🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bản Tin Chiều
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
Bản Tin Chiều
Arthur Hailey
Chào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di động Nguồn: http://vnthuquan.net
Phát hành: Nguyễn Kim Vỹ.
https://thuviensach.vn
Mục lục
Phần một - Chương 1 Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Phần II - Chương 1 Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
https://thuviensach.vn
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Phần III - Chương 1 Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Phần IV - Chương 1 Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
https://thuviensach.vn
Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20
https://thuviensach.vn
Arthur Hailey
Bản Tin Chiều
Dịch giả: Nguyễn Thành Châu & Phan Thanh Thảo
Phần một - Chương 1
Nguyên tác: The Evening News
Trụ sở hãng vô tuyến truyền hình CBA tại New York nhận được tin đầu tiên về vụ chiếc máy bay vận tải A300 bị đâm, đang bắt lửa và sắp hạ xuống sân bay Dallas Fort Worth (DFW) chỉ cách giờ phát đầu tiên của Bản tin chiều Toàn quốc chừng một chục phút.
Đã 6 giờ 21 (giờ miền đông). Phân xã trưởng của hãng CBA tại Dallas gọi điện cho chủ nhiệm của ban Vành móng ngựa New York: “Chúng tôi đang chờ một vụ nổ máy bay lớn tại sân bay DFW. Một chiếc máy bay nhỏ đụng phải chiếc máy bay chở đầy hành khách. Chiếc máy bay nhỏ rơi ngay, còn chiếc máy bay chở khách bị bắt lửa đang cố tìm cách hạ cánh. Hệ thống vô
https://thuviensach.vn
tuyến điện của cảnh sát và cứu thương đang rối tung cả lên”. “Lạy chúa” – một chủ nhiệm của Vành móng ngựa thốt lên: “liệu chúng ta sẽ có hình không đây?”. Vành móng ngựa là một chiếc bàn ngoại cỡ hình móng ngựa dành cho mười hai người ngồi làm việc. Đây là nơi mà từ sáng sớm cho đến phút cuối cùng của buổi phát tin đêm, những tin tức quan trọng của toàn hệ thống được dự tính và chuẩn bị. Tại hãng đối địch là hãng CBS, bộ phận này được đặt tên là Bể cá, hãng ABC gọi là Vành tròn, còn hãng NBC thì chỉ gọi đơn thuần là Bàn lớn. Nhưng gọi gì thì gọi, chức năng của nó vẫn chỉ là một.
Người ta cho là nơi đây tập trung những bộ óc tuyệt vời nhất trong việc phán xét và quyết định tin tức: uỷ viên ban chủ nhiệm, phát thanh viên, các chủ nhiệm chính, đạo diễn, biên tập viên, những người viết tin, hoạ sĩ thiết kế tạo hình chính và những phụ tá. Bên cạnh họ là nửa tá máy vi tính, máy in tin, hàng loạt máy điện thoại hiện đại nhất, trông cứ hệt như một dàn hợp xướng và toàn bộ là để giúp chho những người sử dụng có thể làm hiện lên bất cứ cái gì họ cần, từ những băng chưa được cắt ráp, tới những đoạn phim đã sẵn sàng để phát, rồi cả những tin của các hãng đối thủ.
Vành móng ngựa nằm ở tầng bốn của trụ sở hãng CBS, trong một khu trung tâm rộng rãi, bên cạnh một dãy phòng làm việc, nơi nhiều lần trong ngày các cán bộ của Bản tin chiều Toàn quốc có thể lui vào làm những phần việc riêng của họ, tránh xa cái ồn ào điên cuồng thường xuyên của Vành móng ngựa.
Hôm nay cũng như mọi ngày, Chuck Insen, uỷ viên ban chủ nhiệm, chỉ đạo toàn bộ công việc của phòng tin. Đây là một con người gày gò, nóng tính, xuất thân là một nhà báo kỳ cựu và cho đến nay, ông vẫn giữ sở thích tỉnh lẻ của ông là ưu tiên cho tin tức trong nước hơn là tin tức quốc tế. Theo tiêu chuẩn của vô tuyến truyền hình, thì ở độ tuổi 52, ông đã thuộc vào loại già, mặc dù ông chưa có biểu hiện gì của sự kém năng nổ, tuy đã hơn bốn năm làm cái công việc mà thường chỉ hai năm đã làm sức lực cạn kiệt. Chuck Insen không thích dài dòng: ông không bao giờ tham gia vào những việc vớ vẩn phù phiếm. Đơn thuần là công việc vất vả đã chiếm hết thời gian của ông.
https://thuviensach.vn
Vào cái giờ nói trên của ngày thứ tư giữa tháng chín này, công việc đang ở mức dồn đập nhất. Suốt từ sáng sớm, việc sắp xếp Bản tin chiều, chọn lựa chủ đề và những điểm cần chú trọng đã được xem xét, bàn luận, sửa đổi và quyết định. Các phóng viên và các chủ nhiệm tin trên khắp thế giới đóng góp ý kiến, nhận chỉ thị và trả lời. Toàn bộ tin tức trong ngày được tập trung vào các bản tin của tám phóng viên, mỗi tin trung bình dài một phút rưỡi tới hai phút, cùng với hai tin có hình và bốn “tin-truyền-miệng”. Tin có-hình là phát thanh viên nói có hình kèm; còn tin truyền miệng thì phát thanh viên đọc không hình. Trung bình mỗi tin của hai loại này dài khoảng hai mươi giây.
Giờ đây, vì cái sự cố bất ngờ xảy ra ở Dallas đúng tám phút trước giờ phát, nên toàn bộ chương trình nhất thiết phải sắp xếp lại. Dù chưa biết chắc rằng sẽ còn thêm tin bổ sung hoặc thu được hình hay không, riêng việc thêm cái chuyện xảy ra ở Dallas cũng đòi hỏi phải bớt đi một mục tin đã dự định và thu ngắn lại các tin khác. Buổi phát tin sẽ bắt đầu trong khi việc sắp xếp lại vẫn tiếp tục. Đây cũng là chuyện thường gặp.
“Tất cả chuẩn bị sắp xếp chương trình mới” – Insen cao giọng ra lệnh. “Chúng ta sẽ đưa chuyện Dallas lên đầu. Crawf sẽ đọc không hình. Chúng ta có bản tin viết chưa?”
“Hãng AP vừa gửi tới. Tôi có đây rồi” Crawford Sloane, phát thanh viên, trả lời. Anh đang đọc bản tin của hãng AP (Liên đoàn Báo chí) vừa mới nhận được trước đó vài phút.
Crawford Sloane, với những đường nét sương sương quen thuộc, mái tóc xám nhạt, cằm hơi nhỏ, và cử chỉ hơi có vẻ hách dịch nhưng đáng tin cậy, hầu như tối nào cũng được chừng mười bảy triệu người chiêm ngưỡng. Anh ngồi tại Vành móng ngựa trên cái ghế đặc biệt phía bên phải của uỷ viên ban chủ nhiệm. Anh cũng là một người đưa tin kỳ cựu và đã vững vàng leo lên bậc thang danh vọng, đặc biệt là sau chuyến mạo hiểm sang làm phóng viên thường trú của hãng CBA tại Việt Nam. Hiện nay, sau một thời gian chuyên đưa tin về Nhà trắng, rồi tiếp đến ba năm giữ vị trí phát thanh viên buổi tối, anh đã trở nên nổi danh toàn quốc, và là một ngôi sao
https://thuviensach.vn
sáng trong giới thông tin báo chí.
Vài phút nữa Sloane phải sang phòng ghi. Còn lúc này anh phải rút ý từ cuộc nói chuyện qua điện thoại từ Dallas, thêm vào đó một số dữ kiện lấy từ bản tin của hãng AP để chuẩn bị một tin phát không hình. Anh sẽ tự viết tin này. Không phải phát thanh viên nào cũng viết được tin, nhưng Sloane khi nào có điều kiện đều thích viết hầu hết những gì anh nói. Nhưng phải việt thật nhanh.
Mọi người lại nghe thấy Chuck Insen cất cao giọng. Sau khi xem xét lại chương trình phát tin cũ, ông bảo một trong ba viên chủ nhiệm: “Vứt Ảrập Xaodi, cắt Nicaragua mười lăm giây…”.
Trong thâm tâm, Sloane khó chịu khi nghe quyết định bỏ tin về Ảrập Xaodi. Đó là một tin quan trọng dài khoảng hai phút rưỡi, đã được phóng viên thường trú của hãng CBA tại Trung Đông gọt rũa cẩn thận về vấn đề dự kiến buôn bán dầu hoả tương lai của Xaodi. Để đến ngày mai thì tin này sẽ bị vứt vì các hãng khác đã có và sẽ phát tối nay.
Sloane không thắc mắc về quyết định để tin về Dallas lên đầu, nhưng nếu quyết định chọn, anh sẽ bỏ mẩu tin về chuyện làm ăn phi pháp của một thượng nghị sĩ Mỹ ở đồi Capitol. Nhà lập pháp này đã bí mật chuyển tám triệu đô la vào một tài khoản riêng khổng lồ để trả ơn một người bạn thân của ông ta, người đã ủng hộ ông ta trong cuộc vận động bầu cử. Chỉ nhờ một cuộc điều tra ráo riết của một phóng viên, sự việc mới được đưa ra ánh sáng.
Tuy hấp dẫn thật, song cái chuyện ở Washington này thực ra chẳng quan trọng, một nghị sĩ tham nhũng có gì là lạ đâu. Nhưng người quyết định, anh chua chát nghĩ, lại là Chuck Insen. Một lần nữa, một tin quốc tế, loại tin mà Sloane ưa thích, lại bị huỷ.
Quan hệ giữa hai người – một là uỷ viên ban chủ nhiệm và một là phát thanh viên – chưa bao giờ tốt đẹp, nhưng gần đây lại tồi tệ thêm vì những bất đồng đại loại như vậy. Có vẻ như những quan điểm của họ ngày càng trở nên khác biệt, không chỉ về loại tin gì nên được ưu tiên mỗi đêm, mà cả việc đưa như thế nào nữa. Chẳng hạn, Sloane thích đi sâu vào một số chủ đề quan trọng, trong khi Insen lại muốn nhồi nhét càng nhiều tin càng tốt,
https://thuviensach.vn
kể cả khi phải theo lối ông ta thường nói – “đưa một số tin theo kiểu cấp tốc”.
Giá phải lúc khác, Sloane sẽ lên tiếng phản đối việc bỏ tin về Xaodi, mà có khi lại giữ lại được, vì phát thanh viên cũng là uỷ viên biên tập và có quyền đưa một số tin vào – có điều lần này không còn thời gian nữa. Sloane đạp mạnh gót giày xuống sàn, xoay chiếc ghế du về phía sau và sang bên cạnh một chút với một sự khéo léo thành thục để đến ngay trước hàng phím của máy vi tính. Hết sức tập trung, gạt bỏ mọi sự xáo động quanh mình ra khỏi tâm trí, anh bấm máy viết ra những câu mở đầu cho buổi phát tin tối nay:
“Vừa có tin từ Dallas Worth về một thảm kịch sắp xảy ra. Chúng tôi được biết cách đây ít phút đã xảy ra vụ va đụng trên không giữa hai máy bay chở k hách, trong đó có một máy bay chở đầy khách của hãng hàng không Muskegon, ở trên thành phố Gainesville bang Texas, phía bắc Dallas và theo hãng AP thì chiếc máy bay kia, nhỏ hơn, đã rơi. Hiện nay chưa có tin tức gì về số phận của nó cũng như số người bị thiệt mạng. Chiếc máy bay chở khách vẫn đang bay, nhưng đã bị bén lửa trong khi phi công cố tìm cách lao tới sân bay DFW để hạ cánh. Ở dưới đất, nhân viên cứu hoả và cứu thương đã sẵn sàng tiếp cứu”.
Trong khi lướt ngón tay trên hàng phím, Sloane chợt nghĩ là rất ít, có thể nói là không ai, trong số người xem vô tuyến sẽ tắt máy trước khi bản tin tối nay kết thúc. Vì vậy, anh thêm một câu trong tin đọc không hình, lưu ý họ tiếp tục chờ thêm tin tức mới, rồi bấm nút in ra. Ở phòng máy nhắc viễn thông cũng sẽ có một bản, để khi anh xuống phòng phát thanh ở tầng dưới anh có thể đọc nó trên màn của máy nhắc.
Trong khi Sloane cầm mớ giấy trên tay vội vã đi về phía cầu thang xuống tầng ba, Insen đang hỏi một trong những chủ nhiệm chính “Mẹ kiếp, hình ảnh truyền từ DFW thế nào?”.
“Chuck Insen ạ, hình có vẻ không tốt đâu” – Viên chủ nhiệm nghẹo đầu kéo ống nghe, nói chuyện với tay biên tập viên tin trong nước ở phòng tin chính. “Chiếc máy bay cháy đang đến gần sân bay nhưng đội quay của chúng ta đang ở cách đó hai mươi dặm. Họ không thể đến kịp được”.
https://thuviensach.vn
Insen cáu kỉnh chửi thề “Cứt”.
* * *
Nếu người ta tặng huân chương cho người làm những công việc nguy hiểm trong lĩnh vực vô tuyến truyền hình thì Ernie LaSalle, tổng biên tập tin trong nước, hẳn phải có đầy ngực. Mặc dù anh mới có hai mươi chín tuổi, trước đây đã làm việc đặc biệt xuất sắc với tư cách là phụ trách chương trình Tin chiến sự của hãng CBA thường lui tới những vùng nguy hiểm ở Liban, Iran, Angola, đảo Falklands, Nicaragua và các điểm nóng khác ngay khi tình hình ở đó vẫn đang rất căng thẳng. Tuy hiện nay vẫn còn những nơi như vậy, nhưng LaSalle đã chuyển sang theo dõi phần tin trong nước, mà đôi khi cũng gay cấn không kém, từ một chiếc ghế đệm thoải mái trong căn phòng kính nhìn bao quát cả phòng tin.
Lasalle trông chắc nịch, tầm thước, năng nổi, râu ria tỉa gọn, ăn mặc rất cẩn thận, một số đồng sự cho rằng anh đang phất. Với cương vị tổng biên tập tin trong nước, công việc của anh rất nặng nề, và anh là một trong hai người giữ trách nhiệm chính của phòng tin. Người thứ hai phụ trách tin quốc tế. Cả hai đều có ghế ngồi trong phòng tin mà họ sẽ dùng đến khi có tin đặc biệt khẩn cấp nào đó họ phải tham gia vào. Chuyện xảy ra ở sân bay DFW là trường hợp khẩn cấp như vậy nên Lasalle lao ngay tới ghế của anh trong phòng tin.
Phòng tin năm ở tầng dưới Vành móng ngựa. Phòng phát hình cũng ở tầng đó, vì cần có phòng tin náo nhiệt đó hỗ trợ. Một phòng điều khiển, nơi đạo diễn sắp xếp những thành phần mang tính chất kỹ thuật của mỗi chương trình phát hình lại với nhau, nằm ở tầng hầm của toà nhà trụ sở.
Từ lúc phân xã trưởng ở Dallas báo tin về chiếc máy bay bị nạn đang tới gần DFW đến giờ đã bảy phút trôi qua. Lasalle buông máy điện thoại này xuống, nhấc máy kia lên, đồng thời đưa mắt dọc màn hình máy vi tính bên cạnh anh, trên đó một tin mới của hãng AP vừa hiện lên. Anh đang tiếp tục làm hết sức để đảm bảo theo dõi được đầy đủ sự việc, đồng thời kịp thông báo những tin tức mới cho Vành móng ngựa.
https://thuviensach.vn
Chính Lasalle đã thông báo cái tin làm mọi người ngao ngán là đội quay dù hiện nay đang phóng xe về phía sân bay DFW bất chấp tốc độ quy định trên đường, vẫn còn cách nơi đó tới hai mươi dặm. Lý do là hôm nay tại phân xã Dallas mọi người, gồn toàn bộ đội quay, chủ nhiệm chương trình và phóng viên, đang bận một công vụ mà thật rủi ro là ở cách sân bay rất xa.
Tất nhiên rồi thể nào cũng sẽ có những đoạn băng ghi hình, nhưng phải là sau khi sự kiện đã xảy ra rồi, chứ không phải đúng lúc chiếc máy bay đang hạ cánh, một cảnh hẳn là ngoạn mục và có lẽ rất kinh hoàng. Cũng không chắc là có bất kỳ hình ảnh loại nào có thể đưa kịp vào chương trình đầu của giờ phát tin toàn quốc buổi tối được truyền qua vệ tinh tới toàn bộ vùng biển phía đông và các vùng ở miền Trung Tây.
Điều an ủi duy nhất là phân xã trưởng Dallas cho biết rằng không có hãng hoặc đài truyền hình địa phương nào có đội quay ở sân bay và, cũng như đội quay của hãng CBA, họ đều đang trên đường tới đó.
Từ trong phòng làm việc của mình, Ernie Lasalle, tuy đang bận rộn với những chiếc máy điện thoại, vẫn có thể thấy những hoạt động trước giờ phát hình như thường lệ trong phòng phát hình sáng trưng khi Crawford Sloane bước vào. Khán giả theo dõi vô tuyến truyền hình trong suốt bản tin đều có cảm giác phát thanh viên đang ở ngay trong phòng tin. Nhưng thực ra có một tấm kính cách âm dày ngăn giữa hai phòng, nên tiếng ồn của phòng tin không thể lọt vào, trừ phi người ta cố tình đưa vào để gây cảm giác âm thanh.
Lúc này đã 6 giờ 28 phút, còn hai phút nữa là buổi phát tin bắt đầu.
https://thuviensach.vn
* * *
Lúc Sloane vừa ngồi xuống ghế phát thanh, lưng quay về phòng tin và mặt quay về ống kính của ba máy quay, một nữ nhân viên hoá trang bước vào. Mười phút trước đây Sloane đã hoá trang trong một phòng riêng ngay cạnh phòng làm việc của anh, nhưng từ lúc đó đến giờ mồ hôi vã ra. Bây giờ cô gái phải lau trán cho anh, phủ phấn lên, chải tóc và phun keo giữ tóc cho anh.
Thoáng vẻ sốt ruột, Sloane thì thầm: “Cảm ơn, Nina”. Rồi liếc nhìn mấy tờ giấy, kiểm tra lại phần đầu của tin không hình xem có khóp với hàng chữ to hiện trên màn hình của máy nhắc lời đặt trước mặt anh, để anh vừa có thể đọc trên máy mà vẫn như đang nhìn thẳng vào khan giả. Chỉ khi nào máy nhắc tin không hoạt động thì người ta mới thấy phát thanh viên giở tập giấy dự phòng trên bàn.
Người chỉ huy trường quay gọi to “còn một phút”.
* * *
Trong phòng tin Ernie Lasalle ngồi thẳng dậy, chăm chú, căng thẳng. Khoảng một phút trước đây, phân xã trưởng tại Dallas đang nói chuyện qua điện thoại với Lasalle phải xin lỗi để trả lời một cú điện thoại khác. Trong khi chờ đợi, Lasalle có thể nghe thấy giọng của ông phân xã trưởng nhưng không rõ ông ta nói gì. Bây giờ ông quay lại tiếp và tin của ông khiến tổng biên tập tin trong nước nở nụ cười sung sướng.
Lasalle vồ lấy máy điện đàm nội bộ màu đỏ trên bàn, nói qua hệ thống phóng thanh tới tất cả các ban thuộc hệ thống tin tức.
“Phòng tin trong nước, Lasalle đây. Tin vui mới nhận từ sân bay DFW.
https://thuviensach.vn
Partridge, Abrams, Văn Cảnh đang chờ chuyến máy bay ngay trong phòng chờ của sân bay. Abrams vừa mới báo về văn phòng ở Dallas là họ đang khẩn trương viết tin. Còn nữa: một đài phát vệ tinh lưu động đã bỏ một nhiệm vụ khác và đang trên đường tới sân bay DFW; mong là kịp thời. Đã đăng ký giờ truyền qua vệ tinh từ Dallas tới New York. Chúng tôi hy vọng có hình kịp đưa vào chương trình phát tin đầu tiên”.
Cho dù anh cố làm ra vẻ thản nhiên, Lasalle thấy khó giấu vẻ hài lòng lộ ra trong giọng nói. Như thể để đáp lại, tiếng hò reo từ Vành móng ngựa cố nén vang xuống cầu thang bên dưới. Trong phòng phát, Crawford Sloane cũng quay vòng lại phía sau giơ ngón tay cái lên chia vui với Lasalle.
Một viên phụ tá đặt tờ giấy lên trước mặt tổng biên tập chương trình tin trong nước. Anh liếc mắt đọc rồi tiếp tục nói vào máy điện đàm: “Đây cũng là tin của Abrams: có 286 hành khách và mười một nhân viên phi hành đoàn trên chiếc máy bay bị nạn. Chiếc thứ hai là chiếc piper Cheyenne của tư nhân bị nổ tung ở Gainesville, không ai sống sót. Đã tìm thấy nạn nhân ở dưới đất nhưng chưa có chi tiết về số người và mức độ nghiêm trọng. Chiếc máy bay chở khách lớn văng mất một động cơ và đang cố hạ cánh bằng động cơ còn lại. Đài hướng dẫn đường bay báo có lửa cháy phía động cơ bị mất. Hết tin”.
Lasalle thầm nghĩ: mọi điều từ Dallas đưa về trong mấy phút vừa qua hoàn toàn đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ. Nhưng điều đó cũng phải thôi vì nhóm Abrams, Partridge và Văn Cảnh là một trong những nhóm xuất sắc nhất của hãng CBA. Rita Abrams trước đây là phóng viên, hiện nay làm chủ nhiệm chương trình lưu động chính, có tiếng là biết đánh giá tình hình mau lẹ và rất tháo vát trong việc chuyển tin về, kể cả trong những điều kiện khó khăn. Harry Partridge là một trong những phóng viên xuất sắc nhất trong công việc này. Anh vẫn là chuyên gia trong các tin chiến tranh và, giống như Crawford Sloane, anh cũng đã thường trú tại Việt Nam, đến nay vẫn luôn là
https://thuviensach.vn
người đáng tin cậy trong những công việc đặc biệt ở bất cứ hoàn cảnh nào. Và người quay phim Minh Văn Cảnh, gốc Việt Nam và hiện là công dân Mỹ, rất cừ vì có những hình ảnh đẹp mà đôi khi anh đã liều cả tính mạng để quay trong những hoàn cảnh vô cùng nguy hiểm. Việc cả ba người tham gia vào đưa tin vụ Dallas đảm bảo sẽ cho một kết quả như ý.
6 giờ 31 phút, chương trình đầu tiên của Bản tin tối toàn quốc đã bắt đầu. Với tay lấy một chiếc máy điều khiển bên cạnh bàn, Lasalle mở máy theo dõi tin để trước mặt và nghe tiếng Crawford Sloane đọc bản tin sốt dẻo không hình về vụ DFW. Trên màn hình, bàn tay của người viết tin đẩy mảnh giấy lên trước mặt Sloane. Rõ ràng đó là tin bổ sung của Lasalle. Liếc mắt nhìn, một cách tự nhiên, Sloane đưa ngay đoạn bổ sung vào tin anh đã chuẩn bị sẵn. Người phát thanh viên này làm việc đó cực kỳ xuất sắc.
* * *
Tại tầng trên, sau khi Lasalle thông báo, không khí của Vành móng ngựa thay đổi hẳn. Giờ đây mặc dù vẫn căng thẳng và khẩn trương, nhưng họ cảm thấy sự lạc quan hồ hởi vì biết được rằng đã nắm chắc tin về Dallas trong tay, có cả hình ảnh và tin bổ sung. Chuck Insen và những người khác lại hối hả thao tác, bàn cãi, quyết định rút bớt từng giây, cắt bớt tin và sắp xếp lại để có đủ thời gian cần thiết cho tin mới. Có lẽ tin vụ tham nhũng của ông thượng nghị sĩ cuối cùng sẽ bị bỏ. Mọi người đều cố hết sức làm việc trong tình trạng thời gian bó buộc và khẩn cấp.
Họ trao đổi với nhau rất nhanh, toàn bộ bằng ngôn ngữ báo chí. - Tin này nghèo hinh quá.
- Cắt ngắn bản này, cô đọng nữa.
- Phòng băng hình! Chúng tôi sẽ bỏ tin “16: Tham nhũng”. Nó có thể
https://thuviensach.vn
được đưa lại nếu không có hình truyền từ Dallas.
- Mười lăm giây cuối của tin này vô vị quá, toàn kể những chuyện người ta đã biết rồi.
- Nhưng bà già ở Omaha lại chưa biết.
- Thì bà ta sẽ không bao giờ biết. Bỏ đi.
- Đoạn đầu vừa xong. Bắt đầu phần quảng cáo. Mãi bốn mươi giây chán ngắt.
- Các hãng khác có tin gì về Dallas không?
- Cũng tin không hình như chúng ta.
- Tôi cần ngay một tin ngắn gọn về “vây bắt ma tuý”. - Bỏ đoạn này đi. Chẳng tác dụng gì cả.
- Điều chúng ta đang cố gắng làm ở đây là nhét mười hai cân phan vào một cái túi mười cân.
Kẻ ngoài cuộc không quen với cảnh này có thể thắc mắc. Đây có phải là những con người không? Họ là những kẻ vô tình hay sao? Họ không xúc động, không mảy may đau xót gì hết sao? Không ai trong bọn họ nghĩ gì tới gần ba trăm con người đầy kinh hoàng trên cái máy bay đang tiến gần sân bay DFW có thể chết hết hay sao? Không lẽ chuyện này không làm bọn họ bận tâm?
Nhưng một người hiểu biết sẽ trả lời: Có chứ, mọi người ở đây đều bận tâm, chắc chắn họ sẽ đau xót, có thể là ngay sau khi phát tin. Hoặc, khi họ về đến nhà thì nỗi kinh hoàng sẽ ám ảnh họ, và tuỳ theo mức độ, một số còn phát khóc nữa. Còn bây giờ thì không ai có thời gian. Đây là những người làm tin. Công việc của họ là ghi lại sự việc đang diễn ra, cho dù là xấu hoặc tốt, và phải ghi lại mau lẹ, đầy đủ và giản dị để sao cho như người xưa đã nói; “người đang chạy cũng đọc được”.
Vậy nên vào lúc 6 giờ 40 phút tối, mười phút sau khi Bản tin toàn quốc được truyền đi, mối bận tâm chủ yếu của những người quanh Vành móng
https://thuviensach.vn
ngựa và trong phòng tin, phòng phát hình và phòng điều khiển là: Liệu sắp có tin kèm hình từ DFW hay chưa?
https://thuviensach.vn
Arthur Hailey
Bản Tin Chiều
Dịch giả: Nguyễn Thành Châu & Phan Thanh Thảo
Chương 2
Đối với nhóm năm phóng viên tại sân bay DFW, sự kiện đã bắt đầu quãng hai tiếng đồng hồ trước đó và lên đến cao điểm vào lúc 15 giờ mười phút chiều (theo giờ miền Trung nước Mỹ).
Năm người này là Harry Partridge, Rita Abrams, Minh Văn Cảnh, Ken O’Hara, nhân viên phụ trách âm thanh trong đội quay phim của hãng CBA và Graham Broderick, một phóng viên tin nước ngoài của tờ Thời báo New York. Mờ sáng hôm đó, họ đáp máy bay rời El Salvador qua Mexico, rồi sau khi bị trễ và đổi chuyến bay, họ đi về DFW. Bây giờ họ đang chờ chuyến bay tiếp theo các hướng khác nhau.
Tất cả đều mệt nhoài, không chỉ vì cuộc hành trình dài dằng dặc ngày hôm nay, mà còn vì trên hai tháng trời họ sống trong cực khổ và nguy hiểm để đưa tin về những cuộc chiến tranh ác liệt ở những miền đất chẳng hay ho gì ở Mỹ latinh.
Trong khi chờ máy bay, cả năm người ngồi trong quầy rượu ở cửa ra số 2E, một trong hai mươi bốn quầy rượu đông đúc ở sân bay. Bài trí của quầy rượu trông rất rẻ tiền. Tường dán những tấm tranh to giả như vườn cây bao quanh, những băng kết bằng vải treo trên trần màu xanh nhạt được chiếu sáng bằng hệ thống đèn màu hồng giấu bên trong. Anh chàng phóng viên Thời báo nói nó làm anh nhớ lại một nhà chứa mà có lần anh đã vào ở Mandalay.
Từ bàn của họ gần cửa sổ, họ có thể thấy đường ống ra máy bay và cửa sổ 20. Đây là cửa mà Harry Partridge đang chờ để ra máy bay trong vài phút tới qua Toronto, bằng chuyến bay của hàng không Mỹ. Nhưng tối nay
https://thuviensach.vn
chuyến bay bị trễ, theo thông báo là một tiếng.
Partridge người cao gầy, mớ tóc nhạt lúc nào cũng bù xù nên trông anh có vẻ như một cậu bé con mới lớn, mặc dù anh đã ngoài bốn mươi và tóc đã điểm bạc. Lúc này anh đang ngồi thoải mái, không quan tâm đến việc máy bay trễ hoặc bất cứ việc gì khác. Trước mắt là cả ba tuần nghỉ xã hơi vô cùng cần thiết đối với anh.
Rita Abrams đang đợi chuyến bay đi tiếp Minneapolisstnpaul, rồi từ đó cô sẽ tới nghỉ tại nông trang của một người bạn ở Minnesota. Tại đó cô có một cuộc hò hẹn trước vào cuối tuần với một nhân viên cao cấp đã có vợ của hãng CBA mà cô không để lộ ra với ai. Minh Văn Cảnh và Ken O’Hara sẽ về nhà tại New York. Graham Broderick cũng vậy.
Bộ ba Partridge, Rita và Minh thường làm việc với nhau. Trong chuyến đi gần đây nhất mới có thêm Ken O’Hara, nhân viên ghi âm, cùng đi với họ. O’Hara còn trẻ, xanh xao, gầy như que củi, lúc nào cũng say sưa nghiên cứu những tạp chí về điện tử: lúc này anh cũng đang đọc một tờ loại đó.
Broderick là người ngoài hãng, mặc dù anh thường cùng cộng tác với những người của hãng và nói chung mối quan hệ của họ là tốt. Mặc dù giờ đây anh chàng phóng viên thời báo to bè, vẻ trịnh trọng và hơi khoa trương này đang có vẻ không thân thiện lắm.
Ba người trong bọn họ đã hơi quá chén, trừ Văn Cảnh chỉ uống Soda và O’Hara nhấm nháp vại bia suốt từ nãy đến giờ không chịu uống thêm gì khác.
“Này, đồ chó đẻ giàu có kia” – Broderick nói với Partridge lúc này đã rút ví ra khỏi túi – “Tôi nói là tôi sẽ trả tiền lượt này, nên tôi sẽ trả” – Anh đặt hai tờ bạc, một tờ hai mươi đô la và một tờ năm đô la lên chiếc khay mà người hầu bàn vừa mang tới ba suất đúp Scot và một cốc Soda. “Dù các cậu chỉ cần làm nửa việc cũng kiếm được số tiền gấp đôi tớ, thì đó cũng không phải
https://thuviensach.vn
là lý do để các cậu ra tay bố thí cho cánh làm báo chúng tớ đâu”. “Ôi, lạy Chúa!” Rita nói, “Broderick, tại sao anh lại không bỏ cái kiểu nói ấy đi nhỉ?”
Rita hét rất to, thỉnh thoảng cô vẫn thế. Hai nhân viên an ninh, chuyên trách sân bay DFW bước ngang qua quầy rượu cũng phải quay đầu lại vì tò mò. Nhìn thấy họ, Rita mỉm cười và vẫy tay chào. Họ đưa mắt nhìn đám phóng viên cùng mớ máy ảnh, máy quay phim và dụng cụ mang nhãn hiệu của hãng CBA, mỉm cười đáp lại và đi tiếp.
Harry Partridge đứng nhìn từ nãy đến giờ nghĩ thầm: “Hồi này Rita đã xuống sắc rồi. Mặc dù cô có sức gợi cảm tình dục mạnh mẽ và đã thu hút được khối chàng, trên nét mặt đã thấy hiện rõ nhiều nếp nhăn, cái tính mạnh mẽ mà cô đòi hỏi chính mình và những người làm việc cùng cô thể hiện trong thái độ hống hách của cô không phải lúc nào cũng hấp dẫn. Vả lại, sự căng thẳng và những công việc nặng nề mà Harry và hai người kia đã phải chia sẻ trong suốt hai tháng qua cũng là một lý do làm cô hao mòn xuân sắc”.
Rita đã 43 tuổi, và sáu năm trước đây cô vẫn còn xuất hiện trước máy quay với tư cách là phóng viên truyền hình, dù không thường xuyên như khi cô còn trẻ trung và khêu gợi hơn. Mọi người biết rằng đó là một cơ chế tồi tệ bất công, vì phóng viên là nam giới vẫn tiếp tục được xuất hiện trước ống kính máy quay hình, ngay cả khi nét mặt họ lộ rõ vẻ già nua, trong khi phóng viên nữ thì không và bị gạt ra rìa như những người tì thiếp bị phế thải. Một số phụ nữ đã cố gắng đấu tranh để chống lại cơ chế này, ví dụ như Christine Craft, một nữ phóng viên và phát thanh viên, đã đưa việc này ra toà nhưng không thành công.
Nhưng Rita đã không lao vào một cuộc đấu tranh mà cô biết là cô không bao giờ thắng, để chuyển sang làm chủ nhiệm chương trình, đứng đằng sau máy quay phim thay vì đứng đằng trước và đã thành công rực rỡ. Suốt thời gian này, cô đã quấy quả các trưởng ban cho đến khi họ phải giao cho cô
https://thuviensach.vn
những nhiệm vụ ở nước ngoài vốn hầu như chỉ để cho nam giới. Lúc đầu thì các sếp của cô đã phản đối, nhưng họ phải chịu thua và Rita được cử đi một cách đương nhiên cùng với Harry, tới những nơi mà cuộc chiến đấu nóng bỏng nhất và đời sống vất vả nhất.
Broderick ngẫm nghĩ kỹ câu nói của Rita một hồi, rồi đáp: “Xem ra cái bọn hào nhoáng các người cũng chẳng làm được việc gì quan trọng lắm đâu, tối nào thì cái hốc truyền tin bé tí tẹo ấy chỉ có những tin chớp nhoáng về tất cả mọi chuyện xảy ra trên thế giới. Bao nhiêu lâu nhỉ. Mười chín phút tất cả phải không?
Partridge nói một cách thân ái:
“Nếu anh muốn hạ những kẻ không có gì để tự vệ như lũ chúng tôi, thì ít nhất cánh báo chí cũng nên đưa ra những số liệu chính xác hơn: tất cả là hai mươi mốt phút rưỡi”.
“Trong đó có bảy phút dành cho quảng cáo thương mại, Rita nói thêm – nhưng lương của Harry cao đến mức đã làm anh ghen đến tái mặt”. “Với lối thẳng thừng cố hữu của cô, Rita đã nói toạc cái việc ghen tức ấy ra, - Partridge thầm nghĩ. Đối với đám phóng viên báo chí chênh lệch giữa lương của họ và lương của các phóng viên truyền hình luôn luôn làm cho họ rất áy náy. Trong khi Partridge lĩnh 250.000 đô la một năm, thì Broderick, một phóng viên thượng thặng đầy tài năng, có lẽ chỉ được 85.000 đô la.
Như thể dòng suy nghĩ của mình chưa hề bị ngắt quãng, anh chàng phóng viên tờ Thời báo nói tiếp: “Toàn bộ hệ thống đưa tin của các cậu làm trong một ngày cũng chỉ đủ lấp đầy một nửa trang báo của chúng tôi thôi”.
“So sánh gì mà ngu xuẩn thế, - Rita đốp lại, - vì ai cũng biết là một hình ảnh đáng giá một ngàn lời nói. Chúng tôi lại có hàng trăm hình ảnh và chúng tôi đưa người xem tới nơi sự kiện diễn ra để họ có thể thấy tận mắt. Chưa có tờ báo nào trong lịch sử đã làm được như vậy”.
Broderick, một tay cầm cốc whisky đúp mới vừa định đưa lên môi, xua xua
https://thuviensach.vn
tay kia gạt đi. “Số lượng không phải là quan trọng”.
Minh Văn Cảnh, thường không hay tham gia vào các cuộc tranh luận hỏi lại: “Tại sao lại không?”.
“Bởi vì các anh đều là bọn ngốc nghếch. Các hãng truyền hình lớn đang chết dần chết mòn. Tất cả mọi điều các anh đã làm là đưa ra tóm tắt đề mục tin chính và bây giờ các đài địa phương cũng đang tiếp tục làm như vậy, sử dụng kỹ thuật để tự lấy tin từ bên ngoài; họ đang rỉa thịt các anh như lũ kền kền rỉa một xác chết”.
Partridge vẫn nhẹ nhàng:
“À, có nhiều người đã nói như vậy hàng bao năm nay rồi. Nhưng hãy nhìn chúng tôi đây này. Chúng tôi vẫn đi khắp nơi, và vẫn sung sức, bởi lẽ người ta theo dõi tin của hệ thống chúng tôi vì nó có chất lượng”. “Đúng đấy”, - Rita nói, - “Còn một điều mà anh lại nhầm Brod ạ, là cho các đài truyền hình địa phương đang khấm khá. Không đâu. Nó đang tồi tệ đi thì có. Một số người bỏ hãng chúng tôi với bao hy vọng làm tin cho các đài truyền hình địa phương đều đã quay lại vì thất vọng”.
Broderick hỏi: “Tại sao vậy?”.
“Tại vì các nhà lãnh đạo đài truyền hình địa phương coi tin tức như là sự quá độ, là quảng cáo, là nguồn lợi tức to lớn. Họ sử dụng cái kỹ thuật tân tiến mà anh vừa mới nói để thoả mãn thị hiếu tầm thường nhất của người xem. Và khi họ cử người trong ban thời sự của họ đưa tin về một sự kiện quan trọng ở bên ngoài, người đó cũng chỉ đúng là một thằng nhóc, không có chiều sâu, không thể cạnh tranh với tri thức và chiều dày kinh nghiệm của một phóng viên hãng chúng tôi được”.
Harry Partridge ngáp dài. Anh nhận thấy câu chuyện này đã lặp đi lặp lại, chỉ một cái trò để giết thời gian chẳng hao tâm tổn sức gì, và họ diễn nhiều lần rồi.
Chợt anh nhận thấy có chuyện gì đấy đang diễn ra gần đó. Hai nhân viên an ninh hàng không đi lại vơ vẩn trong tiệm rượu, bỗng trở
https://thuviensach.vn
nên chăm chú lắng nghe qua máy bộ đàm của họ. Partridge nghe lõm bõm bản thông báo đang được truyền đến: “Lệnh báo động số 2… đụng nhau trên không… đang đến đường băng 17 phía bên trái… tập hợp tất cả lực lượng an ninh…”. Hai nhân viên an ninh vội vã rời quầy rượu.
Những người khác trong nhóm làm phim cũng đã nghe thấy. “Này!” Minh Văn Cảnh nói, “có lẽ là…”.
Rita nhảy phắt dậy: “Để tôi đi xem có chuyện gì”, rồi cô vội vã rời tiệm rượu.
Văn Cảnh và O’Hara nhấc máy quay phim và dụng cụ âm thanh lên, Partridge và Broderick cũng vội vã túm lấy đồ đạt của mình. Một nhân viên an ninh vẫn đang đi gần đó. Rita đuổi kịp anh ta gần cửa cân hành lý của hãng hàng không American, đồng thời cô nhận thấy anh chàng này rất trẻ và đẹp trai, có thân hình của một cầu thủ bóng đá.
“Tôi là người của hãng CBA”… Cô đưa tấm thẻ nhà báo có tên hãng ra. Đôi mắt của anh chàng ánh lên vẻ thán phục: “Vâng, tôi biết rồi!”. Ở vào những trường hợp khác, Rita vội nghĩ hẳn cô đã đưa anh ta vào những thú vui của một người đàn bà luống tuổi. Không may là bây giờ không có thời gian. Cô hỏi: “Có chuyện gì vậy anh?”.
Người sĩ quan an ninh do dự: “Có lẽ chị nên hỏi phòng thông tin công cộng…”.
Rita sốt ruột ngắt lời: “Tôi sẽ hỏi sau. Gấp lắm rồi, phải không? Nói cho tôi biết đi!”.
“Hãng hàng không Muskegon đang có chuyện rắc rối. Một máy bay chở khách của họ bị va chạm trên không. Nó đang hạ cánh trong lúc đã bị bắt lửa. Chúng tôi đã được lệnh báo động số 2, có nghĩa là tất cả các nhân viên cứu trợ khẩn cấp đã được huy động tới đường băng số 17 phía bên trái”. Giọng anh ta trở nên nghiêm trọng. “Tình hình có vẻ găng đây”.
“Tôi muốn đưa đội quay phim của tôi tới đó. Ngay bây giờ và thật nhanh. Tôi phải đi lối nào?”.
https://thuviensach.vn
Viên sĩ quan an ninh lắc đầu: “Không có người đi kèm thì các anh các chị không thể ra đó được đâu. Các anh các chị sẽ bị giữ lại ngay”. Rita nhớ có lần người ta đã bảo với cô là sân bay DFW rất hãnh diện được hợp tác với giới báo chí. Cô chỉ vào máy bộ đàm của nhân viên an ninh: “Anh có thể gọi Phòng thông tin công cộng được không?”. “Được!”.
“Vậy, xin anh hãy làm đi!”.
Lời yêu cầu được thực hiện ngay, viên sĩ quan gọi và phía bên kia trả lời. Cầm tấm thẻ phóng viên của Rita, anh ta đọc và giải thích yêu cầu của cô. Đầu dây bên kia nói: “Bảo họ đến trạm an ninh công cộng số một để đăng ký và lấy phù hiệu báo chí.
Rita rên rỉ, đưa tay chỉ chiếc máy bộ đàm: “Để tôi nói chuyện với họ”. Viên nhân viên an ninh ấn nút đàm thoại và đưa máy cho cô. Cô vội vã nói vào máy: “Không có thời gian nữa, các anh phải biết điều đó. Chúng tôi là phóng viên vô tuyến truyền hình. Chúng tôi có tất cả các loại giấy phép. Chúng tôi sẽ làm thủ tục giấy tờ các anh muốn sau. Nhưng xin các anh, xin các anh, hãy để cho tôi đi vào hiện trường bây giờ”. “Chờ một chút”, im lặng một giây rồi vang lên giọng nói mới với một mệnh lệnh ngắn gọn: “OK, đi ngay ra cửa số 19. Bảo ai đó chỉ đường cho chị tới đường băng. Hãy tìm chiếc xe có đèn nhấp nháy. Tôi đang trên đương đến chỗ chị đấy”. Rita nắm tay viên sĩ quan “Cảm ơn anh bạn nhé!”. Rồi cô vội vã trở lại chỗ Partridge và những người khác lúc này vừa bước ra khỏi tiệm rượu. Broderick đi cuối cùng. Lúc bước ra, anh chàng phóng viên tờ Thời báo New York tiếc rẻ nhìn những cốc rượu còn nguyên mà anh đã trả tiền.
Rita hối hả kể lại điều cô đã biết, rồi bảo Partridge, Minh và O’Hara: “Đây có thể là tin quan trọng đấy. Ra phi trường ngay. Đừng để mất thì giờ. Tôi đi gọi điện rồi sẽ quay trở lại tìm các bạn”. Cô nhìn đồng hồ, 5 giờ 20 chiều, có nghĩa là đã 6 giờ 20 ở New York – “Nếu chúng ta làm nhanh thì có thể kịp đưa vào chương trình đầu tiên được”. Nhưng trong thâm tâm cô thấy không dám chắc.
Partridge gật đầu làm ngay theo lệnh của Rita. Vào lúc khác thì quan hệ
https://thuviensach.vn
giữa một phóng viên và một chủ nhiệm chương trình không hẳn là như vậy. Chính thức thì một chủ nhiệm chương trình ở hiện trường như Rita Abrams là người chịu trách nhiệm của toàn bộ đội quay, kể cả phóng viên, và nếu có điều gì sai sót trong khi làm nhiệm vụ thì người bị khiển trách là chủ nhiệm chương trình. Nếu mọi việc tốt đẹp, tất nhiên người phóng viên xuất hiện trong tin truyền hình sẽ được ca ngợi, mặc dù người chủ nhiệm chương trình rõ ràng đã có công giúp hình thành câu chuyện và góp ý vào phần lời.
Tuy nhiên, trong trường hợp của một phóng viên “có cỡ” dày kinh nghiệm như Harry Partridge sự thể lại khác. Phóng viên có thể dành quyền điều khiển và chủ nhiệm phải chịu nhún và đôi khi phải hoàn toàn nghe theo. Nhưng khi Partridge và Rita làm việc với nhau, cả hai người chẳng để ý đến chuyện ai chỉ huy ai. Đơn thuần là họ chỉ muốn đưa về những bản tin hoàn hảo mà cả hai cùng lao vào làm.
Trong khi Rita vội vã đi về phía trạm điện thoại công cộng, Partridge, Minh và O’Hara nhanh chóng chạy về phía cửa 19, tìm lối ra sân bay phía dưới. Graham Broderick tỉnh rượu ngay trước chuyện đang xảy ra và theo sát sau họ.
Gần cổng có một bảng hiệu:
ĐƯỜNG RA MÁY BAY – KHU VỰC CẤM.
CHỈ DÙNG TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP CHUÔNG BÁO ĐỘNG SẼ REO.
Không một nhân viên nào có mặt ở đó. Không do dự, Partridge đẩy cửa bước vào, cả bọn đi theo anh. Trong khi họ vội vã xuống cầu thang bằng kim loại, tiếng chuông báo động kêu dồn dập sau lưng. Họ phớt lờ và bước ra ngoài.
Bây giờ là lúc bận rộn nhất, đường băng đặc kín máy bay đỗ và xe hàng không. Thình lình một chiếc xe thùng hiện ra, phóng rất nhanh trên nó có đèn hiệu nhấp nháy. Bánh xe rít lên khi nó phanh lại ở cửa số 19. Minh đứng gần nhất, mở cửa và nhảy vào bên trong. Sau anh, những người khác cũng nhảy lên theo. Người lái xe, một anh chàng da đen trẻ, mảnh khảnh trong bộ quần áo chuyên ngành màu nâu nhạt, rồ máy phóng vọt đi.
https://thuviensach.vn
Vẫn không quay lưng lại, anh ta nói: “Chào các anh! Tôi là Vernon – thuộc phòng thông tin công cộng”.
Partridge nói tên mình và các bạn cùng đi. Với tay xuống chiếc ghế bên cạnh, Vernon lấy ra ba tấm phù hiệu báo chí màu xanh, đưa cho họ và nói: “Những cái này là tạm thôi, nhưng tốt hơn là cứ nên cài vào. Tôi đã vi phạm nguyên tắc nhưng cô bạn gái của các anh đã nói, chúng ta không còn thời gian”.
Họ đã rời khỏi khu vực máy bay đậu, chạy ngang qua hai đường dùng cho máy bay ra đường băng và đi về phía đông trên một con đường song song với lối đi. Phía trước mặt họ, về phía tay phải là hai đường băng và dọc theo một đường băng ở phía xa, xe cứu thương đang đỗ đầy.
* * *
Rita Abrams vẫn còn ở phía trong sân bay và đang nói chuyện trong phòng điện thoại công cộng với văn phòng của hãng CBA tại Dallas. Cô được thông báo rằng ông phân xã trưởng cũng đã biết việc xảy ra ở sân bay và đã cố đưa một đội quay phim thường trú của hãng CBA tới hiện trường. Ông rất vui khi biết Rita và những người khác đã có mặt ở đó. Cô nhắc ông gọi điện về New York rồi hỏi: “tình hình truyền qua vệ tinh của chúng ta có ổn không?”.
“Tốt! Một xe phát lưu động đang được điều từ Arlington tới”. Cô biết Arlington chỉ cách đây có 13 dặm. Chiếc xe này thuộc một trạm chi nhánh của hãng CBA, gọi là KDLS-TV được dùng để truyền tin thể thao từ sân vân động Arlington, nhưng bây giờ tin đó đã bị loại bỏ và chiếc ô tô được điều tới sân bay DFW.
Người lái xe và nhân viên kỹ thuật đã được lệnh làm việc với Rita, Partridge và những người khác.
Tin đó làm cô phấn chấn. Cô nhận thấy giờ đây rất có khả năng gửi tin và hình về New York kịp cho chương trình đầu tiên của Bản tin tối Toàn quốc. * * *
Chiếc xe thùng chở ba người của hãng CBA và anh chàng phóng viên tờ Thời báo đã chạy gần đến đường băng 17L – ký hiệu này chỉ rõ phải ngoặt 170o, tức là gần như về phía nam, chữ L “Left” nghĩa là đường băng phía
https://thuviensach.vn
bên trái trong hai đường băng chạy song song. Cũng như tại tất cả những sân bay khác, bảng hiệu này được viết bằng chữ màu trắng lớn trên mặt của đường băng.
Vẫn đang phóng rất nhanh, Vernon giải thích: “Khi có phi công gặp nạn, phải chọn đường băng mà anh ta muốn ở sân bay này, thường là đường băng số 17 bên trái. Đường này rộng 200 fut và gần với đội cứu trợ nhất”. Chiếc xe đỗ lại trên đường máy bay ra, nối với đường 17L và ở đây nhìn thẩy rõ máy bay tới và hạ cánh.
“Đây sẽ là vị trí chỉ huy hiện trường” – Vernon nói.
Xe cứu thương vẫn tiếp tục đến, một số đỗ chung quanh họ. Từ phía trạm cứu hoả của sân bay có bảy chiếc xe màu vàng, bốn chiếc Oshkosh M15 phun bọt khổng lồ, một chiếc xe thang và hai chiếc xe cứu trợ khẩn cấp nhỏ hơn. Hai chiếc xe phun bọt được đặt trên những bánh xe cao gần sáu fut, có hai máy nén, một phía trước và một phía sau, với những vòi phun áp suất cao, trông giống như những trạm cứu hoả di động. Chiếc xe cứu trợ khẩn cấp, tốc độ cao và cơ động nhanh, được thiết kế để áp sát nhanh chóng vào máy bay đang bị cháy.
Nhiều nhân viên cảnh sát chui từ trong nửa tá xe cảnh sát màu xanh vạch trắng ra. Họ mở thùng xe, kéo ra những bộ quần áo cứu hoả ánh bạc, và mặc vào người. Cảnh sát hàng không được đồng thời huấn luyện làm nhân viên cứu hoả, - Vernon giải thích như vậy. Máy điện đàm của an ninh hàng không trên chiếc xe thùng phát ra hàng loạt mệnh lệnh.
Những cỗ xe cứu hoả, dưới sự chỉ huy của một viên trung uý ngồi trong chiếc xe mui kín màu vàng đang chiếm những vị trí cách quãng nhau dọc đường băng. Xe cứu thương được điều từ khắp các vùng lân cận vẫn đang đỗ về tập trung tại sân bay, nhưng cách đường băng một quãng khá xa.
Partridge là người đâu tiên nhảy ra khỏi xe và đứng ngay cạnh nó hý hoáy ghi chép. Broderick chậm hơn một chút cũng đang làm như vậy. Minh Văn Cảnh đã leo lên nóc xe, máy quay sẵn sàng trong tay, đưa mắt quan sát bầu trời về hướng bắc. Sau lưng anh là Ken O’Hara, dây nhợ lằng nhằng cùng máy ghi âm.
Hầu như ngay lúc đó, chiếc máy bay xuất hiện cách sân bay chừng năm
https://thuviensach.vn
dặm kéo theo một vệt khói đen đặc. Minh nâng máy quay lên, cầm chắc, nheo mắt nhìn qua ống kính.
Minh là một người to khoẻ, chỉ cao chừng hơn năm fut một chút, nhưng vai rộng và cánh tay dài chắc nịch. Trên khuôn mặt chữ điền ngăm đen rỗ hoa, do bị đậu mùa từ thuở nhỏ, là đôi mắt nâu mở to, nhìn thẳng về phía trước với vẻ vô cảm khiến người ta khó đoán được ý nghĩ gì nằm phía sau chúng. Những người thân cận với Minh đều nói rằng phải mất khá lâu họ mới hiểu được anh.
Dù sao mọi người cũng đều nhất trí là Minh cần cù đáng tin, trung thực, và là một trong những người quay phim giỏi nhất của hãng. Hình của anh rất hoàn chỉnh, bao giờ cũng thu hút sự chú ý của người xem và thường xuyên mang tính nghệ thuật. Đầu tiên, anh làm việc cho hãng CBA tại Việt Nam với tư cách là người phụ việc ở địa phương và anh đã học nghề này từ một nhà quay phim Mỹ khi anh phụ việc mang dụng cụ đi quay cảnh chiến đấu ở trong rừng rậm. Khi người thầy dạy nghề của anh chết vì dẫm phải mìn, Minh một mình mang xác của anh ta về chôn rồi vác máy trở lại rừng tiếp tục quay. Không một người nào ở hãng CBA đã nhớ rằng anh được lấy vào làm từ lúc nào. Người ta coi việc anh có mặt ở hãng CBA là sự đã rồi.
Năm 1975, khi Sài Gòn sắp thất thủ, Minh cùng vợ và hai con ở trong số người may mắn ít ỏi được máy bay trực thăng quân sự CH-53 đưa từ sân bay của Sứ quán Mỹ tới khu vực an toàn của hạm đội bảy ngoài biển. Kể cả lúc đó Minh cũng không ngừng việc quay phim và rất nhiều tư liệu của anh đã được sử dụng trong Bản tin tối toàn quốc.
Giờ đây anh lại sắp quay một cảnh khác về máy bay, khác hẳn nhưng cũng đầy bi thảm mà kết cục thì chưa được định đoạt. Trong ống kính máy quay, chiếc máy bay chở khách đang tới mỗi lúc một rõ dần, cùng với quầng lửa sáng rực phía bên phải và vệt khói tiếp tục tuôn ra phía sau. Đã có thể nhìn thấy lửa bốc ra từ phía động cơ đã mất, chỉ còn tr lại phần giá treo động cơ. Cả Minh lẫn những người khác đang theo dõi đều kinh ngạc không hiểu tại sao toàn bộ chiếc máy bay chưa bị ngọn lửa nuốt chửng.
Trong chiếc xe thùng, Vernon đã bật sóng liên lạc hàng không. Người ta có thể nghe thấy trạm điều khiển máy bay nói chuyện với phi công của chiếc
https://thuviensach.vn
máy bay chở khách. Một giọng điềm tĩnh của nhân viên dẫn đường bằng rada: “Các anh đang ở phía dưới đường lượn… sang trái ở chính giữa. Nào bây giờ lượn vào đường trung tâm…”.
Nhưng các phi công của chiếc máy bay chở khách rõ ràng là đang khó mà giữ được độ cao và hướng bay ổn định. Chiếc máy bay có vẻ chao đảo nghiêng về phía cánh phải bị hỏng. Có những lúc đầu máy bay xoay sang hướng khác, rồi như thể do những nỗ lực tối đa ở trong buồng lái, nó trở lại phía đường băng. Nó ngóc lên rồi chúi xuống loạng choạng, dường như liên tục mất độ cao, sau đó cố lấy lại nhưng không được. Những người trên mặt dất cũng căng thẳng trước một câu hỏi không thốt ra thành lời: “Đã đi được đến đây, liệu chiếc máy bay chở khách có xuống được không?”. Thật khó trả lời được chính xác.
Từ máy truyền thanh vang lên giọng của một phi công: “Đài điều khiển! Bộ phận hạ cánh có vấn đề, máy nén thuỷ lực không làm việc”. Ngừng một lúc. Rồi: “Bây giờ chúng tôi đang cố “hạ cánh tự do…”.
Một chỉ huy đội cứu hoả cũng đứng cạnh họ lắng nghe. Partridge hỏi anh ta: “Thế nghĩa là thế nào?”.
“Trên những chiếc máy bay chở khách lớn có một hệ thống hạ càng khẩn cấp. Khi máy nén thuỷ lực bị hỏng, các phi công mở bộ phận điều khiển máy thuỷ lực, nên bánh xe vốn rất nặng, sẽ tự rơi vào đúng vị trí. Nhưng một khi nó đã rơi thì không thể kéo lên lại được nữa, cho dù họ muốn”.
Trong khi người chỉ huy cứu hoả nói vậy, người ta đã có thể thấy bánh xe của chiếc máy bay chở khách đang từ từ hạ xuống.
Một lúc sau, giọng nói điềm tĩnh của nhân viên điều khiển vang lên: “Muskegon, chúng tôi đã thấy bánh xe. Chú ý lửa đang tới gần bánh xe trước phía bên phải”.
Nếu bánh trước bên phải bắt lửa, điều này rất có thể xảy ra, thì một phía của hệ thống hạ cánh sẽ tung ra khi bị va chạm đất, làm chiếc máy bay nghiêng về phía bên phải trong khi nó vẫn đang chạy ở tốc độ cao. Minh đưa tay chỉnh ống kính và bấm máy quay. Anh cũng đã có thể thấy ngọn lửa giờ đây đã bén vào chiếc lốp. Chiếc máy bay chở khách đang lướt trên khu vực sân bay, rồi nó tiến gần vào, chỉ cách đường băng một phần tư
https://thuviensach.vn
dặm… Nó đang cố tìm cách hạ cánh, nhưng ngọn lửa bốc to dữ dội hơn, rõ ràng là đã bị bén vào nhiên liệu và hai trong số bốn bánh bên phải đang bốc cháy… Một tia lửa phụt ra khi một chiếc lốp nổ tung.
Bây giờ chiếc máy bay chở khách đang bốc cháy lao trên đường băng với tốc độ 150 dặm một giờ. Khi chiếc máy bay chạy ngang qua chỗ những xe cấp cứu đang chờ sẵn, từng chiếc một lao với tốc độ cao nhất ra đường băng sau chiếc máy bay, lốp siết trên mặt đường. Hai chiếc xe cứu hoả phun bọt màu vàng chạy trước và năm chiếc kia theo sát phía sau.
Trên đường băng, lúc bộ phận hạ cánh của máy bay chạm đất, một chiếc lốp phía bên phải lại nổ tung, rồi một chiếc nữa. Bỗng tất cả những chiếc lốp bên phải rời ra… Những chiếc bánh xe chỉ còn trơ lại vành. Đồng thời là những tiếng rít rợn người của kim loại, những tia lửa toé ra và một đám bụi mảnh xi măng bắn tung toé lên không trung… Không hiểu bằng phép màu nào đó, các phi công đã cố giữ chiếc máy bay chở khách chạy được trên đường băng… Cuối cùng nó dừng hẳn. Lúc đó, ngọn lửa bùng lên.
Vẫn tiếp tục lao theo, những chiếc xe cứu hoả tiến sát vào và lập tức phun bọt ra, những vòng xoắn khổng lồ phủ lên máy bay với một tốc độ cực nhanh trông giống như một núi bọt xà phòng.
Trên máy bay, nhiều cửa hành khách đã được mở ra, những thang trượt cấp cứu được ném xuống; cửa phía trước mở về phía bên phải, nhưng ở đó lửa vẫn đang chặn những lối ra ở giữa thân máy bay. Ở bên trái không có lửa; cửa trước và cửa giữa thân đã được mở: một số hành khách vội vàng trượt xuống. Nhưng ở phía sau, nơi mỗi bên có hai cửa cấp cứu vẫn chưa có cửa nào mở.
Qua ba cửa đã được mở; khói từ trong máy bay cuồn cuộn tuôn ra. Một số hành khách đã ở trên mặt đất; những người ra sau ho sặc sụa, nhiều người nôn thốc nôn tháo, tất cả đều hớp lấy hớp để từng ngụm không khí. Ngọn lửa bên ngoài đã được dập dưới một đống bọt phủ kín một phía của máy bay.
Các nhân viên cứu hoả từ chiếc xe cứu trợ khẩn cấp mặc quần áo chống nóng màu bạc và đeo bình dưỡng khí, nhanh nhẹn chạy đến lắp thang vào những chiếc cửa chưa được mở phía sau. Khi tất cả những cánh cửa đã
https://thuviensach.vn
được mở bằng tay từ phía bên ngoài, khói lại tuôn ra nhiều hơn. Các nhân viên cứu hoả vội chui vào, quyết dập tắt lửa bên trong. Những người lính cứu hoả khác vào khoang chở khách bằng cửa trước đã giúp đưa hành khách ra, một số người ngã giúi giụi vì choáng.
Số hành khách được đưa ra thưa dần. Harry Partridge ước chừng chỉ mới có gần 200 người ra khỏi máy bay và theo như anh biết thì kể cả phi hành đoàn trên máy bay có tất cả 297 người. Các nhân viên cứu hoả bắt đầu đưa một số người có vẻ bị bỏng nặng ra. Trong số đó có hai nữ nhân viên hàng không. Khói từ trong máy bay vẫn tuôn ra, dù đã ít hơn trước.
Minh Văn Cảnh tiếp tục quay những sự việc xảy ra xung quanh, chỉ tập trung vào ống kính, gạt bỏ tất cả những ý nghĩ khác, vì anh biết rằng anh là người quay phim duy nhất trên hiện trường và trong máy quay, anh đã có những hình ảnh đặc biệt và độc đáo. Có lẽ kể từ vụ tai nạn của chiếc máy bay Hindenhierg cho đến nay, chưa có vụ nổ máy bay lớn nào được quay chi tiết đến thế này, ngay khi sự việc đang xảy ra. Xe cứu thương đã được tập trung lại bên cạnh trạm chỉ huy tại chỗ. Hàng chục chiếc đã ở đó, còn các xe khác đang tới. Nhân viên cứu trợ y tế lao về phía những người bọ thương, đặt họ lên những chiếc cáng có ghi số. Chỉ trong giây phút, những nạn nhân đã trên đường tới những bệnh viện đã chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận họ. Khi một chiếc trực thăng đưa bác sĩ và y tá đến, trạm chỉ huy ở gần chiếc máy bay đã trở thành bệnh viện dã chiến cùng với một hệ thống cứu trợ khẩn cấp năng động.
Mọi việc được tiến hành khẩn trương cho thấy kế hoạch cấp cứu của sân bay tuyệt vời như thế nào. Partridge thoáng nghe tiếng viên chỉ huy đội cứu hoả báo rằng khoảng một trăm chín mươi hành khách đã ra khỏi máy bay và còn sống. Như vậy có nghĩa là còn hơn một trăm người chưa ra được.
Một nhân viên cứu hoả, vừa bỏ mặt nạ ra để lau mồ hôi mặt, vừa nói “Ôi lạy Chúa! Phía sau ngổn ngang xác chết. Ở đó chắc là nơi khói nhiều nhất”. Đó cũng là lý do tại sao bốn chiếc cửa cấp cứu ở phía sau đã không mở ra được.
Như tất cả các tai nạn hàng không khác, người chết phải để yên tại chỗ cho đến khi một viên chức Ban an toàn giao thông quốc gia – hiện đã ở hiện
https://thuviensach.vn
trường – tới ra lệnh chuyển họ đi sau khi tiến hành thể thức nhận diện. Phi hành đoàn từ buồng lái bước xuống máy bay, nhất định không chịu để ai giúp đỡ. Viên phi công chính, đeo phù hiệu bốn vạch, tóc đã hoa râm, nhìn những người bị thương và khi biết con số người chết đã bật khóc. Đoán rằng dù có người bị chết, các phi công vẫn sẽ được ca ngợi vì đã đưa máy bay hạ cánh, Minh quay cận cảnh khuôn mặt đau đớn của viên phi công. Đó là hình ảnh cuối cùng mà Minh quay và cũng lúc đó có tiếng gọi to: “Harry! Minh! Ken. Dừng lại đi. Mau lên! Mang tất cả những gì các anh có lại đây. Chúng ta sẽ truyền về New York bằng vệ tinh”. Đó là giọng của Rita Abrams vừa mới đến trên chiếc xe buýt của ban thông tin công cộng. Cách đó không xa, chiếc máy phát vệ tinh lưu động hiện ra. Đĩa phát trên xe, khi di chuyển được xếp lại như kiểu xếp quạt, giờ đã mở ra và hướng lên trời.
Nhận được lệnh, Minh hạ máy xuống. Hai đội quay khác cũng đã đến trên chiếc xe buýt mà Rita vừa đi, một trong hai đội là KDLS, chi nhánh của CBA, cùng với các ký giả và phóng viên nhiếp ảnh. Họ và những người khác, theo Minh biết, sẽ tiếp tục theo dõi sự việc. Nhưng chỉ có Minh có được những hình ảnh đặc biệt về tai nạn, và anh biết với niềm kiêu hãnh ngấm ngầm rằng hôm nay và những ngày tới, những hình ảnh mà anh ghi sẽ được truyền đi khắp thế giới và sẽ tồn tại như một phần của lịch sử.
* * *
Họ lại đi với Vernon trên chiếc xe của Ban thông tin công cộng tới cỗ xe phát vệ tinh. Trên đường đi, Partridge bắt đầu nhẩm những lời anh sắp nói. Rita bảo anh: “Chuẩn bị phần lời một phút bốn nhăm giây. Ngay khi anh đã sẵn sàng, cắt ngay đường âm thanh, làm ngay chương trình đứng nói cận cảnh. Trong lúc đó, tôi sẽ truyền nhanh hình ảnh về New York”.
Partridge gật đầu, Rita liếc nhìn đồng hồ: đã năm giờ 43 phút, tức là sáu giờ 43 phút ở New York. Chỉ còn có 15 phút nữa trước khi bắt đầu chương trình tin tối Toàn quốc.
Partridge vẫn tiếp tục viết, miệng lẩm nhẩm sửa lại vài lỗi trong đoạn anh đã viết. Minh trao lại cuốn băng quý giá cho Rita, rồi lắp một băng mới nguyên vào máy, sẵn sàng để thu lời và quay cận cảnh Partridge.
https://thuviensach.vn
Vernon thả họ xuống ngay bên cạnh chiếc xe phát vệ tinh. Broderick vừa xuống đã chạy ngay đến cửa ra vào để đọc qua điện thoại bài của mình về New York. Lúc chia tay nhau, anh nói: “Cảm ơn các cậu. Nếu các cậu muốn tin có chiều sâu thì ngày mai hãy mua Thời bào nhé!”.
O’Hara, người say mê kỹ thuật cao, thán phục đứng ngắm chiếc xe phát vệ tinh chứa đầy dụng cụ. “Sao mà tôi thích các chú này đến thế”. Ăng ten đĩa rộng 15 fut đặt trên nóc xe giờ đây đã mở hết cỡ, được nâng lên và một chiếc máy phát điện 20 kilooat đang chạy. Phía bên trong, tại phòng điều khiển nhỏ dụng cụ biên tập và truyền đã được xếp chồng lên nhau, một kỹ thuật viên trong nhóm hai người đang nối sóng của hệ thống phát trên xe với một vệ tinh Ku-band ở độ cao 22.300 dặm – tức là Sapcenet 2. Những gì họ phát đi, sẽ lên thẳng tới điểm tiếp nhận số 21 trên vệ tinh, rồi ngay lập tức được chuyển xuống New York để ở đó thu hình lại.
Trong xe, làm việc bên cạnh kỹ thuật viên, Rita thành thạo đưa những cuộn băng của Minh vào máy biên tập và xem qua trên một màn hình. Tốt lắm, cô thầm nghĩ. Tất cả đều tuyệt vời.
Thông thường vào những trường hợp khác, chủ nhiệm chương trình và biên tập viên sẽ cùng chọn các đoạn khác nhau của băng hình, rồi kết hợp với tuyến âm thanh và lời của phóng viên, ghép lại thành một tin trọn vẹn đã được biên tập. Nhưng làm như vậy phải mất tới bốn mươi lăm phút, đôi khi còn lâu hơn, mà hôm nay thì không có thời gian. Vậy nên, Rita quyết định chóng vánh chọn những hình ảnh trong các đoạn dễ gây xúc động nhất để cho kỹ thuật viên truyền thẳng đi – theo cách nói của dân vô tuyến là “nhanh và thô”.
Bên ngoài xe phát vệ tinh, Partridge ngồi trên chiếc thang sắt đã hoàn chỉnh phần lời và sau khi mau chóng hội ý với Minh và nhân viên ghi âm, anh cho thu ngay vào máy.
Sau khi chứa đủ thời gian cho phát thanh viên đọc lời dẫn tựa, sẽ được viết tại New York và tiếp liền sau những sự kiện nóng hổi của câu chuyện xuất hiện, Partridge bắt đầu:
“Các phi công trong một cuộc chiến trước đây đã từng gọi cảnh này là cuộc hạ cánh với một cánh và một lời cầu nguyện. Đã có một bài hát mang
https://thuviensach.vn
tên như vậy. Nhưng chắc sẽ không có ai viết một bài hát về ngày hôm nay… “Chiếc may bay chở khách của hãng Hàng không Muskegon lúc đó còn cách Dallas-Fort Worth sáu mươi dặm… gần như đầy kín hành khách… từ Chicao tới.. Thì bị va chạm trên không…”.
Là một phóng viên dày kinh nghiệm viết tin cho đài truyền hình, Partridge đã viết “hơi xa hình một chút”. Đó là một nghệ thuật đặc biệt rất khó học và không phải ai làm việc ở đài truyền hình lúc nào cũng thành công. Kể cả những nhà viết tin chuyên nghiệp tài năng, bởi vì những lời được viết ra là để đọc kèm với hình và rất hiếm khi được đọc riêng mà hay được.
Bí quyết của thủ thuật này, như Partridge và những người như anh biết, là không mô tả hình. Người xem vô tuyến sẽ tận mắt thấy hình ảnh và không cần lời mô tả. Tuy nhiên, phần lời cũng không nên tách quá xa hình khiến cho tư tưởng người xem bị phân tán. Nói đúng ra đó là hành động giữ thăng bằng mà người viết phải linh cảm được.
Một điều khác mà những người làm tin vô tuyến nhận thức được là: cái hay của bản tin không nằm trong câu cú hoặc những đoạn văn đúng mẹo luật. Những đoạn ngắn gọn có tác dụng tốt hơn. Sự việc phải trần trụi, mạnh mẽ; lời văn phải sắc gọn. Cuối cùng, những động tác và âm điệu của người phóng viên bình luận phải đầy ý nghĩa. Anh ta phải vừa là một phóng viên xuất sắc, vừa là một diễn viên nữa. Về những điểm này Partridge là một chuyên gia, tuy nhiên hôm nay anh gặp khó khăn: anh không nhìn thấy hình, như thường lệ đối với phóng viên. Nhưng ít nhiều thì anh cũng đã biết những hình ảnh đó.
Partridge kết thúc trong tư thế đứng nói chính diện, máy ghi hình quay từ vai anh trở lên. Phía sau anh, mọi hoạt động vẫn đang tiếp tục quanh chiếc máy bay chở khách bị nạn.
“Câu chuyện này còn có thêm… nhiều chi tiết bi thảm, đó là con số người chết và bị thương. Nhưng có một điều ngay lúc này đã rõ là nguy cơ máy bay đâm nhau đang ngày càng tăng… trên đường bay, trên bầu trời đông đúc của chúng ta… Harry Partridge, hãng tin CBA, Dallas Ford Worth”.
Cuốn băng có lời và người phóng viên đứng tuổi đã được đưa vào trong xe
https://thuviensach.vn
cho Rita. Vốn đã biết quá rõ và luôn tin tưởng Partridge, nên không cần phí thời gian kiểm tra, cô ra lệnh truyền thẳng về New York, mà khỏi cần xem lại. Sau đó, theo dõi và lắng nghe trong lúc kỹ thuật viên truyền đi, cô rất phục anh. Nhớ lại cuộc tranh cãi cách đây nửa tiếng trong tiệm rượu ở phòng chờ máy bay, cô thầm nghĩ: vói tài năng đa dạng của mình, Partridge đã tỏ rõ tại sao lương anh lại cao hơn nhiều so với lương của anh chàng ký giả của tờ Thời báo New York.
Bên ngoài, Partridge còn phải làm thêm một nhiệm vụ nữa của phóng viên một tin truyền thanh đọc theo những điều ghi được và tự ý bình thêm cho đài phát thanh CBA. Sau khi truyền xong chương trình truyền hình, chương trình truyền thanh cũng sẽ được truyền về New York bằng vệ tinh.
https://thuviensach.vn
Arthur Hailey
Bản Tin Chiều
Dịch giả: Nguyễn Thành Châu & Phan Thanh Thảo
Chương 3
Trụ sở của hãng truyền hình CBA ở New York là một ngôi nhà năm tầng xây bằng đá màu nâu đơn điệu và buồn tẻ nằm ở phía đông Thượng Manhattan, nơi trước đây là một xưởng làm đồ gỗ, bây giờ chỉ còn cái vỏ ngoài của công trình kiến trúc cũ, phần bên trong đã được một loạt các nhà thầu khoán tu sửa và trang hoàng lại nhiều lần. Chính việc sửa chữa nhiều lần này đã tạo nên ở đây một mê cung đầy những hành lang sát nhau mà vị khách nào không có người dẫn đường chắc chắn sẽ bị lạc.
Mặc dù có vẻ ngoài buồn tẻ, nơi đây lại cất giữ một gia tài quý giá với những ma thuật điện tử, mà phần lớn nằm trong vương quốc của những nhà kỹ thuật ở độ sâu cách mặt đất hai tầng mà đôi khi người ta nói tới bằng cái tên Nghĩa địa ngầm. Ở đây, giữa vô số những phòng ban, có một căn phòng quant rọng với cái tên chán ngắt là Phòng Băng từ Một inch.
Tất cả các băng hình các đội quay phim của hãng CBA từ khắp mọi nơi trên thế giới đều được đưa vào đây qua vệ tinh và đôi khi bằng đường bộ tới phòng Băng từ Một inch. Cũng từ đó, với tất cả các băng đã hoàn chỉnh được truyền tới người xem, qua phòng điều khiển phát hình và cũng qua vệ tinh.
Đặc điểm nghề nghiệp của phòng băng từ Một inch là sự dồn ép ghê gớm của công việc, sự căng thẳng thần kinh, là những quyết định tức khắc và những mệnh lệnh khẩn cấp, đặc biệt là những lúc trước và trong giờ phát của bản tin Toàn quốc.
Vào những lúc như vậy, người không hiểu điều gì đang xảy ra có thể cho rằng đây là một cảnh hỗn loạn vô tổ chức, một cơn ác mộng kỹ thuật. Ấn
https://thuviensach.vn
tượng đó sẽ càng sâu đậm hơn bởi một không gian tranh tối tranh sáng vốn rất cần cho việc theo dõi vô số các màn ảnh vô tuyến. Nhưng thực ra, công việc được tiến hành một cách nhanh chóng và thành thạo. Những sự lầm lẫn ở đây có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng tai hại. Và điều đó ít khi xảy ra.
Có đến một nửa tá những thứ máy chuyển băng lớn và hiện đại được gắn vào những bảng điện với những người điều khiển thu phát hình ở phía trên, bao quát mọi hoạt động: những máy này sử dụng loại băng từ Một inch, loại băng có chất lượng và độ tin cậy cao nhất. Ở mỗi máy và bảng điều khiển đều có một người tinh thông kỹ thuật nhận, biên tập và phát hình một cách nhanh chóng theo chỉ thị. Những người điều khiển chính cao tuổi hơn hầu hết mọi nhân viên khác trong hãng, và họ là một nhóm người rất tự hào về lối ăn mặc xuềnh xoàng và cách cư xử xô bồ của mình. Vì vậy, có lần một nhà bình luận đã miêu tả họ là “những phi công lái máy bay chiến đấu” của hãng truyền hình.
Ngày nào cũng vậy, khoảng một tiếng trước buổi phát Bản tin tối Toàn quốc, một chủ nhiệm chính của chương trình tin từ phòng làm việc của mình ở Vành móng ngựa đi xuống năm tầng gác để điều khiển phòng Băng từ Một inch và những người điều khiển máy. Và ở đó, hệt như một nhạc trưởng đại tài, anh ta vừa la hét vừa ra hiệu bằng tay, vừa quan sát những tư liệu tin tức đang được truyền đến tối hôm đó, ra lệnh biên tập thêm khi cần thiết và thông báo cho những đồng nghiệp của mình ở Vành móng ngựa biết cái nào họ đang mong đã được chuyển về và hình ảnh đầu tiên ra làm sao.
Dường như tất cả các tin được đưa tới phòng băng từ Một inch đều vội vã và quá muộn. Bởi vì đã trở thành lệ là các chủ nhiệm, phóng viên và biên tập viên làm việc tại hiện trường đã cố trau đi chuốt lại tin cho đến giây phút cuối cùng cho phép, nên khi băng hình truyền về thì chỉ còn có nửa tiếng nữa là đã đến buổi phát, thậm chí còn tiếp tục truyền về cả khi đang
https://thuviensach.vn
phát tin. Có những trường hợp cấp bách, khi phần đầu của tin đang hiện ra ở máy phát và đang được truyền đi, phần sau của tin mới được đưa vào máy khác biên tập. Trong những giây phút căng thẳng đó, người vận hành máy toát mồ hôi vì phải vận dụng tối đa tài năng của mình.
Biên tập viên chính thường đảm nhiệm công việc này là Will Kazazis sinh ở Brooklyn trong một gia đình gốc Hy Lạp dễ bị kích động, một truyền thống mà bản thân anh đã được thừa hưởng. Mặc dù vậy, cái đó lại có vẻ phù hợp với công việc của anh và anh chưa bao giờ mất tự chủ. Tối nay, chính Kazazis là người nhận bản tin truyền qua vệ tính từ DFW của Rita Abrams và những hình ảnh đầu tiên của Minh Văn Cảnh được truyền về “nhanh và thô”, rồi lời bình của Harry Partridge kết thúc bằng cảnh anh đang đứng tại hiện trường.
Bây giờ là 6 giờ 48 phút, còn mười phút đưa tin, chương trình quảng cáo vừa bắt đầu.
Kazazis bảo người điều khiển máy vừa mới đưa chương trình vào: “ghép nhanh tất cả vào. Sử dụng tất cả đoạn của Partridge. Lồng những hình đẹp nhất vào đó. Tôi tin tưởng anh. Nào làm đi, làm đi!”.
Qua người phụ tá, Kazazis báo cho Vành móng ngựa biết đã có tin và hình từ Dallas chuyển về. Qua điện thoại, Chuck Insen, lúc này đang ngồi trong phòng điều khiển buổi phát tin, hỏi: “Thế nào?”.
Kazazis trả lời: “Tuyệt vời! Đẹp cực kỳ! Đúng là Harry và Minh!”.
Biết không có thời gian để tự mình xem tin này, và rất tin Kazazis, Insen ra lệnh: “Chúng ta sẽ phát ngay sau phần quảng cáo. Anh chuẩn bị nhé”.
Chỉ còn có gần một phút nữa. Người vận hành máy ghi băng, vã mồ hôi tuy ở trong căn phòng có điều hoà nhiệt độ, vẫn đang biên tập hối hả, cắt ghép phim hình, phần bình luận và âm thanh tự nhiên.
https://thuviensach.vn
* * *
Lệnh của Insen đã được truyền tới phát thanh viên Sloan và người viết tin ngồi bên cạnh anh. Phần bổ sung đã được chuẩn bị và người viết tin chuyển tờ giấy đó cho Sloan. Anh đọc lượt qua, vội vã sửa một hai chữ, và gật đầu tỏ ý cảm ơn. Một lúc sau trên màn hình của máy nhắc lời bản tin về DFW đã được thế chỗ cho phần tin trước đó. Tại phòng phát tin khi phần quảng cáo giữa chừng đã gần kết thúc, người chỉ huy trường quay gọi: “Mười giây… năm… bốn…. Hai…”.
Nhìn thấy hiệu lệnh, Sloan bắt đầu với vẻ nghiêm trọng: “Vào đầu buổi phát tin, chúng tôi đã đưa tin về một vụ đụng máy bay trên không gần Dallas giữa một chiếc máy bay chở khách của hãng Muskegon và một chiếc máy bay tư nhân. Chiếc máy bay tư nhân nổ tung. Không ai sống sót. Chiếc máy bay chở khách bắt lửa, hỏng nặng đã hạ cánh xuống sân bay Dallas Fort Worth cách đây vài phút và số thương vong khá lớn. Phóng viên của hãng CBA Harry Partridge vừa đưa tin này từ hiện trường”.
Vài giây trước đây, công việc biên tập hối hả ở phòng Băng từ Một inch cũng vừa mới xong. Giờ đây, trên máy phát của toàn trụ sở và trên hàng triệu màn vô tuyến ở miền Đông và Trung Tây nước Mỹ, cả phía biên giới Canada, hình ảnh bi thương của chiếc máy bay chở khách bị bốc cháy đang hiện lên choán cả màn hình, và giọng của Partridge bắt đầu: “Các phi công trong một cuộc chiến trước đây đã từng gọi cảnh này là cuộc hạ cánh với một cánh và một lời cầu nguyện…”.
Bản tin đặc biệt và hình ảnh, mục cuối cùng, đã kết thúc chương trình phát thứ nhất Bản tin tối Toàn quốc.
* * *
Ngay sau chương trình phát tin thứ nhất, là chương trình phát tin thứ hai. Lúc nào cũng như vậy, và chương trình này sẽ được phát sang miền Đông qua những đài phát chi nhánh không truyền được chương trình thứ nhất, truyền rộng rãi ở Trung Tây và hầu hêt các trạm ở miền Tây sẽ thu hình chương trình phát thứ hai để truyền lại sau (vì giờ giấc các miền chênh nhau).
Tin của Partridge từ DFW dĩ nhiên là sẽ để lên đầu chương trình thứ hai, và
https://thuviensach.vn
trong khi các hãng địch thủ của CBA cho đến giờ cũng chỉ có được những hình ảnh sau khi sự kiện đã xảy ra cho chương trình phát thứ hai, thì những hình ảnh ghi sự kiện đang xảy ra của hãng CBA vẫn là duy nhất trên phạm vi toàn thế giới và sẽ còn được phát lại nhiều lần trong những ngày sau.
Vẫn còn hai phút trống giữa phần cuối của chương trình phát đầu tiên và phần bắt đầu của chương trình thứ hai, nên Crawford Sloan tranh thủ gọi điện cho Chuck Insen.
“Này” – Sloan nói – “Theo tôi thì chúng ta vẫn nên đưa tít Xaodi vào”. Insen nói vẻ giễu cợt: “Tôi biết là anh có thể lắm. Liệu anh có thể thu xếp phát thêm năm phút nữa không?”.
“Đừng đánh đố nhau nữa. Đó là tin quan trọng”.
“Và nhạt như nước ốc. Tôi nói là không”.
“Liệu tôi nói cứ đưa thì sao?”.
“Chắc chắn là có chuyện. Đó là lý do vì sao chúng ta sẽ phải bàn tới ngày mai. Trong khi đó thì tôi vẫn đang chịu trách nhiệm ở đây”. “Kể cả - hoặc hẳn là – lên giọng phán xét về tin thế giới chứ gì?”. “Chúng ta ai có việc người ấy, - Insen nói, - và hết giờ rồi đấy. Mà này, anh xử trí các chuyện Dallas từ đầu đến cuối khá lắm”.
Không trả lời, Sloan đặt ống nghe ở bàn phát tin xuống. Như chợt nhớ ra chuyện gì đó, anh bảo người viết tin ngồi bên cạnh: “Nhờ ai đó nối điện thoại với Harry Partridge ở Dallas. Tôi sẽ nói chuyện với anh ta vào giờ nghỉ sau. Tôi muốn chúc mừng anh ta và mấy người kia”.
Chỉ huy trường quay gọi to: “Mười lăm giây”.
Đúng vậy, Sloan quyết định, ngày mai sẽ phải có một cuộc tranh luận và nó sẽ ra trò đấy. Có lẽ Insen đã hết thời rồi và ông ta nên ra đi. * * *
Sau khi kết thúc chương trình phát thứ hai và trước khi về nhà, Chuck Insen trở lại phòng làm việc của mình để thu thập chừng một chục tờ báo và tạp chí mang về đọc.
Đọc, đọc và đọc để biết được tin tức trên vô số lĩnh vực, là gánh nặng của một chủ nhiệm chương trình. Ở bất cứ đâu và bất kể giờ phút nào, Insen cảm thấy mình buộc phải vớ lấy một tờ báo, một tạp chí, một bản tin, một
https://thuviensach.vn
cuốn sách – đôi khi là những ấn phẩm vớ vẫn đủ các loại – như những người khác vớ lấy một tách cà phê, một chiếc khăn tay, một điếu thuốc. Thường thường, ông thức dậy giữa đêm và đọc, hoặc nghe tin nước ngoài trên băng sóng ngắn. Ở nhà, qua chiếc máy vi tính cá nhân, ông đã có những tin của đài phát thanh và mỗi buối sáng, vào lúc năm giờ, ông đọc lại tất cả. Trên đường lái xe đi làm, ông nghe đài phát thanh, chuỷ yếu là đài của hãng CBS vì mạng lưới tin của đài này là tinh tế nhất, theo sự đánh giá của ông và một số người trong giới.
Insen có triết lý riêng về hàng triệu con người theo dõi Bản tin tối Toàn quốc. Ông tin chắc rằng hết thảy mọi người xem đều muốn có câu trả lời cho ba vấn đề cơ bản: Thế giới có yên ổn không? Nhà cửa gia đình của tôi có an toàn không? Hôm nay có điều gì thú vị xảy ra không? Trên tất thảy, Insen cố đảm bảo rằng tối nào tin tức cũng cung cấp những câu trả lời đó.
Ta đã phát chán và quá mệt – Insen thầm nghĩ đầy bực bội – về các thái độ cái gì ta cũng nhất, cũng thánh-thiện hơn người của thằng cha phát thanh viên về việc chọn lọc tin tức, vì thế, ngày mai hai người sẽ có một cuộc đụng độ gay gắt mà Insen sẽ nói toạc cái ý nghĩ hiện đang có trong đầu, rồi kết cục muốn ra sao thì ra.
Liệu rồi kết cục sẽ thế nào nhỉ? Trước kia, trong các cuộc tranh luận giữa phát thanh viên truyền tin và uỷ viên ban chủ nhiệm, thì bao giờ phát thanh viên cũng thắng, còn chủ nhiệm thì phải lo tìm việc ở nơi khác. Nhưng nay trong hệ thống làm tin đang có nhiều thay đổi. Giờ đây bầu không khí khác hơn, và cũng sẽ có thể đây là trường hợp đầu tiên mà người phát thanh viên phải cuốn gói còn chủ nhiệm tin ở lại.
Đinh ninh với khả năng này trong tâm trí, nên một vài ngày trước đây Insen đã có một cuộc nói chuyện mang tính chất thăm dò, rất riêng tư qua điện thoại với Harry Partridge, ông muốn biết là liệu Partridge có quan tâm đến việc từ bỏ xứ sở lạnh lẽo để đến cư trú tại New York và trở thành phát thanh viên của Bản tin tối Toàn quốc không? Khi anh ta thích, Harry có thể tỏ ra đắc dụng và sẽ hợp với công việc – như anh ta đã từng tỏ ra qua bao lần làm thay khi Sloan nghỉ phép.
https://thuviensach.vn
Partridge đáp lại, nửa ngạc nhiên, nửa không khẳng định, nhưng ít ra là anh ta đã không từ chối. Dĩ nhiên Crawford Sloan không hề biết gì về cuộc nói chuyện này.
Theo cách này hay cách khác thì bề nào giữa anh và Sloan, Insen tin rằng họ không thể nào tiếp tục va chạm mà không sớm có một giải pháp.
https://thuviensach.vn
Arthur Hailey
Bản Tin Chiều
Dịch giả: Nguyễn Thành Châu & Phan Thanh Thảo
Chương 4
Crawford Sloane lái chiếc Buick Somerset rời gara tại trụ sở hãng CBA vào bảy giờ 40 phút tối. Như thường lệ, anh sử dụng xe của hãng: chiếc xe này dành cho anh theo quy định trong hợp đồng làm việc, và nếu anh muốn thì anh có một lái xe riêng, nhưng hầu như anh không hề dùng lái xe. Vài phút sau, lúc anh từ Đại lộ Ba rẽ ra phố Năm mươi chín, đi về phía đông theo đoạn đường vòng FDR, anh tiếp tục nghĩ về buổi phát hình vừa mới kết thúc.
Lúc đầu, những ý nghĩ của anh đều hướng về Insen, nhưng anh quyết định gạt tay uỷ viên ban chủ nhiệm ra khỏi tâm trí cho đến tối ngày mai. Sloane không mảy may lo ngại về khả năng của anh có thể đương đầu với Insen và tống ông ta đi – có lẽ là lên chức phó chủ tịch của hệ thống truyền hình mà, mặc dù nghe có vẻ rất kêu, thực ra lại là một sự phế truát khỏi Bản tin tối Toàn quốc. Anh không hề tính đến sự đảo ngược của tiến trình rất có thể xảy ra. Nếu ai gợi ý đó ra với anh, hẳn anh sẽ phá lên cười.
Ý nghĩ của anh hướng về Harry Partridge.
Đối với Partridge, Sloane công nhận là cái tin đưa vội vã nhưng tuyệt vời vừa rồi từ Dallas đã một lần nữa tỏ rõ nghiệp vụ xuất sắc của anh ta. Qua mạng lưới điện thoại ở sân bay DFW, Sloane đã gọi điện cho Partridge và chúc mừng anh; đồng thời nhờ anh chuyển lời tới Rita, Minh và O’Hara. Một phát thanh viên thường nên xử sự như vậy – một cử chỉ cao thượng bắt buộc – cho dù Sloane không hào hứng lắm trong việc quan tâm tới Partridge. Cái cảm giác thầm kín đó khiến cho cuộc nói chuyện, về phía Sloane, thoáng có vẻ ngượng ngập, như tất thảy mọi cuộc đối thoại khác với Partridge. Còn Partridge thì lại có vẻ thoải mái, dù nghe giọng nói anh rất mệt mỏi.
https://thuviensach.vn
Chiếc xe vẫn lăn bánh, và trong giây phút thành thật hình tĩnh, riêng tư, Sloane tự hỏi: “Cảm giác của ta về Harry Partridge ra sao đây?” – Câu trả lời, cũng rất thành thật, là: “Anh ta làm cho ta cảm thấy bất an”. Cả câu hỏi lẫn câu trả lời đều bắt nguồn từ câu chuyện gần đây. Hai người quen biết nhau từ hơn hai mươi năm nay, cũng dài bằng thời gian họ làm việc cho hãng CBA vì gần như cả hai vào làm cho hãng gần cùng một lúc. Ngay từ đầu, họ rất thành công trong nghề nghiệp, tuy nhiên rất đối lập về tính cách.
Sloane là một người ưa chính xác, lịch thiệp, trau chuốt trong cả cách ăn mặc lẫn phát ngôn: anh thích chứng tỏ uy quyền và ứng xử như vậy một cách tự nhiên. Giới trẻ thích gọi anh là “ngài” và luôn nhường lối cho anh đi trước. Anh có thể bị coi là lạnh lùng, hơi cách biệt với mọi người mà anh không quen biết lắm, dù cho trong bất cứ cuộc tiếp xúc với ai đó thì trí tuệ sắc sảo của anh không bao giờ để sót điều gì, kể cả lời nói hoặc chỉ suy đoán về họ.
Ngược lại, Partridge lại rất xô bồ, bề ngoài lúc nào cũng xoàng xĩnh: anh thích mặc áo khoác da cũ và rất ít khi ăn bận cả bộ chỉnh tê. Tính cách anh thoải mái khiến cho ai gặp anh cũng thấy dễ chịu, như người bằng vai phải lứa; đôi khi anh làm người ta có cảm giác rằng anh không quan tâm đến chuyện gì cả, nhưng đó là một mẹo có tính toán Partridge đã sớm học được, ngay từ khi bước chân vào nghề làm báo, là anh sẽ biết được nhiều hơn khi làm ra vẻ không quan tâm đến quyền lực và giấu kín sự sắc sảo và trí thông minh đặc biệt của mình.
Họ cũng xuất thân từ các nguồn gốc khác nhau.
Crawford Sloane sinh ra trong một gia đình trung lưu ở Cleveland, và đã sớm được đào tạo ngành vô tuyến truyền hình ngay tại thành phố này. Harry Partridge tập nghề đưa tin vô tuyến ở Toronto, tại hãng CBC – tức là hãng Truyền hình Canada – và trước đó anh đã làm quảng cáo viên – phát thanh viên tin – phát thanh viên chương trình thời tiết cho một đài phát thanh nhỏ và những đài truyền hình ở phía tây Canada. Anh sinh tại Alberta, cách Calgary không xa, trong một xóm nhỏ tên là De Winton, nơi
https://thuviensach.vn
bố anh làm nghề nông nghiệp.
Sloane tốt nghiệp trường đại học Columbia, còn Partridge thì lại chưa học hết trung học, nhưng làm việc trong giới báo chí nên kiến thức thực tế của anh phát triển nhanh chóng.
Trong suốt một thời gian dài công việc của họ tiến hành song song: kết cục là có vẻ như họ trở thành đối thủ của nhau. Bản thân Sloane coi Partridge là một đối thủ, thậm chí còn là một đe doạ cho sự tiến bộ của anh. Anh không chắc là liệu Partridge có nghĩ về anh như vậy không?
Sự ganh đua giữa hai người tỏ ra mạnh nhất là thời gian cả hai cùng đưa tin về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Họ được hãng cử sang đó vào cuối 1967, trên danh nghĩa là cùng một nhóm, và về một mặt nào đó thì họ có làm việc với nhau. Tuy nhiên Sloane coi cuộc chiến là một cơ hội bằng vàng để anh tiến thân; ngay lúc đó anh đã nghĩ tới nghề phát thanh viên và chương trình Bản tin tối Toàn quốc.
Sloane biết rằng điều cơ bản trên con đường tiến thân của anh là phải xuất hiện trong Bản tin tối càng thường xuyên càng tốt. Vậy nên, ngay sau khi đặt chân tới Sài Gòn, anh quyết định không đi lang thang quá xa khỏi cái “Lầu Năm góc Phương Đông” – Tổnh hành dinh của Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất, cách Sài Gòn chừng năm dặm – và, khi anh phải đi lấy tin thì cũng không vắng quá lâu.
Giờ đây, sau bao năm tháng, anh vẫn còn nhớ lần hai người nói chuyện với nhau và Partridge đã lưu ý: “Crawford ạ, cậu sẽ không bao giờ hiểu được cuộc chiến tranh này bằng cách dự các cuộc nhảm nhí hoặc cứ ru rú ở Caravelle đâu” – Điểm trên là tên giới báo chí dùng để gọi các cuộc họp báo để thông báo về tình hình quân sự, tên sau là một khách sạn nổi tiếng mà giới báo chí quốc tê, các nhân viên quân sự và dân sự cao cấp của Sứ quán Mỹ thường tụ tập ăn uống, nhảy nhót.
“Nếu cậu định nói về mạo hiểm” – Sloane ngạo mạn đáp, - “thì tôi sẵn sàng lao vào các chuyện mạo hiểm như cậu ấy”.
“Quên các chuyện mạo hiểm đi. Tất cả chúng ta đều lao vào chuyện mạo hiểm cả. Tôi đang nói về chuyện đưa tin có chiều sâu cơ. Tôi muốn đi sâu vào đất nước này và hiểu rõ nó. Nhiều lúc tôi muốn dứt ra khỏi đám quân
https://thuviensach.vn
sự, không chỉ lẽo đẽo bám theo trong các trận đánh, đưa tin chiến sự như họ muốn chúng ta làm. Vì thế thì quá dễ. Và khi đưa tin về các vấn đề quân sự thì tôi muốn tin đó phải là từ các mặt trận để xem bọn nhân viên Hãng thông tin Mỹ nói có thực hay không?”.
“Để làm được tất cả chyện đó, - Sloane nhấn mạnh, - thì cậu phải đi mất mấy ngày, có khi mỗi lần hàng tuần ấy chứ”.
Partridge có vẻ thích thú: “Tôi thấy là cậu hiểu vấn đề nhanh đấy. Tôi dám chắc là cậu cũng hình dung được là cách tôi dự tính làm sẽ giúp cho cậu có khả năng xuất hiện trên màn hình hầu hết các buổi tối”.
Sloane khó chịu vì người ta đọc được ý nghĩ của mình mọt cách dễ dàng, tuy nhiên thực tế là như vậy.
Không ai có thể nói rằng trong thời gian ở Việt Nam, Sloane không làm việc hết mình. Anh đã làm việc nhiều, lao vào mọi chuyện nguy hiểm. Có lần anh đi vào những vùng việt cộng đang hoạt động, thỉnh thoảng lao vào giữa các trận đánh, và trong những lúc gian nguy như vậy, anh không dám chắc, với nỗi sợ hãi thông thường là mình còn sống để trở về hay không.
Trong thực tế, anh vẫn sống sót trở về và hiếm khi đi lâu hơn hai mươi bốn tiếng. Và bao giờ anh trở về thì cũng có được nhiều tin cùng với những hình ảnh chiến đấu đầy ấn tượng và những câu chuyện khiến người ta quan tâm về những chàng trai trẻ Mỹ trên chiến trường, là loại mà New York muốn có.
Tiếp tục dự tính của mình một cách khôn ngoan, Sloane đã không dấn quá sâu vào những chuyên đi nguy hiểm và thường có mặt ở Sài Gòn để dự các buổi thông báo tình hình quân sự và ngoại giao mà thu lượm được nhiều tin tức đáng gái. Chỉ mãi về sau này người ta mới nhận ra là loại tin mà Sloane đưa nông cạn đến mức nào, mà đối với vô tuyến truyền hình thì những hình ảnh đầy ấn tượng phải được đưa lên hàng ưu tiên số một, cùng với những lời phân tích thận trọng. Nhưng đến khi người ta hiểu rõ điều đó thì cũng chảng ảnh hưởng gì đến Crawford Sloane nữa.
Thủ đoạn của Sloane đã thành công. Trước đó anh luôn gây được ấn tượng mạnh mẽ đối với người xem, và hồi ở Việt Nam thì ấn tượng còn mạnh mẽ hơn. Anh đã trở thành một người được các chủ nhiệm chương trình ở Vành
https://thuviensach.vn
móng ngựa New York ưu ái và thường xuyên xuất hiện trên Bản tin tối, có khi tới ba bốn lần mỗi tuần; đó là cách một phóng viên xây những bước tiếp tiếp theo, không chỉ với khán giả, mà với những người có quyền quyết định tại trụ sở của hãng CBA.
Ngược lại Harry Partridge vẫn giữ kế hoạch hoạt động của mình và làm khác hẳn. Chính anh đã lao vào những câu chuyện sâu sắc hơn, đòi hỏi phải điều tra lâu hơn và đã buộc anh cùng với một người quay phim, đi tới những vùng đất xa xôi ở Việt Nam. Anh đã tự học hỏi để có được những hiểu biết về chiến thuật, về quân Mỹ và Việt cộng. Anh nghiên cứu thế cân bằng lực lượng, nằm lại các vùng chiến sự để thu thập số liệu về các cuộc tấn công trên bộ cũng như trên không, các số liệu về thương vong và hậu cần. Một số tin của anh đưa mâu thuẫn với những tuyên bố chính thức của giới quân sự ở Sài Gòn. Một số tin khác đã khẳng định những tuyên bố đó, và chính loạt tin thứ hai này – mà giới quân sự Mỹ cho là đứng đắn – đã tách Partridge và một nhóm nhỏ khác ra khỏi phần đông các phóng viên đang đưa tin về Việt Nam.
Lúc đó ở Mỹ người ta đón nhận những phóng sự về cuộc chiến tranh Việt Nam với một thái độ đối địch. Thế hệ các phóng viên trẻ - một số đồng tình với những người phản đối chiến tranh ở Mỹ - không tin tưởng, thậm chí còn coi thường giới quân sự Mỹ, và hầu hết giới báo chí đã phản ánh nhận thức đó. Cuộc tấn công vào dịp Tết Mậu Thân là một thí dụ. Giới báo chí đã lớn tiếng cho đó là một chiến thắng vang dội của cộng sản: điều này hai thập kỷ sau những nghiên cứu bình tĩnh hơn cho thấy là không đúng.
Hary Partridge là người lúc đó đã đưa tin rằng lực lượng quân Mỹ đã chiến đấu khá hơn là người ta nghĩ, rằng kẻ thù chiến đấu kém hơn là người ta đưa tin và đã không đạt được một số mục tiêu. Đầu tiên các chủ nhiệm chính của Vành móng ngựa đã nghi ngờ những tin đó và chần chừ không muốn đưa. Nhưng sau khi bàn bạc họ thấy những tin tức xưa nay Partridge đưa thường rất chính xác do đó hầu hết đều được phát.
Có một bài của Partridge không được phát đó là bài phản bác lại ý kiến cá nhân của ông Walter Cronkite, lúc đó là phát thanh viên rất nổi tiếng của hãng CBS.
https://thuviensach.vn
Từ Việt Nam, Cronkite đã tuyên bố trong một “chương trình đặc biệt” sau Tết Mậu Thân của hãng CBS là “kinh nghiệm đẫm máu của Việt Nam” sẽ “chấm dứt trong bế tắc” và “bằng mọi cách chúng ta phải leo thang, kẻ thù có thể đương đầu nổi với chúng ta…”.
Ông ta nói tiếp: “Nói rằng chúng ta đã đến gần thằng lợi tức là tin rằng… những người lạc quan đã sai lầm trong quá khứ”. Do đó, Cronkite khuyên nước Mỹ nên “thương lượng, không phải là với tư cách của những người chiến thắng, mà với tư cách của những người đáng kính, thực hiện đúng cam kết của họ là bảo vệ dân chủ, và đã làm hết sức mình”.
Vì lời lẽ mạnh mẽ này lại là của Cronkte, cộng thêm với những tin tức trung thực nên đã có tác động ghê gớm, và theo lời một nhà bình luận, nó đã “đem lại cho phong trào phản chiến sức mạnh và tính hợp pháp”. Nghe nói tổng thống Lyndon Johnson đã nói nếu ông mất Walter Cronkite có nghĩa là ông mất cả đất nước.
Partridge qua cuộc phỏng vấn với một loạt người trên chiến trường, đưa ra lập luận là Cronkite không những đã sai lầm, mà vì ông ta biết mình có đầy đủ quyền lực và ảnh hưởng, nên theo lời của một người được phỏng vấn phát thanh viên này của hãng CBS “đã xử sự như một tổng thống không được bầu và mâu thuẫn với các giáo lý của chính bản thân ông ta về tính vô tư của báo chí”.
Khi bài của Partridge về tới New York, người ta đã phải bàn cãi về nó mất hàng tiếng đồng hồ và phải đưa lên tới cấp cao nhất của hãng CBA trước khi có được sự nhất trí rằng tấn công vào “Walter” – người nổi danh toàn quốc – sẽ chỉ là một cuộc thí quân không hòng thắng lợi. Tuy nhiên, những bản sao không chính thức bài của Partridge đã được lưu hành trong giới làm tin vô tuyến.
Những chuyến đi của Partridge vào các vùng chiến sự ác liệt thường khiến anh phải rời Sài Gòn hàng tuần lễ, có khi còn lâu hơn. Một lần, khi anh bí mật vào sâu trong đất Campuchia, anh đã mất liên lạc tới gần một tháng
https://thuviensach.vn
trời.
Tuy vậy, lần nào anh cũng trở về với những bản tin đầy ấn tượng và sau chiến tranh người ta vẫn còn nhớ một số bài của anh vì tính sâu sắc của nó. Không một người nào, kể cả Crawford Sloane, lại tỏ ý nghi ngờ Partridge không phải là một nhà báo kiệt xuất.
Chỉ có điều số lượng bài của Partridge ít hơn, anh cũng ít xuất hiện hơn Sloane trên màn ảnh, do đó anh không được người ta chú ý như Sloane.
Một nhân tố khác ở Việt Nam đã ảnh hưởng tới tương lai của Partridge và Sloane. Đó là Jessica Castillo.
Jessica…
* * *
Crawford Sloane vừa suy nghĩ, vừa phóng xe trên con đường mà ngày nào anh cũng thường qua lại hai lần. Anh rẽ khỏi phố Năm mươi chín để sang đại lộ York. Đi một quãng anh ngoặt sang phải để vào đoạn vòng FDR về phía bắc. Một lúc sau, dọc bờ sông Đông và không còn bị những ngã tư và đèn hiệu cản trở, anh nhấn ga tăng tốc độ. Từ đây đến nhà anh ở Larchmont thuộc vùng Long Island Sound phía bắc thành phố còn phải đi mất nửa giờ nữa.
Phía sau anh, một chiếc xe Ford Tempo màu xanh cũng tăng tốc độ. Sloane lòng thanh thản, như anh thường cảm thấy vào thời điểm này trong ngày, giờ đây dòng suy nghĩ của anh quay về với Jessica, cô gái mà khi còn ở Sài Gòn đã từng là người yêu của Partridge, nhưng sau rồi lại lấy Crawford Sloane.
* * *
Ngày đó tại Việt Nam, Jessica hai mươi sáu tuổi, nàng thanh mảnh, có mái tóc nâu buông dài, thông minh và khá đanh đá. Cô nhân viên trẻ của Phòng
https://thuviensach.vn
tông tin Mỹ (gọi là USIS hải ngoại) này không bao giờ nói những chuyện dông dài với các nhà báo.
Trụ sở của hãng nằm ở đường Lê Quý Đôn, trong “Thư viện Lincoln” rợp bóng cây trước kia là rạp hát Rex, và bảng hiệu cũ của rạp hát vẫn để nguyên trong một thời gian Phòng Thông tin Mỹ ở đó. Các chàng nhà báo đôi khi tới đó nhiều hơn là cần thiết, mang theo những câu hỏi để có cớ gặp Jessica.
Jessica. Cũng đùa với mối quan tâm của họ và nó làm cho nàng thấy vui vui. Nhưng khi Crawford Sloane lần đầu gặp nàng, anh đã biết rằng Harry Partridge đã trở thành người được nàng ưu ái nhất.
* * *
Cho đến tận bây giờ, Sloane thầm nghĩ – vẫn còn có những chuyện trong mối quan hệ trước đó giữa Partridge và Jessica mà anh hề hay biết, anh chưa bao giờ đả động đến và có lẽ sẽ không bao giờ biết rõ. Nhưng việc đóng kín cánh cửa vào quá khứ suốt hơn hai mươi năm vẫn… chưa bao giờ… sẽ không bao giờ… làm anh hết hồ nghi về những chi tiết về sự thân mật giữa hai người dạo đó.
https://thuviensach.vn
Arthur Hailey
Bản Tin Chiều
Dịch giả: Nguyễn Thành Châu & Phan Thanh Thảo
Chương 5
Jessica Castillo và Hary Partridge đã bị hút vàonhau theo bản năng tự nhiên ngay từ lần đầu gặp gỡ tại Việt Nam – mặc dù cuộc gặp gỡ đó lại là cuộc đụng độ giữa hai người. Partridge tới Phòng Thông tin để kiếm những tư liệu mà anh đoán chắc là có, nhưng giới quân sự Mỹ đã từ chối không cho anh biết. Đó là tài liệu về việc binh lính Mỹ ở Việt Nam sử dụng rộng rãi ma tuý.
Partridge đã thấy vô khối b ằng chứng về nạn nghiện ma tuý qua các chuyến đi của anh ra các vùng chiến sự. Loại ma tuý mạnh được sử dụng là hêrôin và cái đó thì rất sẵn. Qua các cuộc điều tra của nhà nước do hãng CBA yêu cầu, anh biết rằng số người nghiện ma tuý từ Việt Nam đưa về các bệnh viện dành cho các cựu chiến binh ở Mỹ đã lên đến mức đáng báo động. Nó trở thành một vấn đề quốc gia, chứ không còn là vấn đề quân sự đơn thuần.
Vành móng ngựa tại New York đã bật đèn xanh cho anh tiếp tục cuộc điều tra này, nhưng các nguồn tin chính thức không chịu cung cấp tin. Khi anh đến phòng làm việc của Jessica và đặt vấn đề đó, nàng cũng phản ứng theo lối như vậy. “Tôi rất tiếc. Đó là điều tôi không thể nói được”.
Thái độ của nàng làm anh phật ý, nên anh nói vẻ bất bình: “Có nghĩa là cô sẽ không nói bởi vì người ta đã ra lệnh cho cô che chở một ai đó, có phải là vì ngài đại sứ sẽ bị lúng túng trước sự thật không?”.
Nàng lắc đầu: “Điều đó tôi cũng không trả lời được”.
Partridge càng tức thêm, xoáy vào đó mà hỏi: “Vậy đièu mà cô muốn cho tôi biết là cô chỉ ngồi trong căn phòng ấm cúng này và cóc cần để ý gì
https://thuviensach.vn
chuyện những người lính Mỹ ở ngoài rừng đang sợ vãi cứt ra, đang đau khổ, và rồi, để tìm lối thoát – vì họ có biết làm cái quái gì hơn nữa chứ - họ tự huỷ hoại mình bằng ma tuý và trở thành đồ bỏ đi, phải không?”
Nàng cáu kỉnh trả lời: “Tôi đâu có nói như vậy”.
“Ồ, nhưng lại đúng như vậy đấy – giọng anh trở nên khinh khỉnh: “Cô nói rằng cô sẽ không nói về chuyện thối tha bẩn thỉu đó, điều đáng ra cần được đưa ra công luận, để mọi người biết về sự tồn tại của nó, để rồi phải làm một cái gì đó, để những thằng lính mới phải sang đây sẽ được cảnh cáo trước và bằng cách đó có thể cứu được họ. Cô nghĩ cô che chở cho ai đây, thưa cô? Chắc chắn là cô không che chở cho những thằng đang đánh nhau, những thằng đáng được quan tâm đâu. Cô tự gọi mình là nhân viên thông tin. Còn tôi gọi cô là nhân viên giấu tin”.
Jessica đỏ mặt. Không quen bị ai nói chuyện với minh theo lối đó, đôi mắt nàng loé lên tia giận dữ. Những ngón tay của nàng đã nắm chặt cái chặn giấy bằng thuỷ tinh để ở trên bàn. Trong phút chốc Partridge ngỡ là nàng sắp ném nó vào mình và chuẩn bị tránh. Rồi bất chợt, cơn giận của nàng lắng xuống và Jessica lặng lẽ hỏi: “Vậy cụ thể là anh muốn biết cái gì?”.
Partridge cũng hạ giọng xuống: “Chủ yếu là số liệu. Tôi biết có người có những số liệu đó, có biên bản và đã có những cuộc điều tra”. Nàng hất mớ tóc nâu ra phía sau bằng một cử chỉ mà sau này trở nên quen thuộc và yêu mến đối với anh. “Anh có biết Rex Taibot không?”. “Có”. – Taibot là viên phó lãnh sự trẻ làm việc tại toà đại sứ Mỹ ở đường Thống Nhất, cách đó vài khu nhà.
“Theo tôi thì anh nên đề nghị anh ấy cho xem báo cáo dự án Nostradamus của MACV”.
Mặc dù đang cáu kỉnh, Partridge phải mỉm cười và tự hỏi không biết bộ óc nào đã nghĩ tới việc đặt cái tên đó cho dự án.
Jessica nói tiếp: “Anh không nên để Rex biết là tôi bảo anh đến. Anh cứ để cho anh ấy nghĩ là tự anh biết…”.
Anh cướp lời: “… Nhiều hơn thực sự một chút. Đó là cái mẹo vặt cũ rích
https://thuviensach.vn
của cánh nhà báo”.
“Các loại mẹo vặt mà anh vừa sử dụng với tôi đấy”.
“Đại loại như vậy”, - anh công nhận với mọt nụ cười.
“Tôi đã biết tỏng rồi” – Jessica nói. – “Tôi cứ để anh tiếp tục giở mẹo ra thôi”.
“Cô không đến nỗi vô tâm như tôi nghĩ” – anh nói, - “Liệu chúng ta có thể khai thác tiếp đề tài đó vào bữa ăn tối nay không?”.
Jessica nhận lời, tự mình cũng thấy ngạc nhiên.
Sau đó, họ phát hiện ra họ rất thích ở bên cạnh nhau và bữa ăn tối đó là cuộc hò hẹn mở đầu cho bao nhiêu cuộc gặp gỡ tiếp theo. Trong suốt một thời gian dài đáng ngạc nhiên, mặc dù cần nhau như vậy mà những buổi hẹn hò không tiến xa thêm bước nào, vì với lối nói giản dị, thẳng thừng của nàng, Jessica đã bảo anh ngay từ lần đầu gặp gỡ: “Tôi muốn anh hiểu rõ ràng cho dù có chuyện gì xảy ra ở quanh đây, tôi cũng không phải là người dễ bị lừa đâu. Nếu tôi lên giường với ai, thì điều đó phải có ý nghĩa gì đặc biệt và quan trọng đối với tôi, và với cả người đó nữa, vậy đừng có bảo là tôi không nói trước nhé!”. Mối quan hệ của họ cũng bị ngắt quãng vì những cuộc chia ly lâu dài, vì Partridge còn phải đi tới các vùng khác ở Việt Nam.
Nhưng không tránh được cái khoảnh khác mà cả hai không chống lại lòng ham muốn.
Họ cùng ăn tối tại khách sạn Caraven, nơi Partridge ở. Sau đó, trong vườn cây của khách sạn, một ốc đảo yên bình giữa cảnh náo loạn của đất Sài Gòn, anh đã đưa tay ra ôm lấy Jessica và nàng ngả ngay vào vòng tay anh. Khi họ hôn nhau, nàng nép sát vào anh, thúc giục, và qua lớp áo mỏng của nàng, anh cảm thấy sự hưng phấn của thể xác nàng. Bao năm sau, Partridge còn nhớ lại khoảnh khác đó như là một trong những khoảnh khắc hiếm hoi diệu kỳ mà mọi nỗi lo toan suy nghĩ – về Việt Nam, về sự xấu xa của cuộc chiến, về nỗi bấp bênh của tương lai – dường như lùi xa đâu đó. Chỉ còn hiện tại và bản thân hai người, thế thôi.
Anh dịu dàng hỏi: “Vào phòng anh nhé?”.
Không nói gì, Jessica gật đầu.
https://thuviensach.vn
Tới căn phòng trên gác, khi chỉ còn có ánh sáng bên ngoài hắt vằo và vẫn trong vòng tay nhau, anh cởi bỏ quần áo của nàng và nàng giúp anh ở những nơi mà tay anh tỏ ra vụng về.
Lúc hai người hoà vào một, nàng bảo anh “Ôi, em yêu anh biết bao!”. Mãi sau này anh cũng không nhớ là anh có nói rằng anh yêu nàng hết lòng hay không? Nhưng anh biết rằng anh đã yêu và yêu mãi mãi. Partridge cũng rất cảm động khi phát hiện ra là Jessica vẫn còn trinh trắng. Rồi, thời gian cứ tiếp tục trôi đi và những cuộc ái ân vẫn tiếp diễn, họ vẫn tìm thấy ở nhau niềm khoái cảm về thể xác theo những cách tình tự khác nhau.
Giá vào lúc khác hoặc nơi khác, hẳn họ đã mau chóng cưới nhau. Jessica muốn tổ chức lễ cưới và nàng cũng muốn có con. Nhưng Partridge, vì những lý do mà sau này anh vô cùng hối hận, đã trì hoãn. Ở Canada, anh đã một lần thất bại trong hôn nhân và biết rằng các cuộc hôn nhân đối với phóng viên vô tuyến truyền hình thường là dễ vỡ. Phóng viên phải xa gia đình hàng hai trăm ngày hoặc nhiều hơn, không quen với trách nhiệm gia đình và rất ít người có thể thường xuyên chống đỡ được sức cám dỗ về xác thịt bất chợt trên đường. Kết cục là vợ chồng cứ xa cách nhau dần – cả mặt tinh thần lẫn thể xác. Khi tái hợp sau những lần vắng mặt dài, họ nhìn nhau như những người xa lạ.
Thêm vào tất thảy mọi chuyện là Việt Nam. Partridge biết rằng mỗi lần anh rời Sài Gòn là mỗi lần tính mạng của anh lại bị đe doạ và cho dù tới nay sự may mắn vẫn đi kèm anh, biết đâu một sự rủi ro sẽ chấm dứt sự may mắn kéo dài đó. Vậy nên anh lập luận là nếu anh trút gánh nặng lên vai ai đó thì thật không công bằng – trong trường hợp này ai đó là Jessica – một gánh nặng với nỗi lo âu thường xuyên và biết đâu còn cả nổi lòng tan vỡ nữa.
Vào một buối sáng sớm sau một đêm chung sống, anh đem những suy nghĩ đó của mình nói với Jessica và chắc chắn anh đã mắc sai lầm nghiêm trọng. Jessica choáng váng và đau đớn vì nàng cho đây là một cái cớ tầm thường của một gã đàn ông mà nàng đã dâng hiến cả tâm hồn lẫn thể xác. Nàng lạnh lùng bảo Partridge rằng quan hệ giữa hai người đến đây là hết.
https://thuviensach.vn
Chỉ mãi sau này Jessica mới nhận ra mình đã hiểu lầm điều mà trong thực tế là sự tử tế và tình yêu sâu sắc. Vài giờ sau đó Partridge rời Sài Gòn đi Campuchia và vắng mặt suốt một tháng.
Crawford Sloane đã gặp Jessica nhiều lần khi nàng hay đi cùng Harry Partridge, và thỉnh thoảng gặp nàng tại Phòng Thông tin Mỹ khi anh có việc tới đó. Lần gặp nào anh cũng thấy mình bị Jessica bắt mất hồn và thầm khao khát được gần gũi với nàng hơn. Nhưng nghĩ nàng là người yêu của Partridge, và rất câu nệ trong những vấn đề như vậy, anh không bao giờ hẹn gặp, như những anh chàng khác thường làm.
Nhưng khi Sloane được chính Jessica cho biết rằng nàng và Partridge đã “chia tay”, anh quyết định mời ngay nàng đi ăn tối với anh. Nàng nhận lời và họ tiếp tục gặp nhau. Hai tuần sau, thú nhận rằng anh đã thầm yêu nàng từ lâu và giờ đây sau khi đã hiểu biêt nhau hơn, anh đã tôn thờ nàng, ngỏ lời cầu hôn với nàng.
Jessica sững sờ vì ngạc nhiên, hẹn thời gian để suy nghĩ.
Tâm trí nàng rối bời những cảm xúc. Tình yêu của Jessica dành cho Harry là thật sự say mê và trọn vẹn. Chưa từng có người đàn ông nào dám đá phắt nàng đi như anh; nàng không biết là sau này còn có ai dám hành động như vậy nữa không. Linh tính báo cho nàng biết rằng điều mà nàng và Harry đã chia sẻ với nhau là kỷ niệm, chỉ một lần trong suốt cuộc đời. Và nàng vẫn còn yêu anh, đó là điều chắc chắn. Đến tận bây giờ nàng vẫn khao khát nhớ anh; nếu anh trở lại và yêu cầu nàng lấy anh, chắc hẳn nàng sẽ đồng ý. Nhưng, rõ ràng Harry đã không làm như vậy. Anh đã từ chối nàng và nỗi chua xót, cơn giận dỗi của Jessica vẫn chưa nguôi đi… Một phần trong con người nàng muốn… chỉ để cho hắn ta biết! Vậy đấy!
Mặt khác, bên cạnh lại có Crawford, Jessica thích Crawford Sloane. Không, còn hơn thế nữa!... Nàng cảm thấy có một mối cảm tình mạnh mẽ đối với anh. Anh tử tế và lịch thiệp, đáng yêu, thông minh, nói chuyện hay. Và Crawford là một con người tỉnh táo. Jessica phải công nhận anh là
https://thuviensach.vn
người trầm tĩnh, điều mà Harry, một con người sôi nổi, đôi khi lại thiếu. Nhưng sống với nhau cả đời, theo cách Jessica nhìn nhận về bản thân, mỗi người phải theo cách của mình. Một người sôi nổi, người kia trầm tĩnh, cách nào quan trọng hơn? Nàng thầm mong giá nàng biết được câu trả lời.
Jessica cũng có thể đặt cho mình câu hỏi này, nhưng nàng đã không hỏi: tại sao lại phải quyết định cơ chứ? Tại sao lại không chờ? Nàng vẫn còn trẻ cơ mà.
Một cách không ý thức, trong thâm tâm nàng nghĩ tới sự hiện diện của tất cả những người đang ở Việt Nam. Cuộc chiến ác liệt bao quanh họ, nó lan toả khắp nơi như không khí họ thở vậy. Có cảm giác là thời gian bị dồn ép và trôi đi vùn vụt, như thể ngày tháng thoi đưa với một tốc độ nhanh hơn bình thường. Mỗi ngày của cuộc đời dường như chìm trong dòng thác tràn qua những cửa tháo lũ mở toang của một cái đập. Ai trong số họ biết là mình còn được sống bao nhiêu ngày nữa? Liệu ai trong họ có thể trở lại nhịp sống bình thường?
Trong mọi cuộc chiến tranh, qua kinh nghiệm của toàn nhân loại, điều đó đã từng như vậy.
Sau khi cân nhắc mọi điều, Jessica chấp nhận lời cầu hôn của Crawford Sloane.
Họ tổ chức lễ cưới ngay lập tức, tại sứ quán Mỹ, do một cha tuyên uý quân đội đứng ra làm lễ. Ông đại sứ cũng tới dự và sau đó tổ chức một buổi tiếp tân tại nhà riêng của ông.
Sloane mê mẫn trong hạnh phúc. Jessica tự nhủ rằng mình cũng hạnh phúc, rằng cô xứng đáng với tâm trạng của Crawford.
Mãi tới khi về tới Sài Gòn Partridge mới hay tin về cuộc hôn nhân ấy và chỉ tới lúc đó anh mới chợt nhận ra với một nỗi buồn không cưỡng lại được
https://thuviensach.vn
là nỗi mất mát của anh lớn đến nhường nào. Khi anh tới gặp Jessica và Sloane để chúc mừng họ, anh đã cố gắng che giấu tình cảm của mình. Nhưng điều đó anh không làm được với Jessica, người luôn biết rõ anh.
Nhưng nếu Jessica có thấu hiểu những tình cảm nào đó của Partridge đi chăng nữa, thì nàng cũng chỉ giữ trong lòng và cũng để cho chúng lui về dĩ vãng. Nàng tự bảo chính nàng đã lựa chọn và quyết định trở thành một người vợ tốt của Sloane, và trong suốt những năm sau này, nàng đã làm đúng như vậy. Cũng như bất cứ cuộc hôn nhân thông thường nào khác, thỉnh thoảng họ có cãi cọ giận hờn, nhưng sau đó lại làm lành… Giờ đây, dường như mọi người khó tin rằng chỉ không đầy năm năm nữa, Jessica và Crawford sẽ kỷ niệm lễ cưới bạc của họ.
https://thuviensach.vn
Arthur Hailey
Bản Tin Chiều
Dịch giả: Nguyễn Thành Châu & Phan Thanh Thảo
Chương 6
Crawford Sloane đã đi được nửa đường về nhà trên chiếc Buick Somerset. Phía sau anh là cầu Triboro, anh đã ở trên đường cao tốc Bruckner và sắp tới đường Liên bang 95, đoạn chạy qua New England thông ra Larchmont.
Chiếc Ford Tempo đi theo anh từ trụ sở hãng CBA vẫn bám sát phía sau.
Cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Sloane không chú ý tới chiếc xe kia, cả tối nay lẫn những tối khác trong suốt mấy tuần qua từ lúc nó bắt đầu đi theo anh. Lý do là người lái chiếc xe đó – một gã trai trẻ có đôi môi mỏng và cặp mắt sắc lạnh người Colombia, với mật danh Carlos, là chuyên gia trong việc lén theo bất cứ con mồi nào.
Carlos đến Mỹ hai tháng trước đây bằng hộ chiếu giả, và đã tham gia vào cuộc theo dõi lén lút này gần suốt bốn tuần lễ, cùng với sáu người khác cũng từ Colombia đến, năm nam và một nữ. Cũng giống như Carlos, những người kia chỉ mang tên giả không kèm họ, thường là để che giấu những hồ sơ phạm tội của họ. Mãi tới khi nhiệm vụ này bắt đầu, những thành viên trong nhóm mới biết nhau, còn trước đó chỉ có Miguel, tên cầm đầu, là biết rõ lai lịch của cả bọn. Tối nay, tên này ở cách đây khá xa.
Chiếc Ford Tempo đã được sơn lại hai lần trong một thời gian sử dụng ngắn ngủi. Nó cũng giống như muôn vàn chiếc xe khác, để không tạo ra đặc điểm dễ bị chú ý.
Việc theo dõi này đã cho chúng biết một cách chính xác và chi tiết về mọi hoạt động của Crawford Sloane và gia đình anh.
Lao vun vút trên đường cao tốc, Carlos đã để ba xe khác vượt lên vào
https://thuviensach.vn
khoảng cách giữa xe hắn và Sloane, nhưng vẫn không rời mắt khỏi chiếc Buick. Bên cạnh Carlos, một tên khác ghi lại thời gian và mọi hoạt động vào một cuốn sổ. Tên này là Julio, da ngăm đen, hay lý sự, cục tính, phía bên trái mặt có một vết sẹo dài xấu xí do bị chém. Hắn là tay chuyên liên lạc của cả nhóm. Ngay trên ghế sau là máy điện thoại lưu động, một trong sáu chiếc dùng để liên lạc giữa các xe và với trụ sở lâm thời bí mật của chúng.
Carlos và Julio đều là những tay thiện xạ tàn nhẫn, điêu luyện và đều mang vũ khí theo mình.
* * *
Sau khi giảm tốc độ tránh đoạn tắc nghẽn giao thông do hàng loạt xe húc vào đít nhau trên làn đường bên trái, Sloane lại tăng tốc và lại hướng dòng suy tưởng vào Việt Nam, Jessica và bản thân mình.
Cho dù đã có được thành công to lớn ở Việt Nam và thời gian sau đó, nhưng Crawford Sloane vẫn tiếp tục giữ một thoáng lo ngại về Partridge. Đó là lý do tại sao anh cảm thấy hơi khó chịu khi Partridge ở bên cạnh. Trong những giây phút riêng tư, đôi khi anh tự hỏi: có bao giờ Jessica nghĩ tới Harry, nhớ lại những giờ phút đặc biệt, riêng tư mà chắc chắn là hai người đã từng có với nhau không?
Sloane chưa bao giờ hỏi vợ mình những câu hỏi giữa vợ chồng với nhau về mối quan hệ xa xưa của nàng và Harry. Nhiều lần anh đã có thể đặt câu hỏi đó ra, kể cả từ hồi mới lấy nhau và Jessica, với bản chất là Jessica, hẳn sẽ trả lời thẳng thắn. Nhưng đơn giản là Sloane hiểu đặt loại vấn đề ấy ra không hợp với phong cách của anh. Mà, anh cũng không hiểu là mình có thực sự muốn biết những câu trả lời hay không. Nhưng thật trớ trêu, sau bao năm tháng đã trôi qua, những vấn đề cũ đó thảng hoặc vẫn nhói lên trong anh với những câu hỏi mới. Có phải Jessica vẫn quan tâm đến Harry không? Hai người có bao giờ liên hệ với nhau? Cho đến nay, liệu Jessica có
https://thuviensach.vn
còn nuối tiếc hay không?
Còn nói về nghiệp vụ, Sloane hoàn toàn không có mặc cảm tội lỗi khi xét đoán bản thân mình, nhưng trong một góc sâu kín riêng tư của tâm hồn, anh biết rằng ở Việt Nam Partridge đã là một nhà báo cừ hơn anh, cho dù anh có tiếng tăm hơn và trên tất cả mọi chuyện là anh đã lấy người yêu của Partridge… Anh biết tất cả những gì anh nghĩ ấy đều không logic, và không cần phải thấp thỏm làm gì, nhưng nỗi khó chịu vẫn đeo đẳng trong anh.
Lúc này chiếc Ford Tempo đã vượt lên cách Sloane mấy xe. Lối rẽ về Larchmont chỉ còn cách vài dặm và giờ đây Carlos và Julio đã nắm được thói quen của Sloane là thể nào anh cũng rẽ theo đường này. Đi vượt lên phía trước con mồi là một thủ thuật bám đuôi đôi khi được dùng. Chiếc xe Ford sẽ rẽ ra lối Larchmont trước, rồi chờ cho Sloane rẽ xong mới lại bám đuôi.
Mười phút sau, khi người phát thanh viên của hãng CBA tiến vào đường phố Larchmont, thì chiếc Ford Tempo vẫn kín đáo bám theo cách một quãng xa rồi dừng lại gần nhà của Sloane ở đại lộ Park, quay ra Long Island Sound.
Tương xứng với người có thu nhập lớn như Sloane, căn nhà của anh khá rộng rãi và uy nghi. Tường quét sơn trắng, mái ngói màu xám, ngôi nhà nằm trong một khu vườn đặt nhiều bức tượng có đường cho xe chạy vòng quanh. Cổng vào trồng hai cây thông. Một cái đèn chụp bằng sắt chạm trổ cầu kỳ treo trên hai làn cửa ra vào.
Sloane dùng hệ thống điều khiển từ xa ở trong ô tô mở cửa gara, lái xe vào, và cửa tự khép lại sau lưng anh.
Chiếc Ford tiến về phía trước, và vẫn từ một khoảng cách kín đáo, tiếp tục việc theo dõi.
https://thuviensach.vn
Arthur Hailey
Bản Tin Chiều
Dịch giả: Nguyễn Thành Châu & Phan Thanh Thảo
Chương 7
Sloane có thể nghe thấy tiếng cười nói lúc anh đi qua dãy hành lang ngắn khép kín từ nhà để xe vào nhà chính. Tiếng cười nói ngừng lại khi anh mở cửa và bước vào lối đi rải thảm dẫn tới hầu hết các căn phòng tầng dưới. Rồi tiếng Jessica từ phòng khách hỏi vọng ra: “Anh đã về phải không, Crawford”.
Anh trả lời bằng câu vẫn nói hằng ngày: “Nếu không phải thì rắc rối đấy”. Nàng cười ấm áp đáp lại: “ai cũng được. Xin chào! Chờ em một phút nhé!”.
Anh nghe tiếng ly cốc va nhau, tiếng đá lanh canh và biết rằng Jessica đang pha rượu martini một nghi lễ chào đón mà tối nào nàng cũng làm để giúp cho anh trút bỏ những gì đã đến với anh trong suốt cả ngày làm việc. “Chào ba!” Nicholas, cậu con trai mười một tuổi của họ từ cầu thang chào vang lên. So với tuổi thì cậu bé khá cao và mảnh khảnh. Đôi mắt thông minh của cậu bé sáng lên khi cậu chạy tới ôm hôn bố.
Sloane hôn con, rồi lùa những ngón tay vào mớ tóc xoăn màu nâu của cậu. Sự chào đón này làm anh rất thích, và anh rất cảm ơn Jessica về điều đó. Hầu như từ khi Nicky ra đời, nàng đã làm cho nó cũng tin như nàng là tình thương cần được thể hiện bằng những phương cách rõ ràng.
Khi mới lấy nhau, Sloane cảm thấy rất khó bộc lộ tình cảm. Anh giấu cảm xúc, giữ kín một số điều không bao giờ nói, mà để người bạn đời của anh phải đoán biết. Một phần là do tính chất kín đáo cố hữu của anh, nhưng Jessica thì không có tính cách đó, nàng cố hết sức phá bỏ sự giữ gìn và nàng, rồi sau đó là Nicky, đã thành công.
Sloane nhớ lại điều nàng đã nói với anh ngay từ đầu: “Anh yêu ạ, khi đã lấy nhau rồi thì không còn hàng rào ngăn cách nữa. Có nghĩa là chúng ta đã
https://thuviensach.vn
“hoà nhập với nhau”. Anh có nhớ những từ đó chứ? Vậy nên từ giờ cho đến chết, anh và em sẽ nói cho nhau biết thực sự chúng ta cảm thấy như thế nào. Và đôi khi cũng phải nói về chuyện ấy nữa”.
Câu cuối cùng là về chuyện chăn gối, vì một thời gian dài khi lấy nhau Sloane vẫn cảm thấy ngạc nhiên và vụng về. Jessica kiếm rất nhiều sách về chuyện ái ân có minh hoạ rõ ràng được bán nhan nhản ở miền Đông và nàng thích áp dụng những kiểu cách mới. Lúc đầu Sloane cảm thấy hơi choáng váng và rụt rè, nhưng sau anh dần cảm thấy cũng thích chuyện đó, mặc dù bao giờ Jessica cũng phải chủ động.
(Nhiều lần anh không thể không tự hỏi: “Không biêt cô ấy đã có những cuốn sách về chuyện này hồi cô ấy và Partridge vẫn còn đang yêu nhau không? Liệu họ đã từng làm những kiểu như trong sách này chưa? Nhưng Sloane chưa bao giờ đủ can đảm để hỏi, có lẽ vì anh sợ cả hai câu trả lời có thể sẽ là: có).
Đối với những người khác, anh vẫn tiếp tục giữ thái độ dè dặt. Sloane không thể nhớ là anh đã ôm hôn bố mình lần cuối cùng vào lúc nào, cho dù một đôi lần gần đây, anh định làm như vậy, nhưng rồi lại thôi, vì anh không chắc ông già Angus – một con người tính cách cứng cỏi đến mức khô khan – sẽ phản ứng như thế nào.
“Chào anh!” Jessica hiện ra trong chiếc váy màu xanh lá cây mềm mại, màu mà anh lúc nào cũng ưa thích. Họ âu yếm ôm hôn nhau rồi cùng đi vào phòng khách. Nicky cũng vào đó một lúc như thường lệ, vì cậu đã ăn tối trước bố mẹ và sẽ phải đi ngủ sớm.
Sloane hỏi con: “Con tập đàn đến đâu rồi?”.
“Tuyệt, ba ạ. Con đang tập khúc dạo đầu số hai của Gershwin”. Sloane hỏi: “Ba nhớ bài đó. Có phải Gershwin viết bài này khi ông ta còn trẻ không nhỉ?”.
“Vâng, hồi ông ta hai mươi tám tuổi”.
“Gần đoạn đầu, ba nhớ là nó đi theo nhịp đum-đi-đa-đum. Đi-đa-đa-đum đi-đum-đi-đum-đi-đum”. Khi anh cất tiếng hát, Nicky và Jessica phá lên cười.
“Con biết cái đoạn ba định nói rồi ba ạ, có lẽ con biết tại sao ba nhớ đoạn
https://thuviensach.vn
đó”.
Nicky đi tới chiếc piano lớn đặt ở trong phòng rồi cất giọng teno trẻ trung trong sáng, tự đệm đàn theo.
Trên bầu trời cao sao sáng lấp lánh.
Ở bên bờ hồ trăng xanh chiếu sáng.
Và rời bữa tiệc của cô Dina.
Tôi đã đưa nàng Neli về nhà.
Trán Sloane nhăn lại, anh cố lọc tìm trong ký ức. “Ba đã nghe bài này rồi. Nó có phải là một bài hát ru từ thời nội chiến không con”. Mắt Nicky rạng rỡ: “Đúng đấy, ba ạ”.
“À, ba hiểu rồi, có phải là con đang định nói với ba bằng một số nốt nghe tương tự như trong khúc dạo đầu số hai của Gershwin phải không?”. Nicky lắc đầu “Hoàn toàn ngược lại vì bài hát có trước. Nhưng không ai biết có phải Gershwin đã biết bài hát trước, rồi sử dụng nhạc, hay đó chỉ là một sự tình cờ”.
“Và chúng ta cũng không bào giờ biết được”, hài lòng trước sự hiểu biêt của Nicky, Sloane reo lên: “Ba thua con rồi”.
Cả anh lẫn Jessica cũng không thể nhớ chính xác Nicky bắt đầu biểu lộ niềm say mê âm nhạc từ lúc mấy tuổi, mà chỉ nhớ là từ khi cầu còn rất bé, và giờ đây âm nhạc là niềm say mê lớn nhất của Nicky.
Nicky thích chơi piano và theo học mộ tnhajc sĩ giao hưởng già người Áo sống ở vùng New Rochelle gần đó. Cách đây mấy tuần, bằng thứ tiếng Anh lơ lớ, thầy giáo nói với Jessica: “Con của bà đã đạt được trình độ cảm thụ âm nhạc là điều ít thấy ở lứa tuổi cháu. Sau này cậu ta có thể trở thành hoặc nhạc sĩ hoặc nhạc công, hoặc nhà nghiên cứu âm nhạc, thậm chí hoặc nhà triết học. Nhưng điều quan trọng hơn là với Nicholas, âm nhạc nói bằng tiếng nói của thiên thần và của niềm vui. Đó là một phần trong tâm hồn của cậu bé. Tôi nghĩ nó sẽ là ý nghĩa của cuộc đời của cậu”.
Jessica liếc mắt nhìn đồng hồ: “Nicky, muộn rồi đấy con ạ”. “Mẹ ơi, cho con ở lại đi! Ngày mai con được nghỉ mà”.
“Nhưng ngày mai con cũng có rất nhiều bài tập, mẹ không đồng ý đâu”. Jessica là người giữ kỷ luật của gia đình. Sau khi ngoan ngoãn chúc bố mẹ
https://thuviensach.vn
ngủ ngon, Nicky về phòng. Một lúc sau, họ nghe thấy tiếng cậu bé đang chơi chiếc đàn điện tử xách tay trong phòng ngủ. Cậu bé thường tập bằng chiếc đàn này khi không được sử dụng chiếc đàn piano trong phòng khách. Trong căn phòng sáng dịu Jessica đã trở lại với cốc rượu martini mà nàng đang pha nó. Vừa nhìn nàng làm, Sloane vừa nghĩ: “Mình may mắn biết bao!”.
Đó là cảm giác mà anh thường nghĩ về Jessica và vẻ đẹp của nàng dù đã sau hơn 20 năm chung sống. Nàng không còn giữ mái tóc dài nữa và cũng không giấu nhưng món tóc đã ngả bạc. Cũng đã có nhiều nếp nhăn quanh đôi mắt. Nhưng vóc dáng của nàng vẫn thanh tú, xinh đẹp, còn đôi chân nàng vẫn khiến những người đàn ông phải ngoái đầu nhìn lại. Nói chung anh nghĩ nàng thực không thay đổi gì và anh vẫn cảm thấy tự hào khi đi đến bất cứ nơi đâu với Jessica đi bên cạnh mình.
Khi đưa cốc rượu cho anh, nàng hỏi: “Hôm nay có vẻ vất lắm, phải không anh?”.
“Cũng khá vất. Em có xem chương trình tin không?”.
“Có, tội nghiệp cho những hành khách trên chiếc máy bay đó. Thực là khủng khiếp. Họ đã biết trong suốt cả một thời gian dài, rằng họ không còn hy vọng gì nữa ngoài cách là cứ ngồi đó chờ chết”.
Sloane cảm thấy hối hận khi nhận ra rằng anh đã không hề nghĩ tới điều đó. Phàm đã là nhà báo chuyện nghiệp, đôi khi vì quá bận tâm vào việc thu thập tin tức mà quên mất những con người được nói đến trong các tin đó. Anh tự hỏi: đó phải chăng là sự nhẫn tâm sau một thời gian dài chuyên làm tin tức, hay đó là một sự cách ly cần thiết, như kiểu các bác sĩ yêu cầu. Anh hy vọng đó là trường hợp thứ hai chứ không phải là trường hợp đầu.
“Nếu em đã coi tin về vụ máy bay rơi”, anh nói, “thì em đã thấy Harry. Em nghĩ thế nào?”.
“Anh ấy khá lắm”.
Câu trả lời của Jessica có vẻ như dửng dưng. Sloane vừa nhìn nàng, chờ xem nàng có nói gì thêm nữa không, vừa tự hỏi: “Có phải trong tâm trí cô ấy, quá khứ đã chết hẳn rồi không?”.
“Harry tuyệt chứ không phải là khá. Anh ta đã làm như thế này này”,
https://thuviensach.vn
Sloane vừa nói, vừa bật ngón tay một cái, “không hề được báo trước, không hề có thời gian chuẩn bị”. Anh tiếp tục mô tả sự may mắn của hãng CBA khi có đội quay phim ở ngay sân bay DFW. “Harry, Rita và Minh đều tuyệt vời. Bọn anh đã có được những tin mà tất cả các hãng khác không có”.
“Harry và Rita lúc nào cũng làm việc cùng nhau, giữa hai người có chuyện gì không anh?”.
“Không. Họ chỉ hợp nhau trong công việc thôi”.
“Làm sao mà anh biết được?”.
“Bởi vì Rita đang dan díu với Leslie Chippingham. Cả hai người nghĩ chẳng ai biết chuyện đó, nhưng tất nhiên ai cũng biết cả”. Jessica cười: “Lạy Chúa! Bọn các anh là một lũ người bừa bãi hết chỗ nói”. Leslie Chippingham là giám đốc Ban tin của hãng CBA. Đó là người mà Sloane định gặp vào ngày hôm sau để bàn về chuyện đẩy Chuck Insen ra khỏi vị trí uỷ viên ban chủ nhiệm.
“Em đừng vơ đũa cả nắm”, anh bảo Jessica. “Anh hoàn toàn hài lòng với cái mà anh có ở nhà…”.
Cốc martini bao giờ cũng làm anh thoải mái, mặc dù cả anh lẫn Jessica đều không nghiện rượu. Một cốc martini và một cốc rượu vang trong bữa ăn tối là cùng, còn suốt cả ngày, Sloane không hề uống một giọt nào cả. “Tối nay anh cảm thấy dễ chịu”, Jessica nói, “và anh còn một chuyện vui nữa đây này”.
Nàng đứng dậy đi tới bàn làm việc nhỏ ở góc phòng lấy chiếc phong bì, đã được bóc ra như thường lệ vì Jessica thu xếp hầu hết công việc riêng của họ. “Đây là thư của nhà xuất bản thông báo về tiền nhuận bút”. Anh lấy mấy tờ giấy ra khỏi phong bì và đọc, mặt tươi lên trong nụ cười hài lòng. Cuốn sách có tựa đề: “Ống kính và sự thật” của Crawford Sloane đã được xuất bản cách đây mấy tháng. Đây là cuốn sách thứ ba anh viết cùng với một cộng tác viên.
Thật ra cuốn sách có vẻ bán chậm. Các nhà phê bình văn học ở New York đã thẳng tay công kích nó, lợi dụng cơ hội này để hạ nhục một người có tầm cỡ như Crawford Sloane. Nhưng ở các nơi khác như Chicago, Cleverland, San Francisco và Miami, giới phê bình lại đánh giá cao cuốn
https://thuviensach.vn
sách. Quan trọng hơn là sau mấy tuần, một vài đoạn trong cuốn sách đã thu hút được sự chú ý trong những mục điểm tin – một kiểu quảng cáo tốt nhất cho bất cứ cuốn sách nào.
Trong một chương nói về nạn khủng bố và con tin, Sloane đã nói trắng ra là “phần lớn người Mỹ cảm thấy xấu hổ khi được biết vào năm 1986-87, chính phủ mỹ đã chuộc lại tự do cho một nhóm con tin của chúng ta ở Trung Đông với cái giá là hàng ngàn người Irac chết và bị tàn tật, không chỉ những người trên chiến trường giữa Iran và Irac mà cả những thường dân”.
Anh nêu rõ những tổn thất chiến tranh đó là kết quả của việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Iran để đổi lấy việc thả các con tin. “Ba mươi đồng bạc bẩn thỉu của thời hiện đại” – đó là lời Sloane mô tả việc trả giá này, và anh trích một đoạn trong “Đồng tiền vàng” của Kipling:
“Chúng ta không bao giờ trả dù chỉ một đồng tiền vàng.
Dẫu cái giá không đáng là bao.
Vì chung cuộc của trò chơi là hỗ thẹn và áp lực.
Dân tộc nào chơi trò này chỉ thua cuộc mà thôi”.
Những nhận xét khác được người ta khen là:
- Không một nhà chính trị nào có can đảm để nói ra điều này, nhưng con tin, kể cả con tin người Mỹ, nên được coi là có thể hy sinh được. Những lời thỉnh cầu của gia đình con tin nên được cảm thông, nhưng không được làm thay đổi chính sách của chính phủ.
- Cách duy nhất để đối phó với bọn khủng bố là chống khủng bố, có nghĩa là hễ có thể được là phải tìm và lặng lẽ diệt trừ chúng – đó là ngôn ngữ duy nhất chúng hiểu. Tuyệt đối không có mặc cả nhượng bộ với bọn khủng bố hoặc trả tiền chuộc, không bao giờ!
- Những kẻ khủng bố không tuân theo luật pháp thì khi bị bắt quả tang không được phép trông đợi sự che chở của luật pháp và những nguyên tắc mà chúng coi khinh. Người Anh, mà sự tuân thủ pháp luật đã ăn sâu trong máu họ, đôi lúc đã buộc phải bẻ cong luật pháp để tự bảo vệ chống lại bọn Quân đội Cộng hoà Ailen suy đồi và tàn bạo.
- Dù chúng ta làm gì đi chăng nữa thì nạn khủng bố cũng không thể hết
https://thuviensach.vn
được và những chính phủ và những tổ chức ủng hộ bọn khủng bố không thực sự muốn dàn xếp và hoà giải. Họ là những kẻ cuồng tín đang sử dụng những kẻ cuồng tín khác và những tôn giáo tệ hại như một thứ vũ khí của họ.
- Là những người sống ở Mỹ, chúng ta sẽ không tránh khỏi nạn khủng bố ở ngay trên đất của chúng ta lâu hơn nữa. Nhưng chúng ta vẫn chưa hề có sự chuẩn bị về tinh thần hoặc bất cứ cách nào khác đối với loại chiến tranh đang lan tràn và rất tàn bạo này.
Khi cuốn sách được xuất bản, một số lãnh đạo của hãng CBA đã lo ngại về những lời tuyên bố là “những con tin nên được coi là có thể hy sinh được” và “lặng lẽ diệt trừ”, sợ rằng những lời đó có thể gây ra một vụ bất bình của dân chúng và chính giới đối với hãng. Khi thấy không có gì phải lo ngại, các uỷ viên cũng mau chóng gia nhập vào dàn hợp xướng ca tụng.
Sloane rạng rỡ hẳn lên khi anh đặt tờ thông báo số tiền nhuận bút lớn sang bên cạnh.
“Anh xứng đáng với những điều người ta nói và em rất tự hào về anh”, Jessica nói. “Đặc biệt là vì anh không phải loại người thích liều nhảy vào những chuyện gây tranh cãi, - Nàng ngưng một lát rồi nói “Ồ, quên mất, ba anh gọi điện đấy. Sáng mai ba sẽ tới và ở lại đây một tuần”.
Sloane nhăn mặt: “Ba vừa mới đến mà”.
“Ba cô đơn và ba đã già rồi. Có lẽ anh cũng sẽ cư xử như vậy một khi anh có một cô con dâu mà anh thích gặp”.
Cả hai cùng cười vì biết rằng ông Angus Sloane rất quý Jessica và cô cũng vậy. Về một mặt nào đó thì họ còn hợp nhau hơn là giữa ông và con trai. Ông Angus sống một mình ở Florida từ khi mẹ của Sloane qua đời. “Em rất thích khi ba tới đây” Jessica nói, - “Nicky cũng vậy”. “Thôi thế cũng được. Nhưng trong khi ba ở đây thì hãy cố dùng ảnh hưởng của em để ba đừng nói quá nhiều về danh dự, lòng ái quốc và những chuyện dài dòng khác nữa”.
“Em hiểu anh muốn nói gì. Em sẽ làm cái gì em làm được”. Nguyên do của chuyện này là ông già Angus Sloane không thể nào cạm chịu để cho cái danh tiếng anh hùng của Thế chiến thứ hai trôi vào dĩ vãng,
https://thuviensach.vn
vì ông lúc đó là một phi công chỉ huy cắt bom của không lực Hoa Kỳ, đã được tặng huân chương Ngôi Sao Bạc một huân chương phi công xuất sắc. Sau chiến tranh ông làm một nhân viên kế toán, tuy không phải là một nghề nghiệp đáng chý ý, nhưng khi về hưu ông được một khoản hưu trí đủ để sống độc lập. Những năm tháng trong quân ngũ vẫn cứ tiếp tục chế ngự mọi suy nghĩ của ông.
Tuy Crawford rất tôn trọng chiến công của cha mình, anh vẫn thấy chán ngắt khi ông luôn nhắc lại những chuyện ông ưa thích: “Ngày nay không còn có giá trị đạo đức và lòng chính trực nữa”. Vì vậy Jessica cố lái những lời thuyết giáo của ông bố chồng sang phía khác.
Sloane và Jessica trò chuyện suốt bữa ăn tối, đó là lúc dễ chịu nhất của họ. Jessica thuê một người đến giúp việc hàng ngày nhưng nàng thường tự nấu bữa ăn tối dành cho chồng con.
Sloane trầm ngâm nói: “Trở lại câu chuyện cũ, anh hiểu ý em định nói gì, về chuyện anh không thích những chuyện tranh cãi. Anh nghĩ trong đời anh không mấy khi liều mạng lao vào cuộc. Nhưng cho đến nay anh vẫn có cảm xúc mạnh mẽ về một số điều trong cuốn sách”.
“Về nạn khủng bố phải không anh?”.
Anh gật đầu: “Từ khi viết ra điều đó, anh cứ nghĩ không biết cái nạn khủng bố có thể tác động vào em và anh thế nào. Vậy nên anh đã có một số biện pháp phòng ngừa đặc biệt. Cho đến nay anh cũng chưa nói với em, nhưng em nên biết”.
Thấy Jessica nhìn anh với vẻ tò mò, anh nói tiếp: “Có bao giờ em nghĩ rằng một người nào đó như anh lại có thể bị bắt cóc và trở thành con tin không?”.
“Khi anh ở nước ngoài, em đã nghĩ tới điều đó”.
Anh lắc đầu: “Nó có thể xảy ra ở đây. Thế nào cũng sẽ có một vụ đầu tiên và anh, cũng như một số người khác trong đài truyền hình, đều làm việc trong một cái bể cá vàng. Nếu như bọn khủng bố bắt đầu hoạt động ở Mỹ, mà anh tin rằng chúng sẽ sớm bắt đầu thôi, thì những người như anh sẽ là miếng mồi hấp dẫn vì bất cứ điều gì bọn anh làm, hoặc liên quan đến bọn anh, cũng là điều mọi người rất chú ý”.
https://thuviensach.vn
“Thế còn các gia đình thì sao? Liệu họ có thể cũng là mục tiêu của chúng không?”.
“Khả năng đó rất ít. Bọn khủng bố cần người có tên tuổi. Một người mà ai ai cũng biết cơ”.
Jessica nói vẻ bồn chồn: “Anh nói đến các biện pháp phòng ngừa là gì vậy?”.
“Tức là những biện pháp có tác dụng sau khi anh đã bị bắt cóc – nếu chuyện đó xảy ra. Anh đã bàn tính kỹ với một luật sư quen biết, ông Sy Dreelan. Ông ta biết tất cả mọi chi tiết, và có quyền công bố tất cả mọi điều khi cần thiết”.
“Em không thích cuộc nói chuyện này lắm, anh đang làm em sợ, và nếu chuyện xấu đã xảy ra rồi thì phòng ngừa còn ăn thua gì nữa?”. “Trước khi nó xảy ra, anh phải nhớ hãng tạo một số điều kiện để bảo đảm an toàn, và hiện nay họ đang làm, ở mức độ nào đó. Nhưng sau đó, như anh đã nói trong cuốn sách, là anh không muốn bất cứ ai phải bỏ bất cứ một kiểu tiền chuộc nào, kể cả bằng tiền túi của chúng ta. Vậy nên một điều anh đã làm là tuyên bố nghiêm túc như thế bằng văn bản hoàn toàn đúng thể thức pháp lý”.
“Có phải anh định nói với em là toàn bộ tiền nong của chúng ta sẽ bị phong toả và không hoạt động gì hết?”.
Anh lắc đầu: “Không, anh không thể làm điều đó, cho dù anh muốn chăng nữa. Hầu hết mọi thứ chúng ta có, nhà cửa, ngân quỹ, hối phiếu, vàng bạc, ngoại tệ, đều là của chung giữa anh và em, và em có thể làm bất cứ cái gì em muốn với những của cải đó, như hiện nay em đang làm. Nhưng sau khi lời tuyên bố kia của anh được công bố, và mọi người hiểu điều anh nghĩ, anh muốn tin là em sẽ không hạ mình đi theo con đường khác”.
Jessica phản đối: “Anh đã tước mật quyền quyết định của em!”. Anh dịu dàng nói: “Không đâu, em yêu ạ. Anh chỉ tránh cho em một trách nhiệm khủng khiếp và tình huống khó xử thôi”.
“Nhưng giả sử hãng sẵn sàng trả tiền chuộc thì sao?”.
https://thuviensach.vn
“Anh không tin họ sẽ làm gì trái với ý muốn của anh đã được ghi trong cuốn sách và được nhắc lại trong lời tuyên bố”.
“Anh nói rằng hãng đã tạo cho anh một số điều kiện để đảmbảo an toàn. Đây là lần đầu tiên em nghe nói điều đó. Chính xác là gì vậy?”. “Tức là khi nào có những sự đe doạ qua điện thoại, thư tín theo kiểu đó, hoặc tin đồn về một vụ tấn công nào đấy có thể xảy ra – chuyện này vẫn thường xảy ra ở các hãng và đặc biệt là cho phát thanh viên – thì những thám tử tư sẽ được mời đến. Họ sẽ theo dõi xung quanh trụ sở hãng CBA, ở bất cứ nơi nào anh làm việc, sẽ làm bất cứ điều gì mà các thám tử phải làm. Đôi lần, điều đó đã xảy ra với anh rồi”.
“Anh chưa bao giờ nói cho em nghe chuyện đó cả”.
“Đúng, anh chưa bao giờ nói” – anh thừa nhận.
“Còn cái gì anh chưa nói với em nữa?” – có một cái gì đó trong giọng nói của Jessica mặc dù rõ ràng là nàng không biết là do tức giận vì chuyện giấu giếm đó hay chỉ vì lo lắng thôi.
“Anh không giấu giếm gì em chuyện ở hãng cả, ngoài một số chuyện anh đã thu xếp với Dreeland”.
“Liệu anh cho em biết những chuyện đó thì có quá nhiều không?”. “Em cần phải biết” – Sloane lờ cái vẻ giễu cợt mà đôi khi vợ anh bật ra những lúc xúc động. “Khi có người bị bắt cóc, bất cứ ở nơi nào trên thế giới, thì điều chắc chắn là họ sẽ được hoặc buộc phải thu băng video. Rồi các băng này sẽ được phát, đôi khi trên vô tuyến, nhưng không ai biết chắc được là họ tự nghuyện hay bị bắt buộc, và nếu bị bắt buộc, thì tới mức độ nào. Nhưng nếu có một sự bố trí trước thì bằng những tín hiệu, người bị bắt cóc sẽ có được cơ hội tốt nhất để gửi những lời nhắn nhủ về nhà. Hiện nay ngày càng nhiều người thuộc loại người có thể bị bắt làm con tin để những lời chỉ dẫn lại cho các luật sư của họ bằng một hệ thống các mã số mật hiệu”.
“Nếu chuyện này không nghiêm trọng đến thế thì nó nghe có vẻ như một cuốn tiểu thuyết trinh thám ấy” – Jessica nói “Thế anh đã dự tính loại mật
https://thuviensach.vn
hiệu gì vậy?”.
“Đưa lưỡi lên liếm môi, động tác mà ai cũng có thể làm mà không bị chú ý, có nghĩa là “Tôi đang làm điều này vì bị bắt buộc. Đừng có tin bất cứ điều gì tôi nói”. Gãi hoặc sờ vào tai phải có nghĩa là “Những kẻ bắt giữ tôi tổ chức rất chặt chẽ và được trang bị vũ khí rất mạnh”. Gãi hoặc sờ vào tai trái có nghĩa là: “Đôi khi an ninh ở đây khá lơi lỏng. Một cuộc tấn công từ phía bên ngoài có thể thành công”. Còn một số điều khác, nhưng bây giờ hãy đến thế đã. Anh không muốn những điều này làm em lo lắng”.
“Mà thực sự là em rất lo” – Jessica nói và tự hỏi: “Liệu điều đó có xảy ra không? Liệu Crawford có bị bắt cóc và đưa đi xa không? Dường như đó là điều không thể tin được, nhưng hầu như ngày nào những chuyện không thể tin được đó vẫn cứ xảy ra”.
“Ngoài chuyện sợ hãi ra”, nàng nói với vẻ đăm chiêu, “em phải thú nhận một đôi điều làm em ngạc nhiên, vì có cái gì đó trong anh mà chắc chắn là em chưa từng biết. Nhưng em cứ tự hỏi tại sao anh không theo học khoá tự vệ mà chúng ta đã định ấy nhỉ?”.
Đó là một khoá luyện tập chống khủng bố do một công ty Anh, là công ty an ninh Paladin, soạn thảo và đã được phát trên nhiều chương trình tin tức của Mỹ. Khoá học kéo dài một tuần, và một phần của nó là chuẩn bị trước cho mọi người đối phó với cái khả năng mà Sloane vừa đưa ra – làm thế nào để xử sự khi trở thành nạn nhân trong tình huống bị bắt làm con tin. Chương trình đó còn dạy cho người ta biết cách tự vệ tay không là điều mà Jessica giục chồng phải theo học sau khi Dan Rather, phát thanh viên của hãng CBS bị tấn công một cách man rợ trên đường phố New York vào năm 1986. Hai kẻ lạ mặt đã tấn công bất thình lình và Dan Rather đã phải đi nằm viện; còn những kẻ tấn công thì biệt tăm từ dạo đó tới nay.
“Vấn đề là làm sao có được thời gian để tham gia lớp học”, Sloane nói. “Nhân tiện nói chuyện này, em vẫn đang theo các bài cqb đấy chứ?”. CQB (Close quarters battle) là chữ viết tắt của từ “cận chiến”, một từ đặc
https://thuviensach.vn
biệt dành cho những cuộc đánh nhau tay không mà đội quân tinh nhuệ SAS của Anh đã thực hành. Một thiếu tướng về hưu người Anh hiện đang sống ở New York dạy khoá này và Jessica muốn Crawf phải theo học nhưng vì anh không thể nào thu xếp được thời gian, nên nàng đi học một mình.
“Em không đi tập thường xuyên nữa”, nàng đáp lời. “Tuy vậy hàng tháng em vẫn đi một hai buổi gì đó để cho khỏi quên và thỉnh thoảng khi tướng Wadi giảng bài em vẫn đi nghe”.
Sloane gật đầu “Thế thì tốt”.
Đêm hôm đó, vì câu chuyện vừa qua giữa hai vợ chồng vẫn luẩn quẩn trong óc nên Jessica trằn trọc không sao ngủ được.
Bên ngoài, những kẻ ngồi trong chiếc xe Ford Tempo nhìn những ngọn đèn trong nhà tắt dần. Rồi họ báo cáo qua điện thoại lưu động và lái xe đi, chấm dứt cuộc rình mò đêm đó.
https://thuviensach.vn
Arthur Hailey
Bản Tin Chiều
Dịch giả: Nguyễn Thành Châu & Phan Thanh Thảo
Chương 8
Mới sáu giờ 30 phút sáng, cuộc theo dõi căn nhà của Sloane ở Larchmont đã lại tiếp tục. Sáng nay, bọn chúng dùng một chiếc Chervolet – Celebrity, và vẫn bọn người Colombia, Julio và Carlos, ngã người trên hàng ghế đầu, một lối quan sát đúng kiểu để không bị những chiếc xe qua lại chú ý. Chiếc xe đỗ ở một phố nhỏ thuận tiện phía bên trên nhà Sloane, và cuộc quan sát được tiến hành qua những chiếc gương ở hai bên và gương chiếu hậu.
Cả hai tên trong xe đều cảm thấy căng thẳng vì biết rằng ngày hôm nay sẽ là ngày hành động, cao điểm của một dự tính lâu dài và cẩn thận.
Bảy giờ 30, một sự kiện không lường trước đã xảy ra khi một chiếc taxi tiến đến nhà của Sloane. Một người đàn ông lớn tuổi tay xách valy từ trong xe bước ra. Ông vào nhà rồi ở lại trong đó. Sự hiện diện không được tính trước của người mới đến này khiến bọn chúng lúng túng và phải dùng điện thoại lưu động gọi ngay về trụ sở lâm thời của bọn chúng ở cách đó chừng hai mươi dặm.
Hệ thống liên lạc tinh vi và chiếc xe hảo hạng này đủ cho thấy rằng đây là một hoạt động mà mọi chi phí đều không thành vấn đề. Những kẻ chủ mưu đã toan tính và tổ chức cuộc theo dõi, từng bước tiến hành đều là những chuyên gia đầy thủ đoạn và có trong tay hàng đống tiền.
Chúng là thành viên của nhóm Medelin của Colombia, một liên minh các
https://thuviensach.vn
ông trùm ma tuý xấu xa, đầy tội ác và cực kỳ giàu có. Hoạt động bằng những phương thức man rợ, chúng là tác giả của vô số những cuộc ám sát tàn bạo, đẫm máu kể cả vụ ám sát ứng cử viên tổng thống Colombia là thượng nghị sĩ Luis Carlos Galan vào năm 1989. Từ năm 1981 đã có hơn 220 vị thẩm phán và nhân viên toà án bị ám sát, không kể cảnh sát, nhà báo và những người khác. Vào năm 1986, một đồng minh của nhóm Medellin cùng với phái du kích theo xu hướng XHCN mang mật danh M-19 đã nhúng tay vào một vụ giết người tập thể, khiến mười chín người chết, trong đó một nửa là thành viên của toà án tối cao Colombia.
Mặc dù nhóm Medellin có chiến tích đáng ghê sợ như vậy, chúng lại thích có quan hệ chặt chẽ với nhà thờ cơ đốc giáo La Mã. Nhiều tên trùm nhóm kiêu hãnh vì có nhà thờ riêng. Một hồng y giáo chủ đã nói về bọn Medellin một cách thiện chí và một giám mục đã khúm núm nhận tiền của bọn buôn lậu ma tuý này.
Nhóm này không chỉ tiến hành các vụ ám sát. Những vụ hối lộ và tham nhũng với quy mô lớn do bọn trùm buôn ma tuý chi phí đã lan tràn như một thứ nạn dịch hoành hành trong hệ thống chính phủ Colombia, toà án, cảnh sát và quân đội, bắt đầu từ các cấp cao nhất và luồn lách đến các cấp thấp nhất. Một sự mô tả trắng trợn về lời đề nghị hợp tiêu chuẩn của bọn buôn ma tuý với giới quan chức là plata o Plams – tiền bạc hoặc đạn chì.
Trong một thời gian, suốt từ 1989 và 1990 trong bầu không khí ghê sợ sau vụ ám sát Galan, các ông trùm nhóm rất khó chịu vì sự tăng cường hoạt động của các cơ quan luật pháp chống lại chúng, kể cả một vài vụ can thiệp của Mỹ. Phản ứng trả đủa của bọn chủ mưu buôn bán ma tuý được mô tả chính xác là một cuộc “Chiến tranh toàn diện” bao gồm bạo lực quy mô lớn, đánh bom và giết chóc nhiều hơn nữa, một chiến dịch mà chắc chắn là
https://thuviensach.vn
chúng vẫn tiếp tục. Nhưng có lẽ không ai tin là có thể tiêu diệt nhóm này cũng như việc buôn bán ma tuý ở khắp nơi của chúng – có thể là với các ông trùm mới và các cơ sở mới.
Ngay giờ đây, trong khi hoạt động bí mật ở Mỹ, Medellin không chỉ tiến hành các công việc của bọn chúng, mà còn làm thuê cho tổ chức khủng bố theo chủ nghĩa Mao của Peru gọi là Sendero Luminoso, có nghĩa là Con đường sáng. Gần đây tại Peru, Sendero Luminoso đã thâu tóm được nhiều quyền lực hơn trong khi chính phủ hợp pháp ngày càng trở nên bất lực và yếu đuối. Trước kia, lĩnh vực hoạt động của Sendero chỉ giới hạn trong dãy núi Andes, thung lũng Huallaga và các trung tâm như Ayacucho và Cuzco; giờ đây, các đội đánh bom và các đội ám sát của nó lang thang khắp thủ đô Lima.
Có hai lý do chủ yếu dẫn đến các mối liên hệ giữa Sendero Lominoso và nhóm Medellin. Lý do đầu tiền là Sendero có thói quen dùng các tên tội phạm nước ngoài để tiến hành các vụ bắt cóc thường xảy ra ở Peru, nhưng những vụ này không được giới báo chí Mỹ đưa tin rộng rãi. Thứ hai là Sendero Luminoso kiểm soát hầu như toàn bộ vùng Thượng thung lũng Huallaga, là nơi chiếm tới 60 phần trăm côca trên thế giới. Côca từ dạng lá sẽ được chuyển qua dạng bột nhão côca – trước khi tinh chế thành côcain – rồi sau đó được chuyển bằng máy bay từ các vùng xa xôi cho các nhóm buôn lậu ở Colombia.
Trong toàn bộ tiến trình này thì số tiền thu được từ ma tuý phần lớn rơi vào ngân quỹ của Sendoro; nhóm này đòi hỏi một sự cống nạp lớn của cả người trồng côca lẫn bọn buôn lậu – trong đó có đường dây của Medellin.
https://thuviensach.vn
Giờ đây, trong chiếc Chervolet, hai tên khủng bố người Colombia xem một tập ảnh chụp nhanh mà Carlos, một nhiếp ảnh lão luyện, đã chụp tất cả những người chúng thấy ra vào nhà hai vợ chồng Sloane trong suốt bốn tuần qua. Ông già vừa tới không có mặt trong số ảnh này.
Julio, dùng mật ngữ gọi điện về.
“Một kiện hàng xanh vừa mới tới. Vận đơn số hai, kiện hàng đã ở trong kho. Chúng tôi không biết ai đặt hàng”. Dịch ra là: “Một người đàn ông vừa mới tới. Đi bằng taxi. Ông ta đã vào nhà. Chúng tôi không biết ông ta là ai, không có ảnh chụp ông ta”.
Giọng nói chói tai của Miguel, tên cầm đầu nhóm, hét qua điện thoại: “Số phiếu gì?”.
Julio không quen với mật ngữ lắm, khẽ chửi thề khi hắn lật cuốn số tay để giải mã câu hỏi. Câu đó là “Người này bao nhiêu tuổi?”.
Hắn ta nhìn Carlos cầu cứu: “Uni vie jo. Bao nhiêu tuổi?”. Carlos cầm cuốn sổ và đọc câu hỏi: “Bảo ông ta là số phiếu bảy mươi lăm”. Julio trả lời, phía bên kia lại hỏi cộc lốc: “Kiện hàng xanh có gì đặc biệt không?”.
Bỏ cả mật hiệu, Julio đãng chí nói bằng ngôn ngữ thông thường: “Ông ta mang một chiếc va li vào. Có vẻ như ông ta dự định ở lại đó lâu”. * * *
Ở phía nam Hackensack, New Jersey, trong một căn nhà thuê dột nát, người đàn ông mang mật danh là Miguel rủa thầm sự cẩu thả của Julio. Tại sao hắn lại buộc phải làm việc với mấy thằng ngu này không biết? Trong cuốn mật mã có một câu có thể trả lời câu hỏi này, mà hắn đã báo trước tất cả bọn, đã nói đi nói lại là điện thoại vô tuyến thì bất cứ ai cũng có thể nghe thấy được. Các thiết bị dò sóng có thể nghe trộm những cuộc nói chuyện
https://thuviensach.vn
qua điện thoại lưu động bán đầy các cửa hiệu. Miguel đã nghe nói rằng có một đài phát thanh sử dụng máy dò sóng và khoe rằng họ đã làm thất bại nhiều âm mưu tội ác.
Lũ ngốc! Hắn không thể nào làm cho mấy thằng ngốc cùng hành sự với hắn hiểu được điều quan trọng là phải cảnh giác, thận trọng, luôn canh phòng, không chỉ hầu hết mọi lúc mà là tất cả mọi lúc, khi mà sự thành công của phi vụ cùng với mạng sống và tự do của bọn chúng đang bị đe doạ.
Chính Miguel lúc nào cũng nhớ là phải rất thận trọng. Vậy nên hắn không bao giờ bị bắt, cho dù hắn ở trong danh sách “cần truy nã nhất” của lực lượng cảnh sát ở cả Nam và Bắc Mỹ và ở cả một số nước châu Âu, kể cả lực lượng cảnh sát quốc tế. Ở Tây bán cầu hắn đã bị truy tìm, cũng ráo riết như chiến hữu của hắn, tên khủng bố Abu Nidal ở phía bên kia Đại Tây Dương. Về chuyện đó thì Miguel tự cho phép mình có tự hào đôi chút, mặc dù không bao giờ hắn quên rằng tự hào có thể sinh ra tự tin thái quá, và do đó cũng là một điều hắn luôn dè chừng.
Mặc dù đã tham gia vào nhiều phi vụ làm ăn, hắn vẫn còn khá trẻ, mới quãng ba mươi tám tuổi. Nhìn bề ngoài, hắn không có gì đáng để ý, vào loại dễ coi, bất cứ ai đi ngang qua mặt hắn trên đường phố có thể cho hắn là một nhân viên ngân hàng, hoặc khá lắm thì cũng chỉ là chủ một cửa hàng nhỏ. Một phần vì hắn cố hết sức làm cho mình có vẻ không quan trọng. Hắn cũng tạo ra một thói quen là rất lịch sự với người lạ, nhưng không đến mức gây ra ấn tượng lưu lại trong trí nhớ; hầu hết mọi người tình cơ gặp hắn mà không biết hắn là ai thì đều quên cuộc gặp đó.
Trong quá khứ, cái vẻ bình thường này đã là một lợi thế lớn của Miguel, cũng như việc hắn không tỏ uy lực của mình ra. Quyền chỉ huy của hắn luôn luôn được giấu kín, trừ phi đối với những người mà hắn phải thực thi quyền đó, và lúc đó thì không lầm vào đâu được.
Vào những ngày đó, hắn dùng tên thật của hắn là Ulises Rodriguez. Vì khá giả nên bố mẹ hắn đã chu cấp cho hắn ăn học tại Berkeley. Bố hắn vốn là một bác sĩ phẫu thuật não, đã hy vọng rằng đứa con trai duy nhất của
https://thuviensach.vn
mình sẽ nối nghiệp mình trong ngành y, một viễn cảnh mà Miguel không hề quan tâm ngay hồi đó. Thay vì vậy, khi gần tới những năm 1970, thằng con trai ông ta đã mường tượng những thay đổi cơ bản ở Colombia – chuyển từ một nước dân chủ giàu có với một cơ sở luật pháp trung thực thành nơi trú ngụ của một lũ trùm tội ác giàu có không thể tưởng tượng được, không có luật pháp và được cai trị bằng chế độ độc tài, sự tàn bạo và nỗi sợ hãi. Số vàng khổng lồ của nước Colombia mới này sẽ do marifuana, về sau là côcain, mang lại.
Tính cách của Miguel đã như vậy nên giai đoạn chuyển tiếp không làm cho hắn lúng túng. Điều hắn thèm muốn là được hành động.
Trong khi đó hắn lao vào một số hoạt động riêng tại Berkeley và hắn phát hiện ra rằng hắn hoàn toàn không có lương tâm và có thể giết người một cách mau lẹ và tàn bạo, không hề ăn năn hoặc có dư vị khó chịu gì cả. Lần đầu tiên chuyện đó xảy ra là sau cuộc ăn nằm với một người phụ nữ trẻ mà trước đó hắn đã gặp trên đường phố Berkeley trong khi cả hai cùng xuống xe ô tô buýt. Vừa đi ra khỏi bến xe, họ vừa nói chuyện và phát hiện ra rằng cả hai đều là sinh viên. Cô ta có vẻ thích hắn và đã mời hắn tới phòng của mình ở đường Oakland nghèo khổ cuối đại lộ Bưu điện. Thời đó những cuộc hẹn hò như vậy là chuyện bình thường, trước thời mà người ta lo ngại về bệnh SIDA khá lâu.
Sau cuộc truy hoan cuồng nhiệt hắn đã ngủ thiếp đi. Khi chợt tỉnh dậy, hắn thấy cô gái đang lặng lẽ xem xét những thứ hắn đựng trong ví. Trong đó có nhiều căn cước với những cái tên giả, ngay từ lúc đó hắn đã chuẩn bị cho cái tương lai ngoài vòng pháp luật quốc tế của hắn. Cô gái đã quá chú ý vào những tấm thẻ vì tò mò, có lẽ cô ta là một loại do thám, nhưng hắn sẽ không bao giờ biết có đúng vậy không.
Điều hắn làm là nhảy bật khỏi giường, túm lấy cô ta và bóp cổ. Hắn vẫn còn nhớ cái nhìn kinh ngạc của cô ta khi cô ta giãy giụa cố tìm cách thoát thân; rồi cô ta ngước nhìn hắn với vẻ năn nỉ câm lặng, tuyệt vọng ngay trước khi trút hơi thở cuối. Hắn thấy khoái chí, như đang thực hành ở bệnh viện, khi hắn phát hiện việc giết cô gái đó không làm hắn phiền lòng chút nào.
https://thuviensach.vn
Thay vì vậy, với một sự bình thản lạnh lùng hắn tính toán khả năng bị bắt, mà theo hắn ước định là không thể xảy ra. Khi ở trong xe, hai người không ngồi cạnh nhau, thực tế là lúc đó họ chưa biết nhau. Không chắc là có người nhìn thấy họ đi từ bến xe ra. Khi đi vào khu nhà, và trong thang máy đi lên tầng bốn, họ không gặp ai cả.
Hắn nhanh nhẹn lấy một miếng vải để lau những chỗ có thể có dấu tay của hắn. Rồi dùng khăn tay bọc kín bàn tay phải, hắn tắt hết đèn và rời khỏi toà nhà, khoá cửa lại.
Tránh dùng thang máy, hắn đi xuống bằng lối cầu thang cứu hoả, trước khi đi ra ngoài phố, hắn đã kiểm soát xem có ai ở tầng trệt không. Ngày hôm sau và suốt nhiều ngày sau đó, hắn theo dõi báo chí địa phương xem có tin tức gì về cô gái đã chết đó không. Nhưng phải đến gần một tuần sau thì cái xác đã gần thối rữa của cô mới được phát hiện. Rồi lại hai, ba ngày tiếp theo, không có gì mới và rõ ràng là không có dấu vết, báo chí thôi không quan tâm nữa và không ai nhắc đến chuyện đó nữa. Các cuộc điều tra sau đó cũng không phát hiện ra hắn là người đã giết cô gái.
Những năm còn ở lại Berkeley, hắn còn giết người trong hai trường hợp nữa. Những vụ này xảy ra ở Vịnh San Francisco – những trường hợp mà hắn gọi là “Giết người theo khoái cảm”, những người hoàn toàn xa lạ, tuy hắn coi cả hai trường hợp là để đáp ứng cho cái nhu cầu mài dũa kỹ thuật giết thuê đang ngày càng nhiễm sâu vào hắn. Hẳn là hắn đã mài dũa rất cẩn thận, bởi vì không vụ nào hắn bị nghi ngờ hoặc thậm chí chưa bao giờ bị cảnh sát hỏi đến.
Sau khi từ Berkeley về Colombia, Miguel đôi lúc làm ăn với mạng lưới đang lớn mạnh dần của lũ trùm nha phiến điên khùng. Hắn có bằng lái máy bay và đã nhiều lần lái máy bay chở chất côca đặc từ Peru sang Colombia để tinh chế. Mối giao kết ngày càng chặt chẽ với một gia đình Ocboa không có danh tiếng nhưng đầy thế lực đã dẫn hắn đến những phi vụ to lớn hơn. Rồi đến nhóm M-19 các vụ ám sát cuồng loạn của chúng và “cuộc chiến tranh toàn thể” của nhóm khủng bố Medellin, bắt đầu từ cuối năm 1989. Miguel tham gia vào tất cả các vụ giết người số lượng lớn, nhiều vụ nhỏ, và
https://thuviensach.vn
đã từ lâu hắn không còn nhớ được là hắn đã giết bao nhiêu người nữa. Hắn không thể tránh được chuyện cả thế giới biết tên hắn, nhưng nhờ sự cẩn trọng tỉ mỉ của hắn, nên ngoài tên ra thì người ta biết rất ít về hắn. Những mối liên hệ của Miguel – hay là của Ulises Rodriguez, với nhóm Medellin, M-19 và gần đây là với Sendero Luminoso đã mở rộng dần theo năm tháng. Tuy vậy, trong tất cả các hoạt động này hắn vẫn duy trì sự độc lập của hắn, trở thành một kẻ sống ngoài vòng pháp luật quốc tế, một kẻ khủng bố giết người thuê, mà vì năng lực của hắn, nên không lúc nào là không có việc làm.
Dĩ nhiên, chính trị được coi là một phần trong tất cả mọi hoạt động. Miguel vốn là một người theo chủ nghĩa xã hội, hắn ghét cay ghét đắng chủ nghĩa tư bản và khinh rẻ cái mà hắn cho là một nước Mỹ suy đồi và đạo đức giả. Nhưng hắn cũng hoài nghi tất cả mọi loại chính trị và đơn giản là hắn chỉ khoái mối nguy hiểm, gian truân mà mọi hoạt động của cuộc đời hắn đang theo đuổi như một kẻ cuồng loạn.
Cách sống đó đã đưa hắn tới Mỹ cách đây một tháng rưỡi, để hoạt động lén lút, chuẩn bị cho cái chuyện xảy ra ngày hôm nay, câu chuyện mà sau đó cả thế giới đều biết.
Ngay từ đầu hắn đã dự tính một con đường vòng vèo nhưng an toàn để sang Mỹ - đi từ Bogota, Colombia, qua Rio de Janerio tới Miami. Ở Rio, hắn thay hộ chiếu và giấy căn cước, và sẽ xuất hiện ở Miami với danh nghĩa của một nhà xuất bản đang trên đường đi tới hội chợ sách ở New York. Nhưng có một nguồn tin ngầm hiện làm ở Bộ Ngoại giao Mỹ báo cho nhóm Medellin biết cơ quan xuất nhập cảnh ở Miami đã yêu cầu khẩn cấp về mọi tin tức có thể có được liên quan đến Miguel, đặc biệt là về các loại căn cước mà người ta biết trước đây hắn đã sử dụng.
Thực tế là trước đây Miguel có lần đóng vai một nhà xuất bản người Brazil và mặc dù hắn tin là chuyện này chưa bị lộ, khôn ngoan hơn là cứ tránh cả Miami nữa. Vậy nên, cho dù là phải chậm lại một chút, hắn đã bay từ Rio sang London để đóng một vai mới và kiếm một tấm hộ chiếu Anh hoàn toàn mới và hợp pháp.
Tiến trình công việc thật dễ dàng.
https://thuviensach.vn