🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bí Quyết Đối Mặt Với Căng Thẳng Của Người Thành Công Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn Mục lục 1. Lời cảm ơn 2. Lời giới thiệu - Cuốn sách này sẽ giúp gì cho bạn 3. PHẦN I - CĂNG THẲNG LIÊN TỤC: TÌM LẠI SỨC MẠNH ĐỂ THÀNH CÔNG 4. Chương 1 - Đối mặt với căng thẳng: Từ tình trạng sống ót đến thành công 5. Chương 2 - Kiểm soát những gì bạn có thể kiểm soát quy tắc 50% 6. PHẦN II - CHẾ NGỰ CĂNG THẲNG DO QUÁ NHIỀU VIỆC PHẢI LÀM VÀ QUÁ NHIỀU KHÓ KHĂN PHẢI VƯỢT QUA 7. Chương 3 - Biến khó khăn thành cơ hội 8. Chương 4 - Tập yoga trong 3 phút để duy trì sự bình tĩnh và tập trung trong suốt ngày làm việc bận rộn 9. Chương 5 - Chiến lược giảm quá tải khi tất cả mọi thứ đều là ưu tiên 10. PHẦN III - GIẢI PHÁP CHO CĂNG THẲNG DO CHÚNG TA TỰ TẠO RA 11. Chương 6 - Cách nhanh nhất để gây dựng sự tự tin 12. Chương 7 - Những cách nhanh chóng giúp giảm mệt mỏi 13. Chương 8 - Các kỹ năng chuyển từ tự phê bình thành tự tin 14. PHẦN IV - ĐƠN THUỐC GIẢI QUYẾT CĂNG THẲNG TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ 15. Chương 9 - Làm thế nào để giữ bình tĩnh khi một ai đó đang làm bạn phát điên 16. Chương 10 - Nhanh chóng chuyển đổi từ nóng giận sang bình tĩnh https://thuviensach.vn 17. Chương 11 - Làm thế nào để người khác không còn khiến bạn căng thẳng nữa 18. PHẦN V - TẠO RA THÀNH CÔNG KHI ĐỐI MẶT VỚI CĂNG THẲNG XUNG QUANH BẠN 19. Chương 12 - Cách nhìn mới về cân bằng công việc và cuộc sống 20. Chương 13 - Kêu gọi hành động để người khác làm chủ 50% phần của họ 21. Giới thiệu tác giả https://thuviensach.vn LỜI CẢM ƠN T ôi xin gửi lời cảm ơn đến Steve Lefkovits, người đầu tiên mời tôi phát biểu tại “sân khấu” của ông và cũng là người đặt ra thuật ngữ “Bí quyết đối mặt với căng thẳng của người thành công”. Xin cảm ơn Jackie Green vì ý kiến thích đáng rằng các thành viên của Hiệp hội Quản lý Hoa Kỳ sẽ quan tâm đến chủ đề về khả năng phục hồi và chống đỡ những căng thẳng tại nơi làm việc. Và xin cảm ơn Dave Summers đã giúp đỡ nhiệt tình và giới thiệu Ellen Kadin. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Nhóm SUS tại AMACOM: Ellen Kadin vì đã hỗ trợ tôi truyền đạt thông tin và điều phối làm việc với chuyên gia, Louis Greenstein vì đã giúp cải thiện khả năng truyền tải thông tin của bản thảo này và cũng rất chu đáo giúp đỡ tôi. Xin gửi lời cảm ơn đến Erin Kelly và Elaine Lafferty: Cảm ơn vì đã luôn ở bên cạnh, mang đến cái nhìn chuyên nghiệp đối với nhược điểm của tôi trong vai trò nhà văn, và đưa cho tôi lời khuyên về những gì một nhà văn thực sự có thể làm. Cảm ơn Diane O’Connell đã tận tình chỉnh sửa ngay từ bản thảo đầu tiên và cũng vì sự linh hoạt không giới hạn của bà. Cảm ơn Rebecca Jackson đã giúp đỡ tôi: Cảm ơn vì những nỗ lực của chị trong việc biên tập, nhiệt tình áp dụng các công cụ, trao đổi cởi mở về chiến lược và vì tình bạn tốt đẹp giữa chúng ta. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến độc giả của những chương đầu vì đã dành thời gian đọc và đưa ra những đóng góp chân thành để cải thiện bản thảo: Jennifer Hartwell, Maria Kadison, và Nancy Stewart. Cảm ơn các nữ lãnh đạo tại Procter & Gamble, GE, Pfizer và Merck vì những phản hồi và câu hỏi quý giá của các vị trong quá trình đào tạo của chúng tôi. Những nữ lãnh đạo này đã giúp tôi có cái nhìn sắc sảo hơn và giúp duy trì niềm đam mê của tôi trong giai đoạn đào sâu vấn đề để hoàn thiện cuốn sách. Xin thể https://thuviensach.vn hiện lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả khách hàng của tôi, những người đã chia sẻ câu chuyện của mình và cho phép tôi được trở thành một phần trong những thay đổi của họ. Một số câu chuyện của họ được kể (danh tính đã được thay đổi) trong cuốn sách này. Cảm ơn Ann Pope vì sự trợ giúp và tận tụy của cô trong việc hoàn thiện cuốn sách và cảm ơn Oren Shai vì sự tháo vát và tính chính xác của anh trong giai đoạn nghiên cứu. Những lời khuyên trong cuốn sách này được định hình và trực tiếp tư vấn bởi những chuyên gia sau đây, những người vô cùng bận rộn nhưng cũng đã dành thời gian quý báu để chia sẻ về sự lãnh đạo. Xin gửi lời cảm ơn đến: David Allen, người sáng tạo phương pháp quản lý để hoàn thành công việc hiệu quả (Getting Things Done pro- ductivity method) Carol Evans, Giám đốc điều hành của Working Mother Media Keith Ferrazzi, Giám đốc điều hành của Ferrazzi Green- light, lãnh đạo cấp cao về quan hệ chuyên nghiệp Sara Gottfried, Bác sĩ đa khoa và chuyên gia về hormone Sheila McCaffrey, Cựu giám đốc quản lý tài năng chiến lược, Pitney Bowes Bruce McEwen, Tiến sĩ, Giáo sư, Đại học Rockefeller Joel Nigg, Tiến sĩ, Giáo sư sinh lý học tại trường Oregon Health & Science Marcelle Pick, Bác sĩ sản khoa và phụ khoa, Đồng sáng lập của trung tâm chăm sóc sức khỏe phụ nữ David Rock, Đồng sáng lập của Viện Neuro Leadership Rich Schefren, Nhà sáng lập Strategic Profits and Busi- ness Growth Expert Monica Worline, Tiến sĩ, Đồng sáng lập Vervago https://thuviensach.vn Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người sau: Kelley Black, nhà sáng lập Balancing the Executive Life, người đã thúc đẩy hình thành nhiều ý tưởng trong cuốn sách này, một người rộng lượng và thông thái. Sonia Sequeira, Tiến sĩ, Nhà thần kinh học tại Trung tâm Ung bướu Memorial SloanKettering và nhà đồng sáng lập của Naam Biomedical Society, vì đã chia sẻ thông tin về cơ sở hình thành căng thẳng sinh lý và cách chữa trị, và luôn là tấm gương cho tôi. Tiến sĩ Joseph Michael Levry, người sáng lập Naam Yoga, vì kiến thức uyên thâm của ông, vì những nỗ lực không mệt mỏi, và tầm nhìn hướng tới một tương lai tươi sáng. Cảm ơn chia sẻ của những người đã sử dụng thành công các bí quyết đối mặt với căng thẳng: Jason Rubinstein, An- drea Hansen, OiYen Lâm, Clare Dolan, và Cindy Morgan. Lời cảm ơn tiếp theo dành cho cha mẹ tôi, Susan và Neil, vì luôn ủng hộ tôi và đã đọc rất kĩ phần giới thiệu, để giúp tôi đưa ra nhiều thay đổi, chỉnh sửa. Và đặc biệt cảm ơn Louise vì sự động viên, khuyến khích, và truyền cảm hứng cho tôi theo nhiều cách khác nhau. https://thuviensach.vn LỜI GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH NÀY SẼ GIÚP GÌ CHO BẠN K hi bạn đang trong trạng thái tốt nhất, bạn cảm thấy hài lòng vì đã hoàn thành một dự án hoặc chốt được hợp đồng. Bạn đang được người khác tôn trọng. Bạn cũng được trả công xứng đáng cho những giá trị mà bạn tạo ra cho cuộc sống của mọi người. Bạn cảm thấy mình lập được thành tích, giống như bạn vừa tiến được một bước dài vậy. Vào cuối ngày, bạn dành sự nhiệt tình còn sót lại cho những con người và những hoạt động bạn quan tâm nhất, thậm chí chỉ để nghỉ ngơi hay thư giãn. Tuy nhiên, không ít người trong chúng ta đang hàng ngày phải đối mặt với quá nhiều việc phải làm, quá nhiều trở ngại cản trở sự tiến bộ, và phải đối phó với những người cũng chịu sức ép căng thẳng. Chào mừng bạn đến “Trạng thái bình thường mới”, nơi mà tất cả những căng thẳng diễn ra hàng ngày có thể dìm bạn xuống và khiến bạn khó đứng được dậy, chứ đừng nói đến thành công. Bạn có nhiều quyền kiểm soát hơn bạn nghĩ. Trong cuốn sách này, bạn sẽ tìm hiểu hàng trăm chiến lược giúp bạn đạt được thành công nhanh chóng, ngay cả phải khi đối mặt với những áp lực phổ biến nhất, chẳng hạn như mâu thuẫn cá nhân và có quá nhiều công việc nhưng bạn không đủ thời gian để làm. Những kỹ năng đa dạng này sẽ giúp bạn kiên cường hơn và giúp bạn nắm nhiều quyền kiểm soát hơn mỗi ngày. Bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ, trong khi bạn chỉ cần làm việc ít hơn mà lại kiếm được nhiều hơn. Là nhà tâm lý học kinh doanh, người đã đào tạo và huấn luyện hơn 6.000 https://thuviensach.vn người, tôi đã nhìn thấy một số người tràn đầy năng lượng vượt qua căng thẳng và tự tin biến áp lực thành thành công, trong khi những người khác chỉ đơn thuần là sống sót. Có một loại kỹ năng rõ ràng phân biệt hai nhóm người này. Bạn đã có trong tay một kho tàng các công cụ để có thể sử dụng bất kì lúc nào bạn muốn, nhưng bạn có thể không biết làm thế nào để tiếp cận và sử dụng những công cụ này. Một khi bạn tìm hiểu những bí mật để thành công khi phải đối mặt với áp lực, bạn sẽ thấy bản thân ngày càng được người khác kính trọng và nể phục hơn. Trên thực tế, 71% giám đốc điều hành cấp cao trên toàn thế giới cho biết rằng khả năng phục hồi để biến trở ngại thành cơ hội là “rất” quan trọng trong việc xác định giữ ai ở lại. Chủ doanh nghiệp nếu có cách tiếp cận chiến lược cho các hoạt động hàng ngày thì công việc kinh doanh sẽ tăng trưởng nhanh chóng. Tôi viết cuốn sách “Bí quyết đối mặt với căng thẳng của người thành công” để giúp bạn trở nên nổi bật trong tổ chức và là người đi đầu trong lĩnh vực của mình, mà không hề mất đi chất lượng cuộc sống. Những thách thức hay kết quả kinh doanh sẽ không còn là nỗi ám ảnh hàng ngày của bạn. Bạn sẽ biết cách đối phó với căng thẳng, nhưng hơn thế nữa, bạn sẽ biết làm thế nào để biến trở ngại thành cơ hội để bạn có thể loại bỏ những tác nhân gây nên căng thẳng. Bạn sẽ có thể chịu được khối lượng công việc và loại bỏ những suy nghĩ phức tạp không cần thiết để tập trung vào những ý tưởng mới sẽ giúp bạn nổi bật so với những người còn lại. Bạn sẽ biết cách để thúc đẩy và thuyết phục người khác làm theo đề xuất của bạn (và thôi không lãng phí năng lượng vào việc nổi nóng). Bạn sẽ có can đảm để lên tiếng trong cuộc họp và theo đuổi các khách hàng có vẻ ở tầm cao hơn bạn. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy khó khăn hay trở ngại, bạn sẽ có các công cụ để vượt qua và làm cho nó đi theo ý bạn muốn. “Bí quyết đối mặt với căng thẳng của người thành công” vượt xa kiến thức thông thường như ăn đúng bữa, ngủ đủ giấc, và nếu bạn vẫn vô cùng bận rộn thì “hít một hơi thật sâu và đi bộ vòng quanh khu phố”. Nhiều người nhận https://thuviensach.vn thấy những phương pháp đó hữu ích, nhưng không đủ trong bối cảnh mà những yêu cầu của cuộc sống hiện đại đang gây ảnh hưởng xấu đến thành tích và chất lượng cuộc sống của họ. Cuốn sách này sẽ cho bạn biết cách để tiếp cận bất kỳ tình huống khó khăn thông qua: ✓ Thay đổi cách nhìn nhận của bạn. Một cách nhìn mới giúp tìm ra giải pháp mới. ✓ Thay đổi sinh lý. Học cách tập trung khi bạn đang quá tải, lấy lại năng lượng khi bạn đang kiệt sức, và giữ bình tĩnh khi bạn lo lắng hoặc thất vọng. ✓ Thay đổi vấn đề. Giải quyết căng thẳng từ gốc rễ và bạn sẽ không phải đối mặt với nó một lần nữa! Kể từ lần đầu tiên bạn sử dụng bất kỳ một trong những công cụ nào trong cuốn sách này, bạn sẽ thấy giảm căng thẳng và hiệu quả ngay tức thì. Và khi bạn sử dụng các công cụ từ cả ba phương thức tiếp cận này, bạn sẽ có thể xoay chuyển bất kỳ tình huống khó khăn nào. Đặc biệt, do tôi biết bạn đang bận rộn như thế nào, nên hầu như mỗi công cụ trong cuốn sách này đều có thể được học và thực hiện trong ba phút hoặc ít hơn. Nhưng những gì bạn nhận được chắc chắn sẽ không phải là nhỏ. ✓ Kiểm soát tốt hơn trong cuộc sống. Bạn sẽ chuyển từ việc “chạy vòng quanh” sang có thể suy nghĩ rõ ràng và hoàn thành kết quả theo dự kiến. Bạn sẽ kiểm soát tốt hơn lịch trình làm việc của mình. Bạn sẽ làm tiêu tan những căng thẳng do nỗi sợ rằng bạn không làm được một việc quan trọng hay bỏ lỡ cơ hội với khách hàng. Bạn sẽ đạt được điều này bằng cách sử dụng tài năng của mình. Bạn sẽ bỏ đi những thứ khiến bản thân bị hao tổn thời gian và năng lượng, bạn sẽ có thể nói “không” với các nhiệm vụ và công việc không hướng đến “đích” của bạn. ✓ Năng lượng và nhiệt tình ổn định còn lại cuối ngày. Trong cuốn sách này, bạn sẽ tìm thấy những công cụ cho phép bạn được “Bật” và “Tắt” theo ý https://thuviensach.vn thích. Có nghĩa là bạn có thể tập trung khi cần, nhưng cũng có thể thư giãn khi muốn, nhờ đó bạn sẽ cảm thấy trẻ ra, yêu đời và ngủ ngon hơn. Bạn sẽ đạt được sự cân bằng giữa công việc tốt và cuộc sống thỏa mãn, giảm đi những áp lực mà tự bạn tạo ra để làm hài lòng tất cả mọi người. Nếu bạn chuẩn bị tự phê phán mình, nếu bạn nghĩ rằng bạn không giỏi được như các đồng nghiệp, hoặc nếu bạn cho rằng mình đang bị xúc phạm, bạn sẽ học cách làm thế nào để lại có cách nhìn và năng lượng tích cực. Nếu bạn sợ phát biểu trong một cuộc họp hoặc không muốn nhấc điện thoại để gọi cho một khách hàng tiềm năng nhưng có thể sẽ không muốn nghe bạn nói, bạn sẽ có sự tự tin để “tiến lên”. Nếu bạn phải đối mặt với một người làm tình trạng của bạn tồi tệ hơn, bạn sẽ biết làm thế nào để bình tĩnh và hướng đến một cách giải quyết thỏa đáng. Bạn sẽ biết làm thế nào để tách biệt cảm xúc và ngăn chặn những phản ứng sẽ làm bạn kiệt quệ. ✓ Tìm kiếm cơ hội từ những khó khăn. Bạn sẽ biết làm thế nào để giải quyết vấn đề và xóa bỏ căng thăng bằng cách tự mình điều chỉnh trong các trường hợp chẳng hạn như khi các thứ tự ưu tiên thay đổi hoặc khi một người nào đó không đáp ứng yêu cầu của bạn. Bạn sẽ học được cách tư duy và các kỹ năng hữu ích trong khoảng thời gian có nhiều thay đổi liên tục. Bạn sẽ biết cách “chịu đựng, thậm chí tận hưởng việc điều chỉnh trong sự nghiệp của mình”. Ngay sau đó, bạn sẽ nhìn thấy các xu hướng khác xuất hiện và bạn sẽ thoát khỏi tình huống này trong khi bạn vẫn đang dẫn đầu. Hoặc, nếu bạn cảm thấy “mắc kẹt” trong tình huống của mình, chỉ nhìn thấy trở ngại – sản xuất chậm trễ, không có cơ hội thăng tiến, không có khả năng đạt được các mục tiêu tài chính – bạn sẽ học cách để xoay chuyển tình huống và tạo ra thành công từ chính những trở ngại đó. Cuốn sách này dành cho những người: • Làm việc trong một môi trường quá tải, nơi bạn phải tạo ra ảnh hưởng đến mọi người để làm việc. https://thuviensach.vn • Sở hữu công việc kinh doanh của riêng mình, nơi bạn phải “đóng nhiều vai trò”. • Đang tìm cách giảm bớt căng thẳng tài chính cho bản thân và bạn đang cảm thấy mình phải cố gắng làm quá nhiều việc. • Giải quyết vấn đề về sự thiếu tự tin nhằm giúp bạn “làm theo cách của mình” hoặc giúp bạn xử lý trong các mối quan hệ (đặc biệt là với những người gây khó khăn). Sau đây là kế hoạch nhằm mang đến cho bạn những công cụ để đạt được thành công khi đối mặt với căng thẳng. Phần 1 nói về cách phục hồi năng lượng để thành công trong trạng thái bình thường mới Chương 1: Đối mặt với căng thẳng: từ tình trạng sống sót đến thành công Bạn sẽ tìm hiểu mình gặp phải căng thẳng hàng ngày như thế nào, và việc kiểm soát được hoàn cảnh dễ dàng như thế nào. Chương 2: Kiểm soát những gì bạn có thể kiểm soát: Quy tắc 50% Chỉ có một quy tắc bạn cần phải làm để tăng đáng kể hiệu quả làm việc và thành tích của bạn đồng thời làm giảm căng thẳng. Bạn sẽ tìm hiểu quy tắc đó trong chương này. Phần 2 cuốn sách nói về căng thẳng được gây ra do có quá nhiều việc phải làm và quá nhiều trở ngại. Chương 3: Biến khó khăn thành cơ hội Thay đổi một ngày của bạn, thoát khỏi mớ hỗn độn do những nhu cầu của người khác và hướng đến những kết quả mà bạn mong muốn. Tìm hiểu cách để biến những trở ngại thành cơ hội. Duy trì thái độ tích cực và từng bước hoàn thành mục tiêu cá nhân, đồng thời học cách thờ ơ lành mạnh nếu bạn phải ở trong một môi trường làm việc căng thẳng. https://thuviensach.vn Chương 4: Sử dụng bài tập Yoga trong 3 phút (hoặc ít hơn) để duy trì sự bình tĩnh và tập trung trong suốt ngày làm việc bận rộn Tìm hiểu bí quyết để nâng cao hiệu suất làm việc và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo: khả năng tập trung cao độ và tràn đầy năng lượng cả ngày, cân bằng với khả năng thư giãn bản thân theo ý muốn. Bạn sẽ tìm hiểu cách để giữ đầu óc bình tĩnh, sáng suốt như khi bạn tham gia lớp học yoga 90 phút chỉ trong bài tập ba phút hoặc ít hơn ngay tại bàn làm việc. Và bạn sẽ tìm hiểu xem làm thế nào để quay lại giấc ngủ trong ba phút nếu bạn thức dậy lo lắng về công việc vào ban đêm. Tập trung làm nhiệm vụ của mình tại nơi làm việc, và tập trung làm những công việc phải làm khi bạn ở nhà. Tận hưởng thời gian không làm việc mà không cảm thấy tội lỗi. Chương 5: Chiến lược giảm tình trạng quá tải khi tất cả mọi thứ đều là ưu tiên Giảm khối lượng các yêu cầu mà bạn phải đáp ứng và tạo tiến bộ trong công việc. Chọn những công việc đúng đắn để làm và tập trung vào những công việc này mà không bỏ sót bất kì điều gì. Làm việc hiệu quả hơn – hoàn thành công việc ngay lần đầu tiên, thu được kết quả từ cuộc họp, và giải quyết vấn đề nhanh hơn. Mặc dù bạn vẫn phải đối mặt với các yêu cầu cần giải quyết 24/7 nhưng bạn sẽ là người quyết định khi nào người khác có thể liên lạc với bạn mà vẫn có được sự tôn trọng của người khác. Phần 3 giới thiệu những cách để không sợ hãi trước những gì người khác nghĩ và cách giải quyết vấn đề căng thẳng do chúng ta tự tạo ra. Chương 6: Cách nhanh nhất để gây dựng sự tự tin Bạn có tìm kiếm sự chấp nhận của người khác, sống trong sợ hãi rằng bạn sẽ bị đánh giá như thế nào, bị trì hoãn, hoặc sợ hãi khi đề cập đến chuyện thăng chức, tăng lương, hoặc tăng phí dịch vụ mà bạn xứng đáng? Tránh lãng phí thời gian và lãng phí năng lượng của bạn. Thay vào đó, bạn hãy tìm cách nhanh nhất để có được sự tự tin. Chương 7: Những cách nhanh chóng giúp giảm mệt mỏi Bạn cần sự tự tin? Bạn lo lắng trước khi thuyết trình? Không vấn đề gì. Bạn sẽ tìm hiểu về “toa https://thuviensach.vn thuốc bên trong bản thân” mà bạn có thể sử dụng ngay lập tức. Bạn cũng tìm hiểu cách làm thế nào để đảo ngược tình trạng căng thẳng để có thể lấy lại sự can đảm và tập trung. Chương 8: Các kỹ thuật chuyển từ tự phê bình thành tự tin Bạn sẽ học cách tin tưởng vào sự đánh giá của riêng mình và đưa ra quyết định nhanh chóng (mà không thấy khó khăn). Và, bạn sẽ tìm hiểu cách làm thế nào để áp dụng sự tự tin mới tìm thấy để xóa bỏ tính cầu toàn và sự trì hoãn. Cuối cùng, bạn sẽ biết làm thế nào để “thoát ra khỏi lối mòn!”. Phần 4 cuốn sách nói về cách làm thế nào để xử lý căng thẳng trong các mối quan hệ. Chương 9: Làm thế nào để giữ bình tĩnh khi một ai đó đang làm bạn phát điên Bạn có coi mọi điều không hay đều là do bạn? Bạn sẽ tìm hiểu các công cụ thiết thực để giữ bình tĩnh và thăng bằng thay vì phản ứng hoặc nói những điều bạn có thể hối tiếc sau đó. Bạn sẽ không còn bị những khó khăn tấn công khiến bạn căng thẳng nữa. Bạn sẽ luôn là người được tôn trọng vì khả năng thực sự và tài lãnh đạo của bạn. Chương 10: Nhanh chóng chuyển đổi từ nóng giận sang bình tĩnh Tìm hiểu làm thế nào để trở nên bình tĩnh, tự chủ ngay cả khi phải đối mặt với những người làm cho bạn tức giận, thất vọng và thiếu kiên nhẫn (thậm chí kỳ diệu hơn, bạn sẽ tìm hiểu làm thế nào để khiến người khác bình tĩnh). Đúng vậy, bạn có thể sử dụng những kỹ thuật này với đám trẻ nhà bạn nữa! Bạn sẽ học cách để xóa bỏ những tác nhân gây cảm xúc tiêu cực. Chương 11: Làm thế nào để người khác không còn khiến bạn căng thẳng nữa Điều gì có lợi khi có một nút điều khiển từ xa làm cho mọi người hành động theo cách bạn muốn? Đó là có thể tác động và ảnh hưởng đến hành vi của người khác để hoàn thành công việc nhanh chóng và thuận lợi hơn. Bạn sẽ biết chính xác làm thế nào để làm việc với một người không hợp tác, và https://thuviensach.vn làm thế nào gây ảnh hưởng đến người đó để họ có thể hoàn thành công việc đúng thời hạn mà không mắc lỗi. Phần 5 cuốn sách nói về cách để tạo ra thành công khi phải đối mặt với căng thẳng xung quanh bạn. Chương 12: Cách nhìn mới về cân bằng giữa công việc và cuộc sống Mở rộng định nghĩa của bạn về cân bằng công việc với cuộc sống, không chỉ là cân bằng số giờ bạn ở trong hay ngoài văn phòng. Khi bạn thấy sự cân bằng trong các công việc hàng ngày và trong các phản ứng với căng thẳng, bạn sẽ có sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Tìm hiểu các chiến lược tại thời điểm hiện tại để kiểm soát tốt hơn hiệu quả giữa công việc và cuộc sống. Chương 13: Kêu gọi hành động để người khác làm chủ 50% phần của họ Nếu bạn bắt đầu có được thành công khi đối mặt với căng thẳng, bạn có thể ngăn không cho người khác bị căng thẳng và giúp cải thiện những con người đang sống và làm việc cùng bạn. Đó là cách để tạo ra nét văn hóa mà bạn muốn là một phần trong đó, cho dù đó là trong nhóm, trong cơ quan hay trong gia đình bạn. Mỗi chiến lược trong cuốn sách này sẽ giúp bạn nâng mình vượt ra khỏi trạng thái mà trong đó bạn cố gắng chỉ để tồn tại, đồng thời thúc đẩy bạn làm việc trong nhóm một cách hiệu quả, trở thành người tiên phong đổi mới và mang tố chất kinh doanh trong tổ chức của bạn, là người đứng đầu trong lĩnh vực của bạn, trong các mối quan hệ và cộng đồng của bạn. Đừng chờ đợi để những người khác chấp thuận bạn. Đừng chờ đợi để mọi thứ phải thay đổi trước khi bạn thấy bớt căng thẳng hơn. Đơn giản chỉ cần sử dụng các chiến lược trong cuốn sách này để đạt được thành công khi đối mặt với căng thẳng. https://thuviensach.vn PHẦN I CĂNG THẲNG LIÊN TỤC: TÌM LẠI SỨC MẠNH ĐỂ THÀNH CÔNG B ạn nghĩ rằng mình là người duy nhất gặp phải căng thẳng? Nếu như vậy, hãy “lắng nghe” hai cuộc đàm thoại qua điện thoại của tôi và xem liệu bạn có điểm gì chung với những người đang trong trạng thái căng thẳng tột độ này hay không. “Tôi chưa bao giờ thừa nhận điều này với bất cứ ai trước đây”, Stacy nói với tôi. “Tôi không thể làm được nữa. Thậm chí đôi khi tôi còn không muốn làm”. Stacy là một người mẹ đang ở tầm trung của sự nghiệp, người đứng đầu nhóm dịch vụ khách hàng nội bộ trong công ty. Khi cô gọi điện cho tôi để yêu cầu được tư vấn, cô giải thích: “Tôi có rất nhiều áp lực phải hoàn thành vô vàn công việc mà không được mắc bất kì sai sót nào. Tôi biết là tôi kì vọng quá nhiều vào bản thân mình, nhưng tôi lo ngại về việc hạ thấp tiêu chuẩn. Trợ lý của tôi luôn mắc sai lầm, và tôi đang lo lắng rằng cô ấy sẽ là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến khách hàng của chúng tôi. Tôi không ngủ được. Tôi thức dậy vào lúc nửa đêm. Sau đó, tôi tự dưng nổi giận một lúc. Tôi nổi khùng với bọn trẻ nhiều lần gần đây, và tôi luôn luôn cảm thấy tội lỗi về điều đó”. Tôi có thể nghe thấy sự tuyệt vọng trong giọng nói của Stacy. Cô đã gặp rắc rối trong việc xác định những công việc cần ưu tiên bởi tốc độ làm việc điên cuồng của cô và những ưu tiên này thay đổi hàng ngày. Cô làm việc “điên https://thuviensach.vn cuồng”, cố gắng làm tất cả một mình. Là một người cầu toàn, cô thấy mình có trách nhiệm phải làm đúng mọi thứ. Mặc dù kiệt sức, cô vẫn tiếp tục thúc giục bản thân làm tiếp. Chúng tôi đã xóa bỏ những khó khăn của Stacy trong vài tuần! Trước tiên, tôi chỉ cho cô một cách để có được trở lại giấc ngủ trong vòng ba phút nhằm giúp cô có thể thức dậy thoải mái vào sáng hôm sau. Tiếp theo, chúng tôi xác lập thứ tự ưu tiên trong danh sách 61 công việc của cô. Do cô đã học cách ít nghi ngờ bản thân và làm được nhiều việc hơn, nên cô cảm thấy đã hoàn thành đủ công việc vào cuối ngày để đi về nhà. Cô đã học được những bài học làm thế nào để thúc đẩy bản thân mình khi cần thiết và để thư giãn cùng gia đình khi cô muốn. Kết quả là, cuộc sống của cô trở nên cân bằng hơn. Sau khi học được kỹ năng truyền đạt thông tin để giảm thiểu sai lầm của trợ lý, Stacy hoàn toàn có khả năng giảm thiểu căng thẳng tối đa. Do những kỹ năng này giúp cô có được nhiều quyền kiểm soát hơn, chúng tôi đã có thể bắt đầu giải quyết vấn đề về “tiếng nói” tự phê bình trong cô và tìm ra cách để không phản ứng thái quá với bọn trẻ. Ở nhà, cảm giác tội lỗi của cô bắt đầu tan biến, và tại nơi làm việc, cô trở thành ứng viên tiềm năng cho vị trí lãnh đạo. Bốn tháng sau đó, Stacy đã được thăng chức. Dan, người sở hữu một doanh nghiệp tư vấn các kế hoạch tài chính, nói với tôi: “Tôi có những khách hàng mục tiêu lớn, và tôi không tiếp cận được với họ. Tôi chán ngấy việc phải đuổi theo những con cá nhỏ - tôi muốn có những khách hàng lớn như những người khác đang có. Tôi cảm thấy tôi cần phải làm việc mọi lúc, mọi nơi. Tôi không thể bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào để có được khách hàng, vì vậy tôi không có được chất lượng cuộc sống mà tôi đã làm việc rất chăm chỉ để hướng tới. Mỗi buổi sáng tôi đến văn phòng với một kế hoạch, nhưng sau đó tôi lại bị gián đoạn và kế hoạch của tôi phá sản. Sau nữa, đối tác kinh doanh trước đây của tôi giống như một cái gai trong mắt tôi.” Vì Dan đã đánh mất mục tiêu tổng quát của mình, anh đã không nhận ra được những điều quan trọng nhất phải thực hiện. Anh về nhà thất vọng và https://thuviensach.vn đến ngày hôm sau vẫn tiếp tục lặp lại vòng quay như thế một lần nữa. Sự thiếu tự tin đã níu giữ anh, ngăn không cho anh tiến gần đến những khách hàng lớn. Anh đã thất vọng, lo lắng, và gặp căng thẳng về tài chính. Dan đã sẵn sàng tiến đến nấc thang thành công tiếp theo. Chúng tôi điều chỉnh công việc kinh doanh dựa trên tài năng và giá trị độc đáo mà anh có thể cung cấp cho những khách hàng lớn. Anh xác định rõ ràng hơn nơi mình sẽ đến và những công việc hàng ngày như thế nào sẽ giúp anh đạt được mục đích đó. Sau khi anh đề ra quy trình làm việc để giải quyết các vấn đề về giấy tờ, sự căng thẳng bắt đầu giảm dần, và anh lại có thể suy nghĩ mọi việc rõ ràng. Đó là khi chúng tôi chỉ cho anh chiến lược để nhanh chóng lấy lại sự tự tin mà anh muốn khi bước chân vào phòng họp. Chỉ trong vòng một tháng, anh đã gặp được những khách hàng lớn. Và trong vòng ba tháng, anh đã đạt được các thỏa thuận hợp tác kinh doanh, dành nhiều thời gian hơn với người vợ mới – và như đã mong đợi bấy lâu – anh tận hưởng chất lượng cuộc sống mà bản thân đã làm việc chăm chỉ để có được! Bạn cảm thấy mình có những điểm giống như Stacy hoặc Dan - chăm chỉ làm việc mỗi ngày chỉ để bắt kịp công việc, nhưng không tiến lên được? Bạn đang làm việc chăm chỉ nhưng không đạt được các kết quả về tài chính hoặc chất lượng cuộc sống như bạn muốn? Hoặc là bạn tiến lên, nhưng với cái giá rất đắt là chính bản thân bạn và gia đình bạn? Nếu vậy, bạn có thể tìm thấy phương pháp hiệu quả và nhanh chóng hơn. Điều hòa căng thẳng thích hợp có thể “biến than chì thành kim cương”. Trong những chương sau, bạn sẽ tìm hiểu về tất cả các công cụ (và nhiều hơn thế nữa) mà Stacy sử dụng để được thăng tiến và Dan sử dụng để có được khách hàng lớn. Nếu bạn đã xử lý tốt các vấn đề trong trạng thái bình thường mới, bây giờ bạn sẽ có thể làm như vậy nhưng cảm thấy ít mệt mỏi hơn. Nếu bạn đang phải vật lộn đấu tranh, bạn sẽ có được một bộ công cụ giúp bạn nắm quyền kiểm soát. Như Stacy và Dan, khi bạn áp dụng các kỹ năng này, bạn sẽ thấy hài lòng hơn về sự nghiệp của mình, bạn sẽ cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, và đảm bảo hơn về tài chính. Bạn https://thuviensach.vn sẽ sống nhiều hơn theo cách riêng của bạn chứ không chỉ thụ động phản ứng lại với cuộc sống đó. https://thuviensach.vn Chương 1 ĐỐI MẶT VỚI CĂNG THẲNG: TỪ TÌNH TRẠNG SỐNG ÓT ĐẾN THÀNH CÔNG H ãy tưởng tượng rằng, một người phản ứng với những khó khăn và tình huống bất ngờ hàng ngày bằng cách chỉ nghĩ về các giải pháp ngắn hạn thay vì nhìn vào những điều tốt nhất cho tương lai. Không thể nhìn thấy những phương pháp hay những cơ hội mới, họ chỉ nhìn vào quá khứ để tìm ra giải pháp. Họ tập trung vào vấn đề chứ không phải toàn bộ bối cảnh. Họ phản ứng thái quá, họ lo lắng không biết liệu tình hình này còn có thể tồi tệ đến mức nào, họ luôn trong trạng thái lo lắng và cảnh giác. Nếu bạn có một nhân viên như vậy, liệu bạn có kì vọng anh ta hoặc cô ta sẽ đổi mới không? Và trên thực tế, người nhân viên đó có thể không gắn bó lâu dài với bạn được. Tuy nhiên, những gì tôi vừa mô tả là một loạt các phản ứng căng thẳng và thiếu kiểm soát điển hình. Do không hề nhận ra điều đó, chúng ta có những cách giải quyết không hiệu quả khi đối mặt với căng thẳng. Ngày qua ngày, những phản ứng này ngăn cản chúng ta tiến đến cấp độ tiếp theo trong nấc thang thành công. Rõ ràng là, nếu không chủ động và tích cực tìm ra giải pháp để đạt được thành công khi đối mặt với căng thẳng, thì chúng ta có thể không bao giờ thành công được. Tất nhiên là chúng ta muốn kiểm soát tốt hơn cách chúng ta phản ứng. Chúng ta muốn có những hành động chín chắn chứ không phải thụ động, và những hành động hướng tới mục đích tương lai. Chúng ta muốn xây dựng https://thuviensach.vn giá trị lợi ích lâu dài - không chỉ cho bản thân, mà còn cho tất cả những người ta đang làm việc cùng nữa. Chúng ta muốn giải quyết vấn đề bằng giải pháp tốt nhất, duy trì mối quan hệ tốt đẹp và tiết kiệm sinh lực. Đó chính là hành động của một người thành công khi đối mặt với căng thẳng! Một khách hàng đã mô tả sự chuyển đổi của anh ta từ phản ứng căng thẳng điển hình đến phản ứng có kiểm soát như sau: “Nó giống như tôi đang lái một chiếc xe cồng kềnh mà không bẻ lái tốt, và bây giờ tôi bước vào một chiếc Porsche vậy. Hiệu quả làm việc của tôi đã tăng vượt bậc.” Hãy phân tích cụ thể hơn về những trải nghiệm bạn có thể có khi kiểm soát tốt hơn phản ứng của mình trước những khó khăn trong ngày. Chúng ta sẽ bắt đầu với một ví dụ. Đây là kịch bản “Trước”: Lúc này là 4 giờ và bạn đang ngồi ở bàn làm việc. Đó là một ngày bận rộn, nhưng cũng sắp đến cuối ngày rồi. Bạn và vợ (hay chồng) mình hẹn gặp nhau tại trường học của cô con gái 11 tuổi để xem vở kịch cuối năm trong hai tiếng nữa. Đột nhiên, sếp của bạn gọi bạn vào phòng làm việc riêng. Khủng hoảng. Quản lý bộ phận của bạn đang suy nghĩ tới những thay đổi chiến lược về nhân sự, theo đó sẽ kéo nguồn lực chủ chốt ra khỏi nhóm của bạn. Sếp cần bạn thuyết trình 10 phút về dự án lớn của bạn tại cuộc họp với chủ tịch và quản lý cấp cao vào sáng ngày mai lúc 9 giờ. Bạn không chắc chắn chính xác những gì sếp muốn, nhưng bạn đã bắt đầu cảm thấy choáng ngợp, vì vậy bạn quyết định rời khỏi phòng của sếp và bắt tay vào việc ngay lập tức. Trên đường quay trở lại bàn làm việc, bạn suy nghĩ lan man: Nếu số lượng người trong nhóm bị cắt giảm, liệu bạn có nằm trong số đó không? Bạn tự nhủ: “Đừng nghĩ đến điều đó!” nhưng vẫn không tránh khỏi việc cảm thấy một chút hoảng loạn. Bạn thấy tim mình đập dồn dập. Bạn tưởng tượng cuộc họp ngày mai sẽ diễn ra như thế nào. Tại sao ngài chủ tịch lại muốn bạn trình bày? Nếu bạn mắc lỗi, hoặc nói điều gì đó mà chủ tịch cho là nhàm chán thì sao? Bạn cảm thấy bụng dạ cồn cào. Bạn nhớ lại rằng sếp của mình vừa gặp chủ tịch một tuần trước đây, vì vậy bạn tự hỏi tại sao bây giờ bà ấy https://thuviensach.vn mới đề cập chuyện này với bạn. Bạn cảm thấy bực bội, quai hàm và cơ cổ cứng lại. Bạn cảm thấy việc chuẩn bị bài thuyết trình bây giờ khá là áp lực, bởi nếu bỏ lỡ vở kịch của con gái thì bạn sẽ gia nhập hội những ông bố bà mẹ tồi. Theo bản năng, bạn biết mình sẽ hoàn thành công việc bằng cách nào đó, nhưng bạn nghĩ rằng như thế sẽ căng thẳng. Tệ hơn nữa, bạn không biết liệu bạn có tự hào về những gì bạn làm không. Bạn thấy hoàn toàn bị mắc kẹt! Bạn ngồi xuống bàn làm việc và cố gắng động não, nhưng chỉ tiếp tục có suy nghĩ phiến diện. Bạn liên tục có những ý tưởng tương tự lặp đi lặp lại và thật khó để tập trung. Bạn đau đầu cố gắng để nhớ nơi đã lưu bài thuyết trình mà đồng nghiệp đã làm ở cuộc họp khởi động để tham khảo. Nhưng bạn đang dần hết thời gian. Vì vậy, bạn tự nhủ rằng mình sẽ chọn ý tưởng đầu tiên mà bạn nghĩ đến, đó là mô tả dự án và những mốc quan trọng trong dự án. Cho đến khi bạn bắt đầu có một chút động lực thì cấp dưới chạy đến mang cho bạn bản báo cáo. Bạn liếc nhìn bản báo cáo và để ý thấy những con số ở cột cuối cùng hơi kì lạ. Điều đó có nghĩa bạn sẽ phải dành thời gian để giải thích lại cho anh ta. Bạn nghĩ về lịch trình kín đặc của mình. Thậm chí không biết đến khi nào bạn mới có thời gian xem lại bản báo cáo đó một lần nữa? Bạn cảm thấy bực bội. Giọng nói của bạn pha bực tức khi bạn phản hồi lại với anh ta. Bạn hoàn thành dự thảo, và sau đó vội vàng đến xem vở kịch của con gái. Bạn đến trước giờ biểu diễn có một phút. Phải mất khá nhiều thời gian để có thể ổn định chỗ ngồi, nhiều đến mức bạn không thực sự để tâm cho đến màn diễn thứ hai. Đêm đó, bạn thao thức, lo lắng về bài thuyết trình. Vào buổi sáng, bạn thấy lo lắng khi bước vào cuộc họp và vẫn không chắc chắn bài thuyết trình của mình có đúng với những gì sếp mong muốn hay không. Bài thuyết trình của bạn không có vấn đề gì lớn, nhưng bạn quay cuồng với những câu hỏi hóc búa về chiến lược cho tương lai. Bạn cảm thấy bị đe dọa, https://thuviensach.vn nên tránh lên tiếng, ngay cả khi bạn có một điều gì quan trọng để nói. Sau cuộc họp bạn lại tiếp tục làm việc, nhưng cảm thấy lo lắng trong suốt phần ngày còn lại. Khi bạn vô tình gặp sếp tại hành lang, bạn lo lắng không biết rằng liệu bà ấy có nói gì về cuộc họp không. Trong kịch bản này, phản ứng với căng thẳng của bạn gồm một loạt các hiệu ứng lồng ghép, cái sau hòa với cái trước. Một phản ứng vật lý căng thẳng dẫn đến tư tưởng hoảng loạn và bị phân tán. Nó hạn chế khả năng tìm ra giải pháp tốt nhất và khả năng phán xét của bạn. Khi bạn không thể hiện tốt nhất khả năng của mình, bạn dần dần mất đi sự tự tin và đặt nhiều áp lực hơn cho chính mình trong những tình huống tiếp theo. https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn Như mô tả trong Hình 1.1, suy nghĩ, sinh lý và phản ứng của bạn với vấn đề tạo thành một vòng luẩn quẩn mà tôi gọi là Chu kì sống sót khi đối mặt với căng thẳng. Các yếu tố gây căng thẳng tạo nên Chu kì sống sót là vô hạn: Khi thứ tự ưu tiên thay đổi; Khi ai đó cạnh tranh với bạn; Khi thu nhập của bạn thấp hơn dự kiến; Khi bạn không nhận được phản hồi sau bài thuyết trình và bạn tự hỏi liệu không có tin tức gì có phải là tin tốt không. Điều này chắc chắn đang xảy khi hòm email của bạn vọt lên con số không tưởng. Như Ned Hallowell mô tả nó trong bài viết sâu sắc của ông “Chu kì quá tải”: “Người bị ảnh hưởng không trải qua một cuộc khủng hoảng duy nhất mà nhỏ giọt trong những tình huống nho nhỏ, không bao giờ dứt được coi là cuộc khủng hoảng nhỏ. Họ cảm thấy bị mắc kẹt và muốn đạt được những kì vọng của chính mình và của người khác. Bạn đành chấp nhận hoàn cảnh, không hề than phiền về khối lượng công việc ngày càng tăng hoặc kết quả mong đợi mãi chưa thấy. Thái độ của bạn thể hiện rằng “Tôi sẽ cố gắng hơn nữa”. Bạn liên tục cảm thấy hoảng loạn và tội lỗi ở mức độ thấp. Phải đối mặt với một núi công việc, bạn làm việc ngày càng vội vã, cụt ngủn, cưỡng bách và không tập trung, trong khi giả vờ rằng mọi thứ vẫn đang rất ổn thỏa... Bạn đã quen với trạng thái điên cuồng này đến mức bạn có thể không nhận ra rằng cơ chế đối phó của bạn không hiệu quả”. Nếu trong một thời gian gần đây, có quá nhiều yêu cầu dồn dập đến với bạn tới mức bạn tự nói với chính mình: “Dừng xe lại đi, tôi muốn xuống”. Bây giờ bạn đã biết lý do tại sao. Liệu chu kì này có nhắc bạn nhớ về cách bạn phản ứng với các tình huống căng thẳng như thế nào không? Đánh giá từ những lần tôi trình bày khái niệm chu kỳ sống sót cho các doanh nhân và nhận phản hồi từ họ: “Cứ như là bạn đi guốc trong bụng tôi vậy”, chắc chắn đó là kiểu mẫu đặc trưng cho nhiều người mà bạn đang sống và làm việc cùng. Chúng ta hãy quay trở lại kịch bản 4 giờ chiều với sếp. Lần này bạn sẽ thấy khả năng bản thân tạo ra thành công khi đối mặt với căng thẳng. Chú ý rằng trong kịch bản này, bạn ít bị lãng phí thời gian hơn. Tình cảm hầu như https://thuviensach.vn không tồn tại. Và, bài trình bày mà bạn chuẩn bị tác động nhiều hơn đến tương lai của bản thân cũng như cả nhóm của mình. Tại phòng làm việc của sếp, bạn bắt đầu bằng cách hít một hơi thật sâu để bạn có thể thực sự lắng nghe yêu cầu của bà ấy. Tâm trí bạn tập trung để đưa ra một số câu hỏi nhằm làm rõ yêu cầu của sếp. Bạn nghĩ ra một số cách thuyết trình và hỏi sếp liệu bà ấy có tán thành với những cách trình bày này không: “Tốt hơn hết thì ta nên đưa tổng quan về dự án”, bạn nói, “nhưng sau đó tập trung vào các giá trị chiến lược và đưa ra gợi ý cơ bản để cải thiện tình hình trong tương lai. Bà có đồng ý không?”. Vâng, bà ấy đã đồng ý. Khi bạn quay trở lại bàn làm việc của mình, việc xác định rõ ràng yêu cầu giúp bạn bước đầu phác thảo trong đầu bài thuyết trình của mình. Trở lại bàn làm việc, bạn dùng kỹ năng lấy lại tinh thần trong một đến ba phút để đầu óc bạn được thư giãn, nhờ đó bạn sẽ có suy nghĩ sáng suốt, rõ ràng và sáng tạo (Chương 4). Bạn không trách cứ sếp vì giao việc cho bạn vào phút chót, và bạn nhận ra bà ấy yêu cầu bạn làm việc này vì tin vào khả năng của bạn (Chương 9). Bạn trải qua một vài giây căng thẳng khi nghĩ đến việc mình phải trình bày trước chủ tịch công ty. Nhưng bạn biết làm thế nào để sử dụng nút “Điều chỉnh hoảng loạn”, một huyệt làm giảm sự lo lắng trong vài giây (tìm hiểu thêm trong Chương 7). Trong khoảng thời gian ngắn ngủi còn lại, bạn hoàn toàn tập trung. Mỗi trang thuyết trình được hoàn thiện đều khiến bạn thấy hài lòng và có thêm động lực. Bạn tổng hợp lại thành một bài thuyết trình hoàn chỉnh - hài lòng vì mình có tiếng nói về tương lai của nhóm và tự tin rằng bạn sẽ làm tốt trong buổi sáng hôm sau. Khi trợ lý của bạn chạy đến đưa ra bản báo cáo, bạn nhận thấy có chỗ sai. Thay vì nổi giận, bạn suy nghĩ về chiến lược tốt nhất gây có thể ảnh hưởng đến anh ta để làm đúng công việc. Bạn tham khảo các cuộc trò chuyện gần đây, trong đó anh ta đã đồng ý chịu trách nhiệm về sai lầm của mình và sửa chữa chúng, vì vậy cuộc nói chuyện của bạn phần nhiều là để trao đổi nhanh nhằm giúp anh ta đi đúng hướng (Chương 11). https://thuviensach.vn Bạn đến xem vở kịch của con gái đúng giờ và đã cười rạng rỡ, tự hào trong suốt vở diễn của con bé. Sau khi bạn chìm vào giấc ngủ đêm đó, bạn thức dậy giữa đêm một lần nhưng biết làm thế nào để ngủ lại trong vòng ba phút (Chương 4). Bạn đến chỗ làm với tâm trạng thư giãn, dành một vài phút để xem lại bài thuyết trình. Bạn trình bày trôi chảy, và khi có cơ hội tạo thêm giá trị cho cuộc thảo luận, bạn lên tiếng mà không cần kịch bản trước (Chương 6). Chủ tịch là một người phụ nữ ít nói nhưng bạn không nhất thiết cần chủ tịch phải trực tiếp đưa ra lời khen ngợi - bạn có thể đọc được qua ngôn ngữ cơ thể và tự biết rằng bài thuyết trình của mình đã được ghi nhận. Tâm trạng của bạn vui vẻ trong suốt phần còn lại của ngày. Trong kịch bản này, bạn tạo ra một chu trình xoắn ốc đúng đắn. Bạn xử lý tốt ngay từ đầu bằng cách ngăn chặn phản ứng căng thẳng của bạn vượt khỏi tầm kiểm soát. Bạn có những suy nghĩ mang tính xây dựng và tự tin. Bạn cảm thấy có động lực khi đối mặt với những tình huống xảy ra vào phút chót. Trong thực tế, áp lực cao đã hé lộ những phẩm chất tốt nhất ở bạn. Bạn đạt được kết quả tốt hơn, tất cả chỉ từ sự thay đổi trong sinh lý, trong quan điểm và cách tiếp cận vấn đề của bạn. Kịch bản này mô tả những người thành công khi đối mặt với căng thẳng (xem Hình 1.2). https://thuviensach.vn Nhiều người trong chúng ta mắc kẹt trong chu kỳ sống sót khi đối mặt với căng thẳng mà chúng ta thậm chí còn không nhận ra! Thiếu ngủ, căng cơ, và giảm tập trung thường được xem là hệ quả chính đáng trong thế giới kinh https://thuviensach.vn doanh ngày nay. Một số người coi tình trạng này như những huy hiệu danh dự vì mình là một chiến binh đường phố và là một người có thể làm nhiều việc cùng lúc. Nhưng chúng ta có thể không nhận thấy rằng những quyết định của bản thân không dựa vào việc chú ý lắng nghe hoặc suy nghĩ thông qua các sự kiện. Chúng ta có thể lao vào những gì là đúng tại thời điểm đó - hoặc không hành động gì cả - thay vì làm những gì tốt nhất cho mục tiêu dài hạn. Và ai có thể đổ lỗi cho chúng ta? Đầu tiên, hãy xem xét khối lượng vô vàn những yêu cầu mà đòi hỏi chúng ta phải chú ý tới. Một doanh nhân trung bình có từ 30 đến 100 công việc phải làm – những công việc bị gián đoạn bất ngờ trung bình bảy lần mỗi giờ; và nhận thông tin liên lạc từ nhiều công nghệ khác nhau 24 giờ một ngày. Bạn có thể được trả tiền để suy nghĩ, nhưng thật khó để có thời gian! Thứ hai, những yêu cầu đến dồn dập trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng trong khu vực và toàn cầu buộc bạn phải điều chỉnh ưu tiên của bạn và đổi mới bản thân để có được sự chú ý của thị trường và đạt được mục tiêu - dù đó là khách hàng, các nhà tài trợ hay người quản lý của bạn. Nếu bạn không theo kịp tốc độ, bạn có thể không được xem là một đối thủ hoặc bạn có thể bỏ lỡ những mục tiêu quan trọng. Bạn lo lắng rằng nếu không làm việc mọi lúc mình có thể mất một khách hàng quan trọng hoặc sẽ không kiếm đủ tiền. Bạn hình dung ra viễn cảnh những gì có thể xảy ra nếu bạn mất việc hoặc không kiếm được đủ tiền mỗi tháng. Thứ ba, đối với nhiều người trong chúng ta, tình trạng quá tải này chỉ là phần gốc của vô số căng thẳng khác kết hợp với nhau nhằm phóng đại ảnh hưởng của chúng. Ví dụ, có lẽ việc kỳ vọng cao vào chính bản thân mình (và người khác) tạo thêm một lớp áp lực khiến bạn phải làm nhiều hơn nữa. Nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ gì về bản thân, bạn có thể lo lắng về những gì người khác nghĩ, bạn có thể thấy cần phải đầu tư nỗ lực nhiều hơn để được họ chấp nhận. Chúng ta liên tục đánh giá bản thân xem liệu rằng mình đã làm tốt vai trò tại nơi làm việc hay ở nhà chưa. Nhưng chúng ta biết rằng để thành công, https://thuviensach.vn điều quan trọng hơn bao giờ hết là lên tiếng và thể hiện sự tự tin thay vì chỉ luôn muốn nằm trong vùng an toàn. Khi đối mặt với tất cả điều này, bạn cố gắng làm những công việc ý nghĩa, khiến mình nổi bật, và kiếm được nhiều hơn từ các dịch vụ. Căng thẳng không thể trở thành một dịch bệnh dù trên 80% người lao động cảm thấy căng thẳng trong công việc và hơn 70% những lần họ tới các địa điểm cung cấp dịch vụ y tế đều liên quan đến căng thẳng. Cuộc sống trôi qua với một tốc độ không ổn định, và nhiều người trong chúng ta đã gần đến điểm chịu đựng cao nhất mà không hề nhìn thấy có sự giải thoát nào. Trạng thái bình thường mới sẽ tiếp tục diễn ra, nhưng tin tốt là: nó có thể hữu ích với bạn. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có khả năng hoàn thành công việc và làm việc với mọi người trơn tru như trong kịch bản 4 giờ chiều lần hai? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể tập trung tại nơi làm việc cũng như tại nhà? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể thoát khỏi chu kỳ sống sót và trở thành người thành công khi đối mặt với căng thẳng? Trong Chương 2, bạn sẽ học cách để làm được điều đó nhanh chóng bằng cách nhấn công tắc kiểm soát. Bạn có đang trong chu kỳ sống sót khi đối mặt căng thẳng không? Nếu bạn muốn sử dụng một chiếc nhiệt kế để kiểm tra cuộc sống của bạn có bao nhiêu phần được mô tả giống như những người sống sót khi đối mặt với căng thẳng, thì hãy điền nhanh vào biểu đồ dưới đây. Bạn sẽ có cảm giác mình đạt được thành tích lớn khi bước đầu có được thành công khi đối mặt căng thẳng. Hãy đánh giá bản thân mình theo mỗi khía cạnh được liệt kê trong bản điều tra. Bạn càng đánh giá những mục này cao hơn thì bạn càng thể hiện dấu hiệu của người sống sót khi đối mặt với căng thẳng. Bạn càng đánh giá thấp những mục này, bạn càng thể hiện dấu hiệu của người thành công https://thuviensach.vn khi đối mặt với căng thẳng. Nguồn gây ra căng thẳng chính của bạn là gì? Có phải bạn đang phải làm quá nhiều việc không? Sự tự tin? Sự bất đồng giữa các mối quan hệ? Sau khi bạn hoàn thành bản khảo sát, hãy tính tổng số điểm của bạn và xem có bao nhiêu dấu hiệu của sự căng thẳng đang ảnh hưởng đến chất lượng làm việc và hạnh phúc của bạn. Bạn đang ở mức độ nào? Hãy tìm hiểu ở đây: 1. Khả năng tập trung Khả năng tập trung cao Các ý nghĩ đến dồn tập/ khó tập trung/ rất nhiều thông tin đến và có cảm giác đầu sắp nổ tung 2. Chất lượng suy nghĩ > Suy nghĩ sắc sảo/ Nhìn thấy tất cả các lựa chọn/ Suy nghĩ sáng tạo/ Nhìn thấy cơ hội trong khó khăn/ Nhìn thấy bức tranh toàn cảnh Đầu óc không rõ ràng/ Hay quên, giảm khả năng ghi nhớ ngắn hạn/ Có cái nhìn phiến diện/ Quá chú tâm đến tiểu tiết và tập trung quá mức vào vấn đề https://thuviensach.vn 3. Hiệu suất làm việc Hiệu quả/ Có tổ chức/ Nắm rõ vai trò và chiến lược kinh doanh Có thể hiệu quả hơn/ Đi làm với kế hoạch nhưng kết thúc ngày làm việc với sự tức giận sau khi bị gián đoạn 4. Mức năng lượng Tràn đầy năng lượng trong ngày và vào buổi tối Lo lắng và/hoặc mệt mỏi/ Tinh thần đi xuống vào buổi chiều hoặc cuối ngày/ Nằm lì trước TV 5. Khối lượng công việc Khối lượng công việc nhiều và khó nhưng có thể quản lý được/ Chủ động trao đổi để kiểm soát kì vọng người khác đặt lên mình https://thuviensach.vn Khối lượng công việc quá nhiều/ Cảm thấy choáng ngợp/ Giữ nhiều vai trò cùng lúc 6. Triệu chứng của cơ thể Tương đối thoải mái/ Ngon miệng và khỏe mạnh Đau cơ/ Nghiến răng/ Đau đầu/ Giảm thèm muốn/ Quầng thâm quanh mắt 7. Thời gian Bật và Tắt Nghỉ ngơi và làm mới bản thân thường xuyên/ Quyết định khi nào người khác có thể liên lạc với mình Luôn trong trạng thái “bật” và kiểm tra điện thoại, tin nhắn, email (cảm giác như “nghiện”/ Lo lắng bỏ lỡ gì đó hoặc làm người khác thất vọng nếu không “bật” liên tục) 8. Giấc ngủ https://thuviensach.vn Thức dậy sảng khoái Gặp vấn đề về giấc ngủ/ Thức dậy lúc nửa đêm hoặc sáng sớm và khó ngủ lại được/ Ngủ cả đêm nhưng mệt mỏi khi thức dậy 9. Sức khỏe Khá khỏe mạnh/ Cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng Thường xuyên bị ốm (cúm/cảm)/ Gặp vấn đề về tiêu hóa/ Khó tăng cân hoặc giảm cân/ Thèm muối hoặc đường 10. Cân bằng công việc – cuộc sống Có được sự cân bằng thích hợp giữa công việc và cuộc sống/ Chủ động tìm kiếm giải pháp/ Thoải mái trong tâm hồn về những lựa chọn của mình Vẫn tiếp tục đấu tranh, không thấy thoải mái/ Cảm giác tội lỗi về quyết định của mình/ Cảm giác tội lỗi vì nhà cửa không sạch/ Cảm thấy mắc kẹt 11. Không sợ hãi https://thuviensach.vn Không sợ hãi Sống trong nỗi sợ hãi về những gì người khác nghĩ/ Lo lắng – ám ảnh về hoặc luôn day đi day lại những tình huống đã xảy ra hoặc có thể xảy ra/ Chỉ tập trung vào kịch bản tồi tệ nhất 12. Sự tự tin Cảm giác tự tin/ An toàn Nghi ngờ bản thân/ Tự phê phán bản thân/ Tính cầu toàn – đặt tiêu chuẩn quá cao cho mình (và người khác)/ Phải làm tất cả mọi thứ, và phải làm tốt mọi thứ 13. Động lực Có động cơ thúc đẩy và cái nhìn tích cực/ Có hành động để kiểm soát căng thẳng https://thuviensach.vn Cảm giác bị mắc kẹt trong các tình huống/ Tuyệt vọng/ Giảm cảm giác vui thích/ Không tham gia các tương tác xã hội/ Thiếu nhiệt tình trong công việc 14. Phản ứng Tự chủ, suy nghĩ lí trí/ Bình tĩnh/ Suy nghĩ kĩ trước khi phản ứng/ Dễ dàng xử lý gián đoạn Giận giữ với người khác (trong cả công việc và chuyện cá nhân)/ Tức giận, dễ cáu kỉnh/ Nghĩ mọi chuyện đều do lỗi của mình hoặc đều hướng đến chỉ trích mình 15. Ảnh hưởng đến người khác Dễ chịu trong các mối quan hệ/ Biết làm thế nào để khiến người khác hành động/ Đạt được sự hợp tác của những người gây khó khăn Nản lòng/ Cảm thấy mình không được lắng nghe/ Trở về nhà kể về người gây khó khăn cho mình/ Ước rằng mọi người sẽ thay đổi 16. Xung đột trong các mối quan hệ https://thuviensach.vn Thoải mái khi giao tiếp với những người gây khó khăn/ Không kì vọng người đó sẽ thay đổi nên không bị thất vọng/ Có được sự hợp tác của những người gây khó khăn Một ai đó trong cuộc sống của tôi, người rất khó làm việc cùng và gây cho tôi nhiều căng thẳng/ Trở về nhà vào buổi tối và kể về người gây khó khăn cho mình (hoặc mang đến căng thẳng trong công việc)/ Cảm thấy mình là nạn nhân/ Tiếp tục hy vọng nhưng không hành động 17. Giải quyết Thường xuyên giải quyết các vấn đề một cách lành mạnh/ Biết quản lý bản thân để luôn trong trạng thái tốt Sử dụng rượu và thuốc, uống thuốc ngủ/ Căng thẳng trong ăn uống/ Không xử lý vấn đề tốt Bao nhiêu mục bạn đánh giá bản thân mình là 5 hoặc cao hơn? Con số đó thể hiện bạn đang có bao nhiêu đặc điểm của người chỉ sống sót hay thành công khi đối mặt với căng thẳng. Sẽ rất hữu ích nếu bạn xác định được một vài dấu hiệu cảnh báo sớm để có thể nhanh chóng đưa ra những biện pháp ngăn chặn tình hình trở nên tồi tệ thêm và giúp bạn thoát ra khỏi chu kỳ này. https://thuviensach.vn Đâu là hồi chuông cảnh báo? Những dấu hiệu nào báo trước căng thẳng không được kiểm soát? Một dấu hiệu cảnh báo sớm điển hình là lần đầu tiên chúng ta nói với chính mình: “Tôi không có thời gian để đi đến phòng tập thể dục trong tuần này”. Một dấu hiệu khác là khi chúng ta nói một câu như: “Tôi sẽ thức khuya hơn để hoàn thành việc này”. Hoặc có thể đó là thái độ tiêu cực khi chúng ta nói chuyện với một ai đó. Hãy viết ra những dấu hiệu cảnh báo sự căng thẳng của bạn. Sau đó, bạn có thể tìm cách để đảo ngược tình trạng này ngay ở giai đoạn đầu. Một ai đó rất khó khăn với tôi và khiến tôi thấy vô cùng căng thẳng/ Trở về nhà vào buổi tối và nói về một người làm bạn bực tức (hoặc mang căng thẳng trong các mối quan hệ cá nhân vào công việc)/ Cảm thấy mình là nạn nhân/ Luôn hy vọng vào sự thay đổi, nhưng điều đó không xảy ra/ Sử dụng rượu hoặc ma túy, uống thuốc ngủ/ Căng thẳng liên quan đến vấn đề ăn uống /Không đối phó tốt với các tình huống. Những dấu hiệu cảnh báo sớm rằng tôi đang trong chu kỳ sống sót khi đối mặt với căng thẳng: _____________________________________________________________ ________ _____________________________________________________________ ________ _____________________________________________________________ ________ _____________________________________________________________ ________ https://thuviensach.vn Chương 2 KIỂM SOÁT NHỮNG GÌ BẠN CÓ THỂ KIỂM SOÁT QUY TẮC 50% “Góc duy nhất của vũ trụ mà bạn chắc chắn có thể cải thiện được chính là bản thân bạn.” —ALDOUS HUXLEY C ăng thẳng không nhất thiết là kết quả của lượng công việc quá tải, thiếu giao tiếp phản hồi, sự gián đoạn, hay “ùn tắc” do bạn có quá nhiều công việc chưa hoàn thành và quá nhiều trách nhiệm cần thực hiện. Căng thẳng xảy ra khi trong tình huống xuất hiện yêu cầu vượt quá khả năng kiểm soát của bạn. Điều quan trọng là bạn càng nhận thấy mình có thể kiểm soát được tình hình, thì sẽ càng bớt căng thẳng, và ngược lại. Căng thẳng không phải là câu chuyện bên ngoài. Đó là câu chuyện bên trong. Đó không phải là email thứ 100 trong buổi sáng hôm đó. Bạn thấy quá tải bởi vì bạn xử lý tình huống này theo kiểu: “Cấp cứu, Cấp cứu! Tôi đang quá tải”. Nếu email đó thông báo quá trình phê duyệt dự án của bạn bị chậm trễ hoặc gửi đến phản hồi tiêu cực về đề xuất của bạn, bạn sẽ căng thẳng do lo lắng về danh tiếng, công việc và thu nhập của mình trong tương lai. Nếu trong email đó có sai lầm từ trợ lý của bạn, thì căng thẳng xuất phát do bạn giận dữ vì không thể kiểm soát hành vi của anh ta. Như đã nói trong Chương 1, chúng ta thường không chọn những phản ứng này. Nhiều người đã lập trình sẵn bộ não. Chỉ trong chốc lát, bộ não của https://thuviensach.vn chúng ta sắp xếp một bản giao hưởng phức tạp và tinh tế gồm những phản ứng hóa học, thần kinh, và do đó, xác định được cách chúng ta cảm nhận và những gì có thể nghĩ đến. Chúng ta không hề nhận thức được điều đó, một khi các mô hình bên trong được thành lập, chúng ta bị mắc kẹt trong mô hình đó. (Tuy nhiên, đừng lo lắng! Bạn sẽ học cách để “mở khóa” trong Chương 4). Bởi vì căng thẳng đến từ bên trong, nên đối phó với căng thẳng nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Vậy làm thế nào để bắt đầu? Hãy bắt đầu bằng cách thay đổi phản ứng của bạn. Bạn có thể bật “công tắc kiểm soát” bên trong để thoát khỏi chu kì sống sót và tiến đến thành công trong mọi tình huống. Yêu cầu duy nhất là bạn cần chủ động nỗ lực chuyển phản ứng của mình từ không chủ ý và thụ động thành chủ ý và có mục đích. Khi bạn kiểm soát tình hình, kết quả sẽ có những ảnh hưởng. Mỗi khi bạn luyện tập khả năng kiểm soát – chẳng hạn như thay đổi suy nghĩ, thở chậm lại, lựa chọn từ ngữ cẩn thận, hoặc theo sát lịch trình đã đề ra – thì bạn đã quyết định những gì xảy ra trong não, trong cơ thể mình, chính tình huống mà mình đang gặp phải. Trong trạng thái tự tin và bình tĩnh, bạn sẽ làm việc nhanh hơn, giải quyết vấn đề dễ dàng hơn, và mắc ít lỗi hơn. Bạn sẽ phản ứng tích cực hơn với người khác và có thể khuyến khích họ để giúp bạn có được kết quả mong muốn. Mỗi một hành động đều có thể đưa bạn vào chu kỳ thành công khi đối mặt với căng thẳng. Mỗi khi bạn kiểm soát một điều mà bạn thực sự có thể kiểm soát, thì bạn cũng đã củng cố thêm các hành vi khác giúp bạn duy trì trạng thái tích cực. Giống như một con bướm vỗ cánh và cuối cùng thay đổi được cả thế giới, bạn cũng có thể tạo ra thay đổi nhanh chóng và lớn lao trong hiệu quả công việc và mức độ căng thẳng của bạn bằng cách kiểm soát những tình huống nhỏ trong suốt cả ngày. Tất nhiên, bạn đã ở trong tình thế khó khăn. Bạn biết rằng mình phải “kiểm soát những gì bạn có thể kiểm soát”. Nhưng bạn có nhận thức được tất cả https://thuviensach.vn mọi thứ thực sự nằm trong tầm kiểm soát của mình hay không? Bạn có đang sử dụng công tắc kiểm soát liên tục không - đặc biệt là tại thời điểm bạn bị kích động? Kiểm soát những gì bạn có thể kiểm soát Mọi khó khăn đều có thể được chia thành hai loại, 50% các yếu tố chúng ta có thể kiểm soát và 50% các yếu tố chúng ta không thể kiểm soát. https://thuviensach.vn Chúng ta không thể kiểm soát các yếu tố mang tính vĩ mô như xu hướng thị trường, phát triển công nghệ, quyết định của các nhà lãnh đạo cấp cao, tái cơ cấu tổ chức, ùn tắc giao thông, bệnh tật của người khác, và sự phá sản tại nước ngoài. Ngoài ra, còn vô số các yếu tô vi mô chúng ta cũng không thể kiểm soát được, chẳng hạn như giọng điệu của người khác hay nội dung họ viết trong email. Những điều ngoài tầm kiểm soát sẽ thu hút sự chú ý của bạn cũng giống như một cục nam châm sẽ hút kim loại. Tuy nhiên, nếu tập trung vào các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát thì bạn đang gây ra căng thẳng cho chính mình. Bạn trở lại các công việc nhàm chán thường ngày, đơn thuần là chỉ sống sót. Hãy bắt đầu bằng cách chia các tình huống thành những tình huống nằm trong tầm kiểm soát của bạn và nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Hãy nghĩ về một tình huống trong hiện tại khiến bạn căng thẳng. Trong vòng tròn của Hình 2.2, hãy liệt kê ra những gì trong tầm kiểm soát và những gì ngoài tầm kiểm soát của bạn. Tiếp theo, hãy tập trung tâm trí vào những vấn đề trong tầm kiểm soát. Khi bạn cảm thấy bản thân đang trong trạng thái căng thẳng, hãy nhớ tập trung vào những gì thuộc tầm kiểm soát của mình. Để giúp bạn làm được điều đó, tôi đã phát triển một nguyên tắc vàng để giúp bạn nên trở nên kiên cường. Rất nhiều nhà quản lý doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp đã sử dụng nguyên tắc này để đạt đến thành công khi họ phải đối mặt với căng thẳng trong bất kỳ tình huống nào. Tôi gọi đó là quy tắc 50%. https://thuviensach.vn Hoàn thiện 50% phần của bạn Hoàn thiện có nghĩa là chỉ kiểm soát những gì bạn có thể kiểm soát và chịu 100% trách nhiệm cho những việc đó. Bằng cách làm theo quy tắc này, bạn đảm bảo rằng đóng góp của bạn có hiệu quả trước khi cho phép bất kỳ sự lãng phí nào về thời gian, năng lượng, hoặc quan tâm tới “50% phần còn lại” https://thuviensach.vn mà không nằm trong vòng kiểm soát của bạn. Quy tắc 50% khiến bạn phải chịu trách nhiệm. Hoàn thiện 50% phần của bạn thúc đẩy bạn chủ động hơn. Đừng chờ đợi cho đến khi điều kiện hoặc người khác thay đổi. Thay vào đó, bạn hãy đảm đương những phần việc mình có thể làm. Thay đổi trạng thái cảm xúc và thể chất để giúp bạn trở thành “một phần trong giải pháp chứ không phải là một phần của vấn đề”. Để minh họa, sau đây là ba ví dụ “nổi cộm” trong cuộc sống của tôi tuần vừa qua. Đầu tiên, một khách hàng mới, Vikki là phó chủ tịch của một tổ chức chăm sóc sức khỏe lớn. Quản lý của cô là một “người ưa la hét”, người thường đả kích Vikki. Căng thẳng! Không kiểm soát được! Để đáp lại, Vikki sẽ nói nhiều hơn mức cần thiết để bảo vệ những hành động mà vì đó cô đã bị khiển trách. Cô bắt đầu sợ những cuộc họp và thấy mệt mỏi rã rời hàng giờ sau cuộc họp. Vikki học được cách hoàn thiện 50% phần của mình: Cô sử dụng các kỹ thuật thở mà bạn sẽ được học trong Chương 10 để trở nên bình tĩnh, và tự chủ khi đối mặt với cơn bùng nổ của người quản lý. Cô chuẩn bị và tập thuyết trình các vấn đề mà mình sẽ nói trước cuộc họp để có thể trình bày chính xác khi bị kích động - và cô nghĩ đến việc sắp xếp các đề xuất của mình sao cho phù hợp với động cơ cụ thể của ông chủ (như bạn sẽ học trong Chương 11). Cô luôn ghi nhớ rằng ông chủ của cô không thể kiểm soát cảm xúc của cô và rằng “con người thích la hét” đó không liên quan gì đến năng lực của Vikki. Bây giờ khi cô đối diện với ông chủ, cô tự tin và làm việc hiệu quả. Trong vòng vài tuần, Vikki đã thuyết phục ông chủ chấp nhận đề xuất của cô để tái cơ cấu công ty trên quy mô lớn. Trên thực tế, cuối cùng cô được phụ trách các đơn vị mới! Tóm lại, cô ấy không hề cố gắng thay đổi ông chủ, mà cô đã thay đổi quan điểm, sinh lý, và cách tiếp cận của mình đối với vấn đề. Đó chính là quy tắc 50% tại nơi làm việc! https://thuviensach.vn Thứ hai, đầu tuần này, tôi đã gửi email tới một người ở một công ty đã thuê tôi tiến hành buổi đào tạo cho những người tiềm năng của công ty. Tôi cần nhận được phản hồi trước cuối tuần này, nhưng tôi lại không nhận được gì. Bạn đã bao giờ ở trong tình trạng bực bội như thế chưa? Tôi muốn hét lên hoặc nhảy thẳng vào văn phòng của người đó và yêu cầu phản hồi lại cho tôi! Vậy, thay vào đó tôi đã làm gì? Tôi thách thức phản ứng ban đầu của mình là đổ lỗi cho người không trả lời thư. Tôi không hề biết những gì đã xảy ra ở đầu bên kia dẫn đến sự chậm trễ, nhưng tôi đã có cái nhìn tích cực trong sự nghi ngờ. Điều này ngay lập tức làm giảm sự thất vọng trong tôi. Tôi sử dụng một kỹ thuật thở bạn sẽ được học trong Chương 4 giúp tôi giải quyết vấn đề để tôi có thể nghĩ ra những lựa chọn khác. Tôi thoát khỏi cái nhìn phiến diện đã khiến tôi nghĩ rằng người nhận email là người duy nhất có thể giúp tôi giải quyết vấn đề này. Chắc chắn rằng một ai đó khác trong tổ chức này cũng có thể cung cấp cho tôi những thông tin liên quan. Tôi cũng xem xét liệu tôi có làm gì khiến họ trì hoãn phản hồi không. Tôi đọc lướt qua các email để xem liệu tôi đã sử dụng các chiến lược gây ảnh hưởng hiệu quả chưa và liệu có bất cứ điều gì tôi có thể truyền đạt tốt hơn không. Tôi có chắc chắn đã đề cập rõ ràng là tôi yêu cầu họ phản hồi lại không? Thông điệp của tôi có thuyết phục không? Và tôi có đưa ra yêu cầu của mình phù hợp với lợi ích của công ty để người quản lý có động cơ để hồi đáp kịp thời không? Với tất cả những nỗ lực tự kiểm soát này, sự chú ý của tôi chuyển thành hành động tích cực. Tôi đã có một kế hoạch khiến cho bản thân cảm thấy mình có khả năng kiểm soát. Tôi bình tĩnh lại và có khả năng suy nghĩ rõ ràng cho cuộc hẹn khách hàng tiếp theo. (Sau đó, tất nhiên, chỉ hoàn thiện 50% phần của mình, ngay lập tức tôi tìm đến những người đã liên lạc với tôi nhưng mà tôi vẫn chưa trả lời!) https://thuviensach.vn Thứ ba, sau khi thực hiện một chương trình học trực tuyến cho phụ nữ trong ngành Truyền hình và Viễn thông, tôi nhận được một cuộc gọi từ Danielle, một người tham dự. Khi tôi hỏi cô ấy đã áp dụng các công cụ học được trong chương trình như thế nào, cô nói rằng vào buổi tối tham gia chương trình học này, cô đã có xích mích nho nhỏ với chồng và tất nhiên, cô đã rất muốn giữ sự tức giận và đi ngủ. Chúng tôi cười khi khi cô kể cho tôi rằng cô đã nhớ quy tắc 50% sau khi nói lời mỉa mai với chồng: “Bạn biết không, tôi đã có thể nói chuyện thẳng thắn và trực tiếp với anh ấy theo cách khác. Nó thực sự không phải tất cả lỗi ở anh ấy”. Một khi Danielle nhận ra điều đó, cô xin lỗi vì hành động của mình và đưa ra lời nhận xét của mình một cách trân trọng. Đổi lại, người chồng cũng đưa ra một giải pháp tốt nhất cho cuộc xích mích. Cả hai đều đi làm ngày hôm sau với cảm giác gắn bó hơn, không hề có bóng dáng cuộc cãi vã hôm trước mà có thể sẽ khiến cả hai phải khó xử. Khi bạn tập trung vào 50% phần của mình, bạn đi từ tiền đề rằng luôn luôn có một điều gì đó bạn có thể làm để thay đổi tình hình - thậm chí có vẻ như không phải như vậy ngay từ ban đầu. Hãy nhớ rằng có ba cách để giải quyết căng thẳng. Bất kể tình huống nào, bạn cũng đều có thể: • Thay đổi quan điểm của mình • Thay đổi sinh lý của mình • Làm điều gì đó để thay đổi vấn đề Thậm chí bạn chỉ cần nhận thức được sự kiểm soát cũng có thể giúp kích thích các phản ứng với căng thẳng và sẽ có thể phá vỡ chu kì sống sót khi đối mặt với căng thẳng. Sự thay đổi trong trạng thái cảm xúc và thể chất này sẽ thúc đẩy bạn muốn đối phó với các tình huống chứ không phải khổ sở chịu đựng hay lảng tránh chúng. Nghĩa là ngay cả một hình dung đơn giản trong một phút về giá trị mà bạn có thể thực hiện trong tình huống này cũng sẽ mang đến cảm xúc tích cực và làm giảm bớt nỗi sợ hãi. Sau khi làm việc https://thuviensach.vn với hơn 6.000 cá nhân, chưa một người nào báo với tôi về một “tình huống mắc kẹt” hoặc tình huống căng thẳng mà trong đó không thể xác định một số điều chúng ta có thể làm trong vòng vài giây, vài phút, hoặc vài ngày để giảm bớt căng thẳng, tự chủ hơn, và tạo ra một kết quả tốt hơn. Tại thời điểm này, tôi phải nói rõ ràng rằng tôi không khuyến khích bạn kiểm soát tất cả mọi thứ bạn có thể chỉ vì lợi ích của việc làm này. Hoàn thiện phần của mình không phải là không cố gắng kiểm soát những gì xảy ra “phía bên kia” thuộc 50% phần của người khác. Tôi cũng không khuyên bạn trở thành người thích kiểm soát mà ép buộc người khác phải làm theo cách của bạn. Phương pháp mà tôi đang đề xuất được sử dụng nhằm phục vụ ý định tích cực và giúp bạn bớt căng thẳng và làm việc hiệu quả hơn khi hướng đến một mục tiêu xứng đáng. Ý tưởng này giúp bạn nhận thức phương pháp của riêng bạn và phong cách của người khác trong việc loại bỏ xích mích và sự phản kháng với người khác, và nhanh có được một giải pháp hơn. Hãy chỉ nghĩ về lần mà bạn làm việc có năng suất và đạt được thành công. Bạn có thể có cảm giác rằng bạn đã “kiểm soát”, phải không? Câu hỏi: Nếu tôi hoàn thiện 50% phần của mình, nhưng những người khác không hoàn thiện phần của họ thì sao? Trả lời: Đó là một câu hỏi chính đáng! Trong thực tế, tôi đã gửi tới người bạn thân nhất của tôi phiên bản đầu tiên của chương này và ngày hôm sau cô nhắn tin cho tôi kể về cậu con trai và đứa con gái đang ở độ tuổi đến trường, Mae và Kyle: “Các con tôi cãi nhau suốt buổi sáng. Vào thời điểm tĩnh lặng tôi kéo con gái tôi sang một bên và nói với con bé áp dụng thử các khái niệm 50% trong cuốn sách. Con bé trả lời: ‘Đó là một cuốn sách mà Kyle nên đọc!’.” Tôi biết mỗi người trong các bạn đều có một “Kyle” của riêng mình: “Tôi đang làm việc rất tốt, nhưng ông chủ không hỗ trợ tôi”. “Tôi giới thiệu cho người khác, nhưng họ lại không giới thiệu lại cho tôi”. Đây là phản ứng của tôi để giúp bạn đi đúng hướng với cách tiếp cận này: Thứ nhất, hoàn thiện https://thuviensach.vn 50% phần của mình không có nghĩa là bạn nên dung túng cho những hành vi xấu. Bạn muốn hoàn thiện 50% phần của bạn bởi vì nó sẽ giúp bạn. Đó là con đường duy nhất để kiểm soát căng thẳng và tạo ra kết quả thành công. Hoàn thiện 50% phần của bạn cũng giống như câu chuyện rằng đứa trẻ kia đánh bạn trước, nhưng giáo viên lại chỉ nhìn thấy phản ứng của bạn. Hành động của bạn là yếu tố duy nhất để tạo nên danh tiếng cho bạn và tạo ra kết quả mà bạn nhận được trong cuộc đời. Khi người ta tìm hiểu về tiểu sử của bạn, tất cả vấn đề chỉ nằm ở việc bạn đã là gì. Thứ hai, một phần của những gì bạn sẽ được học trong cuốn sách này là làm thế nào để phân loại những thứ nằm trong tầm kiểm soát và những thứ không nằm trong tầm kiểm soát vì nó liên quan đến những người khác. Không nghi ngờ gì nữa, bạn có thể trích dẫn nhiều ví dụ khác nhau về những người không hoàn thành công việc đúng lúc, những người thể hiện thái độ tiêu cực, những người không ủng hộ người khác, người không đáng tin cậy, thiếu quyết đoán, hoặc có khi tệ hơn. Bạn ước mình có nút điều khiển từ xa để khiến họ hành động khác đi, để hỗ trợ mục tiêu của riêng bạn (hoặc doanh nghiệp hoặc gia đình của bạn). Bạn nên nhớ rằng con người được điều khiển bởi trạng thái sinh học và tâm lý của riêng họ. Thông qua hành động của từng cá nhân, họ sẽ thể hiện khả năng (hoặc thiếu khả năng) khi cung cấp cho bạn những gì bạn cần. Thực hiện quy tắc 50% mang đến sự rõ ràng trong những mối quan hệ khó khăn. Theo nguyên tắc chung, hãy bắt đầu bằng cách làm tất cả mọi thứ bạn có thể trong tầm kiểm soát của mình để cải thiện tình hình. Hãy cố gắng tạo ra hiệu quả (tìm hiểu thêm về điều này trong Phần 3 và 4). Người ta thường thử những chiến lược không hiệu quả trong một thời gian dài và sau đó đi đến kết luận rằng không gì có thể thay đổi. Nếu, sau khi bạn đã hoàn thiện 50% phần của mình mà không có sự thay đổi nào xảy ra trong môi trường hoặc mối quan hệ đó, thì bạn có thể kết luận rằng người đó hoặc tình huống đó hiện nay không có khả năng thay đổi. Điều này mang đến thông tin giúp bạn lựa chọn hoặc tiếp tục mối quan hệ này hoặc tìm kiếm một mối quan hệ https://thuviensach.vn khác. Thông thường, việc chúng ta nỗ lực liên tục cho đến khi đạt điểm tới hạn này chính là nguyên nhân khiến tình huống hoặc mối quan hệ đó căng thẳng kinh niên. Đó chính là căng thẳng tự tạo! Mặc dù không phải tất cả nhưng trong hầu hết tình huống, sự thật chiếm ưu thế. Một người không hoàn thiện 50%, thì đến một lúc nào đó người đó phải đối mặt với hậu quả. Từ quan điểm tinh thần, bạn có thể không biết được bức tranh lớn. Có thể người đó sẽ nhận được cái người đó được hưởng ở giữa chừng. Có lẽ anh đã phải chịu đựng khó khăn mà bạn không được biết. Nhưng đó không phải là điều để bạn có thể kiểm soát hay lo lắng. Nhiệm vụ của bạn là làm việc hiệu quả theo các điều kiện nhất định hoặc thay đổi bản thân hay điều kiện của bạn. Câu hỏi: Lợi ích của việc hoàn thiện phần của mình là gì? Trả lời: Có vẻ như có rất nhiều việc phải làm, nhưng một khi bạn làm chủ được, thì thường sẽ chỉ mất không quá vài giây, hoặc vài phút để hoàn thiện 50% phần của bạn trong mọi tình huống. Với một chút luyện tập, phương pháp này sẽ trở thành bản chất thứ hai mà không cần bạn phải nỗ lực quá nhiều. Bạn không cần phải “hoàn hảo”, bạn chỉ cần cố gắng hết sức để luôn làm việc có chủ ý. Và những lợi ích mà bạn có được vượt xa những nỗ lực mà bạn phải bỏ ra. Trong mỗi tình huống bạn hoàn thiện 50% phần của mình, ngay lập tức bạn sẽ giảm được mức độ căng thẳng trong công việc và đi trên con đường hướng tới mục tiêu mà bạn muốn. Cách tiếp cận này mang lại sức mạnh cho bạn. Nó khiến người khác tin tưởng vào bạn bởi nó giúp xây dựng uy tín cho bạn. Khi bạn đã ở trong một tổ chức hoặc một mạng lưới kinh doanh trong một thời gian, mọi người đều biết danh tiếng của bạn: cho dù bạn có thật sự đúng như danh tiếng đó không, cho dù bạn có thực hiện lời bạn hứa không, cho dù bạn cho hay chỉ nhận lại... Nếu bạn thường hoàn thiện 50% phần của mình, mọi người tin tưởng quan điểm của bạn khi xung đột xảy ra. https://thuviensach.vn Hơn nữa, một nghiên cứu trong thời gian dài cho thấy rằng những người coi nguyên nhân của thành công hay thất bại của họ là do chính hành vi và hành động của họ sẽ có nhiều khả năng chủ động hơn. Trong khi đó thì những người tin rằng các yếu tố bên ngoài như may mắn hay số phận quyết định cuộc sống của họ có thể sẽ đánh mất hy vọng khi phải đối mặt với một tình huống căng thẳng. Khả năng đặt mình vào trạng thái tinh thần và thể chất tối ưu và khả năng phục hồi khi bạn đi chệch hướng sẽ mang đến cho bạn sức mạnh tạo ra những thành quả tốt nhất mỗi ngày. Đồng nghiệp và người quản lý của bạn sẽ nhận thấy điều đó. Khách hàng và đối tác sẽ nhận thấy điều đó. Mỗi khi bạn chọn (và có kỹ năng) để không phản ứng tiêu cực dưới áp lực, thì bạn đã xây dựng một mối quan hệ bền chặt hơn và được tôn trọng. Và, tất nhiên, lợi ích vô giá là bạn có thể bước ra khỏi bất kì xung đột nào, tự hào về bản thân chứ mà không phải thắc mắc về những gì người khác nghĩ về bạn. Tất cả các dấu hiệu này chỉ đi đến cùng một kết luận: Nếu bạn muốn giữ bình tĩnh, tự tin và hiệu quả khi gặp áp lực, bạn phải kiểm soát những gì bản thân có thể kiểm soát. Ngày lý tưởng của bạn Luyện tập làm việc có chủ định bằng cách thực hiện những gì tôi gọi là bài tập “Ngày lý tưởng”. Bài tập này giúp xác định rõ ràng cách bạn muốn sử dụng thời gian và chất lượng cuộc sống mà bạn muốn trải nghiệm. Đầu tiên, hãy viết ra một ngày làm việc lý tưởng của bạn sẽ như thế nào. Ví dụ, bạn sẽ làm gì (hoặc không làm gì). Bạn muốn dành thời gian cho việc gì và những công việc nào bạn sẽ thực hiện (hoặc không thực hiện). Bạn hãy mô tả cảm xúc và trải nghiệm của bạn như thế nào, càng chi tiết càng tốt. Nếu bạn giống như hầu hết mọi người, ngày lý tưởng của bạn sẽ được khá gần với hình ảnh khi bạn “trong kiểm soát” bằng cách làm theo quy tắc 50%. Tiếp theo, hãy viết ra một ngày bình thường của bạn trong thực tế là như thế nào. Sau đó, so sánh hai ngày này. Hầu hết mọi người đều ngạc nhiên khi https://thuviensach.vn phát hiện ra những khác biệt giữa ngày hiện tại và ngày lý tưởng của họ. Ví dụ, một chủ đề phổ biến mà tôi đưa ra cho nhiều người tham gia khóa đào tạo của mình là bạn dành bao nhiêu thời gian trong ngày lý tưởng để “suy nghĩ” về các cuộc họp gối đầu tại những địa điểm khác nhau so với ngày trong hiện tại. Họ đã nhìn thấy một sự khác biệt hoàn toàn giữa ngày hiện tại và ngày lý tưởng của họ. Kết quả là, họ đã có thể xây dựng lại lịch làm việc trong ngày để có thời gian suy ngẫm. Điều này giúp họ làm được công việc mà họ là người duy nhất đủ điều kiện để làm, và do đó, giúp họ trở thành những nhà lãnh đạo và chủ doanh nghiệp tài ba. _____________________________________________________________ ________ _____________________________________________________________ ________ _____________________________________________________________ ________ Hãy viết mô tả về ngày lý tưởng của bạn lên tường. Xem lại và cập nhật khi cần thiết. Ngày lý tưởng của bạn chính là giải pháp cho các vấn đề ngoài tầm kiểm soát trong những ngày hiện tại của bạn. Một viễn cảnh rõ ràng sẽ giúp bạn hành động có chủ ý hơn nhằm mục đích tạo ra Ngày lý tưởng. Điều này không có nghĩa là mọi người sẽ đột nhiên không làm bạn gián đoạn nữa hay là khủng hoảng sẽ không xảy ra nữa. Điều này cũng không có nghĩa là bạn sẽ không còn phải làm quá nhiều việc. Nhưng bằng cách làm theo các kỹ thuật trong phần còn lại của cuốn sách này, bạn sẽ biết làm thế nào để kiểm soát 50% phần của bản thân và lái mình hướng tới Ngày lý tưởng. Tóm lại, quy tắc 50% thay đổi vị trí bạn từ người đón nhận các sự kiện xảy đến với mình thành người chịu trách nhiệm về các sự kiện đó. Đó là một lời nhắc nhở bạn không nên chỉ tồn tại vật vờ trong một tình huống căng thẳng bằng cách chờ đợi hoàn cảnh thay đổi. Thay vào đó, hãy chủ động và làm https://thuviensach.vn cho mình tốt hơn. Hãy tạo ra những đóng góp hiệu quả và rồi những người khác sẽ làm theo. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG • Hãy nghĩ về một tình huống khó khăn hoặc căng thẳng bạn đang phải đối mặt. Sử dụng Hình 2.2, viết ra một danh sách phân chia tình huống thành những khía cạnh bạn có thể kiểm soát, và những khía cạnh bạn không thể kiểm soát. Tập trung toàn lực vào 50% phần bạn có thể kiểm soát và lên danh sách các bước hành động bạn có thể làm trong ngày hôm nay hoặc trong tuần này. • Dành 3 phút để viết ra viễn cảnh của bạn về ngày lý tưởng, bao gồm cách bạn sử dụng thời gian, những điều bạn sẽ suy nghĩ, những điều bạn thực hiện, bạn cảm thấy như thế nào trong ngày và bạn tương tác với người khác như thế nào. Đính bài mô tả đó tại nơi bạn có thể nhìn thấy thường xuyên. Bắt đầu hành động với chủ định để tạo ra ngày lý tưởng càng nhiều càng tốt. CÁC ĐIỂM CẦN GHI NHỚ • Bạn có thể bật “công tắc kiểm soát” bên trong bản thân bất cứ lúc nào để chuyển từ phản ứng tự động, thụ động, không chủ định thành phản ứng trong vòng kiểm soát của bạn. Mỗi khi bạn nỗ lực dù nhỏ, bạn cũng sẽ thay đổi tình trạng căng thẳng mà bạn đang phải đối mặt. Bạn sẽ ngay lập tức cảm thấy tốt hơn. Vấn đề sẽ được giải quyết hoặc sẽ dễ kiểm soát hơn. • Mọi tình huống căng thẳng hoặc thách thức bạn phải đối mặt đều có thể chia được thành những khía cạnh bạn có thể kiểm soát và những khía cạnh bạn không thể kiểm soát. Hãy tập trung vào những khía cạnh mà bạn có thể kiểm soát. • Quy tắc 50% (“Hoàn thiện 50% phần của bạn”) là phương pháp dẫn đến thành công khi đối mặt với căng thẳng. Thực hiện quy tắc này sẽ làm giảm đáng kể căng thẳng và làm tăng hiệu quả làm việc. https://thuviensach.vn • Thực hiện quy tắc 50% ngay cả khi những người khác không thực hiện điều này. Bất kể hành vi của họ ra sao, hành động quyết định thành công và mức năng lượng của bạn. Những lợi ích của quy tắc 50% - uy tín, sự tin tưởng, sự tự tin, và khả năng thoát khỏi chu kì sống sót và tiến đến chu kì thành công khi đối mặt với căng thẳng - vượt xa những nỗ lực mà chúng ta bỏ ra. • Một khi bạn đã xác định rõ kết quả bạn mong muốn trong một tình huống, hoặc kết quả bạn muốn đạt được trong một ngày của bạn, bạn có thể hành động với chủ đích tiến đến kết quả đó. Bài tập Ngày lý tưởng sẽ giúp bạn xác định những mục tiêu tích cực trong ngày để bạn có thể làm việc hướng tới mục tiêu đó. https://thuviensach.vn PHẦN II CHẾ NGỰ CĂNG THẲNG DO QUÁ NHIỀU VIỆC PHẢI LÀM VÀ QUÁ NHIỀU KHÓ KHĂN PHẢI VƯỢT QUA T rong trạng thái bình thường mới, chúng ta rõ ràng phải làm được nhiều việc hơn với ít nguồn lực hơn. Tôi nghe điều này hàng ngày từ những người tham gia hội thảo đào tạo của tôi: • “Là đại diện bán hàng, chúng ta có 12 giờ làm việc một ngày, chứ không phải là tám giờ.” • “Trong công ty viễn thông của tôi, họ chơi trò chơi “vừa phải”. Đó là khi bạn vừa phải làm việc này nhưng cũng vừa phải làm việc khác và những việc khác nữa. Tôi vừa phải cố hết mình để hoàn thành dự án vừa phải tìm kiếm khách hàng tiếp theo vừa phải dành thời gian cho gia đình”. • “Tôi bị quá tải. Tôi phải họp hành phần lớn thời gian trong ngày và không thể hoàn thành những công việc do cá nhân mình chịu trách nhiệm. Tôi phải luôn sáng tạo và tìm ra chiến lược kinh doanh, nhưng trong suốt cả ngày, tôi lại phải dành thời gian để giải quyết những vấn đề phát sinh”. Bạn bắt đầu một ngày với danh sách những công việc dự định phải làm và kết thúc ngày với trí nhớ chỉ toàn những gián đoạn, khủng hoảng, cản trở và những yêu cầu “Tôi cần ngay lập tức!”. Mặc dù buồn phiền vì văn hóa 24/7 https://thuviensach.vn của chúng ta, bạn vẫn luôn trong trạng thái “bật”. Sự ưu tiên, bao gồm ưu tiên của riêng bạn, thay đổi thường xuyên. Bạn thường xuyên phải đối mặt với thời điểm “khủng hoảng” đó khi tất cả mọi thứ dường như đều đòi hỏi bạn phải chú ý khẩn cấp hay có lẽ bạn sắp phải chứng kiến sự sụp đổ. Trong trạng thái bình thường mới, thị trường cũ bị thu hẹp và xu hướng mới xuất hiện. Những ngày này, nhiều người vẫn tiếp tục làm một công việc hoặc trong cùng một ngành nghề vì họ cảm thấy bị mắc kẹt, và như vậy thì khó có thể thăng tiến trong tổ chức của mình được. Tương tự như vậy, nhiều người đã rời bỏ ngành của mình để trở thành chuyên gia tư vấn độc lập, vì vậy số người tham gia lĩnh vực của bạn có thể đông hơn bao giờ hết. Nếu như vậy, rất khó để trở nên nổi bật trước các khách hàng tiềm năng – chưa nói đến chỉ tiêu hoặc mục tiêu đặt ra cho bạn có thể cao hơn bao giờ hết! Phần 2 sẽ nói cho bạn biết làm thế nào để kiểm soát tốt hơn những khó khăn hàng ngày. Bạn sẽ học cách thay đổi cách nhìn của mình nhằm giúp bạn vươn lên đối phó với hoàn cảnh khó khăn chứ không phải để cho những khó khăn lấn lướt bạn. Bạn sẽ tìm hiểu cách tư duy và bộ kỹ năng giúp bạn biến trở ngại thành cơ hội và giúp bạn tự điều chỉnh mình khi gặp thay đổi. Sau đó, bạn sẽ học cách thay đổi sinh lý của mình, để bạn có thể tràn đầy năng lượng khi bạn muốn mà vẫn có thể thư giãn khi bạn cần. Cuối cùng, bạn sẽ học cách thay đổi vấn đề. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các chiến lược mang đến hiệu quả, nhằm kiểm soát khối lượng công việc của bạn. Và bạn sẽ tìm hiểu cách làm thế nào để loại bỏ hầu hết sự gián đoạn và có nhiều sự lựa chọn hơn khi bạn đang có thời gian tiếp xúc với người khác. https://thuviensach.vn Chương 3 BIẾN KHÓ KHĂN THÀNH CƠ HỘI “Con người bước vào thế giới này để tìm kiếm những thứ mình muốn, và nếu không thể tìm thấy, họ làm ra chúng.” —GEORGE BERNARD SHAW M áy bay rung lắc dữ dội khiến cho các hành khách phải trải qua những lần hạ xuống dựng tóc gáy. Những lời viên phi công nói trên loa không khác gì một lời cảnh báo: “Xin lỗi mọi người, máy bay đang rung lắc mạnh hơn một chút so với bình thường”. Người phụ nữ lớn tuổi ở phía bên kia lối đi mặt tái ngắt. Tôi nắm chặt vào tay vịn, cố dặn mình phải thở đều. Một cậu bé còn đang tuổi đi học cách chúng tôi một vài hàng ghế ở phía sau hét lên với niềm hân hoan khi máy bay nâng lên rồi hạ xuống. Chú bé vung hai tay lên trên không và la lên, “Wheeee!” với niềm vui như được đi tàu lượn. Một sự kiện, nhưng ba trải nghiệm riêng biệt. Tại sao vậy? Hầu hết mọi người cho rằng không phải những gì xảy ra, mà cách bạn nhìn nhận điều xảy ra mới thực sự quan trọng. Mặc dù bạn có thể không nhận thức được điều đó, nhưng bạn sẽ tự động đánh giá mọi tình huống. Liệu tình huống này sẽ củng cố thêm hay đe dọa hạnh phúc của bạn? Bạn có thể làm gì để ngăn chặn tổn hại hoặc đạt được lợi ích không? Bạn có thể xử lý tình huống này hay không? Những đánh giá này xác định cách bạn hành động. Nếu bạn nhận thấy một mối đe dọa thì bạn sẽ cố gắng bảo vệ mình. Nếu bạn nhận thấy đây là một khó khăn thì bạn sẽ tập hợp năng lượng lại để làm chủ khó khăn. Nếu kết luận rằng không thể làm được gì thì bạn sẽ thấy mắc kẹt và cam chịu. Các nhà thần kinh học đã ước tính rằng con người trải qua khoảng https://thuviensach.vn 60.000 suy nghĩ trong thời gian tỉnh táo hàng ngày. Do vậy, không có gì là thắc mắc khi chúng ta đôi khi cảm thấy đầu óc mình như sắp nổ tung! Trong chương này, bạn sẽ học cách để chỉ đạo 60.000 suy nghĩ đó để hướng tới cái nhìn tích cực và tạo đà cho ngày lý tưởng của bạn. Trong nghiên cứu chuyên đề yêu cầu 300 người ghi lại những suy nghĩ của họ về các sự kiện trong ngày làm việc, giáo sư Trường Kinh doanh Harvard, Teresa Amabile M. và Steven J. Kramer, đã có thể mô tả cách những suy nghĩ này tạo thành chuỗi nhận thức, cảm xúc và động cơ liên quan đến những gì đang xảy ra trong thế giới bên ngoài và thế giới nội tâm. Các nhà nghiên cứu tổng kết ngắn gọn là: “Mỗi thời điểm đang làm công việc của mình thì bạn “chịu ảnh hưởng” của cuộc sống nội tâm trong bạn”. Cách tốt nhất để kiểm soát cuộc sống nội tâm bên trong bạn là tập trung tất cả các suy nghĩ theo cùng một hướng. Cách này được gọi là suy nghĩ có chủ đích. Để hướng tới mục đích, bạn cần phải hình dung kết quả mà bạn muốn tạo ra, và sau đó suy nghĩ, cảm nhận và hành động để hướng tới kết quả đó. Khi bạn có ý định rõ ràng, ý định đó sẽ hướng suy nghĩ của bạn đến các khía cạnh của tình huống mà bạn có thể kiểm soát. Dưới đây là ba cách để thiết lập một ý định và để định hướng cuộc sống nội tâm bên trong giúp bạn thoát ra khỏi tình trạng chỉ sống sót và hướng tới thành công. 1. Làm việc theo cách riêng của bạn Bạn muốn làm việc theo cách riêng của mình thay vì phụ thuộc vào ý tưởng bất chợt của những người khác? Bạn có thể nói: “Nghe có vẻ tốt đấy nhưng sau đó những cố gắng cũng chẳng đi đến đâu đúng không?”. Trước khi bạn bác bỏ ý tưởng đó, hãy nhớ rằng bạn chính là nhân tố dẫn đến thành công của riêng bạn. Bước quan trọng để đạt được bất kì mục tiêu nào là trở thành “chính bạn”, người có thể nghĩ, cảm nhận và hành động phù hợp để đạt được mục tiêu đó. https://thuviensach.vn Tôi gọi đây là đạt đến Điểm tầm nhìn của bạn. Hãy tưởng tượng bạn là thuyền trưởng của một con tàu. Công việc của thuyền trưởng là hướng tầm nhìn của mình về phía đích và đồng thời liên tục điều khiển để hướng con tàu tới đó. Ra đến biển sâu, sẽ có sóng lớn, băng trôi và nhiều tàu khác. Thuyền trưởng không thể kiểm soát được những thứ đó, nhưng thuyền trưởng lại có thể kiểm soát chính bản thân mình. Thuyền trưởng có thể duy trì ổn định và linh hoạt khi gặp các chướng ngại vật mà vẫn tập trung vào đích đến. Ý tưởng về Điểm tầm nhìn nhằm tạo ra cảm giác có mục đích và khả năng kiểm soát trong ngày của bạn. Nếu mục đích của bạn là thể hiện những phẩm chất và tính cách cần thiết để thành công, thì rất ít khả năng bạn tự mặc định chỉ giải quyết những yêu cầu và vấn đề được đưa ra trên đường đi của bạn. Bất kể những thách thức nào bạn phải đối mặt, bạn luôn có thể kiểm soát cách bản thân mình phản ứng với thách thức đó. Hãy thử cách tiếp cận thực tế này: Khi bạn trải nghiệm một ngày, thay vì chỉ tập trung vào nhiệm vụ hoặc các cuộc họp, thì hãy hướng sự chú ý hơn vào bên trong. Hãy nghĩ về người mà bạn cần trở thành để đạt đến Điểm tầm nhìn. Sự thay đổi trọng tâm này sẽ đảm bảo rằng mặc dù có thể có lúc thăng trầm, nhưng bạn vẫn luôn luôn tiến về cái đích mà bạn mong muốn. Bạn cần trở thành người như thế nào để đạt được thành công? Hãy luôn ghi nhớ Điểm tầm nhìn trong đầu và bạn sẽ tối đa hóa các cơ hội đạt đến đích đó. Điểm tầm nhìn có 2 nhiệm vụ: là hệ thống định hướng bên trong và là bộ lọc. Có một “hệ thống kích hoạt dạng lưới” (RAS) trong não bạn. Một phần, hệ thống này chịu trách nhiệm phân loại ra những thông tin bạn muốn tập trung và những thông tin bạn không cần tập trung. Một ý định rõ ràng sẽ giúp RAS cho phép những kích thích mà bạn mong muốn và loại bỏ những kích thích mà bạn không muốn. Một khi bạn đã xác định mình cần trở thành người thế nào, bạn sẽ luôn ở thế chủ động trong suốt cả ngày. Mỗi thời điểm, mỗi tương tác, mỗi cuộc họp, bạn đều có lựa chọn: bạn có thể hành động có chủ ý và chủ động hướng đến Điểm tầm nhìn, hoặc bạn có thể để sự https://thuviensach.vn kiện đó xảy ra với bạn. Khi bạn sắp sửa hành động, thậm chí bạn có thể muốn tự hỏi mình: “Liệu điều này sẽ giúp tôi đạt đến Điểm tầm nhìn hay không?”. Tìm Điểm tầm nhìn của bạn: Bài tập 1 Bắt đầu bằng cách liệt kê các phẩm chất, tính cách, và kỹ năng tạo nên con người bạn muốn trở thành, cũng như các phẩm chất, tính cách, kỹ năng mà người quản lý hay khách hàng của bạn mong muốn bạn có được. Điểm tầm nhìn của bạn là sự hội tụ của những gì bạn muốn cho chính mình và những gì công việc đòi hỏi ở bạn. Dù bạn có thể hông có được mục tiêu lớn của mình, cũng không có vấn đề gì cả. Điểm tầm nhìn của bạn không thiên về mục tiêu bên ngoài mà bạn muốn mình đạt được (chẳng hạn như mức thu nhập hoặc công việc tiếp theo của bạn) mà thiên về người mà bạn cần trở thành để đạt được kết quả đó. Bạn có nhớ trường hợp của Stacy và Dan, khách hàng của tôi trong Chương 1 không? Stacy hoàn hảo muốn mọi thứ phải đúng, ngay cả phải đánh đổi bằng sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Và Dan muốn có khách hàng lớn chứ không phải khách hàng nhỏ, anh ấy gặp khó khăn khi thực hiện mục tiêu tài chính của mình. Đây là cách họ xác định Điểm tầm nhìn của họ. ĐIỂM TẦM NHÌN CỦA DAN Với tư cách một nhà hoạch định tài chính, anh ấy cần và muốn được: • Xứng đáng được người khác tôn trọng * • Là người dễ chịu • Không sợ hãi • Thành thạo về mặt kỹ thuật https://thuviensach.vn • Giao tiếp tốt • Một nhân viên bán hàng có kỹ năng ĐIỂM TẦM NHÌN CỦA STACY Đang là lãnh đạo tầm trung của một nhóm dịch vụ nội bộ, người được chỉ rằng cô ấy nên can thiệp sâu vào mọi thứ, Stacy muốn: • Được tôn trọng • Tận hưởng thời gian dành cho cho gia đình • Có quyền quyết định • Giao việc hiệu quả • Tự tin, không quá hà khắc đối với bản thân mình, ít nghiêm trọng hóa vấn đề • Chu đáo nhưng mạnh mẽ • Suy nghĩ một cách chiến lược * Chú ý rằng: Dan nói anh ta muốn được tôn trọng. Vấn đề là, không ai có thể kiểm soát sự tôn trọng của người khác, và Điểm tầm nhìn ám chỉ những điều mà chúng ta có thể kiểm soát được. Vì vậy, chúng tôi trau chuốt lại phần mô tả của Dan thành “có lòng tự tôn” hoặc “xứng đáng được người khác tôn trọng”. Bây giờ, bạn hãy thực hiện bài tập này. Bạn càng nêu được cụ thể, chính xác những phẩm chất và kỹ năng mô tả người mà bạn muốn trở thành, thì càng có nhiều khả năng bạn sẽ nhớ để trở thành con người đó! Thuyền trưởng sẽ không cần dùng bản đồ và la bàn để tìm ra nơi mà thuyền trưởng muốn đến sau khi thuyền bị sóng đánh dạt 20 foot--1--. Thuyền trưởng đã có đích đến https://thuviensach.vn rõ ràng từ trước rồi. Bạn càng xác định đích đến rõ ràng từ trước, thì bạn càng dễ dàng kiểm tra bản thân và biết rằng liệu bạn có đang đi đúng hướng để trở thành con người mà bạn muốn không. Những phẩm chất và tính cách nào bạn muốn tại Điểm tầm nhìn của bạn? --1-- foot là đơn vị đo chiều dài của Anh Mỹ, 1 foot = 0,3048 m _____________________________________________________________ ________ _____________________________________________________________ ________ _____________________________________________________________ ________ Tìm điểm tầm nhìn của bạn: Bài tập 2 Nếu bạn đã thực hiện nghiêm túc bài tập đầu tiên, bạn có thể liệt kê ra tối thiểu là năm phẩm chất và tính cách mà khi đạt được, sẽ dẫn bạn đến những thành công mong muốn. Để dễ dàng tham chiếu với thời điểm hiện tại - và đến gần hơn với bản chất của điều mà bạn mong muốn - bạn cần tìm ra cách để tóm lược danh sách đó thành một cụm từ, hình ảnh ngắn gọn, hoặc một cảm giác rõ ràng trong cơ thể của bạn. Đây là Điểm tầm nhìn của bạn. Dưới đây là một số ví dụ. ĐIỂM TẦM NHÌN CỦA PAMELA Pamela là một quản lý cấp thấp của một công ty tư vấn thuộc Big 4 và hiện muốn trở thành lãnh đạo cấp cao. Nhưng cô đã gặp trở ngại là dành quá nhiều thời gian để phản hồi dài dòng những email từ các khách hàng và đồng nghiệp - và cô ấy luôn có danh sách dài ngoằng những việc hành chính tẻ nhạt cần làm thêm. Cô thường xuyên lo lắng về cách những người khác đánh giá mình. Liệu cô có đang hướng đến Điểm tầm nhìn mỗi ngày không? https://thuviensach.vn Không! Dưới đây là cái nhìn thoáng qua về người mà Pamela muốn đạt được tại Điểm tầm nhìn: • Biết giá trị của mình, chia sẻ nhiều hơn hiểu biết chiến lược với các khách hàng cấp cao • Là một người cố vấn và huấn luyện viên tuyệt vời cho các thành viên trong nhóm • Không căng thẳng về những gì người khác nghĩ về mình • Có thời gian cho một buổi đi xe đạp nhằm mục đích từ thiện Cô quyết định sử dụng cụm từ “Nhà lãnh đạo tự tin” để tóm lược Điểm tầm nhìn của mình. Cô bắt đầu dành thời gian hàng ngày để chuẩn bị cho các cuộc họp tư vấn chiến lược với khách hàng cấp cao. Cô hướng dẫn thành viên trong nhóm sử dụng chức năng kiểm tra email, và cô chủ động hơn trong việc sử dụng thời gian cá nhân. Trong khi đó, cô yêu cầu được thực hiện những nhiệm vụ nhằm giúp cô tiếp xúc nhiều hơn với các lãnh đạo cấp cao. Sáu tháng sau, cô được thăng chức thành lãnh đạo khu vực. Chín tháng sau đó, cô được bổ nhiệm làm việc tại ủy ban ra quyết định quốc tế. Mùa hè năm đó, cô đã hoàn thành 100 dặm đua xe đạp đầu tiên. Tất cả là do cô bắt đầu suy nghĩ và hành động như người mà cô muốn trở thành tại Điểm tầm nhìn của mình. ĐIỂM TẦM NHÌN CỦA CARL Carl là người đứng đầu của một công ty bảo hiểm nhỏ. Ông muốn: • Làm việc hiệu quả, luôn “đi trước” thời gian - thực hiện cuộc gọi bán hàng trước 10 giờ • Trở về nhà sớm để chăm sóc khu vườn và dành thời gian cho người vợ mới https://thuviensach.vn • Trở thành nhà cung cấp tiềm lực – tham gia các cuộc họp với sự tự tin và là người cố vấn cho đại diện bán hàng của mình. Ông đã tóm gọn lại trong một câu: “Tôi là người đàn ông!”. Khi ông nói hay suy nghĩ về điều đó, toàn bộ khuôn mặt và điệu bộ của ông tỏa ra năng lượng. (Ngay sau khi làm việc với Carl, tôi đưa ví dụ về ông trong buổi đào tạo với các đại lý bất động sản. Chúng tôi đều bật cười khi một trong những người phụ nữ giơ tay lên nói: “Tôi muốn trở thành đàn ông!” Mỗi người trong số các bạn đều có thể tìm thấy phiên bản người đàn ông của riêng mình!). Carl bắt đầu nghĩ đến và hành động như “một người đàn ông”. Ông bắt đầu làm việc sớm, thực hiện cuộc gọi bán hàng trước 9 giờ 30, và thấy mình xứng đáng làm việc với khách hàng hạng A. Công việc kinh doanh của ông tăng trưởng lên đến 80% chỉ trong vòng chín tháng sau đó. ĐIỂM TẦM NHÌN CỦA JEANINE Jeanine là quản lý sản xuất của một công ty thời trang. Cô rất dễ nổi nóng. Khi cấp dưới đặt câu hỏi cho cô, cô sẽ quát mắng ngay lập tức và không khoan dung cho những lỗi lầm của người đó. Cô ngủ không ngon vào ban đêm và (không ngạc nhiên gì) nhóm của cô đạt doanh thu cao. Cô muốn duy trì các tiêu chuẩn cao trong huấn luyện và hướng dẫn thành viên trong nhóm một cách hiệu quả, nhưng cô cũng muốn bình tĩnh hơn và ngủ ngon vào ban đêm. Câu nói cô đọng của Jeanine là: “Tôi là người giải quyết vấn đề cấp cao nhất”. Từ thời điểm đó trở đi, khi nhân viên đặt câu hỏi hay mắc lỗi, cô đều chào đón họ. Sau cùng, giúp họ giải quyết vấn đề chính là công việc của cô. Cô giữ chân nhân viên của mình, và Giám đốc điều hành nhận ra vai trò của cô trong việc tạo ra lợi nhuận cao nhất trong lịch sử của công ty trong sáu tháng liên tiếp. Hãy xem lại danh sách các phẩm chất, tính cách và hành vi theo một cái nhìn khác. Có hình ảnh hay cụm từ nào xuất hiện trong đầu bạn không? Hãy https://thuviensach.vn sáng tạo và vui đùa với ý tưởng đó. Hãy cố gắng tìm ra bản chất của Điểm tầm nhìn có thể giúp truyền cảm hứng và thúc đẩy bạn tiến lên. Dành một ít thời gian cho việc này (và đừng lo lắng, việc này sẽ tiến triển theo thời gian) bởi vì tất cả các chiến lược khác trong cuốn sách này đều nhằm mục đích giúp bạn trở thành con người mà bạn muốn tại Điểm tầm nhìn khi bạn gặp khó khăn. Hãy khiến Điểm tầm nhìn trở thành mục đích cho mỗi ngày làm việc của bạn. Đặc biệt khi bạn đang ở trong tình huống khó khăn có thể khiến bạn chệch hướng hoặc dẫn đến hành động không mong muốn, hãy nhớ bạn đã xác định mình muốn trở thành người như thế nào. Làm thế nào để xử lý tình huống này? Cụm từ ngắn gọn để chỉ Điểm tầm nhìn của bạn là gì? _____________________________________________________________ ________ _____________________________________________________________ ________ _____________________________________________________________ ________ Bạn không thể lúc nào cũng kiểm soát được việc quản lý của bạn, thay đổi ưu tiên, việc tái cơ cấu sắp diễn ra, liệu khách hàng tiềm năng có gọi lại cho bạn không, hoặc khi nào bạn gặp được người sẽ giúp bạn tiến tới công việc tiếp theo hoặc ký kết được hợp đồng tiếp theo. Nhưng bạn có thể kiểm soát những ý nghĩ, hành động của mình, và bạn biết làm thế nào để vượt qua nỗi sợ hãi và sự làm việc thiếu hiệu quả của mình. Thậm chí chỉ cần gợi nhớ lại các cụm từ hoặc hình ảnh hoặc cảm giác tại Điểm tầm nhìn cũng có thể phá vỡ chu kì sống sót khi đối mặt với căng thẳng chỉ bởi chuyển sự tập trung của bạn ra khỏi áp lực bên ngoài không thể kiểm soát sang mục tiêu của riêng bạn. https://thuviensach.vn Hãy giữ cụm từ của bạn và hình ảnh truyền tải ý nghĩ của bạn ở trước và giữa tấm giấy nhắc việc, giấy nhớ, hoặc trình duyệt bảo vệ màn hình, và bằng cách lặp lại tuyên bố của bạn trong suốt cả ngày. Đây là cách Dan và Stacy loại bỏ sự phức tạp và khó khăn để đạt được mục tiêu nhanh hơn bằng cách suy nghĩ, cảm nhận, và hành động có chủ ý hướng tới Điểm tầm nhìn của họ. ĐIỂM TẦM NHÌN CỦA DAN Dan muốn trở thành một nhân viên bán hàng dũng cảm, được tôn trọng, giao tiếp tốt và có kỹ năng cao. Điểm tầm nhìn của Dan là “Người chỉ dẫn dũng cảm”. Anh không còn chỉ tập trung nhìn vào những khách hàng lớn như là khách hàng tiềm năng giàu có, những người sẽ không muốn kinh doanh với một “cá con nhỏ”. Thay vào đó, anh tập trung vào các giá trị mà mình có thể mang lại với tư cách một nhà cung cấp đầy tiềm năng, mang đến những lời khuyên cụ thể cho từng trường hợp, chu đáo, tận tình với chi phí thấp hơn so với các công ty lớn. Anh không chờ đợi để họ tôn trọng mình. Thay vào đó, anh đã học được cách tôn trọng bản thân và chẳng bao lâu anh đã được mời đến những cuộc họp. Anh cải thiện phương thức “rao hàng” bằng cách tập trung hơn vào việc giáo dục khách hàng (làm người hướng dẫn). Anh đặt những kịch bản và các mô hình tài chính có thể sử dụng để khơi gợi sự quan tâm của họ. Đó là cách giúp anh giành được những khách hàng lớn! ĐIỂM TẦM NHÌN CỦA STACY Với Điểm tầm nhìn của mình, Stacy muốn đứng trên “đỉnh núi”. Đó là một hình ảnh nhắc nhở cô rằng có lần cô đã rất hạnh phúc khi ở trên đỉnh núi vào kỳ nghỉ. Cô có thể thấy tất cả mọi thứ xảy ra trong thung lũng, nhưng không đi sâu quá vào các chi tiết. Hình ảnh này sẽ nhắc nhở cô tập trung vào các mục tiêu chiến lược lớn hơn thay vì phản ứng tự động đối với các công việc trước mắt. Cô không phải làm tất cả một mình. Với cách tiếp cận này, cô có một ý tưởng tổ chức lại đội ngũ trong nhóm. Ông chủ phê duyệt đề xuất của https://thuviensach.vn cô, và cô đã trở thành quản lý chiến lược cấp cao của cả nhóm. Bạn muốn trở thành người như thế nào tại Điểm tầm nhìn? _____________________________________________________________ ________ _____________________________________________________________ ________ _____________________________________________________________ ________ 2. Biến khó khăn thành cơ hội Chúng ta vừa thảo luận cách bạn có thể tập trung vào một dự định của riêng mình như là một cách để tổ chức và vượt qua vô số các yêu cầu bạn phải đối mặt hàng ngày. Một cách khác giúp bạn thay đổi cách nhìn nhận là học cách nhìn trở ngại như là một thứ mà bạn có thể biến thành cơ hội. Kỹ năng này ngày nay được coi là “năng lực cốt lõi” – điểm mấu chốt mà hầu hết nhân viên và các nhà lãnh đạo đều được yêu cầu khi các công ty hoạt động trong những lĩnh vực đang thay đổi đến chóng mặt. Chủ doanh nghiệp nào có khả năng biến trở ngại thành cơ hội thì sẽ vẫn duy trì hoạt động của công ty và nhân viên của mình. Một ví dụ tuyệt vời (mặc dù đã lỗi thời) trong việc nhìn ra cơ hội đã được đề cập trong cuốn sách thú vị của Benjamin Zander mang tên “Khám phá những điều phi thường”. Hai nhân viên bán giày được cử đến châu Phi. Sau khi khảo sát khu vực này, một người điện về văn phòng: “Không ai ở châu Phi đi giày. Tôi sẽ trở về”. Người nhân viên bán hàng kia gửi một bức điện khác: “Không ai ở châu Phi đi giày. Hãy gửi toàn bộ đội ngũ bán hàng đến đây!”. Trong khi một người nhìn thấy trở ngại, người khác lại nhìn thấy cơ hội. https://thuviensach.vn Gần đây, với tư cách là thành viên Ban Cố vấn của Quỹ phi lợi nhuận giúp thay đổi xã hội và là huấn luyện viên của vị giám đốc điều hành không hề biết sợ của quỹ này, Louise Guido, tôi đã được chứng kiến ngay từ đầu cách thực hiện biện pháp này. Quỹ này tổ chức một chương trình đào tạo để dạy kỹ năng sống và kỹ năng kinh doanh cơ bản cho phụ nữ trẻ và trẻ em gái ở các nước đang phát triển. Mặc dù có quan hệ đối tác với Liên Hợp Quốc và có được thành công ban đầu trong việc tạo ra những thay đổi cho trẻ em, tổ chức này vẫn phải đối mặt với những khó khăn trong việc tìm nguồn tài trợ. Ban đầu, Giám đốc điều hành Guido thử nhiều cách làm việc với những nhà tài trợ, từ các cá nhân cho đến các công ty lớn (vì đó là cách các tổ chức phi lợi nhuận thường làm khi muốn huy động vốn). Cô bắt đầu thất vọng. Cô đã tiến quá gần đến ngưỡng và mắc kẹt trong chu kì sống sót khi đối mặt với căng thẳng. Khi tổ chức của cô đang trên bờ vực phải ngừng hoạt động, chúng tôi đã thảo luận cách cô có thể lùi một bước và xác định lại khó khăn trong việc huy động tài trợ là một cơ hội thay vì là một trở ngại. Cô quyết định bắt đầu từ một “doanh nghiệp hoạt động vì lợi ích”, sẽ tài trợ và duy trì phi lợi nhuận. Trong vòng sáu tháng, tổ chức phát triển một ứng dụng di động và phiên bản máy tính bảng dựa trên chương trình của mình. Cô bay đi khắp thế giới và ký thỏa thuận hợp tác với các công ty muốn trở thành một trong những công ty “dưới đáy của Kim Tự Tháp” và bằng khoản thanh toán nhỏ từ những người sử dụng di động khi họ tải về các ứng dụng này. Các khoản thanh toán nhỏ này có khi chỉ vài xu đến 1 đô la, nhưng khi bạn có 200 triệu người sử dụng, con số nhân lên nhiều lần! Bây giờ tổ chức đã có vốn, hàng triệu người trên thế giới nhận được lợi ích giáo dục, và các công ty lớn “có được kết quả tốt do làm được điều tốt”. Dưới đây là một cách tiếp cận để chuyển từ trở ngại liên quan đến công việc thành một cơ hội, cách này có thể hữu ích nếu bạn đang cảm thấy bị mắc kẹt trong công việc hiện tại của mình. Có thể bạn đang ngồi ở một vị trí mà không có cơ hội thăng tiến rõ ràng hoặc bạn tin rằng đây là thời điểm khó https://thuviensach.vn khăn hơn bao giờ hết để kiếm tiền thưởng hoặc nhận được một vị trí thu nhập tốt tương tự ở nơi khác. Hoặc, có thể bạn tự nhủ rằng mình được đào tạo để làm một công việc và bạn không thể rời bỏ lĩnh vực đó để bắt đầu lại từ đầu vào lúc này. Cảm giác mình đang mắc kẹt khiến căng thẳng ngày càng nhiều thêm. Thay vì tập trung vào các khía cạnh tiêu cực của vấn đề và phàn nàn về điều đó, hãy nhớ rằng: Bạn có sự lựa chọn, thậm chí ngay cả khi có vẻ như là bạn không có sự lựa chọn nào. Một cách để phá vỡ vòng luẩn quẩn này là cố gắng thay đổi cách nhìn nhận vấn đề - thậm chí có thể hỏi: “Có điều gì trong tình huống này có lợi cho tôi không” Lemia, một nhân viên bán sản phẩm tiêu dùng, nói chuyện với tôi sau buổi đào tạo tại công ty của cô. Do có cuộc sáp nhập nên cô sắp phải báo cáo trực tiếp cho người quản lý bán hàng mới từ công ty khác. Lemia nói với tôi: “Tôi có sáu năm làm việc được ghi nhận với kết quả xuất sắc. Chỉ tiêu kinh doanh để đạt tiền hoa hồng giờ đây khó khăn hơn, vì vậy chúng tôi không kiếm được số tiền thưởng nhiều như trước đây. Tôi dành rất nhiều thời gian để suy nghĩ về công việc. Năm ngoái tôi có cơ hội lần đầu tiên được thăng chức, nhưng cuối cùng vị trí quản lý bán hàng đó lại đến tay một người cùng công ty. Thật khó khăn khi người quản lý của bạn không nhìn thấy giá trị mà bạn mang lại. Mặc dù tôi đã từng là một vận động viên, nhưng tôi đã tăng 30 pound--2--. Tôi quá mệt mỏi và căng thẳng để có thể tập thể dục thể thao, tôi không tiết kiệm năng lượng cho bản thân mình”. --2-- pound là đơn vị đo trọng lượng Anh Mỹ, 1 pound = 0,4536 kg Thay vì tiếp tục cho phép mình có cảm giác rằng mình bị đối xử không công bằng và không cảm thấy thỏa mãn, Lemia thay đổi quan điểm hoàn toàn. Cô tìm thấy cách sử dụng công ty của mình thay vì cảm giác bị công ty sử dụng! Cô đặt ra mục tiêu quan trọng đối với mình: “Trong sáu tháng tới, tôi sẽ tập trung vào sức khỏe, giảm cân, và nói chung là chăm sóc bản thân mình. Việc ở lại công ty giúp tôi có một vị trí ổn định nhằm hướng tới các https://thuviensach.vn mục tiêu. Tôi hiểu về hệ thống. Tôi được công ty cung cấp xe để đi lại nên tôi không phải tốn thêm khoản tiền vay để mua xe”. Tóm lại, Lemia nhận ra rằng miễn là cô ấy vẫn tiếp tục làm việc mang lại kết quả thì quản lý của cô vẫn sẽ tiếp tục cung cấp tài chính cho cô. Trong khi đó, cô vẫn có thể tập trung vào các ưu tiên của mình. Cô bắt đầu tập luyện từ sáng sớm tại nhà. Cô sửa soạn bữa ăn lành mạnh để mang theo trên đường. Cuối cùng, Lemia đã hoàn thiện 50% phần của mình và làm theo những suy nghĩ dẫn đến hành động rõ ràng. Cô có tạo ra cơ hội hay tận dụng bất kì cơ hội nào để nói chuyện với sếp về mục tiêu của cô không? Cô có chỉ rõ “ranh giới” và cam kết sẽ hành động nếu tình hình vượt quá những ranh giới đó không? (Liệu có phải ranh giới của cô là thêm 3 tháng nữa vẫn không thảo luận về thăng tiến? Hay là 6 tháng? Cô ấy đã vượt qua ranh giới chưa?) Bằng cách này cô ấy biết nơi mình đang đứng và chính xác những gì hay khi nào cô cần phải một làm điều gì đó. Bốn tuần sau khi tôi đề nghị cô bắt đầu “làm việc theo cách của mình”, Lemia nói với tôi, “Tôi đang lấy lại cuộc sống của mình. Bây giờ tôi hoàn thành một ngày trọn vẹn và đầy tập trung thay vì chỉ có những giờ làm việc ngoài tầm kiểm soát có thể khiến tôi nổ tung, và tôi luôn luôn bắt đầu một ngày bằng cách tập thể dục. Tôi tràn đầy năng lượng và có một trong những tháng đạt doanh thu cao nhất. Điều này đã tạo ra một sự thay đổi lớn lao”. Cô nhận ra rằng nếu cứ tiếp tục công việc này trong một thời gian ngắn và làm việc theo một cách khác thì cô sẽ được lợi gì. Bằng cách nhận ra những gì cô cần chịu đựng để đạt được mục tiêu cá nhân, cô đã có thể thay đổi cách nhìn nhận và tự thúc đẩy bản thân mình. Cô nhìn nhận những trở ngại trong công việc như một cơ hội của mình – và tạo ra tình thế đôi bên cùng có lợi giữa cô và nhà quản lý. Chỉ trong vòng 3 tháng, cô đã được thăng chức. Đâu là trở ngại trong thời điểm hiện tại hoặc một tình huống mà bạn cảm thấy khó khăn? Ghi lại ba điều mà bạn đang gặp phải trong hiện tại và làm thế nào để bạn có thể biến trở ngại thành cơ hội cho bạn và/ hoặc việc kinh doanh của bạn. https://thuviensach.vn _____________________________________________________________ ________ _____________________________________________________________ ________ _____________________________________________________________ ________ Câu hỏi: Làm thế nào tôi có thể giữ cái nhìn tích cực và cảm thấy hạnh phúc khi đang nhìn thấy những thay đổi tiêu cực trong cơ quan, tổ chức của mình? Trả lời: Thật tốt khi bạn muốn duy trì một cái nhìn tích cực khi điều kiện thay đổi liên tục. Thay đổi đôi khi bị xem là mối đe dọa đối với tất cả mục đích mà bạn đang hướng tới, đặc biệt là khi bạn không biết những gì sẽ xảy ra. Khi tìm ra ý nghĩa của sự thay đổi, hệ thống phản ứng với căng thẳng trong bạn có thể sẽ hướng đến những suy nghĩ thiên về bảo vệ bạn và tiết kiệm năng lượng. Suy nghĩ của bạn thường sẽ thiên về trường hợp xấu nhất - cố gắng dự đoán trường hợp xấu nhất có thể xảy ra để bạn có thể tự trang bị cách chống lại những trường hợp xấu đó. Có lẽ bạn sẽ nhảy thẳng ra phía trước và bị hạ đo ván, sau đó bạn trở thành người vô gia cư, sống dưới một cây cầu, mà không cần suy nghĩ gì về 1.000 hành động mà bạn có thể làm trước khi tình huống như vậy xảy ra. Khi bạn đang phải đối mặt với sự thay đổi trong cơ quan, hãy nhắc nhở mình tuân thủ quy tắc 50%. Có thể bạn có xu hướng bình luận tiêu cực về các quyết định của người khác hoặc sợ hãi về những điều mình không chắc chắn, nhưng cách để duy trì làm việc hiệu quả lại chính là tự quản lý bản thân mình. Hãy thử làm theo các bước sau để chiến thắng (WIN) những thay đổi trong tổ chức của bạn: 1. Viết một bản tóm tắt (Written intentory) – Tạo một biểu đồ 3 cột. Trong cột đầu tiên, viết những tác động của sự thay đổi đối với vai trò của bạn và https://thuviensach.vn đối với cá nhân bạn. Trong cột thứ hai, viết phản ứng cá nhân của bạn trước mỗi tác động. 2. Trách nhiệm cá nhân (Individual Responsibility) - Trong cột thứ ba, viết những gì cá nhân bạn có thể làm khi nhận trách nhiệm đối phó với các tác động và phản ứng. Bạn có thể làm gì để thay đổi quan điểm của mình và chấp nhận những thay đổi? Làm thế nào bạn có thể xác định lại thứ tự ưu tiên của mình? Làm thế nào bạn có thể chủ động kiểm soát những gì bạn có thể kiểm soát? Tất cả những hành động mà bạn có thể làm là gì? Hãy xác định những gì bạn có thể làm để nhận trách nhiệm cá nhân và để hoàn thiện 50% phần của mình. Bạn thậm chí có thể muốn nêu ra vấn đề này với các đồng nghiệp mà bạn tin tưởng. Cùng nhau, hãy thực hiện bài tập về “những gì bạn có thể kiểm soát.” 3. Kế hoạch học tập mới (New learning plan) - Trên một trang khác, đặt thêm vào kế hoạch học tập của bạn. Những kỹ năng bạn cần tìm hiểu là gì? Bạn có kế hoạch gì để học những kỹ năng này? Bạn cần những người nào để huấn luyện hoặc cố vấn trong hoàn cảnh mới? Lập kế hoạch, lên lịch trình, xác định trách nhiệm và bắt tay vào hành động! Nếu bạn đang thích ứng với những thay đổi đang diễn ra trong tổ chức của bạn thì hãy hoàn thành bài tập này ngay bây giờ để chiến thắng (WIN) những thay đổi đó trước khi tiếp tục đọc các phần tiếp theo. Chiến thắng (WIN) thay đổi: Viết một bản tóm tắt : Trách nhiệm cá nhân : Kế hoạch học tập mới: Để tìm câu trả lời, chúng ta có thể xem xét một số nghiên cứu tuyệt vời. Các nhà nghiên cứu ở Harvard đã nhận ra “rõ ràng rằng cuộc sống nội tâm tích https://thuviensach.vn cực giúp làm tăng năng suất làm việc. Con người làm việc tốt hơn khi họ hạnh phúc, họ có quan điểm tích cực về tổ chức của mình, về những con người xung quanh mình, và họ lấy động lực từ chính bản thân công việc mình đang làm. Ngược lại, khi cuộc sống nội tâm tiêu cực, con người dễ bị phân tâm trong công việc, họ không quan tâm đến công việc của cả nhóm, và không còn cố gắng đạt được các mục tiêu đã đề ra”. Vì vậy, bây giờ bạn đã nhận ra rằng có tâm trạng tốt không chỉ dẫn đến thái độ tích cực mà còn dẫn đến kết quả tốt nữa! Sẽ dễ dàng hơn để trở nên kiên cường khi phải đối mặt với căng thẳng và hoàn cảnh tiêu cực nếu bạn hiểu được rằng những vấn đề đó chỉ mang tính tạm thời, cục bộ, và có thể thay đổi (nói cách khác “nó sẽ qua nhanh thôi, nó chỉ ảnh hưởng đến một phần chứ không phải tất cả mọi thứ trong cuộc sống của tôi, tôi có thể làm điều gì đó để giải quyết vấn đề này”). Quan điểm này sẽ ngăn chặn cảm giác vô dụng và chán nản trong bạn. Ngay cả khi thay đổi đó là vĩnh viễn, bạn vẫn sẽ có nhiều quyền kiểm soát hơn nếu bạn nhìn thấy những thay đổi đó như là một quá trình, nơi mà sự lộn xộn và hỗn loạn hiện tại cuối cùng cũng sẽ mang đến những cơ hội mới. Người nào có khả năng điều chỉnh tốt trước những thay đổi đó là người lạc quan thực sự. Dưới đây là một vài cách để trở thành người lạc quan. ✓ Sử dụng lại các chiến lược đã từng giúp bạn xử lý những thay đổi trong quá khứ. Tự nhắc nhở bản thân về quãng thời gian khi bạn đã e sợ lúc ban đầu, nhưng sau đó bạn đã điều chỉnh, và thậm chí có thể hưởng lợi từ những thay đổi đó. Xác định được những phẩm chất mà bạn đã thể hiện, hoặc suy nghĩ hay hành động đối phó đã có hiệu quả trước đây. ✓ Chấp nhận tư duy phát triển. Tiến sĩ Carol Dweck giải thích rằng con người vừa có “tư duy cố định” (trong đó “những gì bạn biết là những gì bạn biết” và bất cứ điều gì bạn không biết được coi là một thiếu sót) hoặc “tư duy phát triển” (trong đó bạn coi học tập là một quá trình, và bạn sẵn sàng mắc sai lầm để thấy cần phải học). Tư duy cố định giữ bạn ở mức sống sót https://thuviensach.vn khi đối mặt với căng thẳng bởi vì nhận thấy rằng nếu có thay đổi, bạn (và những kỹ năng hiện tại của bạn) sẽ bị bỏ lại phía sau. Tư duy phát triển sẽ giúp bạn chào đón cơ hội được học tập thêm nhiều điều mới và khuyến khích bạn nghĩ về những gì bạn có thể kiểm soát. ✓ Chủ động và tạo ra một trải nghiệm tích cực cho chính mình (quy tắc 50%). Người đào tạo giám đốc nổi tiếng, Marshall Goldsmith, thấy rằng: khi các nhân viên bị hỏi câu hỏi thụ động, chẳng hạn như “Bạn được tham gia như thế nào?”, có nhiều khả năng họ sẽ đưa ra câu trả lời ở mức độ thấp hơn. Nhưng khi nhân viên được hỏi câu hỏi chủ động, chẳng hạn như “Bạn đã tham gia hết sức mình hôm nay chứ?”, họ sẽ thể hiện mức độ nhiệt tình cao hơn. Vì vậy, khi bạn xem xét trách nhiệm của mình để có cái nhìn tích cực về sự thay đổi, bạn sẽ nỗ lực nhiều hơn và tạo ra một trải nghiệm tích cực hơn cho bản thân mình. ✓ Theo đuổi mục tiêu lớn hơn. Mô hình lãnh đạo tập trung dành cho phụ nữ nhắc nhở chúng ta rằng, mọi người đều cố gắng hết sức mình khi công việc của họ tràn đầy ý nghĩa. Nếu bạn có thể xem những khó khăn và thách thức như một trở ngại cần phải vượt qua để tiến đến mục tiêu lớn hơn và nếu bạn có cách suy nghĩ rằng công việc mình đang làm phục vụ một mục đích lớn hơn cho cuộc đời, thì chính trải nghiệm đó tạo động lực thúc đẩy bạn. 3. Thờ ơ một cách lành mạnh Ngoài xác định mục tiêu và biến thách thức thành cơ hội, cách thứ ba để giúp bạn có thêm sự kiểm soát trong ngày là thái độ thờ ơ một cách lành mạnh. Đây là quan điểm tốt nhất khi bạn lựa chọn tiếp tục ở trong một môi trường khó khăn vĩnh viễn, một trong những môi trường mà cần rất nhiều nỗ lực để tiến lên. Một số trường hợp thích hợp có thể áp dụng thái độ thờ ơ lành mạnh là: Khi công ty của bạn đang trải qua sự thay đổi và bạn cần phải chịu đựng điều kiện hiện tại tạm thời, khi bạn có ông chủ, đồng nghiệp hoặc đối tác kinh doanh khó khăn, nhưng chưa có điều kiện để thay đổi vị trí, https://thuviensach.vn hoặc khi bạn không thể ảnh hưởng đến mâu thuẫn chính trị, nhưng lại phụ thuộc vào kết quả của nó. Với sự thờ ơ lành mạnh, bạn tiếp tục tham gia và đóng góp tốt nhất có thể, nhưng bạn không cho phép kết quả bên ngoài tác động đến trạng thái bên trong của bạn. Hãy chỉ chọn một trận đánh mà bạn đáng để bỏ thời gian và năng lượng. Hãy tạo ra ranh giới: Những tác động tiêu cực nào mà bạn sẽ chấp nhận và những tác động tiêu cực nào bạn không chấp nhận? Hãy chắc chắn mình luôn ở bên phần ranh giới “lành mạnh”. Dưới đây là một ví dụ rất tốt về hành động thờ ơ lành mạnh. Khách hàng của tôi Amita là một lãnh đạo cao cấp trong một tổ chức chính phủ chuyên ứng phó với khủng hoảng hệ thống tài chính. Cô muốn mình có tiếng nói trong các cuộc đàm phán tài chính căng thẳng, nhưng cô không muốn mình kiệt sức. Cụm từ mô tả điểm tầm nhìn của cô là “Người cải cách đam mê nhưng thờ ơ”. Mặc dù cô thấy mình có “điều đúng” (các khuyến nghị chính sách đúng đắn), Amita thường xuyên phải đối mặt với sự chống đối trong tổ chức của mình. Hàng ngày, cô mang về nhà những câu chuyện về các cuộc họp mà ở đó đồng nghiệp chỉ trích một cách thiếu xây dựng, và các vấn đề chính trị áp đảo chính sách tốt. Mòn mỏi do liên tục thất vọng, cô thấy mình ngày càng gay gắt và không ổn định. Dưới đây là cách Amita thực hiện thái độ thờ ơ lành mạnh: “Bây giờ tôi chịu trách nhiệm thực hiện 50% phần của mình”, cô cho biết. “Nhưng tôi không còn gắn liền cảm xúc với kết quả nữa. Tôi bình tĩnh và trình bày khách quan quan điểm của mình để người khác có được những thông tin mà họ cần để đưa ra quyết định. Tôi cố gắng tôn trọng những người chống lại tôi, biết được rằng họ có thể có quan điểm hay ý tưởng đáng giá đối với họ, hoặc họ có thể có được thông tin mật mà tôi không có, hoặc là họ không được thông báo về những thông tin như tôi được thông báo và họ cần thời gian để bắt kịp. Khi những người khác không chọn giải pháp tôi đưa ra, tôi cởi mở với https://thuviensach.vn thông tin của họ và hỏi: “Anh sẽ làm thế nào để giải quyết vấn đề này?”. Tôi đánh giá cao khi những tình huống phức tạp có giải pháp chưa hoàn hảo. Tôi đã học được cách suy nghĩ để không nhất thiết phải đi đến kết quả đó”. Bạn cũng có thể giảm thiểu mệt mỏi và căng thẳng thường xuyên bằng cách tập trung vào 50% phần của bạn. Trong các tình huống phức tạp với nhiều bên liên quan, tình huống này có nghĩa là bạn dẫn dắt quá trình nhưng bạn không kiểm soát kết quả. Bạn chấp nhận rằng có một trật tự tự nhiên, trong đó sự kiện sẽ diễn ra và rằng không phải lúc nào nó cũng đi theo khung thời gian hay lộ trình mà bạn mong muốn. Khi những gì bạn muốn không xảy ra, hãy xem xét toàn bộ bối cảnh. Nếu bạn không được thăng tiến, bạn nên cân nhắc về một cơ hội thăng tiến nào đó tốt hơn sẽ đến (và chủ động tìm kiếm thông tin về cách bạn nên chuẩn bị cho cơ hội này). Hoặc có thể khách hàng tiềm năng đó chưa đủ phát triển để hưởng lợi từ dịch vụ của bạn (trong trường hợp này, bạn hãy đi tìm một người đã sẵn sàng!) Rất ít người trong chúng ta có quan điểm hoặc tầm nhìn xa để biết lý do tại sao sự thay đổi nhanh chóng trên toàn cầu đang diễn ra hoặc thậm chí tại sao một tổ chức nhất định lại phải trải qua công cuộc chuyển đổi cơ cấu lớn. Từ cái nhìn có giới hạn của mình, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy sự hủy diệt mô hình hiện tại chứ không nhìn thấy cơ hội mà nó có thể mang lại. Miễn là bạn có quyền, miễn là bạn lúc này là người bạn cần trở thành để đạt được kết quả trong hiện tại và tương lai, bạn sẽ có vị trí tốt để phát triển trong môi trường hiện tại của bạn và vừa định hướng vừa nắm lấy những thay đổi đó. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG • Xác định rõ ràng người mà bạn muốn trở thành tại Điểm tầm nhìn. Thoải mái suy nghĩ để tạo ra cụm từ, hình ảnh, hoặc cảm giác tóm gọn tại Điểm tầm nhìn. Trong suốt cả ngày, bạn tập trung thể hiện phẩm chất và tính cách của người mà bạn muốn trở thành tại Điểm tầm nhìn. Đó là cách bạn duy trì kiểm soát những gì bạn có thể kiểm soát. https://thuviensach.vn • Hãy xem xét làm thế nào để biến trở ngại thành cơ hội bằng cách thay đổi cách nhìn nhận vấn đề và xem bạn có thể hưởng lợi như thế nào. Bắt đầu bằng cách suy nghĩ về một thách thức hiện tại, và cố gắng nhìn thách thức này từ quan điểm đối cực. • Nếu bạn đang áp dụng thái độ thờ ơ lành mạnh, hãy xác định “đường ranh giới”. Đâu là ranh giới mà bạn sẽ không vượt qua? Một khi bạn xác định được ranh giới này, bạn có thể đam mê và tận tâm hết mình, không cho phép những tình huống bạn thấy là “quá nhiều” hay “quá xa” xảy ra. CÁC ĐIỂM CẦN GHI NHỚ • Thiết lập ý định tổ chức 60.000 suy nghĩ hàng ngày của bạn và cho phép bạn có quyền kiểm soát nhiều hơn đối với những hoạt động hàng ngày của bạn. • Trình bày rõ ràng những phẩm chất cá nhân mà bạn muốn và cần để thành công (tại Điểm tầm nhìn) và sau đó phải hành động nhằm phục vụ lý tưởng đó chứ không là chỉ phản ứng với hoàn cảnh trong suốt cả ngày. • Biến trở ngại thành cơ hội bằng cách thay đổi quan điểm của bạn và nhìn nhận tình hình theo cách khác. • Nếu bạn phải đối mặt với sự thay đổi ở nơi làm việc, sẽ rất hữu ích khi chuẩn bị kế hoạch để chiến thắng (WIN) khi có thay đổi (viết bản tóm tắt, nhận trách nhiệm cá nhân, và xây dựng kế hoạch học tập). • Thái độ thờ ơ lành mạnh sẽ giúp bạn cống hiến hết sức mình trong khi không cần phải chịu bất kì tác động tiêu cực nào do tiến bộ chậm hoặc bị chống đối. https://thuviensach.vn Chương 4 TẬP YOGA TRONG 3 PHÚT ĐỂ DUY TRÌ SỰ BÌNH TĨNH VÀ TẬP TRUNG TRONG SUỐT NGÀY LÀM VIỆC BẬN RỘN “Hãy xem sự yên bình trong tâm hồn là mục tiêu cao nhất của bạn và tổ chức toàn bộ cuộc sống xoay quanh mục tiêu đó” —BRIAN TRACY, diễn giả và tác giả truyền cảm hứng A i là người chịu trách nhiệm về phản ứng của bạn khi gặp căng thẳng? Nếu bạn trả lời: “Chính là tôi” thì hãy đoán lại một lần nữa. Cho đến khi bạn bắt đầu có kiểm soát hơn, thì phần suy nghĩ trong bạn – tiếng nói của “tôi” trong đầu – có thể không chịu nhiều trách nhiệm như bạn nghĩ. Trong khi bạn sắp phải giao nộp sản phẩm, lo lắng không biết bạn sẽ bị đánh giá như thế nào, phản ứng khi bị đồng nghiệp ngắt lời, và chạy ra cửa để về nhà, hệ thống thần kinh của bạn đã tạo ra nhóm các phản ứng tự động. Trong tình huống căng thẳng, chúng ta có xu hướng rơi vào những mẫu phản ứng lặp đi lặp lại này. Và phần ý thức, tư duy suy nghĩ trong chúng ta lại thường là phần cuối cùng biết đến! Hầu hết chúng ta không được dạy rằng những gì mình trải qua chịu ảnh hưởng bởi trạng thái sinh lý – điều gì diễn ra trong chu kì hoạt động giữa não và cơ thể. Tác giả Jill Bolte Taylor nói rằng chúng ta có xu hướng tự hào https://thuviensach.vn về chính mình là “sinh vật có khả năng tư duy và vẫn có cảm xúc, nhưng về mặt sinh học chúng ta lại là loài sinh vật cảm xúc có khả năng tư duy”. Khi chúng ta thấy mệt mỏi, lo lắng hay tức giận, có vẻ đối với chúng ta thì những trạng thái đó tự dưng xuất hiện. Chúng ta không bao giờ biết làm thế nào để thay đổi những cảm xúc này. Đôi khi chúng ta tìm đến phương pháp bên ngoài để cải thiện tình hình – sử dụng caffeine và đường để tăng năng lượng, thực phẩm giúp chúng ta thấy thoải mái, hoặc rượu, thuốc giúp ta dễ ngủ - tất cả bởi vì chúng ta không biết làm thế nào để thay đổi trạng thái sinh lý của mình! Chúng ta nghĩ rằng căng thẳng xuất phát từ những nhu cầu bên ngoài, nhưng những gì dường như là “ngoài” đó thực ra lại được tạo ra “ở ngay đây”. Đây không phải là thời hạn cuối cùng phải hoàn thành xong công việc khiến chúng ta cảm thấy căng thẳng, mà chính là việc nhận thức sẽ cần bao nhiêu nỗ lực để đáp ứng nó (hoặc những gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không làm), kèm theo cảm giác cần phải tăng tốc bên trong. Nút Bật và nút Tắt Trong hệ thống thần kinh của bạn, bạn có một phản ứng tự nhiên khi đối mặt căng thẳng bao gồm một nút Bật và một nút Tắt. Hai nút này phản ánh hai phần trong hệ thống thần kinh của con người và bạn có nghĩa vụ phải làm việc trong sự cân bằng âm/dương. Nút Bật chính là hệ thống thần kinh giao cảm của bạn (Sympathetic Nervous System - SNS). Hệ thống này tiếp sinh lực và tập trung vào các vấn đề. Nó giúp tiếp nhiên liệu để bạn tràn đầy năng lượng cho các hoạt động trong ngày. Hệ thống này phản ứng với các kích thích bên ngoài, chẳng hạn như một thông báo qua email, một trang mạng, hoặc giọng nói của sếp bạn. Nó tự động bật bất cứ khi nào bạn cần phải tập hợp năng lượng. Nút Tắt của bạn là hệ thống thần kinh đối giao cảm (Parasympathetic Nervous System - PNS). (Trong những lúc không căng thẳng, hệ thống này https://thuviensach.vn giúp điều chỉnh tất cả các chức năng cơ thể cơ bản như hơi thở, nhịp tim, và chu kỳ giấc ngủ). Một khi hệ thống căng thẳng của bạn được SNS kiểm soát thì PNS dần dần giảm đi. Kết quả là: bạn bình tĩnh và thấy mình trẻ ra. PNS sẽ giúp bạn nhìn thấy bức tranh toàn cảnh, sử dụng trực giác, và nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề trong bạn. Nó cho phép cái gọi là “khoảnh khắc vụt sáng” (hiểu biết lóe lên bất ngờ khi bạn không làm việc). Nó cũng giúp bạn phân loại lý trí ra khỏi cảm xúc, và do đó ngăn chặn trường hợp bạn phản ứng thái quá. Bạn cần phải kích hoạt PNS một cách chậm rãi để có thể cảm nhận các hiệu ứng của nó. Điều gì xảy ra nếu bạn có thể nhấn nút Tắt theo ý muốn? Bạn có thể nạp năng lượng cho mình trong suốt cả ngày và dự trữ năng lượng nhiều hơn khi bạn về nhà. Bạn có thể thấy xu hướng khi chúng mới xuất hiện và sử dụng trực giác của bạn để tạo ra các giải pháp hiệu quả cho tương lai. Bạn có thể thực hiện tốt phần việc của mình ở nơi làm việc và ở nhà. Chìa khóa dẫn đến thành công khi đối mặt với căng thẳng là việc có thể bật và tắt theo ý muốn. Bây giờ đó là cách để bạn giành quyền kiểm soát! Đó là những gì Stacy muốn biết được làm thế nào để thư giãn, ngủ ngon hàng đêm, và có đủ năng lượng dành cho con khi ở nhà. Và Dan muốn có năng lượng còn sót lại vào cuối ngày khi về nhà và để anh không bị “sụp đổ” vào ban đêm. Phản ứng của bạn đối với căng thẳng Việc bạn nhận thức được rằng hệ thống thần kinh của bạn được thiết kế để đối phó với các mối đe dọa về thể chất, nhưng bây giờ hầu như tất cả các căng thẳng của chúng ta là về mặt tinh thần. Mối đe dọa tinh thần nổi bật nhất có thể được xác định bởi cụm từ viết tắt do David Rock phát triển: SCRAF - Các mối đe dọa (hoặc những thứ được xem là mối đe dọa) ảnh hưởng đến: Vị trí của bạn (Status) - vị trí và uy tín, Sự đảm bảo chắc chắn (Certainty) - ổn định công việc, thu nhập, Tự chủ (Autonomy) - khả năng đưa ra quyết định, Quan hệ (Relatedness) - kết nối với những người khác, https://thuviensach.vn hoặc Công bằng (Fairness) - được đối xử công bằng. Nếu bạn nhận thấy rằng một tình huống sẽ đe dọa đến một hoặc nhiều hơn một trong các yếu tố này, các thông tin về tình huống đó sẽ bị coi là “nguy hiểm” - cũng giống như một con hổ răng nanh sắc nhọn đang chạy bổ đến bạn. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn trong Phần 3 và 4 lý do tại sao sự tự tin và cách bạn nhìn nhận về hành động của người khác có liên quan đến mức độ căng thẳng của bạn. Hãy nhớ rằng, bạn có hai phần trong hệ thống thần kinh của bạn phản ứng với các nhu cầu về năng lượng và sự tập trung. Hãy nghĩ về hai phần này cũng giống như hai đội thuyền viên trên một con tàu. Đội đầu tiên phản ứng với bất kì mối đe dọa tiềm tàng luôn luôn là thành viên của đội SNS. Đội này sẽ cung cấp thêm adrenaline (cảm giác như gia tăng năng lượng), theo sau là hormone phản ứng với căng thẳng khác, cortisol để bắt đầu và kéo dài phản ứng. Những thành viên này sẽ làm sáng lên trung tâm sợ hãi của bạn và chỉ đạo kiếm tìm những sự đe dọa khác và để phòng ngừa triệt để. Các thành viên này sẽ tiếp thêm nhiều oxy đến phổi trong trường hợp bạn cần phải vận động (chẳng hạn như chạy trốn khỏi con hổ răng nhọn hoắt). Bạn sẽ không để tâm đến mọi thứ khác xảy ra trong công việc và cuộc sống của bạn, và bạn sẽ hướng tất cả nỗ lực để phân tích tình hình: Có một mối nguy hiểm phải không? Điều gì bạn có thể kiểm soát và điều gì bạn không thể kiểm soát? Và sẽ cần phải bỏ ra những gì để thoát ra khỏi tình trạng này càng sớm càng tốt? Tóm lại, phản ứng của SNS là “Phản ứng trước, đặt câu hỏi sau”. Và tất cả điều này chỉ diễn ra trong vòng vài giây. Do căng thẳng liên tục, do quá nhiều thông tin và yêu cầu trong cuộc sống hiện đại, đối với nhiều người trong chúng ta, phản ứng SNS đã bắt đầu vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Theo một bài báo đăng trên tờ New York Times năm 2009: Trong hầu hết các loài động vật, một mối đe dọa nghiêm trọng sẽ dẫn đến các kích thích, đồng cảm, phản xạ ‘chiến đấu hay cao chạy’. Nhưng khi nguy hiểm đã qua, các mạch đối giao cảm làm dịu tất cả mọi thứ trở lại dần dần mức ban đầu. Tuy nhiên, ở người, bộ não có thể suy nghĩ, giải quyết quá https://thuviensach.vn