🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bàn Tay Kẻ Lạ Mặt - Robert Daley full prc pdf epub azw3 [Trinh Thám]
Ebooks
Nhóm Zalo
BÀN TAY KẺ LẠ MẶT
Dịch từ nguyên bản tiếng Anh
Hands of a Stranger - Robert Daley
NXB New American Library (Signet Book) 1986 Người dịch: Nguyễn Đắc Lộ
NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP KHÁNH HÒA. 1990. Scan và chuyển text: 4DHN
Nguồn sách: quang3456
LỜI GIỚI THIỆU
Cuộc đấu tranh để ngăn chặn, chống những tệ nạn xã hội là một trong những trận tuyến thầm lặng nhưng không kém phần gay go, quyết liệt và nhiều khi trở thành nóng bỏng đối với nhiều nước trên thế giới hiện nay, đặc biệt là ở những nước tư bản phát triển, khi lối sống thực dụng lan tràn, con người chỉ biết chạy theo đồng tiền và những dục vọng thấp hèn, bất chấp mọi luật pháp và những nền tảng đạo đức xã hội. Thông qua tấn bi kịch của một gia đình, tiểu thuyết “Bàn tay kẻ lạ mặt” của Robert Daley tuy chỉ đề cập đến một trong những loại hình tội phạm đang làm nhức nhối trong lòng xã hội Mỹ đương đại: tội hiếp dâm, nhưng với lối viết chân thực, rất tỉ mỉ, cụ thể mà có tầm khái quát cao của mình, ngòi bút của ông đã vẽ nên một bối cảnh xã hội rộng lớn của xã hội Mỹ hiện nay: con người được sống với những điều kiện vật chất cao hơn, nhưng khi nền tảng đạo đức xã hội bị phá vỡ, con người càng có nguy cơ trở nên tàn ác, tha hóa, thú vật với nhau hơn và tội ác càng có sức công phá lớn, khó ngăn chặn hơn khi nó tận dụng được những phương tiện khoa học hiện đại phục vụ cho nó.
Với một đề tài hấp dẫn nhưng thật khó viết vì rất dễ có nguy cơ rơi vào dung tục, khiêu dâm, chạy theo những thị hiếu tầm thường, Robert Daley đã thành công và tỏ ra là một cây bút có bản lĩnh. Cuốn sách của ông được đánh giá cao, trở thành một hiện tượng văn học trong thập niên 80 ở Mỹ. Nhiều nhà phê bình nổi tiếng khẳng định giá trị nghệ thuật, tính chân thực và bức thông điệp nóng bỏng mà ông gửi đến cho mọi người về những mối đe dọa của tội ác với cuộc sống và hạnh phúc của con người.
Trân trọng giới thiệu “Bàn tay kẻ lạ mặt”với bạn đọc. NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP KHÁNH HÒA.
N
MỘT
ạn nhân bị xâm phạm đầu tiên sáng hôm ấy là một cô gái da đen mười chín tuổi. Người thứ nhì là một bà nội trợ da trắng ba mươi tám tuổi. Phụ tá chưởng lý quận Judith Adler không làm được gì đáng kể cho bất kỳ vụ nào.
Cô gái da đen được một nữ thám tử đưa vào và được chỉ vào một chiếc ghế đối diện với bàn giấy. Viên thám tử trao tập hồ sơ vụ án của cô gái rồi ngồi dựa vào tường, một tập giấy vàng trên váy cô, chiếc ví tay nặng của cô đặt trên sàn nhà ngay bên cạnh.
Judith Adler, sau khi nhìn lướt qua tập hồ sơ, thấy rằng nạn nhân tên là Bianca, người đã bị sáu người đàn ông “bề hội đồng” hôm qua, cô ta không hề biết mặt những tên hãm hiếp trước đó. Chẳng tên nào được gọi đích danh và cô ta chỉ có thể mô tả chúng là sáu “anh chàng da đen” thôi. Sự mô tả không làm Judith mỉm cười được. “Bianca, sáng nay cô thế nào?” Nàng ngẩng đầu lên hỏi: “Cô không sao chứ?” Nàng cố hết sức thật ôn tồn và thông cảm vì, xét theo tập hồ sơ, sự thông cảm hoàn toàn là sự công bình mà nạn nhân này hình như muốn có được.
Bianca cám ơn, nói rằng cô ta khỏe và hình như sự thật là như thế. Ở vào trường hợp của cô thì một nữ sinh viên khác ở Park Avenue - Judith đã đối phó với nhiều người như thế - chắc sẽ cứng đờ người ra.
Bianca mặc quần Jeans và giầy cổ cao, mấy chiếc móng chân
màu đỏ tươi ló ra ngoài. Khuôn mặt rất trẻ, nước da rất đen. Cô tô son đỏ tươi và mặc một chiếc áo cánh cũng đỏ tươi. Với tiêu chuẩn trong thế giới riêng của cô, có lẽ ăn mặc như thế là thanh lịch. Judith định nói ai nhỉ? Bản thân nàng mặc một bộ đồ xanh lục bên ngoài một chiếc áo cánh lụa.
Nạn nhân bị hãm hiếp kiên nhẫn chờ đợi.
Theo tập hồ sơ sự vụ, hiện trường là một khách sạn phúc lợi tại Harlem. Địa điểm này quen thuộc đối với Judith. Công việc của nàng là phải biết những điều như thế. “Đấy chẳng phải là một khách sạn tốt” - nàng chê trách như thể chính khách sạn phải chịu trách nhiệm vì nếu không thì tội ác đối với Bianca không thể nào hiểu được. - “Rất nhiều gái điếm ở đây”.
Bianca không có công việc làm, không có địa chỉ nhất định nào cả. Tuần qua cô ta đã di chuyển từ một căn nhà công cộng đến khách sạn phúc lợi và nàng biết rõ phải ngủ với quần áo đầy đủ kể cả đôi giầy vì sợ rằng sáng ra mọi thứ nàng có đều bị ăn cắp.
Một người đàn bà tên Maria - không có họ - cũng sống ở đấy và trở thành bạn gái của cô ta. Nhưng Maria có chồng, dù theo luật lệ chung hoặc là chồng thật sự -cũng không thành vấn đề và một buổi sáng anh chồng này khoác lác rằng đã làm tình với Bianca ở phòng bên trong đêm.
“Hắn bảo Maria rằng cô đã mút “của” hắn. Và cô có làm thế không Bianca?” Vai trò của nàng cho phép nàng có quyền nêu lên những câu hỏi như thế. Tuy nhiên một số những câu hỏi mà nàng sẽ hỏi sau đây sẽ còn có tính cách riêng tư hơn nữa.
“Tôi chẳng thèm làm tình với bất kỳ ai mà tôi vừa gặp mặt cả”.
Bianca phản đối. “Tôi nghĩ rằng tôi không chịu nói về việc ấy”. Câu này được nói lên thật trịnh trọng đến nỗi Judith, dù nàng chỉ gật đầu thôi, muốn hoan hô cô. Đối với Judith, sự tự trọng và lòng can đảm đều như nhau. Cả hai đều hiếm, đáng ca ngợi, và trong trường hợp một người mà viễn ảnh của cuộc sống thật tàn nhẫn như cuộc sống của Bianca, nó hoàn toàn bất ngờ.
Maria đã ra đường phố thu thập một số đàn ông. Ả đã tìm thấy họ nằm uể oải nơi hiên trước và thơ thẩn ở các góc đường dưới ánh đèn. Ả đã thu thập được sáu kẻ thơ thẩn và đưa họ lên lầu. Tuổi họ từ vị thành niên cho đến năm mươi! “Tao sẽ làm mày tổn thương vì điều mày đã làm với chồng tao”. Ả đã bảo Bianca như thế và cho họ tấn công cô ta.
Như mọi tội ác khác, hiếp dâm được phân hạng. Trường hợp hiếp dâm này, Judith Adler thấy, là một sự hiếp dâm để trả thù. Hiếp dâm để gỡ hòa. Hiếp dâm để trừng phạt.
Tất cả sáu người đàn ông đều đã hãm hiếp Bianca. Chúng đã thực hiện nhiều lần và kéo dài theo khả năng của chúng. Chúng đã hãm hiếp cô ta cả phía trước lẫn phía sau và khi khả năng hoặc sự hăng hái của chúng hoặc bất kỳ thứ gì đã duy trì được hành động của chúng cuối cùng cạn đi, chúng bắt đầu hãm hiếp cô ta bằng các đồ vật.
Thực là may, Judith suy nghĩ, vì chúng không chủ tâm giết cô ta. Nhiều cô gái trong các trường hợp tương tự đã xuất huyết đến chết. Công tác đầu tiên của nàng là đưa ra một sự mô tả chính xác của chính các hành động - cái gì và do ai. Những câu hỏi của nàng minh bạch và nàng đòi hỏi các câu trả lời cũng minh bạch.
Nhưng giọng nói của nàng vẫn đều đều vì công tác của nàng không cho phép nàng bày tỏ cảm xúc và đôi khi nàng còn tự hỏi xem nàng có còn cảm thấy sự xúc động nào không nữa. Nàng đã không muốn trở thành chai đá. Mình là một người đàn bà, thỉnh thoảng nàng đã tự nhắc nhở lại như thế. Mình không phải là đàn ông.
Nếu so sánh những sự xúc phạm mà người nghèo khổ gây ra cho nhau, đôi khi sẽ làm cho người giàu có có vẻ thánh thiện. Cộng thêm vào việc Maria đã hành động với tư cách giám sát và bản thân những kẻ hãm hiếp, rõ ràng là căn phòng đã đầy dẫy các quan sát viên, và Judith bắt đầu cố gắng thu thập những cái tên mà Bianca biết, không may những cái tên này đều không có họ. Dĩ nhiên, có Maria và chồng ả, Willis.
“Willis có hãm hiếp cô không?”
“Willis à, hắn là trọng tài đấy”.
Silvia, không có họ, được mô tả là “có giọng thanh hơn tôi” đôi ba lần, khóc lóc thảm hại như Bianca và van xin các tên cưỡng hiếp buông Bianca ra. Tiny, được Bianca mô tả là “một người đàn ông mập với một mùi mồ hôi rất nồng”, đã quan sát với ngón tay cái đưa lên miệng. Judith ý thức rằng sự mô tả này có vẻ buồn cười trong lúc kể lại. Có lẽ điều ấy còn có vẻ buồn cười ngay cả trong một phòng xử án nữa. Nhưng đối với nàng nó chẳng có vẻ gì là buồn cười cả.
“Cô phải tránh xa khách sạn ấy ra”, Judith ngẩng lên từ những điều ghi chú của nàng và khuyên cô gái. “Vì nếu họ hiểu được cô đã đến với tôi, họ có thể tìm cách hãm hại cô đấy”. Hãm hại cô ta à?
Có lẽ họ sẽ giết cô ta đấy. Judith ghi số điện thoại và đẩy nó qua bàn giấy. “Đây là nhà và số văn phòng của tôi” - nàng giải thích. “Nếu cô đánh mất, tôi vẫn còn trong sổ sách. Nếu cô trông thấy bất kỳ ai trong số những người này, nếu có ai quấy rầy cô, tôi muốn cô gọi tôi ngay. Cô hiểu không? Hãy gọi tôi bất kỳ giờ nào bất luận ngày hoặc đêm”.
Khi nữ thám tử đưa Bianca ra khỏi văn phòng, phụ tá chưởng lý quận Adler gấp tập hồ sơ, nhưng không bỏ vụ án lại. Dù rằng chẳng có gì nhiều để tiếp tục, nàng quyết định dù sao cũng phải theo đuổi nó. Nàng định đưa hai thám tử da đen đến khách sạn. Nếu Maria, Tiny hoặc Silvia vẫn còn đấy có thể bị nhận diện, và nếu Bianca tìm được địa chỉ và nhớ gọi đến, lúc ấy, có lẽ có thể sắp xếp được một hồ sơ, các sự bắt giữ sẽ được thực hiện. Maria và Willis, khi bị bắt có thể khai ra tên tuổi các tên hãm hiếp. Có lẽ thế mới có thể mong xét xử được.
Có quá nhiều chữ “nếu”. Và nàng sẽ lấy đâu ra các thám tử nhỉ? Các chỉ huy trưởng cảnh sát không muốn đưa người ra cho những vụ án ưu tiên thấp như vụ này. Nàng sẽ tán tỉnh nhiều đấy.
Vụ án tiếp theo hơi khá hơn. Bà nội trợ người da trắng ba mươi tám tuổi cũng ngồi vào cùng chiếc ghế như Bianca. Có một vết xây xát phía trên gò má bà ta và những vết khâu đen nơi khóe miệng. Bà cố gắng nở một nụ cười thê lương, dường như lúng túng vì đã gây ra nhiều sự phiền nhiễu, và nụ cười này có vẻ rộng một phân về một bên khuôn mặt bà ta hơn phía bên kia. Bà ta trông không xấu quá, Judith nghĩ như thế. Không như một số người mình đã gặp. Những người mà chỉ có những kẻ điên rồ thực sự mới tấn
công.
Bà nội trợ đã bị ve vãn trong lúc đang thả bộ tại Công viên Trung ương. Bà ta đã bị lôi vào bụi và bị hãm hiếp. Bà ta đã la hét nhưng chẳng ai đến cả. Bà ta đã được xem các quyển album của những kẻ thường hay tấn công về tình dục, nhưng chẳng thể nào chỉ ra được kẻ nào đã tấn công mình.
“Bọn hiếp dâm là những tên tái phạm”. Judith Adler bảo bà ta. Lần sau hắn có thể bị bắt và chúng tôi sẽ mời bà xuống và bà cố gắng chỉ ra hắn.
Hình như chẳng có gì nhiều cho người đàn bà để đổi lại những gì bà ta phải chịu.
Khi viên nữ thám tử đã dẫn bà ta ra, ông Katz bước vào với một tờ giấy ghi lại các cú điện thoại. Ông Katz là thư ký của nàng, một người đàn ông trạc lục tuần đội một chòm tóc giả không thích hợp. Ông ta đã đến làm việc đầu tiên tại văn phòng luật sư quận từ hơn ba mươi năm trước. Trong những ngày ấy, mọi người kể cả các thư ký, đều phải là đàn ông. Vào lúc Judith Adler tốt nghiệp trường luật - chỉ độ một chục năm trước thôi - vẫn chỉ có sáu người phụ nữ trong một ban nhân viên gồm trên hai trăm công tố viên, nhưng họ không được giao vụ nào để khởi tố cả. Dĩ nhiên bây giờ không phải kiểu như thế. Khi xin việc tại đây, Judith còn trẻ, mặt non choẹt và nhiệt tình, và viên chưởng lý quận lúc ấy, một ông già tao nhã, không muốn thu nhận nàng. Nàng vẫn còn nhớ rõ chiếc áo nàng đã mặc ngày ấy, nàng đã cố gắng thật đẹp để làm cho nàng trông được mắt ông già. “Công việc của chúng tôi quá hào nhoáng đối với một phụ nữ trẻ”, ông đã bảo nàng như thế. Nàng đã tranh luận, thuyết phục
và nài nỉ. Cuối cùng, hình như trái với lương tri của ông, ông đã nhận nàng.
Ông già có lý, bây giờ Judith nghĩ lại. Nó hào nhoáng - còn hào nhoáng hơn cả bất kỳ ai bên ngoài có thể đoán được. Một trong những câu nhắn trên điện thoại, ông Katz bảo, có vẻ đặc biệt, và ông trao nó cho nàng: một đại úy thuộc cảnh sát tiểu bang New Jersey đã gọi: “Ông ta chỉ muốn đích thân nói chuyện với bà thôi. Ông ta bảo rằng có việc khẩn cấp”.
Phụ tá chưởng lý quận Adler, với một đầu óc nặng trĩu vì những người đàn bà bị bạo hành, muốn có một sự thay đổi, bất kỳ sự thay đổi nào, dù chỉ là thoảng qua, nên nàng lật qua bức điện khẩn và tò mò. “New Jersey à?”
“Hãy gọi điện thoại cho ông ấy”, nàng bảo Katz. Ông ta gật đầu và đi ra.
Khi nút trên điện thoại của nàng bật sáng, nàng đập vào nó. “A lô”, nàng gọi.
Nghe giọng phụ nữ ở đầu dây, người đàn ông ở đầu kia không chấp nhận. Ông ta chỉ nói chuyện với chính phụ tá chưởng lý quận hiện tại, ông ta nhấn mạnh.
“Đây là người ấy đấy”, Judith bực mình nghĩ. Rõ ràng là viên cảnh sát đã mong được nói chuyện với một người đàn ông. Ít năm trước, có lẽ ông ta cũng nói như thế; giờ đây, Judith ghi nhận một lần nữa, những người như thế, chỉ đối xử với nàng bằng một sự im lặng hơi kéo dài thôi.
“Tôi là đại úy Sample”, giọng đàn ông cuối cùng lên tiếng. “Bà có thể ra khỏi chỗ đấy không? Chúng tôi có điều quan trọng để thảo
luận với bà”. Và ông ta đợi.
“Tốt hơn ông nên tường trình cho tôi đi”, Judith nói. Sau khi đã mất hứng thú nơi đại úy Sample, nàng bắt đầu lật qua các bức điện khác. Các luật sư cho các bị cáo, ủy viên công tố trừng phạt rắc rối với một tù nhân, có lẽ thế. Văn phòng thị trưởng. Chánh án hành pháp.
“Tôi không muốn nêu vấn đề ấy ra trên điện thoại”, đại úy Sample nói. Câu này cũng làm Judith bực mình. Các cảnh sát viên về một vụ án thích cho là mọi đường dây điện thoại của họ đều bị nghe lén cả.
“Tôi hơi bận,” nàng đáp cộc lốc. “Nếu ông muốn đến đây, tôi có thể cho ông một cuộc hẹn vào ngày mai hoặc ngày kia”. Sample cố gắng buông một tiếng cười trấn an. “Tôi không nghĩ rằng tôi có thể tìm ra văn phòng của bà. Bà sẽ phải đưa một chiếc xe cảnh sát đến đầu đường hầm để đưa tôi vào đấy.” Judith quả quyết “Nếu không…”
Có một sự im lặng khác trong lúc lời đe dọa của nàng về đến đích. Cuối cùng Sample thở dài. “Hai người đàn ông định buộc cô gái trẻ này vào một chiếc xe” ông ta nói. Ông ta có một giọng nói khàn khàn và một âm điệu cứng. “Và một người của tôi ngẫu nhiên lái xe ngang qua, thế đấy. Chúng tôi bắt hai thủ phạm, và trong cốp xe của họ, bà biết chúng tôi đã tìm ra thứ gì không?”
Judith đã quyết định sẽ gọi chánh án hành pháp ngay sau đó. Một vấn đề thuộc thời khóa biểu, nàng đoán như thế. Điều ấy có thể thương lượng trên điện thoại. “Tôi không biết”, nàng nói với đại úy Sample, “ông đã tìm ra điều gì thế?”
“10 kilo hasit”, ông ta nói với vẻ đắc thắng.
“Hay đấy”, Judith nói. Kế đấy nàng phải dự hai buổi thuyết trình pháp đình, buổi đầu tiên còn năm phút nữa - và trên tầng mười lăm. Sample, như hầu hết các cảnh sát viên của các thành phố nhỏ, bị hăm dọa một cách dễ dàng. “Tôi biết điều ấy không có vẻ gì là nhiều tại New York đâu”.
“Ma túy không phải phần hành của tôi”, Judith nói. Nàng không muốn làm tổn thương cảm tình của Sample nhưng tốt nhất nàng nên cắt gọn vấn đề này. “Và New Jersey ngoài quyền xử lý của tôi.”
“Chúng tôi có một tờ lệnh xét nhà họ”, Sample vội nói, “và bà nghĩ chúng tôi đã tìm được thứ gì nhỉ?”
Lần này ông ta không chờ câu trả lời. “Độ hơn hai mươi cuộn video cassette về các cuộc hiếp dâm hiện nay. Các cô gái trẻ. Các cô người mẫu. Các cô thỏ Playboy. Các cô gái trẻ đẹp”. Giọng ông ta nghe như một cô quảng cáo trình diễn thoát y. “Nhưng các cuộc hiếp dâm đều xảy ra tại New York. Tôi muốn bà ra khỏi đây và nhìn qua các cuộn băng. Bà có định đến không?”
Judith thôi lật các tờ giấy ghi lại những cú điện thoại của nàng. “Vụ án ma túy cũng có thể đưa về lại đây nữa”, Sample nói, ông ta cố gắng làm cho ngọt miếng mồi.
Ông ta là một viên cảnh sát của một thành phố nhỏ đang có trong tay một vụ án hiếp dâm lớn, Judith nghĩ, ông ta không biết phải đối phó như thế nào với nó, ông ta đang cầu xin sự giúp đỡ.
Rồi nàng nghĩ: ông ta chỉ hứng thú vì các nạn nhân đều hấp dẫn. Điều này làm phật ý nàng. Trong lúc các nguyên nhân lướt qua,
điều ấy gây khó chịu. Giả sử các nạn nhân đều là các bà già thì sao? Các bà già cũng bị hãm hiếp nữa, nàng muốn bảo Sample như thế. Các bà nội thường đến đấy, nàng nghĩ thế. Họ không còn tự xem mình là đối tượng tình dục, đã nhiều năm rồi và sự xúc động chính của họ trong lúc họ kể lại câu chuyện của họ, trong lúc mô tả điều bọn đàn ông đã làm với họ là sự sợ hãi rằng mình sẽ cười.
“Vậy bà định đến không?” Sample bảo.
Giọng ông ta có vẻ nài nỉ. Điều ấy rất yếu vì những người mạnh bạo, những viên cảnh sát mạnh bạo, bất kỳ giá nào đều không nài nỉ - hoặc Judith cho rằng như thế. Nhưng điều ấy vẫn có và nàng hiểu được. Mình nên suy nghĩ điều này ít phút trước khi chối từ. Nàng tự nhủ. Mình nợ ông ta nhiều như thế đấy. “Để tôi xem người ta có gì cho tôi ở đây đã”, nàng nói. “Tôi sẽ trở lại với ông sau”.
Trong lúc nàng đi vội lên tầng 15, chuyện ấy vẫn bám theo nàng. Buổi đầu tiên trong hai buổi nghe thuyết trình của nàng liên quan đến một tay thanh niên làm việc lặt vặt rất mập, đầu óc chậm chạp ngụ trong một tòa nhà ở phía tây. Ba tuần trước, vì một lý do chẳng ai xác định được là gì, hắn đã hiếp dâm một bà chủ nhà với một con dao để uy hiếp. Khi hắn không duy trì được tình trạng cương cứng, hắn bắt đầu đâm bà ta. Sau đấy tên thanh niên đi đến chỗ mẹ hắn và đưa cho bà mớ quần áo vấy máu của hắn để giặt. Bà đã gọi cảnh sát. Bây giờ luật sư của hắn cố gắng giữ hắn trong phòng bệnh tâm thần, cách ly các tù nhân thông thường với lý do rằng hắn tròn trĩnh và mềm như bất kỳ phụ nữ nào và đúng là không tự bảo vệ được về phương diện thể chất. Mỉa mai trên cả các sự mỉa mai: trong tù hắn sẽ bị hiếp dâm.
Judith khăng khăng đòi các điều luật thích hợp. Nếu không nàng không phản đối gì cả.
Buổi thuyết trình thứ nhì trong một phòng xử án bên cạnh, liên quan đến một người đàn ông da đen trung niên, lực lưỡng, vừa mới ra tù chỉ có ba tuần lễ. Không có tiền bạc và nghề nghiệp gì cả, duy nhất chỉ có bộ quần áo mà hắn vẫn còn mặc ở tòa án ngày hôm nay, cộng với nhiều cái đói khác nhau của hắn, hắn được thả lỏng trên xã hội. Trong hai tuần lễ tự do, hắn đã hãm hiếp hai người lạ trong hành lang của các tòa nhà. Cả hai đều giống những cuộc hiếp dâm trong tù - những cuộc đương đầu nhanh, tàn bạo rõ ràng là loại tình dục duy nhất mà người này biết hoặc có thể cảm thấy thoải mái. Bây giờ bị cáo lơ đễnh nhìn lên mặt bàn trong lúc luật sư của hắn nói với thẩm phán rằng quyền công dân của thân chủ ông ta đã bị xâm phạm, bắt giữ hắn là trái luật. Viên sĩ quan bắt giữ đã thiếu lý do có thể có được và hồ sơ mà cả hai nạn nhân đã tố giác thân chủ của ông đã được sắp xếp một cách không thích đáng.
Đây là một trong nhiều vụ hãm hiếp chưa giải quyết mà chi tiết Judith còn đang mang trong đầu. Trước tòa nàng tranh luận rằng, trái lại, vụ án này tiêu biểu cho công việc có tính nguyên tắc cao nhất của cảnh sát và nàng giải thích rõ tại sao. Rồi nàng đưa chàng sĩ quan hình sự trẻ lên bục. Đầu tiên nàng chất vấn anh ta, rồi viên luật sư thẩm vấn chàng thật gắt gao. Hầu như đây là một cuộc xét xử đại qui mô, chỉ thiếu có bồi thẩm và tuyên án thôi.
“Thưa quí tòa”, viên luật sư kết luận, “thân chủ của tôi bị bắt chỉ vì ông ấy là một người da đen trong một vùng phụ cận da trắng. Việc ông ấy bị bắt nặng mùi ngất trời. Tôi muốn nôn ra đây”.
Chánh án giữ lại quyết định, điều đó ngầm bảo rằng ông ta có thể có quyết định cuối cùng là ra lệnh phóng thích bị cáo. Điều này xảy ra quá thường. Judith có lẽ cũng phải sốt ruột vì vụ án này và nàng đã thường sốt ruột chờ đợi rất nhiều rồi.
Trong lúc ấy, bị cáo lại bị còng tay chỉ đứng cách nàng không đầy mười foot. Nếu một người là một tên hiếp dâm, nàng nghĩ trong lúc quan sát hắn, điều ấy phải được rõ ràng. Người ta có thể đoán ra được bằng cách nhìn hắn. Nhưng chẳng có gì lộ ra cả. Các tên hiếp dâm trông cũng chẳng khác gì người khác. Các tên sát nhân cũng thế. Điều ác không thể nhận ra bằng một cái liếc mắt được. Đây là lý do khiến chúng ta có hai phòng xử. Đấy là một cách tốt nhất mà chúng ra có thể làm được.
Chàng cảnh sát trẻ đứng bên cạnh nàng. “Viên luật sư ấy”, viên cảnh sát cố ý nói, “ông ta cừ đấy, đúng không?”
Chính những luật sư như thế đã đầu độc hầu hết các cảnh sát viên chống lại nghề nghiệp của nàng, và Judith biết điều này. Nhưng nàng không có ý định nào để phỉ báng các luật sư - bất kỳ luật sư nào - trước mặt các cảnh sát viên, nên nàng mỉm cười với viên cảnh sát, bắt tay anh ta và anh ta bỏ đi.
Nàng còn một công việc nữa để làm trên tầng này nên nàng bước qua hai cánh cửa, đi dọc theo hành lang và bước vào một phòng xử ở đó một cuộc xử án đang tiến hành.
Mặc dầu chỗ ngồi đều chật ních - bồi thẩm, chánh án, ban bào chữa, công tố, tốc ký, một số lính canh phòng xử có vũ trang - khu vực dành riêng cho người dự thính hầu như trống rỗng. Bao nhiêu là ghế mà chỉ có nàng và ba người khác. Có lẽ là một cuộc xử giả
hiệu. Trong những căn phòng như thế này trên khắp đất nước, nền dân chủ được bênh vực từ ngày này sang ngày khác. Báo chí và các công dân, trừ trong một số ít vụ án nổi bật, chẳng chú ý gì cả. Chẳng lạ gì, nàng nghĩ, vì sao hệ thống làm việc không khá hơn mấy. Nàng chiếm một chiếc ghế gần cánh cửa nàng vừa bước vào và đặt hai tập hồ sơ nặng trên chiếc ghế bên cạnh.
Công tố viên là chàng thanh niên Benjamin Goldberg. Chàng đang thẩm vấn một nữ nhân chứng trên bục, nhưng khi chàng nhìn lên và trông thấy Judith, chàng tặng nàng một nụ cười ngắn. Chàng trông có vẻ hài lòng vì nàng đã lên. Benjy vừa tốt nghiệp trường luật và mới hai mươi bốn tuổi. Chàng là công tố viên trẻ nhất ở ban của nàng. Nhưng họ đều còn trẻ cả - người lớn tuổi nhất trẻ hơn Judith nhiều. Họ hưởng lương kém, nhiệt tình, siêng năng và so với các luật sư bào chữa mà họ đương đầu, họ thiếu kinh nghiệm một cách thảm hại. Trong những phòng xử trống rỗng như thế này, sự có mặt của Judith chứng tỏ cho Benjy và những người khác thấy rằng lãnh đạo quan tâm đến - rằng có ai đấy quan tâm đến là điều quan trọng.
Vụ án ở đây liên quan đến chuyện hiếp dâm bằng hậu môn của một cậu bé năm tuổi do một tên đốn mạt năm mươi hai tuổi ở vùng phụ cận, một người đàn ông có một tiền án hai mươi hai năm về tội tình dục. Người đàn bà trên bục chắc là người mẹ. Benjy xử sự với nàng gần như mỗi ngày một khá hơn. Không như nhiều công tố viên trẻ, chàng là một người có năng khiếu tự nhiên. Chàng sẽ trở thành một luật sư tòa án thành công. Chẳng còn gì nhiều để nàng có thể góp ý cho chàng, vấn đề duy nhất của chàng sẽ là chính bản thân đứa bé. Đứa bé năm tuổi có còn nhớ điều đã xảy ra với nó
không? Judith đã đưa ra xử càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, vấn đề ấy phải mất sáu tháng, đứa bé có chỉ được kẻ tấn công nó không, hay tên đốn mạt sẽ lại tự do. Và sẽ tấn công một cậu bé nào đấy vào ngày mai hoặc tuần sau?
Trong lúc đứng trong thang máy xuống văn phòng của nàng, Judith cảm thấy bực dọc. Nàng thấy luật chỉ là điều không hoàn hảo, vô hiệu và hầu như lúc nào cũng hoàn toàn không có hiệu quả dù rằng đấy là tất cả những gì nền văn minh có được. Yêu luật, và nàng quả tình yêu nó, như yêu một người không yêu mình. Cuộc đời nàng chỉ qua được một nửa thôi. Cuộc đời của nàng có lẽ mới một nửa - nàng ba mươi bảy tuổi - và nàng đã hoàn thành được gì? Điều nàng cần thật sự, nàng tự nhủ, là một lúc nào đó được rời bỏ văn phòng và ngay cả rời bỏ thành phố, không bận bịu những việc ở đây. Một buổi chiều một mình ở vùng quê bắt đầu làm cho nàng cảm thấy là một thú vui hiếm hoi nhất của cuộc đời.
Khi nàng bước vào phòng trước của nàng, ông Katz đưa thêm cho nàng một số lời nhắn trên điện thoại. Chẳng có cái nào khẩn cấp cả, ông bảo. Judith, với hai hồ sơ vụ án kẹp dưới cánh tay, lật qua các bức điện, nhưng trí óc nàng để ở nơi khác. Nàng đang nghĩ đến cú điện thoại của cảnh sát tiểu bang New Jersey. Tại sao nàng không đến đấy trong một giờ và giúp đại úy Sample về những vụ án hiếp dâm mà ông ta nắm được nhỉ? Đấy là một chuyến đi có lý. Có một loạt cửa hàng mua sắm trên đường số 17. Ngoài ấy sẽ có ao hồ, rừng và không khí trong lành để thở. Nàng bỗng bảo ông Katz điện thoại cho Sample xin hướng dẫn. Hôm nay là thứ ba. Ông ta hẹn nàng vào chiều thứ năm.
Nàng có nên đi một mình không, nàng tự hỏi, hoặc nên nhờ một cảnh sát trưởng cùng đi với nàng? Nếu thế thì ai đây? Về chiều, các cuộc xét xử đình lại. Tòa án đã kết thúc ngày làm việc. Các bồi thẩm đi phố. Các luật sư biện hộ đang bám vào những chiếc Cadillac của họ. Các thẩm phán đang treo áo trong phòng mình. Chỉ có những luật sư phụ thẩm quận trẻ, lương ít vẫn còn làm việc. Họ đã xuống lại văn phòng nơi họ sẽ làm việc thêm về các vụ án, một số người trong bọn họ còn làm việc đến khuya nữa. Các cuộc thẩm vấn phải được chuẩn bị, các bản tóm tắt phải được tu sửa lại. Họ như những diễn viên thiếu kinh nghiệm tập dợt lại giữa các màn trình diễn. Các nhân chứng cho ngày mai phải được tiếp xúc và phỏng vấn lại. Trong một số vụ, phải đưa thám tử ra truy lùng một nhân chứng thiếu hoặc một bằng chứng cuối cùng. Trời về chiều đã lâu, bỗng một số công tố viên trẻ được bổ nhiệm đến cho Judith cùng bước vào văn phòng nàng. Mỗi đêm trước khi về nhà, nàng muốn biết mỗi vụ án của họ đang diễn tiến thế nào, và lúc này họ có năm vụ, cộng với một vụ thứ sáu mà bồi thẩm vẫn còn vắng mặt. Tất cả những vụ này đều thuộc trách nhiệm của nàng. Nếu có vấn đề nào xuất hiện trong ngày, nàng muốn biết đây là những vấn đề gì. Do kinh nghiệm vượt trội của nàng, có lẽ nàng có thể ngăn chặn được một vụ án khỏi bị thua. Ít nhất nàng có thể đưa ra lời khuyến khích cho các chàng trai hoặc các cô gái đang khởi tố nó.
Judith ngồi ở bàn giấy và họ vây lấy nàng và nàng hài lòng vì có họ ở đấy. Nàng mong muốn có những cuộc họp này hằng đêm. Đây là con cái của mình, nàng tự nhủ. Ông Katz đã mang vào
một khay cà phê bằng các tông với những chiếc tách styrofoam. Các tách cà phê được chia ra và khuấy lên, đồng thời cuộc thảo luận bắt đầu. Đèn được bật lên. Bầu không khí trong phòng thân thiện, nhưng cũng căng thẳng. Các cuộc xử đều xúc động. Cuộc sống và nghề nghiệp của dân chúng đang bị đe dọa. Những biến cố kinh khủng đang được xét xử.
Đa số các cuộc xét xử có vẻ đang diễn tiến tốt đẹp. Chỉ có Brian Crawford đã gặp phải một vấn đề nghiêm trọng; Chàng đứng tựa lưng vào tường, trông buồn bực.
“Nhân chứng chính của tôi, nạn nhân, con bé tóc hoe bẽn lẽn ấy,” chàng thốt lên, “cô ta vừa gây trở ngại cho vụ án của tôi đấy.” Đối với các công tố viên này các cuộc xét xử giống như cuộc đời, hoàn toàn không tiên đoán được. Thủ tục tòa án theo đúng cách, nhưng tư cách các nhân chứng thì không. Phản ứng của các bồi thẩm cũng không. Các điều gây ngạc nhiên đều phổ biến. Các nhân chứng quên các câu của họ và ứng khẩu ra những câu mới. Một số đâm sợ hãi và thay đổi câu chuyện của họ. Một số cứng miệng. Các bồi thẩm tin một số và không tin số khác thì vì những lý do thách đố lương tri. Kết quả các vụ không bao giờ có thể tính trước được. Cuộc phiêu lưu hằng ngày của công việc xét xử đối với các luật sư trẻ này là một sự mê hoặc vô tận, và các đồng nghiệp của Crawford đang chờ để nghe bất kỳ điều kinh khủng nào ở pháp đình mà chàng sắp mô tả ra.
“Tôi đã bảo cô ta”, Crawford nói, “chỉ ra người đàn ông đã hãm hiếp cô ta”. Có một sự im lặng bi thảm. “Cô bé tóc hoe e lệ này”, Crawford bảo, “chỉ hắn và la hét om sòm, “thằng chó ấy đấy”.
Có một sự im lặng trong văn phòng Judith. Rồi mọi người bắt đầu cười.
“Tôi không thể nào tin được tai mình,” Crawford bảo. Tiếng cười chấm dứt. Sự thông cảm của bồi thẩm đoàn là một chuyện mỏng manh. Nhưng không có nó các luật sư bảo là bạn thua vụ án.
“Và hãy đợi”, Crawford bảo, “cho đến lúc bạn nghe điều cô ta nói tắt ngang.”
Tất cả bọn họ đều biết các vụ án của nhau và bây giờ trong tâm trí họ, họ dừng lại để xem lại vụ án của Crawford. Bị cáo gõ cửa với lý do hắn là người trừ chuột. Cô bé e lệ cho hắn vào. Hắn chộp lấy một con dao ở tủ búp phê và hãm hiếp cô ta. Đấy là câu chuyện của cô ta suốt trong các cuộc phỏng vấn trước khi xét xử.
“Không may,” Crawford bảo, “điều mà người trừ chuột làm là hắn đặt con dao xuống và bảo với cô ta là, tôi có thể đặt tay lên ngực cô không? Cô ta nói, cái gì đây, hiếp dâm à? Vì nếu như thế, chúng ta khắc phục nó.” Thế rồi cô ta bắt đầu cởi quần áo mình ra.”
Một trận cười, sau đó im lặng.
“Ngày mai anh thử thẩm vấn lại cô ta một lần nữa xem sao”. Judith xoa dịu anh ta.
“Vâng, nhưng tôi phải nói gì?”
Các công tố viên khác bắt đầu khuyên bảo. Câu chuyện được luật sư đoàn gợi ra ngày hôm sau hoàn toàn không tương xứng với điều kinh hoàng. Crawford có thể đưa lên bục một bác sĩ tâm thần để xác nhận điều ấy. Nhiều cái tên được đề nghị với chàng. “Nhưng
cô ta đã gọi bị cáo là một tên “đít lừa”, Crawford bảo. “Bồi thẩm đoàn không còn xem cô ta là một cô bé tóc hoe e lệ nữa.” “Người đàn ông đã hãm hiếp cô ta đang đứng cách cô ta chỉ có ba thước,” Judith Adler vỗ về. “Cô ta vẫn còn bị hắn làm hoảng sợ. Trong sự kinh hoàng, cô ta gọi hắn bằng một từ thô lỗ.” Mọi người bắt đầu cười lại. “Đấy không phải là một cô bé tóc hoe đoan trang dùng một từ thô lỗ.” Judith bảo, “đấy là một nạn nhân hãm hiếp bị hoảng sợ.” Nàng nhìn quanh đến những người kia. “Marcy?” nàng bảo.
Marcy Miller, người phụ nữ thứ hai duy nhất ngoài nàng hiện diện, đang xét xử một nha sĩ đã gạ gẫm nữ bệnh nhân bằng thuốc mê. Vụ án này diễn tiến tốt đẹp, nàng nói. Và trong vụ xử chuyện hiếp dâm bằng hậu môn của một tội nhân tình dục do thói quen, Benjy Goldberg đã đưa cậu bé năm tuổi lên bục chiều hôm nay và đã bắt đầu thẩm vấn trực tiếp. Đứa bé có được một lúc chú ý độ 60 giây. Nó đã ngồi vào ghế nhân chứng, hớp coca-cola và cười với mẹ nó cuối phòng xử. Các câu hỏi phải được lặp lại đôi ba lần nó mới có thể hiểu được và trả lời. Ngày mai Goldberg định bảo nó nhận diện bị cáo ở phòng xử công khai và chàng lo lắng.
“Hãy cho nó đứng xa chiếc ghế nhân chứng,” Judith đề nghị. “Hãy bảo nó diễn lại vụ án - bị cáo đã đưa nó vào hẻm bằng cách nào, và hắn đã làm gì. Hãy bảo nó diễn lại. Tôi đã thử điều ấy trước kia với các em nhỏ. Điều ấy có vẻ hợp với chúng đấy.”
Cánh cửa mở ra và ông Katz thò đầu vào phòng. “Vụ Ligouri đã có quyết định rồi,” ông thông báo. Tất cả bọn họ đều biết vụ án này nữa. Bồi thẩm đoàn của vụ Ligouri, đã thảo luận kỹ trong hai ngày.
Katz bỗng nở một nụ cười thoải mái. Và hắn đã có bản án của hắn. “Trong vòng ít phút nữa,” Crawford bảo, “hắn sẽ vào đây và khoác lác rằng bản tóm tắt của hắn lớn lao như thế nào đấy.” Mọi người đều mỉm cười. “Tôi không hiểu tại sao bồi thẩm đoàn để lâu thế,” Judith trầm ngâm nói.
Ngay lúc ấy cánh cửa bị giật ra sau và Anthony Ligouri, hai mươi bảy tuổi, đứng với vẻ đắc thắng trên ngưỡng cửa, đấm ngực, như Tarzan trong một bộ đồ ba mảnh.
Những người kia cổ vũ chàng.
“Tôi nghe bồi thẩm đoàn đã muốn kết tội anh thế nào đấy,” Benjy Golberg bảo.
“Đấy là kết luận của anh”, Crawford nói.
“Theo như tôi nhớ,” Benjy Goldberg bảo, “bị cáo hãm hiếp cô ta đứng dựa vào thành sau của một chiếc thang máy, lúc cửa mở và có hai cảnh sát viên đang đợi vào thang máy. Hiếp dâm có nhân chứng. Vậy tại sao bồi thẩm đoàn phải mất hai ngày nhỉ?”
Ligouri, ngồi trên bệ cửa sổ của Judith, lau mồ hôi tưởng tượng trên trán. “Tôi đã nói chuyện với một người trong bồi thẩm đoàn sau đấy. Tôi đã suýt thua vụ án. Nạn nhân xác minh, chuyên viên phòng thí nghiệm và bác sĩ thực tập nội trú xác minh. Âm hộ của cô ta hoàn toàn bị trầy trụa. Còn cả tinh dịch nữa. Chúa ơi. Nhưng bồi thẩm số chín không tin rằng sự hãm hiếp xảy ra ở tư thế đứng như mô tả. Ông ta chống lại trong hai ngày. Không thể được, ông ta bảo. Ông ta là một công nhân bưu điện về hưu. Theo ông ta, sự giao hợp ở tư thế đứng không thể thực hiện được.”
“Và anh hỏi tại sao thư từ chuyển quá chậm,” Crawford lên tiếng. Mọi người cười vang. “Các bồi thẩm kia tranh luận với ông ta hai ngày,” Ligouri bảo. Có bốn phụ nữ trong bồi thẩm đoàn ấy, tất cả đều có tuổi cả. Cuối cùng một trong số người ấy đứng dậy và bảo ông nhân viên bưu điện rằng ông ta sai, giao hợp ở tư thế đứng vẫn có thể thực hiện được. “Bà biết cách nào không?”, ông ta tra gạn. Và bà già tóc xám này bảo rằng: “Vì tôi đã đích thân làm như thế ở tư thế đứng.”
“Điều ấy chắc gây thương tổn cho bà ta,” Judith lẩm bầm. “Ông nhân viên bưu điện vẫn không chịu,” Ligouri nói, “Nên các bà kia lần lượt đứng dậy và nhận rằng họ cũng đã làm
điều ấy ở tư thế đứng. Cuối cùng, ông nhân viên bưu điện chịu thua và tôi có lời buộc tội.”
Tất cả bọn họ đều cười vang, nhưng Judith thấy rằng họ cũng không được thoải mái. Dù rằng họ còn trẻ, tất cả đều đã lập gia đình. Ngay cả Marcy cũng có gia đình, còn Judith thì không, nên chuyện đùa cợt về tình dục trước sự hiện diện của nàng làm cho họ không được thoải mái như thể nàng là mẹ của họ.
Đấy là con cái của nàng và nàng hãnh diện về tất cả bọn họ. Tuy vậy, đôi khi họ làm nàng có cảm giác nàng là gái già. Khi về nhà, nàng đi tắm ngay. Nàng sống trong một căn hộ phía tây công viên trung ương và đêm nay, như mọi đêm, đi tắm là một hành động hết phiên trực đầu tiên của nàng. Nàng kỳ cọ người kỹ lưỡng. Nàng tẩy rửa bụi bặm trong ngày và mồ hôi ở thân thể hay cố gắng rửa sạch bụi bặm trong tâm hồn nàng đây?
Điện thoại reo.
Sau khi bước ra nhà tắm, nàng lấy chiếc khăn lớn quạt nhanh lên người ít cái rồi bước vào phòng ngủ và trả lời. Da thịt của nàng vẫn còn bốc hơi yếu ớt, và nàng nắm chặt chiếc khăn ở một tay. “Alô?”
Vẫn là một người khác trong số các công tố viên trẻ của nàng. David Reidy. Văn phòng nàng có người, 24/24. David trực đêm nay và một vụ án vừa đến - một nữ luật sư làm việc khuya bị hãm hiếp ngay trên bàn giấy của cô, do người thợ chữa điện của tòa nhà. David muốn được nàng khuyên bảo và nàng cho ý kiến. Rồi nàng đi tắm lại. Nàng đứng dưới vòi nước.
Judith mặc pyjama và một chiếc áo khoác ngoài và tự đi sửa soạn bữa tối. Sau đấy nàng xem TV một lúc, rồi lên giường nằm, với tờ New York Times gấp lại ở phần đố ô chữ và đầu một cây bút chì cắn ở răng. Khoảng nửa đêm, nàng tắt đèn.
M
HAI
ột người đàn ông và một người đàn bà, cả hai chỉ mặc một nửa, đứng giữa ánh sáng trong phòng ngủ. Người đàn bà mặc một chiếc xì-líp và đi chân không. Nàng cao lớn nẩy nở đầy đủ và tấm thảm phủ lên ngón chân của nàng. Ánh nắng chiếu sáng lên chiếc quần xì-líp, mồ hôi còn đọng lấm tấm nơi môi trên của nàng và nàng đứng đối diện với người đàn ông.
Tên nàng là Mary Hearn - lấy chồng được mười chín năm, Mary xấp xỉ bốn mươi tuổi. Nàng không phải là một người nổi danh. Nàng không có ban tham mưu để gây sự chú ý. Chẳng có nhóm nhỏ đặc biệt nào vây quanh nàng, với nhiệm vụ đặc biệt, thù lao đặc biệt để gây thanh thế cho nàng.
Người đàn ông là Joe Hearn, chồng nàng. Nàng đứng đối diện với anh qua một chiếc bàn để ủi quần áo dựng gần giường. Joe là một cảnh sát viên nhà nghề chiều hôm nay sẽ được thăng chức thanh tra. Nhưng lúc này anh đang đứng trong chiếc áo thun và quần lót. Chiếc áo cộc tay đồng phục nằm trên bàn ủi đồ, tay áo lủng lẳng, như một nạn nhân nằm úp mặt trên một tấm ván và Mary vừa vung vẩy một chiếc bàn ủi hơi vừa bảo:
“Nếu lần này anh không bằng lòng, em sẽ chọi anh bằng cái này đấy”.
Trước đấy, nàng đã ở tiệm uốn tóc hai giờ. Mái tóc nàng ngắn hơn lúc ăn sáng tám phân và cũng đã được chải kiểu khác. Nhưng
chồng nàng chưa nhận được sự thay đổi nào trên dung nhan của nàng. Hôm nay anh chỉ chăm chú vào bản thân và nghề nghiệp anh. Anh nhìn nàng như nàng không phải là vợ anh mà như là cô thợ giặt ủi.
Nàng dằn nỗi bực tức hoặc cố gắng như thế. Từ nay trở đi, đời sống của họ sẽ khác đi, Joe đã hứa như thế. Anh sẽ về nhà nhiều hơn, sẽ có nhiều thì giờ hơn cho nàng và con cái. Thanh tra là cấp bậc chủ chốt. “Khi anh làm thanh tra”, anh đã bảo, “Không còn áp lực nào cả, anh có thể nghỉ ngơi và không còn phải cố gắng quá nhiều”.
Chồng nàng chăm chú nhìn chiếc áo ngắn tay bất động và không mỉm cười. “Hãy cho nó vào bọc plastic”, anh bảo “Chúng ta sẽ treo ở ghế sau. Nó sẽ vẫn còn mới khi mình vào thành phố”.
Joe cao và hơi mảnh khảnh, một mét tám lăm nhưng chỉ nặng tám mươi lăm ký, chẳng thay đổi gì từ năm họ tìm hiểu nhau. Mái tóc anh hung hung và rất thẳng - Hình như lúc nào nó cũng cần phải chải. Ngày hôm qua, anh đã đi hớt tóc và kết quả là trông anh có vẻ trẻ con hơn bao giờ hết. Nàng nhìn anh xỏ quần và cài khóa chiếc dây lưng đeo súng. Bây giờ anh lại trông giống như một cảnh sát trưởng khi anh quay lại và chợt mỉm cười với nàng, nàng cảm thấy niềm rung động quen thuộc ở đâu đấy gần tim nàng, như thể anh chưa hề mỉm cười kiểu ấy với ai khác ngoài nàng ra. Nàng đã yêu nụ cười ấy ở tuổi mười chín và vẫn còn yêu nó, dù rằng vừa rồi nàng đã thấy nụ cười ấy càng lúc càng ít đi.
“Anh sẽ lấy xe ra”, Joe bảo.
“Này, còn em thì sao? Các cô thợ giặt ủi cũng phải coi cho đẹp
nữa đấy”.
Joe tặng nàng một nụ hôn lên má. “Em có năm phút đấy”, anh bảo và bỏ đi.
Mary đã có lần theo học Vassar, rồi một trường mỹ thuật ở New York, vì muốn trở thành một người vẽ kiểu hoặc một họa sĩ. Nhưng đổi lại, nàng đã trở thành vợ của một anh cảnh sát và đã thách thức cha mẹ nàng để thực hiện chuyện ấy. Một chiếc áo mới treo trong tủ và nàng cẩn thận tròng vào. Màu áo rất ăn với màu xanh thẫm của đôi mắt nàng. Bây giờ cha mẹ nàng thích Joe, nhưng chắc chắn là lúc đầu họ đã không chịu anh. Họ đã bảo rằng nàng sẽ nghèo mãi, rằng nàng đang ném tương lai nàng đi. Nhưng họ không biết Joe hy vọng như thế nào về cuộc sống hoặc nghe anh hứa hẹn với nàng tất cả về điều ấy. Họ đã không cảm thấy được sự nồng nàn của nụ cười ấy. Họ đã không biết nó đẹp như thế nào khi đứng giữa vòng tay của anh - để rồi muốn đứng ở đấy mãi mãi.
Một cái liếc mắt cuối cùng vào gương soi. Mình đẹp đấy, nàng vừa nhìn vừa tự nhủ. Nàng không cần son phấn, hôm nay hoặc bất kỳ ngày nào, và đó là điều may mắn. Đối với cảnh sát New York, các phụ nữ trát phấn nhiều không thể là vợ được, nhưng phải là mèo hoặc điếm. Trang điểm lòe loẹt có lẽ làm hại đến nghề nghiệp của Joe. Mỗi người đòi hỏi phải có một điều tự hào thuộc loại nào đấy để thành công trong đời và điều này là điều tự hào của Mary. Về diện mạo, ít nhất nàng cũng có vẻ đặc biệt. Nàng đẹp hơn phần lớn phụ nữ. Mái tóc nàng trông đẹp thật sự, thân hình nàng cũng đẹp nữa. Mái tóc mình trông đẹp thật đấy, nàng vừa nghĩ vừa đập đập lên đấy.
Còi xe vang lên bên ngoài.
Nàng bước xuống cầu thang có lót thảm, ra khỏi nhà, băng qua thảm cỏ đến chiếc xe.
Joe cũng chẳng lưu ý đến chiếc áo mới. Anh lái dọc theo những con đường rậm lá về hướng trường trung học và đón Susie, tám tuổi. Mary đã mất ba ngày để chọn chiếc áo.
“Bây giờ đến trường trung học”, nàng bảo.
“Anh biết, anh biết”
Nàng nhìn những ngôi nhà vụt qua. Khu ngoại ô nàng đang sống là một khu cổ. Cây to chồm ra dường và nàng nhận ra nàng và Joe đã đi qua trong cuộc đời như thế nào. Nàng nhớ công viên Deer, nơi họ đã bắt đầu cuộc hôn nhân với từng dãy nhà công chức hầu như đồng dạng. Dù cách xa thành phố năm mươi dặm, công viên Park thực ra đã là một vùng đất riêng cho các cảnh sát viên thị xã New York - có lẽ vẫn còn như thế. Bốn gia đình cảnh sát khác đã sống trên đường của họ. Đôi khi nàng đã nghĩ nàng không định sống lâu tại công viên Deer. Dĩ nhiên cũng có một số gia đình cảnh sát sống tại thành phố này nữa, nhưng gần thành phố hơn hai mươi dặm và họ đều là nhân viên cao cấp. Trưởng ban điều tra sống cách đấy ba khu nhà. Đôi khi Mary ngẫu nhiên gặp vợ ông ta ở siêu thị. Hai cặp vợ chồng trong quá khứ đã không gặp nhau về mặt xã hội, có thể như thế sau ngày hôm nay và điều ấy có lẽ thú vị. Nhưng có lẽ chức thanh tra chưa đủ cao. Có một điều mà Mary chưa hề nghĩ đến lúc đầu của cuộc hôn nhân của nàng là các cảnh sát viên hầu như chẳng có bạn bè gì cả ngoại trừ các cảnh sát viên khác.
Nàng phải vào phòng học của Billy để đưa nó đi. “Con có về kịp
để tập bóng chày không?”. Đứa con trai mười lăm tuổi của nàng hỏi trong lúc nàng hối nó đi dọc theo hành lang.
Họ vọt nhanh lên dốc để đến xa lộ cao tốc Long Island nơi Joe Hearn giữ vững tốc độ chiếc Buick đến năm mươi lăm mile một giờ, giới hạn hợp pháp.
Xa lộ cao tốc cắt qua xa lộ Queens, vượt qua các công trình kiến trúc bị quên lãng của Sân Hội Chợ Thế Giới cũ, khung sườn mờ mờ của Sân Vận Động Shea. Rồi đến những tòa nhà ở dưới thấp bằng gạch đỏ được trang trí tràng hoa với những lối thoát hỏa hoạn bằng sắt trui.
Chúng đã có từ Đệ Nhị thế chiến, có những phòng hơi lớn và trông có vẻ ấm cúng. Bây giờ những nhà chọc trời vùng Manhattan nổi lên bên kia sông và ánh sáng chói lọi của những mặt nhà bằng crôm và kính hầu như làm chóa mắt mọi người.
Mary bắt đầu cảm thấy phấn khởi. Nàng đã được sinh ra và nuôi dưỡng tại New York - Joe cũng thế - rồi đã phải cách xa nó, và nàng cảm thấy hình như người ở đấy sống những cuộc sống thú vị hơn nàng. Nàng liếc sang Joe dường như để xác nhận anh cũng đang mang cùng những ý nghĩ ấy, nhưng anh chỉ lái vào vùng khói của đường hầm Midtown. Họ hướng mũi xe qua đường hầm bên dưới con sông, dưới nước, các tàu kéo và xà lan, và lên trên ở phía bên kia giữa các tòa nhà.
Chồng nàng đưa cả nhà vào trong Trường Đại Học Cảnh Sát. Bây giờ Joe mặc chiếc áo tay ngắn của anh. Anh cũng đang đội chiếc mũ với tất cả các viền vàng.
Đây là ngày của anh, không phải của nàng và nàng muốn làm
cho nó đẹp, đối với anh. Trong thang máy nàng thì thầm vào tai chàng:“Anh trông rất đẹp trai đấy!”
Thang máy chật ních cảnh sát viên nên Joe chỉ đưa một cái liếc quanh lén lút, lúng túng. Anh không chấp nhận lời khen tặng của nàng. Ngay cả một nụ cười cũng thế.
Trên lầu, họ đợi bên ngoài thính đường trong một hành lang đông nghẹt, và Mary bảo:“Anh định đưa em và các con ăn trưa ở đâu thế?”
Câu trả lời của anh là quán Luigi ở góc đại lộ Lexington, một quán rượu thường được các cảnh sát viên làm việc tại học viện lui tới. Mary chán nản - nàng đã hy vọng rằng anh có thể chọn một trong những nhà hàng tốt hơn của thành phố.
Trong lúc những người xếp chỗ ngồi - các cảnh sát viên mang đồng phục - bắt đầu thúc giục khách khứa vào bên trong, Mary đội chiếc mũ dạ đã mang theo ở xe và nàng cùng con đi vào thính đường. Trong vòng ít giây, nơi ấy hầu như muốn đầy, và ít giây sau im lặng hoàn toàn bao trùm, thính đường trở nên vắng lặng như một nhà thờ.
“Còn về buổi tập bóng chày thế nào?” Billy hỏi.
“Im lặng”, Mary bảo vì nàng cảm nhận ra, trịnh trọng như mọi người khác. Điều nàng sắp chứng kiến chỉ là một buổi lễ thăng cấp, nhưng tại sở cảnh sát, điều này có nghĩa là sẽ đọc lại những lời nguyện, những lời thề. Tòa án tối cao đã bỏ Chúa khỏi các trường công, Mary nghĩ thế, nhưng đã bỏ qua sở cảnh sát New York. Nghi thức sắp đến sẽ được thực hiện như với lòng sùng đạo, điều làm cho một vài loại tư cách nào đấy trở thành bó buộc - ví dụ im lặng -
và một số trang phục trở thành gần như là bó buộc. Đối với các bà vợ, đó là những chiếc mũ. Đối với Joe và những người được thăng cấp khác, đó là những chiếc găng trắng. Mary, khi nàng lén nhìn quanh, thấy đa số các bà vợ khác cũng mang găng tay nữa. Còn nàng thì không, một hành động nhỏ phản loạn của riêng nàng. Nàng thấy Sở Cảnh Sát, ít nhất về trang phục, đi sau cuộc sống đến hai mươi năm hoặc hơn nữa..
Nàng liếc mắt lên sân khấu hay bàn thờ hay cái gì gì đấy vẫn còn bỏ trống, ba hàng ghế nhưng không có người. Trong một lúc nó sẽ đầy các nhân vật quan trọng, kể cả thị trưởng và ủy viên cảnh sát. về một phương diện hai người này là những người làm nàng đã phải cạo lông chân, trang điểm đầu tóc, mua một chiếc áo mới. Hôm nay nàng có thể hy vọng được giới thiệu với cả hai và nàng bắt đầu cân nhắc điều nàng sẽ phải nói.
Các cánh cửa hành lang mở ra và bằng bước đi sát gót theo hàng hai, những người được thăng chức đều bước vào thính đường, những chiếc găng tay trắng đong đưa, Joe và một người nào khác dẫn đầu. Đối với Mary, họ không giống những cảnh sát viên gan dạ họ tự tưởng tượng, mà là những cậu học sinh sợ sệt đang đều bước vào một phòng tập họp để gây ấn tượng cho hiệu trưởng, người thực ra, vẫn chưa có mặt.
Khi họ đã ổn định vị trí ở phía trước, các nhân vật quan trọng bắt đầu từ các cánh bên từ từ đi vào sân khấu. Mary nhận ra viên thị trưởng, ủy viên cảnh sát và trưởng phòng điều tra Cirillo, nhưng không nhận ra các ủy viên phụ tá chịu khó tham dự và những vị tuyên úy khác nhau. Sở Cảnh Sát có rất nhiều tuyên úy, kể cả một
giáo sĩ Do Thái giáo, nhưng Đức cha Kelly, người bây giờ đang bước tới trước để đọc lời cầu nguyện, là người duy nhất có ảnh hưởng và quyền lực. Joe cùng các con theo Công Giáo, còn Mary thì không. Sở Cảnh Sát, về đại cương, sự cứng nhắc của nó đối với nàng thường có vẻ là một hình ảnh tiêu biểu của Giáo hội Công giáo; người ta phải nghĩ rằng sự cứng nhắc của đầu óc công giáo và sự cứng nhắc của đầu óc cảnh sát thật ra giống nhau. Mary đã phải công nhận sở Cảnh Sát là một tổ chức cứng rắn hơn cuộc đời. Những người như chồng nàng tôn thờ nó, nhưng với nàng nó thường có vẻ đáng sợ, một khối đá nguyên không có trí óc, không thể xiêu lòng được, không phải là một con người và không xứng đáng với tình yêu, vì nó chỉ là một vật, và đã là vật thì không thể tin tưởng được.
Dĩ nhiên sở cũng có quyền ban phát thành công và do đó, hạnh phúc cho những ai phục vụ nó. Nó đang làm như thế với Joe Hearn ngày hôm nay và với Mary Hearn nữa, nên nàng tự nhủ rằng cảm xúc chính của nàng lúc này có lẽ là niềm vui.
Sau lời nguyện của Đức Cha Kelly, tất cả các khán giả đều ngồi xuống. Những người được thăng cấp vẫn đứng và tuyên thệ. Một lần nữa, ngày hôm nay, cũng như ở mỗi cấp trong nghề của họ, họ tuyên thệ giữ vững luật lệ của New York và Hiến Pháp Hoa Kỳ.
“Xin Chúa giúp con!” Giọng họ vang lên.
Bây giờ ông thị trưởng lên tiếng, cầm lấy micro như một nhà hài hước, ông kể nhanh hai chuyện vui, hơi có lẽ không mấy khôi hài, làm cho thính đường vui nhộn với gần hết những tiếng cười căng thẳng. Rồi ông đưa ra một bài diễn văn trịnh trọng về tội ác ngoài
đường phố và những nỗ lực của chính quyền của ông để đánh dẹp nó.
Tiếp theo, ở micro, là trưởng phòng hành quân bốn sao, Chỉ Huy Trưởng Flynn. Nghi lễ tiếp tục - ấy chỉ là một linh mục khác thôi. Tên đầu tiên mà Flynn đọc là tên của Joe và Mary dâng lên niềm tự hào khi thấy anh trên sân khấu đưa tay chào Chỉ Huy Trưởng Flynn, bắt tay với ủy viên cảnh sát và thị trưởng. Tất cả bọn họ đều tươi cười trên đấy. Joe đang tươi cười. Khi ủy viên cảnh sát thì thầm với anh, Joe gật đầu với vẻ hài lòng, nhưng khi viên thị trưởng làm việc ấy, anh hất đầu ra sau, phát ra một tiếng cười chân thật tuy ngắn ngủi. Mọi người đã vỗ tay trong lúc Joe leo lên sân khấu và lại vỗ tay lúc anh bước xuống ở phía kia, về lại chỗ mình, xoay lại và nháy mắt với vợ con. Mary hầu như cảm thấy một nhu cầu cấp thiết ôm anh vào lúc ấy. Nhưng tên tiếp theo đã được gọi và tiếng vỗ tay vang lên là cho chồng của một người nào khác.
Buổi lễ có vẻ khá dài, khá phiền phức đến nỗi Mary bắt đầu thắc mắc về cả nhu cầu lẫn giá trị của nó. Sở Cảnh Sát trông như một công ty khổng lồ. Nó có độ ba mươi nghìn nhân viên. Ngân sách của nó có trên một tỷ Mỹ kim mỗi năm. Những công ty khác vào tầm cỡ thăng cấp cho các nhân viên thừa hành trong những lễ long trọng và gần như mang tính cách tôn giáo như buổi lễ này không? IBM hoặc General Electric chẳng hạn? Mary không biết nữa. Các công ty khác có nghĩ điều ấy là hữu ích, cần thiết hoặc ngay cả thích hợp để làm như thế không?
Nó có vẻ hơi lãng phí theo từ ngữ đương thời của con người. Các sĩ quan đang được thăng cấp, các cảnh sát viên xếp chỗ ngồi
và trên dưới hai mươi lăm nhân vật quan trọng trên sân khấu đều được thành phố trả lương vào lúc này. Trong lúc ấy, như thị trưởng đã nói, có nhiều tội ác đang diễn ra trên đường phố.
Mary tự hỏi tại sao những tư tưởng bất kính như thế tiếp tục quấy rầy nàng vào một ngày như thế. Nàng nên cảm thấy hớn hở như Joe và nàng tự hỏi có phải thay vì như thế, nàng lại ganh tị với anh không - vì anh có hẳn một nghề nghiệp còn nàng thì không, vì sự thăng cấp của anh đang được ca tụng trước mặt quá nhiều người trong lúc nàng chỉ có thể nhìn và vỗ tay thôi. Rồi nàng tự bảo mình thôi suy nghĩ như một người vợ, xao lãng nhiệm vụ. Nàng có một ngôi nhà lớn ở ngoại ô, hai đứa con khỏe mạnh và là vợ của Thanh Tra Hearn. Nàng là một người đàn bà hạnh phúc và sẽ còn hạnh phúc hơn kể từ ngày mai, vì Joe sẽ không phải làm việc tất bật như thế nữa. Họ lại có thể bắt đầu vui đùa với nhau, như trong quá khứ.
Sau diễn từ của ủy viên cảnh sát, một tuyên úy khác bước tới đọc lời nguyện bế mạc và buổi lễ chấm dứt.
Các nhân vật quan trọng rời khán đài; đám vợ con bu quanh chồng và cha họ. Joe Hearn hôn vợ, bắt tay con trai và bồng Susie lên.
Ngay lúc ấy ông ủy viên cảnh sát bước đến làm cho Mary có kinh nghiệm về một cơn rùng mình đau nhói đột ngột. Cuối cùng, nàng sắp gặp khuôn mặt vị chúa đang nắm giữ vận mệnh của chồng nàng và của chính nàng.
Ông ta là một con người nhỏ thó, độ năm mươi tuổi, tóc thưa và đôi mắt sụp mí. Mary vội vã tìm điều gì đó hay ho để nói. Vâng,
nàng muốn giúp cho nghề nghiệp của Joe, nhưng nàng cũng trải qua một niềm khao khát đột ngột để làm cho ông ủy viên cảnh sát nhìn nàng như một con người.
Nàng đợi Joe giới thiệu nàng. Nhưng điều này không xảy ra. Ủy viên cảnh sát, cùng đi với Trưởng phòng Điều tra Cirillo, dừng lại cách hai bước và gọi: “Thanh tra Hearn, tôi có thể gặp ông một lúc được không”.
Ông ủy viên cảnh sát không liếc đến Mary và Joe cũng không đẩy nàng lên trước. Chồng nàng chỉ đặt Susie xuống. Ủy viên cảnh sát và Cirillo kéo anh đến bên cạnh. Mary không thể nghe được điều họ đang nói. Nhưng nàng tưởng tượng Joe đang được cho biết nhiệm sở tiếp theo của chàng sẽ là gì và nàng đợi anh trở lại nói cho nàng biết.
Joe chẳng biết được gì cả.
“Ông có phiền gì khi ghé lại văn phòng tôi độ ba giờ không”, ủy viên cảnh sát bảo anh và Joe có thể cảm nhận tương lai của anh không xa hơn điều ấy.
“Thưa ngài, vâng ạ”, anh bảo…
“Tôi cũng đã bảo Trưởng Phòng Cirillo và một số người khác ghé qua nữa” - ủy viên cảnh sát ra dấu một cách mơ hồ về phía họ. Joe trình diễn cái mà anh cho là nụ cười hấp dẫn nhất của mình, “Thưa ngài, tôi sẽ đến đấy.”
“Tốt lắm. Vậy hẹn gặp lại nhé”. Ủy viên cảnh sát với cái nhìn bâng quơ như thể đã quên bẵng Joe Hearn, quay lưng đi. Trưởng phòng Cirillo bảo: “À, Joe, tại sao ông và tôi không kiếm
tí gì ăn đi?”
Joe nghĩ đến vợ con đang chờ anh cách đấy ít bước. Rồi anh nghĩ đến công việc anh hy vọng có được. Anh đang nghĩ đến chỉ huy đơn vị chống ma túy, sáu trăm người. Công việc nhạy cảm nhất ở sở và công việc ấy, anh tin rằng, anh có thể gia tăng thật nhiều các vụ bắt giữ, vì anh có những ý định mới mà anh chắc sẽ thực hiện được. Nếu anh có được công việc ấy, anh sẽ là chỉ huy phó, ngôi sao đầu tiên của anh trong vòng sáu tháng - một năm ở bên ngoài. Nhưng vợ con đang đợi anh. Họ đợi anh đưa họ đi ăn trưa.
“Nếu ông không có mục nào khác,” Cirillo bảo.
Joe liếc vợ anh ở phía sau, lỗi lầm đầu tiên của anh trong ngày, vì đấy là một cái liếc mắt mà Cirillo bắt gặp. Nó cho phép Cirillo trông thấy sự xung đột bên trong con người anh đang gây áp lực mạnh mẽ buộc anh phải quyết định nhanh chóng. Ngay cả việc do dự cũng là liều lĩnh trong vấn đề làm Cirillo bực mình. Điều ấy sẽ chứng tỏ rằng anh đã dùng đến khả năng có thể từ chối theo sự cân nhắc tích cực. Dưới mắt Cirillo, do dự cũng làm hại anh như từ chối thẳng thừng. Và như thế anh có ít thì giờ ngay cả để suy nghĩ hoàn toàn về điều ấy.
“Tôi không biết ông đem theo gia đình đến đây”, Cirillo vừa nói nhẹ, vừa gật đầu và mỉm cười với Mary - vừa cho Joe thêm thời gian, có lẽ thế, để phá vỡ hoàn toàn sự nghiệp của anh. “Có lẽ ông muốn đi ăn trưa với gia đình ông đấy”, Cirillo bảo.
Nhưng vị chỉ huy trưởng điều tra, Joe nghĩ, chắc chắn đã biết Mary ở đây rồi. Thậm chí nếu ông ta đã không nhận ra cô ấy - điều này không thể được - ông ta vẫn biết vợ con luôn luôn tham dự các
buổi lễ này. Việc tưởng tượng rằng Joe có thể đến đây một mình là điều không hợp lý, phi lý và kỳ quặc. Do đó Cirillo đang thử thách anh. Cái gì của anh nhỉ? Nhiệt tình với nhiệm vụ của anh lớn như thế nào? Nhiệt tình đối với nghiệp vụ của anh? Anh là một cảnh sát viên hay là một anh sợ vợ?
Bây giờ Joe là một thanh tra. Họ đã đặt anh vào một con đường đòi hỏi trình độ thanh tra. Nhưng là con đường nào? Có thể là ma túy ở Bộ tư lệnh hoặc tuần tiễu lên North Bronx. Lon chỉ huy phó của anh có thể xa hàng triệu dặm hoặc chỉ cách một, hai cánh cửa dọc theo hành lang.
“Chúng ta có những điều phải thảo luận cho xong”, Cirillo bảo, “nhưng gia đình anh lại phải chờ đợi”.
Dường như Cirillo đang nắm công việc ma túy ngoài đấy và bảo Joe, ông muốn việc ấy nhiều như thế nào? Joe cũng không chắc là một mình Cirillo có quyền cho anh công việc ma túy hoặc bất kỳ công việc béo bở nào hay không. Nhưng anh không thể không chớp lấy cơ hội. “Tôi nghĩ rằng gia đình tôi sẽ ở lại ăn trưa đấy”, anh bảo, “nhưng họ không thể ở lại được”. Khi anh đưa ra quyết định, anh biết điều ấy sẽ làm Mary giận dữ. Nhưng anh tin rằng anh có thể giải thích với nàng sau, anh tin rằng nàng sẽ hiểu. Có thể nàng còn ca ngợi anh nữa vì đã chọn lựa đúng.
“Ông chắc thế chứ?” Cirillo bảo.
Vì hiểu được ván bài của Sở Cảnh Sát mà những người như Cirillo chơi, Joe tin rằng mình chẳng còn cách chọn lựa nào khác. “Vợ tôi phải trở về và con tôi đi tập bóng chày”, anh quả quyết. Anh biết bây giờ anh sẽ không có thì giờ để giải thích với Mary. Đêm nay
anh sẽ làm điều ấy. Anh sẽ đền bù cho nàng.
“Xe tôi ở bên ngoài”, Cirillo bảo. “Chúng ta sẽ tìm chỗ nào ăn trưa”.
“Thưa chỉ huy trưởng, quán Luigi thế nào?” Joe lên tiếng sau một thoáng do dự. Nếu anh định đi ăn trưa với Cirillo, anh muốn các cảnh sát viên khác phải thấy anh làm việc ấy. Nếu họ nghĩ rằng anh thân mật với chỉ huy trưởng điều tra, điều này có lẽ có lợi cho anh. Và anh đã có ở đây một chỗ dự phòng.
Cirillo gật đầu: “Luigi tốt đấy”.
“Hãy để tôi từ giã vợ tôi đã”.
Mary nhìn Joe và thị trưởng tiến đến chỗ các lối đi gặp nhau. Thị trưởng lại bắt tay tất cả các người được thăng cấp trước khi rời hội trường, ông cười toe toét, nói chuyện nhanh, đi nhanh. Một số người giữ ông lại khá lâu để giới thiệu vợ, điều chắc chắn Joe sẽ làm và Mary đợi đến lượt mình. Nhưng nàng cũng chẳng gặp được thị trưởng. Joe đã không thấy ông ta đến, ông bắt tay và chúc anh may mắn rồi đi mất.
Đối với Mary, đấy cũng là một điều chán nản khác của ngày hôm nay. Nhưng đây vẫn là một ngày trọng đại cho Joe và nàng nhoẻn một nụ cười rạng rỡ với anh.
“Ông ủy viên cảnh sát chờ anh gì thế?
“Con đói rồi”, Susie nói.
“Anh sẽ phải gặp ông ấy lúc ba giờ”.
“Em và con đều đói cả”, Mary bảo “Chúng ta đi thôi”. Joe có vẻ lúng túng “Này, em, các con, anh - anh xin lỗi”
Anh thu mình xuống ngang cấp với Susie, đối diện với một đứa bé tám tuổi, co rúm người như một tay găng tơ tránh những cú đấm chưa được phóng ra. “Anh không thể đưa em và các con đi ăn trưa như anh đã hứa được”, anh bảo và tránh đôi mắt của vợ.
Mary không thể tin nằng nàng đã nghe điều ấy. “Gì thế?”. “Anh phải đi ăn trưa với chỉ huy trưởng điều tra”. “Anh phải làm gì thế?”, Mary lắp bắp.
Joe đứng thẳng người: “Em biết cách họ làm ăn ở đây đấy”. Đôi môi của Mary đã mím thành một đường. “Anh chỉ cần đi đến đấy và bảo ông ta rằng anh định ăn trưa với mẹ con em thôi”. Joe gục đầu xuống.
“Ngày một người được thăng chức thanh tra, người ấy thuộc về gia đình của mình chứ?”
“Mary, anh van em. Nói nhỏ thôi. Em biết rằng anh không muốn làm điều ấy vì anh muốn thế.”
“Anh làm em…”
Mary chộp lấy Susie bằng một tay và Billy bằng tay kia rồi bước nhanh ra khỏi hội trường.
* * *
Joe nhìn nàng đi. Rõ ràng nàng chẳng hiểu gì cả. Nàng làm bộ không hiểu được gì cả, dù thế nào đi nữa, phản ứng của nàng làm anh buồn phiền. Anh muốn làm nàng hài lòng, không làm nàng nổi giận. Dù sao, đây cũng là một phần công việc của anh và lẽ ra nàng phải khắc phục. Nàng đã luôn luôn khắc phục trong quá khứ. Khi nàng không nhìn lại, anh rùng mình với vẻ bất hạnh, rồi thơ thẩn
đến chỗ Cirillo. Ông ta đang châm một điếu xì gà, “Sẵn sàng chứ, thưa chỉ huy trưởng?”, anh vui vẻ nói.
Cirillo là một người đàn ông trung niên, thấp lùn, hơi bệ vệ trong bộ y phục màu nâu. Chỉ có một chỗ hơi gồ lên dưới chiếc áo khoác nơi ông nhét khẩu P.38. Ông đưa ra lời thông báo mà Joe mong đợi nhưng chưa hy vọng đến, ngay khi họ bước qua cửa vào quán Luigi. Tiệm ăn đông nghẹt và ồn ào. Đa số các khách hàng quen thuộc là đàn ông, Joe nhận thấy đa số là cảnh sát viên. Mùi bia nồng nặc trong không khí.
“Tôi đã xin ông ấy cho ông việc ma túy”, Cirillo bảo. “Cuộc họp vào lúc ba giờ là về vấn đề ấy đấy. Khi ông ấy cho ông biết, hãy làm như sửng sốt nhé.”
Cũng buổi chiều hôm ấy Joe nắm quyền chỉ huy đơn vị anh. Anh ngồi trong chiếc ghế có thành cao sau bàn giấy lớn trong một văn phòng ở góc trên tầng 12 ở bộ tư lệnh cảnh sát, và tham mưu trưởng của người tiền nhiệm là một phó thanh tra tên Pearson, báo cáo cho anh về các cuộc điều tra đang tiến hành. Người Ý tổ chức tội ác. Người da đen tổ chức tội ác. Bọn lái cocain Nam Mỹ giàu như vua chúa và do đó, gần như có khả năng mua chuộc bất kỳ người nào. Các hồ sơ nhạy cảm về chính trị. Một nhà ngoại giao Thái Lan và một người khác ở Peru. Một thẩm phán đã thỏa hiệp. Hai viên chức nhập cảnh có lẽ tham nhũng. Đây là lãnh vực mới của Joe. Anh có sáu trăm thám tử để kiểm soát, để bảo vệ hoạt động, để nhắm như hỏa tiễn vào thế giới ma túy. Hàng triệu mỹ kim đang bị đe dọa cộng với sự khốn khổ vô tả của con người. Tương lai nghiệp vụ cảnh sát của Joe cũng bị đe dọa. Anh không lo lắng.
Anh đã phục vụ trong ngành ma túy với tư cách trung sĩ và đã công thức hóa tư tưởng của mình, kế hoạch của mình từ bao giờ. Bây giờ đơn vị đã được giao cho anh và anh hăng hái nắm lấy nó.
“Ngày mai tôi sẽ xem qua hồ sơ của những người bí mật.” Anh bảo Pearson.
“Thưa ngài, vâng”.
“Hãy để hồ sơ ở bàn giấy tôi lúc tôi đến nhé.”
“Vâng, thưa ngài”.
Các thám tử ngụy trang là những người đi mua. Họ như những người mang bóng trong một đội bóng. Thành công của đơn vị tùy thuộc vào họ và anh muốn biết họ là ai. “Hãy ra lệnh cho tất cả bọn họ đến đây vào ngày thứ sáu để tôi có thể gặp họ”.
“Thưa ngài, vâng”.
Một phần tâm trí của Joe tập trung vào ngay bản thân phó thanh tra Pearson, vì ông ta đại diện một vấn đề thuộc một loại khác. Pearson đã được một người khác bổ nhiệm. Do đó lòng trung thành của ông ta đối với Joe không cần thiết. Có lẽ ông ta còn là một gián điệp của Cirillo hoặc ủy viên cảnh sát nữa đấy và Joe không muốn có những kẻ sửa lưng mình, nhìn lén công việc của anh trong lúc anh đưa đơn vị tiến đến những vị trí mới. Hãy để họ xét đoán sự thực hiện cuối cùng của anh chứ không phải xét đoán những việc chuẩn bị của anh cho việc ấy. Pearson có lẽ phải được thay thế - đấy là một ưu tiên cao. Joe muốn dù sao cũng phải có một ban tham mưu của riêng anh ở đây. Nhưng anh không thể đuổi tên ấy đi một cách đơn giản để tạo ra một kẻ thù có thể lảng vảng ở sở nhiều năm để làm hại anh vào mỗi dịp thuận tiện. Đấy là một vấn đề có lẽ
phải thực hiện.
Một cú điện thoại từ một bà phụ tá chưởng lý quận nào đấy - Joe không nghe kịp tên nàng.
“Judith nào?”
Từ sự im lặng khá ý tứ của nàng, Joe suy ra rằng nàng tưởng tượng mình nổi tiếng như một ngôi sao điện ảnh. Nàng đã nghĩ rằng lẽ ra anh đã phải nhận ra tên nàng. Điều này làm Joe đề phòng ngay, “À, Judith Adler”, anh bảo, “Tất nhiên. Chắc là đường dây rẻ tiền của Sở Cảnh Sát này đấy. Xin lỗi. Bà khỏe không?”
Anh hầu như không muốn tiếp điện thoại. Bây giờ trong lúc nàng tấn công anh bằng một vụ án bịa đặt nào đấy liên quan đến các cô thỏ Playboy tại New Jersey, anh tiếc là đã tiếp điện thoại. Bốn mươi kilo hasit ở cốp sau một chiếc xe. Các cuộn băng vidéo về hiếp dâm. Nàng muốn anh lái xe ra ngoài đấy với nàng.
“Tôi à?”, anh bảo “Để làm gì thế?”
Giọng nói của anh hình như làm nàng dừng lại giây lát. “Ông có khả năng đánh giá về mặt ma túy của vụ án hơn tôi” nàng bảo anh, “và chúng ta nên biết nhau, phải không?”
Joe im lặng. Anh không muốn làm bẽ mặt nàng, nhưng anh cũng chẳng muốn lái xe đến New Jersey. Anh không biết nàng là ai và cũng chẳng có thì giờ.
“Vậy,” nàng bảo “nếu ông có vấn đề gì đối với văn phòng của ông, có lẽ tôi có thể giúp ông giải quyết. Và nếu chúng ta không có vấn đề gì đối với văn phòng của ông, thì ông sẽ giúp tôi.” Joe không biết phải hiểu thế nào về câu này.
“Một chuyến đi lý thú đấy”, Judith Adler nói.
“Tôi hơi bận”, Joe nói.
Nàng cười: “Hãy nghĩ điều ấy như một cuộc hẹn ăn trưa mà ông không thể tránh được đi.”
Joe nghĩ ngợi. Các phụ tá chưởng lý quận là những cuộc tiếp xúc có giá trị. Dù sao đi nữa thì một số cũng như thế. Nhưng vụ này nghe khôi hài đấy? “Tôi mới vừa nắm quyền chỉ huy ở đây”. Joe bảo. Nhưng anh đồng ý sẽ gọi nàng lại vào ngày mai.
“Một chuyến đi lý thú ư?” Anh lẩm bẩm khi đã gác máy. “Một chuyến đi lý thú à?” Anh quay lại với Phó thanh tra Pearson. “Judith Adler là ai nhỉ?”
Pearson có vẻ ngạc nhiên vì anh không biết “Mọi người làm việc tại Manhattan đều biết cô ấy là ai đấy.”
“À, trong vài năm lại đây hầu hết tôi chỉ làm việc tại Brooklyn thôi”.
“Cô ấy biết tất cả các chỉ huy trưởng hàng đầu đấy”, Pearson bảo, “Cô ấy là một người cần phải biết đến họ. Cô ấy là cơ quan liên lạc chỉ gồm một phụ nữ với sở Cảnh sát. Đây là một trong những công tác của cô ấy ở đó. Cô ấy khá quan trọng đấy”.
Joe nghĩ về điều này một lúc. “Hãy tìm hiểu cô ấy cho tôi”, anh bảo, “Bất kỳ điều gì ông có thể làm được. Hãy kín đáo nhé”. Lúc ấy Mary đứng trong nhà bếp, nàng chuẩn bị món rau cho bữa tiệc tối khoản đãi Joe đêm ấy. Nàng thái cà rốt, rồi nấm. Nàng đã thay đồ, mặc một chiếc quần Jeans, một chiếc áo thun và hai tay nàng đều ướt. Trên lầu, chiếc áo mới nằm trên giường.
“Mẹ phải đưa con đi tập bóng chày đấy”, Billy bảo, và nàng quay lại nhìn nó. Nó đứng ở ngưỡng cửa trong bộ đồng phục của đội. Tai mũ của nó kéo sụp xuống mắt và nó đang mang một túi dụng cụ với hai cây gậy đánh bóng thò ra ngoài. Nó sẽ cao lớn như cha nó, Mary vừa nghĩ vừa nhìn nó, và nàng lau tay, nhặt ví, chìa khóa xe rồi đưa nó ra đường dành riêng cho xe.
Khi đến sân trường trung học, Billy không cám ơn mẹ về cuốc xe. Nó bảo “Hãy trở lại đón con khoảng năm giờ”, ngay vào lúc nó mở bung cửa nhảy ra ngoài.
Nàng gắt và chào mát nó: “Thưa ngài, vâng” và nhìn nó băng qua sân đến với đồng đội và huấn luyện viên ở chỗ tập. Sau một lúc do dự, nàng tắt máy. Nàng ngồi trong xe nhìn nó vung hai chiếc gậy qua đầu như một hội viên quan trọng. Bây giờ huấn luyện viên là một thanh niên cao lớn, cơ bắp nẩy nở với đôi mắt đen và mái tóc quăn đen. Anh ta cũng là thầy dạy toán đại số, Mary tin như thế. Nàng biết tên anh ta, Martin Loftus, nhưng chưa bao giờ nói chuyện với anh ta cả, ngoại trừ chào hỏi. Bọn trẻ thích anh ta. Một số các bà mẹ bọn trẻ cũng thế, hoặc nàng đã nghe như thế. Đã có lời đồn đãi.
Loftus đang đứng ở sân tập và khi anh ta để ý thấy nàng trong xe, anh ta cười hết cỡ và vẫy tay với nàng.
Mary trả lời anh bằng một cái gật nhẹ. Nhưng sự trao đổi ấy làm nàng khó chịu. Nàng cảm thấy mình như một kẻ xâm lăng. Nàng không thuộc về chỗ này. Sau một lúc nàng mở máy xe, gài số và lái về nhà.
Nàng chuẩn bị món rau xong. Nàng xào nấm và đổ nước sốt lên.
Nàng làm bánh táo. Nàng đặt tất cả xoong chảo trên những chiếc lò nguội, chuẩn bị đi.
Chiếc bánh táo được cho vào lò có máy canh giờ tự động. Đã đến lúc lái xe tới trường để đón Billy. Nhưng ngay khi nàng với lấy chìa khóa xe, nó chợt đi vào cửa sau.
“Huấn luyện viên đã đưa con về,” nó vừa bảo vừa thả chiếc túi dụng cụ của nó xuống. “Con đói rồi. Huấn luyện viên cho là mẹ đẹp đấy.”
Mary cau mày: “Con đã nói gì về mẹ thế?”
“Thầy hỏi con về mẹ đấy. Có gì ăn không mẹ?”
“Ông ấy đã hỏi con gì thế?”
“Con không biết. Con có thể ăn một khoanh bánh mì to với mứt không?”
“Con đã nói gì với ông ấy?”
“Chẳng có gì cả”
Mary quyết định bỏ đề tài ấy đi. “Đừng bảo khoanh bánh mì to”. “À, con không được phép nói thế sao mẹ?”
“Con tự rửa ráy lấy”.
Nàng ghét ý nghĩ về con cái nói chuyện về nàng với các người lạ. Nàng ghét việc phải nghĩ rằng chúng tiết lộ chuyện gia đình với người ngoài.
“Bây giờ hãy lên phòng con bắt đầu bài làm ở nhà đi”. Nàng bảo Billy.
Cuối cùng Mary trải khăn bàn và dọn bàn. Nàng đặt một lọ hoa xuân hái ở vườn nhà ở trung tâm và nhìn quanh một lần chót.
Chẳng còn gì để làm cho đến khi khách đến, nên nàng lên lầu và đi tắm. Nàng đang nằm trong bồn tắm khi Joe về nhà. Anh đứng bên bồn tắm trong bộ quân phục, những con ó vàng mới lấp lánh trên vai anh, một hộp quà trên tay. Anh bắt đầu lên tiếng xin lỗi.
“Em là người duy nhất anh muốn cùng đi ăn trưa, không phải Cirillo, nhưng…”
Lúc đầu nàng không thèm nhìn đến anh. Nhưng anh thật ăn năn nên nàng dịu lại. Nàng còn cảm thấy tội nghiệp cho anh phải đứng đấy van lơn và đong đưa chiếc hộp trên bồn tắm. Nàng muốn biết về cuộc họp của anh với ủy viên cảnh sát và muốn biết cái gì trong hộp.
“Anh được bổ nhiệm công việc gì vậy?”
Anh nói cho nàng biết.
Nàng vẫn nằm trong bồn tắm. Thay vì chúc mừng anh, nàng hỏi “Cái gì trong hộp thế?”
Anh không chịu nói. Nàng phải ra khỏi bồn tắm và mở ra. “Anh sẽ đặt nó lên gối của em”, chàng trêu.
Nàng đứng dậy, nước chảy xuống thân thể nàng. Nàng lau người và thong thả làm việc ấy. Đặt chân trên thành bồn tắm, nàng lau kẽ chân. Khi nàng đi vào phòng ngủ, nàng vấn người bằng một chiếc khăn. Cái gói nằm trên giường cũng như dây đeo súng của Joe. Anh ném nó ở đấy. Chiếc cà vạt đã tháo ra và chiếc sơ mi của anh đã mở ra một nửa. Nàng mở gói. Bên trong là một chiếc áo lụa len mộc. Nó không phải là loại áo của nàng và trông có vẻ không vừa người nàng.
Nhưng Joe đang cảm thấy hài lòng với mình, “Hãy mặc vào đi
em”, anh bảo.
Chiếc khăn rơi xuống sàn và nàng mặc chiếc áo vào. Nàng gài nút lên tận phía trên. Trước sự ngạc nhiên của nàng, nó rất vừa và nhìn vào gương nó còn trông đẹp nữa.
“Anh mua nó ở tiệm Bloomingdale đấy.”
Nàng biết anh rất ghét đi mua đồ. Anh không rành các cửa hiệu và điều ấy là một thử thách đối với anh. Có lẽ anh đã mất hẳn một giờ để mua chiếc áo - một giờ khốn khổ đối với anh. Nàng thật xúc động.
“Em thích nó không?”
Anh đứng sau lưng nàng và mỉm cười với nàng trong gương. Nàng không cười lại. “Khá đẹp đấy”, nàng bảo và cởi ra. Joe cởi áo sơ mi ra và đồng thời liếc nàng tình tứ “Chúng ta có ít phút thôi đấy”, anh bảo.
Nhưng nàng tránh đôi tay ôm chặt của anh. “Hãy thử tắm nước lạnh đi,” nàng bảo anh. “Em có việc phải làm trước khi khách chúng ta đến”. Nhưng khi anh nhìn nàng tiu nghỉu như một cậu bé, nàng bảo, “Cám ơn anh về chiếc áo”.
Sau khi mặc một áo choàng, nàng lê bước xuống lầu để cho các con ăn tối. Nàng ngồi ở bàn nhà bếp với chúng nó, nhìn chúng nó ăn, đợi cho đến lúc chồng nàng sau khi đã thay đồ thường, xuống lầu. Không vì lý do nào nàng phải lên đấy cho bị rối bù hoặc bị anh làm cho đổ mồ hôi. Đó là một chiếc áo khá đẹp, nhưng nàng không muốn bị mua rẻ như thế.
Khi Joe bước vào nhà bếp, anh mặc một chiếc áo khoác thể thao
vải tuýt nâu, và đôi giày thể thao cùng màu. Anh không giống cảnh sát tí nào cả. Tóc ướt và mới chải. Anh trông rất đẹp trai, nhưng nàng không bảo anh như thế và nghĩ: Em có thể giữ lại lời khen y như anh đấy.
Nàng lên lầu, mặc lại chiếc áo mới của nàng, kẻ bút chì lên viền mắt và sẵn sàng để tiếp khách. Còn hơi lâu họ mới đến, nên nàng tiếp tục ngồi trước gương nhìn mình, tự hỏi chồng nàng đã nhìn gì khi anh nhìn nàng, còn ai khác thì nhìn gì. Nàng nhận ra đã chán chiếc áo mới của mình và chỉ mặc nó để xứng với đồng tiền của nàng thôi. Đêm nay cũng chẳng có ai lưu ý đến nó ngoại trừ một bà vợ nào đấy, có lẽ thế. Các cảnh sát viên, khi họ tụ tập nhau, hầu như không lưu ý đến sự hiện diện của vợ họ. Trước kia, trong hôn nhân, Joe khác những người khác. Bây giờ chàng cũng lại giống như thế rất nhiều.
Có mười người đến ăn tối và tất cả những người đàn ông ngồi vào bàn, dù đang mặc đồ dân sự, đang hoặc đã liên quan đến việc thi hành luật pháp, tất cả đều ngồi vào bàn mà vẫn vũ trang, có lẽ trừ Joe ra, cho dù tất nhiên chẳng có khẩu súng nào ló ra cả. Chồng nàng, Mary ghi nhận, đang mang một tâm trạng phấn khởi, chàng đưa ra các lời bông phèng, làm người ta cười, rót rượu mạnh trước khi ăn tối. Vì uống nhiều champagne suốt bữa ăn nên ít ra mọi người đều chếnh choáng và bữa ăn tối mà Mary đã chuẩn bị cẩn thận qua đi mà không ai lưu ý đến. Tuy nhiên, khi nàng dọn bánh táo ra, Joe nhìn lên bảo: “Chúng ta hãy nghe Mary nói đi”, và họ đều hoan hô nàng. Nàng cố gắng nở một nụ cười lịch sự.
Bữa tiệc kéo dài đến khuya. Cặp vợ chồng Buchanan hình như
cố gắng nán lại lâu hơn những người kia và cuối cùng đã làm điều ấy. Ngay sau đấy Bill Buchanan cởi bung giày ra, ngồi lại vào trường kỷ và đòi một ly Scotch pha soda khác. Mary, vì chỉ muốn đi ngủ thôi, nở một nụ cười đờ đẫn. Nhưng một lúc sau, khi Bill bàn với chồng nàng một việc, sự mệt nhọc của nàng biến mất và nàng lắng nghe tích cực, nụ cười trên mặt nàng thật rạng rỡ.
Bill Buchanan đã làm sĩ quan cảnh sát trong mười lăm năm, và suốt thời gian ấy học luật ban đêm. Với tư cách là một đại úy, khi cuối cùng được chấp nhận vào luật sư đoàn, ông ta đã xin thôi việc ở sở và đã đi làm việc cho một hệ thống cửa hàng tổng hợp nhỏ. Hệ thống này lúc này đã trở thành một hệ thống khá lớn. Ông ta đã trở thành tổng cố vấn của hãng và là một ủy viên của hội đồng quản trị. Buchanan trước kia là một trong những người bạn thân nhất của Joe ở sở. Bây giờ, sau khi ông ta đã nốc hết nửa ly Scotch cuối cùng của đêm nay, ông ta bỗng lên tiếng, “Mary, tôi cũng muốn bà nghe điều này nữa đấy”. Quay lại với Joe, ông ta bảo, “Ban quản trị của tôi đã cho phép tôi đề nghị với Thanh tra Hearn, tại đây, chức vụ phó chủ tịch an ninh có thẩm quyền trên ba cửa hàng của khu vực New York”.
Sự loan báo đột ngột này được tiếp theo bằng một sự im lặng đột ngột. Nhưng rồi Joe thốt lên điều Mary nghe như một tiếng cười khinh bỉ.
“Bill ạ, sự tính toán của bạn không thể tệ hơn được. Hôm nay tôi là thanh tra. Năm sau vào lúc này tôi sẽ mang sao lên vai áo đấy.” “Vâng,” Buchanan khịt mũi, “và bạn vẫn chỉ lĩnh được nửa số tiền mà công việc này trả thôi đấy.”
“Tiền bạc thế nào?” Joe hời hợt bảo.
Mary nhận ra rằng Joe cũng đã uống rất nhiều và nàng liếc anh với vẻ hoảng hốt, sợ anh có thể chọc giận Buchanan. Nàng không muốn Bill rút lui đề nghị. Nàng muốn chồng nàng nhận. Với số tiền nhiều như thế, đặc biệt với tiền trợ cấp cảnh sát của Joe trên đấy, họ sẽ giàu có. Họ có thể có một gian nhà ở thành phố. Họ cũng có thể giữ lại ngôi nhà này nữa và sống ở cả hai nơi. Họ có thể bị thành phố kích thích mỗi khi họ chọn lựa mua sắm. Các phòng trưng bày, các cửa hiệu, sẽ chỉ ở góc đường thôi.
“À, anh bị cám dỗ đấy à?” Buchanan hỏi một cách tự tin. “Và một năm sau đấy,” Joe bảo, “tôi sẽ là chỉ huy trưởng điều tra”. Anh cười to. “Có lẽ còn có thể làm ủy viên cảnh sát nữa đấy.” “Năm sau, nếu bạn nhận công việc này,” Buchnan bảo, “bạn sẽ có quyền mua bốn cổ phần. Bạn sẽ được bay quanh trên chiếc trực thăng của hãng để kiểm soát an ninh cho ba mươi cửa hiệu.” “Với tư cách thanh tra cảnh sát,” Joe bảo, “tôi sẽ có trực thăng riêng.”
Nụ cười tự tin của Buchanan phai đi. “Ban quản trị đã họp sáng nay. Tôi đã tung tên bạn ra và họ đã ủng hộ đấy.”
“Bạn muốn biết mọi cảnh sát viên kết thúc thế nào à?” Joe hỏi. “Lắc các tay nắm cửa giữa đêm khuya là một trong những công tác an ninh này đấy.”
“Đấy không phải là điều tôi đang nói đến,” Buchanan phản đối. “Đúng đấy,” Joe vừa bảo vừa gật đầu với vẻ khôn ngoan.” Một tên lắc tay nắm cửa hưởng lương cao. Tôi có phải nói lại cho bạn
không? Một tên lắc tay nắm cửa đấy.” Anh lắc đầu “Nhưng không phải tôi đâu.”
Khi khuôn mặt của Buchanan sa sầm lại, Mary vội chen vào “Tôi nghĩ đấy là một ý nghĩ tuyệt đấy. Tại sao tất cả chúng ta không suy nghĩ kỹ lại về điều ấy và thảo luận lại vào ngày mai nhỉ?”
“Thú nhận đi, Bill,” Chồng nàng bảo Buchanan. “Bạn đã không có được một ngày nào hạnh phúc từ lúc bạn thôi làm việc ở sở đấy.” “Ngày hạnh phúc à? Dĩ nhiên là có”. Ông ta đặt chiếc ly cạn xuống bàn cà phê. Thuỷ tinh chạm vào thủy tinh.
Joe lắc đầu một cách dứt khoát. “Vậy tại sao bạn vẫn còn xuất hiện tại các bữa sáng họp mặt của sở? Tại sao bạn vẫn còn giữ lại tất cả súng ống của bạn? Tôi sẽ cho bạn biết lý do,” Joe nói với vẻ đắc thắng. “Bí mật đi trên các đường phố với hy vọng bạn sẽ ngẫu nhiên gặp một vụ ăn cướp, phải không? Để bạn có thể can thiệp và thực hiện sự bắt giữ cuối cùng. Cứu mạng cho ai đấy. Cảm thấy lại như một cảnh sát viên một lần cuối cùng.”
Buchanan đứng dậy có vẻ giận. “Joe, hãy nghĩ đến điều ấy đi. Đây là một công việc trọng đại mà tôi định đề cập đến. Bạn nợ điều ấy với Mary và lũ trẻ đấy.” Sau khi gật đầu với vẻ hơi say, ông ta đi về cửa trước. Vợ ông ta ném một cái liếc mắt thầm lặng vào Mary và theo sau.
“Làm một anh cảnh sát là nằm trên chướng ngại vật”, Joe nói theo sau lưng họ. “Chất adrenalin chảy lên đầu bạn. Máu bạn sôi sục. Và bạn sẽ luôn luôn giúp đỡ dân chúng. Đấy là - đấy là một lời mời gọi thiêng liêng đấy. Chẳng có công việc nào giống như nó cả. Tôi không như bạn đâu. Tôi không thể bỏ nó được.”
“Hãy nói chuyện với Mary,” Buchanan nói một cách nặng nề. “Mai tôi sẽ gọi bạn.”
Mary đứng ở cửa trước trong đêm tối nhìn những người khách của nàng ra đi. Nàng mỉm cười vui vẻ, hoặc nàng hy vọng như thế, nhưng nước mắt bắt đầu dâng lên mắt ngay khi chiếc Mercedes của vợ chồng Buchanan đã lùi ra khỏi lối đi dành riêng cho xe. Với cơn thịnh nộ trong lòng, nàng quay sang tấn công người chồng đần độn ăn nói ngốc nghếch của nàng, nhưng anh đang cười quá hể hả nên nàng chỉ nói, “Ồ, có ích gì đâu nhỉ? ” và đi loạng choạng qua mặt anh.
Lên lầu, nàng mặc áo ngủ và đi ngủ. Sau khi đã quay mặt vào tường, nàng bắt đầu khóc thầm. Chồng nàng định ném đi cuộc sống mới mà nàng ấp ủ quá nhiệt tình và đã ném đi thật. Anh đã không thèm thảo luận điều ấy với nàng. Ngay sau đấy, tấm nệm lún xuống nặng nề. Joe đã vào giường nhưng nàng bỏ mặc anh. Tuy nhiên điều này tỏ ra không thể nào thực hiện được. Anh không mặc đồ ngủ và đang phủ cả lên người nàng. “Đã đến lúc ăn mừng đấy,” anh sung sướng bảo.
Nàng cố gắng đẩy anh ra, rồi đánh nhau với anh. Anh cười. Cơn thịnh nộ trong người nàng chẳng có nghĩa gì với anh cả. Anh cũng chẳng biết nó có ở đấy nữa.. Anh có vẻ hài lòng vì sự kháng cự của nàng và đang chơi một trò chơi, mà vì anh lớn hơn nhiều, nên không thể thua được. Anh đè cườm tay nàng xuống gối, kéo áo ngủ nàng lên thắt lưng. Bằng tất cả sức mạnh, nàng cố gắng khép chân lại nhưng anh đã cho một đầu gối vào giữa và buộc phải dang ra. Nàng có thể đã hét lên với anh hoặc lạnh lùng ra lệnh anh để nàng
yên. Anh luôn luôn dịu dàng với nàng. Nhất định anh sẽ phải lùi về bên giường của anh. Nhưng nàng quá bối rối, quá giận đến nỗi nàng chẳng muốn nói chuyện với anh gì cả. Và thế là nàng chống cự lại anh. Thân thể nàng trở nên ướt đẫm mồ hôi. Khi hành động tỏ ra là không thể tránh khỏi được, nàng bỗng thấy mình tưởng tượng rằng người đàn ông trên mình nàng đây hoàn toàn không phải là chàng nàng mà là một kẻ lạ mặt. Kẻ lạ mặt nào nhỉ? Hình ảnh tràn ngập tâm trí nàng là huấn luyện viên bóng chày của con trai nàng, Loftus. Tại sao là hắn nhỉ? Nàng tự hỏi. Nhưng nàng đã trông thấy mặt hắn và tưởng tượng ra thân thể hắn. Nàng bỗng đâm ra hứng thú thật kinh khủng đến nỗi chồng nàng không còn tồn tại cho nàng nữa, chỉ có Loftus tồn tại thôi. Nàng có thể cảm thấy tảng ngực thô của người lạ ép lên ngực nàng, sức nặng của người lạ trên người nàng, và trong người nàng, một người đàn ông to hơn, nặng hơn Joe. Mọi sự đều thấy khác đi, bất ngờ, ngoài luật lệ, một tuyệt tác đa tình và trong cơn cuồng loạn của nàng, nàng suýt hét lên tên của Loftus.
Chồng nàng, dĩ nhiên, chẳng nghi ngờ gì cả, đối với anh đấy là một chuyện đùa tuyệt diệu với vợ anh mà vừa rồi nàng đã đáp ứng với một sự đam mê lạ lùng. Cuối cùng anh lăn ra khỏi người nàng.
Tại sao là Loftus nhỉ? Mary nghĩ thế. Tim nàng đã thôi đập mạnh. Mình còn chưa biết hắn nữa mà.
“Mary, anh yêu em”.
Câu này làm nàng ứa nước mắt. Có lẽ chàng yêu mình đấy, nàng nghĩ thế. Chồng cho mình tất cả tiền bạc của chàng, không theo đuổi các cô gái khác, và đối với chàng đấy là tình yêu.
Chàng quay lại vào tường và dỗ giấc ngủ.
“Từ trước đến giờ, đây là ngày đẹp nhất trong đời anh,” Joe sung sướng nói.
“Đúng không?” Mary Hearn bảo.
Phần thứ nhì của vở kịch này được trình diễn vào sáng hôm sau. Mary thức giấc khi Joe mang vào giường cho nàng tách cà phê. Bên ngoài cửa sổ phòng ngủ của họ, nàng trông thấy lúc nàng ngồi dậy rằng, chưa phải hoàn toàn là ngày và trong nhà lũ trẻ vẫn còn ngủ, nhưng chồng nàng đã dậy và mặc quần áo. Ngay cả chiếc cà vạt của anh cũng đã được thắt ngay ngắn.
“Ngày đầu tiên của anh tại đơn vị dưới quyền chỉ huy mới của anh,” chàng bảo hầu như với vẻ xin lỗi. “Anh muốn đến đấy sớm.” Mary trong chiếc áo ngủ, cầm lấy tách và đĩa anh mời nhưng chẳng nói gì cả.
“Đêm qua mọi người đều thích bữa ăn tối chứ?” Joe lên tiếng. “Một bữa ăn tối ngon đấy. Mọi người đều nghĩ thế.” Anh cười toe toét và nói thêm, “Và sau đó cũng đẹp nữa - trên giường.”
“Trên giường.” Nàng nghĩ, chồng chẳng lưu ý gì cả về điều mình có thể cảm giác được.
Nhưng nàng nhầm. Hầu như lúc nào Joe cũng thật nhạy cảm với tâm trạng của vợ và anh biết rõ điều đang làm phiền nàng lúc này. “Anh định sẽ gọi Buchanan sau,” Joe nói. “Anh muốn em cho anh biết rằng điều ấy được đấy.”
“Anh cứ làm điều anh muốn.”
“Mary,” Joe nói, “Hãy nhìn anh nào.” Nhưng nàng không thèm
nhìn.
“Anh thật muốn em có nhiều tiền hơn,” anh nói. “Anh thật muốn em có một gian nhà tại New York - nếu đấy là điều em muốn. Tất cả điều anh yêu cầu là em cho anh tí thời gian nữa thôi. Một hai năm nữa thôi.”
Vì Mary vẫn không chịu nhìn anh, Joe gỡ chiếc tách và chiếc đĩa từ tay nàng ra và đặt lên bàn cạnh giường. Rồi anh cầm lấy một bàn tay của nàng. “Anh đã bốn mươi mốt tuổi” anh nói. “Có lẽ anh là thanh tra trẻ nhất trong công việc. Em không muốn xem anh có thể tiến xa như thế nào sao?”
Khi câu hỏi này không nhận được câu trả lời nào cả, anh bảo. “Anh định thảo luận điều này với em đêm qua, nhưng khi chúng ta cùng nhau vào giường, anh chỉ muốn làm tình với em thôi đấy.” Mary vẫn im lặng.
“Đã mười chín năm, nhưng mỗi lần anh chạm đến em, anh chỉ muốn làm tình với em thôi.”
Mary vẫn không trả lời.
“Hãy chấp nhận đi,” Joe bảo và cố gắng nở một nụ cười khác. “Em cũng khá khoái làm tình nữa đấy.”
“Em à?”
Sự kháng cự của nàng bắt đầu chặn Joe lại, “Mà thôi, chắc là em có vẻ như thế đấy.”
Mary nhìn anh nhưng chẳng nói gì cả.
“Năm sau công việc của Bill sẽ vẫn còn đấy,” Joe nói. “Làm sao anh biết?”
“Hoặc một công việc khác. Và với mỗi lần thăng cấp từ nay trở đi, công việc ấy sẽ được trả lương nhiều hơn.”
“Giả sử anh không được thăng cấp thì sao?
Anh bắt đầu cố gắng giải thích cho vợ sở Cảnh sát hoạt động như thế nào mặc dù anh chắc rằng nàng đã biết. Những con đường chàng đang phóng đến đều rộng mở cả. Vấn đề bàn giao thật tuyệt. Trừ một hai trường hợp, chẳng có một nhân viên nào của hệ thống cảnh sát tuổi lớn hơn năm mươi hai cả. Sau ba mươi năm phục vụ, hưu bổng của họ cao đến nỗi sau những năm phục vụ họ không muốn ở lại nữa. Ngoài ra, ủy viên cảnh sát thay đổi mỗi khi thị trưởng thay đổi, đôi lúc thường xuyên hơn và mỗi tân ủy viên cảnh sát có khuynh hướng buộc ban tham mưu của người tiền nhiệm từ chức để bổ nhiệm những người trung thành với riêng mình thôi. Vì luật pháp ngăn cấm vấn đề mang người ngoài vào, điều này có nghĩa là thăng cấp cho những người cấp dưới. Vợ anh nên nhìn thấy logic trong quyết định của anh. Do đó nhiều lần thăng cấp sẽ được thực hiện trong năm tới hoặc hai năm nữa, nên anh không thể thất bại trong vấn đề đạt được một hoặc nhiều chức vụ.
“Em sẽ là vợ của một chỉ huy trưởng đấy.”
Nhưng lúc ấy Mary không lay chuyển trước logic. Nàng chỉ thấy rõ rằng nghề nghiệp của chồng có ý nghĩa nhiều với anh hơn là với nàng. Vì lúc này anh là một viên thanh tra, nàng sẽ gặp anh còn ít hơn trước đây nữa, và nếu anh lên cao như quyền hoặc chỉ huy phó, kém hơn chỉ huy trưởng điều tra nhiều, có thể nàng sẽ chẳng gặp được anh mấy lúc. Thực ra ngoài trời vẫn còn tối - Nàng xác định điều này bằng cách nhìn ra cửa sổ - nhưng anh đã mặc quần
áo và chuẩn bị làm việc rồi.
“Đúng là nghề nghiệp của anh quan trọng đối với anh đấy,” Joe nghiêm chỉnh nói. “Nhưng anh cũng làm việc ấy vì em nữa. Anh muốn em tự hào về anh.”
“Em đã luôn luôn tự hào về anh rồi.”
“Hãy để cho anh một năm nữa thôi,” chàng bảo. “Tối đa là hai năm. Anh chỉ yêu cầu từng ấy thôi.”
Lập luận của Joe đối với anh hình như quá hợp lý đến nỗi, anh tin rằng vợ anh cũng nhận thấy hợp lý nữa - nếu không phải bây giờ thì cũng sau này. Anh không đề xuất điều đối với anh là lý lẽ mạnh nhất trong tất cả lý lẽ - có lẽ anh không nhận thấy nó như thế. Nó có liên quan với tư tưởng “tiếng gọi linh thiêng” mà anh đã nói rõ trong lúc chuếnh choáng đêm qua. Là một nhân viên cảnh sát, anh đứng về phe các thiên thần và anh không muốn từ bỏ điều ấy chỉ để kiếm tiền.
“Tối nay em muốn đi ăn nhà hàng không?” Anh bảo. “Hãy vào thành phố. Chúng ta sẽ đi Bốn Mùa.” Đối với Joe đây là nhà hàng nổi tiếng nhất tại New York.
“Em không có việc béo bở nào đâu.” Mary bảo.
Nhưng anh trông thấy nàng muốn đi.
“Trước tiên hãy đến bộ tư lệnh,” Joe hướng dẫn, “và xem văn phòng mới của anh đã. Hãy đến độ bảy giờ. Rồi chúng ta sẽ lên phố ăn tối.”
Sau một ngày 12 giờ; Mary nghĩ thế. Lần trước mình có một ngày 12 giờ với nhau lúc nào nhỉ?
Joe đang ngồi cạnh nàng ở mép giường suy nghĩ. Độ bảy giờ mình sẽ sẵn sàng để đi rồi đấy. Là một người đàn ông anh có thể có hai mối tình. Anh có thể có tình yêu bằng hai cách. Chàng chồm xuống trên người nàng. “Bây giờ cho anh một cái hôn đi, anh phải đi đây.”
Mình là một con người phụ bạc, Mary nghĩ, và cảm thấy hối hận. Chàng làm việc cực nhọc, chàng thành công, và phụ bạc chàng chẳng giúp gì cho ai trong bọn mình cả. Do đó, nàng gượng nở một nụ cười, hôn lên chỗ xức thuốc cạo râu của anh và nhặt lấy tách đĩa. Nàng nhìn chồng bước ra khỏi phòng ngủ và nàng thấy hình như anh đang vội.
K
BA
hoảng 10 giờ 30, Judith Adler gọi đến. Thanh tra Hearn đang dự một cuộc họp. Các đại úy chỉ huy những toán ma túy khu vực đang ngồi quanh bàn họp với chàng, nhưng chàng quyết định nhận điện thoại. Khi phó thanh tra Pearson trao điện thoại cho
chàng, ông vẫy tay ra hiệu cho thuộc cấp tiếp tục thảo luận. “Vâng, Judith,” chàng bảo. Chàng đã đồng ý tháp tùng nàng đến New Jersey và hôm nay là ngày ấy, chàng hầu như đã quên.. Nàng bảo nàng muốn đi sớm, và dừng lại ăn trưa trên đường đi...
Lần này Joe muốn biết nhiều hơn về nàng. Đấy là lý do tại sao, sau khi khất nàng gần một tuần, chàng đã đồng ý dù thế nào cũng đi. Nhưng chàng không có thì giờ để ăn trưa, bây giờ chàng bảo nàng như thế, chẳng rảnh rỗi chút nào cả, sau khi đã xếp đặt trước những quy định cơ bản. Nàng bảo nàng hiểu và gác máy. Chàng lẩm bẩm: “Bây giờ mà cô ta muốn ăn trưa”, Joe trao điện thoại lại cho Pearson và trở về bàn.
Mục đích của cuộc họp, chàng đã thông báo cho thuộc cấp lúc họ đến, là tìm ra cách thức để cho phép các toán điều tra dã chiến di chuyển nhanh chóng để có thể tập trung lực lượng đơn vị vào những mục tiêu đã xác định rõ ràng. Để tác động tối đa, chàng nói với họ ngay, sau khi ngồi lại, những mục tiêu này không nên còn là những động lực cá nhân như trong quá khứ nữa. Thay vào đấy,
chàng muốn lực lượng của đơn vị tập trung vào những mạng lưới điều động.
Đây là một quan niệm mới hoàn toàn và những người ngồi quanh bàn xôn xao vì kinh ngạc. “Phá bỏ sự phân phối”, Thanh tra Hearn quả quyết, “chẳng những các anh chộp được những vố lớn, chẳng những các anh chặn được sự tràn ngập tiền bạc và ma túy, các anh còn xua các tên trùm ra khỏi sào huyệt nữa. Bọn nó phải xuất đầu lộ diện để tổ chức lại công việc của chúng. Ở chỗ trống trải, những tên quan trọng dễ bị bắt giữ, một số trong bọn nó, hầu như là lần đầu tiên đấy.”
Viên đại úy phụ trách Đoàn ma túy Bronx nói thẳng thừng, “Ý định của ngài là tổ chức lại toàn đơn vị đấy.”
Joe phủ nhận điều ấy. Chàng bảo rằng tuyệt nhiên chàng chẳng nghĩ điều này theo cách ấy, như thể để xoa dịu họ. Thay đổi là điều gây hoảng sợ và chàng quá biết không nên gây hoảng sợ cho những người mà chàng phải tùy thuộc vào. Trước tiên hãy để họ quen với chàng. Chàng sẽ chuẩn bị cho họ sự thay đổi mỗi lần một ít.
Chàng biết rất rõ rằng ý định của chàng là tái tổ chức đơn vị. Chàng cũng biết rõ mình muốn tiến hành cách nào. Nhưng vì cũng hiểu tổ chức chính trị của sở cảnh sát, nên chàng chịu khó bỏ ra thời gian sau đó để nghe những ý kiến đóng góp của các chỉ huy trưởng dã chiến này. Bỏ thêm thì giờ là điều xứng đáng, chàng tin như thế, một phần vì một số ý kiến của họ là những ý kiến hay, nhưng quan trọng hơn nữa là vì họ sẽ chấp nhận kế hoạch của chàng một cách nhiệt tình hơn nếu họ tin rằng điều ấy, ít ra một
phần là của riêng họ. Một vấn đề khác: một kế hoạch lớn như thế này phải được xếp Cirillo tán thành, điều ấy có thể là một vấn đề khó khăn, và chàng muốn họ đồng ý sau lưng chàng khi chàng đến đấy trong khoảng độ mười ngày nữa và đệ trình kế hoạch - bằng văn bản chi tiết - lên bàn giấy của Cirillo.
Cuộc họp đến trưa mới chấm dứt. “Hãy đánh máy những ghi chép của ông”, Joe bảo phó thanh tra Pearson, “và mai cho tôi xem.”
Khi Pearson đã đi khỏi, một viên trung úy đã đợi nửa giờ được cho vào trình diện. Anh ta có một vấn đề, một vấn đề không hay. Một thuộc hạ của anh ta có bằng chứng về một ổ cần sa hoạt động trong một trường dự bị công giáo tại Brooklyn. Anh ta muốn biết phải đối phó như thế nào về vấn đề ấy.
Anh ta đã tiếp xúc tòa công lý hoặc gì chưa? Viên trung úy có hai điều tra viên theo sau. Họ phác họa ra một vụ án sắp bùng nổ. Họ có lệnh bắt giữ. Joe xem qua các lệnh ấy, các lệnh bắt theo thứ tự. Những người tình nghi là một cặp trùm ma túy, bắn rất nhanh. Chúng được vũ trang đầy đủ và rất nguy hiểm, các điều tra viên bảo.
“Những khẩu súng ngắn cưa nòng”, một người nói.
“Giống như loại súng Prohibition vậy.”
Joe nhìn lên. Đứng ở cửa là một trung sĩ văn phòng của chàng đã được chàng sai đi mua một miếng xăng uých và một chai sữa. “Tuần qua có một cái đầu bị chẻ ở thùng xe tại Forest Hills”, người điều tra viên kia bảo chàng, “bọn nó đấy.”
Điều tra viên thứ nhất bảo, “Ba cái xác ở tầng hầm tại đại lộ
Columbus - cũng là bọn nó. Máu văng tung tóe lên tường.” Viên trung sĩ đã vào và đặt chiếc bao giấy xuống mặt bàn và Joe gật đầu cám ơn. Các điều tra viên đối diện bàn giấy cùng đứng đợi lệnh. Joe bảo họ bắt giữ bọn chúng lúc năm giờ sáng ngày hôm sau.
Chàng ghé mắt vào chiếc bao giấy lúc chàng lên tiếng. Chàng đã đến văn phòng chàng từ lúc 7 giờ 30 sáng hôm ấy và rất đói. Họ nên đá tung cửa trong lúc các tên Cuba đang ngủ, chàng bảo. Họ có cần thêm người không? Chàng đói kinh khủng. Sau khi quyết định rằng ăn trước mặt các điều tra viên thường không sao, chàng bắt đầu nhai xăng-uých. Năm giờ sáng, chàng lại nói. Chàng sẽ gặp họ ở đấy và đi với họ. Lúc này chàng cho họ đi, họ có vẻ kinh ngạc. Nhưng đối với Joe, lãnh đạo là người chia xẻ nguy hiểm của thuộc cấp cũng như những giây phút rủi ro. Nếu bạn muốn thuộc cấp theo bạn, bạn phải làm điều ấy. Ngoài ra, đây là một vụ án thú vị và chàng tò mò muốn xem kết quả của nó.
Lúc ấy gần hai giờ. Chàng rời văn phòng và xuống bằng thang máy. Chàng đi bộ qua quảng trường cảnh sát về phía Tòa án. Các quầy hàng xúc xích mở trên quảng trường. Lẽ ra mình nên ăn trưa ở đây, chàng nghĩ. Ở đây rất dễ chịu. Người ta đứng ăn dưới các tấm lều. Nhưng vừa rồi chàng đã không có thì giờ cho những bữa ăn trưa kiểu này. Đây là một ngày ấm trời và chàng có thể ngửi được mùi xúc xích Đức bốc hơi. Có những người khác đang ăn dưới bóng dù ở những chiếc bàn được bày ra trên quảng trường. Họ đang mở xăng-uých ra, và rót cà phê từ bình phích.
Chàng ra khỏi quảng trường đến đường Trung ương và thả bộ
qua các tòa án tiểu bang và liên bang về hướng văn phòng của Judith, vì nàng đã đề nghị rằng họ sẽ đi xe của nàng. Trong lúc đi chàng xem lại điều chàng đã tìm hiểu được về nàng. Thêm vào những cú điện thoại của Pearson, chàng đã đích thân tìm ra được những điều khác. Nàng là con gái của một ủy viên ban quản trị cửa hàng tổng hợp. Nàng đã tốt nghiệp luật ở Harvard, có nghĩa rằng nàng có thể làm việc tại một cơ quan luật pháp lớn, Joe nghĩ thế, vậy nàng đang làm gì tại văn phòng chưởng lý quận với số lương thấp và đối phó với bọn rác rưởi thế? Nàng là người đàn bà cao cấp nhất trong văn phòng, nhân vật số ba trong toàn bộ nhân viên. Nàng là trưởng đơn vị xét xử và trưởng đơn vị án tình dục bên cạnh. Và nàng biết tất cả mọi người. Nếu các nhà chính trị quyết định dùng một người phụ nữ vào chức vụ chưởng lý quận tại hạt New York, Joe đã được cho biết như thế, thì người đó sẽ là Judith Adler. Chàng đã hỏi thăm và ghi chú về một số vụ án quan trọng hơn mà nàng đã khởi tố, đa số là các vụ giết người, trong lúc tiến lên chức vụ hiện nay. Chàng mơ hồ nhớ lại một số vụ án ấy. Chàng đã hỏi - một cách kín đáo - về những liên hệ tình cảm đặc biệt nếu có, với nhân viên cảnh sát, nhưng không ai có thể cho chàng biết được gì nhiều.
Nàng xứng đáng được quan tâm và hôm nay chàng sẽ cống hiến ba giờ cho điều ấy; nhiều hơn là chàng cảm thấy chàng có thể dành ra. Chàng hy vọng có thể về lại văn phòng chậm nhất là trước 5 giờ. Chàng sẽ mê hoặc nàng nếu chàng có khả năng. Chàng sẽ tìm hiểu những điều nàng thích, không thích, điểm mạnh và đặc biệt điểm yếu của nàng, nếu có, tất cả để ghi hồ sơ có thể được dùng sau
này. Đôi lúc hình như nghề nghiệp một viên cảnh sát hoàn toàn tùy thuộc vào các cuộc tiếp xúc và các cảnh sát viên thường hỏi nhau mãi: “Ai là xếp của bạn?” Nghiệp vụ của một sĩ quan không thực sự tùy thuộc vào vấn đề ngăn chặn tội ác và Joe biết điều này. Các cuộc chiến thắng tội ác ít ỏi và rất thưa thớt. Chúng thật lẻ loi trong một trò chơi đã thua. Nếu Joe vẫn còn quyết tâm chiến đấu với tội ác, điều này có lẽ vì sự giáo dục công giáo của chàng, lý tưởng của tuổi trẻ chàng, điều ấy vẫn còn ở lại với chàng rất nhiều ngay cả sau gần hai mươi năm làm cảnh sát. Chàng vẫn còn tin con người phải chiến đấu với điều ác trong mỗi ngày của cuộc đời mình cho đến lúc chết. Chàng vẫn tin một cách kiên trì, bất chấp tất cả bằng chứng trái ngược, rằng một người có thể tạo nên sự khác biệt. Tuy nhiên, chàng cũng là một người rất thực tế và tham vọng nên chàng cẩn thận giấu kín lý tưởng của mình với những người xung quanh, đặc biệt là với thượng cấp của chàng. Rất nhiều cảnh sát sắc phục, đặc biệt những người trẻ tuổi, rất có lý tưởng và điều ấy rất rõ. Nhưng bạn không thấy nhiều lý tưởng ở bộ tư lệnh, một chỗ mà bây giờ sau cùng Joe đã đạt đến. Khẩu hiệu ở bộ tư lệnh là tội ác giống như thời tiết. Nó không thể ngăn chặn được. Hơn nữa, một người có vẻ năng nổ quá thường được xem là khùng.
Thay vì thế, một chỉ huy trưởng được đánh giá trên khả năng được những người đứng đắn lưu ý - và trên hình ảnh của mình mà ông ta thể hiện. Một người như Joe, người đã sớm ý thức điều này, đã xây dựng hình ảnh của mình thật kỹ lưỡng như người ta có thể xây một ngôi nhà. Những cuộc tiếp xúc của chàng có nghĩa là làm người ta thấy chàng can đảm nhưng hợp lý; quyết tâm, nhưng bảo
thủ, tham vọng nhưng không phải là kẻ giết người. Đấy, chẳng nơi nào có lý tưởng cả. Cũng là một người nhiều ý tưởng nữa và nếu thế giới cảnh sát chống lại hầu như tất cả mọi sự đổi mới với sức mạnh phi thường, điều này không phải là điểm chính.
Điểm chính là đặt ý kiến vào những điều ghi nhớ. Sở thường hay đáp ứng một cách nhiệt tình với các ý kiến được ghi nhớ - xếp Cirillo và ủy viên cảnh sát sắp nhận được của Joe nhiều điểm lưu ý - chỉ có điều là sở hầu như không bao giờ thực hiện tất cả các điều ấy. Tuy nhiên những điểm lưu ý của Joe sẽ là những điều trình bày nghiêm túc và chàng sẽ chiến đấu gian khổ cho một số ý kiến chứa đựng trong đó, ngay cả sau khi chính những điều ghi nhớ ấy có vẻ đã chết. Về chuyện tái tổ chức được hoạch định của chàng cho đơn vị ma túy, chàng đặc biệt nghiêm túc với nó, đã có những thảo luận sơ khởi với Cirillo nên chàng tin rằng có thể thành công
Bây giờ trong lúc chờ được đưa vào văn phòng cô Adler, Joe quyết tâm làm việc thật gắt gao trong ba giờ tiếp theo như chàng đã làm việc trước đấy trong ngày và sẽ làm việc sau đấy, có lẽ mãi đến khuya.
Chàng đã mong gặp một cô luật sư Jane xấu xí khô khan, có lẽ lớn tuổi. Nàng không lớn tuổi. Nàng đẹp và ăn mặc đẹp hơn những nữ luật sư khác mà chàng ngẫu nhiên gặp phải và hình như có vẻ đàn bà hơn nhiều. Chàng chẳng phải là một chuyên viên về y phục phụ nữ, nhưng y phục của nàng là thứ gì đấy có lẽ Mary đã mặc - một chiếc áo sọc len mộc nâu, bên ngoài là một chiếc áo vest sặc sỡ hơi nhăn. Hiệu quả vừa tinh vi vừa tự nhiên, mềm mỏng hơn là nghiêm khắc và đang được thịnh hành, chàng cho rằng như thế.
Nàng đứng dậy và đi vòng qua bàn giấy và chàng thấy rằng nàng không phải là một người đàn bà cao lớn, chỉ khoảng hơn một thước sáu, mái tóc đen và đôi mắt huyền nhăn lên lúc nàng chào hỏi chàng. Bây giờ chàng nhận thấy trên cổ nàng có những viên ngọc trai. Nàng có vẻ có dáng người đẹp. Chàng mỉm cười thân mật với nàng, bắt tay nàng như thể nàng là một người đàn ông và nói lời khen tặng đầu tiên của chàng. Vì nàng biết rất rõ, trong khi nàng đang lứa tuổi này của một người phụ nữ, thì chuyện ca ngợi về nhan sắc, chiếc áo đẹp, hoặc mái tóc mượt của nàng, chẳng qua chỉ là vấn đề nghề nghiệp thôi.
“Thì ra cô phụ trách vụ án Bảo Tàng Viện Trung ương”, chàng bảo nàng và gục gặc đầu với vẻ khâm phục. Nàng có một chiếc cằm rắn rỏi, không bướng bỉnh nhưng lại có cái miệng khá mềm mại. Mặc dù vụ án đã đăng ở trang nhất trên các tờ báo khổ nhỏ được hai tuần, chàng chưa hề lưu ý đến tên nàng vào lúc ấy.
“Một vụ án ghê tởm. Các cảnh sát viên ở đội hai mươi mốt vẫn còn đề cập đến nó đấy”
Hầu hết những người thi hành luật pháp, khi được một cơ hội như thế, có lẽ sẽ thảo luận về một vụ án như thế một giờ. Nhưng phản ứng của Judith Adler làm chàng kinh ngạc. Nàng chỉ nheo mắt một lần thứ nhì trước khi cho chàng biết rằng không may là nàng hoàn toàn chưa sẵn sàng để đi New Jersey ngay bây giờ. Một nạn nhân bị hiếp dâm vừa đưa đến phải được phỏng vấn.
“Một cuộc phỏng vấn không lâu mấy, tôi hy vọng thế”, Joe bảo. Dù bực mình, chàng vẫn cẩn thận giữ nụ cười thân thiện. “Ông có thể ngồi tham dự nếu ông thích”, nàng nói với vẻ rạng
rỡ.
Trong vấn đề thi hành luật pháp, phụ nữ ở địa vị cao rất ít và họ là một hiện tượng mới xảy ra. Joe hầu như không có sự giao dịch nào với họ. Nhưng người phụ nữ này hình như đã xác định điều chàng đã luôn luôn tin tưởng về phụ nữ nói chung - họ là những người mà thì giờ không có nghĩa gắt gao. Thì giờ đối với Joe là một ông chủ khắc nghiệt, không tha thứ, nhưng họ không thấy điều ấy là như thế. Họ không cố gắng xô đẩy và cưỡng bách thì giờ như chàng, để đóng khung mọi thứ vào. Phụ nữ là những tạo vật mơ hồ về nhiều điều, nhất là về thì giờ, Joe nhận thấy ba giờ dành ra của chàng được kéo dài đến bốn giờ và họ vẫn chưa rời văn phòng này và chàng không thích điều ấy.
Vì không còn cách nào khác, chàng ngồi vào một chiếc ghế dựa vào tường trong lúc một cô gái được đưa vào ngồi trước bàn giấy của cô Adler. Joe cẩn thận để chiếc áo khoác của chàng hở ra để báng khẩu súng ngắn lộ ra ở thắt lưng. Chàng ý thức rằng cô gái này sắp đưa ra những tiết lộ rất riêng tư và chàng muốn cô ta tin rằng chàng không phải là một loại người đồi bại muốn xúc phạm vào những chi tiết của câu chuyện của cô ta, dù nó là gì đi nữa.
Trong quá khứ chàng đã không liên quan gì nhiều đến vấn đề hiếp dâm. Một số ít đã đến với chàng, chàng thường đẩy cho những người khác, thường là cho một cảnh sát viên có mặt quanh đấy lúc ấy. Đấy là tội ác đối với phụ nữ. Chàng chẳng hứng thú gì khi đi với những người đàn bà đau khổ, và hiếp dâm là vấn đề khó chứng minh. Các nạn nhân ít khi muốn xác nhận và thậm chí không muốn cho chàng biết điều gì đã xảy ra. Các vụ án thất bại. Hiếp dâm
không ích gì cho nghề nghiệp của ai cả. Chàng đã tống khứ các vụ hãm hiếp mỗi khi chàng có thể tống khứ được.
Nạn nhân khai tên họ - một cái tên Do Thái, Joe hoàn toàn không nắm được - cô ta mười chín tuổi và chàng dò xét cô ta một lúc. Cô ta mặc một chiếc quần dài đen, một chiếc áo trắng và đôi giày đế thấp. Chàng ghi cô ta vào ký ức, như một nhân chứng trong một vụ án quan trọng đối với mình, nhưng điều này chỉ là thói quen thôi. Cô ta trông rất giống Judith Adler, dù còn trẻ hơn, dĩ nhiên. Họ có thể đã là chị em của nhau. Cao vừa phải, khá đẹp. Đôi mắt đen to. Mái tóc đen gần như muốn che khuất khuôn mặt mịn trẻ trung. Cô ta trông tái nhợt và đôi mắt đỏ hoe có lẽ vì khóc. Nhưng sự quan tâm của Joe vào cô gái chỉ ít thôi, và từ đấy trở đi chàng dò xét Judith, quan sát kỹ thuật của nàng để tìm cách thăm dò nàng. Dĩ nhiên là chàng chú ý nghe các chi tiết của cuộc hiếp dâm trong lúc Judith đưa nó ra, nhưng vụ án đối với chàng không quan trọng. Chàng là chỉ huy trưởng của đơn vị ma túy, là một công việc hoàn toàn khác. Một cảnh sát viên thừa hành không thể đổ máu cho mọi nạn nhân đi ngang qua lối đi của mình được, ngay cả một người hấp dẫn như cô gái này.
Cô ta là một người tiếp tân của một hãng ở phố giữa, cô bảo thế. Thủ phạm, nếu thật sự hắn là thủ phạm, là một người bán hàng thường ghé đến hãng của cô ta đều đặn. Người bán hàng đâm say mê cô ta, cứ nằng nặc cầu xin một cuộc hẹn và dù cô ta xem hắn như một người lớn tuổi hơn - hắn hai mươi bảy tuổi - cuối cùng cô ta đã chấp nhận.
Vậy đây là một vụ cưỡng hiếp vì say mê - Joe cũng xem vấn đề
hiếp dâm theo từng loại.
Giọng nói của cô gái trẻ nghẹn ngào vì xúc động, với một sự đau khổ mà Joe không mong biết đến. Vụ cưỡng hiếp, nếu có, đã xẩy ra vào cuộc hẹn đầu tiên này.
“Hắn là một người đàn ông có nghề nghiệp tốt đẹp”, cô gái bảo. “Không giống như tôi đón một người nào đấy trong một quầy rượu.” Joe bắt đầu nhớ đến vợ chàng vào tuổi ấy. Tất nhiên Mary cao lớn hơn cô gái này, trắng thay vì đen, và với đôi mắt xanh. Vào tuổi mười chín, đúng là nàng có vẻ như không có khả năng tự vệ như thế. Nàng đã cần một người đàn ông để săn sóc nàng, một vai trò mà chàng thanh niên Joe Hearn rất muốn giữ. Đó là một vai trò mà chàng vẫn chu toàn và muốn chu toàn. Đối với Joe Hearn, đàn bà là những tạo vật mỏng manh mà đàn ông phải bảo vệ và chàng tự hỏi về cô Judith Adler này. Chàng có thể trông thấy vẻ thông cảm mà nàng phản chiếu lên cô gái này. Nàng phản chiếu sự nồng nàn, hiểu biết và tuyệt nhiên không bao giờ thúc đẩy cô ta, cho cô ta tất cả thì giờ trên đời, quá nhiều thì giờ. Nhưng nàng cứng rắn như thế nào? Trong vấn đề thi hành luật pháp, chính sự cứng rắn rất thường được tính đến và Joe tự hào về sự cứng rắn của riêng chàng lúc cần. Trong lúc câu chuyện của cô gái được trình bày với đầy đủ chi tiết, chàng tự hỏi liệu Judith Adler có thực sự cứng rắn không, và năng lực của nàng đến mức độ nào.
Thủ phạm đã dùng mưu đưa cô gái vào phòng hắn. Thay vì gặp nàng bên ngoài, trước khi chuẩn bị đi, hắn đã mang theo một con chó có giây xích. Rõ ràng là hắn phải tống khứ con chó đi trước khi cuộc hẹn có thể bắt đầu và cô gái đã lên lầu với hắn vì nếu không,
có lẽ cô ta sẽ có vẻ trẻ con, thiếu từng trải hoặc sợ sệt. Ở địa vị của Mary Hearn và vào tuổi nàng, có lẽ nàng cũng sẽ làm như thế. Các cô gái trẻ, Joe Hearn suy nghĩ, là những kẻ ngu ngốc. Họ nghĩ rằng họ có thể tự lo liệu lấy, nhưng họ không làm được.
Trên lầu, gã đàn ông nhanh nhẹn khóa cửa lại sau lưng họ. Hắn cài ba chốt cửa lại. “Chỉ là thói quen thôi”, hắn bảo. Nhưng cô gái tù nhân biết điều ấy ngay và đâm ra sợ hãi. Chiếc giường ở trong góc phòng. Gã bắt đầu pha rượu. Hắn uống nhiều ly trong lúc cô gái chỉ nhấp ly đầu tiên của cô. Hắn hỏi xem cô có muốn thay một bộ đồ lót để được thoải mái không. Cô đang mặc chiếc áo mà thực sự cô cho là đẹp nhất và cô hỏi, chắc chắn là bằng một giọng run run, khi nào họ sẽ đi ra ngoài ăn tối. “Em chưa thật sự là con người của em đâu”, hắn bảo và lấy chiếc ly khỏi tay cô.
Joe Hearn, vì hiểu được điều đang xảy ra, bắt đầu khó chịu. Chàng bắt đầu cảm thấy lúng túng. “Đây cũng là cuộc hẹn của anh nữa đấy”, tên thanh niên bảo. “Chúng ta sẽ làm điều anh muốn.” Hắn ngồi trên một chiếc gối đệm trước mặt cô và chồm tới cởi giầy cô. Hắn tôn thờ ngón chân, hắn bảo cô, lúc hắn kéo ngón chân ở bít tất dài của cô. Hắn yêu ngón chân các cô gái, hắn bảo và hắn chạm điếu thuốc đang cháy vào chất vải mỏng mà hắn đã tháo lỏng ra, làm nó bốc hơi. Sau khi đưa những ngón chân của cô, lúc này đã bị lột trần, lên miệng hắn, hắn mút từng ngón một. Cô gái đã bắt đầu run rẩy. Hắn cởi chiếc áo sơ mi của hắn ra, rồi quần xì líp của hắn. Cô gái bắt đầu khóc. “Chúng ta đang vui vẻ mà”, hắn lắp bắp. “Tại sao phải khóc lóc như thế?” Hắn kéo chiếc áo của cô qua đầu cô. “Anh là vua, em là hoàng hậu, và con chó của anh là hoàng tử đấy”,
gã đàn ông giải thích. “Vua nói gì là phải làm nấy.” Hắn tuột đồ lót của cô ra và bắt đầu liếm vú nàng. Khi cô gái khóc, chống lại việc bị đè xuống giường, đôi mắt gã đàn ông bỗng đầy thịnh nộ. Hắn bảo “Anh biết đây là cưỡng hiếp, nhưng phải làm như thế.”
Joe bỗng thoáng nghĩ rằng các cô gái - đàn bà - phần nhiều không chống cự bao nhiêu. Hình như họ có một phản ứng di truyền từ các thế hệ xa xưa đối với việc hiếp dâm. Hình như họ có vẻ mong đợi điều ấy. Trước đây hàng nghìn nghìn năm, đàn bà đã bị nắm tóc lôi vào động và hãm hiếp. Hiếp dâm là tất cả điều họ biết. Sự di truyền đối với vấn đề chấp nhận hiếp dâm có lẽ được bẩm sinh trong họ vào thời kỳ ấy. Có lẽ nó vẫn tồn tại trong người họ cho đến bây giờ, nên ngay chính hành động hãm hiếp, dù đáng ghét thế nào đi nữa, đối với họ hình như vẫn là chuyện bình thường. Joe tán thành những ý nghĩ này vì sự chọn lựa của chàng là chia xẻ với sự đau khổ của cô gái này.
“Tôi đã van hắn đừng xâm nhập vào người tôi”, cô gái bảo “nhưng hắn vẫn làm.”
Vì nhìn thấy Mary đang lâm tình trạng cô gái này nên Joe xúc động nhiều.
Nhưng tâm trạng chàng bị phá vỡ bằng câu hỏi tiếp theo của Judith. “Hắn có đưa miệng cô tiếp xúc với dương vật của hắn không?”
Cô gái vẫn chưa nhìn về hướng Joe. Bây giờ cô nhìn chăm chú vào tay mình. “Vâng, hắn đã làm thế”.
“Dương vật hắn có tiếp xúc với hậu môn cô không?” “Không”
“Dương vật của hắn xâm nhập vào cô bao nhiêu lần?” Có nhiều câu hỏi như thế và chúng càng lúc càng chuyên môn hơn. Judith đặt những câu hỏi ấy như đang nói chuyện bình thường. Nàng cứ mãi lập đi lập lại cũng những chi tiết gây phẫn nộ ấy.
Còn mất thì giờ hơn khi Judith đưa cô gái sang phòng ngoài nơi cha cô ta đang ngồi chờ. Người cha trông có vẻ bệnh hoạn hơn cô gái. Joe đứng ở ngưỡng cửa trong lúc Judith tìm cách trấn an cả hai. Nàng dành cho họ nhiều thì giờ hơn thời gian cần thiết, Joe nghĩ thế. Nàng nhồi vào tâm trí họ tên các cố vấn mà cô gái có thể muốn nói chuyện, đặc biệt nếu những cơn ác mộng của cô gái tiếp tục - cô đã nói mỗi đêm cô mơ thấy một người đàn ông đuổi bắt cô với một con dao. Judith cũng trao cho cô gái số điện thoại nhà nàng. Joe không tán thành điều này. Chẳng có ai thi hành luật pháp làm điều này cả, đối với tất cả những người bệnh tâm thần đi lang thang trong thành phố này. Chàng cứ liếc mãi vào đồng hồ của chàng, nhưng Judith Adler không chịu vội vã.
Cuối cùng nàng đưa người cha và cô gái ra cửa ngoài và bắt tay cả hai.
Ngay sau khi họ đi khỏi, nàng lại bề bộn công việc và chàng nghe nàng bảo anh thư ký “Yêu cầu gọi Ligouri đến đây giúp tôi”. Joe ngạc nhiên vì nàng có một nam thư ký. Với Joe, nàng bảo một cách vui vẻ: “Tôi chỉ còn một công việc ngắn ngủi nữa, rồi chúng ta có thể đi được.”
Thế là chàng chẳng còn cách nào khác hơn là theo nàng vào lại trong văn phòng và ngồi lại ở chiếc ghế tựa vào tường. Một lúc sau,
một phụ tá chưởng lý quận trẻ bước vào văn phòng. Sau khi trao hồ sơ của cô gái bị hãm hiếp, Judith bỏ ra ít nhất mười phút để phác họa vụ án cho chàng thanh niên. Joe Hearn, vì bực mình về sự chậm trễ thêm này, đưa mắt nhìn từ những văn bằng luật khoa của Judith treo trên tường đến bệ cửa sổ đầy những cây hoa và những chồng hồ sơ gọn gàng trên bàn giấy của nàng. Rõ ràng là văn phòng của một người đàn bà - chàng không thể nói tại sao được. Sự gọn gàng, có lẽ thế. Đằng sau bàn giấy là bản thân Judith Adler với chiếc áo vét sặc sỡ nhầu nát, chiếc áo sọc len mộc nâu và chuỗi ngọc trai của nàng. Và chẳng vội vã gì cả.
Cho đến lúc này nàng chưa thật sự lưu ý đến Joe tí nào. “Không phải là một vụ án dễ ăn đâu”, Judith bảo Ligouri. “Không phải là vụ án phác thảo đâu.”
“Thế nào là một vụ án phác thảo?” Joe cắt ngang, hy vọng rằng nàng nghe được sự sốt ruột, sự bực mình trong giọng nói của chàng, hy vọng cắt đứt câu chuyện của họ, đẩy nhanh câu chuyện.
“Một công tố viên thích xem những bản tóm tắt của mình trên báo”, Judith giải thích bằng một nụ cười. “Nhưng đây chỉ là một cô gái trẻ bị hãm hiếp vào cuộc hẹn đầu tiên. Báo chí sẽ không chịu lưu ý đến nó. Tuy nhiên, Anthony, đây không phải là một người đi tìm quảng cáo, phải không, Anthony?”
Ligouri đang lật qua hồ sơ vụ án.
“Không có dùng bạo lực”, anh ta bảo.
Đây cũng là ý nghĩ của Joe.
“Cô gái tin rằng cô ta đã đương đầu với một tên tâm thần”, Judith quả quyết. “Nàng ta tin không còn cách nào để thoát ra khỏi phòng
của hắn mà sống sót được. Anh hãy làm cho bồi thẩm đoàn tin điều ấy và đấy là bạo lực.”
“Tôi thấy rằng thế chẳng cần có nhân chứng nữa sao?” “Không”, Judith vừa nói vừa mỉm cười. “Luật pháp không còn đòi hỏi sự chứng thực nữa”, nàng bảo Joe. “Tôi định giao Anthony vụ án này vì tôi biết cậu ấy sẽ làm một công việc tuyệt vời đấy”, với Ligouri nàng bảo. “Nạn nhân còn trẻ và cô ta rất bối rối. Suốt thời gian phỏng vấn trước khi xét xử, anh sẽ phải đối xử với cô ta thật nhẹ nhàng đấy.”
“Cô ấy sẽ muốn được ôm ấp nhiều đấy. Cô ấy có xinh không?” “Nhưng anh không thể ôm được đâu đấy.”
Ligouri gấp hồ sơ vụ án lại và cười toe toét, “Tôi biết. Khó đấy. Tôi sẽ đưa cô ấy vào cho cô. Cô có thể ôm cô ấy đấy.” “Cô ta có thể là một nhân chứng tuyệt vời”, Judith bảo. Cuối cùng xoay qua Joe, nàng nói thật dịu dàng, “Bây giờ chúng ta có thể đi được rồi.”
Gần một giờ sau, nàng lái vào đường hầm Holland và lên phía bên kia, rồi hướng về New Jersey ở phía Bắc. Bên cạnh nàng, Joe đang cố gắng xem có thể xếp cô Adler này vào loại người nào. Chàng nhìn xuống đôi giày nàng đang ở trên bàn đạp. Từ miệng của người đàn bà này đã thốt ra những từ và câu thuộc về những cuộc thảo luận về dương vật, âm hộ, hậu môn.
Joe Hearn đã được dạy phải nhăn mặt mỗi khi chàng nghe những từ ấy được dùng trước sự hiện diện của một người đàn bà. Thời gian đã thay đổi, nhưng việc nghe thứ ngôn ngữ như thế phát ra từ miệng của một cô gái hoặc một người đàn bà vẫn làm chàng
khó chịu.
“Những câu hỏi mà cô đã hỏi cô gái ấy?” Chàng bắt đầu với vẻ thận trọng.
“Thường thường, tôi còn mò mẫm sâu hơn thế nữa, nhưng ông lại có ở đấy. Tôi cho là tôi cảm thấy hơi ngượng một tí.” “Một số người có thể phản đối những câu hỏi ấy.”
“Như ai thế?”
Chính Joe là người đã nhận thấy lời lẽ không nghe được. “À,” chàng bảo, “cha cô ta chẳng hạn.”
Judith nhìn ra qua tay lái. Nàng có lẽ đã nhíu mày.
“Công việc của tôi là bắt nạn nhân phải trở lại mọi chi tiết của vụ án”, nàng bảo, “ngay cả những chi tiết mà họ không muốn đề cập đến.”
“Tại sao?”
“Một mặt để đảm bảo rằng cô ta nói thật, mặt khác để phát triển bằng chứng chống lại bị cáo.”
Joe Hearn gật đầu. Tuổi tác làm chàng rộng lượng hơn, nhưng nhiều tư tưởng cũ vẫn còn lưu lại trong tâm lý chàng. Một cách ý thức hoặc vô thức, những tư tưởng ấy vẫn còn ảnh hưởng đến chàng. Phụ nữ, đối với Joe Hearn, là những tạo vật riêng biệt. Có lẽ chàng thích hơn một thế giới trong đó họ ngồi trong những chiếc áo tiệc tùng và được những kẻ cầu hôn khâm phục rồi trở thành những bà nội trợ và những người mẹ, bởi vì cuộc đời như thế đơn giản hơn. Người đàn bà tân thời, kể cả bây giờ chàng tin như thế, người đang lái chiếc xe này, chẳng phải là đàn bà tí nào cả. Nàng là người
của công việc. Nàng lúc nào cũng đòi hỏi những sự điều chỉnh ở tất cả những ai giao dịch với nàng. Nàng vẫn viết lại các quy luật. Nàng là con người khó đối phó. Hầu như mọi điều nàng làm đều làm cho một người đàn ông mất bình tĩnh.
“Những lời cáo buộc phải được soạn ra một cách đặc biệt”, Judith nói tiếp và lắc đầu bực bội. “Luật pháp đòi hỏi điều ấy. Hiếp dâm là một tội ác khác với tội hãm hiếp không bình thường và hãm hiếp ở mồm khác với hãm hiếp ở hậu môn. Ngay bây giờ Anthony Ligouri đang soạn ra những lời cáo buộc đặc biệt. Gã đàn ông sẽ bị bắt ngay khi các điều tra viên mà chúng tôi phái đi có thể tìm ra hắn. Ngày mai hoặc ngày kia khi cô gái ra trước bồi thẩm đoàn chính, Anthony cũng sẽ hỏi cô ta những câu hỏi mà tôi đã hỏi. Không phải tôi hỏi những câu như thế vì tôi thích mà là vì luật pháp quy định rằng tôi phải hỏi như thế.”
Nàng thuyết trình với chàng và đến lượt Joe trở nên bực bội. “Có lẽ cô cũng kết tội gã ấy đấy”, chàng bảo, “nhưng chẳng có bồi thẩm đoàn nào sẽ kết tội hắn đâu.” Khi Judith không đáp, chàng nói tiếp. “Chắc rằng luật pháp đã thay đổi. Bây giờ nó nghiêng về phía nạn nhân. Nhưng cô đã không thay đổi được các bồi thẩm đoàn. Thiếu bằng chứng xác minh, các bồi thẩm đoàn vẫn thích tin rằng người phụ nữ đã xúi giục người đàn ông hơn? Rằng cô ta muốn bị hãm hiếp. Như cô biết rất rõ đấy.”
Điều này làm Judith im lặng. Nhưng một lúc lâu sau, khi trại cảnh sát tiểu bang hiện ra phía trước, nàng nói với vẻ suy tư: “Ông có tin vào câu chuyện của cô gái ấy không?”
“Với những chi tiết mà cô ta khai à? Có.” Lúc này chàng bực cả
với chính mình. Thay vì mê hoặc nàng, chàng lại đương đầu với nàng - có nghĩa là buổi chiều hôm nay hoàn toàn phí phạm. “Công lý duy nhất mà hình như cô có được,” chàng lẩm bẩm, “là nếu những điều tra viên mà cô phái đi bắt tên ấy bẻ gãy cả hai chân hắn.” Ngày xưa, chàng nghĩ với một vẻ thỏa mãn nào đấy, có lẽ điều này có thể xẩy ra đấy.
Judith ném cho chàng một cái nhìn kỳ lạ. “Ông muốn bỏ qua điều ấy à?”
Chàng quay lại tấn công nàng “Dĩ nhiên là không.” Vào ngày xưa, là một nam chưởng lý quận đang lái chiếc xe này, chứ không phải là một người đàn bà và có lẽ chàng sẽ không cảm thấy tất cả những sự xúc động mâu thuẫn này..
Nàng lái ra khỏi con đường và đi vào sân trải sỏi trước mặt trại. “Chúng ta đã đến đây rồi,” nàng bảo, Chúng ta hãy xem thử họ có gì cho chúng ta ở trong đó, phải không nào?”
Họ đi vào trong trại. Như hầu hết các trại cảnh sát, hình như đồ đạc có vẻ thưa thớt, khắc khổ. Sàn không trải thảm. Tắt cả các cảnh sát viên đều mang súng và âm thanh của gót giày Judith kêu vang trên sàn gỗ có vẻ không đúng chỗ, lạ lùng đối với mọi người, có lẽ trừ nàng ra.
Họ được đưa vào một văn phòng ở phía sau.
Đại úy Sample mặc sắc phục, một người nhỏ con mang một khẩu súng quá cỡ - nòng của nó dài như một khẩu súng Wyatt Earp, và báng súng dày quá đến nỗi Joe phải thắc mắc làm sao người đàn ông ấy có thể nắm nó được.
Sample chào hỏi Joe hơi quá nồng nhiệt, dường như rất an tâm
vì nhận thấy cô Adler đã không đến một mình hoặc, còn tệ hơn nữa, có những người phụ nữ khác đi theo. Khi người lính bắt đầu mô tả vụ án của ông, ông nói thẳng với Joe, người hài lòng hoặc có lẽ được trấn an một cách mơ hồ. Trong thế giới thi hành luật pháp, thế giới của chàng, đàn ông vẫn thích giao dịch với đàn ông hơn.
Vụ án này, Sample tuyên bố, một nửa là ma túy, một nửa là hiếp dâm, hoặc có lẽ chỉ là phim khiêu dâm. Ông có vẻ nhún nhường nhiều khi thấy mình đứng trước hai viên chức cao cấp của một thành phố lớn. Phần ma túy trong bản tường thuật của ông không thể nào hiểu được. Các sự kiện không nối tiếp nhau liên tục không dễ dàng theo dõi, và khi thấy mình đang mất thính giả, ông bỗng dừng lại. Có những cuộn băng video quay trong phòng nơi xảy ra các cuộc cưỡng hiếp thật sự, ông lên tiếng, dường như điều này có lẽ sẽ duy trì sự quan tâm của họ. Ông nghĩ rằng đó là những cuộc hiếp dâm thật sự. Họ có muốn xem không?
“Mối quan tâm của tôi là ma túy nặng”, vì đang mặc đồ dân sự không có cấp bậc gì lộ trên vai áo nên Joe đưa nó vào giọng nói của chàng. “Ngoài bốn mươi kilo hasit tìm thấy trong thùng xe, có vụ ma túy nào khác dính líu vào đây không?” Chàng hỏi.
Bằng cách đáp ngay với giọng nói đã thay đổi, viên cảnh sát tiểu bang bỗng trở thành thuộc cấp ngay trong văn phòng của mình. “Không, thưa ngài”, ông nói.
“Không có héroin à?”
“Không, thưa ngài.”
“Cocaine?”
“Không, thưa ngài.”
“Ngay cả dấu vết của héroin hoặc cocain chứ?”
“Không, thưa ngài.” Sample có vẻ hoàn toàn hạ giá. Trái với quyết tâm của chàng, chàng ném cho Judith một cái liếc mắt gay gắt. Chàng đến đây vì vụ này được coi là một vụ án ma túy. Những phim khiêu dâm, có hoặc không có các cuộc hiếp dâm thực sự, không làm chàng quan tâm.
Nhưng Judith đang nén lại một nụ cười, như thể bằng một cách nào đấy Joe đang làm nàng vui. Nàng chẳng có vẻ gì là xin lỗi cả. Nàng rất tự tin ở mình. Joe nghĩ thế.
Chàng nhìn nàng quay sang Sample. “Băng vidéo à?” Nàng hỏi. Thế là tất cả đều xuống lầu, theo sau có nhiều cảnh sát viên khác đã đợi bên ngoài văn phòng Sample. Joe lê bước đi bên cạnh, chàng tin rằng chàng chỉ sắp xếp xem vài cuộc hiếp dâm giả tạo thôi, sự khiêu dâm ngoạn mục theo những tiêu chuẩn của cộng đồng tỉnh lẻ này, có lẽ thế, chứ không phải theo tiêu chuẩn của riêng chàng. Cũng không phải theo tiêu chuẩn của New York. Dưới lầu là một phòng giải trí không có cửa sổ, đóng panô rẻ tiền. Nó có hai hàng ghế trước mặt một bục để TV. Sample giới thiệu các sĩ quan và cảnh sát viên khác. Tất cả đều ngồi vào ghế. Trong lúc Sample loay hoay với chiếc máy vidéo, Joe liếc quanh phòng. Có những hàng cúp thể thao đặt trên những chiếc giá. Trên tường là những bức ảnh đóng khung của các đội cảnh sát của tiểu bang thuộc nhiều môn thể thao khác nhau, có cả một đội gôn. Làm một nhân viên cảnh sát tại New Jersey, Joe nhận ra, không như là một cảnh sát viên trên các đường phố New York.
Trong bóng tối màn ảnh bắt đầu chớp chớp, rồi sáng lên. Hình