🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bí Quyết Thành Công Dành Cho Bạn Trẻ - Jack Canfield Ebooks Nhóm Zalo LỜI GIỚI THIỆU C hào các bạn trẻ! Trước hết, xin cảm ơn bạn đã mở cuốn sách này ra. Nhưng chúng tôi xin nói ngay rằng, cuốn sách này không bảo bạn phải sống cuộc đời bạn như thế nào đâu. Không hề. Nó chỉ gồm những gì chúng tôi gọi là "những thành phần bất hủ của cuộc sống thành công". Nếu như luôn có một công thức nấu nướng đặc biệt cho một món ăn ngon, thì cũng có công thức để đạt được những thành quả tốt đẹp. Không biết bạn nghĩ sao, nhưng chúng tôi sẽ không cảm thấy thoải mái dù được ngồi trên cái ghế yêu thích của mình mà đọc cả một cuốn sách dạy nấu ăn dài dằng dặc… Nhưng một công thức để thành công ư? Nghe thật hấp dẫn! Nhưng làm sao mà có một công thức để thành công như vậy? Bởi vì chúng tôi nhận ra có rất nhiều xu hướng, khuôn mẫu và những điểm tương đồng trong cách mà những người thành đạt sống cuộc sống của họ. Họ đã hình thành những kỹ năng và thói quen rất giống nhau mà tất cả chúng ta đều có thể học hỏi. Đã bao giờ bạn tự hỏi mình rằng vì sao một số người lại có quá nhiều niềm hạnh phúc, sức khỏe, tiền bạc, sự tôn trọng và những người bạn tuyệt vời đến như thế chưa? Họ được sinh ra với những tài năng thiên bẩm hay sao? Có một số người tin như vậy, nhưng chúng tôi thì không. Thay vào đó, chúng tôi đã phát hiện ra rằng: Những thành quả không được sinh ra; chúng được tạo ra. Đúng vậy. Chúng ta không sinh ra với những kỹ năng tuyệt vời để bỗng dưng có được cuộc sống mà mình mong muốn. Dù vậy, ta có thể thực hiện hành trình tiến đến thành công một cách nhanh chóng bằng cách áp dụng "công thức để đạt được thành công" từ những người đi trước, những người đã kiến tạo nên những thành quả lẫy lừng. Điều các ông nói nghe tuyệt lắm, nhưng nó không dành cho tôi. Tôi khác… tôi đang ở trong một tình thế tréo ngoe chẳng giống với bất cứ ai cả. Bạn nói đúng, tất cả chúng ta đều phải đối mặt với những tình thế chẳng ai giống ai, và tất cả chúng ta đều có những định nghĩa về thành công của riêng mình. Nhưng, những công cụ mà chúng ta cần để đi từ nơi chúng ta đang đứng đến nơi chúng ta muốn đến là như nhau. Những mục tiêu cụ thể của bạn là gì không quan trọng. Có thể bạn muốn đạt điểm xuất sắc trong kỳ kiểm tra sắp tới, đạt được toàn điểm A trong lớp, trở thành một ngôi sao nhạc rock nổi tiếng, một vận động viên đẳng cấp thế giới, một tỉ phú, một doanh nhân thành đạt, hay thậm chí là một vị tổng thống. Nếu bạn biết được những nguyên tắc để thành công – đặc biệt là khi đang ở tuổi teen – và thực hành chúng mỗi ngày, thì chúng sẽ thay đổi cuộc đời bạn, biến ước mơ của bạn thành sự thật. Các nguyên tắc sẽ tự làm việc, một khi bạn làm việc có nguyên tắc. Tất cả chúng ta đều muốn sống hạnh phúc hơn, có nhiều tiền hơn, tự do hơn, tự tin hơn, có nhiều bạn bè hơn, v.v. C âu hỏi được đặt ra ở đây là "Làm thế nào? ". Đừng lo, chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi này cho bạn. Bạn sẽ được học hỏi kinh nghiệm từ những cá nhân kiệt xuất, những người đã sử dụng các nguyên tắc được đề cập trong quyển sách này. Câu chuyện của họ sẽ giải thích cho ta biết làm sao mà: Một phụ nữ 63 tuổi đã nhấc được chiếc xe hơi nặng hơn 900 kg để cứu sống cháu trai của mình. Nhà kinh doanh Harlan Sanders đã vượt qua những rào cản khó khăn vô kể để khởi đầu chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh KFC nổi tiếng. Tim Ferris đoạt danh hiệu vô địch quốc gia môn San Shou chỉ sau sáu tuần làm quen với môn thể thao này. Diễn viên Jim Carrey đã viết một ngân phiếu cho bản thân và nó đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời anh. Họa sĩ nổi tiếng thế giới Robert Wyland đã đi lên thành triệu phú từ một nghệ sĩ đói nghèo. Chad Pegracke đã dùng "sức mạnh của lời kêu gọi" để quyên góp 2,5 triệu đô-la để làm sạch dòng sông Mississippi. John Assaraf từ một đứa trẻ đường phố trở thành chủ một công ty có doanh số lên đến 3 tỉ đô-la. Những câu chuyện này và rất nhiều câu chuyện như thế sẽ truyền cảm hứng và khuyến khích bạn sống theo những nguyên tắc có thể giúp bạn: Thay đổi kết quả của bất kỳ sự việc nào. Vượt qua nỗi sợ hãi và xây dựng lòng tự tin. Đề ra yêu cầu và đạt được tất cả những gì bạn muốn. Làm cho cuộc sống của bạn luôn tràn đầy năng lượng. Thu hút quanh bạn nhiều bạn bè và những người hướng dẫn để giúp bạn thành công hơn nữa. Tránh được việc bị từ chối và kiên trì nỗ lực cho đến khi thành công. Sử dụng những lời phản hồi để thành công nhanh chóng và bền vững. Vượt hơn sự mong đợi của người khác và đạt được những thành quả vượt trội. Và đó chỉ là sự khởi đầu… Chỉ có những người dám đi thật xa mới có thể biết được mình có thể đi xa đến đâu. - T. S. Elliot Nhà văn, nhà thơ từng đoạt giải Nobel YẾU TỐ "BẠN" Bạn không thể thuê ai hít đất thay cho mình -Jim Rohn, Triết gia, nhà triệu A i đã từng nhận được những phần thưởng nhờ các nguyên tắc này đều hiểu rõ ý nghĩa câu nói sau: Chúng tôi không có cách diễn tả nào hay hơn. Quả thực trong cuộc sống, có những điều chúng ta phải làm rồi sau đó mới nhận được phần thưởng cho nỗ lực của mình. Dù là tập thể dục, co duỗi chân tay, đọc sách, nghiên cứu, đề ra những mục tiêu, hình dung ra thành công của bạn, hay luyện tập một kỹ năng mới, thì chính bạn sẽ là người phải làm điều đó. Không ai khác có thể làm thay bạn. Chúng tôi mang đến cho bạn công thức, nhưng bạn sẽ phải là người nấu món ăn. Chúng tôi cho bạn biết những nguyên tắc, nhưng bạn sẽ phải là người áp dụng chúng vào cuộc sống của chính mình. Chúng tôi tin chắc rằng nếu bạn nỗ lực hết mình, thì những thành quả bạn đạt được sẽ vô cùng to lớn, xứng đáng với công sức mà bạn đã bỏ ra. Đó là điều hoàn toàn chắc chắn! Đã đến lúc để bắt đầu cuộc sống mà bạn hằng mơ tưởng. - Henry James, nhà văn Mỹ KENT HEALY LÀ AI? Tự bạch của Kent… T ôi đã theo học ở bốn trường phổ thông, ở trong mười hai căn nhà, và đã sống ở tám thành phố thuộc hai châu lục. (Phải, gia đình tôi di chuyển rất nhiều!). Hồi còn tuổi teen, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn khi đi học ở trường. Có thể nói tôi là một trong những học sinh đã "tạo điều kiện" cho hơn 50% học sinh còn lại có thể đứng đầu lớp. Vì có học lực dưới mức trung bình, tôi đã cho rằng mình sẽ chỉ ở mức dưới trung bình trong mọi lĩnh vực mà tôi tham gia. Tôi đã chấp nhận điều mà rất nhiều giáo viên đã nói với tôi: "Kent, em thật không khá được!". Dù vậy, có một giáo viên đã chứng minh ngược lại. "Kent, em đang làm cái gì vậy?", thầy ấy nói. "Em có thể làm được hơn thế này rất nhiều!". Tôi đã há hốc mồm đến mức hàm dưới của tôi như muốn chạm sàn nhà. Cái gì? Ai cơ? Em ấy à? Lần đầu tiên tôi được gặp một người thầy nhìn thấy ở tôi nhiều tiềm năng hơn là những gì tôi có thể tự nhìn thấy ở mình. Thầy đã chia sẻ rất nhiều những chiến thuật và kỹ thuật khác nhau với tôi – nhưng, quan trọng hơn cả, là thầy luôn duy trì nơi tôi ý thức rằng tôi phải là một người sống có trách nhiệm. Nếu tôi không làm bài tập về nhà, thì ngày hôm sau chính thầy sẽ là người xử lý tôi. Dĩ nhiên là sau đó tôi bắt đầu nhìn thấy những điểm A đầu tiên trong sổ liên lạc của mình. Sự tự tin của tôi bắt đầu tăng lên. Vào thời gian này, anh trai tôi và tôi đã khởi sự một công việc kinh doanh gọi là Reactor. Chúng tôi làm ván lướt, ván trượt, mũ lưỡi trai, áo thun, v.v. Công việc làm ăn diễn ra trôi chảy được một thời gian, cho đến g ệ y ợ ộ g khi công ty vượt ra khỏi tầm kiểm soát của chúng tôi. Không có một kết thúc có hậu… và Reactor cuối cùng bị giải thể. "Làm sao điều này lại có thể xảy đến cho mình được cơ chứ?", tôi đã tự hỏi. "Mình đã cải thiện được điểm số ở trường, thế thì tại sao công việc làm ăn của mình lại thất bại?" Chính lúc đó, ở tuổi mười bảy, tôi chợt nhận ra rằng có một vài yếu tố then chốt của cuộc sống đã không được dạy trong trường lớp. Nhưng tôi có thể tìm những thông tin này ở đâu? Tôi đặt ra cho mình những câu hỏi đại loại như: "Điều gì tạo nên khác biệt giữa những người sống một cuộc sống tầm thường với những người sống một cuộc sống tuyệt vời? ". Trong quá trình tìm tòi, tôi đã đọc qua vài cuốn sách của Jack Canfield. Và khi tôi biết ông cũng là một trong những người đồng sáng tạo ra bộ sách Chicken Soup for the Soul vô cùng thành công, thì tôi càng ấn tượng hơn nữa. Tôi đã đặt ra cho mình một mục tiêu: "Tôi sẽ gặp bằng được ngài Jack Canfield tuyệt vời này". Tôi tiếp tục tìm kiếm những câu trả lời về việc làm sao để sống thành công trong cuộc đời và áp dụng vào thực tế tất cả những gì tôi học được. Một lần nữa, tôi lại thể hiện tốt hơn trong tất cả những lĩnh vực cuộc sống của mình. Thật không thể tin được! Thực ra, nó là một thay đổi bước ngoặt đến mức tôi và anh trai tôi nhanh chóng nhận thấy một cơ hội mới: Chúng tôi nên viết những quyển sách với tầm nhìn, các trải nghiệm và những bài học cuộc sống của chính mình. Tin tôi đi, viết một quyển sách là điều mà không ai trong số chúng tôi từng mơ đến, nhưng chúng tôi muốn chia sẻ những điều mình đã học được để giúp ích cho những người khác. Và chúng tôi hoàn toàn không biết mình đang dấn thân vào cái gì… Ban đầu chúng tôi rất hoảng sợ. "Liệu ta có thực sự làm được điều này không? ","Nếu không có ai thích nó thì sao?","Nếu chúng ta thất bại thì sao?","Nếu, nếu, nếu?". Nhưng theo một cách gần như là ngẫu nhiên, chúng tôi đã có cơ hội được gặp Jack Canfield tại hội thảo các doanh nghiệp được tổ chức ở địa phương. Chúng tôi đã chia sẻ ý tưởng của mình với ông – và ông đã không hề cười vào mũi chúng tôi! Thay vào đó, ông đã cho chúng tôi sự hỗ trợ, khuyến khích và sự sáng suốt mà chúng tôi cần để hiện thực hóa mục tiêu của mình. Kết quả của sự hỗ trợ đó là chúng tôi đã viết được quyển sách đầu tiên của mình khi vẫn còn là những cậu nhóc tuổi teen. Q uyển sách ấy có nhan đề "Những điều hay ho" mà họ nên dạy ta ở trường. Kể từ khi quyển sách này được xuất bản, chúng tôi đã rất thích thú khi được thấy nó tạo ra ảnh hưởng với độc giả trên toàn thế giới. Và giờ đây, ở cái tuổi hai mươi ba có thể được coi là trưởng thành, tôi đã có thể làm được những điều mà thậm chí trước đây tôi chưa từng mơ tới: đi khắp cả nước để xuất hiện trên các chương trình phát thanh và truyền hình; nói chuyện với những thính giả thuộc mọi lứa tuổi và nền văn hóa; viết chuyên mục cho các tờ báo; hướng dẫn cho các giáo viên; và được sánh vai cộng tác cùng với vài người trong số những người được tôn trọng nhất trên thế giới. Trong cuộc sống có rất nhiều người biết phải làm gì nhưng lại có rất ít người thật sự làm điều mà họ biết. Chỉ có biết không thôi thì chưa đủ! Bạn phải hành động. -Antony Robbins, Diễn giả và tác giả Best Seller Nhưng tôi không phải là một con người siêu phàm. Như đã nói với bạn, tôi không được sinh ra với bất kỳ tài năng đặc biệt nào. Tôi chỉ là một con người bình thường. Tôi cũng giống như bạn mà thôi. Tất cả những gì tôi muốn là biến những giấc mơ của mình thành sự thật và phải sống thật vui vẻ trong quá trình thực hiện ước mơ – và tôi chắc là bạn cũng muốn như thế. Lợi thế duy nhất mà tôi có là tôi đã tìm thấy những công cụ để thành công và biết cách sử dụng chúng. Giờ đây tôi làm việc cùng Jack để chuyển đến bạn những công cụ này, giúp bạn cũng có được "lợi thế" ấy để làm những điều tuyệt vời. - Kent Healy JACK CANFIELD LÀ AI? Tự bạch của Jack… K hi anh bạn Mark Victor Hansen của tôi và tôi nảy ra ý tưởng tạo nên một bộ sách mới, người ta đều cho là chúng tôi bị hâm. Họ nói với chúng tôi những điều như: "Các anh đang mơ à?","Chuyện này sẽ chẳng bao giờ có kết quả gì đâu","Các anh đang nói đùa phải không?". Mặc tất cả những dấu hiệu tiêu cực này, chúng tôi vẫn kiên trì thực hiện ý tưởng của mình. Khi bản thảo đầu tiên được hoàn tất, hơn 140 nhà xuất bản đã từ chối không in nó. Và chúng tôi đã từng nghĩ rằng "Có lẽ mọi người nói đúng". Khi có vẻ như có rất ít hy vọng còn sót lại, thì chúng tôi đã thử một lần nữa. Và đã thành công. Một nhà xuất bản đã quyết định cho ấn hành quyển sách. Việc này đánh dấu bước khởi đầu của bộ sách Chicken Soup for the Soul. Đến nay, chúng tôi đã bán được hơn 110 triệu bản sách bằng 47 ngôn ngữ khác nhau trên toàn thế giới, và chúng tôi giữ kỷ lục Guinness thế giới vì đã có 7 quyển sách trong danh sách bán chạy nhất của tờ New York Times. Khi những người bình thường quyết định làm những điều phi thường, thì họ đã thay đổi cuộc sống của mình cũng như cuộc sống của những người xung quanh họ. - Oprah Winfrey Người dẫn chương trình truyền hình có số người xem cao nhất trong lịch sử Tôi đã có cơ hội xuất hiện trên mọi chương trình trò chuyện lớn ở Mỹ - từ The Oprah Winfrey Show đến Good Morning America, thu nhập nhiều triệu đô-la mỗi năm, thực hiện những buổi thuyết trình trên toàn thế giới, viết một mục báo được hàng triệu người đọc mỗi tuần, đi nghỉ mát ở những nơi tuyệt vời, có được những mối quan hệ vô cùng tốt đẹp, và tận hưởng một cuộc sống cá nhân hạnh phúc. Tôi nói ra những điều này không phải để khoe khoang; mà từ kinh nghiệm cá nhân của mình, tôi muốn bạn biết rằng bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Bởi khi đến với thế giới này, bản thân tôi không hề có một năng lực đặc biệt nào. Tôi lớn lên ở Wheeling, Tây Virginia, nơi cha tôi phải làm việc quần quật trong một thời gian dài với mức thu nhập khiêm tốn 8.000 đô-la/năm. M ẹ tôi là một người nghiện rượu, và cha tôi là người nghiện công việc. Trong quãng thời gian học đại học, tôi cũng phải đối mặt với rất nhiều thử thách. Tôi đã từng làm bảo vệ tại một hồ bơi địa phương để có tiền chi trả cho sách vở, quần áo và những cuộc hẹn hò. Khi hết tiền, tôi ăn món mà sau này sẽ được biết đến với tên gọi "bữa tối 21 xu" của tôi, món này bao gồm xốt cà chua, chút muối tỏi, và một túi mì spaghetti giá 11 xu. Như bạn thấy đấy, cuộc sống của tôi lúc đó chắc hẳn không phải là cái mà bạn gọi là bức tranh của sự thành công. Tôi bận tâm đến việc sống sót qua ngày hơn là theo đuổi những giấc mơ của mình! Dù vậy, vài năm sau khi tốt nghiệp, mọi thứ bắt đầu thay đổi. Tôi vào làm việc cho W. Clement S tone(1), người đã nhanh chóng trở thành người hướng dẫn tôi. Ô ng đã chia sẻ cho tôi những yếu tố của thành công mà tôi vẫn áp dụng đến tận ngày hôm nay – rất nhiều những nguyên tắc như vậy đã cho phép tôi tận hưởng cuộc sống như hiện tại. Tôi đã làm việc với hơn một triệu người từ hơn 30 quốc gia trên khắp thế giới, và đã chứng kiến nhiều thay đổi vô cùng đáng p g g y g g ngạc nhiên và vui mừng: có những người đã vượt qua được nỗi ám ảnh của cả đời họ, có những người ban đầu phá sản rồi sau đó trở thành triệu phú, có những người lạc lối và gục ngã nhưng rồi đã tìm ra niềm đam mê của mình và tạo ảnh hưởng đến cuộc đời của hàng ngàn người khác… Đó là một công việc mang đến nhiều ngạc nhiên và thú vị, nhưng trong tôi vẫn có một niềm đam mê mạnh mẽ là giúp cho các bạn tuổi teen có thể bộc lộ hết khả năng của mình. Tất cả những gì các bạn cần là thông tin và sự hỗ trợ thích đáng để vươn tới ước mơ. Và bây giờ, tôi đang dốc sức làm điều ấy qua cuốn sách này. Để đạt được hiệu quả cao nhất dành cho các bạn, tôi cần có một người nói ngôn ngữ của tuổi teen và có thể liên hệ với các bạn như một người đồng trang lứa. Đây là lý do tôi đề nghị Kent cộng tác cùng tôi viết quyển sách này. Cậu ấy hiểu về thế hệ các bạn rất rõ, và cá nhân Kent cũng là một kho kinh nghiệm thú vị về những gì cần phải làm để đạt được thành công. Cuộc đời này là một ổ khóa có mã số, công việc của bạn là phải tìm đúng số, theo đúng trật tự, để có được tất cả những gì bạn muốn. -Brian Trancy, tác giả chuyên viết về đề tài tiềm năng con người và tầm ảnh hưởng cá nhân. Dù hiện tại bạn có đang phải đối mặt với những thử thách nào đi chăng nữa, hay giấc mơ của bạn có vẻ như xa vời đến đâu, thì vẫn có những nguyên tắc nhất định mà nếu bạn hiểu rõ và biết cách áp dụng, chúng sẽ thay đổi cuộc đời bạn mãi mãi. Kent và tôi cùng có chung mục đích là mang đến cho bạn những hướng dẫn căn bản để giúp bạn thành công một cách nhanh chóng và vững vàng. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ đọc một cách thích thú như niềm hứng khởi chúng tôi đã có khi viết cuốn sách này. - Jack Canfield Nguyên tắc 1 CHỊU 100% TRÁCH NHIỆM VỀ CUỘC ĐỜI MÌNH B ạn phải tự chịu trách nhiệm với bản thân. Bạn không thể thay đổi được hoàn cảnh, thời tiết hay mưa gió gì cả đâu, nhưng bạn có thể thay đổi chính bản thân mình. Jim rohn, Triết gia, nhà tỷ phú tự lập Có một điều sai lầm xuất hiện nhan nhản và lây lan như bệnh cúm, nhưng hậu quả còn tồi tệ hơn rất nhiều. Nó truyền nhiễm vào những con người ngây thơ vô tội và cản trở tiềm năng của họ. Nó là cái gì? Đó là niềm tin sai lầm rằng cuộc sống này có tốt đẹp hay không là tùy thuộc vào số phận. Nghĩa là như thế nào? Là rất nhiều người trong chúng ta tới giờ này vẫn còn tin rằng bằng cách nào đó, ở một nơi nào đó, có một người nào đó (dĩ nhiên không phải là chúng ta) có trách nhiệm đong đầy cuộc sống của ta bằng một chuỗi những niềm vui bất tận, những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn, những trò giải trí, tiền bạc, tình bạn tuyệt vời, và những mối quan hệ khác, v.v và v.v. Nhưng đó chỉ là ảo tưởng. Sự thật, chỉ có duy nhất một yếu tố để quyết định ai trong chúng ta sẽ là người hạnh phúc hay bất hạnh - đó là chính bản thân mỗi người. Nó phân biệt người MONG MUỐN có một cuộc sống tốt đẹp với người THỰC SỰ có cuộc sống tốt đẹp. Yếu tố mang tính quyết định đó cũng chính là nội dung chủ yếu của cuốn sách này. Đó là: 1.1 Những sự thật hiển nhiên Nếu bạn muốn thành công, nghỉ hưu sớm, được người khác kính nể và tận hưởng nhiều niềm vui trong cuộc sống, thì bạn phải chịu 100% trách nhiệm về những gì bạn thực hiện và trải nghiệm trong đời. Điều này bao gồm mức độ thành quả của bạn, chất lượng những mối quan hệ bạn có, cảm xúc của bản thân bạn, kết quả bạn đạt được trong và ngoài trường học, tình trạng sức khỏe của bạn, và rất nhiều thứ khác. Đúng, là tất cả mọi thứ! Nhưng phải thẳng thắn thừa nhận rằng: Việc này không phải lúc nào cũng dễ dàng. Trong thực tế, người ta thường đổ lỗi cho một yếu tố nào đó không phải là bản thân họ về những điều không được như ý trong cuộc đời này. Nhiều người đổ lỗi cho cha mẹ, thầy cô, bạn bè, kênh MTV, thời tiết, hay thậm chí là mấy ông đồng bà cốt! Thật là vớ vẩn hết sức! Sự thực là những vấn đề hay thử thách ta thường phải đối mặt rất ít khi liên quan đến "thế giới bên ngoài". Nhưng chúng ta cứ đổ lỗi, bởi ta sợ phải nhìn vào gốc rễ vấn đề nằm ở… chính bản thân ta mà thôi. Đương nhiên là ai cũng từng gặp phải những vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân. Nhưng sống có trách nhiệm không có nghĩa là ta cứ mãi gặm nhấm một vấn đề, trốn tránh nó, than vãn, đổ lỗi cho người khác hay những động thái đại loại như thế. Sống có trách nhiệm nghĩa là chúng ta phải kiểm soát được suy nghĩ và hành động bản thân, để rồi từ đó làm hết khả năng của mình nhằm cải thiện tình hình. Đương nhiên là những thử thách của cuộc sống đến với ta dưới muôn hình vạn trạng, nhưng luôn có một điều gì đó mà ta có thể làm để thay đổi những gì đang diễn ra. Và chúng ta cần phải có một niềm tin như thế trước khi tìm kiếm giải pháp mới. Dù một người là siêu thành công hay đang gặp khó khăn, thì chất lượng cuộc sống của mỗi người đều tùy thuộc vào việc họ ợ g ộ g g y ộ ệ ọ nghĩ gì, làm gì và tin vào điều gì. Bạn có nhận thấy điểm chung ở đây không? Ba yếu tố trên đều chỉ liên quan đến cá nhân bạn - không phải thầy cô, thời tiết hay ngoại cảnh khách quan. Thành công thật ra chỉ đến từ một người... Người đó chính là bạn. 1.2 Lần đầu tiên gặp Jack Nathan, 18 tuổi (Indianapolis, IN): Tôi gặp Jack Canfield trong một tình huống không lấy gì làm tốt đẹp lắm. Nhưng bây giờ nghĩ lại, tôi thấy mừng vì chúng tôi đã gặp nhau. Khi đó Jack đang có mặt ở trường tôi và đang làm việc với thầy hiệu trưởng thì ông nghe thấy tiếng tôi cãi cọ với giáo viên của mình ngoài phòng giáo vụ. Ô ng ra khỏi phòng họp và bước lại chỗ tôi, đề nghị tôi giải thích mọi chuyện. Tôi kể lại (một cách khá lớn tiếng) cho ông ta nghe rằng tôi vừa bị cấm tham gia các hoạt động cùng đội bóng chày, và như thế là bất công. Họ không thể đối xử với tôi như thế được. Nhất là trong lúc này! - Bất công ở chỗ nào? Và tại sao lại không phải là trong lúc này? - Jack hỏi. - Chúng cháu sắp tham dự giải vô địch toàn bang vào tuần tới, và ở đó sẽ có rất nhiều người đi săn tuyển thủ cho các đội bóng của trường cao đẳng, và nếu họ nhìn thấy cách cháu ném bóng thì chắc chắn cháu sẽ nhận được học bổng. Nếu không có học bổng ấy thì cháu không thể nào chi trả nổi chi phí học cao đẳng. Đây là cơ hội duy nhất của cháu. Điều này thật là không công bằng! Tôi ấm ức trả lời, cứ mong mình sẽ được thông cảm. Nhưng không, Jack nói: - Cháu cho tôi hỏi một câu nhé. - Vâng. - Lần đầu cháu thấy trường học bất công là khi nào? Nói thật đi... - Khi còn học tiểu học. - Tôi trả lời ngay. - Được rồi, vậy sao cháu lại còn đứng đây, làm ra vẻ như không biết rằng trường học là một nơi đầy rẫy sự bất công? M ỗi giáo viên đều có những quy định riêng của mình. Một vài người chú trọng quy định này nhiều hơn người khác. Nhiều khi trò ngoan vẫn bị tóm gáy còn những đứa thường xuyên phạm quy lại chẳng bị làm sao cả. Đúng chưa? - Jack hỏi. - Đúng. - Vậy đây không phải là vấn đề trường học có bất công hay không mà là chuyện "Tại sao cháu lại bị kỷ luật như thế?". Tôi không nghĩ rằng họ chỉ ngẫu nhiên bốc thăm trúng tên cháu để mà kỷ luật. Vậy thì cháu đã làm gì để phải chịu một hậu quả như thế? - Cháu đi học muộn. - Chỉ một lần? - Không, nhiều lần. - Bao nhiêu lần? - Cháu không biết. Khoảng 6, 7 lần gì đó. Jack quay sang thầy hiệu trưởng lúc này đang theo dõi cuộc nói chuyện của chúng tôi, ông hỏi: - Thưa thầy, quy định ở đây là thế nào? Học sinh đi trễ mà không có lý do chính đáng bao nhiêu lần thì mới bị kỷ luật không cho tham gia các hoạt động của đội thể thao? g ạ ộ g ộ - Ba lần. - Thầy hiệu trưởng đáp. Jack nhìn tôi và hỏi: - Cháu có biết quy định này không? - Có. - Vậy tại sao cháu lại phạm quy nhiều lần như vậy? - Sau khi đi trễ đến lần thứ ba mà thấy vẫn chẳng sao cả, cháu cứ nghĩ là họ không kỷ luật thẳng tay như thế. Jack quay sang thầy hiệu trưởng và nói: - Đây chính là phần lỗi của nhà trường. Chính vì các quy định không được củng cố chặt chẽ nên các thầy đã làm cho em ấy tin rằng không có quy định này. Và thế là em ấy cho rằng nhà trường bất công. Jack lại nhìn tôi và nói: - Nhưng như vậy không có nghĩa là cháu thoát tội đâu. Cháu biết rõ quy định, nhưng đã chọn cách mặc kệ nó. Vậy thì cái gì lại quan trọng hơn cả việc chơi bóng chày và lấy được học bổng như thế? Tôi nhìn thẳng vào mắt Jack và nói: - Không thứ gì quan trọng hơn bóng chày cả. Đó là thứ quan trọng nhất trong đời cháu. - Không đúng. - Jack đáp. Bạn có thể hình dung được là câu nói này đã khiến tôi nổi nóng thế nào. Nhưng ông ấy phớt lờ và nói tiếp: - Cháu coi trọng một thứ khác hơn là đến trường đúng giờ để chơi bóng chày. Đó là thứ gì? Tôi cảm thấy bị dồn đến chân tường, không còn cách chối nữa. Tôi suy nghĩ một lát rồi nói: - Ý bác là việc ngủ nướng à? - Tôi không biết. Cháu nói cho tôi nghe đi. - Jack đáp. - Cháu đoán chắc là việc đó. - Có thật là ngủ nướng đối với cháu quan trọng hơn chơi bóng chày? - Không, không đời nào! - Vậy sao cháu lại không chịu thức dậy đúng giờ? - Khi chuông báo thức reo, cháu đã bấm nút hoãn - nhiều khi còn bấm mấy lần - và thế là rốt cuộc cháu dậy trễ. Sau đó chúng tôi nói chuyện thêm một chút nữa, rồi Jack xin thầy hiệu trưởng cho tôi thêm một cơ hội, vì giờ đây tôi đã nhận thức được sự việc và chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm. Nhưng chúng tôi thống nhất rằng chỉ cần tôi đi học trễ một lần nữa thì tôi sẽ bị đuổi khỏi đội bóng chày và không được quyền than vãn hay phản đối gì nữa. Nhưng vẫn còn đó một vấn đề cần giải quyết. Tôi cần một chiến lược mới để có thể thức dậy đúng giờ. Tôi không thể cứ bấm nút dời chuông đồng hồ mãi như thế này được. Chúng tôi cùng nhau suy nghĩ và đã tìm ra rất nhiều cách. Đầu tiên, đó là tôi cần để đồng hồ báo thức ở đầu kia của phòng. Khi đó, nếu muốn tắt chuông thì tôi phải bước ra khỏi giường. Thứ hai, nếu tôi vẫn không thức dậy đúng giờ, tôi phải trả cho mẹ 1 đô-la để bà dội nước đá lên người tôi. Mẹ tôi chắc là rất khoái việc này! Sau đó tôi không còn đi học trễ nữa. Jack đã giúp tôi hiểu thế nào là chịu trách nhiệm 100% cho cuộc đời mình. Mọi chuyện ở đội bóng chày sau đó cũng ổn thỏa - ngay cả huấn luyện viên cũng khen ngợi việc tôi thay đổi thái độ sống. Bây giờ tôi đang học cao đẳng nhờ vào học bổng cho vận động viên bóng chày của trường. Tôi cảm thấy thật thoải mái khi biết mình có thể kiểm soát được bản thân và làm những gì tôi muốn. 1.3 Toàn diện Màn đêm buông xuống và thành phố chìm trong bóng tối. Có một người đàn ông đang bò dưới đất để tìm kiếm thứ gì đó dưới ngọn đèn đường thì một phụ nữ đi ngang qua và hỏi ông đang làm gì. Ông ta nói rằng mình làm mất chìa khóa và đang cố gắng hết sức để tìm nó. Người phụ nữ đề nghị giúp đỡ ông. Một giờ sau, người phụ nữ nói với giọng băn khoăn: "Chúng ta đã tìm khắp nơi rồi mà vẫn không thấy cái chìa khóa ấy đâu cả. Anh có chắc là mình làm mất chìa khóa ở đây không?". Người đàn ông trả lời: "Không, tôi làm mất nó trong nhà. Nhưng mà ở ngoài này có đèn đường sáng hơn". Đây là một ví dụ tuyệt vời để gợi cho chúng ta về việc ta vẫn thường hay kiếm tìm giải pháp cho vấn đề ở bên ngoài con người mình, vì như thế thì dễ hơn là tìm ra nguyên nhân sự việc bên trong con người chúng ta. Nhưng dù thế nào đi nữa thì chúng ta vẫn là ngọn nguồn của mọi vấn đề, và ta cần đối diện với sự thật đó; nếu không, ta sẽ chẳng thể thay đổi được gì. Chúng ta phải nhìn thẳng vào cuộc sống và đối diện với thực tế - cho dù nó có khó chịu đến mức nào đi nữa. Đương nhiên là tất cả chúng ta ai cũng muốn mọi chuyện "tốt đẹp hơn", nhưng chuyện đó sẽ chẳng bao giờ xảy ra nếu bạn từ chối nhìn vào bản chất sự việc. Mọi thứ chỉ có thể thay đổi khi bạn nhận thức được rằng cần phải thay đổi. Bạn có thể hài lòng với cuộc sống hiện tại - và điều đó rất tốt - nhưng những người thành công hiểu rằng mọi thứ đều luôn có thể tốt hơn. Bước đầu tiên để thành công và tận hưởng những gì quan trọng nhất đối với bạn đó là biết chịu trách nhiệm 100% về cuộc đời mình. Bạn sẽ chẳng đạt được những điều mình muốn nếu không dám u trách nhiệm về chính mình. Tìm kiếm ngoài bản thân mình lý do vì sao mình vẫn chưa có được cuộc sống như mong đợi sẽ chẳng có ích gì cả. Chính bạn tạo ra chất lượng cuộc sống của mình - không ai khác. 1.4 Biện hộ hay thể hiện một cách xuất sắc? Do bạn chọn 99% thất bại đều xuất phát từ những người có thói quen biện hộ. - George Washington Carver, Nhà giáo dục Mỹ Chịu trách nhiệm không chỉ là chủ động nhận lỗi. Nó còn đòi hỏi chúng ta ngừng ngay việc hay biện hộ. Đến khi nào vẫn còn nói lời biện hộ, thì sẽ chẳng bao giờ bạn đạt được kết quả tốt cả. Hãy nghĩ thế này: Biện hộ cũng giống như bấm nút mở cửa máy bay vậy. Ngay lúc bạn bấm nó cũng là lúc bạn quyết định sẽ rời khỏi máy bay. Đó là lúc bạn rẽ sang một hướng khác hoàn toàn và bỏ lại cơ hội thành công sau lưng. Những lời biện hộ cho phép chúng ta đầu hàng về mặt tinh thần và bào chữa cho lý do vì sao chuyện này lại thất bại, hay vì sao ta lại chưa cố gắng hết mình - và khi chuyện đó xảy ra... thì cuộc chơi coi như chấm dứt. Kent: Những người thật sự thành công hiểu rõ rằng lời biện hộ xác đáng nhất trên đời này cũng chẳng giúp ích được gì cho mình. Cho dù lời biện hộ đó có là sự thật hay chính xác đến thế nào cũng vô ích. Vài năm trước, tôi và anh trai đã học được điều này một cách vất vả khi chúng tôi cùng viết cuốn sách đầu tiên. Lúc bắt đầu kế hoạch đó, chúng tôi vẫn còn đang đi học và cũng thích chơi thể thao. Nhiều khi chúng tôi hầu như còn không đủ thời gian để làm bài tập về nhà, đừng nói là việc viết sách. "Cuốn sách đó sao rồi? ", mọi người thường hỏi thăm. Chúng tôi nói thật với họ: "Gần đây chúng tôi không có thời gian. S au giờ tập buổi sáng, học chính thức, giờ tập buổi chiều, khi về đến nhà thì hai anh em đều kiệt sức cả. Rồi còn bài tập ở nhà nữa chứ. C ho nên chúng tôi chưa tiếp tục được". Có vẻ như ai cũng đoán được câu trả lời của chúng tôi. Họ nghe chúng tôi giải thích (mà thật ra là một cái cớ) và đáp lại một cách đơn giản: "Thế à!". Quả thực là chúng tôi đã rất mệt mỏi, và cũng không có thời gian. Nhưng khi bạn tin là bản thân mình không thể làm gì để cải thiện tình hình, chính là lúc bạn không muốn chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình. Chịu trách nhiệm 100% cho đời mình nghĩa là chúng ta phải tìm ra cách giải quyết thử thách mà mình đang phải đối mặt. Và chúng tôi đã học được rằng: Cho dù lời biện hộ của mình có đúng đến đâu đi nữa, thì người khác cũng chẳng quan tâm. Những lời biện hộ chẳng làm được gì khác ngoài việc cản bước chân ta, và chẳng ai có được lợi lộc gì từ chúng. Hai anh em tôi chỉ có thể hoàn thành cuốn sách khi chúng tôi ngừng đưa ra những lời biện hộ, ngừng than vãn và chuyên tâm làm việc. Vậy bước đầu tiên để làm được như vậy là gì? Hãy tin tưởng rằng chúng ta có sức mạnh để cải thiện mọi thứ và đạt được kết quả như mong muốn. Chúng ta ai cũng biện hộ, không vì lý do này thì cũng vì lý do khác, nhưng lý do nào thì cũng thế. Vấn đề là chúng ta phải lựa chọn - đúng, bạn có quyền lựa chọn - xem mình có chịu trách nhiệm 100% với tất cả những gì xảy ra hoặc không xảy ra với mình hay không. Nói tóm lại, BẠN phải quyết định cho chính bản thân mình. Có rất nhiều người tròn xoe mắt khi nghe đến từ "trách nhiệm". Họ bảo "Ừ, ừ, ừ... tôi biết rồi!" (Và đúng vậy, chúng tôi cũng từng ọ g ậy g g g là một trong số "những người đó"). Nhưng bạn cũng biết đấy, có một sự khác biệt rất lớn giữa "biết" và "làm"! 1.5. Trò đổ lỗi và than vãn Tất cả những lời đổ lỗi chỉ làm phí thời gian. Cho dù người khác có lỗi ra sao hay bất kể bạn đổ lỗi cho họ thế nào đi nữa, thì việc đó cũng chẳng làm bạn thay đổi. - Wayne Dyer, Nhà diễn thuyết, tác giả best seller Câu hỏi: Hai việc dễ nhất mà bạn có thể làm khi nhận được kết quả không như mong đợi là gì? Trả lời: 1. Đổ lỗi cho ai đó hoặc thứ gì đó 2. Than vãn Tại sao chúng tôi biết như vậy? Bởi vì chúng tôi đều từng mắc phải những sai lầm này. Chắc bạn cũng tự nhận thấy mình dễ sa đà vào hai thái độ đó đến thế nào. Cả hai đều rất dễ làm, nhưng buồn thay chúng lại không phải là việc làm đúng, mà giống như hai chiếc bẫy giương ra để tóm chặt tay chân chúng ta. Hãy xem xét cạm bẫy thứ nhất: đổ lỗi Blair, 22 tuổi (Thành phố Salt Lake): Tôi muốn đạt điểm cao; tôi muốn trở thành cầu thủ xuất sắc nhất trong đội bóng chuyền, tôi muốn có một thân hình cân đối và khỏe mạnh... nhưng dường như như thế vẫn chưa đủ. Ý định của tôi là tốt, nhưng để đạt được tất cả những điều đó thì khó hơn tôi tưởng. Khi không được điểm tốt hay chơi tệ trong một trận bóng chuyền, tôi thường lập tức tìm ra một lỗi nào đó của người khác. Tôi không chấp nhận là mình sai. Tôi trách thầy cô dạy không giỏi. Tôi trách bạn bè không chơi hết mình. Tôi đổ lỗi do bài vở quá nhiều khiến tôi không có thời gian tập thể dục. Việc này khiến cho tôi cảm thấy nhẹ nhõm được một lúc, bởi vì đằng nào thì "đó cũng đâu phải lỗi của mình". Tôi thấy mình chẳng có lỗi gì cả... và đó chính là vấn đề tôi phải đối mặt. Đổ lỗi dần trở thành thói quen của tôi từ khi nào không biết. Lúc đó tôi vẫn chưa nhận ra, nhưng nó đã khiến tôi trở thành một người rất giỏi phàn nàn. Cuối cùng cũng có người đánh thức tôi. Anh ta nói: "Cậu sẽ làm gì để thay đổi tình thế?". Tôi đáp ngay: 'Tôi chẳng làm gì được cả. Đó là những việc ngoài tầm kiểm soát của tôi". Nhưng bạn tôi đặt một câu hỏi làm tôi choáng váng: "Thế ra cậu cho rằng người khác kiểm soát cuộc đời, thành quả và hạnh phúc của cậu à?". Ái chà! Tôi đã rất bất ngờ. Tôi chưa hề nghĩ như thế trước đây. Lúc ấy tôi mới nhận ra rằng lý do tôi không bao giờ đạt được mục tiêu của mình chính là vì tôi cứ để thế giới bước qua tôi. Tôi cũng nhận ra rằng mình có khả năng thay đổi mọi thứ. Bây giờ tôi 22 tuổi, và tôi đã đạt được nhiều mục tiêu mình đề ra hơn cả 21 năm đã qua của cuộc đời tôi cộng lại. Đối với tôi, việc chịu trách nhiệm có đủ sức mạnh để làm thay đổi cả cuộc đời. Lời khuyên: Thay vì chỉ ngón tay vào người khác, hãy dùng nó để tìm ra một giải pháp mới. Bây giờ hãy xét đến cạm bẫy thứ hai: than vãn Thường thì người ta hay than vãn về những việc mà thực ra họ hoàn toàn có thể tác động đến. Chẳng ai than phiền về thứ mà mình không thể can thiệp cả. Bạn có thấy ai than phiền về lực hút trái đất bao giờ chưa? Làm gì có! Đây là một sự thật trần trụi: Những tình huống mà chúng ta than phiền thường là những thứ mà ta có khả năng thay đổi - nhưng chúng ta đã chọn cách ngồi thừ ra đấy và kêu ca! Chúng g g ọ g y g ta ai cũng có thể học chăm chỉ hơn, ăn uống lành mạnh hơn, đổi lớp, tập thể dục thường xuyên hơn, thực hành lâu hơn, chọn bạn tốt hơn và tiếp nhận nhiều thông tin hơn. Chúng ta hoàn toàn có khả năng làm những việc đó. Bây giờ hẳn bạn sẽ nghĩ rằng: "Này Kent và Jack, nếu việc đó đơn giản như vậy thì tại sao nhiều người lại không có được những gì mình muốn?". Câu hỏi rất hay! Vấn đề là ngoài việc đòi hỏi bạn phải thay đổi, chúng cũng cần bạn dám mạo hiểm nữa. Với hầu hết mọi người, nguy cơ mất bạn bè, cô đơn một mình, bị người khác chỉ trích còn đáng sợ hơn việc cứ ngồi một chỗ "để mặc cho con tạo xoay vần". Chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình và dám thay đổi đồng nghĩa với việc chúng ta chấp nhận nguy cơ thất bại, bị chỉ trích, và sai lầm - những nỗi lo sợ vẫn thường khiến ta chùn bước. Và vì sợ hãi những cảm giác đó, nhiều người đã chọn cách cứ ngồi một chỗ, đổ lỗi cho người khác và than vãn. Tuy nhiên, tất cả những người thành công mà chúng tôi gặp gỡ đều tin rằng chúng ta có hai lựa chọn trong tình huống này: 1. Chấp nhận việc dẫm chân tại chỗ và không than vãn nữa. 2. Đối mặt với thách thức và quyết định mạo hiểm để tạo ra một cuộc sống như ý bạn muốn. Để bước từ nơi bạn đang đứng đến nơi bạn muốn đến, bạn phải chấp nhận mạo hiểm. Đó là một phần của cuộc sống. Nếu bạn không chấp nhận nguy cơ thì có nghĩa là bạn có nguy cơ không đạt được gì cả. 1.6 Sức mạnh của bạn Hầu hết mọi người đều nhảy nhót quanh sự thật và không chịu chấp nhận rằng họ chính là nguyên nhân quyết định chất lượng cuộc sống của chính mình. Nếu muốn làm người chiến thắng, bạn phải nhận thức được sự thật - bạn chính là người hành động, suy nghĩ, cảm nhận và quyết định những điều đã dẫn bạn đến vị trí như hiện nay. Và hơn nữa: Nếu bạn là người tự đưa mình đến vị trí như hiện nay, thì bạn cũng chính là người có thể đưa bạn đến nơi bạn muốn. Bạn có thể thay đổi tất cả mọi thứ chỉ bằng cách hành động hay suy nghĩ khác đi. Chỉ đơn giản vậy thôi. Bắt đầu bằng việc điền vào chỗ trống trong câu sau: "Để thay đổi cuộc đời, trước tiên mình phải thay đổi ". 1.7 Quy luật của muôn đời Nếu hiểu được quy luật này của cuộc đời, bạn sẽ có khả năng kiểm soát hoàn toàn số phận của mình: S + P = K Đừng lo, đây không phải là công thức toán học gì đâu. Cái này đơn giản hơn nhiều! Nó có nghĩa là: SỰ KIỆN + PHẢN ỨNG= KẾT QUẢ Xét về cơ bản thì công thức này có nghĩa là: mọi kết quả trong cuộc đời (cho dù là thành công hay thất bại, khỏe mạnh hay bệnh tật, vui vẻ hay buồn đau) đều xuất phát từ việc ta phản ứng thế nào với một (hay nhiều) sự kiện xảy ra trước đó trong cuộc đời mình. Nếu bạn không thích thú lắm với kết quả hiện tại, bạn có hai lựa chọn: 1. Đổ thừa cho Sự kiện đã làm bạn có Kết quả không tốt. Hay nói cách khác, bạn có thể đổ lỗi cho bố mẹ, thầy cô, bạn bè, đồng đội, tuổi thơ, thời tiết, sự phân biệt chủng tộc, thiếu người ủng hộ, vân vân và vân vân. Nhưng cái trò đổ lỗi đó thì có ích lợi gì nào? Chắc chắn là cũng có những yếu tố như thế ảnh hưởng đến bạn thật đấy, nhưng nếu chúng là những yếu tố mang tính quyết định thì làm gì có ai trên đời này thành công! Này nhé, bạn thử nghĩ xem: Nếu có thái độ như trên thì Michael Jordan chắc chẳng bao giờ có thể chơi được trong giải NBA. Helen Keller chắc chẳng là nguồn động lực cho hàng triệu người như thế. Martin Luther King Jr. chắc chẳng có sức ảnh hưởng đến cả quốc gia như thế. Oprah Winfrey chắc chẳng chủ trì một chương trình nói chuyện hàng đầu thế giới như thế. Bill Gates chắc chẳng lập nên Microsoft. Bạn còn cần thêm những ví dụ khác không? Danh sách vẫn còn dài... Có rất nhiều người đã vượt qua được những cái gọi là "yếu tố giới hạn"- vì vậy không lý nào chúng lại trở thành yếu tố giới hạn của bạn. Sự thật là không phải những tình thế khách quan hay người nào khác ngăn cản chúng ta - mà đó chính là chúng ta! Chúng ta tự ngăn cản bản thân mình. Chúng ta suy nghĩ trong giới hạn, biện minh cho những hành vi tự hủy hoại bản thân mình, bỏ ngoài tai những lời góp ý có ích, tốn thời gian cho việc đồn đại linh tinh, ăn những thứ chẳng tốt lành gì, không tập thể dục, tiêu tiền nhiều hơn mức mình kiếm ra, không lên kế hoạch cho tương lai, không dám chấp nhận rủi ro, né tránh sự thật - và rồi sau đó tự hỏi sao đời ta lại thế này, thế kia… Bạn thấy đấy, lựa chọn này chẳng giúp ích gì cho bạn cả. 2. Bạn thay đổi Phản ứng (thay vì Sự kiện) cho đến khi nào có Kết quả như ý. Đây chính là lựa chọn có thể tạo ra sự giàu sang, cơ hội, tự do, và nhiều hơn thế nữa. Bất cứ lúc nào ta cũng có thể thay đổi cách suy nghĩ, cách nhìn nhận bản thân và cách ta hành xử - đó chính là sức mạnh CỦA BẠN. Và đó chính là những gì ta cần để kiểm soát tình thế. Rốt cuộc, việc gì xảy đến với ta không quan trọng, quan trọng là ta phản ứng như thế nào với những gì xảy ra. Và phản ứng thế nào là hoàn toàn tùy thuộc vào bản thân ta. 1.8 Phản ứng bằng hành động Kent: Hôm đó là thứ ba và cũng là ngày đầu năm học. Hiệu trưởng thông báo qua loa phóng thanh: "Hôm nay, giữa tiết đầu, khối lớp mới vào sẽ có một bài kiểm tra đột xuất. Các em hãy tập trung trước nhà thể thao". Ngay sau thông báo đó, tôi nghe xung quanh rền rĩ những tiếng thở dài, những lời than vãn. Tôi công nhận... là chính tôi cũng không lấy làm thích thú gì với thông báo về bài kiểm tra này. Khi đi đến nhà thể thao và xếp hàng, tôi thấy những học sinh khác đang than phiền và cãi nhau ầm ĩ. "Thật không tin được mình lại phải làm kiểm tra thế này!" "Thật là phí thời gian!" "Tớ rớt chắc rồi." "Tớ cũng vậy." Rồi tôi thấy có một nhóm 3 - 4 học sinh có vẻ không mấy quan tâm đến bài kiểm tra đột xuất. Họ đang cười nói với nhau khiến tôi cảm thấy thắc mắc. Tôi tiến lại chỗ họ để nghe xem họ đang nói gì. "Cậu nghĩ bài kiểm tra sẽ ra đề gì?", một cô bé hỏi. Bạn cô đáp: "Nếu là trắc nghiệm thì tớ chẳng lo". "Ừ, tớ cũng chẳng lo. Tớ làm hết bài tập rồi. Với lại bây giờ mình cũng đâu biết sẽ ra đề gì nên chuẩn bị làm sao được, thế nên lo làm gì, phải không?", cô bạn cười. Rồi tôi nhìn thấy một cậu vừa nghe iPod vừa đọc sách. Tôi nhớ lúc đó mình đã thầm nghĩ: "Hmmm, nếu bài kiểm tra thực sự là yếu tố quyết định cảm xúc thì mọi người đều phải ủ rũ cả chứ?". Nhưng không phải ai cũng như thế. Việc này còn tùy thuộc vào một thứ khác, đó là: cách phản ứng của mỗi người. Chính cách phản ứng của từng cá nhân đối với bài kiểm tra đã cho mỗi người một kết quả khác nhau. Chính thái độ và hành động tạo nên những trải nghiệm khác biệt cho từng người. 1.9 Chú ý... Sự thật chính là câu trả lời Cách dễ nhất và nhanh nhất để biết một việc gì đó có hiệu quả hay không là chú ý đến kết quả mà ta đang có. Chúng ta đang có điểm tốt hay không? Vui hay buồn? Có đạt được những gì mình mong muốn hay không? Kent: Tôi nhớ một người thầy của tôi đã nói: "Kết quả không biết nói dối", khi tôi cố giải thích vì sao tôi làm bài không tốt. Tôi cảm thấy mình bị xúc phạm. Tôi phải mất khá lâu mới "tiêu hóa"được câu nói này; nhưng càng suy nghĩ tôi càng thấy nó đúng. Thực tế là không ai thích nhìn thấy những kết quả chẳng đáng tự hào của bản thân. Nhưng nếu chúng ta có đủ dũng khí để đối diện sự thật, chúng ta có thể thấy những gì mình cần thấy và rồi thay đổi những điều cần thiết, bởi vì... bản thân sự thật nói lên rất nhiều điều. Trong thực tế, chúng ta vẫn thường nhận được những tín hiệu cảnh báo dưới dạng những "tín hiệu" khác nhau như nhận xét của người khác, bản năng hay trực giác. Những cảnh báo này cho chúng ta thời gian để tránh đi những kết quả không mong đợi. Càng giỏi nhận ra những dấu hiệu này và phản ứng mau lẹ bao nhiêu thì chúng ta càng có khả năng kiểm soát và giảm thiểu những khó khăn. Một vài dấu hiệu cảnh báo bên ngoài có thể là: Bố mẹ cảnh báo Bạn bè nhắc nhở Bạn liên tục nhận được kết quả không mong đợi Một vài tín hiệu bên trong có thể là: Cảm giác bồn chồn trong lòng Có một tiếng nói bên trong bạn nói rằng: "Có điều gì đó không ổn". (Cái này còn gọi là trực giác. Nó chỉ ở đó nếu bạn chịu lắng nghe.) Những tín hiệu đó cho ta thời gian để thay đổi phản ứng của mình trong công thức S + P =K. Tuy nhiên, quá nhiều người lại hay bỏ qua những tín hiệu này, bởi nếu chú ý đến chúng có nghĩa là họ sẽ phải làm gì đó để thay đổi. Nhưng bạn hãy nhớ rằng, giả vờ không nhận ra những cảnh báo này chỉ càng khuyến khích thảm họa kéo đến trong tương lai. S ớm hay muộn gì bạn cũng sẽ phải đối mặt với kết quả hành động của mình. Cho nên, tốt nhất là bạn nên đối mặt với nó trước khi mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Mặt khác, bạn cũng sẽ nhận được những tín hiệu báo cho bạn biết rằng bạn đang đi đúng hướng. Chúng ta sẽ nói về điều này sau. 1.10 Sống là phải vui, đúng không? Sống là phải vui, đúng không nào? Vậy sao chúng ta phải tốn thời gian đối mặt với những vấn đề mà mình có thể tránh được? Những người thành công không bao giờ ngồi chờ tai họa ập đến. Thay vào đó, họ luôn phản ứng nhanh và dứt khoát trước những tín hiệu và sự kiện, ngay khi nó vừa xuất hiện. Kết quả là cuộc sống của họ sẽ trở nên dễ dàng và vui vẻ hơn nhiều. Những câu nói cũ rích kiểu như "Tôi là kẻ thất bại" hay "Chẳng có việc gì xuôi chèo mát mái với tôi cả" sẽ dần trở thành "Tôi cảm thấy thật tuyệt vời","Tôi đang kiểm soát được mọi chuyện" và "Tôi có thể khiến điều đó xảy ra". Khi chúng ta tự nói với bản thân mình những lời tích cực, sự tự tin và ý thức về bản thân nơi ta cũng sẽ lớn lên. Và khi điều đó xảy ra, một thế giới hoàn toàn mới với những khả năng mới sẽ xuất hiện. Để thành công hơn, tất cả những gì ta cần làm là hành động sao cho bản thân mình tự tạo ra được những gì mình muốn. Chỉ vậy thôi. Rất đơn giản. Câu hỏi: Năm điều mà ngày nào bạn cũng nói với bản thân mình là gì? Có lẽ bạn phải suy nghĩ kỹ trước khi trả lời câu hỏi này vì chúng ta thường ít khi nhận ra những gì mình nói với bản thân. Nhưng chịu trách nhiệm hoàn toàn về cuộc đời mình có nghĩa là chúng ta phải kiểm soát được suy nghĩ của mình, bởi vì suy nghĩ ảnh hưởng đến tất cả những gì ta làm! Những câu mà bạn luôn thầm nhủ với bản thân có thể mang tính tích cực hay tiêu cực. Chẳng hạn như những ví dụ sau: Tích cực: "Mình có thể làm việc này." "Mình đủ khả năng." "Mình có thể khiến nó xảy ra." "Mình kiểm soát được tình hình." Tiêu cực: "Mình không đủ giỏi." "Ôi, đằng nào thì khả năng mình cũng chỉ tới đó." "Sao lại là mình cơ chứ?" ạ "Mình không đủ trình độ." Vậy bạn hay nói gì với mình hằng ngày? Hãy viết 5 câu bạn thường tự nhủ vào nhật ký hoặc một tờ giấy trắng và sau đó nhìn lại, xem chúng mang tính tích cực hay tiêu cực? Hay là cả hai? Bạn nghĩ những câu đó ảnh hưởng thế nào tới hành động của bạn? Bây giờ hãy nhìn vào 5 điều đó và gạch bỏ đi những điều nào bạn không muốn mình nói nữa rồi bổ sung bằng những câu nói hướng tới kết quả tốt đẹp. Việc này sẽ giúp não bạn xóa bỏ đi những câu tự thoại tiêu cực và ghi nhận những định hướng tích cực. Những điều tiêu cực bạn lặp đi lặp lại hằng ngày chỉ biết làm mỗi một việc là ngự trong đầu bạn rồi gặm nhấm hết tiềm năng của bạn mà thôi. Nhưng cứ tưởng tượng xem chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn làm ngược lại, khi bạn nuôi dưỡng đầu óc mình bằng những thông tin tích cực? Cho dù lúc đầu ta không tin những gì ta tự nói với bản thân, nhưng dần dần não ta sẽ chấp nhận và biến nó thành sự thật. Vì thế, việc nói những câu mang tính xây dựng với bản thân là rất quan trọng. Lời khuyên: Hãy để danh sách này bên đầu giường hay dán nó lên gương trong nhà tắm. Cách này sẽ giúp bạn ghi nhớ những câu nói ấy mỗi ngày. 1.11 Đơn giản chưa chắc là dễ dàng Cho dù nguyên tắc thành công đầu tiên này rất đơn giản, nhưng chưa chắc là nó dễ dàng thực hiện. Cũng như nói chuyện với bạn bè là một việc làm đơn giản, nhưng khi bạn bị quẳng lên sân khấu và buộc phải trình bày cả một bài diễn văn trước đám đông khán giả thì thật không dễ dàng gì. Chịu trách nhiệm hoàn toàn đòi hỏi bạn phải có ý thức, sống hết mình và sẵn sàng trải nghiệm, chấp nhận mạo hiểm. Bạn phải chú tâm đến những gì mình đang làm và kết quả nhận được. g q ậ ợ Lời khuyên: Hãy hỏi bản thân, gia đình, bạn bè, thầy cô và huấn luyện viên để xin góp ý. Có lẽ lúc đầu bạn sẽ ngại, nhưng họ có thể giúp bạn bằng cách chỉ ra những thói quen hay hành động chưa tốt mà bạn không tự ý thức được ở bản thân mình. Một số câu bạn có thể hỏi đó là: Những gì mình đang làm có hiệu quả không? Mình có thể làm tốt hơn không? Có việc gì mình nên ngừng làm không? Bạn thấy mình có hạn chế gì? Đừng ngại hỏi. Rất nhiều người không dám làm việc này vì họ sợ những gì sẽ phải nghe. Nhưng chẳng có gì đáng sợ cả. Sự thật là sự thật. Bạn thà biết sự thật còn hơn là cứ trốn tránh nó mãi. Và một khi bạn biết mình thiếu thứ gì, bạn sẽ biết mình cần phải làm gì để cải thiện tình hình. Bạn không thể cải thiện cuộc sống, điểm số, khả năng thể thao, hay tình bạn của mình mà không cần một lời góp ý nào. Cuộc sống luôn cho bạn những lời góp ý nếu bạn biết để tâm tìm kiếm và chú ý lắng nghe. Thỉnh thoảng bạn cũng nên chậm bước lại để quan sát cuộc sống của mình và những người xung quanh. Bạn có vui vẻ không? Mọi người có vui vẻ không? Cuộc sống của bạn có cân bằng, ngăn nắp, thú vị và hạnh phúc không? Điểm số của bạn có tốt hết mức có thể chưa? Bạn có khỏe mạnh và cân đối không? Bạn có được kết quả mình mong muốn chưa? Hãy nhớ cách duy nhất để thay đổi kết quả là thay đổi thái độ. Và bạn phải bắt đầu bằng cách đối diện thực tế - và thực tế đó đến từ những sự thật. Nếu bạn đường hoàng đối diện sự thật và nhanh chóng thay đổi, thành công sẽ đến với bạn bằng rất nhiều con đường. 1.12 Thử thách Cuốn sách này có rất nhiều Nguyên tắc Thành công đã được chứng minh cũng như những kỹ năng mà bạn có thể thực hành ngay lập tức. Bạn sẽ chẳng bao giờ biết được những nguyên tắc này có đúng hay không nếu bạn không thử. Và vấn đề chính là: Không ai có thể làm điều này thay bạn được. Tất cả đều tùy thuộc vào bạn... Nếu bạn muốn có tất cả mọi thứ tốt đẹp trong cuộc sống thì bao giờ bạn cũng phải bắt đầu bằng việc tự chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình. Liệu bạn có dám đối diện với thử thách? Chúng tôi mong là bạn có thể! Nguyên tắc 2 TIN RẰNG MỌI SỰ ĐỀU CÓ THỂ H ãy tin vào bản thân! Hãy có niềm tin với năng lực của mình! Nếu không có một sự tự tin dù khiêm tốn nhưng lại có cơ sở vững chắc vào sức mạnh của mình thì bạn sẽ không thể nào thành công hay hạnh phúc được. -Norman Vincent Peale, nhà diễn thuyết, tác giả Best Seller Tất cả những ai thành đạt về một lĩnh vực nào đó chắc chắn trước hết phải tự tin vào bản thân mình. Nếu không, hà cớ gì họ phải mất công đối mặt thử thách, theo đuổi ước mơ, nỗ lực tối đa cho con đường của mình? Nếu bạn thực sự không tin rằng bạn có thể đọc nổi một cuốn sách, thì bạn có tới thư viện để tìm nó không? Bạn có chọn cuốn sách này không? Có lẽ là không. Việc này nói lên điều gì? Nó cho thấy niềm tin luôn đi trước hành động của ta - và đặc biệt hơn, chính niềm tin về bản thân và khả năng của ta có tác động mạnh mẽ nhất. Nếu bạn muốn tạo dựng một cuộc sống đáng mơ ước thì trước tiên bạn phải tin rằng mình có khả năng làm được điều đó. Napoleon Hill từng được Andrew Carnegie (được mệnh danh "ông vua thép", người giàu nhất thế giới vào thời của mình) thuê về để nghiên cứu về sự thành công. Và kết quả nghiên cứu của ông đã dẫn đến sự ra đời của quyển sách Think and Grow Rich (Cách nghĩ để thành công), mà cho đến bây giờ vẫn là sách bán chạy nhất mọi thời đại. Một trong những điều có sức mạnh lớn lao nhất mà Napoleon đã khám phá ra chính là - bạn đoán xem - sức mạnh của niềm tin. Những gì tâm trí có thể hình dung ra và tin tưởng, chúng ta đều có thể đạt được. - Napoleon Hill 2.1 Tin tưởng là một lựa chọn Có thể là điều bất ngờ lớn đối với một số người, nhưng đây là sự thật: tự tin vào bản thân cũng là một thái độ - một sự lựa chọn. Đó là một cách suy nghĩ do chúng ta hình thành dần dần sau một thời gian dài. Nếu bạn có sự ủng hộ tích cực của bố mẹ, thầy cô, bạn bè, thì sẽ tốt hơn; nhưng điều đó không phải là yếu tố quyết định về lâu dài đến mức độ tự tin của bạn. Hãy nhớ rằng chẳng ích gì khi đổ lỗi cho người khác về việc ngày hôm nay bạn thế nào. Chính bạn phải chịu trách nhiệm về bản thân mình và những điều mà mình tin tưởng. Trong số cả trăm người rất thành công mà chúng tôi đã phỏng vấn để viết sách, gần như ai cũng nói rằng: "Tôi chẳng phải là người tài năng nhất trên đời, nhưng tôi đã chọn cách tin rằng mọi thứ đều có thể. Tôi được như ngày hôm nay là nhờ học hỏi, thực hành và làm việc chăm chỉ hơn những người khác". S tephen J. Cannell đã thi rớt lớp một, lớp bốn và lớp mười. Ông không đọc hiểu nhanh như những bạn học khác của mình. Với mỗi một bài thi, ông luôn bỏ ra 5 giờ đồng hồ để học ôn thi cùng mẹ nhưng rốt cuộc vẫn thi rớt. Cuối cùng S tephen đành đi đến kết luận, ấy là ông không được thông minh. "Nhưng tôi chỉ đơn giản là đã quyết định quên điều đó đi", ông nói. "Tôi không nghĩ đến chuyện đó nữa. Thay vào đó, tôi tập trung tất cả sức lực của mình vào lĩnh vực mà tôi giỏi, đó là môn bóng bầu dục. Nếu không nhờ bóng bầu dục, lĩnh vực mà tôi rất khá, thì không biết bây giờ tôi đã ra sao. Tôi đã có thể khẳng định được mình trong lĩnh vực thể thao." Lựa chọn tin vào điều gì là hoàn toàn tùy thuộc vào bạn. Thể thao đã dạy cho ông một điều rằng nếu dồn sức vào một việc gì đó, ông sẽ có thể trở nên xuất sắc. S au này ông cũng giữ vững niềm tin như thế và thành công ở những lĩnh vực khác trong cuộc sống. Kỳ lạ là ông lại trở thành một nhà biên kịch cho đài truyền hình. Cuối cùng ông còn mở một studio riêng và tự sáng tạo, sản xuất, và viết hơn 350 kịch bản cho 38 chương trình truyền hình khác nhau. Chẳng mấy chốc ông đã có hơn 2.000 người làm việc cho mình! Và sau khi bán studio đi, ông lại tiếp tục trở thành nhà văn có 11 tiểu thuyết bán chạy nhất! Đó là những thành quả không hề tệ chút nào đối với người được cho là kém thông minh. Câu chuyện của ông đã cho ta thấy: Stephen là một ví dụ điển hình cho việc đời cho bạn thứ gì không quan trọng, quan trọng là bạn phản ứng với những thứ đó như thế nào. Ông đã chọn cách sống bằng những niềm tin giúp ông xây dựng sự tự tin cho bản thân. 2.2 Bạn sẽ gặt hái được những thành quả mình đã đoán trước Để đạt được những thành quả tốt nhất, chúng ta không chỉ hành động mà còn phải tưởng tượng, không chỉ lên kế hoạch mà còn phải tin tưởng nữa. - Anatole France, Nhà văn Pháp Các nhà khoa học trước đây từng cho rằng não con người được cấu tạo để phản ứng với những thông tin tiếp nhận từ thế giới bên ngoài. Thế nhưng ngày nay người ta đã biết rằng não người cũng phản ứng với những gì nó cho là sẽ xảy ra tiếp theo đó. Ví dụ: Vài năm trước, một số bác sĩ ở Texas đã nghiên cứu về tác dụng của việc phẫu thuật đầu gối. Cụ thể là họ so sánh 3 cuộc phẫu thuật sau: (1) tháo khớp gối, (2) làm sạch khớp gối, và (3) không đụng gì đến khớp gối cả. Trong ca phẫu thuật "không đụng gì đến", bác sĩ sau khi gây mê cho bệnh nhân, họ rạch ba đường như thể chuẩn bị đưa các dụng cụ phẫu thuật vào và giả vờ phẫu thuật. Hai năm sau cuộc giải phẫu, những bệnh nhân đã thực hiện cuộc "phẫu thuật giả" đó cũng có những biểu hiện giảm đau nhức như những bệnh nhân thực sự được phẫu thuật. Não của họ cho rằng "cuộc giải phẫu" sẽ làm cho đầu gối mình khá hơn và quả thực là đúng như thế - cho dù thực ra chẳng ai làm gì đầu gối của họ cả. Thật đáng kinh ngạc! Vậy tại sao não người lại phản ứng như thế? (Cảnh báo: đoạn tiếp theo mà bạn đọc sẽ gồm toàn những từ "đao to búa lớn!" thôi đấy). Những nhà tâm lý học đã nghiên cứu về "thuyết mong đợi" này giải thích rằng đó là vì chúng ta luôn trong tình trạng mong đợi một số điều cụ thể nào đó sẽ xảy ra trong suốt cuộc đời mình. Hãy nghĩ xem. Ngày qua ngày, não ta đã thực sự học được cách trông đợi điều gì sẽ xảy đến - cho dù nó có thực sự xảy ra hay không. Và vì não đã trông đợi rằng sự việc đó sẽ xảy ra theo một cách cụ thể như thế, nên thường chúng ta sẽ gặp đúng những điều mình đã đoán trước. Brianna, 17 tuổi (Jackson Hole, WY): Ngay từ khi 12 tuổi, tôi đã luôn gặp rất nhiều khó khăn với môn toán. Mọi việc cứ ngày càng tệ hơn. Tôi ghét đến trường, ghét các bài tập về nhà. Cuối cùng tôi tin rằng mình không có khả năng làm việc với các con số. Mỗi khi đến trường, tôi luôn nghĩ rằng mình sẽ căng thẳng và phải vật lộn với môn toán - và chẳng nghi ngờ gì nữa, mọi chuyện diễn ra đúng như thế. Trí óc tôi luôn tìm kiếm những dấu hiệu để củng cố cho điều mà tôi dự đoán. Nếu tôi cố hết sức tính một phép tính nào đó và ra kết quả sai, phản ứng đầu tiên của tôi luôn là: "Thấy chưa! Biết ngay là sẽ sai mà. Cho dù mình có cố thế nào thì vẫn chẳng bao giờ tính đúng được". Năm nay tôi có một giáo viên dạy toán mới, người đã giúp tôi bừng tỉnh sau cơn mê dài bằng một vài phương pháp rất hữu hiệu. Lần đầu tiên tôi có chút tự tin với môn toán. Việc này khiến tôi nhận ra rằng trong năm năm vừa qua, điều mà thực ra tôi mong đợi chỉ làm cho tôi thể hiện mình kém hơn mà thôi, vì tôi đã thực sự tin rằng mình vô dụng. Tôi mừng vì bây giờ tôi đã nhận ra được điều này, vì từ đây về sau tôi đã biết nên trông chờ gì vào tương lai. Điều này rất đúng: chúng ta thường sẽ gặp phải những điều chúng ta nghĩ là sẽ gặp. Chính vì vậy, việc mong chờ những điều tích cực xảy ra là rất quan trọng. Khi bạn thay thế những trông đợi tiêu cực bằng những điều tích cực, não sẽ giúp bạn đạt thành những mong đợi đó. Thật tuyệt vời! 2.3 Tôi có thể! "Tôi có thể làm điều đó!" Đó có phải là sự thật không, hay chỉ là bạn tin như thế? Hãy xem xét điều này: Những gì mình tin tưởng sẽ trở thành sự thật. Chúng ta thường hay nói hoặc nghĩ rằng "Mình không thể!" mà chưa suy nghĩ kỹ. Thực ra ta có khả năng làm nhiều điều hơn là chúng ta tưởng. Nếu muốn thành công thì bạn phải dẹp bỏ câu "Tôi không thể!" hay những câu đại loại như: "Ước gì mình có thể..." "Phải chi mình..." "Mình sẽ cố, nhưng..." Những câu này sẽ lập tức tước hết sức mạnh của ta. Kết quả là ta sẽ bỏ qua cơ hội để trải nghiệm những điều mới mẻ, thử thách bản thân, và tự giới hạn mình. Năm 1977, ở Tallahassee, Florida, Laura S chultz, lúc này đã 63 tuổi, đã nhấc bổng đuôi của một chiếc xe nặng 750 kg khi nó đè lên tay cháu trai mình. Ngay hôm trước đó bà còn nói đùa rằng bà chưa từng nâng thứ gì nặng hơn chục ký. Laura là một người phụ nữ nhỏ bé, trông bà đúng là không nâng nổi thứ gì nặng hơn một bao thức ăn cho mèo thật. Tiến sĩ Charles Garfield muốn phỏng vấn bà sau khi đọc mẩu tin về bà trên báo. Đầu tiên Laura từ chối không nói gì về "sự kiện" đó. Nhưng sau khi kiên trì thuyết phục, Charles cuối cùng cũng đã được bà đồng ý cho phỏng vấn. Bà Laura nói rằng bà không muốn nói về "sự kiện" đó bởi vì nó đã thách thức niềm tin của bà về những gì bà có thể và không thể làm trong đời. Bà nói: "Nếu tôi có thể làm điều này khi tôi nghĩ mình không thể, vậy thì cả cuộc đời tôi là thế nào đây? Có phải là tôi đã phí hoài chúng rồi không?". Charles thuyết phục Laura rằng cuộc đời bà vẫn chưa chấm dứt và bây giờ bà vẫn còn có thể bắt đầu làm những gì mình muốn. Laura phát hiện ra rằng mình có một niềm đam mê vô cùng mãnh liệt đối với địa chất. Bà luôn ao ước được đến trường và học chuyên về địa chất học. Nhưng ngày trước gia đình bà rất nghèo và bố mẹ bà không thể lo hết cho cả hai chị em bà đi học được. Và thế là bà phải nhường cho em trai mình được tiếp tục theo đuổi con đường học vấn. Giờ đây ở tuổi 63, cùng với sự giúp đỡ của Charles, bà Laura đã trở lại trường và học về địa chất. Cuối cùng bà cũng có được bằng tốt nghiệp và sau đó bà đã đi dạy ở một trường cao đẳng của địa phương. Bạn có muốn chờ đến 63 tuổi mới quyết định được rằng bạn có thể làm những gì bạn muốn - hay là bạn muốn bắt đầu ngay bây giờ? Đừng phí cả đời để tinrằng bạnkhông thể. Cứ làm đi! 2.4 Bạn phải tin Nếu bạn tin bạn có thể, biết đâu bạn sẽ có thể. Nếu bạn tin rằng bạn không thể, chắc chắn bạn sẽ không thể. Niềm tin chính là công tắc đẩy bạn ra khỏi bệ phóng. - Denis Waitley, Cố vấn của NASA, tác giả best seller Tim Ferris chỉ mới 29 tuổi và những gì anh đạt được thật khiến người ta chóng mặt. Anh nói lý do khiến anh đạt được nhiều thứ như thế chính là nhờ niềm tin. Thực sự niềm tin vào khả năng của anh mạnh mẽ đến nỗi nó đã giúp anh đoạt chức vô địch quốc gia môn quyền cước S an S hou chỉ sáu tuần sau khi anh bắt đầu tiếp xúc với môn võ này. (Đúng, là sáu "tuần" chứ không phải sáu "năm" đâu đấy nhé!). Là một người Mỹ chính gốc và là đội trưởng đội judo ở Princeton, Tim luôn mơ về một ngày mình giành được danh hiệu quốc gia. Anh tập luyện rất chăm chỉ và rất giỏi trong môn thể thao này. Nhưng những chấn thương kéo dài liên tục từ ngày này qua tháng nọ đã ngăn cản anh đến với ước mơ của mình. Vì thế khi một người bạn gọi cho Tim mời anh đến xem mình thi đấu trong giải vô địch quốc gia quyền cước Trung Hoa sáu tuần sau, Tim đã ngay lập tức quyết định tham gia. Là "tham gia" chứ không phải chỉ "xem". Bởi vì Tim chưa từng tham gia một cuộc thi đấu đối kháng nào trước đây nên anh đã gọi cho Hội Boxing Hoa Kỳ và hỏi họ ở đâu có huấn luyện viên giỏi nhất. Anh đã phải lặn lội sang Trenton, New Jersey để học hỏi từ huấn luyện viên boxing từng đào tạo rất nhiều vận động viên đoạt huy chương vàng trong các kỳ thi. Mỗi ngày, sau 4 giờ đồng hồ bị đánh xiểng liểng trong vòng đấu, anh còn phải luyện tập thể lực trong phòng tạ. Để bù đắp cho việc thiếu kinh nghiệm, Huấn luyện viên của Tim tập trung vào sức mạnh của anh hơn là cải thiện những điểm yếu về kỹ thuật. Tim không chỉ muốn thi đấu, anh còn muốn chiến thắng! Đến ngày thi đấu, Tim đã đánh bại 3 đối thủ được đánh giá cao trước khi tiến vào vòng chung kết. Khi anh dự đoán trước mình sẽ thắng trận chung kết, anh nhắm mắt lại và tưởng tượng ra cảnh mình hạ đối thủ ngay vòng đầu (một nguyên tắc cũng rất hữu hiệu khác mà chúng ta sẽ bàn sau trong cuốn sách này). Tim đã tin tưởng. Và anh đã chiến thắng. Sau này, anh nói với chúng tôi rằng mọi người thất bại hầu như không phải vì họ không đủ khả năng hay trình độ, mà đơn giản là vì họ không tin tưởng vào bản thân. Đừng bao giờ đánh giá thấp bản thân bằng cách nghi ngờ khả năng của mình. Tất cả thành công đều bắt đầu bằng niềm tin. Hãy bắt đầu tin rằng bạn có thể đạt được những mục tiêu nhỏ trong cuộc sống, và rồi dần dần bạn sẽ có đủ tự tin để vươn tới cả những ước mơ hoang đường nhất. 2.5 Tìm đội ngũ ủng hộ Chỉ cần tin rằng mình sẽ thành công, rằng mình có thể trở thành bất cứ ai mà bạn mong muốn, và rồi bạn sẽ đạt được điều đó. - Oprah Winfrey, Người dẫn chương trình truyền hình có số người xem cao nhất trong lịch sử. Bạn biết rằng tin tưởng vào bản thân là một phần quan trọng đưa chúng ta đến thành công. Thế còn sự ủng hộ từ người khác g g ự g ộ g thì sao? Chính là cách hoàn hảo để có thêm sự tự tin mà cố gắng hết mình và đạt được những điều mình muốn! Khi chàng thanh niên 20 tuổi Ruben Gonzalez xuất hiện tại Trung tâm Huấn luyện O lympic U .S . ở Lake Placid, New York, anh có trong túi tấm danh thiếp của một doanh nhân ở Houston, người tin vào giấc mơ Olympic của Ruben. Ruben đến đây để học môn trượt băng bằng xe đơn, một môn thể thao mà cứ 10 người thì hết 9 đã bỏ cuộc ngay mùa đầu tiên. Hầu như ai cũng phải gãy vài cái xương trước khi "nhập cuộc" với cuộc đua có tốc độ 145km/giờ trên đường đua hẹp dài cả dặm làm bằng băng tuyết và xi măng này. Nhưng Ruben có ước mơ, sự đam mê và lời thề không bỏ cuộc, cùng với sự động viên của người bạn Craig tại quê nhà ở Houston. Khi Ruben trở về phòng nghỉ sau ngày đầu tập luyện, anh gọi cho Craig: - Craig, cái trò này thật kinh khủng! Hai bên sườn tớ đau buốt. Chắc là tớ gãy xương bàn chân rồi. Thế đấy. Chắc tớ quay lại với bóng đá thôi. Craig ngắt lời: - Ruben, ra đứng trước gương đi! - Cái gì? - Tớ nói cậu ra đứng trước gương đi! Ruben đứng dậy, kéo dài dây điện thoại ra và đứng trước tấm gương cao bằng thân người anh. - Giờ hãy nói lại theo tớ: "Cho dù tệ thế nào, và cho dù nó sẽ tệ thế nào đi chăng nữa, mình vẫn sẽ làm được!". Ruben thấy mình như thằng ngốc đứng trước gương, và cái giọng yếu đuối sướt mướt của chính cậu đã phản lại nội dung câu nói: "Cho dù tệ thế nào, và cho dù nó sẽ tệ thế nào đi chăng nữa, mình vẫn sẽ làm được". - Coi nào! Hãy nói cho đúng. Cậu là Ngài O lympic mà! Cậu nói thế suốt còn gì! Cậu có làm hay không đây? Ruben bắt đầu nghiêm túc: "Cho dù tệ thế nào, và cho dù nó sẽ tệ thế nào đi chăng nữa, mình vẫn sẽ làm được!". - Lại lần nữa! Cùng từng chữ thốt ra, niềm tin của Ruben đã trở lại: "Cho dù tệ thế nào, và cho dù nó sẽ tệ thế nào đi chăng nữa, mình vẫn sẽ làm được!". Rồi lại lần nữa, lại lần nữa và lại lần nữa... Sau năm sáu lần lặp đi lặp lại như thế, Ruben nghĩ: "Ồ, làm thế này cảm thấy cũng hay. Mình bắt đầu đứng thẳng hơn một chút rồi!". S au lần thứ 10 lặp lại câu nói ấy, Ruben nhảy cỡn lên và hét to: "Dù có bất cứ chuyện gì xảy ra cũng không quan trọng. Mình sẽ làm được. Mình có thể gãy cả hai chân. Nhưng xương rồi sẽ lành. Sau đó mình lại có thể trở lại, và mình sẽ làm được. Mình sẽ trở thành một vận động viên Olympic!". Cho dù bạn mơ ước điều gì, hãy thử sử dụng cách thức thành công của Ruben - nó thật sự có hiệu quả. Hãy nhìn mình trong gương và tự hứa với mình rằng bạn sẽ làm được - cho dù phải trả giá thế nào. Ruben Gonzalez đã hứa với mình và lời hứa đó đã thay đổi cuộc đời anh. Anh đã tham gia đến ba kỳ O lympic Mùa Đông sau đó. Lòng tự tin của bạn sẽ mạnh lên một cách kỳ diệu khi bạn đối diện trực tiếp với bản thân mình và tự nói với bản thân những gì mình sẽ làm. Sự thành thật và tự tin vào bản thân có thể giúp bạn nhận được sự ủng hộ của người khác. Để khơi dậy hết những tiềm năng của bản thân, nhiều khi ta cần sự động viên từ một người bạn hay huấn luyện viên. (Chúng ta sẽ nói về cách thực hiện điều này ở những chương sau.) 2.6 Nếu bạn tin, bạn sẽ có thể đạt được Hãy có nhiều lòng tin! Mức độ thành công của bạn được quyết định bởi kích cỡ của niềm tin. Nếu chỉ nghĩ đến những mục tiêu nhỏ, rồi thì bạn sẽ chỉ đạt được những điều nho nhỏ. Nghĩ đến mục tiêu lớn, bạn sẽ đại thành công. - David J. Schwartz, Nhà diễn thuyết, tác giả bestseller Gần đây chúng tôi có phỏng vấn một người khá thú vị tên Chris Barrett(2). Chris chỉ mới 25 tuổi, nhưng thành công của cậu ấy đã bắt đầu từ thời thiếu niên. Barrett có nhiều thành quả đáng kinh ngạc: Cậu đã sản xuất được nhiều bộ phim độc lập, xuất hiện trong đoạn phim tài liệu đoạt giải thưởng, The Corporation, làm khách mời trên vô số chương trình truyền hình lớn, trở thành bạn thân của nhiều ngôi sao Hollywood, thậm chí cậu còn xoay xở để có được một tập đoàn chịu tài trợ chi phí học cao đẳng cho cậu! Nhưng chưa hết: Barrett còn kiếm được 100.000 đô-la bằng việc viết một cuốn sách mà cậu nói là "chẳng ai muốn đọc". Làm sao Barrett làm được điều đó? Bởi cậu tin rằng mình làm được. Chúng ta hãy nghe Chris kể lại câu chuyện của mình: Hồi trung học, tôi có một đứa bạn thường được đi xem ca nhạc miễn phí; tôi hỏi cậu ấy làm thế nào để được như thế. Bạn tôi giải thích rằng đó là vì cậu ấy có ý tưởng trở thành một "nhà báo" tự phong. Cách của cậu bạn tôi là: Cậu ấy nói sẽ viết bài cho một tờ báo hay tạp chí điện tử nào đó về một buổi ca nhạc mà cậu muốn xem, và rồi ngay sau đó cậu nhận được vé miễn phí từ những người quảng cáo cho buổi hòa nhạc, với hy vọng cậu sẽ viết bài cho q g ạ y ọ g ậ nhóm nhạc đó. Vì vậy, thay vì nói: "Tôi không biết làm phóng viên âm nhạc như thế nào, nên thôi, chắc đành để dành tiền mua vé đi xem ca nhạc vậy", tôi đã nói: "Tôi muốn đi xem ca nhạc miễn phí và cậu bạn này vừa cho tôi thấy rằng chẳng có lý do gì tôi lại không làm được". Ngay sau đó, tôi đã quyết định mình sẽ trở thành một phóng viên âm nhạc. Chẳng bao lâu sau tôi đã thấy mình gõ cửa phòng quản lý của các ban nhạc, phỏng vấn các nhóm nhạc như G. Love & S pecial S auce, Weezer, và thậm chí cả Green Day. Cho tới lúc đó tôi chưa từng phỏng vấn một ngôi sao nhạc rock nào, hay viết bất kỳ cái gì cho báo trường. Nhưng tôi đã tìm thấy thứ mình muốn làm, đã lấy hết dũng khí và hành động. Khi làm rồi, tôi mới khám phá ra rằng mình thực sự thích công việc này. Hơn nữa, giờ đây tôi có thể tham gia bất cứ buổi hòa nhạc nào tôi muốn, và tham gia miễn phí! Sau một thời gian, tôi quyết định sẽ viết một cuốn sách hướng dẫn để chia sẻ bí mật của mình về việc tôi được đi xem hòa nhạc miễn phí thế nào. Nhưng ngay khi tôi kể với người khác nghe về điều đó, ai cũng bảo: "Cậu không làm được đâu. Chẳng ai lại muốn đọc cái thứ ấy - chứ đừng nói là bỏ tiền ra để mua đọc! Cậu sẽ chỉ tốn thời gian vô ích mà thôi". Tôi cảm thấy nhụt chí và bắt đầu nghi ngờ bản thân mình, nhưng một phần trong tôi vẫn biết rằng tôi có thể làm được nếu chuẩn bị đầy đủ và cố gắng hết mình. Nhưng lúc đó tôi đâu biết rằng đó chỉ mới là khởi đầu. Ngày càng có nhiều người nói với tôi những câu giống y như thế: "Cậu không làm được đâu." " Chẳng ai lại muốn đọc cái thứ ấy - chứ đừng nói là bỏ tiền ra để mua đọc." "Cậu sẽ chỉ tốn thời gian vô ích mà thôi." Nhưng từ lúc đó, mỗi khi tôi nghe thấy những lời như thế, tôi đều tự nói với mình "Dĩ nhiên là mình làm được. Những đứa bằng tuổi mình sẽ muốn đọc. Mình sẽ tự bỏ tiền ra làm!". Chẳng bao lâu sau, những lời nói tiêu cực đó chỉ làm tôi thêm quyết tâm viết cuốn sách của mình và khiến nó trở nên thành công. Cuối cùng tôi cũng hoàn thành cuốn sách, xuất bản, và tạo ra một website riêng. Thậm chí tôi còn bán sách của mình trên eBay! Chỉ trong một thời gian ngắn, rất nhiều người đã mua cuốn sách của tôi. Thực ra là có tới hàng ngàn người từ nhiều nước khác nhau đặt hàng. Tôi cứ mong sau giờ học về nhà để trả lời mail đặt hàng. Lúc này tôi đã kiếm được hơn 100.000 đô-la từ cuốn sách mà rất nhiều người nói rằng "chẳng ai muốn đọc đâu". Lý do duy nhất khiến tôi có thể làm được điều đó là vì tôi tin vào bản thân mình và chọn nghe "đúng"khi ai cũng nói "sai". 2.7 Những người khác Bạn phải tin vào bản thân khi không ai tin bạn. Đó chính là yếu tố khiến bạn trở thành người chiến thắng. - Venus Williams Vận động viên tennis chuyên nghiệp Huy chương vàng Olympic Nếu điều kiện cần thiết để thành công là được người khác tin tưởng vào giấc mơ của mình, thì chắc hầu hết mọi người đã chẳng làm được điều gì cả! Bạn phải quyết định dựa trên những gì bạn muốn làm và đặt ra những mục tiêu mà mình hứng thú. Đừng quan tâm đến những gì người khác nghĩ về ước mơ của bạn. Điều quan trọng là bạn phải lắng nghe con tim của chính mình. Chúng tôi rất thích quy luật 18/40/60 của Tiến sĩ Daniel Amen: Khi bạn 18 tuổi, bạn cứ luôn lo lắng về những gì người ta nghĩ về mình; khi bạn 40, bạn chẳng thèm quan tâm xem người khác nghĩ gì về mình; khi bạn 60, bạn nhận ra rằng thật ra người ta chẳng ai nghĩ tí gì về bạn cả. Bất ngờ, bất ngờ chưa! Thường thì hầu như chẳng ai nghĩ tí gì về bạn cả đâu. Họ vốn đã quá bận rộn với cuộc sống của họ - và nếu họ nghĩ về bạn, có lẽ cũng chỉ là thắc mắc xem bạn nghĩ gì về họ mà thôi. Hãy nghĩ về những lúc bạn tốn thời gian lo lắng về việc người khác nghĩ gì về ý kiến, mục tiêu, quần áo, đầu tóc, thân thể bạn. Chẳng phải sẽ tốt hơn nếu bạn dành những khoảng thời gian quý báu đó để nghĩ và làm những điều giúp bạn đạt được mục tiêu? Chắc chắn là như vậy. Hãy tin vào bản thân và sống cuộc đời bạn đáng được hưởng. Đừng suy nghĩ sai lầm rằng bạn chỉ có một mình. Hãy dùng sức mạnh niềm tin để thay đổi cuộc sống. Sự tự tin có thể lan truyền được. Bạn càng tin vào bản thân và khả năng mình bao nhiêu thì bạn càng nhận được sự ủng hộ và niềm tin từ mọi người chung quanh bấy nhiêu. Nếu bạn bè và gia đình không ủng hộ bạn, hãy tìm đến giáo viên, huấn luyện viên, cha xứ, những người lãnh đạo cộng đồng - và đừng bỏ cuộc cho đến khi nào bạn tìm được sự ủng hộ. S ẽ luôn có một người nào đó ủng hộ bạn... nhiều khi chúng ta chỉ cần kiếm kỹ hơn một chút thôi. Chúng tôi biết bạn có thể làm những điều kỳ diệu, nhưng bây giờ đã tới lượt bạn tin như thế. Chỉ cần nhớ rằng có rất nhiều người ủng hộ - dù có thể hiện tại những người ấy vẫn chưa đến bên bạn... Bạn muốn biết thêm về việc làm sao để nhận được sự ủng hộ từ người khác? Vậy thì hãy tiếp tục đọc. (Chúng tôi có dành cả một g ậy y p ụ ọ g ộ nguyên tắc riêng cho chủ đề này.) Nếu một chàng trai Texas 20 tuổi có thể cầm xe trượt băng lên và trở thành vận động viên O lympic ... nếu một cụ bà 63 tuổi có thể nâng một chiếc xe 750 kg... nếu một học sinh bị mắc chứng đọc hiểu chậm có thể trở thành tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất và là nhà sản xuất những chương trình truyền hình hàng đầu, vậy thì bạn cũng có thể đạt được bất cứ điều gì nếu bạn tin rằng mình có thể. Bạn chẳng có gì để mất. Hãy tin vào bản thân và cứ cố gắng hết mình! NHỮNG VIỆC CẦN LÀM Hãy nhớ rằng tin vào bản thân là một thái độ và là một sự lựa chọn. Tập trung vào những gì bạn mong đợi, chúng thường tạo ra những gì bạn sẽ trải nghiệm tiếp theo. Luôn mong đợi những điều tốt đẹp nhất từ bản thân và cuộc sống. Nhận thức rằng niềm tin còn mạnh mẽ hơn những khả năng tự nhiên. Thường thì kỹ năng chẳng giúp con người làm tốt nhất công việc của họ, mà chính là nhờ niềm tin rằng họ có thể làm được. Bạn hãy biến niềm tin đó thành hành động và tận lực cố gắng từng ngày. Nhớ lời Napoleon Hill: "Những gì tâm trí có thể hình dung ra và tin tưởng, thì chúng ta đều có thể đạt được". Không ngừng nhắc bản thân: "Cho dù tệ thế nào, và cho dù mọi chuyện sẽ tệ thế nào đi chăng nữa, mình cũng sẽ làm được!". Hãy nhớ rằng giới hạn duy nhất cho tiềm năng của bạn chính là giới hạn do bạn tự đặt ra. Nguyên tắc 3 XÁC ĐỊNH ĐIỀU MÌNH MUỐN Bước đầu tiên không thể thiếu để đạt được những gì bạn muốn đó là: Quyết định xem bạn muốn gì. - Ben Stein, Diễn viên C âu hỏi: Lý do lớn nhất khiến người ta không đạt được những điều mình muốn là gì? Trả lời: Lý do đầu tiên là vì họ không biết mình thực sự muốn gì! Chúng ta đã không được dạy cách nhận ra mình muốn gì trong đời. Ngoài việc viết ra một danh sách những món quà muốn được tặng nhân dịp Giáng sinh, chúng ta thường ít khi - nếu không muốn nói là chưa bao giờ - xác định rõ được là mình muốn gì. Bạn muốn đạt được những gì? Bạn muốn trải nghiệm điều gì? Bạn muốn gặp ai? Bạn muốn có thứ gì? Bạn muốn trở thành người như thế nào? Thành công thực ra là gì đối với bạn?... Đối với hầu hết chúng ta, những câu hỏi trên đều rất khó trả lời, đặc biệt nếu như bạn không thường suy nghĩ về chúng. Nhưng hãy chuẩn bị tinh thần để nghe tin tốt đây. Có một vài phương pháp rất hữu hiệu giúp bạn tìm ra được câu trả lời cho riêng mình đối với những vấn đề trên - và đúng, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn những phương pháp đó! Hãy nghĩ thế này: Tưởng tượng chiếc xe mới của bạn có hệ thống định vị GPS (3) "chiến" nhất. Nó có thể dẫn bạn đến bất kỳ nơi nào bạn muốn - không có vấn đề gì! Nhưng món đồ công nghệ tinh vi đó liệu có ích lợi gì nếu bạn không thể nhập đích mình muốn đến vào? Nếu bạn không biết mình phải đi đâu thì cái máy ấy dù có hiện đại đến mấy thì cũng vô dụng mà thôi, có phải không? Bạn đã có sẵn cho riêng mình một bộ GPS bên trong não, cũng giống như hệ thống trong xe hơi vậy, và bộ GPS đó cũng hoạt động y như thế. Bạn phải cho nó một đích đến! Cuộc hành trình của đời bạn (cũng giống như chuyến hành trình của xe hơi) tùy thuộc vào việc bạn xác định mình muốn gì và muốn đi đâu. GPS trong não bạn thường xuyên chỉ cho bạn bước kế tiếp trên tuyến đường mà bạn đã vạch ra sẵn trước đó trong quá trình đi về đích. M ột khi bạn đã xác định rõ và tập trung vào điểm đến của mình (những gì bạn muốn), những bước bạn cần đi tiếp theo sẽ tự nhiên hiện ra dọc đường. Một khi bạn biết rõ và tập trung vào nó, vấn đề làm sao (quá trình) cũng sẽ trở nên rõ ràng theo. 3.1 Hãy thực tế... với bản thân Thôi đi! Cậu nghĩ sao vậy! Làm ơn, hãy thực tế một chút đi... cậu không làm được đâu!" Kent: Bạn đã bao giờ nghe những câu như thế chưa? Jack và tôi thì chắc chắn là đã từng nghe rồi - rất nhiều lần! Tôi nhớ vài năm trước, sau sinh nhật lần thứ 17, tôi nói cho các bạn mình nghe rằng tôi chuẩn bị viết một cuốn sách. Tôi sẽ không bao giờ quên được phản ứng của họ lúc đó. Những lời ấy tôi vẫn còn nhớ rất rõ: "Cậu á? Ừ, phải rồi! Rồi cậu sẽ trở thành tổng thống luôn phải không?". Trong mỗi con người chúng ta đều có một hạt giống "bản thân" mà đúng ra ta sẽ lớn lên và trở thành nó. Thế nhưng không may là hạt giống này có thể bị chôn vùi do phản ứng của bạn đối với bố mẹ, thầy cô, bạn bè, huấn luyện viên, hay những hình mẫu khác mà bạn gặp phải trong quá trình trưởng thành. Nghĩ mà xem: Khi còn bé, bạn luôn biết chính xác những gì mình muốn, có phải không? Bạn ăn khi thấy đói và cứ phun hết những thứ bạn không thích ra. Bạn không cảm thấy khó khăn gì khi thể hiện những điều mình mong muốn. Bạn cho cả thế giới biết chỉ đơn giản bằng cách khóc thật to, cho tới khi nào bạn có những thứ bạn muốn. Chúng tôi không bảo rằng "nổi cơn tam bành" là cách tốt nhất để đạt được những gì bạn muốn, nhưng ví dụ này cho thấy trẻ sơ si nh bi ết một cách bản năng những gì mình muốn, và chúng rất nhiệt tình trong việc đạt bằng được thứ đó. K hi còn bé, bạn có được tất cả những gì mình muốn, được đút ăn, được thay tã cho, được bế bồng. Bạn cứ bò khắp nơi và tiến thẳng tới chỗ có những thứ bạn cảm thấy hứng thú nhất. Bạn biết rõ mình muốn gì nên bạn có thể tiến thẳng đến chúng mà không ngần ngại gì cả. Bộ GPS trong não bạn không hề phức tạp nhưng nó làm việc rất tốt. Nhưng rồi chuyện gì đã xảy ra? Khi bạn lớn lên, những người xung quanh liên tục "góp ý" về hành động của bạn và điều đó nhanh chóng làm thui chột cái tâm hồn thích phiêu lưu và đồng thời tắt luôn bộ GPS trong não bạn. Đâu đó trong quá trình bạn trưởng thành, hẳn đã có người nói... Đừng đụng vào đó. Tránh xa chỗ đó ra. Đừng chạm tay vào! Hãy ăn hết những món trong dĩa cho dù con có thích hay không! Con phải tự thấy xấu hổ chứ! Ngừng khóc đi. Đừng trẻ con như thế. Con không thực sự tin thế, đúng không? Ta có thể thêm vào danh sách này bao nhiêu điều nữa đây? Khi bạn lớn hơn, bạn lại phải nghe thêm những lời ngăn cản: Đâu phải cứ cậu muốn là được. Tiền đâu có mọc trên cây, biết không! Cậu không nghĩ đến ai khác ngoài bản thân được à? Ngừng việc cậu đang làm lại, rồi đến đây giúp tôi làm việc tôi đang cần cậu làm này! Thật chẳng có gì ngạc nhiên khi bộ GPS của ta lại ngừng hoạt động! Nhưng bộ GPS của bạn không phải đã tắt vĩnh viễn... nó chỉ tạm ngừng thôi! Bạn vẫn còn tất cả những gì mình cần ngay bên trong bản thân để tạo ra cuộc sống mà bạn muốn. Sergio, 18 tuổi (Los Angeles, CA): M ỗi lần tôi nói chuyện về một mục đích mới hay những gì tôi muốn đạt được trong đời, bố mẹ sẽ lại nói những câu kiểu như: "Con muốn ước mơ thế nào cũng được, nhưng hãy nhớ rằng con sẽ không muốn theo đuổi nó cả đời chỉ để cuối cùng nhận ra rằng con không thể nào đạt được giấc mơ ấy". Tôi nghĩ họ nói thế là vì mọi việc trong đời bố mẹ không diễn ra như ý họ muốn, và thế là cuối cùng họ cảm thấy thật cay đắng và đã ngừng cố gắng. Nhưng chẳng mấy chốc điều này đã lây sang cả tôi - tôi bắt đầu nghĩ rằng mọi chuyện sẽ không thuận lợi trong cả cuộc đời của riêng tôi. Mỗi lần tôi suy nghĩ về chuyện gì lớn lao và đặt ra những mục tiêu có tính thử thách, tôi lại bắt đầu nghi ngờ bản thân: "Có phải mình chỉ phí thời gian?","Có phải mình thật ngớ ngẩn?","Có thật mình có khả năng làm như thế? ". Rất nhiều lần tôi vẫn quyết định sẽ theo đuổi mục tiêu, nhưng tôi chẳng bao giờ có thể sống hết mình được vì tôi sợ sẽ tự làm mình thất vọng. May thay, vẫn còn có gì đó trong tôi không muốn nghe theo những lời tiêu cực đó. Tôi muốn cuộc đời mình không chỉ có như thế. Khi tôi 16 tuổi, tôi và một người bạn cùng nhau mở dịch vụ sửa máy vi tính và điều đó đã dạy cho tôi rất nhiều điều. Tôi biết được mùi vị của điều "có thể" là thế nào và quyết định sẽ theo đuổi nó đến cùng - không gì ràng buộc được tôi nữa! Bây giờ tôi nhìn nhận mọi thứ rất khác hồi trước. Năm ngoái tôi có đọc thấy một câu mà sau đó tôi đã phải dán nó lên tường: "Khi bạn đưa tay ra với một vì sao, có thể bạn chẳng chạm được ngôi sao nào cả, nhưng tay bạn cũng sẽ chẳng bao giờ vấy bùn". Tôi rất thích câu nói này. Nó nhắc tôi nhớ rằng chẳng thà suy nghĩ thật lớn lao rồi cố hết sức mình còn hơn là hài lòng với những thứ ít hơn mức mình đáng có. Và chẳng có gì phải sợ hãi cả. Nếu tôi không đạt được hết những mục tiêu của mình thì đã sao! Ít nhất là tôi biết mình đã cố gắng. Và tôi cũng biết rằng những mục tiêu lớn ấy đã thôi thúc tôi bước ra khỏi vùng an toàn của mình và trưởng thành hơn. Cuộc đời này quá ngắn ngủi để bạn cứ lo lắng về những điều tiêu cực. Cứ làm đi! 3.2 Đừng sống bằng giấc mơ của người khác Chúng ta phải dám là chính bản thân mình, cho dù cái bản thân đó có kinh khủng hay dị thường đến thế nào đi nữa. - May Sarton Nhà thơ và tiểu thuyết gia người Mỹ Con sẽ trở thành một bác sĩ rất giỏi. Đừng bỏ cuộc lúc này." "Con có khả năng giao tiếp bẩm sinh. Con nên làm luật sư." "Bố con và mẹ luôn biết rằng con lớn lên sẽ nối nghiệp gia đình và trở thành một nha sĩ thành công." Nếu bạn để cho người khác quyết định thay cho mình (chọn nghề nghiệp, chọn bạn đời, chọn xe, chọn trường...) thì rất có khả năng cuối cùng bạn sẽ hoàn thành giấc mơ của họ chứ không phải của bạn. Cho dù người khác nhiệt tình thế nào về cuộc đời họ tưởng tượng ra cho bạn thì cũng chẳng thành vấn đề. Vấn đề là chính bạn mới phải nhiệt tình về ước mơ và mong muốn của riêng mình. Gần đây chúng tôi có đọc một bài phỏng vấn Donald Trump(4), và ông ấy đã có một quan điểm rất hay. Ô ng nói rằng chưa có việc phi thường nào ông đạt được mà không cần đến sự đam mê điên cuồng. Donald Trump nói đúng! Hiếm khi có người nào làm được những điều tuyệt vời mà không có hứng thú, nhiệt tình, lòng đam mê thực sự đối với việc mà họ đang làm. Thông điệp của ông rất rõ ràng: hãy dành thời gian cho những điều mà bạn cảm thấy hứng thú - điều mà bạn chọn làm. Tóm lại là bạn phải có hứng thú với những gì bạn làm, đằng nào thì đó cũng là cuộc đời của bạn. Nguy hiểm: Não của bạn sẽ tin vào những điều nó liên tục nghe thấy. Những phương pháp tẩy não cổ điển là dựa vào việc liên tục lặp đi lặp lại một điều gì đó. Nếu bạn không ngừng nghe những câu: "Bạn không đủ giỏi" ,"Bạn không xứng đáng","Điều đó không thực tế",… thì cuối cùng bạn cũng sẽ bắt đầu tin vào những điều đó. (Vì vậy nên việc chọn đúng người để chơi là hết sức quan trọng.) Nếu bạn nghe những điều tiêu cực quá thường xuyên, cuối cùng bạn sẽ không còn biết mình muốn gì trong đời nữa, và cứ loay hoay tìm xem người khác muốn bạn làm gì. Kết quả là, bây giờ bạn làm vô số thứ mình không muốn chỉ để cho người khác vừa lòng. Hãy nhớ điều này: Chúng tôi không bảo bạn phải nổi xung lên một cách ích kỷ và chỉ để thỏa mãn bản thân. Chúng ta không thể chỉ làm thứ mình muốn. Đương nhiên chúng ta vẫn phải đi đổ rác, làm việc nhà, hoàn tất bài tập, và tôn trọng người khác. Những chuyện đó đơn giản là bắt buộc. Ở đây chúng ta đang bàn về những điều như: Cố sống cố chết vào cho bằng được trường y (hay trường luật) chỉ đơn giản vì bố đã quyết định đó sẽ là nghề nghiệp tương lai của bạn. Cảm thấy áp lực về việc phải lập gia đình vào một độ tuổi nhất định nào đó chỉ để làm vừa lòng mẹ. Hy sinh niềm đam mê cho điện ảnh, nghệ thuật hay văn chương vì bạn bị bắt phải đi kiếm một "việc làm nghiêm túc" do điện ảnh, nghệ thuật và văn chương vốn không "thực tế". Chấp nhận một công việc vì lương cao hơn là kiếm một công việc bạn yêu thích. Chọn chuyên ngành tài chính chỉ vì người tư vấn nghề nghiệp của bạn nghĩ nó hợp với bạn nhất. Khi chúng ta cố gắng "nhạy cảm" hay "thực tế" (theo tiêu chuẩn của người khác) thì ta sẽ trở nên lãnh cảm với những mong muốn của mình. Chẳng có gì lạ khi nhiều người được hỏi họ muốn làm gì thường trả lời rằng "Tôi không biết". Đó là vì họ đã sống một cuộc đời có quá nhiều những lớp "nên thế này","nên thế nọ" phủ lên người, bóp nghẹt họ và tách họ ra xa khỏi những gì họ thật sự mong muốn. Nhưng điều này có thể thay đổi! Tóm lại: Lắng nghe ý kiến của người khác là một việc hết sức quan trọng, nhưng đừng bao giờ bỏ quên những đam mê thực sự của mình chỉ để sống vì ước mơ của người khác. Nếu để ngoài tai những lời con tim bạn đang nói, có thể bạn sẽ bỏ lỡ mất những điều rất tuyệt vời mà cuộc sống đem lại. 3.3 Khám phá động lực của bản thân Khi bạn đã biết rõ mình muốn gì và cảm thấy hứng thú chinh phục nó, thì khi đó bạn sẽ có động lực, sự thúc đẩy và nguồn năng lượng để thực hiện. Một số người tin rằng trên đời này chỉ có hai loại người: 1) những người tích cực và 2) những người lười biếng. Chúng tôi không tin điều đó. Chúng tôi tin rằng những người bị cho là "lười biếng" đó đơn giản chỉ là chưa tìm ra nguồn động lực thúc đẩy họ. Hãy suy nghĩ: Chúng tôi chưa từng gặp người nào có một mục đích vĩ đại hay ước mơ riêng mà lại không kèm theo một đam mê bùng cháy và sự thích thú đối với cuộc sống. Điều này chắc chắn giống nhau! Tất cả những người thành công mà chúng tôi từng gặp đều hiểu rõ họ muốn gì. Họ biết vì sao mình lại muốn điều đó và rất hào hứng để đạt được. Bằng cách riêng của mình, những người này nói rằng rèn luyện và động lực là kết quả từ việc họ có một mục tiêu từ trước; chính viễn cảnh về kết quả sẽ đạt được đã truyền cho họ cảm hứng làm việc một cách chăm chỉ và kiên trì. Chìa khóa để giải phóng động lực tiềm ẩn bên trong con người bạn là việc bạn biết rõ mình muốn gì. Những ý tưởng mơ hồ hay ước mơ của người khác ít khi cho bạn đủ động lực để cố gắng. Nhưng khi đó là mục tiêu của bạn, thì lại là chuyện khác - bạn sẽ có cảm giác thỏa mãn và thấy như có ai khuyến khích mình thức dậy vào mỗi buổi sáng, sẽ can đảm đối mặt thử thách, cố gắng hết mình khi bạn biết mình đang lèo lái con thuyền cuộc đời của chính mình. Tyler, 26 tuổi (Houston, TX): Từ khi còn là một đứa trẻ, tôi đã được mọi người trông chờ là sẽ kế thừa và quản lý nhà hàng của gia đình. Dường như tôi chẳng còn sự lựa chọn nào khác. Tôi phải học những lớp về quản lý để chuẩn bị cho việc tiếp quản nhà hàng, nhưng tôi nhận ra mình ngày càng chẳng có chút hứng thú nào khi đến trường và dần dần cũng chẳng hào hứng gì với cuộc sống này nữa. S au khi tốt nghiệp, tôi đã làm việc toàn thời gian cùng bố mẹ, và càng lúc tôi càng cảm thấy chán nản. Cuối cùng tôi đã nói với bố mẹ rằng: "Con không thể tiếp tục được nữa". Đó là một quyết định khó khăn, nhưng tôi phải làm thế. Trong vài ngày tiếp theo, tôi viết ra tất cả gì tôi muốn làm trong đời. Việc này vô cùng cần thiết. Tôi cảm thấy một luồng sinh khí mới trào dâng trong người, điều mà rất lâu rồi tôi không cảm nhận được. Tôi bỏ ra hai năm tiếp theo để làm những việc mình muốn trong danh sách đó, trong lúc vừa kiếm việc làm mới vừa du lịch vòng quanh thế giới. Cuối cùng tôi cũng trở về điểm xuất phát: sống cùng gia đình tôi ở Texas. Nhưng lần này làm việc ở nhà hàng là quyết định của tôi, và tôi bất ngờ vì thấy thật ra mình cũng rất hứng thú với nó. Tôi nhận ra rằng lý do tôi chối bỏ nó trước đây là vì tôi ở trong tình trạng tâm lý "phải làm" - đó không phải là sự lựa chọn của tôi. Nhưng sau khi dành thời gian khám phá những gì tôi muốn làm trong đời và xem xét những lựa chọn mình có, tôi đã tìm thấy một động lực mới để làm điều mà mình hứng thú. Biết đâu sau này có khi tôi lại làm một việc gì đó hoàn toàn khác biệt với lúc này - nhưng như thế cũng chẳng sao - vì ít nhất bây giờ tôi cũng biết chắc là mình đang làm những gì mình muốn. 3.4 Đừng có thái độ: "Sao cũng được!" A , thế cũng được rồi. Đằng nào thì cũng chẳng có gì quan trọng." Đây chính là một câu vô cùng "độc hại". Mới nhìn thì có vẻ vô hại, nhưng theo thời gian, thái độ này sẽ phá hủy chất lượng cuộc sống của bạn. Nếu bạn muốn có sức mạnh cá nhân và những gì mình muốn trong đời, bạn cần phải chấm dứt những câu kiểu như: "Tôi không biết" "Tôi không quan tâm." "Chuyện đó chẳng ảnh hưởng gì tới tôi." Và câu nói yêu thích muôn thuở của chúng ta: "Sao cũng được!". Khi đối mặt với một quyết định nào đó, cho dù là to nhỏ cỡ nào, hãy tự nhắc bản thân rằng tất cả mọi thứ đều có ý nghĩa gì đó. Nếu bạn quan tâm tới những việc nho nhỏ (những tiểu tiết trong cuộc sống) thì các phần to sẽ tự động được giải quyết và nối liền lại với nhau. Lần sau, nếu thấy một chuyện nhỏ sắp bị bỏ qua, bạn hãy tự hỏi mình: Nếu việc đó có ảnh hưởng, mình sẽ làm khác đi thế nào? Nếu mình quan tâm đến nó, mình sẽ thích làm thế nào hơn? Nếu mình biết mình muốn gì, thì mình sẽ chọn cái nào? Jack: Nhiều năm trước, tôi có tham gia một buổi hội thảo đã ảnh hưởng lớn đến cuộc đời tôi. Khi những người tham dự bước vào phòng thì đã thấy có ai đó đặt sẵn những cuốn sổ nhỏ trên ghế ngồi của mình. Có cuốn màu vàng, có cuốn xanh, cuốn đỏ. Cuốn trên ghế của tôi màu vàng. Tôi nhớ lúc đó mình đã nghĩ rằng: "Mình ghét màu vàng. Phải chi mình được cuốn xanh". Và rồi diễn giả ngày hôm ấy có nói một câu khiến cả đời tôi thay đổi: "Nếu bạn không thích màu của quyển sổ đặt trên ghế mình, hãy đổi nó với một người khác. Bạn đáng được hưởng mọi thứ trong đời đúng y như bạn muốn!". Ái chà! Thật là một khái niệm tuyệt vời! Hai mươi mấy năm qua tôi vẫn chưa hề nghĩ đến chuyện đó - Tôi đã tự hài lòng, tin rằng mình không thể có hết mọi thứ trên đời. Thế là tôi quay sang người bên cạnh và nói: "Chị có thể đổi cho tôi cuốn sổ màu xanh lấy cuốn vàng này không?". Kẻ thua để mọi chuyện diễn ra. Người thắng khiến mọi chuyện diễn ra. Chị ấy đáp: "Được chứ! Tôi thích màu vàng hơn. Tôi thích cái cách nó rực sáng như thế. Rất thích hợp với tính cách của tôi". Vậy là tôi đã có cuốn sổ xanh – không phải là một thành quả gì to tát, nhưng nó đánh dấu một bước ngoặt, đó là khi tôi hoàn toàn kiểm soát được đời mình và thiết kế cuộc đời theo ý tôi muốn. Từ đó về sau, tôi tự hứa với bản thân rằng sẽ không vừa lòng với những gì ít hơn mức mình đã, đang và sẽ có khả năng đạt được. Sao lại phải chấp nhận một màu mà bạn không thích - hay là những thứ khác tương tự? Hãy nhớ rằng, bạn luôn có sự lựa chọn. Bạn có thể để cho mọi việc trôi qua hoặc nắm quyền quyết định, cố gắng hết sức và không hài lòng với những gì thấp hơn mức mình đáng được hưởng. 3.5 Không giới hạn Hãy nhớ lại quãng thời gian vài năm trước, khi bạn còn là trẻ con. Lúc ấy, việc trả lời câu hỏi "Con muốn gì?" là không hề khó khăn. Vấn đề chỉ là làm sao dừng lại để thở giữa vô số câu trả lời đang tuôn ra xối xả trong đầu chúng ta! Chính vì thế nên thời gian ngồi trong lòng ông già Noel để xin quà của bọn trẻ con mới phải được giới hạn - nếu không bọn trẻ sẽ nói mãi không ngừng! Nhưng như đã bàn ở phần trước, càng lớn chúng ta lại càng bị lập trình để suy nghĩ "thực tế" hơn. Nhưng "thực tế" chính xác là thế nào? John F. Kennedy nghĩ đến việc đưa người lên mặt trăng là thiếu thực tế. Nhưng chúng ta đã làm được. Những người thành lập ra Hợp chủng quốc Hoa Kỳ viết Tuyên ngôn Độc lập và biến Hoa Kỳ thành một quốc gia độc lập là thiếu thực tế. Nhưng họ đã làm được. Martin Luther King Jr. lãnh đạo nhân dân Mỹ đấu tranh giành quyền bình đẳng là thiếu thực tế. Nhưng ông đã làm được. Khi bạn nghĩ về việc mình muốn làm gì và muốn trở thành người như thế nào, đừng tự giới hạn bản thân bằng việc phải "thực tế". Chúng tôi khuyến khích bạn không nên giới hạn ước mơ của mình, vì nếu như bạn làm thế thì cũng có nghĩa là bạn đã giới hạn tiềm năng bản thân. Khi Monty Roberts học trung học, giáo viên của ông có cho cả lớp viết một bài luận về việc mọi người muốn làm gì khi lớn lên. Monty viết rằng ông muốn sở hữu một trang trại rộng 200 mẫu A nh và nuôi ngựa đua thuần chủng. Không ngờ ông phải nhận được điểm F cho dự án của mình. Thầy giáo bảo rằng, điểm số phản ánh sự thật là ước mơ của Monty không hề thực tế. Ông thầy đó giải thích: "Không có thằng nhỏ nào mà bố mẹ nó nghèo kiết xác không một xu dính túi, phải sống sau chuồng ngựa, lại có thể dành dụm đủ tiền để mua nông trại, mua ngựa, trả tiền lương cần thiết cho nhân công cả". Và thầy cho Monty một cơ hội viết lại bài khác để lấy điểm cao hơn. Nhưng Monty đã nói: "Thầy cứ giữ lấy điểm F đó đi; còn em, em sẽ giữ giấc mơ của mình". Ngày nay thì Monty đã sở hữu một nông trại rộng 154 mẫu Anh ở S olvang, California, nuôi ngựa thuần chủng và có hàng trăm người huấn luyện ngựa làm việc cho mình. Những người thành công nhìn thế giới này từ một tầm nhìn khác hẳn - từ nơi mà những điều kỳ diệu có thể xảy ra. Họ tin rằng tất cả mọi thứ đều có thể, và họ cũng tin rằng mình sẽ là một phần trong số những điều kỳ diệu đó. Họ không thấy bất cứ giới hạn nào. (Chính vì vậy họ mới sẵn sàng nói: "Thầy cứ giữ lấy điểm F đó đi; Em sẽ giữ giấc mơ của mình"!) 3.6 Thu hút những gì bạn muốn Khi thuyết trình, chúng tôi thường đi xuống chỗ ngồi của thính giả và hỏi một câu đơn giản: "Bạn muốn gì trong đời?". Và những câu trả lời luôn khiến chúng tôi bất ngờ. Nhiều người chỉ nhìn chúng tôi không nói gì, nhiều người trả lời rất vắn tắt, nhưng cũng có người nói những câu đại loại như: "Tôi không muốn nghèo" "Tôi không muốn ở lại lớp." "Tôi không muốn cô đơn." "Tôi không muốn có một cái xe mà suốt ngày chết máy." "Tôi không muốn vào tù như bạn tôi." Khi bạn tập trung vào điều gì, bạn sẽ có điều đó nhiều hơn. Bạn thấy có điểm nào giống nhau trong những câu trả lời trên? Điểm giống nhau là các câu trả lời đều bắt đầu bằng 3 từ "Tôi không muốn". Tại sao lại như thế? Tuy chúng ta biết rằng nếu loại bỏ những thứ mình không muốn ra thì sẽ còn lại những gì ta muốn. Nhưng các bạn không biết rằng chúng ta cần chú ý nhiều hơn đến phần tích cực chứ không phải tiêu cực. Hãy nhớ rằng: Bạn có để ý là người nào thường nghĩ hay nói về những thứ mình không muốn thì sẽ bị chính những điều ấy gây khó khăn trong cuộc sống? Đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Não bộ của chúng ta là một thiết bị mạnh mẽ nhất của cơ thể chúng ta. Nó có thể làm việc cho ta hoặc chống lại ta. Việc đó phụ thuộc nhiều vào việc chúng ta chọn tập trung vào điều gì. Nó làm việc theo nguyên tắc năng lượng chảy theo hướng chú ý. Bạn luôn thu hút nhiều những thứ bạn tập trung vào hơn. Khi bạn tập trung vào những thứ mình muốn trong đời, bạn sẽ có nhiều những thứ đó hơn - và những thứ bạn không muốn sẽ dần dần biến mất. Lời khuyên: Hãy đeo vòng hay dây cao su nào đó quanh cổ tay để nhắc nhở bạn tập trung vào những gì bạn thích và muốn có nhiều hơn trong cuộc sống. Mỗi lần bạn thấy mình bắt đầu suy nghĩ tiêu cực, hãy tháo vòng ra và đeo vào cổ tay bên kia. Việc này sẽ giúp bạn ý thức được suy nghĩ hằng ngày của mình, phát triển những suy nghĩ tích cực và bắt đầu thu hút nhiều hơn những điều bạn muốn có trong cuộc sống. 3.7 101 Điều vĩ đại Chúng tôi sẽ đặt ra cho bạn một thử thách mà mới nghe thì có vẻ hơi điên khùng. Chúng tôi gọi bài tập này là 101 điều vĩ đại. Vì suy nghĩ tích cực là một yếu tố vô cùng quan trọng nên bài tập này sẽ cho bạn vô số cách giúp suy nghĩ của bạn hướng theo chiều tích cực. Vậy bài tập như thế nào? Bạn chỉ cần viết ra 101 điều bạn muốn có, muốn làm và muốn trở thành trong đời. Đúng, "một trăm lẻ một"! Ban đầu có thể bạn cảm thấy khó khăn, và có vẻ như đây là một thử thách thực sự dành cho bạn, nhưng chúng tôi bảo đảm việc này rất vui và bạn sẽ được tưởng thưởng xứng đáng về sau. Chúng tôi thường nghe nhiều người nói: "Tôi không biết mình muốn gì". Và khi được hỏi: "Bạn có bao giờ nghiêm túc suy nghĩ xem mình muốn gì chưa?", họ thường trả lời: "Không, chưa thực sự". Vậy đấy, bạn hãy đừng bước đi trong cuộc đời này mà không đem theo bên mình một tấm bản đồ kho báu. Bài tập này cho bạn cơ hội khám phá điều mà bản thân bạn thực sự muốn, đồng thời tăng thêm năng lực cũng như động lực để giúp bạn đạt được những điều đó. Lou Holtz, huấn luyện viên bóng bầu dục huyền thoại của Notre Dame, biết chính xác bài tập này có sức mạnh thế nào. Khi mới 28 tuổi, ông được thuê làm trợ lý huấn luyện viên ở trường Đại học S outh Carolina. Lúc đó vợ ông đang mang thai 8 tháng và ông phải chi đến đồng xu cuối cùng để trả tiền nhà. Một tháng sau, người huấn luyện viên trưởng đã thuê Lou từ chức, Lou bị thất nghiệp và thấy mình chẳng có gì trong tay. Vợ ông tha thiết muốn vực dậy tinh thần cho chồng nên bà đã tặng ông quyển sách The Magic of Thinking Big(5) của David S chwartz. Q uyển sách khuyên bạn nên viết ra một danh sách khổng lồ những việc bạn muốn đạt được trong đời. Lou ngồi xuống bàn ăn và để cho trí tưởng tượng của mình bay bổng. Khi nhìn lại thì ông đã viết được 107 điều ông muốn đạt được trước khi chết. Ô ng viết tất cả những điều mình có thể nghĩ đến, bao gồm cả những việc như dùng bữa tối tại Nhà Trắng, xuất hiện trên chương trình truyền hình The Tonight Show với Johnny Carson, gặp Đức Giáo hoàng, và đánh được một cú hole-in one(6) khi chơi golf. Cho tới giờ thì Lou đã đạt được 81 điều trong danh sách của mình, bao gồm cả việc đánh được cú hole in-one - không chỉ một lần, mà tới hai lần! 101 điều vĩ đại bảo đảm cho cuộc sống sẽ trở thành một cuộc phiêu lưu thú vị đáng để bạn sống hết mình. Hãy viết ra 101 việc bạn muốn làm, muốn trở thành hay muốn có được trong đời. Hãy viết cụ thể tất cả mọi thứ ra. Bạn có thể viết vào một tấm thẻ cỡ 7 cm x 12 cm, một tờ giấy ghi chép mục tiêu hay một cuốn sổ nào đó. (Chúng ta sẽ bàn kỹ hơn về vấn đề này ở chương 7). Mỗi khi bạn làm được một việc nào rồi, thì hãy gạch ngang việc đó và viết từ chiến thắng ở bên cạnh. Bạn hãy thử xem bài tập này sẽ thay đổi đời bạn thế nào. 3.8 Đừng chỉ nghĩ về nó, hãy viết nó ra! Nói thế là đủ rồi. Bây giờ chúng ta hãy tiến đến phần thực hành. Chúng ta đã bàn đến tầm quan trọng của việc biết bản thân mình muốn gì. Thế nhưng làm sao để khám phá bản thân mình khao khát điều gì? Bước đầu tiên, đó là bạn phải kiếm một tờ giấy, một cây viết, và kiếm một chỗ yên tĩnh không ai quấy rầy. Hãy bỏ ra ít nhất là từ 20 đến 30 phút. Đây là thời gian dành cho bạn. Chúng tôi đã soạn sẵn một danh sách những câu hỏi bên dưới. Nếu bạn muốn làm việc này hiệu quả nhất thì bạn phải dẹp bỏ hết những suy nghĩ tiêu cực và những tiếng nói đang vang lên trong đầu bạn rằng "Không, mình không làm được!" hay "Mình á? Không thể nào!". Việc suy nghĩ như vậy cũng không có gì lạ, và đôi khi bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi phải viết những gì mình nghĩ ra, nhưng không sao. Có nghi ngờ cũng là chuyện bình thường, nhưng những người thành công đã chọn - phải, đây là một sự lựa chọn - cách mạnh dạn tiến tới phía trước. Chúng tôi khuyến khích bạn cứ viết ra tất cả những gì bạn nghĩ, cho dù đó là những ý tưởng "điên rồ" nhất. Đừng nghiêm trọng hóa vấn đề - cứ vui vẻ mà làm thôi. Đằng nào thì việc này cũng giống như là bạn đang xem trước những điều thú vị của cuộc sống tương lai của mình. Bí quyết để trả lời những câu hỏi này là bạn hãy viết liên tục. Hãy viết ra kỳ hết - dù là ý tưởng nảy ra trong đầu bạn là to hay nhỏ. Hãy cứ để dòng suy nghĩ của bạn liên tục trôi đi, và hãy cố gắng dành ít nhất 5 phút cho mỗi bước thực hiện sau đây. Cố gắng càng cụ thể càng tốt. Bước 1: Tâm lý: Cách bạn cảm nhận vấn đề là mấu chốt dẫn đến thành công. Hãy nghĩ xem: gần như chắc chắn là bạn sẽ không làm tốt được bất cứ điều gì nếu như bản thân bạn không cảm thấy thoải mái. Bạn cũng chẳng vui vẻ tận hưởng cuộc sống được nếu như không có tâm trạng tốt. Hằng ngày bạn trải qua những cung bậc cảm xúc nào? Bạn muốn người khác cảm nhận tính cách con người bạn ra sao? Vui vẻ, hoạt bát, rạng rỡ, có khiếu khôi hài, sáng tạo, nhiệt tình, năng nổ, hướng ngoại, dũng cảm, v.v.? Bước 2: Vật chất: Tuy không nên chỉ tập trung vào vật chất, nhưng khía cạnh này cũng khiến ta cảm thấy hào hứng và động viên ta cố gắng hơn. Vậy thì bạn muốn có "món" gì? Có thể là xe mới, một tủ quần áo khổng lồ, một dàn stereo thật oách, một chiếc thuyền tuyệt vời, rất nhiều giày dép, một căn nhà đẹp? Khi liệt kê ra danh mục này, hãy diễn tả thật cụ thể từng món. Chẳng hạn như nếu bạn nói bạn muốn một căn nhà đẹp thì hãy diễn tả luôn cả phong cách, độ lớn, vị trí, màu sắc, địa hình, nội thất… của căn nhà ấy. Bước 3: Ước mơ và mộng tưởng: Trong thế giới hoàn hảo của bạn, bạn đang làm gì? Bạn muốn du lịch đến nơi nào? Bạn muốn làm gì tại nơi đó? Bạn muốn có đời sống thế nào? Bạn muốn sống cùng với những người như thế nào? Bạn muốn gặp những ai? Bước 4: Cá nhân: Đây có lẽ là bước quan trọng nhất vì việc bạn là ai chính là nhân tố quyết định chất lượng cuộc sống của bạn. Trong năm năm tới bạn muốn trở thành người như thế nào? Bạn muốn được người khác đối xử với bạn ra sao? Họ sẽ nói về bạn thế nào? Bạn sẽ nghĩ về bạn thế nào? Bạn sẽ ăn mặc ra sao? Bạn đi đứng thế nào? Bạn như thế là vì cái gì? Có lẽ bạn sẽ muốn bắt đầu bước này bằng những câu đại loại như: "Trong vòng hai năm tới, mình sẽ là người mà...". Bước 5: Trường lớp: Giáo dục là gạch lát đường đưa bạn đến tương lai thành công. Những gì bạn đang trải qua trong trường học có thể rất chán và vô dụng, hoặc cũng có thể vui vẻ thú vị và giúp bạn thành công; tất cả đều tùy thuộc vào bạn. Bạn thật sự muốn gặt hái được điều gì từ trường lớp? Bạn muốn có những người bạn thế nào? Mối quan hệ giữa bạn với thầy cô giáo ra sao? Bạn muốn học được những gì? Bạn muốn tham gia môn thể thao nào? Bạn muốn góp mặt trong hoạt động nào của trường? Bước 6: Tiền bạc: Tiền bạc luôn là chủ đề thay đổi tùy theo tâm trạng, nhưng những người thành công về tài chính luôn biết đưa ra những quyết định quan trọng về thói quen thu chi của mình vì họ biết rõ mình muốn gì. Vậy, bạn muốn dành dụm bao nhiêu tiền cho việc học của mình? Bạn muốn chi bao nhiêu tiền mỗi tuần? Bạn nghĩ mình cần bao nhiêu tiền để phục vụ cho lối sống bạn đang theo đuổi? Bước 7: Cống hiến và phục vụ: Sự hài lòng lớn nhất trên đời này là biết rằng cuộc sống của bạn có ảnh hưởng đến người khác. Việc chia sẻ thời gian, tài năng của mình với người khác cũng là một món quà mà bạn tặng cho bản thân mình. Những người thành công và hạnh phúc thật sự luôn nghĩ ra những cách thức để phục vụ cho người khác. Bạn thấy mình có cống hiến gì cho gia đình, trường lớp, địa phương, đất nước? Bạn sẽ dùng khả năng của mình để giúp đỡ người khác thế nào? Những điều bạn liệt kê ra có thể giúp bạn cảm thấy hứng thú hơn và cho bạn điều gì đó để trông chờ trong cuộc sống. Chúng ta ai cũng cần một ước mơ hay một tương lai tươi sáng để thấy rằng phần thưởng ấy đáng để mình hy sinh vào lúc này. Mục đích của bài tập này giúp bạn ý thức được chính xác những gì mình muốn. Càng xác định rõ những điều ấy bao nhiêu, bạn càng làm cho não mình tin đó là một phần của hiện thực. Và rồi não bạn sẽ giúp bạn tìm cách đạt được chúng. Chúng ta sẽ gặp lại bài tập này trong những chương sau. Chúc bạn thực hành vui vẻ! Nguyên tắc 4 HIỂU RÕ LÝ DO MÌNH TỒN TẠI TRÊN ĐỜI T ất cả những người nổi bật đều có điểm chung: Một ý thức tuyệt vời về nhiệm vụ của mình. - Zig gilar, nhà diễn thuyết, tác giả sách Cuộc sống có thể trở nên thật điên rồ! Nhiều lúc bạn cảm thấy mọi thứ như đang xoay chuyển với tốc độ ánh sáng! Chúng ta dễ dàng bị nuốt chửng trong những việc mình phải làm hằng ngày. Thường thì khi về đến nhà sau một ngày với bao nhiêu công việc, ai cũng đã kiệt sức. Chúng tôi cũng từng lâm vào tình trạng này. Nhưng nếu xác định được mục đích sống của mình, chúng ta sẽ thấy mình chủ động hơn, thoải mái hơn. Tuy nhiên, nhiều người đã bỏ qua một thực tế là: con đường tìm kiếm mục đích của mỗi người là duy nhất, chẳng ai giống ai cả. Người ta khám phá ra mục đích sống của mình vào những lúc khác nhau bằng những cách khác nhau, nhưng yếu tố chủ chốt trong vấn đề này thì vẫn y như vậy: đó là nó tùy thuộc vào mức độ khao khát muốn tìm ra mục đích cuộc sống của chính mỗi người. Hãy nhớ rằng: Nếu tim bạn còn đập, thì bạn còn có mục đích. Bạn tồn tại chắc chắn phải vì một lý do nào đó. M ột trong những sai lầm lớn nhất mà con người thường mắc phải là không chịu tạm dừng lại một lát trong cuộc sống bận rộn của mình để suy nghĩ xem tại sao mình lại đang ở đây. Họ cứ bị cuốn đi bởi những công việc khác nhau, hết ngày này qua ngày khác và không thể dừng lại để suy nghĩ xem họ muốn gì nhất trong đời, để rồi một ngày nào đó, họ tỉnh dậy và cảm thấy thật bất mãn với cuộc đời mình. Đó chính là thất bại lớn nhất của một đời người – và chắc chắn đó không phải là nơi bạn muốn đến. Nhiều người nói với chúng tôi rằng họ không biết bản thân họ muốn gì trong đời. "Vậy thì lần cuối cùng bạn dành thời gian ít nhất là 1 giờ đồng hồ để suy nghĩ về những gì bạn thực sự mong muốn, lên kế hoạch và vạch rõ phương hướng để đạt được chúng là khi nào?". Câu trả lời của họ ra sao? "Uhhhhh... tôi không biết". Thế đấy! Sự thật là sống trên đời mà không biết ta sống vì mục đích gì thì cũng giống như xây nhà trên cát vậy. Ban đầu có thể bạn thấy mình làm được khá nhanh và khá nhiều, nhưng về lâu dài thì đây là một thất bại hiển nhiên. Chúng tôi không nói rằng đây là một quá trình dễ dàng, nhưng nếu bạn có niềm tin và sẵn sàng để lên đường tìm kiếm câu trả lời thì chắc chắn bạn sẽ tìm ra ý nghĩa cho cuộc sống của mình. 4.1 Bạn có mặt trên Trái đất này để làm gì? Có hai ngày tuyệt vời nhất trong đời một người: ngày chúng ta được sinh ra và ngày ta hiểu vì sao mình được sinh ra. - William Barclay Bộ trưởng, giáo sư, phát thanh viên truyền thanh và truyền hình, tác giả sách Vậy, bạn có mặt trên Trái đất này để làm gì? Nếu bạn thấy việc khám phá mục đích cuộc sống của mình là quá sức, thì không phải chỉ có mình bạn nghĩ thế đâu. Nhưng không hẳn là điều này quá "to tát, rắc rối" như bạn nghĩ. Nhiều khi cách khởi đầu tốt nhất đơn giản chỉ là quyết định chọn một mục tiêu đang tạo được sự hứng thú cho bạn vào thời điểm hiện tại. Jack: Mục đích của tôi rất đơn giản: Truyền cảm hứng và sức mạnh cho người khác để họ có thể sống tốt nhất cùng niềm vui và tình yêu trong cuộc đời mình. Kent: M ục đích của tôi là: Giúp người khác nhận ra những khả năng và tiềm năng đích thực của mình bằng cách giúp họ nhìn thấy những gì họ cần để đong đầy cuộc đời của riêng họ. Mục đích của bạn nên là của riêng bản thân bạn. Mục đích đó không cần phải phức tạp. Chỉ cần nó có thể giúp bạn cố gắng hết mình để trở thành con người tốt nhất mà bạn có thể. Ví dụ, cứ nhìn vào đế chế của tập đoàn Walt Disney mà xem. Mục đích của họ hết sức đơn giản: Làm người khác vui vẻ. Bạn nghĩ sứ mệnh này có ảnh hưởng đến cách họ thiết kế những trò chơi hay cách họ giao tiếp với khách hàng không? Chắc chắn là có. Thomas Edison, người phát minh ra bóng đèn điện, nói rằng mục đích của ông là: Phát minh ra những thứ mà người khác cần. Đó là những phát minh mà người khác sẽ bỏ tiền ra mua và mang lại cho ông lợi nhuận. Andrew Carnegie, nhà tư bản công nghiệp thép và là người sáng lập ra hệ thống thư viện của Mỹ, từng là người giàu nhất thế giới. Mục đích của Carnegie? Đơn giản là: Dành nửa đầu cuộc đời ra để kiếm thật nhiều tiền, và rồi nửa sau sẽ cho hết số tiền ấy đi. Bạn có thấy những lời tuyên bố về mục đích này đơn giản nhưng lại mạnh mẽ thế nào chưa? Đối với nhiều vận động viên chuyên nghiệp, mục đích của họ là sẽ đứng đầu thế giới trong lĩnh vực của mình, và truyền cảm hứng cho những vận động viên khác để họ cũng có thể đạt đến thành tích như mình và ngày càng tốt hơn. Cả hai chúng tôi đều từng tuyên bố những mục đích đã dẫn dắt chúng tôi đến việc viết ra cuốn sách này, và đi khắp thế giới để nói chuyện trước hàng ngàn người. Điều thú vị đó là không ai trong chúng tôi được sinh ra kèm sẵn cái nhiệm vụ ấy trong đầu cả. Đơn giản chỉ là chúng tôi xác định rõ mình muốn dùng cuộc đời mình để làm gì và quyết định sống vì điều đó. Đến bây giờ thì bạn có thể dễ dàng nhận thấy việc xác định mục đích của chúng tôi đã định hình nên cuộc đời của chúng tôi như thế nào. Khi tài năng của bạn và nhu cầu của thế giới gặp nhau, bạn sẽ tìm thấy sứ mệnh đời mình. - Aristotle Nhà triết học Hy Lạp thế kỉ 4 tr. CN "Tôi muốn dùng cuộc đời mình để làm gì?". Bạn không cần trả lời câu hỏi đó ngay tức khắc, nhưng cần tự hỏi mình câu ấy ngay từ bây giờ. Mục đích sẽ định hướng cuộc đời ta. Nếu không có mục đích, bạn sẽ rất dễ đi trật đường ray. Có mục đích - cho dù mục đích ấy có đơn giản thế nào - sẽ giúp bạn quyết định được nhiều thứ, vì khi đó bạn biết quyết định điều gì thì thích hợp với mục đích sống của mình. Monique, 16 tuổi (Ventura, CA): Trước khi xác định được mục đích của đời mình, tôi luôn mất rất nhiều thời gian để quyết định mình nên làm điều gì; nhưng bây giờ chỉ cần nhìn lại mục đích của mình là tôi biết mình sẽ phải làm gì. Vì đã có cơ sở để so sánh những chọn lựa, tôi có thể dễ dàng nhận ra quyết định thế nào thì sẽ đưa tôi đến gần mục đích của mình hơn. Bây giờ thì quyết định chuyện gì đó đã dễ dàng hơn và tôi không còn cảm thấy hoang mang hay bối rối về điều đó nữa. 4.2 Để cuộc đời chúng ta diễn ra tốt hơn Nếu chúng ta nghĩ tới cả đời mình thì đương nhiên đó là một chuyến hành trình dài. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ một chút, ta sẽ nhận ra rằng cuộc đời dài nhất cũng chỉ được xây đắp nên từ từng ngày từng ngày một - và việc chúng ta làm gì với từng ngày đó đã định hình nên cuộc đời ta. Vậy thì rất nhiều những ngày này bao gồm những gì? Trường học, thể thao, việc làm, luyện tập, đi chơi với bạn bè, du lịch, lễ tết, dành thời gian cho gia đình, nói chuyện điện thoại, lướt internet... Rất nhiều người trải qua tất cả những sự việc này mà không hề nghĩ mình đang làm gì và tại sao. Đương nhiên là sống như vậy thì họ cũng đi đến hết đời. Nhưng điều chúng ta muốn không chỉ đơn giản là "sống"; chúng ta muốn sống sung túc! Nếu tập thói quen dừng lại để suy nghĩ về những gì mình đang làm và ý thức vì sao ta làm điều đó thì chúng ta sẽ có thể nâng cao chất lượng sống, tăng hiệu quả và sự hài lòng đối với công việc. Ví dụ, có rất nhiều học sinh đến trường chỉ vì "phải" làm như thế. Tuy nhiên tất cả những học sinh thành công mà chúng tôi gặp đều có một điểm chung, đó là họ không chỉ "có mặt trong lớp". Họ có một mục đích rõ ràng khi bước vào lớp mỗi ngày. Thay vì nói một cách vô ý thức như đa số rằng "Lại một ngày đi học nữa đây", những người học trò đứng đầu sẽ luôn tự hỏi: "Hôm nay mình có thể học thêm những gì? Những điều đó có ích gì cho mình trong tương lai?". Có vẻ như đây chỉ là một sự thay đổi nhỏ, nhưng nó có thể làm nên sự khác biệt lớn về lâu dài, vì não của họ tiếp nhận và tìm kiếm những thông tin mới chứ không chỉ "có mặt" một cách thụ động. Trong lĩnh vực thể thao cũng thế. Có những người chỉ xuất hiện đơn thuần, nhưng cũng có những người nhận thức rõ rằng: "Mình biết tất cả những việc mình làm đều có ảnh hưởng. Vì vậy, mình sẽ cố gắng hết sức trong mỗi buổi tập để đến lúc thi đấu mình có thể thể hiện phong độ tốt nhất". Bạn nghĩ điều này có làm nên sự khác biệt trong đẳng cấp và phong độ của các vận động viên không? Chắc chắn là có! Cho dù bạn chỉ đi chơi với bạn bè, tham gia những sự kiện cộng đồng hay nói chuyện trên điện thoại, hãy tự hỏi bản thân: "Tại sao mình lại làm thế? Mình muốn đạt được điều gì? Mình muốn những người này biết được điều gì?". Đôi khi, mục đích của bạn chỉ đơn giản là: "Mình muốn vui vẻ và có bạn mới", hay "Mình muốn cho bạn biết mình trân trọng tình bạn giữa chúng ta". Chỉ đơn giản thế thôi, nhưng còn tốt hơn là bạn chỉ tồn tại cho có. Martie, 16 tuổi (Flagstaff, AZ): Giờ học với tôi là giờ giao tiếp xã hội. Có mặt trong lớp, nói chuyện, chuyền giấy, tiếp tục làm thế ngày hôm sau. Tôi chưa từng suy nghĩ nhiều về điều đó. Nhưng khi tôi đọc thấy sự quan trọng của việc có mục đích cho từng việc cụ thể, trong tôi chợt lóe lên một điều gì đó. Trước khi bước vào lớp, tôi luôn suy nghĩ rằng "Mình muốn đạt được những gì?". Ngày nay tôi nhìn nhận mọi thứ rất khác biệt so với trước kia. Chỉ bằng cách suy nghĩ trước và chọn những kết quả mình muốn, tôi có cảm giác như đã tự đặt ra những khuôn phép kỷ luật mới cho mình mà trước đây tôi không hề có. Khi bạn có thể định hướng cho sự tập trung chú ý của mình, thì có nghĩa là bạn đã khá hơn rất nhiều rồi đấy. Cho dù đó là hoạch định cho cả cuộc đời hay chỉ là những công việc hằng ngày, việc hành động với một mục đích rõ ràng sẽ làm tăng khả năng đạt được kết quả mà bạn mong muốn. Bạn sẽ thấy hài lòng hơn với bản thân khi sử dụng hiệu quả hơn thời gian và sức lực của mình. 4.3 Hành trình khám phá May mắn là Julie Laipply đã làm một "khóa điều chỉnh" trong đời mình trước khi quá muộn. Khi Julie còn bé, cô rất yêu động vật. Mọi người đều bảo cô: "Julie, con nên làm bác sĩ thú y đi. Con sẽ là một bác sĩ thú y rất giỏi cho mà xem". Cho nên khi cô thi đậu vào trường Đại học Ohio, con đường trải ra trước mắt cô đã được xác định rõ ràng: cô chọn các môn sinh vật, giải phẫu và hóa học. Cô đang trên đường trở thành một bác sĩ thú y. Một suất học bổng luân phiên của đại sứ quán đã cho cô có cơ hội đi du học 1 năm ở M anchester, nước A nh. Thoát khỏi tất cả áp lực từ gia đình, cô có cơ hội để suy nghĩ. Vào một ngày ảm đạm, cô đang ngồi ở bàn học cạnh một chồng sách sinh vật và nhìn ra ngoài cửa sổ. Đột nhiên cô thấy rằng: "Mình thật là khốn khổ. Sao mình phải khổ thế này? Mình đang làm gì đây? Mình không muốn làm bác sĩ thú y!". Rồi Julie tự hỏi: "Mình thực sự muốn làm gì? Mình thích công việc nào đủ để có thể sẵn sàng làm việc đó không công?". Cô nhìn lại tất cả những việc mình đã làm. "Việc nào khiến mình vui vẻ nhất?". Đứng đầu danh sách của cô là buổi hội thảo lãnh đạo trẻ mà cô đã tình nguyện tham gia, là những khóa giao tiếp và lãnh đạo mà cô đăng ký học. "Sao mình lại có thể sơ ý như thế? Bây giờ đã học tới năm thứ 4 rồi mới nhận ra mình đang đi sai đường và không làm đúng những gì mình muốn. Vậy mà nó đã ở đó suốt, ngay trước mặt mình. Chỉ là do mình chưa bao giờ dành thời gian để nhận ra nó cho đến tận lúc này mà thôi." Hào hứng vì đã tìm ra mục đích thực sự của đời mình, Julie dành nửa năm còn lại ở Anh để học những khóa giao tiếp và truyền thông. Khi trở về O hio, cuối cùng cô cũng thuyết phục được người phụ trách cho cô tổ chức một chương trình nghiên cứu lãnh đạo. Cho dù phải tốt nghiệp trễ hơn 2 năm, nhưng sau này cô đã trở thành một chuyên viên tư vấn cấp quản lý trong việc phát triển và đào tạo lãnh đạo cho Lầu Năm Góc! Ngoài ra cô còn giành được vương miện Miss Virgina USA và trở thành người dẫn chương trình của một show truyền hình ở New York. Việc này cho phép cô mở rộng sức ảnh hưởng trong vai trò một hình mẫu lãnh đạo tích cực. S au những trải nghiệm thành công từ việc nhận ra mục đích chính trong cuộc đời mình, giờ đây Julie đang đi khắp nước Mỹ với tư cách một diễn giả chuyên nghiệp cho thanh thiếu niên về sức mạnh của việc định hướng cho cuộc sống thông qua những quyết định thành công. Gần đây cô còn khởi động một chương trình dành riêng cho bạn gái với tên gọi "Be-YOU-tiful", hướng dẫn các cô gái trẻ cách tập trung vào thế mạnh riêng của mình để trở thành nhà lãnh đạo. Julie đã đạt được tất cả thành quả trên khi chưa tới ba mươi tuổi - một ví dụ sống động cho thấy việc tìm được mục đích có thể thay đổi cuộc đời bạn thế nào. Bạn không cần phải mua vé bay sang A nh một năm như Julie để thoát khỏi áp lực gia đình và khám phá ra mục đích của bản thân mình! Nhưng đúng là bạn cần một ít thời gian để suy nghĩ. Hãy nhớ rằng, bây giờ là thời gian để tạo dựng nền móng cho cả cuộc đời bạn - không phải ngày mai, không phải tuần sau, và đương nhiên là không phải 10 năm sau. Bạn càng làm điều này sớm bao nhiêu thì bạn càng có cuộc sống mình muốn sớm bấy nhiêu. 4.4 Đam mê và mục đích Làm sao tôi tìm được mục đích của đời mình? Và bao giờ tôi mới khám phá ra điều đó chứ?" Bạn chẳng cần phải dùng máy tính để có kết quả chính xác. Câu trả lời không phức tạp đến như thế đâu. Cảm xúc của bản thân sẽ cho bạn biết mình có đang theo đuổi đúng mục đích hay không. Những việc đem lại nhiều niềm vui nhất cho bạn sẽ giúp bạn khám phá ra mục đích của đời mình. Hãy xác định mình thích làm điều gì càng sớm càng tốt, và rồi sau đó tìm cách để kiếm sống bằng cách làm việc đó. Lời khuyên: Bạn hãy bắt đầu bằng cách liệt kê một loạt những khoảng thời gian bạn cảm thấy vui vẻ, nhiệt tình và tràn đầy sức sống nhất. Tất cả những thời điểm trên có điểm gì giống nhau? Bạn có cách nào kiếm sống bằng cách làm những việc ấy hay không? 4.5 Mục đích của bạn là gì? . Mục đích của cuộc sống là có được một cuộc sống có mục đích. - Robert Byrne Vô địch cờ vua, tác giả sách và cộng tác viên báo chí. Chẳng cần bạn phải phân tích rắc rối gì ở đây. Chỉ cần sáng tạo, để cho ý tưởng của bạn tuôn chảy và vui vẻ thoải mái khi làm việc này. Bước 1: Những từ cụ thể nào kích thích cảm xúc trong bạn? Bạn có hứng thú với từ nào nhất? Hãy liệt kê chúng ra trên một tờ giấy hay nhật ký. Ví dụ: can đảm, sáng tạo, vận mệnh, sức mạnh, năng lượng, nhiệt tình, tự do, biết ơn, hạnh phúc, giúp đỡ, cảm hứng, hành trình, dẫn đầu, tình yêu, đam mê, nghịch ngợm, quyền lực, chân thành, thành công, ủng hộ, nâng đỡ... Chú ý: Có khả năng là những từ bạn viết ra hấp dẫn bạn vì một lý do nào đó. Tại sao bạn lại nghĩ đến những từ đó? Khi bạn bắt đầu xâu chuỗi sứ mệnh của mình lại, hãy nhớ đến danh sách này. Có lẽ bạn sẽ muốn cho vào đó một số từ này. Bước 2: Bạn thích những câu danh ngôn hay trích dẫn nào? (Không cần phải chính xác, bạn chỉ cần viết lại ý chính). Bạn thích gì ở những câu nói này? Từ ngữ quan trọng hay ý chính của những câu này là gì? (Điều này sẽ chỉ cho bạn lập trường và những gì truyền cảm hứng cho bạn.) Bước 3: Tóm tắt mỗi câu trên thành hai từ. Thông điệp thật sự ở đây là gì? Bước 4: Liệt kê một vài phẩm chất riêng của bạn. Ví dụ: thương người, sáng tạo, giao tiếp tốt, quyết đoán, nhiệt tình, vui vẻ, khả năng lắng nghe, ngăn nắp, tỉ mỉ, lạc quan, kiên trì, hài hước... Bước 5: Liệt kê những cách khác nhau mà bạn thường dùng để bộc lộ những phẩm chất đó? Ví dụ: ủng hộ người khác, truyền cảm hứng để người khác cố gắng, tự tin quyết định và thường đảm nhận vai trò lãnh đạo, dành thời gian lắng nghe và thấu hiểu người khác, không đầu hàng, tập trung vào những điều tích cực trong cuộc sống và cố gắng khiến người khác vui vẻ bằng cách làm một người vui vẻ thật sự, dạy kèm cho người khác với sự kiên nhẫn và quan tâm. Bước 6: Hãy nhìn lại những gì bạn viết từ bước 1 tới bước 5 và bắt đầu kết hợp những từ, vế câu và ý tưởng lại thành những câu khác nhau. Không nhất thiết phải diễn đạt trôi chảy - bạn chỉ cần viết ra những câu then chốt và ý tưởng chính của mình. Sau đây là một vài ví dụ: Tôi dùng sự sáng tạo và tính hài hước của mình để cho mọi người thấy cuộc sống vui thế nào. Và khi người khác thấy vui, tôi cũng thấy vui hơn. - Sean Sự tập trung và quyết đoán của tôi thể hiện rõ nhất khi tôi chủ trì một cuộc thảo luận. Tôi thích đưa ra quyết định và điều hành. - Ciera Tôi cảm thấy vui nhất khi vẽ và khi ở ngoài trời. Thiên nhiên rất quan trọng đối với tôi. Tôi muốn thể hiện điều đó trong những tác phẩm nghệ thuật của mình. - Jocelyn Bước 7: Hoàn thiện lại những gì bạn viết ở bước 6. X âu chuỗi những câu hay ý tưởng ấy lại. Đó sẽ là phác thảo đầu tiên về mục đích sống của bạn. Có thể nó là vài câu hay chỉ một câu duy nhất mà thôi. Hãy nhớ mục đích của chúng ta là viết một điều gì đó truyền cảm hứng cho bạn và thể hiện con người mà bạn muốn trở thành. Và đây là những gì mà các ví dụ ở bước 6 kết luận: Mục đích của tôi là làm cho mọi người cười và cảm thấy vui để họ có thể tận hưởng cuộc sống và tìm thấy mục đích của riêng họ. - Sean Mục đích của tôi là làm một nhà lãnh đạo. Tôi sẽ đạt được mục đích của mình bằng cách giúp người khác đạt được mục đích của họ. Tôi sẽ là một nhà lãnh đạo gương mẫu bằng cách sống có lòng trắc ẩn và sự liêm chính. - Ciera Mục đích của tôi là bảo vệ môi trường bằng cách dùng tranh vẽ của mình để thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên. - Jocelyn Hãy nhớ rằng những mục đích này chưa hẳn đã được khắc vào tâm hồn bạn. Chúng vẫn có thể thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, chúng vẫn giúp bạn đưa ra những quyết định quan trọng để định hình tính cách và chất lượng cuộc sống của bạn. Tất cả những gì bạn làm cũng nên là một cách thể hiện mục đích của bản thân. 4.6 Thực hiện mục đích Hãy xác định mục đích chính của cuộc đời bạn và sau đó tập trung tất cả những hành động của mình xung quanh mục đích đó. - Brian Tracy Tác giả, nhà diễn thuyết Có mục đích là cực kỳ quan trọng. Có mục đích nghĩa là bạn có được hệ thống GPS định hướng cho cuộc sống. Thế nhưng phần quan trọng nhất trong việc có mục đích là việc bạn đưa nó vào hành động và sống vì nó. Câu hỏi: Làm sao để bảo đảm là tôi luôn nhớ đến mục đích của mình? Trả lời: Không có bất cứ câu trả lời cụ thể nào cho tất cả mọi người. Nhưng sau đây là một vài ý tưởng mà bạn có thể tham khảo: Viết lên một mảnh giấy. Nếu muốn, bạn có thể đánh máy và in ra. Dán mảnh giấy đó lên tường trong phòng, trên bàn học, trong nhật ký - chỗ nào mà bạn thường xuyên nhìn thấy. Nếu thích, bạn có thể làm luôn cả một bài thuyết trình về mục đích của mình rồi lồng khung kính treo lên. Cài dòng chữ thể hiện mục đích chạy qua chạy lại trên màn hình chờ máy vi tính, hoặc dùng nó để làm hình nền. Bạn có thể dùng mọi cách mà bạn nghĩ ra, miễn là bạn thấy thích thú và ghi nhớ dễ dàng mục đích của mình.