìn tận mắt con sóng lặng lẽ tràn lên bờ đá rồi âm thầm rút xuống bể sâu. Những con sóng ngầm tùy theo mùa nước, khi thì hung dữ, khi thì hiền hòa. Mùa biển động, ghe thuyền đi gần bờ đá thường hay gặp tai nạn, bị các con sóng ngầm hung dữ dồi mạnh va đập vào đá. Hôm nay những con sóng ngầm nhẹ nhàng, hiền dịu. Và một hiện tượng kỳ thú chợt hiện ra trước mắt chúng tôi. Trên những bờ đá trải dài có vô số con vú nàng (một loài hàu có thân tròn và nhỏm cao ngọn) cùng với những con hàu tụ thành đám nơi bờ đá đang được những đợt sóng ngầm 10 , Quách Giao dâng nước tràn ngập rồi rút đi để trơ thân hàu dưới nắng mai hồng. Nhìn những đám hàu no tròn và lớn vóc chúng tôi nhớ đến nhà thơ Tản Đà đã từng đến Nha Trang và thuê thuyền ra Hòn Đỏ để thưởng ngoạn thắng cảnh thiên nhiên và ăn hàu uống rượu. Hòn Đỏ trước kia tuy nằm gần bờ song vì không có đường giao thông nên trở nên cô lập. Đảo chỉ toàn đá, không một bóng cây nên không người lai vãng. Tuy nhiên hàu ở nơi đây nhiều và lớn con. Th i sĩ sau buổi thưởng ngoạn, gặp cơn phong ba của biển động làm trôi mất thuyền về, phải nhờ đến người quen cứu hộ. Hàu ở Hòn Cứt Chim nhiều và to lớn hơn ở Hòn Đỏ. Nếu thi nhân gặp gỡ thì chắc ngưỡng mộ lắm lắm. Tản Đà tiên sinh không phải ra đảo ăn sò để được no bụng, mà để thưởng thức cái thú thiên nhiên, để được hưởng cái hương vị vừa thanh vừa ngọt của con sò khi được lấy từ vỏ hàu nơi vách đá, hòa lẫn với vị chua của chanh, vị mặn của muối tiêu và nhất là hơi cay của rượu đế. Đang tưởng nhớ đến hình ảnh vị trích tiên thì trước mắt chúng tôi chợt hiện ra một con sóng ngầm lan lên mặt bờ đá. Trong lòng nước trong xanh có muôn vàn con cá liệt nhỏ lội nương theo làn nước đang dâng cao lên gành đá. Chúng chen chúc nhau bơi trong sóng nước và đột nhiện tụm nhau lại trong đám hàu. Chúng chen nhau vùng vẫy và cuối cùng chúng nằm ngửa phơi bụng trắng nõn trên bãi đá, nước đã rút cạn. Trong cảnh tượng đột biến này chúng tôi hồi hộp vì lo sợ cho đám cá con bị mắc cạn. Nhưng không, đàn cá vẫn ung dung nhảy tung lên xuống như chơi đùa với nhau. Chúng khép mở hai mang như hít thở khí trời, mắt mở lớn và mồm loa ra như hớp lấy ánh mặt trời. Chúng không có dáng dấp của những con cá bị mắc lưới vừa được Cá Tắm Nắng , 11 đổ ra thúng hay trên mặt sàn của những chiếc thuyền chài. Những con cá bị mắc lưới kia dãy dụa loi nhoi vì thiếu không khí để thở, vùng vẫy để tìm cái sống. Còn ở đây những con cá liệt con vùng vẫy để nô đùa cùng ánh sáng mặt trời và để hít thở không khí bể khơi. Những cái vảy cá dưới bụng lóng lánh dưới ánh dương như những hạt kim cương. Tất cả đều nằm phơi bụng trên mặt đá. Những cái bụng trắng phau nõn nà óng ánh. Những cặp mắt mở tròn, không ngơ ngác nhìn thẳng lên trời trong xanh. Những chiếc miệng nở tròn ngậm mở hớp thở khí trời chan hòa ánh nắng vàng. Tất cả đều có một vẻ thản nhiên trước sự khô nước, rực nắng hồng và tràn đầy niềm vui trong sự sống. Th ế rồi một con sóng ngầm khác lại lặng lẽ tràn ngập lên gành đá và khi nước rút thì bầy cá bỗng nhiên biến mất. Chúng chìm vào nước và như tan biến đi trong màu nước trong xanh. Không một con nào còn sót lại, không một chiếc vảy cá nào lưu lại trên vết đá. Làn nước trong veo vẫn chập chờn, nắng vẫn chứa chan vàng trên mặt nước. Nắng trong suốt xuyên qua làn nước để nhìn qua thấy đáy. Không một bóng cá nào bơi lội. Bỗng nhiên chừng vài phút sau, bầy cá liệt con lại xuất hiện cùng với đợt sóng ngầm kế tiếp. Và lần này chúng cũng lại nằm phơi nắng bên nhau. Một vài con, chừng như hăng tính theo con sóng vượt lên phía trên cao. Và khi con sóng rút đi thì con cá lại tung mình nhảy lên như tiễn chào bạn sóng. Nằm im chỉ một vài giây thì chú cá nhỏ này lại nhảy lên một lần nữa rồi khi chạm mình xuống thềm đá thì lại nằm im lìm như giả chết. Trông chúng tinh nghịch như những trẻ con: vô tư và hồn nhiên. Cơn sóng ngầm tiếp theo lần này sớm hơn lần trước. Các chú cá tinh nghịch lại trở về với bể 12 , Quách Giao khơi. Th eo dõi nhiều lần như thế chúng tôi xác định rằng không phải các chú cá liệt con bị sóng ngầm đánh văng lên mà là chúng đã nương theo triều nước mà lên bờ đá để giỡn chơi rồi nằm phơi nắng. Nhìn ngắm cảnh tượng này ban đầu chúng tôi hồi hộp và lo âu cho sinh vật biển nhỏ bé. Song khi quan sát và nhận xét chúng tôi mới thấy rõ những nét vui tươi, sinh động của sự chen chúc cùng nhau phơi mình dưới nắng mai hồng. Chỉ một điều lạ lùng là tại sao chúng lại có hành động kề cận với cái chết mà nhất là tại sao cá lại thích nằm phơi nắng dưới ánh mặt trời, trên nền đá. Nếu không nhìn tận mắt thì không thể nào tin được. Cảnh tượng diễn ra suốt gần một tiếng đồng hồ. Ngoài bể khơi có những đàn cá chuồn bay lên khỏi mặt nước hàng trăm mét nhưng đó chỉ là nhất thời và không có sự hiểm nguy vì thế nào sau khi bay trên mặt nước cá lại rơi xuống bể khơi. Còn ở nơi Hòn Cứt Chim này, bầy cá liệt con phải hiểu thấu qui trình của những đợt sóng ngầm để vững tâm nằm phơi mình trên đá, để tắm nắng hồng tươi để chờ đợi con sóng ngầm kế tiếp lên tiếp đón mình về với biển khơi. May mắn thay chúng tôi quay được vài mét phim hình ảnh cá lên nằm phơi nắng trên đá và không có gì hạnh phúc hơn là được nhìn ngắm tận mắt cảnh thiên nhiên lý thú và lạ lùng này. Trong trời đất có biết bao hiện trạng thiên nhiên kỳ lạ xảy ra mà chính mắt chúng ta có trông thấy mới tin được. Cá tắm nắng trên đá do chúng tôi tình cờ có duyên trông thấy tại một hòn đảo đá nhỏ nhoi nằm chơ vơ giữa biển đông trong vịnh Nha Trang. Để kỷ niệm chúng tôi gọi hòn đảo Cứt Chim là hòn Cá Tắm Nắng. Cá Tắm Nắng , 13 Ban Mai An Lành Vào những buổi sáng mùa Hè, tôi thường ra bãi biển trước công viên Yến Phi ngồi ngắm bình minh. Biển tĩnh lặng và xinh đẹp vô ngần. Mặt trời chưa mọc song chân mây đã phơn phớt ửng hồng. Gió ban mai thổi nhè nhẹ, hương biển mặn mà. Trời và biển xanh thắm xanh. Nhiều người tắm biển đã vùng vẫy trong làn nước trong mát. Rồi mặt trời lên. Ánh hồng rực rỡ. Người tắm biển bắt đầu lên bờ trở về nhà. Mặt trời lên cao. Không khí mát dịu, dần dần nồng ấm. Chỉ còn có một mình tôi ngồi yên trên ghế đá. Không phải tôi luyến tiếc ánh nắng mai, song tôi đang ngồi chờ đợi bầy chim se sẻ. Sáng nào cũng vậy, khi mặt trời lên cao và nhất là khi bóng người tắm biển thưa dần, đàn se sẻ không biết từ đâu lại sà xuống bãi cát trước mặt tôi. Ban đầu chỉ có một đôi. Chúng bay lượn một vòng rồi đậu xuống, đầu ngẩng cao, ngơ ngác nhìn quanh rồi cắm cúi mổ lia lịa trên cát. Vừa mổ chúng vừa di chuyển rất nhanh. Trong khuôn viên độ chừng 80 mét vuông, không nơi nào không in vết chân chúng. Độ một lát sau, nhiều cặp chim se sẻ khác tới tấp bay đến. Chúng như đã quen sân nên không chạy xa mà chỉ đứng quây 14 , Quách Giao quần với nhau, thi nhau mổ thức ăn. Vốn tính động, nên chúng vừa tập họp với nhau xong thì lại chóng rời nhau. Chúng vừa chạy, vừa nhảy đi tìm mồi. Một đôi khi chúng đi cặp cùng nhau song chỉ được chừng một vài phút chúng lại tách nhau ra. Bởi vậy cho nên khó có thể phân biệt đâu là đôi vợ chồng nhà chim se sẻ, đâu là đôi bạn mới vừa gặp gỡ quen nhau. Th ỉnh thoảng có một bóng chim sà xuống bên cạnh một con chim đang lẻ loi mổ mồi. Chúng như xa lạ. Một sấn tới, một hờ hững và cuối cùng lại bay xa nhau. Có khi, một đôi chim như quấn quít lấy nhau chung phần ăn, con này nhường cho con kia như một cặp vợ chồng. Song bỗng nhiên, có lẽ là con chim mái, mổ vào đầu con chim trống khi con chim này sè sè cánh áp sát vào thân bạn. Th ế là cuộc hội ngộ tan rã. Con chim trống thất vọng vụt bay đi để rồi lại quanh quẩn bên một con chim khác. Đàn chim se sẻ kiếm mồi không bao giờ ngừng di động… Chúng chăm chỉ mổ mồi, sinh động hòa với môi trường mà mới thoạt nhìn tôi không hiểu được chúng đã tìm được cái gì, vật gì để mà ăn trên một bãi cát đầy vết chân người. Chúng vừa đi, vừa chạy, vừa mổ lia lịa dường như trên mặt cát đầy hạt thóc và côn trùng. Th ỉnh thỏang chúng lại vụt bay đi mất dạng nhưng phút chốc lại xuất hiện tái diễn cảnh mổ mồi. Từ cảnh sinh động này tôi chợt nhớ đến một cảnh u buồn của một em bé và con chim se sẻ trong một bài thơ Hài cú của Nhật Bản: Khi buồn Đến cùng tôi Chim se sẻ Mồ côi. Cá Tắm Nắng , 15 Bầy chim se sẻ vẫn nhảy nhót hồn nhiên. Nếu tác giả bài thơ cùng ngồi với tôi trong buổi sáng đẹp trời nơi bãi biển thơ mộng này để cùng nhìn những con chim se sẻ tung tăng mổ mồi thì tâm trạng của bài thơ chắc sẽ khác đi. Th iên nhiên có nhiều cống hiến cho cuộc sống chúng ta những phút giây tươi thắm. Ôi! buổi sớm mai này, hạnh phúc tràn đầy trong tôi! 16 , Quách Giao Cá Tắm Nắng , 17 Sắc bàng đầu xuân Khi mùa xuân đến, dọc theo bờ biển Nha Trang cỏ cây đều phô sắc màu xanh thắm dưới bầu trời xuân biếc. Trên con đường Trần Phú, dãy bàng từ viện Pasteur Nha Trang đến nhà bán đồ lưu niệm trước tòa Giám Mục ửng màu sắc đỏ đặc biệt. Trong hương xuân, cỏ cây nào cũng mang một màu xanh mơn mởn, duy chỉ có dãy bàng này lại khoác một tấm áo màu vàng hồng đỏ thắm. Mùa xuân là mùa của lá bàng đổi sắc, mùa của sắc đỏ chung vui hội xuân với màu vàng của hoa mai, hoa cúc, hoa vạn thọ v.v… Màu đỏ thắm của lá bàng không bơ vơ lạc lõng trong sắc xuân mà lại đậm đà hương sắc của mùa xuân nơi xứ Trầm Hương. Giữa màu xanh bao la của trời xuân, của biển thắm, màu đỏ của lá bàng như một chiếc áo dài đỏ phơ phất bên những chiếc áo dài đủ màu sắc trong một bữa tiệc mừng xuân. Ngắm màu đỏ của lá bàng linh động trong sắc thắm đầu năm, người du khách lẫn người địa phương vẫn cảm nhận được sự rung cảm nhẹ nhàng và hạnh phúc trong buổi hái lộc đầu xuân. Sáng nay cây bàng không rụng lá từng loạt mà lại rơi rụng từng chiếc một. Th ỉnh thoảng lại rơi một chiếc. Lá không rụng xuống gốc mà lại bay đi xa, nhẹ nhàng như lửng 18 , Quách Giao lơ, như lãng đãng của bước chân thời gian, hiện thành màu vàng in dấu trên thảm cỏ xanh mịn màng. Th ời gian đi qua trên đầu con người, đọng lại sắc trắng trên mái tóc, song thời gian trôi trên những chiếc lá bàng lại in hằn những dấu vàng đằm thắm gởi trên thảm màu xanh của cỏ non. Sắc vàng càng ngày càng thắm đỏ không gây cho lòng người cảm thấy sự tàn phai mà lại là sự nồng thắm của hy vọng, của một sự chuyển mùa tươi đẹp. Buổi ban mai, lá bàng rơi nhẹ nhàng từng chiếc, chầm chậm, đều đều. Đang nằm yên lặng trên cành bỗng nhiên lá chợt lìa cành. Cành cây không chao động, bóng cây không rung rinh. Cành lá chung quanh như vô tư hờ hững. Buổi trưa, gió biển thổi về mạnh. Lá bàng rung rinh phát ra những tiếng kêu rào rạt, rồi ào ào cùng nhau rơi rụng xuống đường. Màu vàng, màu đỏ phơi phới tung bay khắp nơi, trôi theo gió, chạy lang thang dọc con đường ven bờ bể. Lá bàng đồng rơi rụng tập thể, theo từng cơn gió, khi thì ào ạt, ít khi đơn côi. Vào những lúc ban trưa đứng bóng, gió chỉ còn hiu hiu thì cảnh lá lìa cành rất lửng lơ và hiu quạnh. Trong nắng trưa trong suốt, dưới bầu trời xanh thẳm, từng chiếc lá bàng lẻ tẻ rơi rụng: một chiếc, một chiếc rồi một chiếc. Không một âm thanh rung nhẹ mà chỉ có màu vàng lung linh trong nắng. Màu sắc cử động thay cho tiếng vọng của âm thanh. Màu vàng mênh mông, mênh mông trong sắc nắng. Lá bàng rụng từng chiếc một, đôi lúc cũng có song đôi, cặp ba. Khi lá rụng, không có một hiện tượng nhỏ nào báo trước. Nhiều lúc, tưởng như chiếc lá này sắp rơi thì âm thầm và lặng lẽ chiếc lá kề bên lại nhẹ nhàng lìa cành. Sự ra đi của Cá Tắm Nắng , 19 lá dường như giống với sự ra đi của con người. Đột ngột với người này và lặng lẽ với kẻ khác. Nhìn lá bàng rơi nằm trên thảm cỏ xanh, tôi cảm nhận được thời gian trôi qua không hờ hững mà chứa đựng những giây phút mong chờ. Sự mong chờ chứa đọng trong từng giây phút khi nhìn ngắm từng chiếc lá nhẹ nhàng rơi… Tâm hồn tôi đang ở trong trạng thái lơ lững giữa dòng thời gian. Nhìn lá bàng rơi mà lòng bâng khuâng cho thân phận từng chiếc lá, mà cũng mong cho lá rơi mau vì lòng biết rằng cây đang trong mùa thay lá… Lá bàng rụng để nụ lá chào đời. Mỗi giây phút rụng lá, cây bàng đều đem đến cho tôi một chút hồi hộp, một chút chờ mong và phút giây hạnh phúc. Trong cuộc đời này có biết bao hạnh phúc tầm thường nhất đến với chúng ta trong những giờ phút tình cờ nhất. Nếu lòng chúng ta mở rộng thì ta sẽ đón nhận được biết bao cảm giác hạnh phúc của thiên nhiên đem đến, ta sẽ cảm nhận được sự yêu đời, yêu thiên nhiên. Một tuần sau, cũng vào một buổi sáng tinh sương tôi như thói quen ra biển ngồi. Cây bàng vẫn vươn các cành trơ trọi hằn nét lên bầu trời. Màu xanh của bầu trời chuyển dần sang hồng nhạt rồi hồng thắm. Mặt trời từ từ nhô lên sau làn mây trắng lãng đãng nơi chân trời. Bầu trời rực rỡ những tia hồng tươi nhuộm thắm cảnh vật. Bỗng nhiên trước mắt tôi cây bàng rực rỡ như đang trổ hoa. Trên đầu các ngọn cành những đốm hoa xanh đang lộ diện. Sau một phút giây sững sốt, tôi nhận thấy rõ rệt hiện tượng nẩy sinh đang hiển hiện dưới ánh nắng ban mai đầu xuân. Trên các đầu ngọn cành bàng đều điểm những nụ xanh. Toàn cây bàng đều dày đặc nụ xanh. Đây 20 , Quách Giao không phải là nụ hoa mà lại là nụ lá, các nụ lá nhô cao đón nắng bình minh. Nụ lá bàng mỗi ngày một sum thạnh. Nhìn toàn cảnh cây đơm nụ, tôi có cảm giác như đang ngắm một cây mai trổ nụ lá trong mùa xuân. Tuy nhiên nơi cây mai, nụ lá nhỏ mà dài, nhưng nơi cây bàng thì nụ lá lại tròn trịa và sung mãn. Trong ánh nắng hồng của ban mai các nụ lá có màu xanh bích ngọc, có hình dạng như một nụ hoa vươn thẳng lên bầu trời. Trong lúc này tôi như được thưởng thức trọn vẹn cái đẹp của một vòm nụ hoa hàm tiếu. Mỗi ngày nụ lá mỗi lớn nhanh và để rồi một hôm chúng nở bùng. Lá bàng hiện rõ trên nền trời như những chiếc lông chim màu xanh ngọc bích kết lại thành chùm chen nhau trên các ngọn, đầu cành trông giống hệt như những chiếc cầu lông màu xanh bích. Gân lá lộ rõ trên từng chiếc lá và vì mọc nơi đầu ngọn cành nên trông các nụ lá như những con ong, con ve sầu khổng lồ bay về đậu cắm đầu trên cành bàng. Trong gió xuân hiu hiu, tôi liên tưởng đến một bầy sinh vật đang vui đùa họp mặt trên những cành cây mụ mẫm. Hạnh phúc tự nhiên tràn đầy. Th iên nhiên có tình với ta biết là ngần nào! Mùa xuân thật đã đến bên ta. Cá Tắm Nắng , 21 Bún cá Xóm Cồn Năm 1638, dinh Thái Khang được thành lập, người dân từ các tỉnh phía ngoài di cư vào đất mới, qui tụ chung quanh hai thủ phủ Thái Khang và Diên Ninh (nay là Ninh Hòa và Diên Khánh) dọc theo con sông Dinh và sông Cái. Một số gia đình chuyên nghề chài lưới thì định cư nơi các cửa sông, mé biển. Làng Cù Huân được thành lập trước tiên ở Nha Trang. Danh từ Cù Huân, có người cho rằng do tiếng Chăm là Kaut Hara để chỉ vùng Khánh Hòa thuở trước. Riêng tại Nha Trang, ngụ dân trước tiên tụ họp tại cửa sông Cái đổ ra vịnh Cù Huân (cổ nhân gọi là Đại Cù Huân). Sông Cái còn có danh nữa là sông Cù, phát nguyên từ hướng Tây chảy qua các địa phương Diên Khánh và Vĩnh Xương rồi đổ ra cửa Đại Cù Huân. Còn sông Lô là sông nhánh của sông Cái, lại chảy ra biển nơi cửa Bé có tên là Tiểu Cù Huân. Dân cư chài lưới sống tập trung tại hai cửa sông Đại Cù Huân và Tiểu Cù Huân. Nơi cửa Đại Cù Huân, làng ban đầu được thành lập tại nơi Cù Lao với một xóm nhỏ gọi là Xóm Bóng. Dân làm vạn chài, song hàng năm các thiếu nữ địa phương phụ trách múa 22 , Quách Giao Bóng, dâng lễ trong ngày hội bà Th iên Y A Na tại tháp Bà. Nơi này cũng đã có trường dạy múa Bóng. Địa phương vì có nghề đặc biệt nên được mang tên Xóm Bóng. Các thuyền buôn từ các tỉnh ngoài chở hàng hóa vào Nha Trang bán. Lớp ngược dòng sông Cái lên đến tận phủ Diên Khánh, lớp rẽ vào đầm Xương Huân. Dân di cư nhận thấy đầm là nơi thuận tiện trong việc giao tiếp và sanh sống nên kéo nhau theo thuyền vào định cư. Các xóm nhỏ được thành lập và lấy tên theo địa danh mà gọi như Xóm Cồn, Xóm Lách, Xóm Hà Ra, Xóm Giá, Xóm Củi v.v.. Xóm Cồn là nơi tập họp dân sống bằng nghề chài lưới ở trong vùng. Phía đông là biển cả, phía tây là sông Cù. Ghe thuyền thường neo về phía bờ sông, còn nhà cửa thì hướng mặt ra biển đông.(*) Tuy lập sau làng Xóm Bóng song vì là một làng thuần làm nghề chài lưới nên Xóm Cồn được coi như là một làng chài với đầy đủ ý nghĩa. Nhà cất tạm bợ trên bãi cát, nhiều lúc bão tố xãy ra thì cửa nhà đành phải trôi theo sóng nước cho nên tuy có tiền song họ vẫn sống chui rúc trong những ngôi nhà vách ván mái tranh. Xóm Cồn thuộc phường Xương Huân, có đình có trụ sở song lại nằm ở chốn thị thành nên hằng ngày nếu có việc làng việc xóm thì người dân phải đi xa hằng cây số. Tuy được tách riêng một góc trời, người dân chài lưới tự coi như là hạnh phúc vì ban ngày họ có chổ vui sống cùng gia đình để đêm đến họ lại dong buồm ra khơi vật lộn cùng sóng gió. Trong số ngư dân an phận với nghề nghiệp chài lưới này có gia đình anh Bốn. (*) (Trích cuốn Hướng Về Tháp Bà Thiên Y A Na của Quách Giao do NXB Hội Nhà Văn ấn hành năm 2005) Cá Tắm Nắng , 23 Anh Bốn vốn người gốc Bình Định theo gia đình vào Khánh Hòa lập nghiệp. Ban đầu gia đình sinh sống bằng nghề làm ruộng tại phủ Bình Khang (Ninh Hòa). Gia đình nhờ cần kiệm và siêng năng nên có được nhà cửa ruộng vườn khang trang. Mẹ mất sớm nên cha phải tục huyền. Cảnh dì ghẻ con chồng như thế thường đã xãy ra. Và anh Bốn đã phải khăn gói vào Nha Trang lập nghiệp. Sống qua nhiều nghề và cuối cùng anh đã chọn nghề đi biển làm kế sinh nhai. Xóm Cồn là nơi anh tạm trú. Anh đi lưới cho một vạn chài có tiếng trong xóm. Đó là Ông Tư Lửa. Cuộc sống không khó khăn nhờ anh Bốn có sức khỏe và có đức tính cần mẫn, chăm làm và hiền hậu. Được vài năm thì anh lập gia đình cùng với một cô gái người gốc Ninh Hòa vào Xóm Cồn để kiếm sống. Cô tên Di và chuyên đi gánh nước thuê. Xóm Cồn là một doi đất cát chạy dài từ phía Nam cửa Đại Cù Huân đến giáp ranh cuối xóm Lách. Trong xóm không có được một nơi nào đào giếng có nước ngọt. Cho nên dân trong xóm đều phải uống nước ngọt do tự đi gánh hoặc thuê mướn người đến tận đầu phường Xương Huân. Công việc gánh nước thuê có nhiều vất vả song cũng đủ sống qua ngày. Anh Bốn và cô Di gặp nhau trong một trường hợp rất hi hữu. Nguyên hằng năm phường Xương Huân có hai kỳ tế lễ vào mùa Xuân và mùa Th u tại đình Xương Huân. Đình Xương Huân được dựng xây vào năm Đinh Mão (1807) triều Gia Long. Những ngày tế lễ dân ở tại Xóm Cồn đều tụ hội về đông đủ. Đời sống trên sóng nước khiến cho tất cả cư dân xóm Cồn đều một dạ tin rằng sự linh thiêng của thần linh sẽ giúp cho người đi biển cùng với gia đình họ được vượt qua hiểm nghèo luôn luôn rình rập và đổ xuồng đầu 24 , Quách Giao họ không biết lúc nào. Giữa biển cả sóng to gió lớn, sức con người không thể nào vượt khỏi nên lòng tin vào sự cứu trợ của thần linh vẫn hằng sâu trong tâm tưởng. Cho nên mọi người trong xóm Cồn khi đến ngày tế đình thì tập trung về tham dự đông đủ, khỏi cần nhắc nhở gọi kêu. Sáng sớm tinh mơ, đàn ông trong phường tụ họp đông đủ trong sân đình. Trên thành đình cờ xí bay phất phới. Trước mặt đình là đầm Cù hay còn gọi là đầm Xương Huân nước trong xanh leo lẽo, thuyền lớn thuyền nhỏ không đếm xuể tập trung về đậu chật cả một vùng đầm rộng lớn. Hôm ấy không một chiếc thuyền nào ra khơi đánh cá. Cả gia đình đều hội tụ trên ghe. Đàn ông thì sau khi neo ghe chắc chắn, xuống thuyền thúng chèo vào bờ vô đình dự lễ. Đàn bà thì ở lại trên ghe trông coi đàn con nhỏ và giữ ghe. Tất cả đều ăn mặc chỉnh tề. Có nhiều gia đình cho con mặc đồ mới như ngày Tết. Trên ghe đều trang trí đẹp đẽ và trang nghiêm: một lá cờ đuôi nheo, một bình hoa và một đĩa trái cây cùng với bó nhang nghi ngút khói. Th uyền tuy neo không thứ tự song không bừa bãi, ai đến trước thì neo gần bờ, ai đến sau thì neo vào chổ trống. Tuyệt đối không có trẻ em vào bờ chen vào nơi cúng tế trong đình. Khi buổi lễ diễn ra, chiêng trống vang rền, giọng xướng lễ vang lên uy nghi dõng dạc rồi tiếp theo là giọng đọc văn tế vang ra rõ mồn một từng tiếng. Không gian bỗng nhiên như ngưng lắng, mặt nước đầm lung linh, bóng ghe thuyền như lay động trên mặt hồ theo nhịp phách nhịp trống đổ hồi. Mặt trời lên cao thì buổi lế lễ chấm dứt. Dưới đầm ghe thuyền lặng lẽ nhổ neo và chèo về lại xóm Cồn và có đôi chiếc dong buồm ra khơi sớm hơn thường lệ với niềm hi vọng đánh được nhiều cá hơn mọi ngày. Cá Tắm Nắng , 25 Những người dân không có ghe thuyền lũ lượt kéo nhau ra về trong tiếng cười nói vui vẻ. Trong số người này có cô Di và anh Bốn. Trong suốt buổi lễ tuy hai người đứng cạnh nhau song giữa bầu không khí trang nghiêm nên họ chỉ lẳng lặng tham dự buổi lễ tuy thỉnh thoảng cũng có nhìn nhau. Khi ra về thì cả hai tự nhiên không hẹn đều cùng đi về hướng chợ Dài. Chợ Dài là chợ đầu tiên và lớn nhất tại Nha Trang. Ban đầu chợ có tên là chợ Xóm Lách vì được thành lập tại xóm Lách. Như thông thường hể đâu có dân sinh sống là nơi đó có chợ được lập thành. Chợ được cất sát mé Đầm Xương Huân cho tiện việc đi lại bằng đường thủy và đường bộ. Vì cất gần Đầm nên sau này có tên là chợ Đầm. Hai người thường cùng ngồi dưới gốc một cây bàng nơi đầu chợ. Sau một vài lần nói chuyện họ dần dần hiểu và thương nhau. Một tháng sau thì cả hai về Ninh Hòa thưa cùng cha mẹ hai bên và đám cưới được tổ chức. Xong lễ cưới cả hai đều về lại Xóm Cồn thuê nhà để sống. Chồng lại đi nghề biển, vợ vẫn ngày ngày gánh nước thuê, nấu cơm đợi chồng đi biển trở về. Cuộc sống vô cùng hạnh phúc. Một hôm, mẹ nàng Di từ Ninh Hòa vào Nha Trang thăm con gái. Mẹ có mang theo hai ký bún làm tại Ninh Hòa. Bún Ninh Hòa từ xưa được nổi tiếng là dẽo và thơm. Con bún trắng không khô mà cũng không ướt. Gạo không phải gạo nàng thơm song khi ăn vào miệng, thực khách vẫn cảm thấy được hương vị của gạo mới đầu mùa. Th ường thì người làm bún hay dùng lúa cũ xay gạo làm bún để bún nở nhiều có lợi. Tuy nhiên khi dùng gạo mới thì hương vị thơm đậm đà hơn nhưng bún lại không nở nhiều như dùng gạo cũ. Bún ở Ninh Hòa dù có dùng gạo cũ đi nữa hương vị vẫn đậm đà mùi lúa mới và con bún vẫn mang tính chất dẽo và thơm 26 , Quách Giao như lúa mới. Nghề làm bún ở Ninh Hòa được người dân Bình Định di dân đi lập nghiệp tại phủ Th ái Khang truyền bá rộng rãi. Nhờ ở hai tính chất là gạo đất Ninh Hòa thơm ngon và tay nghề của dân Bình Định cao nên bún Ninh Hòa nổi tiếng từ thuở quê hương Khánh Hòa mới thành lập. Từ thủ phủ Th ái Khang (Ninh Hòa) nghề bún được truyền đi khắp tỉnh. Tuy vậy hằng ngày bún làm tại Ninh Hòa vẫn được các nơi mua về nhiều hơn là chế biến. Nha Trang cũng vậy. Bún Ninh Hòa thì nổi tiếng song vì đường xá xa xôi, phương tiện hiếm hoi nên bún trở thành một món ăn khá đắc tiền. Nha Trang là nơi hội tụ nhiều thương gia nên việc cung cấp bún cho khu hội tụ này có phần đầy đủ. Tuy vậy bún vẫn còn là món ăn dành cho người phong lưu. Mừng mẹ vào thăm, nàng Di chưa kịp nấu cơm thì anh Bốn đi biển về. Sẳn có bún của mẹ đem vào chị Di làm bún nước mắm cho mẹ và chồng ăn. Sẳn bụng đang đói, bún ngon và nước mắm dằm ớt tỏi vừa miệng, anh Bốn ăn no nê rồi tìm chổ nằm ngủ ngay một giấc. Từ hôm đó anh luôn luôn nhắc nhở đến bữa ăn bún nước mắm tuyệt vời trong buổi viếng thăm của bà mẹ vợ. Biết được ý chồng mỗi tuần chị Di đều mua bún để anh Bốn ăn điểm tâm trong lúc đi biển về. Một hôm, đi biển về với một mẻ cá ngừ lớn được chủ ghe chia cho một con nặng hơn hai ký, anh Bốn đem về cho chị Di. Vừa mừng vì được cá ngon vừa thương chồng đem về niềm vui cho vợ, chị Di đem kho cá theo phương thức đặc biệt của quê hương Bình Định. Đó là kho cá ngừ với mắm muối gia vị trong một thời gian khá lâu. Ban đầu đổ nhiều nước và nấu cho đến khi sôi rồi bớt lửa và để lửa riu riu cho đến khi nước gần cạn. Trong nồi cá kho luôn luôn Cá Tắm Nắng , 27 có nhiều trái ớt chín màu đỏ thắm dài trên một ngón tay. Anh Bốn thích ăn cay nên rất thích ớt còn chị Di không ưa cay nên nồi cá chỉ có hương vị của trái ớt kho mà ít đi vị cay của ớt nấu. Bữa ăn cá đầu tiên là bún cá. Chị Di ra chợ mua về hai ký bún và một ít rau thơm. Th ường ngày thì bún chan nước mắm. Hôm nay nước cá ngừ thay nước mắm và có cả thịt cá kèm với rau thơm. Th êm một lần nữa anh Bốn cảm thấy việc ăn uống ngoài việc no bụng còn có sự ngon miệng. Cứ mỗi bát bún, chị Di chan cho anh thật nhiều nước và dằm vào bát một trái ớt sừng đỏ thắm và mềm mại. Vị cay của trái ớt sừng khác hẳn với vị cay của trái ớt bay. Câu tục ngữ “ớt bay cay hơn ớt bị” (ớt bị là trái ớt lớn thường có tên là ớt sừng) lúc này không còn giá trị nữa vì anh được ăn nguyên cả một trái ớt sừng trong một bát bún. Th ú vị nhất là nước cá kho vừa miệng ăn và thỉnh thoảng anh lại đưa bát lên húp một ít nước cá sau khi lùa vào miệng những sợi bún mềm mại. Ăn bún mà được húp nước cá thì mới thưởng thức trọn vẹn cái thú ăn bún cá. Đây là một bữa ăn bún cá khô. Tuy có nước cá song vẫn được gọi là khô vì nước cá chỉ thay cho nước mắm để ăn bún. Bữa ăn thật đạm bạc, rau thơm gồm những lá é tía, rau thơm, rau húng dũi mà đầy hương vị. Chất thơm của rau làm đậm đà thêm vị mặn mà đằm thắm của nước cá ngừ và thịt cá ngừ đã được kho rục thấm tháp gia vị. Th ịt cá ngừ, nhất là nước cá ngừ kho, mặn mà hơn bất cứ một loại cá kho nào khác như cá thu, cá sòng, cá bạc má, cá nục v.v... Th ịt con cá ngừ càng kho lâu càng đằm, càng thấm chất gia vị vào trong thịt cá. Th ịt cá cứ như săn lại thấm đậm, mặn mà. Anh Bốn lại đâm ra nghiền bún cá ngừ vì anh cho là ăn bún cá ngừ được sướng miệng và no bụng. 28 , Quách Giao Sướng miệng và no bụng làm căn bản cho tất cả các bữa ăn của những người lao động. Nhất là đối với các ngư dân. Sống trên sóng nước họ rất mau đói và vì giữa biển cả nên việc nấu nướng không có tay đàn bà nội trợ nên dù được nhiều cá lớn, cá ngon song chỉ ăn cho no bụng nhưng sướng miệng thì rất ít khi. Chỉ có khi trở về với đất liền, bên vợ con cạnh mâm cơm dọn nơi bếp, ngồi trên chiếc đòn nhỏ ăn thoải mái món ăn do vợ nấu hợp khẩu thì anh Bốn mới thấy sướng miệng và no bụng. Một hôm ăn xong anh buột miệng: - Nếu bún cá mà được nhiều nước thì húp cho sướng miệng. Nước cá ngừ húp ít thì ít ngon mà húp nhiều thì lại mặn và khát nước. Chị Di hiểu được ngay ý muốn của anh Bốn. Ngày hôm sau, sau khi kho cho thấm cá chị bèn đổ thêm nước cho đầy trã và thêm vào một trái cà chua, vài củ hành sống và nhất là sau khi bắt xuống để ăn chị cho thêm tiêu, ớt bột và một ít lá hành xắt nhỏ. Nhìn bề ngoài thì như là một nồi canh cá song nước lại mặn mà hơn và thịt cá lại đằm vị hơn thịt cá canh, Th ịt cá canh cần bỏ vào đĩa nước mắm để mặn thêm còn cá ăn bún thì thịt cá đã thấm gia vị từ lúc còn kho trên bếp. Ranh giới giữa canh cá và nước ăn bún cá có giới hạn rõ rệt là nước canh ngọt vì cá, còn nước cá bún thì mặn mà vị cá. Nước canh có thể bưng húp mà khỏi cần cơm nhưng nước cá ăn bún nếu không có bún thì hơi mặn và không thể ngồi húp suông được. Lúc ăn bún cá anh Bốn không cần đến các món gia vị như rau sống, mắm ruốc, chanh v.v.. vì cái chính của anh là ăn cho sướng miệng và có như vậy mới thấy được chất ngọt và mặn cùng vì cay của cá và nước cá cùng với bún Cá Tắm Nắng , 29 mà không cần đến sự pha lẫn với các chất rau cỏ. Một đôi khi chị Di cũng mua về cho anh trong bữa ăn những rau sống song anh ăn không tha thiết lắm mà chỉ ưng ăn đơn thuần bún cùng với nước cá ngừ. Ăn xong anh hể hả nói cùng vợ: Mình không ăn rau sống với bún vì mình muốn thưởng thức cái ngon của bún với cá. Có rau vào dường như mất đi cái chất tinh của cá. Chị Di ngồi ngắm chồng ăn bún cá và ngẫm nghĩ câu nói của chồng thì thấy ý nghĩa vô cùng. Th ật vậy trong khi thưởng thức vị ngon trong bún cá mà còn dùng những rau để hòa đồng thưởng thức thì là vì nước bún cá không được ngon và ngọt nên cần phải lấy rau đệm vào.. Ăn bún cá không rau, thú vị như một người biết thưởng thức trà không cần phải pha thêm vào trà một ít nhụy sen, một bông lài mới hái. Trà cần phải uống riêng biệt không pha lẫn với hương thơm của hoa. Đó là lời của cha chị khi thưởng thức buổi trà ban mai. Th ân sinh của chị vốn là một nhà nho theo đoàn dân di cư lập nghiệp vì không đủ sức khỏe để làm nghề nông tang nên lấy việc dạy hoc làm sinh kế. Mẹ của chị vốn giỏi việc đồng áng nên gia cảnh vào lớp đủ ăn. Gia đình đông con nên việc chăm sóc con cái không được chu toàn nên chị sau khi theo học được vài năm từ thuở ấu thơ và khi đủ sức lao động thì ra đồng theo mẹ. Gặp khi mùa màng thất thoát, cha bị bạo bệnh mất đi chị đành phải theo gia đình người anh vào Nha Trang tìm nghề sinh sống. Gia đình người anh định cư tại Xóm Cồn và nơi đây chị đã gặp và lập gia đình cùng anh Bốn. Gia đình người anh cũng trôi dạt đi vào Nam. Gia đình anh Bốn vẫn bám lấy nghề biển và họ đã sinh được một người con gái. Một hôm nơi biển Đông xảy ra cơn bão tố. Và anh Bốn ra đi mãi không về. Vượt qua cơn đau khổ chị Di bám lấy 30 , Quách Giao Xóm Cồn làm chốn nương thân. Trong những tuần đầu tiên, khi làm cổ cúng chồng chị luôn luôn có trên mâm cúng một bát bún cá. Ngồi trước bàn thờ nghi ngút khói hương, nhìn bát bún cá chơ vơ trên chiếc bàn nhỏ hẹp chị Di nhớ đến cảnh anh Bốn ăn bún cá ngon lành và câu nói của chồng vẫn còn như vang vọng: “ăn thật sướng miệng và no bụng.” Câu nói chân chất và hạnh phúc biết là dường nào. Cuộc đời anh Bốn ngoài hạnh phúc gần gủi vợ con và vui trong nghề biển cả chỉ còn hưởng được bữa ăn bún cá cho sướng miệng và no bụng. Hạnh phúc trước mặt và đầy đủ cận mình. Nhớ đến chừng nấy nước mắt chị Di đã tràn đầy và chảy dài trên hai gò má. Các bạn và gia đình bạn anh Bốn đến tham dự các buổi lễ làm tuần cùng chia nhau bát bún cá và tất cả đều thừa nhận đó là một món ăn ngon nhất trong cả Xóm Cồn. Và cũng từ đó mỗi khi đi biển về họ lại tụ hội tại nhà chị Di để ăn món bún cá cho sướng miệng và no bụng. Và cũng để giúp đở cho chị Di có một nghề nghiệp sinh sống. Th ế là từ đó quán bún cá nơi Xóm Cồn đầu tiên được thành lập và mang tên là “quán bún chị Bốn Di” Quán bún được các anh bạn cùng chồng sau khi đi biển về đã cùng nhau hợp lực dựng nơi trước sân nhà một túp lều có liếp phên che chung quanh hai cái bàn làm bằng hai miếng ván kê trên các cây gổ đóng chéo và ghế ngồi cũng như thế. Chị Bốn Di từ chiều hôm trước đã chọn những con cá tươi xanh mới vừa do đoàn ghe đánh cá đem về và đi chợ mua các gia vị cần thiết như cà chua, hành củ, hành lá, chanh ớt v.v.. về chuẩn bị để khuya thức dậy sớm nấu món bún cá cho kịp đón các bạn chài đi biển về. Quán bún cá Cá Tắm Nắng , 31 đã thay đổi cách nấu. Nước cá có thêm nhiều gia vị như cà chua hành củ, ớt màu và nhất là có món rau sống kèm theo cho đầy đủ hương vị. Ngồi nhìn nồi cá sôi với những mảnh cà chua màu đỏ thắm bồng bềnh lên xuống lẫn lộn cùng với các miếng cá ngừ dằm đậm đà hương vị tẩm ướp, chị Di lại nhớ đến anh Bốn. Hôm nay chị tiếc không còn anh Bốn nữa để anh ấy được ăn thêm món nước cá đằm thắm hương vị và nghĩa tình này. Càng về trưa quán chị Bốn Di càng đông khách. Ngoài đám đàn ông đi biển về còn có một số chị em đã hoàn tất việc đón cá đưa ra chợ, dọn dẹp nhà cửa đón chồng, họ ra quán chị Bốn Di vừa ngồi ăn bún cá vừa bàn tán những câu chuyện xãy ra chung quanh khu vực Xóm Cồn. Từ chuyện mẹ chồng chưởi nàng dâu, chị chồng đánh em chồng đến việc nợ nần, huê hụi. Th ôi thì đủ thứ chuyện trên đời. Ăn xong họ ra về mà không quên hẹn nợ ngày mai sẽ trã. Chị Bốn Di vui vẻ chấp nhận sự ồn ào tự nhiên và khất nợ đương nhiên này. Chị vẫn xem như đó là một tình thân thuộc hàng xóm, một ràng buộc đã thành thói quen nơi Xóm Cồn này. Đứa con gái lớn lên trong niềm thương yêu của mẹ, trong không khí ồn ào náo nhiệt của một xóm chài đầy trẻ thơ ít thích học hành mà chỉ ham vui chơi cùng sóng nước. Cha mẹ chúng không có một khái niệm về tương lai của con trẻ. Họ vẫn có quan niệm như nhau là khi lớn lên, con trai thì lại đi biển và con gái thì ở nhà phụ giúp mẹ vá lưới, đi chợ bán cá. Suốt ngày chúng ít khi có mặt ở nhà chỉ mãi vui chơi cùng chúng bạn. Trẻ con từ gái đến trai, tóc tai bù xù, nước da đen nhánh áo quần áo xốc xếch. Th ường thì chúng không mặc áo ( cả trai lẫn gái) và việc dầm nước là một sở 32 , Quách Giao thích hằng ngày. Cha mẹ chúng không biết rõ chúng biết bơi tự khi nào mà chỉ biết là việc bơi lội là một trò chơi không thể thiếu được ở một xóm chài ven biển. Con gái chị Bốn Di tên Gái. Cách đặt tên thật đơn sơ và được áp dụng cho hầu hết trong xóm. Cho nên để phân biệt họ thường nói với nhau là con gái bà (hoặc chị) A, B xóm trên, xóm dưới v.v.. Cho nên dù muốn dù không tên người con gái vẫn luôn luôn được đi kèm theo tên của mẹ hoặc của cha. Đôi khi lại kèm theo tên ông bà nội hoặc ông bà ngoại. Cuộc sống của Xóm Cồn luôn luôn sống động. Khác với một làng quê, nhà này cách xa nhà khác, đất rộng người thưa, không khí thanh bình chứa đầy trong đồng xanh cây cỏ. Xóm Cồn là một xóm chài dân cư ngụ đông, nhà cất thường là tạm bợ, thiếu điều kiện vệ sinh, thiếu nước sạch, và nhất là ánh sáng. Toàn xóm đều thắp đèn dầu. Ban đêm đàn ông đi biển, đàn bà sau khi tụ họp tại một vài nhà người quen ngồi tâm sự cùng nhau rồi ai về nhà nấy yên nghỉ để ngày mai tiếp tục công việc thường ngày. Gia đình chị Bốn Di tuy công việc nấu nướng đã chuẩn bị ngay từ chiều song ngọn đèn dầu hỏa vẫn cháy sáng sau mọi gia đình khác. Con Gái đã đi ngủ từ đầu hôm mà chị Bốn Di vẫn còn lục đục với thúng rau, rổ bún.Tuy sáng cần phải dậy sớm song việc đi ngũ muộn vẫn là thói quen của chị. Nhiều đêm nằm nghe tiếng sóng vỗ ầm ì nơi mé biển chị lại nhớ đến anh Bốn vô cùng. Biển cả vẫn luôn luôn rào rạt, lòng người cô phụ vẫn luôn luôn thao thức cùng với sóng nước vơi đầy. Một hôm vào buổi chiều chị Bốn Di đi chợ Đầm Nha Trang mua thức ăn để về nấu nướng chị gặp một người quen cùng quê ở Ninh Hòa hiện đang sinh sống bằng nghề Cá Tắm Nắng , 33 may vá tại chợ Dài Nha Trang. Sau những chuyện bà con lối xóm chị kể cho bạn biết việc chị bán bún cá ở Xóm Cồn. Người bạn gái bỗng nãy ra một ý nghĩ là tại sao chị Bốn Di chỉ bán bún cá có một buổi sáng mà không bán luôn cả buổi chiều. Nghe bạn thắc mắc chị Bốn Di bèn kể cho bạn nghe việc bán bún cá cho các khách đi biển về vào buổi sáng. Còn buổi chiều thì phần đông họ phải ăn cơm với gia đình để cho chắc bụng làm việc ban đêm. Chỉ có buổi sáng là họ thích ăn bún cá để rồi đánh một giấc cho đến buổi ăn trưa. Th ốt nhiên người bạn gái bỗng chợt thoáng nghĩ đến việc bán bún cá nơi chợ Đầm vào buổi chiều. Do đó chị Bốn Di được người bạn giúp đở, dùng một nơi hiên chợ để chiều chiều chị ngồi bán bún cá. Hàng bún cá đầu tiên nơi chợ Đầm Nha Trang được khai trương. Món ăn tuy chưa phải là mới lạ song lại ngon miệng và rẻ tiền được các bà đi chợ chiều rủ nhau thưởng thức. Dần dần các người lao động chân tay như các bác kéo xe, bác đánh xe ngựa v.v.. đều rủ nhau đến thưởng thức món ngon miệng và no bụng của Xóm Cồn. Con Gái từ đó theo mẹ đi bán bún cá chợ chiều. Mẹ gánh gánh bún cá, con xách ấm nước chè xanh. Hai mẹ con hôm sớm bán hàng quên đi cuộc đời cô nhi quả phụ. Việc buôn bán có nhiều lúc đắc khách song cũng có nhiều ngày ế ẩm. Một phần vì thời tiết, một phần vì thiếu cá tươi. Trong những ngày mưa gió khách vắng đã đành còn cá biển khơi không đánh được nên nguồn cà ngừ thiếu đi và phải dùng các loại cá khác thay vào. Khác vị cá, khách hàng thường tỏ ý không bằng lòng.. Một hôm chị Bốn Di về thăm quê hương Ninh Hòa. Đi ngang qua một quán bán nem chả chị được một người quen mời vào để chuyện trò 34 , Quách Giao tâm sự. Chị phát hiện ra là cá cũng có thể làm chả như thịt và chị quyết tâm thực hiện ý nghĩ này. Vội về thăm nhà và quay ngay lại quán nem của chị bạn, chị xin được học cách làm chả nem. Người bạn vui vẻ chỉ dẫn tường tận và góp ý về cách làm chả cá. Th ế là từ đó hàng bún cá của chị Bốn Di có thêm một món chả cá. Chả cá lại dùng được cho nhiều loại cá như cá thằng lằng, cá mối, cá cờ, cá thu v.v... cho nên khi không có cá ngừ để làm bún cá chị Bốn vẫn có những nồi bún cá thơm lừng và món chả cá dòn, dai ngọt đượm mùi vị biển khơi. Th ành công trong việc đưa thêm vào hàng bún cá của mình món chả cá, công việc hằng ngày của chị Bốn Di lại càng thêm bận rộn. Do đó chị cần thuê thêm người giúp việc hằng ngày. Một người bạn góa chồng trong một buổi bão tố, được chị Bốn Di thuê về cùng chung buôn bán. Từ đó ngày cũng như đêm tiếng chày giả cá vang vang làm vui cửa vui nhà. Nhờ người bạn rất năng nổ sốc vác nên chị Bốn Di đở cực nhọc hơn. Có người gánh hàng ra chợ, chị được thong dong. Con Gái được đi đến trường và ngôi nhà được khang trang. Có nhiều người đàn ông đến viếng thăm thường xuyên và mai mối liên tiếp vào ra. Chị Bốn Di vẫn một lòng ở vậy. Nghề bán bún cá càng ngày càng trở nên phát đạt. Rồi nhiều nơi môn bún cá ra đời. Có nhiều canh tân song tiếng tăm vẫn không lấn được hàng bún cá của bà Bốn Di ở Xóm Cồn và chợ Đầm Nha Trang. Khách đến ăn vẫn ngồi trên ghế tre dài bên chiếc bàn gổ đơn sơ nhưng hương vị của tô bún cá như cùng với thời gian thêm đậm đà hơn. Trải dài theo năm tháng, Xóm Cồn càng ngày càng đông đúc nhà cửa và con người, song không thể trở thành Cá Tắm Nắng , 35 một khu đô hội được. Chỉ có một vài chủ ghe xây cất nhà ngói, một vài gia đình buôn bán vật liệu phục vụ ngành lưới cá đồng thời với nhu yếu phẩm hằng ngày là phát đạt. Còn những gia đình có chồng là trai lưới bạn, là thợ lái thuyền và vợ là kẻ chạy rổi, người vá lưới v.v.. thì tháng năm vẫn dầm sương dải nắng ngoài biển cả, trong đất liền vẫn sống trong cảnh thiếu thốn vay mượn hàng ngày để đợi đến kỳ chủ ghe trả công thì vui vẻ mua sắm và trả nợ cũ đã vay mượn. Túp lều tranh có thể trở thành ngôi nhà tranh rồi lợp ngói song vẫn không bao giờ trở thành một ngôi biệt thự khang trang nơi Xóm Cồn. Chị Bốn Di già đi và ngôi hàng bún cá được con Gái cùng chồng kế nghiệp. Người ăn đến cũng đông như ngày trước. Và phong cách bài trí nhà hàng cũng khác xưa cùng với nhiều sự thay đổi trong cách chế biến sao cho hợp với khẩu vị của thực khách. Chị Bốn Di. về già không còn ở nơi Xóm Cồn nữa mà về quê Ninh Hòa sống một cuộc đời cô quạnh trong ngôi nhà của cha mẹ để lại. 36 , Quách Giao Cá Tắm Nắng , 37 Sứa Kim Trận bão số 5 gởi đến Nha Trang một trận mưa chiều vừa đủ báo hiệu có đôi chút ảnh hưởng. Cơn mưa chiều gây lạnh vào đêm. Cái se lạnh đủ để kéo dài giấc ngủ vào thời gian gần sáng. Hôm nay chúng tôi có dịp ra hòn Cá Tắm Nắng. Chiếc thuyền gắn máy đuôi tôm chở chúng tôi chạy êm trên mặt biển lặng sóng. Hòn Cá Tắm Nắng sau cơn mưa chiều như khoát trên mình một lớp áo mới. Mặt đá long lanh và mát dịu hơn… Những đám mây nơi chân trời dần dần tan biến vào không gian. Mặt trời nhô dần lên mặt nước. Không gian bao la, ánh hồng rực rỡ. Mặt biển Nha Trang như chưa hề có dấu hiệu ảnh hưởng của trận bão. Cơn mưa chiều hôm qua làm dịu đi nhiệt độ của ngày hè. Biển yên lặng, bầu trời đỏ hồng, ánh mặt trời dịu dàng sưởi ấm biển khơi. Chúng tôi đồng lòng cùng nhau tắm sáng. Ảnh hưởng của trận mưa hôm qua nên mặt biển được trải một lớp nước lạnh.. Vừa nhúng mình vào nước chúng tôi đã rùng mình. Bơi vận động vài mét lại thấy mát lạnh. Một vài phút sau khi lặn ngụp, sự thấm mát làm khoan khoái trong người. Phần dưới mặt biển nhiệt độ ấm áp. Cơ thể con người được nhúng trong hai phần ấm lạnh. Bên 38 , Quách Giao dưới từ ngực trở xuống ấm áp dể chịu. Bên trên cái lạnh dễ dàng chấp nhận đang xoa mát cơ thể. Vì nhiệt độ phân hai nên chúng tôi đồng loạt bơi đứng để cơ thể nhận được nhiều nước ấm. Mặt trời lên cao, nước biển càng thêm ấm áp. Nước biển trong vắt, nhìn thấy rõ làn cát trắng dưới chân bơi. Đang mải mê vùng vẫy bỗng nhiên một người trong chúng tôi thốt lên: Trong nước biển có cái gì chích đau quá. Mọi người lặn xuống nhìn vào làng nước trong veo. Không một bóng cá, không một cọng rêu. Nước biển trong xanh và mát dịu. Ánh mặt trời nồng ấm trên da mặt. Biển vẫn êm dịu nồng nàn. Tôi vì đã lớn tuổi nên bơi gần thuyền. Nghe tiếng kêu, tôi vội nắm lấy giây neo đu mình lên cao nhìn quanh vùng tắm. Mặt biển vẫn lặng yên, nắng vàng vẫn chói chang. Tôi lại nắm lấy giây neo lặng sâu xuống nước. Biển vẫn một màu xanh trong vắt, làn cát trắng nằm trải dài yên lặng mênh mông. Không thấy một tăm cá. Tôi ngoi mình lên nói lớn: “Không hề thấy một hiện tượng nào khác lạ”. Mọi người vẫn tiếp tục vùng vẩy trong làn nước xanh. Để cho yên tâm tôi lại lấy hơi lặn xuống bể sâu quan sát. Không một vật thể gì làm tôi nghi ngờ. Không một hiện tượng nào khiến tôi lo sợ. Sau một vài lần lặn sâu quan sát tôi quyết định lặn một lần chót rồi tiếp tục tắm. Trong lần lặn quan sát này tôi chợt thấy từ xa một làn mây mờ phơ phất quanh hòn Cá Tắm Nắng. Làn mây mờ khi có khi mất, khi ẩn khi hiện. Tôi lội lên mặt nước để nhìn rõ khi tưởng rằng đó chỉ là bóng mây thấp thoáng dưới mặt biển. Nhưng không có hiện tượng nào trên không cả. Bầu trời trong vắt, màu xanh giữa trời biển vẫn hòa đồng. Mặt trời vẫn chói lọi trên không trung. Cá Tắm Nắng , 39 Bỗng nhiên một bạn trai đang bơi lội từ xa thảng thốt la lên: “Có sứa các bạn ơi! Lên ngay thuyền! Lên ngay thuyền!” Cả nhóm như vừa nghe báo tin có cá mập, hốt hoảng bơi vội về thuyền. Tiếng anh bạn từ xa vẫn vang lên: “Đúng là có sứa rồi! May là sứa kim thôi.” Anh từ từ bơi về thuyền. Một làn sương mõng bao quanh lấy vùng anh đang bơi. Bỗng nhiên anh thấy khắp người như có muôn ngàn mũi kim châm khắp nơi. Đau buốt như đang lặn trong vùng có nhiều bụi gai. Cảm giác đau song vẫn còn chịu đựng được. Anh ngẩn cao đầu và bơi ếch về thuyền. Làn sương dưới nước vẫn bao quanh anh. Cảm giác như kim châm vào thân thể càng lúc càng sâu đậm. Chừng như không chịu nổi nữa anh kêu lớn: Cứu hộ! cứu hộ! Anh tài công vội vàng cho nổ máy. Tuy nhiên máy lại không nổ. Th uyền chòng chành. Neo đã được vớt lên. Và thuyền lại trôi ra xa đảo. Hoảng hốt tôi ném vội chiếc phao cứu hộ về phía anh bạn. Còn cách một khoảng xa. Anh bạn vừa bơi vừa kêu cứu. Trong cảnh hốt hoảng này chúng tôi hoàn toàn bất lực. Máy không nổ, thuyền lại trôi xa, tiếng anh bạn lại nổi lên rõ mồn một giữa trời nước bao la. Mặt trời vẫn chói lọi, gió lại thổi hiu hiu. Không một ai tin rằng sự cố lại đến giữa lúc yên thắm này. Nghe bạn kêu cứu mà không có được một nổ lực nào cứu giúp. Dù biết rằng chưa đến nỗi nào hiểm nguy cho bạn song tình yêu bạn vẫn thiết tha trong hoàn cảnh này. Tự nhiên miệng ai nấy đều thốt ra câu tụng niệm: “Nam mô cứu khổ cứu nạn Quán Th ế Âm Bồ Tát”. Câu tụng niệm tuy nhỏ nhẹ song như đồng vọng khắp biển khơi. Hòn Cá Tắm Nắng như xao xuyến lay 40 , Quách Giao động.Tâm hồn tôi vững chắc hơn trước cơn hiểm nguy của bạn. Tất cả đều hướng về vùng biển của bạn đang vùng vẫy. Tiếng tụng niệm được tiếp sức bằng tất cả những tấm lòng thương mến bạn. Bỗng nhiên một hiện tượng lạ lùng xãy ra trước mắt chúng tôi: Nơi bạn tôi đang bơi có từng đợt sóng nhè nhẹ nổi lên rồi xoáy thành những vòng tròn nhỏ. Bạn tôi đang bối rối hãi hùng bỗng nhiên yên lặng và lặng lẽ bơi một cách thong thả. Tiếng kêu cứu im bặt. Bầu trời trong xanh vần yên thắm nồng nàn. Khi kéo được bạn tôi lên thuyền, khắp mình anh đều đầy những vêt kim đỏ như anh đang mọc ban sưởi. Anh cho biết không còn cảm giác đau xót nữa mà đang trở sang tình trạng ngứa ngáy. Th eo kinh nghiệm đã đọc trên sách báo điện tử chúng tôi xối nước biển lên khắp người anh bạn và dùng khăn ướt xoa nhẹ lên khắp các vùng bị sứa chích. Lúc này máy nổ của thuyền đã khởi động được. Th uyền chạy vội vào bờ. Ghé nơi bờ gần Hòn Đỏ chúng tôi hái vội những lá rau muống biển đem vào đất liền giả lấy nước bôi lên các vết chích. Một ngày sau anh bạn lành hẳn không còn ngứa nữa và ngồi kể lại câu chuyện anh bị sứa chích như thế nào: Trước tiên khi đang úp mặt bơi tôi chợt thấy thoang thoáng dưới lòng biển có một làn sương mỏng trôi vật vờ. Tôi nín hơi lặn sâu xuống thì không trông thấy làn sương đó nữa. Tôi định bơi về cùng các bạn thì bỗng nhiên thấy đau nhói hai bên đùi và dưới bàn chân. Tưởng rằng mình vừa đụng phải một nhánh gai trôi dạt nào đấy nên tôi đổi hướng bơi và rồi cảm thấy đau khắp các nơi trên cơ thể. Lúc này tôi chợt nhớ ra là có lẽ mình bị sứa biển “quất” rồi. Không có cảm giác nóng rát nên tôi biết chắc là sứa kim chớ không Cá Tắm Nắng , 41 phải sứa lửa. Tôi kêu lớn lên để các bạn đề phòng.Tôi vẫn tưởng là chỉ có một vài con sứa thôi đâu có ngờ nó nhiều đến kết thành một đám mây mỏng. Khi bị chúng cùng đồng loạt tấn công tôi đã mất tinh thần và kêu cứu hộ. Tuy nhiên tôi vẫn cố gắng bơi về thuyền. Nhìn về thuyền tôi thấy thuyền đã trôi xa và các bạn trên thuyền đều hốt hoảng. Tôi biết là đã có sự cố gì xãy ra. Tự nhiên tôi niệm tụng “Nam mô cứu khổ cứu nạn Quán Th ế Âm Bồ Tát”. Tai tôi nghe âm vang câu tụng niệm này khắp cả bầu trời.Và lạ lùng thay các bạn ạ, bên dưới vùng nước tôi bơi bỗng nhiên xuất hiện một đàn cá liệt con đông đến hàng ngàn hàng vạn con. Chúng ồ ạt tấn công đám mây sứa. Trong phút chốc tôi không còn cảm giác đau đớn nữa và lòng nhẹ lâng lâng. Đám cá liệt con đến quá mau và tan đi cũng mau chóng. Chúng như đến để thổi tan đám mây sứa chớ không phái để ăn đám sứa này. Chúng tôi bồi hồi im lặng. Chỉ người trong cuộc mới có những cảm nhận về sự nhiệm màu thiêng liêng này. 42 , Quách Giao Cá Tắm Nắng , 43 Dấu chân trâu trênXứ Trầm Hương Nhà thơ Quách Tấn có câu: Khánh Hòa là Xứ Trầm Hương Non cao biển rộng người thương đi về Hai câu này đã trở thành ca dao của tỉnh Khánh Hòa. Non cao biển rộng là hình thế địa linh và người thương đi về là tình dân dã. Nhân năm Kỷ Sửu, chúng ta thử lần xem dấu vết trâu được ghi lại trên Xứ Trầm Hương như thế nào. Trước tiên nói về núi: Đó là dãy Núi Đồng Bò. Sách Đại Nam Nhất Th ống Chí gọi là Hoàng Ngưu Sơn, ở phía đông nam thành phố Nha Trang. Núi lập thành một dãy dài hàng trăm dặm chạy từ huyện Diên Khánh đến Nha Trang rồi vào Cam Ranh. Núi không cao, nhưng hiểm trở, chạy sát ra biển đông. Đỉnh cao nhất 978 mét, ngọn nằm sát biển cao 643 mét, cây cối rậm rạp có nhiều thú dữ. Dưới chân núi có một cánh đồng mang tên là Đồng Bò. Do đó núi có tên là núi Đồng Bò. Th uở trước nơi này có nhiều bò hoang sinh sống nhờ cánh đồng liên thông với 44 , Quách Giao rừng trong núi, có nhiều cây cối rậm rạp và thú dữ tập trung về đông đúc. Bò dần dần bị tiêu diệt. Trong bầy thú dữ có một nhóm cọp chuyên săn bắt bò. Cầm đầu là một con cọp chúa sống trên vài trăm năm, to lớn dị thường và bị què hết một chân nhưng nhanh nhẹn vô cùng. Sau khi bò hoang trên cánh đồng không còn đủ cung cấp thức ăn cho cọp, chúng bèn xuống làng xóm bắt gia súc và người. Năm 1793, trấn thủ thành Diên Khánh là Nguyễn Văn Th ành tướng của Gia Long được tin cọp dữ, đem quân săn bắt song không thu được kết quả. Sau đó phải nhờ vào sự cầu đảo bà Th iên Y A Na mới bẫy được hổ. Từ đó tên núi nơi bắt được hùm có tên hòn Cầu Hùm được thường xuyên nhắc đến. Hiện nay tuy vùng Đồng Bò không còn dấu vết xưa nhưng vẫn được người dân Nha Trang nhắc đến khi đi du lịch ngang qua vùng sông Lô. Cạnh Đồng Bò còn có một vùng lịch sử: đó là Đồng Châu. Nguyên khu vực này là cánh đồng hoang vu thuộc huyện Hoa Châu trước kia và sau được nhập vào huyện Phước Điền. Th ời Tự Đức (1847-1883), khi Gia Định mất, rồi 6 tỉnh miền Nam mất theo thì một số sĩ phu không đội trời chung với giặc bèn bỏ ra Khánh Hòa khai hoang lập ấp được gọi là phong trào Tỵ Địa và được người địa phương tôn xưng là “Nam Trung Nghĩa Sỹ”. Cầm đầu nhóm người này là ông Nguyễn Bá Trinh. Còn về dưới biển... thì có Vũng Trâu Nằm. Vũng Trâu Nằm ở phía đông bắc Khánh Hòa, nằm trong vịnh Vân Phong. Đây là một vịnh rộng lớn, phía bắc có bán đảo Bàn Sơn dài gần 30 cây số làm cánh cửa che gió bấc và bán đảo Phước Hà dài trên 20 cây số làm cánh chắn gió nam. Vịnh Vân Phong là một vịnh chẳng những có giá Cá Tắm Nắng , 45 trị về địa lý, kinh tế mà còn có nhiều thắng cảnh đẹp. Vũng Trâu Nằm là một. Tại đây có một cồn đá nằm giăng ra bốn phía ở dưới mặt nước; khi thủy triều xuống thì lưng đá nhô lên xa trông như một đàn trâu nằm tắm, sóng gợn chung quanh. Đại Nam Nhất Th ống Chí gọi là cồn đá Ngọa Ngưu (Trâu Nằm). Như vậy Xứ Trầm Hương phía bắc có Vũng Trâu Nằm giỡn nước trong vịnh Vân Phong, phương nam có núi Hoàng Ngưu và cánh Đồng Bò. Còn truyền tích trong dân gian về trâu thì có gì? Trước tiên là câu chuyện Bà Xã Mập ở làng Phụng Cang xã Ninh Quang huyện Ninh Hòa. Bà Xã Mập một hôm ra thăm đồng trông thấy một con trâu cò (trâu có lông màu trắng) đang râm vào ruộng phá lúa. Bà nổi giận chạy đến nắm lấy đuôi trâu mà đánh. Trâu liền kéo bà nhảy xuống con suối Bàu Sấu bên cạnh là một con suối vừa sâu vừa rộng có tiếng là nhiều cá sấu vốn được coi là một chốn linh thiêng. Th ấy bà không về, người nhà thuê người lặn tìm song không dấu vết. Tưởng là chết rồi cả nhà lo để tang. Không ngờ bốn hôm sau bà trở về. Hỏi thăm duyên cớ. Bà chỉ đáp rằng câu chuyện không được nói ra, nếu còn muốn sống. Làng xóm và gia đình năn nỉ mấy bà cũng không hé răng. Một hôm vì cầm lòng không được nên bà cho mời bà con làng xóm đến dự một tiệc tiễn đưa bà về bên kia thế giới sau khi nghe câu chuyện do bà kể: Khi trâu cò bỏ chạy thì tôi định thả đuôi ra song tay lại bị dính chặt. Trâu nhảy xuống nước, tôi đành nhắm mắt chờ chết. Hai bên tai nghe vù vù gió thổi. Một lát sau mở mắt ra thì thấy mình đang đứng trước một dinh thự nguy nga và được hai người lính dẫn vào một sân vườn rộng mát trồng 46 , Quách Giao đầy hoa thơm cỏ lạ. Một ông quan uy nghi lẫm liệt truyền lệnh cho tôi vào… Vừa kể đến đó thì bà Xã Mập lăn ra tắt thở… Tiếp theo là câu chuyện đàn trâu của nhà sư chùa Vạn Th iện. Chùa ở thôn An Ninh, xã Diên An, huyện Diên Khánh. Trụ trì là sư Th iệt Vinh. Đại sư có người đệ tử tên Keo hiệu Th iện Khoáng quê Bình Định vào chùa xin ở chăn trâu. Chùa nuôi đến hàng trăm con trâu mà chỉ mỗi một mình thầy Keo chăn giữ. Sáng sớm lùa trâu vào ăn trong núi, chiều đến lùa trâu về mà trên lưng mỗi con trâu đều có một bó củi. Một hôm đại sư Th iện Khoáng cho trâu về sớm và vào bếp xem một bà lão nấu dầu chay bằng hột dầu tía. Vì kiêng cử người lạ, nên thầy bị phạt phải đứng khuấy dầu. Không dùng cây để khuấy mà thầy Keo lại dùng đôi tay trần để khuấy dầu sôi.Việc lạ này được trình lên sư trụ trì. Từ đó thầy Keo không còn đi chăn trâu nữa mà chỉ lo học tập kệ kinh. Trâu không người chăn, nhưng sáng nào cũng vẫn kéo nhau vào núi và chiều về vẫn chở củi trên lưng. Mọi người đều tin là ngài Keo có tài điều khiển trâu bằng tâm ý ở xa. Mấy tháng sau thì đại sư nhịn ăn và xin sư phụ được hoá thân. Ngoài số củi do trâu mang về đại sư Kheo xin người trong thôn mỗi người một bó củi. Trong số người cho có một số không vui lòng. Trước khi lên giàn hỏa, đại sư nguyện sẽ để lại một vật mọn tặng dân làng. Khi hỏa táng xong, người trong chùa đến nhặt xá lợi thì chỉ nhận được một chén chung cổ trong đựng một móng tay còn tươi không một chút tro bụi. Đó là kỷ vật biếu cho dân làng. Ngoài ra, còn một vài bó củi lửa không hề bén đến. Ai nấy Cá Tắm Nắng , 47 đều biết rằng đó là củi của những người không thành tâm cúng dường. Hòa thượng bổn sư phong cho đại sư danh tự là Linh Phù. Bầy trâu, sau khi đại sư viên tịch không còn ai trông nom, cho nên lần lượt kéo nhau vào núi và không trở về chùa nữa. Trong câu chuyện có con trâu trắng và con trâu đen. Trâu trắng chỉ trâu thần. Còn trâu đen chỉ sinh vật được nuôi dưỡng. Điều này khiến liên tưởng đến chuyện 10 bức tranh chăn trâu của phái Đại Th ừa và phái Th iền Tông. Tranh Đại Th ừa vẽ con trâu đen, nhờ phép tu “Tiệm” mà tiến từng nấc một lên đến giác ngộ cũng như con trâu đen nhờ dìu dắt mà trở nên thuần thục và lớp da trắng lần. Còn bức tranh Th iền Tông thì có khi vẽ trâu đen có khi vẽ trâu trắng. Trâu trắng là để chỉ “bạch ngưu xa” là Phật thừa, chính là cái tâm đại giác viên mãn của Phật. Con trâu của Th iền không thay đổi màu lông. Đó là phép tu “Đốn”, phép này dạy rằng người ta thành Phật là thành ở nội tâm, “hoát nhiên” mà thành, không phải lần hồi theo cấp bậc. Câu chuyện trâu đen, trâu trắng nơi Xứ Trầm Hương cũng mang đầy ý vị của Phật gia. 48 , Quách Giao Cá Tắm Nắng , 49 Dưới đêm sao Xóm Nước Nóng thuộc xã Xuân Quang II, huyện Đồng Xuân tỉnh Phú Yên. Cơn lũ cuồng sau trận bão số 11 đã tràn qua nơi này và đã xóa sạch dấu vết của một thôn xóm gồm có 38 ngôi nhà, vườn cây, ruộng mía, nương khoai. Giờ đây chỉ còn một bãi cát mênh mông, đôi cây dừa còn sót lại, những gốc xoài sạch hết lá và những chòm cây xơ xác không biết tên họ vì chỉ còn có nhánh và gốc cùng rễ nằm nghiêng ngã. Cát đã phủ che thành những bức tường cát. Chúng tôi sau khi chứng kiến trên đường đi đến nơi này, những đoạn đường bị cơn lũ lụt phá vỡ, nhìn cây cầu sắt La Hai cao cách mặt đường cái quan trên 4 mét còn phơ phất những cành cây, rác rến mà cơn lũ tràn qua đã để lại. Và nhất là cảnh tiêu điều của xóm làng, đồng ruộng dọc theo con đường tỉnh lộ từ quốc lộ 1 đến thị trấn La Hai thuộc huyện Đồng Xuân. Qua khỏi trụ sở xã Xuân Quang I, nơi có cơ quan tiếp nhận tặng phẩm cứu trợ, chúng tôi đi bộ theo con đường trải xi măng đến bờ đê nước tràn, đã khô cạn. Con đường và bờ đê như được bắc qua một khúc sông cạn khô nước. Trải dài là bãi cát khiến khách qua đường có thể ngộ nhận đây là một dòng sông đã cạn khô từ lâu. Sự thật trước đây là một khoảng đồng ruộng đã bị cát lấp sau cơn lũ lụt. 50 , Quách Giao Đến tận nơi, thấy tận mắt lòng mới thấm thía câu “máu chảy ruột mềm”. Chúng tôi đến xóm Nước Nóng lúc 6 giờ chiều. Qua khỏi con đường tráng xi măng chúng tôi dừng lại trước một trại tre che tạm bằng bạt nhựa, trước đây dùng để đặt 17 cỗ quan tài đựng thi thể của các nạn nhân trong tai nạn nước lũ ngày 3 tháng 11 năm 2009. Trong lều chỉ còn các khúc đòn kê hòm và các đèn ly đã cạn khô dầu, đứng xếp hàng một cách cô quạnh, lẻ loi. Nhìn bao quát, địa thế tại đây trông như một lòng sông đã khô cạn chỉ còn lại cát trắng và rác rến. Không một vết tích của sự sống, không một lùm cây bụi cỏ. Th ực vật còn lại chỉ có một vài cây dừa xơ xác lá, có cây đã mất ngọn trơ vơ vươn thân trên nền trời xám nhạt… Qua bãi cát đến một gờ cát, vào sâu cũng là bãi cát, chúng tôi mới thấy được hai ngôi nhà còn sót lại đứng cách xa nhau như đang hờn dỗi. Nhà chỉ còn lại vách, cửa lớn cửa nhỏ đều bị nước cuốn trôi. Chung quanh còn lại một vài gốc tre và gốc xoài chỉ có gốc và rễ. Cảnh quan giống như cảnh một làng bị bom B52 hủy diệt. Cảnh bị bom còn để lại vết tích của các hố bom nhưng ở nơi này hôm nay chỉ toàn cát trắng phẳng lì đến ghê rợn. Người dẫn đường đưa chúng tôi đến một khu cát phẳng, lưa thưa một vài cây dừa và chỉ dưới chân: Nơi đây là khu xóm Nước Nóng còn có tên gọi Triêm Đức thuộc xã Xuân Quang 2 huyện Đồng Xuân tỉnh Phú Yên. Nước lũ đã tàn phá, cuốn đi tất cả. Những gì còn lại vĩnh viễn bị chôn sâu dưới hai mét cát. Một sự yên lặng bao trùm, một không khí nặng nề vây kín. Không một tiếng gà kêu, chó sủa. Một cánh đồng cát trơ trọi quạnh hiu. Chúng tôi quyết định tìm gặp những người còn sống của gia đình người bị nạn. Cá Tắm Nắng , 51 Gia đình này chỉ có hai ông bà còn gia đình hai người con trai đều ở riêng. Người con cả ở tận làng Xuân Quang 2. Người con trai thứ hai tên Tân cùng vợ, 2 con ( một trai một gái )ở nhà riêng cùng trong khu vườn của bố. Gia đình sống bằng nghề nông. Ngày mùa trồng lúa, khoai và mía. Nhà có nuôi heo, nuôi bò. Quanh năm vừa đủ giáp hạt. Chiều 3 tháng 11 cơn bão đổ bộ vào Phú Yên. Nhờ được chính quyền loan báo trước nên gia đình chuẩn bị tinh thần ứng phó cùng bão. Phía Bắc xóm có một con sông. Nước quanh năm đủ để tưới mát cánh đồng và ruộng vườn trong xóm. Mùa đông nước lũ cũng tràn về song chỉ đủ để cô lập xóm Nước Nóng với xóm lân cạnh. Nước ngập chỉ trong vòng nhiều nhất là hai ngày. Người con trai vốn tính lo xa nên lùa bò định lội qua sông gởi ở nhà người anh cả, nhưng đến bờ sông thì thấy nước đã tràn bờ bèn lật đật quay về. Chạy thẳng qua nhà cha mẹ lo giúp mẹ cha thu dọn đố đạc tránh lụt. Ông bà vốn chẳng có gia sản gì nhiều lắm nên yên tâm. Đêm hôm đó nước lũ bỗng ào ạt tràn về. Trong chốc lát nước vây quanh rồi cuồn cuộn đổ vào thôn xóm. Ban đầu ông bà lên bàn tránh nước ngập và cuối cùng phải lên tạm trú ở chuồng cu để rồi cùng bị nước cuốn trôi với ngôi nhà. Gia đình người con trai thứ cũng sống trong tình trạng như cha mẹ. Hai vợ chồng mỗi người ôm chặt trên mỗi ngọn dừa. Hai đứa con đã trôi theo dòng nước. Sáng hôm sau, giữa trời nước mênh mông không một bóng người, một bóng ghe thuyền. Vẫn bền gan, hai vợ chồng bám chặt lấy thân dừa, bình tâm chờ đợi cứu hộ. Trong thời gian này, mọi sự lo âu không còn, chỉ còn lo tự cứu lấy mình. Mọi sức lực tự nhiên tăng trưởng giúp cho họ bám chặc lấy thân dừa dù trời vẫn mưa nặng hột. Chiều hôm sau nhờ có ông 52 , Quách Giao Sáu ở làng Xuân Quang 2 chèo chiếc ghe nhỏ đi cứu trợ bắt gặp. Vừa chèo ghe ông vừa hú lên để gọi những người còn sống sót. Khi nhận được tiếng hú đáp lại ông liền chèo ghe ghé lại. Mỗi lần thuyền ông chỉ đón được hai người. Sau khi đưa người bị nạn vào bờ ông lại tiếp tục chèo thuyền đi tìm người gặp khác. Hai vợ chồng anh Tân được cứu vớt cuối cùng. Đêm hôm đó anh Tân trong giấc ngủ chập chờn đã nghe tiếng cha gọi cầu cứu. Anh nghe rất rõ ràng tiếng cha mình bảo phải ra hướng tây cạnh bên gốc tre để cõng mình về song vì đêm tối dày dặt và nước ngập mênh mông không biết đâu mà lội nên anh đành gạt nước mắt nằm chờ đến sáng hôm sau. Trời vừa tảng sáng anh vội lội đến gốc tre ở cạnh vườn nhà thì gặp được xác cha nằm kẹt trong chòm rễ tre trốc gốc. Vừa mang được xác cha về anh như bị thôi thúc bằng một bản tính tự nhiên của tình thiêng liêng máu mủ, anh lội thẳng về hướng cha bị nạn và gặp được xác hai con. Đau thương quá lớn lao song sự trùng phùng hi hữu này giúp anh có thêm nghị lực tiếp tục lội tìm thêm xác mẹ. Nhưng than ôi! Th i thể mẹ vẫn chưa về cùng với chồng và hai cháu. Bỏ cả ăn uống, quên cả mệt nhọc gia đình anh sau khi lo chu toàn đám tang cha và hai con, anh lại lặn lội đi tìm thi thể mẹ. Xóm Nước Nóng gồm 47 gia đình, có 38 căn nhà bị nước cuốn trôi, và 18 người bị tai nạn. Th i thể được tìm thấy là 17. Vẫn còn thi thể bà mẹ anh Tân. Huyện và tỉnh tăng cường bộ đội và công an có chó nghiệp vụ về giúp địa phương săn tìm thi thể song đến nay vẫn chưa có một dấu vết nào. Hôm chúng tôi đến sự tìm kiếm được tăng cường thêm một nhóm người trong đoàn thầy Th ích Tâm Nhẫn ( thầy nhất bộ nhất bái ) đang hành lễ trên đèo Cả cùng Cá Tắm Nắng , 53 xuống làng tham gia tìm kiếm. Những con mương, hốc đá tuy đã bị cát phủ kín đầy vẫn được đoàn kiên nhẫn dùng cuốc xẻng moi lên tạo thành những đường hầm, hố sâu bên cạnh các gốc cây bụi tre trốc gốc. Những người nổi danh về thuật giao cảm để tìm những hài cốt đã thất lạc từ xa xưa, cũng được kêu mời giúp đỡ. Tuy nhiên đã 11 ngày rồi mà vẫn chưa tìm được một vết tích nào. Bên lề đường vào xóm, chiếc quan tài màu đỏ vẫn nằm chờ đợi dưới nắng mưa. Gia đình của hai người con vẫn lang thang đi khắp nơi tìm thi thể mẹ, đàn chó nghiệp vụ vẫn không ngửi thấy một mùì hôi thối nào từ một nơi khuất kín trong bãi cát vắng lặng mênh mông. Đêm nay, trên trời sao mọc đầy song ánh sáng lại dường như lu mờ, không khí như đậm đặc lại và nhất là không một gợn gió thổi về.. Không gian bao trùm sự cô đơn vắng lặng, không phải là sự xa vắng của một nơi không người mà là sự đơn độc như có mùi một nghĩa trang hoang vắng. Không còn một cành củi khô để nhóm lên ngọn lửa đêm tụ hội của một sự sinh hoạt về đêm. Mọi người ngồi bên nhau thành một vòng tròn và thắp lên leo lét vài ba ngọn nến. Th iếu đi ánh lửa bập bùng, lòng ta thấy như thiếu đi ngọn lửa ấm cúng. Những lúc nầy con người mới thấy ánh lửa là vô cùng quí giá. Lửa không những sưởi ấm thân thể mà còn sưởi ấm tấm lòng đang quạnh quẽ. Một sư nữ trong nhóm chùa Từ Tôn Hòn Đỏ cất tiếng hát lên một bài hát ca tụng tình mẹ của một Phật tử. Bầu trời đặc quánh cô đơn như loãng ra và tiếng vỗ tay như lay động ngàn sao với nhịp lòng của mọi người. Rồi có những bài hát tiếp theo, toàn là những bài hát của Phật giáo. Âm thanh trầm lắng như hòa nhịp cùng màu trời bàng bạc dưới 54 , Quách Giao muôn ngàn ánh sao. Từ nơi phương xa một con đom đóm mang đến một đóm lửa xanh lè bay trên đầu các Phật tử một vài vòng rồi chìm mất trong đêm hiu quạnh. Từ nơi thôn xa có một vài ánh đèn chập chờn trong đêm. Một lát sau có những người dân xóm Nước Nóng nghe tin có đêm cầu nguyện tại nơi đây cho nên họ lần lượt tập trung độ 20 người và cùng ngồi hòa chung với đoàn cứu trợ. Bầu không khí trở nên linh hoạt, có tiếng reo cười, có tiếng vỗ tay và nhất là những bài đồng ca, tập thể. Bầu trời sao như hạ thấp xuống, nhiều ngọn nến được thắp sáng thêm lên. Đêm sinh hoạt để tưởng nhớ đến những người đã khuất bỗng nhiên trở nên sinh động vui vẻ. Mọi người quên đi là mình đang ngồi trên một thôn xóm bị lũ lụt cuốn mất, bị xóa sổ trên bản đồ xã mà trong ánh mắt tiếng cười như có một thuở thanh bình trước đây. Trời đã về khuya mà không một hơi sương trên nền cát của thôn Nước Nóng. Chúng tôi không cảm thấy cảnh vật lạnh lùng song trong lòng vẫn man mác, bùi ngùi. Cảnh hoàng hôn lúc đi qua cái trại cất tạm để quàng 17 xác nạn nhân chết trong mưa lũ mãi lởn vởn trước mắt. Người con dâu của gia đình gặp nạn yên lặng nắm tay tôi ngồi bất động, sau khi kể hết câu chuyện. Một con đom đóm xanh lè bay từ phương xa lại. Đom đóm không lập lòe như thường ngày mà yên lặng di chuyển như một đóm ma trơi trôi trong đêm tối, lượn lờ khắp vùng rồi khuất lấp nơi xa. Người con dâu khẽ thầm thì nguyện vọng duy nhất là sớm tìm được thi thể mẹ chồng. Hỏi có còn mong muốn là về ở lại vùng quê này không? Người con gái bất hạnh này cho biết là không còn muốn trở về nơi đây sinh sống nữa mà chỉ mong muốn được định cư ở một nơi xa cách nơi đây để Cá Tắm Nắng , 55 lòng được quên đi những ký ức thảm thương mà chắc chắn thời gian khó phai nhòa đi được. Sống lại trên một vùng đất chỉ toàn cát là cát. Trên mỗi bước đi mà dưới chân mình nghe như xào xạc những lá mía, những chòm cây. Những buổi trưa trời không có gió mà vẫn nghe từ lòng đất vọng lên tiếng xào xạc của chòm tre trước ngõ. Một tiếng gà gáy trưa, một tiếng bò kêu dưới bóng xoài xanh mát, giờ đây chỉ còn trong cô quạnh tịch liêu. Nhìn bóng dừa nghiêng bên bờ cát, lòng không khỏi hãi hùng khi nhớ đến những giây phút phải bám chặt lấy thân dừa để mong cho thoát nạn... Đứng trước cảnh hiu quạnh của bãi cát trống trơn vùi dập những kỷ niệm thanh bình êm ấm, lòng sao khỏi nhớ nhung đến cha mẹ, con cái. Bơ vơ và trống lạnh khiến chân bước đi như bước trên cõi vắng tâm hồn. Tôi cúi nhìn người đàn bà bất hạnh, trong ánh sao đêm, khuôn mặt như nhòa đi và mênh mông chỉ toàn là cát trắng. Trong đôi mắt long lanh, không một giọt lệ nào ứa ra mà cả một trời mênh mông buồn ơi là buồn. Bên trong đôi mắt chứa ngậm nỗi buồn thương đau mất mát. Bên ngoài không gian im vắng đến rợn người. Tôi theo đoàn người ra về trong vắng lặng. Trong đêm tối chúng tôi lặng lẽ đi theo ánh đèn pin của người dẫn đường. Đến bờ đập nước tràn, nơi còn trơ trọi túp lều tạm quàn thi thể các nạn nhân trước đây và chiếc áo quan chưa có người nằm chơ vơ trên cát trắng dưới bầu trời đầy sao chúng tôi dừng lại đứng chắp tay cúi đầu lắng nghe sư Th ích Chúc Minh đọc một hồi kinh. Tiếng chuông chấm dứt ngân vang trong đêm vắng như gởi đến nơi xa thẳm tấm lòng chia sẻ đau buồn của các đệ tử từ phương xa đến. Chúng tôi nguyện sẽ trở lại nơi này để tham dự buổi lễ cầu 56 , Quách Giao siêu cho các vong linh bị nạn và cầu an cho những người đã trải qua một cuộc tán phá kinh hồn của thiên nhiên. Cá Tắm Nắng , 57 Ngày hội trên xóm Nước Nóng Chúng tôi trở lại xóm Nước Nóng để tham dự lễ cầu siêu cho các nạn nhân, trong ngày cúng thất thứ ba (21 ngày chết). Cuộc hội ngộ đầy niềm vui, hạnh phúc. Tin vui trước tiên là thi thể bà cụ Nghỉ (người còn lại trong số 18 nạn nhân lũ lụt) đã được tìm thấy và được chôn cất chu đáo. Bà cụ đã được về nằm bên người chồng và hai cháu nội. Bốn nấm mồ có kích mét bằng nhau, nằm thẳng hàng ấm cúng trong khói hương nghi ngút. Việc tìm kiếm thi thể bà Nghỉ kéo dài nhiều ngày sau cơn lũ lụt. Nhờ tin tức kiếm tìm này mà nhiều người đi đến tận nơi và cùng tham gia vào công việc cứu trợ. Đến tận nơi, thấy tận mắt, lòng mới hiểu thấu được câu máu chảy ruột mềm. Cảnh một làng quê xanh mát phút chốc biến thành đám cát hoang vu. Lòng không thương cảm làm sao được? Đêm thứ bảy ngày mồng 5 tháng mười âm lịch ban tổ chức nghi lễ vừa dựng xong nhà trai đàn nơi khoảnh đất cát nằm trên thôn Triêm Đức. Đêm đến vị sư trưởng nghi lễ và đạo hữu tiếp đón đồng bào thôn xóm cũ nghe tin tụ hội về. Một đêm nghi lễ đơn sơ, cầu nguyện cho những người đã 58 , Quách Giao chết và nhất là cầu nguyện cho tìm được thi thể người còn lại. Đêm cầu nguyện diễn ra trang nghiêm và giản dị. Mọi người đều đồng thanh tụng niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Lời tụng niệm âm vang như một làn sóng lan xa. Muôn sao trên trời rưng rưng cảm động. Bầu không khí nơi xóm Nước Nóng lắng đọng, ấm cúng. Ánh sáng của những ngọn đèn thắp trên nghi án đứng im lặng như trăm búp sen hồng cùng tỏa sáng lung linh. Tâm tình của mọi người chan hòa thông cảm. Đêm cầu nguyện ngắn gọn mà đằm thắm. Mọi người giải tán khi các ngọn đèn sáp gần tàn. Sáng hôm sau, mặt trời vừa chiếu sáng trên cảnh vật thì mọi người đều nhận được tin từ xóm làng nơi phía nam loan đến là đã phát hiện được thi thể của người còn lại. Gia đình người con thứ cùng với gia đình người anh cả đến trước tiên. Xác mẹ bị chôn vùi cạnh một gốc tre trốc gốc. Nhận ra thi thể mẹ nhờ chiếc áo ấm len xanh. Việc tẩm liệm và chôn cất được bà con trong xóm chu tất vẹn tròn ngay trong ngày. Tối hôm đó, một buổi hội tụ tự nhiên gồm các tăng ni và người dân địa phương làm lễ cầu siêu cho vong linh bà cụ. Có mặt trong buổi lễ, Th ích nữ Diệu Hoa không hát mà nói chuyện cùng các nạn nhân. Bài thuyết giảng vô cùng cảm động. Ý nghĩa thâm sâu, lời nói rành mạch rõ ràng, đi thẳng vào những tấm lòng đang khao khát tình thương, mong được chia sẻ sự đau khổ tinh thần. Những đôi mắt không còn ngấn lệ, ánh lên niềm vui, dịu đi nỗi buồn. Đêm nay người dương thế lòng an tâm và người cõi âm hồn thanh thản. Sáng hôm sau nhiều người ở các thôn xa kéo đến viếng thăm, và đồng lòng ở lại tham dự buổi lễ vào chiều hôm ấy. Người đông lại càng thêm đông. Cá Tắm Nắng , 59 Th eo chương trình thì lễ khai đàn dự định vào lúc 14 giờ, dưới sự chủ trì của Hòa thượng Th ích Th iện Bình trưởng giáo hội Phật giáo Khánh Hòa thay mặt Ban trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam. Sư ôn khởi hành từ Nha Trang vào lúc bảy giờ sáng song khi đến đèo Cả thì xe phải ngừng lại vì trên đèo nơi cua Đá Đen có tai nạn xe. Xe dừng bánh đứng đợi từ đèo Cổ Mã đến cua Đá Đen của bên này Khánh Hòa và từ bên kia cua Đá Đen đến ga Hảo Sơn Phú Yên. Th ời gian dự trù chậm trễ nên mãi đến 15 giờ 30 buổi lễ mới bắt đầu. Đại lễ được tỉnh giáo hội Phật giáo Phú Yên cùng với chùa Từ Tôn Hòn Đỏ Nha Trang tổ chức. Lễ đài được dựng trên khu đất cát nằm trên xóm Nước Nóng trước đây. Về tham dự ngoài các vì đại diện các cơ quan đoàn thể, các vì tăng ni và phật tử còn có các gia đình bà con xóm Nước Nóng, thôn Triêm Đức và nhân dân xã Xuân Quang 2. Số đông kể đến hàng ngàn. Trên bãi cát từ đường cái liên xã qua thôn Triêm Đức, xe ô tô, xe máy để dày đặc. Trên bãi cát xóm Nước Nóng nhà tạm, sườn sắt lợp tăng bạt được bài trí trang nghiêm Gian chính diện là khu nghi lễ. Bên phải là khu tưởng niệm, bên trái là khu tiếp tân. Trưởng đoàn tổ chức và điều hành nghi lễ là Đại Đức Th ích Chúc Minh trụ trì chùa Từ Tôn Hòn Đỏ Nha Trang. Một vị quan khách là nhà báo, nhà thơ Lê Anh Dũng mang quân hàm Đại tá từ Đà Nẵng vào tham quan đã tình nguyện đứng làm phát ngôn viên cho buổi lễ trong thời gian chờ đợi khai đàn. Xóm Nước Nóng có tên là thật là Xóm Trường song vì trước đây tại xóm này có một con suối nhỏ có nước nóng 60 , Quách Giao nên dân trong làng quen gọi xóm Nước Nóng. Xóm Trường là tên trên giấy tờ. Khi Hòa thượng Th ích Th iện Bình xuất hiện thì toàn thể nhân dân trên hội trường đều rưng rưng cảm động vì hình dáng một vị sư già có gương mặt phúc hậu, bước từng bước chậm đi từ xa vào hội trường. Nghĩ đến nghìn dặm xa xôi, một vị sư trưởng lão trên 90 tuổi còn cố gắng đến để chứng giám buổi cầu siêu và thắp nhang cho những người đã khuất thì sự chờ đợi của nhân dân địa phương hôm nay đã được bù đắp. Buổi lễ diễn tiến tuần tự. Lời xin lỗi vì đến không đúng giờ của Hòa Th ượng Th ích Th iện Bình khi phát biếu khai đàn làm cảm động lòng người. Sự tụng niệm cầu siêu cho các vong linh được chu toàn. Sau khi đi quan sát khu cát bồi xóm Nước Nóng, vị sư trưởng lão trở về Nha Trang, trong im lặng, lòng mong không làm gián đoạn buổi lễ tụng kinh cầu siêu và thỉnh linh đang tiếp diễn. Đêm hôm đó còn thực hiện lễ phóng sinh đăng. Người tham dự ban chiều sau khi được ban tổ chức mời cơm đã ở lại tham dự gần như đầy đủ. Những ngọn đèn hình đóa hoa sen được thắp sáng và sắp hàng ngay ngắn chung quanh đàn trường Mọi người ngồi yên lặng lắng nghe lời tụng kinh. Lòng rưng rưng theo những ngọn đèn rung rinh tỏa sáng... Ngoài xa, dưới những gốc tre, gốc cây và trên những nền nhà trơ trọi có những ngọn hoa đăng đang hắt hiu trong bóng đêm. Mỗi ngọn đèn tượng trưng cho ánh đèn của 47 ngôi nhà của xóm Nước Nóng thắp sáng đêm đêm, sau 21 ngày xa vắng, nay lại được bừng sáng, nồng ấm hương tình gia đình. Th ôn xóm đêm nay là đêm hội tụ cuối cùng để rồi mai sau tan mờ theo dĩ vãng. Đêm nay người dân của xóm Nước Nóng chẳng Cá Tắm Nắng , 61 những hạnh phúc trong đêm hội họp đồng hương để vơi đi nỗi thương nhớ những người thân đã ra đi. Nghe tiếng tụng niệm Nam Mô A Di Đà Phật, có người lâu nay không bao giờ biết đến mà đêm nay trở nên thân thương như tiếng nói thân tình. Trong cơn hoạn nạn, đau khổ, lòng con người mới thấy cần đến sự cứu vớt tâm linh song song với sự giúp đỡ vật chất. Đêm nay tiếng tụng kinh của các vị tu hành mới êm ấm đi vào tâm khảm của dân làng. Ngọn đèn trên đài sen không còn gợi đến sự hắt hiu mà đằm thắm ấm áp con tim. Khoảng tối mênh mông không còn đặc quánh cô quạnh mà là một màn tối nhớ nhung làm sáng thêm ánh đèn hội ngộ. Mới có ba tuần mà lòng tưởng chừng như đã ba năm cách biệt. Sự nhớ thương dồn dập vây quanh và tâm hồn cô quạnh trong biển trời vời vợi, khiến người trên dương thế, hôm nay có được niềm vui trọn vẹn và người ở cõi âm, ấm áp linh hồn. Đêm cầu nguyện này có ý nghĩa biết là dường nào, một phần là nhờ có việc tìm được người chết cuối cùng, về nằm chung trong một nghĩa trang. Sau lễ cầu siêu là lễ thả hoa đăng trên sông Kỳ Lộ. Sông Kỳ Lộ thuộc sông Cái tỉnh Phú Yên. Tuy không lớn bằng sông Ba song nước sông vẫn luôn luôn cung cấp đủ cho các cánh đồng huyện Đồng Xuân, Tuy An.. Cầm đèn hoa đăng trên tay, mỗi người dân tham dự lặng lẽ đi nối tiếp nhau từ xóm Nước Nóng đến bờ sông Kỳ Lộ.Trong đêm đen, dưới ánh đèn leo lét những bước chân êm đềm đi nhẹ nhàng trên cát. Đoàn người cầm đèn nối tiếp nhau đi, tạo thành một dòng ánh sáng liền lạc từ xóm Nước Nóng đến bờ sông Kỳ Lộ. Nước sông trôi lờ lững. Trời cao dày đặc sao trời. Gió hiu hiu thổi. Người thì đông song cảnh vật vẫn im lặng. Xong một hồi kinh tụng niệm, những 62 , Quách Giao chiếc đèn được thả trôi trên dòng sông phẳng lặng. Ánh sáng bập bùng, những cánh hoa sen ửng hồng soi mình trên dòng nước. Bờ sông có bãi cát phẳng lờ nên việc thả hoa đăng rất thuận tiện. Đèn trôi trên dòng nước, người đứng trông theo bùi ngùi cảm xúc. Trước đây từ dòng sông này nước lũ đã ào ạt chảy vào thôn xóm cuốn tất cả sinh linh và vật chất. Hôm nay cũng chính trên dòng sông này những chiếc hoa đăng bập bùng trong gió đem đến niềm cầu chúc an lành. Con sông này đã nhiều năm rồi vẫn yên lành đem nước về cho thôn xóm. Những mùa nước lũ, nước sông dù có dâng tràn song vẫn không làm tai hại đến con người. Nhưng từ khi trên nguồn bị con người đốn cây tàn phá rừng trầm trọng, khiến cho nguồn nước lũ không có rừng cản ngăn nên nước xuống ào ạt gây hại cho dân làng. Chính con người gây hại cho con người. Đêm thả hoa đăng để cầu nguyện cho những linh hồn người tử nạn. Những cánh hoa đăng hình như không trôi về biển cả mà trôi đọng trong tâm hồn những người dân chứng giám đêm nay. Ánh đèn bập bùng sưởi ấm tâm hồn họ mãi mãi, bừng lên khi có dịp bước chân đến với dòng sông. Sáng hôm sau là lễ tụng kinh cầu an –cầu siêu và lễ cúng ngọ, cúng tiển linh, cúng cơm và thỉnh linh về chùa. Dưới gốc tre già còn trơ rễ, tôi ngồi hầu chuyện cùng một cụ già tuổi đã 82, người ở xóm trên. Cụ kể cho tôi nghe diễn biến trận lũ đã tràn qua xóm Nước Nóng, gia đình cụ chạy nạn như thế nào và nhất là việc tìm được thi thể của bà Nghỉ. Th eo cụ thì: “Hơn 80 năm nay tôi chưa hề thấy có một trận lũ lụt nào to như vậy. Mặc dù được cấp báo trước song không thể nào Cá Tắm Nắng , 63 ứng phó được. Buổi sáng bão đến, trưa mưa tầm tã và đêm đến thì lũ tràn về. Gia đình tôi may ở gần núi nên di dời đi được trong cơn lũ. Nước ngập đến đâu chạy đến đó. Gia sản bị lũ cuốn trôi, may mà không có người nào trong gia đình gặp nạn. Xóm tôi tuy không bị xóa sổ song ruộng vườn cũng bị cát lấp lung tung, chắc còn lâu mới phục hồi được. Chính quyền xã giúp đỡ dân chúng thật tận tâm, việc cứu trợ thật chu đáo. Trước đây tôi chưa hề đi lễ chùa. Phần đông chỉ mấy người đàn bà. Hôm nay tôi mới thấy tận mắt lễ “làm chay” của Phật giáo. Tổ chức qui mô, tăng ni Phật tử rất thiện tâm và nhất là nhân dân trong vùng đều có mặt đông đủ. Có cả những bà con ở các vùng xa đều về tham dự. Cả gia đình tôi đều có mặt, hiện đang ngồi dự lễ tụng kinh, ăn uống đều nhờ ở các bà, các ni cô chẩn phát. Tuy ăn cơm chay nhưng no. Chưa có một đám “cúng chay” nào to lớn như đám này.Tuổi đã già song khi nhìn thấy ông Hòa thượng Th iện Bình ở Nha Trang chậm rãi đi vào tôi cảm động quá. Người ta già cả mà không ngại đường xa đến thắp nhang trong lễ hội thì thật “công đức” quá. Khi hôm, tôi có dự lễ cầu siêu và phóng sanh đăng trên dòng sông Kỳ Lộ. Cảm động quá. Đây là món quà cứu trợ có giá trị hơn hết. Không những gia đình có người lâm nạn rất biết ơn mà chúng tôi cũng thành thật ngõ lời cảm tạ.” Buổi lễ cầu siêu cho các nạn nhân trong bão lũ đã thành tựu viên mãn. 64 , Quách Giao Cá Tắm Nắng , 65 Nha Trang một thuở mai vàng Trước đây Nha Trang nổi tiếng về mai vàng. Có hai khu vực hiện nay tuy không còn mai nở vàng vào mùa xuân nhưng vẫn còn lưu lại trong lòng những người lớn tuổi đã từng sống trên Xứ Trầm Hương, cảnh hoa mai nở đẹp trong mùa Xuân... Đó là đồi mai Trại Th ủy và rừng mai Phước Hải. Hòn Trại Th ủy là một núi đất lẫn sỏi cùng những tảng đá hoa cương to lớn. Trên sườn núi những khóm mai cổ thụ mọc chen chúc giữa các tảng đá, cành lá sum suê. Khi xuân về hoa mai nở vàng cả núi... Hết mùa hoa mai, lá mai đậm và láng bao phủ núi một màu xanh lặc lìa và anh ánh. Sang đông lá mai rụng hết, cảnh núi trở nên xanh xám, in những nét đen nhạt của những cành mai khúc khuỷu, những cội u nần của những khóm mai già rẳn rỏi. Cảnh sắc mùa nào cũng đẹp đẽ, nên thơ. Do đó núi còn có tên nữa là Hòang Mai Sơn. Th êm nữa vì do hình dáng núi giống hình một con dơi nằm sải cánh, đầu hướng về Nam và trên núi có những tảng đá hoa cương lóng lánh dưới ánh mặt trời. Cổ nhân vịnh Hoàng mai sơn có câu : 66 , Quách Giao Hoàng Mai sơn hạ La Phù mộng Ngọc Bức danh trung Hiệp Phố tình (Dưới núi Hoàng Mai chợp được giấc mộng La Phù; Trong tiếng Ngọc Bức, có ngậm chứa tình Hiệp Phố) Giấc mộng La Phù nhắc ta nhớ đến câu chuyện của nhà thơ Triệu Sư Hùng mùa xuân đi lạc vào rừng mai nơi núi La Phù gặp được giai nhân cùng uống rượu ngâm thơ, ngắm mai vàng nở trong rừng tuyết và nghe đàn sáo giữa rừng hương mai. Th i nhân say rượu ngủ thiếp đi và khi tỉnh giấc thì thấy mình đang nằm ngủ dưới một cội mai hoa nở đầy cành và có đôi chim oanh đang tỉa lông cho nhau. Người đời sau gọi giấc mộng ngủ dưới hoa mai gặp người đẹp là giấc mộng La Phù. Chưa có thi nhân nào được diễm phúc dạo chơi dưới mai trên Hoàng Hoa sơn gặp được giai nhân, nhưng có rất nhiều người thích ngắm hoa mai nở trong nắng xuân đã từng dừng bước trên đỉnh núi mai đẹp này Cách núi Hoàng Mai sơn độ một cây số còn có một rừng mai có tên là rừng mai Phước Hải. Mùa xuân nơi đây hoa mai nở vàng khắp vùng. Hoa mai ở đây khác với hoa mai trên núi Hoàng Mai. Mai trên núi là một loại mai trộn lẫn giống mai núi với mai rừng. Cánh hoa mai có nhiều tầng, nhụy hoa phơn phớt đỏ lẫn với sắc vàng cố hữu của nhụy hoa mai vàng. Hương mai nồng đượm nên hương mai từ núi cao thường bay thoảng khắp bầu trời Nha Trang. Trong đêm ba mươi Tết, du khách đứng trên Th áp Bà thường nghe thoảng trong gió mùi hương của nhang, trầm lẫn với hương nhẹ của hương mai thoảng đến. Rừng mai Phước Hải mọc thành từng đám, thuộc loại mai biển nên cánh hoa thường to lớn, chỉ có một tầng và hoa đơm đầy cả nhánh, cành. Hương hoa thoảng chớ Cá Tắm Nắng , 67 không nồng. Tuy nhiên vì hoa nở kín cả rừng nên hương mai cũng theo gió lan xa như hòa cùng với hương mai rừng nơi Hoàng Mai Sơn. Trước kia rừng mai Phước Hải là một vùng hoang vắng ít người lai vãng và thường có dấu vết cọp từ núi Đồng Bò xuống. Cho nên nhà thơ Th uần Phu Trần Khắc Th ành có câu: Mã Vòng đêm vắng ma trêu nguyệt Phước Hải xuân về cọp thưởng mai để nói lên cảnh thơ mộng và vắng vẻ về mùa xuân của Nha Th ành trước đây. Mai ở rừng mai Phước Hải hằng năm đều bị khách Nha Th ành chặt về cắm bình đón Tết. Tuy nhiên rừng mai không bi tàn phá cho đến khi có cuộc di cư năm 1954 vùng Phước Hải được quy hoạch thành một khu phố có tên là khu phố Mới thì các khóm mai được thay bằng các dãy nhà đơn sơ và thay đổi theo thời gian để hôm nay trở thành một khu phố khang trang. Mai trên núi Hòang Mai Sơn bị hủy diệt trong cuộc chiến tranh giữa hai nhà Nguyễn Gia Miêu và Nguyễn Tây Sơn. Trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của phong trào Cần Vương Khánh Hòa, Hoàng Mai Sơn lại bị chiến tranh hủy hoại khi giặc Pháp tấn công nghĩa quân do Bình Tây đại tướng quân Trịnh Phong trấn đóng trên núi Hoàng Mai. Giặc Pháp đã dùng thuốc súng đốt phá toàn thể cây cối trên núi. Mai vàng đã tuyệt chủng từ đấy. Hiện nay, người dân Nha Trang mỗi khi đón Tết phải đến tận các thôn ngoại ô thành phố hoặc đến tận huyện Diên Khánh, Cam Lâm và các vùng ven rừng để mua mai. Nơi thôn xóm ngoại ô thành phố hiện nay vẫn còn những khóm mai cao tuổi được các nghệ nhân thích chơi hoa mai vun tưới chăm sóc, ngập tràn 68 , Quách Giao hoa mỗi lúc xuân về. Đó là các khóm hoa mai sống trong thôn xóm cùng với sự chăm sóc, được bón phân, tưới nước hằng ngày để khi xuân đến lại nở hoa vàng thắm cùng đón xuân với con người. Ngày xưa mai mọc trên núi trong rừng, ven biển thành rừng, thành bãi. Ngày nay mai được chăm sóc trong vườn, trong chậu, được uốn nắn theo nhiều kiểu dáng hợp thời. Tuy nhiên có một nơi, còn một khóm mai có nguồn gốc của mai Hoàng Mai sơn. Đó là khóm mai mọc trên một hải đảo cận kề dãy núi Cù Lao. Khóm mai này không biết mọc nơi hải đảo khi nào, chỉ được biết rằng khóm mai này được phát hiện từ năm 1960. Khi đó khóm mai này đã là một khóm lão mai. Người phát hiện ra khóm lão mai này đã chăm bón cho đến hôm nay là nhà sư Th ích Viên Mãn trụ trì chùa Từ Tôn trên hải đảo Hòn Đỏ. Khóm mai này mọc ngay trên đỉnh đảo nhìn xuống bến đò. Chung quanh không một bóng cây, cành không khẳng khiu như các cây lão mai mà ta đã từng thấy, nhưng hoa lại đặc biệt giống hệt loại mai sống trên núi Hoàng Mai: sắc vàng tươi thắm và hương thơm dịu dàng. Một điều kỳ lạ nữa là khóm mai trên đảo Hòn Đỏ không nở hoa vào mùa xuân như các loại mai khác trên khắp vùng trời Việt Nam. Khóm mai trên đảo Hòn Đỏ không nở vào mùa xuân mà lại nở vào đầu mùa hạ. Đầu tháng tư âm lịch thì mai tự nhiên rụng lá và đến ngày rằm tháng tư thì hoa nở vàng đầy cành. Hoa nở đúng vào ngày Phật Đản. Nở được 10 ngày thì hoa tàn dần và còn để lại các nụ hoa héo trên cành. Người viết bài này chưa được trông thấy khóm mai nở hoa vào ngày Phật Đản mà chỉ nghe vì sư già Th ích Viên Mãn kể lại. Mong rằng ngày rằm tháng tư năm nay có được thiện duyên ngắm khóm mai vàng nở muộn vào cuối xuân. Cá Tắm Nắng , 69 Nghe kinh Tôi có một người bạn rất thân. Anh là một Phật tử chân thành, có văn hóa, có học lực và nhất là có một cuộc đời phấn đấu tích cực. Tình cờ anh được đi du học. Sống xa tổ quốc song anh vẫn hướng lòng về đất nước. Ngành học của anh là qui hoạch môi trường cùng xây dựng rừng và quan cảnh thiên nhiên. Đất nước thanh bình, anh trở về quê hương với chức năng là một giáo sư thỉnh giảng về môi trường Dạy được ít năm thì anh mắc phải bệnh nan y. Những ngày cuối đời, chứng bệnh nan y đã hành hạ anh. Th uốc uống giảm đau không còn làm nguôi những cơn đau đớn. Và anh đã nhờ đến việc nghe kinh. Anh nằm nghe những cuộn băng ghi âm các bài tụng kinh của các bậc thượng tọa hữu danh, song hiệu ứng càng ngày càng phai nhạt. Ban đầu thì cơn đau như dịu đi song một thời gian sau cơn đau lại trở nên dữ dội. Cuối cùng phải nhờ đến các vị sư đến tụng niệm . Nằm thiêm thiếp nghe kinh, bạn tôi nét mặt an lành, hồn như phiêu diêu, tâm lắng sâu vào tĩnh lặng rồi nhẹ nhàng đi dần vào giấc ngủ say sưa. Hiệu lực của tiếng mõ lời kinh thật linh diệu. Bạn tôi không còn cần uống thuốc giảm đau và an thần như trước đây nữa. Được gần một 70 , Quách Giao tháng qua bỗng cơn đau lại tái hiện. Và bạn tôi muốn nghe những lời kinh trong tập Nhập Hạnh Bồ Tát mà trong cơn bạo bệnh ở nước ngoài bạn tôi đã thầm nguyện rằng khi bớt bệnh sẽ chuyển dịch ra tiếng Việt. Đó là bộ kinh của đại sư Santideva vào thế kỷ 8 tại Ấn Độ, một tụng luận về đường tu hạnh Bồ Tát, hạnh Lục Độ và tu mười đại hạnh của Phổ Hiền Bồ Tát. Dịch giả là tác giả Nguyên Hiển và anh đã hiệu đính rồi ấn tống. Bộ kinh Nhập Hạnh Bồ Tát được khởi tụng niệm. Kỳ lạ thay sau khi nghe chương một, cơn đau lại dịu xuống và khi nghe hết tập kinh những cơn đau dường như lặn mất. Giấc ngủ yên lành lại trở về và cho đến ngày bạn tôi vĩnh viển ra đi, cơn đau hầu như tan biến. Khi lâm chung nét mặt bạn tôi tươi nhuận và bình yên như nằm ngủ. Nhìn bạn nằm yên giấc ngàn thu tôi nhớ tưởng đến thi sĩ Bích Khê bị bệnh lao mà trong mấy tháng trước khi chết đã ngày ngày trì tụng kinh A Di Đà để lòng được yên vui và ba ngày trước khi chết, thi sĩ chắp tay lên ngực lặng lẽ nằm nghe kinh. (Đời Bích Khê hồi ký của Q.T) Tụng kinh là đọc kinh, đưa lời kinh vào trí não. Đọc kinh bằng lý trí để tâm suy tưởng... Đọc kinh là tư duy, trầm tư và cảm nhận. Nghe kinh là đọc kinh bằng thính giác và để tâm hồn thấm nhập lời kinh. Lời kinh hòa cùng âm vận giọng đọc và âm vang theo nhịp tiếng mõ, tiếng chuông. Người bệnh nằm nghe kinh, lòng đón nhận những gì tha thiết nhất của suy tư, của sự tưởng nhớ đến những gì đã xãy ra và những gì còn lại của sự tươi đẹp trong cuộc đời. Bạn tôi nằm nghe lại những câu kinh, đoạn kinh mà mình đã dày tâm soạn dịch, sửa từ, sửa câu để thấu hiểu thêm những ý nghĩa mà Cá Tắm Nắng , 71 từ lâu mình chưa hằng thấu hiểu. Hạnh phúc biết là ngần nào khi tịnh tâm để lời kinh rót hương Phật vào lòng. Cho nên tôi cảm nhận được tại sao bạn tôi nhiều đêm nằm nghe kinh mà ứa nước mắt. Những giọt nước mắt này là nước mắt an tịnh đã nhận chân được cuộc đời này đầy ý nghĩa vô thường. Trong cõi trời phiêu diêu mộng tưởng, lời kinh như trong suốt hòa nhập vào con tim xóa tan mọi đau đớn ưu phiền. Lời kinh hòa lẫn cùng tiếng những người thân yêu tụng niệm, khiến người nghe kinh cảm nhận được tấm lòng, sự chia sẻ buồn đau của bạn bè, người thân quyến. Những tâm nguyện của bạn khi dịch kinh, những ý nghĩa của lời kinh như được chia sẻ cho nhau trong giờ phút tụng kinh, nghe kinh. Nằm nghe đọc kinh để lời kinh thấm vào tâm khảm, từng ý nghĩa nhẹ nhàng len vào tâm trí và nhất là cảm nhận được bạn bè, người thân thấu suốt thêm ý nghĩa của bài kinh vì trong giọng cầu kinh có tình nghĩa vô vàn thân mến. Người nghe kinh như được mọi người chia bớt gánh nặng đang bị những cơn đau dày vò trong thân xác. Sau buổi tụng kinh, có một cái nắm tay nhè nhẹ, một ánh mắt dịu dàng, một giây phút yên lặng ngồi tựa bên nhau. An lành và hạnh phúc thật vô ngần. Nhiều lần bạn tôi nhờ các bằng hữu, người thân trong gia đình mỗi tối tụng cho mình một chương kinh. Nằm yên, lắng nghe từng giọng người thân yêu hòa quyện với lời kinh để thanh thản trong lòng. Trong giây phút chơi vơi bên bờ vực tử sinh, tiếng tụng kinh như ngàn dây tơ che chở tấm thân, đan đỡ lấy thân phận con người và là những dải lụa mềm mại dàn trải dưới 72 , Quách Giao gót chân trên con đường phiêu bồng. Đi trên những dòng tơ lụa êm như lời tụng, người nghe kinh thoát khỏi nỗi ràng buộc của thế gian để đi sâu vào cõi thanh tịnh vô thường. Những giây phút thân thương ấy mọi sự đau đớn dày vò thân xác không còn nữa mà là cõi trời mênh mông, yên thắm, bao la phủ khắp mọi nơi. Có đôi mắt sáng lặng lẽ nhìn tôi, có nụ cười không chỉ nở trên môi mà còn làm cho nét mặt ửng hồng rạng rỡ. Trong bàn tay mềm ấm một chút tình rung động mong manh cũng đủ khiến tim tôi bồi hồi rung cảm. Sau buổi nghe kinh hạnh phúc đến cho người đau yếu cũng như bạn bè, người thân là như thế ấy. Chia sẻ cho nhau bằng tình thương và sự hiến dâng nhẹ nhàng trong trẻo bằng lời kinh, tiếng mõ. Ôi! Buổi tụng kinh và nghe kinh đầy tình nghĩa và ân đức biết là dường nào. Tụng kinh cho bạn nghe, để bạn được thanh thản trong tâm hồn lòng tôi êm ấm như được chuyền năng lực thêm cho bạn. Sự đau đớn thân xác không thống khổ bằng sự trống vắng cô đơn. Nghe tiếng tụng kinh của thân bằng quyến thuộc, người bệnh như không còn cô độc, không còn cảm thấy bơ vơ một mình chống chọi với bệnh tật... Tâm thanh thản và hồn nhẹ nhàng. Lời tụng kinh như tiếng ru hời của mẹ. Giọng ru không cần đến sự thanh tao, nhịp nhàng dù chỉ là một giọng ru ngọng nghịu, khê nồng hay không còn nguyên nghĩa của câu ca dao song vẫn làm cho con ngủ yên giấc trong vành nôi. Người nghe kinh sẽ trở lại với trạng thái ấu thơ như đang nằm nôi để được nghe tiếng ru hời của mẹ thân yêu, thương con bằng tất cả tâm hồn . Trong cơn lâm chung, tụng niệm để cầu mong có sự thanh thản yên lòng. Th anh thản cho người ra đi và yên Cá Tắm Nắng , 73 lòng cho người ở lại. Người thân chúng ta trong cơn lâm nguy, trong giây phút lâm chung cần đến sự chia sẻ tấm lòng của chúng ta. Vợ tụng kinh cầu nguyện cho chồng là dâng hiến tình yêu. Bạn tụng kinh cho bạn là san sẻ tình thương... Nằm nghe tiếng đọc kinh của những người thân thương, người đau sẽ vơi đi sự cô đơn và cảm nhận được sự chia sẻ thân tình. Trong tĩnh lặng, tiếng tụng kinh là những giọt âm thanh gieo nhạc vào lòng, từng tiếng tơ vàng rung nhẹ tâm hồn và những nét bay bướm lượn lờ trên giá vẽ. Người tụng niệm cũng như người nghe kinh lòng tràn đầy thanh thản và hạnh phúc an lành. 74 , Quách Giao Cá Tắm Nắng , 75 Ngậm ngải tìm trầm Ca dao có câu: Anh về Bình Định thăm cha Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em. Từ thuở xa xưa, ba tỉnh ở miền Trung này, người vốn đã nặng nghĩa tình với nhau, mà núi non thì lại có nhiều tính chất giống nhau. Rừng lại mọc nhiều cây dó bầu có nhiều trầm hương. Nhất là ở tỉnh Khánh Hòa. Cho nên tỉnh này còn có tên là Xứ Trầm Hương. Cây dó bầu thuộc họ Traamfcos tên khoa học Aquilaria rugosa gồm 15 loại. Th ân cây cao từ 6 đến 29 mét, lá dài có hoa màu xanh sống nhiều ở rừng Việt Nam và Lào. Có một thời người người kéo nhau đi tìm trầm. Khắp núi rừng, hết toán này đến toán khác, gặp cây dó bầu nào thì chặt hạ cây nấy, dù có trầm hương hay không cũng chẳng nao lòng thương tiếc. Không chặt sợ người khác chặt. Không đốn sợ người khác đốn Đôi khi vượt qua biên giới qua các nước bạn. Cho nên chỉ trong vài năm mà rừng ba tỉnh bị khai thác bừa bãi, nhiều đám rừng dó bầu bị chặt phá tan hoang. Hương liệu quí giá thu nhập thì ít mà thiên nhiên bị tàn phá thì nhiều. Th eo ước tính thì muốn tìm được khoảng 100 gam trầm hương người thợ rừng phải đốn hạ đến 10 tấn gỗ cây dó bầu. Nhiều lúc hạ đến cả một khu rừng dó mà 76 , Quách Giao không có được một mảnh gổ có chất dầu trầm hương. Cây dó bầu sống rất mong manh và phải cần nhiều thời gian, điều kiện, mới tích lũy được nhựa thơm cao quí. Một cây dó bầu nếu không bị thương tổn thì dù có sống đến trăm năm cũng không hề tạo được trầm hương. Cho nên người tìm trầm chân chính không bao giờ chặt phá bừa bãi, hạ hết cây này đến cây khác để chẻ ra tìm trầm hương, mà chú tâm đến sự quan sát từng gốc cây, cành cây để phán đoán cho chắc chắn đến 99 phần trăm mới đốn hạ cây. Nhiều lúc đành phải đi về không chờ đợi đến nhiều năm sau mới trở lại. Đó là người đi tìm trầm hương có lương tâm và nghề nghiệp. Ngày xưa đi tìm trầm là một nghệ thuật. Toán tìm trầm có biệt danh là "đi điệu". Dẫn đầu đoàn có ông bầu là người có đạo đức, nhiều kinh nghiệm. Cả toán coi nhau như anh em ruột thịt, cùng tôn thờ bà Th ánh mẫu Th iên Y A Na, tuyệt đối tin tưởng vào sự linh ứng của người Mẹ xứ sở này. Trước khi đi phải được sự chấp thuận của "Mẹ" trong một buổi lễ bái cầu xin. Lúc đi đường, phải kiên cử nhiều thói quen khi ăn nói, đi đứng, nằm ngồi v.v.. Và nhất là công bằng với nhau trong việc chia lộc Bà cho. Lặn lội trong rừng thẳm suốt tháng ngày dài người tìm trầm thường thiếu lương thực nên phải nhờ đến thuốc chống đói và tăng sinh lực. Đó là củ ngải. Cây ngải thuộc họ Gừng (Zingiberacea ) có tên khoa học là Curcuma zedoa ria roscoe, Trung quốc gọi là Nga truật, Việt Nam gọi là Ngải tím hoặc Nghệ xanh. Th ân rễ to thành củ, cao từ 1 đến 1,50 m. Lá có bẹ ôm vào thân trông giống như là gừng. Hoa màu vàng thường đâm hoa trước khi mọc lá. Củ ngải hình quả lê vỏ màu vàng nhạt. Ngải thường mọc hoang thành từng đám ven bờ suối. Trong đám ngải thường chỉ có một cây có củ Cá Tắm Nắng , 77 lớn màu vàng óng tỏa hương thơm được gọi là ngải vương. Người đi tìm ngải thường phải có duyên mới được gặp. Muốn đào ngải phải đợi đến trăng tròn. Khi trăng lên đúng đỉnh đồi, dùng tay moi từng miếng đất lấy được cả thân cây và củ đem ngâm vào lòng suối nơi có dòng nước chảy rồi phơi nắng đủ 49 ngày trên đá cao đầy ánh nắng. Ngày phơi nắng, tối dầm sương, người chăm sóc phải ăn chay nằm đất. Đủ 49 ngày, củ ngải có màu vàng tươi thắm, thân mềm, có hương vị thơm cay. Dùng những thanh nứa vót sắc, cắt củ ngải ra thành từng miếng mỏng gói vào lá chuối non mọc bên bờ suối cất vào nơi thoáng mát. Mỗi lát ngải dùng được một năm, ngậm vào miệng để đi tìm trầm. Khi ăn uống và ngủ nghê, lát ngải được lấy ra rửa sạch để hôm sau dùng lại. Tương truyền rằng khi người đi điệu ngậm ngải thì ít khi bị đau ốm và đói khát. Chân đi dẻo dai, mắt nhìn sáng tỏ và tai nghe rất thính. Người đi điệu phải trải qua muôn ngàn khó khăn mà nếu chưa có duyên thì tuy gặp được trầm mà vẫn không thu hoạch được. Có câu chuyện rằng: có một đoàn đi điệu tìm được một cây dó to cao, lâu năm, hy vọng có nhiều trầm. Song khi đốn cây xuống chẻ ra vẫn không thấy một mảnh trầm nào. Toàn thân chỉ một màu trắng, không một sợi chỉ trầm. Lại cặm cụi lên đường. Vài hôm sau một toán đi điệu khác đến chốn này lại tình cờ phát hiện ra trong những thân cây còn sót lại một bắp trầm màu vàng. Nhất bạch, nhì hoàng... Có khi người đi điệu cất trại ngay dưới chân một cội trầm đã già cỗi chỉ còn trơ gốc đen sì. Nhiều toán thợ rừng đã nghỉ chân tại đây song không hề phát hiện cho đến khi có một toán thất bại tìm trầm trở về lại tình cơ phát hiện. Th ôi thì trăm ngàn câu chuyện về tìm trầm. Tuy nhiên 78 , Quách Giao trăm người như một đều tin rằng có chuyện ngậm ngải tìm trầm. Nhiều người ngậm ngải đi tìm trầm mà không gặp được trầm nên hóa thành cọp quanh năm quanh quẩn trong rừng. Cũng theo những người đi tìm trầm nói lại thì vùng nào có trầm đều có cọp trông coi. Đang đi đến một khu rừng có trầm mà nghe có tiếng cọp gầm thì phải đổi hướng đi vì biết rằng chúa sơn lâm đã báo hiệu không được tìm trầm trong vùng đó. Trở lại câu chuyện ngậm ngải tìm trầm thì khi tìm được trầm rồi những lát ngải còn lại tự nhiên khô đi và màu vàng đổi thành đen sẫm, không còn dùng thêm được nữa.Và đoàn người ngậm ngải tìm trầm dừng cuộc đi trở về, với tâm nguyện rằng "Bà chỉ cho gặp trầm có một lần". Còn những người vì không có duyên phận gặp trầm nên đi mãi trong rừng sâu mà quên mất đường về. Chuyện hóa hổ chỉ nghe người xưa kể lại mà chưa có một ai nghe hổ kể lại lần nào. Vùng có trầm thường thường có hổ là chuyện thường. Rừng rậm núi cao, cây danh mộc nhiều nên thú dữ cũng nhiều. Còn có câu chuyện người đi tìm trầm hóa cọp và mỗi khi gặp được người thì từ xa đứng ngó rồi ứa mước mắt quay đi. Phải chăng người xưa đã thi vì hóa thân phận của các nghệ nhân ngậm ngải tìm trầm. Những kẻ ngậm ngải tìm trầm là những nghệ nhân đi tìm cái đẹp, cái hạnh phúc của cuộc đời. Chấp nhận lấy gian nan và cơ cực để được hưởng những cảnh đẹp của thiên nhiên, của núi rừng và dù cho không đạt đến được mục đích gặp trầm, họ đành sống một kiếp khác để gìn giữ cho hạnh phúc thiên thu. Người hóa cọp theo truyền thuyết có mục đích để chăm giữ trầm hương, cho thiên nhiên rừng núi thì sự chuyển hóa này chính là điều thiện đáng tôn vinh Cá Tắm Nắng , 79 Có người suy nghĩ: ngậm ngải tìm trầm là chịu đựng trăm nghìn cay đắng đi tìm hạnh phúc. Nhiều lúc hạnh phúc ở bên ta mà ta không biết, nhiều khi ta ngồi bên cội trầm mà ta lại không hay. Người hóa hổ không phải để sống cùng thiên nhiên mà để gìn giữ thiên nhiên. Hóa hổ là từ bỏ một kiếp người chuyên đi chặt phá rừng để trở thành con vật gìn giữ thiên nhiên. Cuộc đời này hạnh phúc không bao giờ đến một cách đơn giản và dễ dàng. Ngậm ngải tìm trầm là một câu chuyện huyền thoại, là một bài học dạy chúng ta khi cần khai thác thiên nhiên thì cũng nên khai thác đúng tầm và gìn giữ đúng mức để thiên nhiên hữu dụng và làm đẹp cho con người. 80 , Quách Giao