🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bông Huệ Đỏ
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
BÔNG HUỆ ĐỎ
Anatole France
Making Ebook Project
BOOKAHOLIC CLUB
https://thuviensach.vn
Tên sách: BÔNG HUỆ ĐỎ
Tác giả: Anatole France
Nguyên tác: Le Lys Rouge
Dịch giả: Nguyễn Trọng Thịnh
Nhà xuất bản: Phụ Nữ
Năm xuất bản: 1989
Số trang: 341
Khổ sách: 13 x 19 cm
Giá bìa: 3.500 đồng
Đánh máy: Phương Vân, Cường, Mẫn Thị Tuyến, Duyên, Mỹ Linh, Khánh Dư, Minh Huy, Trần Thị Kim Chi
Soát lỗi: Huỳnh Lộc, Ngọc Nở
Chế bản ebook: Hồng Sơn
Ngày thực hiện: 23/09/2012
https://thuviensach.vn
Making Ebook Project #273 – www. BookaholicClub. com
https://thuviensach.vn
Bạn đang đọc ebook BÔNG HUỆ ĐỎ của tác giả Anatole France do Bookaholic Club chế bản theo Dự án chế bản Ebook (Making Ebook Project).
Mong rằng ebook này sẽ mang đến cho bạn một tác phẩm Văn học hay, giàu giá trị biểu cảm và nhân văn, với chất lượng cao. Chúng tôi luôn cố gắng mang đến những chế bản ebook tốt nhất, nếu trong quá trình chế bản có lỗi sai sót nào mong bạn góp ý và cho chúng tôi biết những ebook mà đang mong muốn.
Making Ebook Project của Bookaholic Club là một hoạt động phi lợi nhuận, nhằm mục đích mang đến những chế bản ebook hay, có giá trị với chất lượng tốt nhất mà chúng tôi có thể với Cộng đồng đọc – người Việt. Tuy nhiên, nếu bạn có khả năng xin hãy đọc tác phẩm này bằng sách trước hết vì lợi ích cho Nhà xuất bản, bản quyền tác giả và góp phần phát triển xây dựng nền Văn hóa đọc.
Hãy chỉ đọc chế bản này trong điều kiện bạn không thể tìm đến ấn phẩm sách.
https://thuviensach.vn
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ GIỚI THIỆU TÁC PHẨM
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
https://thuviensach.vn
XI
XII
XIII
XIV XV
XVI
XVII XVIII XIX
XXI
XXII XXIII XXIV
https://thuviensach.vn
XXV
XXVI XXVII XXVIII
XXIX XXX
XXXI XXXII XXXIII XXXIV
https://thuviensach.vn
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ
Anatole France (tên thật là François-Anatole Thibault, 16 tháng 4 năm 1844 – 13 tháng 10 năm 1924) sinh ở Paris, là con của một chủ cửa hàng sách, từ nhỏ đã ham mê văn học, nghệ thuật. Học ở trường Collège Stanislas. Trong thập niên 1860, France tiếp xúc với nhóm Parnasse và xuất bản tập thơ đầu tiên (1873). Sau đó ông chuyển sang viết văn xuôi và thật sự có tiếng tăm khi cuốn tiểu thuyết Le crime de Sylvestre Bonnard (Tội ác của Sylvestre Bonnard, 1881) ra đời và được nhận giải thưởng Viện Hàn lâm Pháp. Trong thập niên 1890, ông viết nhiều bài phê bình văn học cho Le Temps (Thời báo) và in thành 4 tập sách với tên La vie littéraire (Đời sống văn học).
Những năm cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20, tư tưởng và sáng tác của Anatole France đã có những thay đổi. Ông từ bỏ lập trường người quan sát để trở thành chiến sĩ đấu tranh cho nền dân chủ. Cụ thể là trước kia ông thường miêu tả cuộc sống và con người thời kỳ Trung cổ hoặc thời kỳ suy vong của chế độ phong kiến, thì nay ông viết về các sự kiện lịch sử và xã hội đương đại, đồng thời tiếp tục truyền thống nhân văn chủ nghĩa của Rabelais và Voltaire, phê phán nền cộng hòa thứ ba của Pháp, chế giễu không thương xót những kẻ gây
https://thuviensach.vn
chiến tranh xâm lược tàn khốc. Năm 1921 ông được trao giải Nobel Văn học vì “những tác phẩm xuất sắc mang phong cách tinh tế, chủ nghĩa nhân văn sâu sắc và khí chất Gô-loa đích thực”…
A. France là một trong những nhà văn lớn nhất của nước Pháp thời cận đại, trải qua một con đường khó khăn và phức tạp từ chủ nghĩa nhân đạo ảo tưởng đến chủ nghĩa hiện thực cách mạng. Ông mất ở Tours, Indre-et-Loire.
Tác phẩm chính:
- Những câu thơ vàng (Poèmes dorés, 1873), thơ.
- Tội ác của Sylvestre Bonnard (Le crime de Sylvestre Bonnard, 1881), tiểu thuyết.
- Sách của bạn tôi (Le Livre de mon ami, 1885), hồi ký.
- Bông huệ đỏ (Le lys rouge, 1894), tiểu thuyết.
- Vườn Epicure (Le jardin d'Epicure, 1894), tập cách ngôn.> - Lịch sử hiện đại (L'histoire contemporaine), gồm 4 tiểu thuyết: + Cây du trên đường dạo chơi (L'orme du mail, 1897)
+ Hình người bằng cây liễu (Le mannquin d'osier, 1897)
+ Chiếc nhẫn tử thạch anh (L'anneau d'amethyste, 1899)
+ Ông Bergeret ở Paris (Monsieur Bergeret à Paris, 1901)
https://thuviensach.vn
- Hung thần lên cơn khát (Les dieux ont soif, 1912), tiểu thuyết - Thiên thần nổi loạn (La révolte des anges, 1914), tiểu thuyết.
Những tác phẩm đã được xuất bản ở Việt Nam:
- Quyển truyện của bạn tôi (La livre de mon ami, hồi kí), Vũ Thị Hay và Lê Ngọc Trụ dịch, Trung tâm Học liệu xuất bản, 1962, tái bản 1972
- Sách của bạn tôi (La livre de mon ami, hồi kí), Hướng Minh dịch và giới thiệu, NXB Văn Học, 1988, tái bản 2009.
- Đảo Panhgoanh (L'Île des Pingouins tiểu thuyết), Nguyễn Văn Thường dịch, NXB Văn Học, 1982.
- Thiên thần nổi loạn (La révolte des anges, tiểu thuyết), Đoàn Phú Tứ dịch, NXB Văn Học, 1987.
- Bông huệ đỏ (Le lys rouge, tiểu thuyết), Nguyễn Trọng Định dịch, NXB Phụ Nữ, 1989.
- Các hung thần lên cơn khát (Les dieux ont soif, tiểu thuyết), Trần Mai Châu dịch, NXB Văn Nghệ TP.HCM, 1990.
- Tội ác của Sylvestre Bonnard (Le crime de Sylvestre Bonnard, tiểu thuyết), Nguyễn Xuân Phương dịch, NXB Quân Đội Nhân Dân, 1996.
- Tội ác của Sylvestre Bonnard (Le crime de Sylvestre Bonnard, tiểu thuyết), Nguyễn Xuân Phương dịch, NXB Văn Nghệ TP. HCM, 2001.
https://thuviensach.vn
- Thais- Vũ nữ thoát tục, (Thaïs, tiểu thuyết), Hoàng Minh Thức dịch, NXB Tổng hợp Tiền Giang, 1989.
- Mối tình người thợ gốm, (tập truyện ngắn), Nxb Văn học, Hà Nội 1987.
https://thuviensach.vn
GIỚI THIỆU TÁC PHẨM
“Một trong những tác phẩm viết về tình yêu hay nhất của nền văn học Pháp”. Sự đánh giá ấy đối với cuốn tiểu thuyết Bông huệ đỏ đã có từ lâu, và gần như được công nhận hoàn toàn trong đông đảo người đọc, cũng như trong giới phê bình Pháp>
Hay nhất, không phải vì nội dung tác phẩm, số phận nhân vật và tình yêu của họ đã vượt ra ngoài tầm cỡ con người bình thường, mà trái lại, là một bước dấn sâu hơn vào thế giới nội tâm phong phú phức tạp của những con người bình thường. Ba người ấy, nàng Thérèse diễm lệ và đa tình, chàng Le Ménil, rồi chàng Decharre, hoàn toàn không phải là những “siêu nhân”. Họ trần tục như hết thảy những người trần tục nhất. Họ đến với nhau, hòa quyện vào nhau, thiêu đốt nhau trong ngọn lửa đắm say cực kỳ mãnh liệt, để rồi cùng chính lúc ấy, họ gieo mầm khổ ải cho nhau bởi sự ham hố bất tận, tính ích kỷ và sự ghen tuông. Tình yêu là hạnh phúc, nhưng tình yêu cũng là khổ đau? Hạnh phúc trong khổ đau? Hay khổ đau trong hạnh phúc? Con người không phải không luôn luôn tự đặt ra những câu hỏi như vậy. Nhưng kết cục con người vẫn không thoát khỏi nỗi đam mê mà tấm lưới tình yêu đã giăng sẵn để đón chờ họ.
Bông huệ đỏ được viết sau hàng loạt các tác phẩm lừng danh của AnatoleFrance, ghi nhận một bước chuyển khá quan trọng trong sự nghiệp sáng tạo của ông. Nếu như trong các tiểu thuyết Ðảo chim cụt, Thiên thần nổi loạn, Thais, v. v.., nhân vật của ông là những trí thức khép kín, mang nỗi đau khổ âm thầm của thời đại, thì trái lại, trong Bông huệ đỏ, Thérèse, Le Ménil, Decharre… đều bình thường, gần gũi. Có người cho rằng đó là sự phản ánh một phần tâm trạng thực của tác giả qua mối tình “hạnh phúc và đau khổ” của ông với bà Caillavel, người phụ nữ trí thức nổi tiếng thời bấy giờ.
https://thuviensach.vn
Anatole France sinh năm 1884 tại Paris, và mất năm 1924. Tên thật của ông là Anatole Thibaud. Chọn tên France làm bút hiệu theo chính lời ông, ông muốn bày tỏ lòng trung thành vô hạn, niềm tự hào ở cái giá trị văn hóa và nhân bản của tổ quốc mình. Điều đó đã được ông giữ trọn và luôn luôn thể hiện trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp sáng tác. Là chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi cho độc lập dân tộc, dân chủ, công bằng xã hội, và quyền con người, ông đồng thời cũng là Viện sĩ Hàn lâm, một trong những nhà văn được xếp hàng đầu của nền văn học Pháp từ trước đến nay. Tác phẩm của ông không chỉ thấm đượm cái giá trị nhân đạo sâu sắc mà còn được coi là mẫu mực của sự tinh tế, điêu luyện trong nghệ thuật sử dụng tiếng Pháp.
NHÀ XUẤT BẢN PHỤ NỮ
https://thuviensach.vn
I
Ánh mắt nàng lướt nhanh trên dãy ghế bành đặt trước lò sưởi, chiếc bàn trà lấp lánh trong bóng tối và những bó hoa lớn màu vàng nhạt cắm trong mấy chiếc lọ Trung Quốc. Nàng chạm tay vào những cành nụ tuyết nở hoa, làm rung rinh những cánh hoa óng ánh. Bỗng nàng chăm chú, nghiêm trang ngắm bóng mình trong một tấm gương đặt ở phía xa. Khẽ nghiêng đầu, nàng liếc nhìn thân hình mảnh mai, uyển chuyển trong tấm áo dài xa tanh đen, bên ngoài phập phồng chiếc áo cánh mỏng, đính hạt trai lung linh màu đỏ sẫm. Nàng bước lại sát tấm gương ngắm xem khuôn mặt mình hôm đó ra sao. Hình người trong gương phản chiếu một ánh mắt điềm tĩnh như thể người thiếu phụ dễ thương nàng đang ngắm nhìn và không hề làm nàng khó chịu, trong đời thường không có những niềm vui dữ dội nhưng cũng không có những nỗi buồn sâu lắng.
Trên các bức trướng phủ kín tường trong phòng khách rộng, vắng vẻ, những hình người mờ ảo như những cái bóng giữa những đường nét cổ kính, phai nhạt dần màu sắc và vẻ duyên dáng. Những bức tượng nhỏ bằng đất nung đặt trên mấy cây cột con, những món đồ sứ cổ miền Xácxơ và những bức tranh vùng Xevrơ bày trong tủ kính, tất cả đều gợi nhớ dĩ vãng. Trên một cái bệ đặt nhiều tác phẩm nghệ thuật quý bằng đồng thau, pho tượng bán thân một quận chúa bằng cẩm thạch cải trang thành nữ thần Ðian[1]hiện ra sau tấm màn xếp nếp cầu kỳ, với nét mặt sắc sảo và bộ ngực ngạo nghễ. Trên trần nhà, hình một Dạ thần, phấn son như một nữ hầu tước và xung quanh quây quần các nữ thần Ái tình, tung những cánh hoa ra bốn phía. Tất cả đều im lìm, chỉ nghe tiếng lửa tí tách và tiếng những hạt ngọc trai khẽ khàng trong tơ lụa.
Rời khỏi tấm gương, nàng bước lại cuộn tấm màn gió lên và, qua ô cửa sổ, nhìn dòng sông Xen lấp lánh một màu vàng dưới bầu trời nhợt nhạt, giữa những thân cây đen trũi trên bờ. Vẻ u sầu của cảnh trời nước như phản chiếu
https://thuviensach.vn
trong đôi mắt đẹp màu hạt dẻ của nàng. Con tàu “Cánh én” vượt qua vòm cầu Anma chở đám hành khách thường ngày đi Grơnen và Biăngcua. Nàng thoáng nhìn con tàu trôi theo dòng nước đục ngầu rồi bỏ màn gió xuống, đến ngồi trong cái góc quen thuộc trên tràng kỷ, dưới những chùm hoa, với tay lấy cuốn sách trên bàn. Trên lớp bìa vải màu rơm, nổi bật tên sách bằng chữ vàng óng ánh: Ydơn, cô gái tóc hung của tác giả Vivian Ben. Một tập thơ Pháp do một phụ nữ Anh sáng tác và in ở Luân Đôn. Nàng mở sách và tùy hứng đọc mấy câu:>Khi tiếng chuông ngân vang trời đất
Như tiếng nguyện cầu: “Con chào mẹ, Maria”
Nàng trinh nữ trong vườn dạo bước
Bỗng giật mình: thiên sứ hiện ra
Người mang đến một bông huệ đỏ
Ta hằng mơ, dù chết bởi hương say.
………………………………………
Trong lúc chờ đón khách, nàng đọc hững hờ, lơ đãng, ít nghĩ đến thơ hơn là đến nữ sĩ Ben. Ben có lẽ là người bạn gái dễ chịu nhất mà nàng rất ít gặp, nhưng trong mỗi buổi gặp hiếm hoi, cô tíu tít gọi nàng là darling[2]và ôm hôn nàng tới tấp. Xấu gái nhưng hấp dẫn, tuy hơi kỳ cục nhưng lại rất mực thanh nhã, Ben sống ở Phidơn với tư cách nhà mỹ học và nhà triết học trong lúc được cả nước Anh ca ngợi là nhà thơ nữ ưu ái nhất của mình. Cũng như Vecnông Li[3]và Mari Rôbinxơn[4], Ben say mê cuộc sống v nghệ thuật miền Tôxcan[5]. Chưa viết xong tập Trixtan[6]– mà phần đầu đã gy cảm hứng cho Bơc Giôn[7] vẽ nhữngbức tranh màu nước huyền ảo, – cô đã sáng tác những vần thơ Prôvăngx và những bài thơ Pháp theo tư duy Ý. Ben gửi tập Ydơn, cô gái tóc hung cho darling kèm theo thư mời nàng đến nghỉ một tháng ở nhà cô tại Phidơn. Trong
https://thuviensach.vn
thư viết: “Mời bạn tới, bạn sẽ thấy những cái đẹp nhất trên đời và bạn sẽ làm cho chúng thêm đẹp
Nhưng darling nghĩ bụng sẽ không đi vì bị giữ lại Pari tuy không phải không thiết tha muốn gặp lại Ben và thăm lại đất Ý. Tay lần giở tập thơ tình yêu của bạn, bất giác một thoáng châm biếm hết sức dịu dàng hiện lên trên môi, nàng tự hỏi Ben đã yêu chưa và yêu ai. Ở Phidơn, nữ thi sĩ đang được một anh bạn săn đón. Hoàng thân Anbectinenli rất đẹp trai, nhưng anh chàng có vẻ ù lì và tầm thường nên khó có thể làm đẹp lòng một cô gái có óc thẩm mĩ muốn tìm thấy trong tình yêu xu hướng thần bí của một buổi lễ Truyền tin.
- Chào Têredơ! Mệt ơi là mệt!
Khách là quận chúa Xơniavin, uyển chuyển trong bộ áo lông bó sát người. Ngồi phịch xuống ghế, khách nói, giọng vừa chói chang vừa dịu dàng, tựa tiếng chim líu lo:
- Sáng nay, cùng với tướng Larivie, tôi cuốc bộ đi hết rừng Bulônhơ. Tôi gặp ông ta ở đường Pôtanh và đưa ông tới cầu Acgiăngtơi. Ông mua bằng được của người gác rừng để tặng tôi, một chú chim ác là. Tôi mệt đến lả người.
- Nhưng tại sao chị lại kéo ông ấy tới tận cầu Acgiăngtơi?
- Vì ông ta bị chứng thống phong ở ngón chân cái.
Têredơ nhún vai mỉm cười:
- Quả là chị hơi phung phí sự độc ác của mình và là một người quá quắt!
- Thế chị muốn tôi dè xẻn cả lòng tốt lẫn sự độc ác để dùng vào chỗ nghiêm túc hay sao, chị bạn thân mến?
https://thuviensach.vn
Nói xong, Xơniavin uống một cốc vang Tôcây.
Tướng Larivie nặng nề bước vào, thở như thổi bễ, hôn tay hai người phụ nữ và ngồi xuống giữa họ. Vẻ bướng bỉnh và mãn nguyện, mắt xếch lên, ông cười rung cả những nếp nhăn hai bên má:
- Sức khỏe ngài Mactanh-Benlem thế nào? Vẫn bận rộn phải không bà? Têredơ cho rằng chồng nàng đang ở Nghị viện và có lẽ đang đăng đàn.
Vừa ăn bánh mì kẹp trứng cá muối, quận chúa Xơniavin vừa hỏi bà Mactanh sao tối hôm trước không tới nhà bà Mâyăng. Ở đấy có diễn kịch.
- Một vở Bắc Âu chứ gì! Diễn có thành công không hả chị?
- Có. Nhưng tôi không rõ lắm. Vì tôi ngồi trong phòng khách nhỏ quét vôi xanh, dưới chân dung công tước Ooclêăng. Lơ Mênin đến giúp tôi một việc không thể quên: ông ấy giải thoát tôi khỏi ông bạn Garanh.
Thông thạo các loại niên bạ và trong cái đầu to tướng chứa đầy mọi thứ thông tin cần thiết, tướng Larivie vểnh tai lên khi nghe nhắc tới cái tên Garanh.
- Garanh à? – Ông ta liền hỏi. – Là tay bộ trưởng tham gia nội các trong thời kỳ các nhà vua bị lưu đày phải không?
- Chính ông ta. Ông ta yêu mến tôi quá mức, bộc bạch nỗi lòng và đăm đăm nhìn tôi một cách âu yếm đến đáng sợ. Và chốc chốc vừa thở dài vừa ngắm chân dung công tước Ooclêăng. Tôi bảo ông ta: “Ông nhầm đấy, ông Garanh ạ! Chị dâu tôi mới thuộc phái Ooclêăng, còn tôi thì không đâu, tuyệt nhiên không!”. Đúng lúc đó; Lơ Mênin dẫn tôi tới bàn tiệc, hết lời ca ngợi tôi… về đàn ngựa, bảo tôi rằng không có gì đẹp hơn những cánh rừng mùa đông, rồi nói với tôi về chuyện sói cha, sói con, làm tôi tươi tỉnh lên.
https://thuviensach.vn
Vốn không ưa lớp trẻ, tướng Larivie bảo ngày hôm trước ông ta gặp Lơ Mênin phi ngựa như điên trong rừng Bulônhơ.
Ông ta tuyên bố chỉ có các kỵ sĩ ngày trước là giữ gìn truyền thống, còn ngày nay thì những anh chàng quý phái có cái tật cưỡi ngựa chẳng khác bọn dô kề.
- Ðấu kiếm ngày nay cũng vậy, – ông ta nói thêm. – Ngày xưa… Quận chúa Xơniavin đột ngột cắt ngang lời ông ta:
- Tướng quân xem chị Mactanh xinh đẹp biết chừng nào! Bao giờ chị ấy cũng mỹ lệ nhưng không lúc nào mỹ lệ hơn lúc này. Vì sầu muộn mà! Không có gì hợp với chị ấy hơn nỗi sầu muộn. Từ khi tới đây, chúng ta làm chị ấy phiền lòng lắm đấy. Tướng quân nhìn xem: vầng trán ưu tư, ánh mắt mơ màng, cặp môi đau khố. Quả là chị ấy bị hy sinh!
Nói xong, bà ta chồm khỏi ghế, ôm hôn Têredơtới tấp rồi bỏ đi, làm tướng Larivie sững sờ.
Bà Mactanh-Benlem xin ông ta đừng tin “con điên” ấy.
Lấy lại bình tĩnh, ông ta hỏi:
- Thế còn các nhà thơ của bà, thưa bà?
Ông ta khó tha thứ cho bà Mactanh về lòng ngưỡng mộ những người viết lách không thuộc giới mình.
- Vâng, các nhà thơ của bà ấy mà. Cái ông Sulet thường tới thăm bà với chiếc khăn choàng đỏ, nay thế nào?
https://thuviensach.vn
- Các nhà thơ của tôi, họ quên tôi, bỏ rơi tôi rồi. Chẳng nên trông cậy vào ai hết. Người đời, sự đời, chẳng có gì là chắc chắn cả. Đời là một trò phản phúc liên tục. Chỉ riêng cô Ben tội nghiệp là không quên tôi. Từ Phlôrăngx, cô viết thư và gửi sách cho tôi.
- Cô Ben, cô gái trông giống như một con chó cảnh với mớ tóc vàng hoe loăn xoăn phải không?
Larivie tính nhẩm trong đầu và tin chắc tuổi cô ta nay phải đến ba mươi.
Bỗng một phu nhân luống tuổi, đường bệ nhưng nền nã với mái tóc bạc trắng và một người đàn ông nhỏ nhắn, lanh lợi, ánh mắt sắc sảo, lần lượt bước vào:bà Macmê và anh chàng Pônvenx. Sau đó, Ðanien Xalômông xuất hiện, mắt đeo kính, điệu bộ cứng nhắc. Ông ta là người am hiểu các công trình nghệ thuật. Tướng Larivie cáo từ.
Khách và chủ bàn về cuốn tiểu thuyết trong tuần. Bà Macmê đã nhiều lần dự bữa ăn tối với tác giả, một người còn trẻ và rất dễ thương. Pônvenx thì cho cuốn truyện viết chán ngấy
- Ồ! – Bà Mactanh thở dài. – Cuốn sách nào mà chẳng chán ngấy! Nhưng con người lại càng chán hơn và cũng đòi hỏi nhiều hơn!
Bà Macmê thổ lộ là chồng bà tuy có nhiều cảm hứng văn học, cho tới cuối đời vẫn kinh hãi chủ nghĩa tự nhiên.
Là vợ góa một viện sĩ Viện Hàn lâm Văn bia, bà lấy làm hãnh diện về cảnh góa bụa nổi danh của mình. Trong các thính phòng, bà vẫn dịu dàng và khiêm nhường với tấm áo dài đen và mái tóc bạc trắng.
Bà Mactanh muốn hỏi ý kiến Đanien Xalômông về một nhóm tượng trẻ em:
https://thuviensach.vn
- Đó là nhóm tượng Xanh-Clu. Xin ông cho biết ông có thích không. Và cả ông nữa, ông Venx, cũng xin ông cho biết ý kiến nếu ông không khinh thường những cái vặt vãnh ấy.
Đanien Xalômông giương mục kỉnh kiêu ngạo nhìn Pôn Venx. Pôn Venx nhìn vòng quanh phòng khách:
- Bà có những thứ đẹp thật, thưa bà. Thực ra thì chưa là gì cả đối với bà. Nhưng tất cả đều đẹp và rất thích hợp với bà.
Têredơ không giấu niềm vui thích khi nghe anh nói. Nàng cho Pôn Venx là người đàn ông duy nhất thực sự thông minh trong đám tân khách. Nàng từng ca ngợi anh trước khi các tác phẩm làm anh nổi tiếng. Sức khỏe kém, vẻ mặt âu sầu và lối làm việc cần mẫn khiến anh không gần gũi mọi người. Con người nhỏ nhắn hay phiền muộn ấy không phải là một kẻ dễ ưa. Tuy nhiên anh vẫn cuốn hút nàng. Nàng đánh giá rất cao lối châm biếm sâu sắc, niềm kiêu hãnh lạnh lùng, tài năng đến độ sung mãn của anh trong cảnh cô đơn, và ca ngợi anh một cách đúng đắn như là một nhà văn xuất sắc, tác giả của nhiều tiểu luận có giá trị về nghệ thuật, về phong tục, tập quán.
Dần dà khách khứa sang trọng đến ngồi chật cả phòng. Trên dãy ghế bành xếp vòng tròn, có bà Đơ Vrexxông – người ta kể về bà ta những câu chuyện thật đáng sợ và sau hai mươi năm chưa hết tai tiếng, bà vẫn giữ cặp mắt trẻ thơ và đôi má trinh nữ; bà Đơ Mooclen luống tuổi, sôi nổi, cuồng nhiệt, thét lên đến chói tai những lời nói thâm thúy, và đu cái thân hình kỳ dị giống như một người đàn bà bơi lội giữa đám bong bóng; bà Raymông, vợ một viện sĩ; bà Garanh, chồng nguyên là bộ trưởng; ba phu nhân khác nữa; và đứng tựa lò sưởi, tay mân mê bộ ria mép bạc trắng ra vẻ làm duyên, là Becchiê Đâyđen, nghị sĩ, biên tập Báo Tranh luận. Bà ĐơMooclen nói như hét:
https://thuviensach.vn
- Bài báo của ông về chế độ song bản vị là một viên ngọc, một bảo vật! Nhất là phần cuối thì tuyệt vời!
Ở cuối phòng khách, mấy chàng trai – hội viên câu lạc bộ – rất mực nghiêm trang, đứng thầm thì với nhau:
- Hắn làm gì mà có huy hiện tổ chức săn bắn của nhà vua thế? - Hắn không làm gì hết. Nhưng vợ hắn làm tất.
Các chàng trai này có triết lý riêng của họ. Một cậu không tin vào lời hứa của con người:
- Vẫn những kẻ tớ không thích tí nào: ngoài cửa miệng thì ra vẻ tình nghĩa lắm. “Cậu muốn ứng cử ư? Tớ hứa bỏ phiếu thuận cho cậu…” Phiếu thuận ư? Và bao nhiêu lời hoa mỹ khác nữa! Nhưng đùng một cái, khi bỏ phiếu thì chỉ là một trò bịp! Ðời thật là bỉ ổi khi nghĩ tới nó.
- Vậy nghĩ tới làm gì! – Một cậu khác lên tiếng.
Đanien Xalômông đến nhập bọn và bằng một giọng ngây thơ. Rỉ tai họ những chuyện kín trong buồng ngủ. Và mỗi khi tiết lộ một điều kỳ lạ về bà Raymông, bàBecchiê Đâyden, về quận chúa Xơniavin, ông ta lại hờ hững nói thêm:
- Ai mà chẳng biết!
Dần dà khách vơi dần. Chì còn lại bà Macmê vàPôn Venx.
Pôn Venx bước lại cạnh bà Mactanh hỏi:
- Bao giờ thì bà muốn tôi giới thiệu Ðơsactrơvới bà?
https://thuviensach.vn
Ðây là lần thứ hai anh hỏi. Không thích gặp thêmương mặt mới, nàng thản nhiên đáp:
- Nhà điêu khắc của ông phải không? Tùy ý ông thôi. Ở Săng đơ Max[8], tôi đã thấy những bức tượng ông ta nặn rất đẹp. Nhưng không thấy ông ta sáng tác bao nhiêu. Ông ta là một người tài tử phải không ông?
- Ðơsactrơ là người tao nhã. Ðâu phải lao động để kiếm sống. Nặn xong một bức tượng là anh để không biết bao nhiêu thì giờ ngắm nghía, vuốt ve. Nhưng xin bà đừng hiểu lầm, anh ấy là người hiểu biết và nhạy cảm: giá không sống độc thân thì chắc hẳn sẽ là một bậc thầy. Tôi biết anh từ thuở nhỏ. Người ta cứ nghĩ Đơsactrơ là kẻ ác tâm và rầu rĩ. Thực ra anh ấy là người đam mê và nhút nhát. Cái anh ấy đang thiếu và mãi mãi vẫn thiếu để đạt tới tuyệt đỉnh của nghệ thuật là một đầu óc thanh thản. Anh ấy lo lắng, băn khoăn và khi có những rung động đẹp đẽ nhất, lại bỏ lỡ cơ hội. Theo tôi, anh ấy sinh ra cho thơ ca và triết học hơn là cho điêu khắc. Quả là một bậc trí giả và bà sẽ không khỏi ngạc nhiên trước bộ óc uyên thâm của Đơsactrơ.
Bà Macmê khoan hậu đồng tình.
Bà làm vừa lòng mọi người trong lúc tỏ ra bản thân mình vừa lòng. Bà nghe nhiều, nói ít. Bà tôn thêm giá trị cho tấm lòng ân cần của mình bằng cách để cho người nghe phải chờ đợi chút đỉnh. Hoặc vì thực sự mến yêu bà Mactanh, hoặc vì muốn kín đáo bày tỏ tấm lòng ái mộ của mình đối với mỗi gia đình bà đến thăm, bà vui vẻ ngồi sưởi như một người bà hiền từ bên cạnh cái lò sưởi kiểu Lui XVI vốn rất hợp với một vị phu nhân khoan dung luống tuổi. Chỉ có điều là hôm nay bà không mang theo con chó nhỏ.
- Con Tôby sức khỏe ra sao thưa bà? – Bà Mactanh hỏi. – Ông Venx, ông có biết Tôby không? Nó có bộ lông mượt như nhung và cái mũi đen bé tẹo, đến là dễ thương.
https://thuviensach.vn
Bà Macmê thích thú với những lời khen ngợi Tôby.
Giữa lúc ấy xuất hiện một ông già hồng hào, tóc quăn, mắt cận thị hầu như không trông thấy gì sau cặp kính gọng vàng, thấp lủn củn, luôn luôn vấp phải đồ đạc. Ông cúi chào những chiếc ghế bành không có người ngồi, nhào vào các tấm gương, cái mũi khoằm khoằm ghé sát bà Macmê. Ánh mắt bà không giấu vẻ phẫn nộ
Ông già ấy là Sơmôn ở Viện Hàn lâm Văn bia. Ông ta mỉm cười nhưng nét mặt nhăn nhúm, điệu bộ như một con búp bê, rồi đọc thơ huê tình cho nữ bá tước Mactanh nghe. Giọng ông ta ồm ồm, lúng búng, có tính chất di truyền, thứ giọng trước kia những người DoThái tổ tiên ông ta, vẫn dùng để thúc ép các con nợ nông dân vùng Andax, Ba Lan và Crimê. Ông ta nói dài lê thê. Là nhà ngữ văn học lớn, viện sĩ Hàn lâm Pháp, ông ta biết mọi thứ tiếng trừ tiếng Pháp. Bà Mactanh thích thú trước những lời phong thình vô duyên, hoen rỉ như những đồ sắt cũ người ta bày bán, thỉnh thoảng xen mấy câu hoa mỹ lỗi thời. Là một người hóm hỉnh, ngài Sơmôn thích các nhà thơ và phụ nữ.
Làm như không biết đến Sơmôn và không đáp lại lời chào của ông ta, bà Macmê bỏ ra về.
Đọc xong mấy câu thơ huê tình, Sơmôn trở nên rầu rĩ, tội nghiệp và không ngớt lời xót xa than vãn về bản thân mình: ông ta không được tưởng lệ đúng mức, không được giao những chức vụ nhàn rỗi, và chỗ ở do nhà nước đài thọ cũng không đủ cho mình, cho vợ và năm cô con gái. Ông ta than vãn, thái độ ít nhiều cao thượng. Trong con người ông ta có chút tâm hồn Edêsien và Giêrêmi[9].
Chẳng may ông ta nhìn thấy cuốn sách của VivianBen khi cặp mắt đeo kính gọng vàng cúi sát mặt bàn.
https://thuviensach.vn
- A! Idơn, cô gái tóc hung! – Ông ta thốt lên, giọng chua chát – Bà đọc cuốn sách này, thưa bà? Xin bà biết cho là cô Vivian Ben lấy trộm của tôi một bản văn bia và hơn thế nữa, xuyên tạc nó khi cải biên thành thơ! Văn bản ấy, bà sẽ tìm thấy ở trang 109:
Khóc chi nữa bạn lòng ta hỡi
Nhớ làm chi những mối tình xưa
Nỗi đau để mặc trôi qua
Đừng ôm dĩ vãng khóc cho bóng mờ.
Bà nghe rõ chứ thưa b>
Đừng ôm dĩ vãng khóc cho bóng mờ.
Vâng, đó là những lời dịch nguyên văn từ một văn bia – điếu văn mà tôi là người công bố và biện giải đầu tiên. Năm qua, ngồi cạnh cô Ben trong một bữa ăn tối tại đây, tôi đọc cho cô ta câu đó và cô rất thú vị. Theo yêu cầu của cô, ngay hôm sau, tôi dịch toàn bộ văn bản tấm bia ra tiếng Pháp gửi cho cô. Thế là văn bản bị cắt xén và xuyên tạc trong tập thơ với nhan đề: Trên con đường thần thánh!… Con đường thần thánh, chính là tôi!
Và ông ta nhắc lại với bộ mặt cau có, có vẻ hề:
- Chính tôi, thưa bà, mới là con đường thần thánh.
Sơmôn phật ý vì nhà thơ không nói tới ông ta trong câu chuyện văn bia này. Ông ta muốn thấy tên mình được ghi ở đầu tập thơ cũng như ở khắp mọi nơi. Ông tìm xem tên mình có được nhắc tới trên các tờ báo ông nhét đầy túi áo không. Nhưng ông ta không thù, không giận cô Ben và vui vẻ thừa nhận cô là
https://thuviensach.vn
một con người xuất sắc, một nữ sĩ ngày nay mang lại nhiều vinh quang nhất cho nước Anh.
Sơmôn ra về. Hết sức ngây thơ, nữ bá tước Mactanh hỏi Pôn Venx có biết vì sao thường ngày vốn khoan hòa, bà Macmê lại nhìn Sơmôn với thái độ giận dữ và khinh thị đến thế. Pôn Venx ngạc nhiên thấy nàng không hay biết gì hết.
- Vâng, tôi có hề biết gì đâu! – Nàng bảo.
- Nhưng mối bất hòa giữa Giôdep Sơmôn và Lui Macmê, đến nay vẫn không ai quên, thưa bà. Nó từng làm xôn xao Viện Hàn lâm trong một thời gian dài và chỉ chấm dứt sau khi Macmê qua đời. Cho đến khi ra nghĩa địa Lasedơ, người đồng nghiệp kia vẫn không chịu buông tha ông.
“Ông Macmê tội nghiệp được mai táng đúng hôm tuyết tan. Chúng tôi bị ướt và rét thấu xương. Đứng bên huyệt, trong sương mù, gió buốt và bùn lầy, Sơmônche ô đọc một bài diễn từ với những lời lẽ vừa độc ác một cách hí hửng vừa với vẻ thương hại của kẻ chiến thắng, rồi sau đó lên xe tang mang bài đến các tòa báo. Một người nạn sơ xuất đưa báo cho bà Macmêxem. Bà ta ngã xuống bất tỉnh. Chẳng lẽ chưa bao giờ bà nghe nói tới mối bất hòa dễ sợ đó trong giới
“Nguyên nhân là tiếng nói người Etruyri, đề tài nghiên cứu duy nhất của Macme. Người ta đặt cho ông ta cái biệt hiệu Macmê Etruyri. Cả ông lẫn những người khác, không ai biết lấy một từ của thứ tiếng ấy, nó không còn để lại một vết tích nhỏ nào. Sơmôn luôn luôn nhắc đi nhắc lại với Macmê: “Ông biết là ông không biết[10]tiếng Etruyri chứ ông bạn đồng nghiệp thân mến? Ông là nhà bác học đáng kính và là bộ óc tài năng ở chỗ đấy”. Bị những lời “ngợi khen” độc ác ấy chọc tức, Macmê cố học cho được chút ít tiếng Etruyri. Ông đọc cho các bạn đồng nghiệp ở Viện Hàn làm Văn bia nghe một luận văn về vai trò của biến cách trong tiếng nói của người Tôxcan ngày trước”.
https://thuviensach.vn
Bà Mactanh hỏi biến cách là thế nào.
- Ồ! Thưa bà, nếu tôi giảng giải cái đó thì sẽ rối tinh lên hết. Bà chỉ cần biết cho là trong bản luận văn ấy, ông Macmê tội nghiệp viện dẫn các văn bản latinh nhưng viện dẫn sai lệch cả. Trong lúc đó, Sơmôn lại là nhà latinh học lớn và nhà bi ký học số một của thế giới sau Mônxen[11].
Ông ta chê người bạn trẻ tuổi của mình (Macmê lúc đó chưa tới năm mươi) đọc quá giỏi tiếng Etruyri nhưng lại đọc khá tồi tiếng latinh. Từ đó Macmê không còn lấy một phút yên ổn. Trong các cuộc họp, ông ta bị chế giễu với một sự độc ác hí hửng và bị báng bổ tới mức phải phát giận lên mặc dù bản tình hiền hòa. Còn Sơmôn thì không hận thù. Ðó là đức tính của chủng tộc ông ta. Ông ta công kích nhưng không giận. Một hôm, trong lúc cùng Rơnăng[12]và Oppe[13]đi lên thang gác Viện Hàn lâm, ông ta gặp Macmê và giơ tay bắt. Nhưng Macmê không bắt và ni: “Tôi không quen biết ông”. – “Thế ông cho tôi là một bản văn bia latinh hay sao?” – Sơmôn đáp lại. Chính có phần vì câu nói đó mà ông Macmê tội nghiệp qua đời. Bây giờ thì bà hiểu vì sao bà Macmê góa bụa nhìn kẻ thù với ánh mắt ghê tởm rồi chứ? Bà ta luôn luôn ấp ủ kỷ niệm về người chồng quá cố.
- tôi đã mời họ cùng ăn tối và để họ ngồi cạnh nhau!
- Thưa bà, như thế không có gì phi đạo lý, nhưng độc ác đấy.
- Ông bạn thân mến, có thể tôi làm ông phật ý, nhưng nếu nhất thiết phải chọn lựa thì tôi thà chọn cái phi đạo lý, chứ không làm điều độc ác.
Một người trẻ tuổi, cao, gầy, da mặt màu nâu, để ria mép dài, bước vào, gập mình xuống cúi chào:
- Ông Venx, tôi nghĩ là ông biết ông Lơ Mênin.
https://thuviensach.vn
Quả vậy, hai người đã từng cùng đến nhà bà Mactanh và thỉnh thoảng gặp nhau ở võ trường, nơi Lơ Mênin có mặt đều đặn. Họ cũng vừa gặp nhau tối hôm trước ở nhà bà Mâyăng.
- Nhà bà Mâyăng thật chán ngắt! – Pôn Venxlên tiếng.
- Thế nhưng các ngài viện sĩ lại năng lui tới. – Lơ Meenin đáp – Tôi không cường điệu giá trị của họ nhưng xét cho cùng họ là tinh hoa của xã hội.
Bà Mactanh mỉm cười:
- Ông Lơ Mênin này, chúng tôi biết là ở nhà bà Mâyăng, ông quan tâm đến phụ nữ nhiều hơn là đến các ngài viện sĩ. Ông đã dẫn quận chúa Xơniavintới bàn tiệc và nói chuyện về chó sói.
- Sao? Về chó sói à?
- Về sói đực, sói cái và sói con, và về những cánh rừng đen kịt vào mùa đông. Tôi thấy đối với một người nhan sắc như thế, câu chuyện khí dữ dằn đấy!
Pôn Venx đứng đậy:
- Thế là bà cho phép, thưa bà; tôi sẽ dẫn Ðơsactrơ, bạn tôi, tới. Anh ấy thiết tha được gặp bà và tôi hy vọng bà sẽ hài lòng. Đầu óc anh linh hoạt, sống động, đầy ý tưởng.
Bà Mactanh ngắ
- Ồ! Tôi đâu đòi hỏi nhiều đến thế! Những người tỏ ra tự nhiên, không kiểu cách ít khi làm tôi phiền lòng, và có khi còn làm tôi vui thích nữa kia đấy.
https://thuviensach.vn
Pôn Venx ra về. Lơ Mênin lắng nghe tiếng chân bước trong hành lang xa dần và tiếng cảnh cửa mở ra, đóng lại. Bước đến cạnh nàng, anh hỏi:
- Mai lúc ba giờ ở nhà chúng ta chứ?
- Thế anh vẫn yêu em à?
Anh giục giã nàng trả lời trong lúc chỉ có hai người đứng bên nhau. Thái độ đượm chút trêu chọc, nàng đáp là đã khuya, nàng không còn tiếp ai nữa và chỉ có chồng nàng là có thể về lúc này.
Anh năn nỉ. Thế là không để phải van vỉ nhiều, nàng đáp:
- Anh cảm ơn thế à? Thế này nhé: ngày mai em rỗi cả ngày. Anh chờ em ở đường Xpôngtini lúc ba giờ. Chúng ta sẽ đi dạo.
Anh cảm ơn bằng một ánh mắt. Rồi ngồi lại trước mặt nàng, phía bên kia lò sưởi, anh hỏi nàng cái anh chàng Ðơsactrơ mà nàng bảo người ta giới thiệu là người nào.
- Em không bảo người ta giới thiệu, mà là người ta tự ý giới thiệu thôi. Một nhà điêu khắc đấy.
Anh phàn nàn sao nàng lại cần biết những bộ mặt mới:
- Một nhà điêu khắc à? Thông thường các nhà điêu khắc đều có phần thô bạo.
- Ồ! Ông ta ít nặn tượng lắm. Nhưng nếu anh phiền lòng thì em sẽ không tiếp nữa.
https://thuviensach.vn
- Anh sẽ phiền lòng nếu thiên hạ lấy bớt một phần thời gian em dành cho anh.
- Anh không việc gì phải phàn nàn là em giao thiệp quá rộng rãi. Tối qua, em có tới nhà bà Mâyăng đâu.
- Em tới nhà bà ta hết sức ít là phải đấy: nó đâu phải là nơi thích hợp với em!
Lơ Mênin giảng giải. Bọn người đàn bà lui tới đó đều có những chuyện dan díu mà người ta biết và đồn đại. Bà Mâyăng lại tạo điều kiện cho những cái trò ấy. Và anh đưa ra mấy ví dụ để chứng minh.
Duỗi hai tay trên ghế bành trong tư thế nghỉ ngơi duyên dáng, đầu nghiêng nghiêng, nàng nhìn ngọn lửa đang tàn dần. Nàng không còn nghĩ ngợi gì hết, không biểu lộ gì hết trên khuôn mặt đượm chút âu sầu cũng như trên tấm thân uể oải, tấm thân xiết bao khơi gợi trong lúc tâm hồn hoàn toàn yên tĩnh. Trong giây lát im lìm như pho tượng ấy, nàng có cả sức quyến rũ của hình hài lẫn sự cuốn hút của những công trình mỹ thuật.
Anh hỏi nàng nghĩ gì. Lòng còn ngổn ngang những kỷ niệm gần, xa, huyền ảo và âu sầu, nàng đáp:
- Anh có muốn mai chúng ta đến những khu phố xa, kỳ cục, nơi ở của đám người nghèo khổ không? Em thích những đường phố cũ kỹ, đói nghèo ấy.
Anh hứa sẽ thỏa mãn ý thích của nàng nhưng vẫn nói ý thích ấy là phi lý. Những buổi dạo chơi nàng kéo anh đi như vậy đôi khi làm anh không vui và anh cho là nguy hiểm vì có thể bị người ta trông thấy.
- Vả chăng cho tới nay, chúng ta vẫn tránh được dư luận…
https://thuviensach.vn
Nàng lắc đầu:
- Anh nghĩ là người ta chưa bao giờ nói về chúng ta sao? Dù biết, dù không, người ta vẫn cứ nói. Không phải cái gì, người ta cũng biết; nhưng cái gì, người ta cũng nói ra hết.
Nàng lại mơ màng. Anh ngỡ nàng hờn giận vì một lý do nàng không muốn nói ra. Anh cúi xuống cặp mắt đẹp mơ màng phản chiếu ánh lửa trong lò sưởi. Nhưng nàng làm anh yên tâm:
- Em hoàn toàn không biết người ta có nói tới em hay không. Vả chăng điều đó có nghĩa gì? Mọi cái đều vô nghĩa hết
Anh chia tay nàng để đi ăn tối ở câu lạc bộ. Trên đường ghé qua Pari, Cômông, bạn anh đang chờ anh. Nàng nhìn theo anh, ánh mắt yêu thương và điềm tĩnh. Rồi lại mơ màng nhớ lại quá khứ.
Nàng nhớ lại những ngày thơ ấu, nhớ lại tòa lâu đài nàng sống trong những ngày hè buồn bã kéo dài, những cánh rừng được cắt tỉa, cái khuôn viên ẩm ướt và tối tăm, cái bể nước xanh rờn, những pho tượng nữ thần bằng cẩm thạch ẩn dưới bóng cây lật và chiếc ghế nàng ngồi khóc trong lúc chỉ muốn chết. Giờ đây, nàng vẫn không rõ nguyên nhân nỗi lòng tuyệt vọng giữa tuổi thanh xuân khi sự thức tỉnh mãnh liệt của trí tưởng tượng và nỗi rạo rực thầm kín của thịt da khiến nàng bối rối, nửa ham muốn nửa sợ hãi. Lúc nhỏ, nàng vừa ham sống vừa sợ hãi cuộc sống. Còn giờ đây, nàng hiểu sống là một điều rất bình thường, không có gì phải lo nghĩ cũng như để hy vọng nhiều lắm. Cái đó tất yếu phải tới với nàng. Vì sao nàng lại không dự tính trước? Nàng trầm ngâm:
“Mình nhớ lại hình ảnh mẹ. Một người đàn bà phúc hậu, rất mực giản dị nhưng không thật hạnh phúc. Mình hằng ước mơ một số phận hoàn toàn khác ka. Vì sao? Mình cảm thấy xung quanh mình cuộc sống thật nhạt nhẽo và mình hít thở tương lai như hít thở một bầu không khí đầy vị mặn và hương thơm. Vì
https://thuviensach.vn
sao? Lúc đó, mình ước muốn cái gì, mong đợi cái gì? Phải chăng mình chưa linh cảm đầy đủ là mọi thứ sẽ buồn bã?”
Nàng sinh trưởng trong một gia đình giàu có, trong sự hào nhoáng ồn ào của một gia sản còn quá mới mẻ, Môngtexxuy, thân phụ nàng, lúc đầu là một viên chức nhỏ ở một nhà băng Pari về sau lập ra và điều khiển hai hãng tín dụng lớn. Vào những giờ phút khó khăn, ông đã giữ vững cơ nghiệp với tài năng của một bộ óc giàu sáng tạo, sức mạnh vô địch của ý chí, một sự liên kết có một không hai giữa cơ mưu và liêm trực. Ông giao dịch ở thế cân bằng với chính phủ. Nàng lớn lên trong tòa lâu đài Gioăngvin lịch sử do cha nàng mua lại, sửa sang và bày biện hết sức lộng lẫy. Sáu năm sau, với khu vườn hoa và những bể nước lớn, nó rực rỡ chẳng kém lâu đài Vô Lơ Vicôngtơ[14]. Môngtexxuy buộc cuộc sống phải cho tất cả những gì nó có thể cho. Là người vô thần theo bản năng và có thế lực, ông ham muốn mọi thú vui xác thịt và mọi điều tốt đẹp mà trái đất này có thể mang lại. Ông xếp đá quý và tranh của các họa sĩ bậc thầy đầy các hành lang và phòng khách tòa lâu đài Gioăngvin. Vào tuổi năm mươi, ông chinh phục những nữ nghệ sĩ sân khấu nhan sắc nhất và một vài phụ nữ quí tộc được ông làm o cuộc sống thêm hoa lệ. Với sự tàn bạo về khí chất và sự tinh tế về tâm hồn, ông hưởng thụ mọi thứ quý giá của xã hội.
Thế những bà Môngtexxuy, cần kiệm và chu đáo, thì sống mòn mỏi trong lâu đài Gioăngvin. Nom bà ốm o và tội nghiệp giữa mười hai pho tượng phụ nữ khổng lồ làm chân trụ cho những cây cột chống đỡ trần nhà trong cái khoảng hẹp giữa giường và hàng lan can vàng rực. Trên trần, họa sĩ Lơbrun vẽ các thần Titan bị Giuypite sát hại[15]. Chính ở đấy, trên chiếc giường sắt đặt ở chân một chiếc giường khác đồ sộ và lộng lẫy, một buổi tối, bà đã qua đời sau những ngày âu sầu, mệt mỏi. Trên đời, bà chỉ yêu chồng và cái phòng khách nhỏ nhắn trải gấm đỏ ở phố Môbơgiơ.
Bà không thân mật với con gái. Một cách bản năng, bà cảm thấy con quá xa mình, tâm hồn nó quá tự do, trái tim nó quá táo bạo. Con bé Têredơ dịu dàng và tốt bụng, nhưng bà mơ hồ nhận thấy nó mang dòng máu cường liệt của
https://thuviensach.vn
Môngtexxuy, cái sôi nổi cả về tâm hồn lẫn xác thịt đã từng làm bà biết bao đau khổ, và bà dễ tha thứ cho chồng hơn là cho con gái.
Môngtexxuy nhận ra bản chất con và rất yêu con. Cũng như mọi người phàm tục khác, ông có những giờ phút vui vẻ thật thú vị. Tuy sống ở ngoài nhiều, ông vẫn thu xếp để hầu như ngày nào cũng ăn trưa với con và thỉnh thoảng dẫn con đi dạo chơi. Ông sành về đồ mỹ nghệ và y phục. Chỉ nhìn qua là ông nhận ra và sửa lại những chỗ tệ hại trong cách ăn mặc của cô gái do thị hiếu kém cỏi và tính thích lòe loẹt của bà Môngtexxuy gây nên. Ông dạy dỗ, huấn luyện cô bé Têredơ. Vừa thô bạo vừa ngọt ngào, ông làm con thích thú và gắn bó với mình. Gần con, bản năng và lòng hiếu thắng càng thúc giục ông. Là người luôn luôn muốn chinh phục, ông ra sức tranh thủ con gái khiến cô bé gần bố hơn gần mẹ. Cô yêu quý, ca ngợi bố.
Mơ màng, từ trong dĩ vãng sâu thẳm. Têredơ nhớ lại hình ảnh bố đã từng là niềm vui duy nhất của tuổi ấu thơ. Đến nay, nàng vẫn đinh ninh trên đời không một ai dễ thương như bố mình.
Bước vào đời, nàng thất vọng ngay: nàng không sao tìm thấy ở người khác sự phong phú tự nhiên về tâm hồn, sự hoàn mãn về năng lực hành động và tư duy như cha nàng. Và nàng cũng thất vọng như vậy trong việc lựa chọn một người chồng và có lẽ sau này, cả trong một sự lựa chọn khác, thầm kín và thoải mái hơn.
Quả thật, trong hôn nhân, nàng không hề lựa chọn. Nàng không hay biết gì và để mặc cho bố gả chồng. Lúc đó, mẹ nàng đã qua đời, cuộc sống của bố nàng lại bận rộn, sôi nổi. Chăm sóc một cô gái quả là một công việc tinh tế khiến ông bối rối, lo âu. Ông lại có thói quen hành động nhanh chóng và sao cho có kết quả. Chú trọng những ưu thế bề ngoài và sự môn đăng hộ đối, ông đánh giá cao tám chục năm trọn bá tước Mactanh sống trong giới quý tộc triều đình với niềm vinh quang truyền thống của một dòng họ đã từng cung cấp các bộ trưởng cho chính phủ tháng Bảy[16]và cho nền Đế chế tự do. Hôn nhân có mang lại cho con tình yêu hay không, điều đó ông không nghĩ tới.
https://thuviensach.vn
Ông đinh ninh con gái mình sẽ được thỏa mãn những ham muốn phù hoa mà ông gán cho con, sẽ tìm thấy niềm vui sống, niềm vinh quang thường tình nhưng đầy sức mạnh, niềm kiêu hãnh thông tục và sự thống trị của vật chất. Ðối với ông, đó là toàn bộ giá trị cuộc sống. Ngoài ra, ông không có những ý niệm thật rõ rệt về hạnh phúc của một phụ nữ đoan trang. Niềm tin cố hữu ấy chưa hề suy suyển trong ông.
Nghĩ tới niềm tin phi lý và tự nhiên ấy của Môngtexxuy – vốn chẳng ăn nhập gì với những kinh nghiệm và ý tưởng của ông về phụ nữ – nàng mỉm cười với một vẻ hài hước rầu rĩ. Và nàng càng thán phục bố mình: rất mực khôn ngoan, ông không thể làm điều gì dại dột.
Dẫu sao, cuộc hôn nhân ông chọn cho nàng không có gì tồi tệ nếu xét theo quan điểm của những kẻ an nhàn. Chồng nàng chẳng thua kém ai. Anh rất dễ thương. Nhưng ngồi ôn lại quá khứ dưới ánh đèn tù mù, nàng thấy trong tất cả các kỷ niệm, mờ nhạt nhất lại là kỷ niệm về những ngày chung sống với chồng. Nàng nhớ lại một vài nét rời rạc rất khó xác định, một vài hình ảnh phi lý, một cảm giác mơ hồ, nhạt nhẽo. Thời kỳ chung sống ấy không được bao lâu và không để lại dấu ấn gì. Sáu năm đã trôi qua, nàng cũng không còn nhớ thật rành rọt mình đã trở lại tự do như thế nào. Bởi vì sự tự do ấy, nàng đã giành lại được quá chóng vánh và dễ dàng từ người chồng lãnh đạm, ốm o, ích kỷ và lịch sự, một người đàn ông khô cằn, vàng ố đi trong kinh doanh và hoạt động chính trị, một kẻ cần cù, tầm thường, đầy tham vọng. Anh ta yêu phụ nữ chỉ vì để hãnh diện, còn vợ thì anh ta chưa hề yêu. Sự ly thân giữa hai vợ chồng thật dứt khoát, trọn vẹn. Và từ đó, xa lạ đối với nhau, họ mặc nhiên để cho nhau tự do. Nàng có thể có tình bạn đối với anh, nếu không thấy anh láu lỉnh, nham hiểu và quá tinh vi mỗi khi cần lấy chữ k của nàng để có được những khoản tiền cần thiết cho công việc làm ăn mà anh ta tiến hành vì phô trương hơn là vì tham lam. Ngoài ra, người đàn ông mà ngày nào nàng cũng cùng ăn tối và trò chuyện, cùng ở, cùng đi du lịch ấy, chẳng có ý nghĩa gì đối với nàng.
https://thuviensach.vn
Thu mình trên ghế, tay chống cằm và ngồi trước lò sưởi lửa đã tàn, giống như một cô gái tò mò đi xem bói khi hồi tưởng lại những năm tháng cô đơn, nàng nhớ lại khuôn mặt hầu tước Đơ Rê, rõ nét, chính xác đến mức làm nàng kinh ngạc. Cha nàng ca ngợi hầu tước Đơ Rê và đưa tới nhà nàng. Một người cao lớn, đã từng có ba mươi năm chinh phục phụ nữ và giành được thắng lợi trong xã hội quý tộc phù hoa. Với những cuộc dan díu, ông ta nổi tiếng là người đã từng chinh phục ba thế hệ phụ nữ và để lại trong trái tim tất cả những người được ông yêu một kỷ niệm không hề phai mờ. Cái duyên dáng, hùng tráng, vẻ thanh nhã không cầu kỳ và thói quen làm vui lòng người khác kéo dài sức thanh xuân của ông một cách khác thường. Ông đặc biệt lưu ý tới nữ bá tước Mactanh trẻ trung. Thái độ ân cần cung kính của con người sành sỏi ấy làm nàng thú vị. Giờ đây, hồi tưởng lại, nàng vẫn cảm thấy khoan khoái. Ông ta có lối nói chuyện tuyệt vời và làm nàng thích thú. Nàng không che giấu điều đó. Thấy vậy và vốn vừa phù phiếm vừa táo bạo, ông quyết chiếm đoạt người thiếu phụ này để kết thúc xứng đáng chuỗi ngày hạnh phúc của mình. Rõ ràng nàng có cảm tình với ông và hơn ai hết, ông ngưỡng mộ nàng. Ông dùng những mưu kế rất mực tinh xảo. Nhưng nàng đã thoát khỏi tay ông dễ dàng.
Hai năm sau, nàng hiến mình cho Rôbe Lơ Mênin, một người ham muốn nàng mãnh liệt với tất cả sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, sự chất phác của tâm hồn. “Ta hiến thân cho chàng vì chàng yêu ta”. Ðó là sự thật. Sự thật nữa là một bản năng âm thầm và dữ dội giục giã nàng và nàng đã nghe theo sự thôi thúc thầm kín của con người mình. Nhưng đó không hề là bản chất nàng. Bản chất nàng, bản chất lương tâm nàng là nàng đã tin, đã chấp nhận và mong muốn một tình cảm chân thật. Nàng hiến thân ngay sau khi cảm thấy được yêu tới mức đau đớn. Nàng hiến thân nhanh chóng, đơn giản. Chàng ngỡ nàng hiến thân một cách nông nổi. Chàng đã nhầm. Nàng cảm thấy đau đớn trước cái không sao cứu vãn được, cảm thấy hổ thẹn khi phải có điều gì che giấu. Những lời xì xầm về những người đàn bà có tình nhân ong ong bên tai nàng nóng bỏng. Nhưng kiêu hãnh và tinh tế, trong sự lựa chọn hoàn mỹ của mình, nàng chăm chút che giấu cái giá phải trả cho sự hiến thân và không hề nói gì để thúc đẩy thêm tình cảm của người yêu. Chàng không ngờ nàng có nỗi đau tinh thần ấy;vả chăng, chỉ sau mấy ngày, nàng đã trở lại hoàn toàn bình tĩnh. Sau ba năm, nàng mãn
https://thuviensach.vn
nguyện với cách xử sự vô tư và tự nhiên của mình. Không hề làm hại ai, nàng không thấy có gì phải ân hận. Nàng hài lòng. Mối quan hệ giữa chàng và nàng vẫn là điều tốt đẹp nhất trong đời nàngà nàng được yêu. Dĩ nhiên nàng không cảm thấy niềm say mê nàng mong ước. Nhưng có bao giờ người ta cảm thấy niềm say mê ấy? Nàng là người tình của một chàng trai tốt bụng và trung thực, được nữ giới mến mộ, được bạn bè ưa thích. Người ta cho là chàng khinh khỉnh, khó tính, nhưng chính chàng bộc lộ tình cảm thật của mình. Niềm vui nàng mang lại cho chàng và nỗi lòng nàng hân hoan thấy mình đẹp vì chàng, gắn bó họ với nhau. Không phải chàng làm cho đời nàng bao giờ cũng ngọt ngào nhưng thật dễ chịu và có khi thú vị.
Từ những điều nàng không linh cảm được về nỗi cô đơn của chàng – tuy chàng có những dấu hiệu lo âu mơ hồ và buồn bã vô duyên cớ – đến bản chất sâu kín, khí chất và thiên hướng thực sự của chàng, tất cả những cái đó, chàng đã thổ lộ với nàng. Hiểu lòng chàng, nàng tự hiểu lòng mình. Một sự ngạc nhiên kỳ thú! Mối giao cảm giữa chàng và nàng không nằm trong phạm vi tầm thường. Đối với chàng, nàng có một niềm hứng thú đơn giản và cụ thể không dễ gì nhạt phai. Và chính vào lúc này, nàng khoan khoái với ý nghĩ ngày mai sẽ gặp lại chàng trong căn nhà nhỏ ở đường Xpôngtini, nơi họ vẫn hò hẹn nhau trong suốt ba năm nay. Ngồi một mình trước ngọn lửa đã tàn, nàng lòng tự nhủ lòng: “Thế đấy, mình, mình cần tình yêu!”. Không ai nghĩ người thiếu phụ rất mực tao nhã ấy lại có thể lắc đầu, nhún vai khá thô bạo trong lúc thốt ra những lời như vậy.
https://thuviensach.vn
II
Trời chạng vạng. Họ rời căn nhà xép ở phố Xpôngtini. Rôbe Lơ Mênin vẫy một cỗ xe ngựa, liếc nhìn con ngựa và chủ xe với một ánh mắt ngại ngần, rồi cùng Têredơ bước lên xe. Hai người ngồi sát bên nhau. Xe lăn bánh giữa những dãy phố khi ẩn khi hiện với những bóng dáng mơ hồ chập chờn trong những tia sáng thỉnh thoảng lại lóe lên đột ngột. Trong lòng họ chỉ có những cảm giác êm đềm, lả lướt, giống như những vệt sáng khi đụng phải làn hơi nước trên kính xe. Ngoài họ ra, tất cả đều huyền ảo, xa vắng, và trong lòng họ không một chút vấn vương. Xe tới gần Cầu Mới trên bến cảng Ôguyxtanh.
Hai người xuống xe. Trời khô hanh và gió rét làm thời tiết những ngày tháng giêng này càng thêm ảm đạm. Dưới tấm khăn choàng, Têredơ hít thở khoan khoái. Những làn gió thổi qua sông, quét đi một lớp bụi hăng hắc, trắng xóa như muối trên mặt đường khô cứng. Nàng hài lòng được đi lại thoải mái nơi đây. Nàng thích ngắm cảnh vật thiên nhiên vùng sỏi đá này trong bầu không khí trong trẻo vắng lặng; thích bước thoăn thoắt dọc bến cảng, dưới những hàng cây cành lá sum suê chạy đến tận chân trời đỏ hoe vì khói thành phố; thích cúi mình trên lan can cầu nhìn nhánh sông Xen hẹp với dòng nước buồn bã cuồn cuộn chảy; thích thưởng thức cảnh buồn chán của con sông không bến đỗ, không liễu rủ cũng không có rặng sồi bên bờ. Trên bầu trời vời vợi, đã chập chờn những vì sao đầu tiên.
- Có thể gió sẽ dập tắt hết sao. – Nàng cất tiếng.
Lơ Mênin cũng nhận thấy sao nhấp nháy nhiều. Anh không cho như thế là báo hiệu trời mưa như nông dân thường nghĩ, trái lại, đã từng quan sát thấy mười lần sao nhấp nháy thì chín lần trời nắng.
https://thuviensach.vn
Đi gần đến Cầu Nhỏ, hai người nhìn thấy những cửa hiệu bán đồ sắt cũ bên phải, với những ngọn đèn tù mù. Nàng chạy tới, đăm đăm nhìn lớp bụi rỉ sắt trên đống hàng cũ bày bán. Bản năng tìm tòi được đánh thức, nàng quặt qua góc phố và bước vội tới một gian nhà một mái, nhếch nhác, trên tường nhà ẩm ướt lủng lẳng những mớ giẻ rách. Phía sau những tấm kính lem luốc, một cây nến thắp sáng cho thấy xoong chảo, bình bằng sứ, một chiếc kèn clarinet và một vành hoa cô âu.
Anh không hiểu nỗi niềm vui thích của nàng.
- Em bị lây bọ chét đấy. Có gì trong đó làm em thích thú thế?
- Tất cả. Em nghĩ tới cô dâu tội nghiệp có cái vành hoa còn nằm dưới quả địa cầu kia. Bữa tiệc cưới được tổ chức ở cửa ô Mayô. Trong đoàn người đưa dâu, có một anh chàng dân vệ. Hầu như trong mọi đám cưới ở rừng Bulônhơ, ngày thứ bảy, đều có dân vệ dự. Tất cả những con người kỳ cục và khốn khổ ấy, những con người đến lượt họ đi vào sự vĩ đại của quá khứ ấy, không làm anh xúc động sao?
Giữa đám tách chén in hoa, sứt mẻ và cộc kệch, nàng tìm thấy một con dao nhỏ, cán bằng ngà khắc hình một phụ nữ mảnh khảnh để tóc theo kiểu bà Manhtơnông[17]. Nàng bỏ ra mấy xu mua con dao. Nàng mừng rơn khi tìm được một chiếc nĩa. LơMênin thú nhận anh chẳng hiểu tí gì về các vật trang trí. Nhưng bà ĐơLanoa, cô anh, là một người am hiểu. Ở Caăng, những nhà buôn đồ cổ luôn luôn nhắc đến bà. Bà đã trùng tu và trang bị nội thất tòa lâu đài của mình theo đúng phong cách. Ðó là ngôi biệt thự cũ của Giăng Lơ Mênin, tham nghị ở Nghị viện Ruăng. Có tước khi ông ta ra đời, ngôi nhà này được ghi trong một chứng thư năm 1690 là nhà nghỉ ở nông thôn. Trong một căn buồng ở tầng trệt, dưới đáy những chiếc tủ sơn trắng đặt dưới giàn mắt cáo. Vẫn còn tìm thấy những tác phẩm do Giăng Mênin sưu tập. Theo lời Rôbe, bà Đơ Lanoa, cô anh, trong khi thu dọn đống sách, tìm thấy những tác phẩm đồi trụy với những tranh ảnh tục tĩu và mang đốt đi.
https://thuviensach.vn
- Cô anh ngốc thế à? – Têredơ hỏi.
Đã từ lâu, những câu chuyện về bà ĐơLanoa làm nàng bực bội. Ở tỉnh nhà, Lơ Mênin vẫn còn một bà mẹ, mấy chị gái, mấy bà cô và một gia đình đông đúc mà nàng không quen và thường làm nàng khó chịu. Nhưng anh lại ca ngợi, khiến nàng cáu kỉnh. Nàng bực mình khi thấy anh thường xuyên về viếng thăm, và nàng mường tượng từ những cuộc viếng thăm ấy, anh mang theo về một mùi mốc rỉ, những tư tưởng hẹp hòi, những tình cảm xúc phạm tới mình. Còn anh thì ngạc nhiên một cách chân thật và lấy làm đau lòng về mối ác cảm đó.
Lơ Mênin lặng im. Thấy một tửu quán cửa kính lấp lánh sau lớp rào sắt, anh bỗng nghĩ tới nhà thơ Sulet mà người ta cho là một kẻ nát rượu. Với thái độ hơi khó chịu, anh hỏi Têredơ có còn gặp “cái lão Sulet” thường mặc áo tơi choàng và trùm chiếc khăn đỏ bịt kín hai tai đến thăm nàng nữa không.
Nàng bực bội thấy anh nói cái giọng giống như của tướng Larivie. Nàng không nói thật là nàng đã không gặp Sulet từ mùa thu và ông ta coi thường nàng, với cái lối sỗ sàng của một con người trầm mặc, tính tình thất thường và không thuộc lớp người thượng lưu quý tộc.
- Ông ta là người hóm hỉnh, phóng túng và độc đáo. – Nàng nói. – Ông ta làm em vừa lòng.
Anh trách nàng có một thị hiếu kỳ cục. Nàng sôi nổi đáp:
- Em không chỉ có một thị hiếu, mà có nhiều cơ. Em nghĩ anh không chê trách tất cả chứ?
Anh không chê trách nàng. Anh chỉ e có hại cho nàng khi tiếp một tay phóng đãng tuổi năm mươi, một kẻ không hề có chỗ đứng trong một gia đình danh gi
https://thuviensach.vn
- Sulet không có chỗ đứng trong một gia đình danh giá ư? Vậy ra anh không biết là hằng năm, ông ta vẫn đi Văngđê nghỉ một tháng ở nhà nữ hầu tước Đơ Riơ hay sao?… đúng, nữ hầu tước Đơ Riơ, tín đồ Thiên Chúa giáo, người theo phái bảo hoàng ủng hộ Đế chế, như bà vẫn tự nhận. Nhưng vì anh chú ý tới Sulet, anh hãy nghe em kể lại cuộc dan díu mới đây của ông ta, em kể lại đúng như Pôn Venx đã kể với em. Và giờ đây, đi trên đường phố đầy những chiếc áo cộc giăng phơi và chậu hoa đặt trên bậu cửa sổ như thế này, em càng hiểu câu chuyện rõ hơn.
“Một buổi tối mùa đông, trời mưa. Trên một đường phố em không nhớ tên nhưng cũng nghèo khổ như đường phố này, Sulet gặp trong quán rượu một cô gái khốn khổ mà đến cả những tay hầu bàn trong quán cũng không thèm ngó ngàng tới. Ông ta đem lòng yêu cô gái vì thái độ khiêm nhường cung kính của cô ta. Cô ta tên là Maria. Thực ra đó không phải là tên cô ta, mà là một cái tên cô ta thấy ghi trên một cánh cửa ở cuối thang gác phòng trọ. Sulet xúc động trước sự tột cùng của nghèo khổ và ô nhục ấy. Ông ta gọi cô gái là em và hôn tay cô ta. Từ đó, ông không rời cô ta nữa, ông đưa cô gái đầu trần chỉ choàng một tấm khăn này đến các tiệm cà phê trong khu phố latinh, nơi đám sinh viên giàu có đọc tạp chí. Ông nói với cô ta những lời hết sức dịu dàng. Ông ta khóc, cô gái cũng khóc. Hai người uống rượu và uống xong là đánh nhau. Sulet yêu cô gái, gọi cô ta là cô gái trinh bạch, là nỗi đau khổ và niềm hạnh phúc của mình. Cô gái đi chân không, ông ta đưa cho cô một cuộn len thô và kim đan để đan tất. Và tự tay mình đóng những chiếc đinh to tướng vào đế giày cho cô gái khốn khổ. Sulet đọc cho cô ta những câu thơ rất dễ hiểu. Ông sợ làm phai mờ vẻ đẹp tâm hồn của cô gái trong lúc cứu cô ta thoát khỏi nỗi ô nhục cô ta sống trong đó với một tấm lòng hoàn toàn ngây thơ, và một sự thiếu thốn lạ lùng”.
Lơ Mênin nhún vai:
- Nhưng hắn là thằng điên, cái lão Sulet ấy, và Pôn Venx kể cho em nghe những câu chuyện đến kỳ cục. Anh không phải là kẻ khổ hạnh, chắc chắn là như thế, nhưng có những cái vô đạo đức làm anh chán ngấy.
https://thuviensach.vn
Hai người bước đi vô định. Nàng trở nên mơ màng:
- Vâng, em biết, đạo đức, bổn phận… Nhưng bổn phận, có trời biết! Em cam đoan với anh là ba phần tư thời gian, em thực sự không biết bổn phận ở chỗ nào. Giống như con nhím của cô gia sư Gioăngvin: bọn em để cả buổi tối tìm nó dưới đống đồ đạc và đến khi t được thì bọn em lại bỏ đi ngủ.
Lơ Mênin cho những điều nàng nói là đúng sự thật và có khi còn đúng nhiều hơn chứ không phải chỉ như nàng tưởng. Anh đã từng nghĩ như vậy những khi ngồi một mình.
- Chính vì thế, đôi lúc, anh ân hận không ở lại trong quân ngũ đấy, em ạ. Anh đoán được em sắp trả lời anh thế nào rồi. Em sẽ bảo là người ta mụ người đi trong cái nghề ấy chứ gì. Dĩ nhiên như thế, nhưng quả là người ta làm cái phải làm, và như thế đã là nhiều trong cuộc sống rồi. Anh thấy cuộc đời ông bác anh, tướng ĐơLa Brisơ, là một cuộc đời rất đẹp, đầy danh vọng và khá thú vị. Nhưng bây giờ, khi cả nước đổ xô vào quân đội thì không còn sĩ quan và cũng không còn binh lính nữa. Nó giống như một nhà ga ngày chủ nhật, khi nhân viên đường sắt xô đẩy đám hành khách ngơ ngác lên tàu. Ðích thân bác Đơ LaBrisơ biết tất cả sĩ quan và binh lính trong lữ đoàn. Bác còn ghi tên tuổi họ trên một tấm bảng lớn trong phòng ăn và thỉnh thoảng đọc đề giải trí. Ngày nay, làm sao một sĩ quan có thể biết được binh lính của mình?
Nàng không nghe anh nói nữa. Nàng nhìn một chị bán khoai tây rán ở góc phố Galăngđơ: chị ta ngồi sau một cái khung sắt có kính trong bóng râm những ngôi nhà đồ sộ. Nét mặt sáng rực trước ngọn lửa than củi, chị cho chiếc muôi vào mớ khoai đang xèo xèo, lấy ra những chiếc bánh hình lưỡi liềm, vàng rộm. Chị cho bánh vào một cái bao giấy hình loa trong đó lấp lánh những cuộng rơm, trong lúc một cô gái tóc đỏ hoe chăm chú chìa bàn tay đỏ hồng cầm một đồng hai xu.
https://thuviensach.vn
Khi cô gái mang bao bánh đi, Têredơ thèm ăn và cảm thấy đói. Nàng thiết tha muốn nếm thử món khoai tây rán này.
Lúc đầu Lơ Mênin phản đối:
- Biết bánh họ làm bằng thứ gì!
Nhưng cuối cùng anh phải hỏi mua một bao hai xu và bảo người bán rắc muối vào.
Lật ngược mạng che mặt lên mũi, nàng ngập răng vào những chiếc bánh vàng rộm hình lưỡi liềm và anh đưa nàng đi theo những con đường hẹp vắng vẻ, xa các ngọn đèn đường. Thế là họ quay trở lại bến cảng và nhìn thấy cái khối nhà thờ màu đen sừng sững trên nhánh sông hẹp. Lơ lửng trên nóc nhà thờ lởm chởm như răng cưa, trăng trút ánh bạc xuống mái nh
- Nhà thờ Ðức bà! – Nàng thốt lên – Anh nhìn xem. nó nặng nề như một con voi và mảnh mai tựa một con sâu nhỏ. Trăng bò lên trên nhà thờ và nhìn ngắm với vẻ láu lỉnh của loài hầu. Nó không giống ánh trăng nông thôn ở Gioăngvin. Ở Gioăngvin, em có con đường của em, một con đường bằng phẳng, cuối đường có vầng trăng. Không phải tối nào cũng có trăng, nhưng trăng trở lại một cách chung thủy, đầy đặn, sáng rực, thân thương. Trăng là cô láng giềng nơi thôn dã, là bà mệnh phụ ở quanh vùng. Em đến với trăng rất trang nghiêm, vì phép lịch sự và vì tình bạn, còn cái vầng trăng Pari này thì em không muốn gặp. Nó không phải là người bạn tốt. Nó đã thấy biết bao điều từ khi nó cọ xát với mái nhà.
Anh mỉm cười, âu yếm:
- Ồ, con đường nhỏ mà em dạo chơi một mình và em bảo là em yêu vì ở cuối đường có bầu trời không vời vợi cũng không thăm thẳm, con đường nhỏ ấy, giờ đây, anh cũng nhìn thấy như thể anh đã từng ở đấy!
https://thuviensach.vn
Lần đầu tiên, anh gặp nàng ở lâu đài Gioăngvinkhi Môngtexxuy mời anh đến đi săn. Gặp nàng, anh yêu nàng, muốn chiếm đoạt nàng ngay tức khắc. Một buổi tối, ở bìa cánh rừng nhỏ, anh thổ lộ anh yêu nàng. Cặp môi mím lại như đau đớn, ánh mắt mơ màng, nàng nghe anh nói.
Kỷ niệm về con đường nhỏ nàng dạo bước một mình trong đêm thu làm anh xúc động, rạo rực sống lại những giờ phút thần tiên của những ham muốn buổi đầu và những hy vọng rụt rè… Anh tìm bàn tay nàng và siết chặt cái cổ tay nhỏ bé dưới lớp bao tay bằng lông thú.
Một cô bé mang hoa viôlet trên một tấm liếp trải những cành tùng cành bách nhận ra cặp tình nhân và đến mời họ mua hoa. Anh mua một bó hai xu tặng nàng. Têredơ đi về phía nhà thờ. Nàng nghĩ:
- Quả là một con thú khổng lồ, con quái vật trong Kinh Tân ước…
Đến cuối cầu, một bà hàng hoa, mặt nhăn nheo, mốc thếch, già nua và lem luốc, chạy theo họ với chiếc giỏi đựng đầy hoa trinh nữ và hoa hồng vùng Nixơ. Ðang cầm bó Viôlet trên tay, Têredơ tìm cách luồn vào trong áo lót và vui vẻ trả lời bà già mời nàng mua hoa.
- Cảm ơn, tôi có
- Tôi biết cô trẻ mà! – Bà ta thốt lên, giọng đểu cáng và bỏ đi.
Têredơ hầu như hiểu ngay và trên môi lẫn trong ánh mắt nở một nụ cười. Hai người bước trong bóng râm trên sân nhà thờ, trước những pho tượng đá đặt hai bên cổng với những cây quyền trượng và những vành vương miện.
- Chúng ta vào đi! – Nàng bảo.
https://thuviensach.vn
Anh không muốn vào. Anh mơ hồ cảm thấy bối rối, gần như là sợ hãi, phải cùng nàng có mặt trong nhà thờ. Anh khẳng định là nhà thờ đóng cửa. Anh tin như vậy, muốn như vậy. Nhưng nàng đẩy cửa và bước vào giáo đường rộng mênh mông, nơi những hàng cột im lìm vươn lên cao vút. Phía trong cùng, những người cầm bạch lạp đi trước các vị linh mục mờ ảo như những cái bóng ma, trong những tiếng rên rỉ cuối cùng của đàn đại phong cầm. Trong cảnh tĩnh mịch, nàng rùng mình và nói:
- Cảnh âu sầu trong nhà thờ và bóng đêm làm em xúc động, em cảm thấy cái vĩ đại của hư vô.
Anh đáp:
- Thế nhưng chúng ta phải tin một cái gì đó. Nếu không có Thượng đế, nếu linh hồn chúng ta không bất tử thì sẽ buồn bã biết chừng nào.
Nàng đứng im một lát dưới những tấm trướng màu xám rủ từ trần nhà xuống rồi nói:
- Anh tội nghiệp của em, chúng ta chưa biết làm gì với cuộc đời ngắn ngủi này, thế mà anh lại muốn một cuộc đời khác, một cuộc đời vĩnh hằng!
Ngồi trong xe trở về, LơMênin vui vẻ nói anh đã sống một ngày ra trò. Anh hôn nàng, hài lòng về nàng và về bản thân mình. Nhưng nàng không chia sẻ niềm vui ấy. Giữa hai người thường xảy ra như vậy. Đối với nàng, những giây phút cuối cùng họ ngồi với nhau mất hết cả niềm vui và nàng linh cảm khi chia tay, anh sẽ không nói ra cái từ cần phải nói. Thông thường, anh chia tay nàng đột ngột như thể ở anh, sự vật không có gì tiếp nối. Mỗi lần chia tay, nàng mơ hồ cảm nhận một sự đoạn tuyệt. Nàng luôn luôn đau khổ về điều đó và thường cáu kỉnh.
Dưới rặng cây ở đường Hoàng hậu[18], anh khẽ hôn tay nàng.
https://thuviensach.vn
- Hiếm thấy người ta yêu nhau như chúng ta yêu nhau, phải không Têredơ? - Hiếm không thì em không biết, nhưng em nghĩ là anh yêu em. - Thế còn em?
- Em, em cũng yêu anh.
- Và em sẽ mãi mãi yêu anh?
- Biết thế nào được!
Và thấy nét mặt anh không vui, nàng nói tiếp:
- Với một người đàn bà thề nguyền suốt đời chỉ yêu anh thì anh có yên tâm hơn không?
Anh vẫn lo âu, vẻ khổ sở. Nàng tỏ ra âu yếm và làm anh hoàn toàn yên tâm.
- Anh biết đấy, em không nhẹ dạ đâu. Em không phải là một đứa vung phí như quận chúa Xơniavin đâu!
Gần cuối đường Hoàng hậu, họ chia tay dưới rặng cây. Lơ Mênin giữ xe lại đề đến phố Hoàng cung ăn tối ở câu lạc bộ và đi xem hát. Anh phải đi cho kịp giờ.
Têredơ đi bộ về nhà. Đến gần đồi Trôcađêrô – nơi phát ra những tia sáng giống như những đồ trang sức bằng kim cương, nàng sực nhớ tới bà bán hoa ở Cầu Nhỏ. “Tôi biết cô trẻ mà!”, câu nói ném ra giữa luồng gió ẩm ướt trở lại trong ký ức nàng, không còn vẻ chế nhạo và sỗ sàng nữa mà buồn bã làm nàng
https://thuviensach.vn
băn khoăn. “Tôi biết cô trẻ mà!”. Phải, nàng trẻ, nàng được yêu, và nàng âu sầu.
https://thuviensach.vn
II>
Giữa bàn đặt một lọ hoa, miệng rộng bằng đồng thau mạ vàng với những con phượng hoàng tung cánh giữa các vì sao và đàn ong, với hai quai nặng nề vẽnhững hoa lá trái cây. Hai bên là tượng hai Nữ thần Chiến thắng có cánh, hai tay nâng những ngọn bạch lạp sáng rực. Lọ hoa kiểu Ðế chế này, Napôlêông tặng bá tước Mactanh Đơ Lexnơ, ông nội bá tước Mactanh Benlem ngày nay, vào năm 1812, Mactanh Đơ Lexnơ là nghị sĩ Quốc hội lập pháp năm 1809, năm sau được bổ nhiệm vào Hội đồng tài chính quốc gia. Công việc liên tục và cẩn mật ở đây thích hợp với bản tính cần mẫn và rụt rè của ông. Tuy là người có tư tưởng tự do, ông vẫn làm vui lòng Hoàng đế vì thái độ chuyên tâm và một tinh thần liêm khiết biết tự chế ngự không làm người khác khó chịu. Trong hai năm liền, ông được hưởng không biết bao nhiêu ân sủng của nhà vua. Năm 1813, ông tham gia phe đa số ôn hòa, phe này tán thành bản báo cáo của Lenê[19]lúc đó đề ra những bài học đã muộn mằn đối với nền Ðế chế đã lung lay, và công khai phê phán uy quyền của Hoàng đế lẫn tai họa mà ngài đã gây ra. Ngày 1 tháng giêng 1814, ông cùng đồng nghiệp đến điện Tuylơri[20]. Hoàng đế đón tiếp họ với một thái độ khủng khiếp, hết lời thóa mạ họ. Nét mặt dữ tợn, lầm lì, vừa sợ hãi cho quyền lực hôm nay vừa lo lắng cho sự sụp đổ ngày mai của mình, nhà vua trút cơn giận dữ và lòng khinh bỉ lên đầu họ.
Ngài đi lui đi tới trước những bộ mặt kinh hoàng của các ông nghị. Bỗng tình cờ ngài vồ lấy vai bá tước Mactanh, vừa lắc mạnh vừa lôi kéo ông vừa thét lên: “Một chiếc ngai vàng, là bốn mảnh gỗ bọc nhung phải không? Không! Một chiếc ngai vàng là một con người và người đó là ta! Các người muốn vấy bùn vào mặt ta! Có phải là lúc can gián ta không khi hai trăm nghìn quân Côdăc đang vượt qua biên giới? Lão Lenê của các người là một kẻ tàn ác. Việc trong nhà thì chỉ giải quyết trong nhà với nhau thôi chứ!” Trong cơn thịnh nộ, không rõ là cao nhã hay thô lậu, ông ta xoắn chặt cái cổ áo thêu của ông nghị tỉnh Exnơ. “Nhân dân chỉ biết ta, không biết đến các người. Ta là người được
https://thuviensach.vn
cả nước lựa chọn. Các người chỉ là những kẻ đại biểu vô danh tiểu tốt của một tỉnh”. Ông ta bảo họ sẽ rơi vào số phận phái Girôngđanh[21]. Tiếng đinh thúc ngựa vang lên theo giọng nói sang sảng của ông ta. Bá tước Mactanh vì vậy mà run rẩy và trở nên cà lăm cho đến hết đời, và tuy Napôlêông đã sụp đổ, ông vẫn run rẩy khi kêu gọi dòng họ Buôcbông lên cầm quyền trong những ngày ông ẩn náu ở Laông. Trong hai ln khôi phục chế độ quân chủ cũng như dưới chính quyền tháng Bảy và nền đệ nhị Đế chế, ông được gắn nhiều huân chương và bội tinh, nhưng tim ông vẫn như thắt lại. Được ba đời vua và một hoàng đế đưa lên những chức vụ cao nhất và tưởng lệ, ông vẫn cảm thấy trên vai mình cái bàn tay của lão người Coocxơ[22]. Ông qua đời với tư cách nguyên lão nghị viện dưới triều Napôlêông III. Con trai ông mang theo di chứng run rẩy của cha để lại.
Chàng trai ấy lấy cô Benlem, con gái viên chánh án tòa án Buôcgiơ, và qua đó được hưởng niềm vinh quang về chính trị của một dòng họ đã từng cung cấp ba ghế bộ trưởng cho nền quân chủ ôn hòa. Dòng Benlem, quý tộc ngành pháp quan dưới thời Lui XV, nâng thêm giá trị nguồn gốc Giacôbanh của dòng họ Mactanh. Bá tước Mactanh-con tham gia tất cả các khóa Nghị viện cho tới khi qua đời năm 1881. Saclơ Mactanh-Benlem, con trai ông, dễ dàng thế chân ông ở cơ quan quyền lực này. Sau khi cưới cô Têredơ Môngtexxuy – mà của hồi môn tạo thêm điều kiện thuận lợi cho hoạt động chính trị của mình, – Mactanh-Benlem nổi lên một cách kín đáo trong số bốn năm nhà tư sản giàu có và có chức tước. Quy thuận nền dân chủ và chế độ cộng hòa họ được những người cộng hòa chính thống chấp nhận tương đối dễ dàng: phái cộng hòa hài lòng với truyền thống quý tộc và yên tâm với bộ óc tầm thường của họ.
Trên các cánh cửa phòng ăn, lác đác còn hiện lên lờ mờ, giữa các mảng tối, hình vẽ những bộ lông lốm đốm của những con chữ của Uđry[23]. Ngồi trước lọ hoa có vẽ các vì sao và những con ong vàng, giữa hai bức tượng Nữ thần Chiến thắng tay nàng những cây bạch lạp, bá tước Mactanh-Benlem tiếp khách với vẻ duyên dáng đượm chút âu sầu, và lối lễ độ rầu rĩ mà vừa mới đây người ta vẫn còn ưa dùng khi thay mặt cho nước Pháp cô đơn và trầm mặc để tiếp một triều đình lớn phương Bắc tại điện Elidê[24]. Chốc chốt anh ta nói những lời
https://thuviensach.vn
vô vị với bà Garanh, vợ ông cựu bộ trưởng Tư pháp ngồi bên phải, với quận chúa Xơniavin đeo đầy kim cương và lộ rõ vẻ chán ngán ngồi bên trái. Đối diện anh, phía bên kia lọ hoa, nữ bá tước Mactanh ngồi giữa tớng Larivie và ông Soinôn ở viện Hàn lâm Văn bia; nàng phe phẩy chiếc quạt trước đôi vai mượt mà, óng ả. Ngồi xung quanh bàn ăn xếp theo kiểu vòng cung, là ông Môngtexxuy, lực lưỡng, mặc màu xanh và sắc mặt hồng hào; bà Benlem Đơ Xanhnông, một cô em họ trẻ tuổi lúng túng với hai cánh tay dài gầy guộc; họa sĩ Đuyvickê; ông Đaniên Xalômông; chàng Pôn Venx; ông nghị Garanh; ông Benlem Đơ Xanhnông; một nghị sĩ lạ mặt; và Đơsactrơ, người lần đầu tiên ăn tối ở nhà này. Câu chuyện lúc đầu thưa thớt, rời rạc, nhưng về sau sôi nỗi hẳn lên và kéo dài thành những tiếng ồn ào hỗn độn. Garanh cất cao giọng nói:
- Mọi ý tưởng sai lầm đều nguy hiểm. Người ta cứ tưởng những kẻ mơ mộng không hề làm hại ai; thật là sai lầm! Chính họ làm hại rất nhiều. Những ảo tưởng nhìn bề ngoài tưởng vô hại nhất, thực ra có một ảnh hưởng tai hại. Chúng có khuynh hướng làm người ta chán ghét hiện thực.
- Có lẽ như thế, vì hiện thực không có gì đẹp đẽ – Pôn Venx tiếp lời.
Cựu bộ trưởng Tư pháp Garanh khẳng định ông ta là người luôn luôn ủng hộ mọi sự cải tiến. Tuy không nhắc lại mình đã yêu cầu bãi bỏ quân đội thường trực dưới thời Đế chế và tách Giáo hội ra khỏi Nhà nước năm 1880. Ông ta vẫn tuyên bố trung thành với cương lĩnh của mình, và là người đầy tớ tận tụy của nền dân chủ. Ông ta khẳng định phương châm Trật tự và Tiến bộ, và đinh ninh chính mình đã tìm ra phương châm ấy.
Mônglexxuy đáp lại với vẻ chất phác đến thô bạo:
- Thôi đi, ông Garanh, xin ông thành thực cho. Ông hãy thú nhận là chẳng cần phải tiến hành một cuộc cải cách nào cả và nhiều lắm thì cũng chỉ có thể thay đổi màu sắc các con tem thư. Dù tốt dù xấu, sự vật phải như thế nào thì chứng như thế ấy. Vâng – ông ta nhắc lại – sự vật phải như thế nào thì chúng
https://thuviensach.vn
như thế ấy. Nhưng chúng thay đổi không ngừng. Từ 1870, tình hình công nghiệp và tài chính của đất nước đã trải qua bốn, năm cuộc cách mạng mà các nhà kinh tế học không dự kiến và cho đến nay họ vẫn chưa hiểu nổi. Trong xã hội cũng như trong tự nhiên, những sự biến đổi đều xảy ra ở bên trong.
Về vấn đề chính phủ, ông ta có cái nhìn rõ ràng và thiển cận. Thiết tha gắn bó với hiện tại và ít quan tâm tới tương lai, ông không hề băn khoăn về các đảng viên Xã hội. Không hề lo lắng mặt trời và chế độ tư bản một ngày nào đó có bị tiêu diệt hay không, ông chỉ biết hưởng thụ. Theo ông, nên phó mặc cho thời cuộc. Chỉ có những kẻ ngu ngốc mới chống lại và chỉ có những thằng điên mới đi trước trào lưu.
Nhưng bản chất vốn âu sầu, bá tước Mnctanh có những dự cảm buồn bã. Anh nói đến tai họa một cách bóng gió.
Những lời nói lo âu của Mactanh làm xúc động Sơmôn ngồi phía bên kia lọ hoa. Bắt đầu than vãn về liên đoàn, Ông ta giảng giải nếu chỉ có một mình và hoạt động riêng rẽ thì các dân tộc Cơ đốc giáo không thể hoàn toàn thoát khỏi cảnh man rợ, và nếu không có người Do Thái và người Ả Rập thì châu Âu ngày nay vẫn còn giống như ở thời kỳ những cuộc Thập tự chinh, chìm đắm trong dốt nát khổ ải và tàn bạo.
- Thời Trung cổ – ông ta nói – dù kết thúc đối với các cuốn giáo khoa lịch sử người ta phát cho học sinh để lừa gạt chúng. Thực ra, những kẻ man rợ vẫn là những kẻ man rợ. Sứ mệnh của Ixraen là giáo huấn các dân tộc. Chính Ixraen, vào thời Trung cổ, đã mang lại cho châu Âu trí tuệ của châu Á. Chủ nghĩa xã hội làm các ngài khiếp hãi. Đó là nỗi đau của người Cơ đốc giáo, nó giống như chế độ tu viện. Còn tình trạng vô chính phủ ư? Các ngài không thừa nhận trong đó cái họa Anbigioa và Vôđoa ngày xưa hay sao?[25] Ngày nay, chỉ có người Do Thái xưa kia đã từng giáo huấn và khai hóa châu Âu, là có thể cứu nó thoát khỏi cái họa Tôn giáo hiện đang giằng xé nó. Nhưng họ đã không làm tròn bổn phận. Họ trở nên những tín đồ Cơ đốc Giáo trong số các tín đồ Cơ đốc giáo. Và chúa trừng phạt họ, cho phép lưu đày họ và tước đoạt của cải của họ. Đâu
https://thuviensach.vn
đâu chủ nghĩa bài Do Thái cũng lan ra khủng khiếp. Ở Nga, những người đồng tôn của tôi bị săn đuổi như những con thú dữ. Ở Pháp, người Do Thái không được làm việc trong cơ quan dân sự và quân sự. Họ bị loại ra khỏi giới quý tộc. Ixaắc côblenx, cháu họ tôi, phải rời bỏ con đường ngoại giao sau khi thi đỗ xuất sắc. Khi Sơmôn nhà tôi đến thăm, nhiều bà vợ bạn đồng nghiệp của tôi cố tình giở trước mặt bà ấy những tờ báo bái Do Thái. Và ông bộ trưởng Giáo dục đã từ chối không cấp cho tôi Đệ tam Bắc đẩu bội tinh, các ngài có thể tin điều đó không? Đấy là thái độ vong ơn! Là một sự sai lầm! Chủ nghĩa bài Do Thái là sự diệt vong của nền văn minh châu Âu, các ngài có rõ không?
Ông già nhỏ thó n có một tính tình đặc biệt: ông ta bất cần sự khóc lóc của thiên hạ. Kỳ cục và dữ dằn, sự thành thực của ông làm cả cử tọa sửng sờ. Bà Mactanh thích thú tỏ lời khen ngợi:
- Ít ra, ông cũng bênh vực những người đồng tôn của mình, ông Sơmôn ạ! Ông không giống như một bà bạn tôi, một vị phu nhân Do Thái rất đỗi nhan sắc. Thấy một tờ báo đưa tin mình tiếp đón tầng lớp thượng lưu Do Thái, đi đâu bà ta cũng làm ầm ĩ lên là mình bị người ta thóa mạ.
- Thưa bà, tôi tin chắc bà không rõ đạo đức Do Thái đẹp đẽ và cao thượng hơn những nền đạo đức khác biết chừng nào. Bà có biết giai thoại về ba chiếc nhẫn không?
Câu hỏi chìm đi trong trông ồn ã của những lời thoại về chính sách ngoại giao, về các cuộc triển lãm hội họa, về những vụ tai tiếng trong tình trường, về những bài diễn văn ở viễn Hàn lâm. Người ta trao đổi về cuốn tiểu thuyết mới xuất bản, về vở kịch sắp trình diễn. Một vở hài kịch, trong đó Napôlêông giữ một vai trò thứ yếu.
Câu chuyện dừng lại ở Napôlêông, người nhiều lần được đưa lên sân khấu và gần đây là đối tượng nghiên cứu trong nhiều tác phẩm có nhiều bạn đọc. Ông ta trở thành đối tượng của sự hiếu kỳ, một nhân vật thời thượng, không
https://thuviensach.vn
còn là vị anh hùng dân dã, vị “á – thánh đi bốt của tổ quốc” như trước kia, khi Noocvinx và Bêrănggiê, Saclê và Rapphê[26]sáng tác những sự tích về ông ta nữa, mà là một nhân vật kỳ cục, một kiểu người buồn cười trong cuộc sống thân mật sống động, một khuôn mặt mà phong cách làm các nghệ sĩ thích thú, còn cử chỉ thì thu hút những kẻ vô công rỗi nghề.
Là người xây dựng sự nghiệp chính trị trên cơ sở hận thù nền Đế chế, Garanh thành thực cho rằng việc phục hồi cái khẩu vị quốc gia ấy chỉ là một sự sùng bái phi lý. Ông ta thấy điều đó chẳng có gì nguy hại và không mảy may lo sợ. Với ông ta, sự kinh hãi thường chỉ nổ ra đột ngột và dữ dội. Còn lúc này, ông ta rất điềm tĩnh: ông ta không nói gì tới chuyện cấm các buổi biểu diễn, tịch thu sách báo, tống giam hay đàn áp các tác giả. Bình tĩnh vả nghiêm khắc, ông ta cho Napôlêông chỉ là tên lính đánh thuê của Tenơ]đã từng đá vào bụng Vônnây.
Ai nấy đều muốn xác định một Napôlêông đích thực. Ngồi trước lọ hoa kiểu Đế chế và tượng các Nữ thn Chiến thắng có cánh, bá tước Mactanh nói một cách cung kính về một Napôlêông với tư cách nhà tổ chức và nhà cai trị. Anh hết sức đề cao ông ta trên cương vị chủ tịch hội đồng nhà nước, nơi ông ta giảng giải và làm sáng tỏ nhiều điểm mơ hồ.
Garanh khẳng định là trong những buổi họp hết ức nổi tiếng, lấy cớ muốn hút, Napôlêông mượn những hộp thuốc bằng vàng đính kim cương và tượng nhỏ của các ngài cố vấn, rồi sau đó người ta không bao giờ còn thấy những hộp đó nữa. Rốt cuộc khi đi họp nội các, người ta chỉ còn mang theo những hộp thuốc xoàng xĩnh. Garanh nghe chính bản thân con trai nhà Muniê[28]kể lại giai thoại này.
Môngtexxuy thì ca ngợi tinh thần trật tự của Napôlêông:
- Ông ta thích công việc được làm đến nơi đến chốn. Ngày nay, người ta không còn cái phong thái ấy nữa.
https://thuviensach.vn
Là họa sĩ, Đuyvickê tỏ ra bối rối. Anh không tìm thấy trên khuôn mặt đúc, mang từ Xanh-Hêlen về những nét vốn đẹp đẽ và kiên nghị của Napôlêông thể hiện trên các tấm huy chương và tượng bán thân. Giờ đây, có thể tin chắc điều đó khi thấy khuôn mặt ấy đúc bằng đồng thau, moi từ các kho lúa ra, treo đầy ở các hàng bán đồ cổ, giữa những con phượng hoàng và nhân sư bằng gỗ thiếp vàng. Và theo Đuyvíckê, vì bộ mặt thật của Napôlêông không đặc trưng cho Napôlêông nên tâm hồn thật của Napôlêông cũng không đặc trưng cho ông ta. Có lẽ chỉ là tâm hồn của một tay trưởng giả đích thực: người ta nói như vậy và Đuyvickê muốn tin như vậy. Vả chăng, là Người đã có vinh dự vẽ chân dung các danh nhân của thế kỷ, anh biết các danh nhân không hề giống như người ta vẫn quan niệm về họ.
Đanien Xalômông thì cho rằng cái khuôn mặt Đuyvícke vừa nói tới, cái khuôn đúc theo nét mặt không còn sinh khí của Hoàng đế và do bác sĩ Angtômaki[29]mang về châu Âu lần đầu tiên dược đú bằng đồng thau và đem ra ban dưới thời Lui Philip, năm 1833, và lúc đó khiến người ta kinh ngạc và hồ nghi. Người ta e rằng tay thầy thuốc người Ý không đứng đắn, lắm lời và nhiều tham vọng ấy, coi thường thiên hạ. Các môn đệ ca bác sĩ Gan[30] mà học thuyết của ông lúc ấy đang được ưu ái, cho cái khuôn đúc ấy là đáng ngờ. Họ không tìm thấy trên đó những cục bướu thiên tài, và trên vầng trán mà họ nghiên cứu theo lý thuyết của Gan, họ không thấy có gì đặc sắc về cấu tạo.
- Quả là Napôlêông – quận chúa Xơniavin nói – chỉ đặc sắc vì gã đá vào bụng Vônnây và đánh xoáy những hộp đựng thuốc có đính kim cương như ông Garanh vừa nói cho chúng ta biết đấy.
- Và dù không thật chắc là ông ta có đá đi nữa! – Bà Mactanh tiếp lời.
- Về lâu về dài thì cái gì rồi người ta cũng biết tất – Quận chúa Xơniavin vui vẻ nói thêm. – Napôlêông không làm gì hết: thậm chí cũng không cho Vônnây một cái đá nữa kia, và đầu óc ông ta là đầu óc một thằng ngu.
https://thuviensach.vn
Tướng Larivie cảm thấy đến lượt mình phải tấn công. Ông ta ném ra một câu…
- Napôlêông ấy à, chiến dịch 1813 của ông ta rất đáng nghi ngờ.
Larivie muốn được lòng Garanh và không có ý kiến nào khác; nhưng rồi cũng cố gắng nêu lên một nhận xét chung chung:
- Napôlêông đã phạm sai lầm mà đáng lẽ ở cương vị ấy, ông ta không đáng phạm.
Rồi lặng im, mặt đỏ gay.
Bà Mactanh hỏi:
- Còn ông Venx, ông nghĩ về Napôlêông thế nào?
- Thưa bà, tôi không ưa những “bộ mặt béo phì đeo gươm”, và tôi cho những kẻ đi chinh phục chỉ là những thằng điên nguy hiểm. Tuy vậy, cái bộ mặt Hoàng đế ấy vẫn khiến tôi lưu tâm cũng như nó làm cho thiên hạ lưu tâm. Tôi thấy ông ta có cá tính và sinh lực. Không có tập thơ nào hay cuốn tiểu thuyết phiêu lưu nào có giá trị bằng cuốn Mêmôrian[31] mặc dù nó được viết một cách lố bịch.
Điều tôi nghĩ về Napôlêông – vì bà muốn biết điều đó – là sinh ra để hưởng vinh quang, ông ta đã xuất hiện với vẻ giản dị huy hoàng của một vị anh hùng sử thi. Người anh hùng phải mang tình người. Napôlêông là người mang tình người.
- Ồ! Ồ! – Mọi người kêu lên.
https://thuviensach.vn
Nhưng Pôn Venx nói tiếp:
- Ông ta dữ dội và nông nỗi, và qua đấy tỏ ra “người” một cách sâu xa. Tôi muốn nói ông ta giống như mọi người. Ông ta muốn với một sức mạnh khác thường, tất cả những gì bàn dân thiên hạ ưa thích và mong muốn. Bản thân ông ta cũng có những ảo tưởng mà ông mang đến cho dân chúng. Đó là chỗ mạnh và chỗ yếu và đó cũng là chỗ tốt đẹp của Napôlêông. Ông ta tin tưởng vào võ công. Ông ta nghĩ về cuộc đời và về thiên hạ gần giống như lối suy nghĩ của một tay vệ binh của mình, ông ta luôn luôn giữ cái vẻ trang nghiêm trẻ thơ vốn ưa các trò chơi gươm giáo và trống chiêng cùng với các thứ ngây thơ tạo nên những quân nhân lỗi lạc. Ông ta thành thực đánh giá cao vũ lực. Ông ta là con người của những con người, là máu thịt của máu thịt con người. Không một tư tưởng nào của ông ta không phải là hành động, mà mọi hành động của ông ta đều vĩ đại và bình thường. Chính cái vĩ đại thường tình ấy tạo nên những con người anh hùng. Và Napôlêông là người anh hùng hoàn hảo. Bộ óc ông ta không bao giờ vượt qua bàn tay ông ta, cái bàn tay bé nhỏ và xinh xắn đã nghiền nát thiên hạ. Không một giây phút nào ông ta lo lắng về cái ông ta không đạt được.
- Thế là, theo ông – Garanh nói – ông ta không phải là một thiên tài trí tuệ. Tôi đồng ý với ông.
- Dĩ nhiên – Pôn Venx nói tiếp – ông ta cỏ đủ thiên tài để múa may một cách xuất sắc trong trường hoạt động dân sự và quân sự trên đời này. Nhưng ông ta không có thiên tài tư biện. Thiên tài ấy, như Buphông nói, lại là chuyện khác. Chúng ta có sưu tập những bài viết và bài nói của ông ta. Văn phong sống động và có hình ảnh. trong số tư tưởng ấy không có lấy một khuynh hướng triết học nào, một mối quan tâm nào về cái bất khả tri, một niềm lo lắng nào về cõi bí ẩn bao phủ số phận con người. Ở Xanh-Hêlen[32], khi nói về Thượng đế và về linh hồn, ông ta giống như một cậu bé học sinh mười bốn tuổi. Ném vào trong thế gian, tâm hồn ông ta ở ngang tầm thế gian và bao quát hết tất cả. Tâm hồn ấy tuyệt nhiên không tiêu tan đi trong cõi vô biên. Là nhà thơ, ông ta chỉ biết thơ ca của hành động. Ông ta đóng khung giấc mơ hùng tráng của mình về
https://thuviensach.vn
cuộc đời trong phạm vi trái đất. Trong nỗi niềm thơ ngây khủng khiếp và thống thiết của mình, ông ta đinh ninh con người có thể vĩ đại, tuổi tác và hoạn nạn cũng không làm ông ta xa rời tư tưởng thơ ngây ấy. Tuổi thanh xuân, hay nói đúng hơn, tuổi tráng niên diệu kỳ của Napôlêông kéo dài suốt đời ông ta vì ngày tháng cuộc đời ông ta không bổ sung cho nhau để tạo nên một độ chín muồi về tiềm thức. Đó là trạng thái diệu kỳ của những con người hành động. Họ sống hết mình trong mỗi phút giây của cuộc sống, và tài trí của họ tập trung vào một điểm. Họ luôn luôn tự đổi mới mình, chứ không bao giờ giữ nguyên trạng qua ngày tháng. Những giờ phút cuộc đời họ không hề nối tiếp nhau bằng sợi dây những sự suy tưởng nghiêm trang và vô tư. Họ không tiếp tục sống mà là tự nối tiếp mình trong một chuỗi hành động. Bởi vậy họ không có đời sống nội tâm. Sự khiếm khuyết ấy đặc biệt rõ rệt ở Napôlêông: ông ta không bao giờ có cuộc sống nội tâm. Đó chính là cội nguồn của tính cách nông nỗi khiến ông ta dễ dàng chịu đựng sức nặng ghê gớm của những nỗi đau và những lỗi lầm của mình. Mỗi buổi sáng, tâm hồn luôn luôn mới mẻ của ông ta lại hồi sinh. Hơn ai hết, ông ta có khả năng vui đùa. Lần đầu tiên nhìn thấy mặt trời mọc trên đảo Xanh-Hêlen ảm đạm, ông ta nhảy xuống giường và huýt sáo một điệu tình ca. Ông ta có cái thanh bình của một tâm hồn đứng cao hơn số mệnh, và chủ yếu là cái thanh thoát của bộ óc nhanh chóng hồi sinh. Ông ta sống cuộc sống ngoại hình.
Không ưa lối suy nghĩ và nói năng tinh xảo, Garanh muốn sớm kết luận: - Tóm lại, – ông ta nói – có một quái vật trong con người ấy.
- Làm gì có quái vật. – Pôn Venx đáp – Và những ai bị coi là quái vật đều làm người ta ghê tởm. Còn Napôlêông thì được cả một dân tộc mến mộ. Đi tới đâu được người ta yêu mến tới đó, chính là sức mạnh của ông ta. Niềm vui của binh sĩ là được chết vì ông ta
Bà Mactanh muốn nghe ý kiến Mơsactrơ. Nhưng anh không muốn nói, vẻ khiếp hãi.
https://thuviensach.vn
- Các ngài có biết – Sơmôn hỏi – giai thoại về ba chiếc nhẫn, nguồn cảm hứng tuyệt diệu của một người Do Thái Bồ Đào Nha không?
Vừa khen ngợi cái nghịch lý sắc sảo của Pôn Venx. Garanh vừa lấy làm tiếc là như thế thì trí tuệ lấn át đạo đức và công lý.
- Có một nguyên tắc. – Ông ta nói – Nguyên tắc đó là phải đánh giá con người theo hành động.
- Thế còn đối với phụ nữ, – quận chúa Xơniavin đột ngột hỏi – ông có đánh giá họ theo hành động không? Và làm sao ông biết được họ làm gì?
Tiếng người nói hòa vào tiếng xủng xoảng của bát đĩa bằng bạc. Một không khí nóng bức, đầy hơi nước, tràn ngập phòng ăn. Những cánh hồng rơi lả tả trên khăn trải bàn. Đầu óc mọi người mỗi lúc một thêm sôi nỗi.
Tướng Larivie thì mơ màng:
- Khi nào phải thôi việc, – ông ta nói với thiếu phụ ngồi bên cạnh, – tôi sẽ về sống ở Tua và trồng hoa.
Ông ta lấy làm kiêu hãnh mình là một người làm vườn giỏi. Người ta đã từng lấy tên ông ta đặt cho một loại hoa hồng, ông ta lấy thế làm thích thú.
Sơinôn lại hỏi cử tọa có biết giai thoại về ba chiếc nhẫn không. Nhưng quận chúa Xơniavin muốn trêu chọc ngài nghị sĩ Garanh.
- Thế ông không biết là người ta làm những điền giống nhau vì những lý do rất khác nhau hay sao, thưa ông Garanh?
Môngtexxuy cho là bà ta nói không
https://thuviensach.vn
- Quả như bà nói, thưa bà, là hành động chẳng chứng minh gì hết. Tư tưởng ấy nổi bật trong một tiểu tiết cuộc đời của Đông Gioăng[33] mà cả Môlie lẫn Môda đều không biết tới, những một truyền thuyết ở Anh đã tiết lộ; tôi biết được truyền thuyết ấy qua Ginam Lôsen, một người bạn ở Luân Đôn. Theo truyền thuyết này, anh chàng đại Sở Khanh ấy mất thì giờ đeo đuổi ba phụ nữ. Người thứ nhất l một bà trưởng giả: bà ta yêu chồng; người thứ hai là một nhà tu hành: bà ta không chịu vi phạm những lời thề nguyện; người thứ ba, sau một thời gian dài sống phóng đãng và trở nên xấu xí, vào làm người hầu bàn trong một quán rượu bất lương. Sau những điều mình từng nghe, từng thấy, ái tình đổi với cô ta trở thành hoàn toàn vô nghĩa. Rõ ràng cả ba người có một thái độ giống nhan vì những lý do rất khác nhau. Một hành động chẳng chứng minh gì hết. Cả cái khối hành động, sức nặng của chúng, tổng số của chúng mới làm nên giá trị một con người.
- Một số hành động của chúng ta – Têredơ nói – mang dáng dấp, mang vẻ mặt của chính bản thân mình: đó là những đứa con đẻ của mình. Còn những hành động khác thì không giống chúng ta chút nào.
Nàng đứng dậy, khoác tay tướng Larivie.
Còn quận chúa Xơniavin thì khoác tay Garanh bước vào phòng khách và nói:
- Têredơ nói đúng… Những hành động khác không giống chúng ta chút nào. Chỉ là những cô bé da đen chúng ta cho ra đời trong giấc ngủ mà thôi.
Trên các bức trường, các nữ thần không còn vẻ tươi tắn như xưa, mỉm cười với khách nhưng khách vẫn thờ ơ.
Cùng với Benlem Đơ Xanhnông, cô em họ trẻ trung, bà Mactanh mời khách uống cà phê. Nàng khen ngợi Pôn Venx về những điều anh nói trong bữa ăn:
https://thuviensach.vn
- Ông nói về Napôlêông với một thứ tự do tư tưởng rất hiếm thấy trong những buổi chuyện vãn tôi được nghe. Tôi nhận thấy hễ các cháu bé rất xinh đẹp hờn dỗi là chúng phảng phất giống Napôlêông trong buổi tối sau trận Oateclô. Ông làm tôi nhận ra những l do rất sâu xa của sự giống nhau ấy.
Rồi nàng quay sang Đơsactrơ:
- Còn ông, ông có ưa Napôlêông không?
- Thưa bà, tôi không ưa Cách mạng. Mà Napôlêông chính là Cách mạng “đi bốt”.
- Vì sao ông không nói ra điều đó trong bữa ăn tối lúc nãy, ông Đơsactrơ? Nhưng tôi hiểu rồi: ông chỉ muốn tỏ ra là người tài trí trong một phạm vi thân mật chứ gì!
Bá tước Mactanh-Benlem dẫn các vị khách nam giới sang phòng hút thuốc, chỉ một mình Pôn Venx ngồi lại với các bà. Quận chúa Xơniavin hỏi anh đã viết xong cuốn tiểu thuyết chưa và viết về đề tài gì. Đấy là một công trình nghiên cứu trong đó anh cố gắng vươn tới sự chân thực bằng một chuỗi logích có vẻ hợp lý, chúng bổ sung lẫn nhau để đạt đến chân lý.
- Qua đó, – anh nói – tiểu thuyết có cái sức mạnh tinh thần chuyện kể không bao giờ có được với lối phù phiếm nặng nề của nó.
Nàng muốn biết có phải là một cuốn sách viết cho phụ nữ không. Anh khẳng định là không.
- Ông không viết cho phụ nữ là sai lầm đấy, ông Venx ạ. Đấy là tất cả những gì một người đàn ông tuyệt diện có thể làm cho họ.
https://thuviensach.vn
Và khi anh muốn biết do đâu nàng có ý nghĩ ấy, nàng đáp:
- Vì tôi thấy tất cả những người phụ nữ thông minh đều lấy những anh chồng ngu ngốc.
- Và làm phiền lòng họ.
- Dĩ nhiên! Nhưng những người đàn ông tuyệt diệu lại làm họ phiền lòng hơn. Những người đó có điều kiện để thành công hơn… Nhưng ông nói cho tôi biết đề tài cuốn tiểu thuyết của ông đi.
thiết tha điều đó sao?
- Tôi chẳng thiết tha điều gì hết.
- Thưa bà, đây là một công trình nghiên cứu phong tục dân gian, là câu chuyện một công nhân trẻ tuổi, thanh đạm và trong trắng, đẹp như một cô gái, với một tâm hồn trinh nữ, một tâm hồn khép kín. Anh ta là thợ khắc chạm vàng bạc và làm việc ra trò. Buổi tối, chàng trai nghiên cứu bên cạnh bà mẹ yêu quý. Anh ta đọc sách. Trong bộ óc giản dị và trần trụi của anh, các ý tưởng được tiếp thụ như những viên đạn bắn vào tường. Anh không có nhu cầu, không có những niềm đam mê và khuyết tật vốn gắn bó người ta với cuộc đời. Anh sống cô đơn và trong sạch. Anh kiêu hãnh về đạo đức của minh. Anh sống giữa đám người ngu ngốc đói nghèo. Anh thấy họ đau khổ. Anh có tấm lòng tận tụy không “người”, có tấm lòng nhân ái lạnh lùng mà người ta mệnh danh là lòng vị tha; anh không “người” vì không có tình dục.
- A! Phải có tình dục mới có thể là “người” hay sao?
- Chắc hẳn phải như thế, thưa bà. Lòng trắc ẩn nằm trong ruột gan cũng như tình yêu nằm trên da thịt. Anh chàng công nhân kia không đủ thông minh để nghi ngờ. Anh ta là người tin tưởng. Anh tin những điều anh đọc. Và anh đã
https://thuviensach.vn
đọc được là muốn xây dựng hạnh phúc cho mọi người thì chỉ cần tiêu diệt xã hội. Khát vọng tuẫn tiết giày vò anh. Một buổi sáng, anh ra đi sau khi ôm hôn mẹ. Anh rình đón ông nghị sĩ đảng Xã hột trong quán; thấy ông ta, anh nhảy bổ vào, đâm một nhát dao vào bụng và kêu to: “Chủ nghĩa vô chính phủ muôn năm!” Người ta bắt anh ta, đo người chụp ảnh, thẩm vấn, xét xử, tuyên án tử hình và đưa lên đoạn đầu đài. Đấy, cuốn tiểu thuyết của tôi là như thế.
- Như thế không thật hấp dẫn! – Quận chúa Xơniavin nói – Nhưng đâu phải lỗi tại ông: những nhân vật vô chính phủ của ông cũng rụt rè và ôn hòa như những người Pháp khác. Người Nga, khi đã vào cuộc, thì táo bạo và phóng túng hơn.
Nữ bá tước Mactanh đến hỏi Pôn Venx có biết cái ông rất hiền lành không nói nữa lời và ngơ ngác như một chú cún lạc đường kia là ai không. Ông ta là khách của chồng nàng. Nàng không biết tên và cũng không biết gì hết về ông ta.
Pôn Venx gặp ông ta ở điện Lucxămbua, trong hành lang dùng làm thư
- Hôm đó, tôi đến quan sát cái vòm điện Lucxămbua, nơi Đơlacroa[34]đã vẽ, trên một lớp gỗ màu xanh nhạt, chân dung các vị anh hùng và nhà hiền triết thời Cổ đại. Ông thượng nghị sĩ có vẻ tội nghiệp, đáng thương, đứng sưởi ấm và như bốc ra mùi vải trải giường ẩm ướt. Ông ta nói chuyện với hai người đồng nghiệp già và vừa xoa hai tay va nói: “Theo tôi, điều chứng tỏ chính phủ Cộng hòa là chính phủ tốt hơn cả, là ở chỗ năm 1871, trong một tuần lễ, đã bán bắn chết sáu vạn người nổi loạn mà vẫn không bị dân oán ghét. Bất kỳ chế độ nào khác cũng không sao tồn tại được sau khi đàn áp tàn khốc như vậy.
- Thì ra ông ta lả một kẻ tàn ác. – Bà Maclanh nói – Thế mà thấy ông ta nhút nhát và vụng về, tôi lại đem lòng thương hại!
https://thuviensach.vn
Thống thượt cúi cằm xuống ngực, bà Garanh ngồi thiếp đi với vẻ thư thái tâm hồn của một bà nội trợ mơ màng về khu vườn rau của mình trên ngọn đồi sông Loa, nơi các đội đồng ca đến chào mừng bà ta.
Giodep Sơmôn và tướng Larivie bước ra khỏi phòng hút thuốc, ánh mắt vẫn còn vẻ thú vị về những câu chuyện tục tĩu vừa trao đổi với nhau. Larivie ngồi giữa quận chúa Xơniavin và bà Mactanh.
- Sáng nay, ở rừng Bulônlơ, tôi gặp bà nam tước Đơ Oacbuya cưỡi một con ngựa tuyệt đẹp. Bà ấy hỏi tôi: “Tướng quân làm thế nào mà bao giờ cũng có đàn ngựa đẹp thế?” Tôi đáp: “Thưa bà, muốn có ngựa đẹp thì phải hoặc thật giàu có, hoặc thật láu lỉnh”.
Rất thích thú câu trả lời, ông ta hấp háy mắt nhắc lại hai lần. Pôn Venx đến cạnh nữ bá tước Mactanh:
- Tôi biết tên ngài thượng nghị sĩ ấy rồi: ông ta tên là Loayê, phó chủ tịch một nhóm chính trị, tác giả một cuốn sách tuyên truyền nhan đề: Tội ác ngày 2 tháng Chạp.
Tướng Larivie nói tiếp câu chuyện bỏ dở
- Lúc đó, mưa tầm tã. Tôi đứng che ô. Lơ Mênin cũng có mặt. Tôi rất khó chịu vì ông ta ngầm chế giễu tôi, ông ta nghĩ đã là tướng thí tôi phải thích gió, thích mưa và tuyết tan. Thật phi lý! Ông ta bảo tôi là thời tiết xấu không làm ông ta khó chịu, và tuần sau ông ta sẽ cùng bạn bè đi bắn chồn.
Im lặng một lúc, Larivie nói thêm:
- Tôi chúc ông ta vui vẻ trong buổi đi săn, nhưng không muốn làm nhục ông ta. Tôi không thích đi săn chồn.
https://thuviensach.vn
- Nlưng đi săn như thế là bổ ích chứ! Môngtexxuy bảo.
Larivie nhún vai:
- Chồn chỉ nguy hiểm đối với chuồng gà vào mùa xuân, khi nó phải nuôi cả nhà nó thôi.
- Chồn thích thỏ rừng hơn gà vịt. – Môngtexxuy đáp – Nó là một con vật rình mồi khôn ngoan, nó làm hại các chủ trại ít hơn là làm hại những người săn bắn. Tôi có biết ít nhiều về cái đó.
Lơ đãng, Têredơ không lắng nghe Xơniavin nói gì với mình. Nàng mơ màng: “Anh ấy đi mà thậm chí cũng không bảo cho mình biết!”
- Bà nghĩ gì thế, bà bạn thân mến?
- Chẳng có gì thú vị cả.
https://thuviensach.vn
IV
Hai người bước vào một căn phòng nhỏ tối tăm, âm thầm, ngột ngạt với những màn gió, màn cửa, chăn đệm, da gấu và thảm phương Đông. Dưới ánh lửa vừa được đốt lên, những thanh kiếm bỗng lấp lánh trên lớp vải phủ tường, giữa những tấm cactông làm bia tập bắn và những lớp kim tuyến nhàu nát trên những bộ váy áo bỏ đã ba năm nay. Trên nóc tủ nhỏ bằng gỗ huê đào là một cái cúp bằng bạc, giải thưởng của một hội thể thao. Một lọ pha lê có đường viền bằng đồng mạ vàng theo hình dây bim bìm, trong cắm những cành tử đinh hương trắng, đặt trên một mặt bàn tròn bằng sứ có họa tiết. Những tia sáng nhấp nháy trong bóng đêm oi bức. Mắt đã quen bóng tối, Toredo và Rôbe đi lại dễ dàng giữa những đồ vật quen thuộc. Anh châm một điếu thuốc; còn nàng thì đứng chải lại tóc, lưng quay về phía lò sưởi, trước tấm gương thấp thoáng bóng mình. Nhưng nàng không muốn thắp đèn, đốt nến. Nàng với tay lấy mấy chiếc cặp tóc trong cái đĩa nhỏ bằng thủy tinh vùng Bôhem đặt trên bàn đã từ ba năm nay. Anh nhìn nàng đang luồn nhanh những ngón tay óng ả vào mái tóc lấp lánh màu vàng đậm. Bóng tối khiến nét mặt nàng đanh lại và sẫm màu như màu đồng hun, vẻ bí ẩn, làm anh có phần băn khoăn. Nàng không nói không rằng.
Anh hỏi nàng:
- Bây giờ thì em hết giận rồi chứ, em yêu?
Anh giục nàng trả lời hay nói một điều gì đó. Nàng đáp:
- Anh muốn tôi nói gì nào? Tôi chỉ có thể nhắc lại điều tôi đã nói khi vừa tới đây. Tôi ngạc nhiên là dự định của anh lại do chính tướng Larivie cho tôi biết.
https://thuviensach.vn
Anh thấy rõ nàng vẫn giận, thái độ lạnh lùng, khó chịu, chứ không còn thái độ phó thác vốn làm cho nàng hết sức dịu dàng như trước. Nhưng anh làm ra vẻ đó chỉ là một chút nũng nịu thoáng qua.
- Em yêu quý, anh đã giãi bày rồi kia mà. Anh vừa nói với em và anh xin nói lại là trước khi gặp Lari-vie, anh nhận được thư anh Cồmông nhắc lại lời anh đã hứa đi săn chồn trong khu rừng của anh ấy, và anh trả lời ngay. Anh tính hôm nay báo cho em biết. Anh lấy làm tiếc là tướng Larivie đã báo trước cho em, nhưng điều đó có gì quan trọng đâu em.
Hai cánh tay khùynh lén trên đầu, nàng quay nhìn anh với một ánh mắt điềm tĩnh mà anh không hiểu nổi:
- Thế là anh sẽ đi chứ?
- Tuần sau, vào thứ ba hay thứ tư gì đấy. Nhiều lắm thì anh sẽ vắng mặt mười ngày.
Nàng đội lên đầu chiếc mũ lông rái có thêu một cành tầm gửi. - Việc đó không thể trì hoãn được hay sao?
- Ồ không! Chỉ một tháng nữa thì da chồn hoàn toàn mất giá. Vả chăng Cômông đã mời những người bạn tốt. Nếu anh vắng mặt thì họ buồn lắm.
Nàng găm mũ lên đầu bằng một chiếc cặp tóc dài và nhíu mày. - Cuộc săn ấy thú vị lắm phải không?
- Phải, rất thú vị, vì bọn anh sẽ tìm cách làm thất bại mưu mẹo của lũ chồn. Chúng là những con vật thông minh tuyệt vời. Ban đêm anh đã từng quan sát lũ chồn đi săn thỏ. Chúng dồn dần con mồi về một góc tổ chức một buổi săn
https://thuviensach.vn
bắt thực sự. Anh cam đoan với em là không dễ gì nhử chồn ra khỏi hang. Những buổi đi săn chồn như thế thật thú vị. Rượu của Gômông lại rất ngon. Riêng anh chẳng lưu tâm điều đó nhưng những người khác thì hết lời ca ngợi. Một tá điền của Cômông bảo là anh ta học được cách dùng những lời phù chú để vây chặt chồn lại, em có thể hình dung được không? Anh thì không dùng tới thứ vũ khí đó, và hứa sẽ mang về cho em nữa tá da thật đẹp.
- Anh muốn tôi làm gì với những cái đó?
- Người ta vẫn dùng làm những tấm thảm đẹp tuyệt đấy em ạ. - A!… Và anh sẽ săn trong tám ngày?
- Không hoàn toàn như thế. Vì ở đấy gần Xêmăngvin nên anh sẽ đến nghỉ hai ngày ở nhà dì Lanon. Năm ngoái đúng vào thời kỳ này, ở nhà dì, có một cuộc họp mặt rất vui. Hai cô con gái và ba cô cháu sống với chồng ở gần nhà dì. Cả năm cô đều xinh đẹp, vui tươi tuyệt vời. Chắc chắn vào đầu tháng tới, mọi người sẽ về họp mặt để ăn mừng sinh nhật của dì. Anh sẽ ở lại Xêmăngvin hai ngày.
- Chừng nào anh còn thích thì anh cứ ở lại. Nếu vì tôi mà anh phải rút ngắn những ngày thú vị như vậy thì tôi sẽ ân hận lắ
- Nhưng còn em, Têredơ?
- Tôi sẽ tự lo liệu lấy.
Lửa trong lò sưởi tàn dần. Bóng tối trong phòng thêm dày đặc. Nàng nói, vẻ mơ màng và như thể trong lòng đang có một nỗi chờ mong.
- Để một người đàn bà ở lại một mình thì quả là không hay lắm đâu.
https://thuviensach.vn
Anh bước lại, tìm ánh mắt nàng trong bóng tối và cầm lấy tay nàng. - Em yêu anh chứ?
- Ồ, tôi bảo đảm với anh là tôi không yêu một ai khác… Nhưng… - Em muốn hỏi thế nào?
- Không gì hết. Tôi nghĩ… tôi nghĩ chúng ta xa nhau suốt mùa hè, còn mùa đông thì anh sống một nửa thời gian với gia đình và bè bạn. Nếu chỉ gặp được nhau ít thế thì… chẳng nên gặp nhau làm gì.
Anh đốt nến. Nét mặt nàng hiện ra nghiêm nghị và thành thực. Anh nhìn nàng, tin cậy. Anh tin cậy với lối kiêu mãn thường tình của những người đang yêu thì ít, mà chính vì tư cách đứng đắn thường ngày của mình. Anh tin nàng với niêm tin cơ hữu của một người có tâm hồn giản dị và được giáo dục chu đáo.
- Têredơ, anh yêu em và em cũng yêu anh, anh biết thế. Vậy vì sao em cứ muốn giày vò anh? Đôi lúc em tỏ ra lạnh nhạt, nghiêm khắc làm anh thật đau lòng.
Nàng đột ngột lắc đầu:
- Biết làm sao? Em là kẻ hà khắc và quyết liệt. Cái đó nằm trong dòng máu em. Và em tiếp thu của bố em. Anh đã đến Gioăngvin, đã nhìn thấy tòa lâu đài, những trần nhà do Lơbrun[35]trang trí, những tấm thảm dệt cho Phukê ở lần Manhxy[36], những khu vườn thiết kế theo sơ đồ của Lơ Nôtrơ, những khuôn viên và khu săn bắn. Anh bảo là ở Pháp không thể có những khu săn bắn đẹp hơn thế, nhưng anh chưa thấy phòng làm việc của bố em: một cái bồn gỗ tạp và một chiếc tủ nhỏ gỗ huê đào. Mọi thứ đều từ đó mà ra cả đấy, Rôbe ạ. Trên cái bàn ấy, bên cạnh chiếc tủ ấy, ròng rã bốn chục năm, bố em cặm cụi tính
https://thuviensach.vn
toán, lúc đầu trong một căn buồng nhỏ ở quảng trường ngục Baxti, và về sau trong ngôi nhà ở đường Môbơgiơ, nơi em ra đời. Lúc đó, nhà em chưa thật giàu có. Em đã từng thấy cái phòng khách nhỏ trải gấm đỏ, nơi bố em lập gia đình và mẹ em rất ưa thích. Em là con gái một kẻ hãnh tiến, hay một kẻ chinh phục – cũng thế cả thôi – Bố con em là những người vụ lợi. Bố em muốn kiếm tiền, muốn có những gì phải trả giá, nghĩa là tất cả. Em, em muốn kiếm và giữ… cái gì… em chẳng biết nữa… niềm hạnh phúc mà em có… hay em không có. Em tham lam theo kiểu của em, tham lam ước mơ, ảo ảnh. Ồ! Em biết rõ tất cả cái đó không xứng đáng với công sức bỏ ra, nhưng cái xứng đáng, chính là công sức vì công sức của em chính là em, là cuộc đời em. Em hám hưởng cái mà em yêu mến, cái mà em nghĩ là mình yêu mến. Em không muốn mất. Em giống bố em: em đòi những cái người ta mắc nợ em. Vả lại…
Nàng hạ thấp giọng:
- Vả lại, em, em có nhục cảm. Thế đấy! Anh thân yêu! Em làm anh phiền lòng. Anh muốn gì ở em nào?… Không nên để mất em.
Những lời lẽ hờn dỗi – mà anh đã quen ấy – làm anh mất vui. Nhưng anh không hoảng hốt. Anh nhạy cảm với mọi việc nàng làm, nhưng không hề nhạy cảm với những điều nàng nói, và không chú ý tới lời nói, nhất là những lời nói của một phụ nữ. Bản thân mình ít nói, anh khó có thể tưởng tượng nói cũng là hành động.
Tuy yêu nàng, hay nói đúng hơn vì yêu nàng mãnh liệt và tin tưởng, anh nghĩ là anh phải cưỡng lại những sở thích mà anh cho là phi lý. Cái đó khiến anh làm chủ được khi anh không làm phật ý nàng; và một cách ngây thơ, anh luôn luôn làm như vậy.
- Em biết đấy, Tôređơ, anh chỉ muốn làm em vui lòng trong mọi việc. Em chớ nông nỗi như vậy
https://thuviensach.vn
- Thế vì sao em lại không nông nỗi đối với anh? Em để cho anh chiếm đoạt… hay em hiến thân, dĩ nhiên không phải vì lý trí cũng không phải vì bổn phận. Mà chỉ vì… nông nỗi thôi.
Anh nhìn nàng, vừa kinh ngạc vừa rầu rĩ.
- Cái từ ấy làm anh bực mình phải không anh? Thì cứ cho là vì tình yêu vậy. Và thực sự là hoàn toàn tự nguyện – vì em cảm thấy anh yêu em. Nhưng yêu phải là một niềm vui, và nếu trong tình yêu em không thỏa mãn được cái mà anh gọi là sự nông nỗi, không thỏa mãn được, ước vọng, được cuộc sống, thì ngay cả tình yêu, em cũng không thiết nữa, thà em sống một mình còn hơn. Anh ngạc nhiên à?
Em nông nỗi à? Trên đời còn có gì khác nữa? Việc anh đi săn chồn không phải là một sự nông nỗi hay sao?
Anh trả lời rất chân thành:
- Têredơ, anh xin thề với em, nếu anh không lỡ hứa thì anh sẵn sàng vì em mà hy sinh cái thú vui nhỏ nhặt đó.
Nàng cảm thấy anh nói thật lòng. Nàng biết anh luôn giữ lời hẹn trong những công việc nhỏ nhặt nhất. Luôn luôn bị lời nói ràng buộc, trong quan hệ xã hội, anh có ý thức đúng đắn đến chi li. Nàng cảm thấy nếu nàng tha thiết thì anh sẽ không đi. Nhưng đã quá muộn: nàng không còn muốn “được” nữa. Từ nay, nàng chỉ đi tìm cái thú vui dữ dội là để cho “mất”. Nàng làm như thể nàng coi lý do của anh là quan trọng tuy thực lòng nàng thấy nó khá ngớ ngẩn:
- A! Anh đã hứa!
Và nàng nhượng bộ tuy trong lòng không muốn.
https://thuviensach.vn
Lúc đầu anh ngạc nhiên, nhưng rồi trong bụng mừng thầm là đã làm nàng nghe ra lẽ phải. Anh biết ơn nàng đã không một mực khăng khăng. Ôm ngang lưng nàng, anh khẽ đặt lên gáy, lên mi mắt người yêu những cái hôn hiền lành như thể một thứ phần thưởng. Anh vội vã muốn ngỏ ý dành cho nàng những ngày anh còn ở lại Pari trước khi ra đi
- Em yêu quý, trước khi anh đi, chúng ta có thể gặp nhau ba, bốn lần hay nhiều hơn nữa nếu em muốn. Anh sẵn sàng chờ em.
Ngày mai, có được không em?
Ngày mai và cả những ngày sau nữa, nàng cũng sẽ không tới, và nàng lấy thế làm thú vị. Rất dịu dàng, nàng nêu lên những lý do mắc bận. Lúc đầu chỉ là những trở ngại cỏn con: phải đi thăm viếng, đi thử áo, đi tham gia một buổi bán hàng cứu trợ, đi dự triền lãm, đi xem và có thể mua mấy tấm thảm. Nhưng càng nghĩ, khó khăn càng nhiều ra, càng lớn lên: nàng không thể trì hoãn những buổi thăm viếng, phải tham gia khi không phải là một, mà là những ba buổi bán hàng; các cuộc triển lãm sắp đóng cửa; các bức thảm người ta sẽ mang sang Mỹ. Rốt cuộc, nàng không thể gặp lại anh trước khi anh đi.
Anh không hề nhận ra việc Têredơ nêu lên những lý do đó là không bình thường, vì anh vốn có thói quen chấp nhận. Anh đành lặng im, vẻ bối rối và khổ sở trước những sự ràng buộc xã giao nàng nêu lên.
Với tay trái nâng tấm màn cửa, đặt bàn tay phải lên khóa, mình bận chiếc áo len phương Đông màu hồng ngọc và lam ngọc, đầu quay về phía người yêu để chia tay, nàng nói, đượm chút châm biếm và hầu như bi thảm:
- Vĩnh biệt, Rôbe! Chúc anh vui chơi thoải mái. Những buổi thăm viếng, những việc mua bán của tôi, những cuộc hành trình nho nhỏ của anh, chẳng là gì hết. Quả là những cái “chẳng là gì hết” ấy lại tạo thành định mệnh. Vĩnh biệt!
https://thuviensach.vn
Nàng đi ra. Anh muốn tiễn nàng, nhưng lại giữ ý không muốn cùng với nàng có mặt ngoài đường khi nàng không nhất thiết bắt buộc anh.
Ra đến ngoài, Têredơ bỗng cảm thấy cô đơn, cô đơn trên cõi đời, không vội vã cũng không buồn. Nàng theo thói quen đi bộ về nhà. Đêm khuya, trời lạnh, bầu không khí tĩnh mịch, trong suốt. Nhưng trên những đường phố nàng đi trong bóng đêm, đó đây có những luồng ánh sáng. Nàng cảm thấy hơi ấm của phố phường, cái làn hơi ấm dân thành phố cảm thấy hết sức êm đềm cho đến cả trong tiết đông giá lạnh. Nàng đi giữa những dãy lều lụp xụp và nhà thưng ván, vết tích của thời kỳ thôn dã ở Otơi. Thỉnh thoảng chenmột ngôi nhà cao tầng với những viên đá xây dở nhổ ra chờ được xây tiếp. Những cửa hiệu của mấy nhà buôn nhỏ ấy, những cánh cửa sổ đơn điệu ấy chẳng có ý nghĩa gì đối với nàng. Nhưng nàng cảm nhận được cái tình cảm âm thầm của sự vật. Những viên đá, những cánh cửa, những luồng ánh sáng trên các tầng gác phía sau các ô kính đều như ủng hộ nàng. Nàng chỉ có một mình và nàng muốn chỉ có một mình.
Nàng đã đến ngôi nhà này không biết bao nhiêu lần; nó đã trở nên quen thuộc chẳng khác ngôi nhà của chính gia đình nàng. Nhưng hôm nay, nàng bỗng có cảm giác sẽ không bao giờ còn quay trở lại nữa. Vì sao? Ngày hôm nay mang lại những gì cho nàng? Chỉ một thoáng khó chịu, chứ không một chút xích mích. Thế nhưng nó để lại một dư vị nhạt nhẽo, xa lạ, dai dẳng. Chuyện gì đã xảy ra vậy? Không gì cả. Nhưng cái “không gì cả” này xóa nhòa tất cả. Nàng đinh ninh một cách âm thầm là sẽ không bao giờ quay trở lại căn phòng ấy, nơi vừa mới đây thôi còn ấp ủ bao kỷ niệm sâu lắng nhất, thân thiết nhất của đời nàng. Một mối tình đứng đắn. Nàng hiện thân một cách vô tư với một niềm sung sướng tự nhiên. Sinh ra để yêu và một cách rất hợp lẽ, trong lúc hiến thân, nàng vẫn giữ nguyên cái bản năng suy nghĩ, cái nhu cầu an toàn vốn rất mạnh trong con người nàng. Nàng không hề lựa chọn: có ai lựa chọn bao giờ? Nàng cũng không hiến thân một cách ngẫu nhiên và bất ngờ. Nàng đã làm điều nàng muốn, giống như người ta làm điều người ta muốn trong loại công việc này. Nàng không có gì phải ân hận. Chàng đã xử sự đúng mức: phải thừa
https://thuviensach.vn
nhận điều đó ở một con người rất được ngưỡng mộ và có thể chiếm đoạt mọi người đàn bà chàng ham muốn. Dẫu sao nàng cũng cảm thấy tất cả đã chấm dứt, và châm dứt hết sức tự nhiên. Nàng nghĩ ngợi với một nỗi âu sầu lạnh lùng: “Ba năm đời mình, một người đàn ông trung hậu yêu mình và được mình yêu: quả là mình yêu chàng. Phải như thế mình mới hiến thân cho chàng. Mình đâu phải là một người đàn bà hư. Nhưng nàng không sao có lại được những tình cảm thời kỳ ấy, những niềm rạo rực trong tâm hồn và trong da thịt khi nàng hiến thân. Nàng nhớ lại những cảnh huống nhỏ nhặt và hoàn toàn vô nghĩa: cánh hoa giấy và những bức tranh trong buồng ngủ ở khách sạn. Nàng nhớ lại những lời hơi buồn cười nhưng hầu như xúc động chàng nói với mình. Nhưng nàng lại có cảm giác việc đó xảy ra đối với một người đàn bà khác, một người đàn bà xa lạ mà nàng chẳng yêu mến bao nhiêu và không mấy thấu hiểu.
Sự việc vừa xảy ra lúc nãy, những cái vuốt ve mơn trớn mà nàng còn mang theo trên người, tất cả đều đã trở nên xa xăm. Chiếc giường nằm, những cành tử đinh hương trong lọ hoa pha lê, cái đĩa con bằng thuỷ tinh Bôhem để đựng cặp tóc, nàng nhìn thấy tất cả như qua một ô cửa sổ khi qua đ Nàng không xót xa, thậm chí cũng không âu sầu. Than ôi! Nàng không có gì phải tha thứ cho chàng. Chàng vắng mặt một tuần lễ, đó đều phải là một hành vi phản bội, một tội lỗi chống lại nàng, nó chẳng là gì hết, nhưng nó là tất cả. Thế là hết. Nàng biết như thế. Nàng muốn đoạn tuyệt. Nàng muốn như vậy, giống như tảng đá muốn rơi khi nó rơi. Một sự chấp nhận tất cả những sức mạnh âm thầm của con người nàng và của tạo vật. Nàng nghĩ bụng: “Mình không có lý do gì để yêu chàng ít hơn. Phải chăng mình không yêu chàng nhiều hơn? Phải chăng mình chưa bao giờ yêu chàng?” Nàng không biết và nàng cũng không muốn biết.
Ba năm đã trôi qua, ba năm nàng hiến thân mỗi tuần hai hay bốn lần. Có những tháng, chàng và nàng ngày nào cũng gặp nhau. Như thế không là gì hết hay sao? Nhưng đời có gì là lớn lao! Và người ta cho đời ít ỏi lắm!
Rốt cuộc nàng không có gì phải phàn nàn. Nàng chấm dứt đi thì hơn. Mọi suy nghĩ đều đưa nàng tới đó Không phải là một quyết định; quyết định, thì có
https://thuviensach.vn
thể thay đổi. Đàng này quan trọng hơn: nó là một trạng thái tâm tưởng.
Nàng bước tới một quảng trường mà ở giữa có một bể nước và một phía là ngôi nhà thờ kiểu thôn dã, quả chuông treo trong một khung cửa tò vò lộ thiên. Nàng sực nhớ bó hoa viôlet hai xu chồng mua tặng nàng một buổi tối, trên cầu Nhỏ, gần nhà thờ Đức bà. Hình như ngày hôm đó, hai người yêu nhau nồng nàn hơn, hết mình hơn thường ngày. Nhớ lại kỷ niệm ấy, lòng nàng xúc động. Nàng lục, nàng kiếm nhưng chẳng tìm thấy gì hết. Trong ký ức nàng, bó hoa nhỏ tội nghiệp vẫn cô đơn, tàn tạ.
Nàng cất bước, mơ màng. Bị trang phục giản dị của nàng đánh lừa, mấy người đàn ông qua đường bám theo. Một anh chàng ngỏ lời, mời nàng đi ăn tối trong buồng riêng và đi xem hài. Nàng vui vui trong bụng và không để ý. Nàng không hề bối rối: đâu phải là một cuộc khủng hoảng. Nàng nghĩ bụng: “Những người đàn bà khác, họ làm thế nào? Còn mình, mình kiêu hãnh đã không bỏ phí cuộc đời. Giá trị cuộc đời là thế đấy!”
Đến gần chiếc đèn lồng kiểu Tân-Hy Lạp trước viện bảo tàng Tôn giáo, nàng thấy mặt đất bị đào bới lên vì những công trình ngầm. Trên một cái hố sâu, giữa những mô đất đen, những đống bêtông và gạch lát, người ta bắt một chiếc cầu nhỏ bằng một tấm ván hẹp rập rình. Nàng bước lên thì thấy ở phía cuối cầu một người đàn ông dừng lại trước mặt chờ nàng. Người đó nhận ra nàng và chào. Đơsactrơ! Khi đi qua tranh, nàng như cảm thấy anh sung sướng về cuộc gặp gỡ, nàng mỉm cười cảm ơn. Anh xin phép được đi cùng nàng mấy bước. Và hai người cùng bước vào khoảng không gian rộng lớn giữa không khí trong lành. Ở đấy, những ngôi nhà cao tầng lùi ra phía sau, để lộ một mảng trời xanh.
Anh nói anh nhận ra nàng từ xa qua đường nét và cử chỉ uyển chuyển của nàng.
- Những cử chỉ đẹp, – anh nói thêm – chính là nhạc điệu đối với con mắt.
https://thuviensach.vn
Nàng đáp nàng rất thích đi bộ; đi bộ đối với nàng là niềm vui, là sức khỏe.
Anh cũng thích những cuộc đi bộ đường dài trong các thành phố đông đúc và những vùng quê tươi đẹp. Cái bí ẩn của đường trường cám dỗ anh. Anh thích đi du lịch: du lịch ngày nay đã trở nên bình thường và dễ dàng, nhưng đối với anh vẫn có sức lôi cuốn mãnh liệt. Anh đã từng chứng kiến những buổi nắng vàng rực rỡ và bầu trời xanh lồng lộng ban đêm, đã từng thăm Hy Lạp, Ai Cập và eo biển Bôxpho. Nhưng anh luôn luôn trở lại đất Ý như trở lại tổ quốc của tâm hồn mình.
- Tuần sau, tôi sẽ tới đấy. – Anh nói – Tôi muốn thấy lại Ravennơ lặng lờ giữa những rặng thông đen trũi trên đôi bờ cằn cỗi. Bà đã đến Ravennơ chưa, thưa bà? Nó là một khu mộ có phù phép, nơi xuất hiện những bóng ma chập chờn. Pháp thuật của cái chết là ở đấy. Những bức chạm nổi trên mộ Xanh Vitan và mộ Xanh Apôline[37]với những thiên thần man rợ và các nữ hoàng lấp lánh hào quang, khiến người ta liên tưởng đến niềm hoan lạc kỳ quái của phương Đông. Ngày nay, khi không còn những cái đai bằng bạc nữa ngôi mộ của Ganla Placiđia[38]vừa óng ánh vừa tối tăm, trông thật khủng khiếp. Nhìn qua kẽ hở ngôi mộ tưởng như còn thấy người con gái của Têôđôđơ, ngồi trên ngai vàng, thẳng đờ trong tấm áo dài đính đá quý và thêu những cảnh trong Cựu ước, khuôn mặt nhan sắc và tàn ác nay khô đét và đen đủi vì hương liệu ướp xác, hai bàn tay bóng lộn như mun, bất động đặt trên đầu gối. Ròng rã mười ba thế kỷ, nàng vẫn giữ nguyên dáng vẻ oai vệ cho tới hôm một chú bé, trong lúc đưa một ngọn nến qua kể hở ngôi mộ, đốt cháy xác chết cùng với tấm áo bào.
Bà Mactanh – Benlem muốn biết người đàn bà quá cố kiêu hãnh ấy, lúc sống làm gì.
- Hai lần làm nô lệ, – Đơsactrơ đáp – Và hai lần lên ngôi hoàng đế.
https://thuviensach.vn
- Nàng chắc phải nhan sắc lắm. – Bà Mactanh nói – Ông vừa miêu tả nàng trong ngôi mộ, nàng làm tôi khiếp hãi. Thế ông sẽ không đi Vơnidơ hay sao, ông Bơsactrơ? Hay ông đã chán những chiếc du thuyền, những kênh lạch với những lâu đài hai bên bờ và những đàn bồ câu ở quảng trường Xanh Mác? Tôi thú thật với ông là tôi vẫn yêu Vơnidơ sau khi đã tới đấy nhiều lần.
Anh cho là nàng nói đúng. Anh cũng yêu Vơnidơ. Mỗi lần tới đấy là từ một nhà điêu khắc, anh trở thành họa sĩ và anh tập vẽ. Cái anh muốn vẽ là bầu không khí Vơnidơ.
- Ở những nơi khác, – anh nói – ngay cả ở Phlôrăngx nữa, bầu trời cũng xa tít, cao vời vợi, sâu thăm thẳm. Còn ở Vơnidơ, bầu trời ở khắp mọi nơi; nỏ vuốt ve mặt đất và mặt nước, nó âu yếm bao phủ lên những vòm nhà màu chì và mặt trước nhà màu cẩm thạch, nó chiếu vào không gian lấp lánh những ánh hào quang rực rỡ như pha lê, như bảo ngọc. Cái đẹp của Vơnidơ là bầu trời và phụ nữ. Phụ nữ Vơnidơ đẹp tuyệt vời, dáng điệu táo bạo tuyệt vời! Những thân hình mảnh mai và uyển chuyển mà người ta có cảm giác tròn đầy dưới tấm khăn choàng màu đen. Dù chỉ còn lại của những thiếu phụ ấy một đốt xương, người ta vẫn tìm thấy trong đốt xương đó sức quyến rũ của thân hình tuyệt mỹ của họ. Ngày chủ nhật, ở nhà thờ, họ họp thành những nhóm nhỏ hớn hở, xôn xao, trong cảnh hỗn độn với những cặp hông núng nính, những cái gáy kiều diễm, những nụ cười tươi tắn, những ánh mắt long lanh. Họ cúi gập xuống, uyển chuyển như những con thú non khi một vị linh mục có cái đầu như đầu Vitenlinyx[39], cằm nhô ra ngoài cổ áo lễ, đi qua với bình rượu thánh, có hai chú bé lễ sinh đi trước.
Đơsactrơ chân bước không đều, theo nhịp những ý nghĩ trong đầu, khi nhanh khi chậm. Nàng thì bước đều chân hơn và tìm cách vượt lên trước. Nhìn chênh chếch, anh thấy nàng có dáng đi uyển chuyển và vững chãi anh rất ưa thích. Chốc chốc chiếc mũ vải thêu hình những cành tầm gửi khẽ đung đưa trên đầu nàng.
https://thuviensach.vn
Bất giác anh cảm thấy sức quyến rũ của buổi hội ngộ hầu như thân mật này với một thiếu phụ hầu như chưa quen biết.
Hai người bước tới đoạn đại lộ có bốn dãy tiêu huyền, đi dọc lan can bằng đá phía trên có một lớp hoàng dương che khuất vẻ xấu xí của những trại lính rải rác ở phía dưới, dọc kè đá. Xa xa thấp thoáng dòng sông, một bầu không khí bàng bạc màu sữa phảng phất trên mặt nước. Trời trong xanh. Ánh sáng thành phố hòa vào ánh sao. Phía nam lấp lánh ba ngôi sao sáng rực trong chòm Lạp hộ. Đơsactrơ nói tiếp:
- Năm qua ở Vơnidơ, sáng nào ra khỏi nhà, tôi cũng thấy một cô gái nhan sắc tuyệt vời đầu nhỏ, cổ tròn và khỏe, cặp hông núng nính, ngồi trước cửa, trên bậc tam cấp ở bờ kênh. Dưới ánh nắng mặt trời và giữa khu phố lầm than, nàng ngồi, tinh khiết như pha lê, nồng nàn như một đóa hoa. Nàng mỉm cười. Ôi đôi môi! Viên ngọc lộng lẫy nhất giữa luồng ánh sáng đẹp đẽ nhất! Nhưng tôi kịp hiểu ra là nụ cười ấy dành cho một anh chàng hàng thịt đứng sau lưng tôi, chiếc thúng đội trên đâu.
Đến góc đường phố hẹp thoai thoải chạy về phía bến cảng, giữa hai dãy sườn hẹp hai bên, bà Mactanh di chậm lại,
- Quả là ở Vơnidơ, – nàng nói – phụ nữ đều đẹp.
- Hầu như tất cả đều đẹp, thưa bà. Tôi muốn nói đến các cô gái bình dân, những cô bán thuốc lá, những
công nhân ngành thuỷ tinh. Những người khác thì cũng như ở khắp mọi nơi.
- Những người khác ông muốn nói là đám phụ nữ quý tộc phải không… Và ông không yêu họ?
https://thuviensach.vn
- Phụ nữ thượng lưu, thưa bà? ồ! Có những người tuyệt vời. Nhưng yêu họ thì lại là việc khác.
- Ông nghĩ như thế à?
Nàng chia tay và đột ngột quặt qua đường rẽ.
https://thuviensach.vn
V
Nàng ăn tối một mình với chồng. Trên mặt bàn ăn không đặt lọ hoa có hình phượng hoàng rực rỡ, cũng không có tượng các Nữ thần Chiến thắng có cánh. Những cây đèn bạch lạp phía trên các cánh cửa có hình vẽ những con chó của họa sĩ Uđry cũng không thắp sáng. Trong lúc anh kể lại những việc xảy ra ngày hôm đó thì nàng đắm mình trong một giấc mơ rầu rĩ, nàng có cảm giác bập bềnh, cô đơn trong một lớp sương mù và xa lánh tất cả. Một nỗi đau êm ả, hầu như dịu dàng. Nàng mơ màng nhìn thấy qua lớp sương mù, căn buồng nhỏ ở phố Xpôngtini được những thiên thần mình đen trùi trũi mang lên đỉnh núi Himalava. Còn chàng, trang phục hết sức giản dị, vừa xỏ găng tay, vừa tan dần đi giữa cơn giông giật của ngày tận thế. Nàng sờ mạch xem có phải mình bị sốt không. Bỗng tiếng thìa nĩa bằng bạc loảng xoảng trêu bàn làm nàng thức tỉnh. Nàng nghe chồng nói:
- Têredư, hôm nay ở Nghị viện, Gavô đọc một bài diễn văn tuyệt vời về vấn đề quỹ lương hưu. Tư tưởng ông ta trở nên lành mạnh đến mức kì lạ và bây giờ ông ta đánh trúng biết chừng nào! Ồ! ông ta thắng to.
Nàng không kìm được nụ cười:
- Nhưng Gavô là một kẻ khốn nạn chỉ nghĩ cách chen lấn với đám người đầy tham vọng và hãnh tiến. Tư tưởng của lão chỉ được một gang tay. Chính giới có thực sự cho lão là một người đúng đắn không? Anh hãy tin là chưa bao giờ lão gây ảo tưởng cho phụ nữ, kể cả cho vợ lão. Thế mà muốn gây những trò ảo tưởng đó, có gì khó lắm đâu, em bảo đảm với anh như vậy.
Rồi đột ngột nói thêm:
https://thuviensach.vn
- Có bạn mời em đến nghỉ ở nhà cô ta một tháng, tại Phidơn, anh biết chứ? Em đã nhận lời và nay mai sẽ đi.
Bất bình hơn là kinh ngạc, anh hỏi nàng cùng đi với ai.
Nàng nghĩ ra ngay và nói:
- Với bà Macmê!
Anh không có gì để phản đối. Bà Macmê là một loại nữ tùy tùng hoàn toàn đứng đắn, đặc biệt thích hợp với những cuộc du lịch ở Ý, nơi xưa kia, Macmê Etruyri, chồng bà, đã làm những cuộc khai quật ở các khu mộ cổ. Anh chỉ hỏi:
- Thế cô đã báo cho bà ta chưa? Và định bao giờ đi?
- Tuần sau.
Anh khôn khéo lúc này không phản đối gì hết, vì sợ nếu phản đối thì chỉ càng khẳng định hứng thú nhất thời của nàng và làm cho ý tưởng điên rồ đó bám chắc vào đầu óc nàng. Anh nói nhẹ nhàng:
- Đi du lịch thì hẳn là một sự giải trí thú vị. Anh đã nghĩ là mùa xuân tới, chúng ta có thể đi thăm Côcadơ, Tân Cương và biển Caxpiên. Một xứ sở thú vị và ít được biết đến. Tướng Annencôp có thể huy động cho chúng ta những chuyến tàu riêng trên con đường sắt do ông ta thiết lập. Bạn anh đấy, chắc em sẽ làm ông ta rất vui lòng. ông sẽ cho kỵ binh đi theo hộ vệ – Như thế là long trọng lắm chứ.
Anh đinh ninh thuyết phục được nàng bằng hư danh vì nghĩ rằng nàng ưa phù phiếm và bị lòng kiêu hãnh lôi kéo như bản thân mình.
https://thuviensach.vn
Nàng hờ hững đáp có thể đó là một cuộc du lịch thú vị. Anh liền ca ngợi các ngọn núi vùng Côcadơ, những thành phố cổ, các cửa hiệu bách hóa, quần áo, vũ khí và nói thêm:
- Chúng ta sẽ mời một số bè bạn cùng đi: quận chúa Xơniavin, tướng Larivie, có lẽ cả Venx hoặc Lơ Mênin nữa.
Mỉm cười lạnh nhạt, nàng đáp là còn chán thì giờ để chọn khách. Anh có vẻ chăm chú, săn đón:
- Em không ăn gì cả. Em để quen dạ đi
Tuy chưa tin là nàng sẽ vội đi như thế, nhưng anh vẫn băn khoăn. Họ đã trả lại tự do cho nhau, song anh tuyệt nhiên không muốn sống một mình. Anh chỉ cảm thấy mình tồn tại khi có vợ bên cạnh và trong ngôi nhà được chăm nom chu đáo. Vả lại, anh quyết định tổ chức mấy bữa ăn tối thịnh soạn để mời các chính khách trong khóa họp này của Nghị viện. Chính đảng của anh ngày một lớn dần. Đây là thời cơ xuất đầu lộ diện một cách huy hoàng. Anh nói, vẻ bí mật:
- Có thể lúc nào đó chúng ta cần đến sự giúp đỡ của tất cả bạn bè. Em không theo dõi tình hình mấy lâu nay diễn biến ra sao phải không, Têredơ?
- Không, anh ạ.
- Tiếc thật! Em có óc phán đoán, và rất thông minh. Giá có theo dõi thời cuộc thì em phải kinh ngạc trước trào lưu đưa đất nước trở lại những quan điểm ôn hòa. Cả nước đã chán ngấy những trò cực đoan. Người ta loại bỏ những kẻ dính líu với đường lối cấp tiến và những cuộc tàn sát tôn giáo. Thế nào cũng phải có ngày lập lại một nội các Cadimia Periê[40]với những con người khác, và ngày đó…
https://thuviensach.vn