🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Binh Thư Yếu Lược Ebooks Nhóm Zalo MỤC LỤC Trang Giới thiệu 5 Tiểu sử Trần Quốc Tuấn 22 Tiểu sử Đào Duy Từ 28 Thuyết minh về bản dịch 31 BINH THƢ YẾU LƢỢC QUYỂN I: I. Thiên tƣợng 38 II. Kén mộ 42 III. Chọn tƣớng 43 IV. Đạo làm tƣớng 51 V. Kén luyện 82 VI. Quân lễ (Phụ : Thƣởng phạt) 95 VII. Tuyển ngƣời làm việc dƣới trƣớng 98 VIII. Đồ dùng của binh 101 IX. Hiệu lệnh 114 QUYỂN II: I.Hành quân 122 II. Hƣớng đạo 145 III. Đồn trú 147 IV. Tuần canh 180 V. Quân tƣ 184 VI. Hình thế 188 VII. Phòng bị 196 VIII. Điểm về việc binh 202 IX. Phép dùng gián điệp 203 X. Dùng cách lừa dối 208 QUYỂN III I. Liệu thế giặc 212 II.Quyết chiến 248 III. Đặt kỳ 270 IV. Dã chiến 285 V. Sơn chiến 289 VI. Thủy chiến 296 VII. Lâm chiến 331 QUYỂN IV I. Đánh thành 334 II. Giữ thành 371 III. Xông vây 428 IV. Ứng cứu 430 V. Lui đánh 432 VI. Thắng và đặt phục 433 VII. Phép nhận hàng 435 HỔ TRƢỚNG KHU CƠ Tựa 443 QUYỂN I Tập thiên 448 Tổng luận về cơ yếu binh pháp 448 Thiên hoả công 450 Thiên thuỷ chiến 462 Thiên bộ chiến 475 Thiên giữ trại 490 Lời tổng bình về Tập Thiên 500 QUYỂN II: Tập địa 503 Yếu chỉ bàn về trận 503 Các phép trận 506 Yếu luận về giáo trƣờng diễn trận 546 Yếu pháp phá trận 550 Tổng binh về Tập Địa 551 QUYỂN III: Tập nhân 553 Yếu chỉ về tƣớng 553 Phép chọn tƣớng luyện binh 558 Yếu luận về quân cơ 564 Phép dạy quân đánh giặc 565 Phép giữ thành chống giặc 571 Yếu luận về địa thế 573 BINH THƯ YẾU LƯỢC BINH THƢ YẾU LƢỢC HỔ TRƢỚNG KHU CƠ (Tái Bản) Người dịch : NGUYỄN NGỌC TỈNH ĐỖ MỘNG KHƢƠNG Hiệu đính : GS. ĐÀO DUY ANH NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN LỜI GIỚI THIỆU Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trần Quốc Tuấn có soạn một bộ sách quân sự là Binh gia diệu lý yếu lược(1) để giáo dục các tƣớng sĩ phép dùng binh. Lịch triều hiến chương loại chí (phần Văn tịch chí) cho biết Trần Quốc Tuấn đã soạn sách Binh gia yếu lược và sách Vạn kiếp binh thư(2). Nhiều ngƣời cho rằng Binh gia diệu lý yếu lược hay Binh gia yếu lƣợc chỉ là một, cũng nhƣ Vạn kiếp tôn bí truyền thư hay Vạn kiếp binh thư chỉ là một, Nhiều ngƣời lại cho rằng Binh gia yếu lược và Binh thư yếu lược cũng chỉ là một. Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí cho biết Binh gia yếu lược và Vạn kiếp binh thư đã thất lạc từ lâu. Ở Thƣ viện Khoa Học Xã Hội hiện nay có một bộ sách chữ Hán chép tay mang ký hiệu 476 đề là Binh ----------------------------------- (1) Đại Việt sử ký toàn thƣ, t.II, tr. 82, bản dịch của Viện Sử học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội (2) Lịch triều hiến chƣơng loại chí, t. IV (Văn tịch chí), tr 120, Nhà xuất bản Sử học 5 thư yếu lược. Trang đầu bộ sách này ghi rõ rằng: “Binh thư yếu lược bốn quyển do Trần Hƣng Đạo vƣơng soạn, vƣơng húy là Quốc Tuấn. Binh thư yếu lược mang ký hiệu 476 gồm bốn quyển. Quyển I gồm có chín chƣơng là: 1. Thiên tƣợng, 2. Tuyển mộ, 3. Tuyển tƣớng, 4. Tƣớng đạo, 5. Giản luyện, 6. Quân lễ, 7. Mạc hạ, 8. Binh cụ, 9. Hiệu lệnh. Quyển II có mƣời một chƣơng là: 1. Hành quân, 2.Hƣớng đạo, 3. Đồn trú, 4. Tuần canh, 5. Quân tƣ, 6.Hình thế, 7. Phòng bị, 8. Xem mƣa gió, 9. Bình trƣng, 10. Dụng gián, 11. Dụng trá. Quyển III có bảy chƣơng là: 1. Liệu dịch, 2. Dã chiến, 3. Quyết chiến, 4. Thiết kỳ, 5. Lâm chiến, 6. Sơn chiến, 7. Thuỷ chiến, Quyển IV cũng có bảy chƣơng là: 1. Công thành, 2. Thủ thành, 3. Đột vây, 4. Cứu ứng, 5. Lui tránh, 6. Đƣợc, thua, 7. Đầu hàng. Trong Binh thư yếu lược thì quyển II, quyển III và quyển IV có nhiều đoạn rút ra từ Hổ trướng khu cơ của Dào Duy Từ(1), một nho sĩ có tài kinh bang tế thế đã giúp chúa Nguyễn Phúc Nguyên (chúa Phật) xây dựng cơ đồ hồi nửa đầu thế ký XVIII ở Đƣờng trong. Những doạn này, có đoạn ghi rõ là đã rút ra từ Hổ trướng khu cơ, có nhiều đoạn tuy lấy từ Hổ trướng khu cơ, song lại -------------------------- (1) Có thuyết cho Hổ trướng khu cơ do Cao Khuê, môn đệ của Đào Duy Từ, căn cứ vào những điều Đào Duy Từ truyền thụ cho mà soạn ra 6 không có chú thích gì cả. Ở quyến IV (Binh thư yếu lược) có mục ‚Phép làm hỏa tiễn chứa thuốc độc‛; ở Hổ trướng khu cơ cũng có mục ‚Phép làm hỏa tiễn chứa thuốc độc". Nguyên văn chữ Hán ở Binh thư yếu lược cũng nhu Hổ trƣớng khu cơđều là ‚Hoả tiễn trữ độc pháp‛. Liều lƣợng các vị thuốc dùng để chế hỏa tiễn ở Binh thư yếu lược và ở Hổ trướng khu cơ giống hệt nhau. Mở đầu mục ‚Phép làm hỏa tiễn chứa thuốc độc‛ trong Binh thư yếu lược, có đoạn văn nhƣ sau: ‚Phàm ít không địch đƣợc nhiều, yếu không địch đƣợc mạnh, đó là lẽ thƣờng. Nhƣng Binh pháp có nói: Ngƣời giỏi đánh làm thế địch không thể thắng để đợi thế địch mà mình có thế thắng. Cho nên cầm quân ba nghìn chống giặc năm đƣờng, phỏng ở đồng ruộng đƣờng dài, giặc đem cả nƣớc sang đánh, thì lấy cái gì mà chống đƣợc? Nên dùng phép ‚hỏa tiễn chứa thuốc độc‛. Đoạn văn này ở Hổ trướng khu cơ lại nhắc lại nguyên văn nhƣ thế, không sai và không thiếu một chữ nào. Trong Binh thư yếu lược có mục ‚Phép làm súng gỗ‛, trong Hổ trướng khu cơ cũng có mục ‚Phép làm súng gỗ‛. Trong Binh thư yếu lược có mục ‚Phép đốt đuốc trƣớc gió‛, trong Hổ trướng khu cơ cũng có mục ‚Phép đốt đuốc trƣớc gió‛, lời văn hai bên giống hệt nhƣ nhau. Về ‚Bí pháp làm quả nổ‛, ‚Bí pháp làm quả mù‛, ‚Phép chế hỏa đồng‛, ‚Phép chế hỏa tiễn‛ (tên lửa), Binh thư yếu lược và Hổ trướng khu cơ cũng rất giống 7 nhau. Nếu kể hết những đoạn, những mục giống nhau ở Binh thư yếu lược và Hổ trướng khu cơ thì nhiều lắm. Chúng tôi chỉ đƣa ra một số điểm giống nhau giữa hai bộ sách để các bạn thấy rằng giữa hai bộ sách có nhiều vấn để cần giải quyết. Binh thư yếu lược là sách đƣợc soạn ra từ thế kỷ XIII, còn Hổ trướng khu cơ đƣợc viết ra hồi nửa đầu thế kỷ XVII. Thời gian ra đời của hai bộ sách có một khoảng cách đến bốn trăm năm. Tại sao hai bộ sách có những đoạn, những mục giống nhau nhƣ lột ? Hổ trướng khu cơ đã lấy nhiều đoạn, nhiều mục trong Binh thư yếu lược hay ngƣợc lại? Nếu chỉ căn cứ vào yếu tố thời gian thì chúng ta còn thể suy luận rằng khi viết Hổ trướng khu cơ, Đào Duy Từ đã rút ra nhiều tài liệu từ Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn . Nhƣng nếu căn cứ vào nội dung các đoạn, các mục vừa có ở Binh thư yếu lược vừa có ở Hổ trướng khu cơ , thì chúng ta phải kết luận rằng chính Binh thư yếu lược đã lấy nhiều đoạn, nhiều mục của Hổ trướng khu cơ . Tại sao lại nhƣ vậy? Mục ‚Phép chế quả nổ’‛ trong Binh thư yếu lược cũng nhƣ trong Hổ trướng khu cơ đều nói phép làm quả nổ là của ngƣời phƣơng Tây. Hồi thế kỷ XVI và thế kỷ XVII theo chân các thƣơng nhân phƣơng Tây, phép làm quả nổ đƣợc đem vào Việt Nam, cụ thể là đem vào Đƣờng trong trƣớc. Hồi thế kỷ XIII, trong hai lần chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ, chƣa 8 bao giờ Trần Quốc Tuấn dùng quả nổ đánh quân xâm lƣợc. Hồi thế kỷ XIII, chúng ta cũng chƣa từng thấy quân đội nhà Trần sử dụng tên lửa (hoả tiễn) hay tên lửa chứa thuốc độc; trong các trận đánh, chúng ta chỉ thấy quân đội nhà Trần dùng tên tẩm thuốc độc bắn quân Mông Cổ mà thôi. Nhƣ vậy rõ ràng là mục ‚Phép chế quả nổ", mục ‚Phép làm hỏa tiễn chứa thuốc dộc‛ cũng nhƣ ở nhiều mục, nhiều đoạn khác, đã đƣợc một nhân vật nào đó sống sau Đào Duy Từ rút ra từ Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ rồi đƣa vào Binh thư yếu lưực . Đọc Binh thư yếu lược, chúng ta thấy nhiều đoạn không phải là của Trần Quốc Tuấn viết ra từ thế kỷ XIII. Quyển I chƣơng ‚Tuyển mộ‛, mục ‚Trao quyền cho tƣớng‛, viết: ‚Các triều Đƣờng, Tống, Minh bị thua cũng vì cớ đó, mà nhà Tống quá tệ, nhà Mình lại tệ hơn. Ngƣời bàn về việc nhà Tống thì cho rằng bàn bạc nhiều mà thành công ít; ngƣời bàn về việc nhà Minh thì cho rằng nhà Minh mất nƣớc, không mất ở giặc cƣớp, mà mất ở ngay từ trong cổng ngõ, không mất ở bờ cõi, mà mất ngay từ lời can của đài quan‛. Nếu chỉ đọc đoạn trên, chúng ta có thể nghĩ rằng bộ Binh thư yếu lược còn lại cho chúng ta ngày nay đã đƣợc một ngƣời Việt Nam nào đó hồi thế kỷ XVII hay thế kỷ XVIII sửa chữa, bổ sung hay viết lại. Chúng ta cũng nghĩ nhƣ thế khi chúng ta đọc đoạn này của Binh thư yếu lược : ‚Xƣa kia 9 đời vua Thành tổ nhà Minh đánh Mán Miến Điện đem ba mƣơi vạn quân, hơn một trăm voi đến cƣớp Định Viễn. Vua Minh sai Mộc Thạch và Anh Mã Thành đi đánh, bắt đƣợc voi đem về‛. Nhƣng đến những câu sau đây, thì chúng ta lại nghĩ rằng Binh thư yếu lược đã đƣợc bổ sung hay viết lại hồi đầu thế kỷ XIX tức thời Nguyên sơ: Năm Kỷ Dậu ngƣời Thanh sai Tổng đốc Lƣỡng Quảng sang nƣớc ta đánh giặc để khôi phục thành nhà Lê. Quân Ngụy Tây bày voi xông trƣớc. Ngƣời Thanh làm cản gỗ chống ngựa(1) để cản lại, đào hố để sập voi. Chƣớc đó rất mầu, song lại thất thủ, vì trong cái mầu có cái chƣa mầu‛. Những câu sau dây cũng làm cho chúng ta nghĩ nhƣ thế: ‚Nhƣ xƣa, Tây Sơn Nguyễn Huệ chống nhau với Thạc quân công ở bến Thuý Ái, ra quân theo đƣờng tắt mà vào kinh thành nhà Lê. Chúa Trịnh vừa về miền Tây, thì trong phủ đã dựng cờ Tây Sơn rồi. Năm Kỷ Dậu ngày mồng 5 tháng giêng, Nguyễn Huệ chia quân làm ba đạo cùng với quân Bắc tiếp chiến, mà thủy binh tiến đậu ở sông Nhị Hà, đó là mƣu chẹt đƣờng về của quân Bắc‛. Những tài liệu kể trên cho phép chúng ta bƣớc đầu kết luận rằng: Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn đến đầu thế kỷ XIX đã đƣợc một nho sĩ am hiểu (1) Một thứ chƣớng ngại vật chữ Hán là mộc mã, dùng để cản đƣờng tiến của voi, ngựa. 10 quân sự, yêu khoa học quân sự, sửa chữa và bổ sung nhiều. Nho sĩ ấy đã đọc nhiều binh thƣ của Trung Quốc, đã đọc Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ, rồi trên cơ sở các tri thức về quân sự của mình, nho sĩ ấy dã sửa chữa và bổ sung Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn. Vì vậy Binh thư yếu lược là sách do Trần Quốc Tuấn làm ra từ thế kỷ XIII, mà lại có những đoạn nói về cuộc xâm lƣợc của quân Minh đối với Miến Điện, có đoạn nói về cuộc đấu tranh võ trang chống quân Thanh xâm lƣợc do vua Quang Trung lãnh đạo, lại có đoạn nói về những việc xảy ra ở đời Tự Đức. Kết luận nhƣ vậy, tất có ngƣời nói: Thế thì tại sao khi soạn Lịch triều hiến chương loại chí hồi thế kỷ XIX, Phan Huy Chú lại nói rằng Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn không còn nữa? Chúng ta đều biết rằng thời Phan Huy Chú biên soạn Lịch triều hiến chương loại chí là thời nƣớc Việt Nam mới tạm thời ổn định một phần nào(1), sau một thời loạn lạc kéo dài. Rất có thế ở dƣới tay Phan Huy Chú, Binh thư yếu lược không còn nữa. nhƣng ở một nơi nào đó, cụ thể là ở một tủ sách của gia đình một nho sĩ nào đó, Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn có thế vẫn còn hoặc là toàn bộ hoặc là một phần. Tình hình này có thể có đƣợc ở một số nƣớc (1) Chúng tôi nói ‚tạm thời ổn định một phần nào‛ vì suốt thời gian, từ Gia Long, qua Minh Mạng, Thiệu Trị đến Tự Đức, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra. 11 mà đƣờng giao thông liên lạc khó khăn nhƣ nƣớc Việt Nam hồi đầu thế kv XIX. Nho sĩ yêu Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn, đã dem bộ sách này sửa chữa và bổ sung trên cơ sở những tri thức về khoa học quân sự của ông. Do đó, Binh thư yếu lược tuy mang tên Trần Quốc Tuấn, vị danh tƣớng sống vào hồi thế kỷ XIII, mà lại có cả các đoạn trong Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ, và các cuộc chiến tranh xảy ra hồi thế kỷ XV, thế kỷ XVI, thế kỷ XVII, thế kỷ XVIII. Đến đây, một vấn để cần đƣợc đặt ra và giải quyết: Trong bộ Binh thư yếu lược mà hiện nay chúng ta có, chỗ nào là của Trần Quốc Tuấn, chỗ nào không phải là của Trần Quốc Tuấn ? Đọc Binh thư yếu lược chúng tôi thấy có chỗ đã gọi rõ rằng đã lấy từ Hổ trướng khu cơ; có chỗ tuy không ghi là lấy từ Hổ trướng khu cơ, nhƣng đọc Hổ trướng khu cơ , chúng ta thấy chỗ ấy có trong tác phẩm của Đào Duy Từ. Những chỗ nhƣ thế dứt khoát không phải là của Trần Quốc Tuấn. Cũng không phải là của Trần Quốc Tuấn những đoạn chép về các sự kiện xảy ra về các đời Minh, đời Thanh, hay đời Tây Sơn. Nhƣ vậy không có nghĩa là những đoạn khác trong Binh thư yếu lược là của Trần Quốc Tuấn cả. Chúng tôi cho rằng có thể là của Trần Quốc Tuấn trƣớc hết những đoạn rút ra từ phép dùng binh của Tôn Vũ và Ngô Khởi. Cũng là của Trần Quốc Tuấn những đoạn mà tƣ tƣởng phù hợp với tƣ tƣởng của ông đã trình bày 12 trong Hịch tướng sĩ hay với lời của ông nói với vua Trần Anh Tôn khi nhà vua đến thăm ông ở nhà riêng tại Vạn Kiếp hồi tháng Tám năm Kỵ Hợi (1300). Chúng ta đều biết rằng tháng Tám năm Kỷ Hợi, Trần Quốc Tuấn bị bệnh nặng, vua Trần Anh Tôn thân chinh đến nhà riêng của ông để thăm ông và hỏi ông về kế sách giữ nƣớc. Trần Quốc Tuấn có nói với vua Anh Tôn nhƣ sau: ‚Đại khái quân giặc cậy vào trƣờng trận, quân ta cậy vào đoản binh, đem đoản binh đánh lại trƣờng trận là việc thƣờng trong binh pháp. Nhƣng cần phải xét: Nếu thấy quân giặc tràn sang nhƣ gió nhƣ lửa, thì thế giặc có thể dễ dàng chống cự đƣợc; nếu giặc dùng cách chiếm cứ dần, nhƣ tằm ăn dâu, không vơ vét của dân, không mong đánh đƣợc ngay, thì mình phải dùng tƣớng giỏi, phải xem xét tình thế biến chuyển nhƣ ngƣời đánh cờ tùy thời cơ mà ứng biến cho đúng, làm thế nào thu hút đƣợc quân lính nhƣ cha con một nhà mới có thể dùng để chiến thắng đƣợc. Và phải khoan dùng sức dân để làm cái kế sâu rễ bền gốc, đó là thƣợng sách giữ nƣớc không còn gì hơn‛. Phải ‚thu hút đƣợc quân lính nhƣ cha con một nhà‛, ‚phải khoan dùng sức dân để làm cái kế sâu rễ bền gốc‛, những tƣ tƣởng đó hoàn toàn phù hợp với những tƣ tƣởng sau đây của Binh thư yếu lược: ‚Dùng trí để phục thiên hạ, mà thiên hạ phải phục trí, nhƣng trí vẫn không thắng; dùng pháp (luật) để chế thiên hạ, mà thiên hạ phải theo 13 pháp (luật), nhƣng pháp (luật) cũng không thần. Vậy trí với pháp (luật) không phải là cái hay ở trong cái hay vậy. Bậc thánh võ trị đời, đánh ở chỗ không có thành, công ở chỗ không có luỹ, chiến ở chỗ không có trận. Nhẹ nhàng nhƣ mƣa rơi ở trên không, dựng nên cuộc đời vô sự‛. ‚Hoà mục có công hiệu rất lớn cho cuộc trị an. Hòa ở trong nƣớc thì ít dụng binh; hòa ở ngoài biên thì không sự có báo động; bất đắc dĩ mới phải phạt kẻ làm xằng. Vua tôi hòa mục thì dùng đƣợc ngƣời tài; các tƣớng văn tƣớng võ hòa mục thì làm nên công nghiệp. Tƣớng sĩ hòa mục khi đƣợc ban thƣởng sẽ nhƣờng nhịn nhau, nguy nan sẽ cứu nhau. Đó, hoà mục là một đạo rất hay cho việc trị nƣớc, hành binh, không bao giờ đổi đƣợc‛. Những ý kiến trên dây của Trần Quốc Tuấn biểu thị rằng ông không những là một nhà quân sự lớn, mà còn là một nhà chính trị lớn. Đó là nhà kinh bang tế thế vậy. Khi vạch ra những nguyên tắc hành động của viên tƣớng tổng chỉ huy, Trần Quốc Tuấn xuất phát từ tƣ tƣởng nhân nghĩa. Nhân nghĩa là mục đích của đời ngƣời cũng tức là mục đích của viên tƣớng, viên tƣớng phải dấu tranh cho chính nghĩa, đấu tranh vì lợi ích của nhân dân: ‚Khí lƣợng của tƣớng lớn nhỏ khác nhau Tƣớng mà che điều gian, giấu điều hoạ, không nghĩ đến sự quần chúng oán ghét, tƣớng ấy chỉ huy mƣời ngƣời. Tƣớng mà sớm dậy khuya nằm, lời lẽ kín đáo, tƣớng ấy 14 chỉ huy đƣợc trăm ngƣời. Tƣớng thẳng mà biết lo, mạnh mà giỏi đánh đó là tƣớng chỉ huy đƣợc nghìn ngƣời. Tƣớng mà ngoài mặt hăm hở, trong lòng ân cần, biết ngƣời khó nhọc, thƣơng kẻ đói rét, đó là tƣớng chỉ huy dƣợc vạn ngƣời. Tƣớng mà gần ngƣời hiền, tiến ngƣơi tài, ngày thƣờng cẩn thận, thành thực rộng rãi, giỏi việc dẹp loạn, đó là tƣớng chỉ huy đƣợc mƣời vạn ngƣời. Tƣớng mà dùng nhân ái đối với kẻ dƣới, lấy tín nghĩa để phục nƣớc láng giềng, trên biết thiên văn, dƣới biết địa lý, giữa biết việc ngƣời, coi bốn biển nhƣ một nhà, đó là tƣớng chỉ huy đƣợc cả thiên hạ không ai địch nổi‛, ở đây, tác giả Binh thư yếu lược đã vƣợt hẳn khuôn khổ một viên tƣớng tổng chỉ huy, mà trở thành một nhân vật có tài kinh bang tế thế, ở triều đình thì là tƣớng văn, ở ngoài mặt trận là tƣớng võ kiểu nhƣ Gia Cát Lƣợng vậy. Giai cấp đại quý tộc đời Trần thƣờng biết đoàn kết với nhau. Ở những phƣơng diện nhất định, lợi ích của giai cấp đại quí tộc nhất trí với lợi ích của nhân dân. Vua và các vƣơng hầu đều chú ý đến nông nghiệp, công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nhờ vậy mà phát triển. Tình hình trên cũng thấy phản ánh trong Binh thư yếu lược: ‚Thƣơng ngƣời, dốc chí làm việc thì đƣợc sự yêu mến. Nghe lời nói phải, xa kẻ gièm pha, thì ngƣời xa đến với mình. Đo tính trƣớc sau rồi mới làm, đó là đề phòng khi có biến cố. Có tội phải răn, 15 có công phải thƣởng mới có thể uốn nắn đƣợc ngƣời. Thông việc trƣớc, suốt việc sau mới có thể giáo dục đƣợc quần chúng. Rẻ sắc đẹp, trọng con ngƣời mới đƣợc lòng dân. Bỏ lợi tƣ theo lợi chung mới giữ đƣợc nƣớc", ‚Thanh liêm của cải, tiết kiệm tiêu dùng, ít say về rƣợu, giữ mình theo lễ, thờ bề trên cho trung, có việc lo chung với quân chúng, lấy của địch mà không tích trữ (cho mình), bắt phụ nữ địch mà không lƣu dùng (cho mình)‛. Trần Quốc Tuấn thƣờng yêu tƣớng sĩ, luôn luôn săn sóc đến đời sống của tƣớng sĩ. Trong Hịch tướng sĩ, ông tuyên bố: ‚Các ngƣơi ở cùng ta coi giữ binh quyền cũng đã lâu ngày, không có áo thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho ăn, quan còn nhỏ thì ta thăng thƣởng, lƣơng ít thì ta tăng, đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc hoạn nạn thì cùng nhau sống chết, lúc nhàn hạ thì cùng nhau vui cƣời‛. Tinh thần đồng cam cộng khổ này của Trần Quổc Tuấn cũng thấy biểu hiện trong Binh gia yếu lược: ‚Trong quân có ngƣời ốm, tƣớng phải thân hình đem thuốc đến chữa, trong quân có ngƣời chết, tƣớng phải thƣơng xót, đau buồn, quân đi thú xa, thì (tƣớng) phải sai vợ con đến thăm hỏi. Phàm có khao thƣởng thì phải chia đều có quan và quân. Khi có cất đặt chức vị gì, thì phải họp cả tƣớng tá lại để bàn. Mƣu đã định rồi mới đánh giặc; cho nên tƣớng với quân có 16 cái ơn hòa rƣợu và hút máu‛(1). Trần Quốc Tuấn hiểu rõ rằng không tranh thủ đƣợc sự đồng tình của các tƣớng sĩ, thì không thể động viên các tƣớng sĩ đánh giặc đƣợc. Nhƣ chúng ta đều biết, Yết Kiêu, Dã Tƣợng là gia nô của Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão là gia khách của ông. Yết Kiêu, Dã Tƣợng, cũng nhƣ Phạm Ngũ Lão đều hăng hái chiến đấu chống quân Mông Cổ và đều lập đƣợc nhiều chiến công quan trọng. Họ đã vì Trần Quốc Tuấn mà quên mình chiến đấu. Yết Kiêu, Dã Tƣợng và Phạm Ngũ Lão sở dĩ gắng sức ở nơi trận mạc, một phần là vì họ yêu nƣớc, nhƣng một phần khác cũng vì họ đƣợc Quốc Tuấn đãi ngộ nhƣ cha với con. Việc quan tâm đến đời sống của các tƣớng sĩ cũng thấy biểu hiện trong Binh thư yếu lược: ‚Cho nên quân sĩ có cái vui mổ trâu, nấu rƣợu, cái khí thế ném đá vƣợt rào, họ yêu mến tƣớng nhƣ con em yêu mến cha anh, nhƣ chân tay giữ gìn đầu mắt, không ai có thế ngăn nổi họ. Nếu đối xử khắt khe làm cho họ đau khổ, bắt họ làm những công việc quá (1) Sách Hoàng Thạch Công chép rằng'. Có một vị tƣớng tài có một vò rƣợu ngon do một ngƣời đến biếu, ông đem vò rƣợu ấy đổ xuống sông hòa với nƣớc, rồi cho tƣớng sĩ đến dòng nƣớc mà uống. Ba quân đều đƣợc uống rƣợu, vì vậy ai nấy đều gắng sức chiến đấu. Ngô Khởi nổi tiếng là ngƣời giỏi dùng binh. Có ngƣời lính có cái nhọt đang nung mủ, Ngô Khởi ghé mồm vào nhọt mà hút máu mủ. Ngƣời lính cảm động, càng ra sức chiến đấu (Binh thƣ yếu lƣợc)(1) 17 nặng nhọc thì tiếng oán thù không sao cho hết. Tƣớng mà coi quân sĩ nhƣ cỏ rác. thì quân sĩ coi tƣớng nhƣ cừu thù. Mong cho họ sung vào hàng ngũ cũng còn khó, còn mong gì họ gắng sức đánh giặc nữa. Đó là cái chƣớc lớn của tƣớng soái để vỗ về quân sĩ vậy‛. Căn cứ vào Tôn Vũ và Ngô Khởi, Binh thư yếu lược vạch ra cái đạo của ngƣời làm tƣớng, đạo này có tám điều phải tránh là: 1. Lòng tham không đáy, 2. Giết ngƣời hiền ghen ngƣời tài. 3. Tin lời gièm ƣa nịnh, 4. Biết ngƣời mà không biết mình,5. Do dự không quả quyết, 6. Hoang dâm tửu sắc, 7. Dối trá và lòng thì nhát sợ, 8. Nói bậy mà không giữ lễ độ. Những ý kiến trên cũng có thế là của Trần Quốc Tuấn. Tại sao chúng ta có thể biết nhƣ vậy đƣợc? Trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn viết rằng: ‚Nay ta đọc hết các sách binh pháp của các danh gia và soạn thành một quyển gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các ngƣơi chuyên tập sách này theo lời dạy bảo thì mới phải đạo thần tử. Nhƣợc bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo, thì tức là kẻ thù nghịch‛. Các sách binh pháp của các danh gia là những sách nào? Các danh gia ấy là những ai? Đọc Binh thư yếu lược , chúng ta thấy những sách ấy chủ yếu là Vũ kinh hay Vũ thư của Trung Quốc trong đó có sách Tôn Tử hay Tôn Tử binh pháp hay Binh pháp của Tôn Vũ đời Xuân Thu. Còn các danh gia nói đây chủ yếu là Tôn Vũ và Ngô Khởi, hai nhà 18 quân sự đại tài thời Xuân Thu Chiến Quốc. Chúng ta có thể nói tƣ tuởng quân sự trong Binh thư yếu lược chủ yếu là tƣ tƣởng của Tôn Vũ và Ngô Khởi mà Trần Quốc Tuấn muốn đem vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam hồi thế kỷ XIII. Xét nhƣ vậy, chúng ta sẽ thấy rằng những đoạn trích dẫn và bình luận ý kiến của Tôn Vũ và Ngô Khởi trong Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn một nhà chính trị kiêm quân sự thiên tài đã sở đắc rất nhiều ở binh pháp Tôn Ngô và đã đem những điều sở đắc của mình giáo dục cho các tƣớng sĩ ở dƣới quyền tiết chế của ông. Giả thuyết trên sẽ có giá trị, nếu có ngày chúng ta chứng minh đƣợc rằng ý kiến của Phan Huy Chú, tác giả Lịch triều Hiến chương loại chí là không đúng sự thật. Trong trƣờng hợp Binh thư yếu lược cũng tức Binh gia diệu lý yếu lược của Trần Quốc Tuấn quả thật không còn nữa nhƣ Phan Huy Chú đã nói trong Lịch triều hiến chương loại chí, thì quyển Binh thư yếu lược mang ký hiệu 476 của Thƣ viện khoa học xã hội sẽ là sách thế nào? Quyển Binh thư yếu lược này, chúng tôi nghĩ rằng có lẽ do một nho sĩ am hiểu khoa học quân sự, nắm đƣợc nhiều tri thức quân sự của Việt Nam và của Trung Quốc soạn ra. Theo cái phong thái thác cổ vẫn lƣu hành ở Việt Nam và Trung Quốc xƣa, nho sĩ ấy đã mƣợn tên sách của Trần Quốc Tuấn đặt cho tên sách 19 của mình nhằm tăng thêm uy tín của tác phẩm của mình đối với ngƣời đọc. Cũng có thể đầu tiên sách chỉ mang tên Binh thư yếu lược thôi, nhƣng sau đó một ngƣời nào đó lại thêm mấy chữ “Binh thư yếu lược bốn quyển do Trần Hƣng Đạo vƣơng soạn, vƣơng huý là Quốc Tuấn‛. Chúng tôi sở dĩ viết nhƣ thế là vì trong Lịch triều hiến chương loại chí không có sách nào của Trần Quốc Tuấn gọi là Binh thư yếu lược , mà chỉ cỏ sách Binh gia diệu lý yếu lược hay Binh gia yếu lược(1)mà thôi. Có thể một nho sĩ nào đó đã viết một quyển sách quân sự rồi đặt cho tên sách của mình cái tên gần giống tên sách của Trần Quốc Tuấn, rồi ngƣời sau đó, sau khi đã sửa chữa và bổ sung Binh thư yếu lược, mới thêm mấy chữ ‚Binh thư yếu lược bốn quyến do Trần Hƣng Đạo vƣơng soạn, vƣơng huý là Quốc Tuấn‛ nhƣ chúng tôi đã nói ở trên... Tất cả đều là giả thuyết, ức thuyết. Chƣa thể có kết luận khẳng định dứt khoát ai là tác giả thật sự bộ Binh thư yếu lược mang ký hiệu 476 của Thƣ viện khoa học xã hội. Nhƣng dù thế nào đi nữa, bộ Binh thư yểu lược vẫn là bộ sách quân sự quí của chúng ta. Tác phẩm quân sự, chúng ta có rất ít. Cho đến nay, có lẽ chúng ta (1) Trong Lịch triều hiến chương loại chí, phần Nhân vật chí nói sách của Trần Quốc Tuấn là Binh gia diệu lý yếu lƣợc nhƣng phần Văn tịch chí lại nói sách của Quốc Tuấn là Binh gia yếu lược. 20 mới có hai tác phẩm là Binh thư yếu lược và Hổ trướng khu cơ, Hổ trướng khu cơ là tác phẩm nặng về mặt thực hành hơn là mặt lý luận quân sự. Duy có Binh thư yếu lược vừa chú ý đến mặt lý luận vừa chú ý đến mặt thực hành, do đó, nó có thể là bộ sách quân sự đầu tiên của dân tộc Việt Nam đã tổng kết đƣợc các kinh nghiệm quân sự của Việt Nam từ xƣa cho đến thời Nguyễn sơ. Chúng ta có nhiều truyền thống ƣu tú của dân tộc, trong các truyền thống ƣu tú ấy, thì truyền thống đấu tranh quân sự của dân tộc chúng ta đáng đƣợc đặc biệt chú ý. Truyền thống đấu tranh quân sự của dân tộc Việt Nam dƣới thời phong kiến cụ thể nhƣ thế nào? Chúng tôi có thể nói truyền thông đó một phần quan trọng đã đƣợc đúc kết trong Binh thư yếu lược và Hổ trướng khu cơ. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc GS: VĂN TÂN 21 TIỂU SỬ TRẦN QUỐC TUẤN Trần Quốc Tuấn là con An-Sinh vương Trần Liễu và là cháu gọi vua Trần Thái Tôn bằng chú ruột, ông sinh vào khoảng năm 1226, 1227, 1228 hoặc 1229 gì đó, nguyên quán ông ở làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Khi quân Mông Cổ sang xâm lược nước ta lần thứ nhất (1257), ông tham gia cuộc kháng chiến. Năm 1283 khi quân Mông Cổ sắp sửa mở cuộc xâm lược lần thứ hai vào nước Đại Việt, Trần Quốc Tuấn được cử làm Quốc công Tiết chế toàn bộ quân đội của nhà Trần. Đầu năm 1285, năm mươi vạn quân Mông Cổ do Thoát Hoan chỉ huy từ biên giới tỉnh Quảng Tây đánh vào nước Đại Việt, trong khi ấy mười vạn quân Mông Cổ khác do Toa-Đô chỉ huy từ Chiêm Thành tiến ra Bắc. Thế giặc quá mạnh, triều đình phải bỏ Thăng Long, rút vào Thanh Hóa. Ở những nơi quân giặc chiếm đóng, nhân dân làm vườn không nhà trống. Tức giận, quân giặc đi đến đâu cướp phá và giết chóc nhân dân đến đấy. Vua Trần Nhân Tôn lo sợ, hỏi Trần Quốc Tuấn : “Hay ta tạm hàng để cứu muôn dân?” Quốc Tuấn khảng 22 khái trả lời: “Nếu bệ hạ muốn hàng, trước hết hãy chém đầu thần đi đã'’ Để giáo dục cho các tướng sĩ phép dùng binh đánh giặc giữ nước, Trần Quốc Tuấn đã căn cứ vào các sách binh pháp của Tôn Vũ và Ngô Khởi mà soạn ra sách Binh gia diệu lý yếu lược hay Binh thư yếu lược. Ông lại viết Hịch tướng sĩ để khích lệ lòng yêu nước và chí căm thù của các tướng sĩ đối với quân xâm lược. Do chiến lược, chiến thuật đúng đắn của Trần Quốc Tuấn, do tinh thần quyết chiến của quân đội, đầu Tháng Năm năm Ất Dậu (1285), quân đội nhà Trần đánh bại quân của Toa Đô ở cửa Hàm Tử làm cho Toa Đô phải đem tàn quân chạy về cửa biển Thiên Trường. Ngay sau đó, Trần Quốc Tuấn lại nhanh chóng tập trung quân đội, bất ngờ đánh vào căn cứ giặc ở Chương Dương, và đã tiêu diệt hầu hết các quân Mông Cổ đóng ở đấy. Thoát Hoan thấy Chương Dương bị đánh, vội cho quân từ Thăng Long đến cứu viện Chương Dương. Quân Mông Cổ vừa rời khỏi Thăng Long được một quãng, thì bị quân phục kích của Trần Quốc Tuấn đổ ra chặn đánh và tiêu diệt. Được tin Chương Dương bị hạ, viện binh bị diệt, Thoát Hoan hoảng sợ, vội vàng với bọn A Thích mang quân Mông Cổ vượt sông Hồng chạy sang các căn cứ quân Mông Cổ ở miền đất là tỉnh Hà Bắc ngày nay. Sau khi đại thắng ở Chương Dương, và đuổi Thoát Hoan ra khỏi Thăng Long, Trần Quốc Tuấn mang quân quay lại tiêu diệt lộ quân của Toa Đô 23 ở Tây Kết, và đến cuối tháng Năm năm Ất Dậu (1285), quân Trần lại đại thắng ở Tây Kết, nguyên soái Toa Đô bị chém đầu ngay tại trận, Ô Mã Nhi sợ hãi phải chạy vào Thanh Hóa. Quân Trần thừa thẳng truy kích, bắt sống được mấy vạn quân Mông Cổ. Các trận thắng trên buộc Thoát Hoan và toàn bộ quân Mông Cổ phải rút lui. Nhưng trên đường rút về Trung Quốc , quân Mông Cổ bị quân đội của Trần Quốc Tuấn phục kích, và bị chết rất nhiều. Thoát Hoan phải chui vào một cái thùng đồng mới trốn được về Trung Quốc. Năm Đinh Hợi (1287) quân Mông Cổ do Thoát Hoan chỉ huy lại xâm lược nước Đại Việt lần thứ ba.Vua Trần Nhân Tôn hỏi ý kiến Trần Quốc Tuấn, Quốc Tuấn tuyên bố: “Bây giờ quân ta đã quen chiến đấu, quân giặc từ xa đến mỏi mệt, và chúng còn đang khiếp sợ về những trận thua trước, mất cả nhuệ khí... Năm nay đánh giặc có phần dễ hơn trước". Đầu năm Đinh Hợi (1287), quân Mông Cổ dưới quyền chỉ huy của Thoát Hoan, theo hai đường thủy và bộ kéo vào xâm lược nước Đại Việt. Trần Quốc Tuấn lại ra lệnh cho quân đội rút lui chiến lược. Quân Mông Cổ lại chiếm được Chi Lăng, Khả Ly, Chí Linh, Vạn Kiếp, Tam Đái Giang (Việt Trì), Thăng Long... quân đội nhà Trần lại đóng rải ra ở nhiều nơi, nhân dân lại làm vườn không nhà trống. Trần Quốc Tuấn lại cho quân du kích ngày đêm quấy rối 24 các vị trí của quân Mông Cổ. Quân Mông Cổ bị hãm vào cảnh thiếu lương thực. Ngày đêm chúng chỉ còn việc cố thủ ở các vị trí để chờ các đoàn thuyền lương do Trương Văn Hổ có trách nhiệm mang đến cho chúng. Nhưng đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đã bị Trần Khánh Dư phá sạch ở Vân Đồn... Được tin đoàn thuyền lương bị phá, Thoát Hoan lại quyết định cho toàn bộ quân Mông Cổ theo hai đường thủy bộ rút lui về Trung Quốc. Trần Quốc Tuấn đã dự đoán nước cờ đó của Thoát Hoan, và ông đã cho quân đi bố trí phục kích tại các đường thuỷ, đường bộ mà quân Mông Cổ tất phải đi qua trên đường về nước. Tháng ba năm Mậu Tý (1288) trận phục kích qui mô nổi tiếng trong lịch sử đã diễn ra ở sông Bạch Đằng, kết quả 500 chiến thuyền Mông Cổ bị đánh đắm hoặc bị bắn, hơn ba vạn quân giặc bị giết, bị bắt, bị chết đuối, Ô Mã Nhi và Tích Lệ Cơ Ngọc bị bắt sống... Được tin toàn bộ quân Mông Cổ bị phá ở sông Bạch Đằng, Thoát Hoan sợ cuống quít, y vội ra lệnh cho toàn quân rút lui về nước. Trên đường chạy trốn, quân Mông Cổ lại bị quân đội của Trần Quốc Tuấn phục kích, và bị chết rất nhiều. Thoát Hoan phải theo đường huyện Đan Kỷ (Lạng Sơn) chạy sang Lộc Châu rồi theo thung lũng sông Lục Ngạn, qua các địa điểm Biên Động, An Châu, Đinh Lạp để vượt biên giới chạy về Tư Minh (Trung Quốc). Do có nhiều công lao đánh giặc cứu nước, Trần Quốc Tuấn được phong tước Hưng Đạo đại 25 vương, vì vậy ngươi ta thường gọi ông là Trần Hưng Đạo. Tháng Tám năm Kỷ Hợi (1300) , Trần Quốc Tuấn bị bệnh nặng ở Vạn Kiếp, và đến ngày 15 tháng Tám thì ông từ trần tại nhà riêng. Trước khi Quốc Tuấn sắp từ trần, vua Trần Anh Tôn có đến nhà riêng của ông ở Vạn Kiếp để hỏi ông về kế sách giữ nước. Nhân dịp này, Quỗc Tuấn có trình bày với vua Anh Tôn về chiến lược đánh giặc giữ nước khi đất nước bị xâm lăng như chúng tôi đã nói ở phần “Giới thiệu”. Chiến lược, chiến thuật của Trần Quốc Tuấn có thể tóm tắt như sau: Nước Đại Việt nhỏ và yếu hơn nước Đại Nguyên của Mông Cổ, vì vậy phải “Lấy đoản binh mà chống trường trận” tức phải lấy ít đánh nhiều, lấy yếu chống mạnh, khi quân giặc mới đến, thế chúng còn mạnh, thì ta rút lui để bảo toàn lực lượng, nhử cho giặc vào sâu và dàn mỏng lực lượng ra nhiều nơi chờ khi nào có điều kiện thuận lợi mới phản công; khi ta rút lui, ta cũng phải chủ động khiến cho giặc, “muốn đánh mà không đánh được”. Với chiến thuật vườn không nhà trống, với chiến tranh nhân dân, giặc không thể cướp được lương thực của nhân dân, và luôn luôn bị dân quân du kích đánh phá, quấy rối, cắt đường tiếp tế. Tinh thần quân giặc do đó tất phải giảm sút. Lúc ấy quân ta mới phản công, cắt hẳn đường liên lạc, tiếp tế của giặc, phục kích, tập kích giặc, dùng vận động 26 chiến thần tốc đánh vào các căn cứ quan trọng của giặc, buộc giặc phải rút lui về nước, và trên đường giặc rút lui, ta phục kích tiêu diệt chúng. Với chiến lược và chiến thuật trên, Trần Quốc Tuấn đã hai lần đánh bại quân Mông Cô đã từng tung hoành, bách chiến bách thắng ở châu Á, châu Âu. Khi vạch cho vua Trần Anh Tôn kế sách giữ nước, Trần Quốc Tuấn lại nhấn mạnh rằng, ‚phải khoan dùng sức dân để làm cái sâu rễ bền gốc, đó là thƣợng sách giữ nƣớc, không còn gì hơn‛. 27 TIỂU SỬ ĐÀO DUY TỪ Đào Duy Từ sinh vào khoảng năm 1572 ở xã Hoa-Trai, huyện Ngọc Sơn (này là huyện Tĩnh Gia) tỉnh Thanh Hóa, cha là Đào Tá Hán, mẹ là người họ Nguyễn. Ông thông minh, và học rộng biết nhiều. Ông đi thi hương ở Thanh Hóa, Hiến ty cho Đào Duy Từ là con nhà phường chèo, gạch bỏ tên không cho vào thi. Ông buồn bực quay về, căm giận chế độ vô lý của họ Trịnh lúc bấy giờ. Một hôm ông nói với bạn rằng: “Tôi nghe chúa Nguyễn hùng cứ đất Thuận Quảng, làm nhiều việc ân đức lại có lòng yêu kẻ sĩ, trọng người hiền... Nếu ta theo vào giúp thì chẳng khác gì Trương Lương về Hán, Ngũ Viên sang Ngô, có thể làm tỏ rạng thanh danh, ta không đến nỗi phải nát cùng cây cỏ, uổng phí một đời...”. Rồi mùa đông năm Ất Sửu (1627), Duy Từ trốn được vào xứ Đường trong. Đầu tiên ông ở huyện Vũ Xương hơn một tháng để nghe ngóng tình hình. Sau biết khám lý Hoài Nhân là Trần Đức Hoà là người có mưu trí được chúa Nguyễn Phúc Nguyên tin dùng, Duy Từ vào Hoài Nhân. Ông đi ở chăn trâu cho một phú ông ở xã Từng Châu. Phú ông thấy Duy Từ học rộng tài cao, biết ông không phải là người thường, liền 28 đem nói với Trần Đức Hoà. Đức Hoà cho gọi Duy Từ đến hỏi chuyện. Thấy Duy Từ không gì là không thông hiểu, Đức Hòa giữ ông lại rồi gả con gái cho. Duy Từ đem bài “Ngọa long cương‛ của ông cho Đức Hoà xem. Đức Hoà xem xong liền nói: “Đào Duy Từ là Ngọa Long(1) đời nay chăng?" Một hôm, Trần Đức Hoà đem bài “Ngọa long cương‛ cho Nguyễn Phúc Nguyên xem, và nói: “Bài này là do thầy đồ của nhà tôi là Đào Duy Tư làm". Đọc bài “Ngoạ long cương‛, Nguyễn Phúc Nguyên biết Đào Duy Từ là người có chí lớn, liền cho gọi Đào Duy Từ đến. Mấy hôm sau, Đào Duy Từ và Trần Đức Hoà cùng vào ra mắt Nguyễn Phúc Nguyên. Lúc ấy Phúc Nguyên đang mặc áo trắng, đứng ở cửa nách. Thấy thế Duy Từ dừng lại, không vào. Phúc Nguyên hiểu ý, trở vào, mặc áo đội mũ chính tề rồi ra đón Duy Từ vào nói chuyện. Duy Từ cao đàm hùng luận, tỏ ra rất am hiểu việc đời. Phúc Nguyên mừng lắm, hỏi: “Sao khanh đến muộn thế ?" Liền ngay đó Phúc Nguyên trao cho Duy Từ chức Nha uý nội tán, tước Lộc khê hầu, trống coi việc quân cơ ở trong và ở ngoài, tham lý quốc chính. Từ đấy Duy Từ nói gì chúa Nguyễn cũng nghe. Ông bày mưu vạch kế giúp chúa Nguyễn làm nên nhiều việc lớn. Chúa Nguyễn thường nói với mọi người: “Đào Duy Từ thật là Tử Phòng (Trương Lương) và Khổng Minh (Gia Cát Lượng) ngày nay” Tháng ba năm Canh Ngọ (1630), Duy Từ khuyên (1) Ngoạ Long là biệt hiệu của Khổng Minh Gia Cát Lƣợng 29 chúa Nguyễn đắp luỹ Trường Dục từ núi Trường Dục đến phá Hạc Hải nhằm ngăn chặn quân Trịnh ngược dòng sông Nhật Lệ vào đánh xứ Đường trong. Năm Tân Mùi (1631), theo lời Đào Duy Từ, chúa Nguyễn lại cho đắp một núi Đâu Mâu qua cửa biển Nhật Lệ, rồi men theo sông Lệ Kỳ và sông Nhật Lệ tiến lên phía đông bắc đến làng Đông Hải. Nhờ có hai cái luỹ trên, chúa Nguyễn đã ngăn chặn được các cuộc tiến công của quân Trịnh trong một thời kỳ dài. Tháng chín năm Canh Ngọ (1630), theo đề nghị của Đào Duy Từ, Nguyễn Phúc Nguyên cho mở cuộc tấn công vào châu Nam Bố Chánh, và chiếm được châu này. Tháng mười năm Giáp Tuất (1634), Duy Từ bị bệnh nặng rồi mất, thọ 63 tuổi. Đào Duy Từ chỉ làm quan với chúa Nguyễn có tám năm. Nhưng trong tám năm đó, ông đã xây dựng cho họ Nguyễn một cơ sở xã hội vững chắc, và một đội quân hùng mạnh. Nguyễn Hữu Tiến, một viên tướng có tài của chúa Nguyễn, là con rể Đào Duy Từ do Dào Duy Từ tiến cử lên chúa Nguyễn. Hổ trƣớng khu cơ là tác phẩm do Đào Duy Từ soạn ra để dạy các tướng sĩ của xứ Đường trong. Đó là tác phẩm quân sự duy nhất của Việt Nam còn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Xứ Đường trong sở dĩ có quân hùng tướng mạnh, một phần là do công lao của Đào Duy Từ. Đào Duy Từ, vì vậy, được coi là Đệ nhất khai quốc công thần của họ Nguyễn và được thờ ở nhà Thái miếu. 30 THUYẾT MINH VỀ BẢN DỊCH Những binh thƣ của Trung Quốc mà sách này trích lục trƣớc hết là bộ Võ kinh gồm bảy phần nhƣ sau: Sách Tôn tử hay Tôn tử binh pháp, có khi gọi tắt là Binh pháp, do Tôn Vũ thời Xuân Thu, tƣớng của Ngô Hạp Lƣ soạn. Theo Sử ký thì sách này có 13 thiên. Đỗ Mục đời Đƣờng nói rằng sách của Tôn Vũ nguyên có đến vài mƣơi vạn chữ, sau Tào Tháo bỏ bớt đi mà thành bản ngày nay, Sách Ngô tử do Ngô Khởi tƣớng của nƣớc Sở thời Chiến Quốc soạn. Lục Mỹ Thanh đời Đƣờng chia sách ấy làm 6 thiên, tức là bản thông hành ngày nay. Sách Lục thao, dẫu thời Chiến Quốc đã có tên sách, bản cũ đề là của Lã Vọng nhà Chu, nhƣng là sách đời sau giả thác, tác giả ở vào khoảng trƣớc đời Đƣờng. Sách Tư mã pháp, một sách binh pháp đời xƣa, đề là của Tƣ-Mã Nhƣơng Thƣ nƣớc Tề soạn, nhƣng không chắc đúng. Sách Tam lược, ngƣời đời sau soạn giả thác là của Hoàng Thạch công trao cho Trƣơng Lƣơng là công thần khai quốc của nhà Hán. Sách Uất liệu tử, do Uất Liệu đời Chu soạn. 31 Sách Lý vệ công vấn đối, do học trò của Lý Tĩnh ghi chép những lời vấn đáp của Đƣờng Thái Tông với tƣớng là Lý Tĩnh mà thành. Ngoài ra Binh thư yếu lược còn trích lục các sách: Võ kinh tổng yếu, do bọn Tăng Công Lƣợng và Đinh Độ đời Tống soạn, chép những binh pháp của đời xƣa và những mƣu kế phƣơng lƣợc của nhà Tống, gồm 40 quyển. Hồ kiềm kinh, do Hứa Động đời Tống soạn, gồm 20 quyển. Thuý vi bắc chinh lục, do Hoa Nhạc đời Tống soạn, gồm 20 quyển. Võ bị chí, do Mao Nguyên Nghi đời Minh soạn, gồm 19 quyển. Võ bị chế thắng chí, do học trò của Mao Nguyên Nghi soạn, gồm 31 quyển. Kinh thế, tức là Kinh tế bát loại toàn biên, do Trần Nhân Tích đời Minh soạn, trong ấy có phần ‚Binh tào‛ từ quyển 63 đến quyển 83. Hồng vũ đại định, không rõ tên tác giả, hiện Thƣ viện khoa học trung ƣơng chỉ có một tập sách chép tay nhỏ gồm 6 thiên đề là Hồng vũ đại định binh thư lược biên. Theo tên sách thì sách này thuộc đời Minh. Hồng vũ là niên hiệu của Minh Thái Tổ. Sách Bảo giám thì chúng tôi không tìm thấy, trong thƣ mục của Tứ khố toàn thƣ đề yếu của Trung Quốc chỉ thấy có sách Tướng giám (gƣơng làm tƣớng) ghi chép sự trạng của những ngƣời hành quân giỏi của 32 Trung Quốc từ xƣa, bắt dầu từ Tôn Vũ, cuối cùng là Quách Sùng Thao đời hậu Đƣờng. Còn bốn tác phẩm khác mà chúng tôi không tìm thấy ở Hà Nội là : Binh chế, Vạn cơ chí, Yên thủy thần kinh, Hành quân tu tri, không hiểu tác giả là ai và nội dung là thế nào. Về tác phẩm Việt Nam, thì Binh thƣ yếu lƣợc trích dẫn sách Binh lƣợc và trích lục gần hết sách Hổ trướng khu cơ. Sách Binh lược thì chúng tôi không tìm thấy, nhƣng đoán là sách Việt Nam về đời Nguyễn, là vì thấy nó dẫn những việc thuộc lịch sử Việt Nam từ cuộc xâm lƣợc của quân Minh đến cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Ngoài ra còn có tài liệu của Bộ Binh triều Nguyễn. Sách Hổ trƣớng khu cơ theo Đại nam thực lục chính biên là do Đào Duy Từ soạn ra hồi nửa đầu thế kỷ XVII. Hiện nay ở Hà Nội chỉ có một bản Binh thư yếu lược chép tay của Thƣ viện Khoa Học Xã Hội, gồm 4 quyển, đề là Trần Hƣng Đạo vƣơng soạn (!), không có tựa, chữ viết xấu, lại do nhiều ngƣời chép (xem nét chữ khác nhau), nhiều chữ sai, cũng có không ít chỗ sót. Trƣớc khi phiên dịch, chúng tôi phải làm công việc hiệu đính bản chữ Hán. Về những đoạn văn trích lục ở các binh thƣ Trung Quốc thì chúng tôi đối chiếu với nguyên văn theo các sách tìm thấy ở Thƣ viện Khoa Học Xã Hội. Nếu là những sách không tìm thấy ở Thƣ viện ấy thì chúng tôi đành phải theo văn pháp và văn nghĩa mà hiệu đính, cũng nhƣ đối với những đoạn do chính tác 33 giả biên soạn; về phần này, tƣơng đối ít, thì có khi tác giả cũng chỉ là tóm tắt ý kiến của các sách xƣa thôi. Theo nội dung Binh thư yếu lược nhƣ trên thì không thể xem nó là di tác của Hƣng Đạo Vƣơng đƣợc. Đấy là một bộ sách đƣợc biên soạn theo một phƣơng pháp đặc biệt, do nhiều nhà thông hiểu binh pháp thời Trần (có thể đặc biệt là Hƣng Đạo Vƣơng), thời Lê, thời Nguyễn tiếp tục nhau mà biên soạn bằng cách trích lƣợc những binh thƣ các đời của Trung Quốc và của nƣớc ta, thỉnh thoảng những ngƣời biên soạn có thêm những đoạn có quan hệ với những sự kiện quân sự vào kinh nghiệm của nƣớc nhà, hoặc tóm tắt ý kiến của các sách xƣa một cách gọn gàng. Sách này đƣợc hoàn thành ở thời nhà Nguyễn. Trong khi phiên dịch chúng tôi đã bỏ những đoạn có tính chất mê tín, đặc biệt là ở chƣơng ‚Thiên tƣợng‛ thuộc quyển I, ở các chƣơng ‚Chiêm phong vũ‛ và ‚Binh trƣng‛ thuộc quyển II. Phƣơng pháp biên soạn sách này có hơi lỏng lẻo, cho nên có những đoạn hình nhƣ chép lộn, những đoạn chép trùng hay chép lộn ấy chúng tôi đều bỏ cả. Cuối cùng, tất cả những đoạn lấy ở Hổ trướng khu cơ chúng tôi đều bỏ đi để đem cả tập Hổ trướng khu cơ dịch làm phần phụ lục mà nêu riêng một tác phẩm về binh pháp của nƣớc ta có ít nhiều màu sắc dân tộc. Sách Hổ trƣớng khu cơ hiện ở Thƣ viện Khoa Học Xã Hội có năm bản chép tay A157 , A565, A1783, A2117, A3003. Chúng tôi lấy bản số A157 là bản đầy đủ 34 nhất để dịch, nhƣng trong khi dịch chúng tôi cũng đã đối chiếu với các bản kia và với những chƣơng những mục đƣợc trích lục trong sách Binh thư yếu lược để đính chính những chỗ sai sót. Những hình vẽ về trận đồ và về binh khí chiến cụ dùng trong bản dịch này là vẽ lại theo hình vẽ của sách Võ kinh tổng yếu trong bộ Tứ khố toàn thư trận bản sơ tập (Thƣ viện Khoa Học Xã Hội số P1121) của sách Vũ bị chế thắng chí (Thƣ viện Khoa Học Xã Hội số A157). Binh thư yếu lược do Nguyễn Ngọc Tỉnh phiên dịch. Hổ trướng khu cơ do Đỗ Mộng Khƣơng phiên dịch. Ngƣời hiệu đính GS. ĐÀO DUY ANH 35 BINH THƢ YẾU LƢỢC 37 BINH THƢ YẾU LƢỢC QUYỂN I I- THIÊN TƢỢNG (HÌNH TƢỢNG CỦA TRỜI)(1) Sách Võ bị chí(2) Gặp khi trời đất mờ mịt tối tăm, gió thổi cát mù, cờ xí không cắm đƣợc, chiêng trống không nghe đƣợc, thì không nên ra quân. Nếu có quân giặc nhân khi tối tăm đem quân kỵ mạnh đến đánh, ta phải ra lệnh, nhắc đi nhắc lại, ƣớc thúc ba quân, bền giữ dinh trận, không đƣợc rối động, chỉ lấy lá chắn để đỡ tên đạn, dùng cung khỏe nỏ cứng, cứ ngồi mà bắn, chờ khi quân địch trễ tràng thì đem quân nhanh mạnh, nhân lúc rối loạn không ngờ, ngầm cho hậu quân (1) Chƣơng này phần nhiều nói những điều hoang đƣờng mê tín về thiên văn xƣa, chúng tôi bỏ không dịch, chỉ dịch một mục trích ở sách Võ bị chí chép về thời tiết mà thôi. (2) Võ bị chí: Tác phẩm của Mao Nguyên Nghi đời Minh, 19 quyển. Xem Võ bị chế thắng chí, quyển 6, chƣơng ‚Thẩm thời" 38 đón chặn con đƣờng yếu hại địch dùng mà tới để đánh thì có thể bắt đƣợc ngay. Gặp khi trời đất gió mƣa đen tối mờ mịt bốn bề, thì không nên tiến quân, không nên hành dinh, cứ bền giữ dinh trại, phòng quân sĩ sinh biến và phòng giặc ngoài đến đánh. Gặp khi gió to mƣa lớn, rét lớn nắng lớn, không nên cho quân đi đánh; phải nên vỗ về quân sĩ mà bền giữ dinh trại. Tất nhiên giặc cũng chẳng ra quân. Nếu quân ta đi đƣờng thình lình thấy giặc, thì nên gấp đóng dinh trại, đợi cho nó ngày chiều thế kém mà dùng kế sách khác. Sách Tam lược nói: Xét tính thiên thời, rình chỗ sơ hở. Gặp khi tuyết lớn bay mù, trong khoảng trăm bƣớc mà chẳng trông thấy ngƣời ngựa, địch hay đặt quân kỳ(1) quân phục ở nơi đƣờng hiểm để đánh vào chỗ ta không ngờ. Nếu ta cho tƣớng nhỏ ra ứng đối thì nó giả thua chạy, mong ta đuổi đánh, để dẫn ta vào chỗ phục binh. Nếu ta thấy cơ trời nhƣ thế, thì nên sớm sai năm, bảy viên tƣớng nhỏ, vài mƣơi đội kỵ giỏi, chờ giặc từ tả hữu trƣớc sau đem quân đến nhử ta; nếu giặc dùng quân kỵ giỏi để xung đột quân ta, thì ta cho ngay hai viên tƣớng ra sau quân, bàn định thăm dò, cho quân và ngựa đi quanh quất tìm xét, liệu tính đƣờng về của giặc, rồi nhắm các nơi hiểm ải, dò thăm xem có phục binh hay không; nếu có thì nên (1) Quân lẻ để đánh thình lình 39 chia binh ra làm hai ba nơi thay đổi nhau mà đánh; nhƣ thế thì chúng phải thua chạy, mà kẻ đến đánh ta trƣớc kia đầu đuôi không thấy đƣợc nhau. Quân ta đã đuổi quân phục của địch, dùng binh giỏi lộn lại làm quân đón triệt, thì bọn giặc đến để đánh ta đó không biết quân phục ở chỗ kia hiện đã tan chạy. Vả quân ta đã sai kỵ binh giỏi đến, một đạo tiến một đạo lùi, thay đổi nhau đuổi đánh, chờ khi nó vào nơi có quân phục của ta thì đầu đuôi cùng ứng, có thế bắt gọn cả quân, Đấy là nói đại khái, chứ hoàn toàn là phải biến thông ở lúc lâm thời, để đối phó trong lúc hoãn cấp. Còn nhƣ ngƣời Khiết Đơn thì không thế. Thấy có tuyết lớn thổi mù thì cung cứng, ngựa mạnh, ngƣời khoẻ, họ coi là thƣờng không việc gì mà cứ đi săn bắn, huống chi trong lúc hai quân đánh nhau thì ta nhân đó mà thắng sao đƣợc? Họ ở phía nam Tam Quan(1), phía bắc Đại Hà(2) trong khoảng Tức Ký(3), đất phẳng nhƣ đá mài, quân lính tiện đƣợc đƣờng rộng, sau khi tuyết lớn họ biết rằng quân bộ của ta khó tiến, họ bèn dùng mƣu lạ, đặt nhiều kỵ giỏi ở trƣớc sau tả hữu dinh luỹ của ta, khêu nhử quân ta, hoặc dùng kỵ giỏi đi đi lại lại xông đánh quân ta, hòng quân ta ra thì chia quân tản ra bốn phía để đầu (1) Ba cửa quan ở phía bắc Trung Quốc: của Nhạn Môn, cửa Vũ Ninh, cửa Thiên Đầu. (2) Tức sông Hoàng Hà (3) Tức là khoảng tỉnh Hà Nam, Ký là khoảng tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc. 40 đuổi đánh lại, một mặt đánh dinh trại ta, một mặt chặn lƣơng thảo ta, khiến cho quân ta đầu đuôi không cứu đƣợc nhau. Nhƣ thế thì quân ta bền giữ chẳng đi, đợi cho quân họ xông lại thì ta mới dùng cung khoẻ nỏ cứng và nỏ bàn(1), một cái trên một cái dƣới mà bắn ra. Giặc đã mất thế thì không còn chí chiến đấu nữa. Có thể bắt gọn cả quân. Gặp cơn gió to, thổi bay bụi cát, không nên tiến binh đi đánh. Nhƣ đƣơng ở giữa đƣờng thì nên dừng chân mà tìm nơi thuận tiện yên nghỉ. Nhƣ đƣờng trƣớc gặp quân phục đón chặn, hay có trận lớn, thì đó là cái điềm trời chƣa thuận vậy. Nhƣ gặp lúc đƣơng ở dinh dã thì nên ra lệnh dặn đi dặn lại ba quân bền giữ dinh trại, phòng quân giặc nhân gió thuận mà đến để dò hoặc cƣớp, xông đánh trại ta. Nhƣ lúc trận quân vừa mới bố trí mà thấy có gió thì cũng không nên đánh, phải bền giữ. Khi hành quân ở đƣờng hay đƣơng ở dinh mà gặp có gió to mƣa to, tuyết lớn mù lớn, mờ tối không thể tiến quân để đánh, thì nên vỗ về quân sĩ, cố giữ là hơn. (1) Nỏ bàn: nỏ lớn đặt lên bệ bắn một phát nhiều tên 41 II. KÉN MỘ Đặt ba khoá để kén mộ tráng sĩ: Từ thuộc lại trở xuống, mỗi ngƣời đều cử ngƣời mình biết, tốt nhất là loại ăn cƣớp, sau đến loại hay đánh ngƣời và trộm cắp, rồi đến loại không nghề nghiệp. Sai thu 300 cỗ ngựa của các tƣớng, để cho quân cảm tử tình nguyện dùng, dù không phá đƣợc địch, cùng có thể làm nhụt đƣợc nhuệ khí của địch. Cái đạo mạnh binh để chiến thắng cốt yếu có 5 điều: 1. Sửa sang binh khí. 2. Có đủ quân lính và xe cộ. 3. Súc tích nhiều. 4. Rèn luyện sĩ tốt. 5. Kén đƣợc tƣớng giỏi. Năm điều ấy đƣợc đầy đủ thì mới có thể mạnh quân. Kén lính : Quân cần giỏi không cần nhiều. Nên chọn ngƣời mạnh mà dùng, không lấy nhiều ngƣời nhỏ yếu để thêm số lƣợng. Nên kén, ngƣời nhiều anh em, ngƣời không bố mẹ, ngƣời độc thân mà đã có con kế tự, ngƣời nghèo đói mà sức vóc khỏe mạnh. Có những ngƣời không nên kén là...(1) (1) Nguyên văn sót một đoạn 42 III- CHỌN TƢỚNG Sách Võ kinh: Phƣơng pháp xem ngƣời có tám điểm: 1. Hỏi bằng lời nói xem trả lời có rõ ràng không. 2. Gạn gùng bằng lời lẽ để xem có biến hóa không. 3. Cho gián điệp thử để xem có trung thành không. 4. Hỏi rõ ràng tƣờng tất để xem đức hạnh thế nào. 5. Lấy của mà thử để xem có thanh liêm không. 6. Lấy sắc đẹp mà thử để xem có đứng đắn không. 7. Lấy việc khó khăn mà thử để xem có dũng cảm không. 8. Cho uống rƣợu say để xem có giữ đƣợc thái độ không(1) Có tƣớng dũng và tƣớng trí, nên dùng thế nào cho phải? Rằng tƣớng dũng có thể giúp đƣợc việc đánh thành hãm trận; nhƣng liệƣ tính việc địch, chia đặt quân kỳ, lâm cờ ứng bích, nếu không có tƣớng trí thì không đƣợc. Mà kẻ dũng thì thƣờng kém kẻ mƣu. Cho nên đời xƣa đăng đàn, đắp đài, đẩy xe(2), phải tìm tƣớng mƣu trí để giúp cho kẻ có sức mạnh. Ngƣời làm tƣớng không nên lấy giỏi cung đao cỡi bắn làm tài, mà phải lấy thông suốt cổ kim làm giỏi. Xem giỏi ở chỗ nào? Muốn biết tƣớng giỏi hay tồi cần phải kích thích để xem (1) Xem Võ kinh trực giải, phần Lục thao‛ chƣơng 20 (2) Chỉ việc phong tƣớng 43 động hay không động. Kích thích mà động đó là tƣớng ngu. Tƣớng ngu thấy lợi thì động, khinh địch thì động. Nên dùng hai phép dụ thì bắt đƣợc ngay: kẻ thấy lợi mà dụ bằng mồi là bắt đƣợc; kẻ khinh địch thì uy hiếp là bắt đƣợc. Kích thích mà không động thì là tƣớng hiền. Tƣớng hiền thì trí chu đáo nên không động, phép chu đáo nên không động. Nên dùng hai phép để nắm. Đấu trí với nhau, không ai thắng ai, phải dùng phép để nắm chỗ sơ hở của trí, nhằm một chút hở của trí mà đánh vào. Đấu phép với nhau không ai chịu ai, phải dùng trí để nắm chỗ biến hóa của phép, nhân chỗ ngẫu nhiên sơ hở của phép mà đánh vào. Sách Binh chí(1) nói ‚đánh mƣu‛ là thế đó. Hai bên giao chiến với nhau mà muốn biết tình hình hƣ thực ở trong quân, trƣớc hết là mình phải biết ngƣời mà đừng để ngƣời ta biết mình. Biết đƣợc tình hình hƣ thực của ngƣời rồi thì đánh chỗ mềm mà không đánh chỗ cứng. Sách Binh chí nói đánh chỗ cứng thì chỗ mềm phải cứng, đánh chỗ mềm thì chỗ cứng phải mềm, chính là thế. Đi sâu vào đến chỗ vô hình, giấu kỳ ở chính, giấu chính ở kỳ, lấy kỳ làm chính, lấy chính làm kỳ. Sách Binh chí nói: Phàm đánh trận dùng chính mà hợp, dùng kỳ mà thắng, muốn chiến thắng không ngoài kỳ với chính, kỳ chính biến hoá không biết thế nào là cùng, kỳ chính cùng sinh ra nhau, nhƣ cái vòng tròn không có đầu mối. Xét đƣợc hƣ thực, rõ đƣợc mềm cứng, hiểu đƣợc kỳ chính, đó là ba (1) Chúng tôi không tìm ra sách nàỵ. 44 điều báu của phép dùng binh vậy. Lại nói: biết mình biết ngƣời, trăm trận trăm thắng(1). Nuôi khí dân, định chí quân, thế gọi là biết mình; xét rõ tình hình địch, thế gọi là biết ngƣời. Đó là ba điều thiết yếu. Ba điều thiết yếu cũng nhƣ ba điều căn bản, tại sao? Vì đạo làm tƣớng coi quân, khoan và nghiêm dùng không nhất định, mà phải lấy nghiêm làm gốc, cho nên binh gia với hình gia và danh gia phối hợp nhau; động và tĩnh không có hình thế thƣờng, mà phải lấy tĩnh làm chủ, Cho nên binh gia và âm dƣơng gia(2) giúp đỡ nhau. Hình gia và danh gia không cần kiêm làm binh gia, mà binh gia thì phải kiêm hình gia và danh gia; âm dƣơng gia thì không cần kiêm làm binh gia, mà binh gia thì phải kiêm âm dƣơng gia. Bởi thế mới nói ba điều thiết yếu cũng là ba điều căn bản. Nhân đƣợc những điều hay của bốn nhà mà lợi dụng lấy thì phƣơng lƣợc làm tƣớng có thể đủ đƣợc. Đạo dùng tƣớng là thế nào? Trƣớc hết phải cho có quyền: Tƣớng nói dân có thể dùng thì dùng. Tƣớng nói dân không thể dùng thì đừng dùng. Tƣớng nói quân có thể động thì động. Tƣớng nói quân không thể động thì đừng động. Tƣớng nói địch có thể đánh đƣợc rồi thì đánh. Tƣớng nói địch không thể đánh đƣợc thì đừng đánh. Nhƣ thế thì phép không rối, cơ không ngừng. (1) Tôn Tử, thiên II nói: Biết ngƣời biết mình, trăm trận không nguy. (2) Binh gia, hình gia, danh gia, âm dƣơng gia là những học phái của Trung Quốc ở thời Chiến Quốc 45 Nhƣng ngƣời giỏi dùng tƣớng thì trƣớc hết phải giỏi chọn tƣớng. Ngƣời giỏi chọn tƣớng thì trƣớc hết phải giỏi biến tƣớng. Ba điều giỏi ấy, cái tinh vi của ngƣời dùng tƣớng dùng quân đều ở cả đó. Tuy thế, Tôn Võ. và Ngô Khởi thì đã giỏi trong lãnh vực ấy rồi, nhƣng theo lời của Mạnh Tử, Tuân Tử thì cho là chƣa đƣợc. Vì sao mà nói thế ? Vì bảo rằng kế căn bản chƣa có. Vậy thì Tôn Võ, Ngô Khởi chỉ là cái rìu búa đẽo nƣớc mà thôi, bệnh ở ngoài mà hại ở trong, mất nƣớc có thể kiễng chân mà chờ đến. Ngô Khởi(1) nói: Phàm điều cốt yếu ở trong việc chiến trận, trƣớc nhất phải xem ngƣời, tƣớng và xét tài của tƣớng, rồi nhân hình thế mà dùng quyền biến thì không khó nhọc mà thành công. Tƣớng ngu hay tin ngƣời thì dùng cách dổi mà lừa; tƣớng tham khinh danh vọng thì dùng của mà đút; tƣớng coi thƣờng sự biến mà không mƣu thì làm cho vất vả mà phải khốn; ngƣời trên giàu mà kiêu, ngƣời dƣới nghèo mà oán, thì dùng cách chia cho lìa nhau; tiến thoái đa nghi, quân sĩ không nƣơng tựa đƣợc, thì làm cho hoảng sợ mà chạy; quân khinh thƣờng tƣớng mà có ý muốn về nhà, thì chẹn đƣờng dễ mở đƣờng khó, có thể đón mà bắt đƣợc; đƣờng tiến dễ, đƣờng lui khó, thì nên săn ở phía trƣớc; đƣờng tiến khó đƣờng lui dễ, thì nên đến sát mà đánh; đóng quân ở nơi thấp, nƣớc không có (1) Tôn tử, thiên TV 46 chỗ thông, mà hay mƣa dầm, thì nên tháo nƣớc vào cho ngập; đóng quân ở nơi chằm hoang, cây cỏ um tùm, gió thổi lồng lộng, thì nên đốt mà tiêu diệt; quân đóng mãi một nơi, tƣớng sĩ trễ nải, quân không đề phòng, thì nên lẻn mà đánh úp. * Sách Kinh thế(1): Có nho tƣớng, có dũng tƣớng, có cảm tƣớng, có xảo tƣớng, có nghệ tƣớng. Nho tƣớng hay mƣu; dũng tƣớng hay đánh; cảm tƣớng nhiều can đảm; xảo tƣớng giỏi chế tác; nghệ tƣớng thì tài năng; gồm cả thì không gì không thần, đủ cả thì không gì không lợi. Hoà mục có công hiệu rất lớn cho cuộc trị an. Hoà ở trong nƣớc thì ít phải dùng binh; hoà ở ngoài biên thì không sợ báo động. Bất đắc dĩ mới phải phạt kẻ làm xằng, càng quí hòa mục. Vua tôi hòa mục thì dùng đƣợc ngƣời tài; tƣớng văn tƣớng võ hoà mục thì làm nên công nghiệp; tƣớng sĩ hoà mục, trong lúc thƣởng sẽ nhƣờng nhịn nhau, gặp nguy nan sẽ cứu giúp nhau. Đó, hoà mục là đạo rất hay cho việc trị nƣớc hành binh, không thay đổi đƣợc... * Sách Bảo giám(2) (1) Sách Kinh thế bát loại toản biên ‚Binh tào, quyển 63-68, (2) Chúng tôi không tìm ra sách Bảo giám 47 Khí lƣợng của tƣớng, lớn nhỏ khác nhau. Tƣớng mà che điều gian, giấu điều họa, không nghĩ đến điều quân chúng án ghét, đó là tƣớng chỉ huy mƣời ngƣời. Tƣớng mà sớm dậy khuya nằm, lời lẽ kín đáo, đó là tƣớng chỉ huy đƣợc trăm ngƣời, Tƣớng thẳng mà biết lo, mạnh mà giỏi đánh, đó là tƣớng chỉ huy đƣợc nghìn ngƣời. Tƣớng mà ngoài mặt hăm hở, trong lòng ân cần, biết ngƣời khó nhọc, thƣơng kẻ đói rét, đó là tƣớng chỉ huy đƣợc vạn ngƣời. Tƣớng mà gần ngƣời hiền, tiến ngƣời tài, ngày thƣờng cẩn thận, thành thực rộng rãi, giỏi việc dẹp loạn, đó là tƣớng chỉ huy dƣợc mƣời vạn ngƣời. Tƣớng mà dùng nhân ái đối với kẻ dƣới, lấy tín nghĩa phục nƣớc láng giềng, trên biết thiên văn, dƣới biết địa lý, giữa biết việc ngƣời, coi bốn biển nhƣ một nhà, đó là tƣớng chỉ huy đƣợc cả thiên hạ, không ai địch đƣợc... Ra trận mà đổi tƣớng, điều đó nhà binh rất kiêng. Nên chờ ngày tháng để buộc cho thành công * Phép lập đàn phong tƣớng (1) Phụ: Trao quyền cho tướng Thái công(2) nói: Nhà nƣớc yên hay nguy, quan hệ ở một ngƣời tƣớng. (1) Chƣơng này trích ở sách Hổ trƣớng khu cƣ, ở đây xin bỏ, xin xem Hổ Trƣớng khu cơ ở sau (2) Xem Võ kinh trực giải phần ‚Lục thao‛, chƣơng 20. 48 Bèn sai quan thái sử ăn chay ba ngày, đem rùa bói ngày lành, ra Thái miếu để trao cho phủ việt(1) - Vua vào cửa miếu, đứng trông mặt về phía tây; tƣớng đứng trông mặt về phía bắc. Vua thân cầm cái việt, giữ lấy lƣỡi mà trao chuôi cho tƣớng, nói: ‚Từ đây lên tới trời là quyền của tƣớng quân‛. Vua lại cầm cái phủ, giữ lấy chuôi mà trao lƣỡi cho tƣớng, nói: ‚Từ đây xuống tới vực là quyền của tƣớng quân‛. Tƣớng nhận lấy, lạy mà đáp lại vua rằng: ‚Thần nghe: Nƣớc không thể tự bên ngoài mà trị; quân không thể tự bên trong mà chế; kẻ hai lòng không thể thờ đƣợc vua; kẻ phân chí không thể đánh đƣợc giặc. Thần đã vâng mệnh, chuyên cầm uy phủ việt, thần không dám mong đƣợc sống mà về. Xin vua rủ bảo cho thần một lời. Vua không hứa với thần thì thần không dám làm tƣớng‛. Đó là trên không nệ thời trời, dƣới không nệ thế đất, trƣớc không biết có địch, sau không nệ mệnh vua(2) * Sách Kinh thế(1) : Đời sau dùng ngƣời thì không nhƣ thế. Nói bàn thì một ngƣời, làm việc thì một ngƣời, do đó ngƣời nói không biết việc của ngƣời làm là khó, mà thƣờng đề cao thuyết của mình. Ngƣời làm thì muốn vâng theo ý của ngƣời bàn mà không hợp với cơ nghi; thậm chí làm việc (1) Hai thứ búa lớn và búa nhỏ dùng để đánh chém, tiêu biểu cho uy quyền. (2) Võ Kinh trực giải diễn nghĩa ca, chƣơng 20 dịch là: ở sau thì đã chịu mệnh vua rồi. 49 chỉ có một ngƣời, mà bàn nói thì có đến vài mƣơi ngƣời, trong đó hiền gian lẫn lộn, yêu ghét mỗi ngƣời một lòng, Ngƣời đƣợc yêu thì mƣu kế dù kém cũng phụ hội, mà ngƣời bị ghét thì mƣu kế dù hay, cũng cố tìm cách để ngăn trở. Không lƣờng tình thế giặc mạnh yếu thế nào, mà cứ cho là đánh nhỏ thì đƣợc nhỏ, đánh lớn thì đƣợc lớn; không hỏi thời thế khó hay dễ, hễ đóng quân là bắt tội dùng dằng, bền giữ là kết tội nhút nhát. Ngƣời làm việc thì trống tả nhìn hữu, muốn đánh muốn giữ, hoặc tiến hoặc lui, đều không thể tự chủ. đƣợc, đến nỗi mƣời cỗ xe của nguyên nhung chƣa đi, mà chức quan nói đã dâng giấy đàn hặc dồn dập(1); chỉ huy ở trong màn trƣớng(1) mới định mà quan tú y(3) đã có lệnh thúc giục rồi; dâng quân cho địch, dâng tƣớng cho địch, đều là do kẻ bàn nói mà đến nỗi. Các triều Đƣờng, Tống, Minh bị thua, đều vì cớ đó, mà nhà Tống quá tệ, nhà Minh lại càng tệ hơn. Ngƣời luận về việc nhà Tống thì cho rằng bàn bạc nhiều mà thành công ít; ngƣời luận về việc nhà Minh thì cho rằng nhà Minh mất nƣớc, không mất ở giặc cƣớp mà mất ngay từ trong cổng ngõ, không mất ở bờ cõi mà mất ngay từ lời can của đài quan(4), cái tệ là ở chỗ không bàn lấy ngƣời làm (1) Nghĩa là tƣớng đƣợc sai đi đánh chƣa xuất quân mà chức quan ngự sử có trách nhiệm ăn nói đã dâng sớ lên nhà vua dồn dập để vạch lỗi của tƣớng, chỉ cái tệ ngƣời làm thì ít, ngƣời nói thì nhiều. (2) Màn trƣớng, chữ Hán ‚duy ốc‛ là chỗ làm việc của vua. (3) Tú y trực là chức quan thị ngự sử đời Hán, (4) Đài quan: Tức quan sự sử, có trách nhiệm nói bàn. 50 đƣợc việc , mà chỉ bàn lấy ngƣời không biết làm việc, bàn bạc rối bời nhƣ tơ khó gỡ, Xem xét xƣa nay thì chỉ có vua Tuyên đế nhà Hán dùng Triệu Sung Quốc(1) là đúng phép dùng tƣớng thôi. IV - ĐẠO LÀM TƢỚNG Sách Võ kinh: Phàm cái nguồn để biến đổi quân kỳ quân chính là ở chỗ đến việc thì không nói, dùng binh thì bí mật, cho nên việc thì nắm trƣớc, động thì lặng im, dùng thì ngƣời ta không ngờ, mƣu thì ngƣời ta không biết. Phàm muốn thắng thì trƣớc tỏ cho địch biết là ta yếu rồi mới đánh; cho nên quân ít mà công nhiều. Chƣa thấy thắng mà đã đánh, quân tuy nhiều cũng thua. Ngƣời đánh giỏi thì bình tĩnh mà không rối, thấy thắng thì đánh, thấy không thắng đƣợc thì dừng. * Sách Kinh thế: Đời xƣa, ngƣời giỏi dùng binh, ý muốn nhƣ thế mà làm không nhƣ thế, khiến họ lại ngờ rằng ý muốn không nhƣ thế, là để làm đúng ý mình muốn nhƣ thế. Đó là phép tinh vi để phá quân bắt tƣớng, hàng thành (1) Triệu Sung Quốc, Tƣớng Nhà Hán, đời Vũ đế đánh Hung Nô, đời Tuyên đế đánh Tây Khƣơng, tức Tiên Ty, lập đƣợc nhiều chiến công, Hán Tuyên đế chuyên nghe kế hoạch của Sung Quốc nên thành công. 51 phục ấp vậy. Nay thì ý muốn không nhƣ thế. cho nên làm nhƣ thế, khiến họ lại ngờ là ý muốn không nhƣ thế, để làm ý muốn nhƣ thế. Đó là phép tinh vi để phá quân bắt tƣớng, hàng thành phục ấp. Cái làm chỉ là cái bóng; làm mà không nghĩ thế chỉ là cái bóng ở trong bóng thôi, nhƣ hai cái gƣơng treo đối nhau, thực là huyền ảo, mà càng huyền ảo. Cái mƣu làm cho địch khốn(1)là tính cái lợi ở chỗ ta có thể làm hóa ra không đƣợc, thế thì trí của nó mất chỗ dùng. Mộ lính khống cho nó ập đánh khống, làm đất khống cho nó tiến đánh khống, xuất phát khống, phô sức khống, dùng vật khống để dụ nhử khống; hoặc lấy hƣ để khốn nó(2), hoặc lấy thực để khốn nó. Chỉ có hƣ mà không có thể thực, thì lừa dối không thể thành công; chỉ có thực mà không có thể hƣ thì đến việc không biết biến hóa. Vận hành ở khoảng giữa không và có. Xoay chèo ở lúc đầu chƣa làm; mịt mịt mờ mờ, địch vốn có trí mà không thể nghĩ vào đâu, địch vốn có mƣu mà không thể tính vào đâu; thực là biến hóa thần kỳ ở trong chỗ hƣ không vậy... Ngƣời tƣớng quên mình để báo ơn vua mà không làm cho lòng sĩ tốt cũng nhƣ mình thì tƣớng ấy chƣa phải là tƣớng lập công giỏi. Cùng sĩ tốt (1) Chữ Hán là: ‚Không địch chi mƣu‛ chữ không ở đây nghĩa là làm cho khốn. Những chữ không ở dƣới thì nghĩa là làm cho hóa ra không, hay là làm khống, không có thực hiện hay không có thực sự (2) Chữ không ở đây lại nghĩa là làm cho khốn nhƣ ở trên 52 cùng ăn uống, thì sau sĩ tốt quên đƣợc nỗi đói khát ở trên cật ngựa; cùng sĩ tốt cùng lên đài đi giày(1), thì sau sĩ tốt quên đƣợc nạn chông gai ở ngoài quan ải; cùng sĩ tốt cùng dậy cùng nghỉ, thì sau sĩ tốt quên đƣợc nỗi lao khổ của chiến chinh; lo cái lo của quân lính, đau cái đau của quân lính, thì sau quân lính quên đƣợc vết thƣơng vì gƣơm tên. Việc đã quen mà tình lại chu đáo, nên lấy đánh giặc làm thiết yếu, lấy đau chết làm phận sự, lấy xông pha tên đạn làm việc gốc, mà không biết mình ở vào chỗ gian nguy. Quên mình thì ở, chỗ hiểm nhƣ ở đất bằng, ăn mùi đắng nhƣ nhai đồ ngọt. Cái oai vận dụng ở nơi thiên hạ chƣa kịp biết; khống chế ở nơi thiên hạ không dám động; đánh vào nơi thiên hạ không thể giữ; chẹt vào nơi thiên hạ không thể xông; chạy đến những nơi thiên hạ không thể đỡ; lìa bỏ những nơi thiên hạ không thể tụ. Cái oai vận dụng, chƣa dùng binh đao mà địch đã sợ trƣớc rồi; đã dùng binh đao thì không ai địch nổi; một thời thì sợ ngƣời, nghìn năm thì sợ tinh thần. Tiến lên hay lui giữ do ở ta thì hẳn thắng; do ở ta thì ta khống chế địch, do ở địch thì ta bị địch khống chế. Bị khống chế không những riêng ta không muốn, mà địch cũng không đành chịu bị dộng, tức địch cũng không muốn bị khống chế. Nhƣng ta có thể khống chế nó thì không thể không làm thế. (1) Lên đài đi giày, tức là hƣởng vinh dự phú quí. 53 Theo tính tự nhiên, không cái gì là không thể. Bắt đầu quen ở một việc mà ra, lâu rồi nhân đó mà thành tự nhiên, cho nên ngƣời khéo dùng binh, thấy gì cũng là việc binh, bàn gì cũng là chiến lƣợc, làm gì cũng dùng cách gián tiếp biến hóa, cho nên khi có việc xảy đến, không đợi phải xếp đặt bàn tính mà không việc gì là không thích hợp với kinh điển. Trời tự nhiên cho nên xoay vần, đất tự nhiên cho nên đông lại; việc binh tự nhiên cho nên không trận nào là không thắng. Dùng trí để phục thiên hạ, mà thiên hạ phải phục trí, nhƣng trí vẫn không thắng; dùng phép để chế thiên hạ, mà thiên hạ phải theo phép, nhƣng phép cũng không thần. Vậy trí với phép không phải là cái hay ở trong cái hay đâu. Bậc thánh võ trị đời, đánh ở chỗ không có thành, công ở chỗ không có luỹ, chiến ở chỗ không có trận, nhẹ nhàng nhƣ mƣa rơi trên không, dựng lên cuộc đời vô sự. * Sách Võ kinh(1) Vua Thái Tôn (nhà Đƣờng), hỏi: Các tƣớng suý hiện nay duy có Lý Tích, Đạo Tông, Tiết Vạn Triệt(2), Trừ Đạo Tông là thân thuộc, ngoài ra còn ai là ngƣời có {1) Xem Võ kinh trực giải, phần ‚Tam lƣợc‛ (2) Lý Tích: Tích nguyên là họ Tƣ, làm quan nhà Đƣờng, Thái Tôn cho họ là Lý. Tích ngƣời ở Tào Châu, trƣớc tên là Thế Tích, sau kiêng huý của Thái Tôn bỏ chữ Thế đi. Đạo Tông; tức là Lý Đạo Tông, là bà con của Đƣờng Thái Tôn. Tiết Vạn Triệt: - ngƣời ở Phần Âm, đời Tuỳ, cùng với em là Vạn Quân về với Đƣờng Cao Tổ. 54 thể dùng đƣợc ? - Tĩnh thƣa(1) Bệ hạ thƣờng nói Đạo Tông dùng binh không đại thắng cũng không đại bại, Vạn Triệt nếu không đại thắng tức phải đại bại. Thần vụng nghĩ lời thánh nói: Chẳng cầu đại thắng mà cũng chẳng để đại bại, đó là quân có tiết chế; muốn thắng to có thể thua to, may mà thành công. Cho nên Tôn Võ nói rằng: Ngƣời đánh giỏi trƣớc làm thế địch không thể thắng để đợi thế địch mà mình có thể thắng(2). Tiết chế ở mình mà thôi. Thái Tôn hỏi: Theo Binh pháp(3) cái gì là sâu nhất? Tĩnh thƣa: Thần đã từng chia làm ba bậc, để cho học giả đi dần mà tới vậy. Một là đạo, hai là trời đất, ba là tƣớng pháp. Kể về đạo thì rất tinh vi. Kinh Dịch bảo rằng: Thông minh duệ trí, thần võ mà không giết ngƣời, chính là thế. Nói về trời thì có âm dƣơng, nói về đất thì có thế hiểm thế dễ, ngƣời khéo dùng binh thì có thể lấy âm mà đoạt dƣơng, lấy hiểm mà đánh dễ. Mạnh Tử bảo thiên thời địa lời chính là thế. Nói về tƣớng pháp thì cốt dùng ngƣời và dùng (1) Tĩnh: Tức là Lý Tĩnh, ngƣời Tam Nguyên, giỏi binh pháp. Trƣớc làm quan với Tƣỳ, sau về Đƣờng, thời Đƣờng Thái tôn bình nƣớc Ngô, phá Đột Quyết, có công to, phong làm Vệ Quốc công, ngƣời sau biên chép những lời bàn về binh pháp của Tĩnh làm sách Lý Vệ công vấn đối, đƣợc xem là một trong bảy sách của Võ kinh. (2)Xem Tôn tử, thiên IV (3)Binh pháp: tên sách của Tôn Võ 55 khí. Sách Tam lược(1) bảo rằng: Đƣợc quân sĩ thì tốt. Quản Trọng bảo rằng: Đồ binh khí tất phải bền sắc, chính là thế. Thái Tôn nói: Phải. Ta cho rằng không đánh mà khuất phục đƣợc quân ngƣời, đó là cao nhất; trăm đánh trăm thắng, đó là bậc giữa; hào sâu luỹ cao để tự giữ, đó là thấp nhất. Lấy đó mà so lƣờng thì Tôn Võ{2) làm sách đều đủ có ba bậc. - Tĩnh nói: Xem lời văn xét việc làm, cũng có thể phân biệt đƣợc. Nhƣ Trƣơng Lƣơng(3), Phạm Lãi (4), Tôn Võ, vƣợt hẳn lên cao không biết đâu mà lƣờng, nếu không biết đạo thì sao làm đƣợc thế ? Nhạc Nghị(5) Quản Trọng(6), Gia Cát Lƣợng(7), chiến thì (1)Sách Tam lƣợc; truyền là của Hoàng Thạch công thời Chiến Quốc, nhƣng do ngƣời đi sau giả thác, đƣợc xem là một trong bảy sách của Võ kinh. (2) Tôn Võ: Ngƣời nƣớc Tề (thời Xuân thu), giỏi về binh pháp, có sách Tôn tử 13 thiên, Ngô vƣơng Hạp Lƣ dùng làm tƣớng, phá nƣớc Sở, uy chế nƣớc Tề, làm bá chủ chƣ hầu. (3) Trƣơng Lƣơng: Ngƣời nƣớc Hàn, làm quan đại phu nƣớc Hàn, Tần diệt Hàn, Lƣơng báo thù cắp dùi đánh Tần Thủy Hoàng ở Bác Lãng; sau về với Hán Cao tổ, bàn mƣu kế giúp Hán Cao tổ nên nghiệp đế, rồi thì tịch cốc nói thác là đi theo Xích Tùng tử. Lƣơng tên tự là Tử Phòng, phong Lƣu hầu. (4) Phạm Lãi: Ngƣời nƣớc Sở (thời Xuân Thu) làm quan giúp Việt Câu Tiễn, diệt đƣợc nƣớc Ngô, rồi không làm quan nữa, đi chơi ngũ hồ, thay đổi họ tên, sau đến ở đất Đào, tự đặt hiệu là Đào Chu công. (5) Nhạc Nghị: Ngƣời nƣớc Yên (Thời Xuân Thu), làm khanh nƣớc Yên, đem Yên, Triệu, Sở, Hàn, Ngụy năm nƣớc đánh Tề, hạ đƣợc 30 hơn thành. 56 thắng, giữ thì bền, nếu không biết xét thiên thời địa lợi thì sao làm đƣợc thế ? Thứ đến Vƣơng Mãnh(8) giữ Tần, Tạ An(9) giữ Tấn, nếu không biết dùng tƣớng chọn tài, cố giữ cho bền, thì sao làm đƣợc thế? Cho nên những nhà rèn tập quân lính, trƣớc hết phải do bậc thấp rồi mới đi đến bậc giữa, do bậc giữa rồi mới đi đến bậc cao, thế thì dần dần mới sâu dƣợc, không thế thì, chỉ để lời nói suông mà ghi dọc, không đủ dùng vậy, Thái tôn nói: Đạo gia kiêng ba đời làm tƣớng. Không nên truyền xằng mà cũng không thể không truyền đƣợc. Khanh nên cẩn thận nhé. Tĩnh lạy hai lạy mà ra, đem hết sách truyền cho Lý Tích. * Sách Võ Kinh Phàm nơi chiến trƣờng là chỗ để chứa xác; ai (6) Quản Trọng: Ngƣời nƣớc Tề (thời Xuân Thu), tên là Di Ngô, tự là Trọng, cùng gọi là Kinh Trọng, làm tƣớng giúp Tề Hoàn công, nƣớc giàu quân mạnh, làm bá chủ chƣ hầu. (7) Gia Cát Lƣợng: Ngƣời Lang Da (Thục Han), tự là Khổng Minh, giúp Lƣu Bị lấy Kinh Châu, Ích Châu và Hán Trung, dựng nên nƣớc gọi là Thục, giỏi binh pháp, có lập ra Bát trận đồ. (8) Vƣơng Mãnh: Ngƣời Bắc-hải (thời Tần), làm quan với Tần Bồ Kiên, giúp Tần đƣợc cƣờng thịnh. (9) Tạ An: Ngƣời Hà Dƣơng (thời Tấn), làm tƣ mã cho Tấn Hoàn Ôn, khi Tần Bồ Kiên sang đánh Tấn, An cử cháu là Tạ Huyền đi đánh, phá đƣợc 10 vạn quân của Bồ Kiên. 57 quyết chết thì sống, cầu sống thì chết. Ngƣời tƣớng giỏi nhƣ ngồi trong thuyền thủng, nấp dƣới nhà cháy, khiến trí không kịp mƣu, mạnh không kịp giận, cứ việc mà để cho đánh. Cho nên nói cái hại trong việc dùng binh thì do dự là lớn nhất, tai vạ của ba quân sinh ra bởi sự hồ nghi(1). Cho nên làm tƣớng cần có năm điều: một là lý, hai là bị, ba là quả, bốn là giới, năm là ƣớc. Lý (trị lý) tức là trị nhiều quân cũng nhƣ trị ít quân; bị (phòng bị) thì ra khỏi cửa nhƣ đã thấy địch; quả (dũng cảm) là lâm địch thì không nghĩ đến sống; giới là tuy đã thắng vẫn cẩn thận nhƣ khi mới đánh; ƣớc là pháp lệnh đơn giản mà không nhiễu(2).Vâng mệnh rồi thì chẳng từ giã ngƣời nhà, đánh địch thua rồi mới trở về, đó là lễ của ngƣời làm tƣớng. Cho nên trong ngày ra quân thì chỉ có chết vinh mà không có sống nhục. Phàm việc binh có bốn cơ: một là khí cơ, hai là địa cơ, ba là sự cơ, bốn là lực cơ. Ra quân đông đúc hàng trăm vạn ngƣời, mà quyền xếp đặt nhẹ nặng là ở một ngƣời, thế gọi là khí cơ; đƣờng sá hẹp hòi, núi cao ải lớn, mƣời ngƣời chống giữ, nghìn ngƣời khó qua, thế gọi là địa cơ; khéo dùng gián điệp, cho khinh binh qua lại, chia tán thế quân của địch, khiến cho vua tôi nó oán nhau, trên dƣới nó đổ lỗi cho nhau, thế gọi là sự cơ; xe bền trục bánh, (1,2) Ngô tử, thiên III 58 thuyền tốt lái chèo, lính thạo chiến trƣờng, ngựa quen rong ruổi, thế gọi là lực cơ. Biết đủ bốn điều ấy thì có thể làm tƣớng. Phàm trống chiêng là để làm uy cho tai, cờ xí là đế làm uy cho mắt, cấm lệnh hình phạt là để làm uy cho lòng. Tai sợ uy tiếng, tiếng không thể không trong; mắt sợ uy tiếng, tiếng không thể không trong; mắt sợ uy sắc, sắc không thể không sáng; lòng sợ uy hình, hình không thể không nghiêm. Ba điều ấy không dựng lên đƣợc thì tuy có nƣớc cũng phải thua địch. Cho nên nói rằng: Tƣớng phất cờ thì không ai là không theo, tƣớng chỉ cờ thì không ai là không liều chết(1), Ngƣời làm tƣớng trên không bị chế bởi trời, dƣới không bị chế bởi đất, giữa không bị chế bởi ngƣời; lòng khoan thai không thể khích bằng giận, lòng trong sạch không thể khiến bằng của. Phàm lòng điên, tai điếc, mắt lòa, lấy ba điều lầm lẫn ấy mà chỉ huy ngƣời ta thì thực khó lắm. Đại phàm quân đội cần lao, tƣớng phải đem mình làm trƣớc. Khi nắng thì không giƣơng dù, khi rét thì không mặc áo kép, gặp chỗ hiểm trở thì đi bộ; giếng quân đào xong rồi mới uống sau; cơm quân nấu chín rồi mới ăn sau; luỹ quân đắp xong rồi sau mới làm nhà ở. Nhọc hay nghỉ, mình phải cùng với quân lính. Nhƣ thế thì quân dù ở lâu cũng không đến nỗi già mỏi. (1) Ngô tử, thiên IV. 59 Kể ra dân không bao giờ có hai lòng, sợ ta thì khinh địch, sợ địch thì khinh ta. Bị dân khinh thì thua; dân sợ uy thì thắng. Phàm tƣớng giỏi thì quan phải sợ tƣớng, mà quan sợ tƣớng thì dân phải sợ quan, dân sợ quan thì địch phải sợ dân. Thế nên muốn biết đƣợc hay thua, trƣớc hết phải biết cân nhắc xem dân khinh hay là dân sợ. Kể ra kẻ không đẹp lòng ta thì ta không dùng, kẻ không sợ bụng ta thì ta không cất nhắc; yêu do ở ngƣời dƣới thuận theo, uy do ở ngƣời trên mà có; yêu thì không có hai lòng, uy thì không dám xúc phạm. Cho nên ngƣời tƣớng giỏi chỉ cần ở yêu và uy mà thôi. Uy ở chỗ không thay đổi; ơn ở chỗ biết nhân thời ứng việc thì có cơ; trị khí để mà chiến; tỏ ý để mà công; bố trí bề ngoài để mà thủ; không quá ở chỗ theo độ số; không khốn ở chỗ có dự bị; thận trọng từ cái nhỏ; mƣu trí ở việc lớn; trừ hại thì quả quyết đƣợc lòng dân vì nhún nhƣờng; bị khinh rẻ vì hay ngờ vực; ác nghiệt vì hay chém giết; thiên lệch vì nhiều lòng riêng; không tƣờng tất vì ghét nghe lỗi mình; không tiết độ vì hao phí của dân; không sáng suốt vì nghe lời dèm pha; không chắc chắn vì hay nhẹ dạ; quê mùa vì bỏ ngƣời hiền; mắc vạ vì ham lợi lộc; bị hại vì gần tiểu nhân; mất nƣớc vì không giữ gìn; nguy khốn vì không tỏ hiệu lệnh. Phàm binh không đánh thành không lỗi, không giết ngƣời không tội. Kẻ ra giết cha anh ngƣời ta, cƣớp của cải ngƣời ta, bắt con cái ngƣời ta, đó là đều là trộm cƣớp. Cho nên binh là đế giết bọn bạo loạn và cấm điều bất nghĩa. Binh đến đâu thì ngƣời cày không bỏ ruộng, 60 ngƣời buôn không bỏ hàng, sĩ đại phu không bỏ chức. Vì quyền bàn bạc về võ chỉ ở một ngƣời, cho nên mũi gƣơm không giây máu mà ngƣời trong thiên hạ đều thân yêu cả. Phàm giết ngƣời là để cho sáng tỏ oai võ vậy. Giết một ngƣời mà ba quân sợ, giết một ngƣời mà vạn ngƣời mừng, thì cứ giết. Giết cốt ở giết ngƣời có tội lớn; thƣởng cốt ở thƣởng ngƣời có công nhỏ. Đáng giết, thì dẫu ngƣời quý trọng cũng giết, đó là hình thì xét ngƣợc cả lên trên; thƣởng thì thƣởng cho cả những trẻ chăn trâu, ngƣời giữ ngựa, đó là thƣởng thì trôi xuống cả dƣới vậy. Kể ra có thể hình xét ngƣợc lên trên, thƣởng trôi xuống dƣới, thì đó là oai võ của ngƣời tƣớng. Cho nên nhà vua phải trọng tƣớng. Kể ra tƣớng trên không bị chế bởi trời, dƣới không bị chế bởi đất, giữa không bị chế bởi ngƣời. Cho nên binh là đồ hung khí, tranh nhau là việc trái đức, mà tƣớng là thần chết, bất đắc dĩ mới phải dùng. Ở trên không nệ trời, ở dƣới không nệ đất, ở sau không nệ mệnh vua, ở trƣớc không biết có địch. Binh của một ngƣơi nhƣ hùm nhƣ sói, nhƣ mƣa nhƣ gió, nhƣ sấm nhƣ sét, rầm rầm rộ rộ, thiên hạ đều kinh. Binh thắng giống nhƣ nƣớc. Kể ra nƣớc là vật rất mềm yếu, nhƣng có thể làm cho gỗ núi sụt lở, không có gì lạ đâu, vì tính chuyên nhất mà cảm xúc ngay thực. 61 Nay lấy gƣơm giáo sắc bén, giáp da tê bền, ba quân đông đúc, có cả kỳ chính, thì thiên hạ không thể nào địch lại đƣợc. Cho nên nói rằng: Cất ngƣời hiền dùng ngƣời tài, không kể ngày giờ nào mà việc đều lợi; sáng pháp luật tỏ hiệu lệnh, không phải bói toán mà đƣợc tốt lành; quý ngƣời có công, nuôi ngƣời khó nhọc, chẳng cầu đảo mà đƣợc phúc. Lại nói: Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa. Thánh nhân đời xƣa, cẩn thận việc ngƣời mà thôi. Ngƣời tƣớng, ngày chịu mệnh quên cả nhà; ra bày quân nằm ở đồng thì quên cả cha mẹ; vén áo bào mà đánh trống thì quên cả mình. Ngô Khởi khi ra trận, ngƣời tả hữu dâng gƣơm, Khởi nói: ‚Tƣớng chỉ chuyên cầm cờ trống mà thôi. Lâm nạn quyết đánh, vẫy gƣơm chỉ giáo là việc của tƣớng, dùng một thanh gƣơm không phải là việc của tƣớng. Cho nên ngƣời biết đạo trƣớc hết phải dự tính đến sự thất bại vì không biết chỗ dừng. Có phải là chỉ tiến thì mới nên công đâu! Khinh tiến mà cầu đánh thì địch sẽ mƣu dừng lại, nếu ta tiến đi ta sẽ bị địch đánh. Cho nên Binh pháp nói: Tiến mà theo, thấy thì đánh, nhà vua không tán dƣơng mà cứ lấn vƣợt, nhƣ thế thì sẽ mất quyền. Lời nói không cẩn thận thì bị lấn; lấn át không chừng mực thì bị phá. Nƣớc tràn sét đánh, ba quân rối loạn. Nếu muốn yên đƣợc nguy, trừ đƣợc nạn, thì lấy trí 62 mà quyết đoán, xem lời bàn ở lang miếu(1)là cao, xem lời nói khi chịu mệnh là trọng. Lời bàn vƣợt cõi phải cho sắc bén, nhƣ thế thì có thể thắng phục nƣớc địch. Binh có năm điều rất quan trọng: Làm tƣớng quên nhà, vƣợt cõi quên cha mẹ, đánh giặc quên mình, quyết chết thì sống, gấp thắng thì thua. Đâm chết đƣợc trăm ngƣời, có thể hãm hàng rối trận. Đâm chết đƣợc nghìn ngƣời, có thể bắt địch giết tƣớng. Đâm chết đƣợc vạn ngƣời, có thể hoành hành trong thiên hạ. Chuyên nhất thì thắng, lìa tan thì thua; mặt trận kín thì vững bền; mũi nhọn thƣa thì địch dễ đến. Quân sợ địch hơn sợ tƣớng thì thua, sở dĩ biết sự đƣợc thua, là do cân nhắc tƣớng với địch. Địch với tƣớng nhƣ cái cân vậy, yên tĩnh thì trị, gấp vội thì rối. Ngƣời xƣa đuổi chạy không quá trăm bƣớc, rút lùi không quá hai xá(2), đó là để bày tỏ điều lễ. Không ép uổng ngƣời bất năng, thƣơng xót ngƣời đau ốm, đó là để bày tỏ điều nhân. Thành hàng rồi mới khua trống, đó là để bày tỏ điều tín. Tranh lấy nghĩa mà không tranh lấy lợi, đó là để bày tỏ điều nghĩa. Lại hay tha ngƣời quy phục, đó là để bày tỏ điều dũng. Biết sau biết trƣớc, đó là để tỏ bày điều trí. Sáu đức ấy theo từng thời mà dạy, để làm đạo dựng kỷ cƣơng cho dân, đó là chính trị từ xƣa vậy. Pháp luật của nƣớc không dùng cho quân, kỷ luật của quân không dùng cho nƣớc. Kỷ luật của quân đem dùng cho nƣớc thì dân đức phải bỏ, pháp {1) Lang miếu: Triều đình (2) Quân đi 30 dặm là một xá 63 luật của nƣớc đem dùng cho quân thì quân đức phải yếu. Cho nên ở nƣớc thì lời nói mềm mại ôn tồn; ở triều thì cung kính nhún nhƣờng, sửa mình để đối đãi với ngƣời, vua không triệu thì không đến, không hỏi thì không nói, khó tiến dễ lui; ở quân thì khi đứng cứng cát, khi đi thì mau mà quả quyết, mặc giáp trụ thì không lạy, ngồi xe quân thì không chào, qua cửa thành thì không rảo bƣớc, gặp việc nguy thì không nhƣờng ai. Cho nên lễ với pháp là trong với ngoài, văn với võ là tả với hữu. Lòng tƣớng lòng quân đều là lòng cả. Ngựa trâu, xe cộ, quân lính nghỉ ngơi no nê, đều là sức cả. Dạy thì làm trƣớc, đánh thì theo tiết. Tƣớng quân ví nhƣ mình, quân đội ví nhƣ tay chân, hàng ngũ ví nhƣ ngón tay ngón chân. Phàm chiến tranh phải có thiên, có tài, có mỹ. Thời giờ không thay đổi, quân đi phải bí mật, đó gọi là thiên; quân chúng cứ nẩy ra ý hay, đó gọi là tài; quân lính tập trận giỏi, mọi vật đều dự bị đầy đủ, đó gọi là mỹ. * Sách Bảo giám: Cho nên khi chƣa ra quân thì yên lặng nhƣ cô gái chƣa chồng; khi địch đã đến thì nhƣ con thỏ sổng, khiến địch không kịp chống cự. Mọi ngƣời cứng rắn, lời nói nóng hổi. Xe thì kín là chắc, quân thì ngồi là chắc, áo giáp nặng thì bền, binh khí nhẹ thì hơn. Thƣ từ tin tức 64 phải dứt, thế gọi là dứt sự trông ngóng. Chọn nơi tốt để đóng quân, thế gọi là thêm mạnh cho ngƣời. Bỏ gánh đội nặng mà ăn hà tiện, thể gọi là mở ý cho ngƣời. Đó là chính trị từ xƣa vậy. Nhạc Vũ Mục(1) nhà Tống nói: Cái thuật dùng binh, các điều nhân, tín, trí, dũng, nghiêm, thiếu một điều là không đƣợc(2). Đại thể hành binh có ba điều: một là trời, hai là đất, ba là ngƣời. Thế trời là mặt trời mặt trăng trong sáng, năm ngôi sao đúng độ, sao chổi sao bột không hiện, hơi gió điều hòa. Thế đất là thành cao bờ thẳm, sông to nghìn dặm, cửa đá hang sâu, đƣờng ruột dê quanh co. Thế ngƣời là vua thánh tƣớng hiền, ba quân giữ lễ, sĩ tốt vâng lệnh, giáp bền lƣơng đủ. Ngƣời tƣớng giỏi nhân đƣợc thời trời, dùng đƣợc thế đất, nƣơng đƣợc lợi ngƣời, thì tới đâu cũng thắng, đánh đâu cũng đƣợc vạn toàn. Tƣớng có năm tài và mƣời lỗi. Năm tài là: Dũng, trí, nhân, tín, trung. Dũng thì không ai phạm đƣợc; trí thì không cái gì làm rối đƣợc; nhân thì yêu dân; tín thì không lừa dối; trung thì không hai lòng(3). Mƣời lỗi là: Có dũng mà khinh chết; có gấp mà muốn mau; có tham mà ham lợi; có nhân mà không nỡ giết; có trí mà lòng nhút nhát; có tín mà hay tin ngƣời; (1) Tức là Nhạc Phi (2) Võ kinh tổng yếu, Tiền tập, quyển I, gọi là ngũ tài. (3) Võ kinh tổng yếu thay Trung bằng Nghiêm 65 có liêm mà không yêu ngƣời; có trí mà lòng chần chờ; có cƣờng nghị mà tự phụ; có nhu nhƣợc mà thích dùng ngƣời. Dũng mà khinh chết thì có thể dùng bạo lực mà đối phó; gấp mà muốn mau thì có thể để lâu; tham mà ham lợi thì có thể đút của; nhân mà không nỡ giết thì có thể làm cho nhọc; trí mà lòng nhút nhát thì có thể làm cho quẫn; tín mà hay tin ngƣời thì có thể nói dối; liêm mà không yêu ngƣời thì có thể khinh nhờn; trí mà lòng chần chờ thì có thể đánh úp; cƣơng nghị mà tự phụ thì có thể trị đƣợc; nhu nhƣợc mà thích dùng ngƣời thì có thể lừa đƣợc, Cách sử dụng ngƣời trí, ngƣời dũng, ngƣời tham, ngƣời ngu: Ngƣời trí thích dựng đƣợc công; ngƣời dũng ham đạt đƣợc chí; ngƣời tham chạy theo lợi; ngƣời ngu không nghĩ đến chết. Lấy chí tình mà dùng, đó là điều màu nhiệm của nhà binh vậy. Đạo làm tƣớng có tám điều tệ là: 1. Lòng tham không chán. 2. Ghen ngƣời hiền, ghét ngƣời tài. 3. Tin lời gièm, ƣa lời nịnh. 4. Xét ngƣời không xét mình. 5. Do dự không quả quyết. 6. Say đắm rƣợu và sắc đẹp. 7. Thích xảo trá mà lòng nhút nhát. 8. Nói dối mà không theo lễ. Làm tƣớng có trách nhiệm nguy, là bởi trách nhiệm nặng thì nguy. Cho nên tƣớng giỏi thì không cậy mạnh, không cậy thế, đƣợc yêu cũng không mừng, bị 66 nhục cũng không sợ, thấy lợi không tham, rƣợu ngon không đắm, đem mình hy sinh cho nƣớc, chỉ có một lòng mà thôi. Có bốn điều muốn là: 1. Đánh thì muốn dùng kỳ binh. 2. Mƣu thì muốn làm bí mật. 3. Quân chúng thì muốn yên tĩnh, 4. Lòng thì muốn chuyên nhất. Ngƣời tƣớng giỏi, cứng không thể bẻ đƣợc, mềm không thể uốn đƣợc. Cho nên lấy yếu để chế mạnh; lấy mềm để chế cứng. Mềm cả yếu cả, thì thế phải kém ; cứng cả mạnh cả, thì thế phải mất. Không cứng không mềm, đó là đạo thƣờng.Tƣớng không nên kiêu, kiêu thì thất lễ; thất lễ thì ngƣời ta lìa bỏ; ngƣời ta lìa bỏ thì quân chúng làm phản. Tƣớng không nên biếng, biếng thì không thƣởng công; không thƣởng công thì quân sĩ không chịu hy sinh; quân sĩ không chịu hy sinh thì quân không có công; quân không có công thì nƣớc trống rỗng; nƣớc trống rỗng thì giặc đến. Khổng tử nói: Nếu có tài giỏi nhƣ Chu công mà có tinh kiêu và lận, thì cái khác cũng không đủ kể nữa. Có tiết cao có thể khuyến khích phong tục; có hiếu dễ có thể nêu danh về sau; có tín nghĩa có thể kết bạn; có rộng yêu có thể thu phục quân chúng; có sức mạnh có thể lập công. Đó là năm đức tốt của ngƣời làm tƣớng. Có mƣu mà không biết tính điều phải trái, có lẽ mà không biết dùng ngƣời hiền lƣơng, chính trị mà 67 không biết làm đúng hình pháp, giàu có mà không biết giúp ngƣời nghèo thiếu, trí khôn mà không biết ngừa từ việc chƣa xảy ra, lo nghĩ mà không biết phòng từ việc rất nhiệm nhặt, việc xa không biết suy mà biết, khi thua không thể không có gièm chê. Đó gọi là tám điều xấu. Kinh Thư nói: Khinh nhờn ngƣời quân tử thì không thu đƣợc lòng ngƣời. Khinh nhờn kẻ tiểu nhân thì không dùng hết đƣợc sức ngƣời. Mấu chốt, việc hành binh, cốt nhất phải nắm đƣợc lòng ngƣời anh hùng, nghiêm sự thƣởng phạt, tóm đƣợc đạo văn võ, gồm đƣợc thuật cứng mềm, trải những thuyết lễ nghĩa, trƣớc trọng đức rồi sau dùng sức lực. Tĩnh thì nhƣ cá lặn; động thì nhƣ rái chạy; làm vỡ chỗ liền; bẻ gãy chỗ mạnh; dùng cờ xí làm cho hoa mắt; dùng chiêng trống làm cho núng lòng; rút lui thì nhƣ núi dời; tiến lên thì nhƣ mƣa gió; cất quân thì nhƣ lèn đổ; hợp lại thì nhƣ cọp đánh nhau. Cƣỡng ép mà rộng dung; lấy lợi mà dụ dỗ; lấy lễ mà giữ gìn; nó kém thì khiến cho kiêu; nó thân thì làm cho lìa; nó mạnh thì làm cho yếu. Có ngƣời nguy thì làm cho yên; có ngƣời sợ thì làm cho vui; có ngƣời phản thì cƣu mang trở lại; có ngƣời oan thì cho họ đƣợc thân; kẻ mạnh thì nén xuống; kẻ yếu thì đỡ lên; ngƣời có mƣu thì gần gũi; ngƣời gièm pha thì đánh đổ đi; đƣợc của cải thì chung nhau; không cậy sức mà khinh địch; không ngạo của mà khinh ngƣời; không vì đƣợc yêu lâu 68 mà làm sai. Tính trƣớc rồi sau mới hành động; biết có thể thắng rồi sau mới chiến. Đƣợc ngọc lụa không để riêng mình dùng; đƣợc con trai con gái không để riêng mình sai khiến. Nhƣ thế mà phát chính ra lệnh thì ngƣời ta nguyện chiến đấu ngay, mũi gƣơm chƣa giây máu mà địch tự thua vậy. Ngƣời làm tƣớng phải có lòng dạ, phải có tai mắt, phải có nanh vuốt. Không có lòng dạ thì nhƣ ngƣời đi đêm không có đuốc; không có tai mắt thì nhƣ ngƣời ở trong xó tối; không có nanh vuốt thì nhƣ ngƣời đói ăn phải vật độc; không trƣờng hợp nào là không chết. Cho nên ngƣời tƣớng giỏi phải có ngƣời nghe rộng biết nhiều để làm lòng dạ, ngƣời xét sâu kín đáo để làm tai mắt, ngƣời dũng cảm giỏi đánh để làm nanh vuốt. Kể ra dùng ngƣời ngu mà thắng ngƣời trí là nghịch; dùng ngƣời trí mà thắng ngƣơi ngu là thuận; dùng ngƣời trí mà thắng ngƣời trí là cơ. Cơ có ba đƣờng: 1. Cơ về việc, 2.Cơ về thế, 3. Cơ về tình. Cơ về việc, khi đã xảy ra mà không có thể ứng phó thì không phải là trí. Cơ về thế, khi đã động mà không có thể khống chế thì không phải là hiền. Cơ về tình, ốm mà không gắng làm đƣợc thì không phải là dũng. Ngƣời tƣớng giỏi tất nhân cơ mà giữ phần thắng. Quân đi ra phải có luật, trái luật là dữ. Luật có 15 điều: 1. Lo nghĩ, có gián điệp để sáng tỏ. 2. Nói chuyện, lời nói phải cẩn thận. 3. Dũng, địch với mọi ngƣời mà không nao. 69 4. Liêm, thấy lợi thì nhớ nghĩa, 5. Bình, thƣởng phạt công bằng. 6. Nhẫn, khéo nhịn trong sỉ nhục. 7. Khoan, hay dung nạp mọi ngƣời, 8. Tín, hay xem trọng lời hứa. 9. Kính, có lễ với ngƣời hiền tài. 10. Minh, không nghe lời gièm. 11. Cẩn, không trái lễ. 12. Nhân, khéo nuôi quân sĩ. 13. Trung, đem mình hiến cho nƣớc. 14. Phận, biết thôi và đủ. 15. Mƣu, tự liệu về mình trƣớc rồi sau mới liệu địch. Vả nƣớc lấy binh làm gốc, binh lấy tƣớng làm gốc, quân lấy tƣớng làm chủ. Cho nên muốn binh mạnh để chiến thắng thì cần ở sự dùng tƣớng đƣợc ngƣời, rồi sau mới có thể uy phục đƣợc thiên hạ và các rợ xung quanh. Đó là gốc lớn để trị nƣớc. Phàm tƣớng hay dùng chính mà không dùng kỳ là tƣớng giữ gìn; hay dùng kỳ mà không dùng chính là tƣớng chiến đấu; kỳ chính đều dùng cả, đó là tƣớng giúp nƣớc vậy. Dấy binh ra quân, bày binh phá trận, xem dáng cờ xí, hiểu tiếng chiêng trống, đo bóng định giờ để quyết lành dữ; theo sự chuyển vận của ngũ hành, ra vào ứng theo thần vị; lấy biến mà dùng binh, khiến kẻ địch không lƣờng biết tự đâu mà đến; lấy thần mà dùng binh, khiến quân ta không biết ta làm gì; động có mực; tĩnh có phƣơng; đƣợc thua ở trong tay; thấy trƣớc mà sẽ đƣợc lòng 70 của trời đất quỉ thần để yên lòng quân chúng; đó gọi là thiên tƣớng vậy. Ở trong bốn cõi, những việc của trăm họ do tƣớng văn chịu trách nhiệm; ở ngoài bốn cõi, những việc đối với nƣớc địch do tƣớng võ chịu trách nhiệm. Tục ngữ nói: Tƣớng võ tƣớng văn sáng suốt thì nhà nƣớc không có việc binh. Khi mềm thì cứng, khi co thì duỗi, sáng mà có dũng, hùng mà có mƣu, tròn mà hay chuyển, vòng mà biết mối, trí trùm khắp muôn vật, mà đạo đức cứu cả thiên hạ, ngƣời có cả tám điều ấy thì đủ gọi là đại tƣớng. Cho nên bảo rằng tƣớng là ngƣời giúp nƣớc; giúp đƣợc chu đáo thì nƣớc có thể mạnh; giúp mà sơ hở thì nƣớc hẳn yếu. Dùng tƣớng phải xem diện mạo, xét thần thái mà biết đƣợc lòng. Vua đối với tƣớng, chọn ngƣời hiền mà trao cho quyền bính, cất lên mà không ngờ vực gì, thì tƣớng tất trong đáp ứng bằng ngay thẳng, ngoài phục vụ bằng thuận tòng. Đáp ứng bằng ngay thẳng thì luật quân nghiêm; phục vụ bằng thuận tòng thì tiết bề tôi vững. Cử tƣớng nhƣ thế mà ngăn giặc thì có lo gì phải chở xe xác về đâu. Quân đƣợc hay thua do ở ngƣời tƣớng. Có phải bởi tƣớng làm nên đâu, chỉ là do sự dùng của tƣớng mà thôi. Trí địch muôn ngƣời, không dùng đƣợc muôn ngƣời thì cũng nhƣ ngƣời ngu vậy; dũng nhất ba quân, nếu không dùng đƣợc ba quân thì cũng nhƣ ngƣời nhát vậy. Ngƣời tƣớng giỏi đứng đắn mà hay biến hóa, cứng 71 cát mà hay thƣơng ngƣời, nhân từ mà hay quyết đoán, dũng cảm mà tƣờng tất, lấy sách lƣợc mà chế ngự quan và quân, chƣa thấy ai nhƣ thế mà không dựng đƣợc công nghiệp để dẹp yên họa loạn bao giờ. Nhà nƣớc hành quân trao luật, cái quyền sinh sát do đại tƣớng làm chủ. Làm lòng dạ của nƣớc, nắm sinh mệnh của ba quân, có thể không thận trọng sự lựa chọn hay sao! Nếu muốn phong tƣớng, trƣớc phải lấy tinh thần mà xét nên chăng về bốn điều; 1. Diện mạo; 2, Lời nói; 3. Cử động; 4. Việc làm. Sách Vạn cơ chí :(1) Dẫu có một trăm vạn quân và một tƣớng có khí nuốt địch, phỏng đem hết vũ khí của cả nƣớc trao cho, nếu không dùng đƣợc ngƣời thì làm gì đƣợc? Tƣớng lớn và nhỏ đều có bốn bậc, tƣớng nào mà không dự ở cả trong tám bậc ấy, thì không thể gọi là tƣớng đƣợc. Bốn bậc tƣớng lớn là : 1) thiên tƣớng, 2) địa tƣớng, 3) nhân tƣớng, 4) thần tƣớng. Bốn bậc tƣớng nhỏ là: 1) uy tƣớng, 2) cƣờng tƣớng, 3) mãnh tƣớng, 4) lƣơng tƣớng. Quân đến nơi nào, cũng phải xét kỹ địa lý. Núi chằm, xa gần, rộng hẹp, hiểm dễ, rừng rú dày mỏng, khe suối sâu nông, nếu xem nhƣ ở trên bàn tay, thì khi chiến thắng, sau trƣớc khăng ngăn trở, tả hữu không ngừng trệ, quân bộ quân kỵ đi lại đều tiện, giáo mác sử dụng đƣợc hợp, chỉ huy tiến thoái đều thuận tình, ngƣời ngựa (1) Chúng tôi không tìm ra sách Vạn cơ chí 72 không bị bức nghẽn, đánh giữ thì đƣợc lợi về lƣơng chứa, phát quân thì đƣợc đủ về nƣớc cỏ, ngƣời ngựa không bị đói khát, hãm vào đất chết mà có thể sống, lâm vào chỗ mất mà có thể còn, đất nghịch mà dùng thuận đƣợc, đất thuận mà dùng nghịch đƣợc, không chọn khó dễ, đều có thể yên mà sau động, động mà quyết thắng, thế gọi là địa tƣớng(1). Thanh liêm về của cải, tiết kiệm về tiêu dùng, lơ là về rƣợu, giữ mình theo lễ, thờ bề trên lấy trung, vui lo cùng quân lính, lấy của địch mà không tích trữ, bắt phụ nữ địch mà không giữ riêng, nghe mƣu mà dùng ngƣời, gặp ngờ thì phán đoán, dùng mà không lấn ngƣời, nhân mà không bỏ phép, giấu tội nhỏ răn lỗi lớn, phạm lệnh không kể là thân, thƣởng công không nghĩ đến thù, ngƣời già thì nâng đỡ, ngƣời trẻ thì vỗ về, ngƣời sợ thì làm cho yên dạ, ngƣời lo thì làm cho vui lòng, có kiện thì xử đoán, có lạm thì xét minh, có giặc thì đánh dẹp, kẻ mạnh thì nén xuống, kẻ nhát thì che chở, kẻ dũng thì sai khiến, kẻ ngang ngƣợc thì giết, kẻ phục tùng thì tha, ngƣời mất thì cho đƣợc lại, ngƣời quên thì nhắc bảo cho, ngƣời quy thuận thì cho tƣớc, ngƣời hung bạo thì trấn trị, gần ngƣời mƣu trí, xa ngƣời gièm pha, lấy thành không phải đánh, lấy đất không phải giữ, địch nông cạn thì chờ sinh biến, địch dối trá thì bắt tuân theo, thế trái phải chờ xem, thế thuận thì quyết đánh, thế gọi là nhân tƣớng. (1) Thiên tƣớng đã nói ở trên, nên đây chỉ nói địa tƣớng thôi 73 Lấy thiên tƣớng làm ngoài, lấy địa tƣớng làm trong, lấy nhân tƣớng ở giữa, gồm cả sở trƣờng của ba tƣớng thì gọi là thần tƣớng. Trong khi hành quân, không nệ thiên thời, không nệ địa lợi, dùng ngƣời không kỳ gan hay nhát, nghe có địch thì đi ngay mà không lo ngờ, kẻ nào phạm lệnh, thì không kể tội lớn hay nhỏ, buộc ngay vào hình pháp, nghe tiếng là phải sợ, chống lại là phải đánh, thế gọi là cƣờng tƣớng(2). Quân không kỳ nhiều hay ít, địch không kỳ mạnh hay yếu; ba quân theo lệnh, nhƣ cánh tay khiến ngón tay, đi lại muôn cách thay đổi, đánh lúc địch chẳng ngờ, cử động nhƣ thần, một ngựa một gƣơm gạt mũi nhọn mà tiến vào trƣớc, khiến quân địch lúng túng, sợ mà lánh xa, thế gọi là mãnh tƣớng. Lấy uy tƣớng làm ngoài, lấy mãnh tƣớng làm trong, lấy cƣờng tƣớng ở giữa, gồm cả sở trƣờng của ba tƣớng thì gọi là lƣơng tƣớng. Nhà nƣớc dùng tƣớng, đƣợc thiên tƣớng có thể chống đƣợc giặc trái trời, đƣợc địa tƣớng có thể chống đƣợc giặc trái đất, đƣợc nhân tƣớng có thể chống đƣợc giặc trái ngƣời, đƣợc thần tƣớng có thể chống đƣợc giặc cả thiên hạ, tính toán không sót điều gì. Uy tƣớng có thể phụ với thiên tƣớng, cƣờng tƣớng có thể phụ với địa tƣớng, mãnh tƣớng có thể phụ với nhân tƣớng, lƣơng tƣớng có thể giữ bốn phƣơng. Tuy ( 2 ) Nguyên văn chép sót đoạn giải thích về uy tƣớng. 74 nói mãnh và cƣờng có sự lợi dụng nhanh chóng, nhƣng đều không thể dùng riêng đƣợc. Đó là thể của đạo tƣớng vậy, Tƣớng khi ra trận, không hỏi vợ con, là tỏ ra đã dâng mình cho nƣớc. Vua khi sai tƣớng không dám khinh thƣờng việc lễ, là tỏ ra tôn trọng việc dùng ngƣời. Tƣớng khi ở ngoài có quyền không theo mệnh vua, chỉ nhằm tiện lợi của nhà nƣớc mà phục vụ, giữ mình trong sạch, quí trọng quân sĩ. Cho nên tƣớng mà cự lời can ngăn thì ngƣời anh hùng trở về nhà; không theo chƣớc hay thì kẻ mƣu sĩ cũng bỏ đi; coi thiện ác ngang nhau thì hiền ngu lẫn lộn; thƣởng phạt rối loạn thì kỷ cƣơng tan tành; mừng nhiều thì không có uy; giận nhiều thì lòng ngƣời lìa; nói năng nhiều thì cơ lộ; ham thích nhiều thì trí lầm; rộng rãi thì quân trễ nải; bạo ngƣợc thì quân oán hờn. Tƣớng tự chuyên thì ngƣời dƣới đổ lỗi cho; tƣớng tự khen mình thì ngƣời dƣới không chịu lập công; tƣớng nghe lời gièm thì ngƣơi ngay bỏ đi; tƣớng ăn của đút thì quân lính gian tham; tƣớng ham việc trong buồng thì quân lính dâm đãng; không tham tài mê sắc thì giữ mình đƣợc trong sạch; biết lánh hiềm xa ngờ thì uy tín đƣợc tăng thêm tính kỹ lo xa cho nên không hỏng việc; theo thời thuận biến cho nên lập đƣợc công; thƣơng yêu ngƣời dốc lòng làm, cho nên đƣợc yêu mến; nghe lời phải xa kẻ gièm cho nên ngƣời xa lại; tính trƣớc rồi sau mới làm, để phòng biến cố; trƣớc có tín rồi mới nói cho nên thu phục đƣợc ngƣời dƣới; tội thì trị công thì thƣởng cho nên uốn nắn đƣợc ngƣời; xem 75 gƣơng việc xƣa sáng suốt việc nay cho nên soi sáng đƣợc quân chúng; nhũn nhặn trọng ngƣời nên đƣợc lòng ngƣời; bỏ tƣ theo công nên giữ đƣợc nƣớc. Tinh thần cho ngay thẳng, hình thể cho đoan trang, động phải nhƣ gió, đứng phải nhƣ núi, chiến đấu phải nhƣ sấm sét, cơ mƣu phải nhƣ quỉ thần, lo nghĩ phải thấu nhƣ ánh sáng, mệnh lệnh phải nghiêm nhƣ sƣơng tuyết. Có đƣợc nhƣ thế mới có thể đƣơng đƣợc mệnh lớn của nhà nƣớc. Trong quân có ngƣời ốm, tƣớng phải thân hành đem thuốc điều trị; quân có ngƣời chết, tƣớng phải khóc thƣơng; quân đi thú xa thì sai vợ con đến nhà thăm hỏi; phàm có khao thƣởng thì chia đều cho quan và quân; khi có hành dộng thì phải họp cả tƣớng tá để bàn, mƣu đã định rồi sau mới đánh. Cho nên tƣớng với binh có cái ơn hoà rƣợu(1) và hút máu(2). Cho nên quân sĩ có những cuộc thui trâu bày rƣợu và cái khí ném đá; yêu mến nhƣ con em theo cha anh, nhƣ chân tay đỡ đầu mắt, không ai ngăn đƣợc. Nếu hà khắc làm cho họ đau đớn, bắt làm lụng nặng nề, thì những tiếng thù oán nghe không xiết ! Tƣớng súy coi quân sĩ nhƣ cỏ rác thì quân sĩ coi tƣớng suý nhƣ cừu thù, cầu họ làm bộ hạ thì cũng là khó, còn (1) Hoà rƣợu: Sách Hoàng Thạch công nói xƣa có một vị tƣớng giỏi gặp ngƣời biếu một vò rƣợu, ông đem đổ xuống sông, rồi bảo các tƣớng sĩ đón dòng nƣớc mà uống, ba quân do đó mà liều chết đánh. (2) Hút máu: Ngô Khởi giỏi dùng binh, một ngƣời lính có nhọt, Khởi ghé mồm mút mủ, làm cho ngƣời có nhọt ấy cảm khích mà ra sức. 76 mong gì họ gắng sức liều chết để đánh địch nữa, Đó là đại lƣợc về phép tƣớng súy vỗ về quân sĩ vậy. Sách Binh lược(1) Tƣớng giỏi cầm quân không vì quân ta nhiều mà kiêu, không vì quân ta ít mà nản chí. Kể ra mạnh không gì bằng hổ dữ, nhƣng bắt lợn ở chuồng bị nhân dân đuổi thì cũng phải quặp đuôi mà chạy không dám nhìn lại. Nhƣ thế mới biết lấy nghĩa thì có thể sai khiến ngƣời ta. Tƣớng kiêu có thể đánh bại. Làm tƣớng không nên cậy trí dũng mà kiêu với ngƣời . Tống Nghĩa(2) có thể không chế đƣợc Hạng Lƣơng, Bạch Khởi(3) có thể giết đƣợc Triệu Quát(4) là vì thế. Khâm Phúc triều Minh đi đánh nƣớc Bản-Nhã-Thất-Lý, vì cậy dũng mà cả quân tan vỡ; Liễu Thăng vào nƣớc Nam ta, vì chí kiêu mà đổ quân mất mạng, là thế đó. (1) Chúng tôi không tìm ra sách Binh lƣợc. (2) Tống Nghĩa: Lệnh doãn của vua nƣớc Sở, theo Hạng Lƣơng đi đánh Tần, phá đƣợc quân Tần, Lƣơng có vẻ kiêu căng, Nghĩa can rằng đánh đƣợc giặc mà tƣớng kiêu căng, quân lƣời biếng, tất phải thua. Lƣơng không nghe, sau bị tƣớng Tần đánh cho thua (3) Bạch Khởi: Ngƣời Tần (thời Chiến quốc), giỏi dùng binh. Thời Tần Chiêu vƣơng phong là Vũ an quân, phá nƣớc Triệu, chôn quân đầu hàng của Triệu hơn 40 vạn ngƣời. ( 4 ) Triệu Quát: Ngƣời nƣớc Triệu (thời Chiến quốc), khi còn ít tuổi học binh pháp, nói việc hành quân tự cho là thiên hạ không ai bằng; sau làm tƣớng thay cho Liêm Pha, đổi hết ƣớc thúc và đổi đặt quân lại; cuối cùng bị tƣớng nƣớc Tần là Bạch Khởi bắn chết. 77 Khích phát sĩ khí, hoặc lấy quả cảm mà khích, nhƣ Lƣu Ỷ nhà Tống(1) giữ Thuận Xƣơng, quân Kim lấn xuống Nam, Ỷ cho đục thuyền để bảo cho giặc biết là ý mình quyết không bỏ đi, rồi chứa củi để đốt; hoặc lấy trung nghĩa mà khích, nhƣ Trƣơng Tuần(2) đặt tƣợng vua Đƣờng rồi khóc lạy để trách sáu tƣớng, do đó sĩ khí thêm hăng; hoặc lấy lòng chí thành mà khích, nhƣ Trƣơng Tuần thề chết mà tƣớng sĩ đau lòng, đánh giặc cả vỡ, nhƣ vua Đƣờng Đức Tôn biết nhận lỗi mình mà quần thần ra sức liều chết để giúp vua; hoặc lấy lợi hại mà khích, nhƣ Dƣơng Khánh giữ Thành Đô, mộ quân sĩ cấp cho nhiều lƣơng, dân nƣớc Thục cầm dao phay và gậy không đến giúp quan quân, binh Man cả thua, nhƣ Lý Mục nhà Tống đóng giữ Dực Châu, có đƣợc vật gì thì cho hết quân sĩ, nhƣ Hoàng Thạch công nói: đƣợc của chia cho quân lính thì quân lính hết sức liều chết, Lý Mục làm đúng nhƣ thế. * Sách Võ kinh: Thần nghe nhà vua có đạo tất thắng, cho nên có thể bao gồm rộng lớn mà thống nhất chế độ, nhƣ thế thì thiên hạ biết uy. Tất cả có 12 điều: 1) Liên hình, bắt cả đội ngũ cùng giữ và phải tội cùng nhau; 2) Địa cấm, tức là cấm chỉ đƣờng đi để săn (1) Lƣu Ỷ: Thời Tống Cao Tôn, Lƣu Ỷ đánh phá thái tử Kim, là Ngột Truật ở Thuận Xƣơng (2) Trƣơng Tuần; Ngƣời Nam-dƣơng, thời Đƣờng Huyền- tôn, An Lộc Sơn làm loạn, Tuần và Hứa Viễn giữ thành Thƣ dƣơng đánh nhau với An Lộc Sơn. 78 bắt kẻ gián điệp; 3) Toàn quân, các giáp thủ cùng phụ với nhau, ba ngƣời năm ngƣời đồng nhau kết liền cho chặt chẽ; 4) Khai tái, tức là chia đất có giới hạn, nơi nào thuộc ngƣời nào thì đều chết theo trách nhiệm mà bền giữ; 5) Phân hạn, tức là tả hữu giữ nhau, trƣớc sau đợi nhau, lấy xe làm tƣờng để đón để giữ; 6) Hiệu biệt, tức là hàng trƣớc phải tiến để cách hàng sau, không đƣợc giành trƣớc làm mất trật tự; 7) Ngũ chƣơng, tức là tỏ rõ hàng lối cho trƣớc sau khỏi rối; 8) Toàn khúc, tức là khúc đoạn theo nhau đều có phần riêng; 9) Chiêng trống, tức là phấn khởi ngƣời có công, giúp đỡ ngƣời có đức; 10) Trận xa, tức là tiếp liền hàng đầu, ngựa che bên mắt; 11) Tử sĩ, tức là trong quân lính có ngƣời tài trí cƣỡi trên chiến xa, trƣớc sau ngang dọc, trổ mƣu chống địch; 12) Lực tốt, tức là nắm toàn bộ và khúc đoạn, không vẫy cờ thì không động. Mƣời hai phép ấy dạy xong tha thì quân yếu có thể làm cho mạnh, chức thấp có thể làm cho cao, phép tồi có thể làm tốt lại, dân xa có thể làm gần lại, ngƣời đông có thể trị đƣợc, đất rộng có thể giữ đƣợc, xe nhà nƣớc không ra khỏi thành, giải áo giáp không ra khỏi túi, mà uy phục đƣợc thiên hạ vậy(1). Phàm sai quân, pháp lệnh ở mình gọi là chuyên, cùng với ngƣời dƣới sợ phép gọi là pháp. Việc quân không nghe lời vặt, ra trận trong cầu lợi vặt thì nên. (1) Xem Võ kinh trực giải, phần ‚Tƣ mã giáp‛, chƣơng 22 79 Làm việc tinh vi là đạo. Kể ra, tƣớng là chí, ba quân là khí. Khí dễ động mà khó chế. Do tƣớng chế mà trấn tĩnh thì sợ hãi có thể định, phản trắc có thể yên, trăm vạn quân có thể tiêu diệt đƣợc. Chí ngay thẳng mà mƣu có một, khí phấn khởi mà dũng gấp đôi thì thắng. Thấy địch yếu thì mình tiến; thấy địch mạnh thì mình dừng; đừng lấy ba quân đông đúc mà khinh địch; đừng lấy chịu mệnh làm trọng mà liều chết; đừng lấy mình làm quý mà rẻ ngƣời; đừng lấy ý kiến riêng mà trái quân chúng; đừng xem lời biện thuyết là tất đúng; quân sĩ chƣa ngồi thì đừng ngồi, quân sĩ chƣa ăn thì đừng ăn, nắng rét cùng chịu. Nhƣ thế thì quân sĩ hẳn hết lòng liều chết. Việc của một ngƣời, không tiết lộ cho hai ngƣời; việc làm ngày mai, không tiết lộ hôm nay; suy xét cho kỹ càng, đừng để hở sợi tóc; bí mật ở công việc sợ tiết lộ ra lời nói; bí mật ở lời nói sợ tiết lộ ra nét mặt; bí mật ở nét mặt sợ tiết lộ ở tinh thần; bí mật ở tinh thần sợ tiết lộ trong mơ mộng. Có việc làm cần giấu đầu mối, có việc dùng phải cấm không nói. Nhƣng cũng có điều nên nói trƣớc để tỏ lòng tin, giữ thành thực. Việc của ngƣời làm tƣớng, lặng lẽ cho kín, ngay ngắn cho yên, có thể làm tối tai mắt của quân sĩ, khiến họ không biết; đổi việc làm; thay mƣu kế, khiến ngƣời ta không biết; đổi chỗ ở, dời đƣờng đi, khiến ngƣời ta không lo lắng. Đến kỳ dấy quân thì nhƣ lên cao mà bỏ thang đi; quân tiến sâu vào đất chƣ hầu mà phát động binh cơ cũng nhƣ đuổi đàn dê cho chạy đi chạy lại, 80