🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bí Mật Của Người Kể Chuyện - Carmine Gallo
Ebooks
Nhóm Zalo
LỜI GIỚI THIỆU
K
hi nhận viết lời giới thiệu cho cuốn sách Bí mật của Người kể chuyện của Alpha Books, tôi cảm thấy rất thú vị và không kém phần hồi hộp về chủ đề rất hay này. Cũng bởi
trong quá trình nghiên cứu và chia sẻ về storytelling – nghệ thuật kể chuyện, tôi hay nhận được những câu hỏi khó lòng thỏa mãn hết của rất nhiều bạn: “Cô Thu ơi, bí kíp gì để kể chuyện hay?”
Cuốn sách này sẽ “bật mí” cho các bạn 19 “bí kíp võ công” được “tinh luyện” từ những “môn phái” nổi tiếng về các loại “võ kể chuyện” khác nhau.
Zack King, nhà làm phim, ảo thuật gia nổi tiếng từng nói: “Tất cả chúng ta đều là người kể chuyện.” Liệu có phải vậy không?
Chúng ta kể chuyện để bán ý tưởng. Chúng ta kể chuyện để thuyết phục nhà đầu tư rót vốn cho bạn. Chúng ta kể chuyện để giáo dục học sinh, sinh viên. Chúng ta kể chuyện để truyền cảm hứng cho đội nhóm. Hay chúng ta vẫn đang kể chuyện để khuyến khích con cái tận dụng hết tiềm năng của chúng. Thậm chí là những câu chuyện mang tính chất “đe dọa” khi ai đó không cam kết đi theo hành trình. Mỗi ngày, chúng ta đều giao tiếp bằng kể chuyện.
Vậy làm sao để kể những câu chuyện hay? Làm sao kể chuyện chinh phục người nghe?
Năm 1985, chỉ với 16 phút kể chuyện, Martin Luther King đã khiến hơn 250.000 người nghe quyết tâm đứng lên chống lại nạn phân biệt sắc tộc da.
Năm 2005, chỉ với 15 phút và ba câu chuyện, Steve Jobs đã tạo ra làn sóng hò reo cho các sinh viên Standford và thu hút hơn 20 triệu lượt xem trên YouTube.
Năm 2013, với việc chọn kể chuyện trong thuyết trình, Nhật Bản đã thành công trong việc đăng cai tổ chức Thế vận hội Olympic 2020.
Họ đã làm điều đó như thế nào?
Họ đã nắm được những kỹ thuật để kể các câu chuyện hay. Và bạn cũng có thể làm điều đó. Tất cả bắt đầu bằng việc đọc cuốn sách này.
Cuốn sách Bí mật của Người kể chuyện đã nói đến 50 người kể chuyện từ nhiều lĩnh vực khác nhau, mang lại cho chúng ta nhiều góc nhìn đa dạng, mới mẻ. Sách có bố cục rõ ràng, dễ hiểu, dễ chắt lọc thông tin. Mỗi chương trong cuốn sách đều có phần phân tích chi tiết các công cụ của mỗi người kể chuyện, lý do tại sao chúng hiệu quả và cách để chúng ta có thể áp dụng chúng. Tôi đánh giá rất cao các phân tích này. Vì chúng giúp ta hiểu thấu đáo hơn và biết cách áp dụng vào thực tiễn tốt hơn. Điều đặc biệt nữa là sau mỗi chương đều có tóm tắt ngắn gọn về bài học mà chúng ta có thể rút ra. Mọi thứ đều rất cô đọng và có tính ứng dụng cao.
Tôi cũng cực kỳ thích phong cách sử dụng ngôn từ cụ thể và hữu hình của Carmine Gallo – tác giả của rất nhiều đầu sách hay về thuyết trình. Hùng biện kiểu TED và Steve Jobs – Những bí quyết đổi mới và sáng tạo là hai trong số nhiều cuốn sách nổi tiếng của ông đã được Alpha Books biên dịch và xuất bản sang tiếng Việt.
Ở phần cuối của cuốn sách cũng có hai phần rất thú vị về “tóm tắt các bí mật của người kể chuyện” và “danh sách của người kể chuyện”, giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về những điều quan trọng. Và khi đã nắm được các bí mật kể chuyện này, bạn hoàn
ọ g ợ ậ yệ y ạ toàn có thể áp dụng vào bất kỳ hình thức giao tiếp nào: hùng biện trước đám đông, thuyết trình PowerPoint, viết blog, e-mail, quảng cáo và cả marketing nữa.
Xu hướng thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nghệ thuật kể chuyện – storytelling vẫn sẽ là chìa khóa vàng cho mọi kế hoạch truyền thông, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp hay cá nhân. Storytelling vẫn sẽ là sợi chỉ đỏ kết nối con người với nhau trong kỷ nguyên của công nghệ số hóa, và là mảnh ghép xanh cần thiết lấp đầy những khoảng trống trong các phương thức giao tiếp hiện nay.
Với tất cả những điều đó, tôi trân trọng giới thiệu đến quý độc giả cuốn sách mới của Alpha Books – Bí mật của Người kể chuyện, mà với tôi, nó là một cuốn sách rất hay! Tin rằng khi chắt lọc những thông tin hữu ích này, các bạn sẽ có thể đánh thức khả năng kể chuyện trong chính mình, thổi hồn và truyền cảm hứng cho nhiều người qua câu chuyện của chính bạn.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Bùi Ngọc Thu
Chuyên gia huấn luyện và khai vấn về Storytelling
Founder of Presentation by Storytelling
CEO & Founder of ICTS Training & Coaching
LỜI NÓI ĐẦU
T
ôi đang nằm sõng soài.
Tôi vừa mới bị trượt chân trên một tảng băng bên ngoài căn hộ rộng hơn 46m2 của mình tại Tây Wisconsin. Hôm ấy, nhiệt kế chỉ 0o, nhưng trong gió lạnh nhiệt độ có thể thấp hơn tới 20o nữa. Tôi làm rách bộ com-lê duy nhất của mình, một bộ cánh đắt tiền của Ý mà tôi rất tự hào khi mua được ở San Francisco vài ngày trước – trước khi bước vào xe và lái 2.000 dặm đến nhận công việc người dẫn chương trình tin tức.
Khi nằm trên vỉa hè giữa làn gió lạnh buổi sáng, nhìn lên những căn hộ bẩn thỉu trong khu phố tồi tàn nhất của thành phố, những câu hỏi liên tiếp vụt qua trong đầu tôi: Liệu tôi có quyết định đúng khi ngừng học trường Luật – lựa chọn “an toàn” – để theo đuổi đam mê của mình – một sự nghiệp trong ngành báo hình? Liệu tôi sẽ chỉ kiếm được 15.000 đô-la mỗi năm trong suốt phần còn lại của cuộc đời? Liệu cha tôi, người đã đặt chân lên bờ biển nước Mỹ với tư cách là một người nhập cư từ Ý với chỉ 20 đô-la trong túi sau Thế Chiến II, có tự hào về quyết định của tôi, hay người đã từng phải vào trại tù binh chiến tranh này cảm thấy con trai ông đang lãng phí cơ hội để thành công ở Mỹ?
Lúc đó, tôi không trả lời được câu hỏi nào, nhưng đã đưa ra hai kết luận. Thứ nhất, nếu bạn chỉ có vừa đủ 400 đô-la tiền thuê nhà hằng tháng, lựa chọn tốt nhất là chi tiền cho những bộ com-lê mua một tặng một, nếu được khuyến mại thêm thì càng tốt. Thứ hai, việc đuổi theo đam mê sẽ cực kỳ khó khăn, thậm chí còn kinh khủng hơn tảng băng mà tôi vừa mới đập đầu vào. Với những suy nghĩ đó, tôi lồm cồm bò dậy, nhặt giấy tờ vương vãi trên vỉa hè đóng băng, phủi tuyết khỏi bộ quần áo và tiếp tục
đi tới chỗ làm. Tôi vẫn chưa chuẩn bị cho mùa đông ở Wisconsin, nhưng đã chuẩn bị để đối mặt với bất kỳ chướng ngại nào sắp tới. Bởi suy cho cùng, bạn không thể chọn niềm đam mê cho mình, mà nó chọn bạn.
25 năm sau, một lần nữa tôi nhận thấy mình đang tự hỏi: Tại sao tôi lại ở đây? Vào tháng Năm năm 2014, tôi được mời tới diễn thuyết tại một hội thảo đặc biệt cho những nhà khởi nghiệp và CEO tại Khosla Ventures Summit trong một khu nghỉ dưỡng dưới chân Cầu Cổng Vàng ở Hạt Marin. Người tổ chức sự kiện, tỷ phú chuyên đầu tư mạo hiểm Vinod Khosla, đã đích thân mời tôi mặc dù ban đầu tôi không hiểu tại sao. Những diễn giả khác bao gồm Bill Gates; hai nhà sáng lập Google là Sergey Brin và Larry Page; CEO hãng Salesforce, Marc Benioff; cựu Bộ trưởng Ngoại giao Condoleezza Rice; và cựu Thủ tướng Anh Tony Blair. Trong bữa ăn sang trọng của buổi tối đầu tiên tại hội thảo, tôi cảm thấy mình là người duy nhất trong phòng cần phải được giới thiệu. Tôi băn khoăn tự hỏi vai trò của mình tại sự kiện đó: Tôi không phải là tỷ phú, cũng không phải là người tìm ra thuốc chữa bệnh đậu mùa, hay là người điều hành cả một đất nước. Vậy tại sao tôi lại ở đây?
Nhưng Khosla ngay lập tức khiến tôi cảm thấy dễ chịu hơn khi bước lên sân khấu, nói với tất cả những nhà khởi nghiệp trong khán phòng, rằng: “Tất cả các bạn là những người cực kỳ tuyệt vời, và đó là lý do tôi đã đầu tư vào bạn. Nhưng nhiều người trong số các bạn không thể kể một câu chuyện khơi gợi cảm xúc, chính vì thế tôi đã mời tới đây Carmine Gallo để diễn thuyết.”
Mặt khác, tôi kinh ngạc nhìn quanh phòng và nhận ra, tất cả những người ngồi ở đó đều đã là những người kể chuyện. Thực tế, tôi từng viết về những người nổi tiếng và phương pháp giao tiếp hiệu quả của họ. Và những nhà khởi nghiệp trẻ tuổi đầy ấn tượng ngồi ở hàng ghế khán giả cũng đều là những người kể chuyện. Một số người làm việc này hiệu quả hơn người khác, nhưng tất cả đã đều phải học để kể được một câu chuyện của
riêng mình nếu họ hy vọng thay đổi thế giới bằng những ý tưởng của bản thân. Thực chất, những người nổi tiếng bậc nhất đã hiểu những gì mà các nhà thần kinh học và nhà nghiên cứu chỉ mới bắt đầu thấu hiểu: Một câu chuyện khách hàng đầy cảm xúc và sống động có sức thuyết phục hơn nhiều so với 85 slide PowerPoint chứa đầy số liệu. Một người có thể có ý tưởng tuyệt vời nhưng nếu người đó không thể truyền cảm hứng cho người khác tin vào ý tưởng của mình, mọi thứ chỉ là vô ích.
Điều khiến tôi còn kinh ngạc hơn khi tương tác với nhóm đó chính là tất cả những nhà khởi nghiệp thành công nhất và nhà tư tưởng hàng đầu này – những bậc thầy giao tiếp trong nhiều lĩnh vực, và nhiều người trong số đó có vẻ giống như những người kể chuyện bẩm sinh – đều rất nóng lòng được học hỏi thêm về những yếu tố căn bản và vô cùng quan trọng để trình bày về bản thân, ý tưởng, và công việc. Họ nhận ra những tiềm năng to lớn của việc cải thiện từng chút một.
Khi hội thảo Khosla diễn ra, tôi đang nghĩ tới chủ đề cho cuốn sách tiếp theo. Trước đó, tôi đã diễn thuyết rất nhiều để quảng bá cho cuốn Talk Like TED (Hùng biện kiểu TED(*)), trong đó giải mã những bí mật về thuyết trình của những nhà tư tưởng và nhà khởi nghiệp hàng đầu thế giới, đã khiến khán giả phải kinh ngạc trên sân khấu TED. Khi đi vòng quanh đất nước để quảng bá cuốn sách, tôi nhận thấy bất kể khán giả ở nơi tôi đến là ai đi nữa, một chương trong cuốn sách đó luôn có tác động mạnh mẽ nhất với họ: Cách các diễn giả TED làm chủ nghệ thuật kể chuyện – những câu chuyện hay nhất dường như là nền móng của mọi hình thức giao tiếp hiệu quả. Khi tương tác với khán giả, tôi nhận ra nghệ thuật kể chuyện nắm giữ chìa khóa không chỉ cho một bài TED talk hoàn hảo, mà còn cho cả sứ mệnh lớn lao hơn để tận dụng hết tiềm năng của mỗi người.
(*) Cuốn sách đã được Alpha Books mua bản quyền và xuất bản năm 2017. (BTV)
Tôi nhận ra tầm quan trọng của việc kể chuyện không chỉ trong quá trình quảng bá cho cuốn sách của mình, mà còn trong nhiều bối cảnh khác. Khi tôi phỏng vấn nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng Ben Horowitz, ông đã nhận xét rằng đối với các nhà khởi nghiệp: “Kể chuyện là kỹ năng thường bị đánh giá thấp nhất.” Richard Branson đã viết một bài blog về cách sử dụng nghệ thuật kể chuyện để đem lại sự thay đổi. Trên một chuyến bay mà tôi được ngồi cạnh một chuyên viên bán hàng của Salesforce, anh ta nói: “Chúng tôi có một cách mới để ghi lại mọi nhận xét của khách hàng trên video, nhưng chúng tôi đang rất chật vật sử dụng chúng để kể được một câu chuyện.” Trên chuyến bay khác tới Paris, tôi gặp một giám đốc của gã khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ toàn cầu SAP, và ông nói: “Công ty của chúng tôi vừa mới thuê một giám đốc marketing mới, với chức danh ‘Giám đốc Kể chuyện’. Trong khi công ty của tôi đang đơn giản hóa câu chuyện của mình ở mức độ vĩ mô, thì tôi lại đang vật lộn để đơn giản hóa câu chuyện của mình trên PowerPoint. Người ta từng nói với chúng tôi rằng các bài thuyết trình không nên dài hơn một bài hùng biện kiểu TED 18 phút.”
Cố gắng để kể chuyện một cách hiệu quả và ngắn gọn trở thành một thử thách khó khăn với nhiều người. Trên một chuyến đi khác, tôi gặp những giám đốc cấp cao của một công ty toàn cầu trong lĩnh vực năng lượng. Và họ nói với tôi rằng CEO của công ty đã đưa ra yêu cầu mới: Tất cả các bài thuyết trình bán hàng không được dài quá 10 slide. “Làm thế nào chúng tôi có thể kể câu chuyện của mình chỉ trong 10 slide được?” ông ta hỏi. Trên cùng chuyến đi đó, một giám đốc sắp gặp Thủ tướng Việt Nam vào tuần sau đã hỏi tôi: “Làm thế nào tôi có thể kể cho ông ấy trong 20 phút câu chuyện chúng tôi là ai, lý do chúng tôi hoạt động trong ngành này, và lý do Việt Nam nên hợp tác với công ty chúng tôi chứ không phải với công ty đối thủ của chúng tôi?” Tôi đã từng gặp CEO của những công ty lớn nhất thế giới và cả các nhà khởi nghiệp trẻ tuổi đang chuẩn bị bài thuyết trình định đoạt thành bại cả đời trên chương trình Shark Tank của
kênh ABC. Họ đặt ra cùng một câu hỏi: Làm thế nào tôi có thể kể được câu chuyện đằng sau ý tưởng của mình?
Tất cả chúng ta đều là “những người kể chuyện.” Chúng ta không tự gọi mình là những người kể chuyện, nhưng chúng ta làm điều đó hằng ngày. Mặc dù chúng ta vẫn chia sẻ các câu chuyện trong hàng nghìn năm, nhưng những kỹ năng mà chúng ta cần để thành công trong thời đại công nghiệp rất khác so với ngày nay. Khả năng bán những ý tưởng của chúng ta dưới dạng câu chuyện trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Những ý tưởng chính là tiền tệ của thế kỉ XXI. Trong thời đại thông tin, kinh tế tri thức, bạn chỉ có giá trị ngang với những ý tưởng của mình. Câu chuyện là phương tiện để chúng ta truyền đạt các ý tưởng đó cho người khác. Đóng gói ý tưởng với cảm xúc, bối cảnh và sự liên quan chính là kỹ năng quan trọng nhất có thể khiến bạn trở nên có giá trị hơn trong thập niên tiếp theo.
Kể chuyện chính là hành động diễn đạt ý tưởng dưới dạng một câu chuyện để truyền đạt thông tin, soi sáng và truyền cảm hứng. Bí mật của Người kể chuyện nói về những câu chuyện mà bạn sẽ kể để thúc đẩy sự nghiệp, xây dựng công ty, trình bày một ý tưởng và biến giấc mơ thành hiện thực.
Khi trình bày về sản phẩm hoặc dịch vụ cho một khách hàng mới, bạn đang kể chuyện. Khi hướng dẫn đội nhóm hoặc dạy học, bạn đang kể chuyện. Khi xây dựng bài thuyết trình PowerPoint cho buổi gặp mặt bán hàng tiếp theo, bạn đang kể chuyện. Khi đến phỏng vấn xin việc và nhà tuyển dụng hỏi về những kinh nghiệm trước đây của bạn, bạn đang kể chuyện. Khi viết e-mail, blog hoặc bài đăng trên Facebook, quay video cho kênh YouTube của công ty, bạn đang kể chuyện. Nhưng có sự khác biệt giữa một câu chuyện, một câu chuyện hay và một câu chuyện có ý nghĩa đột phá giúp xây dựng niềm tin, thúc đẩy doanh số và truyền cảm hứng cho người khác về giấc mơ lớn hơn.
Trong phần này, tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số người kể chuyện xuất sắc nhất ở thời đại của chúng ta: Richard Branson, Howard Schultz, Sheryl Sandberg, Joel Osteen, Herb Kelleher, Gary Vaynerchuk, Mark Burnett, Oprah Winfrey, Elon Musk, Steve Wynn, Tony Robbins, Steve Jobs và một số người khác mà bạn có thể chưa biết lắm, nhưng cũng đã trở thành những người dẫn đầu trong lĩnh vực của họ nhờ vào khả năng kể các câu chuyện có ý nghĩa lớn lao. Nhiều người được đề cập trong cuốn sách này đã có những bài phát biểu trên TED được chia sẻ rộng rãi trên mạng, không phải vì các dữ liệu họ trình bày, mà bởi những câu chuyện họ đã kể. Các ý tưởng được nhiều người tin tưởng cũng thường được kể dưới dạng câu chuyện.
Tôi đã đích thân phỏng vấn rất nhiều người kể chuyện trong cuốn sách này. Tất cả họ đã làm chủ được nghệ thuật và khoa học kể chuyện để truyền cảm hứng, động lực và sau cùng là thuyết phục những người khác thực hiện các hành động mong muốn. Tất cả họ đều đã phải đối mặt với nhiều khó khăn và luôn sẵn sàng chia sẻ những bài học mà họ nhận được.
Một trong những kết luận cốt lõi của cuốn sách này chính là việc đa số những người kể chuyện giỏi nhất đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, và họ đã biến chúng thành thắng lợi. Những thất bại khiến họ trở nên thú vị hơn, bởi như bạn sẽ thấy sau đây, tất cả chúng ta sinh ra đều đã yêu thích câu chuyện của những người từ tay trắng trở nên giàu có.
Chiến đấu là một phần của tự nhiên, chính vì lý do đó, chúng ta thường bị thu hút bởi các câu chuyện kể về những khó khăn mà người khác phải trải qua. Ngọc trai, kim cương và rượu đại diện cho chiến thắng của tự nhiên trước những khó khăn. Ngọc trai được hình thành khi con trai tự bảo vệ mình trước những hạt cát khó chịu. Kim cương được tạo thành dưới sức ép và nhiệt độ vô cùng lớn trong lớp vỏ Trái đất. Và những loại nho ngon nhất lại thường đến từ những rặng núi dốc đứng hay những vùng đất sỏi đá, gây sức ép lên bộ rễ để sau cùng tạo nên những quả nho
thơm ngon; chúng có “khí chất” cao nhất. Tất cả chúng ta đều thích những câu chuyện mà ở phần cuối có một viên kim cương, một kết thúc có hậu cho cuộc đấu tranh. Những nhà lãnh đạo truyền cảm hứng vẫn thường kể câu chuyện vượt qua khó khăn để tạo nên sự gắn bó về mặt cảm xúc với khán giả. Hãy trân trọng những gì bạn đã trải qua, bởi đó chính là thứ tạo nên huyền thoại và di sản.
Kể chuyện không phải là việc chúng ta làm. Kể chuyện là chính bản thân chúng ta.
GIỚI THIỆU
Chúng ta có thể sử dụng nghệ thuật kể chuyện để thúc đẩy sự thay đổi.
– Richard Branson
T
rên một mảnh đất nhỏ bé ở Quần đảo British Virgin, một nhóm các nhà khởi nghiệp tham vọng chia sẻ lãnh thổ đó với những cư dân lâu năm: hồng hạc, một con rùa
chân đỏ, và 35 con vượn cáo Madagascar. “Trên thế giới chỉ còn 200 con vượn cáo mà thôi,” Richard Branson giải thích khi một con vượn cáo cố nhảy từ cây này sang cây khác. “Và nếu con này không thực hiện thành công cú nhảy, sẽ chỉ còn 199 con,” Branson nói đùa.
Những loài động vật quý hiếm là món quà mà chúng ta phải trân trọng, còn các nhà khởi nghiệp đang hy vọng sẽ nhận được món quà tài chính từ Branson, chủ sở hữu của hòn đảo. Nhà sáng lập Tập đoàn Virgin sở hữu 30ha của thiên đường nhiệt đới đầy sức sống có tên Đảo Necker này. Đây là ngôi nhà và nơi trú ẩn của ông. Ngày hôm đó cũng là ngày diễn ra cuộc thi Extreme Tech Challenge, một trong những cuộc thi hùng biện khác thường nhất mà thế giới từng biết tới. Các thí sinh của vòng chung kết – một số người đã được chính tôi huấn luyện để kể câu chuyện về sản phẩm của họ một cách hiệu quả hơn – tới đây để bán ý tưởng của mình cho Richard Branson.
Bill Tai, một nhà đầu tư mạo hiểm lâu năm kiêm nhà tài trợ của cuộc thi hùng biện này, đã đầu tư vào các công ty từ năm 1991. Tai đã chứng kiến nhiều làn sóng công nghệ tại Thung lũng Silicon và biết rằng lúc này đây, hơn bao giờ hết, khả năng truyền đạt ý tưởng một cách đơn giản và rõ ràng, đồng thời có
y ạ ý g ộ g g g thể kể các câu chuyện hấp dẫn chính là yếu tố vô cùng quan trọng để bất cứ ai trở nên nổi bật trong cuộc đua cạnh tranh ý tưởng. Các chuyên gia kỹ thuật và nhà khoa học không còn chỉ nói chuyện với đồng nghiệp nữa. Nếu họ không thể giải thích những lợi ích của sản phẩm cho khách hàng, các ý tưởng của họ sẽ không thể thu hút được ai. Họ phải dịch ngôn ngữ chỉ toàn những bit và byte thành một câu chuyện mà mọi người tiêu dùng đều hiểu được. Tai nhận thấy sự đồng điệu ở Richard Branson, người cực kỳ tin tưởng vào nghệ thuật kể chuyện để thúc đẩy sự thay đổi. “Kể chuyện là một trong những cách tốt nhất để nghĩ ra các ý tưởng mới, học hỏi về những người khác và thế giới,”1 Branson nói. Theo trực giác, Branson đã biết rõ những gì mà các nhà thần kinh học đang cố xác nhận trong phòng thí nghiệm – bộ não của chúng ta được sinh ra cho các câu chuyện.
Để hiểu được niềm tin của Branson rằng nghệ thuật kể chuyện có thể tạo nên ảnh hưởng tích cực trong tương lai, chúng ta phải nhìn về quá khứ. Một triệu năm trước, con người để kiểm soát được một yếu tố vô cùng quan trọng cho sự sống còn của cả giống loài. Yếu tố này giúp giải thích tại sao một số bài thuyết trình thất bại thảm hại, trong khi những bài khác lại giúp một nhãn hiệu gia nhập thị trường thành công. Nó giải thích tại sao nhiều ý tưởng không thể thu hút được người khác trong khi những ý tưởng khác lại tạo nên trào lưu trên toàn thế giới. Nó giải thích tại sao nhiều nhà lãnh đạo không thể truyền cảm hứng cho đội nhóm, trong khi những người khác lại thuyết phục được mọi người vượt qua khó khăn. Yếu tố đó chính là lửa.
Ánh Lửa Và Thổ Dân Kalahari
Các nhà khảo cổ học coi lửa là thứ đã soi sáng sự tiến hóa của loài người. Điều này hoàn toàn hợp lý vì khi kiểm soát được lửa, tổ tiên của loài người có thể nấu thức ăn, và từ đó, giúp tăng đáng thể kích thước bộ não. Lửa cũng giúp xua đuổi thú săn mồi ban đêm – một điều quan trọng nếu bạn muốn sống tới sáng
hôm sau. Tuy thế cho tới gần đây, rất ít nhà khoa học nghiên cứu lợi ích quan trọng nhất của lửa – đánh thức trí tưởng tượng của chúng ta thông qua nghệ thuật kể chuyện.
Ánh lửa giúp ngày như dài hơn, cho chúng ta thêm thời gian để thực hiện những việc khác ngoài săn thú và hái lượm. Khi chia sẻ những trải nghiệm quanh đống lửa, mọi người học được cách tránh nguy hiểm, săn thú hiệu quả hơn theo nhóm, và củng cố những truyền thống văn hóa. Các nhà khảo cổ học xã hội tin rằng, việc kể chuyện chiếm 80% thời lượng trong những cuộc chuyện trò bên ánh lửa của tổ tiên chúng ta.
Trên sa mạc Kalahari ở Namibia, một nhóm thổ dân được biết đến với cái tên Bushmen vẫn kiếm thức ăn bằng cách hái lượm dưa hấu, lạc, hạt giống và săn linh dương. Họ săn bắn và hái lượm lúc ban ngày và là những người kể chuyện khi đêm xuống. Khi mặt trời lặn trên đất Kalahari, các thổ dân đốt lửa và kể những câu chuyện như tổ tiên của họ đã làm hàng nghìn năm trước. Ban ngày, cuộc trò chuyện của các thổ dân tập trung vào vấn đề sinh tồn, chiến lược săn bắn, quản lý nguồn tài nguyên, hòa giải mâu thuẫn,… Chỉ 6% các cuộc nói chuyện của họ là để kể chuyện.2 Thế nhưng, khi đêm xuống thì lại là một câu chuyện khác, theo đúng nghĩa đen. Khi ánh lửa giúp ngày dài thêm, các thổ dân dành đến 81% thời gian nói chuyện quanh đống lửa để kể chuyện. Đàn ông và phụ nữ kể chuyện, chủ yếu là về những người mà các dân làng khác đều biết hoặc những cuộc phiêu lưu thú vị và sôi động. Với các thổ dân Bushmen, việc kể chuyện giúp khơi dậy trí tưởng tượng, tạo nên sự gắn bó giữa những người không quen biết nhau, và truyền đạt các thông tin quan trọng cho sự sinh tồn.
Không phải tất cả nhà truyền đạt đều có kỹ năng kể chuyện, ngay cả trong xã hội bộ lạc. Trong những nhóm thổ dân, cũng như giữa các diễn giả TED hoặc lãnh đạo doanh nghiệp, những người diễn thuyết giỏi nhất khiến khán giả bò lăn ra cười, trong khi vẫn hồi hộp hoặc tràn đầy cảm hứng muốn tìm kiếm những
cuộc phiêu lưu cho riêng mình. Những người lãnh đạo của khu trại thường là những người kể chuyện giỏi. Và người giỏi nhất trong số những người kể chuyện được ngưỡng mộ nhất sử dụng các phương pháp “giao tiếp đa phương diện” như cử chỉ, bắt chước, hiệu ứng âm thanh và bài hát. Những người kể chuyện ở Kalahari biết rằng họ phải truyền đạt thông tin, kể lại những trải nghiệm, truyền cảm hứng và giải trí cho mọi người. Nếu mọi người không cảm thấy được giải trí, họ sẽ không nghe nữa mà đi ngủ, không khác gì chuyện vẫn thường xảy ra trong hàng triệu bài thuyết trình bán hàng được thực hiện mỗi ngày. Con người đã tiến hóa để nhận thức các câu chuyện là mang tính giải trí bởi nếu không để tâm lắng nghe, họ có thể biến thành bữa trưa của một con sư tử nào đó.
“Những câu chuyện được kể bên đống lửa đặt người nghe vào cùng tần số cảm xúc, củng cố sự thấu hiểu, tin tưởng và cảm thông, xây dựng cái nhìn tích cực về những tính cách như sự hài hước, ăn ý và sáng tạo,”3 Giáo sư khảo cổ học Polly Wiessner tại Đại học Utar phát biểu. “Thông qua các câu chuyện và cuộc thảo luận, mọi người thu thập những kinh nghiệm của người khác và tích lũy kiến thức về các lựa chọn mà người khác đã từng thử qua. Những cuộc nói chuyện ban đêm đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền đạt bức tranh toàn cảnh.” Wiessner, người từng dành ba tháng sống cùng với các thổ dân Kalahari tại tây bắc Botswana và ghi lại các cuộc nói chuyện của họ đã nói rằng, sự yêu thích bối cảnh bên đống lửa vẫn còn tồn tại quanh chúng ta cho tới tận ngày hôm nay.
Sự yêu thích các câu chuyện của công chúng chính là điều khiến một số người trở nên cực kỳ giàu có. Hơn 2500 năm trước, một diễn giả có tên Gorgias đã nhận ra những người kể chuyện giỏi nhất có thể truyền cảm hứng cho khán giả. Ông đi vòng quanh Hy Lạp cổ đại, truyền bá nghệ thuật diễn thuyết và tranh luận rằng việc đưa thêm các câu chuyện mang tính cảm xúc vào bài phát biểu có thể giúp ngăn chặn sự sợ hãi, xóa bỏ nỗi buồn, tạo ra niềm vui và nuôi dưỡng lòng mộ đạo. Gorgias giúp mọi người
tạo ra những luận điểm mạnh mẽ hơn, và điều đó giúp ông được rất nhiều người ngưỡng mộ. Ông trở thành một trong những người giàu có nhất Hy Lạp chỉ nhờ nghệ thuật kể chuyện. Ngày nay, việc kể những câu chuyện thật hay vẫn có thể giúp con người trở nên giàu có, đặc biệt là những người khởi nghiệp đang cần bán ý tưởng của mình.
Các Công Cụ Đã Thay Đổi
Trở lại hòn đảo Necker, những nhà khởi nghiệp sử dụng sức mạnh của các câu chuyện khiến Branson bật cười, suy nghĩ, và truyền cảm hứng cho ông đầu tư vào ý tưởng của họ. Những câu chuyện đem lại cho Branson một cách nhìn mới về thế giới, và sau cùng khơi dậy trí tưởng tượng trong ông rằng những phát minh thay đổi thế giới không chỉ khả thi trong cuộc đời ông, mà chính Branson có thể đóng vai trò giúp phát triển chúng. Branson yêu thích kể chuyện quanh đống lửa trại đến nỗi ông thuê một nghệ sĩ chế tác thủ công một khối cầu bằng kim loại cực đẹp để chứa một quả cầu lửa khổng lồ.
Những cuộc nói chuyện quanh đống lửa có thể đã xuất hiện 400 nghìn năm trước, nhưng bộ não của chúng ta vẫn thèm muốn các câu chuyện ngay cả ở thời hiện đại. Dĩ nhiên, tầm quan trọng của nó đã thay đổi. Thay vì săn bắn để kiếm thức ăn, những nhà khởi nghiệp thuyết trình trước Richard Branson đang dùng những câu chuyện để kiếm tiền. Và các công cụ đã thay đổi. PowerPoint đã thay thế những bức vẽ trên vách hang. Nhưng có một điều vẫn nguyên vẹn, đó chính là khát vọng của chúng ta, sự thèm muốn được nghe những câu chuyện hấp dẫn. Những người đã làm chủ được nghệ thuật kể chuyện có thể tạo ra tác động cực lớn đối với người khác. Theo nhà thần kinh học Uri Hasson tại Đại học Princeton, người kể được những câu chuyện thu hút thực sự có thể “gieo” những ý tưởng, ý nghĩ và cảm xúc vào bộ não của người nghe. Nghệ thuật kể chuyện chính là vũ khí quan trọng nhất trong cuộc chiến của những ý tưởng.
Trên hòn đảo Necker, trong vòng 10 phút, mỗi nhà khởi nghiệp phải nói lên tầm nhìn phía sau ý tưởng hoặc sản phẩm và phải thu hút được sự chú ý của Branson, đồng thời thuyết phục ông rằng ý tưởng đó có tiềm năng đem lại ảnh hưởng tích cực cho thế giới, và truyền cảm hứng để ông đầu tư tài chính cho công ty. Phần lớn những người khi được trao 10 phút để nói về ý tưởng của mình vẫn mặc định một cách sai lầm rằng các nhà đầu tư tiềm năng muốn nghe tất cả thông tin về tài chính, các số liệu và dữ kiện. Họ chỉ đúng một phần thôi. Các nhà khởi nghiệp đó đang bỏ quên kết luận cốt lõi của khoa học thần kinh: Cảm xúc luôn chiến thắng logic. Bạn không thể tác động đến lý trí của một người nếu trước đó không chạm vào trái tim họ, và đường đến trái tim cũng đi qua bộ não, bắt đầu với hạch hạnh nhân.
Hạch Hạnh Nhân: Người Bạn Tốt Nhất Của Người kể chuyện
Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu y học đã tin rằng con người chỉ có thể nghiện thuốc và rượu. Sau đó, công nghệ chụp ảnh não bộ ra đời đã cho phép các nhà nghiên cứu nhìn thấy sự lưu thông máu trong não, và nhờ đó, họ phát hiện ra con người cũng nghiện các hoạt động khác như tình dục, cờ bạc, ăn uống và mua sắm. Một số hoạt động cũng khống chế bộ não hệt như những loại ma túy mạnh nhất. Những loại ma túy như hê-rô-in làm tăng mạnh lượng dopamine(*) – đến nỗi chỉ dùng một lần có thể khiến người nào đó nghiện cả đời. Các nhà khoa học nhận ra chính hệ thần kinh tưởng thưởng của não bộ cũng tham gia thuyết phục, truyền cảm hứng, và ghi nhớ. Những phát hiện này sẽ có tác động cực lớn lên thành công của bạn.
(*) Chất dẫn truyền thần kinh giúp cơ thể cảm thấy hưng phấn, khoái cảm. (BTV)
Ví dụ, các nhà nghiên cứu ngày nay biết rằng một ý nghĩ có thể tạo nên “trạng thái cơ thể”, nghĩa là ý nghĩ kích hoạt các vùng não bộ vốn chỉ hoạt động nếu bạn thực sự trải nghiệm sự kiện
đó trong thực tế. Giả sử bạn thắng xổ số 20 triệu đô-la, bạn sẽ cực kỳ sung sướng vì hạch hạnh nhân – một khối tế bào thần kinh có hình giống quả hạnh nhân ở thùy não trước trán – sẽ tiết ra rất nhiều dopamine. Giờ hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng bạn thắng giải xổ số. Hãy hình dung hình ảnh, âm thanh và cảm giác của sự kiện đó. Khi bạn biết tin này, ai đang ở đó với bạn? Khuôn mặt của họ như thế nào? Bạn sẽ làm gì với số tiền đó? Bạn có thể không nhận ra nhưng khuôn miệng bạn sẽ nhẹ nhàng vẽ nên một nụ cười. Bạn đang nhận được một liều dopamine nhỏ khiến bản thân cảm thấy thoải mái, vì bạn đang kích hoạt chính những vùng của não vốn sẽ hoạt động nếu bạn thực sự thắng giải. Đó chính là sức mạnh của hạch hạnh nhân. Một câu chuyện hay cũng khiến não tiết ra rất nhiều chất như cortisol, oxytocin và dopamine.
Nhờ có thần kinh học, chúng ta đã biết nhiều về nghệ thuật kể chuyện trong 10 năm qua, hơn là tất cả những gì chúng ta đã khám phá ra kể từ khi con người bắt đầu vẽ tranh lên vách hang. Giờ chúng ta biết chất nào trong não khiến chúng ta chú ý tới một diễn giả (cortisol) và chất nào khiến chúng ta cảm thấy thông cảm với người khác (oxytocin). Chúng ta cũng biết điều gì châm ngòi cho các phản ứng hóa học thần kinh. Chúng ta biết các câu chuyện vận hành như thế nào, tại sao chúng có tác dụng, và có thể chứng tỏ điều đó bằng khoa học.
Nghiện các câu chuyện không phải là một điều xấu. Nếu những người kể chuyện truyền cảm hứng không tồn tại, thế giới sẽ là một nơi rất khác, và tôi nói vậy không hề với nghĩa tích cực. Ví dụ, trong loạt sáu bài phát biểu năm 1940, Thủ tướng Anh Winston Churchill đã thành công trong việc thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của cộng đồng về Thế Chiến II. Một đất nước vừa mới chấp nhận nhượng bộ Đức Quốc Xã chỉ 14 ngày trước lại quyết định chiến đấu tới hơi thở cuối cùng sau khi nghe luận điểm vô cùng mạnh mẽ của Churchill. Mặc dù Đức đã chiếm được những vùng rộng lớn ở Tây Âu, nhưng Churchill đã vô cùng khéo léo vẽ nên bức tranh người Anh đánh bại được quân đội của Hitler.
“Mục tiêu của chúng ta là gì?” Churchill hỏi. “Chiến thắng. Chiến thắng bằng bất kỳ giá nào. Chiến thắng bất chấp mọi nỗi kinh hoàng, chiến thằng dù con đường có dài và khó khăn đến đâu; vì nếu không chiến thắng thì cũng không còn sự sống.” Nhờ khả năng kể chuyện, Churchill đã thay đổi hẳn vận mệnh của cả một nền văn minh. Điều thú vị là Churchill không có năng khiếu kể chuyện bẩm sinh. Giống như để làm chủ bất kỳ nghệ thuật nào, ông cũng phải tập luyện rất nhiều. Ở giai đoạn đầu của sự nghiệp chính trị, Churchill mắc chứng sợ nói trước đám đông. Richard Branson, mục sư nổi tiếng Joel Osteen, tỷ phú Barbara Corcoran và Warren Buffett cũng vậy. Những người kể chuyện giỏi khiến việc này trông có vẻ nhẹ nhàng vì họ đã dồn rất nhiều tâm sức để trở nên tài giỏi đến thế.
Các nhà lãnh đạo truyền cảm hứng nhất trong lịch sử cũng là những người kể chuyện: Chúa Jesus, John F. Kennedy, Martin Luther King Jr., Ronald Reagan, Nelson Mandela, Henry Ford, và Steve Jobs. Rất nhiều người trong số những nhà khởi nghiệp và nhà lãnh đạo tài giỏi ngày nay cũng là những người kể chuyện giỏi: Richard Branson, Bill Gates, Mark Burnett và Sheryl Sandberg. Rất nhiều người kể chuyện được đề cập trong cuốn sách này đã thay đổi cả lịch sử. Một vài người là những anh hùng trong lĩnh vực kinh doanh. Một vài người khác truyền cảm hứng cho những phong trào vĩ đại. Và trên hết, họ là những người thực hiện ước mơ. Họ vươn tới các vì sao và truyền cảm hứng cho tất cả những người còn lại hướng đến mặt trăng của mình. Cuốn sách này nói về những người có tầm nhìn xa trông rộng và dám chấp nhận mạo hiểm đã làm chủ nghệ thuật kể chuyện, và truyền cảm hứng cho chúng ta sống tốt hơn. Một số người khiến chúng ta bật cười, một số người khiến chúng ta suy nghĩ, và một số người khiến chúng ta thay đổi. Thông qua việc kể chuyện một cách đầy nghệ thuật, vừa truyền đạt thông tin vừa thách thức người nghe, họ đã xây dựng được các công ty, thúc đẩy thế giới phát triển, và khiến tất cả chúng ta cảm thấy chính mình cũng có thể làm được những điều tưởng như bất khả thi.
Tất Cả Chúng Ta Đều Là Những Người kể chuyện
Kể chuyện là yếu tố căn bản của giao tiếp. Trong thế giới mà con người luôn phải đối diện với những lựa chọn, câu chuyện thường là yếu tố quyết định để xác định chúng ta sẽ làm việc với ai. Tất cả chúng ta đều là những người kể chuyện. Chúng ta kể chuyện để bán ý tưởng. Chúng ta kể chuyện để thuyết phục các nhà đầu tư hỗ trợ cho một sản phẩm nào đó. Chúng ta kể chuyện để giáo dục học sinh, sinh viên. Chúng ta kể chuyện để truyền cảm hứng cho đội nhóm. Chúng ta kể chuyện để thuyết phục những người đóng góp viết một tấm séc. Chúng ta kể chuyện để khuyến khích con cái tận dụng hết tiềm năng của chúng. Hãy học cách kể chuyện để cuộc sống của bạn và của những người mà bạn tiếp cận thay đổi hoàn toàn.
Bí mật của Người kể chuyện nói về 50 người kể chuyện đã thay đổi thế giới hoặc tạo ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp nhờ vào việc làm chủ được nghệ thuật và khoa học kể chuyện. Mỗi người kể chuyện đều thuộc một trong năm hạng mục tương ứng với năm phần nhằm khuyến khích bạn suy nghĩ khác đi về câu chuyện của chính mình, và cách bạn đưa nghệ thuật kể chuyện vào việc giao tiếp hằng ngày.
- Những người kể chuyện khơi dậy ngọn lửa bên trong chúng ta - Những người kể chuyện giáo dục
- Những người kể chuyện đơn giản hóa
- Những người kể chuyện truyền động lực
- Những người kể chuyện khơi dậy phong trào
Mỗi chương được chia thành ba phần. Trước tiên, bạn sẽ tìm hiểu câu chuyện của chính người kể chuyện đó. Đa số những người được nhắc tới trong cuốn sách này đều từng là những người bình thường sử dụng nghệ thuật kể chuyện để đạt được
các kết quả phi thường. Phần thứ hai của mỗi chương sẽ thảo luận chi tiết các công cụ của mỗi người kể chuyện, lý do tại sao chúng hiệu quả, và cách áp dụng chúng. Cuối cùng, mỗi chương kết thúc bằng một phần tóm tắt ngắn gọn về bài học mà chúng ta có thể rút ra – bí mật của người kể chuyện.
Khi đã học được những bí mật của người kể chuyện và lý do tại sao chúng hiệu quả, bạn có thể áp dụng những kỹ thuật này vào bất kỳ hình thức giao tiếp nào: hùng biện trước đám đông, thuyết trình PowerPoint, viết blog, e-mail, quảng cáo và marketing, hoặc đơn giản là trình bày ý tưởng về cà phê tại Starbucks. Bạn sẽ học cách đóng khung ý tưởng để truyền đạt thông tin, làm sáng tỏ và truyền cảm hứng.
Trong 10 năm tới, khả năng kể chuyện một cách thuyết phục sẽ đóng vai trò quyết định – kỹ năng quan trọng nhất – giúp bạn đạt được ước mơ của mình. Vì thập niên tiếp theo đánh dấu những hứa hẹn vĩ đại nhất mà nền văn minh con người từng biết tới, câu chuyện mà bạn kể cho chính mình và câu chuyện mà bạn chia sẻ cho những người khác sẽ khơi mở tiềm năng của bạn và hoàn toàn có thể thay đổi thế giới. Chẳng phải đã đến lúc bạn chia sẻ câu chuyện của mình rồi sao?
PHẦN I
NHỮNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN KHƠI DẬY NGỌN LỬA BÊN TRONG CHÚNG TA
1
ĐIỀU GÌ KHIẾN TRÁI TIM BẠN CA HÁT?
Những người có niềm đam mê có thể giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
– Steve Jobs
K
hi mặt trời lặn xuống trên sông Hudson vào một ngày tháng Mười lộng gió, hai người đàn ông đứng trên sân thượng của một tòa chung cư sang trọng, nhìn xuống
Công viên Trung tâm của New York. Một chàng trai 26 tuổi, cá tính, mặc chiếc áo len cao cổ và quần bò xanh, nhìn chằm chằm xuống đôi giày chạy của mình mà không nói lời nào. Sau đó, nhanh như chớp, anh xoay về phía người đứng bên cạnh – một giám đốc tập đoàn thành công, chỉ một tháng nữa là tròn 45 tuổi – nói ra những lời sẽ thay đổi sự nghiệp của cả hai cũng như của thương trường mãi mãi.
Trên ban công của một tòa chung cư ở San Remo vào tháng Ba năm 1983, Steve Jobs quay sang John Sculley và thách thức ông bằng một câu hỏi đơn giản nhưng vô cùng sâu sắc: “Ông có muốn bán nước ngọt trong suốt phần đời còn lại không? Hay ông muốn gia nhập cùng tôi và thay đổi thế giới?”
Sculley vừa mới từ chối đề xuất muốn ông điều hành Apple của Jobs, nói rằng mình muốn ở lại làm việc cho PepsiCo. Tuy vậy, câu hỏi của Jobs đã buộc ông phải nhìn sâu vào tâm hồn mình. “Tôi nuốt nước bọt vì biết rằng mình sẽ băn khoăn suốt phần đời còn lại vì mình đã bỏ lỡ thứ gì,” Sculley nhớ lại câu hỏi mà đối với ông giống như một “cú đấm thẳng vào bụng”.
Một cú đấm thẳng vào bụng. Khoảnh khắc “ngạc nhiên”. Khoảnh khắc “khai sáng”. Dù bạn gọi nó là gì đi nữa, những sự biến đổi đáng kinh ngạc có thể xuất hiện chỉ sau một khoảnh khắc. Nhưng một ý tưởng chỉ có thể được thực hiện nếu người có ý tưởng đó thuyết phục được người khác hành động. Nếu không, những ý tưởng chỉ đơn giản là các nơ-ron thần kinh hoạt động trong bộ não mà thôi. Sự lãng phí lớn nhất chính là một ý tưởng không được thực hiện vì không thể kết nối với khán giả. Không phải bởi nó là một ý tưởng tồi mà vì nó không được trình bày theo cách có thể thuyết phục người khác.
Đây là cuốn sách nói về những ý tưởng đã khơi dậy trí tưởng tượng của chúng ta và thay đổi cả thế giới. Nó nói về những người thực hiện ước mơ, có tầm nhìn sâu rộng và dám chấp nhận mạo hiểm đã làm chủ được nghệ thuật kể chuyện để biến những ý tưởng đó thành sự thật. Steve Jobs chắc chắn là người kể chuyện kinh doanh vĩ đại nhất trong thời đại của chúng ta.
Trên ban công của tòa nhà năm 1983, Sculley đã chứng kiến “khả năng thay đổi thực tại” (reality distortion feld) của Steve Jobs, một thuật ngữ được đặt ra để mô tả sức thu hút cùng khả năng thuyết phục mọi người rằng họ có thể thực hiện ngay cả những điều bất khả thi của Jobs. Khi nghe tin Jobs qua đời vào tháng Mười năm 2011, Sculley nói: “Steve Jobs cực kỳ đam mê tạo nên sự thay đổi quan trọng trong cuộc đời của những người khác khi ông còn sống. Ông không bao giờ chỉ chú trọng đến tiền bạc hoặc đo đếm cuộc đời mình thông qua những thứ mà ông sở hữu… Một nhà lãnh đạo của thế giới đã qua đời, nhưng những bài học mà tài lãnh đạo của ông đã dạy cho chúng ta thì vẫn sống mãi.”4
Những bài học của Steve Jobs vẫn sống mãi trong sự nghiệp của các đồng nghiệp cũ, ví dụ như giám đốc thiết kế của Apple – Jony Ive, CEO của Apple – Tim Cook, nhà sáng lập Nest Labs Tony Fadell, hay giám đốc hoạt hình của hãng Disney – John Lasseter. Jobs đã truyền cảm hứng cho họ thay đổi cách giao
tiếp, để bán những ý tưởng của mình theo cách khơi dậy trí tưởng tượng của cộng đồng. Jobs đã cách mạng hóa thiết kế máy tính, hiển nhiên rồi, nhưng ông cũng là một người kể chuyện vô cùng thuyết phục. Tất cả những bài thuyết trình mà Steve Jobs đã thực hiện có gì đó tương tự như các vở kịch ở Broadway, và chứa đựng đầy đủ những thành phần của một câu chuyện tuyệt vời: bối cảnh và những điều bất ngờ, anh hùng và kẻ ác. Hầu như tất cả những nhà lãnh đạo chủ chốt trong lĩnh vực công nghệ và hầu như tất cả những nhà khởi nghiệp trẻ tuổi ngày nay đều cố tạo nên những bài thuyết trình giống Steve Jobs. Ai cũng có thể sao chép thiết kế6 tối giản theo các bài thuyết trình của Steve Jobs, nhưng nó sẽ không thể giúp họ đi xa trừ khi họ học được bí mật thực sự về tài kể chuyện của Jobs. Và năng khiếu đó không nằm trên slide. Nó nằm trong trái tim ông.
Các Công Cụ Của Người kể chuyện
Tháng Ba năm 2011, người đàn ông có tầm nhìn đột phá luôn nói câu đặc trưng “còn một điều nữa” xuất hiện trên sân khấu lần cuối cùng để hé lộ bí mật cho thành công của Apple. Steve Jobs gầy và yếu vì bệnh ung thư (khiến ông qua đời vài tháng sau đó), đã xuất hiện một cách bất ngờ để giới thiệu sản phẩm mới – iPad 2. Ít khán giả có mặt kỳ vọng Jobs sẽ xuất hiện vì khi đó ông đang nghỉ chữa trị lần thứ ba. “Chúng tôi đã thiết kế sản phẩm này trong khoảng thời gian rất lâu, và tôi không muốn bỏ lỡ nó,” ông nói với đám đông đang hò reo. Jobs kết thúc bài thuyết trình bằng nhận xét sau:
Đó là công nghệ kết hợp với nghệ thuật, tính nhân văn, và nó đồng điệu với trái tim của mỗi chúng ta.
Chỉ bằng một câu, Jobs đã gói gọn điểm cốt lõi của thứ khiến ông trở thành người kể chuyện truyền cảm hứng. Hóa ra Sculley đã rất đúng khi nói rằng Jobs luôn đam mê đem lại sự thay đổi. Niềm đam mê là tất cả những gì chúng ta cần và Jobs thì lại có cực nhiều đam mê.
Từ khi ông đồng sáng lập Apple năm 1976 với bạn mình là Steve Wozniak, Jobs đã kết hợp niềm đam mê logic và cảm xúc để tạo nên mối liên kết đầy ý nghĩa với khán giả của mình. Khả năng truyền cảm hứng cho đám đông của Jobs đã trở thành huyền thoại. Sau khi phỏng vấn các đồng nghiệp của Jobs, những nhà thiết kế các bài thuyết trình là những người biết ông rõ nhất để viết cuốn sách The Presentation Secrets of Steve Jobs (Bí quyết thuyết trình của Steve Jobs), tôi đã nhận ra bí mật để thu hút khán giả của Jobs không phải nằm ở thiết kế slide, mặc dù những thiết kế này vô cùng đẹp mắt. Nhiều nhà lãnh đạo ngày nay đã cố bắt chước phong cách thuyết trình của Steve Jobs (các giám đốc ngày nay của Apple cũng sử dụng những mẫu thiết kế y hệt để tung ra những sản phẩm mới). Jobs đã khơi dậy trí tưởng tượng cho chúng ta vì ông vô cùng trân trọng khả năng thay đổi thế giới của công nghệ, và có thừa lòng dũng cảm để diễn đạt điều đó.
Câu chuyện của bạn bắt đầu từ đam mê. Bạn không thể truyền cảm hứng nếu chính mình không có cảm hứng. Thế nhưng, cảm hứng lại là một điều rất khó hiểu. Phần lớn mọi người đều nhận ra khi nhìn thấy nó ở người khác, nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn để khám phá nó trong chính mình. Steve Jobs đã khám phá ra nó bằng cách đặt câu hỏi: “Điều gì khơi dậy cảm xúc trong tôi?” Câu trả lời cho câu hỏi này rất khác so với câu trả lời cho câu hỏi: Tôi phải làm gì? Steve Jobs đã chế tạo máy vi tính; việc xây dựng các công cụ để giúp mọi người tận dụng được hết tính sáng tạo của họ chính là điều khơi dậy cảm xúc trong ông.
Câu hỏi về điều gì khơi dậy cảm xúc trong con người chính là cốt lõi của Apple. Tim Cook, CEO của Apple, đã nhắc lại một phiên bản khác của câu nói này trong các bài phát biểu và những buổi công bố sản phẩm. Có lần Cook đã hỏi: “Trái tim của chúng ta đang đập vì điều gì?” Vào một dịp khác, trong buổi công bố chiếc iPad Air mới vào tháng Mười năm 2014, Cook nói về mức độ hài lòng rất cao của khách hàng dành cho sản phẩm. “Đây là thứ đồng điệu với trái tim bạn,” ông nói.
Steve Jobs luôn thể hiện đam mê của mình. Năm 1997, Steve Jobs trở về công ty mà ông đã đồng sáng lập sau khi bị sa thải 12 năm trước đó. Jobs tổ chức một cuộc họp toàn bộ nhân viên và tại đó, ông nói về vai trò của đam mê trong việc khôi phục thương hiệu.
Marketing hoàn toàn chỉ hướng tới các giá trị. Đây là một thế giới vô cùng phức tạp. Đây là một thế giới ồn ã và chúng ta sẽ không thể có cơ hội khiến người ta nhớ đến mình. Không công ty nào có cơ hội đó cả. Vậy nên, chúng ta cần phải biết rõ chúng ta muốn họ biết gì về mình. Khách hàng muốn biết Apple là ai và đại diện cho thứ gì. Chúng ta không chế tạo ra những chiếc hộp để mọi người làm việc, mặc dù đây là điều chúng ta làm rất giỏi… Apple hướng tới những điều cao đẹp hơn thế. Giá trị cốt lõi của Apple là chúng ta tin rằng con người có đam mê có thể thay đổi thế giới, làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.5
Vào ngày 12 tháng Sáu năm 2005, Steve Jobs thực hiện một trong những bài thuyết trình tuyệt vời nhất trong lịch sử cho sinh viên – một bài diễn thuyết dài 2.250 từ trong 15 phút. Steve Jobs, người kể chuyện, đã biến bài diễn thuyết thành một câu chuyện có ba phần hướng vào một chủ đề chính: Hãy làm điều mà bạn yêu thích. “Hãy can đảm nghe theo trái tim và trực giác của bạn. Bằng cách nào đó, chúng đã biết bạn thực sự muốn trở thành người như thế nào,” Jobs nói với các sinh viên.
Bài thuyết trình có sức lay động ghê gớm đã thu hút được 20 triệu lượt xem trên YouTube. Các nhân viên của Apple nói rằng niềm đam mê của Steve Jobs vẫn tiếp tục tồn tại trong DNA của Apple, theo đúng nghĩa đen. Khi Apple tung ra một phiên bản mới của hệ điều hành OS X, họ bí mật giấu một món quà vì biết rằng sẽ có người khám phá ra nó. Ẩn trong ứng dụng soạn thảo văn bản của Mac – Pages – là toàn bộ bài phát biểu của Jobs. Niềm đam mê luôn có tính lan tỏa. Niềm đam mê là không thể cưỡng lại. Niềm đam mê nuôi dưỡng ngọn lửa bên trong chúng ta.
Hãy tự hỏi: Điều gì khơi dậy cảm xúc trong tôi?
Đam mê của bạn không phải là thứ sở thích thoáng qua, hoặc thậm chí là thú chơi lâu dài, mà là điều vô cùng có ý nghĩa và có vai trò cốt lõi trong bản ngã của bạn. Ví dụ, chơi golf là một thú vui của tôi. Dù tôi rất thích môn này – thực ra yêu nó là đằng khác – nhưng nó không phải là thứ cốt lõi định đoạt tôi là ai. Tuy thế, nó lại là điều cốt lõi với siêu sao PGA Rory Mcllroy. Khi được đề nghị mô tả lại tình yêu của mình cho môn này, Mcllroy từng nói: “Đó là thứ tôi nghĩ tới khi thức dậy mỗi sáng. Đó là thứ tôi nghĩ tới khi đi ngủ.” Với Mcllroy, golf không chỉ là thú vui thoáng qua; đó là điệp khúc khiến trái tim của anh cất tiếng hát.
Tôi được mời diễn thuyết tại hội thảo LeWeb danh tiếng ở Paris, nơi quy tụ những nhà khởi nghiệp đam mê nhất thế giới trong vài ngày để chia sẻ những thông tin về kỹ thuật, sáng tạo và khởi nghiệp. Phía sau cánh gà tôi gặp Ferran Adrià, vị đầu bếp có tầm nhìn đột phá đã xây dựng nên nhà hàng nổi tiếng nhất thế giới, El Bulli.
“Tất cả những nhà khởi nghiệp có chung đặc điểm gì vậy?” tôi hỏi Adrià.
“Đây là một câu hỏi không thể trả lời được,” ông đáp. “Có quá nhiều con đường dẫn đến thành công.”
Adrià quay đi chỗ khác và tôi đoán điều đó báo hiệu cuộc nói chuyện của chúng tôi kết thúc. Sau đó, Adrià quay trở lại với tôi và nói: “Tôi phải rút lại câu đó. Có một điều mà tất cả những nhà khởi nghiệp thành công đều có, đó là đam mê.”
“Làm thế nào để ông biết mình đã tìm thấy nó?” tôi hỏi.
“Hãy cùng diễn đạt nó như thế này. Khi anh nhìn thấy một ly rượu, anh nghĩ tới thứ gì?”
“Một loại đồ uống,” tôi nói.
“Đúng thế. Anh nhìn thấy một món đồ uống. Nhưng tôi lại nhìn thấy một vườn nho. Tôi nhìn thấy những nguyên liệu. Tôi nhìn thấy niềm vui. Tôi nhìn thấy gia đình. Tôi nhìn thấy bạn bè. Tôi nhìn thấy sự tiệc tùng.”
Tôi rất thích uống rượu vang, nhưng với Adrià, nó khiến trái tim ông cất tiếng hát.
Vài năm trước, tôi đã phỏng vấn Chris Gardner, người đã được Will Smith khắc họa trong bộ phim The Pursuit of Happyness (Cuộc theo đuổi hạnh phúc). Gardner nhớ lại câu chuyện khi mình còn vô gia cư, phải ngủ đêm trong nhà vệ sinh của ga tàu điện ngầm cùng với đứa con trai hai tuổi. Ban ngày, Gardner sẽ mặc com-lê, để con ở nhà trẻ, sau đó đến dự các lớp học không được trả lương để trở thành nhà môi giới chứng khoán. Bạn có thể đoán được câu chuyện này kết thúc thế nào rồi. Gardner đã vươn lên vị trí hàng đầu trong công ty của mình, và sau này trở thành triệu phú.
Khi làm việc ở San Francisco, tôi từng đi chuyến tàu BART và đi qua chính ga tàu điện ngầm nơi Gardner và con trai anh từng qua đêm. Tôi nhìn vào khuôn mặt của những người ngồi gần mình, rất ít người có vẻ hạnh phúc. Họ đang nhăn nhó nhìn xuống điện thoại hoặc ngó ra cửa sổ với vẻ sốt ruột. Ngọn lửa trong đôi mắt họ đã biến mất. Đâu đó trên đường đi, họ đã đánh mất niềm đam mê của mình. Tôi tự hỏi: Làm thế nào để một người vô gia cư ngủ trong nhà vệ sinh của ga tàu điện ngầm có cuộc sống sôi động hơn những người có công việc ổn định và đi tàu điện tới chỗ làm? Tôi hỏi Gardner chính câu đó. Câu trả lời của ông đã thay đổi cả cuộc đời tôi.
Gardner nói: “Bí mật của thành công là tìm ra điều mà bạn thích làm đến nỗi không thể chờ tới lúc mặt trời mọc để làm lại mọi thứ lần nữa.”6
Gardner đứng lên từ hố sâu của sự nghèo túng bởi anh ấy đã nghe thấy điệp khúc khiến trái tim mình ca hát.
Nếu bạn vẫn chưa tìm thấy đam mê, hãy tự hỏi một câu hay hơn. Đừng hỏi: Tôi muốn làm gì? Hãy tự hỏi: Điều gì khiến trái tim tôi cất tiếng hát? Cả hai câu hỏi sẽ dẫn đến những câu trả lời rất khác nhau.
Trước khi bạn học nghệ thuật kể chuyện và làm chủ những kỹ thuật cụ thể giúp bạn truyền cảm hứng cho thế giới bằng những ý tưởng của mình, bạn phải biết thật rõ bạn muốn người khác biết gì về mình. Hãy bắt đầu quá trình này bằng cách tự hỏi những câu phù hợp. Ví dụ, tôi gặp nhóm khởi nghiệp đã sáng lập một công ty chăm sóc sức khỏe với sự tài trợ của một số hãng đầu tư mạo hiểm lớn nhất tại Thung lũng Silicon. Công ty này đã phát triển phương pháp xét nghiệm máu để phát hiện ung thư. Tôi đã hỏi CEO của công ty bốn câu để thu nhận phản hồi về mặt cảm xúc và đưa ra một thông điệp mà công ty đó có thể sử dụng để kể câu chuyện của mình cho những khán giả mục tiêu (các nhà đầu tư, chuyên gia y tế và giới truyền thông). Hãy để ý các câu hỏi ngày càng trở nên giàu cảm xúc và thu lại những phản hồi rất khác nhau:
1. Tại sao anh sáng lập công ty này? “Để đem lại những ảnh hưởng tích cực cho cuộc sống của các bệnh nhân.”
2. Công ty của anh làm gì? “Chúng tôi phát triển công cụ cho phép chống lại bệnh ung thư bằng một xét nghiệm máu đơn giản.”
3. Anh đam mê điều gì? “Chăm sóc bệnh nhân. Mỗi tuần, chúng tôi nhìn thấy bệnh nhân được sử dụng những biện pháp chữa trị phù hợp, và điều đó cứu sống họ.”
4. Điều gì khiến trái tim anh ca hát? “Hồi đó, chúng tôi làm việc với một bác sĩ chữa trị ung thư, và ông ấy kể với chúng tôi về một bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tuyến tụy. Bệnh đã di căn khắp cơ thể. Người ta nói với cô ấy rằng, cô chỉ sống được hai tháng nữa.
g y g g ợ g Không còn hi vọng nào. Bác sĩ của cô ấy biết về phương pháp xét nghiệm máu của chúng tôi và quyết định dùng thử. Kết quả xét nghiệm đã tìm ra sự đột biến của tế bào ung thư. Những đột biến này không hề khớp với ung thư tuyến tụy. Bệnh nhân đó mắc ung thư buồng trứng. Bác sĩ đã thay đổi cách chữa trị. Sau 12 tuần, cơ thể cô đã không còn tế bào ung thư nào nữa. Những câu chuyện như thế này luôn truyền cảm hứng để tôi có thể làm việc suốt đêm.”
Hãy suy ngẫm lại những gì đã xảy ra trong cuộc nói chuyện trước đó. Ba câu hỏi đầu tiên thu được câu trả lời thuần túy mang tính thông tin. Câu hỏi thứ tư – điều gì khiến trái tim của anh ca hát – thu được một câu chuyện hoàn toàn khác. Bản thân thông tin không thể truyền cảm hứng được. Trái tim trong câu chuyện của bạn mới đem lại linh hồn cho các thông tin đó. Vậy nên, những bài thuyết trình PowerPoint chứa đầy thông tin sẽ không thể tác động đến trái tim và tâm trí, nhưng các câu chuyện thì có. Những slide được thiết kế tốt sẽ hỗ trợ cho câu chuyện, nhưng câu chuyện bao giờ cũng phải là yếu tố tiên quyết.
Giám đốc hoạt hình của Disney, John Lasseter, người từng nói ông mắc nợ sự nghiệp của mình cho Steve Jobs, đã có lần nói rằng khi xây dựng câu chuyện, cốt truyện có thể thay đổi rất mạnh mẽ: các nhân vật có thể đến và đi, bối cảnh cũng vậy. Điều không thể thay đổi là trái tim của câu chuyện, vì nó đặt nền móng cho tất cả mọi thứ.
Một nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng từng nói với tôi rằng, ông lắng nghe bài thuyết trình hệt như lắng nghe một bài hát. Ông tự hỏi: Liệu các điệp khúc có thu hút được người tiêu dùng? Liệu nó có truyền được cảm hứng cho mọi người gia nhập hành trình của người anh hùng? Nhà đầu tư đang tìm kiếm một sự kết nối về mặt cảm xúc. Ông ấy lắng nghe nhịp đập, đam mê. Bước đầu tiên để kể được câu chuyện truyền cảm hứng chính là phát hiện ra điệp khúc của bạn – bản thu âm khiến trái tim cất tiếng hát.
Bí mật của người kể chuyện
Những người kể chuyện có thể truyền cảm hứng đều có cảm hứng bên trong mình. Họ biết rất rõ động cơ của mình, niềm đam mê thúc đẩy họ, và luôn nhiệt tình chia sẻ niềm đam mê đó với khán giả. Hãy luôn tự hỏi: Điều gì khiến trái tim tôi ca hát? Câu trả lời chính là nền móng để xây dựng tất cả những câu chuyện tuyệt vời nhất.
2
TỪ NGƯỜI BÁN ÁO PHÔNG TỚI NHÀ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH HÀNG ĐẦU
Cuộc sống không phải là để tìm kiếm bản thân. Cuộc sống là để tự tạo nên bản thân.
– George Bernard Shaw
M
ark có rất nhiều thời gian để nghĩ về câu chuyện của mình trên chuyến bay dài hơn 8.000km từ sân bay Heathrow tại London tới sân bay quốc tế Los Angeles.
Anh không có việc làm, nơi ở, mà chỉ có vài trăm đô-la. Hồ sơ của Mark cũng không có gì nổi bật, mặc dù anh từng phục vụ trong quân đội Anh. Mark mới 22 tuổi và chưa từng học đại học. Làm thế nào anh có thể đạt được thành công ở một đất nước mới mẻ mà anh chưa từng đặt chân đến? Trên chuyến bay, Mark quyết định viết nên câu chuyện của riêng mình, và luyện tập kể nó thật hay. Dù không phải người Mỹ, nhưng Mark có hai nét tính cách giúp anh đạt được Giấc mơ Mỹ: sự lạc quan và tự tin.
Chuyến bay của Mark hạ cánh tại Los Angeles vào ngày 18 tháng Mười năm 1982 – một chàng thanh niên lao động đến từ vùng East End của London mà không có “vé quay về”. Nick, bạn của Mark, đã tới đón anh ở sân bay và đem tới tin tốt: Một gia đình giàu có ở Beverly Hills đang tìm người trông trẻ. Mark đã có buổi phỏng vấn với gia đình đó ngay tối hôm ấy. Ban đầu, họ cảm thấy không mấy hài lòng về kinh nghiệm của anh, hay đúng ra là anh thiếu kinh nghiệm. Việc người trông trẻ là nam giới rất khác thường ở Los Angeles và Mark không tạo cho họ ấn tượng rằng anh thực sự là người giỏi làm việc nhà. Nhưng rồi
anh đã kể một câu chuyện khiến họ không thể cưỡng lại. Sử dụng kỹ thuật so sánh hiệu quả, anh đã nói với cặp vợ chồng rằng một cựu lính nhảy dù Anh sẽ luôn đảm bảo an ninh cho căn nhà của họ,“điều này giống như thuê một người trông trẻ và một vệ sĩ cùng lúc.”
Màn thể hiện của Mark đã giúp anh kiếm được công việc đó chỉ 24 giờ sau khi hạ cánh xuống nước Mỹ. Công việc đầu tiên mà nhà sản xuất truyền hình Mark Burnett đã làm ở Mỹ là lấy bát đĩa ra khỏi máy rửa bát, một thiết bị mà mãi tới lúc đó anh mới nhìn thấy lần đầu tiên.
Trong hai năm làm trông trẻ, Burnett nghiên cứu những thói quen của người giàu có và học được một bài học đầy giá trị về thành công, điều sau đó sẽ đưa anh lên đỉnh cao của ngành công nghiệp truyền hình. Burnett nhận ra câu chuyện của cuộc đời anh là một trang giấy trắng và anh có trách nhiệm viết nên câu chuyện. Đồng thời, anh nhận ra mình có năng khiếu kể chuyện để bán những ý tưởng. Và anh mang năng khiếu đó đến bãi biển.
Kế hoạch kinh doanh ban đầu của Burnett – giả sử nếu anh có viết nó – chắc hẳn chỉ vừa kích cỡ của một tờ giấy thấm: Mua những chiếc áo phông với giá 2 đô-la rồi bán lại chúng với giá 18 đô-la. Vì không có tiền để thuê quầy bán hàng, anh đã thuê một hàng rào. Và vì không thể thuê được toàn bộ hàng rào, anh chấp nhận chỉ thuê một khoảng rộng 3m.
Mặc dù chưa từng làm nghề bán hàng hay tham dự các hội thảo hướng dẫn bán hàng hoặc đọc sách dạy phương pháp bán hàng, Burnett vẫn bán hàng rất giỏi vì anh biết bí mật của người kể chuyện. “Khách hàng mua từ những người họ cảm thấy thoải mái, những người mà họ coi là bạn,”7 Burnett nói. Và bạn bè thì không “bán hàng”. Họ kể những câu chuyện.
Burnett học cách kể các câu chuyện đằng sau những chiếc áo phông của anh, và định hình các câu chuyện đó để phù hợp với tính cách đa dạng của những người tới tham gia tại bờ biển Nam California thuộc thị trấn Venice. Anh học được rằng, thông tin và dữ liệu sẽ thuyết phục được các khách hàng thích “phân tích” (các kỹ sư, bác sĩ hoặc nhà khoa học). “Họ muốn biết chiếc áo được làm ra như thế nào, và các đường chỉ có bền không. Với những người đó, cách trình bày của tôi phải đi thẳng vào vấn đề,” Burnett viết. Anh khám phá ra rằng những khách hàng thiên về cảm xúc ít khi bị thuyết phục bởi các thông tin, và thường đưa ra quyết định sau khi cảm nhận lớp vải và thấy ưa thích màu sắc của nó. Burnett sẽ chia sẻ câu chuyện về nguồn gốc của những chiếc áo, ai đã làm ra nó, và sự khéo léo của những người thiết kế nó. “Trong nhà hát, phương pháp này được gọi là diễn tùy theo khán giả,” anh nói. Trên vỉa hè đó, Burnett đã học cách đọc vị khán giả, và xây dựng câu chuyện phù hợp với cách vận hành của bộ não họ.
Burnett đã dành hai năm bán áo phông cho hàng nghìn người, trong đủ các lĩnh vực của cuộc sống và đến từ mọi nơi trên thế giới. Anh bán hàng giỏi đến nỗi có thể trả được 1.500 đô-la tiền thuê nhà hằng tháng chỉ sau một ngày bán hàng. Burnett tiết kiệm phần lớn phần còn lại trong thu nhập và dồn tiền vào những thương vụ bất động sản hấp dẫn. Sau tám năm kể từ lần đầu đặt chân tới Mỹ, Burnett đã kiếm được triệu đô-la đầu tiên.
Năm 1998, Burnett đã mua lại quyền phát hành ở Mỹ một cuộc thi của Anh có tên Survivor (tạm dịch: Người sống sót). Anh cho rằng nó sẽ thu hút khán giả ở Mỹ. Vì là một cựu lính nhảy dù trong quân đội Anh, Burnett rất đam mê những môn thể thao mạo hiểm và anh biết rằng, nhốt một nhóm người trong các tình huống khó khăn sẽ giúp hé lộ những người hùng và kẻ ác, các thành phần cơ bản của những câu chuyện cổ điển. Nhưng trước khi có thể đưa nó lên tivi, Burnett cần có mạng lưới để phát hành. Và điều đó có nghĩa là anh sẽ phải sử dụng tài kể
chuyện để thuyết phục các giám đốc đài truyền hình cho phép phát sóng nó.
Cốt lõi của Survivor là một chương trình truyền hình thực tế, trong đó một nhóm người bị cô lập ở một địa điểm hẻo lánh, và cạnh tranh nhau vượt qua các thử thách để giành được giải thưởng 1 triệu đô-la. Đó là một thông điệp rất đơn giản. Nhưng hẳn bạn vẫn còn nhớ có sự khác biệt rất lớn giữa một câu chuyện, một câu chuyện hay và một câu chuyện không thể cưỡng lại. Burnett đã luôn nói rằng nó là một tấn kịch, chứ không phải một chương trình truyền hình thực tế. “Khi đi công tác, tôi luôn nhìn những người khách đi cùng mình trên máy bay và tưởng tượng chuyện máy bay bị rơi xuống một hòn đảo. Tôi sẽ đứng ở vị trí nào trong cộng đồng mới đó? Ai sẽ là người lãnh đạo và ai sẽ phục tùng? Ai sẽ không thể chịu đựng nổi hoàn cảnh đó?”8 Burnett nhớ lại. Những người dự thi đều là những “người sống sót” được gộp lại thành các “bộ lạc” và từng người sẽ bị “hội đồng bộ lạc” đuổi khỏi hòn đảo.
“Những kỹ năng giỏi nhất của tôi luôn là kể chuyện và trình bày ý tưởng,” Burnett thừa nhận trong cuốn hồi ký của mình, Jump In! (tạm dịch: Nhảy vào!). “Tất cả thành công đều bắt đầu bằng khả năng bán được thứ gì đó dù là áo phông hay một ý tưởng.” Burnett rất giỏi kể chuyện, nhưng việc kể chuyện đòi hỏi phải luyện tập và ngay cả những người giao tiếp giỏi nhất cũng không thể làm đúng ngay lần đầu tiên. Burnett đã luyện tập bài nói của mình rất kỹ càng, thử dùng bạn bè làm khán giả. Anh nhớ lại: “Ban đầu, các bài nói trở nên quá dài và phức tạp. Những người ăn tối cùng với tôi sẽ ngả lưng trên ghế, lơ đãng gật gù ra vẻ đang lắng nghe, mặc dù mắt họ đảo liên hồi và tâm trí thì bị sao lãng.”9 Burnett nhận ra “cái đảo mắt” từ những ngày còn bán áo phông trên bờ biển Venice. Anh đã đơn giản hóa câu chuyện và những cái nhìn trống rỗng đó biến thành sự phấn khích. “Khi tinh chỉnh lại bài nói, khiến nó trở nên nhanh và trơn tru hơn, luôn sôi động, tôi nhận thấy những người cùng ăn tối với mình sà tới gần để nghe từng âm tiết. Mắt họ sáng long
lanh. Và họ đưa ra hàng loạt câu hỏi mà tôi đã học được cách để trả lời theo đúng phong thái như khi tôi kể câu chuyện đó.”
Bài trình bày của anh không phải lúc nào cũng hiệu quả. Kênh Discovery từ chối. Một giám đốc tại USA Network gạt bỏ nó chỉ sau 30 giây. CBS, kênh mà sau này cuối cùng cũng mua lại chương trình đó, đã từ chối trong lần đầu tiên. Khi trình bày các ý tưởng, Burnett tin rằng, câu trả lời “không” chỉ đơn giản có nghĩa rằng người đó chưa tin vào tầm nhìn của bạn tại thời điểm đó. Người khác hoàn toàn có thể tin vào nó, nhưng bạn phải học từ những câu trả lời “không” và tinh chỉnh câu chuyện để đem lại ảnh hưởng lớn nhất, để khi cơ hội xuất hiện, bạn có thể thực hiện bài thuyết trình hay nhất trong đời.
Với Burnett, cơ hội đến với anh khi giám đốc bộ phận phụ trách biên kịch tại CBS lại rất thích những điều ông ta được nghe và đem ý tưởng đó trình bày với chủ tịch của CBS. Les Moonves vốn có tiếng là một trong những giám đốc điều hành cứng rắn nhất trong lĩnh vực truyền hình, và ông muốn được nghe bài thuyết trình từ chính Burnett. “Với phong thái tự tin và những kỹ năng đã được rèn giũa từ các bữa tiệc tối và những bài trình bày trước đó, tôi bước vào văn phòng rộng lớn của Leslie, và thực hiện bài thuyết trình hay nhất trong đời mình,”10 Burnett nhớ lại. Burnett bắt đầu bài thuyết trình bằng cách đưa cho Moonves một bản mô phỏng tạp chí Newsweek với hình chương trình Survivor trên bìa. “Hãy dũng cảm và tỏ ra tự tin dù bạn lo lắng đến thế nào,” Burnett khuyên khi nhớ lại buổi gặp gỡ đó. Bài thuyết trình đã phát huy tác dụng và Moonves phê duyệt ngân quỹ đủ để chi trả 39 ngày quay phim trên đảo Pulau Tiga ở biển Đông. Survivor thống trị các bảng xếp hạng và trở thành loạt chương trình truyền hình thực tế số 1 mọi thời đại.
Tôi gặp lại Burnett vào tháng Hai năm 2014, trong khi một chương trình khác của anh cũng đang làm nên lịch sử – The Voice. Nếu thành công để lại các manh mối, thì chúng ta nên lưu ý rằng mỗi người kể chuyện xuất hiện trong cuốn sách này,
kể cả Burnett, đều là những người lạc quan. Họ không đơn giản là những người lạc quan theo kiểu “chiếc cốc đầy một nửa, luôn nhìn vào mặt tốt đẹp của cuộc sống”. Họ có niềm tin vững chắc vào khả năng của mình để đạt được những điều tưởng chừng như không thể. Ngôn ngữ của họ cho thấy ý định của họ. Ở nơi phần lớn mọi người chỉ có các “mục tiêu”, những người kể chuyện truyền cảm hứng nhìn thấy những điều cao đẹp hơn, và không để bất kỳ ai cản trở họ. Trên hết, họ tin vào các ý tưởng, sẵn sàng trả giá để biến những giấc mơ đó thành hiện thực. Họ tin vào “cảm giác”,“trực giác”,“trái tim”, hay trong trường hợp của Burnett, là “tiếng gọi”. “Sau cùng, bạn sẽ không bao giờ có thể chắc chắn mình đang đi trên con đường đúng đắn,”11 Burnett nói. “Bạn phải lắng nghe tiếng gọi và tin rằng mọi thứ rồi sẽ ổn. Con đường không hề rõ ràng ngay từ đầu. Bạn sẽ được hướng dẫn, nhưng nếu không bắt đầu bước đi, bạn sẽ chẳng tới được đâu cả. Hãy bắt đầu đi ngay cả khi bạn không biết con đường dẫn tới đâu.”
Các Công Cụ Của Người kể chuyện
Peter Thiel, nhà sáng lập Paypal, từng gọi Burnett là một “người lạc quan xác định”, người nhìn thấy tương lai tốt đẹp hơn hiện tại và cố gắng biến điều đó thành hiện thực. Theo Thiel trong cuốn Zero to One (Không đến Một), những người lạc quan xác định là các nhà phát minh và những người có tầm nhìn đột phá giúp đưa cả thế hệ tiến lên. Họ là những người dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn như suy thoái kinh tế, hoặc không biết tương lai sẽ thế nào, vẫn dũng cảm lập ra những kế hoạch, và biến thế giới trở thành một nơi giàu có và lành mạnh hơn.
Sự lạc quan không thể lay chuyển là một phẩm chất sẵn có trong Burnett. Không phải tất cả những người lạc quan đều là những người kể chuyện, nhưng gần như tất cả những người kể chuyện truyền cảm hứng đều lạc quan. Có một thứ mà Solomon Snyder gọi là “Nguyên tắc Táo bạo” (The Audacity Principle). Snyder là giám đốc khoa Thần kinh học tại Trường Y khoa Johns
Hopkins. Ông đã dành hơn 40 năm nhận diện tính cách của các nhà khoa học đem lại những đột phá vĩ đại nhất. Trong khi những ý tưởng ban đầu và quá trình suy nghĩ sáng tạo là các yếu tố cơ bản cho thành công trong khoa học, Snyder nhận thấy những nhà khoa học đã làm thay đổi thế giới đều có chung một tính chất khiến họ khác hẳn so với các đồng nghiệp: sự táo bạo. Snyder định nghĩa sự táo bạo là thái độ luôn sẵn sàng bắt tay vào việc, sự quyết tâm và tự tin để theo đuổi một ý tưởng và trình bày ý tưởng đó “dù cho cả thế giới có đấm bạn vỡ mũi”.12
Burnett đã bị đấm vào mũi khá nhiều lần. Dù ông có nhiều chương trình thành công đến thế nào, mỗi bài thuyết trình mới của ông đều được đón nhận với rất nhiều sự hoài nghi. Các nhà phê bình và những kẻ hoài nghi sẽ hợp sức để nói với ông tại sao những ý tưởng của ông sẽ không bao giờ tìm được khán giả. Survivor không được kỳ vọng là sẽ sống sót. Và các chương trình The Apprentice, Shark Tank, hay The Voice cũng vậy.
Burnett đã nói với tôi rằng ông ấy và vợ mình, Roma Downey, đã gặp phải những kẻ hoài nghi kinh khủng nhất khi họ sản xuất chương trình truyền hình dựa trên kinh thánh The Bible. “Rất nhiều người đã khuyên tôi đừng thực hiện chương trình đó,”13 ông nhớ lại. “Đó là một dự án vô cùng khó khăn. Có rất nhiều lý do khiến chúng tôi lẽ ra không nên thực hiện: quá khó khăn, đắt đỏ và quy mô quá lớn. Điều họ đã không nhận ra rằng, đối với chúng tôi, đó không phải là một thương vụ làm ăn. Đó là tiếng gọi.” The Bible được phát trên kênh History vào tháng Ba năm 2013, và thu hút được hơn 100 triệu người xem.
Những người kể chuyện truyền cảm hứng như Burnett không làm các việc quá nhỏ nhặt. Họ mơ những giấc mơ lớn lao. Họ có lòng dũng cảm, sự quyết tâm và tự tin để chia sẻ những ý tưởng của mình, ngay cả khi thỉnh thoảng phải nhận những cú đấm vào giữa mũi.
Bí mật của người kể chuyện
Những người kể chuyện thành công tin vào sức mạnh của ý tưởng. Họ biết rằng những ý tưởng đó sẽ không tự thuyết phục được người khác, nên họ làm việc cật lực để tinh chỉnh và trình bày một câu chuyện thật thu hút. Nếu bị từ chối, họ sẽ không từ bỏ ý tưởng mà học tập từ nó. Họ coi câu trả lời “không” là cơ hội để biến bài trình bày tiếp theo thành “có”.
3
VƯỢT QUA NỖI SỢ PHÁT BIỂU TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG ĐỂ BÁN HẾT VÉ TẠI SÂN VẬN ĐỘNG YANKEE
Nếu một người có thể viết một cuốn sách hay hơn hoặc thuyết giảng thu hút hơn, cả thế giới sẽ đổ tới cánh cửa của người đó.
– Ralph Waldo Emerson
J
oel chưa từng nghĩ anh sẽ cảm thấy thoải mái khi thuyết trình trước đám đông. Cha anh đã sáng lập nhà thờ trong một cửa hiệu bán đồ ăn cho gia súc bỏ hoang ở
phía bắc Houston. Sau khi tốt nghiệp đại học, Joel trở về nhà thờ của cha để giúp điều hành nó. Joel thích đứng sau hậu trường, và trong suốt 17 năm sau đó, anh ngồi phía sau ống kính, ghi hình và chỉnh sửa những bài thuyết giảng của cha để phát trên tivi.
Cha của Joel, người tin rằng con trai mình đang bỏ quên năng khiếu của nó, đã cố gắng thuyết phục anh thực hiện chỉ một bài thuyết giảng mà thôi. Nhưng mỗi lần ông nói đến chủ đề này, Joel lại lịch sự từ chối hết lần này đến lần khác. Anh là người hướng nội và không thích trở thành tâm điểm của sự chú ý. Sự thật là Joel rất sợ phải nói trước đám đông, và thậm chí không thể ngăn đôi tay mình khỏi run lên mỗi khi nói các thông báo trong nhà thờ. Trong những trường hợp phải đối mặt với khán giả, chỉ trong một chốc, Joel sẽ thể hiện những triệu chứng cơ bản của việc sợ sân khấu – tay mướt mồ hôi, tim đập liên hồi, thở gấp.
Nhưng cha anh vẫn tiếp tục khuyến khích anh và cuối cùng, vào ngày 17 tháng Một năm 1999, Joel cũng bị thuyết phục. Joel cũng không thể giải thích tại sao anh lại quyết định thuyết giảng vào tuần đó, anh chỉ cảm thấy mình đã nghe thấy một tiếng gọi. Trong một chốc, anh nghĩ rằng người gọi cho anh có lẽ đã gọi nhầm số; anh là một kẻ luôn lo lắng không thể cứu vãn. “Bản tính tôi rất rụt rè và ít nói. Cha tôi mới là người luôn đứng trên sân khấu, còn tôi nghĩ mình không phải là người như thế,”14 Joel nhớ lại. “Khi nói với cha rằng mình sẽ thuyết giảng, thực sự thì tôi không hề mong chờ điều đó. Tôi chỉ làm thế để khiến ông tự hào. Tôi đã rất lo lắng. Tôi nói quá nhanh. Tất cả những gì tôi còn nhớ được là mình đã lo lắng thế nào và sợ hãi phải làm việc đó ra sao. Đó là tuần lễ tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi!”
Tuần lễ đó còn trở nên tồi tệ hơn. Cha anh bị đưa đi cấp cứu vì những biến chứng khi chạy thận nhân tạo. Ông phải xem con trai mình thuyết giảng lần đầu tiên từ giường bệnh. John Osteen ra đi thanh thản năm ngày sau đó.
Hai tuần sau, khi mới chỉ thuyết giảng đúng một lần, con trai của John là Joel Osteen trở thành mục sư của Nhà thờ Lakewood tại Houston. Nhà thờ ban đầu chỉ có 90 giáo dân ở phía sau hiệu bán đồ ăn cho gia súc, tới thời điểm John Osteen qua đời đã có 5.000 người tới dự những bài thuyết giảng. Ngày nay, đây là nhà thờ lớn nhất nước Mỹ với 50.000 người đến nghe thuyết giảng mỗi tuần tại nơi từng là trụ sở Compaq ở Houston. Hơn 10 triệu lượt người xem các bài thuyết giảng của Osteen mỗi tuần tại Mỹ, và hàng triệu người khác xem qua truyền hình ở 100 quốc gia.
Quá trình biến đổi thành người kể chuyện tự tin không hề xảy ra nhanh chóng như khi ta gạt công tắc. Osteen đã thuyết giảng hằng tuần trong suốt hai năm trước khi bắt đầu cảm thấy thoải mái ở vị trí mục sư. Những ngày đầu tiên vô cùng khó khăn. Có lần anh nghe hai thành viên giáo đoàn nói chuyện với nhau, “Cậu ấy sẽ không bao giờ giống như cha mình được.” Anh đã gặp
rất nhiều khó khăn để rũ bỏ cảm giác bản thân không thể thoát khỏi cái bóng của cha. Nếu những từ ngữ cũng giống như hạt giống, thì Osteen đang gieo các hạt giống sai lầm trong giai đoạn mới này của cuộc đời. Osteen cứ nghiền ngẫm mãi những câu nói đó, để chúng bám rễ. Anh tua đi tua lại những nhận xét tiêu cực trong tâm trí mình: Mình không đủ giỏi. Mình không có năng khiếu. Những người đó nói đúng; mình sẽ không bao giờ có thể giỏi như cha được.
Rõ ràng là anh có động lực để cải thiện; anh bắt đầu luyện tập và thậm chí vẫn duy trì thói quen đó cho tới ngày nay; duy trì thói quen tự viết các bài thuyết giảng và luyện tập mỗi bài sáu tiếng trước khi nói trước khán giả. Việc tập luyện giúp Osteen tinh chỉnh các từ ngữ và cách diễn đạt, nhưng anh vẫn phải thay đổi cuộc hội thoại diễn ra bên trong mình. Anh phải chuyển đổi câu chuyện quan trọng nhất – câu chuyện mà anh tự kể cho chính mình.
Osteen quyết định thay đổi cuộc nói chuyện tiêu cực bên trong mình bằng các từ ngữ truyền động lực để tận dụng được hết tiềm năng của bản thân. Anh chuyển kênh đang được mở trong trí tưởng tượng. Thay vì xem đi xem lại chương trình Tôi không đủ giỏi, anh trở thành một khán giả trung thành của Tôi có thể làm tất cả mọi thứ. Mỗi sáng, Osteen tự nói với bản thân: Mình rất mạnh mẽ. Mình tự tin. Mình đang hoàn thành sứ mệnh. Mình là một người chiến thắng chứ không phải là nạn nhân. Việc làm này, khi kết hợp với cách tiếp cận vô cùng chặt chẽ của anh đến việc thuyết giảng, đã tạo nên sự khác biệt. Và khi Osteen đã vào guồng thì không gì có thể ngăn cản anh được, nhờ thế anh đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người ngồi chật kín các sân vận động trên khắp thế giới. “Giờ đây,” anh nói, “mỗi lần bước ra sân khấu, tôi cảm thấy khiêm tốn và được nhận thưởng xứng đáng khi có quá nhiều người tới dự. Giờ tôi tự nói với mình rằng tôi sẽ làm hết sức, và hy vọng sẽ đưa mọi người cùng đi theo chiều hướng tích cực.”15
Chỉ mười năm sau khi chàng trai trẻ mắc chứng sợ sân khấu buộc phải thuyết giảng, Osteen đã bán hết vé cho các buổi thuyết giảng tại sân vận động Yankee trong sự kiện không liên quan tới bóng chày đầu tiên tại sân bóng mới (sự kiện đầu tiên của anh đã đánh bại cả nhóm nhạc Rolling Stones). “Giai đoạn mà tôi nghĩ sẽ là những giờ phút đen tối của cuộc đời mình đã đưa tôi đến giờ phút xán lạn nhất. Trước đó, tôi đã quá thoải mái làm việc sau hậu trường. Đôi khi khó khăn lại đẩy bạn đến với vận mệnh của Chúa,”16 Osteen kể với tôi khi nhớ lại những tuần đầu tiên làm mục sư.
Cảm thấy đau đớn vì những lời phê phán là điều hoàn toàn bình thường, như Joel Osteen đã cảm thấy tổn thương khi nghe mọi người nói anh sẽ không thuyết giảng giỏi bằng cha mình. Lúc đó, Osteen có thể không nhận ra, nhưng việc thay đổi tiếng nói bên trong anh đã giúp củng cố một trong những lý thuyết quan trọng nhất trong tâm lý học: niềm tin ở bản thân.
Các Công Cụ Của Người kể chuyện
Năm 1925, thị trấn Mundare ở Alberta có dân số 400 người. Ngày nay, nó cũng chẳng lớn hơn là bao, khi dân số mới tăng lên đến con số 800. 100 năm trước, một người nhập cư từ Đông Âu là một trong những người đã giúp xây dựng nên con đường mà giờ được gọi là Tuyến đường sắt xuyên lục địa Canada. Người đó đã chặt cây để xây nhà, dùng tay không giật hết cả bộ rễ. Anh rời các tảng đá mà không cần dùng máy móc hạng nặng nào, chỉ với sự giúp sức của hai con ngựa. Anh xây dựng nên một con đường dẫn tới nhà mình, đồng thời giúp xây dựng nhà thờ và trường học duy nhất của cả thị trấn. Vợ anh phụ trách dịch vụ vận chuyển trong thị trấn, nhận các loại hàng hóa từ trên tàu hỏa và đưa chúng tới nơi ở của các cư dân.
Cặp vợ chồng chăm chỉ này chưa bao giờ được ghi nhận là những công dân cao quý nhất của Canada, nhưng con trai họ thì có. Albert Bandura, con trai của người mẹ gốc Ukraine và người
cha gốc Ba Lan không hề được học hành chính quy, nhưng lại trở thành một trong những nhà tâm lý học có ảnh hưởng nhất trên thế giới.
Bandura học ở ngôi trường duy nhất trong thị trấn mà cha anh đã giúp xây dựng, với chỉ hai giáo viên dạy tất cả các lớp từ 1 tới 12. “Thông thường, những điều kiện đó sẽ được coi là thiệt thòi ghê gớm về mặt giáo dục,”17 Bandura giải thích. “Với tôi, nó cho phép tôi được tự chịu trách nhiệm giáo dục bản thân. Nội dung của các khóa học đó không quá quan trọng, nhưng chính khả năng định hướng bản thân thu lượm được từ đó đã giúp tôi rất nhiều. Theo cách nào đó, trường phái tâm lý học của tôi dựa trên con người, nghĩa là con người có thể định đoạt vận mệnh của bản thân. Trên nhiều khía cạnh, lý thuyết của tôi thực chất phản ánh cuộc đời của chính tôi.”
Năm 1977, Bandura công bố một nghiên cứu đã thay đổi cách chúng ta nhìn nhận thành công và động lực. Bài nghiên cứu “Niềm tin vào bản thân: Hướng tới một Lý thuyết thống nhất về Thay đổi hành vi” đã nhận diện sự khác biệt cơ bản giữa những người hoàn thành được mục tiêu và những người thất bại. Những người thành công tin vào khả năng của mình để hoàn thành mục tiêu. “Những người tin tưởng vào khả năng của mình, đối mặt với các nhiệm vụ khó khăn và coi chúng là những thử thách có thể vượt qua thay vì các mối đe dọa cần phải trốn tránh,”18 Bandura nói. Nói cách khác, nếu bạn thực sự toàn tâm toàn ý tin mình có thể làm được điều gì đó, nhiều khả năng bạn sẽ đạt được thành công.
Người có niềm tin lớn vào bản thân tin rằng họ có thể đạt được mục tiêu và tiến hành những bước cần thiết để biến nó thành hiện thực. Họ làm việc chăm chỉ hơn. Họ phát biểu nhiều hơn. Họ đặt ra những câu hỏi. Họ luyện tập, phạm sai lầm và thử lại lần nữa. Những người ít có niềm tin vào bản thân không cần ai khác để khiến họ nản chí, chính họ đã tự áp đặt điều đó lên bản thân. Họ nhanh chóng đánh mất sự tự tin. Họ tránh rủi ro và
những thách thức, bởi suy cho cùng, đằng nào thì họ cũng sẽ không thể thành công (hoặc đó là điều họ nghĩ). Họ rất dễ đầu hàng khi phải nghe những bình luận tiêu cực.
Tin tốt về niềm tin ở bản thân, như chúng ta đã thấy trong trường hợp của Joel Osteen là nó không hề cố định. Osteen đã bắt đầu với niềm tin vào bản thân rất thấp (“Mình không đủ giỏi, mình không có năng khiếu”), sau đó chuyển thành sự tin tưởng vào bản thân ở mức cao (“Mình thật mạnh mẽ. Mình tự tin”). Thay vì tự khiến mình nản chí, anh bắt đầu kỳ vọng một kết quả tích cực, một thành tố vô cùng quan trọng trong công thức thành công của Bandura.
Có người ủng hộ mình luôn là một sự khuyến khích. Theo Bandura,“những người được cả xã hội thuyết phục rằng họ có đủ khả năng để xử lý những tình huống khó khăn” thì cũng dễ bỏ nhiều công sức hơn. Người hỗ trợ cho Osteen chính là vợ anh, Victoria. Hết năm này tới năm khác, Victoria khuyến khích Joel tiến lên. Anh tin rằng một trong những lý do chính giúp anh có thể nhanh chóng thành công như vậy là vì Victoria đã tin tưởng anh, và cô ấy đã giúp anh tạo dựng niềm tin ở bản thân.
Trên hết, Joel Osteen là một người kể chuyện. Anh chia sẻ những câu chuyện, gieo những hạt giống hy vọng. Osteen nhận thấy những câu chuyện dễ cảm thông nhất chính là những chuyện anh kể về sự thay đổi của chính bản thân mình. Trong đoạn trích từ một bài thuyết giảng của anh, Osteen đã kể câu chuyện vợ anh đã tạo dựng cho anh sự tự tin để bước lên sân khấu như thế nào: “Một trong những điều đầu tiên tôi đã làm là hủy buổi thuyết giảng trên truyền hình quốc gia của cha tôi. Tôi nghĩ: Mình sẽ không thể lên ti-vi được. Mình không biết cách thuyết giảng. Sẽ không ai lắng nghe cả. Tôi kể với Victoria về việc làm của mình và cô ấy nói: ‘Thực ra, anh phải gọi điện cho người phụ trách và đặt lại lịch phát sóng. Chắc chắn mọi người trên khắp thế giới sẽ theo dõi chương trình đó.’ Vậy là cô ấy
thuyết phục tôi thực hiện bài thuyết giảng trên truyền hình đó.”19
Trong phần tiếp theo của bài thuyết giảng, Osteen đã sử dụng câu chuyện của bản thân để củng cố tiêu đề của bài thuyết giảng: “Nó quá nhỏ”. Trong đoạn này, anh cũng dựa vào một kỹ thuật thuyết trình vô cùng hiệu quả gọi là phép lặp, việc lặp lại một từ hoặc một cụm từ ở giữa mỗi mệnh đề: “Tôi chưa từng dám mơ rằng nhà thờ sẽ phát triển như ngày nay. Từ đó, có 6.000 người tới dự. Tôi nghĩ nếu mình có thể duy trì được những gì mà cha mẹ mình đã gây dựng nên, như thế đã là tốt lắm rồi. Nhưng sự vĩ đại của Chúa còn to lớn hơn nhiều sự vĩ đại mà chúng ta vẫn nghĩ. Mục tiêu lớn của tôi chỉ là duy trì, nhưng mục tiêu lớn của Chúa là nhân rộng lên. Mục tiêu lớn của tôi là giữ lấy, mục tiêu lớn của Chúa là thúc đẩy. Mục tiêu lớn của chúng ta là trả được hóa đơn, mục tiêu lớn của Chúa là không còn nợ nần và trở nên dư dả. Mục tiêu lớn của chúng ta là được thăng chức, mục tiêu lớn của Chúa là sở hữu công ty của riêng chúng ta.”
Sau khi đã kết nối câu chuyện của bản thân với chủ đề lớn của bài thuyết giảng, đồng thời áp dụng nó lên cuộc sống của các thính giả, Osteen kết luận bằng cách trở lại với câu chuyện của mình. “Khi cha tôi về với Chúa, chúng tôi có hội trường chừng 8.000 chỗ. Thậm chí ngay từ hồi đó, nơi ấy đã là một nhà thờ rất lớn, nhưng Chúa nói rằng nó vẫn còn quá nhỏ. Tôi sử dụng trụ sở của Compaq. Tôi lấp đầy chỗ trống trên sân vận động Yankee. Tôi xuất bản sách. Tôi tới gặp những nhà lãnh đạo trên khắp thế giới. Trong suốt cuộc đời mình, chính những lúc mà tôi nghĩ rằng bản thân đã đạt tới giới hạn, Chúa lại nói: ‘Tốt lắm, nhưng vẫn chưa đủ đâu.’”
Có lần tôi vô tình bắt gặp bài nghiên cứu của một sinh viên đại học khoa truyền thông đã nghiên cứu cách tiếp cận của Osteen. Sinh viên đó nói rằng ban đầu anh cảm thấy vô cùng “ngạc nhiên” vì sự nổi tiếng của Osteen bởi lẽ thông điệp của anh nghe
có vẻ “quá tuyệt vời để trở thành sự thật.” Tuy thế, sau khi anh bắt đầu đọc các cuốn sách của Osteen và nghe những bài thuyết giảng, anh đã cảm thấy rất bình tâm. Khía cạnh “phân tích” trong bộ não của anh nhường chỗ cho “phản ứng cảm xúc”. Sinh viên đó đã nhận thấy mình bắt đầu vứt bỏ sự giận dữ và bực bội mà anh đang cảm thấy tại thời điểm đó. Anh bắt đầu ngủ ngon hơn. Anh đối diện với thế giới, cùng sự tự tin và niềm hy vọng mới, một cảm xúc bền bỉ rằng “ngày mai sẽ còn tuyệt vời hơn hôm nay.” Và rồi tự bản thân chàng sinh viên vốn nghiên cứu để giải thích ảnh hưởng của Osteen với mọi người cũng trở nên sững sờ.
Bằng một cách vô tình, chàng sinh viên đã trở thành một ví dụ điển hình về sức mạnh của những câu chuyện. Anh cũng không nhận ra rằng chính người kể chuyện mà mình lựa chọn để nghiên cứu sẽ không bao giờ lên được vị trí như vậy nếu không thay đổi cuộc độc thoại nội tâm nhiều năm trước.
Câu chuyện mà bạn lựa chọn để kể
Câu chuyện mà bạn lựa chọn để kể sẽ có những ảnh hưởng rất mạnh mẽ lên khả năng cổ vũ người khác của bạn. Một số niềm tin sẽ giới hạn tiềm năng của bạn. Nếu bạn tin mình sẽ không bao giờ nhận được công việc, có lẽ bạn đã đoán đúng. Nếu bạn tin mình sẽ không bao giờ tìm được công việc trong mơ, nhiều khả năng bạn sẽ không thể làm được điều đó. Nếu bạn tin mình không có câu chuyện nào để chia sẻ, bạn sẽ không thể tìm thấy nó. Nếu bạn không tin mình sẽ làm chủ được nghệ thuật diễn thuyết, có lẽ bạn đã đoán đúng.
Tôi nhận thấy những người luôn cảm thấy lo lắng vì phải phát biểu trước đám đông vẫn thường nói những điều rất kinh khủng với bản thân mình, những câu mà họ sẽ không bao giờ dám nói với bất kỳ ai khác:
• Tôi thuyết trình quá tệ.
• Tôi từng bị lo lắng một lần và nó khiến tôi thất bại thảm hại. Tôi là một diễn giả vô cùng tệ.
• Không ai muốn lắng nghe tôi cả. Tôi là một người chán ngắt.
Nếu đó là những câu mà bạn nhắc lại với bản thân mình hết ngày này qua ngày khác, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi bạn cảm thấy lo lắng! Bạn không thể kiểm soát những điều mà người khác nói về mình, nhưng có thể kiểm soát những gì mình nói về bản thân. Sự tự tin của Osteen ngày càng lớn lên khi anh thay những nhận định tiêu cực bằng các từ ngữ mang tính khuyến khích và truyền được sức mạnh. “Những nhận định sai lầm có thể khiến bạn không thể thực hiện được vận mệnh của mình,” anh nói.
Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực truyền thông đã nhận ra chúng ta gần như không bao giờ có thể triệt tiêu hoàn toàn nỗi sợ nói trước đám đông. Đó là một phản ứng rất tự nhiên đã cắm rễ qua hàng nghìn năm tiến hóa, trong đó con người cần phải được chấp nhận trong các nhóm xã hội để sống sót được. Tổ tiên của chúng ta không quan tâm đến ấn tượng mà mình gây nên cho người khác để rồi bị đuổi khỏi bộ lạc hoặc làng. Đó không phải là điều tốt khi ngay góc đường có một con sư tử đang rình rập. Vậy nên mong muốn làm người khác ưa thích là có thể chấp nhận được, hoàn toàn tự nhiên và dễ hiểu. Thực chất, những diễn giả không cảm thấy lo lắng chút nào lại là những người kém giao tiếp, vì họ không quan tâm mình thể hiện ra sao hoặc quan tâm tới việc cải thiện các kỹ năng của mình. Những người kể chuyện thành công học cách kiểm soát nỗi sợ, chứ không phải loại bỏ nó hoàn toàn. Hãy thay đổi cuộc hội thoại bên trong mình, câu chuyện bạn kể cho chính mình, và điều đó sẽ giúp bạn kiểm soát nỗi sợ.
Bạn có các ý tưởng cần được chia sẻ, những câu chuyện cần được kể ra. Quá nhiều người giữ kín những ý tưởng của mình vì họ sợ phải nói trước đám đông, sợ bị đánh giá gay gắt bởi những ý
tưởng đó. Nỗi sợ phải nói – nỗi sợ lên tiếng – là một trong những nỗi sợ phổ biến nhất mà phần lớn mọi người đều có chung. Tin tốt là bạn có thể vượt qua nó và, cũng giống như Joel Osteen đã chứng minh, đạt được những điều vô cùng lớn lao.
Bí mật của người kể chuyện
Những người kể chuyện truyền cảm hứng không phải lúc nào cũng là bẩm sinh, mà do học hỏi. Họ khiến mình trở thành những người vĩ đại bằng cách thay đổi câu chuyện mà họ tự kể cho chính mình.
4
NGÔI SAO NHẠC ROCK TÌM LẠI ĐƯỢC CẢM HỨNG TRONG CÂU CHUYỆN VỀ THỜI NIÊN THIẾU CỦA MÌNH
Một người kể chuyện giỏi giúp con người không chỉ khám phá ra những điều quan trọng trên thế giới, mà còn cả lý do tại sao nó quan trọng.
– Maria Popova
G
ordon được sinh ra và lớn lên “trong bóng tối của xưởng tàu thủy tại một thị trấn nhỏ ở bờ biển phía bắc nước Anh.”20 Kỷ niệm thời thơ ấu của anh là những con tàu
khổng lồ cuối phố, che khuất mặt trời. Mỗi buổi sáng, cậu bé nhìn ra cửa số, nhìn ngắm hàng nghìn người đi làm, vất vả chế tạo nên những con tàu khổng lồ để chở hàng, binh lính, hoặc khách lữ hành qua biển khơi. Nhiều con tàu nổi tiếng đã được hạ thủy từ xưởng tàu này. Chiếc RMS Carpathia đã ra khơi năm 1912 để cứu những người còn sống sót trên chiếc tàu Titanic. Những con tàu được chế tạo phục vụ cho Thế Chiến II, bao gồm cả chiếc Sheffield và Victorious, đã giúp đánh chìm chiếc Bismarck, tàu chiến lừng danh của Đức Quốc Xã.
“Xưởng tàu luôn là một nơi ồn ào, nguy hiểm và cực kỳ độc hại. Tuy thế, những người làm việc trên những con tàu đó luôn vô cùng tự hào về công việc của mình. Cũng phải thôi, một vài trong số những con tàu lớn nhất trên thế giới đã được tạo ra ngay cuối phố nhà tôi,”21 Gordon nhớ lại.
Cha của Gordon luôn muốn con trai mình trở thành một công nhân đóng tàu. Nhưng con trai ông lại có những giấc mơ của riêng mình. Những giấc mơ đưa anh đi xa khỏi biển cả u ám của tuổi thơ ấu. Anh từng nhìn thấy Mẹ của Nữ hoàng tới thị trấn để ban phước cho một con tàu mới hoàn thành. Anh và hàng nghìn đứa trẻ khác đứng trên vỉa hè, vẫy cờ Anh, lá cờ của Vương quốc, trong khi gia đình Hoàng gia đi ngang qua họ trên chiếc Rolls Royce. Sự kiện này đã thay đổi cuộc đời của Gordon. Anh viết lại phần kết cho câu chuyện của cha anh. Gordon quyết định rằng chính anh sẽ là người ngồi trên chiếc xe đó, và những thành tựu trong cuộc đời của anh sẽ đưa anh tiến xa khỏi xưởng tàu Wallsend hết mức có thể. Anh mường tượng ra một cuộc đời khác thường. Anh sẽ gặp những vị vua và các nữ hoàng, các tổng thống và thủ tướng. Hàng triệu người sẽ biết tới tên anh. Anh sẽ đi tới những nơi vô cùng kỳ lạ, và sau đó trở về lâu đài của riêng mình.
Những giấc mơ thời thơ ấu đã đó trở thành sự thật với Gordon Summer, người mà sau này thường được biết đến với nghệ danh “Sting”. Sting đã viết nên câu chuyện của cuộc đời mình một cách vô cùng thành công. Và những câu chuyện mà anh kể lại trong các bài hát của mình đã khơi dậy những cảm xúc mạnh mẽ trong lòng hàng triệu người hâm mộ. Sting là một trong những nghệ sĩ có album bán chạy nhất thế giới năm 1977. Cùng những người bạn của mình, anh đã lập nên nhóm The Police, một nhóm nhạc New Wave đã bán được hơn 75 triệu album, biến họ trở thành một trong những ban nhạc có album bán chạy nhất mọi thời đại. Nhóm The Police tan rã vào năm 1986 và Sting cũng có sự nghiệp solo rất thành công… cho tới một ngày, anh cảm thấy không còn cảm hứng để viết thêm những bài hát nữa.
Các Công Cụ Của Người kể chuyện
Sting rơi vào bế tắc. Và đây không phải là kiểu bế tắc thông thường khi tất cả những gì anh cần làm chỉ là đi dạo cho tới khi
quá trình sáng tác được tái khởi động. Không, nó trở thành vấn đề cố hữu. “Hết ngày này sang ngày khác, tôi ngồi trước trang giấy trắng, không nghĩ ra thứ gì cả. Những ngày đó tiếp diễn kéo dài hàng tuần, rồi hàng tháng. Và chẳng bao lâu sau, nhiều năm đã trôi qua mà tôi không đạt được gì cả, không có một bài hát nào. Vậy nên tôi bắt đầu tự hỏi, tôi đã làm gì khiến các vị Thần tức giận đến nỗi họ bỏ rơi tôi như vậy. Liệu tài năng sáng tác có thể bị lấy đi dễ dàng như cái cách mà nó đã được ban cho tôi không?”22
Sting tìm thấy thứ mình còn thiếu trong những câu chuyện thời thơ ấu.23 Anh tự nhủ: Liệu mình có thể tranh luận rằng, những tác phẩm vĩ đại nhất của mình không hề là tự viết về bản thân, mà viết về người khác? Có phải những thành tựu vĩ đại nhất vẫn thường được tạo ra khi bạn từ bỏ cái tôi và thôi không kể câu chuyện của mình nữa, và thay vào đó kể câu chuyện của người khác, có lẽ của một người không dám cất lên tiếng nói. Trong đó, bạn đồng cảm, đặt mình vào vị trí của người khác và nhìn thế giới qua con mắt của người đó?
Sting quyết định sẽ viết về những gì mà anh biết. Anh trở lại vùng đất đáng sợ của xưởng đóng tàu, nơi anh đã thề rằng sẽ không bao giờ quay lại nữa. Anh kể câu chuyện về những người mà anh biết, câu chuyện về sự giận dữ, bực bội, niềm vui, hy vọng và những giấc mơ của họ. Vở nhạc kịch Broadway của Sting, The Last Ship (Con tàu cuối cùng), đặt bối cảnh ở Wallsend. Và trong vở nhạc kịch đó, anh đã kể câu chuyện về Gideon Fletcher, người cũng như Sting, mơ về một tương lai hoàn toàn khác và rời khỏi thị trấn khi còn là một thiếu niên nổi loạn. Anh kể câu chuyện về Meg Dawson, một cô gái với mái tóc đỏ vô cùng xinh đẹp mà Gideon đã yêu nhưng khi trở lại mới nhận thấy năm tháng đã thay đổi cả cô ấy lẫn mọi người trong cộng đồng. Anh kể lại câu chuyện về Cha O’Brien đáng kính, người thường ăn nói tục tĩu và thích uống rượu, nhưng sau cùng lại truyền cảm hứng cho cả cộng đồng. “Một trong những tác phẩm hay nhất mà tôi từng viết chỉ là danh sách của những người tôi
từng biết, và họ trở thành những nhân vật trong một tấn kịch ba chiều, trong đó họ giải thích mình là ai, làm gì, những hy vọng và nỗi sợ hãi của họ dành cho tương lai,”24 Sting nói.
Sting đã kể lại thời thơ ấu của mình, câu chuyện về quê hương của anh, câu chuyện cuộc đời đã định hình tính cách anh. Những nhạc sĩ tài giỏi nhất đều là các chuyên gia trong việc kể lại những chuyện đã xảy ra. Nếu không biết các nhân vật đến từ đâu, bạn sẽ không quan tâm họ đi đến đâu cả.
Món quà trong quá khứ tạo nên tầm nhìn cho tương lai
Mary là tình yêu đầu tiên của tôi. Tôi thậm chí vẫn còn nghe thấy tiếng cánh cửa đóng sập lại. Tôi thấy chiếc váy của Mary bay lên khi cô nhảy trên hành lang. Chiếc radio phía sau đang phát một bài hát của Roy Orbison. Cô đã làm tan vỡ quá nhiều trái tim, đến nỗi “có những bóng ma trong đôi mắt” của tất cả những chàng trai mà cô đã từ chối. Họ kêu gào tên Mary khi “đi vật vờ trên những con đường bẩn thỉu cạnh bãi biển, trên chiếc xe Chevrolets trơ khung”. Điều thú vị về Mary là cô ấy không phải là người quá xinh đẹp, nhưng dù gì thì cũng tạm được. Dĩ nhiên, tôi đang nói về nhân vật Mary trong bài hát mà tạp chí Rolling Stone đã gọi là một trong những tác phẩm hay nhất từng được viết ra, bài Thunder Road (tạm dịch: Con đường sấm sét) của Bruce Springsteen.
Springsteen mới chỉ 24 tuổi khi anh viết một trong những bài hát có phần lời sống mãi với thời gian trong lịch sử nhạc rock. Bài hát có những nhân vật mà bạn muốn cổ vũ, có bối cảnh, và câu chuyện phía sau. Springsteen, một thiếu niên gặp nhiều vấn đề về tâm lý, đã tìm thấy sự khuây khỏa qua những bài hát của Roy Orbison, từng nói rằng anh viết câu chuyện về những người mà anh biết – những người thuộc tầng lớp lao động đang phải chật vật kiếm sống trong xưởng nhuộm ở Freehold, New Jersey.
Có một điều rất đặc biệt về bài hát, cuộc đấu tranh và New Jersey. Một nghệ sĩ nhạc rock nữa đến từ New Jersey là Jon Bon Jovi, cũng là chuyên gia viết về những câu chuyện trong quá khứ. Anh giới thiệu cho chúng ta, Tommy và Gina. Tommy làm việc trên bến cảng. Công đoàn quyết định đình công và Tommy đang rất khó khăn. Gina thì làm việc cả ngày ở quán ăn và luôn mơ về một ngày mình sẽ thoát khỏi đó. Cô luôn khóc mỗi đêm, và khi Tommy nói” “Chúng ta vẫn còn có nhau, và như thế cũng là rất nhiều rồi,” cả sân vận động chật kín người, không thể tự ngăn mình hát to đoạn điệp khúc: “Hãy nắm lấy tay anh, và anh thề chúng ta sẽ thành công, whoa–oh, sống dựa trên lời cầu nguyện(*).” Câu chuyện quá khứ đó cho khán giả lý do để quan tâm tới Tommy và Gina. Tommy và Gina không phải một người nào cụ thể cả, thế nhưng tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy chính mình trong câu chuyện và hành trình tìm kiếm sự cứu rỗi của họ.
(*) Lời trong bài hát Livin’ on a prayer. (BTV)
Mỗi chúng ta đều có câu chuyện trong quá khứ của mình. Món quà của câu chuyện trong quá khứ thường đến từ các sự kiện hoặc những người đã định hình cuộc đời chúng ta.
Một giáo sư nghiên cứu về giao tiếp từng chia lớp học của mình thành hai nhóm, và yêu cầu họ kể một câu chuyện với người kia, câu chuyện về một sự kiện vĩ đại trong cuộc đời mình. Ông kể với tôi về một sinh viên đã tiến tới chỗ ông và nói: “Tôi không có sự kiện nào to lớn trong cuộc đời mình cả.”
“Lúc này, cô là một sinh viên đại học, và cô có phải là cùng một người giống hệt như khi cô còn học lớp ba không?” ông hỏi cô sinh viên.
“Ồ dĩ nhiên là không rồi,” cô sinh viên đáp.
“Sau đó, có điều gì đó xảy đến với cô khiến cô trưởng thành, và buộc cô phải nhìn thế giới theo cách khác hẳn. Đó chính là sự kiện vĩ đại trong cuộc đời đấy.”
Gương mặt của người sinh viên sáng lên và cô bắt đầu suy ngẫm, có lẽ là lần đầu tiên, về các sự kiện và những người đã dẫn đến sự biến chuyển cá nhân mình.
Món quà trong quá khứ sẽ đóng vai trò quan trọng nhất khi chúng ta phải tạo nên tầm nhìn hoặc một văn hóa để dẫn bạn tới tương lai.
Tôi được nhận một lá thư tay từ nhà sáng lập và CEO của một công ty tuyển dụng đang phát triển rất nhanh. Trong vòng 12 năm, Bobby Herrera đã xây dựng Populus Group từ con số 0 tới chỗ kiếm được 200 triệu đô-la doanh thu hằng năm. Lá thư bắt đầu với câu chuyện sau:
Năm tôi 17 tuổi, tôi và anh trai đang trên chuyến xe trở về từ trận bóng rổ. Cả đội dừng lại ăn tối và tất cả mọi người đều rời khỏi xe buýt, ngoại trừ hai anh em tôi. Chúng tôi không có đủ tiền để ăn tối với cả đội bóng, vậy nên chúng tôi ở lại xe buýt. Vài phút sau, bố của một thành viên trong đội leo lên xe, tôi vẫn nhớ cuộc nói chuyện đó hệt như nó mới xảy ra ngày hôm qua vậy. Ông nói: “Tôi sẽ rất vui nếu hai cậu cho phép tôi mời bữa tối và để các cậu ra nhập với cả đội ngày hôm nay. Chuyện này không cần ai biết cả. Tất cả những gì các cậu cần làm để cảm ơn tôi là làm điều tương tự cho một đứa trẻ tuyệt vời khác trong tương lai.” Nó đã in sâu trong trái tim tôi mãi mãi. Khi tôi ngẫm nghĩ lại về tất cả điều mạo hiểm tôi đã từng chấp nhận trong cuộc đời và tất cả những điều tôi đã chịu đựng để đưa công ty đi đến ngày hôm nay, đó chính là nhờ vào món quà tôi nhận được ngày hôm ấy. Cả đời tôi chỉ muốn tạo nên một phương tiện để thông qua đó, tôi có thể làm được điều tương tự cho những đứa trẻ khác giống như điều mà tôi nhận được trên xe buýt ngày ấy.25
Chính hành động tử tế đó trên xe buýt đã truyền cảm hứng cho chàng trai trẻ xây dựng công ty để làm lợi cho cộng đồng. Ngày nay, công ty của anh và 3.000 nhân viên cùng các nhà tư vấn luôn cam kết đem lại sự khác biệt cho cuộc sống của những người trẻ tuổi tại chính thành phố mà công ty hoạt động. Các nhân viên của công ty luôn tình nguyện và dồn nguồn lực của mình để giúp mua văn phòng phẩm, tổ chức các sự kiện cho 1.500 trẻ em mỗi năm, thông qua hợp tác với ngân hàng lương thực và các tổ chức từ thiện.
Herrera chia sẻ câu chuyện về người cha trên chiếc xe buýt như là công cụ truyền bá cho các nhân viên về văn hóa công ty mà anh muốn tạo nên: thứ văn hóa luôn tưởng thưởng sự sáng tạo, đột phá và tinh thần khởi nghiệp.
“Văn hóa tuyệt vời cho phép chúng tôi thu hút những người tuyệt vời,”26 anh nói. “Văn hóa với nghề tuyển dụng cũng giống như dịch vụ với khách hàng.” Cũng giống như việc khách hàng thường bị thu hút bởi những dịch vụ đặc biệt, những người thực sự tuyệt vời cũng thường bị thu hút bởi văn hóa công ty tuyệt vời. Dù chúng ta có lên kế hoạch cho nó hay không, văn hóa chắc chắn vẫn sẽ được tạo dựng. Vậy nên tại sao chúng ta không xây dựng văn hóa mà mình mong muốn?
Theo định nghĩa, lãnh đạo công ty chính là người tạo ra tầm nhìn. Nhưng tầm nhìn của người đó sẽ không được hưởng ứng nếu nó không được gắn với một câu chuyện thu hút. Ví dụ, Herrera kể với các nhân viên rằng: “Tất cả mọi người đều xứng đáng có được cơ hội để thành công. Đó là lý do tại sao chúng ta tồn tại.” Nếu bạn không biết câu chuyện của nhà sáng lập, câu chuyện về người bố trên xe buýt, thì tầm nhìn văn hóa mà anh mong muốn nghe sẽ chẳng khác gì một bài thuyết trình sáo rỗng. Câu chuyện đem lại ý nghĩa cho tầm nhìn đó. “Qua thời gian, văn hóa sẽ trở thành một lợi thế cạnh tranh tuyệt vời, và không ai có thể cướp đi của bạn được,” Herrera nói với tôi. “Nếu dịch vụ của bạn tốt, nhiều người khác sẽ cố sao chép nó, nhưng
văn hóa thì gần như không thể sao chép được. Trừ khi bạn có được cùng những con người vĩ đại đó.”
Hãy để tâm đến quá khứ của mình. Nó nắm giữ những câu chuyện về những nơi bạn đã đi qua và làm thế nào bạn đến được vị trí hiện tại. Và đôi khi, khi cảm thấy bị mắc kẹt, những câu chuyện trong quá khứ và những người bạn đã từng gặp có thể giúp bạn tiến lên. Chỉ cần hỏi Sting là biết.
Bí mật của người kể chuyện
Những người kể chuyện truyền cảm hứng luôn sẵn sàng chia sẻ những câu chuyện trong quá khứ của mình vì đó là một món quà đã giúp định hình cuộc sống, sự nghiệp và công việc của họ.
5
THAY ĐỔI CÂU CHUYỆN, THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI BẠN
Cuộc sống chỉ có ý nghĩa từ sự đấu tranh.
– Stevie Wonder
M
ột cậu bé lớn lên trong cảnh nghèo túng, được nuôi nấng bởi người mẹ đơn thân đang gặp vô vàn khó khăn với chứng nghiện rượu và thường có những hành vi
bạo lực. Anh tìm được sự nổi tiếng và giàu có để rồi trở thành triệu phú khi mới hơn 20 tuổi. Nhưng giai đoạn thuận lợi đó qua đi và anh bị phá sản. Anh buộc phải sống trong một căn hộ nhỏ xíu, rửa bát đĩa trong bồn tắm. Sau đó, người này tìm lại được gia sản của mình, và rồi còn kiếm được nhiều hơn nữa. Ngày nay, ông đi khắp mọi nơi với sự vương giả. Với mức phí trả trước hậu hĩnh, 1 triệu đô-la mỗi năm, ông tư vấn cho các vị vua và hoàng hậu, các tổng thống và thủ tướng, những người nổi tiếng và các chủ doanh nghiệp. Ông đã chuyển từ căn hộ nhỏ xíu đó sang một resort rộng 300 mẫu ở bờ phía bắc Fiji.
Nếu bạn vẫn chưa đoán ra, người hùng trong câu chuyện này chính là diễn giả truyền cảm hứng Tony Robbins. Với chiều cao hơn 2m, Robbins là một người khổng lồ với nhiệm vụ cực kỳ to lớn. Ông tự gọi mình là “thợ săn hạnh phúc của con người.” Ông cũng là một trong những diễn giả thành công nhất trong thời đại của chúng ta. Bài TED talk của Robbins đã thu hút hơn 14 triệu lượt xem, biến nó trở thành một trong 10 bài nói nổi tiếng nhất lịch sử của TED. Ông đưa năng lượng và niềm đam mê vào các hội thảo dài đến 50 tiếng của mình, và tổng cộng có tới 4
triệu người tham gia những hội thảo đó. 50 triệu người khác đã mua các cuốn sách và bản thu âm của ông. Ở tuổi 55, Robbins vô cùng nổi tiếng trong việc truyền cảm hứng. Nhưng ông không phải sinh ra đã như vậy. Chính từ một cuộc nói chuyện mà Robbins mới bắt đầu cuộc tìm kiếm thành công.
Hồi đó, Robbins – khi ấy còn là một chàng trai trẻ – đang viết một bài báo thể thao cho cuốn kỷ yếu của trường trung học thì nhận được cơ hội phỏng vấn người dẫn chương trình thể thao huyền thoại Howard Cosell. Anh hỏi Cosell đâu là yếu tố cần thiết để trở thành một người dẫn chương trình thể thao thành công. Cosell đáp: “Bạn phải học cách hiểu nghệ thuật giao tiếp, phát triển nó theo cách để thu hút sự chú ý của nhiều người nhất.”27
Robbins đã nghe theo lời khuyên đó và hành động. Với sự thúc đẩy của một giáo viên, anh đứng ra tranh cử chức chủ tịch hội sinh viên. Ít người nghĩ rằng anh có cơ hội chiến thắng, nhưng một bài diễn thuyết được soạn thảo rất kỳ công đã đưa Robbins lên vị trí dẫn đầu cuộc chạy đua. Bạn học cùng lớp với Robbins là Julie Fellinger cũng ở đó khi Robbins bước lên sân khấu. “Anh ấy nói từ trái tim,”28 cô nhớ lại. “Anh kể câu chuyện về chính bản thân mình, về cuộc đấu tranh của anh khi trưởng thành. Câu chuyện cực kỳ cảm động. Nó rất thu hút. Nó truyền cảm hứng vô cùng. Anh ấy được bầu làm chủ tịch hội sinh viên cũng nhờ bài phát biểu đó. Khi Robbins 11 tuổi, gia đình cậu không có đủ tiền để mua một bữa ăn cho Lễ Tạ ơn. Một người lạ mặt đã gõ cửa nhà anh và để lại những món thực phẩm trước cửa. Robbins không bao giờ quên hành động tử tế này, và nó đã ảnh hưởng đến các phong trào từ thiện mà sau này ông sáng lập. Quan trọng hơn, về chủ đề kể chuyện, Robbins nhanh chóng nhận ra khi chia sẻ những nỗi đau khổ của mình, ông có thể tạo nên những kết nối cảm xúc mạnh mẽ với người nghe – rất nhiều người trong số các học viên ở trường trung học Glendora tại Los Angeles năm 1977 có cùng hoàn cảnh xuất thân.
Chính ở thời điểm đó, Robbins đã học được một bài học cơ bản, phân biệt những người giành được nhiều thành tựu với những người bình thường khác. Những người đã từng trải qua nỗi đau, sự nghèo khó, chiến đấu hoặc đau khổ – và nhiều người kể chuyện trong cuốn sách này đã từng trải qua hết tất cả – sẽ được truyền thêm động lực bởi trải nghiệm của mình khi họ đã tạo dựng được lòng dũng cảm để chấp nhận xuất thân của mình, học từ những thất bại và chia sẻ các bài học với người khác.
Các Công Cụ Của Người kể chuyện
“Tôi luôn nói rằng, thay đổi câu chuyện và thay đổi cuộc đời của bạn. Bởi dù câu chuyện của bạn có như thế nào, nó cũng sẽ định hình cuộc đời của bạn,”29 Robbins nói. Ông tin rằng vấn đề là một số người bị mắc chứng nghiện lật lại câu chuyện đau đớn của mình cho tới khi nó trở thành một nhà tù giam hãm tâm trí, ngăn họ không thể sử dụng hết tiềm năng của mình. “Tất cả mọi người đều có những khoảng thời gian trong cuộc đời định hình cách họ nhìn nhận và ứng xử ngày hôm nay. Mỗi người đều có một câu chuyện trong quá khứ. Thậm chí họ có nhiều câu chuyện quá khứ là đằng khác. Câu hỏi cốt lõi ở đây là, câu chuyện nào đang phục vụ cho bạn lúc này?”
Robbins đã tư vấn và phỏng vấn những người thành công nhất trong thời đại chúng ta: Bill Clinton, Nelson Mandela, Marc Benioff, và vô số những người khác. Trong sự nghiệp 30 năm nghiên cứu về phát triển cá nhân, Robbins nhận ra những người thành công nhất đều có câu chuyện trong quá khứ rất khổ sở, và chính sự khao khát muốn được viết nên một câu chuyện mới, đã thôi thúc họ vượt qua hoàn cảnh. “Nếu bạn hỏi ‘điều gì tạo nên sự khác biệt trong kết quả mà mỗi người đạt được’, đó không phải là trí thông minh hoặc khả năng,”30 Robbins nói. “Gần như tất cả những người chúng ta biết đã từng làm những điều mà họ tự hào trong đời, hoặc cảm thấy hạnh phúc, đã đều phải trải qua các chướng ngại, những câu chuyện ngăn trở mình. Họ phải tìm được thứ mà họ thèm muốn nhiều hơn. Niềm khao khát thường
đến từ câu chuyện về sự bực bội, đau đớn hoặc khát vọng. Tìm và thắp sáng viên đá đó chính là cách bạn có thể giúp đỡ một người chưa có động lực và niềm khao khát thay đổi cuộc sống của họ.
Robbins sử dụng câu chuyện về niềm khao khát của mình để tự thúc đẩy bàn thân và truyền động lực cho người khác. Khi chúng ta tìm kiếm trên Google, từ khóa “căn hộ hơn 400 feet vuông của Tony Robbins” sẽ cho ra hơn 250.000 kết quả. Câu chuyện này được rất nhiều người biết đến vì Robbins không hề trốn tránh nó. Ông trân trọng nó và sử dụng nỗi đau khi không có gì ăn hoặc không có nhà ở để thúc đẩy bản thân tiến lên. Ông cũng sử dụng câu chuyện đó để kết nối với khán giả.
Thành công để lại những chỉ dấu và thường những chỉ dấu đó lại nằm ngay trước mắt bạn. Mọi người đơn giản chỉ muốn biết liệu họ có thể sống một cuộc đời tốt đẹp hơn không. Thông qua câu chuyện của mình, Robbins cung cấp một hình mẫu. Nếu người đó có thể làm được, thì tôi cũng thế, họ tự nhủ với bản thân.
Robbins là bạn thân của diễn viên Sylvester Stallone, người cũng phải trải qua vô vàn khó khăn. Khi Stallone viết kịch bản phim Rocky, các nhà làm phim đã trả giá 350.000 đô-la để mua lại quyền sử dụng kịch bản đó, nhưng với điều kiện Stallone, người họ coi là không có đủ khả năng, sẽ không được đóng vai chính. Stallone, khi đó chỉ có 100 đô-la trong tài khoản, đã nói không, “Đó là câu chuyện của tôi,”31 anh nói. Sau cùng, anh đã thương lượng được thỏa thuận để đóng vai chính, để chỉ nhận 35.000 đô-la và một phần tiền bán vé. Rocky thu về doanh thu 200 triệu đô-la. Stallone đã từ chối bán kịch bản của mình nếu một diễn viên khác đóng vai chính, bởi câu chuyện về võ sĩ đấm bốc cũng chính là phép ẩn dụ về câu chuyện cuộc đời của chính anh.
Đường cong kịch tính
Một nhà sản xuất phim Hollywood có lần đã nói với tôi rằng câu chuyện về Rocky là một trong những bộ phim hay nhất từng được sản xuất, bởi nó có một đường cong kịch tính không thể cưỡng lại. Một nhà viết kịch bản phim khéo léo sẽ biết tạo nên một nhân vật mà bạn muốn ủng hộ, và Rocky Balboa chính là hiện thân của kiểu nhân vật đó. Bộ phim được chia thành ba phần. Phần đầu tiên xây dựng câu chuyện quá khứ của Rocky, những khó khăn mà anh phải đối mặt trên con đường tìm kiếm sự cứu rỗi. Rocky không chỉ đang gặp vận rủi, anh là một tay đấm không mấy tiếng tăm, phải sống trong một căn hộ tối tăm và u ám. Anh kiếm tiền bằng cách đi bẻ gãy ngón cái người khác để đòi nợ. Đến phần giữa của bộ phim, chúng ta bắt gặp tình tiết giàu cảm xúc nhất. Từ vận may biến đổi khôn lường, Rocky Balboa có được cơ hội ngàn năm có một để đấu với nhà vô địch thế giới Apollo Creed. Anh tập luyện cực kỳ chăm chỉ, nếu không nói là dị biệt: tập đấm những tảng thịt bò thay vì bao cát, và chạy trên những bậc thang của Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia, cùng với bản nhạc đầy cảm hứng của Bill Conti. Tới lúc khán giả xem đến phần ba của bộ phim – trận đấu và phần kết – họ đã bị cuốn hút về mặt cảm xúc khi xem Rocky đạt được mục tiêu của mình. Và mục tiêu đó hoàn toàn không phải là giành chiến thắng trong trận đấu. Anh chỉ muốn đấu tới hiệp cuối cùng. Anh đã thành công và khi anh ôm lấy Adrian, người đã luôn đứng về phía anh, những khán giả xem phim gần như không thể ngồi yên trên ghế của mình nữa. Họ đồng loạt đứng dậy và hò reo cho một nhân vật hư cấu, vì họ đã bị cuốn theo cuộc đời anh và nhìn thấy hình bóng chính mình trong cuộc chiến đấu của anh. Nếu người đó có thể làm được, thì tôi cũng thế.
Quy luật đầu tiên để làm những bộ phim khơi gợi cảm xúc là viết nên các bối cảnh ở phần đầu bộ phim, để khán giả nhận thức được cuộc đời của nhân vật chính. Khám giả cần phải xây dựng mối quan hệ với một nhân vật họ ưa thích và nhận diện được những khó khăn mà nhân vật đó trải qua, nếu không họ sẽ không quan tâm đến phần kết. Cũng giống như những bộ phim vĩ đại đều có những đường cong kịch tính đưa khán giả đi trên
chuyến hành trình xuyên qua những khó khăn tới khi nhân vật chính được cứu rỗi, phần lớn những người kể chuyện thành công trên thương trường cũng như vậy. Họ chiến đấu, khám phá sức mạnh của mình, và sau cùng là có được thành công.
Đường cong càng lớn thì câu chuyện càng hay. Và nó sẽ càng dễ thắp lên niềm đam mê cho khán giả. Trong tất cả các buổi hội thảo, Tony Robbins đều kể câu chuyện về khó khăn thời thơ ấu của ông, vì đường cong của nó khiến mọi người đều bị thu hút về mặt cảm xúc, họ muốn biết phần kết. Câu chuyện càng kịch tính thì nó càng dễ thắp lên niềm đam mê trong khán giả. Một số người trong nhóm khán giả có thể cũng đã trải qua sự nghèo khó giống như Robbins. Một số người lớn lên trong gia đình trung lưu hoặc thượng lưu cũng có thể đã phải trải qua nỗi đau đớn khi có người cha người mẹ không hoàn hảo, hoặc là một sự kiện nào đó khiến họ đánh mất nhuệ khí hay cảm thấy vỡ mộng. Họ cảm thấy bị thu hút vào câu chuyện của ông vì nó đã trở thành câu chuyện của họ.
Gần như tất cả mọi người trong cuốn sách này đã đều phải đối mặt với thử thách cá nhân cực kỳ to lớn trong cuộc đời, và đã vượt qua được những khó khăn đó một phần nhờ chia sẻ câu chuyện và những bài học truyền động lực. Nhưng đừng nhầm lẫn, câu chuyện về những khó khăn mà họ chia sẻ với thế giới chỉ có tầm ảnh hưởng vì họ đã tìm được cách thể hiện nó và trân trọng nó.
Tất cả chúng ta đều đã trải qua những sự kiện lớn lao trong cuộc đời. Với Tony Robbins, đó chính là trải nghiệm về sự nghèo đói cùng cực, nhưng với bạn nó có thể là một điều khác hẳn. Ví dụ như bị trường đại học mà bạn mơ ước từ chối, hoặc không nhận được một công việc nào đó. Bạn có thể trân trọng sự kiện ấy và sử dụng nó như một trải nghiệm để trưởng thành, hoặc để mặc nó khống chế và khiến bạn lụi bại. Tiềm năng của bạn không bám rễ ở câu chuyện trong quá khứ, nó được tạo thành thông qua cách bạn nhận thức câu chuyện trong quá khứ của mình.
Bí mật của người kể chuyện
Những câu chuyện có sức mạnh định hình cuộc sống của chúng ta và người nghe. Trải nghiệm cá nhân của chúng ta – những câu chuyện mà chúng ta đã trải qua – đã khiến chúng ta trở thành người như ngày hôm nay. Những câu chuyện về hành trình vượt qua khó khăn đem lại đường cong kịch tính cho những câu chuyện mà chúng ta kể cho thế giới. Những người kể chuyện truyền cảm hứng không tránh né các phần khó khăn tạo nên đường cong kịch tính trong câu chuyện của họ, mà thay vào đó, họ trân trọng từng bước, coi chúng như cơ hội để thay đổi và trưởng thành, và tạo nên những mối liên kết cảm xúc đầy ý nghĩa với khán giả.
6
SỨC MẠNH TRONG TRUYỀN THUYẾT CÁ NHÂN CỦA BẠN
Bạn phải biết điều gì thắp lên ngọn lửa bên trong mình… để bạn có thể soi sáng thế giới.
– Oprah Winfrey
V
ào ngày 29 tháng Một năm 1954, một thiếu nữ chưa kết hôn sinh một bé gái ở Kosciusko, Mississippi. Cặp cha mẹ trẻ tuổi không yêu nhau và cũng không hề có ý định nuôi con. Họ đưa cô bé tới sống với bà là Hattie Mae.
Đứa bé lớn lên, trở thành một cô bé cực kỳ thông minh, Hatti Mae khuyến khích cháu đọc sách, bắt đầu bằng cuốn Kinh thánh. Tới ba tuổi, cô bé đã bắt đầu “sự nghiệp” diễn thuyết của mình, đọc lại những đoạn Kinh thánh mà cô bé đã thuộc lòng. Ở nhà, gia đình cô bé vẫn thường tụ họp ở nhà bà để chia sẻ những câu chuyện về cuộc chiến ở châu Âu. Cô bé nói: “Nếu khả năng kể chuyện của tôi được ra đời từ đâu đó, chắc chắn nơi ấy là phòng ăn của bà tôi. Ở đó, tôi học được cách yêu âm thanh của ngôn ngữ, những từ ngữ có nhịp điệu như thế nào.”32
Cứ mỗi năm trôi qua, cô bé lại càng cảm thấy thoải mái khi đứng trước khán giả. Và cho tới một ngày, khả năng kể chuyện đã biến cô trở thành một trong những người có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trên thế giới, và là hình mẫu của hàng triệu phụ nữ.
Nhưng con đường đi tới thành công và sự giàu có không hề dễ dàng. Cô bé đã phải trải qua tuổi thơ vô cùng khó khăn, đủ để đè
bẹp phần lớn những người khác. Đó là sự nghèo đói cùng cực, bị ghẻ lạnh, phân biệt chủng tộc và lạm dụng tình dục. Cuộc đời cô đã hoàn toàn thay đổi ở tuổi 16 sau khi đọc hồi ký của Maya Angelou – I Know Why the Caged Bird Sings (tạm dịch: Tôi biết tại sao chim trong lồng vẫn hót). “Trên mỗi trang giấy, cuộc đời của bà ấy dường như giống hệt tôi,”33 sau này cô bé viết,“Gặp gỡ Maya trên những trang viết đó cũng giống như gặp gỡ chính bản thân tôi vậy. Lần đầu tiên, với tư cách là một cô bé da màu, những trải nghiệm của tôi đã được chia sẻ.”
Được truyền cảm hứng từ cách viết của Maya Angelou, cô bé quả quyết rằng rèn dũa năng khiếu của mình sẽ giúp cô để lại dấu ấn trên thế giới, vì thế cô bắt đầu dành toàn bộ thời gian cho thứ nghệ thuật này. Năm 1970, cô giành chiến thắng trong một cuộc thi diễn thuyết, nhờ thế nhận được học bổng 4 năm tại Đại học Bang Tennessee, nơi cô theo chuyên ngành diễn thuyết và biên kịch. Cô bé ấy, Oprah Winfrey, đã chọn sự nghiệp báo chí.
Winfrey bắt đầu sự nghiệp ở vị trí phóng viên và dẫn chương trình ở Baltimore, Maryland. Công việc phóng viên có vẻ không tự nhiên với cô chút nào. Dù không đam mê công việc đó lắm, nhưng vì nó đem lại cho cô 25.000 đô-la mỗi năm – thời đó là cả một gia sản – cô vẫn duy trì nó. Và cũng như vô số trường hợp khác, chuỗi các sự kiện thay đổi cuộc đời đã bắt đầu bằng những khó khăn. Oprah nhanh chóng nhận ra nghề phóng viên không phù hợp với mình. Cô cảm thấy nó giống như một “vai diễn không tự nhiên”, và sự do dự của cô khi nhận vai diễn đó cũng được thể hiện khi lên sóng truyền hình. Quản lý của Oprah muốn sa thải cô, nhưng ông ấy không muốn trả tiền đền bù hợp đồng. Vậy nên ông ta giáng chức cô bằng cách chuyển cô sang dẫn những chương trình tọa đàm vô danh của đài thời đó. Bài phỏng vấn đầu tiên của cô là hỏi một người bán kem Carvel về một loại kem đa hương vị. Trong khi phần lớn những người dẫn chương trình tin tức “nghiêm túc” sẽ cảm thấy bị sỉ nhục, Oprah ngay lập tức cảm thấy như thể cô đã tìm thấy vị trí của mình trên thế giới. “Tất cả mọi người đều có tiếng gọi riêng của mình,
và công việc thực sự của bạn trong cuộc đời là tìm ra đó là gì để thực hiện cho bằng được”34 Oprah rời Baltimore đến Chicago và bắt đầu theo đuổi tiếng gọi của mình.
Khi Oprah nhận được cuộc gọi mời dẫn chương trình cho một buổi tọa đàm tại Chicago, một nhân vật nổi tiếng trên truyền hình có tên Phil Donahue chính là vị vua của các chương trình kiểu đó. Gần như tất cả mọi người trong cuộc đời của Oprah – ngoại trừ người bạn thân nhất của cô là Gayle – đã nói rằng cô chắc chắn sẽ thất bại. Tuy thế, giọng nói quan trọng duy nhất chính là giọng nói đến với Oprah từ trái tim. “Tôi thực sự đã được dẫn lối bởi một thế lực cao hơn bản thân tôi rất nhiều,”35 Oprah đã có lần nói với các sinh viên MBA tại Đại học Stanford như vậy. “Tất cả mọi người trên thế giới đều có tiếng gọi của riêng mình, tiếng gọi đó còn cao hơn định nghĩa công việc của bạn. Với tất cả mọi người sẽ luôn có một khoảnh khắc định mệnh cao cả.”
Bạn sẽ không thể truyền cảm hứng cho người khác trừ khi bản thân bạn đã có cảm hứng. Bí mật để làm chủ được nghệ thuật kể chuyện chính là trước tiên hãy đào sâu và nhận diện niềm đam mê, tiếng gọi của mình. Nếu bạn không tin vào câu chuyện của mình, sẽ không ai tin nó cả.
Các Công Cụ Của Người kể chuyện
Một tác giả ưa thích của Oprah, Paulo Coelho, đã mô tả tiếng gọi là “truyền thuyết cá nhân” trong cuốn The Alchemist (Nhà giả kim), khi một người chọn đi trên con đường khiến tâm hồn người đó luôn tràn đầy niềm đam mê và sự nhiệt tình, người ấy đang đi theo truyền thuyết của bản thân khi nó xảy ra,“Cả vũ trụ hợp sức để giúp bạn đạt được điều đó.”
Oprah nhận ra nghề phóng viên không phải truyền thuyết cá nhân của mình. Việc ngồi sau chiếc ghế của người dẫn chương trình cũng không phải. Khi bắt đầu talk-show của mình ở
Chicago, Oprah cũng đang đi chệch khỏi truyền thuyết cá nhân của mình – cô thường làm chương trình về những câu chuyện tương đối phổ biến trong các talk-show hồi đó – những câu chuyện khiến người ta có cảm giác như cô đang lợi dụng các khách mời. Sau đó, trong một chương trình đặc biệt “tàn bạo”, cô nhận ra mình phải đi theo hướng khác, và đặt ra một sứ mệnh khác cho những chương trình của mình. Ba khách mời – một người đàn ông, vợ anh ấy và người bạn gái – cả ba dường như đã nói về chủ đề thiếu chung thủy. Tên tivi người đàn ông tiết lộ rằng, bạn gái anh ấy đang có thai. Ảnh hưởng kinh khủng của tin này đối với người vợ đã đem lại một khoảnh khắc “thay đổi cuộc đời” cho Oprah: “Tôi nhìn gương mặt cô ấy và cảm nhận sự nhục nhã. Tôi cảm thấy nỗi hổ thẹn của cô. Và tôi nói, điều này sẽ không bao giờ lặp lại nữa,”36 vậy là Oprah quyết định sẽ điều khiển truyền thuyết cá nhân của mình. Cô nói với các nhà sản xuất rằng cô sẽ không bao giờ để truyền hình lợi dụng mình nữa, thay vào đó, cô sẽ sử dụng truyền hình làm bệ phóng để chia sẻ các câu chuyện đem lại những ảnh hưởng tích cực. Cô nói: “Công việc của tôi không phải là người phỏng vấn hoặc dẫn chương trình talk-show. Tôi ở đây để nâng cao nhận thức của mọi người, để kết nối mọi người với những ý tưởng và những câu chuyện, để họ có thể nhận thức bản thân và sống tốt đẹp hơn.”
Bạn sẽ chỉ thực hiện được toàn bộ sứ mệnh của mình khi nhận thức được và kết nối với giọng nói bên trong mình. Những người kể chuyện truyền cảm hứng nhất đều nhận thức được mục đích cốt lõi của cuộc đời mình. Thông điệp của họ dễ dàng tuôn chảy từ ý nghĩa mà họ gắn với câu chuyện cuộc đời mình, thường là câu chuyện về sự chiến đấu và cứu rỗi, về sự căng thẳng và chiến thắng.
Oprah không gọi mình là “người dẫn chương trình talk–show” vì cô coi câu chuyện của cuộc đời mình sẽ đem lại đóng góp lớn lao hơn cho xã hội. Cô nhận thấy mình có nhiệm vụ nâng cao nhận thức của khán giả. Những người kể chuyện truyền cảm
hứng gắn công việc của mình với các mục tiêu cao cả hơn là chức danh hoặc sản phẩm. CEO của Starbucks là Howard Schultz không làm công việc bán cà phê, anh đang làm công việc về con người. Steve Jobs không sản xuất các thiết bị công nghệ, ông giúp cuộc sống của người khác trở nên phong phú hơn. Richard Branson không bán những chỗ ngồi trên máy bay, ông nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Và Oprah Winfrey không phải là người dẫn chương trình talk-show, cô nâng cao nhận thức của con người.
Tất cả chúng ta đều có bệ phóng để kể chuyện, một tấm voan để vẽ lên. Bệ phóng của Oprah có thể lớn hơn của bạn, nhưng tất cả chúng ta đều bắt đầu với một trang giấy trắng để viết nên câu chuyện của mình. Nếu bạn là nhà văn, trang blog của bạn có thể chính là tấm voan. Nếu bạn là người cha hay mẹ, bạn có thể chọn tranh cử chức chủ tịch Hội cha mẹ và sử dụng sân khấu đó làm tấm voan của mình. Nếu bạn sở hữu một doanh nghiệp, sàn giao dịch chính là sân khấu của bạn. Những bệ phóng xuất hiện với đủ chủng loại và kích cỡ, nhưng tất cả đều cho bạn sân khấu để chia sẻ câu chuyện của mình. “Dù bạn đang ở đâu, đó cũng chính là bệ phóng, sân khấu, phạm vi ảnh hưởng của bạn. Đó chính là talk-show cũng như nơi khởi nguồn sức mạnh của bạn,”37 Winfrey nói.
Với tư cách là người kể chuyện, Oprah thường sử dụng một kỹ thuật kể chuyện kinh điển để truyền cảm hứng cho khán giả, bắt đầu với phần mở đầu đầy khiêm tốn, giúp khán giả tự nhìn thấy bản thân mình trong câu chuyện, và biến trải nghiệm đó thành một bài học. Cô có thể đi qua cả ba bước này trong khoảng thời gian chưa đến hai phút, đúng như cô đã làm khi nhận giải thưởng nhân văn Bob Hope đầu tiên tại lễ trao giải Emmy năm 2003:
Tôi lớn lên ở Nashville với người cha là chủ hiệu cắt tóc. Tôi không thể buộc ông ta về hưu được. Mỗi kỳ nghỉ, những người khách trọ luôn xin cha tôi cắt tóc miễn phí và mượn tiền của
ông và lần nào cũng ở lại ăn tối với gia đình chúng tôi. Sau đó, tôi thường nói với cha: “Cha à, sao chúng ta không thể ăn bữa tối Giáng sinh với những người bình thường?” Cha đã nói với tôi rằng: “Chính họ là những người bình thường, họ cũng muốn cùng làm những điều con đang muốn mà thôi.” Và tôi nói: “Thế là thế nào?” Rồi ông ấy nói: “Muốn được ăn uống.” Hồi đó, tôi tưởng rằng ông chỉ hoàn toàn nói về bữa tối, nhưng cho tới bây giờ, tôi đã hiểu ra thực sự ông có tầm nhìn rộng lớn như thế nào, bởi tất cả chúng ta đều là những người bình thường tìm kiếm cùng một thứ. Tất cả chúng ta chỉ muốn biết mình có vai trò trong cuộc đời này.”38
Kết cấu kể chuyện kinh điển đòi hỏi câu chuyện phải bắt đầu bằng một sự thật, sự kiện hoặc một hành động. Câu chuyện của Oprah bắt đầu bằng một sự kiện trong cuộc đời của cô, cuộc nói chuyện trong bữa tối Giáng sinh. Điểm đặc trưng thứ hai của cách kể chuyện kinh điển chính là sự biến đổi – nhân vật chính trải qua sự thay đổi, biến họ trở thành con người khác hẳn. Sự biến đổi của Oprah diễn ra khi cha cô giải thích lý do mời những người vô gia cư tới ăn bữa tối Giáng sinh. Điểm thứ ba và cũng là bước cuối cùng, chính là nhân vật chính nhận thức được bài học để sau đó sống tốt đẹp hơn.
Oprah rất giỏi trong việc kết nối khán giả và khiến họ cảm thấy mình cũng có thể chuyển biến theo cách tương tự. “Bí mật cho thành công của chương trình đó trong 25 năm chính là mọi người có thể tự nhìn thấy bản thân họ ở tôi. Trên khắp thế giới, ai cũng có thể nhìn thấy bản thân họ ở tôi,”39 Oprah nói với các sinh viên tại Đại học Stanford.
J. K. Rowling, tác giả của loạt truyện Harry Potter, cũng có rất nhiều điểm chung với Oprah. Cả hai người đều từng trải qua cảnh nghèo đói cùng cực, cả hai đều đi theo đam mê của mình và đều trở thành tỷ phú. Oprah và Rowling cũng đã quyết định viết lại câu chuyện cuộc đời mình, và tận dụng những khó khăn
của mình, đi theo kết cấu kể chuyện kinh điển để truyền cảm hứng cho khán giả.
Trong bài phát biểu nổi tiếng tại Đại học Harvard, Rowling cũng đi theo kết cấu kể chuyện ba phần: 1) Sự kiện châm ngòi, 2) Biến đổi, 3) Bài học cuộc đời.40
Châm ngòi
Bảy năm sau khi tốt nghiệp đại học, Rowling trải qua một thất bại thảm hại: “Cuộc hôn nhân cực kỳ ngắn ngủi rơi vào đổ vỡ, tôi không có việc làm, là bà mẹ đơn thân, trở thành người nghèo hết mức ở xã hội Anh quốc hiện đại, nếu chưa đến nỗi vô gia cư. Những nỗi sợ hãi mà cha mẹ đã dành cho tôi và tôi tự dành cho chính mình đều đã trở thành sự thật, và nếu đánh giá trên mọi tiêu chuẩn thông thường, tôi chính là thất bại lớn nhất mà mình từng biết.”
Biến đổi
Rowling nhận ra lợi ích của thất bại: “Thất bại nghĩa là loại bỏ đi những điều không quan trọng, và tôi thôi không tự lừa dối bản thân rằng tôi là một thứ gì đó cao đẹp hơn chính mình, và bắt đầu dồn toàn bộ năng lượng vào việc hoàn thành tác phẩm duy nhất có ý nghĩa đối với tôi, cuốn Harry Potter. Nếu tôi thành công ở bất kỳ lĩnh vực nào khác, có thể tôi đã không bao giờ có được sự quyết tâm để thành công trong công việc mà tôi tin mình thực sự thuộc về nó. Vậy nên, điểm tận cùng của thất bại lại trở thành nền móng vững chắc để tôi xây dựng lại cuộc đời mình… Thất bại dạy cho tôi những điều về bản thân mà tôi không thể học được theo bất kỳ cách nào khác.”
Bài học cuộc đời
“Bạn có thể không bao giờ thất bại tới mức như tôi, nhưng một số thất bại trong cuộc đời là không thể tránh khỏi. Chúng ta không thể sống mà không một lần gặp thất bại trừ khi bạn đã
sống quá cẩn trọng, đến nỗi gần như không sống chút nào – và trong trường hợp đó, dĩ nhiên về bản chất, bạn đã thất bại. Việc nhận thức được rằng bạn đã trở nên thông thái và mạnh mẽ hơn từ những khó khăn, nghĩa là từ nay về sau, bạn có thể hoàn toàn tin tưởng vào khả năng sống sót của mình. Bạn sẽ không bao giờ thực sự hiểu rõ được bản thân mình hoặc sức mạnh của các mối quan hệ cho tới khi cả hai đều đã bị thử thách bởi những khó khăn. Hiểu biết này là một món quà thực sự.”
Bí mật của người kể chuyện
Những người kể chuyện truyền cảm hứng nhất thế giới tương đồng tính cách của mình với mục đích của cuộc đời để tạo nên huyền thoại của riêng mình. Bằng cách nhấn mạnh những khó khăn họ gặp phải trong câu chuyện có ba phần, họ truyền cảm hứng cho chúng ta làm việc chăm chỉ hơn, có động lực lớn hơn, hoặc đơn giản là sống tốt hơn. Chúng ta có thể nhìn thấy chính mình trong những khó khăn của họ. Chúng ta thông cảm với nỗi bất an của họ. Chúng ta khen ngợi thành công của họ vì họ đã đem lại cho ta niềm hy vọng. Nếu họ có thể vượt qua những chướng ngại, thì chúng ta cũng thế.
7
ÔNG VUA CÀ PHÊ DỒN CẢ TRÁI TIM CHO CÔNG VIỆC
Xuất thân của bạn càng kém đặc biệt, bạn càng dễ sử dụng trí tưởng tượng của mình và sáng tạo nên những thế giới nơi mọi thứ đều có thể diễn ra.
– Howard Schultz
V
ào một ngày lạnh lẽo tháng Một năm 1961, Fred Schultz bị gãy cẳng chân trong khi làm công việc chuyển tã lót cho trẻ em. Ông rất ghét công việc đó, nhưng để mất nó
lại còn tồi tệ hơn. Nó sẽ khiến ông rơi vào vòng xoáy đi xuống vực thẳm. Con trai của Fred là Howard mới 7 tuổi và vẫn nhớ như in tai nạn đó: “Hình ảnh cha ngồi ở trên ghế sô-pha, chân bị bó bột, không thể làm việc hoặc kiếm tiền, và bị cả thế giới đè nén – vẫn luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.”41
Fred Schultz và gia đình của ông không có thu nhập, bảo hiểm sức khỏe, trợ cấp cũng như khoản tiết kiệm nào để sử dụng trong lúc khó khăn. Ngay từ nhỏ, phải sống cực kỳ khó khăn trong một dự án nhà cửa ở Brooklyn, Howard nhận thấy những trải nghiệm này tập trung các giá trị và động lực trong anh: “Trong thâm tâm mình, tôi biết rằng nếu có một ngày nào đó, tôi có thể leo lên tới vị trí đem lại sự khác biệt, tôi sẽ không bỏ lại người khác phía sau.” Ngày nay, với tư cách là CEO và chủ tịch của Starbucks, Howard Schultz đã ở vị trí để có thể đem lại sự khác biệt cho hơn 180.000 nhân viên cùng gia đình của họ.
Howard Schultz thường kể câu chuyện về cha mình để giải thích những sứ mệnh và giá trị của công ty. Câu chuyện của cha anh giải thích lý do “tại sao” sau những kế hoạch của công ty. Tầm nhìn của Schultz là xây dựng công ty đối xử với mọi người một cách đàng hoàng và tôn trọng, sự đối xử mà cha anh chưa từng được hưởng. “Cà phê là sản phẩm mà chúng tôi bán, nhưng đó không phải là ngành kinh doanh mà tôi hoạt động,” Schultz nói. “Chúng tôi không làm việc trong ngành cà phê. Chà, thực ra thì chúng tôi vẫn bán sản phẩm đó. Nhưng chúng tôi thực sự đang hoạt động trong lĩnh vực con người. Điều cốt lõi ở đây là sự kết nối giữa người với người.”42
Một công ty hoạt động trong lĩnh vực con người sẽ như thế nào? Nó sẽ cung cấp dịch vụ bảo hiểm sức khỏe toàn diện cho toàn bộ nhân viên, ngay cả những nhân viên bán thời gian. Nó sẽ tạo nên kế hoạch chia sẻ lợi nhuận độc nhất vô nhị, cung cấp quyền chọn cổ phiếu cho tất cả nhân viên. Công ty cam kết nhận 10.000 cựu chiến binh vào làm việc trong 5 năm. Nếu Howard Schultz xây dựng một công ty hoàn toàn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh cà phê, nó sẽ khác hẳn với công ty của ông ngày nay, và có lẽ cũng kém thành công hơn rất nhiều. “Việc đối xử với nhân viên một cách tử tế không nên được coi là một khoản chi phí phụ trội làm giảm lợi nhuận, mà là một yếu tố truyền động lực có thể khiến công ty trở nên vĩ đại hơn rất nhiều so với điều một nhà lãnh đạo có thể mường tượng.”43 Schultz viết. “Starbucks đã trở thành một di sản sống của cha tôi.” Bằng cách gọi Starbucks là một di sản sống, Howard Schultz không đặt công ty của mình vào vị thế một tổ chức kiếm lợi nhuận. Thay vào đó, đây là một câu chuyện mà trong đó, các nhân viên là những nhân vật chính.
Trong khi câu chuyện của cha anh đã truyền động lực cho Schultz xây dựng một công ty đối xử với các nhân viên với sự tôn trọng mà họ xứng đáng được hưởng, một sự kiện khác đã biến Starbucks từ một công ty nhỏ chuyên rang cà phê thành một chuỗi cửa hàng phục vụ 60 triệu khách mỗi tuần. Schultz
hồi tưởng lại trải nghiệm đó trong một cuộc trò chuyện trên truyền hình với Oprah Winfrey.
Mọi người thường nghĩ tôi là người sáng lập ra Starbucks. Tôi vẫn là một nhân viên khi Starbucks mới chỉ có bốn cửa hàng. Tôi được cử sang Ý trong một chuyến công tác cho Starbucks và trở lại với cảm giác rằng Starbucks đang hoạt động trong lĩnh vực không hề phù hợp. Thứ tôi muốn đem lại chính là những phong cách sống hằng ngày cùng cảm giác hòa hợp, đồng thời là ý tưởng chúng tôi có thể xây dựng một quán cà phê vừa thoải mái như ở nhà, vừa thuận tiện làm việc như công sở ở Mỹ. Đây là một ý tưởng đã khai sáng tôi. Tôi thực sự cảm thấy kinh ngạc. Tôi bước vào đó và nhìn thấy bản giao hưởng của các hoạt động, sự lãng mạn và nghệ thuật xoay quanh hương cà phê. Cà phê là tâm điểm của cuộc nói chuyện, tạo nên sự kết nối hài hòa. Đó chính là điều đã thu hút tôi.44
Trải nghiệm này đã thu hút Schultz bởi ông nhìn thấy câu chuyện Starbucks có thể trở thành gì. Schultz vẫn chưa bao giờ ngừng kể những câu chuyện về tuổi thơ của ông hoặc chuyến công tác tới nước Ý. Và đó cũng là một điều tốt. Có sự kết nối mạnh mẽ giữa những câu chuyện của ông, với các nhân viên đầy động lực và những khách hàng thỏa mãn. Họ coi các cửa hiệu của ông không chỉ là nơi để uống cà phê buổi sáng.
Các Công Cụ Của Người kể chuyện
Schultz đã nghiên cứu về giao tiếp và thuyết trình khi còn học tại Đại học Bắc Michigan, và ông được học về vai trò của các câu chuyện trong việc kêu gọi nhân viên của công ty hướng về một mục đích chung. Ông đã sử dụng câu chuyện về chuyến đi tới nước Ý để biến tầm nhìn của mình trở thành sự thật. Tầm nhìn của Schultz dành cho Starbucks là tạo nên “địa điểm thứ ba giữa nhà và công sở”. Câu chuyện về chuyến đi của ông tới nước Ý đem lại bức tranh rõ nét cho tầm nhìn của ông khi hoàn thành sẽ như thế nào.
Schultz vẫn thường kể câu chuyện về chuyến đi tới nước Ý và nó đã trở thành một phần huyền thoại của Starbucks. Ông đã nói trong một buổi phỏng vấn của chương trình The Great Disruptors trên kênh Bloomberg, hãy để ý câu chuyện của ông giống với những gì ông đã nói với Oprah như thế nào: “Một năm sau khi gia nhập công ty, tôi đến nước Ý lần đầu tiên. Bạn không thể đi qua bất kỳ thành phố lớn hoặc thị trấn nào mà không bước vào một quán cà phê và ngắm nhìn sự kết nối cộng đồng, cũng như sự lãng mạn và nghệ thuật xoay quanh những ly espresso. Nó khiến tôi nhận ra Starbucks vẫn chưa hoạt động đúng lĩnh vực trong ngành kinh doanh cà phê. Lĩnh vực kinh doanh và cơ hội thực sự nằm ở việc kết hợp món đồ uống với ý thức về điểm đến và tính cộng đồng trong cửa hàng.”45
Schultz chỉ mất 30 giây để kể câu chuyện trong quá khứ phía sau thương hiệu Starbucks. Câu chuyện này rất quan trọng cho sự thành công của Starbucks vì vào năm 1987, ít người Mỹ từng nghe tới “café latte”. Họ không biết phải hiểu khái niệm “địa điểm thứ ba” như thế nào. Ngay cả những người sáng lập ra Starbucks ban đầu cũng gạt bỏ ý tưởng của Schultz. Schultz rời khỏi Starbucks sau hai năm và tự mở quán cà phê Ý của riêng mình (những nhà sáng lập đã trở lại với Schulz sau đó, khi họ gặp khó khăn về tài chính, và vào năm 1987, họ bán Starbucks cho Schultz lấy 3,8 triệu đô-la). Chỉ tới lúc đó, Schultz mới thực sự có cơ hội để thực hiện tầm nhìn của mình, để tạo nên trải nghiệm nơi mọi người có thể đến tận hưởng cà phê và trò chuyện chứ không chỉ tới để mua các hạt cà phê. Ngay năm sau đó, khi thời điểm mà theo Schultz,“sự hào phóng của các chủ công ty đã trở nên cực kỳ lạc hậu”, Starbucks trở thành một trong số các công ty ít ỏi chi trả tiền bảo hiểm y tế cho toàn bộ nhân viên, kể cả những nhân viên bán thời gian. Điều truyền động lực cho Schultz hồi đó và bây giờ, chính là mục tiêu vẫn thường được nhắc đi nhắc lại, rằng các công ty phải đối xử với nhân viên thật tử tế; và đổi lại, bạn sẽ được tưởng thưởng bằng sự mẫn cán và trung thành của nhân viên. Dù thế nào đi nữa, đó cũng là việc đúng đắn cần phải làm.
Một lần nữa chúng ta lại trở lại với chủ đề xuất thân khiêm tốn của những người kể chuyện tuyệt vời nhất thế giới. Schultz nhận ra nếu các khách hàng có thể tự nhìn thấy bản thân trong câu chuyện của riêng ông, họ sẽ cảm thấy sự kết nối mạnh mẽ với người kể chuyện và thương hiệu. “Tôi muốn truyền động lực cho mọi người thực hiện ước mơ của mình,”46 Schultz nói. ”Tôi có xuất thân rất bình thường, không giàu có gì, không thuộc dòng họ danh giá, không có người hướng dẫn từ đầu. Tôi dám mơ những ước mơ lớn lao. Tôi tin phần lớn mọi người đều có thể đạt được ước mơ của mình và vươn xa hơn nữa nếu họ có đủ quyết tâm và tiếp tục cố gắng.”
Những Câu Chuyện chân Thực Kết Nối Con Người Theo Cách Vừa Sâu Sắc, Vừa Đầy Ý Nghĩa
Những câu chuyện về xuất thân sẽ đưa các khái niệm và ý tưởng vào một hình thức, khơi dậy những giác quan khiến người nghe thấu hiểu ý tưởng đó một cách sống động hơn. Các nhà thần kinh học lúc này mới chỉ bắt đầu khám phá ra điều mà những người lãnh đạo như Howard Schultz đã hiểu được chỉ bằng bản năng – các câu chuyện giúp kết nối con người với nhau theo cách vừa sâu sắc, vừa đầy ý nghĩa.
Trong một bài nghiên cứu công bố năm 2010 trên tạp chí The Journal of Neuroscience, nhà nghiên cứu tại Đại học Princeton, Uri Hasson, đã công bố kết quả của một nghiên cứu vô cùng quan trọng về sức mạnh của các câu chuyện. Sử dụng máy quét não (fMRI), Hasson đã ghi lại hoạt động của não khi một người kể lại câu chuyện đời thực về một trải nghiệm cô từng trải qua trong buổi tiệc prom(*) ở trung học. Sau đó, Hasson đo hoạt động của não của những người lắng nghe câu chuyện và ngoài ra cũng quét não của những người khi đang nghỉ ngơi mà không nghe câu chuyện đó. Để mô phỏng các điều kiện thực sát nhất có thể, người nói đã được yêu cầu kể chuyện như thể cô đang nói chuyện với một người bạn. Hasson đẩy nghiên cứu đi xa hơn và
yêu cầu người nghe phải điền một bản khảo sát rất chi tiết để biết họ hiểu câu chuyện tới đâu.
(*) Buổi dạ hội được tổ chức vào thời điểm kết thúc năm học với sự tham gia của giáo viên và học sinh trong trường. (BTV)
Hasson nhận ra “sự kết nối giữa người nói và người nghe rất chặt chẽ và sâu rộng”47. Nói một cách đơn giản, khi kể một câu chuyện, bộ não của cả người nói và người nghe thể hiện những quy luật hoạt động đáng kinh ngạc ở cùng một khu vực. Cả hai người đang “kết nối về mặt thần kinh”, tâm trí họ hòa làm một. Sự kết nối sẽ chỉ xảy ra khi người kể chuyện đang kể bằng ngôn ngữ quen thuộc với người nghe. Ví dụ, khi người kể chuyện kể một câu chuyện bằng tiếng Nga cho những người không biết tiếng Nga, sự kết nối sẽ không xảy ra.
Khi những người kể chuyện như Howard Schultz kể về việc các sự kiện trong quá khứ định hình tầm nhìn cho công ty như thế nào, họ đang kết nối trên hai mức độ: câu chuyện và sự thành thực. Câu chuyện ấy thuộc về ông.
Câu chuyện về nguồn gốc của nhà sáng lập là một cách đơn giản và hiệu quả để đem lại những trải nghiệm thành thực mà người tiêu dùng luôn mong muốn. Những câu chuyện của Howard Schultz tác động đến cả ba khía cạnh của một thương hiệu, được giáo sư marketing Julie Napoli định nghĩa là: di sản, sự thành thực và cam kết chất lượng. Khách hàng muốn biết sản phẩm đến từ đâu, những người phía sau nó là ai, và họ cam kết đến mức độ nào để đem lại sản phẩm có chất lượng. Các khách hàng không mua một thương hiệu hoặc logo, mà mua một nhóm các giá trị. Các câu chuyện truyền động lực cho những người lãnh đạo là cách tốt nhất để thể hiện giá trị của công ty, đồng thời tiếp tục thắp lên niềm đam mê cho những người đang làm việc tại đó.
“Mọi công ty đều đại diện cho điều gì đó,”48 Howard Schultz viết. “Một công ty có thể phát triển lớn mạnh mà không đánh mất niềm đam mê và tính cách đã xây dựng nên nó. Nhưng điều này sẽ chỉ xảy ra nếu nó được thúc đẩy bởi các giá trị và con người. Chìa khóa thành công chính là trái tim.” Phải, chìa khóa thành công chính là trái tim, nhưng con đường đến với trái tim lại đi qua cái đầu, và nghệ thuật kể chuyện chính là phương tiện để đến được đó.
Bí mật của người kể chuyện
Các nhà lãnh đạo truyền cảm hứng kể những câu chuyện cá nhân để biến tầm nhìn của họ thành sự thực. Họ chia sẻ từ tâm vì biết rằng những người cùng chung niềm đam mê với một mục đích có thể đạt được bất kỳ điều gì. Người kể chuyện tận dụng cơ hội hoặc sự kiện đã tạo nên sứ mệnh cho mình lần đầu tiên và lặp đi lặp lại những câu chuyện này cho tới khi nó trở thành một phần trong truyền thống của công ty.