🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bệnh Cao Huyết Áp Và Cách Điều Trị Ebooks Nhóm Zalo HOÀNG THÚY (Biên soạn) ‘ Bệnh % ■ ĐIỂỦTRỊ SệhA t Ầ 9 ịk fA < ịti Ắf t/ầ tẮtU Min tĩỊ B.ÊNH CAO HUYẾT ÁP VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ H O À N G THUÝ (Biẽn soạn) NHÀ XUẤT BẢN DÀN TRÍ LỜI NÓI ĐẦU Cao huyết áp là một loại bệnh tổng hợp và ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù, có khá nhiều người cho rằng đây chỉ là một dạng bệnh nhẹ, nhiỉng nếu như không có sự chữa trị kịp thời thì nó có thê dẫn đến nhiều vấn đề ngỉmm trọng đối với sức khỏe. Trên tỉiỊtc tế, càng có được nhiều thông tin và càng hiểu biết rõ về căn nguyên củng như hậu quả của bệnh cao huyết áp thì bệnh nhân càng có thái độ hợp tác và có thêm nhiều cơ hội đê chữa trị bệnh tật bằng chính nỗ lực của họ. Cao huyết áp khi ỏ giai đoạn nặng có thể gãy xuất huyết ỏ nhiều bộ phận như xuất huyết võng mạc, gây mờ mắt hoặc mù loà. Đặc biệt là xuất huyết mạch máu não, gây liệt nửa người, nó đê lại những di chứng không thể hồi phục được, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống; trong trường hợp nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Trong những năm gần đây, ước tính tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp ở Việt Nam vào khoảng 16% và ngày càng có hướng gia tăng nhanh chóng. Tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp ỏ các nước phương Tây là 20-25%. Cao huyết áp khi huyết áp vượt quá giới hạn bình thường (> 140/90 mmHg). Nếu không điều trị đầy đủ sẽ gây biến chứng trầm trọng như suy tim, liệt nửa người, suy thận... Chính vì vậy, ngành y tế trên toàn thế giới rất quan tâm đến bệnh lý này. Và, nó là lý do có “Ngày quốc tế về cao huyết áp - 17/5” nhằm mục đích phòng chống bệnh cao huyết áp. Cuốn sách nhỏ này được biên soạn nhằm mục đích giới "Eệnh cao hnyci áp và cách điỈ4i irị 5 thiệu tất cả các kiến thức liên quan cần thiết dành cho người bị cao huyết áp: nguyên nhân, hậu quả và cách chữa trị bệnh bằng sự trình bày mạch lạc, cô đọng và dễ hiểu. Trong đó, bạn sẽ được hỗ trợ những thông tin cần thiết khi tìm hiểu về bênh cao luiyết áp. Ngoài ra, cuốn sách còn cung cấp những lời khuyên chân thành, kinh nghiệm quý báu và các bài thuốc phòng, chữa bệnh hiệu quả để người bệnh củng như người thân trong gia đình biết cách chữa bệnh và dự phòng những tai biến. Chúng tôi hy vọng cuốn sách sẽ giúp ích được cho bạn đọc và củng mong muốn có dược sự đóng góp ý kiến của độc giả bốn phương. NGƯỜI BIÊN SOẠN 6 HOÀNG THUÝ - biên sọan P h ần I TỐNG QUAN VỀ BÊNH CAO HUYẾT ÁP I. TÌM HIỂU VỀ CAO HUYẾT ÁP 1. Huyết áp là gì? Chứng cao máu có tên y khoa là Cao huyết áp (Hypertension). Cao huyết áp là từ để chỉ trạng thái tăng áp lực của máu trong động mạch. Huyết áp mà người ta thường gọi là áp lực máu trong động mạch, thường hay được đo ở động mạch cánh tay. Khi cần thiết, thầy thuốc có thể đo huyết áp cả ở động mạch đùi, động mạch khoeo... Áp lực của máu lên thành động mạch do hai yếu tố quyết định: Sức đẩy của cơ tim và sự co bóp đàn hồi của thành mạch. Bình thường khi tim co bóp tống máu từ tâm thất trái vào động mạch chủ, nhờ sự co bóp đàn hồi của lớp cơ trong thành động mạch, máu lưu thông chạy theo hệ động mạch tới các tế bào để cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của toàn cơ thể. Khi tim co bóp, áp lực máu trong động mạch lớn nhất, gọi là huyết áp tâm thu hay huyết áp tối đa. Khi tim nghỉ, các cơ tim giãn ra tao nên áp lực âm tính trong vách buồng tim đê hút máu về. Lúc này áp lực trong động mạch máu xuống thấp nhất, ta đo được huyết áp tăm trương hay .................................................. 'Sệ.nh cao koyèi áfi và cách đièị! ivỊ 1 huyết áp tối thiểu. 2. Như thế nào gọi là bệnh Cao huyết áp? ớ người khoẻ mạnh, có huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) là 120mmHg và huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) là SOmmHg và thường biểu thị bằng chỉ số 120/80mmHg. Nếu huyết áp tối đa là MOmmHg và huyết áp tối thiểu là 90mmHg được coi là cao huyết áp. Nếu huyết áp tối đa nằm trong khoảng 140 - lóOmmHg, và huyết áp tối thiểu nằm trong khoảng 90- 95mmHg, được coi là tăng huyết áp giới hạn. Tuy nhiên, huyết áp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nữa. Ví dụ vào giới tính, ở nam huyết áp thường cao hơn nữ. Vào lứa tuổi người già thường có huyết áo cao hơn người trẻ thường từ 10-20mmHg. Vào vị trí trong cơ thể; huyết áp tối đa ở chân thường cao hơn ở tay 20mmHg còn huyết áp tối thiểu thì không chênh lệch. Người ta thường chia bệnh cao huyết áp ra làm 2 loại: Loại cao huyết áp thường xuyên có thể lành tính và có thể ác tính; loại tăng huyết áp cơn trên cơ sở huyết áp bình thường, có những cơn cao vọt, những lúc này thường gây tai biến. ở người lớn bình thường khoẻ mạnh, huyết áp đo được thường khoảng 120/80mmHg. Mức huyết áp lý tưởng nên thấp hơn 140/85mmHg và nếu huyết áp cứ thường xuyên cao hơn mức này và thậm chí có lúc lên cao hơn 160/90mmHg, thì cần phải được điều trị thích hợp. Mặc dù vậy ở mỗi quốc gia, dựa vào điều kiện cụ thể, có các quy định riêng về chỉ số huyết áp. ớ Trung Quốc có lúc dựa vào độ tuổi để xác định tình trạng cao 8 HOÀNG THUÝ-biên sọan huyết áp: Độ tuổi Huyết áp tối đa Kết luận <39 >140 Cao huyết áp <40-49 >150 Cao huyết áp <50-59 >160 Cao huyết áp >60 >170 Cao huyết áp ở Hoa Kỳ theo quy định của Viện Sức khoẻ JNC thì tình trạng huyết áp được quy định thành 4 giai đoạn: Huyết áp tối đa (mmHg) Huyết áp tối thiểu (mmHg) Tình trạng huyết áp <130 <85 Bình thường 130-139 85-89 Bình thường cao 140-159 90-99 Cao huyết áp nhẹ - giai đoạn 1 160-179 100-109 Cao huyết áp vừa - giai đoạn 2 180-209 110-119 Cao huyết áp nặng - giai đoạn 3 >220 >120 Cao huyết áp rất nặng - giai đoạn 4 Viện Dinh dưỡng Việt Nam dựa trên cơ sở mức phân loại của Uỷ ban Liên kết Quốc gia về tăng Huyết áp của Hoa Kỳ (1993) phân độ nặng của huyết áp cao thành 4 giai đoạn: Giai đoạn Huyết áp tối đa (mmHg) Huyết áp tối thiểu (mmHg) 1 140-159 90-99 2 160-179 100-109 3 180-209 110-119 4 >210 >120 Theo con số điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam 'Eệnh cao ht và cách điền irị 9 thì huyết áp bình thường của người Việt Nam là 120/75mmHg. ở nam giới thường là 122/76mmHg và ở nữ giới 119/75mmHg. Tuy nhiên đối với người bị cao huyết áp, cũng có thể chỉ tăng huyết áp tối đa còn huyết áp tối thiểu vẫn bình thường; cũng có thể chỉ tăng huyết áp tối thiểu còn huyết áp tối đa vẫn bình thường; hoặc có thể tăng cả huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu khi hiệu số của huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu nhỏ, khoảng 15- 20mmHg. Huyết áp tối thiểu >100, lúc này cơ thể rất mệt mỏi và khó chịu. 3. Huyết áp được điều hoà như thế nào? Huyết áp được điều hoà bởi cả não bộ và thận. Vùng não kiểm soát vòng tuần hoàn của máu nhận được tín hiệu về mực huyết áp từ các dây thần kinh cảm thụ huyết áp trong động mạch. Nó đáp ứng các tín hiệu này bằng cách ra lệnh cho các mạch máu nhỏ hơn, gọi là các tiểu động mạch, giãn ra hay co lại khi cần. Điều này gây nên sức ép lên các động mạch. Huyết áp còn được điều hoà cục bộ bởi một số hormone có tên là rennin, do thận tiết ra. Sự sản xuất rennin lại gây ra việc phóng thích một chất khác có trong máu là angiotensin, chất này làm co hẹp các tiểu động mạch và làm huyết áp tăng cao. Angiotensin cũng có thể khiến tuyến thượng thận phóng thích ra một loại hormone làm cho thận tích trữ muối nhiều hơn. Muối làm tăng lượng máu đổ đến trong vòng tuần hoàn, khiến cho huyết áp tăng cao. Cao huyết áp kéo dài sẽ gây nên sức ép nặng nề cho các động mạch. Nếu để lâu không chữa trị khiến cho động 10 HOÀNG THUỶ-biên sọan mạch bị chai cứng và co hẹp lại. Huyết áp có thể bị tăng cao mà ta không hề hay biết. Người thường xuyên có huyết áp tăng cao cần phải được điều trị thích hợp. II. PHÂN LOẠI CAO HUYẾT ÁP 1. Phân loại theo Y học hiện đại Theo y học hiện đại bệnh cao huyết áp được chia làm 2 loại: - Nguyên phát: Loại cao huyết áp không rõ nguyên nhân; có thể do bẩm sinh, thể loại này chiếm tỷ lệ cao tới 85-90% trong tổng số người bị cao huyết áp. Thứ phát: Loại cao huyết áp có sau một chứng bệnh nào đó. Ví dụ: Viêm cầu thận, viêm bể thận, u thận, lao thận, bệnh nội tiết, phì đại thượng thận bẩm sinh, hẹp động mạch chủ, nhiễm độc thai nghén, hoặc tinh thần căng thẳng... 2. Phân loại theo Y học cổ truyền Y học cổ truyền coi bệnh cao huyết áp là bệnh thuộc chứng huyễn vựng, đầu thống, can dưcfng thượng cường. Căn cứ vào chứng trạng bệnh, người ta chia làm một số loại hình như sau; a. Can nhiệt (can dương thượng cang): Các triệu chứng thường gặp: Đau đầu, căng đầu, hoa mắt, mắt đỏ, ù tai, môi miệng khô, đắng, chân tay hay bị co rút, tê bì, đầu lười đỏ, rêu trắng hoặc hơi vàng, mất ngủ, lòng bàn tay chân nóng, mạch huyền. h. Đàm hoả nội thịnh (đàm thấp): Thể hiện mắt mờ, đầu căng, đau đầu, ngực sườn đầy 'Bệnh cao hnyếi áp uà cách điền i f ị 11 tức, mắt đỏ, miệng khô đắng, đờm dính quánh, rêu lưỡi vàng dầy, đầu lưỡi đỏ hay lợm giọng buồn thường gặp ở những người có thể trạng béo, có hàm lượng cholesterol cao (mỡ trong máu cao). c. Âm hư dương thịnh: Nguyên nhân do phần âm trong cơ thể bị suy yếu, phần âm không đủ để ức chế hoả; hoả vượng lên mà gây ra bệnh. Biểu hiện: Hoa mắt, chóng mặt, đầu nặng chân bước không thật, tai ù, phiền não dễ cáu gắt, chân tay tê bì, chất lưỡi đỏ, rêu trắng, mỏng, mạch huyền. d. Can thận âm hư: Các triệu chứng thường gặp là nhức đầu hoa mắt, ù tai, hay hoảng hốt, dễ sỢ hãi, mắt hay bị đỏ, miệng khô, chất lưỡi đỏ, ít rêu. Lưng đau, gối mỏi, di tinh; khi ngủ hay bị mê; mạch huyền, tế, sác. Thể này thường gặp ở những người già mà động mạch bị xơ cứng. đ. Thể tàm tỳ hư: Thường xảy ra ở người cao tuổi, có kèm theo các chứng viêm loét dạ dày tá tràng biểu hiện hoa mắt, đau đầu, da khô, kém ăn, kém ngủ, phân nát. Rêu lưỡi mỏng. Mạch huyền, tế. e. Thề ảm dương lưỡng hư: Biểu hiện chóng mặt, đau đầu; sắc mặt trắng bệch. Chân tay lạnh, mềm yếu cơ thể, cơ teo nhẽo, tiểu đêm nhiều lần, liệt dương hoạt tinh. Người luôn có cảm giác sợ lạnh, gió lạnh, nước lạnh. Người luôn có tâm trạng phiền muộn, miệng khô, lưỡi bóng hơi hồng. Màch trầm, tế. 3. Phân loại cao huyết áp theo giai đoạn bệnh 12 HOÀNG THUÝ-biên sọan Việc phân loại cao huyết áp theo con số huyết áp đo được có nhiều hạn chế. số đo huyết áp luôn luôn dao động, có khi huyết áp đã hạ xuống ở mức bình thường nhưng bệnh cao huyết áp lại đang ở giai đoạn nặng vì những biến chứng của nó. Việc phân loại bệnh cao huyết áp cũng không đơn giản, nó được tranh luận từ nhiều năm ở các nước Âu, Mỹ nhưng đến nay vẫn còn chưa thống nhất. Trước đây, cách phân loại của Miasnhicop trong những năm 1940 ở Viện Tim học lâm sàng Moscơva làm quá chi tiết nên việc áp dụng trên lâm sàng nhiều khi rất khó khăn. Năm 1978, trong Báo cáo kỹ thuật số 682 Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố một cách phân loại cao huyết áp theo mứa độ nặng nhẹ của các tổn thương hay biến chứng do cao huyết áp gây ra. Có 3 giai đoạn: Cao huyết ấp giai đoạn I: Không có một dấu hiệu tổn thương thực thể nào, chỉ khi đo có huyết áp cao mà thôi. Cao huyết áp giai đoạn 2: Bệnh nhân có ít nhất một trong các dấu hiệu tổn thương thực thể sau đây: Dày tâm thất trái thấy được trên X-quang, điện tim, siêu âm. Hẹp lan rộng hay khu trú các động mạch võng mạc mắt. Protein niệu và Creatinin huyết tương tăng nhẹ. Cao huyết áp giai đoạn 3: Bệnh nhân đã có tổn thương ở các cơ quan: Tim: Có suy thất trái. Não: Có xuất huyết não, tiểu não hay thân não, bệnh não do tăng huyết áp (Encéphalopathie Hypertensive). Mắt: Có xuất huyết hay xuất tiết võng mạc, có thể có phù gai thị, các dấu hiệu này đặc trưng cho giai đoạn caơ hnụèt áfi oà cách điền irị 13 ác tính. Ngoài ra còn có thể có: Cc?n đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Huyết khối động mạch trong sọ gây nhũn não. Phình tắc động mạch. Suy thận. Cách phân loại giai đoạn tăng huyết áp dựa vào tổn thương do nó gây ra có nhiều ưu điểm: Hợp lý về mặt tổn thương. Phân loại rành mạch, rõ ràng. Dễ áp dụng: Không nhầm lẫn khi phân loại. Vì vậy được áp dụng rộng rãi trên thế giới và ở nước ta. Những nhược điểm của cách phân loại này là: Không hề tính đến con số huyết áp, mà con số huyết áp là một chỉ dẫn quan trọng cho việc sử dụng thuốc, điều chỉnh liều lưcmg thuốc cho phù hợp với từng bệnh nhân. Hơn nữa, đánh giá được chính xác các tổn thương đã nói ở trên đòi hỏi phải có phương tiện máy móc xét nghiệm X-quang, siêu âm, điện tim v.v... mà ở nhiều cơ sở y tế nước ta hiện nay chưa có, nên ở các cơ sở điều trị đó thì khó có thể phân loại tăng huyết áp theo giai đoạn bệnh một cách chính xác được. III. MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CỦA CAO HUYẾT áp Một số bác sĩ gọi cao huyết áp là “sát thủ giấu mặt” bởi vì nó dần gây tổn thương lên tim, mạch, thận và các cơ quan khác mà không có, hoặc có rất ít triệu chứng báo hiệu. Thực tế là chỉ có phân nửa số người bị cao huyết áo nhận biết về nó rõ ràng và đầy đử. Chỉ thỉnh 14 HOÀNG THƯÝ - biên sọan thoảng những đợt cao huyết áp bất thường mới làm cho người bệnh bị nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt. Đối với người bị cao huyết áp, bác sĩ tìm kiếm những dấu hiệu của các cơ quan bị tổn thương - như thăm dò xem trong đáy mắt có các mạch máu bị co xẹp hay bị dày lên không, trong mắt có hiện tượng xuất huyết nhẹ hay không; nghe nhịp tim để dò tìm những biểu hiện bất thường; kiểm tra sự lưu chuyển dòng máu trong các động mạch và khám bụng để tìm các dấu hiệu cho thấy thận bị lớn. Những khu vực nguy hiểm ở người mắc bệnh cao huyết áp: Mắt: Cao huyết áp không gây tổn hại nghiêm trọng cho tầm nhìn, cho đến khi nó quá cao. Tuy nhiên, những bất thường nơi các mạch máu nhỏ trong võng mạc có thể thấy được rất rõ, ngay cả khi huyết áp mới chỉ lên chút đỉnh. Đó là chỉ báo cho thấy huyết áp đã có lúc tăng cao. Tim: Cao huyết áp gây ra sức ép rất lớn lên tim. Điều này chỉ là cục bộ vì lượng máu về tim bị giảm và cũng bởi vì nó khiến tim phải làm việc nặng nề hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Thời gian trôi qua, tim sẽ dần bị lớn và yếu đi, các chức năng bị suy giảm. Tỉiận: Cao huyết áp làm tổn thương các mô và các tiểu động mạch trong thận, khiến nó hoạt động kém hiệu quả. Mạch máu: Cao huyết áp không được điều trị sẽ làm cho các mạch máu bị hẹp và chai cứng dần, dẫn đến chứng xơ vữa động mạch - là tình trạng dày lên của các mạch máu, vốn có liên quan đến các bệnh tim mạch. Cao huyết áp kéo dài không được điều trị sẽ gây ra ‘Sệ.Hh cao fuiỊfèf âp và cách điền frị 1 5 nhiều tổn thương cho các cơ quan khác nhau. Việc điều trị kịp thời làm giảm được các nguy cơ phát triển các chứng bệnh nguy hiểm. IV. NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH CAO HUYẾT áp 1. Nguyên nhân bên trong Viêm thận: Viêm thận cấp tính hoặc mạn tính đều có nguy cơ dẫn đến cao huyết áp. Thường có những biểu hiện ban đầu là phù; thường bắt đầu từ mặt, mắt (mí mắt trên). Thời kỳ đầu huyết áp tăng cao và dao động lớn, thời kỳ sau dẫn đến huyết áp tối thiểu tăng; có những biểu hiện đau lưng, sỢ lạnh, chân tay mỏi, cơ thể mềm nhược. Tiểu ít, nước tiểu thường vàng thẫm; đôi khi đục như nước gạo hoặc có máu. Kém ăn, kém ngủ và mệt mỏi. Viêm đài thận mạn tính: Biểu hiện thời kỳ đầu, thân nhiệt thường hạ với thời gian kéo dài, đau lưng đi tiểu nhiều lần, không nín tiểu được, khi đi thường đau buốt, đầu thường đau căng, tim đập nhanh. Huyết áp tăng cao, thể trạng suy nhược thiếu máu, phù thũng. Trong nước tiểu có thể có máu mủ và vi khuẩn. Lao thận: Biểu hiện thân nhiệt thấp, tự ra nhiều mồ hôi. Đi tiểu nhiều lần, lượng nhiều, thường nước tiểu có máu. Có thể biểu hiện các chức năng thận bị giảm kèm theo cao huyết áp. Nang thận: 16 HOÀNG THUÝ - biên sọan Biểu hiện đau lưng đôi khi đau bụng có thể đi tiểu ra máu. Khi các nang phát triển huyết áp thường tăng, đồng thời với sự xơ cứng các động mạch. Có u ở tuyến thượng thản: Biểu hiện tim đập nhanh, hồi hộp, đau đầu, buồn nôn, thị lực giảm; ra mồ hôi nhiều, chân tay lạnh và tê bì. Đau vùng ngực và bụng. Kém ngủ, tinh thần căng thẳng, kèm theo huyết áp tăng. Động mạch bị xơ cứng: Do thành mạch bị biến đổi, dày lên và xơ cứng, tính đàn hồi bị giảm đi, lòng mạch bị nhỏ lại. Trường hỢp này thường dẫn đến sự tặng huyết áp tối đa; còn huyết áp tối thiểu bình thường hoặc hơi hạ. Thường gặp ở lứa tuổi trung niên. Triệu chứng lâm sàng thường biểu hiện tim đập nhanh, hồi hộp, động mạch vành bị biến dạng dẫn đến đau thắt ngực, cơ tim bị cứng hoá. Do hẹp miệng của động mạch chủ thường do bẩm sinh (tim tiên thiên). Đa phần thấy ở nam giới. Tính chất nặng hay nhẹ là do mức độ hẹp của miệng động mạch chủ. Có người khi tuổi trưởng thành mới phát hiện thấy. Cơ thể thường biểu hiện mệt mỏi, đau vùng tim, tim đập nhanh. Huyết áp ở tay cao, huyết áp ở chân lại thấp hơn. Thời giàn đầu huyết áp thường biển hiện cao ở mức độ vừa kèm theo đau đầu, chóng mặt, tiểu nhiều, tiểu đêm phiền toái, chân tay vô lực tê bì, co quắp. Với các xét nghiệm máu thấy hàm lượng kali giảm và natri tăng. Ngoài ra hẹp động mạch chủ cũng là nguyên nhân gây cao huyết áp. Cường năng tuyến giáp: Do hormone tuyến giáp phân tiết quá nhiều dẫn 'Ẽệnh cao hnyềi ắỊ> và cách điều i f ị 17 đến tim đập nhanh, tinh thần căng thẳng, nhiều mồ hôi; sợ nóng, mắt bị lồi; phù tuyến giáp, thường ăn nhiều mà trọng lượng cơ thể lại giảm, do chuyển hoá cơ bản tăng kèm theo là tăng huyết áp tối đa; huyết áp tối đa; huyết áp tối thiểu thấp. - Do nhiễm độc khi thai nghén: Phụ nữ mang thai, nhất là ba tháng cuối có thể có cơn cao huyết áp, biểu hiện bằng những cơn co giật, mà người ta gọi là sản giật. Một số thuốc như Corticoid, thuốc phòng ngừa thai, thuốc cam thảo dùng lâu ngày... đều có thể gây cao huyết áp tạm thời. Do tăng hàm lượng Cholesterol trong máu: Vượt quá giới hạn cho phép (5,68mmol/l) sẽ ảnh hưởng đến thành mạch. 2. Nguyên nhân bên ngoài - Do ăn uống: ăn nhiều các chất cay nóng, kích thích trong thời gian kéo dài như rượu, cà phê, thuốc lá hoặc chế độ ăn uống quá nhiều mỡ động vật, ăn mặn. - Do căng thẳng thần kinh (do làm việc nghỉ ngơi không điều độ dẫn đến lo nghĩ, sợ hãi). - Do các yếu tố môi trường như quá nhiều tiếng động mạnh, tiếng ồn ào... - Uống thuốc tránh thai, thuốc corticoid cũng là nguyên nhân tăng huyết áp. Theo Sở Nghiên cứu Nội khoa Viện Nghiên cứu Trung y Thượng Hải: Nguyên nhân chủ yếu gây nên cao huyết áp là “thất tình” (7 loại tình chí như: vui, buồn, giận...). Từ nguyên nhân “thất tình” dẫn đến một số yếu tố gây bệnh khác mà Y học cổ truyền thường hay đề cập đến là Phong, Hoả, Đờm, Hư. 18 HOÀNG THUÝ-biên sọan Cụ thể là: - Lo buồn suy nghĩ, tinh thần căng thẳng đều có thể làm cho khí bị mất. Khí mất lâu sẽ hóa hoả. Giận dữ (nộ) làm hại Can (Nội kinh: “Nộ thương Can”), Can hoả vượng lên gây ra nội phong. - Lo buồn, suy nghĩ làm hại Tỳ (Nội Kinh: “Tư thương Tỳ”), Tỳ hư khí suy không chế ngự được Thận sẽ sinh ra đờm thấp. Đờm thấp có thể sinh ra nhiệt và nhiệt có thê sinh ra nội phong. - Tỳ hư ảnh hưởng đến việc dinh dưỡng kém sút, làm cho tinh hậu thiên của các tạng suy kém gây ra Hư, nhất là đối với Thận âm. - Thận âm hư làm cho Can huyết hư không nuôi dưỡng được Can, nhẹ thì gây ra chứng Âm hư Can vượng, nặng thì sinh ra Can mộc nội phong. Các yếu tố này tuy bao gồm Phong, Hoả, Đờm, Hư nhưng chủ yếu là do Nội Phong và Hoả vượng. Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh cao huyết áp. Tuy nhiên người ta vẫn thấy rằng chủ yếu là do nguyên nhân bên trong dẫn đến bệnh này. Mặc dù vậy, các nguyên nhân bên ngoài cũng không kém phần quan trọng dẫn đến bệnh cao huyết áp. Do đó để phòng trị bệnh cao huyết áp có hiệu quả cần phải kết hợp, vừa điều trị các nguyên nhân bên trong đồng thời khắc phục những yếu tố ngoại lai ảnh hưởng đến bệnh cao huyết áp. V. Cơ CHẾ SINH BỆNH CAO HUYẾT áp 1. Theo Y học hiện đại Theo các tác giả của Liên Xô, có 3 cơ quan góp 'Ẽệnh cao hnyếý áp oà cách điều iưị 19 phần vào cơ chế sinh ra bệnh cao huyết áp: - Rối loạn thần kinh thể dịch: được nêu ra từ năm 1942. Theo đó, trong vỏ bán cầu đại não thường xuyên có kích thích, ở đó phát xung động xuống trung tâm điều hòa vận mạch làm mạch máu co lại và khi mạch máu bị co thắt sẽ làm huyết áp tăng lên. Khi huyết áp tăng lên lại gây rối loạn huyết, gây ra thiếu máu ở một số cơ quan, nhất là não, rồi lại trở lại vòng lẩn quẩn giữa não và mạch máu. - Tuyến Yên: Tuyển yên kích thích thượng thận sản xuất ra corticoid, muối và nước bị ứ lại, mạch máu bị co lại làm cho huyết áp tăng lên. - Thận: Chủ yếu là men prostaglandine ờ nhu mô thận có tác dụng kìm hãm renin do ống lượn điều tiết ra. Nếu bị thiếu máu thì men prostaglandin bị ức chế không làm được nhiệm vụ kìm hãm renin, renin tăng trong máu làm cho huyết áp tăng lên. 2. Theo Y học cổ truyền Theo Y học cổ truyền, cơ chế sinh bệnh cao huyết áp chủ yếu dựa vào thuyết “Thượng thực hạ hư”. - Thượng thực nghĩa là Can hoả bốc lên trên, Can dương cũng bùng lên hợp với phong đờm làm rối loạn ở phần trên (thượng). Can dương bốc lên làm cho khí huyết bị kéo lên theo gây ra đầu váng, mắt hoa, đầu nặng, chân nhẹ, đầu đau, mắt đỏ, mặt đỏ, ngực bứt rứt... - Hạ Hư nghĩa là Thận Thủy không đủ, không nuôi được Can Mộc. Can âm kém không chế ngự được Can dương làm cho Can dương bốc lên. Mộc sinh Hoả, Can dương vượng tức là hoả vượng, hoả vượng quá sinh phong gây ra rối loạn ở phần trên (thượng). 2 0 HOÀNG THưý-biên so.an - Âm hư sinh nội nhiệt, hư hoả cũng bốc lên hợp với nội phong gây ra các chứng chân nhẹ đầu nặng, lưng đau mỏi, đầu đau, tim đập nhanh, ngực bứt rứt... - Bệnh chủ yếu ở tạng Can nhất là Can hoả, Can dưcfng nhưng tạng Thận và Tâm cũng giữ vai trò quan trọng, vì vậy, trong các triệu chứng của bệnh cao huyết áp có triệu chứng của: + Can; đầu đau, mắt hoa... + Tâm: tim đập nhanh, bồn chồn không yên... + Thận: lưng đau, tai ù... So sánh với cơ chế sinh bệnh, có thể thấy rõ là Y học hiện đại và Y học cổ truyền đều có 1 quan điểm thống nhất là quan hệ giữa trên và dưới; - Quan hệ trên dưới của Y học hiện đại là quan hệ giữa vỏ não và nội tạng. Công năng của vỏ não bị rối loạn gây ra trương lực mạch máu tăng, động mạch xơ cứng, thận bị thiếu máu (nội tạng - bên dưới). Nội tạng bên dưới lại tác động ngược lại làm cho công năng của vỏ não bị rối loạn... Và cứ trong vòng lẩn quẩn đó bệnh tiếp tục phát triển làm tổn thương đến các cơ quan: tim, thận, não... - Quan hệ trên dưới của Y học cổ truyền dựa vào Thượng thực hạ hư. Thượng thực ở đây là Can dương, Can hoả bốc lên trên. Hạ hư ở đây là Thận thủy ở dưới bị suy kém. Can hoả pàng thịnh càng làm hao tổn Thận thủy ở dưới. Thận thủy càng suy kém càng không nuôi dưỡng được Can mộc làm cho Can mộc vượng lên và cứ như vậy bệnh tiếp tục phát triển làm tổn thương đến các tạng Can, Thận, Tâm. Giữa 2 quan điểm trên có thể nhận thấy: - Can dương hoả bốc lên. vỏ não bị rối loạn; - Hoả vượng bốc lên trên. Rối loạn do căng thẳng cao hnyềi áp và cách điền irị 21 gây nên; - Thận thủy suy. Trương lực mạch máu tăng cao, động mạch nhỏ bị xơ cứng, thận thiếu máu. (Vì Thận thủy thuộc âm, âm là vật thể (hữu hình) tương đương với mạch máu, thận... Còn suy kém ở đây tương đương với việc trương lực cao, xơ cứng của động mạch và thiếu máu của thận. Cơ chế dẫn tới cao huyết áp còn bao gồm; Cung lượng tim và vai trò hệ thần kinh giao cảm. Cung lượng tim là khối lượng máu được tim đẩy vào động mạch đi nuôi cơ thể trong một phút. Như vậy, cung lượng tim là tích số của khối lượng máu đẩy vào động mạch của một nhát bóp tim nhân với số lần bóp trong một phút (tần số tim). Mặc dù chưa tìm ra được nguyên nhân của bệnh cao huyết áp, người ta đã nghiên cứu rất sâu về các cơ chế gây tăng huyết áp và thấy rõ cung lượng tim ảnh hưởng rất lớn đến huyết áp. Huyết áp phụ thuộc vào hai yếu tố: Cung lượng tim và sức cản ngoại vi. Theo định luật Poisenille: p = Q xR Trong đó: P: Huyết áp. Q: Cung lượng tim. R: Sức cản ngoại vi. Nghĩa là: Huyết áp tỷ lệ thuận với cung lượng tim và sức cản ngoại vi. Cung lượng tim càng tăng, huyết áp sẽ càng tăng. Sức cản ngoại vi tăng, huyết áp sẽ tăng. Sức cản đó do nhiều yếu tố như lòng mạch, độ nhớt của 22 HOÀNG THUÝ-biên sọan máu và độ dài của mạch (độ dài của mạch nói chung không thay đổi tuy vậy nếu có các chấn thương sẽ sinh ra tuần hoàn bàng hệ, thì độ dài đó có thể thay đổi và đó cũng là nguyên nhân làm tăng sức cản ngoại vi). Sức cản đó còn phụ thuộc trực tiếp vào khí hậu nóng lạnh, vào độ sừng hoá của da, bền vững của thành mạch (tính đàn hồi) (khí hậu nóng các mạch ngoại vi giãn nở, lòng mạch rộng ra khí hậu lạnh các mạch ngoại vi co lại, lòng mạch hẹp lại). Cung lượng tim lại có liên quan với nhu cầu chuyển hoá oxy. Có nghĩa là: Khi mức tiêu thụ oxy ở tổ chức càng lớn thì cung lượng tim càng tăng. Vì có như vậy mới đưa máy tới tổ chức để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng theo yêu cầu cơ thể. Khi nồng độ oxy trong động mạch càng tăng, hiệu số (Ca0 2 - CVO2) càng lớn thì cung lượng tim càng lớn. Khi nồng độ oxy trong tĩnh mạch càng tăng, hiệu số (CaƠ2 - CVO2) càng nhỏ thì cung lượng tim càng lớn. Khối lượng máu đẩy vào động mạch của một lần co bóp phụ thuộc vào sức co bóp của tim và số máu có sẵn trong thất trái. Số máu có sẵn trong thất trái sau một lần thất giãn người ta gọi là thể tích máu cuối thì tâm trương thất trái. Sức co bóp của tim chịu ảnh hưởng của một bộ phận chuyên biệt mà người ta gọi là cảm thụ Beta Adrenergic hay còn gọi là Beta giao cảm. Khi cảm thụ này bị kích thích sẽ làm tăng sức co bóp của tim. Ngược lại, khi cảm thụ này bị ức chế sẽ làm giảm sức co bóp đó. Chất lượng của sự co bóp tống máu của thất trái được thể hiện ở phân số tống máu. Phân số tống máu là tỷ lệ giữa thể tích tống máu 'Sộ.hIì cao fu(Ị/èi áfi và cách điều ivị 23 'tâm thu và thể tích máu cuối tâm trương. Thể tích máu cuối tâm trương thất trái phụ thuộc vào lượng máu trở về tim mà lượng máu trở về tim lại phụ thuộc thể tích máu toàn bộ hoạt động của hệ tim mạch và cả sức hút của tim. Thể tích máu toàn bộ cơ thể lại phụ thuộc vào thể tích huyết tương và thể tích các huyết cầu. Thể tích huyết tương lại do lượng protein trong máu và lượng ion Natri quyết định. Hoạt động của hệ tĩnh mạch ngoại biên phụ thuộc vào các cảm thụ Anpha Adrenergic hay còn gọi là Anpha giao cảm. Khi các cảm thụ này bị kích thích gây ra co mạch, khi các cảm thụ này bị ức chế gây ra giãn mạch. Tần số tim chịu ảnh hưởng của các cảm thụ Beta Adrenergic. Khi cảm thụ này bị kích thích tần số tim tăng lên, khi bị ức chế, tần số tim giảm. Hệ thần kinh phế bị kích thích cũng làm tần số tim giảm. Như vậy, ta thấy cung lượng tim bị ảnh hưởng từ sâu xa bởi các cảm thụ Beta Adrenergic và Anpha Adrenergic, nồng độ protein máu, nồng độ ion Natri máu. Trên cơ sở những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp kể trên, ta có thể khai thác những yếu tố có lợi, đồng thời hạn chế tối đa các yếu tố bất lợi giúp cho việc phòng, trị huyết áp tốt hơn. VI. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH CAO HUYẾT áp 1. Theo Y học hiện đại Tổ chức Y tế Thế giới phân bệnh cao huyết áp làm 24 HOÀNG THUÝ-biên sọan 3 giai đoạn: Giai đoạn I: Người bệnh ở trạng thái dễ bị kích thích, thường hay kêu đầu đau, đau về buổi sáng và sau khi làm việc căng thẳng, đau từng cơn, cơn ngắn vài giờ hoặc cả ngày, có thể có cơn đau vùng tim (30%), có triệu chứng này chứng tỏ có dấu hiệu co thắt của động mạch vành. Người bệnh mệt mỏi, hồi hộp, mặt đỏ hoặc tái do co thắt mạch máu (huyết áp tăng lên có người mặt đỏ có người mặt tái không nhất định). Sờ mạch tay quay thấy đập căng, mỏm tim đập mạnh, có tiếng thổi tâm thu cơ năng, huyết áp dao động, trường hợp này nên làm các nghiệm pháp xem huyết áp có cao không: 1- Nghiệm pháp ngừng thở; gây hiện tượng thiếu oxy, gây co mạch, huyết áp sẽ cao (ngưng chừng một phút sẽ đỡ). 2- Ngâm chân vào nước lạnh 4°c chừng 2 - 3 phút, gặp lạnh mạch máu sẽ co lại, huyết áp sẽ tăng lên (nếu đúng thì huyết áp sẽ cao lên). Giai đoạn 2: Cao huyết áp thường xuyên có cơn cao kịch phát, đầu đau dữ dội, thở khó, phù phổi cấp do thất trái suy cấp. Huyết áp tối đa có khi lên đến 220/100mmHg, có thể bị xuất huyết não, hôn mê. - Dấu hiệu rối loạn tuần hoàn não: chóng mặt, tai ù, muốn ói, đầu nhức dữ dội, có khi phát âm không rõ, có khi có hơi thoáng liệt, có khi ngất lịm... - Đối với võng mạc: thị lực giảm, có dấu hiệu ruồi bay hoặc sương mù, soi đáy mắt thấy mao mạch ngoằn ngoèo, phù nề hoặc xuất huyết. - Đối với tim: có tiếng thổi tâm thu, nghe được tiếng thứ 2 do động mạch xơ cứng. Có cơn đau thắt ngực, 'Ẽệnh cao hnyềi áfi và cách điỀtt irị 2 5 loạn dưỡng cơ tim, nhồi máu cơ tim. - Đối với thận: bị thiếu máu nhẹ ở thận gây rối loạn chức năng thận, nước tiểu có hồng cầu hình trụ. Giai đoạn 3: Triêu chứng lâm sàng giống giai đoạn II nhưng nặng hơn. Huyết áp cao cố định, nếụ tụt xuống là nguy vì đã suy tuần hoàn nặng rồi. Người bệnh thấy đầu đau, mất ngủ, trí nhớ giảm, mất khả năng lao động. Cơn đau thắt tim tăng lên nhiều, suy tim độ 3, 4, đe dọa nhồi máu cơ tim, xuất hiện phù nề, gan to, cổ trướng, tổn thương tuần hoàn não, muốn nôn, co giật, bán hôn mê, xuất huyết não, không có đe dọa phù phổi cấp vì tuần hoàn đã giảm nhiều rồi. - Mắt: Tổn thương mắt nặng, có thể bị mù. - Thận: Tổn thương và thận viêm rõ, urê huyết cao. ờ giai đoạn này (III) xuất huyết não và lượng đàm trong máu cao, người bệnh thường bị chết do nhồi máu cơ tim. 2. Theo Y học cổ truyền Sách ‘Nội khoa học’ của Trung y Thượng Hải và Thành Đô đều nêu ra 4 thể loại cao huyết áp như sau: 1- Cao huyết áp thể Can Dương Thượng Can a. Chứng: Chóng mặt, đầu đau mỗi khi căng thẳng, khi tức giận thì đau tăng, ngủ ít, hay mơ, dễ tức giận, miệng đắng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền. b. Triệu chứng: - Chóng mặt, tai ù, đầu đau do Can dương bốc lên. - Mặt đỏ, dễ tức giận, ngủ ít, hay mơ, miệng đắng, lưỡi đỏ là biểu hiện của dương vượng. - Mạch huyền là biểu tượng của Can. c. Nguyên nhân: Giận dữ làm hại Can, Can uất hóa 26 HOÀNG THUÝ-biên sọan Hoả, Can âm bị tổn thương, hao tổn, làm cho Can dương bùng lên gây ra bệnh. 2- Cao huyết áo thể Đờm Trọc Trung Trở a. Chứng: Đầu choáng váng và nặng nề, hông bụng buồn đầy, muốn ói, ăn ít, ngủ li bì, lưỡi trắng, mạch Nhu hoạt (Thượng Hải), Huyền hoạt (Thành Đô). b. Triệu chứng: - Đầu choáng, nặng nề: do đờm trọc ngăn trở thanh khí không đưa được lên đầu. - Bụng đầy, muốn ói, ăn ít, ngủ li bì: do đờm trọc ngăn trở trung tiêu gây ra. - Mạch nhu biểu hiện của thấp, mạch hoạt biểu hiện của đờm. c. Nguyên nhân: Do ăn nhiều các thức béo, bổ làm cho Tỳ Vị bị tổn thương khiến cho thanh dương không hóa thành tân dịch mà biến thành đờm thấp, khiến cho thanh dương không thăng lên được và trọc âm không giáng xuống được gây ra bệnh. 3- Cao huyết áp thể Thận tinh hất túc a. Chứng: Chóng mặt, mệt mỏi, hay quên, lưng gối đau yếu, tai ù, mất ngủ, di tinh, chân tay lạnh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm, tế (Dương hư). - Nếu thiên về âm hư: lòng bàn tay, chân và ngực nóng và bứt rứt (ngũ tâm phiền nhiệt), lưỡi đỏ, mạch huyền, tế (Thượng Hải) hoặc huyền tế sác (Thành Đô). b. Triệu chứng: - Thận tàng tinh, sinh tủy, thận hư yếu gây ra di tinh, thận hư tủy không thông được lên não gây ra chóng mặt, hay quên. - Lưng đau: dấu hiệu thận hư (Nội Kinh: Lưng là 'Sệnh cao hiiíféf ắỊ< và cách điền irị 2 7 phủ của thận). - Thận chủ xương, thận hư làm cho xương đau. - Thận khai khiếu ra tai, thận hư sinh ra tai ù. - Chân tay lạnh: dấu hiệu thiên về dương hư (dương hư sinh ngoại hàn). - Mạch trầm, tế: Thận dương hư. - Lòng bàn tay, chân và ngực nóng, lưỡi đỏ, mạch tế, sác là dấu hiệu thiên về âm hư (âm hư sinh nội nhiệt). c. Nguyên nhân: Do tiên thiên suy yếu hoặc lao lực khó nhọc làm cho thận tinh khô, thận suy không sinh được tủy, tủy không thông được lên não gây ra bệnh. 4- Cao huyết áp thể Can thận Âm hư (Hiện đại Nội khoa Trung y học) a. Chứng: Hoa mắt, chóng mặt, tai ù, đau nóng trong đầu, mặt đỏ, ngực tức, bứt rứt hoặc chân tay tê dại, ngũ tâm phiền nhiệt, lưng đau, lưỡi thon đỏ, rêu mỏng, mạch Huyền, Tế, Sác. Thường gặp trong trường hợp thể chất vốn có sẵn âm hư hoặc bị huyết áp cao thời gian dài, dương thịnh làm tổn thương chân âm. b. Triệu chứng: - Thận tàng tinh, sinh tủy, thận hư tủy không thông được lên não gây ra chóng mặt, hay quên. - Lưng đau: dấu hiệu thận hư (Nội Kinh: Lưng là phủ của thận). - Thận khai khiếu ra tai, thận hư sinh ra tai ù. - Lòng bàn tay, chân và ngực nóng, lưỡi đỏ, mạch tế, sác là dấu hiệu thiên về âm hư (âm hư sinh nội nhiệt). 5- Cao huyết áp thể Khí huyết đều hư (Thượng Hải), Tàm Tỳ lưỡng hư (Thành Đô) 28 HOÀNG T H U Ý -biên sọan a. Chứiig: Chóng mặt, hoa mắt, sắc mặt nhạt, hồi hộp, mất ngủ, mệt mỏi, biếng ăn, lưỡi nhạt, mạch tế, nhược. b. Triệu chứng: - Chóng mặt, hoa mắt, sắc mặt nhạt, lưỡi nhạt là do khí huyết hư. - Hồi hộp, mất ngủ do tâm huyết suy. - Mệt mỏi, biếng ăn do Tỳ khí suy. - Mạch tế, nhược biểu hiện khí huyết suy. c. Nguyên nhân: Do bệnh lâu ngày không khỏi, khí huyết bị tổn hao hoặc sau khi mất máu, bệnh chưa hồi phục hoặc do Tỳ Vị hư yếu, không vận hóa được thức ăn để sinh ra khí huyết dẫn đến khí huyết bị hư. Khí hư thì dương bị suy, huyết hư thì não bị bệnh không nuôi dưỡng được, gây ra bệnh. Triệu chứng chính để chẩn đoán cao huyết áp là đo thấy huyết áp tăng. Biến chứng chính của cao huyết áp là sự xơ vữa các động mạch ngoại vi và các cơ quan, từ đó gây ra nhiều tổn thương khác nhau biểu hiện chủ yếu ở các cơ quan như: mắt, tim, não, thận... Tim Trong cao huyết áp sức cản ngoại vi tăng làm cho tim phải làm việc nhiều để thắng sức cản đó. Do đó lâu ngày tâm thất trái bị dày lên, về lâu dài giãn ra, khả năng co bóp đàn hồi của tim giảm, thất trái giãn ra, dẫn đến suy tim trái. Đặc biệt là sau những cơn tăng huyết áp kịch phát dễ gây suy tim trái cấp tính. Động mạch vành cũng dần dần bị xơ vữa do tăng huyết áp thúc đẩy, gây ra thiếu máu cơ tim cục bộ làm xuất hiện những cơn đau thắt ngực, mức độ nặng có thể gây nhồi máu cơ tim. Bệnh cao huyết áp được coi là yếu cao áp và cách điền ii-ị 29 tố đe doạ quan trọng trong bệnh mạch vành. Theo kết quả nghiên cứu của Hội Nghiên cứu tim ở Los Angeles tỷ lệ mắc bệnh mạch vành trên 1.000 người như sau: - Người huyết áp bình thường: Tỷ lệ bệnh mạch vành 9,2%; - Người cao huyết áp không có tim to: Tỷ lệ bệnh mạch vành 16,3%; - Người cao huyết áp có tim to; Tỷ lệ bệnh mạch vành 21,7%. Khám tim trên lâm sàng có những triệu chứng như sau: Diện đục của tim to ra. Nghe thấy tiếng TI đập mạnh ở đáy. Có thể có tiếng thổi tâm thu ở mỏm tim, tiếng thổi tâm trương do hở động mạch chủ. X-quang thấy tim trái to bè ra. Điện tim thấy dấu hiệu dày thất trái, có rối loạn tái cực, sóng T dẹt hoặc âm. ST chếch xuống. Có thể có cơn đau thắt ngực. Siêu âm: Dày giãn thất trái. Động mạch Áp lực tăng thường xuyên của dòng máu khi đi qua động mạch làm thầy đổi cấu trúc của thành động mạch, có tình trạng phì đại các tế bào nội mạc và các tế bào cơ trơn, xâm nhập xơ trong và phát triển collagen trong lớp trung mạc và nội mạc của thành mạch, màng ngăn trong dày lên, gây tăng trương lực cơ đơn thuần, áp lực trong lòng mạch tăng lên. Sau đó xâm nhập xơ trong ở các khoảng liên bào 30 HOÀNG T H U Ỷ - biên sọan làm cho các tế bào cơ trơn bị bóp nghẹt và có thể bị hoại tử. Giai đoạn này tổn thương phổ biến là xơ các tiểu mạch, làm hẹp lòng các động mạch, làm tăng sức cản ngoại vi, gây tăng huyết áp. Nếu có thêm xơ vữa các động mạch lớn thì hai bệnh này sẽ càng thúc đẩy nhau phát triển. Trên lâm sàng có các triệu chứng sau: Mạch nhanh: Nhiều hay ít do tăng tần số tim. Mạch căng: Sờ vào mạch có khi như sờ vào xe điếu. Mạch căng do hai lý do, một là do xơ cứng thành động mạch, hai là do áp lực trong lòng mạch tăng. Khám đáy mắt: soi đáy mắt thấy được tình trạng động mạch. Theo Keith, Wegener và Barker, có bốn độ: Độ 1: Các động mạch hẹp long dáng cứng; Độ 2: Động mạch bắt chéo tĩnh (dấu hiệu Gunn); Độ 3; Xuất tiết và xuất huyết võng mạc; Độ 4: Phù gai thị. X-quang tìm thấy quai động mạch chủ vồng cao, giãn rộng và to hơn bình thường. Thận Cao huyết áp gây tổn thương thận. Tổn thương này diễn ra từ từ trong một thời gian dài. Thường ở giai đoạn đầu thận bù trừ tốt nên không có triệu chứng gì. Động mạch thận dần dần bị xơ hoá (Nephro Angioselerose), lâu ngày sẽ xơ teo dần hai thận. Trong cao huyết áp do xơ hoá động mạch thận nên cung lượng thận giảm, còn có độ lọc của cầu thận vẫn bù trừ tốt, nhưng lâu dài gây tổn thương (hyalinose) từng giai đoạn ở cầu thận. Vữa xơ động mạch thận có thể xảy ra trên những 'Sệ.nh cao hKtfèi áfi oà cách điều it-ị 31 bệnh nhân không có cao huyết áp, nhưng cao huyết áp đã làm bệnh xuất hiện nhanh hơn, nhiều hơn. Triệu chứng lâm sàng của thận trong cao huyết áp rất kín đáo, kéo dài mãi cho đến khi có những tổn thương thực thể mới xuất hiện suy thận, nhưng tiến triển vẫn từ từ kéo dài. Hoại tử dạng tơ huyết các tiểu động mạch thận gây tăng huyết áp cấp tính, số đo huyết áp rất cao tiến triển nhanh kèm theo tăng nhanh urê máu, xuất huyết tiết võng mạc, phù gai mắt, thiếu máu cục bộ thận sẽ dẫn đến cao Renin máu và Angiotensin II trong huyết tương. Trường hỢp có tăng huyết áp ác tính gây tổn thương nặng và nhanh chóng ở thận. Quá trình viêm nội mạc tăng sinh hoặc quá trình hoại tử lan rộng làm cho suy thận xảy ra nhanh chóng và rất dễ tử vong. Trong các tử vong do tăng huyết áp thì biến chứng thận chiếm tỷ lệ 5,9% theo Sokolow, 9,9% theo Breslin và 20,2% theo Smit. Não Cao huyết áp lâu ngày làm cho động mạch não mất độ đàn hồi, biến dạng, dễ hình thành những túi phồng nhỏ, rất dễ vỡ khi có cơn tăng huyết áp kịch phát. Tăng huyết áp cũng thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch não, giảm lưu lượng máu đến nuôi tổ chức não gây ra tình trạng thiếu máu não. Đôi khi tắc mạch não gây ra hiện tượng nhũn não, còn gọi là nhồi máu não. Cao huyết áp là yếu tố nguy hại nhất đối với xơ vữa động mạch não. Cao huyết áp gây ra bệnh não hay còn gọi là bệnh não do cao huyết áp (Hypertensive encephalopathy). Nó 32 HOẢNG THƯÝ - b iê n sọan có thê xảy ra hai cách ( theo E. Goldberger): - Cao huyết áp gây co thắt (Vaso spasm) hoặc co hẹp (Vaso contriction) mạch dữ dội, điều này làm giảm lượng máu đến não và gây ra những thay đổi bệnh lý như xuất huyết dạng chấm. - Khi huyết áp tăng vượt mức độ nhất định, vai trò điều hoà (Antoregulation) của mạch máu não bị pha vỡ làm tăng đột ngột lượng máu đáng kể đến não. Điều này làm áp lực mao mạch tăng lên dẫn đến phù não hoặc những thay đổi bệnh hoặc tương tự như trên. Trên lâm sàng có các biển hiện như sau: Đau đầu: Đau khu trú vùng trán, chẩm, thái dương, có khi đau nửa đầu, có khi vị trí đau không cố định rõ rệt, thường đau về đêm. Sáng sớm đau tăng khi có tiếng động ồn ào, có những cơn đau rất dữ dội, bệnh nhân ôm chặt đầu, chảy nước mắt, chúng tôi đã gặp rất nhiều bệnh nhân đau dữ dội đến mức húc đầu vào tường. Chóng mặt, loạng choạng, ù tai hoa mắt, đi lại không chính xác, không tự chủ. Hay quên, trí nhớ giảm đến mức có thể quên cả tên người thân, khả năng tập trung trí tuệ giảm. Hay xúc động, có cơn bốc hoả thấy nóng ran ở mặt hay nóng bừng người, dễ khóc. Rối loạn vận mạch đầu chi, tê các đầu chi, đôi khi mất cảm giác rõ rệt, run đầu chi. Trường hỢp rất nặng do tăng huyết áp quá cao có thể gây đau đầu dữ dội, lẩn thẩn, nôn, co giật, hôn mê. Xuất huyết não liệt nửa người, liệt nửa mặt (do thần kinh số 7). Có thể liêt mặt và người cùng bên, hoặc khác bên. Trường hỢp này máu tràn vào các buồng não, gây ‘Eộ.nh cao hnyèý áf> và cách điều irị 3 3 lụt não thất. Bệnh nhân đi vào hôn mê rất nhanh và sớm tử vong. Vị trí chảy máu có thể là ở não màng não hoặc chỉ ở màng não. Các nghiên cứu ờ Pramigham cho thấy các đợt tăng huyết áp kịch phát huyết áp tối đa là nguy cơ chính gây tai biến mạch máu não. Hội nghị quốc tế về tuần hoàn não lần thứ tư ở Toulouse năm 1985 cho rằng bệnh tăng huyết áp gây nguy cơ xuất huyết não tăng gấp nhiều lần ở người không cao huyết áp. Nguy cơ này táng dần theo tuổi, và liên quan nhiều đến huyết áp tối đa. Tỷ lệ tử vong do tai biến mạch máu não do cao huyết áp theo Hood là 45%, trong khi tỷ lệ đó là 26,1% ở người cao huyết áp có tổn thương đáy mắt đoạn I và II chưa có tai biến mạch máu não. 6. Một vài triệu chứng của các thể bệnh cao huyết áp cấp cứu, cao huyết áp ác tỉnh Cao huyết áp ác tính là một thể rất nặng của tăng huyết áp, xảy ra ở người trẻ tuổi và rất dễ dẫn tới tử vong. Cao huyết áp ác tính có những đặc điểm sau: Số huyết áp cao: Tối đa từ 220mmHg trở lên. Nhiều biến chứng xảy ra dồn dập. - Mắt: Xuất tiết, xuất huyết võng mạc. - Tim; To ra nhanh, suy tim (phù, gan to, khó thở). - Thận: Suy thận nặng (Urê máu tăng, Protein niệu nhiều, có hồng cầu bạch cầu, trụ hạt trong nước tiểu). - Toàn thân: Xanh nhcít, nhức đầu dữ dội, có thể xuất huyết dưới da niêm mạc. Cao huyết áp ác tính ít khi là tiên phát. 3 4 HOẢNG T H ư ý - biên s ọ a n Tổn thương chủ yếu trong cao huyết áp ác tính là: Viêm hoạt tử tiểu động mạch thận (Renal - necrotizing artrriotilis) tăng urê máu và tử vong trong vòng một năm nếu không điều trị. Cao huyết áp kịch phát tiến triển nhanh, xảy ra ở bất kỳ loại cao huyết áp nào, do bất kỳ nguyên nhân nào, cao huyết áp ác tính là giai đoạn cuối của cao huyết áp ban đầu lành tính, là giai đoạn sau của suy thận do viêm hoại tử động mạch thận. Đôi khi là do kết hợp với u tuỷ thượng thận (Pheochrmocytoma) hoặc với cường aldosteron tiên phát (Primary hyperal dosterolnism). Theo Goldberger: Cơn cao huyết áp ác tính ở bệnh nhân có huyết áp bình thường trước đó thường là do: - Viêm vi cầu thận cấp. - Phản ứng thuốc đối với chất ức chế men Môn Amine Oxydase (MAO) - Nhiễm độc thai nghén. Ccm cao huyết áp ác tính xảy ra ở bệnh nhân đã có cao huyết áp mãn tính nguyên nhân thường gặp nhất là: - Viêm cầu thận. - Viêm bể thận. - Bệnh mạch máu. Cao huyết áp do mạch máu thận, tuỷ thượng thận, có thể gây tình trạng tăng cấp tính hoặc mãn tính. Khi ngừng thuốc clonidin (catapress) đột ngột sau một thời gian sử dụng, huyết áp có thể tăng vọt lên. Sau khi ngừng đột ngột Methydopa, propranolol cũng có thể gây tình trạng tưcfng tự. - Các tình trạng cấp cứu về cao huyết áp có thể là; + Bệnh não cao huyết áp. + Phóng thích đột ngột Catecholamin gây cao cao finỊfèf áp oà cách điền frị 3 5 huyết áp. + Cao huyết áp đi kèm với xuất huyết nội sọ. + Cao huyết áp đi kèm với bệnh thận (thường là viêm cầu thận cấp). + Phình bóc tách cấp tính động mạch chủ. + Sản giật, tiền sản giật. VII. NHỮNG ĐỐI TƯỢNG THƯỜNG MẮC CAO HUỲẾT áp Tuy còn chưa biết rõ nguyên nhân tại sao có một số người trong chúng ta lại dễ bị cao huyết áp hơn những người khác, nhưng có một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị chứng bệnh này đã được biết đến như sau: Chủng tộc: Những người Phi da đen, người Caribe gốc Phi sống ở châu Âu và người Mỹ gốc Phi thường có nguy cơ bị cao huyết áp. Điều này có thể liên quan phần nào tới cách cơ thể giữ muối. Tuổi tác: Trong khoảng độ tuổi từ 20 đến 40, huyết áp của chúng ta chỉ tăng nhẹ, sau đó nó mới tăng nhanh. Bệnh cao huyết áp hiếm thấy trước tuổi 25, thường thấy ở tuổi trung niên trở đi, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng nhiều, nữ mắc ít hơn nam cho đến tuổi mãn kinh. Điều tra của chúng tôi năm 1980 trên 2000 người lớn tuổi cho thấy lứa tuổi bắt đầu mắc bệnh hay gặp là từ 43 đến 55, tuổi thấp nhất là 29 tuổi, cao nhất là 68 tuổi. Giới tính: Phụ nữ trong độ tuổi 20 đến ngoài 30 thường có 3 6 HOÀNG T H U Ý -biên sọan ........................................................................ huyết áp thấp hơn nam giới, nhưng huyết áp của họ sẽ bị tăng cao vào những giai đoạn hormone trong cơ thể bị thay đổi, như khi có thai, hoặc ở những phụ nữ lớn tuổi có sử dụng liệu pháp hormone thay thế lúc mãn kinh (HRT). Tiền sử gia đình: ớ người có một trong hai song thân, hoặc cả hai người đều bị cao huyết áp sẽ có nguy cơ bị gấp hai lần mắc bệnh cao huyết áp. Dư cân quá mức: Béo phì là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với chứng bệnh này. Việc thừa cân gây sức ép nặng nề lên tim. cố gắng giữ cho cân nặng luôn phù hcfp với chiều cao. Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn quá giàu muối và chất béo, thiếu calci, manhê và phôtpho có liên quan đến chứng cao huyết áp. Hãy tránh xa thực phẩm chế biến sẵn, dùng nhiều rau xanh và thức ăn tươi. Stress: Vai trò của những đợt lo âu, căng thẳng vì các vấn đề của cuộc sống trong việc gây ra chứng cao huyết áp vẫn chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, những người có huyết áp tăng vọt trong tình trạng căng thẳng thần kinh (được gọi là những người “có phản ứng nóng nảy” thường dễ phát triển chứng cao huyết áp. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp lại nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Chúng có thể do người khác tác động tới và gây nên sự căng thẳng đến bệnh nhân. 'Ẽệnh cao fưiỊfếf oà cách điều irị 3 7 Hút thuốc lá: Những người hút thuốc dễ bị cao huyết áp hcfn người không hút thuốc vì chất nicotin làm co thắt các mạch máu. Mắc một chứng bệnh nào đó: Có một số bệnh - trong đó đa phần là có rối loạn nội tiết - thường dẫn đến cao huyết áp. Người bị tiểu đường chịu nguy cơ rất cao bị đột quị và các vấn đề về tim và thận. Nguy cơ của các biến chứng này là tăng cao một khi huyết áp có vấn đề. 1. Tỷ lệ mắc bệnh của người cao huyết áp Tỷ lệ mắc bệnh trên thế giới căn cứ vào quy định về mức cao huyết áp cũ năm 1978 (>160/95 mmHg) thì vào khoảng 10-15% dân số các nước phát triển; nếu tính theo quy định mới (> 140/90 ramHg) thì tỷ lệ mắc bệnh còn cao hơn nhiều, người ta ước tính ờ Hoa Kỳ có khoảng 50 triệu người, ở Pháp khoảng 8 triệu người mắc bệnh này. ở nước ta, cuộc điều tra lớn nhất trong cả nước do Viện Tim mạch tiến hành trong các năm 1989 -1992 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp trong nhân dân ở lứa tuổi từ 16 trở lên đã tăng từ 1-2% trong thập kỷ 60 lên tới 5,1% ở đầu thập kỷ 90 và có tới 6,6% có mức huyết áp từ >140/90 đến <160/95 mmHg mà trước đây gọi là “cao huyết áp giới hạn”. Nếu theo quy định về mức cao huyết áp mới thì tỷ lệ mắc bệnh lên tới 11,7%. Đây là một con số rất đáng lo ngại. Cũng theo kết quả cuộc điều tra trên của Viện Tim mạch, tỷ lệ mắc bệnh tăng nhanh theo tuổi: tỷ lệ đó là 6% ở lứa tuổi 16 - 39; tăng lên 10,5% ở lứa tuổi 40 - 49; 38 HOÀNG T H U Ý - biên sọan 21,5% ở lứa tuổi 50 - 59; 30,6% ở lứa tuổi 60 -69 và 47,5% ở lứa tuổi từ 70 trở lên. Cuộc điều tra gần đây (1999) cũng của Viện Tim mạch tiến hành tại nội, ngoại thành Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc bệnh lại còn cao hcm, là 22,9% ở lứa tuổi 45 - 54; 38,2% ở lứa tuổi 55; 64,47% ở lứa tuổi 65 - 74 và 65,5% ở lứa tuổi từ 75 trở lên. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp Để phòng và chữa trị bệnh cao huyết áp cần phải nắm vững được các yếu tố có ảnh hưởng đến huyết áp. Huyết áp tỷ lệ thuận với lưu lượng và độ nhớt của máu; tỷ lệ với bán kính lòng mạch. Có nghĩa là lưu lượng máu ở động mạch càng lớn huyết áp càng cao; độ nhớt của máu càng cao huyết áp càng lớn; lòng mạch càng rộng huyết áp càng nhỏ. Lưu lượng của máu phụ thuộc chủ yếu vào sức đập của tim. Tim đập càng nhanh bao nhiêu lưu lượng máu càng lớn bấy nhiêu. Độ nhớt của máu phụ thuộc chủ yếu vào các thành phần trong huyết tương; trong số đó ảnh hưởng đáng kể là các chất mỡ (cholesterol),... các chất triglỵceride, các muối mật... Lòng mạch do co thắt cơ học làm nghẽn lại hoặc do các yếu tố hoá học như chất (nicotin) do hút thuốc lá gây co mạch, hoặc lòng mạch bị xơ hoá, bị biến đổi do thiếu vitamin p, c , do trong máu có nhiều mỡ (cholesterol, triglỵcerid). Huyết áp tỷ lệ thuận với sức cản ngoại vi. Sức cản đó còn phụ thuộc trực tiếp vào khí hậu nóng lạnh, vào độ sừng hoá của da, bền vững của thành mạch (tính đàn hồi), (khí hậu nóng các mạch ngoại vi 'SP.MỈI Cđp htiỊ/ếi áf> oằ cách điều irị 3 9 giãn nở, lòng mạch rộng ra; khí hậu lạnh các mạch ngoại vi co lại, lòng mạch hẹp lại). Trên cơ sở những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp kể trên, ta có thể khai thác những yếu tố có lợi, đồng thời hạn chế tối đa các yếu tố bất lợi giúp cho việc phòng, trị huyết áp tốt hơn. VIII. CÁCH ĐO HUYẾT ÁP 1. Máy đo huyết áp Để đo huyết áp người ta dùng huyết áp kế. Có nhiều ’ loại huyết áp kế; Huyết áp kế thuỷ ngân, huyết áp kế đồng hồ, huyết áp kế điện tử đo tự động. Huyết áp kế thuỷ ngân cho kết quả chính xác nhất; áp lực máu trong động mạch được tính bằng milimet trên cột thuỷ ngân. Huyết áp kế đồng hồ gọn nhẹ, tiện mang theo người. Máy đo huyết áp cổ tay Huyết áp kế điện tử số khi sử dụng phải tuân theo sự chỉ dẫn, nếu không rất dễ sai số. Trong những trường hỢp đặc biệt, người ta đo huyết áp trong lòng động mạch bằng một dụng cụ chuyên khoa. Người ta dùng huyết áp kế để đo huyết áp. Huyết áp kế: Đo huyết áp chính xác phải dùng huyết áp kế thuỷ ngân và áp lực trong động mạch được tính bằng chiều cao của cột thuỷ ngân 4 0 HOÀNG T H U Ý -biên sọan đã được khắc chia độ tính theo milimet (mmHg). Loại máy này có nhược điểm là cồng kềnh, mang theo không thuận tiện nên có xu hướng chung là hay dùng các loại huyết áp kế kiểu lò xo, có đồng hồ, tuy nhiên độ chính xác kém hơn. Băng quấn phải có chiều rộng 12,5cm, đủ dài để quấn quanh cánh tay. Trong băng quấn có một túi cao su, túi này có một dây nối với một bộ phận bơm hơi và một dây nối với cột thuỷ ngân hay đồng hồ đo áp lực. Hiện nay, trên thị trường lại có loại huyết áp kế điện tử hiện số, loại huyết áp kế này không đòi hỏi phải dùng ống nghe và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong từng gia đình nhờ vào tính tiện dụng của thiết bị. Tuy nhiên, để đảm bảo có kết quả đo chính xác cần lưu ý tuân theo đúng tư thế đo đối với từng loại máy và theo sự chỉ dẫn của nhà sản xuất, phải đảm bảo sao cho vị trí quấn vòng bít phải đặt ngang mức với tim. Với loại máy này, có bộ nhớ lưu kết quả đo và ngày giờ đo, rất tiện cho việc theo dõi huyết áp và nhịp tim của người được đo. Với huyết áp kế điện tử, việc dùng pin không đảm bảo chất lượng, để pin chảy sẽ dễ gây ra hỏng máy. Do vậy, khi không sử dụng máy trong thời gian lâu, nên tháo pin ra hoặc có thể chọn loại có thể dùng điện với bộ đổi điện (adapter) như của hãng OMRON. Một số trung tâm nghiên cứu có loại huyết áp kế tự động đo huyết áp liên lục trong 24 giờ, cứ 15 hoặc 30 phút một lần, với loại máy này ta có được đường biểu diễn của huyết áp liên tục trong cả ngày, biết được những lúc huyết áp tăng, giảm. ưu khuyết điểm của máy đo bằng tay: Máy đo bằng tay thường dành cho bác sĩ, một bộ cao hnyềi áp và cách điền irị 4 1 thiết bị bao gồm một bóng cao su để bơm hơi, một đồng hồ kim đo với các đơn vị mmHg, một băng quấn quang bắp tay có một ống dây cao su nối với bóng cao su, một ống khác nối với đồng hồ. Đi kèm với các thiết bị trên là một ống nghe. Máy đo bằng tay thường bền hơn máy đo điện tử (tự động), giá cả cũng thường rẻ hơn. Tuy nhiên để sử dụng nó, bạn phải được học cách xác định chỉ số huyết áp khi nghe bằng ống nghe. Đối với những người lãng tai thì không thể tự sử dụng máy đo huyết áp loại này. ưu khuyết điểm của máy đo điện tử: Do nó tự động hoàn toàn nên thường được sử dụng hơn. Bạn chỉ cần quấn bản đai quanh bắp tay và nhấn nút (hoặc bóp bóng cao su đến quá số 200) và máy tự động làm tất cả mọi việc. Kết quả các chỉ số huyết áp và cả nhịp tim hiện ra trên màn hình điện tử, bạn không cần thiết phải tập trung nghe huyết áp như máy đo bằng tay. Tuy nhiên, giá cả có vẻ mắc hơn so với máy đo huyết áp bằng tay và độ bền cũng kém hơn đôi chút. Máy đo huyết áp tự động mất tính chính xác ở các bệnh nhân có nhịp tim không đều. Ngoài ra, máy tự động hoạt động nhờ pin - do đó bạn cần phải thay pin khi cần. Khi chọn mua máy tự động, phải để ý xem nó được sử dụng ở cả hai tay hay không. Một số loại máy chỉ thiết kế cho tay trái mà thôi. Bạn có thể sử dụng máy đo huyết áp ở cổ tay hay ở ngón tay. Loại này rất chính xác, tuy nhiên giá thành rất cao. 2. Cách đo huyết áp 42 HO.ÌNG T H ư ý - biên s ọ a n Cách xác định huyết áp bằng máy đo bằng tay: Đặt ống nghe vào tai với hai càng ống nghe hướng ra trước. Đặt màng loa ống nghe vào dưới dải băng ngay khuỷu tay rồi khóa van xả hơi ở gần bóng cao su. Bóp bóng cao su để làm phồng dải băng và quan sát đồng hồ. Ngừng bơm thêm khi kim ở số 200 (hay cao hơn 30-40 mmHg chỉ số đo bình thường của huyết áp tâm thu) rồi từ từ xả hơi qua van đã đóng khi nãy (kim tụt xuống 2-3 mmHg mỗi giây). Từ khi bắt đầu xả hơi qua van, tập trung lắng nghe nhịp đập trong khi mắt quan sát đồng hồ huyết áp. Nhịp đập đầu tiên xuất hiện tương ứng với chỉ số ở kim đồng hồ là huyết áp tâm thu. Tiếp tục xả và lắng nghe cho đến khi không còn nghe được nhịp đập nào cả. Nhịp cuối cùng tương ứng với chỉ số ở kim đồng hồ là huyết áp tâm trưctng. Cách viết trên giấy: Viết chỉ số huyết áp tâm thu trước, rồi huyết áp tâm trương sau, cách nhau bằng dấu 7 ”. Ví dụ; 130/85! Nếu bạn muốn đo lại, hãy chờ khoảng 2-3 phút sau khi xả hết khí trong dải băng quấn. Cách đo huyết áp bằng máy đo tự động: Quấn dải băng quanh bắp tay rồi nhấn nút bật công tắc máy đo (hoặc nhấn nút “Start”)- Máy tự động bơm khí vào dải băng quấn đến một chỉ số nhất định nào đó rồi tự động xả khí từ từ. Sau đó, kết quả huyết áp được hiển thị trên màn hình của máy đo. Ta nhấn nút xả khí để máy tự động thoát hết khí ra ngoài và tháo băng quấn ra. Trong trường hỢp muốn đo lại, hãy chờ khoảng 2-3 phút sau khi xả hết khí trong dải băng quấn. 'ẽệnti cao huyèi ắp và cách điền irị 43 Với người được đo huyết áp: Trước khi đó, người được đo cần được ngồi nghỉ thoải mái, ít nhất trong 5 phút, không nên có sự gắng sức nào trước đó 30 phút. Đồng thời, không hút thuốc, không uống cà phê trước khi vào phòng đo. Giải thích để người được đo yên tâm, không lo lắng, băn khoăn. Phòng đo phải được thoáng mát, không nóng quá hoặc lạnh quá. Thông thường, người ta đo huyết áp ở động mạch cách tay, có thể đo ở mọi tư thế nằm, ngồi hoặc đứng; ở nước ta các thầy thuốc đo ở tư thế nằm là phổ biến. Để trần cánh tay dùng đo huyết áp, chú ý đặt ngang vị trí của quả tim, chỗ để cánh tay phải êm, quấn bao huyết áp kế quanh 2/3 dưới của cánh tay, trên nếp khuỷu 2cm, đầu dưới cột thuỷ ngân cũng phải đặt ngang mức với tim bệnh nhân và huyết áp kế đặt trên mặt phang. Sờ động mạch cánh tay ở vị trí chỗ gấp khuỷu tay rồi đặt ống nghe lên trên đường đi của động mạch ngay sát bờ dưới bao huyết áp kế, không ấn quá mạnh. Sau đó, bơm hơi cho túi cao su phồng lên, bơm nhanh tới con số cao hơn dự kiến 30 mmHg trên mức áp lực đủ làm mất mạch quay, tai không nghe thấy tiếng đập thì xả hơi từ từ. Huyết áp tâm thu là con số trên cột thuỷ ngân hoặc của vạch kim trên đồng hồ mà khi nghe thấy tiếng đập động mạch đầu tiên, huyết áp tâm trương là con số hoặc vạch kim khi tiếng đập động mạch đó mất đi. Khi đo xong, xả cho hết hơi trong băng quấn và lại đo thêm 2 lần nữa để kiểm tra. Nên lấy kết quả của lần đo sau vì trạng thái thần kinh của người được đo huyết áp đã ổn định hơn. Đối với những,người được đo huyết áp lần đầu nên đo ở cả 2 cánh tay xem có bị chênh lệch không. Với trẻ em, vì cánh tay nhỏ hơn nhiều, nên dùng loại 4 4 HOÀNG THUÝ - biên sọan huyết áp kế với dải băng quấn chế tạo riêng cho các cháu. Khi đo huyết áp nên mặc áo không tay, hoặc vai rộng để có thể xắn tay áo lên được dễ dàng. Nhớ thả lỏng cánh tay và điều hoà hơi thở trước khi được quấn băng bơm đo huyết áp quanh cánh tay. 3. Đ ọc hiểu các số đo huyết áp Số đo huyết áp gồm hai con số, chẳng hạn 120/80, đọc là “120 trên 80” (hoặc cũng có người quen gọi là “mười hai - tám”), số đứng trước đo được khi trái tim co bóp, gọi là huyết áp tâm thu. số đứng sau đo được khi trái tim giãn nở, gọi là huyết áp tâm trương. Con số đứng sau (huyết áp tâm trương) cho thấy sức ép lên các động mạch khi trái tim đang nghỉ. Nếu số này cao thì điều này có nghĩa là các mạch máu đang bị tổn hại. Con số đứng trước (huyết áp tâm thu) phản ánh cường độ vận hành của trái tim. Đối với người trên 40 tuổi, nó có thể giúp tiên lượng các chứng bệnh về tim. số đo huyết áp “bình thường” nằm trong khoảng giữa 120/80 và 140/85. Huyết áp cao sẽ cho số đo huyết áp lớn, do sức ép của máu lên thành mạch máu mạnh. Huyết áp thấp là có sức ép máu thấp hơn “bình thường”. Chứng cao huyết áp được chuẩn đoán bằng cách nhìn vào hai con số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Thường thì nếu huyết áp tâm thu cao thì huyết áp tâm trương cũng cao và ngược lại. Trước kia, người ta thường cho rằng huyết áp tâm trương tăng cao thi đáng ngại (quan trọng) hơn khi huyết áp tâm thu tăng cao, bởi vì nó là dấu hiệu cho thấy các động mạch cỡ vừa và nhỏ đang bắt đầu cứng và cao hni^i áp và cách đíètt irị 45 hẹp lại. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy rằng một người trên 40 tuổi mà có huyết áp tâm thu tăng cao - dấu hiệu cho thấy tim đang phải hoạt động khó nhọc - cũng rất cần được quan tâm. Đặc biệt là nếu có tiên lượng sẽ có thể phát triển các chứng bệnh về tim. Không hề có một số đo huyết áp nào được xác định là chuẩn để đánh giá là cao huyết áp cần phải điều trị. Ta chỉ có thể khoanh vùng cao huyết áp là ở mức 160/90 và việc điều trị còn phụ thuộc vào các chứng bệnh khác có thể mắc phải. 4. Tự theo dõi huyết áp tại nhà Có khi bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh tự trang bị lấy một thiết bị đo huyết áp tại nhà để theo dõi xem họ đã đáp ứng với dược phẩm điều trị như thế nào, nhất là đối với những trường hợp bệnh mới được chẩn đoán lần đầu. Điều này còn giúp bác sĩ xác định được việc huyết áp tăng có phải là nguyên nhân của một số triệu chứng khác như nhức đầu,... hay không. Việc tự theo dõi huyết áp còn đặc biệt hữu ích trong trường hỢp cần phải đo huyết áp thường xuyên nhiều lần trong ngày hoặc là cần có số đo trong một khoảng thời gian dài. Chuẩn bị các thiết bị tự đo huyết áp: Ta có thể đo huyết áp tại nhà bằng thiết bị điện tử tự động, không chứa thuỷ ngân hoặc thiết bị bán tự động. Một số có hình thức giống với chiếc mạch áp kế của bác sĩ ở bệnh viện, để đo huyết áp bằng cách theo dõi cánh tay. Một số khác đo huyết áp bằng cách theo dõi nhịp đập nơi cổ tay (mặc dù vị trí đo này thường được cho là không chính xác) hoặc ngón tay. Không phải tất cả các thiết bị đo huyết áp được bày bán trên thị trường đều đáng tin 4 6 HOÀNG T H U Ý -biên sọan cậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi mua. Sử dụng thiết bị đo huyết áp tại nhà: Nếu đã quyết định cần phải tự theo dõi huyết áp tại nhà thì hãy đọc kỹ phần hướng dẫn sử dụng đính kèm theo sản phẩm và hãy hỏi bác sĩ hay y tá nếu cảm thấy có điều gì chưa rõ ràng. Sau cùng hãy nhớ rằng chỉ một lần đo được con số huyết áp tăng cao thì chưa có gì là quan trọng, mà chỉ đáng ngại khi cứ thường xuyên đo thấy huyết áo cao trong một khoảng thời gian nào đó. Đê’ có được bức tranh chính xác lâu dài về huyết áp của mình, hãy nhớ đo đều đặn hàng ngày vào cũng môt thời điểm và trong cùng những điều kiện như nhau. Nên chọn lúc cơ thể hoàn toàn thư giãn, và nhớ nghỉ năm phút trước khi bắt đầu đo. Để đạt được kết quả tốt nhất, hãy thực hiện theo các hướng dẫn sau; Chọn một giờ cố định để đo huyết áp (như sáng hoặc chiều). Nếu vừa uống cà phê, trà hay vừa hút thuốc xong thì phải chờ trong ít nhất nửa giờ vì chất cafein và nicotin có thể gây cao huyết áp tạm thời. Chọn chỗ ngồi thoải mái, hít thở đều đặn trong vài phút. Khi đọc các số đo, phải để cánh tay hay ngón tay được quấn trong dải băng bơm hay đeo thiết bị đo huyết áp ngang mực với tim. Không hề có mức chuẩn nào để khẳng định tình trạng cao huyết áp. Nó tuỳ thuộc vào tuổi tác, lối sống và sự tồn tại của nhũPng chứng bệnh nào đó. Có nhiều người cần phải duy trì đều đặn việc kiểm tra huyết áp của mình. ‘Eệnh cao hnỊ^i áfi và cách điền irị 47 Điều quan trọng là phải tuân thủ các lời khuyên của bác sĩ về việc khi nào thì đo huyết áp và nếu đo thì đo như thế nào, để cho đừng trở nên lo lắng quá nhiều và hãy chắc chắn rằng mình biết sử dụng đúng cách một thiết bị tự theo dõi huyết áp. 5. Tự giúp bằng cách đi khám bệnh Vì chứng cao huyết áp thường không có triệu chứng gì rõ rệt, cho nên cách duy nhất để biết được huyết áp của mình có bình thường hay không là phải định kỳ kiểm tra huyết áp. Tuổi càng lớn, huyết áp càng có khuynh hướng tăng cao. Việc kiểm tra huyết áp thường xuyên phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khoẻ của người bệnh và quan điểm của bác sĩ điều trị. Phụ nữ có thai, người bênh tiểu đường... đều là những trường hợp đặc biệt cần quan tâm đến huyết áp. Đối với người có nguy cơ cao huyết phát triển chứng cao huyết áp do tiền sử gia đình, do lối sống hay do những nguyên nhân khác, bác sĩ cũng sẽ đề nghị phải theo dõi huyết áp thường xuyên. Người bị chứng cao huyết áp do tâm lý sợ bác sĩ nên tự theo dõi huyết áp của mình tại nhà. Lo lắng có thể làm cho huyết áp tăng cao, vì thế điều quan trọng là phải cố thư giãn tối đa trước khi đo huyết áp. Có một số người, vừa trông thấy bác sĩ là huyết áp đã tăng cao. Trường hợp này được gọi là hội chứng cao huyết áp do sỢ bác sĩ đến nay vẫn chưa được hiểu đích xác. Người ta đã ghi nhận thấy có những người cứ trở nên lo lắng thái quá khi đến bác sĩ, chỉ vì sỢ phải nghe chẩn đoán là mình mắc phải một chứng bệnh nào đó và tự bản thân nỗi lo lắng này đã làm cho huyết áp của họ tăng cao bất thường. 48 HOÀNG THƯỶ - bièn sọan Điều kỳ lạ là nhiều nghiên cứu đã phát hiện thấy những người mắc phải chứng cao huyết áp do nỗi lo này thường bị tim lớn hơn bình thường và cần phải được điều trị cao huyết áp. Khi không biết huyết áp của mình bạn nên đi khám bác sĩ. Việc chẩn đoán chỉ chính xác sau ba hay bốn lần đo riêng biệt trong một khoảng thời gian nào đó. Việc kiểm tra huyết áp thường xuyên rất cần thiết, vì chứng cao huyết áo thường không có triệu chứng gì cụ thể. IX. NHỮNG TÁC HẠI CỦA CAO HUYẾT áp Bệnh cao huyết áp tiến triển lâu ngày sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng xấu đến nhiều cơ quan trong cơ thể được gọi là các cơ quan đích, đáng chú ý là: Động mạch: Áp lực tăng thường xuyên của dòng máu khi qua các động mạch sẽ làm thay đổi cấu trúc các thành mạch, lớp cơ của thành mạch sẽ dày lên, các tổ chức liên kết phát triển nhằm làm cho thành mạch chắc hơn đủ sức chịu đựng áp lực tăng cao của dòng máu. Tuy vậy, sự thích nghi đó cũng dẫn đến những hậu quả xấu là làm hẹp lòng và làm giảm tính đàn hồi, mạch máu bị xơ cứng nhất là đối với các tiểu động mạch cản trở máu đến các tổ chức, ngoài ra lại làm tăng sức cản ngoại vi và càng làm tăng thêm huyết áp. Ap lực tăng của dòng máu còn gây ra tổn thương cho lớp nội mạc thành mạch, các tế bào dễ bị hư hỏng hoặc giảm chức năng bảo vệ thành mạch, dễ bị vữa xơ động mạch ở các động mạch lớn và vừa. ở động mạch ~ẽệnh cao hnỊfèf và cách điền iv ị 49 chủ nếu có mảng vữa xơ bị loét, dòng máu có áp lực cao do bệnh cao huyết áp có thể làm cho máu lọt vào giữa các lớp của thành mạch, tách dọc các lớp đó ra gây nên biến chứng phòng tách động mạch rất nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Với bệnh nhân cao huyết áp, khám mạch quay và các mạch khác thấy căng cứng, lắn dưới tay ngoằn ngoèo. Khám đáy mắt, có thể thấy tổn thương động mạch như động mạch nhỏ và dáng cứng, đè lên tĩnh mạch, có những tổn thương nặng hơn như xuất tiết, xuất huyết võng mạc. Kiểm tra X-quang động mạch chủ, thấy quai động mạch chủ vồng nhô cao, dải rộng và to hơn so với những người bình thường. Tim: Cao huyết áp làm cho tim, nhất là thất trái phải làm việc trong điều kiện có áp lực máu cao ở trong các động mạch lớn nên buộc phải tăng co bóp để thắng lực cản nhằm đưa được máu qua động mạch chủ, nghĩa là phải tăng công cơ của tim để duy trì tuần hoàn; nếu huyết áp tăng liên tục như trong bệnh tăng huyết áp thì sẽ gây quá tải liên tục cho tim. Để đảm bảo cho việc tăng công đó, lim mà trước hết là thất trái buộc phải thích ứng, nghĩa là phải dày, to ra dần; trên phim chụp X-quang, trên siêu âm cũng như trên điện tim, dấu hiệu này ngày càng rõ. Tuy nhiên, thất trái to cũng chỉ đến một giới hạn nhất định, nếu không điều trị thì chức năng co bóp sẽ bị tổn thương, thất dần dần sẽ bị giãn, giảm khả năng tống máu đi và sẽ xuất hiện suy tim. Trong suy tim, máu tống đi trong thì tâm thu không hết nên ứ lại trong thất trái rồi phía trên 50 HOÀNG T H U Ý - b iê n s ọ a n thất như trong nhĩ trái rồi trong tĩnh mạch phổi, mao mạch phổi, từ đó thấm vào tổ chức kẽ xung quanh các phế nang và vào cả phế nang, cản trở việc trao đổi oxy và thoát khí, làm cho bệnh nhân khó thở. Suy tim lúc đầu chỉ tiềm tàng và khu trú bên tim trái, bệnh nhân thường không để ý vì chỉ có khó thở nhẹ khi gắng sức, sau tăng dần làm giảm khả năng hoạt động thể lực, bị khó thở khi gắng sức vừa và khó thở cả khi nghỉ ngơi. Trong cơn cao huyết áp kịch phát có thể xảy ra cơn hen tim, nặng hơn nữa là cơn phù phổi cấp tính đe doạ trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Suy tim trái cũng có thể tiến triển thành suy tim toàn bộ khi tim phải cũng bị ảnh hưởng, lúc đó sẽ thấy tĩnh mạch cổ nổi to, gan to, phù hai chi dưới... Tim to còn đòi hỏi máu qua động mạch vành là động mạch nuôi cơ tim đến nhiều hơn nhưng về lâu dài khả năng này dễ bị hạn chế vì động mạch đã bị hẹp và xơ cứng do bản thân bệnh nhân cao huyết áp gây nên, lại càng bị hạn chế nếu động mạch vành bị thêm vữa xơ động mạch, hậu quả là cơ tim càng dễ bị thiếu máu, dễ xảy ra rối loạn chuyển hoá trong cơ tim có khi nghiêm trọng, là nguồn gốc của rối loạn nhịp tim phức tạp như ngoại tâm thu... và làm sức co bóp cơ tim càng bị giảm. Tai biến mạch vành như cơn đau thắt ngực sẽ xuất hiện khi một khu vực của cơ tim bị thiếu máu nặng, một chỗ của động mạch vành bị hẹp >75% lòng mạch không bảo đảm cung cấp đủ máu đến các tế bào. Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cũng xảy ra khi có thêm biến chứng đông máu làm tắc mạch đó đột ngột. Cao huyết áp đã được coi là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng trong bệnh thiếu máu cơ tim do vữa xơ động Bịì/íA cao tn)ífèi áf> oà cách điền it'ị 51 mạch, người tà đã thấy nguy cơ tai biến mạch vành tăng song song với mức huyết áp, nghiên cứu ở Pramingham (Hoa Kỳ) đã cho thấy nguy cơ đó tăng lên đến bốn lần nếu huyết áp tâm thu từ 120 lêniso mmHg. Nhiều nghiên cứu ở các nước trong những năm qua cũng khẳng định chỉ riêng thất trái to do bệnh tăng huyết áp cũng làm tăng tỷ lệ tai biến tim và tăng tỷ lệ tử vong do nguyên nhân tim mạch. Não: Các động mạch trong hộp sọ nhất là các động mạch trong não cũng rất dễ bị tổn thương do bệnh tăng huyết áp, các động mạch đó dày ra, mất độ đàn hồi, biến dạng và dễ làm hình thành các túi phổng nhỏ, cả động mạch lẫn lúi phồng nhỏ đều có nguy cơ bị vỡ khi xảy ra cơn cao huyết áp kịch phát hoặc khi huyết áp tăng rất cao và kéo dài. Cơn cao huyết áp kịch phát quá cao còn có thể gây phù não và các tổn thương vi thể khác làm ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của não. Cao huyết áp còn là yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh vữa xơ động mạch não, trên những người bệnh này, các động mạch não thường có những mảng vữa xơ nặng làm cản trở nhiều dòng máu đến nuôi tổ chức não và có thể gây nhồi máu não (nhũn não). Thống kê của các tác giả trên thế giới đã cho thấy tần suất tai biến mạch máu não tăng rất rõ ở những bệnh nhân cao huyết áp, tần suất đó là 17% ở nam, 8% ở nữ, tăng lên 51% (nam) và 35% (nữ) nếu là bệnh nhân cao huyết áp theo nghiên cứu của Kannel và cộng sự. Hội nghị quốc tế về tuần hoàn não lần thứ 4 họp ở Toulouse (Pháp) năm 1985 còn cho là bệnh cao huyết 52 HOÀNG THUÝ - biên sọan áp làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não lên bảy lần so với người không có bệnh đó, nguy cơ này tăng dần theo tuổi và mức huyết áp cao nhất. về lâm sàng, ở những người bị cao huyết áp lâu ngày có thể thấy đau đầu, nhất là về cuối đêm và sáng sớm, ở vùng chẩm, trán, thái dương, có khi đau tản mạn, hoặc đau nửa đầu, chóng mặt, chuếch choáng, hoa mắt, ù tai, giảm khả năng hoạt động trí óc, dễ quên. Nặng hơn có thê có hội chứng não do cao huyết áp với những dấu hiệu tâm thần kinh phức tạp như đau đầu nhiều, buồn nôn, nôn mửa, ngủ gà, lẫn lộn, có thể có co giật, hôn mê... Chảy máu não dễ xảy ra khi có cơn huyết áp tăng kịch phát, nhẹ thì bại nửa người, nặng hơn thì bị liệt, nếu có chảy máu lớn, máu tràn vào nhanh chóng. Bại hoặc liệt nửa người có thể phục hồi được nhưng cũng có thể để lại di chứng lâu dài. Thận: Các tổn thương thận xuất hiện chậm hơn và cũng kín đáo hơn, thường chỉ bộc lộ ở giai đoạn cuối của bệnh. Ngay trong giai đoạn đầu người ta đã thấy giảm cung lượng thận, nhưng độ lọc cầu thận vẫn giữ được do có cơ chế bù trừ. về lâu dài, khi tổn thương xơ các mạch thận phát triển, thận bị teo nhỏ thì suy thận mới thấy rõ. Trên lâm sàng, từ giai đoạn hai của bệnh, có thể thấy protein trong nước tiểu, creatinin máu có thể tăng nhẹ, sang giai đoạn hai thì có thể thấy suy thận rõ hơn, urê và creatinin trong máu tăng cao, có phù... 'Rệ.nh cao huyềi ấp và cách điỈK it'ị 5 3 P h ẩ n II CHỮA TRỊ CAO HUYấT ÁP I. ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUốC Các biện pháp điều trị không dùng thuốc đã được chứng minh là có hiệu quả tốt và không độc hại gì cho bệnh nhân, lại rẻ tiền. Việc điều trị này nên được áp dụng ngay từ đầu. Việc xác định giới hạn áp dụng các biện pháp không dùng thuốc đến đâu là thích hỢp cho mỗi bệnh nhân, việc đánh giá lại kết quả điều trị của biện pháp này nhiều khi rất khó chính xác. Đây được coi như là một biện pháp bổ sung. Hạn chế ăn muối Vấn đề quan trọng hàng đầu trong các biện pháp điều trị không dùng thuốc là giảm muối ăn tức là giảm Natri. Từ lâu, người ta đã chứng minh: ăn giảm muối có tác dụng làm hạ huyết áp ở người đã có cao huyết áp. Người ta cũng biết khi Natri tăng cao trong các sợi cơ trơn thành mạch máu sẽ tăng sự nhạy cảm của thành mạch với chất gây co mạch, do đó làm tăng huyết áp. Yêu cầu mỗi ngày của một người là 4 g muối, nhưng 54 HOÀNG T H U Ỷ - b iê n s ọ a n thực tế ta thường ăn tới 10 g hoặc hơn nữa. Muối nhiều trong các thức ăn mặn như cà, nước mắm, mắm tôm... Án mặn hay nhạt thường là do thói quen, tất nhiên khi ăn mặn nhiều thì Natri thải ra cũng nhiều. Một số thức ăn khác cũng có nhiều Natri như: Mì chính (bột ngọt) là Natri glutamate. Nếu giảm muối xuống 0,4 g mỗi ngày thì huyết áp hạ xuống rõ rệt. Tuy nhiên, có nhiều người bệnh cảm thấy rất khó chịu khi phải ăn nhạt kéo dài. Vai trò của ăn giảm muối trong bệnh cao huyết áp đã được chứng minh, nhưng hiện nay vẫn còn đang tiếp tục nghiên cứu. Ăn để giảm trọng lượng cơ thể Mặc dầu không phải tất cả người cao huyết áp đều béo, nhưng nhiều người béo có bệnh cao huyết áp, cho nên việc giảm trọng lượng là rất cần thiết, riêng việc giảm ăn cũng có thể đã làm hạ huyết áp ở người cao huyết áp. Giảm trọng lượng đơn thuần áp dụng cho người bị cao huyết áp nhẹ. Còn cao h u y ết áp tru n g b ìn h và n ặng th ì p h ải kết hỢp giảm trọn g lư ợ n g cơ th ể và đ iều trị b ằng th u ốc. Có hai cách giảm trọng lượng: giảm ăn và tăng hoạt động. Ãn giảm mỡ động vật, tăng dầu thực vật và vitamin. Giảm ăn mỡ động vật, nên thay mở động vật bằng dầu thực vật. Dầu thực vật chứa nhiều vitamin F là những axit béo không bão hoà, có vai trò quan trọng trong việc điều hoà cholesterol máu. Dầu thực vật hay dùng như dầu hướng dương, dầu đậu tương, dầu đậu phông có nhiều vitamin F. 'Rệnh cao (uiỊ/èi áp và cách điền irị 5 5 Giảm thức ăn có nhiều cholesterol như lòng đỏ trứng, tim, thận, não. Vitamin E cũng được chú ý vì là chất chống oxy hoá mạnh, có vai trò trong chống vữa xơ động mạch, bảo vệ sức khoẻ người có tuổi. Vitamin E có nhiều trong giá đỗ, cà chua chín, dầu lạc, dầu đậu tương. Chú ỷ về Kali Vì trong điều trị cao huyết áp hay dùng thuốc lợi tiểu thải Natri đồng thời thải Kali, vì vậy dễ gây chuột rút, nên chú ý bồi phụ Kali cho đủ, vì Kali là chất điện giải cần cho hoạt động cơ tim. Kali có nhiều trong đầu, chuối, rau cải, cà chua. Chế độ ăn nói trên thường phải kết hỢp với điều trị thuốc. Nếu bệnh nhân không chịu chấp hành hoặc chưa quen chế độ ăn giảm trọng lượng và giảm muối thì cứ điều trị thuốc, không thể chờ bệnh nhân thực hiện chế độ ăn trước rồi mới dùng thuốc sau. Hàm lượng Natri, Cali trong một số thực phẩm: 100 g thực phẩm Natri (mg) Kali (mg) Chuối 1 420 Bưởi 2 198 Dưa hấu 12 230 Cam 0,3 170 Đậu tương khô 4 1900 Đậu trắng 2 1310 Cải bắp 13 227 Súp lơ 16 400 Cà rốt 50 310 Ngô tươi 0,4 300 Khoai tây 3 410 56 HOÀNG THUÝ - biên s ọ a n Bí ngô 1 457 Cà chua 3 268 Bánh mỳ 385 132 Thịt bò 51 340 Thịt gà 83 359 Thịt lợn 62 326 Cá chép 51 285 Cá thu 144 358 Tôm 140 250 Tập thể dục Tập đều đặn có thể có lợi cho người cao huyết áp nhẹ, tuy chưa có thí nghiệm và chứng mình cho sự thay đổi rõ ràng của huyết áp. Qua theo dõi một số bệnh nhân cao huyết áp ở Câu lạc bộ sức khỏe tuổi già, việc tập thể dục các bài khí công có tác dụng tốt, làm cho bệnh nhân thoải mái, sảng khoái tinh thần và cao huyết áp có xu hướng hạ. Hiện nay người ta cho rằng, tập thể dục, dưỡng sinh có thể dự phòng được xơ vữa động mạch do nó làm tăng HDL - cholesterol. Những bệnh nhân cao huyết áp vừa và nặng thì cần lưu ý hơn, không được tập quá sức, không tham gia các môn đấu đòi hỏi nhiều về sự cố gắng thể lực. Vì khi luyện tập nhiều, nhu cầu oxy cho các hoạt động đòi hỏi tim đập nhanh hơn, mạnh hơn để đảm bảo đưa máu tới đưỢc nhiều, trong khi tim đã phải chịu gánh nặng thường xuyên do cao huyết áp, các tổn thương tim sẽ ngày càng nặng lên nhanh chóng, dẫn tới suy tim. Chế độ sinh hoạt, làm việc Chế độ làm việc phải khoa học, điều độ, có thời gian nghỉ ngơi tích cực phù hợp, đảm bảo ngủ đủ, tránh Bệnh cao hnyếi áf> uà cách điền trị 5 7 stress tâm thần kinh, sống thoải mái, sảng khoái, vui vẻ. Bỏ thuốc lá, giảm rượu, hia Hút thuốc lá mới đầu không phải là nguyên nhân cao huyết áp nhưng là yếu tố đe doạ quan trọng của bệnh. Người không hút thuốc lá ít nguy cơ bệnh mạch vành hơn người hút thuốc lá. Cần phải bỏ hẳn việc hút thuốc đối với người đã có bệnh cao huyết áp. Mối liên hệ giữa rượu và cao huyết áp còn đang tiếp tục nghiên cứu. Có người cho nếu uống rượu ít, có tính chất khai vị, có thể lợi cho huyết áp, vì nó tăng HDL - cholesterol và giảm xơ vữa. Nhưng nếu cao huyết áp trung bình trở lên, nhiều người khuyên không nên uống rượu. Giáo dục bênh nhân Trong điều trị cao huyết áp, việc giáo dục cho bệnh nhân để thầy thuốc và bệnh nhân cùng hợp tác với nhau cho ý nghĩa quan trọng. Bệnh nhân cần phải biết rõ về bệnh và mục đích của các phương pháp điều trị như thế nào. Đặc biệt đối với những bệnh nhân bị cao huyết áp nhưng không hề có triệu chứng gì làm cho bệnh nhân để ý đến bệnh, bề ngoài vẫn khoẻ mạnh bình thường. Những bệnh nhân này dễ lười uống thuốc, càng ít chịu các phương pháp điều trị không dùng thuốc. Cần vận động gia đình và người xung quanh góp thêm vào cho bệnh nhân, tao điều kiện cho bệnh nhân điều trị được thuận lợi. Thầy thuốc làm cho bệnh nhân hiểu rõ nhiều điều nhưng không được đe doạ, không được nói để làm bệnh 58 HOÀNG T H U Ý -biên s ọ a n nhân lo lắng thêm quá mức cần thiết. Cách nói và giải thích tuỳ thuộc trình độ học vấn, phong tục tập quán, làm sao cho bệnh nhân có thể hiểu được. Nếu bắt đầu uống thuốc phải giải thích tác dụng của thuốc, nhất là các tác dụng phụ. Những lời khuyên về thực hiện chế độ ăn giảm trọng lượng, chế độ ăn muối và sự rèn luyện lối sống của bệnh nhân... nhiều khi khó thực hiện, cần phải kiên trì giải thích cho bệnh nhân, đưa ra những lời khuyên sát thực tế, dễ hiểu, dễ thực hiện. Chương trình phòng chống bệnh cao huyết áp quốc gia đã giới thiệu một lối sống 5 điểm để loại trừ căng thẳng, bảo vệ cơ thể và tâm thần. a. Nghiêm túc với mình, độ lượng với người nhằm đoàn kết, tránh gây căng thẳng. b. Lối sống giản dị, thanh đạm, chi tiêu tiết kiệm để không bị cuốn vào các tệ nạn xã hội gây căng thẳng thần kinh, tránh những âm mưu xấu. c. Yêu việc mình đang làm, yêu mặt tốt của người khác. Như vậy sẽ lạc quan yêu đời, ít bị sang chấn tâm thần. d. Tăng thêm những phút vui cười, giảm đi những phút buồn bực. Vui tươi làm tinh thần sảng khoái, cơ thể hoạt động điều hoà, sức khỏe được tăng lên. Buồn bực dễ sinh bệnh. đ. Luôn luôn làm chủ cơ thể, tâm thần và hoàn cảnh, không quá lo bệnh tật, biết thư giãn, biết cách giải quyết các căng thẳng có thể xảy ra, biết thoả mãn với những gì mình đã có. 1. Mục đích điều trị bằng thuốc cao hnyềi ấỊ> oà cách điền in 5 9 Mục đích quan trọng nhất của việc dùng thuốc hạ huyết áp là giảm được tỷ lệ xảy ra các biến chứng về tim, não, thận, nhưng vẫn bảo tồn duy trì được những phản ứng của hệ tim mạch đối với những kích thích khác nhau và bảo tồn hằng định nội môi tuần hoàn. Hiện nay, thuốc trên thị trường rất nhiều loại, nhưng tai biến do thuốc, do thầy thuốc không nắm vững phương pháp điều trị gây ra cũng không ít. Dùng thuốc để điều trị cao huyết áp là thiết yếu, đặc biệt trong cao huyết áp nguyên phát, nếu khi chưa loại trừ được nguyên nhân gây tăng huyết áp một cách có hiệu quả thì cũng phải dùng thuốc để khống chế huyết áp. 2. Nguyên tắc khi điều trị bằng thuốc Có những vấn đề quan trọng phải được trả lời nên hạ huyết áp xuống bao nhiêu là vừa, có nên hạ về mức bình thường không, tốc độ hạ huyết áp nên nhanh hay nên hạ từ từ. Dùng thuốc hạ huyết áp có tai biến gì không... Có vài nguyên tắc như sau: Trường hợp tăng huyết áp kịch phát Cấp cứu có nguy cơ xảy ra tai biến nhất là tai biến mạch máu não thì cần dùng thuốc ngay, trong vòng 24 giờ phải hạ được huyết áp tới mức cần thiết. Trường hỢp tối khẩn cấp thì phải hạ huyết áp ngay tức thì. Trường hợp tăng huyết áp rất nặng Mức huyết áp rất cao nhưng không phải cấp cứu hoặc ác tính thì phải cho huyết áp hạ xuống từ từ và phải theo dõi sát. Bởi vì những bệnh nhân này bị cao huyết áp từ lâu ngày, cơ thể đã tự điều chỉnh đê thích nghi, ví dụ phản xạ của cơ quan cảm áp trung gian đã sắp đặt lại; não đã quen với áp lực tưới máu cao rồi, nếu 60 HOÀNG T H Ư Ý - b iê n s ọ a n huyết áp hạ nhanh, đột ngột gây giảm áp lực tưới máu ở não, gây thiếu máu não, bệnh nhân bị chóng mặt, choáng váng, đờ đẫn, không đi lại được. Đối với huyết áp tâm trưcíng, nếu hạ quá mức đạt yêu cầu, có thể làm cho tình trạng thiếu máu cơ tim nặng lên. Thời gian đê hạ huyết áp Có thể một vài ngày, một vài tuần hoặc hàng tháng mới trở lại mức yêu cầu: Làm như vậy bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn, đặc biệt các bệnh nhân cao tuổi. Sử dụng thuốc ban đầu Với liều th ấp , sau tăn g dần có sự th eo d õi sát, k h ô n g th ể quá liều gây tác h ại, n ếu tăng liều đ ến m ứ c cao rồi m à k h ô n g đạt kết quả hạ h u y ết áp th eo m o n g m u ố n th ì n ên p h ố i hỢp hai th u ố c, rồi ba th u ố c, p h ố i hỢp th eo bậc th a n g đ iều trị. Điều trị cao huyết áp phải kiên trì, liên tục suốt đời Để giữ huyết áp ở mức đạt yêu cầu nếu ngừng thuốc, huyết áp có thể lại tăng lên. Không nên thay đổi phác đồ nếu không thật cần thiết. Không ngừng thuốc đột ngột. Đê giữ huyết áp ở mức đạt yêu cầu Chỉ cần dùng càng ít loại thuốc hạ huyết áp và liều mỗi loại càng thấp thì càng tốt. Nên sử dụng những thuốc đã quen dùng mà có hiệu quả. II. CÁC LOẠI THUỐC TÂY Y CHỐNG CAO HUYẾT áp Hiện nay có rất nhiều loại thuốc chống cao huyết áp và số loại thuốc sẽ còn tiếp tục tăng lên do sự hiểu biết về cơ chế cao huyết áp ngày càng sâu. Mặt khác, do thử thách lâm sàng có loại đang bị loại bỏ dần và có loại C30 hnỊfếf ấf> oà cách điền i!'ị 61 ngày càng được ưa chuộng. Một quyển sách mới đây đã liệt kê 135 tên thuốc chống cao huyết áp. Có loại thuốc độc vị gồm một hoạt chất, có loại thuốc kết hợp nhiều vị gồm nhiều hoạt chất. Cùng một loại hoạt chất, nhưng lại có nhiều biệt dược khác nhau do các hãng sản xuất khác nhau làm ra. Có thể phân nhóm các loại thuốc chống cao huyết áp dựa theo phưctng thức tác động của chúng: tác động vào những khâu khác nhau của các cơ chế cao huyết áp. Có các nhóm chính sau: Các thuốc lợi tiểu: Các thuốc này làm tăng bài tiết Natri và nước ở thận, làm giảm khối lượng máu ở tuần hoàn và giảm sức cản ngoại vi, làm hạ huyết áp. HYDROCHLOROTHIAZZIT hoặc các Thiazit khác. Biệt dược: Hypothiazit, Hypothiazil, Chlotalidon. Tác dụng: ức chế tái hấp thụ Natri ở các ống lượn xa ở thận, làm tăng nước tiểu, hạ huyết áp, nó được áp dụng rất phổ biến có thể nói là thuốc hàng đầu trong điều trị cao huyết áp. Bất lợi của thuốc lợi tiểu nhóm này là: - Hạ kali máu; - Rối loạn nhịp tim (ngoại tâm thu) cũng có thể do hạ kali gây ra; - Tăng acid uric máu; - Tăng đường máu; - Tăng cholesterol máu; - Giảm tình dục (liệt dương ở nam giới). PUROSENID, TROPURID, LASIX và các thuốc khác. Tác dụng: ức chế tái hấp thụ Natri ở nhánh lên của 62 HOÀNG T H U Ý - b iê n s ọ a n Quai Henlé và các ống lượn xa ở thận (nên còn gọi là lợi tiểu quai) làm lợi tiểu mạnh. Bất lợi là: Lợi tiểu mạnh, giảm khối lượng tuần hoàn, tăng hematocrit, giảm kali máu. SPIRONOLACTON, TRIAMTEREN. Tác dụng: Đối kháng với Aldosteron, chống lại sự tái hấp thụ nước nên gây lợi tiểu, bài tiết natri, giữ kali. Bất lợi là có thê gây ứ kali máu, phải thận trọng trong suy thận, gan, tăng nitơ máu. indĂpam it. Tác dụng: Là loại thuốc mới được coi là thuốc lợi tiểu tốt nhất hiện nay, không làm mất kali và không gây rối loạn chuyển hoá lipid. ơ nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh tác dụng tốt của thuốc này (Trần Đỗ Trinh, Viện Nghiên cứu Tim mạch trung ương; Nguyễn Thị Trúc, Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, Midthơ - Nauy). Trong các thuốc lợi tiểu hiện có, các thuốc tác dụng ở quay Henlé (như Purosemit, Bumetanide hoặc etacrynic...) không thích hỢp để điều trị cao huyết áp trừ trường hợp có suy thận vì tác dụng lợi tiểu của nó vừa nhanh lại vừa mạnh. Các thuốc Hypothiazit và tương tự dùng thích hợp hơn vì tác dụng của nó nhẹ hơn, kéo dài hơn. Liều trung bình là: Hypothiazit 0,025g - 1 viên mỗi ngày, không nên uống vào buổi lối. Nếu tăng lên 2 - 3 viên mỗi ngày thì tác dụng hạ huyết áp không tăng lên đáng kể mà lại xuất hiện nhiều tác dụng phụ như mất kali. Việc sử dụng kết hcfp 2 thuốc lợi tiểu với nhau có thể coi như là đơn liệu pháp rất có Ich, ví dụ dùng một 'Sệnh cao finỊ>èf áf> i/à cách điền in 63 thuốc thải kali như Hypothiazit với một thuốc giữ kali như spironolacton. Hoặc kết hỢp Hypothiazit với kali clorua 1 - 2g trong ngày. Các thuốc chặn giao cảm Beta: PROPRANOLOL (INDERAL) viên 40mg - lOmg ACEBUTOLOL (SECTRAL) viên 20mg PINDOLOL (VISKEN) viên 150mg BOPINDOLOL (SANDOR) viên Irng. Hiện nay có hàng chục loại thuốc cùng nhóm với Propranolol, tác dụng chung là chặn giao cảm beta 1 và beta 2, không lựa chọn tim, không có hoạt tính giao cảm nội tại, làm giảm cung lượng tim, giảm mạch làm hạ huyết áp. Tác dụng phụ bất lợi chung cho cả nhóm là: làm cơn hen phế quản nặng thêm, gây block tim cấp 2 hoặc cấp 3, đái đường, chậm nhịp tim và bệnh động mạch ngoại biên. ATENOLOL, METOPROL và thuốc cùng nhóm Tác dụng chọn lọc trên tim: Chọn lọc chặn beta 1 hơn là beta 2. Tác dụng phụ giống propranolol. Các thuốc chặn giao cảm Beta và Alpha: LABETALOL (TRAN DAT) Tác dụng: Chặn cả beta 1, beta 1 và alpha. Tỷ lệ chặn alpha/ beta = #. Tác dụng phụ như propranolol. Thuốc chặn giao cảm Alpha: PRAZOSIN, MINPRESS, PHEMTOLAMIN, TERAZOUN 64 HOÀNG T H U Ý -biên sọan Tác dụng: Chặn alpha 1 hơn là alpha 2. Tác dụng phụ tụt huyết áp khi đứng, nhất là khi dùng thuốc lần đầu. Đối với tất cả các thuốc chặn giao cảm beta và alpha đều làm hạ huyết áp nhưng cần phải chọn thuốc cho thích hợp với từng bệnh nhân. Khi sử dụng cần chú ý các chống chỉ định của thuốc. Các thuốc ức chế giao cảm ờ khâu ngoại vi: REZERPIN: Là thuốc được dùng từ lâu nhất trong điều trị bệnh cao huyết áp. Tác dụng: Làm huỷ dự trữ Noadreanlin ở các tế bào giao cảm, giảm trương lực giao cảm, làm giãn mạch hạ huyết áp. Tác dụng phụ: Gây mệt mỏi, buồn nôn, trầm cảm, giảm khả năng tình dục, gây ưu thế trội phó giao cảm, không nên dùng cho người loét dạ dày hành tá tràng, có thai. Các thuốc ức chế giao cảm ờ khâu trung ương: METHYLDOPA, DOPEGYT, ALDOMET viên 0,25mg, 1 - 2 viên mỗi ngày. CLONIDIN, CATAPRESSAN và các thuốc cùng nhóm Tác dụng: Kích thích các thụ thể giao cảm anpha trung ương và trung tâm điều hoà ở hành não làm hạ huyết áp. Không gây rối loạn chuyển hoá lipid, làm giảm hoạt tính Renin ở huyết tương làm hạ huyết áp. Tác dụng phụ: Gây mệt mỏi, buồn ngủ, giảm khả năng tình dục, tổn thương gan, nhịp chậm, hạ huyết áp khi đứng. Không dùng cho người đang lái tàu xe, hoặc đang đứng máy, người suy gan. GUANETHIDIN và các loại thuốc cùng nhóm Tác dụng: ức chế sự giải phóng Adrenalin, giảm ............................................. cap áp và cách điền irị 65 nồng độ adrenalin ở tế bào thần kinh giao cảm do ức chế sự tái thu nhận noadrenalin, làm giãn mạch hạ huyết áp mạnh, ít gây rối loạn chuyển hoá lipid. Tác dụng phụ: Gây hạ huyết áp tư thế đứng, ỉa chảy, xuất tinh muộn. Các thuốc tác động trực tiếp lên các tế bào cơ trơn của các tiểu động mạch: HYDRALAZIN Tác dụng: Giảm trực tiếp cơ trơn tiểu động mạch, gây giãn cơ, hạ huyết áp. Tác dụng phụ: Gây cơn nóng bừng, do rối loạn vận mạch, đau đầu. DIHYDRALAZIN Tác dụng: Như Hyralazin. Tác dụng phụ: Gây nôn, buồn nôn, tim nhanh, đau thắt ngực. MINOXIDIL Tác dụng: Gây nhịp nhanh ứ dịch và muối. DIAZOXIDE Tác dụng phụ: Gây nhịp nhanh, đái đường, tụt huyết áp nặng. Chú ý bệnh nhân mạch vành. NITROPRUSSIDE (tiêm tĩnh mạch) Tác dụng nhanh, mạnh, chỉ dùng trong cấp cứu. Các thuốc chặn dòng Calci: Các thuốc này ức chế dòng Calci vào trong cơ trơn, chống lại sự co mạch làm giảm huyết áp. VERAPAMIL; Tác dụng phụ có thể gây nhịp chậm. Block thất, táo bón. NIEEDIPINE (Adalat) viên lOmg. Tác dụng phụ có thể gây nhịp nhanh, đau đầu, cơn nóng bừng mặt, hạ 6 6 HOÀNG THUÝ - b iê n s ọ a n kali máu, có loại nang ngậm gây tụt huyết áp rất nhanh, vì vậy khi điều trị thông thường nên dùng loại viên, không dùng loại nang. ISRADIPIN, ICAZ viên 2,5mg NICARDIPIN, LOXEN viên 20mg Những thuốc này ít ảnh hưởng đến co bóp cơ tim. Các loại thuốc chặn dòng Calci có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp. Ví dụ Nifedipine kết hợp với một chặn giao cảm Beta có thể tốt vì nó ức chế tim nhanh phản xạ. Không kết hợp Verapamil và một chặn Beta vì cả hai đều làm giảm dẫn truyền nhĩ thất. Cả Verapamil và Niíedipine đều có thời gian tác dụng ngắn nên người ta đã chế ra loại chế phẩm giải phóng chậm để tiện dùng 1 - 2 lần trong ngày. Trong cao huyết áp kịch phát nên cắn vỡ một viên nang Adalat, ngậm dịch tan ra thấm vào mạch máu làm hạ huyết áp nhanh sau 2 - 3 phút và thời gian tác dụng kéo dài 5 - 6 giờ. cần đề phòng huyết áp hạ nhanh và nhiều khi gây choáng váng, có trường hợp lại phải dùng thuốc nâng huyết áp lên. Các thuốc ức chế hệ Renin - Angiotensin: Nếu như những thập kỷ qua, thuốc chặn giao cảm Beta ra đời và nhanh chóng chiếm vị trí quan trọng trong điều trị cao huyết áp, một số bệnh tim và được coi là thuốc bảo vệ tim thì ngày nay nhận thức đã thay đổi bởi những tác dụng phụ của nó cũng như nguy cơ rối loạn chuyển hoá lipid, bệnh mạch vành và tác dụng phụ khác. Một sự phát triển đầy hứa hẹn trong điều trị cao huyết áp là việc phát hiện ra chất ức chế men chuyển Angiotensin I - 10 peptit (không hoạt động) thành ~ẽĩ.nh cao fuiyéf áf> và cách điền irị 67 Angiotensin II - 8 peptit có tác dụng co mạch mạnh. - APTPRIL, Lopril viên 20 - 50 mg. - ENALAPRIL, Renitec viên 5 - 20mg. - PRIDOPRIL, Conversyl viên 4mg. Các loại thuốc đã được thử thách nhiều trong thực tế và tỏ ra có kết quả rất tốt, đặc biệt là khi kết hỢp với lợi tiểu. Những thuốc này ít gây ra tác dụng p h ụ , ít gây rối loạn chuyển hoá lipid. Tuy nhiên, không nên dùng cho bệnh nhân eó bị động mạch thận hai bên. Liều an toàn và có hiệu quả là: Cho đến 150mg Captoril mỗi ngày, chia làm hai lần và 20 - 40mg enalapril mỗi ngày, chia 1 - 2 lần. III. NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ s ử DỤNG THUốC CHO BỆNH CAO HUYẾT á p Các cách dùng thuốc Kinh nghiệm cho thấy dùng thuốc phải theo mức huyết áp chứ không theo giai đoạn bệnh. Không nhất thiết khi bệnh đã ở giai đoạn ba thì phải dùng nhiều thuốc hơn ở giai đoạn một. Nhiều người bệnh sau tai biến mạch máu não thì huyết áp không còn quá cao nữa và để đưa được huyết áp xuống < 140/90 mmHg không cần phải dùng nhiều thuốc. Các thuốc nên chọn dùng đầu tiên: năm 1978, Tổ chức Y tế thế giới đề nghị hai nhóm thuốc lợi tiểu và thuốc ức chế cảm thụ giao cảm beta nên được chọn dùng đầu tiên. Năm 1988, JNC-IV đề nghị thêm nhóm thuốc ức chế calci và nhóm ức chế men chuyển. Năm 1992, JNC-V lại đề nghị đưa thêm nhóm ức chế cảm thụ 6 8 HOÀNG T H U Ý - b iê n s ọ a n giao cảm alpha. Năm 1993, tổ chức Y tế thế giới và Hội Cao huyết áp thế giới cũng thống nhất danh sách năm thuốc đó nhưng xếp trước hết là thuốc lợi tiểu rồi đến thuốc ức chế cảm thụ giao cảm beta vì hai nhóm thuốc này đã được chứng minh rõ lợi ích trong dự phòng tai biến và tử vong tim mạch ở người bệnh cao huyết áp. Năm 1997, JNC-VI lại đề nghị đưa thêm nhóm thuốc đối kháng các thụ thể của angiotensin và nhóm thuốc ức chế cả các thụ thể beta và alpha. Danh sách 7 thuốc này cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới và Hội Cao huyết áp thế giới chấp nhận năm 1999. Hai tổ chức này cũng nêu vẫn có thể dùng một số thuốc khác như methyldopa, reserpin... như một số nơi trên thế giới; với reserpin, thuốc này rẻ tiền phù hợp với tình hình kinh tế của nhiều nước phát triển mà tác dụng vẫn tốt, chỉ cần lưu ý đến những trường hợp có chống chỉ định không dùng được ví dụ như khi đang có bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng... Thầy thuốc sẽ quyết định chọn thuốc thích hợp cho từng người bệnh cụ thể, tuỳ thuộc mức nguy cơ, các bệnh tim mạch và các bênh khác kèm theo..., tương đối ít tác dụng phụ nhất và phù hỢp với khả năng kinh tế vì phải dùng thuốc lâu dài. Không nên quan niệm chỉ dùng thuốc mới, đắt tiền mới có hiệu quả. Chưa có nghiên cứu nào trên thế giới khẳng định nhóm thuốc này có hiệu lực hơn hẳn các nhóm thuốc kia. Thuốc nào cũng có những tác dụng phụ ít nhiều ảnh hưởng đến người bệnh mà các hãng sản xuất thuốc đều phải công bố khi bán thuốc. Nên bắt đầu bằng liều thấp. Sau khi uống thuốc phải theo dõi các tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn, nôn "Rệnh cao huỊpi ấỊi và cách điề^t irị 69 mửa, nổi bản, hạ huyết áp khi đứng, mạch chậm... để phản ánh kịp thời cho thầy thuốc quyết định việc tiếp tục dùng thuốc hay phải thay thuốc khác. Nếu không có tác dụng phụ đáng kể, căn cứ vào diễn biến của huyết áp, thầy thuốc sẽ tăng liều dần hay phối hỢp thuốc theo như các phác đồ và kinh nghiệm thực tế trên lâm sàng. Không nên làm giảm huyết áp quá nhanh, chỉ nên hạ thấp dần dần xuống giới hạn bình thường sau một vài ngày, một vài tuần, thậm chí một vài tháng với những người bệnh đã có bệnh lâu ngày vì chưa được điều trị hay điều trị chưa đúng, với cách này người bệnh thấy dễ chịu hcfn và huyết áp khi xuống giới hạn bình thường thì giữ được bền hơn. Tránh không ngưng thuốc đang dùng một cách đột ngột, làm như vậy thì huyết áp đang bị khống chế đột nhiên tăng vọt lên rất nguy hiểm. Khi đã thấy liều thuốc dùng có hiệu lực thì phải duy trì liều đó trong một thời gian 3 -4 tuần rồi mới từ từ giảm dần liều mà vẫn đảm bảo được mức huyết áp ổn định, liều này vào khoảng 1/3 liều tấn công. Những phản ứng phụ của thuốc Bất cứ thuốc nào cũng đều có tác dụng phụ bên cạnh các lợi ích của nó. Chẳng hạn như khi dùng thuốc lợi tiểu ta sẽ có cảm giác mắc tiểu nhiều hơn bình thường, nhất là khi mới sử dụng lần đầu. Khi cầm một toa thuốc trên tay, nên hỏi kỹ về tác tác dụng phụ để có thể theo dõi, ghi nhận và tường ■thuật chúng lại cho bác sĩ biết. Thật may mắn là, cùng với đà tiến bộ của công nghiệp dược phẩm, các tác dụng phụ của thuốc càng ngày càng giảm dần đi. 7 0 HOÀNG T H U Ý - b iê n sọ a ii Nên cân nhắc lợi ích: Nếu có ý nghĩ rằng thứ thuốc mình đang uống đã gây ra những tác dụng phụ quá khó chịu, thì điều quan trọng là không được tự ý ngưng sử dụng thuốc, mà phải quay lại gặp bác sĩ ngay, càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích do thuốc mang lại với những bất tiện của nó để quyết định giảm liều hay đổi thuốc. Hãy n h ẫn nại v ì ch ắc ch ắn là cần p h ải m ất m ộ t ít lâu m ới có th ể tìm ra được loại th u ố c hay liều lư ợng phù hỢp với bạn. Tìm cách đối phó: Có một số tác dụng phụ thực ra chỉ gây khó chịu chứ không hề nguy hiểm, và bạn có thê tìm cách xoay xở để vượt qua nó. Thí dụ như thuốc gây mệt mỏi thì hãy chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn và tăng cường chơi thể thao để giúp tinh thần hưng phấn hơn. Một số tác dụng phụ khác lại chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, vì thế ta chỉ cần đơn giản là chịu đựng cho đến lúc nó qua đi. Bác sĩ có thể sẽ cho bạn biết khoảng thời gian chịu ảnh hưởng của tác dụng phụ này, để nếu nó có kéo dài hơn thì khi cần thiết họ sẽ đổi thuốc khác cho bạn. Còn nếu không, cũng nên chấp nhận chịu đựng một vài khó chịu nho nhỏ với ý nghĩ đê về lâu dài sức khoẻ của bệnh nhân sẽ được khá hơn nhờ huyết áp đã được kiểm soát tốt. Một số tác dụng phụ chỉ hơi gây khó chịu đôi chút, một số khác có thể phiền toái hơn. Khi báo về tác dụng phụ của thuốc cho bác sĩ, không phải lúc nào cũng được đổi thuốc khác. Nên nhớ báo cho bác sĩ biết mọi trải nghiệm về tác 'Ẽệnh cao huyếi áp L/à cácU điều irị 1 1 dụng phụ của thuốc. Ghi lại kỹ lưỡng mọi tác dụng phụ khi nào xảy ra và mức độ nghiêm trọng. Kết hỢp sử dụng thuốc Hai hay n h iều loại th u ố c ch ố n g cao h u y ết áp được sử d ụ n g kết hỢp th ì n ên đ ể riên g từ n g lo ạ i th u ố c để u ố n g , hay kết hợp ch ú n g vào nhau th à n h m ộ t b iệt dược là vấn đ ề còn được tranh luận. Nếu để riêng từng thứ thì có lợi là dễ điều chỉnh cho một thứ, đánh giá tác dụng thuốc được rõ ràng hơn. Nếu kết hợp nó theo một tỷ lệ cố định vào trong một biệt dược thì tiện sử dụng cho bệnh nhân nhưng bất tiện là không thể điều chỉnh liều của mỗi thứ được. Vấn đề là nghiên cứu xác định tỷ lệ kết hợp cho có hiệu quả nhất. Cũng có những loại thuộc không được p h ép kết hỢp với nhau. Xem bảng sau: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 C liặii Beta + Prazozin + + Reserpiii + Metliyldopa + + + Clonidin + Hydralazin + + + + + + Minoxisin + + + + 7 + + G uanetliidin + + + 7 + +7 Captoril + + + + +7 + + 7 Hàng trên: 1: Lợi tiểu; 2: Chặn beta; 3: Prazozỉn; 4: Reserpin; 5: Methyl-dopa; 6: Cỉoni-din; 7: Hydralaxin; I 8: Minoxisin; 9: Guanetliidin; 72 HOÀNG T H U Ý -biên sọan Trong đó: “+” ỉà: Được; là: cấm; “+ + ” là: Bắt buộc. IV. THUỐC MÓI TRỊ CAO HUYẾT á p Không cần phải uống thuốc liên tục suốt đời nữa... Chỉ cần tiêm một đợt thuốc gồm 3 liều, tác dụng từ 6 - 12 tháng để kiểm soát bệnh cao huyết áp. Thêm một thành tựu mới nữa của ngành công nghiệp dược trên thế giới. Các nhà khoa học Anh vừa cho ra đời một loại vắc xin điều trị huyết áp cao. vắc-xin này có rất ít tác dụng phụ so với thuốc viên và bệnh nhân chỉ cần tiêm 6 tháng 1 lần sau đợt tiêm đầu tiên. Công ty Dược phẩm Protherics ở Cheshire, Tây Bắc Anh, đã thử nghiệm thành công loại vắc-xin này trên con người và đang có kế hoạch thử nghiệm rộng rãi hơn với công thức mới được cải tiến đê nâng cao hiệu quả điều trị. Nhóm nghiên cứu cho biết thuốc tiêm này sử dụng một loại protein có trong con sao sao (một loài động vật có vỏ), có tác dụng ức chế chất angiotensin, một chất nội tiết do gan sản xuất. Khi hoạt động quá mạnh, chất này sẽ làm hẹp các động mạch và đẩy huyết áp tăng lên. Khi được tiêm vào cơ thể, vắc-xin này sẽ huy động hệ miễn dịch chống lại chất nội tiết nói trên và giúp cơ thể bệnh nhân kiểm soát huyết áp một cách dễ dàng hơn. Khi mới bắt đầu được điều trị bằng vắc-xin này, bệnh nhân sẽ được tiêm đợt đầu tiên gồm 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần hoặc nửa tháng. Và cứ mỗi 6 tháng sau đó, thậm chí 1 năm, mới phải tiêm bổ sung. Kết quả thử nghiệm cho thấy vắc-xin này mang lại 'Eệ.nh cao tuiyét áp và cách đíiu irị 73 hiệu quả cao và có rất ít tác dụng phụ, với khoảng 10% bệnh nhân có các triệu chứng thoáng qua giống như bị cúm nhẹ và không kéo dài. Theo các chuyên gia, huyết áp cao làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong vì các bệnh tim và đột quỵ, và là nguyên nhân gây tử vong cho khoảng 60.000 người ở Anh mỗi năm. Từ tníớc đến nay, những nguừi bị huyết áp cao phải lệ thuộc vào các loại thuốc viên thường gây ra những phản ứng phụ. Chẳng hạn như thuốc “Beta blockers” (thuốc chẹn thụ thể beta) có thể làm cho bệnh nhân mệt mỏi, lạnh tay chân, tiêu chảy, và bất lực (ở nam giới). Những triệu chứng này có liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ. Ông Andrew Heath, một chuyên gia của Protherics, phát biểu: “Sự ra đời của vắc-xin này sẽ giúp bệnh nhân tuân thủ tốt hơn kế hoạch điều trị, và hơn nữa, góp phần quan trọng vào việc tránh những biến chứng đe dọa sinh mạng như đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. V. CÁC LOẠI THUỐC NAM ĐlỀU TRỊ CAO HUYẾT áp - Cá diếc tươi, rửa sạch, không mổ, không đánh vẩy, cho vào nước có pha ít muối chừng 20 phút cho cá quẫy và nhả dãi nhớt ra. Đem nấu sôi cho chín, gỡ lấy thịt nạc, bỏ ruột đi. Cho lá dâu vào nấu thành canh, ăn cả nước lẫn cái (Tạp chí Đông Y Việt Nam số 11/1967). - Dùng con trai sống (tiên Bạng), đem nướng cho chảy nước ra, hứng lấy nước đó. Pha chung với sữa đậu nành và uống. Tác dụng: Bình can tiềm dương, hạ huyết áp rõ, các chứng đầu đau, mắt mờ giảm nhanh {Tiên Dược liệu trị). 74 HOẢNG THUÝ - biên soan - Địa long (sống) 6 con, thiên ma 6g, câu đằng, cúc hoa, đinh địa đều 12g, thạch quyết minh (rang) 20g, sắc và uống. Cứ 15 ngày là một liệu trình. Đã được điều trị qua 34 trường hợp, sau khi uống 2 liệu trình thuốc, kết quả; huyết áp hạ xuống là 28 trường hợp, không kết quả 6 trường hỢp {Từn Dươc liệu trị). - Rau cần tươi 500g, vỏ dưa hấu 500g. Giã nát, vắt lấy nước, mỗi lần uống 30ml, ngày 3 lần. Đã điều trị 8 trường hợp, sau 5 ngày, có 6 trường hợp thấy triệu chứng giảm nhẹ, lượng nước tiểu tăng nhiều, huyết áp hạ xuống. 2 trường hợp không có kết quả {Tiên Dược liệu trị). - Trà Sơn tra; Mỗi ngày dùng 20g Sơii tra nấu uống thay trà. Mới uống 2 - 3 ngày đầu, huyết áp có thể xuống nhanh, ngày thứ tư trở đi tốc độ xuống sẽ giảm dần. Khi huyết áp trở lại bình thường thì ngưng uống {Tân Tân hữu vị đàm). - Trư yêu đỗ trọng thang: Đỗ trọng 24g, thận heo 2 cái. Nấu nhừ, ăn còn nước thì uống {Tân Tăn hữu vị đàm). - Hoa hồng 15g, sắc uống hàng ngày. Tại Bắc Kinh người ta thử dùng trà Hoa hồng trị cho 62 trường hợp cao huyết áp, kèm cholesterol cao. Mỗi ngày cho uống 15g trà Hoa hồng, sau 6 tháng, hiện tượng tê mỏi chân tay do cao huyết áp và lượng cholesterol trong máu dần dần hết. Chỉ cá biệt có người bị khô miệng {Âm thực liệu pháp). - Cúc hoa 24g, Kim ngân hoa 24g. Trộn đều, chia làm 4 phần, mỗi lần lấy 1 phần, đổ nước sôi vào hãm uống, ngày 2 lần. Báo cáo của bệnh viện Long Hoa (Thượng Hải) cho thấy dùng bài thuốc này trị 46 người cao huyết áp thể Can dương thượng cang, uống liên tục cao fuiỊ/èf áp oà cách điền irị 1 5 1 tuần. Kết quả 35 người huyết áp trở lại bình thường, 9 trường hợp có chuyển biến tốt. - Củ cải sống 1/2 kg, nghiền nát, ép lấy nước cốt, thêm 2 thìa cà phê Mật ong, quấy đều uống {Trung Hoa Âm thực liệu pháp). - Tỏi, cắt thành từng miếng, ngâm vào dấm, thêm ít đường hoặc mật ong trong 5 - 7 ngày. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 2 - 4g, ngày 2 lần. Liên tục 10 - 15 ngày, huyết áp hạ và giữ được độ ổn định {Trung Hoa Ẩm thực liệu pháp). - Bẹ thân cây chuối hoặc quả chuối xanh (còn non) 50g, nấu lấy nước uống hàng ngày {Trung Quốc Dân gian bách thảo lương phương). 2. Châm cứu trị huyết áp cao Bình Can, tiềm dương là chính. Huyệt chính: Phong trì, Khúc trì, Túc tam lý, Thái xung. Can dương vượng: thêm Hành gian, Dương lãng tuyền, Thái dương, Ế phong. Đờm thấp ủng thịnh: thêm Nội quan, Phong long, Âm lãng tuyền. Thận hư, Âm suy: thêm Thái khê, Tam âm giao, Thần môn, An miên 2. Giải thích: Phong trì là huyệt Hội của mạch Dương duy và kinh túc Thiếu dương Đởm có tác dụng làm cho dương không bốc lên. Khúc trì và Túc tam lý đều thuộc kinh dương minh là đường kinh nhiều huyết, nhiều khí, dùng để tiết dương tà. Thái xung thuộc kinh túc quyết âm Can để bình Can tức phong. 76 HOẢNG THUỶ - biên s ọ a n Thái dương và Ế phong trị phong dương quá nhiều. Hành gian và Dương lăng tuyền để thanh Can, Đởm. Nội quan và Phong long để hóa đờm, hòa trung. Âm lăng tuyền để kiện Tỳ, giáng trọc; Thái khê để bổ gốc Thận; Tam âm giao để bổ tam âm; Thần môn và An miên 2 để an thần. Thận dương hư cứu Khí hải, Quan nguyên để bổ khí dương {Chăm cứu học Thượng Hải). Huyệt chính: Đầu duy, Suất cốc, Phong trì, Bá hội, Ân đường, Thái dương. Can dương vượng: thêm Hành gian. Âm dương đều hư: thêm Can du, Thận du, Túc tam lý, Khí hải, Thần môn, Tam âm giao (Châm cứu học Việt Nam). Trung quản, Khúc trì, Nhân nghinh, Túc tam lý, Thái xung, Án đường, Tiền hậu ẩn châu, Huyết áp điểm, Lạc linh ngũ {Châm cứu học Hong Kong). Khúc trì, Nhân nghinh, Túc tam lý {Khoái tốc Châm thích liệu pháp). Túc tam lý, Khúc trì, Nội quan, Tam âm giao {Châm cứu học giản biên). Huyệt chính: Phong trì, Khúc trì, Túc tam lý, Thái xung. Can hoả thịnh: thêm Hành gian, Thái dương. Âm hư hoả vượng: thêm Thái khê, Tam âm giao, Thần môn. Đờm thấp ngăn trở; thêm Nội quan, Phong long. Âm dương đều hư: thêm Khí hải, Quan nguyên (cứu) {Tân biên Trung Quốc Chăm cứu học). Túc tam lý, Nội quan, Tam âm giao, Bá hội, Hiệp cốc, Hành gian {Trungy tạp chí 1986: 44). ~ẽệ.Khcao fn(Ịfèý áp và cắcU điền ir ị 11 Huyệt chính : Thái xung, Khâu khư. Huyệt phụ: Hành gian, Phong trì {Hồ Bắc Trung y tạp chí số 44/1986). Phong trì, Thái xung. Thêm Thái dương (nếu đầu đau, mắt sưng đỏ); thêm Hợp cốc (nếu có sốt cao, mặt đỏ) {Thiên Tân Trungy tạp chỉ). Can hoả bốc lên: Khúc trì, Phong trì. Đầu đau thêm Bá hội, Thái dương. Đờm hoả nội thịnh: Phong long, Khúc trì. Chóng mặt thêm Bá hội. Âm dương vượng: Thận du, Phong trì. Thêm Bá hội, Thượng tinh. Âm dương đều hư: Can du, Thận du. Thêm Thần môn, An miên 2 {Thượng Hải Châm cứu tạp chí số 4/1986). Tạp chí Đông y Việt Nam số 11/1967 giới thiệu 2 phác đồ: 1. Can du, Phong trì đều châm tả, Tâm du, Phục lưu đều châm bổ. 2. Bá hội, Phong trì, Thần môn, Khúc trì, Hiệp cốc, Nội quan, Túc tam lý, Tam âm giao, Hiệp khê. Châm huyệt Đầu duy, cán kim hướng ra phía trước, mũi kim xiên góc 30 độ, mũi kim ở giữa khoảng da và màng sọ, hướng ra phía sau đâm sâu 2 - 3 thốn. Vê kim liên tục 3 - 5 phút, lưu kim rồi ngừng vê kim. Khi huyết áp hạ xuống, lưu kim thêm 20 - 30 phút {Trung Hoa bí thuật Châm cứu trị liệu). Châm cách du, lưu kim trong da, băng cố định lại, để 3 - 7 ngày {Trung Hoa bí thuật Châm cứu trị liệu). Châm huyệt Khúc trì xuyên đến Thiếu hải. Khi đắc khí, dùng thủ pháp vê, xoay, đề tháp để dẫn cảm giác 78 HOÀNG T H U Ý -biên sọan lan lên vai và xuống cổ tay. Khi thấy cảm giác tê mỏi là được. Lưu kim 1 giờ. Cứ 10 phút lại kích thích một lần {Trung Hoa bí thuật Châm cứu trị liệu). Dùng kim tam lãng châm vào tĩnh mạch ở Rãnh hạ áp sau tai cho ra ít máu. Cách một ngày làm một lần, 3 lần là một liệu trình {Trung Hoa bí thuật Châm cứu trị liệu). Nhĩ châm Dưới vỏ não, Rãnh hạ áp, Thần môn, Tâm, Giao cảm. Châm, lưu kim 1 - 2 giờ {Châm cứu học Thượng Hải). Rãnh hạ áp, Thượng Thận, Dưới vỏ não, Can, Thận, Giao cảm. Mỗi lần châm vài huyệt, kích thích vừa rồi rút kim ngay. Bệnh giảm thì có thể cách ngày châm 1 lần {Chăm cứu học Việt Nam). Rãnh hạ áp, Giao cảm, Thần môn, Tâm {Châm cứu học Hong Kong). Thượng Thận, Rãnh hạ áp, Luân tai, Thần môn, Nội tiết, Trán, Thái dương, Can, Thận {Nhĩ châm liệu pháp tuyển biên). w . NHỮNG VỊ THUỐC cổ TRUYỀN DÙNG TRONG PHÒNG TRỊ BỆNH CAO HUYẾT áp Bả Dột: Họ Cúc - Asteraceae Đặc điểm thực vật: Cây thuộc thảo cao tới 50cm thân màu tím nhạt, có đốt. Lá mọc đối, phiến nguyên, mép hơi gợn sống. Lá dài 5 - lOcm có 3 gân nổi rõ. Hoa dạng đầu hợp thành ngù. Hoa trắng hay phớt hồng. Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất Herba Eupatorii: cắt nhỏ, phơi khô, sao qua cho thơm. Thành phần hoá học: Vị thuốc chứa coumarin: cao hnyèr áf> và cách điều irị 1 9 Ayapanin, ayapin, tinh dầu, thành phần chủ yếu là thymolquinon dimethylether ngoài ra còn có methyl thymylether thymonquinon. Tác dụng sinh học: Hạ huyết áp, giãn mạch. Công dụng: Nhân dân dùng cây thuốc này để trị bệnh cao huyết áp, ngày 6 - 12g dưới dạng thuốc sắc; có thê phối hợp với hoa hoè, cúc hoa, ngưu tất. Còn dùng để bảo quản cau khô. Chú ý: Cần phân biệt với cây mần tưới Eupatorium Staechadosmun dosmum Hance cùng họ cúc, cũng chứa coumarin là ayapin. Tuy nhiên, nhân dân dùng mần tưới làm gia vị và làm thuốc chữa mụn nhọt, lở ngứa, bế kinh và phụ nữ đẻ bị ứ huyết, cũng dùng để bảo quản cau khô. Ba gạc: Họ Trúc đào - Apocynacceae Đặc điểm thực vật: Cây ba gạc thuộc loài cây nhỏ cao độ Im - l,5m, vỏ thân có những lỗ sần. Lá nhỏ dài 5 - 7cm thường mọc đối hoặc mọc vòng 3 - 4 lá. Hoa hình ống, màu trắng. Quả hình trứng khi chín màu đỏ tươi. Cây thường mọc hoang ở rừng núi phía Bắc nước ta như Hà Bắc, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn. Bộ phận dùng: Rễ Radix Rawplfiae. Thành phần hoá ỉiọc: Rễ chứa alkaloid khoảng 1,5 -3% chủ yếu là reserpin, secpentin, rescinnamin, raubasin, ajmalin, ajmalicin. Tác dụng sinh học: Nước sắc rễ ba gạc có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt trên động vật thí nghiệm. Tác dụng hạ áp nào được xác định do chất reserpin và rescinnamin. Tác dụng hạ áp chậm và duy trì lâu; đồng thời làm mất tác dụng của noradrenalin; ngoài ra còn làm tim đập chậm 80 HOÀNG THUÝ - biên soan lại. Người ta đã xác định tác dụng hạ áp của ba gạc theo cơ chế thần kinh trung ương. Còn có tác dụng an thần. Côtig dụng: Rễ ba gạc được dùng để chữa cao huyết áp dưới dạng cao lỏng 1:1, với liều 30 giọt 1 ngày. Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể có thể tăng số giọt lên gấp rưỡi hoặc gấp ôi. Một liệu trình thường 10 đến 15 ngày. Chú ý: Khi dùng ba gạc để trị cao huyết áp cần tôn trọng nghiêm ngặt về liều lượng. ở nước ta có nhiều loại ba gạc như ba gạc Ấn Độ (R.serpentina), ba gạc Cu Ba... cũng chứa các hợp chất alkaloid, có tác dụng hạ huyết áp. Người ta thường khai thác rễ làm nguyên liệu chiết xuất các hoạt chất để chế thuốc dưới dạng viên, uống theo liều lượng quy định. Ba Kích (Ruột gà): Họ Cà phê - Rubiaceae Đặc điểm thực vật: Cây thảo sống lâu năm, thân leo, lá mọc đối. Lá dài 6 - 14cm, hoa có màu trắng lúc đầu sau pha màu vàng. Quả hình cầu khi chín có màu đỏ. Ba kích là cây moc hoang ở một số tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Yên Bái, Quảng Ninh, ở Quảng Ninh đã có thời trồng thử dưới tán lá cây rừng. Bộ phận dùng: Rễ Radix Morindae. Thành phần hoá học: Trong rễ có anthraglucozit, tinh dầu, đường, vitamin c , nhựa. Gần đây người ta phát hiện trong rễ ba kích có các hợp chất monotecpen. Các hợp chất Iridoid: morindolid, asperulosid, morofficinalosid acid asperulosic monotropein, acid desacetyl asperulosidic. Các hợp chất tritecpen: acid rotungenic methylether, lucidin, sterol: oxsitosterol. Tác dụng sinh học: Nước sắc ba kích có tác dụng hạ huyết áp và tăng nhu động ruột của động vật thí nghiệm. 'Sệýih cao hnỊfềt áp oà cách điều irị 81