🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bàn Về Liên Hệ - Jiddu Krishnamurti full prc pdf epub azw3 [Triết Học]
Ebooks
Nhóm Zalo
BÀN VỀ LIÊN HỆ
J. KRISHNAMURTI
Lời dịch: Ông Không – 2008
MỤC LỤC
Lời tựa
1
Ojai, ngày 16 tháng 6 năm 1940
Saanen, ngày 31 tháng 7 năm 1981
Bangalore, ngày 15 tháng 8 năm 1948 Ojai, ngày 17 tháng 7 năm 1949
Rajahmundry, ngày 4 tháng 12 năm 1949 Colombo, ngày 25 tháng 12 năm 1949 Colombo, ngày 28 tháng 12 năm 1949 Colombo, ngày 1 tháng 1 năm 1950
2
Colombo, ngày 8 tháng 1 năm 1950
Colombo, ngày 22 tháng 1 năm 1950 Nói chuyện trước công chúng
Colombo, ngày 22 tháng 1 năm 1950 Nói chuyện trên đài phát thanh
Bombay, ngày 9 tháng 3 năm 1955
Colombo, ngày 13 tháng 1 năm 1957 London, ngày 18 tháng 5 năm 1961
Madras, ngày 9 tháng 1 năm 1966
Rishi Valley, ngày 8 tháng 11 năm 1967 Claremont College, California, ngày 17-11- 1968
3
Từ “Truyền thống và cách mạng”
Rishi Valley, ngày 28 tháng 1 năm 1971 San Francisco, ngày 10 tháng 3 năm 1973
Saanen, ngày 1 tháng 8 năm 1973 Saanen, ngày 2 tháng 8 năm 1973 Brockwood Park, ngày 8 tháng 11 năm 1973 Saanen, ngày 25 tháng 7 năm 1974 Đối thoại với học sinh và giáo viên: Brockwood Park, ngày 30-5-1976
4
Saanen, ngày 20 tháng 7 năm 1976 Saanen, ngày 31 tháng 7 năm 1977 Ojai, ngày 21 tháng 4 năm 1979
Brockwood Park, ngày 2 tháng 9 năm 1979 Bombay, ngày 25 tháng 1 năm 1981 Từ “Bình phẩm về cuộc sống”
Tập hai: Tuân phục và tự do
Bombay, ngày 24 tháng 1 năm 1982.
LỜI TỰA
Jiddu Krishnamurrti được sinh ra ở Ấn độ năm 1885 và, lúc 13 tuổi, được bảo trợ bởi Tổ Chức Thần học Theosophical Society, đã công nhận ông là phương tiện cho “Thầy Thế Giới” mà sự xuất hiện của ông đã được công bố từ trước. Chẳng mấy chốc Krishnamurti đã nổi lên như một người thầy, không thể phân hạng, không thỏa hiệp và đầy quyền năng; những buổi nói chuyện và những tác phẩm của ông không liên quan đến bất kỳ tôn giáo đặc biệt nào và cũng không thuộc về phương Đông hay phương Tây nhưng dành cho toàn thế giới. Cương quyết phủ nhận hình ảnh đấng cứu thế, vào năm 1929 ông tuyên bố giải tán tổ chức lớn và giàu có được xây dựng quanh ông và tuyên bố sự thật là “một mảnh đất không lối vào”, không thể tiếp cận được bởi bất kỳ tôn giáo, triết lý hay giáo phái chính thức nào.
Trong suốt cuộc đời còn lại Krishnamurti liên tục phủ nhận danh vị đạo sư mà những người khác cố gắng ép buộc ông phải nhận. Ông tiếp tục thu hút vô số người khắp thế giới nhưng khẳng định không là uy quyền, không muốn những môn đồ, và luôn luôn nói chuyện như một cá thể với một cá thể khác. Tâm điểm những lời giáo huấn của ông là nhận ra rằng những thay đổi cơ bản trong xã hội chỉ có thể được tạo ra bởi sự thay đổi của ý thức cá thể. Sự cần thiết phải hiểu rõ về chính mình và hiểu rõ những ảnh hưởng gây tách rời, gây giới hạn của tình trạng bị quy định thuộc quốc gia và tôn giáo liên tục được nhấn mạnh. Krishnamurti luôn luôn vạch ra sự cần thiết cấp bách phải có được sự khoáng đạt, phải có được “không gian rộng lớn trong bộ não” mà trong đó có năng lượng vô hạn. Điều này dường như đã là nguồn suối của sự sáng tạo riêng của ông và cốt lõi cho những ảnh hưởng to tát của ông đối với vô số người khắp thế giới.
Ông tiếp tục giảng thuyết khắp thế giới cho đến khi qua đời năm 1986 ở tuổi chín mươi. Những buổi nói chuyện, những cuộc đối thoại, những lá thư và những bài viết trên báo của ông đã được tổng hợp thành hơn sáu mươi
quyển. Từ những lời giáo huấn nhiều như thế một loạt những quyển sách có đề mục này đã được biên soạn, mỗi quyển sách tập trung vào một đề tài có liên quan đặc biệt và khẩn cấp trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
PHẦN 1
1
Ojai, ngày 16 tháng 6 năm 1940.
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi, nuôi dưỡng trong chúng ta trạng thái chiếm hữu, gây hậu quả thành xung đột, ngờ vực và thất vọng. Lệ thuộc kinh tế vào một người khác có lẽ chỉ có thể loại bỏ được qua luật pháp hay những tổ chức thích hợp, nhưng tôi đang nói đặc biệt về sự lệ thuộc tâm lý vào một người khác, mà là kết quả của sự khao khát thỏa mãn, hạnh phúc cá thể và vân vân. Trong liên hệ chiếm hữu này, người ta cảm thấy phong phú, sáng tạo và năng động; người ta cảm thấy ngọn lửa hiện hữu nhỏ xíu riêng của người ta được củng cố bởi một người khác. Với mục đích không mất đi cái nguồn của thành tựu này, người ta sợ hãi mất mát người còn lại, và vì vậy những sợ hãi ích kỷ tồn tại cùng mọi vấn đề hậu quả của chúng. Vẫn vậy trong sự liên hệ của lệ thuộc tâm lý này, phải luôn luôn có sự ngờ vực, sự sợ hãi có ý thức hay không ý thức, mà thường thường được che giấu trong những từ ngữ hay ho. Phản ứng của sợ hãi này luôn luôn dẫn người ta đến sự tìm kiếm để có an toàn và phong phú qua những nguồn khác nhau, hay cô lập chính mình trong những ý tưởng và những lý tưởng, hay tìm kiếm những thay thế cho sự thỏa mãn.
Mặc dù người ta lệ thuộc vào một người khác, nhưng vẫn có ham muốn để không bị xâm phạm, để là tổng thể. Vấn đề phức tạp trong sự liên hệ là làm thế nào thương yêu mà không lệ thuộc, không mâu thuẫn và xung đột; làm thế nào khuất phục sự ham muốn tự cô lập chính mình, lẩn tránh nguyên nhân của xung đột. Nếu chúng ta tìm được hạnh phúc khi lệ thuộc vào người khác, vào xã hội hay vào môi trường sống, chúng trở nên tối thiết cho chúng ta; chúng ta bám chặt chúng và chúng ta hung hăng phản kháng bất kỳ mọi thay đổi nào của những sự việc này bởi vì chúng ta lệ thuộc vào chúng cho sự an toàn và thanh thản tâm lý của chúng ta. Mặc dù theo trí năng chúng ta có thể nhận thức rằng cuộc sống là một tiến hành liên tục của dòng chảy, của sự thay đổi mà đòi hỏi phải thay đổi liên tục, theo cảm xúc hay cảm tính chúng ta bám vào những giá trị gây thanh thản và được thiết lập sẵn; vì vậy có sự đấu tranh liên tục giữa sự thay đổi và sự ham muốn bền vững. Liệu có thể kết thúc được xung đột này hay không?
Cuộc sống không thể tồn tại nếu không có liên hệ, nhưng chúng ta đã biến liên hệ thành khốn khổ và ghê tởm bằng cách đặt nó trên nền tảng tình yêu chiếm hữu và cá thể. Liệu người ta có thể thương yêu và tuy nhiên lại không chiếm hữu hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời thực sự không phải trong tẩu thoát, trong những lý tưởng, những niềm tin nhưng qua hiểu rõ những nguyên nhân của lệ thuộc và chiếm hữu. Nếu người ta có thể hiểu rõ sâu sắc vấn đề của sự liên hệ này giữa chính người ta và một người khác vậy thì có lẽ chúng ta sẽ hiểu rõ và giải quyết những vấn đề của sự liên hệ của chúng ta với xã hội, bởi vì xã hội không là gì khác hơn là sự mở rộng của chính chúng ta. Môi trường sống mà chúng ta gọi là xã hội được tạo ra bởi những thế hệ của quá khứ; chúng ta chấp nhận nó, bởi vì nó giúp đỡ chúng ta duy trì tham lam, chiếm hữu, ảo tưởng của chúng ta. Trong ảo tưởng này không thể nào có hòa đồng hay hòa bình. Hòa đồng thuần túy về kinh tế được tạo ra qua cưỡng bách và luật pháp không thể nào kết thúc được chiến tranh. Chừng nào chúng ta còn không hiểu rõ sự liên hệ cá thể, chúng ta không thể nào có một xã hội hòa bình. Bởi vì liên hệ của chúng ta được đặt nền tảng trên tình yêu chiếm hữu, chúng ta phải ý thức được, trong chính chúng ta, sự tạo thành của nó, những nguyên nhân của nó, hành động của nó. Trong ý thức sâu sắc được qui trình của sự chiếm hữu này cùng bạo lực, những sợ hãi của nó, những phản ứng của nó, liền có một hiểu rõ tổng thể, trọn vẹn. Hiểu rõ này tự nó giải thoát tư tưởng khỏi lệ thuộc và chiếm
hữu. Hòa đồng trong liên hệ có thể được tìm ra chỉ trong chính mình, không trong một người khác hay trong môi trường sống.
Trong sự liên hệ, nguyên nhân chính của xung đột là chính mình, cái tôi là trung tâm của khao khát được hòa đồng. Nếu chúng ta có thể nhận ra rằng không phải một người khác hành động như thế nào có tầm quan trọng chính, nhưng mỗi một người chúng ta hành động và phản ứng như thế nào, và rằng nếu hành động và phản ứng đó có thể được hiểu rõ một cách căn bản và sâu sắc, vậy thì sự liên hệ sẽ trải qua một thay đổi cơ bản và thâm sâu. Trong liên hệ với một người khác này, không chỉ vấn đề vật chất nhưng còn cả vấn đề tư tưởng và cảm thấy ở mọi mức độ, và người ta có thể hòa đồng cùng một người khác chỉ khi nào người ta hòa đồng toàn bộ trong chính mình. Trong sự liên hệ điều quan trọng cần ghi nhớ là không phải người còn lại nhưng chính mình, điều đó không có nghĩa rằng người ta phải cô lập chính mình, nhưng hiểu rõ sâu thẳm trong chính mình nguyên nhân của xung đột và đau khổ. Chừng nào chúng ta còn lệ thuộc vào một người khác để có sự thanh thản tâm lý, theo trí năng hay cảm xúc, lệ thuộc đó rõ ràng phải tạo ra sợ hãi mà từ đó nảy sinh đau khổ.
Muốn hiểu rõ sự phức tạp của liên hệ phải có sự kiên nhẫn và khẩn thiết sâu sắc. Sự liên hệ là một tiến hành của tự bộc lộ trong đó người ta khám phá được những nguyên nhân giấu giếm của đau khổ. Tự bộc lộ này chỉ có thể phát hiện trong liên hệ.
Tôi đang nhấn mạnh vào sự liên hệ bởi vì trong hiểu rõ sâu thẳm sự phức tạp của nó, chúng ta đang tạo ra hiểu rõ, một hiểu rõ vượt khỏi lý luận và cảm xúc. Nếu chúng ta đặt nền tảng hiểu rõ của chúng ta chỉ trên lý luận vậy thì có cô lập, kiêu hãnh và không còn tình yêu trong nó, và nếu chúng ta đặt nền tảng hiểu rõ của chúng ta chỉ trên cảm xúc, vậy thì không có chiều sâu trong nó; chỉ có một cảm tính mà chẳng mấy chốc sẽ tan biến và không tình yêu. Chỉ từ hiểu rõ này mới có tổng thể của hành động. Hiểu rõ này không thuộc cá thể và không thể bị hủy hoại. Nó không còn ở trong sự ra lệnh của thời gian nữa. Nếu chúng ta không thể tạo ra được hiểu rõ từ những vấn đề hàng ngày của tham lam và sự liên hệ của chúng ta, vậy thì tìm kiếm hiểu rõ và tình yêu như thế trong những lãnh vực khác của ý thức là sống trong ngu dốt và ảo tưởng.
Nếu không hiểu rõ tổng thể qui trình của tham lam, chỉ vun quén tử tế, rộng lượng, là tiếp tục ngu dốt và hung bạo. Nếu không hiểu rõ trọn vẹn sự liên hệ, chỉ vun quén từ bi, tha thứ là tạo ra tự cô lập và buông thả trong những hình thức tinh tế của kiêu hãnh. Trong hiểu rõ tổng thể sự ham muốn, có từ bi, tha thứ. Đạo đức được vun quén không là đạo đức. Hiểu rõ này đòi hỏi ý thức tỉnh táo và liên tục, một nỗ lực mềm dẻo. Chỉ kiểm soát bằng sự rèn luyện đặc biệt có những nguy hiểm của nó, bởi vì nó là một phía, không trọn vẹn và vì vậy nông cạn. Thích thú mang lại chú ý tự phát và tự nhiên riêng của nó, trong đó có nở hoa của hiểu rõ. Thích thú này được đánh thức bởi quan sát, tìm hiểu những hành động và những phản ứng của sự tồn tại hàng ngày.
Muốn nắm bắt vấn đề phức tạp của cuộc sống cùng những xung đột và những đau khổ của nó, người ta phải tạo ra hiểu rõ tổng thể. Điều này có thể thực hiện được chỉ khi nào chúng ta hiểu rõ sâu sắc qui trình của ham muốn mà lúc này là sức mạnh trung tâm trong cuộc sống của chúng ta.
Người hỏi: Khi nói về tự bộc lộ, ông có ý nói là bộc lộ mình cho chính mình hay cho những người khác?
Krishnamurti: Người ta thường muốn bộc lộ mình cho những người khác, nhưng điều gì quan trọng, thấy chính bạn như bạn là hay bộc lộ bạn cho một người khác? Tôi đang giải thích rằng nếu chúng ta cho phép nó, tất cả liên hệ hành động như một cái gương trong đó người ta trực nhận rõ ràng điều gian dối và điều ngay thẳng. Nó cho chú ý cần thiết để trực nhận sắc bén, nhưng như tôi đã giải thích, nếu chúng ta bị mù quáng bởi thành kiến, những quan điểm, những niềm tin, dù liên hệ đó sâu đậm đến chừng nào chăng nữa, chúng ta không thể thấy rõ ràng, không có thành kiến. Lúc đó liên hệ không là một tiến hành của tự bộc lộ.
Quan tâm chính của chúng ta là: điều gì ngăn cản chúng ta không trực nhận trung thực? Chúng ta không thể trực nhận bởi vì những quan điểm của chúng ta về chính chúng ta, những sợ hãi, những lý tưởng, những niềm tin, những hy vọng, những truyền thống của chúng ta, tất cả đều hành động như những bức màn. Nếu không hiểu rõ những nguyên nhân của những cố chấp này chúng ta cố gắng thay đổi hay bám chặt vào điều gì được trực nhận, và việc này tạo ra những kháng cự thêm nữa và đau khổ thêm nữa. Quan tâm chính của chúng ta nên là, không phải thay đổi hay chấp nhận điều gì được
trực nhận, nhưng tỉnh thức được nhiều nguyên nhân tạo ra cố chấp này. Một vài người có lẽ nói rằng họ không có thời gian để tỉnh thức, họ quá bận rộn, và vân vân, nhưng nó không thuộc vấn đề của thời gian mà trái lại nó thuộc vấn đề của thích thú. Vậy thì, dù họ bị bận rộn bởi điều gì chăng nữa, có khởi đầu của tỉnh thức. Tìm kiếm kết quả ngay lập tức là hủy hoại khả năng có thể có được của hiểu rõ tổng thể.
Saanen, ngày 31 tháng 7 năm 1981.
Người hỏi: Nếu hai người có một liên hệ của xung đột và đau khổ, liệu họ có thể giải quyết nó, hay liên hệ này phải kết thúc? Muốn có một liên hệ đúng đắn liệu cả hai người không cần thiết phải thay đổi hay sao?
Krishnamurti: Tôi hy vọng câu hỏi đã rõ ràng. Nguyên nhân trong sự liên hệ của đau khổ, xung đột, và tất cả những vấn đề nảy sinh là gì? Gốc rễ của nó là gì? Làm ơn, khi trả lời những câu hỏi này, chúng ta đang cùng nhau suy nghĩ. Tôi không đang trả lời nó để cho bạn chỉ thâu nhận hay chấp nhận hay phản đối nhưng cùng nhau chúng ta đang tìm hiểu những câu hỏi này. Đây là một câu hỏi liên quan đến mọi con người dù họ ở phương Đông, ở đây, hay ở nước Mỹ. Đây là một vấn đề liên quan thực sự với hầu hết mọi con người. Rõ ràng hai con người, đàn ông và đàn bà, không thể sống chung mà không có xung đột, không có đau khổ, không có một ý thức của bất bình đẳng, mà không có cảm thấy rằng họ không liên hệ mật thiết lẫn nhau. Người ta hỏi tại sao? Có thể có vô số nguyên nhân: giới tính, tính khí, những cảm thấy, niềm tin, tham vọng mâu thuẫn. Có lẽ có nhiều, nhiều nguyên nhân cho sự thiếu hòa đồng này trong liên hệ. Nhưng điều gì là nguồn gốc thực sự, chiều sâu của nguồn gốc đó, mà tạo ra xung đột trong mỗi người chúng ta? Tôi nghĩ rằng đó là câu hỏi quan trọng nhất phải đặt ra, và sau đó đừng chờ đợi một câu trả lời từ một ai đó, như người nói, nhưng khi đã đặt ra câu hỏi đó, phải có sự kiên nhẫn để chờ đợi, phải từ tốn, hãy thả cho câu hỏi đó bám rễ, nở hoa, chuyển động. Tôi không hiểu liệu tôi có đang chuyển tải cảm thấy đó hay không?
Tôi tự hỏi tại sao, nếu tôi lấy một người đàn bà, hay sống với một người đàn bà, tại sao tôi có sự xung đột căn bản này giữa chúng tôi? Tôi có thể đưa ra một câu trả lời hời hợt – bởi vì cô ta là một người Thiên chúa giáo La mã và tôi là một người Tin lành giáo, hay bởi vì điều này điều kia. Đó là tất cả những lý do hời hợt, nhưng tôi muốn tìm ra gốc rễ sâu thẳm của nó là
gì, hay nguồn gốc sâu thẳm của xung đột này giữa hai con người là gì. Tôi đã đặt ra câu hỏi và tôi đang chờ đợi chính câu hỏi tự nở hoa, tự bộc lộ tất cả những phức tạp trong câu hỏi và câu hỏi đó mang lại điều gì. Muốn làm được việc đó, tôi phải có một chút kiên nhẫn – đúng chứ? Một chút ý thức của chờ đợi, nhìn ngắm, tỉnh táo để cho câu hỏi bắt đầu bộc lộ ra. Khi nó bộc lộ, tôi bắt đầu thấy câu trả lời. Không phải rằng tôi muốn một câu trả lời, nhưng câu hỏi chính nó bắt đầu tự khai mở, giải đáp cho tôi sự phức tạp lạ lùng giữa hai con người, giữa hai con người có lẽ thương yêu nhau, có lẽ hấp dẫn nhau. Khi họ còn rất trẻ họ có sự liên quan thuộc dục tình, và vân vân, rồi sau đó khi họ già hơn một chút họ nhàm chán nhau và dần dần chạy trốn nhàm chán đó qua một người khác, ly dị – bạn biết tất cả những việc còn lại. Nhưng họ cũng tìm thấy cùng một vấn đề đó với một người khác. Vì vậy tôi phải có kiên nhẫn. Qua từ ngữ kiên nhẫn đó tôi có ý là không cho phép thời gian vận hành. Tôi không hiểu liệu bạn đã tìm hiểu vấn đề của kiên nhẫn và không kiên nhẫn hay chưa?
Hầu hết chúng ta đều không kiên nhẫn. Chúng ta muốn câu hỏi của chúng ta được giải đáp ngay lập tức hay chúng ta muốn lẩn tránh nó ngay lập tức, xem xét nó ngay lập tức. Vì vậy chúng ta không đủ kiên nhẫn hòa đồng cùng nó. Không kiên nhẫn này không cho người ta sự thâm sâu của hiểu rõ vấn đề. Trái lại nếu tôi có kiên nhẫn, mà không thuộc thời gian, tôi không đang muốn kết thúc vấn đề; tôi đang nhìn ngắm, đang quan sát vấn đề, thả cho nó phát triển, nở hoa. Vậy là từ kiên nhẫn đó tôi bắt đầu tìm được sự thâm sâu của câu trả lời. Đúng chứ? Chúng ta hãy cùng nhau làm việc đó lúc này. Chúng ta kiên nhẫn, không muốn một câu trả lời ngay lập tức, vì vậy cái trí của chúng ta, bộ não của chúng ta khoáng đạt để nhìn ngắm, tỉnh thức được vấn đề và sự phức tạp của nó. Đúng chứ? Chúng ta đang cố gắng – không, tôi không muốn dùng từ ngữ đang cố gắng – chúng ta đang thâm nhập vấn đề tại sao hai con người dường như không bao giờ có thể sống cùng nhau mà không có xung đột. Gốc rễ của sự xung đột này là gì? Sự liên hệ của tôi với cô ấy, hay với một người khác là gì? Có phải nó hời hợt hay không? Đó là, sự quyến rũ dục tình, sự tò mò, sự hưng phấn là tất cả những đáp ứng thuộc giác quan hời hợt. Đúng chứ? Vì vậy tôi nhận ra rằng những đáp ứng này là hời hợt, và chừng nào tôi còn cố gắng tìm ra một câu trả lời hời hợt tôi sẽ không bao giờ thấy được sự thâm sâu của vấn đề. Vậy là liệu tôi có được tự do khỏi những đáp ứng hời hợt và những vấn đề mà những
đáp ứng hời hợt đó tạo ra và sự gắng sức giải quyết những vấn đề kia một cách hời hợt hay không? Tôi không hiểu bạn có theo kịp hay không?
Tôi đã thấy rằng tôi sẽ không hời hợt tìm một câu trả lời. Vì vậy tôi hỏi gốc rễ của nó là gì? Nó là giáo dục phải không? Có phải bởi vì là một con người tôi muốn chi phối người còn lại, tôi muốn chiếm hữu người còn lại? Tôi quyến luyến sâu đậm đến độ tôi không muốn buông bỏ phải không? Và tôi có thấy rằng bị trói buộc, bị quyến luyến, luôn luôn sẽ tạo ra hư hỏng – hư hỏng trong ý nghĩa rằng tôi ghen tuông, tôi lo âu, tôi sợ hãi? Người ta biết rõ tất cả những kết cục của quyến luyến. Đó là nguyên nhân của nó phải không? Hay nguyên nhân còn sâu xa hơn nữa? Trước hết, chúng ta đã nói, hời hợt, sau đó cảm xúc, quyến luyến, lệ thuộc về tình cảm, cảm giác và lãng mạn. Nếu tôi loại bỏ những điều đó, vậy thì liệu còn có một vấn đề thâm sâu hơn liên quan đến việc này hay không? Bạn đang nắm bắt được nó chứ? Chúng ta đang chuyển động từ hời hợt và lắng hơn và sâu hơn và thấm hơn để cho chúng ta có thể tìm ra cho chính mình gốc rễ của nó là gì. Tôi hy vọng bạn đang thực hiện việc này.
Bây giờ làm thế nào tôi tìm được gốc rễ của nó? Làm thế nào bạn tìm được gốc rễ của nó? Bạn đang muốn một câu trả lời, đang muốn tìm ra gốc rễ của nó và vì vậy đang gắng sức rất nhiều phải không? Hay bạn muốn tìm ra nó để cho cái trí của bạn, bộ não của bạn tĩnh lặng? Cái trí đang nhìn ngắm, vì vậy nó không bị kích động, nó không là hoạt động của ham muốn, ý chí. Cái trí chỉ đang nhìn ngắm. Chúng ta đang làm việc này cùng nhau, chỉ đang nhìn ngắm để xem thử cái gì là gốc rễ sâu thẳm, hay nguyên nhân sâu thẳm, nền tảng của xung đột này giữa những con người phải không? Đó là ý thức của sự tách rời cá thể phải không? Làm ơn hãy hiểu rõ, hãy tìm hiểu nó rất cẩn thận. Đó là ý thức cá thể mà từ căn bản tôi tách rời khỏi người còn lại phải không? Theo sinh học chúng ta khác nhau, nhưng có ý thức của hành động tách rời cá thể bám rễ sâu; đó là gốc rễ của nó phải không? Hay vẫn còn có một gốc rễ sâu hơn, một tầng sâu hơn – bạn hiểu chứ? Tôi thắc mắc liệu bạn có đang theo sát tất cả điều này hay không? Chúng ta có cùng nhau trong việc này hay không? Đầu tiên những đáp ứng giác quan, những đáp ứng dục tình, sau đó những đáp ứng cảm xúc, cảm tính, lãng mạn và rồi thì quyến luyến cùng tất cả hư hỏng của nó? Hay nó là một cái gì đó bị điều kiện sâu thẳm, một bộ não nói rằng, “Tôi là một cá thể và anh ấy hay cô ấy là một cá thể, và chúng tôi là những thực thể tách rời; mỗi người phải hoàn
thành trong con đường riêng của mỗi người và vì vậy sự tách rời là căn bản”? Đó là như vậy à?
Đó là căn bản à? Hay là tôi đã được giáo dục theo lối đó, rằng tôi là một cá thể và cô ấy, cũng là một cá thể, phải hoàn thành bản thân cô ấy trong con đường riêng của cô ấy, và tôi cũng phải như vậy? Vì vậy chúng ta đã bắt đầu từ ngay khởi đầu trong hai phương hướng tách rời này. Chúng có lẽ chạy song song nhưng không bao giờ gặp nhau; giống như hai đường rầy xe lửa không bao giờ gặp gỡ. Và mọi điều tôi đang làm là cố gắng gặp gỡ, cố gắng sống hòa hợp, đang tranh đấu: “Ồ, em yêu, em thật tốt” – bạn theo kịp không? – đang lặp lại, nhưng không bao giờ gặp gỡ. Đúng chứ?
Vì vậy nếu đó là nguyên nhân và rõ ràng nó có vẻ là nguyên nhân, gốc rễ của nó, sự tồn tại tách rời của một cá thể đó là một sự thật phải không? Hay nó là một ảo tưởng mà tôi đang nuôi dưỡng, đang ấp ủ, đang bám vào, không có bất kỳ giá trị nào đằng sau nó? Nếu nó không có giá trị, tôi phải hoàn toàn chắc chắn, một cách tuyệt đối, một cách dứt khoát, chắc chắn rằng nó là một ảo tưởng và hỏi rằng liệu bộ não có thể phá vỡ ảo tưởng đó và nhận ra tất cả chúng ta đều giống nhau, theo tâm lý. Bạn theo kịp không? Ý thức của tôi là ý thức của phần còn lại của nhân loại; mặc dù theo sinh học chúng ta khác biệt, theo tâm lý, ý thức của chúng ta đều giống hệt trong tất cả những con người. Nếu một lần tôi nhận ra việc này, không phải bằng trí năng nhưng trong sâu thẳm, trong quả tim của tôi, trong máu huyết của tôi, trong ruột gan của tôi, vậy thì liên hệ của tôi với một người khác trải qua một thay đổi cơ bản. Đúng không? Điều đó rõ ràng rồi.
Bây giờ người hỏi muốn biết: chúng ta đang ở trong xung đột, nó phải kết thúc hay không? Nếu chúng ta đấu tranh với nhau suốt ngày giống như mọi người đều làm trong đấu tranh, xung đột này – bạn biết không, đắng cay, tức giận, căm hận, kinh tởm – chúng ta chịu đựng nó lâu đến mức chúng ta còn đủ sức rồi sau đó đến khoảnh khắc chúng ta phải tan vỡ. Chúng ta quá biết cái khuôn mẫu quen thuộc này rồi. Càng ngày càng có nhiều vụ ly dị. Và người hỏi muốn biết: người ta phải làm gì đây? Nếu tôi luôn luôn xung đột với người vợ của tôi và ở chừng mực nào đó tôi không thể hàn gắn được nó, liệu sự liên hệ này phải kết thúc? Hay là tôi hiểu rõ từ căn bản nguyên nhân của tan vỡ này, của xung đột này, đó là ý thức của tánh cá thể tách rời và khi đã nhìn thấy được bản chất ảo tưởng của nó, vì vậy tôi không còn theo đuổi phương hướng giới hạn của cá thể nữa? Vậy thì điều gì xảy ra khi
tôi đã trực nhận việc đó và sống cùng nó – không phải duy trì bằng từ ngữ việc đó, nhưng thực sự sống cùng nó – sự liên hệ của tôi với cái người, với người phụ nữ vẫn còn suy nghĩ dựa vào tánh cá thể là gì? Bạn hiểu rõ câu hỏi của tôi không?
Nó rất lý thú. Hãy tìm hiểu nó. Tôi hiểu rõ hay cô ấy hiểu rõ – tốt hơn nên để cho cô ấy hiểu rõ đi – cô ấy hiểu rõ được sự ngu xuẩn, vô lý, bản chất ảo tưởng của cá thể. Cô ấy hiểu rõ nó, cô ấy cảm thấy nó, và tôi không cảm thấy bởi vì tôi là một người đàn ông, tôi hung hăng hơn, nhiều thúc bách hơn, và tất cả mọi chuyện như thế. Vì vậy chuyện gì xảy ra giữa chúng tôi? Cô ấy đã hiểu rõ bản chất đó và tôi lại không hiểu rõ. Cô ấy sẽ không cãi cọ với tôi, vĩnh viễn. Đúng chứ? Cô ấy sẽ không rơi lại lãnh vực đó, nhưng tôi luôn luôn đang xô đẩy cô ấy, đang thúc bách cô ấy và đang cố gắng kéo cô ấy vào lại lãnh vực đó. Tôi đang tạo xung đột, không phải cô ấy. Bạn đã hiểu rõ toàn sự việc này chuyển động như thế nào hay chưa? Bạn đang theo kịp tất cả sự việc này chứ? Toàn sự việc đã chuyển động. Bây giờ không có hai con người đang cãi cọ nữa nhưng chỉ còn một người. Hãy thấy điều gì đã xảy ra. Và tôi, nếu tôi nhạy cảm, nếu tôi có cảm thấy thực sự cho cô ấy, tôi cũng bắt đầu thay đổi bởi vì cô ấy dứt khoát ở đó. Bạn hiểu rõ chứ? Cô ấy sẽ không chuyển động khỏi đó. Hãy thấy điều gì xảy ra. Nếu hai vật bất động gặp gỡ thì không có xung đột. Tôi không biết liệu bạn có hiểu rõ không. Nhưng nếu một người bất động, người phụ nữ, và tôi chuyển động, tự nhiên tôi phải bị khuất phục bởi cái đó mà bất động. Đúng không? Tôi tự hỏi liệu bạn có hiểu rõ điều này không. Điều này rất đơn giản.
Vì vậy sau đó vấn đề được giải quyết, nếu một người có hiểu rõ thực sự về liên hệ – không hình ảnh, mà chúng ta đã trình bày trước đó. Vậy là bởi chính sự hiện diện của cô ấy, bởi chính sức sống của sự thật của cô ấy, cô ấy sẽ chuyển đổi tôi, giúp đỡ tôi. Đó là câu trả lời. Nhận được nó chứ?
Bangalore, ngày 15 tháng 8 năm 1948
Cuộc sống là một tiến hành của chuyển động liên tục trong liên hệ, và nếu không hiểu rõ sự liên hệ chúng ta sẽ tạo ra rối loạn lẫn đấu tranh và nỗ lực vô vọng. Vì vậy rất quan trọng cho chúng ta phải hiểu rõ chúng ta muốn nói gì qua từ ngữ liên hệ bởi vì xã hội được xây dựng từ sự liên hệ và không thể
có sự cô lập. Không có một sự việc như là sống trong cô lập. Cái gì cô lập chẳng mấy chốc sẽ chết.
Vì vậy vấn đề của chúng ta là chúng ta có ý gì qua từ ngữ liên hệ. Trong hiểu rõ sự liên hệ, mà là cách cư xử giữa những con người dù gần gũi hay xa cách. Chúng ta sẽ bắt đầu hiểu rõ toàn tiến hành của tồn tại và sự xung đột giữa ngục tù và tự do. Vì vậy chúng ta phải rất cẩn thận tìm hiểu ý chúng ta muốn nói gì qua từ ngữ liên hệ. Lúc này sự liên hệ là một tiến hành của cô lập, và vì vậy là một xung đột liên tục phải không? Liên hệ giữa bạn và một người khác, giữa bạn và người vợ của bạn, giữa bạn và xã hội, là sản phẩm của cô lập này. Qua từ ngữ cô lập tôi có ý nói rằng mọi thời gian chúng ta luôn luôn đang tìm kiếm an toàn, thỏa mãn, và uy quyền.
Rốt cuộc ra, mỗi người trong liên hệ của chúng ta với một người khác đều đang tìm kiếm sự thỏa mãn; và nơi nào có tìm kiếm sự thanh thản, sự an toàn dù rằng nó ở trong một quốc gia hay trong một cá thể, phải có sự cô lập, và cái gì đang cô lập mời mọc xung đột. Bất kỳ cái gì kháng cự chắc chắn tạo ra xung đột giữa chính nó và cái đó mà nó đang kháng cự; và bởi vì hầu hết sự liên hệ của chúng ta là một hình thức của kháng cự, chúng ta tạo ra một xã hội chắc chắn nuôi dưỡng sự cô lập và vì vậy xung đột bên trong lẫn bên ngoài cô lập đó. Vì vậy chúng ta phải tìm hiểu sự liên hệ khi nó vận hành thực sự trong cuộc sống của chúng ta. Tôi là gì – những hành động của tôi, những suy nghĩ của tôi, những cảm thấy của tôi, những động cơ của tôi, những dự tính của tôi – tạo ra sự liên hệ đó giữa chính tôi và một người khác, mà chúng ta gọi là xã hội. Không có xã hội nếu không có sự liên hệ này giữa hai con người; và trước khi chúng ta có thể nói về sự độc lập của quốc gia, vẫy một lá cờ, và tất cả những việc như thế, chúng ta phải hiểu rõ sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta.
Bây giờ nếu chúng ta tìm hiểu cuộc sống của chúng ta, sự liên hệ của chúng ta với một người khác, chúng ta sẽ thấy rằng nó là một qui trình của cô lập. Chúng ta thực sự không quan tâm đến người khác; mặc dù chúng ta nói nhiều về điều đó, thật ra chúng ta chẳng quan tâm gì cả. Chúng ta chỉ liên hệ với người khác chừng nào sự liên hệ đó còn gây hài lòng cho chúng ta, chừng nào nó còn cho chúng ta một chỗ ẩn náu, chừng nào nó còn thỏa mãn cho chúng ta. Nhưng cái khoảnh khắc có một bất an trong sự liên hệ mà làm mất đi sự thanh thản cho chúng ta, chúng ta gạt bỏ đi sự liên hệ đó. Nói cách khác, có sự liên hệ chỉ khi nào chúng ta còn được thỏa mãn. Điều này
nói ra có vẻ đau khổ lắm, nhưng nếu bạn thực sự tìm hiểu rất cặn kẽ cuộc sống của bạn; bạn sẽ thấy rằng đó là một sự thật; và trốn tránh một sự thật là sống trong ngu dốt, không bao giờ có thể đem lại được sự liên hệ đúng đắn.
Vì vậy nếu chúng ta tìm hiểu cuộc sống của chúng ta và quan sát sự liên hệ, chúng ta thấy nó là một qui trình dựng lên sự kháng cự lại một người khác, một bức tường qua đó chúng ta nhìn và quan sát người còn lại; nhưng chúng ta luôn luôn duy trì bức tường đó và ẩn núp đằng sau nó, dù rằng nó là một bức tường tâm lý, một bức tường vật chất, một bức tường kinh tế, hay một bức tường quốc gia. Chừng nào chúng ta còn sống trong cô lập, đằng sau một bức tường, không có sự liên hệ với một người khác. Chúng ta sống khép kín bởi vì nó gây nhiều thỏa mãn hơn; chúng ta nghĩ nó an toàn nhiều hơn. Thế giới đã quá hỗn loạn – có quá nhiều phiền muộn, quá nhiều đau thương, chiến tranh, hủy diệt, đau khổ – đến độ chúng ta muốn tẩu thoát và sống trong những bức tường an toàn của sự tồn tại thuộc tâm lý riêng của chúng ta. Vì vậy sự liên hệ, với hầu hết mọi người chúng ta, thật ra là một qui trình của cô lập, và rõ ràng sự liên hệ như thế tạo ra một xã hội cũng đang cô lập. Đó chính xác là điều gì đang xảy ra khắp thế giới. Bạn ở trong cô lập của bạn và duỗi bàn tay của bạn qua bức tường đó và gọi nó là chủ nghĩa quốc tế, tình huynh đệ, hay bất kỳ từ ngữ nào bạn muốn; nhưng thật ra, những chính phủ, những quân đội cai trị, tiếp tục. Đó là, bám vào những giới hạn riêng của bạn, bạn nghĩ rằng bạn có thể tạo ra sự thống nhất thế giới, hòa bình thế giới mà là điều không thể nào thực hiện được. Chừng nào bạn còn có một biên giới, dù thuộc về quốc gia, kinh tế, tôn giáo hay xã hội, không thể có hòa bình trong thế giới là một sự thật rõ ràng.
Hiện nay qui trình của cô lập là một qui trình của tìm kiếm uy quyền, và dù người ta đang tìm kiếm uy quyền cá thể hay cho một nhóm chủng tộc hay quốc gia đều phải xảy ra sự cô lập bởi vì chính ham muốn uy quyền, vị trí là chủ nghĩa cô lập. Rốt cuộc, đó là điều gì mà mỗi người chúng ta đều mong muốn, phải vậy không? Anh ấy muốn một vị trí có uy quyền để trong đó anh ấy có thể chi phối, dù rằng ở nhà, ở văn phòng, hay trong một bộ máy hành chính. Mỗi người đang tìm kiếm uy quyền, và trong tìm kiếm uy quyền anh ấy sẽ thiết lập một xã hội được dựa vào uy quyền, quân đội, kỹ nghệ, kinh tế và vân vân – và lại nữa điều này quá hiển nhiên. Ham muốn có uy quyền đó trong chính bản chất của nó không là đang cô lập hay sao? Tôi nghĩ hiểu rõ vấn đề này rất khẩn thiết bởi vì con người mà muốn một
thế giới hòa bình, một thế giới trong đó không còn những chiến tranh, không còn hủy diệt tàn khốc, không còn đau khổ bi thảm trên một kích cỡ không thể đo lường được, phải hiểu rõ vấn đề căn bản này. Chừng nào bạn, cá thể, còn tìm kiếm uy quyền, dù to tát hay nhỏ nhoi, dù như một thủ tướng, một thống đốc, một luật sư, hay chỉ là một người chồng hay một người vợ ở nhà – đó là, chừng nào bạn còn ham muốn cái ý thức của thống trị, cái ý thức của cưỡng bách, cái ý thức của tạo ra quyền hành, ảnh hưởng – rõ ràng bạn chắc chắn tạo ra một xã hội là kết quả của một qui trình cô lập; bởi vì uy quyền trong chính bản chất của nó đang tách rời, đang cô lập.
Một con người thương yêu, tử tế không có ý thức của uy quyền và vì vậy một con người như thế không bị giới hạn vào bất kỳ quốc tịch nào, vào bất kỳ lá cờ nào. Anh ấy không có lá cờ nhưng cái con người đang tìm kiếm uy quyền trong bất kỳ hình thức nào dù rằng từ sự chuyên chế hay từ sự tự chiếu rọi mà anh ta gọi là Chúa, vẫn còn bị vướng mắc trong qui trình cô lập. Nếu bạn tìm hiểu nó rất cẩn thận bạn sẽ thấy rằng ham muốn uy quyền trong chính bản chất của nó là một qui trình khép kín. Mỗi người đang tìm kiếm vị trí riêng của anh ấy, an toàn riêng của anh ấy và chừng nào động cơ đó còn tồn tại, xã hội phải được xây dựng dựa trên một qui trình cô lập. Nơi nào đang có sự tìm kiếm uy quyền, có một qui trình cô lập và cái gì cô lập chắc chắn phải tạo ra xung đột. Đó chính xác là điều gì đang xảy ra khắp thế giới. Mỗi một nhóm người đang tìm kiếm uy quyền vì vậy đang tự cô lập chính nó. Đây là qui trình của chủ nghĩa quốc gia, của chủ nghĩa yêu nước, cuối cùng đều dẫn đến chiến tranh và hủy diệt.
Bây giờ, nếu không có sự liên hệ, không thể có sự tồn tại trong cuộc sống; và chừng nào sự liên hệ còn được dựa vào uy quyền, vào thống trị, phải có qui trình cô lập, mà hiển nhiên là mời mọc xung đột đến. Không có sự việc như là sống trong cô lập. Không một quốc gia nào, không một người nào, không một cá thể nào, có thể sống trong cô lập; tuy nhiên bởi vì bạn đang tìm kiếm uy quyền trong nhiều cách khác nhau, bạn nuôi dưỡng cô lập. Người theo chủ nghĩa quốc gia là một người bị nguyền rủa bởi vì qua tinh thần yêu nước của anh ấy, anh ấy tạo ra một bức tường cô lập. Anh ấy quá gắn kết với quốc gia của anh ấy đến độ anh ấy dựng lên một bức tường chống lại một người khác. Và điều gì xảy ra khi bạn dựng lên một bức tường chống lại một cái gì đó. Cái gì đó liên tục đang đập lại bức tường của bạn. Khi bạn kháng cự một cái gì đó, chính sự kháng cự đó chỉ ra rằng bạn đang xung đột với cái gì đó. Vì vậy chủ nghĩa quốc gia là một qui trình cô
lập, là kết quả của sự tìm kiếm uy quyền, không thể tạo ra hòa bình trong thế giới. Người theo chủ nghĩa quốc gia nói về tình huynh đệ là đang nói dối. Anh ấy đang sống trong một trạng thái mâu thuẫn.
Hòa bình trong thế giới là tối thiết; nếu không tất cả chúng ta đều sẽ bị hủy diệt. Một ít người có lẽ thoát được, nhưng sẽ có sự hủy diệt khủng khiếp chưa từng có trước kia nếu chúng ta không giải quyết được vấn đề hòa bình. Hòa bình không là một lý tưởng; một lý tưởng là tưởng tượng. Cái gì là sự thật phải được hiểu rõ, và hiểu rõ về sự thật đó bị ngăn cản bởi sự tưởng tượng mà chúng ta gọi là một lý tưởng. Sự thật là mỗi người đang tìm kiếm uy quyền, chức tước, những vị trí của quyền hành và vân vân, tất cả những việc này được che đậy trong nhiều hình thức khác nhau bởi những từ ngữ hay ho. Đó là một vấn đề tối thiết. Nó không là vấn đề thuộc lý thuyết và cũng không là một vấn đề có thể được trì hoãn; nó đòi hỏi hành động ngay lúc này, bởi vì thảm kịch chắc chắn sẽ xảy ra. Nếu nó không đến ngày mai, nó sẽ đến năm tới, hay là chẳng mấy chốc sau đó, bởi vì cái động lượng của qui trình cô lập này đã ở đây rồi; và anh ấy, con người mà thực sự suy nghĩ về nó phải chặn đứng gốc rễ của vấn đề, đó là sự tìm kiếm uy quyền của cá thể, đang tạo ra nhóm người, chủng tộc, và quốc gia tìm kiếm uy quyền.
Bây giờ, liệu người ta có thể sống trong thế giới mà không ham muốn quyền hành, vị trí, uy quyền hay không? Rõ ràng là người ta có thể làm được. Người ta làm được nó khi người ta không gắn kết chính mình với một cái gì đó to tát hơn. Gắn kết với một cái gì đó to tát hơn này – đảng phái, quốc gia, chủng tộc, tôn giáo, Chúa – là tìm kiếm uy quyền. Bởi vì trong chính bạn bị trống rỗng, đờ đẫn, yếu ớt, bạn thích gắn kết chính mình với một cái gì đó to tát hơn. Ham muốn gắn kết chính mình với cái gì đó to tát hơn là ham muốn uy quyền. Đó là lý do tại sao chủ nghĩa quốc gia, hay bất kỳ tinh thần cộng đồng nào đều là một điều tội lỗi trong thế giới; nó vẫn còn là ham muốn uy quyền. Vì vậy điều quan trọng trong hiểu rõ cuộc sống, và do đó sự liên hệ, là khám phá động cơ đang thúc bách mỗi người chúng ta, bởi vì động cơ đó là gì, môi trường sống là như vậy. Động cơ đó tạo ra hoặc là hòa bình hoặc là hủy diệt trong thế giới . Và vì vậy rất quan trọng cho mỗi người chúng ta phải ý thức rằng thế giới đang ở trong tình trạng đau khổ và hủy diệt, và phải nhận ra rằng nếu chúng ta đang tìm kiếm uy quyền, có ý thức hay không ý thức, chúng ta đang đóng góp cho sự hủy diệt đó và vì vậy sự liên hệ của chúng ta với xã hội sẽ là một qui trình của xung đột liên tục.
Có vô số hình thức uy quyền; nó không chỉ là giành được vị trí và của cải. Chính ham muốn là một cái gì đó là một hình thức của uy quyền, mà tạo ra sự cô lập và vì vậy xung đột. Nếu mỗi người chúng ta, không hiểu rõ động cơ, ý định của những hành động của anh ấy, luật pháp của chính phủ chẳng có ý nghĩa bao nhiêu, bởi vì bên trong luôn luôn thắng thế bên ngoài. Bên ngoài bạn có lẽ xây dựng một cấu trúc hòa bình, nhưng những con người điều hành nó sẽ thay đổi nó tùy theo ý định của họ. Đó là lý do tại sao rất quan trọng cho những người muốn tạo ra một nền văn hóa mới, một xã hội mới, một chính thể mới, đầu tiên phải hiểu rõ chính họ. Trong ý thức được chính mình, được những chuyển động và những lay động khác nhau, người ta sẽ hiểu rõ những động cơ, những ý định, những hiểm họa được giấu giếm bên trong; và chỉ trong ý thức đó, thay dổi xảy ra. Sự đổi mới của một xã hội chỉ có thể xảy ra khi nào có kết thúc của sự tìm kiếm uy quyền này; và chỉ khi đó chúng ta mới có thể sáng tạo một nền văn hóa mới, một xã hội sẽ không bị đặt nền tảng trên xung đột nhưng trên hiểu rõ. Liên hệ là một tiến hành của tự bộc lộ, và nếu không hiểu rõ về chính mình, những phương cách của tâm hồn và cái trí riêng của người ta, chỉ thiết lập một trật tự bên ngoài, một cơ cấu, một công thức ma mãnh, chẳng có ý nghĩa bao nhiêu.
Vì vậy điều gì quan trọng là hiểu rõ chính mình trong liên hệ với một người khác. Rồi thì sự liên hệ đó không trở thành một qui trình cô lập, nhưng một chuyển động trong đó bạn phát hiện những động cơ riêng của bạn, những suy nghĩ riêng của bạn, những theo đuổi riêng của bạn; và chính phát hiện đó là sự khởi đầu của giải thoát, sự khởi đầu của thay đổi. Vấn đề cốt lõi là chính sự thay đổi ngay tức khắc này mới có thể tạo ra cuộc cách mạng triệt để và cơ bản trong thế giới. Cách mạng bên trong những bức tường của cô lập không là một cách mạng. Cách mạng chỉ đến khi những bức tường của cô lập bị phá vỡ, và điều đó chỉ có thể xảy ra khi bạn không còn đang tìm kiếm uy quyền.
Ojai, ngày 17 tháng 7 năm 1949
Tôi đề nghị chúng ta nên có thể lắng nghe điều gì đang được nói mà không phản đối hay chấp nhận. Chúng ta nên có thể lắng nghe để cho, nếu có một điều gì đó mới mẻ đang được nói, chúng ta không ngay lập tức phản đối nó.
Điều này không có nghĩa rằng chúng ta phải chấp nhận mọi vấn đề đang được nói ở đây. Việc đó sẽ rất vô lý bởi vì lúc đó chúng ta chỉ đang dựng lên uy quyền, và nơi nào có uy quyền, không thể có suy nghĩ, cảm thấy; không thể có sự khám phá cái mới mẻ. Bởi vì hầu hết chúng ta có khuynh hướng chấp nhận một điều gì đó rất hăm hở, mà không có hiểu rõ thực sự, có một nguy cơ rằng có lẽ chúng ta chấp nhận mà không cần suy nghĩ hay cân nhắc, không cần tìm hiểu kỹ càng. Trong cuộc nói chuyện này tôi có lẽ trình bày một điều gì đó mới mẻ, hay một điều gì đó khác hẳn, mà có lẽ bạn bỏ qua nó nếu bạn không lắng nghe bằng thanh thản, bằng tĩnh lặng đó mà tạo ra hiểu rõ.
Tôi muốn thảo luận một chủ đề có lẽ khá khó khăn: vấn đề về hành động, hoạt động và sự liên hệ. Nhưng trước khi tôi trình bày điều đó, đầu tiên chúng ta phải hiểu rõ chúng ta có ý nói gì qua từ ngữ hoạt động, chúng ta có ý nói gì qua từ ngữ hành động. Bởi vì toàn cuộc sống của chúng ta dường như được đặt nền tảng trên hành động, hay đúng hơn, hoạt động. Tôi muốn phân biệt rõ giữa hoạt động và hành động. Chúng ta dường như bị mải mê khi làm những công việc; chúng ta quá bất an, bị nuốt trọn bởi chuyển động, làm một cái gì đó bằng mọi giá, tiếp tục, thành tựu, tranh đấu để có thành công. Và hoạt động có vai trò nào trong sự liên hệ? Bởi vì cuộc sống là một vấn đề của sự liên hệ. Không việc gì có thể tồn tại trong cô lập và nếu liên hệ chỉ là một hoạt động, vậy thì sự liên hệ không có ý nghĩa bao nhiêu. Tôi không biết liệu bạn có nhận thấy rằng khoảnh khắc bạn ngừng hoạt động, ngay lập tức có một cảm thấy sợ hãi, bất an; bạn cảm thấy như thể là bạn không đang sống, không tỉnh táo, vì vậy bạn phải chuyển động liên tục. Và có sự sợ hãi của sống một mình, của đi ra ngoài dạo bộ một mình, của là chính mình, không một quyển sách, không một máy thâu thanh, không nói chuyện; sợ hãi của luôn luôn ngồi yên lặng không làm gì cả với bàn tay hay với cái trí hay với tâm hồn của bạn.
Vì vậy muốn hiểu rõ hoạt động, chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ sự liên hệ, phải vậy không? Nếu chúng ta đối xử với sự liên hệ như một lảng tránh, như một tẩu thoát khỏi một cái gì đó, vậy thì liên hệ chỉ là một hoạt động. Và hầu hết sự liên hệ của chúng ta chỉ là một lảng tránh, và vì vậy chỉ là một loạt những hoạt động cần phải có trong liên hệ phải không? Như tôi đã nói, liên hệ có ý nghĩa thực sự chỉ khi nào nó là một tiến hành của tự bộc lộ, khi nó đang tự bộc lộ chính nó trong ngay hành động của liên hệ. Nhưng hầu hết chúng ta không muốn bị bộc lộ trong liên hệ. Trái lại, chúng ta sử
dụng liên hệ như một phương tiện để che đậy sự thiếu thốn riêng của chúng ta, những bất an riêng của chúng ta, sự hoang mang riêng của chúng ta. Vậy là liên hệ trở thành chuyển động thuần túy, hoạt động thuần túy. Tôi không hiểu liệu bạn có nhận thấy rằng sự liên hệ là rất đau khổ, và rằng chừng nào nó không là một tiến hành tự bộc lộ, mà trong đó bạn đang tự khám phá chính mình, sự liên hệ chỉ là một phương tiện của tẩu thoát khỏi chính bạn.
Tôi nghĩ rất quan trọng phải hiểu rõ điều này bởi vì vấn đề của hiểu rõ về chính mình ở trong sự cởi mở của liên hệ, dù rằng với những sự vật, với những con người, hay với những ý tưởng. Liệu sự liên hệ có thể được đặt nền tảng trên một ý tưởng hay không? Chắc chắn bất kỳ hành động nào được đặt nền tảng trên một ý tưởng phải là sự tiếp tục của ý tưởng đó, mà là hoạt động. Hành động không được đặt nền tảng trên một ý tưởng. Hành động là ngay tức khắc, tự phát, trực tiếp, không có qui trình của tư tưởng tham gia vào. Nhưng khi chúng ta thiết lập hành động dựa trên một ý tưởng, vậy thì nó trở thành một hoạt động, và nếu chúng ta thiết lập sự liên hệ của chúng ta dựa trên một ý tưởng, vậy thì chắc chắn liên hệ như thế đó chỉ là một hoạt động, mà không có sự hiểu rõ. Nó chỉ đang thực hiện một công thức, một khuôn mẫu, một ý tưởng. Bởi vì chúng ta muốn một cái gì đó từ liên hệ, liên hệ như thế luôn luôn đang kềm hãm, đang giới hạn, đang trói buộc.
Ý tưởng là kết quả của một đòi hỏi, của một ham muốn, của một mục đích. Nếu tôi liên hệ với bạn bởi vì tôi cần bạn, thuộc vật chất hay tâm lý, vậy thì sự liên hệ đó rõ ràng được đặt nền tảng trên một ý tưởng, bởi vì tôi muốn một cái gì đó từ bạn. Và một liên hệ được đặt nền tảng trên một ý tưởng như thế không thể nào là một tiến hành của tự bộc lộ. Nó chỉ là một động lượng, một hoạt động, một đơn điệu mà trong đó thói quen được thiết lập. Vì vậy, sự liên hệ như thế hoàn toàn là một căng thẳng, một đau đớn, một bất hòa, một tranh đấu, gây đau khổ cho chúng ta.
Liệu có thể liên hệ mà không có một ý tưởng, không có một đòi hỏi, không có sỡ hữu, chiếm hữu hay không? Liệu chúng ta có thể hiệp thông lẫn nhau – mà là sự liên hệ thực sự ở mọi mức độ khác nhau của ý thức – nếu chúng ta liên hệ với nhau qua một ham muốn, một nhu cầu thuộc về vật chất hay tâm lý hay sao? Liệu có thể liên hệ mà không có những nguyên nhân gây quy định sinh ra từ ham muốn này hay không? Như tôi đã nói, đây là một
vấn đề khá khó khăn. Người ta phải tìm hiểu nó rất thâm sâu và rất yên lặng. Nó không là một vấn đề của chấp nhận hay phản đối.
Lúc này chúng ta biết liên hệ của chúng ta là gì rồi – một bất hòa, một đấu tranh, một đau khổ hay chỉ là thói quen. Nếu chúng ta có thể hiểu rõ trọn vẹn, tổng thể, sự liên hệ với một người, vậy thì có lẽ có khả năng hiểu rõ sự liên hệ với nhiều người, đó là, với xã hội. Nếu tôi không hiểu rõ sự liên hệ của tôi với một người, chắc chắn tôi sẽ không hiểu rõ sự liên hệ của tôi với tổng thể, với xã hội, với nhiều người. Và nếu liên hệ của tôi với một người được đặt nền tảng trên một nhu cầu, trên thỏa mãn, vậy thì sự liên hệ của tôi với xã hội phải giống hệt như vậy. Do đó, phải theo sau là bất hòa, với một người và với nhiều người. Liệu có thể sống, với một người và với nhiều người, mà không có đòi hỏi nào hay không? Chắc chắn, đó là vấn đề – phải vậy không? – không chỉ giữa bạn và tôi, mà còn giữa tôi và xã hội. Và muốn hiểu rõ vấn đề đó, muốn thâm nhập nó rất sâu sắc, bạn phải tìm hiểu vấn đề của hiểu rõ về chính mình, bởi vì nếu không hiểu rõ về chính bạn như bạn là, nếu không biết chính xác “cái gì là”, rõ ràng bạn không thể có sự liên hệ đúng đắn với một người khác. Dù bạn muốn làm gì chăng nữa – tẩu thoát, thờ phụng, đọc sách, xem phim, mở máy thâu thanh – chừng nào còn không hiểu rõ về chính bạn, bạn không thể có sự liên hệ đúng đắn, do đó bất hòa, đấu tranh, thù địch, hoang mang, không chỉ bên trong bạn, mà còn bên ngoài bạn và quanh quanh bạn. Chừng nào chúng ta còn sử dụng liên hệ chỉ như một phương tiện của thỏa mãn, của tẩu thoát, như một lảng tránh mà là hoạt động thuần túy, không thể có hiểu rõ về chính mình. Nhưng hiểu rõ về chính mình được hiểu rõ, được phát hiện, tiến hành của nó được bộc lộ qua sự liên hệ; đó là, nếu bạn sẵn lòng tìm hiểu vấn đề của sự liên hệ và phơi bày chính bạn cho nó. Bởi vì, rốt cuộc, bạn không thể sống nếu không có sự liên hệ. Nhưng chúng ta muốn sử dụng sự liên hệ đó để được thanh thản, để được thỏa mãn, để là một cái gì đó. Đó là, chúng ta sử dụng sự liên hệ được đặt nền tảng trên một ý tưởng, mà có nghĩa rằng cái trí đảm trách một vai trò quan trọng trong sự liên hệ. Và bởi vì cái trí luôn luôn quan tâm đến việc bảo vệ chính nó, đến việc luôn luôn ở trong lãnh vực của cái đã được biết, nó giảm thiểu tất cả liên hệ xuống mức độ của thói quen, hay mức độ của an toàn và thế là sự liên hệ chỉ trở thành một hoạt động.
Vì vậy bạn thấy rằng sự liên hệ, nếu chúng ta cho phép nó, có thể là một tiến hành của tự bộc lộ, nhưng, bởi vì chúng ta không cho phép nó, sự liên
hệ chỉ trở thành thuần túy là một hoạt động thỏa mãn. Chừng nào cái trí chỉ sử dụng sự liên hệ cho an toàn riêng của nó, sự liên hệ đó chắc chắn phải tạo ra rối loạn và thù địch. Liệu có thể sống trong liên hệ mà không còn ý tưởng của đòi hỏi, của mong muốn, của thỏa mãn, hay không?
***
Bạn không thể suy nghĩ về tình yêu. Bạn có thể suy nghĩ về người bạn thương yêu, nhưng suy nghĩ đó không là tình yêu, và thế là, dần dần, tư tưởng thay thế vị trí của tình yêu …. Sự liên hệ có thể được đặt nền tảng trên một ý tưởng hay không? Nếu nó như thế, nó là một hoạt động tự khép kín, và vì vậy không tránh khỏi phải có bất hòa, xung đột, và đau khổ hay sao?
Rajahmundry, ngày 4 tháng 12 năm 1949
Sự thật hiện hữu chỉ khi nào cái trí là tĩnh lặng, không phải được làm tĩnh lặng. Vì vậy, phải không có sự kỷ luật cái trí để được tĩnh lặng. Khi bạn kỷ luật chính bạn, nó chỉ là một ham muốn được chiếu rọi để ở trong một trạng thái đặc biệt nào đó. Một trạng thái như thế không là trạng thái thụ động. Tôn giáo là hiểu rõ về người suy nghĩ và vật được suy nghĩ mà có nghĩa là hiểu rõ về hành động trong sự liên hệ. Hiểu rõ như thế là tôn giáo, không phải sự thờ phụng một lý tưởng nào đó, dù rằng nó gây thỏa mãn, dù rằng nó thuộc truyền thống, dù rằng bất kỳ người nào đã nói về nó. Tôn giáo là hiểu rõ vẻ đẹp, chiều sâu, ý nghĩa rộng lớn của hành động trong sự liên hệ. Bởi vì, rốt cuộc ra, cuộc sống là liên hệ; tồn tại, là có liên hệ. Nếu không bạn không tồn tại. Bạn không thể sống trong cô lập. Bạn liên hệ với bạn bè của bạn, với gia đình của bạn, với những người bạn làm việc chung. Mặc dù bạn rút lui vào một hòn núi, bạn liên hệ với người mang thức ăn đến. Bạn liên hệ với một ý tưởng mà bạn đã chiếu rọi. Tồn tại ám chỉ đang là, mà là liên hệ, và nếu chúng ta không hiểu rõ sự liên hệ đó, không có hiểu rõ về sự thật. Nhưng bởi vì sự liên hệ gây ra đau khổ, bực dọc, liên tục thay đổi trong những đòi hỏi của nó, chúng ta tẩu thoát nó đến điều gì chúng ta gọi là Chúa, mà chúng ta nghĩ là theo đuổi sự thật. Người theo đuổi không thể theo đuổi sự thật. Anh ấy chỉ có thể theo đuổi lý tưởng riêng của anh ấy mà là tự chiếu rọi. Vì vậy sự liên hệ của chúng ta và hiểu rõ về nó là tôn giáo
thực sự và những sự việc khác không là tôn giáo, bởi vì trong liên hệ đó được chứa đựng toàn bộ ý nghĩa của hiện hữu. Trong liên hệ, dù với con người, với thiên nhiên, với cây cối, với các vì sao, với các ý tưởng, với các chính thể – trong liên hệ đó là sự khai mở toàn bộ của người suy nghĩ và vật được suy nghĩ, mà là con người, mà là cái trí. Cái tôi hiện hữu qua sự tập trung của xung đột; tập trung của xung đột tạo ra sự tự ý thức cho cái trí. Trái lại không có cái tôi; và mặc dù bạn có thể đặt cái tôi đó trên một mức độ cao, nó vẫn còn là cái tôi của sự thỏa mãn.
Vì vậy con người muốn nhận được sự thật, không tìm kiếm sự thật, con người muốn nghe được tiếng nói của vĩnh hằng, dù vĩnh hằng đó là gì chăng nữa, phải hiểu rõ sự liên hệ; bởi vì trong liên hệ có xung đột, và chính xung đột đó ngăn cản sự thật. Đó là, trong xung đột có sự thiết lập của ý thức cái tôi, mà tìm kiếm để lẩn tránh, để tẩu thoát xung đột; nhưng chỉ khi nào cái trí hiểu rõ xung đột nó mới có khả năng nhận được sự thật. Vì vậy nếu không hiểu rõ sự liên hệ, theo đuổi sự thật là theo đuổi một tẩu thoát. Tại sao không đối diện nó? Nếu không hiểu rõ thực tại, làm thế nào bạn có thể vượt khỏi? Bạn có lẽ nhắm mắt lại, bạn có lẽ chạy trốn đến những đền chùa và thờ phụng những hình ảnh trống rỗng, nhưng sự thờ phụng, sự dâng hiến, nghi lễ, trao tặng những bông hoa, những hy sinh, những lý tưởng, những niềm tin – tất cả những cái đó đều không có ý nghĩa nếu không hiểu rõ xung đột trong liên hệ. Vì vậy hiểu rõ xung đột trong liên hệ có tầm quan trọng chính yếu, không còn gì khác hơn, vì trong xung đột đó bạn phát hiện toàn bộ sự tiến hành của cái trí. Nếu không hiểu rõ về chính bạn như bạn là, không phải theo kỹ thuật như bạn được giả sử là – Chúa được bao bọc trong hàng rào vật chất, hay bất kỳ lý thuyết gì chăng nữa – nhưng thật ra, trong xung đột của sự tồn tại hàng ngày – thuộc kinh tế, xã hội, và học thuyết – nếu không hiểu rõ xung đột đó, làm thế nào bạn có thể vượt khỏi và tìm được cái gì đó? Sự tìm kiếm cái gì vượt khỏi chỉ là một tẩu thoát khỏi “cái gì là,” và nếu bạn muốn tẩu thoát, vậy thì tôn giáo hay Chúa cũng là một tẩu thoát hay ho như sự hứng khởi của nhậu nhẹt. Đừng phản kháng việc so sánh nhậu nhẹt và Chúa trên cùng một mức độ này. Tất cả những tẩu thoát đều ở cùng một mức độ, dù rằng bạn tẩu thoát qua nhậu nhẹt, qua nhà thờ hay bất kỳ việc gì chăng nữa.
Vì vậy hiểu rõ xung đột trong liên hệ có tầm quan trong chính, và không còn gì thêm nữa, bởi vì từ xung đột đó chúng ta tạo ra thế giới trong đó chúng ta sống mỗi ngày, đau khổ, nghèo đói, sự xấu xa của tồn tại. Liên hệ
là sự đáp lại đến chuyển động của cuộc sống. Đó là, cuộc sống là một thách thức liên tục, và khi sự đáp lại không tổng thể, có xung đột; nhưng đáp lại ngay tức khắc, thực sự, trọn vẹn với thách thức, mang lại một tổng thể. Trong đáp lại tổng thể với thách thức đó có kết thúc xung đột. Vì vậy hiểu rõ về chính mình là quan trọng, không phải trong trừu tượng, nhưng trong thực tại, trong tồn tại hàng ngày. Bạn là gì trong cuộc sống hàng ngày có tầm quan trọng nhất, không phải bạn suy nghĩ điều gì hay những ý tưởng gì bạn có về nó, nhưng cách bạn cư xử với người vợ của bạn, người chồng của bạn, những nhân viên của bạn. Bởi vì, từ bạn là gì, bạn tạo ra thế giới. Cư xử không là một cách cư xử lý tưởng. Không có cách cư xử lý tưởng. Cư xử là bạn là gì từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, bạn cư xử như thế nào từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác. Lý tưởng là một tẩu thoát khỏi bạn là gì. Làm thế nào bạn có thể đi xa khi bạn không biết cái gì ở gần bên bạn, khi bạn không ý thức được người vợ của bạn? Chắc chắc bạn phải bắt đầu thật gần để tiến xa thêm nữa; tuy nhiên đôi mắt của bạn lại gắn chặt trên đường chân trời, mà bạn gọi là tôn giáo, và bạn có vô vàn niềm tin để giúp bạn tẩu thoát.
Vì vậy điều gì quan trọng không phải làm thế nào để tẩu thoát bởi vì bất kỳ tẩu thoát nào đều giống như một tẩu thoát khác mà thôi. Những tẩu thoát tôn giáo và những tẩu thoát trần tục đều giống nhau, và những tẩu thoát không giải quyết được vấn đề của chúng ta. Vấn đề của chúng ta là xung đột, không chỉ xung đột giữa những cá thể, nhưng còn xung đột của thế giới. Chúng ta thấy điều gì đang xảy ra trong thế giới, xung đột mỗi lúc một gia tăng của chiến tranh, hủy diệt, đau khổ – mà bạn không thể nào kết thúc. Tất cả mọi việc bạn có thể làm là thay đổi sự liên hệ của bạn với thế giới, không phải là thế giới của Châu âu hay Châu mỹ, nhưng thế giới của người vợ của bạn, người chồng của bạn, công việc của bạn, ngôi nhà của bạn. Ở đó bạn có thể mang lại thay đổi, và thay đổi đó chuyển động trong những vòng tròn mỗi lúc một lan rộng hơn; nhưng nếu không có thay đổi cơ bản này không thể nào có được an bình của cái trí. Bạn có lẽ ngồi trong một góc phòng hay đọc một cái gì đó để tìm một giấc ngủ, mà hầu hết mọi người gọi là thiền định, nhưng đó không là giải thoát, không là nhận được sự thật. Điều gì hầu hết mọi người chúng ta muốn là một tẩu thoát gây thỏa mãn; chúng ta không muốn đối diện những xung đột của chúng ta bởi vì chúng gây quá nhiều đau khổ. Chúng gây đau khổ chỉ bởi vì chúng ta không bao giờ theo dõi để xem thử tất cả chúng là gì; chúng ta tìm kiếm điều gì đó mà
chúng ta gọi là Chúa, nhưng không bao giờ tìm hiểu nguyên nhân của xung đột. Nhưng nếu chúng ta hiểu rõ xung đột của sự tồn tại hàng ngày, vậy thì chúng ta có thể đi xa hơn nữa, bởi vì trong đó có chứa sẵn toàn ý nghĩa của cuộc sống. Một cái trí trong xung đột là một cái trí hủy hoại, một cái trí lãng phí, và những vấn đề trong xung đột không bao giờ có thể hiểu rõ được; nhưng xung đột không xóa tan được bởi bất kỳ những lễ giáo, những niềm tin, hay những kỷ luật, bởi vì xung đột chính nó phải được hiểu rõ. Vấn đề của chúng ta ở trong liên hệ, mà là cuộc sống; tôn giáo là hiểu rõ về cuộc sống đó, mà mang lại một trạng thái trong đó cái trí tĩnh lặng. Một cái trí như thế có khả năng nhận được sự thật. Rốt cuộc ra, đó là tôn giáo, không phải những thánh lễ của bạn, những nghi lễ của bạn, sự lặp lại những từ ngữ, những cụm từ và những nghi thức của bạn. Chắc chắn tất cả việc đó không là tôn giáo. Đó là những phân chia, nhưng một cái trí hiểu rõ sự liên hệ không có phân chia. Tin tưởng cuộc sống là một chỉ là một ý tưởng và vì vậy không có giá trị; nhưng với một con người hiểu rõ sự liên hệ không có “cái bên ngoài” và “cái bên trong”, cũng không có người xa lạ hay người gần gũi. Liên hệ là sự tiến hành của hiểu rõ chính mình, và hiểu rõ chính mình từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác trong cuộc sống hàng ngày là hiểu rõ về chính mình. Hiểu rõ về chính mình không là một tôn giáo, một kết thúc tối hậu. Không có một sự việc như là một kết thúc tối hậu. Có một sự việc như thế cho con người muốn tẩu thoát; nhưng hiểu rõ về liên hệ, mà trong đó có hiểu rõ về chính mình luôn luôn đang tự khai mở, là vô hạn.
Vì vậy hiểu rõ về chính mình không là sự hiểu rõ của cái tôi được đặt ở một mức độ cao cấp nào đó; nó là từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác trong cư xử hàng ngày, mà là hành động, mà là liên hệ; và nếu không có hiểu rõ về chính mình đó không có suy nghĩ đúng đắn. Bạn không có nền tảng cho sự suy nghĩ đúng đắn nếu bạn không hiểu rõ bạn là gì. Bạn không thể nào hiểu rõ chính bạn trong trừu tượng, trong học thuyết. Bạn có thể hiểu rõ chính bạn chỉ ở sự liên hệ trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Bạn không biết rằng bạn đang sống trong xung đột hay sao? Chạy trốn nó, lẩn tránh nó có tốt lành gì, giống như một con người có một chất độc trong cơ thể của anh ấy mà anh ấy không loại bỏ và thế là đang từ từ chết đi?
Vì vậy hiểu rõ về chính mình là khởi đầu của thông minh, và nếu không có hiểu rõ về chính mình đó bạn không thể đi xa được. Tìm kiếm tuyệt đối, Chúa, sự thật, hay bất kỳ điều gì bạn muốn chỉ là tìm kiếm một thỏa mãn tự
chiếu rọi. Vì vậy, bạn phải bắt đầu từ rất gần và thấu đáo mỗi từ ngữ bạn nói, thấu đáo mỗi cử chỉ, cách bạn nói chuyện, cách bạn hành động, cách bạn ăn uống; tỉnh thức được mọi sự việc mà không chỉ trích. Vậy thì trong tỉnh thức đó bạn sẽ biết cái gì là thực sự và chuyển đổi được cái gì là, mà là khởi đầu của giải thoát. Giải thoát không là một kết thúc. Giải thoát là từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác trong hiểu rõ cái gì là, khi cái trí là tự do, không phải được làm tự do. Chỉ có một cái trí tự do mới có thể khám phá, không phải một cái trí bị đúc khuôn bởi một niềm tin hay bị định hình tùy theo một giả thuyết. Một cái trí như thế không thể nào khám phá. Không thể có tự do nếu có xung đột, vì xung đột đang thiết lập cái tôi trong liên hệ.
Colombo, ngày 25 tháng 12 năm 1949
Chắc chắn rằng sự rối loạn gia tăng nảy sinh bởi vì chúng ta tiếp cận một vấn đề bằng một khuôn mẫu của hành động, bằng một học thuyết, dù rằng thuộc chính trị hay tôn giáo. Tôn giáo có tổ chức dĩ nhiên ngăn cản sự hiểu rõ về một vấn đề bởi vì cái trí bị quy định bởi giáo điều và niềm tin. Khó khăn của chúng ta là làm thế nào hiểu rõ ngay tức khắc một vấn đề, không qua bất kỳ quy định thuộc chính trị hay tôn giáo đặc biệt nào; làm thế nào hiểu rõ vấn đề để cho sự xung đột đó có thể kết thúc, không phải tạm thời nhưng hoàn toàn, để cho con người có thể sống tổng thể, không còn đau khổ của ngày mai hay gánh nặng của ngày hôm qua. Chắc chắn rằng đó là điều gì chúng ta phải tìm ra – làm thế nào gặp gỡ vấn đề mới mẻ lại – bởi vì mỗi vấn đề, dù rằng thuộc chính trị, kinh tế, tôn giáo, xã hội, hay cá thể, luôn luôn mới mẻ, và nó không thể nào được gặp gỡ bằng cái cũ kỹ. Có lẽ giải thích này đang đặt nó trong một phương cách khác hẳn điều gì mà từ trước đến nay bạn quen thuộc, nhưng nó thực sự là vấn đề cần suy nghĩ. Rốt cuộc, cuộc sống là một môi trường đang thay đổi liên tục.
Chúng ta muốn ngồi yên lặng và được thanh thản. Chúng ta muốn ẩn náu trong tôn giáo và niềm tin, hay trong hiểu biết được đặt nền tảng trên những sự kiện đặc biệt. Chúng ta muốn được thanh thản, chúng ta muốn được thỏa mãn, chúng ta muốn không bị quấy rầy; nhưng cuộc sống, mà luôn luôn đang thay đổi, luôn luôn mới mẻ, luôn luôn đang quấy rầy cái cũ kỹ. Vì vậy vấn đề của chúng ta là làm thế nào gặp gỡ sự thách thức mới mẻ lại. Chúng
ta là kết quả của quá khứ; tư tưởng của chúng ta là kết quả của ngày hôm qua, và với ngày hôm qua chắc chắn chúng ta không thể gặp gỡ ngày hôm nay, bởi vì ngày hôm nay là mới mẻ. Khi chúng ta tiếp cận cái mới mẻ bằng ngày hôm qua, chúng ta đang tiếp tục tình trạng bị quy định của ngày hôm qua trong hiểu rõ ngày hôm nay. Vì vậy vấn đề của chúng ta trong tiếp cận cái mới mẻ là làm thế nào hiểu rõ được cái cũ kỹ, và vì vậy được tự do khỏi cái cũ kỹ. Cái cũ kỹ không thể hiểu rõ cái mới mẻ; bạn không thể “đổ rượu mới vào cái chai cũ.” Và vì vậy điều quan trọng là hiểu rõ cái cũ kỹ, mà là quá khứ, mà là cái trí được đặt nền tảng trên sự suy nghĩ.
Tư tưởng, ý tưởng là kết quả của quá khứ. Dù rằng nó là hiểu biết thuộc khoa học hay lịch sử, hay chỉ là những thành kiến và mê tín, rõ ràng ý tưởng là kết quả của quá khứ. Chúng ta không thể suy nghĩ nếu chúng ta không có ký ức. Ký ức là cặn bã của trải nghiệm, ký ức là phản hồi của tư tưởng. Muốn hiểu rõ sự thách thức, mà là mới mẻ, chúng ta phải hiểu rõ toàn qui trình của cái tôi, mà là kết quả quá khứ của chúng ta, quá khứ của tình trạng bị quy định của chúng ta – thuộc môi trường, xã hội, khí hậu, chính trị, kinh tế – toàn cấu trúc của chính chúng ta. Hiểu rõ vấn đề là hiểu rõ về chính chúng ta. Hiểu rõ thế giới bắt đầu từ hiểu rõ về chính chúng ta. Vấn đề không là thế giới, nhưng bạn trong sự liên hệ với một người khác, mà tạo ra một vấn đề; và vấn đề đó mở rộng thành vấn đề của thế giới.
Vì vậy muốn hiểu rõ bộ máy phức tạp, to lớn này, đau khổ, xung đột, hoang mang, khốn khổ này, chúng ta phải bắt đầu với chính chúng ta, nhưng không phải theo tánh cá thể, đối nghịch lại tập thể. Không có một sự việc như cái vật trừu tượng đó được gọi là tập thể; nhưng khi bạn và tôi không hiểu rõ chính chúng ta, khi chúng ta theo sau một người lãnh đạo và bị mê hoặc bởi những từ ngữ, vậy thì chúng ta trở thành tập thể và bị trục lợi. Vì vậy giải pháp đối với vấn đề không phải được tìm ra trong cô lập, trong rút lui vào một tu viện, vào một hòn núi hay một cái hang, nhưng trong hiểu rõ toàn vấn đề của chính chúng ta trong sự liên hệ. Bạn không thể sống trong cô lập, tồn tại là liên hệ. Vì vậy vấn đề của chúng ta là sự liên hệ, mà gây ra xung đột, mang lại đau khổ, phiền muộn liên tục. Chừng nào chúng ta còn không hiểu rõ sự liên hệ đó, nó sẽ là một cái nguồn của đau khổ và tranh đấu liên tục. Hiểu rõ chính chúng ta, mà là hiểu rõ về chính mình là khởi đầu của thông minh; và muốn có hiểu rõ đó bạn không thể nhờ vào một quyển sách. Không một quyển sách nào có thể dạy nó cho bạn. Hãy hiểu rõ chính bạn, và ngay khi bạn hiểu rõ chính bạn, bạn có thể giải quyết những
vấn đề đối diện mỗi người chúng ta hàng ngày. Hiểu rõ về chính mình mang lại tĩnh lặng cho cái trí, và chỉ lúc đó sự thật hiện hữu. Sự thật không thể được tìm kiếm. Sự thật là cái không biết được, và cái bạn tìm kiếm luôn luôn đã được biết rồi. Sự thật hiện hữu không cần tìm kiếm khi cái trí không còn thành kiến, khi có hiểu rõ về toàn qui trình của chính chúng ta.
Colombo, ngày 28 tháng 12 năm 1949
Hiểu rõ về chính mình không là một sự việc được mua trong những quyển sách, nó cũng không là kết quả của một kỷ luật và rèn luyện khổ sở lâu dài. Nó là tỉnh thức, từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, được mọi tư tưởng và cảm thấy khi nó nảy sinh trong sự liên hệ. Liên hệ không ở trên một mức độ thuộc lý thuyết trừu tượng nhưng là một thực tế, liên hệ với tài sản, với con người, và với những ý tưởng. Liên hệ hàm ý sự tồn tại, và vì không có cái gì có thể sống trong cô lập, tồn tại là liên hệ. Xung đột của chúng ta ở trong liên hệ, tại mọi mức độ của sự tồn tại của chúng ta; và hiểu rõ về sự liên hệ này, thấu đáo và tổng thể, là vấn đề thực sự duy nhất mà mỗi người phải làm. Vấn đề này không thể bị trì hoãn hay lẩn tránh. Lẩn tránh nó chỉ tạo ra xung đột và đau khổ thêm nữa. Tẩu thoát nó chỉ mang lại trạng thái không suy nghĩ, mà bị trục lợi bởi những con người mưu mẹo và những con người tham vọng.
Vậy thì tôn giáo không là niềm tin, cũng không là giáo điều, nhưng là hiểu rõ về sự thật mà phải được phát hiện trong liên hệ, từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác. Tôn giáo mà là niềm tin và giáo điều chỉ là một tẩu thoát khỏi sự thật của liên hệ. Người tìm kiếm Chúa, hay bất kỳ điều gì bạn muốn, qua niềm tin mà anh ấy gọi là tôn giáo chỉ tạo ra sự đối nghịch, tạo ra sự tách rời mà là không tổng thể. Bất kỳ hình thức nào của học thuyết, dù rằng của cánh hữu hay cánh tả, của tôn giáo đặc biệt này hay kia, sắp đặt con người chống lại con người, mà là việc gì đang xảy ra trong thế giới.
Thay thế một học thuyết bằng một học thuyết khác không là giải pháp cho những vấn đề của chúng ta. Vấn đề không là học thuyết nào tốt lành hơn, nhưng hiểu rõ về chính chúng ta như một tiến hành tổng thể. Bạn có lẽ nói rằng hiểu rõ về chính chúng ta phải mất thời gian vô hạn và trong khi đó thế giới đang bị xé nát thành từng mảnh. Bạn nghĩ rằng nếu bạn có một hành động được lên kế hoạch trước tùy theo một học thuyết, vậy thì sẽ có thể tạo
ra, chẳng mấy chốc, một thay đổi trong thế giới này. Nếu chúng ta tìm hiểu cặn kẽ thêm tí nữa về điều này, chúng ta sẽ thấy rằng những ý tưởng, không mang con người lại cùng nhau. Một ý tưởng có lẽ giúp đỡ hình thành một nhóm người, nhưng nhóm người đó chống lại một nhóm người khác có một ý tưởng khác biệt và tiếp tục cho đến khi nào cái ý tưởng đó trở thành quan trọng hơn hành động: những học thuyết, những niềm tin, những tôn giáo có tổ chức, phân chia con người.
***
Trải nghiệm của một người khác không có giá trị cho hiểu rõ về sự thật. Nhưng những tôn giáo có tổ chức khắp thế giới được đặt nền tảng trên sự trải nghiệm của một người khác và, vì vậy, không đang giải thoát con người nhưng chỉ trói buộc anh ấy vào một khuôn mẫu đặc biệt mà sắp đặt con người chống lại con người. Mỗi người chúng ta phải bắt đầu mới mẻ lại, trong sáng lại, bởi vì chúng ta là gì, thế giới là như vậy. Thế giới không khác biệt bạn và tôi. Cái thế giới nhỏ xíu của những vấn đề của chúng ta này, được mở rộng ra, trở thành thế giới và những vấn đề của thế giới.
Chúng ta không còn hy vọng muốn có hiểu rõ của chúng ta nhờ vào những vấn đề rộng lớn của thế giới. Chúng ta không thấy rằng nó không là một vấn đề của hành động tập thể, nhưng của việc đánh thức từng cá thể đến cái thế giới trong đó anh ấy sống, và giải quyết những vấn đề thế giới của anh ấy, dù rằng nó bị giới hạn đến chừng nào chăng nữa. Tập thể là một trừu tượng bị khai thác bởi chính trị gia, bởi người có một học thuyết. Thật ra tập thể chính là bạn và tôi và một người khác. Khi bạn và tôi và một người khác bị mê hoặc bởi một từ ngữ, vậy thì chúng ta trở thành một tập thể, mà vẫn còn là một trừu tượng, bởi vì từ ngữ là một trừu tượng. Hành động tập thể là một ảo tưởng. Thật ra hành động này chính là cái ý tưởng về một hành động của một số ít người mà chúng ta chấp nhận trong hoang mang và tuyệt vọng của chúng ta. Từ hoang mang và tuyệt vọng của chúng ta, chúng ta chọn lựa những người hướng dẫn của chúng ta, hoặc là thuộc chính trị hay tôn giáo, và chắc chắn họ phải, bởi vì sự lựa chọn của chúng ta, cũng ở trong hoang mang và tuyệt vọng. Họ có lẽ khoác vào một vẻ chắc chắn và biết tất cả những vấn đề, nhưng thật ra, bởi vì họ là những người hướng dẫn của những người bị hoang mang, họ cũng bị hoang mang mà thôi, hoặc là họ sẽ không là những người hướng dẫn. Trong thế giới nơi những người lãnh đạo và những người được lãnh đạo bị hoang mang, khi tuân theo một
khuôn mẫu hay một học thuyết, có ý thức hay không ý thức, là nuôi dưỡng xung đột và đau khổ thêm nữa.
***
Thế giới là vấn đề của bạn và muốn hiểu rõ nó bạn phải hiểu rõ chính bạn. Hiểu rõ về chính bạn này không là vấn đề của thời gian. Bạn tồn tại chỉ trong liên hệ; trái lại bạn không tồn tại. Sự liên hệ của bạn là vấn đề, sự liên hệ của bạn với tài sản, với con người hay với những ý tưởng, hay với những niềm tin. Hiện nay sự liên hệ này đã bị xung đột, mâu thuẫn, và chừng nào bạn còn không hiểu rõ sự liên hệ của bạn, dù bạn làm gì chăng nữa, tự mê hoặc chính bạn bởi bất kỳ học thuyết hay tín điều nào, không thể có bình an cho bạn. Hiểu rõ về chính bạn này là hành động trong liên hệ. Bạn khám phá chính bạn khi bạn đang trực tiếp trong liên hệ. Sự liên hệ là cái gương trong đó bạn có thể thấy chính bạn như bạn là. Bạn không thể thấy chính bạn như bạn là trong cái gương này nếu bạn tiếp cận nó bằng một kết luận và một lời giải thích, hay bằng sự chỉ trích, hay bằng sự bào chữa.
Chính trực nhận của bạn là gì, như bạn là, trong khoảnh khắc của hành động trong liên hệ, mang lại một tự do khỏi “cái gì là”. Chỉ trong tự do mới có thể có khám phá. Một cái trí bị điều kiện không thể khám phá sự thật. Tự do không là một trừu tượng; nó hiện hữu cùng đạo đức. Bởi vì chính bản chất của đạo đức là tạo ra sự giải thoát khỏi những nguyên nhân của hoang mang. Rốt cuộc ra, không đạo đức là vô trật tự, xung đột. Nhưng đạo đức là tự do, sự rõ ràng của trực nhận do hiểu rõ mang lại. Bạn không thể trở thành đạo đức. Trở thành là ảo tưởng của tham lam, hay thâu lợi. Đạo đức là sự trực nhận ngay tức khắc của “cái gì là.” Vì vậy hiểu rõ về chính mình là khởi đầu của thông minh, và chính thông minh này sẽ giải quyết những vấn đề của bạn và thế là những vấn đề của thế giới.
Colombo, ngày 1 tháng 1 năm 1950
Trước khi chúng ta hỏi phải làm cái gì hay phải hành động như thế nào, điều quan trọng là phải khám phá suy nghĩ đúng đắn là gì, bởi vì nếu không có suy nghĩ đúng đắn, rõ ràng không thể có hành động đúng đắn được. Hành động lệ thuộc vào một khuôn mẫu, lệ thuộc vào một niềm tin đã xếp
đặt con người chống lại con người. Không thể có suy nghĩ đúng đắn nếu không có hiểu rõ về chính mình, bởi vì nếu không hiểu rõ về chính mình, làm thế nào người ta có thể biết điều gì người ta thực sự đang suy nghĩ? Chúng ta thực hiện nhiều suy nghĩ, và có nhiều hoạt động, nhưng tư tưởng và hành động như thế tạo ra xung đột và phản kháng mà chúng ta không chỉ nhận thấy trong chính chúng ta, nhưng còn quanh chúng ta trong thế giới. Vì vậy vấn đề của chúng ta là làm thế nào để suy nghĩ đúng đắn, mà sẽ sinh ra hành động đúng đắn, nhờ vậy loại bỏ được xung đột và hoang mang mà chúng ta không chỉ nhận thấy trong chính chúng ta, nhưng còn trong thế giới quanh chúng ta.
***
Nếu tư tưởng của chúng ta được đặt nền tảng trên quá khứ mà là tình trạng bị quy định của chúng ta, rõ ràng bất kỳ điều gì chúng ta suy nghĩ chỉ là một phản ứng và vì vậy dẫn đến xung đột thêm nữa. Vì vậy trước khi chúng ta có thể tìm được suy nghĩ đúng đắn là gì, chúng ta phải biết hiểu rõ về chính mình là gì. Chắc chắn, hiểu rõ về chính mình không chỉ là học hỏi một loại suy nghĩ đặc biệt nào đó. Hiểu rõ về chính mình không được đặt nền tảng trên những ý tưởng, niềm tin, hay kết luận. Nó phải là một sự việc đang sống, ngược lại nó không còn là hiểu rõ về chính mình và trở thành thông tin thuần túy. Có một khác biệt giữa thông tin, mà là hiểu biết, và thông minh mà đang biết những tiến hành của những tư tưởng và những cảm thấy của chúng ta. Nhưng hầu hết chúng ta bị trói buộc trong thông tin, hiểu biết hời hợt, và thế là chúng ta không thể tìm hiểu vấn đề thâm sâu hơn. Muốn khám phá toàn tiến hành của hiểu rõ về chính mình chúng ta phải tỉnh thức trong liên hệ. Liên hệ là cái gương duy nhất mà chúng ta có được, một cái gương sẽ không biến dạng, một cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính xác và rõ ràng tư tưởng của chúng ta đang tự bộc lộ chính nó. Cô lập, mà nhiều người tìm kiếm, là việc tạo dựng lén lút của kháng cự lại sự liên hệ. Rõ ràng cô lập ngăn cản hiểu rõ về liên hệ, liên hệ với những con người, với những ý tưởng, với những sự vật. Chừng nào chúng ta còn không hiểu rõ thực sự sự liên hệ giữa chúng ta và tài sản của chúng ta, chúng ta và con người, chúng ta và những ý tưởng là gì, chắc chắn phải có hoang mang và xung đột.
Vì vậy chúng ta có thể tìm được suy nghĩ đúng đắn là gì chỉ trong liên hệ. Đó là, chúng ta có thể khám phá trong liên hệ, chúng ta suy nghĩ như thế
nào từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, những phản ứng của chúng ta là gì, và nhờ đó từng bước một tiến tới sự bộc lộ của suy nghĩ đúng đắn. Đây không là một sự việc trừu tượng hay khó khăn khi thực hiện, nhìn ngắm chính xác điều gì xảy ra trong liên hệ của chúng ta, những phản ứng của chúng ta là gì, và vì vậy khám phá ra sự thật của mỗi tư tưởng , mỗi cảm thấy. Nhưng nếu chúng ta mang cùng nó một ý tưởng hay một nhận thức có sẳn của sự liên hệ nên là gì, thì rõ ràng việc đó ngăn cản sự khai mở, sự bộc lộ của “cái gì là.” Đó là khó khăn của chúng ta; chúng ta đã sắp đặt sẵn cho cái trí của chúng ta sự liên hệ nên là gì. Đối với hầu hết chúng ta, sự liên hệ là một từ ngữ dành cho sự thanh thản, dành cho sự thỏa mãn, dành cho sự an toàn, và trong liên hệ đó chúng ta sử dụng tài sản, những ý tưởng, và những con người cho sự thỏa mãn của chúng ta. Chúng ta dùng niềm tin như một phương tiện của sự an toàn. Liên hệ không chỉ là một điều chỉnh máy móc. Khi chúng ta sử dụng con người, nó đòi hỏi phải sở hữu, thuộc vật chất hay tâm lý, và trong sở hữu một ai đó chúng ta tạo ra tất cả những vấn đề của ganh tị, ghen tuông, cô độc và xung đột. Nếu chúng ta tìm hiểu nó cặn kẽ và thâm sâu hơn một chút, chúng ta sẽ thấy rằng sử dụng một con người hay tài sản cho sự thỏa mãn là một qui trình của cô lập. Qui trình cô lập này không là liên hệ thực sự gì cả. Vì vậy khó khăn của chúng ta và những vấn đề chồng chất của chúng ta nảy sinh do bởi không hiểu rõ về liên hệ, mà cốt lõi là hiểu rõ về chính mình. Nếu chúng ta không hiểu rõ cách chúng ta liên hệ với con người, với tài sản, với những ý tưởng, vậy thì chắc chắn sự liên hệ của chúng ta sẽ tạo ra xung đột. Đó là toàn bộ vấn đề của chúng ta vào lúc này, phải vậy không? – liên hệ không chỉ giữa những con người, mà còn giữa những nhóm người, giữa những quốc gia, giữa những học thuyết dù rằng nó là học thuyết của cánh tả hay cánh hữu, thuộc tôn giáo hay thế gian. Vì vậy, rất quan trọng phải hiểu rõ cơ bản sự liên hệ của bạn với người vợ của bạn, với người chồng của bạn, với người hàng xóm của bạn; bởi vì sự liên hệ là một cánh cửa qua đó chúng ta có thể khám phá chính chúng ta, và qua khám phá đó chúng ta hiểu rõ suy nghĩ đúng đắn là gì.
Chắc chắn, suy nghĩ đúng đắn hoàn toàn khác hẳn tư tưởng đúng đắn. Tư tưởng đúng đắn là đứng yên. Bạn có thể học tư tưởng đúng đắn, nhưng bạn không thể học suy nghĩ đúng đắn, bởi vì suy nghĩ đúng đắn là chuyển động, nó không đứng yên. Bạn có thể học tư tưởng đúng đắn từ một quyển sách, từ một giáo viên, hay thâu lượm thông tin về nó, nhưng bạn không thể nào
có suy nghĩ đúng đắn bằng cách tuân theo một mẫu mực hay cái khuôn. Suy nghĩ đúng đắn là hiểu rõ về liên hệ từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, mà bộc lộ toàn qui trình của cái tôi.
Dù bạn sống tại bất kỳ mức độ nào, có xung đột, không chỉ xung đột cá thể, mà còn xung đột thế giới. Thế giới là bạn; nó không tách rời bạn. Bạn là gì, thế giới là như thế. Phải có một cách mạng cơ bản trong sự liên hệ của bạn với con người, với những ý tưởng. Phải có một thay đổi cơ bản, và thay đổi đó phải bắt đầu, không phải phía bên ngoài bạn, nhưng trong những liên hệ của bạn. Vì vậy, yêu cầu tối thiết cho một con người của hòa bình, một con người của tư tưởng, là phải hiểu rõ chính anh ấy. Bởi vì nếu không hiểu rõ về chính mình, những nỗ lực của anh ấy chỉ tạo ra rối loạn và đau khổ thêm nữa. Hãy tỉnh thức được toàn qui trình của chính bạn. Bạn không cần đạo sư, không cần quyển sách, để hiểu rõ từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác sự liên hệ của bạn với mọi sự việc sự vật.
Người hỏi: Tại sao ông lại lãng phí thời gian giảng thuyết thay vì giúp đỡ thế giới trong một cách thực tế?
Krishnamurti: Bây giờ, bạn có ý gì qua từ ngữ thực tế? Bạn có ý rằng tạo ra một thay đổi trong thế giới, một điều chỉnh kinh tế tốt đẹp hơn, một phân phối của cải công bằng hơn, một liên hệ trong sáng hơn, hay thay đổi nó tàn nhẫn hơn, giúp đỡ bạn tìm được một việc làm tốt hơn. Bạn muốn trông thấy một thay đổi trong thế giới, mọi người thông minh đều muốn cả, và bạn muốn một phương pháp tạo ra sự thay đổi đó, và vì vậy bạn hỏi tại sao tôi lại lãng phí thời gian giảng thuyết thay vì làm một điều gì đó về nó. Bây giờ, điều gì tôi đang làm thực sự là một lãng phí thời gian hay sao? Nó sẽ là một lãng phí thời gian, nếu tôi giới thiệu một loạt những ý tưởng mới để thay thế những học thuyết cũ, khuôn mẫu cũ. Có lẽ đó là điều gì bạn muốn tôi làm. Nhưng thay vì trình bày một phương pháp tạm gọi là thực tế để hành động, để sống, để có một việc làm tốt hơn, để tạo ra một thế giới đẹp đẽ hơn, liệu không quan trọng phải tìm ra những chướng ngại gì đang ngăn cản một cách mạng thực sự, không phải là một cách mạng của cánh tả hay cánh hữu, nhưng một cách mạng triệt để, cơ bản không được đặt nền tảng trên những ý tưởng hay sao? Bởi vì những lý tưởng, những niềm tin, những học thuyết, những giáo điều, ngăn cản hành động. Không thể nào có một thay đổi thế giới, một cách mạng, chừng nào hành động còn được đặt nền tảng trên những ý tưởng, bởi vì lúc đó hành động chỉ là phản hồi mà trong
đó những ý tưởng trở thành quan trọng nhiều hơn hành động. Đó chính xác là việc gì đang xảy ra trong thế giới này, phải không? Muốn hành động, chúng ta phải khám phá những chướng ngại ngăn cản hành động. Nhưng hầu hết chúng ta đều không muốn hành động, đó là khó khăn của chúng ta. Chúng ta thích thảo luận hơn, chúng ta thích thay thế một học thuyết này bằng một học thuyết khác hơn, và vì vậy chúng ta tẩu thoát khỏi hành động qua học thuyết. Chắc chắn rằng điều đó rất đơn giản, phải không? Lúc này thế giới đang đối diện nhiều vấn đề: dư thừa dân số, đói khát, phân chia con người thành những quốc tịch và giai cấp, và vân vân. Tại sao không có một nhóm người ngồi cùng nhau cố gắng giải quyết những vấn đề của chủ nghĩa quốc gia? Nhưng nếu chúng ta cố gắng trở thành quốc tế trong khi bám chặt quốc tịch của chúng ta, chúng ta tạo ra một vấn đề khác; và đó là điều gì hầu hết chúng ta đang làm.
Vì vậy bạn thấy rằng chính là những lý tưởng đang thực sự ngăn cản hành động. Một chính khách, một chức quyền nổi tiếng, đã nói rằng thế giới có thể được tổ chức và tất cả con người có thể được nuôi ăn uống đầy đủ. Vậy thì tại sao việc đó không được thực hiện? Bởi vì những ý tưởng, những niềm tin và chủ nghĩa quốc gia đang gây xung đột. Vì vậy, những ý tưởng đang thực sự ngăn cản việc nuôi ăn uống đầy đủ của con người; và hầu hết chúng ta lại đùa giỡn với những ý tưởng và nghĩ rằng chúng ta là những người cách mạng, đang tự thôi miên chính chúng ta bởi những từ ngữ như là thực tế. Điều gì quan trọng là phải giải thoát chúng ta khỏi những ý tưởng, khỏi chủ nghĩa quốc gia, khỏi những niềm tin và giáo điều tôn giáo, để cho chúng ta có thể hành động, không lệ thuộc vào một khuôn mẫu hay một học thuyết, nhưng khi những nhu cầu đòi hỏi. Chắc chắn vạch rõ những ngáng trở và những chướng ngại mà ngăn cản hành động như thế không là một lãng phí thời gian, không là một chuyện vô bổ. Điều gì bạn đang làm rõ ràng là vô nghĩa. Những ý tưởng và những niềm tin của bạn, những chữa trị thuộc tôn giáo, kinh tế và chính trị của bạn, thực sự đang phân chia con người và đang dẫn đến chiến tranh. Chỉ khi nào cái trí được tự do khỏi ý tưởng và niềm tin thì nó mới có thể hành động đúng đắn. Một con người ái quốc, thương yêu quốc gia, không bao giờ biết điều gì là tình huynh đệ, mặc dù anh ấy có lẽ nói về nó, trái lại, những hành động của anh ấy, thuộc kinh tế và trong mọi phương hướng, đều góp phần vào chiến tranh. Vì vậy có thể có được hành động đúng đắn và nhờ đó sự thay đổi cơ bản, bền vững, chỉ khi nào cái trí được tự do khỏi những ý tưởng, không phải hời
hợt, nhưng căn bản; và tự do khỏi những ý tưởng có thể xảy ra được chỉ qua tỉnh thức được chính mình và hiểu rõ về chính mình.
PHẦN 2
Colombo, ngày 8 tháng 1 năm 1950
Một trong những vấn đề chính của chúng ta là vấn đề sống sáng tạo. Rõ ràng, hầu hết chúng ta đều có cuộc sống cằn cỗi. Chúng ta chỉ có một phản ứng rất hời hợt; hầu hết những đáp lại của chúng ta đều sơ sài và vì vậy tạo ra vô số vấn đề. Sống sáng tạo không nhất thiết có nghĩa là trở thành một kiến trúc sư vĩ đại hay một văn hào vĩ đại. Việc đó chỉ thuần túy là khả năng và khả năng hoàn toàn khác hẳn sống sáng tạo. Không cần một ai biết rằng bạn sáng tạo, nhưng chính bạn có thể biết trạng thái hạnh phúc lạ thường đó, một chất lượng của không bị hủy diệt. Nhưng việc đó không dễ dàng
nhận ra được bởi vì hầu hết chúng ta có vô số vấn đề – chính trị, xã hội, kinh tế, tôn giáo, gia đình – mà chúng ta cố gắng giải quyết tùy theo những giải thích nào đó, những luật lệ, những truyền thống nào đó, bất kỳ khuôn mẫu tôn giáo hay xã hội nào mà chúng ta quen thuộc. Nhưng giải pháp của chúng ta về một vấn đề dường như liên tục tạo ra những vấn đề khác, và chúng ta dựng lên một mạng lưới của những vấn đề luôn luôn gia tăng và gia tăng trong sự hủy hoại của chúng.
Khi chúng ta cố gắng tìm một phương cách vượt khỏi sự hỗn loạn này, hoang mang này, chúng ta tìm kiếm câu trả lời ở một mức độ đặc biệt. Người ta phải có khả năng vượt khỏi mọi mức độ, bởi vì cách sống sáng tạo không thể được tìm thấy ở bất kỳ mức độ nào. Hành động sáng tạo đó hiện hữu chỉ trong hiểu rõ liên hệ và liên hệ là hiệp thông cùng một người khác. Vì vậy nó thực sự không là một quan niệm ích kỷ khi quan tâm đến hành động cá thể. Chúng ta dường như nghĩ rằng chúng ta không thể làm được bao nhiêu trong thế giới này, rằng chỉ những nhà chính trị vĩ đại, những văn hào nổi tiếng, những vị lãnh đạo quyền uy mới có thể có được hành động phi thường. Thật ra, bạn và tôi luôn luôn có khả năng tạo ra một thay đổi cơ bản hơn những chính trị gia và những kinh tế gia chuyên nghiệp. Nếu chúng ta quan tâm đến cuộc sống riêng của chúng ta, nếu chúng ta hiểu rõ sự liên hệ của chúng ta với những người khác, chúng ta sẽ tạo ra được một xã hội mới mẻ; ngược lại, chúng ta sẽ chẳng làm gì cả ngoại trừ liên tục tạo ra sự hỗn loạn và hoang mang hiện nay.
Vì vậy không phải từ sự ích kỷ, không phải bởi vì ham muốn uy quyền, mà người ta quan tâm đến hành động cá thể. Nếu chúng ta có thể tìm ra một cách sống sáng tạo, không chỉ tuân phục những tiêu chuẩn về tôn giáo, xã hội, chính trị, hay kinh tế như chúng ta đang làm vào thời điểm này, vậy thì tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ có thể giải quyết rất nhiều vấn đề của chúng ta. Hiện nay chúng ta chỉ là những cái máy hát lặp lại, có lẽ thỉnh thoảng thay đổi những đĩa hát dưới áp lực nào đó, nhưng hầu hết chúng ta luôn luôn chơi cùng một âm điệu trong mọi tình huống. Chính sự lặp lại liên tục này, sự chuyển động không ngừng nghỉ của truyền thống này, là khởi nguồn của vấn đề cùng tất cả những phức tạp của nó. Chúng ta dường như không có khả năng phá vỡ sự tuân phục, mặc dù chúng ta có thể thay thế một tuân phục mới mẻ cho một tuân phục hiện nay, hay cố gắng bổ sung một khuôn mẫu hiện nay. Đó là một qui trình liên tục của lặp lại, bắt chước. Chúng ta là những người Phật giáo, Thiên chúa giáo, hay Ấn độ giáo; chúng ta thuộc
về cánh tả hay cánh hữu. Bằng cách trích dẫn vô số những quyển sách thiêng liêng, bằng cách chỉ lặp lại, chúng ta nghĩ rằng chúng ta sẽ giải quyết được vô số những vấn đề của chúng ta. Chắc chắn rằng sự lặp lại sẽ không giải quyết được vô số vấn đề của con người. Những “người cách mạng” đã làm gì cho cái tạm gọi là tập thể này? Thật ra, những vấn đề vẫn còn nguyên đó. Điều gì xảy ra là sự lặp lại liên tục một ý tưởng này ngăn cản hiểu rõ về chính vấn đề. Qua hiểu rõ về chính mình người ta có khả năng giải thoát chính người ta khỏi sự lặp lại này. Rồi thì có thể ở trong trạng thái sáng tạo luôn luôn mới mẻ, và vì vậy người ta luôn luôn sẵn sàng gặp gỡ mỗi vấn đề mới mẻ lại. Rốt cuộc ra, khó khăn của chúng ta là, khi đã có vô số vấn đề này, chúng ta gặp gỡ chúng bằng kết luận có trước, bằng sự ghi lại của trải nghiệm, hoặc của riêng chúng ta hoặc được thâu lượm qua những người khác; và vì vậy chúng ta gặp gỡ cái mới mẻ bằng cái cũ kỹ, mà tạo ra một vấn đề thêm nữa.
Sống sáng tạo là đang là mà không có nền tảng quá khứ đó; cái mới mẻ được gặp gỡ như cái mới mẻ, vậy là nó không tạo ra những vấn đề thêm nữa. Vì vậy rất cần thiết phải gặp gỡ cái mới mẻ bằng cái mới mẻ cho đến khi chúng ta có thể hiểu rõ toàn qui trình, toàn vấn đề của thảm họa, đau khổ, đói khát, chiến tranh, thất nghiệp, bất bình đẳng đang chồng chất, trận chiến giữa những học thuyết xung đột nhau. Sự tranh đấu và hoang mang đó sẽ không giải quyết được bằng cách lặp lại những phương pháp cũ kỹ. Nếu bạn thực sự muốn quan sát cặn kẽ hơn nữa, không thành kiến, không tác động tôn giáo, bạn sẽ thấy những vấn đề quan trọng hơn; và bởi vì được tự do khỏi tuân phục, khỏi niềm tin, bạn sẽ có thể gặp gỡ cái mới mẻ. Khả năng gặp gỡ cái mới mẻ bằng cái mới mẻ này được gọi là trạng thái sáng tạo, và chắc chắn đó là hình thức tột đỉnh của tôn giáo. Tôn giáo không chỉ là niềm tin, nó không là tuân theo những nghi lễ, những giáo điều nào đó, gọi chính bạn là cái này hay cái kia. Tôn giáo là thực sự đang trải nghiệm một trạng thái trong đó có sáng tạo. Đây không là một ý tưởng, một qui trình. Nó có thể thực hiện được khi có tự do khỏi cái tôi. Có thể được tự do khỏi cái tôi chỉ qua hiểu rõ cái tôi trong liên hệ; nhưng không thể có hiểu rõ trong cô lập.
Như tôi đã đề nghị, điều quan trọng là chúng ta cần trải nghiệm mỗi vấn đề khi nó nảy sinh, và không chỉ lắng nghe những câu trả lời của tôi, điều quan trọng là chúng ta cùng nhau khám phá sự thật của vấn đề, mà khó khăn hơn nhiều. Hầu hết chúng ta đều muốn tách rời khỏi vấn đề, quan sát những vấn
đề khác; nhưng nếu chúng ta có thể cùng nhau khám phá, cùng nhau trên một chuyến đi, để cho nó là trải nghiệm của bạn và không là trải nghiệm của tôi – mặc dù bạn đang lắng nghe những lời nói của tôi nếu chúng ta có thể đi cùng nhau, vậy thì nó sẽ có giá trị và sự quan trọng bền vững.
Người hỏi: Ông ủng hộ sự ăn chay? Liệu ông phản kháng có một quả trứng trong phần ăn của ông hay không?
Krishnamurti: Thực sự đó là một vấn đề lớn lao, liệu bạn có nên ăn trứng hay không ăn trứng à? Có lẽ hầu hết các bạn quan tâm đến việc không giết chóc. Mấu chốt của vấn đề này thực sự là gì? Có lẽ hầu hết các bạn ăn thịt hay cá. Bạn tránh giết chóc bằng cách nhờ vào người giết thịt hay bạn chê trách kẻ giết chóc, người bán hàng thịt; đó chỉ là đang lẩn tránh vấn đề. Nếu bạn muốn ăn trứng, bạn có thể ăn trứng không có trống để tránh sự giết chóc. Nhưng đây là một câu hỏi rất hời hợt; vấn đề còn sâu sắc hơn nhiều. Bạn không muốn giết chết thú vật để thỏa mãn cái bao tử của bạn, nhưng bạn không phiền muộn khi ủng hộ những chính phủ được tổ chức để giết chóc. Tất cả những chính phủ cầm quyền đều dựa vào bạo lực, họ phải có quân đội, hải quân và không quân. Bạn không phiền muộn khi ủng hộ họ, nhưng bạn lại phản kháng cái thảm họa khủng khiếp của việc ăn một quả trứng. Hãy xem thử toàn bộ sự việc này diễu cợt đến chừng nào! Hãy tìm hiểu tinh thần của cái người quý phái theo chủ nghĩa quốc gia, không bận tâm khi hủy diệt và bóc lột tàn nhẫn những con người, đối với họ giết người tập thể chẳng quan trọng gì cả – nhưng lại quá chi tiết về vấn đề có món gì cho vào cái miệng của anh ấy.
Có nhiều điều liên quan trong vấn đề này, không chỉ toàn bộ vấn đề về giết chóc nhưng sự vận dụng đúng đắn của cái trí. Cái trí có lẽ được sử dụng nông cạn, hay nó có thể hoạt động phi thường. Hầu hết chúng ta đều thỏa mãn với hoạt động nông cạn, với an toàn, thỏa mãn ái ân, vui chơi, tin tưởng tôn giáo; với sự việc đó chúng ta được thỏa mãn và loại bỏ toàn bộ những đáp ứng sâu xa hơn và ý nghĩa quan trọng hơn của cuộc sống. Ngay cả những vị lãnh đạo tôn giáo cũng đã trở thành tầm thường trong những đáp ứng của họ đến cuộc sống. Rốt cuộc ra, vấn đề không chỉ là giết chóc những con thú nhưng những con người, mà còn quan trọng hơn nhiều. Bạn có thể kềm chế không sử dụng và hành hạ thú vật, bạn có thể nhân từ không giết chết chúng, nhưng điều gì quan trọng trong câu hỏi này là vấn đề bóc lột và giết chóc, không chỉ là sự tàn sát những con người trong chiến tranh,
nhưng cách bạn bóc lột những người khác, cách bạn cư xử với những người khác, và khinh miệt những người khác như những người thấp hèn. Có thể bạn không đang chú ý đến tất cả việc này, bởi vì nó quanh quẩn nơi bạn. Bạn thích bàn cãi về Chúa hay đầu thai lại – nhưng không thèm lưu tâm đến những vấn đề đòi hỏi hành động và trách nhiệm ngay tức khắc.
Colombo, ngày 22 tháng 1 năm 1950
Nói chuyện trước công chúng
Điều gì quan trọng là chúng ta tiếp cận mọi vấn đề như thế nào. Cũng cần thiết cho chúng ta phải nhận thức rất rõ là chính bởi không có sự liên hệ đúng đắn mới tạo ra xung đột, và vì vậy chúng ta cũng phải hiểu rõ xung đột trong liên hệ, toàn qui trình của tư tưởng và hành động của chúng ta. Rõ ràng, nếu chúng ta không hiểu rõ chính chúng ta trong liên hệ, dù chúng ta tạo ra xã hội nào chăng nữa, dù chúng ta có lẽ có những ý tưởng, những quan điểm nào chăng nữa, sẽ chỉ mang lại sự ranh mãnh thêm nữa và đau khổ thêm nữa. Vì vậy, hiểu rõ về toàn qui trình của chính mình trong liên hệ với xã hội là bước đầu tiên trong hiểu rõ vấn đề xung đột. Hiểu rõ về chính mình là khởi đầu của thông minh, bởi vì bạn là thế giới, bạn không tách rời khỏi thế giới. Xã hội là sự liên hệ của bạn với một người khác; bạn đã tạo ra nó, và giải pháp ở trong hiểu rõ riêng của bạn về sự liên hệ đó, tác động qua lại đó giữa bạn và xã hội. Nếu không hiểu rõ về chính bạn, tìm kiếm một giải pháp hoàn toàn vô ích; nó chỉ là một tẩu thoát. Điều gì quan trọng là hiểu rõ sự liên hệ. Do liên hệ mới tạo ra xung đột, và liên hệ đó không thể hiểu rõ được nếu chúng ta không có khả năng cảnh giác thụ động. Rồi thì, trong cảnh giác thụ động đó, trong tỉnh thức đó, có hiểu rõ.
***
Người hỏi: Tôi thấy rằng cô độc là nguyên nhân tiềm ẩn trong nhiều vấn đề của tôi. Làm thế nào tôi giải quyết nó?
Krishnamurti: Bạn có ý nói gì qua từ ngữ cô độc? Bạn có thực sự ý thức được rằng bạn bị cô độc hay không? Chắc chắn rằng cô độc không là cô đơn. Rất ít người trong chúng ta cô đơn; chúng ta không muốn sống cô đơn. Rất cần thiết phải hiểu rõ cô đơn đó không là cô độc. Có một khác biệt giữa cô đơn và cô độc. Cô độc là ý thức của bị cách biệt, ý thức của không có
những liên hệ, một cảm thấy rằng bạn đã bị cắt đứt khỏi mọi thứ. Điều đó hoàn toàn khác biệt cô đơn, mà là nhạy cảm cực kỳ. Khi chúng ta cô độc, một cảm thấy sợ hãi, lo âu, một đau đớn của phát hiện chính mình đang bị cách biệt, phủ ngập vào người ta. Khi bạn thương yêu một ai đó, bạn cảm thấy rằng nếu không có người đó bạn bị hụt hẫng. Người đó trở thành tối thiết cho bạn với mục đích cho bạn không cảm thấy ý thức bị tách rời. Vì vậy bạn sử dụng người đó với mục đích tẩu thoát khỏi bạn là gì. Đó là lý do tại sao chúng ta cố gắng thiết lập sự liên hệ, một hiệp thông cùng một người khác, hay thiết lập một tiếp xúc với những sự vật, tài sản, chỉ để cho chúng ta cảm thấy là đang sống. Chúng ta lượm lặt đồ đạc, quần áo, xe cộ; chúng ta nỗ lực tích lũy hiểu biết, hay đắm chìm trong tình yêu.
Qua cô độc chúng ta có ý nói trạng thái đó ập vào cái trí, một trạng thái tách rời, một trạng thái không tiếp xúc, không liên hệ, không hiệp thông cùng bất kỳ thứ gì. Chúng ta sợ hãi nó, chúng ta gọi nó là đau khổ; và bởi vì sợ hãi chúng ta là gì, sợ hãi trạng thái thực sự của chúng ta, chúng ta chạy trốn nó, sử dụng rất nhiều phương tiện tẩu thoát – Chúa, nhậu nhẹt, máy thâu thanh, những trò vui chơi – bất kỳ thứ gì để chạy trốn khỏi ý thức bị tách rời đó. Những hành động của chúng ta, cả trong sự liên hệ cá thể lẫn trong sự liên hệ xã hội, không là một tiến hành gây tách rời hay sao? Sự liên hệ của người cha, người mẹ, người vợ, người chồng, không là một tiến hành gây tách rời cho chúng ta vào thời điểm hiện nay hay sao? Sự liên hệ đó luôn luôn không là một liên hệ được đặt nền tảng trên đòi hỏi lẫn nhau hay sao? Vì vậy qui trình tách rời rất đơn giản – luôn luôn bạn đang tìm kiếm, trong những liên hệ của bạn, một lợi ích cho chính bạn. Qui trình tách rời đang diễn ra liên tục, và khi ý thức của bị tách rời tràn ngập chúng ta qua những hoạt động riêng của chúng ta, chúng ta muốn chạy trốn nó. Vì thế chúng ta đi đến đền chùa, hay nhờ vào những quyển sách, hay mở máy thâu thanh, hay ngồi trước một bức tranh và thiền định – bất kỳ việc gì để tẩu thoát khỏi cái gì là.
Colombo, ngày 22 tháng 1 năm 1950
Nói chuyện trên đài phát thanh
Hành động có ý nghĩa chỉ trong liên hệ và nếu không hiểu rõ liên hệ, hành động ở bất kỳ mức độ nào sẽ chỉ nuôi dưỡng xung đột. Hiểu rõ về liên hệ rõ
ràng còn quan trọng hơn tìm kiếm bất kỳ kế hoạch của hành động nào. Học thuyết, khuôn mẫu cho hành động, ngăn cản hành động. Hành động được đặt nền tảng trên học thuyết ngăn cản hiểu rõ về liên hệ giữa con người và con người. Học thuyết có lẽ thuộc cánh tả hay cánh hữu, tôn giáo hay trần tục, nhưng nó luôn luôn có tánh hủy hoại sự liên hệ. Hiểu rõ về liên hệ là hành động đúng đắn. Nếu không hiểu rõ về liên hệ, thù địch và xung đột, chiến tranh và hỗn loạn là điều không thể tránh khỏi.
Liên hệ có nghĩa là tiếp xúc, hiệp thông. Không thể có hiệp thông nơi nào con người bị phân chia bởi những ý tưởng. Một niềm tin có lẽ tụ họp một nhóm người quanh nó. Một nhóm người như thế chắc chắn sẽ nuôi dưỡng sự đối nghịch và vì vậy hình thành một nhóm người khác với một niềm tin khác.
Những ý tưởng trì hoãn sự liên hệ ngay tức khắc cùng vấn đề. Chỉ khi nào có sự liên hệ ngay tức khắc cùng vấn đề thì mới có hành động. Nhưng bất hạnh thay, tất cả chúng ta tiếp cận một vấn đề bằng những kết luận, bằng những giải thích, mà chúng ta gọi là những ý tưởng. Chúng là những phương tiện của trì hoãn hành động. Ý tưởng là tư tưởng được diễn tả bằng từ ngữ. Nếu không có từ ngữ, biểu tượng, hình ảnh, tư tưởng không có. Tư tưởng là sự phản hồi của ký ức, của trải nghiệm, mà là những ảnh hưởng bị quy định. Những ảnh hưởng này không chỉ của quá khứ, nhưng còn là của quá khứ tiếp xúc cùng hiện tại. Vì vậy quá khứ luôn luôn đang tỏa bóng trên hiện tại. Ý tưởng là sự phản hồi của quá khứ vào hiện tại, và thế là ý tưởng luôn luôn bị giới hạn, dù rằng nó có bao quát đến chừng nào chăng nữa. Vì vậy những ý tưởng phải luôn luôn tách rời con người.
Thế giới luôn luôn gần kề thảm họa, nhưng lúc này dường như nó càng gần kề hơn nữa. Thấy được thảm họa đang gần kề, hầu hết chúng ta trú ẩn trong những ý tưởng. Chúng ta nghĩ rằng thảm họa này, khủng hoảng này, có thể được giải quyết bằng một học thuyết. Học thuyết luôn luôn là một cản trở cho sự liên hệ ngay tức khắc và ngăn cản hành động. Chúng ta muốn hòa bình chỉ như một ý tưởng, không phải như một thực tế. Chúng ta muốn hòa bình trên mức độ từ ngữ, mà chỉ trên mức độ suy nghĩ mặc dù chúng ta hãnh diện gọi nó là mức độ trí năng. Nhưng từ ngữ hòa bình không là hòa bình. Hòa bình chỉ có thể hiện hữu khi sự rối loạn bị tạo ra bởi bạn và một người khác kết thúc. Chúng ta quyến luyến thế giới của những ý tưởng chứ không phải hòa bình. Chúng ta tìm kiếm những khuôn mẫu chính trị và xã
hội mới chứ không phải hòa bình. Chúng ta quan tâm đến sự thỏa hiệp của những hậu quả chứ không là xóa sạch nguyên nhân của chiến tranh. Tìm kiếm này sẽ chỉ mang lại những giải pháp bị quy định bởi quá khứ. Tình trạng bị quy định này là cái gì chúng ta gọi là hiểu biết, trải nghiệm, và những sự kiện luôn thay đổi mới mẻ được diễn dịch, được giải thích, tùy theo hiểu biết này. Vì vậy có sự xung đột giữa cái gì là và cái trải nghiệm đã là. Quá khứ, là hiểu biết, luôn luôn phải xung đột với sự kiện, luôn luôn ở trong hiện tại. Vì vậy việc này sẽ không giải quyết được vấn đề nhưng sẽ tiếp tục những quy định đã tạo ra vấn đề.
***
Sự liên hệ là vấn đề của chúng ta, không phải ở bất kỳ mức độ đặc biệt nào nhưng ở mọi mức độ trong sự tồn tại của chúng ta. Đây là vấn đề duy nhất mà chúng ta có. Muốn hiểu rõ sự liên hệ, chúng ta phải tiếp cận nó bằng sự tự do khỏi tất cả học thuyết, khỏi tất cả thành kiến, không chỉ khỏi thành kiến của không học vấn mà cũng còn khỏi thành kiến của kiến thức. Không có sự việc như là hiểu rõ vấn đề từ trải nghiệm quá khứ. Mỗi vấn đề đều mới mẻ. Không có sự việc như là một vấn đề cũ kỹ. Khi chúng ta tiếp cận một vấn đề luôn luôn mới mẻ, bằng một ý tưởng luôn luôn là kết quả của quá khứ, đáp lại của chúng ta cũng thuộc về quá khứ, mà ngăn cản hiểu rõ vấn đề.
Tìm kiếm một giải pháp cho một vấn đề chỉ củng cố thêm nó. Giải pháp không rời khỏi vấn đề nhưng chỉ ở trong chính vấn đề. Chúng ta phải nhìn thấy vấn đề mới mẻ lại và không qua bức màn của quá khứ. Không trọn vẹn của đáp lại thách thức tạo ra vấn đề. Không trọn vẹn này phải được hiểu rõ chứ không là thách thức. Chúng ta hăm hở muốn thấy cái mới mẻ, và chúng ta không thể thấy nó bởi vì hình ảnh của quá khứ ngăn cản trực nhận rõ ràng của nó. Chúng ta đáp lại thách thức chỉ như những người Thiên chúa giáo, những người Ấn độ giáo hay những người Phật giáo, hay như những người thuộc cánh tả hay cánh hữu, và điều này luôn luôn tạo xung đột thêm nữa. Vì vậy điều quan trọng không là thấy cái mới mẻ nhưng là xóa sạch cái cũ kỹ. Khi đáp lại là trọn vẹn với thách thức vậy thì không còn xung đột, không còn vấn đề. Điều này phải được thấy trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta chứ không phải trong báo chí.
Sự liên hệ là thách thức của cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn và tôi và một người khác không biết làm cách nào gặp gỡ lẫn nhau, chúng ta đang tạo ra những quy định nuôi dưỡng chiến tranh. Vì thế vấn đề của thế giới là vấn đề của bạn. Bạn không khác biệt thế giới. Thế giới là bạn. Bạn là gì; thế giới cũng như vậy. Bạn có thể cứu thoát thế giới, mà là chính bạn, chỉ trong hiểu rõ về liên hệ trong cuộc sống hàng ngày của bạn, không phải qua niềm tin được gọi là tôn giáo, hay của cánh tả hay cánh hữu, hay qua bất kỳ hình thức đổi mới, dù rằng nó rộng lớn đến chừng nào chăng nữa. Hy vọng không ở trong chuyên gia, trong học thuyết, hay trong người lãnh đạo mới. Nó ở trong bạn.
Bạn có lẽ hỏi làm thế nào bạn, đang sống một cuộc sống tầm thường trong một vòng tròn giới hạn, có thể gây ảnh hưởng cho sự khủng hoảng hiện nay của thế giới. Bạn không nghĩ rằng bạn sẽ có thể hay sao. Đấu tranh hiện nay là kết quả của quá khứ mà bạn và một người khác đã tạo ra. Nếu bạn và một người khác không thay đổi cơ bản sự liên hệ hiện nay, bạn sẽ chỉ góp phần cho đau khổ thêm mữa. Điều này không cường điệu quá đâu. Nếu bạn tìm hiểu nó thâm sâu, bạn sẽ thấy sự liên hệ của bạn với một người khác, khi được mở rộng ra, tạo ra xung đột và thù địch của thế giới như thế nào.
Thế giới là bạn. Nếu không có sự thay đổi của cá thể mà là bạn, không thể có sự cách mạng cơ bản trong thế giới. Cách mạng trong trật tự xã hội nếu không có sự thay đổi cá thể sẽ chỉ dẫn đến xung đột và thảm họa thêm nữa. Bởi vì xã hội là sự liên hệ của bạn và tôi và một người khác. Nếu không có sự cách mạng cơ bản trong liên hệ này, tất cả mọi nỗ lực tạo ra hòa bình chỉ là một đổi mới, dù rằng nó cách mạng đến chừng nào chăng nữa, nó là quay trở lại khuôn mẫu cũ kỹ.
Sự liên hệ được đặt nền tảng trên đòi hỏi lẫn nhau chỉ mang lại xung đột. Dù rằng chúng ta lệ thuộc vào nhau đến chừng nào chăng nữa, chúng ta đang sử dụng lẫn nhau cho một mục đích, cho một kết thúc. Có một kết thúc trong quan điểm, liên hệ không còn nữa. Bạn có lẽ sử dụng tôi và tôi có lẽ sử dụng bạn. Trong việc sử dụng này, chúng ta không còn hiệp thông. Một xã hội được đặt nền tảng trên sự sử dụng lẫn nhau là nền tảng của bạo lực. Khi chúng ta sử dụng một người khác chúng ta chỉ có hình ảnh của kết thúc phải đạt được. Kết thúc, điều đạt được, ngăn cản sự liên hệ, hiệp thông. Trong sử dụng một người khác, dù rằng nó có lẽ gây thỏa mãn hay an ủi đến chừng nào chăng nữa, luôn luôn có sợ hãi. Để lẩn tránh sợ hãi này,
chúng ta phải chiếm hữu. Từ chiếm hữu này lại phát sinh ganh tị, ngờ vực, và xung đột liên tục. Một liên hệ như thế không bao giờ có thể mang lại hạnh phúc.
Một xã hội mà cấu trúc của nó được đặt nền tảng thuần túy trên nhu cầu, dù thuộc vật chất hay tâm lý, chắc chắn phải nuôi dưỡng xung đột, hoang mang và đau khổ. Xã hội là sự chiếu rọi của chính bạn trong liên hệ với một người khác, trong đó nhu cầu và sử dụng là yếu tố thống trị. Khi bạn sử dụng một người khác cho nhu cầu của bạn, thuộc vật chất hay tâm lý, trong thực tế không có liên hệ chút nào cả; bạn thực sự không tiếp xúc cùng người còn lại, không hiệp thông cùng người còn lại. Làm thế nào bạn có thể hiệp thông cùng người còn lại, khi người còn lại được sử dụng như một món đồ đạc, cho sự tiện lợi và thoải mái của bạn? Vì vậy việc cốt lõi là phải hiểu rõ được ý nghĩa của sự liên hệ trong cuộc sống hàng ngày.
Chúng ta không hiểu rõ sự liên hệ; toàn qui trình tồn tại của chúng ta, tư tưởng của chúng ta, hoạt động của chúng ta, tạo ra sự cô lập mà ngăn cản liên hệ. Những người tham vọng, những người mưu mẹo, những người tin tưởng, không có liên hệ với một người khác. Anh ấy chỉ sử dụng một người khác, mà dẫn đến rối loạn và thù địch. Sự rối loạn và thù địch tồn tại trong cấu trúc xã hội hiện nay của chúng ta; chúng sẽ tồn tại trong mọi xã hội được đổi mới chừng nào còn không có sự cách mạng cơ bản trong thái độ của chúng ta đối với một người khác. Chừng nào chúng ta còn sử dụng một người khác như một phương tiện để đạt được một kết thúc, dù nó cao quí bao nhiêu, chắc chắn sẽ có bạo lực và vô trật tự.
Nếu bạn và tôi tạo ra sự cách mạng cơ bản trong chính chúng ta mà không được đặt nền tảng trên nhu cầu lẫn nhau, thuộc vật chất hay tâm lý, vậy thì sự liên hệ của chúng ta với người còn lại không trải qua một thay đổi cơ bản hay sao? Khó khăn của chúng ta là chúng ta có một hình ảnh của một xã hội được tổ chức mới mẻ nên là gì và chúng ta cố gắng phù hợp chính chúng ta vào khuôn mẫu đó. Khuôn mẫu đó dĩ nhiên chỉ là tưởng tượng. Nhưng điều gì thực sự là cái đó mà chúng ta thực sự là, trong hiểu rõ chúng ta là gì, được nhìn thấy rõ ràng trong cái gương của sự liên hệ hàng ngày. Tuân theo khuôn mẫu chỉ mang lại xung đột và rối loạn thêm nữa.
Sự vô trật tự và đau khổ trong xã hội hiện nay phải được tự giải quyết lấy. Nhưng bạn và tôi và một người khác có thể và phải thấy được sự thật của
liên hệ và vì vậy bắt đầu một hành động mới mẻ không được đặt nền tảng trên nhu cầu và thỏa mãn lẫn nhau. Chỉ đổi mới cấu trúc hiện nay của xã hội, nếu không thay đổi sự liên hệ của chúng ta, là quay trở lại khuôn mẫu cũ kỹ. Một cách mạng duy trì việc sử dụng con người để đạt được một kết thúc, dù rằng nó hứa hẹn đến chừng nào chăng nữa, tạo ra những cuộc chiến tranh thêm nữa và những đau khổ không kể xiết. Kết thúc luôn luôn là sự chiếu rọi của tình trạng bị quy định riêng của chúng ta. Dù rằng nó có lẽ đầy hứa hẹn và hoang tưởng đến chừng nào chăng nữa, kết thúc chỉ là một phương tiện của rối loạn và đau khổ thêm nữa. Điều gì quan trọng trong tất cả việc này là không phải những khuôn mẫu mới mẻ, những thay đổi hời hợt mới mẻ, nhưng hiểu rõ toàn qui trình của con người, mà là chính bạn.
Trong tiến hành hiểu rõ chính bạn, không phải trong cô lập nhưng trong liên hệ, bạn sẽ phát hiện rằng có một thay đổi bền vững, thâm sâu mà trong đó sự sử dụng một người khác như một phương tiện cho sự thỏa mãn tâm lý riêng của bạn kết thúc. Điều gì quan trọng không là hành động như thế nào, tuân theo khuôn mẫu nào, hay học thuyết nào là hay nhất, nhưng hiểu rõ về sự liên hệ của bạn với một người khác. Hiểu rõ này là sự cách mạng duy nhất, và không là sự cách mạng được đặt nền tảng trên ý tưởng. Bất kỳ sự cách mạng nào được đặt nền tảng trên một học thuyết chỉ duy trì con người như một phương tiện.
Vì bên trong luôn luôn thắng thế bên ngoài, nếu không hiểu rõ toàn qui trình tâm lý này, mà là chính bạn, không có nền tảng cho suy nghĩ. Bất kỳ tư tưởng nào sinh ra một khuôn mẫu của hành động sẽ chỉ dẫn đến ngu dốt và rối loạn thêm nữa.
Chỉ có một cách mạng cơ bản. Cách mạng này hiện hữu khi nhu cầu sử dụng một người khác kết thúc. Thay đổi này không là một trừu tượng, một sự việc được ao ước, nhưng là một thực tế có thể trải nghiệm được, vì chúng ta bắt đầu hiểu rõ phương cách của sự liên hệ của chúng ta. Cách mạng cơ bản này có thể được gọi là tình yêu; nó là nhân tố sáng tạo duy nhất mang lại sự thay đổi trong chính chúng ta và vì vậy trong xã hội.
Bombay, ngày 9 tháng 3 năm 1955
Người hỏi: Làm thế nào tôi được tự do khỏi sợ hãi?
Krishnamurti: Sợ hãi là gì? Sợ hãi tồn tại chỉ trong sự liên hệ với một việc gì đó, nó không tự tồn tại. Sợ hãi tồn tại trong sự liên hệ với một ý tưởng, với một con người, liên quan với việc mất mát tài sản, và vân vân. Người ta có lẽ sợ hãi chết, mà là cái không biết được . Có sợ hãi về ý kiến của công chúng, về điều gì mọi người sẽ nói, sợ hãi mất một công việc làm, sợ hãi bị la mắng hay càu nhàu. Có nhiều hình thức của sợ hãi, sâu xa và hời hợt, nhưng tất cả sợ hãi đều ở trong sự liên hệ với một điều gì đó. Vì vậy khi chúng ta hỏi, “Tôi có thể được tự do khỏi sợ hãi hay không?” nó thực sự có nghĩa rằng, “Tôi có thể được tự do khỏi tất cả sự liên hệ hay không?” Bạn hiểu chứ? Nếu nó là sự liên hệ đang gây ra sợ hãi, vậy thì khi hỏi liệu rằng người ta có thể được tự do khỏi sợ hãi cũng giống như hỏi liệu rằng người ta có thể sống cô lập được hay không. Rõ ràng không con người nào làm được việc đó. Không có một sự việc như là sống trong cô lập, người ta chỉ có thể sống trong liên hệ. Vì vậy muốn được tự do khỏi sợ hãi người ta phải hiểu rõ liên hệ, liên hệ của cái trí với những ý tưởng riêng của nó, với những giá trị nào đó, liên hệ giữa người chồng và người vợ, giữa con người và tài sản của anh ấy , giữa con người và xã hội. Nếu tôi có thể hiểu rõ liên hệ của tôi với bạn, vậy thì không có sợ hãi, bởi vì sợ hãi không tồn tại một mình, nó tự tạo ra trong liên hệ. Vậy thì vấn đề của chúng ta, không phải làm thế nào được tự do khỏi sợ hãi, nhưng trước hết phải tìm ra ngay lúc này sự liên hệ của chúng ta là gì, và sự liên hệ đúng đắn là gì. Chúng ta không phải thiết lập sự liên hệ đúng đắn, bởi vì trong chính hiểu rõ về liên hệ, liên hệ đúng đắn hiện hữu.
Tôi nghĩ rất quan trọng phải hiểu rằng không một cái gì có thể sống trong cô lập được. Mặc dù bạn có lẽ trở thành một thầy tu hay một người ẩn dật, khoác vào một cái áo và tự tách biệt bạn, tự tách rời bạn trong một niềm tin, không một con người nào có thể sống trong cô lập. Nhưng cái trí đang theo đuổi cô lập trong sự khép kín của “trải nghiệm của tôi,” “niềm tin của tôi,” “người vợ của tôi,” “người chồng của tôi,” “tài sản của tôi,” mà là một qui trình của loại trừ. Cái trí đang tìm kiếm sự cô lập trong tất cả những liên hệ của nó và vì vậy có sợ hãi. Vì vậy vấn đề của chúng ta là hiểu rõ sự liên hệ.
Vậy thì sự liên hệ là gì? Khi bạn nói rằng, “Tôi có liên hệ,” điều đó có nghĩa là gì? Ngoại trừ sự liên hệ thuần túy vật chất qua tiếp xúc, qua máu mủ, qua di truyền, sự liên hệ của chúng ta được đặt nền tảng trên những ý tưởng, phải vậy không? Chúng ta đang tìm hiểu cái gì là, không phải cái gì
nên là. Hiện nay liên hệ của chúng ta được đặt nền tảng trên những ý tưởng, trên ý tưởng chúng ta suy nghĩ sự liên hệ là gì. Đó là, sự liên hệ của chúng ta với mọi thứ là một trạng thái lệ thuộc. Tôi tin tưởng một ý tưởng nào đó bởi vì tin tưởng đó cho tôi sự thanh thản, sự an toàn, một ý thức thịnh vượng; nó hành động như một phương tiện để kỷ luật, kiểm soát, kềm hãm tư tưởng của tôi cho phù hợp vào đó. Vì vậy sự liên hệ của tôi với ý tưởng đó được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, và nếu bạn tước đoạt niềm tin của tôi trong nó tôi bị hụt hẫng, tôi không biết làm thế nào để suy nghĩ, đánh giá. Nếu không có niềm tin trong Chúa, hay trong ý tưởng không có Chúa, tôi cảm thấy mất an toàn, vì vậy tôi lệ thuộc vào niềm tin đó.
Sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta không là trạng thái lệ thuộc tâm lý hay sao? Tôi không đang nói sự lệ thuộc sinh học lẫn nhau, mà hoàn toàn khác hẳn. Tôi lệ thuộc vào con trai của tôi vì tôi muốn cậu ta là một cái gì đó mà tôi không là. Cậu ta là sự thành tựu của tất cả những hy vọng của tôi, những ham muốn của tôi; cậu ta là sự bền vững của tôi, sự tiếp tục của tôi. Vì vậy sự liên hệ của tôi với cậu con trai của tôi, với người vợ của tôi, với con cái của tôi, với những người hàng xóm của tôi, là một trạng thái lệ thuộc tâm lý, và tôi sợ hãi ở trong một trạng thái không lệ thuộc. Tôi không biết điều đó có nghĩa là gì, vì vậy tôi lệ thuộc vào những quyển sách, vào sự liên hệ, vào xã hội; tôi lệ thuộc vào tài sản để cho tôi sự an toàn, vị trí, thanh danh. Và nếu tôi không lệ thuộc vào những việc này, vậy thì tôi lệ thuộc vào những trải nghiệm mà tôi đã có, vào những tư tưởng riêng của tôi, vào sự vĩ đại của những theo đuổi riêng của tôi.
Vậy thì theo tâm lý, liên hệ của chúng ta được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, và đó là lý do tại sao có sợ hãi. Vấn đề không phải làm thế nào để không lệ thuộc, nhưng chỉ thấy sự thật rằng chúng ta bị lệ thuộc. Nơi nào có quyến luyến không có tình yêu. Bởi vì bạn không biết thương yêu như thế nào, nên bạn lệ thuộc, và vì vậy có sợ hãi. Điều gì quan trọng là thấy được sự thật đó, và không hỏi thương yêu như thế nào, hay làm thế nào được tự do khỏi sợ hãi. Trong chốc lát bạn có lẽ quên đi sự sợ hãi của bạn qua những vui chơi, qua lắng nghe máy thâu thanh, qua đọc những kinh Thánh hay đến đền chùa hay nhà thờ, nhưng tất cả chúng đều là những tẩu thoát. Không có nhiều khác biệt giữa một người dựa vào nhậu nhẹt và một người dựa vào những quyển sách tôn giáo, giữa những người đi đến những ngôi nhà được nghĩ là của Chúa và những người đi đến rạp chiếu bóng, bởi vì tất cả họ đều đang tẩu thoát. Nhưng khi bạn đang lắng nghe, nếu bạn có thể thực sự thấy
được sự thật rằng nơi nào có lệ thuộc trong liên hệ phải có sợ hãi, phải có đau khổ, rằng nơi nào có quyến luyến không thể có tình yêu, nếu lúc này khi bạn đang lắng nghe, bạn có thể thấy được sự thật đơn giản đó và hiểu rõ nó ngay tức khắc, vậy thì bạn sẽ phát hiện một sự việc lạ thường xảy ra. Nếu không phủ nhận, chấp nhận hay cho những ý kiến về nó, nếu không trích dẫn điều này hay điều kia, chỉ lắng nghe sự thật rằng nơi nào có quyến luyến không có tình yêu, và nơi nào có lệ thuộc có sợ hãi. Tôi đang nói về sự lệ thuộc tâm lý, không phải nói về sự lệ thuộc của bạn vào người bán sữa để mang sữa cho bạn, hay sự lệ thuộc của bạn vào xe lửa, hay vào một cây cầu. Chính là lệ thuộc phía bên trong này về những ý tưởng, về con người, về tài sản, mới nuôi dưỡng sợ hãi. Vì vậy, bạn không thể nào được tự do khỏi sợ hãi chừng nào bạn còn không hiểu rõ sự liên hệ, và sự liên hệ có thể được hiểu rõ chỉ khi nào cái trí quan sát tất cả những liên hệ của nó, mà là sự khởi đầu của hiểu rõ về chính mình.
Bây giờ liệu bạn có thể lắng nghe tất cả việc này thật dễ dàng, không cần nỗ lực hay không? Nỗ lực hiện hữu chỉ khi nào bạn đang cố gắng nắm bắt một cái gì đó, khi bạn đang cố gắng làm một cái gì đó. Nhưng nếu bạn không đang có cố gắng để được tự do khỏi sợ hãi, bạn có thể lắng nghe sự thật rằng quyến luyến hủy diệt tình yêu, vậy thì chính sự thật đó sẽ ngay tức khắc giải thoát cái trí khỏi sợ hãi. Không thể có tự do khỏi sợ hãi chừng nào còn không có hiểu rõ về chính mình. Cái tôi được bộc lộ chỉ trong liên hệ. Trong việc quan sát cách tôi đang nói chuyện với người hàng xóm của tôi, cách tôi coi trọng tài sản, cách tôi bám vào niềm tin, hay vào trải nghiệm, hay vào hiểu biết, đó là, trong khi khám phá sự lệ thuộc riêng của tôi, tôi bắt đầu đánh thức được toàn tiến hành của hiểu rõ về chính mình.
Vì vậy làm thế nào vượt khỏi sợ hãi không là điều quan trọng. Bạn có thể nhậu nhẹt và quên bẵng nó. Bạn có thể đi đến nhà thờ hay đền chùa và làm mất mình trong những hành động cung kính, trong những từ ngữ thì thầm, hay trong hiến dâng, nhưng sợ hãi chờ đợi bạn ở góc đường khi bạn đi ra. Có kết thúc sợ hãi chỉ khi nào bạn hiểu rõ liên hệ của bạn với mọi sự vật sự việc, và hiểu rõ đó không hiện hữu nếu không có hiểu rõ về chính mình. Hiểu rõ về chính mình không là một việc gì đó xa xôi; nó bắt đầu ở đây, ngay lúc này, trong khi quan sát cách bạn cư xử với những người khác, người vợ của bạn, con cái của bạn. Sự liên hệ là cái gương trong đó bạn thấy chính bạn như bạn là. Nếu bạn có thể thấy chính bạn như bạn là mà không có bất kỳ đánh giá nào, vậy thì có kết thúc sợ hãi, và từ đó có một ý
thức lạ thường của tình yêu. Tình yêu là một cái gì đó không thể được vun quén; tình yêu không là một sự việc được mua bởi cái trí. Nếu bạn nói rằng, “Tôi sẽ luyện tập để có từ bi,” vậy thì từ bi là một sự việc của cái trí, và vì vậy không là tình yêu. Tình yêu hiện hữu bí mật, không biết được, trọn vẹn, khi chúng ta hiểu rõ toàn tiến hành của liên hệ. Lúc đó cái trí yên lặng, nó không đổ đầy tâm hồn bằng những sự việc của cái trí, và vì vậy cái đó là tình yêu có thể hiện hữu.
Colombo, ngày 13 tháng 1 năm 1957
Nếu tất cả các bạn đều nghiêm túc trong dự tính của bạn, bạn phải hiểu rõ sự liên hệ giữa chính bạn và người nói. Không phải người nào đó đang dạy dỗ bạn; trái lại, bạn và tôi như những cá thể sắp sửa học hỏi, và không có sự phân chia giữa người dạy và người được dạy. Một phân chia như thế không đạo đức, không tinh thần, không tôn giáo. Làm ơn hãy hiểu rõ điều này rành mạch. Tôi không là giáo điều hay đang khẳng định. Chừng nào chúng ta còn không hiểu rõ sự liên hệ giữa bạn và người nói, chúng ta sẽ vẫn còn duy trì một vị trí giả dối. Đối với tôi chỉ có học hỏi, không có người biết và người không biết. Cái khoảnh khắc bất kỳ người nào nói rằng anh ấy biết, anh ấy không biết gì cả. Sự thật không phải để được biết. Cái gì được biết là một sự việc của quá khứ; nó đã chết rồi. Sự thật là đang sống, không đứng yên; vì vậy bạn không thể nào biết được sự thật. Sự thật ở trong chuyển động liên tục, nó không có nơi chỗ cố định, và một cái trí bị trói buộc bởi một niềm tin, bởi hiểu biết, bởi một quy định đặc biệt, không có khả năng hiểu rõ sự thật là gì.
***
Hiểu rõ về chính mình là khởi đầu của thông minh. Hiểu rõ về chính mình này không phải được thâu lượm từ những quyển sách, nhưng bạn có thể tìm được nó cho chính bạn qua quan sát sự liên hệ hàng ngày của bạn với người vợ hay người chồng của bạn, với con cái của bạn, với ông chủ của bạn, với người soát vé xe buýt. Chính là qua tỉnh thức được chính bạn trong sự liên hệ của bạn với một người khác bạn mới khám phá được sự làm việc của cái trí riêng của bạn, và hiểu rõ về chính bạn này là khởi đầu của tự do khỏi tình trạng bị quy định. Nếu bạn thâm nhập nó sâu xa hơn nữa, bạn sẽ phát hiện rằng cái trí trở nên rất yên lặng, hoàn toàn tĩnh lặng. Tĩnh lặng này
không là sự đứng yên của một cái trí bị kỷ luật, bị nhốt giữ, bị kiểm soát, nhưng tĩnh lặng mà đến khi, qua hiểu rõ về liên hệ, cái trí đã không còn là trung tâm của tánh tư lợi. Một cái trí như vậy có khả năng theo sát cái đó vượt khỏi sự đo lường của cái trí.
London, ngày 18 tháng 5 năm 1961
Tôi nghĩ rằng hầu hết chúng ta đều biết cô độc là gì. Chúng ta biết trạng thái đó khi tất cả liên hệ bị cắt đứt, khi không còn ý thức về tương lai hay về quá khứ, một ý thức của bị tách rời hoàn toàn . Bạn có lẽ ở cùng nhiều người, trong một chiếc xe buýt đông đúc, hay chỉ đang ngồi cạnh một người bạn, người chồng hay người vợ của bạn, và bỗng nhiên cơn sóng này ập vào bạn, ý thức của sự trống không khủng khiếp này, và phản ứng theo bản năng là thoát khỏi nó. Vì vậy bạn bật máy thâu thanh, nói chuyện, hay tham gia tổ chức nào đó, hay giảng về Chúa, sự thật, tình yêu, và tất cả những chuyện như thế. Bạn có lẽ tẩu thoát nhờ Chúa, hay nhờ rạp chiếu bóng; mọi tẩu thoát đều giống nhau. Và cái phản ứng là sự sợ hãi của ý thức bị tách rời hoàn toàn này, và tẩu thoát. Bạn biết tất cả những tẩu thoát qua chủ nghĩa quốc gia, quốc gia của bạn, con cái của bạn, danh tánh của bạn, tài sản của bạn, vì tất cả những chuyện này bạn sẵn lòng đấu tranh, chiến đấu, chết.
Bây giờ nếu người ta nhận ra rằng tất cả những tẩu thoát đều giống nhau, và nếu người ta thực sự thấy được ý nghĩa của một tẩu thoát, vậy thì bạn vẫn còn tẩu thoát chứ? Hay là không còn tẩu thoát nữa? Và nếu bạn không đang tẩu thoát, liệu còn có xung đột hay không? Bạn có theo dõi hay không? Chính là sự tẩu thoát khỏi “cái gì là”, sự nỗ lực để đạt được một cái gì đó khác hẳn “cái gì là,” mới tạo nên xung đột. Vì vậy một cái trí muốn vượt khỏi ý thức của trạng thái cô độc này, sự kết thúc đột ngột của tất cả ý thức về mọi liên hệ này, mà bao hàm trong đó ganh tị, ghen tuông, thâu lợi, cố gắng có đạo đức, và tất cả việc đó – trước hết phải đối diện nó, trải qua nó, để cho sợ hãi trong bất kỳ hình thức nào đều tan biến đi. Vì vậy liệu cái trí có thể thấy được sự vô ích của tất cả những tẩu thoát qua một tẩu thoát hay không? Vậy thì không có xung đột, phải không? Bởi vì không có người quan sát về trạng thái cô độc; có trải nghiệm về nó. Bạn theo kịp không? Trạng thái cô độc này là sự kết thúc của tất cả liên hệ; những ý tưởng không còn là vấn đề nữa; tư tưởng đã mất đi ý nghĩa của nó. Tôi đang diễn tả nó,
nhưng làm ơn đừng chỉ lắng nghe bởi vì sau đó bạn sẽ được để lại những tro bụi mà thôi. Rốt cuộc ra, mục đích của những cuộc thảo luận này là thực sự làm tự do chính mình khỏi tất cả những trói buộc khủng khiếp này, để có một cái gì đó trong cuộc sống khác hơn là xung đột, sợ hãi, sầu thảm và buồn chán của sự hiện hữu.
Nơi nào không có sợ hãi có vẻ đẹp, không phải vẻ đẹp những thi sĩ diễn tả hay những họa sĩ vẽ lên và vân vân, nhưng một cái gì đó hoàn toàn khác hẳn. Và muốn khám phá vẻ đẹp người ta phải trải qua trạng thái cô độc hoàn toàn này; hay khác hơn, bạn không phải trải qua nó, nó ở đó. Bạn đã tẩu thoát khỏi nó, nhưng nó ở đó, luôn luôn đang theo sát bạn. Nó ở đó, trong tâm hồn và cái trí của bạn, trong thăm thẳm và những ngõ ngách của thân tâm bạn. Bạn đã che kín nó, đã tẩu thoát, chạy trốn; nhưng nó ở đó. Và cái trí phải trải nghiệm nó giống như được đốt cháy cho tinh khiết bởi ngọn lửa. Bây giờ liệu cái trí có thể làm việc này mà không có một phản ứng, mà không nói rằng nó là một trạng thái kinh hoàng hay không? Khoảnh khắc bạn có một phản ứng, có một xung đột. Nếu bạn chấp nhận nó, bạn vẫn còn chịu đựng gánh nặng của nó, và nếu bạn khước từ nó, bạn sẽ vẫn còn bất ngờ gặp nó ở quanh góc đường. Nếu không có bất kỳ phản ứng nào cái trí là trạng thái cô độc đó; nó không phải trải qua nó, nó là cái đó. Cái khoảnh khắc bạn suy nghĩ dựa vào trải qua và đến được một cái gì đó khác, lại nữa bạn ở trong xung đột. Khoảnh khắc bạn nói, “Làm thế nào tôi trải qua nó, làm thế nào tôi thực sự thấy nó?” bạn bị vướng lại trong xung đột.
Vì vậy có trạng thái trống không, có trạng thái cô độc lạ thường này mà không một người Thầy, không vị đạo sư, không ý tưởng, không hoạt động nào có thể làm mất đi được. Bạn đã lãng phí nhiều thời gian với tất cả những việc đó, đùa giỡn với tất cả những việc đó, nhưng chúng không thể nào lấp đầy trống không này; nó là một vực thẳm không đáy. Nhưng nó không là một vực thẳm không đáy ngay khoảnh khắc bạn đang trải nghiệm nó. Bạn hiểu rõ chứ?
Bạn thấy không, nếu cái trí được hoàn toàn tự do khỏi xung đột, tổng thể, trọn vẹn mà không có sợ hãi, kinh hoàng và lo âu, phải có sự trải nghiệm được ý thức lạ thường của không có liên hệ với bất kỳ cái gì. Từ trải nghiệm đó có một ý thức của cô đơn. Làm ơn đừng tưởng tượng rằng bạn có nó; nó là một sự việc cần nhiều gian khổ lắm. Chỉ trong ý thức của trạng thái cô đơn không còn sợ hãi đó, mới có một chuyển động hướng về cái vô
hạn, bởi vì chỉ đến lúc đó mới không có ảo tưởng, không có người tạo ra ảo tưởng, không có uy quyền tạo ra ảo tưởng. Chừng nào còn có xung đột, còn có uy quyền tạo ra ảo tưởng, và với sự ngừng lại toàn bộ xung đột tất cả sợ hãi đã kết thúc, và thế là không còn tìm kiếm thêm nữa.
Tôi tự hỏi liệu bạn có hiểu rõ không? Rốt cuộc ra, tất cả các bạn có mặt ở đây bởi vì các bạn đang tìm kiếm. Và nếu bạn tìm hiểu nó, bạn đang tìm kiếm cái gì? Bạn đang tìm kiếm cái gì đó vượt khỏi xung đột, đau khổ, chịu đựng, phiền muộn, lo âu này. Bạn đang tìm kiếm một phương cách để vượt khỏi. Nhưng nếu người ta hiểu rõ điều gì chúng ta đang nói, vậy thì tất cả những tìm kiếm đều kết thúc, đó là một trạng thái lạ thường của cái trí.
Bạn biết không, cuộc sống là một qui trình của thách thức và đáp lại, phải vậy không? Có thách thức bên ngoài – thách thức về chiến tranh, về chết, về hàng tá những sự việc khác nhau – và chúng ta đáp lại. Và thách thức luôn luôn mới mẻ, nhưng tất cả đáp lại của chúng ta đều luôn luôn cũ kỹ, bị quy định. Tôi không biết liệu điều này có rõ ràng hay chưa? Với mục đích đáp lại thách thức tôi phải công nhận nó, phải vậy không? Và nếu tôi công nhận nó, nó lại dựa vào quá khứ, vì vậy nó là cái cũ kỹ, rõ ràng là như thế. Làm ơn hãy thấy điều này bởi vì tôi muốn giải thích thêm tí nữa.
Đối với một con người sống rất hướng nội, những thách thức bên ngoài không đặt thành vấn đề, nhưng anh ấy vẫn có những thách thức và những đáp lại bên trong riêng của anh ấy . Trái lại tôi đang nói về một cái trí không còn đang tìm kiếm, và vì vậy không đang có một thách thức và một đáp lại. Việc này không là một trạng thái hài lòng mãn nguyện, một trạng thái hèn nhát. Khi bạn đã hiểu rõ ý nghĩa của thách thức bên ngoài và đáp lại, và ý nghĩa của thách thức bên trong mà người ta tự tạo cho chính người ta và đáp lại của nó, và đã trải qua được tất cả những điều này tức khắc, không phải mất hàng tháng hay hàng năm để trải qua nó, vậy thì cái trí không còn bị định hình bởi điều kiện sống; nó không còn có thể bị ảnh hưởng nữa. Cái trí đã trải qua sự cách mạng lạ thường này có thể gặp gỡ mọi vấn đề mà không có vấn đề nào để lại bất kỳ dấu vết nào, bất kỳ gốc rễ nào. Vậy thì mọi ý thức của sợ hãi đã biến mất.
Tôi không biết bạn có thể theo sát việc này thâm sâu đến mức độ nào. Bạn thấy không, lắng nghe không chỉ là đang nghe; lắng nghe là một nghệ thuật. Tất cả việc này là một phần của hiểu rõ về chính mình; và nếu người ta thực
sự đã lắng nghe và đã thâm nhập vào chính mình một cách sâu thẳm, nó là một tinh lọc. Và cái gì được tinh lọc nhận được một ơn lành mà không là ơn lành của những nhà thờ.
Madras, ngày 9 tháng 1 năm 1966
Cuộc sống của chúng ta như nó là, cuộc sống hàng ngày của chúng ta, là một vấn đề của liên hệ. Đang sống là một liên hệ. Liên hệ ám chỉ sự tiếp xúc, không chỉ vật chất nhưng còn tâm lý, cảm xúc, trí năng. Và chỉ có sự liên hệ khi nào có thương yêu vô hạn. Tôi không liên hệ với bạn, bạn không liên hệ với tôi, nếu cái gì giữa chúng ta chỉ là trí năng, từ ngữ; đó không là một liên hệ. Có liên hệ chỉ khi nào có một ý thức của tiếp xúc, một ý thức của chia sẻ, một ý thức của hiệp thông. Tất cả điều đó ám chỉ một thương yêu vô hạn.
Như nó thực sự là, sự liên hệ của chúng ta rất rối loạn, bất an, mâu thuẫn, và bị cô lập, mỗi người đang cố gắng thiết lập cho chính mình, quanh chính mình, trong chính mình, một hàng rào không thể tiếp cận được. Hãy tìm hiểu chính bản thân bạn, không phải bạn nên là gì, nhưng bạn là gì. Bạn quá khó khăn không thể tiếp cận được, mỗi người trong các bạn, bởi vì bạn có quá nhiều rào chắn, những ý tưởng, những tính khí, những trải nghiệm, những đau khổ, những quan tâm, những vấn đề làm xao lãng bạn. Hoạt động hàng ngày của bạn luôn luôn đang cô lập bạn; mặc dù bạn có lẽ lập gia đình và có con cái; bạn vẫn còn đang vận hành, đang hành động, trong chuyển động tự cho mình là trung tâm. Vì vậy thực sự hiếm khi có bất kỳ sự liên hệ nào giữa một người cha và một người mẹ, một người con gái và người chồng của cô ấy, và vân vân, ở trong cộng đồng.
Nếu chúng ta không thiết lập được sự liên hệ đúng đắn, tất cả cuộc sống của chúng ta sẽ là một trận chiến liên tục, cá thể cũng như tập thể. Bạn có lẽ nói rằng bạn, như một người làm công tác xã hội hay như một người xã hội, làm việc cho cộng đồng, quên chính bản thân bạn, nhưng thật ra bạn không quên bạn gì cả. Bạn không thể quên bạn bằng cách gắn kết chính bạn với một cái gì đó to tát hơn, được gọi là cộng đồng. Đó không là một hành động làm mất đi “cái tôi,” cái ngã. Trái lại đó là sự gắn kết của cái tôi với một cái gì đó to tát hơn, và vì vậy trận chiến tiếp tục, điều đó rõ ràng trong những quốc gia kia nơi họ nói nhiều về cộng đồng, về tập thể. Người cộng sản
luôn luôn đang nói về tập thể, nhưng anh ấy đã gắn kết chính anh ấy với tập thể đó. Vậy thì tập thể trở thành “cái tôi” mà vì nó anh ấy ao ước để tranh đấu và trải qua tất cả mọi loại tra tấn và kỷ luật, bởi vì anh ấy đã gắn kết chính anh ấy với tập thể, như một con người tôn giáo gắn kết chính anh ấy với một ý tưởng mà anh ấy gọi là Chúa. Và sự gắn kết đó vẫn còn là “cái tôi.”
Vì vậy như người ta quan sát, cuộc sống là liên hệ và được đặt nền tảng trên hành động của liên hệ đó, phải vậy không? Tôi liên hệ với bạn, với người vợ, người chồng, như một bộ phận của xã hội. Sự liên hệ của tôi với bạn hay với ông chủ của tôi tạo ra một hành động không chỉ đem lại lợi lộc cho tôi trước, mà còn cho cả cộng đồng, và động cơ của sự gắn kết bản thân tôi với cộng đồng cũng đem lại lợi lộc cho tôi nữa. Làm ơn hãy theo sát điều này; người ta phải hiểu rõ động cơ hành động của người ta.
Cuộc sống như nó là, thực sự mỗi ngày, là một trận chiến liên tục. Nó là khốn khổ, rối loạn liên tục, thỉnh thoảng kèm theo một thoáng hân hoan, kèm theo một chút vui thú. Vì vậy nếu không có một cách mạng cơ bản trong sự liên hệ của chúng ta, trận chiến sẽ tiếp tục, và không có giải pháp theo phương hướng đó. Làm ơn hãy nhận ra việc này. Không có một cách nào thoát khỏi trận chiến của liên hệ này; tuy vậy đó lại là điều gì chúng ta đang cố gắng làm. Chúng ta không nói rằng, “Liên hệ phải thay đổi, nền tảng sự liên hệ của chúng ta phải thay đổi.” Nhưng khi đang bị xung đột chúng ta lại cố gắng tẩu thoát khỏi nó qua vô vàn hệ thống triết lý, qua nhậu nhẹt, qua ái ân, qua mọi hình thức giải trí thuộc trí năng và cảm xúc. Vì vậy nếu không có một cách mạng cơ bản phía bên trong liên quan đến sự liên hệ của chúng ta – liên hệ là cuộc sống của chúng ta, liên hệ như nó là bây giờ: “người vợ của tôi,” “cộng đồng của tôi,” “ông chủ của tôi,” “sự liên hệ của tôi” – nếu không có một thay đổi cơ bản trong liên hệ, dù bạn có làm gì chăng nữa, có những ý tưởng cao quý chừng nào chăng nữa, có những cuộc nói chuyện, những cuộc thảo luận vô tận về Chúa và tất cả những chuyện như vậy, nó không có ý nghĩa gì cả, bởi vì tất cả việc đó là một tẩu thoát.
Vậy thì vấn đề nảy sinh: Làm thế nào tôi, đang sống trong liên hệ, tạo ra một thay đổi cơ bản trong sự liên hệ của tôi? Tôi không thể tẩu thoát khỏi liên hệ. Tôi có lẽ làm mê hoặc tôi; tôi có lẽ rút lui vào một tu viện, chạy trốn và trở thành một thầy tu, việc này hay việc kia, nhưng tôi vẫn còn tồn tại như một con người trong liên hệ. Sống là liên hệ. Vì vậy tôi phải hiểu rõ
nó và tôi phải thay đổi nó. Tôi phải tìm ra làm thế nào tạo ra được một thay đổi cơ bản trong liên hệ của tôi, bởi vì, rốt cuộc ra, sự liên hệ đó tạo ra những cuộc chiến tranh; đó là điều gì đang xảy ra trong quốc gia này giữa người Pakistan và người Ấn độ, giữa người Hồi giáo và người Ấn độ giáo, giữa người Ả rập và người Do thái. Vì vậy không có một cách nào thoát khỏi nhờ vào đền chùa, nhờ vào thánh đường, nhờ vào những nhà thờ Thiên chúa giáo, nhờ vào luận bàn kinh Vedanta, việc này, việc kia, và những hệ thống khác biệt khác nữa. Không có cách nào thoát khỏi nếu bạn, như một con người, không thay đổi cơ bản sự liên hệ của bạn.
Bây giờ câu hỏi nảy sinh: làm thế nào tôi có thể thay đổi, không phải một cách trừu tượng, sự liên hệ mà hiện nay được đặt nền tảng trên những vui thú và những theo đuổi tự cho mình là trung tâm? Đó là câu hỏi thực sự. Đúng chứ?
Điều này có nghĩa là thực sự hiểu rõ ham muốn và vui thú; hiểu rõ, không đang nói rằng, “Tôi phải đè nén ham muốn, tôi phải loại bỏ vui thú,” mà bạn đã làm trong hàng thế kỷ rồi – “Bạn phải làm việc mà không có ham muốn” – tôi không biết nó có ý nghĩa gì – “Bạn phải không có ham muốn” – nó không có ý nghĩa gì cả, bởi vì chúng ta đầy ham muốn, đang cháy bỏng cùng nó. Không tốt đẹp gì cả khi đàn áp ham muốn; nó vẫn còn ở đó, bị nhốt kín lại, và bạn nhét một cái nút trên nó, bạn kỷ luật chính bạn chống lại ham muốn. Điều gì xảy ra? Bạn trở nên cằn cỗi, tàn nhẫn!
Vì vậy người ta phải hiểu rõ ham muốn và hiểu rõ vui thú, bởi vì những giá trị và những đánh giá bên trong của chúng ta đều được đặt nền tảng trên vui thú, không phải trên bất kỳ những nguyên tắc hay ho, vĩ đại nào cả, nhưng chỉ trên vui thú. Bạn muốn Chúa, bởi vì điều đó cho bạn vui thú to tát hơn để thoát khỏi cuộc sống ngu xuẩn, xấu xa, đơn điệu này, mà chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Vì vậy nguyên tắc năng động của cuộc sống chúng ta là vui thú. Bạn không thể loại bỏ vui thú. Nhìn mặt trời lặn, thấy những chiếc lá tương phản ánh sáng đó, thấy vẻ đẹp của nó, sự tinh tế của nó là một ý thức tuyệt vời của hân hoan, có vẻ đẹp lớn lao trong nó. Bởi vì chúng ta đã khước từ, đè nén vui thú, chúng ta đã mất đi tất cả ý thức của vẻ đẹp. Trong cuộc sống của chúng ta không có vẻ đẹp; thực sự không có vẻ đẹp, thậm chí không có sự thưởng thức giỏi. Sự thưởng thức giỏi có thể được học hỏi, nhưng bạn không thể học hỏi vẻ đẹp. Muốn hiểu rõ vẻ đẹp, bạn phải hiểu rõ vui thú.
Vì vậy chúng ta phải hiểu rõ vui thú, nó có ý nghĩa gì, nó bắt đầu như thế nào, bản chất của nó, cấu trúc của nó, không phải phủ nhận nó. Đừng để chúng ta làm mê muội chính mình khi nói rằng, “ Những giá trị của tôi là những giá trị thần thánh. Tôi có những lý tưởng cao quý.” Khi bạn tìm hiểu sâu thẳm trong chính mình, bạn sẽ thấy rằng những giá trị của bạn, những ý tưởng của bạn, tầm nhìn của bạn, cách hành động của bạn, tất cả đều được đặt nền tảng trên vui thú. Vì vậy chúng ta sẽ tìm hiểu nó. Không chỉ bằng từ ngữ hay bằng trí năng, chúng ta thực sự sẽ tìm ra làm thế nào giải quyết được vui thú, nơi đúng đắn của nó, nơi sai lầm của nó, liệu rằng nó xứng đáng hay không xứng đáng. Điều này cần sự tìm hiểu rất cặn kẽ.
Muốn hiểu rõ vui thú chúng ta phải tìm hiểu ham muốn. Chúng ta phải tìm ra ham muốn là gì, nó đến như thế nào, cái gì khiến nó tồn tại lâu dài và liệu rằng ham muốn có thể kết thúc được hay không. Chúng ta phải hiểu rõ làm thế nào nó hiện hữu được, làm thế nào nó có được sự tiếp tục của nó, và liệu rằng nó có thể kết thúc được – như nó nên kết thúc. Nếu chúng ta không thực sự hiểu rõ điều này, chỉ giả vờ không ham muốn, tranh đấu không ham muốn, đều không có ý nghĩa gì cả; nó hủy hoại cái trí của bạn, biến dạng cái trí của bạn, suy đồi sự tồn tại của bạn. Và muốn hiểu rõ bất kỳ sự việc gì cần phải hiểu rõ, bạn cần một cái trí rõ ràng, thông minh, lành mạnh, không phải một cái trí bị biến dạng, không phải một cái trí bị sửa đổi, bị kiểm soát, bị định hình, bị nghiền nát khỏi sự rõ ràng của nó.
Vì vậy chúng ta sẽ tìm hiểu ham muốn lộ diện như thế nào. Làm ơn hãy theo sát tất cả việc này, bởi vì chúng ta sẽ thâm nhập vào một cái gì đó. Bạn phải bắt đầu từ ngay khởi đầu để hiểu rõ nơi nào sự tìm hiểu này sẽ dẫn chúng ta đến. Nếu bạn không có khả năng tìm hiểu việc này, bạn sẽ không thể hiểu rõ hay thâm nhập vào một cái gì đó. Vì vậy đừng nói rằng, “Tôi sẽ bỏ qua nó.”
Bạn biết không, hiểu rõ ham muốn lộ diện như thế nào rất dễ dàng. Tôi thấy cảnh hoàng hôn kỳ diệu đó. Có động thái thấy, và đang thấy vẻ đẹp của nó, màu sắc của nó, sự tinh tế của những chiếc lá tương phản bầu trời, những cành cây đen sẫm, nó đánh thức trong tôi sự ham muốn tiếp tục nhìn. Đó là: trực nhận, cảm giác, tiếp xúc, và ham muốn. Đúng chứ? Nó không là điều gì phức tạp lắm. Tôi thấy một chiếc xe hơi đẹp, được đánh bóng láng, những đường nét rõ ràng – trực nhận. Tôi sờ nó – cảm giác. Và sau đó ham
muốn. Tôi thấy một khuôn mặt đẹp, và toàn bộ máy của ham muốn, thèm khát, đam mê, nổi lên. Điều đó rất đơn giản.
Câu hỏi kế tiếp, hơi phức tạp hơn một chút, là: cái gì cho ham muốn đó kéo dài, sự tiếp tục? Nếu tôi có thể hiểu rõ việc đó, vậy thì tôi sẽ biết cách giải quyết sự ham muốn. Bạn đang theo kịp chứ? Sự rắc rối bắt đầu khi ham muốn có một tiếp tục. Vậy thì tôi tranh đấu để thành tựu được nó, vậy thì tôi ham muốn nó nhiều thêm. Nếu tôi có thể tìm được yếu tố thời gian của ham muốn, vậy thì tôi biết cách giải quyết nó như thế nào. Chúng ta sẽ tìm hiểu nó. Tôi sẽ giải thích nó cho bạn.
Chúng ta hiểu rõ ham muốn xuất hiện như thế nào: thấy chiếc xe hơi, cảnh hoàng hôn, một khuôn mặt đẹp, một lý tưởng tuyệt vời, một con người hoàn hảo. (Từ ngữ phủ nhận con người.) Chúng ta thấy ham muốn lộ diện như thế nào. Chúng ta sẽ tìm hiểu điều gì cho ham muốn uy quyền, sức mạnh để làm nó kéo dài thêm. Điều gì làm cho nó kéo dài? Rõ ràng, đó là tư tưởng. Tôi thấy chiếc xe hơi; tôi có một ham muốn mạnh mẽ và tôi nói rằng, “Tôi phải có nó.” Tư tưởng, bằng cách suy nghĩ về nó, cho nó sự kéo dài. Kéo dài đến bởi vì sự vui thú tôi nhận được từ tư tưởng của ham muốn đó. Đúng chứ? Tôi thấy một ngôi nhà đẹp, kiến trúc đẹp và đầy đủ tiện nghi, và có sự ham muốn. Sau đó tư tưởng chen vào và nói rằng, “Tôi ước rằng tôi có nó.” Sau đó tôi tranh đấu. Toàn bộ vấn đề bắt đầu. Tôi không thể có nó vì tôi là một người nghèo nàn; vì vậy nó làm tôi thất vọng, và tôi căm ghét; và thế là toàn bộ sự việc bắt đầu. Vì vậy khoảnh khắc tư tưởng như vui thú len lỏi vào ham muốn, vấn đề nảy sinh. Khoảnh khắc tư tưởng, được đặt nền tảng trên vui thú, len lỏi vào ham muốn, vậy thì vấn đề của xung đột, thất vọng, trận chiến bắt đầu.
Vì vậy nếu cái trí có thể hiểu rõ được toàn cấu trúc của ham muốn và cấu trúc của tư tưởng, vậy thì nó sẽ biết cách giải quyết ham muốn như thế nào. Đó là, chừng nào tư tưởng không len lỏi vào ham muốn, ham muốn kết thúc. Bạn hiểu rõ không? Hãy nhìn kìa! Tôi thấy một ngôi nhà đẹp và tôi có thể nói rằng nó đẹp. Có điều gì sai trái với nó đâu? Ngôi nhà có sự cân đối và sạch sẽ. Nhưng khoảnh khắc tư tưởng nói rằng, “Hạnh phúc biết bao khi có được nó và tuyệt vời làm sao nếu sống trong đó,” toàn bộ vấn đề bắt đầu. Vì vậy ham muốn không sai trái; ham muốn không bao giờ sai trái, nhưng tư tưởng len lỏi vào nó tạo ra vấn đề. Vì vậy thay vì hiểu rõ ham muốn và
hiểu rõ tư tưởng, chúng ta lại cố gắng đè nén ham muốn, kiểm soát ham muốn hay kỷ luật ham muốn. Đúng không?
Tôi hy vọng rằng bạn đang theo dõi tất cả điều này, không chỉ đang lắng nghe, nhưng cũng đang làm việc cực nhọc như người nói. Ngược lại bạn không đang tham gia. Bạn chỉ đang lắng nghe bằng một tai và nó sẽ chạy ra một tai khác; đó là việc gì tất cả chúng ta đều làm. Lắng nghe là chú ý. Và nếu bạn lắng nghe điều này thực sự, cùng toàn thân tâm của bạn, bạn sẽ thấy việc này, và vậy là bạn sẽ hiểu rõ cuộc sống là gì, một cách sống hoàn toàn khác hẳn.
Vì vậy chúng ta đang tìm hiểu bộ máy của suy nghĩ. Bộ máy của suy nghĩ theo căn bản được đặt nền tảng trên vui thú; nó là thích và không thích. Và trong vui thú luôn luôn có đau khổ. Rõ ràng là như thế! Tôi không muốn đau khổ, nhưng tôi muốn có sự tiếp tục liên tục của vui thú. Tôi muốn loại bỏ đau khổ. Nhưng muốn loại bỏ đau khổ, tôi cũng phải loại bỏ vui thú; hai điều này không thể tách rời nhau được, chúng là một. Vì vậy qua hiểu rõ về suy nghĩ, tôi sẽ tìm được liệu cái nguyên tắc về vui thú có thể bị phá vỡ hay không? Bạn hiểu rõ chứ?
Suy nghĩ của chúng ta được đặt nền tảng trên vui thú. Mặc dù chúng ta đã có nhiều đau khổ, không chỉ vật chất nhưng phía bên trong, nhiều đau khổ, nhiều lo âu, sợ hãi, kinh hoàng, thất vọng, tất cả chúng là kết quả của sự đòi hỏi để sống và thiết lập tất cả những giá trị trong vui thú này. Nó không có nghĩa rằng bạn phải sống không có vui thú, hay bạn phải buông thả trong vui thú. Nhưng khi hiểu rõ được toàn bộ cấu trúc của cái trí và bộ não, mà theo căn bản được đặt nền tảng trên vui thú, chúng ta sẽ biết làm thế nào quan sát ham muốn và không ngăn cản nó, và vì vậy làm thế nào kết thúc sự rối loạn và đau khổ mà có lẽ được sản sinh ra bằng cách kéo dài ham muốn. Đúng chứ?
Tư tưởng có tánh máy móc. Nó là một máy tính rất tốt. Nó đã học hỏi nhiều, có nhiều, nhiều trải nghiệm, không chỉ thuộc cá thể, tập thể, nhưng còn thuộc nhân loại. Nó ở đó trong ý thức cũng như trong tiềm thức. Toàn thể ý thức là cặn bã, là bộ máy, của tất cả suy nghĩ. Và suy nghĩ đó được đặt nền tảng không chỉ trên bắt chước và tuân phục, mà còn luôn luôn trên vui thú; tôi tuân phục bởi vì nó cho tôi vui thú; tôi theo sau một ai đó bởi vì nó cho tôi vui thú; tôi nói rằng, “Anh ấy sai trái,” bởi vì nó cho tôi vui thú. Khi
tôi nói rằng, “Đây là quốc gia của tôi, tôi sẵn lòng chết cho quốc gia này,” đó là bởi vì nó cho tôi vui thú, mà lại nữa được đặt nền tảng trên vui thú to tát hơn về an toàn và vân vân.
Vì vậy tư tưởng có tánh máy móc. Không đặt thành vấn đề tư tưởng của ai, gồm cả những vị đạo sư của bạn, những vị thầy của bạn, những triết gia của bạn. Nó là sự phản hồi của ký ức được tích lũy; và ký ức đó, nếu bạn tìm hiểu nó sâu sắc, đều được đặt nền tảng trên nguyên tắc của vui thú này. Bạn tin tưởng Đại ngã, linh hồn, hay bất cứ cái gì bạn tin tưởng; nếu bạn tìm hiểu thâm sâu thêm nữa, bạn sẽ thấy đó là vui thú! Bởi vì cuộc sống không vĩnh cửu, có chết, có sợ hãi, bạn hy vọng có một cái gì đó sâu xa hơn tất cả việc này, và với việc đó bạn cho nó một cái tên; điều này cho bạn sự thanh thản tuyệt vời, và thanh thản đó là vui thú. Vì vậy tư tưởng, bộ máy của suy nghĩ, dù bạn có lẽ nghĩ nó phức tạp như thế nào, tinh tế như thế nào, khởi nguồn như thế nào, đều được đặt nền tảng trên nguyên tắc này.
Vậy là bạn phải hiểu rõ điều này, và bạn chỉ có thể hiểu rõ khi bạn chú ý tổng thể. Bây giờ khi bạn lắng nghe bằng chú ý tổng thể đến điều gì đang được nói bạn sẽ ngay tức khắc thấy được sự thật của nó hay điều giả dối của nó. Không có gì giả dối về nó, bởi vì nó là sự thật. Chúng ta đang giải quyết những sự thật, chúng ta không bàn luận về những ý tưởng, những ý kiến của bạn hoặc ý kiến của một người nào đó. Đây là những sự thật, dù xấu xa hay đẹp đẽ. Trong suốt những thế kỷ này sang những thế kỷ khác chúng ta đã suy nghĩ, chúng ta đã nói với chính chúng ta, “Tư tưởng có thể thay đổi mọi thứ.” Tư tưởng được đặt nền tảng trên vui thú, và ý muốn là kết quả của vui thú, và chúng ta nói, “Từ đó chúng ta sẽ thay đổi mọi thứ.” Khi bạn tìm hiểu, bạn sẽ phát hiện rằng bạn không thể thay đổi một sự việc nào, nếu bạn không hiểu rõ nguyên tắc vui thú này.
Khi bạn hiểu rõ tất cả điều này, xung đột kết thúc. Bạn không kết thúc xung đột một cách cố ý, xung đột kết thúc mà không có nghĩa rằng bạn trở thành một cây rau. Bạn phải hiểu rõ ham muốn, quan sát nó đang vận hành hàng ngày và quan sát sự len lỏi của tư tưởng, mà cho ham muốn một yếu tố thời gian. Trong sự tìm hiểu và hiểu rõ việc này có kỷ luật tự nhiên. Hãy nhìn kìa! Lắng nghe điều gì đang được nói cần kỷ luật; lắng nghe không chỉ những từ ngữ nhưng phía bên trong, sâu thẳm, không lệ thuộc một khuôn mẫu nào. Chắc chắn chính động thái lắng nghe đó là kỷ luật – phải vậy không?
Khi cái trí hiểu rõ bản chất của vui thú, tư tưởng, ham muốn, chính hiểu rõ đó mang theo cùng nó kỷ luật. Vì vậy không có vấn đề chiều theo ý muốn, không chiều theo ý muốn – nên, hay không nên; tất cả việc đó đều biến mất. Nó giống như một thức ăn nào đó bạn ăn, bạn bị đau bụng. Nếu sự vui thú của cái lưỡi mạnh mẽ hơn cơn đau bụng của bạn, vậy thì bạn tiếp tục ăn, và bạn liên tục nói rằng, “Tôi không được ăn.” Nhưng khi cơn đau trở nên trầm trọng hơn, lúc đó bạn chú ý đến cái gì bạn ăn. Nhưng nếu bạn chú ý vào ngay khoảnh khắc đầu tiên khi bạn gặp đau đớn, vậy thì không cần thiết phải có xung đột giữa vui thú và đau đớn. Bạn đang theo dõi chứ?
Vì vậy tất cả điều này đưa chúng ta đến một vấn đề rõ ràng, đó là: người ta phải hoàn toàn là một ngọn đèn cho chính mình. Chúng ta không như vậy, chúng ta dựa vào những người khác. Khi bạn đang lắng nghe, bạn đang dựa vào người nói trình bày cho bạn làm việc gì. Nhưng nếu bạn lắng nghe rất cẩn thận, người nói không đang bảo bạn phải làm gì. Ông ta đang yêu cầu bạn tìm hiểu, ông ta đang giải thích cho bạn cách tìm hiểu như thế nào và điều gì được ngụ ý trong sự tìm hiểu đó. Bằng cách tìm hiểu rất cẩn thận, bạn được tự do khỏi tất cả mọi lệ thuộc và bạn là một ngọn đèn cho chính bạn. Điều đó có nghĩa rằng bạn hoàn toàn cô đơn.
Chúng ta không cô đơn; chúng ta cô độc. Bạn là kết quả của quá nhiều thế kỷ của văn hóa, truyền bá, ảnh hưởng, khí hậu, thức ăn, quần áo, điều gì người ta đã nói hay không nói, và vân vân; vì vậy bạn không cô đơn. Bạn là một kết quả. Và muốn là một ngọn đèn cho chính mình bạn phải cô đơn. Khi bạn đã gạt bỏ toàn bộ cấu trúc tâm lý của xã hội, của vui thú, của xung đột, bạn cô đơn.
Và cô đơn này không là một việc gì đó phải kinh hãi, một việc gì đó gây đau khổ. Chỉ khi nào có tách rời, khi có cô độc, có đau khổ; vậy thì có lo âu, vậy thì có sợ hãi. Cô đơn là một việc gì đó hoàn toàn khác hẳn, bởi vì chỉ cái trí cô đơn, cái trí đó không thể bị ảnh hưởng. Điều này có nghĩa cái trí đã hiểu rõ nguyên tắc của vui thú và vì vậy không có vấn đề gì có thể tác động được nó; không có gì, không nịnh nọt, không danh vọng, không khả năng, không tài năng có thể tác động được nó. Và cô đơn đó là cốt lõi.
Khi bạn thấy mặt trời lặn đầy chú ý, bạn cô đơn – phải vậy không? Vẻ đẹp luôn luôn cô đơn – không ở trong ý thức tách rời, ngu xuẩn. Chính là chất
lượng của một cái trí vượt khỏi mọi tuyên truyền, vượt khỏi yêu thích và không yêu thích thuộc cá thể, cái trí đó không đang vận hành dựa trên vui thú. Một cái trí có thể trực nhận vẻ đẹp chỉ trong cô đơn. Cái trí phải đến được trạng thái lạ thường đó khi nó không thể bị ảnh hưởng và vì vậy làm tự do chính nó khỏi tình trạng bị quy định về môi trường sống và tình trạng bị quy định về truyền thống, và vân vân. Chỉ một cái trí như thế mới có thể tiếp tục trong cô đơn của nó để tìm hiểu hay để quan sát tĩnh lặng là gì. Bởi vì chỉ trong tĩnh lặng bạn mới có thể nghe được tiếng rít của những con cú mèo kia. Nếu bạn huyên thuyên với những vấn đề của bạn và vân vân, bạn sẽ không bao giờ nghe được những tiếng cú kia. Bởi vì tĩnh lặng, bạn nghe. Bởi vì tĩnh lặng, bạn hành động. Và hành động là sống.
Khi bạn hiểu rõ ham muốn, vui thú, tư tưởng, bạn đã loại bỏ tất cả uy quyền, bởi vì uy quyền thuộc mọi loại nào, phía bên trong, phía bên ngoài, không dẫn bạn đến nơi nào cả. Bạn đã mất đi tất cả niềm tin trong mọi uy quyền, phía bên trong; vì vậy bạn không lệ thuộc vào bất kỳ người nào. Vì vậy qua sự tìm hiểu về tư tưởng và về vui thú của bạn, bạn được cô đơn. Và cô đơn ngụ ý tĩnh lặng; bạn không thể cô đơn nếu bạn không tĩnh lặng. Và từ tĩnh lặng đó là hành động. Điều này cần tìm hiểu thêm nữa.
Đối với chúng ta hành động được đặt nền tảng trên một ý tưởng, như một nguyên tắc, một niềm tin, một giáo điều, và tùy theo ý tưởng đó tôi hành động. Nếu tôi có thể phỏng đoán hành động đó tùy theo ý tưởng của tôi, tôi nghĩ rằng tôi là một người rất chân thật, một người rất cao quý. Nhưng luôn luôn có một khác biệt giữa ý tưởng và hành động, và vì vậy có xung đột. Khi có xung đột thuộc bất kỳ loại nào, không có rõ ràng. Bên ngoài bạn có lẽ rất thánh thiện, sống một cuộc sống tạm gọi là rất đơn giản, mà có nghĩa là một mảnh vải và một bữa cơm. Đó không là một cuộc sống đơn giản. Một cuộc sống đơn giản còn đòi hỏi và sâu sắc nhiều hơn việc đó. Một cuộc sống đơn giản là một cuộc sống trong đó không có xung đột.
Vì vậy tĩnh lặng hiện hữu bởi vì có cô đơn, và tĩnh lặng đó vượt khỏi ý thức. Ý thức là vui thú, tư tưởng, và bộ máy của tất cả việc đó, biết được hoặc không biết được. Trong lãnh vực đó không bao giờ có tĩnh lặng và vì vậy trong lãnh vực đó bất kỳ hành động nào sẽ luôn luôn tạo ra hoang mang, sẽ luôn luôn mang lại đau khổ, sẽ luôn luôn tạo tác phiền muộn.
Chỉ khi nào có hành động từ tĩnh lặng này thì đau khổ mới kết thúc. Nếu cái trí không hoàn toàn được tự do khỏi đau khổ, cá thể hay cái gì khác, nó sống trong tối tăm, trong sợ hãi và trong lo âu. Vì vậy, dù hành động của nó là gì chăng nữa, sẽ luôn luôn có rối loạn, và bất kỳ chọn lựa nào của nó, nó sẽ luôn luôn mang lại xung đột. Vì vậy khi người ta hiểu rõ tất cả việc đó, có tĩnh lặng, và nơi nào có tĩnh lặng, có hành động. Tĩnh lặng chính nó là hành động; không phải tĩnh lặng và sau đó hành động. Có thể việc này không bao giờ xảy ra cho bạn, hoàn toàn tĩnh lặng. Nếu bạn tĩnh lặng, bạn có thể nói từ tĩnh lặng đó, mặc dù bạn có những kỷ niệm, những trải nghiệm, hiểu biết của bạn. Nếu bạn không có hiểu biết, bạn không thể nói gì cả. Nhưng khi có tĩnh lặng, từ tĩnh lặng đó, có hành động và hành động đó không bao giờ bị phức tạp, không bao giờ bị rối loạn, không bao giờ bị mâu thuẫn.
Khi người ta đã hiểu rõ nguyên tắc của vui thú, tư tưởng, cô đơn này, và trống không của tĩnh lặng này, khi người ta đã đi thật xa rồi – không dựa vào thời gian, nhưng thực sự – vậy thì bởi vì có chú ý tổng thể, có một hành động của tĩnh lặng mà trong đó có bất động toàn bộ, và bất động này là hành động. Bởi vì nó bất động toàn bộ, có một nổ tung. Chỉ khi nào có một nổ tung toàn bộ thì mới có cái gì đó mới mẻ đang xảy ra – mới mẻ, mà không bị đặt nền tảng trên sự công nhận và vì vậy không thể trải nghiệm được. Vì vậy nó không là “Tôi trải nghiệm, và bạn đến học hỏi từ tôi làm cách nào để trải nghiệm.”
Vậy là tất cả những sự việc này đến một cách tự nhiên, dễ dàng, khi chúng ta hiểu rõ hiện tượng của tồn tại này, mà là liên hệ. Đối với hầu hết chúng ta, liên hệ là hoang mang, đau khổ, và để tạo ra một thay đổi sâu sắc, to lớn, một thay đổi cơ bản trong nó, người ta phải hiểu rõ ham muốn, vui thú, tư tưởng, và cũng cả bản chất của cô đơn. Rồi thì từ đó có tĩnh lặng. Và bởi vì nó bất động toàn bộ, tĩnh lặng đó hành động khi nó được yêu cầu hành động; nhưng bởi vì nó bất động toàn bộ và vì vậy không có bất kỳ chuyển động nào, có một nổ tung. Bạn biết không, những nhà khoa học đang nói rằng giải thiên hà được hình thành khi vật chất ngừng chuyển động và có một nổ tung. Chỉ khi nào có một nổ tung mới có một cái trí mới mẻ, một cái trí tôn giáo thực sự, hiện hữu. Và chỉ có một cái trí tôn giáo thực sự mới có thể giải quyết những vấn đề của con người.
Rishivalley, ngày 8 tháng 11 năm 1967
Tình yêu là gì? Chúng ta có thể hiểu rõ nó bằng từ ngữ và bằng trí năng, hay nó là một điều gì đó không thể diễn tả được bằng từ ngữ? Nó là gì mà mỗi người chúng ta gọi là tình yêu? Tình yêu có là cảm tính hay không? Tình yêu có là cảm xúc hay không? Tình yêu có thể được phân chia như thiêng liêng và dục vọng hay không? Liệu có tình yêu khi có ghen tuông hay hận thù, hay một động cơ ganh đua? Liệu có tình yêu khi mỗi người chúng ta đang tìm kiếm sự an toàn riêng của chúng ta, cả tâm lý lẫn vật chất, phía bên ngoài? Đừng đồng ý hay không đồng ý, bởi vì bạn bị trói buộc trong việc này. Chúng ta không đang nói về một tình yêu trừu tượng nào đó; một ý tưởng trừu tượng của tình yêu không có giá trị gì cả. Bạn và tôi có thể có những lý thuyết về nó, nhưng thực ra, cái sự việc mà chúng ta gọi là tình yêu là gì?
Có vui thú, vui thú dục tình, trong đó có ghen tuông, nhân tố sở hữu, nhân tố thống trị, ham muốn được chiếm hữu, điều khiển, kiểm soát, ngăn cản điều gì một người khác suy nghĩ. Biết được tất cả những phức tạp của việc này, chúng ta nói rằng phải có tình yêu thánh thiện, đẹp đẽ, không thể tiếp cận, không thể hủy hoại; chúng ta suy gẫm về nó và bị trói buộc trong thái độ đầy cảm xúc, cảm tính, hiến dâng, và bị mất hút. Bởi vì chúng ta không thể nào đo lường được cái sự việc mà con người gọi là tình yêu này chúng ta chạy trốn vào những trừu tượng mà tuyệt đối không chút giá trị nào cả. Đúng không? Vì vậy tình yêu là gì? Nó là vui thú và ham muốn hay sao? Nó là tình yêu của một người và không là của nhiều người hay sao?
Muốn hiểu rõ câu hỏi này – tình yêu là gì? – người ta phải tìm hiểu vấn đề của vui thú, vui thú dục tình, hay vui thú thống trị một người khác, kiểm soát hay kềm chế một người khác; và liệu rằng tình yêu có thuộc về một người, khước từ tình yêu thuộc toàn thể. Nếu người ta nói rằng, “Tôi yêu bạn,” nó loại trừ toàn thể phải không? Tình yêu thuộc về riêng tư hay không riêng tư? Chúng ta nghĩ rằng nếu người ta thương yêu một người, người ta không thể thương yêu toàn thể được, và nếu người ta thương yêu nhân loại thì người ta không thể nào thương yêu một người riêng biệt. Tất cả điều này chỉ ra rằng chúng ta có những ý tưởng về tình yêu nên là gì, phải không? Lại nữa đây là khuôn mẫu, qui tắc được phát triển bởi văn hóa trong đó chúng ta sống, hay khuôn mẫu mà người ta đã vun quén cho chính người ta.
Vậy thì đối với chúng ta những ý tưởng về tình yêu gây ra vấn đề nhiều hơn là sự kiện; chúng ta có những ý tưởng tình yêu là gì, nó nên là gì, nó không là gì. Những bậc thánh tôn giáo, bất hạnh thay cho nhân loại, đã công nhận rằng thương yêu một người phụ nữ là một điều gì đó hoàn toàn sai trái; bạn không thể nào đến gần được cái ý tưởng về Chúa của họ nếu bạn thương yêu một ai đó. Đó là, dục tình bị cấm đoán; nó bị gạt bỏ bởi những vị thánh, nhưng họ lại bị thống trị bởi nó, theo cách tổng quát. Vì vậy muốn tìm hiểu câu hỏi tình yêu là gì này, đầu tiên người ta phải xóa sạch tất cả những ý tưởng, tất cả những học thuyết của tình yêu là gì, hay nên là gì hay không nên là gì, và sự phân chia như là thiêng liêng hay không thiêng liêng. Chúng ta có thể làm việc đó được không?
***
Bây giờ, liệu rằng chúng ta, không phải như một phản ứng nhưng bởi vì chúng ta hiểu rõ toàn qui trình của sự phân chia giữa ý tưởng và sự kiện này, có thể gạt đi ý tưởng và thực sự đối diện sự kiện, thực tại? Nếu không sự phân chia giữa cái gì nên là và cái gì là này là một cách lừa dối nhất khi tiếp xúc cùng cuộc sống. Kinh Gita, kinh Bible, Jesus, Krishna, tất cả những người này, tất cả những quyển sách này, nói rằng, “Bạn nên, nên, nên.” Hãy gạt đi tất cả điều đó; nó là tất cả những ý tưởng, học thuyết; vậy thì chúng ta có thể nhìn vào thực tại. Vậy thì người ta có thể thấy rằng cảm xúc hay cảm tính không hiện diện nơi nào có tình yêu. Cảm xúc và cảm tính chỉ là những phản ứng của thích và không thích. Tôi thích bạn và tôi đầy nhiệt thành với bạn. Tôi thích nơi này, mà ngụ ý rằng tôi không thích nơi khác, và vân vân. Vẫn vậy cảm xúc và cảm tính nuôi dưỡng sự hung bạo. Bạn có khi nào thấy nó chưa? Gắn kết với một mảnh vải được gọi là lá cờ quốc gia là yếu tố của cảm xúc và cảm tính, và vì yếu tố đó các bạn sẵn sàng giết chết một người khác. Việc đó được gọi là tình yêu quốc gia của bạn, tình yêu người hàng xóm của bạn. Người ta có thể thấy rằng nơi nào cảm xúc và cảm tính chen vào, tình yêu không có. Chính cảm xúc và cảm tính mới nuôi dưỡng sự hung bạo của thích và không thích. Và người ta cũng có thể thấy rằng nơi nào có ganh tị, không có tình yêu. Rõ ràng là như vậy! Tôi ganh tị bạn bởi vì bạn có công việc tốt hơn, một vị trí tốt hơn, ngôi nhà đẹp hơn; bạn trông đẹp hơn, bạn thông minh hơn, nhạy bén hơn, và tôi ganh tị bạn. Thật ra tôi không nói rằng tôi ganh tị bạn, nhưng tôi ganh đua với bạn, mà là một hình thức của ganh tị, ghen tuông. Vì vậy ganh tị và ghen tuông không là tình yêu và tôi gạt nó đi. Tôi không tiếp tục bàn luận
về việc làm cách nào gạt chúng đi và trong khi đó lại tiếp tục ganh tị. Tôi thực sự xóa sạch nó đi như cơn mưa rửa hết bụi bặm của nhiều ngày trên một chiếc lá, tôi chỉ xóa sạch chúng đi.
Tình yêu có là vui thú và ham muốn, dục tình hay không? Hãy nhìn thử điều gì liên quan trong nó. Tình yêu có là vui thú hay không? Bạn biết rằng từ ngữ tình yêu đã bị chất đầy quá nhiều ý nghĩa rồi: “Tôi yêu quốc gia của tôi, tôi yêu quyển sách đó, tôi yêu thung lũng đó, tôi yêu vị vua của tôi, tôi yêu người vợ của tôi, tôi yêu Chúa.” Nó đã bị chất đầy quá nhiều. Liệu chúng ta có thể giải thoát từ ngữ đó khỏi những lớp vỏ của nhiều thế kỷ, bởi vì chúng ta phải dùng từ ngữ đó, hay không? Chúng ta chỉ có thể làm việc đó khi chúng ta tìm hiểu câu hỏi: tình yêu có là vui thú và ham muốn hay không? Chúng ta đã nói rằng, cách cư xử được đặt nền tảng trên nguyên tắc của vui thú thậm chí khi chúng ta thực hiện một hy sinh, nó vẫn còn được đặt nền tảng trên vui thú. Bạn quan sát nó xuyên suốt cuộc sống. Chúng ta cư xử theo một lối nào đó bởi vì nó làm hài lòng chúng ta, theo căn bản. Và nếu chúng ta không suy nghĩ nhiều về nó, chúng ta nói rằng tình yêu là vui thú. Vậy thì chúng ta sẽ tìm ra liệu tình yêu có vượt khỏi vui thú và vì vậy liệu nó có bao gồm vui thú hay không?
Vui thú là gì? Từ nơi tôi đang ngồi, qua một phân chia giữa những cái cây, tôi có thể trông thấy một quả đồi và một tảng đá trên đỉnh của nó. Nó hao hao giống như vùng quê nước Ý với một lâu đài và một ngôi làng trên quả đồi. Tôi có thể trông thấy những bông hoa cùng những chiếc lá lấp lánh ánh mặt trời sáng rực. Nó là một cảm giác tuyệt vời, nó là một vui thú tuyệt vời. Phải vậy không? Cảnh đó thực sự đẹp lắm. Có sự cảm nhận và sự thích thú khác thường trong nó. Đó là vui thú, phải không? Và điều gì sai trái với nó? Tôi trông thấy cảnh đẹp đó và cái trí nói rằng, “Đẹp làm sao đâu! Tôi ước tôi có thể luôn luôn trông thấy nó, không phải sống trong những thị trấn bẩn thỉu, nhưng sống ở đây yên lặng và không làm gì cả.” Tôi muốn nó được lặp lại và ngày mai tôi sẽ đến ngồi ở đây – dù rằng bạn có ở đây hay không – và trông thấy nó, bởi vì tôi trông thấy nó ngày hôm qua và tôi muốn tận hưởng nó ngày hôm nay. Thế là có sự vui thú trong lặp lại. Đúng chứ? Có sự tận hưởng dục tình của ngày hôm qua; tôi muốn nó được lặp lại ngày hôm nay và ngày mai. Đúng chứ? Tôi trông thấy cảnh quả đồi, cây cối, những bông hoa và ở ngay khoảnh khắc đó có sự tận hưởng trọn vẹn, sự tận hưởng của vẻ đẹp vô cùng. Có điều gì sai trái với nó? Chẳng có điều gì sai trái với nó cả, nhưng khi tư tưởng chen vào và nói rằng, “Ồ đẹp làm sao.
Tôi muốn nó được lặp lại,” lặp lại đó là bắt đầu của ham muốn, tìm kiếm vui thú, cho ngày mai. Vậy thì vui thú của ngày mai trở thành máy móc. Tư tưởng luôn luôn có tính máy móc, và nó dựng lên hình ảnh của quả đồi đó, của những cây cối đó; nó là ký ức của tất cả những sự việc đó, và vui thú mà tôi đã trải qua phải được lặp lại. Lặp lại đó là sự tiếp tục của ham muốn được củng cố thêm bởi tư tưởng. Chúng ta nói, “Tình yêu là vui thú, tình yêu là ham muốn” nhưng có phải vậy không? Tình yêu có là sản phẩm của tư tưởng hay không? Sản phẩm của tư tưởng là sự tiếp tục của ham muốn được gọi là vui thú. Tư tưởng đã sinh ra vui thú này bằng cách nghĩ về cái gì gây vui thú ngày hôm qua, mà tôi muốn được lặp lại ngày hôm nay.
Vì vậy tình yêu là một tiếp tục của tư tưởng, hay tư tưởng không liên quan gì đến tình yêu? Người ta có thể nói rằng tư tưởng không liên quan gì đến tình yêu cả, nhưng người ta chỉ có thể nói điều đó chân thật khi người ta thực sự hiểu rõ toàn bộ vấn đề của vui thú, ham muốn, thời gian, tư tưởng này – mà có nghĩa rằng có tự do. Cư xử chỉ có thể ngay tức khắc trong tự do. Hãy nhìn kìa, cách cư xử, thái độ sống lặp lại dựa vào một khuôn mẫu, nuôi dưỡng không chỉ sự liên hệ lặp lại, máy móc nhưng còn vô trật tự. Trong đó có một yếu tố thời gian. Chúng ta đang hỏi liệu rằng có một cách cư xử, một thái độ sống hoàn toàn được tự do, từng phút, từng giây; chỉ trong cư xử trọn vẹn đó, trong mỗi khoảnh khắc, mới có đạo đức, không có sự tiếp tục như ngày hôm qua và ngày mai.
Vì vậy tự do ở trong khoảnh khắc của hành động, mà là cư xử. Nó không liên quan gì đến ngày hôm qua hay ngày mai. Làm ơn hãy tìm hiểu nó một cách khác. Tình yêu có gốc rễ trong ngày hôm qua và ngày mai hay không? Cái gì có gốc rễ trong ngày hôm qua là tư tưởng. Tư tưởng là sự phản hồi của ký ức, và nếu tình yêu chỉ là ký ức, rõ ràng nó không là sự việc thực sự. Nếu tôi thương yêu bạn bởi vì bạn tốt với tôi ngày hôm qua, hay tôi không thích bạn vì bạn đã không cho tôi một cơ hội để làm việc này hay việc kia, vậy thì nó là một hình thức của tư tưởng, mà chấp nhận và phủ nhận.
Liệu có thể có tình yêu không cảm xúc và không cảm tính, không thuộc thời gian hay không? Đây không thuộc lý thuyết nhưng thực sự, nếu bạn thực sự đối diện nó. Vậy thì bạn sẽ phát hiện rằng tình yêu như thế vừa cả riêng tư lẫn không riêng tư, vừa cả một người lẫn nhiều người. Nó giống như bông hoa có hương thơm; bạn có thể ngửi nó hay là bạn có thể không lưu tâm.
Bông hoa đó dành cho mọi người và, cho một người mà cố gắng ngửi nó say sưa và nhìn ngắm nó, một niềm vui lớn lao.
Chúng ta có thể nói về điều này, hỏi những câu hỏi và tìm hiểu nó sâu sắc hơn, tìm hiểu nó chi tiết hơn, nếu các bạn muốn, hay không?
Người hỏi: Khi có xung đột từ những áp lực, trạng thái trong đó tình yêu không thuộc riêng tư là điều không thể được. Nếu tôi được phép nói như thế, trong trạng thái đó từ ngữ tình yêu biến mất và chúng ta dùng nhiều từ ngữ khác. Chúng ta có thể thảo luận điều đó không?
Krishnamurti: Khi không có xung đột trong tình yêu, nó không thuộc riêng tư, bạn sẽ gọi nó bằng một cái tên khác phải không? Thưa bạn, lại nữa bạn thấy không, chúng ta đang sử dụng từ ngữ xung đột đó. Xung đột nảy sinh trong tình yêu khi nào? Đó là một câu hỏi kinh hoàng, phải vậy không? Bạn có thấy điều đó không? Có xung đột trong tình yêu là một câu phát biểu rất kinh hoàng. Tất cả những liên hệ con người của chúng ta là một xung đột, với người vợ, người chồng, với người hàng xóm và vân vân. Tại sao xung đột tồn tại giữa hai con người, giữa người chồng và người vợ, và vân vân, trong liên hệ đó mà chúng ta gọi là tình yêu? Tại sao vậy? Từ ngữ liên hệ đó có nghĩa là gì, “có liên hệ,” nó có nghĩa là gì? Tôi có liên hệ với bạn, điều đó có nghĩa rằng tôi có thể tiếp xúc bạn, thực sự bằng vật chất hay bằng tinh thần. Chúng ta gặp gỡ nhau, không có rào chắn giữa chúng ta, có một tiếp xúc ngay tức khắc giống như khi tôi chạm vào cái mirophone này. Nhưng trong sự liên hệ của con người không có sự tiếp xúc ngay tức khắc đó, bởi vì bạn, người chồng hay người vợ, có một hình ảnh về người chồng hay người vợ. Bộ bạn không có một hình ảnh về người nói hay sao? Chắc chắn là có. Nếu không nhiều người trong số bạn sẽ không lắng nghe. Vì vậy bạn có sự liên hệ với hình ảnh và nếu hình ảnh đó không phù hợp đến khuôn mẫu của bạn vậy thì bạn nói rằng, “Ông ta không là một người đúng đắn.” Bạn thực sự không có sự tiếp xúc nào với người nói cả. Bạn có sự tiếp xúc với hình ảnh mà bạn đã tạo ra về người nói, giống như bạn có hình ảnh về người vợ của bạn và người chồng của bạn, và sự tiếp xúc, sự liên hệ giữa hai hình ảnh này là điều gì mà bạn gọi là liên hệ. Xung đột xảy ra giữa hai hình ảnh này, và chừng nào những hình ảnh này còn tồn tại phải có xung đột. Nhưng nếu không có hình ảnh gì cả, mà là một cái gì đó lạ thường và người ta phải tìm hiểu nó rất, rất sâu sắc – nếu không có hình ảnh gì cả, sẽ không có xung đột. Nếu bạn không có hình ảnh về tôi và tôi không có hình
ảnh về bạn – vậy thì chúng ta gặp gỡ. Nhưng nếu bạn quả quyết rằng tôi là một người ngoại quốc và bạn là người Ấn độ đầy những tín điều thấm nhuần trong truyền thống, ồ, điều đó không thể được. Vì vậy nơi nào có tình yêu không có xung đột, bởi vì tình yêu không có hình ảnh. Tình yêu không dựng lên những hình ảnh bởi vì tình yêu không bị tác động bởi tư tưởng. Tình yêu không thuộc thời gian.
Như bạn đã vạch rõ, chúng ta là nô lệ cho những từ ngữ giống như chúng ta là nô lệ cho những hình ảnh, những biểu tượng. Từ ngữ, biểu tượng không là thực tại và muốn tìm ra thực tại, thấy được thực tại, người ta phải được tự do khỏi từ ngữ và biểu tượng.
Người hỏi: Liệu rằng có sự tự phát trong tình yêu hay không?
Krishnamurti: Bây giờ tôi không biết bạn có ý nói gì qua những từ ngữ tình yêu và tự phát đó. Chúng ta có khi nào tự phát không? Liệu rằng có một sự việc như là trạng thái tự phát? Bạn có khi nào tự phát hay không? Có hay không? À, hãy chờ đợi, đừng đồng ý hay không đồng ý. Hãy nhìn vào điều gì đang ám chỉ trong từ ngữ đó. Ở trạng thái tự phát có nghĩa rằng bạn không bao giờ bị điều kiện, bạn không đang phản ứng, bạn không đang bị ảnh hưởng; điều đó có nghĩa rằng bạn đang thực sự là một con người tự do, không oán hận, căm ghét, không một mục đích trong quan điểm. Bạn có thể được tự do như thế hay không? Vậy thì chỉ khi đó bạn mới có thể nói rằng, “Tôi sống tự phát.” Để thực sự tự phát không chỉ liên quan đến hiểu rõ về ý thức bề mặt, mà còn những tầng ý thức sâu thẳm hơn, bởi vì tất cả ý thức là cách cư xử theo một khuôn mẫu. Bất kỳ hành động nào ở trong lãnh vực của ý thức đều bị giới hạn vì vậy không có hành động được gọi là tự do, tự phát.
Claremont College, California, ngày 17 tháng 11 năm 1968
Chúng ta không đang nói về những trừu tượng, hay những ý tưởng, đó là xuẩn ngốc, nhưng về “cái gì là” thực sự, mà là đang sống của chúng ta. Đang sống của chúng ta là gì? Nếu bạn quan sát, từ khoảnh khắc chúng ta được sinh ra cho đến khi chúng ta chết, nó là một trận chiến liên tục, đấu tranh liên tục, kèm theo những vui thú tột cùng, những sợ hãi khủng khiếp,
thất vọng, cô độc, hoàn toàn thiếu vắng tình yêu, sự nhàm chán, sự lặp lại, lề thói. Đó là cuộc sống của chúng ta: trải qua bốn mươi năm trong một văn phòng, hay trong một nhà máy, là một người làm công việc nhà, sự buồn nản, sự nhàm chán của tất cả mọi chuyện, vui thú ái ân, ghen tuông, ganh tị, sự thất bại của thành công, và sự tôn sùng thành công. Đó là cuộc sống bị hành hạ hàng ngày của chúng ta nếu bạn rất nghiêm túc và quan sát điều gì thực sự là; nhưng nếu bạn chỉ tìm kiếm giải trí trong những hình thức khác nhau dù rằng ở trong một nhà thờ hay trên một sân bóng, vậy thì sự giải trí như thế có đau khổ riêng của nó, có những vấn đề riêng của nó. Và một cái trí hời hợt luôn luôn tẩu thoát qua nhà thờ và qua sân bóng. Chúng ta không đang nói về những cái trí hời hợt như thế bởi vì những cái trí đó không thực sự quan tâm. Cuộc sống là nghiêm túc, và trong nghiêm túc đó có hân hoan vô tận và chỉ có cái trí nghiêm túc mới đang sống, mới có thể giải quyết những vấn đề to tát của sự tồn tại.
***
Tôi sẽ giải thích vắn tắt điều này và tôi hy vọng nó sẽ rõ ràng. Người ta bị điều kiện để chấp nhận sự ganh tị, ganh tị là đo lường, so sánh. Một ai đó sáng sủa, thông minh, thành công, được hoan nghênh; và người khác, tôi, không được như vậy. Qua so sánh, qua đo lường, ganh tị được nuôi dưỡng từ thời niên thiếu. Vì vậy có ganh tị như một khách thể, như một cái gì đó phía bên ngoài của chính mình. Có ganh tị, người ta quan sát nó, và ganh tị là người quan sát; không có phân chia giữa người quan sát và vật được quan sát. Người quan sát là ganh tị. Làm ơn hãy theo sát điều này một chút. Và anh ấy nhận ra rằng người quan sát không thể làm bất kỳ việc gì về ganh tị cả bởi vì anh ấy là nguyên nhân và hậu quả, mà là ganh tị. Vì vậy “cái gì là,” mà là cuộc sống hàng ngày của chúng ta, với tất cả những vấn đề của nó – sợ hãi, ghen tuông, ganh tị, thất vọng, cô độc – không khác biệt gì với người quan sát mà nói rằng, “Tôi cô độc.” Người quan sát là cô độc, người quan sát là ganh tị, là sợ hãi. Đúng không? Và vì vậy người quan sát không thể làm bất kỳ việc gì về “cái gì là,” mà không có nghĩa rằng anh ấy chấp nhận “cái gì là,” mà không có nghĩa rằng anh ấy mãn nguyện với “cái gì là.” Nhưng khi không còn xung đột với “cái gì là,” không còn xung đột bị gây ra bởi sự phân chia giữa người quan sát và vật được quan sát, khi không có sự kháng cự với “cái gì là,” lúc đó bạn sẽ phát hiện có một thay đổi cơ bản. Và đó là thiền định – tìm ra cho chính mình toàn vấn đề của người quan sát, cấu trúc và bản chất của người quan sát, mà là chính bạn. Và
người quan sát là vật được quan sát, mà là thành phần của chính bạn. Nhận ra tổng thể của việc này, sự đồng nhất của việc này, là thiền định mà trong đó không còn xung đột nữa. Và vì vậy có tan biến, vượt khỏi “cái gì là.”
PHẦN 3
Từ “Truyền thống và cách mạng”
Rishi Valley, ngày 28 tháng 1 năm 1971
Krishnamurti: Sự liên hệ có nghĩa gì đối với bạn?
Người hỏi: Trong trạng thái hiệp thông.
Krishnamurti: Sự liên hệ có nghĩa gì đối với bạn. Khi bạn nhìn tôi, nhìn cô ấy, bạn liên hệ với tôi, với cô ấy bằng cách nào? Bạn có liên hệ hay không?
Người hỏi: Tôi nghĩ rằng có.
Krishanmurti: Chúng ta hãy tìm hiểu nó. Tôi nhìn bạn, bạn nhìn tôi. Sự liên hệ của chúng ta là gì? Có sự liên hệ nào khác ngoại trừ sự liên hệ bằng lời nói hay không?
Người hỏi: Có một cảm thấy của liên hệ khi có một chuyển động hướng về một cái gì đó.
Krishanmurti: Nếu cả hai chúng ta đều chuyển động hướng về một lý tưởng, đi cùng nhau đến một mục đích, đó là sự liên hệ hay sao? Có thể có sự liên hệ khi mỗi người tách rời à?
Người hỏi: Câu hỏi đầu tiên của ông đặt ra là, liệu có thể có sự liên hệ nếu có một trung tâm hay không?
Krishnamurti: Nếu tôi đã dựng lên một bức tường quanh chính bản thân tôi, có ý thức hay không ý thức, một bức tường của kháng cự, của tự bảo vệ với mục đích được an toàn, với mục đích không bị tổn thương, không bị quấy rầy, liệu rằng có bất kỳ sự liên hệ nào hay không? Hãy tìm hiểu vấn đề này. Tôi sợ hãi, bởi vì tôi đã bị tổn thương cả thân thể lẫn tâm lý và toàn thân tâm của tôi bị tổn thương và tôi không muốn bị tổn thương thêm nữa. Tôi dựng lên một bức tường quanh chính tôi, của kháng cự, của phòng vệ, của
“tôi biết, bạn không biết,” để cảm thấy hoàn toàn an toàn không còn bị tổn thương thêm nữa. Trong sự việc đó, sự liên hệ của tôi với bạn là gì? Có bất kỳ sự liên hệ nào hay không?
Người hỏi: Ông có ý nói gì qua sự liên hệ trong cuộc sống bình thường hàng ngày của chúng tôi?
Krishnamurti: Tại sao bạn hỏi tôi? Hãy nhìn vào chính bản thân bạn. Trong cuộc sống hàng ngày bình thường của bạn việc gì xảy ra? Đi đến nơi làm việc, bị dọa nạt, bị khiển trách bởi người nào đó có chức vụ cao hơn. Đó là sự liên hệ của bạn. Với niềm kiêu hãnh bị tổn thương của bạn, bạn về nhà và người vợ nói rằng bạn là cái này hay cái kia, và bạn lại khép kín sâu hơn nữa và bạn ngủ với cô ấy – bạn có bất kỳ sự liên hệ nào hay không?
Người hỏi: Điều đó có nghĩa rằng khi cái trung tâm hiện diện ở đó, không có sự liên hệ gì cả.
Người hỏi: Nhưng có ý muốn tốt lành thông thường.
Krishnamurti: Nhưng liệu có ý muốn tốt lành nếu tôi có bức tường kháng cự này, sự khép kín mà trong đó tôi sống hay không? Ý muốn tốt lành của tôi đối với bạn là gì? Tôi lễ phép. Tôi giữ một khoảng cách. Tôi luôn luôn ở bên trong bức tường.
Người hỏi: Thậm chí trong cuộc sống của một con người bình thường, có vài liên hệ mà luôn luôn không từ sau một bức tường.
Người hỏi: Ông nói rằng không có sự liên hệ. Sự thật là tôi có liên hệ trong cách này bởi vì một cảm thấy của cam kết. Có một cam kết lẫn nhau. Tôi không đang hành động trong tư lợi, nhưng chỉ trong lợi ích của mục đích chung.
Krishnamurti: Bạn nói rằng bạn đang hành động trong lợi ích của một mục đích chung. Đó là như vậy à? Tôi theo sau người lãnh đạo mà hy vọng cách mạng được xã hội, phía bên trong và bên ngoài, và tôi theo sau và vâng lời. Tôi cam kết chính mình với một nguồn của hành động mà cả người lãnh đạo và tôi đã đồng ý vì cần thiết. Liệu có sự liên hệ giữa tôi và người lãnh đạo đang làm việc cho cùng một mục đích? Sự liên hệ đó có nghĩa gì? Tiếp xúc, gần gũi?
Người hỏi: Lợi ích của sự liên hệ này là thực dụng.
Krishnamurti: Sự liên hệ của chúng ta được đặt nền tảng trên một liên hệ thực dụng.
Người hỏi: Tôi nghi ngờ liệu rằng ông ứng dụng được sự thử nghiệm không có liên hệ này.
Krishnamurti: Bạn không đang trả lời vấn đề sâu sắc hơn, đó là, chừng nào còn có người quan sát đang cam kết chính anh ta với một nguồn của hành động, liệu có một liên hệ giữa bạn và tôi hay không?
Người hỏi: Vậy thì sự liên hệ chỉ là một ý tưởng hay sao?
Krishnamurti: Một ý tưởng, một công thức, một khuôn mẫu, một mục đích, một nguyên tắc, một hoang tưởng mà cả hai chúng ta đều đồng ý, nhưng có một liên hệ hay không?
Người hỏi: Không có sự liên hệ giữa hai người phải không?
Krishnamurti: Nó thực sự là một vấn đề to tát. Như tôi đã nói, sự liên hệ giữa một tư tưởng và một tư tưởng khác, một hành động và một hành động khác là gì? Hay hành động là một chuyển động liên tục, và vì vậy trong hành động không có liên hệ và, vì vậy, một hành động không liên quan với hành động khác? Hãy nhìn, tôi có liên hệ khi tôi nhìn cái cây đó hay không? Sự liên hệ là một khoảng cách giữa tôi như người quan sát và cái cây. Khoảng cách đó có lẽ là năm feet hay một trăm yard, nhưng nơi nào có khoảng cách giữa người quan sát và vật được quan sát liệu có thể có sự liên hệ hay không? Khi tôi lập gia đình và tôi đã dựng lên một hình ảnh về người vợ của tôi và cô ấy đã dựng lên một hình ảnh về tôi, hình ảnh là yếu tố của khoảng cách. Liệu có bất kỳ sự liên hệ nào với người vợ của tôi ngoại trừ phần vật chất hay không? Chúng ta có lẽ hợp tác với mục đích làm một cái gì đó. Làm cái gì đó mang chúng ta lại cùng nhau, nhưng tôi có những lo âu riêng của tôi, cô ấy có những phiền muộn riêng của cô ấy. Chúng ta đang làm việc cùng nhau, nhưng liệu chúng ta có liên hệ, mặc dù chúng ta đang làm việc cùng nhau vì một ý tưởng hay không?
Người hỏi: Thưa ông, vấn đề làm việc cùng nhau này đã được hiểu rõ nhưng không phải là vấn đề còn lại.
Krishnamurti: Chờ một tí. Muốn chế tạo một hỏa tiển, tôi tin rằng phải mất ba trăm ngàn người, mỗi một người phần kỹ thuật đang làm việc để tạo ra một hệ thống máy móc hoàn hảo. Họ chế tạo một hỏa tiển hoàn chỉnh và mỗi một người gạt đi tất cả những cá tính đặc biệt của anh ta và có điều gì được gọi là hợp tác. Đó có là hợp tác hay không? Bạn và tôi làm việc với mục đích xây dựng một ngôi nhà. Cả hai chúng ta đều có một động cơ chung, nhưng bạn và tôi là những con người tách rời nhau. Đó là hợp tác à? Khi tôi nhìn một cái cây, có khoảng cách giữa tôi và cái cây và tôi không liên hệ với cái cây. Khoảng cách đó được tạo ra, không phải bởi không gian vật chất nhưng khoảng cách được tạo ra bởi hiểu biết. Vì vậy, sự liên hệ là gì, sự hợp tác là gì, yếu tố của phân chia là gì?
Người hỏi: Những hình ảnh trong một hình thức này hay một hình thức khác gây phân chia.
Krishnamurti: Hãy tìm hiểu từ từ. Có cái cây đó. Tôi nhìn nó. Khoảng cách vật chất giữa tôi và cái cây đó có lẽ vài yard, nhưng khoảng cách thực sự giữa tôi và cái cây đó rất rộng lớn. Mặc dù tôi nhìn nó, đôi mắt, cái trí, quả tim của tôi, mọi thứ đều rất, rất xa. Khoảng cách đó không thể nào tính toán được.
Cũng như vậy, tôi nhìn người vợ của tôi và tôi lại rất xa cách. Cũng như vậy tôi rất xa cách trong hành động hợp tác.
Người hỏi: Có phải từ ngữ, hình ảnh, đang cản trở trong tất cả việc này hay không?
Krishnamurti: Chúng ta sẽ tìm ra. Có từ ngữ, hình ảnh, và mục đích mà cả hai người đang hợp tác hướng về chúng. Cái gì đang phân chia là mục đích. Cái gì đang phân chia bạn và tôi là mục đích.
Người hỏi: Nhưng không có mục đích liên quan đến cái cây.
Krishnamurti: Chỉ cần ở lại đó. Đừng nhảy qua vấn đề khác. Chúng ta nghĩ rằng đang làm việc cùng nhau cho một mục đích đã mang lại sự liên hệ trong chúng ta. Thực ra, mục đích đang tách rời chúng ta.
Người hỏi: Không. Làm thế nào ông nói rằng mục đích đang tách rời chúng tôi?
Krishnamurti: Tôi không biết. Tôi có lẽ sai lầm. Chúng ta đang tìm hiểu. Bạn và tôi có một mục đích; chúng ta làm việc cùng nhau.
Người hỏi: Nó là một vấn đề của trở thành phải không?
Krishnamurti: Hãy nhìn nó. Tôi nói rằng những mục đích phân chia con người. Một mục đích không mang con người lại cùng nhau. Mục đích của bạn và mục đích của tôi là tách rời; chúng đã phân chia chúng ta. Chính là mục đích đã phân chia chúng ta, không là sự hợp tác, mà không liên quan gì đến mục đích.
Người hỏi: Tôi nhìn thấy một sự việc: nơi nào hai người có thể đến cùng nhau vì sự hân hoan của điều gì đó, đó là khác biệt.
Krishnamurti: Không. Khi hai người đến cùng nhau từ thương yêu, tình yêu, hân hoan, vậy thì cái gì là hành động không thể phân chia được, không phân chia? Tôi thương yêu bạn, bạn thương yêu tôi, và cái gì là hành động từ tình yêu đó? Không phải một mục đích? Cái gì là hành động giữa hai con người thương yêu nhau?
Người hỏi: Không. Khi hai người đến cùng nhau trong thương yêu nó có lẽ sinh ra một kết quả, nhưng họ không đang đến cùng nhau vì kết quả. Vì vậy, trong bất kỳ đến cùng nhau nào như thế đều không có sự phân chia. Trái lại nếu hai người đến cùng nhau có một mục đích, đó là một nhân tố phân chia.
Krishnamurti: Chúng ta đã khám phá một điều gì đó. Làm hơn hãy tìm hiểu sâu xa thêm nữa. Tôi thấy rằng khi người ta đến cùng nhau bằng thương yêu , khi không có mục đích, không có ý định, không có hoang tưởng, vậy thì không có phân chia. Vậy thì tất cả chức vụ biến mất và chỉ còn chức năng vận hành. Vậy thì tôi sẽ quét dọn ngôi vườn bởi vì nó là thành phần thuộc những cần thiết của nơi đó.
Người hỏi: Tình yêu của nơi đó.
Krishnamurti: Không, tình yêu. Không phải tình yêu của nơi đó. Bạn thấy điều gì chúng ta đang bỏ sót không. Những mục đích phân chia con người – một mục đích là một công thức, một mục đích là một lý tưởng. Tôi muốn thấy điều gì được bao hàm. Tôi thấy điều gì được bao hàm. Tôi thấy rằng chừng nào tôi còn có một mục đích, một mục tiêu, một nguyên tắc, một hoang tưởng, tôi thấy rằng chính mục đích đó, chính nguyên tắc đó phân chia con người. Vì vậy, nó kết thúc. Sau đó tôi tự hỏi chính tôi, làm thế nào tôi có thể sống, làm việc cùng bạn mà không có một mục đích?
Tôi hiểu rằng sự liên hệ có nghĩa là tiếp xúc thật gần gũi đến mức độ không còn khoảng cách nào giữa hai. Đúng chứ? Và tôi hiểu rằng trong sự liên hệ với cái cây và bản thân tôi, bông hoa và bản thân tôi, vợ tôi và bản thân tôi, có một khoảng cách vật chất và có một khoảng cách tâm lý rộng lớn. Vậy là, tôi hiểu rằng tôi không có liên hệ gì cả.
Vì vậy tôi sẽ phải làm gì đây? Vì vậy tôi nói rằng: “Gắn kết mình với cái cây,” “Cam kết mình với gia đình,” “Trao trọn thân tâm bạn, buông thả bạn trong mục đích và làm việc cùng nhau.” Tất cả những người trí thức đều nói, “Mục đích còn quan trọng hơn bạn, tổng thể còn lớn lao hơn bạn, vì vậy hãy trao trọn thân tâm bạn, hãy dồn hết tâm trí đến người vợ của bạn, đến cây cối, đến thế giới.”
Tôi đang làm gì đây? Tôi yêu thiên nhiên. Tôi cam kết bản thân tôi với thế giới của thiên nhiên, với gia đình, và với một ý tưởng rằng tất cả chúng ta phải làm việc cùng nhau, cho một kết thúc. Điều gì đang xảy ra, tôi đang làm gì trong tất cả việc này?
Người hỏi: Đang tự tách rời chính tôi.
Krishnamurti: Không, thưa bạn, hãy nhìn điều gì đang xảy ra.
Người hỏi: Sự thật là tôi không có liên hệ. Tôi tranh đấu để xây dựng một liên hệ, để nối liền khoảng cách giữa tư tưởng và tư tưởng. Tôi phải dựng lên cây cầu này giữa tư tưởng và tư tưởng bởi vì nếu tôi không làm việc này, tôi sẽ cảm thấy hoàn toàn tách rời. Tôi cảm thấy hụt hẫng.
Krishnamurti: Đó chỉ là một phần của nó. Hãy tìm hiểu nó sâu xa thêm tí nữa. Điều gì đang xảy ra cho cái trí của tôi, khi cái trí của tôi đang tranh đấu
để gắn kết chính nó với mọi thứ, với gia đình, với thiên nhiên, với vẻ đẹp, với làm việc cùng nhau?
Người hỏi: Có nhiều xung đột ở đó, thưa ông.
Krishnamurti: Tôi nhận ra, như A đã vạch rõ, tôi không có liên hệ với bất kỳ sự việc gì. Tôi đã đến được điểm đó. Sau đó, bởi vì không liên hệ với bất kỳ thứ gì, tôi muốn được liên hệ; vì vậy tôi gắn kết chính tôi, vì vậy tôi trao trọn chính tôi trong hành động và vì vậy sự tách rời tiếp tục. Vì vậy điều gì đang xảy ra trong cái trí của tôi?
Người hỏi: Chết.
Người hỏi: Có một tranh đấu liên tục.
Krishnamurti: Bạn thấy rằng bạn đã không chuyển động khỏi điểm đó. Tôi không có liên hệ và sau đó tôi cố gắng có liên hệ. Tôi cố gắng gắn kết chính mình trong hành động. Bây giờ điều gì đang xảy ra trong cái trí? Tôi đang chuyển động vào sự cam kết ở bên ngoài. Điều gì xảy ra cho cái trí của tôi khi nó luôn luôn chuyển động ở bên ngoài?
Người hỏi: Cái trí được củng cố thêm.
Người hỏi: Tôi đang tẩu thoát khỏi chính tôi.
Krishnamurti: Mà có nghĩa là gì? Làm ơn hãy tìm hiểu nó. Thiên nhiên trở thành rất quan trọng, gia đình trở thành rất quan trọng, hành động mà tôi đã trao trọn bản thân tôi cho nó trở thành rất quan trọng, và điều gì đã xảy ra cho tôi? Tôi hoàn toàn hướng ngoại mọi thứ. Bây giờ điều gì đã xảy ra cho cái trí mà đã hướng ngoại toàn chuyển động của liên hệ? Điều gì xảy ra cho cái trí của bạn khi nó bị choán đầy bởi phía bên ngoài, bởi ngoại vi?
Người hỏi: Nó đã mất mọi nhạy cảm
Krishnamurti: Làm hơn hãy nhìn điều gì xảy ra bên trong bạn. Trong phản ứng đến sự thể hiện hướng ngoại, bạn hướng nội, bạn trở thành một thầy tu. Điều gì xảy ra cho cái trí khi nó hướng nội?
Người hỏi: Tôi mất khả năng tự phát.
Krishnamurti: Bạn sẽ tìm ra câu trả lời. Hãy quan sát trong đó. Điều gì xảy ra cho cái trí của bạn khi bạn hướng nội hay khi bạn cam kết? Điều gì xảy ra khi bạn rút lui vào những kết luận riêng của bạn? Nó là một thế giới khác. Thay vì một thế giới, bạn tạo ra một thế giới khác, mà bạn gọi là thế giới nội tâm.
Người hỏi: Cái trí không được tự do.
Krishnamurti: Đó là điều gì đang xảy ra cho cái trí của bạn phải không?
Người hỏi: Nó luôn luôn cam kết.
Krishnamurti: Cái trí cam kết với những hiện tượng phía bên ngoài và phản ứng đến việc đó là cam kết phía bên trong, hướng nội. Cam kết phía bên trong là phản ứng của thế giới riêng thuộc tưởng tượng, thuộc trải nghiệm thần bí của bạn. Điều gì xảy ra cho cái trí đang làm việc này?
Người hỏi: Nó bị choán đầy.
Krishnamurti: Đó là điều gì đang xảy ra phải không? Cô ấy nói nó bị choán đầy. Đó là tất cả à? Hãy trao trọn suy nghĩ của bạn vào nó. Cái trí hướng ngoại hoạt động của nó rồi sau đó hướng nội và hành động. Điều gì xảy ra cho chất lượng của cái trí, cho bộ não mà đang hướng nội và đang hướng ngoại?
Người hỏi: Nó không đối diện sự kiện.
Người hỏi: Có một sợ hãi lớn lao. Nó trở nên vô cảm.
Người hỏi: Nó không còn tự do quan sát.
Krishnamurti: Bạn đã quan sát cái trí của bạn khi nó đang hướng ngoại tất cả hành động phía bên ngoài và tất cả hành động phía bên trong chưa? Nó cùng là chuyển động – phía bên ngoài và phía bên trong. Nó giống như một thủy triều đi ra ngoài và đi vào trong. Nó thật đơn giản, phải vậy không? Điều gì xảy ra cho một cái trí đang đi ra ngoài, đang đi vào trong?
Người hỏi: Nó trở nên máy móc.
Krishnamurti: Nó là một cái trí hoàn toàn không phương hướng, hoàn toàn không ổn định, một cái trí vô trật tự. Nó trở thành hỗn loạn, không cân bằng, không cân đối, không hòa hợp, hủy hoại, bởi vì không có sự ổn định trong toàn chuyển động.
Người hỏi: Nó luôn luôn khuấy động.
Krishnamurti: Vì vậy, không có sự ổn định. Vì vậy điều gì xảy ra? Nó sáng chế ra hành động bên ngoài khác hay là hướng nội. Và bộ não cần trật tự, trật tự có nghĩa là ổn định. Nó cố gắng tìm được trật tự ở đó trong sự liên hệ và không tìm được nó. Vì vậy nó hướng nội và cố gắng tìm được trật tự bên
trong và lại nữa bị vướng mắc trong cùng qui trình. Đây là một sự thật phải không?
Cái trí cố gắng tìm sự ổn định trong hành động hợp tác về một cái gì đó. Cái trí cố gắng tìm được sự ổn định trong gia đình, trong sự cam kết nhưng không tìm được nó và vì vậy thể hiện, tìm kiếm sự liên hệ với thiên nhiên, trở nên tưởng tượng, lãng mạn, mà lại nữa nuôi dưỡng không ổn định. Nó hướng nội vào thế giới của những kết luận, những điều hoang tưởng, những hy vọng vô tận, và lại nữa không có ổn định, và vì vậy nó sáng chế một trật tự trong đó. Cái trí không ổn định, nông cạn, không được bám rễ trong bất kỳ cái gì, bị hụt hẫng. Đó là điều gì đang xảy ra cho bạn phải không?
Người hỏi: Điều đó giải thích cho sự tôn sùng những cái đẹp đẽ.
Krishnamurti: Tôn sùng những cái đẹp đẽ, tôn sùng những cái xấu xí, tôn sùng phong trào híp-pi. Đó là điều gì đang xảy ra cho cái trí của bạn phải không? Hãy tỉnh táo. Đừng chấp nhận điều gì tôi đang nói.
Một cái trí không ổn định, trong ý nghĩa của vững chắc, được bám rễ sâu trong trật tự – không phải một trật tự được sáng chế, bởi vì một trật tự được sáng chế đúng là chết rồi – một cái trí như thế là cái trí hủy hoại nhất. Nó đi từ chủ nghĩa cộng sản đến vị đạo sư, đến Yoga Vashista, đến Ramana Maharshi và quay trở lại. Nó bị trói buộc trong sự tôn sùng những cái đẹp đẽ, sự tôn sùng những cái xấu xí, sự tôn sùng hiến dâng, sự tôn sùng thiền định, và vân vân.
Làm thế nào cái trí được hoàn toàn ổn định, tĩnh lặng? Từ tĩnh lặng đó, hành động hoàn toàn khác hẳn. Hãy thấy vẻ đẹp của nó.
Người hỏi: Đó là kết thúc chết rồi của cái trí.
Krishnamurti: Không, thưa bạn. Tôi đang tự hỏi, làm thế nào cái trí này hoàn toàn ổn định? Không phải ổn định trong ý nghĩa của cứng ngắc, nhưng một ổn định có tánh mềm dẻo. Một cái trí hoàn toàn ổn định, vững chắc, thăm thẳm, có những gốc rễ của nó trong vô hạn. Làm thế nào việc đó có thể được? Sau đó sự liên hệ với cây cối, với gia đình, với cộng đồng là gì?
Tôi nhận ra rằng cái trí của tôi không ổn định, và tôi hiểu rõ nó có ý nghĩa gì. Lúc này trong chính tôi tôi biết, trong chính tôi tôi đã hiểu rõ chuyển động này được sinh ra từ không ổn định. Tôi biết việc đó và vì thế tôi phủ nhận việc đó. Và tôi hỏi ổn định là gì? Tôi biết không ổn định cùng mọi
hoạt động của nó, cùng mọi hủy hoại của nó và khi tôi phủ nhận trọn vẹn nó, ổn định là gì? Tôi đã tìm kiếm ổn định trong gia đình, trong công việc và bên trong tôi cũng đã tìm kiếm ổn định trong hướng nội, trong trải nghiệm, trong hiểu biết, trong năng lực của tôi, trong Chúa. Tôi hiểu rằng tôi không biết ổn định là gì. Không biết là ổn định.
Cái người nói rằng “Tôi biết” và vì vậy “Tôi ổn định” đã dẫn chúng ta đến sự hỗn loạn này – cái người nói rằng, “Chúng tôi là những người được chọn lựa.” Vô số những vị thầy, những đạo sư đã nói rằng “Tôi biết.”
Phủ nhận tất cả những việc đó, hãy dựa vào chính bạn. Hãy tự tin trong chính bạn. Và khi cái trí xóa sạch tất cả những việc này, khi nó đã hiểu rõ cái gì không ổn định và rằng nó không thể biết cái gì ổn định thực sự, vậy thì có một chuyển động của mềm dẻo, của hòa hợp, bởi vì cái trí không biết. Sự thật của không-biết là một yếu tố duy nhất mà từ đó người ta có thể chuyển động. Sự thật của không-biết là ổn định. Một cái trí không biết ở trong một trạng thái học hỏi. Khoảnh khắc tôi nói rằng tôi đã học hỏi, tôi đã ngừng học hỏi và ngừng học hỏi đó là ổn định của phân chia.
Vì vậy tôi không biết. Sự thật là tôi không biết. Đó là tất cả. Và việc đó cho bạn một chất lượng của học hỏi và trong học hỏi có ổn định. Ổn định ở trong “Tôi đang học hỏi,” không phải, “Tôi đã học hỏi.” Hãy nhìn thử nó làm điều gì cho cái trí. Nó cởi bỏ hoàn toàn gánh nặng cho cái trí và đó là tự do; tự do của không-biết. Hãy nhìn vẻ đẹp của nó – không-biết, vì vậy, tự do. Bây giờ điều gì xảy ra cho bộ não vận hành trong hiểu biết? Đó là chức năng của nó, phải vậy không? Vận hành từ ký ức sang ký ức. Trong hiểu biết cái trí đã hình thành sự an toàn khủng khiếp, và theo sinh học sự an toàn đó là cần thiết. Trái lại nó không thể sinh tồn được. Lúc này, điều gì xảy ra cho bộ não mà nói rằng tôi thực sự không biết gì cả ngoại trừ sự hiểu biết sinh học của sinh tồn. Điều gì xảy ra cho phần còn lại của bộ não? Phần còn lại của bộ não trước kia đã bị trói buộc. Bây giờ nó không bị choán đầy. Nó sẽ hành động, nhưng nó không bị choán đầy.
Bộ não đó không bao giờ bị tác động. Nó mất đi khả năng bị tổn thương. Có một bộ não mới mẻ được sinh ra hay bộ não cũ kỹ đã được rửa sạch sẽ những choán đầy của nó.
San Francisco, ngày 10 tháng 3 năm 1973