🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bắt Trẻ Đồng Xanh
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
BẮT TRẺĐỒNG XANH
Nguyên tác: The Catcher in the Rye Của Jerome David Salinger. Người dịch: Ðức Dương - Bùi Mỹ Hạnh. Từ nguyên bản: “The Catcher in the Rye”, Bantam Books, New York, 1969. Gõ bởi: Snowflake, Cold_head, windandsummer thành viên của http://dhngoaithuong.net
1
N ếu các bạn thực tình muốn nghe câu chuyện tôi sắp kể, chắc hẳn các bạn muốn biết trước nhất tôi sinh ra ởđâu, tuổi nhỏ ngốc nghếch của tôi diễn ra thế nào, cha mẹ tôi trước ngày tôi sinh trưởng làm những gì – tóm lại, là toàn bộ cái mớ lai lịch vớ vẩn kiểu như của David Coperfield, đúng thế không? Nhưng nói thực, tôi chẳng thích bới những thứấy ra. Trước hết, không gì chán bằng phải kể lại những điều ngốc nghếch kia. Sau nữa, các bậc cha chú trong họ nhà tôi chắc sẽ bịđứng tim mỗi người ít nhất hai bận liền nếu tôi đem kể hết những chuyện bí mật đó với các bạn. Ai chứ họ, họ không thể nào xực nổi món ấy, nhất là bố tôi. Nói chung, họđều tử tế cả, và tôi chẳng có gì đáng phải phàn nàn, nhưng ai cũng đều dễ bị chạm nọc kinh người. Vả lại, tôi cũng chẳng định thuật lại lai lịch chính mình, hoặc bất cứ thứ gì vớ vẩn tương tự, tôi chỉ muốn kể cái trò rồ dại mới xảy ra hồi Giáng Sinh vừa rồi. Sau vụđó, tôi suýt quỵ hẳn, nên cả nhà đã phải tức tốc đưa tôi tới đây để chạy chữa và tĩnh dưỡng chút đỉnh. Hơn nữa, chuyện này tôi mới chỉ kể lại với một mình anh D. B, vì dẫu sao anh ấy cũng là anh ruột tôi. Anh ấy hiện đang ở trên Hollywood. Cách cái nhà an dưỡng chết rấp này chẳng mấy đường đất, và anh ấy vẫn ghé tới đây luôn, gần như hằng tuần. Mai mốt, không khéo chính anh ấy lại đưa tôi về, chắc chỉ vào đầu tháng sau thôi. Anh ấy vừa tậu được một chiếc Jaguar rất oách, mác Anh tử tế; bỏ rẻ cũng phóng được 200 dặm mỗi giờ. Suýt soát bốn ngàn bạc, chứ có phải ít ỏi gì đâu. Hồi này, anh ấy rủng rỉnh tợn. Chứ chẳng nhưđộ nọ. Độ nọ, hồi còn ở nhà, anh ấy chỉ ngồi viết văn. Nghe đồn, anh ấy có viết được một tập truyện mỏng tầm cỡ quốc tế hẳn hoi, đó là Chú cá vàng ẩn danh. Cái truyện tuyệt nhất cũng mang cùng tựa đềđó - Chú cá vàng ẩn danh, - truyện kể về
https://thuviensach.vn
một cậu bé, không cho ai ngắm con cá vàng của mình hết, chỉ vì chính cậu ta đã xuất tiền túi ra mua con cá đó, cái truyện ấy tuyệt đấy chứ ! Thế nhưng hồi này anh ấy bỏ sang hẳn bên Hollywood, bán đứng tài nghệ cho đám làm phim. Nếu tôi ghét gì nhất trên đời thì đó chính là xi nê. Gì chứ món đó tôi không tài nào xực nổi.
T ốt nhất có lẽ tôi cứ mởđầu câu chuyện từ việc tôi từ giã Pencey. Pencey là cái trường trung học nội trú ở Agerstown, bên tiểu bang Pennsylvania. Trường đó, chắc các bạn đều nghe tiếng. Không chừng các bạn còn được nhìn thấy cảảnh chụp trên các mẫu quảng cáo. Vẫn đăng trên trên cả ngàn tờ tạp chí, chụp một thằng đại láu cá, mặt mày vênh váo, cưỡi trên lưng một con tuấn mãđang tung vó, chực vượt một chướng ngại vật rất cao. Cứ như là ở Pencey, học sinh chẳng còn biết làm gì hơn ngoài việc chơi polo! Kỳ thực, trên ấy mắt tôi cóc trông thấy một con ngựa còm nào. Rồi ngay bên dưới thằng nỡm láu cá nọ, họ còn trưng thêm cả cái câu này nữa: “Kể từ năm 1888, trường chúng tôi đã đào tạo được bao chàng trai can đảm và cao thượng!”. Láo toét! Trường ấy chưa bao giờđào tạo được đứa nào ra hồn. Mà cả các trường khác nữa cũng thế. Tôi chưa từng gặp một thằng nào “cao thượng và can đảm”. À, mà cũng có một vài thằng đấy, tôi suýt quên. Nhưng kỳ thực, mấy đứa ấy vốn đã thế. Từ trước khi chưa vào học kia. Chứ tại trường đó thì cóc có đứa nào tử tế.
Tóm l ại, câu chuyện bắt đầu xảy ra vào hôm thứ bảy, khi đang diễn ra trận đấu với đội Saxon Hall. Phần đông đều coi đó là trận cầu hệ trọng hơn hết thảy mọi thứ trên đời đối với đội Pencey. Bởi đó là trận chung kết, và nếu trường tôi mà thua bọn ấy, thì toàn trường khéo đến phải treo cổ lẫn nhau vì nhục nhã. Tôi nhớ là ngày hôm đó, lúc gần ba giờ rưỡi, tôi đang đứng, họa có trời biết là ở xó xỉnh nào trên chính ngọn đồi Thompson trong khuôn viên nhà trường, kế bên khẩu thần công ngu ngốc, có nhẽ vẫn nằm tênh hênh trên ấy từ thời chiến tranh vì Độc Lập đến giờ. Từ chỗ tôi đứng có thể nhìn rõ toàn bộ sân bóng và cảnh hai đội quần nhau, từđầu bên nọđến đầu bên kia. Riêng mặt mũi khán giả thì tôi không tài nào nhìn ra, mà chỉ nghe thấy tiếng hò hét vọng tới. Tiếng hò hét cổ vũ cho đội nhà thiếu nước muốn nổ trời vì cả trường, trừ tôi, đều kéo ra xemđông đủ. Còn phía bọn
https://thuviensach.vn
Saxon Hall thì năm khi mười họa mới có một đứa la hét: đội khách xưa nay bao giờ cũng ít người cổ vũ!
T ới xem các trận đấu bóng đá, bao giờ cũng lèo tèo dăm đứa con gái. Chỉ bọn con trai mấy lớp lớn mới được phép dắt đám bạn gái đi cùng. Đúng là một cái trường tệ lậu hết đường. Nhưng tôi, tôi vốn chúa ghét có mặt ở những chỗ xúm đông xúm đỏ tụi con gái bắng nhắng. Thậm chí cả khi bọn chúng chỉ ngồi suông, chẳng làm quái gì, mà chỉ chải đầu, xì mũi hay cười khúc khích, tôi cũng không chịu nổi. Con gái ông hiệu trưởng, lão Thurmer, là đứa chăm đi xem đá bóng nhất. Nhưng nó thì chẳng phải là thứ có thể khiến thiên hạ phải mê mẩn tâm thần. Tuy rằng nhìn chung, nó cũng chẳng có gì đáng chê. Có lần, tôi đã ngồi cạnh nó trên một chuyến xe buýt, xuất phát từ Agerstown, và trò chuyện huyên thuyên suốt buổi. Trước, tôi rất thích nó. Của đáng tội, mũi con bé kể cũng quá dài, còn mười đầu móng tay thì nó gặm nham nhở, đến mức suýt bật cả máu tươi. Với lại chiếc coocxê của nó, chẳng hiểu sao lúc nào cũng như muốn chĩa hết ra tứ phía. Nhưng tiếng thế chứ nhìn nó, ai cũng lập tức thấy mủi lòng ngay. Còn tôi, tôi thích nó vì nó không hay vặn vẹo bất cứ ai, như cái thói mà lão thân sinh tuyệt diệu của nó vẫn quen làm xưa nay. Chắc chính nó cũng thừa biết bố nó là thứ chày vồ quái đản.
Tôi không xu ống dưới bãi bóng, mà lên đồi đứng xem, chẳng qua chỉ vì tôi vừa ở New York về, cùng với đội đấu kiếm của trường. Tôi chính là đội trưởng cái đội thối thây ấy. Một kiếm thủ khiến mọi đối thủđều phải chùn tay ngay tức khắc. Tôi dẫn toànđội xuống New Yorkđể thi đấu với trường Mc Burney. Có điều cuộc đọ sức đã bị bãi bỏ. Với lại tôi để quên mấy thanh kiếm, cả bộ quần áo, và nói chung mọi thứđồ lề vớ vẩn dưới tàu điện ngầm ở New York. Nhưng tôi hoàn toàn không có lỗi. Bởi tôi phải đứng lên ngồi xuống suốt, để trông chừng các bảng sơ đồ treo ở các ga, xem lúc nào thì phải dắt cả bọn xuống ga. Tóm lại, bọn tôi vềđến Pencey không phải trước giờăn trưa như dựđịnh, mà mãi tới tận hai giờ rưỡi chiều hômđó. Cảđội mắng mỏ, xỉ vả tôi đủđiều suốt dọc đường về. Kể cũng buồn cười thật đấy.
Tôi không xu ống bãi bóng, còn vì một lẽ nữa, tôi tính ghé đến thăm thầy Spencer, giáo viên dạy sử lớp tôi, để từ biệt thầy trước lúc ra đi. Thầy bị cúm, nên tôi biết chắc từ giờ tới đầu kỳ nghỉ Giáng Sinh sắp đến, tôi
https://thuviensach.vn
chẳng còn dịp nào để gặp thầy nữa. Vả lại, chính thầy cũng đã gởi thư nhắn rằng thầy muốn gặp tôi trước lúc tôi về nhà. Thầy biết chắc tôi sẽ chẳng bao giờ quay lại đây nữa.
À, tôi quên k ể là tôi đã bịđuổi. Tôi sẽ không quay lại trường sau kỳ nghỉ Giáng Sinh này, vì tôi đã thi trượt bốn môn, và nói chung, tôi không chịu học hành gì, chứ chẳng phải chỉ riêng bốn môn kia. Họđã cảnh cáo tôi đến cả trăm lần – phải cố mà học hành. Bố mẹ tôi, hồi giữa học kỳ cũng đã bị mời lên gặp lão Thurmer hiệu trưởng. Nhưng tôi bất chấp tất, vẫn chẳng chịu học hành gì. Thế nên họđã đuổi thẳng cánh. Họđã đuổi khỏi Pencey vô khối đứa. Học lực bọn ấy đều rất chúa, thật đấy; toàn là những học trò giỏi hẳn hoi.
Tóm l ại, chuyện đó xảy ra vào hồi tháng Chạp vừa qua, trời rét căm căm, như thể bị một lão phù thủy chui tọt vào sau vạt áo mình. Nhất là trên ngọn đồi chết tiệt tôi đang đứng. Tôi lại chỉ phong phanh có mỗi chiếc blouson mỏng – găng tay không, các thứđồấm khác cũng không. Tuần trước, tôi bị nẫng mất chiếc măng tô bằng lông lạc đà ngay tại phòng. Cảđôi găng tay rất ấm tôi nhét trong túi áo. Trong này vốn nhan nhản bọn ăn cắp. Bố mẹ vô khối đứa rất giàu, thế nhưng trộm cắp vẫn như rươi. Hễ học phí càng cao, thì trường càng nhiều quân trộm cắp hơn. Tóm lại, tôi đứng bên khẩu thần công ngu ngốc ấy, suýt chết cóng đến nơi vì không có áoấm. Nhưng trận đấu, tôi nào có để mắt đến. Tôi trèo lên đó chẳng qua chỉ vì tôi muốn cảm thấy rõ hơn là mình đã giã từ mãi mãi cái trường chết tiệt này. Gì chứ chuyện bịđuổi tôi chẳng lạ. Nhưng tình thực, tôi chẳng thiết nghĩ tới chuyện phải cuốn gói ra đi. Tôi rất căm chuyện đó. Nhưng không một phút nào thèm nghĩ – đó là chuyện đáng buồn hay chẳng hơi đâu mà buồn. Nhưng mỗi lần chia tay với một nơi nào đó, bao giờ tôi cũng thấy cần phải cảm nhận thật rõ mình đã thực sựđoạn tuyệt với cái nơi mình sắp sửa ra đi. Bằng không, tôi vẫn cảm thấy bứt rứt suốt.
Hôm đó tôi lại gặp may. Vì tôi chợt nhớđến một chuyện, và lập tức cảm nhận ngay được cái cảm giác mình sẽ mãi mãi rời khỏi đây. Tôi chợt nhớ một lần – vụđó xảy ra vào hồi tháng mười – ba đứa tôi – tôi, thằng Robert Tichener với thằng Paul Campbell – đã vờn bóng ngay trước tòa nhà dùng làm phòng học. Hai thằng kia đều là những đứa rất tử tế, nhất là thằng
https://thuviensach.vn
Tichener. Đó là lúc sắp sửa ăn tối, trời đã nhá nhem, nhưng bọn tôi vẫn mải mê với quả bóng da. Của đáng tội, trời cũng đã tối lắm rồi, gần như chẳng còn nhìn thấy gì, nhưng bọn tôi chẳng hiểu sao vẫn chẳng chịu thôi. Tuy vậy, rút cục vẫn phải bỏ cuộc. Vì thầy dạy sinh vật, ông Zambisi, bỗng thò đầu ra ngoài cửa sổ, bảo bọn tôi phải về ngay ký túc, ăn mặc cho tử tế mà đi ăn tối. Vụt nhớ lại chuyện đó, tôi lập tức cảm thấy chẳng có gì đáng phải luyến tiếc ngôi trường. Vừa hiểu ra thế, tôi bèn quay ngoắt lại, co giò lao thẳng xuống nhà thầy Spencer già lão. Thầy ấy không ở ngay trong trường. Mà có căn nhà nằm trênđường Antheny Wayne, cách trường một quãng.
Tôi ch ạy liền một mạch tới cổng chính, rồi dừng lại một lát cho tới lúc nhịp thởđã đều trở lại. Phổi tôi vốn yếu, thật đấy. Một, là vì tôi rít thuốc lá như một đầu máy xe lửa, nghĩa là tôi đã nghiện ngập từ trước. Còn ởđây, tại cái nhà an dưỡng này, thì họ bắt phải cai thuốc. Hai, là vì chỉ riêng năm ngoái, tôi đã cao thêm lên những hơn mười hai phân. Chắc vì thế nên tôi mới chớm bị lao, và phải tới đây nằm để kiểm tra lại sức khoẻ và chữa chạy với mấy lão bác sĩ chết tiệt. Chứ ngoài hai lá phổi, thể lực tôi nói chung khá ổn.
Tóm l ại, vừa đỡ hụt hơi một cái, tôi đã băng ngay qua phố, chạy thẳng tới đường Wayne. Mặt đường phủ kín băng, trơn chết người, nên tôi suýt ngã chổng vó mấy lần liền. Tôi chẳng biết mình chạy thếđể làm gì, nhưng vẫn cắm cổ chạy như bị ma đuổi. Lúc tới bên kia đường rồi, tôi bỗng có cảm giác như mình bị mất hút giữa trời đất. Hôm đó là một ngày rất rồ dại, rét như cắt ruột, lại chẳng có lấy một chút nắng nào, chẳng có gì hết, nên tôi dễ có cảm giác: hễ sang tới bên kia đường lập tức bạn sẽ bị mất hút vĩnh viễn.
Khi ếp, tôi cứ bấm chuông tưởng như hóa dại, khi mò tới được trước cổng nhà ông Spencer già lão đó! Tôi lạnh cóng toàn thân. Hai tai nhức buốt, ngón tay không còn co duỗi được nữa. “Mau lên! Mau lên cho tôi nhờ một chút! – tôi suýt thét lên thành tiếng, - Mở cửa ra mau!”. Mãi, rồi bà Spencer cũng ra mở cửa cho tôi. Nhà hai ông bà không nuôi đầy tớ và cũng chẳng còn ai khác nữa, nên bao giờ hai vợ chồng cũng phải tự tay ra mở cửa cho khách. Lương bổng ông chồng khéo chỉ vừa nuôi sống vợ.
https://thuviensach.vn
- Cậu Holden! – bà Spencer nói – Rất mừng là được gặp lại cậu! Vào đi, cậu
bé đáng mến! Chắc cậu suýt chết cóng ngoài phố chứ gì?
Tôi c ảm thấy bà ta thực tình mừng rỡ khi gặp lại tôi. Bà rất quý tôi. Ít ra, tôi cũng có cảm tưởng thế. Tôi lao vào nhà như một phát đạn. - Cô vẫn khoẻ chứ, thưa cô Spencer? – Tôi nói – Thầy Spencer đã đỡ hẳn chưa, cô?
- Cởi áo ngoài ra đã, Holden! – Bà bảo. Bà không nghe thấy lời tôi vừa hỏi th ăm sức khoẻ thầy Spencer. Bà hơi nghễnh ngãng.
Bà treo áo tôi vào t ủ, còn tôi, tôi đưa tay lên chải lại mái tóc cho tử tế hơn. Tóc tôi vốn tua tủa như lông nhím trên đầu, hầu như chẳng mấy khi phải bận tâm nhiều với chuyện chải chuốt.
- Cô vẫn mạnh giỏi luôn chứạ? – Tôi lại cất tiếng hỏi, lần này to hơn trước, để bà già nghe thấy điều tôi muốn hỏi thăm.
- Ừ, tuyệt lắm, Holden ạ – Bà đóng tủ lại – Thế còn cậu?
Qua gi ọng nói, tôi hiểu ngay: rõ ràng ông Spencer đã kể hết với bà vợ chuyện
tôi b ịđuổi.
- Cũng tuyệt lắm ạ, - Tôi đáp – Thế còn thầy, sức khoẻ thầy thế nào? Chắc đã
khỏi hẳn rồi, hả cô?
- Khỏi hẳn? Holden, độ rày ông ấy cư xử cứ như là… như là tôi với ông ấy ch ưa từng quen biết nhau! Ông ấy đang ngồi trong buồng riêng đấy, cậu cứ việc vào thẳng trong ấy.
2
Hai ông bà, m ỗi người có một phòng riêng. Cả hai đều đã ngót bảy mươi, nếu không hơn. Tuy thế, họ vẫn cố tận hưởng mọi lạc thú cõi trần, dù rằng một chân đã mấp mé bên miệng huyệt. Ăn nói thế là mất dạy, tôi biết, nhưng trong thâm tâm tôi hoàn toàn chẳng muốn nói thế chút nào. Tôi chỉ muốn bảo: tôi nghĩ nhiều về ông thầy giáo già Spencer. Nhưng nếu nghĩ ngợi nhiều quá về ông, bạn sẽ lập tức thấy kinh ngạc sao ông ấy cứ sống mãi thế không biết?! Thì các bạn thấy đấy, lưng ông ấy đã còng gần sát đất, đi đứng thì chậm chạp, đến nỗi hễđánh rơi cục phấn giữa lớp thì mấy đứa
https://thuviensach.vn
ngồi ở dãy bàn đầu phải lập tức cúi xuống, nhặt giúp và trao lại tận tay. Theo tôi, đã vậy thì còn sống làm quái gì! Nhưng nếu đừng quá bận tâm đến ông ấy, mà chỉ nghĩ qua quít thì hóa ra ông ấy ăn ở cũng chẳng đến nỗi tệ bạc lắm. Chẳng hạn, có lần, vào một ngày chủ nhật, ông ấy đã tựđứng ra thết tôi với mấy đứa nữa, mỗi thằng một cốc sôcôla nóng, rồi đem khoe với bọn tôi tấm chăn Anhđiêng sắp nát mủn mà ông ấy với bà Spencer đã mua lại được của một anh chàng người Navaho, tại công viên Yellow Stone. Trông cũng biết ông ấy rất khoái chí vì đã mua được tấm chăn. Ðấy, bây giờ hẳn các bạn hiểu điều tôi muốn nói về thầy Spencer rồi chứ? Nghĩa là ở ông già lụ khụấy còn có một con người thứ hai nữa, từa tựa như ông ấy. Thế nhưng ông già thứ nhất vẫn khoái chí như ai, vì đã sắm được một tấm chăn lạ mắt của người Anhđiêng thuộc bộ tộc Navaho.
C ửa phòng ông Spencer vẫn để ngỏ, nhưng tôi vẫn gõ khẽ cho lịch sự. Tôi cũng nhìn thấy ông ấy hẳn hoi, thầy đang ngồi trong chiếc ghế xa-lông bọc da, rộng thênh thang, người quấn chặt trong tấm chăn tôi vừa kể kia. Ông già quay người lại, khi thoáng nghe mấy tiếng gõ khẽ.
- Ai đó? - Ông lớn tiếng hỏi - Cậu đấy hả Caulfield? Vào đi cậu bé, vào đi! Gi ọng thầy vẫn oang oang như lúc giảng bài trên lớp. Nghe rất chối óc, thật
đấ y. Vừa bước vào là tôi đã ân hận ngay, chẳng biết ma quỷ nào xui mình mò tới đây. Ông đang xem tờ Atlantic Monthly, và nhìn đâu tôi cũng thấy bày la liệt nào thuốc viên, nào thuốc chai. Khắp phòng nồng nặc mùi thuốc nhỏ mũi để chống cảm lạnh. Tôi đâm buồn bã. Tôi, nói chung, không thích nhìn thấy cảnh đauốm. Tôi càng rầu hơn nữa, bởi nhìn thấy ông già choàng chiếc áo ngủ cũ mèm, sờn rách, thảm hại hết chỗ nói, chắc ông ấy đã dùng nó từ lúc mới lọt lòng, thật đấy. Tôi vốn chúa ghét người già cả lúc họ thắng bộ áo choàng ngủ hoặc pijama. Tứ thời, họ toànđể phanh ngực, phô hết mấy chục chiếc xương sườn ọp ẹp. Lại cả những bộ giò dễ sợ của họ nữa chứ ! Thì đã mấy ai được nhìn thấy một ông già nào ngoài bãi biển có bộ giò trơn tru, trắng trẻo, không một sợi lông chưa?
- Chào thầy! Em có nhận được thư thầy. Cảm ơn thầy nhiều lắm - Ôngấy có vi ết cho tôi một mẩu giấy, nhắn tôi đến chào từ biệt trước lúc về nghỉđông. Ông già thừa biết tôi chẳng bao giờ thèm quay lại trường - Lẽ ra
https://thuviensach.vn
thầy không cần phải viết đâu. Vì đằng nào em chẳng đến từ giã thầy trước lúc đi hẳn?
- Ngồi xuống đây, chú bé - Thầy Spencer bảo, chỉ tay vào cái giường ngủ kề bên c ạnh. Tôi ngồi xuống mép giường.
- Thầy đã đỡ chút nào chưa ạ?
- Em biết đấy, thầy mà thấy đỡ thì thầy còn cho đi mời bác sĩ làm gì? Ông già
Spencer t ự diễu mình. Ông cất tiếng cười the thé, như một lão điên. Cười xong, ông già thở lấy hơi, rồi hỏi tiếp: - Này, sao cậu không đi xem đá bóng? Hôm nay nghe bảo là chung kết kia mà?
- Vâng. Nhưng em vừa mới từ New York về cùng đội đấu kiếm. Khi ếp, giường với chiếu! Ðá tảng chắc cũng chả rắn bằng! R ồi thầy đột nhiên nghiêm giọng, như một ông giáo khắt khe. Tôi biết trước sau gì rồi cảnh đó cũng sẽ tới.
- Nghĩa là cậu sắp giã từ chúng tôiđấy hả? - Thầy hỏi.
- Vâng ạ, đại để là thế.
Nghe tôi nói v ậy, thầy lập tức lắc đầu triền miên. Từ nhỏ tới giờ, tôi chưa từng thấy ai lắc đầu lâu đến thế. Không biết thầy ấy lắc đầu lắm thế là vì đang ngẫm nghĩ hay chẳng qua chỉ vì đã quá già. Hẳn quỷ sứ họa may mới hiểu!
- Thế tiến sĩ Thurmer đã nói gì với cậu chuyện này? Nghe bảo ông ấy đã trò chuyện với cậu suốt một buổi chiều, đúng không?
- Vâng ạ. Thầy ấy quả có nói chuyện với em. Nhưng em chỉ ngồi đằng phòng
làm việc của thầy ấy chừng hai tiếng thôi, không hơn.
- Thế ông ấy nói những gì, Holden?
- Ồ… đủ thứ. Nào đời là một canh bạc lớn. Nào phải chơi thật trung thực, theo đúng luật lệ. Thầy ấy nói thao thao bất tuyệt. Nghĩa là chẳng có gì đặc sắc cả. Quanh đi quẩn lại vẫn chỉ mỗi một chuyện đời là một canh bạc lớn và vân vân. Gì chứ chuyện đó, em chắc thầy biết cả rồi? - Nhưng đời quả tình là một canh bạc, chú bé ạ, và phải chơi cho thật đúng luật lệ.
- Vâng. Em biết những thứấy, em biết cảđấy.
https://thuviensach.vn
H ừm! Ví thế mà cũng đòi! Bài với chả bạc! Nếu ở bên phía vận đỏ, thì ví đời là canh bạc, hay gì gì tùy thích cũng chả sao. Nhưng cứ thửđặt mình vào phía bên kia, bên vận đen ? Lúc đó, xemđời có còn là một canh bạc nữa không? Chẳng giống nhau chút nào hết. Ví thế mà cũng đòi ví.
- Thế tiến sĩ Thurmer đã báo tin cho bố mẹ cậu chưa? - Thầy Spencer hỏi. - Chưa ạ, thầy ấy định đến thứ hai mới viết thư.
- Còn cậu, cậu cũng chưa báo tin gì cho bố mẹ cậu à?
- Vâng, em chưa kịp báo tin gì, vì tối thứ năm này em đã có mặt ở nhà. - Theo cậu, bố mẹ cậu sẽ tỏ thái độ gì khi nghe tin đó?
- Chắc… bố mẹ em sẽ giận lắm - tôi đáp - Có lẽ thế. Vì đây là lần thứ tư em b ịđuổi học. Bây giờ thì chính tôi lắc đầu. Tôi quen thế rồi. - Ái chà! - tôi nói. Ðó cũng lại là một cái tật nữa: cứ kêu lên “Ái chà!” hoặc “ Ối giời!” trước lúc nói. Phần vì tôi chưa tìm được những lời lẽ cần phải nói; phần vì tôi hay cư xử theo lối trẻ con. Hồi ấy tôi mười sáu, bây giờ thì đã mười bảy, nhưng lắm lúc tôi vẫn xử sự như mới mười hai, mười ba tuổi. Cư xử thế dĩ nhiên hết sức chướng mắt, nhất là vì tôi đã cao tới một mét bảy hai và tóc đã hoa râm. Thật đấy. Một nửa mái tóc, nửa bên phải, đã có tới cả triệu sợi bạc. Từ bé, vốn đã thế rồi. Vậy mà lắm lúc tôi vẫn xử sự như thể mới mười hai tuổi. Ai cũng trách tôi về khoản ấy, nhất là bố tôi. Nhưng chỉđúng phần nào, chứ không đúng hoàn toàn. Thế nhưng thiên hạ thường ai cũng tưởng mình đi guốc trong bụng người khác. Tôi thì tôi nhổ toẹt vào chuyện đó, tuy rằng tôi rất buồn mỗi khi nghe thiên hạ răn dạy này nọ: phải xử sự cho ra vẻ người lớn một chút chứ! Chán vạn gì lúc tôi cũng đã cư xử như người lớn hẳn hoi, nhưng nào có ai thèm để ý đâu. Nói chung, họ chẳng bao giờ chịu để ý đến bất cứđiều gì.
Ông già Spencer l ại lắc đầu. Vừa lắc đầu, vừa cho tay vào mũi ngoáy lấy ngoáy để. Thầy ấy làm như thể chỉ lau mũi qua quít, nhưng kỳ thực đã thọc cả một ngón tay vào ngoáy. Chắc thầy ấy tưởng chuyện đó chẳng sao hết, bởi lẽ ngoài tôi ra, trong phòng chẳng còn ai. Tôi thì cố nhiên, tôi chẳng chấp làm gì, tuy rằng tôi chúa tởm cái trò cứ thọc tay vào mũi mà ngoáy trước mặt người ta. Lát sau thầy lại lên tiếng:
- Thầy có hân hạnh là đã được tiếp xúc với bố lẫn mẹ cậu, khi hai ông bà đến
https://thuviensach.vn
đ ây gặp tiến sĩ Thurmer, dăm tuần trước đây. Bố mẹ cậu đều là những người hết sức quý hóa.
- Vâng, dĩ nhiên. Bố mẹ emđều rất tử tếạ.
Quý hóa. Tôi không ghét gì b ằng hai chữđó. Tầm thường hết chỗ nói. Nghe
ai nh ắc tới nó là tôi thấy lợm giọng ngay. Nét mặt thầy Spencer vụt đổi khác, như thể thầy sắp thốt ra một điều gì rất thông minh, rất hay ho. Thầy rướn người, ngồi lại cho ngay ngắn hơn trước. Nhưng hóa ra tôi bị báo động nhầm. Thầy ấy chỉ cầm lên tờ tạp chí nằm trong lòng, và muốn quẳng nó sang cái giường cứng nhưđá. Nhưng ý định đó không kết quả. Cái giường chỉ cách chỗ thầy ấy đang ngồi chưa đầy năm tấc; thế mà thầy vẫn ném không tới. Tôi lại phải đứng dậy, nhặt giúp tờ báo đặt nó lên giường. Tôi bỗng muốn chạy ngay ra khỏi căn phòng cho nhẹ cái thân. Tôi cảm thấy sắp phải nghe một bài giảng đạo tồi tệ nhất. Ai muốn nói gì tùy thích, nói chung, tôi không phản đối. Nhưng tôi thấy thật quá quắt, nếu cứ phải ngồi nghe những lời giáo huấn mà chung quanh mình ngập ngụa toàn những thuốc là thuốc và trước mặt là ông già Spencer, thắng bộ pijama và chiếc áo choàng ngủ như thế kia. Nói thật chứ tôi chẳng còn bụng dạ nào mà ngồi nghe thầy ấy nói. Nhưng bài giảng đạo vẫn cứ tuôn ra, bất chấp hết thảy.
- Cậu học hành gì mà lạ thế, hả ông tướng con - Thầy Spencer lên tiếng, gi ọng nghiêm khắc đến mức tôi chưa từng nghe thấy bao giờ - Học kỳ này, cậu phải thi mấy môn nào?
- Năm.
- Năm môn. Thế cậu trượt mấy môn cả thảy?
- Bốn ạ - Tôi vặn vẹo trên chiếc giường thổ tả. Trên cái giường cứng ngắc mà
tôi ch ưa từng gặp bao giờ. Tiếng Anh tôi thi rất trót lọt vì tôi đã từng học Beowulf và Huân tước Randat, con ta với đủ thứ khác nữa bên trường Whootton. Vả lại, tôi phải động đến tiếng Anh luôn, mỗi khi làm luận.
Ông già b ỏ ngoài tai những điều tôi vừa nói. Tính ông ấy vẫn thế: chẳng bao giờ chịu nghe xem người ta nói gì với mình.
- Tôi đánh trượt cậu môn sử, vì cậu chẳng chịu học bài gì hết, dù là một dòng.
https://thuviensach.vn
- Em biết. Ðiều đó em biết. Thầy không thể làm khác được. - Cậu chẳng chịu học, dù chỉ một bài! - Thầy Spencer nhắc lại. Tôi rất tức khi
nghe ng ười khác nhắc đi nhắc lại chính cái điều mà ngay từđầu tôiđã công nhận với họ. Thế nhưng thầy ấy vẫn đay lại câu đó lần thứ ba: - Dù chỉ một bài thôi, cậu cũng chẳng chịu học. Tôi dám đánh cuộc là suốt học kỳ vừa rồi, cậu chưa hềđộng đến sách giáo khoa lần nào. Ðúng không, hả? Nói thật đi, ông tướng con!
- Không đâuạ, dĩ nhiên là em có xem qua một vài bận - tôi nói. Tôi không nỡ
làm thầy ấy giận. Thầy rất mê sử học.
- Chà, có ấy à - thầy giận dữ nói - Xin lỗi cậu nhé, bài thi của cậu còn nằm sờ
s ờ trên giá kia. Bên trên chồng vởđấy. Nào lấy xuống giúp cho tôi đi! Ðây qu ả là một vố chơi khăm, nhưng tôi vẫn phải cầm quyển vở của mình xuống, trao cho ông thầy, vì còn biết làm gì khác nữa? Xong đâu đó, tôi lại gieo người xuống cái giường bê tông vẫn ngồi từ nãy. Các bạn hẳn không thể hình dung nổi là tôi ân hận đến mức nào về chuyện đã ghé lại đây từ giã ông già Spencer!
Ông c ầm quyển vở của tôi trên tay, như cầm một cục phân khô hoặc một thứ gì đó còn tồi tệ hơn.
- Về Ai Cập, ta học từ hôm mồng 4 tháng Một đến mồng 2 tháng Chạp - ông
nói - C ậu đã chọn đầu đềđó cho bài thi học kỳ. Cậu có muốn nghe tôi đọc những gì cậu viết không, Caulfield?
- Không ạ, thầy chẳng cần đọc lại đâu.
Th ế nhưng ông ấy vẫn cất tiếng đọc. Thầy ấy màđã định làm gì thì đố ai
ng ăn. Muốn là làm, bất chấp tất.
- “Người Ai Cập là tộc người cổ xưa nhất thuộc gốc gác Kavkaz, sinh sống t ại một vùng đất thuộc địa phận Bắc Phi. Đó, như ta đã biết là lục địa lớn nhất ở đông bán cầu”.
https://thuviensach.vn
Tôi c ứ phải ngồi thừ ra đó mà nghe tất thảy những thứ nhảm nhí chưa từng có. Đúng là một trò chơi khăm, không hơn không kém. - “Hiện thời, chúng ta rất chú ý đến người Ai Cập vì nhiều nguyên do. Khoa
h ọc hiện đại vẫn đang cố tìm cách giải đáp câu hỏi: họđã dùng những chất bí ẩn gì khi ướp các tử thi, để năm tháng không làm thối rữa những khuôn mặt của tổ tiên. Câu đố hóc hiểm ấy vẫn đang thách thức nền khoa học hiện đại của thế kỷ hai mươi chúng ta đang sống”.
Th ầy nín bặt, đặt quyển vở của tôi xuống. Tôi gần như căm ghét ông ấy thực sự vào giây phút này.
- Đúng thếđấy, cuộc du ngoạn của cậu vào thế giới khoa học kết thúc ởđây –
ông ấy vẫn dùng cái giọng cay độc như trước. Chưa bao giờ tôi nghĩ rằng một ông già lụ khụđến mức đó lại có lắm trò hiểm độc đến thế – Nhưng chưa hết, ở cuối bài, cậu còn có nhã ý gửi riêng cho tôi mấy dòng – ông thêm.
- Đúng, đúng, chuyện đó em vẫn còn nhớ ! – tôi nói. Tôi vội nói lấp đi, để ông ấy đừng đọc câu đó lên. Nhưng vô ích, có họa là thánh may mới ngăn nổi ! Lòng ông ấy đang hừng hực khí thế mà lại!
- “Thầy Spencer quý mến! – ông cao giọng đọc – Đấy là tất cả những gì em bi ết về người Ai Cập. Họ, chẳng hiểu sao không khiến em quan tâm mấy. Tuy rằng thầy giảng về họ rất tuyệt. Sẽ chẳng sao cả, nếu thầy đánh trượt em, bởi vì trừ tiếng Anh, các môn khác em đều bịđánh trượt cả rồi. Kính thư. Holden Caulfield, học trò của thầy”.
Đọ c xong, ông ấy đặt quyển vở thổ tả của tôi xuống đùi, rồi ngước lên nhìn, như thể vừa hạ tôi một “xéc” bóng bàn với tỷ số 21 – 0. Tôi không bao giờ tha thứ cho việc ông ấy đã đọc to lên mấy câu vớ vẩn đó. Nếu ông ấy mà viết cho tôi mấy dòng như thế, thì dẫu có các vàng tôi cũng dứt khoát từ chối, thật đấy. Vì viết thêm mấy câu chết giẫm ấy, tôi thực tình chỉ muốn cất đỡ cho ông ấy cái gánh nặng khi phải hạ bút đánh trượt một đứa học trò lười.
- Cậu có giận là tôi đã đánh trượt cậu không, ông tướng con? - Ô, không đâu ạ. Em không hề giận chút nào! – tôi đáp. Chà, sao ông ấy cứ g ọi mãi tôi là “cậu tướng con” thế nhỉ?
https://thuviensach.vn
Ông ấy vứt quyển vở của tôi lên giường. Nhưng lại hụt, cố nhiên, tôi lại phải đứng dậy, nhặt lên. Rồi đặt nó ngay ngắn xuống cạnh tờ tạp chí Atlantic Monthly đang xem dở. Nhưng tôi chả trách, bởi tôi đang thích chốc chốc lại được vặn người cho đỡ mỏi.
- Thếở vào địa vị tôi thì cậu tính xử trí thế nào? Nói thực đi, cậu tướng con? Đấ y nhé, trông cũng thừa biết ông ấy đang rất áy náy vì đã đánh trượt tôi bài sử. Nhưng dĩ nhiên tôi phải nói trớ sang chuyện khác. Nào là tôi tối dạ, đại để hơi đần độn; nào là ở vào địa vị ông ấy, tôi cũng sẽ làm hệt thế; nào là lắm kẻ vẫn không hiểu làm một ông giáo khó đến bực nào. Và vân
vân… Tóm lại, tôi phải nói trớđi, cho ông ấy đỡ thấy bứt rứt lương tâm. Nh ưng buồn cười nhất là lúc đó đầu óc tôi lại hoàn toàn bận tâmđến chuyện khác. Miệng vẫn nói, nhưng tâm trí lại nghĩđến một chuyện khác. Mà nghĩđến một chuyện khác, chẳng dính dáng gì tới điều đang nói. Chả là nhà tôi vốn ở New York, nên tôi bận tâmđến cái hồ nước ở mé cửa nam công viên Trung tâm không biết nó đã đóng băng chưa; mà nếu đã đóng băng rồi, thì bầy vịt nuôi dưới đó không biết sẽ xoay xở thế nào? Tôi không thể hình dung nổi đàn vịt ấy sẽ trốn rét khi hồ nước bị băng phủ kín và giá buốt như cắt thịt. Chắc họ sẽ cho xe tải tới chở chúng sang một sở thú ấm áp? Mà không chừng chúng sẽ tự bay đến cũng nên?
Thành ra d ẫu sao tôi cũng thấy đỡ nặng nề hơn. Tôi muốn nói là tôi vừa có thể múa may ba tấc lưỡi vềđủ mọi thứ với thầy Spencer già lão, vừa có thể nghĩ đến đàn vịt. Sự thểđã xôđẩy tôi nghĩđến nước ấy, chứ thực tình, khi đang trò chuyện với thầy giáo, bạn đừng nên nghĩ ngợi điều gì khác. Nhưng rồi thình lình ông ấy lại cắt đứt dòng suy nghĩ của tôi. Đối với ông ấy,đó là chuyện cơm bữa.
- Này, thế cậu nghĩ gì về chuyện đó, cậu bé? Tôi đang muốn biết cậu nghĩ gì.
Tôi không mong gì khác hơn.
- Về chuyện em bịđuổi ấy ư? – Tôi hỏi. Trời ơi, ước gì ông ấy khép ngay cái
vạt áo ngủ ngu ngốc kia lại giúp! Chứ trông chướng mắt quá. - Nếu tôi không nhầm thì hình như cậu cũng đã gặp chính những chuyện lôi
https://thuviensach.vn
thôi đó cả bên trường Whootton, lẫn trường Elkton Hills, đúng không? Câu ấy ông già thốt ra bằng một giọng chẳng những độc địa, mà còn thù địch.
- Em không hề gặp một chuyện lôi thôi nào bên trường Elkton Hills. Em ch ẳng trượt môn nào bên trường ấy. Em chỉ thôi học – thế thôi. Chứ chẳng phải bị đuổi ạ.
- Tôi hỏi thẳng nhé, tại sao thế?
- Tại sao ư ? Đó là cả một câu chuyện dài, thưa thầy – Chuyện đó đại để khá
r ắc rối ạ.
Tôi ch ẳng muốn kể với ông ấy chút nào đầu đuôi câu chuyện. Vì có kể hết, ông ấy cũng chẳng chịu hiểu cho. Vượt quá sức tưởng tượng của ông ấy. Tôi từ giã Elkton Hills chẳng qua chỉ vì bên ấy đầy rẫy một lũ rởm đời, thếđấy. Rởm đời lộ liễu đến mức bạn phải chết ngốt tức khắc, nếu cứ học mãi bên ấy. Như lão hiệu trưởng của trường, lão Haass, chẳng hạn. Tôi chưa từng gặp kẻ nào rởm đời, đê tiện đến mức ấy. Còn tệ gấp mười lão Thurmer bên này. Chẳng hạn, chủ nhật nào lão cũng chạy ra, rối rít bắt tay, bắt chân tất cả các vị phụ huynh đến thăm con. Lão tươi cười, lịch duyệt đố ai bằng. Nhưng chẳng phải ai lão cũng tay bắt mặt mừng như nhau bởi vì bố mẹ bọn học trò cũng có kẻ giàu sụ, người túng quẫn. Các bạn cứ nhìn cung cách lão chào hỏi bố mẹ thằng ở cạnh phòng tôi, chẳng hạn, là khắc biết. Nếu mẹđứa nào quá đẫy đà hoặc ăn mặc quê mùa quá, hoặc bố nó mà thắng bộ com-lê vai hếch quá, còn giầy thì không hợp thời trang chỗđen, chỗ trắng lam nham, thì lão chỉ chìa cho có đúng hai ngón tay, gượng gạo cười mỉm, rồi quay ngoắt sang trò chuyện với bố mẹđứa khác, lắm lúc cả nửa tiếng đồng hồ là ít ! Gì chứ trò đó thì tôi chịu, xực hết nổi. Máu tôi lập tức sôi lên. Tức đến muốn phát điên. Tôi căm ghét cái trường Elkton Hills thổ tảấy chẳng biết đểđâu cho hết.
Ông già Spencer l ại hỏi thêm câu gì đó, nhưng tôi không nghe. Tôi đang mãi nghĩđến cái lão Haass đê tiện.
- Thầy bảo gì em thếạ? – tôi hỏi.
- Thế cậu có buồn không, khi phải từ giã Pencey?
- Có chứ, dĩ nhiên cũng chỉ hơi buồn chút đỉnh thôi. Dĩ nhiên… nhưng dẫu
https://thuviensach.vn
sao c ũng chỉ chút đỉnh thôi, thưa thầy! Chắc tâm trí em chưa bị nó xâm chiếm. Phải có thời gian cho nó thấm. Lúc này, em chỉ bận tâmđến chuyện sắp được về nhà vào thứ năm này. Dẫu sao em cũng tự thấy mình là đồ bỏđi!
- Chẳng lẽ cậu không bận tâm chút nào về tương lai ư, ông tướng con? - Không ạ, em vẫn nghĩđấy chứ, dĩ nhiên, làm sao không nghĩđến được? – Tôi ngừng bặt – Có điều chỉ thỉnh thoảng mới nghĩ. Thỉnh thoảng thôi ạ. - Phải nghĩ thật kỹ! – ông già Spencer nói – Ngay từ bây giờ. Chứđể ít nữa
m ới nghĩ e muộn mất! Tôi bỗng thấy khó chịu kinh khủng khi nghe câu đó. Sao ông ấy lại ăn nói thế
nh ỉ, cứ làm như tôi sắp chết đến nơi không bằng? Khó chịu kinh khủng. - Nhất định em sẽ ngẫm nghĩđến điều đó. Em sẽ ngẫm nghĩ. - Cậu có cần tôi nhồi nhét cho đôiđiều cần thiết không, Caulfield? Vì tôi rất mu ốn giúp cậu, cậu hiểu chứ?
Trông v ẻ mặt, tôi thấy ông ấy quả muốn giúp tôi thực. Giúp thực tình. Nhưng tâm trí mỗi người một ngả, thành thử chẳng ăn thua. - Em biết thầy rất quý em, em cảm ơn thầy rất nhiều. Nói thật, em rất cảm kích, đúng thếđấy!
D ứt lời, tôi liền đứng phắt dậy. Lạy chúa, dẫu có bị xử chém, tôi cũng không thể nào ngồi thêm trên cái giường ấy mười phút nữa. - Rất tiếc emđang phải vội về trường! Em phải gói ghémđồđạc trong phòng
ch ơi thể thao. Đằng ấy đang trăm thứ linh tinh, nhưng khốn nỗi em rất cần những thứấy. Lạy chúa, em phải về gấp ạ!
Ông già ch ỉ nhìn tôi, rồi lại lắc đầu triền miên nhưng vẻ mặt hết sức trang nghiêm, phiền muộn lạ lùng. Tôi bỗng thấy tội nghiệp cho ông già quá. Nhưng không thể cứ nấn ná ởđây mãi. Vả lại, ý nghĩ của hai thầy trò cách bức nhau quá nhiều. Không thể ngồi mãi ởđây để ngắm cái cảnh ông già muốn vứt thứ này thứ nọ sang bên kia giường nhưng mười lần đều hụt cả mười, chiếc áo ngủ thảm hại ông ấy đang diện, lẫn bộ ngực lép kẹp cứ phanh trần ra suốt, với lại ngửi cái mùi thuốc chống cúm nồng nặc.
- Thầy biết đấy. – tôi nói, - thầy đừng quá buồn phiền về em. Đừng thầy ạ, em nói th ật đấy. Mọi thứ rồi sẽổn hết. Em đang trong lứa tuổi chuyển tiếp, chính thầy cũng biết rõ đấy. Ai cũng đều thế cảấy mà.
https://thuviensach.vn
- Thầy không biết, thầy không biết.
Tôi chúa ghét cái tật cứ lầu bà lầu bầu kiểu đó.
- Ai mà chả thế – tôi nói – ai mà chả qua cái tuổi đó, hả thầy? Thật đấy, thầy đừ ng quá buồn phiền về em. – Thậm chí tôi còn vỗ vỗ lên vai ông Spencer – Thầy đừng quá buồn phiền nhé!
- Cậu có muốn uống một cốc sôcôla nóng cho ấm bụng không? Bà Spencer nhà tôi sẽ rất lấy làm sung sướng…
- Em rất muốn, thật đấy, nhưng emđang rất vội. Phải chạy tới phòng tập thể d ục gấp. Rất cảm ơn thầy. Cảm ơn thầy nhiều lắm.
Th ế là hai thầy trò bắt tay nhau. Rồi cả các thứ lễ nghi lúc chia tay, dĩ nhiên. Nhưng chẳng hiểu sao tôi bỗng thấy buồn khủng khiếp. - Em sẽ viết thư cho thầy. Thầy nhớ giữ gìn sức khoẻ khi dứt cúm, thầy nhé! - Thôi, đi nhé, ông tướng con! Nhưng lúc tôi vừa khép cửa, bước ra phòng ăn, thì ông già Spencer liền cất
ti ếng gọi với theo sau lưng nhưng tôi không nghe ra, tuy rằng ông hét rất to. Hình như ông chúc tôi “Đi mạnh giỏi nhé!”. Mà không chừng chẳng phải thế. Tôi hy vọng vậy. Có các vàng mà bảo tôi chúc thế, tôi cũng cóc làm. Một thói quen đến là bỉổi, các bạn cứ ngẫm mà xem.
3
Tôi chúa hay nói d ối, trên đời đố ai sánh kịp. Một tật xấu thật đáng tởm. Rõ ràng tôi đang ra hiệu sách để mua một tờ báo vớ vẩn gìđó, nhưng nếu thình lình có ai hỏi đi đâu, tôi sẽ không chút ngần ngại, bảo ngay: đi xem ca kịch đằng rạp Ôpêra. Thật kinh khủng! Tôi bảo với ông già Spencer phải đến phòng tập thể thao gấp để thu dọn các thứđồđạc linh tinh, nói dối đấy. Kỳ thực, tôi chẳng đời nào dại dột để một thứ gì đằng cái phòng thổ tảấy.
Nh ững ngày còn học ởđó, tôi trọ tại khu ký túc mới, nằm ngay trong toà nhà mang tên lão Ossenburger. Khu ấy chỉ dành cho học sinh các lớp cuối cấp và đầu cấp. Tôi thuộc loại mới vào học, còn thằng ở cùng phòng thuộc loại sắp ra trường. Toà nhà được đặt tên như vậy để ghi nhớ lạo Ossenburger, một học sinh cũ của trường Pencey. Ra trường, lão kiếm được cảđống tiền nhờ mở một văn phòng mai táng. Xó xỉnh nào trong tiểu bang cũng có chi nhánh của lão. Những chi nhánh ấy, chắc ai cũng biết rõ, vì họ
https://thuviensach.vn
vẫn quảng cáo ầm ĩ là có thể giúp các bạn chôn cất thân bằng quyến thuộc với cái giá rất hời, chỉ mất có năm đôla một người. Chà, ước gì các bạn được nhìn thấy tận mắt cái mặt thịt của lão ta! Tôi dám thềđộc là lão chỉ tống thi hài người chết vào bao tải, rồi thả trôi sông chứ chẳng thèm chôn cất gì hết. Thành thử lão giàu sụ, rồi đem cúng chút ít cho trường Pencey để họ lấy tên lão đặt cho toà nhà trọ của bọn tôi. Hôm khai diễn mùa bóng năm nay, lão đã ngồi trong chiếc Cadillac choáng lộn tới dự, nên trường đã bắt bọn tôi phải đứng cả dậy và vỗ tay ầm ĩ, nghĩa là để gào thẳng vào mặt lão đến khô cả cổ :"Hurrah!" (Hoan hô). Sáng hôm sau, lão bước lên toà giảng trong nhà nguyện, lớn tiếng đọc một bài diễn văn dài tới mười mấy tiếng đồng hồ. Mởđầu, lão kể gần chục chuyện tiếu lâm bằng một giọng cợt nhả, để tỏ vẻ ta đây cũng còn trai trẻ sung sức như ai! Kế đến, lão kể lể không bao giờ ngượng nghịu, mà sẵn lòng quỳ mọp xuống cầu Chúa, mỗi lần gặp trắc trở hoặc lôi thôi này khác. Lão cũng khuyên bọn tôi nên theo gương lão - quỳ mọp xuống và trò chuyện với Chúa mọi lúc, mọi chỗ. Lão nói:"các em hãy hướng về Chúa, đối đãi với Ngài như với người bạn chí tình. Về phần minh, bao giờ tôi cũng trò chuyện với Đấng Cứu Thế rất mực thành tâm. Ngay cả lúc ngồi sau tay lái, phóng xe đi đâyđó." Lão mà nói thêm câu nữa, chắc tôi chết mất. Tôi hình dung trong óc tôi cái cảnh thằng cha mất giống đó, tay thì gạt cần số sang số một, còn miệng thì lẩm nhẩm cầu Chúa gửi xuống cho mình thêm nhiều thi hài cần chôn. Nhưng giữa lúc lão đang múa may ba tấc lưỡi thì thình lình bỗng xảy ra một chuyện tuyệt hay. Đang giữa chừng câu chuyện phét lác rằng lão là một chàng trai xuất chúng, khôn ngoan, thì thằng Eddie Marsalla - ngồi ngay trước mặt tôi - đánh một phát rắm rất to, suýt làm tốc mái ngôi nhà nguyện. Nó làm thế cố nhiên là rất đểu, chẳng còn coi phép tắc xử thế ra gì, nhưng phải nói là "tiếu lâm" hết sảy. Khá thật, cái thẳng quỷ Marsalla! Không đứa nào dám cười thành tiếng. Lão Ossenburger thì làm ra vẻ chẳng nghe thấy gì. Nhưng chỉ nhìn hiệu trưởng Thurmer đang ngồi cạnh lão chủđòmđám trên bục diễn đàn cao, thì cũng biết là lão đã nghe thấy tất. Khiếp, trông mặt lão mới kinh chứ! Lão chẳng hé răng câu nào, nhưng chiều hômđó liền lôi cả trường lên giảng đường và quạt cho bọn tôi một trận nên thân. Lão bảo: một học sinh mà cố tình gây rối như thế trong giờ hành lễ thì không còn xứng đáng ngồi học
https://thuviensach.vn
ởđây nữa. Bọn tôi cố bắt thằng Marsalla nổ thêm một loạt đại bác chào mừng như ban sáng, ngay giữa lúc lão Thurmer đang giảng giải, nhưng hắn chịu chết, cốđến mấy cũng cóc ăn thua. Đấy, chỗ tôi trọ là khu ký túc xá mới, nằm trong toà nhà mang tên cái lão Ossenburger đó.
V ề lại buồng, tôi thấy nhẹ cả người bởi thoát được ông thầy già Spencer giữa lúc cả trường đều đangở ngoài bãi bóng dưới kia, và chiếc lò sưởi duy nhất trong cả toà nhà đang toả hơi ấm ra khắp phòng. Thậm chí tôi còn thấy người nóng lên là khác. Tôi cởi blouson, cà vạt, nới bớt mấy cái cúc cổ rồi chụp lên đầu chiếc mũ đỏ mới mua hồi sáng ở New York, chiếc mũđi săn, có gắn thêmđằng trước một cái lưỡi trai dài tới mười lăm phân. Tôi thấy họ bày bán trong một cửa hiệu trang phục thể thao, khi vừa chui từ dưới đường tàu điện ngầm lên, sau lúc vừa bị mất sạch mấy thanh kiếm thổ tả, giá chỉ một "đô" chẵn. Tôi đội ngược, dĩ nhiên rất chướng mắt, nhưng tôi thích thế. Xong xuôi, tôi vớ lấy quyển sách đang đọc dở, rồi gieo người xuống chiếc ghế salon hỏng. Trong phòng chỉ có hai chiếc, một của tôi, một của thằng bạn cùng phòng, Ward Stradlater. Mấy cái tay vịn đều gãy hết, vì đứa nào cũng toàn đặt đít lên đó, nhưng lần đệm thì còn êm đáođể. Quyển tôi đang đọc là sách thư viện cho mượn nhầm vì họ ghi sai ký hiệu. Mãi tới lúc cầm về nhà, tôi mới biết đã mượn nhầm cuốn khác. Tên cuốn sách là Giữa rừng thẳm Châu Phi của Isal Dinesen. Tôi tưởng đó là của vứt đi, nhưng hoá ra rất khá. Tôi chúa lười học, nhưng sách thì ngốn nhiều vô kể. Nhà văn tôi hâm mộ nhất là D.B. anh ruột tôi. Kếđến - Ring Lardner. Cuốn của Ring Lardner là quà tặng của anh tôi nhân ngày sinh nhật tôi, trước thời điểm bịđày lên cái trường Pencey chết tiệt này. Cuốn sách có in mấy vở kịch, vở nào cũng nhộn kinh khủng kèm một mẩu chuyện ngắn kể về chàng cảnh sát giao thông phải lòng một cô gái rất kháu, nhưng tứ thời toàn vi phạm luật đi đường. Anh chàng cảnh sát nọđã vợ con đàng hoàng, nên cố nhiên không thể cưới cô kia. Về sau, cô ấy chết, vì vi phạm luật giao thông. Câu chuyện viết rất xúc động. Nói chung, tôi chỉ thích những chuyện nhộn nhộn, loại cổđiển, đại để như Về lại cố hương (Tiểu thuyết của Thomas Hardy). Sách viết về chiến tranh lẫn truyện trinh thám, cố nhiên tôi đều không chê, nhưng chẳng hiểu tại sao chả mê mấy. Những cuốn tôi thích phải là những cuốn mà vừa gấp sách lại, bạn đã lập tức ước ao: ôi phải chi
https://thuviensach.vn
nhà văn ấy là bạn chí thiết của mình, để hễ cần là có thể nhấc máy lên gọi, và trò chuyện chút đỉnh. Nhưng loại đó thì hiếm đấy. Tôi sẽ thích thú lắm, nếu được gọi dây nói cho ông Dinesen, và cố nhiên, cả cho ông Ring Lardner. Có điều anh D.B. bảo ông ta mất lâu rồi. Còn những cuốn như Thân phận con người của Somerset Maugham chẳng hạn thì khác hẳn. Đại để cũng chẳng đến nỗi nào. Nhưng gì chứ chuyện gọi dây nói cho ông ấy thì tôi chẳng ước. Chính tôi cũng chẳng biết tại sao nữa. Chỉ cảm thấy đó không phải là người mình thích chuyện trò. Mà có gọi dây nói, tôi cũng chỉ gọi cho ông Thomas Hardy đã mất thôi. Tôi thích cô Eustacia Vye mà ông ấy tả. Như vậy là tôi chụp chiếc mũ mới lên đầu, gieo người xuống salon, rồi đọc Giữa rừng thẳm Châu Phi. Tôi đã đọc qua một lần rồi, nhưng vẫn còn muốn xem lại vài đoạn. Tôi mới chỉ kịp lật có mấy trang thì thình lình nghe có tiếng chân bước ra khỏi nhà tắm. Chẳng cần ngước mắt, tôi cũng thừa biết đó là thằng Robert Ackley ở buồng bên. Chái nhà phía bên này, hai phòng mới có một buồng tắm. Thành thử thằng ấy ngày nào cũng mó sang khoảng bảy tám chục bận. Ngoài ra, nó là đứa độc nhất ở ký túc không ra bãi xem đấu bóng. Và nói chung, nó chẳng đi đâu bao giờ. Là đứa rất kỳ quặc, đang học năm cuối vàđã mài đũng quần tại trường Pencey này suốt bốn năm trời, nhưng tôi chưa từng thấy ai gọi nó bằng tên. Ngay cả thằng Herb Gale, ở cùng phòng với nó, cũng chưa bao giờ gọi nó là "Bob" hay thậm chí "Ack" cả. Hoạ may có vợ nó mới chịu gọi nó là "Ackley", nếu ít nữa nó cũng lấy nổi vợ. Nó cao kinh khủng, những một thước chín, lưng gù dễ sợ, còn răng thì bẩn đến phát tởm lênđược. Từ ngày ở chung với nó tới giờ, tôi chưa từng thấy nó đánh răng lần nào. Cả hàm trên lẫn hàm dưới đều bẩn kinh khủng, mốc meo cả, mỗi lần thấy nó ngốn khoai tây hay đậu hầm dưới nhà bếp là tôi suýt lộn mửa. Lại còn trứng cá nữa chứ! Chẳng phải chỉ có trên trán hay dưới cằm, như bọn con trai chúng tôi, mà khắp mặt khắp mũi kia. Nghĩa là cái gì trên người nó trông cũng kinh. Ấy là chưa kể cái thói đê tiện của nó. Nói của đáng tội, nó là đứa tôi chẳng ưa chút nào.
Ch ẳng cần nhìn, tôi cũng thừa biết nó đang đứng trước cửa nhà tắm, ngay đằng sau chiếc salon tôi đang ngồi, lấc láo nhìn trước ngó sau, xem Stradlater có nhà không. Nó rất ghét thằng Stradlater, nên không đời nào
https://thuviensach.vn
bước chân vào phòng khi thấy có thằng kia. Nói chung thì ai nó cũng ghét. Nó bước hẳn ra khỏi phòng tắm, rồi đi thẳng về phía tôi.
- Hello! Nó lên tiếng, giọng tứ thời uể oải, như thểđang ngao ngán kinh kh ủng hoặc đang mệt bở hơi tai vậy. Nó không muốn tôi nghĩ là nó ghé sang chơi. Chỉ làm ra vẻ tình cờ tạt vào, thằng quỷ!
Nó b ắt đầu lân la khắp mọi xó xỉnh, rất thong thả, như bất cứ lúc nào và lục lọi bất cứ thứ gì tôi để trên bàn học và giường ngủ. Hết thảy những thứấy, thứ nào nó cũng đều đã xem qua một lượt, nhưng lần nào sang, nó cũng lại cầm chính cái đó lên, săm soi, ngắm nghía. Thế này khéo tôi đến phát điên mất!
- Sao, đấu gươm đấu ghiếc thế nào? - Nó cất tiếng hỏi. Nó chẳng muốn gì h ơn là tôi vứt sách xuống, dừng thưởng thức những thứ hay ho ấy nữa chứđâu thèm đếm xỉa đến kết quả trận đấu gươm. Bên nào thắng, bọn mày hay chúng nó?
- Nó tiếp.
- Cóc bên nào thắng. - tôi đáp, nhưng vẫn chẳng thèm rời mắt khỏi cuốn sách.
- Cóc bên nào thắng. - tôi nhắc lại, liếc mắt về phía thằng bạn xem nó lục lọi
nh ững gì trên bàn ngủ. Nó ngắm tấm ảnh con bé tôi mới làm quen dưới New York, tên là Sally Hayes. Nó đã cầm tấm ảnh thổ tảấy lên ít nhất cả ngàn lần. Nhưng lần nào xem xong cũng không chịu đặt xuống đúng chỗ. Nó cố ý đấy, trông khắc biết.
- Cóc bên nào thắng à? - Nó nói - Thế là thế nào?
- Tao để quên sạch các thứđồ lề dưới tàu điện ngầm.- Tôi đáp, đầu vẫn cúi gằm xuống trang sách.
- Dưới tàu điện ngầm? Đồ quỷ! Thế mất mẹ nó hết còn gì? - Bọn tao lên nhầm chuyến. Nên cứ phải đứng lên ngồi xuống, để xem các sơ
đồ treo ở các ga. Nó lần đến sát bên tôi, án ngữ ngay trước mặt. - Này, vì mày mà tao đã phải đọc câu này tới hai chục lượt rồi đấy. Ai ch ắc cũng hiểu ngay điều tôi ngụ ý trong câu vừa nói, trừ thằng Ackley. Chắc trên đời chỉ có mỗi mình nó là một.
https://thuviensach.vn
- Thế chắc bọn chúng bắt mày chịu cả tiền vé chứ gì? - Nó hỏi. - Tao cóc biết mà cũng cóc cần biết. Mày ngồi xuống cho tao nhờ chút được không. Ackley nhóc? Ch ứ nãy giờ mày che hết cả ánh đèn đây này . Nó r ất ức mỗi lần tôi gọi là "Ackley nhóc". Nó vẫn lải nhải suốt: tôi mới là nhóc con, vì tôi mới mười sáu còn nó, nó đã mười tám đôi mươi. Nh ưng nó vẫn đứng trơ ra đó. Nó là hạng người dẫu có được các vàng cũng không đời nào chịu tránh đi chỗ khác, nếu nghe người khác bảo nó che mất ánh đèn. Sớm muộn gì rồi nó đứng dịch ra chỗ khác nhưng nếu nghe ai bảo thế, thì nó sẽ cố ý đứng ỳ ra.
- Mày đọc gì đấy? - Nó hỏi
- Đọc sách, mày mù à?
Nó lật úp cuốn sách xuống, xem tựa đề
- Khá không?- Nó tiếp tục
- Khá, nhất là câu này, cái câu tao đã phải đọc đi đọc lại suốt từ nãy đến giờ -
Th ỉnh thoảng tôi cũng biết ăn nóiđốp chát, nếu thấy cao hứng. Nhưng với thằng Ackley thì chẳng ăn thua. Nó lại lân la khắp phòng, lại sờ cái này, mó cái nọ, tất cả những thứđồđạc, cả của tôi, lẫn của thằng Stradlater. Rốt cục, tôi đành quẳng quyển sách xuống sàn. Nó mà còn ở lì bên này thì có đọc cũng vô ích.
Tôi ng ả người ra, và bắt đầu nhìn thằng Ackley lục lọi phòng tôi. Chuyến đi New York khiến tôi mệt bã người, chỉ trực ngáp dài. Nhưng tôi cũng cố gượng làm trò khỉđể chọc tức nó. Tôi xoay cái lưỡi trai ra đằng trước, rồi kéo sụp mũ xuống sát mắt. Tôi như thằng mù, chẳng còn nhìn thấy gì nữa.
- Ối, ối! Không khéo con mù mất thôi! - tôi rống to lên bằng một giọng khản
đặc. - Mẹơi, sao mà tối tăm thế này, chết cha!
- Mày điên hả, ôn dịch? - Ackley nói
- Mẹơi, đưa tay cho con, khổ thân con! Sao mẹ không đưa tay ra giúp con, hở mẹ?
- Thôi đi đồ ngốc!
Tôi b ắt đầu quờ quạng tứ phía như một thằng mù thật, nhưng vẫn ngồi
https://thuviensach.vn
nguyên trên gh ế salon và mồm vẫn rền rĩ không ngớt.
- Mẹơi, mẹ hỡi! Sao mẹ không dắt con?
D ĩ nhiên, tôi chỉ làm trò thế cho đỡ chán. Lắm lúc tôi cũng thấy thích vậy. Vả lại, tôi thừa biết thằng Ackley là đứa dễ cáu nhất trần đời nên thích làm tình làm tội nó bằng những trò đùa tai ác, cho vui. Tìm mọi cách chọc tức nó, cố ý làm cho nó điên tiết nhưng chỉđược một chốc là tôi chán ngay. Tôi lại quay ngược chiếc mũ lại, rồi ngả người xuống ghế.
- Của ai cái này? - Ackley hỏi. Nó cầm cái băng nịt đầu gối của thằng Stradlater lên. B ạ gì nó cũng cầm, cái thằng thổ tả, kể cả mấy sợi dây giày. Tôi bảo nó cái nịt đó là của thằng Stradlater. Thế là nó vất ngay lên giường. Của nợđó vốn nằm trên bàn ngủ, nó biết thế, nhưng vẫn cố ý vứt ra chỗ khác.
R ồi nó đến bên tôi, ngồi xuống tay vịn chiếc salon. Nó chẳng bao giờ ngồi theo kiểu thiên hạ vẫn ngồi, đã ngồi là thượng ngay lên tay vịn. - Mày kiếm cái mũ thổ tảấy ởđâu vậy?
- Dưới New York
- Mất bao nhiêu vậy?
- Một "đô".
- Mày bị hốđấy - và nó bắt đầu vớ lấy que diêm, cạy ghét trên mười đầu móng tay g ớm ghiếc của nó. Tứ thời nó chỉ chăm chút có mấy cái móng tay thổ tả ấy. Một thói quen kỳ quặc. Răng thì đầy những bựa, ghét đóng vành ngoài hai tai. Thế nhưng chỉ lo trau chuốt có ba cái móng tay. Chắc nó tưởng nó sạch sẽ nhất xứ.
- Ở quê tao, chỉ lúc đi săn người ta mới đội thứ mũđó, hiểu chứ? Thiên hạ chỉđội nó khi bắn các thứ thú rừng.
- Chứ sao? - Tôi nói, bỏ chiếc mũ xuống, ngắm nghía một lúc. Tôi nheo một
m ắt, như thểđang nhắm bắn một con thú. - Nhưng thiên hạ cũng đội nó cả lúc săn người. - tôi bảo, - nên tao đội nó để săn người
- Thế bố mẹ mày biết mày bịđuổi chưa?
- Chưa
- Còn thằng Stradlater nhà mày đi đâu?
- Xem đá bóng. Nó hẹn gặp bồ ngoài bãi - Tôi lại ngáp dài. Không thể kiềm
https://thuviensach.vn
ch ếđược. Trong phòng nóng kinh khủng, tôi lại mệt nữa, nên đâm buồn ngủ. Sống trong cái trường này, bọn tôi chỉ hoặc chết cóng, hoặc là phát ngốt vì bức bối. - Thằng Stradlater sướng thật! - Ackley nói - Này, đưa cái kéo tao mượn một chút. Mày có thủ sẵn trong áo đấy không?
- Không, tao cất nó đi rồi. Ra tủ mà lấy. Ngăn trên cùng ấy. - Thì lấy ra tao mượn chút không được à? Móng tay tao dài quá, phải cắt cái đ ã.
Nó cóc c ần biết bạn đã cất đồđạc đi chưa, cất ở ngăn dưới hay ngắn trên. Tôi đành phải đứng dậy, lấy xuống cho nó mượn. Cứ thế này thì tôi đến ngoẻo mất. Tôi vừa mở tủ thì cái vợt của thằng Stradlater, cả cái bàn thấm bằng gỗ nữa, rơi xuống giữa đỉnh đầu đánh cốp một cái, đau kinh khủng. Thằng Ackley chừng khoái chí lắm, cười ngặt nghẽo. Tiếng cười vừa the thé, vừa chua. Trong lúc tôi phải lôi chiếc vali xuống, moi cái kéo cho nó, thì nó lại ôm bụng cười. Cái ngữ như Ackley, thì đừng cho nó ăn bánh làm gì, uổng tiền. Cứ cho nó xem cảnh ai đó bị một hòn đá giáng xuống đầu hoặc một trò gì đại để thế, bởi, nó chỉ biết ôm bụng cười hô hố, khi người khác hoạn nạn.
- Ra mày cũng có khiếu khôi hàiđấy chứ, Ackley nhóc - Tôi bảo nó. - Mày cóc bao giờ biết thế, đúng không? - Vừa nói, tôi vừa đưa cho nó cái kéo. - Mày có muốn tao bảo trợ, cho mày lên biểu diễn trên đài phát thanh không,
Ackley nhóc?
Tôi l ại gieo người xuống salon, còn nó thì chăm chú tỉa tót ba cái móng tay ghét bẩn.
- Mày ra bàn kia mà cắt cho tao được nhờ tí đi - tôi bảo nó. - Tao không mu ốn giẫm phải vụn móng tay khi bỏ dép - Tuy nghe rõ tôi nói thế, nhưng nó vẫn cứ vứt bừa xuống sàn. Cái tính nó thế. Kể cũng đáng ghét thật.
- Thế thằng Stradlater hẹn gặp con nào ngoài bãi? - Nó hỏi. Tứ thời nó toàn g ạn hỏi tôi và chuyện Stradlater giao du với những ai, tuy rằng nó chúa ghét thằng đó.
- Tao cóc biết. Nhưng bận gì đến mày?
- Tao chỉ hỏi cho biết. Chứ tao cóc chịu nổi cái ngữ thối thây ấy.
https://thuviensach.vn
- Thế nhưng nó, nó lại mê mày hết biết! Nó bảo với tao, mày là một hoàng tử
đ ích danh! - Tôi nói. Gặp ai tôi cũng khen rằng nó là một hoàng tửđích danh. Đại để tôi vẫn thường giả ngốc, lúc đó, tôi thấy đỡ buồn tẻ chút đỉnh. - Tứ thời, lúc nào mặt mũi nó cũng vênh vênh váo váo - Thằng Ackley nói Tao không tài nào xực nổi cái ngữ mất giống ấy. Nó cứ tưởng nó... - Này, mày không quá bộ lại cái bàn kia mà cắt được sao? - Tôi bực bội - Tao
đã năn nỉ màyđến cả năm chục bận...
- Nó cứ vênh mặt lên suốt - Ackley lặp lại - Theo tao, nó chỉ là đứa bốc phét.
Th ế nhưng nó cứ tưởng mình rất thông minh. Nó tưởng mình thông minh nhất đời...
- Ackley! Quỷ bắt mày đi! Mày không cắt mấy cái móng tay bẩn thỉu của mày ởđằng bàn kia được sao? Tao đã năn nỉ màyđến năm chục bận rồi, mày điếc hả?
Mãi lúc đó nó mới chịu dẫn xác lại mép bàn. Muốn bắt nó làm gì, chỉ có quát ầm lên thế. may mới ổn. Tôi ngước nhìn nó một chặp, rồi bảo: - Mày cáu với thằng Stradlater vì nó bảo mày năm thì mười hoạ mới chịu
đ ánh răng, đúng không nào? Chứ kỳ tình, nó chẳng hề muốn sỉ nhục mày! Nó nói thế là hoàn toàn vô tâm, chứ chẳng phải xúc phạm gì mày cả. Nó chỉ muốn mày sẽ thấy dễ chịu và trông dễ coi hơn, nếu đánh răng. - Nhưng tao không đánh răng bao giờ? Mày đừng về hùa với nó. - Không, mày không đánh răng, đừng chối. Tao vẫn theo dõi mày suốt, đích th ị là mày không hềđánh răng.
Tôi nói b ằng một giọng rất thản nhiên. Thậm chí còn thấy thương hại nó nữa. Tôi biết chẳng ai dễ chịu cả khi bị người khác chê là không vệ sinh. - Thằng Stradlater không phải là đồ thối thây. Nó không xấu đến mức ấy. - Còn tao, tao bảo nó là quân chó đẻ nên mới tưởng tượng ra thế. - Có thể nó hay tưởng tượng, nhưng về nhiều điểm, nó là đứa không hẹp
b ụng. - Đó là sự thật. Rồi ít nữa mày sẽ hiểu ra. Mày thử hình dung, chẳng hạn, thằng Stradlater có một thứđồ dùng gì đó mà mày rất mê. Nói giả dụ, nó đang thắt một chiếc cà vạt, mà chiếc cà vạt đó mày rất thích, là
https://thuviensach.vn
tao chỉ nói giả dụ thế cho dễ hiểu, mày đồng ý chứ? Mày có biết nó sẽ làm gì với chiếc cà vạt ấy không? Tháo ngay ra rồi tặng mày. Phải, nó sẽ tặng. Hoặc là nó sẽ làm gì nữa, tao đố màyđấy? Nó sẽ không nói không rằng, đặt chiếc cà vạt đó lên giường mày, hay trên bàn mày. Nghĩa là nó vẫn kín đáo tặng mày, hiểu chưa? Còn những thằng khác, không đời nào!
- Xì! - Ackley nói - Tao mà giàu có, tao cũng tặng cà vạt cho khối đứa. - Không, mày chẳng tặng ai hết! Thậm chí tôi còn vừa lắc đầu vừa nói- Vì ch ẳng đời nào mày nghĩ tới chuyện đó đâu. Ackley nhóc! Nếu mày cũng giàu có như nó, mày vẫn là đứa đốn mạt như trước... - Này, đừng gọi tao là "Ackley nhóc", nghe chưa? Đồ quỷ dữ! Tao đáng tuổi bố màyđấy, ngốc ạ!
- Không, mày cóc đáng! - Nó lồng lộn lên đến nỗi tôi không thể nói tiếp được
n ũa. Bởi chẳng bao giờ nó chịu bỏ lỡ dịp đốp vào mặt thằng bạn mới chỉ mười sáu còn nó đã mười tám, đôi mươi. - Một là tao không bao giờ cho mày vác mặt tới nhà tao...
- Này, câm ngay cái mõmđi, tao cấm mày gọi tao là...
Đ úng lúc đó thì thằng Stradlater đẩy cửa lao vào. Tứ thời, lúc nào nó cũng vội, cũng lao như tên bắn bởi tứ thời nó toàn có những công việc rất hệ trọng. Nó chạy tới bên tôi, tát đánh bốp vào má tôi - cũng lại một thói quen không xực nổi - rồi hỏi lớn:
- Tối nay mày có đi đâu không, Holden?
- Chưa biết. Cũng có thể tao sẽđi. Thế trời thế nào rồi, tuyết còn xuống không? Người nó bê bết tuyết
- Còn, vẫn xuống. Này, nếu mày không phải đi đâu thì cho tao mượn cái áo blouson da của mày tối nay.
- Thế bên nào thắng? - Tôi hỏi
- Chưa ngã ngũ. Nhưng tụi tao phải đi. Hỏi thật đấy, cho tao mượn cái áo một
lúc, n ếu mày không đi đâu. Ban sáng, tao trót đánh đổ lọ mực chết tiệt lên cái áo xám của tao.
- Được thôi, nhưng khéo mày làm bục hết chỉ vì mày to ngang như hộ pháp. -
https://thuviensach.vn
Tôi bảo. Tôi cao gần bằng nó nhưng nó nặng gấp đôi tôi, nên vai nó rộng lắm.
- Đừng lo! - Nó lao đến bên tủ áo. - Mày thế nào Ackley? - Nó hỏi, được cái r ất hồ hởi. Nó chỉ hỏi cho có lệ, dĩ nhiên. Nhưng dẫu sao, nó vẫn chào hỏi thằng Ackley tử tế.
Ackley không mu ốn đáp, nhưng dẫu sao vẫn phải ậm àậm ờ, vì làm thinh thì không đủ can đảm. Rồi quay sang phía tôi, nó bảo: - Thôi, tao vềđây! Lát nữa tao sang!
- Được - tôi đáp. Chẳng ai phải khóc cả khi ngữ nó đứng dậy ra về. Thằng Stradlater lúc đó đã cởi vét-tông, cà vạt.
- Phải cạo râu đã! - Nó nói - Râu tao mọc khoẻ khiếp. Tua tủa dưới cằm như người lớn.
- Thế con bạn mày đâu rồi?
- Đang đợi dưới hiên, nó vơ vội khăn tắm, hộp dao cạo râu, rồi ra khỏi phòng
ngay. Nó toàn ở trần, vì nghĩ người ngợm nó cânđối lắm. Kểđúng thế thật. Gì chứ khoản đó đố ai dám dè bỉu.
4
Ch ẳng biết làm gì, tôi cũng đứng dậy, theo nó vào phòng tắm., bốc phét dăm ba câu trong lúc nó cạo mặt. Hơn nữa, ngoài hai đứa, trên này chẳng còn ai, bởi bọn kia đều đang ngồi ngoài sân bóng, chưa về. Nóng nhưđiên, cửa sổ phòng nào cũng hấp hơi. Dọc tường có lắp một dãy chừng mười cái bồn. Stradlater đến bên cái bồn chính giữa, tôi ngồi phịch xuống ngay cái bồn bên cạnh, bắt đầu vặn ra vặn vào cái vòi nước lạnh cho đỡ buồn tay. Tôi đang sốt ruột kinh khủng. Thằng Stradlater vừa cạo râu, vừa giẩu môi huýt sáo Khúc caẤn Độ . Nó huýt to kinh khủng và câu nào cũng lạc điệu, nhưng toàn chọn những bài mà những tay chúa nhất cũng thấy khó nhá, chẳng hạn, bài Khúc ca Ấn Độ hoặc Vụ án mạng trên đại lộ số Mười. Bài nào nó cũng thừa sức huýt lạc điệu hết.
Tôi v ừa mới kể là Ackley ở bẩn kinh người. Thằng Stradlater cũng thế, nhưng bẩn theo kiểu khác. Bề ngoài thì chẳng có gì đáng chê. Lúc nào cũng bảnh bao như một ông hoàng. Nhưng các bạn cứ xem nó cạo râu khắc biết. Lưỡi dao thì gỉ ngoèn, trông đến phát tởm, lại đầy những lông với tóc và bê
https://thuviensach.vn
bết bọt xà phòng dẻo quánh từ những lẫn cạo trước vì cấm chịu rửa. Cho nên, trông thì bảnh đấy, nhất là khi nó chải chuốt, nhưng kỳ thực vẫn là đứa ở bẩn. Ai chứ Stradlater thì tôi chẳng lạ. Nó thích chải chuốt, khoe mẽ, vì nó tự mê mình, tự nghĩ mình đẹp trai nhất Tây bán cầu. Thực ra thì nó chỉ trông được thôi, - khoản đó phải nói cho công minh. Nhưng đó chỉ là vẻđẹp vừa đủđể các ông bố, bà mẹ lật tập album trường ra phải tấm tắc khen: "con nhà ai thế?" Một vẻđẹp chỉ hiện rõ trong album thôi, các bạn hiểu chứ? Ở trường Pencey này vô khối đứa, theo tôi, còn đẹp trai bằng vạn nó, nhưng trên ảnh trông lại chẳng ra sao. Bọn đó, đứa thì mũi dường như dài quá, đứa thì tai vểnh lên. Khoản ấy tôi biết rất rõ.
Tôi ng ồi trên cái bồn rửa mặt, vặn ra vặn vào cái vòi nước, trên đầu vẫn chiếc mũ săn đội ngược. Tôi khoái nó kinh khủng, cái mũđi săn ấy. - Này, - thằng bạn lên tiếng - Tao có chuyện này, mày giúp tao được không? - Chuyện gi? - Tôi hỏi, chẳng thích thù gì. Bởi tứ thời nó toàn nhờ những
vi ệc mệt kinh khủng. Bọn đẹp trai thằng nào vốn cũng tự coi mình là cái rốn của vũ trụ, nên toàn bắt người khác phải hầu hạ chúng đủđiều. Chúng tự mê mình như điếu đổ, thành thử cứ tưởng ai cũng mê chúng và chẳng ao ước gi hơn là được phục dịch chúng đủ thứ. Một lũ dở hơi, thật đấy.
- Tối nay mày có đi đâu không? - Nó hỏi
- Có thểđi, và cũng có thể không. Thế mày cần gì?
- Tao phải học gần một trăm trang sử ký từ giờ tới thứ hai. - Tao muốn mày làm giúp tao m ột bài luận. Thứ hai này mà chưa thuộc hết sử thì nguy lắm, nên tao mới phải nhờ mày.Được chứ? Nực cười không các bạn? Chết cười, thật đấy!
- Tao bịđuổi vì ngu như chó, thế mà mày còn đi nhờ?
- Tao biết, tao biết. Nhưng khổ nỗi tao sẽ nguy mất, nếu không làm nổi bài s ử. Thôi, chỗ anh em bạn giúp tao đi. Tôi không đáp ngay. Hạch nó, càng bắt nó hồi hộp càng tốt.
- Đầu đề thế nào? - Tôi hỏi
- Tự chọn. Mày thích tả gì tuỳ ý. Tả căn phòng cũng tốt. Mà ngôi nhà càng hay. Ho ặc nơi nào mày từng trú ngụ trước kia tuỳ may. Tả tự do, mày hiểu chứ? Có điều phải ngoạn mục một chút, quỷạ. - Rồi nó ngoạc mồm ra
https://thuviensach.vn
ngáp. Tôi rất lộn tiết vì nó dám thế! Các bạn biết đấy, - đi nhờ vả bạn, mà làm vậy tức là chẳng còn coi bạn ra gì! - Có điều mày đừng làm hay quá. Ông Hartzell trời đánh thừa biết tiếng Anh mày rất chúa. Ông ấy cũng chẳng lạ gì chuyện tao với mày trọ cùng phòng. Cốt nhất là mày cố chấm phẩy đúng. Cả các dấu câu khác nữa cũng thế.
Nghe nó phán th ế, ruột gan tôi tức thì sôi lên. Dám lên lớp tôi về cách dùng dấu câu, một người rất giỏi tiếng Anh. Nhưng dù có cố chứng minh với tôi nó không giỏi văn lắm, chung qui chỉ vì nó không biết đặt dấu phẩy ởđâu cho đúng. Thì ra nó cũng cùng một giuộc với Ackley. Có lần tôi đã ngồi cạnh thằng này trong một trận đấu bóng rổ. Trong đội, có một đứa chơi rất chúa, thằng Howie Coyle. Nó có thể dễ dàng ném bóng vào chính giữa rổ. Thậm chí chả cần nhờđến tấm bảng gỗ, cũng tung được bóng vào. Vậy mà một buổi, Ackley lại dám lải nhải là thằng Coyle chỉđược cái cao to thế thôi, chứ tài cán thì cóc hơn ai. Đấy, các bạn hiểu lỹ lẽ của bọn chúng rồi chứ? Tôi chúa ghét cái lối bốc phét ấy!
R ốt cục, tôi chán cái trò ngồi bên mép bồn rửa mặt nên nhảy xuống, đi mấy vòng clacket cho đỡ cuồng chân. Chỉ muốn giãn gân cốt, chứđiệu nhảy đó tôi không thạo lắm. Có điều sàn phòng rửa mặt lát toàn gạch men bóng lộn, nên nhảy clacket thì không gì tuyệt bằng. Tôi nhại lại dáng dấp một tài tử trong phim bởi đã từng xem ông ta biểu diễn một vở hài kịch rất vui. Xi nê tôi ghét thượng hạng, nhưng rất khoái bắt chước các ngôi sao điện ảnh. Thằng Stradlater vừa cạo râu, vứa dõi mắt nhin. Chẳng mong gì hơn là có khán giả chiêm ngưỡng tài nghệ, nói chung tôi rất thích trình diễn các trò vui nhộn.
- Ta là quý nam của chính ngài thống đốc đây! - tôi nói, đoạn này phải rất g ằng sức. Tôi nhảy tới, nhảy lui khắp phòng rửa mặt - Cha ta không cho ta làm vũ công. Người gửi ta sang Oxford ăn học. Nhưng điệu vũ clacket này đã ngấm vào máu huyết ta, quỷạ! Stradlater phá lên cười ha hả. Dẫu sao nó cũng có máu khôi hài.
- Đêm nay ta khai diễn cuộc đại vũ hội của ta - Đến đấy, tôi bắt đầu thấy hụt h ơi. Phổi tôi cóc ra gì - Than ôi! Ta không thể nhảy tiếp được nữa! Tađang say bí tỉ. Vậy ai là người thế chỗ ta đây? Chỗ của ta - đấng nam tử khốn khổ, đói rách của ngài thống đốc giàu có?
https://thuviensach.vn
- Mày vớđâu cái mũ ngộ nghĩnh đó thế? - Stradlater hỏi. Mãi bây giờ nó mới
để ý tới chiếc mũ. Tôi thở dốc, ngừng lại, bỏ mũ xuống, ngắm nóđến lần thứ một trăm
- Tao vừa mua hồi sáng dưới New York. Giá một "đô". Trông được chứ, hả? Thằng Stradlater gật đầu
- Oách đấy - nó bảo Nó chỉ nịnh chút đỉnh cho qua chuyện, rồi hỏi ngay cái chuyện đang khiến nó hồi hộp
- Sao, bài luận đó mày có giúp được tao không? Nói đi, để tao còn liệu nào - Rảnh thì tao giúp, còn bận thì thôi
Tôi lại ngồi phịch xuống mép bồn rửa mặt, cạnh thằng Stradlater như trước. - Mày hẹn hò với con bé nào đấy? Fitzerald hả?
- Quỷ sứ! Tao hất con lợn ỉđó từ lâu rồi còn gì!
- Thật chứ? Thế nhường tao đi, người anh em! Nói tử tếđấy. Con bé ấy tao thấy rất được mắt.
- Thì cứ rước đi, xin mời! Có điều nó nhiều tuổi hơn mày đấy. Th ế là bất thình lình, chẳng có lý do gì chínhđáng cả, tôi bỗng muốn nhảy xuống, vặn ngoéo cái cổ thằng ngốc Stradlater ấy. Đó là một miếng võ hiểm: chộp lấy cổđịch thủ, bẻ gục xuống cho tới lúc nó nghẹt thở, nếu cần. Tôi nhảy phốc về phía thằng nỡm, nhanh như một con báo gấm! - Buông ra, Holden, đồ ngu! - Thằng Stradlater hét. Nó không thích bị khoá c ổ thế. Hơn nữa nó đang cạo mặt - Mày muốn tao thiến cả vào cổ à? Nhưng tôi vẫn không buông, tay vẫn thít chặt lấy cổ nó.
- Mày giãy thửđi, - Tôi bảo, - xem có gỡ nổi hai cánh tay sắt của tao không? - Đồ quỷ! - Nó đặt con dao cạo xuống, rồi thình lình giơ cao tay, giẫy mạnh, vùng ra kh ỏi hai cánh tay đang khoá chặt. Nó khoẻ thật. Sức tôi thì chẳng được mấy nả. - Dẹp cái trò ấy đi! - nó nói. Rồi cạo thêm lần nữa. Bao giờ nó cũng cạo hai lần, cho mày râu thật nhẵn nhụi. Vả lại, con dao của nó bẩn quá.
- Thế bỏ rơi Fitzgerald thì đi với con bé nào? - Tôi hỏi, lại gieo người xuống
mép bồn rửa. Hay là với con Phyllis Schmitt?
- Không. Lẽ ra là với nó nhưng rồi mọi thứđâm lộn tùng phèo cả. Con bé
https://thuviensach.vn
đ ang chờ tao hôm nay là bạn của Bud Thaw. Chết, suýt nữa quên, nó biết mày đấy.
- Ai mà còn biết cả tao nữa thế?
- Con bạn tao.
- Ra là thế! - tôi nói - thế nó tên là gì? - Tôi thấy hồi hộp thực sự. - Để tao nhớđã... đúng rồi Jeanne Gallagher
Trời, tôi suýt ngất xỉu khi nghe cái tên ấy.
- Jane Gallagher! - tôi nói, thậm chí nhảy phắt xuống đất khi nghe nhắc đến tên nàng. Tôi suýt ng ất, thật đấy! - Tưởng ai chứ con bé ấy thì tao có quen! Hè năm kia, nhà nó với nhà tao ở sát vách nhau. Hồi đó, nhà nó có nuôi một con Debermanpinscher to kinh khủng. Chính vì con chó ấy mà tụi
tao quen nhau đấy. Chả là ông tướng mò sang vườn nhà tao đi ỉa. - Mày chắn hết ánh đèn của tao rồi, Holden, - Stradlater nói. - Đứng dịch ra tí, hết chỗ rồi hả?
Chà, tôi hồi hộp lạ!
- Thế nó đâu rồi? Đứng dưới mái hiên, hả?
- Ừm.
- Sao nó lại nhắc tới tao? Hồi này, nghe đâu nó đang học bên Brean Moore, đ úng không? Nó bảo với tao chắc sẽ chuyển sang đó, hoặc là sang Shipley. Sao nó lai nhắc tới tao, hả?
- Làm sao tao biết được, quỷ sứ! Dịch ra chỗ khác, nghe chưa? Tôi đang ngồi đè lên chiếc khăn tắm của nó.
- Jane Gallagher! - Tôi reo lên, không thể không nhớ tới những kỷ niệm cũ - Th ật không thể ngờ! Thằng Stradlater bôi sáp thơm lên tóc. Sáp thơm của chính tôi.
- Nó khiêu vũ khá lắm - Tôi nói, - Chả là nó có học balet. Ngày nào cũng tập
hai gi ờ, cả những hôm trời nóng khủng khiếp nhất. Nó sợ càng lớn, chân cẳng càng cứng. Vì nó đang phát phì, nên sợđủ thứ. Tao với nó vẫn chơi cờ nhảy suốt.
- Chơi trò gì-ì-ì?
- Cờ nhảy.
https://thuviensach.vn
- Trời đất quỷ thần ơi, ai đời con gái lai đi chơi cờ nha-aảy. Bỏ mẹ thật! - Chứ sao. Nó chẳng đời nào chịu động đến mấy quân hậu. Quân nào đổi đượ c, nó đều đổi tất thành quân hậu, rồi cứđể yên đó, sau lúc đẩy xuống hàng cuối cùng. Nó sắp các quân hậu ở vị trí đó thôi. Stadlater làm thinh. Nh ững điều tôi nói, của đáng tội , thường chẳng khiến ai chú ý.
- Mẹ nó với mẹ tao cùng là hội viên một câu lạc bộ - tôi nói - Hồi đó, tao có lãnh thêm vi ệc mang gậy đánh gôn tới, để kiếm thêm chút ít. Tao có mang gậy cho mẹ nó mấy lần. Khiếp, có chín cái hố mà bà ta phải đánh tới gần một trăm bảy chục lần, bóng mới xuống hết.
Stradlater h ầu như bỏ ngoài tai câu chuyện. Nó cứ chải tới chải lui bộ tóc lộng lẫy của mình.
- Phải xuống hỏi han dăm câu chứ nhỉ? - Tôi dò ý nó.
- Thì mày cứ viềc, còn chần chừ gì?
- Được, tao đi ngay đây.
Nó lại rẽ lại đường ngôi. Trò đó xưa nay nó vẫn làm cả tiếng đồng hồ. - Bố mẹ nó bỏ nhau lâu rồi. Về sau, bà ấy lại vớ phải một gã nghiện rượu, - lão g ầy như quỷđói. Chân cẳng thì toàn những lông là lông. Tao còn nhớ lão như in. Tứ thời chỉ diện độc quần đùi. Nó kể, lão là văn sĩ, viết kịch bản. kịch biếc gì đấy, nhưng tao thì tao thấy lão chỉ toàn uống rượu với lại ngồi nghe đọc đủ thứ truyện trinh thám ngu ngốc bên radio. Thỉnh thoảng lão còn ở truồng nồng nỗng chạy lung tung trước mặt cả nhà nó. - Thật hả? - Stradlater hỏi. Nó hoạt bát hẳn, khi nghe tôi kể về lão dượng ghẻ
nghiện ngập của Jane.
- Tuổi nhỏ của nó kinh khủng lắm. Thật đấy.
Nh ưng chuyện đó nó lại càng chẳng chút bận tâm, thằng dê già Stradlater. Nó
ch ỉ khoái những chuyện tục tĩu.
- Quỷ thật! Jane Gallagher! - Bao kỷ niệm cứập đến với tôi. Không thể nào xua đuổi nổi. - Phải xuống gặp nó một lát mới được.
- Thì xuống đi, ai cấm? Sợ mày chỉđược cái bốc phét là giỏi.
https://thuviensach.vn
Tôi đến bên một khung cửa sổ. Nhưng chẳng trông thấy gì. - kính cửa mù mịt
m ồ hôi.
- Tao chưa thấy hứng - tôi bảo. Tự nhiên tôi chẳng còn chút hứng thú gặp nàng. - Tao t ưởng nó đã chuyển sang Shipley. Thế là tao cứđinh ninh nó học bên Shipley. - Tôi đi tới đi lui trong phòng. - Nó thích bóng đá chứ? - Thích, hình như thế. Tao cũng chả rõ lắm.
- Nó có kể với mày chuyện nó với tao chơi cờ nhảy không? Hay những chuyện đại để thế?
- Tao chả nhớ. Bọn tao mới quen nhau có mấy bữa. Thôi, đừng ám tao! - Stradlater đã chải xong mái tóc lộng lẫy và đang thu dọn bộ dao cạo. - Này, chuyển giúp tao lời chào nhé?
- Được, - thằng Stradlater nói, nhưng tôi biết tỏng là nó sẽ cóc làm. H ạng nó thì có bao giờ thèm chuyển lời chào hộ ai? Nó quay về phòng, còn tôi vẫn quanh quẩn trong buồng rửa mặt, nhớ lại những kỷ niệm cũ về Jane, cô bạn thời xưa, Được một lát, tôi cũng đành quay lại phòng ngủ. Tôi bước vào đúng lúc thằng Stradlater đang đứng trước gương thắt cà vạt. Nó mất đứt cả nửa cuộc đời để soi gương. Tôi gieo người xuống chiếc salon c ủa mình, ngồi ngắm.
- Này - tôi bảo, - có điều đừng nói với nó là tao bịđuổi đấy - Được, tao sẽ không kểđâu.
Stradlater còn được một cái nết nữa: nó không hay căn vặn những chuyện vặt vãnh như thằng Ackley. Chắc vì mọi thứ nó đều bất cần. Còn thằng Ackley thì khác hẳn. Bạ gì cũng thọc mũi vào tất. Thằng bạn choàng lên người chiếc blouson mượn của tôi.
- Đừng xải ẩu quá, nhớ không? - Tôi nói, - Tao mới xỏ tay có đúng hai lần đấy.
- Đừng lo, tao sẽ nương nhẹ. Thuốc lá, tao vất đâu rồi ấy nhỉ? - Trên bàn kia kìa!...- Chẳng bao giờ nó nhớ thứ gì vứt ởđâu.- Dưới cái khăn phula c ủa mày ấy. - Nó cho bao thuốc vào túi áo - chiếc áo mượn của tôi.
Thình lình, tôi quay ng ược chiếc mũđỏ lại, đội xuôi chĩa cái lưỡi trai ra đằng trước, bắt đầu thấy bứt rứt vô cớ. Thần kinh tôi, nói chung, chẳng ra
https://thuviensach.vn
gì.
- Này, thế màyđịnh dẫn nó đi đâu tối nay? - Tôi hỏi.- Mày định sẵn cả rồi chứ?
- Tao cũng chưa biết nữa. Nếu có thời giờ, bọn tao sẽ xuống New York một lúc. Nó ng ốc quá, chỉ xin phép đi đến chín rưỡi tối. Tôi không thích điều nó vừa thổ lộ, nên cay độc:
- Nó chỉ xin phép đến chín rưỡi, vì nó có ngờđâu gặp được một gã bảnh bao,
trai l ơ như mày, chó đẻ như mày. Giá biết trước thế, chắc nó sẽ xin phép đi đến tận chín rưỡi sáng mai là ít
- Đúng! - Stradlater nói. Không gì có thể khiến nó bối rối. Mặt nó trơ quá mặt
th ớt.- Đừng lảm nhảm nữa đi, - nó nói tiếp, - có làm giúp tao bài luận không, bảo đi! - Nó đã choàng cái áo khoác lên người, tính bước ra ngoài. - Đừng hay quá, miễn cứ lưu loát là ổn, hiểu chứ? Có làm không thì bảo? Tôi nín thinh. Tôi không còn bụng dạ nào để trả lời Stradlater nên chỉ lí nhí:
- Hỏi nó xem hồi này nó có còn cho hậu đứng hàng chót nữa không nhé! - Được, - Stradlater đáp, nhưng tôi thừa biết nó sẽ không hỏi. - Tạm biệt! - Nó đập mạnh cửa , rồi chuồn thẳng. Tôi cứ ngồi thừ ra đó nửa tiếng nữa. Chỉ ngồi trong salon, chẳng làm gì. Tâm trí cứ vương vấn mãi về Jane và cuộc hò hẹn giữa nó với thằng Stradlater. Tôi bồn chồn đến mức suýt phát điên. Tôi đã kể rồi đấy - nó là thằng tục tĩu, đốn mạt về khoản gái gủng.
Thình lình th ằng Ackley từ nhà tắm mò sang. Lần đầu tiên trong suốt quãng đời trọ học tại đây, tôi mừng rỡ khi thấy nó. Xua đuổi giúp tôi mọi ý nghĩ rối bời trong óc.
Nó ng ồi lỳ bên phòng tôi cho đến lúcđi ăn tối, lảm nhảm về những đứa nó ghét, nặn ra cả một đống tướng mụn trứng cá ở dưới cằm mà cóc thèm dùng khăn tay. Tôi chưa thấy nó dùng khăn tay bao giờ, thật đấy. 5
Th ứ bảy nào, bọn tôi cũng được cho ăn cùng một thực đơn hết như ngày vừa đặt chân tới Pencey. Khéo ai cũng tưởng đó là bữa cơm thịnh soạn lắm, bởi có món bíttết.
https://thuviensach.vn
Tôi dám cu ộc một ngàn đôla, ăn một: sở dĩ bọn tôi được ăn món đó chẳng qua vì chủ nhật nào cũng có phụ huynh đến thăm trường. Và lão Thurmer chắc cũng nghĩ bụng, thế nào cũng sẽ có một bà mẹ gạn hỏi cậu quý tử tối qua trường cho ăn gì, và thằng con sẽ trả lời chẳng kịp ngẫm nghĩ, bittết. Kỳ tình, đó là một trò bịp, y hệt như mọi trò bịp khác của lão ta. Thì các bạn thử ngắm những miếng bíttết kia xem? Rắn nhưđế giày, đến mức dao cắt cũng không đứt. Ăn kèm với món bíttết đó tứ thời là một bát súp thịt nấu nhuyễn với khoai tây cắt quân cờ. Còn đồ tráng miệng dọn ra luôn là bánh Brown Betty, bánh pudding rưới mật. Trừ tụi nhóc mới vào học, với những đứa như thằng Ackley thì bạ gì cũng tọng.
Ă n xong, bọn tôi ra ngoài đi dạo. Tiết trời tuyệt đẹp, trên mặt đất là một lớp tuyết mỏng chừng ba đium. Và tuyết vẫn tiếp tục rơi, như thểđang vui. Đẹp kinh khủng. Bọn tôi bắt đầu vo tròn tuyết lại thành từng nắm nhỏ, rồi ném nhau. Những trò trẻ nít, cố nhiên, nhưng đứa nào cũng thấy thích.
Tôi ch ẳng biết làm gì nên rủ thằng bạn trong đội đấu kiếm là Mal Brossard đáp xe buýt xuống Agerstown, ăn một đĩa thịt băm viên cho đỡđói, rồi nếu thích, ghé luôn vào rạp chiếu bóng, xem một cuốn phim ngớ ngẩn gì đó cho đỡ buồn. Hai đứa đều không muốn ru rú suốt cả tối thứ bảy ở nhà. Tôi hỏi Mal - có sao không nếu rủ cả thằng Ackley đi? Tôi định bụng rủ nó, vì nó chẳng bao giờ chịu đi đâu ngay cả tối cuối tuần, - mà cứ ngồi lỳở nhà nặn mụn trứng cá. Thằng Mal bảo - chả sao cả, dĩ nhiên - tuy rằng nó chẳng thích lắm vì không ưa thằng Ackley. Thế là hai đứa liền kéo về phòng, thay áo quần, rồi vừa xỏ chân vào ủng đi tuyết, tôi vừa gọi thằng Ackley, hỏi nó có thích xem chiếu bóng thì đi cùng. Tôi biết tiếng tôi vọng qua nhà tắm sang tận bên phòng nó, nhưng nó vẫn chưa vội lên tiếng. Loại người như nó thì chẳng bao giờ chịu đáp ngay những câu người ta hỏi mình. Nhưng cuối cùng, nó cũng ló mặt sang. Nó vén tấm rèm che cửa phòng tắm, rồi vẫn đứng nguyên đó, hỏi có những đứa nào đi cùng? Tứ thời, bao giờ nó cũng phải hỏi rõ, cùng đi có những đứa nào? Nói thật chứ nó mà có bịđắm tàu và được thuyền cấp cứu tới vớt, thì chắc nó cũng phải vặn vẹo chán - đã có những ai ngồi bên trên - rồi mới chịu để người ta vớt lên. Tôi bảo, có thằng Mal Brossard. Nó nói:
- Xì, thứ vứt đi...Nhưng thôi được. Chờ tao một lát.
https://thuviensach.vn
Nó làm nh ư thểđang ban cho bạn một đặc ân to tát không bằng. Nó sửa soạn chừng năm phút. Trong khi chờ nó, tôi đến bên cửa sổ, mở toang hai cánh, lấy tay vo tròn một nắm tuyết. Tuyết dẻo lạ. Nhưng làm xong, tôi lại chẳng biết vất đi đâu, tuy rằng định vo nó để ném chơi cho khoái. Lúc đầu, tôi định ném xuống chiếc xe đang đỗ phía bên kia đường, nghĩ lại thấy nó sạch bong, trắng toát, nên không nỡ. Tiếp đến, tôi tính vất vào cái ống dẫn nước ở rìa tường, nhưng cái ống dẫn đó cũng sạch sẽ, trắng muốt, y hệt chiếc xe kia. Thế là tôi thôi, chẳng ném cục tuyết nữa. Tôi đóng cửa lại, rồi bắt đầu vê tròn cục tuyết trên tay cho nó rắn thêm chút nữa. Tôi cứ giữ nó trong tay thế cho tới lúc cả bọn lên xe. Người bán vé mở cửa xe, bảo tôi vất nó đi. Tôi bảo không định ném ai, nhưng ông ta không chịu tin. Người lớn họ chẳng bao giờ chịu tin bạn, thật đấy.
C ả Brossard lẫn Ackleyđều đã xem cuốn phimấy, nên chén xong ba đĩa thịt băm viên nóng sốt, bọn tôi đưa nhau vào chơi mấy ván rulét trên máy tựđộng, rồi quay về. Tôi chẳng tiếc là không được xem phim. Vì chắc đó chỉ là cuốn phim quay lại từ một vở hài kịch vớ vẩn gì đó thôi, do Cary Grant đóng. Vả lại, có lần tôi đã cùng Ackley và Brossard đi xem phim rồi. Hai đứa cứ nhe răng ra cười, ngay cả những đoạn chẳng có gì đáng. Ngồi bên chúng, tôi chán kinh khủng.
Ch ưa đầy mười lăm phút sau, bọn tôi đã về tới ký túc. Brossard thích đánh bridge, nên chạy đi tìm bạn chơi. Thằng Ackley thì mò sang phòng tôi, cố nhiên. Có điều bây giờ nó không ngồi lên tay vịn chiếc salon của thằng Stradlater, mà nằm sấp trên giường tôi, dụi mặt xuống gối. Vừa nằm xuống, nó đã lên ngay dây cót, cất giọng đều đều tẻ ngắt lải nhải khoe về một con bé mà nó nhăng nhít từ hè năm ngoái, trong khi hai tay vẫn nặn mụn trứng cá liên hồi. Tôi nói xa nói gần đến cả trăm lần với nó, nhưng vẫn chẳng ăn thua. Nó cứ lè nhè suốt về con bé ấy bằng cái giọng tẻ ngắt, mà tôi đã nghe đến cả trăm lượt , mỗi lần nó kể một khác. lần thì nó quần con bé ấy trong thùng chiếc xe tải nhỏ của ông anh họ. Lần thì kể là dưới gậm cầu thang. Cố nhiên, đều bốc phét tất. Tôi độp thẳng vào mặt nó rằng nó chưa bao giờđộng được đến đứa nào. Rồi tôi đành phải nói toẹt vào mặt nó, là muốn làm giúp thằng Stradlater bài luận, để nó cuốn xéo đi cho tôi nhờ, kẻo tôi không thể dồn hết tâm trí lúc đang viết. Rốt cục, nó đành phải chuồn về
https://thuviensach.vn
phòng, dĩ nhiên, phải mất một lúc khá lâu. Khiếp, tôi chưa thấy ai lề mề như nó. Nó vừa đi khỏi là tôi choàng cả véttông lẫn áo ngủ vào cho ấm, chụp chiếc mũđi săn ngộ nghĩnh lên đầu, và ngồi vào bàn, làm bài luận cho Strađlater.
Kh ốn nỗi, tôi không tài nào bịa ra được một căn phòng hoặc một nếp nhà, rồi ba hoa đủ thứ như thằng Stradlater dặn. Nói chung, tôi chẳng mấy thích thú với chuyện tả mấy thứ vớ vần đó. Vì thế, tôi đành miêu tả lại chiếc găng chơi bóng chày của thằng Allie, em trai tôi. Chiếc găng đẹp kinh khủng. Thằng em tôi vốn thuận tay trái, nên đó là găng bên trái. Nó đẹp vì trên chiếc găng ấy, Allie chép đầy thơ. Cả mặt bên này, lẫn mặt bên kia bằng mực xanh lục. Nó chép thếđể ngâm nga những lúc không phải bắt bóng và những lúc chẳng biết làm gì trên bãi. Nó chết lâu rồi, bị bệnh máu trắng hôm 18 tháng Bảy năm 1946, hồi cả nhà còn ở dưới bang Maine. Trông Allie chắc bạn phải mê ngay. Nó kém tôi hai tuổi, nhưng thông minh hơn tôi gấp năm chục lần. Thông minh kinh khủng. Thầy cô nào của Allie cũng viết thư khen mẹ, bảo là được dạy dỗ một học trò như nó thật chẳng gì thích bằng. Họ không nói dối, nghĩ thế nào, viết thếấy. Nhưng Allie không chỉ thông minh nhất nhà. Nó còn là đứa ngoan nhất nhà, về mọi phương diện. Nó không bao giờ nổi cáu, chẳng bao giờ phát khùng. Tóc nó màu hung. Theo lời thiên hạ, người tóc hung thường cục tính, thế nhưng Allie lại không bao giờ nổi cáu. Tôi kể các bạn nghe xem tóc Allie hung đến mức nào. Tôi bắt đầu học đánh golf lúc lên chín. Một lần, vào mùa xuân, hồi đó tôi mười một, tôi đang mải mê đuổi theo quả bóng nhưng lúc nào cũng có cảm giác ngoái cổ lại là nhìn thấy Allie. Tôi thử ngoảnh lại, quả nhiên thấy nó đang ngồi trên chiếc xe đạp, bên kia là cái bờ rào quanh sân golf, cách tôi một trăm năm chục bước, xem tôi đánh. Đấy, tóc nó hung đến mức ấy đấy! Nó cũng nhộn kinh khủng. Thỉnh thoảng, đang ngồi bên bàn học, nó vụt nảy ra một ý nghĩ gì đó và thế là thình lình phá lên cười, cười lăn cười lóc đến mức suýt ngã xuống đất. Hồi tôi mười ba tuổi, bố mẹđã tính cho tôi đến khám nhà một ông bác sĩ tâm thần, vì tôi đã đạp vỡ hết sạch sành sanh tất cả cửa kính trong nhà để xe, vào đêm Allie chết. Bằng tay không, cũng chẳng biết làm thếđể làm gì. Thậm chí tôi còn muốn đập cả cửa kính chiếc xe tải không mui mà mùa hè năm đó nhà tôi vừa sắm. Nhưng vì tay đã bị
https://thuviensach.vn
mảnh kính cứa đứt mấy chỗ nên tôi không thểđập tiếp. Tôi biết làm thế là ngốc ngếch nhưng tôi hoàn toàn chẳng ý thức được mình đang làm gì. Ngay cả bầy giờ, thỉnh thoảng tôi vẫn thấy đau tay, nhất là những hôm trời chuyển mưa, đến nỗi không thể co duỗi mấy ngón tay. Nhưng đó là chuyện vớ vẩn. Vì đằng nào thì tôi cũng chẳng định làm bác sĩ phẫu thuật, nghệ sĩ vĩ cầm hoặc nói chung bất cứ một danh nhân nào.
Bài lu ận tôi làm giúp thằng Stradlater đại để là thế. Về chiếc bao tay của bé Allie đang nằm dưới đáy chiếc vali tôi xách theo. Tôi lôi nó ra, chép lại tất cả những câu thơ ghi trên đó vào bài luận. Tôi chỉđổi họ của bé đi chút ít, để không ai đoán ra nó là em tôi, thay vì em thằng Stradlater. Tôi không thích thú gì chuyện đổi họ tên nhưng chẳng nghĩđược một cách nào cả. Vả lại, tôi thích tả lại chuyện đó. Tôi ngồi đến cả tiếng đồng hồ bên máy đánh chữ cũ rích của thằng Stradlater, nó cứ nuốt chữ suốt mỗi khi muốn đánh nhanh. Còn chiếc máy của tôi, tôi lại cho một thằng ởđầu hồi đằng kia mượn mất.
Tôi k ết thúc bài luận vào lúc gần mười rưỡi nhưng chẳng thấy mệt gì lắm nên đến bên cửa sổ ngắm cảnh vật bên ngoài. Tuyết đã ngừng rơi, xa xa vọng lại tiếng động cơọc ạch của một chiếc xe pan. Nghe rõ cả tiếng ngáy của thằng Ackley thổ tả bên phòng nó. Khiếp, cửa phòng tắm đã đóng kín mít thế mà vẫn nghe rõ mồn một những âm thanh khó chịu của nó. Thằng nỡm ấy thôi thì đủ mọi chứng viêm xoang, mụn trứng cá, sâu răng, cả hơi, móng tay sứt sẹo. Đến nỗi tôi phải mủi lòng thương hại nó, cái thằng ngốc khó xơi ấy.
6
L ắm lúc, bạn không thể nào nhớ nổi tỉ mỉ sự thểđã diễn ra như thế nào. Tôi cố nhớ, nhưng không sao nhớ nổi cái lúc thằng Stradlater quay về sau cuộc hẹn hò. Nghe tiếng chân nó lộp cộp khua ngoài hành lang, chắc lúc đó tôi vẫn đang đứng bên cửa sổ, nhưng không thể nhớđược đích xác, dù có bị xử chém. Tôi hồi hộp kinh khủng, thành thử không thể nhớ nổi những gì xảy ra lúc ấy. Tôi màđang xúc động thì không phải giả vờ. Thậm chí tôi còn cảm thấy phải vào nhà vệ sinh ngay. Nhưng lúc đó tôi không làm vậy. Hồi hộp quá, nên không thểđi được. Giá biết rõ ruột gan thằng Stradlater, chắc các bạn cũng sẽ xúc động như tôi lúc đó. Tôi đã vài lần đến chỗ hẹn hò với
https://thuviensach.vn
cái thằng đốn đời ấy. Cho nên, những điều tôi nói là những điều tôi biết rõ mười mươi. Nó chẳng có tí lương tâm nào, quỷạ. Chẳng một chút nào. Hành lang ch ỗ bọn tôi ở chỉ lót vải sơn, nên nghe rất rõ tiếng chân từ lúc cái thằng khốn kiếp ấy xuất hiện ởđầu hành lang dẫn đến phòng tôi. Thậm chí tôi cũng chẳng nhớ mìnhđang ngồi ởđâu lúc nó bước vào, trên chiếc salon của tôi, bên cửa sổ, hay trên salon của nó. Nói thật đấy, không tài nào nhớ nổi. Vừa bước chân vào, nó đã kêu rét quá. Rồi cất tiếng hỏi: - Chuồn đâu cả rồi? Sao chẳng thấy ma nào thế này. Nhà mồ chả chắc đã v ắng hơn.
Tôi không định lên tiếng. Nó. Cái thằng cà chớn ấy, lẽ nào lại không biết tối thứ bảy, tất cảđều đi chơi hết, đi ngủ sớm, hoặc về thăm nhà. Nói thật, dẫu có bị lột da, chả chắc tôi đã thèm giảng giải cho nó hiểu lý do đó. Nó bắt đầu cởi áo ngoài. Nhưng câm như hến về Jane. Không nói lấy một câu. Tôi mặc kệ chẳng thèm ra miệng. Chỉ giương mắt ngắm nó. Của đáng tội, nó cũng oang oang cảm ơn tôi về chiếc áo blouson. Rồi treo lên mắc, cất vào tủ.
Lúc c ởi cà vạt, nó mới lên tiếng hỏi tôi có làm giúp nó bài luận thổ tảấy không. Tôi bảo: làm rồi, trên giường mày kia kìa. Nó lại ngay giường, rồi vừa đọc, vừa cởi cúc chiếc sơmi đang mặc. Nó đứng đọc, nhưng tay vẫn xoa xoa bộ ngực để trần chắc nịch, mặt nghệt ra. Nó cứ xoa mãi, hết ngực xuống đến bụng, rồi lại lên ngực. Nó tự lấy làmđắc ý lắm. Rồi nó chợt hỏi:
- Quỷ quái gì thế này, Holden? Một chiếc bao tay thổ tả hả? - Thì đã sao? - Tôi hỏi, giọng lạnh như tiền.
- Thế này mà mày còn bảo là sao nữa, hả? Tao dặn mày tả căn phòng hay ngôi nhà kia mà, đồ ngốc!
- Mày bảo tả gì tuỳ thích, nhớ chưa? Vậy thì tả chiếc găng tay hay cái quái gì
mà chẳng được?
- Xì, quỷ bắt mày đi! - Nó cáu, thở hồng hộc như kéo bễ. - Mày toàn làm nh ững cái trò trái khoáy. - Đến đây, nó ngước nhìn tôi. - Thảo nào mà họđuổi cổ mày, - nó tiếp.- Chưa bao giờ mày làm được một thứ gì tử tế cả. Chưa bao giờ! Mày hiểu chứ?
https://thuviensach.vn
- Được, được, thế thì trả bài luận lại đây, - tôi nói. rồi tiến lại, giật lấy tờ giấy
đó, xé vụn ra từng mảnh.
- Mày làm gì thế? - Nó hỏi. - Sao lại xé đi?
Tôi ch ẳng thèm trả lời. Vất nắm giấy vào sọt rác, hết chuyện. Rồi tôi lên giường nằm. Cả hai đều nín thinh hồi lâu. Nó cởi áo, chỉ còn một chiếc quần cộc trên người. Tôi vừa nằm, vừa châm một điếu thuốc. Hút trong phòng ngủ vốn bị nghiêm cấm, nhưng khuya khoắt thế này, đứa thì ngủ khoèo, đứa thì đi chơi vắng, nên tôi chẳng có gì phải sợ. Vả lại tôi đang muốn chọc tức thằng khốn kiếp Stradlater. Nó rất hay cáu khi thấy có đứa vi phạm quy chế ký túc. Nó không đời nào dám hút thuốc trong phòng. Còn tôi, vẫn phì phèo điếu thuốc trên môi.
Tôi đã kể, nó không nói lời nào về Jane. Câm như hến. Thế cho nên tôi bèn khai mào:
- Nó chỉ xin phép đến chín rưỡi, sao mãi bây giờ mày mới vác mặt về. Khéo vì mày mà nó b ị về trễ chứ chẳng đùa. Tội nghiệp con bé! Lúc tôi nói câu đó, nó đang ngồi bên mép giường cắt móng chân
- Chỉ chút đỉnh thôi, - nó nói, - ai bảo nó chỉ xin đi đến chín rưỡi, lại vào tối th ứ bảy? Trời, lúc đó thật tôi chẳng còn căm ghét ai bằng! - Mày lôi nó xuống New York đấy à?
- Tôi tò mò
- Mày điên chắc? Chỉ xin phép tới chín rưỡi thì xuống New York thế quái nào được?
- Tiếc nhỉ? - Tôi giả bộ
Nó ngước nhìn tôi.
- Này, muốn hút thì vào nhà xí mà hút, kẻo vì mày mà tao lại bị lôi thôi đấy. Mày thì cóc c ần vì mai mốt đã cuốn gói rồi. Chứ tao còn phải chường mặt ởđây cho đến tận ngày tốt nghiệp.
Tôi b ỏ ngoài tay điều nó nói, cứ như thể chẳng hề có nó ởđây. Tôi rít lấy rít để như thiếu thuốc cả tháng nay vậy. Phớt tỉnh. Lát sau tôi còn nghiêng người lại, ngắm nó cắt mấy cái móng chân thổ tả. Xì, học sinh trường này là cái thá gì với tôi! Tứ thời chỉ nặn mụn trứng cá với cắt móng chân chứ làm vương làm tướng gì mà vênh váo!
https://thuviensach.vn
- Mày nhắn giúp lời hỏi thăm của tao rồi chứ? - Tôi hỏi
- Ừm.
Thằng mặt thớt ấy thì có mà nhắn!
- Thế nó bảo sao? Mày có hỏi nó cái chuyện vẫn còn cho hậu đứng ở hàng chót không?
- Không. Tao chẳng hỏi gì. Mày tưởng tao cũng chơi cờ nhảy với nó như mày
h ồi trước chắc? Tôi chẳng thèm đáp. Trời, tôi chẳng ghét ai bằng nó lúc này.
- Không mò xuống New York thì từ tối tới giờ mày lôi nó đi đâu? - Tôi hỏi ti ếp sau một lúc làm thinh. Tôi phải cố gắng kinh khủng mới khỏi lạc giọng, như đang phải cảm. Ruột gan như lửa đốt, tôi cảm thấy rõ ràng đang có chuyện bất ổn.
R ốt cục nó cũng hoàn thành công việc. Nó đứng dậy, trên người vẫn chỉ trơ khấc có cái quần đùi, rồi thình lình giở trò khỉ trêu tôi. Nó tiến lại phía tôi, cúi xuống, huých khẽ vào tôi. Rõ nỡm!
- Dẹp đi! - Mày lôi nó đi dâu, nếu không mò xuống New York? - Chẳng đi đâu cả. Tụi tao chui vào xe ngồi, thế thôi! - Nó lại huých tôi, rõ ngốc.
- Dẹp đi! - Tôi bảo - Xe ai, hả?
- Ed Banky.
Ed Banky là giáo viên bóng r ổ của bọn tôi. Thằng Stradlater được lão rất cưng chiều. Nó giữ chân trung phong đội , nên lão Ed Banky thường hay cho nó mượn xe. Thường, bọn tôi bị cấm mượn xe các thầy giáo. Nhưng tụi thể thao trời đánh vốn vẫn cùng một giuộc. Ở tất cả các trường tôi học, tụi ấy đều chó đẻ như nhau.
Stradlater v ẫn làm ra vẻ nhưđang đọ găng với cái bóng của mình, huých tới huých lui vai tôi liên tiếp. Tay nó mới rồi còn cầm cái bàn chải, nhưng bây giờ thì đã nhét hẳn vào mồm.
- Thế màyđã giở những trò gì với nó? Quần nhau trong xe lão Banky, đúng không? - Giọng tôi run kinh khủng.
- Chà, chà, sao mày toàn thở cái giọng du côn ra thế? Coi chừng chứ tao lại xát xà phòng vào mõm bây giờ!
https://thuviensach.vn
- Mày làm thế, đúng không?
- Bí mật nghề nghiệp, cậu emạ! Đừng gặng hỏi lôi thôi nữa. Nh ững gì sau đó tôi nhớ lơ mơ lắm. Chỉ biết là tôi chồm dậy, như thể sắp phải đi ngay, rồi thình lình lấy hết sức bình sinh, tống thẳng một quảđấm vào giữa cái bàn chải đánh răng nó ngậm giữa hai môi nhưđể xé nát cái mõm khốn kiếp của thằng chó đẻ. Chỉ có điều tôi tống hụt, nắm đấm chỉ quại vào chính giữa trán. Thếđấy. Chắc nó đau lắm, nhưng quảđấm chưa đúng như tôi aoước. Chắc cú đấm sẽ trúng đích, nếu tôi kịp đổi tay. Bởi tay phải của tôi không nắm chặt được các ngón. Hẳn các bạn còn nhớ câu chuyện tôi vừa kể - tôi bị mảnh kính cứa nát bên tay phải, hồi em Allie chết. Nh ưng chỉ trong chớp mắt, tôi lại thấy mình đang nằm ngửa dưới sàn, còn thằng Stradlater thì ngồi đè lên trên, mặt mũi đỏ lựng, như con tôm luộc. Các bạn biết đấy, nó đè lên ngực tôi bằng cả hai đầu gối, mà nó thì nặng đến cả tấn, chứ chẳng đùa. Nó còn thít chặt lấy hai tay tôi, để tôi khỏi tiếp tục cho nó ăn thoi. Ước gì tôi giết được nó, thằng đốn mạt. - Sao, mày điên hả? – Nó lắp bắp, mõm càng lúc càng đỏ, thằng bốc phét - Tránh ra, đồ ngu! – Tôi suýt nữa hét ầm lên – Tránh ra, đồ lợn, nghe chưa nào? Nhưng nó cứ ngồi trơ như phỗng. Giữ chặt cả hai tay tôi, không chịu thả. Còn tôi, tôi xỉ vả nó là đồ chó đẻ, rồi đủ thứ linh tinh khác nữa. Thậm chí tôi cũng chẳng nhớ mình đã nói những gì. Tôi bảo nó tưởng cứ muốn giở trò dê chó với bất kỳ ai thì giở. Tôi bảo nó cóc cần biết con bé ấy có thích chơi cờ nhảy không, và nói chung, cóc cần biết bất cứ thứ gì, bởi nó ngu xuẩn và mất dạy. Nó căm nhất khi bị mắng là đồ mất dạy. Lũ mất dạy, thằng nào cũng tức khi bịđiểm trúng huyệt
- Này, mày có câm ngay không, Holden – Nó hằm hè, cái mặt thớt vẫn đỏ như gấc – Câm ngay, nghe chưa?
- Thậm chí mày cũng cóc thèm biết tên nó là Jeane hay là Jane, đồ mất dạy vô phúc!
- Im ngay, Holden, tao bảo, đồ quỷ tha ma bắt! – Tôi làm nó điên tiết thật sự -
Mày mà không câm mồm thì đừng trách đấy!
- Bỏ hai cái đầu gối thổ tả của mày xuống, đồ ngốc, đồ bốc phét. - Mày có câm mõm tao mới bỏ! Câm chưa?
https://thuviensach.vn
Tôi không tr ả lời Nó lại hỏi:
- Tao bỏ ra thì mày có chịu câm họng lại không ?
- Ừ.
Nó đứng lên. Tôi cũng nhỏm ngay dậy. Ngực tôi đau điếng vì cặp gối chó
ch ết của nó.
- Dẫu sao mày cũng là đứa mất dạy, đồ dốt đặc, quân chó đẻ! – Tôi lại tiếp t ục.
Câu đó khiến nó điên tiết thực sự. Nó dí ngón tay chuối mắn trước mũi tôi, doạ dẫm:
- Holden, tao bảo lần chót đấy. Mày mà không câm họng, tao sẽ cho mày một
trận.
- Việc gì tao phải câm. - Tôi hỏi, nhưng cứ như thét vào mặt nó. - Rồi chúng mày sẽ khốn đốn, lũ mất dạy. Chúng mày rồi không còn mở đượ c mồm để nói tiếng người. Phường mất dạy thì đứng cách trăm dặm cũng thấy.
Nó điên tiết thực sự khi nghe câu đó, và tôi lại nằm vật ra giữa sàn. Tôi không nhớ mình có bất tỉnh không, chắc là không. Cho ai đó nốc ao đâu dễ, chẳng phải như phim ảnh. Nhưng máu mũi tôi túa ra như xối. Tôi mở mắt thì thấy thằng nhóc ngốc Stradlater đứng ngay trước mặt. Cầm bình nước rửa trên tay.
Thì tao đã bảo – Nó nói, trông cũng biết đang sợ hết hồn - chắc sợ tôi bị vỡ đầu khi ngã vật xuống sàn. Tiếc là đầu tôi không vỡ quách cho yên chuyện.- tại màyđấy, đồ quỷ! – Nó tiếp. Chà nó sợ tới mức mặt cắt không còn hột máu.
Tôi v ẫn không ngồi dậy, cứ nằm ì trên sàn. Tôi căm nó tới mức suýt hét ầm lên chửi nó là đồ ngốc, đồ chó đẻ.
- Thôi, dậy rửa mặt đi! Nghe chưa?
Tôi b ảo chính nó mới đáng phải đi rửa cái mặt mẹt của mình. Ăn nói thế, cố nhiên, rất ngốc nghếch, như con nít vẫn chửi nhau. Nhưng tôi tức quá nên cứ bảo nó đi rửa trước đi, rồi tiện đường, vào chim luôn bà Schmith dưới kia. Bà Schmith là vợ ông gác cổng, tuổi đã suýt soát bảy chục.
https://thuviensach.vn
Tôi c ứ ngồi ỳ cho tới lúc thằng Stradlater bỏđi. Tôi nghe thấy tiếng chân nó lẹp xẹp ngoài dãy hành lang dẫn tới phòng rửa mặt. Mãi lúc đó, tôi mới chịu đứng dậy. Và loanh quanh suốt một hồi, vẫn không sao tìm ra được cái mũ thổ tả lúc chiều. Nhưng rốt cục, vẫn tìm ra. Hoá ra nó lăn xuống gập tít dưới giường kia. Tôi chụp vội nó lên đầu, lưỡi trai xoay ngược, tôi vẫn thích thế, rồi soi gương, ngắm nghía cái mặt ngốc nghếch của chính mình trong ấy. Từ bé, tôi chưa bao giờ thấy máu chảy lắm thế. Mồm miệng bê bết máu, dưới cằm cũng thế, thậm chí cả trên vạt áo vét tông lẫn áo ngủ choàng ngoài. Tôi phát hoảng, nhưng cũng thấy thích thích. Tướng mạo tôi trông kinh thật, như một gã bất trị. Từ bé, tôi chỉđánh nhau có hai lần, và cả hai lần đều thua. Bẩm sinh, tôi vốn là võ sĩ xoàng. Nói chung, tôi chuộng hoà bình, nếu phải thú thật cùng các bạn.
Tôi có c ảm giác thằng Ackley vẫn thức và nghe thấy hết. Tôi lách qua buồng tắm, sang phòng nó, xem nó làm gì. Năm thì mười hoạ tôi mới ghé sang. Phòng nó tứ thời chẳng lúc nào đỡ hôi, bởi nó là đứa chúa ở bẩn. 7
Nhờ ánh sáng phòng bên le lói lách qua tấm màn, tôi thấy nó đang nằm trên giường. Nhưng tôi thừa biết nãy giờ nó vẫn thức.
- Ackley? - tôi gọi - Mày chưa ngủ hả?
- Chưa.
T ối quá, nên tôi vấp phải chiếc giường một thằng nào đó, suýt ngã lộn cổ. Ackley nhổm dậy tì má lên lòng bàn tay. Mặt nó nhoe nhoét thứ kem trừ mụn
tr ắng nhợt. Trong tối, trông nó như một bóng ma khủng khiếp. - Mày làm gì đấy? - Tôi hỏi
- Bây giờ mà mày còn hỏi tao làm gì? - Tao muốn ngủ một giấc, nhưng tụi quỷ sứ chúng mày cứ làm ầm ĩ cả lên. Sao mày với nó lại ục nhau thế? - Công tắc ởđâu nhỉ? - Tôi không tài nào nhìn thấy nên phải sờ soạng khắp tường, chẳng ăn thua gì.
- Mày bật đèn lên làm gì? Nó ở bên cạnh tay mày đấy.
Tôi tìm th ấy cái công tắc và bật khẽ. Ackley đưa tay lên che mắt cho khỏi
chói.
https://thuviensach.vn
- Quỷ s-s-sứ! Mày làm sao thế? - Nó thấy tôi máu međầy người. - Bị sây sát chút đỉnh với thằng Stradlater, - tôi nói. Rồi ngồi phịch xuống sàn. Phòng nó ch ẳng bao giờ có ghế. Chẳng biết chúng nó làm gì với cái thứ chuyên dùng để ngồi ấy- Này, mày thích không, ta làm một ván canasta (một thứ bài thịnh hành tại Nam Mỹ) nhé? - Tôi rủ. Nó mê canasta kinh khủng.
- Kìa, máu vẫn đang chảy đấy! Mày tìm cái gì rịt lại ngay đi. - Rồi nó khắc tự cầm thôi. Thế nào, có chơi không thì bảo? - Canasta? Mày điên đấy à? Mấy giờ rồi biết không?
- Đã khuya lắm đâu. Chừng mười một giờ, mười một rưỡi chứ mấy! - Thế mà chưa khuya, hả? Này, nghe tao bảo đây, mai tao phải dậy sớm đi lễ,
qu ỷạ. Còn tụi mày, hai thằng quỷ sứ thì cảđêm cứầm ĩ suốt. Kểđi, tại sao chúng màyục nhau?
- Chuyện dài dòng lắm. Nghe tao kể, mày chỉ tổ chán thôi, Acklay ạ. Mày bi ết đấy, tao lo là lo cho mày! - Tôi chưa bao giờ tâm sự với nó chuyện riêng tư của chính mình. Một là nó còn ngốc hơn cả thằng Stradlater. Thằng kia, nếu đem so với nó, sẽ nghiễm nhiên trở thành một bậc vĩ nhân đích thực. - Này, tôi tiếp - tối nay, tao ngủ tạm trên giường thằng Ely được chứ? Mai nó mới về, màyđừng lo.
- Có quỷ biết bao giờ thì nó về, - thằng Ackley làu bàu
Tôi bi ết chắc tối nay thằng Ely nhất định không về. Thứ bảy nào nó cũng về
ch ơi với bố mẹ.
- Có quỷ mới biết bao giờ thì nó về - Ackley nhắc lại
Trời, tôi chán nó quá đi mất!
- Sao lại không biết. - Tôi cười - mày lạ gì nó, chưa bao giờ về trường trước 9
giờ tối chủ nhật.
- Dĩ nhiên. Nhưng tao không thể mời mày cứ ngủ tạm giường nó đi! Tao ch ưa từng thấy ai làm thế bao giờ.
Tôi mu ốn cho nó một cái tát quá! Tôi giơ tay lên, nhưng vẫn ngồi nguyên chỗ, vỗ vỗ vào vai nó
https://thuviensach.vn
- Mày quả là một hoàng tử, Ackley nhóc. Mày biết thế chứ? - Không. Nói của đáng tội, tao không thể bảo, mời cậu cứ ngủ tạm trên giường người khác.
- Mày đích thực là một vị hoàng tử. Một chính nhân quân tử, một học giả, con ạ! - Tôi nói. Không chừng nó quả là một học giảđích thực, - mày có điếu thuốc nào đấy không? Tao sẽ chết mất nếu mày không còn - Tao cóc có. Này, tại sao hai đứa lại đánh nhau vậy?
Nh ưng tôi vẫn nín thinh. Tôi chỉđứng dậy, lại bên cửa sổ, và chợt thấy buồn
kinh kh ủng, chỉ muốn chết cho rảnh, thật đấy
- Sao chúng mày lại quại nhau vậy? - thằng Ackley thắc mắc, chẳng biết lần thứ bao nhiêu. Ai chứ nó thừa sức móc cả linh hồn bạn ra. - Vì mày đấy, - tôi đáp.
- Quỷ sứ! Sao lại vì tao?
- Ừ, vì mày, tao bênh mày. Thằng Stradlater bảo mày là đồđê tiện. Tao không th ể cho phép nó lăng loàn như thế. Nó chồm ngay dậy: - Mẹ kiếp, không thể có chuyện đó. Thật đấy chứ?
Th ấy nó sửng sốt thế, tôi phải cắt nghĩa là vừa nói đùa, rồi ngả lưng xuống
gi ường thằng Ely. Trời, tôi buồn thối ruột và cảm thấy chán ngán kinh khủng.
- Phòng chúng mày nặng mùi quá, - tôi bảo - Nằm tại đây tao vẫn ngửi thấy mùi đôi bít tất của mày. Thỉnh thoảng mày có đem giặt nó đi không đấy? - Không chịu nổi, thì mày cứ việc xéo về! - thằng Ackley nói. Ranh gớm! - này, t ắt hộ tao cái đèn đi được rồi đấy!
Nh ưng tôi mặc xác nó, chưa tắt vội. Tôi nằm trên giường đứa khác, nghĩđến Jane và hết thảy những gì vừa xảy ra. Tôi suýt phát điên khi hình dung cảnh Jane và thằng Stradlater trong chiếc xe thổ tả của lão Ed banky mông to. Cứ nghĩ tới chuyện đó là tôi chỉ muốn lao đầu qua cửa sổ cho vỡ sọ quách. Các bạn thì chắc chẳng thấy sao, bởi chưa biết tâm địa thằng Stradlater chứ tôi đi guốc vào trong nó. Bọn ở Pencey, đứa nào cũng khoác lác là đã ngủ với con này con nọ như thằng Ackley chẳng hạn. Nhưng riêng thằng Stradlater thì làm thật, chứ chẳng phải chỉ là múa may ba tấc lưỡi
https://thuviensach.vn
suông. Chính tôi có quen hai con bé đã từng bị nó giở trò dê cụ ra nên quá rõ.
- Ackley nhóc, kể tao nghe lai lịch của mày tí đi. Chuyện đó hấp dẫn đấy - tôi
bảo.
- Tắt cái ngọn đèn trời đánh kia đi! Mai tao phải đi lễ sớm, hiểu chứ? Tôi ng ồi dậy, tắt đèn cho nó khỏi làm ầm ĩ, rồi lại ngả lưng xuống giường thằng Ely như trước
- Sao, mày tính ngủ lại thật đấy hả? - Ackley hỏi. Gớm mến khách hết chê! - Chả biết nữa. Để xemđã. Nhưng mày đừng lo.
- Nào tao có lo. Cóđiều tao cóc biết ăn nói thế nào nếu thằng Ely thình lình mò về, lại thấy giường mình có đứa ngủ.
- Yêu trí. Tao chẳng thèm ngủ lại đâu, đừng sợ. Gì chứ tao cóc thèm lạm d ụng lòng mến khách của mày đâu, đừng ngại.
Hai phút sau đó, nó đã ngủ khì, ngáy như bò. Tôi nằm trong bóng tối, cố không nghĩ tới hình ảnh Jane với thằng Stradlater, trong chiếc xe của lão Ed Banky trời đánh kia. Nhưng không thể không nghĩ tới. Khốn nỗi là tôi chẳng lạ gì hành tung của thằng bạn cùng phong thổ tả nọ. Càng nghĩ, tôi càng thấy khổ tâm.
Tôi v ới nó có lần cùng ngồi với bạn gái trong chiếc xe của lão Banky. Thằng Stradlater với con bồ của nó chiếm hàng ghế trước, còn hai đứa tôi, chiếm hàng ghế sau. Ngón nghề của thằng quỷ sống ấy, thôi, thà đừng nói tới! Nó mở màn bằng cách tỉ tê với con bé hết sức thực lòng rằng nó chẳng những là một trang nam nhi tuấn tú mà còn là một người tốt nết, chân tình. Tôi suýt nôn thốc nôn tháo, lúc nghe nó uốn éo ba tấc lưỡi đáng tởm với con bé kia. Còn cô bé thì cứ khẩn khoản luôn mồm: "Đừng, đừng thế... Đừng thế, đi anh. Đừng...". Giọng nó thủ thỉ hệt như giọng tổng thống Lincoln, rất chi là chân thật. Rồi bất thình lình hai đứa im bặt. Một không khí im ắng khó chịu kinh khủng bao trùm khắp xe. Chẳg biết hôm đó nó có làmăn được gì với con bé kia không. Nhưng mưu đồ của nó thì chẳng che nổi mắt ai hết. Chắc chắn thế nào nó cũng gỡ gạc được chút đỉnh.
Tôi n ằm, cố không nghĩ tới cảnh ấy, thì thình lình nghe thấy tiếng chân nó rời khỏi phòng rửa mặt. Tôi nghe rõ cả tiếng nó thu dọn bàn chải, kem
https://thuviensach.vn
đánh răng rồi mở cửa sổ. Nó vốn thích thoáng đãng. Rồi tiếng nó tắt đèn, có vẻ chẳng thèm nhìn trước, nhìn sau, xem tôi có còn trong phòng không. Tôi ngán ng ẩm kinh khủng, ngay cả với bầu không khí trong lành bên ngoài cửa sổ. Vắng ngơ vắng ngắt. Chẳng có lấy một tiếng động nhỏ, ngay cả tiếng xe hơi xa xa. Tôi thấy cô quạnh và ngao ngán tới mức đành phải đánh thức thằng Ackley đang ngáy o o.
- Ê, Ackley! - tôi gọi khẽ cho thằng Stradlater khỏi nghe thấy. Nhưng thằng kia vẫn ngủ như chết
- Ê, Ackley!
Nó v ẫn chẳng nghe thấy gì. Cứ ngủ khì như súc gỗ Nhưng cuối cùng nó cũng tỉnh giấc.
- Quỷ sứ ngoạm phải mày, hả? - Nó hỏi - Tao vừa chợp mắt chưa đầy năm phút đồng hồ.
- Này, phải làm thế nào mới vào tu viện được, hả Ackley? - Tôi chợt nảy ra ý
định đi tu quách cho rảnh - Có cần phải theo công giáo không ấy nhỉ? - Sao lại không, đồ quỷ? Chỉ có mỗi thế mà mày cũng dựng tao dậy đấy à? - Thôi, được rồi, mày ngủđi. Đằng nào thì tao cũng chẳng đi tu. Dẫu có rủi
ro đến mấy, tao cũng chẳng đời nào chui đầu vào tu viện. Khéo trong ấy cũng rặt một lũ mất dạy như ngoài đời. Không chừng còn đốn mạt hơn là đằng khác. Tôi chỉ nói có thế mà thằng Ackley đã chồm dậy như phải bỏng - Nghe tao bảo đây - nó nói - muốn xỉ vả gì, mày cứ tha hồ xỉ vả tao. Nhưng hễđộng đến đức tin của tao thi liệu hồn đấy.
- Yên trí, chẳng ai thèm động đến đâu, đừng ngại.
Tôi ng ồi dậy, nhảy xuống đất, tiến về phía cửa. Tôi chẳng còn muốn ở lại trong cái bầu không khí ngột ngạt này nữa. Nhưng giữa đường, tôi đứng phắt lại, cầm bàn tay thằng Ackley lên, cố ý trịnh trọng bắt tay. Nó giằng vội ra;
- Lại của nợ gì nữa đấy?
- Chẳng có gì đâu, đừng sợ. Tao chỉ muốn cảm ơn mày bởi lẽ mày là một hoàng t ử chính tông, thế thôi! - tôi nói giọng rất mực thành thực - Mày là tay cự phách. Mày có biết mày cự phách đến mức nào không, Ackley nhóc?
https://thuviensach.vn
- Cứ múa mépđi, múa mép nữa đi! Nhưng liệu thần hồn, kẻo có ngày lại bị tao n ện cho vỡ sọđấy. Nhưng tôi chẳng thèm nghe nữa. Tôi dập mạnh cửa, rồi bước ra hành lang. Trừ những đứa về thăm nhà, tất cảđều ngủ say, nên suốt dãy hành lang đều vắng lặng và ảm đạm kinh khủng. Trước cửa phòng thằng Leaby và thằng Hoffman chơ chỏng một cái vỏống kemđánh răng Colhynos rỗng. Tôi lấy mũi chân hất nó suốt dọc con đường dẫn xuống cầu thang vì dưới chân tôi chỉ lẹp xẹp có một đôi băng túp lót lông chiên. Lúc đầu, tôi chỉđịnh bụng, hay là xuống dưới kia xem thằng bạn chí cốt, thằng mal Brossard đang làm gì. Nhưng thình lình tôi bỗng đổi ý. Và bất thần quyết, phải chuồn khỏi Pencey ngay từ bây giờ. Cóc cần phải đợi đến thứ tư. Cho nó xong đi. Tôi chẳng muốn quanh quẩn ởđây nữa, dù chỉ một phút. Tôi buồn và ô đơn kinh khủng. Tôi cũng quyết định thế này nữa: thuê quách phòng trọ tại một khách sạn quái quỷ nào đó dưới New York, rẻ tiền thôi, dĩ nhiên, rồi cứ ung dung ởđó cho đến thứ tư. Tới hômđó, tôi sẽđàng hoàng mò về nhà sau khi đã nghỉ ngơi tử tế và tâm trí đã thanh thản. Tôiđoán, phải tới thứ ba hoặc thứ tư, bố mẹ tôi mới nhận được thư lão Thurmer báo tin tôi bịđuổi. Thành thử tôi không thích mò về trước ngày bố mẹ tiêu hoá hết cái tin trời đánh kia. Tôi không thích chứng kiến cảnh hai cụđọc bức thưấy lần đầu, chắc mẹ tôi sẽ tức khắc lên cơn kinh giật. Nhưng nếu để mẹ tiêu hoá xong chút đỉnh, lúc đó sẽ chẳng hề gì. Hơn nữa tôi cũng phải nghỉ ngơi đôi chút. Thần kinh tôi độ này đâm ra bẩt trị khủng khiếp. Tóm l ại, tôi quyết định sẽ cứ vậy mà làm. Thế là tôi quay về phòng, bật đèn lên, và bắt tay vào thu xếp đồđạc ngay. Mọi thứ tôi đã gói ghémđâu vào đấy từ lâu. Thế nhưng thằng Stadlater vẫn ngủ lịm. Tôi châm điều thuốc, mặc vội quần áo, rồi cất hết đồđạc vào hai chiếc vali khá lớn. Vài phút sau, mọi thứđã cong xuôi. Tôi làm rất nhanh vì chẳng còn gì nhiều để thu dọn. Ch ỉ có một điều khiến tôi hơi buồn chút ít là phải cất lại đôi giày trượt tuyết mới cứng mà mẹ vừa gửi lên chỉ cách đây mấy bữa. Tôi buồn, bởi hình dung ra cảnh mẹ tôi tới cửa hàng bán dụng cụ thể thao, hỏi tới hỏi lui ông chủ hiệu cả triệu câu hỏi chẳng đâu vào đâu mới chọn được đôi giày trượt ưng ý, thế mà giờ tôi lại bịđuổi khỏi trường! Buồn thật chứ chẳng đùa. Đ ôi giày mẹ mua, tuy chẳng phải loại tôi mong vì tôi cần giày trượt tốc độ, chứ chẳng phải loại chơi hockey, nhưng dẫu sao tôi cũng thấy buồn kinh
https://thuviensach.vn
khủng. Lần nào cũng thế, hễ nhận được quà là tôi lại đâm buồn bã. D ọn dẹp xong các thứ, tôi bắt đầu kiểm lại tiền. Tôi chẳng nhớ trong túi còn được bao nhiêu, nhưng đại để cũng chẳng có gì đáng lo. Mới tuần trước, bà tôi vừa gởi cho một tấm ngân phiếu. Tôi may mắn có được một người bà hào phóng, chẳng biết tiếc tiền là gì. Bà tôi, nói của đáng tội, chẳng còn được minh mẫn như ai. Bà đã ngót trăm tuổi nên năm nào cũng đãng trí bốn, năm lần gửi tiền mừng sinh nhật đứa cháu. Nhưng tuy sẵn tiền, tôi vẫn tự dặn mình đừng vung tay quá trán. Tôi chạy lại cuối dãy hành lang, dựng thằng Frederick Woodroff dậy, đòi lại chiếc máy chữ cho nó mua chịu, hỏi xem nó định trả bao nhiêu. Nó là con nhà giàu. Nó bảo: tao không biết. Rồi nói nó cóđịnh mua đâu mà hỏi.Nhưng rồi cũng bằng lòng trả tiền. Chiếc máy trên dưới chín chục đôla. Thế mà nó chỉ trả có hai chục, lại còn cáu tôi đã làm nó mất giấc.
Khi đã xong xuôi mọi thứ, tôi liền xách hai chiếc vali với mọi thứ cần mang về. Lúc đến gần đầu cầu thang, tôi dừng lại; ngoái nhìn lần chót dãy hành lang. Tuồng như tôi ứa nước mắt, nức nở khóc. Vì sao, tôi cũng chẳng biết nữa. Nhưng rồi vẫn chụp chiếc mũđi săn lên đầu, lưỡi trai quay ngược ra sau, rồi lấy hết sức bình sinh gào to:
- Về nhé, lũ mất dạy!
Tôi dám c ả quyết đã dựng tất cả lũ quái thai ấy dậy! Rồi ù té chạy xuống cầu thang. Một thằng ăn hại nào đó đã vất bừa mấy cái vỏ hồđào trên bậc thang, tôi suýt ngã gãy cổ.
8
Khuya kho ắt thế này, đừng hòng gọi nổi taxi, nên tôi đành cuốc bộ. Nhà ga cách đấy cũng gần, nhưng trời lạnh kinh khủng. Đã thế, đường xá lại đày những tuyết, hai chiếc vali chốc chốc lại đập vào ống chân, điếng người. Nhưng được cái không khí đỡ ngột ngạt hơn. Chỉ khổ một nỗi là mũi và môi trên tôi rát kinh người
- nó đã đạp nát bởi quả thụi của thằng Stradlater chó đẻ. Nó nện thẳng môi tôi vào
m ấy chiếc răng cửa, nên bây giừo vẫn còn đau. Tuy thế, hai tai vẫn ấm. Bởi chiếc mũđi săn có dính một cặp tai che khá lứon, và tôi đã hạ cả hai tai
https://thuviensach.vn
xuống. Tôi cóc cần để ý đên diện mạo mình lúc này thế nào. Quanh đâu chẳng còn ai. Thiên hạ đều ngủ khoeos từ chập tối.
T ới ga, tôi lại gặp may phen nữa. Chỉ phải đợi tàu chưa đầy mười phút đồng hồ. Trong lúc đợi, tôi còn kịp bốc tuyết rửa sơ mặt mũi cho dễ coi. Nói chung, tôi thích đi tàu, nhất là tàu đêm, khi trong toa đèn đuốc sáng trưng, còn bên ngoài thì tối mịt mù. Cà phê, xăng đuých, và tạp chí thì họ mang tới tận nơi, mừi mọc. Tôi thường mua loại xăngđuých thịt xông khói và ba bốn tờ tạp chí một lúc. Đi tàu đêm, bạn có thể ngấu nghiến cả những mẩu chuyện ngu xuẩn nhất in trogn tạp chí , mà chẳng sợ buồn nôn. Loại ấy, hắn các bạn đều biết. Truyện nào cũng kể về những gã tốt mã tên là David với những ả cũng tốt mã gọ bằng Linda, hoặc Marcia. Đám sắc nước hương trời nọ thì bao giờ cũng chỉ biết làm mỗi một thứ- nhồi thuốc rồi đánh diêm cho mấy gã David ấy phì phèo những chiếc píp ngu ngốc. Đi tàu đem, tôi có thể tiêu hóa cả những thứ thổ tảấy mà chẳng sợ gì hết.Nhưng đêm hômđó thì tôi không thể ngốn nổi những thứ này vì chẳng thấy hứng thú chút nào. Tôi chỉ bỏ mũ ra nhét vào túi. Vì chỉ ngồi suông nên chẳng biết làm quái gì cho đỡ cuồng tay.
B ất thần, đến Trenton bỗng có một bà lên tàu, và ngồi xuống bên tôi. Trong toa vắng ngắt (...làm mình nhớđến Spirtited away...), nhưng chả hiểu sao bà nọ vẫn không thích ngồi một mình, trên những dãy ghế trống thứ hai, thứ ba...Bà ngồi ngay xuống cạnh tôi, vì tôi đang thu mình ở dãy đầu cũng. Rồi đặt bừa cái túi sách đồ sộ ngay giữa lối đi lại, chẳng cần biết ông bán vé hoặc một hành khách nào có thể xéo phải. Chắc bà ta vừa rời một cuộc hiêu đãi hoặc vũ hội nào đó. Tôi thấy trên áo còn cài một nhánh phong lan tuyệt trần. Bà ta chắc đã bốn mươi, bốn lăm, nhưng vẫn đẹp kinh khủng. Tôi vốn dại gái. Thật đấy. Không , đừng nghĩ oan cho tôi, tôi hoàn toàn chẳng phải là thằng ăn chơi, tuy trông bề ngoài thì có vẻ thế thật. Tôi thícch phụ nữđẹp, chỉ có vậy. Chúng tôi ngồi thế một lúc, rồi thình lình bà ta cất tiếng hỏi:
- Xin lỗi, nhưng hình như tấm bỉên trên vali cậu là huy hiệu Pencey? Bà ta ng ước nhìn mấy chiếc vali tôi gác trên cái giá bằng lưới, gắn gần nóc
toa.
https://thuviensach.vn
- Vâng, - tôi đáp. Bà ta nói đúng, trên một chiếc vali quả còn đính một cái nhãn của trường Pencey. Của nợ, thật khó lòng nói khác được! - Ồ, ra cầu học Pencey đấy ử? - Bà ta tiếp, giọng êm ái lạ. Nghe hệt như bà đang trò chuyện qua điện thoại với tôi vậy.
- Vângm cháu học ởđấy, - tôi đáp.
- Tuyệt quá! Chắc cậu biết thằng bé nhà tôi nhỉ? Thằng Ernest Morrow nhà tôi cũng đang hoc trên Pencey.
- Biết ạ. Nó học cùng lớp với cháu.
Con bà là đuae thuộc loại mất dạy nhất ở cái trường Pencey khốn kiếp. Tắm xong, lần nào nó cũng chạy nhông ngoài hành lang, quật khăn ướt vào bất cứđứa nào tìnhcờ bát gặp. Đấy, nó mất dạy thếđấy.
- Trời , tuyệt quá! - bà tiếp có vẻ thật tình nghĩ sao nói vậy, chẳng chút làm b ộ làm tịch. Tính bà chắc vốn rất hồ hởi, cởi mở - thế nào tôi cũng sẽ kể lại với thằng Ernest về cuộc gặp gỡ hôm nay. Cậu tên là gì, cậu bé? - Rudolf Schmidt, - tôi đáp. Chẳng dại gì mà khai thật lai lịch với bà ấy. Rudolf Schmidt là tên ông già gác đan của khu nhà tôi.
- Cậu thích Pencey chứ? - Bà hỏi.
- Pencey ấy ạ? Biết nói với bác thế nào? Cũng chẳng đến nỗi. Dẫu sao đấyc c ũng chẳng phải là thiên đàng, cố nhiên, nhưng chẳng tồi tệ gì hơn các trường khác đâu, bác ạ. Các thầy giáo đều rất tận tâm dạy dỗ. - Thằng Ernest nhà tôi thì lại mê Pencey kinh người!
- Vâng, cháu biết, - tôi nói. Rồi tôi bắt đầu ba hoa cho bà ta vừa lòng,- Cậu ấy
sống rất thoải mái. Cháu muốn nói Ernest rất chan hoà với chúng bạn. - Thạt hả? Cậu nghĩ thế thật chứ? - Bà ta hỏi. Trông cũng biết bà ta háo hức muốn biết ý tôi
- Về Ernesr ấy ạ? Ồ, dĩn nhiên! - Tôi nói. Nhưng mắt thì nhìn bà ta cởi đôi găng. Khiếp, nhẫn to nhẫn bé, thồi thì vô khối!
- Tôi vừa làm gẫy một cái móng tay trong taxi, - bà ta vừa nói, vừa nhìn tôi, mi ệng mỉm cười. Một nụ cười đáng yêu quá đi mất. Đáng yêu kinh khủng. Thường, thiên hạ chẳng ai chịu cười, hoặc khi cười trông rất đáng ghét.
https://thuviensach.vn
- Vợ chồng tôi rất lo cho nó. Lắm lúc, tôi có cảm tưởng nó rất khó hoà hợp với chúng bạn.
- Hiểu theo nghĩ nào hả bác?
- Cậu thấy đấy, nó là tằhng bé rất nhạy cảm. Chẳng bao giờ chịu kết bạn thực
s ự với những đứa cùng trường. Chắc nó coi trọng mọi thứ quá cái mức lứa tuổi nó đòi hỏi.
"Nh ạy cảm"! Thật chết cười! Cái nắp đậy hố xí khéo còn nhạy cảm hơn thằng Ernesr thổ tả kia!
Tôi nhìn bà ta. Trông thì bà ta ch ẳng ngốc chút nào. Thậm chí có thể tưởng bà ta thừa biết thằng con mình là đứa khốn kiếp. Nhưng trong chuyện này hẳn có điều gì bí hiểm, tôi nói về các bà mẹ tôi vẫn gặp. Tất cả các bà mẹ ít nhiều đều hơi điên điên. Dẫu sao, bà mẹ thằng Morrow đê tiện này cũng rất đáng yêu. Bà ta tử tế kinh khủng.
- Bác hút với cháu điếu thuốc nhé? - Tôi ướm hỏi
Bà ta nhìn quanh tàu một vòng.
- Dường nhưđây là toa dành cho người không hút thuốc thì phải, cạu Rudolf ạ! - bà nói "Rudolf"! Thế này thì khéo tôi chết mất.
- Chả sao đâu ạ! Ta cứ hút, bao giờ họ kêu thì thôi, ngại gì? Bà ta nhón l ấy điếu thuốc tôi mời, tôi đánh diêm cho bà ta. Cách bà ta hút trông thật đáng yêu. Cũng rất cẩn thận, dĩ nhiên, nhưng chẳng chút thèm thuồng không như các mệnh phụ khác trạc tuôi ấy. Dáng điệu hết sưc duyên dáng, quyến rũ. Cũng như nhiều ngừơi đàn bà đẹp khác, nếu tôi nói thực điều mình nghĩ. Bất thần bà ta nhìn tôi chằm chằm, rồi khẽ thốt lên - Cậu đang bị chảy máu camđấy, cậu bé
Tôi gật đầu, rút khăn tay ra lau.
- Cháu bị mấy thằng bạn nén cho một cục tuyết vào chính giữa mũi - tôi nói m ột cục tuyết vo viên, bác biết chứ?
Ch ắc tôi sẽ kể hết với bà ta, nếu như câu chuyện không quá dài dòng bởi thấy rất quy bà. Thậmc hí còn ân hận là đã bịa cho mình cái tên Rudolf Schmidt.
- Ernest nàh bác, vâng, - tôi nói rất được chúng bạn ở Pencey quý mến. Bác biết chứạ?
https://thuviensach.vn
- Không, tôi chả hay biết chút gì!
Tôi gật đầu
- Lúc đầu, chúng cháu chưa hiểu ra! bạn ấy suốt ngày chẳng rời cuốn sách trên tay. Nói c ủa đáng tội, tính bạn ấy cũng hơi lạ, - bác hiểu chứạ? Đây, cháu lấy chuyện cháu làm quen với bạn ấy làm ví dụ là bác khắc biết. Hồi mới gặp, cháu thấy bạn ấy hơi lên mặt, ra vẻ ta đây với cháu lắm. Cháuđã nghĩ thếđấy. Nhưng bạn ấy chẳng phải thế, đó chỉ là do bạn ấy rất độc đáo. Nhưng người ngoài thì không dễ gì nhận biết ngay được. Bà Morrow không nói gì. Nh ưng trời ơi, giá lúc đấy các bạn cũng được nhìn thấy ét mặt bà ta! Bà ta sững sờ, ngồi bất động. Bà mẹ nào cũng thế hết, chỉ cần một lời khen con trai họ là xuất chúng. Đến đấy thì tôi chẳng còn e dè gì.
- bạn ấyc có kể với bác chuyện bầu bán ở lớp không ạ? - tôi hỏi - bầu lớp tr ưởng lớp chúng cháu ấy mà?
Bà ta l ắc đầu máy cái liền. Chà, đúng là tôi đã thôi miên được bà Morrow tội nghiệp.
- Bcá biết đấy, nhiều đứa muốn bầu Ernest nhà bác làmđội trưởng. Đúng, cả l ớp đều tán thành đề cử bạn ấy. bác biết đấy, làmg fi còn đứa nào cáng đáng nổi phận sựđó, hơn Ernest? - Toi nói. Ối giời, nói dóc vô tội vạ! - Nhưng rồi bọn cháu đã bầu đứa khác, thằng Harry Fencer, bác chắc cũng biết cậu ta? Bọn cháu làm vậy chẳng qua chỉ vì Ernest nhà bác không chịu để bọn cháu đề cử. mà chung quy chỉ vì bạn ấy quá khiêm tốn, quá cả thẹn, nên đã khước từ...Bác nên bảo bạn ấy bỏ cái tật đó , thật đấy! - tôi nhìn bà
ta - chẳng lẽ bạn ấy lại chẳng hề kể gì với bác chuyện đó? - Vâng, chẳng hề.
Tôi gật
- Tính bạn ấy vốn thếđấy. Phải, thiếu sót chính của bạn ấy là khiêm tốn quá, r ụt rè quá. Bác phải bảo bạn ấy.
Đ úng lúc ấy, người soát vé bước vào kiểm tra vé bà Morrow nên tôi đành nín thinh. Tôi khoái chí vì nãy giờđã thao túng được bà ta. Những đứa như thằng Morrow vốn chỉ chuyên quật khăn ướt vào mặt chúng bạn và thậm chí còn cố quật thật đau, thì không chỉđốn mạt lúc bé dại, mà còn đốn mạt cho tới lúc về già, dĩ nhiên. Nhưng tôi thầm đánh cuộc với mình là sau
https://thuviensach.vn
lúc nghe tôi ba hoa xong, bà Morrow sẽđinh nhinh con mình là đứa hết sức khiêm tốn, rụt rè đến mức không chịu cho chúng tôi đề cử làm lớp trưởng. Rất có thể sẽ như thế lắm. Ai biết được họ? Về khoản này, các bà mẹ thường chẳng khôn ngoan mấy.
- Bác ghé xuống toa giải khát, uống với cháu mộtly cốc tai nhé! - Tôi mời, bởi cũng đang khát khô cả cổ. Đằng toa bán hàng kia thôi. Bác vui lòng chứ?
- Nhưng, cậu bé dễ thương ơi, chắc gì họđã cho phép cậu gọi cốc tai? - bà ta c ất tiếng hỏi. Không hề cao giọng. Bà ta tử tếđến mức không thể tự cho phép mình làm thế.
- Nói chung chẳng ai cho phép thế thật. Nhưng dẫu sao họ vẫn sẽ mang lên vì
cháu cao l ớn thê này kia mà! Với lại tóc cháu đã hoa râm già nửa, - tôi nghiêng đầu lại, chìa cho bà ta xem cái phần tóc lốm đốm bạc. bà ta sững người, - vì lẽ gì mà bác cháu ta lại không uốn với nhau một ly nhỉ? - tôi nói. Tôi thích được nhấm nháp tí gì cùng bà ta quá đi mất.
- Thôi, có lẽ chả nên đâu, cậu béạ. Cảm ơn cậu, nhưng đừng uống thì hơn. V ả lại, giờ này toa bán hành chắc đã đóng của rồi. Khuya lắm còn gì, chắc cậu biết? Bà ta nói đúng. Tôi quen khuấy mất bây giờđã mấy giờ. Bỗng bà ta ngước nhìn tôi, rồi hỏi chính cái điều đang khiến tôi sợ nhất. - Ernest có viết thư về cho tôi, bảo đến thứ tư mới về, vì mãi tối hôm đó, kỳ ngh ỉ Giáng sinh mới bắt đầu. Còn cậu, tôi hy vọng cậu không phải là người nhà đau ppms mà về sớm đấy chứ? Trông cũng biết bà ta thực tình lo lắng
- Không ạ, ở nhà bố mẹ cháu vẫn bình yên, cháu về thế này chẳng qua vì chính bản thân mình. Cháu sắp phải lên bàn mổ.
- Rõ khổ! - Tôi thấy bà ta thực sự ái ngại và thực lòng lấy làm tiếc là đã ăn nói nhăng nhít. Nhưng hối hận thì đã muộn.
- Nhưng chẳng có gì trầm trọng lắm đâu ạ. Cháu cgỉ bị mộtkhối u bé tí trong
sọ não ấy mà.
- Không thể thếđược! - Bà ta hoảng hốt đưa tay lên che miệng. - Ồ, một khối u xoàng thôi! Ngay dưới da đầu. Với lại nhỏ lắm, chả chắc đã
https://thuviensach.vn
l ứon hơn một hạt đạu lép. Mất vài phút là gắp được ngay. R ồi tôi lôi trong túi bẳng thời khoá biểu ra, đọc roc to lên để chấm dứt cái trò phét lác kia. Hễđã mở miệng nói láo là tôi sa đà hàng giờ, không sai câm miệng được nữa. Hàng tiếng liền, thật đấy!
Tôi v ới bà ta từđó chẳng cồn chuyện trò gì. Bà ta đọc tờ Vogue; còn tôi nhìn ra cửa sổ, ngắm cảnh vật. Đến Neweik, bà ta xuống tàu. Lúc chia tay, bà ta chúc tôi gặp nhiều may mắn trong ca mổ nay mai, cùng trăm thứ linh tinh. Và vẫn gọi tôi là Rudolf như trứoc. Cuối cùng, bà mời tôi hè nầy nhớ xuống chơi với Ernest dưới Massachusetts, làng Glaucester, bảo là nhà mình nằm ngay trên bãi biển, cạnh nhà còn có cả sân quần vợt. Nhưng tôi chỉ cảm ơn, bảo là phải sang Nam Mỹ với bà tôi ít lâu. Tôi nói dối đấy, chứ nà tôi đén nửa bước cũng chẳng rời khỏi nhà, trừ những hôm phải đi lễ sáng. Nhưng dù gì chăng nữa, tôi cũng chẳng đợi nào chịu thí một xu nhỏ, dẫu trong tay đang có bạc triệu, để xuống Massachusetts với cái thằng Ernest đốn mạt nọ.
Đế n ga Pensylvannia, tôi xuốn tàu, ghé ngay vào cái chòi điện thoại công cộng đầu tiên bắt gặp. Tôi muốn gọi điện quá, cho ai cũng được. Tôi đặt hai chiếc vali xuống bên chânđể dễ trông chừng. Nhưng đến lúc nhấc máy lên mới hiểu ra chẳng biết gọi cho ai. D.B thì ở tận Hollywood xa lắc xa lơ. Còn Phoebe, em gái tôi thì mới chín giờđã phải lên giường, gọi cho nó cũng vô ích. Nó sẽ chẳng giận, nếu có bị tôi dựng dậy. Nhưng ác cái là nó không thểđến bên máy nên người nhấc ống nghe sẽ là bố hoặc mẹ tôi. Tóm lại là chẳng còn biết gọi cho ai. Tôi cũng đã tính quay số cho mẹ, Jane Gallagher, hỏi xem hôm nào thì cô về, nhưng rồi đâm chán chẳng buồn gọi nữa. Vả lại, bây giờ mà gọi cuống dưới đó thì khuya quá. Hay là gọi cho cô bé thinht thoảng tôi vẫn gặp - Sally hayes. Tôi biết nó đã về nghỉ Giáng Sinh, vì nó có gửi cho tôi một lá thư ngớ ngẩn, dài kinh người, mời tôi tới chơi, nhân thể giúp nó trang hoàng cây thông mừng lễ. Nhưng tôi lại sợ mẹ cảu Sally, chư không phải nó nhấc ống nghe.. Bà ta với mẹ tôi là chỗ quen biết, nên tôi hình dung rất dễ dàng cảnh bà ta vội vàng vồ lấy máy, gọi cho mẹ tôi, báp tin tôi hiện đangở New York. Ngoài ra, tôi cũng chẳng thích thú gfi cái khoản trò chuyện qua dây nói cùng bà khi nà ta đã có lần bảo với Sally rằng tôi là đúă bất trị. Một là bất trị, hai là sống không mục đích rõ
https://thuviensach.vn
ràng. Kếđó, tôi nghĩ tới một thằng bạn, trước cùng học trên trường Whooton, thằng Cảl Lưc, nhưng nó chẳng phải là đứa tôi quý mến lắm. Rốt cục, tôi chẳng gọi cho ai. Chừng hai mươi phút sau, tôi rời chòi điện thoại công cộn, băng xuống một dải đường ngầm, đến bến taxi.
Tôi đãng trí đến mức cứ quen mồm cho ông lái xe địa chỉ nhà tôi mà quên biến mất cái dựđịnh sẽ lưu lại khách sạn vài bữa nữa, rồi mới mò về nhà vào đầu dịp nghỉ Giáng Sinh. Tôi chợt nhớ ra điều đó khi xe đã chạy gần hết công viên rồi. Tôi liền bảo ông tài xế:
- bác làm ơn quay xe lại giúp, nếu được. Vì cháu cho nhầm địac hỉđấy ạ. Bây
gi ờ, cháu phải về lại khu trung tâm. Nhưng ông tài xế khá tinh ma. - Chịu thôi, Mark ạ, vì đây là đường một chiều. Muốn quay lại phải chạy đến
cu ối đường Chín Mươi đã. Tôi chẳng buồn cãi
- Thôi, cũng được, - tôi nói. Rồi vụt nhớ, - bác có còn thất lũ vịt dưới hồ cạnh
c ủă Nam công viên Trung tâm không? Chắc bác biết lũ vịt ấy trốn đi đâu khi mặt hồđóng băng chứ? Tôi thừa biết, đó chẳng qua chỉ là chuyện hoàn toàn ngẫu nhiên. Nhưng ông tài ngoảnh lại nhìn tôi với anh mắt như thể tôi hơi "mát dây" rồi
nói:
- Này, cậu em, cậu giễu tôi đấy hả?
- Không ạ, cháu thực tình muón biết.
ông ta ch ẳng nói gì thêm. Cả tôi cũng vậy. Lúc rời khỏi công viên tại cuối
đườ ng Chín Mươi, ông ta ngoảnh lại hỏi:
- Này, bây giờ thì đi ngả nào đây, cậu cả?
- Bác biết đấy, tôi không muốn tới khách sạn trên đường East Side vì sợ ch ạm trán với người quen. Tôi muốn đi vi hành một chuyến. Tôi chúa ghét những kiểu nói nhàm chán, nhe " vi hành ẩn danh".. Nhưng với những người ngốc nghếch như gã tài xế này, thì chẳng còn biết nói năng ra sao, - Chắc bác biết dàn nhạc nào đang diễn đằng Talf hay New York chứạ?
https://thuviensach.vn
- Khoản ấy tôi mù ịt, cậu Mark ạ
- Thôi được. Đã thế bác cứ cho tôi đến Edmont đi, -tôi nói, Bác không từ ch ối chứ, nếu ta dừng lại dọc đường, nhấp một ly cốc tai cho ấm bụng? Tôi xin thết bác. Tôi đang còn khối tiền trong túi. Đúng là một ông bạn đừơng hết ý. Một nhân cách tuyệt trần. Tôi xuống xe trước Edmont, và thuê ngay một phòng riêng. Ngồi trong taxi, tôi vẫn đội cái mũ săn dỏ chói, cho lạ mắt chơi. Nhưng đến lúc đặt chân vào tiền sảnh, tôi phải vội bỏ ngay ra đẻ thiên hạ khỏi tưởng tôi là đứa mất trí. kể cũng nực cười ởi hồi ấy, tôi chưa biết, chứ trong cái khách sạn đốn mạt này vốn đầy rẫy một lũđiên loạn. Một nhà thương điên trá hình.
9
C ăn phòng họ cho tôi thuê chán kinh người, chỉ nhìn cũng đủ thấy chán nản. Từ cửa sổ nhìn ra bạn chẳng thể thấy gì, ngoài mặt hậu của khách sạn. Nhưng tôi thây kệ. Khi tâm trạng đã chán ngán, thì cảnh vật bên ngoài thế nào đâu có nghĩa lý gì. Dẫn tôi lên phòng là một ông già khú đế, tuổi khéo không dưới bảy mươi. Nhìn ông lão, tôi còn chán hơn là nhìn căn phòng sắp trọ. Lắm người hói đầu cứ chải lật tóc sang bên, để che bớt chỗ hói đi. Tôi thì thà chịu hói chứ chẳng đời nào chịu làm như thế. Còn công việc người ta giao cho ông lại càng chán, xách vali cho khách và chờ nhận tiền puốc boa. Chắc ông ta chẳng còn biết làm gì khác nhưng dẫu sao tôi cũng thấy chán kinh khủng.
Ông ta đi rồi, tôi bèn đến bên cửa sổ nhìn tứ phía, trên người vẫn tùm hụp chiếc măngtô. Cũng chẳng còn biết làm gì khác hơn bởi các bạn thậm chí không thể nào hình dung nổi người ta làm gì trong toà nhà đối diện. Thậm chí họ cũng chẳng thèm cất công buông rèm xuống nữa. Tôi nhìn thấy một gã đàn ông, tóc hoa râm, trông cũng tử tế như ai, nhưng chỉ diện độc quần đùi, và đang làm cái trò mà nếu kể lại, chắc chẳng ai tin nổi. Mới đầu, lão đặt vali xuống giường. Tiếp đến, lão lôi áo xống đàn bà trong ấy ra, rồi lần lượt diện hết lên người. Bít tất lụa, giầy cao gót, rồi yếm bó, rồi nịt vú, với dây treo bằng thun như phụ nữ vậy. Xong đâuđấy, lão bèn diện thêm chiếc áo dài thâm chật bó ra ngoài, thứ áo vẫn mặc buổi tối ấy, trời ạ! Đoạn, lão bắt đầu đi đi lại lại trong phòng, bằng những bước ngắn, hệt như phụ nữ, rồi vừa hút thuốc, vừa soi gương, ngắm vuốt hồi lâu. Trong phòng lão
https://thuviensach.vn
chẳng còn ai khác, trừ phi trong buồng tắm vẫn còn ai đó nữa, mà tôi chưa trông thấy mặt, từ lúc đứng ngắm. Cònở khung cửa sổ ngay trên đầu lão, tôi thấy một người đàn ông với một người đàn bà đang phun nước vào nhau. Chắc đó chẳng phải nước, mà là rượu côctai, có điều tôi không trông thấy tay họ cầm cốc. Lúc đầu, gã đàn ông ngậm đầy một mồm nước, rồi phun vào ảđàn bà! Kếđến, ả nọ phun trả lão ta. Họ cứ lần lượt thay phiên nhau, trời ạ! Chà, giá các bạn được chứng kiến nhỉ? Cả hai cứ cười như nắc nẻ, làm như thể chưa từng thấy trò gì nực cười hơn. Rặt một lũ dở người, trong khách sạn! Tôi chắc mình là khách trọđộc nhất bình thường. Suýt nữa tôi đã đánh điện cho thằng Stradlater dặn nó đến ngay bằng chuyến xe lửa đầu tiên bắt gặp. Bởi lẽ dầu sao nó vẫn là vua của cái xứ này, cái khách sạn thổ tả.
Kh ốn nỗi ai cũng phải dán mắt vào những cảnh ấy, cho dù chẳng muốn nhìn. Hơn nữa, cái ả bị gã kia phun nước đầy mặt lại là một cô rất xinh. Khốn khổ cho tôi chính là ở chỗđó. Trong thâm tâm, tôi chắc mình là đứa trác táng kinh khủng. Lắm lúc, tôi tự thấy mình là kẻ cực kỳđốn mạt, và chắc tôi cũng thừa sức làm như thế, nếu có dịp. Thậm chí, tôi bỗng có cảm giác có lẽ làm thế rất khoái, tuy có hơi đốn mạt chút đỉnh. Chẳng hạn, thậm chí tôi còn nghĩ rằng có lẽ tôi cũng sẽ làm cái trò ấy, nếu cả hai đều say, với cô gái tôi dắt theo. Nếu ngẫm nghĩ kỹ, đấy quả là trò đốn mạt. Theo tôi, nếu bạn đã thích một cô gái nào đó, thì không nên chòng ghẹo cô ta. Còn nếu đã thích cô ta, thì bạn không nên làm cho nó xấu xí, và nhổ vào gương mặt đó bất cứ thứ gì mà bạn ngậm trong mồm. Khốn nỗi, những trò ngu ngốc lắm khi lại khiến bạn thấy thích thú. Mà lắm đứa con gái cũng chẳng hơn gì, - chúng sẽđiên tiết, khi bạn cố tự ngăn mình giở những trò ngu ngốc kia ra vì sợ sẽ huỷ hoại mất một cái gì thực sự tốt dẹp. Tôi có một con bạn cũ, tôi quen nó cách đây hai năm. Nó còn tệ hơn cả tôi. Khiếp, đúng là thứ rác tưởi Nên thỉnh thoảng bọn tôi, cũng hay làm những trò vớ vẩn. Nói chung, tôi chẳng sành sỏi mấy về cái món tình dục và không bao giờ lường hết nó sẽ dẫn đến những gì. Chính tôi, tôi cũng đã tựđặt cho mình những qui tắc xử thế rất khôn ngoan, nhưng rồi tôi đã vi phạm chúng ngay. Năm ngoái, tôi tựđặt cho mình một cái lệ là không dan díu với những con bé khiến mình buồn nôn mỗi khi gần gũi chúng. Nhưng rồi chính lại tự vi phạm ngay cái lệđó đúng vào cái tuần, thậm chí vào cái hôm mình vừa tự đề ra. Thật đấy,
https://thuviensach.vn
suốt tối, tôi đã ôm hôn một con bé đỏng đảnh kinh khủng, tên nó là Anne Louise Sherman. Ồ, không, tôi chẳng hiểu quái gì về tình dục. Tôi đứng bên cửa sổ, ngẫm nghĩ cách làm thế nào để gọi điện cho Jane. Hay cứ gọi thẳng về trường, bằng điện thoại liên tỉnh, thay vì gọi cho bà mẹ, để hỏi Jane bao giờ thì về nhà? Dĩ nhiên, nữ sinh thường vẫn bị cấm gọi điện vào giữa đêm hôm khuya khoắt, nhưng tôi vẫn không sao xua đuổi được ý nghĩđó. Tôi sẽ bảo họ rằng bà cô Jane vừa bị xe cán chết, nên tôi phải nói chuỵện với Jane gấp. Chắc họ sẽđánh thức ngay cô ấy. Nhưng tôi vẫn không gọi cho Jane, bởi chẳng thấy thích. Mà khi đã chẳng thích, thì đừng hòng làm nổi trò trống gì.
R ồi tôi quay vào, gieo người xuống xalông và hút hai điếu thuốc liền. Tôi cảm thấy mình đáng ghét, tôi biết lắm. Bất thần tôi nghĩđược một cách. Tôi móc ngay ví, lục tìm địa chỉ một thằng bạn cũ, hiện đang học dưới Princeton mà tôi quen trong một buổi dạ hội vào dịp hè vừa qua. Rốt cục, cũng moi được mẩu giấy nó trao cho dạo đó, nát dưới đáy ví, nhưng dẫu sao vẫn còn đọc được. Đó làđịa chỉ một cô ả không hẳn là gái làm tiền, nhưng thỉnh thoảng vẫn đi ăn mảnh, như lời thằng bạn dưới Princeton bảo tôi. Một lần, nó đã dắt ả dến trường khiêu vũ và suýt nữa thì bịđuổi vì chuyện đó, ả hiện đang làm gái nhảy tại một tửu điếm kiêm phòng gửi áo ngoài hoặc một cái gì đại để thế. Tóm lại, tôi nhấc máy, gọi ả, Faith Cavendish, trọ tại khách sạn Stanford, trên góc đường Sáu Sáu và đại lộ Broadway. Chắc đó cũng là một khách sạn tồi tệ, chẳng khác gì nơi tôi đang trọ.
Lúc đầu, tôi đinh ninh ả không có nhà, vì chẳng thấy ai trả lời. Nhưng sau rồi ả cũng nhấc máy lên:
- Allo! - Tôi lên tiếng, lấy giọng thật trầm đểả khỏi ngờ tôi là thằng nhóc. Nhưng nói chung giọng tôi khá trầm, chẳng cần phải giảđiếc gì lôi thôi. - Allo! - Một giọng phụ nữ chẳng lấy gì làm niềm nởđáp lời. - Cô Faith Cavendish đấy à?
- Đúng. Ai thế? - Ả hỏi - Ai mà lại dựng người ta dậy vào lúc nửa đêm thế này, h ở trời? Tôi hơi hoảng.
- Vâng, tôi biết, giờ này đã khuya. - Tôi lên giọng người lớn. - Hy vọng cô sẽ
thứ lỗi cho, nhưng tôi có câu chuyện muốn nói với cô! - Tôi nói rất màu mè.
https://thuviensach.vn
- Nhưng anh là ai mới được chứ? - Ả hỏi.
- Cô không quen tôi lắm, nhưng tôi là bạn của Eddi Birdsell. Cậu ấy bảo nếu
có d ịp về thành phố, thì nên gặp cô và ta cùng nhấm nháp với nhau vài ly cốc tai cho vui.
- Ai bảo? Anh là bạn của ai, hở? - Một con hổ cái, trời ạ! Ả quát tôi thiếu đường muốn vỡ cái ống máy tôi đang cầm.
- Của Edmund Birdsell, của Eddie, - tôi nhắc lại, không nhớđích xác là Edmund hay Edward. Tôi ch ỉ gặp cậu ấy đúng một lần, tại một cuộc dạ hội ngu ngốc năm ngoái.
- Tôi không quen biết người có cái tên đó. Và nếu anh tưởng tôi thích bị dựng
dậy giữa đêm khuya…
- Eddi Birdsell, ở trường Princeton. Cô nhớ chứ? - Tôi cố gỡ gạc chút đỉnh. Chỉ nghe ả nhắc lại họ tên kẻ tôi vừa dựng lên.
- Birdsell… Birdsell… trường Princeton à?
- Đúng, đúng! - Tôi cuống lên.
- Thế anh cũng học dưới đó?
- Đại để thế.
- À, Eddie thế nào? - Ả hỏi. - Dẫu sao cũng rất quái đản vì nhè giờ này mà gọi điện!
- Cậu ấy vẫn khoẻ. Có nhờ tôi chuyển đến cô lời hỏi thăm. - Cảm ơn, nhắn giúp anh ấy tôi gởi lời thăm, nhé. - Ả tiếp - Anh ấy rất tuyệt.
Th ế hiện anh ấy đang làm gì? - Ảăn nói càng lúc càng thêm thân mật, quỉ bắt ảđi cho rảnh!
- Ồ, vẫn thế, cô biết cảđấy, - tôi đáp. Tôi làm sao biết hắn đang làm gì dưới đ ó? Tôi quen hắn rất lơ mơ. - Này, tôi tiếp, - ta gặp nhau, uống với nhau ly cốc tai được chứ, cô Faith quí mến?
- Anh biết mấy giờ rồi không? - Ả nói. - Xin lỗi anh tên là gì ấy nhỉ? - Ả bất th ần chuyển sang dùng một thứ tiếng Anh ngọng nghịu kinh khủng - Giọng anh sao có vẻ rất con nít.
https://thuviensach.vn
- Cảm ơn lời khen tuyệt vời của cô! - Tôi lại lấy giọng hết sức quí phái. - Tên
tôi là Holden Caulfield - Đáng lẽ phải bịa một cái tên khác, nhưng tôi không tài nào nghĩ ra được một cái tên nào khả dĩ hơn.
- Ông biết đấy, ông Cawffle, tôi không quen hẹn hò giữa lúc nửa đêm. Ngày mai tôi phải đi làm.
- Mai là chủ nhật. - tôi nói.
- Dẫu sao tôi cũng phải ngủ thật đẫy giấc. Ông hiểu đấy.
- Chà, thế mà tôi cứđinh ninh ta có thể uống với nhau một ly côctai! Bây giờ
thì đã muộn gì.
- Ông rất khả ái, thật đấy, - ả nói. - Ông đang gọi từđâu và hiện trọởđâu thế?
- Tôi ấy à? Từ một trạm điện thoại tựđộng.
- À, ra thế, - ả nói, rồi nín thinh một lúc mới tiếp. - Ông biết đấy, tôi rất sung
s ướng dược gặp ông, ông Cawffle. Nghe giọng ông, tôi nghĩ ông rất dễ thương. Nhưng bây giờ dẫu sao cũng khuya quá rồi.
- Tôi sẽ tựđến, cô đừng ngại.
- Ồ, giá lúc khác, tôi sẽ reo lên - tuyệt vời! Nhưng cô bạn cùng phòng vừa m ới ốm. Côấy suốt từ tối giờ cứ vật vã suốt, chưa được chợp mắt chút nào. Mãi lúc này mới ngủđược một lát. Ông thông cảm nhé, ông Cawffle. - Vâng, gay thật.
- Ông đang trọởđâu? Có lẽ mai ta hẵng gặp nhau thì hơn.
- Không, mai thì tôi bận mất rồi. Tôi chỉđược rảnh từ giờ tới sáng. Ngốc quá đi mất! Ai lại đi ăn nói thế bao giờ.
- Ồ, rất tiếc!
- Tôi sẽ chuyển lời hỏi thăm của cô cho Eddie.
- Thật chứ? Ông chuyển giúp nhé! Hy vọng ông sẽ vui vẻ trong dịp lên New York lần này. Một thành phố tuyệt vời.
- Tôi biết. Cảm ơn. Chào cô, - tôi nói, rồi dập ống nghe.
Ng ốc quá, tự mình làm hỏng hết mọi chuyện. Phải chi cứ hẹn mai gặp, thết ả một cốc rượu, thế có phải hơn không nào?
https://thuviensach.vn
10
V ẫn còn khá sớm. Tôi chẳng biết đích xác mấy giờ, nhưng đại để vẫn chưa khuya mấy. Tôi chúa ghét phải đi ngủ lúc chưa thấy mệt. Tôi mở va li, lôi ra một chiếc sơmi sạch rồi vào buồng tắm, rửa ráy và thay áo quần. Định bụng xuống dưới nhà, xem thiên hạđang làm gì dưới "Phòng tửđinh hương" - Tầng dưới khách sạn này có một hộp đêm tên là như vậy.
Lúc đang thay áo, tôi bỗng nảy ra ý nghĩ: hay là cứ gọi điện cho Phoebe, em gái tôi. Tôi muốn nói chuyện với nó kinh khủng. Nó sẽ hiểu hết. Nhưng gọi về nhà thì hơi liều. Bởi dẫu sao Phoebe cũng còn bé,. nên chắc giờ này nó đang ngủ say, không thể ra trả lời ông anh. Có thểđặt ngay máy xuống nếu bố mẹ tôi chạy ra, thế thà đừng gọi cho rồi. Vì bố mẹ sẽ nhận ra mất. Nhất là mẹ. Mẹ giỏi đoán lắm. Bởi mẹ nhạy cảm kinh khủng. Nhưng dẫu sao tôi cũng vẫn muốn được bốc phét dăm câu với Phoebe ngay bây giờ.
Ồ , giá các bạn được nhìn thấy con bé. Kháu khỉnh và thông minh như nó thì tôi chắc các bạn chưa từng gặp bao giờ. Các bạn biết không, từ ngày cắp sách đi học tới giờ, nó toànđược điểm cao, chưa hề bị một điểm kém nào đâu. Nói thực, cả nhà chỉ mỗi tôi là dốt. Anh tôi, anh D.B. đang viết văn, còn em tôi, thằng Allie đã chết thì thần đồng chả chắc đã sánh nổi. Chỉ mỗi tôi là đần. Chà, phải chi các bạn được gặp Phoebe. Tóc nó cũng đỏ rực như tóc Allie vậy. Hè nào nó cũng cắt ngắn, rồi chải tém ra sau mép tai. Hai tai nó vừa nhỏ, vừa xinh. Còn mùa đông thì bỏ tóc xoã. Nhiều bữa, mẹ tôi cũng tết tóc cho nó. Nhưng lắm hôm vẫn cứđể xoã sau lưng. Thế mà vẫn đẹp. Nó mới lên mười, gầy như tôi, nhưng không khẳng khiu. Gầy kiểu các đối thủ trượt tuyết. Một hôm, tôi nhìn qua cửa sổ thì nhác thấy bóng nó băng qua đường phố, chạy ra vườn hoa. Lúc ấy tôi vụt có ý nghĩ, nó được trời sinh để trượt tuyết - mảnh dẻ, hoạt bát. Tôi biết thế nào các bạn cũng sẽ thích Phoebe. Nghe ai nói câu gì, dù rất mơ hồ, nó cũng hiểu ngay. Thậm chí có thể lôi nó đến bất cứđâu chẳng hề sợ bẽ mặt. Chẳng hạn, nếu bạn đưa nó đến xem một cuốn phim nó sẽ biết ngay cuốn phimấy hay hoặc dở. Một hôm, tôi nói với anh D.B. có dắt nó đi xem phim Pháp, mang tựa đề Vợ bác thợ nướng bánh mì, do diễn viên Raimu đóng. Nó thích mê mẩn. Nhưng Phoebe thích nhất là Băm chín bước chân, có Robert Donat đóng. Nó gần như thuộc lòng cả cuốn phim, hai anh em phải xem tới xem lui đến cả chục
https://thuviensach.vn
bận còn gì? Chẳng hạn, khi chàng Donat bị cảnh sát lùng bắt, phải đến nương náu tại một nông trại, Phoebe đã nói ầm lên giữa rạp cùng lúc với ông chủ trại người Scotland: "Anh ăn được cá trích chứ nhỉ?" vì thuộc lòng tất cả các câu đối thoại. Còn khi lão giáo sư, nhưng thực ra là một gián điệp Đức, giơ ngón út bị cụt mất một đốt lên chỉ chỏ Robert Donat, thì Phoebeđã giơ ngón tay lên trước cả lão ta và chỉ thẳng vào mặt tôi. Nhất định các bạn sẽ thích nó. Nói của đáng tội, nó cũng hay bắt bẻ. Hiểu được mọi thứđến nơi đến chốn, chẳng trẻ con chút nào, cứ cắm cúi viết sách suốt. Có điều chẳng chịu viết cái gì cho đến nơi đến chốn. Truyện nào cũng kể về một con bé, tên là Hazle Weatherfield. Có điều Phoebe không viết là Hazle, mà viết thành "Cazle", thế có lạ không? Chính con bé ấy là một gián điệp lợi hại. Mới đầu, cứ tưởng ả mồ côi cha mẹ, nhưng sau chẳng biết bốảởđâu tự dưng lại mò ra, "một trang thanh niên hai mươi cao lớn, lịch sự rất hấp dẫn". Ngộ nghĩnh không thể tưởng được! Thế nào các bạn cũng sẽ thích nó. Hồi nó còn nhỏ, chủ nhật nào tôi với Allie cũng dắt nó ra công viên đi dạo, Allie hồi đó có một chiếc thuyền buồm. Nó thích thả thuyền vào chủ nhật, nên lần nào hai anh em cũng dắt con bé theo. Nó diện đôi găng tay trắng đi giữa hai anh, em tôi, trông hệt như một tiểu thưđài các. Hễ thấy tôi với Allie trò truyện là nó dỏng tai lên xem cả hai nói gì. Lắm lúc bọn tôi quên mất Phoebe, vì dẫu sao nó cũng còn nhỏ, nhưng nó nhất định không chịu thế và cứ góp chuyện suốt dọc đường. Thúc tôi hoặc Allie, rồi hỏi to: "Nhưng ai bảo thế? Ai cơ? Bobby hay là cô kia?". Đến lúc ngheđược câu trả lời nó liền đáp:"À, em hiểu!" rồi lại lắng tai nghe tiếp hệt như người lớn. Allie cũng rất thích nó. Tôi muốn nói, Allie cũng rất quý Phoebe. Năm nay, nó đã lên mười, chẳng còn bé như độ trước, nhưng vẫn rất ngộ khiến ai cũng thích - dĩ nhiên là nếu hiểu được tính nết nó.
D ẫu sao tôi cũng muốn gọi cho Phoebe quá. Có điều tôi sợ bố mẹ lại nhấc máy, biết ngay tôi đangở New York, và cả chuyện tôi bịđuổi học lần nữa. Bởi thế, tôi chỉ thay chiếc sơmi, rồi bước ngay vào thang máy, xuống phòng lớn, xem dưới ấy có gì.
Nh ưng dưới đó chẳng có ai, ngoài mấy gã trông như ma cô với vài ba ả tóc sẫm, tựa như gái ăn sương. Từ "Phòng tửđinh hương" vọng ra tiếng nhạc, tôi rẽ ngay vào. Khách vắng ngơ vắng ngắt, nhưng người ta lại chỉ
https://thuviensach.vn
cho tôi một chiếc bàn ọp ẹp, kê tít trong góc xa nhất. Phải chi cứ dúi cho gã bồi bàn một đôla thì đâu đến nỗi. Ở New York này cứ có tiền là muốn gì được nấy, tôi chẳng lạ.
Ban nh ạc Buddy Singer chơi dở thậm tệ. Họ chơi ầm ĩ khủng khiếp, nhưng ầm đến mức quái đản, chứ không phải một cách điệu nghệ, như các ban nhạc danh tiếng. Nói trắng ra là chẳng có ai, - bởi phần đông đều là những lão già hợm hĩnh ngồi với bồ. Trừ chiếc bàn bên cạnh đang có ba cô gái tuổi suýt soát ba mươi. Cả ba đều khá xấu xí, và nhìn mấy chiếc mũ họđội, khắc biết họ là dân ở xa tới. Nhưng trong đám ấy có một cô, cô tóc sẫm, trông cũng chẳng đến nỗi khó coi. Gương mặt cô có một vẻ gì ngồ ngộ rất khó tả, nhưng khi tôi bắt đầu thử phân tích, thì gã bồi bàn lại xuất hiện. Tôi gọi một ly Whisky soda, nhưng dặn đừng pha thêm gì hết. - Tôi cố nói thật nhanh, nếu trù trừ, gã nọ sẽ biết ngay bạn chưa tới tuổi, và bạn đừng hòng được uống một giọt rượu nào. Tuy thế, gã vẫn hạch ngay:
- Rất tiếc, thưa ông, nếu ông không đem theo giấy tờ xác nhận đã đủ tuổi. Ch ắc ông có mang theo trong túi bằng lái xe chứạ?
Tôi ném v ề phía gã một cái nhìn lạnh như băng, như thể gã vừa sỉ nhục tôi không bằng, rồi nói lớn:
- Tôi thế này mà anh thấy chưa đến tuổi trưởng thành, hả? - Rất tiếc, thưa ông, nhưng chúng tôi có lệnh.
- Được rồi, được rồi, - tôi nói vậy, nhưng thầm nghĩ: "Quỉ bắt anh đi!" - Cho tôi m ột chai côcacôla vậy. Gã bắt đầu trở gót, thì tôi gọi giật lại: - Anh làmơn cho thêm vài giọt rum, được không? - Tôi nói bằng một giọng h ết sức lịch duyệt và mềm mỏng. - Không lẽđã vào đây ngồi mà vẫn tỉnh táo được à? Thêm có vài giọt, chẳng lẽ cũng bị cấm? - Rất tiếc, thưa ông, tôi không được phép! - Rồi gã quay đi. Nhưng lỗi đâu ph ải ở gã? Gã có thể mất việc tức khắc, nếu mang rượu lên cho những khách khứa chưa đến tuổi trưởng thành. Mà tôi, rủi thay lại đúng là loại khách đang ởđộ tuổi vị thành niên.
Tôi l ại quay về ngắm mấy ả phù thuỷ ngồi bàn bên kia. Đúng hơn là cô có mái tóc khá đen. Chứ hai ả kia thì khác nào loại ma chê quỉ hờn. Nhưng tôi không ngây ra như một tên ngốc. Trái lai, tôi ngắm họ hết sức lãnh đạm. Thế mà các bạn biết họđã làm gì không? Bắt đầu khúc khích cười, như ba
https://thuviensach.vn
mụ dở hơi chính cống! Chắc họđinh ninh tôi chưa đủ tuổi để làm cái trò ngắm nghía đàn bà, con gái. Tôi đâm điên tiết, họ làm như tôi đang muốn cưới họ làm vợ không bằng. Lẽ ra tôi phải làm ra bộ khinh thường cho họ biết thân, nhưng ác cái tôi đang muốn nhảy kinh khủng. Thỉnh thoảng, tôi thường thèm nhảy kinh khủng, như lúc này, chẳng hạn. Tôi chồm qua phía họ, mời:
- Các bạn, các bạn có thích nhảy chút đỉnh cho vui không? - Tôi nói rất lịch duy ệt, giọng đặc quí phái. Thế mà cả ba ả ngốc lại đâm hoảng. Lại khúc khích cười. - Nào ta nhảy cho vui đi. - tôi tiếp. - Tôi sẽ lần lượt mời từng cô một. Thế nào? Các cô vui lòng chứ? - Tôi thích nhảy kinh khủng. Mãi sau cô tóc s ẫm mới chịu đứng lên. Trông cũng biết cô ta thừa hiểu tôi mời ai. Chúng tôi dìu nhau ra sàn nhảy. Còn hai ả nọ thì cười ngặt nghẽo nhưđang lên cơn động kinh. Quả tình, chỉ vì buồn nên tôi mới dây với lũ nỡm kia. Chứ vào lúc khác, dẫu có các vàng tôi cũng mặc xác họ. Nh ưng kể cũng chẳng hoài công lắm, cô tóc sẫm nhảy đẹp lạ lùng! Tôi chưa từng gặp trong đời một vũ nữ tuyệt hơn thế. Các bạn biết đấy: lắm ả rất ngốc, nhưng nhảy thì hết chê. Còn những cô thông minh thì hoặc là bạn phải miễn cưỡng dắt họđi, hoặc là nhảy tồi tới mức thà cứ ngồi mọc rễở bàn mà nốc rượu cho bí tỉ với họ, còn hơn là lôi nhau ra sàn nhảy. - Cô nhảy chúa thật! - tôi khen cô tóc sẫm. - Cô nên làm một vũ nữ chuyên nghi ệp mới xứng tài. Thật đấy! Tôi đã từng nhảy với một cô gái nhà nghề, nhưng còn mệt mới theo kịp cô. Chắc cô có nghe nói vềđôi vũ Marco và Miranda chứ?
- Cái gì? - Thậm chí ả cũng chẳng buồn nghe tôi nói, mà cứđảo mắt nhìn quanh thực khách trong phòng.
- Tôi hỏi, cô đã từng nghe nói tới Marco và Miranda bao giờ chưa? - Chưa. Tôi không biết. Tôi chưa bao giờ nghe hai cái tên ấy. - Họ là một đôi vũ chuyên nghiệp. Cô ấy là một nữ nhà nghề. Nhưng nhảy rất
xoàng. Ngh ĩa là tuy vẫn hành nghềđấy, nhưng nhảy chẳng giỏi mấy. Chắc cô biết tâm trạng của cánh nam giới khi được khiêu vũ với một bạn nhảy tuyệt vời?
https://thuviensach.vn
- Anh bảo gì? - Ả hỏi lại, bỏ ngoài tai chẳng buồn để ý những gì tôi nói. - Tôi hỏi, cô có biết tâm trạng của cánh đàn ông chúng tôi, khi được nhảy với
một bạn nhảy xuất chúng không?
- À, ra vậy…
- Cô thấy đấy, tuy đang ôm cô trong tay, nhưng nếu tôi lại có cảm giác như mình hoàn toàn ch ẳng còn giữđược thứ gì và chẳng còn biết chân tay lúc này đang ởđâu, thì đó mới đích thị là một bạn nhảy chúa tể. Ả lại có vẻ không nghe thấy. Tôi quyết định nín thinh một lúc. Chỉ nhảy, thế thôi. Ngậm tăm. Buddy Singer đang chơi bài Chỉ có mỗi một điều... Bản nhạc tuyệt vời. Đến mức cả cái dàn nhạc thổ tảấy cũng không thể làm nó dởđi nổi. Tôi chỉ nhảy chứ không hề giở những trò quỉ quái, tôi chúa ghét những gã làm vậy. Tuy rằng tôi quay ả như chong chóng, khéo hoa cả mắt, nhưng ả vẫn ngoan ngoãn vâng theo, Tôi ngốc nghếch, đinh ninh rằng ả cũng thích nhảy, thì thình lình ả phun ra một điều khiến tôi ngao ngán quá: - Tối qua, tôi với bọn bạn vừa được nhìn thấy Peter Lorrer xong. Một tài tử đ iện ảnh. Bằng xương bằng thịt nhé! Anh ấy đang mua một tờ báo. Bảnh trai khiếp lên được!
- Cô thật may mắn, - tôi nói, - phải, hết sức may mắn. Cô hiểu điều tôi nói ch ứ? - Một ả thộn đích danh. Nhưng nhảy thì tuyệt vô cùng! Tôi không kìm được, bèn cúi xuống đặt một nụ hôn lên đỉnh đẩu ả, ngay chính giữa đường ngôi của mái tóc đen. Khiếp, ả tức lồng lên, nhấm nhẳng: - Lại còn trò gì nữa đây?
- Chẳng có gì. Tôi chỉ thán phục cô, thế thôi. - Tôi nói. - Tôi có một đứa em gái khiêu v ũ rất tuyệt. Nó chỉ mới học lớp bốn thôi và cô nhảy chẳng kém nó chút nào.
- Xin lỗi, cậu đừng có khoác loác quá thế!
Một tiểu thư chính tông! Ồ, không, một nữ hoàng, trời ạ!
- Cô từđâuđến vậy? - Tôi hỏi. Nhưng ả không đáp lời. Cứ mắt trước mắt sau, trông cũng thừa biết ảđang mong Peter Lorrer hiện ra. - Cô từđâu đến thế? - Tôi lặp lại.
- Cái gì?
- Các cô từđâu đến thế? Cô chẳng cần trả lời, nếu cảm thấy không thích lộ
https://thuviensach.vn
bí
mật. Không việc gì phải cố cả, tôi van cô!
- Từ Seattle, bang Washington, - ảđáp. Giọng như thể hạ cố ban cho tôi một ân huệ lớn!
- Cô quả là một người trò chuyện có duyên - tôi bảo. - Cô biết thế chứ? - Cái gì?
Tôi không nhắc lại, bởi có nhắc cũng chả chắc ảđã buồn để ý. - Cô có thích đi vài vũ hình Jitterbug không, khi ban nhạc chơi một bài gì đó
nhanh h ơn? Nhảy Jitterbug mới đáng gọi là khiêu vũ. Hễ ban nhạc tấu một bản nhanh, thì ta sẽ tha hồ rộng chỗ mà quay, bởi ai nấy đều ngồi xuống cả, trừ mấy lão già dở hơi với lũ con gái béo ị. Cô hẳn vui lòng chứ? - Tôi thì sao cũng được. - ả nói. - Này, anh mấy tuổi rồi, anh bạn? Tôi bỗng thấy ấm ức kinh khủng.
- Quỉ thật, cô gặng hỏi chuyện đó làm gì cho mất vui đi? -Tôi bảo - Tôi mới mười hai. Chỉđược cái rất lớn xác.
- Mong anh đừng cáu. Nếu anh nổi cáu, tôi sẽ trở lại với mấy cô bạn kia ngay, anh hi ểu không?
Tôi li ền rối rít xin lỗi như một gã dở hơi, vì ban nhạc bắt đầu chơi một điệu nhanh kinh khủng. Ả cuốn tôi ngay vào điệu Jitterbug - rất thanh thoát, nhịp nhàng. Ả nhảy tuyệt quá, thật đấy. Bạn chỉ cần đẩy khẽ là ảđã ngoan ngoãn lượn theo ngay, Còn khi quay, cặp mông ả cũng uyển chuyển quay theo, tuyệt vời. Nhảy thế mới đáng gọi là nhảy. Tôi hay dễ xiêu lòng với những thiếu nữ kiểu cô ta. Lắm lúc, đến liếc nhìn bạn cũng chả thiết, vì thấy chúng quá ngốc nghếch; nhưng hễ thấy chúng làm một trò gì đó đẹp mắt, là bạn chết mê chết mệt liền. Cầu mong quỉ sẽ lôi hết những cô ả kiểu ấy đi. Ai chứ bọn chúng thì thừa sức khiến bạn thất điên bát đảo.
M ấy ả nọ không mời tôi đến ngồi cùng bàn - vì thiếu giáo dục, dĩ nhiên - nhưng tôi chả trách, cứ sà xuống ngay. Cô tóc sẫm nhảy với tôi tên là Bernice Crabs hay Krebs gì đó. Còn hai ả xấu xí, thì tên là Marty và Laverne. Tôi tự xưng với họ là Jim Steele - tôi cố ý đánh lừa. Tôi cố khai mào một cuộc trò chuyện thật thông minh, thú vị nhưng bất lực. Không lẽ phải dùng vũ lực bắt họ mở mồm? Tôi tưởng Bernice đã ngốc lắm, nào ngờ
https://thuviensach.vn
còn thông thái hơn cả hai ả kia. Cả ba cứ mắt trước mắt sau, dáo dác nhìn quanh phòng, như thểđang chờ một lô một lốc minh tinh màn bạc. Khéo họ tưởng đã mò được tới New York, thì gã minh tinh nào cũng vác mặt lại "Phòng tửđinh hương", chứ chẳng phải "El Marcocco" hay "Stork - club". Mãi tôi mới dò biết được nghề nghiệp của họ trên Seattle. Hoá ra cả ba đều làm tại một hội bảo hiểm ởđấy. Tôi tính hỏi công việc họđang làm hẳn thú vị lắm, nhưng vị tất đã dò hỏi được chuyện đó ở mấy ả ngốc nghếch này? Tôi tưởng hai cô xấu xí, Marty và Laverne, là hai chị em, nhưng họ cáu kinh khủng, khi nghe tôi hỏi câu đó. Tôi biết cô này cũng chẳng muốn mình giống với cô kia - kể cũng phải thôi - nhưng dẫu sao tôi vẫn thấy chết cười.
Tôi l ần lượt nhảy với cả ba, cho họ khỏi ganh tỵ. Một trong hai cô xấu xí - cô Laverne - nhảy cũng chẳng tệ lắm; nhưng còn Marty thì chán không còn gì sánh bằng. Nhảy với ả thì thà cứ lôi quách Nữ thần Tự Do trên bệ xuống, kéo mụ già ấy đi quanh sàn nhảy còn hơn. Đành phải kiếm chuyện gì đó lừa ả, nếu không muốn chết gục vì buồn tẻ. Thế nên tôi bèn bịa: Tài tử Gary Cooper đang đến kia kìa!
- Đâu, đâu? - Ả xúc động kinh khủng. - Anh ấy đâu?
- Chết thật, cô không mê ngủđấy chứ? Ông ấy lại vừa ra xong. Sao cô không
nhìn ngay lúc tôi b ảo?
Ả , thậm chí còn dừng phắt lại, nhón gót nhìn qua đầu mọi người, có lẽ hy vọng còn được thấy phía lưng lão tài tử nọ.
- Anh ấy vừa ởđây bước ra thật chứ? - Ả suýt phát khóc, nên tôi đâm ân hận vô cùng. Tôi th ấy thương hại ả kinh khủng, vì đã lừa ả. Có những kẻ chẳng nên lừa gạt họ, dù họ rất đáng được hưởng cái ân huệđó. Nh ưng buồn cười nhất là lúc tôi đưa ả về bàn. Marty bảo với mấy ả kia là Gary Cooper vừa mới ởđây xong. Hai cô bạn Laverne và Bernice suýt tự tử khi nghe tin đó. Họ rầu rĩ, hỏi Marty có trông rõ gã diễn viênấy không. Marty đáp có, nhưng chỉ trong thoáng chốc thôi. Đúng là một ả ngốc. Qu ầy rượu sắp đóng cửa, nên tôi vội vã gọi hai suất Whitsky cho "anh tôi" với hai chai coca-cola cho "chính tôi". Trên bàn họ vốn đã đầy ly tách. Ả Laverne cứ giễu tôi suốt, vì tôi chỉ uống độc côca. Đến là khôi hài. Ả với Marty thì uống toàn Tom Collinses ướp lạnh trong khi đang sắp hết tháng
https://thuviensach.vn
Chạp, trời ạ! Họ chẳng hiểu quái gì. Còn Bernice thì uống Bourbon pha sôda.Ả uống rượu cứ như ngựa uống nước ao. Cả ba chốc chốc lại mắt trước mắt sau trông chừng đám tài tử. Thậm chí đến trò chuyện với nhau cũng chẳng dám, chỉ sợ bị lỡ mất dịp may. Marty nói nhiều nhất, nhưng toàn những chuyện chẳng đâu vào đâu và lời lẽ rất vô duyên, đại để như gọi hố xí là "chuồng tiêu", còn ông già hói đầu chơi clarinette trong ban nhạc là "bố trẻ", nhất là khi ông nọđứng dậy, léo nhéo mấy câu gì đó rất chối tai. Còn kèn "cla", ả cứ một hai gọi là "sáo gỗ". Thật vô duyên kinh người! Laverne - Ả xấu xí thì cứ tưởng mình hết sức khôn ngoan. Cứ luôn mồm bảo tôi thử gọi dây nói cho bố, hỏi xem tối nay ông có rảnh không. Ả lải nhải hỏi rằng bố tôi có hay bỏ nhà, đi gặp đám nhân tình? Có mỗi câu ấy mà hỏi tới bốn bận, khôn ngoan thếđấy! Còn Bernice, cô tóc sẫm, thì lại câm như thóc. Hỏi gìả cũng hạch lại: "Cái gì?". Trò chuyện kiểu ấy chỉ tổ thêm bực, chứ chẳng đi đến đâu.
R ồi thình lình cả ba vội vàng uống nốt chỗ rượu cặn,đứng ngay dậy, bảo: phải vềđi ngủ. Họ bảo mai còn phải dậy sớm, đểđến xem suất diễn đầu tại một phòng hoà nhạc ởđằng Radio city. Tôi nài họ ngồi thêm chút nữa, nhưng họ khăng khăng từ chối. Đành phải chia tay họ. Tôi hứa nếu có dịp lên Seattle, tôi sẽ tìm gặp họ ngay. Hứa hão hứa huyền! Chứ gặp lại làm gì mấy cô nỡm ấy?
M ọi khoản mất gần 13 "đô", kể cả thuốc thơm. Theo tôi, lẽ ra họ nên tự trả lấy những gì họđã uống trước lúc tôi sà vào. Dĩ nhiên, tôi chẳng đời nào chịu để vậy, nhưng đáng lý họ phải xử sự thế mới đúng. Vả lại, đó chỉ là chuyện vặt. Bởi lẽ họđều ngốc nghếch, lại đội mấy chiếc mũ quê kệch thảm hại, thế thì chấp mà làm gì. Tôi ngao ngán quá, khi nghĩ họ muốn dậy sớm đểđến xem buổi phát thứ nhất đằng Radio City. Chỉ cần hình dung môt ả diện chiếc mũ kinh tởm thế, ở mãi tận đẩu tận đâu trên Seattle lại lặn lội mà xuống New York chỉđể dậy thật sớm, cốt đến xem một chương trình phát thanh thổ tả là đủ nẫu ruột nẫu gan rồi. Giá họ đừng nói với tôi chuyện đó, tôi xin vui lòng biếu không mỗi ả một trăm cốc rượu ngay!
H ọ ra vềđược một lúc thì tôi cũng rời "Phòng tửđinh hương". Dẫu sao, quầy rượu cũng đang dọn dẹp đểđóng cửa, và ban nhạc đã ngừng trình tấu lâu rồi. Trước hết, đó là chỗ rất buồn tẻ, nếu chẳng có ai để nhảy vài vòng.
https://thuviensach.vn
Kếđến, gã bồi bàn chẳng chịu dọn ra một thứđồ uống nào khác, ngoài thứ nhạt hoét là côca. Đố ai ngồi lâu được trong một tửu điếm, nếu chẳng gọi được rượu để uống cho say bí tỉ. Hoặc nếu không có một đứa bạn gái mà mình thực sự chết mệt chết mê.
10
Lúc r ời "Phòng tửđinh hương", tôi lại chợt nhớđến Jane. Chợt nhớ bởi không thể xua đuổi hình ảnh nàng ra khỏi tâm trí. Tôi gieo người xuống một chiếc xalông dưới đại sảnh, và nghĩđến cảnh nàng ngồi với thằng Stradlater trong chiếc xe của lão chết rấp Ed Banky. Và mặc dầu tôi biết chắc giữa Jane với thằng thổ tả đó chẳng có chuyện gì - tôi vốn rõ bụng dạ Jane như một cuốn sách mở, nhưng vẫn không thể xua đuổi được hình ảnh nàng khỏi tâm trí. Các bạn phải nhớ kỹ: Jane chẳng những giỏi cờ nhảy, mà còn rất mê thể thao. Và hồi mới quen nhau, bọn tôi đã chơi quần vợt mỗi buổi sáng và chơi gôn mỗi chiều trong suốt cả dịp hè. Tôi thường xuyên gần gũi nàng. Nhưng đừng hiểu theo cái nghĩa thân xác, dĩ nhiên, chuyện đó chưa bao giờ xảy ra, vì chúng tôi chỉ thường xuyên có mặt bên nhau chứ chẳng bao giờ có chuyện gì hết. Và thường thường, bạn không cần phải tán tỉnh bọn con gái mới kết bạn được với bọn chúng.
Tôi quen Jane vì con doberman nhà nàng hay chạy qua ỉa bậy bên bồn hoa nhà tôi, khiến mẹ tôi cáu tiết kinh người. Mẹ tôi liền gọi dây nói cho mẹ Jane, làm ầm ĩ một trận. Mẹ tôi vốn hay làmầm ĩ về những chuyện không đâu kiểu như thế. Nhưng rồi mấy hôm sau, tôi tình cờ nhìn thấy Jane bên cạnh bể bơi trong câu lạc bộ mà gia đình tôi vẫn thường lui tới lâu nay. Nàng nằm sấp, và tôi chào nàng. Tôi biết nàng mới dọn đến cạnh nhà, nhưng chưa bao giờ trò chuyện với nhau. Lúc tôi mới đánh tiếng chào hỏi, Jane tỏ ra hết sức lạnh nhạt. Tôi phải sống chết chứng tỏ cho Jane biết tôi nhổ toẹt vào chuyện con chó của Jane thích "bĩnh" ởđâu. Dẫu nó có bĩnh ngay giữa phòng khách, tôi cũng mặc xác nó. Đại để là sau lần ấy, tôi và Jane bắt đầu trở thành đôi bạn chí thân. Ngay hôm ấy, tôi bắt đầu chơi gôn với Jane. Nàng thua tám quả, bây giờ tôi vẫn còn nhớ rất rõ, những tám quả! Tôi phải cực nhọc mãi mới dạy được Jane cái chuyện cỏn con là phải mở mắt ra, khi đánh quả bóng đi. Nhưng rồi tôi cũng tập được cho nàng các xảo thuật chơi bóng. Tôi chơi gôn rất chúa. Chắc các bạn không thể nào tin
https://thuviensach.vn
nổi, nếu tôi kể với các bạn, chỉ cần vài keo là thừa sức xơi gọn một bàn. Một lần suýt nữa tôi đã bằng lòng để họ quay một cuốn phim ngắn về tài đánh gôn của tôi, nếu tới phút chót tôi không kịp nghĩ lại. Tôi nghĩ: một khi đã ghétđiện ảnh đến thế, thì tốt hơn hết là đừng để cho bọn làm phim chường mặt mình lên màn ảnh, dẫu chỉ trong một cuộn phim cỏn con.
Nàng là m ột thiếu nữ rất ngộ nghĩnh, Jane của tôi. Tôi chẳng dám bảo Jane sắc nước hương trời. Nhưng nàng là cô gái tôi rất thích. Miệng hơi rộng. Nhất là khi nàng hồi hộp hoặc xúc động vì một chuyện gì đó và bắt đầu nói nhanh. Lúc ấy, môi Jane liền lượn quanh những bốn, năm chục hướng khác nhau. Tôi mê cặp môi ấy kinh khủng. Nàng vẫn chẳng bao giờ mím chặt được chúng nên miệng lúc nào cũng hé mở, nhất là khi đánh gôn hoặc đọc một cuốn sách hay. Nàng đọc chăm lạ thường, mà toàn những cuốn rất chúa. Nhất là thơ thì khỏi nói. Ngoài những người thân thích, Jane là cô giá độc nhất được tôi cho xem chiếc găng của Allie, chiếc găng chép đầy thơ. Nàng không được gặp bé Allie nhà tôi, bởi lẽđây là mùa hè đầu tiên của nàng ở Maine. Trước, Jane thường nghỉ hè dưới mũi Cod. Nhưng tôi đã kể hết với nàng về bé Allie tội nghiệp. Nàng thích nghe, vì muốn biết rõ tuổi thơ thằng bé nhà tôi.
M ẹ tôi không thích Jane lắm. Chung qui chỉ vì cảm thấy hai mẹ con nhà Jane hay tỏ ra khủng khỉnh và chẳng chịu chào hỏi mẹ tôi bao giờ. Mẹ thường gặp họ trong làng, vì bao giờ Jane cũng phải lái xe cho mẹ xuống chợ dưới xóm mua thức ăn. Mẹ tôi thậm chí cũng chẳng thấy Jane đẹp. Tôi thì khác hẳn. Tôi thích cả dáng dấp, cả mặt mũi Jane. Tất cả.
Tôi nh ớ nhất một buổi chiều. Đó là lần duy nhất tôi với Jane hôn nhau. Cũng chỉ hôn bình thường, như một đôi bạn thân. Hômđó là thứ bảy, trời mưa như trút, còn bọn tôi thì ngồi ngoài hàng hiên nhà nàng. Nhà Jane có một dải hàng hiên rộng thênh thang, ba phía đều lắm kính. Lúc đó hai đứa đang chơi cờ nhảy. Chốc chốc, tôi lại chọc tức Jane, vì nàng không chịu xuất hậu khỏi hàng cuối cùng. Nhưng tôi chẳng cáu chút nào. Hơn nũa, tôi cũng chẳng muốn Jane bực tức. Tuy rằng tôi thường thích trêu bọn con gái cho chúng phát khóc lên, mỗi khi gặp dịp may. Nhưng buồn cười là hễđã thực sự mến ai, tôi chẳng bao giờ còn thích làm điều đó nữa. Lắm lúc tôi nghĩ họ cũng thích được tôi trêu trọc; thậm chí biết mười mươi là họ thích
https://thuviensach.vn
thế, tôi vẫn không tài nào bắt mình giở những trò tinh quái ấy ra, nếu tôi với họ là chỗ quen thân và xưa nay chưa từng trêu ghẹo họ bao giờ. Tôi đang kể với các bạn về buổi chiều tôi và Jane hôn nhau dạo nào. Trời vẫn mưa tầm mưa tã, và tôi với nàng đang ngồi ngoài hiên, thì thình lình lão dượng ghẻ nghiện ngập của Jane mò tới, hỏi nàng xem ở nhà có còn thuốc lá không. Về lão, tôi chỉ biết qua loa, nhưng lão là hạng người chỉ bắt chuyện với bạn khi nào thấy bạn là người cần cầu cạnh. Thứ người đến là đáng ghét. Jane thậm chí cũng chẳng buồn đáp lại cái câu hỏi lão hỏi. Lão phải hỏi lại lần nữa, nhưng Jane vẫn nín thinh. Thậm chí, chẳng thèm rời mắt khỏi bàn cờ. Thế nên lão đành quay trở vào. Khi lão đi rồi, tôi liền ướm hỏi Jane: sao vậy. Nàng vẫn không đáp mà làm ra vẻ nhưđang nghĩ nước đi. Bất thần một giọt nước mắt ứa ra, sa xuống bàn cờ. Rơi thẳng vào cái ô vuông màu đỏ. Trời ơi, bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ mồn một cảnh đó! Jane chỉ lấy ngón tay quệt giọt nước mắt trên cái ô vuông màu đỏấy, thế thôi. Chẳng hiểu sao, tự dưng tôi cảm thấy rất buồn. Tôi liền đứng dậy, đến bên nàng, đẩy khẽ nàng dịch ra để lấy chỗ, rồi ngồi xuống bên cạnh. Nàng tức thì khóc nấc lên và trước lúc kịp hiểu, tôi đã hôn lên khắp mặt nàng: cảđôi mắt, cả vầng trán, cả tinh mũi, cảđôi mi, thậm chí cả hai vành tai. Chỉ môi là không vì Jane cố tìm mọi cách lẩn tránh. Trước chúng tôi chưa hôn nhau bao giờ cả. Rồi nàng đứng dậy, vào phòng thay chiếc áo len sọc đỏ trắng mà tôi thích nhất, rồi hai đứa dắt tay nhau tới một rạp chiếu bóng thổ tả. Trên đường tôi hỏi Jane có thường bị ông Cudahy - lão dượng nát rượu ấy - chòng ghẹo gì không. Jane tuy còn ít tuổi, nhưng thân hình trông đã rất nở nang và nói chung, tôi không dám bảo lãnh chút nào cho nhân cách cái lão chó đẻấy. Nàng bảo không bao giờ, thế nên tôi càng chẳng rõ vì cớ gì mà Jane lại khóc nấc lên thế!
Tôi không mu ốn các bạn lầm tưởng Jane lạnh lẽo như một cục nước đá, vì thế mà bọn tôi chẳng bao giờ ôm hôn nhau. Hoàn toàn chẳng phải thếđâu. Chẳng hạn, tôi với Jane vẫn cầm tay nhau suốt. Tôi biết chuyện đó chẳng có gì đáng kể, nhưng được cầm tay nàng là chuyện rất tuyệt vời. Cầm tay những đứa khác, bạn luôn có cảm giác như cầm một súc gỗ, hoặc bọn chúng cứ phải ngọ nguậy suốt, làm như thể sợ bạn phát ngấy, nếu cứđể yên. Còn Jane thì chẳng giống bọn ấy chút nào. Vào rạp là hai đứa liền cầm tay
https://thuviensach.vn
nhau, và để yên thế cho tới lúc hết phim. Với Jane, tôi chẳng bao giờ phải lo tay mình có rịn mồ hôi, có thô ráp không. Với nàng mọi thứđều dễ chịu kinh khủng.
Tôi b ỗng chợt nhớ một chuyện này nữa. Một lần, lúc xem phim. Jane đã có một cử chỉ khiến tôi vô cùng thích. Phim chiếu hômấy đâu như là một cuốn phim thời sự hoặc một cái gì đại để thế. Vậy mà bất chợt tôi bỗng thấy có ai đang xoa đầu mình. Ngoảnh lại - hoá ra Jane. Kỳ lạ thếđấy. Bởi lẽ nàng hãy còn nhỏ, mà phụ nữ thì thường chỉ xoa đầu người khác khi đã ngoài ba mươi, hoặc chỉ xoađầu chồng, đầu con. Thỉnh thoảng, tôi cũng xoa đầu cô em gái nhưng cố nhiên là rất ít. Đằng này Jane hãy còn nhỏ, mà đã bất chợt xoa đầu bạn; cử chỉấy tôi cảm thấy đáng yêu quá, đến mức tưởng chừng như mê mẩn cả người!
Đấ y, đó là hết thảy những gì tôi chợt nghĩđến, lúc gieo người xuống chiếc xalông thổ tả dưới gian đại sảnh kia. Phải, tôi nghĩ về Jane. Hễ nghĩđến chuyện nàng ngồi trong chiếc xe chết rấp với thằng mất dạy Stradlater là tôi chỉ muốn phát điên. Tôi biết nàng không đời nào lại để cho cái thằng khốn kiếp ấy giở trò, nhưng vẫn vô cùng bực bội. Nói thực, chứ cả chuyện buồn ấy, tôi cũng chẳng muốn nhớ nữa.
D ưới đại sảnh lúc này đã vắng. Thậm chí cả mấy ả tóc sẫm, trông như gái làm tiền, cũng đã cuốn xéo. Tôi bỗng muốn đi khỏi đấy ngay. Chán kinh người. Nhưng vẫn chưa thấy buồn ngủ. Thế là tôi liền trở lên phòng, choàng măng tô tử tế. Thử nhìn qua cửa sổ, xem bọn hoá rồ có còn phô bày tiếp những trò quái đản lúc nãy nữa không, nhưng đènđóm phòng nào phòng nấy đều tắt ngấm. Tôi vào thang máy, xuống phố, gọi taxi, bảo chở tới Ernie - một hộp đêm ở Greenwich Villate. Đó là nơi anh D.B. thường lui tới hồi chưa mò sang Hollywood đánh đĩ ngòi bút và từng dắt tôi tới đó một đôi bận. Ernie là tên một ông da đen hộ pháp, chơi dương cầm. Lão hách kinh khủng, và chẳng bao giờ thèm bắt chuyện nếu bạn không phải là một danh sĩ hoặc một yếu nhân; nhưng chơi đàn thì rất hay. Lão chơi khá đến mức lắm lúc bạn phải phát uất lên. Tôi không biết rõ đâu là ngọn nguồn của cảm giácđó, nhưng quảđúng như thế thật. Tôi rất thích nghe lão trình tấu, nhưng lắm lúc chỉ muốn lật úp chiếc đàn thổ tả của lão xuống cho nó nằm phơi bụng giữa sàn. Chắc vì lúc nghe lão chơi bạn vẫn không thể xua được cảm
https://thuviensach.vn
giác là lão hay lên mặt ta đây và chỉ bắt chuyện nếu bạn là một tay có vai vế.
11
Chi ếc xe taxi cũ kỹ và nồng nặc một mùi tanh tưởi, như thể có ai đó vừa chui vào đấy ngốn ngấu bữa chiều xong. Tứ thời, tôi toàn vớ phải những chiếc taxi hôi hám, mỗi lúc có việc phải đi đâu khuya khoắt. Phố xá lúc này yên ắng nên vắng vẻ và càng quạnh hiu thêm. Không một bóng người, tuy rằng hôm nay là thứ bảy. Thỉnh thoảng mới gặp một đôi trai gái ôm nhau cất bước hoặc một tốp du đãng lê gót cùng với đám bồ tèo, vừa đi vừa cười hô hố như một lũ sói tham lam, tuy rằng chả chắc đã có gì đáng nực cười lắm. New York nói chung rất đáng ghét vào những lúc khuya khoắt và có tiếng cười hô hố của ai đó trong cảnh quạnh hiu. Đứng cách cả trăm dặm vẫn nghe rõ tiếng cười. Nên càng hiu hắt và quạnh quẽ. Tôi chẳng muốn gì hơn được bay ngay về nhà, tán gẫu với đứa em gái nhỏ. Nhưng rồi đành bắt chuyện với người lái xe. Tên lão là Horwitz. Lão dễ chịu hơn gã tài xế ban nãy. Thế nên tôi nghĩ bụng: chắc lão sẽ biết chút đỉnh về lũ vịt trời đằng công viên. Tôi bèn lên tiếng:
- Anh Horwitz, chắc thỉnh thoảng anh vẫn qua lại đằng mé hồ trong Công viên trung tâm? Cạnh cửa Nam ấy mà, anh nhớ chứ?
- Cái gì?
- Mé hồ nước. Cái hồ nhỏ, nơi người ta vẫn thả bầy vịt trời. Chắc anh biết cái
hồấy?
- Biết. Nhưng sao kia?
- Anh có còn thấy lũ vịt trời dưới ấy không? Dạo mùa xuân và hè, chúng vẫn
nhởn nhơ dưới đó. Chẳng biết mùa đông chúng sẽđi đâu nhỉ? - Ai đi đâu, hả?
- Lũ vịt trời! Chắc anh có nghe nói? Không biết người ta mang xe tới chở chúng hay chúng t ự bay về miền Nam.
Horwitz t ức thì quay ngoắt lại, nhìn tôi. Trông cũng biết lão nóng tính kinh khủng, tuy rằng nhìn chung lão chẳng có gì đáng ghét lắm.
https://thuviensach.vn
- Làm sao tôi biết đươc? - Lão nói - Mà biết làm cóc gì những chuyện vớ vẩn
ấy cho mệt người?
- Thì thôi. Nhưng anh đừng bực mình. - Trông cũng biết lão đang cáu tiết. - Ai bực mình, hả? Tôi thèm vào để tâm mấy cái chuyện bá láp của cậu! Tôi ngh ĩ bụng: thôi, đừng trò chuyện nữa, một khi lão đã nóng tính đến thế.
Nh ưng rồi chính lão lại mở mồm. Lão quay ngoắt lại, nói lớn: - Cá chẳng phải đi đâu hết. Chúng vẫn ở lại dưới hồ. Sống ngay dưới hồ, cóc
phải đi đâu.
- Cá thì nói làm gì. Tôi hỏi là hỏi lũ vịt kia!
- Thì khác gì nhau? Chẳng khác quái gì nhau hết - Horwitz đốp chát và nghe
gi ọng, tôi biết lão đã nổi cáu thực sự - Trời ơi, thực ra, cá còn khốn đốn hơn vịt trong mùa đông. Cậu phải động não một chút chứ, quỉạ! Tôi nín thinh một lúc lâu. Mãi mới lại lên tiếng tiếp:
- Thôi được. Thế lũ cá sẽ xoay xở ra sao, khi nước hồđóng cứng băng, đến m ức người có thể chạy nhảy hoặc trượt băng trên ấy? Nghe tôi bảo thế, lão lại lập tức quay ngoắt xuống, nói như quát vào mặt tôi: - Sao? Cậu hỏi lũ cá sẽ làm gì dưới ấy à? Chúng cứở yên dưới ấy, chứ còn biết làm gì nữa, trời đất!
- Chúng phải cảm thấy quanh chúng mọi thứđếu đóng băng. Gì chứ chuyện đó chúng không thể không nhận thấy.
- Ai bảo cậu chúng không biết? - Horwitz hét lớn. Lão cáu tiết tới mức tôi sợ
lão s ẽ lao thẳng xe vào cột đèn. - Chúng cứ việc sống trong băng, hiểu chưa? Trời sinh ra thế. Nên chúng cứ nằm yên một chỗ suốt mùa đông, ngay trong băng, hiểu chưa?
- Thật thế à? Thế chúng ăn gì? Nếu cứ bị giam trong băng, thì chúng sẽ làm thế nào mà bơi? Thức ăn đâuđể sống?
- Cậu chẳng hiểu cóc gì cả, quỉ thần ạ! Cơ thể chúng tự nuôi chúng, hiểu
https://thuviensach.vn
ch ưa? Trong băng dưới hồ vẫn có các thứ rong rêu. Lỗ chân lông của chúng sẽ mở rộng, để qua đó, chúng hút thức ăn thức uống. Cậu hiểu chưa nào?
- Ừm. - Tôi không muốn tiếp tục cãi vã vì sợ lão sẽ húc chiếc xe thổ tảđang lái vào m ột của nợ gì đó thì khốn to. Với lại dễ cáu như lão thì có tranh luận cũng vô bổ. - Này, anh thấy sao? Ta ghé vào đâu đó, uống tí gì cho ấm bụng đi, được không? - tôi ướm hỏi lão.
Nh ưng đến trả lời, lão cũng chẳng thèm nhếch mép. Chắc vẫn còn đang nghĩ tới lũ cá dưới hồ. Tôi nhắc lại lời đề nghị. Nói chung, lão còn khá hơn lão trước.
- Tôi không có thời giờ, anh bạn trẻạ! - Lão nói. - Vả lại, cậu bao tuổi? Sao giờ này còn chưa lên giường đánh một giấc tới sáng mai?
- Tôi chưa buồn ngủ.
Lúc tôi xu ống xe trước Ernie, rút ví ra trả tiền, lão Horwitz còn bổ sung về lũ
cá:
- Này, nếu cậu cũng là cá, chắc trời cũng chẳng bỏ mặc cậu đâu, đúng không? Đã thế sao cậu còn lo lũ cá sẽ chết cóng, mỗi khi đông tới. - Không, chúng chẳng chết cóng, nhưng…
- Đúng! Nghĩa là chúng sẽ không bao giờ chết cóng! - Horwitz hét lớn thế rồi
phóng xe đi tiếp, như một gã rồ. Người dễ cáu như lão, thực tôi chưa từng gặp bao giờ. Động mở miệng là gắt ỏm tỏi.
Khuya kho ắt thế, nhưng Ernie vẫn còn chật như nêm. Khách chơi phần lớn đều là bọn đầu trộm đuôi cướp ở các trường trung học và cao đẳng các nơi. Trường nào cũng đều cho học trò nghỉ lễ sớm, trừ cái nơi thổ tả Pencey tôi đang học. Phòng giữ áo khoác chẳng còn một số nào dư cả vì khách đông nghịt. Nhưng rất trật tự bởi chính lão Ernie đang chơi piano. Lão ngồi hết sức uy nghiêm, như thểđang ngồi sau chiếc đại phong cầm giữa một thánh đường bề thế. Ánh mắt mọi người đều đổ dồn vào lão, như thểđang chiêm ngưỡng một bản thánh ca. Kỳ thực, theo tôi cóc có kẻ nào chiêm ngưỡng lão. Chứng cớ, cạnh tôi có mấy cặp thấp thỏm đứng chờ một chiếc bàn trống; bọn họ cứ xô đẩy nhau suốt, gã nào cũng nhón gót, nên trông
https://thuviensach.vn
tưởng nhưđể cố nhìn lão Ernie chơi đàn. Trên đầu lão, người ta treo một chiếc gương rõ to. Lão còn được một ngòn đèn pha rọi thẳng vào, để ai nấy đều nhìn rõ mặt, lúc lão đang trình tấu.
Tôi không nhìn th ấy hai tay lão lướt trên dãy phím thế nào, mà chỉ nhìn thấy thân người lão thôi. Khiếp, da lão cứđen nhẫy như thịt nướng quá lửa! Tôi không biết lão đang tấu bài gì lúc mới bước chân vào tiệm, nhưng nghe giaiđiệu, tôi biết chắc lão đang tàn sát toàn bộ nền âm nhạc từng có xưa nay. Bởi lẽ lão cứ nện chí tử cả mười ngón tay ngu ngốc của mình xuống dãy phím bên âm vực cao, khiến dòng âm thanh phát ra méo mó cảđi đến mức tôi thấy bụng đau quặn, nhưăn phải những thứ thiu thối. Nhưng giá các bạn cũng được nghe những gì đám đông la hét lúc lão kết thúc. Chắc các bạn phải nôn thốc nôn tháo cả mật xanh mật vàng, phải mất trí ngay, chứ chả chơi. Thật hệt như lũ ngu ngốc lúc xem phim ấy, chúng cứ cười như nắc nẻở những chỗ chẳng có gì đáng cười. Thề có Chúa, tôi sẽ tự coi là kẻ bị sỉ nhục, nếu chơi đàn hoặc diễn kịch mà lại được lũ nỡm ấy tán thưởng. Tôi cần quái gì những tràng vỗ tay ấy khi toàn vang lên vào những chỗ chẳng đáng vỗ tay. Nếu là danh cầm, nhất định tôi sẽ khoá trái cửa, rồi ngồi chơi một mình trong phòng. Biểu diễn xong bản nhạc và được mọi người vỗ tay nhưđiên dại, lão Ernie liền xoay ghế, đứng dậy, cúi chào đúng kiểu kép hát. Làm ra vẻ ta đây không những là một danh cầm, mà còn là một nghệ sĩ hết sức khiêm tốn. Nhất nhất đều ra vẻ vậy nhưng kỳ thực, tôi chưa từng thấy ai hách bằng lão. Tuy thế, chẳng hiểu sao tôi vẫn thấy lão rất đáng thương bởi chính lão cũng chẳng biết mình chơi dở hay chơi hay. Nhưng ngẫm cho cùng, lão chẳng có tội tình gì. Lỗi là ở cái bọn vô công rồi nghề vỗ tay tán thưởng lão, bọn chúng thì hễ hãm hại được ai là ra tay ngay, cóc cần biết hậu quả ra sao. Chứng kiến cảnh ấy, tôi lại thấy ngao ngán, bực dọc kinh khủng, chỉ muốn vớ lấy áo khoác trong phòng gửi rồi về ngay khách sạn cho xong. Nhưng khốn nỗi hãy còn sớm, và tôi lại chẳng muốn thui thủi một mình trong căn phòng đằng ấy.
Mãi h ọ mới thu xếp được cho tôi một chiếc bàn chết rấp, kê sát vách tường, khuất sau một chiếc cột rõ to nên chẳng còn thấy quái gì. Đã thế, kích thước nó lại quá nhỏ, chỉ ba góc chứ chẳng được vuông, và nếu muốn vào chỗ ngồi, thì đám kháchở bàn bên phải đứng cả dậy nhường lối, bạn
https://thuviensach.vn
mới len vào nổi. Màđám khách chó chết kia thì đừng hòng chịu làm thế với những ai chậm chân. Tôi gọi một cốc Whitsky pha sôda - thứ thức uống tôi ưa thích nhất sau Daiquiris pha đá. Ở Ernie, bạn muốn gọi gì tuỳ thích, cho dù chỉ mới lên sáu, vì ởđó đèn đóm rất tù mù. Hơn nữa, cũng chẳng ai thèm bận tâm tuổi bạn bao nhiêu.Đến tụi nghiện xì ke, họ cũng chẳng thèm ngó ngàng, huống hồ chuyện tuổi tác.
Quanh tôi r ặt một lũ mất dạy. Bên cái bàn nhỏ mé tay trái, tôi thấy một gã xấu xí đến phát khiếp chễm chệ cạnh một ả cũng xấu xí đến phát kinh. Chấc cả hai đều cùng tuổi tôi, mà cũng có thể lớn hơn. Nhìn chúng, ai cũng phải chết cười. Có mỗi cốc rượu mà cứ rề rà mãi, chẳng dám uống hết. Vì chẳng có việc gì làm, nên tôi thử nghe xem hai đứa trò chuyện những gì. Anh thì kể với ả một trận bóng vừa xem chiều nay. Kể tỉ mỉ, từng phút một, toàn bộ trận đấu. Diễn biến nghe tẻđến mức tôi chưa từng thấy ai kể dở hơn thế. Trông cũng biết ả nọ chẳng chút bận tâm tới câu chuyện ấy nhưng ả xấu kinh khủng, thậm chí còn tởm hơn gã nọ, nên nếu không nghe kể thì cũng chẳng còn biết làm gì cho qua thời giờ. Làm con gái mà xấu xí thì thường vẫn khốn khổ thếđấy. Lắm lúc, tôi thấy tội nghiệp tới mức không thểđành lòng nhìn họ, nhất là lúc họ phải ngồi với một gãưa khoe mẽ, động mở miệng là lôi ngay chuyện bóng đá ngu ngốc ra.
Bên ph ải tôi còn thảm hại hơn. Thằng ngồi bên ấy là một gã công tử bột, học đằng Yale (một viện đại học nổi tiếng của Hoa Kỳ, từng đào tạo được nhiều học giả xuất sắc - ND), diện một bộ vettông xám bên ngoài chiếc gilê rất mốt. Đám con nhà dòng dõi quí phái trói gà không chặt bên ấy, gã nào trông cũng giống hệt nhau. Bố tôi cũng thích gửi tôi xuống ăn học dưới Yale Princeton. Nhưng tôi thề thà chết chứ không đời nào lại để cho ai lôi mình vào nhập bọn với lũ quí phái rởm bên đó. Thì các bạn cứ nhìn con bé đẹp tuyệt vời ngồi với gã quí phái nọ khắc biết. Đúng là một giai nhân. Nhưng cứ thử nghe câu chuyện giữa hai người xem! Một là cả anh lẫn ảđều đã ngà ngà. Hắn cứ luồn tay dưới gậm bàn sờ soạng cô gái suốt, trong khi miệng vẫn ba hoađủ thứ về một thằng bạn học đã xơi gọn cả một vỉ Aspirine, nên suýt nữa thì đi đời. Còn cô gái cứ luôn mồm: "Trời, khiếp quá. Kìa anh, đừng thế… Em van anh… Có điều đừng thếởđây".Các
https://thuviensach.vn
bạn thử hình dung xem, người gì mà tay cứ làm trò khỉ, trong khi mồm vẫn thao thao bất tuyệt về một đứa bạn định tự vẫn! Thật đến chết cười! Tôi ng ồi chưa ấm chỗđã thấy nẫu ruột vì buồn. Và chẳng biết làm gì hơn, tôi đành đánh bạn cùng cốc rượu với gói thuốc lá thơm. Nói của đáng tội, tôi có bảo cậu bồi bàn, tới hỏi đích thân Ernie, xem ông ta có vui lòng chạm cốc với tôi không. Tôi cũng dặn hắn nói hộ tôi là em ruột anh D.B. Nhưng tôi đoán: gã này chắc chẳng thèm chuyển giúp tôi lời mời ấy.Đám súc sinh đó thì có bao giờ làm được gì tử tế cho người khác đâu. Thình lình có một cô cất tiếng gọi lớn tên tôi:
- Holden Caulfield! - Cô ấy tên là Lilian Simmons. Trước, cô ấy là bồ của anh D.B. Khiếp, tôi chưa thấy ai có bộ ngực phổng phao đến mức ấy. - Chào chị, - tôi nói. Dĩ nhiên, tôi cốđứng dậy, nhưng chật kinh khủng. Cùng
đế n với cô ấy là một sĩ quan hàng hải, gã ưỡn hẳn ngực ra trước, như thểđang bị ai đó thọc vào chính giữa mông một chiếc que thông lò. - Gặp lại cậu, tôi mừng quá! - Lilian Simmons nói. Ả nói dối, tôi biết. - Thế anh cậu hồi này thế nào? - Ả chẳng cần biết gì hơn ngoài cái điều vừa hỏi tôi xong.
- Vẫn khoẻ. Anh ấy đang ở bên Hollywood.
- Hollywood ư? Tuyệt nhỉ? Thế anh ấy đang làm gì bên ấy? - Làm sao em biết được? Đang viết, chắc vậy. - tôi nói. Tôi không muốn ba hoa. Trông c ũng biết ả coi chuyện anh ấy sang Hollywood là một thành đạt lớn lao. Ai cũng nghĩ thế, nhất là những người chưa đọc văn chương của anh ấy bao giờ. Chuyện đó khiến tôi cáu tiết kinh khủng.
- Tuyệt nhỉ! - Lilian tiếp, rồi giới thiệu tôi với gã sĩ quan. Gã là đại uý Blop, ho ặc một âm gì đại để thế. Gã thuộc loại người luôn sợ bị thiên hạ chê là bà già, nếu không bẻ gãy của bạn chừng bốn chục ngón khi bắt tay bạn. Trời, sao mà tôi ghét gã đến thế không biết! - Cậu ngồi một mình hả, cậu bé? - Lilian hỏi. Ả án ngữ mất lối đi, nhưng trông cũng biết ả chẳng thích có thêm ai khác vào ra. Anh chàng bồi bàn cứđứng đực ra đó chờả nhường lối, nhưng ả chẳng buồn nhận thấy. Ngốc kinh khủng. Trông cũng biết anh bồi nọ chẳng ưa gì ả, cả viên sĩ quan chắc cũng thế, tuy rằng chính gã đã dắt ả tới đây. Tôi, tôi cũng chẳng ưa ả chút nào. Ả chẳng được ai cảm tình.
https://thuviensach.vn