🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam (1858 - 1897) - Nguyễn Xuân Thọ full mobi pdf epub azw3 [Lịch Sử] Ebooks Nhóm Zalo TS. Nguyễn Xuân Thọ BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ THIẾT LẬP HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM (1858 - 1897) Bản quyền © Nguyễn Xuân Thọ B LỜI GIỚI THIỆU ạn đọc thân mến! Lịch sử văn hóa của một dân tộc không phải của riêng cá nhân nào, chính vì vậy, việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển lịch sử văn hóa cũng không phải riêng một người nào có thể gánh vác được, nó thuộc về nhận thức chung của toàn xã hội và vai trò của từng nhân tố trong mỗi chặng đường lịch sử. Lịch sử là một khoa học. Lịch sử không phải là việc thống kê sự kiện một cách khô khan rời rạc. Bởi mỗi sự kiện trong tiến trình đó đều có mối liên kết chặt chẽ với nhau bằng sợi dây vô hình xuyên suốt không gian và thời gian tạo nên lịch sử của một dân tộc. Dân tộc Việt Nam trải hơn một nghìn năm Bắc thuộc, gần trăm năm dưới ách cai trị của thực dân, đế quốc, nhưng con cháu bà Trưng, bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... vẫn kiên trì bền chí, tin tưởng ở quá khứ hào hùng, không ngừng tranh đấu hướng tới tương lai rộng mở vì độc lập tự do của đất nước. Một dân tộc, một quốc gia muốn trường tồn và phát triển, ngoài việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, điều quan trọng hơn nữa là phải có một nền tảng giáo dục vững chắc. Trong đó, giáo dục về lịch sử và lòng tự hào dân tộc là cần thiết để ghi khắc trong tâm trí các thế hệ, đặc biệt là tầng lớp thanh niên ý thức về nguồn gốc dân tộc, truyền thống văn hóa và nội lực quốc gia, đồng thời giúp định hình góc nhìn thấu đáo về vai trò của từng giai đoạn, triều đại và nhân vật - dù gây tranh cãi - tạo nên lịch sử đó. Chính vì những giá trị to lớn đó, vấn đề học tập, tìm hiểu lịch sử nước nhà hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước và ệ g q g toàn xã hội. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Quỹ Phát triển Sử học Việt Nam, Tạp chí Xưa và Nay... và rất nhiều những tổ chức khác đã và đang kiên trì con đường thúc đẩy sự phát triển của nền khoa học lịch sử quốc gia, phổ biến tri thức lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc tới toàn xã hội. Đồng hành với mối quan tâm của toàn xã hội, Công ty Cổ phần Sách Alpha - một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, với tôn chỉ “Tri thức là sức mạnh” - đặc biệt quan tâm tới việc góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về truyền thống văn hóa lịch sử đất nước. Theo nhiều kết quả khảo sát, đánh giá nhu cầu của bạn đọc cho thấy,“lỗ hổng lịch sử” ở không ít người trẻ hiện nay hoàn toàn có thể bù lấp một phần dựa trên nhiều nguồn tư liệu, công trình nghiên cứu, sách cổ sách quý hiện đang được các Viện nghiên cứu, các tổ chức, cá nhân lưu giữ. Để chung tay tái hiện một cách rõ nét những mảnh ghép lịch sử dân tộc, Công ty Cổ phần Sách Alpha đã triển khai dự án xuất bản mang tênGóc nhìn sử Việtvới mục đích xuất bản lại và xuất bản mới một cách có hệ thống các công trình, tư liệu, sách nghiên cứu, sách văn học có giá trị… về lịch sử, bước đầu hình thành nên Tủ sách Alpha Di sản. Cuốn sách“Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt Nam, 1858 - 1897”của tiến sĩ Nguyễn Xuân Thọ, Alpha xuất bản tuân thủ bản nguyên gốc, không chỉnh sửa nội dung, ngoại trừ chỉnh sửa lỗi chính tả theo nguyện vọng người thân, bạn bè đồng nghiệp của tác giả. Alpha hân hạnh chuyển đến tay bạn đọc tác phẩm giá trị này. Xin trân trọng giới thiệu. Công ty CP Sách Alpha P LỜI ĐỀ BẠT aris, ngày 15 tháng 11, năm 1966 Quen biết rõ ông Nguyễn Xuân Thọ, từ nhiều năm, tôi đã có thể đánh giá cao, một cách liên tục, những đức tánh về trí thức và đạo đức của ông ấy. Về phương diện trí thức, ông đã bắt đầu sưu tập ở Pháp và ở Tây Ban Nha (còn gọi là Y-Pha-Nho), tư liệu của một luận án Tiến sĩ, mà ông đã thuyết trình và bảo vệ tại Đại học Sorbonne, vào tháng Bảy năm 1956, về“Cuộc viễn chinh Pháp - Tây Ban Nha tại Nam bộ Việt Nam1năm 1858-1862.” Cuộc sưu tập ấy đã cho thấy như công trình của một sử gia đủ tư cách, cả về mặt chính xác của phương pháp, lẫn về mặt tao nhã của hình thức (cách trình bày). Lúc ấy, tôi là một thành viên trong ban khảo thí, có trách nhiệm sát hạch và đánh giá luận án đó, luận án đã được xếp hạng“Très Honorable”(Tối ưu). Và ông Thọ đã tiếp tục công trình của ông, bằng cuộc nghiên cứu này, về sự thâm nhập của người Pháp vào Việt Nam (1858- 1897). Công trình này, trong đó, ông Nguyễn Xuân Thọ đã dành một phần lớn cho các tài liệu chính thức, phần nhiều là chưa được tiết lộ, giúp chúng ta hiểu rõ hơn, một số giai đoạn trong lịch sử những liên hệ giữa Pháp và Việt Nam vào thế kỷ vừa qua. Đồng thời, công trình này cũng soi sáng chúng ta về tấn thảm kịch đang chia cắt mảnh đất đau khổ này của Á châu, trên cả hai bình diện chánh trị và tôn giáo. Về phương diện đạo đức, ông Nguyễn Xuân Thọ đã chứng tỏ với tôi một đức tánh trung thực vẹn toàn. Theo nhãn quang tôi, ông là một trong số những người Việt Nam có khả năng đảm trách công cuộc phục hưng đất nước của ông, bằng cách sử dụng văn hóa Pháp, mà ông đã khéo kết hợp được, trong một tinh thần độc lập dân tộc và khách quan khoa học. Maurice BAUMONT Thành viên Viện Hàn Lâm Pháp, Giáo sư danh dự Đại học Sorbonne. Connaissant M.NGUYEN XUAN THO depuis plusieurs années. j’ai pu apprécier d’une facon continue ses qualités intellectuelles et morales. Au point de vue intellectuel, il a commencé de réunir, en France et en Espagne, la documentation d’une thèse de doctorat, soutenue à la Sorbonne en juillet 1956, sur“L’expédition franco espagnole de Cochinchine (1858-1862)”, et qui s’est révélée l’oeuvre d’un historien qualifié tant par la rigueur de la méthode que l’élégance de la forme. Je faisais partie du jury chargé d’examiner et de côter cette thèse qui lui a valu la mention “Très Honorable”. Il a continué son travail par cette étude de la pénétration francaise au Viet Nam (1858-1897). Ce travail, dans lequel M. NGUYEN XUAN THO a réservé une large place aux documents officiels pour la plupart inédits, nous aide à mieux comprendre certains épisodes de l’histoire des relations entre la France et le Viet Nam au siècle dernier, en même temps qu’il nous éclaire sur le drame qui déchire actuellement ce malheureux pays d’Asie tant sur le plan politique que religieux. Au point de vue moral, M. NGUYEN XUAN THO m’a toujours donné la preuve d’une honnêteté intégrale; il est à mes yeux l’un des Vietnamiens susceptibles d’assurer le relèvement de son pays en utilisant la culture francaise qu’il a su s’incorporer dans un esprit d’indépendance nationale et d’objectivité scientifique. Maurice BAUMONT Membre de l’Institut, Professeur honoraire à la Sorbornne. T CẢM ƠN ôi xin thành thật cảm ơn: Bộ Ngoại giao Pháp và ông Amédée Outrey, cựu Giám đốc Văn khố, đã có mỹ ý, để kỷ niệm những năm tôi làm việc tại Bộ Ngoại giao (Quai d’Orsay, Paris), biếu tôi, đặc biệt, những bản phóng ảnh của mấy hòa ước ký kết giữa Pháp và Việt Nam, nay in trong quyển sách này. Ban Văn khố Ngoại giao Pháp đã cho phép tôi xem những tài liệu ngoại giao chánh thức, lâu nay chưa từng được công bố ra. Ông Martin Artajo, cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha, tại Madrid, đã niềm nở thân thiện tiếp tôi nhiều lần tại Điện Viana (Palais De Viana), và đã cho phép tôi xem những tài liệu ngoại giao Tây Ban Nha. Ông Lung Chang, cựu Đại sứ Cộng hòa Trung Quốc cạnh Trung tâm Giáo dục, Khoa học, Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO), Paris, bạn đồng khóa và bạn thân với tôi, đã giúp tôi xem được những tài liệu ngoại giao quý báu của Trung Quốc. Bà Nữ Hoàng thân Như Mai, con gái đầu lòng vua Hàm Nghi, đã niềm nở tiếp tôi nhiều lần và đã cho tôi biết về đời sống vua Hàm Nghi trong những năm nhà vua ở tại Alger, cho đến khi mất. Nguyễn Xuân Thọ KÍNH DÂNG HƯƠNG HỒN ÔNG CỤ VÀ BÀ CỤ THÂN SINH TÔI. N hớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. Bà Huyện Thanh Quan - “Qua Đèo Ngang” Chí làm trai dặm nghìn da ngựa Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao. ………… Hồn tử sĩ gió ù ù thổi! Mặt chinh phu trăng dõi dõi theo! Chinh phu tử sĩ mấy người Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn! “Chinh phụngâm” (Thế kỷ thứ XVIII) T QUY CÁCH BIÊN TẬP ủ sách “Góc nhìn sử Việt” ra đời mục đích giới thiệu đến bạn đọc những tác phẩm hay, có giá trị, đồng thời góp phần bảo lưu gìn giữ những giá trị văn hóa của đất nước. Để thực hiện bộ sách này, chúng tôi tuân thủ một số quy cách sau: 1. Bảo toàn văn phong, nội dung nguyên gốc, từ ngữ mang đậm văn hóa vùng miền trong tác phẩm (trừ khẩu âm). 2. Biên tập đối chiếu trên bản gốc sưu tầm được và có ghi rõ tái bản trên bản năm nào. 3. Chú thích từ ngữ cổ, từ Hán Việt. 4. Tra cứu bổ sung thông tin: tiểu dẫn, tiểu sử, sự kiện, nhân vật, phụ lục (nếu cần thiết)... 5. Sửa lỗi chính tả trong bản gốc. 6. Giản lược gạch nối từ ghép, khôi phục từ Việt hóa tiếng nước ngoài khi có đủ tài liệu tra cứu tin cậy (trừ trường hợp từ ngữ đó đã dịch thành thuần Việt). 7. Trường hợp thông tin lịch sử trong sách có sai lệch so với chính sử, chúng tôi sẽ chú thích hoặc đăng phụ lục phía cuối sách. 8. Một số hình ảnh trong sách gốc bị mờ, chất lượng kém… chúng tôi sẽ đăng bổ sung - thay thế các hình ảnh có nội dung tương tự, chất lượng tốt (nếu có). Mọi ý kiến đóng góp của độc giả sẽ giúp chúng tôi hoàn thiện tủ sách. Alpha Books DẪN NHẬP D o vị trí địa lý, nước Việt Nam nằm ở một trong những ngã tư giao lưu quan trọng của châu Á. Việt Nam có khoảng 75 triệu dân, trên một diện tích 328.000 cây số vuông, bám vào sườn của châu Á, giữa bán lục địa Ấn Độ và các quốc gia Viễn Đông, như“một bàn tay rộng mở của châu Á, chìa ra chào đón Thái Bình Dương”, theo cách diễn đạt của Bernard Philippe Groslier. Đất nước này từng tiếp nhận ảnh hưởng các dân tộc láng giềng, và làm bàn đạp cho các dân tộc, sau khi băng qua Việt Nam, đã tỏa về phía các đảo Nam Thái Bình Dương và sang Nhựt Bổn2. Vai trò làm cầu nối ấy giữa hai thế giới (mondes) giữa hai vũ trụ (univers)3, không dừng lại ở thời kỳ tiền sử, và Việt Nam đã trở thành- và giờ đây, hơn bất cứ lúc nào hết - có thể vẫn tiếp tục một vùng đất của sự liên hệ, của những sự gặp gỡ; đấy là nơi mà hai thế giới, nom bề ngoài có vẻ đối nhau, đang có thể trong suốt quá trình của lịch sử, tìm ra những điểm chung. Sau gần một thế kỷ người Pháp hiện diện ở Việt Nam, một trang sử mới, từ đây, đã mở ra cho các quan hệ giữa hai nước. Mãi đến nay, lịch sử nước Việt Nam đã được những nhà sử học người Pháp biên soạn và nhất là về thời kỳ liên quan đến chế độ thực dân, nó đã được viết theo quan điểm người Pháp. Có một số ít người Việt Nam muốn viết về lịch sử của đất nước họ, nhưng lại không thể vượt qua được lằn ranh do chánh phủ“bảo hộ”đã vạch ra. Việc giản lược hóa các tài liệu giáo khoa, các chỉ thị chặt chẽ đã được ấn định trước, những sự cắt bỏ tinh vi, những sự giải thích sai lạc thường là cố ý… đã làm cho sự hiểu biết về lịch sử của đất nước này không tiến thêm được chút nào, từ đầu thế kỷ cho tới nay. Chúng tôi không hề có ý định quy sự thiên lệch ấy, hoặc sự khiếm khuyết ấy cho ý đồ không tốt của các sử gia người Pháp. Họ không phải là những người thiếu tính trung thực của nhà trí thức, họ cũng không thiếu sự vô tư, nhưng tất cả những ai chuyên tâm nghiên cứu về dân tộc Việt Nam, trong giai đoạn chiếm đóng của người Pháp, thì đều, hoặc ít, hay nhiều bị bắt buộc phải đứng trên quan điểm của“chính quốc”. Vả lại, không phải tất cả mọi người trong số họ đều có thể đọc được chữ Nho và chữ Nôm. Cuối cùng, công việc của họ trở nên khó khăn hơn, do hiếm các nguồn tài liệu chính thức của phía Việt Nam. Những công trình khoa học chuyên sâu, do hàng ngàn hậu bối như chúng ta tiến hành, nhờ khai thác các kho lưu trữ hiếm hoi của gia đình, dường như cần thiết. Trong những người Việt Nam này, có một số người vì sự lệ thuộc của đất nước, nên họ cũng bị cam tâm với những sự giải thích bế tắc cùng ngõ cụt không có lối thoát, giống như các sử gia người Pháp. Một số người khác, mà lòng trung thành với sựnghiệp quốc gia không bao giờ suy giảm, thì mong muốn điều chỉnh lạicho đúng, bằng những công cuộc nghiên cứu lịch sử một cách nghiêm túc, một số vấn đề về tình hình sinh hoạt của đất nước họ, trong quá khứ, với những tài nguyên, phẩm chất tốt đẹp của nó, cũng như những chỗ yếu kém, và họ cố gắng đề cập một cách trực diện, một số điểm còn chưa sáng tỏ, và đối với họ, thì những chỗ này, cho tới hiện nay, dường như đã được giải thích một cách lệch lạc. Chính trên tinh thần đó, chúng tôi mong muốn nghiên cứu một cách thật sự vô tư, và dành cho những tư liệu lưu trữ này một vai trò quan trọng, các quan hệ giữa Pháp và Việt Nam trong thời kỳ gây cấn, kể từ cuộc hành quân của liên quân Pháp – Tây Ban Nha, ở Nam Bộ (1858), đến khi Việt Nam mất độc lập (1884), và sự thiết lập chế độ thuộc địa (1897). Như vậy, chúng tôi đã khai thác các kho tư liệu của Bộ Ngoại giao Pháp, Bộ Ngoại vụ Tây Ban Nha, các Bộ Hải quân, Bộ Thuộc địa Pháp cũng như những tài liệu rất hiếm hoi của Việt Nam. Chúng tôi nói rõ“các tư liệu chính thức rất hiếm hoi của Việt Nam”, bởi lẽ chúng ta không thể nào quên rằng văn khố của triều đình Huế, của hầu hết các Bộ, các văn phòng của các nhà viết sử biên niên, của Thư viện Quốc gia, đã bị quân đội của tướng De Courcy cướp phá và thiêu hủy, ở Huế, trong những ngày sau cuộc nổi dậy ngày 5 tháng 7 năm 1885. Những vụ cướp phá và thiêu hủy ấy, mà không một tờ báo đương thời nào và từ đó tới nay, không một sử gia Pháp nào nói đến, đối với sử gia còn bi thảm hơn các vụ cướp đã tàn phá Cung Mùa Hè, ở Bắc Kinh, trước đó hai mươi lăm năm. Chính nhờ các tài liệu ấy, hầu hết chưa được công bố, chúng tôi cố gắng hiệu chính một vài giai đoạn trong lịch sử quan hệ giữa Pháp và Việt Nam. Theo chúng tôi, cho đến nay, các quan hệ này phần lớn chưa được hiểu một cách đúng đắn. Theo nhiều tác giả, sự thống nhất của Việt Nam“không phải có từ dân tộc, mà có từ khi Việt Nam là thuộc địa, bởi nó chỉ được xác lậpvà duy trì do kẻ xâm lược ngoại bang4”. Theo chúng tôi, sự khẳng định này hoàn toàn sai lầm. Rất lâu trước khi người Pháp đến, Việt Nam đã là một quốc gia thống nhất, có nền tảng vững vàng. Từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, có một dân tộc Việt Nam, hoàn toàn thuần nhất, chỉ nói một thứ tiếng như nhau, có phong tục tập quán như nhau. Nếu nhà cầm quyền Pháp đã chia đất nước ra làm ba“kỳ”, đó không chỉ vì tiện lợi về hành chánh, mà chủ yếu nhắm mục đích“chia để trị”. Theo chúng tôi, ông Louis Finot, giáo sư danh dự ở Collège de France, đã sai lầm khi nói:“… những vụ khác biệt hiện có trong các chế độ hành chánh, áp dụng trong ba xứ An Nam của Liên Hiệp… là phù hợp với các dữ kiện lịch sử, bởi lịch sử cũng thừa nhận ở đó có ba đất nước được hình thành khác nhau…”5 Vào thời thuộc địa, một thứ địa lý chính trị sơ lược, đã dẫn một số tác giả đến chỗ muốn dùng một thứ địa lý bất biến, để biện minh cho sự phân chia Việt Nam thành“Cochinchine”(Nam kỳ),“An Nam”(Trung kỳ) và“Tonkin”(Bắc kỳ), mặc dù những tên gọi này hoàn toàn xa lạ với truyền thống Việt Nam. Chúng tôi không công nhận cái ý nghĩa không mấy tốt đẹp mà nhà cầm quyền thực dân đã gán cho các từ ấy, song để độc giả phương Tây khỏi bỡ ngỡ đã quen gọi như vậy, chúng tôi giữ nguyên các thuật ngữ ấy, để chỉ Nam Bộ, Trung và Bắc Bộ, cũng như thuật ngữ Đông Dương6- để chỉ Việt Nam, Campuchia và Lào, do người Pháp đặt ra. Bằng cách vay mượn của người Trung Quốc từ“Đông Kinh”(nghĩa từng chữ là Kinh đô ở phía Đông), để gọi tên Hà Nội, cũng như“Bắc Kinh”và“Nam Kinh”, là kinh đô ở phía Bắc và kinh đô ở phíaNam, các nhà truyền giáo và các thương nhân, vào thế kỷ XVII, đã đặt tên“Tonkin”(tức Đông Kinh) cho miền Bắc Việt Nam, bằng cách dựa trên sự phiên dịch đó và trên một cơ sở ngữ âm học đáng nghi ngờ. Còn về tên gọi“Cochinchine”(Nam kỳ), có nguồn gốc không rõ ràng thường được tranh luận trong sách vở, dường như nó bắt nguồn từ một sự biến dạng của từ Co-Cheng-Ching, là một tên gọi bằng nguồn Trung Quốc dùng để chỉ vùng đất Champa cổ, là đất phần phía Nam của nước Việt Nam, trước khi xảy ra cuộc Nam tiến; hoặc giả nó bắt nguồn từ một từ Tây Ban Nha là Cauchi-china, và một từ tiếng Ý là Caoci Cina, cả hai từ trên đều xuất xứ từ chữ Kiaotche, hoặc Giao-chỉ, sau đó ghép thêm vào đó chữ China, hoặc Cina (Trung Quốc), để cho người ta khỏi lầm lẫn nó với thành phố Cochin, ở Ấn Độ, hoặc theo Barrow7, để khỏi lầm lẫn với Kotchindiinna (Trung Quốc phía Tây), là tên gọi dùng để chỉ một cộng đồng người Trung Quốc buộc phải rời tổ quốc, vào thời xâm lược của những người Tartares – một tên gọi có nguồn gốc Nhựt Bổn, và chuyển sang gia nhập ngôn ngữ Âu châu. Cái tên gọi“Cochinchine”, trước hết, do chính những người phương Tây dùng để đặt cho miền Trung của nước Việt Nam. Cho đến thời Napoléon III, người ta gọi vùng các cửa sông Cửu Long là“Basse-Cochinchine”(miền hạ Nam kỳ). Cũng không có lý lẽ gì hơn, đến khoảng 1870, người ta lại có thói quen truyền tên“Cochinchine”này cho vùng đất ở phía cực Nam, đồng thời người ta dành riêng cho miền Trung của Việt Nam cái tên“An Nam”. Tuy nhiên có một số người Pháp vẫn tiếp tục gọi toàn bộ đất nước này bằng cái tên mang tính chất miệt thị là“An Nam”(Miền đất phía Nam đã được bình định) - và gọi cư dân của nó là người“Annamites”, có ý nghĩa nhắc nhở, và như vậy, là có ý sử dụng lại thuật ngữ“An Nam đô hộ phủ”(Phủ ở phía Nam được bình định và chinh phục), do người Trung Quốc đặt cho vào năm 679, thời kỳ nhà Đường (618-907) trực tiếp cai trị đất nước này8. Thật lý thú khi lưu ý là từ“An Nam”không hề có trong các thơ từ chánh thức của Việt Nam và trong các văn bản bằng chữ Hán của các hiệp ước 1862, 1874, và 1884, ký kết với Pháp. Đất nước Việt Nam này đã được gọi bằng cái tên là Đại Nam (Vương quốc lớn ở phía Nam). Chương I. NHỮNG MỤC TIÊU ĐẦU TIÊN CỦA PHÁP TẠI VIỆT NAM - HIỆP ƯỚC VERSAILLES 1787 V ào năm 1497, khi mà Vasco de Gama9đi vòng quanh Hảo Vọng giác [Cap de Bonne Espérance], và năm 1521, Magellan đi cắt ngang mũi đất cực Nam châu Mỹ, thì người ta biết từ nay có thể đi thẳng bằng đường biển từ bờ biển châu Âu sang bờ biển Thái Bình Dương. Và công cuộc“thực dân hóa”những vùng đất thuộc bờ biển đó bắt đầu.waka Đây không phải là một công cuộc thực dân chiếm thuộc địa theo nghĩa hiện đại của từ này. Các dân cư (ngoại trừ đôi khi việc buôn bán nô lệ) cũng như việc khai thác nông nghiệp, hoặc hầm mỏ, chưa lôi cuốn các kẻ đi chinh phục; người ta chỉ đi tìm một cái cảng thiên nhiên sẵn có, để thuận ra vào và người ta thực hiện với cư dân địa phương những cuộc đổi chác có lợi, trong đó mỗi người đổi những thứ ít giá trị, theo ý họ, lấy những thứ có giá trị lớn hơn cho mình. Dĩ nhiên, xứ Hindoustan, mũi đất châu Á gần nhất đối với các đường giao thông châu Âu, là địa điểm đầu tiên người ta đặt chân lên. Người Bồ Đào Nha đã đổ bộ lên đây trong thế kỷ XV, rồi tiếp tục đi xa nữa đến tận bờ biển các nước nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc mà họ đặt tên cho là“Indo-chine”(Ấn Độ - Trung Quốc). Năm 1511, Albuquerque xây dựng lên tại mỏm cuối bán đảo Malaysia một thành phố là Malacca; thành phố này đã nhanh chóng trở nên phồn thịnh giàu có và trong một thời gian dài là trung tâm thương mại chính của Âu châu, nằm giữa Trung Quốc, vùng Đại quần đảo châu Á, và Hindoustan. Nước Pháp đã rất nhanh chóng thay chân Bồ Đào Nha trong sự nghiệp truyền đạo tại Đông Dương (tức Indochine), nhờ sự hoạt động cá nhân của linh mục Alexandre de Rhodes, thuộc dòng Jésuites (Dòng Tên), đã không ngừng làm công tác tuyên truyền tại Rome, rồi tại Pháp, với những nhân vật thân cận của Richelieu, và từ 1625 đến 1630, đã phát triển Kitô giáo tại Nam bộ và Bắc bộ. Chẳng bao lâu, những bài ký sự của vị giáo sĩ, Giám mục“vùng ngoại đạo”Francois Pallu, đã làm cho người ta chú ý nhiều đến các cư dân Việt Nam. Vua Louis XIV quan tâm nhất là nước Xiêm. Vua đã gửi sang Xiêm nhiều phái đoàn với nhiệm vụ đàm phán về những quan hệ buôn bán, hữu nghị và cả khuyên nhà vua Xiêm theo đạo. Vua Xiêm đáp lại vinh dự mà vua nước Pháp đã dành cho mình; vậy là các phái đoàn Xiêm được tiếp đón tại cung điện Versailles, trước con mắt ngạc nhiên của các triều thần. Nhưng rồi chẳng bao lâu một phong trào bài ngoại mãnh liệt xuất hiện tại Xiêm; người Pháp bị bắt giam, hoặc bị trục xuất, và thế là vấn đề nước Xiêm, đã từng khơi gợi bao niềm hy vọng lớn, bỗng trở thành một con số không. Vả lại,“công ty Ấn Độ”10đã nghĩ chuyện lập một thương điếm tại một vài đảo ngoài khơi bờ biển Việt Nam: từ 1686, một trong các nhânviên công ty đưa ra đề nghị chiếm Côn Đảo. Lúc đầu, không ai đáp ứng, nhưng rồi các thống đốc những thương điếm của Pháp tại Ấn Độ, Dumas và Dupleix, đã đưa ra lại đề án ấy. Sau khi ký kết hiệp định Aix-la-Chapelle, năm 1748, công ty đã giao cho Pierre Poivre, vừa từ Viễn Đông về và có viết một báo cáo chi tiết về các tài nguyên Việt Nam, trách nhiệm thành lập tại nước này một chi nhánh. Pierre Poivre đến Đà Nẵng năm 1749, được vua Võ Vương đón tiếp tử tế ngay tại Huế; tuy nhiên, những cố gắng của ông không đi đến thành công. Mặc dù vậy, đề án trên vẫn được đưa ra lại mấy lần nữa (1753 - 1755). Sau Hiệp định Paris, một ủy ban được thành lập nhằm mục đích cổ vũ cho sự thành lập một chi nhánh công ty tại Nam bộ Việt Nam“để nó có thể, trong một chừng mực nào đó, đạt được những quyền lợi cân bằng với những quyền lợi nước Anh đã đạt được”(tại Ấn Độ). Ủy ban này rất lo sợ nước Pháp sẽ bị Anh, đi trước mình, ở Nam bộ. Về thực tế, chính tham vọng của một ông hoàng Việt Nam muốn chiếm lại ngôi báu, bằng cách dựa vào một vị giáo sĩ Pháp, sẽ thuyết phục Louis XVI nghĩ tới một cuộc vũ trang can thiệp vào Việt Nam. Tại Việt Nam, lúc này, giữa chúa Trịnh ở phía Bắc và chúa Nguyễn ở phía Nam, đang có một cuộc phân tranh quyết liệt. Sông Gianh là đường ranh giới giữa hai bên. Cuộc phân tranh bắt đầu từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX mới chấm dứt, với sự tiêu diệt thế lực họ Trịnh. Những trận đánh không xảy ra liên tục. Trong giai đoạn đầu (1620-1674), hai bên đã có những lực lượng quan trọng. Quân Nguyễn ra sức củng cố những nơi phòng thủ tự nhiên, dọc biên giới của mình và xây đắp chủ yếu là hai bức tường thành lớn, chặn lối đi của quân Bắc vào: lũy Trường Dục (1630), dọc theo sông Nhật Lệ và lũy Đồng Hới (1631), từ chân núi Đâu Mâu đến cửa sông Nhật Lệ. Theo dòng thời gian, những cuộc nổi loạn và phiến động, do hậuquả của những cuộc chiến liên miên, giữa hai dòng họ Trịnh-Nguyễn, làm cho kiệt sức cả hai miền Bắc cũng như Nam, dẫn tới một cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân. Năm 1773, ba anh em quê làng Tây Sơn, tỉnh Bình Định, là Nguyễn Văn Nhạc, Nguyễn Văn Huệ và Nguyễn Văn Lữ11lãnh đạo phong trào nổi dậy của nhân dân và đuổi chúa Định Vương Nguyễn Phước Thuần (1765-1777). Định Vương phải rời bỏ Huế, trốn vào Nam Bộ, tìm nơi ẩn lánh. Quân Tây Sơn đuổi theo, vào Sài Gòn năm 1777, bắt được Định Vương tại Long Xuyên và xử tử vào giữa tháng 10 năm 1777 tại Sài Gòn12(Định Vương lúc này 24 tuổi), cùng một lúc với Nguyễn Phước Dương13. Quân Trịnh lợi dụng lúc quân Nguyễn đang phải đối phó với quân Tây Sơn, để gây lại chiến sự bị gián đoạn mất một trăm năm đình chiến (1674-1774) và chiếm được Huế. Quân Trịnh đã nhân thời gian ngưng chiến này tiến hành tước đoạt của nhà Lê đang trị vì ở miền Bắc, mọi quyền hành thực tế. Ông vua cuối cùng của nhà Lê, là Lê Chiêu Thống (1781-1788), bị quân Tây Sơn đuổi, được quân Thanh đưa về một thời gian, để rồi lại rút sang Trung Quốc, sau trận đại bại của quân Thanh và mất tại Bắc Kinh năm 1793. Nhưng Nguyễn Phước Ánh14, con của Nguyễn Phước Luân, là kẻ kế thừa ngôi báu, lúc này mới 13 tuổi, phải lẩn tránh kẻ thù hung dữ nhiều nơi trong nước cùng với chú là vua Huê Vương, để khỏi mất mạng, như nhiều người tổ tiên trong dòng họ đã bị mất ngôi. Nguyễn Phước Ánh, sau này chính là Gia Long. Sau khi Định Vương Nguyễn Phước Thuần bị giết, Nguyễn Phước Ánh liên tục bị những người nổi dậy truy kích; sau mấy lần mưu đồ chiếm lại giang sơn không thành, Nguyễn Phước Ánh phải lẩn trốn sang Bangkok. Biết mình tứ cố vô thân và trong tay không có một tài sản, một phương tiện nào, ông bèn nghĩ tới chuyện kêu gọi người Hà Lan, người Anh, người Bồ Đào Nha, người Tây Ban Nha tại Philippines giúp ông khôi phục ngai vàng. Cuối cùng, ông hướng sang nước Pháp, theo lời khuyên nhủ của Pierre Pigneau de Béhaine, vừa được phong làm Giám mục Adran năm 1774, làm Khâm mạng Tòa thánh, thuộc Hội Truyền giáo Lazaristes. Đối với Pigneau de Béhaine, tất cả mọi phương tiện phục vụ có lợi cho Tòa thánh và nước Pháp đều tốt. Người ta sẽ gặp ông, sau việc đi sứ mà chúng tôi sắp nói tới, trở lại Việt Nam can thiệp vào những vấn đề quân sự, việc binh đao, tỏ ra là một vị tướng lão luyện, khi cần, sẵn sàng gác cây thánh giá lại một bên để cầm lấy thanh gươm. Và người ta cũng sẽ thấy Nguyễn Phước Ánh, nhờ ông ta mà trở thành vua Gia Long15sau này, tự mình đọc bài điếu văn trước huyệt vị Giám mục. Vậy là Pigneau de Béhaine đã nhanh chóng nhận thấy được những quyền lợi đáng kể mà Tòa thánh và nước Pháp được hưởng do việc đặt lên ngai vàng của triều đình Huế một nhân vật, sau này sẽ trung thành tận tụy suốt đời. Ông ta vừa được sự tín nhiệm của vị hoàng thân, vừa được sự tín nhiệm của nhà chức trách Pháp, nhờ chức vị Giám mục của mình. Quả ít có dịp may như vậy. Ông tự cho mình có khả năng, nếu người ta phái ông đi Pondichéry (và nếu cần, đi Versailles), nhận sự giúp đỡ của Louis XVI. Ông được trao toàn quyền trong việc đàm phán và mang theo một đại diện của Việt Nam, với tư cách là đặc mệnh toàn quyền: chính vị Đông cung thái tử. Kể ra thì sự ủy nhiệm ấy hoàn toàn tự nhiên nếu như vị toàn quyền đặc mệnh ấy không phải là một cậu bé mới lên năm. Vị Giám mục ra đi cùng với đứa trẻ ấy và đã trở thành một con tin thật sự trong tay ông ta, bảo đảm cho ông ta sự trung thành của Nguyễn Phước Ánh trong thời gian con mình vắngmặt. Hoàng Tử Cảnh, một người con tâm phúc của Nguyễn Phước Ánh, và vài người phục dịch16, cùng với vị Giám mục, lên đường đi Ấn Độ. Tháng 2/1785, họ đến Pondichéry và ở đây cho tới tháng 7/1786, nhưng không xin được sự viện trợ như mong muốn. Pigneau bèn quyết định đi Pháp. Tháng 2/1787 họ đến Lorient. Vị Giám mục bắt đầu cuộc vận động: dĩ nhiên“ông Hoàng con”, bây giờ dầu sao cũng đã lên bảy rồi, sẽ là“ngôi sao”của các phòng khách Paris, sẽ có những buổi đón tiếp long trọng, sẽ là nhân vật“người hùng”trong các bài ca… Dĩ nhiên với cậu bé, vấn đề“đàm phán”, cậu làm gì biết đến. Nhưng trái lại, Pigneau de Béhaine thì hy vọng Louis XVI sẽ chấp nhận cuộc liên minh mà ông ta đang mong muốn. Ông ta phô trương tước vị“đặc mệnh toàn quyền”của“vua Nam kỳ”, trưng bày cái đại ấn của vương quốc và thuyết trình về nghị quyết của“Đại Hội đồng Vương quốc” .Nguyên văn bản nghị quyết ấy được cất giữ tại kho lưu trữ của Bộ Ngoại giao Pháp và người ta có thể ít nhất là nói điều này:“Văn bản đó khó tin lắm”. Dù Nguyễn Phước Ánh có mong muốn chiếm lại ngôi vua bằng mọi cách đi nữa thì cũng không ai tưởng tượng được rằng chính ông ta, cùng với“Hội đồng Hoàng gia”của ông ta, lại có thể tự mình, một cách có ý thức, đề nghị những điều kiện như vậy: Thử xem: Sau khi Hội đồng(Hoàng gia)đã bàn định về tình hình hiện tại của đại sự quốc gia, quyết định: 1/Sự giúp đỡ của một cường quốc châu Âu đã trở thành tối cần thiếtđể Nhà Vua khôi phục lại mọi quyền hành của mình,sẽ yêu cầu Hoàng thượng giao thác mọi quyền lợi của mình vào tay Đức vua nước Pháp,mà Hoàng thượng đã biết rõ sức mạnh, lòng nhân từ và đức tính công bằng, ưu tiên trước các cường quốc khác của châu Âu. 2/Để bắt đầu và ấn định một cuộc đàm phán quan trọng tầm cỡ ấy,đề nghị Nhà Vua nhờ đến trung gian vị Giám mục Adran, gốc người Pháp, mà đức độ khôn ngoan và lòng yêu điều thiện đã được cả nước biết đến lâu nay. 3/Nhà Vua trao cho Giám mục những quyền hành không giới hạn để nhân danh Nhà Vua,xin với triều đình Pháp những viện trợ cần thiết và thỏa thuận dàn xếp với nhau những điều hợp lý và có thể mang lại cho cả hai bên những lợi ích thiết thực nhất. 4/Để đảm bảo với triều đình Pháp về sự thẳng thắn của Nhà Vua trong các ý định của mình, yêu cầu Nhà Vua giao phó cho vị Giám mục Pháp, Hoàng thái tử, đứa con duy nhất và là Đông ụ p g y g cung sẽ kế vị mình ngự trị quốc gia. Nhà Vua tin cậy và ủy thác vào tay Giám mục việc dạy dỗ và giáo dục một vị Hoàng tử biết bao thân thương của Nhà Vua và biết bao quý giá đối với đất nước. 5/Để tránh những điều khó khăn trong việc bảo đảm thi hành đúng nội dung những văn bản viết bằng tiếng nước ngoài và tại một nước không có ai làm phiên dịch được, ngoài chính đương sự, yêu cầu Nhà Vua giao cho vị Giám mục nói trên chiếc đại ấn, mà cả nước coi như dấu hiệu thụ phong của Nhà Vua, để trong mọi trường hợp triều đình Pháp có thể tin vào quyền hành của Giám mục Adran và vào sự thành công của công cuộc mình sắp làm. 6/Vị Giám mục nói trên sẽ xin với triều đình Pháp, nhân danh Nhà Vua Nam kỳ, một sự viện trợ 1.500 quân, số tàu bè cần thiết để chuyên chở họ và chuyên chở trọng pháo, quân nhu cho việc chiến tranh, cùng với tất cả mọi thứ gì cần thiết và có ích cho cuộc viễn chinh. 7/Để làm Thái sư cho Thái tử Đông cung thế truyền và để đi theo cùng Giám mục Adran, Nhà Vua sẽ cử hai người trong số các sĩ quan cao cấp của triều đình, cùng với cả đoàn tháp tùng cần thiết; những sĩ quan này đều bảo đảm cho lòng chân thành của Nhà Vua mong muốn điều đình với triều đình Pháp. 8/Giám mục Adran sẽ chịu trách nhiệm, thay mặt Nhà Vua và Hội đồng Quốc gia, đề nghị sẽ nhượng lại cho Pháp và cho vua Pháp chủ quyền toàn vẹn hòn đảo nhỏ chắn ngang trước cảng chính miền Nam kỳ mà người châu Âu gọi là Tourane và người Nam kỳ gọi là Hội An, để vua Pháp có thể sử dụng xây dựng các cơ quan theo cách thức nào và dưới hình dạng nào họ thấy thích hợp nhất. 9/Ngoài ra, nước Pháp được quyền sở hữu, cùng với người Nam kỳ, cảng trên để có thể sử dụng vào việc bảo vệ sửa chữa và đóng tại chỗ tất cả những tàu bè mà triều đình Pháp thấy cần thiết. 10/Vị Giám mục nói trên sẽ đề nghị với triều đình Pháp về chủ quyền sở hữu hòn đảo mang tên Poulo-Condor (Côn Đảo). 11/Nhà Vua sẽ cho phép nước Pháp độc quyền buôn bán với Việt Nam, và gạt các nước Âu châu khác ra. 12/Nhà Vua cam kết, nếu nước Pháp khôi phục lại được địa vị cho Nhà Vua và ủng hộ Nhà Vua giữ gìn ngôi báu, sẽ giúp lại cho vua Pháp những khoản tương đương về quân nhân, thủy thủ, lương thực, tàu bè, thuyền chiến (…) mỗi khi và mỗi nơi cần đến. 13/Nhà Vua sẽ thông báo cho vị Giám mục Adran biết trước, nếu triều đình Pháp có yêu cầu Nhà vua những điều gì mà Nhà vua chưa dự kiến trước được, thì vị Giám mục nói trên phải đồng ý trong chừng mực mà những yêu cầu ấy không làm thiệt hại gì cho quyền lợi của nhân dân mà Nhà Vua vừa là người cha, vừa là người bảo vệ; vị Giám mục nói trên, là người thông hiểu phong tục tập quán người Nam kỳ, sẽ chỉ rõ cho triều đình Pháp thấy rõ rằng hiệp định ông tamuốn ký kết với Pháp chỉ có giá trị vững bền khi những điều kiện ký kết thật sự công bằng và có lợi cho cả hai nước. 14/Sau cùng, Nhà vua sẽ nói cho Giám mục Adran rằng, khi giao phó vào tay vị Giám mục số mệnh của chính Nhà vua và của thần dân, là Nhà vua chờ đợi ở vị Giám mục sẽ vì lòng chân tình gắn bó với bản thân Nhà vua mà mang hết tinh thần khẩn trương do thời cuộc đòi hỏi, cũng như tất cả sự khôn ngoan chín chắn của mình, sự khôn ngoan chín chắn này đã được Nhà Vua luôn luôn thừa nhận để tiến hành công cuộc đàm phán; kết quả thành công trong trọng trách mà vị Giám mục đã đảm đương một cách nhiệt tình và qua những sự hy sinh lớn lao sẽ phụ thuộc vào công việc đàm phán đó. Sau nữa, bằng cách làm sáng ngời lòng nhân từ của Đấng Tối cao mà vị Giám mục thờ phượng, cũng như lòng nhân hậu của Đức vua mà mình là kẻ bầy tôi, sự thành công của việc đàm phán nói trên, vị Giám mục sẽ mãi mãi xứng đáng với những lời ca ngợi và lòng biết ơn của Đức vua và cả đất nước Nam kỳ. “Được” bàn bạc thảo luận tại Hội đồng Hoàng gia ngày mồng 10 tháng 7 âm lịch, năm thứ 13 niên hiệu Cảnh Hưng (18/8/1782)17. Vậy là, trước mặt bá tước De Montmorin, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, một vị Giám mục người Pháp, được một Hội đồng có tính khả nghi trao quyền hành, đại diện lợi ích của một ông vua bị dân chúng truất phế và đuổi đi, phải trốn tránh ở nước ngoài: Nguyễn Phước Ánh. Có thể giả thiết rằng dưới con mắt của vị Giám mục, những lợi ích của nước Pháp và của Tòa thánh được đặt lên trước lợi ích của Việt Nam. Nhưng khi thấy rõ cách thức mà những nhà truyền đạo nhận định vai trò truyền giáo của mình, người ta sẽ hiểu sự ngờ vực mà dân chúng và nhà cầm quyền Việt Nam có, đối với họ. Dù sao, người ta vẫn thảo luận những đề nghị của Pigneau de Béhaine tại Versailles, Bộ Ngoại giao tỏ ra dè dặt. Vị Giám mục không hề nản lòng, lôi kéo được một số nhân vật cao cấp ủng hộ. Ông đã đi đến chỗ tự mình đứng ra bảo vệ cho những đề nghị của ông, trước mặt vua Louis XVI, Bộ trưởng Bộ Hải quân Castries và Bộ trưởng Ngoại giao Montmorin. Ngày 28/11/1787, nhân danh Nguyễn Phước Ánh, Giám mục Adran ký kết với bá tước De Montmorin, đại diện cho vua Louis XVI, văn kiện ngoại giao đầu tiên giữa nước Pháp và nước Việt Nam18, tại phòng Hiệp định của Bộ Ngoại giao, nay là Thư viện Versailles. Qua hiệp định này, Nguyễn Phước Ánh cam kết, một khi đã chiếm lại được ngôi vua, đất nước thái bình sẽ nhượng cho Pháp ạ ợ g ợ g p mảnh đất và vùng biển Đà Nẵng, những đảo kề cận và đảo Côn Lôn. Ông hứa hẹn sẽ chấm dứt khủng bố các nhà truyền giáo Kitô, sẽ cho phép tự do tín ngưỡng; ông dành cho nước Pháp những quyền ưu tiên buôn bán. Đáp lại, nước Pháp cam kết cho Nguyễn Phước Ánh, nhằm giúp ông ta thu phục giang sơn, bốn tàu chiến, cùng với 1.400 lính với đầy đủ mọi quân cụ. Trong một bản thông cáo riêng biệt, ngày 28/11/1787, tự tay mình thảo và ký, Giám mục Adran tuyên bố rằng: căn cứ trên những quyền hành ông được giao phó….“Vua Nam kỳ sẽ chịu trách nhiệm, hoặc bằng cách cung ứng vật liệu, hoặc bằng cách chi tiền trực tiếp, theo những bản dự toán sẽ thiết lập sau, xây dựng những công trình an ninh và phòng thủ đầu tiên như thành lũy, trại lính, bệnh viện, kho hàng, những cơ sở quân sự, nhà ở”19. Ngoài ra, ông còn cam kết sẽ thuyết phục Nguyễn Phước Ánh phê chuẩn hiệp ước ông vừa ký kết. Bề ngoài, vị Giám mục có vẻ đã thành công mỹ mãn; thực ra, năm ngày sau khi ký Hiệp định, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp nhận xét rằng ở Pháp chưa có đủ yếu tố để đánh giá thắng lợi của một cuộc viễn chinh xa xôi như vậy, đã gửi ngày 2/12/1787, không cho vị Giám mục hay, những chỉ thị cho bá tước De Conway, tư lệnh quân đội Pháp tại Ấn Độ, bảo ông ta phải dựa vào hoàn cảnh thực tế mà tiến hành, hoặc hoãn lại cuộc viễn chinh: “Thưa ông, Đức vua đã quyết định viện trợ cho vị Hoàng thân Nam kỳ, do Giám mục Adran đã qua Pháp kêu gọi lòng tốt của Người. Đức vua đã chọn ông làm Tư lệnh cuộc viễn chinh và lãnh đạo cơ quan sẽ được thiết lập sau đó. Ý đồ của Người bộc lộ rất rõ qua những chỉ thị kèm theo thư này, một chỉ thị cụ thể, ông sẽ vận dụng theo chiều hướng nào do sự khôn ngoan lựa chọn và một chỉ thị mật. Chỉ thị mật này để ông được chủ động tiến hành, hoặc trì hoãn lại cuộc viễn chinh tùy ý kiến riêng của ông về những tài liệu mà ông đã nhận hoặc có thể nhận.”20 Đồng thời với những chỉ thị mật đó gửi bá tước De Conway, cùng ngày hôm ấy, de Montmorin biên thư cho hiệp sĩ d’Entrecasteaux, Toàn quyền các đảo Iles de France và Bourbon: “Thưa ông, trước tiên tôi phải lưu ý ông về tính chất mật của bức công hàm này… ‘Khi Đức vua quyết định tiến hành cuộc viễn chinh theo yêu cầu của Giám mục Adran và giao trách nhiệm cho bá tước Conway chỉ huy cuộc viễn chinh này, Đức vua đã để cho vị tướng lĩnh ấy toàn quyền chủ động tiến hành, hoặc hoãn lại cuộc viễn chinh, tùy theo tính chất của các tài liệu mà ông ta có được về điều kiện dễ dàng nhiều hay ít của cuộc viễn chinh và về sự lợi ích của một sự thiết lập như thế…’. Yêu cầu ông đừng nói gì với Giám mục Adran về việc Đức vua để cho ông Conway được tự do gác lại hoặc trì hoãn ngày viễn chinh…” Vài tuần sau, ngày 17/2/1788, Bộ trưởng Ngoại giao viết công hàm cho đại sứ Pháp tại Tây Ban Nha La Vanguon, giao cho ông này thông báo cho triều đình Tây Ban Nha biết quyết định của chánh phủ Pháp sẽ tổ chức viện trợ cho Nguyễn Phước Ánh. Ông ta viết thêm vào bức công hàm: “Hoàng thượng sở dĩ quyết định như vậy không phải nhằm chủ yếu là tạo một cơ sở thương mại ở vùng biển La Sonde, mà trước tiên là nhằm ngăn cản các cường quốc khác, nhất là nước Anh, thay chân vào chỗ chúng ta.Nếu họ đạt được mục tiêu đó thì họ sẽ có được một vị trí rất thuận lợi, cho phép họ ngăn cản sự thông thương bằng đường biển sang đất Trung Quốc và đe dọa những thuộc địa của Tây Ban Nha và của Hòa Lan tại vùng này.” Và ông đã kết thúc với câu tái bút sau đây: “Tôi có chiều hướng tin rằng những hoàn cảnh địa phương sẽ tỏ ra bất lợi cho cuộc viễn chinh trước con mắt vị tướng ấy (De Conway), đến chỗ có thể chắc chắn là nó sẽ không được tiến hành”21. Conway, lúc này đang bực dọc với Pigneaude Béhaine, hoặc e ngại vì những thất bại mới đây của Pháp tại Ấn Độ đã gửi công hàm trả lời Bộ trưởng ngày 15/3/1789, rằng Poulo-Condro chẳng mang lại lợi ích gì khi mà cả công ty Ấn Độ, cả người Anh đã không thể đặt chân lên cơ sở tại đó. Đà Nẵng, đối với ông ta, thì hoang vu quá không người; muốn khai thác phải đầu tư vào đó những số vốn khổng lồ và ông ta kịch liệt công kích tư cách cùng thái độ xử sự của vị Giám mục: “Người ta có thể tha thứ cho vị Giám mụcAdran những giấc mơ của một cái đầu cuồng nhiệt… Những tính toán của ông ta cũng chẳng chính xác gì hơn những điều ông quyết đoán. Ông ta đã dự trù chi phí cuộc viễn chinh lên tới năm hoặc sáu trăm ngàn đồng quan Pháp; những món chi tiêu sơ bộ đã lên tới một triệu. Cuộc viễn chinh mà thực hiện sẽ tổn phí ít nhất gấp ba lần.Và cũng không phải dễ dàng tính toán trước được mỗi năm chúng ta sẽ phải chi ra bao nhiêu tiền nữa để giữ gìn và bảo vệ. Chẳng có gì dễ dàng bằng chiếm cứ lấy đất Nam kỳ, hoặc một vị trí tốt, hay một cảng. Nhưng, chi phí xây dựng và bảo quản liệu có được bù đắp lại bằngnhững món lợi mơ hồ chỉ mới hứa hẹn suông trong tương lai xa xăm?Những chỉ thị của Ngài là một lời báo trước khá rõ ràng chưa phải lúc chi tiêu những món tiền lớnnhư vậy… Sự thận trọng trong các chỉ thị đó, thưa Ngài, ngày càng thuyết phục tôi và đã đảm bảo cho tôi tránh được những hành vi thiếu cân nhắc mà vị Giám mục đang muốn đẩy tôi vào; nhưng không bảo đảm cho tôi tránh khỏi bạo lực,khỏi những hăm dọa và những âm mưu của ông ta.Tôi rất mong muốn được vừa lòng Giám mục Adran mà không tuân thủ các mệnh lệnh của ông ta. Nhưng tôi thà chịu hậu quả thù hằn của ông ta, còn hơn vì ông ta mà hy sinh quyền lợi của Đức vua bằng cách phản bội lòng tín nhiệm vô cùng vinh dự của Ngài đối với tôi.”22 Vậy là Conway chẳng phái một người nào đi đâu cả và xin những chỉ thị mới. Những chỉ thị mới ông ta chẳng bao giờ nhận được: trong kho lưu trữ của Bộ Ngoại giao, tại Paris, có văn bản mệnh lệnh của Montmorin gửi cho Conway, mang chữ ký tắt và chữ ký chính thức của Louis XVI bảo ông ta đừng có trả lời bản dự án cuộc viễn chinh đánh chiếm Nam kỳ. Pigneau de Béhaine trở lại Pondichéry vào tháng 5/1788 và chỉ nhận được một cuộc tiếp đón dè dặt, rất khác với cuộc tiếp đón mà vị Giám mục đợi chờ. Ông không thể đoán biết được vì sao. Conway không bao giờ tiết lộ cho ông những chỉ thị mà Conway đã nhận được. Buồn lòng và bất bình sâu sắc trước cái ý nghĩ: nước Pháp sẽ không tôn trọng những lời đã hứa với một ông Hoàng nước ngoài đangđặt niềm tin trọn vẹn vào những lời người ta đã nhân danh Đức vua mà hứa hẹn với ông? Pigneau de Béhaine thoáng có ý nghĩ không trở lại Nam kỳ nữa. Tuy vậy, vị giám mục không chịu thua, quyết tâm“làm cuộc cách mạng Nam kỳ một mình”. Nhờ các thương gia Pháp giàu có ở Ấn Độ giúp đỡ, ông đã tổ chức được một đội viễn chinh 300 người, do các sĩ quan Pháp chỉ huy, đổ bộ lên cửa sông Sài Gòn vào tháng 7/1789. Mặc dù phải nhượng bộ trước những lý lẽ của vị giáo sĩ và để có khả năng khôi phục ngai vàng phải nhờ nước ngoài viện trợ, Nguyễn Phước Ánh, về phía mình, không hề ngồi không chờ đợi. Chẳng đợi vị Giám mục trở về, ông tập hợp lại những người theo mình và sau hai năm chuẩn bị, đã mở một cuộc tấn công đánh chiếm Sài Gòn, năm 1788. Ngày 21/01/1790, Nguyễn Phước Ánh gửi một bức thư cho Louis XVI cảm ơn thiện chí của vua Pháp và thông báo cho vua ệ p g Pháp biết ông không chờ đợi sự viện trợ của Pháp mà ông đã không nhận được: “… Còn những viện trợ đã xin với Bệ hạ, tuy tôi không nhận được, tôi vẫn hoàn toàn yên tâm khi tôi nghĩ rằng việc đó không do lỗi của Bệ hạ, mà do lỗi của người chỉ huy quân sự của Bệ hạ tại Ấn Độ. Tôi sẽ không bao giờ giải bày được hết cả tấm lòng tri ân của tôi đối với Bệ hạ đã có lòng tốt cho Hoàng tử, con tôi, trở lại với tôi, và qua việc đoàn tụ cha con, như người ta thường nói, trả về với nước một con cá từ trong nước thoát ra. Dẫu vạn ngàn xa cách tôi sẽ không bao giờ quên được những ân huệ lớn lao này. Còn về lực lượng hiện tại của tôi, tôi đang có một đạo quân khá đông, lục quân cũng như hải quân; tôi có số quân nhu, quân lương, khả dĩ đủ cho cái chiến dịch mà tôi còn phải thực hiện. Tôi chẳng dám lộ liễu xin Bệ hạ viện trợ cho về quân lính nữa…”23 Bản tóm lược bức thư, do Pigneau de Béhaine dịch ra tiếng Pháp, đã được trình bày tại Hội đồng Quốc gia năm 1791. Thế rồi, sau một loạt chiến thắng và thất bại, năm 1799, quân Nguyễn Phước Ánh thắng một trận lớn chiếm được thành Quy Nhơn, là thành trì chính của anh em Tây Sơn. Giám mục Adran tham dự chiến dịch này. Bị ốm nặng sẵn, chẳng bao lâu sau đó vị Giám mục chết vì bệnh kiết lỵ, ngày 09/10/1799, thọ 58 tuổi. Thi hài ông được mai táng tại Gia Định, ngày 16/12 cùng năm ấy. Hoạt động của vị Giám mục đã được người Pháp trình bày, dưới cái nhìn của người Việt Nam, như một hoạt động mở màn cho các nhà thực dân Pháp thế kỷ XIX. Vì vậy mà người ta đã dựng một bức tượng của ông tại Sài Gòn trước ngôi nhà thờ24xây dựng năm 1875, đối diện với con đường phố lớn nhất của thành phố - đường Catinat25: bức tượng diễn tả vị Giám mục, một tay che chở cho Hoàng tử Cảnh dưới tay áo dòng thụng của mình, và tay kia, giơ cao bản Hiệp ước Versailles với một cử chỉ tự hào. Người Việt Nam thì trái lại, nhìn thấy ở Giám mục Pigneau de Béhaine con người mở đầu áp đặt chế độ nô lệ tương lai lên non sông đất nước mình; và năm 1945 cách mạng đã hạ bệ bức tượng của vị Giám mục và của kẻ mà ông đỡ đầu26. Các sử gia Pháp thường đề cao quá mức sự giúp đỡ của Pigneau de Béhaine và các bạn hữu của ông; tuy nhiên, sự giúp đỡ ấy đã cho phép Nguyễn Phước Ánh biết cách trang bị một đội thủy quân, biết xây thành lũy theo kiểu Vauban và từ đó mà đẩy lùi dần được quân đội Tây Sơn. Sau Quy Nhơn thì Huế cũng thất thủ năm 1801 và Hà Nội năm1802. Làm chủ toàn bộ đất nước, Nguyễn Phước Ánh lên ngôi Hoàng đế năm 1802, dưới niên hiệu Gia Long (1802-1820). Đối với người Việt Nam, Nguyễn Phước Ánh“rước voi về chà trên mồ mả ông bà”. Thực tế, đứng về mặt chính thức mà nói, nước Pháp chẳng có công gì trong việc Nguyễn Phước Ánh lên ngôi Hoàng đế cả và Hiệp ước Versailles cũng chưa hề được bắt đầu thực hiện chút nào. Mặc dầu vậy, suốt đời mình Gia Long đã tỏ rõ thái độ rất quý trọng đối với những người Pháp ở lại Việt Nam, do lòng biết ơn đối với những điều họ đã giúp ông. Hoàng tử Cảnh, là người thấm nhuần tư tưởng tình cảm thân Pháp và thân đạo, chưa có dịp thuận lợi để bộc lộ thái độ của mình, bởi ông Hoàng trẻ ấy bị một cơn sốt phát ban giết chết ngày 10/3/1801, năm 21 tuổi. Ông Hoàng trẻ đã được rửa tội vào giờ lâm chung. Lạ thay, hai đứa con và vợ của ông lúc đó, bị đầu độc chết trong những trường hợp mờ ám. Tuy vậy, trong những năm đầu lên ngôi, Gia Long không giấu giếm sự nghi ngờ của mình đối với các vị truyền giáo; những người mà ông có cảm tưởng dường như là“những tên mật thám”phục vụ tham vọng của các nước châu Âu. Quả vậy, nước Pháp đâu có lơ là đối với Việt Nam. Ngay 1797, đại úy thủy quân Larchers có trình lên chánh phủ Đốc Chính một dự án đặt thương điếm tại Philippines và Việt Nam. Bốn năm sau, Charpentier de Cossigny, cựu Thống đốc Pondichéry, đã dự thảo một bản“hồi ký về Nam kỳ”, đề nghị thực hiện tại đây một cuộc“viễn chinh thương mại”. Ở tài liệu này, người ta còn thấy vị Đệ nhất Tổng tài (Bonaparte, tức Napoléon I) viết:“Gửi trở lại Bộ Hải quân, yêu cầu cho tôi biết ý kiến về cuốn ký sự này”. Sau Hòa ước Amiens 1802, tướng Decaen được phái sang Ấn Độ, cùng với một bộ tham mưu quan trọng và với sứ mệnh chiếm lại những thuộc địa của Pháp ở phía đông Hảo Vọng giác (Cap de Bonne Espérance). Felix Renouard de Sainte-Croix, cựu sĩ quan kỵ binh cóchân trong cuộc viễn chinh, tháng 11/1808 tại Macao gặp Jean-MarieDayot, một trong những sĩ quan Pháp đã giúp Nguyễn Phước Ánh chống với quân Tây Sơn; Sainte-Croix có nhận của Dayot một cuốn“ký sự hàng hải và những bản đồ sông ngòi về Việt Nam”.Khi trở về Pháp, Félix Renouard de Sainte Croix được Champany, Bộ trưởng Ngoại giao, tiếp đón. Champany đã báo cáo lại với Napoléon về cuộc viếng thăm này. Nhưng Hoàng đế lúc này đang có nhiều điều lo lắng nghiêm trọng hơn ở châu Âu, nên không có một dự định gì về Việt Nam. Sau Phục hưng, tình hình châu Âu tương đối bớt căng thẳng, chánh phủ Pháp tìm cách nối lại những quan hệ bị gián đoạn một thời gian với các nước Viễn Đông. Năm 1817, Công tước De Richelieu, Bộ trưởng Ngoại giao, viết một bức thư cho Jean Baptiste Chaigneau, cựu sĩ quan Pháp đã trở thành một vị đại thần của triều đình Huế, yêu cầu Chaigneau phục vụ cho nước Pháp bằng cách cung cấp những thông tin chỉ dẫn về nước Việt Nam. Trong bức thư viết cho Chaigneau, Richelieu nhấn mạnh việc thiết lập một cơ quan thương mại hợp pháp và thường trực với Việt Nam, chú ý tránh những ý đồ có thể dẫn tới những vụ can thiệp chính trị. Các giới doanh nghiệp Pháp rất quan tâm đến những dự án này. Đặc biệt, các phòng thương mại Lorient và Bordeaux lúc này đang sôi nổi ước muốn buôn bán với Viễn Đông. Vậy là người ta liền tổ chức hai cuộc“viễn chinh thương mại”sang Việt Nam năm 1817 và 1819. Chaigneau cũng đang mong ước thăm lại quê hương xứ sở của mình; ông xin được giấy phép nghỉ ba tháng và tháng 11/1819 xuống tàu về Pháp. Năm sau, ông ta được cử làm lãnh sự Pháp tại Việt Nam và được giao thẩm quyền ký một hiệp định thương mại với nước này. Nhưng khi ông trở lại Huế thì tình hình đã thay đổi hoàn toàn: Gia Long mất tháng 2/1820, con trai thứ hai của ông tên là Nguyễn Phước Đảm nối ngôi cha, dưới niên hiệu Minh Mạng. Minh Mạng (1820-1841) được nuôi dạy theo Nho giáo nên thấm nhuần sâu sắc về những nhiệm vụ đặt lên vai ông, do khái niệm Khổng học“Thiên Mệnh”(mệnh Trời) mà ông đảm nhận trong ngày thụ phong. Muốn hiểu thái độ của người Việt Nam trước kia đối với quyền lực nhà vua, phải ý thức hai điều cơ bản tồn tại trong cái mà ta có thể gọi là“Hiến pháp Việt Nam”: bảo vệ nhân dân, bảo đảm quyền lực. Quan niệm quyền lực của họ mang tính chất thần bí; nó là một khía cạnh thống nhất trong hệ thống siêu hình học và tôn giáo của họ: trên cơ sở đó mà đảm bảo tinh thần tôn trọng quyền lực, nhưng đồng thời vấn đề bảo vệ nhân dân cũng được đảm bảo cho mọi người, thông qua những hình phạt nặng nề đối với những nhà chức trách thoái hóa, không làm tròn trách nhiệm. Uy tín nhà vua dựa trên cơ sở một tín điều: tính chất thần thánh của họ, đó là tín điều trung tâm của triết học tôn giáo Việt Nam mà đặc điểm nổi bật là chủ nghĩa chiết trung cực đoan. Lịch sử hay đúng hơn là một đường lối chính trị - chứ không phải ngẫu nhiên hoặc một ý thức tập thể nào của nhân dân - đã tạo nên cái thứ lý thuyết hỗn hợp mà người ta có thể gọi là“Tôn giáo cổ truyền”Việt Nam đó. Với sự thiết lập triều đại nhà Lê ở thế kỷ XV, đồng thời với sự củng cố chế độ trung ương tập quyền về chính trị và hành chánh, nền quân chủ đã nâng Khổng giáo lên thành quốc giáo và bắt phụ thuộc vào nó vô số những dòng tôn giáo khác đang hội tụ trên nước này, kể cả Đạo giáo và Phật giáo. Đạo“thờ vua”gắn chặt với đạo“thờ Trời”; cũng như ở Trung Quốc cổ điển, nó là một bộ phận chủ chốt của cái hỗn hợp tôn giáo mà thực chất là một bộ máy chính trị nào đó. Bởi vì chính quyền và thần quyền gắn liền với nhau: nhà vua -“con Trời”- nắm giữ mọi quyền bính bởi vì Vua có sứ mệnh phải giữ gìn kỷ cương xã hội. Thực ra, đây là một phương diện của trật tự vũ trụ do có một sự tương ứng không thể nào sai được thừa nhận như là chân lý cơ bản, giữa thế giới tinh thần và thế giới vật chất. Vua - được Trời thừa nhận và giao phó cho một“sứ mệnh”thần bí - hoàn thành sứ mệnh ấy thông qua duy nhất sự có mặt của vua trên ngai vàng. Người Việt Nam thừa nhận trên Vua chỉ có Ngọc hoàng Thượng đế,“Trời chí tôn”và các vị Tiên đế đã chết, là tổ tiên nhà Vua, bất cứ thế lực siêu nhiên nào khác dù là những vong linh bảo vệ các gia đình hay thành hoàng các làng xã, đều dưới quyền của vị quân vương đương trị và ngồi theo vị trí trong hệ thống thứ bậc của một cơ quan hành chánh thiêng liêng. Là“con người duy nhất, thần linh dòng họ mình” -Vua là nhân vật duy nhất trong những người sống được hưởng quyền làm chủ tế trời đất và cúng tế các tiên vương, những lời chúc tụng có khả năng củng cố thêm cho Vua khả năng giữ gìn trật tự, đạo lý và phồn vinh. Tôn giáo bảo đảm sự hòa hợp của quốc gia, bằng cách thắt chặt những nhóm chính trị và xã hội cơ bản trong những mối quan hệ thống nhất chặt chẽ về đạo lý và tinh thần. Là quốc giáo, nhưng nó không mang vẻ lạnh lùng của những tín ngưỡng“nhà nước”: nó sống và sức sống ấy có được không phải nhờ dựa vào chính quyền, mà nhờ sự hòa nhập nhất trí của cả dân tộc vào lòng tin của nhân dân. Người ta thường ca ngợi tính hiệu quả của các thể chế ngày xưa của Việt Nam, sự hài hòa trong cơ cấu, tính vĩnh cữu của các thể chế đó. Người ta không lưu ý đúng mức đến sức mạnh ấy, tức cái uy tín có tính chất tôn giáo gắn liền với sức mạnh đó và bắt buộc mọi người tuân thủ không một chút phàn nàn. Vua - hoàng đế - là cái sườn nhà của cộng đồng dân tộc; nhưng không có cái“tôn giáo vương quyền”ấy thì Vua, hay Hoàng đế cũng chẳng là gì. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của phương diện tinh thần mà chế độ quân chủ có thể hoàn toàn dựa vào cũng không gây ảo tưởng được. Nhà vua, vừa là quốc vương vừa là thần, về lý thuyết có quyền hành vô tận. Thực tình, nhà vua phải nêu gương tuân thủ pháp luật và kỷ cương xã hội, nếu không thì dân chúng có quyền, nói đúng hơn là có nhiệm vụ nổi dậy và tước “mệnh Trời” của nhà vua. Như vậy, bằng một con đường vòng tinh vi, triết lý Khổng - Mạnh thực tế đã đặt chủ quyền tối cao vào tay nhân dân. Vị“con Trời”(Thiên tử) chỉ chịu trách nhiệm trước Trời: điều đó đã rõ. Nhưng kinhsách thánh hiền tuyên bố:“Đấng chí tôn”không có sủng thần. Đấng chí tôn chỉ sủng-ái-đạo-đức, lòng tin yêu của dân chúng không cố định. Dân chúng chỉ yêu mến những ông vua tốt bụng. “Trời có thể lấy lại ân huệ của Trời bất cứ lúc nào. Trời chỉ yêu quý những kẻ quan tâm làm tròn nhiệm vụ. Dân chúng có thể thu lại niềm tin yêu của mình bất cứ lúc nào; dân chúng chỉ gắn bó với những con người tốt bụng”.Mạnh Tử (372- 289), người đệ tử ưu tú của Khổng Tử (551-479), còn nói rõ ràng hơn:“Ý dân là ý Trời”. Vua được tôn lên để trị vì, phải trị vì hạnh phúc của thần dân và chịu trách nhiệm về sứ mệnh của mình. Kẻ mang danh hiệu vua phải hoàn thành bổn phận làm vua và phải biết xử thế như một nhà hiền triết. Nếu nhà vua áp bức dân chúng thì không xứng đáng là vua nữa; con người vua không còn là thiêng liêng và khi đó giết vua không còn là một trọng tội nữa. Sự nổi loạn chống chế độ bạo lực không những là hợp lý mà còn là một công lớn với nước và khẳng định cho kẻ nổi loạn cái quyền hợp pháp được chiếm lấy quyền lực tối cao. Vậy là các triều đại Việt Nam, cứ theo cái đà ấy mà được hưng thịnh và sụp đổ. Chính sự quan tâm lo lắng đến vận mệnh đất nước đã hướng dẫn người dân Việt Nam, một cách thực tế, trong vấn đề trao quyền bính tối cao, ít nhất là trong việc thừa nhận những trường hợp hợp pháp. Chế độ quân chủ nhà Nguyễn, dựa chặt chẽ vào Khổng giáo, đã biểu thị một sự thù địch sâu sắc đối với đạo Kitô, vì đạo Kitô rõ ràng là trái ngược với lễ nghi Khổng giáo. Minh Mạng là một ông vua rất nặng ý thức tôn giáo, không phản đối những cuộc trao đổi kinh tế với người Tây phương, là những kẻ nắm trong tay nền kỹ thuật tiên tiến, nhưng trong chừng mực mà những cuộc trao đổi không hại gì đến trật tự trong nước hay đến nền độc lập đối với bên ngoài. Minh Mạng từ chối không ký dự thảo hiệp ước thương mại do Chaigneau trình lên, vì chánh phủ Pháp đòi hỏi những tranh chấp giữa người Pháp với nhau,do Lãnh sự Pháp giải quyết và trong những vụ thưa kiện giữa ngườiPháp với người Việt Nam, phải có sự có mặt của Lãnh sự để bảo vệ cho quyền lợi người Pháp. Những cuộc rối loạn này xảy ra đồng thời với cuộc vũ trang can thiệp của nước Anh đối với Trung Quốc, năm 1839, trong cuộc“chiến tranh nha phiến”27. Đây là một lời cảnh cáo nghiêm trọng đối với Minh Mạng đang thực hiện những điều nguy hiểm mà chủ nghĩa đế quốc phương Tây đang rêu rao lúc này ở Việt Nam. Nhà vua muốn thăm dò cho biết ý đồ các cường quốc châu Âu, nhằm điều chỉnh chính sách ngoại giao của mình, đồng thời tìm cách, bằng một tạm ước, giải quyết một cách đúng đắn vụ lộn xộn do những âm mưu của các vị giáo sĩ tạo nên. Chính nhằm mục đích này mà nhà vua cử nhiều phái đoàn, từ đầu năm 1840, sang Batavia, Pénang, Calcutta, Paris và London. Đối mặt với mưu đồ và hành động của các giáo sĩ, trong khi mà người ngoại quốc, chẳng những không chịu tuân theo pháp luật của một đất nước đang cho họ cư trú, lại còn xâm phạm nền an ninh quốc gia và tìm cách lật đổ chế độ, thì cách dùng phương tiện ngoại giao để giải quyết các vấn đề của nhà vua Việt Nam là cách đúng đắn và đáng ca ngợi hơn cả. Phái đoàn gửi sang Pháp tháng 11/1840 không được vua Louis Philippe tiếp. Các Hội truyền giáo nước ngoài nhất định ngăn cản việc ký kết một hiệp nghị mà họ sợ bao nhiêu thiệt thòi sẽ đổ xuống đầu họ, họ liền gửi cho vua Pháp một bản báo cáo, trong đó họ kể về MinhMạng như một kẻ thù độc hại nhất của tôn giáo và yêu cầu có một sự can thiệp cứng rắn tại Việt Nam. Giáo hoàng Grégoire XVI cũng phảnđối Minh Mạng. Khi sứ đoàn trở về Huế thì vua Minh Mạng mất (21/1/1841). Vua kế vị là Nguyễn Phước Miên Tông, niên hiệu Thiệu Trị (1841-1847), cũng tỏ ra thù địch với Kitô giáo chẳng kém gì vua trước. Nhưng dư luận công giáo Pháp đủ mạnh để buộc nội các Guizot phải có những cuộc vận động mang tính chất kết tội đối với triều đình Huế, nhằm giải cứu cho những vị giáo sĩ đã bị án tử hình. Hai lần, năm 1843 và 1845, dưới sự hăm dọa quân sự, vua Thiệu Trị đành phải nhượng bộ. Rồi năm 1847, theo yêu cầu của các vị giáo sĩ, nền Quân chủ tháng Bảy muốn buộc vua Việt Nam phải cho Kitô giáo được tự do, cũng như nó được tự do tại Trung Quốc. Chánh phủ Pháp gửi sang Đà Nẵng hai tàu chiến“Grâcieuse”và“Victorieuse”, do thiếu tá La Pierre chỉ huy. Ngày 15/4/1847, hai chiến hạm Pháp, tự cho là bị đe dọa, đã bắn chìm những tàu chiến Việt Nam bao vây chúng ngoài khơi Đà Nẵng. Trường hợp quân Pháp nổ súng vào hạm đội nhỏ bé của Việt Nam đó đã khiến Thiệu Trị thịnh nộ: vua bèn ra lệnh xử tử hết bất cứ người châu Âu nào bị bắt trên lãnh thổ Việt Nam. Chính sách này sẽ được người con Thiệu Trị là Nguyễn Phước Hồng Nhậm (còn có tên khác là Nguyễn Phước Thì), kế vị cha tháng 11/1847, dưới niên hiệu Tự Đức (1847-1883), tiếp tục thi hành. Từ đấy, quan hệ giữa Việt Nam với Pháp là quan hệ giữa hai nước có chiến tranh. Ngày 21/5/1857, Fray José Maria Diaz Sanjurjo, Giám mục thực thụ xứ Platea, Khâm mạng Tòa thánh tại miền Trung Bắc bộ, giáo sĩ thuộc dòng Dominicain Tây Ban Nha, bị bắt giam tại tỉnh lỵ Nam Định và bị chém đầu ngày 20/7/1857. Nguyên nhân nào đã dẫn đến hành động khắc nghiệt ấy? Nó do ai quyết định, ai thi hành? Chẳng ai rõ chuyện đó bao giờ, mặc dù có vô số những bản báo cáo và thảo luận về vấn đề đó gởi lên trên, tại ViệtNam, cũng như tại Pháp và Tây Ban Nha. Than ôi, nó không phải là sự việc đầu tiên, cũng không phải là sự việc cuối cùng. Nó cũng sẽ bị bỏ qua đi như bao sự kiện khác, nếu nó không phải là lý do cho một sự can thiệp cá nhân của chính vị nữ hoàng nước Pháp, vốn người Tây Ban Nha, kẻ đã từng quen biết giám mục. Dù sao, cũng chính là sự kiện đó đã bỗng nhiên đánh thức dậy trên đất nước Pháp, một sự quan tâm sâu sắc, sau 70 năm lắng đi, đối với Hiệp ước 1787 và khởi đầu một kỷ nguyên hoàn toàn mới trong mối quan hệ giữa nước Pháp với nước Việt Nam. Ông Tổng lãnh sự Tây Ban Nha tại Trung Quốc, trụ sở tại Macao, nhận được tin bị bắt của vị giám mục nói trên qua linh mục Tổng Quản của Hội truyền giáo Tây Ban Nha tại Trung Hoa và tại Bắc kỳ. Ông ta liền chính thức yêu cầu Nam tước Gros, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Pháp tại Trung Quốc, gửi ngay sang bờ biển Việt Nam một chiến hạm để làm thế dựa cho cuộc thương lượng cứu vị giám mục Tây Ban Nha. Tại khu vực không có một chiến hạm Tây Ban Nha nào; Manille thì ở xa quá, không thể làm căn cứ hành quân được; còn yêu cầu người Anh thì không thể được, bởi họ không phải là người theo Kitô giáo; nếu họ nhận, tức họ sẽ lợi dụng thời cơ để mở rộng ảnh hưởng đạo Tin lành của họ và thu vén cho những lợi ích thiết thân của họ về chính trị cũng như kinh tế. Vả lại lâu nay, nước Pháp vẫn là“đứa con gái đầu lòng của Hội thánh”, mà đức vua rất ngoan đạo bao giờ cũng có thể kêu gọi sự giúp đỡ một cách có hiệu quả. Lời yêu cầu được tiếp nhận một cách rất thiện chí và ngay ngày hôm đó 01/9/1857, được chuyển tới cho Đô đốc Hải quân Rigault de Genouilly. Tổng chỉ huy hạm đội Pháp đang hành quân ven bờ biển Trung Hoa. Từ sở chỉ huy của mình tại Castle Peak, gần Hồng Kông, Rigault de Genouilly liền lập tức cho vũ trang chiếc chiến hạm “Catinat”; có chiếc tàu“Lilly”của Bồ Đào Nha cho Tây Ban Nha thuê, tại Macao, hộ tống. Chiếc“Catinat”xuất phát ngày 4/9, mang theo Bá tước De Kleckowski, Bí thư sứ bộ Pháp đảm nhiệm việc thương thuyếtđể giải thoát cho vị giáo sĩ, mà ông ta chưa biết tin đã bị hành hình. Ông ta đành chỉ trao cho chánh phủ Việt Nam một bức công hàmphản kháng nhân danh hai chánh phủ Tây Ban Nha và Pháp. Sự kiện này là một lý do rất đầy đủ để tiến hành một cuộc viễn chinh quân sự. Khuynh hướng thực dân của nước Pháp Từ Sully, các khuynh hướng thực dân thường thường bị chối nhận là không có ở nước Pháp. Tocqueville khẳng định rằng nước ông“luôn luôn ở hàng đầu của những nước mạnh của lục địa… rằng việc thương mại đường biển chỉ là một tiết mục phụ trong đời sống nước ông”. Prévost-Paradol nhấn mạnh: Tinh thần“thích quẩn quanh ở nhà”của người Pháp không thích hợp với việc đi chiếm thuộc địa. Leroy-Beaulieu phàn nàn tính do dự của tầng lớp tư sản trong vấn đề đầu tư vào các lãnh thổ hải ngoại. Vì không có khuynh hướng thuộc địa, ba nhân tố chính đã can thiệp vào và đè nặng xuống trên những quyết định của các nhà cầm quyền, và tạo nên giữa năm 1830, 1870, những nền móng mới của sự bành trướng ra hải ngoại: kinh tế, quân đội, tôn giáo. Lực lượng kinh tế chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Trong thời gian chuẩn bị cuộc viễn chinh chống Alger (1830), những lực lượng đó chưa bộc lộ ra; nhưng về sau thì các tầng lớp thương nhân sẽ bộc lộ vai trò của mình một cách mạnh mẽ hơn, đi lại thường xuyên các bờ biển Nam Mỹ cũng như bờ biển Trung Quốc và bờ biển quần đảo La Sonde. Quân đội cũng hành động theo chiều hướng đó và có thói quen nhìn các thuộc địa, đặc biệt là Algérie, như một lãnh thổ dành riêng. Bọn thủy thủ cũng sẽ hành động như vậy khi động tới vấn đề Việt Nam. Nhất là khi Napoléon III cần có những thành công quân sự và để duy trì cảm tình quân đội, ông ta phải mềm mỏng về chính trị theo chiều hướng mà quân đội khuyên theo. Đường lối chính trị đó thường là phù hợp với quyền lợi của tôn giáo tại Việt Nam, và Bộ trưởng của ông ta là Chasseloup-Laubat khuyên thiết lập một thuộc địa“to lớn dễ sợ, từ đó mà nền văn minh Kitô giáo của chúng ta rọi sáng ra khắp nơi”. Nhiều trào lưu tư tưởng đã có một vai trò trong chính sách thực dân, như trào lưu“Saint-Simoniens”ở Úc châu, hay linh mục Enfantin với đồ đệ tại Algérie, phong trào các tổ chức nhân đạo chiến đấu chống chế độ nô lệ… chắc chắn để lại một ảnh hưởng nhất định trên chính sách đối với người bản xứ của Napoléon III. Trước khi có lệnh hủy bỏ chế độ nô lệ, ông ta quyết định dựng lập“thành phố tự do”(Libreville), gợi cho người ta nghĩ rằng: những kẻ tù nhân khổ sai có thể cải tạo tại các trại giam Guyane (1854), hay Nouvelle Calédonie (1863) – Hội kín Franc Maconnerie cũng ca ngợi những thành tích của sự bành trướng thực dân, gắn liền với sự phát triển văn minh. Những vấn đề thuộc địa ấy thường là gắn liền với nền chính trị đối ngoại quốc tế của nước Pháp như một thứ phụ lục. Người ta biết rằng chính sách hải ngoại của Guizot được chỉ đạo bằng cả ý muốn làm vui lòng Tây Ban Nha, vừa để giữ quan hệ tốt với nước Anh, và hơn một lần Bộ trưởng Ngoại giao của Louis Philippe chống đối với những sáng kiến của Nha Thuộc địa. Vừa ghi nhận trong khuôn khổ đất đai thuộc địa những kết quả đáng kể, những sự kiện như cuộc viễn chinh Syrie (1860), và cuộc viễn chinh Mexique (1861-1867), hoặc việc khai kênh đào Suez (1869)… không phụ thuộc vào một chính sách thuộc địa được xác định mà có tính chất rời rạc. Sau khi đặt vững nền móng tại Algérie, mà lãnh thổ sẽ trở thành một cái bệ thử máy cho sự nghiệp chinh phục thuộc địa, trong bốn mươi năm (1830-1870), không theo một kế hoạch nào định trước, nước Pháp sẽ đặt chân vững vàng lên châu Phi da đen, châu Đại dương và Viễn Đông. Bên cạnh những dấu vết của lãnh thổ nguyên sơ, một lãnh thổ mới cứ thế mà thiết lập và sẽ trở thành đế quốc lớn thứ hai toàn cầu. Chương II. CUỘC VIỄN CHINH PHÁP - TÂY BAN NHA ĐÁNH CHIẾM NAM KỲ (1858-1862) T rái với dư luận lâu nay được công nhận, việc Napoléon III quyết định can thiệp vào Việt Nam không phải là hậu quả của cái chết của Giám mục Diaz Sanjurjo, thuộc dòng Dominicain Tây Ban Nha, Khâm mạng Tòa thánh tại Bắc kỳ. Ngay từ đầu năm 1856, Hoàng đế Pháp đã ủy nhiệm cho De Montigny, người đã tạo nên khu Nhượng địa Shanghai (Thượng Hải), lúc này đang nghỉ hè tại Pháp, tiếp xúc với triều đình Huế để nối lại cuộc đàm phán và chấm dứt chính sách khủng bố các giáo sĩ. Trước lúc De Montigny tới ít lâu, viên thuyền trưởng tàu“Catinat”đã gửi cho chánh phủ Việt Nam một thông báo lời lẽ thiếu ôn hòa, vua Tự Đức không nhận; y lại gửi luôn một tối hậu thư lời lẽ quyết liệt hơn nữa, vẫn bị triều đình Huế từ chối. Tàu“Catinat”liền nổ súng bắn vào Đà Nẵng và cho quân đổ bộ vào thành phố. Khi Montigny đến, ông ta yêu cầu cho được tự do buôn bán tại một vài cảng và có sự đối xử tốt hơn với các giáo sĩ. Triều đình Huế từ chối và cuối cùng quân Pháp phải rút khỏi Đà Nẵng trước những lời chế giễu của người Việt Nam (1857).Vậy là Napoléon III cũng có điều bất bình với chánh phủ Việt Nam vàý muốn can thiệp. Ngay trong tháng 1/1857, khi Montigny vừa đến Đà Nẵng thì linh mục Huc, nguyên là giáo sĩ truyền giáo tại Trung Quốc, đã viết thẳng cho Napoléon III bức thư như sau: “Linh mục Huc…Trân trọng đệ lên Hoàng đế những suy nghĩ dưới đây: Viễn Đông sắp sửa biến thành sân khấu của nhiều sự kiện lớn lao. Nếu Hoàng thượng muốn, nước Pháp có thể đóng một vai trò ở đây, rất quan trọng và vinh quang. Trong lời tựa cuốn sách của tôi nhan đề ‘Đạo Kitô tại Trung Quốc, Tartarie và Tây Tạng’, tôi có điểm qua tình hình chính trị vùng Thượng Á, nhưng tôi thấy nên khôn ngoan đừng nói hết ý nghĩ của mình cùng chỉ rõ những việc lớn mà đường lối chính trị của Hoàng thượng có thể tiến hành vì lợi ích nước Pháp và vinh quang của triều đại. Đây là một sự kiện ít người biết đến và cực kỳ quan trọng. Năm 1774,Gia Long, vua xứ Nam kỳ, bị mất nước do một cuộc khởi nghĩa. Một người Pháp, Giám mục Adran, lúc đó có ảnh hưởng rất lớn ở Nam kỳ, đã nắm lấy cơ hội tốt để mở cuộc đàm phán và ký kết một hiệp ước đồng minh giữa Pháp và Nam kỳ. Ông ta sang Pháp có mang theo đứa con trai đầu lòng của vua Gia Long và đến Pháp năm 1786. Cuộc chiến tranh châu Mỹ đã đem lại cho thế lực hải quân Pháp một bước bành trướng lớn và dự án của Giám mục Adran được Louis XVI chấp nhận một cách niềm nở. Hiệp ước được ký kết tại Versailles ngày 20/11/1787 giữa ông Bộ trưởng (Ngoại giao) của Louis XVI và Hoàng tử Cảnh, thay mặt cha mình là vua Gia Long. Theo hiệp ước này, nước Pháp cam kết sẽ cung cấp cho vua Gia Long, lúc đó đang bị đánh đuổi khỏi đất Nam kỳ, những phương tiện để khôi phục đất nước; về phía mình, vua Gia Long nhượng cho nước Pháp cả cảng, bán đảo và tỉnh Đà Nẵng. Vậy là Giám mục Adran trở lại Nam kỳ cùng với người con trai đầu lòng của Gia Long và một bộ phận nhân sự được lựa chọn gồm những sĩ quan, thủy thủ và quân nhân Pháp. Ông ta phải lấy thêm quândọc đường ở đảo Ile de France và Pondichéry;nhưng rồi cái tin cáchmạng Pháp đã ngăn cản công việc kia lại.Tuy vậy,các sĩ quan đi với Giám mục đã theo người Nam kỳ và chính nhờ có sự hỗ trợ kiên quyết và khôn khéo của họ mà vua Gia Long đã khôi phục được giang sơn. Những giáo dân bản xứ do Giám mục Adran tổ chức, đã biến thành bộ phận vững mạnh và tận tình nhất trong quân đội nhà vua. Cuộc cách mạng Pháp đã là cho người ta quên xứNam kỳ và quên việc thi hành các điều khoản của Hiệp ước. Dưới triều Louis XVIII,buổi đầu chế độ Phục hưng, nước Pháp đã cố thử đòi hỏi những quyền của mình về cảng và tỉnh Đà Nẵng. Nhưng công việc tiến hành vụng về đến nỗi chỉ dẫn tới một sự trục xuất triệt để đối với tất cả những người Pháp ra khỏi đất Nam kỳ và một sự khủng bố cực kỳ đẫm máu đối với những giáo dân bản xứ. Ngày nay,hoàn cảnh hoàn toàn thuận lợi cho việc chiếm lại Nam kỳ phần lãnh thổ mà nước Pháp được quyền chiếm giữ một cách hợp pháp không ai có thể phản đối, theo đúng những điều khoản của Hiệp ước ký kết tại Versailles năm 1787. Đánh chiếm Nam kỳ là một việc làm dễ dàng như trở bàn tay, mà mang lại những kết quả vô cùng lớn lao.Nước Pháp đã có sẵn, tại vùng biển Trung Quốc, thừa đủ lực lượng để thực hiện kế này và đánh lui mọi tấn công có thể có từ phía vua Nam kỳ. Dân cư Nam kỳ đông đúc, mật độ cao, siêng năng, rất dễ truyền đạo Kitô, đang sống dưới sự áp bức chuyên chế nặng nề. Họ sẽ đón tiếp chúng ta như những người đến giải phóng cho họ, những kẻ ân nhân.Chỉ cần ít thời gian thôi là đủ để biến họ thành một xứ sở hoàn toàn công giáo và tận tụy với nước Pháp. Đà Nẵng, trong tay người Pháp, sẽ là một hải cảng bất khả xâm phạm và là một điểm quan trọng nhất để làm chủ mọi vấn đề vùng Thượng Á.Đất đai Nam kỳ cực kỳ màu mỡ ngang hàng với những vùng đất chí tuyến giàu có nhất.Những sản phẩm chính dùng cho trao đổi mua bán hiện nay của Nam kỳ là đường, gạo, gỗ làm nhà, ngà voi. Sau nữa là vàng và bạc với những mỏ rất giàu đã được khaithác lâu nay. Tóm lại, trong hoàn cảnh hiện nay nước Pháp rất cần có một cơ sở giàu và mạnh về mọi mặt tại Viễn Đông về tất cả mọi phương diện. Nam kỳ là một thích hợp cho chúng ta hơn cả. Chúng ta có quyền đánh chiếm nó, mà đánh chiếm nó là chuyện hết sức dễ dàng.Nó không làm hao tổn gì cho nước Pháp. Nó không thể không mang lại cho nước Pháp những kết quả huy hoàng về vinh quang cũng như về sự giàu có. “Nước Anh đang chăm chú nhìn về Đà Nẵng.Họ sẽ đi trước chúng ta nếu như họ biết rõ những quyền của chúng ta và biết chúng ta đang có một dự kiến chiếm đóng… Nếu bản báo cáo ngắn ngủi này gây được ấn tượng trong tâm trí Hoàng đế, thì tôi, linh mục Huc,sẽ dễ dàng cung cấp cho Hoàng thượng những điều chỉ dẫn chi tiết hơn và chính xác nhất”. E.Huc 28, đường Bourgogne28”. Chúng ta nên lưu ý rằng tác giả bức thư, linh mục Everiste-Régis Huc, giáo sĩ Hội Truyền giáo Saint-lazare, chỉ biết đất nước và lịch sử Việt Nam qua những cuốn sách và những chuyện kể của các bạn đồng sự của mình, và ngay ở“những chỉ dẫn chi tiết và chính xác”người ta thấy có một vài điểm sai lầm trong lời khẳng định của ông: Hiệp ước Versailles năm 1787 không phải do Hoàng tử Cảnh ký, và nhất là như chúng ta đã thấy, chưa hề được bắt đầu thực hiện chút nào. Napoléon III, sau khi xem bức thư này, đã thành lập một tiểu ban để nghiên cứu xem nước Pháp căn cứ vào các điều khoản của Hiệp ước Versailles, có thể cho mình có quyền gì đối với Việt Nam hay không? Và nếu có thì nước Pháp có nên dùng sức mạnh buộc Việt Nam thi hành hiệp ước hay không? Tiểu ban gồm có Nam tước Brenier, Chủ tịch; ông Cintrat, Giám đốc Lưu trữ của Bộ Ngoại giao; Đô đốc Fourinchon; Thuyền trưởng Jaurès; Bá tước Fleury, đại diện bộ Thương mại. Tiểu ban họp phiên đầu tiên ngày 3/5/1857. Tiểu ban đã thẳng thắn báo cáo rằng Hiệp ước Versailles chưa bao giờ được thực hiện, nên không thể viện dẫn nó làm căn cứ; nhưng ngoài tình trạng vô hiệu ấy ra, thì những vụ xúc phạm ngày càng nhiều đối với các giáo sĩ (chúng ta nhớ đây là những vụ xảy ra trước vụ xử tử Giám mục Sanjurjo) cũng đủ biện hộ cho sự cần thiết phải dùng đến những biện pháp cưỡng bách. Tiểu ban đề nghị đánh chiếm các thành phố Huế, Sài Gòn và Kẻ Chợ (tức Hà Nội). Vào lúc mà người ta đang xâm phạm vào Madagascar, Xiêm, Trung Quốc và Nhật Bản, không có lý do gì lại dừng chân và chịu thất bại ở Việt Nam. Về phía mình và vẫn trước vụ Sanjurjo, Giám mục Pellerin, Khâm mạng Tòa thánh tại miền Bắc Nam kỳ, vừa đặt chân lên cảng Marseille tháng 5/1857, cũng không chịu ngồi yên. Ngày 29/5, ông gửi một công hàm cho Nam tước Brenier, tháng 6 một bức thư dài cho Bộ trưởng Ngoại giao, Bá tước Walewski. Rồi qua trung gian Hồng y Bonnechoes, ông được Hoàng đế Napoléon III tiếp tại Biarritz, nơi Hoàng đế đang nghỉ mát. Ông van nài Hoàng đế hãy“nắm lấy trách nhiệm giải quyết vấn đề Kitô giáo tại Việt Nam”, ông thống kê tên bao nhiêu giáo sĩ bị xử tử trong hai mươi lăm năm qua và cầu xin Hoàng đế“sớm chấm dứt cái chuỗi cầu kinh tang tóc ấy...”. Những lời cầu xin của Giám mục Pellerin đã gây một ấn tượng mạnh mẽ cho Napoléon III, vốn đã bị xúc động trước bức thư dài của linh mục Huc, và lâu nay đã muốn can thiệp vào bất cứ nơi đâu mà ông có thể tạo điều kiện cho Nhà thờ Kitô giáo phát triển. Hơn thế nữa, hoàn cảnh lúc này đang vô cùng thuận lợi. Tại Pháp, một sự can thiệp theo chiều hướng đó được đón nhận nhiệt tình ở phía những người ủng hộ Kitô giáo và tăng thêm ở họ tấm lòng gắn bó đối với đế chế. Mặc khác, bên ngoài, nước Pháp có một hạm độimạnh tại Viễn Đông chĩa vào Trung Quốc và sẵn sàng can thiệp vào Việt Nam nếu cần. Trước mắt chẳng có gì đáng ngại, đã đến lúc thẳng tiến lên một bước mới. Trong những điều kiện thuận lợi nhất như vậy, giữa mùa hè 1857, Napoléon III quyết định hành động. Ông ta chỉ muốn thực hiện một cuộc biểu thị sức mạnh hải quân, chứ không phải một chiến dịch chính trị tầm xa. Cuộc“viễn chinh Nam kỳ”này, được coi như sự tiếp nối của những chiến dịch chống Trung Quốc và phụ thuộc vào chiến dịch đó về phương diện quân sự. Đầu tháng 7/1857, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, Bá tước Walewski, được Napoléon III mời trình bày tại Hội đồng Bộ trưởng dự kiến của mình về cuộc can thiệp vào Việt Nam. Trước sự do dự và phản đối của một số Bộ trưởng, ông không ngần ngại nhắc nhở cho họ biết Hoàng đế không quen hành động mà không đắn đo, rằng Người đã suy nghĩ kỹ càng, rằng Người đã quyết định rồi và cuối cùng rằng mọi người cần tự đảm lấy trách nhiệm của mình. Trước lời lẽ quyết đoán ấy, các Bộ trưởng đối lập đành im lặng và nhanh chóng hiểu rằng không nên phản đối. Hoàng đế đã quyết định;“số đã định rồi”. Họ bèn đồng tuyên bố công cuộc dự định này cần được thực thi. Quyết định được thông qua. Một ít lâu sau khi tiếp Giám mục Pellerin, ngày 25/9/1857, theo chỉ thị của đích thân Napoléon III đưa xuống, Bộ trưởng Ngoại giao đã thông báo cho đồng sự của mình là Bộ trưởng Hải quân những chỉ thị cụ thể để chuyển cho Chuẩn Đô đốc Rigault de Genouilly thi hành: “Ông Tư lệnh trưởng hạm đội hải quân đóng ở Trung Quốc… được giao trách nhiệm phát huy bằng lực lượng quân sự sẵn có, tác dụng những điều mà chúng ta trách cứ Nam kỳ và thiết lập những mối quan hệ mà chúng ta cần phải thiết lập với vương quốc ấy…Ông Chuẩn Đô đốc Rigault de Genouilly đã biết rõ chúng ta đang trách cứ chánh phủ An Nam những điều gì và hiểu rõ những quyền lợi tôn giáo, chính trị, thương mại. Một khi chúng ta có quyền thì đồng thờicũng phải có nhiệm vụ làm chấm dứt những hànhđộng và thái độ thù địch, mà chúng ta đã thường xuyên vấp phải từ phía triều đình Huế. … Chúng ta nhất định sẽ thất bại nếu giao cho vị chỉ huy trưởng, các lực lượng hải quân của Hoàng thượng tại Trung Quốc, dùng biện pháp đàm phán để thiết lập những mối quan hệ với triều đình Huế. Thất bại của nhiều lần đàm phán trước đây chứng minh rằng: “Cần thiết phải yêu cầu ông Chuẩn Đô đốcnên sử dụng ưu tiên những biện pháp có hiệu quả nhanh chóng và đảm bảo hơn. … Để hoàn thành sứ mệnh đó…[Rigault de Genouilly] phải tiến hành, một khi đã đến sát bờ biển vương quốc An Nam, đánh chiếm vịnh biển và lãnh thổ Đà Nẵng. Làm chủ được vị trí này rồi, ông ta phải nghiên cứu thăm dò tại chỗ mọi chỉ dẫn cần thiết; và lưu ý một mặt đến tầm quan trọng của những kết quả cần đạt được và mặt khác đến những mất mát có thể phải chịu, cũng như những cơ may có thể gặp trên con đường đi tới thành công, xem có nên tập trung cố gắng đạt được nền bảo hộ của Pháp lên đất nước Nam kỳ, hay chỉ giới hạn ở mức ký kết một hiệp ước thân thiện, mậu dịch và hàng hải, bằng mọi cách quy định cho phía Nam kỳ phải có những đền bù thích đáng đối với những chuyện khủng bố các giáo sĩ, mà sự an ninh phải được đảm bảo bằng những điều khoản cụ thể, thành văn.Về sự lựa chọn một trong hai phương án trên đây, Hoàng đế hoàn toàn tin cậy vào sự khôn ngoan, sáng suốt của ông Chuẩn Đô đốc Rigault de Genouilly… Nếu một khi chiếm hữu được Đà Nẵng, ông Tư lệnh trưởng…xét thấy có thể, với nhiều hy vọng thành công, thông qua một hiệp ước hợp lệ và long trọng, đi đến sự thừa nhận nền bảo hộ của nước Pháp thì không được quên một điểm quan trọng là nền bảo hộ tất yếu bao hàm quyền lãnh đạo những quan hệ mà nước được bảo hộ có thể thiết lập sau này với các nước ngoài, thái độ đối xử nhà nước đối với các nhà buôn và các nhà hàng hải của nước bảo hộ, quyền tài phán tuyệt đối của các nhân viên, nước bảo hộ đối với tất cả các công dân của mình, bất phân biệt và về mọi phương diện…Ông Rigault deGenouillysẽ biết suy luận để tìm ra những điều khoản thích ứng và lý giải cụ thể chiều hướng làm sao củng cố được quyền bính mà nước Pháp sẽ có sứ mệnh thực hiện tại Nam kỳ. Vả lại…dù áp đặt được sự thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên xứ sở Nam kỳ, hay chỉ đơn giản ký kết một bản hiệp ước bình thường, thì Rigault de Genouilly phải giữ được chủ quyền Đà Nẵng làm vật bảo đảm, buộc phía chánh phủ Nam kỳ phải thi hành hoàn toàn hiệp định đã ký kết. “Hoàng đế mong muốnChuẩn Đô đốc Rigault de Genouilly có thể thi hành đúng với ý định của Người trong thời gian nhanh nhất...”29 Napoléon III đã ra lệnh rành mạch dùng vũ lực quân sự để áp đặt ý đồ xâm chiếm của Pháp tại Việt Nam được khích lệ bởi sự thành công của chính sách vũ lực mà người phương Tây thực hiện lâu nay tại Viễn Đông, đồng thời dưới áp lực, chánh phủ Nhựt Bổn đã nhượng bộ và bởi sự hèn kém của triều đình Mãn Thanh nên đường lối chính trị mà nước Pháp lựa chọn chỉ có thể là rập theo con đường mà người Anh và người Mỹ đã đi. Đường lối chính trị ấy, ít nhiều đã xuất phát từ mối quan tâm muốn làm vừa lòng những thỉnh cầu của một số giáo sĩ này, những tham vọng vật chất cũng như tinh thần của một số giáo sĩ khác và cả những nỗi bất bình cay đắng của những nhà đàm phán bị khước từ. Ngay giữa lúc đó, tin Giám mục Sanjurjo bị xử tử được truyền đi. Có thật chánh phủ trung ương Việt Nam chịu trách nhiệm về vụ xử này không? Không chắc! Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, có khi là những cơ quan địa phương tỏ ra quá nhiệt tình, đã ra lệnh xử tử, chỉ sau một xét xử sơ sài mà không đợi sự chuẩn y của triều đình Huế. Nữ hoàng Eugénie de Montijo có quen biết Giám mục Diaz Sanjurjo trước kia tại Andalousie (Tây Ban Nha). Hoài niệm về mộttình bạn riêng tư bị tổn thương, với tinh thần tự cao dân tộc, với đứctin nồng nàn của mình, bà đã bị xúc động sâu sắc và thúc đẩy chánh phủ Pháp để có một sự bồi thường thích đáng về cái chết của vị giáo sĩ người Tây Ban Nha đó, cũng như kêu gọi Tây Ban Nha cùng tham gia can thiệp. Ngày 01/12/1857, Madrid được chính thức yêu cầu. Đứng về thực tế mà nói thì sự kêu gọi can thiệp của nước Pháp với chánh phủ Tây Ban Nha cũng là chuyện dĩ nhiên bởi vì chính là một đại diện của Tây Ban Nha kêu gọi trước tiên, sự giúp đỡ của nước Pháp nhằm cứu thoát Sanjurjo, người của Tây Ban Nha. Với nước Pháp thì đây cũng là một“cơ may trời cho”rất đáng quý, vì có sự tham gia của quân đội Tây Ban Nha thì sẽ giảm bớt được cho Pháp những nhọc nhằn, cũng như mất mát trong cuộc viễn chinh. Người ta có cớ để giả thiết rằng chánh phủ Tây Ban Nha sẽ không đòi hỏi quá nhiều về“giá cả”của sự tham gia đó và sẽ vui lòng làm việc rất có lợi cho Pháp. Trong một công hàm mật ngày 01/12/1857, được chuyển cho Quốc vụ khanh Tây Ban Nha, Martinez de la Rosa, ngày 05/12, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, Bá tước Walewski nói cho đại sứ Pháp tại Madrid, Hầu tước De Turgot rằng: “Do sự kiện đáng buồn ấy,chánh phủ của Hoàng đế đã quyết định phái tư lệnh các lực lượng hải quân Pháp tại Trung Hoa đến vùng bờ biển nước An Nam để đòi hỏi một sự đền bù thỏa đáng, đối với đơn khiếu nại rất hợp lý hợp tình và thúc đẩy triều đình Huế phải ban hành những biện pháp cần thiết để trong tương lai những tai ương kia không còn tái diễn nữa”. Bức công hàm ấy cũng yêu cầu có một sự hợp tác chặt chẽ của triều đình Madrid, diễn đạt qua lời lẽ sau đây: “Có thể là vị sĩ quan ấy [Rigault de Genouilly]phải cần có từ một ngàn đến hai ngàn quân bộ mới có thể làm cho cuộc viễn chinh đạt được kết quả mong chờ, và chúng tôi sẽ rất vui mừng được biết nội các Madrid, trong trường hợp họ muốn cho quân đội mình hợp tác với quân đội chúng tôi, có thể trích từ quân số của họ hiện đóng tại Philippines những số quân đổ bộ nhất thời cần thiết cho Đô đốc Rigault de Genouilly, theo dự kiến của chúng tôi hay không”. Napoléon III, về phía ông cũng vậy, không giấu giếm mong muốn của mình có được một sự cộng tác như thế, khi trong một buổi tiệc riêng do đại sứ Tây Ban Nha tại Paris, Công tước De Rivas chiêu đãi, ông đề cập tới cái chết của Giám mục Sanjurjo và nói:“... Ông kiên quyết sẽ trả thù cho sự kiện khủng khiếp ấyvà cho vong linh của vị thánh nhân đã bị hy sinh vì sự hy sinh điên cuồng của những người ngoại đạo ấy”và ông đã tổ chức một cuộc viễn chinh nhằm mục đích này. Ông tin rằng: “Hoàng hậu rất ngoan đạo [vua Tây Ban Nha], có nhiều quyền lợi trong những vùng đất ấy và dân bản xứ đang bị đe dọa khủng bố, cũng là người có đạo Thiên chúa và vị giám mục đã bị hành hình một cách dã man lại là người Tây Ban Nha. Nước Tây Ban Nha sẽ có lợi và nên hợp tác trừng phạt những hành vi ghê tởm này”30. Sau nữa, ông mong muốn có một sự hợp lực nào đó của Tây Ban Nha“và sẽ rất vui lòng được thấy Tây Ban Nha đóng góp chung vào hai nghìn hoặc ít ra cũng một nghìn rưỡi quân của các trại lính Philippines với cuộc viễn chinh của Pháp”. Martinez de la Rose, đứng trước sự nghiêm trọng của vấn đề, thấy nhất thiết cần đưa lên Hội đồng Bộ trưởng chánh phủ ông cứu xét. Cuối cùng, người ta tuyên bố rằng:“…với lòng mong muốn được đóng góp vào một công cuộc có ích về mọi mặt như vậy, Tây Ban Nha có thể cung cấp một tiểu đoàn hoàn chỉnh gồm 1.200 người, cùng với số trọng pháo tương đương và một hoặc hai tàu thủy”31.Sự thỏa thuận ấy đã được thông báo cho đại sứ Pháp tại Madrid bằng văn bản, ngày 12/12/1857 và cho đại sứ Tây Ban Nha tại Paris cũng cùng ngày hôm ấy; đồng thời thôngbáo cho chánh phủ Pháp biết. Ngày 25/12/1857, Bộ trưởng Chiến tranh Tây Ban Nha ra lệnh cho tư lệnh trưởng ở Philippines chuẩn bị sẵn sàng, để khi nào vị Đô đốc Pháp Rigault de Genouilly yêu cầu thì cho xuống tàu một tiểu đoàn quân bộ một ngàn người, cùng với hai đại đội kỵ binh, mỗi đại đội 150 người và một trung đội pháo binh một trăm người. Đạo quân viễn chinh do đại tá Bernard Ruiz de Lanzarote chỉ huy; Lanzarote đã mang theo một ngàn năm trăm người của quân đội Tây Ban Nha tại Viễn Đông, hầu hết là người Philippines đã quen thủy thổ nhưỡng xứ này. Không nói đến những động cơ nhân đạo và tôn giáo thì trong vấn đề này, sự sốt sắng của Madrid tham gia vào cuộc viễn chinh có mang động cơ, như chúng ta có quyền suy luận, mơ ước làm một cường quốc thực dân đi chinh phục những vùng đất đai mới hay không? Thuộc địa Philippines, ở ngay gần Việt Nam, phải chăng là một điều khuyến khích trước con mắt của Madrid, trong khi Pháp xa cách những 12.000km và chưa có một căn cứ nào ở đây; phải chăng đang đưa đến một điều bất lợi chắc chắn cho mình, và rất lợi cho đồng minh? Mặc dù có ưu thế như vậy, nhưng vì quá vội vàng lao vào cuộc phiêu lưu mà không kịp chuẩn bị cho chu đáo trước, Madrid đã bỏ qua cả điều cơ bản: là ghi lại thành văn bản những điều đã dàn xếp với nhau, quy định cụ thể những quyền lợi và nhiệm vụ mỗi bên; vì vậy mà sau đó chẳng bao lâu, Tây Ban Nha đã phải chịu những nỗi thất vọng cay đắng. Tại Tây Ban Nha, tình trạng nội bộ biến động thu hút hết sự quan tâm của các chánh phủ. Nội các Armero, đã chấp nhận hợp tác với Pháp, đã nhường chỗ cho chánh phủ Isturiz; chánh phủ này tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi, không lưu ý chút nào về vấn đề Nam kỳ. Tháng 6/1858, O’Donnell lên cầm quyền, Ông O’Donnell lãng mạn này, một trung thần trụ cột của Hoàng hậu Christine, là người có khả năng hơn ai hết, thể hiện cái chính trị vinh quang của nền Phụchưng Tây Ban Nha. Ông ta dĩ nhiên có phần xa rời dư luận quần chúng của đất nước và có chiều hướng đi theo đường lối chính trị Tây Ban Nha của Philippines II. Nhưng người mà sắp trở thành Công tước Tétouan, vì đã mang lại cho Tổ quốc mình cả thành phố này cùng với một phần xứ Maroc, người mà sẽ mang trở lại Saint-Dominque cho Tổ quốc và như vậy đã cùng một lúc đem Tổ quốc mình trở lại làm chủ các thuộc địa ở châu Mỹ, chỉ có thể sẵn sàng cho Tây Ban Nha đặt chân lên xứ sở Việt Nam. Và ông có thể hoàn toàn ý hợp tâm đầu với Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, Bá tước Walewski, con riêng của Napoléon I với nàng thiếu nữ Ba Lan dịu dàng Maria Walewska, năm 1807, do nhiệt tình yêu nước, đã mạnh dạn dấn mình rơi vào lòng người chinh phục diệu kỳ. O’Donnell, chẳng bao lâu đã thấy ra rằng cuộc thỏa thuận Pháp - Tây Ban Nha có một lỗ hổng quan trọng: Tây Ban Nha đã can thiệp cùng với Pháp mà không quy định rõ ràng, trước những điều kiện hợp tác, trong quá trình chiến dịch và phần sẽ thuộc về mình, sau khi chiến dịch hoàn thành. Quốc vụ khanh Tây Ban Nha Saturnio Calderon Collantes định làm sáng tỏ vấn đề: ông ủy nhiệm đại sứ Tây Ban Nha tại Paris, Alejandro Mon, thương lượng với chánh phủ Pháp. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp đã làm yên lòng vị đại sứ Tây Ban Nha và vị đại sứ đã báo cáo lại với chánh phủ mình rằng “ông không biết nước Pháp có quan tâm hay không quan tâm đến vấn đề chiếm cứ đất đai tại chỗ xa xôi kia. Nhưng nếu Pháp thấy việc đó có lời và chúng ta cũng thấy có lợi, thì chúng ta sẽ có phần bằng nhau. Ông ta nghĩ rằng tốt hơn hết là ký với nhau một hiệp định thương mại, trong đó hai bên cùng có những quyền lợi như nhau và dù cho kết quả ra sao thì người Tây Ban Nha cũng như người Pháp, sẽ có cùng những đền bù, những quyền lợi và những sự tiếp đón như nhau, nếu chúng ta thấy phù hợp với chúng ta, sau khi cuộc viễn chinh kết thúc”32. Tuy vậy, vấn đề Nam kỳ không khỏi có tiếng vang đến Quốc hội. Trước hết, nó bị Nữ hoàng phê phán trong bài diễn văn khai mạc ngày 1/12/1858 và sau đó ngày 14/3/1859, khi đại biểu Salustiano Olozaga trình bày trước Quốc hội một đề nghị mà ông ta hết sức quan tâm: trong đó ông ta chất vấn chánh phủ về những việc đã tiến hành, liên quan đến cuộc viễn chinh ông phê bình các nhà lãnh đạo Tây Ban Nha đã tự động ký kết một liên minh tiến công mà không cho Quốc hội biết và vi phạm điều khoản hiến pháp quy định, trong những trường hợp phải có sự phê chuẩn của Quốc hội. Thực tế thì chưa có hoạt động gì trước khi ký kết, ngày 28/6/1858, bản hòa ước Pháp - Trung tại Thiên Tân, chấm dứt các hoạt động quân sự tại Pei-Ho và để cho các lực lượng quân sự Pháp của Đô đốc Rigault de Genouilly được tự do. Ngày 31/8/1858, Rigault de Genouilly, cùng với đoàn quân viễn chinh Pháp - Tây Ban Nha đến trước cảng Đà Nẵng. Ngày 01/09, vịnh Đà Nẵng còn đang chìm trong sương mù buổi sáng, người ta bỗng nghe tiếng nổ vang những loạt đại bác đầu tiên của hạm đội Pháp - Tây Ban Nha. Sau khi ngắn ngủi truyền lệnh giao thành trước khi tuyên chiến, Rigault de Genouilly ra lệnh triệt hạ các đồn lũy Đà Nẵng. Cả đạo thủy quân chia làm ba cánh, bắt đầu hoạt động: Cánh thứ nhất được chỉ định bao vây bán đảo Sơn Trà; cánh thứ hai vào sâu thả neo trong vịnh, củng cố vị trí ngay trước cửa sông Tourane (sông Hàn); cánh thứ ba dự bị, luôn luôn sẵn sàng tham chiến tùy hoàn cảnh cuộc chiến. Nếu cuộc tấn công bất ngờ đầu tiên thắng lợi, nếu một lần nữa những đồn lũy bảo vệ bờ biển bị phá tan, thì những đợt lấn đánh tiếp theo đã chẳng dễ dàng gì. Một vị tướng tài, Nguyễn Tri Phương và những đạo quân quyết chiến của ông đã nhanh chóng chặn đứng được cuộc hành quân vào sâu đất liền của kẻ thù. Và lính Tây Ban Nha-Pháp bị chết rất nhiều do bệnh sốt thương hàn, đã sa lầy giữa đám bùn phùsa của châu thổ. Nếu như người Pháp muốn trả giá một cách quả quyết hơn, chắc chắn là họ đã có thể tiến thẳng đến Huế; nhưng trừ các giáo sĩ là những kẻ rất muốn vào thành để bẻ gãy cuộc chống Pháp của triều đình Huế đối với Kitô giáo của họ, chẳng có ai thiết tha gì với vấn đề này cho lắm. Ở Paris, cũng như ở Đà Nẵng, người ta ngày càng quay mắt nhìn về Sài Gòn. Ở Paris, người ta thật tình đang lo ngại về những tham vọng của Luân Đôn, sau vụ Hồng Kông và Singapore…, người Anh muốn chiếm một chỗ đứng trung gian tại Nam kỳ. Năm 1857, họ [người Anh] đã gửi một phái đoàn sang đàm phán để ký kết một hiệp ước thương mại, nhưng Tự Đức không chịu. Còn Rigault de Genouilly thì rõ ràng là Huế không làm ông quan tâm. Ông không thiếu lý do để chối từ một cuộc tiếp xúc với Huế và cũng chẳng thiếu lý do để đến Sài Gòn. Ngày 09/02/1859, hạm đội Pháp đến ngoài khơi Vũng Tàu và ngược lên sông Sài Gòn. Kinh đô miền Nam nhanh chóng bị thất thủ. Ngày 17/02, Rigault de Genouilly công bố một Nhật lệnh đầy giọng chiến thắng cho quân đội ông ta về việc chiếm lĩnh thành trì: “… Một kho vũ khí hoàn chỉnh đầy đủ, 20.000 súng tay, 200 đại bác, 85.000 kg thuốc súng…Các kho chứa đầy… gạo đủ nuôi từ 6 đến 8.000 người trong một năm, và một quỹ quân sự chứa 130.000 quan tiền địa phương33”. Thành này vài hôm sau bị phá hủy, theo lệnh của R. de Genouilly, không đủ quân để đóng. Sau đó, trong vài ba tháng liền, là một cuộc qua lại của bộ binh và tàu bè giữa Sài Gòn và Đà Nẵng. Tuy lực lượng đội quân viễn chinh chịu trách nhiệm giữ vững hai thành phố ấy, cách xa nhau gần 1.000km, không nhiều người ta vẫn cố giữ Sài Gòn và không rời bỏ Đà Nẵng, sợ rằng bỏ Đà Nẵng sẽ gây hậu quả tinh thần không có lợi. May cho đội quân viễn chinh, quân đội Việt Nam chỉ mở những cuộc tấn công quy mô nhỏ. Ít lâu sau khi biết tin quân Pháp - Tây Ban Nha chiếm Đà Nẵng, chánh phủ Madrid dự đoán rằng vua Tự Đức sẽ thỏa mãn những yêu sách của hai nước đồng minh và xin giảng hòa. Họ đã dự đoán sai. Nhưng nhằm đối phó với tình hình dự đoán, Madrid đã phái đại sứ của mình tại Paris đến gặp Bá tước Walewski lần nữa,“nhằm hiểu rõ ý đồ của chánh phủ Pháp trong vấn đề này như thế nào34”. Theo như đại sứ Tây Ban Nha tại Paris nói, thì ông ta đã không thể biết được gì cả. Qua những lần hội kiến với Napoléon III và Bộ trưởng Ngoại giao, ông ta đã không tìm được một giây phút nào thuận lợi, ông ta nói vậy, để đưa vấn đề ra bàn bạc và trong những sự kiện có trước, mà văn bản còn nằm trong kho lưu trữ của Đại sứ quán Tây Ban Nha, cũng chẳng tìm ra được một duyên cớ nhỏ nào để gợi lên vấn đề đó. Trong một bức công hàm gửi cho Quốc vụ khanh ngày 28/12/1859, đại sứ Tây Ban Nha viết: “Không hề có một hiệp định nào, không hề có một quy ước nào cả mà chỉ có hành động nhân tạo và tôn giáo thúc đẩy chúng ta, với tư cách là người Kitô giáo và người Tây Ban Nha, cùng với nước Pháp, đi trừng phạt những kẻ đã giết một người Tây Ban Nha và một người Kitô giáo và nhờ sự trừng phạt đó, cứu mạng cho những người Tây Ban Nha và Kitô giáo khác. Ngoài ra, ngài Quốc vụ khanh đã có trong tay lời hứa hẹn cụ thể của chánh phủ Pháp rằng: ‘dù kết quả cuộc viễn chinh có ra thế nào đi chăng nữa thì, nếu như có những điều lợi thì cả hai nước sẽ được hưởng bằng nhau, về giá trị cũng như về điều kiện’”35. Rất rõ ràng là ông đại sứ Tây Ban Nha đã chẳng thiết tha gì có được những lời lẽ chính xác, cũng chẳng muốn gì gợi ý cho chánh phủ Pháp có những lời hứa hẹn phân minh, mặc dầu lệnh của Madrid là phải đạt cho được hai điều này. Tuy nhiên, nội các Tây Ban Nha vẫn kiên trì quan điểm của mình và cố gắng hết sức mình để có những chỉ dẫn mà họ không sao tìm được ở Paris và vẫn nghĩ tới mối lợi mà họ có thể khai thác được từ một hòa ước có thể ký kết; họ bèn chuyển lại, ngày 18/01/1860, những mệnh lệnh của nhà vua cho tư lệnh tại Philippines và Tổng lãnh sự Tây Ban Nha tại Trung Quốc, yêu cầu họ gửi về những thông tin liên quan đến những tiền tài mậu dịch mà có được thì rất hay, ngoài những thông tin về bồi thường chiến tranh và thiệt hại. Nội các cũng yêu cầu cho nội các biết rõ quan điểm của hai người về“sự cần thiết lập chủ quyền của Tây Ban Nha trên một trong những hải cảng Nam kỳ - trong trường hợp Pháp có thể giữ lấy Đà Nẵng viện cớ là Pháp ‘có quyền’ từ trước, những cái quyền cũ ấy, ngày nay Pháp có thể đòi lại cho mình bằng sức mạnh vũ khí”.Quốc vụ khanh Tây Ban Nha nói thêm, trong công hàm gửi cho Tư lệnh tại Philippines, rằng ông ta muốn có những chỉ dẫn cụ thể qua trung gian vị chỉ huy đạo quân viễn chinh: “... Về việc này, cũng đúng lúc nên biết chánh phủ Tây Ban Nha có thể đòi hỏi Nam kỳ phải nhường cho Tây BanNha một lãnh địa, một thành phố nào tương đương như Đà Nẵng, và sự nhượng đất ấy sẽ mang đến lợi ích gì cho Tây Ban Nha, do đó nên nhằm những vùng nào trên bờ biển làm mục tiêu?” Trung tướng Fernando de Norzagaray Escudéro, Toàn quyền Tây Ban Nha tại Philippines trả lời ông Bộ trưởng rằng ông ta không mong chờ gì chiến dịch này sẽ kết thúc sớm và sau khi đã nhấn mạnh về số tiền chi phí khổng lồ mà cuộc viễn chinh lôi cuốn theo nó, giải trình dài dòng về tình hình bấp bênh của vùng quần đảo dưới sự lãnh đạo của ông ta, rồi kết luận bản báo cáo như sau: “… Nếu báo thù và bảo vệ cho các giáo sĩ, những người cùng một tôn giáo với ta tại Bắc kỳ, một đất nước xa lạ đối với chúng ta, là một điều vinh dự, thì cũng không nên quên rằng: những dân tộc các tỉnh Visayes hiện phải chịu đựng những cuộc khủng bố và lao tù của quân Maures vô sỉ, cũng đều là người Kitô giáo và là thần dân của vua Tây Ban Nha. Nếu như là một sứ mạng văn minh khai hóa,công việc mang ánh sáng Phúc âm lại cho người Bắc kỳ, những người vì muốn làm nguôi lòng các pho ‘tượng thần đang nổi giận’ của họ, đã hy sinh đi bao nhiêu mạng sống giáo sĩ và con chiên ta, vậy thì cũng quan trọng cái việc làm cho quân Maures miền Nam, những kẻ dưới sự bảo vệ của kinh Alcoran, đang cướp phá, cắt cổ và bắt bớ hành hạ hàng trăm người Tây Ban Nha – Kitô giáo. Theo ý tôi, việc này còn có cái thuận lợi là nó động chạm đến chúng ta một cách hết sức thiết thực36”. Vậy là ở Manille cũng thế, những người đại diện có tư cách hơn cả chính những người đã được giao một phần trách nhiệm tổ chức cuộc viễn chinh, cũng chẳng mấy nhiệt tình đáp ứng tham vọng những người lãnh đạo của họ. Ở Trung Quốc cũng chẳng hơn gì. Ông Tổng lãnh sự Tây Ban Nha Nicasio Canete y Morel, nhiệm sở tại Macao, trong một bản báo cáo trực tiếp với vị Quốc vụ khanh của mình, ngày 20/04/1860 đã không giấu giếm sự bất đồng của ông ta về vấn đề chiếm đất đai tại Việt Nam. Còn tại nội các Madrid thì luôn luôn người ta được nghe bảo vệ luận đề sau đây: chính vì Philippines là đất Tây Ban Nha cho nên điều cơ bản đối với Tây Ban Nha là tỏ rõ uy thế của mình trên vùng bờ biển Việt Nam. Quần đảo Philippines và những thuộc địa mà Tây Ban Nha sẽ thiết lập ở vùng Đông Á, sẽ bổ sung cho nhau. Ngay hôm sau khi đánh chiếm Sài Gòn, viên đại tá Tây Ban Nha Carlos Palanca y Gutierrez đã phàn nàn vì không được hưởng như người Pháp những quyền lợi vừa chiếm được. Paris đã giải thích sự việc đó với chánh phủ Tây Ban Nha bằng cách tuyên bố rằng:“… sự chiếm đóng Sài Gòn chỉ là một biện pháp phòng ngự tạm thời mà thời gian lâu mau tùy thuộc vào những điều có thể xảy ra. Những điều có thể xảy ra đó cũng lại tùy thuộc vào những cuộc hành quân hoặc những cuộc đàm phán của chúng ta theo đuổi lúc này tại Trung Quốc”37. Tháng 01/1860, Phó Đô đốc Page, tới thay cho Đô đốc Rigault de Genouilly, tưởng đến lúc kết thúc mọi vấn đề với chánh phủ Việt Nam, đã viết: “Chỉ có một việc khó khăn trước mắt là trong sự việc này, có những quân Tây Ban Nha bên cạnh quân chúng ta. Tây Ban Nha yêu cầu có một quyền lợi tương ứng tại Bắc kỳ, tại đây họ đã có những quyền lợi, những phương tiện hoạt động và ảnh hưởng, họ sẽ tìm được cái điều họ muốn, những nhân công cho Philippines. Chánh phủ Hoàng đế có thể gỡ trách nhiệm bằng cách chiếm lấy cảng Balat và cửa sông Kẻ Chợ để sau giao lại cho Tây Ban Nha”38. Tháng 05/1860, đến lượt Đô đốc Charner cũng viết: “Tôi không tìm thấy gì trong đống hồ sơ tôi cất giữ một văn bản nào quy định dứt khoát tình thế của Tây Ban Nha một khi có cuộc thương lượng. Nhưng đại tá Palanca y Gutierrez, đặc mệnh toàn quyền của chánh phủ,đã được phái sang Nam kỳ để đàm phán, trên cương vị bình đẳng với chúng ta, với người An Nam. Tôi biết Tây Ban Nha mong muốn, sau cuộc chiến tranh này, có những quyền lợi ngang hàng với nước Pháp, hoặc ít nhất nếu Pháp vĩnh viễn chiếm đóng Sài Gòn thì Tây Ban Nha sẽ chiếm đóng một cảng nào đó ở Cao Miên, Nam kỳ, hoặc Bắc kỳ… Tây Ban Nha đã xử trí như một nước đồng minh haychỉ đơn giản như một nước trợ lực? Có thể xảy ra những trường hợp màTây Ban Nha có thể sẽ tạo ra chochúng ta những cái lợi rất quý báu”39. Khi Đô đốc Hamelin hỏi nên trả lời như thế nào trước những câu hỏi ấy, ông Bộ trưởng Pháp đã viết cho đồng nghiệp Tây Ban Nha của mình, ngày 21/07/1860, rằng‘Tây Ban Nha đã tham gia cuộc viễn chinh với tư cách là một đồng minh chứ không đơn thuần là một nước trợ lực, do đó những cuộc thương lượng, công bằng mà nói, cũng phải mang lại cho họ một đôi sự bù đắp riêng tư”.Những chỉ thị gửi cho Phó Đô đốc Charner đã được quan niệm theo tinh thần đó. Trong một bản báo cáo đệ trình Bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa, Charner chỉ rõ rằng những giải thích ấy không đủ làm sáng tỏ cần phải giữ một thái độ như thế nào trước những yêu cầu của viên đại tá Tây Ban Nha. Quả thật, chưa bao giờ có cuộc trao đổi những lời giải thích có hệ thống và dứt khoát với chánh phủ Madrid về cái giá mà nước Pháp, đến một lúc nào đó, phải trả cho Tây Ban Nha đã tham gia với mình vào cuộc viễn chinh. Hình như lý do được viện dẫn, vì trên nguyên tắc người ta chỉ có đề nghị Tây Ban Nha cộng tác vào cuộc viễn chinh, bởi nguyên nhân dẫn đến cuộc viễn chinh là một sự xúc phạm trực tiếp sinh mạng của một giáo sĩ Tây Ban Nha. Vả lại, lúc đó người ta không biết cuộc viễn chinh sẽ kết thúc bằng một hiệp ước với Việt Nam hay bằng một sự chiếm đóng lâu dài một mảnh đất nào đó của Việt Nam; chắc chắn người ta đã giả thiết rằng chánh phủ Tây Ban Nha sẽ đủ hài lòng với vinh quang của những chiến công quân mình, trong một cuộc viễn chinh thực hiện cộng tác với nước Pháp như vậy. Dù sao thì chánh phủ Tây Ban Nha cũng đã hành động một cách nhẹ dạ, bởi chẳng hề có một văn bản thành văn nào giữa Pháp và Tây Ban Nha về cuộc viễn chinh Nam kỳ. Nước Pháp sẽ không bỏ quên khai thác mặt yếu đó và sẽ không quên dựa vào chi tiết pháp lý để bác bỏ những yêu sách của Tây Ban Nha và sau đó gạt Tây Ban Nha ra để chiếm cả cho mình. Chẳng bao lâu, Pháp tuyên bố rằng, về mặt pháp lý nước Pháp chẳng có trách nhiệm gì đối với Tây Ban Nha trong kết cuộc của cuộc viễn chinh này. Khi Rigault de Genouilly rời Đà Nẵng, tháng 02/1859 để vào Sài Gòn, ông ta để lại thuyền trưởng Thoyon chỉ huy căn cứ này; quân Pháp - Tây Ban Nha chỉ giữ thế phòng ngự và chịu đựng những cuộc tấn công luôn luôn tiếp diễn của người Việt Nam. Đô đốc Rigault de Genouilly đành phải trở lại Đà Nẵng để giải tỏa cho đơn vị viễn chinh ở đây. Ông ta xin thêm viện trợ của Paris và luôn luôn nóng lòng đợi chờ viện trợ này sớm đến bởi vì quân đang bị các bệnh tật hoành hành thương tổn. Mãi ông ta mới nhận được tin là nước Pháp đang mắc chân vào cuộc chiến tranh với Áo nên không thể nào thỏa mãn được yêu cầu ông ta nhằm mục đích tiếp tục chiến dịch Việt Nam một cách thắng lợi. Bộ trưởng Hải quân loan báo rõ tin này cho ông Đô đốc và đề nghị ông ta cố gắng ký kết với Việt Nam một bản hòa ước, thậm chí có quyền tự do bỏ cuộc mà về. Quả tình là ngay lúc này Napoléon III, trung thành với những lời hứa hẹn của Louis-Napoléon Bonaparte, cựu đảng viên Carbonari (tức Napoléon III), đã đưa quân đội Pháp vào chiến dịch Italie. Ông đang ở vào ngày hôm trước của những trận Magenta (4/6/1859) và trận Solférino (24/6/1859), là những chiến thắng vừa vặn của phút chót và quân Phổ tập trung ba trăm năm mươi ngàn người ở Mayence, với ý đồ mờ ám nhưng đáng ngại. Nếu như phải duy trì cuộc viễn chinh Trung Quốc, trong đó nước Pháp gắn liền với Anh quốc thì không thể có vấn đề tăng cường cho cuộc viễn chinh ấy được. Tình thế đã thay đổi sau đó mấy tháng, khi một hòa ước với Áo đã được ký kết và Bismarck đãkhẳng định rằng cuộc tập trung quân tại Mayence chỉ nhằm tổ chức những cuộc thao diễn lớn. Rigault de Genouilly thông báo cho chánh phủ Pháp rằng sự rời bỏ Nam kỳ sẽ vô cùng tai hại cho uy tín của Pháp tại Viễn Đông. Ông cho rằng do tầm quan trọng của vấn đề, bởi nó phụ thuộc vào những sự kiện châu Âu, chính là Paris sẽ quyết định, chứ không phải ông ta. Sau cùng, ngày 22/6/1859, người ta đã đồng ý cho đại úy hải quân Lafont, đặc phái viên của Phó Đô đốc, được có một cuộc hội đàm với các đại diện Việt Nam. Lafont nói cho họ rõ những điều cơ bản sẽ dùng làm nền cho mọi sự thỏa thuận hai bên. Nói chung, những điều cơ bản ấy là: sự bổ nhiệm một đại sứ đặc mệnh toàn quyền, tự do tín ngưỡng cho các giáo sĩ và những người Công giáo Việt Nam, tự do buôn bán và sang nhượng một mảnh đất nào đó làm vật bảo đảm cho sự thỏa thuận. Ông Đô đốc Pháp vất vả lắm mới xin được với người Việt Nam cho đại diện Tây Ban Nha tham dự đàm phán, bởi thái độ các giáo sĩ Tây Ban Nha khiến các quan triều đình Huế cảnh giác nghi ngờ. Theo lẽ phải mà nói, những cuộc đàm phán không thể nào tiến hành được. Chánh phủ Việt Nam đâu có xa xôi gì mà không hiểu biết ít nhiều về tình hình châu Âu và những vấn đề khó khăn mà nước Pháp đang gặp phải, do cuộc chiến tranh với Áo gây nên, để cứ thản nhiên theo đuổi cuộc viễn chinh Nam kỳ. Đọc báo chí Hồng Kông và Trung Quốc, người Việt Nam rất biết về tin rút lui, có thể xảy ra, của những kẻ xâm lược. Họ thông hiểu hoàn toàn tình hình căng thẳng ở Trung Quốc, diễn ra quyết liệt tại Pei-Ho, một cách bất lợi cho người Anh và người Pháp. Cuộc đàm phán kéo dài một tháng, rồi mới bị tan vỡ. Đạo quân viễn chinh Pháp bắt buộc phải gửi một số quân sang Trung Quốc; vậy nên phải đột ngột cắt đứt đàm phán. Đây là một trong những hoạt động cuối cùng của Rigault de Genouilly trước khi ông xin trở về nước và được thay thế, hồi tháng12/1859, bởi Đô đốc Page. Để giữ thể diện một chút, ông ta cố gắng tổchức một cuộc tấn công nho nhỏ trước lúc đi. Để gửi một phần quân đội sang Trung Quốc, người Pháp đành phải rút lui bỏ Đà Nẵng. Page yêu cầu tổng chỉ huy quân Tây Ban Nha, Ruiz de Lanzarote, cho quân của ông ta xuống tàu trở về Manille, trừ vài trăm người cần ở lại Sài Gòn với quân lính Pháp. Lanzarote chấp nhận: đó là nguồn gốc sự hoài nghi cảnh giác của người Tây Ban Nha, chẳng bao lâu đã biến chất và ngang nhiên trở thành một sự bất đồng ý kiến hoàn toàn về những vấn đề chính trị và kinh tế của cuộc viễn chinh, bởi sự thỏa thuận quân sự thì lại luôn luôn vẹn toàn và luôn luôn thân ái. Mặc dù đến Việt Nam với một tiếng tăm tốt về khéo ngoại giao, Page thiếu mềm dẻo và khôn khéo đối với những quân đội Tây Ban Nha và có nhiều quyết định khiến cho họ cảm thấy bỉ mặt một cách nặng nề. Hơn nữa, ngay cả những người ở cương vị cao nhất của ngoại giao, người ta vẫn tỏ ra lãnh đạm một cách đáng chê trách đối với Tây Ban Nha. Vì vậy mà mặc dù có ghi rõ từ đầu là đạo quân Tây Ban Nha sẽ đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Rigault de Genouilly, người ta lại quên không báo cho Madrid biết Rigault de Genouilly đã được Đô đốc Page thay thế, khiến cho các sĩ quan Tây Ban Nha tự hỏi mình có phải chịu sự chỉ huy của vị tư lệnh mới ấy không. Và chắc chắn là Page, khi cho phần lớn quân Tây Ban Nha trở về lại Manille, nhằm giữ thế lực tuyệt đối của bộ phận quân đội Pháp, do đó cũng giữ luôn ưu thế của quân Pháp về những mục tiêu kinh tế và chính trị. Trước lệnh rút quân khỏi Đà Nẵng và trở về lại Manille, đạo quân viễn chinh Tây Ban Nha của Phó Đô đốc Page, vị toàn quyền Tây Ban Nha, đại tá Ruiz de Lanzarote, đã phản ứng như thế nào? Người Tây Ban Nha trách toàn quyền của họ đã phản ứng“một cách không thể nào chấp nhận được đối với cái danh thơm ‘dũng tướng’ của ông ta, qua thái độ phục tùng một quyết định hoàn toàn độc đoán…”40 Tại đại bản doanh Philippines, một không khí thù địch đối với cuộc viễn chinh ngày càng tăng, làm cho tướng Norzagaray và người thay chân ông, là tướng Solano, bỏ quên luôn đơn vị Tây Ban Nha còn đóng tại Nam kỳ. Solano cam lòng chấp nhận, không một lời phản kháng, dự án rút khỏi Đà Nẵng của Đô đốc Page. Nội các O’Connell cũng chẳng phản ứng gì hơn, lặng lẽ chuẩn y cuộc rút lui cưỡng bức, đã được tư lệnh Philippines chấp nhận. Thái độ uể oải đó không may lại phù hợp với thái độ chung của Tây Ban Nha lúc bấy giờ và nước Pháp hẳn đã được thấy điều đó qua những lần thử nghiệm hợp tác với nhau giữa hai nước. Nhiều lần, Napoléon III đã đón nhận và gợi ý cho sự hợp tác ấy và lần nào Tây Ban Nha cũng tỏ ra mệt mỏi nửa chừng chỉ muốn tìm cách bỏ cuộc. Chẳng hạn tại Mexique, người ta tổ chức một cuộc viễn chinh Pháp - Anh - Tây Ban Nha, nhằm buộc Juarez phải bồi thường cho những người châu Âu cư trú tại Mexique đã bị nhiều thiệt hại nghiêm trọng do các cuộc nội chiến liên miên gây nên. Ngay khi vừa đổ bộ lên Vera-Cruz (tháng 01/1862), Tây Ban Nha đã tuyên bố hài lòng về những đề nghị đầu tiên của Juarez và rút luôn đội quân viễn chinh của mình ra ngoài cuộc. Sau đó ít lâu, trong cuộc viễn chinh Roma cũng vậy. Dĩ nhiên làĐức vua rất ngoan đạo41sẵn sàng bay sang cứu Đức Giáo hoàng, nhưng đó chỉ là một ý định thoáng qua và người Tây Ban Nha không kiên trì được. Những khó khăn xã hội và kinh tế mà Tây Ban Nha phải trải qua những năm bạo lực, nổi loạn ấy chỉ có thể làm tăng thêm thái độ ấy mà thôi; sự trang bị quân nhu, quân dụng, không đáng kể; cái hạm đội vinh quang và lộng lẫy từng là sự tự hào của đất nước đã trở thành cơ hồ không tồn tại. Vậy là về mặt vật chất, Tây Ban Nha hầu như không có khả năng lo lắng những vấn đề quân sự nữa. Cả về mặt này, nước Pháp đã tìm cách giúp Tây Ban Nha. Nữ hoàng Eugénie42không quên rằng mình là con gái một vị đại công Tây Ban Nha, bá tước Teba và luôn luôn thúc đẩy vị Hoàng đế Pháp hành động giúp đỡ tổ quốc quê hương của bà. Nhờ vậy mà đã ký được hiệp ước thương mại Pháp - Tây Ban Nha năm 1860; theo hiệp ước này nước Pháp gửi sang cho Tây Ban Nha những kỹ sư và kỹ thuật viên. Nhưng kết quả không khích lệ lòng người cho lắm và người Pháp bị dân Tây Ban Nha nhìn bằng con mắt thiếu cảm tình, nên không làm được công trình nào có hiệu quả. Sau nữa, người Tây Ban Nha đã không may mất một người bạn Pháp biết điều nhất trong lĩnh vực ngoại giao, là bá tước Walewski: ngày 04/1/1860 Walewski phải rời bỏ Bộ Ngoại giao; người thay thế ông là Thouvenel. Antoine-Edouard Thouvenel là người đối lập với Walewski: ông ta là đại sứ, thượng nghị sĩ, tư sản, quá trình đào tạo khôn khéo, thận trọng, rất nền nếp và rất đúng mực, do đó đóng một vai trò to tát trong môi trường quan trọng của giới tư sản thời kỳ Đệ nhị Đế chế: không nên dựa vào ông ta để mưu toan những công chuyện có tính chất phiêu lưu mạo hiểm. Nước Tây Ban Nha yếu đuối, luôn luôn làm mồi cho tình trạng vô chánh phủ, không thể lôi cuốn được sự quan tâm chú ý của ông và ông cũng chẳng tỏ ra mấy cảm tình sẵn sàng giúp đỡ. Sau nữa, triều đại Napoléon III càng về sau càng chìm vào những chuyện phiêu lưu; mối quan hệ giữa Pháp và Tây Ban Nha bị sứt mẻ dần để rồi kết thúc bằng cái lệnh của chánh phủ Pháp cấm Hoàng thân Léopold de Hohenzollern lên ngôi vua Tây Ban Nha. Sự kiện này dẫn đến cuộc chiến tranh Pháp - Đức và sự sụp đổ của đế quốc Napoléon. CUỘC ĐÁNH CHIẾM NAM KỲ CỦA PHÁP VÀ DỰ ÁN VỀ SỰ HIỆN DIỆN CỦA TÂY BAN NHA Ở BẮC KỲ S au cuộc rút khỏi Đà Nẵng có tính chất gần như một sự thất bại, nước Pháp tập trung chú ý vào vấn đề Nam kỳ và cố hết sức để có chỗ đứng vĩnh viễn tại đó. Ngày 03/12/1859, Đô đốc Page đặt trụ sở của ông tại Sài Gòn. Ông ta coi như mình đến tại một cơ quan của nước Pháp, một bộ phận của Đế chế đang cần được khai thác làm cho sinh lợi. Đồng thời cũng tại đó,“ông ta chờ đợi những lời đề nghị của kẻ thù”. Chưa đầy mười lăm ngày ở“nhiệm sở mà ông ta đã vẽ ra những nét lớn hơn cho những dự án kinh tế của ông ta và mở rộng cảng Sài Gòn cho thương mại”. Page cũng không hề lơ là công việc quân sự của mình. Cùng lúc với việc cử ông ta làm tổng chỉ huy, vì rất rõ về những sự chậm trễ trong các vấn đề giao thông với Viễn Đông và những hậu quả nghiêm trọng do sự chậm trễ ấy gây ra cho sự diễn biến của các cuộc hành quân và cho một cuộc đàm phán có thể xảy ra, cho nên chánh phủ Pháp đã cho ông ta toàn quyền mở những cuộc đàm phán. Cái “toàn quyền” ấy thực ra cũng khá hạn chế, cũng đã được trao cho những người đi trước và cho những kẻ đến sau ông ta. Vậy là vừa tới Sài Gòn, để phòng xa những chuyện bất trắc, Page liền báo cho các nhà chức trách Việt Nam biết về sự có mặt của người Pháp; ngày 15/12/1859, ông ta loan báo với Tôn Thất Thiệp như sau: “Hoàng đế nước Pháp, đấng quân vương chí tôn của tôi, trong khi giao phó cho tôi quyền tối cao chỉ huy tại các vùng biển Trung Quốc,đã đồng thời hạ cố trao cho tôi toàn quyền, nhân danh Người, mà ký kết với Đức vua Việt Nam một hiệp ước nào đó, mà tôi thấy xứng đáng với vinh quang của các chiến công Người và với cương vị của Người là kẻ đứng đầu các cường quốc châu Âu. …Tôi mong Ngài sẽ trình Đức vua Tự Đức biết về tính chất của sứ mệnh tôi để Đức vua Việt Nam quan tâm đến những thiệt hại của chiến tranh mà tìm cách chấm dứt nó; mong Đức vua Việt Nam vui lòng cử một sứ giả đáng tin cậy để tôi có thể ký kết một bản hiệp ước,vừa đảm bảo những quyền thiêng liêng của nhân loại và của văn minh”43. Người nhận thư chỉ trả lời đơn giản rằng:“Vị Kinh lược triều đình, thống đốc toàn bộ các tỉnh miền Nam, Tổng tư lệnh quân đội, Hoàng thân của Đức vua… đã rất vui vẻ được đọc bức công hàm…”,và vội vàng chuyển về cho Đức vua của mình. Vua Tự Đức không phản ứng. Vua biết rất rõ những khó khăn mà cuộc viễn chinh đang gặp phải, tình trạng bị giằng xé giữa Nam kỳ một bên và Trung Quốc một bên. Các tướng lĩnh báo cáo với vua về mọi tình hình xảy ra trong các địa phương họ phụ trách; nhà vua cũng biết rõ những do dự và bối rối của các chánh phủ châu Âu. Vua hy vọng rằng việc chiếm đóng Sài Gòn, mà trước mắt tỏ ra rất bấp bênh [Page đi Hồng Kông chỉ để lại một lực lượng rất yếu], trước sau rồi cũng tan rã đi, như cuộc chiếm đóng Đà Nẵng thôi. Nhưng, cũng chẳng hơn gì những lần trước, các tướng tá nhà vua không biết lợi dụng thời cơ để tống cổ ra biển khơi cái số ít ỏi quân chiếm đóng. Tuy nhiên, trước khi rời Sài Gòn, Page cũng đã cố gắng thực hiện được vài cuộc thương thuyết ngay trên chiếc tàu chỉ huy của ông ta, chiếc“Primauguet”với đại diện Việt Nam. Trong các cuộc thương thuyết, Aubaret cùng dự với ông ta. Một cuộc ngưng chiến được ký kết ngày 8/1/1860. Ngày 28/1/1860, ông lại cắt đứt cả thương thuyết và ngưng chiến. Rigault de Genouilly, tin tưởng vào sự thực thi hiệp định mà chánh phủ Trung Quốc mới ký hồi tháng 5/1858, vừa cho đại bộ phậnhạm đội và quân đội của mình hướng vào Đà Nẵng rồi vào Sài Gòn, lập tức Trung Quốc lẩn tránh hiệp ước được ký kết và tiếp tục chiến sự. Họ làm việc đó dễ dàng vì những cuộc hành quân của Rigault de Genouilly tại Việt Nam đã giam lại ở đó toàn bộ đạo quân viễn chinh và chánh phủ Pháp đang vướng mắc vào chiến dịch Italie không thể nào cắt xén cho Viễn Đông một số quân nào khác. Vậy là người Trung Quốc tự coi như được giải thoát hoàn toàn khỏi những kẻ thù của trước ngày ký hiệp định. Chiến dịch Italie kết thúc một cách tiềm tàng bằng chiến thắng Solfèrino, ngày 24/6/1859. Ngay từ tháng 9, nước Anh đề nghị với Napoléon III gửi một đạo quân viễn chinh mới sang Trung Quốc. Chánh phủ Pháp đồng ý nhưng không có khả năng gửi quá 6.000 quân; họ xuống tàu Toulon tháng 1/1860. Đạo quân viễn chinh Viễn Đông và người chỉ huy của nó phải dành ưu tiên cho những sự kiện ở Trung Quốc trước Việt Nam, nên Đô đốc Page đành buộc lòng phải cho phần lớn quân lực của mình ở Nam kỳ bổ sung cho cuộc viễn chinh mới này. Vì vậy, cuối tháng 3/1860, ông ta rời bỏ Sài Gòn, chỉ để lại và giao cho đại úy hải quân d’Ariès phụ trách bảy trăm lính Pháp cùng với một toán nhỏ người Tây Ban Nha. Tại Trung Quốc, Page sắp đạt được những thắng lợi mới, nhất là tại Bắc Kinh mà nổi tiếng với vụ tàn phá tệ hại Cung điện Mùa Hè, ngày 8/10/1860; sau đó ông ta có thể gửi những đội quân quan trọng về viện trợ cho Sài Gòn. Quân đội Việt Nam được khích lệ trước cuộc rút lui của địch ở Đà Nẵng, họ coi như một chiến thắng do chính sự nỗ lực của họ đưa lại, đã được chuẩn bị khá sẵn sàng, mở cuộc tấn công vào đội quân của thiếu tá d’Ariès. Những cuộc tiến công tiếp diễn liên tục ấy đe dọa một cách nguy hiểm toán lính Pháp - Tây Ban Nha với số lượng giảm xuống rất nhanh. D’Ariès và Palanca nhất trí quyết định báo cáo cho cấp trên biết tình hình bi đát của họ và yêu cầu gửi tăng cường cho họ một số quân. Phó Đô đốc Charner đến Sài Gòn tháng 05/1860 để thay Page nhưng ở quá xa xôi không thể có một quyết định nhanh chóng được. Viên lãnh binh Pháp tại Quảng Đông gửi sang Nam kỳ 150 binh lính với số lượng cần thiết. Phía Tây Ban Nha, đại úy Olabe, lại một lần nữa nhận nhiệm vụ trong cuộc viễn chinh, đến Sài Gòn hôm 14/08/1860. Ông ta mang theo một thông báo, cùng với một bức thư viết ngày 10/07/1860 của Tư lệnh trưởng quân đội tại Philippines. Trong hai văn bản đó, viên Tư lệnh trưởng không gửi viện trợ, bởi vì: “… quân đội ta trở về Manille là do lệnh của Đô đốc, thì chỉ có Đô đốc mới được quyền điều trở lại cho cuộc viễn chinh; và bởi lý do quân đội Pháp đã thiếu tôn trọng và khinh thường đối với họ tại Nam kỳ,coi họ chỉ như những kẻ trợ lực giản đơn, khi đáng lẽ phải đối xử với họ như với những kẻ đồng minh”. Và ông ta viết thêm: “Quân Việt Nam hãy tống cổ quân Pháp ra ngoài biển! Tất cả việc tôi có thể làm là gửi một chiếc tàu sang để lượm quân Tây Ban Nha về!”44 Rất lâu trước sự rút lui của đạo quân viễn chinh Tây Ban Nha về Manille, nội các Madrid, muốn có những thông tin chi tiết hơn về cuộc viễn chinh Nam kỳ đã ra lệnh cho một trong các chỉ huy về Madrid. Đại tá Ruiz de Lanzarote, tổng chỉ huy, đã chỉ định trung tá Carlos Palanca Gutierrez, một trong những sĩ quan cao cấp đáng chú ý hơn cả, về đến Madrid trong tháng 01/1860. Sau khi đã được thông tin về những sự kiện giai đoạn đầu chiến dịch, ngày 13/02/1860, nội các Madrid xét thấy tốt hơn cả là chỉ định ngay người thông tin làm tư lệnh trưởng đạo quân viễn chinh Tây Ban Nha, kiêm đại diện đặc mệnh toàn quyền của Tây Ban Nha tại Việt Nam, với cấp bậc đại tá thay cho Lanzarote được thăng chức thiếu tướng. Madrid bắt đầu quan tâm hơn chút ít về vấn đề Nam kỳ, bèn cử đại sứ của mình tại Paris tiếp tục thương lượng với chánh phủ Pháp“sao cho, sau khi hiệp ước với Việt Nam, Tây Ban Nha vẫn giữ được những địa vị và thu được những món lợi hoàn toàn ngang hàng với nước bạn và đồng minh Pháp”.Chắc chắn là do ảnh hưởng của Palanca, chánh phủ Tây Ban Nha đã chỉ rõ, cũng trong quyết định hoàng gia của Quốc vụ khanh đề ngày 10/3/1860, một trong những ước vọng của chánh phủ, khi nói thêm với vị đại sứ của mình: “Dù người ta có thể kết luận, qua bức công hàm của ông Thouvenel, rằng nước Pháp chỉ tính chuyện bỏ vùng Tourane, trong trường hợp giả thiết rằng Pháp sẽ bỏ cả Sài Gòn, thì chánh phủ của Đức vua vẫn muốn rằng Tây Ban Nha sẽ giữ lấy một căn cứ tại trung tâm Bắc kỳ, được củng cố và bảo vệ hẳn hoi, nhằm mục đích duy nhất là Tây Ban Nha có thể mang lại những sự giúp đỡ, khi cần, cho các giáo sĩ chúng ta ở những xứ sở xa xôi ấy”45. Vài ngày trước đó, trong những chỉ thị tiếp theo việc cử Palanca làm đại diện toàn quyền, chỉ thị cho chính Quốc vụ khanh đưa xuống ngày 26/2/1860, tức ba ngày sau khi Palanca rời Cadiz (23/2/1860) đi Sài Gòn, người ta nói với ông, rất đúng đắn, rằng mặc dầu có mâu thuẫn hiển nhiên với ý định ban đầu của Tây Ban Nha khi cuộc viễn chinh mới khởi sự, người ta không hề có một tham vọng đất đai nào mà tốn kém nhiều hơn ích lợi. Người ta còn nói thêm rằng: “… Trường hợp nước Pháp có chiếm được cả một phần đất của nước ấy đi chăng nữa thì sự an ninh của giáo sĩ ta và sự cần thiết phải chứng minh là những hy sinh Tây Ban Nha chịu đựng nhằm tiến hành và tiếp tục chiến tranh đã không phải là vô hiệu,nó làm nổi bật lên sự cần thiết phải đặt tại trung tâm Bắc kỳ một căn cứ có thể dùng để cứu giúp các giáo sĩ ta, để gieo mầm và thắt chặt những mối quanhệ tiếp xúc phải có sau này giữa nước ấy với các thuộc địa của chúng ta trên quần đảo Philippines”46. Ngay khi vừa đến Sài Gòn, ngày 15/5/1860, và thấy ở đây đạo quân viễn chinh chỉ còn có bốn sĩ quan và 233 lính dưới sự chỉ huy của đại úy Fajardo, bị các nhà chức trách Philippines bỏ quên, Palanca liền đóng vai người chủ chốt trong việc thiết lập một căn cứ Tây Ban Nha tại Bắc kỳ. Trong một bức thư mật gửi cho Quốc vụ khanh, ông ta quả quyết rằng sự án binh bất động của quân Pháp tại Trung Quốc có thể kéo dài, vậy sẽ là điều nên mong muốn nếu Tây Ban Nha tìm cách mở ra được những cảng thương mại, những chi phí đã phải tạm ứng cho cuộc chiến tranh. Chỉ cần gọi những số quân mà Đô đốc Page đã trả về Manille trở lại Bắc kỳ chiếm Nam Định và Kẻ Chợ (Hà Nội) rồi các tỉnh lệ thuộc. Trong một bản báo cáo khác đề ngày 19/8/1860 gửi Quốc vụ khanh, Palanca lại nhấn mạnh lần nữa quyền của Tây Ban Nha được sở hữu một mảnh đất ở Bắc kỳ, hoặc được nhượng lại một phần đất Nam kỳ để bù vào những hy sinh họ đã chịu đựng. Ông ta đề cao hoàn cảnh thuận lợi đặc biệt của miền Bắc Việt Nam, giáp với Trung Quốc: tài nguyên thiên nhiên giàu có, tình hình chính trị, tình hình này tạo nên do những tham vọng của dòng họ nhà Lê cũ, mà các“con cháu”đều nằm trong tay các giáo sĩ Tây Ban Nha, rất thuận lợi cho các ý đồ của Tây Ban Nha, những ưu thế đáng quý về khả năng có cả một nhân lực to lớn và chăm chỉ siêng năng để cung cấp cho công cuộc khai thác thuộc địa Mindanao (đảo lớn cực nam của quần đảo Philippines). Nhưng chánh phủ O’Donnell không muốn chấp nhận, cũng không muốn từ chối các gợi ý có tính chất yêu nước của viên đại sứ toàn quyền của mình. Những bản báo cáo viết rất chi tiết cẩn thận của Palanca gửi về, được nằm yên trong sự lãng quên tại những kho lưu trữ đầy bụi bặm thuộc Bộ Ngoại giao của Đức vua rất ngoan đạo. Tình trạng vô chánh phủ của Tây Ban Nha, nếu không thể thanh minh hoặc tha thứ cho tính chất bất động của nó vẫn có thể giải thích được. Bị dao động giữa một bên là phe“ôn hòa bảo thủ”(moderatos), của Narvaez và một bên là phe“cuồng nhiệt”tiến bộ của Espartero và Serrano, xu hướng phản động và bạo lực, sẵn sàng với mọi phong trào và nổi dậy của quần chúng. Do phe này phe kia gieo mầm, xúi giục, người Tây Ban Nha không làm sao có được một chính sách đối ngoại xác định rõ ràng, nếu không là một thứ chính trị chung chung, ngắn gọn. Bản thân Nữ hoàng cũng cảm thấy mình không ngồi vững trên ngai vàng của mình. Vậy là mọi sự đều“trôi theo dòng nước”, ai nấy chỉ lo bám giữ lấy địa vị của mình hoặc chiếm đoạt địa vị của đối thủ. Tin thắng lợi của Pháp - Anh tại Trung Quốc truyền về Sài Gòn giữa những ngày khủng hoảng, được đội quân viễn chinh ít ỏi đón nhận với một tiếng thở dài khoan khoái. Những lực lượng quan trọng có sẵn lúc này được điều động vội vàng sang Nam kỳ để cứu viện cho đội quân viễn chinh. Charner lúc ấy không những có thể giải thoát khỏi khó khăn cho đội quân đồn trú Pháp - Tây Ban Nha bấy lâu nay vất vả lắm mới tồn tại nổi, mà còn có thể tiến hành tiếp tục cuộc chiếm đóng Nam kỳ về chiều sâu. Trong lúc này, Paris đứng ở một lập trường rất rõ ràng; ngày 25/9/1860 Napoléon III quyết định“phải tăng cường cho quân đồn trú Sài Gòn, nhằm bảo đảm chiếm về cho nước Pháp quyền sở hữu về mảnh đất quan trọng này”47và Bộ trưởng Chasseloup-Laubat chỉ thị cho Đô đốc Charner phải“củng cố nền thống trị của chúng ta ở Sài Gòn… chúng ta quyết ở lại đó lâu dài và buôn bán dễ dàng không có gì trở ngại”48. Vậy không còn là vấn đề“tiến hành một cuộc hành quân trừng phạt”nhằm trả thù cho những giáo sĩ bị giết; đây rõ ràng là một cuộcchiến tranh chiếm thuộc địa. Đô đốc Charner, lần đầu tiên mang vào Nam kỳ toàn bộ lực lượng của ông lâu nay còn ở lại Trung Quốc, mặc dầu những hòa ước đầu tiên đã được ký kết. Ngay từ ngày 7/2/1861, trước khi ký hiệp định Pháp - Trung 1861, 86 chiếc tàu chiến với 474 đại bác, 80 tàu buôn thuê mướn, 3.500 bộ binh, 12 đại đội lính thủy, trọng pháo, công binh… rời vùng vịnh Petchili đi Việt Nam. Charner có thể, nhờ vậy, triển khai một cuộc tấn công mãnh liệt. Mặc dù Nguyễn Tri Phương, một tướng tài, đã tập hợp được một lực lượng khá lớn: 20.000 quân chính quy và 10.000 lính phụ. Cuộc tấn công của quân Pháp đã đạt mục tiêu: chiếm đồn Chí Hòa là một đồn lũy được bảo vệ rất kiên cố và Mỹ Tho. Chiếm được những vị trí đó, nước Pháp làm chủ được một trong các chi lưu sông Cửu Long, là con đường lúa gạo các tỉnh miền Tây Nam kỳ xuôi về. Đô đốc Charner dừng lại đó. Rất thận trọng và đợi thời cơ, ông không tìm cách mở rộng phạm vi chinh phục. Cũng đồng tình với Charner, tướng Cousin de Montauban, công tước de Palikao, từng chỉ huy đạo quân viễn chinh tại Trung Quốc, khi trở về Pháp, đã xin chỉ thị về vấn đề Nam kỳ. Paris lúc đó bèn chỉ thị cho Đô đốc Charner“đừng tìm cách mở rộng sự thống trị của chúng ta ra quá giới hạn mà sự lo xa khôn ngoan bắt buộc phải dừng lại”49. DỰ KIẾN CHIẾM THUỘC ĐỊA Ở BẮC KỲ CỦA TÂY BAN NHA C ăn cứ vào hai sứ mệnh của mình là Tư lệnh lực lượng quân sự và đại diện toàn quyền của Tây Ban Nha tại Việt Nam, ngay sau khi Đô đốc Charner đến Sài Gòn, ngày 8/2/1861, Palanca viết cho Charner một bức thư trong đó ông yêu cầu vị đại diện chánh phủ Pháp, trước khi bắt đầu những cuộc hành quân có thể lần này là dứt điểm, hãy định nghĩa rõ ràng thế đứng của Tây Ban Nha trong chiến dịch này. Nếu về phía Tây Ban Nha không nhận thêm được một người quân, một chiếc tàu nào để tăng cường thêm cho đạo quân viễn chinh của mình, thì phía Pháp, giờ đây, đang nhận thêm một sự chi viện quan trọng. Chiến dịch Italie kết thúc, có khả năng cung cấp nhiều quân và súng đạn, cho phép Pháp có được những cố gắng cần thiết để kết thúc chiến dịch châu Á thắng lợi. Pháp có một lực lượng trên 4.000 người, còn Tây Ban Nha chỉ có 227. Nếu không muốn nhìn thấy hai đại đội tàn tạ của mình hoàn toàn bị chìm đi trước lực lượng hùng hậu của Pháp thì Palanca phải cố gắng“kết thúc lại ý nghĩa tượng trưng mà vũ khí của Tây Ban Nha nhất định phải có đối với chánh phủ Việt Nam, với nước nhà và với nước ngoài”. Trong bức công hàm gửi cho ông Phó Đô đốc Pháp đó, viên đại tá Tây Ban Nha nói thêm rằng: theo chỉ thị của chánh phủ ông thì quyền lợi đất nước ông không nhằm việc chiếm lấy toàn bộ hay chỉ một phần đất Nam kỳ, mà nhằm sở hữu một cái cảng ở Bắc kỳ“nếu người ta nhận xét rằng cảng ấy có ích cho dự án cứu giúp các giáo sĩ, vì rằng việc cứu giúp các giáo sĩ đã được Tây Ban Nha đặt ra ngay từ đầu, khi Tây Ban Nha quyết định gửi quân sang Việt Nam”.Ông ta chờ đợi ông Phó Đôđốc “sẽ hợp tác một cách có hiệu quả để [Tây Ban Nha] chiếm cứ và thiết lập cơ quan của mình tại địa điểm đã chỉ định miền trung tâm Bắc kỳ”50. Trong thư trả lời, ngày 9/2/1861, Charner hứa sẽ đáp ứng yêu cầu của Palanca, nhưng vẫn dành cho mình cái quyền xin chỉ thị của Paris quy định“tính chất của việc Tây Ban Nha đạt được sở hữu đó”;nhưng ông ta kiên trì ý kiến rằng“Sài Gòn không phải là một đối tượng để phân chia giữa hai nước”51. Ngày 31/7/1861, Quốc vụ khanh Tây Ban Nha giao trách nhiệm cho đại sứ mình ở Paris tiếp xúc với Bộ trưởng Ngoại giao Pháp nhằm giải quyết những sự bất đồng giữa Palanca và Charner về vấn đề Sài Gòn. Trong bức công hàm ấy có nói rõ rằng“chánh phủ của Đức Vua rất không hài lòng về quyết định của Pháp coi như là thuộc địa của Pháp một điểm lãnh thổ đã chiếm được do những cố gắng chung của quân đội hai nước, cũng như do lời tuyên bố nhiều lần lập lại của Charner rằng không thể thảo luận vấn đề chia đôi mảnh đất Sài Gòn ấy”. Ông Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, Thouvenel thông báo cho đại sứ Tây Ban Nha tại Paris, A.Mon, với một giọng vừa thân mật vừa dứt khoát rằng:“vì Sài Gòn không thể phân chia, cũng không thể là sở hữu chung giữa hai nước, cho nên phải chiến đấu ở Bắc kỳ để tạo cho Tây Ban Nha một lãnh thổ mà Tây Ban Nha mong muốn và do đó tốt hơn là nên nhận một số tiền bù vào phần đất mà người ta yêu sách ở Sài Gòn”52. Trong một quyết định mang ý kiến nhà vua của Quốc vụ khanh thông báo cho đại sứ Tây Ban Nha ở Pháp, ngày 22/9/1861, để chuyển cho chánh phủ có viết: “Những khó khăn cần phải khắc phục để có được một lãnh thổ cho Tây Ban Nha tại Bắc kỳ và được chánh phủ của Nữ hoàng thừa nhận không khỏi tạo nên một sự bất bình đẳng trong vấn đề phân chia quyền lợi, bởi vì khi mà Sài Gòn không thể chia cắt làm đôi thì nước Pháp sẽ chiếm giữ căn cứ ấy cho mình và Tây Ban Nha sẽ chẳng có được cái lãnh thổ mong muốn và… nếu sự thỏa thuận mà chánh phủ Nữ hoàng luôn luôn đòi hỏi nhằm quy định những điều kiện và mục đích của cuộc viễn chinh và đã được ghi rõ, thì Tây Ban Nha đã hoàn tất cho đến chi tiết cuối cùng… và nếu hiệp ước đã được ký kết gắn liền với việc chiếm đóng thành Huế, thì không thể nào có thể đòi được ở Bắc kỳ một lãnh thổ mà Tây Ban Nha mong muốn để bảo vệ các giáo sĩ và tạo ra sự buôn bán giữa Philippines và An Nam;… do đó, nhất thiết phải đền bù vào sự chiếm đất không thực hiện được ấy bằng cách trả một khoản tiền và bằng những thuận lợi mà Pháp sẽ nhận được để bảo vệ sự buôn bán và các hội truyền giáo của mình…”53 Tất cả những điều trên chỉ là những hình thức thông tin lịch sự giữa những nhà ngoại giao, trong đó mỗi người chỉ trao đổi những lời thanh lịch mà chẳng mấy thấy mình bị ràng buộc về nội dung. Xét cho cùng, chánh phủ Nữ hoàng chẳng nhấn mạnh vấn đề nhiều lắm; còn chánh phủ của Hoàng đế thì quả quyết sẽ là người đi đầu bảo vệ mọi quyền, nhưng trong trường hợp đặc biệt, vẫn phải căn cứ vào những điều đã quyết định. Tại Paris, người ta tự hỏi nên coi Tây Ban Nha như đồng minh hay chỉ như một nước trợ lực. ‘Vì không có gì ghi thành văn bản với Tây Ban Nha’người ta nhấn mạnh nhận xét như vậy, do đó ‘trên nguyên tắc, người ta đã đề nghị Tây Ban Nha hợp tác trong cuộc viễn chinh duy nhất chỉ vì nguyên nhân dẫn đến cuộc viễn chinh là một vụ ám hại trực tiếp liên quan đến một giáo sĩ Tây Ban Nha. Vả lại lúc đó người ta đâu có biết được rằng cuộc viễn chinh sẽ kết thúc bằng một hiệp định giản đơn với Nam kỳ, hay bằng một sự chiếm đóng thường xuyên, vĩnh viễn, một mảnh đất nào đó trên lãnh thổ Nam kỳ; chắc chắn người ta đã giả thiết rằng chánh phủ Tây Ban Nha, trong mọi trường hợp,sẽ mãn nguyện về cái danh dự tỏa sáng lên nền quân sự của mình từ một cuộc viễn chinh tương tự, đã được tiến hành hợp tác với ta”54. Những cuộc can thiệp ở Sài Gòn cũng như ở Paris của các đại biểu Tây Ban Nha đã làm nổi bật những mối lo sợ của triều đình Madrid. Những vị đại diện đó bắt đầu tự hỏi mình một cách rất nghiêm túc về những lý do đã khiến họ tham gia vào cuộc viễn chinh như vậy và về những kết quả cụ thể dự kiến trước, sự hấp tấp vội vàng tham gia cuộc viễn chinh ấy của Madrid, trước khi chuẩn bị những điều kiện cần thiết, cũng đáng để lại cho những người chịu trách nhiệm lớn về nền chính trị Tây Ban Nha nhiều điều đáng suy nghĩ. Trong các cuộc hội đàm tại Sài Gòn với Palanca, mặc dù Charner đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng tổ chức một cuộc viễn chinh tại Bắc kỳ vì quyền lợi của Tây Ban Nha, khi hoàn cảnh có chiều hướng thuận lợi, nhưng lời nói chưa bao giờ được gắn bó với việc làm. Ngày 13/8/1861, Charner đưa cho đồng sự Tây Ban Nha xem, nhưng với tư cách là“bí mật với nhau”, một dự án mà để thực hiện, ông“quả quyết gần như chắc chắn sẽ có chuẩn y của chánh phủ Pháp một khi chánh phủ Tây Ban Nha chấp nhận”.Đó là chiếm lấy tỉnh Biên Hòa, cách Sài Gòn 30 km và tuyên bố Biên Hòa là thuộc quyền sở hữu của Tây Ban Nha, cùng với dòng sông của nó, là sông Đồng Nai, cho đến cửa sông. Palanca biết rõ tầm quan trọng của Biên Hòa, hơn nữa đã nhiều lần nhấn mạnh nên chiếm lấy tỉnh này; ông ta còn muốn chiếm Biên Hòa trước cả Mỹ Tho nữa kia. Thế là ông ta sẵn sàng thuận theo đề nghị chắc chắn đó, nó còn có giá trị hơn những lời hứa suông liên quan đến việc xâm chiếm Bắc kỳ. Ông ta coi đề nghị này“như mảnh ván cứu khỏi chết đuối duy nhất trong tình thế xoay vần của sự việc hiện nay… nhằm thỏa mãn dư luận công chúng, thu hồi những số chi phí lớn lao đã bỏ ra và chỉ rõ cho thế giới biết rằng không phải là vô hiệu quả mà Tây Ban Nha đã mang vũ khí đến An Nam”55. Nhưng không được giao trách nhiệm để nhận hay từ chối – vì những chỉ thị ông cầm trong tay chỉ liên quan đến những ước muốn của Tây Ban Nha có được một căn cứ ở Bắc kỳ – Palanca bèn đệ trình dự án này lên chánh phủ, có thêm những lời thuyết minh về cái lợi mà nó sẽ mang lại. Madrid trả lời ông ta rằng ngày 22/9 đã có những chỉ thị dứt khoát cuối cùng gửi cho đại sứ Tây Ban Nha tại Paris, nhằm thông báo cho nội các Pháp, bởi người ta cho rằng thay đổi ý kiến sẽ vừa không khôn ngoan, cũng không xứng đáng:“Nếu như lúc đầu người ta đã tưởng có được một lãnh thổ tại đất nước An Nam là điều có ích, thì thời gian đã chứng minh rằng việc tạo ra được một lãnh thổ như vậy sẽ đòi hỏi những hy sinh cho đến nay khó mà biết được”. Madrid nghĩ rằng người Pháp sẽ không nhận được sự đền bù về những hy sinh đã chịu, cũng như sẽ không củng cố được quyền hành trong những mảnh đất chiếm được mà không phải tăng cường lực lượng và nhân chi phí lên gấp nhiều lần, rằng do Tây Ban Nha có nhiều thuộc địa rộng lớn và giàu có gần kề và do chủ quyền của nó trên những lãnh thổ xa xôi khác:“Tây Ban Nha không nên mở rộng phạm vi thống trị ra, sợ làm giảm bớt sự tập trung chú ý đến những căn cứ thuộc về nó”. Về tất cả các lý do trên, Madrid ra lệnh cho Palanca phải thi hành đúng theo các chỉ thị đã nhận. Lệnh đó là lệnh gì, bởi trong cùng một bức thông báo của chánh phủ, ông đại sứ toàn quyền được thông báo rằng Madrid không muốn mở rộng phạm vi thống trị, phải tập trung chú ý vào những căn cứ thuộc về nó nhưng đồng thời lại đòi cả lãnh thổ Bắc kỳ? Và Palanca than vãn vì không được cho biết về những dự án cuối cùng của chánh phủ, khiến cho ông có thể hành động trái khoáy