🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bên Phía Nhà Swann Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn Tác phẩm: Bên phía nhà Swann Nguyên tác: Du côté de chez Swann Thể loại: Kinh điển Tác giả: Marcel Proust Dịch giả: Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm, Dương Tường & Đặng Anh Đào Tranh bìa: Camille Pissarro Nhà phát hành: Nhã Nam Nhà xuất bản: Văn Học Năm xuất bản: 11/2013 https://thuviensach.vn Dự án Ebolic #34 Chụp sách: VHP Đánh máy: Thu Thảo, Ngọc Quyên, LovePurple703, Thiên Minh, Nhật Huyền, Chua Trần, Diu Diu, P.T, Fuurin, Thanh Thập Thanh Soát lỗi: Dương Dương, Lãng Khách Soát lỗi lần 2: Tornad, Lãng Khách Điều hành & xuất bản: Tornad Ngày hoàn thành: 9/10/2017 Ebolic là dự án chế bản ebook do Bookaholic thực hiện. Chúng tôi hoạt động hoàn toàn phi lợi nhuận và dựa trên tinh thần tự nguyện, với mục https://thuviensach.vn đích mang đến cho độc giả những đầu sách hay và lan tỏa văn hóa đọc cho cộng đồng. Chúng tôi khuyến khích độc giả mua sách in, và chỉ nên tìm đến ebook này khi không thể tiếp cận ấn phẩm sách. Liên hệ với Ebolic qua: Email: [email protected] Group: facebook.com/groups/ebolic Fanpage: facebook.com/EbolicEbook https://thuviensach.vn MỤC LỤC GIỚI THIỆU I. BÊN PHÍA NHÀ SWANN II. DƯỚI BÓNG NHỮNG THIẾU NỮ ĐƯƠNG HOA III. VỀ PHÍA NHÀ GUERMANTES IV. SODOME VÀ GOMORRHE V. CÔ GÁI BỊ CẦM TÙ VI. ALBERTINE MẤT TÍCH (CÔ GÁI CHẠY TRỐN) VII. THỜI GIAN TÌM LẠI ĐƯỢC PHẦN MỘT: Combray I. II. PHẦN HAI: Mối tình của Swann PHẦN BA: Tên xứ sở: Cái tên MỘT TRĂM NĂM ĐI TÌM THỜI GIAN ĐÃ MẤT https://thuviensach.vn MARCEL PROUST Sinh ngày 10 tháng Bảy năm 1871 ở Paris trong một gia đình tư sản giàu truyền thống văn hóa. Tuy sức khỏe mong manh, Proust vẫn đạt những kết quả xuất sắc ở trường Trung học. Năm 1893, ông đỗ cử nhân Luật; năm 1895, đỗ cử nhân văn chương. Thời gian này, ông bắt đầu lui tới các thính phòng văn chương, tham gia cuộc sống thượng lưu, đi du lịch nhiều nơi. Ông cũng bắt đầu viết, dịch, cộng tác với một vài tời báo, tạp chí. Năm https://thuviensach.vn 1912, Proust gửi bản thảo BÊN PHÍA NHÀ SWANN đến một số nhà xuất bản (trong đó có La Nouvelle Revue Française – mà André Gide là một trong những người sáng lập – sau này là nhà Gallimard), nhưng đều bị từ chối. Cuối cùng, tháng Mười một năm 1913, BÊN PHÍA NHÀ SWANN, sau này chính là tập một của bộ tiểu thuyết bảy tập lừng danh ĐI TÌM THỜI GIAN ĐÃ MẤT, được in bằng tiền của tác giả, ở nhà xuất bản Grasset. Tháng Giêng 1914, André Gide viết thư cho Proust, nói rằng ông yêu thích tác phẩm biết mấy và “việc từ chối cuốn sách là sai lầm nghiêm trọng nhất của Nouvelle Revue Française (…)”. Tháng Sáu 1919, DƯỚI BÓNG NHỮNG THIẾU NỮ ĐƯƠNG HOA, tập tiếp theo, được Gallimard xuất bản rồi đoạt giải Goncourt, và Proust trở thành nhà văn nổi tiếng nước Pháp. https://thuviensach.vn “Rồi đột nhiên ký ức đó hiện ra. Mùi vị ấy chính là mùi vị mẩu bánh madeleine mà mỗi sáng Chủ nhật ở Combray (vì ngày hôm ấy tôi không ra khỏi nhà trước giờ lễ mi xa), cô Léonie lại cho tôi sau khi đã chấm vào trà hoặc nước lá bồ đề, mỗi lần tôi đến chào cô trong phòng cô ở. Trước đây, khi chưa nếm vị của nó, tôi chẳng nhớ gì mỗi lần nhìn thấy cái bánh madeleine nhỏ […] Nhưng khi, của một thời quá vãng đã chẳng còn lại một chút gì, khi người đã chết, sự vật đã bị hủy diệt, thì duy nhất vẫn còn lại đó, mỏng manh nhưng dai dẳng, không hình hài nhưng bền vững thủy chung, hương và vị vẫn còn ở đó rất lâu, như những linh hồn, để tưởng nhớ, chờ đợi và hy vọng, giữa cái hoang tàn của tất cả, và không hề nao núng, để mang trên cái giọt mong manh của chúng, cả dinh thự mênh mông của hoài niệm.” BÊN PHÍA NHÀ SWANN là tập đầu tiên trong bộ tiểu thuyết đồ sộ ĐI TÌM THỜI GIAN ĐÃ MẤT của một trong những văn hào lớn nhất nước Pháp và thế giới. MARCEL PROUST. Cách đây một trăm năm, trong lần xuất bản đầu tiên, nó từng là chủ đề tranh luận của mọi diễn đàn văn học. Một trăm năm sau, người ta vẫn không ngừng viết, nói, tranh luận về nó. ĐI TÌM THỜI GIAN ĐÃ MẤT thực sự là một khởi thủy cho nền tiểu thuyết hiện đại, với bút pháp mới lạ, với những chủ đề được bàn luận sâu rộng và đầy chất thơ về nghệ thuật và triết học, về hồi ức và thời gian… Tác phẩm từ lâu đã là niềm kiêu hãnh của văn chương Pháp, là một cuốn Kinh thánh văn chương cho mọi tác gia cũng như những người đọc văn học. https://thuviensach.vn ———— Trọn bộ ———— • ĐI TÌM THỜI GIAN ĐÃ MẤT • ————— của ————— MARCEL PROUST: • BÊN PHÍA NHÀ SWANN • DƯỚI BÓNG NHỮNG CÔ GÁI ĐƯƠNG HOA • VỀ PHÍA NHÀ GUERMANTES • SODOME VÀ GOMORRHE • CÔ GÁI BỊ CẦM TÙ • ALBERTINE BIẾN MẤT • THỜI GIAN TÌM LẠI ĐƯỢC https://thuviensach.vn Cet ouvrage a bénéficié du soutien des Programmes d’aide à la publication de l’Institut français. Cuốn sách này được ấn hành trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ xuất bản của Institut français. https://thuviensach.vn GIỚI THIỆU Lê Hồng Sâm Bên phía nhà Swann là tập 1 trong Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust, tác phẩm đã làm nên một cuộc cách mạng trong văn chương Pháp và tiểu thuyết Pháp, ở đầu thế kỷ XX. Từ khi ra đời cho đến nay, dù được ưa thích hay không, bộ sách cùng tác giả của nó luôn được viện dẫn làm điểm quy chiếu: có một cách viết tiểu thuyết, một cách đọc tiểu thuyết trước Proust và sau Proust. Marcel Proust sinh ngày 10 tháng Bảy năm 1871 tại khu phố Auteuil, nay thuộc quận XVI, Paris. Cha ông là bác sĩ, người mẹ thông minh, có học thức, mà ông vô cùng yêu quý, thuộc một gia đình doanh nhân Do Thái giàu có. Một cơn hen nguy kịch khi Proust chín tuổi sẽ ảnh hưởng đến ông suốt đời. Với sức khỏe mong manh, Proust vẫn đạt những kết quả xuất sắc ở trường trung học và đỗ tú tài năm 1889, sau đó tình nguyện đăng lính một năm, nhưng không phải sống trong quân ngũ. Năm 1893, ông đỗ cử nhân Luật, năm 1895, đỗ cử nhân văn chương. Thời gian này, ông bắt đầu lui tới các thính phòng văn chương, tham gia cuộc sống thượng lưu, đi du lịch nhiều nơi. Ông cũng bắt đầu viết, dịch, cộng tác với một vài tời báo, tạp chí. Năm 1903, cha Proust qua đời, năm 1905, đến lượt bà mẹ. Đơn độc, buồn đau, ốm yếu, Proust rời ngôi nhà sang trọng nơi ông sống cùng bố mẹ từ năm 1900, chuyển đến căn hộ cũ của người cậu đã mất, tại phố Haussmann, và lưu lại đó mười hai năm, từ cuối 1906 đến cuối 1918, khi căn hộ bị bán đi. Cho tới khi qua đời, ông còn đổi chỗ ở hai lần nữa. Từ đầu mùa hạ 1909, Proust sống ẩn dật, giam mình trong phòng riêng cửa đóng kín, sàn nhà, các bức tường và trần rất cao đều được lót những lớp https://thuviensach.vn bần, không để lọt một tiếng động. Ông muốn từ nay chỉ sống cho tác phẩm lớn, duy nhất, của đời mình. Ban đêm, đôi khi ông còn ra khỏi nhà, chỉ vì cần gặp lại một số người mà ông nói tới, trong quá trình tái tạo “tòa dinh thự mênh mông của hoài niệm”. Năm 1912, Proust gửi bản thảo Bên phía nhà Swann đến một số nhà xuất bản (trong đó có La Nouvelle Revue Française – mà André Gide là một trong những người sáng lập – sau này là nhà Gallimard), nhưng đều bị từ chối. Trả lời một trong những người bạn của Proust, đã vận động giúp ông, đại diện nhà xuất bản Ollendorff viết: “Chắc tôi phải hết sức ù lì, nhưng tôi không sao hiểu nổi một quý ông có thể sử dụng ba chục trang để miêu tả ông ta trăn trở trên giường như thế nào, trước khi ngủ được.” Cuối cùng, tháng Mười một năm 1913, Bên phía nhà Swann được in bằng tiền của tác giả, ở nhà xuất bản Grasset. Tháng Giêng 1914, André Gide viết thư cho Proust, nói rằng ông yêu thích tác phẩm biết mấy và “việc từ chối cuốn sách là sai lầm nghiêm trọng nhất của Nouvelle Revue Française và (…) một trong những ăn năn hối tiếc chua xót nhất của đời tôi”. Nhà xuất bản cũng đề nghị ra những tập tiếp theo của Proust, nhưng đại chiến thế giới khiến mọi việc phải ngừng lại. Tháng Sáu 1919, Dưới bóng những thiếu nữ đương hoa được Gallimard xuất bản, và cuối năm đoạt giải Goncourt, Proust thành nhà văn nổi tiếng trong giới trí thức. Về phía nhà Guermantes I ra đời năm 1920. Năm sau, 1921, là Về phía nhà Guermantes II, rồi Sodome và Gomorrhe I. Giữa năm ấy, Proust ốm nặng và lo mình không thể viết xong phần cuối của Cô gái bị cầm tù. Tháng Tư 1922, Sodome và Gomorrhe II được in. Ngày 19 tháng Mười, ra khỏi nhà chốc lát để đến một dạ tiệc, nhà văn bị nhiễm lạnh, rồi viêm phổi. Những người túc trực bên ông, bác sĩ Robert Proust người em trai, Odilon tài xế trung thành thân tín, Céleste vợ anh, cô thư ký thông minh tận tụy, đều sợ hãi nghĩ rằng ông “đã bước chân vào phòng chờ của cái chết”. Trong khi đó, nhà văn chỉ lưu tâm đến những trang bản thảo ngổn ngang quanh giường, mỗi khi đỡ bệnh lại sửa chữa một số câu, chữ, có đêm còn đọc cho Céleste viết cả một đoạn để đưa thêm vào tập sách sắp in. https://thuviensach.vn Ngày 18 tháng Mười một năm 1922, Proust qua đời. Năm 1923, Cô gái bị cầm tù được xuất bản, năm 1925 là Albertine mất tích – thoạt tiên được Proust đặt nhan đề Cô gái chạy trốn – và tập cuối cùng, Thời gian tìm lại được, ra mắt năm 1927. • • • Đi tìm thời gian đã mất là câu chuyện do một người trưởng thành kể về đời mình, từ ngôi thứ nhất (ngoại trừ Mối tình của Swann trong tập 1). Chủ yếu đó là truyện về một thiên hướng, thiên hướng văn chương, nảy sinh ở Người kể chuyện (NKC), bị lu mờ đi trong cuộc sống giao tế và yêu đương, rồi xuất hiện trở lại và định hình vững chắc. Có thể dựa vào một số biến cố bên ngoài để xác định thời gian của truyện: Người kể ra đời khoảng 1880, và thời điểm kết thúc, khi người đó quyết định viết một cuốn tiểu thuyết dựa trên những hồi tưởng, là vào khoảng 1919. Thực ra, cuốn tiểu thuyết tương lai này chính là tác phẩm mà chúng ta sắp đọc. Vậy mọi sự đều diễn ra trong ký ức, vô tình và cố ý, của Người kể chuyện-Nhân vật chính-Tác giả (trong cả bộ sách, NKC là vô danh, riêng ở Cô gái bị cầm tù, Albertine có lần gọi anh bằng cái tên Marcel – giống tên của nhà văn – nhưng Proust đã nhiều lần nói rằng cuốn sách của ông không phải tác phẩm tự thuật). Dưới đây là những nét lớn của bảy tập sách: https://thuviensach.vn I. BÊN PHÍA NHÀ SWANN Combray: Người kể chuyện nhắc đến thời gian ngày trước, khi mình thường trằn trọc khó ngủ, và thường nhớ lại những căn phòng mình từng ở trong đời, rồi nhớ lại chính cuộc đời ấy: thời thơ ấu ở Combray và sự chờ đợi nụ hôn buổi tối của mẹ, cây ảo đăng, nhóm nhỏ gia đình, những lần viếng thăm của ông Swann. Rồi một hồi ức bất tự giác, ở tuổi trưởng thành, về mùi vị một mẩu bánh madeleine, làm sống lại cả Combray xưa với ngôi làng và cư dân của nó, những cuộc dạo chơi về hai “phía” – phía Guermantes với dòng sông Vivonne và hoa súng, phía Méséglise hay phía nhà Swann và con đường dốc ngát hương sơn trà nơi NKC nhìn thấy Gilberte Swann lần đầu – cảnh yêu đương đồng giới giữa cô Vinteuil và bạn gái cô mà NKC vô tình chứng kiến, sự xuất hiện của nữ Công tước Oriane de Guermantes, đoạn văn đầu tiên NKC viết về những gác chuông nhà thờ Martinville. Kết thúc phần này, NKC thức dậy, vào sáng hôm sau. Mối tình của Swann: phần duy nhất trong bộ sách được kể từ ngôi thứ ba, nói về những sự kiện trước khi NKC ra đời (cũng có hai lần thoáng cất lên tiếng nói từ ngôi thứ nhất của NKC, gợi lại hình ảnh người ông và ông chú). Swann giàu có, phong nhã, quen giao du với giới thượng lưu thanh lịch nhất, bắt đầu lui tới nhà Verdurin, môi trường thời thượng trưởng giả thân thuộc với Odette người phụ nữ giang hồ mà ông say mê. Tại đây, rồi sau này trong buổi dạ hội ở gia đình nữ Hầu tước De Sainte-Euverte, Swann nghe bản sonate nhỏ của Vinteuil, điệu nhạc sẽ để lại dư âm trong mối tình của ông. Nhưng Odette, trong khi là tình nhân của Swann, dường như ưu ái cả Bá tước De Forcheville, và Swann khổ sở vì ngờ vực, ghen tuông. Ông bị phe nhóm Verdurin gạt bỏ, và nhận ra mình đã làm hỏng nhiều năm trong đời vì “một người đàn bà không hợp ý tâm đầu, không thuộc loại của mình”. Tên xứ sở: Cái tên: NKC thuật lại những mơ mộng thời niên thiếu về các chuyến du lịch, những trò chơi trong khu vườn Champs-Élysées, nơi NKC phải lòng cô bé Gilberte Swann. https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn II. DƯỚI BÓNG NHỮNG THIẾU NỮ ĐƯƠNG HOA Xung quanh bà Swann: Ông De Norpois, quan chức ngoại giao, đến nhà NKC ăn tối. Theo lời khuyên của ông, chàng đi xem nữ nghệ sĩ Berma diễn trong vở Phèdre. Rồi chàng gặp nhà văn Bergotte, thần tượng đã khơi dậy nơi chàng khuynh hướng văn chương. Cả ba đều khiến chàng thất vọng. Swann, sau khi kết hôn với Odette, thay đổi, trưởng giả hóa, lo lắng sao cho vợ được chấp nhận trong xã hội thượng lưu. Gilberte dần hờ hững với NKC, trong khi phòng khách của Odette Swann, mẹ cô, mở rộng cửa đón tiếp chàng. Tên xứ sở: Xứ sở: Hai năm sau, NKC cùng với bà mình đi nghỉ ở miền Balbec ven biển. Bà gặp lại bạn học cũ, nữ Hầu tước De Villeparisis. NKC kết bạn với Robert de Saint-Loup, cháu của nữ Hầu tước, rồi làm quen với một con người kỳ lạ, De Charlus, là chú của Robert, và anh trai của Công tước De Guermantes. Chàng kết giao với họa sĩ Elstir, lui tới xưởng vẽ của ông, và được giới thiệu với nhóm “thiếu nữ đương hoa” xinh tươi cũng đang đi nghỉ. Trong nhóm, Albertine với dáng dấp thể thao và thái độ ngạo mạn, thu hút sự chú ý nơi chàng. Trước ngày chia tay, nhân một cơ hội thuận lợi, NKC định ôm hôn cô nhưng bị cô cự tuyệt. https://thuviensach.vn III. VỀ PHÍA NHÀ GUERMANTES Về phía nhà Guermantes I: Gia đình NKC chuyển đến một căn hộ ở Paris, thuộc tòa nhà của Công tước De Guermantes, tên tuổi dòng họ quý phái kỳ cựu này là một điều huyền bí kích động trí tưởng tượng nơi chàng trai. Một tối, lại đi xem nàng Berma diễn Phèdre, NKC nhận được một nụ cười từ nữ Công tước De Guermantes và mê say bà. Chàng rình đón nữ Công tước mỗi sáng khi bà đi dạo, sự đeo đuổi này khiến bà khó chịu. NKC đến Doncières nơi đóng quân của Robert de Saint-Loup, cháu nữ Công tước, hy vọng nhờ Saint-Loup mà tiếp cận được bà. Trở lại Paris, đến dự một cuộc vui buổi sáng tại nhà nữ Hầu tước De Villeparisis, NKC đặt những bước chân đầu tiên vào chốn giao tế. Một hôm, cùng bà mình dạo chơi ở vườn Champs Élysées, chàng thấy bà bị một cơn choáng. Về phía nhà Guermantes II: Cái chết của người bà yêu quý. Albertine đến thăm NKC tại Paris. Cô đã thay đổi nhiều, trong phong thái, trong cách nói năng, và không còn cự tuyệt NKC. Saint-Loup được nghỉ phép, giúp NKC tiếp xúc với giới thanh niên quý tộc. Cuối cùng, sau bao chờ đợi, NKC được mời dự tiệc tối ở nhà nữ Công tước De Guermantes. Tại đây, chàng gặp gỡ toàn bộ giới thượng lưu quý phái, và thất vọng, dù từ nay thành một trong những vị khách thân thiết của chủ nhân. Sau đó ít lâu, chàng chứng kiến cuộc gặp gỡ cuối cùng giữa Swann và vợ chồng Công tước, Swann thông báo mình bị bệnh nặng và sắp qua đời, song không khiến họ xúc động. https://thuviensach.vn IV. SODOME VÀ GOMORRHE Sodome và Gomorrhe I: Tiêu đề gợi lại hai thành phố trong Kinh Thánh, bị Chúa tiêu hủy để trừng phạt thói tình dục đồng giới của cư dân. Trong sân tòa nhà De Guermantes, NKC bất ngờ chứng kiến màn tán tỉnh giữa De Charlus và Jupien thợ may áo gi lê, sau đó nghe được cảnh họ ái ân. Bình luận về tình dục đồng giới, đối chiếu điều này với thân phận người Do Thái. Sodome và Gomorrhe II: Đến lượt vương tước phu nhân De Guermantes mời NKC dự một dạ hội. Đó là đỉnh cao thành đạt của chàng trong giới giao tế thượng lưu, từ nay chàng được mọi nơi mời mọc. Lần thứ hai NKC đến Balbec nghỉ và xót xa nhớ bà, trong gian phòng khách sạn. Chàng gặp lại Albertine, thường cùng cô dạo chơi quanh vùng, những nghi ngờ ban đầu về thói đồng tính của cô ngày trước khiến chàng ghen tuông trăn trở. Ở Balbec họ gặp De Charlus đang ve vãn nghệ sĩ vĩ cầm Morel. Hai cặp Marcel-Albertine và Charlus-Morel cùng đến thăm gia đình Verdurin tại trang viên La Raspelière, nơi vợ chồng Verdurin thuê, và đón tiếp nhiều trí thức, nghệ sĩ. Chán ngán trong quan hệ với Albertine, NKC nghĩ đến chuyện đoạn tuyệt. Nhưng, trên chuyến tàu trở về từ Raspelière, Albertine nói với chàng về tình thân giữa cô và cô Vinteuil cùng bạn gái của cô này. Sự ghen tuông thức dậy: NKC dẫn Albertine về Paris và thông báo với mẹ quyết định cưới Albertine. https://thuviensach.vn V. CÔ GÁI BỊ CẦM TÙ Trong gần một năm Albertine ở nhà của NKC – thời gian này cha mẹ chàng đi vắng – chàng tặng cô rất nhiều quà cáp đồng thời cho canh giữ cô chặt chẽ. Thái độ của NKC đối với Albertine gợi nhớ tình thế của Swann và Odette. Tình yêu không đem lại hạnh phúc mà là một nguồn vô tận những bất an, dằn vặt, nghi ngờ. NKC bực bội khi Albertine có mặt vì cô cản chở chàng làm việc, và ghen tuông khi cô định ra ngoài hoặc chỉ mới nghĩ đến những người khác. Chàng biết rằng dù mình có dụng tâm đến mấy, Albertine vẫn xa lạ về nhiều phương diện, vẫn là một bí ẩn. Chàng biết tin Bergotte chết, tại một cuộc triển lãm hội họa, nơi ông đến xem bức tranh Cảnh Delft của Vermeer; sau đó chàng được tin về cái chết của Swann. NKC một mình đến gia đình Verdurin dự buổi hòa nhạc do De Charlus tổ chức cho Morel. Nghe Morel cùng các nhạc sĩ biểu diễn bản hòa tấu bảy nhạc cụ của Vinteuil, chàng xúc động sâu xa. Âm nhạc lại làm thức dậy thiên hướng văn chương, chàng hiểu rằng cuộc sống biến đổi, trở nên đẹp đẽ nhờ nghệ thuật. Sau cuộc hòa nhạc, vợ chồng Verdurin gây bất hòa giữa Morel và De Charlus, Nam tước phải rời buổi dạ hội. Albertine giận dữ khi NKC trở về từ nhà Verdurin. Cuộc sống của hai người chỉ còn là một chuỗi những cãi cọ và hòa giải. NKC nghĩ đến việc đoạn tuyệt hẳn với Albertine, nhưng vào lúc sắp thực hiện điều này, chàng được báo tin cô đã ra đi. https://thuviensach.vn VI. ALBERTINE MẤT TÍCH (CÔ GÁI CHẠY TRỐN) Việc Albertine bỏ trốn khiến tình cảm hồi phục, chuyển biến, NKC tìm mọi cách đón cô trở lại, chàng nhờ Saint-Loup làm trung gian thương lượng. Nhưng Albertine chết đột ngột vì tai nạn. NKC vô cùng đau buồn, tuy nhiên trong nỗi buồn dần len lỏi sự ghen tuông. Những tìm tòi về cuộc sống thực của Albertine cho chàng biết thói tình dục đồng giới của cô. Sự quên lãng đến từ từ, làm dịu nỗi đau. Tại nhà nữ Công tước De Guermantes, NKC gặp Gilberte Swann, giờ đây là tiểu thư De Forcheville, theo họ cha dượng. Ước nguyện của Swann khi còn sống, mong vợ được giới thượng lư chấp nhận, nay thành sự thực vì Odette, quả phụ giàu có, đã tái giá với Bá tước De Forcheville. NKC đi Venise cùng mẹ. Trở về, chàng được tin về những cuộc hôn nhân lạ lùng, đảo lộn các quy chuẩn xã hội: một quý tộc hương thôn cưới cháu gái Jupien nguyên thợ may gi lê, Gilberte lấy Robert de Saint-Loup bạn chàng. Ít lâu sau, chàng đến thăm vợ chồng Gilberte ở Tansonville gần Combray. Gilberte cho biết ngày trước từng thích NKC, khi cậu bé đi dạo bên phía nhà Swann; cô cũng tâm sự về chuyện Saint-Loup phản bội cô, thực ra đó là một quan hệ đồng giới, không phải với phụ nữ như cô tưởng. https://thuviensach.vn VII. THỜI GIAN TÌM LẠI ĐƯỢC Theo Proust, “chương cuối của tập cuối được viết ngay sau chương đầu của tập đầu. Toàn bộ phần giữa được viết sau đó.” NKC lưu lại Tansonville bên Gilberte và phát hiện “hai phía” của tuổi thơ mình thực ra không đối lập và xa cách như mình từng nghĩ. Chàng cũng hiểu ra cử chỉ lạ lùng của cô bé Gilberte trong lần gặp đầu tiên. Chàng đọc một đoạn mới in, viết về nhà Verdurin, trong Nhật ký của anh em Goncourt. Việc đọc này khiến chàng nản chí, thấy mình bất lực, không thể theo đuổi thiên hướng văn chương. Sau nhiều năm ở lại một nhà điều dưỡng, NKC trở lại Paris trong thời gian chiến tranh. Chàng nhận thấy nhiều thay đổi lớn về xã hội: phòng khách nhà Verdurin thành một trong những nơi nổi tiếng của Paris, những nhân vật chàng quen dùng thời gian để bình luận tình hình quân sự, chính trị, một số người đăng hàng ngày những bài báo ái quốc và trống rỗng. Gilberte cho chàng biết Tansonville hiện đang bị quân Đức chiếm đóng. Saint-Loup xử sự anh dũng tại mặt trận nhưng vào các kỳ nghỉ phép thường lui tới những nhà chứa dành cho người tình đồng giới; cuối cùng anh chết nơi chiến trường. De Charlus già đi, tiều tụy, thân Đức, và tìm mọi cơ hội thỏa mãn sở thích đồng tính. Morel đào ngũ. Chiến tranh kết thúc, sau thời gian dài ở một nhà điều dưỡng mới, NKC trở lại Paris, không còn tin ở năng khiếu văn chương của mình, không còn tin vào văn chương. Chàng đến dự một cuộc vui buổi sáng tại nhà tân nữ vương tước De Guermantes, chính là bà Verdurin đã góa chồng và tái giá. Nhiều cảm giác, do những viên đá lát khấp khểnh ở sân dinh thự Guermantes, do tiếng của một chiếc cùi dìa, do một tấm khăn ăn hồ cứng, khơi dậy trong NKC những hồi tưởng vô tình bất chợt, giống như mẩu bánh madeleine xưa. Và ngồi trong thư viện của vương tước, chờ cho bản nhạc đang biểu diễn nơi phòng khách kết thúc, chàng ngộ ra rằng những ký ức bất tự giác khiến ta đạt tới một hiện thực vĩnh cửu, có thể nếm trải “một phút https://thuviensach.vn giây được giải phóng khỏi sự ấn định của thời gian”, một chút thời gian “ở trạng thái thuần khiết”. Chàng phát hiện tầm quan trọng của bút pháp, của ẩn dụ, và vị trí cốt yếu của trải nghiệm sống, trong văn chương. Rồi chàng vào phòng khách, gặp những người quen biết từ lâu, và nhận thấy tuổi tác đã làm họ già nua, biến dạng đến mức tưởng như đó là những nhân vật giả trang. Rất nhiều người đã thay đổi địa vị xã hội: nàng Berma lẫy lừng giờ đây bị tất cả bỏ rơi; Odette, góa phụ Swann, nay thành phu nhân De Forcheville, ngoài ra còn là tình nhân của Công tước De Guermantes; vị trí của nữ Công tước De Guermantes giảm sút, NKC phát hiện bà giả dối và hay thay đổi ý kiến. Gilberte gặp lại NKC, giới thiệu với chàng con gái mình, tiểu thư De Saint-Loup, con người hội tụ hai phía – phía Guermantes và phía Méséglise – cô thiếu nữ mười sáu đẹp đẽ tươi tắn, đầy hy vọng, giống như tuổi trẻ của chàng. Giờ đây thiên hướng văn chương đã rõ, chàng sẵn sàng từ trải nghiệm của bản thân viết một cuốn sách. Thể hiện thực tại nội tâm, phần tinh túy vượt thoát khỏi thời gian của cái tôi. Và với chàng con người ốm yếu, thời gian còn là một sự khích lệ hãy bắt đầu xây dựng không chậm trễ tác phẩm nghệ thuật, phương tiện duy nhất giúp tìm thấy lại thời gian đã mất (le temps perdu) – thời gian thuộc một quá khứ xa xôi cũng như thời gian bị hoài phí, sử dụng vào những điều hão huyền vô bổ. • • • Vinh quang đến với Proust khi ông còn sống – giải Goncourt năm 1919, huân chương Bắc đẩu năm 1920 – và vị trí hàng đầu trong văn chương sớm được thừa nhận. Nhưng từ xưa đến nay, tại nước Pháp cũng như trên thế giới, chưa bao giờ tiểu thuyết của Proust có đông đảo người đọc. Trở ngại đầu tiên là dung lượng tác phẩm. Anatole France1từng bảo “Đời quá ngắn mà Proust lại quá dài” (ấy là nhà văn đàn anh đã sống rất thọ, khi nói câu trên ông xấp xỉ tám mươi tuổi). Trong mấy ngàn trang sách còn đan cài biết bao nhiêu luận bàn, quy chiếu thiên hình vạn trạng với huyền https://thuviensach.vn thoại, truyền thuyết, tác phẩm văn chương, âm nhạc, hội họa, đòi hỏi vô số chú thích khiến việc đọc gián đoạn, mệt mỏi. Bút pháp cũng gây nản lòng không kém. Proust nổi tiếng với những câu văn “dây leo” dài lê thê gồm rất nhiều mệnh đề với rất nhiều quan hệ kết hợp, phụ thuộc, xen thêm, so sánh, đối lập, song song… Céline2coi “Proust là một đại văn hào, là đại văn hào của thế hệ chúng ta” song vô cùng khó chịu với “những câu cứ cắn lấy đuôi nhau mà đi sau những uốn éo bất tận”. Cú pháp rắc rối trong văn Proust thực sự thách đố người dịch. Ngay từ năm 1922, một nhà phê bình Anh đã nhận định Proust viết “một Pháp ngữ mà tất cả các từ đều dễ song tất cả các câu đều khó”3. Chính vì trở ngại thứ nhất, nên để Bên phía nhà Swann kịp ra mắt trong năm 2013 – 100 năm sau lần xuất bản đầu tiên – cuốn này do một nhóm người cùng dịch (bốn dịch giả, quả là nhiều với một tập sách, điều đó sẽ không lặp lại ở những tập sau, bởi như một sự chế giễu của tác giả – người đọc sẽ có nhiều dịp thưởng thức nét châm biếm, hài hước nơi ông – vấn đề ở đây vẫn là thời gian!). Điều bất đắc dĩ ấy tất nhiên ảnh hưởng đến cách dịch, bản dịch. Tuy vậy, suy nghĩ về phương thức chuyển ngữ khá thống nhất trong nhóm, có thể coi đó là một thuận lợi. Với quan niệm dịch một tác phẩm văn chương là đưa tới người đọc, qua những trang sách, một cách nhìn, một cách viết, một thời đại, một nền văn hóa, cùng những đặc thù gần gũi hay xa lạ, tương đồng hay dị biệt, chúng tôi chủ trương trung thành với bản gốc, đưa người đọc lại gần văn bản nguồn. Vả chăng, những năm gần đây, văn học nước ngoài được giới thiệu nhiều hơn, một số kiểu diễn đạt “ngoại lai” dường như bớt xa lạ với người đọc Việt Nam. Đôi khi ta còn gặp, ở một vài tác giả được tán thưởng, những cách viết khá “tây”, chẳng hạn trạng từ được đặt trước động từ, tính từ đặt trước danh từ, v.v. Trong trường hợp của Proust, việc tôn trọng văn phong tác giả đặc biệt cần thiết, bởi ông đã nói rõ “bút pháp đối với nhà văn cũng như sắc màu đối với họa sĩ không phải là một vấn đề kỹ thuật, mà là vấn đề cách nhìn” (Thời gian tìm lại được). Tính phức tạp trong câu văn Proust không phải mục đích https://thuviensach.vn tự thân mà tương ứng với tính phức tạp trong sự cảm nhận thế giới. Mở đầu cuộc trò chuyện với tạp chí Lire, số đặc biệt năm 2013, nhân dịp 100 năm Bên phía nhà Swann được xuất bản, Antoine Compagnon4nhận định rằng câu văn dài của Proust từng gây lo ngại nơi độc giả, nhưng cũng rất quyến rũ, bởi “cấu trúc cú pháp phức tạp nhằm theo sát tính phức tạp trong sự diễn giải về mỗi con người, mỗi cử chỉ, mỗi hành động, mỗi lời đối đáp”. Vậy người dịch phải xử sự thế nào trong mê lộ của câu văn proustien? Trước hết, cần nhận thức rõ một trong những chủ đề trở đi trở lại trong Đi tìm thời gian đã mất, chính là câu: khao khát đầu tiên hướng tới văn chương nảy sinh ở NKC chính do ngưỡng mộ những câu văn hay của Bergotte; câu nhạc nhỏ được gợi nhớ qua nhiều tập của bộ tiểu thuyết chính là tinh anh quý giá trong bản sonate của Vinteuil. Nhận thức như vậy, chúng tôi cố gắng trung thành với cấu trúc của câu, chỉ khi cần thiết lắm mới chuyển đổi vị trí một, hai mệnh đề trong câu, hoặc thêm một giới từ, một liên từ, với tất cả sự thận trọng. Đọc lại bản tiếng Việt, tôi thấy giữa các phần không có độ chênh lớn trong phương thức xử lý, bút pháp ở mỗi dịch giả vẫn mang phong vị riêng, song cách tiếp cận câu văn của Proust khá tương đồng trong cả nhóm. Phải chăng do cách cảm nhận, cách diễn đạt, khái niệm về độ, đều thuộc những người cùng thế hệ? (Anatole France đã lý giải như vậy việc ông không tán thưởng Proust “Tôi cố song không hiểu được Proust. Không phải lỗi của Proust, mà là lỗi của tôi. Người ta chỉ hiểu những người cùng thời mới mình, cùng thế hệ với mình, có thể là thế hệ ngay sau mình. Sau đó, thì kết thúc”). Nhiều nhà nghiên cứu Pháp khẳng định, sau khi đọc Proust, cái nhìn của ta trở nên tinh tế hơn và chăm chú hơn, ta bỗng nhận ra đến từng chi tiết những sự việc mà trước đó ta chỉ thấy một cách đại khái. Vẫn theo họ, người đã đọc Proust cũng tiếp nhận được một bài học kỳ diệu về ngôn ngữ, bởi như André Gide nói, “dẫu Proust có chi tiết đến đâu chăng nữa, ông cũng không bao giờ rườm rà, có dồi dào ý tứ đến đâu cũng không bao giờ dài dòng”, https://thuviensach.vn cách viết của Proust là “cách viết nghệ sĩ nhất” mà Gide từng biết và ông đã hoài công “tìm kiếm thiếu sót của bút pháp này song không sao tìm thấy”. Đó là với độc giả Pháp, đọc trực tiếp nguyên bản. Chúng tôi nghĩ rằng người đọc nước ngoài, thông qua bản dịch, cũng tiếp cận được cách nhìn thế giới, cách phân tích sự vật của Proust. Còn thưởng thức và học tập văn chương, phải chăng điều này khó có thể – chẳng lẽ là không thể? – bất kể những cố gắng trong việc chuyển ngữ… Thay mặt những người dịch LÊ HỒNG SÂM https://thuviensach.vn Kính tặng Ngài Gaston Calmette. Như một bằng chứng của lòng biết ơn chân thành và sâu sắc. https://thuviensach.vn PHẦN MỘT: Combray Đặng Thị Hạnh dịch ⅓ đầu chương Lê Hồng Sâm dịch ⅔ chương còn lại https://thuviensach.vn I. Trong một thời gian dài, tôi đã thường đi ngủ sớm5. Đôi khi, nến vừa tắt, mắt tôi đã nhắm nghiền lại nhanh tới mức tôi không còn thời gian tự nhủ: “Ta ngủ đây”. Và nửa giờ sau, ý nghĩ rằng đã đến lúc tìm giấc ngủ lại khiến tôi thức dậy; tôi muốn đặt cuốn sách tôi tưởng hãy còn nằm trên tay xuống và thổi tắt nến; thì ra trong khi ngủ tôi đã không ngừng suy nghĩ về cái tôi vừa đọc, nhưng những suy nghĩ này đi theo một hướng hơi đặc biệt; tôi thấy dường như chính tôi là cái mà tác phẩm nói tới: một nhà thờ, một tứ tấu, sự kình địch giữa François Đệ nhất và Charles Quint. Niềm tin này lưu lại vài giây sau khi tôi tỉnh giấc, nó chẳng đụng chạm gì đến lý trí của tôi, nhưng đè lên mắt tôi như những chiếc vảy khiến tôi không kịp nhận thấy đĩa nến đã không còn thắp sáng nữa. Rồi niềm tin đó trở thành không sao hiểu nổi đối với tôi, giống như những ý nghĩ của một kiếp trước sau vòng luân hồi; đề tài cuốn sách rời khỏi tôi, tôi có thể tự do nhập vào đấy hoặc không; ngay tức khắc tôi lại nhìn được và rất ngạc nhiên nhận ra xung quanh tôi là bóng tối, thật dịu dàng và êm ả cho mắt tôi, nhưng đối với tâm trí tôi, có lẽ còn hơn là thế nữa, nó giống như một cái gì không có nguyên lai, không hiểu nổi, một cái gì thực sự tối tăm. Tôi tự hỏi xem đã mấy giờ rồi tôi nghe thấy tiếng còi tàu, lúc xa lúc gần, giống tiếng hót một con chim trong rừng chỉ ra khoảng cách, tiếng còi tàu vẽ nên cho tôi khoảng xa của nông thôn hoang vắng nơi người lữ khách đang rảo bước tới trạm dừng sau; và con đường nhỏ anh đang đi sẽ khắc sâu trong hồi ức anh, bởi niềm phấn khích anh có được nhờ những nơi chốn mới, nhờ những hành động khác với thường lệ, nhờ một cuộc trò chuyện vừa đây và những lời từ biệt dưới ngọn đèn xa lạ vẫn còn đi theo anh trong đêm thinh lặng, nhờ sự dịu ngọt sắp tới của lúc trở về. Tôi âu yếm áp má vào đôi má đẹp của chiếc gối, đầy đặn và mát rượi, chúng giống như đôi má thời thơ trẻ của chúng ta. Tôi đánh một que diêm để xem đồng hồ. Sắp nửa đêm rồi. Đây là lúc mà người bệnh buộc phải đi xa và ngủ lại trong một khách sạn lạ lẫm, bị tỉnh giấc do một cơn đau, mừng rỡ khi nhìn thấy một vệt của ánh ngày dưới cánh cửa. Sáng rồi, thật hạnh phúc! https://thuviensach.vn Một lát nữa thôi, đầy tớ sẽ thức dậy, anh có thể rung chuông, họ sẽ đến giúp anh. Hy vọng được đỡ đau cho anh thêm can đảm chịu đựng. Đúng lúc đó, anh tưởng như nghe thấy những bước chân, chúng đến gần rồi lại đi ra xa. Và vệt sáng dưới cánh cửa tan biến. Là nửa đêm, họ vừa tắt đèn khí, người đầy tớ cuối cùng cũng đã ra về và anh sẽ còn phải chịu đau suốt đêm, vô phương cứu chữa. Tôi ngủ lại, và chỉ thỉnh thoảng mới thức giấc trong chốc lát, kịp nghe tiếng răng rắc bên trong của các ván gỗ lát tường, kịp mở mắt để nhìn vào kính vạn hoa của bóng tối, cảm nhận được, nhờ một tia ý thức nhất thời, giấc ngủ trùm lên đồ gỗ, căn phòng, cái toàn thể mà tôi chỉ là một phần nhỏ, và tôi nhanh chóng trở lại nhập vào trạng thái vô cảm. Hoặc nữa là trong khi ngủ, tôi dễ dàng quay trở về một thời đã vĩnh viễn hoàn tất của cuộc sống nguyên sơ, gặp lại một trong những nỗi sợ hãi trẻ con nào đó của mình, ví như nỗi sợ bị ông bác kéo búp tóc, nỗi sợ này chỉ mất đi vào ngày họ cắt tóc cho tôi, cũng là ngày đánh dấu một thời đại mới đối với tôi. Tôi đã quên sự cố này trong khi ngủ, tôi tìm lại ký ức về nó ngay khi tỉnh dậy được, để thoát khỏi tay ông bác của tôi, nhưng rồi để cẩn thận, tôi vùi hẳn đầu vào gối trước khi trở về với thế giới của mộng. Một đôi khi, giống như Eva sinh từ một nhánh sườn của Adam, một người đàn bà xuất hiện trong khi tôi ngủ, từ một tư thế không chuẩn của đùi tôi. Nàng được tạo ra từ lạc thú mà tôi gần được hưởng, nhưng tôi lại tưởng tượng rằng chính nàng hiến lạc thú ấy cho tôi. Cơ thể tôi, cảm nhận trong cơ thể này sự ấm áp của chính mình, muốn tìm nhập vào đấy, tôi tỉnh giấc. Phần còn lại của nhân sinh đối với tôi như thật xa xôi bên cạnh người đàn bà tôi chỉ mới rời xa, chừng ít phút; má tôi vẫn còn nóng ran vì nụ hôn của nàng, người tôi đau rần dưới sức nặng của thân hình nàng. Như đôi lần đã từng xảy đến, nếu nàng có nét mặt một phụ nữ tôi từng quen trong đời, tôi sẽ hết lòng vì mục đích này: tìm lại nàng cho được, giống như những ai lên đường du hành để được tận mắt nhìn thấy một đô thành mơ ước, tưởng tượng rằng có thể thưởng thức trong thực tại vẻ đẹp của giấc mơ. Dần dần ký ức về nàng tan đi, tôi đã quên người thiếu nữ trong mộng. https://thuviensach.vn Người đang ngủ là người nắm giữ quanh mình dòng chảy của thời khắc, trật tự của tháng năm và của các thế giới. Lúc tỉnh dậy, theo bản năng, anh ta kiểm định chúng và, trong một giây đọc thấy ở đó điểm anh ta đang chiếm giữ trên trái đất, thời gia đã trôi qua cho đến khi anh ta tỉnh giấc; nhưng trình tự của chúng có thể lẫn lộn, đứt đoạn. Nếu sau một thời gian mất ngủ, anh ta thiếp đi vào buổi sáng, giữa lúc đang đọc, trong một tư thế khác hẳn tư thế bình thường của anh ta khi ngủ, chỉ cần cánh tay anh ta giơ lên là có thể khiến mặt trời dừng và lùi lại, và vào giây phút đầu tiên tỉnh giấc, anh ta sẽ ước chừng mình vừa mới ngủ vì không còn biết đã mấy giờ. Nếu anh ta lại thiếp đi trong một tư thế còn sai chỗ và trái khoáy hơn, thí dụ sau bữa tối ngồi lại trên ghế bành, lúc ấy sẽ có một sự đảo lộn hoàn toàn trong những thế giới bị trệch ra ngoài quỹ đạo, cái ghế thần kỳ sẽ đưa anh ta đi du lịch với tốc độ chóng mặt qua thời gian và không gian, và lúc mở mắt ra, anh ta sẽ tưởng mình đang nằm ở một xứ sở khác từ vài tháng trước. Nhưng chỉ cần nằm ngay trong giường mình, tôi đã có được một giấc ngủ sâu khiến đầu óc hoàn toàn thư giãn; thế là đầu óc tôi buông ngay bình đồ nơi tôi ngủ, và lúc tỉnh dậy giữa đêm, vì không biết mình đang ở đâu, nên giây phút đầu tiên, tôi thậm chí còn không biết mình là ai; tôi chỉ có cảm giác về sự tồn tại trong trạng thái đơn giản nguyên sơ, như cảm giác ấy có thể run rẩy trong lòng một con vật: tôi còn trần trụi hơn cả người tiền sử; nhưng đến lúc đó kỷ niệm – chưa phải về nơi tôi đang ở, mà về một số nơi nào đó tôi đã ở hoặc có thể sẽ ở – đã đến với tôi như một sự cứu giúp đến từ trên cao để kéo tôi ra khỏi cõi hư không nơi tôi không sao một mình ra khỏi được; trong một giây tôi vượt qua hàng thế kỷ văn minh, và hình ảnh thấp thoáng một cách lộn xộn của những chiếc đèn dầu và của áo sơ mi cổ bẻ dần dần tái tạo những nét độc đáo của cái tôi thuộc riêng tôi. Có lẽ tình trạng im lìm bất động của sự vật xung quanh ta bị áp đặt bởi xác tín của chúng ta, rằng đấy là chúng chứ không phải cái gì khác, bởi sự im lìm bất động của suy nghĩ chúng ta đối mặt với chúng. Dẫu sao khi thức dậy như vậy, trí óc quay cuồng để tìm, mà không được, xem tôi đang ở đâu, tất cả lại chao đảo quanh tôi trong bóng tối, sự vật, xử sở, năm tháng. Cơ thể tôi, không cựa quậy được do quá tê cứng, thuận theo thể trạng mệt mỏi để https://thuviensach.vn tìm nhận ra vị trí của các chi, từ đây suy ra hướng của bức tường, vị trí của đồ đạc, xây dựng lại và gọi được ra ngôi nhà nơi cơ thể tôi đang ở. Trí nhớ của cơ thể, trí nhớ của cạnh sườn, đầu gối, vai, trình bày với nó lần lượt một số căn buồng nó từng ngủ, trong khi xung quanh, các bức tường vô hình quay cuồng trong bóng tối, đổi chỗ tùy theo hình dạng căn phòng tưởng tượng. Và ngay trước khi suy nghĩ của tôi, đang do dự trên ngưỡng của thời gian và các hình thái, có thể nhận dạng được ngôi nhà bằng cách tập hợp các trường hợp lại, thì nó – cơ thể tôi – lại nhớ ra cho mỗi ngôi nhà một kiểu giường, vị trí các cửa ra vào, hướng tiếp nhận ánh sáng của các cửa sổ, sự tồn tại của một cái hành lang, cùng với dòng suy nghĩ mà tôi đã từng có khi đi ngủ rồi lại tìm thấy lúc tỉnh dậy, tại ngôi nhà đó. Phía người bị tê cứng của tôi, tìm cách đoán ra hướng nằm của nó, tự tưởng tượng mình đang nằm đối mặt với bức tường, chẳng hạn, trong một chiếc giường lớn có tán che và ngay tức khắc tôi tự nhủ: “Ơ này, cuối cùng mình cũng đã ngủ mất, tuy mẹ chưa đến chúc mình ngủ ngon”, tôi đang ở nông thôn nơi nhà ông tôi, ông đã qua đời từ bao năm; và cơ thể tôi, phía tôi nằm, đúng là những người bảo vệ trung thành cho một quá khứ mà lẽ ra trí óc tôi không bao giờ nên quên lãng, nhắc tôi nhớ lại ánh sáng ngọn đèn đêm bằng thủy tinh Bohême hình cái bình quai tròn, treo lên trần nhà bằng những dây xích nhỏ, cái lò sưởi bằng cẩm thạch vùng Sienne, trong phòng ngủ của tôi ở Combray, nhà ông bà tôi, vào những ngày xa xưa mà lúc này tôi lại nghĩ rằng chúng thuộc về hiện rại, tuy tự tôi không thể hình dung một cách chính xác, nhưng vẫn nghĩ rằng một lúc nữa thôi, tôi sẽ thấy chúng rõ hơn khi tỉnh hẳn. Rồi từ một tư thế mới lại hiện ra kỷ niệm; bức tường chạy về một hướng khác: tôi đang ở trong phòng tôi, tại nhà bà De Saint-Loup ở nông thôn; Chúa ơi! Ít nhất cũng mười giờ rồi, hẳn mọi người đã ăn xong bữa tối! Có lẽ vừa rồi tôi đã kéo dài quá lâu giấc ngủ thường lệ sau buổi dạo chiều chiều cùng bà De Saint-Loup, trước khi vận y phục để ăn tối. Bởi tới nay, đã khá nhiều năm trôi qua kể từ thời Combray, dạo đó, ngay những lúc trở về muộn nhất, tôi vẫn thấy ánh tà dương phản chiếu đỏ rực trên các ô cửa kính. Bây giờ người ta có một lối sống khác ở Tansonville, trong nhà bà De Saint Loup, một kiểu vui thú khác mà tôi tìm được là chỉ ra ngoài vào ban đêm, https://thuviensach.vn dạo dưới ánh trăng trên những con đường xưa kia tôi thường chơi đùa dưới ánh mặt trời, và khi chúng tôi trở về, từ xa tôi đã nhìn thấy căn phòng nơi tôi sẽ ngủ thiếp đi thay vì mặc áo quần để xuống ăn tối, được chiếu qua bởi ánh sáng của ngọn đèn như ngọn hải đăng duy nhất trong đêm. Những hồi tưởng quay cuồng và mập mờ ấy bao giờ cũng chỉ kéo dài vài giây; nhiều khi cảm giác không chắc chắn thoáng qua về nơi mình đang ở khiến tôi không phân biệt nổi giả định này với giả định kia – những giả định dẫn đến cảm giác không chắc chắn ấy – chẳng khác gì việc chúng ta, khi nhìn một con ngựa đang phi, khó tách được các vị trí liên tiếp xem qua máy hoạt ảnh. Nhưng tôi đã nhìn thấy lại khi thì căn buồng này lúc lại căn buồng kia nơi tôi từng ở trong đời nên trong những mơ mộng miên man sau khi tỉnh dậy, cuối cùng tôi đã nhớ lại tất cả; những căn buồng mùa đông nơi mà khi nằm, ta vùi đầu vào một cái tổ xây bằng những thứ linh tinh nhất: một góc gối, phần chăn trên, một mẩu khăn san, mép giường, và một số báo Débats roses, và rốt cuộc ta vẫn gắn kết chúng lại với nhau bằng cách tựa vào đó mãi mãi, theo kiểu của chim chóc; nơi mà, phải khi tiết trời giá lạnh, lạc thú ta được thưởng thức là cảm thấy mình cách ly với bên ngoài (giống như con én biển làm tổ cuối một đường hầm trong lòng đất ấm), và nơi mà suốt đêm đốt lửa trong lò sưởi, ta ngủ trong một tấm áo choàng không khí rộng lớn, nóng ấm và toả khói, thỉnh thoảng có những ánh lửa từ các mẩu củi cháy dở bùng lên xuyên qua, một kiểu giường không sao sờ thấy được, hoặc một kiểu hang ấm đào ngay trong lòng căn buồng, một vùng nóng ấm và chuyển động thành những đường viền nhiệt lượng, nhưng lại thoáng đãng khiến mặt ta dịu mát, nhờ những luồng khí đến từ các góc, các nơi gần cửa sổ hoặc xa lò sưởi, và đã bị lạnh giá; – những căn buồng mùa hạ, nơi mà ta thích được hòa làm một với đêm ấm, nơi ánh trăng tựa vào ô cửa mở, ném bậc thang kỳ diệu của nó đến tận chân giường, nơi ta ngủ gần như ở ngoài trời, giống con chim sẻ ngô đung đưa theo ngọn gió nhẹ trước một tia sáng; – đôi lúc là căn phòng Louis XVI, trông vui tươi đến mức ngay buổi tối đầu tiên ở đó tôi cũng không quá buồn, và tại đấy, các cây cột nhỏ đỡ trần một cách nhẹ nhàng nằm tách nhau cực kỳ duyên dáng để lộ và dành chỗ cho giường nằm; đôi lúc, ngược lại, là một căn phòng bé, trần cao vòi vọi, đào https://thuviensach.vn sâu xuống thành hình kim tự tháp theo chiều cao của hai tầng gác, một phần lát gỗ đào hoa tâm, nơi mà ngay từ giây phút đầu, tôi đã bị ngộ độc về tinh thần do mùi lạ của rễ hương bài, và tin chắc có sự thù nghịch của các rèm cửa màu tím cùng sự hờ hững láo xược của chiếc đồng hồ treo tường cứ kêu quang quác như thể tôi không có mặt trong phòng; – căn phòng nơi mà một cái gương đứng bốn góc kỳ quái và tàn nhẫn, ngăn chéo một trong những góc phòng, tạo ra một vị trí không hề báo trước, đập thẳng vào trường thị lực quen thuộc vốn trọn vẹn một cách êm ái của tôi; – căn phòng nơi mà trong khi bản thân tôi nằm dài trên giường, mắt nhìn lên, tai lo lắng, mũi khó chịu, tim đập mạnh, thì suy tưởng của tôi đã phải đau đớn suốt nhiều đêm khắc nghiệt, để hàng giờ liền cố gắng tìm cách tự phân tách mình, cố rướn lên theo chiều cao để có được chính xác hình thù căn buồng và lấp đầy đến tận đỉnh cái hình phễu khổng lồ của nó: cứ như vậy cho đến khi thói quen biến đổi màu rèm cửa, khiến đồng hồ im tiếng, dạy lòng thương cho cái gương chếch và độc ác, giấu kín nếu không thì cũng là đuổi hẳn mùi của rễ hương bài và giảm đi khá nhiều chiều cao rõ rệt của trần nhà. Thói quen! Chuyên gia quy hoạch khéo léo nhưng vô cùng chậm chạp thường bắt đầu bằng việc buộc đầu óc chúng ta phải khốn khổ hàng tuần trong một nơi ở tạm thời, nhưng dù sao cũng sung sướng khi tìm thấy nơi ở ấy, bởi nếu không có thói quen và chỉ có phương tiện của riêng mình, đầu óc sẽ bất lực trong việc làm cho một nơi ở trở nên dễ chịu. Chắc là bây giờ tôi đã tỉnh hẳn, cơ thể tôi đã chuyển hướng một lần cuối, và thiên thần nhân từ của sự xác thực đã làm mọi thứ dừng lại quanh tôi, để tôi nằm dưới chăn, trong phòng tôi, và đặt vào gần đúng chỗ, trong bóng tối, cái tủ có ngăn kéo cùng với bàn giấy, lò sưởi của tôi, cửa sổ trông ra phố và hai cửa ra vào. Nhưng dẫu có biết rằng tôi đang không ở trong những ngôi nhà mà trạng thái chưa tỉnh đã cho tôi thấy trong giây lát, nếu không phải là hình ảnh rõ rệt, thì chí ít cũng là sự hiện diện khả dĩ của những ngôi nhà ấy, cũng chỉ tổ uổng công vô ích, bởi hồi ức của tôi đã được khởi động; thông thường tôi không tìm cách ngủ lại ngay; phần lớn thời gian trong đêm, tôi tìm cách nhớ lại cuộc sống xưa kia của chúng tôi ở Combray, nơi nhà bà cô tôi, hay ở Balbec, Paris, Doncières, Venice, cả những nơi khác https://thuviensach.vn nữa, nhớ lại những nơi chốn, những con người tôi đã quen tại đấy, những gì tôi nhận thấy về họ, những điều người ta kể lại cho tôi về họ. Ở Combray, hằng ngày sau buổi xế chiều, rất lâu trước lúc tôi phải lên giường và nằm không ngủ, xa mẹ tôi và bà tôi, buồng ngủ của tôi lại thành tâm điểm cố định và đau đớn trong các mối bận tâm của tôi. Để tôi khuây khỏa vào các buổi tối khi họ thấy tôi đau khổ quá, ngời ta đã nghĩ cách cho tôi một chiếc ảo đăng, trong lúc đợi giờ ăn tối, họ đem lồng vào cây đèn của tôi; và, theo cách của các kiến trúc sư và chủ xưởng thủy tinh đầu tiên của thời đại gô tích, ngọn đèn đó thay vào sự mờ đục của các bức tường bằng những ánh ngũ sắc mờ ảo, những hiện hình siêu nhiên sặc sỡ, trên đó miêu tả những truyền thuyết giống như trên một ô kính ghép màu lung linh và thoáng qua. Nhưng nỗi buồn của tôi chỉ do vậy mà càng tăng lên, bởi chỉ riêng việc thay đổi cách chiếu sáng đã phá hủy thói quen tôi có về căn buồng, trong khi nhờ thói quen đó mà ngoại trừ cực hình lúc đi ngủ, căn buồng trở nên chịu được. Bây giờ tôi không nhận ra nó nữa, và ở đó tôi trở nên lo lắng, như trong một phòng khách sạn hoặc “nhà gỗ”, mà tôi tới lần đầu khi vừa xuống xe hỏa. Theo bước đi giật giật của con ngựa, Golo6, lòng dạ chất chứa một âm mưu nham hiểm, đang đi ra từ khu rừng nhỏ hình tam giác phủ một màu lục sẫm như nhung lên một triền đồi, ông ta ngồi xóc nảy trên lưng ngựa tiến thẳng tới lâu đài của nàng Geneviève de Brabant tội nghiệp. Lâu đài được cắt theo một đường cong, vốn dĩ là giới hạn một trong những miếng kính hình trái xoan lồng trong cái khung mà người ta đã luồn vào giữa các rãnh trượt của cây đèn. Đó chỉ là một vạt của lâu đài, phía trước là một cái truông nơi Geneviève đang ngồi mơ mộng, thắt lưng của nàng màu xanh lơ. Lâu đài và truông đều màu vàng, và tôi chẳng đợi phải nhìn thấy chúng mới biết màu, bởi trước khi có các ô kính lồng trong khung, âm vang màu nâu ánh vàng của cái tên Brabant đã chỉ nó ra cho tôi một cách hiển nhiên. Golo dừng lại chốc lát để buồn bã lắng nghe lời thuyết phục do bà cô tôi cao giọng tuyên đọc, và ông ta như có vẻ hiểu trọn vẹn, chỉnh lại thái độ một https://thuviensach.vn cách ngoan ngoãn theo chỉ dẫn của văn bản, tuy không loại trừ một vẻ oai vệ nhất định; rồi ông đi xa dần vẫn với bước đi giật giật như thế. Và không gì có thể khiến cuộc dạo chơi chậm chạp trên lưng ngựa của ông dừng lại. Nếu người ta dịch chuyển cây đèn, tôi còn nhận thấy con ngựa của Golo vẫn tiếp tục đi lên các rèm cửa sổ, uốn khum lên cùng các nếp xếp, đi xuống vào các kẽ rèm. Bản thân cơ thể của Golo, vốn mang bản chất siêu nhiên chẳng kém gì con ngựa, tự thích nghi được với mọi trở ngại vật chất, mọi vật thể khó chịu nó gặp, bằng cách lấy ngay chúng làm khung, chuyển hóa chúng vào bên trong, cho dù đấy là tay nắm cửa ra vào, trên đó đã thấy nhập ngay vào và nổi lên rõ nét tà áo đỏ hay gương mặt xanh xao của ông ta, cũng vẫn cao quý và u buồn như vậy, nhưng không để lộ chút bận tâm nào về sự chuyển hóa xương cốt kia. Đương nhiên tôi vẫn thấy vẻ đẹp của các hình chiếu lấp lánh này, chúng như tỏa ra từ một quá khứ của thời Mérovingiens7và quay đảo quanh tôi những tia phản chiếu lịch sử thật xưa cũ. Nhưng tôi vẫn không thể nói lên được cái cảm giác khó chịu đến từ sự xâm nhập của điều bí ẩn và cái đẹp vào một căn phòng mà cuối cùng tôi đã lấp đầy bằng cái tôi của chính mình đến mức không còn quan tâm đến cả căn phòng lẫn bản thân sự khó chịu nữa. Ảnh hưởng gây mê của thói quen đã chấm dứt, tôi lại bắt đầu nghĩ, bắt đầu cảm nhận, những điều thật đáng buồn. Tay nắm cửa phòng tôi đối với tôi khác hẳn tất cả các tay nắm cửa khác trên thế giới ở chỗ như thể nó tự động mở ra không cần vặn, vì việc sử dụng nó đối với tôi đã trở thành vô ý thức, vậy mà giờ đây, nó lại được dùng là cơ thể siêu nhiên cho Golo. Và vừa khi người ta lắc chuông báo hiệu bữa tối, tôi vội chạy ngay ra phòng ăn ở đấy cây đèn treo to tướng hoàn toàn không biết gì về Golo và con yêu râu xanh, mà lại biết cha mẹ tôi và món thịt bò rán, chiều tối nào cũng tỏa sáng; và tôi vội sà vào vòng tay của mẹ đối với tôi càng trở nên thân thiết hơn do những tai họa của Geneviève de Brabant, trong khi tội ác của Golo lại khiến tôi có nhiều đắn đo hơn khi tự vấn lương tâm mình. Sau bữa tối, than ôi, chẳng mấy chốc, tôi buộc phải xa mẹ, mẹ tôi còn lưu lại nói chuyện với người khác, ở ngoài vườn nếu đẹp trời, còn nếu xấu https://thuviensach.vn trời, mọi người rút vào căn phòng khách nhỏ. Mọi người, trừ bà tôi, bà cho rằng “thật tội nghiệp khi ở vùng nông thôn mà bị nhốt trong nhà”, bà luôn tranh luận với cha tôi vào những ngày mưa quá to, bởi ông bắt tôi vào đọc sách trong phòng đáng lẽ phải ở ngoài trời. “Không phải nhờ thế mà các con sẽ làm cho nó khỏe mạnh và có nghị lực đâu, bà buồn bã nói, nhất là khi thằng bé rất cần khỏe mạnh lên và có ý chí”. Cha tôi nhún vai rồi xem phong vũ biểu bởi ông thích môn khí tượng học, trong khi đó mẹ tôi tránh không làm ồn, để khỏi làm phiền ông, bà nhìn ông kính trọng và trìu mến, nhưng bà cũng không nhìn chăm chú quá để khỏi tìm cách hiểu thấu bí mật những điều ưu việt của ông. Nhưng còn bà tôi, trong mọi thời tiết, ngay cả khi mưa tầm tã và Françoise đã vội vàng khiêng vào nhà những chiếc ghế bành mây quý giá vì sợ chúng bị ướt, người ta vẫn thấy bà trong khu vườn trống đang bị gió mưa vùi dập, bà hất những lọn tóc hoa râm lộn xộn để vầng trán thấm nhiều hơn mưa gió mát lành. Bà nói: “Ôi, cuối cùng thì cũng thở được!” rồi bà dạo khắp các lối đi đẫm nước – theo bà các con đường này quá ư cân xứng, người làm vườn mới đến thiếu hẳn ý thức về thiên nhiên, còn ngay từ sáng cha tôi đã hỏi bác ta xem liệu thời tiết có ổn hơn không – bước đi ngắn, hăng hái và lật bật của bà tôi là do các xúc cảm mỗi lúc một khác trong tâm hồn bà, các xúc cảm gây ra bởi niềm say cơn dông, bởi sức mạnh của phép vệ sinh, bởi sự ngu xuẩn trong việc giáo dục tôi – hơn là do ý muốn bà tôi không hề biết đến là giữ cho chiếc váy màu mận khỏi bị lấm bùn lên tận trên cao, vốn là niềm tuyệt vọng và vấn đề đối với người hầu phòng của bà. Khi bà tôi dạo quanh vườn sau bữa ăn tối, chỉ duy một điều có thể khiến bà tôi trở vào, đó là lúc – vào một trong những thời điểm mà vòng quay của cuộc dạo định kỳ đưa bà tôi về, như một con côn trùng, đến trước ánh đèn của phòng khách nhỏ, nơi rượu mùi đã được dọn ra trên bàn chơi bài – bà cô tôi kêu lên: “Bathilde này! Đến ngăn chồng em đừng uống cô nhắc nữa!” Quả nhiên, để trêu bà tôi (bà tôi đã đem lại trong gia đình nội của tôi một tinh thần khác hẳn tới mức tất cả mọi người đều trêu chọc và gây phiền hà cho bà), bởi ông tôi bị cấm không được uống rượu, nên bà cô tôi đã cho ông uống vài giọt. Bà tội nghiệp của tôi trở vào, tha thiết xin chồng đừng uống cô nhắc; ông tôi nổi giận, rồi vẫn uống vài ngụm; và bà tôi lại trở https://thuviensach.vn ra, buồn bã, nản lòng nhưng vẫn tươi cười, bởi bà tôi lòng dạ khiêm nhường và dịu dàng tới mức niềm yêu thương người khác và việc bà coi nhẹ bản thân cùng những đau khổ của mình luôn hòa hợp trong cái nhìn của bà thành một ánh cười ở đó, ngược hẳn với cái người ta thường thấy trên gương mặt của rất nhiều người, chỉ có mỉa mai đối với bản thân, còn đối với tất cả chúng tôi, giống như có một nụ hôn trong đôi mắt bà – đôi mắt đó, hễ nhìn những người bà tôi yêu quý là lại như vuốt ve họ một cách say mê. Màn tra tấn của bà cô tôi đối với bà, cảnh tượng bà tôi van xin vô ích và yếu đuối đã biết trước là bất lực khi bà cố giằng khỏi tay ông tôi chén rượu mà không được, thảy đều là những sự việc sau này người ta quen mắt tới mức có thể đùa cợt mỗi khi chứng kiến và rồi lại đứng một cách khá cương quyết và vui vẻ về phía người bày trò làm khổ để cuối cùng tự thuyết phục mình rằng đây không phải là làm khổ; còn lúc bấy giờ chúng làm tôi ghê tởm tới mức những muốn đánh bà cô tôi. Nhưng cứ hễ nghe thấy: “Bathilde này, đến ngăn chồng em đừng uống cô nhắc nữa!” thì vì đã là người lớn do hèn nhát, tôi liền làm những gì mà tất cả chúng ta đều làm một khi đã lớn, khi trước mắt chúng ta xuất hiện những đau khổ và bất công: tôi không muốn nhìn thấy chúng; tôi nức nở chạy lên tận phía trên ngôi nhà, cạnh phòng học, ngay sát mái, trong một căn phòng nhỏ có mùi hoa diên vĩ, ở đấy còn có mùi hương của cây lý đen dại mọc phía ngoài, chen giữa các hòn đá của bức tường và thò một nhành hoa qua cánh cửa sổ hé mở. Căn phòng này, nơi vào ban ngày có thể nhìn ra tận tòa vọng lâu Roussainville-le-Pin, được sử dụng vào một mục đích đặc biệt hơn mà cũng tầm thường hơn, suốt một thời gian dài là chỗ trú ẩn đối với tôi, phục vụ tất cả những mối bận tâm cần đến sự cô đơn tuyệt đối của tôi: đọc sách, mơ mộng, khóc, và nhục dục, có lẽ vì đó là phòng duy nhất mà tôi có quyền khóa trái. Than ôi! Lúc ấy tôi không biết rằng, đáng buồn hơn nhiều so với việc chồng bà sao lãng đôi chút chế độ kiêng khem thì sự thiếu ý chí của tôi, thể trạng yếu đuối của tôi, sự bấp bênh về tương lai của tôi do những điều trên, mới là mối bận tâm lớn của bà tôi trong các cuộc lang thang không ngừng đó, từ chiều đến tối, lúc người ta thấy gương mặt đẹp đẽ của bà trở đi trở lại, ngước chênh chếch lên bầu trời, với đôi má đã sạm và hằn nếp nhăn, với tuổi già đã trở nên gần như tím nhạt https://thuviensach.vn giống như những luống cày mùa thu, bị đào xới ngang dọc, còn nếu bà ra ngoài thì đôi má ấy lại được che bằng một tấm mạng nhỏ gấp lên phân nửa, trên đó lúc nào cũng thấy đang khô đi một giọt nước mắt vô tình rơi xuống do lạnh hoặc do một ý nghĩ buồn bã nào đó. Niềm an ủi duy nhất khi tôi lên gác đi ngủ là mẹ sẽ đến tận giường hôn tôi. Nhưng lời chúc ngủ ngon đó qua nhanh, bà đi xuống vội đến mức thời điểm tôi nghe thấy bà đi lên rồi thoáng qua trong hành lang hai cửa tiếng sột soạt khe khẽ của chiếc áo sa mỏng màu xanh lơ mặc khi ở ngoài vườn, trên áo có buông những dây bằng rơm tết, đối với tôi là một thời điểm đau đớn. Nó báo hiệu thời điểm tiếp theo, khi bà đã rời xa tôi, khi bà đã đi xuống nhà. Tới mức lời chúc ngủ ngon vốn yêu thích biết bao ấy, tôi ước sao nó tới càng chậm càng tốt, mong sẽ kéo dài được thời gian ngưng ở giữa khi mẹ còn chưa đến. Thi thoảng sau khi đã hôn tôi, bà mở cánh cửa để ra đi, tôi vẫn muốn gọi bà trở lại, nói với bà: “Mẹ hôn con lần nữa đi”, nhưng tôi biết ngay lập tức bà sẽ có vẻ giận, bởi việc bà nhượng bộ nỗi buồn và xúc động của tôi khi lên gác hôn tôi, khi mang lại cho tôi cái hôn của sự thanh bình, làm cha tôi khó chịu, ông thấy các lề thói đó thật vô lý, và bà muốn cố gắng làm cho tôi mất đi nhu cầu, thói quen đối với những lề thói ấy, còn lâu bà mới để tôi hình thành thói quen yêu cầu hôn tôi thêm một lần nữa khi bà đã bước ra tới ngưỡng cửa. Mà nhìn thấy bà giận dỗi sẽ phá tan mọi sự yên bình bà đã đem lại cho tôi giây phút trước, khi bà cúi gương mặt yêu thương của bà xuống giường tôi, đưa gương mặt ấy về phía tôi như đưa một bánh thánh trong lễ rước hòa bình, tại đấy môi tôi có thể chạm vào sự hiện diện thực hữu của bà và khả năng ngủ thiếp đi. Nhưng những buổi tối đó, dù nhìn chung là mẹ nán lại rất ít thời gian trong phòng tôi, vẫn còn êm dịu hơn những buổi tối có khách lưu lại dùng bữa và do vậy bà không lên chúc tôi ngủ ngon. Khách khứa ở đây thường chỉ có mỗi ông Swann, trừ một vài người lạ tạt qua, ông ta gần như là người duy nhất đến chơi nhà chúng tôi ở Combray, thỉnh thoảng ở lại ăn tối theo kiểu xóm giềng (kể từ khi dính vào cuộc hôn nhân tồi tệ thì ông ít đến hơn vì cha mẹ tôi không muốn tiếp vợ ông), đôi lúc ông thình lình đến sau bữa tối. Có những buổi tối, chúng tôi đang ngồi xung quanh chiếc bàn sắt dưới cây dẻ cao trước nhà, thì nghe thấy https://thuviensach.vn phía đầu vườn không phải tiếng cái lục lạc lắm lời và ồn ã, người nhà vào “không kéo chuông”, chỉ đi ngang qua là nó đã khởi động, tiếng kêu xủng xoẻng, thao thao bất tuyệt và lạnh ngắt, dội ào xuống đinh cả tai nhức cả óc; mà là tiếng leng keng kép, rụt rè, có hình trái xoan và màu vàng óng của cái chuông nhỏ dành cho người lạ, ngay lúc đó, mọi người hỏi nhau: “Có khách, có thể là ai nhỉ?” nhưng ai nấy đều biết rõ đó chỉ có thể là ông Swann; bà cô tôi nói to lên để nêu gương, giọng cố vẻ tỏ ra tự nhiên, rằng không nên thì thầm như vậy; không gì có thể làm mếch lòng người sắp đến, hơn thế, họ sẽ tưởng ta đang nói những điều họ không nên nghe; rồi mọi người phái bà tôi đi thám thính, vốn lúc nào cũng sung sướng vì có lý do đi quanh vườn thêm một vòng nữa, bà tôi còn tranh thủ lén nhổ mấy chiếc cọc đỡ cây hồng để hoa có vẻ tự nhiên hơn, giống như một bà mẹ lùa tay qua đầu con để xới bồng mái tóc mà người thợ cắt tóc đã làm cho xẹp xuống nhiều quá. Tất cả chúng tôi háo hức chờ những tin tức bà tôi sắp đem lại về kẻ địch, cứ như thể người ta có điều kiện do dự giữa một số lượng lớn những kẻ xâm lăng, và chỉ sau đó ít phút, ông tôi nói: “Tôi nhận ra ngay giọng của Swann.” Quả nhiên người ta chỉ nhận ra ông nhờ giọng nói bởi chúng tôi để vườn càng ít sáng càng tốt vì sợ muỗi bay đến, cho nên người ta không nhận rõ được gương mặt ông với cái mũi khoằm, mắt màu lục, trán cao với mái tóc vàng gần như hoe đỏ, cắt theo kiểu Bressant8, và tôi kín đáo đi nói với mọi người mang nước ngọt đến; bà tôi rất quan tâm đến việc nước ngọt xuất hiện không có vẻ gì đặt biệt như thể chỉ dành riêng cho các cuộc viếng thăm, bà thấy thế thì nhã nhặn hơn. Ông Swann mặc dù kém ông tôi nhiều tuổi vẫn rất gắn bó với ông tôi, người từng là một trong những người bạn thân nhất của cha ông Swann, vốn cực kỳ xuất chúng nhưng lại kỳ quặc, đôi khi vì chuyện không đâu cũng cắt đứt tình thân, đổi hướng suy nghĩ. Nhiều lần trong năm tôi nghe ông tôi kể trong bữa ăn cũng vẫn những câu chuyện ấy về thái độ của ông Swann cha sau khi vợ ông chết, trước đấy ông đã chăm sóc bà không quản ngày đêm. Ông tôi đã lâu không gặp cha ông Swann vội chạy đến bên ông trong điền trang mà gia đình Swann sở hữu ở gần Combray, ông tôi đã đưa được bạn mình đang khóc như mưa rời khỏi phòng người chết trong giây lát, để bạn mình không phải chứng kiến cảnh khâm https://thuviensach.vn liệm. Họ đi dạo trong khu vườn nơi có chút ánh mặt trời. Đột nhiên ông Swann khoác lấy cánh tay ông tôi kêu lên: “Ôi, ông bạn già, thật sung sướng khi được cùng đi dạo vào lúc đẹp trời thế này. Ông không thấy tất cả những cây cỏ kia, những cây sơn tra kia thật xinh đẹp sao, lại còn cái ao của tôi mà ông chưa bao giờ khen ngợi nữa? Ông có vẻ buồn quá đấy. Ông có cảm nhận được cơn gió nhẹ này không? Ôi, nói gì thì nói, cuộc sống cũng vẫn có cái tốt, Amédée thân mến ạ!” Đột nhiên ông nhớ ra rằng vợ ông đã mất và thấy chắc sẽ rất phức tạp để tìm hiểu xem tại sao vào một thời điểm như thế này ông lại có thể bộc lộ một niềm vui như vậy, nên ông đành lấy tay vuốt trán, lau mắt và mắt kính của mình, cử chỉ quen thuộc mỗi khi gặp phải vấn đề nan giải. Tuy không thể nào nguôi ngoai trước cái chết của vợ, nhưng trong hai năm còn sống sau khi bà mất, ông thường nói với ông tôi: “Thật lạ, tôi luôn nghĩ đến bà vợ tội nghiệp của tôi, nhưng tôi không thể nghĩ nhiều về bà ấy cùng một lúc.” “Luôn luôn nhưng lại không nhiều cùng một lúc, giống như ông Swann tội nghiệp”, câu này đã trở thành một trong những câu ưa thích của ông tôi, ông có thể dùng câu này để nói về những sự việc rất khác nhau. Lẽ ra tôi đã có thể nghĩ rằng cha ông Swann là một quái vật nếu như ông tôi, trong mắt tôi vốn là người phán xét công bằng nhất, quyết định của ông thường trở thành quy tắc đối với tôi, thường giúp tôi sau đó bỏ qua những lỗi lầm mà tôi có khuynh hướng muốn kết án, không kêu lên: “Nhưng sao nào? Đó là một tấm lòng vàng!” Tuy nhiên, trong rất nhiều năm, khi ông Swann con thường đến thăm chúng tôi ở Combray, đặc biệt trước lúc ông kết hôn, bà cô tôi và ông bà tôi luôn ngờ rằng ông ta chẳng còn sống trong giai tầng xã hội mà gia đình ông từng giao du nữa và với sự ngây thơ tuyệt đối của những chủ khách sạn lương thiện cho một tên cướp khét tiếng thuê phòng mà không hay biết, họ đã cho tạm trú một trong những thành viên lịch sự nhất của Câu lạc bộ Jockey, bạn thân của Bá tước De Paris và của hoàng thân xứ Wales, một trong những người được xã hội thượng lưu ngoại ô Saint-Germain cưng chiều nhất, trong vai trò kẻ ẩn danh mà cái họ Swann tạo ra cho ông ở nhà chúng tôi. https://thuviensach.vn Sở dĩ chúng tôi không hề biết về cuộc sống thượng lưu xán lạn của Swann chắc chắn một phần là do tính ông dè dặt và kín đáo, nhưng cũng do các bậc trưởng giả thời đó thường tạo cho mình một quan niệm có phần theo Ấn giáo về xã hội, họ coi xã hội được cấu thành bởi những đẳng cấp đóng kín nơi mỗi người kể từ khi sinh ra đã đứng trong thứ hạng trước đây của cha mẹ mình, và trừ phi nhờ những tình cờ của một sự nghiệp ngoại lệ hay một cuộc hôn nhân ngoài sức mong đợi, không gì có thể kéo anh ra và đưa anh lên đẳng cấp cao hơn. Ông Swann cha là nhân viên hối đoái; ông “Swann con” suốt đời sẽ thuộc một đẳng cấp mà gia sản dao động giữa mức thu nhập này nọ, giống như ở một loại những người chịu thuế. Người ta biết những nơi qua lại của người cha nên cũng biết được ông qua lại với ai, với những con người nào ông “có khả năng” giao tiếp. Nếu ông biết những người khác, thì đấy là các mối quan hệ thanh niên, bạn cũ của gia đình ông, cũng giống như cha mẹ tôi, càng bỏ qua một cách khoan dung hơn cho ông vì kể từ khi mồ côi, ông vẫn hết sức trung thành đến thăm viếng chúng tôi; nhưng có thể đánh cược ngay rằng những con người chúng tôi không quen biết mà ông có quan hệ ấy lại là những người ông không dám chào nếu đang đi cùng chúng tôi mà gặp họ. Nếu người ta cứ nhất thiết muốn áp đặt cho Swann một hệ số xã hội thuộc về riêng cá nhân ông ta, thì so với con cái những nhân viên ở cùng hoàn cảnh với cha mẹ ông ta, hệ số đó có thể hơi thấp hơn bởi vốn xử sự rất đơn giản và thường “ưa thích một cách ngông cuồng” những đồ cổ và hội họa, hiện nay ông ở trong một dinh thự cũ, nơi ông chất đầy những bộ sưu tập và bà tôi mơ được đến xem, nhưng nó lại ở Quai d’Orléans9, khu phố mà bà cô tôi thấy sống tại đó là điều thật sỉ nhục. “Ông có phải là người am hiểu không đã? Tôi hỏi như thế là vì lợi ích của ông, bởi rất có thể ông để bọn nhà buôn đem cho ông những bức tranh dỏm”, bà cô tôi nói với ông như vậy; quả thực bà không nghĩ ông có chút tinh thông nào và không đánh giá cao cả trên phương diện tinh thần một người đàn ông mà trong câu chuyện thường tránh những đề tài nghiêm túc và bộc lộ một sự chính xác khá là tầm thường không chỉ lúc ông ta cung cấp các công thức nấu ăn với từng chi tiết nhỏ nhặt nhất mà cả lúc các chị em của bà tôi bàn tới những đề tài nghệ thuật. Khi các bà cố khêu gợi để ông ta https://thuviensach.vn phát biểu ý kiến hay bày tỏ lòng ngưỡng mộ của mình với một bức tranh, ông ta vẫn giữ một sự im lặng gần như bất nhã và bù lại bằng cách cung cấp một thông tin cụ thể về viện bảo tàng nơi trưng bày bức tranh, về ngày tháng tranh được vẽ. Nhưng thường thì ông tìm cách mua vui cho chúng tôi bằng cách cứ mỗi lần lại kể một câu chuyện mới vừa xảy ra giữa ông và ai đó được chọn trong số những người mà chúng tôi quen biết, với ông dược sĩ ở Combray, với bà nấu bếp hoặc người xà ích của chúng tôi. Hiển nhiên những câu chuyện ấy làm bà cô tôi cười nhưng bà cũng không phân biệt được đó là do lúc nào Swann cũng tự phân cho mình một vai nực cười trong câu chuyện hay do cách kể hóm hỉnh của ông: “Có thể nói ông là một người kỳ cục, ông Swann ạ!” Vì bà là người duy nhất có phần tầm thường trong gia đình tôi, nên khi nói về Swann bà thường chú ý nêu rõ với người lạ rằng nếu muốn, ông ta đã có thể dọn đến ở trên đại lộ Haussman hoặc phố Opéra, rằng ông là con trai của ông Swann, ông này chắc chắn đã để lại cho con bốn hoặc năm triệu, nhưng chẳng qua đấy là thói ngông của Swann mà thôi. Một thói ngông mà bà nghĩ phải thành trò cười đối với những người khác tới mức ở Paris, mỗi lần ông Swann mang tới cho bà túi hạt dẻ ngâm đường vào ngày mùng một tháng Giêng, nếu có đông người, bao giờ bà cũng nói với ông: “Này ông Swann, ông vẫn ở cạnh Kho rượu vang để chắc chắn không bị chậm tàu khi lên đường đi Lyon phải không?” Rồi bà lén nhìn các vị khách khác qua phía trên kính cầm tay của mình. Nhưng nếu người ta nói với bà cô tôi rằng ông Swann này, trên phương diện là con nhà Swann, hoàn toàn “đủ tư cách” để được tất cả giới “tư sản thượng lưu” và những công chứng viên, ủy nhiệm viên được tín nhiệm nhất của Paris tiếp đón (một ưu tiên mà ông ta có vẻ ít quan tâm), ông Swann này có một cuộc sống hoàn toàn khác, như có phần lén lút; rằng lúc rời khỏi nhà chúng tôi ở Paris, sau khi viện cớ về đi ngủ, thì vừa vòng qua phố, ông lại đi ngược lại và đến một thính phòng nào đó mà chưa bao giờ một nhân viên hối đoái hoặc một người hùn vốn được nhìn thấy, thì điều đó đối với bà cô tôi kỳ lạ chẳng khác nào việc một quý bà có học vấn hơn thấy mình có mối quan hệ riêng với Aristée10, khi hiểu ra rằng, sau lúc nói chuyện với mình, người này sẽ chìm sâu xuống xứ sở của Thétis, trong một vương quốc nằm https://thuviensach.vn ngoài tầm mắt người trần tục, nơi Virgile chỉ cho ta thấy Aristée được đón tiếp niềm nở; hoặc – có thể dùng một hình ảnh có nhiều cơ may xuất hiện hơn trong óc bà cô tôi, bởi bà đã thấy hình ảnh đó được vẽ trên các đĩa đựng bánh nướng nhỏ của chúng tôi ở Combray – đó là thấy mình mời được Ali Baba đến ăn tối, ông này khi biết chỉ còn lại một mình, sẽ bước vào hang động rực sáng những kho báu không ai ngờ tới được. Một hôm Swann đến thăm chúng tôi ở Paris sau giờ ăn tối và xin lỗi về mặc lễ phục, sau khi ông về, Françoise nói người xà ích cho biết ông ta đã ăn tối “tại nhà một vương tước phu nhân” – “Phải, tại nhà một vương tước phu nhân thuộc giới gái giang hồ!” bà cô tôi nhún vai đáp với chúng mỉa mai bình tĩnh, không buồn ngước mắt khỏi món đồ đan dở. Do vậy bà cô tôi xử sự khá thoải mái với ông ta. Vì tin chắc ông phải lấy làm thích thú khi được chúng tôi mời đến, bà thấy là lẽ đương nhiên nếu ông luôn mang theo một giỏ đào hay phúc bồn tử trong vườn nhà khi đến chơi với chúng tôi vào mùa hè, luôn đem cho tôi những bức ảnh chụp các kiệt tác khi đi du lịch Ý về. Người ta không lấy gì làm phiền khi cử ông đi tìm kiếm nếu cần đến một công thức pha chế xốt giấm trứng hoặc sa lát dứa cho những bữa ăn tối quan trọng dù không mời ông tới, thấy rằng ông không đủ uy tín để dùng ông thết đãi những người lạ đến lần đầu. Nếu câu chuyện nhắc đến những hoàng thân cận thần của đức vua: “những người mà cả tôi lẫn ông đều không bao giờ quen biết nên chúng ta cho qua phải không”, bà cô tôi nói với Swann như vậy, ông này có lẽ mang theo trong túi một bức thư gửi từ Twickenham11; bà thường để ông đẩy hộ dương cầm và lật các trang nhạc vào những buổi tối mà em của bà tôi hát, đối với cái con người ở nơi khác thì rất được mến chuộng này, bà lại sử dụng ông một cách thô bạo ngây thơ giống như đứa trẻ chơi với một đồ mỹ nghệ sưu tầm chẳng cẩn thận gì hơn khi chơi với một đồ vật rẻ tiền. Tất nhiên ông Swann mà biết bao hội viên câu lạc bộ đều quen biết thời ấy thật là khác với người mà bà cô tôi tạo ra vào buổi tối trong khu vườn nhỏ ở Combray, sau khi đã vang lên hai tiếng chuông dè dặt, bằng tất cả những gì mình biết về gia đình Swann, bà cô tôi https://thuviensach.vn đã truyền vào và làm sống động hẳn cái nhân vật lầm lũi và mù mờ kia, cái nhân vật đang đi trước bà tôi và nổi bật trên nền bóng tối, cái nhân vật mà người ta nhận ra được nhờ tiếng nói. Nhưng ngay từ phương diện của những vật tầm thường nhất của cuộc sống, chúng ta cũng không phải là một tổng thể được xác lập cụ thể, đồng nhất với mọi người và mỗi chúng ta chỉ cần đến tìm biết tổng thể ấy như tìm biết một quyển sổ chi phí hay một di chúc; nhân cách xã hội của chúng ta là một sáng tạo của tư duy kẻ khác. Bản thân hành vi rất đơn giản mà chúng ta gọi là “đến thăm một người chúng ta quen”, phần nào cũng là một hành vi tinh thần. Chúng ta đưa vào vẻ ngoài vật chất của người mà mình đến thăm tất cả các khái niệm ta có về người ấy và các khái niệm này chắc chắn góp một phần lớn vào dáng vẻ tổng thể mà chúng ta tự hình dung. Cuối cùng chúng khiến những đôi má phồng lên thật hoàn hảo, chúng nhập vào nét mũi thật chính xác, chúng xen vào việc điều chỉnh âm vang của giọng nói thật khéo như thể nó chỉ còn là một vỏ bọc trong suốt, tới mức mỗi lần chúng ta trông thấy gương mặt này và nghe giọng nói này, thì chính là những khái niệm ấy mà chúng ta nhận ra, mà chúng ta nghe thấy. Tất nhiên trong ông Swann mà cha mẹ tôi tự tạo ra, do không biết nên họ đã không đưa vào đấy một loạt những đặc trưng của đời sống thượng lưu nơi ông, vốn là nguyên nhân khiến những người khác, khi tiếp cận ông, nhìn thấy sự thanh lịch ngự trị trên gương mặt ông và sự thanh lịch dừng lại ở sống mũi khoằm như thể dừng lại ở ranh giới tự nhiên của nó; mà cha mẹ tôi cũng có thể chất vào gương mặt không còn uy thế của ông, gương mặt trống rỗng và thoáng đãng, vào đáy của đôi mắt mất giá kia, lớp cặn mơ hồ và dịu dàng – nửa là ký ức nửa là quên lãng – của những giờ nhàn rỗi trải qua cùng chúng tôi sau bữa tối hàng tuần, quanh cái bàn chơi bài hoặc ở ngoài vườn, trong suốt cuộc sống xóm giềng thân thiết ở nông thôn. Vỏ bọc cơ thể nơi người bạn chúng tôi đã được chất đầy lớp cặn ấy cũng như một vài kỷ niệm liên quan đến cha mẹ ông, tới mức ông Swann đó đã trở thành một con người đầy đủ và sống động khiến tôi có cảm giác rời bỏ một con người này để đi tới một con người khác, khác hẳn người kia, khi mà trong ký ức của tôi, từ ông Swann mà sau này tôi quen biết một cách chính xác, đi sang ông Swann đầu tiên này – trong ông Swann đầu tiên tôi https://thuviensach.vn gặp lại những sai lầm đáng yêu của tuổi thanh xuân của tôi và mặt khác ông Swann đầu tiên ấy không giống ông Swann kia bằng những con người mà tôi đã biết cùng vào thời kỳ đó, như thể cuộc đời chúng ta tựa một việc bảo tàng nơi tất cả các chân dung cùng thời có vẻ hao hao như nhau, mang cùng một sắc điệu – sang ông Swann đầu tiên này đầy rỗi rãi, thơm mùi cây dẻ lớn, thơm mùi những giỏ phúc bồn tử và một cuộng ngải thơm. Tuy nhiên một hôm khi bà tôi đến nhờ một phu nhân, bà Bá tước De Villeparisis thuộc gia tộc De Bouillon nổi tiếng, người mà bà tôi đã quen biết ở Sacré-Cœur, một công việc gì đó (do quan niệm của chúng tôi về đẳng cấp, bà tôi đã không muốn quan hệ với bà này dù cho hai bên có thiện cảm với nhau), bà này đã nói với bà tôi: “Tôi nghĩ bà quen thân với ông Swann, ông ta là bạn thân với các cháu tôi thuộc dòng họ Des Laumes.” Bà tôi trở về nhà sau cuộc thăm viếng, đầy hứng khởi với ngôi nhà trông ra những khu vườn mà bà De Villeparisis khuyên bà tôi nên thuê, và cũng hứng khởi với một người thợ may áo gi lê cùng con gái ông, ông này có cửa hàng trong sân và bà tôi vào đấy nhờ họ khâu lại chiếc váy bà tôi làm rách ở cầu thang. Bà tôi thấy những người này hoàn hảo, bà tuyên bố cô bé là một viên ngọc quý còn người thợ may gi lê là người tao nhã nhất, người ưu tú nhất bà từng gặp. Bởi đối với bà tôi sự thanh lịch là một cái gì đó hoàn toàn độc lập với giai tầng xã hội. Bà tôi ngây ngất vì một câu trả lời của người thợ may gi lê và bảo với mẹ tôi: “Sévigné cũng không nói được hơn thế!”, còn về một người cháu của phu nhân De Villeparisis bà tôi gặp tại đó thì ngược lại: “Ôi! Anh ta tầm thường quá con ạ!” Thế mà câu nói liên quan đến Swann có tác dụng không phải tôn ông này lên trong đầu óc bà cô tôi lại là hạ phu nhân De Villeparisis xuống. Có vẻ như, thực lòng bà tôi nghĩ, sự tôn trọng mà chúng tôi có đối với phu nhân De Villeparisis tạo cho bà ta nhiệm vụ là không được làm gì khiến bà ta kém xứng đáng với sự tôn trọng ấy, và khi biết sự tồn tại của Swann rồi cho phép những người thân thuộc qua lại quen biết Swann chứ? Em bảo bà ta vốn có họ với nguyên soái De Mac-Mahon cơ mà!” Nhận định này của gia đình tôi về những mối liên hệ của Swann sau đó được khẳng định thêm do việc ông https://thuviensach.vn ta kết hôn với một người đàn bà thuộc giới tồi tệ nhất, gần như là một người đàn bà lẳng lơ, vả lại ông ta cũng chẳng bao giờ tìm cách giới thiệu vợ tuy vẫn tiếp tục đến nhà chúng tôi một mình, mặc dù ngày càng thưa thớt, nhưng căn cứ trên người đàn bà này, gia đình tôi tin rằng có thể phán quyết về môi trường vốn xa lạ với họ mà ông Swann thường qua lại, họ cho rằng ông ta đã lấy bà này từ môi trường đó. Nhưng có lần ông tôi đọc thấy trên báo rằng ông Swann là một trong những khách quen thuộc nhất tại các bữa trưa ngày Chủ nhật ở nhà Công tước De X…, thân phụ và chú của ông này từng là những chính khách nổi tiếng nhất của triều đại Louis-Philippe. Mà ông tôi thường tò mò muốn biết tất cả những sự cố nhỏ có thể giúp ông hiểu biết đời tư của những người như Molé, như Công tước Pasquier, hay Công tước De Broglie. Ông tôi lấy làm vui thích khi biết Swann qua lại những người từng quen biết những vị trên. Bà cô tôi thì ngược lại, lý giải tin này theo hướng bất lợi cho Swann: những ai lựa chọn qua lại với người ở bên ngoài gia tầng mình sinh ra, ở bên ngoài “giai cấp” xã hội của mình, đều bị mất giá thảm hại trong mắt bà. Dường như đối với bà người ta đã từ bỏ trong khoảnh khắc thành quả của tất cả các mối quan hệ đẹp đẽ với những con người có vị trí tốt, những mối quan hệ mà các gia đình biết lo xa đã gìn giữ và sắp xếp một cách đáng tự hào cho con cháu (bà cô tôi thậm chí còn không muốn gặp lại con trai một công chứng viên vốn là chỗ bạn bè với gia đình chúng tôi vì anh ta đã kết hôn với một công chúa và như vậy đối với bà đã bước từ thang bậc đáng kính của con một công chứng viên xuống thứ bậc của một trong những kẻ phiêu lưu, vốn là hầu phòng hoặc chăn ngựa, người ta kể rằng đôi khi các hoàng hậu cũng ban phát những ân sủng cho hạng người này). Bà chê trách việc ông tôi định hỏi Swann về những người bạn của ông mà chúng tôi vừa phát hiện ra kia, vào buổi chiều tới khi ông sẽ đến ăn tối. Mặt khác các chị em của bà tôi, những gái già vốn cũng có được phẩm hạnh cao quý của bà nhưng lại thiếu trí tuệ của bà, tuyên bố không hiểu tại sao anh rể mình lại thích thú khi nói về những điều ngây ngô như vậy. Đó là những con người có hoài vọng cao quý và chính bởi vậy nên không sao quan tâm được đến cái người ta gọi là chuyện ngồi lê đôi mách, cho dù nó có một ý nghĩa lịch sử, và nói chung là https://thuviensach.vn không sao quan tâm được đến cái gì không trực tiếp liên quan đến một đối tượng thẩm mỹ hay đạo đức. Thái độ dửng dưng trong suy nghĩ của họ đối với những gì có vẻ gắn liền với cuộc sống thượng lưu, dù gần hay xa, lớn tới mức mà trong bữa ăn tối, ngay khi câu chuyện đi theo hướng phù phiếm hoặc chỉ là tầm thường và họ không sao đưa nó trở lại được với những đề tài ưa thích của mình, thính giác của họ – cuối cùng cũng hiểu ra mình nhất thời vô dụng – bèn để cho những cơ quan tiếp nhận của nó nghỉ ngơi và để chúng thực sự bắt đầu suy giảm. Nếu lúc đó cần thu hút sự chú ý của các chị em của bà tôi, ông tôi phải viện đến những cảnh báo cụ thể mà các bác sĩ tâm thần thường dùng cho một số người bệnh bị tật đãng trí: dùng lưỡi dao gõ nhiều lần vào một cái cốc, cùng lúc dùng lời và mắt để gọi đột ngột, nghĩa là những biện pháp mạnh mà các bác sĩ tâm thần này nhiều khi đem vào sử dụng trong các mối quan hệ thường ngày với những người khỏe mạnh, hoặc do thói quen nghề nghiệp, hoặc do họ tin rằng mọi người đều hơi điên. Các bà này quan tâm hơn khi, vào đúng hôm trước ngày Swann sẽ đến ăn tối và trước đó đã gửi tặng riêng hai bà một két rượu vang Asti, cô tôi, cầm một số báo Figaro, ở đấy bên cạnh tên một bức tranh được trưng bày ở Triển lãm của Corot, có những chữ sau đây: “thuộc về bộ sưu tập của Charles Swann”, nói rằng: “Mọi người đã thấy Swann được báo Figaro ‘vinh danh’ chưa? – Nhưng tôi chẳng vẫn bảo rằng ông ta rất có khiếu thẩm mỹ đó sao, bà tôi nói. – Đương nhiên là em rồi vì đây là phải khác với ý kiến của chúng ta”, bà cô tôi trả lời, vì biết bà tôi không bao giờ cùng ý kiến với mình và không dám chắc chúng tôi lúc nào cũng tán thành bà, nên muốn lấy cho được một sự kết án cả khối đối với các quan điểm của bà tôi, bà cô tôi cố liên kết chúng tôi với ý kiến của mình để chống lại ý kiến của bà tôi. Nhưng chúng tôi yên lặng. Khi các bà dì biểu lộ ý muốn sẽ nói với Swann về mấy chữ trong báo Figaro, thì bà tôi ngăn họ lại. Mỗi lần bà cô tôi thấy người khác có một lợi thế mà bà không có, dù nhỏ đến mức nào, bà vẫn tự thuyết phục rằng đây không phải là một lợi thế mà là một điều xấu và bà tỏ ý ái ngại cho họ để khỏi phải ganh ghét. “Tôi tin rằng các bà sẽ không làm ông ta vui lòng đâu; riêng tôi thì biết rất rõ rằng nhìn thấy tên tôi in sống in sít như thế này trong tờ báo, tôi sẽ rất khó chịu và chẳng sung sướng gì nếu https://thuviensach.vn người ta nói tới chuyện đó với tôi.” Vả chăng và cũng không cố thuyết phục các bà dì tôi; bởi khinh ghét sự tầm thường nên các bà này đẩy xa nghệ thuật che giấu dụng ý cá nhân dưới những câu nói vòng vo tinh tế, tới mức dụng ý cá nhân này nhiều khi cũng không được người tiếp nhận biết tới. Còn về mẹ tôi, bà chỉ quan tâm đến việc thuyết phục cha tôi bằng lòng nói với Swann không phải về vợ của ông ta mà về cô con gái ông yêu quý, theo như người ta nói cuối cùng ông phải kết hôn chính vì cô này. “Mình chỉ cần nói một câu thôi, hỏi xem cô bé có khỏe không. Điều đó chắc tàn nhẫn với ông ta.” Nhưng cha tôi tức giận: “Không mà! Mình có những ý nghĩ thật vô lý. Như thế sẽ rất buồn cười.” Nhưng người duy nhất trong chúng tôi mà mỗi lần ông Swann đến lại trở thành một điều bận tâm đau đớn, đó chính là tôi. Bởi vì các buổi tối có khách lạ, hoặc chỉ có một mình ông Swann, mẹ không lên buồng tôi. Tôi ăn bữa tối trước mọi người sau đó đến ngồi vào bàn cho đến tám giờ, đấy là lúc theo quy ước tôi phải lên gác; nụ hôn quý giá và mong manh mà mẹ tôi thường gửi gắm bên giường lúc sắp ngủ, tôi phải mang nó từ phòng ăn lên đến phòng tôi và giữ gìn nó trong suốt thời gian tôi cởi áo để làm sao sự êm dịu của nó không vỡ ra, tính dễ bay hơi của nó không phát tán và tan mất, và, chính vào những buổi tối đó, khi đáng ra tôi cần phải nhận nụ hôn cẩn trọng hơn, thì tôi lại phải đoạt lấy nó, đánh cắp nó một cách đột ngột, công khai, thậm chí chẳng đủ thời gian và tự do đầu óc cần thiết để đưa vào việc tôi làm sự chăm chú của những người bị bệnh ám ảnh thường cố không nghĩ đến việc gì khác trong lúc đóng một cái cửa, để tới khi sự bất định bệnh tật của họ quay trở lại, họ có thể đắc thắng đem ký ức về thời điểm họ đã đóng cửa mà đối lại nó. Chúng tôi đang ở ngoài vườn thì vang lên hai tiếng rụt rè của cái chuông nhỏ. Người ta biết đấy là Swann; tuy nhiên mọi người nhìn nhau ra ý hỏi, rồi người ta phái bà tôi đi do thám. “Các dì nên nghĩ đến việc cảm ơn ông ấy một cách rõ ràng về chỗ rượu vang ông ấy gửi, các dì cũng biết là rượu rất ngon và két rượu thì thật lớn”, ông tôi dặn thêm các chị em vợ như vậy. “Đừng có lại bắt đầu thầm thì, bà cô tôi nói. Thật là dễ chịu khi tới một ngôi nhà ở đấy mọi người toàn nói thầm! – A! Ông Swann đây rồi. Chúng ta nên hỏi xem ông có nghĩ rằng ngày mai trời đẹp không”, cha tôi https://thuviensach.vn nói vậy. Mẹ tôi nghĩ rằng nếu bà nói một câu thì sẽ xóa bỏ được hết nỗi phiền mà người trong gia đình tôi có thể đã gây ra cho Swann từ khi ông ta cưới vợ. Bà tìm cách kéo riêng ông ra được một lát. Nhưng tôi đi theo bà; tôi không sao quyết định rời bỏ bà được một bước khi nghĩ rằng lát nữa tôi sẽ phải để bà lại trong phòng ăn và đi lên phòng tôi mà không có được niềm an ủi bà sẽ lên gác hôn tôi giống như các buổi tối khác. “Này ông Swann, bà nói, nói chuyện với tôi một chút về con gái ông đi; tôi tin chắc rằng cháu đã có lòng yêu thích các tác phẩm đẹp giống như cha của cháu. – Nhưng hãy đến ngồi với tất cả chúng tôi dưới mái hiên nào”, ông tôi đến gần và nói như vậy. Mẹ tôi đành phải tạm ngưng nhưng bà cũng vẫn rút ra từ sự bó buộc này thêm một ý nghĩ tinh tế nữa, giống như những nhà thơ tài năng mà sự câu thúc của vần điệu buộc họ tìm ra những vẻ đẹp lớn nhất: “Chúng ta sẽ nói tiếp về cháu khi chỉ có hai ta, bà hạ giọng nói với Swann. Chỉ một người mẹ mới xứng để hiểu ông. Tôi chắc chắn mẹ cháu sẽ đồng ý với tôi.” Tất cả chúng tôi ngồi quanh cái bàn sắt. Tôi cũng muốn không nghĩ tới những giây phút lo âu mà tối nay tôi sẽ phải trải qua một mình trong phòng khi không ngủ được; tôi cố thuyết phục mình rằng những giây phút đó không hề quan trọng, bởi sáng mai chắc tôi đã quên chúng, tôi cố ràng buộc mình với những ý nghĩ về tương lai, chúng sẽ dẫn tôi đi như trên một cây cầu vượt qua vực thẳm sắp tới khiến tôi lo sợ. Nhưng trí óc tôi căng thẳng vì mối bận tâm, lồi ra như cái nhìn chòng chọc hướng về mẹ, không chịu để một cảm giác xa lạ nào nhập vào. Ý nghĩ vẫn thâm nhập óc tôi, nhưng với điều kiện là đặt ra ngoài mọi yếu tố đẹp đẽ hay chỉ đơn giản là buồn cười, điều có thể khiến tôi xúc động hoặc quên đi. Như một người bệnh hoàn toàn tỉnh táo chứng kiến cuộc phẫu thuật họ đang tiến hành trên anh ta mà không cảm thấy gì nhờ có chất gây tê, tôi có thể tự đọc cho mình những câu thơ mà tôi thích hoặc quan sát những cố gắng của ông tôi để nói với Swann về Công tước D’Audiffret-Pasquier, vậy mà thơ cũng không hề khiến tôi xúc động, những cố gắng của ông tôi không hề làm tôi vui. Những cố gắng ấy thật vô ích. Ông tôi vừa đặt cho Swann một câu hỏi liên quan đến nhà hùng biện này thì một trong các chị em của bà tôi gọi bà kia, do câu hỏi này vang bên tai bà như một sự thinh lặng sâu xa song không đúng lúc và nên phá vỡ sự https://thuviensach.vn thinh lặng ấy thì lịch sự hơn: “Céline này, em có tưởng tượng được không, chị đã làm quen được với một cô giáo Thụy Điển trẻ tuổi, cô ấy đã cung cấp cho chị những chi tiết thú vị nhất về các hợp tác xã trong các xứ Bắc Âu. Một tối nào đó phải mời cô ấy đến ăn tối mới được. – Đúng thế! Chị của bà là Flora12trả lời, nhưng tôi cũng chẳng phí thì giờ của mình đâu. Ở nhà ông Vinteuil tôi đã gặp một nhà bác học già rất là quen biết Maubant, và Maubant đã giải thích cho ông ta một cách cặn kẽ làm thế nào để đóng được một vai kịch. Cái đấy thật là thú vị. Đó là một người hàng xóm của ông Vinteuil, trước đấy tôi chẳng biết gì cả, và ông ta rất dễ mến, bà dì Céline của tôi kêu lên, vì nhút nhát nên giọng lại rất to, và vì ngụ ý lại càng giả tạo, vừa nói bà vừa hướng sang Swann một cái nhìn mà bà cho là đầy ý nghĩa. Cùng lúc ấy bà dì Flora của tôi hiểu rằng câu nói trên là lời cảm ơn của Céline về rượu vang Asti, bà bèn cũng nhìn Swann vẻ vừa chúc mừng vừa châm biếm, cũng có phần đơn giản chỉ để nhấn mạnh thêm lời dí dỏm của em mình, cũng có phần bà ghen với Swann đã khơi gợi nên câu nói hóm hỉnh đó, có phần vì bà không thể ngăn mình chế nhạo ông bởi bà nghĩ ông đang bị chất vấn. “Tôi tin rằng ta có thể mời được ông ấy đến ăn tối, Flora tiếp tục; khi ta đề cập tới Maubant hay bà Materna với ông, thì ông nói hàng giờ không dứt. – Chắc phải hay lắm”, ông tôi thở dài nói, trong trí óc của ông thiên nhiên chẳng may đã không nhập vào khả năng quan tâm một cách say mê đến các hợp tác xã Thụy Điển, hoặc cách cấu trúc các vai của Maubant giống như thiên nhiên đã quên cung cấp cho các chị em của bà tôi hạt muối nhỏ người ta cần phải tự mình thêm vào một câu chuyện về cuộc sống riêng tư của Molé hoặc của Bá tước De Paris để tìm thấy chút hương vị. “Này, Swann nói với ông tôi, điều tôi sắp nói với ông đây có quan hệ nhiều hơn ta tưởng đối với cái mà ông hỏi tôi, bởi trên một số điểm, sự vật đã không thay đổi gì ghê gớm lắm. Sáng nay tôi vừa đọc trong Saint-Simon điều gì đó có thể khiến ông thích thú. Đó là trong tập viết về sứ quán của ông ta tại Tây Ban Nha; nó chưa phải là tập hay nhất, chỉ là một nhật ký, nhưng ít ra cũng là một nhật ký viết hay tuyệt, chỉ riêng như thế đã là sự khác biệt đầu tiên với các tờ báo chán phèo mà chúng ta tưởng buộc phải đọc sáng chiều. – Tôi không đồng ý với ông, có những ngày tôi thấy đọc báo https://thuviensach.vn rất dễ chịu…”, bà dì Flora ngắt lời, để chứng tỏ bà đã đọc câu viết về bức tranh Corot của Swann trong tờ Figaro. “Khi họ nói về những sự vật và những người mà ta quan tâm!” bà dì Céline nói thêm. “Tôi không nói là không, Swann trả lời vẻ ngạc nhiên. Điều tôi trách cứ báo chí, đó là khiến cho ta ngày nào cũng chú ý đến những sự việc vô nghĩa, trong khi cả cuộc đời mình, chúng ta đọc ba hay bốn lần những cuốn sách trong đó có những điều thiết yếu. Vì mỗi sáng chúng ta bồn chồn nóng nảy xé dải băng của báo, vậy thì người ta cần thay đổi mọi sự và đưa vào tờ báo, tôi chẳng biết nữa,… Tư tưởng của Pascal chẳng hạn! (ông tách riêng từ này bằng một giọng cường điệu có phần mỉa mai để khỏi ra vẻ thông thái rởm). Chính trong tập sách mép mạ vàng mười năm chúng ta mới mở một lần”, ông nói thêm với vẻ khinh bỉ mà một số người trong giới thượng lưu thường tỏ ra đối với những sự việc của giới giao tế, “mà chúng ta đọc thấy rằng nữ hoàng Hy Lạp đã đến Cannes hay quận chúa De Léon đã tổ chức một vũ hội hóa trang mới phải. Như vậy sẽ lập lại được tỷ lệ chính xác.” Nhưng rồi lấy làm tiếc là đã để mình đi đến chỗ nói một cách phù phiếm về những sự việc nghiêm túc: “Chúng ta có một cuộc đối thoại thật là hay, ông nói thêm vẻ mỉa mai, tôi cũng chẳng biết tại sao chúng ta lại đề cập đến những ‘đỉnh cao’ như thế này”, và quay về phía ông tôi: “Vậy là Saint-Simon kể rằng Maulévrier13đã có gan giơ tay ra cho các con trai ông. Ông biết đấy, chính về tay Maulévrier mà Saint-Simon nói: ‘Lúc nào tôi cũng chỉ thấy trong cái chai đặc sệt này có sự cáu giận, sự thô lỗ và những điều ngu ngốc.’ – Đặc sệt hay không, tôi biết có những chai trong đó có thứ khác hẳn”, Flora vội nói, bà cũng muốn cảm ơn Swann bởi vì quà tặng là rượu vang Asti gửi cho cả hai chị em. Céline bèn cười. Swann sững sờ nói tiếp: “Saint-Simon viết: Tôi không hiểu vì ngu dốt hay vị mắc lừa mà ông ta muốn bắt tay các con tôi. Tôi nhận ra đủ sớm để ngăn lại.” Ông tôi đã bắt đầu ngây ngất về “ngu dốt hay mắc lừa”, nhưng quý cô Céline đã phẫn nộ ngay bởi cái tên Saint-Simon – một nhà văn học – đã khiến các khả năng thính giác của bà không bị tê liệt hoàn toàn nữa: “Sao? Anh khâm phục cái hành động ấy à? Này! Hay ho quá nhỉ! Nhưng cái hành động ấy có thể nói lên điều gì kia chứ; có phải một người này không ngang bằng một người khác không? Người đó là Công https://thuviensach.vn tước hay xà ích thì làm sao nếu người đó có trí thông minh và lòng tốt? Cái ông Saint-Simon của ông ấy mà, nếu ông ta không bảo con đưa tay cho tất cả những người lương thiện thì ông ta có cách dạy con hay ho đấy. Nhưng đó là một điều đáng ghê tởm, thế thôi. Và ông dám dẫn ra điều ấy à?” Và ông tôi, ngao ngán vì cảm thấy nếu bị trở ngại như vậy sẽ không thể làm Swann kể được những câu chuyện lẽ ra khiến ông vui, bèn nói khẽ với mẹ: “Hãy nhắc cha câu thơ mà con đã dạy cha và khiến cha có thể nhẹ lòng rất nhiều trong những lúc như thế này đi. À! Phải rồi: ‘Thưa Đức Ông, ngài khiến chúng tôi căm ghét biết bao nhiêu là đức hạnh14!’ Ôi! Thật là hay!” Tôi không rời mắt khỏi mẹ tôi, tôi biết rằng khi ngồi vào bàn, người ta sẽ không cho phép tôi ở lại suốt thời gian bữa ăn tối, và để không làm cha tôi khó chịu, mẹ sẽ không để tôi hôn bà nhiều lần trước mặt mọi người, giống như khi ở trong phòng tôi. Vì vậy, lúc ở trong phòng ăn, khi mọi người sắp bắt đầu bữa tối, và cảm thấy giờ sắp đến, tôi tự hứa sẽ một mình làm trước mọi thứ để có thể tận dụng được nụ hôn ngắn ngủi và kín đáo ấy, tôi tự hứa sẽ đưa mắt chọn trước nơi tôi sẽ hôn bà trên má, và do nụ hôn đã bắt đầu ngay từ trước trong tâm trí, tôi chuẩn bị tư tưởng để có thể dồn toàn bộ giây lát mẹ sẽ dành cho tôi mà cảm nhận má bà áp vào môi tôi, giống như một họa sĩ chỉ có được những buổi trực họa ngắn ngủi với người mẫu nên chuẩn bị bảng màu để dùng ký ức tiến hành trước, dựa trên những ghi chép, tất cả những gì khiến mình có thể cùng lắm thì không cần sự có mặt của người mẫu. Nhưng trước khi chuông giờ ăn điểm thì đây này, tàn ác một cách vô tâm, ông tôi lại nói: “Thằng bé có vẻ mệt, có lẽ nó nên lên đi ngủ. Vả lại chiều này ta sẽ ăn tối muộn.” Và cha tôi vốn không giữ một cách cẩn thận tính chân thành của các hiệp ước giống như bà tôi và mẹ tôi, bảo rằng: “Phải đấy, nào, con đi ngủ đi.” Tôi muốn hôn mẹ, đúng vào lúc ấy người ta nghe thấy tiếng chuông báo bữa tối. “Thôi nào, hãy để mẹ con yên, hai mẹ con đã chào buổi tối đủ rồi, cứ bày tỏ như thế thật nực cười. Thôi lên gác đi!” Và tôi phải ra đi mà không có thuốc hồi sinh; tôi phải leo lên mỗi bậc thang gác “trái với lòng mình” như cách nói dân gian, tôi đi lên trái với lòng tôi đang muốn quay về bên mẹ bởi khi hôn tôi bà đã không cho phép nó đi theo tôi. Cái cầu thang đáng ghét tôi vẫn đang đi lên buồn bã đến vậy có một https://thuviensach.vn mùi véc ni dường như đã hút vào, đã cố định lại kiểu buồn đặc biệt mỗi tối tôi lại cảm thấy và có lẽ còn khiến nó tàn ác hơn đối với tính nhạy cảm của tôi bởi dưới hình thái khứu giác này, trí thông minh của tôi không còn can dự vào được. Khi chúng ta ngủ và khi một cơn đau buốt ở răng mới chỉ được chúng ta cảm nhận tương tự như một cô thiếu nữ mà hai trăm lần liền chúng ta cố gắng kéo cô lên khỏi mặt nước, hoặc chỉ tương tự như một câu thơ của Molière mà chúng ta lặp lại không ngừng, thì thật là một sự khuây khỏa lớn nếu thức dậy và trí thông minh của chúng ta có thể loại bỏ ý nghĩ về cơn đau răng, về mọi sự giả trang anh hùng hoặc có nhịp điệu. Chính điều ngược lại với sự khuây khỏa đó là điều tôi cảm nhận thấy khi nỗi buồn phải bước lên phòng tôi nhập vào bản thân tôi nhanh chóng vô cùng, gần như tức khắc do hít vào vừa âm ỉ vừa đột ngột mùi véc ni đặc biệt của cầu thang, nó còn độc hại hơn nhiều so với sự thâm nhập tinh thần. Một khi vào tới phòng tôi, phải bịt rất cả các lối thoát, đóng các cửa sổ, đào ngôi mộ của riêng tôi bằng cách mở chăn ra, khoác vải liệm của áo ngủ. Nhưng trước khi tự chôn mình vào cái giường sắt người ta đã đặt thêm vào phòng tôi bởi mùa hè tôi quá nóng dưới những màn giường bằng vải bọc ghế của cái giường to, tôi bỗng có một hành động phản kháng, tôi muốn thử một mưu mẹo của người bị kết án. Tôi viết cho mẹ tôi, van xin bà lên gác vì một việc quan trọng mà tôi không thể nói trong thư được. Tôi lo sợ rằng Françoise, bác đầu bếp của cô tôi vốn được giao chăm sóc tôi khi ở Combray, sẽ từ chối không đem thư tôi đi. Tôi ngờ rằng đối với bác, việc chuyển thư cho mẹ tôi khi có khách cũng không thể làm được giống như người gác cổng nhà hát không thể giao một bức thư cho người diễn viên đang ở trên sân khấu. Đối với những việc có thể và không thể làm, bác sở hữu một bộ luật khắc nghiệt, phong phú, tinh tế và không khoan nhượng về những sự phân biệt khó nắm bắt hoặc phù phiếm (khiến cho luật ấy giống như những luật cổ đại, những luật này bên cạnh những quy định tàn ác như giết chết những đứa trẻ còn bú mẹ, thì lại cấm một cách tinh tế thái quá việc luộc dê con trong sữa của mẹ nó hoặc ăn gân đùi của một con vật). Bộ luật này, nếu người ta phán định nó căn cứ trên việc đột nhiên bác nhất định không muốn làm một vài việc mà chúng tôi giao phó, dường như đã dự kiến trước những điều phức tạp xã hội và những https://thuviensach.vn điều tinh tế thượng lưu mà không có gì trong những người thân cận của Françoise và trong cuộc sống làm người hầu ở thôn xã có thể gợi lên cho bác; và người ta buộc phải tự nhủ rằng trong bác hẳn phải có một quá khứ Pháp rất xưa cũ, cao quý và không được hiểu đúng, giống như trong những khu đô thị công nghiệp, tại đấy những dinh thự cũ chứng nhận xưa kia đã có một cuộc sống triều đình, và những người thợ của một xưởng hóa chất làm việc giữ những bức điêu khắc tinh tế biểu hiện phép lạ của thánh Théophile hoặc bốn người con trai của Aymon. Trong trường hợp đặc biệt, điều khoản trong bộ luật chiểu theo đó, trừ trường hợp có hỏa hoạn thì ít có khả năng Françoise lại làm phiền mẹ tôi khi ông Swann có mặt vì một nhân vật bé nhỏ như tôi, điều khoản đó chỉ đơn giản thể hiện sự kính trọng mà bác có không những đối với cha mẹ tôi – giống như đối với người chết, linh mục hay vua chúa – mà còn đối với người lạ được tiếp đón, niềm kính trọng này có lẽ sẽ khiến tôi xúc động nếu là ở trong một cuốn sách, nhưng trong miệng bác bao giờ cũng làm tôi bực bội do vẻ trang trọng và cảm động của bác khi bác nói, điều đó càng khiến tôi bực bội hơn vào buổi tối nay khi mà tính chất thiêng liêng bác gán cho bữa ăn tối kéo theo hậu quả là bác sẽ từ chối việc làm rối loạn buổi lễ. Nhưng để giành thêm một cơ may về phía mình, tôi không ngại gì nói dối và bảo với bác rằng không phải tôi muốn viết cho mẹ mà chính mẹ khi từ biệt đã dặn tôi đừng quên gửi cho bà một câu trả lời có liên quan đến đồ vật bà đã yêu cầu tôi tìm; và chắc chắn bà sẽ rất giận nếu người ta không đưa lại cho bà câu trả lời. Tôi nghĩ rằng Françoise không tin tôi, bởi giống như những người nguyên thủy vốn có giác quan mạnh hơn chúng ta, bác ta nhận ra ngay toàn bộ sự thật chúng ta muốn giấu, qua những dấu hiệu chúng ta không nắm bắt được; trong năm phút bác nhìn cái phong bì như thể nếu quan sát giấy và dáng của chữ viết thì bác có thể hiểu được bản chất của nội dung hoặc bác phải quy chiếu vào điều khoản nào của luật. Rồi bác đi ra với một vẻ cam chịu như muốn biểu đạt: “Thật quá khổ khi cha mẹ lại có một đứa con như vậy!” Sau một lúc bác quay lại nói rằng bữa ăn mới đến món kem, quản gia không thể nào đưa thư vào lúc đó trước mặt mọi người như đến khi nào chuyển qua dùng nước thơm súc miệng, sẽ tìm cách đưa thư cho mẹ. Ngay lập tức nỗi lo âu của tôi biến mất; bây giờ không phải tôi sẽ https://thuviensach.vn rời mẹ tôi cho đến mai, giống như ban nãy, bởi vì mấy chữ mà tôi chắc sẽ làm bà nổi giận (giận gấp hai lần vì cái trò này sẽ khiến tôi trở thành nực cười trước mắt ông Swann) nhưng ít ra cũng khiến tôi bước vào vô hình và sung sướng trong cùng phòng với bà, – ghé tai nói với bà về tôi, bây giờ mở ra với tôi, giống như một trái cây trở ngọt khiến vỏ nứt ra, để khiến cho sự lưu tâm của mẹ tôi lộ ra, phóng tới trái tim tôi đầy phấn chấn trong khi bà đọc những dòng chữ tôi viết. Bây giờ tôi không còn bị cách ly với bà; các hàng rào đã đổ rạp, một sợ dây mê ly nối liền chúng tôi. Vả chăng chưa phải đã là hết: chắc mẹ sắp sửa đến! Nỗi lo sợ tôi vừa cảm thấy, tôi nghĩ rằng Swann chắc hẳn sẽ chế giễu nếu ông ta đọc thư của tôi và đoán được mục đích; vậy mà, ngược lại, như sau này tôi mới biết, một nỗi lo âu tương tự đã là nỗi đau đớn của nhiều năm dằng dặc trong cuộc đời ông và có lẽ sẽ không ai có thể hiểu rõ tôi như ông; nỗi lo âu cảm thấy người mình yêu đang ở một chốn hoan lạc tại đấy ta không ở, tại đấy ta không sao tới gặp, chính tình yêu đã khiến ông cảm nhận được nỗi lo âu ấy, nỗi lo âu dường như tiền định đối với tình yêu, sẽ do tình yêu độc chiếm, minh định; nhưng khi mà, giống như đối với tôi, nỗi lo âu ấy nhập vào chúng ta trước khi tình yêu xuất hiện trong đời, thì nó chập chờn trong khi chờ đợi tình yêu, mơ hồ và tự do, không dành riêng cho một cái gì cố định, ngày hôm nay phục vụ cho một tình cảm này, ngày mai cho một tình cảm khác, lúc là tình hiếu thuận, lúc là tình bằng hữu đối với một người bạn. Và niềm vui sướng tôi đã có khi tiến hành bước đầu rèn luyện lúc Françoise trở lại nói với rồi rằng bức thư của tôi sẽ được trao tay, Swann cũng đã biết nó rất rõ, niềm vui man trá có được từ một người bạn, một người họ hàng nào đó của người đàn bà chúng ta yêu, khi người ấy đến biệt thự hay nhà hát nơi nàng đang có mặt để tham dự một vũ hội, vũ nhạc hoặc buổi công diễn đầu tiên, ở đó người ấy sắp gặp nàng, người bạn ấy nhìn thấy chúng ta đang lang thang phía ngoài, tuyệt vọng chờ đợi cơ hội liên hệ được với nàng. Người bạn ấy nhận ra chúng ta, bắt chuyện với chúng ta một cách thân mật, hỏi chúng ta đang làm gì ở đó. Và vì chúng ta bịa ra rằng có việc gấp cần nói với cô bạn hay họ hàng của anh ta, anh ta bèn bảo đảm rằng không có gì đơn giản hơn, đưa chúng ta vào phòng đợi và hứa là sẽ dẫn nàng https://thuviensach.vn đến ngay trước năm phút. Chúng ta yêu anh biết mấy – giống như lúc này tôi yêu Françoise – người trung gian đầy thiện chí, chỉ cần một lời là đã khiến cho buổi lễ hội yêu ma không thể hiểu nổi ấy trở nên chịu được, nhân ái và gần như thuận lợi, trong khi trước đây chúng ta tưởng như chỉ có những sự quay cuồng thù địch, tai ác và thú vị chúng kéo người đàn bà ta yêu ra xa ta, khiến nàng cười giễu ta. Nếu chúng ta xét đoán căn cứ trên người họ hàng vừa bắt chuyện với ta, bản thân anh ta cũng là một trong những người am hiểu các điều bí ẩn tàn ác, thì các khách mời khác của lễ hội chắc cũng không có gì quỷ quái lắm. Các giờ phút không sao vươn tới được và khiến ta đau lòng khi mà nàng sắp thưởng thức những lạc thú xa lạ, thì này đây chúng ta bước vào được nhờ một chỗ trống bất ngờ; này đây một trong những khoảnh khắc cũng thực như các khoảnh khắc khác, có lẽ còn quan trọng hơn đối với chúng ta bởi người tình của ta hòa lẫn vào đó nhiều hơn, chúng ta tự biểu hiện nó, chúng ta sở hữu nó, chúng ta can thiệp vào, gần như sáng tạo ra nó: khoảnh khắc mà họ sắp nói với nàng rằng chúng ta đang ở đây, ở phía dưới. Và chắc rằng những khoảnh khắc khác của lễ hội cũng không có bản chất thật khác biệt khoảnh khắc đó, không có gì tuyệt vời hơn và khiến chúng ta đau khổ đến thế bởi người bạn nhân từ hào hiệp đã nói với chúng ta rằng: “Nhưng cô ấy sẽ vui lòng xuống ngay! Cô ấy sẽ thích thú hơn nhiều khi trò chuyện với anh chứ không phải chán ngán ở trên kia.” Than ôi! Swann đã trải qua kinh nghiệm đó, ý định tốt lành của một người thứ ba chẳng tác động gì được đến một người đàn bà bực tức vì cảm thấy vị theo đuổi cho đến cả một cuộc vui bởi ai đó mà nàng không yêu. Nhiều khi, người bạn quay xuống một mình. Chẳng chút nể nang lòng tự ái của tôi (bị ràng buộc vào việc bà không phủ định câu chuyện bịa ra về cuộc tìm kiếm mà coi như bà đã yêu cầu tôi cho biết kết quả), mẹ tôi không lên và cho Françoise đến nói với tôi câu này: “Không có trả lời”, câu mà từ bấy lâu tôi đã bao lần nghe thấy những người gác cổng các “dinh thự” hay người hầu trong các sòng bạc, nói lại với một cô gái đáng thương nào đó khiến cô kinh ngạc: “Sao cơ, ông ấy không nói gì à, thật vô lý! Chú đã đưa bức thư của tôi rồi kia mà. Thôi được, tôi sẽ đợi tiếp!” Và – cũng giống như cô gái ấy một mực khẳng định rằng cô không https://thuviensach.vn cần đến ngọn đèn phụ mà người gác cổng muốn thắp cho cô, và cô ngồi đó, chỉ còn nghe thấy những lời trò chuyện thưa thớt về thời tiết giữa người gác cổng và một người phục vụ mà ông ta đột nhiên phái đi ướp lạnh đồ uống cho một vị khách vì nhận ra đã đến lúc – sau khi đã gạt đi đề nghị của Françoise muốn pha nước thuốc sắc cho tôi hoặc ở lại bên cạnh tôi, tôi để bác quay trở lại nhà bếp, tôi nằm xuống và nhắp mắt lại, cố gắng không nghe thấy tiếng của cha mẹ tôi đang uống cà phê ngoài vườn. Nhưng sau vài giây, tôi cảm thấy khi viết bức thư đó cho mẹ, và có nguy cơ khiến bà giận khi tôi tới gần bà đến thế, gần tới mức tôi đã ngỡ có thể chạm tới thời điểm gặp bà, thì tôi đã tự chặn lại trước mình khả năng thiếp ngủ được mà không gặp lại bà, và nhịp đập của tim tôi, từng phút từng phút lại trở nên đau đớn hơn bởi càng cố tự khuyên nhủ phải bình thản nghĩa là phải chấp nhận nỗi bất hạnh của mình, tôi càng làm tặng sự xúc động trong tôi. Đột nhiên nỗi lo âu của tôi tan biến, niềm hạnh phúc tỏa lan trong tôi giống như khi một thứ thuốc công hiệu bắt đầu tác động và loại bỏ nỗi đau của chúng ta: tôi vừa quyết định sẽ không cố ngủ mà không gặp mẹ, sẽ hôn bà với bất cứ giá nào khi bà lên đi ngủ, cho dù tôi chắc chắn sau đó sẽ bị bà giận rất lâu. Sự bình thản tiếp sau những nỗi lo âu đã chấm dứt khiến tôi hoan hỉ lạ thường không kém gì sự chờ đợi, cái khát hay lo sợ hiểm nguy. Tôi khẽ khàng mở cửa sổ và ngồi dưới chân giường; tôi gần như không cử động gì để từ phía dưới họ không nghe thấy tôi. Bên ngoài, sự vật dường như cũng im phắc, chăm chú câm lặng để không làm xao động ánh trăng đang khiến cho mỗi vật như gấp đôi lên và lùi lại bởi hình ảnh phản chiếu mở rộng ra phía trước nó, cô đặc và cụ thể hơn bản thân nó, ánh trăng ấy khiến phong cảnh vừa mảnh đi vừa to ra giống như người ta mở rộng một bình đồ cho đến bấy giờ vẫn gấp lại. Cái cần lay động, một vòm lá nào đó của cây dẻ, thì vẫn lay động. Nhưng dáng rung rinh tỉ mỉ, trọn vẹn, được thực hiện cho đến những sắc thái nhỏ nhất và những nét tinh tế nhất không bị nhòe trên phần còn lại, không nhập vào nó, và vẫn được khoanh lại trong giới hạn. Được phơi bày trên nền của sự thinh lặng chẳng hấp thu chút gì từ chúng, những tiếng động xa xôi nhất, chắc phải đến từ những khu vườn phía bên kia thành phố, được cảm nhận chi tiết một cách “hoàn hảo” đến mức chúng dường như chỉ đạt hiệu quả xa https://thuviensach.vn xăm ấy nhờ âm điệu nhẹ nhàng chậm rãi, giống như những nhạc tiết được giảm bớt âm thanh mà dàn nhạc của Học viện Âm nhạc dạo thật hay thành thử mặc dù mọi người không hề bỏ sót một nốt nhạc nào thế mà họ vẫn tưởng đã nghe thấy chúng ở nơi xa phòng hòa nhạc và tất cả những ngời thuê bao kỳ cựu – cả các chị em của bà tôi khi Swann dành cho các bà chỗ của mình – đều căng tai ra như thể họ đã lắng nghe bước tiến xa xa của một binh đoàn đang hành quân, có lẽ còn chưa rẽ sang phố Trévise. Tôi biết rằng trường hợp tôi đang đặt mình vào là trường hợp có thể gây ra cho tôi những hậu quả nghiêm trọng nhất, từ phía cha mẹ tôi, quả thực nghiêm trọng hơn một người ngoài có thể tưởng tượng rất nhiều, thuộc những hậu quả có lẽ họ sẽ cho rằng chỉ những lỗi thực sự nhục nhã mới gây nên. Nhưng trong cách mọi người giáo dục tôi, thứ tự các lỗi không giống như trong cách giáo dục các trẻ khác và mọi người đã tập cho tôi quen đặt lên trước mọi lỗi khác (vì chắc hẳn không có lỗi nào mà tôi lại cần được phòng giữ cẩn thận hơn) những lỗi mà giờ đây tôi hiểu rằng tính chất chung của chúng là ta mắc phải khi chịu thua một xung động thần kinh. Nhưng khi ấy mọi người không nói lên cái từ này, họ không tuyên bố cái nguyên nhân nếu nói ra có thể khiến tôi cho rằng mình đáng được tha thứ khi thất bại trước nó hoặc thậm chí có lẽ bất lực không chống lại được nó. Nhưng tôi nhận rõ những lỗi lầm này qua trạng thái lo âu xuất hiện trước chúng cũng như qua tính chất khắc nghiệt của sự trừng phạt theo sau chúng; và tôi biết rằng lỗi mà mình vừa phạm cùng loại với những lỗi khiến mình từng bị phạt nặng, mặc dù nó vô cùng nghiêm trọng hơn. Tôi mà đến đứng trên lối mẹ tôi qua vào lúc bà sẽ lên để đi ngủ, và bà mà thấy tôi vẫn thức để chúc bà ngủ ngon lần nữa ở hành lang, thì mọi người sẽ không để cho tôi ở lại nhà nữa, ngày hôm sau họ sẽ đưa tôi vào trường trung học, đó là điều chắc chắn. Ô này! Cho dù năm phút sau tôi có phải lao mình qua cửa sổ, thì tôi vẫn thích như vậy hơn. Điều tôi muốn bây giờ, đó là mẹ, là chúc mẹ ngủ ngon, tôi đã đi quá xa trên con đường dẫn tới việc thực hiện mong muốn đó nên không thể trở lui được. https://thuviensach.vn Tôi nghe bước chân của cha mẹ tôi đi tiễn Swann; và khi tiếng lục lạc ngoài cửa báo cho tôi biết ông ta vừa ra về, tôi bèn đi đến bên cửa sổ. Mẹ hỏi cha tôi xem ông có thấy món tôm hùm ngon hay không và ông Swann có dùng thêm kem cà phê với hồ trăn tử hay không. “Em thấy món kem ấy rất tầm thường, mẹ tôi nói; em cho rằng lần sau phải thử một hương vị khác. – Cô không sao nói được mình thấy Swann thay đổi đến như thế nào, bà cô tôi bảo, anh ta rõ là già!” Bà cô tôi quá quen lúc nào cũng nhìn thấy ở Swann vẫn một chàng trai mới lớn, thành thử bà ngạc nhiên khi bỗng thấy ông ta không trẻ bằng cái tuổi mà bà vẫn tiếp tục tặng cho ông ta. Vả chăng cha mẹ tôi cũng bắt đầu thấy ở Swann vẻ già nua dị thường, thái quá, nhục nhã và đáng cho những kẻ độc thân, cho tất cả những ai mà cái ngày trọng đại chẳng biết đến ngày hôm sau dường như dài hơn so với những người khác, bởi vì đối với họ nó trống rỗng và các khoảnh khắc cứ cộng thêm vào từ buổi sáng sau đó chẳng được phân chia ra giữa những đứa con. “Cô cho là anh ta có rất nhiều điều lo nghĩ với cô vợ chẳng ra gì, cả Combray ai cũng biết cô ta sống với một ngày De Charlus nào đó. Chuyện này làm trò cười cho thành phố.” Mẹ tôi lưu ý là tuy nhiên từ ít lâu nay ông ta có vẻ đỡ buồn hơn nhiều. “Anh ta cũng bớt thường xuyên làm cái cử chỉ giống hệt người cha là lau mắt rồi đưa tay vuốt trán. Cô thì cô cho rằng kỳ thực anh ta không còn yêu người đàn bà ấy nữa. – Nhưng dĩ nhiên anh ta không yêu cô ta nữa, ông tôi trả lời. Từ lâu rồi tôi đã nhận được của anh ta một bức thư về vấn đề này, mà tôi đã chẳng sốt sắng làm theo, thư khiến người ta không còn nghi ngờ gì về tình cảm của anh ta, ít ra là về tình yêu, đối với vợ. À này! Các dì thấy đấy, các dì đã không cảm ơn anh ta về khoản rượu nho”, ông tôi vừa nói thêm vừa quay sang các chị em vợ. “Sao cơ, chúng em chưa cảm ơn anh ta ư? Nói riêng giữa chúng ta với nhau, em cho là đã thậm chí em đã tìm cách phát biểu điều ấy khá tế nhị, bà dì Flora đáp. – Vâng, chị đã lựa lời rất khéo: em đã thán phục chị, bà dì Céline nói. – nhưng em cũng rất hay mà. – Vâng, em khá tự hào vì câu nói xa xôi của mình về những láng giềng tử tế dễ thương. – Sao cơ, các dì gọi như vậy là cảm ơn ư! Ông tôi kêu lên. Tôi đã nghe rõ những điều ấy, nhưng thật khó mà nghĩ được rằng đó là dành cho Swann. Các dì có thể tin chắc rằng anh ta chẳng hiểu gì đâu. – Nhưng kìa, https://thuviensach.vn Swann không ngu, em chắc chắn là anh ta đã tán thưởng. Dù sao em cũng không thể nói với anh ta số chai và giá rượu vang được!” Cha mẹ tôi ở lại với nhau và ngồi xuống một lát; rồi cha tôi bảo: “Này! Nếu mình muốn, ta lên gác ngủ đi. – Nếu mình muốn, mình ạ, tuy em chẳng hề buồn ngủ; không phải món kem cà phê thật vô hại kia đã khiến em tỉnh đến thế đâu; nhưng em thấy có ánh đèn ở nhà bếp và Françoise tội nghiệp đã đợi em, thì em sẽ nhờ bác ấy mở móc gài áo nịt cho em trong lúc mình cởi bỏ trang phục.” Rồi mẹ tôi mở cánh cửa lưới của tiền sảnh dẫn tới cầu thang. Chẳng mấy chốc, tôi nghe thấy bà lên đóng cửa sổ. Tôi đi vào hành lang khẽ khàng không tiếng động; tim tôi đập mạnh đến nỗi tôi tiến bước khó khăn, như ít ra nó không đập vì lo âu nữa, mà vì kinh hãi và vui mừng. Tôi nhìn thấy ở khuông cầu thang ánh sáng hắt ra từ cây nến của mẹ. Rồi tôi nhìn thấy chính mẹ; tôi lao tới. Giây phút đầu tiên, mẹ nhìn tôi ngạc nhiên, không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Rồi gương mặt mẹ có vẻ giận giữ, thậm chí mẹ chẳng bảo tôi thấy một tiếng, và quả thực vì chuyện nhỏ hơn thế này nhiều mọi người thường không nói năng với tôi nữa trong nhiều ngày liền. Nếu mẹ bảo tôi một tiếng, thế sẽ là chấp nhận có thể lại nói chuyện với tôi, vả chăng giá như vậy có lẽ tôi còn thấy kinh khủng hơn nữa, như một tín hiệu rằng trước tính nghiêm trọng của hình phạt đang chuẩn bị, thì sự thinh lặng, mối bất hòa, có lẽ là trò trẻ con. Một lời giả sử nói ra sẽ là thái độ bình tĩnh đáp lại một gia nhân khi ta vừa quyết định đuổi việc gã; là nụ hôn ta trao cho đứa con trai mà ta phái đi tòng quân trong khi có lẽ ta sẽ từ chối con nụ hôn ấy nếu ta chỉ phải giận nó hai ngày. Nhưng mẹ nghe thấy cha tôi đang đi lên từ phòng rửa mặt, ông đã vào đấy cởi y phục và để tránh chuyện ông rầy la tôi, bà bảo tôi bằng một giọng đứt quãng vì tức giận: “Chạy đi, chạy đi, để ít ra cha con cũng đừng thấy con chờ đợi như một gã điên thế này!” Nhưng tôi nhắc lại với bà: “Mẹ hãy đến chúc con ngủ ngon”, kinh hãi vì nhìn thấy ánh ngọn nến của cha tôi đã nhô cao trên tường, nhưng cũng sử dụng việc ông đang đến gần làm một phương tiện gây áp lực để đòi hỏi, hy vọng rằng, để tránh chuyện cha tôi thấy tôi còn ở đấy nếu mẹ tiếp tục từ chối, mẹ sẽ bảo: “Con về phòng đi, mẹ sẽ đến.” Quá muộn rồi, cha tôi đang đứng trước chúng tôi. https://thuviensach.vn Tuy không muốn, song tôi khẽ thì thầm mấy tiếng chẳng ai nghe thấy: “Mình toi rồi!” Không có chuyện đó. Cha tôi thường xuyên từ chối tôi những điều tôi được phép mà những giao ước rộng rãi hơn do mẹ tôi và bà tôi ban phát đã thừa nhận, vì ông chẳng quan tâm đến các “nguyên tắc” và với ông không có “Quyền của mọi người”. Vì một lý do hoàn toàn ngẫu nhiên, hoặc thậm chí chẳng có lý do, ông hủy bỏ của tôi vào phút cuối cuộc dạo chơi nào đó đã thành thông lệ, đã được công nhận, đến mức mọi người chẳng thể tước đi của tôi mà không bội ước, hoặc là, như ông đã lại làm tối nay, là bảo tôi trước giờ thường lệ rất lâu: “Nào, hãy lên nhà đi ngủ, không phân trần gì hết!” Nhưng cũng vì ông không có nguyên tắc (theo nghĩa của bà tôi), nên nói cho đúng ra ông không có tính kiên quyết bất thỏa hiệp. Ông nhìn tôi một lát với vẻ giận và ngạc nhiên, rồi khi mẹ vừa mới giải thích cho ông chuyện xảy ra bằng vài lời lúng túng, ông bảo bà: “Thì mình hãy đi với nó, vì mình vừa bảo rằng mình không buồn ngủ hãy ở lại phòng nó một chút, tôi thì tôi không cần gì hết. – Nhưng, mình ạ, mẹ tôi rụt rè đáp, em buồn ngủ hay không chẳng thay đổi gì sự việc, không thể làm đứa trẻ thành có thói quen… – Nhưng đây không phải chuyện thành thói quen, cha tôi nhún vai nói, mình thấy rõ là thằng bé đang buồn mà, đứa trẻ này có vẻ sầu não; nào, chúng ta đâu phải người tàn bạo! Mình mà khiến nó phát ốm thì được việc lắm đấy! Vì phòng nó có hai giường, mình hãy bảo Françoise sửa soạn giường lớn cho mình và đêm nay mình hãy ngủ bên nó. Nào, chúc ngủ ngon, thần kinh tôi không dễ bị kích thích như hai mẹ con, tôi đi ngủ đây.” Không cảm ơn cha tôi được; nếu làm thế sẽ khiến ông bực tức vì điều mà ông gọi là trò ủy mị. Tôi cứ ở đấy chẳng dám cử động; ông hãy còn đứng trước mặt chúng tôi, cao lớn, trong tấm áo choàng ngủ màu trắng dưới chiếc khăn choàng cachemire Ấn Độ tím pha hồng mà ông quấn quanh đầu từ khi bị chứng đau dây thần kinh, với điệu bộ của Abraham trong bức tranh khắc theo Benozzo Gozzoli15 mà ông Swann cho tôi, đang bảo Sarah rằng bà phải từ bỏ không được đứng về phía Isaac. Chuyện đã từ nhiều năm nay. Bức tường cầu thang, nơi tôi nhìn thấy ánh nến của ông dâng lên, từ lâu rồi https://thuviensach.vn không còn nữa. Cả ở trong tôi nữa nhiều điều tôi cho rằng phải tồn tại mãi mãi đã bị hủy hoại và những điều mới mẻ được tạo lập làm nảy sinh những nỗi đau và những niềm vui mới mà khi ấy tôi không thể đoán trước, cũng giống như những nỗi đau và những niềm vui xưa đã trở thành khó hiểu đối với tôi. Cũng đã lâu lắm rồi cha tôi không còn có thể bảo mẹ: “Hãy đi với thẳng bé.” Khả năng có những giờ khắc như vậy sẽ không bao giờ xuất hiện lại với tôi. Nhưng từ ít lâu nay, nếu lắng tai tôi lại bắt đầu cảm nhận được rất rõ những tiếng nức nở mà tôi đủ sức kìm nén trước mặt cha tôi và chỉ òa lên khi còn lại một mình với mẹ. Thực ra những tiếng nức nở ấy chưa bao giờ ngừng; mà chỉ vì giờ đây cuộc sống nín lặng nhiều hơn quanh tôi nên tôi lại nghe thấy chúng, giống như những quả chuông tu viện ban ngày bị tiếng ồn của thành phố át đi nhiều quá thành thử người ta tưởng chúng ngừng nhưng chúng lại vang lên trong thinh lặng của buổi tối. Đêm đó mẹ ở trong phòng tôi; vào lúc tôi vừa phạm một lỗi nặng đến mức tôi yên trí mình bị buộc rời khỏi nhà, thì cha mẹ tôi lại cho tôi nhiều hơn là tôi từng được họ thưởng vì một hành động tốt đẹp. Ngay trong giờ khắc cách xử sự của cha tôi đối với tôi biểu lộ ra bằng ân huệ này, thì cách xử sự ấy vẫn giữ cái gì đó độc đoán và không đích đáng tạo nên đặc trưng của nó và đó là vì nó thường do những sự thích nghi ngẫu nhiên hơn là do một kế hoạch được suy tính trước. Có lẽ ngay cả điều tôi gọi là sự nghiêm khắc của ông, khi ông xua tôi đi ngủ, cũng không xứng với cái tên này bằng sự nghiêm khắc của mẹ tôi hay bà tôi, bởi vì bản chất ông, ở một số điểm, khác biệt với bản chất tôi nhiều hơn là bản chất mẹ tôi và bà tôi, chắc cho đến bây giờ vẫn chưa đoán hiểu được rằng tất cả các buổi tối tôi đã khổ sở đến như thế nào, điều này mẹ tôi và bà tôi biết rõ; nhưng họ yêu tôi đủ để chấp nhận không tránh cho tôi đau khổ, họ muốn tập cho tôi chế ngự đau khổ nhằm giảm tính nhạy cảm về thần kinh ở tôi và làm cho ý chí nơi tôi mạnh lên. Đối với cha tôi, mà tình yêu thương dành cho tôi thuộc một kiểu khác, tôi không biết liệu ông có được lòng can đảm ấy hay không: một khi vừa hiểu ra rằng tôi có nỗi đau buồn là ông bảo mẹ tôi: “Hãy đi an ủi nó.” Đêm ấy mẹ ở lại trong phòng tôi, và, để không một niềm hối hận nào làm hỏng những giờ khắc thật khác biệt với những gì tôi được quyền hy vọng, https://thuviensach.vn khi Françoise, thấy mẹ ngồi bên tôi, cầm tay tôi và để tôi khóc mà không mắng mỏ, hiểu rằng có điều gì đó phi thường đang xảy ra, và hỏi mẹ: “Nhưng thưa bà, cậu bị làm sao mà lại khóc như thế?” mẹ trả lời bác: “Nhưng bản thân cháu cũng không biết, Françoise ạ, thần kinh cháu không tự chủ được; bác mau sửa soạn giường lớn giúp tôi rồi bác lên ngủ đi.” Như vậy là, lần đầu tiên, sự buồn rầu của tôi không còn bị coi là một lỗi đáng trừng phạt nữa mà như một chứng bệnh không cố ý mà mọi người vừa mới chính thức thừa nhận, như một trạng thái thần kinh mà tôi không chịu trách nhiệm; tôi nhẹ lòng vì không còn phải xen lẫn băn khoăn áy náy vào nỗi đắng cay của nước mắt, tôi có thể khóc không tội lỗi. Tôi cũng tự hào không ít trước mặt Françoise vì tình trạng thế sự xoay vần này, một giờ sau khi mẹ khước từ lên phòng tôi và sai trả lời một cách khinh thị rằng tôi phải ngủ đi, sự xoay vần ấy nâng tôi lên đến phẩm cách người lớn và khiến tôi đạt ngay tới một kiểu dậy thì của đau buồn, một kiểu giải phóng cho nước mắt. Lẽ ra tôi phải sung sướng: tôi không hề thấy sung sướng. Tôi thấy hình như mẹ tôi vừa thực hiện với tôi một nhượng bộ đầu tiên chắc phải đau đớn cho bà, hình như đó là sự thoái lui đầu tiên về phần bà trước lý tưởng mà bà đã hoài bão cho tôi, và đây là lần đầu tiên bà, can đảm đến như thế, thú nhận mình thất bại. Tôi thấy hình như nếu tôi vừa chiến thắng thì đó là chiến thắng chống lại mẹ, hình như tôi đã làm được cho ý chí của bà chùng xuống, làm cho lý trí của bà nao núng, giống như bệnh tật, nỗi đau buồn hay tuổi tác có thể làm và buổi tối hôm nay đang mở đầu một kỷ nguyên, sẽ lưu lại như một ngày tháng đáng buồn. Nếu giờ đây tôi dám, có lẽ tôi sẽ bảo mẹ: “Không, con không muốn, mẹ đừng ngủ ở đây.” Nhưng tôi biết thái độ khôn ngoan thực tiễn, thái độ thực tế như ngày nay người ta thường nói, nó điều chỉnh ở mẹ bản chất mang tính lý tưởng nồng nhiệt của bà tôi, và tôi hiểu rằng, giờ đây khi điều không hay đã xảy ra rồi, mẹ thích thà để cho tôi ít ra được nếm trải niềm thích thú xoa dịu và đừng quấy rầy cha tôi. Tất nhiên, gương mặt đẹp của mẹ tôi hãy còn rạng rỡ vẻ thanh xuân tối hôm ấy khi bà cầm tay tôi rất dịu dàng và tìm cách làm tôi nín khóc; nhưng tôi thấy hình như chính ra không nên có chuyện đó, giả sử mẹ tức giận thì có lẽ tôi sẽ đỡ buồn hơn là thấy sự dịu dàng mới mẻ này mà tuổi thơ của tôi chưa được biết; tôi thấy https://thuviensach.vn hình như tôi vừa vạch lên tâm hồn mẹ vết nhăn đầu tiên bằng bàn tay thầm kín và bất hiếu và làm xuất hiện tại đó sợi tóc bạc đầu tiên. Ý nghĩ này khiến tôi càng nức nở gấp bội và khi ấy tôi nhìn thấy mẹ, xưa nay chưa từng để mình mủi lòng cùng với tôi, bỗng nhiên bị lây mối cảm kích của tôi và đang cố kìm nén cho khỏi khóc. Như cảm thấy tôi đã nhận ra điều đó, bà cười bảo tôi: “Kìa chú chim hoàng yến nhỏ của mẹ, bé thộn của mẹ, chỉ cần tiếp tục thế này thêm chút nữa là nó sắp làm cho mẹ nó cũng thành ngốc như nó. Nào, vì con không buồn ngủ và cả mẹ cũng thế, ta đừng để mình bị kích động, ta hãy làm điều gì đó, ta hãy lấy một trong những cuốn sách của con.” Nhưng tôi không có sách ở đấy. “Liệu con có kém vui nếu mẹ lấy ra ngay những cuốn sách mà bà con định tặng con vào ngày lễ thánh của con hay không? Nghĩ cho kỹ nhé: ngày kia con sẽ không thất vọng vì chẳng có quà gì chứ?” Ngược lại tôi hân hoan và mẹ đi lấy một bọc sách mà tôi chỉ có thể đoán được qua lớp giấy gói, hình thù ngắn và to, nhưng dưới dáng vẻ ban đầu này, tuy sơ lược và bị che kín, đã đánh bạt cả hộp màu Ngày đầu Năm và những con tằm của năm ngoái. Đó là Cái Ao Ma, François chú bé bị bỏ rơi, Cô bé Fadette và Những Nghệ nhân thổi kèn túi16. Bà tôi, sau đó tôi được biết, mới đầu đã chọn thơ của Musset, một cuốn của Rousseau và Indiana; bởi nếu như bà coi việc đọc các sách tầm phào cũng độc hại như ăn kẹo và bánh ngọt, thì bà không nghĩ rằng linh khí mạnh mẽ của thiên tài đối với trí óc của ngay một đứa trẻ lại có một ảnh hưởng nguy hiểm hơn và ít bổ dưỡng hơn là không khí thoáng đãng và gió biển khơi đối với thân thể nó. Nhưng vì cha tôi gần như coi bà là điên rồ khi biết những cuốn sách bà định cho tôi, nên đích thân bà đã quay lại hiệu sách ở Jouy-le-Vicomte để tôi khỏi bị nguy cơ không nhận được quà tặng (đó là một ngày nóng như thiêu và khi trở về bà ốm mệt đến mức thầy thuốc đã cảnh báo mẹ tôi không được để bà tự làm mình nhọc nhằn như vậy) và bà đã xoay sang chọn bốn tiểu thuyết đồng nội của George Sand. “Con ạ, bà bảo mẹ tôi, mẹ không thể quyết định tặng cho thằng bé này cái gì viết dở được.” Thực ra, không bao giờ bà cam chịu mua một cái gì mà không khai thác được từ đó một lợi ích tinh thần, và đặc biệt là lợi ích do những thứ đẹp đẽ đem lại cho chúng ta bằng cách dạy ta tìm thích thú ở nơi khác với những https://thuviensach.vn thỏa mãn của an lạc và hư vinh. Ngay cả khi bà phải tặng ai đó một món quà bảo là hữu ích, khi bà phải cho một chiếc ghế bành, các bộ đồ ăn, một cây gậy chống, bà cũng tìm thứ “cổ”, cứ như thể sự bỏ xó lâu dài của chúng đã xóa mờ tính chất hữu dụng, nên chúng dường như sẵn sàng để kể cho ta cuộc đời những con người thời xưa hơn là để phục vụ cho nhu cầu của cuộc đời chúng ta. Bà những muốn tôi có trong phòng tôi ảnh những công trình hoặc những phong cảnh đẹp nhất. Nhưng vào lúc mua những bức ấy, mặc dù điều được thể hiện có một giá trị thẩm mỹ, bà thấy rằng sự tầm thường, tính hữu dụng chiếm lại quá nhanh địa vị của chúng trong cách thức thể hiện máy móc, là nhiếp ảnh. Bà cố xoay xở để nếu không loại trừ hoàn toàn tính tầm thường thương mại thì ít ra cũng giảm bớt nó đi, thay thế phần lớn cũng lại bằng nghệ thuật, đưa vào đó như thể nhiều “bề dày” nghệ thuật: thay vì các bức ảnh chụp Nhà thờ Chartres, Nước Phun ở Saint-Cloud, núi Vésuve, bà hỏi Swann xem có danh họa nào từng thể hiện những cảnh trên hay không, và thích tặng tôi ảnh Nhà thờ Chartres do Corot vẽ, Nước Phun ở Saint-Cloud do Hubert Robert vẽ, núi Vésuve do Turner miêu tả, điều này tạo thêm một cấp độ nghệ thuật nữa. Nhưng nếu nhà nhiếp ảnh bị gạt khỏi sự miêu tả kiệt tác hay miêu tả thiên nhiên và được thay bằng một nghệ sĩ lớn, thì anh ta lấy lại quyền của mình để tái hiện chính sự diễn giải kia. Đến hạn định của tính dung phàm rồi, bà tôi còn cố đẩy lùi nó thêm nữa. Bà hỏi Swann xem tác phẩm đã được chạm khắc hay chưa, và bà còn thích hơn nếu những bức tranh khắc đó cổ xưa và hãy còn một ý vị ở bên ngoài bản thân chúng, thí dụ những bức thể hiện kiệt tác trong một trạng thái mà ngày nay ta không thể thấy được nữa (như bức Bữa ăn cuối cùng của Léonard trước khi tranh bị tổn hại, do Morghen khắc). Cần phải nói rằng kết quả của cách hiểu nghệ thuật tặng quà như vậy không phải bao giờ cũng thật xuất sắc. Ý niệm của tôi về Venise theo một bức vẽ của Titien được coi như có đầm nước mặn làm nền, chắc chắn là kém chính xác hơn nhiều so với ý niệm mà những bức ảnh chụp đơn giản có thể đem lại cho tôi. Khi bà cô tôi muốn lập một bản cáo trạng nhằm vào bà tôi, trong nhà không thể đếm xuể nữa các ghế bành do bà tặng những cặp đính hôn trẻ trung hay những đôi vợ chồng già, ngay lần đầu họ định sử dụng, ghế đã lập tức đổ sụp dưới sức nặng của https://thuviensach.vn một trong những người nhận quà. Nhưng có lẽ bà tôi cho là nhỏ nhen ti tiện nếu quá quan tâm đến sự bền vững của một ván gỗ nơi còn thấp thoáng một bông hoa nhỏ, một nụ cười, đôi khi một tưởng tượng đẹp đẽ về thời xưa. Ngay những gì trong các đồ đạc này đáp ứng một nhu cầu, vì chúng đáp ứng theo một cách mà ngày nay ta không còn quen nữa, cũng khiến bà thấy thú vị như những lối nói năng xưa cũ ở đó ta thấy một ẩn dụ bị xóa mờ trong ngôn ngữ hiện đại của chúng ta do tác động làm hao mòn của thói quen. Mà chính những cuốn tiểu thuyết đồng nội của George Sand bà tặng nhân ngày lễ thánh của tôi, cũng đầy ắp như một đồ đạc xưa cũ, những từ ngữ rơi vào tình trạng lâu không dùng và lại trở nên bóng bảy giàu hình ảnh, như chỉ còn thấy được ở miền quê. Và bà tôi đã thích mua chúng hơn những cuốn khác giống như bà sẵn lòng hơn để thuê một cơ ngơi có một chỗ ở cheo leo kiểu gô tích hoặc một trong những thứ cũ kỹ ảnh hưởng tốt lành đến trí óc bằng cách khiến trí óc hoài niệm những cuộc viễn du không thể nào thực hiện được trong thời gian. Mẹ ngồi xuống cạnh giường tôi; bà đã lấy cuốn François chú bé bị bỏ rơi mà bìa sách đỏ nhạt và tiêu đề khó hiểu khiến tôi thấy có một cá tính riêng biệt và một sức hấp dẫn huyền bí. Tôi đã nghe nói George Sand là điển hình của tiểu thuyết gia. Điều này chuẩn bị sẵn cho tôi tưởng tượng trong François chú bé bị bỏ rơi cái gì đó khó tả và tuyệt diệu. Các thủ pháp trần thuật nhằm kích thích trí tò mò hay sự mủi lòng, một số cách nói khêu gợi lo lắng và ưu sầu, mà một người đọc hiểu biết chút ít nhận ra là điều chung cho nhiều tiểu thuyết, đối với tôi – người coi một cuốn sách mới không phải là một vật có nhiều vật cùng loại, mà như một con người duy nhất, chỉ có lý do tồn tại ở bản thân mình – dường như đơn giản là một tỏa xạ nao lòng từ tinh túy đặc thù của François chú bé bị bỏ rơi. Dưới những biến cố thật thường nhật, những điều thật bình thường, những từ ngữ thật thông dụng, tôi cảm thấy như có một âm điệu, một cách nhấn giọng kỳ lạ. Hành động của truyện bắt đầu; hành động càng có vẻ lờ mờ khó hiểu đối với tôi, vì thời gian ấy, khi đọc sách, tôi thường hay mơ màng vơ vẩn đến điều khác hẳn, suốt nhiều trang liền. Và thêm vào những chỗ khuyết do sự lơ đãng này để lại trong truyện kể, khi mẹ đọc to cho tôi, bà còn bỏ qua mọi cảnh yêu đương. Bởi thế https://thuviensach.vn tất cả những biến đổi lạ lùng diễn ra trong thái độ đối với nhau của bà chủ cối xay và đứa trẻ, chỉ có thể được giải thích bằng sự tiến triến của một tình yêu mới nảy sinh, đối với tôi dường như thấm đượm một điều huyền bí sâu xa mà tôi sẵn lòng hình dung nguồn gốc ắt phải ở trong cái tên lạ lùng chưa từng biết và thật dịu dàng “Champi”17, cái tên khoác cho đứa trẻ mà tôi chẳng hiểu vì sao lại mang tên ấy, màu sắc tươi rói, nhuốm đỏ và dễ thương của nó. Nếu như mẹ tôi là một người đọc sách chẳng trung thành, thì với những tác phẩm ở đấy bà tìm thấy sắc thái của một tình cảm chân thực, đó cũng là một người đọc tuyệt vời do cách diễn tả giản dị và đầy tôn trọng, do âm thanh đẹp đẽ và dịu dàng. Ngay cả trong đời sống, khi những con người chứ không phải các tác phẩm nghệ thuật khơi gợi sự mềm lòng hay niềm ngưỡng mộ nơi bà, thật cảm động khi thấy với thái độ kính nể nhường nào bà gạt khỏi giọng nói của mình, cử chỉ của mình, lời lẽ của mình, sắc thái vui tươi nào đó có thể làm đau người mẹ này trước đây đã mất một đứa con, sự nhắc nhở nào đó đến ngày lễ, ngày sinh, có thể khiến ông cụ kia nghĩ đến tuổi già của mình, lời bàn chuyện trong nhà nào đó có thể như vô vị đối với nhà thông thái trẻ nọ. Cũng giống như vậy khi bà đọc văn của George Sand, lời văn bao giờ cũng thấm đượm lòng nhân hậu, tính cao nhã về tinh thần mà mẹ đã học được ở bà tôi là đặt những phẩm chất ấy cao hơn hết thảy trong đời, và mãi về sau này tôi mới cho mẹ biết được là chớ có coi chúng cũng cao hơn hết thảy trong sách, chú ý loại trừ khỏi giọng mình mọi sự nhỏ nhen, mọi vẻ kiểu cách có thể cản trở việc tiếp nhận làn sóng mãnh liệt, bà đem lại tất cả tình thương mến tự nhiên, tất cả sự dịu dàng bao la mà những câu văn dường như được viết ra cho giọng của bà đòi hỏi và có thể nói là nằm trọn trong âm vực xúc cảm của giọng ấy. Để bắt đầu đọc các câu đó, bà tìm lại được đúng với giọng cần thiết, sắc thái thân tình có sẵn và áp đặt các câu văn nhưng không hiển hiện trong từ, nhờ đó trong khi đọc bà giảm nhẹ sự sống sượng của các thì trong động từ, phú cho thì quá khứ không hoàn thành và thì quá khứ xác định niềm êm dịu có trong lòng nhân hậu, vẻ ưu sầu có trong tình thương yêu, hướng câu đang kết thúc tới câu sắp mở đầu, khi thì đẩy nhanh khi thì ghìm chậm nhịp âm tiết mặc dù số lượng chúng https://thuviensach.vn khác nhau để đưa chúng vào một tiết tấu đều đặn, bà truyền vào chất văn xuôi quá ư tầm thường ấy một dạng sức sống giàu xúc cảm và liên tục. Xoa dịu được nỗi hối hận, tôi để mình nhập vào cái đêm êm ái đó khi có mẹ tôi bên cạnh. Lúc ấy tôi đã biết rằng một đêm như vậy sẽ không bao giờ còn trở lại; và rằng cái ước muốn lớn nhất tôi có thể có trên đời này, giữ mẹ tôi bên cạnh mình trong nhũng giờ đêm buồn bã quá là ngược với các tất yếu của cuộc sống và mong đợi của mọi người, nên riêng việc đêm nay nó được phép thành sự thật chỉ có thể là giả tạo và đặc biệt. Ngày mai các nỗi lo âu của tôi rồi sẽ trở lại và mẹ chắc sẽ không ở đây nữa. Nhưng vào lúc các lo âu của tôi đã dịu di, tôi không còn hiểu chúng nữa; vả chăng tối mai hãy còn xa vời; tôi tự nhủ rằng tôi sẽ còn thời gian nghĩ lại, cho dù thời gian đó chẳng mang cho tôi thêm chút quyền nào, rằng đây là những việc chẳng phụ thuộc vào ý muốn của tôi và chỉ có khoảng cách còn ngăn chúng với tôi là khiến tôi thấy chúng còn có thể tránh được. • • • Cứ như vậy trong một thời gian dài, hễ ban đêm tỉnh dậy, nhớ tới Combray, bao giờ tôi cũng chỉ nhớ được cái vạt sáng ấy, nổi bật lên giữa những khoảng tối mơ hồ, tựa như những vạt cháy rực lên do một quả pháo Bengale hoặc do luồng điện nào đó chiếu thành vệt trong một tòa nhà mà các phần khác vẫn chìm trong đêm: phía dưới khá rộng, phòng khách nhỏ, rồi phòng ăn, đoạn đầu của lối đi tối, ông Swann thường đến từ đó, tác giả bất tự giác của các nỗi sầu muộn của tôi, rồi tiền sảnh từ đấy tôi đi tới bậc thang đầu tiên, leo lên thật tàn nhẫn biết bao nhiêu đối với tôi, thang gác cũng là chóp hẹp của hình tháp lệch đó; và, trên đỉnh, phòng ngủ của tôi với cái hành lang nhỏ có cửa kính để mẹ đi vào; nói tóm lại, cứ vào đúng giờ ấy là lại nhìn thấy, tách riêng ra khỏi mọi thứ xung quanh, nổi bật một mình trong bóng tối, cảnh trí nhất thiết phải có của bi kịch lúc tôi cởi áo ngoài (giống in cảnh trí người ta thường thấy chỉ dẫn ở đầu các vở cũ trong các màn diễn tỉnh lẻ); https://thuviensach.vn như thể Combray chỉ gồm có hai tầng nối nhau bằng một cái cầu thang mảnh; và như thể bao giờ cũng chỉ là bảy giờ tối. Thực ra, tôi cũng có thể trả lời với ai đó hỏi tôi, rằng Combray còn có thứ khác và cũng tồn tại vào những giờ khác. Nhưng bởi những cái tôi nhớ về nó chỉ do ký ức có ý thức, ký ức của trí năng cung cấp, và bởi các thông tin nó đưa ra về quá khứ chẳng giữ lại được gì của quá khứ, tôi không bao giờ muốn nghĩ tới phần còn lại của Combray. Tất cả mọi thứ ấy thực ra đã chết đối với tôi. Chết vĩnh viễn ư? Điều đó đã rất có thể. Trong vấn đề này có khá nhiều ngẫu nhiên, và ngẫu nhiên thứ hai, ngẫu nhiên cái chết của chúng ta, nhiều khi không cho phép ta đợi lâu các đặc ân của ngẫu nhiên thứ nhất. Tôi nghĩ tín ngưỡng của dân tộc Celte rất có lý khi cho rằng linh hồn những con người đã chết thường bị giam cầm trong một sinh vật thấp hơn, một con vật, một cây cỏ, một vật vô tri vô giác, thực sự họ đã chết đối với chúng ta cho đến ngày, với nhiều người ngày đó không bao giờ tới, chúng ta đi qua gần một cái cây, nhờ đó sở hữu được vật vốn là nhà giam của các linh hồn. Lúc ấy chúng rùng mình, chúng gọi chúng ta và chúng ta vừa nhận ra chúng thì phép thuật được hóa giải ngay. Được chúng ta giải thoát, các linh hồn lại chiến thắng được cái chết và quay về sống với chúng ta. Quá khứ của chúng ta cũng giống như vậy. Tìm cách gợi lại nó chỉ hoài công, mọi cố gắng của trí năng nơi chúng ta chỉ vô ích. Nó bị giấu ở ngoài lĩnh vực và tầm với của trí năng, trong một vật cụ thể nào đó mà chúng ta không ngờ tới (trong cảm xúc mà vật thể đó có thể đem lại cho ta). Vật thể đó, nhờ có ngẫu nhiên, có thể ta sẽ được gặp trước khi ta chết, hoặc có thể là không bao giờ gặp. Đã từ nhiều năm nay rồi Combray không còn để lại gì trong tôi nữa, ngoại trừ cái đã từng là sân khấu và bi kịch trong giờ đi ngủ của tôi cho đến một ngày đông, thấy tôi đi ở ngoài về và bị lạnh, mẹ tôi đề nghị tôi uống chút trà, điều trái với thói quen của tôi. Thoạt tiên tôi từ chối nhưng rồi không hiểu sao, lại nhận lời. Bà cho đi lấy loại bánh ga tô ngắn và mũm https://thuviensach.vn mĩm, tên gọi là madeleine nhỏ, chúng như được đúc trong một cái vỏ ốc Saint-Jacques có khía. Một lúc sau, lòng nặng trĩu vì đã qua một ngày buồn tẻ và trước viễn cảnh ngày hôm sau sẽ u ám, như một cái máy, tôi đưa lên môi một thìa nước trà trong đó ngâm mềm một mẩu bánh madeleine. Nhưng ngay đúng giây lát mà hớp nước lẫn với vụn bánh ga tô chạm vào vòm miệng tôi, tôi bỗng rùng mình, chăm chú vào điều kỳ lạ đang diễn ra trong tôi. Một niềm vui thích tuyệt vời lan tỏa trong tôi, tách biệt, không hề gắn với khái niệm về nguyên nhân của nó. Niềm vui đó lập tức khiến mọi nỗi thăng trầm trong cuộc sống trở nên hoàn toàn không quan trọng, các tai họa trở nên vô hại, và sự ngắn ngủi của cuộc đời trở nên hão huyền, giống in như tác động của tình yêu, bằng cách khiến cho con người tôi tràn ngập một tinh chất quý giá: hay nói đúng hơn, tính chất đó không phải ở trong tôi, nó chính là tôi. Tôi không còn cảm thấy mình tầm thường, vớ vẩn và dễ tiêu vong. Từ đâu có thể đến với tôi một niềm vui thích nhường ấy? Tôi cảm thấy nó gắn liền với vị trà và bánh, nhưng nó lại vượt xa vô tận cái đó và không cùng một bản chất. Nó từ đâu đến? Nó có nghĩa gì? Nắm bắt nó ở đâu? Tôi uống thêm một ngụm nữa cũng chẳng mang lại gì thêm cho tôi, rồi ngụm thứ ba lại còn kém hơn nữa. Đã đến lúc tôi phải dừng lại, tác dụng của trà đã có vẻ giảm đi. Rõ ràng chân lý tôi đang tìm không phải ở trong nó mà ở trong tôi. Trà đã đánh thức chân lý trong tôi, nhưng không hay biết gì về nó, và chỉ có thể lặp lại tới vô tận, với hiệu lực ngày càng kém, vẫn lời chứng ấy, mà tôi đã không lý giải được, mà ít nhất tôi vẫn muốn đòi lại và tìm thấy lại nguyên vẹn, tùy tôi sử dụng, như ban nãy, để làm sáng tỏ hoàn toàn. Tôi đặt tách xuống và quay về với trí óc tôi. Nó phải tìm ra sự thật. Nhưng bằng cách nào? Thật mông lung mỗi khi trí óc cảm thấy bị vượt qua bởi chính nó; khi chính nó, kẻ đi tìm, cũng là toàn bộ xứ sở tối tăm nơi nó phải tìm tòi và là nơi cả hành trang của nó cũng chẳng giúp gì được nó. Tìm tòi ư? không chỉ thế: mà sáng tạo. Nó đang đứng trước một cái gì đó chưa tồn tại mà chỉ một mình nó hiện thực hóa được, rồì đưa vào ánh sáng của mình. Và tôi lại bắt đầu tự hỏi xem trạng thái mới mẻ này có thể là cái gì, nó chẳng mang lại cho tôi bằng chứng lô gíc nào, thay vào đó là sự hiển nhiên https://thuviensach.vn của hạnh phúc nó mang lại, cũng như sự tồn tại thực của nó mà nếu đặt bên cạnh thì mọi thực tại khác đều tan biến. Tôi muốn thử khiến nó xuất hiện lại. Bằng ý nghĩ tôi lùi lại lúc tôi uống thìa trà thứ nhất. Tôi lại tìm thấy trạng thái cũ, không có thêm sự sáng tỏ nào. Tôi nhờ trí óc tôi hãy gắng thêm lần nữa, để mang trở lại một lần nữa cảm xúc đang trôi đi. Và để không gì có thể phá vỡ được đà của nó đang cố nắm bắt lại cảm xúc ấy, tôi gạt đi mọi trở ngại, mọi ý nghĩ khác, tôi tìm cách không nghe và không chú ý tới một tiếng động nào của phòng bên. Nhưng cảm thấy trí óc tôi chỉ mệt mà chẳng đạt đến cái gì, tôi lại bắt nó ngược lại không tập trung nữa, điều trước đây tôi đã khước từ nó, bắt nó nghĩ tới cái khác, để thảnh thơi trước một cố gắng cuối cùng. Rồi một lần nữa, tôi lại tạo ra khoảng trống phía trước nó, tôi lại đặt đối diện với nó cái vị còn mới của hớp nước đầu tiên và tôi cảm thấy rung lên trong tôi một cái gì đấy đang chuyển dịch, muốn dâng lên, một cái gì đấy như thể được dứt ra, từ một nơi sâu thẳm, tôi chưa biết đó là cái gì nhưng nó lên chầm chậm; tôi cảm thấy lực cản và tôi nghe thấy tiếng rì rầm của các khoảng cách được vượt qua. Tất nhiên, cái đang phập phồng ở sâu trong lòng tôi, đó hẳn là hình ảnh, hoài niệm thị giác gắn liền với mùi vị ấy, đang cố đi theo mùi vị này để đến tận nơi tôi. Nhưng hoài niệm ấy vùng vẫy ở xa quá, lờ mờ quá, tôi chỉ thoáng nhận ra tia phản chiếu mơ hồ ở đấy lẫn lộn cơn lốc không sao nắm bắt được của các màu bị xáo động, nhưng tôi không sao phân biệt được hình hài của nó, để hỏi nó như hỏi người truyền đạt duy nhất có thể giúp tôi hiểu được lời chứng cùa mùi vị, kẻ đồng thời và bạn đường khăng khít của nó, khả dĩ cho tôi biết được đây là liên quan đến trường hợp đặc thù nào, đến thời điểm nào của quá khứ. Liệu ký ức này, giây phút xưa cũ mà sức hút của một phút giây đồng nhất đã đến từ xa xưa như vậy để khêu gợi, làm xáo động rồi làm dấy lên từ tận đáy sâu lòng tôi, liệu ký ức ấy có ngoi được lên tới tận bề mặt ý thức sáng rõ của tôi không? Tôi chẳng thể biết. Bây giờ thì tôi chẳng còn cảm thấy gì nữa, nó đã ngưng lại, có lẽ lặn xuống rồi; không hiểu từ trong bóng đêm của nó, nó có bao giờ dâng lên nữa không? Tôi phải làm lại mười lần, https://thuviensach.vn mười lần cúi xuống phía nó. Và mỗi lần như vậy thì sự hèn nhát vốn hay kéo ta ra khỏi mọi công việc khó khăn, mọi sự nghiệp quan trọng, lại khuyên tôi thôi đi, chỉ nên uống chén trà của tôi và đơn giản nghĩ tới các phiền muộn hôm nay, các ước vọng của ngày mai và về những điều đó thì có thể nghiền ngẫm chẳng khó nhọc gì. Rồi đột nhiên ký ức đó hiện ra. Mùi vị ấy chính là mùi vị mẩu bánh madeleine mà mỗi sáng Chủ nhật ở Combray (vì ngày hôm ấy tôi không ra khỏi nhà trước giờ lễ mi xa), cô Léonie lại cho tôi sau khi đã chấm vào trà hoặc nước lá bồ đề, mỗi lần tôi đến chào cô trong phòng cô ở. Trước khi nếm vị của nó, tôi chẳng nhớ gì mỗi lần nhìn thấy cái bánh madeleine nhỏ; có lẽ bởi từ dạo ấy đến nay, tôi đã nhiều lần nhìn thấy chúng trên ván kệ các cửa hàng bánh ngọt mà không ăn, hình ảnh chúng đã xa lìa những ngày tháng Combray để gắn vói những ngày gần hơn; còn có lẽ nữa là từ những kỷ niệm đã bị vứt bỏ ra ngoài trí nhớ lâu đến như vậy, chẳng còn gì sống sót, tất cả đã tiêu tan, hình hài của chúng – kể cả hình dáng cái bánh sò nhỏ, bầu bĩnh khêu gợi đến thế dưới các xếp nếp nghiêm trang và sùng kính của nó – đều tiêu hủy, hay vì ngái ngủ, chúng đã mất hết sức mạnh tỏa lan có thể cho phép chúng trở lại với ý thức. Nhưng khi từ một thời quá vãng đã chẳng còn một chút gì rơi rớt lại, khi người đã chết, sự vật đã bị hủy diệt, thì duy chỉ có, mỏng manh hơn nhưng dai dẳng hơn, phi vật chất hơn, bền vững hơn, thủy chung hơn, hương và vị vẫn còn lưu lại rất lâu, như những linh hồn, để tưởng nhớ, chờ đợi và hy vọng, trên tàn tích của tất cả những gì còn lại, và không hề nao núng, để mang trên cái giọt mong manh của chúng, cả dinh thự mênh mông của hoài niệm. Và ngay khi tôi nhận ra vị của mẩu bánh madeleine chấm trong nước lá bồ đề mà cô tôi thường đưa cho tôi (mặc dù khi ấy tôi chưa hiểu tại sao ký ức ấy lại khiến tôi hạnh phúc đến thế mà phải gác lại mãi sau này mới khám phá ra) thì lập tức, như một bài trí trên sân khấu, ngôi nhà cũ màu xám trên phố, trong đó có phòng cô tôi ở, đến lắp ngay vào cái đình tạ nhỏ trông ra vươn mà người ta đã xây cho cha mẹ tôi ở phía sau (mà cho đến bấy giờ tôi chỉ nhìn thấy lại có cái vạt bị cắt cụt), rồi cùng với ngôi nhà ấy là thành phố https://thuviensach.vn từ sáng sớm đến chiều tà, vào mọi thời tiết, quảng trường ở đấy người ta vẫn cho tôi ra chơi trước bữa ăn trưa, phố xá nơi tôi đi mua hàng, các con đường nơi mọi người dạo chơi những hôm trời đẹp. Và giống như trong cái trò chơi của người Nhật, họ thường đem những mẩu giấy bé tí thả vào một bát sứ đựng đầy nước, những mẩu giấy không hình hài, vừa nhúng vào nước đã dãn ra, vặn vẹo đi, trở nên có màu sắc và hình hài đa dạng, rồi chúng thành hoa, thành nhà cửa, thành những nhân vật rõ ràng và dễ nhận; bây giờ thì cũng vậy, tất cả hoa trong vườn chúng tôi và vườn ông Swann, hoa súng trên sông Vivonne và dân lành trong làng với các ngôi nhà nhỏ của họ, và nhà thờ, và toàn bộ Combray với vùng lân cận, mọi thứ hiển hiện lên và rắn chắc lại, cả thành phố lẫn các vườn hoa, đều từ chén trà của tôi đi ra. https://thuviensach.vn II. Combray, nhìn từ xa, trong vòng mười dặm, từ đường sắt khi chúng tôi tới đó vào tuần cuối trước lễ Phục sinh, chỉ là một ngôi nhà thờ tóm lược cả thành phố, đại diện cho nó, nói về nó và nói thay nó với các khoảng xa xăm, và khi ta tới gần, giống như một cô bé mục đồng ôm đàn cừu, ngôi nhà thờ ôm sát vào tấm áo choàng cao màu sẫm của nó, ngay giữa đồng, để cản gió, mặt sau xù xì màu xám của các ngôi nhà xúm xít được các tường thành còn lại của thời Trung cổ khoanh lại đây đó bằng một nét vạch cũng tròn trịa như một thị trấn nhỏ trong tranh họa sĩ primitif18. Nếu để ở, Combray khá buồn, buồn như những đường phố có các ngôi nhà xây bằng đá đen đen của vùng, trước nhà có những bậc lên, phía trên có những đầu hồi hắt bóng xuống trước mặt, những ngôi nhà khá tối, hễ chiều bắt đầu xuống là đã phải vén rèm trong các “phòng”; những con phố trang trọng mang tên các vị thánh (tên nhiều vị gắn với lịch sử các lãnh chúa đầu tiên của Combray): phố Saint-Hilaire, phố Saint-Jacques, nhà cô tôi ở đó, phố Sainte-Hildegarde, hàng rào sắt là ở phía đó, và phố Saint-Esprit là nơi mở ra cái cửa ngách nhỏ của khu vườn; và các con phố Combray này tồn tại trong một góc xa xưa của ký ức tôi, mang những sắc màu đối với tôi khác hẳn sắc màu phủ lên thế giới hiện nay, tới mức tất cả chúng, kể cả ngôi nhà thờ vươn cao giữa quảng trường, đều trở nên huyền ảo hơn cả hình chiếu của cây ảo đăng nữa; tới mức một đôi khi, dường như nếu còn có thể đi qua phố Saint-Hilaire, có thể thuê một căn phòng của phố Oiseau – ở khách sạn cũ Oiseau Flesché, từ các cửa tầng hầm bốc lên một mùi thức ăn, hiện nay thỉnh thoảng vẫn còn dâng lên trong tôi cũng vẫn nóng hổi và phả từng luồng từng luồng như vậy – sẽ như một bước tiếp cận với Thế giới bên kia, bước tiếp cận còn phi phàm kỳ diệu hơn là làm quen với Golo và nói chuyện với Geneviève de Brabant. Chúng tôi ở trong nhà bà chị họ ông tôi – bà cô của tôi – bà là mẹ của cô Léonie, từ khi chồng cô, chú Octave, qua đời, cô đã không còn muốn rời khỏi Combray, rồi nhà cô ở Combray, rồi phòng cô, rồi giường cô, và không còn “xuống” nữa, lúc nào cũng nằm trong một trạng thái vật vờ giữa sầu https://thuviensach.vn muộn, yếu mệt, bệnh tật, định kiến và mộ đạo. Căn hộ riêng của cô mở cửa ra đường Saint-Jacques, đi mãi thì tới quảng trường Grand-Pré (đối lập với Petit-Pré, ở ngã ba, xanh um ngay giữa thành phố), căn hộ đó bằng bặn, màu xám nhờ, trước mỗi cửa gần như đều có ba bậc cao bằng đá cát kết, trông nó giống như một cái hẻm do một người thợ khắc ảnh gô tích đục ngay ở tảng đá mà anh ta định khắc một cái máng cỏ hay hình thánh giá. Thực sự cô tôi chỉ còn ở hai phòng cạnh nhau, đến chiều sang ở phòng kia trong khi người ta mở cửa cho thoáng phòng bên này. Giống như ở một vài xứ, có những khoảng lớn biển hoặc không khí sáng rực lên hoặc thơm nức nhờ vào hằng hà sa số những động vật nguyên sinh mà ta không nhìn thấy, đây là những căn phòng tỉnh lẻ khiến ta vui sướng bởi hàng ngàn mùi vị toát ra từ phẩm hạnh, khôn ngoan, thói quen, cả một cuộc sống thầm kín, vô hình, thừa thãi và đạo đức mà không khí còn lưu giữ lại; những hương vị hãy còn tự nhiên, tất thế, và có màu thời gian như hương vị vùng quê bên cạnh, nhưng đã quanh quất trong nhà, gần con người và đã có mùi hấp hơi, một thứ thạch tuyệt diệu, khéo làm và trong suốt của tất cả hoa quả trong năm, đã rời bỏ vườn cây để vào trong tủ; theo mùa, nhưng đã thành vật dụng trong nhà, bù vào vị sắc của món nước đông trắng đã có vị dịu ngọt của bánh mì nóng, rỗi rãi mà chính xác như một chiếc đồng hồ làng, dông dài mà ngăn nắp, vô lo mà biết phòng xa, nội trợ, sớm tỉnh ngủ, mộ đạo, hạnh phúc nhờ vào niềm yên bình chỉ mang thêm một chút lo âu và nhờ vào một chất đời thường làm thành kho lớn dự trữ chất thơ cho ai đi qua mà không sống tại đấy. Không khí ở đây chan hòa tinh chất một sự yên tĩnh đầy dinh dưỡng, ngon lành tới mức tôi đi vào đó với một kiểu háu ăn, nhất là vào những buổi sớm mai đầu tiên còn lạnh của tuần lễ Phục sinh khi tôi cảm nhận nó rõ hơn bởi chỉ vừa mới tới Combray: trước khi tôi vào chào cô tôi buổi sáng, họ còn để tôi đợi một lúc, trong căn phòng đầu nơi mặt trời, còn cái lạnh mùa đông, đến sưởi trước lò, lửa đã đốt lên giữa hai viên gạch, cả căn phòng như quết mùi bồ hóng khiến nó giống như một trong những “mặt trước lớn của những lò nung” ở nông thôn, hoặc giống như những thành lò sưởi trong các lâu đài, ngồi dưới đó, ta lại ao ước ngoài kia, mưa hay tuyết sẽ rơi, hoặc ngay cả một tai họa đại hồng thủy nào đó để thêm chất thơ của việc qua đông vào tiện https://thuviensach.vn nghi của việc ẩn cư; tôi đi vài bước từ bàn quỳ để cầu nguyện tới mấy cái ghế bành bằng nhung dày rập nổi, bao giờ cũng phủ cái tựa đầu đan móc; rồi lửa nướng các mùi vị ngon lành như nướng một thứ bột nhào khiến không khí trong phòng vón cục và khí ẩm đầy nắng của buổi sáng đã nhồi và cho “lên men”, nó lại nhào nặn, tô vàng, làm nhăn lại, thổi phồng lên, biến những mùi vị đó thành một cái ga tô tỉnh lẻ vô hình mà vẫn sờ mó được, một cái “bánh kẹp mứt” mênh mông, tại đây vừa thưởng thức xong các hương thơm giòn tan hơn, tinh tế hơn, nổi tiếng hơn nhưng cũng khô khan hơn của tủ hốc cường, tủ com mốt, của giấy tường trang trí, tôi vẫn luôn trở lại với một nỗi thèm thuồng giấu giếm dìm mình ngập ngụa trong thứ mùi trung tính, dinh dính, nhạt nhạt, khó tiêu và còn đượm mùi quả tươi của chiếc khăn trải giường hoa. Trong phòng bên tôi nghe thấy cô tôi đang rì rầm nói chuyện một mình. Bao giờ cô cũng chỉ nói khe khẽ bởi cô nghĩ trong đầu cô có cái gì đó gãy và bồng bềnh mà nếu nói to quá nó sẽ bị di chuyển, nhưng cô không bao giờ ở lâu mà không nói gì, ngay cả khi chỉ ở một mình, vì cô tin như vậy sẽ tốt cho cổ họng, và khi làm cho máu lưu thông cô sẽ bớt bị ngạt thở, bớt lo sợ; vả chăng, trong khi sống bất động tuyệt đối như vậy, cô đã gán cho mọi cảm giác nhỏ nhất một tầm quan trọng lạ kỳ; cô phú cho chúng một năng lực vận động khiến cô không sao giữ chúng cho riêng mình, và vì không có người tâm phúc để trao đổi, cô tự thông báo với mình trong một độc thoại triền miên, cũng là hình thức hoạt động duy nhất của cô. Không may, đã có thói quen nói to ý nghĩ của mình, không phải bao giờ cô cũng để ý xem có người ở phòng bên cạnh không, và tôi hay nghe cô nói với chính mình: “Tôi phải nhớ rằng tôi đã không ngủ được” (bởi vì không bao giờ ngủ được là đòi hỏi lớn lao của cô mà ngôn từ của tất cả chúng tôi phải tôn trọng và lưu dấu: buổi sáng, Françoise không “đánh thức” bà mà “vào” phòng bà; khi cô tôi muốn làm một giấc trong ngày thì ta phải nói là bà muốn “ngẫm nghĩ” hoặc “nghỉ ngơi”, và khi chính bà trong lúc chuyện trò lại quên tới mức nói rằng: “cái ấy đã đánh thức tôi” hoặc “tôi nằm mê thấy rằng”, thì bà đỏ mặt lên và nói chữa lại ngay). https://thuviensach.vn Một lúc sau, tôi vào ôm hôn bà; Françoise pha trà cho bà; hoặc nếu bà cảm thấy không yên, bà yêu cầu nước thuốc sắc và chính tôi được giao việc đổ từ cái túi thuốc ra đĩa, lượng hoa bồ đề cần thiết để sau đó bỏ vào nước sôi. Những cành phơi khô đã cong lại thành một kiểu lưới mắt cáo lắt léo, giữa các hình cuộn đó nở ra những bông hoa nhàn nhạt, như thể họa sĩ đã sửa sang lại chúng theo những dáng hoa mỹ nhất. Lá bồ đề, đã mất hoặc đã đổi dáng, có vẻ những vật tạp nham nhất, cánh trong suốt của một con ruồi, mặt trái màu trắng của một cái nhãn, một cánh hoa hồng, nhưng đã bị chất đống lại, nghiền nhỏ hay kết lại như để làm thành một cái tổ. Cả ngàn tiểu tiết vô ích – một sự phung phí đáng yêu của người dược sĩ – mà người ta sẽ bỏ đi trong một pha chế nhân tạo, lại cho phép tôi, như một cuốn sách trong đó ta kinh ngạc nhận ra tên một người quen, có được niềm vui hiểu rằng đó thực sự là những cành bồ đề, giống như tôi thấy chúng ở đại lộ Nhà Ga, đã thay đổi, chính vì đó không phải là những mẫu trùng mà chính là bản thân chúng nhưng đã cỗi đi. Và vì mỗi đặc trưng mới trong đó chỉ là hóa thân của đặc trưng cũ, trong những viên tròn bé nhỏ màu xám tôi lại nhận ra những nụ xanh chưa đến thì nở; nhưng nhất là ánh hồng, như ánh trăng và êm dịu, khiến các bông hoa nổi bật lên giữa rừng cành mong manh, chúng treo trên đó như những bông hồng nhỏ óng vàng – giống như ánh lờ mờ còn chỉ ra trên một bức tường thành vị trí một bích họa đã bị phai, đó là ký hiệu của sự khác nhau giữa những phần của cây đã từng “có màu” và phần không có – ánh hồng ấy đã cho tôi biết rằng những cánh hoa kia đúng là đã từng làm các buổi chiều mùa xuân thơm ngát trước khi chúng nở trong túi thuốc. Ánh lửa nến hồng này cũng vẫn là màu của chúng, nhưng đã một phần phai úa và lắng dịu đi trong cuộc sống nay đã mỏi mòn và như buổi hoàng hôn của các bông hoa. Đã đến lúc cô tôi nhúng được một chiếc bánh madeleine nhỏ vào nước hãm nóng bỏng, bà nhấm nháp vị của lá khô hoa héo rồi đưa cho tôi một mẩu bánh khi nó đã đủ mềm. Phía bên này giường cô là cái tủ com mốt vàng lớn bằng gỗ chanh và một cái bàn vừa dùng để đựng thuốc vừa làm bàn thờ chính, dưới bức tượng Đức Mẹ nho nhỏ và một chai Vichy-Célestins, ta thấy những quyển kinh và đơn thuốc, tất cả những gì cần thiết để bà có thể nằm trên giường mà vẫn https://thuviensach.vn theo dõi được các buổi cầu kinh và chế độ uống thuốc, để không bỏ lỡ giờ uống pepxin và giờ kinh chiều. Phía bên kia, giường bà kê dài theo cửa sổ, nhìn ngay thấy phố dưới tầm mắt, và bà có thể theo dõi được từ sáng đến tối những biến cố thường ngày nhưng cũng đã diễn ra từ muôn thuở của Combray, để giải khuây theo kiểu các hoàng tử Ba Tư và sau đó cùng Françoise bình luận. Tôi ở với cô tôi chưa đầy năm phút thì bà đã cho tôi đi ra, sợ rằng tôi làm bà mệt. Bà đưa tôi hôn vầng trán buồn bã xanh xao và nhạt nhẽo, vào giờ sớm sủa này, bà chưa đội được tóc giả, trên đấy các đốt xương lộ ra như đầu nhọn của một vòng gai hoặc hạt của một tràng hạt, rổi bà nói: “Thôi, cậu bé tội nghiệp của ta, hãy đi đi, đi chuẩn bị cho buổi lễ, và nếu dưới kia con gặp Françoise thì nói với bác ta là đừng chơi lâu với con, bác ta phải lên để xem ta có cần gì không.” Quả nhiên, Françoise đã nhiều năm giúp việc cho bà, hẳn không biết một ngày kia sẽ đến giúp chúng tôi hoàn toàn, nhưng vẫn có phần bỏ rơi bà những tháng chúng tôi đến ở đây. Đã có một thời khi tôi còn bé, chúng tôi còn chưa đến Combray, cô Léonie thường dến nhà mẹ cô ở Paris vào mùa đông, lúc đó tôi còn ít biết Françoise tới mức, ngày mùng 1 tháng Giêng, trước khi vào nhà bà cô, mẹ tôi đặt vào tay tôi một đồng năm quan và dặn rằng: “Con nhớ đừng nhầm người nhé. Đợi khi nào mẹ nói: ‘Chào bác Françoise’ và đụng khẽ vào tay con rồi con hãy đưa.” Vừa bước vào phòng đợi hơi tối của cô tôi, chúng tôi đã thấy trong bóng tối, dưới nếp xếp của một cái mũ trùm trắng lóa, cứng và mảnh như thể làm bằng đường xe sợi, các vòng xoáy đồng tâm của một nụ cười biết ơn đón trước. Đấy là Françoise, im lìm đứng trong khung cánh cửa nhỏ của hành lang như tượng một nữ thánh trong hốc tường. Khi đã hơi quen với kiểu bóng tối nhà nguyện này, ta nhận thấy trên mặt bác tình yêu vô tư đối với nhân loại, sự kính trọng đầy xúc động đối với các tầng lớp thượng lưu, mà hy vọng về quà tết làm tăng lên gấp bội tại những khu vực ưu tú nhất của trái tim bác. Mẹ tôi cấu mạnh vào tay tôi và nói to: “Chào bác Françoise.” Theo hiệu lệnh này tay tôi mở ra và tôi thả đồng tiền rơi đúng vào một bàn tay e ấp nhưng https://thuviensach.vn giơ thẳng ra. Nhưng kể từ khi chúng tôi thường xuyên đến Combray, tôi không còn biết ai rõ hơn Françoise; chúng tôi được bác ưa hơn hết, ít nhất trong những năm đầu: bác ta cũng quý trọng chúng tôi như quý cô tôi, nhưng lại có ý thích hơn, bởi vì thêm vào uy thế là người trong họ (đối với các sợi dây vô hình nối những người trong một gia đình do cùng một dòng máu, bác ta có lòng kính trọng chẳng khác gì một tác giả bi kịch Hy Lạp), lại còn có điều lôi cuốn ở chỗ chúng tôi không phải là những chủ nhân quen thuộc. Bởi thế, khi mẹ tôi hỏi thăm tin tức con gái bác và cháu bác, xem cháu trai bác có ngoan không, định cho nó làm gì, nó có giống bà nó không, thì Françoise hết sức vui sướng tiếp đón chúng tôi, ái ngại cho chúng tôi vì chưa có được lúc đẹp trời hơn, ngày chúng tôi tới, hôm trước lễ Phục sinh, thường vẫn còn gió lạnh buốt. Và khi không còn ai nữa, vốn biết rằng Françoise vẫn thương khóc không nguôi cha mẹ bác mất đã nhiểu năm, mẹ tôi bèn dịu dàng hỏi bác về họ, hỏi han rất tỉ mỉ vế cuộc sống của họ ngày trước. Mẹ tôi đã đoán ra rằng Françoise không ưa con rể, anh ta khiến bác mất vui khi gặp con gái, khi có anh ta ở đấy bác không được nói chuyện thoải mái với con. Vậy nên, mỗi lần Françoise đi thăm họ, cách Combray vài dặm, mẹ tôi lại mỉm cười nói: “Françoise này, nếu Julien buộc phải đi vắng và có Marguerite với bác cả ngày, có lẽ bác sẽ phiền lòng nhưng rồi cũng đành lòng vậy, phải không?” Và Françoise vừa cười vừa nói: “Bà biết hết; Bà còn tệ hơn cả tia X (bác ta nói từ X với một vẻ ra dáng khó khăn, và cười mỉm để tự giễu minh, ngu dốt như vậy mà lại dùng từ bác học), mà họ đã đem đến cho bà Octave19và chúng thấy trong tim ta có cái gì”, sau đó bác ta biến mất, xấu hổ vì được quan tâm, có lẽ để mọi ngưòi không thấy bác khóc; mẹ là ngưòi đầu tiên làm bác có được niềm xúc động êm dịu là cảm thấy đời bác, hạnh phúc và buồn phiền của một nông dân lại có thể khiến một người nào khác quan tâm, hay chia sẻ vui buồn. Cô tôi đành chịu thiếu bác một tí mỗi lần chúng tôi đến, bà biết mẹ tôi rất ưa thích lối phục vụ của người hầu gái thông minh và cần mẫn, trông lúc nào cũng đẹp đẽ dưới cái mũ trùm với những xếp nếp sáng lóe và thẳng đứng như làm bằng sứ, dù là từ năm giờ https://thuviensach.vn sáng khi làm trong bếp hay khi đi lễ lớn; mọi thứ đâu ra đấy, bác ta làm lụng như trâu dù ốm hay khỏe, không ồn ào, cũng không ra vẻ xắng xở gì lắm, bác ta là người hầu duy nhất của cô tôi mà mỗi lần mẹ hỏi đến nước nóng hay cà phê đen, là mang chúng tới thực sự nóng sốt; bác ta là một trong những người đi ăn đi ở trong một nhà khiến người khách lạ mới gặp không vừa lòng, có lẽ vì họ không tìm cách chinh phục khách làm gì và cũng không ân cần với ông ta, biết rõ rằng họ chẳng cần gì đến ông ta, chủ sẽ thà không tiếp ông ta nữa còn hơn là cho họ thôi việc; ngược lại họ là những người mà chủ nhà thích giữ lại nhất khi đã biết rõ năng lực thực sự của họ và chả thiết gì đến cái mã bề ngoài, lối ba hoa nịnh bợ khiến người khách có cảm tưởng tốt, nhưng thường lại che giấu một sự kém cỏi không sao rèn cặp được. Sau khi đã chăm chút sao cho cha mẹ tôi có đầy đủ mọi thứ cần thiết, Françoise đến chỗ cô tôi lần đầu để cho bà uống pepxin và hỏi xem bà sẽ ăn trưa ra sao, hiếm khi bác ta không cần phát biểu ý kiến ngay hay giải thích ngay một sự cố quan trọng nào đó. “Françoise, bác có tưởng tượng được rằng bà Goupil đã đi tìm cô em nên chậm mất mười lăm phút không; chỉ cần bà ta rề rà trên đường, là không có gì lạ nếu bà ta bỏ lỡ lúc nâng bánh thánh20 .” “Ôi! chẳng có gì lạ sất,” Françoise trả lời. “Françoise, nếu bác vào sớm năm phút, bác đã thấy bà Imbert đi qua, tay cầm những đốt măng tây to gấp đôi măng của bác Callot; bác hãy cố hỏi qua cô hầu của bà ta xem bà ấy lấy đâu ra. Năm nay, xốt nào bác cũng cho măng tây vào, bác nên tìm cách lấy được những loại như vậy cho du khách của chúng ta.” “Chẳng có gì lạ nếu đấy là lấy ở chỗ cha xứ ra,” Françoise nói. “Ôi! Françoise tội nghiệp,” cô tôi nhún vai trả lời, “ta tin bác lắm, chỗ cha xứ ấy ư! Bác cũng biết rằng ông ta chỉ trồng được những đọt măng tây dở tệ, lại còn bé tí bé teo. Ta bảo bác là những đọt măng kia to bằng cánh tay cơ mà. https://thuviensach.vn