🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bí Quyết Trưởng Thành - Sean Covey Ebooks Nhóm Zalo Sean Covey BÍ QUYẾT TRƯỞNG THÀNH FIRST NEWS Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc - Tổng Biên tập ĐINH THỊ THANH THỦY Biên tập : Hoàng Thị Hường Sửa bản in : Đức Anh Bìa & Trình bày : Bích Trâm NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 62 Nguyễn Thị Minh Khai - Q. 1 - TP. HCM ĐT: (028) 38225340 - 38296764 - 38247225 Fax: 84.28.38222726 Email: [email protected] Website: www.nxbhcm.com.vn Sách điện tử: www.sachweb.vn NHÀ SÁCH TỔNG HỢP 1 62 Nguyễn Thị Minh Khai, Q. 1, TP. HCM ĐT: (028) 38 256 804 NHÀ SÁCH TỔNG HỢP 2 86 - 88 Nguyễn Tất Thành, Q. 4, TP. HCM ĐT: (028) 39 433 868 GIAN HÀNG M01 - ĐƯỜNG SÁCH TP. HCM Đường Nguyễn Văn Bình, Q. 1, TP. HCM Thực hiện liên kết: CÔNG TY TNHH VĂN HÓA SÁNG TẠO TRÍ VIỆT (First News) Địa chỉ: 11H Nguyễn Thị Minh Khai, Q. 1, TP. HCM In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5 cm tại Công ty TNHH MTV In Báo Nhân Dân TP.HCM (D20/532P, Ấp 4, Xã Phong Phú, H. Bình Chánh, TP. HCM). Xác nhận đăng ký xuất bản số 2702- 2021/CXBIPH/01-192/THTPHCM ngày 26/07/2021 - QĐXB số 652/QĐ-THTPHCM-2021 cấp ngày 02/12/2021. In xong và nộp lưu chiểu quý IV/2021. ISBN: 978-604-335-296-2. LỜI KHEN TẶNG DÀNH CHO BÍ QUYẾT TRƯỞNG THÀNH “Q uyển sách này thật hoàn hảo. Tôi muốn tất cả 74.000 học sinh trong quận đều đọc quyển sách này, cả các bậc phụ huynh và 6.000 giáo viên của các em nữa. Tôi đang tìm cách biến quyển sách này thành tài liệu đọc bắt buộc cho toàn bộ thanh thiếu niên ở Nashville.” - Pedro Garcia, Tiến sĩ ngành Quản trị Giáo dục, giám thị trường Công lập Metropolitan Nashville “Sean Covey từng nói: ‘Thành công hay thất bại trong cuộc sống thường xuất phát từ những quyết định quan trọng’, và chúng tôi hoàn toàn đồng ý. Quyển sách vui nhộn và giàu thông tin này phác họa sáu thử thách quan trọng bạn phải đối mặt trong độ tuổi thiếu niên và cung cấp nhiều câu chuyện cùng nhiều bằng chứng thuyết phục nhằm giúp bạn có được những lựa chọn đúng đắn. Hãy đọc Bí quyết trưởng thành. Chúng tôi cam đoan là bạn sẽ thích quyển sách này.” - Blake Nemelka và Bo Nemelka, tác giả của The Middle School Student’s Guide to Academic Success1 1 First News đã xuất bản với tựa Bí Quyết Học Giỏi. “Khi còn là một thiếu niên, tôi đã phải đối mặt với một vài quyết định trong số những quyết định lớn này và tôi biết việc đó khó khăn đến nhường nào. Lời khuyên của tôi là hãy trao tặng quyển sách này cho một bạn tuổi teen mà bạn biết. Quyển sách này sẽ trang bị cho người bạn ấy những công cụ cần thiết để có thể đưa ra những quyết định khôn ngoan hơn.” - Chelsie Hightower, diễn viên và vũ công, huấn luyện viên và biên đạo cho chương trình Dancing with the Stars và So You Think You Can Dance “Trò chơi cuộc sống xuất hiện đầy những lựa chọn, nhất là vào những năm tháng thiếu niên. Quyển sách này sẽ cho bạn vài hướng dẫn giúp bạn đưa ra những lựa chọn tuyệt vời.” - Steve Young, cựu tiền vệ đội San Francisco 49ers Hall-of-Fame, nhà sáng lập tổ chức Forever Young và tác giả quyển sách QB: My Life Behind the Spiral “Đương nhiên là mình đã mở ngay đến chương nói về hẹn hò và tình dục. Và chương này đã hoàn toàn thay đổi suy nghĩ của mình về vấn đề quan hệ trước hôn nhân. Đúng thế đấy, suy nghĩ của mình đã quay ngoắt 180 độ! Cảm ơn chú, Sean Covey!” - Danny McFadden, 16 tuổi, Dublin, Ireland “Trong quyển sách thú vị và đầy thuyết phục này, Covey đã đạt được hai điểm sáng: Anh ấy đã nắm bắt được thế giới đầy mơ hồ mà các bạn teen phải đối mặt và sắp xếp các thử thách quan trọng họ phải đối mặt một cách trật tự và rõ ràng. Phong cách trình bày sáng tỏ, hài hước và lôi cuốn của anh ấy sẽ bắt trọn sự chú ý của các bạn!” - John T. Chirban, Tiến sĩ, Tiến sĩ Thần học, Trường Y khoa Đại học Harvard, tác giả quyển sách True Coming of Age “Cuối cùng cũng có một quyển sách giúp cung cấp cho giới trẻ những công cụ cần thiết để đưa ra những quyết định đúng đắn! Sự tài tình của Sean thể hiện ở khả năng kết nối bản thân với trái tim, tâm hồn và tâm trí của các bạn trẻ. Là một bậc phụ huynh và một nhà giáo dục, tôi có cảm giác mạnh mẽ rằng mọi bạn trẻ đều nên đọc quyển Bí quyết trưởng thành. Hai người con tuổi teen của tôi đã tổng kết quyển sách này chỉ bằng một từ: ‘TUYỆT VỜI!’.” - Muriel Thomas Summers, hiệu trưởng trường Tiểu học A. B. Combs Leadership, đạt giải xuất sắc giải thưởng National Blue Ribbon, đạt giải National School of Character năm 2004 “Chúng ta sống đời mình như thế nào là tùy thuộc vào những giá trị mà ta lựa chọn. Quyển sách này sẽ giúp các bạn trẻ lựa chọn các giá trị phù hợp với mình trong hiện tại để đưa ra những quyết định giúp tạo nên một tương lại tốt đẹp hơn.” - A. C. Green, nhà sáng lập A. C. Green Youth Foundation, cựu thành viên đội Los Angeles Laker và “Người Sắt” của giải NBA “Sean Covey thật sự thấu hiểu những thách thức và nhu cầu của giới trẻ. Anh đã thể hiện điều đó trong quyển sách đầu tiên của mình, 7 Thói quen của bạn trẻ thành đạt và giờ đây anh lại thể hiện sự thấu hiểu ấy lần nữa trong quyển sách mới tuyệt vời này. Đây quả là một bản chỉ dẫn và nguồn tham khảo giá trị cho các bạn trẻ! Tôi hy vọng mỗi bạn trẻ trên thế giới này đều sẽ đọc quyển sách này.” - Hal Urban, Tiến sĩ Giáo dục/Tâm lý học, tác giả quyển Life’s Greatest Lessons2 2 First News đã xuất bản với tựa Những Bài Học Cuộc Sống “Có hàng trăm lý do thuyết phục để đọc quyển sách này - những câu chuyện tuyệt vời, những câu trích dẫn truyền cảm hứng, rất nhiều mẹo hay để bước lên ‘con đường đúng đắn’ trong mọi việc bạn làm - nhưng có lẽ chương bạn sẽ đọc đầu tiên là “Hẹn hò và tình dục”. Covey hướng dẫn ta cách đưa ra những quyết định sáng suốt giúp bảo vệ sức khỏe, trái tim và hạnh phúc của mình.” - Thomas Lickona, Tiến sĩ, nhà tâm lý học phát triển, Giáo sư Giáo dục học tại Đại học bang New York ở Cortland “Quyển sách này của Sean Covey đã cung cấp một tấm bản đồ chỉ đường dễ hiểu dẫn các bạn trẻ đến một cuộc sống thành công và trọn vẹn, nơi vấn đề đáng quan tâm nhất là bạn là ai, chứ không phải bạn là gì hay bạn sở hữu gì. Quyển sách thật lôi cuốn, hấp dẫn và có khả năng tạo nên những rung động mạnh mẽ. Hãy thách thức bản thân đọc quyển sách này.” - Norm Dean, trợ lý giám đốc khu vực, Western Metropolitan Region, Phòng Giáo dục & Đào tạo, Victoria, Australia Dành tặng tất cả các bạn trẻ ở khắp nơi trên thế giới,những người đang phấn đấu lựa chọn con đường đúng đắn và Dành tặng con trai của cha, Michael Sean,người đã thể hiện sự kiên cường trong những thời khắc khó khăn BÍ QUYẾT TRƯỞNG THÀNH Quyền chọn nằm ở bạn Hãy gọi tôi là Sean. Tôi là tác giả của quyển sách này và tôi rất vui khi bạn quyết định đọc nó. Đừng lo, quyển sách này không nhàm chán như nhiều quyển khác bạn từng đọc đâu. Tôi đặc biệt viết Bí quyết trưởng thành dành riêng cho các bạn trẻ, về cuộc sống, về các vấn đề và những thứ linh tinh khác xoay quanh cuộc sống của bạn. Trong sách cũng có rất nhiều ảnh minh họa thú vị. (Tôi đã phải trả rất nhiều tiền để thuê các họa sĩ giỏi vẽ đấy.) Tôi xin đi thẳng vào vấn đề, nội dung quyển sách này chỉ xoay quanh một ý chính: Có sáu quyết định quan trọng mà các bạn đưa ra trong giai đoạn tuổi teen mang tính quyết định đối với thành bại trong tương lai của chính mình. Vì vậy, hãy lựa chọn thật khôn ngoan, đừng lãng phí. Tuy nhiên, nếu chẳng may chúng ta quyết định sai thì cũng không phải là tận thế đến nơi đâu. Bạn chỉ cần nhanh chóng điều chỉnh và bắt đầu đưa ra những lựa chọn khôn ngoan hơn là được. Các bạn trẻ trong thời đại ngày nay đứng trước những thách thức lớn chưa từng có. Nếu ngày trước thế hệ ông bà của các bạn phải trèo đèo lội suối để đến trường, thì ngày nay các bạn phải đương đầu với những kiểu thách thức khác, như tình trạng quá tải thông tin, các loại thuốc kích thích, văn hóa phẩm đồi trụy tràn lan trên mạng, nạn hiếp dâm, khủng bố, cạnh tranh toàn cầu, chứng trầm cảm và áp lực bạn bè. Thế giới ngày nay đã hoàn toàn khác trước! Dù đã qua tuổi teen (tuy vẫn thích chơi trò bắn đạn giấy), nhưng tôi nhớ rất rõ những thăng trầm mình đã trải qua. Hầu hết các vấn đề mà tôi gặp phải bắt đầu ngay từ lúc tôi mới chào đời. Cha tôi kể: “Con biết không Sean, hồi con mới được sinh ra, hai má con bầu bĩnh đến nỗi bác sĩ không phân biệt được đâu là mông đâu là má để mà tét cho đúng nữa”. Ông không hề nói đùa. Bạn cứ nhìn vào mấy tấm ảnh hồi tôi còn bé tí thì biết. Hai má tôi xệ xuống như hai quả bóng nước. Hẳn các bạn cũng hình dung được tôi bị chọc ghẹo nhiều đến mức nào rồi. Có một lần, tôi và mấy đứa bạn hàng xóm cùng chơi nhảy bạt lò xo. Chúng tôi thay phiên nhảy và lúc đó đang đến lượt tôi. Khi đó, cô bạn hàng xóm Susan của tôi vì không thể kiềm lòng nên đã thốt lên rằng: “Ôi trời đất ơi, nhìn hai má phúng phính của Sean kìa. Béo phệ luôn!”. Cậu em trai David đã cố gắng bảo vệ tôi: “Má anh ấy không béo. Đó là cơ bắp đấy chứ”. Nỗ lực dũng cảm của em ấy hóa ra lại gây ra tác dụng ngược khi mọi người được dịp chọc ghẹo tôi với biệt danh mới: “Má cơ bắp”. Nỗi thống khổ của tôi vẫn tiếp diễn vào những năm tôi học cấp hai. Tôi ghét năm học lớp Bảy đến nỗi quyết định xóa gần như toàn bộ ký ức về năm học này. Tôi còn nhớ, đến tận lúc đó, hai má tôi vẫn mũm mĩm và có một tên học lớp Tám tên Scott cứ tìm cách gây sự với tôi. Tôi không biết tại sao hắn ta lại nhắm vào tôi. Trước đó tôi chưa từng gặp hắn. Có lẽ là do hắn tin rằng hắn thừa sức hạ đo ván tôi. Ngày nào sau giờ học đại số tôi cũng gặp hắn cùng mấy đứa bạn của hắn đang canh me ở hành lang và thách tôi đánh nhau. Tôi sợ chết khiếp và cố tránh xa hắn ra. Một ngày nọ, hắn dồn tôi vào góc tường. “Ê Covey, cái thằng ẻo lả béo ị kia. Sao mày không dám đánh nhau với tao hả?” “Tôi không biết.” Rồi hắn ta thụi cho tôi một cái đau điếng vào bụng khiến tôi muốn tắt thở. Tôi sợ đến nỗi không dám đánh trả. Sau lần đó, hắn để tôi yên, nhưng tôi phải đối mặt với cảm giác nhục nhã và tự thấy mình là một kẻ thảm hại. (Nhân tiện nói cho các bạn biết nhé, giờ tôi to con hơn Scott rồi và tôi vẫn đang tìm hắn để trả đũa đấy. Đùa chút thôi!) Lúc bắt đầu lên cấp ba, tôi vô cùng ngạc nhiên và vui mừng khi gương mặt tôi bắt đầu thay đổi và hai má không còn múp míp như xưa nữa, nhưng những rắc rối mới lại xuất hiện. Đột nhiên tôi phải đưa ra quá nhiều quyết định quan trọng trong khi bản thân vẫn chưa sẵn sàng. Trong tuần đầu tiên đi học, tôi được mời tham gia một câu lạc bộ với các học sinh lớp trên, những người thường uống rượu và có tửu lượng rất cao. Tôi không muốn tham gia, nhưng cũng không muốn làm họ phật lòng. Tôi bắt đầu kết giao thêm bạn bè mới, gặp gỡ thêm nhiều cô gái mới. Một bạn gái thậm chí đã bắt đầu thích tôi. Cô ấy xinh và khá táo bạo khiến tôi vừa hào hứng lại vừa sợ sệt. Quá nhiều câu hỏi xuất hiện. Liệu có nên thích cô bạn này không? Nên đi chơi với những ai? Nên đăng ký những lớp nào? Có nên tham dự bữa tiệc kia? Làm thế nào để vừa lo việc học, vừa chơi thể thao lại có thể dành thời gian cho bạn bè? Lúc bấy giờ tôi chưa biết đó chính là những quyết định quan trọng nhất mình sẽ đưa ra trong đời. Tôi nảy ra ý tưởng viết quyển sách này khi thực hiện các cuộc khảo sát trên hàng trăm bạn trẻ ở khắp nơi với câu hỏi: “Những thách thức lớn nhất bạn phải đối mặt là gì?”. Dưới đây là một vài câu trả lời tôi nhận được: “Mình bị stress. Cố gắng hoàn thành tốt mọi việc chính là thách thức lớn nhất của mình bởi vì mình có quá nhiều việc phải làm.” “Thách thức lớn nhất của mình là vấn đề tình dục. Mình phải có khả năng đưa ra những lựa chọn đúng đắn ở hiện tại để không phải sống với sai lầm của mình về sau. Thời buổi này có vẻ như nếu chúng ta không quan hệ tình dục ở tuổi teen, chúng ta sẽ bị chọc ghẹo là kẻ hợm hĩnh hoăc những biệt danh tương tự.” “Cha mẹ. Mình phải đối phó với họ mỗi ngày và việc đó khiến mình kiệt sức.” “Chuyện học hành và điểm số. Mẹ cứ la mắng mình suốt.” “Việc chuẩn bị vào đại học. Nước đã sắp đến chân rồi mà mình chưa thật sự suy nghĩ thấu đáo. Mỗi lần nghĩ đến việc đó mình lại thấy đau đầu kinh khủng, thế là mình chẳng dám nghĩ tới nữa.” “Việc cha mẹ mình ly hôn. Cha mẹ mình cứ cãi nhau suốt về quyền thăm nuôi.” “Những chuyện thị phi ở trường. Ai đang hẹn hò với ai? Sự nổi tiếng. Ai có kiểu tóc đẹp nhất? Ai có thân hình lực lưỡng nhất? Ai giàu nhất? Ai đang bàn luận về họ? Thật kỳ cục hết sức!” “Mình lo lắng về sự an toàn của gia đình mình vì giờ đây, có nhiều lúc chúng ta có thể bị giết khi đang đi trên đường. Hầu hết mọi người đều bỏ học vì nghiện hút. Mình rất lo sợ cho em trai và em gái của mình.” “Vóc dáng và ngoại hình. Mình luôn phải vật lộn với cân nặng của mình.” “Chính là tiền. Lúc nào mình cũng chỉ có vừa đủ tiền để sống sót.” “Áp lực bạn bè là vấn đề chính của mình. Mình là đứa rất dễ bị bạn bè tác động, nhất là những đứa hợp cạ.” “Chuyện hẹn hò. Mình mười bảy tuổi và vẫn chưa có mảnh tình vắt vai. Lũ bạn cứ lải nhải về chuyện này và khiến mình cảm thấy như mình đã không làm việc mình phải làm vậy.” Tôi đã nghiên cứu kỹ lưỡng các kết quả khảo sát tôi nhận được. Đồng thời tôi cũng phỏng vấn rất nhiều bạn trẻ sinh sống ở nhiều nơi khác nhau trong vòng ba năm. Và một mẫu số chung bắt đầu xuất hiện. Trong số 999 thách thức được nhắc đến, có sáu thử thách nổi cộm hơn cả. Khi tìm hiểu sâu hơn, tôi phát hiện ra rằng mỗi thách thức đi kèm với một lựa chọn (hoặc một loạt các lựa chọn) cần phải được đưa ra. Trong số các bạn trẻ tôi từng phỏng vấn, một số người đã đưa ra được những lựa chọn sáng suốt, trong khi một số khác thì không. Kết quả là một số bạn trẻ sống trong hạnh phúc và số còn lại gặp rắc rối. Những thách thức này đại diện cho các quyết định mang tính bước ngoặt và hệ quả của chúng là rất lớn. Bạn có thể thấy rõ rằng cách bạn đương đầu với những thách thức này chính là sáu quyết định quan trọng nhất mà bạn đưa ra trong giai đoạn tuổi teen của mình! SÁU QUYẾT ĐỊNH QUAN TRỌNG NHẤT TRONG ĐỜI 1. Chuyện học hành. Bạn sẽ làm gì với chuyện học hành của mình? 2. Bạn bè. Bạn sẽ chọn ai làm bạn và bạn sẽ trở thành một người bạn như thế nào? 3. Mối quan hệ với cha mẹ. Bạn có hòa hợp được với cha mẹ của mình không? 4. Hẹn hò và tình dục. Bạn sẽ hẹn hò với ai và bạn xử lý vấn đề tình dục như thế nào? 5. Nạn nghiện ngập. Bạn sẽ làm gì với nạn hút thuốc, uống rượu, sử dụng ma túy và các chất gây nghiện khác? 6. Giá trị bản thân. Bạn có chọn yêu thương bản thân mình không? Rất có thể bạn chưa nghĩ nhiều về những quyết định này. Hoặc cũng có thể bạn đang phải vật lộn với một trong số đó, hay với tất cả. Dù đang ở trong hoàn cảnh nào, bạn cũng cần phải nỗ lực hết sức mình để nghiên cứu, tìm tòi về mỗi quyết định, những điểm được - điểm mất, mặt tốt - mặt xấu, để có thể đưa ra những quyết định sáng suốt. Hẳn bạn sẽ không muốn một ngày kia bạn phải bước ra đời với câu cảm thán: “Giá mà mình biết được...”. Rất nhiều quyết định ở giai đoạn tuổi trẻ của bạn có thể tác động đến cuộc đời bạn mãi mãi. Trong quyển sách có tựa đề Standing for Something (tạm dịch: Đại diện cho điều gì đó), tác giả, nhà lãnh đạo tôn giáo Gordon B. Hinckley đã kể câu chuyện thời trẻ của ông như sau: Lúc còn làm việc ở văn phòng đường sắt Denver, tôi chịu trách nhiệm về toa hành lý và hàng chuyển phát nhanh trên các chuyến tàu chở khách. Một ngày nọ, tôi nhận được cuộc gọi từ đối tác ở New Jersey thông báo rằng có một chuyến tàu chở khách đến nơi mà không có toa hành lý. Ba trăm hành khách đang nổi giận và họ hoàn toàn có quyền làm thế. Chúng tôi phát hiện ra con tàu đã đi từ Oakland, California, đến St. Louis, tại đó, một nhân viên bẻ ghi đã nhầm lẫn và dịch chuyển một thanh thép lệch chỉ tám xăng-ti-mét. Nhưng thanh thép ấy lại chính là một chỗ rẽ và thế là toa hành lý đáng lý phải đến Newark lại thẳng tiến về New Orleans cách đó hơn hai ngàn cây số. Các nhà tù khắp nơi trên thế giới có biết bao con người đã đưa ra các lựa chọn thiếu sáng suốt và thậm chí mang tính hủy diệt, các cá nhân chỉ cần dịch chuyển “một thanh thép ở ngay chỗ rẽ” của cuộc đời mình một chút thôi là đã ngay lập tức đi nhầm đường và đến nhầm chỗ. Mỗi quyết định trong sáu quyết định nêu trên đều là một quyết định mang tính bước ngoặt, sai một ly là đi một dặm. CUỘC THÍ NGHIỆM MƯỜI NĂM Trước khi tìm hiểu kỹ hơn ở phần sau, tôi muốn bạn hãy thử thực hiện thí nghiệm nhỏ sau đây: Hãy tưởng tượng bạn có thể quay về quá khứ cách nay mười năm và tự giới thiệu bản thân mình với một ai đó. Nếu bạn tên Jeremie, mười bảy tuổi, thì lúc đó bạn sẽ giới thiệu đại loại như sau: “Xin chào, mình là Jeremie. Mình bảy tuổi, sống ở Toronto, Canada, cùng với cha mẹ và em trai bốn tuổi của mình. Mình vừa học xong lớp Một. Mình có một con cá vàng tên Spot. Mình thích tô màu và chơi đá bóng. Mình thấy rất hạnh phúc”. Nếu bạn đang đọc quyển sách này và đang ở cạnh một người nào đó, hãy thử thực hiện thí nghiệm này với họ. Hãy nói cho họ biết rõ rằng đây là yêu cầu của quyển sách để họ không cho rằng đầu óc bạn có vấn đề. Hãy giới thiệu về mình như hồi mười năm trước, rồi để người kia làm điều tương tự. Nếu bạn chỉ có một mình hoặc quá ngượng ngùng (cũng không phải chuyện gì to tát đâu), bạn chỉ cần điền vào chỗ trống theo mẫu dưới đây là được. Giờ thì hãy giới thiệu bản thân như cách bạn muốn mình sẽ trở thành vào mười năm sau. Hãy cho họ biết bạn hiện đang làm gì và đôi chút thông tin về bản thân bạn. Hãy nhớ rằng đây chính là phiên bản mà bạn muốn trở thành trong mười năm nữa. Tức là Jeremie sẽ giới thiệu đại loại như sau: “Xin chào, mình là Jeremie, hai mươi bảy tuổi. Mình sống ở Vancouver, Canada. Mình vừa kết hôn với một phụ nữ tuyệt vời tên Jasmine. Cách nay mấy năm, mình tốt nghiệp ngành âm nhạc tại Đại học Toronto và giờ mình đang dạy đàn dương cầm tại một trường âm nhạc tư thục. Mình rất yêu gia đình mình và mình rất hay đi chơi cùng họ. Mình thật sự rất hài lòng về hướng đi của mình trong cuộc sống.” Bạn vừa mới thực hành một cuộc du hành thời gian. Khi bạn quay ngược lại mười năm, những ký ức nào trỗi dậy? Bạn đã ở một nơi tốt đẹp hay tồi tệ? Còn trong tương lai thì sao? Bạn hình dung được gì trong mười năm sắp tới? Bạn muốn làm những gì và muốn trở thành ai trong thập niên tiếp theo? TỰ DO LỰA CHỌN Tin vui là bạn sẽ trở thành thế nào sau mười năm nữa hoàn toàn do bạn quyết định. Bạn được tự do lựa chọn tạo dựng cuộc sống của mình. Đây được gọi là quyền lựa chọn hay tự do ý chí, là quyền cơ bản của mỗi người. Hơn nữa, bạn có thể thực hiện quyền này ngay tức thì! Tại bất kỳ thời điểm nào, bạn đều có thể lựa chọn bắt đầu tôn trọng bản thân hơn hoặc ngưng việc giao du với những người thiếu tôn trọng mình. Cuối cùng, chính bạn là người lựa chọn sống hạnh phúc hay khổ đau. Có một thực tế là mặc dù bạn được tự do lựa chọn, nhưng bạn lại không thể lựa chọn các hệ quả do lựa chọn của mình mang đến. Chúng đã được định trước. Đó là một thỏa thuận theo gói. Cổ ngữ có câu: “Nếu bạn cầm một đầu của cây gậy lên, tức là bạn cũng đang cầm lên đầu còn lại”. Lựa chọn và hệ quả là hai thứ luôn đi cùng với nhau. Ví dụ, nếu bạn quyết định học hành chểnh mảng và không học đại học, bạn sẽ phải nếm mùi cay đắng của việc không xin được việc tốt lương cao. Tương tự, nếu bạn hẹn hò một cách khôn ngoan và tránh tình dục bừa bãi thì bạn sẽ được hưởng quả ngọt của việc giữ được phẩm hạnh, đồng thời không phải lo lắng về các bệnh lây lan qua đường tình dục cũng như việc mang thai ngoài ý muốn. Từ “decision” (quyết định) trong tiếng Anh có nghĩa gốc La-tinh là “cắt đứt với”. Nói “có” với một điều nào đó có nghĩa là nói “không” với một điều khác. Đây là lý do vì sao việc ra quyết định có thể rất khó khăn. Tốt nhất chúng ta nên quyết đoán trong việc đưa ra quyết định. Ví dụ, hồi ở tuổi teen, tôi đã quyết định mình sẽ không hút thuốc, không uống rượu và không sử dụng ma túy. (Hiện tại, dù vẫn là người mắc phải nhiều sai lầm thời tuổi trẻ - mà tôi sẽ kể cho các bạn nghe sau - nhưng ít ra tôi đã kiên định với quyết định đúng đắn ấy của mình.) Vì thế, tôi tránh những bữa tiệc chè chén bê tha. Tôi không giao du với bạn bè có chơi ma túy. Tôi không cảm thấy bị áp lực khi làm vậy bởi vì tôi đã quyết đoán và không dây dưa trong việc ra quyết định của mình. Một số người có thể cho rằng tôi đã bỏ lỡ nhiều niềm vui. Cũng có thể là thế thật. Nhưng với tôi, lựa chọn này đã mang đến cho tôi sự tự do, giúp tôi tránh được chuyện say xỉn và làm những điều ngu ngốc, tránh phạm tội lái xe khi say rượu và tránh được nạn nghiện ngập. KHÁI QUÁT NỘI DUNG SÁCH Bạn có thể đọc quyển sách này theo nhiều cách khác nhau: đọc từ đầu đến cuối (có lẽ là cách tốt nhất), hoặc chỉ chọn đọc những chương bạn thích nhất. Nếu quá lười, bạn có thể chỉ cần xem tranh minh họa thôi cũng được. Tôi xin khái quát nội dung các chương như sau: 1. CHUYỆN HỌC HÀNH - “Tôi hoàn toàn kiệt sức!” Trong tất cả các thách thức bạn gặp phải, việc học hành chiếm vị trí đầu tiên. Tại sao ư? Vì nó khiến ta bị stress! Một bạn trẻ tâm sự: “Chuyện học hành... Ôi! Mọi người cứ tạo áp lực cho học sinh rằng việc học hành là tất cả và điều đó khiến tôi bị stress!”. Bạn phải đối mặt với những chuyện ngồi lê đôi mách và điểm số, thầy cô và các bài kiểm tra, các biệt danh và nhân viên căng-tin. Trời ạ! Bạn phải đương đầu với những bậc phụ huynh luôn kỳ vọng bạn phải học thật giỏi. Trên tất cả, bạn phải lo lắng về việc chuẩn bị để có một công việc tốt trong tương lai. Vì sao lựa chọn của bạn trong việc học hành lại là một quyết định lớn đến vậy? Có thể bởi vì lựa chọn ấy sẽ mở ra hoặc đóng sầm những cánh cửa cơ hội của bạn trong dài hạn. Trong chương bàn về chuyện học hành, chúng ta sẽ đề cập đến nhiều chủ đề quan trọng như: • Việc bỏ học hủy hoại tiềm năng kiếm tiền của bạn như thế nào • Cách tạo động lực cho bản thân khi bạn chẳng có tí động lực nào • Bảy bí quyết giúp bạn đạt được điểm cao • Khắc phục khiếm khuyết về khả năng học tập • Chuẩn bị để vào đại học và việc chi trả học phí đại học • Tìm hướng đi riêng (chúng ta sẽ bàn về việc tìm xem sở trường của bạn là gì) 2. BẠN BÈ - “Thật vui... nhưng cũng thật rắc rối!” Một số bạn trẻ cảm thấy việc tìm và kết giao với bạn tốt khá dễ dàng. Nhưng với nhiều bạn trẻ khác thì việc đó thật khó khăn. Chúng ta không hòa nhập được với tập thể hoặc chúng ta bị phán xét bởi vì không có được cơ thể hoàn hảo hay ăn mặc không đúng mốt. Mọi việc đặc biệt khó khăn khi gia đình bạn phải chuyển nhà và bất thình lình bạn trở thành “ma mới”, phải cố gắng hết sức để được gia nhập vào các nhóm bạn đã chơi với nhau từ lâu. Nhiều người trong chúng ta đã từng trải qua những khoảng thời gian mà bản thân chẳng có lấy một đứa bạn nào. Hoặc khi nhu cầu được chấp nhận của chúng ta lớn đến nỗi chúng ta đồng ý kết bạn với bất kỳ ai sẵn lòng chấp nhận mình, mặc cho họ rất thiếu tôn trọng trong cách cư xử với ta. Và còn cả những chuyện thị phi nữa. Thật kỳ cục khi gần như mọi cô gái mà tôi từng nói chuyện cùng đều nói với tôi rằng: “Hai đứa con gái chơi với nhau thì khá ổn, nhưng hễ có đứa thứ ba là hỏng bét ngay”. Bọn con trai chúng tôi thì có những kiểu thách thức khác, chẳng hạn như đánh nhau hay giành giật bạn gái với nhau. Việc chọn bạn để chơi và chọn bản thân sẽ trở thành một người bạn như thế nào là một quyết định lớn. Trong chương này chúng ta sẽ bàn nhiều về những vấn đề thú vị như: • Sống sót được trong trò cạnh tranh sự nổi tiếng • Làm gì khi bạn chẳng có người bạn nào • Hãy trở thành kiểu bạn bè mà bản thân mình muốn có • Sống sót qua các cuộc chiến của hội chị em • Những điều cần biết về các băng đảng • Đứng vững trước áp lực bạn bè 3. MỐI QUAN HỆ VỚI CHA MẸ - “Thật xấu hổ!” “Mẹ tôi thì tạm ổn. Bà luôn cố gắng để hiểu tôi. Nhưng hình như càng cố, bà lại càng khiến tôi thấy phiền hơn. Còn cha tôi thì thật điên rồ. Tôi không sao hiểu nổi được ông ấy.” Đó là lời tâm sự của Sabrina. Cô bạn này khá bình thường. Cô cũng yêu quý cha mẹ của mình nhưng không phải lúc nào cô cũng hiểu được họ. Một phần các vấn đề nảy sinh liên quan đến các bậc phụ huynh nằm ở cách chúng ta nhìn nhận họ. Thời tôi còn học tiểu học, tôi thấy cha mẹ tôi thật ngầu. Nhưng khi tôi bước sang tuổi mười ba, tôi lại thấy họ bỗng trở nên hết sức quê mùa và luôn khiến tôi bẽ mặt. Bỗng nhiên họ như quên mất cách ăn mặc, nói năng và đi đứng ngay thẳng. Tôi sẽ chẳng bao giờ quên được hồi học lớp Tám, khi tôi đang đứng trên đường biên giữa một trận bóng bầu dục thì có ai đó vỗ vai mình. “Ê Sean. Cha nè. Con với mấy đứa bạn con có muốn ăn một miếng không?” Tôi bị sốc khi thấy cha tôi đứng trên đường biên, nơi đáng lý ra cha không được phép vào, tay cầm một cái pizza to đùng, hỏi liệu tôi có muốn miếng pizza thấy ghê đó không, trong khi trận bóng của tôi đang diễn ra. Tôi khó chịu vô cùng. Thế là trước mặt các đồng đội của mình, tôi đã vờ như chẳng hề quen biết ông. Nhưng bạn hãy tin tôi, khi bạn lớn hơn chút nữa, bạn sẽ tự nhiên nhận thấy cha mẹ mình bỗng chốc lại trở nên chuẩn mực và tuyệt vời trở lại. Rồi bạn bè của bạn sẽ trầm trồ: “Ồ, mẹ cậu tuyệt thật đấy”. Chất lượng mối quan hệ giữa bạn và cha mẹ bạn là một sự lựa chọn và đây chính là một trong những quyết định quan trọng nhất bạn phải đưa ra. Trong chương này, chúng ta sẽ bàn về một số vấn đề sống còn, bao gồm: • Làm thế nào để xây dựng mối quan hệ tuyệt vời với cha mẹ • Cách chặn đứng nguy cơ chiến tranh với cha mẹ chỉ trong một nốt nhạc • Bốn câu nói thần kỳ luôn luôn hiệu quả khi nói với cha mẹ • Vượt qua được hôn nhân đổ vỡ của cha mẹ • Đối phó với hội chứng “Sao con không thể như anh/em của con nhỉ?” • Làm sao để trở thành điểm tựa khi cha mẹ bạn gặp khó khăn 4. HẸN HÒ VÀ TÌNH DỤC - “Liệu chúng ta có cần phải nói về chuyện này không nhỉ?” Giá như chúng ta không cần phải nói về chủ đề này; nhưng rõ ràng chúng ta cần phải bàn đến, nếu không, tôi sẽ là một con người vô trách nhiệm bởi vì đây là một trong những quyết định quan trọng nhất trong đời chúng ta. Mà có lẽ đây còn là quyết định quan trọng nhất nữa. (Hỡi các bậc phụ huynh, nếu hiện các vị đang lén đọc quyển sách này của con mình để xem tôi nói gì về chủ đề này thì quý vị hãy cứ yên tâm, tôi không vẽ đường cho hươu chạy đâu.) Khi tôi còn nhỏ, cha mẹ tôi không bao giờ đề cập đến vấn đề tế nhị này. Chỉ cần nghĩ đến chuyện đó thôi cũng khiến cha tôi đỏ mặt ngượng ngùng. Vì vậy tôi tìm hiểu tất cả những chuyện này từ mấy cậu bạn hàng xóm “có kiến thức” hơn. Giờ thì thời thế đã thay đổi và các bạn nên biết thật rõ ràng về mẫu người các bạn muốn hẹn hò, cũng như việc nên làm gì trong vấn đề tình dục. Nếu bạn thiếu kiến thức, bạn sẽ đặt quyền quyết định vào tay kẻ khác và tất nhiên là bạn chẳng muốn thế đâu. Trong chương này, chúng ta sẽ đề cập đến các vấn đề như: • Hẹn hò một cách khôn ngoan • Nếu bạn không hẹn hò… thì sao nào? • Rắc rối của việc đặt trọng tâm cuộc sống của mình vào một người bạn gái hay bạn trai • Nhận diện những dấu hiệu nguy hiểm trong một mối quan hệ • Các bệnh lây lan qua đường tình dục và tại sao chúng ta cần phải quan tâm đến vấn đề này? • Làm rõ bốn quan niệm sai lầm về thanh thiếu niên và tình dục 5. NẠN NGHIỆN NGẬP - “Không quá khó để cai đâu... Tôi đã cai hàng chục lần rồi!” Phải thừa nhận là hồi trung học tôi đã bắt đầu nghiện món bánh nachos (một loại bánh khoai tây chiên). Tôi ăn bao nhiêu cũng không đủ. Tôi không thể xem phim mà không có món này. Lần nào đi ngang qua cửa hàng tiện ích tôi cũng đều ghé vào mua món bánh đó. Đến giờ tôi vẫn còn nghiện. Tôi chưa từng dừng lại để nghĩ xem có gì trong thứ bánh béo ngậy và thơm lừng mùi phô mai này, nhưng tôi biết chắc đó không phải là phô mai thật. Tôi thật may mắn vì đã không vướng thêm chất gây nghiện nào nữa trong những năm tháng tuổi teen của mình. Tôi thấy tội nghiệp cho một anh đồng nghiệp cứ mỗi hai tiếng lại phải đi ra ngoài (dù trời mưa tầm tã hay nóng như đổ lửa) để hút thuốc. Tôi thấy tội nghiệp cho một người bạn của gia đình vì ma túy đã khiến não anh bị tổn thương và anh không còn là con người như xưa nữa. Rõ ràng những quyết định bạn đưa ra liên quan đến thử thách này thường ảnh hưởng đến cả cuộc đời bạn. Ngày nay, chúng ta rất dễ bị lôi kéo vào việc chè chén say sưa, hút thuốc, chơi ma túy, dùng steroid, hít keo và một số trò có vẻ hấp dẫn khác. Một số bạn trẻ phát biểu: “Cả đống người đang làm thế, nên thật khó mà cầm lòng cho đặng.” “Mình đã thôi rồi, nhưng mình vẫn còn thèm.” Bạn sẽ không muốn bỏ qua phần này đâu. Các bạn đồng lứa của bạn có rất nhiều câu chuyện hay ho để chia sẻ. Chúng ta sẽ cùng trò chuyện về: • Ba thực tế tàn khốc về nạn nghiện ngập • Sự thật về rượu, thuốc lá, ma túy đá, thuốc lắc, các loại thuốc tăng cơ, cocain, các loại thuốc kê toa, các loại chất kích thích dạng hít và nhiều chất gây nghiện khác • Đây không phải là thứ cần sa thời cha mẹ bạn đâu • Chế ngự cơn nghiện • Ma túy của thế kỷ 21 • Tìm bánh nachos ngon ở đâu 6. GIÁ TRỊ BẢN THÂN - “Phải chi mình đẹp hơn…” Một bạn gái nói: “Thách thức lớn nhất của mình chính là lòng tự trọng. Ngoài kia có quá nhiều người xinh đẹp. Mình thấy bản thân thật xấu xí”. Cô bạn này không phải là người duy nhất cảm thấy như vậy. So với những người mẫu xuất hiện trên các tạp chí thời trang thì tất cả chúng ta đều cảm thấy mình xấu xí. Chẳng có gì sai khi bạn muốn ngoại hình của mình luôn bắt mắt. Nhưng nếu sự tự tin của bạn hoàn toàn bị chi phối bởi thước đo ngoại hình thì bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Sự thật là rất nhiều bạn trẻ có chiếc mũi to, ăn mặc không hợp thời nhưng lúc nào họ cũng tự tin. Ngược lại, rất nhiều bạn trẻ ăn mặc chỉn chu, lại nổi tiếng nhưng vẫn chẳng có chút tự tin ặ ạ g g g ự nào. Rõ ràng là giá trị bản thân đúng nghĩa không chỉ nằm ở vẻ đẹp ngoại hình. Rốt cuộc, việc học cách yêu lấy bản thân cũng là một lựa chọn. Nghe có vẻ có gì đó không đúng, nhưng thực tế là vậy đấy. Quan trọng là bạn cần phải học cách đạt được cảm giác an toàn từ bên trong chứ không phải bên ngoài hay từ những gì người khác nói về bạn. Chương này sẽ bao gồm: • Chiếc gương thật sự mà bạn nên soi • Vì sao không nên nhìn nhận giá trị của bản thân dựa trên nhận xét của người khác • Phẩm chất và năng lực: nền tảng thật sự của giá trị bản thân • Làm gì khi bạn bị trầm cảm và không thể thoát ra • Phát triển các tài năng và kỹ năng độc đáo của riêng bạn • Khai thác mỏ kim cương của chính mình KHÓA HỌC CẤP TỐC VỀ 7 THÓI QUEN - Những điều tạo nên bạn hoặc hủy hoại bạn Ngoài sáu chương nói về sáu quyết định quan trọng, có một chương ngắn gọi là Khóa học cấp tốc về 7 Thói quen. Mấy năm trước, tôi có viết một quyển sách tựa đề 7 Thói quen của bạn trẻ thành đạt. Nếu bạn đã đọc qua quyển sách này thì đây chính là chương giúp bạn ôn lại nội dung về các thói quen đó. Nếu bạn chưa đọc, khóa học cấp tốc này cũng giúp bạn nắm bắt được vấn đề. Việc bạn đọc những quyển sách này theo thứ tự nào không quan trọng. Chúng cũng giống như loạt phim Cuộc chiến giữa các vì sao vậy. Các tập phim có liên quan đến nhau nhưng bạn có thể xem tập nào trước cũng được. Trong quyển sách này, chúng ta sẽ sử dụng 7 Thói quen như một bộ công cụ để đưa ra sáu quyết định quan trọng. Thế thì bảy thói quen của bạn trẻ thành đạt là gì? Nói một cách đơn giản, chúng chính là những thói quen mà các bạn trẻ thành đạt và hạnh phúc ở khắp nơi trên thế giới đều có. Đừng ra khỏi nhà mà không mang theo các thói quen này! SẴN SÀNG CHO NGÀY MAI Mục đích của tôi khi viết quyển sách này rất đơn giản: Tôi muốn giúp các bạn đưa ra những lựa chọn khôn ngoan quanh sáu quyết định trọng đại này để các bạn được hạnh phúc và khỏe mạnh hôm nay, đồng thời sẵn sàng cho ngày mai - một tương lai tươi sáng đến nỗi bạn cần phải mang kính râm cho bớt chói. Khi bạn bước sang tuổi hai mươi và giã từ tuổi teen, tôi muốn bạn có thể dõng dạc tuyên bố: • Tôi có một nền tảng giáo dục vững chắc! • Tôi có những người bạn tuyệt vời giúp tôi trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình! • Tôi có mối quan hệ tốt đẹp với cha mẹ mình! • Tôi không bị mắc bệnh lây lan qua đường tình dục, cũng không mang thai ngoài ý muốn (hoặc làm cho ai đó mang thai ngoài ý muốn). Tôi đã đưa ra những lựa chọn sáng suốt trong chuyện hẹn hò và tình dục! • Tôi không nghiện gì cả! • Tôi yêu quý bản thân và tự tin về con người mình! Tất nhiên, thời tuổi trẻ ai cũng phạm sai lầm, cũng phải đương đầu với những khó khăn, cũng có những thăng trầm trong cuộc sống. Không ai kỳ vọng bạn phải hoàn hảo. Nhưng xin bạn đừng khiến mọi chuyện trở nên khó khăn hơn bản chất của nó. Chỉ cần đơn giản đưa ra những lựa chọn khôn ngoan hơn ngay từ hôm nay, hành trình thanh xuân của bạn sẽ thông thuận hơn rất nhiều. Tôi rất thích cách nhà thơ Robert Frost nói về tầm quan trọng của các quyết định. “Con đường rừng rẽ thành hai ngả, và tôi chọn lối mòn ít người qua. Lựa chọn đó đã dẫn đến tất cả những điều khác biệt.” ĐIỀU THÚ VỊ TIẾP THEO Ngay sau đây, chúng ta sẽ xem người mà mọi người vẫn gọi là “Kẻ ấy” thật sự là ai. Nếu bạn tò mò muốn biết, hãy đọc tiếp nhé! Khóa học cấp tốc về 7 thói quen NHỮNG ĐIỀU TẠO NÊN BẠN HOẶC HỦY HOẠI BẠN D ưới đây là một bảng số gồm các số từ 1 đến 54 nằm ngẫu nhiên, không theo một trình tự nào. Nhiệm vụ của bạn là tìm ra từng con số theo thứ tự tăng dần, bắt đầu từ 1, rồi đến 2, 3, 4, v.v. cho đến khi tìm được số 54. Hãy thử xem bạn có thể tìm ra được bao nhiêu con số trong vòng chín mươi giây. Ở đây hoàn toàn không có con số nào bị thiếu, cũng không có mánh khóe gì. Bạn sẵn sàng chưa? Bắt đầu nào. Bạn tìm được bao nhiêu số? Đa số mọi người tìm được đến khoảng số 30. Giờ tôi muốn bạn thử chơi lại, nhưng lần này tôi sẽ chỉ cho bạn phương pháp giúp bạn định vị được các con số. Hãy lật đến trang 58 bạn sẽ thấy mọi thứ được giải thích rõ ràng. Chào mừng bạn đã quay trở lại. Lần này bạn tìm được bao nhiêu số nào? Có lẽ bạn đã tìm được tất cả 54 số. Thế sự khác biệt là gì nhỉ? Khác biệt duy nhất ở đây chính là tôi đã cho bạn một cách suy nghĩ, một khung sườn giúp bạn tìm ra các con số. Một khi bạn biết chỗ để nhìn, tốc độ của bạn có thể tăng gấp ba lần. Đó chính là bản chất của 7 Thói quen. Chúng chính là khung sườn hoặc phương pháp tư duy giúp bạn giải quyết các vấn đề tốt hơn và nhanh hơn. Chúng đặc biệt quan trọng trong việc giúp bạn đưa ra những lựa chọn sáng suốt liên quan đến sáu quyết định trọng đại. Chính vì vậy, rải rác trong suốt quyển sách này, bạn sẽ thấy tôi nhắc đi nhắc lại về những thói quen đó. Để bắt đầu, tôi sẽ mang đến cho bạn một khóa học cấp tốc về 7 Thói quen. Trước khi tìm hiểu kỹ về các thói quen, bạn cần phải hiểu nhanh hai khái niệm: nhận thức và nguyên tắc sống. NHẬN THỨC LÀ GÌ? Nhận thức chính là năng lực tri giác của bạn, là quan điểm, là cách bạn nhìn nhận thế giới. Có một lần, cậu em rể Kameron của tôi đã bỏ công bỏ sức suốt vài tuần liền để dựng một bức tường làm bằng các thanh tà vẹt ở sân sau nhà cậu ấy. Khi Kameron làm gần xong, bà hàng xóm của cậu ấy ngại ngần yêu cầu Kameron gỡ bỏ mấy thanh tà vẹt và dùng đá thay thế. Bà ta đơn giản lý giải là chồng bà ta không muốn nhìn một bức tường làm bằng mấy thanh tà vẹt đến hết đời. Các bạn làm cùng Kameron không thể lý giải nổi sao người hàng xóm này lại có thể yêu cầu một việc như vậy khi mà bức tường đã gần hoàn thành. Mặc dù bản thân Kameron cũng không nghĩ g ặ g g g rằng lý lẽ của bà ta là hợp lý, nhưng cậu ấy biết họ sẽ còn làm hàng xóm với nhau lâu dài, nên dù phải tốn công tốn sức thêm một tuần lễ nữa để làm theo yêu cầu của bà ta, cậu ấy vẫn đồng ý và đã dùng đá thay cho mấy thanh tà vẹt. Một tuần sau, bà hàng xóm của Kameron sang nhà cậu để bày tỏ lòng biết ơn vì cậu đã chịu khó xây lại bức tường theo yêu cầu của chồng bà ấy. Bà ấy nói thêm: “Cậu biết đó, ông nhà tôi sẽ không bao giờ chịu nói ra đâu, nhưng hồi còn trẻ, ông ấy từng bị giam mười tám tháng trong một trại cải tạo ở Đức sau chiến tranh. Trong suốt khoảng thời gian đó, ông ấy phải mang vác rất nhiều thanh tà vẹt và cho đến tận bây giờ ông ấy vẫn bị ám ảnh rất dữ dội mỗi khi nhìn thấy chúng”. Bạn thấy không, chỉ một chút thấu hiểu đã ngay lập tức làm thay đổi nhận thức của Kameron. Cơn giận của anh đã hóa thành lòng trắc ẩn trong tích tắc. Đó gọi là sự chuyển đổi nhận thức. Đôi khi nhận thức và quan điểm của chúng ta bị sai lệch và cần được chỉnh lại. Đó là lý do vì sao chúng ta không nên phán xét người khác. Bởi vì chúng ta rất hiếm khi biết được toàn bộ câu chuyện. Quyển sách này sẽ làm lung lay rất nhiều nhận thức của bạn về bản thân và về cuộc sống nói chung. Ví dụ, bạn có thể tin rằng bạn và mẹ mình không thể hòa hợp với nhau. Hoặc bạn có thể cho rằng bạn không bao giờ có thể học tốt được. Bạn cũng có thể cảm thấy thật không thực tế khi cố kiềm chế để không quan hệ tình dục ở tuổi teen. Thực tế, có nhiều khả năng nhận thức của bạn đã bị lệch lạc và chỉ cần có hiểu biết hơn, bạn sẽ cảm thấy khác hẳn, giống như trường hợp của Kameron vậy. Hãy nhớ, để thay đổi bản thân, trước tiên bạn cần thay đổi góc nhìn hay nhận thức của mình. NGUYÊN TẮC LÀ GÌ? Nguyên tắc là các quy luật tự nhiên. Trọng lực là một nguyên tắc. Nếu bạn tung một quả táo lên không trung, nó sẽ rơi xuống, bất luận bạn sống ở New York hay New Delhi, dù là ở hiện tại hay vào năm 2000 trước Công nguyên thì nguyên tắc ấy vẫn không thay đổi. Có các quy luật chi phối thế giới vật chất, tương tự như vậy, cũng có những nguyên tắc chi phối sự tương tác của con người. Ví dụ, sự trung thực là một nguyên tắc. Nếu bạn trung thực với người khác, bạn sẽ có được niềm tin của họ. Nếu bạn không trung thực, bạn có thể lừa người khác vài lần, nhưng rồi dần dần bạn sẽ bị phát hiện, luôn luôn là như vậy. Các ví dụ khác của nguyên tắc là sự siêng năng, sự tôn trọng, sự tận tụy, sự tập trung, lòng kiên nhẫn, tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương, sự đổi mới, sự lựa chọn và công lý. Ngoài ra còn rất nhiều nguyên tắc khác. Dưới đây là nội dung câu chuyện cười nổi tiếng về cuộc đàm thoại qua radio giữa một tàu hải quân Hoa Kỳ và chính quyền Canada bên ngoài bờ biển Newfoundland. Câu chuyện này minh họa cho điều tôi muốn nói về các nguyên tắc. Người Mỹ: Xin các ngài vui lòng đi lệch mười lăm độ về hướng Bắc để tránh đâm vào chúng tôi. Người Canada: Chúng tôi đề nghị các ngài đi lệch mười lăm độ về hướng Nam để tránh đâm vào chúng tôi. Người Mỹ: Tôi là thuyền trưởng một tàu Hải quân Hoa Kỳ. Tôi lặp lại, hãy điều chỉnh hướng đi của các ngài. Người Canada: Không, tôi lặp lại, các ngài phải điều chỉnh hướng đi của mình. Người Mỹ: Đây là Hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln, chiến hạm lớn thứ hai thuộc Hạm đội Đại Tây Dương của Hoa Kỳ. Chúng tôi được yểm trợ bởi ba tàu khu trục, ba tàu tuần tiễu và nhiều tàu yểm trợ khác. Tôi yêu cầu các ngài đi lệch mười lăm độ về hướng Bắc. Mười… lăm… độ về hướng Bắc, nếu không, các biện pháp đối phó sẽ được thực thi để đảm bảo an toàn cho con tàu này. Người Canada: Còn đây là một ngọn hải đăng. Các ngài thích làm gì tùy ý. Các nguyên tắc cũng giống như những ngọn hải đăng vậy. Chúng hiển nhiên, mang tính phổ quát và không chịu sự chi phối của thời gian. Bạn không thể vi phạm các nguyên tắc; nếu không bạn sẽ tự làm hại chính mình, bất kể bạn có là ai đi nữa. Bởi vì các nguyên tắc không bao giờ sai lệch, chúng chính là kim chỉ nam trong cuộc sống của chúng ta. Bằng cách đặt các nguyên tắc vào trọng tâm, tất cả những lĩnh vực quan trọng khác của cuộc sống chúng ta, như bạn bè, bạn trai/bạn gái, chuyện học hành, gia đình… sẽ tự nhiên đi vào đúng khuôn khổ. Luôn ưu tiên tuân thủ các nguyên tắc chính là bí quyết giúp cho tất cả các lĩnh vực khác đều trở nên tốt đẹp hơn. Mỗi thói quen trong 7 Thói quen này đều dựa trên các nguyên tắc vượt thời gian và không bao giờ bị lỗi thời. Thông qua quyển sách này, bạn sẽ thấy nếu chúng ta không lấy các nguyên tắc làm trọng tâm thì cuộc sống của ta sẽ hỗn độn, thậm chí bị tàn phá. 7 THÓI QUEN 7 Thói quen của bạn trẻ thành đạt là bảy đức tính mà những bạn trẻ thành công và hạnh phúc trên thế giới đều có. Dưới đây là các thói quen kèm lời giải thích ngắn gọn. THÓI QUEN 1: LUÔN CHỦ ĐỘNG Tập có trách nhiệm với bản thân. THÓI QUEN 2: NHẮM TRƯỚC ĐÍCH ĐẾN Xác định nhiệm vụ và mục tiêu của mình trong cuộc sống. THÓI QUEN 3: ƯU TIÊN VIỆC CẦN ƯU TIÊN Làm điều quan trọng trước. Ắ THÓI QUEN 4: TƯ DUY CÙNG THẮNG Không mong cho người khác thất bại. THÓI QUEN 5: LẮNG NGHE ĐỂ ĐƯỢC LẮNG NGHE Lắng nghe chân thành để được người khác lắng nghe, thấu hiểu. THÓI QUEN 6: CÓ TINH THẦN HỢP TÁC Hợp lực làm việc để đạt hiệu quả tối ưu. THÓI QUEN 7: MÀI “LƯỠI CƯA” THẬT BÉN Luôn có ý thức “nâng cấp” bản thân. Biểu đồ trên cho thấy các thói quen này có quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ cho nhau: Ba thói quen đầu tiên hình thành nên phần gốc rễ. Đây là những thói quen giúp bạn hoàn thiện chính mình. Chúng tôi gọi đây là “Chiến thắng bản thân”. Nó là phần nằm chìm bên dưới bởi vì không ai ngoại trừ chính bạn thật sự biết rõ điều gì đang diễn ra ở đây. Chúng ta thường hay cố thay đổi người khác trước khi thay đổi chính mình, nhưng bạn biết đó, cách làm đó hoàn toàn không hiệu quả. Tất cả mọi thay đổi đều bắt đầu từ nền tảng, đó là từ chính bản thân bạn. Ba thói quen tiếp theo (thói quen 4, 5 và 6) tạo thành phần thân cây và các nhánh, phần mà mọi người đều thấy. Các thói quen này giúp bạn phối hợp tốt với người khác. Chúng tôi gọi đây là “Chinh phục cộng đồng”. Nếu bạn chưa giành được Chiến thắng cá nhân ở một chừng mực nào đó, bạn sẽ không thể Chinh phục cộng đồng. Bí quyết để tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với người khác là bạn phải có mối quan hệ tốt đẹp với chính mình trước tiên. Đây là một quá trình đi từ trong ra ngoài, chứ không phải từ ngoài vào trong. Phần trên cùng chính là những thứ giúp nuôi dưỡng cây từ gốc đến ngọn, giống như nước mưa và ánh nắng mặt trời vậy. Đây chính là thói quen thứ bảy, hay còn gọi là thói quen Mài lưỡi cưa thật bén. Thói quen này thổi sự sống và sinh lực vào tất cả những thói quen khác. Tôi xin đưa ra một hình ảnh cho từng thói quen để giúp bạn dễ ghi nhớ. THÓI QUEN 1: LUÔN CHỦ ĐỘNG Đối với thói quen thứ nhất, hãy hình dung hình ảnh một chiếc điều khiển từ xa. Thói quen thứ nhất nói về việc chủ động chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình và luôn nắm giữ vai trò thuyền trưởng trên con tàu của chính mình. Theo nhà văn John Bytheway, những người có thái độ sống chủ động luôn giữ chiếc điều khiển làm chủ cuộc đời họ. Họ lựa chọn kênh mình yêu thích hay tâm trạng muốn có. Còn người thụ động thì để cho người khác hoặc các sự việc bên ngoài điều khiển mình, như thể họ đã giao chiếc điều khiển của mình cho người khác và cho những sự việc có thể thao túng được tâm trạng của họ. Họ để cho một lời bình luận khiếm nhã của một người bạn hủy hoại cả một ngày tốt đẹp của mình. Người thụ động thường nói những câu như: • “Bạn trai tôi khiến cuộc sống của tôi khổ sở vô cùng.” • “Ông ta mà còn là thầy giáo của tôi thì tôi không thể đạt điểm tốt được.” • “Mẹ ơi, mẹ đang làm hỏng bét đời con đây này.” • “Nếu tớ có được ngoại hình như cô ấy, tớ cũng sẽ nổi tiếng.” Trong bộ phim School of Rock (tựa tiếng Việt: Rock học trò), có một cảnh rất hay đó là một giáo viên dạy thay tên là Dewey, bằng sự dí dỏm của mình, đang cố gắng dạy cho bọn trẻ hiểu rằng chúng ta rất dễ dàng trở thành nạn nhân của “kẻ ấy”, hoặc một thế lực tưởng tượng nào đó luôn chực chờ để tóm gọn chúng ta. Dewey: Sao nào, các em muốn tôi dạy cho các em một điều gì đó ư? Các em muốn học được một điều gì đó ư? Được thôi, đây là một bài học hữu ích cho các em. Hãy bỏ cuộc. Nghỉ học hết đi. Bởi vì trong cuộc sống này, các em không thể giành chiến thắng đâu. Đúng, các em có thể thử, nhưng rốt cuộc rồi các em sẽ thất bại thảm hại bởi vì thế giới được vận hành bởi Kẻ ấy. Frankie: Ai cơ? Dewey: Kẻ ấy đấy. Ồ, em không biết Kẻ ấy à? Nói thế nào nhỉ? Hắn ta ở khắp mọi nơi. Trong Nhà Trắng, dưới đại sảnh. Cô Mullins, cô ấy chính là Kẻ ấy. Kẻ ấy hủy hoại tầng ozone, hắn đốt rừng Amazon, hắn bắt cóc Shamu và bỏ cô ấy vào thùng nước tẩy. Các em hiểu rồi chứ? Và cũng đã từng có một cách để phá bĩnh Kẻ ấy. Nó được gọi là nhạc rock ‘n’ roll. Nhưng rồi sao nào? Ôi, không. Kẻ ấy đã tiêu diệt nó bằng một chương trình nho nhỏ có tên là MTV! Vì thế đừng phí thời gian của các em để tạo nên bất cứ thứ gì hay ho, thuần khiết hoặc tuyệt vời. Bởi vì Kẻ ấy sẽ chỉ trêu các em là kẻ thất bại thảm hại và nghiền nát linh hồn các em. Vì thế hãy ban cho bản thân một ân huệ, hãy bỏ cuộc hết đi! Mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ khi bạn đóng vai nạn nhân, bạn sẽ từ bỏ quyền kiểm soát, bạn giao chiếc điều khiển cho Kẻ ấy, bất luận Kẻ ấy là cha mẹ, thầy cô, bạn trai/bạn gái, sếp của bạn hoặc có thể là chính số phận nữa. Nội dung của Thói quen 1 xoay quanh việc giành lại chiếc điều khiển và sẵn sàng chịu trách nhiệm với đời mình. Bạn sẽ nhận thấy Thói quen 1 đóng vai trò then chốt trong việc đưa ra những quyết định quan trọng của mỗi người chúng ta. THÓI QUEN 2: NHẮM TRƯỚC ĐÍCH ĐẾN Với Thói quen 2, hãy nghĩ đến một tấm bản đồ chỉ đường. Hãy nghĩ về một hành trình dài mà bạn phải đi. Nếu không có bản đồ, việc tìm đường đến đích sẽ khó khăn đến mức nào? Hẳn là rất khó. Rất có thể rồi từ từ bạn cũng tìm ra điểm đến, nhưng bạn sẽ lãng phí rất nhiều thời gian và công sức trong quá trình tìm kiếm. Tương tự như vậy, nếu bạn không hình dung được rõ ràng trong đầu về các mục tiêu và sứ mệnh của mình, bạn sẽ đi lang thang, lãng phí thời gian và bị quăng quật tới lui bởi quan điểm của người khác. Để giúp bạn xác định được hướng đi trong đời, tôi đề nghị bạn hãy viết một lời xác quyết, hoặc đề ra một bảng mục tiêu rõ ràng, hoặc tốt nhất là thực hiện cả hai. Hãy xem đó chính là tấm bản đồ phát triển cá nhân của bạn. Đây là một lời xác quyết của Ayesha Johnson, học sinh trường Trung học Hunter’s Lane: LỜI XÁC QUYẾT CỦA TÔI LÀ… … Trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. … Tiếp tục làm tấm gương sáng cho các em mình noi theo. … Tốt nghiệp trung học và đại học. … Tiếp tục giúp đỡ người khác vượt lên khó khăn. … Trở thành một học sinh giỏi. … Làm vợ và làm mẹ trong tương lai. … Trở thành một nữ doanh nhân/chủ doanh nghiệp thành đạt. … Để dành thật nhiều tiền để có thể giúp đỡ những người khó khăn khi cần. … Hiến tạng sau khi qua đời. … Tin tưởng rằng nhờ ơn Chúa và chỉ cần đặt niềm tin ở Người thì mọi việc đều có thể thực hiện được. Hãy tưởng tượng xem lời xác quyết này đã dẫn dắt cuộc sống của Ayesha qua từng ngày như thế nào. Các lời xác quyết có nhiều hình thức khác nhau, có cái dài, có cái ngắn, thậm chí có những cái đầy chất thơ. Dưới đây là lời xác quyết của Peter Parker (nhân vật Người Nhện trong bộ phim cùng tên): Bất luận cuộc đời dành cho tôi điều gì, tôi sẽ không bao giờ quên những lời này: “Quyền lực lớn luôn đi kèm trọng trách nặng nề”. Đây là tài năng, cũng là lời nguyền mà tôi đã lãnh nhận. Tôi là ai? Tôi là Người Nhện. Trong quyển sách này, tôi sẽ chia sẻ với các bạn những lời xác quyết từ nhiều bạn trẻ và khuyến khích bạn viết ra lời xác quyết của chính mình. THÓI QUEN 3: ƯU TIÊN VIỆC CẦN ƯU TIÊN Với Thói quen 3, hãy tưởng tượng đến một chiếc đồng hồ có đến mười ba tiếng. Khi bạn ưu tiên cho điều quan trọng nhất, thời gian của bạn như được kéo dài ra thêm, cứ như thể bạn sở hữu chiếc đồng hồ có đến mười ba tiếng. Việc chia thời gian ra làm bốn cung là một mô hình tuyệt vời giúp bạn có thể quản lý và sử dụng thời gian tốt hơn. Mô hình này gồm hai phần: Phần quan trọng: những việc quan trọng nhất của bạn, những việc thật sự có giá trị. Phần cấp bách: những việc ở ngay trước mũi và cần bạn phải chú ý ngay lập tức. CÁC CUNG THỜI GIAN CUNG THỜI GIAN 1 là cung của những việc vừa quan trọng vừa cấp bách, cần phải được giải quyết ngay, chẳng hạn như đi làm đúng giờ, xe hư, bài kiểm tra quan trọng vào ngày mai. Sở dĩ bạn thấy việc nào cũng quan trọng và cấp bách là vì trước đó bạn đã trì hoãn. Đó là lý do cung thời gian này chính là khu vực của những Chuyên gia để mai tính. Lối sống theo cung thời gian thứ nhất sẽ khiến chúng ta kiệt sức và căng thẳng. Bạn không nên dành nhiều thời gian ở cung này. CUNG THỜI GIAN 2 bao gồm những việc quan trọng nhưng không cấp bách. Thế thì việc gì là quan trọng mà lại không cấp bách? Ví dụ như việc tập thể dục chẳng hạn. Tập thể dục có quan trọng không? Có. Nó có cấp bách không? Không hẳn. Bạn sẽ không chết nếu bạn không tập thể dục ngay hôm nay. Chính vì vậy mà hoạt động này thuộc về cung thứ hai. Thế còn bài vở phải nộp trong thời hạn một tuần thì sao? Nó có quan trọng không? Có. Nó có cấp bách không? Không, chưa tới lúc. Nhưng nếu bạn trì hoãn quá lâu các bài tập này sẽ nhanh chóng biến thành khủng hoảng ở cung thứ nhất. Cung thứ hai chính là khu vực của những Chuyên gia sắp xếp. Đây là nơi mà bạn muốn thuộc về. Dành nhiều thời gian ở đây sẽ giúp bạn có một cuộc sống cân bằng và đạt thành tích cao. CUNG THỜI GIAN 3 đại diện cho những việc cấp bách nhưng không quan trọng, chẳng hạn như những cuộc gọi và email, những yếu tố làm gián đoạn, những vấn đề nhỏ nhặt của người khác. Bởi vì những việc này có tính cấp bách, nên đôi khi chúng ta tưởng chúng là quan trọng trong khi thật ra không phải vậy. Cung thứ ba này là vùng của những Chuyên gia gì cũng gật.Họ gật với mọi người và mọi việc bởi vì họ không muốn làm bất kỳ ai thất vọng. Nhưng khi làm như vậy, họ lại khiến chính bản thân mình thất vọng. Hãy tránh xa cung này bằng bất cứ giá nào. CUNG THỜI GIAN 4 những việc làm phí thời gian và cả những việc tốt đẹp nhưng bị lạm dụng quá nhiều như nấu cháo điện thoại, lên mạng quá nhiều, ngủ quá nhiều và la cà mua sắm. Trong số những hoạt động này, có vài hoạt động giúp chúng ta thư giãn và có vẻ cần thiết lúc đầu, nhưng nếu bạn lạm dụng thì chúng sẽ trở thành những việc gây lãng phí thời gian. Đây chính là khu vực của những Chuyên gia lãng phí thời gian. Đừng lãng phí thời gian ở đây. Chỉ cần hiểu sơ về các cung thời gian này, bạn sẽ cải thiện được đáng kể thành tích học tập của mình. Chúng ta hãy cùng xem việc hiểu biết về các cung thời gian đã giúp cho Sarah, một học sinh cấp ba mười sáu tuổi, như thế nào nhé. Mình là một học sinh giỏi, nhưng mỗi khi đến các kỳ kiểm tra, mình lại làm bài rất tệ. Mình không hiểu tại sao mình lại bị tổ trác dù biết rõ đề bài nhắc đến những phần kiến thức nào. Đến khi được biết về các cung thời gian, mình mới nhận ra mình chính xác là một Chuyên gia gì cũng gật. Khi mình đang học bài, sẽ có những chuyện làm gián đoạn xảy đến và mình luôn nghĩ rằng chúng quan trọng, như một cuộc điện thoại chẳng hạn. Mình rất dễ bị xao nhãng. Thế là đến buổi sáng trước khi làm kiểm tra, mình sẽ cố nhồi sọ càng nhiều bài vở càng tốt. Hiện tại, mình đang học cách nói không với người khác đúng lúc để có thể dành thời gian cho bản thân. Thầy cô đã dạy mình rằng sẽ chẳng sao cả nếu chúng ta ích kỷ một chút để dành thời gian cho các ưu tiên của bản thân. THÓI QUEN 4: TƯ DUY CÙNG THẮNG Với Thói quen 4, hãy nghĩ đến hành động đập tay ăn mừng. Hành động đập tay ăn mừng đã có từ thời tiền sử và là biểu tượng của tình đồng đội và tinh thần đôi bên cùng có lợi. Tư duy cùng thắng là một thái độ sống dựa trên niềm tin rằng bất kỳ ai cũng có thể giành thắng lợi. Không phải cứ tôi thắng thì bạn phải thua mà là cả hai chúng ta có thể cùng thắng. Thay vì lo ngại trước thành công của người khác, chúng ta nên vui mừng vì họ thành công. Thành công của họ không phải có được nhờ chiếm đoạt từ bạn. Thay vì chà đạp người khác (khi bạn thắng - họ thua) hoặc trở thành thảm chùi chân (khi họ thắng - bạn thua), bạn luôn có thể nghĩ ra cách để cả hai bên đều đạt được điều mình mong muốn. Mặc dù vẫn có chỗ cho sự cạnh tranh lành mạnh, chẳng hạn như trong thể thao hoặc kinh doanh, nhưng cuộc sống không phải là một cuộc cạnh tranh, đặc biệt là khi nói về các mối quan hệ. Hãy thử nghĩ xem sẽ thật ngớ ngẩn thế nào nếu có ai đó hỏi: “Thế ai giành phần thắng trong mối quan hệ của hai người, bạn hay mẹ bạn?”. Trong các mối quan hệ, nếu hai bên không cùng thắng, sau cùng hai bên sẽ cùng thua. Khi đưa ra những quyết định quan trọng trong việc chọn bạn để chơi, hẹn hò một cách khôn ngoan và sống hòa hợp với cha mẹ, tinh thần “cùng thắng” là điều rất quan trọng. THÓI QUEN 5: LẮNG NGHE ĐỂ ĐƯỢC LẮNG NGHE Đối với Thói quen 5, hãy ghi nhớ hình ảnh một chiếc tai lớn. Hầu hết mọi người đều không giỏi lắng nghe, điều này dẫn đến một trong những nỗi thất vọng lớn nhất trong đời: Chúng ta không cảm thấy được thấu hiểu. Không ai thật sự hiểu được những rắc rối, nỗi đau, mong muốn và hoàn cảnh đặc biệt của chúng ta. Trong suốt nhiều thế kỷ, người Da Đỏ đã có một giải pháp để đối phó với vấn đề này. Giải pháp ấy được gọi là Chiếc gậy ưu tiên được nói. Mỗi khi mọi người có dịp tụ họp lại với nhau, chiếc gậy ấy lại có mặt. Chỉ người nào cầm chiếc gậy trong tay thì mới được phép nói. Bạn có quyền nói đến khi nào bạn cảm thấy mọi người đều đã hiểu bạn. Ngay khi bạn đã cảm thấy mọi người hiểu mình rồi, nhiệm vụ của bạn là trao cây gậy lại cho người khác để họ cũng có cơ hội cảm thấy được thấu hiểu. Chiếc gậy ưu tiên được nói này giúp đảm bảo mọi người đều đang thật sự lắng nghe. Chẳng phải sẽ rất tuyệt vời nếu bạn có được chiếc gậy này mỗi khi muốn chia sẻ cảm xúc của mình với cha mẹ sao? Họ sẽ không nói gì cho đến khi bạn cảm thấy mình đã nói xong, được lắng nghe và được thấu hiểu. Hãy thử tưởng tượng xem nào! Kỹ năng giao tiếp quan trọng nhất bạn có thể học được chính là cách lắng nghe. Lắng nghe đúng nghĩa không đơn thuần chỉ là giữ im lặng khi người khác nói, mà nó có nghĩa bạn phải chủ động cố gắng thấu hiểu người khác. Chúng ta thường gặp rắc rối bởi vì chúng ta vội vã kết luận mà không hiểu được tất cả tình tiết của câu chuyện. Các mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè và cha mẹ được xây dựng trên nền tảng của việc lắng nghe đúng nghĩa và tránh không phán xét. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về cách để có thể lắng nghe tốt hơn trong những chương tiếp theo. THÓI QUEN 6: CÓ TINH THẦN HỢP TÁC Với Thói quen 6, hãy hình dung bốn cánh tay đan chặt vào nhau. Sự hiệp lực được tạo ra khi có từ hai người trở lên hợp tác cùng nhau để tạo ra được kết quả tốt đẹp hơn so với kết quả mà bản thân mỗi người có thể tạo nên một cách riêng lẻ. Vấn đề không nằm ở việc theo hướng của bạn hay của tôi, mà chúng ta cùng tìm ra một hướng đi tốt hơn, cao đẹp hơn. Cuộc sống cũng giống như bốn cánh tay đan chặt tạo thành một vòng tròn. Mỗi cánh tay sẽ đóng góp một sức mạnh khác nhau cho tập thể và cùng nhau, chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn so với từng người riêng lẻ. Các nhà xây dựng hiểu rõ điều này hơn ai hết. Họ biết rằng một cây dầm 2 x 4 có thể chịu tải hơn 270 kí-lô-gam, nhưng nếu hai cây dầm 2 x 4 gộp lại thì không chỉ chịu tải được gấp đôi, mà có thể chịu tải đến hơn hai tấn! Sức mạnh tập thể cũng như thế đó. Khi hợp lực với nhau, chúng ta có thể làm được nhiều điều hơn là từng cá nhân riêng lẻ có thể làm được. Mỗi người chúng ta đều khác nhau về xuất thân, chủng tộc, văn hóa, ngoại hình, cách nghĩ, cách nói, v.v. Bí quyết để chúng ta có thể hiệp lực nằm ở việc biết trân trọng những khác biệt của nhau, thay vì sợ hãi chúng. Một câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng có tên là The Animal School (tạm dịch: Trường học muôn loài) của George H. Reavis minh họa vì sao chúng ta nên đánh giá cao sự khác biệt và không nên gom mọi người thành một khối đồng nhất. Ngày xửa ngày xưa, muông thú quyết định thành lập một ngôi trường. Chúng chọn lựa chương trình giảng dạy bao gồm các môn: chạy bộ, leo trèo, bơi lội và bay lượn… Bạn vịt rất giỏi bơi lội, giỏi hơn cả thầy giáo, và bạn ấy cũng đạt điểm rất cao môn bay lượn nữa. Nhưng môn chạy bộ thì bạn ấy rất tệ. Bởi vì học dở môn chạy bộ, bạn ấy phải ở lại sau giờ học và thậm chí phải bỏ lớp học bơi để rèn luyện môn chạy bộ… Bạn thỏ thì đứng đầu lớp về môn chạy, nhưng bạn ấy lại bị suy sụp tinh thần bởi vì phải thi lại quá nhiều lần môn bơi lội. Bạn sóc thì leo trèo rất giỏi, nhưng bạn ấy lại vô cùng thất vọng về môn bay lượn khi mà thầy giáo bắt bạn ấy phải từ dưới mặt đất bay lên, thay vì bay từ trên ngọn cây xuống… Bạn đại bàng là một học sinh cá biệt và cần phải được dạy dỗ nghiêm khắc. Trong lớp leo trèo, bạn ấy nhảy phốc lên ngọn cây nhanh hơn tất cả các bạn khác, nhưng khổ nỗi bạn ấy cứ khăng khăng phóng lên đó theo cách riêng của mình. Cuối năm, một bạn lươn lạ lùng vừa có thể bơi giỏi, chạy nhanh, leo trèo và bay lượn một chút đã đạt điểm trung bình cao nhất và đã vinh dự trở thành đại biểu đọc diễn văn tốt nghiệp. Hãy biết quý trọng việc bạn có thể là một con đại bàng, còn bạn của bạn là một con vịt, chị của bạn có thể là con thỏ và mẹ bạn có thể là con sóc. Mỗi người đều có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau và đó chính là nét đẹp của cuộc sống này. Sẽ thật ngốc nghếch nếu chúng ta đem so sánh một con đại bàng với một con sóc và nói: “Con nào giỏi hơn nhỉ?”. Cũng tương tự như vậy, thật vô nghĩa khi chúng ta so sánh bản thân với bạn học ở trường và nghĩ: “Mình giỏi hơn bạn này”, hay “Mình không giỏi bằng bạn kia”. Không ai hơn kém ai cả, mọi người chỉ khác nhau thôi. Bạn vẫn ổn và họ cũng chẳng có vấn đề gì. Việc đánh giá cao sự khác biệt là một trong những bí quyết to lớn mang lại cuộc sống hạnh phúc. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng trong việc học cách sống hòa hợp với cha mẹ mình mà bạn sẽ sớm được khám phá. THÓI QUEN 7: MÀI “LƯỠI CƯA” THẬT BÉN Đối với Thói quen 7, hãy hình dung một lưỡi cưa. Một người tiều phu không nên chỉ mải mê cưa cây mà không chịu dành thời gian để mài bén lưỡi cưa của mình. Tương tự như vậy, chúng ta cũng đừng nên để mình bận rộn đến nỗi không dành thời gian để đổi mới bản thân. Mỗi người chúng ta đều có một trái tim, một cơ thể, một trí óc và một tâm hồn - và tất cả đều cần chúng ta dành thời gian cũng như sự quan tâm đúng mức. Tác giả người Anh Rumer Godden đã trích dẫn câu ngạn ngữ cổ Ấn Độ như sau: “Mỗi con người là một ngôi nhà có bốn phòng: căn phòng thể chất, căn phòng trí tuệ, căn phòng tình cảm và căn phòng tinh thần… Chúng ta cần phải bước vào tất cả các phòng mỗi ngày, dù chỉ là để giữ cho không khí lưu thông trong phòng, nếu không, chúng ta sẽ không thể là một con người trọn vẹn đúng nghĩa.” Chúng ta thường cảm thấy tội lỗi khi dành thời gian cho bản thân bởi chúng ta đã được dạy phải ưu tiên nghĩ cho người khác. Đừng để bản thân rơi vào trạng thái này nhé. Trong vấn đề mài bén lưỡi cưa, bạn có thể ích kỷ một chút cũng được. Tôi hứa tôi không đi mách với ai đâu. Vậy là bạn đã có thể nắm gọn được trong lòng bàn tay 7 Thói quen của bạn trẻ thành đạt. Những thói quen này sẽ rất hữu dụng trong quá trình bạn đưa ra sáu quyết định trọng đại trong đời. Tôi hy vọng bạn sẽ không xem nhẹ sức mạnh của những thói quen góp phần quyết định thành bại trong cuộc sống của mình. Hãy nhớ: “Các thói quen xấu cũng giống như một chiếc giường êm ái: rất dễ leo lên nhưng lại khó trèo xuống”. Nhưng may thay, các thói quen tốt cũng vậy, một khi đã được thiết lập, chúng cũng sẽ khó bị mất đi. ĐIỀU THÚ VỊ TIẾP THEO Nếu bạn tò mò muốn biết 7 Bí quyết để đạt điểm cao là gì, hãy đọc tiếp nhé. Bạn sẽ sớm tìm ra thôi. HƯỚNG DẪN CÁCH GIẢI TRÒ KHOANH SỐ Dưới đây là bảng số bạn đã thực hiện khoanh ở phần trước; tuy nhiên, lần này tôi sẽ chia bảng số thành chín ô vuông bằng nhau. Để tìm ra các số theo thứ tự, bạn chỉ cần tìm mỗi số ở từng ô theo thứ tự từ trái sang phải và từ trên xuống dưới. Nói cách khác, số đầu tiên sẽ nằm ở ô số 1, số tiếp theo nằm ở ô số 2, cứ như vậy cho đến ô số 9. Sau đó bạn quay trở lại ô số 1 để tìm số tiếp theo, cứ như vậy. Hãy canh giờ lần nữa để xem lần này trong vòng một phút rưỡi bạn có thể tìm được bao nhiêu số nhé. Quyết định 1 CHUYỆN HỌC HÀNH 10 Điều quan trọng hàng đầu bạn nên biết về Chuyện học hành… Napoleon: Không ai muốn đi chơi với tớ cả. Pedro: Nhưng cậu đã rủ ai chưa? Napoleon: Chưa, nhưng ai mà thèm đi với tớ chứ? Tớ không có kỹ năng nào cho ra hồn cả. Pedro: Ý cậu là sao? Napoleon: Cậu biết đấy, chẳng hạn như kỹ năng múa côn, kỹ năng bắn cung, kỹ năng hack máy vi tính. Bọn con gái toàn thích bạn trai có những kỹ năng tuyệt vời thôi. - Napoleon Dynamite C ó ba điều mà tôi không thích ở trường trung học - bài tập, bài tập và bài tập. Nhưng có một thứ mà tôi thật sự thích, đó là thơ văn. Tôi có vài người bạn cũng rất mê thơ. Chúng tôi viết những bài thơ ngớ ngẩn và chia sẻ với nhau để xem thơ của ai thuộc hàng ngớ ngẩn nhất. Ứng cử viên sáng giá cho giải thơ ngớ ngẩn nhất ấy của tôi được viết năm tôi mười sáu tuổi. Đó là vào dịp tết. Lúc bấy giờ, tôi đang xem đá bóng trên tivi cùng anh Stephen và cậu em trai David. Bọn tôi nằm ườn trên ghế sô-pha và ngốn cả núi đồ ăn vặt - pizza, bánh nachos, sô-đa và nhiều món có hại cho sức khỏe khác nữa. Thế rồi tôi bị đau đầu kinh khủng. Đến cuối ngày, bọn tôi ngủ thiếp đi. Đến khi giật mình thức dậy, tôi có một cảm giác là lạ. Tôi nhìn quanh và hoảng hồn khi thấy chân mình đang quấn vào chân Stephen. Cả hai anh em đều mặc quần đùi, bạn biết đấy, và hai cái chân đầy mồ hôi dính chặt vào nhau. Thật gớm! Sau đó tôi đã truyền tải tinh thần của khoảnh khắc ấy vào bài thơ sau đây: MẬP VÀ ẤM Cảm giác như thể mình đã chết Nghe như sét đánh ngang tai Bánh pizza, nachos và bánh vòng Áo quần nhếch nhác và giày dép bốc mùi Thình lình cơn bão từ đâu kéo đến Chân cậu chạm vào chân tớ… Cái chân mập và âm ấm. Hồi còn đi học, tôi có tham gia vài cuộc thi viết; nhưng từ bài thơ trên, tôi cá là bạn không hề ngạc nhiên khi tôi không giành được giải gì cả. Nhưng tôi đã phát hiện ra mình có niềm đam mê với ngôn ngữ và phát hiện này đã giúp tôi quyết định mình sẽ học gì ở bậc đại học và làm gì khi trưởng thành. Việc này đã dẫn tôi đến với quyết định quan trọng đầu tiên trong đời. Bạn sẽ làm gì với chuyện học hành của mình? Tại sao đây lại là một trong sáu quyết định quan trọng nhất? Đơn giản thôi. Việc bạn lựa chọn làm gì với chuyện học hành khi còn trẻ sẽ quyết định chất lượng cuộc sống của bạn trong năm mươi năm tiếp theo. Cũng như các quyết định chính yếu khác, đây là quyết định mang tính bước ngoặt. Bạn có thể chọn con đường đúng đắn - tiếp tục học ở trường, nỗ lực học tập, chuẩn bị vào đại học rồi chọn lấy một nghề nghiệp nào đó. Hoặc bạn có thể chọn con đường sai lầm - bỏ học, sống lay lắt qua ngày và không thể chuẩn bị được gì cho tương lai. Lựa chọn là ở bạn cả thôi. Vì có quá nhiều việc quan trọng cần được thảo luận trong chương này, tôi đã chia nó thành bốn phần. Phần thứ nhất - Theo đuổi đến cùng, được viết dành cho những bạn đang có ý định bỏ học. Vâng, tôi sẽ cố gắng thuyết phục bạn từ bỏ ý định ấy. Trong phần thứ hai - Sống sót và vươn lên, chúng ta sẽ bàn về cách duy trì động lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ và xử lý tất cả những căng thẳng và những thăng trầm gắn liền với việc học hành. Phần thứ ba - Lên đường vào đại học - sẽ tập trung vào cách chuẩn bị, việc vào đại học và chi trả học phí cho ngành học mình lựa chọn. Cuối cùng, trong phần thứ tư - Tìm hướng đi riêng, chúng ta sẽ trò chuyện với nhau về những việc bạn muốn làm khi trưởng thành. ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ TÌNH HÌNH HỌC HÀNH Trước khi bạn đọc tiếp, hãy thực hiện bảng đánh giá tình hình học tập gồm mười câu hỏi sau đây. Bảng đánh giá này sẽ giúp bạn xác định được con đường mình đang đi. Hãy trả lời trung thực nhé! Mỗi chương đều sẽ có một bảng đánh giá tương tự. Mỗi câu trả lời trên tương đương năm điểm, tổng cộng chúng ta có năm mươi điểm. Hãy cộng tất cả điểm số của bạn lại để xem kết quả thế nào. Hãy nhớ, đây không phải là một bài kiểm tra. Sẽ không ai chấm điểm những lựa chọn của bạn cả. Đây chỉ đơn thuần là một bảng tự đánh giá nhằm giúp bạn ước lượng được các lựa chọn mà bạn đang đưa ra. Thế nên bạn đừng lo lắng về điểm số của mình nhé. Tử 40 - 50 điểm: Bạn đang đi trên đường đúng đắn. Hãy cứ tiếp tục phát huy nhé! Tử 30 - 39 điểm: Bạn đang bước song song trên cả hai con đường. Hãy bước hẳn sang con đường đúng đắn nhé! Tử 10 - 29 điểm: Bạn đang đi trên đường sai lầm. Hãy đặc biệt chú tâm vào chương này. Theo đuổi đến cùng Nhiều năm trước đây, nhà tâm lý học Walter Mischel đã tiến hành một thí nghiệm tại một trường mẫu giáo thuộc Đại học Stanford. Ông tập trung một nhóm trẻ em bốn tuổi ngồi quanh bàn với rất nhiều kẹo dẻo ở giữa. Mischel nói với các bé rằng ông sẽ ra khỏi phòng trong vòng vài phút. Nếu bé nào có thể chờ đến khi ông quay trở lại, ông sẽ cho những bé đó hai viên kẹo dẻo. Còn những bé nào không thể chờ đợi được thì có thể ăn ngay chỉ một viên kẹo dẻo thôi. Luật chơi là ăn ngay thì chỉ được một viên, chờ đợi thì được hai viên. Sau đó ông ra khỏi phòng. • Một số bé không thể chờ đợi và đã ăn ngay một viên kẹo khi Mischel vừa rời khỏi phòng. • Một số bé cố gắng nhịn được vài phút thì bỏ cuộc. • Một số khác cứ ngửi các viên kẹo dẻo. • Một bé thậm chí còn bắt đầu liếm viên kẹo của mình. • Một số bé quyết tâm kháng cự lại cơn thèm thuồng và chờ đợi. Các em che mắt, gục đầu xuống bàn, tự hát một mình, tự chơi các trò chơi, trốn vào góc phòng hay thậm chí là cố gắng ngủ. Khi Mischel quay trở lại, ông đã cho các bé kiên nhẫn chờ đợi hai viên kẹo quý giá mà các em xứng đáng nhận được. Sau đó, nhà nghiên cứu tiếp tục theo dõi cuộc sống của những em bé này cho đến khi các em vào trung học. Đáng chú ý, những bé kiên nhẫn không ăn kẹo ngay có thành tích vượt trội hơn trong cuộc sống so với những bé không thể chờ đợi. Các em thích ứng tốt hơn, tự tin hơn, nổi tiếng hơn và đáng tin cậy hơn. Các em cũng học hành giỏi hơn hẳn. Vậy mấy viên kẹo dẻo thì có liên quan gì đến chuyện bỏ học nhỉ? Thật ra, chúng có liên quan nhiều đấy. Việc bỏ học có thể được so sánh với việc ăn ngay một viên kẹo dẻo. Viên kẹo dẻo thơm ngọt ấy thật sự rất ngon. Việc bỏ học cũng có vẻ rất hấp dẫn vào lúc đầu. Ví dụ, nếu bạn nghỉ học, bạn có thể lập tức bắt đầu kiếm tiền để mua sắm các thứ, một chiếc xe chẳng hạn. Bạn có thể chi trả tiền nhà để thuê căn hộ riêng. Quan trọng nhất, bạn có thể ngay lập tức thoát khỏi những cơn đau đầu từ bài tập về nhà và điểm số. Thế nhưng, nếu nghỉ học bây giờ tức là bạn đã bỏ mất hai viên kẹo về sau. Đó là một đánh đổi thiếu sáng suốt. Hai viên kẹo dẻo ấy đại diện cho những kỹ năng thành thục hơn, một công việc lương cao hơn, một chiếc xe tốt hơn, thêm nhiều cơ hội để giúp đỡ người khác và một tình yêu cuộc sống sâu sắc hơn. Chắc chắn bạn đã nghe rất nhiều lý do ai đó bỏ học hoặc tiếp tục ở lại trường. Nhưng bạn có từng suy nghĩ thấu đáo về những điều này chưa? Bạn có nhận ra nếu bạn không tốt nghiệp trung học, hậu quả bạn phải gánh chịu chính là sẽ làm mãi một công việc lương thấp trong suốt phần đời còn lại của mình? Vì sao ư? Vì bạn sẽ không có những kỹ năng cần thiết để có thể tìm được một công việc có mức lương tốt hơn. Một bạn trẻ tên Yolanda đã tâm sự thế này: “Mẹ mình hay nói với mình câu này, ‘Khổ trước thì sướng sau, còn nếu sướng trước thì phải khổ sau’. Ý mẹ là nếu bây giờ mình chịu khó làm những việc mình phải làm ở trường thì sau này mình sẽ trở thành một người thành đạt; còn nếu mình nuông chiều bản thân thì về sau sẽ phải chịu khổ khi chỉ có thể tìm được những công việc kiểu như bán hàng ở tiệm McDonald’s”. Mức lương tám đến mười đô-la một tiếng nghe có vẻ khá khẩm ở thời điểm hiện tại, nhưng bạn không thể mãi giậm chân một chỗ như vậy được. Hãy tin tôi. Bạn hãy thử so sánh mức lương này với mức lương bạn có thể kiếm được nếu bạn tốt nghiệp trung học, hay thậm chí tốt hơn nữa, tốt nghiệp đại học. Dưới đây là một số thông tin về mức lương từ Văn phòng Thống kê Lao động. Mặc dù các con số này sẽ thay đổi theo từng năm, nhưng mức chênh lệch thì gần như không đổi. Nếu bạn nhân các con số này với tổng số năm làm việc trong suốt cả đời (khoảng bốn mươi năm), sự khác biệt sẽ càng rõ ràng hơn. Ngoài ra, nếu bỏ học sớm, bạn sẽ không có cơ hội làm được những công việc có mức lương cao, bởi tất cả các công việc này đều đòi hỏi bạn ít nhất phải tốt nghiệp trung học và thường là bạn cần có bằng đại học hoặc đã qua đào tạo ở trường nghề. VỢ/CHỒNG VÀ CON CÁI Nếu bạn bỏ học trung học, ban đầu có thể bạn sẽ cảm thấy mình vẫn tự xoay xở được. Nhưng khi bạn có nhiều nhu cầu hơn hoặc nếu bạn quyết định kết hôn và xây dựng một gia đình, đồng lương của bạn sẽ bị chia năm xẻ bảy. Vì bạn là một người trẻ vừa mới bước vào đời, bạn có thể sống qua ngày mà không cần quá nhiều tiền. Bạn chỉ cần vài người bạn cùng phòng để chia tiền nhà và khẩu vị ăn uống đơn giản với thực đơn gồm bơ đậu phộng và mì ramen. Bạn sẽ xoay xở ổn trong một thời gian ngắn. Nhưng rồi bạn sẽ dần dần chán ngấy đồ ăn rẻ tiền và những người bạn cùng phòng lúc nào cũng ồn ào. Khi bạn trưởng thành hơn và nhìn thấy bạn bè lần lượt có sự nghiệp rồi ổn định cuộc sống, bạn sẽ bắt đầu ghen tị với những gì họ có: một ngôi nhà khang trang đảm bảo sự riêng tư, xe hơi, các kỳ nghỉ, điện thoại và máy tính đời mới nhất. Rồi một ngày nọ, bạn phải lòng ai đó và quyết định kết hôn, thậm chí hai bạn có thể sinh con nữa. Lúc này, bạn sẽ cần một ngôi nhà lớn hơn, xe lớn hơn, rất nhiều tã giấy và chi phí chăm sóc trẻ con nữa. Bảng so sánh dưới đây sẽ cho bạn thấy khoản tiền bạn cần để sống khi bạn độc thân và khi có gia đình. Tôi sẽ giúp bạn tiết kiệm chút thời gian tính toán: Bạn sẽ không kiếm được đủ tiền để sống tự do, thoải mái bằng cách làm việc trong ngành bán lẻ hay phục vụ bàn. Nhưng còn công việc gì khác mà bạn có thể làm khi bạn không có bằng đại học, hay thậm chí là bằng tốt nghiệp trung học? Để có đủ tiền trang trải các chi phí trên, bạn cần phải kiếm ít nhất hai mươi bảy đô-la mỗi tiếng nếu bạn độc thân. Còn nếu có gia đình thì cả hai bạn phải kiếm được ba mươi mốt đô-la mỗi tiếng để có thể lo cho bản thân và con cái. Nếu bạn không kiếm được chừng ấy tiền, bạn sẽ sống trong nghèo khó, khổ sở, phá sản, thậm chí là nợ ngập đầu. Lâm vào cảnh phá sản không hề lãng mạn hay vui vẻ. Bạn sẽ kiệt sức. Cuối cùng, bạn sẽ thường xuyên cãi vã với người mình yêu về chuyện tiền nong. Thế đấy, đời không như là mơ đâu các bạn ạ. Liệu có ai bỏ học mà có cuộc sống tốt không nhỉ? Câu trả lời là có, nhưng không nhiều. Xác suất của việc bỏ học mà thành công cũng giống như trong trò xổ số vậy. Nhiều khả năng bạn sẽ không thắng. Thế thì sao ta phải mạo hiểm chứ? Còn đây là một vài sự thật tàn nhẫn: • Những người bỏ học sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều trong việc tìm kiếm và duy trì công việc: 30% những người bỏ học bị thất nghiệp. • Những người bỏ học thường bị xem là loại người thiếu ý chí. • Những người bỏ học thường nhảy hết việc này đến việc khác, chứ không xây dựng được sự nghiệp ổn định. • Dù có năng lực phù hợp đi nữa, những người bỏ học cũng thường không được cân nhắc cho những công việc được trả lương cao. • Ngày nay, tại hầu hết các quốc gia, một tấm bằng tốt nghiệp trung học là không đủ để làm hành trang cho bạn vào đời. Vlad, một bạn trẻ người Nga, nói: “Hiện nay ở Nga, bạn gần như chẳng là gì cả nếu bạn không có tấm bằng đại học. Bạn sẽ không tìm được việc làm nếu không tốt nghiệp đại học”. Tấm poster quảng cáo dưới đây minh họa điều này rất rõ: PHÁ VỠ VÒNG LẨN QUẨN Một phần lý do khiến các bạn trẻ bỏ học là do xung quanh họ ai cũng bỏ học. Cha hoặc mẹ của họ từng bỏ học. Các anh chị em họ bỏ học. Nhiều bạn bè xung quanh cũng vậy. Có lẽ không ai trong gia đình họ từng học xong trung học hoặc vào được đại học. Nếu ai cũng bỏ học, tại sao họ phải tiếp tục học chứ? Đôi khi chúng ta tiếp nhận từ gia đình những thói quen và nhận thức xấu được truyền từ đời này sang đời khác mà không nhận ra. Ví dụ, nếu ông nội bạn là một người nghiện rượu thì nhiều khả năng cha bạn cũng nghiện rượu. Tương tự như vậy, nạn lạm dụng, nghiện ma túy, tình trạng nghèo túng và tình trạng bỏ học cũng có thể tiếp diễn ở các thế hệ sau. Đây là lý do các gia đình bất hạnh cứ lặp đi lặp lại tình trạng này qua nhiều thế hệ. Tin vui là bạn có quyền lựa chọn. Bạn có thể lựa chọn chủ động uốn nắn những thành viên sa ngã trong gia đình mình. Bạn có thể là người phá vỡ cái vòng lẩn quẩn trong gia đình mình. Bạn có thể chủ động không tiếp nhận những thói quen xấu từ các thế hệ trước và truyền lại những thói quen tốt cho con cháu bạn. Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn trở thành người đầu tiên trong gia đình vào đại học và trở thành một tấm gương tốt cho con cháu mình về sau. Tôi từng có lần trò chuyện với Sammi, một bạn trẻ muốn phá vỡ cái vòng lẩn quẩn trong gia đình mình. Sammi kể: Một vài người bạn của em đã bỏ học, trong số đó có một bạn làm việc cùng em tại tiệm McDonald’s. Cậu ấy đã bỏ học hơn ba năm. Cậu ấy hai mươi tuổi và mới học đến lớp Mười Một. Em nhìn cậu ấy và chợt nhận ra em không muốn sống như cậu ấy. Em không thể làm việc ở tiệm Wendy’s hay tiệm McDonald’s cả đời được. Em không muốn sống như cha và cha dượng của em. Em không muốn một ngày nào đó em phải nhìn lại và nói: “Ôi, ước gì mình đã đưa ra những lựa chọn sáng suốt hơn”. Quyết định không bỏ học có thể là một quyết định vô cùng khó khăn. Rất có thể bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn và gần như không nhận được sự hỗ trợ nào từ gia đình để theo đuổi việc học. Cũng có thể bạn không tự tin vào năng lực bản thân, bạn sợ mình không có khả năng học hành đến nơi đến chốn. Cũng có thể bạn ghét trường học, bạn không muốn đi học dù chỉ thêm một ngày. Nhưng tôi cam đoan rằng bạn sẽ không bao giờ hối tiếc khi quyết tâm theo đuổi việc học đến cùng. Đây không phải việc dễ làm, nhưng là việc rất đáng làm. Hai viên kẹo dẻo ngày mai luôn hơn hẳn một viên ngay hôm nay. Sống sót và vươn lên Còn bạn thì sao? Khi nghĩ đến trường lớp và chuyện học hành, bạn có những cảm xúc tích cực hay bạn thấy phát ốm? Mỗi người sẽ có một cảm nhận khác nhau. Nhưng các bạn trẻ đều có một điểm chung: Ai cũng phải vật lộn với việc học hành theo cách này hay cách khác. Khi còn đi học, tôi ghét bị căng thẳng, ghét những bài kiểm tra chuẩn hóa và môn leo dây thừng trong giờ thể dục. Có rất nhiều thách thức ở trường. Bốn thách thức được các bạn trẻ nhắc đến nhiều nhất là: 1. “Mình bị căng thẳng.” 2. “Có quá nhiều việc để làm nhưng lại không có đủ thời gian.” 3. “Mình cóc thèm quan tâm.” 4. “Mình học hành dở tệ.” Tin vui là những thách thức trên đều có cách để khắc phục. Chúng ta cùng tìm hiểu từng phương pháp nhé. Thách thức 1: “MÌNH BỊ CĂNG THẲNG” “Mọi việc chồng chất lên nhau, từ việc tập đá bóng, chơi bóng rổ cho đến bài tập về nhà. Không có cách nào thoát khỏi khối công vệc vô tận ấy. Việc nghỉ xả hơi một buổi có thể khiến bạn bị trễ tràng suốt nhiều ngày. Chỉ cần bạn không làm bài tập toán một ngày, hôm sau bạn sẽ có lượng bài gấp đôi.” Điều buồn cười là sau khi bạn tốt nghiệp, áp lực cũng sẽ không hoàn toàn biến mất mà chỉ chuyển từ khía cạnh này sang khía cạnh khác trong cuộc sống. Sau khi tốt nghiệp, thay vì căng thẳng về chuyện học hành, bạn sẽ cảm thấy căng thẳng khi nghĩ về các hóa đơn, chuyện con cái, công việc và họ hàng. Thế nên, thay vì tìm cách chạy trốn, bạn hãy học cách đối phó với tình trạng căng thẳng. Bằng cách nào ư? Hãy thường xuyên mài bén lưỡi cưa của mình. Mài bén “lưỡi cưa” Khi đi máy bay, chúng ta sẽ nghe các tiếp viên hàng không hướng dẫn: “Trong trường hợp khẩn cấp, mặt nạ ô-xy sẽ rơi xuống từ trên trần. Trước hết, bạn hãy chụp mặt nạ cho chính mình, sau đó mới chụp mặt nạ cho người già hoặc trẻ em nào đang ngồi cạnh bạn”. Khi nghe những lời này, tôi vẫn thường tưởng tượng ra khung cảnh: Tôi ngồi đó với chiếc mặt nạ ô-xy trên mặt và tha hồ hít thở, trong khi đứa bé hai tuổi ngồi cạnh tôi đang thoi thóp. Việc này nghe có vẻ ích kỷ quá nhỉ? Thế nhưng, nếu bạn nghĩ kỹ về hướng dẫn này của các tiếp viên hàng không, bạn sẽ nhận ra đó là một chỉ dẫn đúng. Bạn không thể giúp được gì cho người khác nếu chính bạn chưa thể hít thở. Đây chính là lý do bạn đừng nên nghĩ việc dành thời gian để đổi mới bản thân là ích kỷ. Nếu bạn cứ gồng mình làm việc trong một thời gian dài và không ưu tiên chăm sóc bản thân mình, bạn sẽ dần kiệt sức, bị căng thẳng nghiêm trọng và bạn sẽ không còn gì tốt đẹp để cho đi nữa. Đừng bao giờ chỉ mải mê cưa cây mà không dành thời gian để mài bén lưỡi cưa. Hãy dành thời gian trau dồi bốn yếu tố tạo nên cuộc sống của bạn: Cơ thể (sức khỏe thể chất), Trái tim (các mối quan hệ), Trí óc (trí tuệ) và Tâm hồn (tinh thần). Hãy đánh giá xem bạn đã mài bén lưỡi cưa của mình tốt hay chưa thông qua bảng bên dưới nhé. Đánh giá tình hình mài bén lưỡi cưa Vậy Cơ thể, Trái tim, Trí óc và Tâm hồn của bạn có đang được chú tâm đúng mức không? Nếu ở mục Trái tim bạn chỉ được hai điểm, rất có thể bạn cần phải dành thêm nhiều thời gian cho gia đình và bạn bè. Nếu bạn được ba điểm ở mục Cơ thể thì hãy sống chậm lại một chút và bắt đầu chăm sóc bản thân. Cũng giống như lốp xe của một chiếc ô tô, nếu một trong bốn phần tạo nên con người bạn bị mất cân bằng, ba phần còn lại cũng sẽ chao đảo theo. Ví dụ: Bạn khó mà học tốt (trí óc) khi đang kiệt sức (cơ thể). Tương tự, nếu bạn thấu hiểu bản thân và sống có động lực (tâm hồn) thì bạn sẽ dễ dàng trở thành một người bạn tốt (trái tim) và đạt được kết quả học tập cao nhất (trí óc). Có rất nhiều cách để giảm căng thẳng thông qua việc mài bén lưỡi cưa. Dưới đây là những chia sẻ của các bạn trẻ khi được hỏi về cách đối phó với căng thẳng. • “Mình chạy bộ. Việc chạy bộ giúp mình nhìn nhận các vấn đề của bản thân dưới một góc nhìn tốt hơn, nhờ đó mình có thể tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề.” • “Những lúc mệt mỏi, mình dành ra một tiếng đồng hồ để thương yêu bản thân và khóc cho nhẹ lòng.” • “Mình đi tắm, đọc nhật ký rồi đi ngủ.” • “Mình chơi bóng.” • “Mình nâng tạ để giúp cơ thể giải phóng endorphin.” • “Giúp đỡ người khác sẽ giúp bạn quên đi những vấn đề của chính mình.” • “Mình đơn giản là ra khỏi nhà.” Xác sống di động Chúng ta hãy bàn về một trong những vấn đề lớn nhất liên quan đến sức khỏe thể chất của mỗi người, đó là giấc ngủ. Nghiên cứu cho thấy thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập yếu kém, các vụ tai nạn, chứng trầm cảm và những vấn đề về mặt cảm xúc. Khi mệt mỏi, bạn thường nghiêm trọng hóa các vấn đề. Những lúc bạn mệt mỏi, lời nhận xét khiếm nhã của ai đó về kiểu tóc của bạn bỗng trở thành một sự xúc phạm không thể tha thứ; hay bài thi môn lịch sử sắp tới có vẻ quá sức chịu đựng của bạn. Đó là những gì sẽ xảy ra khi bạn là một xác sống di động. Bạn bị ngợp và không thể suy nghĩ sáng suốt. Dưới đây là bốn lời khuyên về giấc ngủ bạn nên cân nhắc áp dụng: 1. NGỦ ĐỦ. Hầu hết các bạn trẻ chỉ ngủ tầm bảy tiếng một đêm. Một số bạn còn ngủ ít hơn. Tất cả các chuyên gia đều cho rằng bạn cần ngủ từ chín đến chín tiếng mười lăm phút một ngày. Đầu tiên, hãy tính xem bạn cần ngủ trong bao lâu để có sức khỏe tốt nhất, sau đó kết hợp với thời điểm bạn cần thức dậy để tính toán thời điểm đi ngủ phù hợp. Hãy nhớ rằng giấc ngủ chính là thức ăn của não. 2. NGỦ SỚM DẬY SỚM. Tôi không thể chứng minh được điều này nhưng tôi tin vào câu cổ ngữ: “Ngủ sớm dậy sớm khiến người ta khỏe mạnh, giàu có và khôn ngoan”. Một số chuyên gia về sức khỏe tin rằng một tiếng trước nửa đêm tương đương với hai tiếng sau nửa đêm. Việc ngủ sớm dậy sớm mang lại cho tôi những hiệu quả tích cực. Thói quen này ẩn chứa một sức mạnh kỳ diệu nào đó. 3. KIÊN ĐỊNH VỀ GIỜ GIẤC. Ví dụ, nếu bạn thường đi ngủ vào khoảng mười một giờ đêm các ngày trong tuần thì bạn đừng nên đi ngủ lúc ba giờ sáng vào tối thứ Sáu và tối thứ Bảy hằng tuần, để rồi sáng hôm sau lại ngủ đến trưa. Ngủ nướng vào cuối tuần có thể làm rối đồng hồ sinh học của bạn và khiến bạn gặp khó khăn khi muốn trở lại lịch sinh hoạt bình thường. Tôi không có ý nói bạn không nên thức khuya để vui vẻ một chút vào những ngày cuối tuần. Bạn vẫn có thể vui vẻ, miễn là đừng quá đà. Hãy giữ giờ đi ngủ của bạn dao động trong khoảng một vài tiếng là được. Ủ 4. THƯ GIÃN TRƯỚC KHI NGỦ. Bạn hãy thử thư giãn trước khi lên giường thay vì nốc một lon Red Bull hay các loại thức uống tăng lực. Hãy đi tắm, viết nhật ký hay đọc truyện tranh. Vài phút thư giãn trước khi đi ngủ có thể tạo nên khác biệt lớn lao. Những lời khuyên trên đây không phải các quy tắc mọi người đều phải tuân thủ mà chỉ là những lời chỉ dẫn mang tính gợi ý. Sẽ có những lúc bạn muốn thức khuya để đi chơi với bạn bè hay những lúc bạn cần phải thức khuya để hoàn thành bài tập. Cũng có thể bạn phải vừa học vừa làm để phụ giúp gia đình và không thể ngủ đủ giấc. Quan điểm của tôi là: Hãy cố gắng hết sức, nhưng phải biết điều độ và khôn ngoan. Nếu bạn đang cảm thấy suy sụp, rối trí hay quá căng thẳng, thói quen ngủ đủ giấc hằng đêm có thể chính là phương thuốc bạn đang cần. Thách thức 2: “CÓ QUÁ NHIỀU VIỆC ĐỂ LÀM NHƯNG LẠI KHÔNG CÓ ĐỦ THỜI GIAN!” Một bạn trẻ tâm sự: “Mình thật sự quá bận rộn. Mình muốn trải nghiệm mọi thứ. Mình là thành viên của đội cầu lông, mình tham gia ban nhạc, học lái xe, làm hai công việc làm thêm một lúc và mình còn dạy kèm mỗi tuần một lần nữa. Mình tham gia đến năm câu lạc bộ ở trường và còn học thêm vài lớp bồi dưỡng nâng cao”. Quá nhiều việc để làm nhưng lại có quá ít thời gian. Làm thế nào mình có thể làm được tất cả mọi việc? Bạn có thể làm được tất cả mọi việc, hay ít nhất là làm được phần lớn các công việc đó, nếu bạn sử dụng thời gian của mình một cách cẩn thận hơn. Giống như câu nói của Benjamin Franklin vậy. Nếu mỗi ngày có hai mươi lăm tiếng thì tuyệt biết mấy nhỉ? Hãy nghĩ xem bạn có thể làm gì với bảy tiếng dôi dư ra mỗi tuần. Bạn biết gì không? Tôi cá rằng bạn đang lãng phí ít nhất từ bảy đến hai mươi tiếng mỗi tuần mà không hề nhận ra đấy. Nếu bạn muốn biết điều tôi nói có đúng không, hãy tìm xem bạn đã lãng phí bao nhiêu thời gian để thực hiện bốn hoạt động sau đây. Hãy điền vào chỗ trống trong bảng bên dưới và chúng ta sẽ bàn về từng hoạt động. CÔNG CỤ TÌM THỜI GIAN Giảm thời lượng dán mắt vào màn hình Việc dán mắt vào màn hình chính là tác nhân gây lãng phí thời gian lớn nhất. Chiếc tivi màn hình phẳng thật to trong phòng khách, những chiếc laptop, máy tính bảng và điện thoại thông minh đang vẫy gọi sự chú ý của chúng ta từng phút từng giây. Chúng ta có thể thư giãn một chút sau giờ học bằng cách dành vài phút xem một video vui nhộn trên YouTube, chơi game trên điện thoại hay thăm hỏi bạn bè trên mạng xã hội. Nhưng việc vùi đầu vào màn hình cả ngày thì không còn là hoạt động thư giãn nữa, mà trở thành sự lãng phí thời gian. Đây là một hoạt động thuộc cung thời gian thứ tư, là việc không cấp bách mà cũng không quan trọng (xem Các Cung Thời Gian ở trang 48). Bạn có biết rằng một bạn trẻ người Mỹ dành trung bình khoảng chín tiếng đồng hồ mỗi ngày để sử dụng các phương tiện truyền thông không? Tức là họ dành sáu mươi ba tiếng mỗi tuần chỉ để chơi game, nhắn tin, chia sẻ ảnh trên Snapchat và Instagram và nhiều hơn cả là để xem tivi. Khoảng thời gian này còn nhiều hơn thời gian họ dành cho việc ngủ. Thế rồi họ lại than phiền rằng mình chẳng có thời gian để làm được việc gì cả. TÌM LẠI THỜI GIAN: Hãy nhớ lại xem bảy ngày vừa qua bạn đã dành bao nhiêu thời gian để sử dụng các thiết bị điện tử, bao gồm cả những ngày cuối tuần. Hãy trả lời trung thực và ghi lại con số này trong mục “Thời gian đã dành cho hoạt động này hồi tuần trước” trong bảng Công Cụ Tìm Thời Gian bên trên. Giờ hãy nghĩ xem bạn có thể cắt giảm bao nhiêu thời gian dán mắt vào màn hình mà vẫn sống ổn? Hãy ghi kết quả vào phần “Thời gian tôi có thể tiết kiệm mỗi tuần”. Giảm thiểu những tác nhân gây lãng phí thời gian cá nhân Ngoài việc dán mắt vào màn hình một cách vô thức, chúng ta còn thường xuyên lãng phí thời gian cho những hoạt động thuộc cung thời gian thứ tư. Tôi gọi những hoạt động này là các tác nhân gây lãng phí thời gian cá nhân (Personal Time Wasters - PTW). Những tác nhân này khác nhau tùy theo từng người. Đó có thể là việc dành quá nhiều thời gian để sử dụng điện thoại, nhắn tin, chơi PlayStation hay Xbox, đi mua sắm, trang điểm, sắp xếp lại phòng ốc hoặc nghe nhạc. Đương nhiên, bạn cần thời gian để thư giãn và giải trí. Tôi không nói bạn phải dẹp bỏ hết tất cả PTW, ta chỉ cần cắt giảm thời gian dành cho một số hoạt động mà thôi. Tôi biết một cậu bạn mười sáu tuổi nọ tên Michael Sean. Mỗi ngày cậu ấy dành từ hai đến ba giờ đồng hồ để mua bán giày trên eBay. Tôi cam đoan cậu ấy có thể cắt giảm khoảng thời gian ấy xuống còn một nửa mà không gặp phải vấn đề gì. TÌM LẠI THỜI GIAN: Hãy viết ra những tác nhân gây lãng phí thời gian cá nhân của bạn vào bảng Công Cụ Tìm Thời Gian. Giờ bạn hãy nghĩ lại xem trong bảy ngày vừa qua, bạn đã tiêu tốn bao nhiêu thời gian vào những việc đó. Hãy ghi lại lượng thời gian bạn nghĩ mình có thể cắt giảm từ những việc gây lãng phí ấy mà không cảm thấy khó chịu hay bất tiện gì. Mỉm cười và nói Không Cung thời gian thứ ba là chỗ của các Chuyên gia gì cũng gật (xem Các Cung Thời Gian ở trang 48). Vì muốn làm hài lòng tất cả mọi người và không bỏ lỡ bất kỳ điều gì, bạn nói đồng ý với tất cả mọi thứ để rồi khiến bản thân mình bị quá tải. Tôi rất thích chơi thể thao, tham gia các câu lạc bộ và các hoạt động ngoại khóa khác, nhưng tôi không cố làm quá sức. Vấn đề đầu tiên bạn cần nhìn lại chính là việc đi làm thêm của mình. Khoảng hai phần ba học sinh trung học ở Mỹ có công việc bán thời gian trong suốt năm học. Bạn hãy tự hỏi: “Liệu mình có thật sự cần đi làm trong lúc còn đi học không?”. Tất nhiên, có một số các bạn trẻ cần phải làm việc để hỗ trợ cho gia đình mình. Việc này cũng tốt thôi. Nhưng đa phần các bạn không cần phải đi làm thêm. Việc bạn kiếm được thêm ít tiền để mua sắm là không đáng nếu việc này gây ảnh hưởng xấu đến thành tích học tập của bạn. Tôi thích lập luận của giáo viên kiêm tác giả Tom Loveless: “Một số người cho rằng việc đi làm thêm sẽ dạy cho các bạn trẻ tinh thần trách nhiệm và cung cấp cho các bạn nhiều kinh nghiệm thực tế. Nhưng tôi cho rằng cách tốt hơn để học về tinh thần trách nhiệm là đăng ký những lớp học khó nhất và cố gắng hoàn thành bài tập được giao một cách hiệu quả và nhanh chóng. Thật ra, ai mới là người được chuẩn bị tốt hơn để bước vào đời: một người giỏi về toán học và khoa học hay một người có kinh nghiệm nướng bánh hamburger và trả tiền thừa ở quầy thu ngân?”. Hãy tự hỏi: “Liệu mình có đang cố làm quá nhiều việc không?”. Nếu bạn tham gia quá nhiều hoạt động và thấy bản thân không thể kiểm soát cuộc sống của mình, hãy bỏ bớt vài hoạt động ít quan trọng hơn để tập trung vào những hoạt động thật sự thiết yếu. Hãy bắt đầu học cách nói lời từ chối và hãy nói lời từ chối với một nụ cười trên môi. Hãy đơn giản hóa mọi việc. Thay vì làm nhiều việc với kết quả làng nhàng, hãy chọn vài việc thôi nhưng làm thật xuất sắc. TÌM LẠI THỜI GIAN: Hãy chọn ra một hoạt động không quan trọng mà bạn thường xuyên thực hiện và ghi hoạt động đó vào bảng Công Cụ Tìm Thời Gian. Hãy ghi lại lượng thời gian mà bạn đã dành cho hoạt động đó trong vòng bảy ngày vừa qua, tính luôn cả những ngày cuối tuần. Giờ thì hãy ghi lại lượng thời gian mà bạn nghĩ mình có thể tiết kiệm được nếu hạn chế thực hiện, hoặc loại bỏ hẳn hoạt động ấy. Ngừng trì hoãn Hồi trung học, tôi và em trai tôi dùng chung một chiếc Honda Accord cà tàng. Một hôm nọ, tôi nhận thấy cái thắng xe có vấn đề và biết mình nên mang xe đi sửa ngay. Thế nhưng, tôi đã trì hoãn đến tận khi cái thắng bắt đầu phát ra những âm thanh đáng sợ. Cuối cùng, tôi cũng phải mang chiếc xe đi sửa, nhưng đến lúc này thì cái thắng đã bị hỏng hoàn toàn. Tôi đã mất đến mấy ngày và một khoản tiền khá lớn để sửa xe, khoản tiền này chắc phải gấp năm lần so với chi phí tôi phải trả nếu chịu mang xe đi sửa sớm hơn. Tất cả cũng là do tôi đã trì hoãn những việc tôi nên làm ngay. Sự trì hoãn luôn khiến ta phải tốn nhiều tiền bạc và thời gian hơn, bất luận là trì hoãn viết bài thu hoạch, trì hoãn nói một lời xin lỗi hay trì hoãn việc nộp đơn xin việc làm thêm vào mùa hè. Hiện tại, tôi luôn cố gắng sống theo phương châm: “Bất cứ khi nào bạn có một việc cần làm, hãy hỏi bản thân hai câu: Nếu mình không làm ngay bây giờ thì khi nào làm? Nếu mình không làm thì ai sẽ làm?”. Bạn có thói quen nhồi nhét mọi thứ vào phút chót không? Bạn biết đó, ta không mảy may học hành gì suốt cả tuần, rồi cố gắng nhồi nhét bài vở vào đêm trước ngày kiểm tra. Làm thế có hiệu quả không? Có lẽ là có hiệu quả trong ngắn hạn. Thế nhưng bạn đã từng làm việc ở nông trại bao giờ chưa? Liệu bạn có thể làm việc theo kiểu nhồi nhét như thế ở nông trại không? Tức là bạn không gieo trồng gì vào mùa xuân, trốn việc suốt cả mùa hè rồi lại ra đồng vào mùa thu để thu hoạch. Chúng ta đều biết mình không thể làm thế được, đúng không nào? Xét trong dài hạn thì cuộc sống giống với một nông trại hơn là trường học. Bạn gieo gì thì gặt nấy. Tôi thừa nhận hồi còn học trung học, tôi từng là một Chuyên gia trì hoãn. Tôi trì hoãn học bài rồi cố gắng nhồi sọ vào đêm trước ngày kiểm tra và vẫn đạt được điểm số tốt. Nhưng sau đó tôi quên hết những gì mình đã học. Đến khi vào đại học và cao học, tôi đã phải trả giá đắt cho những năm tháng học theo kiểu nhồi sọ trước đây. Xét nhiều mặt, tôi không bao giờ có thể san bằng những lỗ hổng kiến thức của mình và tôi vô cùng hối hận về điều đó. Có một phương pháp chữa bệnh trì hoãn được gọi là “Cứ làm đi” - “Just do it”. (Xin cảm ơn thương hiệu Nike vì phương châm tuyệt vời này!). Hãy luôn nỗ lực vươn lên trong học tập và đừng để bản thân bị tụt lại phía sau. Hãy trở thành Chuyên gia sắp xếp thuộc cung thời gian thứ hai và trau dồi khả năng lên kế hoạch của bản thân. Tôi khuyến khích bạn dùng một loại sổ chuyên dụng cho việc lên kế hoạch. Rất nhiều trường học có phát loại sổ này cho học sinh của họ. Nếu trường bạn không phát, bạn hãy tự mua một quyển. Những quyển sổ này không quá đắt tiền và có bán ở hầu hết các cửa hàng văn phòng phẩm. Hãy chọn một quyển có lịch tháng và có chỗ trống để bạn có thể ghi chú công việc hằng tuần hay hằng ngày của mình. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng sổ ghi chú phiên bản điện tử. Bridgett, mười bảy tuổi, học sinh cấp ba trường Joliet, bang Illinois, đã gọi quyển sổ lên kế hoạch của cô ấy là “bạn thân”. Thách thức lớn nhất của mình là làm thế nào có đủ thời gian để làm tất cả mọi việc. Vì vậy, mình quyết định sử dụng một quyển sổ lên kế hoạch. Đây chính là người bạn thân nhất của mình. Quyển sổ giúp mình sắp xếp các suy nghĩ. Mình là người rất hay quên. Nhưng khi có một quyển sổ lên kế hoạch, bạn có thể ghi lại mọi điều mình cần nhớ vào đó. Trước khi tan học về nhà, bạn chỉ xem qua sổ và mọi việc bạn cần làm đến hết ngày đã nằm sẵn trong đó. Mình biết việc dùng một quyển sổ lên kế hoạch trông có vẻ thật ngốc nghếch và không đem lại công dụng gì, nhưng nếu bạn sử dụng đúng cách thì quyển sổ thật sự giúp ích cho bạn rất nhiều đấy. Khi bạn đã có một quyển sổ lên kế hoạch trong tay, hãy ghi chú lại mọi việc: những bài kiểm tra sắp tới, ngày đến hạn nộp các bài thu hoạch, các dịp nghỉ hè, nghỉ lễ, các trò chơi, tiệc sinh nhật, những sự kiện gia đình quan trọng, v.v. Sau khi bạn viết ra mọi thứ, đầu óc bạn sẽ được thả lỏng bởi vì bạn không cần phải ghi nhớ hết tất cả nữa. Vào đầu tuần, hãy xem lại những việc cần làm trong tuần. Đừng đợi đến phút cuối mới lo học bài kiểm tra hay viết bài thu hoạch. Hãy bắt tay vào làm ngay từ sớm và hoàn thành công việc từng chút một. TÌM LẠI THỜI GIAN: Hãy ghi lại khoảng thời gian trong tuần vừa qua bạn đã dành ra để khắc phục hậu quả cho những việc bạn trì hoãn trước đó (chẳng hạn như hàn gắn một mối quan hệ tan vỡ mà trước đó bạn đã phớt lờ; làm bù hoặc làm thêm việc bởi vì bạn bị tụt hậu quá xa; sửa chữa các thiết bị mà bạn đã không thèm chăm sóc; chữa căn bệnh đang trở nên trầm trọng thêm do làm việc quá sức). Hãy ghi lại khoảng thời gian mà bạn cho rằng mình có thể tiết kiệm được mỗi tuần nếu bạn ngừng trì hoãn. Giờ bạn hãy cộng dồn tất cả thời gian trong cột “Thời gian tôi có thể tiết kiệm được mỗi tuần” để xem bạn sẽ tiết kiệm được tổng cộng bao nhiêu thời gian. Bạn có tiết kiệm được khoảng bảy tiếng không? Hay mười lăm tiếng? Hay thậm chí nhiều hơn thế nữa? Con số này thật đáng kinh ngạc đúng không? Giờ bạn có còn cho rằng mình không có đủ thời gian nữa không? Mỗi người chúng ta đều có một trăm sáu mươi tám tiếng đồng hồ mỗi tuần để sử dụng theo cách chúng ta mong muốn. Thách thức 3: “MÌNH CÓC THÈM QUAN TÂM” Đã có ai từng nói với bạn: “Em thật lười biếng ở trường, nếu em chịu chú tâm học hành, em có thể đạt thành tích rất tốt” chưa? Nếu câu trả lời của bạn là có, bạn không đơn độc đâu. Có rất nhiều bạn trẻ khác cũng bị tụt lại phía sau, có thành tích kém hay chẳng để tâm chuyện học hành. Nếu bạn không có động lực học tập và cảm thấy mình bị ép buộc trong chuyện học hành, hãy suy nghĩ thật thấu đáo về những gì bạn có thể và không thể kiểm soát trong chuyện trường lớp. Rõ ràng có rất nhiều việc bạn không thể kiểm soát. Tuy nhiên, thật ngạc nhiên là cũng có rất nhiều việc bạn hoàn toàn có khả năng kiểm soát. Bạn không cần phải thích chuyện học hành, nhưng xin đừng biến mình thành nạn nhân. Đừng tự nuông chiều bản thân với suy nghĩ: “Mình không thích học hành nên mình sẽ không cố gắng làm gì”. Thay vào đó, hãy tập trung vào những điều bạn có thể kiểm soát. Việc học là trách nhiệm của bạn, không phải của nhà trường hay cha mẹ bạn. Khi bạn giã từ tuổi teen, bạn sẽ muốn mình có khả năng đọc, tư duy và diễn đạt tốt. Bạn sẽ muốn biết đôi điều về lịch sử, các quốc gia và các nền văn hóa. Bạn sẽ muốn đọc nhiều quyển sách kinh điển và tìm hiểu về những vĩ nhân thuộc các thế hệ trước. Đây chính là nội dung chương trình học của bạn. Những nội dung này có thể rất thú vị! Vì thế hãy thôi trò đóng vai nạn nhân trong chuyện học hành. Bạn phải nắm quyền chủ động. Dưới đây là một số cách giúp bạn có thêm động lực trong chuyện học hành. • Theo đuổi một sở thích mà bạn thật sự yêu thích, ví dụ như nhiếp ảnh, mỹ thuật, khiêu vũ hay bất cứ thứ gì khiến bạn hào hứng. • Đăng ký một lớp tự chọn bạn luôn muốn học. • Tham gia các hoạt động ngoại khóa thú vị nhưng cũng mang tính thử thách ở trường, ví dụ như một câu lạc bộ hay một môn thể thao. • Đăng ký làm thêm vào mùa hè hoặc làm thực tập sinh trong một lĩnh vực mà bạn thấy hứng thú. • Đăng ký lớp học của một giáo viên giỏi nổi tiếng. • Khởi nghiệp kinh doanh riêng. • Chọn phân ban phù hợp với bạn. Nhiều trường có hệ thống phân ban rất đa dạng. • Đi du lịch trong nước hoặc nước ngoài. Ở ngay trước cửa nhà bạn Thánh Augustine đã viết: “Thế giới là một quyển sách và những ai ru rú ở nhà chỉ đọc mỗi một trang”. Tôi hoàn toàn đồng ý với ngài. Bất luận là đi du lịch đến châu lục khác hay chỉ đơn giản ghé thăm một di tích gần nhà, việc du lịch vẫn hết sức thú vị và mang tính giáo dục cao. Trong quyển sách tựa đề Majoring in the Rest of Your Life (tạm dịch: Tập trung chuyên môn ở phần đời còn lại), Carol Carter đã nêu một vài ích lợi của việc du lịch như sau: 1. Du lịch có thể tạo nguồn cảm hứng để bạn khởi đầu một công việc mà mình yêu thích. Có thể bạn thích hoặc đam mê điều gì đó mà không hay biết cho đến khi bạn mở rộng trải nghiệm của mình. 2. Đi du lịch có thể giúp bạn có một kỹ năng hết sức cụ thể, hữu hình: kỹ năng nói một ngoại ngữ nào đó. Trong một vài lĩnh vực, nếu bạn có khả năng dùng một ngoại ngữ càng hiếm thì giá trị của bạn càng tăng. Việc thêm vào sơ yếu lý lịch thông tin “Tôi đã trải qua ba tháng hè ở Romania” sẽ là một lợi thế lớn cho bạn. 3. Đi du lịch có thể mở rộng vùng an toàn của bạn và giúp bạn thêm tự tin. Nếu bạn có thể tự mình xoay xở tại một thành phố ngoại quốc với nền văn hóa và ngôn ngữ xa lạ thì việc xoay xở trong bối cảnh quen thuộc ở quê nhà bỗng trở nên dễ như trở bàn tay. 4. Du lịch có thể khiến bạn thêm yêu quý các nền văn hóa, các dân tộc khác và mang đến cho bạn cảm giác biết ơn sâu sắc đất nước và di sản dân tộc của mình. 5. Việc đi du lịch vô cùng thú vị và mang lại nhiều niềm vui. Hãy thử tưởng tượng việc bạn có thể tận hưởng khoảng thời gian vui vẻ trong lúc học thêm được nhiều điều mới! Bạn sẽ được tận mắt chứng kiến những thắng cảnh mà trước đây bạn chỉ được nhìn thấy qua sách vở, chẳng hạn như Bảo tàng Louvre ở Paris, Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc hay Quảng trường Thời Đại ở thành phố New York.