🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Búp Bê Đang Ngủ - Jeffery Deaver
Ebooks
Nhóm Zalo
MỤC LỤC
13-09-1999
THỨ HAI
CHƯƠNG I
CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3
CHƯƠNG 4
CHƯƠNG 5
CHƯƠNG 6
CHƯƠNG 7
CHƯƠNG 8
CHƯƠNG 9
CHƯƠNG 10
CHƯƠNG 11
CHƯƠNG 12
CHƯƠNG 13
CHƯƠNG 14
CHƯƠNG 15
CHƯƠNG 16
CHƯƠNG 17
CHƯƠNG 18
CHƯƠNG 19
CHƯƠNG 20
THỨ BA
CHƯƠNG 21
CHƯƠNG 22
CHƯƠNG 23
CHƯƠNG 24
CHƯƠNG 25
CHƯƠNG 26
THỨ TƯ
CHƯƠNG 27
CHƯƠNG 28
CHƯƠNG 29
CHƯƠNG 29 CHƯƠNG 30
CHƯƠNG 31 CHƯƠNG 32 CHƯƠNG 33 CHƯƠNG 34 CHƯƠNG 35 CHƯƠNG 36 CHƯƠNG 37 CHƯƠNG 38 THỨ NĂM
CHƯƠNG 39 CHƯƠNG 40 CHƯƠNG 41 CHƯƠNG 42 CHƯƠNG 43 CHƯƠNG 44 CHƯƠNG 45 CHƯƠNG 46 CHƯƠNG 47 CHƯƠNG 48 CHƯƠNG 49 CHƯƠNG 50 CHƯƠNG 51 CHƯƠNG 52 CHƯƠNG 53 CHƯƠNG 54 CHƯƠNG 55 CHƯƠNG 56 CHƯƠNG 57 THỨ SÁU
CHƯƠNG 58 CHƯƠNG 59 CHƯƠNG 60 THỨ BẢY
CHƯƠNG 61
CHƯƠNG 62 CHƯƠNG 63
13-09-1999
N
“ĐỨA CON CỦA MANSON” BỊ KẾT TỘI GIẾT GIA ĐÌNH CROYTON SALINAS, CALIFORNIA
gày hôm nay, Daniel Raymond Pell, ba mươi lăm tuổi, đã bị tòa án quận Monterey kết án vì bốn tội giết người cấp độ một và một tội ngộ sát chỉ sau năm tiếng đồng hồ xét xử. “Công lý đã được thực thi,” công tố viên trưởng James J. Reynold nói với các phóng viên sau khi bản án được tuyên, “Đây là một kẻ vô cùng nguy hiểm, kẻ đã phạm những tội ác khủng khiếp.” Pell nổi tiếng với biệt danh ‘Đứa con của Manson’ vì sự trùng hợp trong cuộc đời hắn ta và cuộc đời của tên giết người Charles Manson, kẻ đã sát hại nữ diễn viên Sharon Tate để hiến tế năm 1969 và một số người khác tại phía nam California. Cảnh sát đã tìm thấy nhiều cuốn sách và bài báo nói về Manson tại nhà Pell sau khi hắn ta bị bắt.
Hắn đã giết hại bốn người là ông William Croyton, vợ ông ta và hai trong số ba người con của họ vào ngày mùng Bảy tháng Năm tại Carmel, bang California, một trăm hai mươi dặm về phía nam San Francisco. Hắn bị buộc tội ngộ sát sau cái chết của James Newberg, hai mươi tư tuổi, người sống với Pell và đi cùng hắn ta tới nhà Croyton vào đêm xảy ra vụ giết người. Công tố viên khẳng định rằng trước đó Newberg có ý định đồng lõa trong vụ giết người, nhưng sau đó đã bị Pell giết vì Newberg đã thay đổi ý định.
Croyton, năm mươi sáu tuổi, là một kỹ sư điện và nhà sáng chế máy tính giàu có. Công ty của ông đặt tại Cupertino, bang California, ngay trung tâm của Thung lũng Silicon và phát minh ra những chương trình phần mềm hiện đại được sử dụng rất phổ biến trên thế giới.
“Vì mối quan tâm của Pell tới Manson, có ý kiến cho rằng vụ giết người vì lý tưởng, giống như những vụ giết người mà Manson bị kết án, nhưng có lẽ cướp của là nguyên nhân chính của vụ xâm nhập,” Reynold nói. Pell đã có nhiều tiền án vì lấy đồ trong cửa hàng, trộm cắp và cướp giật từ những năm còn vị thành niên.
Một đứa trẻ đã thoát được vụ tấn công, Theresa, cô con gái chín tuổi của gia đình Croyton. Pell đã không nhìn thấy Theresa khi cô bé đang ngủ trên giường và được đám đồ chơi che khuất. Vì thế cô bé được gọi là ‘Búp bê đang ngủ.’
Giống như Charles Manson, tên tội phạm mà hắn ta sùng bái, Pell có sức quyến rũ đen tối, thu hút được một nhóm đệ tử trung thành và cuồng tín, những người được hắn gọi là Gia đình. Hắn có toàn quyền sinh sát đối với họ. Khi nhà Croyton bị sát hại, trong nhóm có Newberg và ba người phụ nữ khác cùng sống với nhau trong một căn nhà tồi tàn tại Seaside, phía bắc Monterey, bang California. Họ là Rebecca Sheffield hai mươi sáu tuổi, Linda Whitfield hai mươi tuổi và Samantha McCoy mười chín tuổi. Trong đó, Whitfield là con gái của Lyman Whitfield, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng và Quỹ Santa Clara, có trụ sở tại Cupertino và là chuỗi ngân hàng lớn thứ tư của bang.
Những người phụ nữ và Newberg không bị buộc tội sát hại nhà Croyton nhưng bị buộc tội liên quan đến trộm cắp, xâm nhập tư gia bất hợp pháp, lừa đảo và nhận tài sản bị đánh cắp. Whitfield còn bị kết tội cản trở điều tra, khai man và phá hủy bằng chứng. Đồng ý nhận tội, Sheffield và McCoy bị kết án ba năm tù giam, Whitfield bốn năm rưỡi.
Hành vi của Pell tại tòa cũng lặp lại hành vi của Charles Manson. Hắn ngồi bất động tại bàn bị cáo, nhìn chằm chằm bồi thẩm đoàn với ý định rõ ràng là đe dọa họ. Có báo cáo nói hắn tin rằng mình có sức mạnh tâm linh. Bị cáo bị đưa ra khỏi phòng xét xử khi một nhân chứng ngất đi vì sợ hãi cái nhìn của hắn.
Bồi thẩm đoàn sẽ bắt đầu luận tội vào ngày mai. Pell có thể phải nhận án tử hình.
THỨ HAI Búp Bê Đang Ngủ
BCHƯƠNG I
uổi thẩm vấn bắt đầu giống như mọi lần.
Kathryn Dance bước vào phòng thẩm vấn và thấy một gã đàn ông bốn mươi ba tuổi đang ngồi bên cái bàn kim loại, tay bị còng, đang ngẩng lên nhìn cô chăm chú. Đa số đối tượng sẽ làm thế mặc dù chưa ai có ánh mắt lạ lùng như vậy. Chúng màu xanh dương khác với màu trời, màu biển hay màu của những viên ngọc đắt tiền.
“Xin chào,” cô nói và ngồi xuống đối diện với hắn ta. “Chào cô,” Daniel Pell, gã đàn ông tám năm trước đã giết chết bốn thành viên của một gia đình vì lý do mà hắn ta chưa bao giờ tiết lộ với ai, đáp lời. Giọng của hắn ta thật mềm mỏng.
Một nụ cười thoáng hiện trên khuôn mặt râu ria của hắn. Gã đàn ông nhỏ bé, gân guốc, ngả người ra ghế thư giãn. Hắn nghiêng mái tóc dài màu đen đã ngả hoa râm sang một bên. Trong khi hầu hết các cuộc thẩm vấn trong tù đều ồn ào bởi tiếng loảng xoảng của xích còng khi đối tượng cố gắng chứng minh sự vô tội của mình bằng những cử chỉ khoa trương, dễ dự báo thì Daniel Pell lại ngồi hoàn toàn yên lặng.
Với Dance, một chuyên gia thẩm vấn và ngôn ngữ cơ thể, thái độ và tư thế của Pell cho thấy sự cảnh giác, nhưng thật đáng ngạc nhiên, còn cả có sự tự tin và thích thú. Hắn ta mặc bộ áo liền quần màu cam với dòng chữ ‘Trại cải tạo Capitola’ trên ngực và hai chữ ‘Tù nhân’ in một cách thừa thãi trên lưng.
Nhưng lúc này thì cả Pell và Dance lại không ở Capitola mà trong một phòng thẩm vấn được bảo mật của tòa án hạt tại Salinas cách đó bốn mươi dặm.
Pell tiếp tục thăm dò. Trước hết là đôi mắt Dance - đôi mắt màu xanh lá với cặp kính vuông gọng đen. Sau đó hắn ta ngắm nghía mái tóc vàng sẫm tết đuôi sam của cô, chiếc áo khoác đen và cái áo chẽn trắng dày kín mít bên dưới. Hắn ta nhận thấy bao súng rỗng không bên hông cô. Hắn ta quan sát Dance một cách tỉ mỉ và thong thả (người thẩm vấn và đối tượng bị thẩm vấn luôn có chung sự tò
mò, cô đã nói như vậy với sinh viên trong những buổi hội thảo về thẩm vấn, “chúng nghiên cứu ta cũng kỹ như ta nghiên cứu chúng, thậm chí là kỹ hơn vì chúng có nhiều thứ để mất hơn”).
Dance lục tìm trong chiếc ví Coach xanh dương chiếc thẻ ID[1], cô không phản ứng gì khi nhìn thấy một con dơi đồ chơi bé tí tẹo ở đó, nó được mua từ lễ Halloween năm ngoái, có lẽ do cậu con trai mười hai tuổi Wes hoặc cô con gái nhỏ của cô, cũng có thể là cả hai đứa nhóc đã âm mưu nhét vào đó để dọa mẹ. Cô nghĩ: Đời thật là trái khoáy làm sao. Một giờ trước, cô còn ăn sáng với bọn trẻ trong căn bếp của ngôi nhà kiểu Victoria ấm cúng ở vùng Pacific Grove tươi đẹp, hai chú chó tinh nghịch lẩn quẩn dưới chân họ xin xỏ vài miếng thịt nguội; bây giờ cô đang ngồi đây, bên một cái bàn hoàn toàn khác, đối diện với một kẻ bị kết tội giết người ở đầu bàn bên kia.
Cô tìm thấy chiếc thẻ của mình và giơ nó ra. Hắn ta nghiêng người ra phía trước, nhìn nó một lúc lâu. “Dance. Một cái tên thú vị đây. Không hiểu nó có nguồn gốc từ đâu. Và Cục… của bang California… là cái gì thế?”
“Cục điều tra. Giống như FBI của bang. Anh Pell, anh biết là cuộc nói chuyện này đang được ghi âm chứ?”
Hắn ta liếc nhìn tấm gương mà giấu đằng sau nó là một máy quay video. “Các người nghĩ rằng chúng tôi tin là cái gương này treo ở đây để cho chúng tôi ngắm vuốt chăng?”
Gương được đặt trong phòng thẩm vấn không phải để giấu máy quay hay nhân chứng, có nhiều biện pháp công nghệ tốt hơn nhiều làm được điều đó, lý do chủ yếu là đối tượng bị thẩm vấn ít nói dối hơn khi nhìn thấy chính mình.
Dance cười nhẹ, “Anh cũng hiểu rằng anh có thể rút khỏi cuộc thẩm vấn này bất cứ lúc nào anh muốn và có quyền yêu cầu luật sư chứ?”
“Tôi biết các thủ tục hình sự nhiều hơn cả một người vừa tốt nghiệp Đại học Luật Hastings. Cứ nghĩ đến điều này thì lại thấy thật là buồn cười.”
Ăn nói lưu loát và thông minh hơn nhiều so với Dance nghĩ.
Tuần trước, Daniel Raymond Pell, người đang thụ án chung thân vì vụ giết Willian Croyton, vợ và hai đứa con của ông vào năm 1999, đã gặp một bạn tù sắp mãn hạn ở Capitola và tìm cách mua chuộc anh ta làm vài việc sau khi được thả. Pell kể cho anh ta về một số chứng cứ mà hắn đã để lại trong một cái giếng ở Salinas mấy năm trước và giải thích hắn sợ rằng những thứ này có thể ám chỉ đến hắn trong vụ giết một chủ trang trại giàu có chưa được khám phá. Hắn vừa biết được Salinas đang cải tạo lại hệ thống nước. Điều này làm hắn lo lắng rằng chứng cứ có thể bị phát hiện. Hắn ta muốn người bạn tù tìm và vứt nó đi hộ mình.
Nhưng Pell đã chọn nhầm người. Người này đã đến gặp cai ngục, ông ta gọi cho Văn phòng cảnh sát trưởng hạt Monterey. Các điều tra viên băn khoăn không biết có phải Pell nói về vụ giết chủ trang trại Robert Herron, người bị đánh đến chết mười năm trước đây hay không. Vũ khí giết người, có thể là một chiếc búa nhổ đinh, đã không được tìm thấy. Văn phòng cảnh sát trưởng cử một nhóm đi tìm kiếm tất cả các giếng nước trong khu vực đó của thành phố. Họ đã tìm thấy một chiếc áo phông rách tả tơi, một cái búa nhổ đinh và một cái ví rỗng với hai ký tự viết tắt R.H trên đó. Hai dấu tay trên búa là của Daniel Pell.
Công tố viên hạt Monterey quyết định đưa vụ này lên Tòa đại hình ở Salinas và yêu cầu đặc vụ của CBI (Cục điều tra liên bang California)- Kathryn Dance thẩm vấn anh ta, hy vọng sẽ nhận được lời thú tội.
Dance bắt đầu thẩm vấn, “Anh đã sống bao nhiêu năm ở vùng Monterey?”
Hắn ta có vẻ ngạc nhiên khi cô không bắt đầu ngay bằng lời hăm dọa, “Vài năm thôi.”
“Ở đâu?”
“Seaside.” Một thị trấn khoảng ba mươi nghìn dân, nằm phía bắc Monterey đi theo xa lộ 1, chủ yếu là các gia đình trẻ đang đi làm và người về hưu. “Ở đây đồng tiền khó kiếm của ta mua được nhiều thứ hơn,” hắn ta giải thích, “nhiều hơn là ở vùng Camel vui vẻ của cô.” Ánh mắt hắn ta cháy bỏng trên mặt cô.
Ngữ pháp và câu cú của hắn ta có vẻ ổn, cô nhận xét, bỏ qua cú nhử mồi dò tìm thông tin của hắn ta về nơi ở của cô.
Dance tiếp tục hỏi về cuộc sống của hắn ta ở Seaside và trong tù, đồng thời liên tục quan sát cách hắn hành xử khi cô đưa ra các câu hỏi và khi hắn ta trả lời. Cô làm việc đó không phải để lấy thông tin vì mọi câu trả lời cô đã có trong tay, mục đích của cô là để hình thành vạch mốc hành vi của hắn ta.
Để phát hiện những lời nói dối, các thẩm vấn viên thường xem xét ba yếu tố: hành vi không lời (ngôn ngữ cơ thể hay ý nghĩa cử chỉ), chất lượng lời nói (cao độ giọng nói hay những khoảng dừng trước khi trả lời) và nội dung lời nói (những gì nghi phạm nói ra). Hai yếu tố đầu là những chỉ thị đáng tin cậy hơn rất nhiều vì kiểm soát những gì nói ra dễ hơn nhiều so với kiểm soát cách ta nói ra điều đó và phản ứng tự nhiên của cơ thể khi nói.
Vạch mốc là một catalogue của những hành vi được thể hiện khi đối tượng nói thật. Đó là tiêu chuẩn mà điều tra viên sẽ so sánh với hành vi của đối tượng khi họ nghi ngờ hắn ta có thể nói dối. Bất cứ sự khác biệt nào cũng có thể là dấu hiệu của sự lừa dối.
Cuối cùng thì Dance cũng đã có được một hồ sơ tương đối ổn về Daniel Pell. Cô chuyển sang mục đích chính trong sứ mệnh của mình nơi tòa nhà xử án hiện đại và tiệt trùng này, vào một sáng tháng Sáu mù sương, “Tôi muốn hỏi anh mấy câu về Robert Herron.”
Đôi mắt quét lên người Dance và giờ đây đang tinh chỉnh lại việc tìm hiểu của chúng: một chiếc vòng vỏ bào ngư do mẹ cô làm đang đeo trên cổ cô. Sau đó là những móng tay ngắn được sơn màu hồng bóng của Dance. Thêm hai cái liếc mắt về phía chiếc nhẫn ngọc trai xám trên ngón tay đeo nhẫn của cô.
“Anh đã gặp Herron như thế nào?”
“Cô đang giả định là tôi có gặp. Nhưng không, tôi chưa bao giờ gặp ông ta. Tôi thề.”
Câu nói cuối cùng phất lá cờ lừa dối cho dù ngôn ngữ cơ thể của hắn ta không cho thấy dấu hiệu nào chứng tỏ hắn đang nói dối. “Nhưng anh nói vói người tù ở Capitola rằng anh nhờ anh ta đến chỗ cái giếng để tìm cái búa và cái ví.”
“Không, đây là điều mà anh ta nói với giám thị,” Pell nở thêm một nụ cười ngạc nhiên, “sao cô lại không đi mà nói chuyện với anh ta về điều này? Cô có đôi mắt sắc sảo đấy, sĩ quan Dance ạ. Tôi thấy
chúng nhìn khắp người tôi xem tôi có trung thực với cô hay không. Tôi cá là cô sẽ biết được ngay gã kia có nói dối hay không.” Cô không phản ứng, nhưng cũng ghi nhận rằng rất ít khi nghi phạm nhận ra hắn ra đang bị phân tích về phương diện ý nghĩa cử chỉ.
“Nhưng thế thì sao anh ta lại biết được về tang chứng dưới giếng?”
“Ồ, tôi đã nghĩ ra rồi. Ai đó đã lấy cái búa đinh của tôi, dùng nó để giết Herron và đổ tội cho tôi. Bọn chúng đeo găng tay. Những cái găng tay cao su mà mọi người đều đeo ở hiện trường vụ án ấy.”
Vẫn thư giãn. Ngôn ngữ cơ thể không khác gì so với vạch mốc của hắn ta. Chỉ có thể nhận thấy những cử chỉ chung chung thường được dùng thay thế cho từ ngữ, như nhún vai hoặc chỉ ngón tay. Không có cử chỉ liên kết, dấu hiệu của sự căng thẳng hay giả vờ - cho thấy hắn ta đang trải qua xúc cảm bất thường.
“Nhưng nếu tên giết người muốn làm thế thì tại sao hắn ta lại không gọi cảnh sát và nói ra chỗ của cái búa? Sao phải đợi đến mười năm?” Dance vặn lại.
“Thông minh, tôi nghĩ thế. Tốt hơn cả là chờ thời cơ. Sau đó thì giật bẫy.”
“Thế nhưng tại sao tên giết người thực sự lại gọi cho người tù trong Capitola? Tại sao không gọi thẳng cảnh sát?”
Một chút ngập ngừng. Sau đó là tiếng cười vang. Đôi mắt xanh dương của hắn ta hiện ra vẻ thích thú, có vẻ là thật. “Vì chúng cũng có liên quan. Chắc chắn rồi… Bọn cớm nhận ra rằng vụ Herron chưa được giải quyết và muốn đổ tội cho ai đây. Sao không phải là tôi? Chúng đã nhốt tôi vào tù rồi. Tôi cá là bọn cớm đã tự đặt cái búa vào chỗ đấy.”
“Hãy để ý tới chỗ này một chút. Anh đang nói hai việc khác nhau. Thứ nhất, ai đó đã lấy cắp cái búa đinh của anh trước khi Herron bị giết, dùng nó giết ông ta và giờ đây, sau ngần ấy thời gian, đổ tội cho anh. Nhưng phiên bản thứ hai của anh lại là cảnh sát có cái búa của anh sau khi Herron bị ai đó giết chết và thả nó xuống giếng để đổ tội cho anh. Hai chuyện này mâu thuẫn với nhau. Chỉ có cái này hoặc cái kia. Anh nghĩ là cái nào?”
“Hừm,” Pell nghĩ ngợi vài giây, “được rồi, tôi sẽ chọn phiên bản hai. Cảnh sát. Dựng chuyện. Tôi chắc chắn đây là điều đã xảy ra.” Cô nhìn vào mắt hắn ta, gật đầu đồng tình. “Hãy xem xét việc này. Thứ nhất, cảnh sát có thể lấy được cái búa ở đâu?” Anh ta suy nghĩ. “Khi họ bắt tôi vì cái vụ ở Carmel.”
“Vụ giết nhà Croyton năm 1999?”
“Đúng. Tất cả tang chứng họ đều lấy từ nhà tôi ở Seaside.” Lông mày Dance nhăn lại. “Tôi nghi ngờ chuyện đó. Tang chứng được theo dõi rất chặt. Không, có lẽ tôi sẽ theo kịch bản đáng tin cậy hơn: Cái búa vừa mới bị đánh cắp. Liệu ai có có thể tìm thấy cái búa của anh ở đâu nữa? Anh có nhà đất gì trong bang không?” “Không.”
“Có người thân hay bạn bè nào có công cụ ấy của anh không?” “Không hẳn.”
Đây không phải là câu trả lời có hoặc không, nó thậm chí còn trơn tuột hơn là ‘Tôi không nhớ.’ Dance cũng nhận thấy rằng Pell đã đặt hai bàn tay có những móng tay dài và sạch sẽ của mình lên bàn khi nghe thấy từ 'người thân.' Đây là một sự thay đổi so với vạch mốc hành vi. Nó không có nghĩa là nói dối, nhưng hắn ta đã cảm thấy áp lực. Câu hỏi làm hắn ta khó chịu.
“Daniel, anh có người thân nào sống ở California không?” Hắn ta ngần ngừ, chắc để đánh giá rằng cô có để ý đến từng lời của hắn hay không, mà đúng là cô đang làm thế. “Chỉ còn lại một người là cô tôi. Ở Bakerstield.”
“Họ cô ấy có phải là Pell không?”
Một khoảng dừng nữa. “Đúng… Một ý nghĩ hay đấy, sĩ quan Dance ạ. Tôi cá là mấy tay cảnh sát thất bại trong vụ Herron đã ăn trộm cái búa ở nhà cô ấy và gài nó làm bẫy. Họ là những kẻ duy nhất đứng sau toàn bộ sự việc. Sao cô không đi nói chuyện với họ nhỉ?”
“Được rồi. Giờ hãy nghĩ tới cái ví. Nó có thể xuất phát từ đâu…? Có một ý đây. Nếu như đây không phải là ví của Robert Herron thì sao nhỉ? Nêu như tên cớm gian giảo mà chúng ta đang nói tới chỉ cần mua một cái ví, đóng chữ R.H lên mặt da sau đó giấu nó và cái búa xuống giếng? Có thể vào tháng trước. Hay là tuần trước. Anh nghĩ thế nào, Daniel?”
Pell cúi đầu - cô không nhìn thấy mắt hắn ta - và im lặng. Sự việc mở ra đúng như cô dự đoán.
Dance đã buộc hắn ta chọn lời giải thích có lý hơn cho sự vô tội của mình và cô tiếp tục chứng minh là nó không hề có cơ sở. Không một thẩm phán bình thường nào lại tin rằng cảnh sát đã làm giả tang chứng và ăn cắp dụng cụ từ một ngôi nhà cách hiện trường vụ án hàng trăm dặm. Pell giờ đã nhận ra cái lỗi mà hắn ta mắc phải. Cái bẫy dần sập xuống trên đầu hắn.
Chiếu tướng…
Tim cô nhảy lên một chút và cô nghĩ rằng những từ tiếp theo ra khỏi miệng hắn ta sẽ nói về thỏa thuận nhận tội.
Cô đã nhầm.
Mắt hắn ta bật mở và lờ đờ nhìn cô đầy ác ý. Bất ngờ, hắn ta lao người về phía trước như một mũi tên. May thay, sợi xích khóa vào chiếc ghế kim loại được bắt vít xuống nền nhà đã ngăn được hắn găm hàm răng vào người Dance.
Cô lùi bắn ra sau, thở gấp.
“Đồ đĩ khốn nạn! À, tao hiểu rồi. Chắc chắn mày cũng có phần trong đó nữa! Đúng, đúng, cứ đổ tội cho tao đi. Lúc nào cũng là lỗi của tao! Tao là cái đích dễ ngắm mà. Mày lại còn đến nói chuyện, hỏi tao vài câu, cứ như bạn bè. Lạy Chúa, mày cũng giống như chúng nó thôi!”
Lúc này tim cô đập như điên dại và cô hoảng sợ. Nhưng cô nhanh chóng nhận ra rằng sợi xích khá chắc. Hắn ta không thể tóm được cô. Cô quay về phía cái gương, mà ở đằng sau nó chắc chắn là viên sĩ quan quay video đã đứng bật dậy và chuẩn bị lao vào giúp cô. Nhưng cô lắc đầu. Xem sự việc đi đến đâu là điều rất quan trọng.
Bất ngờ, cơn giận của Pell được thay bằng sự bình thản lạnh lùng. Hắn ta ngửa người ra sau, lấy lại hơi thở và nhìn cô. “Tuổi cô khoảng ba mươi, sĩ quan Dance ạ. Cô cũng xinh đẹp đấy. Cô có vẻ thẳng thắn với tôi nữa, vì thế tôi bảo đảm cô có một người đàn ông trong đời. Hoặc đã từng có.” Cái liếc mắt thứ ba vào chiếc nhẫn ngọc trai.
“Daniel, nếu anh không quan tâm đến giả định của tôi thì hãy đưa ra một giả định khác, về điều đã thực sự xảy ra với Robert
Herron.”
Cứ như thể cô chưa hề nói năng gì, hắn tiếp tục nói, “Cô có con đúng không? Chắc chắn là cô có mà. Tôi có thể nhận thấy điều đó. Kể cho tôi nghe về bọn chúng đi. Nói tôi nghe về những đứa bé. Trứng gà trứng vịt, tôi chắc chắn chúng chưa lớn lắm.”
Cô thực sự lo lắng, cô nghĩ ngay đến Maggie và Wes. Nhưng cô cố gắng không tỏ ra phản ứng gì. Hắn ta không biết mình có con, tất nhiên rồi. Hắn ta không thể. Nhưng hắn ta ra vẻ như là hắn biết chắc. Hắn có nhận ra điều gì trong hành vi của mình không? Điều gì đó nói với hắn mình là một người mẹ?
Chúng nghiên cứu ta cũng kỹ như ta nghiên cứu chúng… “Nghe này, Daniel,” cô nói nhẹ nhàng, “cơn giận dữ chẳng giúp được gì đâu.”
“Ngoài kia tôi có bạn bè, cô biết đấy. Họ nợ tôi. Họ muốn đến thăm cô. Hoặc chơi đùa với chồng con cô. Làm cảnh sát thì thật khó sống. Bọn trẻ thì lại rất hay ở một mình, phải thế không? Có thể chúng cần bạn chơi cùng đây.”
Dance nhìn lại, không chút nao núng. Cô hỏi, “Anh có thể nói cho tôi về mối quan hệ của anh với người tù kia ở Capitola được chứ?” “Có, tôi có thể. Nhưng tôi sẽ không nói.” Những từ ngữ vô cảm của hắn như nhạo báng cô, chúng nói rằng là một nhà thẩm vấn chuyên nghiệp, cô đã không thận trọng khi đặt câu hỏi. Hắn ta nói thêm bằng giọng mềm mỏng, “Tôi nghĩ đến lúc tôi phải về phòng giam rồi.”
ACHƯƠNG 2
lonzo Sandy Sandoval, công tố viên hạt Monterey là một người đàn ông đẹp trai, béo tròn với mái tóc đen dày và hàng ria rậm. Ông ta ngồi sau một cái bàn đầy giấy tờ trong văn phòng của mình, ở trên nhà giam hai tầng cầu thang. “Chào Kathryn. Anh chàng của chúng ta… Hắn ta có tự đấm ngực than khóc ‘Mel Culpa’ không?”
“Cũng không hẳn.” Dance ngồi xuống, nhìn cốc cà phê cô để lại trên bàn làm việc bốn mươi lăm phút trước. Kem không sữa đã đông lại trên bề mặt. “Tôi đánh giá đó là một trong những cuộc hỏi cung kém thành công nhất trong mọi thời đại.”
“Trông cô run lắm, sếp ạ,” anh chàng thấp bé, dẻo dai, mặt tàn nhang với mái tóc xoăn đỏ, mặc quần jeans, áo phông và chiếc áo khoác thể thao kẻ ô vuông kiểu Scotland nói. Cách ăn mặc của TJ thật khác thường đối với một đặc vụ CBI - cơ quan thực thi luật pháp bảo thủ nhất trong bang Gấu Lớn - cũng khác thường như mọi thứ xung quanh anh ta. Khoảng ba mươi tuổi và độc thân, TJ Canlon sống trên đồi ở thung lũng Carmel, ngôi nhà của anh ta là một nơi hoang tàn đổ nát có thể trở thành một bức tranh nổi trong bảo tàng phản văn hóa, minh họa cuộc sống ở California những năm sáu mươi của thế kỷ XX. Hầu hết thời gian TJ thích làm việc độc lập, giám sát và công tác bí mật thay vì phải đi cặp đôi cùng với một đặc vụ CBI khác dù đây là quy định tiêu chuẩn của Cục. Đối tác thường xuyên của Dance lại đang ở Mexico trong một vụ dẫn độ và TJ đã túm ngay lấy cơ hội được trợ giúp cô trong vụ này và gặp ‘Đứa con của Manson.’
“Không run. Chỉ tò mò thôi.” Cô kể lại cuộc thẩm vấn đã diễn ra tốt thế nào cho tới khi bất thình lình Pell dọa cô. Dưới cái nhìn nghi ngờ của TJ, cô thừa nhận, “OK, có hơi run. Trước đó tôi từng bị đe dọa, nhưng kiểu đe dọa của hắn ta là kiểu tệ hại nhất.”
“Tệ hại nhất là sao?” Juan Millar, một thám tử trẻ, cao, nước da tối màu làm tại Bộ phận điều tra của MCSO - Văn phòng cảnh sát trưởng hạt Monterey, có trụ sở gần tòa án, hỏi.
“Bình thản đe dọa,” Dance nói.
TJ chen vào, “Những mối đe dọa vui vẻ. Ta biết mình gặp rắc rối khi họ không la hét nữa mà bắt đầu thì thầm.”
Bọn trẻ rất hay ở một mình…
“Có chuyện gì vậy?” Sandoval hỏi, có vẻ như quan tâm tình hình vụ của ông ta hơn là những mối đe dọa đối với Dance. “Khi hắn chối là không biết Herron thì không hề có phản xạ áp lực nào. Chỉ khi tôi buộc hắn nói về âm mưu của cảnh sát thì hắn bắt đầu thể hiện ác cảm và phủ định. Có một vài hành động cực đoan nữa, lệch khỏi mốc của hắn.”
Kathryn Dance được gọi là máy phát hiện nói dối sống, nhưng không chính xác như vậy; trên thực tế cô cũng như những nhà phân tích ý nghĩa cử chỉ và nhân viên thẩm vấn thành công khác là máy phát hiện áp lực. Đó chính là chìa khóa của sự lừa dối: Một khi phát hiện ra áp lực, cô sẽ thử chủ đề gây áp lực và đào cho tới khi đối tượng đầu hàng.
Các chuyên gia về ý nghĩa cử chỉ xác định được một số loại trải nghiệm áp lực cá nhân khác nhau. Áp lực phát sinh chủ yếu khi ai đó không nói hết sự thực được gọi là ‘áp lực dối lừa.’ Nhưng nhìn chung con người cảm thấy áp lực khi họ bồn chồn hay lo lắng, không liên quan đến nói dối hay không. Đây là điều mà một người cảm nhận được khi anh ta bị muộn giờ làm, phải nói chuyện trước công chúng hoặc sợ bị xâm hại cơ thể. Dance đã tìm ra những hành vi cử chỉ khác nhau khi một người chịu hai loại áp lực này.
Cô giải thích chuyện đó và nói thêm, “Cảm giác của tôi là hắn ta không kiểm soát được cuộc thẩm vấn. Thế là hắn phát khùng lên.” “Kể cả những gì chị nói sẽ giúp hắn bào chữa?” Juan Millar cò hương vô thức gãi gãi cánh tay trái. Thẻ căn cước của cậu ta ghi ở đó có một vết sẹo, dấu vết còn lại của một hình xăm băng nhóm đã được xóa bỏ.
“Đúng thế?’
Trong óc Dance lại phát sinh thêm một trong những bước nhảy tò mò. Từ A đến B đến X. Cô không thể giải thích được vì sao chúng lại phát sinh. Nhưng cô luôn để tâm. “Robert Herron bị giết ở đâu?” Cô đi ra chỗ tâm bản đồ hạt Monterey treo trên tường phòng Sandoval.
“Ở đây,” công tố viên chạm vào một vùng trên hình tứ giác màu vàng.
“Còn cái giếng chỗ họ tìm thấy cái ví và cái búa ở đâu?” Cách hiện trường vụ án khoảng một phần tư dặm, trong một khu dân cư. Dance đang nhìn chằm chằm vào tâm bản đồ. Cô cảm thấy ánh mắt của TJ trên người mình. “Có gì sai không sếp?”
“Anh có ảnh cái giếng ở đây không?” Cô hỏi.
Sandoval lục lọi trong đống giấy tờ. “Nhóm điều tra chụp nhiều ảnh lắm.”
“Mấy anh chàng khám nghiệm thích hàng lắm,” Millar nói, câu nói này nghe thật kỳ quặc từ một anh chàng hướng đạo sinh như cậu ta. Cậu ta nở một nụ cười ngượng nghịu. “Tôi nghe đâu đó như vậy.”
Công tố viên đưa ra một chồng ảnh màu, lục lọi trong đó cho tới khi ông ta thấy những bức cần tìm.
Chăm chú nhìn chúng, Dance hỏi TJ, “Sáu, bảy tháng trước, chúng ta có một vụ, cậu nhớ không?”
“Một vụ cháy. Chắc chắn rồi. Ở khu dân cư mới này.” Gõ tay vào tấm bản đồ chỗ có cái giếng, Dance tiếp tục, “Khu này vẫn còn đang xây, còn đây,” cô gật đầu về phía mấy tấm ảnh, “là một cái giếng đá cứng.”
Ai cũng biết nước quý thế nào ở vùng này của California, những chiếc giếng làm bằng đá cứng với lượng nước ít và không ổn định chưa bao giờ được dùng cho tưới tiêu mà chỉ dùng cho các hộ gia đình.
“Mẹ kiếp!” Sandoval thoáng nhắm mắt, “mười năm trước lúc Herron bị giết chỗ này vẫn là đất nông nghiệp. Cái giếng còn chưa có ở đây nữa.”
“Ba năm trước cũng chưa có nó,” Dance lẩm bẩm, “vì thế nên Pell đã rất khó chịu. Tôi đang tới rất gần sự thật: Ai đó đã lấy cái búa từ nhà bác gái hắn ở Bakefield và làm một cái ví giả rồi mới đặt chúng vào đây. Có điều không phải là để bẫy hắn ta.”
“Ôi! Không,” TJ thầm thì.
“Gì thế?” Millar hỏi, nhìn hết đặc vụ này sang đặc vụ khác. “Pell đã tự làm mọi thứ,” cô nói.
“Vì sao?” Sandoval hỏi.
“Vì hắn không thể trốn khỏi Capitola.” Nhà tù này cũng như nhà tù Pelican Bay phía bắc bang là một siêu nhà tù công nghệ cao. “Nhưng hắn có thể trốn từ đây.”
Kathryn vồ lấy điện thoại.
TCHƯƠNG 3
rong một xà lim đặc biệt - tách biệt với những tù nhân khác - Daniel Pell nghiên cứu cái lồng của hắn và hành lang phía sau dẫn đến tòa án.
Vẻ bề ngoài trông hắn ta hoàn toàn bình tĩnh nhưng trái tim hắn đang run rẩy. Mụ cớm thẩm vấn đã làm cho hắn sợ hết hồn với đôi mắt bình thản màu xanh lá đằng sau cặp kính vuông gọng đen và giọng nói kiên định. Hắn không nghĩ có ai đó xâm nhập vào đầu hắn sâu và nhanh đến thế. Cứ như thể cô ta có thể đọc được ý nghĩ của hắn.
Kathryn Dance…
Pell quay sang Baxter, người lính canh đang ở bên ngoài xà lim. Anh ta là một anh chàng tử tế, khác với người áp giải hắn khỏi Capitola, một người đàn ông lực lưỡng, đen và cứng như gỗ mun, lúc này đang ngồi im lặng ở cửa ngoài, quan sát mọi thứ.
“Điều tôi nói là…,” Pell tiếp tục nói chuyện với Baxter, “Chúa Jesus phù hộ tôi. Tôi đã từng hút đến ba gói một ngày. Ngài đã dành thời gian trong lịch trình bận bịu của Ngài để phù hộ cho tôi. Cuối cùng tôi bỏ được rồi.”
“Giá mà tôi có chút xíu sự phù hộ ấy,” anh chàng lính canh tâm sự.
“Tôi nói cậu biết,” Pell tâm sự, “bỏ thuốc khó hơn bỏ rượu nhiều.” “Tôi đã thử dùng băng, thứ dùng buộc vào tay ấy. Không được tốt lắm. Có lẽ ngày mai tôi sẽ cầu nguyện xin phù hộ. Tôi và vợ sáng nào cũng cầu nguyện.”
Pell không ngạc nhiên. Hắn đã nhìn thấy chiếc huy hiệu trên ve áo của anh ta. Nó có hình con cá. “Tốt cho cậu đấy.” “Tuần trước tôi đánh mất chìa khóa xe và chúng tôi đã cầu nguyện khoảng một tiếng. Chúa Jesus đã nói cho tôi biết chúng ở đâu. Còn giờ thì Daniel, tôi có một ý: Anh sẽ tới đây vào ngày xét xử. Nếu anh muốn, ta có thể cầu nguyện cùng nhau.” “Cảm ơn cậu.”
Điện thoại của Baxter reo. Một khắc sau, chuông báo động hú lên đinh tai nhức óc. “Cái quái gì thế?” Người lính áp giải của Capitola nhảy dựng lên.
Một quả cầu lửa khổng lồ trùm kín bãi đỗ xe. Cửa sổ phía sau xà lim có chấn song nhưng đang mở và một luồng lửa phụt qua. Khói đen đặc tràn vào phòng. Pell ngã xuống sàn. Hắn cuộn tròn như quả bóng. “Ôi, lạy Chúa!”
Baxter đông cứng người, nhìn chằm chằm vào ngọn lửa đang sôi sục, nuốt chửng cả khoảng sân phía sau tòa án. Anh ta vồ lấy điện thoại nhưng đường dây đã chết. Anh ta lấy máy bộ đàm để báo cáo về đám cháy. Daniel Pell cúi đầu và bắt đầu lẩm nhẩm những lời cầu nguyện Chúa Trời.
“Này, thằng kia, Pell!”
Tên tội phạm mở mắt.
Người áp giải của nhà tù Capitola đứng gần đó, nắm trong tay khẩu Taser. Anh ta ném cho Pell sợi xích chân. “Đeo vào. Ta sẽ đi theo hành lang đó, ra cửa ngoài vào xe buýt. Mày sẽ phải…” Lửa tiếp tục tràn vào xà lim. Ba người đàn ông hét lên. Thêm một thùng xăng xe nổ tung. “Mày sẽ phải ở ngay cạnh tao. Hiểu chưa?”
“Vấng, chắc chắn rồi. Đi thôi! Làm ơn đi!” Hắn nhanh chóng đeo sợi xích vào chân, thật chắc và chặt.
Toát mồ hôi, giọng nói run rẩy, Baxter nói, “Anh nghĩ đây là gì? Khủng bố?”
Người lính áp giải nhà tù Capitola lờ anh chàng lính canh đang hoảng loạn kia đi, dán mắt vào Pell. “Nếu mày không làm đúng những gì tao nói, mày sẽ bị năm chục ngàn vôn cắm ngay vào mông.” Anh ta chĩa khẩu Taser vào người tù. “Và nếu khênh mày theo khó quá, tao sẽ kệ cho mày chết cháy. Hiểu chưa?”
“Rồi thưa ông. Đi thôi. Làm ơn đi. Tôi không muốn ông hay Baxter bị thương vì tôi. Tôi sẽ làm mọi thứ ông muốn.” “Mở ra,” người lính áp giải quát Baxter, anh ta bấm nút. Sau một tiếng kêu, cánh cửa mở ra. Ba người đàn ông chạy dọc hành lang, qua một cánh cửa an ninh nữa, sau đó chạy dọc theo một hành lang mờ tối đầy khói. Chuông báo động reo ầm ĩ.
Nhưng từ từ đã, Pell nghĩ. Đây là báo động lần hai - lần đầu phát ra trước khi có vụ nổ bên ngoài. Có ai đó đã phát hiện ra hắn định
làm gì chăng?
Kathryn Dance…
Khi họ vừa chạy qua cánh cửa cứu hỏa, Pell quay đầu nhìn lại. Làn khói dày đặc đã tràn ngập hành lang quanh họ. Hắn hét lên với Baxter, “Không, muộn quá rồi. Cả tòa nhà này sẽ sập! Chạy khỏi đây thôi.”
“Anh ta đúng đấy,” Baxter vươn tới thanh chắn báo động của cửa ra vào.
Người lính áp giải của nhà tù Capitola, tuyệt đối bình tĩnh, nói chắc chắn, “Không. Ra cửa trước đến chỗ xe tù.”
“Ông điên à?” Pell gào lên, “Lạy Chúa! Chúng ta chết mất.” Hắn đá tung cánh cửa cứu hỏa.
Những người đàn ông bị một tiếng nổ dữ dội, nóng bỏng, khói và những tia lửa đập vào người. Bên ngoài là một bức tường dựng từ những chiếc xe hơi, bụi cây và thùng rác đang bị lửa thiêu. Pell quỳ xuống, lấy tay che mặt. Hắn ta gào lên, “Mắt tôi… Đau quá!”
“Pell, quỷ tha ma bắt…,” người lính áp giải tiến lên phía trước, nâng khẩu Taser lên.
“Hạ xuống đi. Anh ta có chạy đi đâu,” Baxter giận dữ nói, “anh ta bị thương rồi.”
“Tôi không nhìn được,” Pell rên rỉ, “ai đó giúp tôi với!” Baxter quay về phía hắn ta, cúi xuống.
“Đừng!” Người lính áp giải quát lên.
Sau đó, anh chàng lính canh nhà quê bật ngửa, vẻ kinh ngạc hiện trên mặt anh ta khi Pell liên tục đâm con dao lóc thịt vào bụng và ngực anh ta. Máu phun thành vòi, Baxter ngã khuỵu xuống cố gắng lấy hộp xịt hơi cay. Pell tóm vai anh ta xoay lại khi người lính áp giải to lớn bóp cò khẩu Taser. Súng nổ nhưng điện cực không trúng đích.
Pell vứt Baxter sang một bên và lao tới người lính áp giải, khẩu Taser vô dụng rơi trên sàn. Người đàn ông to lớn đông cứng, nhìn chằm chằm con dao. Đôi mắt xanh dương của Pell nghiên cứu khuôn mặt đen đúa đầy mồ hôi của anh ta. “Đừng làm thế Daniel.”
Pell lao vào.
Hai nắm đấm khổng lồ của người lính áp giải vung lên.
Nói năng vô ích. Những người nắm quyền kiểm soát không cần nạt nộ, quát tháo hay đe dọa. Pell lao tới, tránh những cú đấm của người đàn ông và đâm anh ta hàng chục nhát, lưỡi dao hướng ra ngoài và chĩa xuống dưới nắm tay phải siết chặt của hắn. Đâm là cách tốt nhất để chống lại đối thủ mạnh có ý định chống cự.
Khuôn mặt biến dạng, người lính áp giải ngã xuống, giãy giụa. Anh ta ôm lấy ngực và cổ họng. Một khắc sau, anh ta ngừng cử động. Pell nhặt chìa khóa và mở xiềng.
Baxter đang bò đi, cố gắng dùng những ngón tay trơn nhẫy máu lấy khẩu Mace ra khỏi bao. Mắt anh ta trở nên điên dại khi thấy Pell đến gần. “Làm ơn đi. Đừng làm gì tôi cả. Tôi chỉ làm việc của mình thôi mà. Chúng ta đều là con chiên ngoan đạo! Tôi đối xử tốt với anh mà. Tôi..
Pell tóm tóc anh ta. Hắn đã định nói, “Mày làm mất thời gian của Chúa khi cầu nguyện để tìm chìa khóa xe hơi. Nhưng mày không bao giờ nạt nộ, quát tháo hay đe dọa nên tao sẽ cho mày cái chết thật nhanh.” Pell cúi xuống cắt cổ anh ta thật ngọt.
Khi Baxter đã chết, Pell lại đi tới chỗ cánh cửa. Hắn che mắt và nhặt một cái túi chống cháy bằng kim loại, hắn đã lấy được con dao từ trong đó, ngay bên ngoài cửa.
Khi hắn đang thò tay vào trong túi lần nữa thì cảm thấy có nòng súng trên cổ mình. “Không được động đậy.”
Pell đông cứng.
“Vứt dao xuống.”
Một thoáng suy nghĩ. Khẩu súng rất chắc chắn, Pell cảm thấy bất kể là người nào đang cầm nó đi nữa thì người đó cũng sẵn sàng bóp cò. Hắn thở dài. Con dao rơi xuống nền nhà. Hắn nhìn viên sĩ quan người La tinh trẻ mặc thường phục, mắt đang nhìn hắn, tay cầm bộ đàm.
“Đây là Juan Millar. Kathryn, chị có đây không?”
“Nói đi,” giọng phụ nữ vang lên.
Kathryn…
“Tôi là Mười một - chín - chín, cần hỗ trợ lập tức, ở cửa thoát hiểm, tầng trệt ngay phía ngoài nhà giam. Tôi có hai lính gác bị thương. Bị thương nặng. Chín - bốn - năm, cần xe cứu thương. Nhắc lại, tôi là Mười một - chín..
Đúng lúc đó bình xăng của chiếc xe gần nhất ở cửa nổ tung, một lưỡi lửa màu da cam thổi qua khung cửa.
Viên sĩ quan cúi xuống.
Pell thì không. Râu hắn bắt lửa, ngọn lửa liếm cả vào má hắn. Nhưng hắn vẫn đứng yên. Nắm thật nhanh…
“JCHƯƠNG 4
uan, Pell đâu…? Juan, trả lời đi. Có chuyện gì ở đấy thế?” Không có trả lời.
Mười một - chín - chín là mã Tuần tra xa lộ, đó là mã mà tất cả nhân viên hành pháp của California đều biết. Điều đó có nghĩa là có một sĩ quan đang cần hỗ trợ ngay lập tức.
Nhưng không hề có trả lời gì sau yêu cầu của cậu ta. Giám đốc an ninh của tòa án, một tay cớm tóc hoa râm cắt cua thò đầu vào văn phòng. “Ai điều tra vụ này? Ai chịu trách nhiệm?” Sandoval nhìn Dance, “Cô là chỉ huy đây.”
Dance chưa bao giờ gặp phải tình huống như thế này - một quả bom lửa và cuộc vượt ngục của một tên sát nhân như Daniel Pell - nhưng cô cũng không biết ai từng gặp tình huống như vậy. Cô có thể điều phối các hoạt động cho tới khi có ai đó từ MCSO hoặc Tuần tra xa lộ đến thay thế. Hành động nhanh và dứt khoát là điều sống còn.
“Được rồi,” cô nói. Ra lệnh cho người phụ trách an ninh yêu cầu những nhân viên bảo vệ khác xuống tầng một ngay lập tức và tới các cánh cửa có người đang chạy ra.
Có tiếng thét bên ngoài. Mọi người chạy theo hành lang. Các bản tin được trao đổi tới lui qua bộ đàm.
“Nhìn xem này,” TJ nói khi hất đầu ra cửa sổ, chỗ bị làn khói đen che khuất tầm nhìn. “Ôi trời!”
Dù lửa vẫn đang cháy và có thể bùng lên bên trong tòa nhà ngay bây giờ nhưng Kathryn Dance vẫn quyết định ở lại văn phòng của Sandovan. Cô sẽ không phí thời gian cho việc chuyển chỗ hay sơ tán. Nếu tòa nhà bị lửa nuốt, họ có thể nhảy qua cửa sổ lên nóc những chiếc xe đang đỗ ở bãi trước, dưới đó khoảng ba mét. Cô thử gọi Juan Millar lần nữa, vẫn không có trả lời từ điện thoại hay bộ đàm của cậu ta, sau đó nói với người phụ trách an ninh, “Ta cần lục soát từng phòng trong tòa nhà.”
“Vâng, thưa cô.” Ông ta lao ra ngoài.
“Nếu hắn ta trốn được ra ngoài, tôi muốn chặn tất cả các con đường,” Dance nói với TJ. Cô cởi áo khoác, ném nó lên ghế. Vệt mồ hôi ướt đẫm dưới tay áo. “Ở đây, đây, đây nữa…” Những móng tay cắt ngắn của cô gõ ầm ĩ lên tấm bản đồ vùng Salinas phủ nhựa bóng. Nhìn vào những chỗ cô vừa chỉ, TJ gọi điện thoại cho Tuần tra xa lộ - cảnh sát bang California và MCSO.
Sandoval - công tố viên - mặt mũi nhăn nhó và choáng váng, cũng đang chằm chằm nhìn ra bãi đỗ xe đang bốc khói mịt mù. Ánh đèn pin phản chiếu trên cửa sổ. Ông ta không nói gì. Lại có thêm báo cáo được đưa đến. Không có dấu hiệu gì của Pell bên trong cũng như ngoài tòa nhà. Juan Millar cũng không thấy đâu.
Vài phút sau người phụ trách an ninh tòa nhà quay trở lại, mặt mũi nhem nhuốc. Ông ta ho khù khụ. “Đám cháy đã được kiểm soát. Chủ yếu cháy bên ngoài thôi.” Nhưng ông ta run rẩy nói thêm, “Nhưng, Sandy, tôi phải nói với ông, Jim Baxter chết rồi. Cả anh lính gác của Capitola cũng chết. Bị đâm. Có vẻ như Pell làm thế nào đó có được một con dao.”
“Chúng tôi không tìm thấy Millar. Có thể đã bị bắt làm con tin. Chúng tôi chỉ tìm thấy cái bộ đàm. Giả sử đây là bộ đàm của cậu ấy. Nhung chúng tôi không nghĩ ra là Pell đã đi đâu. Ai đó đã mở cửa thoát hiểm phía sau nhưng ở đó chỉ mấy phút trước thôi lửa còn cháy khắp nơi. Hắn không thể chạy ra lối ấy được. Chỉ còn một lựa chọn khác là chạy qua tòa nhà và hắn sẽ bị phát hiện ngay với bộ đồng phục phạm nhân.”
“Trừ phi hắn mặc quần áo của Millar,” Dance nói.
TJ nhìn cô vẻ bất ổn. Cả hai đều biết ảnh hưởng của kịch bản này.
“Thông báo cho tất cả mọi người, hắn ta có thể mặc bộ com lê đen, sơ mi trắng.” Millar cao hơn Pell khá nhiều. Cô nói thêm, “Có thể sẽ xắn ống quần.”
Người phụ trách an ninh gọi bộ đàm và gửi thông báo. Ngẩng lên từ máy điện thoại, TJ gọi, “Monterey đang đưa xe đến vị trí.” Anh ta chỉ về phía bản đồ. “CHP[3]đang huy động nửa tá xe tuần tra. Họ sẽ chặn hết các xa lộ trong mười lăm phút nữa.”
Họ có lợi thế vì Salinas không phải một thị trấn lớn - chỉ khoảng một trăm năm mươi nghìn người và là một vùng chuyên canh nông nghiệp (tên lóng của nó là Đĩa Salad Quốc gia). Những cánh đồng rau cải, dâu, giá đỗ, rau chân vịt và atisô bao phủ hầu hết khu vực lân cận, điều đó có nghĩa là số xa lộ và đường xá hắn có thể dùng để chạy trốn tương đối hạn chế. Nếu đi bộ, Pell có thể bị phát hiện trên những cánh đồng trồng toàn cây thấp.
Dance ra lệnh cho TJ gửi ảnh chân dung của Pell cho những sĩ quan đang chặn đường.
Cô còn phải làm gì nữa nhỉ?
Cô nắm lấy sợi dây buộc tóc có cái nơ đỏ mà Maggie đã buộc quanh tóc cô ngày hôm nay. Đó là một quy ước của hai mẹ con cô, mỗi sáng con bé đều chọn màu của sợi dây chun hoặc dây buộc tóc cho ngày hôm đó. Ngay lúc này, cô đang nhớ đến đôi mắt nâu lấp lánh của con bé đằng sau chiếc kính gọng kim loại khi nói với mẹ về trại hè âm nhạc ngày hôm đó và về loại bim bim mà con bé muốn ăn trong bữa tiệc sinh nhật của ông nó ngày mai (bây giờ cô đã nhận ra rằng đó chính là lúc Wes đã thả con dơi bông vào ví cô).
Cô nhớ là đã mong được thẩm vấn tên tội phạm huyền thoại này như thế nào.
“Đứa con của Manson.”
Bộ đàm của người phụ trách an ninh kêu lạch tạch. Một giọng nói vang lên khẩn cấp, “Chúng tôi có trường hợp bị thương. Rất nặng. Một thám tử của hạt Monterey. Hình như Pell đẩy thẳng cậu ta vào lửa. Đã gọi vận chuyển cấp cứu. Trực thăng đang trên đường đến.”
Không, không… Cô và TJ nhìn nhau. Khuôn mặt bình thường láu lỉnh không giấu diếm của anh ta biểu hiện sự hoảng sợ. Dance biết rằng Millar có thể đang phải chịu cơn đau khủng khiếp nhưng cô cần biết liệu cậu ta có bất cứ manh mối nào về việc Pell đi đâu hay không. Cô hất đầu về phía máy bộ đàm. Người phụ trách đưa nó cho cô. “Đây là đặc vụ Dance. Thám tử Millar còn tỉnh táo không?”
“Không thưa cô. Tình hình… tệ lắm.” Một khoảng lặng. “Cậu ấy có mặc quần áo không?”
“Cậu ta… làm ơn nhắc lại ạ.”
“Pell có lấy quần áo của Millar không?”
“À, không. Hết.”
“Vũ khí của cậu ấy thì sao?”
“Không có vũ khí.”
Mẹ kiếp!
“Nói với mọi người là Pell có vũ khí.”
“Rõ.”
Dance nói thêm, “Tôi muốn có một sĩ quan ở máy bay vận chuyển y tế kể từ lúc nó hạ cánh. Pell có thể muốn đi nhờ đấy.” “Rõ.”
Cô trả lại máy bộ đàm, lấy điện thoại và bấm phím bốn quay số nhanh.
“Đây là phòng chăm sóc tim mạch,” giọng nói nhỏ, bình thản của Edie Dance vang lên.
“Mẹ à, con đây.”
“Có chuyện gì thế Katie? Bọn trẻ làm sao à?” Dance hình dung ra một người phụ nữ chắc nịch, mái tóc bạc cắt ngắn và cặp kính gọng tròn màu xám to, sự lo lắng hiện trên khuôn mặt không có tuổi của bà. Có lẽ bà đang nghiêng người ra trước - phản xạ tự động của bà khi cảm thấy áp lực.
“Không, bọn con ổn. Nhưng một trong những thám tử của Michael bị bỏng. Rất nặng. Tòa án thì bị đốt, là một phần trong âm mưu vượt ngục. Mẹ sẽ thấy tin trong chương trình thời sự. Bọn con bị mất hai người. Người thám tử tên là Juan Millar. Mẹ gặp cậu ấy mấy lần rồi đấy.”
“Mẹ không nhớ. Cậu ấy đang được chuyển đến đây à?” “Sẽ đến ngay thôi. Vận chuyển cấp cứu.”
“Tệ thế à?”
“Chỗ mẹ có khoa bỏng không?”
“Nhỏ thôi. Sau này ta phải chuyển cậu ấy đến Alta Bates - Davis hay Santa Clara nhanh nhất có thể. Hoặc là đưa xuống Grossman.” “Thỉnh thoảng mẹ để mắt tới cậu ấy nhé? Cho con biết cậu ấy thế nào được không?”
“Tất nhiên rồi, Katie.”
“Và nếu có cách nào đó thì con muốn nói chuyện với cậu ấy. Bất cứ điều gì cậu ấy nhìn thấy đều có ích.”
“Tất nhiên rồi.”
“Con sẽ bận cả ngày hôm nay, kể cả nếu bọn con bắt được hắn ngay. Mẹ bảo bố đón bọn trẻ được không?” Stuart Dance, một nhà sinh vật biển đã về hưu, làm việc thời vụ tại bể cá Monterey nổi tiếng, nhưng luôn sẵn sàng làm tài xế cho bọn trẻ khi cần.
“Mẹ sẽ gọi ngay.”
“Cảm ơn mẹ.”
Dance gác máy, ngẩng lên đã thấy công tố viên Alonzo Sandoval đang tê tái nhìn bản đồ. “Ai giúp hắn thế nhỉ?” Ông ta lẩm bẩm. “Còn Pell thì ở đang chỗ khỉ nào thế?”
Những câu hỏi tương tự như cũng đang quay cuồng trong đầu óc Kathryn Dance.
Kèm với câu hỏi khác: Cô có thể làm gì để đọc suy nghĩ của hắn tốt hơn? Cô có thể làm gì để ngăn không cho toàn bộ thảm kịch này xảy ra?
CCHƯƠNG 5
hiếc máy bay lên thẳng trong bãi đỗ xe thổi ra một đám khói khi những cánh quạt gầm lên và nó cất cánh, chở Juan Millar đến bệnh viện.
Vaya con Dios …(hãy đi cùng Chúa – tiếng Tây Ban Nha) Dance có một cuộc gọi. Cô nhìn vào màn hình điện thoại. Cô ngạc nhiên tại sao người này phải mất nhiều thời gian đến thế mới gọi lại cho cô. “Charles,” cô nói với sếp mình, đặc vụ phụ trách văn phòng khu vực Trung Tây của CBI.
“Tôi đang trên đường đến tòa án. Ta có những gì, Kathryn?” Cô cập nhật thông tin cho ông ta, kể cả những người chết và tình trạng của Millar.
“Tôi rất tiếc… Có đầu mối hay bất cứ thứ gì mà ta có thể nói với họ không?”
“Nói với ai?”
“Báo chí.”
“Tôi không biết, Charles. Ta không có nhiều thông tin lắm. Hắn có thể ở bất cứ đâu. Tôi đã ra lệnh chặn các con đường và chúng tôi đang lục soát từng phòng.”
“Không có gì đặc biệt à? Không một phương hướng nào sao?” “Không.”
“Tôi muốn cô phụ trách vụ truy đuổi này.”
“Tôi?” Cô thấy ngạc nhiên. CBI chắc chắn là có quyền hạn; nó là cơ quan hành pháp cao nhất trong bang và Kathryn là đặc vụ cao cấp; cô có đủ năng lực như bất cứ người nào khác để giám sát vụ này. Dù vậy, CBI là một tổ chức điều tra và không có nhiều nhân viên. Tuần tra xa lộ bang California và Văn phòng cảnh sát trưởng có thể phải cung cấp người cho cuộc tìm kiếm.
“Sao không phải ai đó từ CHP hay MCSO?”
“Tôi nghĩ ta cần có sự điều phối tập trung trong trường hợp này. Chắc chắn sẽ tốt hơn. Ngoài ra, việc này đã xong. Tôi đã thông báo cho mọi người.”
Đã xong rồi? Cô tự hỏi không hiểu có phải vì thế mà ông ta không gọi lại cho cô ngay hay không, ông ta giành quyền kiểm soát một vụ có thể tạo danh tiếng trên báo chí cho CBI.
Được thôi, quyết định của ông ta cũng ổn với cô. Cô có chút cá nhân trong việc bắt giữ Pell.
Nhìn thấy hàm răng trần trụi của hắn ta, nghe những từ ngữ kỳ quái của hắn.
Làm cảnh sát thì thật khó sống. Bọn trẻ thì lại rất hay ở một mình, phải thế không? Có thể chúng cần bạn chơi cùng đây… “Được rồi, Charles. Tôi sẽ nhận. Nhưng tôi muốn cả Michael cùng tham gia.”
Michael O’Neil là viên thám tử của MCSO mà Dance cộng tác thường xuyên nhất. Cô và viên sĩ quan, người luôn ăn nói nhỏ nhẹ và sống cả đời mình ở Monterey, đã làm việc với nhau trong nhiều năm. Trên thực tế, anh ta là người kèm cặp cô khi cô gia nhập CBI.
“Thế cũng được.”
Tốt, Dance nghĩ. Vì cô vừa gọi cho anh ta.
“Tôi sẽ đến ngay. Tôi muốn được báo cáo lần nữa trước buổi họp.” Gác máy.
Ánh đèn pin chiếu vào mắt Dance khi cô đi ra phía sau tòa nhà tòa án. Cô nhận ra một trong những con bò mộng của CBI bên tấm lưới phản chiếu nhấp nháy ánh sáng đỏ và xanh.
Rey Carraneo, nhân viên mới nhất của phòng hiện ra và tiến lại phía cô. Người đàn ông gọn gàng với cặp mắt đen chìm dưới hàng lông mày rậm mới làm việc được hai tháng. Anh ta không hoàn toàn vô vị như vẻ ngoài của mình và cũng đã làm cảnh sát ba năm ở Reno - một nơi khó khăn - trước khi chuyển đến bán đảo để anh ta và vợ có thể chăm sóc bà mẹ đang ốm của mình, vẫn còn một vài góc cạnh cần phải mài dũa và một ít kinh nghiệm cần được nhét vào trong cái bụng thon nhỏ của anh ta, nhưng anh ta là một nhân viên hành pháp không biết mệt mỏi và đáng tin cậy. Và điều này thực sự rất đáng giá.
Carraneo chỉ ít hơn Dance khoảng sáu bảy tuổi gì đó, nhưng đó lại là khoảng thời gian rất quan trọng trong cuộc đời của một cảnh sát và anh ta không đủ dũng cảm để gọi cô là Kathryn như cô
thường xuyên đề nghị. Lời chào thường lệ của anh ta là một cái gật đầu. Lúc này anh ta đang gật đầu chào cô.
“Đi với tôi.” Nhớ lại bằng chứng của Herron và quả bom xăng, cô nói thêm, “Có thể hắn còn có đồng bọn và ta biết là hắn có vũ khí. Thế nên hãy mở to mắt ra.” Họ tiếp tục đi ra phía sau tòa nhà, nơi các nhân viên điều tra cháy nổ và các sĩ quan hiện trường vụ án của hạt Monterey từ Cục tác chiến hành pháp đang xem xét địa điểm vụ giết chóc. Nó trông giống như khung cảnh của một vùng chiến sự. Bốn chiếc xe bị cháy trơ khung, hai chiếc khác bị cháy một nửa. Mặt sau của tòa nhà đen sì như nhọ nồi, những chiếc thùng rác bị nóng chảy hết. Một làn khói xanh xám lơ lửng trên không gian. Cả khu vực bốc mùi cao su cháy và một thứ mùi ghê rợn hơn rất nhiều.
Cô nghiên cứu khu đỗ xe. Sau đó ánh mắt cô trượt tới cánh cửa hậu đang mở.
“Hắn không thể đi ra từ đây được,” Carraneo nói, nhắc lại chính ý nghĩ của Dance. Xuất phát từ những chiếc xe hơi cháy trụi và những vết cháy sém trên vỉa hè thì rõ ràng ngọn lửa đã bao bọc cánh cửa, ngọn lửa là phương tiện đánh lạc hướng. Nhưng hắn ta đi đâu được nhỉ?
“Những cái xe này đã được kiểm tra chưa?” Cô hỏi người lính cứu hỏa.
“Rồi. Chúng toàn là của nhân viên.”
“Này Kathryn, ta có một thiết bị,” một người đàn ông mặc đồng phục nói với cô. Anh ta là Cảnh sát trưởng cháy nổ của hạt. “Cái gì thế?” Cô gật đầu chào anh ta.
“Một cái va li kéo, loại to, đựng toàn hộp sữa giấy chứa đầy xăng. Chủ nhân của nó đặt nó dưới chiếc xe ở đằng kia. Dây cháy chậm.”
“Một tay chuyên nghiệp?”
“Có lẽ không phải. Chúng tôi tìm thấy phần còn lại của dây cháy chậm. Chị có thể làm ra nó từ giẻ rách và hóa chất. Chắc lấy hướng dẫn chế tạo từ Internet, tôi cho là thế. Kiểu dây cháy chậm bọn trẻ hay làm để nổ tung các thứ. Tôi gặp kiểu này nhiều lần rồi.”
“Anh có thể tìm hiểu thêm gì không?”
“Có thể. Chúng tôi sẽ gửi nó đến phòng thí nghiệm của MCSO và sau đó chúng ta sẽ xem.”
“Anh biết nó bị để lại khi nào không?”
Anh ta hất đầu về phía chiếc xe bị đặt bom ở dưới. “Lái xe đến đây khoảng chín giờ mười lăm, thế thì sẽ phải sau đó.” “Có hy vọng tìm thấy vân tay không?”
“Có lẽ là không.”
Dance đứng chống tay mạng sườn, xem xét vùng chiến sự. Cảm giác có gì đó không ổn.
Hành lang mờ tối, vết máu trên xi măng.
Cánh cửa mở.
Chầm chậm, nghiên cứu cả khu vực, Dance nhận thấy phía sau tòa nhà có gì đó trong khoảng rừng thông: Một cái cây trên đó đong đưa một dải băng màu cam - kiểu dải băng dùng để đánh dấu những bụi cây và gốc cây sẽ bị chặt. Lại gần hơn cô thấy đống lá thông ở dưới gốc cây đó to hơn những cây bên cạnh. Dance quỳ xuống và bắt đầu đào bới. Cô lôi lên một cái túi chống cháy được làm từ kim loại.
“Rey, tôi cần găng tay.” Khói làm cô ho sặc sụa.
Người đặc vụ trẻ lấy một đôi găng tay từ một phụ tá khám nghiệm hiện trường của MCSO và đưa nó cho cô. Bên trong cái túi là bộ đồng phục tù nhân màu cam của Pell và một bộ quần áo bảo hộ màu xám, thực ra là một bộ quần áo chống lửa. Nhãn trên bộ quần áo cho thấy vải được dệt từ sợi PBI và Kevlar, có chỉ số SFI là 3,2A/5. Dance không hiểu như thế nghĩa là gì - trừ một việc là nó đủ khả năng bảo vệ để đưa Daniel Pell an toàn qua đám cháy phía sau tòa nhà.
Vai cô sụp xuống vì căm phẫn.
Một bộ quần áo chống lửa? Chúng ta đang chống lại cái gì đây? “Tôi không hiểu,” Rey Carrnneo nói.
Cô giải thích rằng đồng bọn của Pell có thể đã đặt bom và để lại cái túi chống cháy ngoài cửa, trong túi có con dao và bộ đồ chống lửa, có thể cả một cái chìa khóa vạn năng để mở khóa còng và xích. Sau khi tước vũ khí của Juan Millar, Pell mặc bộ quần áo và chạy qua đám cháy tới cái cây được đánh dấu màu cam, ở đó đồng bọn đã giấu quần áo bình thường. Hắn thay đồ và lên đường.
Cô lấy chiếc bộ đàm Motorola và báo cáo những thứ cô tìm được, sau đó ra hiệu gọi sĩ quan khám nghiệm hiện trường MCSO
và đưa tang chứng cho anh ta.
Carraneo gọi cô ra một đám đất cách đó không xa. “Dấu chân.” Có vài dấu cách nhau khoảng một mét hai, do kẻ nào đã chạy qua để lại. Rõ ràng đó là dấu chân của Pell, hắn đã để lại những dấu chân rất rõ bên ngoài cửa thoát hiểm của tòa án. Hai đặc vụ CBI bắt đầu chạy theo hướng mà những dấu chân này dẫn tới.
Những dấu chân của Pell kết thúc ở con phố gần đó, San Benito Way, dọc theo nó là những miếng đất trống, một cửa hàng bán rượu, một cửa hàng bán bánh taco (loại bánh kẹp của Mexico) bẩn thỉu, một chi nhánh chuyển phát bưu điện và dịch vụ photocopy, một tiệm cầm đồ và một quán rượu.
“Tức là đồng bọn sẽ đón hắn ở đây,” Carraneo nói, nhìn xuôi nhìn ngược con phố San Benito Way.
“Nhưng có một phố khác ở phía bên kia tòa án. Gần hơn tới sáu mươi mốt. Sao lại ở đây?”
“Ở kia nhiều xe cộ hơn chăng?”
“Có thể.” Dance liếc mắt nhìn toàn khu, cô lại ho. Cuối cùng cô lấy lại được hơi thở và đưa mắt nhìn chéo qua phố. “Nào, đi thôi!”
N
* * * * *
gười đàn ông gần ba mươi tuổi, mặc quần soóc và áo sơ mi đồng phục của Worldwide Express lái chiếc xe thùng màu xanh lá cây qua các con phố trong khu trung tâm Salinas. Anh ta căng thẳng cảm nhận cái nòng súng đang ép vào vai mình và phát khóc. “Này ông, tôi không biết chuyện này là gì, nhưng chúng tôi không đem theo tiền mặt. Tôi chỉ có khoảng năm mươi đô, tiền riêng và nếu như ông muốn..
“Đưa ví của mày đây cho tao.” Tên kẻ cướp mặc quần soóc, chiếc áo gió và đội mũ lưỡi trai của đội Oakland A. Mặt hắn ta nhem nhuốc muội đen và một phần của bộ râu đã bị cháy rụi. Hắn ta độ trung niên nhưng gầy và khỏe. Đôi mắt xanh dương nhạt rất kỳ quặc.
“Bất cứ thứ gì ông muốn, thưa ông. Có điều đừng hại tôi. Tôi còn có gia đình.”
“Cái ví?”
Billy béo tròn phải mất một lúc mới lấy được cái ví ra khỏi túi quần soóc chật cứng. “Đây!”
Người đàn ông lật lật xem cái ví. “Này, William Gilmore, số nhà 3435 đại lộ Rio Grande, Marina, California, bố của hai đứa trẻ xinh đẹp, nếu như ảnh này là mới chụp.”
Nỗi sợ hãi bùng lên trong người anh ta.
“Và là chồng của người vợ đáng yêu này. Nhìn những lọn tóc xoăn mà xem. Xoăn tự nhiên đây, bao nhiêu tao cũng cá. Ngồi lệch vào đây. Cứ đi đến chỗ tao bảo mày đến.” Rồi tên cướp nói, “Đưa tao cái di động của mày.”
Giọng hắn bình thản. Bình thản là tốt, tức là hắn sẽ không làm gì bất thình lình hay ngu xuẩn.
Billy nghe tiếng gã đàn ông quay số
“Lo. Tao đây. Ghi cái này lại.” Hắn đọc lại địa chỉ của Billy. “Hắn ta có vợ và hai đứa con. Vợ xinh lắm. Mày sẽ thích mái tóc.” Bill thầm thì, “Ông gọi ai thế? Làm ơn thưa ông… Làm ơn đi. Lấy xe, lấy gì cũng được. Tôi sẽ cho ông đủ thời gian để ông đi xa hẳn. Một giờ. Hai giờ. Chỉ có đừng…”
“Suỵt.” Người đàn ông tiếp tục gọi điện thoại, “Nếu tao không đến, có nghĩa là tao không qua được trạm gác vì chưa thuyết phục được William ở đây. Mày đến thăm nhà nó. Bọn chúng là của mày tất.”
“Không!” Billy quay lại và chộp lấy điện thoại.
Họng súng chạm vào mặt anh ta. “Lái xe tiếp đi con trai. Không phải lúc chạy xe địa hình đâu.” Tên cướp đóng điện thoại và bỏ vào túi hắn.
“William… Người ta gọi mày là Bill chứ?”
“Chủ yếu gọi là Bill thưa ông.”
“Billy, tình hình là thế này. Tao vừa trốn khỏi nhà tù dưới kia.” “Vâng thưa ông. Không sao thưa ông.”
Gã đàn ông cười to. “Được rồi, cảm ơn. Mày đã nghe tao nói chuyện điện thoại. Mày biết tao muốn gì. Mày đưa tao qua trạm gác, tao sẽ để mày đi và gia đình mày an toàn.”
Mặt nóng bừng như sốt, bụng co thắt vì sợ hãi, Billy lau mồ hôi trên đôi má béo tròn của anh ta.
“Mày không phải mối đe dọa của tao. Ai cũng biết tên tao và tao trông thế nào. Tao là Daniel Pell và ảnh của tao sẽ đầy trên bản tin chiều. Thế nên tao chẳng có lý do gì để hại mày nếu như mày làm đúng những gì tao nói. Còn giờ thì bình tĩnh lại chút đi. Mày phải tập trung. Nếu cảnh sát chặn mày lại tao muốn thấy một nhân viên giao hàng vui vẻ và tò mò, nhíu mày và hỏi xem có chuyện gì xảy ra trong thị trấn. Sao lại có khói, sao lại hỗn loạn? Ôi trời! Mày hiểu chưa?”
“Làm ơn đi, tôi sẽ làm bất cứ điều gì..
“Billy, tao biết mày đang lắng nghe tao nói. Tao không muốn mày làm bất cứ điều gì. Tao muốn mày làm những gì tao yêu cầu. Thế thôi. Còn gì đơn giản hơn nữa đâu?”
KCHƯƠNG 6
athryn Dance và Carraneo đang ở trong chi nhánh You Mail It trên phố San Benito Way, nơi họ vừa phát hiện ra rằng công ty chuyển phát bưu kiện Worldwide Express đã có đợt giao
hàng vào buổi sáng hàng ngày ngay sau vụ đào thoát diễn ra. A tới B tới X…
Dance nhận ra rằng Pell có thể ra lệnh cho lái xe đi qua các trạm gác và gọi điện cho giám đốc chi nhánh Salirtas của Worldwide Express, ông ta xác nhận rằng lái xe trên tuyến này đã không giao những bưu kiện còn lại theo lịch trình. Dance đã có biển số xe của anh ta và chuyển nó tới MCSO.
Họ quay về văn phòng của Sandy Sandoval để chỉ huy tìm kiếm chiếc xe tải. Thật không may, có tới hai mươi lăm chiếc xe tải của Worldwide trong khu vực nên Dance yêu cầu ông giám đốc ra lệnh cho những tài xế khác rẽ vào trạm xăng gần nhất ngay lập tức. Chiếc xe còn chạy sẽ là xe có Daniel Pell.
Dù vậy việc này phải tốn chút thời gian. Giám đốc cần phải gọi di động cho họ vì dùng bộ đàm sẽ cảnh báo Pell rằng họ đã biết cách trốn chạy của hắn.
Một bóng người chầm chậm bước qua cửa ra vào. Dance quay lại và thấy Michael O’Neil, Phó giám đốc MCSO mà cô đã gọi điện. Cô gật đầu chào anh ta với một nụ cười, cảm thấy nhẹ nhàng hơn nhiều khi anh đã ở đây. Trên cả trái đất này không có nhân viên hành pháp nào tốt hơn anh để cùng chia sẻ gánh nặng.
O’Neil đã làm việc cho MCSO nhiều năm. Anh ta bắt đầu với tư cách là một phụ tá non nớt và phấn đấu để trở thành một điều tra viên chuyên nghiệp, có phương pháp, với một hồ sơ bắt giữ tội phạm ấn tượng - quan trọng hơn là tỷ lệ kết án cao. Giờ anh là Phó giám đốc và thám tử của Phòng thực thi tác chiến của Bộ phận điều tra của MCSO.
Anh đã từ chối những lời mời béo bở gia nhập những tập đoàn bảo vệ an ninh hoặc tham gia các tổ chức hành pháp lớn hơn như CBI hoặc FBI. Anh không nhận những công việc phải chuyển chỗ ở
hoặc đi công tác nhiều. Nhà của O’Neil là bán đảo Monterey và anh không có ý định chuyển đi bất cứ đâu. Bố mẹ anh vẫn sống ở đây, trong một ngôi nhà nhìn ra biển nơi anh và người anh em của mình đã cùng nhau lớn lên (bố anh bị lão suy, mẹ anh đang dự định bán nhà và chuyển ông đến viện dưỡng lão. O’Neil dự kiến mua lại ngôi nhà chỉ để giữ nó lại cho gia đình).
Với tình yêu biển cả, thú vui câu cá và chiếc thuyền của mình, Michael O’Neil có thể trở thành người hùng kiên định và khiêm tốn trong một cuốn tiểu thuyết nào đó của nhà văn John Steinbeck, như Doc trong cuốn Cannery Rom. Trên thực tế viên thám tử, nhà sưu tầm sách đầy đam mê này có những bản đầu tiên của tất cả những gì mà Steinbeck đã viết ra (cuốn yêu thích của anh là Travels With Charley, một cuốn tiểu thuyết hiện thực nói về chuyến đi của nhà văn vòng quanh nước Mỹ cùng với con chó dòng Standard Poodle của ông).
Thứ Sáu tuần trước, Dance và O’Neil đã cùng nhau bắt được một tên tội phạm ba mươi tuổi tên là Ese, thủ lĩnh của một băng nhóm đặc biệt nguy hiểm gốc Mexico đang hoạt động ở Salinas. Họ đã kỷ niệm sự kiện này bằng cách cùng mở một chai vang Piper Sonoma trong nhà hàng trên cầu cảng Fisherman đầy khách du lịch.
Lúc này, có vẻ như lần kỷ niệm đó đã xảy ra cách đây hàng thập kỷ.
Đồng phục của MCSO may bằng vải kaki bình thường, nhưng O’Neil thường mặc vải mềm và ngày hôm nay anh mặc bộ vét màu xanh hải quân với chiếc áo sơ mi sẫm, màu than, không ca vát, hợp với mái tóc trên đầu anh. Đôi mắt nâu bên dưới mi mắt chuyển động chậm rãi khi đọc bản đồ khu vực. Cơ thể anh hình trụ với cánh tay to khỏe, thừa hưởng từ gene cũng như từ những cuộc chiến với đông đồ đi biển trong vịnh Monterey mỗi khi thời gian và thời tiết cho phép anh lên thuyền.
O’Neil gật đầu chào TJ và Sandoval. “Có tin gì của Juan không?” Dance hỏi.
“Đang chờ.” Anh và Millar thường xuyên làm việc cùng nhau và đi câu cá mỗi tháng một lần. Dance biết khi lái xe tới đây anh đã liên lạc với bác sĩ và gia đình Millar.
Cục điều tra California không có đơn vị điều phối tập trung cho máy bộ đàm liên lạc trên xe tuần tra, xe cứu thương hoặc tàu, vì vậy O’Neil đã sắp xếp để bộ phận liên lạc trung tâm của Văn phòng cảnh sát trưởng chuyển tiếp thông tin về chiếc xe tải mất tích của Worldwide Express tới tất cả những phụ tá của mình và của Tuần tra xa lộ. Anh nói với họ rằng trong vòng vài phút chiếc xe chạy trốn sẽ là chiếc duy nhất không dừng tại trạm xăng.
O’Neil nhận điện thoại và gật đầu, đi về phía tấm bản đồ. Anh kẹp điện thoại giữa vai và tai, nhặt một tập giấy nhớ hình con bướm và bắt đầu dán chúng lên bản đồ.
Lại thêm các trạm kiểm soát, Dance nhận ra.
Anh dập máy. “Họ đã ở trên đường 68,183 và 101… Chúng ta cũng đã chặn đường hậu đến Hollister, Soledad và Greenfield. Nhưng nếu hắn ta đi vào Pastures of Heaven (Bãi chăn của Thiên đường) thì sẽ khó phát hiện được chiếc xe tải, kể cả có dùng trực thăng chăng nữa, ngay lúc này thì sương mù cũng là một vấn đề.”
“Bãi chăn của Thiên đường” là tên mà John Steinbeck đặt cho một thung lũng màu mỡ, đầy những vườn cây ăn quả bên xa lộ 68 trong một cuốn sách cùng tên của ông. Phần lớn khu vực quanh Salinas là vùng đất nông nghiệp bằng phẳng và thấp, nhưng ta không cần đi quá xa để thấy cây cối. Ở ngay gần đó là khu Castle Rock hiểm trở mà những vách đá, con dốc và cây cối sẽ là những nơi tuyệt vời để lẩn trốn.
Sandoval nói, “Nếu đồng bọn của Pell không lái chiếc xe chạy trốn thì hắn ở đâu?” TJ đề xuất, “Chúng hẹn nhau ở đâu đó?” “Hoặc loanh quanh đâu đó,” Dance nói, hất đầu ra phía cửa sổ. “Cái gì?” Công tố viên hỏi, “Sao hắn lại làm thế?”
“Để tìm hiểu xem chúng ta điều tra vụ này thế nào, ta biết gì. Ta không biết gì.”
“Cái này nghe hơi… khiên cưỡng, cô có nghĩ thế không?” TJ cười, chỉ chiếc xe đang âm ỉ cháy. “Tôi có thể nói rằng đây là từ khá hợp cho toàn bộ những thứ này.”
O’Neil khuyến nghị, “Có thể hắn muốn làm chúng ta chậm bước.” Dance nói, “Cũng có lý. Pell và đồng bọn của hắn không biết ta đang theo cái xe tải. Tất cả những gì chúng biết là ta vẫn nghĩ hắn còn trong khu này. Tên đồng bọn có thể làm mọi việc như thể Pell
vẫn còn đâu đây. Có thể sẽ phải bắn ai đó ngoài phố có thể cài một thiết bị nữa.”
“Chết tiệt. Lại quả bom nữa ư?” Sandoval nhăn mặt. Dance gọi người phụ trách an ninh và nói với anh ta rằng có khả năng tên đồng bọn vẫn ở đâu đây và có thể là một mối đe dọa. Nhưng hóa ra họ không còn thời gian để phỏng đoán liệu tên đồng bọn có còn quanh đây hay không. Kế hoạch về chiếc xe tải của Worldwide Express đã được đền bù. Bộ đàm gọi cho O’Neil từ trung tâm MCSO nói hai cảnh sát địa phương đã tìm thấy Daniel Pell và đang truy đuổi.
C
* * * * *
hiếc xe tải giao hàng màu xanh sẫm cuộn lên một đám bụi trên con đường nhỏ.
Người sĩ quan mặc đồng phục lái chiếc xe của Cảnh sát Salinas, một lính thủy đánh bộ giải ngũ sau chiến tranh bám chắc tay lái xe như thể anh ta đang bám vào bánh lái chiếc xuồng ba mét bơi trên biển sóng cao ba mét sáu.
Cộng sự của anh - một người Mỹ Latinh gân guốc - một tay đang bám vào bảng điều khiển, một tay cầm ống nói bộ đàm, “Xe cảnh sát Salinas Số Bảy. Chúng tôi vẫn theo hắn ta. Hắn rẽ vào một nhánh đường đất bên ngoài Natividad, khoảng một dặm phía nam Old Stage.”
“Rõ. Trung tâm báo Số Bảy, thận trọng, đối tượng có thể có vũ khí và nguy hiểm.”
“Nếu hắn có vũ khí, tất nhiên là hắn nguy hiểm,” người lái xe nói và đánh rơi kính râm khi chiếc xe nảy lên không trung lúc va phải một ổ trâu. Hai sĩ quan gần như không nhìn thấy con đường phía trước vì chiếc xe tải của Worldwide làm bụi bay mịt mù như bão cát.
“Trung tâm gọi Số Bảy. Chúng tôi đã đưa tất cả các đơn vị sẵn có lên đường.”
“Rõ.”
Yểm trợ là ý tưởng hay. Tin đồn là Daniel Pell, một thủ lĩnh tôn giáo điên khùng, Charles Manson của thời đại ngày nay, đã bắn hạ gần một tá người ở tòa án, châm lửa đốt chiếc xe buýt chở đầy học sinh và khi mở đường máu chạy trốn qua một nhóm thẩm phán tương lai, đã chém và giết chết bốn người. Cũng có thể là hai hoặc tám người. Sự thực thế nào đi nữa thì những sĩ quan này muốn có mọi sự trợ giúp nhiều nhất có thể.
Người cựu lính thủy lầm bầm, “Hắn chạy đâu thế? Chẳng có gì trên ấy cả.”
Con đường chủ yếu được dùng cho máy móc nông nghiệp và xe buýt chở những người lao động nhập cư ra đồng và ngược lại. Nó không dẫn tới một xa lộ chính nào. Không có vụ đưa đón nào trên đường, mục đích của con đường cũng như việc nó không dẫn tới xa lộ chính có thể nhận ra từ tình trạng hư nát, những bể chứa nước uống và nhà vệ sinh di động trên những toa xe bên đường.
Nhưng Daniel Pell có lẽ không biết điều đó và cho rằng đó là một con đường giống như những con đường khác. Nhưng nó lại là một con đường bất ngờ kết thúc giữa một đồng atisô. Phía trước họ khoảng ba mươi mét, Pell đạp phanh trong cơn hoảng loạn và chiếc xe tải bắt đầu trượt. Không có cách nào để nó dừng lại được. Hai bánh trước của chiếc xe rơi thẳng xuống con kênh thủy lợi nông, hai bánh sau bay bổng trời lên rồi rơi xuống thật mạnh.
Chiếc xe tuần tra phanh lại gần đó. “Số Bảy đây,” anh chàng cảnh sát người Latinh gọi bộ đàm, “Pell đã dừng xe.” “Rõ, hắn có…”
Hai sĩ quan nhảy ra khỏi xe, súng ngắn lăm lăm. “Hắn sắp chạy ra, hắn sắp chạy ra.”
Nhưng chẳng có ai ra khỏi chiếc xe.
Họ lại gần chiếc xe. Cửa sau mở tung trong khi va đập nhưng họ chẳng nhìn thấy gì ngoài mấy chục gói bưu kiện và phong bì nằm lăn lóc trên sàn. “Hắn đây rồi, nhìn này.”
Pell nằm im, mặt úp xuống sàn xe.
“Có thể hắn bị thương?”
“Ai thèm quan tâm.”
Hai sĩ quan chạy tới, còng tay và lôi hắn ra khỏi chỗ đang bị kẹt.
Họ ném hắn xuống đất. “Được đấy anh bạn, nhưng mà… Mẹ kiếp. Có phải là hắn đâu.”
“Cái gì?” Đồng đội của anh ta hỏi lại.
“Xin lỗi, nhưng trông hắn có giống như một thằng da trắng bốn mươi ba tuổi không?”
Người cựu lính thủy cúi xuống nhìn một cậu bé đang chếnh choáng, trên má xăm hình một giọt lệ, ký hiệu của băng nhóm và quát ‘Mày là ai?’ bằng tiếng Tây Ban Nha, một ngôn ngữ mà bất cứ nhân viên hành pháp nào ở Salinas cũng nói được.
Thằng bé tránh ánh mắt họ, lầm bầm bằng tiếng Anh, “Tao không nói… Bọn mày biến đi.”
“Ôi trời!” Viên cảnh sát gốc Mỹ Latinh nhìn vào chiếc xe, chìa khóa vẫn còn đung đưa trong ổ. Anh hiểu ngay: Pell đã để chiếc xe tải trên một con phố của thị trấn mà không tắt động cơ, biết rằng nó sẽ bị đánh cắp - ồ, ngay sau sáu mươi giây - và như thế cảnh sát sẽ đuổi theo nó và cho Pell cơ hội chạy trốn theo hướng khác.
Một ý nghĩ nữa. Không tốt tí nào. Anh quay sang chàng cựu lính thủy. “Anh có nghĩ là khi ta báo đã tóm được Pell và họ đã gọi tất cả mọi người đến yểm trợ… Ý tôi là anh có nghĩ họ sẽ lấy yểm trợ từ các chốt chặn đường không?”
“Không, họ không làm thế chứ. Thế thì ngu xuẩn quá.” Hai người đàn ông nhìn nhau.
“Lạy Chúa!” Viên sĩ quan gốc Latinh lao đến xe cảnh sát và vồ lấy máy bộ đàm.
“MCHƯƠNG 7
ột chiếc Honda Civic,” TJ báo cáo, đặt máy sau cuộc điện thoại với DMV, “đã được sử dụng năm năm. Màu đỏ. Tôi có biển số.” Họ biết lúc này Pell đang trong chiếc xe riêng của người lái xe tải cho Worldwide Express, chiếc xe đã biến mất khỏi bãi đỗ xe của công ty ở Salinas.
TJ nói thêm, “Tôi sẽ thông báo cho các chốt chặn đường.” “Lúc họ về tới vị trí,” Dance lầm bầm.
Vài điều phối viên địa phương đã ra lệnh cho các chốt chặn gần đó bỏ vị trí để truy đuổi chiếc xe tải của Worldwide Express và làm cho các đặc vụ và O’Neil rất bực mình. Trên khuôn mặt bình thản của anh hiện lên vẻ có thể gọi là căm giận - đôi môi mím chặt - anh điều các xe về lại vị trí ngay lập tức.
Họ đang ở trong phòng họp cách văn phòng của Sandoval một hành lang. Lúc này rõ ràng là Pell không còn ở gần tòa án nữa, Dance muốn về trụ sở của CBI nhưng Charles Overby bảo họ ở lại tòa án cho tới khi ông ta đến.
“Tôi nghĩ ông ta muốn chắc chắn rằng sẽ không có cuộc họp báo nào,” TJ nói, điều làm Dance và O’Neil đều cười một cách chua chát khi nghe thấy. “Vừa nói đến,” TJ thì thầm, “thì đã đến ngay rồi.”
Một bóng người tự tin bước qua khung cửa. Charles Overby, nhân viên hành pháp với năm mươi lăm năm trong nghề. Không chào hỏi, ông ta hỏi Dance, “Hắn không có trong xe tải?”
“Không. Một tên nhóc trong băng nhóm địa phương. Pell đã để chiếc xe tải nổ máy. Hắn biết sẽ có kẻ trộm nó và chúng ta sẽ tập trung vào đó. Hắn chuồn trên xe của chính người lái xe tải.” “Người lái xe đang ở đâu?”
“Không có dấu hiệu gì.”
“Ối chà.” Charles Overby, tóc nâu, rám nắng là một lực sĩ theo kiểu hình quả lê, một người chơi tennis và đánh golf. Ông ta là giám đốc mới được bổ nhiệm của văn phòng CBI vùng Trung Tây. Viên đặc vụ phụ trách mà ông ta thay thế, Stan Fishbume đã nghỉ hưu sớm vì lý do sức khỏe và làm cho nhân viên của CBI chịu sự bàng
hoàng tập thể (vì cơn đột quỵ nghiêm trọng của Fishbume và vì người thay thế ông ta phụ trách họ).
O’Neil nhận điện thoại và Dance cập nhật tình hình cho Overby, bổ sung một số chi tiết về chiếc xe mới của Pell và sự lo lắng của họ về việc đồng bọn của hắn vẫn còn ở gần đây.
“Cô nghĩ là hắn đã cài một thiết bị khác?”
“Ít có khả năng. Nhưng chuyện còn kẻ đồng phạm là có lý.” O’Neil đặt máy.
“Các chốt chặn đã về hết vị trí.”
“Ai bỏ chúng đi?” Overby hỏi.
“Chúng tôi không biết.”
“Tôi chắc rằng không phải là chúng tôi hay các anh, phải không Michael?” Overby hỏi vẻ khó chịu. Một khoảng lặng bối rối. Sau đó O’Neil nói, “Không phải, Charles.”
“Ai vậy?”
“Chúng tôi không chắc.”
“Ta cần làm rõ việc này.”
Đổ lỗi cho nhau thật mệt mỏi. O’Neil nói anh sẽ làm việc đó. Dance biết anh sẽ không động tay chân, nhưng với việc nhận lời đó, Overby đã kết thúc việc chỉ tay đổ lỗi.
Viên thám tử nói tiếp, “Không ai nhìn thấy chiếc Civic. Nhưng thời gian không phù hợp. Hắn có thể đi đường 68 hoặc 101. Tôi thì không nghĩ là đường 68.”
“Không thể,” Overby đồng ý. Xa lộ 68 nhỏ hơn có thể dẫn Pell quay ngược lại thị trấn Monterey đông dân cư. Đường 101, rộng như một xa lộ liên bang có thể đưa hắn tới bất cứ đường cao tốc nào trong bang.
“Họ đã đặt thêm những chốt kiểm tra mới ở Gilroy. Và xuống phía dưới ba mươi dặm nữa.” O’Neil dính những mẩu giấy có hình con bướm lên những vị trí thích hợp.
“Cô cũng để ý đến các bến xe khách và sân bay rồi chứ?” Overby hỏi. “Đúng thế,” Dance trả lời.
“Sở cảnh sát San Jose và Oakland cũng tham gia rồi chứ?” “Vâng, cả Santa Craz, San Benito, Merced, Santa Clara, Stanislaus và San Mateo.” Những hạt lân cận.
Overby ghi chép. “Tốt,” ông ta ngẩng lên nói, “à, tôi vừa nói chuyện với Amy.”
“Grabe?”
“Đúng thế.”
Amy Grabe là SAC - đặc vụ phụ trách đặc biệt của Văn phòng CBI San Francisco tại địa phương. Dance cũng đã biết nhân viên hành pháp sắc sảo chuyên nghiệp này. Vì văn phòng CBI ở Trung Tây mở rộng lên phía bắc của vùng vịnh nên cô mới có vài cơ hội làm việc với bà ta. Cô đã gặp người chồng đã mất của mình, một đặc vụ của cơ quan FBI địa phương cũng vì lý do trên.
Overby tiếp tục, “Nếu ta không bắt được Pell, họ sẽ cử tới một chuyên gia.”
“Một cái gì?”
“Người nào đó trong Cục đã xử lý những vụ như thế này.” Đây là cuộc vượt ngục, Dance suy nghĩ. Chuyên gia kiểu gì được? Cô nghĩ đến Tommy Lee John trong phim Kẻ đào tẩu. O’Neil cũng tò mò, “Một chuyên gia đàm phán?”
Nhưng Overby nói, “Không, anh ta là một chuyên gia về các giáo phái. Đã làm rất nhiều vụ với những kẻ như Pell.”
Dance nhún vai, một cử chỉ minh họa - những cử chỉ nhấn mạnh nội dung ngôn từ, trong trường hợp này biểu thị sự nghi ngờ của cô. “Được thôi, nhưng tôi không chắc vị chuyên gia kia sẽ có ích đến mức nào.” Cô đã từng làm việc trong nhiều nhóm đặc nhiệm phụ trách chung. Cô không chống lại việc chia sẻ quyền lực với Cục liên bang hay bất cứ ai, nhung phối hợp với các cơ quan khác làm thời gian phản ứng chậm lại đáng kể. Ngoài ra cô không thấy một thủ lĩnh giáo phái có thể làm thế nào để trốn chạy nếu như không phải là giết người hay cướp ngân hàng.
Nhưng Overby đã quyết định, cô biết điều đó từ giọng và cử chỉ của ông ta. “Anh ta là một người tuyệt vời, có thể thâm nhập được vào tâm trí của chúng. Tâm lý giáo phái rất khác với tâm lý bọn tội phạm bình thường của các vị.”
Phải thế không?
Đặc vụ phụ trách đưa cho Dance một mẩu giấy có ghi tên và điện thoại. “Anh ta ở Chicago, đang hoàn thành nốt một vụ, nhưng sẽ tới đây tối nay hoặc sáng mai.”
“Ông chắc về việc này chứ, Charles?”
“Với Pell, ta có thể dùng tất cả mọi sự trợ giúp. Tuyệt đối. Một cao thủ ở Washington thì sao? Thêm kinh nghiệm, thêm sức mạnh cá nhân.”
Càng có thêm người để đổ tội, Dance nghĩ một cách bất cần và chợt nhận ra điều gì đang xảy ra. Grabe hỏi liệu FBI có thể giúp gì trong việc truy tìm Pell và Overby đã chộp ngay lấy lời đề nghị, nghĩ rằng nếu có thêm người vô tội bị hại hay kẻ đào tẩu vẫn đang tự do thì sẽ có thêm hai người đứng ở bục phát biểu của phiên họp báo thay vì chỉ có một mình ông ta. Nhưng cô vẫn giữ nguyên nụ cười trên mặt. “Được, tôi hy vọng ta sẽ tóm được hắn trước khi phải phiền tới người khác.”
“Kathryn này. Tôi cũng muốn cô biết. Amy hỏi cuộc đào tẩu đã diễn ra như thế nào và tôi có nói với bà ấy là cuộc thẩm vấn của cô không liên quan gì tới việc đó.”
“Cái gì… của tôi?”
“Sẽ không có vấn đề gì đâu. Tôi đã nói với bà ấy là cô không làm gì giúp Pell trốn thoát cả.”
Cô cảm thấy mặt mình nóng lên và chắc chắn đang đỏ lên. Nhờ cảm xúc này, cô phát hiện được rất nhiều sự lừa dối trong những năm qua vì cảm giác lỗi lầm và xấu hổ làm máu chảy nhanh hơn. Sự giận dữ cũng vậy.
Amy Grabe có lẽ còn không biết là Dance đã thẩm vấn Pell, chưa nói đến chuyện bà ấy nghi ngờ là cô đã vô ý làm việc gì đó để giúp hắn chạy trốn.
Nhưng giờ thì chắc chắn là bà ấy và Văn phòng San Francisco của Cục đã có suy nghĩ này.
Có thể cả trụ sở CBI ở Sacramento nữa. Cô rít lên, “Hắn chạy trốn từ nhà giam, không phải từ phòng thẩm vấn.”
“Tôi nói về việc Pell có thể lấy được thông tin gì đó từ cô mà hắn có thể sử dụng để trốn thoát.”
Dance cảm nhận được sự căng thẳng của O’Neil. Viên thám tử có xu hướng mạnh mẽ bảo vệ những người đã có kinh nghiệm làm việc lâu như anh ta. Nhưng anh biết rằng Kathryn Dance là người phụ nữ thích tự tranh đấu trong cuộc chiến của mình. Anh yên lặng.
Cô điên người vì việc Overby nói bất cứ điều gì với Grabe. Giờ cô đã hiểu: Đó là lý do ông ta muốn CBI xử lý vụ này - nếu bất cứ cơ quan nào khác phụ trách, điều đó sẽ là sự công nhận rằng Cục có trách nhiệm với vụ đào tẩu này theo một cách nào đó.
Nhưng Overby vẫn chưa xong, “Còn bây giờ là chuyện an ninh… Tôi chắc chắn là nó đủ chặt chẽ. Cảnh giác đặc biệt với Pell. Tôi có nói với Amy là cô đã bảo đảm điều đó.”
Vì ông ta chưa hỏi han gì nên cô chỉ đơn giản lạnh lùng nhìn lại và không cho ông ta tí khẳng định nào.
Có thể ông ta tự cảm thấy mình đã đi quá xa bèn lảng nhìn đi chỗ khác, nói, “Tôi chắc chắn là mọi việc sẽ ổn thôi.” Vẫn im lặng.
“Được rồi. Tôi còn có cuộc họp báo. Đến lượt tôi đứng trước họng súng.” Ông ta nhăn mặt. “Nếu các anh chị nghe được gì thêm hãy cho tôi biết. Tôi sẽ phải bắt đầu sau mười phút nữa.” Người đàn ông đi ra.
TJ nhìn Dance và nói với giọng nằng nặng của người miền Nam, “Mẹ kiếp, thế hóa ra cô là người quên khóa cửa chuồng sau khi thẩm vấn xong lũ bò. Thế là chúng trốn mất. Tôi băn khoăn có phải như thế không.”
O’Neil nén một nụ cười.
“Đừng có trêu ngươi tôi,” cô lầm bầm.
Cô đi ra cửa sổ, nhìn những người sơ tán khỏi tòa án đang đứng trước tòa nhà. “Tôi lo về tên đồng bọn kia. Hắn ở đâu? Hắn muốn gì?”
“Ai là người muốn Daniel Pell trốn thoát?” TJ hỏi.
Dance nhớ lại phản ứng và cử chỉ của Pell trong cuộc thẩm vấn khi chủ đề về bà cô của hắn ta ở Bakerstield được đưa ra. “Tôi nghĩ dù ai giúp hắn, cũng lấy cái búa từ nhà cô hắn. Họ bà ấy cũng là Pell. Tìm bà ấy đi.” Cô có thêm ý nữa, “Ồ, người bạn cậu ở cơ quan địa phương, ở Chico ấy?”
“Sao?”
“Anh ta là người kín đáo, đúng không?”
“Chúng tôi lang thang ngoài quán và trêu gái với nhau. Như thế đủ kín đáo chưa?”
“Anh ta có thể tìm hiểu về người này không?” Cô chìa ra mẩu giấy có ghi tên người chuyên gia giáo phái của FBI.
“Anh ta sẽ làm. Anh ta nói âm mưu trong Cục hay hơn âm mưu ngoài quán,” TJ ghi lại cái tên.
O’Neil nhận một cuộc điện thoại và có cuộc trao đổi ngắn. Anh ta đặt máy và nói, “Đây là bà Giám đốc quản giáo ở Capitola. Tôi nghĩ ta cần nói chuyện với người gác xà lim của Pell để xem anh ta có cung cấp được thông tin gì có ích cho ta không. Anh ta cũng đem theo đồ đạc trong xà lim của Pell.”
“Tốt.”
“Còn cả người tù nói rằng anh ta có vài thông tin về Pell. Bà ấy sẽ hỏi anh ta và gọi lại cho ta.”
Di động của Dance đổ chuông, tiếng ếch kêu.
O’Neil nhướng mày, “Tác phẩm của Wes hay Maggie đây.” Đây là chuyện đùa của gia đình Dance, như kiểu con thú bông ở trong ví của cô. Bọn trẻ có thể sẽ đặt lại nhạc chuông điện thoại của Dance khi cô không để ý (nhạc gì cũng được; nhưng quy tắc duy nhất là: không được chuyển chế độ im lặng và không có bất cứ bản nào của các ban nhạc nam).
Cô bấm nút nhận, “A lô?”
“Là tôi đây, đặc vụ Dance.”
Ở đầu bên kia, tạp âm rất lớn và từ ‘tôi đây’ nghe không rõ lắm, nhưng cách gọi tên nói cho cô biết người gọi điện là Rey Carraneo. “Có chuyện gì thế?”
“Không có dấu hiệu gì của đồng bọn hay bất cứ thiết bị nào khác. Bên bảo vệ muốn biết liệu họ đã có thể cho mọi người vào trong chưa. Bên cứu hỏa đồng ý rồi.”
Dance thảo luận việc này với O’Neil. Họ quyết định đợi thêm chút nữa.
“TJ, cậu ra ngoài giúp họ truy tìm. Tôi không thích việc mình không tìm thấy tên đồng phạm.”
Cô nhớ lại điều bố nói với cô sau khi suýt bị một con cá mập trắng khổng lồ tấn công ở vùng biển bắc nước Úc, “Những con cá mập ta không thấy - luôn nguy hiểm hơn những con khác.”
NCHƯƠNG 8
gười đàn ông to béo, râu ria, hói đầu khoảng trên năm mươi tuổi đứng gần tòa án nhìn vào đám hỗn loạn, đôi mắt sắc sảo của ông ta xem xét mọi người, từ cảnh sát, bảo vệ, đến dân thường.
“Này sĩ quan, anh khỏe chứ, cho tôi một phút được không? Chỉ hỏi vài câu thôi… Anh vui lòng nói mấy câu vào máy ghi âm được chứ…? Ồ, tất nhiên rồi. Tôi hiểu. Tôi sẽ nhờ anh sau. Chúc may mắn.”
Morton Nagle nhìn chiếc trực thăng bay tới và hạ cánh để chuyển tên cớm bị thương đi.
Ông ta nhìn những người đàn ông, đàn bà đang tìm kiếm những khuôn mặt, để chắc chắn rằng họ chưa bao giờ làm vụ vượt ngục nào.
Ông ta nhìn đám đông đang lo lắng băn khoăn, nghĩ đó là đám cháy tình cờ, sau đó nghĩ tới khủng bố, sau đó biết được sự thực và lại càng sợ hãi hơn nếu Al-Qaeda lại là kẻ đứng sau vụ nổ này. Và tốt nhất là họ nên thế, Nagle nghĩ.
“Xin lỗi, anh có thể nói chuyện một phút được không…? Ồ, chắc chắn rồi. Không sao. Xin lỗi vì đã làm phiền anh, thưa sĩ quan.” Nagle lách qua đám đông. Vuốt mượt mái tóc lưa thưa của mình, xốc lại cái quần dài nâu thùng thình, ông ta cẩn thận nghiên cứu khu vực xung quanh, xe cứu hỏa, xe cảnh sát, những chiếc đèn nhấp nháy phóng ra những quầng sáng khổng lồ qua làn sương mù mỏng. Ông ta giơ máy ảnh số lên chụp vài kiểu.
Một người phụ nữ trung niên nhìn chiếc áo vét thùng thình của ông ta - cái áo với gần chục cái túi - và cái túi đựng máy ảnh sờn rách. Cô ta quát lên, “Các anh chị nhà báo kia, các người cứ như bọn kền kền ăn xác thối ấy. Sao các người không để cho cảnh sát làm việc của mình cơ chứ?”
Ông ta tặc lưỡi, “Tôi không biết là mình đang ngăn cản các vị.” “Các người như nhau cả thôi.” Người phụ nữ quay đi và tiếp tục giận dữ nhìn tòa nhà đang bốc khói.
Một bảo vệ đến chỗ ông ta và hỏi liệu ông ta có thấy gì đáng ngờ không?
Nagle nghĩ, đây mới là một câu hỏi lạ lùng. Nghe cứ như một câu trong một chương trình truyền hình cũ. Chỉ sự kiện thôi, thưa bà… Ông ta tự nghĩ trong đầu, chẳng có gì đáng ngạc nhiên với ta cả. Ta không phải là người thích hợp để hỏi những câu như vậy đâu. Nagle ngửi thấy một làn hơi nhẹ có mùi kinh khủng - mùi thịt và tóc cháy và thật vô lý, ông ta lại nở một nụ cười ngạc nhiên khác. Lúc này nghĩ lại - Daniel Pell đã đưa ý ấy vào đầu - ông ta nhận ra ông ta luôn tặc lưỡi vào những lúc mà mọi người coi là không thích hợp, nếu như không nói là vô duyên. Những lúc như thế này, khi nhìn vào khung cảnh tàn sát.
Trong những năm qua, ông ta đã thấy rất nhiều cái chết đầy bạo lực, những hình ảnh đủ sức làm kinh hãi hầu hết mọi người. Những hình ảnh thường làm Morton Nagle bật cười.
Có thể đây là một cơ chế phòng vệ. Một thiết bị giữ cho bạo lực - một chủ đề mà ông ta cực kỳ thân thuộc - không ăn mất linh hồn ông ta, dù ông ta băn khoăn không hiểu tặc lưỡi có phải là biểu hiện của việc linh hồn của mình đã bị ăn mất hay không.
Sau đó một sĩ quan thông báo mọi người sắp được phép vào tòa nhà. Nagle xốc lại quần, kéo cao cái túi đựng máy ảnh đeo trên vai và rà quét trong đám đông. Ông ta nhìn thấy một thanh niên gốc Mỹ Latinh cao mặc đồ vét, rõ ràng là một kiểu thám tử mặc thường phục. Người đàn ông này đang nói chuyện với một phụ nữ trung niên đeo huy hiệu bồi thẩm. Họ đứng hẳn sang một bên, không có nhiều người vây quanh. Tốt.
Nagle đánh giá người sĩ quan. Đúng loại ông ta muốn, trẻ tuổi, cả tin, dễ mắc lừa. Và từ từ đi lại chỗ anh ta.
Lại gần hơn nữa.
Người đàn ông, không biết gì tới Nagle, tiếp tục tìm thêm người để phỏng vấn.
Khi còn cách ba mét, ông ta kéo sợi dây đeo máy ảnh quanh cổ, mở khóa túi và thò tay vào trong.
Một mét rưỡi…
Ông ta bước lại gần hơn.
Và cảm thấy một cánh tay khỏe mạnh vòng quanh tay mình. Nagle hổn hển, tim nhẩy lên.
“Để tay ở chỗ nào tôi còn nhìn thấy chúng.” Người đàn ông này là một sĩ quan, dáng người thấp, có vẻ làm việc cho Cục điều tra California. Nagle đọc tấm thẻ treo trên cổ anh ta, “Này, cái gì vậy…”
“Suỵt…,” viên sĩ quan có mái tóc đỏ xoăn khẽ suỵt ông ta, “cả hai tay? Nhớ chưa…? Này Rey.”
Anh chàng Latinh bước lại phía họ. Anh ta cũng có một tâm thẻ ID của CBI. Anh ta nhìn Nagle từ đầu đến chân. Họ cùng nhau dẫn ông ta sang cạnh tòa án và điều này thu hút sự chú ý của tất cả những người gần đó.
“Này, tôi không…”
“Suỵt,” người đặc vụ rắn chắc lại nói.
Anh chàng Latinh soát ông ta kỹ lưỡng và gật đầu. Sau đó anh ta gỡ tấm thẻ nhà báo của Nagle khỏi cổ ông ta và chìa nó cho người sĩ quan thấp hơn xem.
“Hừm,” anh ta nói, “nó cũng hơi quá hạn rồi, anh có thấy thế không?”
“Về mặt kỹ thuật thì đúng, nhưng..”
“Thưa ông, nó hết hạn bốn năm rồi,” anh chàng Latinh nói. “Thế này thì chúng ta có rắc rối rồi đây,” đồng nghiệp của anh ta nói. “Chắc tôi đem nhầm thẻ. Tôi là phóng viên của…”
“Thế thì nếu chúng tôi gọi cho báo, họ sẽ nói ông là một nhân viên không có hồ sơ?”
Nếu mà họ gọi cho báo thì họ sẽ có một số điện thoại không còn sử dụng. “Này, tôi có thể giải thích.”
Người sĩ quan thấp nhăn mặt, “Ông biết đấy, chắc chắn là tôi muốn nghe giải thích. Tôi vừa nói chuyện với bảo vệ ở đây, anh ta nói có một người đàn ông giống ông đã ở đây lúc tám rưỡi sáng nay. Lúc đó làm gì có phóng viên nào. Tại sao lại thế? Khi đó còn chưa xảy ra vụ vượt ngục… Đến đây trước cả khi có tin. Cái này người ta gọi là gì, Rey?”
“Hớt tay trên?”
“Đúng, đúng, đúng là hớt tay trên. Vậy, trước khi ông giải thích bất cứ cái gì, quay người lại và đưa tay ra sau lưng.”
Trong phòng hội nghị trên tầng hai tòa án, TJ đưa cho Dance những thứ anh tìm được trên người Morton Nagle.
Không vũ khí, không dây cháy chậm, không bản đồ tòa án hay đường thoát.
Chỉ có tiền, ví, máy ảnh, máy ghi âm và một quyển sổ tay dày. Cùng với ba cuốn sách về tội phạm, tên người đàn ông có trên bìa trước và ảnh ở bìa sau (trẻ hơn rất nhiều và cũng còn nhiều tóc hơn).
“Ông ta là tác giả của một vài cuốn sách bìa mềm,” TJ nói. Trong phần tiểu sử tác giả, Nagle được mô tả như ‘cựu phóng viên chiến trường và phóng viên điều tra, tác giả của ba cuốn sách về tội phạm.’ Sống ở Scottsdale, bang Arizona, ông cũng là tác giả mười ba cuốn sách thuộc thể loại không hư cấu khác. Ông nói những nghề khác của mình là người lang thang, dân du mục và người kể chuyện.
“Điều đó cũng không gỡ ông ra được đâu,” Dance quát, “ông làm gì ở đây? Sao ông lại có mặt ở tòa án trước đám cháy?” “Tôi không đến để viết bài về vụ vượt ngục. Tôi đến sớm để làm vài cuộc phỏng vấn.”
O'Neil hỏi, “Phỏng vấn Pell? Hắn không nhận trả lời à?” “Không, không phải Pell. Với gia đình Robert Herron. Tôi nghe nói họ đến để làm chứng trước bồi thẩm đoàn.”
“Thế còn thẻ nhà báo giả thì sao?”
“Được rồi, đã bốn năm nay tôi thôi đăng ký với các tòa soạn báo hoặc tạp chí để tập trung vào viết sách. Nhưng không có thẻ nhà báo thì chẳng đi được đến đâu đúng không. Làm gì có ai nhìn hạn của tấm thẻ bao giờ.”
“Gần như không bao giờ,” TJ chỉnh lại câu nói của ông ta với một nụ cười.
Dance lật nhanh một cuốn sách. Nó nói về vụ giết Peterson ở California mấy năm trước. Có vẻ viết cũng được.
TJ ngẩng lên khỏi máy tính, “Ông ta sạch sẽ sếp ạ, ít nhất là trước đây. Kiểm tra cả ảnh DMV[4] rồi.”
“Tôi viết sách. Mọi thứ đều hợp pháp. Các vị có thể kiểm tra.”
Ông ta cho họ tên của biên tập viên của mình ở Mahattan. Dance gọi điện cho công ty xuất bản lớn và nói chuyện với một người phụ nữ, thái độ của bà ta rất ngạc nhiên, “Ối trời, Morton lại dính dáng vào chuyện quái quỉ gì nữa thế?” Nhưng bà ta khẳng định là ông ta đã ký hợp đồng viết một cuốn sách mới về Pell.
Dance nói với TJ, “Mở còng cho ông ta.”
O’Neil quay lại tác giả và hỏi, “Sách viết về gì thế?”
“Nó không giống bất cứ cuốn sách về vụ án có thực nào mà anh đã đọc. Không hề nói về bọn giết người. Việc này đã xong rồi. Nó viết về những nạn nhân của Daniel Pell. Cuộc sống của họ ra sao trước vụ giết người và những người sống sót, bây giờ họ thế nào. Hầu hết các chương trình truyền hình hay sách vụ án thực tế đều chỉ tập trung vào chính kẻ sát nhân và tội ác - những khía cạnh giết chóc, khủng khiếp. Đồ rẻ tiền. Tôi ghét trò này. Cuốn sách của tôi nói về Theresa Croyton - cô bé sống sót, cùng những người thân và bạn bè của gia đính. Tựa sách sẽ là Búp bê đang ngủ. Đó là tên họ gọi Theresa. Tôi sẽ đưa vào sách cả những người đàn bà trong cái mà Pell gọi là gia đình, những người đã bị hắn tẩy não. Và tất cả những nạn nhân khác của Pell nữa. Nếu nghĩ một chút, thì có thể tới hàng trăm người. Tôi nhìn tội ác bạo lực như một hòn đá bị ném xuống ao. Những gợn sóng hậu quả có thể lan truyền mãi mãi.”
Trong giọng nói có sự đam mê, ông ta nói như một giáo sĩ đang giảng đạo, “Có quá nhiều bạo lực trên thế giới. Hàng ngày chúng ta đều nghe về chúng và cuối cùng chúng ta bị tê liệt, mất hết cảm giác. Lạy Chúa, chiến tranh ở Iraq? Gaza? Afganistan? Các vị đã nhìn thấy bao nhiêu bức tranh những chiếc xe hơi bị nổ tung, bao nhiêu cảnh tượng những người mẹ khóc than cho đến khi các vị không còn quan tâm đến chúng nữa?
“Khi còn là phóng viên chiến trường làm việc ở Trung Đông, châu Phi và Bosnia, tôi đã bị tê liệt. Các vị không cần phải đến đó mới có cảm giác giống như tôi. Đó cũng là thứ trong phòng khách của các vị khi các vị xem tin tức hay phim kinh dị - ở nơi không có hậu quả thực sự của bạo lực. Nhưng nếu chúng ta muốn hòa bình, nếu chúng ta muốn ngăn chặn bạo lực và đánh nhau thì điều mà mọi người phải trải nghiệm là hậu quả. Các vị không thể làm điều đó nếu
rụt rè khi đứng trước những xác chết máu me, các vị sẽ quan tâm tới những số phận bị tội ác làm thay đổi mãi mãi.
“Đầu tiên tôi chỉ dự định là viết về vụ Croyton. Nhưng sau đó tôi nghe Pell còn giết một người nữa - Robert Herron. Tôi muốn đưa bất kỳ người nào bị ảnh hưởng bởi cái chết của ông ta vào cuốn sách: những người bạn, gia đình của ông ta. Còn bây giờ theo tôi hiểu là có hai bảo vệ cũng đã chết.”
Nụ cười vẫn còn đó nhưng đó là nụ cười buồn bã, Kathryn Dance nhận ra vì cô là một người mẹ và một đặc vụ của Ban Trọng án, người đã điều tra nhiều vụ hiếp dâm, tấn công và giết người.
“Việc này bổ sung thêm một lời mách nước nữa.” Ông ta ra hiệu vòng quanh mình. “Theo dấu nạn nhân và thành viên gia đình trong một vụ đã xảy ra khá lâu còn khó khăn hơn nhiều. Herron bị giết mười năm trước. Tôi đã nghĩ…,” giọng Nagle nhỏ dần và ông ta đang nhăn mày, dù vậy, không thể giải thích được, một đốm sáng đã quay lại trong mắt ông ta, “đợi, đợi đã… Chúa ơi, Pell không liên quan gì đến cái chết của Herron đúng không? Hắn thú tội để ra khỏi Capitola và có thể vượt ngục từ đây.”
“Chúng tôi không biết điều đó,” Dance khôn ngoan nói, “chúng tôi vẫn đang điều tra.”
Nagle không tin cô, “Hắn có làm giả tang chứng không? Hay bảo ai đó xuât hiện và nói dối. Tôi cá là có.”
Bằng giọng trầm đều, Michael O’Neil nói, “Chúng tôi không muốn có bất cứ tin đồn nào làm ảnh hưởng đến cuộc điều tra.” Khi người phó giám đốc nhận xét bằng giọng như vậy, mọi người đều hiểu lời khuyên.
“Được thôi. Tôi sẽ không nói gì.”
“Cảm ơn ông,” Dance nói, sau đó hỏi, “Ông Nagle, ông có thông tin gì có thể giúp chúng tôi được không? Daniel Pell có thể đi đâu, hắn đang có dự định gì? Ai giúp hắn?”
Với cái bụng phệ, mái tóc lưa thưa và giọng cười chân thực, Nagle giống như một yêu tinh tốt bụng trung tuổi. Ông ta xốc lại quần. “Chịu. Tôi xin lỗi. Thực sự là tôi mới bắt đầu dự án được khoảng một tháng. Tôi đang tiến hành nghiên cứu cơ bản.”
“Ông nói là có dự định viết cả về những người phụ nữ trong Gia đình Pell nữa. Ông đã liên lạc với họ chưa?”
“Được hai người. Tôi hỏi xem họ có muốn tôi phỏng vấn không.” O’Neil hỏi, “Họ được thả rồi à?”
“Đúng vậy. Họ không liên quan đến vụ giết nhà Croyton. Họ chỉ bị án nhẹ, chủ yếu là tội ăn trộm.”
O’Neil nói nốt suy nghĩ của Dance, “Liệu có ai trong số họ, hay là cả hai người, tôi đoán thế, có thể trở thành đồng bọn của Pell được không?”
Nagle suy nghĩ về điều này. “Tôi không nghĩ thế. Họ nghĩ rằng Pell là điều tệ hại nhất đã từng đến với họ.”
“Họ là ai?” O’Neil hỏi.
“Rebecca Sheffield. Cô ta sống ở San Diego. Và Linda Whitfield sống ở Portland.”
“Họ tránh không gây rắc rối chứ?”
“Tôi nghĩ thế. Tôi không tìm thấy ghi chép gì của cảnh sát. Linda sống với vợ chồng người anh. Cô ấy làm việc cho một nhà thờ. Rebecca điều hành một công ty tư vấn cho các doanh nghiệp nhỏ. Ấn tượng của tôi là họ đã để quá khứ lại đằng sau.”
“Ông có số của họ không?”
Nhà văn lật giở quyển sổ ghi chép dày cộp của mình. Chữ ông ta nghiêng, rất to và có rất nhiều ghi chú trong cuốn sổ. “Còn có người phụ nữ thứ ba nữa trong Gia đình,” Dance nói, nhớ lại nghiên cứu cô đã làm khi chuẩn bị cho cuộc thẩm vấn. “Samantha McCoy. Cô ta biến mất mấy năm trước. Rebecca nói cô ta thay đổi tên họ và chuyển đi, phát ốm lên vì nổi tiếng là một trong những ‘cô gái’ của Daniel. Tôi cũng có tìm kiếm nhưng vẫn chưa tìm được cô ta.”
“Có manh mối gì không?”
“Đâu đó ở bờ Tây là tất cả những gì Rebecca nghe được.” Dance nói với TJ, “Tìm cô ta đi. Samantha McCoy.”
Người đặc vụ tóc xoăn lao ra góc phòng. Anh ta trông cũng giống một chú yêu tinh, cô nghĩ.
Nagle đã tìm thấy số của hai người phụ nữ và Dance ghi lại. Cô gọi điện thoại cho Rebecca Sheffield ở San Diego.
“Công ty Women’s Initiatives đây,” người tiếp tân nói với giọng pha nhẹ vùng Chicana, “tôi giúp gì được cho cô?”
Ngay sau đó, Dance thấy mình đang nói chuyện với giám đốc công ty, một phụ nữ thực dụng có giọng nói trầm và dễ bị kích động. Người nữ đặc vụ nói về vụ đào tẩu của Pell. Rebecca Sheffield bị sốc.
Và cả giận dữ. “Tôi nghĩ hắn bị nhốt trong siêu nhà tù gì đó chứ.” “Hắn không trốn từ đó. Mà từ nhà giam của tòa án hạt.” Dance hỏi liệu người phụ nữ có ý tưởng gì về việc Pell có thể đi
đâu và tòng phạm của hắn là ai, những người bạn khác mà hắn có thể liên lạc.
Nhưng Rebecca không biết. Cô ta nói mình gặp Pell chỉ mấy tháng trước vụ giết nhà Croyton, cô cũng vừa mới biết về hắn ta và những người khác trước khi cảnh sát tóm cổ cả bọn. Nhưng cô nói thêm có ai đó đã gọi cho cô khoảng một tháng trước, có thể là một nhà văn. “Tôi nghĩ ông ta hợp pháp. Nhưng ông ta có thể liên quan tới vụ chạy trốn. Tên ông ta là Murry hay Morton gì đó. Tôi có số điện thoại của ông ta đâu đây.”
“Không cần. Ông ấy đang ở chỗ chúng tôi. Chúng tôi đã kiểm tra ông ấy.”
Rebecca không nói được gì thêm về chỗ ở của Samantha McCoy và nhân dạng mới của cô ta.
Sau đó, cô ta nói vẻ lo lắng, “Tám năm trước, tôi không tố cáo hắn ta, nhưng tôi có cộng tác với cảnh sát. Cô có nghĩ tôi bị nguy hiểm không?”
“Tôi không thể nói chắc. Nhưng cho tới khi chúng tôi tóm lại được hắn, cô nên liên hệ với cảnh sát ở San Diego.” Dance cho người phụ nữ số của cô ở CBI và số di động, Rebecca nói cô ta sẽ cố nghĩ xem ai là người có thể giúp Pell hoặc biết hắn có thể đi đâu.
Nữ đặc vụ gác máy. Sau đó cô quay số điện thoại thứ hai, đó là số của nhà thờ Thánh Brethen ở Portland. Cô được nối máy với Linda Whitfield, người chưa biết đến tin này. Phản ứng của cô ta hoàn toàn khác Rebecca: Sự im lặng bị phá vỡ bởi những tiếng lẩm nhẩm gần như không thể nghe thấy. Tẩt cả những gì Dance có thể phân biệt được là ‘Chúa ơi!’
Nghe như một lời cầu nguyện, chứ không phải một lời cảm thán. Giọng nói tan mất hoặc cô ta đã bỏ máy. “A lô?” Dance hỏi. “Vâng, tôi đây,” Linda nói.
Dance hỏi những câu mà cô đã hỏi Rebecca Sheffield. Linda đã không nghe tin về Pell trong nhiều năm dù họ vẫn giữ liên lạc khoảng mười tám tháng sau vụ giết nhà Croyton. Cuối cùng thì cô không viết thư nữa và không nhận được tin gì về hắn ta từ dạo đó. Cô cũng không có thông tin gì về nơi ở của Samantha McCoy, mặc dù cô cũng nói với Dance về cuộc gọi của Morton Nagle vào tháng trước. Nữ đặc vụ nói với cô họ biết ông ta và thuyết phục cô là ông ta không làm việc cho Pell.
Linda không có manh mối gì về việc Pell có thể đi đâu. Cô không biết đồng phạm của hắn là ai. “Chúng tôi không biết hắn ta nghĩ gì,” Dance nói với người phụ nữ, “Chúng tôi không có lý do gì để nghĩ rằng cô bị nguy hiểm, nhưng…
“Ồ, Daniel sẽ không làm hại tôi đâu,” cô ta nói nhanh. “Nhưng cô vẫn nên liên lạc với cảnh sát địa phương.” “Được, tôi sẽ suy nghĩ về việc này,” sau đó cô ta nói thêm, “Có
đường dây nóng nào để tôi gọi và tìm hiểu xem chuyện gì đang diễn ra được không?”
“Chúng tôi chưa làm đường dây nào như thế cả. Nhưng báo chí tường thuật vụ này rất kỹ. Cô có thể biết tin trên báo nhanh như chúng tôi biết đấy.”
“Được, nhưng anh tôi không có ti vi.”
Không có ti vi?
“Được rồi, nếu có tiến triển gì đáng kể, tôi sẽ cho cô biết. Và nếu như cô có thể nghĩ ra gì thêm, làm ơn gọi lại cho tôi,” Dance cho cô ta số của cô và gác máy.
Mấy phút sau, Charles Overby, ông chủ của CBI bước vào phòng.
“Cuộc họp báo đã diễn ra rất tốt, tôi nghĩ thế. Họ có hỏi một số câu hóc búa. Lúc nào cũng thế. Nhưng tôi cũng đối đáp với họ tương đối khá, phải nói là thế. Luôn đi trước một bước. Các cậu thấy không?” Ông ta hất đầu về phía chiếc ti vi ở góc phòng. Không ai buồn vặn to tiếng lên để xem ông ta diễn thế nào.
“Lỡ mất rồi, Charles- Chúng tôi bận gọi điện thoại.”
“Ai đây?” Overby hỏi. Ông ta nhìn Nagle chằm chằm như thể có biết ông ta.
Dance giới thiệu họ với nhau, sau đó nhà văn ngay lập tức biến mất khỏi màn hình rada của đặc vụ phụ trách.
“Có tiến triển gì không?” Một cái liếc mắt lên bản đồ. “Không có báo cáo gì,” Dance nói với ông ta. Sau đó cô nói đã liên hệ với hai trong số những người phụ nữ trong Gia đình Pell, “Một người ở San Diego và một người ở Portland, chúng tôi đang tìm người còn lại. Ít nhất thì chúng tôi biết rằng hai người phụ nữ đầu tiên không phải đồng phạm.”
“Vì cô tin họ?” Overby hỏi, “nghe giọng của họ là cô biết được à?”
Không ai trong phòng nói gì. Còn lại Dance là người duy nhất nói với sếp một điều rõ ràng, “Tôi không nghĩ họ có thể đặt bom xăng rồi ở đây rồi về nhà kịp bây giờ.”
Một khoảng lặng ngắn. Overby nói, “Ồ, cô gọi đến nhà họ à? Cô đâu có nói thế.”
Kathryn Dance, một cựu phóng viên và tư vấn viên bồi thẩm, đã diễn kịch khá lâu trong thế giới hiện thực. Cô lờ cái liếc mắt của TJ và nói, “Ông đúng, Charles, tôi không nói. Tôi xin lỗi.”
Giám đốc CBI quay sang O’Neil, “Đây là một vụ khó đây Michael. Quá nhiều góc độ. Sẽ rất vui nếu anh có thể giúp chúng tôi.” Đúng là Charles Overby ở đỉnh cao của sự cáo già. Dùng từ ‘giúp chúng tôi’ đã chỉ rõ ai là người chỉ đạo nhưng cũng ngầm nói rằng O'Neil và MCSO cũng cùng chịu trách nhiệm.
Đổ lỗi ngầm…
Overby tuyên bố ông ta sẽ về văn phòng CBI rồi ra khỏi phòng họp.
Dance quay sang Morton Nagle, “Ông có nghiên cứu gì về Pell không?”
“Có. Nhưng sao cơ?”
“Có thể nó sẽ giúp chúng tôi có một vài ý tưởng xem hắn đi đâu,” O’Neil nói.
“Bản sao thôi,” nhà văn nói, “không phải bản chính.” “Thế được rồi,” Dance nói với ông ta, “sẽ có người của chúng tôi đến lấy sau. Văn phòng của ông ở đâu?”
Nagle làm việc trong một ngôi nhà ông ta thuê ở Monterey. Ông ta cho Dance địa chỉ và số điện thoại rồi bắt đầu cho đồ của mình
vào túi máy ảnh.
Dance nhìn xuống cái túi, “Chờ chút.”
Ông ta lấy ra một cuốn sách vụ án của mình, Sự thật mù quáng, ký nó một cách thật hoa mỹ rồi đưa cho cô.
Cô đặt xuống và chỉ vào thứ mà cô đang thực sự nhìn. “Máy ảnh của ông. Ông có chụp bức ảnh nào sáng nay không? Trước khi có đám cháy ấy?”
“Ồ,” ông ta gượng cười vì sự hiểu nhầm, “có, tôi có chụp.” “Máy ảnh số đấy chứ?”
“Đúng thế.”
“Chúng tôi có thể xem được không?”
Nagle nhặt chiếc máy Canon lên và bắt đầu ấn nút. Cô và O’Neil cúi xuống nhìn cái màn hình nhỏ tí ở phía sau. Dance ngửi thấy mùi nước hoa sau cạo râu. Cô thấy thoải mái khi ở gần anh.
Nhà văn chuyển các bức ảnh. Phần lớn là ảnh chụp những người đi vào tòa án, một vài bức ảnh nghệ thuật chụp mặt tiền tòa nhà trong sương mù.
Sau đó, cả viên thám tử và nữ đặc vụ đồng thời nói, “Đợi đã.” Bức ảnh họ đang nhìn là đoạn đường dẫn đến chỗ xảy ra đám cháy. Họ có thể nhìn thấy có người nào đó mặc chiếc áo khoác xanh, đội mũ lưỡi trai, đeo kính râm đứng sau một chiếc xe, chỉ nhìn thấy lưng.
“Nhìn cái tay kìa.”
Dance gật đầu. Có vẻ như cánh tay người đó để phía sau, tựa như đang kéo một chiếc va li.
“Ảnh có thời gian chụp không?”
Nagle đọc các thông tin, “Chín giờ hai mươi hai phút.” “Đúng lúc ấy,” Dance nói, nhớ lại đánh giá của thanh tra cháy nổ về thời gian quả bom được cài.
“Ông có phóng to ảnh lên được không?”
“Trên máy ảnh thì không được.”
TJ nói anh ta có thể làm được trên máy tính của anh, không vấn đề gì. Nagle đưa thẻ nhớ cho anh và Dance để TJ quay về trụ sở CBI, vẫn nhắc nhở anh ta, “Tìm Samantha McCoy đi. Cả bà cô Bakersíield nữa.”
“Chắc chắn rồi, thưa sếp.”
Rey Carraneo vẫn đang ở ngoài, tìm kiếm nhân chứng. Nhưng Dance tin là tên đồng bọn cũng đã trốn thoát, lúc này Pell có lẽ cũng đã vượt qua được các chốt chặn đường nên chẳng còn lý do gì để đối tác của cô ở lại đây. Cô cũng bảo cả anh ta về trụ sở.
Nagle nói, “Tôi sẽ bắt đầu làm các bản sao… À, đừng quên nhé.” Ông ta đưa cuốn sách đã ký cho cô. “Tôi biết cô sẽ thích nó.” Khi ông ta đi khỏi Dance cầm nó lên. “Với thời gian rỗi của tôi ư?” Cô đưa nó cho O’Neil thêm vào bộ sưu tập của anh.
TCHƯƠNG 9
rong giờ ăn trưa, một người phụ nữ khoảng hai mươi tư, hai mươi lăm tuổi ngồi ngoài hàng hiên cửa hiệu thực phẩm Whole Foods ở Trung tâm Del Monte của Monterey.
Mặt trời tròn như cái đĩa chậm chạp chui ra khỏi lớp chăn sương mù.
Cô nghe thấy tiếng còi hụ từ phía xa, tiếng gù của một con chim bồ câu, tiếng kèn, tiếng trẻ em khóc rồi lại cười. Jennie Marston nghĩ, đúng là những bài hát Thiên thần.
Mùi lá thông tràn đầy không khí. Không có gió. Ánh sáng lờ mờ. Đúng là một ngày điển hình bên bờ biển ở California, nhưng mọi thứ lại có vẻ căng thẳng.
Đó là điều xảy ra khi ta yêu và chuẩn bị được gặp người mình yêu. Chờ đợi…
Bài hát xưa cũ, Jenrrie nghĩ. Mẹ cô thỉnh thoảng hát nó, giọng hát khê đặc vì thuốc lá, thô ráp và lạc nhịp…
Jennie là một cô gái tóc vàng chính hiệu California đang nhấp một ngụm cà phê. Đắt nhưng ngon. Đây không phải là kiểu cửa hiệu cô hay đến (cô hầu bàn làm bán thời gian hai mươi bốn tuổi là tín đồ của các siêu thị Albertsons và Safeway) nhưng Whole Foods là một nơi hẹn hò thật tốt.
Cô mặc chiếc quần jeans bó sát người, áo vàng nhạt và thấp thoáng dưới đó là áo ngực và quần chíp đỏ đồng bộ hiệu Victoria's Secret. Giống như cà phê, đồ lót là thứ đồ xa xỉ mà cô không đủ tiền mua. Nhưng cũng có những thứ đôi khi cần phải phô ra (Ngoài ra, Jennie nhớ lại bộ đồ này cũng chỉ là quà tặng thôi mà, từ người bạn trai của cô). Điều này khiến cô nghĩ ngay tới những lạc thú khác. Tự nhiên cô vuốt mũi, búng búng vào cái chỗ gồ lên trên người mình.
Dừng ngay, cô tự nhủ.
Nhưng cô không dừng được. Thêm hai cái búng nữa. Những bài hát Thiên thần…
Sao cô lại không gặp anh sau một năm nữa nhỉ? Khi đó việc giải phẫu thẩm mỹ đã xong và cô sẽ xinh đẹp. Ít nhất thì cô cũng sửa
được chút mũi và ngực. Cô chỉ mong có thể sửa được đôi vai gầy guộc và cặp hông y hệt của con trai nhưng việc này lại nằm ngoài khả năng của bác sĩ Ginsberg tài giỏi.
Gầy quá, gầy quá, gầy quá… và kiểu ăn uống ấy nữa! Ăn nhiều gấp đôi tao nhưng nhìn tao này. Chúa sinh ra đứa con gái như mày để thử tao rồi.
Nhìn những người phụ nữ đẩy xe thực phẩm vừa mua ra những chiếc xe bán tải chuyên dùng cho các bà mẹ của họ, Jennie băn khoăn không biết họ có yêu chồng mình không? Chắc chắn không thể nhiều bằng cô yêu chàng trai của mình được. Cô cảm thấy tiếc thay cho họ.
Jennie uống nốt cà phê và quay vào cửa hàng, nhìn những quả dứa khổng lồ, những giỏ ngũ cốc, những cây rau diếp hình thù buồn cười và những miếng sườn, thăn được xếp hàng thẳng thớm. Nhưng chủ yếu cô nghiên cứu các loại bánh ngọt như cách một họa sĩ nghiên cứu tranh của họa sĩ khác. Tốt. Nhưng cô không thấy đói và cũng không muốn mua gì. Chúng quá đắt. Chỉ có điều ngồi mãi một chỗ thì chồn chân quá…
Tao phải gọi mày bằng cái tên này mới được. Jennie Đứng yên. Mẹ kiếp cô em. Ngồi xuống đi.
Nhìn hàng hóa, những dãy hàng thịt.
Nhìn những người đàn bà với những ông chồng chán ngắt. Cô băn khoăn tự hỏi có phải cô yêu chàng trai của mình nhiều thế đơn giản chỉ vì tình yêu của họ mới bắt đầu không? Liệu nó có phai nhạt theo thời gian? Nhưng có một điều tốt là họ đã lớn, không còn là sự cuồng nhiệt ngu xuẩn của thời niên thiếu nữa. Họ là người lớn. Và điều quan trọng nhất là sự kết nối tâm hồn giữa hai người, một điều thật hiếm có. Ai cũng biết chính xác người kia cảm thấy thế nào.
“Màu yêu thích của em là xanh lá,” anh nói với cô khi họ nói chuyện lần đầu tiên. “Anh cá là em đắp chăn bông màu xanh lá khi ngủ. Nó ve vuốt em trong đêm.”
Chúa ơi, anh ấy nói mới đúng làm sao. Đó là cái chăn mỏng, không phải chăn bông. Nhưng mà nó xanh như cỏ. Chúa ơi, tại sao người đàn ông này lại có được linh cảm như thế?
Hai trong số các bà nội trợ lúc này có vẻ không còn buồn chán nữa, họ bắt đầu buôn chuyện với nhau.
“Có người mới chết ở Salinas, chị biết không?”
Salinas? Jennie nghĩ.
“Ồ, trốn trại hay gì đó phải không? Tôi cũng vừa nghe thấy.” “David Pell, không, Daniel Pell mới đúng.”
“Có phải cái gã là con của Charles Manson không?” “Tôi không biết. Nhưng tôi nghe nói có mấy người bị giết.” “À, nhớ ra rồi, hắn không phải là con của Charles Manson. Hắn chỉ tự gọi mình thế thôi.”
“Charles Manson là ai?”
“Chị đùa tôi đây à? Còn nhớ Sharon Tate không?”
“Ai cơ?”
“Trời, chị sinh ra vào thời nào thế?”
Jennie lại chỗ hai người đàn bà. “Xin lỗi, các chị đang nói chuyện gì vậy? Vụ trốn chạy gì đó có phải không?”
“Đúng rồi, từ nhà tù ở Salinas. Cô không biết à?” Bà nội trợ tóc ngắn hỏi, liếc nhìn mũi của Jennie.
Cô không quan tâm. “Chị nói có người bị giết à?”
“Là mấy nhân viên bảo vệ, sau đó có người bị bắt cóc và cũng bị giết, hình như thế.”
Có vẻ như họ không biết thêm điều gì nữa.
Lòng bàn tay cô ướt đẫm, tâm trạng đầy lo lắng, Jennie quay đi chỗ khác. Cô kiểm tra điện thoại. Chàng trai của cô đã gọi điện khi nãy, nhưng từ đó tới giờ thì chưa có gì. Không tin nhắn. Cô thử gọi lại. Anh ta không trả lời.
Jennie quay lại chỗ chiếc Thunderbird màu ngọc lam. Cô chuyển đài sang kênh tin tức, sau đó chỉnh gương chiếu hậu về phía mình. Cô lấy mỹ phẩm và cọ trang điểm trong ví ra.
Có mấy người bị giết.
Đừng lo, cô tự nhủ. Tập trung trang điểm, tập trung theo cách mà mẹ đã dạy cô. Đó là một trong những việc có ích mà người phụ nữ đó đã làm cho cô. “Chỗ này nhạt, chỗ này đậm. Ở mũi con ấy. Tán đều kem ra… làm tan nó đi. Tốt rồi.”
Dù vậy, nghĩ về mẹ, cô thấy điều tốt đẹp duy nhất đó cũng tan đi còn nhanh hơn đập vỡ một tấm kính.
Ừ mọi thứ có vẻ ổn thỏa cho đến khi mày làm rối tung lên. Thật đấy, mày bị sao thế? Làm lại đi, trông mày cứ như con điếm.
D
* * * * *
aniel đi trên vỉa hè nối từ cái ga ra nhỏ đến một tòa nhà văn phòng ở Monterey.
Hắn phải bỏ chiếc Honda Civic của Billy sớm hơn dự định. Hắn nghe thời sự nói cảnh sát đã tìm thấy chiếc xe tải của Worldwide Express, điều đó nghĩa là có khả năng họ sẽ giả định hắn ở trong chiếc Civic. Rõ ràng hắn đã vượt qua được chốt chặn đường đúng lúc. Thế nào, Kathryn?
Bây giờ hắn tiếp tục cúi đầu đi trên vỉa hè. Hắn không lo lắng về việc xuất hiện ngoài công chúng, chưa phải bây giờ. Không ai nghĩ rằng hắn sẽ ở đây. Ngoài ra, trông hắn cũng khác. Ngoài bộ quần áo dân sự, hắn còn cạo râu nhẵn nhụi. Sau khi vứt bỏ xe của Billy, hắn chui vào sân đỗ xe phía sau một khách sạn và tìm kiếm trong đống rác rưởi. Hắn tìm thấy một con dao cạo bỏ đi và một hộp kem toàn thân miễn phí của khách sạn. Quỳ sau đống rác, hắn dùng chúng cạo râu.
Hắn cảm nhận cơn gió nhẹ thổi vào mặt, có mùi gì đó thoang thoảng trong không khí: mùi đại dương và rong biển. Lần đầu tiên sau ngần ấy năm…
Một chiếc xe cảnh sát chạy ngang qua. Rất nhanh… Pell thận trọng duy trì nhịp bước, không bước lệch khỏi đường đi. Thay đổi hành vi sẽ thu hút chú ý của người khác và đưa ta vào thế bất lợi, cho họ thông tin về mình. Họ có thể đoán ra vì sao ta thay đổi và dùng nó để chống lại ta.
Đó là điều đã xảy ra trong tòa án.
Kathryn…
Pell đã lên kế hoạch đầy đủ cho buổi thẩm vấn. Nếu như hắn có thể thực hiện điều đó mà không làm dấy lên sự nghi ngờ, hắn sẽ lấy được thông tin từ bất cứ ai hỏi cung hắn, có bao nhiêu bảo vệ trong tòa án, họ ở đâu chẳng hạn.
Nhưng sau đó hắn thật ngạc nhiên nhận ra cô ta biết chính xác hắn đang làm gì.
Liệu ai đó có thể tìm thấy cái búa của anh ở đâu được nữa…? Giờ hãy nghĩ tới cái ví. Nó có thể xuất phát từ đâu?
Vậy là hắn bắt buộc phải thay đổi kế hoạch của mình. Và phải rất nhanh. Hắn đã làm hết những gì có thể nhưng tiếng chuông báo động nói với hắn: Cô ta đã đoán ra. Nếu cô ta làm được điều đó chỉ sớm năm phút thì hắn đã phải quay lại chiếc xe tù của Capitola. Kế hoạch đào tẩu có thể tan thành mây khói. Kathryn Dance…
Một chiếc xe cảnh sát nữa lao vụt qua…
Không nhìn ngang ngửa, Pell tiếp tục con đường của mình. Nhưng hắn biết đã đến lúc rời bỏ Monterey. Hắn chuồn vào một trung tâm mua sắm đông nghịt người. Hắn chú ý vào các cửa hàng như Macy’s Mervyns, những cửa hàng nhỏ hon bán kẹo Mrs. See, sách (Pell thích đọc sách một cách ngấu nghiến - biết càng nhiều ta càng có khả năng kiểm soát tốt hơn), trò chơi video, thiết bị thể thao, quần áo và đồ trang sức rẻ tiền. Chỗ này đông nghịt người. Đang là tháng Năm, các trường học đang nghỉ hè.
Một cô bé đang ở lứa tuổi trung học vai đeo túi vừa ra khỏi một cửa hàng. Bên dưới áo khoác của cô bé là chiếc áo ba lỗ chật màu đỏ. Chỉ một cái liếc mắt và bên trong hắn bắt đầu phổng lên. Quả bóng đang phổng lên. (Lần cuối cùng khi hắn đe dọa một tên tù, mua chuộc quản giáo và đổi chỗ trong chuyến thăm hạnh phúc của vợ kẻ đó tới Capitola cách đây đã một năm. Một năm dài đằng đẵng…)
Hắn nhìn cô bé chằm chằm, theo sau chỉ cách một khoảng ngắn, ngắm nghía mái tóc, chiếc quần jeans bó và tìm cách hít mùi của cô bé, cố gắng lại đủ gần để cọ xát vào người cô khi hắn đi vượt qua. Một hành động tấn công gần giống như lôi ai đó vào một con phố nhỏ và bắt cô ta phải cởi bỏ quần áo khi bị gí dao.
Hiếp dâm ngay trước mắt khán giả…
Chà, nhưng sau đó cô bé rẽ vào một cửa hàng khác và biến mất khỏi cuộc đời hắn.
Ta mất em rồi, em yêu ơi, hắn nghĩ. Nhưng em lại được, tất nhiên là thế.
Trong bãi đỗ xe, Pell nhìn thấy một chiếc Ford Thunderbird màu ngọc lam. Bên trong hắn có thể nhìn thấy một người phụ nữ đang chải mái tóc dài của mình.
A…
Lại gần hơn. Mũi cô ta gồ lên và cô là một tạo vật bé nhỏ gầy còm, chẳng có gì nhiều trên ngực. Nhưng điều đó chẳng ngăn được quả bóng trong hắn lớn lên, mười lần, trăm lần. Nó sắp sửa nổ tung. Daniel Pell nhìn quanh. Chẳng có ai ở gần.
Hắn đi thẳng tới các hàng xe đỗ, rút ngắn khoảng cách. Jennie Marston chải tóc xong.
Đây là phần cơ thể được cô yêu mến. Mớ tóc dày, óng ánh và khi cô lắc đầu, nó chảy dài như tóc của người mẫu dầu gội đầu trong đoạn phim quảng cáo quay chậm trên ti vi. Cô xoay gương chiếu hậu của chiếc Thunderbird về chỗ cũ. Tắt đài. Sờ vào mũi, chỗ nó gồ lên.
Thôi đi!
Lúc vươn tay ra nắm đấm cửa, cô buột ra một tiếng thở hổn hển. Cánh cửa tự mở ra. Jennie đông cứng, ngước nhìn một người đàn ông mảnh khảnh đang cúi xuống.
Cả hai người cùng không nhúc nhích trong một khoảnh khắc. Sau đó hắn mở cửa. “Em là một bức tranh tuyệt vời, Jennie Marston,” hắn nói, “đẹp hơn cả anh tưởng tượng.”
“Ôi, Daniel!” Tràn ngập xúc cảm - sợ hãi, nhẹ nhõm, tội lỗi, cảm giác như bị mặt trời đang thiêu đốt - Jennie Marston không thể nghĩ được điều gì để nói. Hụt hơi, cô lao ra khỏi xe và bay vào vòng tay chàng trai của mình, run rẩy ghì anh chặt tới mức một tiếng thở dài, nhẹ nhàng thoát ra từ lồng ngực hẹp của anh.
HCHƯƠNG 10
ọ vào chiếc T-bird, cô nép đầu vào ngực hắn trong khi Daniel nghiên cứu kỹ càng bãi đỗ xe và con đường gần đó. Jennie nghĩ tới một tháng trời khó khăn trước đó, tạo lập mối quan hệ qua thư điện tử, những cuộc điện thoại hiếm hoi và tưởng tượng, chưa bao giờ cô nhìn thấy người tình thực sự của mình. Nhưng cô vẫn biết rằng xây dựng tình yêu từ xa như vậy tốt hơn rất nhiều. Nó giống như những người phụ nữ thời chiến ở hậu phương, theo cách mẹ cô nói về bố cô ở Việt Nam. Cuối cùng thì cô cũng biết được tất cả đều là dối trá nhưng cô vẫn công nhận một sự thật: Trước tiên phải có tình yêu giữa hai tâm hồn, sau đó mới đến tình dục. Những gì cô cảm thấy với Daniel không hề giống những gì cô đã trải qua trước đây.
Vui vẻ.
Và cả sợ hãi.
Cô thấy lệ rưng rưng. Đừng, đừng, thôi đi. Đừng khóc. Anh sẽ không thích khi cô khóc. Đàn ông phát điên lên khi phải chứng kiến điều đó.
Nhưng anh lại dịu dàng hỏi, “Có chuyện gì thế em yêu?” “Em chỉ hạnh phúc quá thôi.”
“Nào, nói anh nghe.”
Ừ, không giống như anh đang phát điên chút nào. Cô đắn đo rồi nói, “À, em chỉ băn khoăn thôi. Em nghe mấy người phụ nữ ở cửa hàng thực phẩm và cả trên thời sự nói rằng có người bị bỏng rất nặng. Rồi có hai người bị giết và bị đâm chết.” Daniel nói anh ấy chỉ cầm dao để dọa người bảo vệ. Anh không có ý định làm hại ai.
“Gì thế?” Hắn quát. Đôi mắt xanh long lên.
Không, không, mày làm gì thế? Jennie tự hỏi mình. Mày làm anh ấy phát điên rồi! Sao mày lại hỏi anh ấy điều đó? Mày làm hỏng bét mọi thứ rồi! Tim cô vùng vẫy.
“Lại là chúng nó. Lúc nào chúng nó cũng làm thế. Khi anh ra ngoài, không ai bị thương cả. Anh đã rất cẩn thận! Anh ra bằng cửa thoát hiểm như mình đã dự định và sập nó lại…,” sau đó hắn gật
đầu, “Anh biết… chắc chắn rồi. Còn có những tù nhân khác trong một xà lim cạnh xà lim của anh. Chúng muốn anh thả chúng ra nhưng anh không làm. Anh cá là chúng bắt đầu nổi loạn và khi quản giáo đến, chắc chắn chúng đã giết họ. Kẻ nào đó có đổ nguội, anh đoán thế. Em biết đây là gì không?”
“Dao phải không?”
“Đồ tự chế. Chuyện là như thế đấy. Nếu có người bị bỏng, chắc tại hắn không cẩn thận thôi. Anh nhìn kỹ lắm, khi anh đi qua ngọn lửa, ở ngoài không hề có ai. Và làm thế nào mà anh tự tấn công được ba người một lúc? Thật là nực cười. Nhưng cảnh sát và báo chí lại đổ tội cho anh, bọn chúng toàn làm thế mà.” Khuôn mặt gầy guộc của hắn đỏ lên. “Anh là cái bia dễ dàng của bọn chúng.”
“Giống hệt chuyện nhà em tám năm trước,” cô ngượng nghịu nói, cố gắng trấn an anh. Không có gì làm nguy hiểm biến mất nhanh hơn việc đồng ý với người đàn ông.
Daniel kể cho cô, anh và người bạn đã đến nhà Croyton để giới thiệu một ý tưởng kinh doanh cho thiên tài máy tính. Nhưng khi họ đến nơi thì bạn của anh hóa ra lại có một ý tưởng hoàn toàn khác - hắn ta muốn cướp của đôi vợ chồng. Hắn đánh Daniel ngất và giết người trong nhà. Daniel tỉnh lại và tìm cách ngăn hắn ta. Cuối cùng anh đã phải giết bạn mình để tự vệ.
“Vì thế họ đổ lỗi cho anh, em biết đấy, chúng ghét thế nào khi tên sát nhân đã chết. Kẻ nào đó tới trường học, bắn học sinh và tự sát. Chúng muốn kẻ xấu phải sống. Chúng cần có người để đổ lỗi. Đây là bản chất con người.”
Anh ấy đúng, Jennie nghĩ. Cô cảm thấy nhẹ nhõm nhưng cũng khiếp sợ vì đã làm anh khó chịu. “Em xin lỗi, anh yêu. Em không nên nhắc tới điều đó.”
Cô chờ anh bảo cô im mồm, tệ hơn là ra khỏi xe và biến đi. Nhưng cô sốc khi thấy anh cười và vuốt tóc cô, “Em có thể hỏi anh mọi việc.”
Cô lại ôm anh. Cảm thấy những giọt lệ trên má và lau sạch chúng đi. Lớp trang điểm của cô vón cục lại. Rồi cô ngồi trả lại, nhìn chăm chăm vào những ngón tay của mình. Ôi không! Nhìn xem này! Cô muốn mình thật xinh đẹp trước anh.
Nỗi sợ hãi quay trở lại, đào xuống thật sâu.
Ồ, Jennie, mày lại định để tóc thế à? Mày chắc là mày muốn thế chứ…? Mày không cần ruy băng à? Như thế sẽ che được cái trán dô của mày đi đấy.
Nếu như cô không giống như anh mong đợi thì sao? Daniel Pell ôm mặt cô bằng đôi bàn tay mạnh mẽ. “Cưng à em là người phụ nữ đẹp nhất trên trái đất này. Em chẳng cần phải trang điểm đâu.” Cứ như thể anh có thể thấy hết được suy nghĩ của cô. Cô lại khóc. “Em cứ lo là anh không thích em.”
“Không thích em? Em yêu, anh yêu em. Còn nhớ anh gửi thư gì cho em không?”
Jennie thuộc lòng từng tờ anh viết. Cô nhìn vào mắt anh. “Ôi, anh thật tuyệt!” Cô ép môi mình vào môi anh. Dù họ đã làm tình ít nhất một lần một ngày trong tâm trí cô, nhưng đó là nụ hôn đầu của họ. Cô cảm nhận được răng anh trên môi cô, rồi lưỡi anh. Họ khóa chặt nhau trong vòng tay dữ dội một khoảnh khắc dài như vĩnh cửu. Jennie không còn cảm nhận được thời gian. Cô muốn có anh trong cô, thật mạnh mẽ, lồng ngực anh thổn thức trên ngực cô. Tâm hồn nên là nơi tình yêu bắt đầu, nhưng sớm muộn gì ta cũng phải mượn đến cơ thể. Cô thò tay vuốt đôi chân cơ bắp, lông lá của anh.
Hắn cười. “Biết sao không em, mình phải đi khỏi đây đã.” “Chắc rồi. Bất cứ điều gì anh muốn.”
Hắn hỏi, “Em còn cái điện thoại đã dùng để nghe cuộc gọi của anh không?” Daniel bảo cô mua ba chiếc di động trả trước bằng tiền mặt. Cô đưa cho hắn chiếc điện thoại cô dùng trả lời cuộc gọi của hắn ngay sau khi trốn thoát. Hắn tháo chiếc điện thoại, gỡ bỏ pin và thẻ sim. Hắn ném chúng vào sọt rác rồi quay lại xe.
“Những cái khác?”
Cô chìa chúng ra. Hắn đưa cho cô một chiếc và đút chiếc còn lại vào túi mình. Hắn nói, “Chúng ta phải…”
Tiếng còi hụ vang lên gần đó - rất gần. Họ đông cứng người. Những bài hát Thiên thần, Jennie nghĩ, sau đó nhắc lại câu kinh may mắn đó của của mình cả chục lần. Tiếng còi hụ nhỏ dần theo khoảng cách.
Cô quay lại, hất đầu về phía tiếng còi hụ, “Họ có thể quay lại.”
Daniel cười. “Anh không lo điều đó. Anh chỉ muốn ở một mình với em.”
Jennie cảm thấy một luồng hạnh phúc run rẩy chạy dọc sống lưng. Đến mức đau đớn.
T
* * * * *
rụ sở khu vực Trung Tây của Cục điều tra California, nhà của vài chục đặc vụ là một tòa nhà hai tầng hiện đại gần xa lộ 68, không có gì phân biệt với những tòa nhà xung quanh nó - những ô vuông bằng kính và đá che chở hiệu quả, giống như các văn phòng luật sư và bác sĩ, các công ty kiến trúc, các công ty máy tính và các tổ chức tương tự. Khung cảnh thật buồn chán, những bãi đỗ xe luôn bỏ trống quá nửa. Vùng thôn quê nhô lên hụp xuống những ngọn đồi thoai thoải lúc này đang phủ đầy màu xanh lá cây tươi sáng nhờ những trận mưa vừa qua. Nền đất có màu nâu như ở bang Colorado vào mùa khô.
Chiếc máy bay phản lực của hãng hàng không United Express đột ngột bổ nhào xuống thấp rồi bay ngang, biến mất sau những ngọn cây để hạ cánh xuống sân bay của bán đảo Monterey gần đó.
Kathryn Dance và Michael O’Neil đang ở trong phòng họp ở tầng trệt của CBI, ngay dưới văn phòng cô. Họ đứng cạnh nhau, cùng nhìn vào tấm bản đồ lớn, trên đó các chốt chặn được thể hiện bằng những chiếc kim găm chứ không còn là những mảnh giấy dán mang hình con bướm nữa. Không có dấu vết chiếc xe Honda của người lái xe cho WorldWide Express và tấm lưới đã được mở rộng ra, lúc này đã cách tám mươi dặm.
Kathryn Dance nhìn vào khuôn mặt chữ điền của O’Neil và đọc được trên đó sự hòa trộn giữa quyết tâm và lo lắng. Cô biết anh rất rõ. Họ gặp nhau nhiều năm trước, khi cô mới là một tư vấn viên bồi thẩm, nghiên cứu hành vi và phản ứng của những bồi thẩm tiềm năng trong quá trình thẩm tra và tư vấn cho các luật sư nên chọn ai và bỏ ai. Cô được các công tố viên liên bang thuê để giúp họ lựa chọn bồi thẩm trong một vụ xử RICO[5], trong đó O’Neil là nhân
chứng chính (Đáng ngạc nhiên là cô cũng gặp chồng mình trong một tình huống tương tự: Khi cô làm phóng viên đưa tin về một vụ xử án ở Saluias và anh là nhân chứng của công tố viên).
Dance và O’Neil trở thành bạn bè thân thiết trong nhiều năm. Khi quyết định gia nhập lực lượng hành pháp và nhận được một công việc tại văn phòng địa phương của CBI, cô thường xuyên phải làm việc với anh. Stan Fishbume, sau này trở thành đặc vụ phụ trách, là người kèm cặp cô và O’Neil là người thứ hai. Những điều anh dạy cô về nghệ thuật điều tra trong sáu tháng nhiều hơn tất cả những gì cô học được trong các khóa đào tạo chính thức. Họ bổ trợ cho nhau thật hiệu quả. Người đàn ông trầm lặng, thận trọng, thích các nghiệp vụ kỹ thuật cảnh sát truyền thống như pháp y, hoạt động ngầm, giám sát và điều hành những đặc tình bí mật, trong khi đó chuyên môn của Dance là thăm dò, thẩm vấn và phỏng vấn.
Cô biết mình không thể trở thành một đặc vụ như ngày nay nếu không có sự giúp đỡ của O’Neil, hoặc nhờ sự hài hước và tính kiên nhẫn của anh (và một tài năng quan trọng khác: như đưa cho cô Dramanine (thuốc chóng say sóng) trước khi cô lên thuyền của anh).
Dù cách tiếp cận công việc và tài năng của họ khác nhau nhưng linh cảm giữa hai người đồng nhất và thường rất đồng cảm với nhau. Cô ngạc nhiên nhận ra lúc anh đang nhìn vào bản đồ cũng là lúc anh cảm nhận tín hiệu từ cô.
“Gì thế?” Anh hỏi.
“Ý anh là gì?”
“Có gì đấy đang làm em lo lắng.”
“Vâng.” Cô nghĩ một phút. Điều lạ lùng là khi nói chuyện với O’Neil, cô thường buộc phải sắp xếp lại những ý nghĩ rối rắm của mình trước khi nói. Cô giải thích, “Là cảm giác không tốt về Pell. Em nghĩ cái chết của những nhân viên bảo vệ không có ý nghĩa gì đối với hắn. Cả Juan nữa. Người lái xe của Worldwide Express cũng vậy? Anh ta chết rồi, anh biết chứ?”
“Anh biết… Em nghĩ Pell muốn giết chóc?”
“Không phải muốn hay không muốn giết. Điều hắn muốn là tất cả những gì phục vụ lợi ích của hắn, cho dù nhỏ nhặt đến đâu. Điều này thực sự còn đáng sợ hơn và làm cho việc đoán trước hắn khó khăn hơn. Nhưng hãy hy vọng là em sai.”
“Chị không bao giờ sai, thưa sếp.” TJ xuất hiện, đem theo máy tính xách tay. Anh đặt nó lên chiếc bàn họp vẹo vọ dưới tấm biển Truy Nã Toàn Liên Bang. Dưới đó là mười người chiến thắng trong cuộc thi này, phản ánh nhân khẩu của bang: gốc Mỹ Latinh, Âu, Á và người Mỹ gốc Phi, theo đúng trật tự đó.
“Cậu tìm ra McCoy hay bà cô của Pell chưa?”
“Vẫn chưa. Quân của tôi đang theo vụ này. Nhưng xem cái này đã.” Anh ta điều chỉnh màn hình máy tính.
Họ cúi xuống màn hình, trên đó là bức ảnh độ phân giải cao từ máy ảnh của Morton Nagle. To và rõ hơn, nó cho thấy một người mặc áo khoác bò trên con đường dẫn tới phía sau tòa nhà, chỗ ngọn lửa bùng lên. Cái bóng được biến hình thành một chiếc va li đen.
“Phụ nữ ư?” O’Neil nói.
Họ có thể đánh giá chiều cao của người này bằng cách so sánh với chiếc xe gần đó. Cao bằng cô, khoảng một mét bảy. Nhưng gọn gàng hơn, Dance nghĩ. Chiếc mũ và kính râm che khuất đầu và mặt, nhưng qua cửa sổ xe hơi ta có thể thấy đôi môi hơi rộng so với môi đàn ông có cùng chiều cao.
“Có một chỗ lóe sáng. Thấy không?” TJ gõ vào màn hình, “Hoa tai.”
Dance liếc nhìn cái lỗ trên vành tai anh ta, nơi thường có một viên kim cương hay một cái đinh tán kim loại thỉnh thoảng nằm đó. “Về mặt thống kê mà nói,” TJ biện hộ cho quan sát của mình. “Được. Tôi đồng ý.”
“Một người phụ nữ tóc vàng, cao khoảng một mét bảy,” O’Neil tổng kết lại.
Dance nói, “Nặng khoảng năm mươi lăm cân.” Cô chợt nảy ra một ý nghĩ. Cô gọi cho Rey Carraneo đang ở trong văn phòng của mình trên gác, bảo anh xuống chỗ họ.
Anh ta xuất hiện ngay. “Đặc vụ Dance.”
“Anh quay lại Salinas. Nói với quản lý cửa hàng You Mail It. Tên đồng bọn có lẽ vừa kiểm tra lịch giao hàng của Worldwide Express ở chi nhánh. Xem có ai ở đó còn nhớ một người phụ nữ giống với mô tả chung kia hay không. Nếu có thì lấy một tấm hình trên EFIS.”
Hệ thống nhận dạng khuôn mặt điện từ EFIS là phiên bản máy tính của Identi-Kit (Identi-Kit: Hình vẽ nhận dạng theo sự mô tả của các nhân chứng) cũ được các điều tra viên dùng để tái tạo hình ảnh của nghi phạm dựa trên trí nhớ của nhân chứng.
“Chắc chắn rồi, đặc vụ Dance.”
TJ bấm mấy nút và bức hình được in qua sóng vô tuyến ra máy in trong văn phòng của anh ta. Carraneo sẽ lấy nó trên đó. Điện thoại của TJ reo. “Có.” Anh ta ghi lại mấy chữ trong cuộc đàm thoại ngắn được kết thúc bởi ‘Anh yêu em, em yêu.’ Anh ta cúp máy. “Cô ấy là nhân viên thống kê ở Sacramento. B-R-I-T-N-E-E. Tôi thích cái tên ấy. Cô ây rất sinh động, ngọt ngào. Quá ngọt ngào đối với tôi.”
Dance nhướng mày, một động tác có ý nghĩa, “Vào thẳng vấn đề đi.”
“Tôi đã nhờ cô ấy vụ thành viên mất tích của Gia đình, chữ G hoa. Năm năm trước Samantha McCoy đã đổi tên thành Sarah Monroe. Cô ta làm thế để không phải vứt những chiếc quần chíp có in chữ cái đầu tên mình đi, tôi đoán thế. Sau đó, ba năm trước, một người mang tên này đã lấy Ronald Starkey. Và đây là lúc âm mưu chữ nghĩa bắt đầu. Giờ họ sống ở San Jose.”
“Chắc chắn là cùng một McCoy chứ?”
“Ý chị là McCoy thực? Tôi đang chờ để được nói câu này. Đúng vậy.”
Dance gọi dịch vụ Trợ giúp Danh bạ, lấy địa chỉ và số điện thoại của Ronald và Sarah Starkey. “San Jose,” O’Neil nói, “cũng gần thôi.” Không giống hai người phụ nữ khác trong Gia đình mà Dance đã nói chuyện, Samantha có thể cài quả bom xăng sáng nay và về nhà sau một tiếng rưỡi đồng hồ.
“Cô ta có đi làm không?” Dance hỏi.
“Tôi chưa kiểm tra vụ này. Nhưng tôi sẽ kiểm tra nếu chị muốn.” “Chúng tôi muốn,” O’Neil nói. TJ không phải báo cáo cho anh và trong hệ thống thứ bậc đã xác lập của lực lượng hành pháp, CBI cao hơn MCSO. Nhưng yêu cầu từ Phó Giám đốc Michael O’Neil cũng là yêu cầu từ Dance. Thậm chí còn cao hơn.
Mấy phút sau TJ quay lại và nói Cục Thuế cho biết Sarah Starkey làm việc cho một nhà xuất bản giáo dục nhỏ ở San Jose.
Dance lấy số điện thoại. “Để xem sáng nay cô ta có đi làm không nào.”
O’Neil hỏi, “Em làm thế nào? Không thể để cô ta biết là mình đang nghi ngờ.”
“Ồ, em sẽ nói dối,” Dance nhẹ nhàng nói. Cô gọi cho nhà xuất bản từ một đường dây chặn hiện số cuộc gọi. Khi một người phụ nữ trả lời Dance nói, “Xin chào. Đây là cửa hàng El Camino. Chúng tôi có một đơn hàng cho Sarah Starkey. Nhưng lái xe nói cô ấy sáng nay không đi làm. Chị có biết bao giờ cô ấy đến không?”
“Sarah? Tôi nghĩ chắc có lầm lẫn gì rồi. Cô ấy ở đây từ tám rưỡi.”
“Thật sao? Được rồi, tôi sẽ nói chuyện lại với lái xe vậy. Có thể đem tận nhà cho cô ấy thì tốt hơn. Chị làm ơn đừng nói gì với cô Starkey được chứ ạ? Tôi sẽ rất biết ơn. Đây là một sự bất ngờ.” Dance cúp máy. “Cô ta ở đó cả buổi sáng.”
TJ vỗ tay. “Và giải Oscar cho vai diễn xuất sắc nhất bởi một nhân viên hành pháp đã đánh lừa công chúng dành cho…” O’Neil nhăn mặt.
“Không chấp nhận kỹ xảo nổi loạn của em sao?” Dance hỏi. Với giọng châm chọc tiêu biểu của mình, O'Neil nói, “Không, chỉ có điều em sẽ phải gửi gì đó cho cô ta thôi. Cô lễ tân chắc chắn sẽ làm em tắt điện. Cô ta sẽ kể cho Sarah Starkey là có một người ái mộ bí mật.”
“Tôi biết, thưa sếp. Mua cho cô ta một lô bóng bay có dòng chữ Chúc mừng đã thoát khỏi tình nghi.”
Trợ lý của Dance, Maryellen Kresbach, một người phụ nữ thực tế, thấp bé bước vào phòng đem cà phê cho tất cả mọi người (Dance không bao giờ yêu cầu, nhưng Maryellen lúc nào cũng phục vụ cô tận tình). Mẹ của ba đứa trẻ đi đôi giày cao gót gõ lạch cạch, với mái tóc cắt cầu kỳ và những chiếc móng tay thật ấn tượng.
Mọi người trong phòng họp cùng cảm ơn cô. Dance nhấp một ngụm cà phê ngon tuyệt. Thầm mong Maryellen có đem theo mấy chiếc bánh quy trên bàn cô ấy. Cô ghen với người phụ nữ vì khả năng vừa là một nhân vật có uy quyền tại chỗ và đồng thời là người trợ lý tốt nhất từ trước tới nay của Dance.
Nữ đặc vụ nhận thấy Maryellen chưa đi sau khi đem cà phê đến.
“Không biết có nên làm phiền chị không. Nhưng Brian gọi điện.” “Thế à?”
“Anh ấy nói có thể chị chưa nhận được tin nhắn ngày thứ Sáu của anh ấy.”
“Chị đưa nó cho tôi mà.”
“Tôi biết là tôi đã đưa. Nhưng tôi không nói với anh ấy là tôi đã đưa hay không. Thế đấy.”
Cảm thấy ánh mắt của O’Neil nhìn mình, Dance nói, “Được rồi, cảm ơn chị.”
“Chị có muốn lấy số anh ấy không?”
“Tôi có rồi.”
“Được rồi.” Trợ lý của cô tiếp tục bướng bỉnh đứng trước mặt sếp mình, chậm chạp gật đầu. Kể ra đây cũng là một thời điểm khó xử.
Dance không muốn nói về Brian Gunderson. Chuông điện thoại phòng họp vang lên giải thoát cho cô.
Cô nhấc máy, lắng nghe một lúc rồi nói, “Cử người đưa anh ta đến văn phòng tôi ngay.”
MCHƯƠNG 11
ột người đàn ông to lớn mặc bộ đồng phục của Cục Cải tạo và Phục hồi nhân phẩm California ngồi đối diện với cô bên kia bàn làm việc bằng gỗ do chính quyền cấp, trên đó nằm rải rác mấy cái bút, vài giải thưởng, một cái đèn bàn và những bức ảnh: ảnh hai đứa trẻ, ảnh Dance với một người đàn ông đẹp trai tóc trắng, ảnh bố mẹ cô và hai con chó, mỗi con đều được một đứa trẻ dắt. Một tá hồ sơ loại bìa mỏng rẻ tiền, tất cả đều úp mặt xuống bàn. “Thật kinh khủng,” Tony Waters, quản giáo cao cấp của Trại Cải tạo Capitola nói. “Không thể tả được.” Dance phát hiện ra hơi hướng miền Tây Nam trong giọng nói lo lắng của ông ta. Bán đảo Monterey thu hút người từ khắp nơi trên thế giới. Lúc này trong phòng chỉ có Dance và Waters. Michael O’Neil đang kiểm tra bằng chứng từ hiện trường vụ đào tẩu.
“Ông phụ trách khu giam Pell à?” Dance hỏi.
“Đúng, thưa cô.” Vai rũ xuống và biểu hiện vựng về, Waters ngồi trên mép ghế. Ông ta khoảng giữa năm mươi, cô đánh giá. “Pell có nói gì với ông không, về việc hắn sẽ đi đâu?” “Không, thưa cô. Tôi đã vắt óc nghĩ từ khi chuyện đó diễn ra. Đó là điều đầu tiên tôi làm khi biết chuyện. Tôi ngồi và nghĩ lại mọi thứ hắn đã nói trước đó. Nhưng không, không có gì. Có một điều là Daniel không thích nói nhiều, ít nhất là với chúng tôi.” “Hắn có ngồi thư viện không?”
“Rất thường xuyên. Lúc nào cũng đọc.”
“Có thể biết hắn đọc gì không?”
“Sách hắn đọc không cần đăng ký và tù nhân không được mượn sách về.”
“Thế còn khách đến thăm thì sao?”
“Năm ngoái không có ai.”
“Còn điện thoại? Có đăng ký không?”
“Có. Nhưng không ghi âm.” Ông ta nhớ lại. “Hắn không có nhiều cuộc gọi, trừ những phóng viên muốn phỏng vấn. Nhưng hắn không
bao giờ gọi lại. Tôi nghĩ có thể hắn nói chuyện một hai lần với bà cô. Còn thì tôi không nhớ được những cuộc khác.”
“Còn máy tính và thư điện tử thì sao?”
“Không dành cho tù nhân. Tất nhiên là chúng tôi tự gửi. Chúng đặt ở một khu đặc biệt - khu vực được kiểm soát. Chúng tôi quản lý rất nghiêm chuyện này. Cô biết ấy, tôi đã nghĩ đến việc này và nếu hắn có liên lạc với ai đó bên ngoài..
“Việc mà chắn chắn hắn đã làm,” Dance nói.
“Đúng thế. Việc đó phải nhờ một tù nhân được thả. Cô có thể kiểm tra điểm này.”
“Tôi đã nghĩ đến điều đó. Tôi đã nói chuyện với giám đốc của các ông. Bà ấy nói trong tháng qua chỉ có hai tù nhân được thả và các sĩ quan quản thúc của họ đã yêu cầu họ trình diện sáng nay. Họ có thể chuyển tin cho ai đó chẳng hạn. Các sĩ quan đang kiểm tra.”
Dance nhận ra là Waters đến tay không và cô hỏi, “Ông có nhận được yêu cầu của chúng tôi lấy đồ đạc trong xà lim của hắn không?” Tâm trạng của người lính gác tối sầm. Ông ta lắc đầu, nhìn xuống đất.
“Có thưa cô, nhưng nó trống trơn. Không có gì bên trong cả. Có lẽ đã bị dọn sạch được vài ngày rồi.” Ông ta ngước lên, đôi môi mím chặt, như thể đang suy tính. Sau đó mắt ông ta cụp xuống khi nói, “Tôi đã không bắt được nó.”
“Bắt được cái gì?”
“Trước đây tôi đã làm ở Q, Soledad, Lompoc và nhiều nơi khác nữa. Chúng tôi đã học được cách tìm kiếm vài thứ. Thế này, nếu sắp có chuyện lớn thì xà lim của tù nhân sẽ có sự thay đổi. Có những thứ sẽ biến mất - đôi khi đó là bằng chứng cho thấy chúng chuẩn bị trốn, hoặc bằng chứng của những trò rác rưởi chúng đã làm mà không muốn chúng tôi biết. Hoặc những gì chúng sắp làm. Vì chúng biết sau đó chúng tôi sẽ đưa cái xà lim ấy lên kính hiển vi.”
“Nhưng với Pell thì ông lại không nghĩ tới việc hắn vứt mọi thứ.” “Chưa bao giờ có vụ bỏ bớt nào từ Capitola. Việc ấy là không thể. Chúng bị theo dõi rất chặt nên hầu như một tù nhân không thể tấn công người khác được - ý tôi là giết chết.” Khuôn mặt người đàn ông ửng đỏ. “Tôi phải nghĩ kỹ hơn chứ. Nếu đây là Lompoc thì tôi sẽ biết ngay từ đầu là có điều gì đó đang diễn ra.”
Ông ta dụi mắt. “Tôi đã làm hỏng hết mọi chuyện.”
“Một bước đi khó đấy,” Dance an ủi ông ta. “Từ việc quản gia đến vụ tẩu thoát.”
Ông ta nhún vai và ngắm nghía móng tay mình. Ông ta không đeo gì nhưng Dance có thể nhìn thấy vết lõm ở chỗ đã đeo nhẫn cưới. Cô chợt nghĩ có thể đó không phải là biểu hiện của sự phản bội mà là sự nhượng bộ công việc. Khi tiếp xúc vói những tù nhân nguy hiểm, tốt nhất không nên đeo bất cứ thứ gì chúng có thể ăn trộm.
“Có vẻ như ông đã làm việc này khá lâu rồi.”
“Lâu lắm rồi. Sau khi giải ngũ, tôi vào làm ở trại cải tạo. Suốt từ đó đến nay.” Ông ta vuốt mái tóc cắt cua của mình, cười nói, “Có lúc thấy như lâu lắm rồi. Có lúc cứ như mới ngày hôm qua. Còn hai năm nữa là tôi nghỉ hưu. Lạ thật, vậy mà tôi lại không phát hiện ra chuyện đó.”
Ông ta đã thoải mái hơn, nhận ra rằng mình sẽ không bị trừng phạt vì đã không nhìn thấy trước vụ đào tẩu.
Cô hỏi ông ta về chỗ ở, về gia đình. Ông ta chìa tay trái ra, cười vang; suy diễn của cô về chiếc nhẫn đã đúng. Ông ta đã có vợ và hai con, cả hai đều sắp vào đại học, ông ta tự hào nói.
Nhưng trong khi họ nói chuyện, một cảnh báo âm thầm xuất hiện trong Dance. Cô đã làm chủ được tình huống. Tony Waters đang nói dối.
Nhiều sự giả mạo không bị phát hiện chỉ đơn giản vì người đang bị lừa không nghĩ là người khác đang nói dối mình. Dance hỏi chuyện Waters ở đây chỉ để lấy thông tin về Daniel Pell, vì thế cô không nói chuyện theo kiểu thẩm vấn. Nếu Waters là nghi phạm hoặc một nhân chứng thù địch, cô đã tìm kiếm những dấu hiệu căng thẳng khi ông ta đưa ra một vài câu trả lời nhất định, sau đó tiếp tục thăm dò những nội dung này cho tới khi ông ta công nhận mình đang nói dối và cuối cùng sẽ phải nói sự thật.
Quá trình này chỉ có hiệu quả nếu ta đã xác định được vạch mốc hành vi trung thực của đối tượng trước khi bắt đầu hỏi những câu hỏi nhạy cảm, mà tất nhiên là Dance không có lý do gì để làm thế vì cô giả định rằng ông ta sẽ trung thực.
Nhưng cả khi không có vạch mốc so sánh thì một nhân viên thẩm vấn có kinh nghiệm về ý nghĩa cử chỉ đôi khi vẫn có thể phát hiện được sự lừa dối. Có hai dấu hiệu được thể hiện qua sự không nhất quán: Một là giọng nói tự dưng cao lên một chút xíu vì nói dối làm phát sinh một phản ứng cảm xúc trong hầu hết mọi người và cảm xúc làm cho dây thanh quản co lại. Tín hiệu còn lại là khoảng lặng trước và trong khi trả lời, vì nói dối là hoạt động thách thức về tinh thần.
Người đang nói dối cần thường xuyên suy nghĩ về những gì mình và những người khác đã nói trước đó về chủ đề, sau đó bịa đặt ra một câu trả lời sao cho nhất quán với những mệnh đề trước đó và với những gì mà người đó tin rằng thẩm vấn viên đã biết.
Khi nói chuyện với người lính gác, Dance nhận thấy đôi lúc giọng ông ta cao hẳn lên và dừng lại khi chẳng có lý do gì để dừng. Một khi cô đã nắm được điều đó, cô nhìn lại những hành vi khác và thấy rằng chúng cho thấy sự lừa dối: Cung cấp nhiều thông tin hơn cần thiết, chuyển chủ đề, có những hành động phủ định - xoa đầu, mũi và nhất là mắt tránh nhìn cô.
Khi đã có bằng chứng của sự lừa dối, cuộc phỏng vấn liền biến thành cuộc thẩm vấn và cách tiếp cận của nữ sĩ quan liền thay đổi. Chính vào thời điểm này của cuộc nói chuyện, cô thôi không hỏi về Pell nữa mà bắt đầu nói về những chủ đề mà ông ta không có lý do gì để nói dối, cuộc sống riêng, về bán đảo và vân vân… Cô làm thế để thiết lập vạch mốc hành vi của ông ta.
Khi làm việc này, Dance thực hiện bốn bước phân tích đối tượng để hình dung ra chiến thuật thẩm vấn.
Đầu tiên cô nghĩ về vai trò của ông ta trong sự việc? Rồi kết luận Tony Waters trong trường hợp tốt nhất là một nhân chứng không hợp tác và trong trường hợp xấu nhất là đồng phạm của Pell.
Thứ hai, liệu ông ta có động lực để nói dối không? Tất nhiên, Waters không muốn bị bắt hay mất việc vì đã cố tình hay vô ý một cách ngu ngốc giúp cho Daniel Pell đào tẩu. Ông ta cũng có thể vì lợi ích tài chính hoặc cá nhân khi giúp tên giết người.
Thứ ba, ông ta là loại nhân cách nào? Các nhân viên thẩm vấn cần thông tin này để điều chỉnh hành vi của mình khi hỏi đối tượng: Dữ dội hay hiền hòa? Một số sĩ quan chỉ đơn giản xác định xem đối
tượng là kiểu hướng nội hay hướng ngoại, điều đó cho biết khá rõ anh ta cần phải quả quyết đến mức nào. Nhưng Dance thích cách tiếp cận toàn diện hơn, tìm cách đặt các mã chữ cái từ chỉ số kiểu nhân cách của Myers-Briggs, bao gồm những thuộc tính khác bổ sung cho hướng nội và hướng ngoại: Tư duy hay cảm xúc, cảm giác hay trực giác, đánh giá hay nhận thức.
Dance kết luận Water là một người tư duy - cảm giác - đánh giá - hướng ngoại. Điều đó có nghĩa là cô có thể thô bạo hơn với ông ta so với những đối tượng hướng nội, cảm xúc và có thể sử dụng những kỹ thuật thưởng - phạt khác nhau để tìm ra lời nói dối.
Cuối cùng cô tự hỏi: Waters có loại ‘tính cách dối trá’ nào? Có một vài loại: Những kẻ thao túng hay ‘High Machiavelly’ (đặt theo tên của một hoàng tử độc ác nước Ý), nói dối bất cần, không thấy có gì sai trái trong đó, sử dụng lừa dối làm công cụ để đạt được mục tiêu của mình trong tình yêu, kinh doanh, chính trị hoặc tội ác; những loại khác gồm có những kẻ nói dối mang tính xã hội, người nói dối để giải trí và những người không nhất quán, nói dối để tạo ấn tượng tốt.
Dace quyết định rằng, với sự nghiệp gác tù cả đời và việc dễ dàng dẫn dắt câu chuyện và dẫn cô xa khỏi sự thật, Waters là một thể loại khác. Ông ta là một diễn viên, một người mà đối với ông ta, khả năng điều khiển là một vấn đề quan trọng. Họ không thường xuyên nói dối, chỉ nói khi cần và kỹ năng kém hơn High Machoavelly nhưng họ là những kẻ lừa dối giỏi.
Dance bỏ kính - cặp kính thời trang, gọng đỏ sậm - và giả vờ lau mắt kính, cô bỏ chúng sang một bên và đeo vào cặp kính mắt nhỏ hơn gọng thép đen, “kính săn mồi” mà cô đeo khi thẩm vấn Pell. Cô đứng dậy, đi quanh bàn và ngồi xuống chiếc ghế cạnh ông ta.
Các nhân viên thẩm vấn gọi không gian ngay xung quanh một người là một ‘vùng cảnh trí,’ trải từ ‘riêng tư’ bán kính mười hai đến bốn mươi centimet, tới ‘công cộng’ bán kính từ ba mét trở lên. Không gian yêu thích của Dance cho các cuộc thẩm vấn là vùng “cá nhân” trực tiếp, cách đối tượng khoảng sáu mươi centimet. Waters tò mò nhận thấy nước đi này nhưng ông ta không nói gì. Cô cũng vậy.
“Còn bây giờ, Tony, tôi muốn kiểm tra lại mấy thứ thêm một lần nữa.”