🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bệnh Tiêu Hóa Cách Phòng Và Điều Trị
Ebooks
Nhóm Zalo
ụ sách
Y h ọ c phổthổng
Bệnh
Nguyễn Bảo (Biên soạn)
HẾUltóA PHÒNG & ĐIÊU TRỊ
BỆNH TIÊU HÓA CÁCH PHÒNG & ĐIỂU TRỊ
NHÀ XUÃT BÁN VĂN HÓA - THÔNG TIN 43 Lò Đúc - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: LÊ TIẾN d ũ n g
Chịu trách nhiệm bản thảo: vũ THANH VIỆT
Biên tập: Tuấn Việt - Xuân Mĩ
Thiết kế bìa: Tân Việt - Chế bản: Đại Minh Books
In 1.500 cuốn khổ 13 X 20.5cm
tại Công ty TNHH In TM và dịch vụ Nguyễn Lâm
QĐXB số: 248A^HTT-KH. số ĐKXB 272 - 2014/CXB/96 - 12A^HTT Cấp ngày 06 tháng 03 năm 2014
In xong và nộp lưu chiểu quý II năm 2014
Tủ sách Y HỌC PHổ THÔNG
BỆNH TIÊU HÓA CÁCH PHÒNG & ĐIỀU TRỊ
Nguyễn Bảo (Biên soạn)
NHÀ XUẤT BẢN VẢN HÓA - THÔNG TIN
BỆNHTIÊU HÓA
*
P h ầ n l
Những điều cần biết
về các bệnh đường tiêu hóa
ĩ í n h trạng bệnh tiêu hóa ờ nước ta hiện ở mức nặng. Khoảng 60 - 70% dân số bị nhiễm khuấn Helicobacter pylori (HP) - nguyên nhân chính gây loét dạ dày, tá tràng.
Các bệnh tiêu hóa (như bệnh dạ dày, ruột, thực quán, gan, mật, lách, tụy, trĩ...) đang là mối quan tâm hàng đầu của ngành y tế. Khoáng 7 - 15% dân số bị loét dạ dày - tá tràng, ơ trẻ dưới 5 tuối, tỷ lệ này cũng khá cao, có liên quan tới chứng đau bụng tái diễn. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu, thủng dạ dày. Viêm loét dạ dày - tá tràng có thế khói sau khi được điều trị nội khoa (tỳ lệ khỏi 80 - 90%), tuy nhiên, giá thành điều trị khá cao, riêng chi phí cho 4 loại kháng sinh là 1,6 triệu đồng/tháng.
Vi khuấn HP không chi gây viêm loét dạ dày - tá tràng, mà còn liên quan tới sụ phát sinh ung thư dạ dày. Tỷ lệ dân số nhiễm HP càng cao thì tý lệ mắc bệnh
Tủ sách Y HỌC PHỔ THÔNG
này càng cao. Bệnh thường được phát hiện ớ giai đoạn muộn. Nếu được phát hiện và xứ ưí sớm, bệnh nhân có thể kéo dài tuối thọ thêm 10-15 nàm.
Nhiều bệnh về tiêu hóa khác như sỏi mật, polip đại tràng... cũng rất dễ phát ưiến thành ung thư đại tràng, nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây các bệnh tíêu hóa là do môi trường đang bị ô nhiễm nặng, vệ sinh ăn uống không tốt. Điều này gây nên những biến đổi sinh lỹ của dạ dày, gây viêm, loét và ung thư dạ dày, gan, đại tràng... Vì vậy, bảo đảm chế độ àn thích hợp cũng là điều rất cần thiết cho mọi người. Không nên tự mua thuốc điều trị hoặc uống không đúng theo đơn cúa bác sĩ, để trárủi tình trạng bệnh nặng hơn, tái đi, tái lại hoặc kháng thuốc.
BỆNH TIÊU HÓA
*
Bệnh loét đường tiêu hóa
Loét đường tiêu hóa là gì?
Loét đường tiêu hóa là sụ hình thành một lỗ trên lớp niêm mạc lót bên trong dạ dày, tá tràng hoặc thực quán. Tùy vị trí mà ta có loét dạ dày, loét tá tràng và loét thực quán. Tmh trạng loét xảy ra khi lớp niêm mạc lót bên trong các co quan này bị mòn đi, bởi do dịch tiêu hóa có tính acid do tế bào dạ dày tiết ra.
Loét đường tiêu hóa là một bệnh khá phổ biến. Các tiến bộ y học gần đây đã giải thích được nhiều về cơ chế hình thành của ố loét. Điều này đã mỏ ra nhiều chọn lựa trong việc điều trị căn bệnh này.
Các nguyên nhân của loét đường tiêu hóa
Nhiều năm trước đây, nhiều người tin rằng sự tiết acid quá mức là nguyên nhân chính gây loét. Dựa vào đó, việc điều trị được nhấn mạnh vào sự trung hòa và ngân chặn sự tiết acid của dạ dày. Hiện nay, các nghiên cứu cho thấy nguyên nhân hàng đầu của bệnh loét là do dạ dày bị nhiễm một loại vi khuấn có tên “Helicobacter
Tủ sách Y HỌC PHỔ THÔNG
pylori” mặc dù acid vẫn được coi là yếu tố đóng vai trò trực tiếp trong sự hình thành ố loét.
Một nguyên nhân quan trọng khác gây ra loét, đó là việc sứ dụng thường xuyên các loại thuốc kháng viêm, thường là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như aspirin. Hút thuốc cũng là một nguyên nhân quan trọng và dễ gây thất bại trong điều trị.
Vi khuấn H. pylori rất thường gặp, đây cũng là nguyên nhân chính gây bệnh cho hầu hết bệnh nhân được xác định là đau dạ dày, loét dạ dày và tá trỀmg. Quá trình nhiễm bệnh thường kéo dài trong nhiều năm và 10% đến 15% số người nhiễm sẽ dẫn đến loét. Mặc dù, cơ chế gây bệnh cúa H. pylori vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng sự loại bó vi khuấn này bằng kháng sinh đã cho thấy hiệu quá cao trong việc chữa trị và ngăn ngừa loét tái phát.
NSAID là thuốc dùng điều trị viêm khớp và các tình trạng thương tốn viêm nhiễm khác trong cơ thế, Aspirin, Ibuprolen (Motrin), Naproxen (Naprosyn) và Etodolac (Lodine) cũng là một số thuốc thuộc loại này. Prostaglandin là các chất đóng vai trò quan trọng trong việc giúp niêm mạc một chống lại sự làm mòn cúa acid. NSAID gây loét bằng cách ức chế tác động của prostaglandin trong dạ dày.
Hút thuốc không chi gây loét, mà còn làm gia tăng nguy cơ biến chứng cúa loét như xuất huyết, tắc nghẽn
BỆNH TIÊU HÓA
*
dạ dày và thúng dạ dày, đồng thời cũng là nguyên nhân hàng đầu gây thất bại trong điều trị.
Trái với quan niệm thông thuờng, thì rượu, cà phê, cola, thức ăn cay và caíĩeine, chưa được chứng minh vai trò trong sự tạo thành loét. Tương tự, cũng không có bằng xác thực nào cho thấy các stress trong cuộc sống và tỹp người nào dễ bị các bệnh loét đường tiêu hóa.
Triệu chứng của loét?
Triệu chứng của loét đường tiêu hóa rất đa dạng, nhiều bệnh nhân chỉ cảm thấy hơi khó tiêu và khó chịu, còn một số người cám thấy rát bỏng vùng thượng vị hoặc đau (do đói) 1 đến 3 giờ sau bữa ăn và lúc nứa đêm, hay ợ hơi, ợ chua. Những cơn đau này thường nhanh chóng biến mất khi ăn hoặc uống thuốc trung hòa acid.
Cơn đau cúa loét liên quan rất ít đến sự hiện diện hoặc mức độ trầm trọng cúa các ổ loét, nên một số bệnh nhân vẫn đau kéo dài ngay cả sau khi đã được điều trị khỏi hoàn toàn, còn những bệnh nhân khác có thể không đau ngay cả khi ổ loét tái phát. Các ố loét đường tiêu hóa có thế xuất hiện và biến mất tự nhiên mà người bệnh không hề hay biết, trừ khi một biến chUng trầm trọng xáy ra (như xuất huyết hoặc thủng).
oTù sách Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh loét dạ dày tá tràng
q ) ạ dày - tá tràng đóng vai trò quan trọng ưong tiêu hóa thức ăn. Thức àn sau khi được cắt nhỏ, nghiền nát, nhào quyện với nước bọt ớ miệng, vào đến dạ dày tá tràng nó được các dịch tiêu hóa ớ đây tiếp tục quá trình tiêu hóa. ơ dạ dày, dịch tiêu hóa chủ yếu là dịch vị, ớ tá tràng có dịch tá tràng, dịch tụy, dịch mật từ túi mật đổ xuống. Đau dạ dày là từ dân gian đế chi quá trình bệnh lỹ (viêm, loét, ung thư...) không chi ở vùng dạ dày mà còn cả ớ vùng tá tràng. Hai vùng này có nhũng điếm chung nhưng cUng có nhiều điếm khác nhau về quá trình bệnh ly.
Loét dạ dày - tá tràng thường xáy ra ở người lớn tuối (thanh niên, trung niên, người già). Loét tá tràng thường gặp ở người tré hơn (thanh niên, trung niên), còn loét dạ dày thì gặp ớ người lớn tuối hơn (trung niên, người già).
Nguời loét dạ dày tá tràng có đặc điếm là hay đau bụng vùng trên rốn (thượng vị) nhiều nàm, từ vài ba năm đến hàng chục năm. Đau có tính chu kỹ, thường
BÊNH TIÊU HÓA
về mùa rét, mỗi lần 5-10 ngày. Các đợt đau thường liên quan đến các chấn thương tinh thần, t'mh trạng càng thảng thần kinh, thường về mùa rét. Loét tá tràng thường đau khi đói, đau về đêm, ân vào bớt đau, nên người bệnh luôn có sẵn thức ăn (kẹo, bánh quy...) bên mình. Loét dạ dày ít đặc điếm này. Do vậy, đau có chu kỹ với những đặc điểm trên là triệu chứng quan trọng nhất của loét dạ dày - tá tràng.
Chẩn đoán
Để chấn đoán bệnh nhân có bị loét dạ dày tá tràng cần phái chụp X quang có cản quang (baryt) vùng dạ dày - tá tràng hoặc nội soi tìm ổ loét.
Đối với loét dạ dày, ố loét có thế ở vùng bờ cong nhó, bờ cong lớn hoặc vùng hang vị, môn vị. Loét bờ cong nhò dễ bị ung thư hơn loét bờ cong lớn. Loét vùng môn vị tá tràng dễ gây hẹp môn vị, sa dạ dày. Chi có loét dạ dày mới có thể ung thư hóa, còn hầu như không gặp điều đó ở loét tá tràng.
Hình ảnh ố loét trong loét tá tràng có thế giúp đánh giá kết quá điều trị và tiên lượng bệnh. Xét nghiệm dịch vị trong loét dạ dày ít có thay đối có giá trị. Có thế thấy độ axit bình thường, hoặc có thế giám ít hoặc tăng. Trong loét hành tá tràng, độ axit tăng rất rõ. Loét dạ dày dễ bị thúng hơn loét hành tá tràng, còn loét hành tá tràng hay thấy cháy máu hơn. Biến chUng cháy máu hoặc thủng nhiều khi là biểu hiện đầu tiên ở người bệnh không có
Tủ sách Y HỌC PHổ THÔNG
triệu chứng rõ ràng, và chính do các biến chứng này mới xác định được bệnh cho người bệnh.
Loét dạ dày có thể kết hợp với xo gan. Tỹ lệ này gặp ớ 10 - 17% người xơ gan trên thế giới, ớ nước ta 10% có thế loét với u tụy gây ra tình trạng bệnh lý do sự hình thành một hoặc nhiều khối u ớ tụy hoặc tá tràng, gọi là u gastrin, với các dấu hiệu: tiêu chảy, phân mỡ, dạ dày tá tràng có nhiều ổ loét ở những vị trí bất thường, ơ nước ta, các nghiên cứu cũng phát hiện được một số bệnh nhân có hội chứng này.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây loét được nói đến rất nhiều, nhưng nguyên nhân đầu tiên mà tất cả mọi người nghĩ đến đó là loét dạ dày - tá ưàng liên quan đến vấn đề ăn uống (uống nhiều rượu, ăn nhiều gia vỊ, chất kích thích dạ dày...).
Một nguyên nhân nữa là do tình trạng tinh thần (loét thường hay có ớ người có chấn thương tình cám, hay xúc động, sốc tinh thân, kết luận cúa y học mới nhất hiện nay cho rằng, nguyên nhân sinh bệnh do mất thăng bàng giữa yếu tố gây loét và yếu tố chống loét được nêu: dịch vị có độ axit cao vượt quá khá năng chống đỡ của niêm mạc hành tá tràng bình thường, hoặc do niêm mạc dạ dày giám dinh dưỡng nên không đủ khả năng chống lại dịch vị có độ axit ít hoặc bình thường.
Xử trí4 BỆNH TIÊU HÓA
Từ những nguyên nhân trên nên đã có nhiều cách xứ trí khác nhau, phố biến nhất truớc đầy là cắt bò phần dạ dày mà người ta cho rằng tiết nhiều axit (vùng hang vị, phân dạ dày phía dưới): phẫu thuật Bilroth 1, Bilroth 2, Polya, Pinsterer... hoặc cắt dây thần kinh 10 đoạn phân nhánh cho dạ dày... nhưng kết quá đạt được không như mong muốn. Từ klii y học có phát minh, coi niêm mạc dạ dày là nơi ũếp rửiận histamin nên đã có biện pháp dùng
các thuốc ức chế nơi tiếp nhận histamin burinamide, metiamide và mới nhất là ciméúdine (biệt dược là tagamet) rồi ranitidine (biệt dược là azantac, raniplex).
Tiếp sau đó, các nhà khoa học đã phát hiện ra Helicobacter pylori, và chứng minh chính vi khuấn này là nguyên nhân gây viêm loét, đã tạo nên sự đối mới hoàn toàn trong diều trị bệnh này.
Hiện nay, người ta điều trị loét dạ dày - tá ưàng bằng kháng sữứi Amoxicillin, Klien có tác dụng với H. Pylori, thuốc ức chế nơi tiếp nhận histamin H^: Cimétidine (tagamet), Nanitidme (azantac), thuốc chống tiết dịch dạ dày (ức chế bơm proton); Lanzor, Omez... thuốc kháng axit và băng rịt: GasUopuIgite, Kremil s, Maalox, Phospha lygel...
Phẫu thuật được dùng cho những trường hợp ố loét xơ chai, không điều trị khói bằng phương pháp nội khoa, có biến chứng: thủng dạ dày, hẹp môn vị... Người bệnh được khuyên có chế độ ăn Uống, làm việc, nghi ngơi hợp lỹ, phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Tủ sách Y HỌC PHỔ THÔNG
Làm thế nào để xác định
bệnh đau dạ dày?
Hói: Khi có người thân mà lúc đói hay no quá là bị buồn nôn, phái ăn liên tục vì bị cồn cào trong dạ dày. Đi nội soi có kết quá sung huyết hang vị, dã uống rất nhièu thuốc và rất nhièu bác sy, nhưng chi đỡ được 1 - 2 tuần tình trạng cũ lại tiếp dién. Đó có phái dau dạ dày không, vì không cám thấy dau ở dạ dày chí buồn nôn hoặc nôn ra toàn nước miếng? Cách chữa £r/ và cách ăn uổng cần tránh lứiững thư gì, bệnh có đièu trị hết dược không?
Trả lời
1. Cá triệu chứng và kết quả soi cho thấy nguời đó bị bệnh dạ dày , đó là bệnh “ viêm hang vị” đây là vùng ớ gần cuối cúa bao tứ - dạ dày. Trong viêm loét dạ dày và nhất là viêm hang vị, có nguyên nhân do vi khuấn Helicobacter Pylori, nên nếu điều trị thuốc không đúng thì chắc là sẽ không hết bệnh đâu.
2. Việc chấn doán không chí căn cứ vào hình ảnh tốn thuơng, mà phái lấy mẫu sinh thiết ở dạ dày đế xét
BỆNH TIÊU HÓA
nghiệm nữa. Do vậy, khi soi nếu có tốn thương nghi ngờ, bác sy phải lấy mẫu làm xét nghiệm đế có khảng định chấn đoán và giúp cho bác sy điều trị kê đơn.
3. Điều trị và ăn uống phải căn cứ vào kết luận soi dạ dày. Tuy nhiên, viêm hang vị cUng đú đế lưu ỹ người đó nên kiêng uống rượu, giảm gia vị chua, giảm cà phê, thuốc và các chất kích thích.
Tủ sách Y HỌC PHỔ THÕNG
Phương pháp điều trị bệnh
loét đường tiêu hóa
{J\Ẳục đích của điều trị loét là làm hết đau và ngăn chặn các biến chứng nhu xuất huyết, tắc nghẽn và thủng. Buớc đầu tiên cúa công việc điều trị bệnh luôn là làm giám các yếu tố nguy cơ (NSAID và hút thuốc), buớc tiếp theo mới là dùng thuốc điều trị.
Thuốc chống acid là trung hòa acid trong dạ dày, một số thuổc thuộc loại này nhu: Maalox, Mylanta và Amphojel điều trị an toàn và hiệu quá. Tuy nhiên, tác dụng trung hòa cúa những loại thuốc này thường ngắn và đòi hỏi phái uống thuốc thường xuyên. Các chất chống acid như Magie chứa trong Maalox và Mylanta có thê gây tiêu cháy, trong khi nhôm chứa trong Amphojel có thế gây táo bón. Vết loét thường tái phát khi ngưng sủ dụng các loại thuốc này.
Các nghiên cứu nghiên cho thấy có một loại protein trong dạ dày, gọi là histamin, có tác dụng kích thích sự tiết acid dạ dày. Các thuốc kháng histamin (thuốc kháng H2) được tạo ra nhằm ngăn chặn tác động cứa
BỆNH TIÊU HÓA
histamin lên tế bào dạ dày, do đó làm giám sự tiết acid. Một số thuốc thuộc loại này là: cimetidine (Tagamet), ranitidine (Zantac), nizatidine (Axid) và famotidine (Pepcid). Mặc dù thuốc kháng H2 rất hiệu quá trong việc làm lành vết loét, nhưng chúng vẫn chi có vai trò rất giới hạn trong tiệt trừ H.pylori, nếu không phối hợp với kháng sinh. Do đó, loét thường tái phát khi ngưng sử dụng các thuốc này. Nhìn chung, các loại thuốc này dễ uống, và chi có ít tác dụng phụ ngay cả khi sứ dụng lâu dài, nên chí một số hiếm trường hợp bệnh nhân bị nhức đầu, choáng váng, hôn mê hoặc ảo giác. Dùng cimetidine dài ngày, có thê gây liệt dương hoặc vú to, và cá cimetidine và ranitidine đều ảnh hướng đến khả năng kiếm soát mức men cứa cơ thế. Những bệnh nhân uống thuốc này và uống rượu,' có thế có nồng độ men trong máu cao hơn. Những thuốc trên cũng có thể ảnh hướng đến tác dụng của gan với các thuốc khác như; Dilantin, Coumadin và theophylline. Vì vậy, liều lượng thông thường của các loại thuốc này nên được điều chỉnh phù hợp.
Omeprazole (Prilosec) hiệu quả hơn thuốc kháng H2 trong việc ngẳn chặn sự tiết acid. Prilosec gần như làm dạ dày ngung tiết acid hoàn toàn. Mặc dù, Prilosec có hiệu quả tương đương với thuốc kháng H2 trong điều trị loét dạ dày và tá tràng nhưng nó có hiệu quả hơn hẳn trong điều trị loét thực quán, vì loét thực quán rất nhạy cám, dù với chi một lượng nhỏ acid. Do đó, tác
Tủ sách Y HỌC PHỔ THÔNG
dụng ngăn chặn hoàn toàn sự tiết acid của Prilosec rất quan trọng trong làm lành loét thực quản. Mặc dù, acid hoàn toàn không được tiết ra, nhưng nó vẫn không hề ánh hưỏng đến sự tiêu hóa và hấp thu thức ăn cúa bệnh nhân. Prilosec cũng rất dễ uống. Với liều lớn, Prilosec có thế gây những khối u nhó trong ruột chuột. Tuy nhiên, chưa phát hiện được trường hợp nào xáy ra trên người ngay cả khi dùng thuốc dài ngày. Thế nhưng, thời gian an toàn trong điều trị Prilosec dài ngày vẫn chưa được công bố chắc chắn.
Sucralỉate (Carafate) và misoprostol (Cytotec) là những chất làm vững chắc niêm mạc ruột nhằm chống lại sự tấn công của dịch tiêu hóa acid. Carafate bao phủ bề mặt Ố loét và kích thích sự lành. Loại thuốc này có rất ít tác dụng phụ, thường gặp nhất là táo bón và ảnh hưòng đến sự hấp thu các loại thuốc khác. Gytotec là một chất giống prostaglandin, thường được dùng để chống lại khả năng gây loét cúa NSAID. Các nghiên cứu cho rằng, Cytotec có thể giúp những bệnh nhân dùng NSAID lâu ngày để ngăn chặn loét. Tuy nhiên, nó có thể gây tác dụng phụ là tiêu cháy. Cytotec cũng có thê gây sảy thai ớ phụ nữ có thai, và không nên dùng cho phụ nũ đang trong tuổi sinh đé.
Có nhiều người bị nhiễm H. pylori mà vẫn không hề bị thương tổn hay loét. Trong những trường hợp này, việc dùng kháng sinh điều trị chưa cho thấy hiệu quá rõ ràng. Nên cần phái có nhiều nghiên cứu hơn để
BỆNH TIÊU HÓA
«
trả lời cho câu hói này. Những bệnh nhân bị loét và nhiễm H.pylori nên được điều trị kết hợp với kháng sinh, nhưng đôi khi cũng rất khó trong việc tiêu diệt hoàn toàn H. pylori. Việc điều trị cũng đòi hỏi sụ kết hợp của nhiều loại kháng sùih bên cạnh kết hợp với Prilosec, thuốc kháng H2 hoặc Pepto- Bismol. Các kháng sinh thường dùng là: tetracycline, amoxicillin, metronidazole (Plagyl) và clarithromycin (Biaxin). Tiêu diệt H. pylori chính là ngăn ngừa loét tái phát (vấn đề chính cúa tất cả các phương thức điều trị khác). Sự loại bó vi khuấn này cũng làm giảm nguy cơ tiến triến thành ung thư dạ dày trong tương lai. Điều trị bằng kháng sinh có thế gây phán ứng dị ứng, tiêu chảy, và đôi khi gây viêm kết tràng do kháng sinh.
Chưa có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy việc giới hạn chế độ ăn hay thực hiện chế độ án nhạt, có vai trò trong việc làm lành vết loét. Cũng chưa có sự chứng minh nào về mối quan hệ giữa bệnh loét đường tiêu hóa với lượng cồn hoặc cà phê uống vào. Tuy nhiên, vì do cà phê đã kích thích dạ dày tiết acid và cồn nên có thế gây viêm dạ dày, vì vậy tốt nhất là nên giới hạn lượng cồn và cà phê uống vào.
Tóm tắt
Với các phương pháp điều trị hiện nay, bệnh nhân bị loét đường tiêu hóa có thế sống bình thường mà không bị thay đối cách sống hoặc giới hạn trong chế độ
1^^Tủ sách Y HỌC PHỔ THÔNG
ăn. Hiit thuốc làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh loét đường tiêu hóa và gây thất bại trong điều trị. Diệt trừ hoàư toàn H. pylori, không chí làm lỀưrh vết loét, mà còn ngăn chặn loét tái phát.
Những điều cẩn nhớ về bệnh loét đường tiêu hóa
Loét đường tiêu hóa có thế xảy ra ớ dạ dày, tá tràng hoặc thực quán.
Sự tạo thành loét có liên quan đến vi khuấn H. pylori trong dạ dày, vì vậy phái sứ dụng thuốc kháng viêm và không hút thuốc.
Đau do loét có thể không liên quan đến sự hiện diện hoặc mức độ trầm trọng cúa ổ loét.
Chấn đoán loét được thực hiện với X quang dùng barium, hoặc nội soi.
Biến chứng của loét gồm xuất huyết, thúng và tắc nghẽn dạ dày.
Điều trị loét nên kết hợp thuốc kháng sinh đê diệt trừ H. pylori, loại bỏ các yếu tố nguy cơ, và ngăn chặn các biến chứng.
BỆNH TIÊU HÓA4
Trào ngược dạ dày thực quản
co thể gây tư vong
'^0írong lúc bú mẹ, tré hay bị sặc sữa, tím tái và ngưng tim. Các bác sĩ phát hiện cháu ưào ngược dạ dày thực quán bấm sinh.
Ngay từ khi chào đời, tré đã hay bị sặc sữa mỗi khi bú nhanh. Nhiều khi, bố mẹ cúa tré nghĩ đó là chuyện bình thường nên không đưa đi khám. Khi vào bệnh viện, các bác sĩ đã hướng dẫn gia đình cho trè ân bằng cách bơm ống thông mũi - dạ dày hoặc đút từng muỗng một. Tuy nhiên, nhiều tré do chứng viêm phối quá nặng, hít phái dịch trớ, nên không thê chũa trị kịp thời.
Chứng trào ngược dạ dày thực quán của tré em cũng khá phổ biến. Đó là tình trạng dịch tiết dạ dày trào ngược lên thực quản. Nó có thể là hiện tượng sinh lý, cũng có khi là triệu chứng cúa một bệnh nào đó. Chính vì vậy, mà nhiều bậc cha mẹ xem thường và đế xáy ra hậu quả nghiêm trọng.
Trào ngược dạ dày thực quán sinh lý thường xảy ra khi tré ản quá no, nuốt hơi nhiều trong klii bú.
l^lỊlTủ sách Y HỌC PHỔ THÔNG
Trong trường hợp này, tré sẽ trớ ngay sau bữa ăn hoặc lúc đang bu, số lần bị rất ít, thoáng qua hoặc mỗi ngày một lần. Bán thân chứng trào ngược sinh lý không nguy hiểm, nhưng có thê gây sặc và dẫn đến tứ vong do tắc đường thớ, nên cần được cấp cứu nhanh.
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản bấm sinh là do trương lực cơ vòng co bóp thực quán quá yếu, không giữ được thức ăn lạí trong dạ dày. Hiện tượng này thường gặp ớ tré sinh non, và trẻ bại não. Trào ngược cQng hay gặp trong nhiều bệnh lỹ nhi khoa như bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, tai mũi họng, viêm não hoặc chấn thương sọ não.
Trong trào ngược bệnh ly, triệu chứng này hay xáy ra thường xuyên, thường là khi thay đối tư thế. Tré có thế bị nôn ra máu, nuốt khó, khóc nhiều, từ chối bú, uốn éo vặn người... Trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề, nếu tré không được điều trị sớm.
Dịch dạ dày có axít, nên lâu ngày sẽ gây loét niêm mạc thực quản, dẫn đến hẹp thực quản. Từ đó, tré sẽ bú klió, nuốt đau và ngày càng nôn nhiều hơn, rồi đến lúc tré ọc sữa hoặc thức ăn qua đường mũi, thì bệnh đã ớ giai đoạn nặng. Nếu trào ngược xảy ra trong lúc trẻ ngii nằm đầu thấp, mà không được phát hiện kịp thời llù cUng dẫn đến tU vong do tắc thở.
BỆNH TIÊU HÓA4
Vì vậy, tré bị trào ngược cần được đưa đi khám sớm. Nếu được điều trị trước 12 tháng tuối, cơ vòng thực quán của tré sẽ co bóp trở lại như tré bình thường. Sau thời điếm này, khá năng khỏi bệnh sẽ rất thấp, tré không đú dinh dưỡng nên chậm phát triến, sức đề kháng kém và dễ mắc các bệnh nhiễm ưùng.
Những nguyên tắc chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản
- Phái chia khấu phần thành nhiều bữa nhó và nên cho tré àn đặc hơn bình thường đế không bị trào.
- Tránh môi trường có khói thuốc lá, không cho trẻ dùng những thức ăn có chất kích thích như chocolate, nước trà, cà phê. Cho trẻ ăn đồ dễ tiêu để hạn chế tình trạng đầy hơi.
- Khi ngủ, đặt tré nằm ớ tư thế đầu ngú'a cao, đầu - ngực - cố thẳng trục.
- Cho tré đi lại nhiều hơn nằm, vì tư thế nằm dễ gây trào ngược. Mặt khác, ớ tré nằm nhiều, trương lực cơ toàn thân, trong đó có cơ vòng thực quản, sẽ yếu hơn những trẻ khác, dễ dẫn đến trào ngược.
- Khi trẻ trào ngược có biếu hiện tím tái, ngưng thớ, cần kích thích thở bằng cách vuốt nhẹ lưng và xoa lòng bàn chân. Nếu tré bị sặc sữa, phải vỗ lưng và cho nằm nghiêng để sữa trào ra. Ngay sau khi sơ cứu, phải đưa tré đến bệnh viện gần nhất.
Tủ sách Y HỌC PHỔ THÔNG
Phương pháp chữa loét dạ dày tá tràng
những nảm 70 - 80, việc chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, có sứ dụng kèm thuốc kháng sinh bị cho là không bình thường. Thay vào đó, phải dùng các thuốc ốn định, điều hòa thần kinh rồi đến khi thật sụ cần thiết mới phẫu thuật, để cắt bỏ bớt các nhánh thần kinh X chi phối việc tiết dịch vị.
Vậy mà gần 20 năm sau, việc dùng kháng sinh trong điều trị bệnh lỹ tiêu hóa lại trò thàiứi phố biến, thậm chí không thê thiếu. Vậy điều gì đã xảy ra trong y học?
Các phát hiện về vi sinh trong những nẳm 80 tình cờ nhận thấy có sụ hiện diện của vi kliuấn Helicobacter Pylori (HP) trong các máiứi sinh thiết dạ dày.
Qua idiiều kháo CIỈU y học, giờ đây các nhà khoa học đã có thế kết luận rằng, chính chúng là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày tá tràng. Các vi khuấn HP từ ngoài xâm nhập vào tế bào niêm mạc dạ dày, rồi cư trú và phát triển tại đó, gây ra viêm và teo niêm mạc dạ dày, sau đó, tùy theo độc lực của các chủng vi khuấn và các yếu tố nội tại cụ thể cùa từng người bệnh mà gây ra loét.
BỆNH TIÊU HÓA
Một số yếu tố trung gian do vi khuấn HP tiết ra, lại là các yếu tố gây ung thu. Các cuộc theo dõi liên tục và làu dài đã chứng minh rằng, 90% các ung thu dạ dày là có liên quan đến HP và 3/4 số ung thu dạ dày mới gặp hiện nay thấy ở vùng châu A.
Tỹ lệ nhiễm HP chung ớ nguời Việt Nam khoảng 70% và gặp trong 70% số nguôi bị loét dạ dày, gặp 90% trong số loét hành tá tràng. Không thế đoán trước được rằng người nào bị nhiễm HP sẽ trớ thành ung thư, vì vậy cách tốt nhất đế phòng tránh ung thư là phải diệt trừ HP ngay từ đâu.
Việc điều trị nhiễm HP cần được tiến hành ờ những người có bệnh dạ dày tá tràng, có u lympho ở niêm mạc đường tiêu hóa, hay người có tiền sứ gia đình ung thư đường tiêu hóa, ỏ nguời xét nghiệm thấy vi khuấn dù chưa mắc bệnh.
Tlmốc điều trị là kháng sinh mà chù yếu là Metronidazole hoặc Clarithromycin, nhưng hiện nay hiện tượng đề kháng thuốc đã dần xuất hiện (47 - 86% với Metronidazol, 20% với Clarithromycin và 69% vói Amoxiciclin) làm ảnh hướng nhiều đến kết quả điều trị.
Dùng Clarithromycin đế điều trị có tỹ lệ thành công cao hon hắn so vói Metronidazol, nhưng hiệu quả của thuốc sẽ tăng hơn nếu ức chế tiết acid đầy đú bằng các thuốc ức chế bơm proton đế làm tăng độ pH cùa dạ dày.
1 ^ 1 Tủ sách Y HỌC PHổ THÔNG
Các phác đồ điều trị chú yếu hiện nay là sự phối hợp cúa 3 hoặc 4 loại thuốc trong số: thuốc ức chế bơm proton - Amoxcycilin - MetronidazoI - Clarithromycin và Bismuth hay Tetracyclin.
Phuơng thức chung diệt trừ triệu chứng loét dạ dày, điều trị Helicobacter Pylori ớ bệnh nhân dạ dày tá tràng có hiệu lực nhất là theo tóm tắt sau:
Chí định tiệt trừ HP: Loét hành tá tràng; loét dạ dày; viêm teo dạ dày mạn tính hoạt động; u lympho bào dạ dày hoạt hóa thấp; ung thư dạ dày chẩn đoán rất sớm; điều trị lâu dài với thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hay có tiền sứ loét truớc khi điều trị.
Có thề dùng trong các trường hợp: Ung thư dạ dày chấn đoán muộn và đã phẫu thuật; trào ngược dạ dày thực quản; viêm dạ dày đã điều trị nhiều lần không giám hay con cái những người bị ung thư dạ dày.
Côngtỉìức diều ũỊ: chọn một ưong các phác đồ sau;
1. ứ c chế bơm proton (PPI) + Clarithromycin (C) 500mg + Amoxiciclin (A) lOOOmg dùng ngày 2 lần trong ít nhất 7 ngày.
2. [ PPI + c 500mg + Metronidazol (M) 500mg] X 2 lần X 7 ngày.
3. [ PPI + Bismuth (B)200 - 400mg + Tetracyclin (T) lOOOmg + M 500mg] X 2 lần X 7ngày.
BÊNH TIÊU HÓA
4. [ PPI + B 200 - 400 mg +T lOOOmg + A lOOOmg] X 2 lần X 7 ngày.
5. PPI 2 lần/ngày + [ T 250mg + M 200mg + B 108mg ] X 5 lần X 10 ngày.
Khi điều trị thứ với một phác đồ không thành công thì thứ đối qua phác đồ khác. Không nên điều trị loét dạ dày tá tràng với phác đồ chí 1 hay 2 thứ thuốc. Khi thứ 2 phác đồ mà vẫn không thành công, thì cần cấy lại vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
Ngày nay, y học còn phát hiện ra thêm cá trong vữa xơ động mạch và nhồi máu cơ tim, cũng thấy có vai trò cúa vi khuấn HP, vì vậy các bác sĩ tim mạch cũng đă đến lúc cần phải dự phòng rứiồi máu cơ tim bằng thuốc kháng sinh.
1^^Tù sách Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh loét dạ dày tá tràng
mang tính dỉ truyền
oMghiên cứu mới của Đại học Y cho thấy, loét dạ dày tá tràng là bệnh di truyền trội, liên quan tới nhiễm sắc thê thuờng. Tý lệ mắc bệnh ớ thê hệ con trong các gia đình có lưu truyền gene bất thường là gần 47%. Đây là những công bố đầu tiên về tính di truyền của loét dạ dày tá tràng ớ người Việt Nam.
- Bệnh di truyền suốt qua các thế hệ, theo kiêu trội. Đàn ông hay bị bệnh gấp đôi phụ nữ.
- Nếu bố và mẹ cùng bị loét dạ dày tá tràng, thì nguy co mắc bệnh ò con tăng cao hơn, và bệnh cUng khởi phát sớm hơn.
- Bệnh hay xuất hiện nhất ớ độ tuối 16-39 (gần 53%), chi 5% khởi phát ớ độ tuổi dưới 15.
Nhóm tác giả di dến kết luận: Cần chú ỹ khai thác tiền sứ cúa các bệnh nhân loét dạ dày tá tràng, để phát hiện các ca bệnh mang tính di truyền. Đối với những nguôi này, cần tiến hànli xét nghiệm sàng lọc cho anh
BỆNH TIÊU HÓA
chị em ruột, nhằm phát hiện sớm các cá thế mang gene bệnh tiềm tàng nhưng chưa biếu hiện. Điều này sẽ giúp bác sĩ áp dụng kịp thời các biện pháp dự phòng và điều trị.
Loét dạ dày tá tràng được xếp vào nhóm các bệnh mang tính gia đình. Trên thế giới, đã có một số công trình nghiên cứu về tứih di truyền cúa bệnh. Nhiều ỹ kiến cho rằng, loét dạ dày tátràng có thế di truyền theo kiểu đa nhân tố, nhưng cũng có nghiên cứu thì lại kết luận bệnh di truyền kiêu trội theo nhiễm sắc thể thường.
I^QIITù sách Y HỌC PHổ THÕNG
Những điều cần biết khi dùng
thuốc qua đuờng tiêu hóa
ĩ y i ệ n nay, nhiều người cho rằng: phái tiêm thuốc mới chóng khói bệnh. Tiêm thuốc, truyền nước biển như là “mode” trong chữa bệnh. Điều này không phù hợp với thực tế, thậm chí bệnh nhân dễ bị tai biến do thuốc gây ra.
Dùng thuốc qua đường tiêu hóa không những có tác dụng điều trị các bệnh mãn tính mà còn có khả năng cấp cứu mà không cần tiêm. Vì vậy, chúng ta nên biết những điều cần biết về cách dùng thuốc qua đường tiêu hóa.
Các đường vào của thuốc qua cơ quan tiêu hóa
Cơ quan tiêu hóa gồm 2 phần, tạng rỗng bắt đầu từ miệng qua thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, đến hậu môn; tạng đặc gồm gan, lách, tụy. Thuốc tác động đến từng bộ phận và đường vào cũng liên quan đến nó.
Bệnh ớ miệng được 2 chuyên khoa chăm sóc: răng hàm mặt và tiêu hóa. Một số thuốc có tác dụng ngay tại miệng, do ngấm qua niêm mạc vào máu hoặc tác dụng
BỆNH TIÊU HÓA4
tại chỗ. Ví dụ, ngậm Adalat dưới lưỡi đế cấp cứu huyết áp cao, ngậm Niuoglycerin đê chữa bệnh mạch vành, thuốc bôi miệng Daktarin Oralgel đế chữa tua ớ tré em. Với bệnh thực quán, người ta tiêm thuốc đế làm xơ hóa tĩnh mạch trong bệnh giãn tính mạch gây cháy máu, hoặc bơm qua ống thông khi bệnh nhân không ăn uống được.
Đến dạ dày, nhiều thuốc được dùng là các thuốc có tác dụng tại chỗ, làm bàng niêm mạc như Bismuth, thuốc trung hòa axít như Mylauta, Phosphalugel, các thuốc kháng sinh tiêu diệt vi trùng như Gastrostat.
Ruột non cũng là nơi thuốc ngấm qua thành ruột vào máu đế chữa nhiều bệnh khác, và có tác dụng toàn thân. Một số thuốc lưu giữ chú yếu ớ ruột, rất ít ngấm qua niêm mạc, đế chữa bệnh trong ruột như: Pugacar làm liệt hệ thần kinh ớúa giun, Neomycin dùng trong hôn mê gan.
Ruột già ít có khả nẳng tiêu hóa, nhưng khi bị bệnh thuốc tác dụng ớ đây là chính. Đế chữa táo bón, thầy thuốc dùng Igol từ thảo mộc, để tăng khối lượng phân. Duphalac là thuốc nhuận tràng rất tốt, dùng cho mọi đối tượng người già, trẻ em, bệnh nhân tiểu đường. Nó là một trong các thuốc chính đê chữa hôn mê gan.
Người ta dùng thuốc qua đường trực tràng Dafalgan cho người lớn, tré em, để hạ sốt, giám đau. Các thuốc chữa trĩ có nhiều loại đặt cũng có tác dụng tốt. Đặc biệt, khi tré em, người lớn uống thuốc mà hay để bị
I Q I Tủ sách Y HỌC PHỔ THÔNG
nôn mất thuốc, nhà sán xuất đã chế ra loại Compazine đặt hậu môn rất tiện lợi để chống nôn. Thuốc mỡ nhu Preparation H, Proctolog cũng rất có tác dụng.
Tại sao phải dùng thuốc qua đường tiêu hóa?
Đây là đường dùng tiện lợi và thông thường nhất, không phải bận rộn tiêm và tiết kiệm chi phí. Người bệnh lại có thê mang theo người để tự sử dụng.
Thuốc tác dụng qua đường uống thường chậm, vì vậy dẽ theo dõi tác dụng ngoài ỹ muốn, dễ cấp cứu khi ngộ độc. Phưong pháp rứa dạ dày đế loại trừ thuốc, cũng đã cứu khói nhiều người mới ngộ độc.
Thuốc có thời gian tác dụng lâu dài (thời gian thuốc còn trong cơ thê 1/2) thường được áp dụng cho đường uống Amlodipine, thuốc ức chế canxi thế hệ mới, có thòi gian bán húy 34 - 58 giờ, cho phép uống 1 viên/ngày, vẫn có tác dụng kiếm soát huyết áp rất tốt.
Cũng có loại thuốc không có dạng tiêm, mà chỉ có dạng uống như: Sulỉamid chữa đái tháo đường tỹp 2. Thuốc có thời gian bán hủy tác dụng ngắn như Daonit rất phù hợp cho ngưòi lớn tuổi, vì dễ theo dõi và tránh được tác dụng ngoại ỹ: hạ đường huyết.
Thuốc qua đường uống là phương tiện chúih để chữa các bệnh mạn tính, đòi hỏi phái uống dài ngày như thuốc dạ dày, viêm gan mạn, lao phổi. Như vậy, thuốc qua đường tiêu hóa có thế sứ dụng với các loại tác
BỆNH TIÊU HÓA
dụng khác nhau, từ cấp cứu đến kéo dài cá ngày đêm. Với người có tuổi nên dùng thuốc theo đường uống là an toàn nhất. Nếu chưa cần tiêm, chí cần uống cũng chữa khỏi bệnh, thì chọn thuốc uống là thích hợp. Thuốc uống đã tránh được nhiều tai biến hơn thuốc tiêm, vì vậy chọn cách dùng thuốc hết sức quan trọng cho người mắc nhiều bệnh.
Một SỐ thuốc dùng phụ thuộc bữa ăn, vì vậy thuốc uống có liên quan mật thiết. Thuốc trị tiếu đường thường được uống trước khi ăn, đê nồng độ cao nhất gặp đường huyết cao nhất. Thuốc Prepulsid chữa chứng trào ngược thực quản, thuốc dạ dày Tagamet, Zantac uống trước án có tác dụng ngăn ngừa tiết axít. Thuốc kháng sinh uống sau ăn để giảm tác dụng phụ. Aspirin, các thuốc chữa khớp, giám đau uống sau ăn cũng đê’ giám nguy cơ đau dạ dày và xuất huyết tiêu hóa.
Thuốc chữa bệnh tiêu hóa phái qua đường tiêu hóa hoặc tác dụng tại chỗ nơi bị bệnh. Thuốc ngậm, nhai, thuốc uống, thụt giữ, thuốc đạn, có tác dụng khác nhau tùy cách dùng.
Các phương pháp dùng thuốc
1. Ngậm và nhai thuốc
Đê có tác dụng tức thời hoặc đế thuốc có tác dụng tại khoang miệng, hầu họng, thì dạng thuốc ngậm thường được sứ dụng. Ngậm dưới lưỡi: Adalat, Nitroglycerin
oTủ sách Y HỌC PHỔ THÒNG
CÓ tác dụng sau vài phút, có giá trị cấp CIÍU huyết áp cao, bệnh mạch vành. Một số thuốc tai mũi họng, viêm đuờng hô hấp trên, khi ngậm trong miệng cUng có tác dụng tại chỗ chống viêm.
Thuốc nhai có tác dụng sớm từ miệng, và kéo dài theo ống tiêu hóa, ví dụ Gaviscon có tác dụng chữa chứng khó tiêu. Có loại thuốc uống không được nhai là loại thông thường có vỏ bọc như viên nhộng. Một số ít thuốc hạ sốt giảm đau, nếu nhai có thê hỏng niêm mạc miệng lưỡi.
2. Loại uổng
Đế phát huy tác dụng tại dạ dày có các loại thuốc trung hòa axít; Maalox, Phosphalugel, Gelusi. Đế tác dụng tại ruột không bị đau dạ dày, xuất huyết tiêu hóa thì gồm các thuốc có vò bọc để khỏi bị dịch axít phá húy. Ví dụ, Aspirin - pH8 có vỏ bọc đê’ giảm tác dụng phụ tại dạ dày. Subtilis, Ultralevue có tác dụng quần bình vi khuấn chi trong đường ruột. Thuốc nhuận tràng có tác dụng hút nước, tăng khối lượng phân, tăng nhu động ruột đều phải qua đường uống như; (Puctin, Vichchy, Boldolaxin, Duphalac, Bisacodyl, Igol...).
Thuốc uống chữa hầu hết các bệnh ngoài đường tiêu hóa, nhưng lại chuyến hóa nhiều ỏ gan, và cũng có những thuốc gây độc cho gan như: thuốc chống lao, Paracetamol liều cao kéo dài, Tagamet, nên phải được chú ỹ hoặc giám liều.
BỆNH TIÊU HÓA
Thuốc bơm qua ống thông
1^ ^
Khi bệnh nhân bị hôn mê hoặc không ăn uống được thì phải bơm thuốc qua ống thông mũi, miệng. Thuốc sẽ được tán nhó hoặc ỏ dạng nước. Khi chảy máu dạ dày, bệnh nhân sẽ được rứa sạch dịch và máu, rồi thầy thuốc bơm Phosphalugd liều cao đế cấp cứu.
Thụt giữ và bơm thuốc vào đại tràng
Thuốc được thụt giữ đê chữa bệnh đại tràng gồm: Smecta, Pilatov nhau, Salazopyzin. Thực phấm giàu chất dinh dưỡng cũng được thụt giữ đế nuôi dưỡng bệnh nhân không ăn uống được. Các loại thuốc kèm, thuốc mỡ, cũng được bơm vào hậu môn đế chữa bệnh trĩ, bệnh hậu môn trực tràng.
Thuốc đạn đặt hậu môn không những chữa được bệnh trĩ, mà còn chữa được các bệnh nôn ói, hạ sốt, thấp khớp, chống dị ứng, giảm đau.
Những điểu cần biết
/. Phải theo sụ chí dẫn cúa nhà sán xuất và dặn dò của thầy thuốc.
Giấy hướng dẫn sứ dụng thuốc trong hộp thường được ghi: thuốc uống không được nhai, cần tránh trẻ em, phải theo sự hướng dẫn cúa bác sĩ, nếu tăng liều phái hói ý kiến bác sĩ, thuốc uống sau àn hoặc trước ăn, không được dùng khi lái xe hoặc làm việc trên cao...
Tủ sách Y HỌC PHỔ THÔNG
#
Bạn nên đọc lời dặn dò này trước khi dùng ở mục
“Chú y” hoặc “Thận trọng khi dùng thuốc”. Nếu bác sĩ, người bán thuốc lỡ quên dặn dò, bạn nên hỏi lại. 2. Nếu dùng thuốc uống, thuốc ngậm, thuốc đặthuốc bơm có tác dụng chữa khỏi bệnh, thì không nên đòi hói “tiêm cho khỏe”, “tiêm cho mau lành bệnh”. Hiện nay, nhiều người thích tiêm thuốc như một mode trong chữa bệnh.
5. Dùng càng ít thuốc mà chữa khỏi bệnh thì càtốt, vì dùng nhiều thuốc một lúc, một ngày dễ bị phản ứng qua lại lẫn nhau không lường hết được. Các tác dụng ngoại ý cũng không biết do thuốc nào gây ra.
4. Cùng một thứ thuốc, nếu cách dùng khác nhau sẽ có tác dụng khác nhau. Ví dụ, Sorbitol uống 2 gói trước ăn sáng có tác dụng nhuận tràng. Nếu uống 2 gói chia 2 lần cách xa nhau có tác dụng chữa bệnh gan mà ít tác dụng nhuận tràng. Adalat nhó dưới lưỡi có tác dụng cấp cứu, nhưng nếu uống sẽ có tác dụng kéo dài hơn kiếm soát huyết áp.
Cùng một thứ thuốc nhưng nhà sán xuất khác nhau sẽ có tác dụng khác. Ví dụ, Losec có cùng tên hóa học Omeprazole với hãng khác, nhưng tác dụng chữa lành Ố loét dạ dậy tá tràng cao, tác dụng giảm đau tốt.
5. Nếu biết thời gian bán húy, tác dụng dài hay ngắn cúa thuốc, bạn sẽ nhận được tác dụng tối ưu và tránh được tác dụng không mong muốn, các tai biến
BỆNH TIÊU HÓA llQl
xảy ra. Đặc biệt, nếu uống nhiều thuốc hiệp đồng tác dụng, dài ngày dễ bị ngộ độc.
6. Nếu có phản ứng bất thuờng, dị ứng ngay cả liều điều trị thông thường, với thuốc loại cùng tên nhưng khác hãng bị khó chịu phải báo ngay cho bác sĩ. Các mẫu, vỏ thuốc đã uống phái được giữ lại nhất là khi ngộ độc để bác sĩ theo dõi và giải độc.
7. Thuốc dùng cho người có tuối phải giảm liều, dùng càng ít thuốc càng tốt. Người già thường mắc nhiều bệnh nên thường dùng nhiều thuốc, vì vậy phải chú ỹ sự tưong tác qua lại giữa các thuốc.
8. Thuốc dùng cho trẻ em có dạng và liều lượng riêng biệt, không nên lấy thuốc của người lớn chia nhỏ đê dùng cho tré em. Nên nhớ “tré em không phái là người lớn thu nhỏ lại”. Thuốc dùng cho phụ nữ có thai cũng được chú ý, vì nhiều thuốc gây quái thai và phòng hại cho bào thai.
Thuốc dùng đế chữa bệnh, nhưng nếu dùng không đúng có thế mắc thêm bệnh do thuốc gây ra, mà thuốc theo đường uống chiếm số lượng lớn nhất.
I^ịlTủ sách Y HỌC PHổ THÔNG
Rối loạn tiêu hóa ỏ trẻ'sơ sinh
Lyl/ịột số rối loạn tiêu hóa thường gặp ớ trẻ sơ sinh bao gồm ọc sữa, tiêu cháy, bón, bú kém. Nguyên nhân cùa các vấn đề này có thê do phương pháp cho bú không đúng, hoặc do một số bệnh lỹ như nhiễm trùng, kém hấp thu, dị tật bấm sinh đường tiêu hóa.
1. Nôn ói
Đây là triệu chúng thường gặp nhất trong giai đoạn sơ sinh. Tré bình thường cũng hay trớ một lượng nhó sữa trong hoặc ngay sau bú. Bú no quá, bú các cữ gần nhau quá, đổi loại sữa, lỗ núm vú cao su to hoặc nhỏ quá, đặc biệt tư thế bế trẻ không đúng khi bú... đều là những nguyên nhân có thê làm tré ọc sữa.
Có thê làm giảm ọc bằng tư thế cho bú đúng. Cách bế trè đúng cách bao gồm;
- Đầu và thân tré ớ trên cùng một đường thắng. - Mặt ưé đối diện với vú, mOÌ ưé đối diện với núm vú. - Thân tré thật sát thân bà mẹ.
- Mẹ đỡ toàn bộ thân tré, không chi đỡ ở cố và vai.
BỆNH TIÊU HÓA llQl
Cách giúp tré ngậm bắt vú tốt bao gồm:
- Mẹ nên chạm vú vào môi tré.
- Chờ đến khi miệng tré mò rộng.
- Nhanh chóng đưa miệng trẻ vào vú, hướng cho môi dưới của trc ớ dưới núm vú.
Một số dị dạng ớ đường tiêu hóa (như teo thực quản, teo tắc ruột, bệnh phìnli đại tràng bấm sinh...) cũng là nguyên nliân cúa 1/3 số tniờng hợp tré sơ sữủi bị nôn. Tý lệ tứ vong có thế rất cao nếu điều trị chậm trễ.
Vì vậy, đối với mọi tré sơ sinh bị ói, đặc biệt cần lưu ý tìm những dấu hiệu sau đê giúp nhận biết trẻ có nguy cơ và cần phẫu thuật khấn cấp.
- Lúc mang thai bà mẹ đa ối (nước ối nhiều, trên 2 lít). - Ngay sau sinh tré nhiều đờm.
- Ọc dịch xanh rêu.
- Bụng chướng.
- Không đi tiêu phân su 48 giờ sau sinh.
2. Tiêu chảy
Trẻ sơ sinh bình thường, đặc biệt những trẻ bú mẹ, có thê đi tiêu 5-10 lần trong một ngày, thường sau mỗi cữ bú, phân sệt, màu vàng sậm, tré tăng cân tốt; trường hợp này không gọi là tiêu chảy.
Nếu tré bú không đủ, phân có màu xanh lẫn nước nhưng lượng ít.
Tủ sách Y HỌC PHổ THÒNG
Nếu trê bú nhiều quá, mẹ uống thuốc xổ hoặc ăn thức ăn nhuận truờng thì tré bú mẹ có thế bị tiêu chảy.
Một số nguyên nhân khác gây tiêu chảy ở tté sơ sinh bao gồm: nhiễm trùng, dị ứng sữa, hội chứng kém hấp thu.
3, Táo bón
ớ một số trê sơ sinh có thế đi tiêu 1 lần trong ngày hoặc mỗi 36 - 48 giờ, nhưng phân không khô và tré đi tiêu dễ, đây không gọi là táo bón.
Táo bón thường gặp ở tré bú sữa bột, do lượng sữa bú không đủ, do loại sữa có nhiều protein hoặc nhiều chất béo. Nếu pha sữa đặc quá (ví dụ hơn 1 muỗng sữa cho mỗi 30ml nước) tré cũng có thể bị táo bón, trong trường họp này cần pha đúng tỹ lệ (1 muỗng sữa gạt ngang cho mỗi 30ml nước) sẽ giúp trẻ đi tiêu bình thường.
Táo bón có thế xảy ra ờ tré sinh non, sinh ngạt, suy giáp, mẹ sản giật kèm hạ Magné/máu, trẻ bị nứt hậu môn. Bệnh phình đại tràng bấm sinh làm tré không đi tiêu phân su trong 48 giờ đầu sau sinh, sau đó tré táo bón kéo dài kèm chướng bụng.
4. Bú kém
Bú kém là bú ít hơn một nứa thế tích sữa, so với bình thường.
Bú kém do hậu quả cúa bú không đủ lượng kéo dài vì nôn ói, tiêu cháy, do bệnh lỹ thần kinh trung ương, nhiễm trùng, suy giáp.
5. Đau bụng
BỆNH TIÊU HÓA4
Đau bụng ĩàrng cơn kèm khóc ngất. Cơn đau xuất hiện đột ngột, có thế kéo dài nhiều giờ. Mặt tré đỏ hoặc có thế tái. Trong cơn đau, bụng tré chướng, chân co lên bụng, bàn tay nắm chặt. Trẻ đi tiêu xong có thế hết đau.
Đau bụng ở tré sơ sinh có thể do đói, nuốt nhiều hơi khi bú, hoặc bú nhiều quá. Một số bệnh ly gây đau bụng như lồng ruột, thoát vỊ bẹn.
6. Chậm tăng cân
Tré sơ sinh bình thường tăng cân khoáng 25g mỗi ngày kế từ tuần lẽ thứ hai sau sinh. Lúc đầy tháng, tré lên cân được trung bình 700g.
Nguyên nhân chính của chậm tăng cân ở một nửa SỐ trường hợp là do bú không đú. Tré có thể khóc nhiều, tăng kích thích, táo bón, ngủ ít.
Trường hợp nặng, tré có dấu hiệu mất nước, da khô, thóp lõm, véo da vết véo mất chậm.
Các bà mẹ cần điều chỉnh tư thế bế trẻ bú đúng, tăng lượng sữa bú cho dứ, và tìm bệnh lý đi kèm.'.
7. Béo phì
Thường gặp ớ tré bú sữa bột. Béo phì do bú nhiều, sữa pha đặc quá gây dư năng lượng, dư chất béo, chất đường. Béo phì thường kéo dài tiếp tục qua giai đoạn sơ sinh đến giai đoạn tré lớn.
4Tủ sách Y HỌC PHổ THÕNG
Phát hiện sớm lồng ruột ở trẻ em
đang bmh thường khỏe mạnh bỗng khóc thét từng cơn, nôn ra thức ăn, đi ngoài ra máu - Hãy đưa ngay đến bệnh viện, bỏi rất có thể con bạn đã bị lồng ruột.
Lồng ruột là một đoạn ruột chui vào trong lòng một đoạn ruột tiếp theo.
Đây là một cấp cúu ngoại khoa, rất thường gặp ở tré nhó. Theo thống kê y học, tỷ lệ tré em bị lồng ruột khoảng từ 2,5 - 4 phần nghìn trên trẻ sinh ra sống. Bệnh này có thê xáy ra ớ mọi lứa tuổi, hay gặp nhất ớ lứa tuổi 5 - 9 tháng. Chi có 10 - 15% là ở tré lớn hơn 2 tuối. Lồng ruột hay gặp ỏ trẻ em trai hơn tré em gái, tý lệ gặp tré em trai là 60 - 70% và thường gặp ớ những trè em bụ bẫm, khóe mạnh. Bệiứi thường xáy ra vào mùa đông xuân.
Nguyên nhân gây ra bệnh
Đại đa SỐ các trường hợp (chiếm tới 90%) tré em bị lồng loiột tiên phát, cho đến nay vẫn còn chưa biết rõ nguyên nhân. Có một số giả thuyết cho rằng là do kích thước của ruột có sự mất cân đối, hoặc do quá sản tế bào
BỆNH TIÊU HÓA4
lympho, do polip, do viêm đường hô hấp trên và viêm ruột thường xảy ra trước khi ưé em bị lồng ruột...
Biểu hiện của lồng ruột
Bệnh thường xáy ra rất đột ngột và có những biếu hiện rất sớm, ngay sau khi bị bệnh.
- Đau bụng: chiếm tý lệ 84%, thê hiện là tré kêu khóc, khóc thét từng cơn có khi khóc lặng tái nguời, xuất hiện rất đột ngột, tré đau bụng dữ dội, ưỡn người, tré nhỏ co 2 chân về phía bụng. Tré bỏ bú, bỏ chơi. Nếu lỡ xáy ra vào ban đêm, tré bỗng thức giấc khóc thét. Đau bụng thường diễn ra từng cơn kéo dài 4 - 5 phút và cách nhau khoảng 10-20 phút, có lúc hơi dịu đi, trẻ bú ít nhưng lại đau tiếp làm tré mệt lả, nằm lịm đi, vã mồ hôi.
- Nôn: nôn ra thức ăn xuất hiện ngay tù cơn đau đầu tiên chiếm tý lệ 90%, vì khi tré bị lồng ruột gây ra tắc ruột hoặc bán tắc. Lúc đầu nôn ra thức ăn, sau đó nôn ra dịch xanh, và nếu đê càng lâu trẻ sẽ nôn ra dịch ruột mầu vàng. Do nôn nhiều, tré lại không ăn uống được nên cơ thế bị mất nước, dẫn đến rối loạn các chất điện giải, làm cho tré rất mệt, nằm ly bì hoặc kích thích vật vã...
- Đại tiện ra máu: khi mà tré đi ngoài ra máu là lồng ruột xảy ra được một khoáng thời gian, do phát hiện muộn. Tuy nhiên, đi ngoài ra máu cũng có thế xuất hiện sớm ớ trẻ em nhó, do lồng ruột quá chặt. Đa
Tủ sách Y HỌC PHổ THÔNG
4
SỐ máu, trộn lẫn với chất nhầy, mầu có thể đỏ hoặc mầu nâu, có khi có cục máu đông. Do đại tiện ra máu cũng xáy ra ớ nhiều truờng hợp nên dễ tuởng lầm là cháu bị bệnh lỵ cho uống thuốc chữa lỵ, làm bệnh không những không kliói mà còn làm cho bệnh nặng hơn. Rồi lúc đến bệnh viện là rất nặng do đế quá lâu.
Nhung chấn đoán lồng ruột chí dựa trên các yếu tố lâm sàng nhiều khi cũng khó khăn, bới vì không phái tré nào cũng có tất cả các triệu chứng điển hình trên, vậy nên với sự hỗ trỢ của X quang và siêu âm, đặc biệt là siêu âm, có thế chấn đoán lồng ruột rất chính xác.
Về điều trị, hiện giờ phuơng pháp tháo lồng được sự dụng rộng rãi ở Việt Nam và nhiều nuớc trên thế giới là bơm không khí, duới một áp lực nhất định, qua hậu môn đế đấy chỗ ruột lồng ra. Ngoài ra, có thế dùng các phuơng pháp khác nhu dùng chất cán quang borit, hoặc dùng nuớc muối sinh lỹ (9%o) đế tháo lồng duói sự kiếm tra của siêu âm, tý lệ thành công của những phuơng pháp này là khoảng 80 - 90%. Tuy vậy, 10 - 20% các truờng hợp vẫn phải phẫu thuật đê tháo lồng, do chỗ lồng quá chặt, không tháo đuợc bằng những phuơng pháp trên, hoặc do tré đến viện đã quá muộn. Khi lồng tắc ruột được phát hiện muộn, khối ruột lồng bị hoại tứ, làm thúng ruột, viêm phúc mạc. Lúc đó, phẫu thuật không những chi tháo lồng, mà nhiều khi còn phải cắt một đoạn ruột đã bị hoại tứ và có thể nguy hiểm đến tính mạng.
BỆNH TIÊU HÓA
4
Chứng đau bụng
bụng là một triệu chứng cúa nhiều bệnh, trong đó thường gặp nhất là cúa các bệnh đường tiêu hóa và một số phú tạng. Triệu chứng đau bụng thường là ly”do đi khám cúa nhiều bệnh nhân và cũng là hướng đế thầy thuốc tìm bệnh, dựa vào những đặc điểm như cách đau, cường độ, vùng đau... Chẳng hạn, đau bụng khi đói ăn vào hết đau - thường là do bị loét hành tá tràng. Đau trên rốn, có chu kỹ - là đau bụng cúa nguôi bị viêm dạ dày. Đau ở vùng hạ sườn phải - thuộc bệnh lỹ gan mật... Có loại đau bụng nhiều người mắc phải là đau lâm râm sau bữa ân, bụng đầy, chướng, có cảm giác nóng rát, khó tiêu - đó là chứng khó tiêu, những người này nên uống thuốc motilium 15 phút trước bữa ẵn.
Nếu đau ớ vùng rốn không liên quan đến ăn uống, lúc đau, lúc hết, đau ê ẩm hoặc tàng lên, thường là đau bụng giun. Nên tấy giun 6 tháng/1 lân.
Có người thính thoảng bị đau bụng, như mùa hè cới ưần nằm ngứ ớ ngoài sân cho mát, rồi sau một giấc ngứ ngon, nứa đêm lạnh, nên sáng dậy thấy bụng hơi
4Tù sách Y HỌC PHỔ THÔNG
nhâm nhấm đau, lấy lòng bàn tay xoa nhẹ vào bụng thì hết. Dân gian gọi là đau bụng gió. Đau kiêu này thường sôi bụng (lục bục trong bụng), đó là do ruột có vùng co, giãn, do thời tiết bên ngoài thay đổi (lạnh vào nứa đêm), làm tăng sự co bóp cúa ruột từ chỗ giãn đến chỗ co phát ra tiếng kêu lục bục. Đê tránh bị đau bụng kiêu này, không nên nằm ngú trực diện với quạt, hay mùa hè nóng nực nếu nằm ngú ớ ngoài sân cũng nên đắp khăn mỏng lên rốn.
Tuy nhiên, có một số truờng hợp đau bụng cũng cần phải có sự can thiệp cúa bác sĩ. Chẳng hạn, đau bụng xảy ra đột ngột, đau càng lúc càng tăng đến mức không chịu được, bụng cứng như tấm gỗ, bệnh nhân sốt, nôn, đặc biệt có tình trạng chung xấu - lúc này có ba khả năng:
- Bục dạ dày nên thức ăn chua vào ố bụng, gây viêm; - Hoặc viêm ruột thừa;
- Hoặc bệnh lý gan mật.
Đối vói những trường hợp này, không nên dùng thuốc giảm đau mà cần chuyên ngay bệnh nhân đến bệnh viện đê kịp xứ trí. Đặc biệt, nhưng trường hợp đau ruột thừa, đau thường ở bên hố chậu phải, sau lan ra khắp bụng, người bệnh buồn nôn, nôn, sốt, bí trung đại tiện - trong vòng 24 giò - kể từ khi phát hiện, phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
BỆNHTIÉU HÓA
4
Điều trị chứng táo bón lúc mang thai
Hói: Tôi 30 tuổi, có ứiai 5 tuần. Muốn uống sữa bà bàu, nhưng sau khi uổng rất haỵ bị sình bụng (thinh thoảng không sình bụng thì táo bón). Lúc di ngoài thấy táo bón (dù ăn rất nhiều rau, uống nhiều nước) rất dau ỏ hậu môn và ra máu dò dính trên phân, bị nứt hậu môn. Như vậy, tối phái dùng loại thuốc nào dế không ánh hướng tới thai?
Trả lời; Sìiih bụng sau khi uống sữa có thế là do thiếu men lactase (gọi là “bất dung đường lactose” của sữa). Cách khắc phục là kiếm men lactose uống kèm với sữa, hoặc chế biến sữa này thành sữa chua (ly do là vì đa phần lactose đã được các vi khuấn trong yaourt biến thành acid lactic).
Đi ngoài thấy phân dính máu có thê là do thai phụ bị trĩ có biến chứng nên khi đó bị đau, vì thế “sợ” đi tiêu và càng “bón” thêm. Đế tháo gõ vòng luấn quấn này, nên thực hiện những điều sau đây;
Tủ sách Y HỌC PHổ THÕNG
4
- Ản hàng ngày những thức ăn sau; Khoai lang,
bí luộc chấm muối mè + đậu lạc buối sáng + uống loại sữa cho phụ nữ mang thai có thêm chất xơ FOS (nhu Pomance hay Dielac Mama) mỗi ngày 2 cốc.
- Mỗi bữa chính, ăn rau lá xào ít nhất 2/3 bát.
- Sau bữa ăn, ăn tráng miệng bằng đu đủ chín. Tối ăn 1 bát thạch trắng, trong ngày uống 1 - 2 ly nuớc me ngào mật ong thay nuớc giái khát.
- Uống nhiều nước (ít nhất 1,5 líơngày).
Thuốc điều trị
Uống thuốc Phytilax (có lô hội, mật lợn...) 1 - 2 viên vào buổi tối trước khi đi ngứ. Tối khi đi ngứ nhét 1 toa dược chống trĩ (suppositoire antihémorrhoidaire) vào hậu môn. Nếu táo bón nhiều, khi muốn đi ngoài nên thụt nước ấm có pha muối 9g/lít sẽ dễ đi hơn. Sau khi đi ngoài cũng nên nhét 1 toa dược cho tới khi lành hẳn vết nứt hậu môn (thường rất đau).
Cũng nên dùng thêm một loại thuốc mỡ có mù u hay dầu mù u thoa lên chỗ hậu môn bị nứt (sau khi rứa sạch) sẽ giúp mau lành vết nứt. Sau khi đi ngoài, nếu đau hậu môn nhiều, có thê ngồi ngâm hậu môn vào 1 thau nước ấm có pha nước sát trùng phụ khoa, sẽ giúp dịu hắn cơn đau.
Những cách điều trị trên đều không có ảnh hưởng gì tới thai cá.
Phần II
ĂN UỔNG PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH UÊN QUAN ĐẾN ĐUỜNG t iê u h ó a
Tù sách Y HỌC PHỔ THÔNG
4
Không phải ăn kiêng khi ừị tiêu chảy ĨK h i bị tiêu chảy, thông thường bạn nghĩ ngay
đến việc kiêng đồ ẳn có mỡ, đường và chỉ àn đồ luộc. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới đây, điều này là không cần thiết. Trong khi chữa bệnh bằng thuốc kháng sinh, bạn vẫn có thế ăn những món ăn mà mình thích.
Trong nghiên cứu của mình, Ericsson và cộng sự tại Đại học Y khoa Houston thuộc Đại học Texas (My) đã theo dõi 1.05 sinh viên dùng kháng sinh để điều trị tiêu cháy.
Các chuyên gia chia số sinh viên này thành 2 nhóm. Một nhóm được yêu cầu chi ăn các món luộc và bánh mỹ, trong khi nhóm kia cứ việc ăn uống theo y thích. Cá 2 nhóm đều được khuyên nên uống nhiều nước ép quả đế ngăn chặn sự mất nước.
Kết quả cho thấy thời gian khỏi bệnh của cá 2 nhóm là như nhau.
Các hợp chất carbonhydrat đơn gián - có trong thức ăn có mỡ và đường - dễ ăn hơn khi bị tiêu chảy và không làm cho bệnh trớ nên trầm trọng hơn. Khấu
BỆNH TIÊU HÓA
phần ăn giàu carbonhydrat cũng giúp đấy nhanh sự phục hồi của ruột và giúp chúng ta tránh được các triệu chứng dai dắng cúa bệnh.
Cách tốt nhất đế chữa tiêu cháy là dùng kháng sinh để tiêu diệt loại vi khuấn gây ra triệu chứng cúa bệnh, và vẫn tiếp tục ăn uống bình thường.
Theo tiến sĩ Herbert DuPont tại Trung tâm Khoa học Sức khóe Houston trực thuộc Đại học Texas nói: “Bộ máy tiêu hóa đã bị tốn thương nên cần được cung cấp calories để hồi phục”.
Theo ông, khi đi xa, chẳng hạn như đi du lịch, chúng ta nên ăn một số thức ăn nhất định đế tránh bị tiêu chảy, chẳng hạn 'như bánh mỳ không hoặc nướng, các thức ăn giàu đường như si-rô hay mật ong, các thức ăn giàu axit như cam quỹt và thức ăn mới nấu. Và điều quan trọng là phái luôn luôn ẳn nóng.
Tủ sách Y HỌC PHỔ THÒNG
Không cần nhịn đói
khi bị tiêu chảy
C_Aíếu đang điều trị bệnh tiêu chảy, bạn khỏi cần phái nhịn đói hay khổ sở với món nuớc súp loãng. Bằng chúng cho thấy khả năng bình phục không thay đổi cho dù bạn có ăn hay không.
Trong thời gian uống thuốc kháng sinh đế trị bệnh tiêu chảy, những nguời gia nhịp độ ăn uống bình thường vẫn có tốc độ bình phục như những truòng hợp nhịn đói hoặc ản kiêng, vì các tinh bột và đường đơn giản thực chất là dễ hấp thu hơn khi bị tiêu chảy. Do chúng ít có khả năng khiến bệnh trầm trọng hơn, nên thay vì phái kiêng cữ, chQng ta hãy ăn uống đầy đú đê đường ruột mau lành và tránh được các triệu chứng dai dắng.
Đối vói những người chẳng may có vấn đề về đường ruột khi đi xa, cách tốt nhất là dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuấn gây bệnh và cQng đừng ngần ngại thướng thức các món ăn địa phương, còn khi bị bệnh, đường ruột bị tốn thương và cũng rất cần được cung cấp calo để hồi phục.
BỆNH TIÊU HÓA4
Các nhà khoa học đã so sánh 2 nhóm người phái dùng kháng sinh trị tiêu chảy. Một nhóm nhịn đói hoặc theo đuối chế độ ăn kiêng “nhạt nhẽo”, nhóm kia thưòng thức vô tư các món ăn địa phưong. Kết quá cho thấy: đối vói những sinh viên nhịn ăn hoặc khố sớ vói bánh mỹ khô và nước cháo thì khá năng bình phục chắng khá hơn so với nhóm kia.
Lâu nay, trong điều trị tiêu chảy, các chuyên gia thường khuyên nên chọn những thực phầm nhiều đường nhu si-rô và mật ong; các đồ chua như cam quít; bánh mỹ khô hoặc nướng; thức ăn tươi được chế biến ky và còn nóng hối. Và một điều cần chú ỹ là: phái uống thật nhiều nước, đê’ giúp cơ thế phòng mất nước.
4Tủ sách Y HỌC PHổ THÔNG
Rửa tay bằng xà bông
giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy
Q^iệc rửa tay đơn giản bằng xà bông đã làm giám được một nứa tỉ lệ bị tiêu cháy chết người ở trẻ em tị nạn tại Pakistan, theo một báo cáo cứa Tố chức Y tế thế giới.
Cuộc nghiên cứu trên 4.800 tré em trong 900 gia đình, cũng cho thấy việc cấp xà bông và chí dẫn nia tay ky lưỡng, đã làm giảm tí lệ tré em bị dêu cháy xuống còn 50%.
Bác sĩ Stefan Luby thuộc Trung tâm Phòng ngừa bệnh Hoa Ky (CDC) nói:"Chúng tôi nhận thấy rứa tay với xà bông làm giảm rõ rệt tình trạng bị tiêu chảy, mặc dù ớ trong một môi trường không vệ sinh, nước ô nhiễm và không có khàn tắm sạch”.
Cuộc nghiên cứu cũng không nhận thấy xà bông sát khuấn có tác dụng tốt hơn xà bông thường, một điều mà bác sĩ Luby hi vọng. Có lẽ, xà bông sát khuấn không tiêu diệt những lọai vi trùng và vi khuấn gây bệnh tiêu cháy; vậy nên chi cần rứa tay sạch vói bất kì loại xà bông nào thì cũng có hiệu quả.
BỆNHTIÈU HÓA 1^ ^
Sữa giúp giảm nguy cơ
ung thư ruột kết
Q ia tăng uống sữa và calcium có thể làm giám nguy cơ phát triến ung thư ruột kết, đó là kết luận cúa các nhà nghiên cứu Mỹ.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét các dữ liệu cúa 10 cuộc nghiên cúu, từ 5 nước bao gồm 534.536 người, trong đó 4.992 người được chấn đoán mắc chứng ung thư ruột kết; và họ nhận thấy có mối liên quan giữa việc tiêu thụ các sán phấm sữa, uống calcium và nguy cơ ung thư ruột kết.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét nhiều lọai thực phẩm chứa calcium, tuy nhiên chí có việc uống sữa là có liên quan đến tình trạng giảm nguy cơ ung thư ruột kết, nhất là các chứng ung thư ruột kết ngọai biên và trực tràng.
Theo kết quá cuộc nghiên cứu, những người uống khoảng 226 gam sữa/ngày, sẽ giám được 12% nguy cơ ung thu ruột kết, so với những người tiêu thụ ít hơn con số này, khoáng 70g/ngày.
Tủ sách Y HỌC PHỔ THÔNG
Rau quả ngừa ung thu đuờng ruột
O L ìg thư đường ruột là căn bệnh phổ biến song cũng dễ phòng tránh. Các nhà khoa học vừa cho hay, một chế độ dinh dưỡng “xanh” gồm các loại rau quả tưoi - đặc biệt là táo, cần tây, súp lơ xanh và hành - sẽ giúp báo vệ tổ chức tiêu hóa hiệu quá.
Viện nghiên cứu thực phấm Anh vừa tống hợp các công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Chì riêng nàm 2000, trong khoảng 10 triệu bệnh nhân ung thư trên thế giới thì có tới 2,3 triệu bị tốn thương ớ các bộ phận tiêu hóa, họng, thực quản và dạ dày. Người ta nhận thấy ung thư không hoàn toàn do biến đổi gene gây nên, và có thế được cái thiện nhờ một chế độ dinh dưỡng hợp lỹ.
Về cơ bản, thành ruột được lót một lớp tế bào biểu mô có màng nhầy bao phú. Lớp biểu mô này chính là thành phần đầu tiên tiếp xúc với thức ăn thô, vi khuấn và bất kỹ thứ gì được đưa vào tiêu hóa trong cơ thể, do đó chịu sức ép lớn nhất và cũng dễ bị biến đổi theo thời gian. Thêm vào đó, lớp biếu mô lại thường xuyên được tái tạo bằng nhưng tế bào gốc có khả năng phân chia
BÊNH TIÊU HÓA4
nhanh chóng. Đây chính là những thành tố kích thích sự phát triển polyp. Thường các polyp ở dạng lành tính, song có thê’ mang nhiều biến đối gene dẫn đến ung thư.
Ung thư một kết và trực tràng là những dạng tốn thương tố chức tiêu hóa phố biến nhất trên thế giới. Chúng có thể coi là “căn bệnh cứa nhà giàu” vì phần lớn ca bệnh tập tmng ó các quốc gia phát triển. Khoáng 80% nguyên nhân gây bệnh liên quan đến chế độ dinh dưỡng.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy các chất xơ, axit folic và axit béo không sinh cholesterol, còn nhóm chất thực vật Aavonoid và các sán phấm lên men đường một như butyrate có thể giúp phòng chống ung thư đường một.
Các enzyme COX-2, nhóm men giúp tế bào lỗi tiếp tục phát triển, có thể bị chất quercetin thuộc nhóm Aavonoid trong hành cù, táo và trà ức chế. Những chất bổ trợ enzyme giái độc được tìm thấy trong cây mùi tây, actisô, húng quế và cần tây... sẽ giúp liên kết hiệu quả các thành phần hũu ích trong rau họ cải bắp như: súp lơ xanh, bắp cải. Những men này có khả năng tiêu diệt các tế bào biếu mô bị tốn thương gene.
Ăn nhiều cà rốt, rau sổng có thê chong ung thư đại tràng
Theo một nghiên cứu gần đây ớ Italy, cà rốt sống có chứa một lượng lớn các chất có khả nàng chống lại bệnh ung thư đại tràng, trực tràng và ung thư vú. Rau sống cũng đem lại hiệu quả cao trong việc làm giảm -nguy cơ mắc các loại ung thư này.
Tủ sách Y HỌC PHổ THÔNG
Qua một số kháo sát, các nhà khoa học nhận thấy, những người ăn rau sống khoáng 12 lần mỗi tuần, dã giám được 26% nguy co ung thư đại tràng, 16% nguy co ung thư trực tràng và 15% nguy cơ ung thư vú so với những người chi ăn 3 - 4 lần/tuần.
Việc thường xuyên ăn trái cây cũng giúp ngăn ngừa ung thư. Táo, lê và quả kiwi làm giám ít nhất 5% nguy cơ mắc các loại ung tliư nói trên. Còn các loại quả có múi, mận, mơ, đào, dưa, nho, dâu và quá anh đào có khá năng chống lại bệnh ung thư trực tràng.
An rau cải còn có thể chổng ung thư kết ruột Các nhà khoa học vừa tìm ra những bằng chứng cho thấy những rau như cải bắp và cải búp có thể chống lại ung thư ruột kết. Và chi cần ăn 2 - 3 bữa rau mỗi tuần là bạn có thế báo vệ mình trước bệnh ung thư ruột kết.
Những rau thuộc họ cải như cây mù tạt, bông cái xanh, cái bắp, Horseradish, súp lơ, búp cái, củ cái Thụy Điển, xúp cái và Wassabi... Có mặt trong bữa ăn hàng ngày cũng là một phương thuốc kỹ diệu, vì hợp chất AITC có trong rau cái có khá năng ũêu diệt tế bào ung thư.
ATTC là sán phấm cúa quá trình phá vỡ hợp chất sinigrin trong các loại rau họ cái, nó xuất hiện khi băm nliuyễn, nhai, nấu chứi, chế biến và tiêu hóa rau cải. Ngoài khả năng tiêu diệt các tế bào Ung thư ruột kết, AITC còn có thê ngàn chặn sự phát tr i^ của các khối u.
BỆNH TIÊU HÓA
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Dinh duởng Mỹ cũng cho thấy, súp lơ xanh có thế ngăn ngừa bệnh ung thu kết tràng. Theo đó, do súp lơ xanh là loại rau chứa nhiều vitamin, khoáng chất và sulphorapane - vốn là chất có tác dụng kích hoạt loại enzyme chống ung thu sẵn có trong cơ thế.
Các nhà khoa học còn cho biết, các loại bắp cái, cải xoong, củ cải, giá đỗ cũng đuợc xem có công dụng trị ung thư. Tác dụng phòng ngừa ung thư sẽ cao hơn nếu sứ dụng các cây rau này khi còn non.
Tóm lại, chế độ dinh dưỡng cũng là là một công cụ hữu hiệu, có thể can thiệp vào nhiều giai đoạn phát triến ung thư. Lời khuyên đáng tin cậy ở đây là ăn 5 bữa hoa quả mỗi ngày và kiếm soát trọng lượng họp lý.
Tủ sách Y HỌC PHổ THÔNG
Canxi chống ung thư ruột
^ác nhà khoa học Mỹ vừa cho biết, canxi có thể ngăn ngừa sự hình thành polyp (u tuyến) trong đường ruột. Việc bổ sung mỗi ngày trên l.OOOmg vi chất này sẽ giúp khống chế hiệu quả những polyp ác tính dễ phát triến thành ung thư.
Căn bệnh ung thư kết tràng và trực tràng phần lớn bắt đâu từ các polyp ác tính. Việc cắt bỏ càng sóm những polyp này sẽ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh. Tuy nhiên, phẫu thuật can thiệp đôi khi không phái là giải pháp tối ưu đối vói một số bệnh nhân.
Trong một nghiên cúu trên gần 1.000 người, giáo sưJohn A. Baron và cộng sự, đến từ trường y Dartmouth đã nhận thấy: canxi có thế là một liệu pháp tiềm nâng. Nhóm đã ngẫu nhiên cho một số người uống bổ sung 1.200mg canxi mỗi ngày, số còn lại dùng giả dược, và tiến hành soi kết tràng cho họ từ trong vòng 1 - 4 năm.
Kết quả cho thấy: so vói nhóm dùng giá dược, những người được bổ sung canxi có ít polyp thuộc tất cá các thê loại hơn, đặc biệt, tác dụng cùa canxi biếu hiện
BỆNH TIÊU HÓA4
rõ nhất trên các polyp ác tính gây ung thư kết tràng. Nguy cơ phát triển thành ung thu của những u tuyến này giảm tới 35 - 45%.
Cách thức canxi kiểm soát polyp ác túih vẫn còn là điều bí ấn, song theo Baron, có thể vi tố này đã hạn chế tối đa tác dụng tiêu cực và khá năng kích hoạt ung thư của các axit mật, và những chất béo có trong đường ruột.
Nghiên cứu sẽ tiếp tục được mớ rộng, nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo nên bổ sung canxi vì nhiều mục tiêu bảo vệ sức khỏe khác nhau, mà trong đó, người trên 50 tuối cần 1.200mg mỗi ngày, và người từ 19 đến 50 tuổi cần ít hơn 200mg.
4Tủ sách Y HỌC PHỔ THÔNG
Điéu kỳ diệu của chất xơ
olẤ ột chế độ dinh dưỡng ít chất béo và giàu sợi xơ, có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ phát triến các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Nguyên nhân có thể do chất xơ trong ruột được chuyên hóa thành các axit béo trung hòa, có tính năng chống ung thư.
Trước đây, người ta tin rằng chất xơ chi có tác dụng phòng ngừa táo bón và bình ổn huyết áp. Tuy nhiên, các chuyên gia khắng định sức mạnh của chất xơ còn mạnh hơn nhiều: nó còn khống chế bệnh ung thư thư ruột kết ớ bất cứ giai đoạn nào. Chất xơ có nhiều trong trái cây, rau cú, và các chế phấm từ lúa mỹ. Sợi xơ tụ nhiên trong thực phấm có thê kìm hãm sự phát triển các túi nang bất thường trên thành ruột.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi một số bệnh nhân có ít nhất một khối u polyp - dạng tiền khởi cúa ung thư, và những người đang phái đối mặt với nguy cơ phát triển khối u mới. Hầu hết số bệnh nhân này còn dễ bị ung thư ruột kết, do có rất nhiều dạng ung thư bắt đầu từ những khối polyp. Sau đó một số người được chi
BỆNH TIÊU HÓA 1^^
định thực hiện một chế độ ăn giàu chất xơ và ít béo, còn số khác vẫn ăn những khấu phần ăn bình thuờng, thì các chuyên gia nhận thấy nhóm có chế độ dinh duỡng đặc biệt có ít nguy cơ phát triến khối u polyp mới trong nhiều năm, theo đớtránh đuợc cả ung thu ruột kết, còn những người có khấu phần ăn ít chất xơ, dẽ bị mắc ung thư kết ruột hơn.
Tlieo các chuyên gia về dinh dưỡng và ung thư hàng đầu thế giới, dường như đã có một hiện tượng sinh hóa đặc biệt diễn ra ớ đây. Chất sợi thường được chế biến thủ công và quá trình này đã giúp loại bó đáng kế các tác nhân gây ung thư. Do đó, hệ tiêu hóa, đặc biệt là phần ruột kết sẽ ít phái tiếp xúc trực tiếp với các chất độc hại, và chính những thức ăn chế biến thú công này lại giúp cho hoạt đông tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn, làm cho thời gian lưu lại trong đường ruột của thức ăn ít hơn, giúp ruột tránh phái chịu một áp lực sinh hóa bất thường.
Ngoài ra, chất xơ còn có tính năng hấp thu các axit có trong dịch mật, cũng nhu những hóa chất tiết ra từ gan và dạ dày, mà lượng axit mật dư thừa có thế gây tổn thương tế bào, dẫn đến sự xuất hiện khối ung thư. Trong khi đó, nếu càng ăn nhiều chất béo thì lượng axit dịch mật tiết ra càng nhiều.
Tù sách Y HỌC PHỔ THÔNG
Gừng làm giảm bệnh dạ dày
ở phụ nữ mang thai
’^^ệnh dạ dày là một bệnh thường gập ớ phụ nữ mang thai ưong ba tháng đầu. Theo các bác sĩ, hầu hết phụ nữ mang thai đều trải qua giai đoạn àn khó tiêu, thường xuyên mệt mói, buồn nôn hoặc nôn mứa vào buối sáng.
Nhiều phụ nữ mang thai rất sợ dùng thuốc, vì nó có thể gây hại cho thai nhi. Vì vậy, họ hay dùng những sản phấm có nguồn gốc từ gừng để thay các loại thuốc mà điều trị bệnh dạ dày. Gừng cUng là một liệu pháp cổ truyền dùng để điều trị các bệnh có liên quan đến dạ dày, và nó được sứ dụng ở nhiều nước trên thế giới.
Các bác sĩ đã dùng gừng đế điều trị bệnh dạ dày ớ phụ nữ đang mang thai. Trước đây, các bác sĩ thường cho phụ nữ mang thai bị bệnh dạ dày dùng vitamin B6.
Tóm lại, những cuộc nghiên cứu trên đều úng hộ việc sử dụng gừng rộng rãi đế điều trị các bệnh có liên quan đến dạ dày đối với phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyên: cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa để làm rõ vấn đề này.
BỆNH TIÊU HỚA
Sữa chua đậu nành tốt cho
bệnh nhân rôỉ loạn đuờng tiêu hóa
^ ố i loạn tiêu hóa là triệu chứng thường gặp ớ nhiều bệnh, ơ nguời lớn, triệu chứng này hay gặp ở bệnh nhân viêm đại tràng, ơ tré em, rối loạn tiêu hóa thường gặp ở các cháu suy dinh dưỡng do thiếu protein - năng lượng, và đặc biệt là do tình trạng loạn khuấn đường ruột sau khi điều trị kháng sinh. Hiên nay, loạn khuấn đường ruột do kháng sinh đang trở thành một nguy cơ phổ biến. Tai biến này thường xảy ra sau khi uống những kháng sinh phố rộng liều cao và kéo dài. Những loại kháng sinh này không chí diệt những vi khuấn gây bệnh, mà còn diệt luôn cá những vi khuấn khác thường xuyên có trong ruột, đồng thời làm xuất hiện những chúng vi khuấn gây bệnh độc hại và rất nhờn với các loại kháng sinh, gây ra hiện tượng mà y học gọi là loạn khuấn đường ruột.
Đặc điếm cúa tiêu cháy trong loạn khuấn đường ruột là: phân lỏng, phân sống, lốn nhốn những thức àn không tiêu, hoặc có nhiều chất lầy nhầy như mũi. Người bệnh đại tiện nhiều lần trong ngày, thậm chí vượt cá số
1^^ Tủ sách Y HỌC PHổ THÔNG
lần trước khi dùng kháng sinh.
Tré em bị loạn khuấn đường ruột thường đi ngoài phân lỏng, có bọt, có khi phân xanh hoặc lốn nhốn như hoa cải, hoặc có mũi giống như đi lỵ. Tiêu cháy kéo dài sẽ gây nên những rối loạn về hấp thu, khiến phân sống, có nhiều tinh bột, sợi cơ, hạt mỡ... và kèm theo là tình trạng mất nước. Hậu quả là: người bệnh sẽ bị thiếu dinh dưỡng protein năng lượng, thiếu vitamin làm giám sức chống đỡ cứa niêm mạc ống tiêu hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuấn hoạt động.
Việc diều trị tiêu cháy do loạn khuẩn, tái lập lại vi khuấn chí bình thường ớ ruột, để khôi phục lại quá trình tiêu hóa và hấp thu cũng tương đối phức tạp, nhưng dtmg sữa chua đậu nành lại có tác dụng rất tốt đối với những trường hợp này.
Trong SỐ các thức ăn chế biến từ đậu nành (đậu phụ, tương, tào phớ, sữa đậu nành, các loại bánh...) thì sữa chua - sán phấm cúa quá trình lên men đậu nành được cơ thê hấp thu dễ dàng và rất thích hợp với tré em, người già, và những người bị rối loạn tiêu hóa, vì nó giữ được thế cân bằng của các vi khuấn ớ ruột. Sữa chua có thế được chế biến từ hạt đậu tương hoặc từ bột đậu tương sống. Dùng sữa chua này bố sung vào khấu phần ẳn của bệnh nhân rối loạn tiêu hóa và loạn khuấn đường ruột, sẽ rất có hiệu quá.
BỆNH TIÊU HÓA
Liều lượng dùng sữa chua đậu nành cụ thê là: người lớn mỗi ngày ăn 500ml sữa chua, chia làm 2 bữa, ân vào lủc 8 giò sáng và 15 giờ. Tré em từ 13 đến 20 tháng tuối, ngày ản 150ml nhu trên.
Ngoài sữa chua, các bữa ăn khác của các cháu (như bột dinh dưỡng, cháo thịt, cháo đậu xanh...) vẫn đám báo bình thường, và kết quá điều trị rất tốt, trên 90% tổng số bệnh nhân hết tình trạng loạn khuấn đường ruột, cá về dấu hiệu lâm sàng và vi khuấn chí. Bệnh nhân hết đau bụng, đầy hơi, phân thành khuôn, đại tiện ngày một lần.
Về cân nặng, sau đợt ăn sữa chua đậu tương điều trị trong 30 ngày, có 93% số bệnh nhân người lớn và 90% số bệnh nhân tré em đã tăng cân, mức tăng cao nhất là 3kg, thấp nhất là 0,5kg.
Thực tế trên cho thấy, dùng sữa chua đậu nành trong điều trị rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là chữa tiêu chảy do loạn khuấn đường ruột, là cách chữa bệnh không dùng thuốc rất hiệu quá, vừa khỏi bệnh nhanh, vừa nâng cao được sức khóe.
IQI Tủ sách Y HỌC PHỔ THÔNG
Thức ăn cán thiêt
cho người bị viêm loét dạ dày
Những loại thức ăn nên ăn
Cháo, cơm nát, bánh mì, bánh quy, cơm nếp, bánh chưng...
Các loại khoai: khai tây, khoai sọ luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng xúp.
Thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om.
Sữa bò hộp, sữa bò tươi, sữa bột, bơ, phomát. Đường, bánh, mứt, kẹo, mật ong, kem, thạch, chè. Nước uổng: nước lọc, nước khoáng...
Những loại thức ản không nên ăn
Các loại thực phấm có độ acid cao: các loại quả chua nhu chanh, cam, bưới chua; dưa, cà muối, dấm, mẻ, tương ớt...
Các loại thực phấm tạo hơi trong dạ dày: các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành...
Các loại thực phấm làm hư hại niêm mạc dạ dày: rượu, bia, ớt, tói, cà phê, chè...
Các loại thức ăn tăng tiết acid: các loại nước sốt thịt cá đậm đặc...
BỆNH TIÊU HÓA4
Không nên ăn các loại hoa quả như: chuối tiêu, đu đú, táo... và các loại thức ản chế biến sắn như dàm bông, lạp xường, xúc xích...
Không àn sữa chua.
Trong trường hợp viêm dạ dày cấp tính, cân có thời gian cho dạ dày lành vết thương, vì vậy có thế nhịn ân trong vòng 24 - 48 giờ vì thức ăn vào dạ dày sẽ kích thích tiết acid, càng làm loét vết thương. Chi nên uống nước khoáng vói số lượng vừa phải, để khỏi khát và mất nước. Sau thời gian nhịn ăn, nên ăn súp nấu với rau thịt nghiền; uống sữa hoặc àn kem với năng lượng từ 1.200- 1.300 Kcal. Mỗi lân ăn với số lượng ít, và ăn nhiều lần cách nhau 1 giờ. Sau đó, dần dần tăng số lượng cho đến khi không còn triệu chứng (đau bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua) thì ăn uống gần như bình thường.
Trong trường họp viêm dạ dày mãn tính, người bệnh thường bị thiếu dinh dưỡng do sự tiêu hóa hấp thu kém, hoặc không hấp thu được các loại vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin B12 và sắt, chất đạm, dẫn tới thiếu máu. Do vậy, chế độ ăn cần phải cung cấp đủ năng lượng và chất đạm, đặc biệt cần bớ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: B12, acid folic, vitamin A, D, K, canxi, Fe, Zn, Mg.
Trong trường hợp loét dạ dày, chế độ ăn nên được chia làm 3 giai đoạn:
Tủ sách Y HỌC PHổ THÕNG
Giai đoạn 1: bắt đầu điều trị cho người loét dạ dày. Chi nên ăn sữa, cứ 1 - 2 giờ uống sữa một lần, mỗi lần chi khoảng 1/3 - 1/2 cốc (khoáng lOOml/lần). Tổng năng lượng chí cần khoáng 1.200 Kcal. Sứ dụng sữa chua 2 đến 3 ngày sau, dạ dày không thấy đau thì trộn thêm kem vào sữa đê tảng thêm năng lượng.
Giai đoạn 2: khi dạ dày hết đau, thì án những đồ mềm nhuyễn như cháo, súp, mỗi lần lOOml, sau đó tăng dần lên, nên ăn 6 bữa/ngày, sau đó ăn các loại thức ăn như: cơm nếp, bánh mỹ, bánh quy, thịt cá nghiền nát. Khi ăn nên nhai ky đê đồ àn thấm nước trước khi nuốt.
Giai đoạn 3: vẫn tiếp tục ăn 5 - 6 bữa/ngày; ăn thức ăn mềm, nấu chín nhừ.
BỆNH TIÊU HÓA4
Vỉtamin D bảo vệ cơ thể
khỏi ung thư đại ừàng
*^^itamin này có thê vô hiệu hóa axít mật lithocholic (LCA) - một chất gây ung thư mà gan sản xuất đế tiêu hóa chất béo. Đây là kết luận đã được các nhà khoa học Mỹ đưa ra trong tạp chí Khoa học.
Ý tưởng cúa nghiên CIỈU náy sinh từ thực tế là tỳ lệ ung thư đại trực tràng rất cao ỏ My - nơi chế độ ân giàu chất béo được ưa chuộng, trong khi tại Nhật Bán - nơi người dân dùng rất ít đồ mỡ - bệnh lại gần như không tồn tại. Người ta cho rằng, chế độ ăn giàu mỡ là một yếu tố nguy cơ gây ung thư đại tràng, và vitamin D có khá năng báo vệ cơ thê’ khỏi căn bệnh nguy hiểm này.
niáo su dược học David Mangelsdorí - chuyên gia nghiên cứu của Viện Y khoa Howard Hughes (My) - và đồng nghiệp đã tiến hành theo dõi trên chuột đế làm sáng tó vấn đề này. Thực nghiệm cho thấy, khi dùng đồ ăn nhiều chất béo, quá trình tống hợp các axit mật - trong đó có LCA - tăng. Phần lớn axit béo được sán xuất tại gan, sau đó đi vào ruột, giúp hấp thu các chất béo rồi quay trớ lại gan và được cất giữ ớ đó. Riêng
1 ^ 1 Tủ sách Y HỌC PHỔ THÔNG
LCA không thể quay trớ lại gan. Nó nằm lại trong đại tràng và có thế khiếh ADN bị tổn thương, dẫn tới ung thư đại tràng.
Các nhà klioa học đã tìm ra lời giải đáp cho khả năng ngăn ngừa tốn thương di truyền này cứa vitamin D. Tlreo họ, cá LCA và vitamin D đều có chung một loại cảm thụ thê’ trên bề mặt tế bào ruột. Khi cảm thụ thế này bị vitamin D chiếm giữ, thì LCA dù có gắn vào đó cũng không thể làm nên trò trống gì. Tuy nhiên, nếu có quá ít vitamin D và quá nhiều LCA thì bạn sẽ vẫn bị ung thư.
Phát hiện này mớ ra hướng điều trị mới như tạo ra các thuốc kích hoạt cảm thụ thế cúa vitamin D, giúp tránh các tác dụng không mong muốn do dùng quá nhiều vitamin này (buồn nôn, giảm cân, mệt mỏi). Quá nhiều vitamin D cũng làm nồng độ canxi trong máu tăng rất cao. Theo các tác giả, tốt nhất là dùng một lượng vitamin D thích hợp trong chế độ ăn. Việc ăn ít chất béo cũng đem lại kết quả tương tự.
Lượng vitamin D được khuyến cáo để dùng mỗi ngày: * 19-50 tuối: 200 đơn vị quốc tế (IU).
* 51 - 69 tuổi: 400 IU.
* Từ 70 tuối trờ lên: 600 IU.
Các loại sữa bán trên thị trường thường được làm giàu vitamin D. Một cốc sữa có thế cung cấp 1/4 rứiu cầu
BỆNH TIÊU HÓA4
vitamin D cần thiết mỗi ngày. Ánh nắng mặt trời cũng giúp cơ thể sản sũứi vitamin này. Nguồn cung cấp khác là lòng đỏ trứng, dầu gan cá, cá hồi, cá thu, cá mòi...
Các nghiên cứu trước đó cũng cho thấy vitamin D giúp phòng loãng xương và giảm nguy cơ tiểu đường ỏ trẻ em.
Phán Ịll
CÁCH PHÒNG VÀ ĐIẾU TRỊ CÁC BỆNH VẾ DẠ DÀY
BÊNH TIÊU HÓA
Nội soi điều trị
JJ20 mmol/giờ. Trong viêm dạ dày teo hoặc ung thư dạ dày thường rất giảm.
BỆNH TIÊU HÓA ^ỊỊi
Đinh acid/giờ (PAH): sau khi tiêm tĩnh mạch 6mg/ kg pentagastrin, định lượng acid cứ mỗi 15 phút, trong vòng một giờ, lấy 2 mẫu cao nhất X 2, đó là lượng acid đính/giờ. Trung bình khoảng 15 - 20 mmol/giờ, trong trường hợp u tiết gastrin ti lệ DAB/ PAH > 0,4.
2. Đo gastrin máu
Bình thường tối đa 160 ~ ng/1. Tăng trong u tiết gastrin (gasưin) có thế đến 500 - lOOOng/1. Nếu tăng trung bình có thế do tế bào G quá nhạy cám, do quá sán tế bào G hoặc trong hội chứng Zollinger - Ellison.
3. Đo pepsìnogen máu
Bằng phương pháp đồng vị phóng xạ, nhất là pepsinogen I được tiết ra bới tế bào chính và thái ra trong nước tiếu gọi ia uropepsinogen. Nồng độ trong máu phản ảnh hoạt động vùng thân vị và tảng trong loét tá tràng, thấp ưong viêm dạ dày và nhất là trong Biermer.
4. Đo sự vơi dạ dày
Để kháo sát sự vận động của dạ dày, tùy thuộc một phần tính chất vật lỹ và hóa học cúa thức ăn.
- Với thức ăn lóng, thời gian nứa vơi là 30 - 100 phút. - Với thức ăn đặc, tiêu được, thời gian nứa vơi là 2 - 4 giờ.
- Với thức ăn dặc, không tiêu, thời gian nửa vơi là 3 - ổ giờ.
1^^Tủ sách Y HỌC PHổ THÔNG
- Với mỡ, thời gian vơi là chậm nhất.
Có những cách đo như sau:
- Đo bằng phương pháp nhấp nháy phóng xạ qua bữa ăn có chứa đồng vị phóng xạ. Sự giảm hoạt tính phóng xạ giúp tínli được sự vơi dạ dày. Dùng Technitium 99 dạng keo trộn với lòng trắng trứng.
Dùng X quang: bằng chụp phim baryt chi có tính chất định tính. Trong trường hợp dạ dày giảm trương lực hoặc hẹp môn vị, dạ dày thường dàn và kém trương lực, baiyt qua dạ dày rất chậm và ít hoặc không qua được.
- Dùng siêu âm: thực hiện bàng nhiều lát cắt qua hang vị sau một bữa ăn và đo sự giảm diện tích hoặc thê tích của hang vị qua quá trình co bóp của dạ dày.
- Thăm dò hẹp môn vị: Bằng chụp baryt dạ dày, cho thấy hình ánh dạ dày dãn và sa qua mào hậu, baryt qua môn vị rất ít Là chậm hoặc không qua được môn vị.
Nghiệm pháp no muối: thực hiện bằng cách cho bệnh nhân nhịn đói trước 12 giờ, hút hết dịch vị gọi là dịch đói, bình thường <100ml. Sau đó cho bơm nhanh vào dạ dày 750 ml dung dịch muối 9%o, sau 30 phút hút dịch vị ra hết gọi là dịch ứ, bình thường < 200 ml. Trong trường hợp hẹp môn vị, dịch đói >200ml và nhất là dịch ứ > 200ml. Nếu dịch ứ 200-300 ml là hẹp ít, từ 300-500ml là hẹp vùa, >500ml là hẹp nhiều. Trong trường hợp hẹp hoàn toàn, dịch ứ 750 ml. Đế đánh giá hẹp cơ năng hay thực thế, cần làm nghiệm pháp no muối kéo dài, bằng