🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bạn Gái Khéo Tay - Alexandra Johnson Ebooks Nhóm Zalo BẠN ĐÃ SẴN SÀNG “HÓA THÂN” THÀNH CÔ GÁI ĐẢM ĐANG TUYỆT VỜI? C uốn sách này sẽ trao cho các bạn gái sự mạnh mẽ, tự tin để chinh phục những kỹ năng siêu “ngầu” một cách thật ấn tượng. Không chỉ thế, những kỹ năng này chắc chắn sẽ giúp các bạn gái rất nhiều cho cuộc sống độc lập về sau, khi đã trưởng thành. Vậy nên, bố cục cuốn sách được chia làm sáu phần, tương ứng với sáu nhóm kỹ năng để tùy các bạn cân nhắc, lựa chọn xem mình muốn nắm vững nhóm kỹ năng nào nhất. Đó là: Những siêu kỹ năng sơ cấp cứu, Những siêu kỹ năng dùng trong cuộc sống thường nhật, Những siêu kỹ năng của siêu đầu bếp, Những siêu kỹ năng thời hiện đại, Những siêu kỹ năng “rất con gái”, và cuối cùng là Những siêu kỹ năng xử lý việc nhà. Chỉ cần theo sát các bước được trình bày ở nội dung của mỗi kỹ năng, kết hợp quan sát những hình ảnh minh họa là các bạn đã có thể dễ dàng “tự chinh phục” phần thao tác của mỗi kỹ năng rồi. Bên cạnh đó, hãy luyện tập để làm quen dần với sức mạnh mà những kỹ năng mới này mang đến cho cuộc sống của bạn; bởi đến khi thuần thục rồi thì cả gia đình lẫn bạn bè hẳn sẽ thấy bất ngờ trước “hình tượng” mới của bạn ấy! MÁCH NHỎ Trên “hành trình” xuyên suốt cuốn cẩm nang này, thỉnh thoảng bạn sẽ gặp những khung nội dung Mách nhỏ. Đừng bỏ qua mà hãy đọc kỹ những thông tin ở đây rồi làm thử theo những lời khuyên vì biết đâu, chúng sẽ giúp bạn phát triển các kỹ năng lên đến mức “tuyệt kỹ” chỉ trong một thời gian ngắn. CẢNH BÁO Nội dung trong các khung Cảnh báo này thường là những lời khuyên quan trọng, hướng đến việc ảm bảo sự an toàn cho chính bạn trong quá trình rèn luyện để nắm vững mỗi kỹ năng. Phải luôn đọc phần này thật kỹ lưỡng! NHỮNG SIÊU KỸ NĂNG SƠ CẤP CỨU TÌM CÁCH THOÁT KHỎI NHÀ BỊ CHÁY N ếu chẳng may bị mắc kẹt trong một đám cháy, bạn phải lập tức tìm cách thoát khỏi nơi đó một cách an toàn nhất. Hãy làm theo hướng dẫn sau: 1. Giữ bình tĩnh. Nhất thiết phải giữ bình tĩnh cùng sự tỉnh táo để phán đoán thật nhanh tình huống, định ra hướng thoát ra khỏi nhà. 2. Thoát ra khỏi nhà. Hãy rời khỏi nơi bạn đang ở và tìm đến nơi an toàn, tránh xa địa điểm hỏa hoạn. Đừng mang theo thứ gì vì chúng có thể làm bạn di chuyển chậm lại. Đừng chạy vội vì hành động này có thể khiến bạn bị trượt chân, sau đó mắc kẹt lại trong ám cháy. Đừng sử dụng thang máy (nếu đang ở trong một tòa nhà) vì lửa cháy có thể làm đứt dây cáp và làm rớt thang, cũng như khói có thể len vào trong hộp thang máy làm bạn ngạt thở. 3. Kiểm tra nhiệt độ trên cửa ra vào. Khi di chuyển để thoát ra ngoài, hãy cẩn thận kiểm tra nhiệt độ các cánh cửa trước khi mở chúng ra. Nếu cánh cửa nào nóng, đó có thể là do ở phía bên kia đang có một ám lửa, vì thế đừng mở chúng ra. Hãy chọn hướng khác để ra ngoài. 4. Hạ thấp cơ thể. Nếu có nhiều khói, hãy bò trên sàn nhà vì phần không khí ở bên dưới chứa ít khí cacbonic hơn, dễ hô hấp hơn, giúp bạn không bị ngộp. Bạn có thể dùng một chiếc khăn ướt để che mũi và miệng để không khí vào phổi được lọc sạch hơn. 5. Gọi cứu hỏa, xe cứu thương và cảnh sát. Hãy nhanh chóng gọi điện cho cả ba nơi này vì hỏa hoạn là tai nạn có thể gây thiệt hại về người và của, cũng như gây mất trật tự cho khu vực xung quanh. CẢNH BÁO Trước khi lực lượng cứu hỏa cho phép và kiểm tra sự an toàn của kết cấu trong tòa nhà, bạn tuyệt đối không được lần vào bên trong. LÀM GÌ KHI BỊ LẠC ĐƯỜNG? K hi đi chơi với bạn bè hoặc gia đình, nếu chẳng may bị lạc nhóm, bạn hãy làm theo những hướng dẫn sau: 1. Đừng hốt hoảng. Thay vào đó, hãy hít vào thật sâu rồi thở mạnh ra – làm vài lần như vậy để giúp tâm trí thực sự trấn tĩnh, giúp bạn suy nghĩ sáng suốt hơn. 2. Nếu trước khi đi mọi người đã cùng định ra sẵn một chỗ hẹn thì nên đến đó xem thử. MÁCH NHỎ Hãy ghi lại số điện thoại di động, điện thoại cơ quan, điện thoại nhà của bố mẹ, anh chị, hay của một số bạn bè,… vào sổ tay. Phải luôn mang theo những thông tin này cùng một ít tiền bên người để ề phòng sự cố. Qua đây, các bạn có thể rút kinh nghiệm bằng cách chọn ra một điểm dễ tìm, dễ thấy để khi trong nhóm có người đi lạc thì cả người đi lạc lẫn nhóm còn lại có thể tìm đến nơi này và chờ cho đến khi tìm ra nhau. 3. Nếu các bạn không định sẵn trước một chỗ hẹn nào, trước hết bạn nên tìm một nơi công cộng, có nhiều người qua lại để đảm bảo an toàn như nhà sách, quán cà phê, công viên trung tâm, quảng trường,… Sau đó, gọi điện để báo cho mọi người biết bạn đang ở đâu. Tốt nhất là đừng tự mình lang thang để đi kiếm các bạn mà hãy kiên nhẫn đứng chờ ở một nơi công cộng có đông người. 4. Nếu xung quanh không có chỗ nào đủ an toàn mà bạn lại không mang theo điện thoại di động, cũng như không tìm ra tiệm điện thoại công cộng nào, hãy tìm những người lớn có trách nhiệm như công an, một người chủ cửa hàng nào đó,… kể lại cho họ rõ sự việc và nhờ liên lạc giúp với người lớn trong nhà. CẢNH BÁO Dứt khoát không được đi theo người lạ, cho dù họ có nói là họ được bố mẹ bạn nhờ đến đón bạn đi chăng nữa. AN TOÀN KHI BĂNG QUA ĐƯỜNG Đ ầu tiên, bạn cần tìm những nơi qua đường an toàn như phần vạch qua đường dành cho người đi bộ, kế tiếp là tuân theo những nguyên tắc sau: Khi đi đến bên vệ đường, hãy dừng lại. Quan sát kỹ cả hai hướng mà xe cộ lưu thông trên đường để xem có phương tiện nào đang trờ tới không. Lắng nghe các âm thanh động cơ. Đừng để bản thân bị cuống lên rồi di chuyển nhanh hơn khi bất ngờ nghe được tiếng máy của một phương tiện nào – khi đã bị cuống, bạn sẽ không thể phán đoán đúng được vận tốc của chiếc xe nọ. Đi đứng cho an toàn. Khi cảm thấy đã an toàn, hãy băng qua đường, bước đúng trên vạch dành riêng cho người đi bộ. Song, không được vừa đi vừa giỡn, nhởn nha vui đùa ở ngay giữa đường – nếu không, bạn sẽ phải trả giá bằng chính tính mạng của mình. Không bao giờ được băng qua ở ngay giữa đường hay luồn lách qua các phương tiện giao thông đang đậu cạnh lề đường như hình bên. Những chiếc xe này sẽ hạn chế góc nhìn của bạn, khiến bạn không quan sát hết được toàn cảnh hai hướng của con đường. Thay vào đó, hãy tìm các vạch cho người đi bộ mà đi. MÁCH NHỎ Khi đi bộ trên đường vào ban đêm, hãy chọn mặc quần áo, đội mũ sáng màu (thậm chí là chói lóa) để người điều khiển các phương tiện giao thông dễ nhận ra bạn trên đường. Cẩn thận hơn, bạn có thể dán lên túi đeo hay ba lô của mình những hình phản quang để gây chú ý. XỬ LÝ NHỮNG VẾT TRẦY XƯỚC, VẾT ĐĐỨT TAY T rong cuộc sống hàng ngày, có những lúc bạn sẽ bị trầy, bị đứt tay cho dù bạn có cẩn thận bao nhiêu. Những lúc như thế, nếu biết xử lý đúng cách, bạn sẽ không lo bị nhiễm trùng và vẫn có thể tiếp tục vui chơi, học tập, vận động,… một cách thật thoải mái. CẢNH BÁO Nếu vết thương dài hay sâu hơn 1 cm, hãy báo cho người lớn biết để họ ưa bạn đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế khám và iều trị kịp thời. RỬA VẾT THƯƠNG 1. Dùng nước xà phòng rửa vết thương thật kỹ. 2. Xả sạch xà phòng dưới nước ấm từ vòi. Nếu nhà bạn hay nơi bạn đang ở không có hệ thống nước nóng-lạnh, hãy nhờ người lớn đun nước nóng rồi pha thành nước ấm để rửa vết thương. 3. Nếu trong vết thương còn dính bất cứ mẩu đất, bụi nào, nhờ người lớn giúp gột sạch chúng đi. 4. Dùng một chiếc khăn sạch để thấm khô hết nước quanh khu vực vết thương. Nếu vết thương vẫn còn chảy máu, lấy một miếng vải sạch rồi đắp và ấn nhẹ lên vết thương – động tác này sẽ khiến máu chảy chậm lại. 5. Nếu sau bước 4 mà vết thương vẫn còn chảy máu, hãy nâng bộ phận cơ thể có vết thương lên cao (như nâng tay hay nâng cẳng chân lên) – động tác này sẽ hạn chế máu dồn về phía vết thương. 6. Khi máu đã ngừng chảy, bôi thuốc sát trùng lên vết trầy/vết đứt. (Nhớ dùng ngón tay sạch để bôi thuốc nhé). BĂNG VẾT THƯƠNG 7. Chọn miếng gạc hay băng cá nhân có phần bông thấm vừa đủ lớn để che toàn bộ vùng bị thương. 8. Căn miếng băng sao cho phần bông thấm nằm trên vết thương, sau đó đáp nhẹ lên phần keo xung quanh để cố định miếng băng dính xuống da. MÁCH NHỎ Nếu bạn không có miếng băng cá nhân nào đủ lớn để che vết thương, bạn có thể cắt riêng ra một miếng bông gòn đủ lớn để che vết thương rồi dùng băng keo cố định miếng bông này lên da. CẢNH BÁO Nếu máu thấm qua miếng băng cá nhân hay miếng bông gòn, hãy đắp thêm một lớp nữa. Tuy nhiên, nếu tình trạng máu chảy không dứt, hãy thay một lớp băng sạch rồi đến bệnh viện khám ngay. LÀM GÌ KHI BỊ CHẢY MÁU MŨI N ếu bất thình lình, bạn hay một người bên cạnh bị chảy máu mũi, hãy thực hiện theo những bước sau: 1. Đặt một chiếc xô rỗng trên sàn nhà, phía trước một chiếc ghế. 2. Ngồi xuống chiếc ghế đó và hơi nghiêng đầu về phía trước. Đối với nhiều người, đây có vẻ là một lời khuyên hơi bất thường, bởi họ nghĩ phải ngửa đầu ra sau để máu không chảy ra nữa. Tuy nhiên, nếu bạn làm vậy thì máu sẽ chảy ngược vào trong họng, gây nôn mửa và không làm đông máu, cũng như khiến bạn không nhận biết được mức độ chảy máu của mình. 3. Dùng ngón trỏ và ngón cái ở cùng một tay, bóp phần cánh mũi lại. Nếu có một vật lạnh như viên đá đặt cạnh gốc mũi thì càng tốt. Trong lúc này, hãy hít vào và thở ra qua đường miệng. 4. Giữ nguyên tư thế như vậy trong khoảng từ 10 – 15 phút để máu tự ngưng chảy. 5. Trong vài tiếng đồng sau đó, tránh việc chùi mũi hay cúi người xuống. MÁCH NHỎ Để tránh bị chảy máu mũi, bạn chỉ nên chùi mũi khi cần và không nên chùi quá mạnh. CẢNH BÁO Nếu sau 30 phút mà máu không ngưng chảy, hoặc bạn bắt đầu thấy choáng váng thì nên đến bệnh viện khám. CÁCH SƠ CỨU KHI BỊ BỎNG K hi bị bỏng, bạn cần xử lý thật nhanh để tránh làm vết bỏng nghiêm trọng hơn. Hãy làm theo hướng dẫn sau: 1. Ngay lập tức tránh xa khỏi nguyên nhân khiến bạn bị bỏng. 2. Mở vòi nước mát và đặt phần cơ thể bị bỏng dưới vòi nước, chú ý là không vặn nước ở mức mạnh nhất vì khi đó, áp lực nước có thể phá hủy nghiêm trọng hơn phần tế bào da tay. Để tay trong nước cho đến khi cảm thấy nước lạnh (nhưng đừng để quá lâu, chỉ cần đến khi thấy nước dần lạnh hơn là được). CẢNH BÁO Nếu diện tích vết bỏng lớn hơn một con tem, hay vị trí bỏng nằm gần khu vực miệng, hoặc phần da bị bỏng đã bị vỡ và hở, đừng cố gắng tự mình giải quyết mà hãy đến bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc cẩn thận. 3. Ngâm vùng bị bỏng trong nước lạnh. Nếu vị trí bỏng nằm ở chân thì bạn có thể dùng vòi hoa sen để xịt nước nhẹ lên chân, hoặc hứng nước vào bồn tắm rồi ngâm chân trong đó. 4. Ngâm vùng cơ thể bị bỏng trong nước lạnh ít nhất là 15 phút – hãy dùng đồng hồ để canh thời gian. 5. Dùng băng gạc hay một mảnh vải sạch có thấm nước, quấn lỏng quanh vùng bị bỏng rồi cố định bằng một cây kim băng. SƠ CỨU KHI BỊ ONG CHÍCH Đ ang chơi ngoài trời mà bị ong chích – chà, tình huống này thì bạn phải lập tức tìm cách xử trí thôi. 1. Việc cần làm đầu tiên là loại bỏ chiếc vòi ong còn sót lại trong da bạn. Cần lưu ý là trên vòi ong có những chiếc gai với hình dáng giống như những chiếc móc, vì thế nếu bạn kéo vòi ong ra như bình thường thì phần gai vẫn có thể bám lại trong da bạn. Vậy nên, để tránh tình trạng “vòi đã ra đi nhưng gai còn ở lại”, dùng một chiếc thước kẻ (hay vật có hình dạng tương tự), áp cạnh thước vào thân vòi ong, “xúc” chiếc vòi ra từng chút một, cho đến khi đã lấy được trọn vẹn thân vòi ra khỏi da. 2. Dùng xà phòng và nước để rửa sạch vết ong chích rồi nhẹ nhàng lau khô đi. 3. Bọc một ít viên nước đá vào một chiếc khăn rồi đắp lên vùng bị ong chích, cố định lại. 4. Lưu ý những cử động của mình để tránh chạm vào vết ong đốt vì điều này sẽ giúp làm giảm sưng tấy. CẢNH BÁO Nếu thấy mắt, môi hay lưỡi của mình bị sưng phồng lên, hoặc bạn cảm thấy chóng mặt, khó thở thì có thể là bạn đã bị dị ứng với nọc ong rồi. Hãy báo cho người lớn ngay để được đưa đến bệnh viện kịp thời. SIÊU KỸ RĂNG...RÚT DẰM D ằm là một thớ gỗ nhỏ âm vào da bạn. Sau đây là kỹ năng giúp bạn rút chúng ra. 1. Hãy rửa sạch tay, sau đó rửa sạch vùng da bị dằm đâm. 2. Đứng ở nơi có nhiều ánh sáng (như dưới ánh đèn phòng hay cạnh cửa sổ, nơi ánh sáng mặt trời rọi vào), sử dụng một chiếc kính lúp để xác định chính xác vị trí bị dằm âm. Khi đã xác định được, dùng một chiếc nhíp sạch để kéo dằm ra khỏi da. Để làm điều này, hãy nhấn mạnh nhíp vào phần da quanh vị trí mà đầu dằm thò ra. Sau đó, kẹp nhẹ đầu dằm và kéo ra. Đừng ấn nhíp thẳng xuống đầu dằm vì khi đó, chiếc dằm sẽ cắm sâu vào da hơn. Cũng không kẹp mạnh đầu nhíp vì như vậy có thể khiến mảnh dằm bị gãy ngang, kẹt lại một phần dằm trong da bạn. 3. Khi đã lấy hết dằm ra, hãy rửa phần da vừa bị dằm âm trong nước sạch và để an toàn hơn, bạn có thể dùng ôxy già để sát trùng. MÁCH NHỎ Nếu đã kéo mà chiếc dằm không di chuyển được, hãy ngâm vùng bị dằm âm vào nước nóng để hơi nước nóng làm lỗ chân lông mở rộng ra. Theo đó, thử kéo dằm ra một lần nữa. Nhưng nếu dằm vẫn không ra được thì hãy nhờ người giúp đỡ. CHUỘT RÚT - ÔI, ĐAU QUÁ! N hững cú chuột rút thường xảy ra bất ngờ và có thể khiến bạn đau ớn vô cùng. Phần nội dung sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng này, cũng như cung cấp cho bạn thông tin về cách xử lý khi bị chuột rút. CHUỘT RÚT LÀ GÌ? Chuột rút (hay vọp bẻ) là hiện tượng cơ bắp bị co rút, có thể kéo dài khoảng vài giây hay vài phút. Hiện tượng này xảy ra khi cơ bắp mệt mỏi, hầu hết là trong hoặc sau khi tập thể dục, vận động mạnh. Tuy nhiên, chuột rút cũng có thể xảy ra vào một số thời điểm khác, chẳng hạn như khi bạn đang ngủ,… CHUỘT RÚT Ở CHÂN Nếu chuột rút xảy ra ở phần chân nằm dưới đầu gối của bạn, hãy tháo giày ra và uốn bàn chân hướng lên trên về phía trước như hình bên. Động tác này nhằm duỗi các cơ ở phần ống quyển ra, vì vậy làm các cơ ngưng co rút. CHUỘT RÚT Ở TAY Nâng cánh tay bị chuột rút lên, đưa ra sau đầu và gập lại như hình bên. Dùng tay kia, nhẹ nhàng ép cánh tay bị chuột rút gập xuống phía dưới, duỗi cơ cánh tay ra. CHĂM SÓC CƠ SAU KHI BỊ CHUỘT RÚT Tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút vừa xảy ra (có thể xuất phát từ một cơn đau ở bàn tay sau khi viết bài quá lâu, hay một cánh tay bị nhức mỏi sau khi chơi quần vợt,…). Sau đó, bạn nên nghỉ ngơi. Xoa bóp cơ ở những nơi vừa bị chuột rút bằng cách dùng bàn tay ấn lên những vị trí này, day day và di chuyển theo những đường tròn nhỏ. PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG CHUỘT RÚT Khởi động, đặc biệt là thực hiện các bài tập co duỗi cơ trước khi chơi thể thao sẽ giúp gia tăng sức chống chịu cho cơ bắp, giảm nguy cơ bị mỏi dẫn đến việc bị chuột rút. Và sau đây là hướng dẫn phần khởi động – co duỗi cơ chân: 1. Đứng đối diện với một bức tường, áp lòng bàn tay lên mặt tường. Đứng thẳng và bước chân phải về phía sau, đồng thời hơi khuỵu chân trái xuống. Giữ cho lòng bàn chân phải áp xuống mặt đất, đồng thời cố gắng duỗi thẳng cẳng chân phải cho đến khi cảm thấy các bó cơ căng ra. Vừa đếm từ 1 đến 10 vừa duy trì tư thế này. 2. Tiếp theo, nâng phần cẳng chân phải lên cho đến khi gót chân chạm mông. Dùng tay phải nắm cổ chân phải, giữ cơ thể ở nguyên tư thế như trong hình bên trong khoảng 10 giây. 3. Thực hiện lại bước 1 và 2 với phần chân bên trái. MÁCH NHỎ Chuột rút thường xảy ra do sự mất nước của cơ thể, vì thế hãy uống nhiều nước lọc hay các loại nước uống dùng trong thể thao trước và sau khi vận động. Dùng một quả chuối mỗi ngày cũng có thể giúp bạn tránh được những cơn chuột rút. TƯ THẾ SẴN SÀNG CẤP CỨU G iả sử có lúc nào đó, bạn tình cờ bắt gặp một người bị bất tỉnh. Khi đó, hãy gọi cấp cứu ngay và nói rõ cho nhân viên trực cấp cứu biết rõ tình trạng người bệnh. Có những lúc, sau khi được báo rõ tình trạng của người bị nạn, nếu cảm thấy đây không phải là trường hợp chấn thương nặng thì nhân viên y tế sẽ nhờ bạn di chuyển để đưa người bị nạn về tư thế sẵn sàng cấp cứu. Vì thế, hãy trang bị trước những kiến thức về sơ cấp cứu để chuẩn bị cho tình huống này. Bạn cũng có thể cùng một người bạn thực tập trước theo những hướng dẫn sau đây nhé. 1. Quỳ xuống cạnh người bị bất tỉnh (chính là “nhân vật” mà bạn mình đang đóng giả). 2. Điều chỉnh cánh tay ở gần phía bạn hơn về tư thế hình chữ L với phần mu bàn tay áp xuống đất. 3. Dùng tay của bạn di chuyển cánh tay kia của người bất tỉnh, sao cho cuối cùng phần mu bàn tay này đặt trên mặt họ. Sau đó, tiếp tục dùng tay giữ bàn tay của người bị bất tỉnh ở nguyên tư thế này. 4. Dùng tay kia co đầu gối của người bị bất tỉnh lên, càng co được nhiều thì càng tốt. Nhớ đặt sao cho lòng bàn chân áp xuống đất. Kiểm tra xem sau bước 4 này, tư thế của người bất tỉnh có giống với tư thế trong hình minh họa không. 5. Giữ chắc phần đầu gối đã co lên của người bất tỉnh để lấy thế, từ từ ngả cơ thể của người này hướng về phía mình. Khi kết thúc bước này, người bị bất tỉnh sẽ nằm ở tư thế như hình đầu trang bên. 6. Sau bước 5, một bàn tay của bạn sẽ đặt dưới mặt của người bất tỉnh, vậy nên lúc này hãy nhẹ nhàng rút tay ra. 7. Điều chỉnh để đầu người này hơi ngẩng lên, giúp hô hấp dễ dàng hơn. Trong tình huống cấp cứu thực tế, hãy ở lại với người bị bất tỉnh cho đến khi xe cấp cứu tới. CẢNH BÁO Với những trường hợp rõ ràng là bị chấn thương, đừng đưa nạn nhân về tư thế chờ được cấp cứu này nếu không có sự chỉ dẫn của chuyên viên cấp cứu qua điện thoại. Khi một người bị chấn thương (như chấn thương cột sống,…), việc dịch chuyển sẽ khiến tình trạng chấn thương trầm trọng hơn. B CÁCH TỰ BẮT MẠCH ắt mạch là một kỹ thuật sơ cứu rất hữu dụng, đáng học và cũng… dễ học. Nhờ kỹ thuật này, bạn sẽ biết được liệu tim của mình có đang ập quá nhanh hay quá chậm,… không. 1. Duỗi một cánh tay ra, lật ngửa bàn tay và điều chỉnh để cánh tay ở vào tư thế thoải mái. 2. Khép sát ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay kia, ấn nhẹ hai ngón này lên cổ tay ở bên tay đang duỗi ra (chịu khó di chuyển ngón tay của mình về phía phần cổ tay nằm dưới ngón cái). Nếu có thể cảm nhận được “chuyển động ập” ở dưới da thì bạn đã bắt mạch đúng chỗ rồi. Và nguyên nhân của “chuyển động” dưới da này chính là do máu di chuyển trong các mạch máu. 3. Khi đã bắt được mạch, bạn nên bình tĩnh cảm nhận để xác định xem tim mình đang đập nhanh đến mức nào. Để làm được điều này, hãy đếm xem trong khoảng 10 giây, mạch đập bao nhiêu lần và sau đó lấy số vừa đếm được này nhân lên cho sáu để ra số lần mạch đập tương ối trong một phút. Thế nào là mạch bình thường? Từ 10 tuổi trở lên, mạch đập trung bình 60 – 100 lần/phút. Càng nhỏ tuổi thì mạch càng đập nhanh hơn, ví dụ như từ 7 – 9 tuổi thì mạch đập trung bình 70 – 110 lần/phút. Nếu cảm thấy tốc độ mạch đập không ổn, hãy báo cho bố mẹ biết. MÁCH NHỎ Nếu không thể bắt được mạch ở cổ tay, bạn vẫn có thể thử tìm mạch ở vùng cổ của mình. MANG BĂNG VẢI CỐ ĐỊNH CÁNH TAY C ó những tình huống chấn thương đòi hỏi phải sơ cấp cứu trước khi đưa người bị thương đến bệnh viện để bác sĩ khám kỹ, điều trị đúng cách. Một trong số đó chính là chấn thương cẳng tay, và bạn hoàn toàn có thể giúp thực hiện kỹ thuật sơ cấp cứu mang băng cố định cánh tay cho người bị chấn thương nếu bạn có mặt ở nơi xảy ra tai nạn. 1. Đầu tiên, tìm một mảnh vải lớn, có dạng hình vuông và một chiếc kim băng (hay còn gọi là kim tây). Gấp chéo mảnh vải lại làm hai, 1 thành hình tam giác vuông. 2. Yêu cầu người bị thương gập cánh tay bị thương lại, sao cho 2 phần cẳng tay nằm tương đối vuông góc với phần bắp tay, đồng 3 thời đặt ngang trước ngực như tư thế trong hình minh họa ở bên. 3. Đặt mảnh vải (lúc này có hình tam giác) phủ lên phần thân trước nhưng nằm dưới cẳng tay của người bị thương. Ở đây, với góc khăn số 1 và góc khăn số 3 là hai góc 45º còn góc khăn số 2 là góc 90º, hãy xoay khăn sao cho góc số 1 nằm kẹp ở một bên cổ và vai của người bị thương, còn góc số 2 thì ở vào khoảng dưới cùi chỏ tay. 4. Tiếp theo, kéo góc khăn số 3 nằm dưới cùng lên, bọc cẳng tay lại theo chiều từ trong ra ngoài và hướng về phía bên kia cổ so với góc khăn số 1. Nhẹ nhàng kéo góc khăn số 1 và 3 ra sau cổ của người bị thương và buộc nút ôi hai góc này lại với nhau để cố định băng vải. 5. Kiểm tra xem miếng vải bị cột có quá chặt không, hay phần cẳng tay, cổ tay và khuỷu tay có được nâng đỡ chưa. Nếu những ngón tay có thể thò ra ngoài băng vải, cũng như người bị thương có thể giữ tư thế gần giống như hình bên phải đây thì phần sơ cứu của bạn có thể xem là thành công rồi. 6. Bọc thêm một ít khăn vải ở phần cùi chỏ của tay bị thương và dùng kim băng gài lại vào phần băng vải chính. GIÚP NGƯỜI KHÁC HẾT BỊ SẶC H ãy “thủ” sẵn bí quyết sau để nếu lỡ bạn bè hay người ở gần bị sặc, bạn sẽ có thể ra tay giúp ỡ. 1. Nếu người bị sặc vẫn còn có thể nói hay hít thở, hãy yêu cầu họ ho khạc liên tục để cố gắng làm thông cổ họng, khiến vật bị kẹt bên trong văng ra ngoài. Nếu cách này không hiệu quả, hãy chuyển sang bước 2. 2. Hãy giải thích cho người bị sặc hiểu là bạn sắp phải vỗ mạnh năm lần vào phần lưng trên của họ để giúp đẩy vật đang bị kẹt trong cổ họng ra. MÁCH NHỎ Nếu người bị sặc không thể nói hay thở được, hãy đưa người bị sặc đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. 3. Bước ra phía sau lưng người bị sặc, điều chỉnh thân người họ sao cho hơi ngả về phía trước. Sau đó, vỗ mạnh năm lần vào vị trí chính giữa hai xương bả vai của họ (ở đây, nên điều chỉnh tư thế sao cho phần gan bàn tay tiếp xúc với lưng người bị sặc). Sau mỗi lần vỗ, hãy dừng lại một chút để kiểm tra xem liệu vật bị tắc đã rớt ra chưa. 4. Nếu sau bước 3 mà vật bị tắc vẫn chưa ra được, hãy đưa người bị sặc đến bệnh viện. NHỮNG SIÊU KỸ NĂNG DÙNG TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NHẬT GIÚP RĂNG XINH THẬT BÓNG VÀ SẠCH M uốn được như vậy, mỗi ngày hai lần bạn hãy làm theo các bước sau: 1. Làm ướt phần lông bàn chải rồi cho lên một ít kem ánh răng (chừng một hạt đậu là vừa rồi nhé!). 2. Nhớ đđiều chỉnh tư thế cầm bàn chải cho đúng, sao cho bàn chải nghiêng một góc45º theo phương ngang so với hàm răng. Bắt đầu chải với mặt ngoài răng, điều khiển bàn chải chuyển động xoay lên xuống vài lần với mỗi răng, từ phần nướu lên và cứ thế tiếp tục với các răng còn lại. 3. Với mặt trong của răng, bạn cũng “xử lý” tương tự như với mặt ngoài. 4. Với các răng hàm nằm sâu bên trong miệng mà bàn chải thường khó chạm đến, hơi co vòm miệng lại để có thể đưa bàn chải vào sâu hơn, dễ đặt bàn chải tiếp xúc với thân răng hàm hơn. 5. Giờ thì bạn hãy chải tới–lui mặt nhai của các răng hàm, với mặt ngoài và mặt trong thì làm tương tự như bước 2 và 3 ở trên. 6. Sau cùng là bước cọ lưỡi – bước quan trọng giúp loại bỏ bớt vi khuẩn, khiến hơi thở sạch và dễ chịu suốt cả ngày. Để tiến hành bước này, bạn có thể dùng trực tiếp phần lông bàn chải hay dùng dụng cụ chuyên để cọ lưỡi. Cuối cùng, bạn cần thuộc lòng “khẩu hiệu” sau: chải răng hai lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng hai phút. “BÍ KÍP” RỬA TAY SIÊU SẠCH N ếu chỉ rửa tay qua loa dưới vòi nước thì sẽ chẳng giúp bạn loại bỏ tối ưu các vi khuẩn gây bệnh đâu. Sau đây mới là cách rửa tay hợp vệ sinh: RỬA TAY KHI NÀO? - Sau khi đi vệ sinh - Trước khi chạm tay vào thức ăn - Sau khi ho hay hắt xì hơi 1. Làm ướt bàn tay, lấy ra một lượng xà phòng vừa đủ. Sau đó xoa hai bàn tay với nhau để xát xà phòng đều ra cả phần lòng bàn tay, mu bàn tay và các ngón tay. 2. Chà hai lòng bàn tay vào nhau theo chuyển động tròn. 3. Áp lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và di chuyển lên xuống. Nhớ kết hợp an các ngón tay vào nhau trong khi chà để làm sạch các kẽ tay. Sau đó, đổi vị trí hai bàn tay và làm tương tự. 4. Áp hai lòng bàn tay với nhau và chà lên xuống. (Vẫn phải) nhớ đan các ngón tay vào nhau trong khi chà để kết hợp làm sạch các kẽ ngón. 5. Gập các ngón tay lại, hướng vào phía trong phần lòng bàn tay. Móc các ngón đã gập ở cả hai bàn tay vào nhau và chuyển động tròn như hình bên để chà sạch phần đầu ngón tay. 6. Một tay giữ ngón cái ở tay kia, xoay tròn để làm sạch ngón cái này như hình bên. 7. Đổi tay và làm sạch tương tự như bước 6. 8. Một tay khép chặt các ngón rồi xoa tròn, chà sạch phần lòng của tay kia. 9. Đổi tay và làm sạch tương tự như bước 8. 10. Xả sạch xà phòng trên cả hai bàn tay với nước ấm. 11. Dùng khăn sạch lau khô tay. MÁCH NHỎ Thời gian lý tưởng để rửa sạch cả hai bàn tay là khoảng 20 giây – tương đương khoảng thời gian hát hai lần bài “Happy Birthday To You”. Vậy nên, bạn có thể kết hợp tập hát trong khi rửa tay theo đúng các bước trên. Và lúc bạn kết thúc lần thứ hai bài hát này cũng là lúc bạn đang thực hiện bước 10. CÁCH TỰ THẮT CÀ VẠT T ại sao là con gái mà phải học cách thắt cà vạt nhỉ? Ấy là vì ngày nay, có một số trang phục dành cho nữ giới mà khi thêm vào chiếc cà vạt, người mặc trông sẽ cực kỳ mạnh mẽ, sành điệu mà vẫn vô cùng nữ tính. Thời trang ấy mà! Vậy nên, hãy học cách thắt từ bây giờ để tránh việc sau này trói luôn tay mình vào dây cà vạt mỗi khi điệu đà trước gương. 1. Dựng cổ áo sơ mi lên, nhớ là các nút áo đã được cài hết (nhất là các nút trên cùng). 2. Vắt cà vạt qua phần cổ áo – phần đầu to nên nằm ở bên trái nếu bạn thuận tay phải và nằm ở bên phải nếu bạn thuận tay trái. 3. Dùng hai tay kéo thẳng để so độ dài phần cà vạt ở hai bên cổ, sao cho phần cà vạt đầu to dài hơn phần cà vạt đầu nhỏ khoảng 15 cm là được. 4. Vắt chéo phần dây cà vạt lên trên, sau đó là luồn xuống dưới phần đầu nhỏ. Chú ý là khi kết thúc bước này, mặt trong của phần cà vạt đầu to sẽ hướng ra ngoài. 5. Vòng phần cà vạt đầu to quanh phần cà vạt đầu nhỏ thêm một lần nữa như hình minh họa ở bên. 6. Luồn đuôi cà vạt đầu to từ dưới lên, từ sau ra trước qua lỗ trên cùng, gần cổ áo nhất sao cho phần mặt trong cà vạt hướng ra ngoài. Đến đây, bạn sẽ thấy là mình vừa tạo thêm một lỗ mới, nhỏ hơn và nằm ở gần giữa thân của phần cà vạt đầu nhỏ (theo hình bên phải). 7. Kéo thẳng phần cà vạt đầu to xuống, luồn tiếp qua lỗ vừa tạo ở bước 6. 8. Giữ chặt phần cà vạt đầu nhỏ và nhẹ nhàng kéo xuống trong khi gút chặt phần nút cà vạt lên sát cổ áo. LÀM SAO ĐỂ MÁI TÓC TRỞ NÊN BÓNG MƯỢT N ếu chỉ dùng dầu gội đầu thì chưa thể giúp mái tóc của bạn sáng mượt đâu. Sau đây là các bước giúp bạn làm đẹp thêm cho mái tóc của mình: 1. Dùng nước ấm làm ướt tóc, lấy ra lượng dầu gội vừa phải tùy theo độ dài và dày của tóc rồi mát-xa kết hợp xoa dầu gội khắp tóc. 2. Thả tóc dồn về phía trước, mát-xa da đầu bằng cách dùng đầu ngón tay ấn và xoa tròn – động tác này sẽ giúp tóc bạn mọc khỏe hơn. 3. Xả nước để gội sạch dầu gội khỏi tóc. Nên nhớ: bất cứ chút dầu gội nào còn dính trên tóc ều khiến tóc bạn trông thô ráp nhé! 4. Lấy ra một lượng dầu xả thích hợp tùy theo độ dài và dày của tóc bạn. Bôi dầu xả lên tóc, từ giữa thân tóc xuống phần ngọn và giữ như vậy khoảng năm phút. 5. Xả sạch lớp dầu xả này với nước ấm, sau đó chuyển sang xả nhanh bằng nước lạnh để kết thúc bước này. MÁCH NHỎ Nếu muốn những lọn tóc của mình thêm sáng bóng, bạn có thể dùng máy sấy tóc hay bàn ủi làm nóng khăn lau đầu trước, sau đó gội đầu theo các bước từ 1 đến 3. Đến bước 4 thì dùng lượng dầu xả nhiều hơn một chút rồi dùng chiếc khăn nóng đã chuẩn bị từ trước để quấn và ủ tóc. Dùng máy sấy tóc hơ đều mặt ngoài khăn trong vòng mười phút. Sau đó, tháo khăn ra, xả sạch rồi sấy khô tóc như bình thường. CHĂM SÓC NHỮNG CHIẾC MÓNG XINH N ếu muốn giữ cho các móng tay và móng chân của mình được khỏe mạnh đồng thời trông thật gọn gàng, sạch sẽ, bạn cần nắm vững các kỹ thuật chăm sóc móng sau: 1. Ngâm tay trong nước ấm khoảng hai phút. 2. Cắt ngắn móng tay theo phương ngang, sao cho phần móng còn lại ở mỗi móng có độ dài tương xứng nhau. 3. Giũa móng để tạo độ cong cho phần đầu móng. Cố gắng giữ một hướng di chuyển nhất định đối với thanh giũa móng. 4. Lấy ra một lượng chất làm mềm da vừa đủ, bôi đều lên phần da ở cuối móng rồi dùng phần cán của cây dũa móng cọ nhẹ, giúp làm sạch phần da thừa ở cuối móng. 5. Cuối cùng, dùng khăn ẩm và mềm để lau sạch cả phần móng tay và bàn tay. TỰ PHÒNG VỆ KHI LƯỚT WEB " L ướt nét” ngay chính “hang ổ” của mình tất nhiên sẽ khiến bạn cảm thấy thật thoải mái. Tuy nhiên, điều đáng buồn là thế giới trên mạng cũng như ngoài đời thực, dù có ngồi ở nhà thì bạn vẫn không thể nào tránh được những mối nguy luôn rình rập. Sau đây là cách giúp bạn phòng tránh các nguy cơ từ Internet: Giữ kín những thông tin cá nhân. Đừng chia sẻ các thông tin về đời tư của mình lên mạng, ngay cả với những người mà bạn cho là bạn bè. Kiên quyết không bật mí những bí mật cho người lạ, chẳng hạn: tên thật của bạn (thay vào đó, hãy dùng một biệt danh hài hước, đậm chất Internet “ảo”), địa chỉ nhà, ngày sinh, tên trường nơi bạn đang theo học, số điện thoại nhà lẫn số cá nhân và địa chỉ email. Không cho kẻ lạ đột nhập. Nếu liên tục nhận được tin nhắn từ một người lạ, hãy nhờ cha mẹ hoặc thầy cô, bạn bè giúp đỡ, tìm cách chặn các tin nhắn này lại. Cũng đừng chấp nhận kết nối làm bạn với những người mà bạn không quen biết ngoài đời thật. Đảm bảo khả năng bảo mật cho máy tính. Không bao giờ mở những email hay những tập tin do những người mà bạn không hề quen biết gửi đến. Đó là những thứ có thể chứa vi-rút phá hoại, đe dọa chiếc máy tính vốn lưu giữ những thông tin quan trọng của bạn. Giữ khoảng cách. Nhất định không được gặp gỡ những người mà bạn chỉ mới giao tiếp sơ qua trên mạng, bởi vì bản chất của họ có thể không như bạn tưởng đâu. CẢNH BÁO Nếu có ai đó trên mạng hỏi bạn những câu hỏi liên quan đến chuyện riêng tư, hoặc gây phiền nhiễu, sinh sự với bạn, hãy kể cho cha mẹ, thầy cô biết. Thậm chí, có những tình huống bạn sẽ cần phải trình báo với cảnh sát. Nhớ lưu lại các email, tin nhắn liên quan đến người này để làm chứng cứ. PHÒNG TRÁNH BỆNH… “VIÊM MÀNG TÚI”! Đ ừng để chú heo đất của mình phải “đói meo ói mốc”! Bạn có thể tham khảo những mẹo vặt sau đây và theo dõi xem liệu “hầu bao” của mình có ngày càng rủng rỉnh hơn không nhé! Suy tính thật kỹ. Bạn có thực sự cần mua một chiếc váy mới không? Hãy dành ra ít nhất một tuần để cân nhắc rồi mới quyết định mua sắm – nhờ vậy bạn mới biết rõ là chiếc váy kia có phải chỉ là một mong muốn nhất thời hay không. Nếu sau một tuần đắn đo mà bạn vẫn còn thấy nó cần thiết với mình thì… bắt đầu dành dụm tiền thôi! Mở một tài khoản ngân hàng. Hãy nhờ cha mẹ giúp lập một tài khoản ngân hàng nếu bạn chưa đủ tuổi tự ứng tên trên tài khoản. Lúc này, nếu muốn sử dụng tiền thì bạn sẽ phải hỏi ý kiến cha mẹ, rồi phải ra ngân hàng hay đến máy ATM để rút tiền. Và chính khoảng thời gian dành cho những việc này sẽ khiến bạn đồng thời cân nhắc lại xem mình có thực sự muốn chi khoản tiền này hay không. Tìm việc làm thêm. Hãy hỏi cha mẹ, hàng xóm hay những người thân quen xem có việc làm thêm nào mà bạn có thể đảm nhận không. Những công việc như lau chùi cửa kính, nhổ cỏ hay soạn thảo văn bản,… sẽ giúp bạn kiếm thêm “lương thực” để “vỗ béo” chú heo đất ấy. XỎ VÀ BUỘC DÂY GIÀY V ới phương pháp xỏ và buộc dây giày này, đảm bảo đôi giày bạn mang sẽ được tôn thêm vẻ xinh đẹp, gọn gàng và lịch sự. XỎ DÂY CHO NGAY 1. Xỏ chân vào giày (nhớ xỏ đúng bên nhé!). Thật ra, có những bạn cảm thấy việc xỏ dây giày sẽ dễ dàng hơn khi chân không mang giày; nếu vậy thì bạn hãy đặt chiếc giày cùng dây xỏ lên sàn nhà, ở ngay trước mặt mình. 2. Đầu tiên, xỏ dây từ trên xuống, qua một trong hai lỗ giày ở xa cổ chân nhất. Xỏ lỗ bên trái hay bên phải trước là tùy vào việc bạn thuận tay nào và cảm thấy bắt đầu từ đâu là thuận cho mình nhất. 3. Luồn dây từ dưới lên qua lỗ đối diện. 4. Canh lại để chiều dài hai nửa dây giày cân đối nhau. 5. Luồn chéo dây giày, nửa dây bên phải luồn từ dưới lên qua lỗ bên trái ở hàng thứ hai. 6. Luồn nửa dây bên trái qua lỗ bên phải ở hàng thứ hai. 7. Tiếp tục luồn dây theo đường zíc-zắc như vậy với các lỗ ở những hàng tiếp theo cho đến khi đã xỏ hết các lỗ. 8. Lặp lại các bước xỏ dây từ 1 đến 7 đối với chiếc giày kia. BUỘC DÂY CHO GỌN Dặn trước nè: các bước hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn buộc dây có dạng hình cái nơ. 1. Sau khi đã xỏ dây vào giày, hãy thắt dây lại để có kết quả như hình bên. 2. Đặt ngón trỏ xuống dưới gút thắt. 3. Hãy thu một nhánh dây lên để tạo hình cái thòng lọng, sau đó dùng hai ngón tay giữ ở phần bắt chéo thòng lọng. 4. Móc nhánh dây giày còn lại vòng qua đầu thòng lọng mà bạn vừa tạo ở bước 3. Lúc này, bạn sẽ thấy là ở phía dưới đầu thòng lọng đầu tiên, có một khoảng trống nhỏ. 5. Tiếp theo, dùng một ngón tay để xỏ nhánh dây này qua khoảng trống này, kéo dây qua để có đầu thòng lọng thứ hai. 6. Nắm hai đầu thòng lọng, kéo về hai phía ngược nhau để gút chặt dây giày lại. MÁCH NHỎ Trên thực tế, còn rất nhiều cách xỏ và buộc dây giày khác nữa. Bạn có thể tìm kiếm trên mạng internet để tham khảo thêm, hoặc cũng có thể mua thêm nhiều sợi dây giày với những màu sắc và họa tiết khác nhau để thi thoảng “thổi luồng gió mới” để những đôi giày của mình trông cá tính hơn. TRÁNH BỊ SAY TÀU XE HAY MÁY BAY N hững mẹo sau có thể sẽ giúp bạn “ổn định” bụng dạ trong những chuyến đi dài, dù phương tiện di chuyển của bạn có là gì đi nữa. CÁC VỊ TRÍ LÝ TƯỞNG TRÊN MỖI LOẠI PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN: Nếu đang ở trên xe hơi, hãy ngồi ở ghế cạnh vị trí tài xế. Nếu đi tàu thuyền, hãy ngồi ở vị trí giữa tàu. Nếu ngồi trên máy bay, vị trí ngồi bên cửa sổ, phía trên cánh máy bay là lý tưởng nhất để không phải “tiêu hóa ngược”. Nếu có thể, hãy MỞ CỬA SỔ để tận hưởng làn không khí thoáng đãng ngoài trời. Nếu đang ngồi trên xe hơi hay xe đò, ĐỪNG nhìn ra ngoài cửa sổ để quan sát các phương tiện khác đang di chuyển trên đường. Thay vào đó, hãy TẬP TRUNG nhìn vào một điểm ở đường chân trời phía trước. ĐỪNG đọc sách, báo hay chơi điện tử trong khi di chuyển. Hãy DÙNG những thực phẩm (kẹo, bánh, nước trà,…) có vị và mùi gừng, bạc hà. Nhớ UỐNG nhiều nước để tránh cho cơ thể bị mất nước trong suốt chuyến đi dài. LÀM SAO ĐỂ ĐĐÔI GIÀY TRỞ NÊN BÓNG LOÁNG? N ếu đôi giày của bạn sáng bóng, nó sẽ giúp bạn thêm phần tỏa sáng. Vậy còn chờ gì nữa? Nhanh nhanh học hỏi cách đánh giày sáng bóng thôi! 1. Đặt đôi giày cần ánh bóng lên tờ giấy báo cũ đã được trải sẵn trên sàn nhà. Nhớ tháo hết dây giày ra trước (nếu có) rồi bắt đầu quá trình “kỳ cọ” bằng cách dùng khăn ẩm lau sạch lớp bụi bẩn. Sau đó, phơi giày cho khô. 2. Dùng một miếng khăn khô mềm, quấn quanh ngón trỏ và ngón giữa rồi nhúng vào xi ánh giày. (Nhớ dùng xi đánh giày có màu giống với màu đôi giày của bạn, không thì hãy dùng loại xi có màu trong. Không được dùng xi đối với giày làm bằng da lộn, thay vào đó hãy dùng bàn chải lông cứng để chà bóng bề mặt giày). 3. Xoa xi ánh giày lên khắp mặt da của chiếc giày, bắt đầu từ gót giày trở lên. Lưu ý: nên xoa xi theo những vòng tròn nhỏ rồi dần dần di chuyển khắp mặt da. Chuyển sang chiếc giày còn lại, làm tương tự. 4. Tiếp theo, hong khô giày càng lâu càng tốt để cho xi thấm vào da giày. 5. Luồn một tay vào bên trong giày, ở phần mũi để giữ cố định trong khi dùng bàn chải ánh giày cọ nhanh trên bề mặt da bên ngoài. Nhờ vậy, mặt da giày sẽ bóng lên. Làm tương tự với chiếc giày còn lại. 6. Lặp lại các bước từ 2 đến 5. (Cuối cùng, nhớ xỏ lại dây giày, đúng theo hướng dẫn ở phần Kỹ năng số 21). LƯU GIỮ HƯƠNG THƠM CHO ĐÔI GIÀY THỂ THAO K hử mùi cho giày thể thao ư? Chuyện… không có gì to tát cả! Phần kỹ năng này sẽ chỉ cho bạn những nguyên tắc quan trọng để có thể ánh bay mùi khó chịu khỏi đôi giày của mình. XÌ-TỐP, NHỮNG MÙI KHÓ CHỊU KIA! Nguyên tắc số 1: Bàn chân phải sạch sẽ, thơm tho trước khi xỏ chân vào giày. Vì thế, phải vệ sinh chân (cũng như vệ sinh toàn thân) hàng ngày. Nhớ phải lau khô bàn chân, đặc biệt là phần kẽ ngón chân. Nguyên tắc số 2: Khi giày thể thao bị ướt, bạn phải phơi khô giày ở những nơi thoáng khí. Lưu ý là chỉ sử dụng khi giày đã khô ráo chứ không dùng khi giày còn ẩm ướt. Nguyên tắc số 3: Sử dụng vớ làm từ chất liệu sợi tự nhiên (như vải cotton, len tự nhiên,…) vì những chất liệu này có tính thấm hút tốt hơn vải làm từ sợi nhân tạo. TỰ LÀM CÁC TÚI KHỬ MÙI Nếu tình trạng mùi hôi giày không mấy cải thiện, bạn có thể tự chế những túi khử mùi theo hướng dẫn sau: 1. Lấy ra một ôi vớ cũ (lưu ý là tuy cũ nhưng vẫn phải sạch nhé!), cho vào mỗi chiếc một vài muỗng xô- a(*). (*) Xô- a cũng chính là bột nở, thường được dùng trong cả việc nấu nướng lẫn vệ sinh nhà bếp. Hãy ra hiệu thuốc hoặc những nơi bán hàng đáng tin cậy để tìm mua chất này. 2. Dùng dây thun hay dây vải thít chặt miệng vớ lại, phần vớ thừa có thể cắt bỏ đi sao cho hai túi khử mùi phải gọn gàng để dễ bỏ vào giày. 3. Đặt mỗi túi khử mùi vào trong mỗi chiếc giày thể thao và để qua đêm. Đến sáng, bạn có thể thoải mái dùng mũi của mình để… kiểm tra hiệu quả “ ánh bật mùi hôi” của các dụng cụ tự chế. “TỰ VỆ” DƯỚI ÁNH MẶT TRỜI T heo các nghiên cứu khoa học, ánh nắng mặt trời có chứa các tia cực tím (hay còn gọi là tia UV) và những tia này có thể làm tổn hại tế bào da con người. Và những lời khuyên sau là nhằm giúp bạn “tự vệ” mỗi khi vui chơi ngoài trời vào ban ngày ấy! NHỚ bôi kem chống nắng lên da khoảng 15-20 phút trước khi ra khỏi nhà (hãy chọn loại có chỉ số chống nắng(*) tối thiểu là 30). Nếu bạn ở ngoài trời nắng liên tục thì sau mỗi hai giờ, phải bôi lại lần nữa lên những phần cơ thể thường phơi ra nắng (như cánh tay, bàn tay, chân, cổ,…). Và khi đi bơi thì việc bôi kem chống nắng là càng cần kíp! (*) Chỉ số chống nắng: trong tiếng Anh là Sun Protection Factor (viết tắt là SPF). Ế Vào những ngày nắng nóng, HẠN CHẾ ra ngoài trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ trưa đến 3 giờ chiều. Hãy UỐNG nhiều nước lọc khi ở ngoài trời và sau khi đã vào trong nhà để giữ cơ thể tỉnh táo vì ánh nắng mặt trời thường khiến bạn mệt mỏi và bị mất nước. ĐỘI NÓN để che vùng đầu, MANG KÍNH RÂM có khả năng chắn tia UV để bảo vệ mắt. Hãy NHỚ: Trời có mây không có nghĩa là mây đã cản bớt các sóng điện từ gây hại cho sức khỏe có trong ánh sáng mặt trời. Vậy nên bạn vẫn nên sử dụng các biện pháp bảo vệ da như bôi kem chống nắng, đội nón, đeo kính râm,… vào những ngày trời nhiều mây. ĂN KHỎE MỖI NGÀY Ă n uống khỏe mạnh không chỉ giúp cơ thể các bạn trẻ đang ở tuổi ăn tuổi lớn phát triển toàn diện mà còn giúp tiếp thêm năng lượng cho các hoạt động thường ngày. Sau đây là phần hướng dẫn về cách thức ăn uống khỏe mạnh mỗi ngày cho các bạn trẻ.