🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bí Quyết Phát Huy Nhiệt Huyết Nhân Viên - Kenneth Blanchard & Sheldon Bowles full prc pdf epub azw3 [Quản Trị]
Ebooks
Nhóm Zalo
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU
CÂU CHUYỆN GUNG HO VÀ LỜI HỨA CỦA TÔI
CUỘC GẶP GỠ ĐỊNH MỆNH
BÍ QUYẾT THỨ NHẤT: TINH THẦN CỦA CON SÓC
BÍ QUYẾT THỨ HAI: PHƯƠNG CÁCH CỦA CON HẢI LY
BÍ QUYẾT THỨ BA: MÓN QUÀ CỦA CON NGỖNG
LỜI KẾT
Đôi nét về các tác giả
CÂU CHUYỆN GUNG HO VÀ LỜI HỨA CỦA TÔI
Tôi đã hứa với Andy Longclaw là sẽ kể cho các bạn nghe về việc chúng tôi đã vực dậy công ty của mình bên bờ vực phá sản như thế nào. Khi đó, tình hình khó khăn, bế tắc tưởng chừng không thể vượt qua được, vậy mà chúng tôi đã tạo ra lợi nhuận kỷ lục bằng chính sự nỗ lực của tất cả mọi người.
Nhưng trước hết, tôi muốn bạn hiểu vì sao tôi đã hứa với Andy như thế và cơ duyên nào đã khiến cho quyển sách này ra đời. Mọi chuyện bắt đầu tại bệnh viện Walton Memorial vào ngày 7 tháng 6 năm 1994. Lúc đó, Andy đang nằm viện. Cả hai chúng tôi đều biết rõ đó là lần gặp gỡ cuối cùng, nhưng thay vì nói những điều cần nói, tôi lại huyên thuyên những chuyện không đâu về thời tiết, về những trận bóng chày và về nhiều chuyện linh tinh khác nữa...
Thật ra tôi muốn né tránh không khí im lặng giữa hai chúng tôi. Tôi không dám nhìn vào mắt
Andy, không dám thú nhận với anh rằng tôi đã yêu anh. Tôi cứ ngồi như thế.
Bàn tay sạm nắng của Andy nhè nhẹ nắm lấy tay tôi:
- Anh yêu em, mãi mãi.
Đôi mắt mệt mỏi của anh nhắm lại, nhưng tôi biết anh không ngủ bởi bàn tay anh vẫn còn đang siết chặt tay tôi. có thể anh đang nâng niu, trân trọng giây phút quý giá này.
Chúng tôi ngồi đó, tay trong tay.
Nhìn tôi bằng ánh mắt trìu mến, Andy nói với tôi bằng một giọng rõ ràng nhưng rất yếu:
- Có lẽ anh sẽ phải xa em.
Tôi không đáp, đơn giản bởi vì mọi câu trả lời lúc này đều không cần thiết nữa.
- Chúng ta đã từng chia sẻ ngọt bùi. - Andy nói
chậm rãi nhưng dứt khoát. - Và chúng ta vẫn còn rất nhiều việc quan trọng khác phải làm.
Tôi bóp nhẹ tay Andy, lòng trĩu nặng.
- Em có thể làm giúp anh một việc không? Em có thể giúp anh truyền Gung Ho lại cho mọi người không?
- Em hứa, anh yên tâm.
Có lẽ suốt cuộc đời này, tôi sẽ chẳng bao giờ quên được ánh mắt ấy.
- Gung Ho, bạn thân mến!
- Gung Ho, bạn thân mến! - Tôi đáp.
"Gung Ho" là mật mã trò chuyện riêng giữa hai chúng tôi. Đó vừa là lời chúc, vừa là lời chào tạm biệt mà chỉ có tôi và Andy mới hiểu. Vậy mà lần này, đó lại là lời vĩnh biệt.
Rồi anh thiếp đi. Lần này thì anh ngủ thật sự.
Bàn tay thô ráp của anh dần buông khỏi tay tôi.
Tôi không biết mình đã ngồi bên anh bao lâu, cho đến khi bừng tỉnh khỏi dòng suy nghĩ. Nụ cười vẫn còn phảng phất trên gương mặt Andy. Tôi không nhớ mình đã rời phòng bệnh của anh hay đi gọi cô y tá ra sao. Chỉ biết rằng mình đã lang thang ngoài khu bệnh viện như kẻ mộng du, miên man trong suy nghĩ làm thế nào để thực hiện lời hứa với anh.
Trong tâm trạng buồn đau, tôi chẳng muốn về nhà hay trở lại văn phòng. Sau cùng, tôi quyết định bước vào nhà hàng Denny ở bên kia góc phố và gọi một ly cà phê. Hình ảnh Andy lại hiện ra trước mắt tôi. Bất cứ lúc nào nghĩ đến anh, lòng tôi lại đau thắt. Thật khó mà quên được anh và câu chuyện Gung Ho đặc biệt của hai chúng tôi.
- PEGGY SINCLAIR
LỜI GIỚI THIỆU
Kể từ khi cùng nhau viết quyển Raving Fans: A Revolutionary Approach to Customer Service (Bí Quyết Xây Dựng Khách Hàng Cuồng Nhiệt: Giải Pháp Đột Phá Cho Công Nghệ Dịch Vụ Khách Hàng), chúng tôi phát hiện ra rằng trong cuộc sống hiện tại, có khá nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với những vấn nạn lớn trong điều hành nhân sự. Đó là tâm trạng mệt mỏi, thiếu cảm hứng và có khi là sự bất mãn của các nhân viên. Đối với những nhân viên này, việc có mặt tại công sở chỉ là hình thức và tám tiếng đồng hồ vàng ngọc đối với họ chẳng có ý nghĩa gì. Và nhu cầu bức thiết nhất của các công ty hiện nay là cần có một công cụ quản lý có thể giúp chuyển biến các nhân viên thành những khách hàng nhiệt huyết nhất.
Hôm đó, chúng tôi háo hức đến thịtrấn Walton, nơi có nhà máy Walton số 2 đã và đang trở nên nổi tiếng khắp nước Mỹ. Nhưng thật đáng tiếc, cuộc hẹn với Peggy Sinclair - Giám đốc nhà máy, đã không thành. Một người bạn thân và là đồng nghiệp của cô
đang lâm bệnh nặng. Peggy Sinclair đã gửi thư xin lỗi vì sự việc ngoài ý muốn đó.
Peggy Sinclair đã trở thành một huyền thoại tại nhà máy Walton số 2 này. Ngày đầu nhận nhiệm sở nơi đây, cô đã từng ngán ngẩm trước cung cách làm việc trì trệ của toàn bộ ê kíp lãnh đạo, công nhân. Vậy mà giờ đây, nhà máy Walton số 2 đang là tấm gương sáng về doanh thu, về cung cách quản lý cũng như môi trường làm việc. Năng suất, lợi nhuận, ý tưởng sáng tạo, chất lượng dịch vụ khách hàng,.. tất cả đều được xây dựng trên cơ sở lòng nhiệt tình, sự đam mê và tinh thần dũng cảm dám thay đổi của nhân viên - những người đang cùng nhau làm việc và phấn đấu cho mục đích chung. Nói ngắn gọn, họ là những Nhân Viên Nhiệt Huyết nhất của nhà máy.
Vừa đi bộ đến nhà hàng Denny, chúng tôi vừa bàn luận về công việc của mình. Nếu không gặp Sinclair, liệu đến bao giờ chúng tôi mới có thể quay trở lại Walton khi lịch làm việc sắp tới đã kín mít?
"Đức Phật đã dạy rằng, khi học trò đã sẵn sàng, người Thầy sẽ xuất hiện", một trong hai chúng tôi triết lý như thế khi đợi đèn xanh để băng sang góc
nhà hàng Denny mà không hề chú ý đến người phụ nữ phía trước cũng đang đi vào nhà hàng. Mãi đến khi ăn xong, chúng tôi mới nhìn đến cô. Khuôn mặt cô đẫm nước mắt, và chúng tôi đã nhận ra ngay đó chính là Peggy Sinclair, trông cô không khác gì so với các bức ảnh tại lễ trao giải thưởng cho nhà máy Walton số 2 đăng trên báo.
Vừa lúc đó, Peggy Sinclair cũng nhận ra hai chúng tôi. Cô lau vội nước mắt:
- Tôi là Peggy Sinclair. Tôi xin lỗi đã không thể tham dự cuộc hẹn hôm nay. Hôm nay, hôm nay thật là một ngày chẳng vui đối với tôi.
Bối rối vì không biết phải làm gì trong tình cảnh này, chúng tôi đánh bạo xin phép được phỏng vấn cô dù trong lòng đã đinh ninh rằng Sinclair sẽ lịch sự cám ơn và từ chối. Nhưng không, sau một chút do dự, cô chấp nhận lời đề nghị của chúng tôi.
Và câu chuyện mà bạn sắp được đọc sau đây là những gì mà chúng tôi đã viết lại sau ba giờ phỏng vấn Peggy Sinclair tại nhà hàng Denny.
- KEN BLANCHARD VÀ SHELDON BOWLES
CUỘC GẶP GỠ ĐỊNH MỆNH
Thế là tôi, Peggy Sinclair, ngôi sao đang lên của văn phòng chính nhà máy Walton số 2, hôm nay chính thức được bổ nhiệm vào chức vụ Giám đốc nhà máy.
Quản lý cả một nhà máy! Sự kiện long trọng này khiến tôi như bị hoa cả mắt. Dù đã tìm hiểu rất nhiều về lý thuyết quản trị nhưng tôi vẫn chưa có cơ hội thực hành bao giờ cũng như chưa từng tham gia khóa huấn luyện quản lý nhà máy nào, chứ đừng nói đến việc quản lý một nhà máy đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như nhà máy Walton số 2 này.
Một lần, tôi đã chỉ ra sai lầm nghiêm trọng trong chiến lược mới của Già Morris. Tuy có bực bội và khó chịu, ông đã phải công nhận sự thật mà tôi đã nêu trong bản báo cáo. Và việc làm đó của tôi, tuy có gây khó chịu cho một đồng nghiệp, đã góp phần tiết kiệm cho nhà máy đến một triệu đô-la. Do đó, tôi
nghĩ mọi người đã rất tin tưởng và hy vọng một điều khi giao cho tôi công việc quản lý này.
Hôm đó là ngày thứ Ba, mồng 4 tháng 9. Đó là ngày đầu tiên tôi đến nhà máy kể từ khi được bổ nhiệm công việc mới. Cảm giác thật phấn chấn và đầy hứng khởi. Và cũng chỉtrong ngày làm việc đầu tiên đó, tôi phát hiện ra rằng so với tất cả các nhà máy khác trong hệ thống công ty, đây chính là đơn vị rệu rã nhất. Trước đây, chưa bao giờ tôi hình dung nó tệ đến thế. Nhưng sự thật vẫn là sự thật. Và chuyện nhà máy này tồn tại được cho đến ngày hôm nay quả thật là một điều khó tin!
Tôi biết mình đang đứng trước những thách thức rất lớn. Tận đáy lòng, tôi biết chắc rằng trong vòng từ sáu tháng đến một năm nữa, nhà máy này hẳn sẽ phải đóng cửa. Thế là chấm hết! Và rất có thể tôi cũng phải ra đi. Suy cho cùng, tôi cũng chỉ là một kẻ giơ đầu chịu báng hoàn hảo cho nhà máy Walton số 2 này mà thôi.
Không cần phải là thánh cũng có thể hiểu được vì sao nhà máy này lại hoạt động ì ạch như thế. Ban lãnh đạo nơi đây đã đối xử theo kiểu cạn tàu ráo
máng với nhân viên, coi các nguyên vật liệu thô thậm chí còn đáng giá hơn sức người. Và để đáp trả lại thái độ đó của ban quản lý, đám công nhân đã liên kết với nhau và làm việc với một thái độ tiêu cực, ngấm ngầm nhưng hết sức nguy hiểm.
Khi gặp gỡ, trò chuyện với các thành viên của ban quản lý, tôi nhận thấy trong guồng máy rệu rã đó vẫn còn một mắt xích khá tốt, đó là bộ phận quản lý chất lượng thành phẩm với đội ngũ 150 nhân sự. Mặc dù nhà máy đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhưng tôi dám chắc rằng không có bộ phận nào trong toàn bộ hệ thống ba mươi hai nhà máy của chúng tôi lại có năng suất cao đến thế! Nghĩa là khoảng 10% lực lượng lao động của nhà máy này là những viên ngọc quý! Và 90% còn lại chỉ là những đống than xỉtự hủy không hơn.
Thế nhưng, chính người giám đốc bộ phận quản lý chất lượng thành phẩm đã khẳng khái bác lại nhận định của tôi bằng một câu chắc nịch rằng:
- Rồi chị cũng phải nhanh chóng thay tay trưởng phòng thành phẩm đó thôi!
- Tại sao? - Tôi hỏi lại và cảm thấy hơi ngạc nhiên khi thấy việc sa thải một ai đó trong bộ phận của viên giám đốc này lại là trách nhiệm của tôi chứ không phải của ông ta. Tuy nhiên, ngay lúc đó tôi chỉ tò mò muốn biết vì sao người trưởng phòng thành phẩm lại là đối tượng chính của việc sa thải.
- Andy Longclaw vốn là dân da đỏ, mà bản chất của dân da đỏ thì chị cũng biết rồi đấy. À, mà chị chớ có nghĩ tôi có tư tuởng phân biệt chủng tộc đấy. Thành thật mà nói, gã này chuyên môn cũng khá. Thậm chí hắn còn có cả bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh cơ đấy. Nhưng về tính cách, hắn là một tay chuyên gây rắc rối và thực sự là một cái gai trong mắt mọi người. Bộ phận này sẽ trở nên tốt hơn nếu không có gã. Tôi ngán gã này đến cổ rồi. - Và ông ta còn bồi thêm bằng thái độ bực bội và hậm hực.
Tôi không biết Andy Longclaw có phải là một người hay gây rắc rối như lời vị giám đốc bộ phận quản lý chất lượng thành phẩm hay không, nhưng tôi biết chắc chắn một điều rằng, vị giám đốc này sẽ khó có thể trụ lại khi tôi còn đương nhiệm ở đây. Bản thân tôi cũng có thể bị sa thải trong một tương lai gần, nhưng tôi không thích làm việc với những kẻ hẹp hòi
như ông ta.
Vào cuối giờ làm việc, khi các nhân viên đã về hết, tôi nấn ná ngồi lại thêm nửa giờ. Sau một lúc lâu đi đi lại lại trong phòng, tôi quyết định đóng cửa ra về.
Trời vẫn còn sáng, tôi thả bộ dọc theo con đường Main, lang thang vô định với những suy nghĩ mông lung. Thịtrấn này có hai siêu thị, hai nhà thuốc và một tượng đài trước thư viện trung tâm. Khi đọc hàng chữ dưới chân tượng, tôi phát hiện ra rằng không như hầu hết các thịtrấn khác, tượng đài này là để tôn vinh một nghệ sĩ thay vì một chiến binh hay một chính trị gia lỗi lạc. Rõ ràng, Walton chính là quê hương của Andrew Payton, nhà điêu khắc gỗ gốc da đỏ Bắc Mỹ, người đã giành nhiều giải thưởng quốc tế với các tác phẩm điêu khắc miêu tả cuộc sống hoang dã.
Tôi lang thang đến đường số Bảy và băng qua cầu. Một thảm cỏ xanh mướt trải dọc theo bờ sông, một băng ghế dài quay mặt ra bờ sông. Phía bên kia sông là ống khói sừng sững của nhà máy. Phải, đó là nhà máy Walton số 2 đang đứng trơ trọi, vô hồn giữa
khung cảnh hữu tình này. Quả là một sự đối lập khá thú vị giữa vẻ yên bình của thiên nhiên và những bão giông đang xảy ra bên trong nhà máy.
Tôi tiến về phía chiếc ghế trong tâm trạng vô cùng chán nản. Tôi cảm giác mình khó có thể đảm đương nhiệm vụ đầy thử thách này. Vực dậy một nhà máy đang trên bờ phá sản không phải là một chuyện dễ, cho dù tôi có là người nhạy bén đến mấy. Vấn đề mấu chốt nằm ở đâu? Tôi cứ loay hoay mãi với câu hỏi đó mà không biết mình phải bắt đầu từ đâu.
Chợt, tôi nhìn thấy một người đàn ông tóc đen cao lớn đang đi về phía tôi. Đầu ông hơi cúi xuống, tay đút túi quần. Rồi ông ngồi xuống phía đầu kia của chiếc ghế. Bình thường, tôi không có thói quen ngồi cạnh một người lạ, nhưng riêng hôm nay cảnh vật nơi đây lại mang đến cho tôi một cảm giác an toàn dễ chịu.
- Xin lỗi, tôi có thể ngồi đây được không? - Anh cứ tự nhiên.
Tôi nhìn bâng quơ một lúc và để ý thấy từ khi
ngồi xuống đến giờ, người đàn ông chỉ nhìn vào cõi xa xăm.
- Hình như anh đang gặp điều gì rắc rối? - Tôi hỏi, vì lịch sự hơn là quan tâm.
- Tôi sắp phải nghỉ việc. - Người đàn ông trả lời bằng một sự thẳng thắn dễ mến.
- Sao lại thế? - Tôi mạo muội hỏi, lòng cảm thấy đỡ phiền muộn hơn về chuyện của mình.
- Tôi làm việc ở nhà máy đằng kia. - Người đàn ông chỉtay về phía nhà máy Walton số 2 bên kia sông. - Ít ra là cho đến hôm nay, tôi đã gắn bó với nó mười lăm năm. Còn ngày mai thế nào, ai mà biết được?
- Nhưng tại sao lại thế cơ chứ? - Tôi tò mò hỏi.
- Lão sếp muốn đuổi tôi, nhưng lại không đủ can đảm để nói chuyện phải trái với tôi. Tôi đoán là lão ta sợ phản ứng cực đoan từ đám công nhân chúng tôi.
- Phản ứng cực đoan ư? - Tôi ngạc nhiên hỏi lại.
- Phải. Nhưng thực lòng mà nói, tôi nghĩ công nhân cũng sẽ chẳng phản ứng làm gì. Chúng tôi ai mà không biết tình trạng bê bết của nhà máy. Nó chỉ có thể tồn tại được trong vòng từ sáu tháng đến một năm nữa thôi. Bởi vậy, việc tôi hay một ai đó bịtống khỏi nhà máy lúc này cũng có quan trọng gì đâu. Nhưng ở đây, chúng tôi nổi tiếng là nóng tính, có thể vì thế mà ông ta thấy gờm.
Tôi thích thú ngắm nhìn người bạn mới. Theo diện mạo đặc trưng của anh ta, tôi đoán đó là một người da đỏ(*), thậm chí tôi còn đoán biết được anh ta là ai. Nhưng anh ta thì không hề biết tôi.
- Có một quý bà nào đó vừa mới về nắm quyền. Một Mụ Phù Thủy Độc Ác Miền Tây, tôi nghe người ta đồn như vậy. Lão sếp của tôi nói rằng bà ta sắp đuổi tôi, và tôi cũng đã tính đến khả năng đó. Đã mười lăm năm gắn bó với nhà máy này mà thôi, tôi cũng chẳng muốn quan tâm nữa. Kiểu gì thì tôi cũng chẳng thể tồn tại ở đây lâu, nhất là trong tình trạng làm ăn thất bát này. Không biết điều gì sẽ xảy ra với hàng trăm, hàng nghìn công nhân nơi đây khi nhà
máy này đóng cửa. Đối với tôi, sáu tháng hay ngay ngày mai cũng chẳng có gì khác biệt. Tôi chỉ muốn cùng các đồng nghiệp của mình làm việc cho đến giây phút cuối cùng, bởi chúng tôi có chung một mục tiêu.
- Có chung một mục tiêu? - Tôi ngạc nhiên hỏi.
- Đúng vậy. - Andy mỉm cười. - Chúng tôi làm việc vì mục tiêu đó. Dù có ra đi, chúng tôi cũng sẽ rời khỏi nhà máy trong tư thế ngẩng cao đầu.
Đến đây thì tôi đã biết chắc người ngồi đối diện với mình là ai. Và tôi thích cái ý nghĩ kết thúc công việc "trong tư thế ngẩng cao đầu" của anh ta. Ngày cuối cùng vẫn sẽ là một ngày làm việc hiệu quả nhất, đạt năng suất cao nhất. Ngay chính khoảnh khắc ấy, tôi quyết định sẽ tiếp tục theo đuổi công việc đến cùng, tiếp tục chiến đấu đến cùng!
- Hình như chị cũng đang gặp rắc rối phải không? - Anh ta dò hỏi.
- Tôi cũng như anh thôi. Tôi sắp bị sa thải rồi.
- Chị có nói đùa không đấy?
- Tôi không quen đùa những việc quan trọng như thế! Sếp đang muốn tống khứ tôi, và tôi cũng đang chờ quyết định của ông ấy.
- Hóa ra chúng ta cùng chung hoàn cảnh. À, mà chị làm việc ở đâu nhỉ?
- Ở nhà máy đằng kia kìa. - Tôi chỉtay về phía bên kia sông.
- Thật ư? Vậy sao tôi lại chưa gặp chị lần nào nhỉ? Nhà máy có một ngàn năm trăm nhân viên, và tôi thuộc tên biết mặt hầu hết mọi người. Tại sao tôi lại không thể nhớ ra chị nhỉ? Thế chị làm gì ở đó vậy?
- Làm gì à? - Tôi đáp bằng một nụ cười thật tinh quái. - Tôi là Mụ Phù Thủy Độc Ác Miền Tây đây và tôi cũng đoán rằng anh là Andy Longclaw, đúng không? Tôi đã nghe kể về anh. Nói chung toàn những chuyện chẳng mấy hay ho gì cả.
Andy bắt đầu đứng lên và lầm bầm bằng một
giọng bực bội rõ rệt:
- Thì ra là thế. Lại những kiểu đồn thổi vớ vẩn về một thằng cha da đỏ chết tiệt chứ gì? Tôi chẳng lạ gì với mấy trò đó. Mà đằng nào thì tôi cũng phải rời khỏi nhà máy này.
- Nếu có một ai đó phải ra đi thì người đó chắc chắn không phải là anh. Tôi đang cân nhắc khả năng chia tay với một trong các vị giám đốc bộ phận - một con người hẹp hòi, ích kỷ, chỉ biết đến bản thân mình. Ông ta còn muốn sa thải nhân viên sáng giá nhất của nhà máy - Andy Longclaw.
Andy nhìn tôi kinh ngạc:
- Chị đánh giá cao tôi thế ư?
- Tôi có thể là Mụ Phù Thủy Độc Ác Miền Tây, nhưng chắc chắn tôi không phải là một kẻ bù nhìn.
- Thế chuyện bị sa thải là do chị bịa ra đấy chứ? - Cứ cho là như vậy. - Và tôi bắt đầu kể cho anh
nghe đầu đuôi mọi chuyện. Lần đầu tiên trong đời, tôi dốc hết lòng mình để chia sẻ cùng một người đàn ông hoàn toàn xa lạ. Trực giác mách bảo với tôi rằng, anh ta là một người đặc biệt mà tôi có thể tin tưởng.
- Anh có thể nói cho tôi biết điều này được không? Bộ phận quản lý chất lượng thành phẩm của anh có vẻ như đang hoạt động rất tốt trong một hệ thống rệu rã và trì trệ. Tại sao lại có chuyện lạ đời như vậy?
- Vì tất cả chúng tôi đều là những Gung Ho. - Nghĩa là sao? Có phải anh muốn nói đến sự phấn khích và nhiệt huyết?
- Chính xác, chúng tôi là những Gung Ho thực thụ, đầy nhiệt huyết, năng nổ và luôn làm việc hết mình.
- Và các anh làm việc trong nhà máy đó sao? Với vị giám đốc bộ phận kia?
- Điều đó không thành vấn đề vì tất cả chúng tôi
đều là những Gung Ho. Chính ông tôi đã truyền lại cho tôi triết lý Gung Ho này. Và tôi đã áp dụng triết lý này cho bộ phận chúng tôi. Còn kết quả thì như chị đã nhìn thấy.
- Vậy anh có thể truyền đạt ý tưởng này cho tất cả các bộ phận còn lại của nhà máy được không?
- Được thôi. Nhưng có một điều mà tôi muốn chị rõ.
- Điều gì thế? - Tôi hỏi.
- Tôi đã mất năm năm trời để biến bộ phận quản lý chất lượng thành phẩm này thành bộ phận của những Gung Ho. Và tôi đoán chị cũng sẽ phải mất từ sáu tháng đến một năm để làm được điều đó.
- Có thể. - Tôi xuống giọng.
- Ý tôi muốn nói là để thực sự biến toàn bộ nhân lực của nhà máy này thành các Gung Ho, chúng ta cần phải có thời gian.
- Nếu anh đã thành công khi áp dụng triết lý này, chẳng lẽ anh không thể hướng dẫn tôi làm nhanh hơn sao?
Andy im lặng khá lâu. Dường như anh không để ý đến những lời tôi nói. Rồi bỗng anh lẩm nhẩm như đang độc thoại với chính mình:
- Ba năm. Ít nhất là ba năm.
- Nhưng chúng ta chỉ có nhiều nhất là một năm thôi, Andy à. - Tôi nói như muốn lay anh tỉnh lại khỏi dòng suy nghĩ.
- Chị phải mất ba năm để có một tập thể Gung Ho. Nhưng nếu đi đúng hướng, chỉ sau một năm chị đã có thể chứng kiến sự thay đổi.
- Đủ để cứu vãn tình hình nhà máy chứ?
- Không ai có thể đảm bảo được điều này.
- Thế sao ta không thử nghiệm nhỉ? - Tôi đề nghị.
- Quan điểm của chị cũng hay đấy. Gung Ho, bạn thân mến.
- Tôi là Peggy Sinclair. - Tôi chìa tay ra cho Andy và lặp lại câu nói của anh. - Gung Ho, bạn thân mến.
Từ đó trở đi, bất cứ lúc nào gặp nhau hoặc chia tay, chúng tôi đều nói cùng một câu - Gung Ho, bạn thân mến.
- Nhưng còn một điều khiến tôi băn khoăn... - Tôi nói, buông tay Andy ra.
- Chỉ một điều thôi sao? - Gương mặt Andy toát lên một nụ cười nồng hậu.
- Ngay bây giờ thì chỉ có một. Anh đã có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh, anh lại có khả năng điều hành khá tốt, tôi không hiểu tại sao anh vẫn còn ngồi ở đấy? Theo đánh giá của riêng tôi thì anh có thể đảm đương nhiều nhiệm vụ khác quan trọng hơn.
Khi nghe câu trả lời của Andy, tôi cảm thấy vô
cùng ân hận vì đã vô tình khơi lại vết thương cũ trong lòng anh. Câu chuyện riêng của anh thật buồn, nhưng Andy đã không ngần ngại kể cho tôi nghe.
Trên đường đón con từ trường về nhà, vợ anh đã bị một tên lái xe say rượu tông phải. Cả hai được chôn cất tại thịtrấn Walton này, chính vì thế mà Andy chẳng thể rời xa nơi đây.
- Chúng tôi đã có kế hoạch chuyển nhà đến một thành phố khác sau vài năm làm việc. Nhưng tất cả đã đảo lộn...
- Xin lỗi anh, tôi không cố ý.
- Không có gì đâu. Chuyện xảy ra đã lâu, nhưng đêm đêm nó vẫn làm tôi mất ngủ.
Tôi không biết nói gì thêm nữa và đành im lặng. Một khoảnh khắc thật vụng về chậm chạp trôi qua.
Sau cùng, tôi lên tiếng:
- Nếu chúng ta quyết định áp dụng triết lý Gung
Ho ở đó, - tôi chỉtay về hướng nhà máy phía bên kia sông, - chúng ta sẽ bắt đầu công việc này từ đâu?
- Từ Tinh Thần Của Con Sóc. Tất cả đều bắt đầu bằng Tinh Thần Của Con Sóc. Sau đó đến Phương Cách Của Con Hải Ly và đến Món Quà Của Con Ngỗng. Tôi sẽ nói với chị cặn kẽ hơn vào chiều mai, khoảng 3 giờ rưỡi khi tôi ra ca. Tôi sẽ đón chịtại cổng chính nhà máy, và đưa chị về vùng ngoại ô.
Đó là một khởi đầu lạ lùng cho mối quan hệ giữa chúng tôi, một tình bạn khắng khít, vĩnh cửu. Chúng tôi đã gắn bó nhiều năm bên nhau, giúp nhau cùng tiến bộ để rồi cùng nhau nhận giải thưởng cao quý của Chính phủ trao tặng tại Nhà Trắng vì những đóng góp cho nhà máy Walton số 2 - nhà máy Gung Ho.
Sau này, có người cho rằng sở dĩ tình bạn của chúng tôi bền vững vì chúng tôi đều là những kẻ lép vế trong xã hội. Tôi là một phụ nữ, còn Andy là một người da đỏ. Nhưng có thể, người đời đã không nhìn thấy hết những điều còn lại. Có thể tôi chỉ là một phụ nữ yếu đuối, nhưng ngày đó, ít nhất tôi cũng đã tỏ ra cương quyết muốn làm được một điều gì đó. Còn Andy, anh biết rõ nguồn gốc của mình, nhưng anh
biết mình cần gì, muốn gì. Andy luôn nói với tôi rằng "Nếu không cố gắng làm người dẫn đầu, hoàn cảnh sẽ chẳng bao giờ thay đổi". Và Andy đã luôn là người dẫn đầu, trong mọi hoàn cảnh.
Sáng hôm sau, tôi đi một vòng quanh nhà máy trước khi công nhân ca đêm giao ca.
- Tôi chưa bao giờ nhìn thấy vị quản lý nào đến nhà máy vào ca đêm! - Viên đốc công phân bua khi tôi bắt gặp ông ta đang chơi bài trong văn phòng khu sản xuất. Trước đó, tôi đã yêu cầu ông ta kiểm tra tất cả các bộ phận. Và tôi cũng yêu cầu ông kiểm tra lại một lần nữa vào tám giờ sáng hôm sau.
Vì đã từng làm việc ở đây từ khi vừa mới tốt nghiệp đại học nên tôi thuộc nằm lòng quy trình công việc của các bộ phận. Tôi biết rõ các đốc công này đều là những người có kiến thức và hiểu biết, chỉ có điều là họ chểnh mãng trong công việc mà thôi.
Nếu các vị đốc công ngạc nhiên khi thấy tôi hiện diện ở văn phòng khu vực sản xuất thì các giám đốc bộ phận lại tỏ ra bực bội và khó chịu. Khi bắt gặp tôi đi thị sát tình hình nhà máy, họ xúm lại tìm cách làm
cho tôi phải quay trở về khu vực văn phòng:
- Chúng tôi sẽ tóm tắt tình hình cho bà trong phòng họp...
- Ở văn phòng có đủ dữ liệu hơn.
Khi nhận ra là tôi sẽ không nhượng bộ, họ mới tỏ ý rút lui. Ai nấy cũng đều thở phào nhẹ nhõm khi tôi đề nghịtất cả quay trở lại phòng làm việc, ngoại trừ giám đốc bộ phận quản lý chất lượng thành phẩm. Vì muốn tạo cho vị giám đốc bộ phận này một cơ hội để tự khẳng định mình, tôi đề nghị ông ta cùng đi kiểm tra nhà máy.
- Thật chẳng ra làm sao cả. Công nhân ở đây lẽ ra phải làm việc siêng năng hơn nhiều. Tôi đã yêu cầu cắt bớt năm phút trong giờ giải lao nhưng anh ta không nghe. Chỉtoàn những người ưa trốn việc. Biết vậy nhưng tôi chẳng thể nào cho họ nghỉ việc được. - Viên giám đốc không ngớt lời ca thán về Andy.
Tôi để ý thấy các chữ Gung Ho trên khắp các bức tường cũng như máy móc, thiết bị. Lấy làm lạ, tôi hỏi vị giám đốc bộ phận thành phẩm:
- Những chữ này mang ý nghĩa gì?
Ông ta nhìn chúng với vẻ ngạc nhiên, như thể chưa từng thấy chúng bao giờ.
- Tôi cũng không biết nữa. Có lẽ là một loại khẩu hiệu kích động công nhân nổi loạn. - Ông ta buông lời kết luận.
- Ý ông định ám chỉAndy Longclaw à?
- Chính hắn chứ còn ai vào đây nữa. Hắn ta đang cố tình gây rối nhà máy. - Viên giám đốc bộ phận làu bàu rồi bỏ đi.
"Gây rối ư?", tôi tự hỏi và nhìn quanh. Đây thật sự là bộ phận mẫu mực nhất trong hệ thống ba mươi hai nhà máy. Những vật dụng được sắp xếp ngăn nắp, sàn nhà bóng loáng, còn các công nhân trong bộ đồng phục sáng màu đang chăm chú làm việc. Trên tường, bảng ghi nhận báo cáo tiến độ công việc được cập nhật rất chi tiết.
Tôi cảm nhận rất rõ một không khí làm việc thân thiện, cởi mở nhưng nguyên tắc. Nó khác hẳn với vẻ ảm đạm, buồn tẻ trong các bộ phận còn lại của nhà máy.
Quyết định đầu tiên của tôi ngay khi quay trở lại văn phòng thật không dễ thực hiện. Bằng một khoản trợ cấp thôi việc khá tử tế, tôi đã quyết định chia tay với một trong mười tám vị giám đốc bộ phận của
mình. Xưa nay tôi vẫn thường tin rằng, bất cứ ai rồi cũng sẽ trưởng thành, nhưng có lẽ tôi không có đủ thời gian và kiên nhẫn để làm việc với người này. Đôi khi, cách duy nhất để tồn tại và phát triển là phải biết dám thay đổi.
Trong cuộc họp với mười bảy vị giám đốc còn lại, tôi đã nói với họ hai điều:
- Thứ nhất, nếu anh chị nào có ý muốn rời bỏ công ty, cứ việc ra đi. Những ai ở lại đây phải cam kết thay đổi và cố gắng làm việc.
Mẩu tin thứ hai cũng khiến họ lo lắng không kém, rằng tôi sẽ rời nhà máy vào buổi trưa hôm đó để ra vùng ngoại ô tìm hiểu về Tinh Thần Của Con
Sóc.
Mười bảy vị giám đốc đã nhận ra sự cứng rắn trong các quyết định của tôi và lần lượt nối đuôi nhau rời khỏi văn phòng của tôi trong sự lo lắng. Và họ càng ngạc nhiên hơn khi nhìn thấy tôi chông chênh sau yên xe của Andy.
- Chị đã sẵn sàng chưa? Chúng ta khởi hành nhé.
BÍ QUYẾT THỨ NHẤT: TINH THẦN CỦA CON SÓC
Có lẽ chưa bao giờ tôi nghĩ đến cảnh một ngày nào đó, mình lại ngồi sau lưng một anh chàng da đỏ và phóng như bay trên xa lộ. Thế mà giờ đây, tôi lại đang rất thích thú yên vị sau lưng Andy và hướng về phía ngoại ô. Tôi đang đặt cược số phận của mình trong mớ lý thuyết quản trị của ông nội anh ta với những con sóc, hải ly và ngỗng - những thứ nghe có vẻ buồn cười và không mấy khả thi. Tuy nhiên, trực giác mách bảo tôi phải làm những điều cần làm. Tôi tin rằng triết lý Gung Ho chính là chiếc chìa khóa giúp tôi cứu vãn bản thân cũng như nhà máy Walton số 2 này.
Chẳng mấy chốc, chiếc xe đã rời đường chính để rẽ vào vùng ngoại ô. Andy cho xe tiến vào một con đường mòn lầy lội gần bìa rừng khi chúng tôi đã cách thịtrấn khoảng chừng mười lăm dặm.
- Chúng ta tới nơi rồi. - Andy nói trong khi tắt
máy chiếc Harley.
Chúng tôi đang đứng giữa một khu rừng vân sam. Gần đó có ngôi nhà nhỏ làm bằng gỗ. Vòm cổng phủ đầy dây leo và ống khói làm bằng đá tảng làm cho ngôi nhà trông càng thêm cổ kính.
Một sự tĩnh lặng tuyệt vời! Tôi bắt đầu thả bộ về phía ngôi nhà, hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên yên bình. "Thật tuyệt." - Tôi quay sang Andy và ngay lúc đó, tôi như không tin vào mắt mình. Ngay sau lưng Andy là một con nai mẹ cùng mấy chú nai con. Chúng đang rón rén bước qua khoảng đất hoang đến bụi cây phía bên kia.
Tôi chỉ vội về phía mẹ con nhà nai. Andy bình tĩnh quay lại và nói:
- Đó là Mabel và Fred. - Mabel và Fred là sao?
- Đó là tên tôi đặt cho chúng. Tôi vẫn thường để một ít muối gần cái cây đó. Mỗi ngày, chúng đến đó vài lần để ăn muối.
Andy dẫn tôi đến cổng, lấy vài chai bia ướp lạnh và bảo tôi ngồi xuống một chiếc ghế đu rộng kiểu cũ, còn anh nằm xuống chiếc võng gần đó.
- Đã đến lúc khám phá Tinh Thần Của Con Sóc rồi đó.
Tôi nhìn anh chờ đợi.
- Bây giờ tôi chợp mắt một lát. Trong khi đó, chị sẽ quan sát những con sóc ở đằng kia.
- Thế mà tôi cứ nghĩ là anh đang chuẩn bị dạy cho tôi về Tinh Thần Của Con Sóc cơ đấy.
- Chị cứ bình tĩnh. Đằng nào rồi chị cũng sẽ được học. Thôi tôi buồn ngủ quá rồi. Trước tiên, chị cứ quan sát lũ sóc, sau đó nói cho tôi biết nhận xét của chị nhé.
Nói vừa xong, Andy nhắm mắt ngay lập tức. Còn lại một mình tôi với lũ sóc! Tôi không thể hiểu hành động của người đàn ông lạ lùng này. Anh ta thừa biết tôi là ai và anh ta cũng biết rõ là còn hàng
khối công việc đang chờ tôi. Vậy mà...
Tôi không biết mình phải làm gì lúc này. Rồi tôi chợt nhớ đến những điều mắt thấy tai nghe tại bộ phận quản lý chất lượng thành phẩm. Andy nói rằng triết lý Gung Ho bắt đầu bằng Tinh Thần Của Con Sóc. Có lẽ đó là lý do anh ta muốn tôi quan sát những con sóc này đây. Tôi quyết định sẽ thử nghiệm số phận mình với con người lạ lùng đầy cá tính này.
Andy nói đúng. Ở đây nhìn đâu cũng thấy sóc. Ngay bên ngoài cổng của ngôi nhà có một cái máng bằng gỗ chứa đầy những hạt hướng dương. Lũ sóc chạy nhốn nháo ra khỏi rừng, băng ngang qua bãi cỏ và nhảy tứ tung lên máng, nhặt các hạt hướng dương rồi quay trở về rừng.
Tôi bắt đầu nhẩm tính thời gian trung bình cho một chuyến tha mồi của lũ sóc. Ba phút năm mươi giây. Tức là khoảng mười sáu chuyến trong một giờ đồng hồ. Bọn chúng cứ cần mẫn đi về như thế. Còn những hạt hướng dương cứ tự động theo máng trượt đi xuống từ chiếc thùng để trên cao.
- Chị đã quan sát được những gì rồi? - Giọng nói
còn ngái ngủ của Andy chợt xen ngang.
- Nhìn những con sóc này, tôi chợt nghĩ nếu mọi người ở nhà máy Walton số 2 làm việc hăng hái và tích cực giống như chúng thì mọi việc hẳn đã khác đi rất nhiều.
- Hẳn là vậy rồi. - Andy nói trong khi vẫn đung đưa chiếc võng.
Tôi đợi Andy tiếp tục, nhưng anh ta vẫn im lặng. Cuối cùng tôi đành phải lên tiếng:
- Vậy chúng ta cần phải làm gì để điều đó trở thành hiện thực?
- Bí quyết nằm ở Tinh Thần Của Con Sóc, Phương Cách Của Con Hải Ly, Món Quà Của Con Ngỗng.
- Nghĩa là thế nào?
- Cho tôi hỏi chị một câu nhé "Tại sao những con sóc này có thể làm việc chăm chỉ như vậy?".
Nếu trả lời được câu hỏi này, chị sẽ dễ dàng khám phá được Tinh Thần Của Con Sóc.
- Vì chúng có động lực nào đó, đúng không? - Tôi đánh bạo nói.
- Theo chị, động lực của chúng là gì? - Đó là lấy hết số thức ăn kia.
- Vậy tại sao chúng cần phải lấy hết số thức ăn đó?
Tôi hơi bối rối, nhưng sau cùng cũng tìm được câu trả lời:
- Vì nếu không tích trữ lương thực, chúng khó có thể tồn tại qua mùa đông giá rét.
- Chị đã bắt đầu hiểu bài học Tinh Thần Của Con Sóc rồi đấy. Chúng cặm cụi như vậy vì chúng biết rằng công việc đó có ý nghĩa rất quan trọng.
Khi quay trở ra, anh đưa cho tôi xem bức tranh
gỗ khắc hình một con sóc đứng thẳng, miệng mở to như đang huyên thuyên điều gì. Kỹ thuật khắc tinh xảo đến độ tôi có thể nhìn thấy cả những thớ thịt săn chắc nơi bắp chân sau của nó.
- Thật tuyệt vời. Anh lấy ở đâu thế?
- À, ông nội tôi đã khắc bức tượng gỗ này khi truyền đạt cho tôi triết lý Gung Ho. Chịthử nhìn kỹ xem có nó điều gì đặc biệt không?
Tôi nhìn kỹ từng chi tiết và nhận ra tên của nhà điêu khắc, Andrew Payton, được khắc ở một góc của bức tranh. Bên dưới con sóc có dòng chữ:
Tinh Thần Của Con Sóc
THỰC HIỆN NHỮNG VIỆC LÀM CÓ Ý NGHĨA
Đây chính là bí quyết đầu tiên đã biến đổi bộ phận quản lý chất lượng thành phẩm của Andy thành một tổ chức của những Gung Ho thực thụ. Và đây cũng chính là một trong ba yếu tố giúp tôi cứu vãn
tình hình nhà máy Walton số 2. Lúc đó, quả thật tôi chưa nhận ra sức mạnh kỳ diệu của bí quyết này.
- Thế ra ông nội của anh chính là Andrew
Payton? Tôi đã thấy bức tượng của ông cụ ở trung tâm thịtrấn.
- Chị có thấy lạ không? - Ông tôi là một nhà điêu khắc gỗ lừng danh, vậy mà họ lại đúc tượng cho ông bằng đồng.
- Bức tranh này đẹp quá. - Tôi trầm trồ. -
Thật là một món quà tuyệt vời, Andy ạ. Nhưng tôi không nhận đâu vì đó là quà của ông cụ dành cho anh mà.
Andy cười:
- Chị cứ yên tâm, tôi còn nhiều bức tranh giống như thế này nữa.
- Cám ơn anh. - Tôi đáp và một lần nữa nhìn
chăm chú vào dòng chữ mà ông nội của Andy đã khắc "Tinh Thần Của Con Sóc: THỰC HIỆN NHỮNG VIỆC LÀM CÓ Ý NGHĨA".
- Việc làm có ý nghĩa. - Tôi lẩm nhẩm một mình.
- Lũ sóc làm việc chăm chỉ vì chúng biết rằng công việc mà chúng đang làm rất có ý nghĩa. Chịthử liên hệ điều này với công việc mà chúng ta đang làm. - Andy nói khi quay trở lại chiếc võng. - Để xác định đâu là những việc làm có ý nghĩa, có ba yếu tố mà chị cần phải ghi nhớ: trước hết, nhân viên phải hiểu rõ tầm quan trọng của công việc. Thứ hai, công việc mà mọi người đang làm phải dẫn họ đến một mục tiêu chung. Thứ ba, giá trị của công việc đó phải là kim chỉ nam cho tất cả các kế hoạch, quyết định và hành động đã đặt ra. Đó chính là Tinh Thần Của Con Sóc.
Ngừng một lát, Andy nói tiếp:
- Nếu muốn mọi người trở thành những Gung Ho thực thụ, chị phải biết cách làm cho họ hiểu vì sao chị cần họ và vì sao công việc của họ làm thế giới xung quanh trở nên tốt đẹp hơn.
- Mọi người phải hiểu được rằng những điều họ làm sẽ góp phần vào sự thịnh vượng chung, đồng thời tạo ra sự khác biệt trong chính lĩnh vực của mình.
Những câu nói của Andy làm tôi phấn chấn hẳn. Chúng tôi đã từng xây dựng nhiều chương trình thưởng phạt cùng chính sách "cây gậy và củ cà rốt" nhằm kích thích tinh thần làm việc của nhân viên. Nhưng có lẽ chúng tôi chưa bao giờ nghe đến sự tưởng thưởng nào mang tầm vóc to lớn như thế này.
Tôi chợt nghĩ đến công việc mà chúng tôi đang làm. Chúng có quan trọng không nhỉ? Có chứ, nhưng chỉ là đối với một số người mà thôi.
Andy không ngừng quan sát nét mặt của tôi. Dường như đọc được suy nghĩ của tôi nên anh nói ngay:
- Đó là vấn đề của sự hiểu biết, chứ không chỉ đơn thuần là về bản thân công việc. Hầu như công việc nào cũng cần thiết. Chỉ có điều những người thực hiện không hiểu hết ý nghĩa của chúng mà thôi. Ông tôi nói rằng để trở thành Gung Ho, người ta cần phải có một công việc có giá trị đích thực.
- Tôi hiểu rồi, nghĩa là chúng ta không nên chỉ đo lường giá trị của công việc qua các kết quả hữu hình?
- Như tôi đã nói, chị cần phải hiểu được tầm quan trọng của những việc mình đang làm, dưới góc độ nhân sinh. Nào, chị hãy cho tôi biết tên một công việc mà chị cho là vô nghĩa nhất mà mình đã từng làm đi nào?
- À, tôi từng rửa bát đĩa trong căn-tin của một trường đại học. Đó là một công việc thật buồn tẻ và nhàm chán. Công việc của tôi là cho bát đĩa dơ vào máy rửa, sau đó xếp chúng lên kệ. Ngày nào cũng chừng đó việc, không có gì mới mẻ. Với tôi, đó chỉ là phương tiện để tôi kiếm thêm ít tiền trang trải học phí.
Nụ cười bí ẩn trên khuôn mặt Andy làm tôi hơi khó chịu.
- Tôi không đồng ý với chị ở điểm này. Theo tôi, rửa bát đĩa trong căn-tin trường đại học là một công việc quan trọng, rất quan trọng là khác. Chị hãy thử nghĩ về tương lai của các sinh viên mà xem: rất có thể
họ sẽ trở thành những nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các bác sĩ, nhà khoa học, lãnh tụ thế giới, nhà nghiên cứu - Chỉ cần một chồng bát đĩa dơ bẩn, mất vệ sinh cũng có thể gây ra bệnh tật cho những tài năng tương lai của đất nước. Hãy nhìn nhận điều đó dưới khía cạnh con người. Nếu không tin rằng công việc mà chị cho là vô nghĩa đó có thể góp phần mang lại hạnh phúc cho con người, tôi có thể dẫn chị đến nhiều nơi trên thế giới này, nơi mà người ta chẳng ý thức được tầm quan trọng của việc rửa bát đĩa. Và chị cứ thử ăn một lần tại các căn-tin đó để thấy điều tôi nói là đúng hay sai. Chỉ một bữa ăn thôi cũng có thể làm chịthay đổi suy nghĩ của mình.
- Chị chính là một mắt xích quan trọng trong việc đem lại sức khỏe cho các em sinh viên. - Andy tiếp tục. - Còn công việc nào cao cả hơn thế kia chứ?
Rồi Andy nhìn thẳng vào mắt tôi và nói:
- Toàn bộ nền kinh tế của chúng ta phụ thuộc vào sự chuyển động không ngừng của vũ trụ. Trong vòng quay đó, không ai được phép đứng ngoài cuộc chơi. Điều kiện ăn uống vệ sinh, những chiếc đĩa sạch sẽ tất cả đều là nền tảng của nền văn minh chúng ta.
- Nhưng điều đó phụ thuộc vào cách nhìn nhận sự việc của mỗi người. - Tôi đáp một cách e dè.
- Mỗi việc làm đều có một giá trị xã hội nhất định, cho dù đó là công việc đào mương, trả lời điện thoại, thiết kế sân gôn hoặc sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ... Một khi người ta ý thức được công việc của mình thì những điều tốt đẹp bắt đầu diễn ra. Dập một miếng kim loại và cán ra cho phù hợp với bản vẽ thiết kế là một chuyện. Còn việc chế tạo ra chi tiết của bộ phận phanh xe đạp trẻ con lại là một chuyện hoàn toàn khác.
Ngừng một lát, Andy nói tiếp:
- Làm hỏng chuyện thứ nhất, chị có thể làm lại được. Làm hỏng chuyện thứ hai, chị có thể là tác nhân gây ra tai nạn cho đứa bé.
- Tôi hiểu rồi. Andy nói tiếp:
- Những điều mà chúng ta đang tranh luận là một trong những xúc cảm mạnh nhất của con người. Nó được xếp ngang hàng với tình cảm yêu thương và ghét bỏ. Đó chính là lòng tự trọng. Và một khi ta cảm
thấy bản thân luôn muốn vươn đến điều tốt đẹp, đó là lúc khởi đầu triết lý Gung Ho.
Sự tĩnh lặng của buổi trưa hè lắng lại trên hành lang của ngôi nhà. Andy bắt đầu nói với tôi về cung cách phục vụ khách hàng của công ty cũng như cách ứng xử, giao tiếp giữa các phòng ban. Lời nói của anh tuy nhẹ nhàng nhưng trong từng câu, từng từ ấy ẩn chứa một sự thông thái và hiểu biết sâu sắc. Bắt đầu từ giây phút ấy, cách nhìn nhận của tôi đã thay đổi. Tôi hiểu công việc của tôi và Andy đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với số phận của cả một nghìn năm trăm con người đang sống và làm việc tại nhà máy.
- Giờ thì tôi đã hiểu Tinh Thần Của Con Sóc. Nhưng làm thế nào để trở thành một Gung Ho? - Tôi nôn nóng.
- Chị cứ bình tĩnh. - Andy trấn an tôi. - Chúng ta mới bắt đầu thôi mà. Chị hẳn còn nhớ ý nghĩa của công việc có mối liên hệ như thế nào đối với tầm quan trọng của công việc đó chứ?
- Tôi vẫn còn nhớ, thế thì sao nào?
- Chị đợi tôi một lát. - Andy nhỏm dậy, đi vào nhà rồi quay trở ra mang theo những lát bánh mì và một giỏ đựng đầy những mảnh vụn bánh mì.
Anh đặt tất cả xuống đất, gần một cái chuồng bằng thép được treo trên một cái cây. Andy dùng cây sắt gõ vào cái chuồng bằng thép đó rồi nhanh chóng quay trở lại chỗ tôi đang đợi.
- Chị quan sát nhé.
Bốn con thú tuần tự đi ra từ phía nhà kho, dẫn đầu là một con thú màu đen có hai sọc trắng trên lưng, theo sau là ba con nhỏ khác.
- Ồ, những con chồn hôi.
- Ấy, khẽ chứ! Lũ chồn sẽ phóng mùi hôi nếu phát hiện thấy chúng ta đang quấy rầy chúng.
Sau khi ăn xong, chồn hôi mẹ, có lẽ là thế, quay lại và hướng về phía nhà kho. Lũ con lẽo đẽo theo sau.
- Chúng sẽ quay lại ngay thôi. Loài chồn rất thích bóng tối. - Andy vừa nói vừa quan sát một con sóc đang cố gắng leo lên máng gỗ để lấy những hạt hướng dương. Miệng nó liên tục phát ra những âm thanh khó nghe.
- Lũ sóc này giống Già Morris quá.
- Ái chà, con sóc đó đang bực bội và ganh tỵ khi thấy tôi không tiếp tục kể cho chị nghe về Tinh Thần Của Con Sóc nữa mà chỉ nói về đám chồn hôi kia. - Andy trêu tôi. Chợt, anh cất lên âm thanh nghe cũng chói tai như tiếng kêu của một con sóc, và con sóc kia bỗng im lặng.
- Tôi vừa mới hứa với con sóc đó là sẽ tiếp tục kể cho chị nghe về mối liên hệ giữa mục tiêu chung của tập thể và ý nghĩa công việc của từng cá nhân.
Andy quả là người có khiếu kể chuyện. Tôi lại thấy hứng thú muốn được khám phá Tinh Thần Của Con Sóc.
- Chị sẽ không bao giờ đánh giá đúng ý nghĩa công việc mà mình đang làm trừ phi bản thân chị biết
rõ mục tiêu cần hướng đến. Nhưng chỉthế thôi cũng chưa đủ, mà một công việc có ý nghĩa hay không còn tùy thuộc vào cách chịthực hiện để đạt được mục tiêu đó. Điều quan trọng là chị phải tự hào về mục tiêu lẫn cách đạt được mục tiêu của mình.
Tôi vẫn đang quan sát con sóc. Hình như con vật này đang cố lắng nghe những lời bàn tán của chúng tôi để xem Andy có giữ đúng lời hứa hay không. Andy xem sự im lặng của tôi như một sự đồng ý và anh tiếp tục kể.
- Đối với bất kỳ tổ chức nào, nhiệm vụ trước tiên là cần phải xác định mục tiêu chung. Ta thường thấy các mục tiêu kinh doanh luôn được nêu lên rất cụ thể trong các bản báo cáo định kỳ hoặc trong các cuộc họp. Như vậy, ai cũng có thể nắm được mục tiêu chung. Vấn đề là, nếu mọi người không biết cam kết thực hiện, mục tiêu chung đó sẽ không còn ý nghĩa nữa.
- Anh nói rất đúng. Ngạn ngữ có câu "Bạn có thể dẫn con ngựa đến bờ sông, nhưng bạn không thể bắt nó uống nước."
- Chính xác. Chúng ta chỉ có thể đạt được mục tiêu khi có sự cam kết. Chỉ có sự đồng lòng mới tạo ra sự khác biệt. Tất cả những con sóc đó đều cam kết cùng thực hiện mục tiêu chung. Trong các tổ chức Gung Ho, mọi người luôn có chung một mục tiêu.
- Tôi hiểu rồi.
- Vấn đề nguy hiểm nhất trong các công ty, tổ chức là không mấy ai quan tâm đến mục tiêu chung. Nhiều người đến dự một buổi họp trong sự thờ ơ hay đôi khi chỉ là làm cho có.
Tôi sững sờ cả người.
- Chúng ta phải biết rút ra bài học từ lũ chồn hôi kia. Mục tiêu của chúng là kiểm soát toàn bộ cái kho thực phẩm đó.
- Tôi sẽ suy nghĩ về vấn đề "mục tiêu chung". - Tôi tự hứa.
- Chị cứ làm bất cứ điều gì mà chị cho là cần.
Nhưng đừng quên rằng đôi khi cách lãnh đạo tốt nhất là đặt ra mục tiêu chung cho mọi người, sau đó để mọi người đảm nhiệm phần việc của họ.
Mặc dù hôm đó chúng tôi không tranh luận nhiều về vấn đề mục tiêu, nhưng qua đó tôi khám phá ra rằng nếu muốn áp dụng triết lý Gung Ho, chúng ta cần phải có hai loại mục tiêu:
Trước hết là mục tiêu kết quả, nghĩa là
những điều mà chúng ta muốn đạt được.
Sau đó là mục tiêu giá trị, nghĩa là những ảnh hưởng tích cực mà chúng ta muốn
đem lại cho cuộc sống của các thành
viên trong nhóm, khách hàng, nhà cung cấp cũng như cộng đồng chung quanh.
Tôi cũng hiểu rằng mục tiêu chính là cột mốc đánh dấu vịtrí hiện tại của bạn và đích đến mà bạn muốn nhắm tới. Một khi đã xác định được mục tiêu, bạn sẽ làm việc và phấn đấu hết mình để đạt được mục tiêu đó.
- Ý nghĩa của mục tiêu luôn là động lực thúc đẩy ý chí vươn lên của con người. Chính các giá trị sẽ giúp người ta không ngừng cố gắng và nỗ lực. Công việc nào hướng tới mục tiêu bằng sự lừa dối sẽ không phải là một công việc có ý nghĩa. Tôi không thể chỉ ra cho chịthấy tất cả các giá trị mà những con sóc này sẽ nhận được, nhưng tôi biết chắc chắn một điều rằng chúng rất coi trọng mạng sống của đồng loại. Nếu một con diều hâu hoặc con cáo đến gần, chúng không những tự bảo vệ bản thân mà con báo động cho những con khác. Để trở thành một Gung Ho thực thụ, chị phải có những giá trị nhất định.
- Thế những giá trị này từ đâu mà có? Từ chính nhóm làm việc hay từ ban giám đốc?
- Cả hai. Nhưng ban giám đốc mới là những người chịu trách nhiệm chính về các giá trị chứ không phải chỉ riêng việc đặt ra các mục tiêu. Có nhiều cách đạt được điều chị muốn. Đôi khi để đạt được mục tiêu nhanh nhất, chị phải chọn những con đường tắt. Nhưng với giá trị, chỉ có những con đường thẳng. Một nhà quản lý giỏi phải là người biết hướng mọi người đi theo con đường thẳng.
Andy tạm ngừng một lúc rồi tiếp tục chia sẻ quan điểm của mình:
- Trong một tổ chức Gung Ho, các giá trị phải mang tính thống lĩnh. Chúng phải là kim chỉ nam soi đường cho các hành vi của chị. Chị là một nhà quản lý, chứ không phải là một viên cảnh sát, bởi vậy chị phải có nghệ thuật dụng nhân, mặc dù chị vẫn phải duy trì kỷ cương trong tổ chức. Chị phải biết cân bằng giữa mục tiêu và giá trị, không nên quan tâm thái quá đến một trong hai yếu tố chính yếu đó. Bất cứ ai không tôn trọng những giá trị chung của công ty, họ có thể phải ra khỏi tổ chức. Chị không thể giữ lại bên mình những thành viên không muốn phấn đấu cho mục tiêu chung.
- Hôm nay tôi đã chia tay với một trong mười tám vị giám đốc, anh biết chứ? Và chắc anh cũng đoán được đó là ai.
- À, thế ra chị cũng khá cương quyết đấy. - Andy không hề ngạc nhiên trước tin báo đó. - Tôi tin rằng chị là người khá trung thành với các giá trị của mình. Và một khi, đã tuyên bố giá trị nào đó, chị không thể phá bỏ chỉ vì nó không thuận tiện.
- Có thể. Nhưng phá bỏ hay không, đôi khi không thành vấn đề.
- Đúng. Nhưng đôi khi một giá trị không phù hợp lại làm nảy sinh những hậu quả không lường trước được. Ví dụ, một trong những giá trị ở bộ phận quản lý chất lượng thành phẩm của chúng tôi là tôn trọng chân giá trị của lao động. Nghe thì hay đấy, nhưng trên thực tế, khi chúng tôi cùng phấn đấu để tăng năng suất lao động, một vài cá nhân khác tự dưng tụt lại phía sau. Không phải vì họ không cố gắng hoặc không quan tâm. Tất cả chúng tôi đều một mười một chín với nhau, không có ai quá xuất sắc hoặc quá kém. Vậy mà lại có trường hợp kẻ đến đích trước, người lẹt đẹt theo sau. Vấn đề là: chúng ta làm gì với những người "lẹt đẹt" đó?
- Tiến hành "triệu tập ngoài ý muốn" ư?
- Không hẳn vậy. Nếu thật sự đánh giá cao chân giá trị của lao động, chúng tôi phải tôn trọng quyền làm việc của mọi người. Miễn là mọi người làm việc với tất cả nhiệt huyết của mình, chúng tôi sẽ không chối bỏ chân giá trị lao động của họ, kể cả khi trình độ chuyên môn của họ có yếu kém đi chăng nữa.
Chúng tôi có thể bố trí họ ở một vịtrí khác phù hợp hơn để họ có thể tiếp tục đóng góp. Đó là một trong những giá trị chính của chúng tôi.
- Giờ tôi đã hiểu tại sao bộ phận của anh ít có sự thay đổi về nhân sự. Vị cựu giám đốc bộ phận của anh đã từng hùng hồn tuyên bố rằng, bộ phận của anh có thể tăng năng suất bằng cách giảm biên chế.
- Nếu vậy thì ông ta đã sai lầm ở hai vấn đề.
- Andy cười. - Thứ nhất, những con người mà ông ta cho là thừa vẫn có thể hữu ích cho nhà máy. Thứ hai, nếu sa thải họ, chúng tôi đã từ bỏ những giá trị của mình và điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ không còn là một tổ chức của những Gung Ho nữa. Như vậy, năng suất sẽ có nguy cơ giảm đi rất nhiều. Tôi tin rằng, trong trường hợp đó, ông giám đốc sai hoàn toàn.
- Quan điểm của anh hay đấy.
- Đó là tôi đang nói về mặt giá trị. Cũng nhờ có nó mà chúng tôi đã đứng vững trong những thời khắc khó khăn nhất. Nếu làm khác đi, nó sẽ chẳng còn là
giá trị mà chỉ là một khẩu hiệu sáo rỗng.
- Cần lưu ý rằng, - Andy nói tiếp, - các giá trị không đặt ra phương pháp mà chỉ có mục tiêu mới đặt ra phương pháp. Và các mục tiêu thuộc về tương lai, trong khi giá trịthuộc về hiện tại. Các mục tiêu được xác định, trong khi các giá trị mang tính vĩnh hằng. Mục tiêu có thể thay đổi trong khi các giá trị là những hòn đá tảng mà bạn có thể dựa vào.
Ông nội tôi đã từng nói "Những hòn đá tảng không bao giờ lay chuyển trong dòng sông chảy xiết. Chỉ có những hòn đá cuội bé nhỏ mới bị dòng nước cuốn phăng, kể cả khi con gọi chúng là những hòn đá tảng". Tôi nghĩ ông đã mượn hình ảnh hòn đá tảng và đá cuội từ một trong những bài thơ hay nhất của Manly Grant, một nhà thơ nổi tiếng mà ông rất kính nể. Đây, tôi sẽ cho chị xem bài thơ này.
Andy quay vào trong nhà và mang ra một quyển sách. Anh cho tôi xem trang sách đã được đánh dấu cẩn thận, trong đó có đoạn thơ:
Đá cuội và đá tảng
Cơn nước xoáy chẳng xoay hòn đá tảng.
Giữa muôn dòng, đá cuội hóa chông chênh. Dẫu có gọi đá cuội là đá tảng.
Con nước đầu vẫn cuốn chúng đi xa.
Hai thứ đá nào khác nhau vì tên gọi.
Mà khác vì cái trụ, cái lăn đi.
Đá phải chịu, nhưng bạn nào đâu thế.
Chọn đứng vững vàng, hay để nước cuốn trôi? - Manly Grant
Giai điệu của đất
Andy mang quyển sách cất vào nhà, còn lại một mình tôi ngồi đó, mải suy nghĩ về những điều đã qua. Bây giờ thì tôi đã nắm vững điều cốt yếu nằm trong Tinh Thần Của Con Sóc - đó là thực hiện những công
việc có ý nghĩa. Có ba điểm quan trọng cần ghi nhớ:
Tinh Thần của Con Sóc
THỰC HIỆN NHỮNG VIỆC LÀM
CÓ Ý NGHĨA
1. Hiểu rằng công việc của chúng ta đang góp phần làm cho thế giới xung quanh
trở nên tốt đẹp hơn.
2. Mỗi thành viên phải biết hướng về
mục tiêu chung.
3. Các giá trị sẽ là kim chỉ nam cho tất cả các kế hoạch quyết định và hành động
của chúng ta.
Khi ngắm nhìn nắng chiều lướt dần qua khu đất của Andy, tôi cứ nghĩ mãi về tình trạng hiện thời của nhà máy. Chắc chắn tất cả sẽ khác đi nếu mọi người ở đây thấm nhuần Tinh Thần Của Con Sóc.
Chẳng bao lâu sau, chúng tôi lên xe quay trở lại thịtrấn Walton.
Khi xe của chúng tôi đã bon bon trên xa lộ, trong đầu tôi vẫn còn lởn vởn hình ảnh của một nghìn năm trăm con người cùng gia đình họ. Số phận của bao nhiêu con người đang phụ thuộc vào một mình tôi. Tôi sẽ áp dụng triết lý Gung Ho như thế nào vào thực tế của nhà máy Walton này đây?
Khi về đến nhà máy, tôi trả lại chiếc mũ bảo hiểm cho Andy và hỏi:
- Anh đã từng nói công việc của người lãnh đạo là kết nối mọi người thành một khối, đồng thời hướng họ đến một cam kết chung. Nhưng nếu họ không muốn cùng tôi thực hiện cam kết đó thì sao? Làm cách nào có thể kêu gọi mọi người hướng đến mục tiêu chung?
- Câu trả lời lại khá phức tạp đấy. - Andy nói trong khi tắt máy chiếc Harley. - Càng tiến đến mục tiêu, mức độ tin cậy giữa các thành viên trong một tổ chức Gung Ho càng cao. Đúng, sự tin cậy chính là điều mà chị cần bây giờ. Khi mọi người tin cậy lẫn
nhau, họ sẽ dễ dàng ủng hộ những quyết định chung.
- Nhưng thuyết phục mọi người tin tưởng vào ban lãnh đạo không phải là chuyện dễ- Tôi rầu rĩ nói.
- Nếu điều đó mà dễ thì mới là chuyện lạ đấy. Nhưng không phải vì thế mà không làm được. Tôi không thể ra lệnh để buộc mọi người phải thực hiện điều tôi muốn, mà chỉ có thể khuyên họ nên tôn trọng những giá trị nào đó. Tất cả những điều tôi có thể làm là chỉ ra cho họ thấy lợi ích chung khi tham gia công việc cùng tôi.
- À, ra vậy. Bây giờ thì tôi hiểu tại sao anh phải mất đến năm năm để biến bộ phận quản lý chất lượng thành phẩm của mình thành tổ chức của những Gung Ho.
- Đúng vậy, để có được thành quả như hôm nay, chúng tôi đã phải nỗ lực rất nhiều. Chị phải có thời gian. Và, như tôi đã nói, chị phải nói rõ các lợi ích mà mọi người sẽ nhận được. Hãy ghi nhớ điều này: Luôn Luôn Trung Thực Trong Lời Nói. Các nhà quản trị ít khi tạo dựng được niềm tin cho nhân viên của mình. Nếu chị muốn nhà máy này trở thành tổ chức của các
Gung Ho, chị phải chia sẻ với họ toàn bộ sự thật.
Tôi hiểu rằng việc áp dụng những điều mà Andy nói vào thực tế hiện nay của nhà máy quả là một nhiệm vụ hết sức khó khăn.
- Tôi sẽ tuân thủ nguyên tắc này. - Tôi hứa - Còn điều gì khác nữa không?
- Tất cả đều xoay quanh sự tin tưởng lẫn nhau. Bên cạnh đó, chị phải đặt lợi ích của các cộng sự lên trên tất cả. Trong bộ phận quản lý chất lượng thành phẩm, chúng tôi có một nguyên tắc, đó là phải bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho mọi người.
- Điều đó thật thú vị. Ở văn phòng trung tâm, chúng tôi cũng có một nguyên tắc. - Đó là quan tâm đến lợi nhuận. Khi có lợi nhuận có nghĩa là chúng tôi đang tạo ra tiền lãi cho các cổ đông.
- Tốt. Nhưng trong số những nguyên tắc mà chúng tôi đặt ra, vấn đề lợi nhuận không được nhắc đến.
- Ở văn phòng trung tâm, chúng tôi dành ra khoảng mười bốn phần trăm lợi tức cho chi phí thành phẩm. Nhưng các anh đã không sử dụng hết nguồn ngân sách này, thậm chí lại còn mang lợi nhuận về cho chúng tôi. Bộ phận của anh đúng là một con gà đẻ trứng vàng!
- Không hẳn thế đâu. Tôi vẫn thường xuyên theo dõi các số liệu trong báo cáo tài chính. Tỷ lệ hao hụt cũng như các chi phí ngoài giờ/nguyên liệu luôn khiến tôi phải day dứt. Trong các bản báo cáo tài chính luôn ẩn chứa những thông tin có giá trị và chị phải nắm bắt được điều gì đang diễn ra. Sau đó, chị phải biết chia sẻ những điều đó với các cộng sự cấp dưới. Chắc chị cũng đã nhìn thấy những biểu đồ cùng các con số trên bảng theo dõi kế hoạch sản xuất ở bộ phận chúng tôi. Nhưng có lẽ chị phải tìm hiểu cặn kẽ hơn về những con số đó. Công việc đó rất có ý nghĩa. - Andy nhấn mạnh từ có ý nghĩa.
Andy vòng chân qua chiếc Harley và định rồ ga, nhưng tôi vẫn còn hàng tá câu hỏi chưa được giải đáp.
- Thế còn khách hàng thì sao? Tại sao khách
hàng không nằm ở vịtrí ưu tiên trong bản quy ước? - Tôi vặn lại.
- Khách hàng được xếp thứ hai ngay sau nhân viên của chúng tôi. Công việc của một tổ chức là chăm sóc khách hàng, nhưng để tổ chức đó tồn tại được phải có những con người làm việc ở đó. Bởi vậy mà chúng tôi coi các cộng sự của mình là ưu tiên số một. Để xây dựng lòng tin, chị cần lưu ý hai điều quan trọng nhất: trung thực trong lời nói và biết đặt quyền lợi của cộng sự lên trên hết. Cứ thử thực hiện theo những điều tôi nói, chị sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong cách điều hành của mình.
- Theo anh tôi nên bắt đầu từ đâu? - Tôi thắc mắc.
- Tôi không biết phải trả lời chịthế nào. Bộ phận của tôi có sáu người. Cứ hai lần một tuần, sau giờ làm việc, chúng tôi gặp nhau để trao đổi về các bí quyết của triết lý Gung Ho. Khi mọi người đã hiểu Tinh Thần Của Con Sóc và trở nên phấn khích hơn, chúng tôi phát triển thêm thành viên. Cứ như vậy, chúng tôi có được một bộ phận quản lý chất lượng thành phẩm như ngày hôm nay
Đột nhiên, tôi chợt hiểu mình phải bắt đầu triết lý Gung Ho như thế nào.
- Thế khi nào tôi có thể bắt đầu bài học về Phương Cách Của Con Hải Ly? - Tôi hỏi với theo khi Andy bắt đầu rồ ga.
- Khi có trận mưa lớn đầu tiên. - Andy ngoái lại nói với tôi. - Nghĩa là vào khoảng giữa tháng chín đấy. Gung Ho, bạn thân mến.
- Gung Ho, bạn thân mến. - Tôi hét to theo. Giữa tháng chín. Điều đó có nghĩa là tôi có hai tuần lễ để làm việc với Tinh Thần Của Con Sóc.
Buổi sáng hôm đó là ngày thứ ba kể từ khi tôi nhậm chức. Kết thúc ngày làm việc đầu tiên, tôi phần nào hình dung được những rắc rối mà mình sẽ phải đương đầu. Ngày thứ hai le lói một đốm lửa hy vọng. Khi đặt chân vào văn phòng, tôi tự hỏi ngày thứ ba sẽ dẫn đến đâu. Trời còn sớm. Tôi ngồi vào bàn làm việc, nhớ lại những điều đã học được trong buổi nói chuyện với Andy ngày hôm qua và quyết định sẽ ghi lại tất cả trên tấm bảng ghi chú của mình.
Sau đó, tôi tranh thủ tập trung các giám đốc bộ phận để chia sẻ những điều mà tôi vừa khám phá được. Khi gọi cà phê từ căn-tin của công ty, tôi cố ý nhấn mạnh:
- Cho nhiều cà phê vào nhé, pha thật đậm vào. - Tôi làm như thế vì muốn nhìn thấy mọi người tỉnh táo.
Khi tất cả mười bảy vị giám đốc đã có mặt đầy đủ, tôi bắt đầu nói về sự khác biệt của các sản phẩm mà chúng tôi tạo ra cho khách hàng. Mười bảy cặp mắt mở to nhìn tôi không chớp.
Những lời kết thúc của tôi lại càng khiến họ phải chú ý.
- Tôi biết nhà máy chúng ta đang quan tâm đến điều gì. Tôi cũng biết các anh đang lo lắng điều gì. Tuy nhiên, tôi muốn các anh suy nghĩ về ba câu hỏi sau: Tại sao chúng ta lại ở đây? Mục tiêu của chúng ta là gì? Chúng ta có khái niệm gì về giá trị của các công việc mình làm? Còn bây giờ, chúng ta tạm dừng ở đây. Hẹn gặp lại các anh vào sáng mai. Tôi chờ nghe ý kiến của các anh.
Buổi trưa, Già Morris gọi điện thoại cho tôi và nói rằng ông không hài lòng với kết quả kinh doanh của tháng này. Tôi hiểu, đó là lời cảnh báo nhẹ nhàng từ ban giám đốc. Nếu cứ tiếp tục thế này, nhà máy sẽ có nguy cơ phải đóng cửa. Tôi cũng không muốn lẩn trốn sự thật. Chính bản thân tôi cũng mong muốn nhà máy hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, tôi chỉ mới nắm giữ cương vị điều hành hai ngày rưỡi nay và chính tôi cũng đang loay hoay tìm hướng đi tốt nhất trong cách điều hành của mình.
- Tôi còn thời hạn bao nhiêu lâu nữa? - Tôi hỏi bằng giọng tỉnh như sáo.
- Cô còn bốn tháng nữa. Chậm nhất là trước lễ Giáng sinh. Như vậy là hợp lý chứ, phải không, cô Sinclair? - Giọng ông ta làu bàu khi cúp máy.
Tôi nhanh chóng đến gặp Andy khi anh vừa kết thúc ca trực của mình:
- Andy này, chúng ta không còn nhiều thời gian nữa đâu. Chúng ta nhất định phải chiến thắng sau bốn tháng nữa.
- Cần phải có nhiều thời gian hơn, ít nhất là một năm.
- Liệu Già Morris có gia hạn thêm thời gian cho tôi không nhỉ? Chắc là không có chuyện đó đâu! Làm thế nào để có thể gia hạn được đến tháng tám năm sau nhỉ? - Tôi băn khoăn.
- Chị có tin là chúng ta sẽ thành công không? - Tin hay không thì tôi cũng đâu còn cách nào khác. Gung Ho, bạn thân mến.
- Gung Ho, bạn thân mến. - Anh nói và đưa ngón tay cái lên.
Nói xong, Andy quay xe đi. Tôi nhìn theo bóng anh và suy nghĩ miên man về những điều đã qua. Cũng được thôi, sao tôi lại không thử một lần đặt niềm tin vào một người trưởng bộ phận đã quản lý bộ phận của mình rất hiệu quả trong khi hoạt động của nhà máy đang ngày càng đi xuống như thế.
Sáng thứ Sáu, tôi đã ngồi vào vịtrí của mình ở phía đầu bàn trong khi các vị giám đốc bộ phận lần lượt bước vào. Tôi tỏ ra khá kiên nhẫn khi điều phối
cuộc họp với mười bảy vị giám đốc bộ phận. Trong thâm tâm, ai cũng có những tâm sự riêng của mình, nhưng rõ ràng cần phải có thời gian để họ bộc lộ suy nghĩ của mình. Tôi biết chắc rằng họ cũng quan tâm đến việc xác định mục tiêu chung, nhưng bất cứ sự thay đổi nào cũng đòi hỏi phải có thời gian.
Tôi giải thích cho các vị giám đốc bộ phận về ý nghĩa của những điều viết trên tấm bảng ghi chú của mình. Mười bảy vị giám đốc không mấy sẵn lòng chấp nhận thực tế là có ai đó trong nhà máy này am tường mọi thứ hơn họ. Tuy nhiên, họ cũng tỏ ra quan tâm đến bài học về Tinh Thần Của Con Sóc và cam kết sẽ cùng nhau xây dựng một quy trình làm việc hiệu quả - dù một vài người còn hơi e dè.
Dù vẫn còn hoài nghi về tính khả thi của một số mục tiêu, tôi vẫn muốn lắng nghe ý kiến của họ. Tôi thông báo với họ rằng bắt đầu từ thứ Hai tới, mỗi ngày chúng tôi sẽ dành ra một tiếng đồng hồ sau buổi cơm trưa để bàn về ba vấn đề: Tại sao chúng tôi lại ở đây? Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của chúng tôi là gì? Chúng tôi có khái niệm gì về giá trị của những công việc mình làm?
Trưa thứ Bảy, Andy xuất hiện tại văn phòng của tôi.
- Tôi đoán ngay là chị đến đây làm việc. Chị chăm chỉ quá đấy, nhưng cũng phải biết quan tâm đến sức khỏe của mình. À, tại sao chị không thử đến rạp xem phim để thấy mấy tay cao bồi luôn là kẻ chiến thắng trong những trận đấu trí với người da đỏ? Hay chị có muốn đi cùng với tôi ra ngoại ô không?
- Phim thì tôi đã xem nhiều rồi. Chúng ta ra ngoại ô đi. - Tôi đề nghị.
Và kể từ đó, cứ đến trưa thứ Bảy là chúng tôi lại đến ngôi nhà của Andy ở vùng ngoại ô để nói chuyện, để trao đổi về những vấn đề của nhà máy Walton số 2.
Tôi tâm sự với Andy về những lo lắng của mình khi nhận thấy quỹ thời gian còn lại quá ngắn.
- Chị đừng quá lo lắng. Tôi đã chuẩn bị một kế hoạch rồi đây.
Andy luôn tỏ ra tự tin như thế. Chúng tôi cùng nhau nghiên cứu lại tiến độ công việc và lên kế hoạch làm việc cho tuần tới. Vào ngày thứ Tư, chúng tôi sẽ mở rộng kế hoạch thêm một mức nữa, nghĩa là trong thành phần cốt cán của chúng tôi bây giờ sẽ có thêm các trưởng phòng - nghĩa là số lượng người tham gia sẽ tăng thêm 50 người. Và tuần tới chúng tôi sẽ thu hút thêm khoảng hai trăm công nhân có tay nghề giỏi.
Có một lần tôi hỏi Andy vì sao ông nội anh lại dùng thuật ngữ Gung Ho. Từ đó chẳng liên quan gì đến hình ảnh của lũ sóc, hải ly hay loài ngỗng.
- Đúng, nó không liên quan gì đến chúng. - Andy đồng ý với tôi. - Chị biết đấy, ông tôi từng phục vụ trong Thế chiến thứ nhất và cuộc sống của ông bị ảnh hưởng rất nhiều bởi phong cách nhà binh. Ông nói Gung Ho là tiếng Trung Hoa, có nghĩa là "cùng nhau làm việc" và đây cũng là khẩu hiệu của Đội biệt kích Carlson(1 )trong Thế chiến thứ hai.
Những ngày tiếp theo thật bận rộn, điên cuồng. Có nhiều khi tôi lo đến mất ăn mất ngủ. Mỗi lần đi ngang qua khu trường tiểu học, tôi không thể không
nhìn vào đám trẻ con đang chơi trên sân. Có thể, trong đám trẻ đó có những em bé là con, em của những công nhân đang làm việc ở nhà máy Walton số 2 này.
Để thoát khỏi nỗi ám ảnh của giấc mơ đêm hôm trước, cứ mỗi sáng tôi lại làm một chuyến thị sát tình hình nhà máy. Mỗi lần như thế, tôi lại dừng chân trước khu nhà của bộ phận quản lý chất lượng thành phẩm - viên ngọc quý của chúng tôi. Tôi xem họ như "bùa hộ mệnh" của tôi bởi nó có thể giúp tôi chứng minh cho những nỗ lực của mình.
Buổi trưa, tôi lang thang hết bộ phận này đến bộ phận khác, nói chuyện với giám đốc bộ phận, gặp gỡ công nhân để tìm hiểu thêm về suy nghĩ của họ. Trong các buổi họp, tôi cố gắng chia sẻ mục tiêu chung của nhà máy. Chỉ khi nào một nghìn năm trăm con người ở nhà máy này hiểu được rằng tôi đang cùng họ song hành, có thể lúc đó họ mới dám trải rộng lòng mình. Thời gian đầu, chắc chắn các công nhân ở nhà máy này sẽ không quan tâm đến những gì họ có thể cống hiến cho nhà máy. Họ chỉ quan tâm đến những lợi ích mà họ sẽ nhận được. Tôi biết sẽ còn rất nhiều khó khăn phía trước.
Một điều thú vị là khi tham gia vào việc xác định mục tiêu, họ cảm thấy rất vui và hãnh diện khi nhận ra công việc của họ đang góp phần làm thay đổi thế giới này. Điều đó có nghĩa là, họ cảm thấy mình là những nhân vật quan trọng.
Mọi việc diễn ra một cách chậm chạp. Dường như đã có sự dịch chuyển trong nhận thức, trong thái độ của mọi người, nhưng vẫn còn khá mơ hồ.
BÍ QUYẾT THỨ HAI:
PHƯƠNG CÁCH CỦA CON HẢI LY
Thứ Bảy tuần sau đó, Andy nhìn trời rất kỹ để dự báo thời tiết trước khi cùng tôi đi về vùng ngoại ô. Anh lấy một chiếc lá, vò nát trong tay và ném vào không trung để những luồng gió nhẹ mang chúng đi xa. Sau đó anh quan sát những mảnh lá vụn dưới đất, và bằng một giọng hài hước, anh tuyên bố:
- Sắp có mưa dông rồi đấy. Ngày mai chúng ta sẽ tìm hiểu về Phương Cách Của Con Hải Ly.
- Chỉ dựa vào những chiếc lá nát vụn kia mà anh đã có thể dự báo tình hình thời tiết sao?
- Thì chị cứ để mà xem.
Đúng như dự báo của Andy, mưa bắt đầu rơi lúc 3 giờ chiều và ngày càng nặng hạt. Mưa liên tục suốt
sáu giờ liền. Con sông bên cạnh nhà máy thường ngày vẫn trôi lững lờ, trong vắt giờ bỗng biến thành một dòng xoáy cuồn cuộn. Những trận mưa lớn như thế này thường diễn ra vào tháng chín hàng năm.
Trưa hôm sau, bầu trời đã trong xanh trở lại. Những tia nắng ấm áp rọi khắp cả thịtrấn Walton.
- Gung Ho, bạn thân mến. - Andy chào khi tôi leo lên chiếc Harley.
- Gung Ho, bạn thân mến. Chúng ta đi thôi. - Tôi vừa đáp vừa cài mũ bảo hiểm.
Địa điểm của chúng tôi vẫn là ngôi nhà nhỏ trong khu rừng và Andy nhất mực phải dùng bữa trưa trước rồi mới nói đến Phương Cách Của Con Hải Ly.
- Chúng ta còn cả một buổi chiều kia mà.
- Nhưng anh hãy nhớ là chúng ta đang nắm giữ số phận của một nghìn năm trăm con người đó.
- Chị cứ yên tâm. Tôi biết điều đó mà.
Tôi gặm bánh sandwich và yên chí rằng mình sắp sửa có thêm một bí quyết nữa có thể cứu vãn tình hình tại nhà máy Walton số 2.
- Tôi đoán là sau khi ăn, anh sẽ lại đánh một giấc trên võng?
- Không, lần này thì chị nhầm rồi đấy. Chúng ta phải bắt tay vào việc ngay. Đã đến lúc phải đi khỏi nơi này rồi.
Chúng tôi đi xuyên qua khu rừng phía sau ngôi nhà. Theo con đường mòn, chúng tôi đến một khu khai thác gỗ bị bỏ hoang. Sau đó, chúng tôi rẽ phải, qua một đường mòn khác, dẫn đến một bờ hồ rộng lớn, tĩnh lặng.
Cơn mưa lớn đêm qua làm cho mực nước trong hồ dâng cao. Chúng tôi tìm cách đi vòng sang phía bên kia hồ, nơi có một cây cổ thụ phủ bóng mát xuống gần hết mặt hồ.
- Chúng ta tới nơi rồi. Nào, chịtrèo lên chạc ba kia đi. Từ chỗ đó, chúng ta sẽ dễ dàng quan sát những chú hải ly làm việc. Cơn mưa lớn đêm qua nhấn chìm con đập mà chúng đã làm, nước tràn vào và làm hư hỏng "ngôi nhà" làm bằng nhánh cây và bùn của chúng đi mất.
Andy đưa cho tôi một chiếc ống nhòm. Chúng tôi ngồi bắt chéo chân và im lặng quan sát những chú hải ly xây lại "ngôi nhà" của mình.
- Bình thường, hải ly xây đập vào ban đêm, nhưng lần này chúng buộc phải làm việc này vào ban ngày vì cơn mưa đêm qua quá lớn. Chỗ ở của chúng ở đằng kia kìa. Lối vào tổ nằm bên dưới mặt nước. Phần nền lại ở trên mặt nước và nước chính là công cụ bảo vệ cửa ra vào của cái tổ. Ngay khi chúng ta muốn phá tổ của chúng, lũ hải ly sẽ nhanh chóng trượt xuống nước và bơi đi mất. Đó là lý do vì sao chúng phải nhanh chóng xây lại con đập để kiểm soát mực nước.
- À, chúng cũng có chung một mục tiêu giống những con sóc hôm trước.
- Chị nói đúng đấy.
Tôi tiếp tục quan sát, hy vọng mình sẽ khám phá thêm những điều mới mẻ. Hình ảnh Già Morris cứ lởn vởn trong đầu tôi.
"Tôi nghe nói cô đã tổ chức khá nhiều cuộc họp. Tôi tin là cô sẽ cứu vãn được tình hình của nhà máy. Phải chiến đấu đến giây phút cuối cùng đấy nhé!" - Tôi không hiểu đó là những lời động viên hay nhắc nhở của Già Morris khi ông gọi điện cho tôi hôm thứ Sáu vừa rồi.
Một cái giật mạnh trên tay áo kéo tôi trở về thực tại. Một cái đầu màu nâu đang khuấy động mặt hồ. Lại có thêm ba cái đầu khác thò ra.
Thật may mắn cho những chú hải ly này. Mặt nước dâng cao giúp chúng dễ với tới các ngọn cây hơn. Chúng dùng răng cắn những ngọn cây đó, rồi lôi xuống nước và mang về sửa chữa "ngôi nhà" đã bị hư hại nặng. Nhiều lần, dòng nước xiết cuốn phăng những cành cây mà chúng đã khó nhọc lắm mới đặt được trên cái đập, nhưng dường như lũ hải ly không hề nản chí. Chúng lại kéo một cành cây khác đặt lên
đó và cứ thế kiên trì cho đến khi đắp xong cái đập an toàn cho tổ của mình. Quả thật, những con hải ly cũng giống như loài sóc, hình như chúng không biết mệt mỏi.
Khi ngắm nhìn lũ hải ly làm việc, tôi gần như bị mê hoặc bởi sức dẻo dai và sự tập trung cao độ của chúng. Andy nói khẽ:
- Phương Cách Của Con Hải Ly trả lời cho câu hỏi: Ở đây, ai là người chỉ huy?
Chắc là con hải ly đầu đàn? Mà tôi đâu có thấy con nào là đầu đàn ở đây. Sau nửa giờ quan sát, tôi vẫn không tìm thấy điều gì mới mẻ cả. Tôi không hiểu chúng phân chia công việc với nhau ra sao. Lúc đầu, tôi nghĩ rằng mình sắp được học hỏi thêm một điều lý thú nào đó, nhưng rốt cuộc cũng chẳng có gì. Cuối cùng tôi đành chịu thua.
- Tôi cũng chẳng biết nữa. Dường như không có con nào chịu trách nhiệm chính cả!
- Nếu thế thì làm sao những con hải ly kia biết mình phải làm gì tiếp theo? - Andy vặn vẹo.
- Vậy là chúng có phân việc cho nhau? - Tôi hỏi.
- Chị đã hiểu rồi đó! - Andy thốt lên, và như một sự đồng tình, một con hải ly quẫy cái đuôi của mình trong nước và bốn con hải ly khác đồng loạt lặn xuống nước. - Ồ! Chúng lặn mất rồi. Có lẽ chúng không muốn chúng ta thì thầm mãi như thế này.
- Theo Phương Cách Của Con Hải Ly thì tự mình phải làm chủ công việc của mình, phải vậy không Andy?
Andy không trả lời tôi mà lại cho tay vào ba lô và rút ra một bức tượng. Thoáng nhìn là tôi có thể nhận ra ngay đó là bức tượng con hải ly của Andrew Payton. Bức tượng tạo dáng của một chú hải ly đứng kiễng hai chân sau lên trong khi ngậm một cái que, hình như là một nhành cây thì đúng hơn, tôi đoán vậy. Trên bức tượng đó, ông nội của Andy đã khắc dòng chữ:
Phương Cách của Con Hải Ly
CHỦĐỘNG KIỂM SOÁT VIỆC THỰC HIỆN MỤC TIÊU THEO CÁCH RIÊNG CỦA MÌNH
Andy nói:
- Mỗi con hải ly có những cách khác nhau để kiểm tra việc thực hiện mục tiêu của mình.
Andy giải đáp cặn kẽ hơn cho tôi hiểu:
- Nếu mọi người đều có Tinh Thần Làm Việc Của Con Sóc, nhưng ban giám đốc lại bắt họ phải làm việc theo mớ lý thuyết quản trị suông thì tổ chức đó sẽ không thể nào trở thành tổ chức của những Gung Ho được. Vấn đề nằm ở chỗ, phương cách làm việc của ban giám đốc không phù hợp với phương cách làm việc của các công nhân, và như vậy, người lao động sẽ không thể làm việc một cách hiệu quả như mong đợi. Không có gì giết chết triết lý Gung Ho nhanh bằng suy nghĩ hẹp hòi cùng sự nhỏ nhen, bần tiện trong thuật trị người.
- Thật hệt như tình trạng hiện nay của nhà máy Walton số 2! - Tôi thốt lên.