🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bè Tre Việt Nam Du Ký - 5500 Dặm Vượt Thái Bình Dương
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
THE CHINA VOYAGE.
Copyright © 1994 by Tim Severin
Bản tiếng Việt © NXB Trẻ, 2014
BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN DO THƯ VIỆN KHTH TP.HCM THỰC HIỆN General Sciences Library Cataloging-in-Publication Data
Severin, Timothy
Bè tre Việt Nam du ký : 5500 dặm vượt Thái Bình Dương / Tim Severin ; Đỗ Thái Bình, Vũ Diệu Linh dịch. - T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2014.
416tr. : minh họa ; 23cm.
1. Severin, Timothy -- Du lịch. 2. Bè gỗ. 3. Thái Bình Dương -- Khám phá và thám hiểm. I. Đỗ Thái Bình. II. Vũ Diệu Linh.
910.02164 -- dc 23
S498
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
HÀNH TRÌNH CỦA MẢNG TỪ PHÚC Từ tháng Năm tới tháng Mười một / 1993 Đường đổi ngày quốc tế
Năm 218 TCN, Tần Thủy Hoàng cử Từ Phúc ra “Đông Hải” tìm thuốc trường sinh
Nhật Bản
Suýt gặp phải
trận bão Keoni
Dùng lao săn
Quần đảo Aleut
Tây An
SƠN ĐÔNG
Dòng hải lưu Kuro Shio
được cá mặt trời
Gặp tàu săn
cá mập
Thanh tre đầu tiên bị lỏng ra
Những đồ gốm cổ xưa rất giống
Hà Nội Quần đảo Rynkyn
với đồ gốm tìm thấy tại Ecuador
Xuất phát tháng 5/1993
Kho thức ăn bị
hỏng
BẮC THÁI
Sầm Sơn Hạ Long
Nơi
đóng chiếc bè
Bè tre với tấm xiếm được sử dụng rộng rãi tại đây cho tới những năm 50.
Hải lý
Km
Thang tỷ lệ tại vĩ độ
300 Bắc
Núi Phú Sĩ
Tp. Hồ Chí Minh
TRUNG QUỐC
Gãy cột buồm mũi
Mưa xối xả
Lều cabin bị
cháy
ĐÀI LOAN
Lần thứ hai tàu cướp biển dòm ngó Từ bỏ ý định ghé vào Đài Loan Lần đầu tiên tàu cướp biển dòm ngó
Gió mùa đông bắc gần Dòng Kuroshio kéo mảng đi như chặn ngược không cho mảng di chuyển
https://thuviensach.vn
Dòng hải lưu Thái Bình Dương Gặp tàu tuần tra Jarvis của
Một chiếc thuyền Nhật Bản bị nạn và chìm vào năm 1814 sau khi đã bị gió và dòng chảy cuốn đi suốt dọc Thái Bình Dương. Ba người đã sống sót.
Lực lượng Tuần duyên Mỹ Cá voi sát
Bão
Bị mất thêm
Mất thêm 5 cây tre
ngư viếng thăm
vài cây tre nữa Di tản bằng tàu
Bãi rác Thái Bình Dương
California Galaxy
BÌNH DƯƠNG Đường xích đạo
Bè gỗ với tấm xiếm được dùng rộng rãi tại đây tới tận thế kỷ 19.
Vùng văn hóa chủ yếu có thể là của châu Á (bao gồm văn hóa nhà Thương, văn hóa Đông Sơn, văn hóa nhà Chu, nhà Tần, nhà Hán)
Vùng có nền văn hóa cao của Trung Mỹ
(bao gồm văn hóa Olmec, Maya, Toltec và Aztec)
Thời tiết xấu
Hải lý
km
Phép chiếu mercator tỷ lệ lấy tại vĩ độ 4/Bắc
https://thuviensach.vn
Dây mây chằng
giữ cột
Quạt gió phát điện
Các thanh mây
chằng giữ cho bè
khỏi bị bẻ cong
Các tấm xiếm
https://thuviensach.vn
Anten VTĐ
vệ tinh
Các lỗ cho
thanh xiếm
Thùng
lương
thực
Kho dây
nhợ
Giàn pin mặt trời
MẢNG TRE TỪ PHÚC Chiều dài: 18,3 mét Rộng: 4,6 mét
Mớn nước ban đầu:
Quạt gió
phát điện
Chỗ ngủ
Kho dây nhợ
Thùng lương thực
Chỗ ngủ
Thùng lương thực
Hai bếp dầu đựng trong hộp gỗ
Lỗ cho thanh
xiếm
Bè cứu sinh
Các thanh tre dự phòng
Khi nhấc xiếm và bánh lái: 0,41 mét Khi có xiếm và bánh lái: 1,3 mét Diện tích buồm khoảng 74,3 mét vuông
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
LỜI NÓI ĐẦU
Cuốn sách này đưa các bạn làm cuộc phiêu lưu cùng chiếc
mảng Sầm Sơn vượt Thái Bình Dương cách đây 20 năm với một thủy thủ đoàn 5 người, chỉ huy là nhà nghiên cứu Tim Severin và thủy thủ Việt Nam là anh Lương Viết Lợi người phường Trung Sơn, thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa. Trước khi đọc cuốn sách, chúng ta cùng làm quen với tác giả cũng là người cầm đầu của chuyến du hành.
1- TIM SEVERIN – NHÀ DU HÀNH KHÔNG MỆT MỎI Cuộc du hành quốc tế đầu tiên Tim thực hiện khi đang còn là một cậu sinh viên 21 tuổi của trường Đại học Oxford. Nghiên cứu lịch sử, đọc lại nhật ký chuyến đi của nhà du hành người Ý Marco Polo sang Trung Quốc vào thế kỷ thứ 13, Tim đã rủ hai bạn cùng học dùng mô tô để làm lại chuyến đi này. Khởi hành từ Venice nước Ý vào năm 1961, ba người qua Thổ Nhĩ Kỳ, sang Iran, tới Afghanistan... theo đúng vệt mà xưa kia Marco Polo
https://thuviensach.vn
10 • Bè Tre Việt Nam Du Ký
đã đi, với nhiều trận bão cát sa mạc, đói khát, xe mô tô hỏng, bị cầm tù bởi các bộ lạc. Tới biên giới Trung Quốc, họ không xin được visa nhập cảnh, nên phải dùng tàu biển trở về Anh
Chuyến đi đầu tiên không thành công, nhưng đã mở đầu cho sự nghiệp của Tim Severin để trở thành nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà du hành chuyên thực hiện theo các “vết” đi của người xưa. Có lẽ máu “xê dịch” đã ngấm sâu trong Tim, một công dân Anh gốc đảo Cork Ireland, sinh năm 1940 tại Ấn Độ, tốt nghiệp phổ thông trung học tại một trường tư thục nổi tiếng nằm phía đông nam London, nơi học phí rất cao và học sinh được chú trọng đào tạo về thể thao và các hoạt động ngoài trời.
Mười năm sau chuyến đi theo Marco Polo, Tim thực hiện một chuyến vượt biển bằng chiếc thuyền dân gian dài 11 mét từ Ireland, vượt Đại Tây Dương để sang châu Mỹ và cặp bến Newfoundland phía bắc Canada. Chuyến đi này lặp lại chuyến đi của một vị thánh tên là Brendan (489-583) và cuốn hồi ký có tên là Chuyến du hành Brendan trở thành một cuốn sách bán chạy, được dịch ra 16 thứ tiếng, góp phần cho Tim đoạt huân chương của Hội Địa lý Hoàng gia Anh.
Câu chuyện Nghìn lẻ một đêm với chàng thủy thủ Sindbad đã thúc đẩy Tim thực hiện một chuyến đi với sự tài trợ của Quốc vương Oman. Chiếc thuyền theo kiểu Ả rập cổ xưa dài 26 mét xuất phát từ Oman vào ngày 26/11/1980, cùng với thủy thủ đoàn 25 người, hoàn toàn chỉ dựa vào những ngôi sao dẫn đường, đã trải qua bao gian nguy để mãi tới ngày 6/07/1981 mới cập được bến Quảng Châu, Trung Quốc. Cuốn sách Chuyến du hành của chàng Sindbad cũng đã mang lại cho Tim giải thưởng về các câu chuyện phiêu lưu hay nhất, một giải thưởng mang tên nhà hàng hải người Anh Thomas Cook.
Trước khi tới Việt Nam để thực hiện dự án Mảng Sầm Sơn, Tim còn thực hiện mấy chuyến đi nữa. Thần thoại Hy Lạp kể về Jason vượt biển trên chiếc thuyền Argo và chuyến Ulysses trở về đã tạo nguồn cảm hứng cho Tim thực hiện chuyến đi
https://thuviensach.vn
LỜI NÓI ĐẦU • 11
Thuyền hai buồm cánh dơi, mũi tên đỏ chỉ cái xiếm
vào năm 1984. Một chiếc thuyền đóng hệt như Thời Đồ đồng với 20 tay chèo đã cùng Tim vượt 2400 km theo vết của người xưa. Chuyến đi đã giúp cho Tim cùng các nhà sử học phát hiện nhiều điều về cổ sử Hy Lạp. Bốn năm sau, Tim lại cùng những dân du mục Mông Cổ thực hiện chuyến hành trình theo các bước chân của Thành Cát Tư Hãn, một thời ngang dọc khắp Á Âu.
2- BUỒM CÁNH DƠI, MỘT PHÁT MINH CỦA DÂN TỘC VIỆT Điều gì đã khiến Tim Severin tìm tới Việt Nam vào năm 1993 để thực hiện dự án vượt Thái Bình Dương bằng chiếc mảng tre chạy buồm? Đó là vì khi nghiên cứu sự phát triển của các nền văn hóa, người ta thấy nhiều sự trùng lặp kỳ lạ giữa hai bên bờ Thái Bình Dương và chỉ có thể giải thích rằng từ xa xưa đã có
https://thuviensach.vn
12 • Bè Tre Việt Nam Du Ký
sự giao lưu, tức là đã có những chuyến vượt đại dương bằng những phương tiện thô sơ. Sau một hồi khảo sát tìm kiếm, Tim thấy rằng chỉ có Việt Nam là nơi đã từng sản sinh ra các loại phương tiện vượt biển này và hiện nay vẫn còn sử dụng. Cùng với miền Nam Trung Quốc, Việt Nam là nơi đã đóng góp cho nhân loại hai phát minh trong việc sử dụng sức gió để đẩy thuyền, đó là buồm cánh dơi và chiếc xiếm. Để hiểu được hai phát minh này, chúng ta trước hết cần tìm hiểu những nguyên lý hoạt động của thuyền buồm.
2-1 Một chút lý thuyết về gió và buồm
Chúng ta thử tìm hiểu lực tác dụng vào một cánh buồm ra sao. Ta biết rằng gió tác dụng vào buồm tạo thành lực nâng, theo nguyên lý Bernoulli, tương tự như lực nâng cánh máy bay. Lực đó được phân thành hai thành phần: một để đẩy thuyền tiến về phía trước, và một làm thuyền giạt ngang (hình 1). Chiếc xiếm thò xuống đáy thuyền nhằm triệt tiêu lực khiến cho thuyền giạt ngang, cũng là một phát minh quan trọng của người Việt từ xa xưa cùng với
chiếc buồm cánh dơi. Gió thổi
tới thuyền được xác định theo
hướng mà từ đó nó thổi tới,
ví dụ ta nói gió đông bắc tức
là gió thổi từ hướng đông bắc
tới, và ta phải phân biệt đầu
gió và cuối gió. Như hình vẽ
bên, (hình 2) phía trái là đầu
gió phía phải là cuối gió. Trong
thời đại các tàu chiến dùng
buồm, vị trí của con tàu với
hướng gió rất quan trọng. Con
tàu đứng ở đầu gió, hay còn gọi
là trên gió, là “thượng phong”
https://thuviensach.vn
LỜI NÓI ĐẦU • 13
có điều kiện tiến thẳng về phía đối phương đang ở cuối gió, trong khi đối phương không thể thực hiện được như vậy. Vì thế mới có thành ngữ “chiếm thế thượng phong”. Nếu chọn con tàu nằm dưới gió làm tâm đường tròn thì những điểm nằm trên ba phần tám đường tròn tức là những con tàu D và E được lợi thế về mặt chiều gió hơn là các con tàu A và B nằm dưới gió. Mạn tàu hướng về phía mà gió thổi tới được gọi là mạn đầu gió còn mạn phía đối diện được gọi là mạn cuối gió.
Hình 3-Trên đường tròn hình vẽ, các tàu ở vị trí A và B hoàn toàn bất lợi về hướng gió. Ngôn ngữ dân gian gọi các tư thế khi thuyền chạy so với hướng gió như sau:E- chạy cánh cào, D -chạy vát, C- chạy pha chằng.
2-2 Cấu tạo của buồm cánh dơi
Hình 4-Việc chuyển lèo: hướng gió (màu đỏ) 1-đang đi lèo phải,2-quặt ngược gió để chuẩn bị chuyển lèo,3- ngược gió,4- chuyển sang lèo trái,5- chạy lèo trái
Khác với buồm bình thường chỉ gồm một miếng cho một tấm buồm, buồm cánh dơi được chia thành nhiều miếng nhỏ nhờ các thanh lát, có khi còn gọi là thanh nan (hình 5) như những chiếc nan của một cái quạt giấy. Nhờ các thanh lát này mà ta có thể giương hết buồm hay thu nhỏ diện tích lại giống như khi
https://thuviensach.vn
14 • Bè Tre Việt Nam Du Ký
ta xếp một chiếc quạt. Để điều khiển buồm cánh dơi ta phải sử dụng một hệ thống dây (hình 6) bao gồm dây nâng buồm, dây lèo để điều khiển buồm tùy theo hướng gió và dây thu buồm tức là dây điều khiển các thanh lát. Nếu buồm cánh dơi hình tam giác thì các tấm buồm cánh kẹo có hình tứ giác và cũng được phân chia thành từng miếng với một loạt các thanh lát để thu hay giương hết buồm. Các thanh lát bằng những thanh tre được luồn vào trong các cái túi nhỏ gọi là túi lát để phân chia buồm thành nhiều miếng khác nhau.
5 thanh lát
(thanh nan) Miếng 1
Miếng 6
Thanh lèo
Mép trong được chia thành 6
phần bằng nhau cho 6 miếng
Dây
nâng
buồm
Dây nâng buồm
Dây thu buồm
Dây lèo (dây thanh nan)
Hình 5-Buồm gồm nhiều miếng Hình 6-Hệ thống dây của buồm cánh dơi
3- Chuyến đi của mảng Từ Phúc
Trước khi tới Việt Nam, Tim Severin đã khảo sát miền Nam Trung Quốc và Đài Loan nhằm tìm kiếm một nơi còn sử dụng và có thể chế tạo được mảng tre và buồm. Tất cả vì Tim đã đọc và ảnh hưởng thuyết xuyên dương của một nhà nghiên cứu người Anh tên là Joseph Needham (1900-1995). Nhận thấy có nhiều sự tương đồng về văn hóa giữa hai vùng ven bờ Thái Bình Dương, giữa châu Á và Nam Mỹ, Needham cho rằng đã có một cuộc giao lưu văn hóa bằng các phương tiện vượt biển
https://thuviensach.vn
LỜI NÓI ĐẦU • 15
Tượng An Kỳ Sinh trên núi Yên Tư,ã Quảng Ninh
thô sơ của người Trung Quốc và các dân tộc khác từ cách đây vài nghìn năm. Theo sử sách của Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng (259-210 TCN) đã phái nhiều đoàn người đi tìm thuốc trường sinh bất tử. Ngoài nhiều đoàn đi bằng đường bộ, trong đó có một nhân vật là An Kỳ Sinh, hiện nay còn có một di tích được gọi là tượng của ông ta trên núi Yên Tử – Đông Triều, Quảng Ninh, Việt Nam – còn có đoàn vượt biển hướng về phía Đông mà người cầm đầu là Từ Phúc. Trong một số sử sách như Sử ký của Tư Mã Thiên, Tam Quốc chí của Trần Thọ có ghi chép chuyến đi của ông sang Nhật Bản để tìm thuốc trường sinh bất lão. Sự kiện này đã tạo ý tưởng cho Tim Severin thực hiện chuyến đi bằng mảng tre vượt đại dương và đặt tên cho chiếc mảng tre này là Từ Phúc còn chuyến du hành này mang tên “Chinese Voyage” tức Hải trình Trung Hoa. Nhưng thực ra, do hạn hẹp về nguồn thông tin nên Tim Severin không biết rằng, mảng tre cùng với buồm cánh dơi và xiếm là nhửng sản phẩm độc đáo của dân tộc Việt mà nhiều nhà nghiên cứu như đô đốc
https://thuviensach.vn
16 • Bè Tre Việt Nam Du Ký
Paris1, Claeys JYC, Công Văn Trung, Phạm Văn Chung2 đã dày công nghiên cứu. Bởi vậy, mặc dù chuyến đi mang tên Hải trình Trung Hoa, chiếc mảng tre mang tên Từ Phúc nhưng bản thân toàn bộ chiếc mảng được chế tạo bởi những bàn tay tài hoa của ngư dân Sầm Sơn, Thanh Hóa, hoàn toàn dùng vật liệu tự nhiên, theo quy trình dân gian, không dùng vật liệu mới như dây nylon, sơn hóa chất... và người điều khiển là một ngư dân “chân quê”, chưa từng ra tới Hà Nội, đã nói lên tất cả. Đó là sức sống mãnh liệt của chiếc mảng tre được chế tạo ngay tại quê hương của văn hóa Đông Sơn, đã có khả năng vượt đại dương hàng vạn kilômét. Đó là khả năng kỳ diệu của những cánh buồm cánh dơi, cánh kẹo do bàn tay người thợ vùng Phong Cốc, đảo Hà Nam, Yên Hưng, Quảng Ninh, ngay sát trận địa thủy chiến trên sông Bạch Đằng, là cỗ máy đưa chiếc mảng tre vượt được hai phần ba quãng đường Thái Bình Dương sang
1 Pâris François-Edmond (1806-1893): đô đốc hải quân Pháp, nhà nghiên cứu lịch sử hàng hải. Ông là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên và bàn luận về khía cạnh văn hóa của thuyền bè Việt Nam. Tập sách của ông với tựa đề “Essai sur la construction navale des peuple extra
européens” do Arthur Bertrand Paris xuất bản năm 1841-1843. Gần 4 thập niên sau. Pâris lại cho ra đời một sưu tập, kèm theo nhiều hình vẽ, với tựa đề “Souvenirs de marine: Collection de plans ou dessins de navires et de bateaux anciens ou modernes,existants ou disparus” (Kỷ niệm hàng hải 6 tập; Tuyển tập các sơ đồ và bản vẽ tàu thuyền cổ hay hiện đại, còn tồn tại hoặc đã biến mất) gồm 6 tập do Gauthier — Villars Paris phát hành trong những năm 1882-1908. Cuốn đầu tiên xuất bản năm 1882 đặc biệt giành riêng cho các tài liệu bàn về ghe thuyền Đông Duơng và Nhật Bản. Vị Đô đốc học giả này tìm ra nhiều điểm tương đồng về hàng hải chứng tỏ rằng đã có sự giao tiếp trong quá khứ xa xưa giữa Việt Nam với châu Mỹ xa xôi thông qua con đường trên biển, trước những phát kiến của Colombo. Những luận cứ của ông đã gây tranh cãi sôi nổi và hấp dẫn nhiều nhà khoa học đi vào đề tài nghiên cứu các chuyến xuyên dương của người châu Á cùng như của người Việt cổ xưa.
2 Tác phẩm đầu tiên nghiên cứu về mảng tre của Claeys JYC và Công Văn Trung, Phạm Văn Chung đăng trên BIIEH năm 1942 có tựa đề “Les Radeaux de Peche de Luong Nhiem Thanh Hoa en bambous flottants”
https://thuviensach.vn
LỜI NÓI ĐẦU • 17
châu Mỹ. Chúng ta cần tìm hiểu kỹ hơn về chiếc mảng tre mà Tim sử dụng ra sao.
4- MẢNG TRE VƯỢT THÁI BÌNH DƯƠNG
So với chiếc mảng tre thông thường hiện đang sử dụng tại Sầm Sơn, chiếc mảng tre mang tên Từ Phúc này to gấp hơn hai lần. Để chế tạo chiếc mảng này, Tim đã mời vợ chồng kỹ sư thiết kế tàu Colin Mudie và Rose Mary người Anh làm cố vấn và chuyên viên tàu thuyền dân gian người Úc Nick Burmingham làm cố vấn trong khi chế tạo. Là những người có nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu thuyền dân gian trên toàn thế giới, Colin Mudie (sinh năm 1927) là một chuyên gia hàng đầu về thuyền buồm, đã bỏ công sức hàng chục năm nghiên cứu từ các thuyền buồm Hy Lạp tới những chiếc Yacht hiện đại. Cách làm việc của Tim Severin và các cộng sự thể hiện một phong cách tôn trọng kỹ thuật truyền thống, kết hợp với tư duy hiện đại. Toàn bộ vật liệu sử dụng đều từ thiên nhiên: sử dụng tranh tre nứa lá, lạt mây buộc, sơn ta để quét, tuyệt đối không dùng đinh hay dây nylon để lắp ghép. Cách thi công truyền thống của ngư dân Sầm Sơn được tôn trọng. Tất cả các dữ liệu đó đều được Tim thường xuyên thông báo về Anh cho Colin biết để phân tích. Ngoài ra Rose Mary còn chạy chương trình máy tính để kiểm tra độ ổn định, độ bền của mảng theo ngôn ngữ của công nghệ đóng tàu hiện đại. Kết quả cuối cùng là ngư dân Sầm Sơn đã chế tạo được một chiếc mảng hoàn toàn bằng vật liệu và công nghệ dân gian tại chỗ nhưng được phân tích kỹ lưỡng theo ngôn ngữ đóng tàu thế kỷ 20. Động cơ đẩy mảng đã được những chuyên gia này tìm đúng chỗ. Trên đất nước ta hiện nay còn nhiều nơi có thể chế tạo được buồm dân gian nhưng nơi bảo lưu được truyền thống đó chỉ có Phong Cốc thuộc đảo Hà Nam, huyện Yên Hưng, Quảng Ninh. Làng quê này chỉ cách sông Bạch Đằng, nơi diễn ra các trận thủy chiến
https://thuviensach.vn
18 • Bè Tre Việt Nam Du Ký
chống quân Đại Hán, một hai kilômét. Ba chiếc buồm tứ giác được gọi là buồm cánh kẹo do ông Phạm Văn Chính3 cùng ba người con trai chế tạo đúng theo công nghệ dân gian đã hoạt động có hiệu quả suốt cuộc hành trình. Một bộ buồm được lắp cho mảng ngay tại Quảng Ninh, còn bộ thứ hai được gửi gấp sang Nhật để thay mới trước khi chiếc mảng bước vào cuộc hành trình vượt Thái Bình Dương. Để điều khiển những chiếc buồm, chiếc xiếm, để bảo quản chiếc mảng tre trong quá trình hoạt động, không ai tài giỏi hơn là những ngư dân Sầm Sơn đã tham gia làm nên chiếc mảng này. Bởi vậy, tuy đã có ba bốn bạn cùng đi là những thủy thủ thuyền buồm có hạng trên thế giới, bản thân Tim Severin cũng là một thủy thủ trải qua nhiều chuyến thử thách vượt địa dương, nhưng công việc hàng đầu mà ông quan tâm là tìm một thủy thủ bản xứ. Người được chọn là Lương Viết Lợi4, một thợ mộc, người đã cùng cha mình tham gia vào việc chế tạo mảng cùng với gần 100 ngư dân khác. Qua cuốn chuyện này, các bạn sẽ được Tim kể lại quá trình tìm tòi phát hiện nhân tài trong khi đóng mảng để cuối cùng quyết định chọn Lợi, một thanh niên “chân quê”, xuất thân từ một gia đình nhiều đời làm nghề chài lưới trên bè mảng Sầm Sơn, chưa từng đặt chân tới thủ đô Hà Nội. Bởi vậy, chuyến đi “xuất ngoại” đầu tiên trong đời, chuyến đi ra biển lớn của Lợi là một thử thách lớn. Không phải là những khó khăn chống chọi với cám dỗ trước ánh đèn rực sáng tại Hong Kong hay Tokyo, không phải là sức hút trước miền “đất hứa” America mà là sự cô đơn giữa một nhóm thủy thủ xa lạ, sự khác biệt giữa các nền văn hóa mà lần đầu tiên trong đời Lợi đã phải va chạm. Tuy nhiên, đoàn thủy thủ dưới sự lãnh đạo của Tim Severin đã trở thành một đội ngũ có văn hóa cao,
3 Ông Phạm Văn Chính năm nay 73 tuổi, sống tại đội 7, Phong Cốc, Yên Hưng, Quảng Ninh.
4 Lương Viết Lợi hiện nay vẫn cư trú tại phường Trung Sơn, thị xã Sầm Sơn Thanh Hóa.
https://thuviensach.vn
LỜI NÓI ĐẦU • 19
mọi việc được giải quyết thấm đậm tình người. Và thật cảm động, trên trang bìa sách tặng cho Lợi, người chỉ huy chuyến đi đã viết những dòng chữ: “Tặng Lợi, một người bạn tốt, một thành viên tốt, một thủy thủ tốt. Chúng tôi đánh giá cao tài nghệ của bạn và việc lao động chăm chỉ cùng tinh thần phục vụ tốt trong suốt chuyến vượt Thái Bình Dương” ký tên Tim Severin.
Chúng ta tự hào về những con người như Lương Viết Lợi và ngư dân Sầm Sơn đã chế tạo và điều khiển chiếc mảng vượt Thái Bình Dương. Như Tim Severin đã nhận định, tuy mảng chưa đạt tới bờ châu Mỹ nhưng chuyến đi được hai phần ba quãng đường đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt của chiếc mảng, đã góp phần chứng tỏ cách đây hai nghìn năm nhiều thủy thủ châu Á (như bình luận của tờ The New York Times khi điểm sách này) trong đó có người Việt Nam, Trung Hoa... đã đi rất xa trên đại dương. Điều đó minh chứng cho truyền thống hàng hải của dân tộc, cho chủ quyền của nhiều đảo xa mà tiền nhân đã đặt chân tới và khai phá tạo nên giang sơn gấm vóc ngày nay. Qua câu chuyện này của Tim Severin chúng ta cũng thấy được cách làm việc nghiêm túc, kết hợp công nghệ dân gian với hiện đại, và rút ra những bài học trong việc nghiên cứu văn hóa biển đảo truyền thống của dân tộc, để xây dựng một nền kinh tế biển hùng mạnh trên những vùng biển và hải đảo mà tiền nhân đã đổ biết bao công sức và xương máu.
Đỗ Thái Bình
Kỹ sư đóng tàu
Thành viên SNAME (Hội Đóng tàu Hoa Kỳ)
https://thuviensach.vn
1
NHỮNG CHIẾC BÈ CỔ
XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG
Từ trong bóng tối, chiếc thuyền hải tặc tiến về phía chúng
tôi. Tất cả những gì chúng tôi có thể thấy được là những ánh đèn, xanh, đỏ, và trắng của một chiếc tàu nhỏ lái thẳng về phía chúng tôi từ phía sau. Những chiếc đèn ấy đến rất nhanh và ngày càng gần hơn cho đến khi chúng tôi bắt đầu nghe thấy tiếng động cơ ầm ầm át cả tiếng sóng, và thấy lấp ló theo sau một đợt sóng đầu bạc lớn là bóng đen của tàu có vẻ như là tàu đánh cá. Đó là một đêm tối không trăng, chỉ một vài ánh sao và biển êm đềm. Lúc đó chỉ có Nina, một họa sĩ người Nhật, và tôi đứng gác. Phần còn lại của thủy thủ đoàn – Mark, Joe, và Lợi đang say sưa giấc nồng trong những chiếc túi ngủ trong chiếc lều của mảng. Chiếc tàu lạ hẳn đã nhìn thấy chúng tôi trên radar, và tỏ ra có mối quan tâm đặc biệt. Nó lại gần, tắt động cơ, và mon men sát bên mạn tàu. Một chùm tia sáng chói lòa từ đèn pha phất lên và quét ngang dọc suốt chiều dài chiếc bè của chúng tôi, dò xét kỹ càng. Những gì chúng nhìn thấy thật là kỳ lạ - một cái giàn bằng tre cong cong chỉ vừa đủ nổi lên trên mặt nước, mang theo hai chiếc lều lợp nan mây hệt như những túp lều người ta chỉ nhìn thấy sâu trong rừng rậm nhiệt đới. Phía trên, to như những chiếc quạt to lớn là ba chiếc buồm cánh dơi hình thù rất đặc biệt. Chúng tôi gần như
https://thuviensach.vn
Những chiếc bè cổ xuyên Thái Bình Dương • 21
không di chuyển, giống hệt một con mồi dễ dàng để bị vồ bắt. Ánh đèn pha tiếp tục thăm dò chúng tôi một lúc nữa, rồi bất chợt, tiếng động cơ rú lên và chiếc tàu rời đi.
“Không biết họ muốn gì nhỉ?” tôi quay sang hỏi Nina. “Xem kìa! Họ đã dừng tàu và đang quay lại.” Quả đúng như vậy, chiếc tàu đã quay ngoắt lại và lại tiến thẳng về phía chúng tôi, lần này ở phía mạn bên kia. Giờ đây, nó đến gần hơn nữa và đánh một vòng quanh, sát đến nỗi nước tràn cả lên boong bè chúng tôi. Tôi soi ngọn đuốc lên các vị khách tò mò này và thấy một thân tàu màu xanh lam với một dải sơn trắng bao quanh. Một nhóm người, thấp thoáng như những bóng đen, tụ tập lại giữa tàu. “Có lẽ họ định kéo chúng ta đi nhờ,” tôi thì thầm với Nina. “Được vậy thì đỡ quá. Giờ chúng ta đang ở hải phận của Nhật rồi. Thử gọi họ xem sao.” Nhưng trước khi Nina kịp lên tiếng, chiếc tàu lạ quyết định rời chúng tôi một lần nữa. Khuấy tung mặt nước, nó băng qua mũi tàu chúng tôi và tiến thẳng về bóng tối. Ba ngày sau, khi chúng tôi cập bến tại đảo Miyako của Nhật gần đó, chúng tôi mới vỡ lẽ. Một sĩ quan cảnh sát biển người Nhật đã đến phỏng vấn Nina về chuyến du hành của chúng tôi từ Hong Kong, khi cô ấy nhắc đến chuyến viếng thăm của chiếc tàu đánh cá kỳ lạ kia. Ngay lập tức, viên sĩ quan trở nên cảnh giác.
“Cô có thể tả lại con tàu đó? Nó màu gì?” anh ta hỏi. Nina kể lại với anh ta. “Con tàu đó,” viên sĩ quan trả lời thẳng thừng, “là một tàu hải tặc có tiếng. Chúng tôi đang cố gắng ngăn chặn nó cả mấy tuần nay rồi. Thường thì tàu hải tặc không dám vào hải phận Nhật Bản, nhưng riêng con tàu này thì bạo gan đến nỗi nó dám lên cả đảo và quấy nhiễu. Các anh may lắm đấy. Có lẽ chúng đã quyết đinh rằng cái bè của các anh chẳng bõ tấn công làm chi.” Vậy mà, tôi thầm nghĩ, suýt nữa chúng tôi định nhờ chúng kéo đi.
Ba năm trước, khi bắt đầu chuẩn bị cho chuyến đi thám hiểm này, tôi đã không liệt kê nạn hải tặc vào trong danh sách các mối quan tâm. Lúc đó, đầu óc tôi chỉ nghĩ đến những vấn đề
https://thuviensach.vn
22 • Bè Tre Việt Nam Du Ký
hiển nhiên hơn như là nguy cơ bão nhiệt đới, làm cách nào để kiếm đủ tiền cho dự án này, hay liệu chiếc bè tre này có đủ sức mang năm sáu người vượt qua Thái Bình Dương bao la đến được châu Mỹ. Trước hết, tôi phải đoan chắc rằng cuộc hành trình đầy hiểm nguy này là một chuyến đi đáng thực hiện. Kể từ khi nghiên cứu về lịch sử các cuộc thám hiểm tại Đại học Oxford, tôi đã biết về một giả thuyết nói rằng rất lâu trước khi Columbus đến được Tân Thế giới, các nhà hàng hải châu Á đã đến thăm châu Mỹ nhiều lần và đã gây ảnh hưởng lớn tới nền văn minh phát triển rất cao, nhất là tới vùng Trung Mỹ, nơi cư ngụ của người Maya. Tôi đã bỏ qua ý tưởng này bởi thấy nó phi thực tế. Thái Bình Dương rộng gấp hai lần Đại Tây Dương, và có thể sản sinh các cơn bão có đường kính tới 3000 dặm. Tôi ngờ rằng các thủy thủ thời đó khó có thể vượt qua những cơn bão diện rộng như vậy.
Hơn nữa, những bằng chứng cho thấy sự giao lưu văn hóa ban đầu giữa châu Mỹ và châu Á cổ xưa không đủ sức thuyết phục. Gần hai thế kỷ trôi qua, nhiều học giả không chính thống đã xác nhận những điểm tương đồng giữa văn hóa châu Á cổ và châu Mỹ về kiến trúc, các hình thức nghệ thuật, lịch, ngôn ngữ và nhiều điều khác. Các bằng chứng đưa ra xuất phát từ những môn khoa học đỉnh cao – ví như các điểm tương đồng trong cấu trúc ADN của người châu Mỹ bản xứ và các tộc người châu Á – cho đến các quan điểm chủ quan và đôi khi có cả chút kỳ quặc. Vào những năm 1920 có một trường hợp gây náo động dư luận, đó là một nhà nhân chủng học kiêm du hành xuất chúng - Ngài Graton Elliot Smith - đã quả quyết rằng một tượng điêu khắc bằng đá của người Maya thuộc thế kỷ thứ 18, được tìm thấy tại Honduras, Trung Mỹ, minh họa lại đầu và vòi của hai con voi với các quản tượng. Voi là loài đã tuyệt chủng tại Tân Thế Giới hàng ngàn năm qua, vì vậy người ta khẳng định rằng những nghệ nhân tạc tượng chỉ có thể biết được về loài voi nếu họ đã được dịp tiếp cận với châu Á. Tranh cãi gay gắt nổ ra giữa những người tin là mình nhìn thấy voi vòi dài trong bức tượng,
https://thuviensach.vn
Những chiếc bè cổ xuyên Thái Bình Dương • 23
và những người phản đối, chế giễu rằng đó chỉ là cái mỏ dài của loài vẹt đuôi dài, một loài chim phổ biến ở châu Mỹ. Tranh luận cứ nóng lên rồi nguội xuống nhiều lần qua hàng thập kỷ, và trong thời gian đó thì bức tượng đã bị ăn mòn bởi thời tiết và giờ thì khó có thể nhận ra vẹt đuôi dài hay voi hay bất kỳ thứ gì từ tượng đá nguyên bản đó nữa, và cuộc tranh luận giờ đây phụ thuộc vào bản vẽ của bức tượng kỳ bí đó.
Và cứ như thế, các cuộc tranh luận về việc liệu có mối liên kết xuyên Thái Bình Dương vẫn tiếp tục. Không có gì là chắc chắn, và các chứng cứ tràn ngập cùng với những thông tin kèm theo lại càng khiến cho người ta hoang mang bối rối. Sau đó, tôi có đọc được một ý kiến của một học giả danh tiếng lẫy lừng trong giới Đông phương học. Giáo sư Joseph Needham5 của Đại học Cambridge được công nhận là chuyên gia hàng đầu về lịch sử văn minh và khoa học Trung Hoa. Bộ sách bảy tập về chủ đề này, được xuất bản không dưới hai mươi lăm lần, được xem như là bộ sách uyên thâm, toàn diện nhất thời nay. Trong đó, giáo sư Needham dõng dạc tuyên bố ông tin vào sự tồn tại của sự giao lưu văn hóa bằng đường biển giữa châu Mỹ và châu Á thời xưa. Hơn nữa, ông đề xuất – và đây là điểm đã bắt được sự chú ý của tôi – rằng loại thuyền mà người Trung Quốc đã sử dụng cho những chuyến hành trình xuyên đại dương có nhiều khả năng chính là bè mảng làm bằng tre. Needham tin rằng trong văn hóa Trung Hoa, bè là vật cổ xưa đến nỗi nó có thể là tổ tiên thực sự của thuyền buồm Trung Hoa với hình dáng cong cong và chiếc đuôi tù tù, những nét đặc trưng của bè mảng. Chính vì thế, một hình vẽ nhỏ xíu của một vật trông giống như một cái bè đã thành một trong những chữ tượng hình cổ của người Trung Hoa mang ý nghĩa một chiếc thuyền.
Trí tò mò của tôi đã được kích thích, không chỉ về bè tre, mà về cả giáo sư Needham. Ba mươi năm trước, tôi là một cậu sinh
5 Joseph Needham (1900-1995): nhà Đông phương học người Anh, xuất thân là một nhà sinh học. Cuốn “Science and Civilization in China” gồm 7 tập, gây ra nhiều tranh cãi.
https://thuviensach.vn
24 • Bè Tre Việt Nam Du Ký
viên đang chuẩn bị cho cuộc thám hiểm đầu tiên của mình, đó là đi xe máy theo tuyến đường bộ tới Trung Quốc mà Marco Polo6 đã từng thực hiện. Vào thời điểm đó thì Joseph Needham đã là một trong những học giả Đông phương học nổi tiếng, và tôi viết thư cho ông để xin lời khuyên. Tôi thật sự ngạc nhiên là không những ông hồi âm cho tôi mà còn mời tôi đến gặp trao đổi với ông tại Đại học Cambridge. Tại đó, tôi, một cậu sinh viên non nớt, đã gặp một người đàn ông cao to, oai vệ, rất lịch thiệp và hào hứng giúp đỡ, dành ra thời gian để khích lệ một nhà sử học tập sự hãy lên đường tìm hiểu và làm việc chuyên môn của mình. Lòng hảo tâm của ông đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi, và sau chuyến du hành Marco Polo của tôi đã thành công, tôi đã rất vui khi có thể gửi cho ông một quyển sách như một lời cảm ơn.
Giờ đây, ba mươi năm sau, khó có thể tin được rằng vị giáo sư Joseph Needham đó vẫn còn sống. Quả thực, ông vẫn còn sống: chín mươi hai tuổi, đầu bạc trắng và gầy guộc, thân hình to lớn của ông còng hẳn xuống bởi bệnh thấp khớp và bị giới hạn trong chiếc xe lăn, nhưng vẫn lịch thiệp và khôn ngoan như ngày nào. Lần này, tôi giải thích cho ông về việc thử nghiệm ý tưởng bè tre có thể băng qua Thái Bình Dương, và cách tiến hành của tôi sẽ là làm một bản sao bè tre bằng các vật liệu truyền thống, và khởi hành từ Hong Kong đi theo đường biển của Đài Loan và Nhật Bản để xem liệu chiếc bè có đến được bờ biển California. Liệu ông có cho rằng ý tưởng này là khả thi và nó có thể mang lại đóng góp hữu ích cho cuộc tranh luận về khả năng giao lưu xuyên Thái Bình Dương? Một lần nữa, Joseph Needham lại khích lệ động viên tôi. Ông vẫn tin rằng các thủy thủ từ châu Á đã đến được bờ Tân Thế Giới từ rất lâu, trước cả Columbus, và thậm chí ông còn xuất bản một tập tài liệu chuyên khảo về chủ đề này. “Chuyến du hành này,” ông khẳng định, “là rất quan trọng, không chỉ đối với ngành
6 Marco Polo (1254-1324) nhà buôn và nhà du hành thành Venice, Ý.
https://thuviensach.vn
Những chiếc bè cổ xuyên Thái Bình Dương • 25
khoa học nghiên cứu về các cuộc thám hiểm nói riêng mà còn đối với cả bộ môn nghiên cứu về các nền văn minh nói chung.” Hiển nhiên, bước tiếp theo của tôi là tìm hiểu xem liệu bè tre còn có thể được tìm thấy ở châu Á, và nếu có, thì cố gắng học cách tạo nên chiếc bè và điều khiển nó. Khi Needham hoàn tất cuộc nghiên cứu của ông về kỹ thuật hàng hải Trung Hoa xuất bản năm 19717, hàng ngàn chiếc bè tre được tìm thấy ở bờ phía Tây của Đài Loan, đối diện với Trung Quốc lục địa. Ở đó, bè tre được dùng để đánh cá và vận chuyển ven biển, và có vẻ như trước đó đã băng qua bề rộng chín mươi dặm của eo biển Đài Loan đến thẳng đất liền, vì Needham đã trích dẫn các tài liệu lịch sử Trung Hoa có nói về cướp biển từ Đài Loan đặt chân lên lục địa Trung Quốc trên những chiếc thuyền làm bằng từng bó tre, buộc lại với nhau và cuối cùng cướp biển cũng dùng bè tre này để tẩu thoát. Và vào thế kỷ thứ mười chín, một nhà du hành người Nhật, ông Hata, trong lúc đi tàu hơi nước ngang qua Đài Loan đã vẽ lại hình một chiếc bè tre ở xa xa trên biển, do một cụ già ngồi trong túp lều tre phía đuôi bè (cầm) lái. Nhưng đó là tất cả những hình ảnh mà tôi có thể tìm được, và khi tôi đến Đài Loan để tìm hiểu thì có vẻ như tôi đã quá chậm chân. Đúng là Đài Loan có rất nhiều bè, hàng trăm cái, và vẫn hoạt động ở khu vực ven biển đối điện với Trung Quốc. Nhưng trong hai mươi năm qua, đã có hai thay đổi rõ rệt. Thứ nhất là các chiếc bè bây giờ chạy bằng động cơ. Không còn buồm và mái chèo nữa. Thứ hai là bè không còn được làm bằng tre mà bằng các ống nhựa được uốn cong một cách cẩn thận để bắt chước hình dạng của chiếc bè tre truyền thống. Tôi được một người Đài Loan làm bè trên bờ biển vui vẻ kể lại rằng rất khó khai thác
7 Nhiều ý kiến (ví như Pierre-Yves Manguin, Robert Finlay) phản biện lại công trình này của Needham, cho là đề cao quá mức công nghệ hàng hải Trung Hoa cổ xưa, nhiều thành tích của các nước nhỏ láng giềng cũng được coi là của Trung Hoa. Nhiều ý tưởng này hiện nay được Trung Quốc vay mượn trong chiến lược tuyên truyền nhằm tiến lên làm bá chủ đại dương. (người dịch)
https://thuviensach.vn
26 • Bè Tre Việt Nam Du Ký
tre, vì tre nhanh mục, và không đủ sức để chịu được động cơ lớn. Quả thật là những chiếc bè ống nhựa rất phù hợp với các động cơ công suất lớn đến nỗi tôi nghĩ rằng nếu dùng để chở hàng lậu sẽ rất hiệu quả. Mạn chúng thấp sát mặt nước, chạy nhanh và ra-đa khó phát hiện ra chúng giữa các tàu đánh cá. Ít ra tôi nhận ra một sự thật là hình dáng của chiếc bè tre rất hiệu quả khiến người ta sao chép nguyên xi khi làm bè bằng các vật liệu thời nay. Điều tôi cần bây giờ là tìm ra nơi nào đó vẫn đang sử dụng bè tre đúng nghĩa, và những người biết làm ra chúng.
Sau đó, một sự trùng hợp may mắn đã xảy ra. Một người bạn khác vốn là quản lý của Bảo tàng Hàng hải Exeter ở Anh, bỗng gọi cho tôi và kể về kế hoạch triển lãm bộ sưu tập các tàu thuyền bản địa truyền thống của bảo tàng. Anh ta vừa đến thăm Việt Nam để mua một cái thuyền thúng tre, một loại thuyền có hình dáng kỳ lạ trông như một cái bát to tướng để làm bánh pudding của người Anh. Được dịp tôi hỏi luôn: Anh có thấy chiếc bè có buồm nào không? Và tôi thật ngạc nhiên và vui mừng biết bao khi anh ấy trả lời, “Có!” Anh ta đã thấy chúng vẫn được dùng để đánh cá tại một thị xã nhỏ ven biển tên là Sầm Sơn, cách Hà Nội, nơi từng được gọi là Bắc Việt Nam, khoảng một trăm dặm về phía nam. Anh ấy cũng nói trước với tôi rằng xin giấy phép đi thăm khu vực này sẽ khó đấy, vì Việt Nam vẫn rất ít khi quan hệ với các nước ngoài khối Xã hội Chủ nghĩa. Trong chuyến viếng thăm của anh ta, các cơ quan có thẩm quyền đã rất cảnh giác với các khách phương Tây đến xin du hành ở những nơi ngoài điểm du lịch thông thường. Không nản lòng, tôi viết thư gửi Bộ Văn hóa Việt Nam, trình bày rằng tôi muốn xem các loại thuyền truyền thống của Việt Nam, và sau hai tháng chờ đợi, tôi đã nhận được visa. Vì vậy, vào tháng mười năm 1991, từ Bangkok đến Hà Nội trên một chiếc máy bay Nga cũ kỹ của hãng Hàng không Việt Nam, tôi tự hỏi có thể trông đợi điều gì ở một đất nước đã từng là nước nghèo nhất châu Á. Ngồi cạnh tôi là một người Nhật nghiêm nghị tầm ba mươi tuổi. Anh
https://thuviensach.vn
Những chiếc bè cổ xuyên Thái Bình Dương • 27
ta kể mình đang làm việc cho một công ty Nhật lớn nhưng có sở thích nghiên cứu côn trùng. Việt Nam đã tạo hứng thú cho anh ấy bởi khoa sâu bọ ở nước này gần như bị bỏ bẵng kể từ những năm 1950. Anh ấy đã dành dụm tiền và thời gian nghỉ phép cho chuyến đi này. Khi anh ta vừa dứt lời, một con gián lớn từ khoang hành lý phía trên đầu chúng tôi rớt xuống lòng anh ta. “Con bọ đặc chủng Việt Nam đầu tiên của anh đây,” tôi không ngăn được mình thốt ra một nhận xét.
Tại sân bay Hà Nội, tôi đứng xếp hàng cùng các hành khách khác, hầu hết là các nhà ngoại giao cùng gia đình của họ, và đây đó là vài đoàn đại biểu Việt Nam trở về từ nước ngoài trong những chiếc áo khoác bằng vải cô-tông rẻ tiền và những chiếc mũ phớt cong vành lạc điệu vốn được các công dân khối Đông Âu ưa chuộng. Chúng tôi đợi kiểm tra thị thực. Sân bay tồi tàn. Nhân viên an ninh mặc đồng phục xanh, mặt lạnh tanh. Tôi đưa mắt lướt quanh dải ngăn cách giữa những hành khách đang đến và khu vực ba-ga bụi bặm nơi chúng tôi sẽ nhận hành lý của mình. Đứng bên kia cửa kính đầy bụi là một người đàn ông Việt Nam thấp, mũm mĩm tầm ba mươi lăm tuổi. Anh ta mặc một chiếc áo ca-rô vàng sọc đen nhăn nhúm bỏ ra ngoài một chiếc quần lệch cỡ. Chân anh ta đi dép lê không mang vớ, và một tay thì cầm điếu thuốc lá với tàn thuốc đang rơi trên sàn. Anh ta có ria mép thưa và lộn xộn, mặt hơi mụn, và mắt lồi ra khiến anh ta trông hơi giống một con ếch. Anh ta nhìn lướt qua hàng người đến. Và tôi thật hụt hẫng khi thấy anh ta đang cầm một tấm biển các-tông rách có tên tôi viết nguệch ngoạc trên đó. Tôi vẫy tay với anh ta, và gương mặt mũm mĩm liền nở một nụ cười chào đón, lộ ra một cái miệng đầy những chiếc răng nâu không đều đặn. Sau màn chào hỏi thông lệ, tôi được biết anh ta tên là Trúc, làm ở Bộ Thông tin – mà anh ta cứ phát âm là Quân đội Thông tin8 – đến làm hướng dẫn viên cho tôi. Một số
8 Ministry of Information/Military Information —Trúc ngọng l/n
https://thuviensach.vn
28 • Bè Tre Việt Nam Du Ký
ít người tuy có thể có ấn tượng ban đầu không tốt nhưng hóa ra lại trở thành đồng minh tích cực sau này. Trong suốt mười tám tháng tiếp theo, Trúc đã từ một người dẫn đường kiêm giám sát viên của Bộ trở thành một đồng nghiệp, đồng minh, một Ngài Fixit9, và một người bạn chân thành của tôi. Trong cái xã hội vẫn bị ràng buộc bởi những quy định và chế độ quan liêu, anh ấy đã “hỗn xược” đến mức kỳ lạ. Anh ta chẳng sợ ai hay bất cứ thứ gì. Anh ấy đã dọa nạt, dỗ ngọt, phỉnh phờ, hay trơ cả mặt ra để vượt qua mọi tình huống. Và anh luôn tỏ ra hóm hỉnh. Chúng tôi có thể mệt, đuối sức, dơ bẩn và ngán ngẩm sau những tình huống hết sức mệt mỏi, ví dụ như đi xin cấp một giấy phép, song Trúc vẫn nhận ra khía cạnh hài hước của vấn đề, ngả đầu ra sau, cười khúc khích, để lộ hàm răng đến phát sợ. Trong lúc dẫn tôi ra một chiếc xe Liên Xô cũ xiêu vẹo đậu dưới một tán cây già nua với người tài xế của Bộ đang nằm ngủ dài ở băng ghế sau, anh ta giải thích với tôi rằng Trúc cũng là tên một loài cây thuộc họ tre. Quả là phù hợp!
Xe chúng tôi vượt một quãng đường bốn mươi dặm từ sân bay Nội Bài đến trung tâm Hà Nội, khoảng hơn một giờ lái về hướng nam băng qua đồng bằng sông Hồng đỏ nặng phù sa. Lúc đó là khoảng năm hoặc sáu giờ tối, và con đường vẫn hiển nhiên là xa lộ chính dù có rất nhiều ổ gà và chỉ rộng có một làn rưỡi. Đường luôn tấp nập với dòng xe đạp và thỉnh thoảng một chiếc xe tải kẽo kẹt đi cùng tốc độ với dòng xe đạp và phun khói đen sì. Những chiếc xe tải này tồi tàn đến nỗi bản thân việc chúng đi được cũng đã là một điều phi thường. Tình trạng sứt càng gãy gọng kinh niên của xe cộ càng thể hiện rõ ở những chiếc xe hư máy nằm bên vệ đường, tựa lên một đống đá khiến ta có cảm giác sự hỏng hóc là vô phương cứu chữa. Đôi khi ta có thể thấy được những người tài xế hay thợ máy
9 Mr Fixit (Fix-it)-tên lóng để chỉ những người đàn ông có tài, có những thủ thuật vượt qua mọi rắc rối, có khả năng sửa chữa (Fix, repair) những chỗ lặt vặt. Tên này xuất phát từ phim truyền hình Mr Fixit những năm 1955-1965.
https://thuviensach.vn
Những chiếc bè cổ xuyên Thái Bình Dương • 29
cần cù nện búa, bẻ cong hay hàn vài món phụ tùng tạm thời để sửa xe ngay tại chỗ. Rõ ràng là ở đây không có bất cứ nguồn cung cấp phụ tùng nào cả. Như tôi đã biết, Việt Nam vẫn chịu sự cấm vận kinh tế của Hoa Kỳ, và điều hiển nhiên là đất nước này thiếu thốn cả những vật liệu đơn sơ nhất. Song ấn tượng đầu tiên mà họ đem lại là hình ảnh mọi người vẫn làm việc một cách bình tĩnh với tác phong công nghiệp, dù vật liệu và công cụ đều khan hiếm. Đường được đắp trên một con đê, hai bên đường là các ruộng lúa trải dài, được phân chia chính xác bởi những con mương nhỏ. Trên cánh đồng, những người nông dân làm việc chăm chỉ, cuốc những mảng đất và đập vụn chúng ra, hay sử dụng một cái gàu múc nước trông như một cái xẻng lớn treo trên một cái giá ba chân. Người dùng, thường là phụ nữ, đu đưa cái gàu qua lại, nhịp nhàng múc nước từ mương thảy lên đồng. Tất cả đều rất trật tự và gọn gàng. Không hề có rác ở bên đường, không có mùi hôi, và khi chúng tôi lái qua một làng nhỏ có những ngôi nhà gạch hai tầng, những sạp bán hàng bên đường được dọn ra cẩn thận và bày bao nhiêu là thức ăn, những món quà vặt, rau củ, chiếu tre, có cả vài món hàng tiêu dùng nữa - ở một chỗ nọ có hẳn một hàng trưng bày những chiếc bồn cầu trắng bóng.
Trong khi ấy, Trúc niềm nở tiếp chuyện, dù đôi khi tiếng Anh của anh ấy hơi khó hiểu. Vợ của anh ấy, anh kể với tôi, làm công việc phiên dịch ở văn phòng thống kê thuộc chính phủ. Họ đã gặp nhau ở trường cao đẳng Anh ngữ, giờ có một cậu nhóc ba tuổi, Trúc rõ ràng là cưng thằng cu lắm. Nhưng có vẻ như Trúc vẫn chưa rõ tại sao tôi lại đến Việt Nam. Không ai ở Bộ nói gì với anh ta cả. Tôi nói rằng tôi rất thích được xem bè tre, và nghe nói có thể tìm thấy chúng tại một nơi gọi là Sầm Sơn. Gương mặt Trúc sáng hẳn lên. Vâng, vâng, anh ấy biết chính xác điều tôi vừa kể. Thật trùng hợp, anh ấy cùng vợ con vừa đi nghỉ hè ở Sầm Sơn trở về. Chúng tôi đã vào đến thành phố, và Trúc bảo tài xế lái xe về nhà của anh. Hãy chờ một chút, anh ta nói với anh tài xế, và chạy vội vào trong. Một lúc sau, anh ấy trở
https://thuviensach.vn
30 • Bè Tre Việt Nam Du Ký
Miền quê ngoại thành Hà Nội
lại cầm theo một món đồ lưu niệm đã mua ở Sầm Sơn cho cậu con trai – đó là một mô hình nhỏ, hơi thô sơ của một chiếc bè tre với hai cột buồm và cánh buồm màu đỏ. Có vẻ như tôi đã đi đúng hướng rồi đây.
Hà Nội như bị kẹt lại trong một chiều thời gian khác. Phần lớn do cấm vận mậu dịch, Hà Nội đã bỏ lỡ ba mươi năm viện trợ và phát triển từ cộng đồng quốc tế vốn đã giúp nhiều thành phố ở châu Á thay đổi đến mức khó tin. Nằm ở ngoại ô Hà Nội là những dãy nhà cùng một kiểu xây dựng theo phong cách Xô Viết xấu xí, nhưng ở trong trung tâm vẫn còn những ngôi nhà như lúc người Pháp ra đi bốn mươi năm trước, dù đã bị xuống cấp trầm trọng. Những đại lộ chính được phủ bóng mát nhờ những cây xà cừ đường bệ, cùng với những tòa nhà thuộc địa Pháp có vườn nhỏ ở phía trước, cửa chớp tróc sơn màu xanh lá, và tường vàng sẫm loang lổ mốc vùng nhiệt đới. Nhưng điều
https://thuviensach.vn
Những chiếc bè cổ xuyên Thái Bình Dương • 31
làm cho ta có cảm giác thời gian ngừng lại chính là sự vắng mặt của những chiếc xe hơi. Người Việt Nam không đủ sức nhập khẩu xe hơi. Vì vậy, các đại lộ của Hà Nội chỉ có những dòng xe đạp bình thản đi trên con đường rộng thênh thang, không có tiếng ồn và mùi hôi của xe hơi và xe tải như phần lớn các thành phố thủ đô khác của châu Á. Âm thanh chói tai nhất là tiếng còi bíp bíp của những chiếc xe máy ngày càng thịnh hành nơi đây. Chúng len lỏi vượt qua những chiếc xích lô chậm chạp với người đạp xe đầu đội mũ cối vốn là kiểu mũ chuẩn được sản xuất tại Nhà máy Mũ số 1 nằm ở ngoại ô thành phố, một nét nhấn để hoàn tất cái cảm giác thời gian ngưng đọng.
Các chợ quán và khu phố cổ vẫn còn giữ được nét xưa. Ở đó, những ngôi nhà nằm sát cạnh nhau, cao không quá hai lầu, mái ngói đỏ, và ăng ten tivi chĩa khắp hướng được gắn trên những sào tre thay vì những cọc bằng kim loại. Một lần nữa, sự thiếu thốn nguyên vật liệu và sự hiện diện của các sản phẩm tự chế thật hiển nhiên. Trên một con đường nọ, người ta đang làm xe đạp từ những cái ống, hàn lại với nhau từng phần một rồi sơn lại. Trên một con đường khác, các bộ phận, thiết bị điện tử được bày bán trên các sạp hay ngay trên vỉa hè, song có vẻ như chúng đã quá lỗi thời và không còn sử dụng được nữa – các thiết bị của Đông Đức to và nặng nề cũng phải khoảng mười đến mười lăm năm tuổi, các cuộn dây điện chằng chịt, các bộ phận điện tử để gắn vào tủ lạnh hay máy lạnh đã không còn được sử dụng ở phương Tây hay các nước đang phát triển vùng Đông Nam Á nữa. Những con đường nhỏ xuyên chợ không đủ rộng cho xe ô tô đi vào nên chúng tôi lại bắt gặp cảnh giao thông chỉ có xe đạp và xe gắn máy. Nhiều người ra vào lối cửa chợ để ngồi buôn chuyện, và nấu nướng trên những bếp than nhỏ dựng trên những phiến đá vỡ trên vỉa hè. Họ ngồi trên những chiếc ghế nhỏ xíu chỉ lớn hơn cái guồng quay tơ một chút, khom người xuống bàn để ăn – có vẻ như lúc nào họ cũng ăn – vài tô phở trong tiếng chuông lanh lảnh của xe đạp và tiếng còi bíp bíp của xe gắn máy vốn không hề có ý xin đường mà chỉ để báo
https://thuviensach.vn
32 • Bè Tre Việt Nam Du Ký
cho người ta biết là mình đang đến thôi. Dù chật chội như vậy mà nơi này vẫn sạch đến mức ngạc nhiên. Thì ra mỗi tối, Trúc giải thích, có tiếng cồng báo rằng xe gom rác đang đến, và mọi người đặt bịch rác của mình gọn gàng vào xe.
Trúc nói là xe sẽ thả tôi xuống khách sạn, và chiếc xe dừng lại bên ngoài một căn nhà nhỏ trên phố. Nó nằm ở trong góc, giữa một cửa hàng đồ sắt bán những chiếc xô mạ kẽm được gò bằng tay, và một cửa hàng bán bột màu để pha sơn. Tôi được dẫn lên một cầu thang hẹp ở phía sau đến một căn phòng trắng có một chiếc giường rất cứng ở một góc phòng. Bên ngoài phòng là một buồng tắm, có một cái xô, một vòi hoa sen, và sàn xi
Chợ Hà Nội
https://thuviensach.vn
Những chiếc bè cổ xuyên Thái Bình Dương • 33
măng. Những chỗ nối điện thì lẫn lộn đủ loại điện áp và các kiểu phích cắm, châu Âu, Anh, Mỹ, và Liên Xô. Toàn bộ mạng điện nằm lộ ra bên ngoài, nhiều dây dẫn điện bị sờn hỏng lớp bọc, và những con thằn lằn chạy ngang dọc trên trần nhà.
Dưới nhà, tại phòng trước, tôi ngạc nhiên khi ngồi cùng bàn ăn tối với một khách nước ngoài khác, một người Pháp, một kế toán đến từ Dijon. Ông ta muốn đến thăm xem Việt Nam như thế nào, ông ta kể với tôi, vì mối liên hệ giữa Pháp với các thuộc địa trước đây. Đại sứ quán Việt Nam ở Paris đã từ chối cấp thị thực du lịch cho ông, nên ông ấy đã phải đến Bangkok và xin được thị thực nhờ một dịch vụ du lịch. Hai ba cô gái gọi đến tiếp cận chúng tôi khi chúng tôi đang dùng bữa và bị đuổi đi. Rõ ràng họ được đưa đến theo lệnh của người thanh niên lươn lẹo kia, hình như là cháu của chủ nhà khách. Anh ta đang bận rộn sắp xếp lịch đặt phòng trong khi những người chị em ruột lẫn chị em họ đang ngồi sơn móng tay và xem tạp chí truyền hình để giết thời gian ở gian trước. Bất thình thình từ bên ngoài vọng vào một tiếng hú to của động cơ hơi nước. Tôi vội chạy ra xem. Đường ray xe lửa bắt ngang qua con đường hẹp, dẫn đường cho xe lửa bình bịch chạy qua giữa đám đông những người đi xe đạp đã dừng lại và xuống xe để cho xe lửa qua. Đêm tối và khói xám đen từ động cơ bao trùm đám đông làm tôi có cảm giác mình đã lạc vào một cuốn phim trắng đen những năm 1930.
Sáng hôm sau, Trúc và tôi bị trễ mất nhiều giờ vì Trúc phải đến Bộ Nội vụ để thuyết phục họ cấp cho tôi giấy phép đi Sầm Sơn. Sau đó, chúng tôi lại lên đường trong chiếc xe ọp ẹp đã đón chúng tôi tại sân bay. Lần này chúng tôi thẳng tiến hướng Nam, ra khỏi thành phố, dọc theo Quốc lộ 1, con đường nối liền thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nơi mà hầu hết mọi người vẫn quen gọi là Sài Gòn. Xe không thể đi nhanh được. Lúa vừa được gặt xong, nông dân liền tận dụng các con đường qua lại, rải các bó rơm trên mặt đường để bánh xe hơi và xe tải làm bung ra những hạt lúa cuối cùng còn sót lại. Quốc lộ
https://thuviensach.vn
34 • Bè Tre Việt Nam Du Ký
1 chỉ rộng có một làn rưỡi đường, vì vậy mà vài lần chúng tôi suýt gặp tai nạn khi xe chúng tôi đang chạy trên thảm rơm và phải len lỏi giữa mấy bác nông dân không sợ chết cứ chốc chốc lại lon ton đi ra để chỉnh sửa lại sân lúa của mình, mà đầu và tay của họ chỉ cách bánh xe đang lăn có vài phân. Một lần nữa, chúng tôi lại nhìn thấy những chiếc xe tải bị hỏng, thỉnh thoảng có xe hơi và xe jeep, đôi khi có một xe do trâu kéo, móng chân bịt sắt gõ lọc cọc trên mặt đường nhựa. Ít nhất chín phần mười phương tiện giao thông là xe đạp. Thậm chí, xe đạp còn được dùng để vận chuyển hàng hóa. Đã hai lần chúng tôi vượt qua những hàng dọc cả trăm người, đi bộ và kiên trì đẩy chiếc xe đạp bên cạnh mình. Mỗi chiếc xe đạp chất gọn gàng những bao lúa căng phồng hay những bó cành cây được chặt và sẽ được dùng làm phân bón. Như những đàn kiến cần cù bền bỉ theo những hàng dọc di động phi thường, những người đàn ông và phụ nữ này, không một chút thở dốc hay than vãn, đang cần mẫn đẩy gánh nặng với nụ cười trên môi.
Tôi chợt nhận ra rằng không ai ngồi không cả. Không có những kẻ lười nhác, không có những người bàng quan đứng nhìn, không ai chỉ ngồi bên đường ngắm cảnh trôi qua. Tất cả mọi người dường như đều làm việc hay đang vội vã đi từ nơi này đến nơi khác trong lúc đang mang vác một vật gì đấy. Không khí đầy tác phong công nghiệp và lòng quả quyết với tôi thật ấn tượng. Và một lần nữa, tôi lại thấy sự thiếu thốn nguyên vật liệu nghiêm trọng. Quốc lộ 1, con đường độc đạo quan trọng nhất toàn quốc, thậm chí không có được một cây cầu cho riêng nó. Nó phải dùng chung cầu của đường ray xe lửa chạy song song với con đường. Vì vậy, mỗi lần chúng tôi gặp một con sông, lập tức phải chuyển qua đi trên cầu đường sắt, dọc theo đường ray.
Mất đến bốn giờ đồng hồ để đi hết quãng đường khoảng một trăm dặm từ Hà Nội đến một nhánh đường đưa chúng tôi vào Sầm Sơn. Hoàng hôn đã buông xuống khi chúng tôi đến nơi,
https://thuviensach.vn
Những chiếc bè cổ xuyên Thái Bình Dương • 35
và xe chúng tôi rẽ vào khu văn phòng Ủy ban Nhân dân thị xã Sầm Sơn. Buổi tối, các văn phòng đóng cửa, không đèn và không ai đến chào chúng tôi cho đến khi một người đàn ông cường tráng khoảng gần năm chục tuổi đi xe gắn máy rẽ vào bãi đậu xe và xuống xe. Ông ta mặc bộ đồ đông xuân. Trúc giới thiệu ông tên là Khiêm, chủ tịch Ủy ban Nhân dân. Tôi có cảm tình với ông Khiêm ngay. Ông ấy không giống một quan chức quan liêu. Thật vậy, ông xin lỗi vì đã đến trễ, nói là ông vừa đi đá bóng với đội địa phương về. Ông có khuôn mặt chữ điền, có vẻ thông minh và trầm tính toát lên sự tự tin. Trong chiến tranh chống Mỹ, ông được cử đi học ở Moskva, và từ đó ông tiếp tục học về nông nghiệp thêm ba năm tại Cuba trước khi về lại Hà Nội để hoàn tất một bằng đại học khác. Ông Khiêm không hề bảo thủ. Ông rất mạnh mẽ, suy nghĩ thoáng, và rất quyết tâm phát triển kinh tế cho thị xã nhỏ của mình bằng mọi cách có thể. Hơn thế nữa, cha và ông của ông cũng là ngư dân, và khi tôi hỏi về bè tre đánh cá thì ông ấy biết rõ như lòng bàn tay. Vâng, ở Sầm Sơn vẫn còn bè tre đánh cá. Đây là nơi cuối cùng tập trung một lượng lớn bè tre ở Việt Nam.
Có khoảng ba bốn trăm mảng tre rải rác khắp các bờ biển xung quanh, song lượng bè mảng tập trung đông nhất là ở phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn. Mỗi mảng thuộc sở hữu và được một hai người sử dụng. Cứ mỗi rạng sáng, trong làn gió mát buổi sớm, họ chèo mảng ra cách bờ biển khoảng một dặm, đánh cá đến tận trưa, rồi chèo về trong ráng chiều. Mẻ lưới thường khá nhỏ, chỉ vài con cá con tôm, vừa đủ để làm cơm nuôi gia đình qua ngày và còn dư một ít để bán cho những bà bán cá trong chợ hay chạy xuống bờ biển mua cá. Sáng hôm sau, ông Khiêm sẽ sắp xếp cho tôi gặp vài người dân chài, có thể đi luôn ra biển trên một chiếc mảng.
Trúc và tôi ngủ đêm lại đó, tại một trong số nửa tá khách sạn hướng ra biển, thật xấu xí và chưa được hoàn tất. Chúng bằng bê tông lắp ghép theo kiểu Liên Xô và chưa gì đã bắt đầu nứt nẻ,
https://thuviensach.vn
36 • Bè Tre Việt Nam Du Ký
https://thuviensach.vn
Những chiếc bè cổ xuyên Thái Bình Dương • 37
https://thuviensach.vn
38 • Bè Tre Việt Nam Du Ký
loang lổ các vết bẩn, thậm chí mục rữa trước khi được hoàn tất. Xen lẫn giữa những khách sạn là những nhà nghỉ duyên dáng hơn với mái ngói đỏ, và thấp thoáng chỗ này chỗ khác là những căn nhà hai gian của dân chài, thường dùng luôn làm quán cà phê hay tiệm ăn mỗi dịp hè sang. Tôi thức dậy vào buổi sáng hôm sau và chợt nhận ra đường phố thật vắng vẻ bởi đang là mùa đông, không ai đến Sầm Sơn trong thời tiết ẩm thấp, ảm đạm và lạnh lẽo này cả. Những khách sạn trống trơn và ẩm ướt, các cửa hàng đóng cửa nằm im, song ngoài biển kia là một cảnh tượng khiến tôi vô cùng kinh ngạc. Nơi đường chân trời chi chít những cánh buồm tam giác của hàng trăm chiếc mảng tre. Dù nhỏ, mỗi chiếc mảng có đến ba buồm khiến người ta có cảm giác toàn bộ mặt biển được bao phủ bởi những cánh buồm, đan vào nhau như cùng lướt đi trong vũ điệu minuet10. Không mảng nào trang bị động cơ dù là nhỏ nhất, chúng hoàn toàn chạy bằng sức gió hoặc mái chèo, di chuyển tới lui theo luồng cá như một đàn bướm khổng lồ. Phần lớn các cánh buồm có màu trắng ngả vàng, đôi khi có ngư dân khâu vào cánh buồm của mình một dải màu xanh hoặc đỏ, tạo nên những vệt màu tươi sáng trong đoàn thuyền đánh cá. Chưa bao giờ trong đời tôi được nhìn thấy nhiều thuyền đánh cá vận hành chỉ bằng buồm như thế, và có lẽ tôi sẽ không thể chứng kiến cảnh tượng tương tự ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.
Trưa đến, đoàn thuyền đánh cá bắt đầu quay đầu vào bờ, và tôi nghiệm ra rằng vì lẽ gì mà mảng tre đã trụ lại được ở Sầm Sơn. Bờ biển dài, bằng phẳng và thoai thoải nhẹ nhàng đến nỗi không có loại thuyền nào có thể vào bờ mà không bị mắc cạn. Nhưng riêng đối với chiếc mảng tre vốn chỉ cần mực nước ít hơn ba mươi phân để nổi, nó có thể lướt vào chỗ nước nông dễ
10 minuet hay đọc theo tiếng Pháp menuet, một vũ điệu thời kỳ Baroque. Đó là một vũ điệu khoan thai nhịp ba, có tính cách thanh lịch và trang nghiêm, mặc dù vào cuối thế kỷ thứ mười tám, vũ điệu này đôi khi được chơi với một tốc độ sôi động hơn. Các bản giao hưởng cổ điển đều có minuet, ví dụ minuet in G của Beethoven
https://thuviensach.vn
Những chiếc bè cổ xuyên Thái Bình Dương • 39
dàng. Từ xa, trên những chiếc mảng thấp lè tè dường như vô hình giữa những gợn sóng lăn tăn, những người dân chài trông như đang đứng trên mặt biển. Khi mảng chạm vào bờ cát, họ có thể nhảy xuống nước và bước lên bờ vì mực nước chỉ đến đầu gối. Ở đó, họ gặp lại người thân trong gia đình háo hức ra giúp họ xách lưới, các cột buồm, và các dụng cụ thuyền bè về những túp lều dựng giữa các hàng thông viền quanh bờ biển. Sau đó, sáu người sẽ đứng vào vị trí quanh chiếc mảng, luồn dây thừng ở bên dưới, mắc nó vào những cái ách trên vai và nâng thân mảng ra khỏi mặt nước, mang nó chạy nhanh lên bờ rồi đặt xuống tại chỗ mà mớn thủy triều cao nhất không thể chạm tới.
Tôi lại gần để xem một trong những chiếc bè mảng đã được đưa lên bờ. Chúng có kiểu dáng thật duyên dáng mà lại đơn giản. Mười tám cây tre luồng lớn được buộc lại với nhau để làm thành một cái sàn, chiều dài lớn hơn chiều ngang khá nhiều. Các vết cháy sém dọc theo thân luồng cho thấy chúng đã được hơ nóng bằng lửa để tạo thành đường cong như một cây cung. Ba cột buồm được đặt trên những khối gỗ thô, nối với mặt trên của sàn mảng, và mọi thứ được cột lại với nhau bằng một thứ hình như là lạt tre. Không hề có một cây đinh hay bất cứ thứ gì bằng kim loại cả. Có một đặc điểm thú vị đáng quan tâm nhất là có có ba khe hẹp được cắt xuyên qua thân mảng. Qua những khe này, những người dân chài luồn vào những miếng sống thuyền dài và hẹp có thể rút ra rút vào, được gọi là những miếng xiếm, giúp mảng giữ thăng bằng khi đi trên biển. Theo giáo sư Needham, những miếng xiếm này là một đặc trưng văn hóa quan trọng làm nên mối liên hệ giữa châu Á với Tân Thế Giới. Xiếm là một phát minh chỉ thấy ở các phương tiện thủy thô sơ vùng Đông Á và vùng bờ biển Thái Bình Dương của Nam Mỹ, hai vùng đối diện nhau và được ngăn cách bởi Thái Bình Dương. Hoặc là hai bên đã cùng nhau sáng tạo ra xiếm, hoặc là một bên đã sao chép từ bên còn lại. Có thể là bè mảng từ châu Á, hoặc là từ phía bên kia, đã mang công nghệ này vượt đại dương bao la.
https://thuviensach.vn
40 • Bè Tre Việt Nam Du Ký
Nhờ sự giúp đỡ của Trúc, tôi được dịp tới tấp hỏi han các bác ngư dân. Tre luồng được lấy ở đâu để làm mảng? Chúng được đưa về từ khu rừng cách đây một trăm dặm sâu trong đất liền, và phải là một loại tre cực lớn đặc biệt dành cho việc làm mảng. Họ dùng cái gì để buộc mảng lại với nhau? Thường là dùng lạt tre, phải được luộc nước vôi để dễ uốn và chống mối mọt. Song đôi khi họ dùng lạt mây, một giống cây rừng có các tua dài khiến chúng thành vật liệu buộc nối tự nhiên. Và bây giờ là câu hỏi chính của tôi: theo các bác thì mảng tre có thể nổi được bao lâu? Các bác ngư dân có vẻ ngại ngần. Họ không thể cho tôi câu trả lời chính xác theo kinh nghiệm của mình vì họ chiều nào cũng đem mảng của mình đặt lên bờ cho ráo. Họ chỉ biết rằng tre có thể nổi được ít nhất là ba tháng và đoán là mảng tre có thể nổi được lâu hơn. Một điểm cũng quan trọng không kém là sức bền của các mối dây buộc. Cứ ba tháng một lần, ngư dân lại phải tháo mảng ra thành từng miếng và buộc lại bằng các lạt tre mới hoặc, vào thời nay, là dùng dây nylon vẫn thường làm dây câu. Vậy các bác nghĩ thế nào về việc dùng một mảng tre lớn đi xuyên Thái Bình Dương? Các ngư dân có vẻ ngạc nhiên. Sau đó, có lẽ vì không muốn tỏ ra thiếu tin tưởng về chiếc mảng mà họ vẫn luôn tự hào, họ đáp rằng: Sao lại không?
Hai ngày tiếp theo, tôi lội ngược lội xuôi dọc bãi biển Sầm Sơn, đo đạc các bè mảng, thu thập chiều dài của lạt tre và vài mảnh luồng rời ra để làm mẫu, quan sát dân chài sửa chữa thuyền bè, hỏi thêm cái này cái kia, và ghi chép lại để đem về cho Colin Mudie11. Đó là một kỹ sư đóng tàu ở Anh, người đã giúp tôi thiết kế ba chiếc thuyền mô phỏng các con thuyền cổ: một chiếc xuồng bọc da đã dùng vào năm 1976-1977 để đi xuyên Bắc Đại Tây Dương nhằm chứng minh rằng các vị tu sĩ người Ireland đã có thể đến được châu Mỹ cả ngàn năm trước
11 Colin Mudie (1927-): kỹ sư đóng tàu Anh, chuyên về thuyền buồm từ hiện đại tới thô sơ. Tàu buồm của Hải quân Ấn Độ mang tên Shudarshini đã vào thăm cảng Đà Nẵng năm 2011.
https://thuviensach.vn
Những chiếc bè cổ xuyên Thái Bình Dương • 41
Colombus; một chiếc thuyền buôn kiểu Ả Rập cổ thuộc thế kỷ thứ tám với những miếng ván thuyền được ghép với nhau bằng dây dừa, đi từ Muscat thuộc bờ biển Ả Rập đến Trung Quốc vào năm 1980-1981 để vẽ lại những con đường thông thương buôn bán buổi đầu của vương quốc Ả Rập vốn là nơi khơi nguồn những câu chuyện nổi tiếng về chàng thủy thủ Sinbad; và một bản sao của chiếc thuyền chèo thời đồ đồng vốn cần tới hai mươi tay chèo thuyền, khởi hành vào năm 1984 từ Hy Lạp đến nước Georgia trên bờ biển Đen, để tìm lại lộ trình của Jason và những người trên thuyền Argo12. Lần này, tôi sẽ nhờ Colin thiết kế cho tôi một chiếc thuyền hoàn toàn khác: một chiếc mảng có thể vượt 6.500 hải lý, đoạn đường tương đương với hải trình từ châu Âu băng qua Đại Tây Dương để đến Bắc Mỹ và quay lại.
Cuối cùng Trúc cũng giới thiệu cho tôi hai ngư dân đồng ý đưa tôi đi một chuyến ra khơi thử nghiệm bằng bè mảng đánh cá. Tôi đã đi cùng họ, hai người dân chài mỗi người chỉ mặc có áo thun và quần đùi, đẩy mảng ra khỏi vùng nước nông cho đến lúc nước ngang đùi. Sau đó cả ba chúng tôi leo lên mảng và hai ngư dân bắt đầu khua các mái chèo và từ từ đưa mảng hướng về khu vực những dãy sóng vỗ bờ nằm giữa chúng tôi và biển khơi. Khi chúng tôi đến được những dãy sóng vỗ bờ, một chiếc thuyền nhỏ hẳn sẽ bắt đầu trồi lên thụt xuống khi đương đầu với những ngọn sóng. Song mảng tre từ từ rẽ sóng tiến lên một cách êm ái. Thay vì bị nhấc lên trên không mỗi đợt sóng qua, chiếc mảng bình thản hấp thụ từng ngọn sóng xuyên qua nó. Nước biển chảy tràn lên mặt mảng qua những kẽ hở giữa những cây luồng, và cứ như thế ngọn sóng chồm xuyên qua mảng tre. Đó là một cảm giác thật lạ lẫm: tuy chiếc mảng thật sự đang ngập trong nước và cả ba chúng tôi đều bị ướt đến mắt cá chân, tôi
12 Jason và những người đi trên thuyền Argo — theo thần thoại Hy Lạp Jason cùng những người đi trên thuyền Argo trước khi xảy ra chiến tranh thành Troy để đi tìm bộ lông cừu vàng
https://thuviensach.vn
42 • Bè Tre Việt Nam Du Ký
Ngư dân Sầm Sơn
không hề cảm thấy như mình đang lênh đênh trên biển, không tròng trành nghiêng ngả hay trồi lên thụt xuống gì cả. Và khi chúng tôi qua được lằn ranh những đợt sóng vỗ bờ, căng ba chiếc buồm lên, cảm giác còn kỳ thú hơn. Phần mũi mảng cong lên thì không hề chạm nước, hai bên hông mảng cũng vậy. Nhưng bề mặt chính của mảng thì ngang bằng với mực nước biển, thậm
https://thuviensach.vn
Những chiếc bè cổ xuyên Thái Bình Dương • 43
chí còn ngập trong nước. Tôi theo dõi một chú cá nhỏ, không lớn hơn cá lòng tong là bao, bơi đến một bên hông mảng, tìm được khe hở giữa hai luồng tre, luồn lách xuyên qua mảng, và bơi ra từ hông bên kia rồi quay ra biển.
Hai ngư dân hoàn toàn thoải mái làm việc trên mặt sàn mảng luôn ngập nước. Họ điều chỉnh những cánh buồm làm từ vỏ bao bố vứt đi, và khẽ trượt những chiếc xiếm lên xuống tùy theo hướng gió trong khi chiếc mảng của họ đang kéo một chiếc lưới vét có mắt lưới khá mịn đang ngập sâu trong nước. Họ có vẻ hài lòng khi chỉ bắt được chừng một bát đầy những con tôm nhỏ. Về sau tôi mới được biết rằng, tôm này rất được giá tại Hà Nội, đủ tiền cơm một ngày cho gia đình họ. Bữa trưa của họ chỉ có một nắm cơm nguội đựng trong một ống kín nước được làm rất khéo léo bằng cách chặt một đầu đoạn ống tre và dùng lại đầu đó làm nắp. Một ống tre khác được dùng đựng nước uống. Sau vài giờ, chúng tôi quay đầu vào bờ, giương buồm cho đến khi gặp lại làn sóng vỗ bờ và dùng mái chèo lèo lái mảng tre để hướng nó đi thẳng qua những đợt sóng một lần nữa lại đi xuyên qua mảng và tràn lên làm ướt chân chúng tôi. Các ngư dân không ngại ngần gì nước biển vốn vẫn còn ấm dù đã vào tháng mười, và tôi nhận ra rằng lối sống thủy cư của họ đã sản sinh ra những đôi vai cuồn cuộn cơ bắp nhờ khua đảo mái chèo, và những đôi bàn chân to bè với những ngón linh hoạt có khả năng bám chặt lấy bề mặt ướt nhem của mảng luồng.
Ngay khi rảo bước trên nền cát ẩm đi lên bờ đến chỗ Trúc đang đứng đợi, tôi đã đi đến một quyết định: đất nước, nơi tôi nên làm chiếc bè vượt đại dương để chứng minh học thuyết “Xuyên dương” của Needham chính là Việt Nam. Nước này nằm trong vùng chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa13; con người
13 Trong quá khứ, các nghiên cứu cho rằng các phát minh này xuất phát từ văn hóa Trung Hoa, nhưng theo nhiều nhà nghiên cứu, xiềm là một phát minh của người Việt cổ.
https://thuviensach.vn
44 • Bè Tre Việt Nam Du Ký
nơi đây rất chăm chỉ và đáng tin cậy; và tại Sầm Sơn có những ngư dân và thủy thủ sử dụng mảng tre với kỹ năng đặc biệt và họ có đủ kiến thức để chế tạo ra chiếc mảng. Nếu ông Khiêm đồng ý, tôi sẽ quay lại Sầm Sơn ngay khi tôi có bản thiết kế của chiếc mảng vượt đại dương, và sau đó chúng tôi sẽ tiến hành các bước kế tiếp theo kế hoạch.
https://thuviensach.vn
2
LÀM MẢNG TẠI VIỆT NAM
Colin cảnh báo với tôi: “Ai cũng biết rằng mảng có vấn đề
về tính ổn định khi bị nghiêng góc lớn, và việc lật lại một chiếc mảng lớn càng khó hơn sau khi nó bị lật úp vì nó có độ ổn định ban đầu rất lớn.” Nói thẳng ra là, mảng tre của Việt Nam rất ổn định, song đó cũng là nhược điểm nguy hiểm nhất của nó: khi mảng bị nghiêng đến một góc nhất định, nó sẽ bất thình lình bị lật úp, và một khi đã bị lật úp thì gần như không thể lật nó ngửa trở lại. Và tất nhiên là, đang đi ở giữa đại dương mà mảng bị lật úp thì thủy thủ đoàn sẽ gặp rắc rối to. Tôi đã đem theo những đoạn mẫu luồng lấy từ Sầm Sơn và cả những lạt tre dùng để buộc luồng khi đến gặp kỹ sư đóng tàu tại nhà của ông ở phía nam nước Anh. Colin tỏ ra rất thích thú với bất kỳ thử thách kỹ thuật lạ thường nào, và ông đã phát huy hàng loạt những kỹ năng đáng nể. Là một nhà thiết kế hàng đầu về các tàu buồm huấn luyện, ông còn là một tự điển sống về các loại thuyền buồm cổ, truyền thống. Nhờ đó ông đã cho ra vô số bản thiết kế nhiều loại thuyền, từ bản sao chiếc thuyền buôn của thế kỷ thứ mười bảy cho đến chiếc thuyền buồm Trung Hoa. Bây giờ ông đã sẵn sàng thiết kế sơ bộ một chiếc mảng tre vượt đại dương dựa theo các số liệu tôi đã thu thập được tại Sầm Sơn và Đài Loan, cũng như là tham khảo các mẫu bè cổ và thuyền buồm trong sử sách Trung Hoa. Ông còn cẩn thận
https://thuviensach.vn
46 • Bè Tre Việt Nam Du Ký
cùng vợ là bà Rosemary viết và cho chạy một chương trình máy tính nhằm nghiên cứu tính ổn định lý thuyết của mảng khi chịu các tải trọng khác nhau. Colin rất nể các dân tộc bản địa đã xây dựng và phát triển các phương tiện thủy của mình qua nhiều thế kỷ. Vì vậy, chúng tôi đã nhất trí sẽ tiến hành công việc theo từng bước với sự tham gia sát sao của những người thợ làm mảng ở Sầm Sơn.
Đầu tiên, Colin đưa ra bản thiết kế sơ bộ một mô hình mảng dài khoảng nửa mét, chính xác đến từng chi tiết. Tôi sẽ đem mô hình này đến gặp những người dân chài ở Sầm Sơn và nhờ họ làm một mảng mẫu, với chiều dài bằng phân nửa chiếc mảng thật. Với cách làm này, chúng tôi hy vọng sẽ học hỏi được thêm vài điều về các kỹ thuật cần thiết để làm một chiếc mảng lớn hơn rất nhiều so với mảng tre Sầm Sơn. Và chúng tôi cũng sẽ dùng mảng mẫu này để đi thử. Sau khi Colin đưa thêm vào các chi tiết cho bản thiết kế cuối cùng, tôi sẽ tiến hành làm mảng tre với kích thước thật dành cho chuyến đi xuyên đại dương.
“Anh tính nó sẽ dài bao nhiêu?” Colin hỏi tôi.
“Khoảng mười tám mét. Cho một thủy thủ đoàn khoảng năm hay sáu người.” Tôi đáp.
Colin nhẩm tính nhanh. “Theo những điều anh đã quan sát được ở những mảng đánh cá ở Sầm Sơn thì kích thước này cũng vừa phải đấy. Tôi cũng đoán là mảng xuyên dương của anh sẽ dài khoảng mười sáu đến mười tám mét, với ba lớp luồng để cung cấp đủ sức nổi cho thủy thủ đoàn cùng tất cả các đồ dùng.”
Đến tận thời điểm này tôi vẫn chưa có suy nghĩ cụ thể nào về thành phần thủy thủ đoàn của mình. Chắc chắn nhất là tôi phải tuyển được một ngư dân Sầm Sơn, người biết cách thao tác và làm việc với tre luồng, đồng thời có thể dạy lại cho mọi người kỹ thuật lái mảng sử dụng xiếm. Anh ta phải sẵn sàng rời quê hương đi biển không chỉ vài hải lý xa bờ mà cả ngàn dặm vượt đại dương, sống khoảng sáu tháng trên mảng cùng với những người nước ngoài không cùng ngôn ngữ với anh. Việc
https://thuviensach.vn
LÀM MẢNG TẠI VIỆT NAM • 47
chọn lựa thủy thủ đoàn dù sao cũng có thể đợi đến lúc tôi bắt đầu cho làm mảng. Tôi đã rất ngạc nhiên khi trên đường quay về nhà ở Ireland, tôi nhận được một cú điện thoại. Đó là tiếng của một người phụ nữ nói tiếng Anh với giọng nước ngoài, cô ta hỏi liệu có phải tôi đang tìm thủy thủ đoàn đi thám hiểm các vùng biển châu Á không. Ban đầu tôi có chút khó khăn để nhận ra giọng nước ngoài này.
“Xin lỗi đã làm phiền ông,” giọng nói rất lịch sự. “Xin phép cho tôi nói chuyện với ông Tim Severin?”
“Cô đang nói chuyện với Tim Severin đây.”
Một khoảng lặng, có lẽ là do ngạc nhiên. “Ồ, xin lỗi ông. Tôi cứ tưởng là mình sẽ nói chuyện với thư ký của ông trước. Tôi tên là Nina Kojima, tôi đang gọi từ Tokyo.” Làm cách nào mà người này biết được tôi đang chuẩn bị đi du hành bằng bè mảng? Tôi tự hỏi. Quả là một sự tình cờ. “Thuyền trưởng một tàu huấn luyện của Nhật đã cho tôi tên của ông,” Nina nói. “Tôi là một họa sĩ, và ước mơ của tôi là được tham gia thủy thủ đoàn một chuyến thám hiểm và vẽ lại những điều tai nghe mắt thấy.”
“À thì, đúng là tôi có thể sắp đi du hành xuyên Thái Bình Dương,” tôi nói một cách thận trọng. “Nhưng chuyến đi này ít nhất một năm nữa mới khởi hành, và điều kiện sẽ rất khó khăn. Ngay cả phương tiện là một chiếc bè mảng còn chưa được làm nữa.”
“Tôi có học về cách đi thuyền buồm, và rất sẵn lòng học hỏi thêm,” Nina nói giọng quả quyết. Sau này tôi mới biết Nina không phải tay vừa. Cô ấy rất quyết tâm, và đến cuối cuộc đối thoại, tôi đồng ý rằng nếu Trúc lấy được thị thực cho Nina thì cô ấy sẽ đến gặp tôi ở Việt Nam và vẽ vài bức tranh ở Sầm Sơn để tôi kiểm tra tay nghề cô trong khi cô tìm hiểu thêm về chuyến du hành này.
Chúng tôi gặp nhau ở sân bay Bangkok vào đầu tháng Sáu, trong lúc đang chuẩn bị đón cùng chuyến bay đi Hà Nội. Tôi nhận ra ngay người phụ nữ Nhật nhỏ bé đang đứng tại quầy
https://thuviensach.vn
48 • Bè Tre Việt Nam Du Ký
đăng kí – hẳn là người họa sĩ tôi đã nói chuyện qua điện thoại vì cô ta đang cầm một cái ba lô vải màu nâu thòi ra khúc cuối của một cuộn giấy vẽ. Nina chỉ tầm một mét sáu, người nhỏ nhắn, ăn mặc xuềnh xoàng với một chiếc áo sơ mi trắng dài nhàu nát có cây bút kẹp ở cổ áo. Đuôi áo của cô vắt ra ngoài một chiếc quần bó ống bằng vải cô-tông rộng thùng thình chắp vá lung tung. Chiếc quần màu xanh điểm những ngôi sao trắng, ống quần chỉ dài tới nửa bắp chân để lộ ra đôi chân nâu nhỏ trong đôi dép lê. Sau này tôi được biết, chiếc quần dị dạng này cực kỳ lỗi thời, nó giống như quần lao động mà chỉ có những bà bốn mươi ở các làng quê của Nhật hay các bà ở Tokyo đã lên chức ngoại mới mặc. Tôi tự giới thiệu, và trong lúc chúng tôi đang đợi chuyến bay, tôi thử đoán tuổi của Nina. Điều đó gần như không thể. Nina có một khuôn mặt tròn trịa, da hơi xanh và tóc cắt ngắn. Cô ấy có thể đang ở cuối tuổi vị thành niên, cuối hai mươi, hoặc đầu ba mươi. Điều làm người ta rối nhất khi cố đoán tuổi cô chính là cách xử sự của cô ấy. Cô ấy hoàn toàn không ý thức đến bản thân khi trò chuyện và cư xử, và có vẻ như đang sống trong một thế giới vô tư và hay quên. Cô ấy có cái nhìn tò mò lộ liễu khi quan sát những hành khách khác, làm rớt hộ chiếu, đôi khi để nhầm vé của mình, quên ba lô và phải quay lại lấy, bỏ dép ra ngay khi vừa ngồi xuống ghế, và rướn cổ nhìn ra cửa sổ máy bay. Đối với cô, mọi thứ đều có vẻ rất kỳ lạ và thú vị, và cô ấy hoàn toàn không để ý đến hình ảnh của mình đối với những người xung quanh.
Nina kể với tôi căn nguyên của lối xử sự tự do phóng túng này là do cha cô, cũng là một họa sĩ muốn nuôi dạy cô con gái duy nhất của mình theo kiểu tự do. Ông ấy để cho con gái mình lớn lên mà không phải chịu bất kỳ sự ràng buộc, khống chế nào. Khi Nina còn nhỏ, ông cho cô đi cùng khi đi vẽ tranh, đưa cho cô các dụng cụ vẽ để chơi và tự vẽ tranh, và để cô tự phát triển mà không phải chịu lối nuôi dưỡng truyền thống nghiêm khắc của Nhật Bản. Cũng là điều dễ hiểu thôi khi Nina cảm thấy môi trường giáo dục chính quy của Nhật thật gò bó,
https://thuviensach.vn
LÀM MẢNG TẠI VIỆT NAM • 49
dù cô học Anh văn rất giỏi. Nina đã phải tốn thêm vài năm để hoàn tất cao đẳng nghệ thuật, và sau đó cô làm nhiều công việc khác nhau như thông dịch viên, hướng dẫn viên du lịch, xuất hiện trong chương trình truyền hình “Tự học Anh văn” trước khi tìm ra công việc thực sự yêu thích – làm họa sĩ tự do vẽ tranh minh họa cho sách và tạp chí. Dù cô ấy không nói, tôi cũng thấy rằng đó là một nghề không ổn định. Để mua vé máy bay đến Việt Nam, cô ấy phải làm thêm công việc phục vụ bàn ở một nhà hàng sushi.
Trúc đón chúng tôi tại Hà Nội có vẻ mệt mỏi, và xin thứ lỗi cho bộ dạng này vì anh vừa hộ tống một đoàn khách Bắc Triều Tiên thăm Hà Nội suốt bốn ngày vừa qua. Anh có gọi điện cho ông Khiêm, chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị xã Sầm Sơn, và ông Khiêm đã rất nhiệt tình giúp đỡ dự án này của tôi. Ông đã sắp xếp một nhóm ngư dân, sẵn sàng làm mảng thử nghiệm, và chúng tôi sẽ khởi hành đi xuống đó vào sáng ngày mai bằng tàu lửa. Chúng tôi đến ga Hà Nội lúc sáu giờ sáng, Trúc phải mất nửa tiếng để thuyết phục nhân viên an ninh đường sắt rằng tôi có giấy phép đi tàu đàng hoàng. Những nhân viên an ninh không để ý gì đến Nina. Khi vào đến khoang của mình, chúng tôi phải kiên nhẫn ngồi đợi thêm một tiếng đồng hồ nữa trên băng ghế gỗ cứng ngắc trong lúc giờ khởi hành bị hoãn vì đèn tín hiệu hư, cũng như các dịch vụ tàu lửa quan trọng khác bị chậm trễ. Cuối cùng thì tàu cũng bắt đầu lăn bánh và suýt bỏ lại Nina. Cô ấy đã bước xuống ga để vẽ mà hoàn toàn không để ý tới những gì xảy ra xung quanh, cô vẫn đứng đấy khi tàu lửa bắt chuyển bánh chầm chậm và quên mất rằng lẽ ra mình phải ngồi trên tàu rồi mới phải. Lúc ấy, Trúc đang tựa vào khung cửa sổ của khoang, vẫn còn ngái ngủ, chợt nhận ra tình huống này liền nhảy xuống ga chụp lấy Nina và kéo vội cô ấy lên tàu trước khi bị bỏ lại.
Tôi nhận thấy tình huống này có lẽ đã không xảy ra nếu Nina trông ít giống người Việt hơn. Trong khi tôi rõ ràng là một ông
https://thuviensach.vn
50 • Bè Tre Việt Nam Du Ký
Tây và có lẽ sẽ bị nhân viên an ninh đường sắt ngăn cản nếu có ý định chụp hình hay vẽ vời gì đó, thì Nina hoàn toàn không bị để ý vì người ta cứ nghĩ cô là người địa phương. Thật vậy, sự nhầm lẫn này tiếp tục xảy ra rất nhiều lần trong vài tháng sau đó. Đối với tôi thì Nina trông rất giống người Nhật. Song cái phong cách quần áo nông dân và vẻ ngoài châu Á của cô khiến nhiều người Việt, vốn chưa nhìn thấy một người Nhật bao giờ và cứ nghĩ rằng họ rất giàu và ăn mặc sang trọng, tưởng cô đến từ một vùng quê nào đó của Việt Nam. Họ gặp phải bế tắc khi thấy rằng Nina không biết nói tiếng Việt, và họ cố gắng lặp lại nhiều lần thật chậm rãi và rõ ràng cho Nina hiểu trong khi cô chỉ biết mỉm cười và lắc đầu.
“Họ cố gắng nói cho cô hiểu vì họ tưởng cô là người dân tộc thiểu số ở đâu đó gần biên giới Lào” – Trúc cười như nắc nẻ. Chuyến đi bằng tàu hỏa xuống Sầm Sơn còn tẻ nhạt hơn so với khi đi bằng ô tô, và ở giữa đường đã xảy ra một sự nhầm lẫn tương tự giúp chúng tôi có thêm một cái nhìn mới mẻ về Trúc. Trong lúc tàu đang lăn bánh, một viên công an say khướt lảo đảo đi xuống hàng ghế cuối, trông thấy Nina và tôi, liền ngồi phịch xuống ghế đối diện, đuổi những người đang ngồi ở đó đi một cách hết sức thô lỗ. Viên công an đầm đìa mồ hôi, trông khá u mê, mang theo một khẩu súng. Anh ta trườn tới cố gắng bắt chuyện với chúng tôi trong tình trạng say xỉn. Chúng tôi lúng túng nhìn ra cửa sổ, hoặc mỉm cười vì phép lịch sự, thầm mong anh ta sẽ bỏ đi. Nhưng anh ta càng lấn tới, bắt đầu sờ soạng và xô đẩy chúng tôi. Một người soát vé xuất hiện, trông thấy đồng phục và súng, hiển nhiên nghĩ rằng tốt hơn là không nên can thiệp và đi mất. Chúng tôi được Trúc cứu, lúc này anh đang ngồi ở băng ghế đằng xa và cố ngủ bù. Tôi thật sự bất ngờ khi Trúc bình thường mũm mĩm và dễ tính là thế bỗng xông đến nơi, túm ve áo của viên công an say khướt, dù Trúc thấp hơn anh ta một cái đầu, lôi anh ta đến cuối toa và ném phịch anh ta xuống ghế. Sau đó, tôi thấy Trúc đưa tay ra túi sau lấy
https://thuviensach.vn
LÀM MẢNG TẠI VIỆT NAM • 51
ra một thẻ plastic và chìa vào mặt anh ta, rồi la mắng thậm tệ. Viên công an trông có vẻ run lẩy bẩy.
“Cảm ơn anh rất nhiều, anh Trúc. Anh đã cứu chúng tôi,” tôi lên tiếng khi anh quay lại. “Mà anh cho anh ta xem cái gì vậy?” Trúc cười lớn. “Thẻ nhà báo của tôi,” anh nói. “Nó có một sọc đỏ khá rõ ở trên đó, nên tôi giả bộ mình là một cán bộ Đảng cấp cao. Hắn ta xỉn quá nên không nhận ra sự khác biệt. Tôi thấy mình như một trọng tài vừa rút thẻ đỏ trong một trận bóng đá vậy,” anh ta cười ngả cả đầu ra sau để lộ ra những chiếc răng nâu và đen.
Khi đến Sầm Sơn, chúng tôi thấy một cảnh tượng rất khác so với thị xã biển yên tĩnh, ảm đạm mà tôi đã đến thăm vào mùa thu năm ngoái. Giờ là mùa hè, một mùa nghỉ đã bắt đầu. Người từ các nhà máy và cơ quan ở Hà Nội đến đây nghỉ một hai tuần để tận hưởng không khí của thành phố biển. Họ lũ lượt kéo vào các khách sạn quốc doanh tồi tàn hay thuê phòng ở những nhà nghỉ nhỏ. Bãi biển dài đầy cát hồi mùa đông vắng vẻ, lèo tèo vài chiếc thuyền lật úp thì giờ đây có ít nhất một trăm cái quầy nhỏ bằng chiếu tre bán nước giải khát và trà xanh hay cho thuê săm xe tải. Những chiếc săm này được đánh số bằng sơn trắng, dùng làm phao bơi cho các vị khách. Những hoạt động diễn ra song song tạo nên một cảnh tượng thật thú vị, những người dân chài vẫn tiếp tục công việc hằng ngày, đưa mảng ra biển, kéo lưới lên bờ, và thu lượm rong biển trong khi các gia đình dân thành phố đi vòng qua họ, chơi té nước trong vùng nước nông hay ngồi trên những chiếc ghế xếp ngắm đường chân trời xa xa. Chuyến du ngoạn ưa thích của các vị khách này là tản bộ đến điểm cực nam của bãi biển, băng qua xóm chài, và leo lên những bậc thang đá dẫn lên ngôi chùa nằm trên đỉnh đồi đá. Ngôi chùa mái đỏ và chạm khắc hình rồng trên đường nóc nằm giữa những rặng cây đu đủ và cây thông là nơi thờ vị thành hoàng của Sầm Sơn. Tiếng trống đền cách vài tiếng lại vang lên để xua đuổi tà ma và cầu xin thượng đế
https://thuviensach.vn
52 • Bè Tre Việt Nam Du Ký
Kéo lưới ở Sầm Sơn
ban phước lành. Dưới đồi, xa xa cuối của bãi biển, một tá thợ thuyền đang đợi chúng tôi. Họ là nhóm thợ mà ông Khiêm đã giao làm mảng thử nghiệm.
Ông Khiêm đã đề cử những ngư dân lớn tuổi nhất trong xóm vì họ có nhiều kinh nghiệm, và đồng thời theo tôi đoán, cũng
https://thuviensach.vn
LÀM MẢNG TẠI VIỆT NAM • 53
là vì công việc này sẽ mang lại một ít thu nhập cho các vị cựu chiến binh đã về hưu này. Họ là một nhóm người khá vui tính và thuộc nhiều hạng người khác nhau. Bác Lương, khoảng tám mươi mấy, là người già nhất, trông giống như hình ông lão đánh cá đứng câu trên mỏm đá thường được chạm khắc trên ngà voi.
https://thuviensach.vn
54 • Bè Tre Việt Nam Du Ký
Bác đội một chiếc nón rơm đã cũ, mặc một chiếc áo khoác đỏ đã phai màu và một cái quần ngư ông xắn đến đầu gối. Trên khuôn mặt nhăn nheo của bác là chòm râu bạc trắng. Một bác nữa tên Lược mà tôi hay gọi vui là anh hề, trẻ hơn bác kia khoảng mười tuổi, đeo kính và luôn làm trò để chọc cười. Tôi khá ngạc nhiên khi biết rằng bác này đã dành gần nửa cuộc đời phụ giúp cho sư ông ở ngôi chùa trên đồi. Anh trai của bác là bác Nhiêu, cũng tham gia nhóm thi công, đã từng giữ chức phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân, song đã được cho về vườn sớm vì thiếu năng lực tổ chức công việc. Bác Nhiêu lúc nào cũng mang bên mình một cuốn sổ để ghi chép lung tung, nhưng mỗi lần xem lại sổ, bác chẳng hiểu gì cả, thành ra bác chỉ đứng đó gãi đầu, lật hết trang này đến trang kia trông rất lúng túng và chán nản. Thật không may, ông Khiêm lại giao cho bác phụ trách đội thi công, vì vậy tiến độ làm việc hay bị khựng lại mỗi khi bác Nhiêu cố gắng ra một quyết định. Không có gì tai hại hơn là cố gắng điều khiển công việc của một tá các vị phụ lão vì mỗi người đều có ý riêng về cách tiến hành thi công và quả quyết rằng cách của mình mới đúng. Đồng thời, vì đã lớn tuổi nên họ rất sẵn sàng lớn tiếng nói lên chính kiến của mình và phản đối ý kiến của người khác. Tôi dần hiểu vì sao mà bà con trong thị xã Sầm Sơn nói về những ngư dân của họ là “ăn như vũ bão, nói như sấm truyền.” Điều đó có nghĩa là họ ăn rất nhiều, và lúc nào cũng lớn tiếng nói chuyện như hét vào mặt nhau trong khi họ chỉ đứng cách nhau có một mét. Việc này có thể làm cho người khác nhụt chí, và ban đầu tôi cứ tưởng họ sắp ẩu đả đến nơi. Song đó chỉ đơn thuần là cách họ bàn luận với nhau làm thế nào để làm mảng giống như cái mô hình nhỏ tôi đã đem đến.
Thực tế họ tốn một khoảng thời gian rất ngắn, chỉ ba tuần, để hoàn tất chiếc mảng thử nghiệm, sẵn sàng ra khơi. Dù đã nhiều tuổi song họ vẫn rất nhanh nhẹn. Để đơn giản hóa vấn đề, họ quyết định làm ba chiếc mảng cỡ bình thường, sau đó chồng chúng lên nhau theo chiều dọc để tạo thành ba lớp có sức nổi như Colin Mudie đã tính toán. Họ dùng rựa tước lớp
https://thuviensach.vn
LÀM MẢNG TẠI VIỆT NAM • 55
vỏ ngoài bóng lộn của những cây sào tre, rồi hơ nóng sào bằng lửa để tạo độ cong cần thiết cho mảng. Trước đây, người ta uốn cong bằng cách hơ một bó đuốc nhỏ bên dưới cây tre tại một số điểm nhất định, đồng thời tạo sức ép lên cây tre để các thớ tre co lại và như vậy cây tre sẽ có độ cong vĩnh cửu. Ngày nay, người ta đốt vỏ xe đạp thay vì đốt các bó củi. Sào tre đã uốn cong được đem ra bờ biển để rửa sạch bồ hóng bằng cát và nước biển, sau đó được đặt lên một giàn khung trông như một khung giường lớn, mà các ông cụ đã dựng lên trên bãi biển. Ở đó, họ buộc chặt các sào tre lại với nhau thành bó nằm ngang, cột chúng vào vị trí bằng lạt tre đã luộc nước vôi. Các cụ làm việc theo từng cặp, một người đặt lưng nằm trên cát dưới giàn khung, trong khi cộng sự của mình ngồi trên mảng và chọc lạt mây xuống giữa các cây tre cho đồng đội của mình. Sào được thắt chặt bằng cách kéo lạt thật căng trong khi một người dùng vồ gỗ gõ lên sào tre để sào rung lên và được buộc chặt hết sức với sào bên cạnh. Tiếng vồ nện rền vang, như thể các bác đang chỉnh âm cho một cây đàn t’rưng Tây Nguyên14 khổng lồ.
Quan sát họ làm việc, Trúc và tôi học được nhiều bài học giá trị. Điểm mấu chốt là khi bắt tay làm chiếc mảng thực, chúng tôi phải nghĩ ra một trình tự thi công khác. Khi làm ba chiếc mảng riêng biệt, mọi việc rất thuận lợi, nhưng khi phải buộc ba lớp mảng chồng lên nhau, các bác ngư dân nhận thấy không thể buộc chúng lại với nhau một cách thật chắc chắn. Thật khó có thể luồn lạt tre xuyên qua cả ba lớp mảng và thắt chúng lại thật chặt. Đồng thời, những cây tre của mỗi lớp không chồng chính xác lên nhau nên khe hở để đặt xiếm phải được cắt xuyên qua thân mảng và làm mảng yếu đi. Một bài học nữa về quản lý nhân sự. Cảnh tượng ba chiếc mảng được chồng lên nhau khá lạ lẫm nên đã thu hút ngư dân đi mảng từ đầu đến cuối bờ biển tụ tập đến xem. Khi làm xong phần việc trong ngày, họ liền dạo quanh, rồi đứng lại và chăm chú quan sát, vừa hút
14 Nguyên bản: xylophone.
https://thuviensach.vn
56 • Bè Tre Việt Nam Du Ký
thuốc lá hay nhâm nhi chén trà vừa góp ý kiến. Và tất nhiên, ngay khi họ vừa cho lời khuyên, các bác đang đóng mảng liền hạ vồ gỗ xuống hay chui ra từ phía dưới mảng để đáp lại và cùng bàn luận các hướng thay đổi khả thi. Họ khoan khoái tận hưởng vị trí quan trọng mới mẻ này của mình, và những đoạn đối thoại, thường rất to tiếng, đã làm ngưng lại cả tiến trình công việc. Trúc và tôi đã nhất trí rằng mảng thực sẽ được đóng bên trong một khu đất rào kín để ngăn cách với mọi người, nếu không thì công việc sẽ chẳng bao giờ có thể hoàn tất. Trúc còn đề nghị treo bảng trên cổng ra vào khu đất, với những dòng chữ “Không vào! Không xem! Không góp ý!”
Trong lúc đó Nina đang tận hưởng khoảng thời gian tuyệt vời nhất. Như chúng tôi đã thống nhất, cô phác họa và vẽ lại cảnh làm mảng, đồng thời cô cũng bị hấp dẫn bởi đời sống của những người dân chài cùng gia đình của họ tại Sầm Sơn. Trong trang phục quần nông dân và áo lụng thụng, Nina ngược xuôi trên bãi biển phác họa cảnh những người phụ nữ kéo lưới, những người đàn ông đánh thuyền ra khơi, hay bất kể điều gì
https://thuviensach.vn
LÀM MẢNG TẠI VIỆT NAM • 57
thu hút sự chú ý của cô. Rất dễ biết được Nina đã ở những đâu dù ở giữa đám đông đi nghỉ mát vì cô luôn là trung tâm của lũ trẻ con. Chúng bu quanh khi cô đứng phác thảo, ngó xem cô vẽ gì, và xin phép được dùng bút chì hoặc cọ vẽ. Lẽ tự nhiên là Nina sẽ cho phép chúng làm như vậy, và ngày qua ngày, lũ trẻ đón nhận Nina như là một thành viên trong đám bọn chúng. Khi chúng biết về cô nhiều hơn, những đứa lớn tự động xua đi những đứa nhỏ hơn để Nina có thể làm việc mà không bị quấy rầy nhiều, hay chúng đem cho cô vài cốc trà, một cái nón của ngư dân che cho đỡ nắng, và một ngày không may nọ, đưa cho cô cả một cây kem. Nina ăn cây kem một cách ngây thơ, và tất nhiên, nó đã hành hệ tiêu hóa của cô một trận. Cuối ngày hôm đó, một đứa trẻ phải chở Nina về chỗ Trúc và tôi, Nina ngồi yên sau của chiếc xe đạp còn đứa bé thì hì hục đứng đạp pê-đan.
Với tư cách là người giám hộ của chúng tôi, Trúc đã cảnh báo tôi và Nina rằng chúng tôi nên ở gần khu vực đóng mảng và đừng đi quá xa vào thị xã một mình. Theo Trúc đó là vì lý do an ninh, do công an Sầm Sơn và đơn vị quân đội quy định. Tất nhiên, Nina hoặc là quên hoặc là làm ngơ với mệnh lệnh nói trên, thường xuyên để lũ trẻ dắt đến nhà của chúng hoặc đưa đến những nơi có phong cảnh mà chúng nghĩ rằng cô muốn vẽ. Việc Nina lang thang bất hợp pháp được minh chứng khi tôi và Nina được đưa đi dạo quanh thị xã. Trong lúc chúng tôi tản bộ qua nhiều con đường chính thức ngoài vùng quy định, lũ trẻ hoặc cha mẹ chúng cứ cách hai ba căn nhà lại bước ra gọi “Nina! Nina!”, và vẫy tay mời cô vào nhà.
Không có hư hại nào xảy ra và không ai coi việc phạm quy này là quá nghiêm trọng cả, cho đến một ngày nọ Nina đi hết ba hay bốn kilomet dọc bờ biển và đến được một cái vũng được dùng làm cảng nhỏ cho tàu thuyền. Khung cảnh nơi đây đẹp như một bức tranh, và Nina bắt đầu đưa bút ra phác họa. Không may, một cảng dù không quan trọng lắm thì cũng là nơi xuất phát của bộ đội biên phòng Việt Nam, và họ bắt ngay Nina vì nghi ngờ hoạt động tình báo. Trúc và tôi không hề biết gì
https://thuviensach.vn
58 • Bè Tre Việt Nam Du Ký
về việc này cho đến cuối buổi tối, có người báo với chúng tôi rằng Nina đang bị bắt giữ. Trợn mắt nhìn trời trước sai lầm của Nina, Trúc bảo tôi cầm hộ chiếu Nhật Bản của Nina và đi cùng đến doanh trại bộ đội biên phòng. Ở đó, chúng tôi gặp lại Nina đang lơ ngơ bất an sau khi bị tạm giam suốt năm tiếng đồng hồ. Nina không thể nào hiểu nổi vì sao không được phép đi về. Chúng tôi giải thích cho Nina rằng cô đã đi vào vùng cấm, và mong cô kiên nhẫn chờ thêm chút nữa trong lúc Trúc nói chuyện với đồn. Trúc phân trần, Nina là người nước ngoài và cô ấy không thông hiểu luật lệ của ta. Cô ấy đã vô tình vi phạm và chân thành xin lỗi. Ngay cả vị chỉ huy đa nghi của đồn biên phòng cũng nhận ra Nina không thể là gián điệp được khi Trúc lật từng trang trong tập phác thảo của cô cho ông ta xem những bức tranh vẽ những lão ngư đang cột sào tre lại với nhau, chân dung những đứa trẻ, những con lợn, và người dân thị xã trên xe đạp. Song, vẫn mất đến hai giờ nữa mới thuyết phục được ông ta trả Nina về và chúng tôi phải hứa sẽ không để cô ấy đi lung tung nữa. Tất nhiên, Nina rất giận vì cô không thể hiểu nổi tại sao lại làm lớn chuyện như vậy.
Mười ngày sau, chúng tôi quay lại cái vũng đó, nhưng lần này ông Khiêm đã thông báo trước với bộ đội biên phòng ý định của chúng tôi. Mảng phải bắt đầu chạy thử nghiệm, và cái vịnh nhỏ này là nơi duy nhất đủ an toàn để đậu mảng trong thời gian chúng tôi tiến hành các chuyến đi thử. Tôi cũng tới chào xã giao vị chỉ huy của đồn biên phòng cùng với một nhóm gồm có Trúc, hai ngư dân, và bác Nhiêu, người ghi chép, trước khi chúng tôi bắt đầu hướng ra biển. Bác Nhiêu khăng khăng đòi đi theo vì bác là người quản lý lực lượng lao động địa phương. Bác ta không hề tin tưởng chút nào về khả năng đi biển của chiếc mảng ba lớp. Mặc dù tôi đã cam đoan với bác rằng chúng tôi chỉ đi ra xa bờ vài trăm mét thôi, bác Nhiêu đã có mặt với lương thực dự trữ và vài lít nước uống phòng khi chúng tôi bị cuốn ra biển lớn cả tuần. Thì ra mảng ba lớp của chúng tôi còn ổn định hơn mảng đánh cá bình thường. Khi chúng tôi cố tình
https://thuviensach.vn
LÀM MẢNG TẠI VIỆT NAM • 59
lật úp nó, mảng thử nghiệm vẫn không thèm lật cho đến khi nó bị nghiêng đến góc gần tám mươi độ. Điều đó làm chúng tôi thực sự hài lòng, và bù đắp cho nỗi thất vọng vì dù đã rất cố gắng, chúng tôi cũng không thể làm mảng chạy nhanh hơn một hải lý rưỡi, tức là gần bằng tốc độ đi bộ vậy.
Một anh thợ mộc Sầm Sơn, người đã đóng các dầm ngang cho chiếc mảng mẫu cũng là một trong số các thủy thủ tham gia chạy thử nghiệm. Tôi đã chú ý đến anh ta ngay ngày đầu tiên tôi đến Sầm Sơn vì anh ta trông giống như mafia từ trong phim Ý bước ra. Anh ta có gương mặt nhọn và hốc hác, đôi gò má cao trông giống mặt sói và đầy sát khí, còn được nhấn thêm bởi chiếc mũ đen thường hay đội. Anh ta là một người thợ tuyệt vời, một mình cũng đủ để làm việc nhịp nhàng theo kịp với đội buộc mảng. Cắt gọt các miếng gỗ để lắp ráp bằng bộ dụng cụ sơ sài chỉ gồm có ba cái đục, một cái cưa hình cung, và một khối gỗ dùng làm búa, người thợ mộc khoảng cuối tuổi ba mươi này vỗ vào ngực mình, chỉ vào tôi, rồi chỉ ra phía chân trời, ra hiệu rằng anh muốn tham gia chuyến du hành. Giờ đây, qua việc anh tham gia chạy mảng thử nghiệm, tôi còn nhận ra rằng anh là một người thủy thủ rất có năng lực, rất linh hoạt
https://thuviensach.vn
60 • Bè Tre Việt Nam Du Ký
và nhiệt tình trong công việc. Trúc nói với tôi rằng người thợ mộc đó tên là Lợi. Lợi đã lập gia đình, có ba con, và rất muốn tham gia chuyến du hành này, dù anh chưa bao giờ đi xa hơn Hà Nội. Nhìn Lợi di chuyển thoăn thoắt trên mảng thử nghiệm, điều chỉnh những cánh buồm, thắt dây thừng, và dùng vồ gỗ cùng những cây đục siết chặt các mối ghép, tôi tin rằng mình đã tìm được đúng thành viên người Việt cho thủy thủ đoàn.
Qua lần thực nghiệm này, tôi cũng nhận thấy rằng tre luồng đòi hỏi bàn tay thợ lão luyện. Các nhà thực vật học đã phân loại được hàng trăm giống tre khác nhau, song chỉ có người làm mảng mới biết chính xác loại tre nào được dùng vào việc gì. Ví dụ, một loại tre cho lớp vỏ dẻo dai dùng làm lạt, một loại khác dùng làm nẹp để giữ các mấu nối gỗ lại với nhau, loại thứ ba dùng làm cột buồm, và còn nhiều loại nữa. Danh sách các giống tre còn dài, và tất nhiên, loại tre quan trọng nhất mà người làm mảng gọi là luồng. Đó là một giống tre khổng lồ, cung cấp các sào dài dùng làm thân mảng, và có sức nổi lớn vì mỗi đốt tre có vách mỏng và khoảng không gian lớn bên trong. Các nhà thực vật học đã đặt tên cho giống tre này theo một huyện của tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam, và nó mọc trong những rừng rậm gần biên giới Lào, khoảng một trăm dặm sâu trong đất liền. Một điểm đáng lưu ý mà tôi đã được những người có thiện chí hay các nhà phê bình nhắc nhở nhiều lần, là tre không thể nào nổi đủ lâu để vượt qua Thái Bình Dương. Các sào rỗng có thể sẽ nứt và hút nước, hay bị sâu ăn mục, hoặc bị ngâm nước lâu quá mà yếu đi, hay bị chìm vì một lý do nào đó. Tôi đã quyết định nếu tôi muốn đặt tính mạng của nhiều người vào một chiếc mảng tre thì tôi nên đến tận khu rừng và tìm hiểu thêm về loài cây mà chúng tôi đang trông cậy vào.
Rừng cũng là một khu vực cấm người nước ngoài, nên Trúc phải đi xin giấy phép đặc biệt từ Hà Nội, và từ chính quyền địa phương Thanh Hóa. Ngoài ra, người những người thu hoạch tre không phải người Kinh, mà là một dân tộc thiểu số nói tiếng
https://thuviensach.vn
LÀM MẢNG TẠI VIỆT NAM • 61
Thái. Thật may là trong đội ngũ nhân viên của ông Khiêm có một đại úy vốn là dân miền ngược. Anh này sẵn sàng đưa chúng tôi lên rừng, làm thông dịch viên cho chúng tôi và giới thiệu chúng tôi với mọi người. Rõ ràng là người đội trưởng này trông khác hẳn những người Việt Nam mà tôi đã gặp. Anh ta có khuôn mặt bẹt hơi giống người Trung Quốc. Khi cười, mắt của anh ta chỉ còn là hai làn kẻ. Dáng vóc thấp hơn và đậm hơn người Bắc Việt Nam, ít khi nào tôi gặp một người trông dữ dằn như vậy. Trông anh ta như được đúc ra từ cao su đặc, hoàn toàn trơ trước nóng lạnh hoặc mọi điều kiện khắc nghiệt.
Trong suốt chuyến đi dài bảy giờ đồng hồ nhấp nhô trên xe jeep, anh ngồi thoải mái như đang trên ghế bành trong khi chiếc xe lắc lư vật lộn trên những con đường xấu băng qua những ngọn đồi thấp trồng mía, và sau đó dọc theo một lối mòn lởm chởm đá trèo lên những rặng núi. Hành trang duy nhất của anh là một bìa nhựa đựng một tờ giấy duy nhất, cũng chính là giấy phép đi lại của chúng tôi, một đèn pin rẻ tiền, và một khẩu súng lục giắt bên hông. Dù trời trở lạnh và bắt đầu mưa, anh ta không có thêm bất kỳ mảnh áo khoác hay áo mưa nào để phủ lên lớp áo ka-ki mỏng, và trông anh ta có vẻ như cũng không cần tới chúng. Điều ấn tượng nhất về anh là khi dân làng trong một thôn nhỏ bên đường nhận ra anh ta và mời chúng tôi vào nghỉ ngơi uống nước. Chúng tôi được mời dùng trà xanh hoặc một thứ chất lỏng trong như nước, nhưng chỉ với một ngụm nhỏ đã làm tôi nhận ra đó là một thứ nước có độ cồn chẳng kém gì rượu mạnh. Vị đại úy uống ba cốc vại đầy thứ nước này một cách thản nhiên, và quay lại xe jeep như thể vừa đi diễu binh trở về.
Cuối buổi tối, chúng tôi cũng đến được làng của đội trưởng, một nơi đẹp đẽ như một xứ thần tiên. Một con sông nước nông uốn quanh ngôi làng như múc nó ra khỏi rặng núi đá vôi. Những dải sương mờ lững lờ trôi quanh mạn dốc của thung lũng được phủ kín bởi rừng nhiệt đới dày và xanh thẫm chỉ
https://thuviensach.vn
62 • Bè Tre Việt Nam Du Ký
trừ một vài chỗ như vách núi hay một tảng đá lớn lộ ra từng mảng màu xám xen lẫn với dây leo. Thỉnh thoảng có một cây khô vượt lên cao hơn hẳn những đám bụi rậm nhỏ. Những vách đá quanh thung lũng bắt và dội âm rất tốt, một lần động cơ xe chúng tôi dừng lại, không có âm thanh nào ngoài tiếng gà gáy, tiếng chẻ củi của ai đó, và tiếng gọi í ới của đám trẻ con chơi đùa. Nhà ở đây là những ngôi nhà dài truyền thống, với những kiến trúc gỗ đồ sộ đặt trên hàng cột kèo vững chãi, phía dưới là trâu bò, lợn sề ủn ỉn dẫm đạp lên những lớp bùn. Mái nhà dốc nhọn lợp cỏ tranh không hề có ống khói hay lỗ xả khói nên khói lam tỏa ra từ bếp cơm, bay chầm chậm xuyên qua mái nhà hay cuộn lại quanh mái hiên khiến cho nhà dài trông như đang bốc hơi nhè nhẹ. Mỗi nhà dài có một mảnh vườn riêng, trồng nào là rau, đu đủ, chuối và sắn, và ở chỗ này chỗ kia có màu tươi sáng đặc trưng của những lá cọ. Không điện, không nước máy, không thấy nhựa hay kim loại, chỉ có thôn làng với những căn nhà bản địa trông như chúng đã có ở đó từ ngày xửa ngày xưa. Trong nhà là một bầu không khí cũng rất hài hòa với môi trường xung quanh, chỉ có đúng một gian phòng lớn trải dài bởi những dầm ngang to, ám khói đen nghịt, các cửa sổ rộng rãi đủ cho ánh sáng và không khí lùa vào và có thể được che lại bằng màn tre khi thời tiết xấu, và sàn làm bằng tre nứa qua sử dụng đã trở nên nhẵn bóng. Điều này có nghĩa là nội thất bên trong nhà dài lúc nào cũng rất sạch sẽ. Mọi bụi bẩn được quét và rớt qua các khe hở rơi xuống gia súc bên dưới.
Sáng hôm sau, chúng tôi đi vào khám phá khu rừng. Dễ nhận ra những bụi tre khổng lồ vì chúng rất cao, mười hai đến mười lăm mét, xuyên qua thảm thực vật chung, và ngọn của chúng trông như những búi tóc xanh đu đưa trong gió. Để đến được các bụi tre, đầu tiên chúng tôi phải băng qua con suối với dòng nước xanh như ngọc, sau đó men theo một lối mòn nhỏ dẫn lên sườn núi. Những người sống trong rừng đi ngang qua chúng tôi, đó là những người nhỏ con nhưng rắn chắc mang theo rựa và có cả một cây cung để săn chim. Bất thình lình, một tiếng kêu
https://thuviensach.vn
LÀM MẢNG TẠI VIỆT NAM • 63
lớn vang lên trên đầu chúng tôi, vọng khắp núi rừng. Anh đại úy liền kéo tôi qua một bên tránh khỏi lòng đường. Có tiếng động và va chạm ở xa xa, dội lại từ sườn núi. Tiếng động ngày càng đến gần. Đột nhiên từ phía trên chúng tôi một cây gỗ nặng dài khoảng sáu mét xông đến, trượt xuống đoạn đường như xe trượt tuyết. Nó nảy lên và ầm ầm đi ngang qua trong khi chúng tôi phải lùi sâu hơn vào trong bụi rậm, rồi cây gỗ xuống dốc và biến mất trong đám lá cành rơi vãi, tiếp tục lăn xuống phía con sông. Có vẻ như là con đường mòn chúng tôi đang đi cũng là đường thả gỗ, và tiếng kêu vừa rồi là để cảnh báo cho những người đi đường đứng tránh sang bên.
Đàn ông đốn và vận chuyển những cây gỗ rừng nặng, song việc thu hoạch tre thì lại do phụ nữ dân tộc đảm nhiệm. Cùng đi với chúng tôi có năm người, tất cả đẹp tuyệt vời, với nước da nâu vàng và mái tóc dài óng mượt được cột lại và đính thêm một bông hoa màu đỏ rực hoặc màu hồng. Với bước đi duyên dáng, thanh thoát, và khỏe khoắn, họ đi lên những lối dốc trong những chiếc áo cánh trắng và những chiếc váy dài hơi bó màu đen có trang trí đường viền với những họa tiết thêu bằng chỉ lụa màu nâu, xanh sậm, đỏ và vàng. Quanh hông họ quấn những chiếc khăn lụa màu sắc tươi sáng và một đai bản rộng có bạc trang trí làm nổi bật hơn hình dáng mảnh mai và vòng eo thon thả, đồng thời cũng cho họ một vẻ giang hồ vì dây đai còn phục vụ một mục đích rất thiết thực. Đó là chỗ cắm dụng cụ - một cái rựa dài sắc như dao cạo.
Khi chúng tôi đến được bụi tre đầu tiên, những người phụ nữ bắt đầu dọn những bụi cây thấp, phạt đi những bụi nhỏ và dây leo. Trong sắc màu tươi tắn, họ trông như một nhóm tạo vật kỳ lạ của núi rừng đang bình thản tận hưởng không gian sống tự nhiên của chính mình. Sau đó họ bắt đầu đốn tre bằng những nhát chặt chuẩn xác vào thân những cây tre cao chót vót, và như thế, tre ngã vật xuống đất. Đây chỉ là thu hoạch chứ không phải đốn hết tất cả, vì tôi thấy những người phụ nữ chỉ cẩn thận chặt những cây tre đã trưởng thành mọc từ cụm rễ
https://thuviensach.vn
64 • Bè Tre Việt Nam Du Ký
Bè tre nổi xuôi sông
https://thuviensach.vn
LÀM MẢNG TẠI VIỆT NAM • 65
https://thuviensach.vn
66 • Bè Tre Việt Nam Du Ký
tre nửa nằm dưới đất và tránh động đến những búp măng non đang trồi lên khỏi mặt đất. Tre mọc giống như một bụi cỏ khổng lồ hơn là cây. Mỗi năm từ cụm rễ các búp măng non lại trồi lên và vươn cao với tốc độ chóng mặt, đạt chiều cao trưởng thành chỉ trong hai đến ba tháng. Tôi nghe kể rằng, để làm mảng nên dùng tre hai năm tuổi vì chúng vẫn còn đủ non và mềm dẻo để có thể hơ cong bằng lửa. Nếu dựng nhà hay làm giàn giáo thì nên dùng những thân tre ba tuổi cứng hơn. Hàng năm, họ thu hoạch khoảng hơn 11.000 cây tre và để chúng ở bờ sông nơi thượng nguồn có dòng chảy nhanh. Những cây tre vừa cắt được bó lại thành từng bó và được những người lái bè chuyên nghiệp lèo lái xuống hạ nguồn. Đó là một công việc rất nguy hiểm, nhiều khi phải đánh đổi cả mạng sống. Ở thượng nguồn nơi có dòng nước chảy xiết, những chiếc bè vốn đã khó điều khiển có thể bị lật khi gặp những mỏm đá nhô ra, và nhiều khi người lái bè sẽ chết đuối. Một điểm nọ nơi có rất nhiều lái bè đã thiệt mạng, được gọi là Động Ma.
Thiết kế mảng mười tám mét của Colin Mudie cần khoảng 220 thân tre chất lượng cao, mỗi cây dài chín mét. Đồng thời tôi cũng cần 36 miếng gỗ từ những cành cong tự nhiên để làm dầm ngang đúng kích cỡ thực của mảng. Anh đại úy cam đoan sẽ sắp xếp cho người làng mình đi tìm trong rừng những khúc gỗ có hình dạng chính xác. Họ có dư thời gian vì những người phụ nữ sẽ không đi chặt tre làm mảng trong vòng bốn hoặc năm tháng nữa. Vì sao vậy? Tôi hỏi anh. Vì nếu tôi muốn chất lượng tre tốt nhất thì mùa duy nhất để thu hoạch là tháng mười một và tháng mười hai. Đây là lúc thân tre có ít nhựa nhất. Anh đại úy nhặt lên một khúc tre ngắn vừa được chặt chưa đến một phút trước. Nhựa tre dinh dính ứa ra từ vết cắt, và đã có khoảng gần chục con côn trùng bay đến đậu lên nhựa để ăn. Anh giải thích với tôi rằng có một loại côn trùng đặc biệt có hại đối với tre. Nó đậu lên vết cắt, ăn nhựa, rồi đẻ trứng nở thành những ấu trùng bé tí ti ăn sâu vào thân tre, đục thủng lỗ chỗ như tổ ong. Nếu tôi làm mảng bằng tre bị mọt như vậy
https://thuviensach.vn
LÀM MẢNG TẠI VIỆT NAM • 67
Nhà dài người dân tộc thiểu số
thì mảng sẽ mục thành bột trong vòng vài tuần. Khi chúng tôi quay lại làng của đại úy, anh bình thản bẻ một mảnh tre khô từ hàng rào quanh vườn, cho tôi thấy những lỗ kim bé xíu trên bề mặt, rồi ấn cho vỡ ra. Mảng tre trông như một miếng đồ gỗ đã bị mối mọt hoành hành. Anh ấy nói đối với loại ấu trùng háu đói kia thì chỉ cần ba hoặc bốn tuần là có thể phá hoại được đến mức này. Tre có thể bị mối mọt nhanh đến nỗi nếu bạn ngồi trong một túp lều tre bị nhiễm mối nặng thì có thể nghe được cả tiếng chúng đang nhai gỗ. Lúc đó tôi cứ tưởng anh ấy nói quá, nhưng sau này tôi mới thấy anh nói đúng.
Tối hôm ấy tôi phát hiện ra một chức năng nữa rất hay của tre. Gia đình đại úy tổ chức một bữa tiệc chung trên nhà sàn. Lợn được mổ thịt, vịt mang vào vẫn còn đập cánh kêu quang quác, và hai bếp lửa được dựng lên trên những phiến đá to lớn được dùng làm lò sưởi trong nhà sàn. Trong khi thịt nướng và
https://thuviensach.vn
68 • Bè Tre Việt Nam Du Ký
nồi bếp bốc khói, đại úy giải thích cho tôi về công dụng của cái chóe lớn bằng đất nung. Bình cao gần một mét, cổ rộng, dung tích khoảng 75 lít, được đổ đầy một thứ gì đó trông như phôi gỗ màu sẫm hay vỏ cây được băm ra. Cắm vào bình là khoảng nửa tá cần tre dài mảnh mai, trông như những ống hút quá khổ, và đúng là chúng được dùng với công dụng này thật. Khi bữa ăn đã sẵn sàng, hai người phụ nữ xuống suối múc đầy nước vào một ống tre mập mạp. Nước được cẩn thận đổ vào chóe cho đến khi đầy ắp. Đại úy giải thích rằng anh, với tư cách là chủ nhà, và tôi, là trưởng đoàn khách, sẽ bắt đầu buổi tiệc bằng cách hút những ống cần này. Để đảm bảo chúng tôi đều uống một cách công bằng, anh ta giữ một chiếc sừng bò rừng rỗng ruột cũng đựng đầy nước suối ngay phía trên miệng chóe. Chóp sừng đã được đục một lỗ để thoát nước mà anh ta đã bịt lại bằng ngón tay cái. Trong lúc chúng tôi cùng uống, đại úy sẽ bỏ ngón cái ra để tiếp nước từ sừng bò vào chóe. Tất nhiên, chúng tôi phải hút cần đủ nhanh để nước trong chóe không tràn ra ngoài.
Chỉ hớp một cái là tôi biết ngay mình đã đoán đúng: chóe đựng rượu, cùng loại rượu mà chúng tôi đã được mời khi dừng lại giữa đường. Song không có cách nào khước từ được nghĩa vụ xã giao. Trong lúc khoảng ba mươi người bạn bè lẫn gia đình của đại úy tung hô và vỗ tay cổ vũ, chúng tôi cùng chia nhau đoạn sừng bò đầu tiên. Sau đó một nhóm khác tiếp quản, rồi nhóm tiếp theo, và tiếp theo nữa, cho đến lúc tất cả mọi người trong nhà kể cả phụ nữ và trẻ em đều đến phiên mình uống qua ống cần và buổi tối trở nên vui nhộn. Rượu chảy ra từ chóe dường như là vô kể. Mỗi lần mực nước trong chóe hạ xuống, người ta lại đổ thêm nước suối vào, và mặc dù đã thử cố gắng nhưng tôi vẫn không thể nào khám phá ra chính xác cái gì trong chóe đã biến nước thành rượu ngay tức thì như vậy. “Cây lá rừng và củ sắn bào”, người ta chỉ nói với tôi như vậy.
Thứ rượu này mát rượi, có mùi hương dễ chịu, và rất dễ khiến người ta say. Điều này tạo một lợi thế khi các món ăn được đem ra. Các khay bày đủ loại chén bát được dọn ra trên sàn nhà, và
https://thuviensach.vn
LÀM MẢNG TẠI VIỆT NAM • 69
chúng tôi ngồi xếp bàn tròn thành từng nhóm. Một lần nữa, với tư cách là khách danh dự, tôi phải là người bắt đầu nếm thử trước món khai vị đặc biệt. Đó là một bát nhỏ, sóng sa sóng sánh, trông như bát mứt dâu tây màu đen. “Đó là cái gì vậy?” Tôi hỏi, và được bảo rằng đó là máu của những con vịt mà tôi đã trông thấy lúc nãy. Máu được chiết ra cẩn thận khi người ta làm vịt. Chân vịt được luộc lên, băm nhỏ, và trong lúc còn nóng, bỏ vào tô huyết vịt như một nét điểm xuyết. Một lần nữa, không có cách nào tránh được nghĩa vụ xã giao. Cố gắng dùng đũa để ăn từng miếng huyết vịt đã đông lại làm tôi trông giống như vị bá tước Dracula với một vệt đỏ kéo dài đến cằm trong lúc tôi tự nhủ rằng patê gan ngỗng cũng được ăn sống như vậy.
https://thuviensach.vn
3
CÂY SƠN VÀ MỌT TRE
Khi được chế tạo xong, mảng xuyên đại dương sẽ cần một
cái tên, và sau khi đọc sách của giáo sư Needham, tôi cảm thấy một cái tên khá phù hợp là Từ Phúc15, một thủy thủ Trung Hoa được vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc phái đi để khám phá các đảo trong Thái Bình Dương. Từ Phúc đã đi hai chuyến, và từ chuyến đi thứ hai, ông cùng đoàn du hành không bao giờ quay trở lại. Những nhà sử học thời xưa của Trung Quốc cho rằng Từ Phúc có thể đã tìm thấy một vùng đất tốt lành khiến ông không còn lý do gì để quay lại nữa. Hiển nhiên là họ đã không tính đến việc Từ Phúc và 3.000 người cùng đi có thể đã bị đắm tàu.
Câu chuyện về Từ Phúc được trích từ một nguồn thông tin đáng tin cậy, được củng cố với nhiều bằng chứng chi tiết. Hai chuyến thám hiểm của ông đã được nhắc đến trong Sử Ký, cuốn biên niên sử vĩ đại của Trung Quốc hoàn tất vào năm 91 trước công nguyên bởi viên thái giám Tư Mã Thiên, một nhà sử học nổi tiếng triều Hán. Tư Mã Thiên đã dành mười chín năm để biên soạn, thuật lại toàn bộ quá trình lên ngôi và trị vì của vị hoàng đế tàn bạo cũng là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc,
15 Từ Phúc tên Hán là , phiên âm Xu Fu hay Hsu Fu, một nhân vật theo truyền thuyết Trung Hoa.
https://thuviensach.vn
Cây sơn và mọt tre • 71
Tần Thủy Hoàng, người được biết đến nhiều nhất qua ngôi mộ ngông cuồng của ông với một đội quân gần 6.000 chiến binh đất nung để làm đội cận vệ hoàng gia tại thế giới cõi âm. Vào năm 219 trước công nguyên, năm Từ Phúc thực hiện chuyến du hành đầu tiên, hoàng đế tin rằng ông có thể được bất tử và sống mãi mãi. Lúc đó ông đã bốn mươi tuổi và đã tận hưởng một chuỗi các thành công liên tục từ khi lên ngôi ở tuổi mười ba nên sinh chứng hoang tưởng, tự cao tự đại. Ông có ít nhất hai mươi người con, đã thoát chết một cách thần kỳ một kế hoạch ám sát tinh vi, và quân đội của ông đã xâm lược tất cả các nước láng giềng cho đến khi biên giới đất liền của ông được mở ra đến tận biển cả. Khi đó, ông tin rằng sự bất tử cũng nằm trong tầm tay của mình. Tham vọng này được các thầy pháp, thầy bói và thầy đồng tụ tập lại trong triều đình cổ vũ. Chúng củng cố thêm niềm tin được vị hoàng đế chia sẻ với quần thần, rằng có linh hồn ở trần gian và các vị tiên ông tiên bà vẫn thường xuống thăm hạ giới. Từ lâu trong truyền thuyết Trung Hoa có kể về sự tồn tại của một loại cây thần kỳ có thể được chiết xuất làm thuốc trường sinh. Tần Thủy Hoàng đã bỏ rất nhiều tài nguyên và sức lực cho việc tìm ra loại cây kì diệu này cho bản thân mình. Ông cho người đi về phương Tây và phương Nam để lùng sục khắp các sa mạc và núi rừng, nơi mà theo truyền thuyết là nơi ở của các vị tiên, ở đó, sứ giả của hoàng đế có thể thu về được những trái đào trường sinh, thực phẩm của các vị tiên, phải mất 3000 năm trái đào mới chín.
Một cơ hội khác để tìm ra thuốc trường sinh nằm ở hướng đối diện, đó là phương Đông. Theo truyền thuyết, ở đâu đó trên đại dương xa xôi có Bồng Lai Tam Đảo – đảo Bồng Lai, đảo Phương Trượng, và đảo Doanh Châu – nơi núi non được bao phủ bằng vàng, bên trong có động ngọc bích. Muôn thú và chim chóc nơi đây đều có màu trắng thuần khiết, và những người đã được ăn hoa quả mọc ở nơi này thì không bao giờ già đi hay chết cả. Bồng Lai Tam Đảo rất khó tìm bởi chúng
https://thuviensach.vn
72 • Bè Tre Việt Nam Du Ký
trôi nổi trong không trung và thay đổi vị trí, hoặc ẩn trong làn sương dày đặc, hoặc chúng nằm trên lưng của một con rùa biển khổng lồ. Chưa kể, những người tìm ra nó phải tránh được những vị tướng nhà trời phun lửa canh gác nơi đây. Không hề nản chí trước những khó khăn, theo như ghi lại trong Sử Ký, Tần Thủy Hoàng đã cử Từ Phúc ra biển để tìm kiếm những sinh vật huyền diệu và những vật thần kỳ. Khi trở về, ông biện minh rằng: “Ở giữa biển khơi, thần đã gặp một vị đạo tiên nói với thần rằng, ‘Có phải ngươi là sứ thần của hoàng đế phương Tây?’ và thần đáp rằng phải. Đạo tiên hỏi: ‘Vậy ngươi đến đây có việc chi?’ thần đáp rằng thần đang đi tìm kiếm vị thuốc có thể kéo dài tuổi thọ và làm người ta trẻ mãi không già. Vị đạo tiên nói ‘Tặng phẩm của vua Tần nhà ngươi còn kém; ngươi chỉ được phép nhìn, không được phép đem thuốc đi.’ Sau đó, lúc đi về hướng Đông Nam, chúng thần đã đến được đảo Bồng Lai, và thần đã nhìn thấy điện Chí Thành. Đứng gác đằng trước là một vị tướng da màu đồng thân rồng với ánh hào quang thắp sáng cả vùng trời. Tại nơi này, thần cúi lạy vị đạo tiên hai lần, và hỏi ngài muốn chúng thần đem đến những vật tế nào. Vị đạo tiên nói ‘Đem cho ta những đồng nam và đồng nữ, cùng với nghệ nhân muôn ngành: khi đó, ngươi sẽ được đem thuốc về.’ Tần Thủy Hoàng rất hài lòng, ban cho Từ Phúc 3000 người nam nữ, giao cho hạt ngũ cốc, và nghệ nhân muôn ngành, để ông cất thuyền ra đi một lần nữa. Lần này Từ Phúc tìm được một vùng đất lành, đất đai màu mỡ, rừng rậm bạt ngàn, đồng bằng phì nhiêu, ông xưng vương ở đó và không bao giờ quay trở lại Trung Quốc nữa.
Lời phán của thầy bói cũng được những ngư dân thời nay tuân theo, chẳng kém gì các vị hoàng đế quá cố. Những nghệ nhân làm mảng Sầm Sơn luôn xin ý kiến vị sư của ngôi chùa trên đồi trước khi họ bắt tay vào làm bất kỳ một dự án lớn nào. Sư ông sẽ xem ngày và chọn ra một ngày tốt hay còn gọi là “ngày vàng” để khởi công. Để bắt đầu tiến hành làm mảng đúng với kích thước thật, sư ông đã chọn ngày những ngư dân Sầm
https://thuviensach.vn
Cây sơn và mọt tre • 73
Sơn tưởng niệm ông tổ của mình, một người thủy thủ vô danh trong quá khứ, người mà họ cho rằng đã sáng lập nên ngôi làng của họ rồi biến mất vào biển khơi. Trùng hợp thay, sư ông đã chọn ngay ngày giáng sinh, và mặc dù thời tiết ngày 25 tháng mười hai rất xấu, trời lạnh và ảm đạm, mưa và gió mạnh quét qua bãi biển bằng phẳng, những ngư dân Sầm Sơn vẫn đến để tham gia khởi công. Run rẩy trong những chiếc áo khoác vải mỏng, khăn quấn qua đầu, và được che chắn bởi mỗi một tấm áo mưa trên lưng, họ làm việc khoảng một tiếng đồng hồ để bắt đầu công trình rồi lẩn về nhà. Tôi không bực mình vì sự trì hoãn này vì giờ đây tôi đã hoàn toàn tin tưởng vào những người tôi đang cộng tác. Dù là các anh dân miền núi trong rừng tre hay những ngư dân Sầm Sơn, khi những người Việt đang làm việc cùng tôi nói rằng họ sẽ đến vào ngày nào thì, họ luôn giữ lời hứa. 350 cây tre khổng lồ từ trên rừng đã được chuyển xuống, đúng như anh đại úy đã hứa. Nhiều hơn số lượng cần thiết, những sào tre giờ được chất thành đống trên bãi biển, xanh rực và bóng loáng với lớp vỏ vẫn còn nguyên, chất lượng và kích thước rất tốt khiến những thợ làm mảng vỗ vỗ vào đống tre gật gù và chỉ cho nhau xem cây sào lớn nhất, dài tới 9 mét và có đường kính khoảng 15 phân. Trên chuyến xe cuối cùng chở những cành cong từ trên núi về làm dầm ngang cho mảng, đích thân đại úy lái xe tải. Bị một quan chức vô cớ giữ lại, anh đã rút súng lục hăm dọa nên chuyến hàng mới được đem về.
Vào đêm giáng sinh, tôi đã giới thiệu một gương mặt mới trên bãi biển Sầm Sơn. Nick Burningham chính là viên “kỹ sư” mà các thợ làm mảng đã yêu cầu. So với những chiếc thuyền thông thường, chiếc mảng này lớn hơn nhiều, những người làm mảng lo lắng nên đã yêu cầu tôi tìm một chuyên gia để hướng dẫn. Nick là một nhân vật lý tưởng cho nhiệm vụ này. Anh nhận được sự giới thiệu đầy nhiệt tình của một người bạn đã cùng đi biển với tôi, một nhà khảo cổ hàng hải, người đã cùng tôi đi chuyến du hành Ả Rập, thực hiện cuộc phiêu lưu của Sinbad, và giờ đang sống ở Australia. Tại đây, bạn tôi đã gặp Nick, người phụ
https://thuviensach.vn
74 • Bè Tre Việt Nam Du Ký
trách Bảo tàng Lãnh thổ phương Bắc của Australia và là một chuyên gia về bảo quản các phương tiện thủy của địa phương. Nick đã đóng những chiếc thuyền buồm truyền thống ở bờ đông Indonesia và lái chúng đến Úc, và anh có một lượng kiến thức khổng lồ về cách đóng thuyền bè truyền thống. Hơn thế nữa, theo tôi và có lẽ theo cả ý của những thợ làm mảng Sầm Sơn, Nick trông giống như một người thủy thủ dày dạn. Ở độ tuổi bốn mươi, Nick cao lớn và hơi gầy, nước da hồng hào và đôi mắt xanh sáng ngời. Anh có thói quen đội một chiếc mũ thủy thủ đã sờn và để râu quai nón quăn xám làm cho anh có vẻ già trước tuổi. Trông anh như bước ra từ tiểu thuyết của Conrad16 khi anh đi ngược xuôi bãi biển Sầm Sơn, đo đạc, đánh dấu lên gỗ và tre, và diễn đạt các hướng dẫn của mình với cử chỉ uyển chuyển. Anh ấy có cả tâm hồn văn chương, sự hài hước châm biếm, và tửu lượng không thua bất kỳ ngư dân nào.
Nick xuất hiện ở Sầm Sơn vào một thời điểm khá thích hợp. Vào đêm giáng sinh, tôi và Nick được vài ngư dân mời đi nhậu buổi tối. Họ mời chúng tôi một thức uống màu nước trà có nhãn ghi rượu whisky của Đài Loan. Song họ cũng thú thật là chai này đã uống hết phân nửa, nên họ đã chế thêm cho đầy bằng “rượu tự nấu”. Rượu pha kiểu này cực mạnh, mùi rất khó chịu, và tôi đã phải xin hàng sau một tiếng đồng hồ vì cảm thấy như muốn đổ bệnh. Tuy nhiên, Nick vẫn trụ lại và cuối cùng rời buổi tiệc, cưỡi một chiếc xe đạp ọp ẹp vừa mượn được, chở đằng sau một ngư dân say mềm. Nick đã vượt qua được đoạn đường ngắn về chỗ trọ nơi chúng tôi đang ở, còn người ngư dân thì loạng choạng ngã chúi mặt vào một vũng nước, say đến nỗi suýt chết đuối. Nick nổi danh từ đó. Tờ mờ sáng hôm sau vào ngày thời tiết xấu, Nick báo lại rằng những nhân công dày dạn nhất của đội thi công đã đem bia và rượu nếp đến làm bữa ăn sáng và mời anh cùng tham gia.
16 Joseph Conrad (1857-1924): nhà văn Anh gốc Ba Lan, xuất thân từ thuyền trưởng, nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết Heart of Darkness.
https://thuviensach.vn
Cây sơn và mọt tre • 75
Công việc đầu tiên là lột vỏ những cây tre khổng lồ. Rựa được dùng như dao bào, cạo đi lớp vỏ cứng bóng bẩy bên ngoài và loại bỏ những mấu ở đốt tre để chúng có thể được cột thật khít vào nhau. Lúc này có đến gần bốn mươi thợ, tất cả đều là ngư dân, có các bô lão đã làm chiếc mảng thử nghiệm và một nhóm những người trẻ hơn, cường tráng hơn. Khi tôi hỏi việc gì đã xảy ra với chiếc mảng thử nghiệm để ở vịnh biên phòng sau đợt đi thử, người ta chỉ cho tôi hàng rào làm bằng cọc bao quanh khu vực thi công. Nó là một lưới mắt cáo bằng tre. Mảng thử nghiệm đã được tháo ra và chặt nhỏ để làm hàng rào này. Có vẻ như không có gì bị bỏ phí ở Sầm Sơn cả. Kể cả vỏ bào từ vỏ tre cũng được giữ lại để làm mồi lửa, và thứ này đã thành một miếng mồi thu hút đám trẻ con bu quanh hàng rào ngó vào xem. Mỗi khi bác gác cửa già và cáu kỉnh mà ông Khiêm đã giao trách nhiệm trông coi khu đất rào này nhìn đi chỗ khác, lũ trẻ lại chọc những cái cào dài tự chế xuyên qua hàng rào để móc vỏ bào, rồi chạy đi tay ôm đầy một mớ khi bác gác cửa phát hiện và bắt đầu đuổi bắt bọn trộm ranh. Cuối cùng, chúng tôi tìm ra một giải pháp hay hơn, đó là kêu đứa trẻ nhanh nhất và bạo gan nhất và trả lương hằng ngày cho nó để đuổi lũ nhóc đã từng là đồng bọn của chúng.
Những thợ làm mảng lo ngại về mối nguy hiểm do côn trùng đẻ trứng lên những cây tre vừa cắt, mặc dù những sào tre này đã được cắt vào mùa thu và có ít nhựa tre nhất. Ngay khi tre vừa được cạo vỏ, các ngư dân liền bôi lên chúng một lớp thuốc tự nhiên để chống sâu bọ. Thuốc này làm từ những lá xanh nhất của cây sống đời, bỏ vào cối giã nhuyễn, rồi pha với nước biển và vôi sống để làm thành một thứ chất lỏng màu vàng xanh. Chất này được bôi lên tất cả 350 sào tre, và có vẻ có hiệu quả. Bây giờ đến phần quan trọng là uốn những cây sào đến độ cong nhất định. Những cây sào dài 9 mét không đủ làm thành nguyên chiều dài của mảng 18 mét nên cần phải được nối đôi lại với nhau. Điều quan trọng là các mối nối phải nằm trên cùng một mặt phẳng và Nick đã nghĩ ra một vài cách khác nhau để uốn.
https://thuviensach.vn
76 • Bè Tre Việt Nam Du Ký
Lúc này những ngư dân uốn cong bằng cách hơ nó trên ngọn lửa của vỏ bánh xe đạp đang cháy. Khi uốn mẻ tre đầu tiên, mọi việc đã không thuận lợi. Từng cây tre một lần lượt bị gãy, hoặc vách tre bị cong vào trong, nên phải vứt đi. Lúc đầu, các ngư dân cho rằng rắc rối nằm ở chỗ tre còn quá tươi, nên họ đợi hai ngày nữa cho sào tre thật khô. Tình hình có cải thiện, nhưng các thợ làm mảng vẫn không hài lòng. Họ đã không thể uốn tre theo đúng độ cong mà họ mong muốn. Sau khi hội ý, họ đã nhất trí cho rằng rắc rối chính là những ngọn gió thổi từ biển vào mỗi trưa. Gió làm cho ngọn lửa của những vỏ xe đang cháy khó tập trung vào những điểm chính xác. Họ nhờ Trúc đến trình bày với tôi tình hình khó khăn.
“Họ nói là không thể uốn cong tre chính xác trong điều kiện thi công như vậy,” Trúc giải thích cho tôi. “Gió làm lửa tạt nhiều quá.” Tim tôi như chùng xuống. Đây có phải là lý do để bỏ cuộc khi mà công việc chỉ mới bắt đầu? Nhưng Trúc vẫn chưa nói xong. “Họ xin phép anh cho họ đổi giờ làm việc. Gió chỉ bắt đầu thổi vào cuối buổi sáng, nên họ đề nghị có thể bắt đầu công việc sớm hơn trong ngày thì họ có thể hoàn thành chỉ tiêu của cả ngày khi trời đứng gió.”
“Sớm hơn bao nhiêu?” Tôi hỏi.
“Họ muốn bắt đầu từ bốn giờ sáng và đảm bảo sẽ hoàn thành công việc theo đúng tiến độ.” Đây là lần đầu tiên tôi được nghe công nhân tình nguyện đi làm trước khi mặt trời mọc. Sớm hôm sau, trước lúc bình minh, tôi ra bãi biển và thấy một cảnh tượng như trong phim Địa ngục: ba mươi người đàn ông đang làm việc hăng say theo từng cặp bên trong khu đất rào, một người bò ở dưới hơ ngọn đuốc dưới sào tre trong khi cộng sự của mình kéo đầu sào xuống để tạo đường cong. Những ngọn lửa rực sáng, những đôi tay đen kịt bồ hóng và những khuôn mặt căng thẳng, ánh lửa nhảy múa trong mắt những người thợ, và từng cụm khói dày đặc trôi vào bầu trời đêm như thách thức ánh trăng tạo nên một cảnh quan vô cùng ấn tượng.
https://thuviensach.vn
Cây sơn và mọt tre • 77
Còn có một mối đe dọa nữa ngấm ngầm phá hủy toàn bộ dự án. Tôi đã rất lo lắng khi nhận được cảnh báo về con hà ăn tre. Hà có tác hại vô cùng khủng khiếp đối với vỏ làm bằng gỗ của tàu thuyền đi biển. Giống như mọt tre, các ấu trùng con hà trôi nổi sẽ xâm nhập vào gỗ qua các lỗ nhỏ xíu, sau đó ăn dọc theo chiều dài ván gỗ, làm thành những khoang dài ngang dọc trong thớ gỗ cho đến khi nó gãy vụn. Tôi đã biết đến số phận thảm thương của một bản sao tàu buồm cánh dơi, tên là Tai Ki17 được đóng tại Hong Kong hai mươi năm trước và cố gắng chạy đến châu Mỹ theo đúng hành trình mà tôi đã đề xuất. Tai Ki đã bị nhai vụn ngay giữa đại dương. Không ai biết được là con hà đã vào thuyền khi còn đang ở cảng Hong Kong hay lúc giữa biển khơi. Nhưng hậu quả này đã kết thúc một trong những nỗ lực dũng cảm song đầy mệt mỏi trong lịch sử hàng hải khi cố gắng băng qua Thái Bình Dương. Thủy thủ đoàn Tai Ki đã làm việc ngày đêm để khều các con hà ra và bịt lại các lỗ, và sau mười sáu tuần cố gắng, họ đã đầu hàng. Lúc đó, các mảng lớn của ván sàn gỗ đã rớt ra, nước biển tràn ngập hết các khoang, và thủy thủ đoàn đã sáng suốt bỏ tàu lại giữa đường xuyên Thái Bình Dương. Đó là một nỗ lực lớn lao bị phá hủy bởi một đám ấu trùng màu trắng bé xíu chỉ bằng cỡ những con ấu trùng nhìn thấy trong một quả táo rữa.
Tôi đã cố gắng tìm hiểu liệu có một phương pháp bảo vệ truyền thống nào chống lại được hà ăn hại không. Ở Sầm Sơn không ai có thể cố vấn cho tôi. Mảng của ngư dân hằng ngày được đem ra khỏi nước nên đã hạn chế được sự phá hoại của con hà. Tuy nhiên, tôi có đọc được một số tài liệu tham khảo về việc người Trung Quốc đã sử dụng một loại dầu, gọi là dầu tung hay dầu trẩu, ép ra từ trái của một loài cây, nghe nói là có cả tính năng bảo quản lẫn chống hà. Song tôi vẫn còn nghi ngại. Đoàn thủy thủ kém may mắn của Tai Ki đã đặt niềm tin của họ vào nhiều lớp dầu trẩu và không đạt được hiệu quả.
17 Tai Ki: chiếc thuyền buồm đóng tại Hong Kong năm 1974 với 8 thủy thủ.
https://thuviensach.vn
78 • Bè Tre Việt Nam Du Ký
Sau đó, Nick đã đem về từ một quầy sách nhỏ ở Hà Nội, một quyển sách tái bản được viết vào thời Pháp thuộc có mô tả cách đóng tàu truyền thống của người Việt Nam. Nó nhắc đến một loại sơn thiên nhiên dùng để sơn phủ vỏ tàu. Sơn là một trong những sản phẩm nổi tiếng có nhiều tính năng, tôi tự hỏi liệu nó có thể đuổi được con hà luôn không. Trúc vô tình cho tôi một đáp án khả thi. Anh ấy nói với tôi rằng cây sơn vẫn được trồng ở Việt Nam và phía Nam Trung Quốc. Nhựa của cây sơn ứa ra khi bị rạch vào vỏ và được thu hoạch tương tự như cách người ta thu hoạch cao su. Trúc nhớ lại trong thời gian đi nghĩa vụ quân sự, anh cùng các đồng đội của mình đã bị ngứa và sưng vù khi trung đoàn của họ đi lạc đến gần những cây sơn. Tôi lập tức nhận ra nhựa cây sơn là một trong những độc tố thiên nhiên. Theo những gì Trúc kể lại, có vẻ như cây sơn đã tiết ra một chất tự vệ tự nhiên để chống côn trùng. Nếu vậy, nhựa sơn có thể sẽ đuổi được con hà.
Tôi quyết định sẽ sơn tất cả các sào tre bằng sơn sống trước khi buộc chúng lại. Quyển sách tiếng Pháp đó có một hình vẽ nhỏ mô tả mặt cắt của một thùng đựng đầy nhựa sơn. Lớp sơn trong nổi trên bề mặt được dùng trong hội họa và đồ sơn mài. Lớp sơn đặc quánh ở đáy thùng mới là lớp dùng để sơn phủ vỏ tàu. Nhờ sự giúp đỡ của Trúc, tôi đã lấy được 150 kí lô sơn mà chúng tôi cần và chở về Sầm Sơn. Sơn được gói trong các túi nhựa, được bọc lại cẩn thận và cột lại bằng dây. Tôi đã không suy nghĩ gì nhiều và mở ngay túi đầu tiên, đổ ra một cốc đầy sơn, trông giống như dầu máy đặc, và thử sơn nó lên một cây tre. Trúc đứng gần đấy và nói rằng anh không muốn tiến gần hơn vì lần trước anh chạm phải sơn tươi, cả cánh tay của anh đã sưng phồng lên và bác sĩ phải tiêm cho anh một mũi để kiểm soát dị ứng. Tôi thì chỉ cảm thấy hơi ngưa ngứa. Song, tôi vẫn nhờ Trúc cảnh báo cho thợ làm mảng để họ cẩn thận.
Ngày hôm sau, các thợ làm mảng bắt đầu nhiệm vụ sơn phủ những cây tre, và hậu quả thật là kinh khủng. Năm hay sáu ngư
https://thuviensach.vn