🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Blockchain Và Tương Lai Của Tiền Tệ
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
Mục lục
1. Lời nói đầu
2. Lời giới thiệu - Một công cụ giúp dựng xây xã hội 3. Chương một - Giao thức tối thượng
4. Chương hai - "Quản trị" nền kinh tế số
5. Chương ba - Hệ thống ống nước và chính trị
6. Chương bốn - Nền kinh tế tiền ảo
7. Chương năm - Thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 8. Chương sáu - Bước chuyển mình của những gã khổng lồ 9. Chương bảy - Blockchain vì thiện chí
10. Chương tám - Nhận dạng tự chủ
11. Chương chín - Mọi người đều là những cá nhân sáng tạo 12. Chương mười - Hiến pháp mới cho kỷ nguyên số
https://thuviensach.vn
LỜI NÓI ĐẦU
T
rong cuốn Kỷ nguyên Tiền điện tử, chúng ta đã tìm hiểu về tiền ảo và tiềm năng mang lại một hệ thống giao dịch công bằng hơn trên toàn cầu, một hệ thống có thể hoạt động không cần ngân hàng và các thể chế tài chính trung gian khác. Khi cuốn sách sắp được in, ứng dụng ngày càng rộng rãi của Bitcoin1 – cách thức hệ thống cốt lõi của nó có thể giúp giải quyết những vấn đề về niềm tin giữa các cá nhân và doanh nghiệp khi họ giao thương tài sản, khởi tạo hợp đồng, phân chia bất động sản, hoặc chia sẻ những thông tin giá trị hoặc nhạy cảm – đã trở nên rõ ràng. Đối với các công ty, chính phủ, và giới truyền thông, mối quan tâm chung của họ, và đâu đó cả một chút kích thích tò mò, đã hướng đến một khái niệm mang tên “công nghệ Blockchain.”
1 Xuyên suốt cuốn sách này, bạn sẽ thấy sự khác biệt giữa từ “bitcoin” được viết thường và từ “Bitcoin” được viết hoa. Từ viết thường nói về hiện trạng của đồng bitcoin như là một loại tiền tệ, còn từ viết hoa nói về hệ thống bao trùm và giao thức cốt lõi của đồng tiền này, cũng như những mục đích khác cho sổ cái Blockchain Bitcoin.
Trong việc giải quyết những vấn đề muôn thuở về niềm tin và tạo điều kiện cho cộng đồng có thể theo dõi các giao dịch mà không cần phải dựa vào một bên trung gian, công nghệ Blockchain hứa hẹn mang lại một giải pháp giúp người dùng vượt qua rất nhiều cửa ải vốn chịu sự kiểm soát các giao dịch tiền tệ trong xã hội. Ví dụ, nó có thể giúp một cộng đồng “người tiêu dùng và sản xuất” – những hộ gia đình vừa tiêu thụ vừa sản xuất điện bằng những tấm năng lượng mặt trời trên mái nhà – trao đổi điện năng với nhau trong một thị trường phi tập trung hóa, và cũng không cần phải dựa vào
https://thuviensach.vn
một mức giá được đưa ra bởi một công ty dịch vụ làm việc vì lợi nhuận. Tương tự, những người mua, kẻ bán, và cho thuê bất động sản sẽ không cần phải ép mình tin tưởng một văn phòng đăng ký chính phủ vốn không đáng tin cậy như là một nơi duy nhất ghi lại những hoạt động và thế chấp, trong khi một nơi đáng tin tưởng hơn có thể được xây dựng dựa trên một cơ sở dữ liệu bất biến, được quản lý bởi một hệ thống phi tập trung hóa ít rủi ro về tham nhũng, sai sót hoặc trộm cắp. Đó chỉ là một số trong rất nhiều những ứng dụng mới đang thu hút sự chú ý của mọi người về ý tưởng đột phá này.
Sự hiểu biết này của công chúng đã mang lại hai ảnh hưởng lớn lao đến cuộc sống của chúng tôi. Điều đầu tiên là, một người trong số chúng tôi – chính là Michael Casey – đã rất hào hứng về khả năng thay đổi thế giới của công nghệ Blockchain đến mức, anh ấy đã từ bỏ công việc 23 năm trong ngành báo chí để tập trung toàn thời gian nghiên cứu về nó. Chưa đầy sáu tháng sau khi cuốn Kỷ nguyên Tiền điện tử được xuất bản, Mike rời bỏ tạp chí Wall Street Journal để tới làm việc tại Phòng Nghiên cứu Truyền Thông (Media Lab) của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Giám đốc phòng nghiên cứu là một người đầy nhiệt huyết, ông Joichi Ito, thường được gọi là Joi, đã nhận ra điểm tương đồng giữa sự nổi lên của Bitcoin và sự phát triển phần mềm mà ông đã được chứng kiến trong những ngày đầu của thời đại Internet. Một lần nữa, ông cảm nhận được niềm hứng khởi với một mô hình mới – phi tập trung hóa. Ito ấp ủ dự định mang về thật nhiều học giả tài ba và nguồn lực tài chính dồi dào để có thể phát triển loại công nghệ mới này. Kết quả là sự ra đời của Trung tâm Khởi xướng Tiền Kỹ thuật số (Digital Currency Initiative) thuộc MIT, một trung tâm tụ hội những anh tài học thuật và sinh viên trong các ngành mật mã, kỹ thuật, và tài chính, nơi họ có thể cộng tác với 500 chiến lược gia, các nhà khởi nghiệp sáng tạo, nhà hảo tâm, và các quan chức chính phủ để có thể thiết kế một mô hình kỹ thuật số, mang lại một "Mạng Internet Giá trị" (Internet of Value) mới. Khi Mike nhận lời mời tham gia đội khởi xướng này, anh đã nắm lấy cơ hội ngàn năm
https://thuviensach.vn
có một để trở thành một trong những người khởi tạo nên một cuộc cách mạng kinh tế.
Ảnh hưởng thứ hai chính là cuốn sách bạn đang cầm trên tay. Trong cuốn Kỷ nguyên Tiền điện tử, chúng tôi tập trung phần lớn vào một ứng dụng trong công nghệ cốt lõi của Bitcoin, về khả năng nó sẽ đảo lộn hoàn toàn hệ thống tiền tệ và thanh toán. Tuy nhiên, từ khi cuốn sách được xuất bản tới nay, chúng tôi đã nhận ra một rủi ro tiềm ẩn khi viết về công nghệ: Công nghệ luôn thay đổi, trong khi mọi lời lẽ đã được in ra trên giấy trắng mực đen thì không. Thực tế là, rất nhiều thứ đã thay đổi trong ba năm qua, thôi thúc chúng tôi phải viết một cuốn sách nữa. Cuốn The Truth Machine: Blockchain và tương lai của tiền tệ mở rộng vấn đề chúng tôi đã đặt ra vào năm 2015 và đưa lên một tầm cao mới. Nó khám phá cách thức mà công nghệ và rất nhiều những nhánh khác của Bitcoin hoạt động nhằm tái cơ cấu các tổ chức xã hội, và nuôi dưỡng thêm rất nhiều những ứng dụng tiềm năng khác.
Trong nền kinh tế hiện đại, muốn kiểm soát được việc truyền tải và quản lý thông tin, chúng ta phải kiểm soát được cả thế giới. Điều này thể hiện rõ trong tầm ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của những ông trùm công nghệ như Google và Facebook, khi họ vẫn luôn luôn thu thập thông tin liên quan đến bản thân chúng ta và cách chúng ta tương tác với người khác. Trong nền kinh tế của thế kỷ 21 này, quyền lực được định nghĩa và đại diện bởi những người có quyền thu thập, lưu trữ, và chia sẻ dữ liệu. Ở thời điểm hiện tại, thứ quyền lực đó được tập trung hóa. Nó nằm trong tay một số ít những công ty công nghệ khổng lồ. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không hiểu điều đó thì có vấn đề gì, hãy nghĩ về mức độ mà những thuật toán ẩn của Facebook, vốn đặt lợi ích mô hình kinh doanh của công ty lên hàng đầu đã tác động đến chính trị như thế nào. Để thúc đẩy việc tạo ra và chia sẻ những thông tin mơ hồ nhằm gây kích động trong nhóm những người có cùng khuynh hướng, thuật toán này đã đóng vai trò lớn trong cuộc bầu cử gây xôn xao tại Mỹ năm 2016.
https://thuviensach.vn
Ý tưởng tạo ra Blockchain đã vén màn cho những khó khăn trong việc xoay chuyển cơ cấu quyền lực tập trung đó, để có thể tìm ra cách chuyển đổi khả năng kiểm soát và quản lý thông tin thành một hệ thống phi tập trung hóa không cần ai chi phối. Nó giúp ta mường tượng được một thế giới không bị thống trị bởi Google, Facebook, hay NSA, một nơi mà chính chúng ta, những thành phần cốt lõi của xã hội toàn cầu, được quyền quyết định quản lý dữ liệu của bản thân.
Chúng tôi nhận thấy mình cần phải truyền tải được thông điệp này. The Truth Machine: Blockchain và tương lai của tiền tệ chính là biểu trưng cho những nỗ lực của chúng tôi trong việc thực hiện điều đó.
https://thuviensach.vn
Lời giới thiệu
MỘT CÔNG CỤ GIÚP DỰNG XÂY XÃ HỘI
C
ách Amman 60 dặm về phía Đông, trong một khu đất khô cằn sỏi đá rộng 5,6 dặm vuông, trại Azraq của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc (UNHCR) cho những người tị nạn được dựng giữa sa mạc Jordan. Là nơi ở chật chội của 32.000 người Syria tuyệt vọng sinh sống trong những nhà tạm tiền chế – những những dãy nhà tôn màu trắng sắp xếp theo hệ thống như trại lính quân đội – Azraq cho thấy những khó khăn về mặt hậu cần của một thành phố nhỏ. Tuy nhiên, Trại của UNHCR và những cơ quan viện trợ khác dù đã cung cấp thức ăn, chỗ ở, và một chút hy vọng nhỏ nhoi cho những người tị nạn, lại không thể dựa vào các loại thể chế và cơ sở hạ tầng mà những thành phố thông thường khác dùng để đảm bảo trật tự, an toàn, và hoạt động cho những người dân của mình.
Về bản chất, tất cả các trại tị nạn đều được quy chuẩn theo mô hình mà các nhà chính trị gọi là “vốn xã hội", tức là mạng lưới những mối quan hệ khăng khít và cơ sở niềm tin để cộng đồng có thể hoạt động, và tham gia vào những tương tác giao thiệp xã hội. Thế nhưng, điều đó dường như còn không hề tồn tại ở Azraq. Cảnh sát có mặt ở Azraq, nhưng họ đều là người Jordan. Họ không thuộc về những người sống ở đây, không là một phần của cộng đồng. Và mặc dù tỷ lệ tội phạm ở Azraq thấp hơn ở trại Zaatari gần đó, nơi có tới 130.000 người Syria sống trong điều kiện mà một báo cáo của Liên Hiệp Quốc từng miêu tả là "vô pháp luật", thì sống ở một nơi nóng nực, khô cằn sỏi đá này cũng chẳng tốt đẹp gì hơn. Khi Azraq được
https://thuviensach.vn
dựng nên vào năm 2014 như một phương án giải quyết cho sự hỗn loạn ở Zaatari, những người dân tị nạn phàn nàn rằng ở đó thiếu thốn cơ sở vật chất sinh hoạt. Điện năng ít ỏi đồng nghĩa với việc họ không thể sạc điện thoại, mất liên hệ với gia đình và bạn bè. Sinh sống trong một cộng đồng không hòa nhập và thiếu sự tin tưởng còn khiến người tị nạn thêm phần sợ hãi bị bắt cóc bởi tổ chức Nhà Nước Hồi giáo cực đoan IS. Rất nhiều người ban đầu đã từ chối chuyển tới trại Azraq, và số lượng dân tị nạn ở đây dù đã gia tăng nhưng vẫn là quá ít ỏi so với sức chứa 130.000 người của trại Azraq.
Thật may mắn là, hiện nay thành phố mới nổi này, trước nhu cầu về vốn xã hội hiệu quả, đang được áp dụng một thử nghiệm cấp tiến trong các mô hình mới về quản lý cộng đồng, xây dựng thể chế, và quản lý tài nguyên. Để làm được điều này, phải cần đến công nghệ Blockchain – hệ thống sổ cái phi tập trung, là nền tảng cốt lõi của đồng tiền ảo bitcoin, chính là thứ có khả năng giúp chúng ta kiểm soát các giao dịch, một cách đáng tin cậy và chỉ trong tích tắc. Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), một tổ chức của Liên Hiệp Quốc nuôi dưỡng 80 triệu người trên thế giới, đang thí điểm sử dụng hệ thống này với 10.000 người tị nạn ở Azraq để việc phân phát lương thực được hiệu quả hơn. Bằng cách đó, WFP đang giải quyết một vấn đề hành chính vốn rất nan giải: Làm thế nào để đảm bảo rằng tất cả mọi người đều nhận được khẩu phần ăn như nhau, trong một môi trường đầy rẫy trộm cắp mà hầu như chẳng ai có giấy tờ tùy thân.
Trong những người tham gia vào dự án này, có một phụ nữ 43 tuổi tên là Najah Saleh Al–Mheimed, một trong số hơn 5 triệu người Syria đã buộc phải rời bỏ quê nhà khi cuộc nội chiến tàn bạo dai dẳng đang tàn phá đất nước mình. Đầu tháng Sáu năm 2015, khi lương thực ngày càng thiếu thốn và số vụ bắt cóc trẻ em gái do dân quân ở những ngôi làng gần đó gây ra ngày càng nhiều, Najah và chồng đã đưa ra một quyết định táo bạo, đó là rời bỏ quê nhà ở Hasaka nơi đại gia đình bà đã sinh sống nhiều thế hệ. “Đó là một sự thử thách tột cùng mà tôi cầu xin Chúa sẽ không ai phải chịu
https://thuviensach.vn
đựng nữa,” bà trả lời trong một cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi người đại diện cho chúng tôi – những nhân viên WFP đang làm việc tại trại Azraq.
Khi rời bỏ quê nhà, rời bỏ mọi tài sản, hàng xóm và họ hàng thân thích, cũng như mối dây liên kết giữa bà và nơi từng là một đất nước Syria gắn kết, Najah còn mất nhiều điều mà chúng ta thường coi là hiển nhiên: hệ thống xã hội với niềm tin, danh tính và hồ sơ lưu trữ neo quá khứ của chúng ta vào hiện tại, gắn chúng ta với mọi người và giúp chúng ta gia nhập xã hội. Sự hợp nhất về thông tin, vốn giúp ta trở thành những thành viên đáng tin cậy của cộng đồng, từ trước tới nay đều phụ thuộc vào các thể chế chịu trách nhiệm ghi lại và chứng nhận các cột mốc cũng như thành tựu trong đời của chúng ta – từ tài khoản ngân hàng, giấy khai sinh, giấy chuyển địa chỉ cư trú bằng cấp học vấn, bằng lái xe, v.v. – và theo dõi các giao dịch tài chính của chúng ta. Bỏ tất cả số đó, như những người tị nạn thường gặp phải khi rơi vào tình trạng "không có quyền công dân", là tự đặt mình vào tình trạng rất nguy hiểm, dễ bị những tổ chức khủng bố và tội phạm lợi dụng. Nếu bạn không thể chứng minh được nhân thân, bạn hoàn toàn phụ thuộc vào lòng thương hại của những người lạ. Trong những công việc mà các tổ chức như UNHCR hay WFP đảm trách, chức năng cốt lõi này – việc tạo ra các thể chế xã hội thay thế – cũng quan trọng không kém gì số lương thực mà họ cung cấp. Trong những thành phố tạm bợ với những ngôi lều phủ bụi đầy rẫy những con người tha hương, các tổ chức nhân đạo như vậy phải đảm nhận trọng trách khó khăn là tái tạo các hệ thống niềm tin xã hội. Họ phải xây dựng lại các xã hội từ đầu. Và công nghệ Blockchain lại là một công cụ thích hợp để thực hiện điều đó.
Trong địa hạt này, nơi người ta phải phụ thuộc vào các tổ chức đáng tin cậy để lưu trữ các hồ sơ tương tác xã hội và cung cấp bằng chứng rằng quyền lợi của họ là hợp pháp, công nghệ Blockchain trở nên cực kỳ hiệu quả. Con người sẽ không phải giao phó cho các thể chế lưu giữ thông tin giao dịch và làm chứng cho ta nữa, vì những chương trình dựa trên Blockchain bao gồm
https://thuviensach.vn
một loạt các tính năng cho phép một điều trước giờ chưa từng có: Một bản lưu trữ giao dịch công khai với tất cả mọi người và có thể được kiểm chứng bất kỳ lúc nào, nhưng lại không bị kiểm soát bởi bất kỳ tổ chức trung gian nào. Điều này có hai ý nghĩa: Không ai có thể chỉnh sửa dữ liệu phục vụ cho mục đích cá nhân và tất cả mọi người đều có thể kiểm soát dữ liệu của chính họ. Bạn có thể thấy ý tưởng này sẽ trao quyền cho hàng triệu người Syria đang sống lay lắt trên những mảnh đất nóng rát.
Đồng thời, sổ cái phân tán Blockchain còn được sử dụng để đảm bảo với người dùng bitcoin rằng khoản tiền của họ không thể bị "giao dịch lặp chi" – nói cách khác, để ngăn ngừa tình trạng lừa đảo tiền ảo tràn lan – thử nghiệm thí điểm Blockchain ở Azraq đảm bảo rằng mọi người đang không gian lận khẩu phần lương thực của mình. Đây là một yêu cầu khá quan trọng trong các trại tị nạn, nơi mà nguồn cung hạn hẹp và các băng nhóm tội phạm có tổ chức thường trộm cắp và buôn bán thực phẩm kiếm lời. Và cũng có nghĩa là những người tị nạn như Najah luôn luôn có thể chứng minh được tài khoản của họ là hợp lệ. Điều đó cũng chấm dứt tình trạng phân chia thực phẩm dự trữ hỗn loạn và thường kỳ mà nhiều người phải chịu đựng dưới hệ thống biên lai nhận tiền. Trong hệ thống đó, mọi mâu thuẫn đều có thể làm dấy lên mối lo ngại đối với nhà chức trách, những người thường buộc phải ngừng cho mọi người lấy lương thực cho đến khi mâu thuẫn được giải quyết.
Trong thử nghiệm mới này, tất cả những gì người tị nạn cần để thanh toán với người bán lương thực chỉ là quét võng mạc. Theo đó, con mắt trở thành một loại ví điện tử, khiến cho sự tồn tại của tiền mặt, chứng từ, thẻ ghi nợ, hay điện thoại thông minh đều trở nên dư thừa, góp phần làm giảm nguy cơ mất trộm. (Có thể bạn sẽ nghi ngại về độ bảo mật của quét võng mạc nhưng chúng ta sẽ bàn tới chuyện đó sau.) Về phía WFP, việc số hóa những giao dịch trên đã tiết kiệm cho họ hàng triệu đô la, nhờ việc cắt giảm những bên trung gian như công ty chuyển tiền hay ngân hàng, vốn trước đây đảm trách hệ thống thanh toán nói chung.
https://thuviensach.vn
Vì thế cứ mỗi khi một người tị nạn tiêu xài một khoản “tiền” để mua bột mì, giao dịch đó tự động được đăng ký trên một sổ cái minh bạch và bất khả xâm phạm. Chính nhờ mô hình ghi chép dữ liệu cực kỳ đáng tin cậy, luôn luôn cập nhật và luôn luôn hiện hữu này, mà các quản trị viên của WFP có thể quan sát toàn bộ luồng giao dịch vào mọi thời điểm, mặc dù WFP không có riêng một hệ thống lưu trữ tập trung nào. Tổ chức này có thể hỗ trợ một hệ thống thanh toán trên toàn khu trại mà không cần phải đảm nhiệm vai trò tập trung của một ngân hàng hay người xử lý thanh toán.
Ngược lại, chương trình nhận dạng của UNHCR, vốn được tích hợp vào giải pháp Blockchain của WFP, được coi như là một cơ sở dữ liệu tập trung. Điều này đã làm dấy lên một vài lo ngại từ phía các nhà phê bình. Những hệ thống như vậy thường là miếng mồi ngon thu hút những kẻ xâm nhập trái phép bởi lẽ, bằng việc thu thập một lượng lớn dữ liệu vào trong một giỏ lớn, họ vô tình mời gọi những cuộc tấn công “một mũi tên trúng nhiều đích”. Trong trường hợp này, về mặt lý thuyết, các nguy cơ trên có thể đặt nhóm người vốn đã dễ tổn thương này vào vị trí rủi ro – không khó để tưởng tượng ra cảnh tồi tệ nhất nếu một cơ sở dữ liệu các nhận dạng sinh trắc học rơi vào tay một tổ chức có khuynh hướng thanh trừ dân tộc như IS. Nhiều người trong mạng Blockchain, thường đặc biệt đề cao tính riêng tư, phản ứng mạnh trước những mối lo ngại này, và một số đang cố gắng tìm ra cách thức sử dụng công nghệ tương tự để phân tán quyền quản lý thông tin tự xác minh, từ đó mọi người không dễ gặp phải các vụ tấn công vào những điểm nóng dữ liệu này. Nhưng cho đến khi các giải pháp "tự chủ" như thế khả dụng, WFP và UNHCR đã nhận định rằng các rủi ro, cho đến lúc này, không sánh bằng lợi ích của một hệ thống liền mạch, không cần tiền mặt.
Theo lời của phát ngôn viên WFP ông Alex Sloan, thử nghiệm này đã chứng tỏ sự thành công: Nó đã tiết kiệm được ngân sách và mang lại hiệu quả hơn nhiều trong việc giải quyết các bất nhất ở tài khoản của dân tị nạn. Nói chính xác hơn, nó hiệu quả đến mức tổ chức này đang xem xét mở rộng dịch vụ ra đối với hơn 100.000 người tị nạn. Trong một tương lai
https://thuviensach.vn
không quá xa, Sloan nói, 20 triệu người hưởng lợi từ chương trình lương thực nhận được giải ngân bằng tiền mặt có thể được áp dụng cho dịch vụ này. Khi thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tị nạn lớn nhất trong lịch sử, mà chính là hậu quả từ lòng tham, từ sự theo đuổi quyền lực cá nhân đến tàn nhẫn, và từ các chính sách đã thất bại của phương Tây trong việc kìm hãm nó, chúng ta mắc một món nợ với những con người này và phải đem lại an ninh cho cuộc sống của họ – đó là cung cấp cho họ một nền tảng để dựng xây lại niềm tin. Có lẽ công nghệ Blockchain có khả năng cao nhất mang lại điều đó.
Thử nghiệm ở trại Azraq của Chương trình Lương thực Toàn cầu chỉ là một ví dụ cho thấy các tổ chức quốc tế đang khám phá các giải pháp Blockchain nhằm giải quyết các vấn đề cho những con người khổ cực nhất thế giới. Đầu năm 2017, một nhóm những người đam mê Blockchain tại trụ sở chính của Liên Hiệp Quốc tại New York đã lập một trang Web kêu gọi các nhân viên khác của Liên Hiệp Quốc cùng đồng hành với họ. Số lượng thành viên của nhóm đã tăng nhanh chóng đến 85 nhân viên Liên Hiệp Quốc trên toàn cầu, và hiện giờ họ đang phát triển hàng loạt các thử nghiệm ứng dụng Blockchain vào phát triển, cộng tác với các chính phủ như Na Uy. Tại Ngân hàng Thế giới, một phòng nghiên cứu Blockchain vừa được đầu tư vào tháng Sáu năm 2017 nhằm tìm cách vận dụng công nghệ này để giảm thiểu đói nghèo, thông qua những cơ sở dữ liệu về tải sản không thể bị xâm phạm và những nhận dạng điện tử được đảm bảo. Ngân hàng Phát triển Liên Hoa Kỳ, phối hợp với Trung Tâm Khởi Xướng Tiền Kỹ Thuật Số thuộc Media Lab tại MIT đang tìm hiểu xem những nông dân Mỹ Latinh nghèo khổ có thể làm cách nào để nhận được tín dụng dựa trên những dữ liệu đáng tin cậy đã được kiểm chứng qua Blockchain, từ các kho hàng hóa. Các tổ chức quốc tế phi lợi nhuận như Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Quỹ Rockefeller cũng đang nghiên cứu lĩnh vực này.
Vậy thì họ – những tổ chức quốc tế có tuổi đời hàng thập kỷ – nhìn thấy điều gì ở công nghệ kỹ thuật số bí ẩn được tạo nên bởi những người theo
https://thuviensach.vn
chủ nghĩa tự do và các Cypherpunk1, những người đã mang lại Bitcoin cho chúng ta? Đó chính là viễn cảnh rằng hệ thống tính toán phi tập trung này có thể giải quyết vấn đề thiếu hụt vốn xã hội mà chúng ta đã bàn tới khi nói về trại tị nạn Azraq. Bằng việc tạo ra một kho dữ liệu chung, ghi lại các giao dịch và hoạt động của cả cộng đồng mà không một người nào hoặc một thể chế trung gian nào có quyền thay đổi, công nghệ Blockchain cung cấp một nền tảng tạo niềm tin cho con người rằng họ có thể tương tác và trao đổi giá trị với nhau, trong một môi trường được đảm bảo. Đây là một giải pháp mới và đầy lợi hại cho vấn đề mất lòng tin muôn thuở giữa người với người, tức là nó có thể giúp các xã hội tạo dựng vốn xã hội cho mình. Ý tưởng này đặc biệt có ý nghĩa với những quốc gia chưa phát triển bởi nó sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế của họ vận hành được như những quốc gia phát triển – ví dụ, người dân thu nhập thấp có thể mua nhà thế chấp, những hộ kinh doanh nhỏ cũng có bảo hiểm. Điều này có thể ban cho hàng tỉ người những cơ hội kinh tế mà hầu hết chúng ta đều coi như điều hiển nhiên.
1 Những người sử dụng mật mã khi truy cập một mạng lưới máy tính để đảm bảo tính bảo mật của mạng lưới, đặc biệt là từ các cơ quan chính phủ. (BTV)
Nhưng tiềm năng của công nghệ Blockchain không chỉ phát huy ở những quốc gia đang phát triển, hay trong lĩnh vực từ thiện phi lợi nhuận và công tác phát triển. Tiềm năng là hơn thế nhiều. Ở cả những nước phát triển, và trong hội đồng quản trị của những công ty vì lợi nhuận nằm trong danh sách của Fortune 500, nhiều người tin rằng nắm bắt được xu thế này có thể thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh đáng kể. Và đó là lý do vì sao Blockchain đang thay thế mô hình tập trung đã lỗi thời trong việc quản lý niềm tin, vốn là điều cốt lõi để các xã hội và nền kinh tế có thể vận hành.
Cho tới bây giờ, chúng ta đã quá phụ thuộc vào các thể chế như ngân hàng, ban ngành nhà nước, và vô số những trung gian khác xen vào giữa những
https://thuviensach.vn
trao đổi kinh tế của mình. Những “bên thứ ba được tin tưởng” thay mặt chúng ta lưu giữ thông tin, từ đó những người như chúng ta mới có đủ niềm tin vào hệ thống để tương tác, trao đổi các mặt hàng giá trị, và, hy vọng là có thể dựng xây được những xã hội vận hành và năng động. Vấn đề là những thể chế tính phí này, đóng vai trò như những người gác cổng, chỉ đạo xem ai có thể và không thể tham gia vào các giao thiệp thương mại, tăng phí và phức tạp hóa những hoạt động kinh tế của chúng ta. Họ còn có thói quen khiến chúng ta thất vọng – hãy nhớ lại cuộc khủng hoảng năm 2008 khi một loạt ngân hàng vi phạm trách nhiệm phải duy trì các hồ sơ trung thực – hoặc lợi dụng quyền thu thuế để làm giá hoặc đòi tiền thuê cắt cổ. Thêm vào đó, còn rất nhiều trường hợp cho thấy rằng sẽ là bất khả thi về mặt kinh tế để những tổ chức tốn kém và thiếu hiệu quả này giải quyết được bất cứ sự thiếu hụt niềm tin cụ thể nào đang ngăn cản mọi người giao dịch trực tiếp với nhau. Vì vậy, nếu bỏ qua những bên trung gian như vậy, chúng ta sẽ không chỉ tiết kiệm được tiền bạc mà còn mở ra được những mô hình kinh doanh vốn được xem là bất khả thi.
Tất nhiên, Internet đã đưa chúng ta đi trên con đường phi trung gian này một thời gian rất lâu trước khi Blockchain ra đời. Nhưng điều đáng lưu ý là, cốt lõi của mọi ứng dụng Internet ra đời nhằm cắt giảm một bên trung gian đương thời là một công nghệ giúp con người giải quyết vấn đề mất lòng tin muôn thuở của mình. Liệu một thập niên trước có ai lại có thể nghĩ rằng con người sẽ thoải mái ngồi nhờ xe của một gã lạ mặt nào đó họ vừa tìm thấy trên điện thoại của mình? Đúng vậy, chính Uber và Lyft đã đưa chúng ta vượt qua rào cản niềm tin đó bằng cách đưa vào ứng dụng của mình một hệ thống tính điểm uy tín cho cả tài xế và hành khách, điều này chỉ khả thi với sự mở rộng của các mạng xã hội. Mô hình của họ chỉ ra rằng nếu chúng ta có thể giải quyết được vấn đề niềm tin của mình bằng công nghệ và giúp mọi người cảm thấy tự tin giao dịch, những người đó sẽ sẵn lòng và có thể tham gia vào các trao đổi trực tiếp với những người hoàn toàn xa lạ. Những ý tưởng như vậy đang đưa chúng ta đi tiếp trên con đường tới nền kinh tế ngang cấp.
https://thuviensach.vn
Điều mà công nghệ Blockchain muốn gửi gắm đó là, “Tại sao lại dừng lại ở Uber?” Thậm chí tại sao chúng ta lại cần công ty này, khi nó thu về tới 25% sau mỗi chuyến đi và đang chịu tai tiếng khi lạm dụng chương trình God’s view1 để theo dõi lịch trình của hành khách? Tại sao chúng ta không nghĩ đến một giải pháp hoàn toàn phi tập trung, ví dụ như ứng dụng đi chung xe Commuterz, dựa trên công nghệ Blockchain có trụ sở chính ở Tel Aviv? Nền tảng này, giống như Bitcoin, không bị sở hữu bởi bất kỳ ai, mà chỉ dựa trên một giao thức phần mềm mở mọi người đều có thể tải về. Không có chuyện công ty Commuterz sẽ hưởng lợi 25% nữa. Thay vào đó, người dùng sở hữu và giao dịch trên một hệ thống tiền ảo của phần mềm, khuyến khích họ đi chung xe nhằm giảm ách tắc giao thông và tiết kiệm chi phí đi lại cho tất cả mọi người.
1 Một phần mềm được Uber sử dụng để khách hàng có thể quan sát tất cả các xe Uber trong thành phố và hình ảnh những người dùng Uber đang chờ xe. Tuy nhiên, vào năm 2014, công ty bị cáo buộc lạm dụng God View để giám sát các chính trị gia cao cấp và nhiều người nổi tiếng.
Ý tưởng phổ quát ở đây là, khi chuyển giao việc quản lý niềm tin cho một mạng lưới phi tập trung, chỉ đạo bởi một giao thức chung, chứ không phải phụ thuộc vào một bên trung gian được ủy quyền nào khác, và với sự xuất hiện của những hình thái tiền tệ và của cải điện tử mới, chúng ta có thể thay đổi chính bản chất của tổ chức xã hội. Chúng ta có thể khuyến khích những phương thức cộng tác và hợp tác vốn bất khả thi trước đây, và một loạt những nền công nghiệp và cơ cấu tổ chức có thể thay đổi. Thật vậy, sức mạnh tiềm tàng của Blockchain thể hiện rõ nhất trong những ý tưởng vừa nêu. Danh sách dưới đây nêu lên một vài những công dụng khả thi, nhưng tất nhiên không chỉ dừng lại ở đó:
→ Sổ đăng ký tài sản bất khả xâm phạm, mọi người có thể sử dụng để chứng minh rằng họ sở hữu nhà cửa, xe cộ, hoặc những của cải khác;
https://thuviensach.vn
→ Thanh toán các giao dịch an toàn liên ngân hàng, trực tiếp, tức thời, điều này có thể giải phóng hàng nghìn tỉ đô la trong một thị trường liên ngân hàng hiện giờ đang chuyển giao những giao dịch đó qua hàng tá các định chế chuyên biệt, quy trình có thể mất từ hai đến bảy ngày;
→ Hệ thống nhận diện tự quyết, mà không phải phụ thuộc vào một chính phủ hoặc công ty nào cung cấp chứng minh thư cho mình;
→ Hệ thống điện toán phi tập trung, thay thế công việc kinh doanh của công ty điện toán đám mây và lưu trữ Web với các ổ đĩa cứng, cũng như sức mạnh xử lý của máy tính đối với những người dùng thông thường;
→ Giao dịch mạng lưới thiết bị kết nối Internet phi tập trung, khi các thiết bị có thể liên lạc và giao dịch với nhau an toàn mà không bị một bên trung gian xen vào, mang lại những bước tiến lớn lao trong ngành vận tải và lưới điện phi tập trung;
→ Chuỗi cung ứng dựa trên nền tảng Blockchain, nơi các nhà cung cấp sử dụng một nền tảng dữ liệu chung để chia sẻ thông tin về quy trình kinh doanh của mình, từ đó cải thiện đáng kể trách nhiệm giải trình, hiệu quả, và tài chính, với cùng một mục đích sản xuất ra một loại hàng hóa nhất định;
→ Truyền thông và nội dung phi tập trung, có thể trao quyền cho những nhạc sĩ và họa sĩ – về mặt lý thuyết là bất kỳ ai đăng tải nội dung có giá trị lên mạng – được chịu trách nhiệm với nội dung điện tử của mình khi biết rằng họ có thể theo dõi và quản lý mục đích sử dụng của loại “hàng hóa điện tử” này.
Blockchain có thể giúp đạt được điều mà một vài nhà bình luận gọi là sự hứa hẹn về “Internet 3.0”, một công cuộc tái cơ cấu mạng nhằm đạt được mục tiêu cốt lõi là phi tập trung hóa, điều đã khơi nguồn cảm hứng cho rất nhiều những người tiên phong trực tuyến – chính họ đã xây dựng nên Internet 1.0. Hóa ra việc chia sẻ dữ liệu trực tiếp giữa các mạng lưới máy
https://thuviensach.vn
tính vẫn là chưa đủ để ngăn chặn các đơn vị doanh nghiệp lớn khỏi chiếm quyền kiểm soát nền kinh tế thông tin.
Những nhà lập trình theo chủ nghĩa phản chính thống ở Silicon Valley đã không lường trước được vấn đề về lòng tin, và rằng chính xã hội truyền thống phải cậy nhờ đến những tổ chức tập trung để giải quyết vấn đề này. Sự thất bại này được nhìn thấy rõ ở thời kỳ hậu Internet 2.0, khi mà sức mạnh của mạng xã hội lên ngôi nhưng cũng kéo theo các công ty đi đầu biến lợi ích của mạng thành sức mạnh độc quyền không thể lay chuyển. Đó là những ông lớn mạng xã hội như Facebook và Twitter, và cả những tấm gương thành công về thương mại điện tử trong “nền kinh tế chia sẻ” này như Uber hay Airbnb. Công nghệ Blockchain, cũng như những ý tưởng khác trong giai đoạn Internet 3.0 này, hướng đến giải quyết dứt điểm những bên trung gian đó, để người dùng tự kiến tạo nên lòng tin phục vụ việc xây dựng các mạng lưới xã hội và thỏa thuận thương mại cho riêng mình.
Tuy nhiên, triển vọng không chỉ nằm trong việc ngăn chặn những người khổng lồ Internet. Rất nhiều những công ty lớn hoạt động vì lợi nhuận thành lập từ thế kỷ 20 tin rằng công nghệ này có thể mang lại giá trị và giúp họ theo đuổi những cơ hội làm ăn mạo hiểm mới. Một vài người nhìn thấy những cơ hội lớn lao, một số khác lại coi đây là mối đe dọa đáng gờm. Dù thế nào đi nữa, rất nhiều doanh nghiệp hiện tại cảm thấy rằng dù ít hay nhiều mình cũng cần phải thử nghiệm và khám phá tiềm năng phát triển của công nghệ này, để xem có thể đi được tới đâu.
Trong ngành tài chính, vốn là ngành công nghiệp dư thừa trong mục tiêu của Bitcoin, các ngân hàng đang dần nhận ra khả năng các công nghệ Blockchain có thể thay thế những quy trình chuyển giao, giải ngân, và thanh toán bù trừ tiền và cổ phiếu vốn rườm rà giữa các ngân hàng. Việc sử dụng một sổ cái phân tán đáng tin cậy mà nhóm các ngân hàng có thể cập nhật đồng thời trong thời gian thực sẽ giảm thiểu chi phí của cơ quan hậu bị, và giải phóng một lượng lớn vốn mới cho đầu tư. Đây là một tin rất
https://thuviensach.vn
đáng mừng với những ngân hàng đầu tư như Goldman Sachs, nhưng lại không hề dễ chịu với những ngân hàng lưu ký như State Street hay những phòng thanh toán bù trừ như Tín thác Tiền gửi (Deposit Trust) và Tổng công ty Thanh toán bù trừ, nơi có mô hình kinh doanh vận hành hoàn toàn dựa vào cơ quan hậu bị. Dù vậy, tất cả các thể chế được lợi và hại từ câu chuyện này đều cảm thấy cần phải tham gia nghiên cứu và phát triển lĩnh vực này.
Ví dụ, R3 CEV, một công ty phát triển công nghệ ở New York đã huy động được 107 triệu đô la từ hơn một trăm tổ chức tài chính và công ty công nghệ lớn nhất thế giới nhằm phát triển một công nghệ sổ cái phân tán độc quyền. Lấy cảm hứng nhưng không mang danh Blockchain, nền tảng Corda của R3 được xây dựng nhằm tuân theo mô hình kinh doanh và điều tiết của ngân hàng nhưng vẫn sắp xếp trơn tru cho các giao dịch chứng khoán hàng nghìn tỷ đô la liên ngân hàng mỗi ngày.
Cộng đồng các công ty phi tài chính cũng đang rất hào hứng. Siêu sổ cái là nhóm sổ cái phân tán/thiết kế dựa trên Blockchain nhằm phát triển các phiên bản công nghệ mã nguồn mở, chuẩn hóa để các doanh nghiệp sử dụng trong nhiều lĩnh vực như quản lý chuỗi cung ứng. Được điều phối bởi tổ chức Linax, siêu sổ cái tập hợp những ông lớn như IBM, Cisco, Intel, và Digital Asset Holdings, một công ty khởi nghiệp về sổ cái điện tử được điều hành bởi Blythe Masters – một cựu thành viên ban giám đốc của J.P. Morgan.
Một dấu hiệu nhận biết sự hào hứng trong cộng đồng kinh doanh được thể hiện ở số lượng người tham dự hội nghị Consensus của công ty truyền thông CoinDesk, một sự kiện thường niên cho các doanh nghiệp quan tâm tới công nghệ Blockchain. Từ con số khiêm tốn chỉ 600 người tại hội nghị khai mạc năm 2015 tới 1.500 người vào năm 2016, số lượng người tham dự đã lên tới 2.800 và 10.500 người theo dõi trực tuyến vào năm 2017. Những người có mặt tại hội nghị năm 2017 tới từ 96 quốc gia, và điểm qua hơn 90
https://thuviensach.vn
nhà tài trợ và triển lãm cũng đủ thấy sự góp mặt của công ty tư vấn Deloitte, bộ phận nghiên cứu của Toyota, văn phòng thương mại chính phủ Úc, và Cryptonomos, một thị trường mới mở dành cho các thẻ kỹ thuật số.
Nhưng bạn đừng vội nghĩ rằng công nghệ này đã hoàn toàn được chấp nhận bởi các công ty và nhân viên phát triển quốc tế, trong những tháng chúng tôi viết cuốn sách này đã xuất hiện một làn sóng làm– giàu–nhanh thậm chí còn lấn át cả giá của Bitcoin vào năm 2013. Cuộc đổ xô làm giàu này, bắt nguồn từ một công cụ nền tảng Blockchain kêu gọi vốn của cộng đồng dành cho các nhà khởi nghiệp, được biết tới với cái tên ICO (initial coin offering) mang đầy đủ dấu hiệu của đợt bong bóng dot–com vào cuối những năm 1990. Cũng giống như hai thập kỷ trước, đợt bùng nổ lần này đặc trưng bởi cả cơn cuồng đầu cơ đầy rủi ro và ý thức rằng ẩn sau chứng loạn trí vì tiền bạc là công nghệ mới kích thích sự thay đổi và mô hình kinh doanh mới.
Những nhà khởi nghiệp đứng đằng sau xu hướng ICO này đang chào bán một loạt các ứng dụng phi tập trung có thể can thiệp vào mọi thứ từ quảng cáo trực tuyến cho tới nghiên cứu y khoa. Những dịch vụ này tích hợp trong đó những đồng tiền ảo đặc biệt được bán trước cho công chúng như một cách để huy động vốn và xây dựng một mạng lưới người dùng – giống như ứng dụng Kickstarter, nhưng ở đây người đóng góp có thể kiếm tiền nhanh thông qua thị trường giao dịch thứ cấp. Vào thời điểm viết cuốn sách này, số lượng vốn cao nhất từng được huy động nhờ những đợt chào bán ICO như vậy là 257 triệu đô la thuộc về Protocol Labs, họ đã bán một loại tiền ảo có tên Filecoin được tạo ra nhằm khuyến khích mọi người cung cấp dung lượng ổ cứng cho một trang Web phi tập trung. Mặc dù những đợt ICO như vậy rất có khả năng vi phạm các quy định về chứng khoán và nếu bong bóng này nổ tung thì rất nhiều nhà đầu tư vô tội sẽ chịu thiệt hại nặng nề, làn sóng này vẫn mang chút gì đó mới mẻ và dân chủ. Một loạt các nhà đầu tư bán lẻ đang tham gia vào các vòng đầu tư đợt đầu này, thường được dành riêng cho các nhà rót vốn mạo hiểm và các chuyên gia khác.
https://thuviensach.vn
Không thua kém, Bitcoin, ví dụ tiêu biểu về thế giới tiền ảo, tiếp tục bộc lộ nhiều ưu điểm – và điều này thể hiện qua mức giá của nó. Bất chấp cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các lập trình viên và các "thợ đào" về việc hợp thức hóa các giao dịch trên mạng lưới Bitcoin, một cơn giận dữ kích động đã dẫn đến việc đồng tiền này bị tách thành hai đồng tiền riêng biệt với mã phần mềm khác nhau thì giá của bitcoin vẫn tăng lên đến mức kỷ lục 5.386 đô la vào đầu tháng Mười năm 2017, đưa mức vốn hóa thị trường lên trên 89 tỉ đô la, theo Chỉ số Giá Bitcoin của CoinDesk, đánh dấu một mức tăng giá gần 2.000% kể từ khi cuốn Kỷ nguyên Tiền điện tử được xuất bản vào tháng Một năm 2015, và khoản sinh lời tăng 8,9 triệu phần trăm kể từ khi bitcoin lần đầu tiên được giao thương trên một sàn giao dịch bán thanh khoản vào tháng Bảy năm 2010. Nếu bạn đầu tư 15.000 đô la vào bitcoin vào đầu thời kỳ đó, giờ bạn đã là một tỷ phú. Những kết quả như thế làm tăng độ tin cậy trong diễn giải về bitcoin của các chuyên viên phân tích tài sản mã hóa Chris Burniske và Jack Tatar: "Giải pháp đầu tư thay thế thú vị nhất thế kỷ 21".
Về bản chất, Blockchain là một sổ cái kỹ thuật số được chia sẻ rộng khắp một hệ thống phi tập trung gồm các máy tính độc lập, ở đó sổ cái được cập nhật và duy trì sao cho bất kỳ ai cũng có thể chứng minh được dữ liệu là đầy đủ và không bị xâm phạm. Blockchain làm được điều này nhờ một thuật toán đặc biệt được cài đặt vào một phần mềm chung chạy trên tất cả các máy tính trong mạng lưới. Thuật toán này liên tục hướng các máy tính tới một đồng thuận chung về dữ liệu mới nào được thêm vào sổ cái, tích hợp mọi giao dịch kinh tế, tuyên bố quyền sở hữu, và các hình thức thông tin có giá trị khác. Mỗi máy tính lại tự cập nhật một phiên bản riêng của sổ cái, nhưng vẫn tuân theo các thuật toán đồng thuận tối quan trọng. Một khi các mục mới trong sổ cái được lưu vào, phương thức bảo vệ đặc biệt bằng mật mã sẽ khiến việc xóa bỏ và thay đổi dữ liệu đó trở nên bất khả thi. Chủ sở hữu máy tính đó hoặc là được trả tiền điện tử nhằm khuyến khích họ nỗ lực bảo vệ sự toàn vẹn của hệ thống, hoặc họ đóng góp công sức như một phần cam kết với một thỏa thuận chung. Kết quả thu được rất đặc biệt: M ột
https://thuviensach.vn
nhóm người từ chỗ hoàn toàn độc lập và chỉ hành động cho mục đích cá nhân, lại tập hợp lại để phát triển một thứ vì lợi ích của tất cả mọi người – một hệ thống lưu trữ bất khả xâm phạm, không bị quản lý bởi bất kỳ một bên trung gian tập trung nào, mà mọi người đều có thể tin tưởng.
Có thể bạn sẽ nghĩ, một đống máy tính quản lý dữ liệu với những công cụ toán học phức tạp thì có gì mà to tát. Nhưng chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn trong chương sau, rằng các hệ thống lưu giữ thông tin và đặc biệt là sổ cái, chính là cốt lõi trong cách vận hành của xã hội. Nếu thiếu chúng, ta sẽ không thể tạo lập đủ niềm tin để tham gia vào các giao dịch, để kinh doanh làm ăn, hay xây dựng các tổ chức và hình thành liên minh. Vì vậy, viễn cảnh chúng ta có thể cải tiến chức năng cốt lõi đó của xã hội mà không phải phụ thuộc vào một tổ chức tập trung hóa mang lại những ý nghĩa sâu sắc.
Mô hình này sẽ hiện thực hóa các giao dịch ngang cấp chân chính, và xóa bỏ trung gian ra khỏi mọi hoạt động kinh doanh. Và bởi vì nó có khả năng tạo lập niềm tin vào hồ sơ dữ liệu của chúng ta, giúp các cá nhân và doanh nghiệp có thể tham gia vào nền kinh tế mà không lo sợ bị lừa gạt, nó hứa hẹn sẽ mang lại một kỷ nguyên mới của sự minh bạch và cởi mở trong thông tin. Về cơ bản, nó sẽ khiến cho mọi người chia sẻ nhiều hơn. Và với tác dụng tích cực theo cấp số nhân mà loại hình chia sẻ cởi mở này mang lại cho các mạng lưới hoạt động kinh tế, sự tích cực tham gia từ đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn.
Công nghệ Blockchain hướng cả nền kinh tế số tới một thứ mà người ta gọi là "Mạng Internet Giá trị". Trong khi phiên bản đầu tiên của Internet cho phép người dùng gửi thông tin trực tiếp cho nhau, thì trong Mạng Internet Giá trị mọi người có thể gửi bất cứ thứ gì có giá trị cho nhau, dù đó là tiền tệ, của cải, hay những dữ liệu đáng giá mà trước đây họ không thể truyền tải trực tiếp vì tính nhạy cảm của nó. Nếu như giai đoạn đầu của Internet đã tạo ra những cơ hội khổng lồ để kiếm tiền và tạo dựng những mô hình kinh doanh mới bằng cách giúp người dùng “vượt rào” để tham gia vào sân chơi,
https://thuviensach.vn
thì giai đoạn kế tiếp này hứa hẹn sẽ loại bỏ luôn cái hàng rào đó. Về lý thuyết, điều này có nghĩa là tất cả những người sở hữu thiết bị có kết nối Internet đều có thể tham gia trực tiếp vào nền kinh tế toàn cầu. Vì thế, hy vọng rằng chúng ta sẽ phát triển mạnh mẽ các phát kiến mã nguồn mở từ đó tạo nên hàng loạt những ý tưởng phi thường.
Hãy nhớ lại sự phi trung gian đã chuyển hóa nền kinh tế toàn cầu trong đầu thời đại Internet như thế nào, và bạn sẽ nhận ra tác động sâu rộng của giai đoạn kế tiếp này. Ví dụ, hãy xem việc tìm kiếm nguồn nhân lực ngoài trong các lĩnh vực như tư vấn công nghệ, thiết kế trang Web, hay thậm chí là các dịch vụ kế toán đã ảnh hưởng xấu tới nhân công ở những nước phương Tây và tạo đà tăng trưởng kinh tế cho những nơi như thành phố Bangalore ở Ấn Độ. Hoặc hãy nghĩ tới cách Craigslist cho phép mọi người đăng tải quảng cáo mà không tốn một xu lên trang web có phạm vi toàn cầu, đã hoàn toàn xóa sổ ngành kinh doanh quảng cáo rao vặt và cuối cùng dẫn đến hàng trăm tòa báo địa phương phải đóng cửa. Nếu quả thực Blockchain hiện thực hóa tiềm năng của mình trong việc phi tập trung và phi trung gian hóa phần lớn nền kinh tế, thì những ví dụ chúng tôi vừa nêu về sự ảnh hưởng sẽ chẳng thấm tháp gì nếu đặt lên bàn cân.
Như chúng tôi sẽ bàn tới trong các chương tiếp theo, vẫn còn rất nhiều việc phải làm để chuẩn bị cho công nghệ này bước vào thời đại vàng. Thực tế là, có khi nó sẽ chẳng bao giờ đủ lớn mạnh để có thể tạo nên sự khác biệt. Dù sao đi nữa, tất cả các ngành công nghiệp đều đang dần nhận ra năng lực tiềm tàng của nó. Họ bắt đầu hiểu rằng việc giải quyết những ngăn trở về niềm tin có thể cho phép tất cả chúng ta làm được nhiều hơn với những gì đang có, như sử dụng tài sản, ý tưởng, sự sáng tạo của chúng ta vào bất cứ phi vụ màu mỡ nào mà chúng ta thấy thích. Nếu tôi có thể tin tưởng lời tuyên bố của một người khác – ví dụ về bằng cấp, học vị, tài sản, hoặc uy tín nghề nghiệp của họ – bởi họ đã được kiểm chứng một cách khách quan nhờ một hệ thống phi tập trung, thì tôi có thể trực tiếp làm ăn với họ. Tôi có thể cho họ một công việc. Tôi có thể hợp tác mở một liên doanh. Tôi có thể
https://thuviensach.vn
chia sẻ những thông tin kinh doanh tế nhị với họ. Tôi có thể làm tất cả những điều này mà không cần phải phụ thuộc vào các bên trung gian như luật sư, người ủy thác hay những tổ chức khác tính phí và làm giảm hiệu quả các giao dịch của chúng tôi. Những dạng thỏa thuận như vậy tạo đà cho kinh tế tăng trưởng. Chúng chắp cánh cho sáng kiến và sự thịnh vượng. Nói cách khác, bất kỳ một công nghệ nào giảm thiểu được sự rườm rà của nhiều bên liên quan, và giúp cho sự hợp tác trở nên dễ dàng đều có lợi cho tất cả mọi người.
Tuy nhiên, chúng ta chưa thể khẳng định được việc này chắc chắn sẽ diễn ra theo cách tốt đẹp nhất. Chúng ta đã chứng kiến sự kiểm soát Internet của các tập đoàn và những vấn đề sinh ra từ sự tập trung hóa này – từ việc hình thành nên những kho dữ liệu cá nhân lớn để các hacker phi pháp trộm cắp tới việc tạo điều kiện cho các chiến dịch tung thông tin sai lệch nhằm xuyên tạc chế độ dân chủ của chúng ta. Vì vậy, điều tối quan trọng là chúng ta không được phép để những người có nhiều quyền thế nhất ảnh hưởng tới công nghệ này nhằm biến chúng thành công cụ phục vụ cho mục đích cá nhân. Cũng giống như trong những ngày đầu của Internet, vẫn còn rất nhiều việc phải làm để Blockchain trở thành một công nghệ an toàn, có thể mở rộng, và giải quyết được những lo lắng về bảo mật của tất cả mọi người.
Blockchain là một công nghệ xã hội, một phương thức để quản lý cộng đồng, dù là một nhóm người tị nạn đang sống trong sợ hãi tại một nơi hoang vu biệt lập ở Jordan, hay một thị trường liên ngân hàng với hàng nghìn tỉ đô la giao dịch mỗi ngày giữa các tổ chức tài chính lớn nhất thế giới. Về bản chất, để Blockchain có thể hoạt động đúng cách cần sự chung tay của tất cả các ngành trong xã hội. Đây chính là lời khẩn thiết kêu gọi các bên dành sự quan tâm và góp sức.
https://thuviensach.vn
Chương một
GIAO THỨC TỐI THƯỢNG C
ó thể bạn sẽ ngạc nhiên khi đọc những dòng này, nhưng bạn có biết ý tưởng tranh luận phản đối nạn độc quyền thuyết phục nhất trong giới tài chính, một ý tưởng mạnh mẽ đến mức mọi chính phủ trên thế giới đều đang tìm cách ứng dụng hoặc cấm đoán, một giấc mơ của những người theo chủ nghĩa tự do nhiệt tình nhất và cư dân của những trang Web mật, chính là sổ cái.
Kiểu như một cuốn sách về kế toán vậy.
Nguồn gốc của ý tưởng đột phá này, tất nhiên chính là Bitcoin. Khi bàn về khái niệm cơ bản nhất của nó, Bitcoin được tạo ra như một phiên bản cải tiến của sổ cái số hóa, một hồ sơ lưu trữ lại các trao đổi và giao dịch. Điều khiến cuốn sổ cái này cấp tiến hơn và gây nhiều tranh cãi đến thế chính là ở cách tạo ra và duy trì hồ sơ lưu trữ giao dịch này, còn được biết đến với cái tên Blockchain. Bitcoin, ra đời vào năm 2009 bởi một cá nhân hoặc nhóm người sử dụng biệt danh Satoshi Nakamoto, được thiết kế như một giải pháp chấm dứt vai trò giám sát hệ thống tài chính của chúng ta mà các ngân hàng và chính phủ đã nắm giữ suốt nhiều thế kỷ. Công nghệ Blockchain của nó hứa hẹn mang lại một gương mặt mới cho những quy trình mà bấy lâu nay chịu sự kiểm soát của các bên trung gian thường muốn ăn phần trong mọi giao dịch, và cũng chính những quy trình đó đã gây nên một vài thảm họa tài chính do con người.
Có thể khi mua cuốn sách này, bạn kỳ vọng sẽ được đọc những ý tưởng điên rồ, táo bạo về một tương lai số hóa… nhưng rồi chúng tôi lại viết về
https://thuviensach.vn
những cuốn sổ cái. Nhưng sổ cái đóng vai trò then chốt giúp củng cố sự phát triển của nền văn minh trong hàng thiên niên kỷ nay. Chính bộ ba thứ gồm viết lách, tiền bạc, và sổ cái đã khiến con người có thể giao dịch vượt qua phạm vi các nhóm thân thích và từ đó hình thành những cộng đồng lớn hơn. Và mặc dù những đóng góp của tiền tệ và việc ghi chép đều rất được trân trọng, thì sổ cái thường chỉ được những người làm trong lĩnh vực kế toán khô khan biết tới.
Công nghệ sổ cái lần đầu xuất hiện khoảng 3.000 năm trước công nguyên, tại khu vực Lưỡng Hà cổ đại (thuộc Iraq ngày nay). Trong số hàng chục ngàn tấm phù điêu đất sét khai quật được ở khu vực này, hầu hết đều là sổ cái: bản ghi chép về thuế, các khoản thu chi, tài sản cá nhân, lương thưởng cho công nhân. Bộ luật Hammurabi nổi tiếng – hệ thống luật pháp của người Babylon – được viết trên một cuốn sổ cái như vậy, nhưng hầu hết vua chúa đều có các đạo luật của riêng mình. Sự nổi lên của những sổ cái như vậy trùng khớp với sự phát triển của những nền văn minh quy mô lớn đầu tiên.
Tại sao sổ cái lại quan trọng đến vậy xuyên suốt chiều dài lịch sử? Sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ dẫn đến xã hội được mở rộng, nhưng khi và chỉ khi con người có thể theo dõi được các trao đổi đó. Có thể với các cư dân của một ngôi làng nhỏ, họ không thấy khó khăn để ghi nhớ người đã có công giết được một con heo và tin tưởng – một từ mà chúng ta sẽ liên tục gặp trong cuốn sách này – tất cả những ai ăn thịt con heo đó đều sẽ tìm cách để trả công người thợ săn, có thể bằng một mũi tên mới hay thứ gì đó có giá trị. Nhưng câu chuyện lại hoàn toàn khác khi bàn đến những nghĩa vụ xã hội trong một nhóm người đông đảo hơn – đặc biệt là khi sự thiếu vắng mối quan hệ thân thích khiến chúng ta khó tin tưởng lẫn nhau. Sổ cái là một công cụ lưu trữ thông tin giúp giải quyết những vấn đề phức tạp của niềm tin. Chúng giúp ta theo dõi tất cả những giao dịch giúp dựng xây nên xã hội. Nếu thiếu chúng, những thành phố khổng lồ đông đúc của xã hội thế kỷ 21 sẽ không thể tồn tại. Tuy nhiên, bản thân sổ kế toán không phải sự
https://thuviensach.vn
thật, tuyệt đối không, vì khi xảy ra vấn đề liên quan đến giá trị, người ta luôn suy xét và cân nhắc quá trình ghi chép. Nói đúng hơn, sổ kế toán chỉ là một công cụ giúp tiến gần hơn tới sự thật, sự gần thật này được mọi người chấp nhận. Vấn đề nảy sinh khi các cộng đồng lại đặt hoàn toàn niềm tin vào nó, đặc biệt là khi sổ kế toán chịu sự kiểm soát của những tác nhân có thể thao túng chúng nhằm phục vụ mục đích riêng. Đây chính là điều đã xảy ra với tập đoàn Lehman Brothers và những tập đoàn khác, kéo theo đợt khủng hoảng tài chính năm 2008.
Như chúng tôi đã nêu trong cuốn Kỷ nguyên Tiền điện tử, bản chất của tiền bạc liên hệ trực tiếp tới ý tưởng về sổ cái. Tương tự, tiền tệ hữu hình như đồng vàng hay tiền giấy cũng là những thiết bị lưu trữ thông tin xã hội. Chỉ là thay vì tồn tại trong một tài khoản gồm các giao dịch, chức năng lưu trữ thông tin của loại tiền tệ này được rút gọn vào trong đồng tiền vật lý – có thể là đồng xu vàng, hoặc tờ đô la. Đồng tiền này được tất cả mọi người công nhận là có quyền mua hàng hóa hoặc dịch vụ, bởi người chủ sở hữu đã kiếm được nó từ những công việc trong quá khứ.
Một khi con người có nhu cầu trao đổi tiền tệ trong khoảng cách xa, khả năng lưu giữ thông tin của đồng tiền vật lý trở nên vô dụng. Người mua không có cách nào vận chuyển những đồng tiền này tới người bán, trừ khi họ buộc phải đặt niềm tin vào một bên chuyển phát mà rất có thể sẽ cuỗm luôn số tiền. Giải pháp xuất hiện nhờ một hình thức lưu giữ sổ cái mới, đó là kế toán kép, một phương thức được tiên phong bởi những nhân viên ngân hàng thời kỳ Phục hưng, chúng ta sẽ nói kỹ hơn dưới đây. Khi phương pháp kế toán này được áp dụng cũng là lúc ngân hàng chính thức tham gia vào lĩnh vực thanh toán và mở rộng khả năng trao đổi của con người lên một cách đáng kể trong nhiều thế kỷ. Sẽ không quá khi nói rằng sáng kiến về ngân hàng này đã kiến tạo nên thế giới hiện đại. Nhưng nó chỉ càng làm trầm trọng thêm vấn đề bấy lâu của sổ kế toán: Liệu xã hội có thể tin tưởng những người lưu giữ hồ sơ không?
https://thuviensach.vn
Bitcoin đã giải quyết vấn đề này bằng cách tái định hình sổ cái kế toán. Nó bóc trần sự thật rằng các ngân hàng chưa chắc đã đáng tin và có thể lừa gạt bạn bằng các loại phí ngầm và các khoản thù lao không minh bạch. Bitcoin là thứ đầu tiên làm được điều này bằng cách tín thác trách nhiệm xác minh và duy trì sổ cái sang một cộng đồng người dùng thường xuyên kiểm tra chéo công việc của nhau và đi đến sự đồng thuận về một hồ sơ chung, nhằm đại diện cho một sự thật gần đúng mà họ đã nhất trí. Một mạng lưới các máy tính phi tập trung, mà không chịu sự kiểm soát của bất kỳ tổ chức nào, từ đó sẽ thay thế ngân hàng và các thể chế lưu giữ sổ cái tập trung khác mà Nakamoto gọi là “bên thứ ba đáng tin cậy.” Cuốn sổ cái mà họ cùng nhau tạo dựng đó sẽ trở thành cái được gọi là Blockchain.
Nhờ Bitcoin có mạng lưới các máy tính độc lập cùng kiểm chứng mọi thứ, các giao dịch có thể được thực hiện ngang cấp, tức là giữa người với người. Đây là một thay đổi lớn, ví dụ từ hệ thống thanh toán thẻ tín dụng và ghi nợ phức tạp khi mỗi giao dịch phải trải qua một loạt các bên trung gian – ít nhất là hai ngân hàng, một hoặc hai điểm xử lý thanh toán, một chủ quản hệ thống thẻ (ví dụ như Visa hay Mastercard), rồi tới hàng loạt các tổ chức khác nữa tùy thuộc vào nơi diễn ra giao dịch. Mỗi một thực thể trong hệ thống đó lại duy trì một sổ cái riêng, và sau đó lại phải đối chiếu tổng hợp với tất cả các lưu trữ độc lập của những thực thể khác. Đây là một quy trình không chỉ rườm rà mất thời gian, mà còn phát sinh chi phí và tiềm ẩn rủi ro. Bạn có thể nghĩ là tiền được chuyển đi ngay tức khắc khi bạn quẹt thẻ tại một cửa hàng quần áo, thực tế thì số tiền đó phải mất vài ngày để thực hiện các bước nhảy qua từng công đoạn và cuối cùng yên vị trong tài khoản của chủ cửa hàng, một quãng thời gian chờ như vậy có thể phát sinh rủi ro và chi phí. Với Bitcoin, giao dịch của bạn chỉ mất 10 đến 60 phút để được giải quyết xong xuôi, không lằng nhằng. Bạn sẽ không phải phụ thuộc vào những bên thứ ba đáng tin cậy để xử lý giao dịch hộ mình.
Tính năng mấu chốt của Bitcoin và những hệ thống tiền ảo khác giúp tạo ra các giao dịch ngang cấp như vậy chính là bản chất phân tán của sổ cái
https://thuviensach.vn
Blockchain. Hệ thống phi tập trung như vậy có được là nhờ một chương trình phần mềm độc nhất sử dụng mật mã ưu việt và một hệ thống thúc đẩy mang tính đột phá, giúp máy tính của những người giữ sổ cái đi đến sự đồng nhất. Chính điều này đã ngăn không cho bất kỳ ai có thể thay đổi dữ liệu cũ một khi nó đã được chấp nhận.
Kết quả nhận được thật kỳ diệu: Một phương thức lưu giữ thông tin cho ta một phiên bản sự thật đã được số đông nhất trí và đáng tin hơn bất kỳ sự thật nào ta từng thấy. Chúng tôi gọi Blockchain là Cỗ máy Sự thật, và những ứng dụng của nó sẽ không chỉ dừng lại ở phương diện tiền bạc.
Để có thể hiểu được giá trị mà góc nhìn “bao quát vạn vật” của Blockchain mang lại, chúng ta sẽ tạm ngưng bàn tới Bitcoin một chút, mà chuyển hướng nghiên cứu sang hệ thống ngân hàng truyền thống. Khi ấy chúng ta sẽ nhận ra những vấn đề mà Blockchain cần giải quyết.
Bong bóng Niềm tin
Ngày 29 tháng Một năm 2008, tập đoàn Lehman Brothers ở Phố Wall gửi báo cáo tài chính của họ trong năm tài chính 2007. Đó là một năm tốt đẹp với Lehman, dù có vài biến động trên thị trường chứng khoán và sự suy thoái của thị trường nhà đất, vốn rất nóng trong vài năm gần đây và là nguồn thu chính cho các ngân hàng đầu tư và thương mại. Tập đoàn này, được thành lập 167 năm trước ở Alabama và là một trong những tổ chức trụ cột của Phố Wall, thông báo doanh thu đạt 59 tỉ đô la và thu nhập 4,2 tỉ đô la trong năm 2007. Số lượng này còn nhiều gấp đôi những gì họ đã thu về và kiếm được bốn năm trước đó. “Sổ sách” của Lehman chưa bao giờ đẹp đẽ đến thế.
Chín tháng sau đó, Lehman Brothers tuyên bố phá sản.
Lehman Brothers chính là ví dụ tiêu biểu cho sự sụp đổ của lòng tin trong thế kỷ 21. Từ chỗ được mệnh danh là “con sư tử của Phố Wall”, tập đoàn
https://thuviensach.vn
này bị phanh phui là nợ nần ngập đầu và chỉ còn một cái vỏ rỗng tuếch tồn tại nhờ gian lận sổ sách – nói cách khác, ngân hàng này đã thao túng những sổ cái của mình. Đôi khi, họ thao túng bằng cách xóa những khoản nợ khỏi sổ sách khi tới mùa báo cáo. Cũng có khi, họ tùy tiện gán cho những tài sản “khó định giá” một con số cao ngất – để rồi sự thật gây sốc mới vỡ lở khi khối tài sản được bán tháo: C húng hoàn toàn vô giá trị.
Tai nạn năm 2008 này đã để lộ phần lớn những gì chúng ta biết về sự tự tin của Phố Wall vào thời điểm đó: Họ thao túng quá nhiều các sổ cái. Giá trị những tài sản được sổ cái theo dõi và ghi lại đó – bao gồm cả những thỏa thuận hoán đổi nợ xấu – hóa ra chỉ là hư không. Việc Lehman phá sản không sốc bằng niềm tin trọn vẹn và mù quáng mà chính các chuyên gia đặt vào những cuốn sổ cái cho đến khi quá muộn.
Các chính phủ và ngân hàng trên khắp thế giới bỏ ra hàng nghìn tỉ để dọn dẹp mớ lộn xộn này, nhưng tất cả những gì họ làm chỉ là khôi phục lại trật tự cũ, bởi họ đã hiểu sai vấn đề. Cách giải thích được số đông chấp nhận đó là vấn đề bắt nguồn từ thanh khoản, khi mà thị trường sụp đổ do thiếu vốn ngắn hạn. Nếu bạn đã từng bị thiếu hụt một vài trăm đô la để trả các hóa đơn cuối tháng, bạn sẽ hiểu được điều này. Sự thật là, các ngân hàng đang ngồi trên hàng nghìn tỉ tài sản có giá trị giả định nhưng trên thực tế thì họ không thể định giá được. Do đó, họ sẽ gán cho chúng những con số được tính toán qua loa và ghi vào trong sổ sách của mình. Chúng ta chẳng nghi ngờ gì bởi đã đặt niềm tin vào họ. Chúng ta tin vào những gì sổ cái nói. Vấn đề thực sự không phải ở thanh khoản, hay sự sụp đổ của thị trường. Vấn đề là sự mất lòng tin. Khi niềm tin bị phá vỡ, hậu quả của nó tới xã hội – và cả nền văn hóa chính trị chia rẽ của chúng ta – thật kinh hoàng.
Khi xảy ra khủng hoảng, giới cầm quyền khẳng định chắc nịch rằng họ đang kiểm soát được vấn đề – họ thông qua luật lệ nhằm đưa ngành ngân hàng vào kỷ cương và kiềm chế những thói quen đầu cơ tồi tệ nhất ở Phố Wall. Nhưng phần lớn công chúng đều coi những việc làm này chẳng khác
https://thuviensach.vn
gì cứu cánh cho các ngân hàng và tập đoàn. Sự giận dữ trỗi dậy và bùng phát thành cuộc biểu tình Tiệc Trà và Chiếm Phố Wall. Trong suốt những năm tháng từ đó đến nay, niềm tin của công chúng chưa bao giờ được khôi phục. Tình thế của chúng ta bây giờ chẳng khá hơn chút nào so với năm 2008.
Bằng nhiều cách khác nhau, nền kinh tế của Hoa Kỳ đã được vực dậy – vào thời điểm viết cuốn sách này, tỉ lệ thất nghiệp gần chạm mốc thấp kỷ lục và Chỉ số Bình quân Công nghiệp đang ở mức cao kỷ lục.
Nhưng những thành công đó không được chia sẻ công bằng; mức tăng lương ở nhóm đầu cao hơn tới sáu lần so với những người ở nhóm thu nhập trung bình, và còn cao hơn nữa so với những người ở nhóm cuối. Cơ cấu này chưa hề thay đổi trong suốt những thập kỷ qua, nhưng ngày càng tệ hại hơn sau đợt khủng hoảng tài chính, cũng như sau khi những chính sách được ban hành nhằm chống đỡ các thị trường tài chính mà trong đó của cải thuộc về người giàu. Đó là một lý do khiến những người dù là công dân Hoa Kỳ hay không đều tin rằng họ bị lừa gạt bởi những tổ chức đã mang lại sự tiến bộ và thịnh vượng trong suốt thế kỷ 20. Điều này thể hiện rõ trong nghiên cứu trường kỳ và liên tục của Pew Research về niềm tin vào chính phủ Hoa Kỳ, khi độ tin cậy gần chạm mức thấp nhất trong lịch sử (khoảng 20% vào tháng Năm năm 2017). Một khảo sát độc lập thực hiện bởi Gallop chỉ ra rằng trong năm 2017, chỉ khoảng 12% công dân Mỹ tin vào Quốc hội, giảm từ 40% trong năm 1979, khoảng 27% tin vào những gì họ đọc trên báo chí, so với con số 51% vào 38 năm trước đó, và chỉ 21% có niềm tin vào những doanh nghiệp lớn, giảm từ 32%.
Vào thời điểm viết cuốn sách này, thậm chí cả những người theo đảng Cộng hòa cũng đang tự hỏi, một là, tại sao Donald Trump lại có thể được bầu làm tổng thống, và hai là, tại sao lại có nhiều người bị dắt mũi bởi những thông tin sai lệch trắng trợn và các thuyết âm mưu đến thế. Nhưng đây mới là vấn đề lớn hơn: Trong một xã hội mà niềm tin đã suy giảm
https://thuviensach.vn
nghiêm trọng và chính phủ của chúng ta không còn hoạt động nữa, khi mà những công ty đã từng đảm bảo công việc của chúng ta tới trọn đời giờ lại đang thuê ngoài hoặc sử dụng robot, thì những lời biện bạch của Trump chẳng thấm tháp là bao so với sự mất niềm tin có hệ thống của các cử tri. Những cơ quan báo chí từng được tin tưởng giờ đây đang phải cạnh tranh với những tổ chức trực tuyến mờ ám đưa tin sai lệch, và cả hai đều bị buộc tội tung “tin giả.” Lòng tin của công chúng vào các thể chế đang dần cạn kiệt, và nếu không giải quyết sự đổ vỡ đó, nền dân chủ của chúng ta sẽ ngày càng tồi tệ đi dưới bàn tay của các chính trị gia và giới truyền thông, rót vào tai quần chúng những gì họ muốn nghe.
Niềm tin – đặc biệt là niềm tin vào các thể chế – là một tài nguyên xã hội tối quan trọng, là chất bôi trơn cho mọi tương tác của con người. Khi nó vẫn còn hoạt động, chúng ta thường xem nhẹ nó – chúng ta xếp hàng, tuân thủ luật giao thông, và nghĩ rằng ai cũng sẽ làm như thế. Niềm tin đằng sau những hành động như vậy không hiển hiện trong nhận thức của chúng ta. Nhưng khi niềm tin hao hụt đi, mọi thứ thật sự, thật sự sụp đổ. Ngày nay, điều này thể hiện rõ nhất ở những nước như Venezuela, nơi người dân đã mất niềm tin vào sự quản lý của chính phủ và đồng tiền của mình, dẫn tới siêu lạm phát, hàng hóa khan hiếm, người dân chết đói, bạo lực hoành hành, nổi loạn và những biến động xã hội to lớn khác. Nhưng điều này không bộc lộ rõ ràng ở những nước phương Tây. Khi các quan chức chính phủ và ngân hàng trung tâm tìm cách gia tăng đầu tư và tạo việc làm, in nhiều tiền hơn hay dành nhiều ưu đãi hơn cho những bên có quan hệ, người dân ở khắp mọi nơi đang la ó phản đối toàn bộ hệ thống. Chính nó đã mang chiếc ghế tổng thống Hoa Kỳ tới cho Donald Trump và Brexit tới Vương quốc Anh. Nhưng nó cũng tạo ra một sự rối loạn về kinh tế. Nếu người dân không tin tưởng vào các hệ thống kinh tế nữa, họ sẽ không dám chấp nhận rủi ro; họ sẽ không tiêu tiền nữa. Kẻ bị thiệt ở đây chính là nền kinh tế giảm sút và kém phát triển.
https://thuviensach.vn
Vấn đề về lòng tin này bản chất gắn liền với sổ cái và hồ sơ lưu trữ. Để hiểu được điều này, chúng ta sẽ tìm hiểu một câu chuyện ít được biết tới về một tu sĩ dòng Phan Sinh với tình yêu dành cho toán học đã phát triển một hệ thống giúp châu Âu thoát ra khỏi Thời kỳ Tăm tối theo cách trực tiếp hơn các ngân hàng của dòng họ Medici, người đã rót tiền cho sự tăng trưởng đó. Từ đó, chúng ta có thể vạch một đường thẳng kéo dài tới tận thời kỳ của Lehman Brothers và chỉ ra sự tối ưu của một hệ thống tính toán, ví dụ như Blockchain, có thể trả lời cho vấn nạn muôn thuở này của xã hội.
Sự thật, Niềm tin và “Sổ sách”
Làm sao mà một doanh nghiệp vừa kiếm được 4,2 triệu đô la năm trước lại có thể phá sản vào năm sau? Lý do không chỉ vì Lehman Brothers đã thao túng các sổ cái của họ, mà còn vì họ đang lợi dụng niềm tin mà các cổ đông, cơ quan quản lý, và cả dân chúng đã đặt vào mình. Về phương diện kế toán, Lehman đã dùng đến rất nhiều mưu mẹo để làm đẹp sổ sách, những giấy tờ tài chính tối quan trọng mà các nhà đầu tư và cổ đông dựa vào để đánh giá rủi ro khi làm việc với một tổ chức nào đó. Kế toán viên của Lehman đã chuyển số nợ hàng tỷ đô la khỏi bảng cân đối cuối quý của ngân hàng này và lưu chúng ở một cơ sở kế toán tạm thời có tên giao dịch thỏa thuận mua lại, một công cụ đáng lý nên dùng để huy động vốn ngắn hạn chứ không phải giấu nợ. Cho nên khi báo cáo, vấn đề nợ nần của công ty này dường như không quá nghiêm trọng. Rồi khi báo cáo được gửi đi, công ty này ghi lại số nợ vào trong sổ sách. Cứ như thể họ đang duy trì hai loại sổ sách, một được trưng ra cho công chúng, còn một thì được giữ kín. Hầu hết mọi người chấp nhận những gì được báo cáo trong sổ sách công khai kia, hay chính là “sự thật” theo phiên bản Lehman. Và sự man trá trong sổ sách của Lehman đã được phơi bày vào tháng Chín năm 2008. Nhưng vấn đề quan trọng nhất nằm ở niềm tin của cộng đồng, ở sự tin tưởng mù quáng vào những con số mà công ty đưa ra. Và vấn đề này – bản chất là vấn đề lòng tin – đã bắt nguồn từ rất rất lâu.
https://thuviensach.vn
Kế toán kép được phổ biến ở Châu Âu vào cuối thế kỷ 15, và hầu hết các học giả tin rằng chính nó là bàn đạp cho sự thăng hoa của thời kỳ Phục hưng và sự xuất hiện của nền tư bản hiện đại. Nhưng tại sao nó làm được như vậy lại là một câu hỏi khó. Tại sao một thứ nhàm chán như giữ sổ sách lại là yếu tố then chốt cho cuộc cách mạng văn hóa toàn diện ở châu Âu?
Trong suốt gần bảy thế kỷ, “sổ sách” đã trở thành một thứ gì đó mà tâm trí chúng ta đều đánh đồng với sự thật – kể cả trong tiềm thức. Khi nghi ngờ những lời khai tài sản của một ứng viên, chúng ta sẽ lật tìm hồ sơ ngân hàng – bảng cân đối kế toán của chính anh ta. Khi một công ty muốn huy động vốn từ thị trường công, họ sẽ phải công khai sổ sách của mình cho những nhà đầu tư tiềm năng. Để trụ được ở thị trường, họ cần kế toán thường xuyên chứng thực những sổ sách đó cho mình. Duy trì tốt công tác kế toán trong sạch là một điều quan trọng không thể thay thế được.
Sự phát triển của kế toán tới tầm ngang hàng sự thật đã diễn ra xuyên suốt nhiều thế kỷ, và bắt đầu từ mối ác cảm không giấu giếm của những người Kitô giáo châu Âu với việc vay mượn trước khi có sự xuất hiện của kế toán kép. Người cổ đại khá là thoải mái với nợ nần. Những người Babylon thể hiện điều này trong Đạo luật Hammurabi nổi tiếng, khi đưa ra các điều luật cho việc vay mượn, ghi nợ, và trả nợ. Tuy nhiên, truyền thống của người Kitô – Do Thái giáo thực sự không coi ngành công nghiệp vay mượn là điều gì tốt đẹp cho cam. “Ngươi không được cho anh em của mình vay lấy lãi,” Cuốn Kinh Thánh chương 23, điều 19–20 nêu rõ. “Nơi ngươi, người ta nhận của hối lộ đặng làm đổ máu; ngươi đã lấy lời lãi và tăng thêm; ngươi ức hiếp kẻ lân cận, lấy của không biết chán, và đã quên ta, Chúa toàn năng phán,” theo Ezekiel, Kinh Thánh, chương 22, điều 12. Khi đạo Kitô nở rộ, nét văn hóa chống vay lấy lãi đã ăn sâu này tiếp diễn thêm hơn một ngàn năm nữa, trùng hợp với Thời Kỳ Tăm tối, khi sự sụp đổ của đế chế Hy Lạp và La Mã thịnh vượng kéo theo cả vốn hiểu biết về toán học của châu Âu. Những người duy nhất thực sự cần đến môn khoa học này là các nhà sư đang cố tìm hiểu xem ngày nào là lễ Phục sinh.
https://thuviensach.vn
Chỉ đến thế kỷ 12 với những cuộc Thập tự chinh, khi người châu Âu bắt đầu giao thương với phương Đông, thì họ mới được tiếp xúc với toán học vốn đã phát triển ở Ả rập và châu Á. Vào thế kỷ 13, một thương nhân người Ý có tên Fibonacci đã thực hiện các chuyến đi tới Ai Cập, Syria, Hy Lạp, và Sicily, nơi ông thu thập được rất nhiều các tài liệu toán học. Cuốn sách Liber Abaci của ông, chứa đầy số nguyên và phân số, căn bậc hai và đại số, đã cho thấy những ứng dụng thương mại của toán học, ví dụ như giao dịch tiền nong và tính lợi nhuận. Trước khi có Fibonacci, các thương nhân châu Âu không thể tính toán được những thứ mà chúng ta đã quá quen ngày nay; ông đã dạy họ cách đo tỉ lệ, ví dụ cách chia một bó cỏ khô và tính giá cho đúng. Ông dạy họ cách chia lợi nhuận trong một doanh nghiệp. Những phép toán của Fibonacci đã cho họ sự chuẩn xác trong kinh doanh mà trước giờ vốn quá xa xỉ với họ.
Hệ thống tính số của Fibonacci đã tạo nên một cơn sốt trong giới thương nhân và là nguồn kiến thức toán học chính yếu ở châu Âu trong hàng thế kỷ. Nhưng một điều cũng quan trọng không kém đã diễn ra trong khoảng thời gian này: Người châu Âu đã học được cách làm kế toán kép từ những người Ả rập vốn đã sử dụng nó từ thế kỷ thứ bảy. Các thương nhân ở Florence và các thành phố khác ở Ý bắt đầu áp dụng cách tính toán mới này vào công việc kinh doanh hàng ngày. Fibonacci đã cho họ những phương pháp đo lường mới trong kinh doanh, còn kế toán kép đã giúp họ lưu giữ lại tất cả những thứ đó. Rồi thời khắc mang tính bước ngoặt đã đến: Năm 1494, hai năm sau khi Christopher Columbus lần đầu đặt chân tới châu Mỹ, một tu sĩ dòng Phan Sinh có tên Luca Pacioli đã viết một cuốn sổ tay tổng hợp hướng dẫn cách sử dụng hệ thống kế toán này.
Cuốn sách Summa de arthmetica, geometria, proportioni et proportionalita (tạm dịch: Tổng hợp về số học, hình học, tỷ lệ thức và mối tương quan) của Pacioli, được viết bằng tiếng Ý chứ không phải tiếng Latinh nhằm tiếp cận gần hơn với công chúng, đã trở thành công trình phổ quát đầu tiên về toán học và kế toán. Phần viết về kế toán được đón nhận nồng nhiệt tới mức nhà
https://thuviensach.vn
xuất bản cuối cùng đã cho ban hành một tập riêng về nó. Pacioli đã cho chúng ta tiếp cận với sự chuẩn xác của toán học. “Nếu không có kế toán kép, các thương gia sẽ không thể ngủ ngon mỗi tối,” Pacioli viết, pha trộn giữa kiến thức thực tế và kỹ thuật – tác phẩm của Pacioli đã trở thành cuốn sách phát triển bản thân cho giới thương nhân.
Việc một thành viên trong giới giáo sĩ quan tâm tới kế toán kép có một ý nghĩa quan trọng, bởi phương pháp của Pacioli đã giúp các thương nhân vượt qua sự khinh bỉ của nhà thờ dành cho việc vay lấy lãi. Các thương nhân phải chứng minh với nhà thờ rằng công việc kinh doanh của họ trên thực tế không hề có tội, rằng họ đã mang đến lợi ích cho nhân loại. Theo những gì tác giả James Aho viết, thì trong thời Trung Cổ, “chỉ cần nghĩ rằng một người nào đó đang thèm khát lợi nhuận là những người Kitô giáo đã phẫn nộ rồi.” Kế toán kép, hoàn toàn không hề chủ đích, đã giải quyết được vấn đề này. Như thế nào? Câu trả lời nằm trong cuốn Sách Khải huyền, câu chuyện của Đạo Kitô về lời phán xét sau cùng, có ghi:
Tôi thấy những người chết, cả lớn lẫn nhỏ, đứng trước ngai, và các cuộn sách được mở ra. Nhưng có một cuộn sách khác được mở ra, đó là cuộn sách sự sống. Những người chết được phán xét tùy theo việc làm của họ, chiếu theo mọi điều viết trong các cuộn sách.
Cắt nghĩa: người chết đứng trước Chúa trời và mở cuốn sách của họ ra. Rồi Chúa mở cuốn sách của ngài. Cuốn sách thứ hai. Ồ, bạn có thể gọi đây là kế toán kép. “Bất kỳ ai không có tên trong cuốn sách cuộc đời sẽ bị ném vào hồ lửa.” Thông qua một phương pháp kế toán đơn giản, giới thương nhân đã có thể thực hiện chiêu trò vẫn khiến họ lúng túng cả thiên niên kỷ qua: T ham gia vào công việc cho vay. Kế toán kép, theo Aho, “đã góp phần tạo ra một ‘lĩnh vực hiển thị’ mới: Giới thương nhân theo đạo Kitô.”
Mối liên hệ có chủ ý này giữa các đoạn trong Kinh Thánh và kế toán được thể hiện rõ trong những gì Pacioli viết. Ngay đoạn giới thiệu đầu tiên mô tả về phương pháp kế toán kép, ông đã ghi: “Các doanh nhân nên bắt đầu ghi
https://thuviensach.vn
lại lịch sử kinh doanh của mình từ ngày tháng sau công nguyên, đánh dấu mọi giao dịch để giúp bản thân luôn ghi nhớ phải hành xử có đạo đức và để ý đến lời răn của Đức Thánh.”
Một khi khái niệm cho vay lấy lãi không còn bị Kitô giáo phản đối, mọi người bắt đầu làm quen với nó. Gia tộc Medici ở Florence là những người đầu tiên trở thành một bên trung gian không thể thiếu trong việc kết hợp các dòng tiền ở khắp châu Âu. Bước đột phá này của gia tộc Medici có được là nhờ họ thường xuyên sử dụng kế toán kép. Nếu một thương nhân ở Rome muốn bán thứ gì đó cho một khách hàng ở Venice, những cuốn sổ cái mới đó sẽ giải quyết được vấn đề lòng tin giữa hai người đang sinh sống rất xa nhau. Bằng cách ghi một số nợ trong tài khoản ngân hàng của người trả tiền và thêm số tiền đó vào tài khoản của người thụ hưởng – khi thực hiện thao tác kế toán kép – ngân hàng đã có thể chuyển tiền mà không cần phải xê dịch một đồng xu vật lý nào. Khi làm như vậy, họ đã chuyển hóa cả một hệ thống thanh toán, đặt nền móng cho thời kỳ Phục hưng và nền tư bản hiện đại. Không kém phần quan trọng, họ đã thành lập ngành ngân hàng với tuổi đời 500 năm tính đến bây giờ, mang đến cho họ một vai trò là một bên trung tâm được xã hội tin cậy.
Do đó, giá trị của kế toán kép không chỉ đơn thuần nằm ở hiệu suất. Sổ cái được nhìn nhận như một kim chỉ nam về mặt đạo đức, kiến tạo sự chính trực cho tất cả những người liên quan. Thương nhân thì ngay thẳng, ngân hàng thì thánh thiện – có tới ba giáo hoàng xuất thân từ gia đình Medici vào thế kỷ 16 và 17 – và công việc làm ăn diễn ra với một sự tôn kính hết mực. Những doanh nhân vốn bị ngờ vực trước đây, giờ lại là những tấm gương sáng về mặt đạo đức cho cả cộng đồng noi theo. Aho viết: “Người sáng lập Nhà thờ Giám lý John Wesley, Daniel DeFoe, Samuel Pepys, các tín đồ Baptist thuộc Phong trào Tin Lành, nhà thần luận Benjamin Franklin, các tín đồ của giáo phái Shaker, Xã hội Hòa hợp, và mới đây nhất là Cộng đồng Iona ở Anh Quốc, đều một mực cho rằng việc lưu giữ tỉ mỉ các tài khoản tài
https://thuviensach.vn
chính là một phần trong chương trình kiến tạo sự trung thực, trật tự và siêng năng.”
Nhờ có những khái niệm toán học du nhập từ Trung Đông trong các cuộc Thập tự chinh, kế toán trở thành một nền tảng đạo đức góp phần vào sự phát triển của nền tư bản hiện đại, và các kế toán viên của nền tư bản biến thành những mục sư đáng kính của một tôn giáo mới. Thời nay, hầu hết mọi người (dù không phải tất cả) đều cảm thấy khó mà coi Kinh Thánh như một sự thật hiển nhiên; nhưng lại không do dự đặt niềm tin vào sổ sách của Lehman Brothers – cho đến khi những lỗ hổng bất thường được phơi bày.
Điều trớ trêu lớn nhất của năm 2008 là chính niềm tin của chúng ta vào một hệ thống kế toán, một niềm tin đã khắc ghi vào ý thức hệ của chúng ta sâu sắc đến mức ta còn không nhận ra, đã khiến chúng ta dễ bị qua mặt. Kể cả khi được thực hiện trung thực, thì kế toán đôi khi chẳng hơn gì một trò đoán mò có định hướng. Kế toán hiện đại, đặc biệt là ở những ngân hàng quốc tế lớn, đã trở nên phức tạp đến mức nó gần như vô dụng. Trong một bài phân tích toàn diện vào năm 2014, Matt Levine, chủ mục tờ Bloomberg, đã giải thích bảng cân đối của một ngân hàng gần như bất minh đến mức nào. Theo anh, “giá trị” của một khối lượng lớn tài sản trong bảng cân đối đơn giản chỉ là những con số được ngân hàng phỏng đoán về khả năng thu hồi các khoản cho vay mà họ đã thực hiện, hay những trái phiếu mà họ nắm giữ, và những mức giá mà họ chộp được trên thị trường, tất cả được tính toán dựa trên sự tính toán bù trừ và mơ hồ về trách nhiệm và nghĩa vụ của họ. Nếu họ đoán chệch dù chỉ 1% thôi, thì lợi nhuận hàng quý cũng có thể biến thành thua lỗ. Để biết được một ngân hàng có thật sự thu về lợi nhuận hay không tựa như một câu đố vậy. “Tôi hân hạnh thông báo với bạn là chẳng có đáp án nào cho câu đố đó hết,” anh viết. “Một người không thể biết được liệu Ngân hàng Hoa Kỳ lời hay lỗ vào quý vừa rồi.” Theo anh, bảng cân đối kế toán của một ngân hàng, thực chất là một loạt các “phỏng đoán hợp lý về định giá". Nếu bạn đoán nhầm, như Lehman chẳng hạn, thì bạn sẽ phá sản.
https://thuviensach.vn
Cái chúng tôi muốn hướng tới không phải là bêu xấu kế toán kép hay các ngân hàng. Nếu chúng ta cộng dồn tất cả các điểm trừ và điểm cộng lại, kế toán kép đã làm được nhiều điều tốt hơn là xấu. Cái chúng tôi thực sự muốn là chỉ ra nguyên nhân sâu xa cả về lịch sử và văn hóa vì sao chúng ta lại tin tưởng vào phương cách kế toán này. Và giờ khi chúng ta thất bại, câu hỏi đặt ra là liệu một công nghệ nhất định với cách kế toán mới có giúp ta khôi phục niềm tin vào nền kinh tế không. Liệu Blockchain, thứ luôn được công khai cho cộng đồng kiểm tra, và được đảm bảo bằng một loạt dữ liệu nhập vào sổ cái đã được mã hóa bằng thuật toán, được phân tán và duy trì bởi rất nhiều máy tính khác nhau, chứ không phải một ngân hàng nào đó, có thể giúp chúng ta khôi phục niềm tin đã mất vào vốn xã hội không?
Giao thức Tối thượng
Ngày 31 tháng 10 năm 2008, khi cả thế giới đang chìm trong cơn bão khủng hoảng tài chính, một "chuyên đề" ít người biết tới được phát hành bởi một người có bút danh “Satoshi Nakamoto”, miêu tả về một thứ có tên gọi “Bitcoin”, một phiên bản tiền ảo mà không cần sự hậu thuẫn của chính phủ. Điều cốt lõi của loại tiền điện tử này nằm ở một cuốn sổ cái công khai mà tất cả mọi người đều có thể xem nhưng lại không thể chỉnh sửa. Cuốn sổ cái này về bản chất là một sự thể hiện khách quan và số hóa của sự thật, và trong những năm sau đó được biết đến với tên gọi Blockchain.
Nakamoto đã kết hợp nhiều yếu tố để sáng chế ra Bitcoin. Nhưng cũng giống như Fibonnaci và Pacioli của thế kỷ trước, ông không phải là người duy nhất nghiên cứu ý tưởng tận dụng công nghệ của thời đại để tạo ra các hệ thống tốt hơn. Vào năm 2005, một chuyên gia máy tính có tên Ian Grigg, đang làm việc tại một công ty có tên Systemics, đã giới thiệu một hệ thống thử nghiệm mà ông gọi là “kế toán ba lần”. Grigg làm việc trong lĩnh vực mật mã học, một môn khoa học đã có từ thời cổ đại, khi con người lần đầu tiên biết sử dụng ngôn ngữ mã hóa để chia sẻ “mật mã” hoặc bí mật. Kể từ khi công cụ tính toán của Alan Turing giải được mật mã Enigma của
https://thuviensach.vn
quân đội Đức, ngành mật mã học đã trở thành một phần trụ cột trong thời đại điện toán. Nếu không có nó, việc chia sẻ thông tin cá nhân trên Internet – chẳng hạn như những giao dịch của chúng ta trong trang Web của ngân hàng – sẽ bị lộ ra cho cả bàn dân thiên hạ thấy. Khi năng lực điện toán của chúng ta phát triển theo cấp số nhân, mức độ ảnh hưởng của mật mã tới cuộc sống của chúng ta cũng tăng lên. Về phần mình, Grigg tin rằng điều này sẽ dẫn tới một hệ thống lưu trữ dữ liệu có thể được lập trình, và ngăn ngừa được hoàn toàn mối nguy lừa đảo. Nói một cách ngắn gọn, khái niệm này vẫn giữ nguyên hệ thống kế toán kép hiện tại và bổ sung thêm một lần kế toán nữa: M ột cuốn sổ cái độc lập, công khai được đảm bảo bởi các phương thức mật mã khiến cho không ai có thể thay đổi được. Grigg xem đây là một cách để chống lừa đảo. Theo lời mô tả của Grigg, người dùng sẽ duy trì các tải khoản kép của riêng họ, nhưng sẽ có một chức năng nữa được thêm vào các cuốn sổ điện tử này, đó là một nhãn thời gian, một hóa đơn có chữ ký và được bảo đảm cho mỗi lần giao dịch. (Khái niệm “chữ ký” trong mật mã học nói đến một thứ có tính khoa học hơn nhiều so với một chữ viết tay; nó đòi hỏi sự kết hợp của hai số liên quan, hay còn gọi là “chìa khóa” – một được biết đến công khai, và một được giữ kín – để chứng minh bằng toán học rằng thực thể đưa ra chữ ký được ủy quyền để làm vậy.) Grigg hình dung hệ thống kế toán ba lần của mình như một chương trình phần mềm có thể ứng dụng trong một công ty hoặc tổ chức lớn. Nhưng cuốn sổ cái thứ ba, chứa tất cả các hóa đơn có chữ ký đó, có thể được kiểm chứng công khai và tức thời. Bất kỳ sai lệch nào trong các dữ liệu đã được dán nhãn thời gian sẽ là dấu hiệu của sự gian lận. Hãy nghĩ tới một vụ lừa đảo như của Bernie Madoff1, khi Madoff đã tự bịa ra các giao dịch và ghi chúng lại vào những cuốn sổ hoàn toàn hư cấu, và bạn sẽ thấy giá trị của một hệ thống có thể kiểm chứng các tài khoản trong thời gian thực.
1 Bernard Madoff (sinh năm 1938) từng là chủ tịch của sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq. Đến 11/12/2008, ông bị bắt và bị buộc tội gian lận tài chính. (BTV)
https://thuviensach.vn
Trước Grigg, vào những năm 1990, một nhân vật nhìn xa trông rộng khác cũng đã nhận thấy sức mạnh tiềm năng của một cuốn sổ cái điện tử. Nick Szabo là một thành viên đời đầu của phong trào Cypherpunk1 và đã phát triển một vài khái niệm mà sau này trở thành nền tảng của Bitcoin, chính vì điều này nên vài người nghi ngờ ông chính là Satoshi Nakamoto. Điểm cốt lõi trong giao thức của ông là một bảng tính chạy trên một “cỗ máy ảo” – ví dụ như một mạng lưới các máy tính được liên kết – có thể được tiếp cận bởi nhiều bên. Szabo hình dung ra một hệ thống phức tạp gồm cả các dữ liệu cá nhân và công cộng có thể bảo vệ danh tính cá nhân nhưng vẫn cung cấp đủ thông tin công khai về các giao dịch, để từ đó xây dựng một lịch sử giao dịch có thể kiểm chứng. Hệ thống của Szabo – được ông gọi là “Giao thức Tối thượng” – đến giờ đã tồn tại hơn hai thập niên. Thế nhưng nó vẫn có một sự tương đồng đáng kinh ngạc với các nền tảng và giao thức Blockchain mà chúng ta sẽ tìm hiểu thêm trong các chương tới. Szabo, Grigg, và những người khác nữa đã tiên phong một cách tiếp cận có khả năng tạo ra một lịch sử dữ liệu không thể bị thay đổi – một hồ sơ lưu trữ mà những người như Madoff, hay các nhân viên ngân hàng của Lehman, không thể xen vào. Cách tiếp cận của họ có thể sẽ giúp khôi phục niềm tin vào các hệ thống mà chúng ta dùng để giao dịch với nhau.
1 Để tìm hiểu thêm về phong trào Cypherpunk xuất phát từ Khu vực Vịnh San Francisco và vai trò của nó trong sự phát triển của các loại tiền ảo, vui lòng tìm đọc cuốn Kỷ nguyên Tiền điện tử của chúng tôi.
Toán học, Sự công khai, và một Công cụ Mới cho Sự thật Đồng nhất
Nếu các cộng đồng muốn tham gia trao đổi và hình thành nên các xã hội vận hành tốt, họ cần phải tìm ra cách để cùng đi đến thống nhất về một sự thật chung. Và trong thời đại kỹ thuật số của thế kỷ 21, khi rất nhiều cộng đồng được thành lập trực tuyến vượt qua các biên giới và giới hạn pháp lý, những tổ chức cũ vốn quen với việc áp đặt các quy phạm sẽ không còn vận hành được tốt như trước nữa.
https://thuviensach.vn
Những người ủng hộ giải pháp Blockchain cho rằng tốt nhất là nên áp dụng một cách tiếp cận phân tán cho quy trình khám phá sự thật này, để không một thực thể nào có thể kiểm soát. Khi đó, phương pháp này sẽ không thể bị can thiệp, tấn công, mắc lỗi, hay chịu tác động khi có thảm họa.
Thêm vào đó, các kết quả sẽ được đối chiếu nhờ một phép toán mật mã bền vững, khiến các dữ liệu khác sẽ không bao giờ bị ghi chép đè lên. Đây là cách hoạt động của mật mã giúp nó làm được như vậy: N ó sử dụng các mã bảo vệ dữ liệu được thu thập từ một bộ số lớn đến mức vượt xa trí tưởng tượng của con người.
Số lượng các khả năng là quá nhiều việc tìm ra mã ẩn nhờ đoán mò – tức là thử và loại từng trường hợp một – là bất khả thi. Nhờ đó, Bitcoin giờ đây là mạng lưới điện toán lợi hại nhất trên thế giới, công suất băm của nó tính đến tháng 8 năm 2017 đã giúp cho tất cả các máy tính trong mạng lưới đồng loạt thử qua 7 triệu nghìn tỉ các dự đoán dãy số mỗi giây. Tuy thế, vẫn phải mất 4.500 nghìn tỉ tỉ năm để mạng lưới này có thể liệt kê hết các dãy số được tạo ra bởi thuật toán băm SHA–256 dùng để bảo vệ dữ liệu của Bitcoin. Quãng thời gian đó dài hơn tới 36.264 tỉ tỉ lần so với tuổi thọ được dự đoán của vũ trụ. Mật mã của Bitcoin khá là an toàn như vậy đấy1.
1 Một vấn đề cần phải lưu ý đó là, nếu các nhà khoa học tạo ra được một máy tính lượng tử thực sự khả dụng, mật mã ở cấp độ này vẫn có thể bị phá vỡ. Nhưng ý tưởng đó không chỉ ở tương lai rất xa; mà dù có thành sự thật đi chăng nữa, nó sẽ khiến cho tất cả các hệ thống an ninh không gian mạng, không chỉ của Bitcoin, trở nên vô dụng. Tuy nhiên các nhà thiết kế mật mã đã và đang nghiên cứu các hệ thống kháng lượng tử mà trên lý thuyết sẽ có thể chống lại các cuộc tấn công lượng tử.
Tuy nhiên, để có thể hoạt động, hệ thống kế toán trung thực này vẫn cần một thứ gì đó ngoài mật mã. Nó cần phải công khai lịch sử những giao dịch liên kết để người dùng có thể giám sát. Điều này có nghĩa là, sổ cái cần được công khai, và thuật toán giúp nó hoạt động phải tuân theo các nguyên
https://thuviensach.vn
tắc mã nguồn mở, tức là mọi người đều có thể xem và kiểm tra được mã nguồn mở của nó.
Tuy nhiên, đồng thời hệ thống cũng phải có khả năng bảo mật dữ liệu cá nhân, bởi người ta sẽ không sử dụng nó nếu danh tính cá nhân và những bí mật kinh doanh độc quyền bị phơi bày cho người ngoài. Bitcoin xử lý vấn đề này bằng cách chỉ hiển thị các “địa chỉ” số một lần được phân ngẫu nhiên cho người dùng khi họ nhận được bitcoin và không tiết lộ điều gì về danh tính của người kiểm soát chúng. Nhưng nó không phải một hệ thống hoàn toàn ẩn danh – mà đúng hơn nên gọi nó là hệ thống “giả danh”. Đối với Bitcoin, bằng cách lần theo các dòng chảy giao dịch từ địa chỉ này tới địa chỉ khác, ta có thể theo dõi các trao đổi tiền tệ tới một địa chỉ nơi người nhận có thể được xác minh – ví dụ như khi họ chuyển từ tiền bitcoin thành đô la tại một điểm trao đổi bitcoin hợp pháp, mà có lưu tên họ, địa chỉ, và các thông tin khác của khách hàng. Với một vài nhà mật mã học coi tính bảo mật là ưu tiên hàng đầu, điều này vẫn chưa đủ. Do đó, một vài người đang phát triển các loại tiền ảo khác – ví dụ như Zcash, Monero, và Dash – với tính năng bảo mật dữ liệu tốt hơn Bitcoin. Những loại tiền ảo này chỉ lưu giữ đủ thông tin trên sổ cái, để các máy tính xác thực có thể yên tâm rằng mọi tài khoản không bị can thiệp hoặc thao túng, nhưng đồng thời cũng giúp bảo mật danh tính tốt hơn. Cho dù giải pháp này có nhất thiết đòi hỏi các biện pháp bảo mật riêng tư đến mức như thế hay không, thì mô hình chung của một hệ thống sổ cái mới mà chúng tôi chỉ ra ở trên – sổ cái phân tán, được đảm bảo an toàn nhờ mật mã, vừa công cộng vừa riêng tư – có thể chính là những gì cần có để khôi phục niềm tin của người dân vào các hệ thống hồ sơ lưu trữ của xã hội. Và cũng là để khuyến khích mọi người tham gia lại vào các trao đổi kinh tế, cũng như chấp nhận mạo hiểm.
Để xã hội có thể vận hành, chúng ta cần một “sự đồng thuận về dữ liệu”, theo lời Tomicah Tillemen, giám đốc Quỹ New America ở Washington và chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Blockchain Toàn cầu. “Chúng ta cần thiết lập một dữ liệu chung mà tất cả mọi người đều đồng thuận. Và cách chúng
https://thuviensach.vn
tôi đã thực hiện điều đó ở các nước phát triển là thành lập các cơ quan có trách nhiệm khởi tạo nên những dữ liệu đó. Các cơ quan đó hiện giờ đang chịu nhiều chỉ trích… Blockchain có tiềm năng đẩy lùi sự xuống dốc đó và tạo ra một cơ cấu mới nơi tất cả mọi người đều có thể nhất trí về một bộ các dữ liệu chủ chốt, nhưng đồng thời cũng đảm bảo tính bảo mật để các thông tin đó không bị phơi bày ra công chúng.”
https://thuviensach.vn
Chương hai
"QUẢN TRỊ" NỀN KINH TẾ SỐ M
ột tối tháng Chín năm 2011, doanh nhân Peter Sims nhận được tin nhắn từ một người bạn, Julia Allison, hỏi rằng có phải anh ta đang ở trên một chiếc SUV chạy Uber gần đường số 33 và đại lộ Fifth Avenue ở New York không. Đó chính xác là vị trí hiện tại của Sims, và anh nghĩ rằng cô bạn chắc hẳn là thấy mình từ một chiếc xe khác gần đó.
Trên thực tế, lúc đó Allison thậm chí còn đang ở một bang khác. Cô ấy đang tham gia một bữa tiệc ở Chicago, kỷ niệm đợt ra mắt của Uber tại thành phố Windy. Cô ấy đã xem một trong những thủ thuật ưa thích trong các bữa tiệc của đội ngũ Uber mà họ hay gọi là God’s view, một bản đồ thể hiện trực tiếp địa điểm của xe ô tô và danh tính hành khách trong đó. Uber không chỉ theo dõi hành trình của xe, nó còn theo dõi cả lịch trình đi lại của mọi người. Khi Allison giải thích làm thế nào cô biết rõ vị trí của Sims, anh đã ngạc nhiên tột độ.
Uber từng dính tai tiếng về nạn quấy rối tình dục nhân viên và đã phải thực hiện những hành động quyết liệt để cố gắng giải quyết vấn đề, một trong số đó là việc buộc người đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành Travis Kalanick phải từ chức. Nhưng một vấn đề cũng quan trọng không kém là quyền riêng tư. Công ty này không chỉ kiểm soát thông tin nhạy cảm về hành trình của khách hàng, mà các quan chức cao cấp của công ty, ít nhất là trong những ngày đầu, còn sẵn sàng lạm dụng quyền lực đó. Vào tháng 11 năm 2014, Uber đã tiến hành một cuộc điều tra liên quan đến hành động của Tổng giám đốc chi nhánh New York, Josh Mohrer, sau khi nhà báo
https://thuviensach.vn
Johann Bhuiyan của BuzzFeed công bố việc anh bị Mohrer theo dõi hành trình bằng tính năng God’s view. Sự phản đối gay gắt xung quanh quyền riêng tư khách hàng đã dẫn đến một thỏa thuận của Uber với Tổng Chưởng lý New York Eric Schneiderman, theo đó công ty phải mã hóa tên người dùng và dữ liệu vị trí địa lý.
Rõ ràng, không khó để nhận thấy Uber và cả đối thủ chính, Lyft, đã gắn liền với cuộc sống hàng ngày của khách hàng. Khi tên công ty của bạn trở thành một động từ – như Xerox, Google, Uber – bạn biết bạn đã thành công. Nhưng đối với tất cả các thương hiệu gắn liền với vận tải tự do, trong đó cho phép các lái xe và hành khách tiếp cận nhau và “đi chung xe”, Uber thực sự đã tạo ra một sân chơi tập trung hóa. Nó không liên quan gì đến khái niệm phi trung gian cả. Công ty vì lợi nhuận này đóng vai trò là người gác cổng cho mọi giao dịch thành công giữa tài xế và hành khách, với khoản phí 25% cho mỗi giao dịch. Và Uber không phải là công ty vì lợi nhuận duy nhất kiếm tiền theo cách thức mới: Kiểm soát dữ liệu. Việc Uber, Facebook, và Google, cũng như tất cả những gã khổng lồ công nghệ khác trong thế kỷ 21, xử lý dữ liệu đó như thế nào đã và đang trở thành một vấn đề quan trọng.
Trong trường hợp bạn chưa biết, mạng Internet không hề tự do mà bị sở hữu. Có một số các công ty chủ chốt đang chi phối mọi thứ: Google, Facebook, Amazon. Chúng ta tin tưởng họ làm bên trung gian để gửi thư điện tử và các phương tiện truyền thông xã hội cho nhau, để quản lý nội dung tìm kiếm của chúng ta, để lưu trữ dữ liệu của chúng ta, v.v... Ở nhiều mức độ, những gì họ làm có vẻ là một điều tốt; nhưng cái giá chúng ta phải trả khi trao quyền cho các tổ chức này là rất lớn. Chúng ta, người dân nói chung, có thể nói là những nhà phát triển sản phẩm chưa được trả công, vì theo nghĩa đen chúng ta tạo ra giá trị cho các công ty này, bằng cách tạo ra nội dung và cung cấp dữ liệu có giá trị của chúng ta cho họ. Dù chúng ta có nhận lại các dịch vụ, nhưng sự mất cân bằng trong mối quan hệ này là một
https://thuviensach.vn
vấn đề rất nghiêm trọng. Điều này được thể hiện rõ ràng nhất trong hệ thống dân chủ của chúng ta.
Sau cuộc bầu cử năm 2016 của Mỹ, người ta mới tá hỏa khi biết rằng Facebook và Google kiểm soát những tin tức bạn đọc được. Hãy tưởng tượng thuật toán bí mật của Facebook chọn ra những tin tức phù hợp với quan điểm của bạn, từ đó lập ra các "không gian đọc cách ly" để những độc giả có chung quan điểm tiếp thu và chia sẻ những thông tin mơ hồ như một cách để xác nhận những thành kiến chính trị của họ. Đó là lý do tại sao trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016, một nhóm thanh thiếu niên ở Macedonia có thể viết ra các bài báo giả mạo, tuyên bố rằng Đức giáo hoàng ủng hộ Donald Trump, vậy mà lại thu hút được nhiều lượt yêu thích, chia sẻ và tiền quảng cáo hơn các mục tin tức thực sự từ các nguồn đáng tin cậy khác.
Vấn đề không chỉ dừng lại ở việc Facebook và Google trở thành những trung tâm xã hội lớn. Vấn đề là những gã khổng lồ số này đang giữ quyền kiểm soát chưa từng có đối với nhiều dữ liệu có tác động xã hội quan trọng nhất được trao đổi qua môi trường Web.
Mô hình “freemium1”, trong đó chúng ta coi dịch vụ của các công ty này là “miễn phí”, chỉ là ảo tưởng. Có thể chúng ta không phải trả một đồng nào cho Google hay Facebook, nhưng chúng ta lại bàn giao cho họ một loại “tiền tệ” có giá trị hơn: Dữ liệu cá nhân. Việc kiểm soát được loại “tiền tệ” này đã biến những công ty công nghệ này thành những kẻ độc quyền, những thế lực mới của thời đại kỹ thuật số. Tất nhiên, những điều này không phải là gì đó quá mới mẻ, chúng tôi nhắc lại nó để minh họa cho sự tập trung kiểm soát thông tin trên Internet đang làm lộ ra một vấn đề cốt lõi của cấu trúc tập trung hóa trên nền tảng Web, cũng như một thách thức về lòng tin chưa được giải quyết.
1 Freemium là một chiến lược định giá trong đó một sản phẩm hoặc dịch vụ (thường là ứng dụng kỹ thuật số như phần mềm, trò chơi hoặc dịch vụ web)
https://thuviensach.vn
về cơ bản được cung cấp miễn phí, và chỉ tính phí các tính năng bổ sung. (BTV)
Giấc mơ của một Hacker
Sau cuộc chiến pháp lý năm 2016 giữa Apple và FBI xoay quanh việc FBI yêu cầu nhà sản xuất điện thoại thông minh phải cung cấp cho cơ quan thực thi luật pháp quyền truy cập vào dữ liệu được mã hóa của khách hàng, người tiêu dùng dường như bị đẩy vào thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu muốn sống trong nền kinh tế kỹ thuật số, chúng ta hoặc phải để cho các công ty tư nhân kiểm soát dữ liệu cùng với nguy cơ bị lạm dụng, hoặc để cho các chính phủ kiểm soát các công ty tư nhân đó dẫn đến nguy cơ bị xâm phạm thông tin như trong những tiết lộ của Edward Snowden1 về Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA). Nhưng không cần phải quá cứng nhắc trong việc lựa chọn. Chúng tôi hy vọng sẽ chứng minh được rằng giải pháp có thể nằm ở một cách thứ ba, một trong số đó liên quan đến việc tái lập hoàn toàn cấu trúc tổ chức dữ liệu trực tuyến từ cốt lõi. Những ý tưởng đằng sau Bitcoin và công nghệ Blockchain cho chúng ta một điểm khởi đầu mới để giải quyết vấn đề này. Đó là vì câu hỏi "ai là người kiểm soát dữ liệu của chúng ta" bắt nguồn từ một câu hỏi cơ bản hơn về những người hoặc tổ chức mà chúng ta buộc phải tin cậy nếu muốn tham gia vào tiến trình thương mại, dịch vụ, hay là một phần của xã hội hiện đại. Chúng ta thấy được các lý lẽ thuyết phục cho việc tái cấu trúc hoàn toàn mô hình bảo mật dữ liệu của thế giới này. Và nó bắt đầu bằng việc suy nghĩ về cách làm thế nào để người dùng Internet có thể trực tiếp tin tưởng lẫn nhau, từ đó tránh phải rót quá nhiều thông tin vào các trung tâm tập trung hóa hiện đang đóng vai trò như các trạm trung chuyển cho các mối quan hệ trực tuyến. Giải quyết vấn đề bảo mật dữ liệu trước tiên đòi hỏi một sự dịch chuyển có chủ đích từ cái chúng ta gọi là mô hình niềm tin tập trung hóa thành phi tập trung hóa.
https://thuviensach.vn
1 Edward Joseph Snowden (sinh năm 1983) là một cựu nhân viên kỹ thuật theo hợp đồng của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) và cựu nhân viên chính thức của Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA), người đã công khai những bí mật hàng đầu về chương trình theo dõi người dân của chính phủ Mỹ và Anh. (BTV)
Trong một thời đại mà công nghệ được cho là giảm thiểu chi phí đầu vào, hệ thống quản lý tín thác tập trung hóa lỗi thời đã được chứng minh là tốn kém và bộc lộ nhiều hạn chế (hãy tưởng tượng việc có hai tỷ người trên thế giới này vẫn không được tiếp cận các hệ thống ngân hàng). Và nó cũng đang thất bại một cách cay đắng. Inga Beale, giám đốc điều hành của Lloyd’s tại London, cho biết mặc dù thế giới đã chi khoảng 75 tỷ đô la cho an ninh mạng vào năm 2015, theo ước tính của Gartner, tổng số thiệt hại từ các vụ gian lận trực tuyến vẫn lên đến 400 tỷ đô la cùng năm đó. Nếu cảm thấy hoảng hốt bởi con số đó thì bạn phải đọc tới con số này: 2,1 nghìn tỷ đô la. Đó là ước tính về thiệt hại do gian lận mà Trung tâm Nghiên cứu Juniper đưa ra sau khi làm phép ngoại suy từ các xu hướng hiện tại áp dụng vào trong một thế giới có kết nối kỹ thuật số chặt chẽ hơn trong năm 2019. Để dễ hình dung, với tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện tại, con số này sẽ chiếm hơn 2,5% tổng GDP thế giới. Cần làm rõ rằng, những con số này không chỉ đại diện cho tổng số tiền bị đánh cắp bởi tin tặc mà còn bao gồm chi phí cho các hành động pháp lý, nâng cấp bảo mật, v.v... – những tổn thất kinh doanh do vô số cuộc tấn công mỗi năm gây ra. Mặc dù vậy, dữ liệu cho thấy những hacker mũ đen lại là những nhà cải cách thành công nhất về mặt tài chính trong kỷ nguyên Internet.
Thất bại to lớn trong việc bảo vệ nền thương mại toàn cầu như trên là do sự phối kết chưa hợp lý giữa hình thức tập trung hóa mà chúng ta xử lý và lưu trữ thông tin với xu hướng phi tập trung hóa của một nền kinh tế “chia sẻ” trên phạm vi toàn cầu trong đó hướng đến giao dịch theo mô hình ngang cấp nhiều hơn. Khi có nhiều người kết nối ngang cấp với nhau qua các mạng xã hội và sử dụng các dịch vụ trực tuyến, và khi những thiết bị
https://thuviensach.vn
“Internet Vạn vật” (IoT) khác như bộ điều nhiệt, tủ lạnh thông minh hay thậm chí cả xe hơi cũng tham gia vào mạng lưới, ngày càng có nhiều điểm truy cập được tạo ra. Các hacker sử dụng những điểm này để tìm đường vào các trung tâm lưu trữ dữ liệu tập trung ngày càng lớn để trộm cắp hoặc phá hoại nội dung trong đó.
Những rủi ro tiềm ẩn trong các xu hướng đối lập này đã trở thành hiện thực, với cuộc tấn công vào tháng 10 năm 2016 trên Dyn, một nhà cung cấp tên miền DNS đã đăng ký. Cuộc tấn công bắt đầu khi một hacker phát hiện ra rằng người sử dụng các hệ thống máy tính mini như máy chơi game và máy tính xách tay không thường xuyên tải các bản cập nhật an ninh như trên các máy tính gia đình. Nếu bị xâm nhập, những thiết bị này có thể được sử dụng làm bệ phóng để tấn công trực tiếp vào các phần khác của Internet. Khi hacker này tiết lộ một danh sách hướng dẫn, đó chính là cánh cửa mở ra cho những kẻ phá hoại. Bằng việc kiểm soát nhiều thiết bị, những kẻ phá hoại này đã thực hiện một cuộc tấn công Từ chối Dịch vụ phân tán (DDOS) nghiêm trọng trên Dyn, bằng cách gửi một số lượng lớn truy vấn tên miền không mong muốn đến dịch vụ lưu trữ của công ty, và làm tê liệt cả các trang web khách hàng, bao gồm Twitter, Spotify, Reddit và nhiều trang web có lưu lượng truy cập lớn khác. Đây là hậu quả trực tiếp của nghịch lý mà chúng ta đang nói tới. Đăng ký tên miền được quản lý bởi các nhà cung cấp thứ ba tập trung và có quy mô ngày càng lớn, trong khi các thiết bị IoT hạng nhẹ nằm trong tay công chúng – những người thiếu các biện pháp phòng ngừa. Sự kết hợp đó chính là miếng mồi ngon của hacker.
Và bạn có biết những hacker đó đang đùa giỡn với khối lượng dữ liệu lớn nhường nào không? Theo số liệu năm 2014, con người đã tạo ra 2,5 exabyte (hay 2,5 tỉ tỉ byte) dữ liệu mỗi ngày; hầu hết chúng đều được lưu trữ vĩnh viễn nhờ vào công nghệ điện toán đám mây khiến cho việc lưu trữ trở nên rẻ mạt đến nỗi chúng ta chẳng cần phải tiêu hủy bớt dữ liệu. Hãy viết con số đó ra với tất cả 17 số không: 2.500.000.000.000.000.000. (Theo
https://thuviensach.vn
một cách tính khác, nó tương đương với 2,5 nghìn tỉ bản PDF của cuốn Kỷ nguyên Tiền điện tử). Theo một nghiên cứu của IBM, con số này đồng nghĩa với việc con người đã tạo ra 90% tổng số dữ liệu tích lũy được trong suốt lịch sử chỉ trong vòng hai năm – phần lớn chúng được lưu trữ trên các máy chủ của các nhà cung cấp dịch vụ đám mây như IBM.
Cách duy nhất để bảo vệ số dữ liệu này hoặc giảm thiểu động cơ tấn công, theo chúng tôi, là phải đưa chúng ra khỏi các máy chủ tập trung và tạo ra một cấu trúc lưu trữ phân tán hơn. Việc kiểm soát dữ liệu cần được giao lại cho chính chủ nhân của chúng, khách hàng và người dùng cuối của các dịch vụ Internet. Nếu tin tặc muốn lấy dữ liệu của chúng ta, chúng sẽ phải tìm đến từng người một, rõ ràng là tốn kém hơn rất nhiều so với việc tìm ra một điểm yếu để đi vào những cơ sở dữ liệu khổng lồ chứa đựng tất cả dữ liệu của chúng ta. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần phải nắm lấy mô hình niềm tin phi tập trung hóa.
Trước khi chúng tôi đi sâu hơn vào giải pháp này, hãy suy nghĩ thêm tại sao nó lại quan trọng đối với nhân loại. Nó quan trọng hơn nhiều so với tiền bạc.
Có một mối liên kết nội tại giữa thách thức trong việc bảo vệ sự riêng tư, một yếu tố cần thiết cho một xã hội có chức năng, và bảo mật dữ liệu. Khi sự bảo vệ đó bị phá vỡ, như đã xảy ra nhiều lần, cuộc sống có thể bị hủy hoại: Tiền bạc và tài sản bị mất trộm, danh tính và uy tín của mọi người bị đánh cắp khiến họ phải đối mặt với sự đe dọa và tống tiền, hay những khoảnh khắc thân mật riêng tư bị phơi bày ra nơi công cộng. Việc bị đánh cắp nhận dạng trực tuyến cũng có liên quan đến chứng trầm cảm và cả nạn tự sát. Và thậm chí, các chuyên gia tin rằng chúng ta sẽ sớm phải chứng kiến các vụ giết người qua mạng, với những chiếc xe có khả năng kích hoạt bằng Internet và các thiết bị gây chết người khác có thể trở thành mục tiêu của các hacker. Việc giết người có khả năng đã được thực hiện, khi không chỉ các nhà lý luận theo thuyết âm mưu mà ngày càng nhiều người dự đoán
https://thuviensach.vn
rằng, sự biến mất bí ẩn của máy bay MH370 thuộc hãng hàng không Malaysian Airlines là kết quả của một cuộc tấn công vào máy tính trên máy bay. Chúng ta phải lường trước được vấn đề này.
Các cá nhân không phải nạn nhân duy nhất của mô hình này. Các công ty và tổ chức cũng chịu nhiều thua thiệt. Danh sách các mục tiêu tấn công mạng lớn nhất gần đây bao gồm những công ty tên tuổi trong danh sách S&P 5001 như J.P. Morgan, Home Depot, Target, Sony, Wendy’s. Tất cả đều phải trả một khoản chi phí pháp lý cao ngất ngưởng, bồi thường cho người sử dụng, và đầu tư nâng cấp hệ thống an ninh. Và nạn nhân cũng không dừng lại ở các công ty. Chính phủ cũng đã bị tấn công. Cần nhắc lại vụ việc an ninh dữ liệu của 18 triệu người đã bị đe dọa khi Văn phòng Quản lý Nhân sự Hoa Kỳ bị tấn công vào năm 2015. Và tất nhiên, những cáo buộc về việc hacker Nga xâm nhập vào dữ liệu của Ủy ban Quốc gia Dân chủ vào năm 2016 đã làm nổ ra một cuộc khủng hoảng chính trị toàn diện trong năm đầu tiên của chính quyền Trump.
1 S&P 500 (viết đầy đủ trong tiếng Anh là Standard & Poor's 500 Stock Index – Chỉ số cổ phiếu 500 của Standard & Poor) là một chỉ số cổ phiếu dựa trên cổ phiếu phổ thông của 500 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất niêm yết trên NYSE hoặc Nasdaq.
Những cuộc tấn công liên tục gây ra những tổn thất tốn kém và làm đau đầu các cơ quan công nghệ thông tin của các công ty và tổ chức. Mỗi thủ thuật mới được triển khai bởi một hacker lừa đảo sẽ cần một miếng vá mới cho hệ thống an ninh, mà kẻ tấn công chắc chắn sẽ lại tìm ra cách để xâm nhập. Điều đó sẽ lại dẫn đến khoản đầu tư thậm chí còn tốn kém hơn vào các hệ thống an ninh không gian mạng mà chắc chắn sẽ lại bị phá hoại hoặc cần phải nâng cấp thêm. Các công ty tiếp tục chi nhiều tiền để xây những bức tường lửa cao hơn, và hiểu rằng kẻ chống phá còn có thể tạo ra những nấc thang còn cao hơn nữa.
https://thuviensach.vn
Rõ ràng, chúng ta cần một hệ thống an ninh mới. Và những ý tưởng đằng sau công nghệ Blockchain có thể giúp chúng ta đạt được điều đó. Trong cấu trúc phi tập trung của Blockchain, người tham gia không phụ thuộc vào các tổ chức tập trung để duy trì cơ sở hạ tầng an ninh mạng như tường lửa để bảo vệ các nhóm người dùng quy mô lớn. Thay vào đó, bảo mật là một trách nhiệm chung. Chính những cá nhân, chứ không phải các bên trung gian được ủy thác, có trách nhiệm duy trì thông tin nhạy cảm của riêng họ, trong khi bất kỳ thông tin nào được chia sẻ đều phải tuân theo một quá trình đồng thuận của cộng đồng để đảm bảo tính xác thực của nó.
Sức mạnh tiềm ẩn của công nghệ này bắt đầu bằng ví dụ về Bitcoin. Mặc dù Blockchain đặc biệt này không cung cấp giải pháp tối ưu trong trường hợp này, chúng ta vẫn cần nhớ rằng dù không triển khai bất kỳ công cụ an ninh mạng tập trung và quen thuộc như tường lửa, cũng như hơn 70 tỉ đô la giá trị vốn hóa thị trường tại thời điểm viết, sổ cái của Bitcoin đã chứng minh rằng nó bất khả xâm phạm. Dựa trên các tiêu chuẩn riêng về tính đồng nhất của sổ cái, chín năm tồn tại của Bitcoin cho thấy một bằng chứng vững chắc về khả năng phục hồi cơ chế cốt lõi để cung cấp niềm tin phi tập trung giữa người dùng. Điều đó cho thấy rằng một trong những ứng dụng phi tiền tệ quan trọng nhất trong Blockchain của Bitcoin có thể chính là tính bảo mật.
Tính an ninh từ Thiết kế
Một lý do tại sao Bitcoin vẫn tồn tại đến thời điểm này là bởi nó không để lại một thứ gì để tin tặc tấn công. Loại sổ cái công khai này không chứa đựng thông tin nhận dạng về người dùng của hệ thống. Quan trọng hơn, không ai sở hữu hay kiểm soát sổ cái đó. Không có một phiên bản chủ duy nhất, cứ mỗi loạt giao dịch được xác nhận, hay còn gọi là “khối”, sẽ có một phiên bản mới được cập nhật trên toàn bộ sổ cái được tạo ra và chuyển tiếp tới mọi nút mạng. Điều này đồng nghĩa với việc không tồn tại một thực thể trung tâm thu hút các cuộc tấn công. Nếu một nút mạng bị xâm nhập và ai
https://thuviensach.vn
đó cố gắng hoàn tác hoặc ghi đè lên các giao dịch trong phiên bản hiện thời của nút đó, các nút kiểm soát hàng trăm phiên bản được chấp nhận khác sẽ từ chối dữ liệu từ nút đã bị tổn hại trong bản cập nhật. Sự mâu thuẫn giữa nhiều phiên bản chân thực và phiên bản đã bị can thiệp sẽ tự động gắn nhãn khối bị tổn hại là “sai”. Có nhiều mức độ bảo mật khác nhau trong các thiết kế Blockchain khác nhau, bao gồm cả các Blockchain “cá nhân” hoặc “được cấp quyền”, tùy vào sự phê duyệt của các cơ quan trung ương đối với các thành viên tham gia. Ngược lại, Bitcoin dựa trên một mô hình phi tập trung tránh các thoả thuận và thay vào đó là tin cậy vào sự cẩn trọng của người tham gia đối với số tiền của họ trong hệ thống để bảo vệ nó. Tuy vậy, trong tất cả các ví dụ, bản chất tự nhiên, chia sẻ và nhân rộng của tất cả các sổ cái Blockchain, trong đó hồ sơ xác tín chung nằm ở nhiều vị trí, là cốt lõi cho ý tưởng về tính bảo mật phân tán này, giúp chặn đứng các nguy cơ nhờ hàng loạt “bản dự phòng”. Chúng ta sẽ bàn đến vấn đề này sâu hơn trong những trang tiếp theo.
Tuy nhiên, đây lại không phải là triển vọng mà các công ty lớn muốn hướng đến trong lĩnh vực an ninh. Vào tháng Ba năm 2016, tại một hội nghị chuyên đề được tổ chức bởi Depository Trust & Clearing Corp. (DTCC), chuyên về giải tỏa tài sản tài chính và đền bù, khán giả – bao gồm các ngân hàng và đại diện các công ty – đã được yêu cầu bỏ phiếu xem họ muốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin nào trong tương lai gần nếu họ có 10 triệu đô la để triển khai. Trong rất nhiều các lựa chọn, kết quả phiếu bầu cho thấy đa số ủng hộ đầu tư vào các dịch vụ “an ninh mạng”, và “Blockchain” đứng thứ hai. Trên sân khấu vào thời điểm đó, Adam Ludwin, giám đốc điều hành của Chain Inc. chuyên về các dịch vụ sổ cái phân tán/Blockchain, đã tận dụng kết quả này để chỉ ra các công ty Phố Wall đã thất bại trong việc nhìn ra công nghệ này đang đưa tới một mô hình khác như thế nào. Ludwin, với những khách hàng tên tuổi như Visa và Nasdaq, cho biết ông có thể hiểu tại sao mọi người vẫn kì vọng vào thị trường dịch vụ không gian mạng, vì khán giả của ông toàn những người được trả tiền để thường xuyên lo lắng về những vụ vi phạm dữ liệu. Nhưng
https://thuviensach.vn
câu trả lời của họ cho thấy họ không nhận ra rằng Blockchain đang đưa đến một giải pháp. Không giống như các phần mềm thiết kế hệ thống trong đó an ninh không gian mạng là một tính năng bổ sung, công nghệ này “kết hợp bảo mật bằng thiết kế”, ông nói.
Đối với các Blockchain cá nhân “được cấp phép” mà Phố Wall đang khai thác – thường là các mô hình sổ cái phân tán trong đó tất cả các máy tính hợp lệ phải được cấp quyền trước mới được tham gia vào mạng lưới – ý tưởng “bằng thiết kế” của Ludwin chỉ đơn thuần là dữ liệu được phân phối giữa nhiều nút chứ không phải là được lưu giữ ở một nút duy nhất. Tính ưu việt của cấu trúc này là nó tạo ra nhiều bản dự phòng, hay sao lưu, để giữ cho mạng hoạt động nếu một nút bị xâm nhập. Một giải pháp triệt để hơn là tiếp nhận các Blockchain mở và “không cần cấp phép” như Bitcoin và Ethereum, nơi không có một cơ quan trung ương nào theo dõi được ai đang sử dụng mạng. Và trong trường hợp đó, toàn bộ mô hình an ninh – những thứ tạo nên khái niệm về an ninh – sẽ thay đổi. Đó không phải là việc xây dựng một bức tường lửa xung quanh một bể dữ liệu có giá trị được kiểm soát bởi một bên thứ ba đáng tin cậy; thay vào đó, nó tập trung vào việc đẩy mạnh kiểm soát thông tin từ trong ra ngoài của mạng lưới, tới từng người sử dụng, cũng như hạn chế lượng thông tin nhận dạng bị trao đổi công khai. Điều quan trọng là, nó cũng khiến cho những người có ý định trộm cắp thông tin phải trả một cái giá không hề rẻ.
Có vẻ phản trực giác khi nghĩ rằng một hệ thống mà trong đó mọi người không tiết lộ danh tính lại có thể an toàn được trước những kẻ tấn công. Nhưng trên thực tế, triển vọng và chi phí mà các chương trình phần mềm này mang đến đối với các thành viên trong hệ thống đã chứng tỏ sự an toàn đáng kể. Sổ cái cốt lõi của Bitcoin chưa bao giờ thất thủ trước các cuộc tấn công. Bây giờ, chắc chắn sẽ là một thách thức không nhỏ để khiến các tổ chức hiện vẫn được tin tưởng trong việc bảo đảm các hệ thống dữ liệu của chúng ta buông bỏ và giao phó việc bảo mật cho một mạng lưới phi tập trung, mà ở đó sẽ chúng ta sẽ không thể kiện một cơ quan có thẩm quyền
https://thuviensach.vn
nào trong trường hợp có sự cố. Nhưng hành động đó lại chính là bước quan trọng nhất mà các tổ chức đó có thể thực hiện để cải thiện bảo mật dữ liệu. Họ cần phải hiểu an ninh không phải như một chức năng mã hóa cao cấp và bảo vệ từ bên ngoài, mà còn về chức năng kinh tế, như làm cho các cuộc tấn công tốn kém đến mức hacker không còn thấy đáng phải bỏ công bỏ sức nữa.
Hãy so sánh “mô hình bí mật chung” hiện tại của chúng ta trong việc bảo vệ thông tin với “mô hình nhận dạng thiết bị” mới mà Blockchain của Bitcoin có thể mang lại. Ví dụ, hiện nay một nhà cung cấp dịch vụ và một khách hàng đồng ý về một mật khẩu bí mật và một số thuật ngữ ghi nhớ – như “Tên vật nuôi của bạn?” – để quản lý truy cập. Nhưng điều đó vẫn để lại tất cả các dữ liệu quan trọng, có thể trị giá hàng tỷ đô la, đang nằm trong kho lưu trữ trên các máy chủ của công ty có thể bị tấn công. Với một Blockchain không cần cấp phép, việc kiểm soát dữ liệu nằm ở khách hàng, có nghĩa là điểm dễ bị tấn công nằm ở thiết bị của họ. Do đó, thay vì để các máy chủ của Visa chứa thông tin nhận dạng quan trọng để truy cập mạng thanh toán của hàng trăm triệu chủ thẻ, quyền truy cập mạng chỉ do chính bạn quản lý, trên điện thoại, máy tính của bạn. Một hacker có thể truy cập từng thiết bị, cố gắng đánh cắp khóa cá nhân được sử dụng để bắt đầu các giao dịch trên mạng lưới phi tập trung; và nếu chúng may mắn, chỉ trộm được vài nghìn đô la bằng bitcoin. Điều đó rõ ràng ít lời lãi mà lại tốn nhiều thời gian hơn nhiều so với việc nhắm mục tiêu vào một máy chủ trung tâm đầy ắp tiền.
Điểm yếu, thứ luôn tồn tại trong lĩnh vực an ninh mạng, chính là nằm ở thiết bị. Trách nhiệm trên một hệ thống Blockchain nằm ở việc chính khách hàng phải bảo vệ thiết bị đó. Phải thừa nhận, điều này mở ra những thách thức mới trong lĩnh vực giáo dục liên quan đến việc quản lý các khóa cá nhân và kỹ thuật mã hóa. Việc tối ưu hóa tương lai của tiền ảo sẽ cần mọi người phải tự phụ trách vấn đề an ninh của riêng họ.
https://thuviensach.vn
Nhưng bất chấp những khó khăn trong việc bảo vệ thiết bị, chúng ta sẽ thấy được sự sụt giảm đáng kể các cuộc tấn công. Điểm then chốt ở đây là chiến lợi phẩm dành cho các hacker chẳng thấm vào đâu so với chi phí của mỗi cuộc tấn công. Thay vì truy cập vào hàng triệu tài khoản cùng một lúc, hacker phải chọn từng thiết bị để lấy được một lượng tương đối nhỏ. Đó là triển vọng lớn về an ninh. Đó là an ninh bằng thiết kế, không phải bằng các bản vá. Có vẻ rõ ràng nền kinh tế số sẽ có lợi từ việc sử dụng hệ thống xác tín phân tán nhờ Blockchain – cho dù đó chỉ đơn giản là sao lưu dữ liệu trong một hệ thống phân cấp, hay cấp tiến hơn là về một hệ thống mở được bảo vệ bởi tỷ lệ chi phí cao so với lời lãi. Một khi chúng ta tập trung trí tuệ vào đây, sẽ có ngày càng nhiều các mô hình mới về quản lý dữ liệu được giải phóng, những mô hình khôi phục lại quyền kiểm soát cho các cá nhân đã sản xuất ra dữ liệu và sau đó cung cấp sự bảo vệ mạnh mẽ hơn cho chính dữ liệu đó.
Một giải pháp như trên chắc chắn sẽ được chào đón nồng nhiệt trong ngành y tế. Hiện nay, những hồ sơ y tế vô cùng nhạy cảm đang được luân chuyển qua các cơ sở dữ liệu riêng biệt được quản lý bởi các công ty bảo hiểm, bệnh viện và phòng thí nghiệm, dữ liệu ở nơi nào cũng dễ bị xâm phạm. Các tổ chức này bị ràng buộc bởi các quy tắc bảo mật nghiêm ngặt được đặt ra trong những bộ luật bảo vệ sự riêng tư của bệnh nhân. Những bộ luật này có thiện chí nhưng cũng nhiều bất cập, chẳng hạn như Đạo luật về Tính Linh hoạt và Trách nhiệm về Bảo hiểm Sức khỏe, trong đó áp đặt hình phạt nặng nề nếu bạn không thể bảo vệ dữ liệu bệnh nhân. Các tổ chức này sẽ rất vui khi thoát ra khỏi những ràng buộc này.
Trong ngành này, các cuộc tấn công của tin tặc nhiều vô số kể. Vụ tấn công không gian mạng năm 2016 nhằm vào hãng bảo hiểm Anthem Health đã làm rò rỉ 78 triệu hồ sơ khách hàng. Các cuộc tấn công đòi tiền chuộc của virus WannaCry, trong đó hồ sơ y tế của bệnh nhân trên khắp thế giới bị tin tặc mã hóa, và nạn nhân phải trả tiền chuộc bằng đồng bitcoin để mở khóa, chủ yếu nhắm vào các bệnh viện nơi mà dữ liệu quan trọng như mạng sống.
https://thuviensach.vn
Những người mất mát lớn nhất là các bệnh nhân.
Cơ cấu này gây ra sự lãng phí thời gian, và kém hiệu quả trong chăm sóc bệnh nhân – có vô số những câu chuyện tồi tệ trong đó những bệnh nhân trong giai đoạn hiểm nghèo không kịp giao hồ sơ quan trọng từ bác sĩ gia đình cho nhân viên cấp cứu để họ có thể thực hiện đúng các biện pháp cứu chữa. Khi dữ liệu không được chia sẻ tự do, nghiên cứu điều trị cứu sống bệnh nhân cũng bị kìm hãm. Gần như mọi thứ liên quan đến cách thức quản lý hồ sơ bệnh án của hệ thống chăm sóc sức khỏe Hoa Kỳ đều đã bị phá hoại. Đó là lý do tại sao những sáng kiến như MedRec, một chương trình mã nguồn mở dựa trên cơ chế Blockchain Ethereum do sinh viên Ariel Eckblaw của MIT Media Lab tạo ra, lại có tiềm năng như vậy. Ý tưởng bệnh nhân có quyền kiểm soát người có thể xem hồ sơ của họ cũng đang được nghiên cứu dưới các hình thức khác nhau bởi các công ty khởi nghiệp mới như Gem of Los Angeles và Blockchain Health of San Francisco. Dữ liệu sẽ vẫn nằm trong tay mỗi nhà cung cấp, nhưng bệnh nhân sẽ sử dụng khóa cá nhân – giống hệt thiết bị được sử dụng để ủy quyền thanh toán bằng bitcoin – để cung cấp bất kỳ phần dữ liệu nào mà các nhà cung cấp yêu cầu, đồng thời cấp quyền truy cập.
Nền kinh tế Phi tập trung và Niềm tin Tập trung
Làm thế nào để chúng ta tạo ra một thế giới có sự tin cậy phi tập trung, cho phép chúng ta gần như không mất thêm chi phí gì để có thể an tâm và tự tin giao dịch trực tuyến với những người khác? Câu trả lời nằm ở việc phản ánh cách chúng ta đã đi từ khái niệm không tưởng về một sân chơi bình đẳng trên Internet, hay “thế giới phẳng” theo cách gọi của Thomas Friedman của tờ New York Times, tới thực tại nơi có những gã gác cổng khổng lồ nắm giữ gần như toàn quyền kiểm soát.
Hãy bắt đầu với nền kinh tế ngoại tuyến tiền Internet mà chúng ta thừa hưởng từ thế kỷ 20, trong đó mô hình tin tưởng tập trung là thứ duy nhất chúng ta có thể tưởng tượng. Theo hệ thống đó, nhiều điều vẫn còn phổ
https://thuviensach.vn
biến cho đến ngày nay, chúng ta giao phó cho các ngân hàng, các tiện ích công cộng, cơ quan chứng nhận, cơ quan chính phủ và vô số các thực thể và tổ chức tập trung khác nhiệm vụ ghi lại các giao dịch và trao đổi giá trị giữa mọi người. Chúng ta tin tưởng để họ giám sát hoạt động của mình – chữ ký trong hóa đơn, mức tiêu thụ điện năng, chi tiêu hàng tháng từ việc đặt báo đến các dịch vụ điện thoại – và cập nhật thông tin đó một cách tin cậy và trung thực vào các sổ cái mà chỉ có họ mới được kiểm soát.
Với dữ liệu độc quyền đó, các thực thể này đạt được quyền hạn độc nhất trong việc quyết định khả năng tham gia thương mại của chúng ta. Họ quyết định xem chúng ta có thể truy cập vào một khoản thấu chi, nhận điện từ mạng lưới điện công cộng hay gọi điện thoại hay không. Và họ thu phí chúng ta vì đặc quyền đó.
Hệ thống này vốn đã không tương thích với mô hình phân tán và không ai giữ trọng trách của Internet. Mạng lưới này được thiết kế để cho phép bất cứ ai cũng có thể sản xuất và truyền gửi thông tin ở bất cứ đâu, với chi phí gần như bằng 0. Điều này mở ra nhiều cơ hội kinh tế mới nhưng cũng đặt ra những thách thức độc nhất trong việc quản lý niềm tin. Người mà bạn hiện đang giao dịch có thể đang dùng ảnh một chú chó làm hình đại diện với tên hiệu “Voldemort2017”. Vậy làm thế nào để bạn biết họ có đáng tin cậy để cung cấp các chi tiết trong hợp đồng mà bạn đang nhập vào? Xếp hạng theo sao, như ở các dịch vụ Yelp và eBay, là một trong những nỗ lực cảnh báo hành vi vi phạm, nhưng phương án này dễ dàng bị đánh lừa bởi danh tính giả mạo và đánh giá giả mạo, giống như nút “thích” của Facebook. Khi nói đến các giao dịch có giá trị cao, cách đánh giá này cũng không đáng tin. Khi các công ty trên mạng Internet nhận ra rằng họ không thể giải quyết những thách thức đó, họ bị buộc phải mời các thực thể tập trung làm trung gian đại diện cho họ. Đó có lẽ là một giải pháp cần thiết nhưng đầy thiếu sót, đang dần kéo theo ngày càng nhiều lo ngại về an ninh và tính riêng tư khác.
https://thuviensach.vn
Hệ thống phân cấp này giúp cho những kẻ lừa đảo dễ dàng làm sai lệch danh tính của mình. Chúng cũng có thể sao chép, làm giả hoặc mạo nhận thông tin có giá trị. Vì vậy, khi các doanh nhân đi tiên phong trong lĩnh vực thương mại điện tử vào giữa những năm 90, họ gặp khó khăn trong việc thiết kế một mô hình thanh toán trực tuyến để khách hàng không bị lừa đảo. Không thể đảm bảo với người mua và người bán rằng dữ liệu tài khoản ngân hàng và dữ liệu thẻ tín dụng của họ là an toàn, cho nên trước tiên họ tập trung vào các hình thức tiền điện tử bảo vệ quyền riêng tư, loại khái niệm mà Satoshi Nakamoto sẽ giải quyết bằng Bitcoin. Theo lý giải của họ, nếu tiền ở định dạng kỹ thuật số, mọi người có thể thực hiện thanh toán trực tuyến mà không tiết lộ thông tin nhận dạng cá nhân, cũng giống như chúng ta đã làm với tiền giấy. Để theo đuổi mục tiêu đó, các Cypherpunk – một nhóm nhỏ các lập trình viên với quan điểm tự do mãnh liệt, những người bị ám ảnh bởi việc sử dụng mật mã để bảo vệ quyền riêng tư trực tuyến, cùng với những nhà thám hiểm Internet khác đã chơi đùa với những khái niệm tiền mã hóa cá nhân, trong khi các ngân hàng và chính phủ ngấm ngầm thử nghiệm tiền điện tử căn cứ theo tiền tệ của chính phủ. (Trong Kỷ nguyên Tiền điện tử, chúng tôi đã bàn tới một thử nghiệm tiền điện tử ít người biết đến mà Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã phát triển với sự hợp tác của Citibank).
Những đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên này bị điêu đứng bởi tình trạng giao dịch lặp chi như đã nêu ở trên – và những người dùng gian lận luôn tìm ra cách để sao chép khoản tiền của họ. Đây là một vấn đề sống còn, bởi trong khi chúng ta có thể vui vẻ sao chép một bản tài liệu Word và gửi cho ai đó, thì giả mạo điện tử kiểu này sẽ phá hủy giá trị cố hữu của bất cứ hệ thống tiền tệ nào. Các nhà công nghệ đã cố gắng tạo ra một hệ thống để xác minh rằng người dùng không gian lận chi tiêu, nhưng thực tế đã chứng minh nó khó khăn hơn nhiều. Cuối cùng, trước khi Bitcoin ra đời, ngành công nghiệp thương mại điện tử áp dụng một cách giải quyết: C ác công ty như Verisign đã tiên phong trong mô hình cấp chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer ) để xác minh độ tin cậy của các hệ thống mã hóa trang Web. Trong
https://thuviensach.vn
khi đó, các ngân hàng phát hành thẻ đã tăng cường theo dõi chống gian lận. Phiên bản “bên thứ ba đáng tin cậy” đã được thêm vào hệ thống trao đổi giá trị toàn cầu phức tạp của chúng ta. Đây là một giải pháp tạm thời cho thấy hệ thống ngân hàng – phương thức quản lý sổ cái tập trung đã giúp xã hội giải quyết được vấn đề gian lận chi tiêu trong 500 năm qua – gặp lúng túng trong môi trường Internet phi tập trung.
Khách hàng hiện giờ đủ tự tin rằng họ sẽ không bị lừa đảo, và một cơn bùng nổ mua sắm trực tuyến đã diễn ra. Nhưng những gã gác cổng hám tiền giờ đây đã thêm chi phí và sự kém hiệu quả vào hệ thống. Kết quả là, chi phí cho mỗi giao dịch cao đến mức đắt đỏ, nhất là đối với các khoản thanh toán nhỏ – với giá trị giao dịch cực kỳ thấp, ví dụ như vài xu – điều này hứa hẹn mở ra một mô hình kinh doanh trực tuyến hoàn toàn mới. Điều đó đã kết hợp với ước mơ của những người có tầm nhìn về Internet từ rất sớm, những người đã nhìn thấy ý tưởng đưa vào một thị trường toàn cầu, nơi mà phần mềm, lưu trữ, nội dung truyền thông và năng lực xử lý cũng sẽ được mua và bán với lượng nhỏ để tối đa hóa hiệu quả. Sự thỏa hiệp cũng đồng nghĩa với việc các thẻ tín dụng, từng là một thứ chỉ dành cho tầng lớp ưu tú, trở thành một phần cấu thành cần thiết của cơ sở hạ tầng thương mại điện tử, làm cho các ngân hàng phù hợp hơn nữa với hệ thống thanh toán của chúng ta. Theo mô hình này, các ngân hàng tính phí người bán một khoản trao đổi khoảng 3% để trang trải cho chi phí chống gian lận, trở thành một loại thuế ẩn được thêm vào trong nền kinh tế kỹ thuật số mà tất cả chúng ta đều phải trả dưới hình thức giá thành cao hơn.
Trong khi đó, các khía cạnh khác trong quản trị Internet cũng phải được giao phó cho các thực thể tập trung. Chúng bao gồm các nhà quản lý hệ thống tên miền (DNS), các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ, các công ty có máy chủ chiếm các URL – những khu vực được chỉ định đặc biệt của mạng toàn cầu mà trên đó chúng ta điều hướng tới các trang web – và lưu trữ các tập tin tạo thành các trang web của khách hàng kèm theo địa chỉ Internet. Bất cứ ai muốn thiết lập một trang web đều phải đi qua các bước như vậy.
https://thuviensach.vn
Tất cả đều mất phí. Càng nhiều tập tin và trang web cần được lưu trữ, mức phí sẽ càng cao.
Tất cả các giải pháp này đều không có vấn đề gì đối với những người có khả năng chi trả. Nhưng chắc chắn, chi phí giao dịch được thêm vào đã tạo ra những rào cản cho việc tiếp cận, giúp các công ty lớn nhất cản bước các đối thủ cạnh tranh, hạn chế sự đổi mới và từ chối hàng tỷ người không đủ khả năng tài chính có cơ hội được khai thác triệt để tiềm năng của Internet. Đó là thứ chúng ta đang chứng kiến với sự độc quyền Internet. Những người có ưu thế đi đầu không chỉ được hưởng những lợi ích từ hiệu ứng mạng lưới; họ còn được bảo vệ một cách gián tiếp bởi chi phí giao dịch khổng lồ mà các đối thủ phải đối mặt trong nỗ lực phát triển đến quy mô tương tự. Nói một cách hữu hình, chi phí quản lý lòng tin cao đã tạo ra điều kiện kinh tế cho phép Amazon, Netflix, Google và Facebook kìm hãm các đối thủ cạnh tranh. Không kém phần quan trọng, nó cũng có nghĩa là những kẻ khổng lồ này đã trở thành những nhà quản lý toàn năng cho các bể dữ liệu quan trọng và nhạy cảm không ngừng phát triển của chúng ta.
Mảnh ghép còn thiếu của Internet
Đây không phải là giấc mơ trong tờ tuyên ngôn Cypherpunk của Tim May và những người ủng hộ tự do mật mã, sự riêng tư và một thế giới trực tuyến của việc trao quyền cá nhân. Những kẻ nổi loạn đáng gờm của thập niên 90, khu vực vịnh San Francisco, từng muốn có một thế giới Internet không có sự kiểm soát của chính phủ và nhà nước, một nền kinh tế trực tuyến phi tập trung, nơi mà sự tự do thể hiện không bị kiểm duyệt, nơi bất cứ ai cũng có thể giao dịch với nhau dưới bất kỳ hình thức nào họ chọn. Có thể kể ra những ý tưởng từ dự án Xanadu của Ted Nelson, cho dù nó không bao giờ thành hiện thực, với một tầm nhìn xa về một mạng lưới toàn cầu các máy tính độc lập, tự xuất bản, liên kết với nhau nhưng hoàn toàn tự trị; một mạng lưới có nhiều quyền xử lý hơn mà dữ liệu được đặt dưới quyền kiểm soát từ máy tính cá nhân của chủ sở hữu. Đó là những ý tưởng đi trước thời
https://thuviensach.vn
đại, được sinh ra vào thời điểm mà các nguồn lực, kinh tế, và thực tiễn chính trị đơn giản đã không tương thích kịp với chúng.
Nhưng sau đó vào năm 2008, với việc cộng đồng Cypherpunk dường như đã mất đi tầm ảnh hưởng kèm theo sự ra đời của Bitcoin, một ý tưởng về tiền ảo đã được hiện thực hóa, bất chấp chẳng có mấy người tin nó sẽ hoạt động. Ngày nay, vấn đề xác định ai là người kiểm soát dữ liệu đã không còn quan trọng. Tính toàn vẹn của nó có thể được đảm bảo bởi một mạng lưới phân cấp liên tục cập nhật lại chính nó thông qua một quá trình đồng thuận không thể phá vỡ. Khi các bí ẩn của Bitcoin trở nên rõ ràng, sự soi sáng đã xuất hiện như một tia chớp đối với nhiều người từng tham gia vào quá trình xây dựng cấu trúc ban đầu của Internet. Những nhân vật này bao gồm Marc Andreessen, nhà đầu tư mạo hiểm và đồng sáng lập trình duyệt web thương mại đầu tiên, Netscap e, người đã nói với các tác giả Don và Alex Tapscott rằng ông đột nhiên nhận ra đây là “mạng lưới niềm tin phân tán mà Internet luôn cần nhưng chưa bao giờ có”.
Khi Andreessen và những nhà đầu tư khác từ Thung lũng Silicon bắt đầu cấp tiền cho các nhà phát triển làm việc trên Bitcoin và các bản sao của nó, tiềm năng vô cùng rộng lớn từ công nghệ Blockchain của Bitcoin đã trở nên rõ ràng. Với nhiều công nghệ mới mà các nhà phát minh đang đưa ra hiện nay, giới thiết kế đang nghĩ đến cách làm thế nào để các khái niệm Blockchain trở thành một phần của khuôn khổ khả dụng chung:
• Giải pháp Internet Vạn Vật sẽ cần một hệ thống phi tập trung hóa cho các giao dịch giữa các máy với nhau;
• Sáng tạo nội dung thực tế ảo, mà từ đó thế giới tưởng tượng trong tương lai sẽ được tạo lập nhờ sự cộng tác giữa các nhà văn và nhà lập trình, có thể sử dụng một hệ thống Blockchain để phân chia tiền tác quyền thông qua các hợp đồng thông minh;
https://thuviensach.vn
• Trí tuệ nhân tạo và hệ thống Big Data sẽ cần một phương thức đảm bảo rằng dữ liệu mà chúng nhận được từ nhiều nguồn ẩn sẽ không bị hỏng;
• Các hệ thống trong nền “Công nghiệp 4.0”, phục vụ quá trình sản xuất thông minh, in 3D, và các chuỗi cung ứng hợp tác linh hoạt, cần có một hệ thống phi tập trung để theo dõi quá trình làm việc và đầu vào của từng nhà cung cấp.
Tóm lại, Blockchain có thể là khuôn khổ cấu trúc giúp hiện thực hóa cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, trong đó đưa “các đơn vị thông tin và nguyên tử” lại với nhau và sản sinh ra số lượng khổng lồ các thông tin toàn cầu được xử lý. Nó giúp cho mục tiêu đầy hoài bão về một mạng lưới “dữ liệu mở” có thể trở thành hiện thực. Nếu điều đó xảy ra, chúng ta có thể giải phóng dữ liệu của thế giới để những người thông minh ở mọi nơi trên thế giới đều có thể làm việc với nó. Việc dữ liệu được mở công khai sẽ cho phép nhân loại cùng tìm ra các giải pháp cho nhiều vấn đề hiện nay, cũng như tạo ra các sản phẩm tốt hơn và hiệu quả hơn. Đó là một khái niệm trao quyền vô cùng mạnh mẽ.
Mật mã không phải Luật lệ
Như chúng ta đã nói, không có gì đảm bảo rằng triển vọng về một nền tảng khả dụng cho nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu mới này sẽ trở thành hiện thực. Ngoài những thách thức về công nghệ và quản trị nội bộ khác nhau mà chúng ta sẽ đề cập đến trong các chương tiếp theo, có rất nhiều rào cản từ bên ngoài đối với việc tiếp nhận. Có một số vấn đề gai góc cần được giải quyết trước khi công nghệ Blockchain hay bất kỳ hệ thống niềm tin phi tập trung nào khác có thể trở thành nền tảng cho các giao dịch và trao đổi thông tin trên thế giới.
Những thách thức đến từ các nhà quản lý, những người đang phải vật lộn để theo kịp những thay đổi về cách phân loại mà tiền mã hóa đặt ra. Phải mất hai năm Sở Dịch vụ Tài chính New York mới đưa ra được quy định
https://thuviensach.vn
BitLicense về việc chuyển đổi tiền thật với các tiền ảo như Bitcoin. Đến thời điểm quy định này được ban hành vào năm 2015, thế giới mật mã đã chuyển sang hợp đồng thông minh và Ethereum; hiện giờ tất cả lại đang hướng về thẻ tiện ích, các ICO và các tổ chức tự quản phi tập trung – chẳng có nhà quản lý nào tiên đoán được những điều này. Có một rủi ro là, khi các nhà lập pháp bối rối trước những khái niệm mới mẻ này, họ sẽ phản ứng thái quá trước những tin tức xấu – như tổn thất của các nhà đầu tư quy mô lớn, bong bóng ICO bùng nổ hay một loạt các vụ gian lận bị phơi bày. Mối quan ngại ở đây là, viễn cảnh một bộ các biện pháp kiểm soát hà khắc mới sẽ cách ly những sáng tạo trong lĩnh vực mới này hoặc đẩy nó ra xa khỏi tầm với của số đông. Để chắc chắn, các tổ chức như Trung tâm Tiền ảo ở Washington và Phòng Thương mại Kỹ thuật số Hoa Kỳ đang nỗ lực hết sức nhằm giữ cho các quan chức hiểu được tầm quan trọng của việc duy trì quyền hạn cạnh tranh tương xứng trong một cuộc chạy đua trở thành người dẫn đầu thế giới về công nghệ tài chính. Nhưng chúng ta sống trong những thời đại chính trị không thể đoán trước được, trong đó việc hoạch định chính sách không được quyết định bởi những nguyên tắc có tính hợp lý và hướng tới tương lai. Sự thiếu rõ ràng nghiêm trọng về ý định của các nhà quản lý và các nhà lập pháp chính là một giới hạn cho sự tiến bộ của công nghệ.
Chúng ta sẽ cần các quy định – một khuôn khổ cho việc hiểu biết cách thức tổ chức và các mô hình quản trị logic mới của Blockchain có thể diễn giải được bằng các hệ thống pháp luật truyền thống; dù dựa trên luật cũ hay mới. Làm cách nào để chúng ta xác định được một cách hợp pháp quyền sở hữu một tài sản kỹ thuật số khi các quyền đối với nó đều bắt nguồn từ việc kiểm soát một khóa cá nhân ẩn danh? Các trách nhiệm pháp lý nằm ở đâu nếu một sổ cái Blockchain được chia sẻ trên toàn thế giới hoặc nếu không có cách để biết được máy tính nào sẽ thực thi các hướng dẫn được chỉ định ngẫu nhiên trong một hợp đồng thông minh trên mạng lưới toàn cầu? Giới ủng hộ những ý tưởng mới này có thể lập luận rằng điều luật mới là không cần thiết, nhưng họ cũng không thể nào tuyên bố rằng họ xứng đáng được
https://thuviensach.vn
miễn trừ một số loại quy định. Thế giới trực tuyến không phải là một thế giới riêng rẽ; nó tồn tại như một tập con trong một khuôn khổ luật pháp và chuẩn mực chung mà con người đã xây dựng qua hàng thế kỷ.
Một số người theo chủ nghĩa tự do, đam mê mã hóa những người muốn sống hoàn toàn theo các quy tắc Blockchain và thoát khỏi sự phụ thuộc vào chính phủ, rất thích thú khi trích dẫn câu “mật mã chính là luật”, được sử dụng bởi giáo sư từ Đại học Harvard, Lawrence Lessig. Một số người đã quá lạm dụng thông điệp này. Lessig chưa bao giờ ám chỉ rằng mã phần mềm có thể thay thế cho pháp luật trong thế giới thực, rằng tất cả các tranh chấp sẽ được giải quyết bởi các loại máy tự động hóa. Ông chỉ cho rằng mã và luật có chung một số tính chất theo một cách thức giúp ngăn chặn hành vi của các thành phần máy tính. Việc xem mã như một sự thay thế cho pháp luật sẽ là sự hạ thấp vai trò và phạm vi vốn có của luật. Nếu luật pháp chỉ là một tập hợp các hướng dẫn và quy tắc, có lẽ chúng ta chỉ có thể dùng máy tính, làm việc cùng nhau trong một không gian thuật toán, cân bằng và thực hiện tất cả các trao đổi kỹ thuật số của chúng ta với nhau. Nhưng luật pháp có ý nghĩa sâu hơn và rộng hơn nhiều. Câu hỏi triết học “Luật pháp là gì?” có thể dẫn đến một loạt các câu trả lời khác nhau, nhưng bạn càng khai thác sâu khái niệm này, bạn càng khó tách biệt nó ra khỏi cái mà Carl Jung1 gọi là “vô thức tập thể “, một tập hợp các ý kiến về cách con người đối xử với nhau mà chúng ta thừa hưởng từ các thế hệ trước và lặp đi lặp lại trong nhiều thiên niên kỷ. Rõ ràng, luật pháp không thể quy chuẩn thành mã máy tính được.
1 Carl Gustav Jung (1875 – 1961) là một bác sĩ tâm thần học và nhà tâm lý học nguời Thụy Sĩ.
Không có dẫn chứng nào về bài học này mạnh mẽ hơn vụ tấn công The DAO vào tháng Sáu năm 2016. DAO là viết tắt của Tổ chức Tự quản Phi tập trung (Decentralized Autonomous Organization). Cái tên The DAO đã được sử dụng như một sự mô tả chung của nhiều hệ thống quản lý kế hợp
https://thuviensach.vn
tự động có giá trị mới và tiềm năng; cũng như gắn liền với biểu hiện cực đoan về các mô hình lý tưởng về cấp bậc trong công nghệ. The DAO là quỹ đầu tư được thành lập bởi Slock.it, một nhóm phát triển hợp đồng thông minh được cựu nhân viên thương mại của Ethereum, Stephan Tual, và hai người khác, lập nên. Tổ chức The DAO, hoàn toàn được quản lý bởi mã phần mềm – không có CEO, không có ban giám đốc, không có một người quản lý nào. Những điều này đã được đề cập trong các lý thuyết, nhưng chính những người này đã tiên phong đưa nó thành hiện thực. Ý tưởng cơ bản của nền tảng này là cho phép các nhà đầu tư bình bầu về cách phân bổ vốn – lựa chọn từ nhiều dự án được đề xuất. Ý tưởng này là một thuyết đầu tư dân chủ hơn, cao cấp hơn và có triển vọng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn so với các quỹ truyền thống nơi lợi ích của giám đốc quỹ không phải lúc nào cũng song hành cùng lợi ích của nhà đầu tư.
Đó là một giấc mơ hứa hẹn. Các nhà đầu tư đã được mời chào mua thẻ DAO bằng ether, đồng tiền của Ethereum, để nhận một phần trong quỹỹ The DAO. Các quyết định về đầu tư sẽ phụ thuộc vào phiếu bầu của các chủ thẻ đối với đề xuất kinh doanh đã đệ trình. Sau đó, đóng góp, cổ tức và phân phối sẽ được xử lý theo một hợp đồng thông minh dựa trên Ethereum vốn được dùng để điều hành DAO. Khái niệm này đã tạo nên sự phấn khích trong số những người cuồng tín phi tập trung trong cộng đồng mật mã, những người đã xem đây là cách để chứng minh rằng các quyết định kinh tế hiệu quả có thể được thực hiện mà không cần các tổ chức bên thứ ba, dù là tư nhân hay chính phủ.
Các luật sư đã bày tỏ mối lo ngại về việc thiếu các biện pháp khắc phục trong trường hợp thua lỗ, cũng như các nhà mật mã đáng kính như Zooko Wilcox–O’Hearn, Zikash, giáo sư Cornell, Emin Gün Sirer đều đã đưa ra những cảnh báo nghiêm trọng về những sai sót trong bộ mã, sẽ cho phép một tin tặc thông minh nào đó rút tiền quỹ. Mặc dù vậy, các nhà đầu tư đã đổ 150 triệu ether vào thẻ DAO chỉ trong vòng 27 ngày. Theo mức định giá vào thời điểm đó, đây được coi là đợt huy động vốn lớn nhất trong lịch sử.
https://thuviensach.vn
Cuối cùng, toàn bộ mô hình sụp đổ bởi những khiếm khuyết ít được người sáng lập và nhà đầu tư để ý do họ vẫn còn chìm đắm trong sự phấn khích và một niềm tin đầy lý tưởng. Trong những tài liệu tóm tắt giải thích các điều khoản của thỏa thuận, Slock.it cho biết, “Mã hợp đồng thông minh của The DAO điều chỉnh việc tạo ra các thẻ DAO và thay thế bất kỳ tuyên bố nào về hoạt động tạo lập của The DAO được đưa ra bởi các bên thứ ba hoặc cá nhân liên kết với The DAO, trong quá khứ, hiện tại và tương lai”. Đây là một tuyên bố táo bạo, và như thực tế chứng minh, là một tuyên bố phi thực tiễn. Nó đã đẩy “mật mã chính là luật” của Lessig thành một cách giải thích khái niệm cực đoan theo nghĩa đen. Những người lập ra The DAO muốn loại bỏ con người, và những quan niệm đúng sai phức tạp và chủ quan của nhân loại ra khỏi quá trình.
Lỗ hổng tư duy này đã sớm được làm sáng tỏ. Sớm ngày thứ Sáu, ngày 17 tháng Sáu năm 2016, các màn hình hiển thị ether của DAO cho thấy họ đã bị rút hết tiền. Một cuộc tấn công khổng lồ đã được tiến hành bởi một kẻ ẩn danh, người đã nhận ra rằng nếu anh ta viết một chương trình tương tác với hợp đồng thông minh, nó có thể liên tục yêu cầu và nhận tiền, gửi đến một The DAO giả mạo mà anh ta kiểm soát. Kẻ tấn công đã xây dựng phiên bản ảo của một máy ATM vô chủ, mà hệ thống tự động điều khiển của DAO không thể can thiệp. Trước khi bị vô hiệu hóa đã rút được số ether trị giá khoảng 55 triệu đô la.
Những nhà tổ chức hoảng loạn giờ đây nhận thấy tất cả người tham gia đều rút lui sau tuyên bố rằng không gì có thể thay thế được bộ mã. Miễn là các hoạt động của phần mềm còn được hiểu là bình thường, thì theo các quy tắc của riêng nó, sẽ tự động phân phối quỹ của các nhà đầu tư cho một tin tặc ẩn danh. Gün Sirer, Giáo sư Cornell, đã viết trên blog của mình ngày hôm đó rằng: “Tôi thậm chí còn không chắc hệ thống này coi đây là một cuộc tấn công. Để gắn nhãn hành động nào đó như một cuộc tấn công, lỗi hoặc hành vi không mong muốn, chúng ta cần có một bộ đặc tả về hành vi mong muốn. Chúng ta không có thứ gì tương tự vậy trong The DAO… ‘Bộ mã là
https://thuviensach.vn
tài liệu của chính nó’ như ai đó nói. Nó là tiêu chuẩn cho chính nó. Các hacker đã nhận ra 'tiêu chuẩn tốt' này nhanh hơn hầu hết mọi người, kể cả các nhà phát triển… Nếu kẻ tấn công lỡ bị mất tiền, tôi chắc chắn rằng các nhà phát triển sẽ không ngần ngại chiếm lấy quỹ của hắn và nói rằng ‘đây mới là điều xảy ra trong thế giới mới dũng cảm của các dòng tiền được lập trình.‘ Kể cả khi tay hacker rút nốt những đồng tiền cuối cũng khỏi DAO, phản ứng nhất quán duy nhất vẫn sẽ là 'làm tốt lắm!'" Dựa trên những thuật ngữ của riêng những người sáng lập DAO, kẻ tấn công không làm gì sai cả, nói theo một cách khác. Anh ta chỉ đơn giản là khai thác một trong những tính năng của nó.
Trong thế giới thực, tinh thần của luật pháp mang ý nghĩa rộng hơn – trong đó, ý định là điểm mấu chốt khiến luật pháp quan trọng hơn mã. Trong trường hợp này, ý định của kẻ tấn công đã được làm rõ thông qua tâm trạng của chủ sở hữu thẻ: Họ tức giận; họ nghĩ mình bị lừa dối. Họ muốn tiền của họ trở lại. Nhưng họ sẽ kiện ai? Doanh nghiệp này không có chủ sở hữu nào được chỉ định. Họ đều là những thành viên bình đẳng trong một hệ thống phi tập trung và không có người phụ trách. Như nhiều luật sư lập luận, tuy nhiên, luật pháp sẽ luôn tìm ra một cách để giải quyết vấn đề đó. Luật pháp sẽ tìm ra một ai đó để gán trách nhiệm. Và trong trường hợp này, những người bị chú ý nhất là đội Slock.it cùng các sáng lập viên và nhà phát triển Ethereum, những người đã khuyến khích và quảng bá The DAO. Ngay cả khi họ tránh được các hậu quả pháp lý, danh tiếng của họ, và của hệ thống mà họ phát triển, cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ.
Một năm sau đó, giới hành pháp chắc chắn đã quan tâm đến vụ việc. Sau khi tiến hành một cuộc điều tra, Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) đã quyết định rằng các thẻ đã được ban hành cấu thành một loại chứng khoán chưa được đăng ký và vi phạm pháp luật Hoa Kỳ. Để tạo điều kiện phục hồi cho Slock.it, SEC đã quyết định không theo đuổi cáo buộc, nhưng các thông cáo báo chí giải thích rằng quyết định này là lời cảnh báo. Không chỉ cảnh báo về số lượng ngày càng tăng của các tổ chức phát hành thẻ mật mã
https://thuviensach.vn
cần phải được chú ý, đó cũng là một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của các cơ quan quản lý có thẩm quyền đang gánh vác nền luật pháp Hoa Kỳ.
Một vấn đề có liên quan là làm thế nào để kết hợp các mối quan hệ tin tưởng của con người vào Blockchain. Những người theo chủ nghĩa thuần túy của Bitcoin tin rằng người dùng không cần phải tin tưởng vào bất cứ ai mà giao dịch đồng bitcoin cùng. Hồ sơ các giao dịch được tạo ra theo một chương trình phần mềm phân phối không ai kiểm soát, và khi tiền được chuyển cho người dùng khác, trao đổi đó được xác minh bởi một hệ thống phi tập trung không yêu cầu sự khẳng định của “bên thứ ba đáng tin cậy” và cũng không cần phải xác định người sử dụng. Nhưng trên thực tế, người dùng Bitcoin không thể không tin tưởng vào một ai đó hay thứ gì đó. Thanh toán chỉ là một phần của giao dịch; không có gì trong phần mềm đảm bảo rằng các thương gia cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp trở lại. Người sử dụng Bitcoin cũng phải tin rằng dữ liệu được đưa vào bản ghi là đáng tin cậy. Làm thế nào để bạn biết chắc rằng chiếc điện thoại thông minh hay máy tính bạn đang sử dụng để chỉ lệnh cho mạng Bitcoin vẫn an toàn? Làm thế nào để bạn biết rằng khi gõ “6f7Hl92ej” trên bàn phím, những kí tự đó đang được chuyển đến mạng lưới Bitcoin? Chúng ta không có nhiều lựa chọn ngoài việc tin tưởng rằng Apple, Samsung và các nhà sản xuất khác đang sử dụng các hệ thống giám sát chuỗi cung ứng nghiêm ngặt để đảm bảo kẻ tấn công không đưa phần mềm độc hại vào các con chip. Không phải ảo tưởng, bởi vì thực tế là, ngay cả khi phải liên tục đối mặt với các vụ lừa đảo mạng, tất cả chúng ta đều chọn cách tin tưởng vào máy tính của mình. Nhưng thật sai lầm, thậm chí hơi ngây thơ, khi nghĩ rằng các hệ thống Blockchain hoạt động trong một thứ mà cộng đồng mã hóa miêu tả như một trạng thái “không cần niềm tin”.
Một khi chúng ta phát triển không chỉ dừng lại ở đồng bitcoin mà bắt đầu chuyển các quyền và tài sản khác qua Blockchain, việc bổ sung các bên đáng tin cậy sẽ được gia tăng. Tính xác thực của một văn bản về quyền sở hữu đất được trình bày trong một Blockchain sẽ phụ thuộc vào sự chứng
https://thuviensach.vn
thực của một số cơ quan có thẩm quyền, như một cơ quan đăng ký nào đó của chính phủ. Một số người theo chủ nghĩa tiền mã hóa thuần túy lập luận, sự phụ thuộc vào một trung gian đáng tin cậy sẽ làm giảm thiểu chức năng an ninh của Blockchain, và khiến nó không còn đáng tin cậy. Vì lý do đó, một số cho rằng, một Blockchain không thích hợp cho nhiều ứng dụng phi tiền tệ. Tuy nhiên, chúng ta xem nó như một sự đánh đổi và tin rằng vẫn có rất nhiều giá trị trong việc ghi lại quyền sở hữu và chuyển giao tài sản thực tế thành một đại diện kỹ thuật số trong các Blockchain. Chúng ta chỉ cần nhận thức được các thành tố xác tín đó và thiết lập các tiêu chuẩn chấp nhận được để tập hợp và đưa dữ liệu vào một hệ thống dựa trên Blockchain.
Công nghệ Blockchain không loại bỏ nhu cầu về lòng tin. Trên thực tế, nó còn là một động lực cho các mối quan hệ đáng tin cậy hơn. Những gì công nghệ này làm là mở rộng phạm vi của sự tin tưởng. Trong khi phần mềm loại bỏ sự tin tưởng bằng quá trình lưu trữ sổ sách vào Blockchain, con người phải tin tưởng lẫn nhau trong môi trường “ngoài Blockchain”. Chúng ta phải tin một thương gia sẽ hoàn thành lời hứa cung cấp hàng hóa đúng hạn; tin người cung cấp một số thông tin quan trọng, như giá cả trên thị trường chứng khoán, là chính xác; hoặc tin rằng điện thoại thông minh hay máy tính được sử dụng để nhập thông tin không bị xâm nhập từ giai đoạn sản xuất. Khi thiết kế các hệ thống quản trị mới dựa trên công nghệ này, chúng ta cần phải suy nghĩ kỹ về cách vận hành tốt nhất khi chúng tồn tại ở ngoài rìa – “chặng cuối” của quy trình xác minh, như một số người gọi. Blockchain phải là động lực để phát triển các tiêu chuẩn và quy tắc về cách đánh giá việc thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng sao cho nó có thể hiểu được trong môi trường kỹ thuật số mới này.
Cuối cùng, có một vấn đề có thể gây tranh cãi liên quan đến thị trường – đó là những câu hỏi liên quan tới việc máy tính nào sẽ kiểm soát Blockchain và nắm bao nhiêu quyền lực trong việc quyết định giá cả, quyền truy cập và sự thống trị thị trường được cho phép. Các Blockchain được cấp phép –
https://thuviensach.vn
trong đó cần một số tổ chức có thẩm quyền phê duyệt các máy tính xác nhận tính hợp lệ của Blockchain – dễ bị kiểm soát hơn; và từ đó dễ nghiêng về các thế lực độc quyền, điều rất khác với lý tưởng "không cần cấp phép" mà Bitcoin đại diện. (Chúng tôi nói “lý tưởng” bởi vì có những mối lo ngại rằng các khía cạnh của chương trình phần mềm Bitcoin đã khuyến khích một sự tập trung sở hữu không mong muốn – là các lỗ hổng mà các nhà phát triển đang cố gắng khắc phục.)
Các hệ thống được cấp phép kết hợp với một bên thứ ba đáng tin cậy – loại hình trung gian mà Satoshi Nakamoto muốn tránh – cho phép máy tính nào có thể tham gia vào quá trình xác nhận. Tùy chọn này có ý nghĩa đối với các ngành công nghiệp khác nhau, những nơi đang cần áp dụng công nghệ Blockchain nhưng lại không thể chấp nhận một hệ thống không có thẩm quyền trong cấu trúc ngành. Cho đến khi các bộ luật liên quan thay đổi, giới ngân hàng vẫn sẽ phải đối mặt với sự phản đối về luật pháp và quy định không thể khắc phục được, chẳng hạn như sử dụng một hệ thống như Bitcoin dựa trên thuật toán ngẫu nhiên để phân công trách nhiệm ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình lập kế hoạch cho các máy tính khác nhau và không xác định được trên toàn thế giới. Nhưng điều đó không có nghĩa là các công ty khác không quan tâm đến việc xem xét các mạng lưới cấp phép này được thiết lập như thế nào. Liệu một hệ thống sổ cái phân tán bị kiểm soát bởi một nhóm các ngân hàng lớn nhất thế giới có thực sự khuyến khích các hoạt động vì lợi ích của công chúng mà nó phục vụ hay không? Người ta có thể tưởng tượng được mối nguy hiểm của một “Blockchain quá lớn đến nỗi không thể sụp đổ”: Các tổ chức lớn có thể một lần nữa giữ chúng ta làm con tin để giải cứu cho những thất bại của hệ thống kế toán phức hợp. Có lẽ, điều đó có thể được ngăn chặn bằng các quy định nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của công chúng cho các hệ thống như vậy. Dù sao đi nữa, phận sự của chúng ta là phải đảm bảo sự kiểm soát các Blockchain trong tương lai đại diện đầy đủ cho các mối quan tâm và nhu cầu của cộng đồng, để chúng không trở thành phương tiện nhằm cấu kết và duy trì quyền lực độc quyền của giới tài chính cũ.
https://thuviensach.vn
Sự phát triển mã nguồn mở của các mô hình sổ cái cấp phép đang được thực hiện bởi R3 CEV chiếm vị trí rất quan trọng. R3 CEV là một tổ hợp doanh nghiệp bị chi phối bởi các ngân hàng lớn và tập đoàn Hyperledger, trong đó các công ty công nghệ cao như IBM, Intel và Cisco đóng vai trò to lớn. Nó thúc đẩy các nhà tiên phong nhìn ra điểm sáng mà công nghệ mới này có thể giải quyết tình trạng thiếu hiệu quả trong quy trình làm việc tập trung và cũ kỹ của họ.
https://thuviensach.vn
Chương ba
HỆ THỐNG ỐNG NƯỚC VÀ CHÍNH TRỊ
X
ây dựng một hệ thống kinh tế phi tập trung với một mạng lưới các chủ sở hữu máy tính độc lập và ẩn danh, trong đó tất cả mọi người làm việc vì lợi ích nhóm đặt ra một thách thức khó khăn về kỹ thuật. Đây cũng là một thách thức chính trị lớn. Việc xây dựng một mạng lưới bên ngoài hệ thống chính trị truyền thống đòi hỏi rất nhiều quyết định về chính trị.
Yếu tố thành công cho một loại tiền ảo hoặc mạng lưới Blockchain phi tập trung nằm ở chỗ thiết kế được một bộ quy tắc đúng đắn – các giao thức phần mềm – bằng cách đó người tham gia có thể tương tác với nhau. Bước đột phá Bitcoin của Satoshi Nakamoto đã cho chúng ta ví dụ thành công đầu tiên về cách đạt được điều này ngay trong thời đại mà những khoản tiền lớn, bí mật kinh doanh và các vấn đề về giá trị khác đối diện với nhiều nguy cơ. Tuy nhiên, khi cộng đồng người dùng và chủ sở hữu máy tính của Bitcoin phát triển và thay đổi, và khi những người mới đến đòi hỏi các chức năng và ứng dụng mới và mạnh mẽ hơn, áp lực liên tục phải nâng cấp và thay đổi giao thức để phục vụ những nhu cầu đó sẽ nảy sinh. Vấn đề là trong một hệ thống mã nguồn mở thực sự phi tập trung, nơi không có ai chịu trách nhiệm, thì rất khó để khiến tất cả mọi người với những lợi ích khác biệt thống nhất về những thay đổi gì cần thực hiện.
Hiện có thể có hàng nghìn nhà lập trình và doanh nhân cực kỳ thông minh đang cố gắng làm cho phần mềm này bùng nổ. Theo một nghĩa nào đó, họ giống như các Nhà lập quốc của Hoa Kỳ: Họ đều đã trải qua một thứ gì đó
https://thuviensach.vn
mới mẻ , hấp dẫn và có tiềm năng thay đổi thế giới, nếu họ có thể định hình nó một cách đúng đắn. Câu nói “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng” không chỉ vang lên nơi thuộc địa vào tháng Bảy năm 1776. Đó là sự tổng hòa của tư tưởng tự do cổ điển đã được phát triển trong nhiều thập kỷ và vẫn đúng cho đến ngày nay, trong vấn đề này. Các triết gia kỹ thuật của phong trào Blockchain đang vật lộn trong vô số vòng lặp cho một ý tưởng. Điều họ cần chỉ là tìm ra những vòng lặp tốt nhất.
Chén Thánh của Cypherpunk
Để bắt đầu hiểu được cách thức hoạt động của Blockchain, cũng như các cuộc tranh luận về kỹ thuật và chính trị mà chúng gây ra, trước hết hãy nhìn vào Blockchain thành công đầu tiên: Blockchain của Bitcoin. Bitcoin đề ra mục tiêu tối thượng về sự phi tập trung hóa thuần túy và không có thẩm quyền. Trong việc hướng dẫn một cộng đồng người dùng tự quản đạt được thỏa thuận về các lịch sử giao dịch, nó chứng minh rằng phần mềm không do bất kỳ cá nhân hay tập đoàn nào kiểm soát giờ đây có thể thay thế vai trò của “bên thứ ba xác tín” mà các tổ chức trung gian như ngân hàng thường đảm nhiệm để xác nhận các hồ sơ tài chính. Để biết xã hội phải chọn lựa áp dụng hay không áp dụng loại công nghệ đột phá này, trước tiên chúng ta phải hiểu Bitcoin là gì và tại sao nó lại quan trọng. Chúng ta sẽ đi từng bước một. Hãy bắt đầu với định nghĩa chung về Blockchain: Blockchain là một sổ cái phân tán, chỉ có thể bổ sung các giao dịch đã được xác nhận, có thể chứng minh, kết nối liên tục, được mã hóa được sao chép qua một mạng lưới các nút máy tính, đi cùng với các bản cập nhật liên tục được quyết định nhờ một sự đồng thuận định hướng bởi phần mềm.
Định nghĩa này thực sự có ý nghĩa gì? Hãy cùng tìm hiểu các từ khóa chính của nó:
1. “Phân tán”: S ổ cái không nằm ở một nơi mà ở nhiều nơi, với mỗi nút kế toán riêng chịu trách nhiệm cập nhật đồng thời với những nút khác. Khi một kế toán viên (trong trường hợp này là một máy tính) cập nhật sổ cái
https://thuviensach.vn
cùng với một số bằng chứng cho thấy hoạt động của nó hợp lý, tất cả những máy khác sẽ đồng thời cập nhật các phiên bản của riêng họ. Kết quả là một bản ghi xác tín được cập nhật liên tục, được thống nhất mà không có bản sao tổng thể tập trung.
2. “Chỉ có thể bổ sung”: T hông tin chỉ có thể được thêm vào mà không thể xóa bỏ. Điều này rất quan trọng bởi nó có nghĩa không ai có thể đảo ngược và chỉnh sửa bản ghi. Những gì đã được nhất trí là sự thật sẽ mãi là sự thật, và không có chỗ cho tranh cãi.
3. “Được xác nhận và có thể chứng minh”: Các Blockchain sử dụng phương pháp mã hóa hạ tầng khóa công khai (PKI) để chia sẻ và kiểm soát thông tin. Với PKI, như đã biết, người dùng nắm quyền kiểm soát hai chuỗi số và chữ cái riêng biệt nhưng được liên kết về mặt toán học, hoặc còn gọi là “các khóa”. Một là khóa cá nhân bí mật chỉ có người dùng biết; thứ hai là một khóa công khai, hiển thị cho tất cả mọi người, gắn với một số hình thức thông tin có giá trị. Trong Bitcoin, thông tin đó đề cập đến một lượng tiền bitcoin. Khi người dùng nhập khóa công khai với khóa cá nhân của họ, hành động đó về mặt toán học chứng minh cho người ngoài biết rằng người dùng đang nắm quyền kiểm soát thông tin bên trong và toàn quyền chỉ định, hoặc gửi nó tới khóa công khai của người khác. Trong Bitcoin, đó là quá trình một người gửi tiền từ “địa chỉ” (khóa công khai) của họ tới một địa chỉ khác. (Mặc dù đây không phải là một phép so sánh hoàn hảo, bạn có thể coi “khóa cá nhân” giống như một mật khẩu hoặc mã PIN để quản lý tiền, và địa chỉ của bạn là một tài khoản).
4. “Liên kết liên tục và bảo mật bằng mật mã”: M ột số công cụ khác từ ngành khoa học mật mã đang được sử dụng để đại diện cho các đường đi vào sổ cái bằng cách kết nối chúng, với một loạt các khóa toán học không thể phá vỡ, vào một trình tự hoàn toàn có thể kiểm chứng được. Điều này hình thành nên một dãy các khối, hay hàng loạt dữ liệu giao dịch, theo trình tự và không bao giờ kết thúc, trong đó tính toàn vẹn của các dữ liệu được
https://thuviensach.vn
bảo vệ bởi mật mã. Cơ cấu này cung cấp một xác suất có độ tin cậy cao rằng không có gì trong sổ cái có thể bị thay đổi sau khi đã được thỏa thuận;
5. “Sao chép”: S ổ cái được sao chép qua các nút mạng tham gia (theo mô hình phân tán được mô tả trong mục 1 ở trên);
6. “Sự đồng thuận được định hướng bởi phần mềm“: Là một chương trình mà tất cả các máy tính vận hành riêng rẽ cùng đặt ra một số yêu cầu và động lực nhất định để hướng dẫn người dùng đạt được thỏa thuận một cách có hệ thống trong đó những giao dịch nào nên hoặc không nên được đưa vào trong mỗi phiên bản cập nhật của sổ cái. “Đồng thuận” là một từ quan trọng trong thiết kế Blockchain, cho biết quá trình mỗi bản sao sổ cái được quản lý độc lập của từng người tham gia tương thích với bản của những người khác và tạo nên một phiên bản sự thật chung được thống nhất. Nó bắt nguồn từ việc làm thế nào để khiến đa số nhất trí về các bản cập nhật.
Không quá phức tạp, phải không? Chà, nếu bạn vẫn cảm thấy khó hiểu, đừng sợ, chúng ta sẽ đi sâu hơn. Một điểm chính cần lưu ý ở đây là định nghĩa chung về Blockchain của chúng tôi không bao quát được hết tính đột phá của Nakamoto. Có những yếu tố khác khiến cho Bitcoin, với tất cả ý định và mục đích của nó, đạt được “Chén Thánh của Cypherpunk”: Một đồng tiền mã hóa phi tập trung hoàn toàn mà không một cá nhân, tổ chức hay hiệp hội thành viên nào kiểm soát. Cộng đồng Cypherpunk ở khu vực vịnh San Francisco, những người đã chiến đấu gian khổ cho sự phi tập trung hóa trong suốt hai thập kỷ trước khi Bitcoin ra đời, đã biết rằng bất kỳ hệ thống tiền ảo nào cũng cần một sổ cái chung để theo dõi mọi khoản nợ và tín dụng của mọi người. Điều này nhằm đảm bảo rằng mọi người không “lặp chi” – hay chi tiêu gian lận – số dư tiền tệ của họ. Nhưng để hệ thống được phi tập trung hoàn toàn, nó phải cho phép mọi người tham gia quản lý sổ cái đó. Nó phải mang đặc tính “không cần cấp phép”, với một hệ thống đồng thuận mà không một bên nào có thể tác động vào. Bằng cách đó, không một thực thể ủy quyền nào có thể ngăn chặn, xóa bỏ hay chi phối
https://thuviensach.vn
những gì được nhập vào sổ cái, yếu tố làm nên đặc tính không cần cơ quan kiểm duyệt của nó.
Trước Bitcoin, mọi nỗ lực nhằm đạt được mục tiêu này đều lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan: Nếu không có một cơ quan trung ương xác nhận danh tính của những người phê duyệt sổ cái, một thành viên phê duyệt gian lận có thể âm thầm bóp méo sự đồng thuận bằng cách tạo ra nhiều nút máy tính dưới các bí danh khác nhau. (Hãy nghĩ đến những tài khoản giả mạo trên Twitter để hiểu việc này dễ dàng thế nào). Bằng cách tự nhân bản, chúng có thể chiếm hơn 50% phiếu bầu và đưa các giao dịch giả mạo hay “giao dịch lặp chi” vào hồ sơ được chia sẻ. Rủi ro này có thể được giải quyết bởi một số cơ quan có thẩm quyền bằng cách ủy quyền cho người dùng máy tính, nhưng cách này lại đẩy mọi thứ trở về vạch xuất phát. Nó vi phạm các ý tưởng của Cypherpunk về sự “không cần cấp phép” và không cần cơ quan kiểm duyệt.
Giải pháp khéo léo của Satoshi Nakamoto là kết hợp khen thưởng và trừng phạt nhằm thúc đẩy những người xác nhận giao dịch hành động trung thực. Bất kỳ máy tính nào ở bất cứ nơi đâu cũng có thể tham gia vào việc xác nhận, và trên thực tế, họ được khuyến khích làm như vậy bằng một hệ thống như dạng xổ số với các phần thưởng bằng bitcoin. Phần thưởng này sẽ được thanh toán 10 phút một lần, bất cứ khi nào có một máy tính bổ sung thành công một lô (hay “khối”) các giao dịch đã được kiểm chứng mới vào sổ cái. (Những máy tính này được gọi là “thợ đào”, bởi trong quá trình tìm kiếm các phần thưởng 10 phút đó, họ đang tham gia vào một cuộc săn kho báu kỹ thuật số. Tại thời điểm viết, phần thưởng 10 phút này lên đến 12,5 bitcoin – tương đương với khoảng 50.000 đô la Mỹ – được phát hành tự động bằng giao thức phần mềm phi tập trung cho thợ đào thắng cuộc. Các thợ đào cũng nhận được các khoản phí giao dịch mà chúng tôi sẽ nói ở phần sau.)
https://thuviensach.vn
Bây giờ, với một hệ thống không cần cấp quyền, bất cứ ai cũng có cơ hội giành được phần thưởng xổ số bitcoin ngẫu nhiên này nhờ thêm nhiều nút máy tính vào mạng lưới. Vì vậy, Nakamoto cần một phương pháp phi tập trung để ngăn một thợ đào xấu chiếm hơn 50% công suất tính toán. Ông đã đạt được điều này bằng cách yêu cầu mỗi một máy tính cạnh tranh thực hiện một hoạt động được gọi là “bằng chứng xử lý”: Đó là một mảnh ghép toán học khó đòi hỏi mức độ tính toán cao để tìm ra chỉ một con số trong một rừng số vô tận.
“Bằng chứng xử lý” rất tốn kém bởi mức độ tiêu thụ điện năng và nguồn lực xử lý. Điều đó có nghĩa là, nếu một thợ đào muốn kiểm soát đa số hệ thống đồng thuận, họ sẽ phải mất rất nhiều tiền để thực hiện điều đó. Do các tính năng như “điều chỉnh độ khó” khiến mảnh ghép bằng chứng xử lý trở nên khó khăn hơn khi công suất tính toán toàn mạng tăng lên, hệ thống bằng chứng xử lý của Nakamoto sẽ đảm bảo phí tổn cho những vụ "tấn công quá bán" tăng theo cấp số nhân khi kẻ tấn công tiến gần đến ngưỡng kiểm soát sự đồng thuận. Giao dịch lặp chi và gian lận không bị coi là bất hợp pháp trong Bitcoin, nói cách khác, chúng chỉ “bị đánh thuế” cao đến mức không thể thực hiện được. Vào thời điểm viết, trang web GoBitcoin.io ước tính rằng một cuộc tấn công quá bán sẽ đòi hỏi chi phí phần cứng và điện năng lên đến 2,2 tỷ đô la.
Theo thời gian, việc khai thác bitcoin đã phát triển thành một ngành công nghiệp, với các “trang trại” khai thác khổng lồ đang chiếm ưu thế trên mạng lưới. Liệu những tay chơi lớn này có thể thông đồng và làm suy yếu sổ cái bằng cách kết hợp các nguồn lực không? Có lẽ, nhưng cũng có nhiều yếu tố không khuyến khích cho các hoạt động như vậy. Một cuộc tấn công thành công có thể làm suy yếu đáng kể giá trị của tất cả các bitcoin mà các thợ đào tấn công sở hữu. Thực tế, dù bằng cách nào đi nữa, chưa một ai thành công trong việc tấn công sổ cái của Bitcoin trong chín năm qua. Đó là một kỷ lục chưa bị phá vỡ sẽ tiếp tục củng cố niềm tin vào hệ thống an ninh sử dụng "chi phí và động lực" này của Bitcoin.
https://thuviensach.vn
Nếu chúng ta xem xét đồng tiền bitcoin từ góc độ này – không đơn thuần như cách người ta vẫn thường mô tả nó như một đơn vị giá trị kỹ thuật số mới có tiềm năng thay thế cho đô la, euro, hoặc yên – chúng ta có thể xây dựng một khuôn khổ khái niệm để hiểu được ý nghĩa rộng lớn hơn của sáng chế này. ‘Đồng bitcoin’ (b viết thường), trước tiên là một kho giá trị để thưởng cho những người đảm bảo cho ‘hệ thống Bitcoin’ (B viết hoa). Chính điều đó, chứ không phải kì vọng về việc nó sẽ trở thành một vật trung gian để trao đổi hàng ngày, mới là mục đích chính của nó. Nếu nó không tồn tại như một động lực cho các chủ sở hữu máy tính xác nhận sự trao đổi các thông tin giá trị một cách trung thực, sổ cái phân tán, không cần cơ quan kiểm duyệt của Satoshi sẽ không hoạt động.
Tất nhiên, để tất cả điều này kết hợp với nhau, các thợ đào phải coi đồng bitcoin là có giá trị – họ phải tin rằng có thể trao đổi nó cho những thứ khác có giá trị cụ thể, như hàng hóa, dịch vụ hay tiền tệ hữu hình như đồng đô la. Việc tìm ra cách để khiến hàng triệu người tin rằng bitcoin có giá trị đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu sắc hơn về cách thức cộng đồng đạt được thỏa thuận về những gì cấu thành một vật trung gian trao đổi chung, kho giá trị hay một đơn vị tính toán – vốn là ba tính chất của tiền bạc. (Để hiểu thêm, chúng tôi một lần nữa khuyến khích các bạn đọc thêm Kỷ nguyên Tiền điện tử.) Chúng ta có thể nói rằng, trái với quan điểm phổ biến, một loại tiền tệ không cần phải được hỗ trợ bởi bất cứ điều gì, dù đó là cam kết của một chính phủ hay một lượng hàng hóa cố định như vàng, chỉ cần nó được công nhận đầy đủ như một phương tiện hữu ích để đo lường và thanh toán các trao đổi có giá trị. Điều này có vẻ ngược đời bởi chúng ta có xu hướng nghĩ tiền như một vật chất bằng cách nào đó chứa đựng giá trị bên trong dưới một hình thức cụ thể – như tiền giấy, hay đồng tiền vàng. Nhưng thực tế, các đồng tiền chỉ truyền đạt một giá trị được tem phiếu hóa mang tính biểu tượng, mà giá trị đó bắt nguồn từ ý chí tập thể của xã hội cùng chấp nhận vật tượng trưng đó như một thước đo giá trị nhất định. Biến thể tương tự của tư tưởng này có thể được áp dụng cho bất kỳ tiền ảo nào, miễn là có đủ người chấp nhận nó. Đó chính xác là những gì xảy ra với bitcoin.
https://thuviensach.vn
Cấu trúc của sổ cái cũng rất quan trọng để giữ cho Bitcoin an toàn. Nakamoto hình dung ý tưởng của mình như là một chuỗi các khối liên tục phát triển và không thể phá vỡ, mỗi khối đại diện cho một loạt các giao dịch được kết hợp và xác nhận trong khoảng thời gian 10 phút có thưởng đó. Vì lý do đó, thuật ngữ Blockchain giờ đây xuất hiện trong mọi cuộc trao đổi của bất cứ CIO nào. (Đáng chú ý, thuật ngữ “Blockchain” chưa bao giờ xuất hiện trong các điều lệ của Bitcoin – một lập luận tốt cho việc tại sao Bitcoin không bao giờ nên tuyên bố độc quyền thuật ngữ này.)
Trong mỗi giai đoạn của khối, mỗi thợ đào đang tham gia cuộc đua về bằng chứng xử lý để lấy phần thưởng bitcoin tiếp theo cũng đồng thời thu thập các giao dịch mới đến và sắp xếp chúng vào trong các khối mới của họ. Các chi tiết của mỗi giao dịch bao gồm ngày, giờ, địa chỉ người gửi và người nhận, số tiền gửi, v.v... được nắm bắt và chạy thông qua một thuật toán mã hóa đặc biệt để tạo ra một chuỗi chữ và số gọi là mã băm. Thuật toán băm có thể chuyển đổi bất kỳ một lượng dữ liệu nguồn ban đầu tùy ý nào thành một chuỗi duy nhất gồm các ký tự và chữ số, với độ dài cố định, đóng vai trò như một phương tiện để chứng minh bằng toán học về sự tồn tại của thông tin cơ bản đó. Bất cứ ai sở hữu thông tin giao dịch có thể dễ dàng chạy dữ liệu đó bằng chính thuật toán băm tương tự để xác nhận rằng người khởi tạo mã băm ban đầu có quyền sở hữu dữ liệu đó.
Một tính năng chính của các mã băm là chúng cực kì nhạy cảm trước những thay đổi trong dữ liệu cơ bản. Dưới đây là mã băm chúng tôi đã tạo ra từ đoạn văn trước bằng cách áp dụng thuật toán SHA–256 có độ bảo mật cao mà Bitcoin sử dụng:
63f48074e26b1dcd6ec26be74b35e49bd31a36f849033bdee– 4194b6be8505fd9
Bây giờ, lưu ý rằng, khi loại bỏ đoạn cuối cùng ra khỏi đoạn văn đó, thuật toán lại tạo ra một chuỗi chữ và số hoàn toàn khác:
https://thuviensach.vn