🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook C. Mác Và Ph. Ăngghen Toàn Tập - Tập 1 Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn LỜI NHÀ XUẤT BẢN Sự nghiệp đổi mới ở nước ta được tiến hành theo đường lối của Đại hội VI và Đại hội VII Đảng cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Khẳng định và quán triệt sâu sắc nội dung vừa nêu bằng việc cung cấp đến bạn đọc các chính văn của các nhà kinh điển cùng những công trình giới thiệu và chuyên khảo về chủ nghĩa Mác - Lê-nin theo tinh thần đổi mới, gắn với thực tiễn của đất nước và bối cảnh quốc tế có nhiều biến động phức tạp hiện nay, đang là một yêu cầu bức xúc đặt ra đối với công tác tư tưởng và lý luận. Nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng nói trên, chấp hành quyết định của Ban chấp hành trung ương Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản bộ Toàn tập C.Mác và Ph.Ăng-ghen. Tập 1 của bộ Toàn tập C.Mác và Ph.Ăng-ghen bao gồm những tác phẩm do hai nhà kinh điển viết vào những năm 1839-1844, trước khi hai ông cộng tác chặt chẽ với nhau trong hoạt động lý luận và đấu tranh cách mạng. Tập này có hai phần: phần thứ nhất gồm những tác phẩm của C.Mác viết trong những năm 1842- l844; phần thứ hai gồm những tác phẩm của Ph.Ăng-ghen viết trong những năm 1839-1844. Đây là thời kỳ đại công nghiệp cơ khí đã bước đầu phát triển, giai cấp vô sản đã bước lên vũ đài lịch sử, song các cuộc đấu tranh của họ vẫn còn phân tán, lẻ tẻ và chưa được soi sáng bởi một lý luận cách mạng khoa học. Trong những tác phẩm viết trong thời gian này, C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã vạch trần chế độ quân chủ chuyên chế phản động Phổ, phân tích cơ cấu giai cấp của xã hội Đức và vai trò thật sự của Nhà nước Phổ trong xã hội đó. Hai ông nêu rõ nguồn gốc kinh tế của các vấn đề chính trị - xã hội. Và đặc biệt, mặc dù còn chưa có sự cộng tác chặt chẽ với nhau trong thời kỳ này, song bằng những nghiên cứu riêng, độc lập với nhau, hai ông lần đầu tiên đã cùng đi tới kết luận về vai trò của giai cấp vô sản là lực lượng xã hội duy nhất có sứ mệnh phá hủy xã hội tư bản chủ nghĩa và sáng tạo ra một thế giới mới xã hội chủ nghĩa. Nội dung của những tác phẩm của hai ông viết trong thời gian này chứa đựng những mầm mống của những tư tưởng thiên tài được phát triển trong những tác phẩm sau đó. https://thuviensach.vn Chúng đánh dấu bước chuyển hẳn của hai ông từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ chủ nghĩa dân chủ - cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản. Lời nhà xuất bản Lời nhà xuất bản 8 8 Tập này được dịch dựa vào bản tiếng Nga bộ Toàn tập C.Mác và Ph.Ăng ghen, tập 1, do Nhà xuất bản sách chính trị quốc gia Liên Xô xuất bản tại Mát xcơ-va năm 1955. Ngoài phần chính văn, chúng tôi còn in kèm theo phần chú thích và các bản chỉ dẫn do Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lê-nin Liên Xô (trước đây) biên soạn để bạn đọc tham khảo. lời nhà xuất bản lời nhà xuất bản 8 8 Đồng thời với việc xuất bản bộ Toàn tập C.Mác và Ph.Ăng-ghen, chúng tôi sẽ tổ chức biên soạn sách giới thiệu nội dung mỗi tập và các tư tưởng cơ bản trong các tác phẩm chính của hai nhà kinh điển. Tháng 3-1995 Nhà xuất bản chính trị quốc gia https://thuviensach.vn C.MÁC 1842-1844 https://thuviensach.vn 7 7 NHẬN XÉT BẢN CHỈ THỊ MỚI NHẤT VỀ CHẾ ĐỘ KIỂM DUYỆT CỦA PHỔ1 Chúng tôi không thuộc về số những kẻ bất bình đã tuyên bố ngay cả khi chưa có bản sắc lệnh mới của Phổ về chế độ kiểm duyệt: Timeo Danaos et dona ferentes11*. Trái lại, vì trong bản chỉ thị mới có cho phép thảo luận những đạo luật đã được ban hành, dù cho việc thảo luận đó không phù hợp với các quan điểm của chính phủ, cho nên giờ đây chúng ta phân tích bản thân chỉ thị đó. Chế độ kiểm duyệt - đó là sự phê phán của nhà nước. Tiêu chuẩn của chế độ kiểm duyệt - https://thuviensach.vn đó là những tiêu chuẩn phê phán, và do đó, khó mà có thể rút chúng ra khỏi sự phê phán, bởi vì chúng được đặt trên cùng một miếng đất với sự phê phán. Dĩ nhiên, bất cứ ai cũng chỉ có thể tán thành cái khuynh hướng chung được nêu lên ở phần mở đầu của bản chỉ thị: “Để giải phóng báo chí ngay từ bây giờ khỏi những sự hạn chế không đúng chỗ, không phù hợp với những ý đồ của hoàng thượng, hoàng thượng đã ban một sắc lệnh cho nội các nhà vua hôm mồng 10 tháng này để biểu thị sự kiên quyết không tán thành mọi việc chèn ép không cần thiết đối với hoạt động báo chí, và trong khi thừa nhận ý nghĩa và sự cần thiết của nền chính luận trung thực và lương thiện, đức vua đã ủy quyền cho chúng ta một lần nữa kêu gọi các nhân viên kiểm duyệt thi hành đúng điều hai của bản sắc lệnh ngày 18 tháng Mười 1819 về chế độ kiểm duyệt”. Đương nhiên! Nếu như chế độ kiểm duyệt là một sự cần thiết, thì sự kiểm duyệt trung thực, tự do chủ nghĩa lại càng cần thiết hơn nữa. Nhưng cái ắt phải gây ra ngay một sự nghi hoặc nhất định, là ngày tháng của đạo luật đã dẫn ra trên đây. Đạo luật được đưa ra ngày 18 tháng Mười 1819. Sao? Phải chăng đấy là đạo luật mà thời cuộc đã buộc phải hủy bỏ? Rõ ràng là không phải, bởi vì người ta chỉ chỉ ra "một lần nữa" cho các nhân viên kiểm duyệt thấy sự cần thiết phải thi hành đạo luật đó. Như vậy là đạo luật đã có từ trước năm 1842, nhưng nó không được thi hành, - người ta nhắc tới nó chính là để "ngay từ bây giờ" giải phóng báo chí khỏi những sự hạn chế không đúng chỗ, không phù hợp với những ý đồ của hoàng thượng. Bất chấp đạo luật, cho đến nay, báo chí đã phải chịu đựng những sự hạn chế không đúng chỗ, - đó là kết luận trực tiếp rút ra ở phần mở đầu này. Điều đó có phải là chống lại đạo luật hay chống lại các nhân viên kiểm duyệt không? Vị tất chúng ta đã có quyền khẳng định đó là hành động chống lại các nhân viên kiểm duyệt. Suốt trong hai mươi hai năm qua đã diễn ra những hành động phi pháp của một cơ quan bảo trợ lợi ích tối cao của các công dân trong một quốc gia, tinh thần của họ, - của một cơ quan có những quyền hành lớn hơn cả những nhân viên kiểm duyệt ở La Mã, bởi vì cơ quan này không chỉ điều tiết hành động của những công dân cá biệt mà thậm chí còn điều tiết cả hành động của tinh thần xã hội nữa. Lẽ nào trong nước Phổ, một nước hoàn mỹ, tự hào về bộ máy hành chính của mình, lại có thể có một tình trạng phi pháp triệt để như vậy, một hành vi vô sỉ như vậy của các quan chức cao cấp trong chính phủ? Hay trong sự mù https://thuviensach.vn quáng thường xuyên của mình nhà nước đã chọn những nhân vật không có năng lực nhất để giữ những chức vị khó khăn nhất? Hoặc giả, cuối cùng, thần dân của nhà nước Phổ đã bị tước mất mọi khả năng chống lại những hành động phi pháp? Chẳng lẽ tất cả các tác gia Phổ đều là những kẻ dốt nát và ngu ngốc, đến mức không biết đến những luật có liên quan tới sự tồn tại của họ, hay họ quá ư nhát gan để đòi áp dụng các đạo luật đó? Nếu chúng ta quy tất cả lỗi lầm cho các nhân viên kiểm duyệt, thì điều đó sẽ không những làm mất danh dự của bản thân họ, mà còn làm mất danh dự của nhà nước Phổ, của các tác gia Phổ. Thêm nữa, những hành động phi pháp của các nhân viên kiểm duyệt trong hơn hai mươi năm qua sẽ là argumentum ad hominem21*rằng báo chí cần những bảo đảm khác hơn là những điều quy định chung chung như vậy cho những người vô trách nhiệm đến như thế. Đó sẽ là một bằng chứng nói lên rằng, trong bản chất việc kiểm duyệt có một sai lầm căn bản nào đó mà không một đạo luật nào sửa chữa cả. Nhưng nếu các nhân viên kiểm duyệt là những người hoàn toàn có thể dùng được, còn pháp luật mới là vô dụng, thì trong trường hợp đó tại sao lại còn phải nhờ vào luật pháp để đấu tranh chống lại cái tệ do chính ngay luật pháp ấy đẻ ra? Hay có thể là những thiếu sót khách quan của bản thân chế độ được đổ lên đầu một số người để tạo ra cái vẻ bề ngoài về sự cải thiện trong khi về thực chất thì không có sự cải thiện nào cả? Cái cách thức thông thường của chủ nghĩa tự do giả là như thế này: bị buộc phải có những nhượng bộ, nó hy sinh con người với tư cách là những công cụ, và duy trì nguyên vẹn thực chất của công việc, tức là một thể chế nhất định. Bằng cách đó nó đánh lạc hướng sự chú ý của đám công chúng nông cạn. Sự giận dữ do bản chất của sự việc gây ra, đang biến thành sự giận dữ chống lại một số người nhất định. Người ta tưởng tượng rằng với sự thay đổi các nhân vật thì bản thân sự việc cũng sẽ thay đổi. Sự chú ý của người ta chuyển từ chế độ kiểm duyệt sang các nhân viên kiểm duyệt, và các tác gia vô giá trị của sự tiến bộ quy định trên đây đang tạo ra một cách rất anh dũng những sự xúc phạm nhỏ nhặt đối với những con người bị thất sủng, và đang hết sức tán dương chính phủ với một nhiệt tình không kém. Trước mắt chúng ta còn có một khó khăn nữa. https://thuviensach.vn Một số phóng viên báo chí cho rằng bản chỉ thị về chế độ kiểm duyệt chính là một sắc lệnh mới về kiểm duyệt. Họ đã sai lầm, nhưng sai lầm của họ có thể tha thứ được. Sắc lệnh về chế độ kiểm duyệt ra ngày 18 tháng Mười 1819 chỉ có hiệu lực tạm thời - tới năm 1824, và cho đến nay nó cũng sẽ là một đạo luật tạm thời; nếu như chúng ta không biết được, qua bản chỉ thị được công bố, rằng nó chẳng bao giờ được thi hành cả. Sắc lệnh năm 1819 ấy cũng là một biện pháp tạm thời, nhưng với sự khác biệt là hồi bấy giờ, để chờ đợi những đạo luật có tính chất cố định, người ta đã ấn định một kỳ hạn cụ thể là năm năm, trong khi đó thì bản chỉ thị mới không quy định một kỳ hạn nào cả, và còn với sự khác biệt là hồi đó, đối tượng của sự chờ đợi là những đạo luật về tự do báo chí, còn hiện nay thì đó là những đạo luật về chế độ kiểm duyệt. Những phóng viên báo chí khác coi bản chỉ thị về chế độ kiểm duyệt là sự khôi phục lại bản sắc lệnh cũ về chế độ kiểm duyệt. Quan điểm sai lầm này của họ đã bị chính bản chỉ thị đó bác bỏ. Chúng ta coi bản chỉ thị về chế độ kiểm duyệt là sự báo trước về tinh thần của một đạo luật được dự kiến về chế độ kiểm duyệt. Trong việc này, chúng ta nghiêm khắc tuân theo tinh thần của sắc lệnh về chế độ kiểm duyệt năm 1819, theo đó thì các đạo luật và các chỉ thị có một ý nghĩa như nhau đối với báo chí (xem sắc lệnh đã dẫn, điều XVI, số 2). Nhưng chúng ta hãy trở lại bản chỉ thị. “Theo đạo luật này, cụ thể là theo điều 2, chế độ kiểm duyệt không được cản trở việc tìm hiểu chân lý một cách nghiêm túc và khiêm tốn, không được bó buộc các tác gia một cách không cần thiết, không được cản trở sự tự do chu chuyển của sách trên thị trường sách báo”. Thế thì việc tìm hiểu chân lý mà chế độ kiểm duyệt không được ngăn cấm, được đánh giá một cách cụ thể hơn: tìm hiểu một cách nghiêm túc và khiêm tốn. Cả hai định ngữ đó không phải thuộc về nội dung của việc nghiên cứu, mà nói cho đúng ra, nó thuộc về một cái gì nằm ở ngoài nội dung đó. Ngay từ đầu, hai định ngữ đó làm cho việc nghiên cứu đi chệch khỏi chân lý và buộc nó phải chú ý tới một định ngữ thứ ba chưa rõ nào đó. Nhưng há một sự nghiên cứu như thế, thường xuyên hướng sự chú ý của mình vào yếu tố thứ ba này, cái yếu tố mà pháp luật đã cho phép được quyền bắt bẻ - há một sự nghiên cứu như thế lại không để mất hút chân lý hay sao? Há trách nhiệm đầu tiên của người đi tìm hiểu chân lý https://thuviensach.vn lại chẳng phải là xông thẳng vào chân lý mà không nhìn bên phải, bên trái hay sao? Há tôi lại sẽ không quên chính ngay bản chất của sự vật, nếu tôi có trách nhiệm trước hết là không được quên rằng cần phải nói về sự vật đó dưới một hình thức nhất định đã quy định sẵn, hay sao? Chân lý cũng ít khiêm tốn như là ánh sáng; vậy nó cần khiêm tốn với ai? Với bản thân mình chăng? Verum index sui et falsi31*. Vậy thì khiêm tốn với sự lừa dối ư? Nếusự khiêm tốn là đặc điểm của việc nghiên cứu, thì nói cho đúng ra, đó là dấu hiệu của sự sợ hãi chân lý hơn là sợ hãi dối trá. Tính khiêm tốn - đó là một phương tiện kìm hãm mỗi bước đi lên của tôi. Nó là nỗi khiếp sợ do trên quy định cho việc nghiên cứu trước những kết luận; nó là phương tiện bảo vệ chống lại chân lý. Chúng ta bàn tiếp: chân lý là phổ biến, nó không thuộc về riêng một mình tôi, nó thuộc về tất cả mọi người, nó chi phối tôi chứ không phải tôi chi phối nó. Tài sản của tôi - đó là cái hình thức cấu thành bản sắc tinh thần của tôi. “Văn phong - đó là con người”. Thế thì sao ! Đạo luật cho phép tôi viết, nhưng tôi không được viết theo lối hành văn riêng của mình, mà là theo một lối hành văn khác nào đó. Tôi có quyền để lộ cái bộ mặt tinh thần của tôi, nhưng trước đó tôi phải đem lại cho nó một nét mặt đã quy định trước! Có con người chính trực nào mà lại không đỏ mặt vì đòi hỏi đó và không giấu một cách tốt nhất cái đầu của mình vào dưới chiếc áo choàng? Ít ra, có thể giả định rằng dưới chiếc áo choàng đó là cái đầu của Giu-pi-te. Một nét mặt đã quy định trước - điều đó chỉ có nghĩa là: “Bộ mặt thì hay, nhưng diễn xuất lại tồi”. Các vị hân hoan vì tính nhiều vẻ tuyệt trần, vì sự phong phú vô tận của thiên nhiên. Chính các vị không đòi hỏi hoa hồng phải thơm như hoa tím, - vậy cớ sao các vị lại đòi sự phong phú hết sức lớn - tức là tinh thần - chỉ được tồn tại dưới một dạng mà thôi? Tôi là một nhà văn hài hước, nhưng luật pháp bảo tôi phải viết một cách nghiêm túc. Tôi hay chế nhạo, nhưng luật pháp quy định rằng văn phong của tôi phải khiêm tốn. Sự không có màu sắc - đó là màu sắc duy nhất mà sự tự do này cho phép. Mỗi một giọt sương, được mặt trời chiếu rọi, thì lấp lánh vô vàn màu sắc nhưng mặt trời tinh thần, - dù cho những tia sáng của nó có rọi qua bao nhiêu cá tính, bao nhiêu vật thể chăng nữa, - cũng chỉ được đẻ ra một màu sắc duy nhất, màu sắc quan phương, mà thôi ! Hình thức chủ yếu của tinh https://thuviensach.vn thần - đó là niềm vui sướng, là ánh sáng, còn các vị thì lại biến bóng tối thành biểu hiện duy nhất hợp pháp của tinh thần; tinh thần chỉ được khoác dưới màu đen thôi, nhưng trong thiên nhiên thì lại không có một hoa nào màu đen cả. Bản chất của tinh thần - đó chỉ là chân lý tự thân, còn các ngài thì định lấy cái gì để làm bản chất của nó ? Tính khiêm tốn. Gơ-tơ nói2: chỉ có người ăn mày mới khiêm tốn, vậy các ngài muốn biến tinh thần thành một người ăn mày như vậy hay sao? Hay tính khiêm tốn này phải trở thành tính khiêm tốn của thiên tài, như Si-lơ3 đã nói? Trong trường hợp đó, thoạt tiên, các ngài hãy biến tất cả những công dân của các ngài, và trước hết là các nhân viên kiểm duyệt của các ngài, thành những bậc vĩ nhân đi. Nhưng tính khiêm tốn của các thiên tài lại hoàn toàn không phải bao hàm ở cái điều mà một ngôn ngữ có học thức, không trọ trẹ và không lẫn tiếng phương ngữ, phải có, mà trái lại bao hàm ở chỗ nói bằng ngôn ngữ của chính bản thân vật thể, biểu hiện tính độc đáo của bản chất vật thể. Nó bao hàm ở chỗ quên tính khiêm tốn và không khiêm tốn đi để nêu bật bản thân sự vật. Sự khiêm tốn phổ biến của tinh thần - đó là lý trí, là tính độc lập phổ biến của tư tưởng, đối xử với mọi sự vật theo như bản chất của chính sự vật đòi hỏi. Tiếp nữa, nếu tính nghiêm túc không được giống với định nghĩa của Tờ-ri xtơ-ram Sen-đi4, theo định nghĩa ấy nó là sự giả vờ của thân thể, che đậy những thiếu sót của tâm hồn, nếu nó phải có nghĩa là tính thận trọng trong thái độ đối với sự vật, - thì lúc đó toàn bộ điều quy định sẽ mất hết ý nghĩa. Vì tôi có thái độ nghiêm chỉnh đối với cái buồn cười khi tôi trình bày nó dưới dạng nực cười; còn có thái độ khiêm tốn đối với cái không khiêm tốn - đó chính là một sự không khiêm tốn lớn nhất của tinh thần. Nghiêm túc và khiêm tốn ư! - Những khái niệm không vững chắc, tương đối làm sao! Sự nghiêm túc kết thúc ở đâu, sự đùa cợt bắt đầu ở chỗ nào? Sự khiêm tốn kết thúc ở đâu, sự không khiêm tốn bắt đầu ở chỗ nào? Chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào tính tình của nhân viên kiểm duyệt. Quy định trước tính tình của nhân viên kiểm duyệt cũng không đúng như quy định trước văn phong của một tác gia. Nếu các ngài muốn nhất quán trong việc phê phán mỹ học của mình, thì các ngài cũng hãy cấm tìm hiểu chân lý một cách quá nghiêm túc và quá khiêm https://thuviensach.vn tốn, vì sự nghiêm túc quá mức là một điều lố bịch nhất, còn sự khiêm tốn quá mức là sự mỉa mai cay đắng nhất. Cuối cùng, trong vấn đề này, điểm xuất phát là một quan niệm hoàn toàn đảo ngược và trừu tượng về bản thân chân lý. Toàn bộ mục tiêu hoạt động của tác gia đều được quy thành một khái niệm chung duy nhất là "chân lý". Nhưng, nếu thậm chí chúng ta gạt qua một bên tất cả những gì chủ quan, cụ thể là việc cũng một vật thể ấy phản ánh một cách khác nhau vào những cá nhân khác nhau và biến những mặt khác nhau của mình thành bấy nhiêu đặc tính tinh thần khác nhau, thì lẽ nào tính chất của bản thân vật thể lại không được có một ảnh hưởng nào, dù là nhỏ nhất, tới việc nghiên cứu hay sao? Không những kết quả của việc nghiên cứu, mà tất cả con đường dẫn tới việc nghiên cứu, cũng phải là chân lý. Bản thân việc nghiên cứu chân lý phải có tính chân lý, sự nghiên cứu thật sự đó là chân lý mở rộng mà những khâu bị tách ra rốt cuộc lại kết hợp làm một. Và lẽ nào phương thức nghiên cứu lại không phải thay đổi cùng với đối tượng? Lẽ nào, khi đối tượng cười thì việc nghiên cứu phải nghiêm túc, còn khi đối tượng rầu rĩ thì việc nghiên cứu phải khiêm tốn? Do đó, các ngài đã vi phạm quyền của khách thể cũng như các ngài đã vi phạm quyền của chủ thể. Các ngài hiểu chân lý một cách trừu tượng và các ngài biến tinh thần thành một vị quan tòa dự thẩm ghi chép chân lý một cách khô khan. Hoặc giả, có thể là những sự tinh vi siêu hình này là thừa chăng? Có thể là nên hiểu chân lý theo kiểu: cái có tính chân lý là cái mà chính phủ ra lệnh, còn việc nghiên cứu chỉ được cho phép với tư cách là một yếu tố thừa, rầy rà, nhưng vì những lý do đạo đức, nên không thể hoàn toàn xóa bỏ được? Rõ ràng hầu như là như thế. Vì việc nghiên cứu được hiểu trước như là một cái gì đối lập với chân lý, cho nên nó xuất hiện đi kèm một cách chính thức và khả nghi với sự nghiêm túc và khiêm tốn, mà kẻ ngoại đạo phải có thật khi đứng trước vị mục sư của mình. Lý trí của chính phủ là trí tuệ duy nhất của quốc gia. Trong những điều kiện nào đó về thời gian, thật ra, nó phải có một số nhượng bộ đối với lý trí khác và sự ba hoa của lý trí này, nhưng khi đó nó phải nhận thức rằng người ta đã nhượng bộ nó, và về thực chất thì nó chẳng có quyền hành gì, nó phải tỏ ra khiêm tốn và quy phục, nghiêm túc và buồn tẻ. Nếu Vôn-te nói: “Tất cả mọi thể loại đều tốt, trừ thể loại buồn tẻ”5, thì ở đây thể loại buồn tẻ lại loại bỏ mọi cái khác, và chỉ cần viện đến “Các biên bản của Hội nghị các đẳng cấp tỉnh Ranh” cũng đủ để https://thuviensach.vn chứng minh điều đó. Trong trường hợp ấy, tại sao lại không quay hẳn về lối văn phong bàn giấy của người Đức ở thời kỳ tốt đẹp xưa kia? Các anh hãy viết một cách tự do, nhưng mỗi chữ của các anh đều phải cúi chào sự kiểm duyệt của phái tự do, nó sẽ để cho những ý kiến vừa nghiêm túc vừa khiêm tốn của các anh đi lọt qua, miễn là các anh không mất cái cảm giác tôn kính thôi! Luật pháp không nhấn mạnh chân lý, mà nhấn mạnh tính khiêm tốn và nghiêm túc. Như vậy, ở đây, tất cả đều dẫn đến một ý nghĩ - tất cả những gì nói về tính nghiêm túc, khiêm tốn, và trước hết là về chân lý, thì ở đằng sau tầm rộng không rõ ràng của nó, đều có ẩn giấu một tính chất rất rõ ràng, rất đáng ngờ của chân lý. “Chế độ kiểm duyệt”, - trong bản chỉ thị nói tiếp, - “quyết không được vận dụng theo nghĩa xoi mói nhỏ nhen vượt khỏi giới hạn của cái mà đạo luật này đòi hỏi”. Trước hết, mấy chữ "đạo luật này" ngụ ý nói đến điều khoản thứ hai của sắc lệnh năm 1819, nhưng sau đó bản chỉ thị lại viện vào "tinh thần" của bản sắc lệnh về chế độ kiểm duyệt nói chung. Hợp nhất cả hai định nghĩa trên rất dễ dàng. Điều khoản thứ hai - đó là tinh thần tập trung của bản sắc lệnh về chế độ kiểm duyệt, còn những điều khoản khác của bản sắc lệnh là sự tiếp tục chia nhỏ tinh thần đó và quy định nó một cách chi tiết hơn. Chúng tôi cho rằng những biểu hiện dưới đây có thể là nét đặc trưng tốt nhất của tinh thần đã nói: Điều VII. "Quyền tự do không bị kiểm duyệt đã ban t ừ t r ư ớ c đ ế n n a y cho Viện hàn lâm khoa học và cho các trường Đại học, từ nay trở đi sẽ bãi bỏ trong thời hạn là 5 năm. Đ10. Sắc lệnh tạm thời hiện nay sẽ có hiệu lực trong thời gian 5 năm kể từ ngày hôm nay. Trước thời hạn này Quốc hội Liên bang phải nghiên cứu cặn kẽ vấn đề làm thế nào để có thể dẫn đến việc thi hành bản sắc lệnh cùng loại về tự do báo chí, đã được nhắc tới ở điều 18 trong Đạo luật của Liên bang: phù hợp với vấn đề đó là việc quyết định dứt khoát về những giới hạn bình thường của tự do báo chí ở Đức”. Không thể gọi đạo luật bãi bỏ tự do báo chí ở nơi nào sự tự do đó đang còn tồn tại, và dùng sự kiểm duyệt để làm cho quyền tự do đó trở thành thừa ở nơi nào phải thực hành quyền tự do ấy, là đạo luật thuận lợi cho báo chí. Tiếp nữa, §10 trực tiếp thừa nhận rằng thay cho sự tự do báo chí, - đã được nhắc tới ở điều 18 eửa Đạo luật liên bang6, và có thể là vào một lúc nào đó sẽ được thực hiện, - là việc tạm thời thi hành đạo luật về chế độ kiểm duyệt. Cái quid pro quo41* đó, ít ra, cũng chỉ rõ https://thuviensach.vn rằng tình hình hiện nay đòi phải giới hạn báo chí, rằng sở dĩ có bản sắc lệnh đó là vì người ta không tin vào báo chí. Hành động nghiêm ngặt này thậm chí còn tự biện bạch cho mình với tư cách là một biện pháp tạm thời, có hiệu lực tất cả chỉ có 5 năm, nhưng tiếc thay nó đã giữ nguyên hiệu lực của nó trong suốt 22 năm. Ngay dòng sau đây của bản chỉ thị cũng đã chỉ cho chúng ta thấy rõ là nó tự mâu thuẫn với bản thân như thế nào, khi một mặt, mong muốn việc áp dụng chế độ kiểm duyệt không vượt quá những giới hạn mà bản sắc lệnh đòi hỏi, dù là theo bất kỳ một ý nghĩa nào, nhưng mặt khác lại quy định cho chế độ kiểm duyệt phải vượt qua những giới hạn ấy: “Dĩ nhiên, nhân viên kiểm duyệt cũng có thể cho phép công khai thảo luận cả những công việc trong nước”. Nhân viên kiểm duyệt có thể, nhưng anh ta không buộc phải làm việc đó, đó không phải là một điều tất yếu; chỉ riêng thứ chủ nghĩa tự do thận trọng này cũng đã không những vượt quá một cách rất rõ ràng những giới hạn của tinh thần chung của bản sắc lệnh về chế độ kiểm duyệt, mà còn vuợt quá giới hạn của những yêu cầu xác định của bản sắc lệnh ấy nữa. Sắc lệnh cũ về chế độ kiểm duyệt, cụ thể là điều 2 dẫn ra trong bản chỉ thị, không những không cho phép thảo luận một cách thẳng thắn các công việc của Phổ mà thậm chí còn không cho phép thảo luận cả công việc của Trung Quốc nữa. “Thuộc về điểm này”, tức là thuộc về việc vi phạm nền an ninh của quốc gia Phổ và các quốc gia liên minh ở Đức, - bản chỉ thị bình luận, - là tất cả những mưu toan trình bày dưới một ánh sáng thuận lợi tất cả các đảng tồn tại trong bất kỳ một nước nào, đang cố lật đổ chế độ nhà nước. Trong những điều kiện như vậy chẳng lẽ lại cho phép thảo luận một cách thẳng thắn những công việc của nhà nước Trung Quốc hoặc Thổ Nhĩ Kỳ hay sao? Nếu như những quan hệ xa xôi như vậy còn đe dọa nền an ninh không vững chắc của Liên bang Đức, thì mỗi một lời nói không tán thành các công việc nội bộ của Liên bang há lại không đe dọa Liên bang hay sao? Như vậy, bản chỉ thị đã vượt ra ngoài giới hạn của điều khoản 2 của bản sắc lệnh về chế độ kiểm duyệt và thiên về phía chủ nghĩa tự do; thực chất của việc đi chệch này sẽ được giải thích ở phần sau, nhưng về hình thức thì nó cũng đáng khả nghi rồi, trong chừng mực nó tự tuyên bố mình là một kết luận rút ra từ điều khoản 2, mà bản chỉ thị chỉ khôn ngoan dẫn ra có nửa đầu thôi, nhưng đồng thời lại bảo nhân viên kiểm duyệt phải tham khảo chính bản thân điều khoản ấy. Nhưng, mặt khác, bản chỉ thị cũng đi xa hơn bản sắc lệnh về chế độ kiểm duyệt https://thuviensach.vn cả trong khuynh hướng không phải theo chủ nghĩa tự do, bằng cách bổ sung thêm những điều hạn chế mới vào những hạn chế cũ đối với báo chí. Trong điều khoản 2 đã dẫn ra trên đây của bản sắc lệnh về chế độ kiểm duyệt có nói: “Mục đích của nó” (của chế độ kiểm duyệt) “không cho phép có cái gì chống lại những nguyên tắc chung của tôn giáo, k h ô n g k ể đ ế n những ý kiến và những học thuyết của các đảng phái tôn giáo riêng biệt và của các giáo phái được chấp nhận trong quốc gia”. Năm 1819, chủ nghĩa duy lý hãy còn thống trị; dưới danh từ tôn giáo nói chung nó hiểu đó là cái gọi là tôn giáo của lý trí. Quan điểm duy lý này cũng là quan điểm của bản sắc lệnh về chế độ kiểm duyệt, tuy vậy, bản sắc lệnh không triệt để đến mức là khi nhằm mục đích bảo vệ tôn giáo, nó lại đứng trên quan điểm phi tôn giáo. Chính việc tách các nguyên tắc chung của tôn giáo ra khỏi nội dung chính diện của nó và những hình thức xác định của nó, cũng đã mâu thuẫn với những nguyên tắc chung của tôn giáo, bởi vì mỗi một tôn giáo đều giả định rằng do bản chất riêng của mình, nó khác hẳn với tất cả các tôn giáo đặc thù, giả tưởng khác, và chính nó, dưới tính quy định này của mình, mới là một tôn giáo chân chính. Trong điều khoản 2 do nó dẫn ra, bản chỉ thị mới về chế độ kiểm duyệt đã bỏ qua điều quy định hạn chế bổ sung, theo đó thì các đảng phái tôn giáo và các giáo phái riêng biệt không được hưởng quyền bất khả xâm phạm, nhưng bản chỉ thị không dừng lại ở đây mà còn đưa ra lời bình luận sau đây: “Không thể dung thứ tất cả những gì chống lại - dưới một hình thức khinh bạc, thù địch - đạo Cơ Đốc nói chung, hoặc chống lại một giáo lý nhất định”. Sắc lệnh cũ về chế độ kiểm duyệt không có một lời nào nói tới đạo Cơ Đốc; trái lại nó phân biệt tôn giáo với tất cả các đảng phái tôn giáo và các giáo phái cá biệt. Bản chỉ thị mới về chế độ kiểm duyệt không những biến tôn giáo nói chung thành đạo Cơ Đốc mà còn bổ sung thêm những từ: một giáo lý nhất định. Thật là một con đẻ quý báu của nền khoa học chúng ta, sau khi nó trở thành một khoa học Cơ Đốc giáo! Ai còn dám phủ nhận việc nó rèn những xiềng xích mới cho báo chí? Không được lên tiếng chống đối tôn giáo nói chung cũng như nói riêng. Hay là các ngài nghĩ rằng những tiếng “khinh bạc, thù địch” đã biến những xiềng xích mới ấy thành những xiềng xích làm bằng hoa hồng chăng? Cái đó được nói một cách khéo léo biết bao: khinh bạc, thù địch! Tính từ “khinh bạc” kêu gọi đến https://thuviensach.vn sự đoan chính của người công dân, đó là một từ nói cho toàn thế gian nghe thấy, còn tính từ “thù địch” thì nói thầm vào tai nhân viên kiểm duyệt: trong pháp luật sự khinh bạc được giải thích như vậy đó. Trong bản chỉ thị này, chúng ta sẽ còn tìm thấy nhiều ví dụ về cái thái độ tế nhị tinh vi này, nó biểu hiện ở chỗ: nói với công chúng thì dùng một từ chủ quan làm cho công chúng ấy phải đỏ mặt, nhưng mặt khác, nói với nhân viên kiểm duyệt thì lại dùng một từ khách quan, khiến cho nhà văn vô tình tái xanh mặt mũi. Bằng cách đó, cũng có thể đặt lettres de cachet51* lên ca nhạc. Và bản chỉ thị về chế độ kiểm duyệt bị rối rắm trong một sự mâu thuẫn thật là kỳ lạ! Chỉ có sự đả kích nửa vời mới có tính chất khinh bạc, - một sự đả kích chĩa vào những mặt riêng biệt của hiện tượng, không đủ sâu sắc và nghiêm túc để đụng đến bản chất của đối tượng; chính những sự đả kích vào cái cá biệt chỉ với tính cách là cái cá biệt thôi, mới là khinh bạc. Đả kích vào tôn giáo thì chỉ có thể làm dưới hình thức khinh bạc hay thù địch thôi, - không có cách gì khác. Sự không nhất quán ấy, trong đó bản chỉ thị bị lạc lối vào, dù sao cũng chỉ là cái vẻ bề ngoài, bởi vì sự không nhất quán ấy dựa trên cái vẻ bề ngoài làm như thể là nói chung người ta cho phép những sự đả kích nào đó vào tôn giáo. Nhưng chỉ cần có một cái nhìn vô tư cũng đủ để thấy trong cái vẻ bề ngoài đó chỉ toàn là vẻ bề ngoài mà thôi. Không thể đả kích vào tôn giáo dưới hình thức thù địch cũng như dưới hình thức khinh bạc, chung cũng như riêng, nghĩa là nói chung không được đả kích vào nó. Tuy nhiên, nếu như bản chỉ thị đặt những xiềng xích mới lên báo chí triết học, mâu thuẫn rõ ràng với bản sắc lệnh về kiểm duyệt năm 1819, thì bản chỉ thị đó ít ra cũng phải nhất quán đến mức là giải phóng cho báo chí tôn giáo khỏi những xiềng xích cũ, do bản sắc lệnh duy lý trước kia quàng lên nó. Vì chính bản sắc lệnh ấy tuyên bố mục đích của kiểm duyệt cũng là “đấu tranh chống việc chuyển một cách cuồng tín những giáo lý tín ngưỡng vào chính trị, và chống lại sự lẫn lộn khái niệm nảy sinh ra từ đó”. Thật ra, bản chỉ thị mới thận trọng đến nỗi lờ đi không nói điểm này trong bài bình luận của mình, tuy nhiên, khi trích dẫn điều 2 nó lại chấp nhận điểm đó. Chuyển một cách cuồng tín những giáo lý tín ngưỡng vào chính trị nghĩa là thế nào? Điều đó có nghĩa là công bố các giáo lý tín ngưỡng, xét theo nội dung đặc biệt của chúng, là nhân tố quyết định của quốc gia; điều đó có nghĩa là lấy bản chất đặc thù của tôn giáo làm tiêu chuẩn của quốc gia. Bản sắc lệnh cũ về kiểm duyệt có quyền lên tiếng phản đối sự lẫn https://thuviensach.vn lộn khái niệm này, bởi vì nó để dành một tôn giáo riêng biệt, nội dung xác định của tôn giáo đó, cho sự phê phán. Nhưng bản chỉ thị cũ dựa vào chủ nghĩa duy lý tầm thường, hời hợt, đã bị chính các ngài xem thường. Còn các ngài, những người xây dựng nhà nước trên tín ngưỡng và đạo Cơ Đốc ngay cả trong những chi tiết, các ngài, những kẻ đấu tranh cho một nhà nước Cơ Đốc giáo, làm thế nào các ngài còn có thể đề nghị sở kiểm duyệt ngăn ngừa sự lẫn lộn khái niệm này? Sự lẫn lộn các nguyên tắc chính trị và các nguyên tắc đạo Cơ Đốc đã trở thành tín điều chính thức. Chúng ta giải thích một đôi chút về sự lẫn lộn đó. Nếu chỉ nói về đạo Cơ Đốc với tư cách là một tôn giáo đã được thừa nhận, thì trong nước của mình các ngài có các tín đồ đạo Thiên chúa và các tín đồ Tin lành. Cả hai loại tín đồ này đều đưa ra những yêu sách như nhau đối với nhà nước, cũng giống như họ có trách nhiệm như nhau đối với nhà nước. Không nói đến những bất đồng có tính chất tôn giáo của mình, họ đều đòi hỏi như nhau rằng nhà nước phải là sự thực hiện lý tính chính trị và pháp luật. Còn các ngài thì mong muốn một nhà nước Cơ Đốc giáo. Nếu nhà nước của các ngài sẽ là nhà nước Cơ Đốc theo thuyết của Lu-the, thì khi đó đối với tín đồ đạo Thiên chúa nhà nước ấy sẽ biến thành chính cái giáo hội không phải của người theo đạo Thiên chúa, cái giáo hội mà người ấy cần phải bác bỏ với tư cách là một tà giáo, - thành một giáo hội mà bản chất bên trong đối lập lại với anh ta. Trong trường hợp ngược lại thì cũng thế. Nếu như các ngài tuyên bố tinh thần chung của đạo Cơ Đốc là tinh thần đặc thù của nhà nước các ngài, thì khi đó các ngài giải quyết vấn đề: tinh thần chung của đạo Cơ Đốc là cái gì, trên cơ sở những quan điểm Tin lành của các ngài. Các ngài định nghĩa nhà nước Cơ Đốc giáo là cái gì, mặc dù thời gian gần đây đã chỉ cho các ngài thấy rằng các quan chức cá biệt của chính phủ đã không biết vạch ranh giới giữa tôn giáo và thế tục, giữa nhà nước và nhà thờ. Nhân sự lẫn lộn khái niệm này, không phải các cơ quan kiểm duyệt, mà là các nhà ngoại giao đã phải tiến hành những cuộc đàm phán với nhau, chứ không phải đưa ra một quyết định7. Cuối cùng, các ngài lại đứng trên quan điểm tà đạo, khi các ngài vứt bỏ giáo lý nổi tiếng, coi đó là một thứ giáo lý không bản chất. Còn nếu như các ngài lại gọi nhà nước của các ngài là nhà nước Cơ Đốc giáo một cách chung chung, thì như vậy, các ngài lại thừa nhận dưới một hình thức ngoại giao khéo léo rằng nó không phải là một nhà nước Cơ Đốc giáo. Như vậy, hoặc là các ngài cấm lôi cuốn tôn giáo vào chính trị nói chung, - nhưng các ngài lại không muốn điều đó, https://thuviensach.vn bởi vì các ngài muốn biến lòng tin, chứ không phải lý tính, thành chỗ tựa của nhà nước; đối với các ngài thì tôn giáo cũng là sự phê chuẩn phổ biến cái hiện tồn, - hoặc là các ngài cũng cho phép chuyển một cách cuồng tín tôn giáo vào chính trị. Hãy để cho tôn giáo làm chính trị theo kiểu của nó. Nhưng một lần nữa, các ngài lại không muốn điều đó. Tôn giáo phải ủng hộ chính quyền thế tục, nhưng là để cho chính quyền thế tục không phục tùng tôn giáo. Nếu các ngài kéo tôn giáo vào chính trị, thì mọi nguyện vọng của chính quyền thế tục muốn quy định tôn giáo phải hành động như thế nào trong chính trị, đều là một mưu đồ rõ ràng, và hơn nữa là một mưu đồ chống tôn giáo. Người nào do những động cơ tôn giáo mà muốn gắn mình với tôn giáo, thì người đó phải trao cho tôn giáo tiếng nói quyết định trong tất cả mọi vấn đề. Hay có thể là các ngài hiểu tôn giáo là sự sùng bái quyền lực không hạn chế của bản thân các ngài và sự khôn ngoan của chính phủ chăng? Tinh thần chính giáo của bản chỉ thị mới về kiểm duyệt cũng xung đột với chủ nghĩa duy lý của bản sắc lệnh cũ về kiểm duyệt dưới một hình thức khác nữa. Bản sắc lệnh cũ gộp cả việc đàn áp tất cả “những gì xúc phạm tới đạo đức và những phong tục tốt đẹp” vào trong những nhiệm vụ của kiểm duyệt. Bản chỉ thị dẫn điểm đó với tư cách là một đoạn trích trong điều 2. Nhưng nếu đối với tôn giáo, bản chỉ thị có một số điểm bổ sung trong lời bình luận của nó, thì đối với đạo đức lời bình luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Sự xúc phạm tới đạo đức và những phong tục tốt đẹp biến thành sự vi phạm “phép lịch sự, tập quán và lễ tiết bề ngoài”. Chúng ta thấy rằng đạo đức với tư cách là đạo đức, là nguyên tắc của cái thế giới phục tùng những quy luật của bản thân nó, thì đang biến đi, và những biểu hiện bề ngoài, lễ tiết của cảnh sát, phép lịch sự có tính chất ước lệ lại thay cho bản chất. “Ai xứng đáng với danh dự thì thưởng cho họ danh dự”, - chúng ta thấy sự nhất quán thật sự là ở đó. Nhà lập pháp đặc thù Cơ Đốc giáo không thể thừa nhận đạo đức là một phạm trù độc lập, tự nó đã là thiêng liêng, bởi vì người đó tuyên bố bản chất phổ biến bên trong của đạo đức là vật phụ thuộc của tôn giáo. Đạo đức độc lập xúc phạm đến các nguyên tắc phổ biến của tôn giáo, còn những khái niệm đặc thù của tôn giáo thì mâu thuẫn với đạo đức. Đạo đức chỉ thừa nhận có cái tôn giáo phổ biến và lý tính của chính nó, còn tôn giáo thì chỉ thừa nhận cái đạo đức chính diện của mình. Như vậy, theo bản chỉ thị đó, cơ quan kiểm duyệt sẽ phải bác bỏ những anh hùng về tư tưởng trong lĩnh vực đạo đức như https://thuviensach.vn Can-tơ, Phi-stơ, Xpi-nô-da với tư cách là những con người phi tôn giáo, là những con người xúc phạm tới phép lịch sự, tới tập quán và tới lễ tiết bề ngoài. Tất cả những nhà đạo đức này đều xuất phát từ mâu thuẫn có tính chất nguyên tắc giữa đạo đức và tôn giáo, bởi vì đạo đức dựa trên tính tự trị của tinh thần con người, còn tôn giáo thì lại dựa trên tha luật61* của tinh thần đó. Từ những điều mới mẻ khó chịu này của kiểm duyệt, thể hiện ra, một mặt, ở trong sự giảm sút lương tâm đạo đức của nó và mặt khác, trong việc lương tâm tôn giáo của nó trở nên gay gắt hơn theo kiểu quá ư nghiêm khắc, chúng ta sẽ chuyển sang những điều vui sướng hơn, sang những nhượng bộ. “Đặc biệt, từ đó phải kết luận rằng những tác phẩm trong đó toàn bộ cơ quan quản lý của nhà nước, hay những chi nhánh riêng biệt của nó bị đánh giá, và trong đó thảo luận các đạo luật đã công bố hoặc còn phải công bố theo giá trị bên trong của chúng, vạch rõ các khuyết điểm và thiếu sót, chỉ ra hoặc đề nghị những ý kiến cải tiến, - rằng không được cấm đoán những tác phẩm đó chỉ với lý do là những tác phẩm đó được viết không phải theo tinh thần của chính phủ, chỉ cần là các tác phẩm đó được trình bày một cách xứng đáng, còn khuynh hướng của chúng thì không có vấn đề gì”. Tính khiêm tốn và tính nghiêm túc của công trình nghiên cứu - yêu cầu đó là chung đối với bản chỉ thị mới và đối với bản sắc lệnh về kiểm duyệt, nhưng bản chỉ thị lại coi tính chất lịch sự của việc trình bày, cũng như tính chân thật của nội dung, đều không đủ. Tiêu chuẩn cơ bản đối với nó là khuynh hướng - hơn nữa, đó là tư tưởng cơ bản của nó; trong khi đó thì ở bản sắc lệnh, thậm chí từ “khuynh hướng” cũng không thể tìm thấy. Khuynh hướng đó là cái gì, - bản chỉ thị mới cũng không hề nói gì về vấn đề này. Nhưng bản chỉ thị coi khuynh hướng có một ý nghĩa như thế nào thì đoạn sau đây sẽ chỉ rõ: “Ở đây nhất thiết phải giả định rằng khuynh hướng của những lý do đã nêu ra đối với các biện pháp của chính phủ, không phải là thù địch hay có ác ý, mà là thiện ý; và cơ quan kiểm duyệt phải có thiện ý và có nhận thức để biết phân biệt cái nọ với cái kia. Phù hợp với điều đó, các nhân viên kiểm duyệt cũng phải đặc biệt chú ý tới hình thức và giọng văn của các tác phẩm nhằm đưa in, và không cho phép in những tác phẩm ấy, nếu như do tính chất hăng say, gay gắt và có định kiến, khuynh hướng của chúng tỏ ra là có hại”. Như vậy, người cầm bút trở thành nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố kinh khủng nhất, phải chịu sự xét xử của lòng ngờ vực. Những đạo luật chống khuynh hướng, những đạo luật không đưa ra những tiêu chuẩn khách quan, là những đạo luật khủng bố, thuộc loại những đạo luật do sự tối cần thiết của nhà nước dưới https://thuviensach.vn thời Rô-be-xpi-e, và sự đồi bại của nhà nước dưới thời các hoàng đế La Mã tạo ra. Những đạo luật không lấy bản thân sự hành động của người đương sự, mà lấy phương thức suy nghĩ của người đó, làm tiêu chuẩn chủ yếu, - thì đó chẳng qua chỉ là sự phê chuẩn tích cực đối với hành động phi pháp. Cắt hết râu của tất cả mọi người, - như ông vua Nga mà mọi người đều biết đã làm với sự giúp sức của những người Cô-dắc đang phục vụ ông ta,- thì tốt hơn là lấy những tín niệm khiến tôi để râu làm tiêu chuẩn cho điều đó. Chỉ theo mức độ tôi tự biểu hiện ra, theo mức độ tôi bước vào lĩnh vực thực tế, - thì tôi mới bước vào phạm vi nằm dưới quyền lực của nhà lập pháp. Ngoài những hành vi của mình ra, tôi hoàn toàn không tồn tại đối với luật pháp, hoàn toàn không phải là đối tượng của nó. Những hành vi của tôi - đó là lĩnh vực duy nhất trong đó tôi đụng chạm với luật pháp, bởi vì hành vi là cái duy nhất vì nó mà tôi đòi quyền tồn tại, quyền hiện thực, và như vậy là do nó mà tôi rơi vào quyền lực của pháp luật hiện hành. Nhưng cái luật pháp truy nã khuynh hướng, thì không những trừng phạt cái mà tôi đang làm, mà còn trừng phạt cả cái tôi đang suy nghĩ, một cách độc lập với những hành động của tôi. Do đó, đạo luật ấy là một sự xúc phạm đối với danh dự của người công dân, là một cái bẫy xảo quyệt đang đe dọa sự tồn tại của tôi. Tôi có thể loay hoay xoay xở đến thế nào chăng nữa thì tình hình sự vật cũng không phải vì thế mà thay đổi một chút nào. Sự tồn tại của tôi bị nghi vấn, bản chất thầm kín nhất của tôi, cá tính của tôi được coi như là một cái gì xấu xa, và vì ý kiến đó về tôi mà tôi chịu trừng phạt. Luật pháp trừng phạt tôi không phải vì điều ác mà tôi đã làm, mà chính vì điều ác mà tôi không làm. Về thực chất, tôi bị trừng phạt vì hành vi của tôi không phải là hành vi chống luật pháp, bởi vì chỉ như vậy tôi mới buộc quan tòa có lòng nhân từ rộng lượng giới hạn việc xem xét của mình trong phương thức suy nghĩ xấu xa của tôi, cái phương thức thận trọng đến mức không biểu lộ ra trong hành động. Cái luật pháp trừng phạt vì phương thức suy nghĩ, không phải là luật pháp do nhà nước ban bố cho những công dân của mình, - đó là luật pháp của một đảng này chống lại một đảng khác. Đạo luật truy nã khuynh hướng thủ tiêu quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Đó là đạo luật không phải của sự thống nhất, mà là của sự chia rẽ, mà tất cả các đạo luật chia rẽ đều là phản động. Đó không phải là luật pháp, mà là đặc quyền. Người này có quyền làm cái việc mà người kia không có quyền làm, không phải vì người ấy thiếu phẩm chất khách https://thuviensach.vn quan để làm việc đó, - ví dụ như một đứa trẻ không có khả năng ký kết các hiệp ước, - không, đó chỉ là vì ý chí lương thiện của người ấy, phương thức tư tưởng của người ấy bị nghi ngờ. Một nhà nước đạo đức giả định rằng các thành viên của nó phải có phương thức suy nghĩ của nhà nước, ngay cả khi họ tham gia phái đối lập chống lại cơ quan nhà nước, chống lại chính phủ. Nhưng, trong một xã hội trong đó có một cơ quan nào đó cứ tưởng mình là người duy nhất, độc nhất nắm được lý trí của nhà nước và đạo đức của nhà nước, trong một chính phủ tự đem mình ra đối lập về nguyên tắc với nhân dân, và vì vậy coi phương thức suy nghĩ chống nhà nước của mình là một phương thức suy nghĩ phổ biến, bình thường, - trong một chính phủ như thế thì lương tâm bị cắn rứt của tập đoàn làm chính trị bịa ra những đạo luật về khuynh hướng, những đạo luật trả thù, trừng phạt cái phương thức suy nghĩ mà thật ra chỉ một mình các thành viên trong chính phủ mới có. Những đạo luật truy nã nguyên tắc thì lấy sự vô nguyên tắc, lấy quan điểm phi đạo đức, vật chất - thô bạo, về nhà nước làm nền tảng. Những đạo luật đó là tiếng kêu không có ý thức của một lương tâm bị cắn rứt. Và một đạo luật như thế được thực hiện như thế nào? Bằng một thủ đoạn còn đáng căm phẫn hơn cả bản thân đạo luật ấy: bằng những tên đặc vụ hoặc bằng cách thỏa thuận trước để coi toàn bộ các khuynh hướng văn học là những khuynh hướng đáng ngờ vực - một sự thỏa thuận mà trong đó dĩ nhiên vẫn xảy ra việc theo dõi xem một cá nhân nào đó thuộc về khuynh hướng nào. Giống như trong đạo luật truy nã khuynh hướng, hình thức của lập pháp mâu thuẫn với nội dung; giống như chính phủ ban hành đạo luật này điên cuồng chống lại cái mà bản thân nó đại biểu, tức là chống phương thức suy nghĩ chống quốc gia, - trong mỗi trường hợp cá biệt cũng vậy, đối với các đạo luật của mình, chính phủ dường như là một thế giới bị lộn mặt trái ra ngoài, bởi vì nó áp dụng một biện pháp hai mặt. Cái đối với mặt này là luật pháp, thì đối với mặt kia là sự vi phạm luật pháp. Ngay bản thân các đạo luật do chính phủ ban hành đã là sự đối lập trực tiếp với cái mà nó nâng lên thành luật. Bản chỉ thị mới về kiểm duyệt cũng bị lầm lạc trong phép biện chứng này. Nó rơi vào sự mâu thuẫn khi nó buộc các nhân viên kiểm duyệt phải làm tất cả những cái mà báo chí bị nó buộc tội là những hành động chống quốc gia. Ví dụ, bản chỉ thị cấm những tác gia không được ngờ vực phương thức suy nghĩ của những người cá biệt hoặc của toàn bộ các giai cấp - nhưng lại cho phép các nhân viên kiểm duyệt phân tất cả các công dân ra thành những người bị tình https://thuviensach.vn nghi và không bị tình nghi, thành những người có vấn đề và không có vấn đề. Báo chí bị tước mất quyền phê phán, nhưng sự phê phán này lại trở thành trách nhiệm hàng ngày của nhà phê bình của chính phủ. Nhưng vấn đề không giới hạn trong việc lộn phải thành trái ấy. Trong khuôn khổ của báo chí, xét theo nội dung của nó thì phần tử chống quốc gia chỉ thể hiện ra như một cái gì cá biệt, còn về phương diện hình thức thì thể hiện ra như một cái gì phổ biến, như là đối tượng của một cuộc thảo luận phổ biến. Nhưng giờ đây mọi cái đều bị đặt lộn ngược. Giờ đây về mặt nội dung của nó, cái cá biệt thể hiện ra thành cái hợp pháp, còn cái chống quốc gia thì thể hiện ra thành ý kiến của quốc gia, thành quyền của quốc gia; còn xét về mặt hình thức của nó thì giờ đây yếu tố chống quốc gia thể hiện ra như là một cái gì cá biệt mà những ánh sáng phổ biến không thể với tới được, bị đẩy xa khỏi cái vũ đài công khai tự do của sự công khai và bị đẩy vào phòng giấy của nhà phê bình của chính phủ. Ví dụ, bản chỉ thị muốn bảo vệ tôn giáo, nhưng bản thân nó lại vi phạm cái nguyên tắc cơ bản chung nhất của tất cả mọi tôn giáo - tính chất thiêng liêng và sự bất khả xâm phạm của phương thức suy nghĩ chủ quan. Nó tuyên bố nhân viên kiểm duyệt là quan tòa của trái tim thay cho thượng đế. Ví dụ, bản chỉ thị nghiêm cấm những lời lẽ có tính chất xúc phạm và những phán đoán bôi nhọ danh dự đối với những người cá biệt, nhưng mỗi ngày lại bắt người ta phải chịu sự phán đoán có tính xúc phạm và bôi nhọ danh dự của nhân viên kiểm duyệt. Như vậy, bản chỉ thị muốn thủ tiêu những lời dèm pha do những người có ý đồ xấu và được thông tin tồi đưa ra, nhưng đồng thời nó lại buộc nhân viên kiểm duyệt dựa vào những lời dèm pha ấy, tin vào sự do thám của những kẻ có ý đồ xấu và được thông tin tồi, bằng cách chuyển sự phán đoán từ lĩnh vực nội dung khách quan vào lĩnh vực ý kiến chủ quan hay lĩnh vực độc đoán. Như vậy, không được nghi ngờ ý đồ của nhà nước, nhưng bản chỉ thị chính lại xuất phát từ sự nghi ngờ nhằm chống lại nhà nước. Như vậy không một ý đồ xấu xa nào được nấp dưới cái bề ngoài tốt đẹp, nhưng bản chỉ thị lại dựa trên cái bề ngoài lừa bịp. Như vậy, nó mong muốn nâng cao tình cảm dân tộc nhưng đồng thời bản thân nó lại dựa trên một quan điểm làm sỉ nhục dân tộc. Người ta đòi hỏi chúng ta phải có một thái độ phù hợp với luật pháp, đòi hỏi phải kính trọng luật pháp, và đồng thời chúng ta lại phải tôn kính những thể chế đặt chúng ta ra ngoài vòng pháp luật và đề cao sự tùy tiện lên thành luật pháp. Chúng ta phải thừa nhận nguyên tắc cá nhân đến mức là tin vào nhân viên kiểm duyệt, bất chấp cái thể chế kiểm duyệt đầy thiếu sót; còn các https://thuviensach.vn anh thì vi phạm nguyên tắc cá nhân đến mức là các anh phán xét cá nhân không phải theo hành động, mà theo cái ý kiến đã hình thành ở anh về những ý kiến của cá nhân người đó, về những động cơ hành động của người đó. Các ngài đòi hỏi sự khiêm tốn, trong lúc đó các ngài lại xuất phát từ một sự không khiêm tốn kỳ quái, khi tuyên bố các quan chức là những người đọc được trong tim, những người toàn trí, những triết gia, những nhà thần học, những nhà chính khách, khi đặt họ bên cạnh A-pô-lông ở Đen-phơ. Một mặt, các ngài buộc chúng tôi có trách nhiệm phải kính trọng sự không khiêm tốn, còn mặt khác các ngài lại cấm chúng tôi không được không khiêm tốn. Gán sự hoàn thiện của loài cho một số cá nhân đó quả thật là không khiêm tốn. Nhân viên kiểm duyệt là một cá nhân riêng biệt, còn báo chí thì lại là hiện thân của nguyên tắc loài. Các ngài quy định cho chúng tôi sự tin tưởng và đồng thời các ngài lại đem lại cho sự không tin tưởng sức mạnh của một đạo luật. Các ngài đánh giá cao các cơ quan nhà nước của mình đến mức các ngài nghĩ rằng dường như những cơ quan đó làm cho người quan chức yếu đuối, có thể chết, trở thành một vị thánh và biến cái không thể có thành cái có thể có đối với người đó. Nhưng các ngài lại không tin vào cái cơ cấu nhà nước của các ngài đến mức là các ngài sợ ý kiến cô lập của một tư nhân, vì các ngài coi báo chí như là một tư nhân. Các quan chức, theo ý kiến của các ngài, thì hoàn toàn không có những động cơ cá nhân, theo các ngài thì hình như họ sẽ hành động không có sự giận dữ, không có sự say mê, không có tính hạn chế và tính yếu đuối của con người. Còn cái không có bản sắc, tức là các tư tưởng, thì các ngài nghi ngờ rằng chúng đầy rẫy mưu đồ cá nhân và tính đê hèn chủ quan. Bản chỉ thị đòi hỏi một lòng tin không hạn chế vào đẳng cấp các quan chức và xuất phát từ lòng không tin vô hạn vào đẳng cấp của những người không phải là quan chức. Nhưng tại sao chúng ta lại không được ăn miếng trả miếng? Tại sao chúng ta không được coi chính cái đẳng cấp các quan chức là đáng ngờ vực? Đối với tính cách thì cũng vậy. Một người không có định kiến, ngay từ trước đã phải kính trọng tính cách của nhà phê bình phát biểu công khai, hơn là tính cách của một người hành động bí mật. Cái gì nói chung là xấu thì bao giờ cũng là xấu, bất luận người mang cái xấu đó là ai, - dù đó là nhà phê bình tư nhân, hay do chính phủ bổ nhiệm, - nhưng trong trường hợp sau thì cái xấu được chuẩn y từ trên xuống và được coi như là một cái gì cần thiết để thực hiện cái tốt từ dưới lên. https://thuviensach.vn Sự kiểm duyệt khuynh hướng và khuynh hướng kiểm duyệt - đó là một quà tặng do bản chỉ thị mới của phái tự do đem đến. Sẽ không một ai chê trách chúng ta về chỗ chúng ta có thái độ nghi ngờ ít nhiều đối với các điểm tiếp theo sau đó của bản chỉ thị. “Những lời lẽ có tính chất xúc phạm và những suy luận bôi nhọ danh dự các cá nhân riêng biệt thì không được đăng”. Không được đăng! Nếu như thay cho lòng từ bi này, sự nhận xét có tinh chất xúc phạm và bôi nhọ danh dự có được một định nghĩa khách quan, thì sẽ tốt hơn nhiều. “Đối với sự ngờ vực về phương thức suy nghĩ của các cá nhân riêng biệt hay là” (chữ “hay là” thật rất nhiều ý nghĩa!) “của cả các giai cấp, đối với việc dùng những bí danh trong đảng và đối với việc đả kích cá nhân tương tự thì cũng vậy”. Do đó, việc sắp xếp theo loại, những sự đả kích vào cả toàn bộ giai cấp, việc dùng các bí danh trong đảng, cũng không được. Nhưng giống như A-đam, con người cần phải đặt tên cho tất cả để cho tất cả tồn tại đối với con người, và tên gọi của các đảng là những phạm trù cần thiết đối với báo chí chính trị, bởi vì Như bác sĩ Xát-xa-phrát giả định. Để chữa mỗi bệnh. Trước hết chúng ta phải đặt tên cho nó đã. Tất cả những cái đó là nói về việc đả kích cá nhân. Thế thì làm như thế nào? Không được đụng tới cá nhân riêng biệt; cũng như không được đụng tới một giai cấp, tới cái chung, tới một pháp nhân nào. Nhà nước không muốn chịu đựng, - và điều này hoàn toàn đúng, - bất kỳ một sự xúc phạm nào, bất kỳ một sự đả kích cá nhân nào. Nhưng, với chữ “hay là” hầu như không ai nhận thấy đó, cái chung đã được quy thành cái cá nhân. Bằng từ “hay là”, cái chung đã được đưa vào, còn nhờ cái từ “và” nhỏ bé thì, cuối cùng, chúng ta biết được rằng đây chỉ nói về cái cá nhân mà thôi. Nhưng điều đó, với một sự dễ dàng kỳ lạ, đã dẫn tới kết quả là báo chí bị tước mất mọi khả năng kiểm tra các quan chức và các cơ quan đang tồn tại như là một loại người nào đấy. “Nếu cơ quan kiểm duyệt hành động căn cứ nào những điều chỉ dẫn này, theo tinh thần của bản sắc lệnh về kiểm duyệt ngày 18 tháng Mười 1819, thì nền chính luận đoan chính và thẳng thắn sẽ có được một hoạt động đầy đủ, và có thể hy vọng rằng nhờ điều đó mà sự quan tâm lớn đối với các sự nghiệp của tổ quốc sẽ được thức tỉnh và tình cảm dân tộc sẽ được nâng cao”. https://thuviensach.vn Việc nền chính luận đoan chính - đoan chính xét theo quan điểm của sở kiểm duyệt, - theo những điều chỉ dẫn ấy, sẽ có được một trường hoạt động đầy đủ, thì điều đó chúng tôi thừa nhận; cả từ “địa bàn hoạt động”71* cũng được chọn rất đạt, bởi vì ở đây một trường hoạt động rộng rãi đang được mở ra để cho giới báo chí chơi đùa, tiêu khiển bằng những động tác nhào lộn. Nhưng người ta có sẽ đem lại một trường hoạt động như vậy cho nền chính luận thẳng thắn hay không, và liệu sẽ có chỗ cho sự thẳng thắn ấy không, - xin độc giả sáng suốt hãy xét đoán. Còn đối với những niềm hy vong mà bản chỉ thị đã thể hiện, thì tất nhiên có thể nâng cao tình cảm dân tộc cả theo ý nghĩa là sợi dây gửi đến sẽ nâng cao tình cảm dân tộc của người Thổ. Nhưng liệu một nền báo chí vừa khiêm tốn lại vừa nghiêm túc như thế có thức tỉnh được sự quan tâm đối với sự nghiệp của tổ quốc không, - vấn đề đó chúng ta xin để cho bản thân báo chí ấy giải quyết. Người ta không thể chữa được bệnh hoại huyết của báo chí bằng ký ninh. Nhưng có thể là chúng ta quá coi trọng đoạn đã dẫn. Có thể là chúng ta sẽ đoán được tốt hơn ý nghĩa của đoạn đó, nếu chúng ta sẽ giản đơn coi nó như cái gai trong chuỗi hoa hồng. Có thể là một viên ngọc trai có giá trị rất mập mờ đã được treo vào chiếc gai của chủ nghĩa tự do này. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn một chút. Tất cả đều phụ thuộc vào văn cảnh. Việc nâng cao tình cảm dân tộc và thức tỉnh sự quan tâm đối với những sự nghiệp của tổ quốc, - điều mà đoạn dẫn ra trên đây nói tới khi bày tỏ niềm hy vọng của mình, - đã lén lút biến thành một chỉ thị che đậy cái ách mới đối với những tờ báo hàng ngày khốn khổ, héo hon của chúng ta. “Đi theo con đường đó, có thể hy vọng rằng sách báo chính trị và báo chí hàng ngày sẽ hiểu rõ hơn mục đích của mình, rằng cùng với việc nhận được một vật liệu phong phú hơn, chúng cũng sẽ có được một giọng xứng đáng hơn và từ nay trở đi sẽ coi việc đầu cơ tính tò mò của các độc giả của mình bằng cách đưa những tin giật gân không có nội dung, mượn ở các báo nước ngoài, do những phóng viên có ác ý hay được thông tin tồi đưa ra, hoặc bằng cách đưa ra những lời dèm pha và đả kích cá nhân, - một khuynh hướng mà rõ ràng cơ quan kiểm duyệt có trách nhiệm phải có những biện pháp chống lại, - là không xứng đáng đối với bản nhân báo chí”. Bản chỉ thị biểu thị niềm hy vọng là đi theo con đường đó, sách báo chính trị và báo chí hàng ngày sẽ hiểu rõ hơn mục đích của mình, v.v.. Nhưng chính sự hiểu biết tốt hơn đó không phải là một cái gì có thể quy định được; đó chỉ là một kết quả mà người ta đang còn chờ mong, và niềm hy vọng cũng vẫn là một https://thuviensach.vn niềm hy vọng mà thôi. Tuy nhiên, bản chỉ thị có tính chất quá thực tiễn để tự thỏa mãn với những niềm hy vọng và những lời chúc tụng sùng đạo. Trong khi cố làm cho báo chí hy vọng vào việc cải thiện tình cảnh của nó trong tương lai dưới dạng một điều giảm nhẹ mới, bản chỉ thị khoan dung lại tước bỏ ngay cái quyền mà báo chí hiện nay đang được hưởng. Đang hy vọng vào sự cải thiện của mình, báo chí lại mất đi cái mà nó còn đang có. Báo chí cũng bị cái số phận giống như số phận của Xan-sô Pan-xa, bị viên ngự y không cho ăn bất kỳ một thức gì, để cho sự rối loạn dạ dày không ngăn cản anh ta thực hiện những nhiệm vụ mà công tước đã giao phó cho anh ta. Đồng thời, chúng ta không nên bỏ lỡ cơ hội kêu gọi tác gia Phổ hãy nắm vững cái loại văn phong đoan chính ấy. Trong câu mở đầu có nói: “Đi theo con đường này, có thể hy vọng rằng...”. Cả một loạt định nghĩa phụ thuộc vào chữ rằng ấy, như: rằng sách báo chính trị và báo chí hàng ngày sẽ hiểu rõ hơn mục đích của mình, rằng chúng sẽ có được một giọng xứng đáng hơn, v.v. và v.v., rằng chúng sẽ coi việc đưa những bài tin không có nội dung mượn ở các báo nước ngoài, là không xứng đáng đối với bản thân, v.v.. Tất cả những định nghĩa đó vẫn còn thuộc về lĩnh vực hy vọng; nhưng kết luận, gắn liền với điều đã nói trước đó bằng một gạch ngang: “một khuynh hướng mà rõ ràng cơ quan kiểm duyệt có trách nhiệm phải có những biện pháp chống lại”, lại giải thoát cơ quan kiểm duyệt khỏi cái nhiệm vụ buồn tẻ là chờ đợi sự cải thiện đã giả định của báo chí hàng ngày, nói cho đúng ra thì lời kết luận ấy đem lại cho cơ quan kiểm duyệt cái quyền sổ toẹt những gì mà nó không thích. Việc điều trị nội khoa được thay bằng phương pháp cắt bỏ. “Nhưng để xích lại gần mục đích đó, khi cho phép ấn hành những xuất bản phẩm mới có tính chất định kỳ, và khi phê chuẩn những biên tập viên mới, cần phải rất thận trọng để cho báo chí hàng ngày chỉ được giao cho những người hoàn toàn không thể chê trách được, mà năng lực khoa học, địa vị và tính cách là một bảo đảm cho tính nghiêm túc của những mong muốn của họ và tính trung thực của phương thức suy nghĩ của họ”. Trước khi chuyển sang phân tích một cách chi tiết, chúng ta hãy nêu lên một nhận xét chung. Sự phê chuẩn các biên tập viên mới, tức là phê chuẩn các biên tập viên tương lai nói chung, hoàn toàn tùy thuộc vào sự “rất thận trọng”, - dĩ nhiên, đây là nói về sự thận trọng của các nhà chức trách của nhà nước, tức là của cơ quan kiểm duyệt; trong lúc đó, bản sắc lệnh cũ về kiểm duyệt lại trao việc https://thuviensach.vn lựa chọn các biên tập viên - ít ra cũng là với những đảm bảo nhất định - cho nhà xuất bản: “Điều IX. Sở kiểm duyệt có quyền tuyên bố với nhà ấn hành báo rằng, viên tổng biên tập được đề nghị không thuộc về số những người có một sự tin cẩn cần thiết, và trong trường hợp như vậy, người ấn hành báo phải hoặc là mời một biên tập viên khác, hoặc là nếu người đó muốn giữ biên tập viên trước đây, thì phải có sự đảm bảo về biên tập viên này, do các bộ nói trên của chúng ta quy định theo đề nghị của Sở kiểm duyệt đã nói”. Bản chỉ thị mới về kiểm duyệt biểu hiện sự sâu sắc thuộc một loại khác, có thể nói là biểu hiện sự lãng mạn của tinh thần. Trong khi bản pháp lệnh cũ về kiểm duyệt đòi những đảm bảo bên ngoài, không thơ mộng, và vì vậy do luật pháp quy định, - những đảm bảo nếu có thì ngay một biên tập viên vô dụng cũng phải được phê chuẩn, - thì bản chỉ thị lại tước hết mọi ý chí của bản thân người ấn hành. Căn cứ vào sự chỉ dẫn của bản chỉ thị thì sự khôn ngoan sáng suốt của chính phủ, sự thận trọng lớn và sự anh minh về trí tuệ của cấp trên, ắt phải đụng chạm với những phẩm chất bên trong, chủ quan, không thể quy định được bằng cái vẻ bên ngoài. Nhưng nếu tính không rõ ràng, sự nhạy cảm tinh vi và sự phấn khởi chủ quan của sự lãng mạn chuyển thành một biểu hiện thuần túy bề ngoài chỉ theo ý nghĩa là sự ngẫu nhiên bên ngoài biểu hiện ra không phải ở tính xác định bình phàm và tính hạn chế của nó, mà là ở một vầng hào quang hư ảo nào đó, ở chiều sâu tưởng tượng và ở sự huy hoàng tưởng tượng, - thì ngay cả bản chỉ thị cũng chưa chắc đã có thể tránh được số phận lãng mạn này. Những biên tập viên của báo hàng ngày, - mà toàn bộ ngành báo chí đều có thể bị liệt vào phạm trù này, - phải là những con người hoàn toàn không thể chê trách vào đâu được. Với tư cách là sự đảm bảo cho tính hoàn toàn không thể chê trách vào đâu được đó, thoạt tiên bản chỉ thị nói tới “năng lực khoa học”. Không nảy sinh một mảy may nghi ngờ rằng, liệu nhân viên kiểm duyệt có năng lực khoa học để xét đoán về mọi loại năng lực khoa học hay không. Nếu như sống ở Phổ có một lô thiên tài bách khoa như vậy mà chính phủ đã biết, - mỗi một thành phố ít ra cũng có một nhân viên kiểm duyệt, - thì tại sao những cái đầu bách khoa ấy lại không hoạt động với tư cách là tác gia? Nếu như những quan chức này, rất mạnh nhờ số lượng của mình, hơn nữa là nhờ cái khoa học của mình và thiên tài của mình, bỗng nhiên đứng dậy và với trọng lượng của mình, đè bẹp các tác gia đáng thương mà mỗi người chỉ biết có một loại thể tài nào đó, hơn nữa lại không https://thuviensach.vn được sự thừa nhận chính thức về năng lực của mình, - thì điều đó sẽ chấm dứt tất cả những sự lộn xộn trong báo chí nhanh hơn nhiều so với việc dùng sở kiểm duyệt. Tại sao những con người được kinh nghiệm làm cho khôn ngoan đó, - những con người giống như những con ngỗng ở La Mã, sẽ có thể cứu được điện Ca-pi-tôn bằng những tiếng kêu của mình, - lại im hơi lặng tiếng? Đó là những con người quá khiêm tốn. Giới khoa học không biết đến họ, nhưng chính phủ lại biết họ. Còn nếu như đó quả thật là những con người đại tài mà không một nước nào tìm được, - bởi vì chưa một nước nào biết đến những giai cấp chỉ gồm toàn những thiên tài toàn diện và những đầu óc bách khoa, - thì những kẻ lựa chọn những người này ắt phải thiên tài hơn nữa! Họ cần phải nắm được một khoa học bí ẩn như thế nào để có thể cấp cho các quan chức không ai biết đến trong nước cộng hòa khoa học, những chứng minh thư về những năng lực khoa học toàn diện của họ ! Chúng ta leo càng cao lên bậc thang của bộ máy quan liêu đó của trí tuệ thì chúng ta lại gặp những cái đầu càng kỳ lạ hơn. Đối với một nước có những trụ cột như thế của một nền báo chí hoàn hảo thì có nên biến những con người tài ba đó thành những người bảo vệ cho một nền báo chí đầy thiếu sót hay không, hạ thấp cái hoàn thiện xuống vai trò của một thủ đoạn chống lại sự không hoàn thiện liệu có hợp lý hay không? Các ngài bổ nhiệm càng nhiều những nhân viên kiểm duyệt như thế, thì các ngài càng tước mất nhiều triển vọng sửa chữa ở vương quốc báo chí. Các ngài đã lấy mất những con người khỏe mạnh trong đội quân của các ngài và biến họ thành những bác sĩ để chữa bệnh cho những người ốm yếu. Giống như Pôm-pê, các ngài chỉ giậm chân xuống đất thôi, và A-phin Pan lát được vũ trang từ đầu đến chân sẽ bước ra từ mỗi một tòa nhà của chính phủ. Báo chí hàng ngày yếu đuối sẽ tan thành tro bụi trước báo chí chính thức. Chỉ cần ánh sáng xuất hiện cũng đủ để bóng tối tan đi. Mong rằng ánh sáng của các ngài sẽ chói sáng, xin các ngài đừng che giấu nó đi. Thay cho một cơ quan kiểm duyệt tồi, mà tính chất không thể chê trách còn là vấn đề đối với các ngài, xin các ngài hãy đem lại cho chúng tôi, - vì các ngài chỉ cần ra lệnh mà thôi, - một nền báo chí hoàn thiện, mà hình tượng đã tồn tại trong nhiều thế kỷ ở Trung Quốc. Nhưng lẽ nào nguyện vọng muốn biến những năng lực khoa học thành điều kiện duy nhất cần thiết đối với các tác gia của báo chí định kỳ lại không phải là https://thuviensach.vn một biểu hiện của tinh thần, mà tuyệt nhiên không phải là sự bảo trợ của đặc quyền, không phải là yêu sách đòi tuân thủ những ước lệ? Lẽ nào điều kiện đó lại không phải là yêu sách của bản thân công việc, mà là yêu sách của một người nhất định? Tiếc thay, bản chỉ thị về kiểm duyệt đang làm gián đoạn sự tán dương của chúng ta. Bên cạnh việc đảm bảo về những năng lực khoa học thì còn có yêu sách về địa vị và tính cách. Địa vị và tính cách! Tính cách trực tiếp đi theo sau địa vị đến mức dường như nó hoàn toàn toát ra từ địa vị. Vì vậy, chúng ta hãy bắt đầu từ địa vị. Địa vị đã bị lèn chặt vào giữa các năng lực khoa học và tính cách đến mức người ta tự nhiên bắt đầu nghi ngờ sự trong sáng của các ý đồ đã đẻ ra điều đó. Yêu sách chung về năng lực khoa học, - đó quả là tự do! Yêu sách riêng về địa vị, - đó quả là không tự do! Những năng lực khoa học và địa vị cộng chung lại, - đó quả là tự do tưởng tượng! Bởi vì năng lực khoa học và tính cách là điều rất không rõ ràng, còn địa vị, trái lại, là một cái gì rất rõ ràng, thế thì tại sao chúng ta lại không kết luận rằng cái không rõ ràng, theo quy luật lô-gích tất yếu, sẽ dựa trên cái rõ ràng, nhận sự ủng hộ và nội dung từ cái rõ ràng? Như vậy, liệu quan chức kiểm duyệt có phạm một sai lầm lớn hay không, nếu như người ấy giải thích bản chỉ thị theo ý nghĩa cho rằng địa vị chính là cái hình thức bên ngoài dưới đó các năng lực khoa học và tính cách biểu hiện ra trong xã hội, hơn nữa chức vụ của bản thân quan chức kiểm duyệt lại đảm bảo cho người đó một sự nhất trí hoàn toàn giữa quan điểm này với quan điểm của nhà nước? Không có sự giải thích này thì chí ít cũng hoàn toàn không thể hiểu được, tại sao những năng lực khoa học và tính cách lại không phải là những đảm bảo đầy đủ cho tác gia, tại sao địa vị lại là sự bảo đảm cần thiết thứ ba. Nhưng nếu quan chức kiểm duyệt phải xung đột với chính bản thân mình, nếu những đảm bảo này ít khi gắn liền với nhau, hay thậm chí không bao giờ tồn tại cùng nhau, - vậy thì quan chức kiểm duyệt nên lựa chọn như thế nào? Nhưng dù sao đi nữa thì cũng phải lựa chọn, vì một người nào đó phải làm nhiệm vụ biên tập báo và tạp chí chứ! Năng lực khoa học và tính cách mà không có địa vị thì đối với quan chức kiểm duyệt chúng vẫn còn đáng nghi ngờ do tính chất không xác định của chúng. Vả lại, nói chung thì quan chức kiểm duyệt ắt phải ngạc nhiên vì làm thế nào mà những phẩm chất đó lại có thể tồn tại tách rời với địa vị. Ngược lại, quan chức kiểm duyệt có nên nghi https://thuviensach.vn ngờ sự có mặt của tính cách và của sự uyên bác ở nơi có địa vị không? Trong trường hợp này, người đó sẽ tin vào sự xét đoán của nhà nước ít hơn là tin vào sự xét đoán của bản thân, còn trong trường hợp ngược lại, thì người đó lại tin vào tác gia nhiều hơn là tin vào nhà nước. Một quan chức kiểm duyệt có thể nào vừa không tế nhị lại vừa không thiện ý? Không nên mong chờ điều đó, vả lại cũng không ai mong chờ điều đó cả. Vì địa vị là tiêu chuẩn quyết định trong những trường hợp khả nghi, cho nên nói chung nó cũng là tiêu chuẩn quyết định một cách tuyệt đối. Do đó, nếu như trước kia bản chỉ thị đã xung đột với bản sắc lệnh về kiểm duyệt do lòng tin chính thống của mình, thì giờ đây nó lại xung đột với bản sắc lệnh ấy do cái chủ nghĩa lãng mạn của mình, chủ nghĩa này bao giờ cũng đồng thời là một thứ thơ ca có thiên kiến. Một đảm bảo bằng tiền, vẫn là một đảm bảo bình phàm, thật sự, đang biến thành một đảm bảo ý tưởng, còn đảm bảo ý tưởng này thì biến thành địa vị thực tế và cá nhân, có được một ý nghĩa thần diệu tưởng tượng. Ý nghĩa của sự đảm bảo cũng thay đổi như vậy. Không phải là người ấn hành lựa chọn người chủ biên mà y bảo lãnh với nhà chức trách nữa, mà nhà chức trách lựa chọn người chủ biên cho người ấn hành, mà nhà chức trách bảo lãnh với bản thân mình. Bản sắc lệnh cũ chờ đợi những việc làm của người chủ biên mà người ấn hành phải đảm bảo bằng tiền. Còn bản chỉ thị thì không nói đến việc làm của chủ biên, mà nói về nhân cách của anh ta. Bản chỉ thị đòi hỏi một cá tính nhất định, thể hiện ở người chủ biên, còn tiền của người ấn hành thì phải cấp một cá tính như vậy. Bản chỉ thị mới cũng có cái tính cách bề ngoài giống như bản sắc lệnh cũ. Nhưng trong khi bản sắc lệnh cũ nói lên và xác lập, theo bản chất của nó, một cái gì xác định và hạn chế một cách dung tục, thì bản chỉ thị lại đem lại một ý nghĩa tưởng tượng cho sự ngẫu nhiên thuần túy nhất và với cái giọng khoa đại của cái chung lại nói lên một cái gì thuần túy cá nhân. Nhưng nếu đối với biên tập viên, bản chỉ thị lãng mạn đem lại cho tính xác định bên ngoài nhất cái giọng của một sự không xác định nhu hòa nhất, thì đối với quan chức kiểm duyệt, bản chỉ thị lại đem lại cho sự không xác định mơ hồ nhất cái giọng của một sự xác định chặt chẽ của một đạo luật. “Cũng còn phải thận trọng như vậy ngay cả khi bổ nhiệm các quan chức kiểm duyệt, để cho chức vụ quan chức kiểm duyệt chỉ được trao cho những người có phương thức suy nghĩ và những năng lực đã được kiểm https://thuviensach.vn nghiệm, những người hoàn toàn đáp ứng với sự tin cẩn vẻ vang mà chức vụ này giả định phải có; tức là cho những người vừa có thiện ý lại vừa sáng suốt, biết phân biệt giữa hình thức và bản chất của sự vật, và với một sự tế nhị chắc chắn biết vứt bỏ mối hoài nghi trong những trường hợp mà bản thân ý nghĩa và khuynh hướng của tác phẩm không chứng minh cho những mối hoài nghi đó”. Thay cho địa vị và tính cách cần thiết của một tác gia, thì ở đây lại là phương thức suy nghĩ đã được kiểm nghiệm, bởi vì địa vị đã được giả định trước rồi. Nhưng đáng chú ý hơn nữa là, trong khi đòi hỏi tác gia phải có những năng lực khoa học, thì người ta chỉ đòi hỏi quan chức kiểm duyệt có những năng lực nói chung mà không quy định thêm là chúng phải như thế nào. Trong điều 3, bản sắc lệnh cũ, - được soạn theo tinh thần của chủ nghĩa duy lý trừ các vấn đề chính trị, - đòi hỏi những quan chức kiểm duyệt "có học vấn khoa học" và thậm chí "c ó t r i t h ứ c u y ê n b á c". Trong bản chỉ thị thì cả hai định ngữ này đều không còn nữa, và thay cho những năng lực của tác gia - với danh từ này người ta muốn nói đến những năng lực nhất định đã phát triển và đã biến thành hiện thực - thì ở quan chức kiểm duyệt đó lại là những mầm mống của các năng lực, những năng lực nói chung. Bởi vậy, những mầm mống của các năng lực phải đóng vai trò quan chức kiểm duyệt đối với các năng lực đã thể hiện ra rồi, mặc dù là theo bản chất của sự vật thì chúng phải nằm trong một mối quan hệ ngược lại đối với nhau. Cuối cùng, - chỉ nhân tiện nói qua thôi, - chúng ta nhận thấy rằng, những năng lực của quan chức kiểm duyệt không được định nghĩa đầy đủ hơn xét về mặt nội dung khách quan của chúng và điều đó dù sao cũng làm cho tính chất của chúng trở thành mập mờ. Chúng ta bàn tiếp, chức vụ của nhân viên kiểm duyệt phải được trao cho những người “hoàn toàn đáp ứng với sự tin cẩn vẻ vang mà chức vụ này giả định phải có”. Chẳng cần phải phân tích tỉ mỉ hơn điều quy định trùng lắp, giả tưởng đó nữa, điều quy định nhấn mạnh sự cần thiết phải lựa chọn những người được tin cẩn vào làm chức vụ đó, cho rằng họ hoàn toàn đáp ứng (sẽ đáp ứng?) sự tin cẩn vẻ vang, - hơn nữa là một sự tin cẩn hoàn toàn, - mà người ta đã có đối với họ. Cuối cùng, các quan chức kiểm duyệt phải là con người “vừa có thiện ý lại vừa sáng suốt, biết phân biệt giữa hình thức và bản chất của sự vật và với một sự tế nhị chắc chắn biết vứt bỏ mối hoài nghi trong những trường hợp mà bản thân ý https://thuviensach.vn nghĩa và khuynh hướng của tác phẩm không chứng minh cho những mối hoài nghi đó”. Trái lại, trên đó một chút, bản chỉ thị quy định: “Phù hợp với điều đó” (tức là phù hợp với việc nghiên cứu khuynh hướng) “các nhân viên kiểm duyệt cũng phải đặc biệt chú ý tới hình thức và giọng văn của các tác phẩm nhằm đưa in, và không cho phép in những tác phẩm ấy, nếu như do tính chất hăng say, gay gắt và có định kiến, khuynh hướng của chúng tỏ ra là có hại”. Như vậy, quan chức kiểm duyệt khi thì phải xét đoán khuynh hướng theo hình thức, khi thì phải xét đoán hình thức theo khuynh hướng. Nếu trước kia, nội dung đã hoàn toàn biến mất với tư cách là tiêu chuẩn cho chế độ kiểm duyệt, thì giờ đây hình thức cũng đang biến đi. Chỉ có khuynh hướng tốt là được, còn sự sai phạm về hình thức thì chẳng có nghĩa lý gì. Dù tác phẩm không nổi bật về tính chất đặc biệt khiêm tốn, cũng không nổi bật về tính chất đặc biệt nghiêm túc, dù cho nó đầy sự gay gắt, hăng say và định kiến đi nữa, - thì ai sẽ sợ hãi cái bề ngoài gồ ghề ấy? Cần phải biết phân biệt giữa hình thức và bản chất. Như vậy, kết quả là mọi vẻ bề ngoài của sự quy định đã bị vứt bỏ và bản chỉ thị không thể kết thúc bằng một cái gì khác ngoài sự mâu thuẫn hoàn toàn với bản thân, - bởi vì tất cả những gì mà từ đó người ta còn phải rút ra cái khuynh hướng thì ở đây, trái lại, được quy định chỉ bởi chính cái khuynh hướng đó và bản thân nó lại phải được rút ra từ khuynh hướng. Sự gay gắt của một người yêu nước là một sự nhiệt thành thiêng liêng; sự hăng say của người đó là sự mãnh liệt của tình yêu; định kiến của người đó là lòng trung thành cho tới chỗ hy sinh quên mình, là lòng trung thành quá mức khiến cho không thể ôn hòa được. Tất cả những tiêu chuẩn khách quan đều không còn nữa, tất cả đều quy thành một quan hệ cá nhân, và chỉ còn sự tế nhị của quan chức kiểm duyệt mới là một đảm bảo. Quan chức kiểm duyệt có thể vi phạm cái gì? Sự tế nhị. Nhưng sự thiếu tế nhị không phải là một trọng tội. Về phía tác gia thì cái gì đang bị đe dọa? Sự tồn tại của người đó. Có bao giờ một nhà nước lại đặt sự tồn tại của cả một loại người tùy thuộc vào sự tế nhị của các quan chức? Tôi xin nhắc lại một lần nữa: tất cả những tiêu chuẩn khách quan đều không còn nữa. Nếu đứng về phía tác gia mà xét thì khuynh hướng là cái nội dung cuối cùng mà người ta đòi hỏi ở họ và gán cho họ; dưới dạng một ý kiến không có hình thù, ở đây khuynh hướng thể hiện ra với tư cách là một khách thể. Còn với https://thuviensach.vn tư cách là chủ thể, là ý kiến về ý kiến, thì khuynh hướng quy thành sự tế nhị của quan chức kiểm duyệt và là tiêu chuẩn duy nhất đối với quan chức này. Nhưng, nếu sự độc đoán của quan chức kiểm duyệt, - mà quyền có ý kiến tuyệt đối là quyền độc đoán, - là một kết luận lô-gích rút ra từ bản chỉ thị, được bản chỉ thị che đậy cẩn thận dưới chiếc mặt nạ của những quy định khách quan, thì chính bản chỉ thị ấy, trái lại, biểu hiện một cách hoàn toàn có ý thức sự độc đoán của quan tổng đốc mà người ta hoàn toàn tin cậy trực tiếp, và sự tin cậy đó đối với quan tổng đốc chính là sự đảm bảo cuối cùng của báo chí. Như vậy, bản chất của chế độ kiểm duyệt nói chung được xây dựng trên cái quan niệm kỳ quái kiêu căng của một nhà nước cảnh sát về những quan lại của nó. Trí tuệ và thiện ý của một xã hội bị coi là không có năng lực để làm cả những việc giản đơn nhất, nhưng đối với các quan lại thì thậm chí cái không thể làm được lại được coi là có thể làm được. Khuyết điểm căn bản này quán triệt tất cả các cơ quan ở nước ta. Ví dụ, trong phiên tòa hình sự, thì quan tòa, chưởng lý và trạng sư bào chữa được kết hợp vào một con người. Sự kết hợp này mâu thuẫn với tất cả những quy luật của khoa tâm lý học. Nhưng người ta cho rằng quan chức lại đứng trên các quy luật của khoa tâm lý học, còn xã hội, trái lại, - đứng thấp hơn các quy luật đó. Nhưng có thể tha thứ được nguyên tắc tồi của nhà nước; nó trở thành không thể tha thứ khi nó không đủ trung thực nên không thể nhất quán. Trách nhiệm của các quan chức phải vô cùng cao hơn trách nhiệm của xã hội, trong chừng mực mà các quan chức được bản chỉ thị đặt cao hơn xã hội; và chính ở đây, nơi mà chỉ riêng sự nhất quán cũng có thể bào chữa cho nguyên tắc, có thể chứng thực cho nó về mặt pháp luật trong giới hạn lĩnh vực của nó, - chính ở đây người ta lại từ chối nó, chính ở đây người ta áp dụng một nguyên tắc trực tiếp đối lập lại. Quan chức kiểm duyệt cũng là một viên chưởng lý, một trạng sư bào chữa và là một quan tòa, kết hợp vào trong một con người. Việc quản lý các trí tuệ được giao cho quan chức kiểm duyệt; quan chức đó không có trách nhiệm. Chế độ kiểm duyệt sẽ chỉ có thể mang tính chất trung thực nhất thời nếu như nó phụ thuộc vào các tòa án thông thường, một điều thật ra không thể thực hiện được chừng nào chưa có những đạo luật khách quan về chế độ kiểm duyệt. Nhưng thủ đoạn tồi nhất - đó là trao chế độ kiểm duyệt cho sở kiểm duyệt xét xử, https://thuviensach.vn trao chế độ kiểm duyệt cho một quan tổng đốc nào đó hoặc cho hội đồng kiểm duyệt tối cao xét xử. Tất cả những gì chúng ta đã nói về mối quan hệ giữa báo chí và chế độ kiểm duyệt cũng áp dụng cho mối quan hệ giữa chế độ kiểm duyệt với sở kiểm duyệt tối cao và cho mối quan hệ giữa tác gia với viên chánh kiểm duyệt, mặc dù ở đây xuất hiện một khâu trung gian. Đó cũng là mối quan hệ ấy, nhưng chỉ có điều là ở một mức cao hơn. Một sự lầm lẫn kỳ lạ là: khi giữ nguyên trật tự của các sự vật, lại cố đem lại cho nó một bản chất khác bằng cách chỉ giản đơn thay đổi các nhân vật. Nếu như nhà nước chuyên chế muốn trở thành một nhà nước trung thực, thì nhà nước ấy phải tự tiêu diệt bản thân nó. Mỗi một điểm đều sẽ chịu sự cưỡng chế như nhau và một sự kháng cự như nhau. Sở kiểm duyệt tối cao, đến lượt mình, sẽ phải rơi vào sự kiểm duyệt. Để tránh cái vòng luẩn quẩn đó, người ta quyết định phải không trung thực, và ở cái nấc thứ ba hay nấc thứ chín mươi chín, một khoảng không được mở ra cho những hành vi phi pháp. Nhưng nhà nước quan liêu, cái nhà nước vẫn nhận thức một cách mơ hồ mối quan hệ đó, ít ra cũng đang cố gắng đặt phạm vi phi pháp lên cao đến mức nó bị che khuất đi, và khi đó nhà nước ấy nghĩ rằng hành vi phi pháp đã biến mất. Cách chữa bệnh có hiệu nghiệm và triệt để cho chế độ kiểm duyệt là thủ tiêu nó, bởi vì bản thân thể chế đó là vô dụng, nhưng các thể chế lại hùng mạnh hơn con người. Ý kiến của chúng tôi có thể đúng hay không đúng, nhưng dù sao thì nhờ có bản chỉ thị mới, các tác gia Phổ có được hoặc là tự do thật sự, hoặc là tự do trên ý tưởng nhiều hơn, nghĩa là có được nhiều ý thức hơn. Rara temporum felicitas, ubi quae velis sentire et quae sentias dicere licet81*. Do C. Mác viết vào khoảng giữa 15 tháng Giêng và 10 tháng Hai 1842 Đã in trong Tập văn "Anekdota zur neuesten deutschen Philosophie und Publicistik", Bd. I.1843 Ký tên: M ộ t n g ư ờ i d â n t ỉ n h R a n h In theo bản in trong Tập văn Nguyên văn là tiếng Đức https://thuviensach.vn LU-THE VỚI TƯ CÁCH LÀ THẨM PHÁN TRỌNG TÀI GIỮA STƠ-RAU-XƠ VÀ PHOI-Ơ-BẮC Stơ-rau-xơ và Phoi-ơ-bắc! Ai là người trong bọn họ đã có lý trong vấn đề khái niệm về phép mầu, một vấn đề được nêu lên cách đây không lâu?8 Đó là Stơ-rau-xơ, xem xét vần đề với tư cách là một nhà thần học, do đó đã xem xét một cách có định kiến, hay đó là Phoi-ơ-bắc, nghiên cứu vấn đề ấy với tư cách là một người không phải là nhà thần học, do đó nghiên cứu một cách tự do? Đó là Stơ-rau-xơ, xem xét sự vật như chúng đã thể hiện ra trong con mắt của nhà thần học tư biện, hay đó là Phoi-ơ-bắc, xem xét chúng như đã thể hiện ra trong thực tế? Stơ-rau-xơ, người đã không nêu lên được ý kiến dứt khoát về phép mầu là cái gì mà chỉ giả định thêm rằng, đằng sau phép mầu còn có một sức mạnh tinh thần đặc biệt khác với sự mong muốn (làm như thể là mong muốn không phải là cái sức mạnh của tinh thần hay của con người mà ông ta đã giả định; làm như thể là sự mong muốn được tự do chẳng hạn, không phải là hành vi đầu tiên của tự do), hay Phoi-ơ-bắc, người đã nói không úp mở rằng: phép mầu là sự thực hiện một mong muốn tự nhiên, tức là của con người, bằng một phương thức siêu nhiên? Ai trong bọn họ đã có lý ? Lu-the - một uy tín rất lớn, vượt rất xa tất cả những nhà giáo điều của đạo Tin lành cộng lại, vì tôn giáo đối với ông ta là một chân lý trực tiếp, có thể nói là thiên nhiên, - cứ hãy để cho Lu-the trả lời xem trong bọn họ ai là người có lý. Ví dụ, Lu-the nói, - bởi vì có thể dẫn ra vô số những đoạn tương tự trong các tác phẩm của ông ta, - về sự hồi sinh của những người đã chết trong Kinh thánh của Thánh Lu-ca (chương 7): “Những việc làm của Chúa chúng ta, Giê-xu Cri-xtơ, chúng ta phải tôn kính một cách khác, cao hơn những việc làm của con người, vì những việc làm đó được thực hiện là để chúng ta có thể biết được Người là một vị Chúa vạn năng như thế nào, - cụ thể là, một vị Chúa và Thượng đế có thể giúp đỡ khi mà không còn ai có thể giúp đỡ được; do vậy, không một người nào bị sa ngã xuống thấp đến mức Chúa không giúp đỡ được, dù cho tai họa đó lớn đến mấy chăng nữa”. “Đối với Thượng đế - Chúa của chúng ta, có cái gì mà https://thuviensach.vn Người không thể làm được, khiến cho chúng ta không thể đặt hy vọng vào Người? Chính Thượng đế từ chỗ không có gì đã tạo ra trái đất và bầu trời, và tất thảy những thứ khác. Năm này qua năm khác, Người làm cho cây mang đầy các quả anh đào, mận, táo, lê, và để làm công việc ấy, Người không cần cái gì cả. Bất kỳ một ai trong chúng ta, ngay giữa mùa đông tuyết phủ, cũng không thể lấy ra được ở dưới tuyết dù là một quả anh đào. Còn Thượng đế là một người có thể tạo ra tất cả, có thể làm sống lại những gì đã chết, và làm nẩy sinh những gì không tồn tại. Như vậy, dù cho một người nào đó có sa ngã xuống thấp như thế nào chăng nữa, nhưng đối với Thượng đế chúng ta thì người đó sa ngã không xuống thấp đến mức mà Người không thể không nâng dậy và cứu giúp. Chúng ta phải nhận thức những việc làm đó của thượng đế và phải hiểu rằng, đối với Người thì không có gì không làm được, và một khi chúng ta gặp điều không may thì, tin vào sức vạn năng của Người, chúng ta phải học tập can đảm. Dù cho bọn Thổ Nhĩ Kỳ hay một tai họa khác nào đó có đến đi nữa, thì chúng ta phải nhớ rằng có một người bảo hộ và một vị cứu tinh, mà bàn tay vạn năng có thể cứu giúp. Đó là một niềm tin đúng đắn, chân chính". “Cần phải tìm ở Thượng đế lòng dũng cảm và chớ nên nản chí. Bởi vì cái gì mà tôi và những người khác không thể làm được thì Người làm được. Nếu như cả tôi lẫn những người khác không thể giúp đỡ được, thì Người có thể giúp tôi và cứu tôi thoát chết, như trong thánh ca thứ 68 đã nói: Chúng ta có Chúa giúp đỡ, có vua của các vị vua sẽ cứu chúng ta thoát chết. Vì vậy, trái tim của chúng ta phải đầy can đảm và hy vọng vào Người. Những trái tim như vậy mới thật là tôn thờ Người và kính yêu Người, đó là những trái tim không bị chán nản và không hề biết sợ”. “Chúng ta phải tìm sự dũng cảm ở Chúa và ở người con của Chúa, Giê-xu Cri-xtơ. Bởi vì cái mà chúng ta không thể làm được, thì Người có thể làm được; cái gì mà chúng ta không có, thì Người lại có. Nếu bản thân chúng ta không thể tự giúp mình, thì Người có thể giúp, - và Người vui sướng và sẵn sàng làm việc đó như chúng ta đang thấy ở đây” (Lu-the. “Toàn tập”, [phần XVI], Lai-pxích, 1732, tr.442-445)9. Trong một vài lời đó, các người có sự tán dương toàn bộ cuốn sách của Phoi-ơ-bắc10, - tán dương tất cả những định nghĩa về định mệnh, tính vạn năng, sự sáng tạo, phép mầu, lòng tin, đã nêu ra trong cuốn sách ấy. Các người hãy hổ thẹn đi, hỡi những tín đồ của đạo Cơ Đốc, - quý tộc và thường dân, những nhà thông thái và những người không thông thái, - các người hãy hổ thẹn đi, bởi vì một kẻ chống đạo Cơ Đốc đã phải chỉ cho các người bản chất của đạo Cơ Đốc dưới cái dạng thực sự không che đậy của nó. Còn đối với các ngài, những nhà thần học và những nhà triết học tư biện, thì tôi khuyên các ngài: hãy thoát ra khỏi những khái niệm và những thành kiến của nền triết học tư biện trước đây, nếu như các ngài muốn đến được tới sự vật như chúng đang tồn tại trong thực tế, nghĩa là đến được chân lý. Và đối với các ngài thì không có con đường nào khác https://thuviensach.vn để dẫn đến chân lý và tự do, ngoài con đường đi qua suối lửa91*. Phoi-ơ-bắc - đó là chốn luyện ngục của thời đại chúng ta. Do C.Mác viết vào cuối tháng Giêng 1842 Đã in trong Tập văn "Anekduta zur neuesten deutschen Philosophie und Publicistik", Bd. II, 1843 Ký tên: K h ô n g p h ả i n g ư ờ i B é c - l i n In theo bản in trong Tập văn Nguyên văn là tiếng Đức NHỮNG CUỘC TRANH LUẬN CỦA HỘI NGHỊ DÂN BIỂU KHÓA 6 CỦA TỈNH RANH (BÀI THỨ NHẤT)11 NHỮNG CUỘC TRANH LUẬN VỀ TỰ DO BÁO CHÍ VÀ VỀ VIỆC CÔNG BỐ CÁC BIÊN BẢN CỦA HỘI NGHỊ CÁC ĐẲNG CẤP12 Vào một buổi sáng mùa xuân ở Béc-lin, tờ "Staats-Zeitung"13 Phổ, đã công bố những lời thú nhận của nó, làm cho toàn thể những người viết và đọc ở nước Đức phải ngạc nhiên. Dĩ nhiên để làm điều đó nó đã chọn một hình thức quý tộc, ngoại giao, chứ không phải một hình thức vui, để tự bạch. Nó làm ra vẻ muốn chỉ cho những chị em báo chí của mình thấy tấm gương nhận thức, nó chỉ nói một cách thần bí - bí ẩn về những tờ báo Phổ khác, trong lúc đó thì trên thực tế nó đã nói về tờ báo Phổ par excellence101* - tức là nói về bản thân nó. Điều ấy cho phép có nhiều sự giải thích khác nhau. Xê-da đã dùng ngôi thứ ba để nói về mình. Vậy thì tại sao trong trường hợp tờ báo Phổ “Staats-Zeitung” https://thuviensach.vn này, khi nó nói về những người thứ ba, lại không muốn nói về bản thân nó? Khi nói về mình, trẻ em thường nói tên mình ra để thay cho tiếng “tôi”: “Ghê-oóc”, v.v.. Thế thì tại sao tờ báo Phổ “Staats-Zeitung” lại không thay đại từ “tôi” bằng những tên “Vossische”14, “Spenersche”15, hay bằng tên của một vị thần thánh nào khác? Trong một vài lời đó, các người có sự tán dương toàn bộ cuốn sách của Phoi-ơ-bắc10, - tán dương tất cả những định nghĩa về định mệnh, tính vạn năng, sự sáng tạo, phép mầu, lòng tin, đã nêu ra trong cuốn sách ấy. Các người hãy hổ thẹn đi, hỡi những tín đồ của đạo Cơ Đốc, - quý tộc và thường dân, những nhà thông thái và những người không thông thái, - các người hãy hổ thẹn đi, bởi vì một kẻ chống đạo Cơ Đốc đã phải chỉ cho các người bản chất của đạo Cơ Đốc dưới cái dạng thực sự không che đậy của nó. Còn đối với các ngài, những nhà thần học và những nhà triết học tư biện, thì tôi khuyên các ngài: hãy thoát ra khỏi những khái niệm và những thành kiến của nền triết học tư biện trước đây, nếu như các ngài muốn đến được tới sự vật như chúng đang tồn tại trong thực tế, nghĩa là đến được chân lý. Và đối với các ngài thì không có con đường nào khác để dẫn đến chân lý và tự do, ngoài con đường đi qua suối lửa111*. Phoi-ơ-bắc - đó là chốn luyện ngục của thời đại chúng ta. Do C.Mác viết vào cuối tháng Giêng 1842 Đã in trong Tập văn "Anekduta zur neuesten deutschen Philosophie und Publicistik", Bd. II, 1843 Ký tên: K h ô n g p h ả i n g ư ờ i B é c - l i n In theo bản in trong Tập văn Nguyên văn là tiếng Đức https://thuviensach.vn NHỮNG CUỘC TRANH LUẬN CỦA HỘI NGHỊ DÂN BIỂU KHÓA 6 CỦA TỈNH RANH (BÀI THỨ NHẤT)11 NHỮNG CUỘC TRANH LUẬN VỀ TỰ DO BÁO CHÍ VÀ VỀ VIỆC CÔNG BỐ CÁC BIÊN BẢN CỦA HỘI NGHỊ CÁC ĐẲNG CẤP12 Vào một buổi sáng mùa xuân ở Béc-lin, tờ "Staats-Zeitung"13 Phổ, đã công bố những lời thú nhận của nó, làm cho toàn thể những người viết và đọc ở nước Đức phải ngạc nhiên. Dĩ nhiên để làm điều đó nó đã chọn một hình thức quý tộc, ngoại giao, chứ không phải một hình thức vui, để tự bạch. Nó làm ra vẻ muốn chỉ cho những chị em báo chí của mình thấy tấm gương nhận thức, nó chỉ nói một cách thần bí - bí ẩn về những tờ báo Phổ khác, trong lúc đó thì trên thực tế nó đã nói về tờ báo Phổ par excellence121* - tức là nói về bản thân nó. Điều ấy cho phép có nhiều sự giải thích khác nhau. Xê-da đã dùng ngôi thứ ba để nói về mình. Vậy thì tại sao trong trường hợp tờ báo Phổ “Staats-Zeitung” này, khi nó nói về những người thứ ba, lại không muốn nói về bản thân nó? Khi nói về mình, trẻ em thường nói tên mình ra để thay cho tiếng “tôi”: “Ghê-oóc”, v.v.. Thế thì tại sao tờ báo Phổ “Staats-Zeitung” lại không thay đại từ “tôi” bằng những tên “Vossische”14, “Spenersche”15, hay bằng tên của một vị thần thánh nào khác? Bản chỉ thị mới về kiểm duyệt đã xuất hiện. Các báo ở nước ta thấy cần phải nắm được cách thức và những hình thức bề ngoài thích hợp với tự do. Và tờ báo Phổ “Staats-Zeitung” cũng buộc phải thức tỉnh và khoác lấy một tư tưởng tự do nào đó, hoặc chí ít, một tư tưởng độc lập nào đó. Nhưng, điều kiện cần thiết đầu tiên của tự do là tự nhận thức, còn tự nhận thức thì không thể có được nếu không có sự thú nhận. Nếu chỉ cần nhớ một cách chắc chắn rằng ở đây tờ báo Phổ “Staats-Zeitung” đã công bố những sự thú nhận của mình; nếu không bỏ qua cái sự việc là ở đây, chúng ta đang thấy trước mặt mình sự thức tỉnh đầu tiên của tờ báo bán chính thức đối với sự tự ý thức, - thì tất cả những điều bí ẩn đều sẽ được giải quyết. https://thuviensach.vn Chúng ta tin rằng, tờ báo Phổ “Staats-Zeitung” “nói lên những lời vĩ đại với một giọng không hề nao núng”, và chúng ta chỉ sẽ khó giải quyết có một điều: chúng ta có nên khâm phục tính chất không nao núng của sự vĩ đại đó hơn, hay khâm phục sự vĩ đại của tính chất không nao đúng đó hơn? Bản chỉ thị về kiểm duyệt chỉ vừa mới xuất hiện, tờ “Staats-Zeitung” chỉ vừa mới tỉnh lại sau cái đòn ấy, thì nó liền đặt câu hỏi: “Một sự tự do hơn đối với kiểm duyệt đã đem lại ích lợi gì cho các anh, các báo Phổ?” Rõ ràng là với điều đó, tờ báo ấy muốn nói: những năm tháng dài dưới sự giám sát của kiểm duyệt đã đem lại lợi ích gì cho tôi? Tôi đã trở thành cái gì, bất chấp tất cả sự giám sát gắt gao và sự bảo trợ toàn diện? Và giờ đây, tôi sẽ ra sao? Tôi đã không tập đi một cách độc lập, còn công chúng ham thích các cuộc mua vui thì đang chờ đợi mọi điệu nhảy đập chân vào nhau của người bị bại liệt. Chúng ta hãy công khai thừa nhận trước nhân dân Phổ những sự yếu đuối của mình, nhưng chúng ta sẽ ngoại giao trong những lời thú nhận đó. Chúng ta sẽ không nói thẳng với nhân dân rằng chúng ta không có gì thú vị. Nhưng chúng ta sẽ nói với họ rằng, nếu như những tờ báo Phổ không có gì thú vị đối với nhân dân Phổ, thì nhà nước Phổ không phải là điều quan tâm đối với các báo. Câu hỏi táo bạo của tờ “Staats-Zeitung”, và câu trả lời còn táo bạo hơn nữa chỉ là đoạn nhạc mở đầu cho sự thức tỉnh của nó, - đó là nó nói lầm bầm qua giấc ngủ, lời của vai trò mà sau này nó sẽ đóng. Nó đang thức tỉnh để nhận thức, nó đang biểu hiện cái bản chất thầm kín của nó. Các anh hãy nghe Ê-pi-mê-nít16! Mọi người đều biết rằng, hoạt động lý luận đầu tiên của lý trí đang dao động giữa cảm tính và tư duy là việc đếm. Đếm là hành vi lý luận tự do đầu tiên của lý trí của đứa trẻ. Nào chúng ta hãy đếm đi, - tờ báo Phổ “Staats-Zeitung” kêu gọi những tờ báo chị em của nó như vậy17. Thống kê là khoa học chính trị đầu tiên! Tôi sẽ nhận thức được cái đầu của một con người, nếu như tôi biết có bao nhiêu sợi tóc trên đó. Anh mong muốn những người khác đối xử với anh như thế nào thì anh hãy đối xử với họ như thế ấy. Và liệu có thể đánh giá bản thân chúng ta, - đặc biệt là bản thân tôi, tờ báo Phổ “Staats-Zeitung”, - đúng hơn so với phương pháp thống kê, được chăng! Chính thống kê không những chứng nhận cái sự thật là tôi cũng được ấn hành đều đặn như bất kỳ một tờ báo Pháp và Anh nào, mà còn chứng nhận cái sự thật là người ta đọc tôi ít hơn là bất kỳ một tờ báo nào của thế giới https://thuviensach.vn văn minh. Các bạn hãy vứt bỏ những quan chức buộc phải quan tâm đến tôi mà không có một nguyện vọng đặc biệt nào, các bạn hãy vứt bỏ những cơ quan xã hội không thể bỏ qua một tờ báo bán chính thức, - thế thì ai sẽ đọc tôi, - thử hỏi, ai? Các bạn hãy tính những chi phí bỏ ra cho tôi, hãy tính những thu nhập mà tôi đem lại, và các bạn sẽ thấy rằng nói những lời vĩ đại với một giọng bình tâm, quyết không có nghĩa là làm một công việc có lãi. Các bạn thấy đó, thống kê thật có tính chất thuyết phục biết bao, con tính số học giản đơn làm cho mọi động tác tiếp đó của trí óc trở thành thừa biết bao! Các biểu số soi sáng cho công chúng mà không thức tỉnh những tình cảm hăng say của họ. Với hiểu biết cao cả của nó về ý nghĩa của thống kê, tờ “Staats-Zeitung” tự đặt mình không những đứng cạnh người Trung Quốc18, không những đứng cạnh nhà thống kê của vũ trụ, - tức là với Pi-ta-go19. Tờ báo đó chỉ ra rằng nó đang chịu ảnh hưởng của nhà triết học tự nhiên vĩ đại của thời đại hiện nay, người muốn trình bày, trong các số hạng, tất cả những sự phân biệt trong thế giới động vật, 131* v.v.. Như vậy, mặc dù toàn bộ chủ nghĩa thực chứng nổi bật của nó, nhưng những nguyên lý của nền triết học hiện đại cũng không xa lạ đối với tờ “Preuâische Staats-Zeitung”. “Staats-Zeitung” là một tờ báo toàn diện. Nó không yên tâm với con số, với đại lượng thời gian. Nó đi xa hơn trong sự thừa nhận nguyên lý số lượng của nó, nó cũng đánh giá đúng đắn cả đại lượng không gian. Không gian là cái đầu tiên gây ấn tượng mạnh mẽ đối với đứa bé do đại lượng của nó. Nó là đại lượng đầu tiên mà đứa bé gặp phải trong thế giới. Vì vậy, đứa bé coi một người cao lớn là một đại nhân, và tờ “Staats-Zeitung”, suy luận cũng theo kiểu trẻ em như thế, đang kể cho chúng ta nghe rằng những cuốn sách dày thì ưu việt hơn rất nhiều so với những cuốn sách mỏng, còn về các tờ giấy, tức về các báo, xuất bản hàng ngày với quy mô chỉ bằng một tờ in thôi, thì chẳng cần nói đến nữa! Các anh, những người Đức, các anh chỉ biết phát biểu một cách cặn kẽ mà thôi! Các anh hãy viết những cuốn sách rất dài dòng về cơ cấu nhà nước, các anh hãy viết những tác phẩm thông thái rất dày mà không một ai đọc trừ tác giả đáng kính và nhà bình luận đáng kính, nhưng các anh hãy nhớ rằng các tờ báo của các anh không phải là những cuốn sách. Các anh hãy tưởng tượng xem, một tác phẩm nghiêm túc gồm ba tập sẽ chứa đựng một số lượng giấy lớn như thế nào? Vì vậy, https://thuviensach.vn các anh hãy tìm tinh thần của thời đại chúng ta, tinh thần của thời đại không phải trong những tờ báo đang cung cấp cho các anh những biểu thống kê, mà trong những cuốn sách mà quy mô cũng đã là một đảm bảo cho sự nghiêm túc của chúng. Các trẻ em có phẩm hạnh tốt, các em hãy nhớ rằng đây đang nói đến những điều “thông thái”. Vì vậy, các em hãy nghiên cứu trước hết là những cuốn sách dày, và các em sẽ cũng yêu mến chúng tôi, những tờ báo, vì khuôn khổ nhẹ nhàng của chúng tôi, vì sự dễ dàng trần tục của chúng tôi là những cái có một tác động quả thật mát mẻ sau những cuốn sách dày cộp. Thật ra, thời đại của chúng ta không còn có cái cảm giác thật sự về sự vĩ đại, cái cảm giác làm cho chúng ta khâm phục trong thời Trung cổ. Các anh hãy nhìn những cuốn khái luận gầy còm của phái kiền thành, hãy nhìn những hệ thống triết học của chúng ta với quy mô tất cả chỉ có in octavo141*, và hãy so sánh chúng với hai chục cuốn sách đồ sộ khổ lớn của Đun-xơ Xcốt. Chỉ riêng quy mô to lớn kỳ lạ của chúng cũng đã - như những ngôi nhà gô-tích - làm cho trái tim anh xúc động, cũng đã đẻ ra những tình cảm. Những người khổng lồ thô bạo nguyên thủy đó tác động đến tâm hồn như là một cái gì vật chất. Tâm hồn cảm thấy mình bị đè nặng dưới trọng lượng của khối, còn cảm giác bị đè nặng là bước đầu của sự cung kính. Không phải các anh nắm những cuốn sách đó, mà những cuốn sách đó nắm các anh. Các anh là một vật phụ thuộc của chúng, và theo ý kiến của tờ báo Phổ “Staats-Zeitung”, nhân dân cũng phải là một vật phụ thuộc như thế đối với sách báo chính trị của họ. Như vậy, tờ “Staats-Zeitung” không thiếu những nguyên tắc lịch sử vốn có đối với thời Trung cổ lớn lao, mặc dù tờ báo đó nói hoàn toàn theo kiểu hiện đại. Tuy nhiên, nếu như tư duy lý luận của đứa bé có tính chất số lượng, thì sự phán đoán của đứa bé, cũng như tư duy thực tiễn của nó, trước hết có tính chất cảm giác - thực tiễn. Bản chất cảm tính của cơ thể đứa bé - đó là mối liên hệ đầu tiên kết hợp nó với thế giới. Những cảm quan thực tiễn, chủ yếu là mũi và miệng, là những cơ quan đầu tiên mà đứa bé dùng để đánh giá thế giới. Vì vậy, tờ báo Phổ “Staats-Zeitung” đang suy luận dùng cái mũi để quy định giá trị của các tờ báo nói chung, và giá trị của bản thân nó nói riêng. Nếu như một nhà tư tưởng Hy https://thuviensach.vn Lạp coi những tâm hồn khô khan là tốt nhất20, thì tờ “Staats-Zeitung” coi những tờ báo “thơm” là "tốt". Nó không thể khen ngợi "mùi thơm văn học" vốn có của tờ “Allgemeine”21, ở Au-xbuốc, và tờ “Journal des Débats”22. Quả là một sự ngây thơ đáng khen, hiếm có! Pôm-pê vĩ đại, hết sức vĩ đại! Như vậy, sau khi đã trình bày trước chúng ta cả một loạt những tư tưởng cá biệt, đáng được thừa nhận, cho phép chúng ta có thể nhìn sâu vào tận tâm hồn nó, tờ “Staats-Zeitung” sau đó đã tóm tắt quan điểm của nó về nhà nước trong một suy luận sâu sắc, trong đó chiếm địa vị trung tâm là phát kiến vĩ đại nói “rằng ở Phổ, bộ máy quản lý của nhà nước và toàn bộ cơ thể nhà nước bị tách ra khỏi tinh thần chính trị, và vì vậy không thể đem lại một hứng thú chính trị nào đối với nhân dân cũng như đối với báo chí”. Như vậy, theo ý kiến của tờ "Staats-Zeitung" thì ở Phổ, sự quản lý của nhà nước không dính dáng gì đến tinh thần chính trị, hoặc tinh thần chính trị không dính dáng gì đến việc quản lý của nhà nước. Ở đây, tờ “Staats-Zeitung” hành động không tế nhị biết bao, khi nói lên một điều mà một kẻ thù độc ác nhất cũng không thể bịa ra tồi hơn, cụ thể là nói rằng cuộc sống thực sự của quốc gia không có tinh thần chính trị, và tinh thần chính trị sống ở ngoài nhà nước thật sự! Nhưng chúng ta không được quên cái quan điểm cảm tính trẻ con của tờ báo Phổ “Staats-Zeitung”. Tờ báo đó kể cho chúng ta nghe rằng, khi nói đến đường sắt, thì chỉ nên nghĩ đến sắt và đường, khi nói đến các hiệp ước thương mại thì chỉ nên nghĩ đến đường và cà-phê, khi nói đến các xưởng chế biến da, thì chỉ nên nghĩ đến da mà thôi. Lẽ dĩ nhiên, đứa trẻ em không đi quá cái nhận thức cảm tính, nó chỉ thấy cái đơn nhất mà không ngờ tới sự tồn tại của những sợi dây thần kinh vô hình nối liền cái riêng đó với cái chung, những sợi dây này ở trong quốc gia cũng như ở khắp mọi nơi, đang biến những bộ phận vật chất thành những thành viên sống của một tổng thể có linh hồn. Trẻ em tin rằng mặt trời quay chung quanh trái đất, cái chung quay chung quanh cái riêng. Vì vậy, trẻ em không tin vào tinh thần, nhưng lại tin vào ma quỷ. Phù hợp với điều đó, tờ báo Phổ “Staats-Zeitung” coi tinh thần chính trị là một con ma Pháp, và đối với nó thì hình như nó yểm bùa con ma ấy bằng cách ném da, đường, lưỡi lê và con số vào đầu con ma ấy. Nhưng, ở đây độc giả ngắt lời chúng ta: chúng tôi muốn nói đến “những cuộc tranh luận trong hội nghị dân biểu tỉnh Ranh” kia, đáng lẽ phải như thế thì https://thuviensach.vn người ta lại trình bày cho chúng tôi xem "vị thiên thần vô tội", con đẻ kiểu cũ của báo chí, tờ “Preuâische Staats-Zeitung”, và hát lại những bài hát ru con khôn ngoan theo kiểu người già, nhờ những bài hát này mà nó luôn luôn mưu toan ru nó và chị em nó chìm đắm trong giấc ngủ say mùa đông. Nhưng Si-lơ há đã chẳng nói: Và cái mà vị hiền triết không thấy được Lại đi đến tận những trái tim ngây thơ của trẻ em23. "Trong sự ngây thơ của trái tim mình", tờ báo Phổ “Staats-Zeitung” đã nhắc nhở chúng ta rằng ở Phổ, không thua gì ở Anh, chúng ta có những hội nghị đẳng cấp, mà báo chí hàng ngày, theo nó nói, có quyền thảo luận nếu như báo chí ấy biết làm điều ấy, bởi vì tờ “Staats-Zeitung” - trong ý thức tự hào một cách cổ điển về giá trị của nó - cho rằng các tờ báo Phổ không có đủ không phải là các quyền mà là sự biết làm. Cái phẩm chất đó dưới dạng một đặc quyền riêng, chúng tôi sẵn sàng thừa nhận là thuộc về tờ báo đó và chúng ta hãy mạnh dạn thực hiện cái tư tưởng do nó đã nói lộ ra trong sự ngây thơ nhiệt tình của nó mà không nói dài dòng hơn nữa về những năng lực của nó. Việc công bố các biên bản của hội nghị dân biểu chỉ trở thành hiện thực khi nào chúng được thảo luận với tư cách là "những sự kiện thực tế công khai", nghĩa là khi chúng trở thành tài sản của báo chí. Lẽ dĩ nhiên, đụng chạm đến chúng ta gần hơn cả là hội nghị dân biểu tỉnh Ranh. Chúng ta bắt đâu từ "những cuộc tranh luận về tự do báo chí" và chúng ta hãy nhận xét sơ bộ rằng, khi thảo luận vấn đề đó, đôi khi chúng ta sẽ hành động như những người tham gia, bằng cách nói lên quan điểm của bản thân mình; còn trong những bài báo sau này thì chúng ta sẽ theo dõi các cuộc tranh luận và sẽ đứng trên quan điểm của một sử gia - quan sát để soi sáng nó hơn nữa. Bản thân tính chất các cuộc tranh luận quyết định sự khác nhau đó trong cách trình bày. Trong những cuộc tranh luận về tất cả những vấn đề còn lại, những ý kiến khác nhau được các đại biểu các đẳng cấp bảo vệ với một sức mạnh giống nhau. Còn trong vấn đề báo chí thì ngược lại, những kẻ thù của tự do báo chí có một ưu thế nào đó. Ngoài những câu nói thường dùng và những câu khuôn sáo chẳng đi đến đâu, chúng ta gặp thấy ở những đối thủ ấy một sự kích động có tính chất bệnh hoạn nào đó, một thành kiến hăng say nào đó, do thái độ thực tế https://thuviensach.vn của họ, chứ không phải do thái độ tưởng tượng của họ đối với báo chí quyết định, còn ở những người bảo vệ báo chí tại hội nghị đó, nói chung, thì không có một thái độ hiện thực nào đối với cái được họ bênh vực. Họ không bao giờ biết tự do báo chí với tư cách là một nhu cầu cấp thiết. Đối với họ, tự do là công việc của trí tuệ mà trong đó, trái tim không có một sự tham gia nào. Đối với họ, nó là một thứ cây “của nước ngoài”, mà họ chỉ gắn bó với tư cách là “những người hâm mộ” mà thôi. Do đó, chống lại những lý do đặc biệt “có sức nặng” của đối thủ, họ đôi khi đưa ra những suy luận quá chung chung, mơ hồ, nhưng ngay cả một lý do đần độn nhất cũng tự coi là có ý nghĩa quan trọng khi nó chưa bị đập tan. Gơ-tơ đã có lần nói rằng, người nghệ sĩ chỉ mô tả được một vẻ đẹp phụ nữ mà họ đã yêu mà thôi, dù là yêu trong một sinh vật nào đó24. Tự do báo chí cũng vốn có cái vẻ đẹp của nó, - dù cho vẻ đẹp này hoàn toàn không phải là của người đàn bà, - và cần phải yêu nó để có thể bênh vực nó. Sự tồn tại của cái mà tôi yêu thật sự, tôi cảm thấy là cần thiết, tôi cảm thấy nhu cầu về sự tồn tại đó, không có nó thì sự tồn tại của tôi không thể trọn vẹn, thỏa mãn, hoàn thiện. Trong lúc đó, những người bảo vệ tự do báo chí nói trên hình như đang hưởng thụ trọn vẹn cuộc sống ngay cả khi không có tự do báo chí. Phái đối lập tự do chỉ cho ta thấy trình độ của cuộc hội nghị chính trị, cũng như nói chung phái đối lập là chỉ tiêu của trình độ phát triển của một xã hội nhất định. Trong thời kỳ mà nghi ngờ ma quỷ được coi là một sự táo bạo của triết học, mà sự phản đối việc xét xử các mụ phù thủy hình như là một nghịch lý, - trong thời kỳ ấy lòng tin ma quỷ và những phiên tòa xét xử các mụ phù thủy được công nhận là một cái gì hoàn toàn hợp pháp. Một nước, giống như thành A-ten thời cổ, nhìn bọn thực khách, ăn bám, xu nịnh như là những ngoại lệ mâu thuẫn với lý trí của nhân dân, như là một lũ ngu ngốc, - một nước như thế là nước của độc lập và tự chủ. Còn một nhân dân, giống như tất cả những nhân dân trong thời kỳ tốt đẹp xưa kia, chỉ dành cái quyền suy nghĩ và nói lên chân lý cho những tên hề trong cung đình, thì chỉ có thể là một nhân dân phụ thuộc và không có cá tính mà thôi. Hội nghị các đẳng cấp trong đó phái đối lập thuyết phục rằng ý chí tự do và vốn có của bản tính con người, hội nghị đó ít ra cũng không phải là một hội nghị các đẳng cấp có ý chí tự do. Ngoại lệ chỉ khẳng định quy tắc. Phái đối lập tự do chỉ cho ta thấy là lập trường của phái tự do đã biến thành cái gì, chỉ rõ cái mức mà tự do biểu hiện ra ở trong con người. https://thuviensach.vn Vì vậy, nếu như chúng ta nhận xét rằng những kẻ bênh vực tự do báo chí trong hội nghị đẳng cấp hoàn toàn đứng không ngang tầm với nhiệm vụ của mình, thì điều đó đúng với một mức độ còn lớn hơn nữa đối với toàn bộ hội nghị dân biểu nói chung. Tuy vậy, chúng ta cũng cứ bắt đầu trình bày các cuộc tranh luận của hội nghị dân biểu từ chính cái điểm ấy, không những xuất phát từ sự quan tâm riêng đối với tự do báo chí, mà cũng xuất phát từ sự quan tâm chung đối với hội nghị dân biểu nữa. Không có nơi nào mà một tinh thần đặc biệt đắng cấp lại biểu hiện ra rõ ràng hơn, cụ thể hơn và đầy đủ hơn là trong các cuộc tranh luận về báo chí. Đặc biệt, điều đó đúng đối với phái đối lập chống tự do báo chí; cũng giống như nói chung, trong phái đối lập chống tự do nói chung, tinh thần của một giới nào đó, lợi ích cá nhân của một đẳng cấp nhất định, tính phiến diện tự nhiên của tính tình, thể hiện ra một cách gay gắt nhất và tàn nhẫn nhất, giống như nhe nanh giương vuốt vậy. Những cuộc tranh luận cho ta thấy cuộc luận chiến của đẳng cấp vương hầu chống lại tự do báo chí, cuộc luận chiến của đẳng cấp quý tộc, cuộc luận chiến của đẳng cấp thị dân, thành thử luận chiến ở đây không phải là những con người cá biệt, mà là những đẳng cấp. Có tấm gương nào có thể phản ánh một cách trung thành tính chất bên trong của hội nghị dân biểu hơn là các cuộc tranh luận về báo chí? Chúng ta bắt đầu từ những đối thủ chống lại tự do báo chí, cụ thể là phải bắt đầu từ diễn giả của đẳng cấp vương hầu. Chúng ta sẽ không nói tỉ mỉ về phần đầu bài phát biểu của ông ta về việc “cả báo chí lẫn kiểm duyệt đều là một tệ hại, v.v.”, bởi vì đề tài này đã được một diễn giả khác phân tích cặn kẽ hơn. Nhưng chúng ta không thể bỏ qua không nói đến cái lý lẽ đặc trưng của diễn giả đó. “Kiểm duyệt là một tệ hại nhỏ hơn sự phóng túng của báo chí”. “Niềm tin ấy dần dần được cố định lại ở nước Đức chúng ta” (xin hỏi, đó là bộ phận nào của nước Đức?) “đến mức là Liên bang đã ra những đạo luật về vấn đề này, những đạo luật mà Phổ đã tán thành và đã tuân theo”25. Hội nghị dân biểu đang thảo luận vấn đề giải phóng báo chí khỏi những xiềng xích của nó. Bản thân những xiềng xích ấy, diễn giả nói, bản thân những xiềng xích trói buộc báo chí đó chứng minh rằng báo chí không có sứ mệnh vận https://thuviensach.vn động tự do. Sự tồn tại bị trói buộc của nó chứng minh cho bản chất của nó. Các đạo luật chống tự do báo chí bác bỏ sự tự do báo chí. Đó là một lý lẽ, ngoại giao chống lại mọi cải cách, do một học thuyết cổ điển của một đảng nhất định đưa ra dưới một hình thức kiên quyết nhất26. Mỗi một sự hạn chế tự do được thừa nhận là chứng cớ thực tế, không thể bác bỏ được, nói lên rằng chính quyền của những kẻ hữu sản trước đây đã tin tưởng vào sự cần thiết phải hạn chế tự do, và trong thời tiếp theo sau đó, niềm tin này được công bố là nguyên lý chủ đạo. Đã có thời người ta ra lệnh phải tin rằng trái đất vận động chung quanh mặt trời. Ga-li-lê có bị lật đổ bởi điều đó không? Ở nước Đức chúng ta cũng đúng như vậy, một tín niệm toàn đế chế, mà mỗi một công tước cầm quyền nói riêng cũng đều chia xẻ, đã biến thành luật; tín niệm ấy cho rằng trạng thái nông nô là thuộc tính tự nhiên của những con người nhất định, rằng chân lý được chứng minh rõ ràng nhất là bằng những cuộc phẫu thuật, nghĩa là bằng những cuộc tra tấn, rằng ngọn lửa của địa ngục được chứng minh tốt nhất cho kẻ tà đạo là bằng những đống củi cháy rừng rực trên trái đất. Lẽ nào trạng thái nông nô được hợp pháp hóa lại không phải là một bằng chứng thực tế chống lại điều bịa đặt duy lý cho rằng thân thể con người không phải là một đối tượng sử dụng và chiếm hữu? Lẽ nào sự tra tấn thô bạo - nguyên thủy lại không bác bỏ cái lý luận trống rỗng nói rằng việc chích máu không làm lộ rõ chân lý, việc kéo xương sống cho thẳng ra trên chiếc thang dùng để tra tấn không làm cho con người mất kiên nghị, rằng những cơn đau giãy giụa không phải là sự thú nhận? Cái sự kiện chế độ kiểm duyệt tồn tại, theo ý kiến của diễn giả, đang bác bỏ tự do báo chí; và điều đó quả thật đúng đắn, đó là một chân lý gắn liền với cái sự thật nổi tiếng là môn địa trắc học có thể xác định giới hạn của nó, - sau những hàng rào giới tuyến nhất định thì nó không còn là sự thật và chân lý nữa. "Cả trong các bài phát biểu lẫn trong các cuốn sách”,- người ta dạy tiếp chúng ta, - “cả trong tỉnh Ranh chúng ta lẫn trong toàn bộ nước Đức, chúng ta cũng không thấy sự phát triển chân chính và cao quý của tinh thần bị trói buộc”. Cái ánh sáng cao quý của chân lý chiếu rạng báo chí chúng ta, theo họ, là tặng phẩm của kiểm duyệt. https://thuviensach.vn Trước hết, chúng ta hãy quay cái lý lẽ đã dẫn ra của diễn giả chống lại bản thân ông ta; thay cho lý do duy lý chủ nghĩa, chúng ta hãy dẫn sắc lệnh của chính phủ . Trong bản chỉ thị mới nhất của Phổ, người ta chính thức tuyên bố rằng cho đến nay báo chí bị những sự hạn chế quá lớn, rằng nó chỉ còn phải thấm nhuần một nội dung thật sự dân tộc nữa mà thôi. Diễn giả có cơ hội thấy rằng những niềm tin trong nước Đức chúng ta có thể thay đổi. Nhưng quả là một sự nghịch lý phi lô-gích biết bao khi coi kiểm duyệt là cơ sở cho bộ phận ưu tú nhất trong báo chí chúng ta! Một diễn giả hết sức vĩ đại của cuộc cách mạng Pháp, mà voix toujours tonnante151* còn vang cho đến tận ngày nay; một con sư tử mà tự mình cần phải nghe để có thể cùng với dân chúng kêu lên: “Sư tử, ngươi đã gầm lên, giỏi lắm!”27, - tức Mi-ra-bô, - đã nhận được học vấn của mình trong các nhà tù. Vì vậy, các nhà tù há không phải là những trường cao đẳng dạy hùng biện hay sao? Tinh thần Đức vẫn có thể làm được những công việc lớn lao bất chấp tất cả những hàng rào tinh thần, nhưng nếu nghĩ rằng nó đạt được điều đó chính là nhờ những trạm gác và hàng rào thuế quan thì đó sẽ là một thành kiến thật sự của giới vương hầu. Sự phát triển tinh thần của nước Đức đã diễn ra không phải nhờ kiểm duyệt, mà bất chấp sự kiểm duyệt. Trong những điều kiện kiểm duyệt, khi báo chí thoi thóp và sống một cuộc sống thảm hại, thì điều đó lại được dẫn ra với tư cách là lý lẽ chống lại tự do báo chí, mặc dầu điều đó chỉ chống lại sự không tự do của báo chí. Nếu như báo chí, bất chấp kiểm duyệt, bảo tồn những nét đặc trưng, chủ yếu của nó, thì điều đó cũng được dẫn ra một cách có lợi cho kiểm duyệt, mặc dầu điều đó chỉ có lợi cho tinh thần, chứ không phải có lợi cho cái xiềng xích. Vả lại vấn đề "sự phát triển chân chính, cao quý" là một vấn đề đặc biệt. Trong những thời kỳ tuân thủ nghiêm ngặt chế độ kiểm duyệt, từ năm 1819 đến năng 1830 (về sau, - nếu như không phải trong "nước Đức chúng ta", thì cũng là trong một phần lớn nước Đức, - bản thân kiểm duyệt lại rơi vào dưới sự kiểm duyệt của những điều kiện thời gian và của những niềm tin khác thường đã hình thành trong thời kỳ ấy), sách báo của chúng ta đã trải qua "giai đoạn những tờ báo buổi chiều", mà người ta cũng có thể có quyền gọi là “chân chính, cao thượng, sinh động và phát triển một cách phong phú”, giống như viên tổng biên tập tờ "Abend-Zeitung", họ là "Vin-clơ", có quyền tự chọn một cách buồn cười https://thuviensach.vn cho mình cái biệt danh là "Tươi sáng", mặc dầu ở trong biệt danh ấy ánh sáng còn ít hơn là trong ngọn lửa ma trơi ban đêm lang thang trên các đầm lầy. Con người hàng tỉnh tối tăm (Krähwinkler161*), với cái biệt hiệu là “Tươi sáng” đó, chính là mẫu mực của nền văn học hồi đó. Lễ chay tịnh vĩ đại về mặt tinh thần hồi bấy giờ sẽ chỉ cho những thế hệ mai sau thấy rằng, nếu như chỉ có một ít vị thánh là chịu được một sự chay tịnh trong bốn mươi ngày, thì toàn thể nước Đức, thậm chí không phải là thần thánh, đã có thể sống hơn 20 năm mà không sản xuất và không dùng một thức ăn tinh thần nào cả. Báo chí đã tự hạ thấp xuống tới chỗ đê tiện, và khó nói là cái gì chiếm ưu thế: việc thiếu trí tuệ chiếm ưu thế so với việc thiếu tính cách, việc thiếu hình thức chiếm ưu thế so với việc thiếu nội dung - hay là ngược lại. Đối với nước Đức, có thể cho rằng sẽ có lợi hơn cả nếu như sự phê bình chứng minh được rằng thời kỳ đó không bao giờ tồn tại cả. Lĩnh vực duy nhất của sách báo, trong đó hồi bấy giờ còn tràn đầy cuộc sống sinh động, - tức lĩnh vực tư tưởng triết học, - đã thôi không nói tiếng Đức nữa, bởi vì tiếng Đức không còn là ngôn ngữ của tư tưởng nữa. Tinh thần đã nói một tiếng nói khó hiểu, thần bí, bởi vì đã không thể dùng những từ dễ hiểu để nói những cái mà người ta cấm hiểu rõ. Còn đối với tấm gương của sách báo tỉnh Ranh, - tấm gương này, thật vậy, có một mối quan hệ khá gần gũi với hội nghị dân biểu tỉnh Ranh, - thì có thể cầm chiếc đèn lồng của Đi-ô-gien đi qua tất cả 5 quận hành chính mà không gặp một “người chân chính” ở đâu cả. Chúng tôi hoàn toàn không coi đó là thiếu sót của tỉnh Ranh, mà nói cho đúng ra, đó là một bằng chứng của ý nghĩa chính trị - thực tiễn của tỉnh đó. Tỉnh Ranh có thể tạo ra một "báo chí tự do", nhưng đối với báo chí "không tự do", thì nó không đủ tháo vát, cũng không đủ ảo tưởng. Như vậy, chỉ có thời kỳ văn học đã qua, mà chúng ta có thể gọi là “thời kỳ văn học của chế độ kiểm duyệt gắt gao”, là một bằng chứng hiển nhiên, lịch sử, về cái tình hình là kiểm duyệt rõ ràng đã gây ra một sự tổn thất độc ác và không thể tha thứ được đối với sự phát triển của tinh thần Đức, và nó quyết không được chỉ định làm magister bonarum artium171* như điều đó thể hiện ra đối với diễn giả. Hoặc có thể là dưới danh từ “báo chí cao quý, chân chính”, cần phải hiểu đó là một báo chí mang những xiềng xích của mình với cái vẻ đoan trang? Nếu diễn giả “tự cho phép mình nhắc lại câu châm ngôn nổi tiếng về ngón tay đeo nhẫn và cả bàn tay”, thì chúng ta, ngược lại, sẽ tự cho phép mình đặt câu https://thuviensach.vn hỏi: không phải chỉ đưa một tay, mà đưa ngay cả hai tay ra cho tinh thần của nhân dân mình, thì có phải phù hợp hơn cả với sự tôn nghiêm của chính phủ hay không? Như chúng ta đã thấy, với một vẻ quan trọng khinh suất, với một sự tỉnh táo của nhà ngoại giao, nhà diễn giả của chúng ta gạt bỏ vấn đề thái dộ của kiểm duyệt đối với sự phát triển tinh thần. Ông ta biểu hiện một cách còn kiên quyết hơn những mặt tiêu cực của đẳng cấp mình trong những lời ông ta đả kích những hình thức tự do báo chí đã hình thành trong lịch sử. Còn đối với sự tồn tại của quyền tự do báo chí ở các dân tộc khác, thì theo ông ta: "Nước Anh không thể dùng làm tấm gương, bởi vì trong cả hàng loạt thế kỷ ở đó đã hình thành nên trong lịch sử những điều kiện mà trong bất kỳ một nước nào khác người ta cũng không thể tạo ra được một cách nhân tạo nhờ các học thuyết, nhưng chúng lại có lý do của chúng trong hoàn cảnh độc đáo của Anh”. “Ở Hà Lan, tự do báo chí đã không ngăn chặn được gánh nặng quốc trái và đã góp phần thúc đẩy rất lớn vào sự phát sinh của cách mạng, mà kết quả là mất hết một nửa lãnh thổ”. Tạm thời chúng ta không nói đến nước Pháp, để rồi sau này sẽ quay lại nước đó. “Cuối cùng, ở Thụy Sĩ, nhờ có tự do báo chí, chúng ta có tìm thấy cái xứ En-đô-ra-đô hạnh phúc hay không? Lẽ nào chúng ta lại không nhớ tới một cách kinh tởm những cuộc tranh cãi thô lỗ lấp đầy các trang báo giữa các đảng phái, khi mà các đảng phái, ý thức được một cách đúng đắn cái phẩm giá không ra gì của con người mình, được phân biệt theo tên gọi của nhưng bộ phận trong cơ thể của súc vật - những động vật có sừng, những động vật có móng - và với lời chửi mắng nhạt nhẽo của mình, đã gây ra sự khinh bỉ của tất cả những người bên cạnh!” Theo ông ta, báo chí Anh không phải là một lý do có lợi cho tự do báo chí nói chung, bởi vì nó dựa trên những cơ sở lịch sử. Báo chí ở Anh có công lao chỉ vì nó đã phát triển trong lịch sử, chứ không phải với tư cách báo chí nói chung, bởi vì theo ông ta, lẽ ra nó phải phát triển mà không cần đến những cơ sở lịch sử. Thành thử, đó là công lao của lịch sử, chứ không phải của báo chí. Làm như thể báo chí cũng không phải là một bộ phận của lịch sử, làm như thể dưới các triều Hen-ri VIII, Ma-ri theo đạo Thiên chúa, Ê-li-da-bét và Gia-cốp, báo chí Anh đã không phải chịu đựng một cuộc đấu tranh khốc liệt, và đôi khi man rợ, để đem lại cho nhân dân Anh những cơ sở lịch sử của họ. https://thuviensach.vn Và lẽ nào điều đó, ngược lại, lại không có lợi cho báo chí, nếu như với một sự tự do lớn nhất, báo chí Anh đã không có ảnh hưởng hủy hoại đối với các cơ sở lịch sử? Nhưng diễn giả tỏ ra không nhất quán. Báo chí Anh không phải là một lý do có lợi cho báo chí nói chung, bởi vì nó là Anh. Báo chí Hà Lan là một lý do chống báo chí nói chung, mặc dầu nó chỉ là Hà Lan thôi. Khi thì đem tất cả những tính ưu việt của báo chí gán cho các cơ sở lịch sử, khi thì đem tất cả những thiếu sót của các cơ sở lịch sử gán cho báo chí. Giống như ở Anh, báo chí đã gắn liền với lịch sử của nó và những đặc điểm của vị trí của nó, ở Hà Lan và ở Thụy Sĩ tình hình cũng như vậy. Vậy thì báo chí phải làm gì đối với các cơ sở lịch sử - phản ánh chúng, vứt bỏ chúng đi, hay là phát triển chúng? Diễn giả trách cứ báo chí cả về trường hợp này lẫn trường hợp kia, và cả về trường hợp thứ ba. Ông ta khiển trách báo chí Hà Lan vì nó đã phát triển trong lịch sử. Lẽ ra nó phải kìm hãm tiến trình lịch sử lại, lẽ ra nó phải che chở cho Hà Lan khỏi gánh nặng quốc trái! Một đòi hỏi thật phi lịch sử làm sao! Báo chí Hà Lan đã không thể kìm hãm tiến trình của sự vật trong thời kỳ Lu-i XIV; báo chí Hà Lan đã không ngăn cản được cái tình hình là dưới thời Crôm-oen, hải quân Anh đã đứng hàng thứ nhất ở châu Âu. Nó đã không thể phù phép đại dương để đại dương giải thoát cho Hà Lan khỏi cái vai trò bất hạnh - làm vũ đài chiến đấu cho những cường quốc lục địa đang tham chiến; nó đã không thể - cũng như tất cả những quan chức kiểm duyệt Đức cộng lại - tiêu diệt những sắc lệnh độc tài của Na-pô lê-ông. Nhưng có bao giờ báo chí tự do lại nhân những món nợ của quốc gia lên? Còn khi toàn thể nước Pháp bị lạc lối trong những vụ đầu cơ chứng khoán điên cuồng của Lô, dưới thời kỳ nhiếp chính của công tước Oóc-lê-ăng, - thì khi đó ai đã chống lại cái thời kỳ vũ bão và tấn công cuồng tín đó của nạn đầu cơ tiền? Chỉ có một vài nhà châm biếm, vì thế những người này được thưởng dĩ nhiên không phải bằng giấy bạc ngân hàng mà bằng những trát đi vào ngục Ba-xti-ơ. Nếu đi xa hơn nữa, thì yêu sách đòi báo chí ngăn chặn món nợ của nhà nước dẫn đến chỗ là báo chí cũng phải trả những món nợ của các cá nhân. Yêu sách đó làm cho người ta nhớ đến một tác gia luôn luôn tức giận người thầy thuốc của mình vì người này thật ra đã giải thoát y khỏi bệnh, nhưng lại không đồng thời giải thoát được những tác phẩm của y khỏi những chỗ in sai. Tự do báo chí, cũng https://thuviensach.vn giống như người thầy thuốc, không hứa hẹn sự hoàn thiện cho con người cũng như cho nhân dân. Bản thân tự do báo chí không phải là một sự hoàn thiện. Chửi mắng một của cải nào đó vì nó là một của cải xác định chứ không phải là toàn bộ các của cải ngay một lúc, vì nó chính là của cải đó chứ không phải là một của cải nào khác, là một thói khá dung tục. Dĩ nhiên, nếu tự do báo chí là tất cả, thì nó sẽ làm cho tất cả những chức năng còn lại của nhân dân, và thậm chí cả bản thân nhân dân nữa, sẽ trở nên thừa. Diễn giả đổ tội cho báo chí Hà Lan về cuộc cách mạng Bỉ. Không một người nào biết một chút về lịch sử lại phủ nhận cái sự việc là: việc tách Bỉ ra khỏi Hà Lan là một sự kiện lịch sử với một mức độ vô cùng lớn hơn so với việc sáp nhập hai nước ấy làm một. Theo ông ta, báo chí Hà Lan đã gây ra cuộc cách mạng Bỉ. Báo chí nào? Tiến bộ hay phản động? Chúng ta cũng có thể đặt câu hỏi như thế đối với nước Pháp; và nếu như diễn giả trách cứ báo chí thầy tu của Bỉ, hồi bấy giờ là dân chủ, thì ông ta cũng phải trách cứ như thế báo chí thầy tu ở Pháp là báo chí hồi bấy giờ tán thành chế độ chuyên chế. Cả báo chí này lẫn báo chí kia đều góp phần lật đổ những chính phủ của họ . Ở Pháp, không phải tự do báo chí, mà là chế độ kiểm duyệt, đã chuẩn bị cơ sở cho cách mạng. Nhưng ta hãy để điều này sang một bên. Chúng ta biết rằng cuộc cách mạng Bỉ thể hiện ra thoạt tiên như là một cuộc cách mạng tinh thần, như là cuộc cách mạng của báo chí. Ngoài những khuôn khố ấy thì lời khẳng định cho rằng báo chí đã đẻ ra cuộc cách mạng Bỉ, không có một ý nghĩa nào cả. Nhưng lẽ nào điều đó lại đáng bị khiển trách? Lẽ nào ngay từ đầu cách mạng phải thể hiện ra dưới hình thức vật chất? Lẽ nào ngay từ đầu cách mạng đánh chứ không nói? Quyền lực của chính phủ có thể vật chất hóa cuộc cách mạng tinh thần; cuộc cách mạng vật chất trước hết phải tinh thần hóa quyền lực chính phủ. Cuộc cách mạng Bỉ là sản phẩm của tinh thần Bỉ. Vì vậy mà báo chí, - một biểu hiện tự do nhất hiện nay của tinh thần, - cũng đã tham gia vào cuộc cách mạng Bỉ. Báo chí Bỉ sẽ không phải là báo chí Bỉ, nếu như nó đứng ngoài cuộc cách mạng, nhưng cuộc cách mạng Bỉ cũng sẽ không phải là cuộc cách mạng Bỉ nếu như nó không đồng thời là cuộc cách mạng của báo chí. Cuộc cách mạng của nhân dân là hoàn chỉnh; nghĩa là cuộc cách mạng diễn ra theo cách của nó trong https://thuviensach.vn mỗi lĩnh vực; thế thì tại sao điều đó lại không được áp dụng vào báo chí với tư cách là báo chí? Như vậy, trong báo chí Bỉ diễn giả khiển trách không phải báo chí, mà ông ta khiển trách nước Bỉ. Và ở đây, chúng ta phát hiện thấy điểm trung tâm của bài điểm về lịch sử tự do báo chí của ông ta. Tính chất nhân dân của báo chí tự do, - như mọi người đã biết, nhà họa sĩ cũng không vẽ những bức tranh lịch sử lớn bằng thuốc nước, - cá tính lịch sử của báo chí tự do, cái đem lại cho nó một tính chất độc đáo, làm cho nó trở thành biểu hiện của một tinh thần nhân dân nhất định, - tất cả những cái đó không làm hài lòng vị diễn giả thuộc đẳng cấp vương hầu. Ông ta thậm chí còn đưa ra một yêu sách đối với báo chí của các dân tộc khác nhau, đòi nó phải là một báo chí biểu hiện những quan điểm của ông ta, phải là một báo chí haute volée181* và phải quay chung quanh một số người chứ không phải quay chung quanh những thiên thể tinh thần - tức là chung quanh các dân tộc. Trong sự phê phán của ông ta đối với báo chí Thụy Sĩ, yêu sách đó thể hiện ra dưới một dạng không che đậy. Tạm thời chúng ta tự cho phép đặt một câu hỏi. Tại sao diễn giả không nhớ lại rằng báo chí Thụy Sĩ, mà đại biểu là An-brếch phôn Ha-lơ, đã chống lại chính sách khai sáng của Vôn-te? Tại sao ông ta không nhớ rằng nếu như Thụy Sĩ không phải là En-đô-ra-đô,thì nó cũng đã đẻ ra một vị tiên tri của công quốc En đô-ra-đô tương lai, cụ thể là đã đẻ ra một ngài Phôn Ha-lơ nữa, ngài này, trong bài “Sự phục hưng khoa quốc gia học” của mình, đã đặt cơ sở cho một báo chí “cao quý, chân chính hơn”, tức là cho tờ “Berliner politisches Wochenblatt”28? Người ta biết cây theo quả của nó. Và còn có một mảnh đất nào trên thế giới lại có thể tự khen ngợi mình là giống như Thụy Sĩ đã đẻ ra một quả như thế của chủ nghĩa chính thống mọng ngọt? Diễn giả đã buộc tội báo chí Thụy Sĩ là nó dùng “những tên gọi động vật học của các đảng phái”, như loại “động vật có sừng” và “động vật có móng”, tóm lại, là nó nói tiếng Thụy Sĩ và với những người Thụy Sĩ, sống trong mối quan hệ láng giềng gia trưởng với bò đực và bò cái. Báo chí của nước đó là báo chí của chính nước đó. Chỉ có thể nói được điều đó thôi. Vả lại, như báo chí Thụy Sĩ vẫn lại chứng minh, chính báo chí tự do đưa con người ta ra khỏi những khuôn khổ chật hẹp của chủ nghĩa bản vị địa phương. https://thuviensach.vn Về những tên gọi động vật học của các đảng phái, đặc biệt chúng ta phải nhận thấy rằng chính bản thân tôn giáo đang đề động vật lên thành tượng trưng của tinh thần. Dĩ nhiên, nhà diễn giả chúng ta lên án báo chí Ấn Độ trong cơn xuất thần nhập hóa đã cúi chào con bò cái Xa-ba-la và con khỉ Ha-nu-ma-nu. Ông ta đổ lỗi cho báo chí Ấn Độ về tôn giáo Ấn Độ, cũng như ông ta đổ lỗi cho báo chí Thụy Sĩ về tính cách Thụy Sĩ. Nhưng có một báo chí mà chưa hẳn ông ta đã muốn để cho bị kiểm duyệt, - chúng tôi muốn nói đến báo chí thần thánh, tức là Kinh thánh. Phải chăng cuốn đó đã không phân toàn thể loài người thành hai đảng phái lớn - những con dê và những con cừu? Phải chăng bản thân Chúa đã không đánh giá như sau về thái độ của mình đối với các tộc Giu-đa và I-xra-en: “Đối với tộc Giu-đa, ta là con mối, còn đối với tộc I-xra-en, ta là con sâu”? Hoặc là, - điều này gần gũi hơn đối với chúng ta là những con người trần tục - chẳng lẽ không có một sách báo nào của đẳng cấp vương hầu biến toàn bộ nhân loại học thành động vật học hay sao? Chúng tôi muốn nói đến sách báo về huy chương học. Ở đấy người ta bắt gặp những cái kỳ quái hơn là đảng “của những động vật có sừng” và đảng “của những động vật có móng”. Vậy thì nói cho đúng ra, diễn giả đã trách cứ điều gì trong tự do báo chí? Điều mà ông ta trách cứ là: những thiếu sót của nhân dân đồng thời cũng là những thiếu sót của báo chí của họ, báo chí là tiếng nói dũng cảm của tinh thần nhân dân mang tính chất lịch sử, là hình tượng công khai của nó. Phải chăng ông ta đã chứng minh rằng cái đặc quyền vĩ đại, tự nhiên ấy không áp dụng cho tinh thần nhân dân Đức? Ông ta đã trình bày rằng mỗi dân tộc đều biểu hiện tinh thần của mình trong báo chí của mình. Lẽ nào cái tinh thần hiểu biết triết học của người Đức lại phải mất đi cái mà theo lời cả quyết của chính diễn giả, người ta có thể thấy ở những người Thụy Sĩ với đầu óc đặc sịt những khái niệm động vật học? Cuối cùng, phải chăng diễn giả nghĩ rằng những thiếu sót có tính cách dân tộc của báo chí tự do cũng không phải là những thiếu sót có tính cách dân tộc của những quan chức kiểm duyệt? Phải chăng những quan chức kiểm duyệt tách ra khỏi tổng thể lịch sử, không bị tinh thần của thời đại đụng chạm đến? Tiếc rằng, có thể là như vậy. Nhưng, người có tư tưởng lành mạnh nào mà lại không tha thứ cho báo chí những lỗi lầm của dân tộc và của thời đại, nhưng lại tha thứ cho chế độ kiểm duyệt những tội lỗi chống lại dân tộc và thời đại? https://thuviensach.vn Ngay từ đầu chúng ta đã nhận xét rằng, qua những diễn giả khác nhau đang luận chiến chống lại tự do báo chí, chính là đẳng cấp đặc thù của họ đang luận chiến. Diễn giả của đẳng cấp vương hầu ngay thoạt đầu đã dẫn ra những căn cứ có tính chất ngoại giao. Ông ta đã chứng minh tính chất không chính đáng của tự do báo chí, xuất phát từ những niềm tin của đẳng cấp vương hầu, được thể hiện khá rõ trong những đạo luật về kiểm duyệt. Ông ta nghĩ rằng sự phát triển cao thượng, chân chính của tinh thần Đức do những sự bó buộc từ bên trên gây ra. Cuối cùng, ông ta đã luận chiến chống lại các dân tộc, và lòng tràn đầy sự căm phẫn cao cả, ông ta đã bác bỏ tự do báo chí, coi đó là thứ ngôn ngữ thiếu tế nhị, thiếu khiêm tốn của nhân dân, do nhân dân dùng để nói với bản thân mình. Diễn giả của đẳng cấp quý tộc mà bây giờ chúng ta bàn tới, luận chiến không phải chống lại nhân dân, mà là chống lại con người. Trong tự do báo chí, ông ta bác bỏ tự do của con người, trong luật về báo chí - ông ta bác bỏ pháp luật. Trước khi bàn đến vấn đề tự do báo chí theo đúng nghĩa của từ đó, ông ta bàn đến vấn đề công bố hàng ngày toàn văn những cuộc tranh luận của hội nghị dân biểu. Chúng ta hãy theo sát ông ta từng bước. “Đề nghị đầu tiên trong số những đề nghị được đưa ra, nói về việc công bố những cuộc tranh luận của chúng ta, đã được thỏa mãn”. “Việc sử dụng một cách hợp lý sự cho phép đó hoàn toàn nằm dưới quyền lực của hội nghi dân biểu”. Đấy mới chính là punctum quaestionis191*. Tỉnh cho rằng hội nghị dân biểu hoàn toàn nằm dưới quyền lực của nó ngay từ khi việc công bố những cuộc tranh luận của hội nghị dân biểu không còn phó mặc cho sự tùy tiện của sự khôn ngoan của nó nữa, mà đã trở thành yêu cầu tất yếu của luật pháp. Chúng ta sẽ phải gọi sự nhượng bộ mới này là một bước thụt lùi mới, nếu như chúng ta phải giải thích sự nhượng bộ đó theo ý nghĩa là việc công bố sẽ tùy thuộc vào sự tùy tiện của hội nghị đẳng cấp. Đặc quyền của hội nghi đẳng cấp - đó không phải là những quyền của tỉnh. Nói cho đúng ra thì ngược lại, quyền của tỉnh không còn tồn tại chính ngay từ khi quyền ấy trở thành đặc quyền của hội nghị đẳng cấp. Ví dụ, các đẳng cấp thời trung cổ đã tập trung vào bản thân mình mọi quyền của đất nước và đã làm cho chúng trở thành những đặc quyền chống lại đất nước. Người công dân không thừa nhận những quyền tồn tại dưới dạng đặc quyền. Người đó có thể xem việc tăng thêm những người mới có đặc quyền vào nhóm cũ https://thuviensach.vn những người có đặc quyền là một quyền hay không? Trong trường hợp này, quyền của hội nghị dân biểu không còn là quyền của tỉnh mà là quyền chống lại tỉnh, và bản thân hội nghị dân biểu đang trở thành hiện thân của một tình trạng vô quyền lớn nhất chống lại tỉnh, hơn nữa lại có tham vọng mang một ý nghĩa thần bí, tức là mang một cái vòng hào quang của cái quyền lớn nhất của tỉnh. Theo dõi tiếp lời phát biểu của diễn giả đẳng cấp quý tộc, chúng ta sẽ thấy ông ta thấm nhuần đến mức nào cái quan điểm trung cổ ấy về hội nghị dân biểu, ông ta bảo vệ một cách trắng trợn như thế nào cái đặc quyền của đẳng cấp chống lại quyền của đất nước. “Việc sử dụng rộng rãi hơn sự cho phép đó” (công bố những cuộc tranh luận) “chỉ có thể bắt nguồn từ niềm tin bên trong, chứ không phải từ những tác động bên ngoài”. Diễn biến tư tưởng thật bất ngờ biết bao! Tác động của tỉnh đối với hội nghị dân biểu của nó được coi như là một cái gì bên ngoài, và đối lập với sự tác động ấy là niềm tin với tư cách là tình cảm bên trong tinh tế của hội nghị đẳng cấp mà bản tính dễ xúc cảm đang kêu gọi tỉnh: Noli me tangere! 201* Câu nói bi ai trống rỗng ấy về "niềm tin bên trong" ngược lại với ngọn gió Bắc gay gắt, bên ngoài, bị cấm đoán, của "niềm tin xã hội", lại càng đáng được chú ý, bởi vì đề nghị đã đưa ra chính là nhằm mục đích làm cho niềm tin bên trong của hội nghị đẳng cấp có được một biểu hiện bên ngoài. Nhưng dĩ nhiên cả ở đây nữa, sự thiếu nhất quán cũng bộc lộ rõ. Ở chỗ nào mà diễn giả cảm thấy điều đó là thích hợp, - trong vấn đề những cuộc tranh chấp của giáo hội - thì ông ta lại kêu gọi tỉnh. “Chúng ta” - diễn giả nói tiếp - “cho phép làm việc đó” (việc công bố những cuộc tranh luận) “chỗ nào mà chúng ta thấy hợp lý, và hạn chế việc đó chỗ nào mà chúng ta cảm thấy áp dụng việc đó là vô bổ hoặc thậm chí có hại”. Chúng ta sẽ làm những gì mà chúng ta muốn. Sic volo, sic jubeo, stat pro ratione voluntas211*. Đó quả là ngôn ngữ của những vị chúa tể, cái ngôn ngữ có được một màu sắc rất cảm động qua cửa miệng của các quan lớn ngày nay. "Chúng ta" đây là ai? Hội nghị đẳng cấp. Việc công bố những cuộc tranh luận là cốt để cho tỉnh, chứ không phải cho các đẳng cấp. Nhưng diễn giả lại chỉ cho chúng ta con đường chân chính. Việc in những biên bản cũng là đặc quyền https://thuviensach.vn của hội nghị đẳng cấp, hội nghị này, - nếu nó nhận thấy điều đó là cần thiết, - có quyền đem tiếng dội ồn ào của chiếc máy in ra phục vụ cho trí tuệ của mình. Diễn giả chỉ biết có tỉnh của hội nghị đẳng cấp, chứ không biết đến hội nghi đẳng cấp của tỉnh. Hội nghị đẳng cấp có cái tỉnh trên đó đặc quyền hoạt động của nó được mở rộng; còn tỉnh thì không có cái hội nghị đẳng cấp nhờ đó mà nó có thể thể hiện hoạt động của mình. Thực ra, với những điều kiện đã quy định trước, tỉnh có quyền tạo ra cho mình những thần tượng ấy, nhưng sau khi đã tạo ra chúng rồi, thì cũng giống như người sùng bái ngẫu tượng, tỉnh phải lập tức quên rằng những thần tượng ấy chính là do bàn tay của mình tạo ra. Ở đây, ngoài những điều khác ra, còn có một điều khó hiểu nữa là, tại sao chế độ quân chủ không có hội nghị dân biểu lại không tốt hơn chế độ quân chủ có hội nghị dân biểu: một khi hội nghị dân biểu không phải là người đại diện cho ý chí của tỉnh, thì chúng ta càng tín nhiệm cái lý tính công của chính phủ nhiều hơn là cái lý tính tư của giới chiếm hữu ruộng đất. Ở đây chúng ta đang đứng trước một cảnh tượng kỳ lạ, có thể là đang phản ánh chính ngay thực chất của hội nghị dân biểu: tỉnh phải đấu tranh với các đại biểu của mình nhiều hơn là đấu tranh thông qua những đại biểu ấy. Xét theo lời phát biểu của diễn giả, thì hội nghị dân biểu không coi những quyền chung của tỉnh là những đặc quyền duy nhất của mình, bởi vì trong trường hợp như vậy, việc công bố hàng ngày toàn văn những biên bản của hội nghị dân biểu sẽ chỉ là một quyền mới của hội nghị dân biểu, - vì quyền đó sẽ là một quyền mới của xứ sở. Ngược lại, diễn giả lại muốn tỉnh nhà coi những đặc quyền của hội nghị đẳng cấp là quyền duy nhất của mình, - nhưng trong trường hợp đó tại sao lại không coi những đặc quyền của một tầng lớp quan chức, quý tộc hoặc của tăng lữ nào đó là quyền duy nhất của mình chứ! Hơn thế nữa, diễn giả của chúng ta còn tuyên bố hoàn toàn công khai rằng đặc quyền của hội nghị đẳng cấp giảm đi theo mức độ mà quyền của tỉnh được tăng lên. “Theo ông ta, ở đây, trong hội nghị, việc có sự tự do thảo luận và không phải dè dặt cân nhắc từng câu chữ là đáng mong muốn bao nhiêu, thì theo ý kiến của ông ta, để duy trì sự tự do ngôn luận ấy và tính chất không bị gò bó ấy của những bài phát biểu, việc làm sao cho những lời nói của chúng ta trong lúc này chỉ được thảo luận bởi những người mà những lời nói ấy nhằm vào, lại càng cần thiết bấy nhiêu”. https://thuviensach.vn Chính vì sự tự do thảo luận ở hội nghị của chúng ta, - diễn giả kết luận, - là điều đáng mong muốn (thế thì những tự do nào không đáng mong muốn đối với chúng ta khi người ta nói đến chúng ta?) cho nên tự do thảo luận trong tỉnh là điều không đáng mong muốn. Vì rằng nói một cách không bị gò bó là đáng mong muốn đối với chúng ta, cho nên việc giữ tỉnh nhà làm tù binh của bí mật lại càng đáng mong muốn hơn nữa. Tiếng nói của chúng ta không phải là để cho tỉnh. Cần phải khen ngợi sự tế nhị đã nhắc nhở diễn giả rằng việc đăng toàn văn những cuộc tranh luận sẽ biến hội nghị dân biểu từ đặc quyền của hội nghị đẳng cấp thành quyền của tỉnh; rằng sau khi đã trở thành đối tượng trực tiếp của tinh thần xã hội, thì hội nghị dân biểu phải quyết tâm trở thành hiện thân của tinh thần xã hội, rằng khi đã bị đưa ra ánh sáng của ý thức chung, thì nó ắt phải từ bỏ bản chất đặc thù của mình vì lợi ích của bản chất chung. Nhưng, nếu diễn giả quý tộc mạo nhận những đặc quyền tư nhân, những tự do cá nhân đối lập với nhân dân và chính phủ, là quyền chung, - rõ ràng với điều đó ông ta diễn đạt rất trúng tinh thần đặc biệt của đẳng cấp mình, - thì ngược lại, ông ta lại giải thích tinh thần của tỉnh một cách hết sức sai lệch, biến những yêu sách chung của tỉnh thành những ý kiến cá nhân hay thay đổi. Ví dụ, hình như diễn giả cố gán cho tỉnh một sự tò mò thiếu khiêm tốn nào đấy có tính chất thuần túy cá nhân đối với những tiếng nói của chúng ta (tức là tiếng nói của những đại biểu riêng biệt của các đẳng cấp). Chúng ta có thể bảo đảm với diễn giả rằng tỉnh hoàn toàn không quan tâm đến những “tiếng nói” của đại biểu các đẳng cấp với tư cách là những nhân vật cá biệt: nhưng chỉ có những tiếng nói “như thế” thì các đại biểu mới có thể gọi một cách chính đáng là tiếng nói “của mình”. Ngược lại, tỉnh đòi hỏi rằng tiếng nói của đại biểu các đẳng cấp phải biến thành tiếng nói công khai, đâu đâu cũng nghe được, của xứ sở. Vấn đề ở đây là tỉnh có cần phải biết cơ quan đại diện của mình hay không? Có cần phải gắn thêm vào sự bí mật của chính phủ một sự bí mật mới - bí mật của cơ quan đại diện hay không? Nhưng, nhân dân cũng được đại diện như vậy trong chính phủ rồi. Bởi vậy, cái cơ quan đại diện nhân dân mới ấy mà hội nghị đẳng cấp đại biểu sẽ mất hết mọi ý nghĩa nếu như tính chất đặc biệt của cơ quan đại diện này không phải chính là ở chỗ: ở đây, không phải những người khác hoạt động thay cho tỉnh mà ngược lại, bản thân tỉnh tự hoạt động lấy, không phải https://thuviensach.vn những người khác đại diện thay cho tỉnh, mà bản thân nó tự đại diện cho nó. Cơ quan đại diện tồn tại tách biệt với ý thức của những người được đại diện, thì không phải là cơ quan đại diện. Việc gì anh không biết, thì đừng có đau buồn về việc đó. Sự mâu thuẫn vô nghĩa ở đây là chỗ, chức năng của nhà nước, dùng để biểu hiện chủ yếu là hoạt động độc lập của các tỉnh, thậm chí lại hoàn toàn bị loại ra khỏi phạm vi của sự góp phần có tính chất hình thức của các tỉnh - tức là ra khỏi phạm vi những sự hiểu biết của họ; mâu thuẫn vô nghĩa đó bao hàm ở chỗ là hoạt động độc lập của tôi nằm trong hoạt động của người khác mà tôi không biết. Nhưng việc công bố những biên bản của hội nghị dân biểu như vậy, bị phó thác cho sự tùy tiện của hội nghị đẳng cấp, thì còn tồi tệ hơn việc hoàn toàn không công bố gì cả. Bởi vì, nếu như hội nghị dân biểu thể hiện ra trước mặt chúng ta không giống như hội nghị dân biểu trong thực tế, mà thể hiện ra giống như cái mà nó muốn tỏ ra, thì chúng ta sẽ coi nó đúng như cái mà nó tự mạo nhận, - như một cái vẻ bề ngoài đơn thuần, - và khi mà cái vẻ bề ngoài có một sự tồn tại hợp pháp, thì tình hình sẽ rất tồi tệ. Nhưng lẽ nào lại có thể gọi việc công bố những cuộc tranh luận, dù mang tính chất hàng ngày và không bị rút ngắn, là thật sự không bị rút ngắn và công khai ? Lẽ nào việc thay thế những lời lẽ sinh động bằng một bản trình bày viết thành văn, thay thế những con người bằng những sơ đồ, những hoạt động thật sự bằng những hoạt động trên giấy, - lẽ nào cái đó lại không phải là việc rút ngắn? Lẽ nào tính công khai lại chỉ bao hàm ở chỗ là công việc có thật được thông báo cho công chúng, chứ không phải là ở chỗ công việc đó được thông báo cho công chúng có thật, nghĩa là một công chúng không phải tưởng tượng ra, gồm các độc giả, mà là công chúng sống, có mặt tại đó? Không có gì mâu thuẫn hơn cái tình hình: chức năng công khai cao nhất của tỉnh là một điều bí mật, trong các vụ xử án tư, cửa tòa án lại được mở rộng cho tỉnh, còn trong vụ xử án bản thân mình, thì tỉnh lại phải đứng ngoài cửa. Việc công bố không rút ngắn những biên bản của hội nghị dân biểu, trong ý nghĩa thật sự và triệt để của nó, không thể là cái gì khác ngoài tính chất công khai hoàn toàn của hoạt động của hội nghị dân biểu. Diễn giả của chúng ta, ngược lại, tiếp tục coi hội nghị dân biểu như là một loại câu lạc bộ. https://thuviensach.vn “Trên cơ sở quen biết nhau lâu năm, ở số đông trong chúng ta đã hình thành nên những mối quan hệ cá nhân tốt đẹp mà ngay cả một sự khác nhau lớn nhất về quan điểm cũng không làm tổn thương được. Những mối quan hệ này sẽ được chuyển bằng con đường kế thừa cho những đại biểu mới”. “Và chính vì thế mà phần lớn chúng ta có thể đánh giá đúng đắn ý nghĩa của những lời nói của chúng ta, và chúng ta càng ít để cho ảnh hưởng bên ngoài tác động bao nhiêu, thì chúng ta sẽ làm việc đó càng thoải mái bấy nhiêu, sự tác động đó chỉ có thể bổ ích khi nào nó ủng hộ chúng ta dưới hình thức khuyên răn thiện ý, chứ không phải là khi nó có tác động đến nhân cách của chúng ta thông qua dư luận xã hội, dưới hình thức một sự phán quyết dứt khoát, một sự ca ngợi hay khiển trách”. Diễn giả của chúng ta kêu gọi đến tình cảm. Chúng ta gặp gỡ nhau theo kiểu gia đình, chuyện trò với nhau hoàn toàn thoải mái, đánh giá ý kiến của nhau rất đúng; vậy chẳng lẽ chúng ta phải phá hủy cái tình trạng cổ xưa đến thế, đáng tôn kính đến như thế, thuận tiện đến như thế của chúng ta, và phục tùng những lời phán xét của cái tỉnh có thể ít coi trọng những lời nói của chúng ta hơn, hay sao? Lạy Chúa tôi! Hội nghị dân biểu không chịu được ánh sáng. Trong bóng tối của đời sống tư, chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu như toàn tỉnh cả tin đến mức ủy thác các quyền của mình cho một số người, thì dĩ nhiên những người này cũng sẽ khoan dung tới mức chấp nhận lòng tin của tỉnh, nhưng sẽ là một sự điên rồ thật sự nếu đòi hỏi rằng những người đó cũng đáp lại tỉnh bằng một thái độ như vậy và với một sự tín nhiệm đầy đủ giao phó cho tỉnh phán xét bản thân mình, lao động của mình, nhân cách của mình, cái tỉnh vừa mới nói lên nhận xét của nó về họ bằng chính cái sự kiện là sự tin cậy của nó. Dù sao thì việc tỉnh không làm tổn hại đến nhân cách của các đại diện của các đẳng cấp vẫn quan trọng hơn nhiều so với việc những đại diện ấy không làm tổn hại đến lợi ích của tỉnh. Họ nói, chúng ta cũng muốn làm người công bằng và có lòng nhân ái. Quả thật là chúng ta, - vì chúng ta cấu thành một cái gì giống như là một chính phủ, - không cho phép một sự phê phán phủ định nào, một sự tán tụng hoặc chỉ trích nào; chúng ta không cho phép dư luận xã hội tác động đến persona sacrosancta221* của chúng ta. Nhưng chúng ta cho phép sự khuyên răn thiện ý - không phải theo ý nghĩa trừu tượng là sự khuyên răn ấy mong muốn đem lại hạnh phúc cho xứ sở, mà với ý nghĩa rõ ràng rành mạch hơn, tức là một sự khuyên răn biểu thị sự trìu mến hân hoan đối với những đại diện của các đẳng cấp, biểu thị sự đánh giá đặc biệt cao về những phẩm chất tuyệt vời của những đại diện đó. https://thuviensach.vn Có thể nghĩ rằng, nếu như sự công khai là có hại cho những quan hệ tốt đẹp của chúng ta thì những quan hệ tốt đẹp của chúng ta cũng tất phải có hại cho sự công khai. Nhưng lập luận ngụy biện này quên rằng hội nghị dân biểu là hội nghị của những đại diện của các đẳng cấp, chứ không phải là hội nghị của những đại diện tỉnh. Và ai có thể chống đối lại lý lẽ hoàn toàn không thể bác bỏ được này? Thành thử, căn cứ theo những quy định của nhà nước, nếu như tỉnh bầu ra những đại diện của các đẳng cấp, những người phải đại diện cho lý tính chung của tỉnh, thì tỉnh hoàn toàn phải từ bỏ sự phán xét của mình và lý tính của mình, sự phán xét ấy và lý tính ấy từ nay về sau được thể hiện hoàn toàn ở những người mà nó đã bầu ra. Trong các câu chuyện truyền thuyết có kể rằng những nhà phát minh vĩ đại bị giết chết, hoặc giả - điều này quyết không còn là truyền thuyết nữa - bị nhốt suốt đời trong các pháo đài một khi họ lộ điều bí mật của mình cho vị chúa tể biết. Lý tính chính trị của tỉnh cũng giống như vậy, cứ mỗi lần thực hiện phát minh vĩ đại của mình, tức là triệu tập hội nghị đẳng cấp, thì nó cũng tự cắt cổ mình bằng chính chiếc kiếm của nó, để rồi như con chim phượng hoàng lại sống lại trong những cuộc bầu cử tiếp đó. Sau đoạn mô tả đa tình đa cảm chán ngắt đó về tất cả mọi nguy cơ mà việc công bố các biên bản đang đe dọa những đại diện các đẳng cấp từ bên ngoài, tức là từ phía tỉnh, diễn giả kết thúc bài đả kích gay gắt của mình bằng ý nghĩ cơ bản mà chúng ta đã theo dõi qua suốt bài phát biểu của ông ta. "Tự do nghị trường", - một từ ngữ nghe rất hay - “còn ở trong giai đoạn phát triển ban đầu của mình. Còn cần phải bảo vệ và bồi dưỡng nó để cho nó có được cái sức mạnh bên trong và tính tự chủ, tuyệt đối cần thiết khiến cho nó có thể chịu được những trận bão táp bên ngoài mà không tổn thất cho bản thân”. Vẫn là sự đối lập cũ, nan giải, giữa hội nghị dân biểu với tư cách là một cái gì bên trong, và tỉnh, với tư cách là một cái gì bên ngoài. Thú thực, đã từ lâu chúng ta tán thành ý kiến cho rằng tự do nghị trường còn ở tình trạng hết sức phôi thai, và bài diễn văn đang được phân tích lại làm cho chúng ta tin rằng primitiae studiorum231*trong các khoa học chính trị vẫn còn chưa được lĩnh hội. Nhưng với điều đó chúng ta quyết không muốn nói rằng, - và bài diễn văn này cũng lại đang xác nhận quan điểm của chúng ta, - cả từ nay về sau cũng phải đem lại cho cái hội nghị dân biểu đã trở thành chai đá trong sự biệt lập của nó, khả năng đối lập mình với tỉnh. Có thể là diễn giả hiểu tự do nghị https://thuviensach.vn trường là tự do của những nghị viện cũ ở Pháp. Theo sự thú nhận của bản thân diễn giả, giữa đại diện các đẳng cấp đã kiến lập một sự quen biết lâu năm, tinh thần của họ, giống như một bệnh di truyền, được truyền lại cho tất cả homines novi241*, và trong tình hình như vậy vẫn chưa đến lúc công khai hay sao? Có thể là hội nghị dân biểu khóa thứ mười hai, cũng giống như hội nghị dân biểu khóa thứ sáu, sẽ nhấn mạnh - chỉ khác là kiên quyết hơn - rằng nó quá độc lập để cho phép tước mất của mình cái đặc quyền cao quý tiến hình công việc của mình một cách bí mật. Đương nhiên, sự phát triển của tự do nghị trường theo tinh thần của nước Pháp cũ, tính độc lập đang tự đem mình ra đối lập với dư luận xã hội, sự ứ trệ của tinh thần đẳng cấp - tất cả những điều này được phát triển một cách vững vàng nhất trong điều kiện biệt lập; nhưng việc phòng ngừa cái nguy cơ là sự phát triển tiếp tục sẽ diễn ra đúng như vậy, thì không bao giờ có thể quá sớm cả. Hội nghị chính trị, theo ý nghĩa chân chính của từ này, chỉ có thể nảy nở tươi đẹp dưới sự bảo trợ tối cao của tinh thần xã hội, cũng như mọi sinh vật dưới ảnh hưởng tốt lành của luồng không khí thông thoát. Chỉ có những cây “của nước ngoài”, - những cây được chuyển đến vùng khí hậu xa lạ đối với chúng, - mới cần đến hoàn cảnh nhà kính. Lẽ nào diễn giả coi hội nghị dân biểu là một loại cây “của nước ngoài” giữa thiên nhiên tự do và tươi vui của tỉnh Ranh? Khi thấy diễn giả của đẳng cấp quý tộc, với một sự nghiêm túc gần như lố bịch, với một sự tôn nghiêm gần như buồn thảm và với một sự cảm hứng dường như có tính chất tôn giáo, phát triển cái định đề về trí tuệ cao cả của hội nghị đẳng cấp, cũng như về sự tự do và độc lập thời trung cổ của nó, - khi thấy cái đó, một người không biết rõ sự tình sẽ ngạc nhiên rằng trong vấn đề tự do báo chí, cũng diễn giả này đang từ đỉnh cao của trí tuệ của hội nghị dân biểu lại rơi xuống lĩnh vực thiếu lý trí thông thường của loài người, rằng từ sự độc lập và tự do vừa được tán tụng của đẳng cấp có đặc quyền, ông ta chuyển sang sự không tự do và không độc lập có tính chất nguyên tắc của bản tính con người. Chúng tay không hề ngạc nhiên về chỗ ở đây, chúng ta gặp phải một trong những đại diện rất đông hiện nay của cái nguyên tắc hiệp sĩ - Cơ Đốc, phong kiến - hiện đại, tóm lại, của nguyên tắc lãng mạn chủ nghĩa. Các vị này muốn suy tôn tự do không phải với tư cách là món tặng phẩm tự nhiên của ánh sáng chung, sáng ngời của lý tính, mà với tư cách một tặng phẩm https://thuviensach.vn siêu nhiên của sự kết hợp đặc biệt thuận tiện của các vì sao. Vì họ coi tự do chỉ như là một thuộc tính cá nhân của một số người và đẳng cấp, cho nên họ nhất thiết phải đi tới kết luận là, lý tính chung và tự do chung thuộc về loại những tư tưởng có hại và những ảo ảnh “của những hệ thống được cấu tạo một cách lô gích”. Trong khi muốn cứu vớt những tự do riêng của đặc quyền, họ lên án tự do chung của bản tính con người. Nhưng bọn người độc ác của thế kỷ thứ mười chín, và cả ý thức của bản thân những hiệp sĩ ngày nay, bị tiêm nhiễm phải chất độc của thế kỷ đó, không thể hiểu được điều vốn tự nó là không thể hiểu được, bởi vì nó không chứa đựng khái niệm, - cụ thể là: làm thế nào mà những thuộc tính bên trong, bản chất chung lại gắn với những con người nhất định nhờ những yếu tố bên ngoài, ngẫu nhiên, cá biệt, mà đồng thời lại không gắn liền với bản chất của con người, với lý tính nói chung, do đó, không phải là chung cho tất cả mọi người; không hiểu được điều đó, họ tất yếu phải dùng tới phép lạ và sự huyền bí. Tiếp nữa, vì địa vị thực tế của các ngài ấy, trong nhà nước ngày nay còn xa mới phù hợp với quan niệm của họ về địa vị của họ; vì họ sống trong thế giới nằm ở phía bên kia của thế giới hiện thực; vì họ đem sức tưởng tượng thay thế cho bộ óc và trái tim, - cho nên khi không thỏa mãn với thực tiễn, họ tất phải tìm đến lý luận, nhưng là tìm đến lý luận của thế giới bên kia, đến tôn giáo. Nhưng ở họ, tôn giáo lại có cái tính chất độc địa của luận chiến, thấm đầy thiên hướng chính trị và đang trở thành, một cách có ý thức hoặc nhiều hoặc ít, cái vỏ thần thánh cho những khát vọng rất trần tục, nhưng đồng thời cũng rất hoang đường. Như vậy, chúng ta thấy rằng diễn giả của chúng ta đem lý luận thần bí-tôn giáo của sự tưởng tượng ra đối lập với những đòi hỏi thực tiễn, đem sự khôn ngoan của kinh nghiệm trong đời sống bình thường, có tính cách khôn vặt, tháo vát-thực dụng, rút từ bản thân thực tiễn nông cạn nhất, ra đối lập với những lý luận thật sự; ông ta đem những điều thần thánh siêu nhân đối lập với những điều mà con người hiểu được, đem sự tùy tiện và sự thiếu tin tưởng của quan điểm thấp hèn ra đối lập với tính linh thiêng thực sự của tư tưởng. Ngôn ngữ quý tộc hơn, cẩu thả hơn, vì vậy, cũng tỉnh táo hơn của diễn giả thuộc đẳng cấp vương hầu ở đây được thay thế bằng sự cường điệu bi thống và bằng sự ngọt ngào phấn chấn lạ kỳ; những cái này trong bài phát biểu vương hầu đã lùi lại phía sau, trước sự cảm phấn mạnh mẽ của đặc quyền. “Càng ít có thể phủ nhận rằng hiện giờ báo chí là một lực lượng chính trị, thì cái quan điểm rất phổ biến cho rằng dường như từ trong cuộc đấu tranh giữa báo chí tốt và báo chí xấu đang nảy sinh chân lý và ánh https://thuviensach.vn sáng, cũng như đang nảy sinh hy vọng phổ biến chân lý và ánh sáng ấy một cách rộng rãi hơn và có hiệu quả hơn, - cái quan điểm ấy, theo ông ta, lại càng sai lầm. Con người riêng lẻ cũng như con người trong đám đông, bao giờ cũng là một. Theo bản tính của nó, con người không hoàn thiện, không thành thục, và cần được giáo dục chừng nào sự phát rriển của nó đang tiếp tục, sự phát triển này chỉ chấm dứt với cái chết của nó mà thôi. Còn nghệ thuật giáo dục không phải là ở chỗ trừng phạt những hành động không cho phép, mà là ở chỗ góp phần thúc đẩy những ảnh hưởng tốt và xóa bỏ những ảnh hưởng xấu. Nhưng do sự không hoàn thiện này của con người, cái giọng hát của những con yêu nữ mà tất cả những gì xấu xa đều dùng đến, đang tác động mạnh mẽ đến quần chúng và là cái trở ngại, nếu không phải là tuyệt đối, thì dù sao cũng khó khắc phục đối với tiếng nói giản đơn và tỉnh táo của chân lý. Báo chí xấu chỉ nhằm vào những thị dục của con người, nó không từ thủ đoạn nào miễn là dùng cách kích thích những thị dục để đạt được mục đích của nó: phổ biến càng rộng càng tốt những nguyên tắc xấu và khuyến khích càng mạnh càng hay những luồng tư tưởng xấu; phục vụ cho nó có tất cả mọi ưu thế của cái hành động tấn công nguy hiểm nhất trong tất cả những hành động tấn công, đối với hành động này thì về khách quan không có những giới hạn nào của luật pháp, về chủ quan thì không có những pháp quy của đạo đức, hơn thế nữa cũng không có những pháp quy của cái danh dự hình thức. Báo chí tốt thì lại khác; nó bao giờ cũng chỉ tự giới hạn trong chiến thuật phòng thủ. Ảnh hưởng của nó thường hay mang tính chất phòng ngự, kiềm chế và cố thủ; nó không thể khoe khoang về những thành công lo lớn trên đất đai của kẻ thù. Nếu những trở ngại bên ngoài không cản trở ảnh hưởng ấy của nó, thì còn tốt”. Chúng tôi đã dẫn toàn văn đoạn trên đây để khỏi làm giảm tác động có thể có của cái giọng văn bi thống của nó đối với người đọc. Diễn giả đã vươn lên à la hauteur des principes251*. Kẻ nào đấu tranh chống lại tự do báo chí, thì kẻ đó cần phải bảo vệ luận điểm về sự không trưởng thành vĩnh viễn của loài người. Khẳng định rằng: nếu sự không tự do là bản chất của con người, thì tự do mâu thuẫn với bản chất con người, - lời khẳng định đó là một lối nói trùng lắp thuần túy. Nhưng nếu những kẻ hoài nghi độc ác dám không tin vào lời nói của diễn giả, thì sao? Nếu như sự không trưởng thành của loài người là một lý do thần bí chống lại tự do xuất bản, thì trong bất kỳ trường hợp nào, kiểm duyệt cũng là một phương tiện hết sức hiện thực để chống lại sự trưởng thành của loài người. Tất cả những gì đang phát triển, đều là chưa hoàn thiện. Sự phát triển chỉ chấm dứt với cái chết. Như vậy thì giết chết con người để giải thoát cho con người khỏi cái tình trạng không hoàn thiện ấy, hẳn là rất triệt để. Chí ít, diễn giả cũng suy luận như vậy, khi mong muốn giết chết tự do báo chí. Đối với ông ta, sự https://thuviensach.vn giáo dục thật sự là bắt con người suốt đời nằm trong tã lót, - bởi vì, khi con người tập đi, con người cũng tập ngã, và chỉ có ngã, con người mới tập đi được. Nhưng, nếu như tất cả chúng ta đều nằm trong tã lót thì ai sẽ quấn tã lót cho chúng ta? Nếu như tất cả chúng ta vẫn nằm trong nôi, thì ai sẽ là người đưa nôi cho chúng ta? Nếu như tất cả chúng ta đều là những người bị tù, thì ai sẽ là người coi tù? Theo bản tính của nó, con người vốn không hoàn thiện, xét riêng từng người cũng như xét chung cả đám đông. De principiis non est disputandum261*. Hãy cứ cho là như thế! Nhưng từ đó cần phải rút ra điều gì? Những lập luận của diễn giả chúng ta là không hoàn thiện; những lập luận của chính phủ là không hoàn thiện, các hội nghị dân biểu là không hoàn thiện, tự do báo chí là không hoàn thiện, mọi lĩnh vực tồn tại của con người đều không hoàn thiện. Do đó, nếu dù chỉ một trong những lĩnh vực đó không được tồn tại do sự thiếu hoàn thiện ấy, thì như vậy là trong số những lĩnh vực đó, sẽ không một lĩnh vực nào có quyền tồn tại, thành thử con người nói chung, cũng không có quyền tồn tại. Nếu giả định sự thiếu hoàn thiện của con người về nguyên tắc, - chúng ta cứ tạm cho là như thế, - thì đối với tất cả những thiết chế của con người, chúng ta đều biết trước rằng chúng không hoàn thiện. Bởi vậy, về đề tài này không có gì đáng bàn luận cả, điều đó không nói lên việc tán thành chúng, cũng không nói lên việc phản đối chúng, điều đó không phải là tính chất đặc thù của chúng, cũng không phải là dấu hiệu đặc trưng của chúng. Vì sao trong tất cả những sự không hoàn thiện đó, tự do báo chí lại cần phải hoàn thiện? Vì sao hội nghị đẳng cấp không hoàn thiện lại đòi hỏi báo chí hoàn thiện? Sự không hoàn thiện cần đến sự giáo dục. Nhưng phải chăng giáo dục không phải là một công việc của loài người, do đó là một công việc không hoàn thiện? Phải chăng bản thân sự giáo dục cũng không cần đến sự giáo dục? Nhưng, nếu thậm chí giả định rằng, tất cả những gì của con người, chỉ do chỗ nó tồn tại nên đều không hoàn thiện, thì phải chăng từ đó cần phải kết luận rằng chúng ta cần phải nhập cục tất cả thành một, cần phải tôn trọng tất cả thiện và ác, thật và dối, với một mức như nhau ? Kết luận duy nhất đúng được rút ra từ đó là như sau : tựa như khi xem một bức tranh, cần phải từ bỏ cái vị trí mà từ đó, trên bức tranh chỉ nhìn thấy những chấm lốm đốm chứ không phải là màu sắc, chỉ nhìn thấy những đường nét lồng vào nhau một cách https://thuviensach.vn lộn xộn, chứ không phải là hình vẽ, - khi xem xét thế giới và những quan hệ của loài người cũng vậy, cần phải từ bỏ cái quan điểm mà từ đó chỉ nhìn thấy bề ngoài của chúng. Cần phải thừa nhận rằng quan điểm này là không thích dụng cho việc phán đoán giá trị của sự vật, - cái quan điểm về thế giới đang quy thành một quan niệm nhạt nhẽo cho rằng mọi cái tồn tại đều là không hoàn thiện, quan điểm đó liệu có thể dùng làm cơ sở cho tôi để phán đoán và phân biệt một cách đúng đắn được không? Quan điểm này là cái không hoàn thiện nhất trong tất cả những cái không hoàn thiện mà nó toàn nhìn thấy ở quanh mình. Vì thế, chúng ta cần đánh giá sự tồn tại của các sự vật bằng cái thước đo mà bản chất của tư tưởng nội tại đem lại; còn việc viện vào kinh nghiệm phiến diện và tầm thường thì lại càng dẫn chúng ta tới chỗ lầm lạc, bởi vì với quan điểm như vậy, mọi kinh nghiệm, mọi phán đoán đều không còn nữa: con mèo nào cũng hóa thành xám cả. Theo quan điểm của tư tưởng, thì hiển nhiên là tự do báo chí có một lý do biện hộ hoàn toàn khác với kiểm duyệt, bởi vì bản thân tự do báo chí là hiện thân của tư tưởng, là hiện thân của tự do, là cái tốt khẳng định; ngược lại, kiểm duyệt là hiện thân của sự không tự do, là cuộc đấu tranh của thế giới quan của bề ngoài chống lại thế giới quan của bản chất, nó chỉ có bản tính phủ định mà thôi. Không! Không! Không! - diễn giả kêu lên, ngắt lời chúng ta. - Tôi trách cứ không phải hiện tượng; tôi trách cứ bản chất. Tự do là cái tội lỗi nhất trong tự do báo chí. Tự do tạo khả năng sản sinh ra điều ác, vì thế, tự do là điều ác. Tự do độc ác! Hắn đã giết nàng trong rú rậm Và xác nàng hắn dìm sâu xuống đáy sông Ranh29. Nhưng Chủ nhân và thầy giáo của tôi Hãy lắng nghe lời tôi, bình tĩnh!30 Lẽ nào ở đất nước của kiểm duyệt thì hoàn toàn không còn tự do báo chí nào nữa? Báo chí nói chung là sự thực hiện tự do của con người. Do đó, ở đâu có báo chí, ở đấy có tự do báo chí. Thực ra, ở đất nước của kiểm duyệt, nhà nước không được hưởng tự do báo chí, nhưng một trong những cơ quan của nhà nước thì vẫn được hưởng tự do ấy: đó là chính phủ. Chưa kể đến việc các tác phẩm chính thức của chính phủ được https://thuviensach.vn hưởng toàn quyền tự do báo chí, lẽ nào quan chức kiểm duyệt hàng ngày lại không thực hành một quyền tự do báo chí tuyệt đối, nếu không trực tiếp thì gián tiếp? Có thể nói các tác giả là những viên thư ký của quan chức kiểm duyệt. Nếu người thư ký không biết thể hiện ý kiến của thủ trưởng, thì thủ trưởng chỉ giản đơn gạt bỏ tác phẩm vô dụng ấy đi thôi. Do đó, chế độ kiểm duyệt sáng tạo ra báo chí ấy. Những nét gạch xóa của quan chức kiểm duyệt đối với báo chí giống hệt như những đường thẳng - đường bát quái31- của người Trung Quốc đối với tư duy. Bát quái của quan chức kiểm duyệt là những phạm trù của sách báo; còn phạm trù, như mọi người đều biết, đó là cái bản chất, cái điển hình trong tất cả cái nhiều vẻ của nội dung. Tự do là cái vốn có của con người đến mức mà ngay cả những kẻ thù của tự do cũng thực hiện tự do; trong khi chống lại việc thực hiện đó, chúng muốn chiếm lấy, với tư cách là vật trang sức quý giá nhất, cái mà họ đã bác bỏ, với tư cách là vật trang sức của bản tính loài người. Không một người nào chống lại tự do, - nhiều lắm thì người ta cũng chỉ chống lại tự do của người khác mà thôi. Như vậy là trong mọi thời kỳ, mọi hình thái của tự do đã tồn tại, chỉ có điều là trong trường hợp này thì với tư cách là đặc quyền riêng, trong trường hợp khác thì với tư cách là một quyền chung. Chỉ đến bây giờ vấn đề đó mới được đặt ra một cách đúng đắn. Vấn đề không phải ở chỗ, tự do báo chí có cần tồn tại không,- tự do báo chí bao giờ cũng tồn tại. Vấn đề là ở chỗ tự do báo chí có phải là đặc quyền của một số người, hay nó là đặc quyền của tinh thần của con người. Vấn đề là ở chỗ, cái mà đối với phía này là quyền, có phải trở thành vô quyền đối với phía kia không. "Tự do của tinh thần" liệu có nhiều quyền hơn là “tự do chống lại tinh thần”, hay không? Nhưng nếu như cần phải bác bỏ “báo chí tự do” và “tự do báo chí” với tư cách là sự thực hiện của "tự do chung", thì lại càng cần phải bác bỏ chế độ kiểm duyệt và báo chí bị kiểm duyệt với tư cách là thực hiện của tự do riêng, - bởi vì khi loài đã vô dụng, thì giống còn có thể có ích gì? Nếu như diễn giả nhất quán, thì cái mà ông ta phải bác bỏ không phải là báo chí tự do mà là báo chí nói chung. Theo quan điểm của ông ta, chỉ khi nào báo chí không phải là sản phẩm của tự https://thuviensach.vn do, tức không phải là sản phẩm hoạt động loài người thì nó mới tốt. Do đó, chỉ những con vật hoặc là những thần thánh, mới có quyền báo chí. Hoặc giả, có thể chúng ta phải - diễn giả không dám nói thẳng điều này ra - gán cho chính phủ và cả cho bản thân diễn giả nữa, là có sự thiên khải? Nếu như tư nhân tự cho rằng mình vốn có sự thiên khải, thì trong xã hội chúng ta chỉ có một đối thủ có thể chính thức bác bỏ y - đó là thầy thuốc chữa bệnh tâm thần. Nhưng lịch sử Anh đã chứng minh khá rõ ràng tư tưởng về sự thiên khải từ bên trên đang đẻ ra cái tư tưởng ngược lại về sự thiên khải từ bên dưới: vua Sác lơ I bước lên đoạn đầu đài do sự thiên khải từ bên dưới. Thực ra, khi tiếp tục những lập luận của mình, vị diễn giả thuộc đẳng cấp quý tộc của chúng ta miêu tả, - như chúng ta sẽ được nghe sau này, - chế độ kiểm duyệt và tự do báo chí, báo chí bị kiểm duyệt và báo chí tự do, như là hai điều ác, nhưng ông ta còn chưa đi đến chỗ thừa nhận báo chí nói chung là điều ác. Ngược lại! Ông ta phân chia toàn bộ báo chí thành báo chí "tốt" và báo chí "xấu". Về báo chí xấu, ông ta kể cho chúng ta những điều không thể tưởng tượng được: ông ta cả quyết rằng tính xấu và truyền bá tính xấu đó là mục tiêu của báo chí. Chúng ta sẽ không bàn tới việc diễn giả coi chúng ta là những người quá nhẹ dạ, khi đòi hỏi chúng ta phải tin vào lời nói của ông, làm như thể tính xấu tồn tại như là một nghề nghiệp. Chúng ta chỉ nhắc đến diễn giả nhớ đến cái tiên đề của ông ta về sự không hoàn thiện của cả loài người. Phải chăng từ đó lại không toát ra cái kết luận là báo chí xấu cũng không phải là hoàn toàn xấu, tức là nó tốt, còn báo chí tốt cũng không phải là hoàn toàn tốt, tức là nó xấu? Nhưng, diễn giả chỉ ra cho chúng ta thấy mặt trái của vấn đề. Ông ta quả quyết rằng, báo chí xấu còn tốt hơn báo chí tốt, bởi vì báo chí xấu, theo ý kiến riêng của ông ta, thường xuyên ở trong tình trạng tiến công, còn báo chí tốt thì ở trong tình trạng tự vệ. Nhưng chính ông ta đã từng nói rằng sự phát triển của con người chỉ chấm dứt khi con người chết đi. Quả thực, với điều đó ông ta chẳng nói lên gì mấy, không nói lên gì cả ngoài việc sự sống chấm dứt khi cái chết đến. Còn nếu như sự sống của con người là sự phát triển, còn báo chí tốt thì lại luôn luôn ở tình trạng tự vệ, “chỉ phản kháng, kiềm chế và cố thủ”, thì như vậy há chẳng phải nó đang không ngừng chống lại sự phát triển, và do đó, cũng chống lại cả sự sống https://thuviensach.vn hay sao? Do đó, hoặc giả báo chí tốt có tính chất tự vệ ấy là xấu, hoặc giả là sự phát triển là một việc xấu. Như vậy, khẳng định của diễn giả cho rằng mục tiêu của “báo chí xấu là truyền bá càng rộng càng tốt những nguyên tắc xấu và khuyến khích càng mạnh càng hay những luồng tư tưởng xấu”, - lời khẳng định đó không còn là điều thần bí không thể tưởng tượng được nữa và giờ đây nó đã có được một sự giải thích hợp lý: điều ác của báo chí xấu là ở chỗ truyền bá một cách rộng rãi nhất những nguyên tắc và khuyến khích những trạng thái tư tưởng. Mối quan hệ qua lại giữa báo chí xấu và báo chí tốt lại càng trở lên lạ lùng hơn nữa, khi diễn giả cố làm cho chúng ta tin rằng báo chí tốt là bất lực, còn báo chí xấu là toàn năng, bởi vì báo chí tốt không có ảnh hưởng đối với nhân dân, còn báo chí xấu thì lại có một ảnh hưởng không thể cưỡng lại được. Đối với diễn giả, báo chí tốt và báo chí bất lực là đồng nhất với nhau. Phải chăng diễn giả muốn rằng cái tốt là cái bất lực, hoặc cái bất lực là cái tốt? Diễn giả đem tiếng nói tỉnh táo của báo chí tốt đối lập với tiếng hát của những con yêu nữ của báo chí xấu. Chính vì giọng hát tỉnh táo có thể hát hay hơn và đạt hiệu quả lớn hơn cả. Nhưng, rõ ràng là diễn giả chỉ biết có sự nồng cháy cảm tính của sự say mê, ông ta không biết đến sự say mê nóng bỏng đối với chân lý, nhiệt tình tất thắng của lý tính, sự bi thống không thể ngăn nổi của sức mạnh đạo đức. Ông ta quy vào trạng thái tư tưởng của báo chí xấu “sự kiêu hãnh không thừa nhận bất cứ một quyền uy nào của nhà thờ và nhà nước”, “lòng ghen tị” tuyên truyền việc thủ tiêu tầng lớp quý tộc và nhiều điều khác mà chúng ta sẽ còn quay trở lại. Bây giờ chúng ta tự hạn chế trong câu hỏi: dựa trên cơ sở nào mà diễn giả nêu bật những thiết chế nói trên với tư cách là cái tốt? Nếu như những lực lượng chung của sự sống là xấu, - mà chúng ta vừa được nghe rằng điều ác là toàn năng và chỉ có điều ác mới tác động đến quần chúng, - thì thử hỏi, ai và cái gì được quyền xem mình là hiện thân của cái tốt? Khẳng định rằng, cá tính của tôi là cái tốt, rằng một số ít người phù hợp với cá tính của tôi, cũng là hiện thân của cái tốt, - lời khẳng định đó cực kỳ ngạo mạn, và báo chí độc ác, xấu không thể nào muốn thừa nhận nó! Báo chí xấu! Nếu như ngay từ đầu diễn giả đã biến những cuộc tiến công vào tự do báo chí thành những cuộc tiến công vào tự do nói chung, thì bây giờ ở ông ta những https://thuviensach.vn cuộc tiến công đó đã biến thành những cuộc tiến công vào cái tốt. Sự sợ hãi của ông ta trước cái xấu là sự sợ hãi trước cái tốt. Do đó, ông ta lấy việc thừa nhận điều ác và phủ nhận cái tốt làm cơ sở cho chế độ kiểm duyệt. Thật vậy, lẽ nào tôi không miệt thị một người khi tôi nói trước với anh ta: đối phương của anh ắt phải thắng trong cuộc chiến đấu, bởi vì, mặc dù anh là một chàng trai rất tỉnh táo và là một người láng giềng rất tốt, nhưng anh hoàn toàn không làm được một người anh hùng; mặc dù anh tôn sùng vũ khí của anh, nhưng anh lại không biết sử dụng nó; mặc dù cả hai chúng ta - cả tôi và anh - đều hoàn toàn tin vào sự hoàn thiện của anh, nhưng thiên hạ sẽ không bao giờ chia sẻ niềm tin ấy; cứ cho rằng ý đồ của anh thì không xấu, nhưng nghị lực của anh thì lại rất tồi. Mặc dù việc diễn giả phân chia báo chí thành báo chí tốt và báo chí xấu làm cho mọi sự bác bẻ sau đó trở nên thừa, sự phân chia đó bị rối bời trong những mâu thuẫn của bản thân nó, nhưng chúng ta vẫn không được bỏ qua điều chủ yếu, cụ thể là việc diễn giả đặt vấn đề một cách hoàn toàn không đúng và ông ta đưa ra làm căn cứ một điều mà ông ta còn phải chứng minh. Nếu người ta muốn nói đến hai loại báo chí, thì sự phân biệt này cần được rút ra từ chính bản chất của báo chí, chứ không phải từ những lý do nằm ở bên ngoài báo chí. Báo chí bị kiểm duyệt hoặc báo chí tự do, - một trong hai loại này phải là tốt, hoặc xấu. Vấn đề tranh cãi chính là ở chỗ báo chí nào là tốt, - báo chí bị kiểm duyệt hay là báo chí tự do, tức là tồn tại tự do hay tồn tại không tự do có phù hợp với bản chất của báo chí không. Đưa báo chí xấu ra làm một lý do để chống lại báo chí tự do có nghĩa là khẳng định rằng báo chí tự do là xấu còn báo chí bị kiểm duyệt là tốt, - nhưng vấn đề này chính lại cần được chứng minh. Cách suy nghĩ thấp hèn, những chuyện cãi vã riêng tư, những việc làm đê tiện, có thể có trong báo chí bị kiểm duyệt cũng như trong báo chí tự do. Do đó việc báo chí này, cũng như báo chí kia, đều mang lại những kết quả cá biệt dưới dạng này hoặc dưới dạng khác, không tạo thành sự khác biệt về loài của chúng. Và hoa cũng nở trên đầm lầy. Vấn đề ở đây là cái thực chất, tức tính chất bên trong làm cho báo chí bị kiểm duyệt và báo chí tự do khác biệt với nhau. Báo chí tự do mà xấu thì không phù hợp với tính chất của bản chất nó. Còn báo chí bị kiểm duyệt, với sự giả dối của nó, với sự nhu nhược của nó, với cái https://thuviensach.vn ngôn ngữ của kẻ bị hoạn vốn có của nó, với cái đuôi chó ve vẩy của nó, thì chỉ biểu lộ những điều kiện bên trong của bản chất của nó mà thôi. Báo chí bị kiểm duyệt vẫn là xấu, ngay cả khi nó mang lại những kết quả tốt đẹp, bởi vì những kết quả ấy chỉ tốt trong chừng mực chúng được dùng để thể hiện báo chí tự do bên trong báo chí bị kiểm duyệt, và trong chừng mực việc chúng là kết quả của báo chí bị kiểm duyệt, không phải là nét đặc trưng đối với chúng. Báo chí tự do vẫn là tốt, ngay cả khi nó mang lại những kết quả xấu, bởi vì những kết quả này chỉ là những cái đi chệch bản tính của báo chí tự do. Người bị hoạn vẫn không tốt, với tư cách là con người, ngay cả khi người đó có giọng nói tốt. Thiên nhiên vẫn tốt, ngay cả khi nó sản sinh ra những quái vật. Bản chất của báo chí tự do, - đó là bản chất dũng cảm, có lý tính, có đạo đức của tự do. Tính cách của báo chí bị kiểm duyệt - đó là sự quái dị không có tính cách của sự thiếu tự do, đó là con quái vật được văn minh hóa, cái quái thai được tắm nước hoa. Hay là còn cần phải có những bằng chứng nói lên rằng tự do báo chí phù hợp với bản chất của báo chí, còn chế độ kiểm duyệt thì mâu thuẫn với bản chất này? Những trở ngại bên ngoài của đời sống tinh thần không thuộc về tính chất bên trong của đời sống ấy, chúng phủ nhận chứ không xác nhận đời sống ấy; lẽ nào điều đó tự nó chẳng rõ ràng hay sao? Để biện hộ một cách thật sự cho chế độ kiểm duyệt, diễn giả phải chứng minh rằng chế độ kiểm duyệt là bản chất của tự do báo chí. Đáng lẽ phải như vậy thì ông ta lại chứng minh rằng tự do không phải là bản chất của con người. Ông ta bác bỏ toàn bộ loài, để giữ lại một giống tốt, bởi vì tự do chính là bản chất loài của toàn bộ tồn tại tinh thần, do đó cũng là bản chất loài của báo chí. Để thủ tiêu khả năng của cái ác, ông ta thủ tiêu khả năng của cái thiện và thực hiện cái ác, bởi vì chỉ có cái gì là sự thực hiện của tự do thì mới có thể là tốt theo quan niệm của con người. Vì thế, chúng ta vẫn sẽ coi báo chí bị kiểm duyệt là báo chí xấu, chừng nào người ta chưa chứng minh cho chúng ta thấy rằng chế độ kiểm duyệt bắt nguồn từ chính bản chất của tự do báo chí. Nhưng, nếu giả thử rằng chế độ kiểm duyệt không tách rời bản tính của báo chí, - mặc dù không một động vật nào (một sinh vật có lý tính thì lại càng như thế) sinh ra trong xiềng xích, - thì từ đó phải rút ra cái gì? Chỉ rút ra được kết luận https://thuviensach.vn là: cả tự do báo chí mà quan chức kiểm duyệt chính thức thực hiện, nghĩa là bản thân chế độ kiểm duyệt, cũng đều cần đến sự kiểm duyệt. Vậy thì ai phải kiểm duyệt báo chí của chính phủ, nếu đó không phải là báo chí nhân dân? Một diễn giả khác lại nghĩ rằng, thật ra, cái xấu của chế độ kiểm duyệt được thủ tiêu bằng cách nhân nó lên gấp ba lần, bắt kiểm duyệt địa phương phải phục tùng kiểm duyệt của tỉnh, kiểm duyệt tỉnh đến lượt nó phải phục tùng kiểm duyệt của Béc-lin; như vậy tự do báo chí được thực hiện một mặt, còn kiểm duyệt thì được thực hiện nhiều mặt. Phải quanh co biết bao nhiêu mới sống được trên đời! Vậy thì ai sẽ kiểm duyệt chế độ kiểm duyệt của Béc-lin? Nhưng ta hãy quay trở lại vị diễn giả của chúng ta. Ngay từ đầu ông ta đã dạy chúng ta rằng từ cuộc đấu tranh giữa báo chí xấu và báo chí tốt, không nảy ra ánh sáng của chân lý. Nhưng chúng tôi xin hỏi, phải chăng diễn giả muốn rằng cuộc đấu tranh vô bổ ấy kéo dài một cách vô tận? Phải chăng, theo lời nói của chính ông ta, cuộc đấu tranh giữa chế độ kiểm duyệt và báo chí không phải là cuộc đấu tranh giữa báo chí tốt và báo chí xấu hay sao? Kiểm duyệt không thủ tiêu đấu tranh; nó làm cho cuộc đấu tranh trở thành một chiều; nó biến cuộc đấu tranh công khai thành cuộc đấu tranh bí mật, biến cuộc đấu tranh của những nguyên tắc thành cuộc đấu tranh của những nguyên tắc bất lực chống lại sức mạnh vô nguyên tắc. Kiểm duyệt chân chính, bắt rễ từ chính bản chất của tự do báo chí, là sự phê bình. Phê bình là một sự xét xử mà tự do báo chí sản sinh ra từ bản thân mình. Kiểm duyệt là sự phê bình với tư cách là độc quyền của chính phủ. Nhưng khi sự phê bình không phải công khai mà là bí mật, không phải về mặt lý luận mà là về mặt thực tiễn, khi sự phê bình không đứng trên các đảng phái mà bản thân trở thành đảng phái, khi sự phê bình tác động không phải bằng lưỡi dao sắc bén của lý tính, mà bằng cái kéo cùn của sự tùy tiện, khi sự phê bình chỉ muốn lên tiếng phê bình mà không muốn chịu sự phê bình, khi sự phê bình phủ nhận bản thân bằng sự thực hiện của chính mình, cuối cùng, khi sự phê bình không có tính chất phê bình đến mức coi một cách sai lầm cá nhân riêng lẻ là hiện thân của trí tuệ phổ biến, coi mệnh lệnh của sức mạnh là mệnh lệnh của lý tính, coi những vết mực là những vết trên mặt trời, coi những nét gạch xóa của người kiểm duyệt là những cấu tạo toán học, coi việc dùng sức mạnh thô bạo là luận cứ mạnh mẽ, - khi đó lẽ nào sự phê bình lại không mất tính chất hợp lý tính của mình? https://thuviensach.vn Trong khi mô tả tiến trình thảo luận, chúng ta đã chỉ ra sự thần bí hoang đường, ngọt ngào thân ái của diễn giả đang chuyển biến như thế nào thành sự khắc nghiệt, thành thói con buôn tinh ranh nhỏ nhặt của trí tuệ, thành tính hạn chế của việc tính toán theo kinh nghiệm không có tư tưởng. Những lập luận tiếp theo của ông ta về mối quan hệ của luật kiểm duyệt đối với luật báo chí, về những biện pháp có tính chất phòng ngừa và đàn áp, giải thoát cho chúng ta khỏi phải làm công việc đó, bởi vì ở đây tự ông ta đang chuyển sang vận dụng một cách có ý thức sự thần bí của mình. “Những biện pháp phòng ngừa hoặc những biện pháp đàn áp, chế độ kiểm duyệt hoặc luật báo chí, - vấn đề chỉ có thế thôi: nhưng sẽ không phải là thừa nếu xem xét tường tận hơn một chút những nguy cơ cần được gạt bỏ ở phía này hoặc ở phía kia. Trong khi chế độ kiểm duyệt muốn phòng ngừa cái xấu, luật báo chí lại muốn phòng ngừa sự lặp lại cái xấu đó bằng cách trừng phạt. Nhưng cả chế độ kiểm duyệt lẫn luật báo chí, cũng như mọi quy định của con người, đều không hoàn thiện. Vấn đề chỉ là cái gì không hoàn thiện nhất. Vì đây nói đến những điều thuần túy tinh thần, nên ở đây chúng ta đụng phải một vấn đề, - hơn nữa là một vấn đề quan trọng nhất đối với cả hai bên, - không bao giờ có thể giải quyết một cách thỏa đáng. Vấn đề đó là ở chỗ tìm ra một hình thức biểu hiện rõ ràng và cụ thể ý đồ của nhà làm luật, đến mức có thể phân ranh giới một cách chặt chẽ cái hợp pháp với cái bất hợp pháp, và do đó, gạt bỏ mọi sự tùy tiện. Nhưng sự tùy tiện là gì, nếu không phải là hành động theo ý riêng của mình? Nhưng làm thế nào gạt bỏ được biểu hiện của ý riêng mình ở nơi chỉ đề cập đến những vấn đề thuần túy tinh thần? Tìm ra một sợi chỉ dẫn đường rõ ràng đến mức là do tính tất yếu bên trong, trong từng trường hợp riêng biệt, sợi dây đó nhất định được áp dụng đúng theo tinh thần của nhà làm luật, - đó là hòn đá luyện vàng mà cho đến nay vẫn chưa tìm thấy và tương lai cũng vị tất đã có thể tìm thấy được. Như vậy, sự tuỳ tiện không tách rời chế độ kiểm duyệt, cũng như không tách rời luật báo chí, nếu người ta hiểu sự tùy tiện là làm theo ý riêng mình. Do đó, chúng ta phải nghiên cứu cả chế độ kiểm duyệt lẫn luật báo chí, trên quan điểm của sự không hoàn thiện không thể tránh khỏi của chúng và những hậu quả của sự không hoàn thiện ấy. Nếu như chế độ kiểm duyệt cũng có thể đàn áp một sự việc tốt nào đó thì luật báo chí không đủ sức ngăn chặn rất nhiều sự việc xấu. Tuy nhiên, không thể đàn áp mãi mãi chân lý được. Chân lý càng gặp nhiều trở ngại, nó càng theo đuổi mục tiêu của nó dũng cảm hơn, nó càng trở nên ngời sáng hơn sau khi đã đạt tới mục tiêu ấy. Trong lúc đó thì lời nói độc ác giống như thuốc súng Hy Lạp, không có gì ngăn chặn được nó, một khi nó được tung ra từ quả đạn; tác động của nó khó mà lường trước, bởi vì đối với nó không có cái gì là thần thánh và bất khả xâm phạm, bởi vì lời nói độc ác tìm được thức ăn cho sự truyền lan của nó trong cửa miệng con người cũng như trong trái tim con người”. Diễn giả không may mắn trong việc so sánh. Ông ta rơi vào tình trạng phấn khởi thi vị, khi miêu tả sức mạnh vạn năng của cái xấu. Chúng ta đã được nghe https://thuviensach.vn rằng tiếng nói của cái tốt vốn quá tỉnh táo nên bất lực trước tiếng hát yêu nữ của cái xấu. Còn bây giờ cái xấu đã được biến thành thuốc súng Hy Lạp, - diễn giả không tìm được sự so sánh có hình ảnh nào cho chân lý. Nếu như chúng ta muốn khoác lên những lời nói “tỉnh táo” của ông ta một sự so sánh nào đó, thì tốt nhất là chúng ta sẽ phải ví chân lý như là hòn đá lửa, càng đập mạnh vào nó bao nhiêu, thì càng làm nảy ra từ nó những tia lửa rực rỡ bấy nhiêu. Lý lẽ tuyệt tác đối với bọn buôn nô lệ là lời khẳng định nói rằng, dùng những đòn roi vọt chúng có thể thức tỉnh bản tính người trong người da đen; quy tắc tuyệt diệu đối với nhà lập pháp là: giải thích việc ban bố những đạo luật đàn áp chân lý bằng lý lẽ cho rằng với những đạo luật này, chân lý càng dũng cảm theo đuổi mục tiêu của mình hơn. Hình như, diễn giả chỉ bắt đầu kính trọng chân lý khi chân lý trở thành thô lỗ - nguyên sơ và ai ai cũng sờ thấy. Các vị càng đắp nhiều chướng ngại trên con đường đi tới chân lý bao nhiêu, thì các vị càng tiếp nhận được chân lý lớn lao bấy nhiêu! Vậy thì chướng ngại càng nhiều càng tốt! Nhưng chúng ta hãy nghe tiếng hát của các yêu nữ! "Lý luận về sự không hoàn thiện" thần bí của diễn giả chúng ta, cuối cùng, đã đem lại những kết quả trần tục của nó; lý luận ấy đã ném vào đầu chúng ta những hòn đá nguyệt trường của nó. Chúng ta hãy xem xét những hòn đá nguyệt trường này! Tất cả đều không hoàn thiện. Chế độ kiểm duyệt không hoàn thiện; luật báo chí cũng không hoàn thiện. Điều này quyết định bản chất của chúng. Chẳng hạn phải nói dài dòng đến cái luận đề về tính hợp lý của tư tưởng của chúng nữa; chúng ta chỉ còn phải, - bằng cách dùng phép xác suất tính theo chủ nghĩa kinh nghiệm thô sơ nhất, - xác định xem, trong trường hợp nào số lượng những nguy cơ uy hiếp chúng ta lại lớn nhất. Sự khác biệt chỉ là ở thời gian, ở chỗ là những biện pháp này hay những biện pháp khác hoặc giả phòng ngừa bản thân điều xấu bằng cách kiểm duyệt, hoặc giả phòng ngừa việc lặp lại điều xấu bằng luật báo chí. Chúng ta thấy, dựa vào câu nói trống rỗng về "sự không hoàn thiện của con người" diễn giả đang quỷ quyệt lẩn tránh sự khác biệt căn bản, nội tại, đặc trưng giữa chế độ kiểm duyệt và luật báo chí, biến sự bất đồng từ vấn đề nguyên tắc sang cuộc cãi vã thô bỉ như thế nào: chế độ kiểm duyệt và luật báo chí, cái nào đem lại nhiều vết tím bầm hơn? https://thuviensach.vn Nhưng nếu đem đối lập luật báo chí và luật kiểm duyệt với nhau, thì trước hết vấn đề không phải là những hậu quả của chúng, mà là những căn cứ của chúng, không phải là sự vận dụng cá biệt của chúng, mà là tính hợp pháp phổ biến của chúng. Mông-te-xki-ơ dạy rằng vận dụng chế độ chuyên chế thuận tiện hơn là pháp chế, còn Ma-ki-a-ve-li thì khẳng định rằng đối với các vua chúa, cái xấu có lợi hơn là cái tốt. Nếu vì thế mà chúng ta không muốn xác nhận câu cách ngôn cổ của phái dòng Tên cho rằng mục đích tốt - chúng ta thậm chí cũng hoài nghi phẩm chất tốt của mục đích - biện hộ cho những phương tiện xấu, thì chúng ta, trước hết, cần phải nghiên cứu xem chế độ kiểm duyệt, theo bản chất của nó, có phải là một phương tiện tốt hay không. Diễn giả đã đúng khi ông gọi luật kiểm duyệt là biện pháp phòng ngừa; đó là biện pháp cảnh sát ngăn ngừa tự do; nhưng ông ta đã không đúng khi gọi luật báo chí là biện pháp đàn áp. Đó là một biện pháp của bản thân tự do đang làm cho mình trở thành thước đo đối với những ngoại lệ riêng của mình. Biện pháp kiểm duyệt không phải là luật lệ. Luật báo chí không phải là biện pháp đàn áp. Trong luật báo chí, tự do là kẻ trừng phạt. Trong luật kiểm duyệt thì tự do bị trừng phạt. Luật kiểm duyệt là luật hoài nghi tự do. Luật báo chí là sự biểu quyết tín nhiệm mà tự do dành cho bản thân mình. Luật báo chí trừng phạt sự lạm dụng tự do. Luật kiểm duyệt trừng phạt tự do coi như là một sự lạm dụng nào đó. Luật này đối xử với tự do như là với một tội phạm; đối với bất kỳ lĩnh vực nào nằm dưới sự giám sát của cảnh sát há chẳng phải là một sự trừng phạt nhục nhã hay sao? Luật kiểm duyệt chỉ có cái hình thức của luật. Luật báo chí mới là luật thật sự. Luật báo chí là luật thật sự, bởi vì nó biểu hiện sự tồn tại khẳng định của tự do. Nó coi tự do là tình trạng bình thường của báo chí, coi báo chí là tồn tại của tự do; vì thế luật này chỉ xung đột với những tội lỗi của báo chí với tư cách là một ngoại lệ đang chống lại tiêu chuẩn của chính mình, và như vậy thủ tiêu bản thân mình. Tự do báo chí tự khẳng định mình như là luật báo chí, chống lại những hành vi mưu hại ấy đối với bản thân nó, tức là chống lại những tội lỗi của báo chí. Luật báo chí xuất phát từ chỗ tự do là cái vốn sẵn có bên trong của kẻ phạm tội. Do đó, điều mà kẻ phạm tội đã thực hiện chống lại tự do, cũng là điều mà nó đã thực hiện chống lại bản thân nó, và tội lỗi chống lại bản thân ấy thể hiện ra trước nó như là một sự trừng phạt, mà nó coi là sự thừa nhận tự do của mình. https://thuviensach.vn Luật báo chí còn rất xa mới trở thành biện pháp đàn áp chống lại tự do báo chí, mới trở thành phương tiện giản đơn chống lại việc tái phạm những tội lỗi, một phương tiện tác động nhờ sự sợ hãi trước hình phạt. Ngược lại: cần phải coi việc không có luật pháp về báo chí là sự loại trừ tự do báo chí ra khỏi lĩnh vực tự do pháp lý, bởi vì tự do được thừa nhận về mặt pháp lý tồn tại trong nhà nước dưới hình thức luật pháp. Luật pháp không phải là những biện pháp đàn áp chống lại tự do, cũng giống như định luật về trọng lực không phải là biện pháp đàn áp chống lại sự vận động: nếu như, với tính cách là định luật vạn vật hấp dẫn, định luật trọng lực đang chi phối những sự vận động vĩnh hằng của các thiên thể, thì với tính cách là định luật về sự rơi, nó giết chết tôi khi tôi vi phạm nó và mưu toan nhảy múa trong không trung. Ngược lại, luật pháp là những tiêu chuẩn khẳng định rõ ràng, phổ biến, trong đó tự do có một sự tồn tại vô ngã, có tính chất lý luận, không phụ thuộc vào sự tùy tiện của cá nhân riêng lẻ. Bộ luật là kinh thánh của tự do của nhân dân. Do đó, luật báo chí là sự thừa nhận tự do báo chí về mặt luật pháp. Nó là biểu hiện của pháp quyền, bởi vì nó là sự tồn tại khẳng định của tự do. Vì vậy, nó phải tồn tại, - ngay cả khi nó hoàn toàn không được vận dụng, ví dụ như ở Bắc Mỹ; - trong khi đó thì chế độ kiểm duyệt, cũng như chế độ nô lệ, không bao giờ có thể trở thành hợp pháp, ngay cả khi nó được bọc hàng ngàn lần dưới hình thức luật pháp. Không có những luật tác động có tính chất phòng ngừa. Chỉ với tính cách là một mệnh lệnh thì luật pháp mới có tính chất phòng ngừa. Nó chỉ trở thành luật pháp có hiệu lực khi nào người ta vi phạm nó, vì rằng, nó chỉ đóng vai trò luật pháp thật sự khi nào thông qua nó, quy luật tự nhiên vô ý thức của tự do trở thành luật pháp nhà nước có ý thức. Ở đâu mà luật pháp là luật pháp hiện thực, tức là sự thực hiện của tự do, thì ở đó nó là sự thực hiện hiện thực của tự do của con người. Như vậy, luật pháp không thể phòng ngừa hành vi của con người, bởi vì nó là những quy luật sống bên trong của bản thân hành vi của con người, là sự phản ánh có ý thức của đời sống của con người. Do đó, luật pháp nhường bước trước đời sống của con người, tức là trước đời sống của tự do, và chỉ khi nào hành vi thực tế của con người đã chứng tỏ rằng con người không còn phải phục tùng quy luật tự nhiên của tự do, thì dưới hình thức của luật pháp nhà nước, quy luật tự nhiên của tự do buộc con người phải tự do, cũng tựa như những quy luật về sinh lý chỉ thể hiện ra là một cái gì xa lạ với tôi khi nào sự sống của tôi không còn là https://thuviensach.vn sự sống của quy luật đó, chỉ khi nào sự sống của tôi bị bệnh tật hủy hoại. Vì vậy, luật pháp phòng ngừa là một sự mâu thuẫn vô nghĩa. Do đó luật pháp phòng ngừa không bao hàm một mức độ nào, một quy tắc hợp lý tính nào, bởi vì quy tắc hợp lý tính chỉ có thể có được từ bản chất của sự vật, ở đây là từ bản chất của tự do. Nó không có mức độ, bởi vì, muốn phòng ngừa tự do thì nó cũng phải bao quát như đối tượng của nó, tức là không có giới hạn. Do đó, luật pháp có tính chất phòng ngừa là mâu thuẫn của một sự hạn chế không có giới hạn, còn giới hạn mà nó đụng chạm đến, thì nảy sinh không phải do sự tất yếu, mà do sự ngẫu nhiên của tùy tiện, như hàng ngày chế độ kiểm duyệt đang chứng minh ad oculos271* điều đó. Do tự nhiên, thân thể con người vốn phải chết. Bệnh tật, vì vậy, là không thể tránh được. Nhưng tại sao người ta chỉ đến với thầy thuốc khi bị ốm đau, chứ không phải là khi khỏe mạnh? Bởi vì, không chỉ bệnh tật mà bản thân thầy thuốc cũng là cái xấu. Sự bảo hộ thường xuyên của thầy thuốc sẽ biến cuộc sống thành cái xấu, còn thân thể con người thì sẽ biến thành đối tượng tập luyện của những hội đồng y khoa. Cuộc sống chỉ bao gồm toàn những biện pháp phòng ngừa cái chết thì chết chẳng phải là tốt hơn sống hay sao? Lẽ nào vận động tự do cũng không phải là thuộc tính của sự sống? Bệnh tật là gì, nếu không phải là sự sống bị hạn chế trong tự do của nó? Bản thân một thầy thuốc kiên trì cũng sẽ là một thứ bệnh; mắc phải nó thì mong chết cũng sẽ không được, mà chỉ còn có cách sống mà thôi. Dù cho sự sống đang chết, nhưng cái chết thì lại không được sống. Lẽ nào tinh thần lại không có nhiều quyền hơn là thể xác? Thật ra, người ta thường giải thích quyền này theo ý nghĩa là những trí tuệ có khả năng bay bổng tự do thì sự tự do di chuyển về thể xác thậm chí còn có hại, và vì thế họ đã bị tước mất tự do này. Kiểm duyệt xuất phát từ chỗ bệnh tật là một trạng thái bình thường, còn trạng thái bình thường, tự do, là bệnh tật. Kiểm duyệt thường xuyên cố làm cho báo chí tin rằng báo chí là có bệnh, và dù cho báo chí có cung cấp những bằng chứng như thế nào về tình trạng sức khỏe của mình, thì nó vẫn phải điều trị. Nhưng kiểm duyệt thậm chí cũng không phải là một thầy thuốc uyên bác, biết tùy theo bệnh mà bốc thuốc cho uống. Kiểm duyệt chỉ là nhà phẫu thuật nông thôn, chỉ biết có một công cụ cơ khí vạn năng chữa mọi thứ bệnh - đó là con dao. Nó thậm chí cũng không phải là nhà phẫu thuật mong muốn phục hồi sức khỏe của tôi, nó là một nhà phẫu thuật duy mỹ chủ nghĩa, coi mọi thứ mà nó không thích ở trên thân thể của tôi là những cái thừa; nó gạt bỏ tất cả những gì không vừa ý nó. https://thuviensach.vn Kiểm duyệt là một thầy lang băm làm cho nốt phát ban lặn vào trong cơ thể để không nhìn thấy nó, mà không hề quan tâm đến cái sự việc là nốt phát ban đó có thể làm tổn hại những bộ phận mềm yếu bên trong cơ thể. Các vị cho rằng bắt chim là không chính đáng. Cái lồng chim há chẳng phải là biện pháp phòng ngừa đối với những con ác điểu, những viên đạn và trận bão táp đó sao? Các vị cho rằng làm mù mắt con chim họa mi là một điều dã man, nhưng các vị lại không cho rằng chọc thủng mắt của báo chí bằng những ngòi bút kiểm duyệt sắc nhọn, là một điều dã man. Các vị cho rằng cắt tóc của một người tự do trái với ý muốn của anh ta là một việc làm chuyên chế, nhưng chế độ kiểm duyệt thì vẫn hàng ngày cắt xén thể xác sống của những con người đang tư duy, và chỉ có những sinh vật không hồn, không phản ứng, dễ quy thuận thì nó mới coi là lành mạnh! Chúng tôi đã chỉ ra rằng luật báo chí biểu hiện pháp quyền với mức độ như thế nào, còn luật kiểm duyệt thì biểu hiện sự phi pháp đến mức nào. Nhưng, bản thân chế độ kiểm duyệt thừa nhận rằng nó không phải là mục đích tự thân, rằng bản thân nó không phải là điều gì tốt, rằng do đó, nó dựa trên nguyên lý: “mục đích biện hộ cho phương tiện”. Nhưng mục đích đòi hỏi những phương tiện không đúng thì không phải là mục đích đúng, phải chăng, đến lượt mình, báo chí cũng không thể tuyên bố nguyên tắc: “mục đích biện hộ cho phương tiện”? Do đó, luật kiểm duyệt không phải là luật, mà là biện pháp cảnh sát, và thậm chí còn là biện pháp cảnh sát tồi, bởi vì nó không đạt được điều mà nó muốn, và nó không muốn điều mà nó đạt được. Nếu luật kiểm duyệt muốn đặt ra những trở ngại cho tự do với tư cách là một điều không đáng mong muốn, thì nó đạt được đúng cái ngược lại. Ở nước có chế độ kiểm duyệt, bất cứ tập sách nào bị cấm, tức là không qua kiểm duyệt mà xuất bản, là một sự biến. Sách ấy được coi là kẻ tử vì đạo, mà sự tử vì đạo thì không thể không có vầng hào quang và những tín đồ. Sách đó được coi là một ngoại lệ và nếu như tự do không bao giờ hết quý giá đối với con người, thì những ngoại lệ trong tình trạng chung không tự do lại càng như vậy. Mọi điều bí mật đều có sức hấp dẫn. Chỗ nào dư luận xã hội là một sự bí mật đối với bản thân nó, thì mỗi tác phẩm trên báo chí vi phạm về mặt hình thức những giới hạn bí ấn, đều sẽ có sức lôi cuốn trước dư luận xã hội ấy. Chế độ kiểm duyệt làm cho mỗi tác https://thuviensach.vn phẩm bị cấm, dù hay hoặc dở, đều trở thành tác phẩm không bình thường, còn tự do báo chí thì tước mất của tác phẩm cái vẻ oai nghiêm bề ngoài đó. Nhưng, nếu chế độ kiểm duyệt là trung thực, thì đương nhiên nó mong muốn phòng ngừa sự tùy tiện, - nhưng nó lại đề sự tùy tiện lên thành luật pháp. Nó không thể ngăn chặn mối nguy hiểm nào lớn hơn bản thân nó. Nguy cơ đe dọa sự sống của mỗi sinh vật bao hàm ở chỗ là nó để mất bản thân. Chính vì vậy mà sự thiếu tự do là mối nguy hiểm chết người thật sự đối với con người. Không nói đến những hậu quả về mặt đạo đức, thì cũng cần nhớ rằng không thể nào lợi dụng được những ưu điểm của báo chí tự do, nếu không đồng thời đối xử một cách độ lượng đối với những điều bất tiện của nó. Hồng nào mà chẳng có gai! Nhưng, xin các vị hãy nghĩ xem, các vị bị mất gì cùng với báo chí tự do! Báo chí tự do - đó là con mắt sáng suốt của tinh thần nhân dân, là hiện thân sự tin cậy của nhân dân đối với bản thân mình, là những dây liên hệ biết nói, gắn liền các cá nhân với nhà nước và với toàn thế giới; nó là hiện thân nền văn hóa đang biến cuộc đấu tranh vật chất thành cuộc đấu tranh tinh thần và lý tưởng hóa hình thức vật chất thô bạo của cuộc đấu tranh đó. Báo chí tự do - đó là sự sám hối công khai của nhân dân trước bản thân mình; mà lời thú nhận thực tâm, như mọi người đều biết, thì có khả năng cứu vớt. Báo chí tự do - đó là tấm gương tinh thần trong đó nhân dân nhìn thấy bản thân mình; còn sự tự nhận thức là điều kiện đầu tiên của sự sáng suốt. Báo chí tự do - đó là tinh thần nhà nước mà mọi túp nhà tranh đều có thể có được với những chi phí ít hơn là phương tiện thắp sáng. Báo chí tự do là toàn diện, nơi nào cũng có mặt, cái gì cũng biết. Báo chí tự do là cái thế giới ý tưởng không ngừng trào ra từ thực tế hiện thực và lại chảy trở về hiện thực như một dòng thác đầy sinh khí dưới hình thức của cải tinh thần ngày càng dồi dào. Sự trình bày của chúng tôi đã chỉ rõ rằng sự khác biệt giữa chế độ kiểm duyệt và luật báo chí cũng giống như là sự khác biệt giữa tùy tiện và tự do, giữa luật hình thức và luật thật sự. Nhưng, cái gì có hiệu lực đối với bản chất, thì cũng có hiệu lực đối với hiện tượng. Cái gì có liên quan tới tính chất chính đáng của chế độ kiểm duyệt và luật báo chí thì cũng có liên quan tới việc vận dụng chế độ kiểm duyệt và luật báo chí. Luật báo chí và luật kiểm duyệt khác nhau như thế nào, thì thái độ của quan tòa và của quan chức kiểm duyệt đối với báo chí cũng khác nhau như thế. https://thuviensach.vn Nhưng vị diễn giả của chúng ta, mà đôi mắt ngước lên trời, đang nhìn cõi trần thăm thẳm dưới chân mình như một đống bụi đáng khinh bỉ, và đối với tất cả các bông hoa thì ông ta chỉ có thể nói một điều: chúng đều đầy bụi. Và cả ở đây ông ta cũng chỉ nhìn thấy có hai biện pháp, có tính chất tùy tiện như nhau trong sự vận dụng chúng, bởi vì tùy tiện, theo ông ta nói, là hành động theo sự suy xét cá nhân, mà sự suy xét cá nhân thì lại không thể tách rời khỏi những cái thuộc về tinh thần v.v. và v.v.. Nhưng, nếu như hiểu những cái thuộc về tinh thần một cách cá nhân, thì quan điểm này có hơn gì quan điểm kia, ý kiến của quan chức kiểm duyệt có hơn gì ý kiến của tác giả? Tuy vậy, chúng ta cũng hiểu được tư tưởng của diễn giả. Để chứng minh tính chất chính đáng của chế độ kiểm duyệt, diễn giả đã chứng minh bằng con đường ngoắt ngoéo rất tuyệt diệu rằng cả chế độ kiểm duyệt lẫn luật báo chí đều không chính đáng trong sự vận dụng chúng; vì diễn giả coi tất cả mọi cái trên trần gian đều không hoàn thiện, cho nên đối với ông ta chỉ còn mỗi một vấn đề: sự tùy tiện cần phải ở phía nhân dân hay là ở phía chính phủ? Sự thần bí của ông ta biến thành một sự trơ trẽn khi ông ta đem luật pháp và sự tùy tiện nhập cục làm một và chỉ nhìn thấy sự khác biệt về hình thức ở những nơi nào mà vấn đề là những mặt đối lập về đạo đức và pháp quyền, bởi vì ông ta tranh luận không phải để chống lại luật báo chí mà chống lại luật pháp nói chung. Có luật pháp nào do tính tất yếu bên trong mà trong từng trường hợp riêng biệt nhất định sẽ được vận dụng đúng theo tinh thần của nhà lập pháp, tuyệt đối gạt bỏ mọi sự tùy tiện không? Cần có một sự dũng cảm phi thường để gọi cái nhiệm vụ vô nghĩa như vậy là hòn đá luyện vàng, bởi vì chỉ có sự dốt nát đến cùng cực mới có thể đặt ra một nhiệm vụ như thế. Luật pháp mang tính chất phổ biến. Trường hợp cần phải xác định trên cơ sở luật pháp, thì có tính chất đơn nhất. Muốn quy cái đơn nhất vào cái phổ biến, cần phải có sự phán đoán. Phán đoán là cái mang tính chất giả định. Muốn áp dụng luật pháp còn cần phải có quan tòa. Nếu như luật pháp tự nó vận dụng được, thì tòa án sẽ là thừa. Nhưng tất cả những gì của con người cũng đều là không hoàn thiện!! Vậy thì: edite, bibite!281* Các ngài cần quan tòa để làm gì, một khi quan tòa cũng là con người? Các ngài cần luật pháp để làm gì, một khi luật pháp chỉ có thể do con người chấp hành, mà bất kỳ sự chấp hành nào của con người cũng đều không hoàn thiện cả? Hãy tin vào ý chí tốt đẹp của cấp trên! Tư pháp tỉnh Ranh cũng không hoàn thiện như là tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ! Vậy thì: edite, bibite! https://thuviensach.vn Sự khác biệt giữa quan tòa và quan chức kiểm duyệt thật lớn biết ngần nào! Đối với các quan chức kiểm duyệt thì ngoài cấp trên của người đó ra, không có luật pháp nào khác cả. Đối với quan tòa, thì không có cấp trên nào khác cả ngoài luật pháp. Quan tòa có trách nhiệm giải thích luật pháp trong việc vận dụng vào từng trường hợp cá biệt, đúng như là ông ta hiểu luật pháp khi xem xét nó một cách có lương tri. Quan chức kiểm duyệt có trách nhiệm hiểu luật pháp đúng như đã được quy định chính thức cho ông ta đối với từng trường hợp riêng biệt. Quan tòa độc lập không thuộc về tôi, cũng không thuộc về chính phủ. Bản thân quan chức kiểm duyệt bị phụ thuộc là cơ quan chính phủ. Ở quan tòa, nhiều lắm thì cũng có thể biểu hiện sự không thể tin cậy được của lý tính cá nhân, còn ở quan chức kiểm duyệt thì có thể biểu hiện sự không thể tin cậy được của tính cách cá nhân. Một lỗi lầm nhất định của báo chí được nêu ra trước quan tòa để đánh giá; còn cái được nêu ra trước quan chức kiểm duyệt là tinh thần báo chí. Quan tòa xem xét hành động của tôi trên cơ sở một đạo luật nhất định; quan chức kiểm duyệt không chỉ trừng phạt những hành vi phạm tội, bản thân ông ta còn bịa đặt ra những hành vi phạm tội đó. Khi tôi bị đưa ra tòa, thì người ta kết tội tôi vi phạm luật pháp hiện hành; còn nơi nào pháp luật bị vi phạm thì nơi đó ít ra phải có luật pháp. Nơi nào không có luật báo chí, nơi đó không thể vi phạm luật báo chí. Chế độ kiểm duyệt không buộc tội tôi vi phạm luật pháp hiện hành. Chế độ kiểm duyệt lên án ý kiến của tôi vì ý kiến của tôi không phải là ý kiến của quan chức kiểm duyệt và của cấp trên ông ta. Hành động công khai của tôi, sẵn sàng tuân theo sự xét xử của xã hội, của nhà nước và của luật pháp nhà nước, bị đặt dưới sự xét xử của một thế lực bí mật, thuần túy tiêu cực, thế lực này không thể tự khẳng định là luật pháp, nó sợ ánh sáng ban ngày, nó không bị ràng buộc bởi những nguyên tắc chung nào cả. Luật kiểm duyệt là không thể có được, bởi vì cái mà nó muốn trừng phạt không phải là tội lỗi mà là ý kiến; bởi vì nó không thể là cái gì khác hơn là quan chức kiểm duyệt đã được biến thành một công thức; bởi vì không một nhà nước nào có cái can đảm nêu lên thành những điều luật nhất định, điều mà trên thực tế nó có thể thi hành được nhờ quan chức kiểm duyệt với tư cách là cơ quan của mình. Chính vì vậy mà công việc kiểm duyệt được giao không phải cho tòa án, mà là cho cơ quan cảnh sát. Ngay như nếu chế độ kiểm duyệt thật sự đồng nhất với quyền xét xử thì sự trùng hợp này, trước hết, sẽ chỉ là một sự thực, chứ không phải là một tất yếu. https://thuviensach.vn