🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bí Quyết Bấm Huyệt Chữa Bệnh
Ebooks
Nhóm Zalo
Bí Quyết Bấm Huyệt Chữa Bệnh Tác giả: Katsusuke Serizawa
Người dịch: Phạm Kim Thạch
Nhà Xuất Bản Trẻ
Năm xuất bản: 2009
Ebook: HockeyQ
TVE4U
BÍ QUYẾT BẤM HUYỆT CHỮA BỆNH
BÍ QUYẾT BẤM HUYỆT CHỮA BỆNH
THƯ GIÃN GÂN CỐT DƯỠNG SINH SỨC KHỎE
Tác giả: KATSUSUKE SERIZAWA
Người dịch: PHẠM KIM THẠCH
Hiệu đính: BS. TRƯƠNG THÌN
LỜI GIỚI THIỆU
Tôi đã đọc kỹ và hân hạnh giới thiệu cùng bạn đọc Việt Nam cuốn sách Bí quyết bấmhuyệt chữa bệnh này.
Đây là một cuốn sách quý, không chỉ dành cho các chuyên gia châm cứu, bấm huyệt mà còn dành cho mọi người, mọi gia đình để có thể tự thực hành, áp dụng chữa trị được nhiều chứng bệnh.
Bí quyết bấm huyệt chữa bệnh thực sự là một cuốn sách thực hành bấm huyệt rất thực tế, cụ thể, được biên soạn, tổng hợp bởi một chuyên gia châm cứu nổi tiếng nhiều kinh nghiệm. Cuốn sách đã đưa ra rất nhiều cách trị nhiều chứng bệnh hiệu quả bằng bấm huyệt.
Ngoài các công thức huyệt, sách còn dành phần lớn cho từng huyệt một trong 200 huyệt được trình bày chính xác vị trí từng huyệt, tác dụng trị bệnh và các kỹ thuật dạy bấm huyệt đạo. 200 huyệt trên đều là các huyệt kinh điển, rất thông dụng trong châm cứu và bấm huyệt.
Không nặng về lý thuyết phức tạp, cuốn sách này mang tính thực hành cao và dễ ứng dụng; tác giả chỉ đề cập một phần về lý thuyết Đông y học và chú trọng đến cách áp dụng bấmhuyệt chữa trị cho từng lọai bệnh. Với những chỉ dẫn cụ thể và kinh nghiệm thực tiễn quí báu của cuốn sách, và với cái tâm trân trọng thương yêu người bệnh, hãy chú tâm truyền lực vào những ngón tay vào các huyệt đạo như truyền tâm lực của mình vào. Chắc chắn sẽ mang đến nhiều kết quả diệu kỳ.
Tôi còn muốn tỏ lòng ngưỡng mộ đối với tác giả, dịch giả, với công ty First News - Trí Việt và Nhà xuất bản Trẻ đã nỗ lực phổ biến tài liệu quý báu này.
Bác sĩ Trương Thìn
Nguyên Viện Trưởng Viện Y Dược Học Dân Tộc TP. HCM
Phó Chủ Tịch Hội Châm Cứu Việt Nam
CÁCH SỬ DỤNG SÁCH
Trọng tâm của bộ sách này là Phương pháp trị liệu Đông Y đối với 200 huyệt đạo chủ yếu,
thuyết trình về triệu chứng và liệu pháp huyệt đạo đối với các căn bệnh khác nhau. Căn cứ vào tiêu đề (từng phần, từng bài), người đọc sẽ tra ra các căn bệnh hoặc triệu chứng bệnh cần chữa trị, rồi nghiên cứu phần “Liệu pháp huyệt đạo” để có thể trị liệu tại gia đình.
Phần sau của quyển sách giải thích tường tận bộ vị từng huyệt đạo của 200 huyệt đạo nói trên từ nguồn gốc tên gọi cho đến vị trí và hiệu quả trị liệu, giúp cho người đọc hiểu biết sâu sắc, tỉ mỉ về liệu pháp huyệt đạo. Nhờ thế, quyển sách này sẽ giúp ích rất nhiều cho những người muốn sử dụng liệu pháp huyệt đạo vào việc chữa trị bệnh tật và cải thiện tình trạng sức khỏe một cách có hiệu quả.
Các huyệt đạo trong phần đầu bộ sách này được ký hiệu theo số thứ tự từ 1 đến 200 và những ký hiệu ấy vẫn được giữ nguyên thứ tự trong phần sau (tức là phần "Thuyết minh chi tiết về 200 huyệt đạo quan trọng”). Muốn tìm hiểu một cách tỉ mỉ, sâu sắc về các vấn đề liên quan đến một huyệt đạo nào đó, chỉ cần biết số ký hiệu của nó thì sẽ lập tức tra ra số trang sách giải thích về nó.
Tóm lại, bộ sách này được chia làm hai phấn chính, nội dung của mỗi phần được trình bày như dưới đây:
A. Phần đầu: Triệu chứng và liệu pháp huyệt đạo đối với từng căn bệnh cụ thể ở các bộ phận trong toàn cơ thể, gồm các nội dung sau:
- Triệu chứng và nguyên nhân.
- Trọng tâm trị liệu.
- Các huyệt đạo quan trọng liên quan (chú thích vị trí huyệt đạo trên hình vẽ).
- Phương pháp trị liệu (trình bày cụ thể tác dụng, vị trí và phương pháp trị liệu đối với từng huyệt đạo, có hình vẽ hướng dẫn).
B. Phần thứ hai: Giải thích tường tận kèm theo hình vẽ minh họa cụ thể bộ vị của 200 huyệt đạo chủ chốt trên cơ thể và những kiến thức cơ bản đối với từng huyệt đạo (giải thích, cách tìm huyệt đạo và hiệu quả trị liệu).
Một số huyệt đạo có nhiều tên gọi, thì lấy tên thường dùng, các tên khác cũng được nêu ra để tiện sử dụng.
Phần A. PHƯƠNG PHÁP BẤM HUYỆT CHỮA TRỊ CÁC CHỨNG BỆNH THƯỜNG GẶP
Phần 1. TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TRÊN TOÀN CƠ THỂ
Trường hợp 1. CƠ THỂ MỎI MỆT, ĐAU NHỨC
I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Toàn thân có biểu hiện nhức mỏi, đau ê ẩm sau khi vận động hoặc làm việc quá nặng nhọc, chủ yếu là do cơ bắp hoạt động quá sức gây nên. Thông thường chỉ cần nghỉ ngơi thoải mái, tắm rửa, ngủ sâu một giấc là sức khỏe được phục hồi. Nhưng khi toàn thân có cảm giác đau nhức, mệt mỏi kéo dài mấy ngày liền mà không rõ nguyên nhân, thì nhất định đó là triệu chứng ban đầu của một số bệnh nội tạng, nên đi bác sĩ để được kiểm tra, chữa trị. Ngoài ra cảm giác thân thể mệt mỏi còn do tâm trạng buồn phiền, hoặc tinh thần bất an gây ra.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Căm cứ vào nguyên nhân gây bệnh và những bộ phận cơ thể phát sinh triệu chứng mà có phương pháp trị liệu khác nhau. Thí dụ: nhức mỏi ở lưng và thắt lưng, trước hết tiến hành ấn lên huyệt Thiên trụ ở cổ, Thân trụ, Can du ở lưng, Chí thất, Thận du ở vùng thắt lưng. Ấn lên các huyệt Đản trung (còn gọi là Chiên trung, Thiện trung), Kỳ môn, Trung quản, Hoang du (còn gọi là Dục du), Đại cự, Cư liêu... ở vùng ngực, bụng cũng rất hiệu quả. Nếu cánh tay đau nhức thì ấn lên các huyệt Dương trì, Khúc trì, Hợp cốc, Nội quan…; nếu chân đau nhức thì ấn lên các huyệt Túc tam lý, Ân môn (còn gọi là Yên môn), Trúc tân, Tam ân giao... sẽ có hiệu quả. Ấn huyệt Dũng tuyền ở bàn chân cùng với massage lòng bàn chân sẽ tiêu trừ cảm giác nhức mỏi toàn cơ thể.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU ▼ HUYỆT THIÊN TRỤ
- Tác dụng: Tiêu trừ chứng nhức mỏi vùng cổ, làm cho tinh thần sảng khoái.
- Vị trí: Hai huyệt nằm ngay mi tóc, bên ngoài hai thớ cơ lớn, đối xứng nhau qua chỗ lõmsau gáy.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai bàn tay ôm hai bên đầu người bệnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Thiên trụ của người bệnh; kích thích cho máu huyết lưu thông khắp phần đầu và cơ thể, làm tiêu trừ chứng nhức mỏi vùng cổ. Tiếp đó, ấn lên các huyệt đạo vùng lưng như huyệt Thân trụ… sẽ có hiệu quả làm tiêu trừ chứng nhức mỏi toàn thân.
▼ HUYỆT THẬN DU
- Tác dụng: Là huyệt đạo đặc biệt quan trọng trong việc tiêu trừ chứng đau nhức vùng thắt lưng.
- Vị trí: Nằm ở eo lưng, ngang với đầu xương sườn thấp nhất, hai huyệt đối xứng và cách xương sống chừng 1,5 đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên cạnh, chóm người về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Thận du của người bệnh; làm tiêu trừ chứng đau nhức ở vùng thắt lưng và cả lưng. Cũng dùng phưong pháp ấy bấm lên các huyệt vùng bụng như huyệt Chí thất... càng thêm hiệu quả.
▼ HUYỆT TÚC TAM LÝ
- Tác dụng: Ngoài khả năng tiêu trừ nhức mỏi của chân còn làm tăng sức hoạt động toàn cơ thể.
- Vị trí: Nằm phía ngoài xương ống chân, phía dưới đầu gối chừng ba đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ giữa hai chân người bệnh, hai tay ôm hai bắp chân dưới, đầu hai ngón tay cái ấn lên hai huyệt Túc tam lý của người
bệnh, tiêu trừ không chỉ chứng nhức mỏi đôi chân, mà cả toàn thân. Đối với bệnh đã thành mạn tính, dùng liệu pháp châm cứu huyệt đạo này cũng hiệu quả. Người bệnh có thể ngồi trên ghế, ấn vào huyệt này để tự chữa trị cho mình.
▼ HUYỆT DŨNG TUYỀN:
- Tác dụng: Tiêu trừ mỏi mệt toàn thân, giảm stress.
- Vị trí: Nằm giữa gót trước lòng bàn chân, ngay chỗ lõm giữa cơ gan chân trong và cơ gan chân ngoài.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp, co hai cảng chân để đưa cao hai bàn chân lên; người trị liệu quỳ phía dưới chân, bán tay đỡ má ngoài chân người bệnh, đầu hai ngón tay cái ấn mạnh lên hai huyệt Dũng tuyền; giúp cho máu huyết lưu thông, tiêu trừ chứng nhức mỏi, hàn lạnh chân và giảm stress. Người bệnh có thể ngồi trên ghế, tự ấn lên Huyệt đạo ấy để chữa trị cho mình.
▼ HUYỆT CƯ LIÊU:
- Tác dụng: Tiêu trừ chứng nhức mỏi ở chân và vùng thắt lưng.
- Vị trí: Hai huyệt hai bên ở phía trước bụng và hơi thấp hơn hai đầu khớp xương hông.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm người về phía mặt người bệnh, hai tay ôm hai đùi, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn vào hai huyệt Cư liêu của người bệnh để trị liệu. Kết hợp với biện pháp massage, xoa bóp nhẹ nhàng từ huyệt đạo ấy xuôi xuống chân càng thêm hiệu quả.
▼ HUYÊT ÂN MÔN (CÒN GỌI LÀ HUYỆT YÊN MÔN):
- Tác dụng: Có hiệu quả đặc biệt trong việc chữa trị chứng phù chân do đau nhức. - Vị trí: Nằm phía dưới điểm trung tâm mặt sau đùi gần một đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ giữa hai chân người bệnh, hai tay ôm hai bên đùi, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn mạnh lên hai huyệt Ân môn cùa người bệnh để trị
liệu.
Trường hợp 2. CHÓNG MẶT, CHOÁNG VÁNG KHI ĐỨNG LÊN ĐỘT NGỘT
I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Có rất nhiều triệu chứng, như toàn thân choáng váng lảo đảo, mất thăng bằng khi quá mệt mỏi hoặc đau đầu chóng mặt vì bị bệnh. Nguyên nhân chủ yếu của chứng đau đầu chóng mặt là do khí huyết lưu thông không được bình thường, tức là khi bệnh cao huyẽt áp, huyết áp thấp, xơ cứng động mạch xảy ra... thì dễ đau đầu chóng mặt. Triệu chứng “choáng váng chóng mặt" còn do tuyến dịch Lim-pha bên trong lỗ tai tuần hoàn không tốt gây nên.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Trước hết, ấn nhiều lần lên các huyệt Bách hội, Khiếu âm, Giác tôn, Ế phong trên đầu và các huyệt Thiên trụ, Phong trì, Hoàn cốt ở cổ... để phục hồi sự lưu thông tuần hoàn của khí huyết. Đối với chứng chóng mặt hoa mắt mạn tính thì châm cứu vào các huyệt Thiên trụ và Phong trì rất hiệu quả.
Ngoài ra, ấn mạnh lên các huyệt Kiên tỉnh, Tâm du, Can du, du, Thận du, Cưu vĩ, Trung quản, Hoang du; hoặc ấn nhiều lần lên các huyệt Thái khê, Túc tam lý ở chân, Khúc Trì huyệt ở tay…cũng rất hiệu quả.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU ▼ HUYỆT KHIẾU ÂM
- Tác dụng: Kích thích cho máu huyết phần đầu tuần hoàn và lưu thông.
- Vị trí: Hai huyệt hai bên đầu, nằm ngay sau lỗ tai.
- Phương pháp trị liệu: Người bệnh ngổi thẳng; người trị liệu đứng phía sau, dùng đầu hai ngón tay trỏ ấn mạnh lên hai huyệt Khiếu âm của người bệnh; sau đó lại tiếp tục ấn lên các huyệt Ê phong, Giác tôn xung quanh tai sẽ giúp cho máu huyết phần đầu tuần hoàn lưu thông tốt; tiêu trừ chứng ù tai, nặng tai, nghễnh ngãng.
▼ HUYỆT PHONG TRÌ
- Tác dụng: Rất hiệu quả trong việc tiêu trừ chứng đau đầu chóng mặt và cảm giác khó chịu trên đầu.
- Vị trí: Hai huyệt nằm trên mí tóc, bên ngoài hai thớ cơ lớn, đối xứng và cách chỗ lõm sau gáy chừng hai đốt ngón tay (nằm phía ngoài và cao hơn huyệt Thiên trụ).
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai tay ôm hai bên đầu người bệnh, hai đầu ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Phong trì, có hiệu quả giải trừ chứng đau đầu chóng mặt, hoa mắt và các cảm giác khó chịu trong đầu.
▼ HUYỆT BÁCH HỘI
- Tác dụng: Rất hiệu quả trong việc chữa trị chứng đau đầu, ù nặng tai.
- Vị trí: Nằm giữa đỉnh đầu, ngay tại giao điểm cùa đường thẳng nối hai tai và đường thằng giữa hai lông máy ra sau gáy.
- Phương pháp trị liệu: Người bệnh ngồi thẳng; người trị liệu đứng sau lưng, hai tay ôm hai bên đầu, đầu hai ngón tay cái ấn nhẹ lên huyệt Bách hội của người bệnh, làm tiêu trừ chứng đau đầu, ù tai, nặng tai và cảm giác khó chịu toàn thân.
▼ HUYỆT TÀM DU
- Tác dung: Rất hiệu quà trong việc chữa trị chứng đau đầu chóng mặt do máu huyét tuân hoàn không lưu thông, choáng váng khi đứng lên đột ngột (hiện tượng rỗi loạn tiên đinh).
- VỊ tri: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống thứ 5 chửng 1,5 đốt ngón tay, nàm phía
trong xương bá vai.
- Phưong pháp trị liệu: Đề người bệnh nàm sấp; người trị liệu quỷ bên hông người bệnh, chóm vé phia trước, hai bòn tay ôm hai bên lưng, đâu hai ngón tay cái án lên hai huyệt Tâm du cùa ngưòi bệnh, kich thích máu huyẽt lưu thông tuân hoàn, tiêu trừ chứng đau đâu chóng mặt. Két họp với việc ấn lên các huyệt Kiên tinh, Can du, Thận du sẽ càng hiệu quà.
▼ HUYỆT THÁI KHÊ
- Tac dụng: Giài trù chứng đau đâu chóng một vò cám giác tâm thân bân logn do bệnh gây nên.
- Vị tri: Nàm ngay phía sau mắt cá chân trong.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nàm ngửa, hơi dang hai chân; người trị liệu quỷ phía dưói chân người bệnh, hai tay nắm hai cồ chân, đáu hai ngón tay cái ấn lên hai huyệt Thái khê
của người bệnh, làm tiêu trừ chứng đau đáu chóng một và cám giác tâm thán bán loạn; có hiệu quà chứa trị các chứng bệnh do máu huyết lưu thông tuân hoán không tót gây nên.
BỆNH MEI-NIR-MIN
Triệu chứng khi hoa mát chóng mặt mà thấy xung quanh quay cuồng đảo lộn, kèm theo là các triệu chứng ù tai, nặng tai, buôn nôn, ói mửa, toát mổ hôi lạnh... được gọi là triệu chứng bệnh Mei-nir-min; căn bệnh mà có tất cả các triệu chứng trên hoặc chỉ một phán thì cũng đều gọi là bệnh Mei-nir-min.
Khi các triệu chứng bệnh phát sinh, ấn lèn các huyệt Thiên trụ, Phong trì, Hoàn cốt ờ phía sau cổ và Khiếu âm sau tai sẽ chê ngự được. Điéu đặc biệt là các huyệt đạo này đéu nằm ở những vị trí mà người bệnh có thể tự mình bấm huyệt được; chú ý giữ người bệnh trong mỏi trường yên tĩnh, mát mẻ và kết hợp bấm huyệt với massage để có hiệu quả cao hơn.
Trường hợp 3. SUNG HUYẾT ĐẦU, TAY CHÂN HÀN LẠNH I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Mặt đỏ bừng khi ngượng ngập là do tinh thần quá hưng phấn hoặc do hệ thần kinh không tự chủ được gây nên sự biến đổi của cơ thể. Triệu chứng mặt đỏ bừng của bệnh cao huyết áp là do huyết áp hoặc do sự tuần hoàn của máu huyết không bình thường gây nên; đặc trưng của trường hợp này là đầu và mặt bị sung huyết nhưng tay chân thì hàn lạnh. Phụ nữ bị bệnh phụ khoa như trở ngại chu kỳ kinh nguyệt cũng có hiện tượng mặt đỏ.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Trạng thái đầu sung huyết, tay chân hàn lạnh đồng thời hoặc luân phiên xảy ra, trong Đông Y gọi là “Thượng Nhiệt, hạ hàn”; nguyên nhân là do lượng khí huyết tuần hoàn của toàn cơ thể chỉ tập trung ở nửa thân trên, làm cho đầu bị sung huyết, còn nửa thân dưới khí huyết không đủ nên bị hàn lạnh. Mục đích của liệu pháp bấm huyệt là làm cho lượng khí huyết dư thừa ở nửa thân trên chảy xuống nửa thân dưới.
Chữa trị triệu chứng này tại gia đình rất đơn giản, chỉ cần ngâm chân vào nước nóng hoặc dùng vải ấm ủ đôi chân. Đầu bị sung huyết hì ấn vào huyệt Thiên trụ, Phong trì; để thúc đẩy máu huyết tuần hoàn lưu thông trên toàn cơ thể thì ấn huyệt Tâm du Tam tiêu du, Thiên trung, Đại cự… sẽ có hiệu quả. Để trị liệu chứng tay chân hàn lạnh chỉ cần ấn mạnh nhiều lần lên các huyệt Trúc tân, Chiếu hải là có hiệu quả.
III. CÁC HUYỆN ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU ▼ HUYỆT PHONG TRÌ
- Tác dụng: Thúc đẩy máu huyết trên đầu tuần hoàn lưu thông, tiêu trừ cảm giác khó chịu do tụ huyết gây nên.
- Vị trí: Hai huyệt nằm trên mi tóc, bên ngoài hai thớ cơ lớn, đối xứng và cách chỗ lõm sau gáy chừng hai đốt ngón tay (nằm phía ngoài và cao hơn huyệt Thiên trụ).
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai tay ôm hai bên đầu người bệnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn nhẹ và day lên hai huyệt Phong trì của người bệnh, thúc đẩy máu huyết lưu thông tuần hoàn, tiêu trừ cảm giác khó chịu do sung huyết đầu gây nên. Ấn thêm các huyệt Bách hội, Thiên trụ lại càng hiệu quả.
▼ HUYỆT ĐẠI CỰ
- Tác dụng: Làm khí huyết lưu thông tuân hoàn, tiêu trừ chứng hàn lạnh nửa thân dưói.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Nhâm mạch chửng 2 đốt ngón tay, nằm trên đường thẳng vuông góc với Nhâm mạch ở phía dưới rốn chừng 2 đốt ngón tay (dưái huyệt Thiên khu 2 đốt ngón tay).
- Phương pháp trị liệu: Đề người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi người bệnh, chồm về phía trước, hai bàn lay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Đại cự của người bệnh, thúc đẩy khí huyết lưu thông tuân hoàn, tiêu trừ chứng hàn lạnh nửa thân dưới. Ấn thêm các huyệt đạo khác vùng ngực và bụng của người bệnh, càng có hiệu quả. Chú ý không được dùng sức quá mạnh khi bấm huyệt trị liệu.
▼ HUYỆT ĐẢN TRUNG (CÒN GỌI LÀ CHIÊN TRUNG, THIỆN TRUNG)
- Tác dụng: Có hiệu quả tiêu trừ chứng khó thở và cám giác khó chịu do sung huyết đầu gây nên.
- Vị trí: Nằm trên xương ức, chính giữa đường thẳng nối liền hai núm vú (nam), ngang xương sườn số 4 (nữ).
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi người bệnh, chồm vê phía trước, hai bàn tay úp lên nhau, dùng đầu ngón tay giữa ấn lên huyệt Đán trung của người bệnh nhiều lần, làm tiêu trừ chứng khó thở và cảm giác khó chịu do sung huyết đầu
gây nên.
▼ HUYỆT TAM TIÊU DU
- Tác dụng: Là nguồn điều tiết năng lượng, làm cho máu huyết lưu thông tuần hoàn, tiêu trừ chứng sốt nóng và hàn lạnh trong cơ thể.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống thứ nhất của eo lưng chừng 2 đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi người bệnh, chồm về phía trước, hai tay ôm hai bên eo lưng, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Tam tiêu du của người bệnh; đó chính là huyệt đạo sàn sinh nhiệt lượng cung cấp cho cơ thể, nó có quan hệ tới sự điều tiết tuần hoàn máu huyết toàn thân, tiêu trừ triệu chứng sốt nóng hoặc hàn lạnh.
▼ HUYỆT TRÚC TÂN:
- Tác dụng: Thúc đẩy máu huyết tuần hoàn lưu thông, tiêu trừ chứng hàn lạnh nửa phần thân dưới.
- Vị trí: Nằm phía trong xương cẳng chân, bên trên mắt cá trong chừng 5 đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Người bệnh nằm ngửa, hai chân hơi dang ra; người trị liệu quỳ phía dưới chân người bệnh, hai tay ôm hai cẳng chân, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Trúc tân trên hai chân người bệnh; ấn thêm huyệt Tam âm giao nằm ở phía dưới huyệt Trúc tân, sẽ càng thêm hiệu quả trong việc thúc đẩy khí huyết trong chân lưu thông thuận lợi, tiêu trừ chứng hàn lạnh.
▼ HUYỆT CHIẾU HẢI:
- Tác dụng: Có hiệu quả tiêu trừ chứng hàn lạnh trên cơ thể người phụ nữ do bệnh phụ khoa gây nên.
- Vị trí: Nằm ở chỗ lõm phía dưới mắt cá chân trong.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía dưới chân người bệnh, bàn tay nắm chặt gót chân, ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt Chiếu hải của người bệnh, làm cho khi huyết lưu thông tuần hoàn; có hiệu quả đặc biệt tiêu trừ triệu chứng hư lạnh, sung huyết do bệnh phụ khoa gây nên trong thời kỳ hành kinh của phụ nữ.
Trường hợp 4. CHỨNG CAO HUYẾT ÁP
I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Triệu chứng của bệnh cao huyết áp là huyết áp tối đa cao trên 160 — mmHg, hoặc huyết áp tối thiểu cao trên 95 mmHg liên tục xảy ra, thỉnh thoảng cảm thấy bị sung huyết hoặc toàn thân mỏi mệt, nôn nao khó chịu, đầu đau nhức, hai bả vai tê mỏi. Điều khá nguy hiểm là cho đến khi bệnh đã khá nặng mà rất nhiều bệnh nhân vẫn không tự phát hiện ra.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
- Khi đầu đau buốt, hoa mắt chóng mặt, chân tay tê liệt, buồn nôn, tức ngực khó thở thì nhất thiết phải điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Ngoài ra, khi gặp các trường hợp: mệt mỏi kéo dài, đầu bị sung huyết, vùng cổ và vai nhức mỏi thì cần tiến hành trị liệu lên các huyệt đạo có quan hệ. Quan trọng nhất là phải tiêu trừ chứng phù nề phía sau đầu và nhức mỏi cổ; thứ đến là phải phòng ngừa hiện tượng tay chân hàn lạnh, để tránh sung huyết nửa thân trên. Các huyệt đạo quan trọng cần phải trị liệu là Bách hội ở trên đầu; Thiên trụ, Thiên đỉnh ở cổ; Nội quan, Hợp cốc ở tay; Tam lý, Dũng tuyền, Nội dũng tuyền ở chân.... Ngoài những huyệt đạo ấy thì ấn lên huyệt Kiên tỉnh, các huyệt Quyết âm du đến Thận du ở lưng và Đại cự ở bụng... cũng rất có hiệu quả.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU ▼ HUYỆT BÁCH HỘI
- Tác dụng: Là huyệt đạo chủ yếu tiêu trừ các chứng đau đầu, nặng đầu.
- Vị trí: Nằm giữa đỉnh đầu, ngay tại giao điểm của đường thẳng nối hai tai và đường thẳng giữa hai lông mày ra sau gáy.
- Phương pháp trị liệu: Người bệnh ngồi thẳng; người trị liệu ở phía sau hai tay ôm hai bên đầu, đầu hai ngón tay cái ấn nhè nhẹ lên huyệt Bách hội của người bệnh sẽ tiêu trừ cảm giác nôn nao khó chịu toàn cơ thể; rất hiệu quả chữa trị chứng đau đầu, nặng đầu, chóng mặt buôn nôn do huyết áp không bình thường gây nên.
▼ HUYỆT HỢP CỐC
- Tác dụng: Tiêu trừ chứng nôn nao khó chịu hoặc cảm giác mất hết sức lực. - Vị trí: Nằm trên mu bàn tay, ngay giữa ngón cái và gốc ngón tay trỏ.
- Phương pháp trị liệu: Một tay của người trị liệu nắm lấy cổ tay người bệnh như tư thế bắt tay, đầu ngón tay cái ấn mạnh lên huyệt Hợp cốc, không chỉ tiêu trừ chứng đau đầu, nặng đầu, nôn nao khó chịu, cảm giác mất hết sức lực mà còn trị liệu chứng xuất huyết đáy mắt do cao huyết áp gây nên.
▼ HUYỆT THẬN DU
- Tác dụng: Tiêu trừ chứng đau nhức vùng lưng và eo.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Nhâm mạch chừng hai đốt ngón tay, ngang đầu mút xương sườn dưới cùng.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp, người trị liệu quỳ bên đùi người bệnh, chồm về phía trước, hai tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Thận du của người bệnh, tiêu trừ chứng đau nhức lưng và vùng eo lưng. Tiến hành bấm huyệt kết hợp với massage từ huyệt Quyết âm du, Tâm du, Can du cho đến Thận du sẽ càng hiệu quả.
▼ HUYỆT THIÊN ĐỈNH
- Tác dụng: Là huyệt đạo chủ yếu điều tiết tuần hoàn khí huyết, tiêu trừ chứng nhức mỏi vùng cổ và vai.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng hai bên và nằm thấp hơn yết hầu một đốt ngón tay, sát sau cơ cổ.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau lưng người bệnh, một tay giữ vai người bệnh, còn đâu ngón trỏ của tay kia ấn và day nhẹ lên huyệt Thiên đỉnh của người bệnh. Đây là huyệt đạo phân bổ rất nhiều mạch máu và dây thần kinh liên kết buồng tim với đầu, là huyệt đạo trọng yếu điều tiết sự tuần hoàn khí huyết, giải trừ chứng nhức mỏi vùng cổ và vai.
▼ HUYỆT NỘI DŨNG TUYỀN
- Tác dung: Có tác dụng làm giảm tình trạng cao huyết áp.
- Vị trí: Nằm trong lòng bàn chân, ngay chỗ lõm phía dưới khối cơ gan chân trong, trên đường thẳng nối ngón cái với gót chân, cách đầu ngón chân cái chừng 1/3 chiều dài bàn chân.
- Phương pháp trị liệu: Người bệnh nằm sấp, co hai cẳng chân, đưa hai bàn chân lên;
người trị liệu dùng hai nắm đấm của mình thay nhau gõ nhẹ 100 lần lên huyệt Nội dũng tuyền sẽ làm giảm tình trạng cao huyết áp.
Người bệnh có thể ngồi trên ghế, dùng biện pháp ấy đề tự chữa trị.
Dùng ngón tay cái day ấn mạnh xung quanh huyệt Dũng tuyên sẽ có tác dụng thúc đẩy máu huyết lưu thông tuần hoàn.
Trường hợp 5. CHỨNG HUYẾT ÁP THẤP
I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Tình trạng, huyết áp tối đa chỉ từ 100 đến 110 mmHg trở xuống là triệu chứng của bệnh huyết áp thấp. Có thể phân ra ba loại bệnh huyết áp thấp như sau: một là do một số bệnh tật khác gây nên, hai: huyết áp thấp cấp tính như khi ngủ thì huyết áp bình thường, nhưng khi tỉnh dậy thì huyết áp tụt xuống đột ngột và ba là bệnh huyết áp thấp bẩm sinh.
Bệnh huyết áp thấp bẩm sinh được cho là có liên quan trực tiếp tới thể chất người bệnh, mà đi đôi với nó là chứng toàn thân mệt mỏi cảm giác kiệt sức, dễ bị hoa mắt, chóng mặt và các chứng bệnh đau đầu mạn tính, bả vai nhức mỏi, hông muốn ăn uống, tay chân hàn lạnh...
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Khi xảy ra tình trạng huyết áp bị thấp liên tục thì trước hết là phải tập trung chữa trị căn bệnh là nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp huyết áp thấp cấp tính hay là bị bệnh bẩm sinh thì tiến hành biện pháp trị liệu huyệt đạo để song song chữa trị rất có hiệu quả.
Khi có triệu chứng nặng đầu, đau đầu thì tỉ mỉ ấn lên các huyệt Bách hội, Thiên trụ, đồng thời tiến hành xoa bóp từ huyệt Thiên trụ, đến huyệt Kiên tĩnh, làm cho khí huyết lưu thông, tiêu trừ nhức mỏi vai và triệu chứng hoa mắt, chóng mặt. Ấn lên các huyệt đạo, huyết âm du ở lưng; Thận du ở eo, Đản trung (Chiên trung, Thiện trung), Hoang du (Dục du), Trung quản, Đại cự ở bụng; Khích môn ở tay; Tam âm giao ở chân… cũng rất có hiệu quả.
Ấn lên các huyệt Cách du ở lưng; Thần môn ở tay; Âm lăng tuyền ở chân sẽ tiêu trừ chứng hàn lạnh tay chân. Đối với các triệu chứng thần kinh như mất ngủ, nôn nao khó chịu thì ấn lén huyệt Chiếu hải sẽ có hiệu quả.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU ▼ HUYỆT QUYẾT ÂM DU
- Tác dụng: Thúc đầy khí huyết lưu thông tuần hoàn, giải trừ triệu chứng cơ thể nhức mỏi, tay chân hàn lạnh.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ tư chừng 2 đốt ngón tay, nằmbên trong xương bả vai.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ sát bên hông, đầu hai ngón tay cái ấn và day hơi mạnh lên huyệt Quyết âm du của người bệnh, làm cho khí huyết lưu thông tuân hoàn, tiêu trừ chứng nhức mỏi và hư lạnh của cơ thể. Để trị liệu bệnh huyết áp thấp thì tỉ mỉ ấn từ huyệt Quyết âm du đến huyệt Thận du sẽ rất có hiệu quả.
▼ HUYỆT HOANG DU
- Tác dụng: Tiêu trừ chứng nhức mỏi mạn tính do bệnh huyết áp thấp gây ra. - Vị trí: Hai huyệt nằm đối xứng qua rốn và cách rốn chừng một đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, ngón tay trỏ và giữa của hai bàn tay người trị liệu khép chặt lại, lấy đầu ngón tay giữa làm trung tâm cùng lúc ấn lên hai huyệt Hoang du của người bệnh; tiêu trừ chứng nhức mỏi mạn tính mà người bị bệnh huyết áp thấp thường gặp phải và chứng sung huyết đầu, hàn lạnh chân tay đi kèm. Huyệt đạo này nằm ở giữa bụng, cần lưu ý dùng sức vừa phải, ấn lõm lớp mỡ bụng là được.
▼ HUYỆT BÁCH HỘI
- Tác dụng: Tiêu trừ các triệu chứng choáng, hoa mắt chóng mặt khi đứng lên đột ngột (hiện tượng rối loạn tiền đình) hoặc nhức đầu, nặng đầu do bệnh huyết áp thấp gây nên.
- Vị trí: Nằm giữa đỉnh đầu, ngay tại giao điểm của đường thẳng nối hai tai và đường thẳng giữa hai lông mày ra sau gáy.
- Phương pháp trị liệu: Người bệnh ngồi thằng, người trị liệu đứng phía sau, hai bàn tay ôm chặt đầu người bệnh, đầu hai ngón tay cái ấn thẳng xuống huyệt Bách hội của người bệnh, đề tiêu trừ tình trạng nhức đầu, nặng đầu, hoa mắt chóng mặt... do huyết áp thấp gây nên; và
tiêu trừ cả cảm giác nôn nao khó chịu trên toàn bộ cơ thể. ▼ HUYỆT THIÊN TRỤ
- Tác dụng: Thúc đẩy khí huyết trên đầu lưu thông tuần hoàn, tiêu trừ chứng căng cơ cổ.
- Vị trí: Hai huyệt nằm ngay mí tóc, bên ngoài hai thớ cơ lớn, đối xứng nhau qua chỗ lõmsau gáy.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai bàn tay ôm chặt đầu người bệnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Thiên trụ của người bệnh, để thúc đẩy sự tuần hoàn khí huyết vùng đầu và toàn cơ thể, tiêu trừ chứng đau nhức vùng cổ. Massage từ huyệt Thiên trụ đến huyệt Kiên tỉnh sẽ giải trừ được cảm giác khó chịu do chứng nặng đâu và đau nhức bả vai gây ra.
▼ HUYỆT THẦN MÔN
- Tác dụng: Tiêu trừ chứng hư lạnh ở tay, và cảm giác nóng bỏng trên mặt. - Vị trí: Nằm ngay nơi cố tay, giáp với cạnh bàn tay, về phía gốc ngón tay út.
- Phương pháp trị liệu: Người bệnh ngửa bàn tay đưa ra phía trước; bàn tay người trị liệu đỡ phía dưới và nắm lấy cổ tay người bệnh, đầu ngón tay cái ấn mạnh lên huyệt Thân môn, sẽ tiêu trừ chứng hàn lạnh tay và cảm giác nóng bỏng trên mặt. Biện pháp này cũng có hiệu quả đối với các chứng bệnh của hệ tuần hoàn.
▼ HUYỆT CHIẾU HẢI
- Tác dụng: Có hiệu quả đặc biệt trong việc thúc đẩy máu huyết lưu thông tuần hoàn, giải trừ chứng hàn lạnh chân tay và trị liệu các chứng bệnh thần kinh.
- Vị trí: Nằm ở chỗ lõm ngay phía dưới mắt cá chân trong.
- Phương pháp trị liệu: Bàn tay người trị liệu nắm dưới gót chân người bệnh theo hướng mũi chân, đầu ngón tay cái ân mạnh lên huyệt Chiếu hải của người bệnh, có tác dụng thúc đẩy khí huyết lưu thông tuần hoàn; tiêu trừ rất hiệu quả triệu chứng mất ngủ hoặc cảm giác thần kinh nôn nao khó chịu do bệnh huyết áp thấp gây nên. Ấn thêm các huyệt Tam túc lý, Thái khê, Tam âm giao, Am lăng tuyền... càng có hiệu quả.
Trường hợp 6. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Thân thể mỏi mệt, mất sức mà không rõ nguyên nhân, tuy ăn uống vẫn đầy đủ chất nhưng ngày càng phù thủng, nước tiểu nhiều, luôn khát nước, đó chính là triệu chứng của bệnh đái tháo đường.
Nguyên nhân chính gây nên bệnh đái tháo đường là vì chất insulin do tụy tiết ra không đủ để biến tất cả thành phần đường trong cơ thể thành năng lượng. Ngoài ra thì uống rượu quá nhiều, quá lao lực, chịu quá nhiều áp lực hoặc quá béo phì… cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh đái tháo đường.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Nếu chỉ dựa vào liệu pháp bấm huyệt thì không thể trực tiếp thúc đẩy tụy tiết ra nhiều chất insulin; vì thế liệu pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ, với mục đích là giúp cho chức năng tụy hoạt động tốt, làm giảm bớt các triệu chứng của đái tháo đường.
Để thực hiện mục đích ấy, ấn lên hai huyệt Tỳ du trên lưng; Tam âm giao, Địa cơ của chân… sẽ có hiệu quả. Để thúc đẩy sự hoạt động của các cơ quan nội tạng, tiến hành ấn lên các huyệt từ Can du đến Vị du, Thận du; từ Trung quản đến Thiên khu, Đại cự. Để trị liệu chứng toàn thân nhức mỏi, tâm thành hoang mang bấn loạn thì ấn huyệt Thiên trụ trên đầu. Trị chứng tay chân bủn rủn, tê mỏi thì bấm các huyệt Khúc trì, Âm lăng tuyền, Túc tam lý…
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU
▼ HUYỆT TỲ DU
- Tác dụng: Là huyệt đạo quan trọng trong việc thúc đẩy chức năng hoạt động của tụy, để khắc phục các triệu chứng của bệnh đái tháo đường.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ 11 chừng 1,5 đốt ngón tay, ngay giữa lưng.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên hông người bệnh, chồm về phía trước, hai bàn tay đè lên lưng người bệnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn hơi mạnh lên hai huyệt Tỳ du của người bệnh, để thúc đẩy chức năng hoạt động của tụy, khắc phục các triệu chứng của bệnh đái tháo đường. Kết hợp ấn lên huyệt Vị du phía dưới huyệt Tì du, có tác dụng điều chỉnh chức năng hoạt động của dạ dày, giúp trị liệu càng hiệu quả.
▼ HUYỆT THIÊN KHU
- Tác dụng: Thúc đầy chức năng hoạt động của hệ thống tiêu hóa và hệ thống tiết niệu.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua rốn và cách rốn chừng 2 đốt ngón tay (phía ngoài huyệt Hoang du một đốt ngón tay).
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên cạnh đùi người bệnh, chồm vế phía trước, cả ba ngón tay trỏ, giữa và vô danh (ngón tay đeo nhẫn) trên hai bòà tay người trị liệu khép chặt với nhau, dùng sức vừa phải cùng lúc ấn lún vào lớp mỡ bụng phía trên huyệt Thiên khu của người bệnh, có hiệu quả thúc đẩy sự hoạt động của hệ thống tiêu hóa và hệ thống tiết niệu. Ấn thêm lên các huyệt Thủy phân và Thủy đạo quanh huyệt Thiên khu sẽ có hiệu quả trị liệu chứng đái rắt, đái nhiều.
▼ HUYỆT KHÚC TRÍ:
- Tác dụng: Tiêu trừ cảm giác khó chịu, đau cổ họng, luôn khát nước.
- Vị trí: Nằm ở chỗ lõm bên ngoài khớp khuỷu tay phía ngón cái, cuối nếp nhăn phía ngoài khi gập cánh tay lại.
- Phương pháp trị liệu: Lòng bàn tay người trị liệu đỡ khuỷu tay người bệnh, đầu ngón tay cái gập vào ấn mạnh vào huyệt Khúc trì của người bệnh; có hiệu quả trị liệu các triệu chứng đau cổ họng; đặc biệt là chứng đau rát cổ họng, luôn khát nước và cảm giác khó chịu do bệnh đái tháo đường gây nên.
▼ HUYỆT ĐẠI CỰ:
- Tác dụng: Điều chỉnh chức năng hoạt động của Vị Tràng (dạ dày và ruột).
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Nhâm mạch chừng 2 đốt ngón tay, nằm trên đường thẳng vuông góc với Nhâm mạch ở phía dưới rốn chừng 2 đốt ngón tay (dưới huyệt Thiên khu 2 đốt ngón tay).
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người điều trị quỳ bên đùi người "bệnh, chồm về phía trước, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn vừa đủ mạnh lên hai huyệt Đại cự của người bệnh; có hiệu quả điều chỉnh chức năng hoạt động của Vị Tràng; kết hợp massage từ huyệt Trung quản tới huyệt Quan nguyên sẽ càng thêm hiệu quả.
▼ HUYỆT THIÊN TRỤ:
- Tác dụng: Tiêu trừ cảm giác toàn thân mệt mỏi và tinh thần hoảng loạn do bệnh đái tháo đường gây ra.
- Vị trí: Hai huyệt nằm ngay mí tóc, bên ngoài 2 thớ cơ lớn và đối xứng nhau qua chỗ lõmsau gáy.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai bàn tay ôm hai bên đầu người bệnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Thiên trụ; kích thích máu huyết lưu thông tuần hoàn, tiêu trừ chứng đầu đau nhức, toàn thân nhức mỏi, khó chịu, tâm thần hoảng loạn... do bệnh đái tháo đường gây nên.
▼ HUYỆT TAM ÂM GIAO:
- Tác dụng: Thúc đẩy sự hoạt động của chức năng tụy, khắc phục các triệu chứng của bệnh nội tạng.
- Vị trí: Nằm trên cẳng chân, thẳng phía trên và cách mắt cá chân trong chừng 3 đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Đề người bệnh nằm ngửa, hai chân hơi dang ra; người trị liệu quỳ phía dưới chân người bệnh, bàn tay úp xuống nắm lấy chặt cẳng chân, đầu ngón tay cái ấn mạnh lên huyệt Tam âm giao, có hiệu quả thúc đẩy chức năng hoạt động của tụy, khắc phục các chứng bệnh nội tạng như suy nhược dạ dày... Ấn thêm huyệt Địa cơ cáng có hiệu quả.
Trường hợp 7. CHỨNG BUỒN NÔN – ÓI MỬA
I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
- Hiện tượng buồn nôn hoặc ói mửa, cảm thấy nôn nao muốn ói, sắc mặt tái mét, khổ sở; hoặc chỉ một trong các triệu chứng đó cứ xuất hiện lặp đi lặp lại, phần lớn là do ruột hoặc dạ dày trong hệ thống tiêu hóa bị bệnh gây nên. Nôn mửa là một hiện tượng phản xạ sinh lý; một khi thức ăn ôi thiêu, hoặc chất độc vào dạ dày thì sẽ gặp phải phản ứng tự vệ, nôn mửa tất cả ra ngoài để bảo vệ cơ thể. Vì thế mà biểu hiện buồn nôn xuất hiện trước.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Nếu như mắc bệnh vì bị chất độc hại xâm nhập và các nguyên nhân khác, thì điều kiện tiên quyết là phải loại trừ chất độc hại ra khỏi cơ thể. Ngoại trừ trường hợp đau bụng dữ dội, còn đối với các trường hợp khác, thì trước tiên giữ cho người bệnh được ấm áp, yên tĩnh, rồi dùng biện pháp bấm huyệt để chữa trị. Khi mà nguyên nhân chủ yếu là do chức năng dạ dày trong hệ tiêu hóa bị trục trặc thì tiến hành trị liệu các huyệt Vị du, Trung quản, Thiên khu, Cự khuyết…
Nếu gan hoặc mật cũng có vấn đề thì tiến hành trị liệu thêm các huyệt Can du, Đảm du, Kỳ môn sẽ có kết quả. Để điều chỉnh chức năng phản xạ của Vị Tràng thì tiến hành trị liệu các huyệt Túc tam lý, hoặc Lệ đoài, Trúc tân. Để chế ngự chứng buồn nôn thì ấn lên huyệt Khí xá sẽ có hiệu quả.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU ▼ HUYỆT KHÍ XÁ
- Tác dụng: Rất hiệu quả tiêu trừ triệu chứng đau dạ dày và buồn nôn, ói mửa.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua yết hầu, nằm trên đầu mút xương ngực và đầu trong xương quai xanh.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu đứng sau lưng, dùng đầu hai ngón tay trỏ ấn mạnh lên hai huyệt Khí xá của người bệnh và duy trì như thế trong vòng từ 3 đến 5 giây, rối lại ấn tiếp như thế từ 3 đến 5 lần nữa; sẽ từ từ chế ngự được triệu chứng buồn nôn sau khi có cảm giác nôn nao trong dạ. Ấn lên huyệt đạo này làm kích thích đôi thân kinh thứ 10 của hệ thân kinh não để điều tiết công năng dạ dày, khắc phục được triệu chứng đau dạ dày, buồn nôn ói mửa.
▼ HUYỆT VỊ DU
- Tác dụng: Có hiệu quả làm nhẹ nhõm, thư giãn căng thẳng nhức mỏi lưng, kích thích công năng của dạ dày và ruột.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ 12 chừng 2 đốt ngón tay, thuộc nửa dưới và gần sát giữa lưng.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên cạnh, hai bàn tay đè lên lưng người bệnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn mạnh vào hai huyệt Vị du của người bệnh, sẽ làm thư giãn sự căng thẳng của lưng; điều tiết công năng của dạ dày và ruột. Ấn thêmcác huyệt Can du, Tỳ du thì càng hiệu quả.
▼ HUYỆT THIÊN KHU
- Tác dụng: Là huyệt đạo quan trọng thúc đẩy chức năng hoạt động của hệ thống tiêu hóa.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua rốn và cách rốn chừng hai đốt ngón tay (phía ngoài huyệt Hoang du một đốt ngón tay).
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên cạnh, ba ngón trỏ, giữa và vô danh của hai bàn tay người trị liệu khép chặt vào nhau, dùng sức vừa phải, cùng lúc ấn lõm lớp mõ trên hai huyệt Thiên khu của người bệnh; thúc đẩy sự hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Hoặc massage, xoa bóp nhẹ nhàng từ xung quanh buồng tim đến quanh huyệt Thiên khu cũng rất hiệu quả.
▼ HUYỆT TÚC TAM LÝ
- Tác dụng: Khắc phục chứng đầy bụng biếng ăn do bệnh gan hoặc mật gây nên. - Vị trí: Nằm mé ngoài xương cổng chân, phía dưới đầu gối chừng 3 đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ phía dưới chân người bệnh, hai bàn tay đỡ hai bắp chân, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn vào hai huyệt Túc tam lý của người bệnh; tiêu trừ chứng đầy bụng biếng ăn do gan, mật bị bệnh gây ra. Người bệnh ngồi ghế, tự mình bấm huyệt cũng có hiệu quả.
▼ HUYỆT CỰ KHUYẾT
- Tác dụng: Khắc phục cảm giác nôn nao trong ngực, chứng bệnh co thắt dạ dày, thừa axít (vị toan) hoặc đau dạ dày mạn tính.
- Vị trí: Nằm trên đường Nhâm mạch chính giữa ngực, phía trên rốn 6 đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay úp lên nhau, mũi ngón tay giữa hướng về phía ngực bệnh nhân, ấn nhiều lần lên huyệt Cự khuyết để hóa giải sự nôn nao khó chịu trong ngực và chứng thừa dịch vị, đầy bụng biếng ăn hoặc các bệnh dạ dày mạn tính.
▼ HUYỆT LỆ ĐOÀI
- Tác dụng: Tiêu trừ chứng nôn nao khó chịu trong ngực và các chứng bệnh dạ dày. - Vị trí: Nằm ở mé ngoài móng ngón chân thứ hai.
- Phương pháp trị liệu: Các ngón tay của người trị liệu khép lại đỡ các ngón chân người bệnh, còn đầu hai ngón tay cái thì cùng lúc ấn và day lên hai huyệt Lệ đoài của người bệnh, làmdịu cơn đau dạ dày. Liệu pháp này đặc biệt hiệu quả trong việc trị liệu chứng tức ngực, nôn nao trong bụng và muốn ói mửa.
Trường hợp 8. SAU RƯỢU, SAY TÀU XE
I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Say rượu là do uống quá nhiều rượu, gây nên chứng nặng đầu, nhức đầu, buồn nôn, ói mửa, biếng ăn, hạ thấp đường huyết... Để phòng chứng bệnh này, cần chú ý không được uống quá nhiều rượu, bia. Say tàu xe là khi đi tàu xe, do thân thể bị lắc lư, chấn động, nhất thời hệ thần kinh không thể tự điều khiển được, gây nên chứng nhức đầu, khó chịu buồn nôn.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Nguyên nhân của chứng say rượu và say xe tuy không giống nhau, nhưng lại có cùng trọng điểm chữa chị là phải tiêu trừ triệu chứng cơ thể nôn nao khó chịu, buồn nôn. Ấn lên các huyệt Bách hội trên đầu, Thiên trụ, Phong trì và Hoàn cốt trên cổ có hiệu quả tiêu trừ chứng đau đầu, nặng đầu do say rượu, say xe gây ra, chế ngự tâm tính bất định do say rượu, say xe gây nên. Để hóa giải chứng ói mửa hoặc nôn nao khó chịu thì ấn lên các ngực thì ấn lên các huyệt Cưu vĩ đến Kỳ môn, Thiên khu ở vùng bụng cùng với các huyệt Quyết âm du, Can du, Thận du ở lưng. Khi say xe, ngoài cách trị liệu đối với các huyệt đạo trên, thì dùng đầu ngón tay cái ấn lên các huyệt Khiếu âm, Ế phong trên đầu và các huyệt Trúc tân, Địa cơ ở chân cũng rất hiệu quả.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU ▼ HUYỆT BÁCH HỘI:
- Tác dụng: Chế ngự cơn đau nhức đầu, nặng đầu do say rượu và triệu chứng tâm thân bất định khi say xe.
- Vị trí: Nằm giữa đỉnh đầu, ngay tại giao điểm của đường thẳng nối hai tai và đường thẳng giữa hai lông mày ra sau gáy.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai bàn tay ôm đầu người bệnh, đâu hai ngón tay cái nhẹ nhàng, từ từ ấn lên huyệt Bách hội của người bệnh; làm hoà dịu chứng nặng đầu, nhức đầu do say rượu gây nên; cũng có thể chế ngự chứng tâm thần bất định khi say xe.
▼ HUYỆT KHIẾU ÂM
- Tác dụng: Có quan hệ đặc biệt đến trạng thái cân bằng của cơ thể và khắc phục chứng say tàu xe.
- Vị trí: Nằm hai bên đầu, ngay phía sau lỗ tai.
- Phương pháp trị liệu: Người bệnh ngồi thẳng; người trị liệu ở sau, dùng đầu hai ngón tay trỏ của hai bàn tay ấn hơi mạnh lên hai huyệt Khiếu âm của người bệnh; kế đó ấn tiếp lên hai huyệt Ế phong và Hoàn cốt, càng thêm hiệu quả trong việc đem lại trạng thái cân bằng. Đặc biệt đối với những người điều khiển phương tiện giao thông, cơ thể luôn luôn bị chấn động, sự tuần hoàn của tuyến dịch Lim pha trong tai bị ảnh hưởng nên dễ bị say xe; sử dụng các liệu pháp trên rất có hiệu quả.
▼ HUYỆT CAN DU
- Tác dụng: Tiêu trừ chứng tâm tính bất định và cảm giác buồn nôn, nôn nao khó chịu trong ngực.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Đốc mạch chừng 2 đốt ngón tay, ngang đốt sống ngực thứ 9, thuộc nửa trên và gần sát giữa lưng.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi người bệnh, chồm vé phía trước, hai tay ôm ngang hông, đâu hai ngón tay cái cùng lúc ấn mạnh lên hai huyệt Can du người bệnh; để thà lỏng sự căng thẳng lưng, đặc biệt là nâng cao chức năng gan và nội tạng. Ấn lên các huyệt Tì du, Vị du làm giảm chứng buồn nôn và cảm giác nôn nao khó
chịu ở ngực.
▼ HUYỆT THIÊN TRỤ
- Tác dụng: Tiêu trừ triệu chứng nhức đầu buồn nôn do say rượu gây nên.
- Vị trí: Hai huyệt nằm ngay mí tóc, bên ngoài hai thớ cơ lớn, đối xứng nhau qua chỗ lõmsau gáy.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai tay ôm hai bên đầu người bệnh, đầu hai ngón tay cái đồng thời ấn lên hai huyệt Thiên trụ của người bệnh sẽ tiêu trừ cảm giác đau nhức cổ, thúc đẩy máu huyết lưu thông tuần hoàn, giải cơn say rượu, khắc phục cảm giác khó chịu, tâm trí bất an do say rượu gây nên.
▼ HUYỆT KỲ MÔN
- Tác dụng: Tiêu trừ chứng khó thở và các chứng buồn nôn, ói mửa.
- Vị trí: Hai huyệt nằm phía dưới núm vú, gần đầu phía trong xương sườn số 9 (đối xứng qua vá cách huyệt Trung quản hơn 3 đốt ngón tay).
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi người bệnh, hai tay ôm hai bên sườn dưới, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên huyệt Kỳ môn người bệnh, sẽ tiêu trừ chứng khó thở. Để tiêu trừ chứng buồn nôn hoặc ói mửa thì liên tục massage và ấn lên các huyệt xung quanh bụng.
▼ HUYỆT TRÚC TÀN
- Tác dụng: Có hiệu quả trong việc phòng ngừa và tiêu trừ triệu chứng say tàu xe.
- Vị trí: Nằm trên xương cẳng chân phía trong, phía trên mắt cá chân trong chừng 5 đốt ngón tay.
- Phưong pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa, hai chân hơi dang ra; người trị liệu quỳ phía dưới chân người bệnh, hai bàn tay nắm lây hai cẳng chân, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Trúc tân của người bệnh, có hiệu quả phòng ngừa chứng say xe; trong lúc đi xe có thể thực hiện liệu pháp ấy. Trước khi đi xe, châm cứu lên huyệt đạo ấy cũng rất hiệu quả.
Trường hợp 9. BÁN THÂN BẤT TOẠI (DO TRÚNG PHONG) I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Một bên thân thể bị tê liệt do mạch máu não vỡ ra sau khi bị tắt nghẽn, gọi là chứng bán thân bất toại do bị trúng phong. Đa phần, sau khi mắc bệnh một thời gian ngắn, tay chân có hiện tượng gần như tê liệt, không có sức lực, không tự cử động được; vài tuần sau thì trở nên hoàn toàn tê cứng, bàn tay tê cứng đến mức không thể duỗi thẳng được, rồi chân cũng vậy. Có những lúc tay tê liệt, hàn lạnh hoặc nóng ran, triệu chứng đau nhức, phù nề xuất hiện.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Trị liệu để thúc đẩy phục hồi chức năng vận động của cơ thể chỉ có hiệu quả khi mà bệnh mới phát sinh trong vòng từ nửa năm đến một năm trở lại. Trước hết, một mặt phải áp dụng phương pháp trị liệu của bác sĩ chuyên môn, mặt khác phải tập trung tiến hành trị liệu phục hồi chức năng vận động cho cơ thể bằng liệu pháp huyệt đạo mà chủ yếu là bấm huyệt, massage, xoa bóp tay chân kết hợp với việc tập luyện phục hồi chức năng vận động cho cơ thể. Xoa bóp, massage đầu, cổ, vai để tiêu trừ sự tê cứng của cơ bắp, làm cho các khớp xương hoạt động dễ dàng, kèm với biện pháp bấm huyệt có mức độ lên các huyệt Quyết âm du ở lưng, Khúc trì ở tay và một số huyệt đạo khác ở lưng và tay chân.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU ▼ HUYỆT KHÚC TRÌ
- Tác dụng: Tiêu trừ sự căng thẳng, kích thích khả năng vận động của khuỷu tay.
- Vị trí: Nằm ở chỗ lõm bên ngoài khớp khuỷu tay phía ngón cái, cuối nếp nhăn phía ngoài khi gập cánh tay lại.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu nắm chặt khuỷu tay người bệnh, đầu ngón tay cái ấn nhẹ lên huyệt Khúc trì của người bệnh; để tiêu trừ chứng tê cứng tại khu vực khuỷu tay, lay động các khớp xương trước khi tiến hành hoạt động co duỗi khuỷu tay.
▼ HUYỆT QUYẾT ÂM DU
- Tác dụng: Có hiệu quả tích cực giúp cho sự vận động của lưng.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ tư chừng 2 đốt ngón tay, nằmbên trong xương bả vai.
- Phương pháp trị liệu: Đối với người bị bán thân bất toại thì nằm sấp rất khó khăn, vì thế phải đặt người bệnh nằm nghiêng để thực hiện liệu pháp huyệt đạo; một tay người trị liệu đỡ người bệnh, còn tay kia xoa bóp massage khắp phần lưng, rồi dùng đầu ngón tay ấn nhẹ lên huyệt Quyết âm du, để làm mềm mại sự tê cứng của cơ lưng và làm dịu sự đau đớn cho người bệnh.
VẬN ĐỘNG KHỚP XƯƠNG
CỦA NGỪỜI BỊ BÁN THÂN BẤT TOẠI
Do chân tay bị tê cứng mà người bệnh bán thân bất toại không thể nằm thẳng người để ngủ; nếu cứ phài chịu đựng như thế một thời gian dài sẽ dễ gêy nên những chứng bệnh khác. Vì người bệnh không thề tự mình lật, đổi tư thế được, cho nên cứ vài tiếng đồng hồ thì người hộ lý phải thay đổi tư thế thân và tay chân nguời bệnh sang vị trí khác. Có thay đổi đúng đắn tư thế nằm của người bệnh thì mới ngăn ngừa được sự tê cứng các khớp xương và tránh cho cơ thể khỏi bị biến dạng. Đồng thời người hộ lý còn phải giúp cho người bệnh vận động các khớp xương tay chân, để phục hồi chức năng vận động của cơ thể.
1. PHƯƠNG PHÁP DUỖI THẲNG TAY CHÂN BỊ TÊ CỨNG
Đặt ngưởi bệnh nằm ngửa; kéo bả vai phía bên thân bị tê liệt ra phía ngoài, kẹp chặt giữa cánh tay và nách người bệnh một chiếc khăn bông lớn cuốn tròn như một chiếc ống. Bàn chân của chân bị tê liệt ép vào một miếng gỗ rồi dựa chặt vào thành giường hoặc mặt tường, dùng gối hoặc khăn cố định lại; người hộ lý ngồi yên, tay giữ chặt khăn không cho bàn chân người bệnh xoay ra, xoay vào.
2. VẬN ĐỘNG SỰ HOẠT ĐỘNG CỦA KHỚP XƯƠNG TAY
Đặt người bệnh nằm ngửa; người hộ lý nắm chặt cổ tay người bệnh kéo duỗi cánh tay thẳng ra; động tác này cần làm nhẹ nhàng, chầm chậm để tránh gây đau đớn cho người bệnh. Ban đầu thì giữ chặt khuỷu tay, gập nhẹ cẳng tay và cánh tay thành một góc vuông; tiếp đó dời vị trí bị đè chặt đến sát nách, kéo cánh tay duỗi thẳng ra; cứ thế tiến hành lặp đi lạp lại nhiều lần. Đồng thời cũng cần phải kéo thẳng từng ngón tay bị co quắp vì tê cứng ra và nhẹ nhàng, chậm rãi vận động sự chuyển động cổ tay người bệnh.
3. VẬN ĐỘNG SỰ HOẠT ĐỘNG CỦA KHỚP XƯƠNG CHÂN
Đè người bệnh nằm ngửa; người hộ lý nắm lấy gót chân rồi co, duỗi thẳng chân người bệnh thật nhẹ nhàng, chậm rãi để tránh gây đau đớn cho ngưòi bệnh. Đầu tiên cần giữ chặt đầu gối, từ từ gấp cẳng chân lại đến một mức độ nào đó rồi trở về trạng thái cũ, cứ thế lặp đi lặp lại nhiều lần. Tiếp đó giữ chặt gót chân mà xoay nhẹ mũi chân ra ngoài vào trong nhiều lần; và nhẹ nhàng vận động sự hoạt động của gót chân.
Trường hợp 10. QUÁ GẦY, QUÁ BÉO
I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Có một số người tuy ăn uống đầy đủ nhưng thể trạng không béo lên được, thậm chí còn quá gầy; thông thường mà nói, nguyên nhân là do dạ dày, đường ruột bị bệnh hoặc thần kinh có vấn đề, trong số đó có một số mắc bệnh nội tạng mạn tính.
Ngược lại, có một số người lại quá béo; mà nguyên nhân chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, ăn uống quá nhiều hoặc vận động quá ít. Những người quá béo thì dễ có triệu chứng của xơ cứng động mạch, cao huyết áp hoặc bệnh tim đi kèm; do đó cần phải hết sức chú ý.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Đối với những người quá gầy, thì cần phải điều chỉnh chức năng tiêu hóa yếu kém của dạ dày và ruột bằng cách trị liệu lên các huyệt Vị du, Tỳ du ở lưng, Đại cự ở bụng và Túc tam lý, Địa cơ... ở chân... Đối với những trường hợp do bệnh thần kinh mà ăn uống quá yế, thể trạng suy nhược thì thực hiện trị liệu lên huyệt Thận du ơ vùng eo lưng để tăng cường sức hoạt động cho toàn cơ thể.
Đối với những người quá béo thì cần tiến hành trị liệu lên các huyệt đạo ở lưng và ở chân, đồng thời tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng các huyệt đạo dọc theo vùng bụng sẽ mang lại hiệu quả. Tiến hành xoa bóp theo kiểu cuốn chiếu từ buồng tim xuôi theo xương sườn phía trong cho đến bụng phía dưới; hoặc xoa bóp massage từ huyệt Kỳ môn đến huyệt Quan nguyên. Đối với người mà mỡ đùi, chân quá nhiều thì kích thích lên huyệt Thừa sơn cũng rất hiệu quả.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU ▼ HUYỆT THẬN DU
- Tác dụng: Tăng cường thể lực và sinh lực đối với người quá gầy ốm do không ăn uống được vì bệnh thần kinh.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Đốc mạch chừng 2 đốt ngón tay, ngang đầu mút xương sườn dưới cùng.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi người bệnh, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm vùng hông và đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên huyệt Thận du của người bệnh; giải trừ sự căng thẳng vùng eo lưng, tăng cường thể lực và sức hoạt động của toàn bộ cơ thể. Để nâng cao chức năng hoạt động của hệ thống tiêu hóa, tiến hành trị liệu các huyệt đạo Vị du và Tỳ du... nơi lưng; xoa bóp các huyệt đạo từ lưng cho đến eo hông sẽ rất hiệu quả.
XOA BÓP ĐỂ LÀM TAN LỚP MỠ BỤNG
Để người bệnh năm ngửa, phối hợp với nhịp thở ra của người bệnh; người trị liệu từ từ bấm các huyệt từ vùng tim đến vùng bụng người bệnh; kế đó xoa bóp, chà xát nhiều lần từ lồng ngực men theo mạn xương sườn cho đến cuối, với vùng bụng béo tròn, quá to lại càng phải tăng cường xoa bóp nhiều hơn nữa. Các phương pháp trị liệu này người bệnh có thề tự mình tiến hành được, cần luyện thành thói quen thực hiện hàng ngày trước khi đi ngủ.
Cũng có thể dùng ngón tay cái và một ngón tay khác bóp vê lớp mỡ chung quanh rốn nhiều lần; hoặc tiến hành xoa bóp liên tục hết vùng bụng bên này lại tiếp sang vùng bụng bên kia và ngược lại... cũng có hiệu quả.
1. Để ngưòi bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên cạnh, hai bàn tay úp lên nhau, đặt lên bụng người bệnh, dùng các ngón tay đẩy nhẹ lớp mỡ bụng của bệnh nhân về giữa rốn rồi buông tay ra, lặp lại động tác ấy nhiều lần.
2. Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên cạnh, hai bàn tay úp lên nhau, đặt vào một bên hông người bệnh, mũi bàn tay như cái mái chèo nhịp nhàng xoa bóp lách dần về phía trước.
3. Đề người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên cạnh, hai bàn tay úp lên nhau, mũi tay như mái chèo nhịp nhàng xoa bóp lách dần về phía trước từ vùng rốn cho đến hết hông; lặp lại động tác ấy nhiều lần.
▼ HUYỆT THỪA SƠN
- Tác dụng: Có hiệu quả mang lại sự thon chắc cho cẳng chân người quá nhiều mỡ ở đùi và chân.
- Ví trí: Nằm trên đường trung tâm phía sau cảng chân, ngay phía dưới cơ bụng chân (bắp cẳng chân).
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp, hai chân hơi dang ra; người trị liệu quỳ phía dưới chân người bệnh, hai bàn tay nắm lấy cẳng chân, lòng hai ngón tay cái củng lúc ấn lên huyệt Thừa sơn của người bệnh trong thời gian chừng mấy giây, rồi thôi; lặp lại động tác ấy vài ba lần. Nếu người bệnh quá béo, chân quá nhiều mỡ thì làm rung động bắp chân hoặc xoa bóp kích thích cũng có hiệu quả; kiên trì thực hiện các động tác trên thì đôi chân sẽ thon thả trở lại.
Trường hợp 11. CHỨNG BIẾNG ĂN
I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Không thèm ăn, không muốn ăn, cảm giác thức ăn nhạt nhẽo vô vị… là biểu hiện của chứng biếng ăn. Nguyên nhân chủ yếu phần lớn do dạ dày, ruột trong hệ thống tiêu hóa bị bệnh, hoặc do bệnh mạn tính gây nên. Còn có trường hợp toàn bộ cơ thể không bị đau ốm bệnh hoạn gì nhưng do thầ kinh bị stress gây nên chứng biếng ăn.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Trước hết cần chữa trị các căn bệnh gây nên chứng biếng ăn, nó không chỉ kích thích chức năng của hệ thống tiêu hóa mà còn thúc đẩy sự thèm ăn. Để tạo được cảm giác thèm ăn, nâng cao sự hoạt động của dạ dày, phải làm cho sự co bóp của dạ dày và dịch ra một cách bình thường; mà chủ yếu là làm cho thức ăn từ dạ dày sang ruột non thật thuận lợi. Để cải thiện công năng cả hệ thống, thì ấn lên các Can du, Tỳ du và Vị du ở lưng sẽ có hiệu quả. Ngoài ra, ấn lên các huyệt đạo từ Trung quản đến Hoàng du ở bụng và Túc Tam lý hoặc Địa cơ ở chân; nếu bị stress thì bấm huyệt Xung dương ở chân sẽ càng hiệu quả.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU ▼ HUYỆT CAN DU
- Tác dụng: Phục hồi chức năng hoạt động bình thường của gan, để tăng cường cảm giác thèm ăn.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Đốc mạch chừng 2 đốt ngón tay, ngang đầu đốt sống ngực thứ 9, thuộc nửa trên và gắn sát giữa lưng.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên hông người bệnh, hai bàn tay đặt lên lưng và đầu hai ngón cái cùng lúc bấm mạnh lên hai huyệt Can du của người bệnh, làm thư giãn sự căng thẳng vùng lưng, nâng cao khả năng làm việc của các cơ quan nội tạng mà đặc biệt là chức năng gan, đem lại cảm giác thèm ăn.
▼ HUYỆT VỊ DU
- Tác dụng: Kích thích sự hoạt động của Vị Tràng, thúc đẩy chức năng hệ thống tiêu hóa. - Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ 12 chừng 2 đốt ngón tay, thuộc
nửa dưới và gần sát giữa lưng.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi người bệnh, hai bàn tay ôm lấy hông và đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn vừa đủ mạnh lên huyệt Vị du của người bệnh; có hiệu quả kích thích sự hoạt động của dạ dày, ruột. Tiếp tục ấn lên huyệt Tỳ du để điều chỉnh và nâng cao khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa.
▼ HUYỆT TRUNG QUẢN
- Tác dụng: Điều chỉnh khả năng hoạt động của chức năng nội tạng.
- Vị trí: Nằm trên đường Nhâm mạch, sát bên dưới điểm giữa khoảng cách từ rốn đến lồng ngực.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; hai bàn tay người trị liệu úp vào nhau, đầu ngón tay giữa ấn lên huyệt Trung quản người bệnh, để điều chỉnh sự hoạt động của chức năng nội tạng, chữa trị các chứng bệnh dạ dày như: biếng ăn, tiêu hóa không tốt. Kết hợp với biện pháp massage nhẹ nhàng theo kiểu cuộn sóng sẽ càng hiệu quả.
▼ HUYỆT XUNG DƯƠNG
- Tác dụng: Chữa trị chứng biếng ăn do bị stress.
- Vị trí: Nằm trên má ngoài mu bàn chân, tại điểm giữa đường nối kẽ ngón chân giữa và ngón áp út đến cổ chân.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu nắm lấy hai bàn chân người bệnh, đầu hai ngón tay cái ấn mạnh lên huyệt Xung dương. Để tiêu trừ chứng biếng ăn do đầu óc căng thẳng bấn loạn (stress) thì massage, day ấn liên tục lên vùng xung quanh huyệt đạo này sẽ giải tỏa được stress.
▼ HUYỆT HOANG DU (CÒN GỌI LÀ DỤC DU)
- Tác dụng: Điều chỉnh sự hoạt động của hệ tiêu hóa, hòa dịu chứng bệnh đường ruột, giải trừ cảm giác biếng ăn.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua rốn và cách rốn chừng một đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi người bệnh, đầu hai ngón tay giữa dùng lực vừa phải cùng lúc ấn lõm lớp mô bên trên hai huyệt Hoang du của người bệnh, để điều chỉnh sự hoạt động của chức năng hệ tiêu hóa, tiêu trừ chứng bệnh biếng ăn; đồng thời có hiệu quả trong việc trị liệu các chứng đau bụng, kiết lị, bí đại tiện.
▼ HUYỆT TÚC TAM LÝ
- Tác dụng: Rất hiệu quả trong việc nâng cao nguồn sinh lực của cơ thể, tăng cường cảmgiác thèm ăn.
- Vị trí: Nằm ở mé ngoài xương cẳng chân, phía dưới gối chừng ba đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa lòng bàn tay người trị liệu đỡ dưới cẳng chân và đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt tam lý của người bệnh; làm tiêu trừ cảmgiác mỏi mệt toàn thân, tăng cường sinh lực thúc đẩy cảm giác thèm ăn. Người bệnh ngồi trên ghế, dễ dàng thực hiện liệu pháp huyệt đạo này để tự chữa trị cho mình.
Trường hợp 12. CHỨNG MẤT NGỦ
I. NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
Hiện tượng rất khó ngủ, không thể ngủ sâu, rất dễ tỉnh giấc... là triệu chứng của bệnh mất ngủ. Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh này là do tâm thần bất an, thần kinh quá căng thẳng, lo lắng hoặc quá nóng nảy, bực bội. Trong các trường hợp này không chỉ có mất ngủ mà còn kèmtheo các triệu chứng nhức lưng mỏi cổ.
II. TRONG TÂM TRỊ LIỆU
Cách chữa trị chủ yếu là làm cho toàn bộ cơ thể thả lỏng, thư giãn một cách tự nhiên. Để tiêu trừ các triệu chứng ấy thì massage thật tỉ mỉ lên các huyệt Thiên trụ ở cổ, và ấn lên các huyệt đạo từ Cách du đến Can du, Thận du ở lưng. Ấn huyệt bách hội trên đỉnh đầu còn tiêu trừ được chứng chóng mặt, hoa mắt do bệnh mất ngủ gây nên. Tiến hành ấn huyệt và nhẹ nhàng massage các huyệt đạo từ Cưu vĩ ở ngực đến Quan nguyên ở bụng cũng có hiệu quả. Xoa bóp nhiều lần huyệt Dũng tuyền trong lòng bàn chân, hoặc dẫm lòng bàn chân lên vỏ chai bia nhiều lần cũng cùng hiệu quả. Khi mất ngủ vì tay chân hàn lạnh thì cần bấm thêm các huyệt Dương trì ở tay, Tam âm giao ở chân. Nếu bệnh đã trở thành mạn tính thì tiến hành châm cứu lên các huyệt đạo ấy sẽ thu được hiệu quả càng lớn.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU ▼ HUYỆT THIÊN TRỤ
- Tác dụng: Tiêu trừ chứng đau nhức, mỏi mệt của cổ, đem lại sự thanh thản cho tâm tính.
- Vị trí: Hai huyệt nằm ngay mí tóc, bên ngoài hai thớ cơ lớn, đối xứng nhau qua chỗ lõmsau gáy.
- Phưang pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai bàn tay ôm chặt hai bên đầu và đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên huyệt Thiên trụ của người bệnh, làm tiêu trừ cảm giác nhức mỏi vùng cổ do bệnh mất ngủ gây ra. Đồng thời, tiến hành xoa bóp lưng thật tỉ mỉ bắt đầu từ huyệt Thiên trụ, sẽ làm giảm hẳn sự mỏi mệt, đau nhức trên toàn cơ thể.
▼ HUYỆT CƯU VĨ
- Tác dụng: Trị liệu chứng suy nhược thần kinh vì tâm tính nóng nảy, bức xúc do bệnh mất ngủ liên tục gây ra.
- Vị trí: Nằm trên đường Nhâm mạch, phía dưới đầu xương ức chừng hai đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên cạnh đùi người bệnh, hai bàn tay ôm hai bên hông và đầu hai ngón tay cái chống lên nhau ấn xuống huyệt Cưu vĩ của người bệnh, làm tiêu trừ chứng suy nhược thần kinh vì tâm tính nóng nảy bức xúc do bệnh mất ngủ liên tục gây ra.
▼ HUYỆT QUAN NGUYÊN
- Tác dụng: Giải trừ chứng mất ngủ và chứng hàn lạnh.
- Vị trí: Nằm trên đường Nhâm mạch, phía dưới rốn chừng 3 đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên cạnh, hai bàn tay úp lên nhau, dùng mũi ngón tay giữa ấn lên huyệt Quan nguyên người bệnh, có hiệu quả tiêu trừ chứng mất ngủ và hàn lạnh thân thể. Người bệnh có thể tự trị liệu bằng cách: trước khi ngủ, nằm ngửa trên giường, hít thở thật sâu, thật đều, hai tay nhẹ nhàng xoa bóp vùng dưới xương sườn và xung quanh huyệt Quan nguyên.
▼ HUYỆT CÁCH DU
- Tác dụng: Điều hòa hệ thống hô hấp và tuần hoàn để mang lại giấc ngủ bình thường.
- Vị trí: Hai huyệt nằm phía dưới và bên trong hai xương bả vai, đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ 7 chừng 1,5 đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên cạnh, hai bàn tay đè lên lưng và đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn hơi mạnh lên hai huyệt Cách du của người bệnh, có hiệu quả điều hòa hô hấp và tuần hoàn, làm dịu cơn sốt, chứng khó thở, thân thể nhức mỏi, hàn lạnh, mang lại giấc ngủ bình thường.
▼ HUYỆT THẬN DU
- Tác dụng: Tiêu trừ cảm giác đau nhức, mỏi mệt toàn thân, giúp ngủ ngon.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Nhâm mạch chừng 2 đốt ngón tay, ngang đầu mút xương sườn cuối cùng.
- Phương pháp trị liệu: Để ngưòi bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên cạnh, hai bàn tay đè lên lưng, đầu hai ngón tay cái ấn hơi mạnh lên huyệt Thận du của người bệnh, làm tiêu trừ nhức mỏi vùng eo lưng và đau nhức lưng, giúp cho giấc ngủ ngon lành; cũng rất hiệu quả trong việc trị liệu chứng mất ngủ do hàn lạnh nửa phần thân dưới.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỐNG BUỒN NGỦ
Phục hồi giấc ngủ bình thường cho người bị bệnh mất ngủ là điều quan trọng nhất của việc chữa bệnh mất ngủ. Ngược lại, những lúc làm việc hoặc lái xe thì tuyệt đối không thể ngủ; nhưng nếu bỗng nhiên cơn buồn ngủ xuất hiện thì phải xử lý như thế nào? Việc đầu tiên là lập
tức ngừng ngay công việc hoặc dừng xe lại, tiến hành trị liệu các huyệt đạo mà tự bản thân mình có thể thực hiện được để phục hồi sự tỉnh táo tinh thần. Ấn lên huyệt Bách hội trên đầu; Thiên trụ, Phong tri ở cổ và các huyệt Tinh minh, Đồng tử liêu, Thái dương ở quanh mắt, sẽ có hiệu quả làm cho mắt tỉnh táo lại. Gõ nhẹ lên vùng eo, hoặc dùng đầu ngón tay cái ấn lên huyệt Thận du, huyệt Cưu vĩ ở ngực hoặc Cự khuyết ở vùng tim có hiệu quả điều chỉnh quy luật hoạt động của chức năng thần kinh, giải trừ cảm giác buồn ngủ, phục hồi trạng thái tỉnh táo.
Phần 2. TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH PHẦN ĐẦU, MẶT
Trường hợp 1. CƠ THỂ MỎI MỆT, ĐAU NHỨC
I. NGUYÊN NHÂN TRIỆU CHỨNG
Nếu dựa vào triệu chứng để phân loại, thì có thể phân biệt các chứng đau bên đầu ví dụ như đau đầu kèm theo chóng mặt do các mạch máu hai bên đầu bị co thắt; đau phía sau đầu đi kèm với đau nhức bả vai chủ yếu là do các cơ phía vai quá căng thẳng gây nên; hoặc đau đầu do thần kinh quá căng thẳng (stress) gây nên.
Chứng đau đầu không chỉ do nguyên nhân đau vùng đầu gây nên mà còn do nhiều nguyên nhân khác như bị cảm cúm, mắt làm việc quá mệt mỏi, đau nhức, hoặc các bệnh về huyết áp... gây nên.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Việc đầu tiên phải kiểm tra mức độ nghiêm trọng của bệnh, rồi mới được tiến hành trị liệu các huyệt đạo vùng đầu. Trước hết lên huyệt Bách hội và xoa bóp vùng đỉnh đầu hoặc các huyệt Khúc sai, Hàm yếm, Giác tôn, Hoàn cốt hai bên đầu; để làm dịu cảm giác đau nặng đầu, nhức đầu, thì ấn lên hai huyệt Khúc trì ở tay. Để tiêu trừ triệu chứng nhức mỏi vai thì tiến hành các biện pháp bấm huyệt, massage từ huyệt Thiên trụ, Phong trì ở cổ đến các huyệt Kiên tỉnh, Khúc viên.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU ▼ HUYỆT BÁCH HỘI
- Tác dụng: Là huyệt đạo có hiệu quả đặc biệt trong việc chữa trị chứng đau đầu, nặng đầu.
- Vị trí: Nằm giữa đỉnh đầu, là giao điểm của đường thẳng nối hai tai và đường thẳng nối giữa hai lông mày ra sau gáy.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai bàn tay ôm hai bên đầu người bệnh, đầu hai ngón tay cái bấm nhẹ lên huyệt Bách hội trên đỉnh đầu người bệnh, làm tiêu trừ cảmgiác nặng đầu, đau nhói trong đầu.
▼ HUYỆT GIÁC TÔN
- Tác dụng: Tiêu trừ cảm giác tê cứng vùng đầu và cổ, có hiệu quả trong chữa trị các bệnh về tai và mặt.
- Vị trí: Nằm sát mi tóc phía bên trên vành tai.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, dùng hai đầu ngón tay trỏ ép mạnh lên hai huyệt Giác tôn của người bệnh nhiều lần, mỗi lần từ 3- 5 giây, sẽ tiêu trừ cảm giác tê cứng của đầu và cổ, cũng có hiệu quả khắc phục chứng ù tai hoa mắt. Xoa bóp thêm huyệt Thái dương càng hiệu quả.
▼ HUYỆT KHÚC TRÌ
- Tác dụng: Tương tác với các huyệt đạo trên đầu, làm tăng thêm hiệu quả trị liệu.
- Vị trí: Nằm ở chỗ lõm bên ngoài khóp khuỷu tay phía ngón cái, cuối nếp nhăn phía ngoài khi gập cánh tay lại.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu nắm chặt khuỷu tay người bệnh, đầu ngón tay cái ấn mạnh lên huyệt Khúc trì của người bệnh. Vì huyệt Khúc trì có tác dụng tương hỗ với huyệt Bách hội cũng như các huyệt đạo khác trên đầu nên càng phát huy hiệu quả trị liệu.
Trường hợp 2. ĐAU THẦN KINH SAU ĐẦU
I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Từ sau đầu cho đến sau cổ và từ hai bên tai cho đến hàm dưới đau buốt như da thịt bị kéo căng; thậm chí chỉ cần khẽ đụng chạm đến râu, tóc trong khu vực ấy thì đã thấy đau nhói; có người còn có cảm giác cơn đau như một làn sóng lan lên tận đỉnh đầu; nhưng triệu chứng lại khác với căn bệnh đau sau đầu.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Khi mà đau đến mức chỉ cần động đến râu, tóc là đã thấy buốt nhói, thì trước tiên hãy dùng khăn mặt hấp nóng chườm lên sau đầu người bệnh. Sau khi đã làm mềm và thư giãn sự căng thẳng các cơ bắp thì tiến hành trị liệu lên các huyệt Phong phủ, Hàm yếm, Thông thiên vùng đầu hoặc ấn mạnh lên huyệt Hợp cốc ở tay sẽ làm dịu cơn đau. Khi ấn huyệt cần phải lưu ý là khi người bệnh hít vào thì giảm lực, khi người bệnh thở ra thì tăng thêm lực.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU ▼ HUYỆT PHONG PHỦ
- Tác dụng: Tiêu trừ sự đau nhức và căng thẳng sau đầu.
- Vị trí: Nằm ngay chỗ lõm ở giữa và phía sau đầu, bên trên mí tóc chừng hai đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai bàn tay ôm chặt hai bên đầu, đầu hai ngón tay cái cùng ấn lên huyệt Phong phủ của người bệnh, làm tiêu trừ sự đau nhức và căng thẳng phía sau đầu; cũng rất hiệu quả khi trị liệu chứng nặng đầu, nhức đầu do cảm cúm hoặc bệnh huyết áp gây nên. Dùng lòng bàn tay xoa bóp thêm từ đỉnh đầu đến huyệt Phong phủ để tăng hiệu quả.
▼ HUYỆT HÀM YẾM (CÒN GỌI HÀM YẾN)
- Tác dụng: Làm giảm hẳn cơn đau đầu, đau nửa đầu.
- Vị trí: Nằm hơi chếch phía dưới mí tóc nơi góc trán vùng Thái dương.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, dùng đầu ngón tay trò ấn mạnh lên huyệt Hàm yếm trong khoảng 3 đến 5 giây, làm như thế nhiều lần sẽ có hiệu quả giảm hẳn cơn đau đầu; biện pháp này cũng có hiệu quả trị liệu chứng đau một bên đầu hoặc đau thần kinh mặt, hoa mắt.
▼ HUYỆT THÔNG THIÊN
- Tác dụng: Tiêu trừ chứng tê cứng cổ và đau thần kinh vùng đầu.
- Vị trí: Hai huyệt nằm trên đường thẳng nối hai tai, đối xứng nhau qua huyệt Bách hội và cách huyệt Bách hội chừng một đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai lòng bàn tay đỡ hai bên đầu, hai đầu ngón tay cái ấn lên huyệt Thông thiên của người bệnh; có hiệu quả giải trừ cơn đau thần kinh đầu và chứng tê cứng vùng cổ, nhất là đối với khu vực từ huyệt đạo này đến phía sau tai và xung quanh vùng cổ.
Trường hợp 3. CHÚNG MẶT TÊ DẠI, CO GIẬT
I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Mặ bị hàn lạnh lâu dài, thường xuyên lo lắng khổ tâm... sẽ dần làm cho khuôn mặt bị tê cứng, không thể biểu lộ được sự vui vẻ, tươi cười đó là triệu chứng bệnh tê liệt thần kinh mặt. Khi thần kinh mặt bị tê liệt vì trúng độc rượu cồn hoặc bị trúng gió thì sẽ làm cho một bên mặt bị liệt. Còn trường hợp phần cơ mặt phía bên trên cơ mắt bị co giật thì ngoài các nguyên nhân bị đau đớn, căng thẳng nhức mỏi... còn do một số chứng bệnh khác gây nên.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Trường hợp cả khuôn mặt bị tê cứng thì dùng khăn nóng đắp lên và xoa khắp mặt, tiếp đó ấn lên các huyệt đạo trên mặt từ trán đến quanh mắt, rồi xuống quanh vùng miệng, đồng thời tiến hành xa bóp massage toàn bộ vùng mặt. Đối với hiện tượng cơ mặt bị co giật thì bí quyết là ấn lên các huyệt đạo ở sau cổ và bả vai để làm mềm sự căng cứng cơ mặt. Đối với chứng co giật quanh mắt thì ấn lên các huyệt Tinh minh, Đồng tử liêu. Chứng co giật vùng hai má thì ấn lên huyệt Quyền liêu, Hạ quan; còn môi co giật thì ấn lên huyệt Tứ bạch, Địa thương; nếu có cảm giác đau đớn thì bấm lên huyệt Ế phong. Thực hiện các biện pháp trên đồng thời với xoa bóp nhẹ nhàng, sẽ rất hiệu quả.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU ▼ HUYỆT Ế PHONG
- Tác dụng: Tiêu trừ chứng co giật và đau đớn vùng mặt.
- Vị trí: Nằm ngay chỗ lỏm phía sau dái tai.
- Phương pháp trị liệu: Ngươi trị liệu ở phía sau, dùng đầu hai ngon tay trỏ ấn nhẹ lên hai huyệt Ế phong của người bệnh rồi buông ra, cứ thế lặp đi lặp lại nhiều lần, sẽ có hiệu quả tiêu trừ chứng co giật và cám giác đau đớn vùng mặt. Người bệnh có thế tự trị liệu bằng cách dùng hai bàn tay ôm lấy hai bên khuôn mặt,hai đầu ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Ế phong của mình, rồi buông ra; lặp lại nhiều lần như thế.
▼ HUYỆT ĐỒNG TỬ LIÊU
- Tác dụng: Giải trừ chứng co giật da mặt.
- Vị trí: Nằm ở chỗ lõm phía ngoài hốc đuôi mắt gần một đõt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng đầu hai ngón tay trỏ cùng lúc ấn nhanh và hơi mạnh lên hai huyệt Đồng tử liêu của người bệnh, rồi buông ngay ra; lặp lại động tác ấy nhiêu lần, sẽ tiêu trừ chứng co giật da mặt. Cùng tiến hành cả hai biện pháp bấm huyệt và xoa bóp massage lên vùng huyệt Ti trúc không gần đuôi mắt thì hiệu quả khắc phục triệu chứng tê liệt cơ mặt càng cao.
▼ HUYỆT QUYỀN LIÊU
- Tác dụng: Tiêu trừ chứng tê cứng và co giật vùng má.
- Vị trí: Nằm bên dưới chỗ gồ lên của xương gò má, dưới đuôi mắt.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng hai hai bàn tay ôm hai bên má, hai đâu ngón tay cái cùng lúc ấn và day lên hai huyệt Quyền liêu của người bệnh trong thời gian từ 5 đến 10 giây; sẽ có hiệu quả làm giảm hẳn chứng tê cứng và co giật ở má. Cơ má bị tê liệt thì từ từ xoa bóp từ huyệt Quyền liêu đến chung quanh huyệt Hạ quan sẽ có hiệu quả.
Trường hợp 4. ĐAU MẶT, ĐAU ĐÔI THẦN KINH NÃO THỨ 5 I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Lúc bình thường không có biểu hiện gì, nhưng khi phát bệnh thì mặt đau đớn dữ dội, đó là triệu chứng đau đôi dây thần kinh não thứ 5. Khi bệnh mới ở thời kỳ đau thì có cảm giác một bên mặt thường bị đau nhức, khi bệnh nặng lên thì từ má cho đến hàm trên, trán và vùng xung quanh mắt, và cả một vùng rộng từ phía sau đầu cho đến hai bả vai cũng bị đau đớn dữ dội.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Khi bị đau đớn dữ dội thì không được đụng chạm đến khuôn mặt, chỉ được xoa ấm phía sau đầu, như thế sẽ làm dịu cơn đau; sau đó sẽ tiến hành bấm huyệt và xoa bóp các huyệt đạo. Nếu từ trán, giữa hai lông mày cho đến sống mũi bị đau thì trước hết điểm lên các huyệt Tinh minh và Dương bạch. Nếu từ má cho đến hàm trên bị đau thì lấy các huyệt Tứ bạch, Cự liêu, Địa thương làm trung tâm vừa điểm huyệt vừa xoa bóp xung quanh các huyệt đạo ấy. Khi hàm
dưới, vùng Thái dương, vùng tai bị đau thì lấy các huyệt Hạ quan, Quyền liêu, Thiên đỉnh làmtrung tâm để điểm huyệt kết hợp với xoa bóp vùng xung quanh các huyệt đạo ấy. Để làm giảmsự đau đớn thì biện pháp bấm huyệt kết hợp với xoa bóp rất có tác dụng.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU ▼ HUYỆT DƯƠNG BẠCH
- Tác dụng: Tiêu trừ đau đớn từ giữa hai lông mày đến sống mũi.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng nhau qua đường Nhâm mạch, nằm chính giữa và phía trên lông mày chừng một đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng hai đầu ngón tay trỏ hoặc ngón cái ấn hơi mạnh lên hai huyệt Dương bạch của người bệnh và day ấn tỉ mỉ từ huyệt đạo ấy cho đến vùng trên hốc mắt, sẽ tiêu trừ sự đau đớn vùng giữa hai lông mày, hai mắt và sống mũi. Người bệnh có thế tự mình bấm huyệt và xoa bóp theo cách ấy để chữa trị.
▼ HUYỆT TINH MINH
- Tác dụng: Giải trừ sự đau đớn và khó chịu xung quanh mắt.
- Vị trí: Hai huyệt nằm ở chỗ lõm giữa hốc mắt và sống mũi, đối xứng nhau qua xương sống mũi.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng hai đầu ngón tay trỏ day ấn nhẹ nhàng lên hai huyệt Minh tinh của người bệnh, có hiệu quả giải trừ cơn đau vùng quanh mắt và kể cả quanh sống mũi. Người bệnh có thể dùng lòng đầu ngón cái và ngón trò kẹp lên huyệt đạo ấy và tiến hành day ấn huyệt để tự chữa trị.
▼ HUYỆT TỨ BẠCH
- Tác dụng: Tiêu trừ sự đau đớn hai bên má.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua sống mũi, nằm trên xương gò má, ở chính giữa và phía dưới mắt chừng mộy đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng hai đốt ngón tay trỏ hoặc ngón cái ấn hơi mạnh lên hai huyệt Tứ bạch của người bệnh, làm tiêu trừ sự đau đớn vùng má. Ngoài ra, có thể dùng biện pháp massage toàn bộ vùng trán, đuôi mắt cho đến tai, khóe môi, cũng có hiệu quả giải trừ cơn đau vùng dưới mắt và môi.
Phần 3. TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH MẮT, MŨI, TAI
Trường hợp 1. CHỨNG ĐAU NHỨC MẮT
I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Khi mắt bị đau nhức thì ngoài các triệu chứng hoa mắt, lóa mắt, mắt nhìn không rõ, sung huyết... còn có hiện tượng đau vùng vai, cổ và đau đầu mà nguyên nhân của nó là do cơ thể và thần kinh quá mệt mỏi suy nhược, thiếu ngủ, đeo kính không đúng độ hoặc bắt đầu thời kỳ lão hóa mắt.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Nếu mắt bị nhức mỏi đơn thuần do làm việc quá độ thì dùng liệu pháp bấm huyệt kích thích lên các huyệt Đồng tử liêu, Tinh minh xung quanh mắt và các huyệt Toán trúc, Ty trúc không ở lông mày sẽ có hiệu quả. Cần lưu ý là khi mới bắt đầu ấn huyệt không dùng sức quá mạnh mà phải tăng dần từ nhẹ đến mạnh, và không được ấn thẳng lên nhãn cầu. Bấm thêm các huyệt Thái dương và Khúc tấn sẽ càng hiệu quả. Khi bị nặng đầu thì ấn lên huyệt Bách hội để giải trừ.
Khi vùng cổ hoặc vai bị tê cứng thì tiến hành bấm huyệt kết hợp với xoa bóp massage từ các huyệt Thiên trụ, Phong trì đến Kiên tỉnh, Khúc viên, Kiên trung du và ấn lên huyệt Thận du ở eo lưng sẽ còn có hiệu quả tiêu trừ chứng mỏi mệt và đau nhức toàn thân.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU ▼ HUYỆT THÁI DƯƠNG
- Tác dụng: Tiêu trừ chứng nhức mỏi mắt và đem lại sự trong sáng cho thị giác. - Vị trí: Chính giữa khoảng cách đuôi lông mày với đuôi mắt, mỗi bên một huyệt.
- Phưong pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng đầu hai ngón tay trỏ hoặc ngón cái từ từ ấn mạnh dần lên hai huyệt Thái dương của người bệnh, tiêu trừ chứng nhức mỏi mắt, đem lại sự trong sáng cho thị giác.
▼ HUYỆT THIÊN TRỤ
- Tác dụng: Làm dịu con đau nhức vùng cổ do mắt nhức mỏi nghiêm trọng gây ra.
- Vị trí: Hai huyệt nằm ngay mí tóc, bên ngoài hai thớ cơ lớn, đối xứng nhau qua chỗ lõmsau gáy.
- Phuơng pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai bàn tay ôm đầu nguời bệnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Thiên trụ của người bệnh, làm cho máu huyết lưu thông tuần hoàn, tiêu trừ chứng đau nhức do cơ thể và mắt làm việc quá mệt mỏi tạo ra, đem lại cảmgiác nhẹ nhõm. Ấn thêm huyệt Phong trì, sẽ càng hiệu quả hơn.
▼ HUYỆT ĐỒNG TỬ LIÊU
- Tác dụng: Là huyệt đạo chủ yếu trị liệu chứng nhức mỏi mắt.
- Vị trí: Nằm ở chỗ lõm bên trên xương gò má, phía ngoài đuôi mắt chừng một đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng, hai đầu ngón tay trỏ từ từ dùng lực ấn lên hai huyệt Đồng tử liêu của người bệnh chừng hai giây, rồi thôi; cứ thế lặp lại nhiêu lần sẽ có tác dụng trị liệu chứng nhức mỏi mắt. Nếu quá đau nhức thì kết hợp thêm liệu pháp massage xung quanh huyệt đạo này, sẽ càng hiệu quả.
▼ HUYỆT TINH MINH
- Tác dụng: Tiêu trừ cảm giác đau nhức do chứng nhức mỏi mắt gây nên, đem lại sự sảng khoái cho tinh thần.
- Vị trí: Hai huyệt nằm ở chỗ lõm giữa hốc mắt và sống mũi, đối xứng nhau qua xương
sống mũi.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng đầu hai ngón trỏ nhẹ nhàng day ấn lên hai huyệt Tinh minh của người bệnh, làm giảm hẳn chứng nhức mỏi mắt và cảm giác đau đớn, làmcho tinh thần nhẹ nhõm, khoan khoái. Chú ý không được ấn lên nhãn cầu. Người bệnh có thể dùng hai ngón tay cái và trỏ kẹp, ấn và day lên hai huyệt đạo ấy để tự chữa trị.
▼ HUYỆT KIÊN TỈNH
- Tác dụng: Tiêu trừ sự nhức mỏi mắt và khắc phục chứng đau nhức vùng vai do nó gây ra.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng nhau qua Đốc mạch, nằm giữa hai bả vai phía sau cổ.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh ngồi; người trị liệu ở phía sau, hai bàn tay nắm lấy bả vai, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn hơi mạnh lên hai huyệt Kiên tỉnh của người bệnh, sẽ làmgiảm chứng đau nhức vùng vai do bệnh nhức mỏi mắt gây nên. Tiếp đó, ấn lên các huyệt Khúc viên, Kiên trung du kết hợp với liệu pháp massage khu vực quanh các huyệt đạo này càng hiệu quả.
Lưu ý: CÁC HIỆN TƯỢNG ĐI KÈM VỚI CHỨNG NẶNG ĐẦU
Khi mắt quá mệt mỏi thường có các biểu hiện đi kèm như hai bả vai hoặc cổ cứng nhắc, tê mỏi, nếu nặng hơn thì gây cảm giác nặng đầu, toàn thân khó chịu; và sẽ càng đặc biệt khó xử khi đang điều khiển thiết bị hoặc đang lái xe. Để khắc phục các hiện tượng ấy, thì việc tìmhiểu liệu pháp huyệt đạo đơn giản mà tự mình có thể thực hiện được dễ dàng là một điều rất tốt. Những huyệt đạo chủ yếu nhất là Bách hội trên đầu, Thiên trụ, Phong trì trên cổ… giúp chữa trị các triệu chứng trên, người bệnh ngồi thẳng trên ghế, hai bàn tay ôm hai bên đầu, đầu
hai ngón tay cái day ấn lên các huyệt đạo ấy rất dễ dàng, sau đó day ấn và xoa mạnh lên huyệt Thái dương sẽ rất hiệu quả. Những thời gian giải lao giữa buổi làm việc, lập tức tiến hành các phương pháp ấy, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Trường hợp 2. CHỨNG NGẠT MŨI - SỔ MŨI
I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Tuy mũi không bị bệnh nhưng dù đã hỉ muixnhieeuf lần mà vẫn chảy mũi nước hoặc mũi đặc như mủ, làm ngạt thở, gây cảm giác rất khó chịu… là bởi các nguyên nhân như: bắt đầu bị cảm cúm, bị mất ngủ hoặt quá mẫn cảm với các loại phấn hoa sinh ra đầu mùa xuân… gây ra.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Dùng liệu pháp huyệt đạo kích thích lên các huyệt đạo dọc theo sống mũi, đầu và mũi sẽ có hiệu quả. Trước tiên, từ từ bấm lên huyệt Bách Hội trên đỉnh đầu, nơi tụ hội hệ thống tuần hoàn có quan hệ mật thiết tới sức khỏe và các huyệt đạo xung quanh đỉnh đầu, sẽ tiêu trừ cảmgiác nặng đầu do chứng ngạt mũi gây ra. Tiếp đó, ấn đầu ngón tay với sức hơi mạnh lên các huyệt đạo Khúc sai, Tinh minh, Nghinh hương dọc theo sống mũi, nhiều làn. Nên kết hợp với việc ấn lên các huyệt Phi dương, Côn lôn ở chân, càng hiệu quả.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU ▼ HUYỆT PHI DƯƠNG
- Tác dụng: Là huyệt đạo quan trọng trong việc trị liệu chứng ngạt mũi.
- Vị trí: Nằm ở phía sau và bên ngoài bắp chân chừng một đốt ngón tay, cao hơn mắt cá chân ngoài chừng bảy đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Người bệnh nằm sấp, hai chân hơi dang ra; người trị liệu quỳ phía dưới, hai lòng bàn tay ôm hai cẳng chân, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn hơi mạnh lên hai huyệt Phi dương của người bệnh. Kết hợp với việc tác động lên các huyệt cùng phía ở vùng mũi, thì mới có hiệu quả cao trong việc tiêu trừ chứng ngạt mũi và cảm giác nặng đầu do nó gây nên.
▼ HUYỆT NGHINH HƯƠNG
- Tác dụng: Phục hồi chức năng khứu giác của mùi.
- Vị trí: Hai huyệt nằm sát hai bên cánh mũi.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng đầu hai ngón tay trỏ ấn mạnh dần lên hai huyệt Nghinh hương của người bệnh, làm thông mũi đông thời hồi phục chức năng khứu giác bị
thoái hóa. Trị liệu thêm huyệt Tinh minh càng hiệu quả.
▼ HUYỆT CÔN LÔN
- Tác dụng: Tiêu trừ chứng ngạt mũi.
- Vị trí: Nằm ở phía sau mắt cá chân ngoài.
- Phương pháp trị liệu: Người bệnh nằm sấp, hai chân hơi dang ra; người trị liệu quỳ phía dưới, dùng lòng bàn tay đỡ cổ chân trước, đồng thời đầu hai ngón tay cái cúng lúc ấn lên hai huyệt Côn lôn của người bệnh, tiêu trừ chứng ngạt mũi và nặng đầu do bệnh ấy gây nên. Kết hợp tác động lên các huyệt đạo vùng mũi cùng phía thì hiệu quả mới cao.
Trường hợp 3. CHỨNG VIÊM MŨI MẠN TÍNH – MŨI TÍCH MỦ I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Trong mũi có mủ được gọi là viêm xoang mũi; vì viêm xoang nên mũi thường xuyên có mủ gây ra triệu chứng ngạt mũi. Một trong những nguyên nhân của bệnh viêm mũi mạn tính là do niêm mạc mũi bị viêm làm cho chảy mũi nước, ngạt mũi liên tục, dễ dẫn đến các chứng hoa mắt chóng mặt, làm giảm trí nhớ, khả năng tập trung của trí óc.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Thực hiện bấm huyệt lên các huyệt Thông thiên, Phong trì ở trên đầu và cổ sẽ làm tiêu trừ chứng ngạt mũi, chảy mũi nước. Tiếp đó dùng lòng đầu ngón tay day ấn từ từ lên các huyệt đạo Nghênh mi ở giữa lồng mày; Tinh minh ở hốc mắt; Nghênh hương ở bên cánh mũi; Cự liêu ở trên mặt... có hiệu quả phục hồi chức năng khứu giác bị thoái hóa. Chứng ngạt mũi mạn tính khiến hô hấp rất khó khăn, nhiều lúc phải hít thở bằng miệng dẫn đến viêm họng; trong trường hợp này ấn lên huyệt Thiên đột ở yết hầu và các huyệt đạo xung quanh huyệt Phế du ở lưng, sẽ có hiệu quả.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU ▼ HUYỆT CỰ LIÊU
- Tác dụng: Làm giảm các triệu chứng của bệnh mũi mạn tính, làm cho thông mũi.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua sống mũi, nằm phía ngoài cánh mũi chừng một đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng đầu hai ngón tay trỏ từ từ ấn mạnh lên hai huyệt Cự liêu của người bệnh, lặp lại nhiều lần động tác ấy sẽ làm thông mũi. Kết hợp ấn lên hai huyệt Nghênh hương ở phía trong huyệt Cự liêu, hiệu quả sẽ càng cao, có thể làm hồi phục chức năng khứu giác bị thoái hóa.
▼ HUYỆT PHONG TRÌ
- Tác dụng: Tiêu trừ chứng hoa mắt chóng mặt do ngạt mũi mạn tính gây nên.
- Vị trí: Hai huyệt nằm trên mí tóc, bên ngoài hai thớ cơ lớn, đối xứng và cách chỗ lõm sau gáy chừng hai đốt ngón tay.
- Phương phap trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai bàn tay ôm hai bên đầu người bệnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc day ấn lên hai huyệt Phong trì của người bệnh; tiếp đó trị liệu hai huyệt Thiên trụ làm tiêu trừ chứng nặng đầu, hoa mắt chóng mặt do ngạt mũi mạn tính gây nên. Dùng biện pháp châm cứu lên các huyệt đạo ấy cũng rất hiệu quả.
▼ HUYỆT THÔNG THIÊN
- Tác dụng: Làm giàm hẳn triệu chứng đau đầu, nặng đầu do ngạt mũi mạn tính gây nên.
- Vị trí: Hai huyệt nằm trên đường thẳng nối hai tai đối xứng nhau qua huyệt Bách hội và cách huyệt Bách hội chừng một đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu hai tay ôm hai bên đầu người bệnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Thông thiên của người bệnh, sẽ tiêu trừ triệu chứng nặng đầu, đau đầu do bị ngạt mũi mạn tính gây nên. Kết hợp với biện pháp massage từ huyệt đạo ấy lên đỉnh đầu và xung quanh cổ sẽ càng hiệu quả.
Trường hợp 4. CHỨNG CHẢY MÁU MŨI (MÁU CAM) I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Triệu chứng chảy máu mũi (thường gọi là chảy máu cam) xảy ra phần nhiều là do hỉ mũi quá mạnh, hoặc động chạm mạnh làm thương tổn niêm mạc mũi. Ngoài ra, còn do cao huyết áp, xơ cứng động mạch, đầu sung huyết, hoặc thần kinh mất cân bằng do bị stress nặng gây nên.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Khi máu mũi chảy nhiều thì nhất thiết phải điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn. Khi chảy máu mũi, có thể bóp hai lỗ mũi lại dể không cho máu tiếp tục. Nếu chữa trị bằng liệu pháp huyệt đạo thì trước tiên dùng lòng ngón tay cái ấn nhẹ lên các huyệt Thiên trụ, Phong trì, Phong phủ trên cổ, tiếp đó ấn mạnh lên các huyệt Đại chùy, Thân trụ trên lưng và các huyệt Cự liêu và Nghinh hương bên cạnh mũi; ấn nhẹ các huyệt Ôn lưu hoặc Hợp cốc trên tay để tăng hiệu quả. Nếu chảy máu mũi do bệnh cao huyết áp thì ấn lên các huyệt Bách hội trên đỉnh đầu, Nhân nghinh nơi yết hầu sẽ có hiệu quả.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU ▼ HUYỆT NGHINH HƯƠNG
- Tác dụng: Khắc phục tình trạng hay bị chảy máu mũi.
- Vị trí: Hai huyệt nằm sát hai bên cánh mũi.
- Phương pháp trị liệu: Lòng đầu hai ngón tay trỏ của người trị liệu từ từ ấn mạnh lên hai huyệt Nghinh hương của người bệnh từ 3 đến 5 giây, lặp lại nhiêu lần như thế có tác dụng làmngưng chảy máu mũi. Thường xuyên thực hiện liệu pháp này mỗi ngày sẽ cải thiện hiệu quả thể chất người bệnh, không còn hay bị chày máu mũi nữa.
▼ HUYỆT ĐẠI CHÙY
- Tác dụng: Có hiệu quả đặc biệt trong việc tiêu trừ chứng chày máu mũi và tê cứng vùng
cổ.
- Vị trí: Nằm giữa đốt sống cổ thấp nhất.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, bàn tay giữ chặt vai người bệnh, đầu ngón tay cái ấn hơi mạnh lên huyệt Đại chùy của người bệnh, không chỉ làm ngưng chảy máu mũi mà còn làm giảm hẳn chứng tê cứng vùng cổ. Kết hợp biện pháp massage hoặc ấn lên huyệt Thân trụ trên lưng, ngay phía dưới huyệt Đại chùy càng thêm hiệu quả.
▼ HUYỆT HỢP CỐC
- Tác dụng: Làm ngưng chảy máu mũi và tăng cường thể chất.
- Vị trí: Nằm trên mu bàn tay, ngay giữa ngón cái và gốc ngón tay trỏ.
- Phương pháp trị liệu: Một tay nguời trị liệu nắm cổ tay, còn tay kia nắm bàn tay người bệnh theo tư thế bắt tay, đầu ngón tay cái ấn mạnh lên huyệt Hợp cốc của người bệnh; kiên trì thực hiện liên tục động tác này có thể khắc phục được hiện tượng hay chảy máu mũi.
Trường hợp 5. CHỨNG Ù TAI
I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Chứng ù tai có nhiều triệu chứng biểu hiện như: trong tai luôn luôn có những âm thanh sắc nhọn, chói lói vang lên nhức buốt, hoặc có những âm thanh rất nhỏ cứ vang lên rin rít, líu ríu liên tục... Sở dĩ có hiện tượng ấy là vì màng nhĩ bị viêm hoặc tai trong, tai giữa bị bệnh; cũng có thể do bệnh huyết áp, cơ thể và tinh thần quá mệt mỏi (stress) hoặc giả do sự thay đổi của áp suất không khí gây nên.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Khi bị bệnh ù tai thì trọng điểm chữa trị là tác động lên 4 huyệt đạo quan trọng: Thính cung, Giác tôn, Khiếu âm, Ế phong xung quanh tai. Trước tiên tỉ mỉ ấn lên các huyệt đạo ấy, tiếp đó ấn lên các huyệt Thiên trụ và Phong trì trên cổ. Lấy hai huyệt Thiên trụ và Phong trì làmmột cạnh đáy vẽ một tam giác đều có đỉnh nằm phía dưới. Điểm đỉnh ấy tuy không là một huyệt đạo nhưng là điểm có quan hệ mật thiết tới việc điều chỉnh chứng bệnh ù tai (gọi là Điểm điều chỉnh ù tai); dùng kỹ thuật bấm huyệt tác động lên điểm đó cũng đem lại hiệu quả tích cực. Ngoài ra, việc kích thích lên các huyệt Bách hội, Hàm yếm trên đáu; Thái khê trên chân cũng rất hiệu quả.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU ▼ HUYỆT GIÁC TÔN
- Tác dụng: Làm giảm nhẹ chứng ù tai và khắc phục chứng tê cứng vùng đầu và cổ. - Vị trí: Nằm sát mí tóc phía bên trên vành tai.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng đầu hai ngón tay trỏ cùng lúc ấn mạnh lên hai huyệt Giác tôn của ngưòi bệnh trong vòng từ 3 đến 5 giây, tức là ấn cho đến khi- trong tai cảm thấy bị kích thích thì ngưng lại, cứ tiếp tục như thế nhiêu lần sẽ khắc phục được tình trạng vùng đầu và cổ bị tê cứng, giàm hẳn chứng ù tai. Ấn tiếp lên các huyệt Ế phong, Thính cung và Khiếu âm xung quanh tai càng thêm hiệu quả.
▼ HUYỆT THIÊN TRỤ
- Tác dụng: Rất có hiệu quả trong việc trị liệu chứng ù tai và tê cứng cơ cổ.
- Vị trí: Hai huyệt nằm ngay mí tóc, bên ngoài hai thớ co lớn, đối xứng nhau qua chỗ lõmsau gáy.
- Phưong pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai bàn tay ôm chặt hai bên đầu người bệnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn mạnh lên hai huyệt Thiên trụ của người bệnh; cùng với cách ấy, ấn lên huyệt Phong trì bên cạnh tai rồi ấn liên tiếp các huyệt Thiên trụ, Phong trì và Điềm điều chỉnh ù tai, sẽ thu được kết quả cao.
▼ HUYỆT THÁI KHÊ
- Tác dụng: Thúc đẩy máu huyết lưu thông tuân hoàn, có hiệu quả trong việc trị liệu chứng ù tai do bệnh huyết áp gây ra.
- Vị trí: Nằm ngay phía sau mắt cá chân trong.
- Phương pháp trị liệu:
Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ phía dưới chân người bệnh, tay nắm cổ chân, đầu ngón tay cái ấn mạnh lên huyệt Thái khê của người bệnh, kích thích cho máu huyết lưu thông tuần hoàn, khắc phục triệu chứng ù tai do huyết áp bất bình thường gây nên.
Trường hợp 6. CHỨNG ĐAU TAI, VIÊM TAI GIỮA, TAI NGOÀI I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Tai bị đau phần lớn là do bên ngoài hoặc bên trong tai bị viêm nhiễm, mới đầu thì chỉ hơi đau, nhưng càng ngày càng đau dữ dội; đến khi nhai thức ăn cũng cảm thấy đau đớn thì nhất thiết phải tránh mọi cử động và giữ gìn môi trường thật yên tĩnh. Khi có hiện tượng tai không bị bệnh nhưng vùng xung quanh tai lại rất đau đớn thì đó là bệnh đau tai thần kinh.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Dùng liệu pháp bấm huyệt đối với các huyệt Thính cung, Giác tôn, Khiếu âm, Ế phong, Nhĩ môn, Hiệp xa xung quanh tai sẽ có hiệu quả. Khi bị đau do viêm tai giữa, thì ấn lên các huyệt Nhĩ môn, Ế phong, Hoàn cốt và ấn mạnh lên huyệt Hợp cốc trên tay sẽ rất hiệu quả. Thường xuyên ấn lên các huyệt Thủ tam lý, Khúc trì, Dưỡng lão ở tay; Phục lưu, Thái khê ở chân là những huyệt đạo có hiệu quả trong việc chữa trị bệnh đau tai. Đối với chứng đau tai thần kinh, trị liệu thêm các huyệt Hoang du (Dục du) ở bụng, Thận du ở eo lưng càng có hiệu quả.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU ▼ HUYỆT NHĨ MÔN
- Tác dụng: Làm giảm cảm giác đau đớn do viêm tai trong, tai ngoài.
- Vị trí: Hai huyệt hai bên, nằm chính ngay phía trước lỗ tai.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, đầu hai ngón tay cái hoặc ngón trỏ cùng lúc ấn hơi mạnh lên hai huyệt Nhĩ môn của người bệnh sẽ làm giảm sự đau đớn của chứng viêmtai giữa. Nếu bị co giật do viêm tai ngoài thì chữa trị bằng cách kết hợp bấm huyệt với xoa bóp nhẹ nhàng lên huyệt Ế phong sẽ có hiệu quả.
▼ HUYỆT GIÁC TÔN
- Tác dụng: Chữa trị chứng đau tai mạn tính.
- Vị trí: Nằm sát mí tóc phía bên trên vành tai.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, lòng đầu hai ngón tay trỏ hoặc tay cái ấn hơi mạnh và day quanh huyệt Giác tôn của người bệnh thành hình tròn nhỏ từ 3 đến 5 giây, cứ thế lặp lại nhiều lần, có tác dụng tiêu trừ đau đớn của bệnh viêm tai mạn tính. Đồng thời tiến hành thủ pháp bấm huyệt theo tuần tự đối với các huyệt Ế phong,Thính cung, Khiếu âm quanh tai càng thêm hiểu quả.
▼ HUYỆT THÍNH CUNG
- Tác dụng: Tiêu trừ cảm giác đau đớn do đau tai và khắc phục chứng ù tai, nặng tai.
- Vị trí: Hai huyệt nằm ngay trước Nhĩ châu (là cục sụn nhỏ lối lên che trước lỗ tai, còn gọi là Cửa tai) hai bên tai.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, lòng đầu hai ngón tay trỏ hoặc tay cái ấn hơi mạnh và day quanh huyệt Thính cung của người bệnh thành hình tròn nhỏ từ 3 đến 5 giây, cứ thế lặp lại nhiéu lán, không chỉ làm dịu cảm giác đau tai, mà còn tăng thêm hiệu quả cho những biện pháp chữa trị các chứng ù tai, nặng tai.
▼ HUYỆT THẬN DU
- Tác dụng: Rất hiệu quả trong chữa trị bệnh đau tai thần kinh, giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể và tinh thần.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Đốc mạch chừng 2 đốt ngón tay, ngay đầu mút xương sườn cuối cùng.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi người bệnh, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn hơi mạnh và day lên hai huyệt Thận du của người bệnh nhiều lần, có hiệu quả chữa trị chứng đau tai thần kinh, tăng cuớng sức khỏe cho cơ thể và điều độ tinh thần.
▼ HUYỆT HOANG DU (CÒN GỌI LÀ DỤC DU)
- Tác dụng: Tiêu trừ chứng cơ thể nhức mỏi mạn tính làm cho tinh thần sảng khoái, có hiệu quả chữa trị bệnh đau tai thần kinh.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua rốn và cách rốn chừng một đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi người bệnh, chồm về phíc trước, đầu ngón giữa của hai bàn tay cùng lúc ấn vừa phải lên hai huyệt Hoang du (Dục du) của người bệnh, làm tiêu trừ chứng nhức mỏi mạn tính của cơ thể, chữa trị bệnh đau tai thần kinh và điều độ tinh thần.