🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bí Quyết Giúp Con Giỏi Tiếng Anh
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
Mục lục
Lời giới thiệu
Lời mở đầu
Tại sao lại là tiếng Anh?
Khi nào con bạn nên bắt đầu học tiếng Anh?
Làm thế nào để trẻ học tiếng Anh hiệu quả nhất?
Bạn nên kì vọng con mình học được những gì ở mỗi độ tuổi trước khi lên 10? Ai là người nên giúp con bạn học – giáo viên, cha mẹ hay cả hai? Hỗ trợ con bạn học ở nhà như thế nào?
Lưu ý khi lựa chọn tài liệu học ở nhà cho con
Làm thế nào để giúp con bạn tự học tiếng Anh?
Kết luận
Phụ lục: Bảng theo dõi sự tiến bộ của con bạn
https://thuviensach.vn
Tại sao lại là tiếng Anh?
Cả thế giới chào “Hello!”
Nhiều năm nay chúng ta đã nhận thức được rằng mình đang nắm trong tay một cơ hội tuyệt vời chưa từng có để giao tiếp với toàn thế giới. Đó là cơ hội dành cho tất cả mọi người để có thể giao tiếp bằng một ngôn ngữ chung, tiếng Anh. Chúng ta sống trong một thế giới mà mọi người chào nhau bằng câu “Hello!”.
Chúng ta đã nhận ra lợi ích khi có ngôn ngữ chung này, đó chính là lý do tại sao tiếng Anh trở thành một môn học được ưu tiên ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Trước đây, thế giới chưa hề có cơ hội này. Ngay cả trong thời hoàng kim của Đế chế La Mã, tiếng Latinh cũng chỉ phổ biến trong và quanh vùng Địa Trung Hải và chẳng có một nỗ lực tạo lập ra một ngôn ngữ cầu nối nào lại thực sự hiệu quả cả. Có những thứ tiếng khác dễ học hơn tiếng Anh, có lẽ dễ phát âm và chắc chắn là dễ đánh vần hơn, nhưng vì rất nhiều lý do liên quan tới việc giao thương, công nghệ và lịch sử mà hiện nay tiếng Anh được lựa chọn là ngôn ngữ toàn cầu. Để có thể hòa nhập cùng với “thế giới chào hello”, tiếng Anh ngày càng trở nên thiết yếu với chúng ta.
Tất nhiên trẻ nhỏ chưa biết chính xác chúng sẽ sử dụng tiếng Anh để làm gì trong cuộc sống của mình. Con bạn có thể học tiếng Anh vì muốn trở thành một chuyên gia nghệ thuật đẳng cấp quốc tế, một doanh nhân chuyên nhập khẩu những thiết bị máy móc kỹ thuật, một lãnh tụ chính trị, hoặc một giáo viên tiếng Anh! Con bạn có thể học tiếng Anh để tham gia những hội nghị quốc tế, để tìm hiểu về những kỳ nghỉ trên mạng internet hoặc sử dụng tiếng Anh như là một
https://thuviensach.vn
phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày.
Rõ ràng việc biết tiếng Anh sẽ giúp ích cho con bạn bất kể sau này con bạn làm nghề gì.
Trẻ càng nói tiếng Anh trôi chảy tự nhiên, càng cảm thấy thoải mái khi chuyển từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh và ngược lại, thì càng tốt cho cuộc sống sau này của trẻ.
Vậy khi nào là thời điểm tốt nhất để bắt đầu vạch ra con đường đó và tiến hành việc học tiếng Anh?
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
Làm thế nào để trẻ học tiếng Anh hiệu quả nhất?
Trẻ em có một lợi thế tự nhiên từ Hộp Ngôn ngữ giúp chúng học tiếng Anh, nhưng chúng vẫn chưa thể tập trung được lâu và chưa biết cách học. Nếu chúng ta muốn dạy chúng một kỹ năng mới khi còn nhỏ, chúng ta phải cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh theo cách chúng có thể học tốt nhất.
Trẻ em không học như người lớn. Hầu hết người lớn nhớ được hết những gì họ nhìn thấy nhưng không nhớ nhiều những thứ họ nghe được. Ngược lại, trẻ em có thể tiếp thu qua ba kênh với mức độ ngang nhau – nghe, nhìn và thực hành. Trẻ vẫn dễ dàng học tập thông qua nhiều kênh vì chúng vẫn đang trong quá trình phát triển nhiều kỹ năng sống khác nhau.
Vì vậy nếu chúng ta chỉ cho trẻ học qua một kênh, như là nghe hoặc nhìn, chúng ta sẽ bỏ lỡ hai cơ hội, hai kênh tiếp thu kia của trẻ. Nếu trẻ có cơ hội học tập bằng cách nghe, nhìn, sau đó cũng được tham gia vào các hoạt động thể chất thì chúng sẽ dễ dàng ghi nhớ ngôn ngữ được sử dụng trong các hoạt động đó hơn.
Với tiếng mẹ đẻ, sau khi nghe thấy những từ ngữ ở những bối cảnh khác nhau, trẻ em hiểu được nghĩa của từ và cách sử dụng chúng chính xác. Quan trọng là trẻ gặp đúng những từ đó được lặp lại trong những tình huống khác nhau để từng bước thấm nhuần ý nghĩa của chúng.
Vốn từ của trẻ dần dần được mở rộng, từng từ, từng từ một. Chúng không học tiếng mẹ đẻ theo những danh sách từ mới. Chúng liên kết các từ mới với những văn cảnh và những nhóm từ đã quen thuộc. Trẻ có thể ghi nhớ từ mới tốt hơn nếu liên hệ từ đó với những từ đã biết.
Đó chính là con đường tự nhiên để lĩnh hội ngôn ngữ.
Những quan sát này nói cho chúng ta biết cách tốt nhất để cho trẻ tiếp xúc với một ngoại ngữ là tiếng Anh. Sau nhiều năm, tôi đã tìm ra được một cách tiếp cận mà tôi gọi là “Hệ thống ngôn ngữ xoáy trôn ốc” (Spiral Language System) tái tạo con đường tự nhiên này:
https://thuviensach.vn
Mỗi thành tố trong vòng xoáy này sẽ kết nối với những thành tố khác để tương tác với nhau. Chúng ta có thể lên kế hoạch cẩn thận để tái tạo quy trình học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai.
Mỗi thành tố trong vòng xoáy thể hiện một con đường tự nhiên để tiếp cận và dạy trẻ.
https://thuviensach.vn
Khả năng nghe của trẻ rất tốt. Chúng không chỉ biết lắng nghe và bắt chước giọng điệu mà còn có khả năng ghi nhớ tốt các từ đã nghe. Điều đó có nghĩa là các tài liệu học tập dưới dạng băng đĩa audio sẽ rất hữu dụng.
Nội dung băng đĩa phải được truyền tải theo cách thức vui nhộn khiến trẻ thích thú và dễ nhớ: các bài hát, những mẩu truyện, các cuộc hội thoại, những bài vè và các trò chơi ngôn từ.
Các bài hát: Các bài hát có thể phát huy hiệu quả nhất nếu chúng đặc biệt được viết với lời bài hát hiện đại, chuẩn xác và giai điệu mới phải khớp hoàn toàn với trọng âm của những từ tiếng Anh. Sức mạnh của âm nhạc giúp từ trở nên dễ nhớ hơn vì nhịp điệu và giai điệu của ngôn ngữ có thể được nhấn
https://thuviensach.vn
mạnh bởi nhịp điệu và giai điệu của bài hát. Chỉ bằng vài nốt nhạc, âm nhạc có thể tạo ra một bầu không khí nhiệm màu và mở ra một thế giới ngập tràn những trải nghiệm thu hút sự chú ý của trẻ. Bất kể đó là giai điệu Mỹ Latinh sôi động, một bài hát sôi nổi về những siêu anh hùng hoặc một bài hát gây
cảm giác ghê rợn về những con quái vật, thông qua âm nhạc, chúng ta có thể chạm vào cảm xúc của một đứa trẻ để từ đó, những từ tiếng Anh trong bài hát cũng sẽ đi vào tâm trí trẻ.
Những mẩu truyện: Những mẩu truyện có cốt truyện phù hợp với lứa tuổi, những tình tiết hay và những lời văn đơn giản có thể rất được yêu thích và hiệu quả. Với một vài từ ngữ được chọn lọc, chúng ta có thể nhấc bổng trẻ ra khỏi bài học tiếng Anh khô khan và đặt chúng vào lãnh địa của trí tưởng tượng để biến tiếng Anh thành một thế giới cần được khám phá thay vì một cuốn từ điển phải cố nuốt cho trôi.
Những cuộc hội thoại: Những cuộc hội thoại sử dụng vốn từ vựng quen thuộc với trẻ có thể khiến cho ngôn ngữ trở nên sống động. Chúng đem đến cho trẻ cơ hội học cùng nhóm với những đứa trẻ khác.
Những bài vè: Những bài vè có thể sử dụng những nhịp điệu hài hòa để kết nối từ ngữ và nội dung. Những âm hiệp vần cũng giúp từ dễ nhớ hơn.
Các trò chơi ngôn từ: Các trò chơi sử dụng các từ mới học mang đến một hoạt động vui vẻ, góp phần làm cho các từ đó được nhớ lâu hơn.
Trẻ em cũng có khả năng ghi nhớ hình ảnh tốt vì vậy trong số những cách học mới đã được thử nghiệm và kiểm chứng, hình ảnh có thể được sử dụng để hỗ trợ việc học. Hình ảnh phát huy hiệu quả nhất nếu được kết hợp với những phương tiện khác, đặc biệt là âm thanh, hành động và hoạt hình để tạo ra bối cảnh:
Flashcard: Flashcard có hình ảnh là kênh thị giác đơn giản nhất để kết nối từ và nghĩa của từ. Những tấm thẻ này có thể được sử dụng trong rất nhiều trò chơi – không chỉ cho những bài kiểm tra từ vựng nhàm chán!
https://thuviensach.vn
Hoạt hình: Hoạt hình được chuẩn bị kỹ lưỡng và thiết kế đặc biệt để dạy tiếng Anh có thể làm cho từ và những cụm từ dễ nhớ, vì phương tiện truyền thông này biến một cuộc phiêu lưu tưởng tượng trong truyện thành một trải nghiệm được chia sẻ.
Truyện tranh: Những mẩu truyện được trình bày theo dạng truyện tranh vui nhộn, đơn giản thường được thiết kế để dạy những thể đặc biệt của tiếng Anh cho những người mới đọc tiếng Anh.
Những bài vè được minh họa: Những bài vè có tranh minh họa để làm nổi bật những từ khóa giúp trẻ thuộc từ thông qua một bài vè mới.
Những hình ảnh tương tác: Những hình ảnh trong đĩa CD cho phép trẻ thưởng thức một trò chơi tương tác. Kết quả là, trẻ có thể thay đổi hình ảnh và quan sát nghĩa của chúng thay đổi như thế nào, từ đó tận hưởng cảm giác thích thú với việc điều khiển phương tiện học của mình.
Cách chủ yếu để thu hút và duy trì hứng thú của trẻ là lựa chọn những chủ đề chúng thích, những cảm xúc chúng có thể chia sẻ và những kiểu hài hước chúng thích thú.
Chủ đề: Bước đầu tiên để thu hút hứng thú của trẻ là dùng những chủ đề hấp dẫn đối với mỗi nhóm tuổi. Điều đó có nghĩa là khi trẻ lớn hơn thì chủ đề học cũng phải thay đổi phù hợp.
Cảm xúc: Chủ đề học sẽ thu hút và duy trì sự chú ý của trẻ hiệu quả hơn rất nhiều nếu được trình bày có cảm xúc – một trong những sợi dây liên kết nhạy bén nhất. Có một số cảm xúc rất hiệu quả như: hào hứng, ngạc nhiên, hi vọng, thậm chí cả nỗi sợ hãi nhẹ nhàng đối với những con quái vật, khủng long hay những chuyến phiêu lưu mới mẻ. Tất cả chúng ta đều yêu thích và ghi nhớ những bộ phim hay bài hát dạt dào cảm xúc, bất kể đó là cảm xúc buồn hay vui. Trẻ con cũng vậy. Nếu chúng ta thể hiện những cảm xúc này vào trong bài hát và mẩu truyện, chúng ta có thể khiến trẻ thích thú và tập trung tốt hơn.
https://thuviensach.vn
Hài hước: Hài hước có một quyền năng đặc biệt vì nó thu hút hứng thú và khiến cho những sự kiện trở nên đáng nhớ. Một số kỷ niệm khó phai mờ nhất của chúng ta có liên quan đến niềm vui và tiếng cười. Sự hài hước tạo nên một “dấu ấn kỷ niệm” hoặc bối cảnh của một trải nghiệm. “Cậu có nhớ cái lần buồn cười khi…? Cậu có nhớ câu chuyện đùa về...?” Hiện nay, tiếng cười được biết đến như một yếu tố tạo ra những phản ứng hóa học trong não bộ giúp chúng ta cảm thấy thoải mái. Hài hước bổ trợ cho hứng thú và khả năng ghi nhớ. Thật là một cách tuyệt vời để nhớ tiếng Anh – hãy cười lên!
Óc hài hước của trẻ con khá đặc biệt. Nó nhộn hơn óc hài hước của người lớn. Trẻ cảm thấy những vụ tai nạn buồn cười (miễn là không có ai thực sự bị thương). Bị ướt hay bị bẩn, hoặc vô tình bị dính gì đó đều rất hay ho – và khiến cho ai đó nữa cũng bị ướt, bị bẩn hay bị dính thì lại càng buồn cười hơn nữa!
Những đứa trẻ trong độ tuổi tiểu học cũng cảm thấy vô số những thứ kỳ quặc buồn cười. Đó là vì từ khoảng 6 tuổi trở lên chúng đã tiến tới giai đoạn biết được “bình thường” là gì. Bởi vậy bất cứ cái gì không phù hợp với những kì vọng bình thường, nói cách khác là ngớ ngẩn hoặc kỳ quặc, sẽ trở thành buồn cười. Đó là lý do tại sao “điều vô lý” lại trở thành một phần quan trọng của sự hài hước từ độ tuổi này trở đi.
Bất cứ sự dí dỏm hài hước nào được sử dụng ở giai đoạn này cũng cần phải càng phổ quát càng tốt và chủ yếu mang tính thị giác, có tình huống hoặc dựa vào mặt thính giác với những âm thanh vui nhộn. Sự hài hước ngôn từ thông qua hình thức chơi chữ hoặc những lời dí dỏm có thể không có tác dụng nhiều đối với người học thành thạo tiếng Anh ở mức độ nhất định, nhưng vẫn phát huy nhiều tác dụng trong nhiều tình huống với trẻ dưới 10 tuổi.
Nếu thêm một chút hài hước vào các bài hát, câu chuyện, các bài vè, các hình ảnh và trò chơi, chúng ta đã tăng cơ hội để trẻ sẵn sàng nhập cuộc và các từ, cụm từ được sử dụng trong những hoạt động như thế sẽ lưu lại trong tâm trí trẻ.
Đúng là việc lặp lại sẽ giúp trẻ em nhớ lâu. Tuy nhiên, một số cách lặp thông tin hiệu quả hơn những cách khác. Để giúp trẻ học tiếng Anh như một ngoại ngữ, chúng ta cần lựa chọn những cách tiếp cận hiệu quả hơn.
https://thuviensach.vn
Phương pháp lỗi thời là yêu cầu trẻ học thuộc danh sách từ mới và cách phát âm của chúng, đã bộc lộ nhiều thiếu sót. Đầu tiên, các danh sách có những hạn chế. Trẻ em có thể nhớ được những từ ở đoạn đầu và đoạn cuối danh sách nhưng ít nhớ được những từ ở đoạn giữa. Thứ hai, không có mối liên hệ giữa các từ hoặc một bối cảnh để “kết dính chúng lại với nhau”, những từ này sẽ mất đi ý nghĩa của chúng. Trong những trường hợp này, thật khó để nhớ được nghĩa thực sự của những từ này – ngay cả khi trẻ nhớ được cách phát âm của chúng. Đối với trẻ, biết được cách phát âm nhưng không biết được nghĩa cũng chẳng có tác dụng lắm.
Việc lặp lại các từ cần phải được liên kết với một bối cảnh và kích hoạt sự hài hước, cảm xúc của trẻ để đạt được hiệu quả cao nhất.
Ở đây có những câu hỏi nóng bỏng được đặt ra như là: Cần phải lặp lại bao nhiêu lần thì đủ? Bao lâu thì nên lặp lại để đạt tới bộ nhớ dài hạn? Câu trả lời là cần phải tạo ra năm con đường dẫn tới bộ nhớ tương ứng với năm sự lặp lại, kéo dài trong vài tuần.
Có thể áp dụng điều này trong việc dạy tiếng Anh nếu khóa học được thiết kế tốt. Trẻ có thể được nghe những từ mới trên một đĩa CD kèm theo một hình ảnh tương ứng để nhìn vào. Chúng có thể gặp những từ mới này một lần nữa trong một bài hát hoặc một mẩu truyện. Sau đó, trẻ có thể gặp lại những từ đó lần thứ ba vào buổi tối cùng ngày trong bài tập về nhà hoặc trong một bộ phim hoạt hình trên đĩa DVD. Nếu một tuần sau đó, trẻ được gặp lại những từ ấy trong một trò chơi hoặc một bài tập và lần thứ năm là một tháng sau bằng cách đọc lại mẩu truyện ấy, hát lại bài hát ấy hoặc gặp những từ đó trong một mẩu truyện mới, khi đó sự kết hợp của những lần lặp lại và nhắc nhở sẽ xây dựng một lộ trình dẫn đến bộ nhớ lâu dài hơn và khó phai mờ hơn.
Mỗi lần những từ này được lặp lại thông qua những hoạt động mang tính giải trí, thì chúng nên được liên hệ với một tình huống để củng cố ý nghĩa và cách dùng của chúng. Như thế trẻ không những dễ nhớ từ hơn, mà còn dễ nhớ chính xác cách dùng và hoàn cảnh dùng chúng hơn.
https://thuviensach.vn
Tất cả chúng ta đều biết rằng trẻ em có rất nhiều năng lượng. Chúng bộc lộ điều đó theo nhiều cách khác nhau. Một số đứa thì chạy loăng quăng, một số đứa lại nặn tượng hay vẽ tranh, một số đứa chơi trò chơi và giải câu đố, một số lại nhảy múa và hát hò. Tất cả chúng đều tìm cách để vận động chân tay. Bản chất tự nhiên của trẻ là chạy nhảy, nô đùa chứ không phải là ngồi yên và im lặng, vậy thì tại sao lại không sử dụng năng lượng đó để giúp chúng học tiếng Anh?
Khi trẻ em được tham gia vào một hoạt động học tập có liên quan đến thể chất, chúng sẽ ghi nhớ bài học đó tốt hơn. Như thể chúng có một con đường ghi nhớ về thể chất cũng như tinh thần vậy. Một phần vì trẻ vẫn đang học một số kỹ
năng về thể chất trong những năm đầu đời mà chúng sẽ cần cho cuộc sống sau này, nên chúng vẫn dễ tiếp thu khi học theo cách kết hợp với hoạt động thể chất.
Các giáo viên và những nhà giáo dục học thường bàn luận về việc làm thế nào để một đứa trẻ phát triển được “những kỹ năng vận động thô” và “những kỹ năng vận động tinh”. Những kỹ năng vận động thô bao gồm việc phối hợp tay và
mắt để ném hoặc bắt lấy đồ vật, đi xe đạp hoặc nhảy mà không ngã. Những kỹ năng vận động tinh bao gồm việc học cách sử dụng dao, kéo, cài khuy áo, dùng bút chì màu tô các hình mà không bị nhem nhuốc, tập viết hoặc thắt nút. Chắc chắn tất cả chúng ta đều nhớ là để thắt một cái nút không gì dễ bằng tự mình làm thử hơn là chỉ nghe và xem!
Nói là một hoạt động phức hợp, bởi vậy “học thông qua thực hành” giúp trẻ dễ đạt được kỹ năng này hơn là chỉ nghe và nghe không thôi. Ngôn ngữ sẽ đạt đến độ tương thích hơn nếu chúng ta có thể sử dụng nó để hồi đáp những người xung quanh hoặc kết hợp nó với một hoạt động thể chất nào đó.
Lấy từ “ball” làm ví dụ để thấy điều này rõ ràng hơn. Nếu một đứa trẻ nhìn thấy một tấm flashcard có hình quả bóng và nghe thấy từ “ball”, trong đầu chúng sẽ có một ấn tượng kết nối bức hình với âm thanh.
Tuy nhiên, nếu đứa trẻ đó có thể ôm một quả bóng màu đỏ rực trong tay, ném nó lên, để nó rơi hoặc đập nó nảy lên, thì ký ức về từ đó sẽ cụ thể hơn và thực tế hơn. Nếu một đứa trẻ có thể chơi trò ném bóng với đứa trẻ khác hoặc với người khác, thì từ đó và hình ảnh được kết nối với một trải nghiệm được chia sẻ. Càng có nhiều giác quan được sử dụng thì nó sẽ trở thành một ký ức bao hàm hình ảnh, âm thanh và cảm giác. Khả năng trẻ nhớ được từ “ball” cao hơn rất nhiều, vì những hoạt động này định dạng nên một ký ức sâu sắc hơn khi được liên kết giữa hoạt động và quan sát.
https://thuviensach.vn
Tạo những mối liên kết cho trẻ giúp chúng học theo ba cách rất quan trọng:
Đặt liên kết các từ vào trong những trường từ vựng có những đặc trưng tương tự.
Liên kết những từ mới với kiến thức đã biết.
Liên kết các từ gặp trong một hoàn cảnh với những từ học trong hoàn cảnh khác, như là tiếng Anh nghe ở trường và ở nhà.
Đặt liên kết các từ vào trong những trường từ vựng
Các từ có thể được xếp vào những nhóm chung có sự liên hệ về nghĩa để giúp trẻ kết nối chúng với nhau. Có những trường từ vựng dựa trên một chủ đề chung, như là các loại hoa quả khác nhau, các môn thể thao hoặc những loại phương tiện giao thông khác nhau.
Đặt các từ vào các trường từ vựng trong tiếng Anh giống với việc học những mẫu hình âm trong tiếng mẹ đẻ, vì trẻ từ độ tuổi mẫu giáo trở lên được khuyến khích phân loại thông tin thành những tập hợp để chúng hiểu được mối liên hệ giữa những sự vật tương tự.
Liên kết ngôn ngữ mới với kiến thức đã biết
Trẻ em học hiệu quả hơn khi liên kết những từ mới với kiến thức đã biết theo cách vô cùng rõ ràng và có định hướng. Theo kinh nghiệm của tôi, hiện nay việc đó chưa được thực hiện đầy đủ trong các khóa học trên lớp hoặc thực tập sư phạm để đạt được hiệu quả cao nhất.
Khi trẻ gặp những từ tiếng Anh mới, sẽ có ích nếu trẻ có thể liên kết những từ mới này với vốn từ vựng của chúng. Những liên kết giúp gắn kết với những từ mới với nhóm từ vựng đã được lưu trong bộ nhớ. Vì thời gian trẻ tiếp xúc với tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ hai ngắn hơn thời gian trẻ tiếp xúc với tiếng mẹ đẻ, nên việc tạo ra và lặp lại những liên kết này cho trẻ một cách có kế hoạch sẽ giúp đảm bảo trẻ có sự liên kết này.
https://thuviensach.vn
Mục đích của việc tạo ra những liên kết này là xây dựng ngôn ngữ theo đường xoáy trôn ốc hướng lên. Những liên kết này củng cố vốn từ vựng đã có, đồng thời bổ sung những từ, cụm từ và cấu trúc mới. Việc liên kết tạo ra những mối liên hệ vốn là một phần thiết yếu giúp trẻ có cảm giác về ngôn ngữ.
Sử dụng hệ thống ngôn ngữ xoáy trôn ốc hiệu quả
Nếu chúng ta kết hợp một trong sáu thành tố trong hệ xoáy trôn ốc này lại với nhau, chúng ta có thể khiến cho việc học trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Phương diện này bổ trợ cho phương diện khác để củng cố việc học theo những phương pháp học tốt nhất. Hệ xoáy trôn ốc này cho phép lặp lại các trải nghiệm trong việc lĩnh hội ngôn ngữ một cách rất tự nhiên.
Sau đây là một vài ví dụ đơn giản về cách 6 thành tố của hệ xoáy trôn ốc có thể kết hợp theo những cách thiết thực:
Âm thanh và hình ảnh: Âm thanh là cấp đầu tiên của ngôn ngữ. Chúng ta nghe và bắt chước. Nếu kết hợp âm thanh đó với một bức tranh, chúng ta có thể nghe, bắt chước và liên hệ những âm thanh với một hình ảnh. Nếu những bức tranh và những âm thanh đó tạo thành một trích đoạn truyện, thì chúng sẽ được đặt trong một văn cảnh quen thuộc với một nghĩa nhất định mà chúng ta có thể liên hệ được. Nếu truyện đó được hoạt họa hóa, nó sẽ trở thành một trải nghiệm được chia sẻ sống động mà trẻ có thể in sâu trong tâm trí.
Âm thanh, hình ảnh và hứng thú cảm xúc: Những bài hát hoặc những mẩu truyện chạm vào một sợi dây cảm xúc bằng những từ ngữ đầy xúc cảm. Những tài liệu học tiếng Anh có thể đem đến những trải nghiệm được chia sẻ đầy cảm xúc giống như những mẩu truyện bằng tiếng mẹ đẻ – và đây là cách
https://thuviensach.vn
chắc chắn để xây dựng con đường dẫn đến bộ nhớ dài hạn.
Hành động và âm thanh: Những động tác minh họa cho bài hát khớp với nghĩa của các từ ngữ sẽ bổ sung một con đường ghi nhớ vận động tới kênh âm thanh. Bằng cách nhập vai các nhân vật trong truyện, trẻ sẽ gắn kết từ ngữ với ký ức vận động và tương tác. Những trò chơi liên quan đến việc phản ứng lại thông tin bằng các động tác như đứng lên hoặc ngồi xuống, kết nối âm thanh và hành động với nhau. Cách này mở ra nhiều kênh học tập đa dạng và tăng khả năng nhớ từ mới.
Sự lặp lại âm thanh và hành động: Việc lặp lại có thể là một cơ hội để mở ra những con đường ghi nhớ bổ trợ bằng cách bổ sung những kênh học tập bổ trợ mỗi khi gặp các từ này. Ví dụ, lần đầu tiên trẻ có thể nghe một bài hát, rồi bắt đầu hát theo, sau đó thêm một số động tác minh họa cho những từ khóa.
Những trò chơi ngôn ngữ mang tính cạnh tranh: Trò chơi đem đến những cơ hội tuyệt vời giúp trẻ em học tốt hơn. Chúng tạo nên hứng thú, tạo ra những văn cảnh bổ sung cho các từ đã biết, chúng đưa ra những cách ôn từ mới, chúng tạo ra những trải nghiệm ngôn ngữ được chia sẻ và mang đến nhiều tiếng cười. Việc trở thành người chiến thắng, thậm chí trong một trò chơi đơn giản, cũng đem đến cho người học một trải nghiệm tích cực liên quan đến tiếng Anh.
Xu hướng hài hước hóa mọi chuyện: Bạn càng thêm vào nhiều tiếng cười, thì việc học càng hiệu quả hơn, vì tiếng Anh sẽ được găm vào trí nhớ như là một trải nghiệm vui vẻ, tích cực.
Tóm lại, Hệ thống ngôn ngữ xoáy trôn ốc sẽ giúp trẻ em học tập tốt hơn vì nó:
Thu hút và duy trì hứng thú của trẻ.
Sử dụng những kênh học tập tự nhiên như âm thanh, hình ảnh và hành động.
Xây dựng những con đường dẫn đến bộ nhớ dài hạn bằng cách lặp lại có kế hoạch.
Tạo ra một mạng lưới liên kết giữa ngôn ngữ đã biết và ngôn ngữ mới. Nếu bạn ghi nhớ hệ thống ngôn ngữ xoáy trôn ốc này, thì bạn có thể giúp
https://thuviensach.vn
việc học tiếng Anh trở nên vui vẻ, tự nhiên và hiệu quả!
Hệ thống này phát huy hiệu quả nhất nếu bạn biết bạn có thể kì vọng con mình đạt đến trình độ học và nói tiếng Anh như thế nào ở mỗi độ tuổi trước khi lên 10.
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
Ai là người nên giúp con bạn học – giáo viên, cha mẹ hay cả hai?
Ngày càng có nhiều báo cáo và khảo sát về sự tiến bộ của trẻ cho thấy trẻ em được hỗ trợ học tập cả ở trường và ở nhà sẽ có một lợi thế thực sự trong cuộc sống.
Sự khác biệt ấy thật sự đáng kinh ngạc. Những đứa trẻ được bố mẹ hỗ trợ phát triển ở nhà cũng như ở trường có thể tiến bộ hơn các bạn đồng trang lứa 3 năm ở tuổi lên 10. Những trẻ khác thì tiến bộ hơn bạn bè cùng tuổi 1 năm khi được hỗ trợ ở tuổi lên 3.
Tương tự, sẽ có nhiều sự khác biệt rõ rệt nếu trẻ được hỗ trợ học tiếng Anh ở trong cũng như bên ngoài trường học.
Các nhà giáo dục hiểu rằng phương pháp học “nhóm” đem lại kết quả tốt nhất trong việc học tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ hai. Có ba thành viên trong
https://thuviensach.vn
nhóm này:
Trường học
Học sinh
Gia đình
Và tất cả đều cần làm việc với nhau.
Trường học
Thành viên đầu tiên trong nhóm này cần được xem xét là trường học. Có rất nhiều giáo viên tiếng Anh mẫu giáo và tiểu học xuất sắc. Cũng có rất nhiều tài liệu học tập tốt dành cho nhóm tuổi này, được cải thiện thường xuyên để mang những ý tưởng nghiên cứu mới vào chương trình học của nhà trường.
Tuy nhiên, có thể vẫn chưa đủ để trẻ đạt được thành tích tiếng Anh như mong muốn khi trẻ 10 tuổi.
Nhiều phụ huynh lo lắng và không hài lòng với kết quả dạy tiếng Anh ở
https://thuviensach.vn
trường của con họ. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất cùng với một số gợi ý về cách giúp cải thiện tình hình.
Bắt đầu sớm hơn: Chúng ta nhận ra rằng trẻ đã bỏ qua một số thời điểm tốt nhất để học tiếng Anh lúc trẻ chính thức bắt đầu học tiếng Anh ở trường khi 7 tuổi. Ở một số nước, trẻ em chỉ bắt đầu học tiếng Anh khi 11 tuổi. Việc này cũng giống như bắt đầu tập thể thao khi 20 tuổi vậy!
Nhiều tiết học hơn: Hầu hết học sinh mẫu giáo và tiểu học ngày nay không có đủ các tiết tiếng Anh trong một tuần để nghe, học và nhớ tất cả những Khuy ngôn từ tiếng Anh mới mà chúng có thể tiếp thu ở độ tuổi này.
Lặp lại nhiều lần hơn: Đôi lúc, giáo viên cũng bị áp lực phải dạy cho học sinh nhiều từ tiếng Anh để xây dựng một vốn từ vựng phong phú, bởi vậy họ cảm thấy cần phải không ngừng giới thiệu những chủ đề mới thay vì dành thời gian để lặp lại và củng cố các đề tài.
Có khả năng chương trình ở trường con bạn không thiết kế để người học có thể gặp lại các từ mới. Ngay cả khi nếu có, thì có thể giáo viên không có thời gian để áp dụng cho tất cả các bài học. Đôi khi họ còn không có thời gian để hoàn thành hết chương trình học và bỏ sót một số phần. Điều đó có nghĩa là các từ mới thường trở thành những danh sách từ vựng không có ngữ cảnh, không có nghĩa hay chẳng thú vị chút nào. Không có những liên kết bổ sung đó, những từ mới hầu như không thể đạt tới bộ nhớ dài hạn.
Giống như bạn, giáo viên cũng muốn giúp con bạn yêu thích tiếng Anh và học một cách nhẹ nhàng, và hiệu quả. Thời khóa biểu của trường có thể không dành đủ thời gian cho việc dạy tốt tiếng Anh và ôn tập kĩ lưỡng, bởi vậy rất nhiều tài liệu mới bị gói gọn trong một khung thời gian hạn hẹp và những việc lặp lại cần thiết kia đều bị bỏ qua.
Ngày nay, chúng ta đã biết nhiều hơn về cách trẻ học tập như thế nào, do đó mô hình này có thể được thay đổi. Nếu tiếng Anh quan trọng với bạn, tại sao bạn không yêu cầu được trao đổi về việc dạy môn học này với trường của con bạn?
Tập huấn bồi dưỡng giáo viên: Trong một số trường hợp, giáo viên có thể cảm thấy mình không được đào tạo đầy đủ hoặc không được hỗ trợ đầy đủ. Tại một số nước vẫn thường xảy ra tình trạng ở cấp mẫu giáo và tiểu học, giáo viên tiếng Anh được sắp xếp để lấp chỗ trống thiếu giáo viên ngay cả khi họ không
đủ trình độ dạy tiếng Anh hoặc chỉ phù hợp dạy tiếng Anh cho một nhóm tuổi
https://thuviensach.vn
khác. Có thể họ không được đào tạo hoặc không có kinh nghiệm sư phạm tốt nhất như bạn mong muốn và chính họ cũng muốn như thế để dạy dỗ con bạn.
Cách trợ giúp tốt nhất là bạn và những phụ huynh khác đề nghị phối hợp với nhà trường để hỗ trợ giáo viên của con bạn tham gia những khóa tập huấn bồi dưỡng và nâng cao năng lực chuyên môn cần thiết.
Nhìn chung, giáo viên ấy có thể là một giáo viên rất giỏi, bởi vậy tốt hơn nên giúp họ nâng cao trình độ nghiệp vụ, từ đó làm lợi cho cả nhà trường. Nếu nhà trường và giáo viên nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía phụ huynh, họ sẽ nỗ lực hơn nữa để mang lại những kết quả đặc biệt thêm cho trẻ!
Sử dụng tài liệu học tập hiệu quả hơn: Những tài liệu sử dụng ở trường có thể không được thiết kế dựa trên phương pháp học tập tốt nhất đối với trẻ. Chúng có thể tối nghĩa, không hiệu quả hoặc thiếu sự lặp lại cần thiết. Nhà trường thường không mua tài liệu dành cho mỗi bậc lớp mà dùng lại nhiều phần của những chương trình khác nhau để tiết kiệm tiền, bởi vậy kết quả từ năm này sang năm khác rất không đồng đều. Đôi khi giáo viên tự chuẩn bị tài liệu học của riêng mình. Việc này có thể kích thích sáng tạo nhưng dễ dẫn đến tình trạng tài liệu học mang tính tự phát, không theo hệ thống. Đôi khi các giáo viên thích tự soạn giáo án của mình, bởi vậy họ sử dụng những tài liệu chuyên môn nhưng không theo mô hình đã được đề xuất. Họ có thể chỉ sử dụng một phần chương trình để tránh phải mua phần còn lại. Tất cả điều này có nghĩa là học sinh không được học chương trình một cách đúng đắn.
Học sinh
Thành viên trung tâm của nhóm là học sinh. Những học sinh nhỏ tuổi có thể chưa thực sự hiểu tại sao tiếng Anh lại quá quan trọng với mọi người xung quanh như vậy. Chúng chỉ đứng ở giữa và cố gắng hết sức. Bởi vậy sự hỗ trợ từ phía gia đình sẽ mang lại một số tác động rất tốt. Trẻ sẽ thấy rằng chúng có thể nhận được sự giúp đỡ khi cần. Trẻ sẽ nhận được sự khích lệ, nhất là trong những giai đoạn khó khăn như học đọc tiếng Anh. Sự hỗ trợ từ phía gia đình cũng đem đến cơ hội thành công trong việc học tiếng Anh ngoài trường học.
Gia đình
Thành viên thứ ba trong nhóm là gia đình. Hỗ trợ từ phía gia đình có thể tạo ra sự khác biệt rõ rệt. Vậy chính xác bạn có thể làm gì để giúp trẻ? Bạn có thể hỗ
https://thuviensach.vn
trợ việc học của con bạn ở trường. Nguyên tắc đầu tiên để giúp con bạn học ở trường là giao tiếp hiệu quả hơn và thường xuyên hơn giữa giáo viên và phụ huynh. Bạn có thể yêu cầu trường của con bạn chuẩn bị những cuộc họp phụ huynh đầu năm học để giải thích về chương trình tiếng Anh và nêu ra cách thức phụ huynh có thể hỗ trợ con mình học tốt. Giáo viên cũng có thể sắp xếp một buổi biểu diễn bằng tiếng Anh hai lần một năm để phụ huynh tham gia và xem con họ đã gắn bó với tiếng Anh ở trường như thế nào.
Không phải trường nào cũng chuẩn bị những buổi họp thường xuyên kiểu này, bởi vậy sau đây là một số bước bạn có thể thực hiện:
Tìm hiểu xem con bạn học chương trình nào ở trường và có những chủ đề gì. Xem liệu chương trình ấy có thiết kế một hệ thống học song song ở nhà hay không hoặc tìm một chương trình học ở nhà có những chủ đề tương tự để con bạn được tiếp xúc với tiếng Anh nhiều hơn.
Hãy kiểm tra xem con bạn đang tiến bộ như thế nào. Hãy hỏi xem con có thể làm gì và chưa thể làm gì. Hỏi xem con có thích thú với việc học tiếng Anh và tham gia trong các buổi học không. Hãy kiểm tra xem giáo viên có ghi chép theo dõi quá trình tiến bộ của con hay không.
Hãy hỏi giáo viên về cách con bạn học thế nào cho tốt nhất – con thích ngồi yên và chăm chú vào cuốn sách hay chạy nhảy và vỗ tay hoặc làm trò? (Bạn cũng có thể áp dụng kinh nghiệm của giáo viên đối phó với những đứa trẻ để giúp con bạn học ở nhà).
Hãy dành thời gian đến trường xem các buổi biểu diễn để nghe các con hát hoặc xem các con diễn kịch bằng tiếng Anh.
Hãy thể hiện cho con bạn và giáo viên biết rằng bạn rất trân trọng công việc mà họ đang làm.
Phàn nàn thì dễ, thúc ép trẻ quá mức mà không cố ý làm chúng lo lắng, bối rối cũng dễ như vậy. Nếu dừng lại suy ngẫm với tư cách là cha mẹ hoặc những người hỗ trợ, thì chúng ta đều nhận ra rằng áp lực về kết quả trong tiếng Anh hay trong bất cứ thứ gì trong khi con bạn chỉ đang học tiểu học là điều chúng không hề mong muốn.
Nếu chúng mất tự tin hoặc cảm thấy không thể đạt được kỳ vọng của bạn hay của giáo viên ở độ tuổi này, chúng có thể không chịu học môn này. Nếu chưa
https://thuviensach.vn
học lên cấp 2 mà trẻ đã ghét tiếng Anh thì thực sự rất khó lôi kéo chúng hứng thú trở lại!
Dưới đây là hai ý tưởng mang tính xây dựng có thể thúc đẩy năng lực của “nhóm”: Các lớp học phụ đạo và liên kết với trường nước ngoài.
Các lớp học phụ đạo
Ở một số nước, người ta thường gửi con em đến những lớp phụ đạo tiếng Anh. Những lớp học này có thể cung cấp thêm cơ hội tiếp xúc với tiếng Anh và lặp lại các từ khóa để xây dựng những con đường quan trọng dẫn đến bộ nhớ dài
hạn. Tất nhiên trẻ thường không thích thú với chuyện học thêm, vậy thì tại sao không hỏi xem các lớp học này dạy theo chương trình gì. Nó diễn ra như thế nào? Nó có nhiều màu sắc vui nhộn không? Nó có bao gồm những hoạt động sáng tạo khiến cho trẻ cảm thấy đang chơi hơn là đang học hay không? Nếu có, đây có thể là một trải nghiệm học tiếng Anh tích cực khác.
Liên kết với trường nước ngoài
Một cách hỗ trợ tuyệt vời khác đó là khuyến khích trường của con bạn liên kết với trường nước ngoài. Đây thực sự là động lực đặc biệt cho các em học sinh cuối bậc tiểu học. Chúng có thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với những đứa trẻ bằng xương bằng thịt ở một ngôi trường có thực ở một đất nước khác – không nhất thiết phải là nước nói tiếng Anh. Với cách này, các em sẽ hình dung được rõ ràng mục đích của việc học tiếng Anh.
Điều này có thể rất quan trọng, vì đây chính là độ tuổi mà một đứa trẻ có thể dừng việc học ngoại ngữ kiểu “học cho vui” và tìm kiếm một lý do thực tế hơn để tiếp tục học tiếng Anh.
Liên kết với trường nước ngoài sẽ đem đến cho nhà trường thêm một mối
https://thuviensach.vn
quan hệ và các phụ huynh tích cực có thể hỗ trợ cho những giáo viên bận rộn bằng cách thiết lập những kết nối và liên lạc cần thiết thông qua mạng internet để việc này có thể thành công.
Những phần thưởng cũng rất tốt. Ngay lập tức, ở trường các em có lý do để viết về những hoạt động cuối tuần của mình bằng tiếng Anh. Chúng có thể gửi thư điện tử (e-mail) thông báo tin tức cho một người bạn ở một đất nước khác hoặc thêm nó vào bản tin điện tử hằng tuần của nhà trường, sẵn sàng gửi tới một ngôi trường liên kết ở nước ngoài. Việc này có nghĩa là viết những e-mail gửi ra nước ngoài nơi chữ “e” là viết tắt cho English (tiếng Anh)!
Tiếng Anh không chỉ dùng để viết về chuyện ở trường. Như chúng ta đã thấy, tiếng Anh là một ngôn ngữ, bởi vậy nó là một cách để thể hiện những trải nghiệm ở mỗi lứa tuổi trưởng thành của chúng ta, cũng giống như tiếng mẹ đẻ. Nếu tiếng Anh chỉ thể hiện những trải nghiệm ở trường, thì nó chỉ liên quan đến một nửa cuộc sống của con bạn.
Trong thế giới thực những từ tiếng Anh xuất hiện khắp nơi: taxi, lift, exit, pod, pad, phone, laptop, web, net, star,... Trẻ nên được tiếp xúc và trải nghiệm với tiếng Anh như là một phần tự nhiên của cuộc sống càng sớm càng tốt để chúng cảm thấy thoải mái với điều đó. Sau này, việc biết tiếng Anh có thể trở thành – và luôn luôn – một điều rất đỗi tự nhiên.
Trẻ em có thể tiến xa hơn nếu chúng tiếp xúc với tiếng Anh ngay từ những năm tháng đầu đời khi còn ở nhà, học đủ tiết học ở trường và tiếp tục được hỗ trợ bởi việc học vui vẻ ở nhà trong suốt các năm học.
Phương pháp “nhóm” là cách tốt nhất để đạt được thành công trong tiếng Anh. Trường học, học sinh và gia đình cùng kết hợp với nhau để tạo ra một con đường nhanh nhất đạt tới trình độ thông thạo tiếng Anh.
Sau khi quan sát cách phụ huynh có thể hỗ trợ việc học hành của con ở trường, giờ là lúc xem cách bạn có thể giúp con bạn có thêm cơ hội học tập ở nhà.
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
Lưu ý khi lựa chọn tài liệu học ở nhà cho con
Bất kể bạn có nói tiếng Anh hay không, việc tìm tài liệu phù hợp cho con bạn học tiếng Anh ở nhà vẫn chẳng dễ dàng gì.
Tất cả các chương trình học đều quảng cáo rằng chúng là tốt nhất, vui nhộn, chuyên nghiệp và được thiết kế bài bản.
Vậy thì làm thế nào bạn có thể phân biệt được cái nào thực sự có ích hay cái nào chỉ là những trò giải trí vớ vẩn, chắp vá và được gắn mác là một chương trình giáo dục?
Đừng lo lắng, bạn có thể kiểm tra một số điểm nhất định. Sau đây là danh sách 5 câu hỏi hàng đầu của tôi để bạn chuẩn bị tốt hơn:
1. Tài liệu đó có đi theo một lộ trình bài bản không?
2. Tài liệu đó có được viết riêng cho việc dạy tiếng Anh hay chỉ xào xáo từ những tài liệu dành cho mục đích khác?
https://thuviensach.vn
3. Tài liệu đó có ghi rõ nhóm tuổi hoặc trình độ cụ thể không?
4. Tài liệu đó có đi kèm hướng dẫn hoặc chỉ dẫn giúp phụ huynh và học sinh khai thác tối đa không?
5. Tài liệu đó có nằm trong khóa học hay khung chương trình nào không?
Để trả lời những câu hỏi này, bạn có thể truy cập vào trang web để biết thêm thông tin chi tiết về công ty hoặc sản phẩm trước khi mua. Bạn cũng có thể tìm thấy những lời bình luận của các phụ huynh khác.
Nếu chỉ mới bắt đầu xem qua, bạn có thể tìm thấy một lời giới thiệu tốt ở đâu? Có lẽ bạn sẽ nghĩ đến nhóm bao gồm “trường học, học sinh và gia đình”. Bạn có thể hỏi nhà trường hoặc con bạn xem chúng thích làm gì và thích học như thế nào. Bạn có thể nghĩ về những khung chương trình con thích học. Hãy nghĩ đến độ tuổi của con và liệu con đã biết chút tiếng Anh nào chưa. Sau đó, bạn có thể điền vào bảng tóm tắt ngắn dưới đây và giữ nó để tham khảo khi bước vào mê cung những sản phẩm bày bán trong cửa hàng hoặc trên một trang mạng.
Bảng tóm tắt ngắn về con bạn…
Tên:
Tuổi:
Trình độ tiếng Anh:
Con bạn thích làm gì:
Con bạn có thể sử dụng chuột và máy tính cá nhân không?
Con bạn có thích âm nhạc hay hát hò không?
Con bạn thích phim hoạt hình không?
Con bạn thích vẽ/viết không?
Con bạn thích sách hay thích những trò chơi trong đĩa CD?
https://thuviensach.vn
Tìm tài liệu học tập phù hợp với độ tuổi và trình độ tiếng Anh của con
Sau khi đã điền vào bảng tóm tắt ngắn trên, bạn có thể xem xét cách tìm tài liệu học tập phù hợp với độ tuổi và trình độ tiếng Anh của con bạn.
Tất cả các chương trình hoặc các tài liệu học tập tại nhà bạn mua cần lưu ý 2 điểm rất quan trọng. Đó là:
Tuổi của người học.
Trình độ tiếng Anh của người học.
Thường thì thông tin bên ngoài bao bì sản phẩm hay tài liệu không ghi rõ độ tuổi hoặc trình độ tiếng Anh của người học. Đôi khi, nhóm tuổi rất rộng, ngay cả khi chương trình học rất ngắn. Vì như thế thì càng có nhiều người mua sản phẩm hơn.
Đây là hai điểm rất quan trọng vì nếu tài liệu học không đủ thú vị hoặc quá phức tạp, con bạn sẽ không sử dụng chúng. Nếu chương trình học bắt đầu ở cấp độ quá đơn giản, con bạn sẽ cảm thấy nhàm chán. Nếu nó ở trình độ quá cao, con bạn sẽ không thể hiểu được nội dung và ngừng sử dụng nó. Bạn sẽ tiêu tốn tiền bạc và con bạn sẽ không muốn thử học tiếng Anh ở nhà nữa.
Ví dụ, nếu chương trình học là dành cho trẻ 7 tuổi, nhưng giả sử các em ở độ tuổi ấy đã học tiếng Anh ở trường mẫu giáo hoặc trong nhà trường được hai năm, thì như vậy là quá khó cho một đứa trẻ 7 tuổi mới chỉ bắt đầu học tiếng Anh ở trường. Tuy nhiên, nếu nó dành cho học sinh 7 tuổi không biết một chút tiếng Anh nào nhưng trẻ lại biết tiếng Anh kha khá rồi, thì như thế là quá dễ và nhàm chán.
Thách thức của bạn là tìm một chương trình học có lượng tài liệu mới và độ khó phù hợp với sở thích và trình độ tiếng Anh của con bạn ở mỗi giai đoạn.
Học theo sở thích
Trên thực tế, thử thách đó có nghĩa là bạn phải lựa chọn một chương trình học tiếng Anh ở nhà có tài liệu học dựa trên các chủ đề gây hứng thú với trẻ ở mỗi độ tuổi khác nhau.
Sở thích ở mỗi nhóm tuổi từ nhỏ đến 10 tuổi thường khá khác nhau bởi vậy
https://thuviensach.vn
việc đảm bảo chủ đề học tiếng Anh phải phù hợp với sở thích của trẻ ở mỗi độ tuổi là ưu tiên hàng đầu. Sau đó, trẻ sẽ tập trung tham gia và tận hưởng hoạt động mà không để ý là đang thực hiện hoạt động với tiếng mẹ đẻ hay tiếng Anh nữa.
Điều đó cũng có nghĩa là cách trẻ thể hiện bản thân bằng tiếng Anh được kì vọng nên phản ánh cách chúng thể hiện bản thân bằng tiếng mẹ đẻ, ngay cả khi vốn từ vựng và cấu trúc tiếng Anh mà chúng sử dụng không phức tạp bằng. Đại khái là, một đứa trẻ 6 tuổi sẽ không sử dụng ngôn ngữ em bé và nói về những chủ đề em bé chỉ vì nó mới bắt đầu học tiếng Anh. Nó sẽ sử dụng những từ đơn giản để nói về những chủ đề mình thấy thú vị gần đây, như là du hành vũ trụ.
Tương tự, những đứa trẻ quá nhỏ không thể nói được những câu trọn vẹn bằng tiếng mẹ đẻ và có lẽ sẽ chỉ phản hồi bằng một hoặc hai từ. Chúng ta cũng chỉ nên kì vọng trẻ làm được như thế trong tiếng Anh. Cả nội dung và trình độ ngôn ngữ đều cần phải phù hợp với mỗi đứa trẻ.
Dưới đây là 3 tình huống khác nhau trong tiếng mẹ đẻ:
Bố: Nhìn xem con ngựa vằn này!
Con: Ngựa vằn.
Bố: Con chó đang chạy kìa con.
Con: Chạy, chó.
Bố: Bố đưa cho con quả táo nhé?
Con: Đưa, táo.
Cha mẹ sử dụng một cụm từ trọn vẹn, bởi vậy đứa con vẫn nghe được toàn bộ cụm từ đó, nghe được mạch lời nói, âm thanh và cấu trúc ngữ pháp của toàn bộ cụm từ. Đứa trẻ đã hiểu được ý nghĩa của những âm thanh đó, nhưng vẫn chưa sử dụng được một cụm từ hoàn chỉnh để đáp lại, vì chúng chưa đạt đến trình độ nói đó. Chúng ta có thể áp dụng mô hình học tập này khi lên kế hoạch cho con tiếp xúc với tiếng Anh từ khi còn rất nhỏ. Chúng ta nói những cụm từ đơn giản, chính xác và hoàn chỉnh trong khi nhận lại phản hồi ít hơn.
Bây giờ hãy cùng xem xét ví dụ đối với trẻ lớn hơn mới bắt đầu học tiếng Anh. Trẻ từ 6 đến 10 tuổi đã nói những câu hoàn chỉnh với cấu trúc chặt chẽ
https://thuviensach.vn
bằng tiếng mẹ đẻ, nhưng trong ví dụ này, chúng vẫn chưa học được đủ từ để có thể nói được như thế trong tiếng Anh.
Chúng ta không thể kì vọng trẻ nói tiếng Anh lưu loát nếu chúng vẫn chưa trải qua quá trình xây dựng vốn từ vựng dần dần. Tương tự, chúng ta không thể kì vọng trẻ vẫn yêu thích tiếng Anh nếu chúng ta chỉ duy trì sự chú ý của trẻ bằng những nội dung quá đơn giản hoặc quá trẻ con.
Để dạy trẻ từ 6 đến 10 tuổi những từ cơ bản, chúng ta chọn những từ mà chúng thích. Chúng ta có thể nhanh chóng khuyến khích trẻ sử dụng những từ này trong những cụm từ đơn giản, vì chúng đã có kỹ năng ngôn ngữ để ghép các âm thành những từ và cụm từ để thể hiện bản thân trong tiếng mẹ đẻ. Sau đó, chúng ta cần phải tạo cơ hội cho chúng được sáng tạo với ngôn ngữ nhanh nhất có thể để giúp trẻ duy trì động lực học tập.
Hãy lấy một danh từ, một động từ và một vài Khuy ngôn từ cần thiết khác trong tiếng Anh để tạo ra một câu liên quan đến chủ đề yêu thích hiện tại của chúng.
Hair – black – my – is -> My hair is black (Tóc tôi màu đen).
Nếu chúng ta dạy trẻ thêm một vài từ nữa thì trẻ có thể chơi với tiếng Anh như với tiếng mẹ đẻ.
My hair is brown (Tóc tôi màu nâu).
Hãy đưa cho trẻ một màu nữa, pink (màu hồng), chúng có thể biến tấu cụm từ này.
Trẻ vẫn cảm thấy ý tưởng về mái tóc màu hồng buồn cười, bởi vậy một từ mới sẽ biến một bài tập nhàm chán thành một bài tập say mê và đầy sắc màu! Chúng ta có thể khiến cho nội dung, trình độ ngôn ngữ và sự hài hước phù hợp
https://thuviensach.vn
với nhóm tuổi mà chỉ cần bỏ một chút công sức lên kế hoạch.
Nếu chúng ta có thể nhanh chóng thu hút được trí tưởng tượng tích cực của trẻ, thì điều đó sẽ giúp lấp đầy khoảng cách giữa trình độ tiếng Anh thấp hơn và cấp độ sở thích trí tuệ trưởng thành hơn của chúng.
Dưới đây là một ví dụ cho những người lần đầu đọc tiếng Anh khoảng 6 tuổi. Trình độ ngôn ngữ có thể vẫn còn đơn giản về mặt cấu trúc và từ vựng nếu chúng ta khơi gợi chúng sử dụng trí tưởng tượng để lấp đầy khoảng cách. Sau đây, chúng ta có thể thực hành với câu chuyện về con cá.
Thông thường chúng ta hay viết những câu này bên dưới một loạt những bức ảnh để giải thích ý nghĩa.
Tóm lại, những bức tranh minh họa sẽ cho chúng ta thấy một con mèo gầy gò, đói meo trong vườn. Chúng ta nhìn thấy một con cá to trong ao vườn. Rồi con mèo cũng nhìn thấy con cá to và một bức ảnh cho thấy con mèo đang lượn vòng quanh ao, chăm chăm nhìn con cá. Chúng ta không cần nhìn thấy khoảnh khắc con mèo chộp được con cá và ngấu nghiến nó. Hãy để cho trí tưởng tượng của trẻ làm việc. Chúng ta chỉ cần nhìn thấy một con mèo béo, thỏa thuê đang ườn mình dưới nắng trong bức hình cuối cùng ở cuối câu chuyện. Với một chút trí tưởng tượng, chúng ta có thể kể một câu chuyện sử dụng những từ rất đơn giản mà trẻ có thể tự đọc. Nó có mở đầu, hành động, kết thúc – và khiến trẻ động não một chút!
Nếu chúng ta có thể kết hợp trình độ ngôn ngữ và sở thích phù hợp, thì ngay cả những đứa trẻ lớn hơn cũng có thể vui vẻ học tiếng Anh ngay từ khi bắt đầu. Sau đó, chúng sẽ có động lực hơn để phát triển những kỹ năng tiếng Anh cho đến khi trình độ tiếng Anh của trẻ có thể bắt kịp, hoặc ít nhất là tiệm cận, với trình độ tiếng mẹ đẻ.
Làm sai thì trẻ sẽ mất đi niềm hứng thú. Làm đúng thì bạn có thể giúp con tiến nhanh đến trình độ lưu loát.
Chương trình học
https://thuviensach.vn
Bạn có thể quyết định chương trình nào là tốt nhất cho con. Đó có thể là một trò chơi trong đĩa CD dạy tiếng Anh có liên quan tới bóng đá, hoặc một bộ phim về những vũ công ba lê trẻ. Hoặc, bạn có thể lựa chọn một chương trình dài hơi hơn để đảm bảo con bạn biết tất cả màu sắc và con số, đồ ăn và con vật cũng như những mục từ vựng để đọc, viết và vẽ. Hoặc bạn có thể tìm kiếm những câu chuyện và các bài hát song ngữ để trẻ hiểu được nghĩa của mỗi từ khóa. Cách nào cũng được miễn là cả trình độ tiếng Anh và chủ đề đều phù hợp với nhu cầu của con bạn.
Giờ đây, tài liệu học ở nhà đều được trình bày theo hình thức các phương tiện truyền thông. Nếu bạn chưa chắc chắn phương tiện nào sẽ phù hợp với con bạn nhất, hãy lựa chọn một phương tiện bạn cảm thấy thoải mái, bất kể đó là một cuốn sách hay một đĩa CD, một bộ phim hoạt hình hay một đĩa CD và hãy thử cùng với con bạn. Thường thì trong những năm đầu đời, con bạn hay lựa chọn những thứ mà chúng thấy bạn yêu thích.
Nghe những đĩa CD audio khi đi xe là một ý tuyệt vời, bất kể hành trình dài hay ngắn – vì chúng đã biến một việc tất yếu thành một cơ hội.
Những clip trên tivi hay trên đĩa DVD có thể hữu ích trong việc lấp đầy khoảng trống thời gian trong khi chuẩn bị bữa tối hoặc được coi như là một “bữa tiệc” nho nhỏ để vỗ về một đứa trẻ sau khi tắm khi chúng sẵn sàng đi ngủ.
Những chuyên gia giáo dục cũng khuyến khích sử dụng sách. Cùng nhau đọc những cuốn sách thực sự vẫn được coi là một cách tốt giúp trẻ tiếp thu từ ngữ nói chung, ngôn ngữ và kỹ năng đọc.
Một sê-ri hay một bộ sản phẩm?
Nếu vẫn chưa chắc chắn sản phẩm nào tốt, bạn có thể thử mua một phần trong một sê-ri thay vì mua cả một bộ lớn, đắt đỏ. Một số phụ huynh nghĩ rằng tiền sẽ giải quyết được vấn đề, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Bạn có thể
thử một phần trong sê-ri đó để xem bạn có thích cấu trúc và chương trình của nó không trước khi mua những phần còn lại hoặc mua gói hoàn chỉnh.
Hãy kiên trì!
Một khi đã lựa chọn sản phẩm nào đó, bạn nên dành cho nó cơ hội công bằng để phát huy tác dụng. Nó sẽ không hiệu quả nếu vẫn ở trong bao bì đóng gói hay
https://thuviensach.vn
nếu con bạn chỉ sử dụng một lần. Sản phẩm đó nên có một số hướng dẫn về tần suất sử dụng và thời điểm để chuyển sang phần hay cuốn sách tiếp theo nếu nó là một sê-ri.
Một trong những phần quan trọng nhất khi mua sản phẩm là sử dụng nó thường xuyên. Bản thân việc mua bán không đảm bảo cho việc học tập và chúng ta thường tin tưởng một sản phẩm đang sử dụng nhiều hơn giá trị thực sự của nó vì cảm thấy như một nỗ lực mỗi lần chúng ta cố gắng sử dụng nó.
Nguyên tắc của việc học ngoại ngữ là thực hành thường xuyên. Mỗi ngày một ít trong một thời gian dài sẽ tạo ra kỳ tích vì trẻ em xây dựng và lưu trữ nhiều tài nguyên ngôn ngữ trong bộ nhớ dài hạn (như đã giải thích trước đó). Một mẹo hay là hãy dành chút thời gian viết một ghi chú trên hộp hoặc bìa cuốn sách về lần cuối cùng sử dụng để bạn có thể kiểm tra xem nó có được sử dụng thường xuyên hay không.
Dù bạn làm gì, xin hãy nhớ rằng con bạn có một đôi tai tuyệt vời. Đừng cho con nghe những bản sao chép lậu với chất lượng âm thanh kém. Sẽ chẳng giúp được gì, trái lại còn làm con nản lòng. Nếu con bạn thích những thứ bạn mua, chúng sẽ dùng đi dùng lại. Chẳng phải bạn muốn như thế hay sao, vì vậy hãy mua cho con tài liệu học mà chúng có thể dùng mãi. Thật tuyệt vời nếu chúng muốn nghe đi nghe lại một đĩa CD, DVD hoặc một clip được tải về. Chúng sẽ tự động nhớ được toàn bộ phần lời!
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
Kết luận
Món quà của tiếng Anh
Tôi hi vọng rằng bây giờ bạn đã được chuẩn bị tốt hơn cho thử thách giúp con học tiếng Anh.
Bạn có thể sử dụng tóm tắt này như là một hướng dẫn tham khảo nhanh để nhắc nhở bạn về năm bước chính giúp trẻ học tiếng Anh:
1. Hãy cho Hộp Ngôn ngữ độc đáo của con bạn cơ hội tốt nhất để phát huy tác dụng bằng cách cho con tiếp xúc với tiếng Anh càng sớm càng tốt song hành với tiếng mẹ đẻ.
2. Kết hợp tiếng Anh ở trường với tiếng Anh ở nhà để tạo ra một nhóm hỗ trợ học tập hoàn thiện xung quanh con bạn.
3. Nâng cao khả năng ghi nhớ tiếng Anh của con bạn bằng cách cung cấp và tạo ra càng nhiều cơ hội thực hiện theo Hệ thống ngôn ngữ xoáy trôn ốc càng tốt.
4. Tăng cường niềm đam mê tiếng Anh của con bạn bằng cách không ngừng
https://thuviensach.vn
tìm ra tài liệu học tập phù hợp với sở thích theo lứa tuổi.
5. Có những cuộc gặp gỡ thường xuyên với nhà trường và cùng hướng tới mục tiêu là đẩy nhanh quá trình đạt tới sự lưu loát của con bạn cho đến 10 tuổi.
Ngày nay, tiếng Anh là một trong những món quà giáo dục quan trọng nhất mà bạn có thể trao cho một đứa trẻ vì tất cả những lý do mà bạn đã biết – bởi vì nó không chỉ là một kỹ năng mà còn là một chiếc chìa khoá để mở ra rất nhiều kênh thông tin, giao tiếp, cơ hội và việc làm.
Tại sao không dành cho cuốn sách này một chỗ trên giá sách của bạn, bên cạnh cuốn từ điển tiếng Anh và những cuốn sách hướng dẫn chăm sóc trẻ em nhỉ? Sau đó, bạn có thể tham khảo lại nó ở mỗi giai đoạn phát triển mới của con bạn.
Bây giờ bạn có thể thôi lo lắng và hãy bước những bước đầu tiên cùng con bạn vào một cuộc đời tiếp cận dễ dàng với tiếng Anh vì công việc, vì học vấn và vì niềm vui.
Bây giờ điều đó thực sự rất tuyệt vời!
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
Rất mong nhận được góp ý của bạn đọc
Mọi ý kiến xin gửi về email: [email protected]
The Work: How to help your child learn English
The Author: Claire Selby
Copyright © 2010 Yellow House Limited,UK.
All rights reserved.
Vietnamese translation
by Quang Van Media and Books Joint Stock Company, copyright © 2016. This edition was published under licence fromYellow House Limited.
Hợp đồng xuất bản sách được ký giữa Công ty cổ phần sách và truyền thông Quảng Văn và Yellow House Limited.
Bản quyền tiếng Việt “Bí quyết giúp con giỏi tiếng Anh” © Công ty cổ phần sách và truyền thông Quảng Văn 2016.
Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ. Mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phân phối dưới dạng in ấn hoặc văn bản điện tử, đặc biệt là việc phát tán trên mạng Internet mà không có sự cho phép bằng văn bản của Công ty cổ phần sách và truyền thông Quảng Văn là vi phạm pháp luật và làm tổn hại đến quyền lợi của Công ty và tác giả. Không ủng hộ, khuyến khích những hành vi vi phạm bản quyền.
Chỉ mua bán bản in hợp pháp.
Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Selby, Claire
Bí quyết giúp con giỏi tiếng Anh : Cẩm nang hoàn hảo dành cho cha mẹ / Claire Selby ; Quế Chi dịch. - H. : Phụ nữ ; Công ty Sách Quảng Văn, 2016. - 120tr. ; 21cm
https://thuviensach.vn
ISBN 9786045633908
1. Tiếng Anh 2. Bí quyết 3. Học tập 4. Cẩm nang
428 - dc23
PNM0016p-CIP
https://thuviensach.vn
Để xem đầy đủ thư viện nguồn tham khảo, truy cập:
www.7LBook.com/Resources
Để xem các ví dụ và mẫu thời gian biểu, mời bạn truy cập
www.7LBook.com/TimeBlock
Bảy bước để kết nối với nhà kết nối, mời bạn xem phần từ điển thuật ngữ DiSC® là thương hiệu đã được đăng ký của Inscape Publishing. Được sử dụng với sự cho phép. Tất cả bản quyền đều được bảo lưu trong đó. Vui lòng xem www.Everything DiSC.com để biết thêm chi tiết.
Tiến sĩ Tony Alessandra và Tiến sĩ Michael J. O’Connor đã viết Quy tắc Bạch kim để khái quát khái niệm này và nhiều hơn nữa. Mời bạn truy cập www.The Platinum Rule.com để biết thêm chi tiết.
Các ví dụ về Tổng quan gói giải pháp, xin vui lòng truy cập
www.7LBook.com/SoS để biết thêm chi tiết.
Cảm ơn Howard Brinton.
www.7LBook.com/UltimateMemoryJogger
Để xem Kế hoạch Giao tiếp của Rick, hãy truy cậpwww.7LBook. com/Plan Gary Vaynerchuk, đam mê khám phá! Tại sao giờ là lúc đầu tư cho Đam mê của bạn (New York: HarperCollins, 2009), 36 và để xem danh sách nguồn tham khảo, mời bạn truy cập: www.7LBook. com/Resources.
Business Network International (www.BNI.com) là một tổ chức kết nối được thành lập bởi Tiến sĩ Ivan Misner
www.7LBook.com/ForgottenStrategy
Xem từ Hình 2-1 đến 2-4 ở cuối chương này.
Để lấy bản sao của Hệ thống tiệc tân gia của Michelle, truy cập www.7LBook.com/HousewarmingParty
Xem ví dụ về Quyển sách Phước lành, vào trang: www.7LBook. com/BlessingsBook
Hộp thư thoại, xem bảng chú thích
Bài thực hành “Làm ngay bây giờ” được đăng tải trên trang:
www.7LBook.com/DoItNow
Vimala Rodgers, Chữ viết tay của bạn có thể thay đổi cuộc đời bạn (New York: FIRESIDE, 2000) và để xem danh sách các nguồn tham khảo, truy cập: www.7LBook.com/Resources
2. Thiếu tá (Major): cấp sỹ quan ngay trên cấp đại úy
3. Trung úy (Lieutenant): một cấp sỹ quan trong quân đội, thường chỉ huy một trung đội.
4. Tiểu đoàn (Battalion): một đơn vị quân sự mà phiên chế cho cuộc chiến Việt Nam thường bao gồm 4 đại đội tác chiến, một đại đội chỉ huy, và một đại đội yểm trợ, tổng cộng có khoảng 900 người. Trung đội Mãnh Hổ được thành lập
https://thuviensach.vn
trong đại đội chỉ huy của Tiểu đoàn 1, Trung đoàn bộ binh 327. 5. Sư đoàn dù 101 (101st Airbome): một sư đoàn lính dù thuộc binh chủng bộ binh, được điều sang Việt Nam năm 1965.
22. Bộ tư lệnh Điều tra Hình sự (Criminal Investigationg Command): một đơn vị Quân đội Mỹ có chỉ huy sở tại Virgina, chuyên điều tra các tội ác chiến tranh và những sự cố hình sự liên quan đến nhân sự của quân đội. Trước đây được gọi là
Sư đoàn Điều tra Hình sự (Crimainal Invesdtigation Division). 6. Cao nguyên Trung phần (Central Highlands): một vùng nhiều thung lũng sông, núi non và rừng rậm tại Việt Nam, phần lớn tiếp giáp Lào, và bao gồm nhiều tỉnh - trong đó có Quảng Nam và Quảng Ngãi - là địa bàn hoạt động của Mãnh Hổ trong năm 1967.
7. Lưu trữ Quốc gia (National Archives): một cơ quan của chính phủ Mỹ có nhiệm vụ lưu giữ tất cả hồ sơ giấy tờ của chính phủ, kể cả các tài liệu quân sự. 8. Công ước Geneva (Geneva Conventions): bộ luật hành xử trong chiến tranh được quốc tế công nhận.
9. Chuyên viên (Specialist): một cấp bậc cao hơn binh nhì, xác định người đó có một kỹ năng đặc biệt nào đó. Trong chiến tranh Việt Nam, cấp bậc này có 4 loại: loại thấp nhất là tương đương với cấp Hạ sỹ (corporal), còn mấy loại kia có thể được chuyển sang thành Trung sỹ nếu được trao nhiệm vụ chỉ huy. 10. Trung sỹ (Sergeant): cấp bậc quân sự của một binh sỹ thường có nhiệm vụ chỉ huy một toán linh; là cấp bậc cao nhất của lính nghĩa vụ.
11. M-16: loại súng trường tiêu chuẩn của hầu hết lính Mỹ tại Việt Nam. 12. Carbine-15: một phiên bản nhẹ có nòng ngắn của súng trường M-16. 13. Chiến binh Bánh xe (Operation Wheeler): một chiến dịch 75 ngày, từ tháng Chín đến tháng Mười một năm 1967, ở gần Chu Lai trên Cao nguyên Trung phần, trong đó có nhiều đơn vị quân đội, kể cả Mãnh Hổ, đã tiến hành các cuộc hành quân tìm-diệt để làm chủ được vùng đất đó.
14. Trung tá (Lieutenant Colonel): Một cấp bậc sỹ quan, thường chỉ huy một tiểu đoàn.
15. Đại đội (Company): đơn vị quân sự mà phiên chế cho chiến tranh Việt Nam thường bao gồm ba trung đội và một bộ phận hành chính, tổng cộng khoảng từ 150 đến 200 người. Mãnh Hổ không trực thuộc một đại đội nào, mà chịu sự chỉ đạo trực tiếp của các chỉ huy cấp tiểu đoàn.
16. Lối gọi tắt của lính Mỹ đối với Việt Cộng.
17. Binh nhì (Private): bậc thấp nhất của lính.
18. Tòa án binh (Court-martial): phiên bản quân sự của một tòa án hình sự. 19. Đại úy (Captain): cấp sỹ quan trong quân đội, thường chỉ huy một đại đội. 20. Luật Quân sự (Uniform Code of Military Justice): Bộ luật riêng của quân đội áp dụng cho quân nhân
https://thuviensach.vn
21. Nhật ký điện đàm (Radio logs): những báo cáo của các trung đội về chuyển dịch hành quân và các hoạt động của họ, được điện đàm trực tiếp đến các chỉ huy sở tiểu đoàn. Có 5 cựu chiến binh Mãnh Hổ nói các nhật ký điện đàm cả trung đội họ đã bị xuyên tạc nhằm che đậy các tội ác chiến tranh. 1. Trung đội (Platoon): một đơn vị quân đội có từ 36 đến 45 binh sỹ. Mãnh Hổ là một trung đội hoạt động theo từng toán nhỏ.
1 - Thời Chiến Quốc có 7 nước, Tần, Ngụy, Hàn, Triệu, Sở, Yên, Tề. 2 - Thập lục quốc (gồm có: Hán (Tiền Triệu), Thành (Thành Hán) Tiền Lương Hậu Triệu (Ngụy). Tiền Yên, Tiền Tần. Hậu Yên, Hậu Tần, Tây Tần, Hậu Lương, Nam Lương, Tây Lương, Bắc Lương, Nam Yên, Bắc Yên, Hạ. 3 - Thập quốc: Ngô, Tiền Thục, Ngô Việt, Sở, Mân, Nam Hán, Kinh Nam, Hậu Thục, Nam Cá biệt Bắc đẳng quốc.
(1). 1 trượng khoảng 4,5 m
Một trích đoạn trong tác phẩm Alice lạc vào xứ Thần tiên của nhà văn người Anh Lewis Caroll. Trái với bà hoàng hậu ích kỷ và độc đoán của mình, Vua Cơ là một vị vua khiêm tốn và hiền lành của xứ Thần tiên. Khi Alice bị xét xử trước tòa và muốn biết cô bị kết tội theo luật nào, Vua Cơ đã nói với Thỏ Trắng - người dẫn luật: “Hãy đọc từ đầu, và cứ tiếp tục đến hết: rồi dừng lại.” (ND) Người bản địa châu Mỹ đầu tiên tiến chiếm và sinh sống tại vùng đất phía nam Hoa Kỳ, nay là bang Oklahoma và Bắc Carolina (ND).
Friedrich Wilhelm Nietzsche (1844-1900) là triết gia người Phổ. Ông bắt đầu sự nghiệp như một nhà ngữ văn học và viết nhiều bài phê bình về tôn giáo, đạo đức, triết học và các vấn đề văn hóa đương thời. Dù trực tiếp hay gián tiếp, Nietzsche cũng có ảnh hưởng đến thuyết hiện sinh, chủ nghĩa hậu hiện đại, phân tâm học
và nhiều tư tưởng sau đó (ND).
Steve Jobs (1955-2011) là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ông là đồng sáng lập viên, Chủ tịch, cựu Tổng Giám đốc Điều hành của hãng Apple và là một trong những người có ảnh hưởng nhất ngành công nghiệp vi tính. Trước đây ông từng là tổng giám đốc điều hành của xưởng phim hoạt hình Pixar, sau đó trở thành thành viên ban giám đốc của Công ty Walt Disney năm 2006, sau khi Disney mua lại Pixar (ND).
Super Bowl: trận chung kết của Liên đoàn Bóng bầu dục Quốc gia Hoa Kỳ (National Football League - NFL), diễn ra hàng năm giữa hai đội vô địch giải miền Đông và miền Tây nước Mỹ. Trong nhiều năm, đây là chương trình được theo dõi nhiều nhất trên truyền hình Mỹ (ND).
Henry Alfred Kissinger là nhà ngoại giao người Mỹ gốc Đức, từng giành giải Nobel Hòa Bình năm 1973. Ông từng giữ chức cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ và sau đó kiêm luôn chức Ngoại trưởng dưới thời tổng thống Richard Nixon. Kissinger là người đã thoát khỏi vụ bê bối Watergate và sau đó vẫn bảo đảm
https://thuviensach.vn
được vị trí quyền lực của mình khi Gerald Ford trở thành tổng thống (ND). Nguồn:www.gwu.edu/~nsarchiv/coldwar/interviews/episode-15/lord1.html. Richard Charles Cornuelle (1927-2011) là nhà hoạt động chính trị, nhà từ thiện, tác giả sách và là một trong những nhà tự do chủ nghĩa hiện đại người Mỹ (ND). Alexis-Charles-Henri Maurice Clérel de Tocqueville (1805-1859) là đại biểu Quốc hội (giai đoạn 1839-1848), Phó Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng Ngoại giao (1849) của Pháp. Ông là tác giả của một số khảo luận về hệ thống chính trị của Hoa Kỳ sau này trở thành tác phẩm kinh điển (ND).
Isaac Newton Jr. (1642-1727) là nhà vật lý, nhà thiên văn học, triết gia, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim người Anh, được nhiều người vinh danh là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất lịch sử. Định luật vạn vật hấp dẫn và ba định luật Newton của ông được coi là nền tảng của cơ học cổ điển; chúng
đã thống trị các quan niệm về vật lý và khoa học trong suốt ba thế kỷ tiếp theo (ND).
Vincent Willem Van Gogh (1853-1890), là danh họa ngưởi Hà Lan thuộc trường phái hậu ấn tượng. Nhiều bức tranh của ông nằm trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất, được yêu thích nhất và đắt nhất trên thế giới. Van Gogh là nghệ sĩ tiên phong của trường phái biểu hiện và có ảnh hưởng rất lớn tới mỹ thuật hiện đại, đặc biệt là trường phái dã thú (Fauvism) và trường phái biểu hiện tại Đức (ND). Dòng thánh Công giáo hiện hữu từ thế kỷ VI, do thánh Benedict (Biển Đức) sáng lập (ND).
Virginia Woolf (1882-1941) là tiểu thuyết gia và nhà văn tiểu luận người Anh. Bà được xem là một trong những tác gia văn học hiện đại lừng danh nhất thế kỉ XX (ND).
Trận Normandy là cuộc đổ bộ của quân Đồng Minh vào các bãi biển vùng Normandy vào ngày mùng 6 tháng 6 năm 1944, một trong những mốc lịch sử quan trọng của Thế chiến II. Hơn 150 nghìn quân Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada cùng với quân kháng chiến Pháp, Tiệp Khắc, Ba Lan, Bỉ, Hà Lan, Na Uy đã kéo vào đất Pháp lúc bấy giờ đang bị Đức Quốc Xã kiểm soát. Sau nhiều ngày chiến đấu, quân Đồng Minh đã giành được lợi thế vào tháng 7 năm ấy, đẩy lùi quân Đức Quốc Xã và tiến hành cuộc giải phóng Paris trên đà thắng lợi (ND). Bá tước Helmuth Karl Bernhard Graf Von Moltke (1800-1891) là Thống chế của Đế quốc Đức. Trên cương vị Tổng Tham mưu trưởng quân đội Phổ-Đức (1857- 1887), ông được biết đến như “nhà tổ chức quân sự xuất sắc nhất thế kỷ XIX sau Napoléon” (ND).
Louis Armstrong (1901-1971) là nghệ sĩ kèn trumpet và ca sĩ nhạc jazz nổi tiếng người Mỹ. Ông đã đặt nền móng và tạo ảnh hưởng lớn cho phong trào nhạc jazz, chuyển hướng chơi nhạc từ trình diễn sáng tác tùy hứng chung sang hình thức trình diễn độc tấu. Ảnh hưởng của Louis Armstrong không chỉ trong lĩnh vực
https://thuviensach.vn