🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bạn Đã Bao Giờ Hôn Bố Mẹ Chưa? - Võ Thu Hương full prc pdf epub azw3 [Tản Văn]
Ebooks
Nhóm Zalo
a
Mục lục
1. Lời giới thiệu
2. CHƯƠNG 1 - TÌNH YÊU BAN SƠ
3. Chỉ là nỗi nhớ thôi mà!
4. Từ bàn tay mẹ
5. Hơi ấm bàn tay
6. Tháng năm nhớ mùi tóc mẹ
7. Yêu từng tấm áo manh quần
8. Đôi khi đúng – sai không quan trọng
9. Tuổi nào mất mẹ thì đau?
10. Những khoảnh khắc ngọt hơn cà rem 11. Món quà vô giá
12. Bạn đã bao giờ hôn bố mẹ chưa?
13. CHƯƠNG 2 - DÁNG HÌNH TÌNH YÊU 14. Tình bạn của cô gái lớp chồi
15. Bống và cá rô con
16. Vị thần
17. Nếu nói dối làm con hạnh phúc…
18. Điều kỳ diệu
19. Mỗi đứa trẻ đều mơ cổ tích
20. Những cuốn sách đầu tiên
21. Bài học từ “cô gái” tuổi lên 3
22. Bố và con gái
23. Bạn thân
24. Sân khấu
25. Chỉ là em gấu đi lạc
26. Đi học cùng nhau
27. Vì con cần bố
28. Từ từ con sẽ ổn, còn mẹ…?
29. Để con nhõng nhẽo
30. Cô gái giàu cảm xúc
31. Quà Noel đáng nhớ nhất
32. Con đang nghĩ gì thế?
33. Hạnh phúc của con là sống một đời bình thường
34. Mình cùng xách ba lô và đi con nhé! 35. Vì con là con mẹ
36. CHƯƠNG 3 - TÌNH YÊU DÀI, RỘNG BAO XA? 37. Tình yêu màu gì?
38. Điều ngọt ngào ở sân bay
39. Nhớ căn nhà xưa
40. Thương mùi lá chuối
41. Món bù rợ của mẹ
42. Thanh thanh mùi chay
43. Câu chuyện áo dài
44. Những khoảng lặng xôn xao
45. Con hãy trồng một cái cây
46. Dường như đã Đông
47. Chiếc chăn cầu vồng
48. Sân thượng mùa hè
49. Phố ngày bão về
50. Chú thích
Lời giới thiệu
N
hư những hạt mưa xuân li ti lẫn vào mây xám, nhưng làm cho cỏ cây đâm chồi nảy lộc. Như là những cơn gió li ti thoảng qua đêm hè, nhưng ru yên những giấc mơ cay nhức dưới hàng mi. Như là những ngôi sao li ti trong đêm mây mù mịt, nhưng gợi nhớ về cõi ánh sáng vẫn thường hằng... Có những yêu thương li ti, nở hoa, rụng xuống, rồi lại nở hoa... bất tận, gọi con người về cội nguồn của lòng mình, nơi ẩn chứa khu vườn xanh tươi, thơ ngây và ngát hương. Và yêu thương ấy như dòng nước mát lành, như giọt sương mát lành, như mùi hoa cau mát lành sau đêm mưa, ve vuốt dịu dàng, an ủi trìu mến, làm dịu bao vết thương của nhân gian.
Cuốn sách mà bạn sắp cầm trên tay chính là những giọt mưa hoa như thế, nhẹ nhàng, tỉ mỉ, nói về những yêu thương thật gần gũi mà cũng thật xa vời. Gần vì vẫn đâuđó ngay bên cạnh ta thôi, và xa vì nhiều khi ta quên đi trong cuộc rượt đuổi những giấc mơ hào nhoáng và phù phiếm giữa cõi đời ngắn ngủi mà bề bộn.
Bằng giọng văn trong sáng, phảng phất nét u hoài, nữ tác giả kể cho ta nghe về những giọt mưa li ti ấy, những mùi hương li ti ấy, những cánh hoa li ti ấy, mà chị đã nhìn thấy, đã nghe thấy, đã cảm thấy, đã cầm trên tay, đãôm vào tim, đã xao xuyến và rơi lệ... để rồi hát cho chúng ta nghe những bài ca thật dịu dàng đằm thắm.
Những câu chuyện về tình yêu, và nhiều hơn cả là tình yêu giữa cha mẹ và con cái, nguồn suối trong lành và thiêng liêng nhất trong vô vàn những yêu thương. Những kỷ niệm về tình mẹ con, tình cha con, đắng cay ngọt bùi đều có nhưng bao giờ cũng tràn đầy nhớ mhung, tràn đầy an ủi, tràn đầyân phước. Những giọt yêu thương li ti ấy thật mầu nhiệm, có thể khiến ta bừng tỉnh trong u mê, có thể khiến ta thỏa cơn khát cháy lòng, có thể khiến ta trong mịt mù mộng ảo lần bước quay về.
Có thể là với tấm lòng người mẹ chất chứa nhiều nỗi niềm, nữ tác giả đã lặn xuống được những chiều sâu không ngờ của cõi tâm mình, và đã hiểu mình, đã biết yêu mình thì sẽ biết yêu cả thế gian, bởi đau khổ chính là con đường nhanh nhất đưa ta về miền ánh sáng của lòng trắc ẩn. Vì thế chăng mà những câu chuyện giản dị trong cuốn sách này khiến ta xúc động, khiến ta hoài nhớ về miền ánh sáng của riêng ta.
Bạn hãy mở trang sách ra, hãy để dành một quãng thời gian nho nhỏ, nhưng thật yên tĩnh, thật thanh thản, để những giọt mưa li ti thắm đượm hương mùa xuân ấy bay về, gọi những mầm xanh cũng be bé, li ti, nhưng vô cùng mãnh liệt, trong khu vườn của tâm hồn bạn, để chúng thức dậy và hát bài ca êm dịu của riêng mình.
- Đinh Hoàng Anh
CHƯƠNG 1TÌNH YÊU BAN SƠ
Chỉ là nỗi nhớ thôi mà!
M
ẹ tôi là người thích ca hát. Bà có thể hát bất cứ lúc nào rảnh rỗi như khi vừa mắc màn, dém màn chuẩn bị đi ngủ vừa hát, khi giã đậu phụng làm vừng... Và khi vào chăm cu Đốm bà thường xuyên ca hát hơn cả.
Cu Đốm là cậu nhóc tăng động, chậm nói… có nhiều hành vi khiến người lớn phải ngán ngẩm, đau đầu. Một trong những hành vi ấy là khó ngủ. Mỗi khi khó ngủ, cu cậu nhất định không để ai yên, sẽ tìm cách lăn qua lăn lại khóc lóc rền rĩ ăn vạ. Lúc ấy, bà chỉ cần đưa tay
xoa xoa lưng, hát khe khẽ: “Con thương ơi, con quý ơi, nhà trẻ đó con nằm con chơi...” hoặc: “Thuyền anh ra khơi khi chân mây ửng hồng, thuyền anh ra khơi có ngại chi mưa nắng ơi hò…”, bà hát dăm ba bài, cu cậu sẽ nín ngoan và dần đi vào giấc ngủ.
Bà ngoại bệnh nặng, mất đã vài năm. Cu Đốm lớn hơn, bớt nhiều hành vi hơn ngày nhỏ, cũng không còn khó ngủ phải chờ bà hát hò mỗi tối như ngày trước. Bất ngờ ngày kia, khi cu cậu đã biết nói nhiều hơn, tôi và chồng nghe cậu ngồi hát khi đang xếp máy bay: “Thuyền anh ra khơi khi chân mây ửng hồng, thuyền anh ra khơi có ngại chi mưa nắng ơi hò…”. Bài hát cũ của bà ngoại vẫn hay hát cho cháu ngủ. Những khúc hát ấy, trước đây chỉ nghĩ đơn giản là bà hát ru cháu ngủ thôi, không nghĩ một ngày đứa cháu tồ tẹt ngồi hát lại đầy phấn chấn với những lời ca vẫn còn ngọng nghịu.
Lâu lâu đi học thêm về muộn, Đốm nhìn thấy trăng treo cao cao, ê a hát: “Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to…” – cũng là một bài hát bà ngoại hát cho cháu nghe ngày cu cậu còn chưa biết nói. Có vậy thôi
mà cũng khiến mẹ cu cậu thấy lòng chung chiêng nỗi nhớ bà, thấy mình bớt cô độc hơn khi có một cậu nhóc cùng chia sẻ nỗi nhớ ấy. Có những nỗi nhớ đi vào tiềm thức, lớn lên theo trí nhớ của một đứa nhỏ mà khiến người lớn thấy xúc động quá thể.
***
Cô bạn cuối tuần đưa con về quê nội. Cu con chưa tới 4 tuổi, đi ngang sân bóng vẫn nhắc: “Mẹ ơi, hồi trước ông đưa con ra đây chơi đá bóng”. Mẹ cũng nhớ như in, ngày còn mạnh khỏe, ông nội từng rủ cu cậu đi đá bóng thật, khi bước chân bước chạy của cậu nhóc hãy còn lẫm chẫm. Sau khi đá bóng, chừng như đói bụng, ông và cháu còn cùng lấy bắp nướng, khoai nướng ra ăn. Chẳng ai nghĩ đó là những kỷ niệm đẹp đã in hình thành nỗi nhớ trong những nếp nghĩ non nớt của một đứa trẻ, nhưng khi nghe con trai nhắc, bạn biết con đã biết nhớ biết thương những kỷ niệm gia đình thiêng liêng đầu tiên.
Trong album gia đình, cậu nhóc vẫn thường nhìn ngắm những tấm hình ông bà rất lâu và thi thoảng bần thần, nói: “Lúc nào mẹ mua vé máy bay cho con ra thăm ông bà nhen, con nhớ lắm rồi đó”. Chao ôi, thái độ ấy dường như có gì đó “sai sai” với một cu cậu chưa tròn 4 tuổi, thi thoảng vẫn còn tè dầm. Nhưng mà, con nít thì có bao giờ nói sai về nỗi nhớ.
Bạn còn kể vui chuyện, đôi khi ông nội ăn cơm, ăn cháo gì đó, vừa ăn xong một lúc nghe con cháu mời lại hỏi lại: “Vậy chớ tao ăn chưa?”. Đám con cháu phì cười, mở cho ông xem hình trong điện thoại, chụp ông vừa ăn xong. Ông cười cười nói: “Ờ há, ăn rồi mà quên, thôi không ăn nữa”, nghe thương ơi là thương. Ông nội về già như nhiều người già khác, nhớ nhớ quên quên lẫn lộn như thế nhưng nhớ rất rõ thằng cháu bé xíu ít gặp. Ông sẽ nói chính xác tháng nào nó về thăm ông, nó cao đến đâu rồi, giọng nó ngọng như thế nào. Ngược lại thằng cháu cũng nhắc đi nhắc lại hoài những nơi ông nội dẫn đi như những kỷ niệm siêu lung linh, đẹp đẽ.
***
Cô con gái nhỏ của tôi mỗi lần đi đâu xa lại nằn nì nói mẹ gọi điện thoại cho bố. Có khi, xe du lịch vừa rời thành phố chưa đầy vài chục cây số, con nằng nặc gọi bố rồi chỉ nói một câu: “Bố ơi, con nhớ bố” và rấm rứt khóc. Đó là nỗi nhớ trong veo và tinh khôi đầu tiên của con gái. Nó làm mẹ ngồi bên cạnh vừa mủi lòng muốn khóc vừa phì
cười khi chứng kiến những giọt nước mắt thông thường chỉ dùng… khi ăn vạ, giờ biết biểu hiện cho nỗi nhớ. Còn bố nó, đầu dây bên kia, giọng ấm áp: “Bố cũng nhớ con lắm!”. Tôi có chút thắc mắc là cả mười năm bên nhau, chưa bao giờ được nghe anh ấy nói nhớ mình câu nào. Phút giây ấy, tôi nghĩ không chừng tim anh cũng tan chảy vì con gái chứ chẳng đùa.
Tôi không thích và không đồng ý với quan niệm mà nhiều bà mẹ trẻ cổ súy: “Con gái là người tình kiếp trước của bố”. Nhưng khi chứng kiến “người ta” có thể khóc òa vì nhớ bố khi đi xa chưa được vài chục phút, thú thực tôi thấy điều ấy tựa một tình yêu thương ngọt ngào khó tả.
Vì con gái, những người cha có thể làm những điều “không giống ai”. Chẳng hạn như, cầu thủ nổi tiếng David Beckham sẵn sàng để con gái cột nơ lên đầu; có người cha như chú hàng xóm nhà tôi thì ngồi im cho con gái sơn móng tay chú đỏ chét, còn bố của con gái tôi – chẳng đếm được đã làm bao nhiêu điều như vậy. Gần đây nhất là chiều thứ Bảy đi bơi, anh gần như chẳng bơi được bình thường vì mải lặn hụp khi con gái cứ thích chí reo hò: “Bố ơi, bố làm con cá đi, con cá phải hụp xuống nước chứ”. Khi “người ta” có thể cưng chiều nhau cỡ vậy thì nỗi nhớ thường trực trong lòng nhau cũng là lẽ thường tình.
Trong khi đó, con gái của chị bạn tôi đi học lớp Một vài ngày về khoe mẹ tờ giấy nhỏ: Đi học lớp Một thật thích mẹ ạ. Khi nhớ mẹ con không còn ngồi khóc như ở lớp mẫu giáo nữa mà con làm thế này này…
Chao ôi, trong mảnh giấy nhỏ ấy là “Mẹ ôui con nhớ mẹ”. Chỉ vài chữ thôi mà cũng sai chính tả, bôi xóa nhàu nhĩ mới tài. Con nói, con viết lâu lắm mới được chừng đó đó. Viết xong thì con hết nhớ mẹ ngay mà chỉ đợi để chiều về đưa mẹ xem. Cô nhỏ ấy từng có lúc làm dăm bảy bạn trong lớp mẫu giáo cùng ngồi khóc òa vì khi bỗng dưng đang ngồi học lại quay ra khóc nức nở. Cô giáo tìm hiểu nguyên nhân thì bạn nói: “Con khóc vì con nhớ mẹ”. Lý do ấy “chính đáng” đến nỗi nguyên một đám bạn cùng khóc theo vì “con cũng nhớ mẹ”.
Đôi khi tôi vẫn nghĩ, quả thực những em bé luôn là thiên thần Chúa Trời tặng cho Trái Đất. Và chỉ là nỗi nhớ thôi mà, sao đủ khiến lòng những bà mẹ tưởng đã có lúc chai cứng bởi quẩn quanh cơm áo gạo tiền, bỗng một ngày kia thấy ngậm ngùi đến thế.
Có những tình yêu ban sơ được bắt đầu từ nỗi nhớ, cứ nhẹ nhàng và đằm thắm như thế…
Từ bàn tay mẹ
B
ài hát mà những đứa nhỏ trong gia đình tôi hay cùng nhau hát là Bàn tay mẹ của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo:“Bàn tay mẹ, bế chúng con, bàn tay mẹ, chăm chúng con. Cơm con ăn, tay mẹ nấu, nước con uống tay mẹ đun… Từ tay mẹ, con lớn khôn”.
Mà, bàn tay mẹ, thực tình còn làm nhiều điều tuyệt vời hơn thế.
Mẹ tôi là con nhà nông. Lớn lên, sức khỏe mẹ yếu nên không phải bươn chải ruộng đồng như bà ngoại và các dì, các cậu. Thế nên, dì thường bảo mẹ vụng nhất nhà. Vậy mà cô gái vụng nhất nhà ấy ngày kia làm mẹ, bươn chải với đủ thứ nghề có tên lẫn không tên trong cuộc sống, với mục đích duy nhất của cuộc đời: Lo cho con bằng bè bằng bạn. Ngày mẹ còn đi làm ở Xí nghiệp giao thông 479, mỗi ngày phải đạp xe vào tận một mỏ đá cách nhà hàng chục cây số để chấm công, theo dõi công nhân. Chiều muộn lại đạp xe về nhà, vẫn nuôi đàn gà, trồng vườn rau muống, giàn mướp, giàn bầu quanh gian nhà tập thể rộng không tới 20m² và tối tối lại kèm con học bài. Mẹ vẫn kể... nụ cười trên môi. Ngày ấy con của mẹ có nước da trắng hồng, hai má phúng phính, nổi bật trong đám trẻ con khu tập thể. Dù lương mẹ chẳng nhiều nhặn gì, có bữa chỉ ăn cơm vừng, cả nhà chia nhau hai quả trứng rán. Đó là nhớ quanh năm có trứng gà để ăn, thi thoảng có gà để thịt. Rau đã sẵn trong vườn nhà, gạo, nếp, đậu, lạc bà gửi xuống sau mỗi vụ mùa… để chị em chúng tôi hầu như không có ấn tượng về thời bao cấp khó khăn.
Thời khó khăn nhất với mấy mẹ con tôi là giữa những năm 1990, khi vừa xây xong ngôi nhà ở Quang Trung lại là lúc bố đi xuất khẩu lao động nhưng làm ăn thất bát, trở về Vinh với hai bàn tay trắng. Lúc ấy mẹ tôi đã về hưu sớm vì cơ quan cũng rơi vào cảnh khó khăn, tinh giảm biên chế. Lúc này lương hưu còi cọc vài đồng, chẳng còn đất trống để mẹ trồng giàn bí giàn bầu, nuôi con gà con vịt để tăng
chất lượng bữa ăn cho con. Trong hoàn cảnh ấy, mẹ tôi, như nhiều người phụ nữ xứ Nghệ khác, giấu sự buồn phiền âu lo trong đáy mắt hoang hoải. Chú hàng xóm là người Nam Đàn, xuống Vinh lập nghiệp bằng đủ thứ nghề: bán ốc, làm kem, buôn ve chai… Chú nói với mẹ rằng “chỉ cần bác chịu làm, em chỉ cho bác cách kiếm tiền. Giàu nghèo có số, nhưng để kiếm tiền nuôi con là ‘dư sức’ bác ơi!”
Mẹ tôi bắt đầu nghề tay trái đầu tiên sau bao năm làm công chức là chở than tổ ong từ xưởng về đi bán, kiêm thu gom ve chai quanh xóm. Sọt than làm từ những thanh gỗ nhỏ chú hàng xóm xin ở một xưởng gỗ sau lưng chợ Vinh và đóng lại, buộc chặt sau xe đạp cho mẹ. Một vài tháng, một hai năm sau lượng khách của mẹ tăng dần. Sọt than không đủ sức chứa. Mẹ cùng bố mua một xe xích lô cỡ nhỏ để thay nhau cùng chở. Tôi vẫn nhớ như in những buổi đi học về, gặp dáng gầy của mẹ trên xe xích lô giữa đường phố Quang Trung mùa hè nắng nung, mùa đông quay quắt lạnh mà áo vẫn luôn ướt đầm mồ hôi.
Mẹ chẳng mấy khi nhắc tôi chuyện học hành, nhưng như nhiều đứa nhỏ con nhà lao động nghèo xứ Nghệ khác, chúng tôi tự hiểu phải học vì mình mắc nợ một đời tảo tần của mẹ.
***
Mẹ của cậu bạn thân tôi vất vả hơn những bà mẹ khác khi bác bị hỏng hai mắt và là một bà mẹ đơn thân. Ngày đầu tiên đến nhà bạn, tôi ngạc nhiên khi nhìn những luống cà, luống rau xanh mướt mát trong vườn. Lại thêm gà vịt nhặt nhạnh kiếm mồi bên vườn và đàn lợn ụt ịt thỏa mãn trong chuồng chừng như vừa được ăn no. “Cậu trồng được thế này á? - Không, ‘đại gia’ của tớ trồng đấy.” – Cậu bạn, với sự hãnh diện không hề nhỏ, âu yếm nhìn về phía mẹ mình nói.
Và dù tôi vốn được xem là đứa có khiếu văn chương từ nhỏ vẫn không thể tưởng tượng được vì sao người mẹ khiếm thị lại có thể trồng được những luống rau trái tốt bời bời thế kia. Có lần thắc mắc với cậu bạn, cậu tếu táo nói, “Ơ hay, trồng bằng tay chứ có trồng bằng mắt đâu” và phá lên cười. Kì thực, mẹ cậu biết trồng rau từ
nhỏ, mấy chục năm trước, những ngày mắt chưa mờ. Giờ mắt mẹ đã mờ hầu như không còn chút thị lực nào nhưng những hàng những lối vườn nhà, những loại rau, loại cây khác nhau thì nhất định mẹ vẫn nhớ. Nhớ để trồng, để chăm những luống rau, những đàn gà, đàn lợn mà có đồng ra đồng vào nuôi con trưởng thành, khôn lớn.
Rau trong vườn luôn được mẹ bó lại cẩn thận thành từng bó nhỏ bỏ vào sọt trước nhà. Cậu bạn đi học về lại vội vã kéo sọt rau buộc ra sau xe, đạp vù ra chợ Quang Trung bán lấy tiền mua gạo, mua thức ăn. Số tiền còn lại đưa mẹ dành dụm đóng tiền học, mua sách vở, áo quần… Trong nhà toàn những thứ đồ dùng tối giản nhất có thể. Sau lần tới thăm nhà bạn, tôi về nói với mẹ : “Mẹ ạ, nhà mình nghèo mà nhà H. còn nghèo hơn cả nhà mình.” Vậy mà cậu bạn vẫn luôn là học sinh giỏi cấp tỉnh, nhận nhiều học bổng vượt khó.
Cậu bạn tôi ngày ấy giờ là một trong những đại úy trẻ nhất quân khu IV. Vườn nhà bạn vẫn nhiều rau xanh quả ngọt mẹ bạn trồng, không còn mang ra chợ mà để con cháu có thực phẩm sạch, không phải âu lo về thuốc trừ sâu, hóa chất mà ngon miệng hơn với mâm cơm của mẹ.
***
Bạn kể, đêm qua khó ngủ sau khi ngồi sắp những thứ mẹ gửi từ Quỳnh Lưu vào. Chỉ là những thứ rau củ quả vườn nhà cũng đủ để bạn hình dung dáng cha tất tả trèo hái dừa, cần mẫn ngồi đẽo hết buồng dừa này đến buồng dừa khác để chọn ra những trái vừa nhất, dành gửi cho con. Những trái dừa do tay cha gọt đẽo luôn cẩn thận và đẹp đẽ. Từ bé tí bạn đã thích loại trái cây ngọt lành này, một phần cũng vì cha “chế biến” quá ngon. Ly nước dừa ngọt lịm cha làm cho mấy chị em bao giờ cũng có cả những sợi dừa được nạo dài dài như sợi miến... Nhìn hộp thịt gà sắp khéo, bạn hình dung dáng cha lúi húi làm thịt mấy con gà, giội rửa từng li từng tí thật cẩn thận và sạch sẽ, cắt vừa phải rồi xếp vào từng hộp, từng hộp. Cha
làm như vậy là để con không phải mất nhiều thời gian, không phải vật lộn với dao thớt phức tạp trước khi cất thịt gà vào tủ lạnh...
Những bó rau nhỏ nhỏ nhắc nhớ dáng mẹ lom khom hái từng nắm rau trong vườn, sao cho con đủ ăn trong mấy ngày vì “rau nhà ta xấu xấu nhưng mà hấn1 lành con ạ”. Rồi mẹ tất bật rang rang, giã giã cả hũ to muối vừng, vì mẹ nhớ hồi xưa ở nhà con thích ăn cơm với muối vừng... Có khi mẹ phải vặn mình cho đỡ mỏi vì ngồi lâu. Bằng ấy thôi mà khiến bạn rưng rưng khi hình dung cha và mẹ sau những ngày làm lụng trên cánh đồng, tối tối lại vừa cùng nhau ngồi coi ti vi vừa nói đi nói lại đủ thứ chuyện về những đứa con, vừa bóc từng củ lạc để dành gửi cho con. Không biết hai ông bà bóc mất mấy đêm mà gửi cho con nhiều lạc như thế nữa.
Cô bạn khác, dân Con Cuông ra Hà Nội đã hơn hai chục năm. Thi thoảng facebook bạn vẫn khoe hình bầy heo mọi mẹ chăm. Phần để đón con đón cháu về nhà mổ heo ăn. Phần dành cấp đông tủ lạnh để gói ghém ép con mang đi ăn dần. Ở Hà Nội bao năm nhà vẫn thơm mật ong Chi Khê. Mật ấy, bố phải lần vào tận sâu trong rừng, theo đoàn đi bắt ong mật để tự tay vắt mật khi tổ ong được lấy từ trên cây xuống. Vất vả nào kể gì, quan trọng là tất cả những gì gửi cho con cho cháu phải đảm bảo an toàn, chất lượng…
Có lần tôi đọc cuốn Hãy chăm sóc mẹ2 – một tác phẩm của Hàn Quốc, mà khóc như mưa khi nhớ tới hình ảnh bà mẹ cần mẫn với đủ thứ rau dưa vườn nhà. Bà sẽ chọn những thứ đầu mùa mà bà cho là quý nhất, ngon nhất, nhét đầy túi mẹ túi con, lọ mọ gồng mang lên phố cho con ăn. Bà mẹ ấy giống mẹ tôi, giống nhiều bà mẹ xứ Nghệ mà tôi vẫn gặp trong những chuyến bay từ Vinh vào Sài Gòn, với đủ thứ rau trái, lạc đậu mà mồ hôi mẹ nuôi trồng gặt hái. Bạn, tôi, cũng như nhiều đứa con ở phố vẫn luôn dặn rằng mẹ đừng có gửi chi cho cực, ở đây con mua gì cũng có... Nhưng mẹ thì vẫn luôn gửi và gửi tất cả những gì có thể gửi cho con, cho cháu.
Nghĩ về cha mẹ, có khi chỉ là chuyện liên quan những mớ rau, con cá cũng đủ ấm lòng những đứa con. Nhất là những ngày vào thu,
tiết trời dịu dàng thế này, nghe ai đó hát “Mẹ già như chuối chín cây, gió lay mẹ rụng con phải mồ côi…” và luôn thấy lòng mình thắt nghẹn từ đó…
Chỉ có những người con mất mẹ mới hiểu vì sao lòng mình có thể bất thần thắt nghẹn. Là bởi những ấm áp mà mẹ tần tảo, vị tha trao cho trong đời này chẳng ai có thể làm được, và cũng chẳng có điều gì xóa nhòa đi…
Hơi ấm bàn tay
K
ý ức tôi mờ nhạt. Đó có lẽ là lỗi tại trí nhớ của tôi hơi kém, khó có thể nhớ những chuyện xảy ra với mình trước 5 tuổi. 6 tuổi mẹ đã dạy tôi nấu cơm và trở thành “đầu bếp” chính trong nhà vì mẹ bận công việc. “Cơm con ăn, tay mẹ nấu, nước con uống, tay mẹ đun…” những câu hát lũ trẻ trong nhà tôi vẫn hát: không quá nhiều ấn tượng với tôi.
Mọi người sẽ thấy rất buồn cười khi tôi nhắc rằng tôi thương bàn tay mẹ bắt đầu từ mỗi tối tuốt… trứng chí3 trên đầu tôi. Thuở nhỏ, những năm 80, con nít thường lê la bãi cát, lùm cây, đầu chụm hết vào nhau. Các ông bố bà mẹ lại bận rộn mưu sinh vất vả không chăm sóc vệ sinh kỹ lưỡng nên đa số đều có cả tổ chí trên đầu. Những con chí nhỏ xíu bằng nửa hạt gạo nhưng cắn ngứa điên đầu. Trước khi đi ngủ mẹ thường dùng lược bí chải thật sạch. Lược bí có thể cào hết lũ chí to nhưng sót lại chí mén và trứng chí. Vì thế mẹ chưa yên tâm, khi đi ngủ còn lọ mọ rờ rẫm trên đầu tôi để lần tìm tuốt từng cái trứng chí. Thông thường, khi tôi chìm vào giấc ngủ vẫn còn lơ mơ thấy mẹ đang đưa tay luồn trong tóc rối rất dễ chịu.
Thật nhiều đêm sau này khi đi học xa nhà, lấy chồng xa nhà, và thậm chí cả khi mẹ đã mãi mãi đi xa, những đêm khó ngủ tôi vẫn thèm cảm giác bàn tay mẹ tôi luồn trong mái tóc râu ngô cũn cỡn của mình. Cảm giác dễ chịu từ bàn tay mẹ lấn lướt tất cả mọi cảm giác khác dẫn con vào một vùng bình yên với những giấc mơ an lành thật đẹp.
Khi tôi có con trai, không hiểu vì lý do gì đó mà hầu như tôi không vuốt tóc xoa đầu dẫn con vào giấc ngủ như cách mẹ tôi đã từng. Tóc con trai thì ngắn – tóc con gái thì dài – tôi nghĩ đó không phải là
lý do chính. Khi có con gái, tôi vẫn có thói quen vuốt ngược những lọn tóc mai trên vầng trán “bướng” hơi dô lên của cô nhỏ. Để cái cảm giác những lọn tóc bịn rịn trong kẽ tay mình, thi thoảng níu vướng tay mình lại, như níu về những yêu thương với mẹ ngày xưa. Hình như mẹ và con gái luôn có một tình yêu khó cắt nghĩa, từ những điều rất đỗi nhỏ bé như thế.
***
Mẹ tôi rất giỏi về bấm huyệt, xoa bóp dù bà chỉ là một người phụ nữ nhiều năm lao động chân tay. Mẹ dặn tôi mua và sưu tầm những cuốn sách dạy bấm huyệt phổ thông để tìm hiểu và bà giúp bất cứ ai khi họ nhức mỏi. Những tháng mẹ tôi nằm trong bệnh viện, có khi viện quá tải, hai, ba người nằm chung một giường nên hầu hết các bệnh nhân đều thêm phần mỏi mệt. Mẹ con tôi thuê một phòng khách kề bên bệnh viện để nghỉ ngơi cho thoải mái về đêm, qua ngày lại vào phòng bệnh tiêm truyền thuốc.
Ngoài những giờ tiêm truyền không thể vận động tay chân bình thường thì mẹ lại ngồi xoa bóp cho những bệnh nhân xung quanh. Những bà, những cô bệnh nhân phần nhiều không bệnh nặng bằng mẹ nhưng ra sức kêu nhức nơi này mỏi nơi kia để được xoa bóp miễn phí. Mẹ vui vẻ tự nguyện làm việc ấy đều đặn hơn cả những bữa cơm của mẹ khiến có lúc tôi nóng ruột cằn nhằn: “Mẹ ơi, chi mà cực vậy. Mẹ nghỉ ngơi đi chứ. Mẹ xem bệnh người ta còn không nặng bằng mẹ đâu...”
Mẹ tôi cười: “Tay mẹ làm lụng quen rồi, giờ để thừa thãi ra cả ngày buồn lắm. Làm cho vui mà lại giúp được người ta, càng vui hơn”. Dù không một chút thoải mái nhưng tôi không thể có lý lẽ nào khác để ngăn mẹ. Bà phân bua: “Con xem, mẹ con mình còn có điều kiện ra nhà nghỉ nghỉ ngơi mỗi đêm, những bà ấy ở chen chúc nhau cả ngày lẫn đêm trên những chiếc giường hẹp, mỏi mệt, tội nghiệp lắm...” Mẹ luôn vậy, bà thường nghĩ cho người khác và luôn dạy con mình hãy biết đặt mình vào hoàn cảnh người khác để thương và chia sẻ.
Bàn tay ấy những ngày tháng cuối đời ngày một vàng hơn vì căn bệnh u đường mật quái ác. Bàn tay vẫn khô ráp chai sần dù mỗi ngày truyền hơn chục chai đạm, thuốc, nước biển. Đó là thời gian tôi nắm bàn tay mẹ nhiều nhất. Nắm chút hơi ấm ngày một tàn, một yếu theo từng tuần, từng ngày… và xót xa thương mình sẽ không bao giờ còn được nắm tay mẹ nữa…
***
Mẹ chồng tôi vốn là giáo viên tiểu học, bàn tay chỉ cầm phấn và làm việc nhà, về hưu mở thêm quán tạp hóa nho nhỏ trước nhà nên bàn tay rất ấm và mềm.
Kỷ niệm mà tôi nhớ nhất về bàn tay bà là những vết hằn đỏ mỗi khi bà đi tàu vào xách theo lỉnh kỉnh quà quê từ bó rau, quả trứng cho con cháu. Dù con cháu ra đón tận ga nhưng tính cẩn thận, dọc đường đi bà vẫn nâng lên hạ xuống kiểm tra có vỡ trứng hay hỏng hóc thứ gì không. Và vì thế bàn tay mẹ vẫn thường có một vết hằn mờ mờ mỗi khi tôi gặp.
Lại có lần tôi sinh em bé, mẹ gặp tôi với bàn tay vẫn còn thơm mùi… rượu bách nhật. Khi tôi hít hà mùi thơm từ bàn tay, bà bảo, tại đợt này rét, rượu lâu ngấu, mẹ phải bóp cho nhuyễn đấy. Con gái hay con dâu sinh con bà đều tự tay làm một hũ rượu bách nhật để uống cho lưu thông máu huyết, nhanh khỏe mạnh hơn. Tôi không biết uống bia rượu, hầu hết chưa bao giờ thấy bia rượu ngon ngoại trừ “món” rượu bách nhật thơm ngọt mùi nếp cẩm mà mẹ chồng làm. Mỗi khi nhớ tới bà tôi vẫn thường nghĩ tới mùi thơm ngọt ngào nồng nàn ấy.
“Bàn tay ta làm nên tất cả” là câu thơ của thi sĩ Hoàng Trung Thông mà rất nhiều người biết. Có những điều tưởng thật nhỏ trong “tất cả” mà người mẹ làm nhưng lại có hơi ấm bền bỉ để mang theo suốt đời con gái…
Tháng năm nhớ mùi tóc mẹ
Đ
ôi khi chỉ nhắm mắt lại tôi vẫn có thể nhớ như in ngày mẹ tôi cong lưng đạp xe qua cổng thành. Cổng thành cao và thâm u, tiếng con nít lanh lảnh réo lên đập vào bức vòm thành xây bằng đá ong dội lại nghe rất vui tai. Tôi thường gào to: “Mẹ… eee….” và bật cười khanh khách theo tiếng vọng ngay sau đó. Mái tóc mẹ buông sau lưng nước lấm một vạt áo tím. Những sợi tóc thơm mùi bồ kết, hương nhu vừa gội va vào má vào trán tôi mát lạnh, mặc kệ những trận gió Lào khắc nghiệt vừa về phố. Độ ấy, tháng Năm, đã thật xa…
Thời thiếu nữ tóc mẹ tôi dài tới hông. Sinh con, mái tóc cắt ngắn chấm eo để đỡ công chăm sóc. Con gái sinh cháu, mẹ vào chăm cháu lại cắt ngắn tóc thêm một khúc, lưng lửng quá nửa lưng để đỡ rối. Mái tóc mẹ thôi để buông sau lưng vì thằng cháu siêu quậy hay túm lấy nắm tóc bỏ vào miệng. Mẹ thường vấn thành cục bối4 sau gáy gọn gàng.
Thời thiếu nữ, mái tóc mẹ khiến bao anh trai mới lớn chết mệt. Mẹ kể, chẳng biết vui hay buồn, nhiều lần mẹ đạp xe đi trên đường, mái tóc buông xõa để gió trời hong khô, đám trai trẻ huýt sáo theo. Có anh còn nhanh chân đạp xe vượt lên trước mặt và ngó lơ, buông lại lời chọc ghẹo: “Sao tóc em đẹp thế mà…”. Cái điều bỏ lửng sau “thế mà” ấy gắn nhiều đắng cay vất vả đời mẹ. Ngày bé, mẹ ốm đau quặt quẹo, lớn lên lại đi theo đoàn công nhân hỏa tuyến chịu dăm trận sốt rét rừng ở Lào, chịu bao nắng gió kinh hoàng nên làn da mái nắng, đôi mắt hết trong, nhan sắc nếu có chút ít bỏ đi mất. Chỉ mái tóc mềm và khỏe vẫn theo mẹ chung thủy theo tháng ngày.
Mẹ tôi không dành nhiều thời gian chăm sóc tóc. Mẹ chưa từng ra tiệm cắt tóc. Kiểu tóc cắt bằng đằng sau nên khá đơn giản. Tóc cứ
dài ra, hàng xóm hoặc cô em khéo tay sẽ bấm một đường thật thẳng. Vậy là xong. Và mẹ luôn hài lòng với kiểu đơn giản nhất ấy. Lúc bối, lúc xõa, chỉ vài dịp hiếm hoi lên sân khấu khối xóm đọc thơ, ca hát với chị em phụ nữ, mẹ mới thắt bím gọn gàng vắt qua bên vai.
Mái tóc mẹ rất ít khi gội dầu gội. Người vẫn thích bồ kết hương nhu hoặc đôi khi có thêm dăm củ sả của bà bán rau ngoài chợ Vinh bán lại với giá rất rẻ vào cuối ngày. Cũng có khi cây chanh trên lan can tươi tốt, mẹ cắt lấy vài nhánh gội đầu, hương thơm xao xuyến cả căn nhà nhỏ. Mẹ giữ thói quen ấy cả khi vào Sài Gòn những mùa nắng nóng. Những “bài” lá hoa kết hợp của mẹ được áp dụng triệt để cho đám cháu nhỏ để tắm gội, trị rôm sảy hiệu quả. Nồi nước bồ kết hương nhu tắm cho cháu xong được bà đun lại lần hai dùng cho mình. Và lũ trẻ những ngày có bà không bao giờ bị rôm sảy dù nắng nóng đến đâu chăng nữa.
Mái tóc là nét duy nhất thi thoảng mẹ nhắc tới đầy tự hào về chính mình, dù rằng chưa bao giờ bà dùng từ “nhan sắc” để dạy hay chỉ là nói chuyện với con gái. Mẹ luôn dạy, cái nết đánh chết cái đẹp, con gái tếu táo, phải rồi, con gái mẹ không đẹp nên lo cho có cái nết thôi, mẹ chỉ con chỗ nào bán để mua?
Nhưng rồi ngày kia mẹ thôi nhắc tới chuyện mái tóc hay bất cứ thứ gì khác về mình. Đó là những tháng ngày cuối cùng của cuộc đời mẹ, tóc rụng từng nắm, khô hanh hao đầy xa xót vì bệnh nặng. Mái tóc ấy lâu lắm không có mùi bồ kết, hương nhu. Cô hàng xóm thi thoảng lại qua chải đầu tết tóc cho mẹ như dạo chị em rủ nhau lên khối sinh hoạt hội phụ nữ. Rồi có hôm, cô thở dài nói: Em cắt ngắn mái tóc đến vai nhé bác? Mẹ lặng im. “Tóc cắt ngắn đi sẽ bớt rụng, nếu có rụng cũng không thấy xót lòng vì từng nắm tóc. Đến em còn thấy xót, huống chi bác, huống chi chồng con”. Cô hàng xóm nài nỉ. Và mẹ gật đầu. Chỉ cần viện lý do đến chồng con là mẹ gật đầu…
Mái tóc như một chứng tích theo mẹ từ thời thanh xuân cho tới ngày rời cõi tạm. Mẹ có lẽ đã xa rất xa nhưng chứng tích ấy vẫn còn mãi đó, nhắm mắt lại là thoảng hương mùi bồ kết hương nhu hanh hao nắng gió tháng Năm xứ Nghệ. “Vốn liếng” mẹ để lại nhiều nhặn gì
đâu, có khi chỉ là mái tóc thơm mùi cỏ nội dạo nào cũng đủ thành một vệt nhớ.
Yêu từng tấm áo manh quần
N
hiều lần dọn tủ đựng quần áo, tôi vẫn lần mở bọc len và cái áo len mẹ đang tháo dở. Bọc len mẹ mua mùa đông năm trước để đan áo len cho cháu gái sinh vào mùa đông. Áo len là áo gi-lê mẹ đan cho cháu trai cách đây vài năm, giờ đã chật. Chiếc áo nhìn còn rất mới vì Sài Gòn không có mùa đông, chỉ vài ba tuần lành lạnh cuối năm mà trẻ con thì mỗi năm một lớn. Chiếc áo vì thế chỉ dùng được vài
lần. Vì tiếc len còn mới, mẹ có ý định gỡ áo len cháu trai ra để… đan khăn cho cháu gái.
Có lần tôi nói, sao mẹ mất công quá. Mẹ dành thời gian đó mà nghỉ ngơi chứ. Cái áo, cái khăn không quá đắt. Tụi con giờ có khó khăn quá như thời bao cấp nữa đâu mà… Mẹ thủng thẳng trả lời: “Kệ chứ, những thứ bà làm ra mà cháu thích thì ý nghĩa hơn nhiều”. Và khi đan xong một món đồ gì đó cho tụi nhỏ, bà thường hỏi: “Đốm ơi, thích không?” Thằng nhỏ giọng vẫn còn ngọng nghịu, kéo dài: “Thíchhhhh”. Chỉ cần vậy là cả hai bà cháu cùng vui vẻ cười tít mắt.
Dạo bé, tôi vẫn thường được mẹ đan áo len, khăn len cho tôi mỗi độ đông về. Mẹ được mọi người gọi đùa là “nông dân giữa phố” khi bà làm công việc bán than tổ ong nuôi con ăn học. Công việc vất vả, từ tờ mờ sáng, mẹ dậy đi lấy than từ xưởng và bán cho những hàng ăn dọc phố, trở về nhà khi trời đã sâm sẩm tối. Việc bốc than khiến bàn tay mẹ chai sần. Mẹ làm những công việc nội trợ không khéo mà xốc vác, nhanh nhảu như cánh đàn ông. Nhưng khi mẹ đan len, những đường đan mềm mại hiện ra khi tay mẹ uyển chuyển như một vũ công chuyên nghiệp. Và khi sản phẩm hoàn thành thì những mảng màu phối hợp hài hòa, sinh động như một tác phẩm hội họa. Công việc ấy khiến tôi vẫn luôn nghĩ có chất nghệ sĩ và nữ tính trong mẹ chứ không phải thô ráp như mọi người nhìn thấy.
Áo len tôi mặc thường được người này người kia khen lạ, đẹp. Và dĩ nhiên tôi rất tự hào vì cái áo không đụng hàng do mẹ đan. Tôi mặc chiếc áo len suốt mấy năm cấp hai. Từ khi nó còn dài quá mông cho tới khi ngắn cũn cỡn gần ngang rốn. Chiếc áo len có hàng cúc nhiều màu phía trước. Đôi khi vội đi học tôi vụng về cài lệch, mẹ phải kéo lại tỉ mẩn gỡ ra cài lại. Giọng bà có chút trách móc nhưng rất ấm: “Này con gái, nhớ nhé, ra đường đừng để áo quần xộc xệch”.
Sáng nay chạm tay vào kỷ niệm. Chiếc áo bà đan cho cháu gái chưa xong. Cuộn len, kim đan, áo len còn thiếu phần ống tay vẫn đó. Bà đã thành người thiên cổ. Lòng lại chơi vơi nhớ về một ngày mùa đông tê tái lạnh và giọng mẹ rất ấm.
***
Câu chuyện về chiếc quần thời thơ bé của tôi không có nhiều ý nghĩa đến vậy vì tuổi lên ba chưa ý thức được gì nhiều. Nhưng sự trân quý đối với chiếc quần ấy khiến tôi luôn xúc động mỗi khi nghe mẹ nhắc đến – dù mẹ đã nhắc không dưới 10 lần. Tôi cũng đã thuộc làu câu chuyện ấy. Đó thực chất là chiếc quần đùi của bố. Bố mặc chật, mẹ cắt sửa lại và may thành quần đùi cho con. Chị mặc chật thì em mặc. Các con lớn, mặc chật thì chiếc quần có nhiệm vụ khác: nhồi vô gối cho êm. Cái vỏ gối chính là cái áo hoa mẹ mặc chật, được bà khéo léo cắt, may vuông vức lại. Thế hệ 8X của chúng tôi có lẽ nhiều người vẫn biết những chiếc gối được may từ quần, áo cũ cắt ra và nhét đầy quần áo cũ vào làm ruột như thế. Rồi một ngày khi tôi có ý thức, vô tình móc ra chiếc gối cũ bị lãng quên trong góc tủ, móc ra chiếc quần, nghe mẹ kể lai lịch của nó. Thấy mắt mình cay cay. Mẹ tôi vẫn giữ chiếc quần cũ ấy. Mẹ chẳng bao giờ nhắc con: “Con hãy biết tiết kiệm”. Nhưng những người bạn ấu thơ như chiếc gối, chiếc quần đùi nhắc mấy chị em tôi tự có ý thức ấy lúc nào không hay.
Còn có những bộ áo quần, đầm bé xíu xiu. Nó cất giữ niềm hân hoan lớn lao khi tôi biết có một sinh linh đang thành hình trong mình.
Có bộ là xin lại từ bè bạn, để mặc cho bé con khi mới chào đời, cất giữ niềm mong mỏi con mình sẽ khỏe mạnh, kháu khỉnh như con của bạn. Những bộ đồ ấy vẫn nhắc vợ chồng chúng tôi rằng mình có những hạnh phúc chung thật lớn, và phải thật trân quý, gìn giữ. Mong rằng khi con cái lớn lên, chúng cũng như mẹ ngày nào, vô tình lục ra ở một góc tủ, một tấm áo, manh quần mà thấm thía được điều gì đó.
Tôi có một ô tủ kỷ niệm, nơi vẫn cất vài tấm áo cũ chẳng còn dùng tới. Và những bộ quần áo ấy, giá trị của nó dường như không chỉ là chuyện mặc!
Đôi khi đúng – sai không quan trọng
C
ó lần, tôi giật mình khi một chị bạn trong friend list đang khóc ròng... trên facebook.
Chị không ngủ được khi nhớ lại khoảnh khắc ngày này năm bố chị mất. Khi nhắm mắt xuôi tay, ông còn kịp chảy một giọt nước mắt muộn mằn nơi khóe mắt.
Trước đó, bố chị là một diễn viên nổi tiếng với những vai diễn để đời nhưng lại sa đà vào con đường nghiện ngập. Cuối đời, sau khi cai nghiện, ông ở trọ một mình. Ông bị tai biến mạch máu não trong quãng thời gian đó. Khi con gái phát hiện ra thì khá muộn. Những tế bào não đang dần chết hẳn. Trong những phần não ít ỏi lúc ấy ông vẫn còn ý thức thèm một miếng bánh mì chấm sữa đặc – món ăn ông thích thuở thiếu thời và thèm một điếu thuốc. Cô con gái dĩ nhiên không đồng ý. Vì bác sĩ khuyên chỉ nên cho ông uống sữa bột pha loãng. Trên facebook của mình, chị vừa khóc vừa chia sẻ rằng, sau những va vấp của ông, chị có cách nhìn nghiêm ngặt hơn và không cho phép nhiều điều ông muốn khi điều ấy không tốt cho ông.
Cái điều không tốt – mẩu bánh mì chấm sữa và một vài hơi thuốc lá ấy – lần cuối cùng bố chị xin con gái mình trở thành nỗi ám ảnh, giày vò chị khi chỉ vài tiếng sau đó ông rơi vào hôn mê sâu và ra đi không bao giờ trở lại.
Mẩu bánh mì chấm sữa và vài hơi thuốc lá dĩ nhiên chẳng thể giết chết một bệnh nhân. Dĩ nhiên càng chẳng thể giúp ông tốt hơn về sức khỏe. Nhưng chắc chắn nó sẽ giúp ông hài lòng với vài giây phút hiếm hoi còn lại của cuộc sống. Tôi tin vậy và nếu là cô con gái, tôi sẽ mủi lòng đáp ứng cho bố trong hoàn cảnh ấy. Nếu có thể
lựa chọn lại, tôi tin người con gái sẽ đồng ý những mong muốn cuối của bố mình. “Chỉ một chút thôi bố nhé, bác sĩ nói thế này không tốt cho sức khỏe của bố”. Hẳn nhiên ông bố cũng vui lòng, hài lòng mà con gái cũng không phải mang sự dằn vặt về mẩu bánh mì và điếu
thuốc lá suốt cả phần đời chông chênh còn lại khi không còn bố. ***
Tôi đã rơi nước mắt khi thương người con gái ấy. Đúng là có những tình huống không thể hành xử theo những rạch ròi phân định đúng – sai. Bố tôi hằng ngày vẫn đạp xích lô chở hàng trăm viên than ngang khắp những con đường thành phố Vinh. Ông vốn là cán bộ kỹ thuật của Viện Khoa học kỹ thuật Giao thông Vận tải nhưng bỏ việc đi xuất khẩu lao động và trở về... với hai bàn tay trắng. Một người thuần tính, chất phác, xuề xòa dễ gì làm ăn nổi ở xứ người.
Bố về nước trong thời điểm hai đứa con gái đang tuổi ăn tuổi lớn. Ông chấp nhận cùng mẹ bỏ hết sĩ diện đạp xích lô chở than từ xưởng về các hàng quán quen biết kiếm tiền nuôi con ăn học. “Nghề” ấy cũng đằng đẵng được 20 năm rồi.
Tính bố đặc biệt nên chiếc xe xích lô chở than cũng có phần... đặc biệt. Xe được gia cố thêm một cái quạt máy để chống nóng, bạt che nắng trên đầu, lại thêm loa đài đi đến đâu lại vang vang đến đó những khúc hát bố tôi yêu thích: “Ơi con sông quê, con sông quê...”. Chủ nhân chiếc xe ấy, bố tôi, đầu trần, áo may ô, da đen bóng, cười nói oang oang giữa phố như giữa đường làng mỗi khi gặp người quen. Nếu bạn tinh ý, ở thành phố Vinh không quá rộng, bạn sẽ dễ dàng nhận ra ông vì sự khác biệt ấy. Người không ưa tính bố bảo: “Nhìn bố mi như phường chèo, con gái lớn hết rồi mà không giữ ý tứ cho con”. Người thương, bảo: “Bố mi khỏe hầy, nhưng nhắc bố: “Ngoài 60 rồi, đừng chủ quan với sức khỏe”.
Tôi vẫn luôn dặn dò kỹ lưỡng bố chỉ làm nếu công việc đó vui và vừa sức. Bằng không, bố cứ nghỉ đi vì con đã có thể lo cho bố được rồi. Mà quả thực, nhìn mặt bố hoan hỉ, cởi mở khi ngồi trên xích lô,
gặp những khách hàng quen thuộc, không ai phủ nhận rằng ông vui với công việc ấy. Cả bố và tôi đều hiểu, nếu buộc phải thôi việc, bố sẽ bơ vơ lắm khi vào ra suốt ngày đối diện với những bức trướng, những di ảnh... Bên này ảnh vợ, bên kia ảnh mẹ, hết thảy đều chưa hết tang. Cả hai người phụ nữ ông yêu thương nhất đều bỏ ông đi trong một thời gian quá ngắn.
Chẳng biết đúng hay sai khi chưa bao giờ tôi thấy khó chịu, nóng ruột khi để bố mình với một hình ảnh mà không ít người nhìn vào thấy có phần “như phường chèo” trên phố. Tôi thậm chí thấy vui vui trong lòng khi nghe Khúc hát sông quê ngân lên từ chiếc xe than cáu bẩn mỗi dịp về thăm nhà. Và thú thực, tôi luôn thấy bố mình thật gần gũi, dễ chịu khi bố cười nói hể hả, hồn nhiên như trẻ nhỏ. Tính ông vẫn thế. Hơn 60 năm rồi. Cả đời bà nội, rồi tới mẹ không có khả năng thay đổi thì làm sao tôi có thể thay đổi. Mà thực lòng tôi chẳng muốn thay đổi nếu điều ấy có làm ngứa mắt vài người nhưng làm bố tôi vui.
Ở tuổi ngoài 60. Tuổi dốc bên kia của cuộc đời rồi. Mọi lễ nghi, phép tắc có lẽ nên dẹp bớt đi để cho niềm vui và sự hồn nhiên được trở về trong tâm hồn. Chẳng biết cách nghĩ của tôi đúng hay sai nhưng tôi vẫn tin rồi mình sẽ không phải... khóc trên facebook như người bạn của mình, chỉ vì mẩu bánh mì và điếu thuốc.
Tuổi nào mất mẹ thì đau?
B
à cụ 97 tuổi cạnh nhà tôi vừa mất. Con gái bà, ngoài 70 từng bị tai biến một lần, bị lên máu khi mất mẹ, phải đi cấp cứu. Mẹ chôn xong, con gái vẫn nằm mê man trong bệnh viện. Thi thoảng, giữa những cơn mê sảng, gương mặt bà đờ đẫn với hai hàng nước mắt chảy dài. Đám thanh niên trong xóm có đứa nông cạn, thắc mắc: “Chắc bà sốc vì ngoài 70 mới biết thế nào là mồ côi”…
Nhà tôi chung tường với nhà bà cụ. Hằng ngày thi thoảng vẫn nghe tiếng hai mẹ con trò chuyện với nhau lọt qua khe thoát khói khu bếp. Cả hai mẹ con đều ở tuổi nghễnh ngãng nên đôi khi nói với nhau mà như khó chịu, la mắng. Kỳ thực họ dành cho nhau sự quan tâm: “Bà đi ngủ đi”, “Bà ăn cơm đi”… Những câu nói ngắn, cụt có vẻ hỗn, nhưng nói dài hơn, bà cụ 97 tuổi sẽ nghe lùng bùng lỗ tai mà không lọt vào tiếng nào. Đôi khi tôi vẫn nghe câu chuyện của họ mà ước, giá mình còn mẹ.
Cách đây hơn một năm, khi đi chăm mẹ nằm Viện 103, trong một buổi chiều mây xám tôi gặp một bác tầm 60 ngồi khóc rấm rứt bên hành lang phòng cấp cứu. Cách đó không xa, những đôi mắt đỏ kè, những tiếng khóc nấc… Chiếc xe cấp cứu vẫn mở cửa. Tôi đưa bác khăn giấy. Không cần tôi hỏi, bác khóc nấc: “Cháu ơi, mẹ bác bỏ bác đi rồi”. Mẹ bác bị đột quỵ và đã mất khi xe trên đường tới bệnh viện.
Lúc ấy, tôi đã khóc chung với người lạ. Mới vừa buổi sáng, bác sĩ nói, mẹ tôi chỉ còn có thể sống được trên dưới 6 tháng nữa mà thôi. Tôi nói với bác rằng, bác gần gấp đôi tuổi tôi, bác được sống cùng mẹ 60 năm trong đời, đó là niềm hạnh phúc không phải ai cũng có… Cháu chỉ mong mẹ cháu sống thêm vài năm, thậm chí 1, 2 năm nữa thôi cũng được nhưng cũng không thể. Tôi còn thầm nghĩ: “Cháu
còn đau hơn bác đây, cháu chỉ mới quá 30 thôi mà mẹ cháu đã sắp bỏ đi rồi”.
Nhưng thực tình, lúc ấy, cả bác gái và tôi, dường như không thể đo đếm nỗi đau của ai lớn hơn ai. Bác ấy ngậm ngùi trước khi tạm biệt: “Số phận cả cháu ạ. Thực tình, nỗi đau mất mẹ lớn lắm, lớn tới mức
không ai tưởng được và không ai đong đếm được, 60 tuổi hay 30 tuổi, mất mẹ cũng đau như nhau cả thôi”.
Tôi vẫn nghĩ đến cái Hà, con cô chồng tôi để dỗ dành nỗi đau của mình trong những ngày tháng cuối cùng có mẹ và cả khi mất mẹ. Cô bị ung thư bạch cầu mất năm 27 tuổi, lúc đó em Hà 3 tuổi, vẫn
còn bập bẹ. Mẹ chồng tôi vẫn tự may đồ tết cho con, bộ đầu tiên mẹ may bao giờ cũng là của em Hà vì: “Tội nghiệp con bé không còn mẹ”. Có miếng ăn ngon mẹ cũng nhớ ngay tới nó, dành riêng phần vì thương con bé. Không chỉ được bố mẹ tôi thương, nó còn được cô, dì, chú, bác yêu chiều. Ai cũng muốn bù đắp phần nào đó khoảng trống mẹ nó để lại quá sớm.
Con bé vô tư đón nhận những tình cảm ấy. Vào những năm 80, ở làng quê nhỏ miền Bắc đa phần nghèo khó, lũ trẻ con phần nhiều bụng ỏng đít beo, áo quần cũ kỹ. Riêng cái Hà vẫn trắng hồng trắng nõn, áo quần xúng xính vì được nhiều người chia sẻ. Chỉ khi nó lớn lên, càng hiểu đời đôi mắt nó càng đượm buồn. Ngày lấy chồng, đứng trước mộ mẹ, nó khóc như mưa. Ngày sinh con nó khóc đến mức mắt chín mọng như quả nhót. Đó là những lúc nó đớn đau nhất khi thiếu mẹ. Và giờ, khi đã là mẹ của ba đứa con gái, khi nói với tôi: “Em chỉ mong trời cho mình sức khỏe sống tới 50 tuổi thôi, để được ở bên con những lúc nó ốm đau, cưới chồng, sinh nở…” con bé lại khóc. Nỗi đau mất mẹ tưởng rất mờ trong ký ức một đứa nhỏ 3 tuổi thực ra là một vết thương hằn in không bao giờ lành trong trái tim nó.
Có lần, Hà nắm tay tôi nói: “Chị may mắn hơn Hà nhiều lần khi những lúc khó khăn nhất đều có mẹ. Những ngày đầu tiên đi học, ngày lấy chồng, ngày sinh con… Những chuyện tưởng thường tình với mọi cô gái thực ra là một hạnh phúc vô cùng lớn lao. Trong khi đó, mẹ mất khi Hà còn nhỏ xíu, Hà sẽ vui vẻ đánh đổi tất cả để một
lần có mẹ trong những khoảnh khắc ấy nhưng không bao giờ có được…”
Những lần nhớ mẹ quá, tôi ngồi đọc lại Bông hồng cài áo của thiền sư Thích Nhất Hạnh trong những cơn mưa cuối mùa vồn vã. Lòng lại thấy quạnh quẽ hơn khi trước đây không một lần nhìn thật lâu và nói với mẹ rằng: “Mẹ ơi, mẹ có biết hay không? – Biết gì? – Biết là con yêu mẹ không?”. Có thể ở thế hệ 8X trở về trước, đó không phải là cách thể hiện tình yêu thương mẹ phổ biến nhưng quả thực nếu một lần nói với mẹ điều ấy, có thể tôi đã có sự an ủi hơn phần nào…
Những khoảnh khắc ngọt hơn cà rem
B
uổi sáng nhìn thấy khoảnh khắc bên facebook nhà chị bạn, mẹ và con ngồi cười tươi trước tấm chăn con công đỏ nhức mắt, bỗng nhớ tới khoảnh khắc tôi và mẹ cũng từng đứng trước một tấm chăn con công xanh lè xanh lét.
Đó là khi nhà còn ở tập thể, rộng đâu khoảng 10m². Bố đi xuất khẩu lao động, những năm đầu còn phải trả tiền nợ nần, làm ăn khó khăn nên bẵng đi hai, ba năm không tin tức. Ngày đó không internet, không điện thoại di động, cả xóm chỉ có nhà bác giám đốc có điện thoại bàn, việc liên lạc không hề dễ như bây giờ.
Ngày kia, một chú từ Đức về thăm quê, tìm tới nhà, mua cho bịch kẹo trái cây và kêu hai mẹ con ra sân chụp tấm hình để chú đưa qua cho bố biết mẹ con vẫn khỏe. Nhà chật chội, đầy đồ đạc nên ra sân chụp đẹp hơn, lại có cái xe máy (của chú) chụp hình sẽ đẹp – là chú ấy nói vậy. Nhưng rồi ra sân cũng chẳng có góc nào khá hơn. Trẻ con, người lớn xúm quanh, vì ai cũng thấy lạ khi tự dưng có người lạ kéo ra chụp ảnh. Cái góc đẹp nhất thì dính ngay cửa nhà bếp tập thể treo đầy nồi niêu xoong chảo, tối om om. Và thế là, a lê hấp, chiếc chăn con công được đem ra vắt lên dây phơi che cái cửa ấy lại.
Hai mẹ con chọn lấy bộ đồ tươm nhất để mặc khi nghe tin có bạn bố tìm đến. Hồi đó trẻ con ăn mặc thường lôi thôi vì mẹ bận làm đủ việc không có thời gian chú ý đến váy áo cho con, nhưng khi có bạn bố tìm đến thì nhất định mẹ sẽ bắt mặc bộ nào bắt mắt, tươm tất nhất để không-làm-bố-ở-xa-xấu-hổ. Đồ thì chọn được quần này áo nọ, chứ dép thì mỗi người chỉ một đôi duy nhất, nên hai mẹ con vẫn đi dép tổ ong.
Khi người bạn của bố ra về, mẹ tôi còn cười tủm tỉm mãi. Hàng xóm nhà tập thể chung vách, hỏi dò: “Anh gửi quà hay tiền về cho hai mẹ con mà chị vui thế?” Mẹ nói: “Chẳng gửi gì cả vì bên ấy cũng đang vất vả lắm, nhưng chỉ cần biết anh khỏe, và anh nhìn hình biết mẹ con khỏe là vui rồi”.
Đôi khi tôi thấy lòng thật ngọt khi xem lại bức hình này. Cảm giác ngọt cả từ góc bếp tối mà chiếc chăn không che hết, cả từ màu xanh màu trắng của chiếc chăn cũ quen thuộc. Quen thuộc tới mức sau này tôi có dùng bao nhiêu cái chăn khác nữa vẫn nhớ nhất về cái chăn cũ kỹ tuổi thơ. Cảm giác ngọt đến từ gương mặt vẫn còn nét thanh xuân vảng vất vẻ khắc khổ của mẹ ở tuổi ngoài 30. Cảm giác ngọt từ con bé tôi gầy gò bé con con điệu đà nép bên mẹ, cầm một nhành hoa cô hàng xóm vừa rút ra từ bình bông nhà cô dúi vào cho đẹp. Và ánh mắt của một đứa nhỏ bên mẹ, bên những gì gắn bó với mình thì bạn biết đấy, bao giờ cũng nhẹ như mây trôi.
***
Tôi đã ngắm rất lâu tấm hình của bạn tôi chụp cùng con gái bên tấm chăn công mà bạn nói vẫn đang là “mốt chụp ảnh chăn công” ở Hà Nội. Bạn cũng như tôi, là những đứa trẻ 8X lớn lên trong nghèo khó, bố mẹ muốn mua một tấm chăn con công cũng phải dành dụm, tích cóp, đong đếm mãi sao cho kịp có vào mùa đông cho con đắp, hoặc chí ít là có trước Tết. Nhà ai có tấm chăn con công phơi ra trước sân vào những ngày cuối năm, cảm giác cũng ấm cúng hơn hẳn.
Mà cũng chẳng riêng việc để đắp, chăn con công còn được dùng… che nắng trong đám cưới cậu tôi. Những hoa lá cành, chim công “cứ gọi là” nhảy múa rập rình theo tiếng nhạc, theo nụ cười và ánh mắt đong đầy yêu đương của cô dâu chú rể. Chăn con công còn để mẹ trùm lên vai con cho con bớt lạnh khi ngồi học bài đêm khuya. Bà nội tôi buổi sáng ngủ dậy khi trời mờ sương, trùm tấm chăn con công ngồi bỏm bẻm nhai trầu. Tôi với bạn nói với nhau rằng cái chăn con công ấy nhắc chúng ta về thời khốn khó đầy yêu thương đấy, và vì thế gọi nó là “mốt” chẳng đủ hết ý. Nó là một phần sắc màu trong tâm hồn tụi mình rồi.
Và bạn nói, bạn sẽ cùng con gái chụp lại những khoảnh khắc “lớn lên cùng con” bên tấm chăn ấy. Bạn đã kể con nghe về chiếc chăn thần thánh một thời ấy, và may thế, con gái rất thích. Tôi tin, những khoảnh khắc ấy sau này đối với con gái bạn cũng ngọt hơn cà rem, như khoảnh khắc tôi và mẹ bên tấm chăn con công ngày nảo ngày nào trong khu tập thể cũ.
***
Có lúc tôi nhớ quay quắt tới tấm hình của mình chụp chung với bố mẹ. Có một dạo ở quê rộ lên trào lưu chụp ảnh gia đình trong studio. Cả đời bố mẹ, những người lam lũ đầu tắt mặt tối giữa phố đương nhiên chả quan tâm gì tới studio. Dạo đó, theo trào lưu, tôi cũng vào ra studio vài lần chụp những bức hình thật điệu đà, kiểu cách. Tuyệt nhiên không có một tấm hình gia đình theo phong trào nào.
Tôi có một anh bạn làm phóng viên, thường kè kè máy ảnh. Và một lần anh tình cờ cầm máy ảnh qua nhà tôi, ngay khi cành đào Tết đang rộ nở đã chụp giùm một bức ảnh. Bức ảnh ấy có cả bố, mẹ và con vì cũng chỉ rất tình cờ đó là lúc đang rỗi rãi ngồi uống trà. Ngày tết nên không ai bận bịu gì. Tôi không bao giờ nghĩ đó là khoảnh khắc duy nhất của mình bên bố và mẹ được lưu giữ lại. Một cơn bạo bệnh cướp mẹ tôi đi rất nhanh. Nhanh tới mức ai nấy đều sửng sốt!
Một đêm khuya thật khuya tôi bỗng nhớ tới tấm hình bên hoa đào năm nào, bật dậy cuống cuồng đi tìm nó. Trong những cuốn album lớn bé không có. Tôi ngờ rằng nó nằm ở một cuốn sách nào đó. Tôi thường có thói quen rất dở hơi là thi thoảng đang đọc sách lại có hứng ngắm hình. Và ắt hẳn đã lơ đễnh gập nó vào trang sách nào đó. Nhưng là trang sách nào trong cả ngàn cuốn sách của mình thì tôi bó tay. Mọi sự cố gắng đều trở nên vô vọng. Tôi khóc òa vì tấm hình duy nhất ấy. Tôi trách mình trăm lần nghìn lần vì sao không chụp lấy vài chục vài trăm tấm hình cùng bố mẹ để đến mức phải khóc òa vì một tấm hình duy nhất bị đánh mất? Trong khi đó, có
những chuyến đi du lịch, chỉ cần một góc phố đẹp cũng có thể hết đứng rồi ngồi làm dáng chụp cả chục bức hình.
Một lần xếp những cuốn sách cũ không còn đọc nữa để gửi từ thiện cho trẻ nghèo, tôi lần mở từng trang sách. Và bất thình lình tấm hình ngày xưa xuất hiện. Tôi khóc òa khi nhìn thấy nó, vì mừng, vì thương cái khoảnh khắc duy nhất ấy vô cùng.
Có những khoảnh khắc không chỉ là khoảnh khắc…
Món quà vô giá
Ấ
n tượng đầu tiên của tôi về bố chồng là một ông bố nghiêm nghị và kỹ tính. Nghiêm, thì rõ rồi, bố chồng tôi từng sống trong quân ngũ hơn 40 năm. Kỹ tính – đó là điều tôi được “thổi” vào tai từ những bà, những dì người miền Trung quê tôi (vốn được đánh giá là dễ tính) về những người đàn ông con trưởng miền Bắc.
Không sao, tôi thầm nghĩ. Bây giờ chẳng còn là thời phải làm dâu. Bố nghiêm nghị, khó tính nhưng lại cách cả mấy nghìn cây số, có ảnh hưởng gì tới mình đâu cơ chứ. Quan trọng là ông chồng không khó tính là được rồi. Chồng cũng thông cảm với vợ, anh nói: “Năm thì mười họa gặp bố một lần, nhịn bố một chút, ông nóng tính ai cũng sợ chứ chẳng riêng em.”
Chuyện chỉ đáng kể khi tôi sinh cu Đốm. Thấy tôi phơi đầu đi giữa nắng, bố bảo: “Vào ngay, đẻ không kiêng, mai mốt chưa già đã đau vật đầu ra như mẹ mày đấy”. Mẹ chồng tôi bị chứng rối loạn tiền đình, dăm bữa nửa tháng lại bị chứng đau đầu hành hạ, chẳng biết có liên quan gì do “đẻ không kiêng” không.
Đến giai đoạn cu Đốm lớn một chút mới là vấn đề. Thằng bé có chứng cứ ăn cơm là phải mở quảng cáo để dụ đút từng thìa. Bố chồng vào thăm cháu, bực ra mặt. Ông cho rằng, cho cháu ăn mà mở quảng cáo là tập hư cho nó, thói quen ấy chẳng tốt lành gì, chỉ tổ làm hại thằng bé ăn không thấy ngon, dễ đau bao tử, lại toét mắt ra… Nó không chịu ăn thì phải xem vì sao, có khi là do món ăn nấu không phù hợp… “Đơn giản vậy mà không biết thì làm mẹ kiểu gì?”. Khi ông hỏi câu ấy, tôi muốn gào lên rằng: “Vâng bố ơi, ai cũng biết, con cũng biết, nhưng thằng bé không biết. Nó không chịu há miệng ăn thì chỉ khổ nó, khổ con chứ khổ gì ai?”. Nhưng, vì chồng, tôi lại nhịn bố, im lặng chực muốn khóc.
Nặng lời và áp đặt, đó là những cá tính không hay của bố chồng mà tôi chỉ có thể hoặc nghe tai này bỏ qua tai kia, nín nhịn, hoặc tìm cách lẻn đi nơi nào cho khuất mắt ông mà rấm rứt khóc thì mới thấy mình không bị dồn nén, khổ sở. Có lúc tôi tính phản kháng vì nghĩ, bố mẹ tôi nuôi con hàng chục năm vất vả, là những người lao động chân tay lem luốc nhưng chẳng bao giờ nặng lời và áp đặt con mức ấy, vậy cớ gì tôi phải chịu đựng? Con cái tôi sẽ lớn lên như thế nào khi thấy mẹ mình và ông nội cứ va nhau “chanh chách” như thế?...
Đó là chuyện vài năm trước, giờ thì cu Đốm đã lớn, tôi chẳng còn vật vã với việc dỗ con ăn, bố cũng chẳng có nhiều sức khỏe để vào ra thăm con cháu thường xuyên như trước. Căng thẳng giữa tôi và bố dần mất từ lúc nào. Lần vào gần đây, bố “để quên” bộ áo mưa “xịn” của ông trong hộc tủ. Bộ áo mưa còn rất mới, đầy đủ quần – áo riêng rẽ mà ở Sài Gòn ít khi thấy. Về tới quê, bố chồng điện thoại nhắc, bộ áo mưa ấy dày dặn mặc vào chở con đi học cho khỏi ướt, khỏi lạnh. Mấy áo mưa mỏng manh con mặc trong ấy che được tí nước chứ có cản được gió đâu, không cẩn thận lại ốm lăn đùng ra thì khổ thân… Hóa ra bố không quên, bố cố tình để lại bộ áo mưa mà ông rất thích.
Bố vẫn thế, vẫn nói chuyện có vẻ khó nghe, nhưng tôi thì đã khác. Năm dài tháng rộng đủ cho tôi nhận ra những tình thương sau câu chữ gay gắt ấy khiến mình có thể mềm lòng muốn khóc.
***
Lần đi sinh con ở bệnh viên, tôi không khỏi ngạc nhiên trước hoàn cảnh một chị sản phụ cùng phòng. Chị nằm ở trong góc. Bên cạnh chị là người đàn ông ngoài 70. Nhìn cách ông chăm bẵm hai mẹ con chị, thoạt đầu nhiều người không hiểu… tưởng chồng chăm vợ đẻ. Tặc lưỡi nửa thương hại, nửa cảm thông: “Bác già cả rồi mới có con mọn, cũng mệt nhỉ?”
“Ồ không, tôi là ông thằng bé” – ông nói. Lại tiếp tục nhầm nhọt là ông ngoại. Vì chắc cú chỉ ông ngoại mới chịu khó đến cả những việc
đỡ con vào toilet rồi lại quay ra ẵm cháu. Hết đút cháo cho con lại cho cháu bú sữa. Những lúc rảnh rỗi, chị và ông trò chuyện với nhau những điều vui vui. Chị sản phụ cười, nụ cười đôi khi mang cả những nếp nhăn vì những cơn đau sau vượt cạn.
“Chồng đi công tác nước ngoài chưa về kịp, bố mẹ đẻ ngoài Bắc cũng chưa vào kịp. Con ở với gia đình tôi thì dĩ nhiên con dâu cũng như con gái trong nhà, phân biệt chi chuyện con dâu hay con đẻ. Bà nhà tôi mắc cái chứng sợ máu, mà vào khoa sản chỉ một vệt máu khô nhỏ nhỏ thôi bà ấy hoa mắt chóng mặt hết lên rồi. Tôi không chăm con thì ai chăm?” câu ấy, tôi nghe ông nói đi nói lại dăm bận với những người thắc mắc – hầu như ai vào phòng cũng thắc mắc chuyện bố chồng đi chăm con dâu đẻ như một sự lạ trong khi với ông, điều ấy hết sức bình thường.
Chị con dâu kể, ngày chị vượt cả nghìn cây số vào làm dâu nhà anh, điều chị lo ngại nhất là không biết có thể trở thành nàng dâu tốt không. Vì đó cũng là lần đầu tiên chị gặp bố mẹ anh. Nhưng bố anh nói rằng: “Khi con bước chân vào nhà, là bố mẹ có thêm một người con, con có thêm bố và mẹ. Mà tình cảm và trách nhiệm giữa cha mẹ và con cái thì con biết rồi đấy. Trước tới giờ con đối xử với bố mẹ của con thế nào, hãy đối xử chúng ta như vậy. Ngược lại, bố mẹ cũng coi như con cái trong nhà. Cho yêu thương, nhận yêu thương. Trao trân trọng, nhận trân trọng. Chỉ đơn giản vậy thôi”.
Và chỉ đơn giản vậy thôi, họ chưa bao giờ phải phiền hà bất cứ điều gì về nhau.
***
H. M, chị bạn tôi tiếp xúc bố chồng trong hoàn cảnh tréo ngoe. Bố chồng hơn tuổi con dâu tương lai 10 tuổi, gọi anh không thể được, mà gọi bác thì cũng ngại miệng. Đi làm gặp nhiều người gấp rưỡi tuổi “ông cụ” còn gọi anh xoen xoét kia mà. Chị M. đã qua một lần đò, con gái 10 tuổi, chồng chưa cưới là “trai tân”, thua chị 10 tuổi.
“Chị ngồi xuống đi, nói cho tôi nghe vì sao chị muốn lấy con trai tôi?”, “Vì chúng con yêu nhau bố ạ”. Lúc ấy chị không ngờ mình có
thể thản nhiên gọi “bố” như thế. Chắc “ông cụ” cũng bất ngờ không kém… Ông “phỏng vấn” đến đâu, chị chia sẻ tới đó, vì đơn giản chị nghĩ năm ăn năm thua, quan trọng nhất là được sống thật với mình.
Mình không thể giả lả lấy lòng nếu muốn kết nối ai đó vào một mối quan hệ gia đình nghiêm túc. Chị kể, sau buổi nói chuyện hôm ấy, chị nghĩ mình thuyết phục được “ông cụ” rồi. Ánh mắt ông cụ thôi dò xét, đã tươi vui khi chia sẻ chuyện này chuyện kia. Ông là gà trống nuôi con, chị là gà mái nuôi con, cũng ít nhiều chung nhau cảnh khổ.
Nhưng gà trống nuôi con thì khác với gà mái nuôi con. Vào ở chơi với con tới ngày thứ hai, ông bảo, nếu được: “Cô để tôi giúp cô dạy con. Cô dạy thế, hỏng con bé mất”. Chị đi làm vất vả, con bé tuổi lên 10 bắt đầu ương ngạnh, cãi mẹ xoen xoét. Chị chịu không được la lối lại. Có khi chị stress quá, gọi nó là “nghiệp chướng”, mắt nó vẫn thao láo như mắt ếch. Nhà chỉ hai mẹ con nói chuyện qua lại mà có khi hàng xóm cũng nhức đầu. Chị nhẫn nhịn nói: “Vâng, bố dạy giúp con”. Nói thế, nhưng chị nghĩ, chắc ông cụ cũng sớm bó tay chịu thua thôi, tưởng dễ.
Ai dè, ông cụ chẳng thua. Ông trả lại vé máy bay đã đặt để ở lại giúp con dâu dạy lại con riêng. Con bé đi học bằng xe buýt, về đến nhà ngồi thừ ra xoa tay lên đầu vì có vẻ chóng mặt. Ông kêu thôi đừng đi xe buýt đến lớp, nếu con thích đi xe máy cho thoải mái, hằng ngày ông chở con đi học. Mà cả đi lẫn về gần 15 cây số, đường như nêm ngang dọc. Mùa mưa lại vất vả với mưa to gió lớn, triều cường. Chị đâm ngại, nói “Bố kệ nó, nó lớn rồi”. Ông bảo: “Không được, phải chung sự vất vả với con bé mới gần nó được. Dọc đường ông trò chuyện với nó. Mấy ngày đầu nó lầm lì không nói lại, dần dà nói chút ít… Đến bây giờ thì nó với ông đã là đôi bạn thân. Con bé “nghiệp chướng” trong mắt chị năm ngoái năm nay đã được ông cụ dạy dỗ lại thành con bé rất vui vẻ, sẻ chia và lễ phép với mọi người trong nhà. Chị nhận ra đó là món nợ ân tình lớn nhất cuộc đời này mà chị may mắn có được.
Chị bạn tôi vẫn nói đùa, mỗi cô dâu may mắn bước chân vào nhà chồng đều có thể có một món quà bất ngờ và vô giá. Đó là một-ông-
bố-chồng. Và điều vô giá ấy không phải ai cũng nhận ra được nếu không mang trong mình trái tim thật thà, biết yêu thương, chia sẻ.
Bạn đã bao giờ hôn bố mẹ chưa?
K
hi một người bạn hỏi rằng, điều gì hài lòng nhất tôi từng làm cho bố/ mẹ? – bất chợt tôi nhớ tới cậu thanh niên da đen trùi trũi chăm mẹ bệnh. Mẹ cậu là bệnh nhân lưu lại lâu nhất. Lưu lại lâu vì trước đó bà bị tai nạn đa chấn thương, sức khỏe yếu nên bác sĩ giữ lại theo dõi sau mỗi ca phẫu thuật. Cậu nói: “Mẹ em là một chiến binh kiên cường, hai lần vào phòng mổ rồi đấy. Lần mổ tay chân, lần mổ lá lách, còn lần nữa...”
Nói đến đó cậu nhỏ cúi xuống thật gần hôn lên trán mẹ. Trong bệnh viện cậu là người duy nhất biểu lộ tình cảm như vậy. Nụ hôn của cậu dành cho mẹ khiến tôi cay mắt. Tôi chưa bao giờ hôn mẹ tôi một lần như cậu.
Cậu nói sến vậy đó nhưng nào có cách nào hơn. Mẹ thở còn muốn không ra hơi sức đâu mà nói chuyện. Nhưng chắc chắn bà nghe được, biết được cậu hôn bà mà an tâm hơn. “Khi xưa bà nói đời này chỉ có mày hôn tao. Lúc nào cũng mày tao nhưng mà bà thương em lắm”. Và những ngày cuối cùng của mẹ, có lần tôi cúi xuống hôn lên má bà. Nụ hôn đầu tiên tôi dành cho mẹ, không lạ lẫm mà đầy xót xa. Mùi mồ hôi, mùi hàng chục loại thuốc đã đi vào cơ thể mẹ hòa lẫn nhau thành thứ mùi hăng hăng. Cho tới giờ, mùi hăng hăng trộn lẫn ấy vẫn như một thứ mùi nhớ ám ảnh tôi theo năm tháng.
Tôi nhớ người đàn bà trung tuổi dẫn tới thang máy bệnh viện một bà cụ đã lâm râm tóc trắng. Thang máy đã đầy. Dăm ba người phải quay ra. “Xin cho tôi lên với ba tôi, ba tôi sắp chết rồi” – Giọng bà thảng thốt. “Thang máy đầy rồi chị ơi” – Người trực thang máy khó khăn nói. “Chị ra thang bộ chịu khó leo lên nhé”. “Tôi sợ không kịp,
hơn nữa ba tôi ở tầng 10…”, có vài người đàn ông phía ngoài vội vã lui ra nhường chỗ.
Thang máy chạy, người đàn bà trung tuổi nói: “May mà con gặp được dì, ba con mong gặp dì lần cuối”. “Bằng đó năm ông ấy vẫn mong gặp sao?” - Người đàn bà lớn tuổi vê tà áo bật khóc. Vài người trong thang máy sụt sùi theo.
Có hoàn cảnh éo le đằng sau cuộc gặp gỡ ấy là điều ai cũng thể đoán biết. Việc một cô con gái tuổi ngoại ngũ tuần sẻ chia những giây phút cuối cùng của mình để tìm về người mà ba mình mong gặp. Người ấy không phải trong gia đình mình. Tôi cứ bâng khuâng
mãi về câu chuyện ấy.
Một người bạn tôi biết trên facebook có ba vừa qua đời. Anh làm một điều vô cùng khó khăn là cho phép bác sĩ mổ lấy trái tim nhân tạo trong lồng ngực ba mình. Trái tim có trị giá gần 2.000 đô la, còn đập được hơn 12 năm nữa.
Quyết định ấy không dễ dàng. Anh đã khóc khi chấp nhận điều ấy. Đơn giản vì anh hiểu ba anh là người tốt bụng, hay giúp đỡ người khác. Hẳn nhiên ba anh sẽ rất vui lòng vì mình ra đi mà trái tim mình còn hữu ích. Và anh muốn làm điều ấy chỉ vì có rất nhiều người nghèo có trái tim khuyết tật như ba anh cần sự chia sẻ ấy, vì anh muốn sự ra đi của ba mình không vô ích, cũng như hết thảy ngày ông đã sống rất có ích với anh và với nhân gian.
Có lần, anh bạn kể, đêm qua, mẹ bị nhức chân không ngủ được, lần đầu tiên anh hòa muối với nước gừng, rửa chân cho mẹ. Cảm giác lạ lẫm lắm khi nắm bàn chân nhăn nheo của mẹ. Bàn chân cứng xơ như một trái mướp già, khác hẳn bàn chân mũm mĩm của con mình mỗi đêm anh vẫn rửa xong lại áp lên má mình cưng nựng, hít hà. Cho tới khi mẹ đã bớt đau nhức, ngủ yên, anh vẫn ngồi thật lâu bên cạnh và thấy thật có lỗi khi đó là lần đầu tiên anh rửa chân cho mẹ. Chỉ là một việc thật nhỏ thôi mà khiến anh khó ngủ cả đêm.
Một cô bạn trên facebook viết về năm điều bạn muốn làm cho ba mẹ trong cuộc đời: nấu hết những món ngon bố mẹ muốn ăn, đưa
bố mẹ đến nơi đẹp nhất mà mình đã qua, đưa bố mẹ đi xem phim hoặc kịch về tình mẫu tử/phụ tử để cùng nắm tay nhau và khóc, đưa bố/mẹ lên công ty (hoặc trường lớp) giới thiệu với mọi người rằng đây là người tôi thương nhất, hoặc đơn giản là một buổi sáng mai khi trời còn tinh sương sẽ đặt chuông báo thức dậy và gọi điện chỉ để nói rằng: “Con yêu bố mẹ...” Bố mẹ sẽ vừa tủm tỉm cười vừa nói: “Con bé này hôm nay bị “mát mát” làm sao đấy?” khi lần đầu nghe lời yêu từ đứa con đã sắp già đầu của mình. Nhưng hẳn nhiên, sau nụ cười tủm tỉm ấy là hạnh phúc lớn lao.
Vậy thôi mà bao năm xa ba mẹ đi học đại học, lập nghiệp, lấy chồng… bạn cũng như tôi, chưa làm được thật đầy đủ. Thiếu chỗ nọ, khuyết chỗ kia. Bạn nói, nhất định phải cố làm cả 5 điều ấy. Tôi nói với bạn rằng, bạn may mắn còn có cơ hội để làm. Những điều nho nhỏ ấy tôi chưa kịp làm cho xong thì mẹ đã ra đi... Thời gian khắc nghiệt lắm, chẳng đợi chờ ai, và có khi những điều tưởng là bình thường trong tầm với bỗng ngày kia hóa mù khơi…
CHƯƠNG 2DÁNG HÌNH TÌNH YÊU
Tình bạn của cô gái lớp chồi
B
ạn Bống có cái nhẫn nhựa mèo Kitty bà vú mua cho. Hình như là trị giá 15.000 đồng, mua trong một hội chợ công nhân gần nhà mình. Mẹ bạn mỗi lúc rảnh rảnh vẫn hay đọc báo lá cải thấy cảnh báo cực nhiều nguy hại, nào là viêm loét tay, có khi bị hoại tử da, nhiễm trùng máu… nên kịch liệt phản đối mấy thứ đồ hơi hám “made in ‘chai nơ’” này. Nhưng vì bạn thích nên bạn vẫn len lén đeo đi học, khi mẹ cằn nhằn thì bạn gỡ ra thôi.
Một hôm bạn đi học về, tâm tình với bà vú:
– Bà ơi, bạn em nói là cho bạn cái nhẫn mèo Kitty đi, không là bạn nghỉ chơi với em á.
– Rồi em có cho không?
– Không, em không cho. Bạn nói nghỉ chơi em cũng không cho. – Đúng rồi, đồ của mình mình phải giữ chứ. – Bà vú nói. Im im một lúc, bạn nói:
– Mà, thương bạn lắm bà ơi, bạn không có mẹ nên đâu có ai mua đồ cho đâu.
– Ủa mẹ bạn đâu?
– Mẹ bỏ bố con bạn, bạn ở với bố. Bạn kể vậy đó. Rồi em thương, em tháo nhẫn Kitty cho bạn luôn rồi. Em nói với bạn là mình tặng bạn nè, vì mình thương bạn chứ không phải vì mình sợ bạn nghỉ chơi với mình đâu á.
Mẹ bạn tình cờ nghe được, cay cay mắt không thể tả.
***
Bác Quỳnh mua tặng bạn đồng hồ Kitty hôm Tết. Đối với bạn, đó là vật báu. Bạn đeo luôn cả khi đi ngủ và chỉ tháo ra khi đi tắm vì sợ nước vô hư. Và dĩ nhiên, đề phòng mất đồng hồ, bạn đều cất giấu rất kỹ mỗi khi tháo ra. Cất rất kỹ nhưng thế nào vẫn có lúc bị ông anh siêu quậy lôi ra nghịch, bong luôn mặt mèo Kitty ra khỏi cái đồng hồ. Đồng hồ Kitty bị bong mặt bạn vẫn rất thương quý, cất rất kỹ trong ô tủ, lâu lâu nhớ nhớ lại mang ra đeo.
Hôm qua đi học về, bạn tâm sự:
– Em nói em có đồng hồ mèo Kitty cất ở nhà mà bạn không tin. Bạn nói em nói xạo á mẹ. Lúc nào mẹ dán mặt Kitty vô đồng hồ cho em đeo lên lớp nhen, để bạn hết nói em nói xạo.
– Ừ, để mẹ dán. Nhưng em đừng để bạn xin mất nha, là vì đây là quà Tết của bác Quỳnh, mình cần trân trọng.
– Dạ. Nhưng mà bạn em nói bạn không có mẹ, không có ai mua đồ cho là em thương lắm...
Có những lúc, tình bạn của một cô gái tuổi lên 5 cũng thật khiến lòng mẹ mềm như bún. Và mình hẹn bạn ấy, hôm nào gặp mẹ sẽ mua một đồng hồ Kitty để con tặng bạn nhen. Bạn cười tít mắt. Bạn thỏ thẻ nói: “Ôi mẹ ơi, bạn ấy sẽ vui lắm đó”.
Giấc mơ đêm hôm qua của bạn, có lúc bật cười khanh khách. Chẳng biết có phải vì lời hẹn với đồng hồ Kitty không?
***
Bạn đi học cả ngày ở lớp, tối về, trước khi đi ngủ, sau khi lên giường, dém màn giúp bà, bạn nằm vào chỗ của mình và bắt đầu màn ca nhạc quen thuộc với câu chào mời rất hấp dẫn: “Các bạn ơi, sau đây bạn Bống sẽ hát bài Tết là Tết. Mời các bạn nghe nhen”. Và sau đó, bạn sẽ lần lượt hát các bài ruột gan tâm đắc của mình. Tối nào cũng như tối nào, liên khúc gần hai mươi bài hát. Từ bài Tết là
tết, tới Bắc Kim Thang cà lang bí rợ, bà ơi bà… Thi thoảng, xen giữa những bài hát, bạn lại nói: “Cảm ơn các bạn đã lắng nghe nhen, giờ mình sẽ hát bài…, các bạn nghe tiếp nhen”.
Đôi khi, thấy hát một mình hoài có lẽ cũng chán, bạn đề nghị với bà vú: “Hay là bà giả vờ đóng vai các bạn, bà vỗ tay bộp bộp bộp đi bà?”. Để bạn ấy vui vẻ nhanh chóng kết thúc màn trình diễn mà đi ngủ, thi thoảng bà vú lại vỗ tay bộp bộp bộp.
Hát chán, bạn sẽ lịch sự cất lời: “Ôi, hôm nay mình hát nhiều bài quá rồi. Mình đi ngủ nhen. Chào tạm biệt các bạn”.
Sau lời “chào kết” ấy bạn sẽ nằm nghiêng nghiêng người một chút, ôm lấy gối ôm chuột Minnie, vô tư đi vào giấc ngủ trẻ thơ. Chỉ một, hai phút sau, bạn đã ngủ ngon lành. Hơi thở đều đều vẫn còn thơm thơm mùi sữa. Mẹ vẫn luôn ái mộ bạn vì chỉ có con nít mới có thể vừa nói ngủ là lăn ra ngủ ngay được sau khi chào tạm biệt các bạn.
Thành thật mà nói, bạn Bống hát không hay, nhưng những thanh âm trầm bổng cuối ngày ấy luôn khiến mẹ thấy một ngày kết thúc thật nhẹ và ngọt.
Có lần, mẹ hỏi: “Ủa Bống nè, sao Bống hát cứ phải có các bạn ơi, các bạn à như thế?” Bạn ấy nói: “Là vì khi đó sắp đi ngủ, bà cúp điện rồi. Khi bà cúp điện, em tưởng tượng như thấy có các bạn xung quanh mình. Mình hát mà có các bạn nghe lại vỗ tay nữa thì vui lắm đó mẹ”.
Lúc ấy mẹ bật cười, nghĩ mai mốt đi hát karaoke với bạn bè, bạn bè mình hát xong mình nhất định sẽ vỗ tay bộp bộp bộp. Cơ mà lâu quá rồi chẳng còn đi hát với bạn.
Cảm ơn con vì những điều không thể giản đơn hơn lại đáng yêu như thế.
Bống và cá rô con
C
á rô lạc mẹ là một trong những câu chuyện bạn Bống rất thích. Chuyện kể về một chú cá rô không nghe lời mẹ. Mẹ đã dặn rằng: “Cá rô con à, đừng đi chơi xa nhen, con sẽ lạc mẹ đó…” Cá rô con không nghe lời, bạn rời hồ nước nhỏ nơi hai mẹ con sinh sống và phiêu lưu trên nhiều chặng đường. Cho tới một ngày hạn hán kéo dài. Cá rô con không thể quay về gặp mẹ. Chị gió tốt bụng phải nhờ bác mây giải cứu. Bác mây hiền từ thả mưa xuống, giúp cá rô con trôi về ao cũ gặp lại mẹ yêu quý…
Mẹ luôn có những câu hỏi để đặt ra cho Bống sau mỗi câu chuyện: - Cá rô con có ngoan không con?
- Dạ không
- Vì sao thế nhỉ?
- Vì bạn không nghe lời mẹ
- Không nghe lời mẹ thì bạn sẽ ra sao nhỉ?
- À, bạn sẽ lạc mẹ đấy. May mà bạn được chị gió bác mây cứu kịp… Mẹ, Bống không giống cá rô con đâu. Bống đi đâu sẽ nắm tay mẹ đi cùng và không đi xa mẹ để khỏi lạc mẹ – có lần ra siêu thị, bạn bất chợt nhớ tới bạn cá rô con và nói với mẹ.
Ba tuổi, bạn Bống đã là người bạn nhí rất đáng yêu để có thể trò chuyện với mẹ những câu chuyện theo chủ đề như thế. Bạn có thể rút ra cho mình những kinh nghiệm nho nhỏ từ chuyện những bạn cá, bạn mèo, bạn cún…
Hôm nay mẹ vừa cho bạn ra khu resort Rock watter bay, Mũi Né. Khi dạo chơi bên bờ biển, bạn tình cờ gặp một chú cá nhỏ cỡ hai ngón tay, mắc cạn trên cát. Chắc có lẽ chú cá nhỏ đã theo sóng dạt lên mặt biển, trong một vài phút giây lơ đễnh nào đó đã không kịp trở lại với cá mẹ.
Bạn Bống đã dừng lại một lúc bên bạn cá. Rồi bạn ngước nhìn bầu trời sau cơn mưa đêm, màu đùng đục.
- Mẹ ơi, bạn cá này đi lạc mẹ. Nhưng mà vì không có bác mây, chỉ có chị gió nên không làm mưa để cứu bạn cá. Mẹ ơi, thương bạn cá quá à, bạn chết mất rồi nè, bạn không về được với mẹ nữa nè…
Gió thổi nhẹ qua. Bạn Bống thở dài sượt, mắt mênh mang buồn. Lại có cả rơm rớm nước mắt như phim Hàn Quốc.
Nỗi buồn của một cô nhỏ lần đầu tiên thương một người bạn không bao giờ có thể trở về với mẹ. Mẹ cũng thương bạn và cá con quá đỗi.
Bống của mẹ à, rồi tới một ngày con lớn, con sẽ không còn những cảm xúc thương cảm khi thấy một chú cá con dạt vào trên bãi biển. Chú cá bé nhỏ mà bờ cát thì rộng, biển càng bao la. Một chú cá nhỏ nào đáng gì để mà chú ý – nhiều người lớn có thể sẽ nghĩ vậy đó.
Nhưng chú cá nhỏ ấy và con đã cho mẹ thấy rằng khi con có những rung cảm đầu tiên với nỗi bất hạnh của một chú cá thì rồi con cũng sẽ có những sự rung cảm với con người. Khi mà ngày càng nhiều sự vô cảm xung quanh, mẹ thấy mừng vì điều bé nhỏ ấy.
Vị thần
T
hi thoảng bạn Bống được mẹ đưa theo khi đưa anh Đốm đi học. Lớp học của anh Đốm có rất nhiều anh, chị đặc biệt. Đa số là chậm nói, tăng động, siêu quậy. Có một số ít các anh chị bị tự kỷ…
Các bố mẹ của các anh, chị vẫn thường ngồi bên hành lang chung cư lớp học các anh chị. Họ nói dăm ba câu chuyện giết thời gian trong một, hai tiếng chờ đón con về. Các bạn nhỏ siêu quậy có thể khiến ai đó bực mình nhưng với các bố mẹ, và cả những cô em như Bống thì không thấy phiền hà gì vì đã quen.
Một anh bạn hơn Bống tầm vài tuổi vừa bước ra khỏi cửa lớp học, đi về phía góc hành lang chung cư. Ba của anh bạn ấy là người đàn ông xăm trổ đầy hai cánh tay, đi cái xe phân khối lớn. Chú ấy không bao giờ mỉm cười khi nhìn mọi người. Dĩ nhiên, với vẻ ngoài của chú ấy mọi người đều nhìn theo với ánh mắt e ngại. Khi Bống nhìn chú ấy cười thật tươi, chú mỉm cười gật đầu đáp lại.
Hôm nay anh bạn ấy có vẻ không hài lòng việc gì đó, hậm hực và khóc rền rĩ như một con mèo lúc đói bụng. Như rất nhiều anh chị ở đây, dù 5 tuổi nhưng bạn ấy không có khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ ngoài vài từ đơn đơn giản. Khi tức giận thì ai mà thèm nhớ vài từ đơn vừa học ấy.
Điện thoại của ba anh bạn ấy vang vang một bài nhạc rock. Ngay khi ông bố vừa “alo” thì ông con lăn đùng ra đất xoay vòng tròn vì không thể chịu nổi. “Là vì bạn ấy muốn lấy điện thoại cho bố nghe
đấy mẹ” – Bống nói. Ba bạn ấy gật đầu: “Đúng rồi, bạn ấy luôn muốn bấm điện thoại cho ba nghe”.
Bạn nhỏ kia dường như hiểu điều ấy, ngưng ăn vạ khi bố bạn bế bổng lên bằng cánh tay xăm trổ rắn chắc. Bạn không thôi khóc. Bạn tựa đầu bé nhỏ vào vai ba bạn. Ba bạn xoa bàn tay gồ ghề vào lưng bạn ấy và hát vài câu hát. Và rồi một lúc, bạn im lặng, ba bạn chở bạn về nhà.
“Chú ấy có phải vị thần không mẹ?” – “Sao Bống hỏi thế?”, “Vì chỉ cần xoa tay và hát hát là anh ấy im lặng ngay. Vị thần có phép màu đấy mẹ”.
Ra thế, phép màu có khi chỉ nằm trong câu hát đầy yêu thương của một ông bố có vẻ ngoài bặm trợn. Mẹ thầm nghĩ và thấy lòng mình khe khẽ xúc động. Còn Bống, Bống nói: “Chú ấy thật đáng yêu”. Có lẽ với các cô bé gái và cả các bà mẹ, chẳng dễ tan chảy bằng hình ảnh đối nghịch ấy.
Nếu nói dối làm con hạnh phúc…
M
ột chị bạn nhà văn kể chuyện một lần “dối” con. Con gái 7 tuổi, không biết nghe đâu đó rằng âm thầm đặt răng rụng dưới gối không cho ai biết, sáng mai ngủ dậy răng sẽ biến thành tiền, vàng. Và dĩ nhiên, cô bé tin điều đó. Cô nhỏ len lén tự giấu một “bé” răng vừa rụng xuống gối trước khi đi ngủ. Sợ quên, cô bé ghi lại trên tờ giấy kẻ ô li, đặt ở bàn bên cạnh: “Sáng mai ngủ dậy hãy thò tay xuống gối, ở đó có tiền”. Mẹ là nhà văn nên thừa nhạy cảm và thừa sức tưởng tượng để hiểu ra câu chuyện. Chị lén bỏ xuống đó tờ 1.000 đồng và cất đi cái răng sữa bé tí xíu.
Con gái tỉnh dậy, mắt nhắm mắt mở nhìn thấy tờ giấy, sực nhớ ra, thò tay xuống gối. Lần này thì cả hai mắt tròn xoe vì phấn khích lạ lùng khi thấy răng đã thực sự “biến” thành tiền. Cô bé vui tíu tít cả ngày và nhiều ngày sau đó vì câu chuyện y như cổ tích.
Chắc hẳn cô bé ấy sau này lớn lên, khi những chiếc răng sữa đã bỏ cô đi từ rất lâu thì cô sẽ hiểu câu chuyện cổ tích ấy không hề có thực. Và chiếc răng sữa, tờ tiền giấy 1.000 đồng không đủ mua một mớ rau kia vẫn luôn là viên kẹo ngọt trong ấu thơ của cô nhỏ.
***
Cô bạn tôi thi thoảng vẫn đưa tấm hình bàn tay bạn bé bỏng xanh xao trong bàn tay bố vững chãi lên facebook. Nhìn bức hình ấy, không ai nghĩ đó là bàn tay một cô gái trẻ đầy sinh lực ở tuổi 20 trong bàn tay của người cha đang đối diện với tử thần. Chỉ sau khoảnh khắc trân quý ấy vài tiếng, bố bạn ra đi. Cho tới tận những lời cuối cùng, bố vẫn nói: “Con gái đừng ủy mị thế, bố không sao
đâu”. Khi ấy bạn tôi chỉ có thể mím chặt môi để nước mắt đừng òa vỡ…
Bạn kể, nhiều khi bạn tự hỏi, sao bố mình lại không nói thật rằng: “Thủy ơi, bố đau quá! “Đau quá” là tiếng than rất đỗi bình thường với bất cứ bệnh nhân nào trong bệnh viện ung bướu bố điều trị. Chí ít như thế, có lẽ cô đỡ xót xa hơn là nhìn bố vẫn luôn cố gượng nụ cười tươi và nói “Bố không sao” cho tới những phút cuối. Cô sẽ có cảm giác mình được chia sẻ từng cơn đau của bố. Nhưng vì những nụ cười của bố, những câu chuyện vui ngày ấu thơ của cô bạn – trên giường bệnh bố nhắc lại rõ mồn một như thể ngày hôm qua… có lúc cô bạn cũng vui lây, cười khúc khích theo và chột dạ khi bố bất chợt quay đi để giấu một cái nhíu mày khẽ lướt qua. Và cô chỉ biết cơn đau của bố vượt quá ngưỡng cho phép khi bác sĩ quyết định chích giảm đau mà thuốc vẫn bị vô hiệu, phải chuyển sang chích morphine…
“Bố không sao đâu” – Tại sao bố lại có thể nói dối đứa con gái mà bố cưng chiều hết mực như thế. Vì thương con. Điều đơn giản ấy thì ai cũng biết. Nhưng một điều mà chỉ con gái biết, sau khi bố mất đi, cô gái ủy mị ngày xưa trở nên cứng cáp. Cô cảm thấy mình phải vượt qua mọi khó khăn, có những khó khăn nếu đến với cô trước đây chắc chắn cô sẽ không dũng cảm đối mặt. Bởi trong suy nghĩ của cô bạn bây giờ, tất cả những khó khăn gặp phải thực ra có sá gì với những tháng ngày bố kiên cường chống lại bệnh u gan với nụ cười tươi và câu nói đơn giản: “Bố không sao đâu”. Đó là hạt giống tâm hồn ý nghĩa nhất mà bố gieo lại trong cô.
***
Thi thoảng, tôi vẫn mở lại bộ phim kinh điển Cuộc sống tươi đẹp5 để xem… vào ngày nói dối. Bởi với tôi, đó là lời nói dối ngọt ngào nhất, vĩ đại nhất mà bộ phim đã kể cho khán giả.
Phim kể về những tháng ngày sống trong nhà tù Đức quốc xã của hai bố con một cậu bé Do Thái, Guido Orefice và Joshua. Cậu nhóc dĩ nhiên không thể hiểu cặn kẽ vì sao mình phải vào tù, nhà tù man rợ thế nào… Và người bố, vì tình yêu bao la dành cho con trai bé
nhỏ đã giải thích cho con bằng hình ảnh “cuộc sống tươi đẹp” trong chốn địa ngục trần gian.
Ngay từ khi bị bắt, ông bố thông minh đã biến cuộc sống tàn khốc trước mặt thành một cuộc chơi thú vị, mạo hiểm để cậu bé không bị sợ hãi, ám ảnh. Tất cả những đày ải khổ cực trong trại tập trung được Guido “biến hóa” thành những thử thách bắt buộc phải vượt qua để ghi điểm một trò chơi lớn. Phần thưởng cho trò chơi lớn là chiếc xe tăng thật, mới, đẹp – điều mà cậu con trai mơ ước.
Tấm lòng cao cả của người bố thể hiện rõ nhất khi ông hiên ngang đi trước họng súng của quân thù để qua khu vực xử bắn nhưng vẫn tếu táo nháy mắt đùa vui với con trai như thể đang hào hứng tham gia một trong những thử thách của trò chơi. Và lúc ấy, cậu bé vẫn tin rằng cậu cần phải ngồi im như bố dặn, còn bố thì đang ghi điểm với một thử thách nào đó để lấy phần thưởng xe tăng về mừng sinh nhật mình.
Niềm vui vỡ òa khi chiếc xe tăng của đoàn quân giải phóng từ từ tiến vào sân nhà ngục. Khi mọi người đã bỏ đi hết, chỉ còn cậu bé ở lại. Cậu bé ở lại cuối cùng vì thực hiện theo lời dặn của bố: “Con chỉ được ra khi mọi người đã bỏ đi hết. Nếu con ra sớm trò chơi sẽ kết thúc, chúng ta thua cuộc” – thực chất là để bảo vệ sự an nguy cho con trai mình, không để cậu bé rơi vào tay phát xít. Cậu nhóc tin rằng chiếc xe tăng của quân giải phóng lái vào sân là phần thưởng dành cho bố con mình – người chiến thắng. Trên chiếc xe tăng thật, to, mới ấy, cậu bé cười vui mừng và kiêu hãnh khi đã chiến thắng trò chơi rất kham khổ và gặp lại mẹ mình.
Kết phim là giọng nói của cậu bé Joshua khi trưởng thành, rằng: “Đó là câu chuyện của tôi… Là câu chuyện về sự hy sinh của cha tôi… Là món quà cha đã tặng tôi…”.
Bộ phim bật lên thông điệp về tình cha con: Dù trong những thời khắc đen tối nhất, cha vẫn muốn con nhìn cuộc đời đầy hy vọng. Bằng trí tưởng tượng vô bờ và tình yêu thương vô hạn, Guido đã
giữ gìn nụ cười thơ ngây, tâm hồn trong sáng của con, giúp Joshua vượt qua được quãng thời gian mà sau này, khi đã trưởng thành, Joshua hiểu đó chính là thời khắc đen tối nhất của cuộc đời mình. Đối với người xem, chắc chắn sẽ có những quãng lặng đọng lại để bạn thấm thía hơn về Tình Cha từ một bộ phim xuyên suốt là những lời nói dối.
Có rất nhiều lời nói dối có ý nghĩa còn hơn cả sự thật. Tôi tin chẳng phải “rảnh” quá mà cả thế giới lại nghĩ ra ngày “Cá tháng Tư” – ngày mà chúng ta vẫn cho phép nhau nói dối mà không mắc lỗi. Nhưng nói dối như thế nào để mang lại ý nghĩa, mang lại nụ cười, mang lại nước mắt hạnh phúc chứ không phải là những đớn đau, hờn ghét, chắc chỉ trái tim chúng ta hiểu rõ điều này hơn ai hết. Bởi giản đơn, không ai dối được trái tim mình.
Điều kỳ diệu
C
hiều nay, mẹ đi làm về, cô bạn nhỏ chạy ra đón ở cửa, háo hức: – Mẹ ơi, mẹ nhìn nè!
– Gì đấy con?
– Ôi, thật là kỳ diệu thế này mà mẹ không nhìn thấy ư mẹ ơi?
Mẹ đẩy xe vào nhà, ngoái lại nhìn em thật kỹ, nhìn từ trên xuống dưới, trước ra sau nhưng thực tình… chẳng thể phát hiện ra điều gì. “Đây ạ” – Từ bàn tay khum khum, em xòe tay hẳn ra. Trên bàn tay bé xinh mũm mĩm là cái li tí hon kích cỡ chỉ vài milimet. Ôi, quả thực, mẹ suýt té rầm vì “thật-là-kì-diệu”.
“Kì diệu thật. Chưa bao giờ mẹ thấy cái li bé xíu như thế này”. “Vâng ạ, con đã thấy em ấy nằm ngủ trong bụi cỏ sáng nay”.
Ồ, đó không chỉ là điều kì diệu với em, đó lại là điều kì diệu hơn đối với mẹ. Nó khiến mẹ ngay lập tức nhớ tới mặt dây chuyền hình giọt nước bằng đá mã não, trong veo màu hổ phách nằm lấp ló trong vạt cỏ mẹ phát hiện ra trong một buổi sáng trực nhật từ thời tiểu học. Mẹ đã bất ngờ như thể gặp được một báu vật. Quả thực trước đó, con nhà nghèo, chưa bao giờ mẹ có một món đồ trang sức chứ đừng nói lấp lánh mướt mát như thế này. Mẹ đã khoe ngay với bà ngoại và nghe lời bà ngoại đi cọ rửa thật sạch, tìm một sợi dây xinh xinh xỏ vào đeo lên cổ. Mỗi khi ai đó khen sợi dây mẹ thực sự hãnh diện và thấy yêu quý người khen ấy như thể người ta đã thấu hiểu điều gì đó về mình.
Những cảm xúc háo hức, vui mừng khi bất chợt gặp một mặt dây đá xíu xiu ấy có lẽ cũng vui như cô bạn thân của mẹ bây giờ, khi bạn gặp một chiếc li bé tí xíu.
Mẹ là người trân quý những cảm xúc, vì thế mẹ có thể dễ dàng bỏ qua những nghi ngờ về bụi bẩn, vệ sinh trước một món đồ nằm lạc ngoài đường mà con gái thích. Có sao đâu nhỉ, có thể rửa thật sạch bằng xà phòng, ngâm chanh muối, thậm chí mẹ hoặc bà vú sẽ giúp em trụng6 lại li bằng nước sôi. Chưa chắc những món đồ trong cửa hiệu sang trọng có thể sạch bằng sau những quy trình về sinh phức tạp của mẹ và bà vú. Quan trọng là những nụ cười của con. Và vì quan điểm này của mẹ mà trong số đồ chơi của con có em gấu đi lạc, con cá đi lạc, và hôm nay là chiếc li ngủ quên… tất cả đều đến với em tình cờ bên bụi cỏ hay trong bụi cỏ và gắn bó với em rất vui.
***
Trở lại chuyện “điều kì diệu” là chiếc li bé xíu xiu của em. Em háo hức mời mẹ ngồi uống trà và giả vờ rót trà vào cái li bé xíu ấy. Rót trà thêm vài dạo, em chủ động nói: “Em nghĩ là mẹ thích ăn sinh tố dâu phải không nè. Mẹ chờ em chút xíu nhen”. Rồi như một con mèo con tha bảo bối tí hon của mình, em cắp chiếc li lại chỗ đồ chơi, lấy một vật gì đó có khả năng xoay xoay, vừa làm vừa nói: “Mẹ chờ em chút nhen, em xay sinh tố dâu cho mẹ có liền”. Từ vật xoay xoay đó em vờ đổ ra li bé xíu, cẩn thận bê lại: “Mời mẹ!!”. Em cười tít mắt khi nghe mẹ cảm ơn và khen dâu của em thơm quá.
Trí tưởng tượng của trẻ con thực tình là một thế giới cực kì phong phú trên cả mọi điều kì diệu mà nếu vì bận rộn, có thể những bà mẹ ông bố trẻ vô tình đánh mất cơ hội để cùng bước vào chia sẻ. Có lúc sau những bộn bề công việc, mẹ chỉ cần ngồi yên nhìn em chơi, nghe em líu lo, thi thoảng hỏi han em vài câu hỏi mở. Thế là sẽ có loạt loạt câu chuyện được em kể cho nghe bằng giọng ngọng nghịu líu lo của cô nhỏ 3 tuổi. Có lẽ thanh âm trong veo ấy còn hay ho hơn cả việc ngồi trong một vườn mát xanh lắng nghe rộn ràng tiếng chim. Và mẹ luôn cảm ơn em vì có khi chỉ một buổi chiều nhỏ như buổi chiều này, em dẫn mẹ đi từ điều kì diệu này đến điều kì diệu khác…
Mỗi đứa trẻ đều mơ cổ tích
T
ôi nhớ mãi câu chuyện về một cậu bé bị ung thư giai đoạn cuối đã kể cho nhiều người nghe rằng, cậu muốn lớn lên làm chú cảnh sát giao thông. Một ngày kia, mong ước ấy đến tai các cô chú bác sĩ, đến tai các cô chú cảnh sát giao thông. Cậu bé bất ngờ khi một sáng mai tỉnh giấc, được mặc bộ quần áo màu cam cậu mong ước. Bộ quần áo ấy do vợ của một chú cảnh sát giao thông may tặng.
Và cậu được các cô chú hướng dẫn điều lệ, được tham gia hướng dẫn người tham gia giao thông “oách” như một cảnh sát thực thụ. Cái đầu trọc lóc đã rụng hết tóc, nụ cười có phần mỏi mệt sau những đợt xạ trị không thành công vẫn luôn nở trên môi cậu cảnh sát giao thông nhí… đã khiến bao người lớn rưng rưng nước mắt.
Người lớn gọi đó là câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Người lớn nhắc nhau rằng đã lâu thật lâu rồi chúng ta không có những chuyện cổ tích đẹp như thế. Thực tình, dù lớn hay nhỏ, được nhiều người biết hay không thì hình như những câu chuyện cổ tích như vậy vẫn luôn ở đâu đó và đứa trẻ nào cũng ít nhiều gìn giữ những câu chuyện cổ tích cho mình. Cậu bé sau đó không thể vượt qua cơn bạo bệnh nhưng tôi vẫn thấy lòng an yên khi em đã làm tròn sứ mệnh của một thiên thần, đến thế giới này để gieo lại hạt mầm niềm tin vào những điều cổ tích.
***
Tuổi thơ tôi lớn lên bên dòng sông Lam, trong một khu tập thể đa phần các hộ đều nghèo khó như nhau. Khó khăn đến mức có lúc con nít theo người lớn lên núi Quyết hốt lá thông về nhóm bếp. Nhà chỉ hai mẹ con ở với nhau, mẹ lại thường xuyên phải đi vào công trình trong Hà Tĩnh nên mới 6 tuổi tôi đã được mẹ dạy nấu bếp, và cũng chừng đó tuổi đã thành tay hốt lá thông “chuyên nghiệp”. Nhà
bếp bé xíu xiu mù mịt khói thông khiến tôi luôn coi việc nấu bếp là công việc nhàn tẻ, chán ngắt. Chán tới mức chỉ cần cơm sôi cạn nước, thức ăn chín là sẽ dụi lửa tắt và tót đi chơi ngay mà không cần nghĩ gì đến gian bếp ấy nữa.
Có lần, sau trận bão, nước sông Lam dâng cao cả mét. Chợ không ai buôn bán, thức ăn khan hiếm, nhà không còn gì để ăn. Lá thông trong bếp gặp nước khói bay kìn kịt, cay xè mắt. Tôi nấu cơm xong, xào thêm nồi xơ mít. Lúc đó đã chán ngán món xơ mít tận cổ và bắt đầu nghĩ đến món cá mình yêu thích. Đến buổi cơm tối về dọn cơm
thì bất ngờ nồi xơ mít biến mất và thay vào đó là nồi cá nục biển kho sả thơm nức mũi. Bữa ăn đó tôi tấm tắc chuyện trò với mẹ, khỏi phải nói mừng vui cỡ nào. Hai mẹ con nghĩ mãi không ra vì sao mà nồi xơ mít lại có thể biến thành nồi cá ngon như vậy.
“Chỉ có thể là có ông Bụt. Ông Bụt mới hiểu con muốn gì. Lúc nãy con đã rất muốn có một nồi cá” – Tôi nói với mẹ như vậy và mẹ tủm tỉm cười.
Lớn lên tôi mới biết được “ông Bụt” là chú hàng xóm. Chú Ngọc vẫn thường ghé gian bếp nhà tôi khi tôi đã chạy đi chơi để kiểm tra xem tôi đã dập tắt hết lửa chưa, phòng sơ sẩy gây hỏa hoạn. Chú cũng thường mở xem thức ăn có gì. Và khi nhìn thấy món xơ mít “chủ đạo” sau ngày bão thì chú không cầm lòng đặng, đổi ngay nồi cá biển kho qua nhà tôi. Quê chú ở vùng biển nên thường có cá nục khô dự trữ trong nhà. Đôi khi hai chú cháu vô tình nhắc lại chuyện nồi xơ mít biến mất vẫn không khỏi cay mắt vì những dư vị ngọt ngào.
***
Bạn tôi kể, dạo bé gần nhà bạn có một cây thị. Ba mẹ làm giáo viên đi dạy cả ngày nên khi rảnh, bạn thường ra gốc thị chơi, giơ vạt áo lên và đọc câu lục bát “thần chú” Thị ơi thị rụng bị bà/ Bà để bà ngửi chứ bà không ăn.
Đọc ba hôm liền chẳng có quả thị nào rụng xuống. Có quả rụng ngay gần đó thì bị chim ăn mất một nửa. Tới hôm thứ tư thì ô hô, một bé thị xinh ơi là xinh rơi trúng phóc vạt áo. Cô bạn hí hửng nâng niu quả thị, đan cho nó một giỏ len bé xíu để cầm theo đi chơi, đặt nó lên đầu giường mỗi đêm nằm ngủ… và không quên mơ giấc mơ cô Tấm hiện ra.
Lớn lớn lên chút nữa, chú hàng xóm vẫn thường hái thị ra chợ bán kể: “Làm gì có chuyện quả thị đang phổng phao ngon lành lại rớt xuống trúng vạt áo. Đó là chú núp trong lùm cây ném xuống đấy”. Cô bé con ngày đó cũng đã lớn, cười híp mắt và vẫn nhớ không nguôi về những ngày ngọt ngào vì có một quả thị “vô tình” rơi trúng áo.
Bạn bảo vừa kể chuyện cô Tấm cho cháu gái nghe, hôm nào rảnh có khi phải “dụ” con bé ra gốc thị đọc “thần chú”, rồi núp trên đó ném quả thị xuống vạt áo để xem con bé có vui niềm vui trong veo, tin niềm tin trong veo như mình ngày nào không?
Mỗi đứa trẻ đều mơ cổ tích. Mà làm sao không mơ được, khi mà những câu chuyện ngọt ngào hơn mật ấy rồi sẽ cùng những cô nhỏ, cậu nhỏ lớn lên và mang theo suốt cuộc đời này.
Những cuốn sách đầu tiên
N
gày cón bé, dì Lan Anh, con chú ruột mẹ tôi ở chung nhà suốt thời gian dì học đại học. Nhà tôi ở Trung Đô, gần trường đại học dì theo học, chỉ cách tầm 2km. Dì tôi ngoài thời gian đi học, gặp gỡ một hai người bạn, còn lại là thời gian dành cho sách.
Một lần, dì cho tôi tuyển tập thơ Tố Hữu. Tập sách phải dày cỡ hai phần ba gang tay tôi lúc ấy. Và dĩ nhiên nó rất đồ sộ trong mắt tôi. Và với tư duy của một cô nhỏ tuổi lên bảy, việc được làm chủ nhiều cuốn sách lẽ dĩ nhiên oách hơn một cuốn sách rất nhiều. Với tư duy tưởng đúng đắn ấy, tôi vô tư ngồi cắt chỉ khâu giữa những phần sách và chia cuốn sách làm nhiều phần, thành những tập mỏng bằng cuốn tập đọc. Từ một tuyển tập thơ Tố Hữu, tôi có 4, 5 cuốn thơ nhỏ: Từ ấy, Gió lộng…
Mẹ tôi phát hiện ra, nói với dì. Mẹ không can thiệp vì cho rằng đó là chuyện giữa tôi và dì. Dì tôi, với đôi mắt buồn day buồn dứt, cầm cuốn sách yêu quý của mình đã bị con cháu phanh thây thành nhiều phần lên, nói: “Thu Hương biết không, mỗi cuốn sách là một người bạn của mình. Nếu cháu hiểu điều ấy, dì nghĩ cháu sẽ không bao giờ xẻ sách làm nhiều phần như thế này. Một vết đứt tay của mình còn đau, huống chi xẻ năm xẻ bảy? Nếu cháu muốn có nhiều sách hơn, dì sẽ giúp cháu dành dụm, tích lũy, và cháu sẽ có. Chứ không phải bằng cách xẻ sách ra như thế này”. Vừa nói, dì vừa tỉ mẩn khâu cuốn sách lại như cũ. Dĩ nhiên công khâu lại vất vả gấp chục lần công phá ra. Sau buổi ấy, dì nói: “Dì mỏi lưng rồi đấy”
Tôi hiểu ngay ra vấn đề sau cái nhìn đượm buồn và những câu nói của dì. Dì chưa bao giờ la mắng tôi, kể cả khi dì mang cuốn sách dì yêu quý nhất tặng tôi và nhìn thấy tôi đối xử không ra gì với nó thì dì vẫn nhắc nhở hết mức dịu dàng. Và khi tôi mới chỉ có vài cuốn sách cổ tích, thơ, truyện mà dì tặng, dì đã nhờ một người bạn đóng hộ tôi
giá sách. Giá chỉ để vài cuốn sách lèo tèo nhưng đầy dần theo năm tháng. Cảm giác giá sách từ những ngày trống trơn đến lúc khá đầy đặn rất thích. Thích hơn nữa là khi bạn nhìn vào cuốn sách nào đó bạn có thể ngay lập tức nhìn ra có một thế giới xa lạ mà mình có thể cùng khóc cùng cười trong đó. Đến giờ tôi vẫn nghĩ, nếu cô bé cậu bé nào có cảm xúc như mình ngày ấy, đó cũng là một phần hạnh phúc ấu thơ.
***
Bạn tôi đến với những cuốn sách đầu tiên khá bị động. Ba thường xuyên công tác xa nhà, mẹ đi làm sáng đi chiều về nên những ngày nghỉ học bạn sẽ bị… khóa cửa ngồi trong nhà. Chìa khóa được gửi nhà hàng xóm phòng khi cần thiết mở cửa. Đó là cách “quản lý” những cậu trai tuổi gà cồ ngỗ nghịch.
Nhà chỉ là một căn phòng rộng chưa tới hai mươi mét vuông. Căn phòng trống hầu như không có gì đáng kể ngoài giá sách phủ kín một bức tường. Và khi bắt đầu biết đọc, bạn đọc thấy tấm bảng mẹ ghi: “Cấm con nít đọc!”
Cấm thì cấm, làm sao cấm một đứa vừa biết đọc đọc những gì nó nhìn thấy? Nhất là khi đứa ấy bị nhốt ở nhà thường xuyên với vài cái ô tô nhựa mà nó đã quá tuổi chơi ô tô nhựa từ lâu. Và bạn vớ lấy những cuốn ngang tầm mắt mình: Hai vạn dặm dưới đáy biển, Dế mèn phiêu lưu ký… Những ngày bị nhốt của bạn trở nên thú vị hơn bao giờ hết. Có những cuốn đọc thú vị như Dế mèn phiêu lưu
ký, bạn đọc đi đọc lại vài lần, lớp 1 đọc hiểu ít, lớp 3 đọc hiểu nhiều hơn, và cho tới tận giờ, khi đã là bố của một đứa trẻ bạn vẫn thấy những háo hức khi đọc những cuốn sách hồi bé khiến mình mê mệt.
Về sau, mẹ bật mí, vì nắm được tâm lý cu cậu hay tò mò nên mẹ mới viết tấm bảng ấy để kích thích cu cậu đọc sách. Và kết quả đúng như dự đoán, cậu con ngỗ nghịch dần thuần tính hẳn khi biến thành mọt sách.
…
Sẽ có rất nhiều câu chuyện thú vị về sách. Những cuốn sách đầu tiên, những cuốn sách của một người đặc biệt nào đó tặng bạn, hoặc có khi một người bạn thương tặng không nhân một dịp gì, chỉ nhân một ngày trở gió, nhân một ngày lá me rụng, hoa sao bay… Hết thảy chỉ là cái cớ để những người yêu sách, yêu chữ sẻ chia một chút tâm giao lòng mình. Tôi vẫn nghe nhiều người nói rằng, tiếc thời gian thuyết phục ai đó đọc sách. Bởi nếu đến với sách, không yêu thì khó lòng ngồi lại qua năm dài tháng rộng. Và nếu yêu thì cần chi thuyết phục, tự người với sách sẽ tìm đến với nhau. Nhưng ngược lại, tôi cũng như bạn tôi hoặc rất nhiều ai đó từng bị thuyết phục đọc sách vì những câu chuyện nhỏ như dì tôi, mẹ bạn vô tư sẻ chia trong thời thơ ấu. Và vì thế, sẻ chia với nhau, tin rằng vẫn luôn làm sách và người đáng yêu hơn.
Bài học từ “cô gái” tuổi lên 3
D
ạy con từ thuở lên 3… Bà ngoại từng nhắc mẹ nhiều lần câu ca dao đó. Nhưng rồi mẹ bất ngờ nhận ra rằng, không chỉ là “dạy con”, mẹ còn học được từ con, cô gái tuổi lên ba nhiều thật nhiều điều thú vị.
Này nhé, hằng ngày mẹ vẫn thấy cô gái của mẹ ngồi xem quảng cáo. Quảng cáo xen giữa các chương trình giờ vàng cứ 15, 20 phút lại chiếu lại một lần. Nhiều người lớn vẫn xem quảng cáo như là vị “khách không mời” thích chen ngang. Nhưng cô gái Bống thì luôn reo lên trong mỗi đoạn quảng cáo ngắn ngủi ấy. Quảng cáo Susu có con mèo nhảy ra, em sẽ háo hức reo mừng: “Á á á… con mèo dễ cưng quá hà”… Quảng cáo tã có em bé nhảy ngoáy mông, em sẽ bình luận: “Em giỏi ghê, em nhảy đẹp ghê”. Quảng cáo xà bông rửa tay Lifebuoy, em mừng rỡ quay qua bà: “Bà ơi nhà mình cũng có xà bông này nè bà, rửa tay sạch lắm này bà, bà biết hơm bà?”… Cứ thế, em ríu rít như chim non suốt buổi tối.
Nhiều khi mẹ không hiểu nổi vì sao những đoạn quảng cáo lặp đi lặp lại có thể làm một cô nhỏ háo hức đến vậy? Phải chăng là lòng trẻ con luôn trong trẻo ban sơ, háo hức đón nhận những gì rộn rã xung quanh mình? Và vì cứ mải mê bao công chuyện mưu sinh, cuộc sống mà người lớn như mẹ không có được điều ấy. Nếu như gạt tất cả những mưu sinh tính toán hơn thiệt kia qua một bên, có thể lúc nào đó mẹ sẽ gặp lại sự trong trẻo ban sơ và tươi mới háo hức trước những gì mình quan tâm được chăng?
***
Mẹ học được từ con gái sự quan tâm yêu thương từng cái cây, cái con. Hôm qua bác Thịnh nhìn mái tóc xoăn rối bù của con, nói: “Ôi chao, nhìn cứ như chó Nhật. Thật giống lông con Bun”.
Người lớn bị ví mình giống chó có khi sẽ sửng cồ đấy nhỉ? Nhưng cô gái ba tuổi thì vui ra mặt. Vì Bun là bạn chó mà cô rất yêu quý. Ngay lập tức em hỏi: “Thiệt hông bác?” và cười toét miệng khi bác gật gật đầu. Chiều tối đó, mẹ còn thấy em lấy cái lược vừa chải tóc mình xong chải qua bộ lông xù của chó Bun. Em nói với Bun rằng: “Chải đầu nhen Bun, ra đường phải tinh tươm sạch đẹp nhen”.
Em thường rất chú ý những chú chim sẻ lạc bầy kiếm ăn một mình. Có khi em nói với mẹ bằng giọng rầu rầu rằng: “Chú chim ấy lạc mẹ đấy, rồi có tìm lại được bố mẹ không hở mẹ? Rồi tối nay chú chim ấy có biết đường về “nhà” không? Và em sẽ yên tâm hơn, suy nghĩ của em sẽ tươi vui hơn khi mẹ gật đầu chắc nịch nó: “Chắc chắn mẹ của chú chim ấy đang núp trong lùm cây nào đấy, hoặc đứng ở góc khuất nào đấy để trông nom con mình. Các bà mẹ chim cũng như mẹ vậy thôi, chẳng bao giờ rời mắt những “em bé” của mình đâu.
Không chỉ thương những con vật trước mắt em còn thương cả bạn gấu trong… trang sách. Mẹ mở sách dạy kỹ năng tránh nóng, bỏng cho em, có nhân vật bạn gấu Patu. Bạn gấu Patu không cẩn thận ăn súp nóng mà không thổi, bị bỏng miệng. Hôm sau em mở trang sách ấy, chu miệng thổi phù phù, nói với mẹ: “Để em thổi cho Patu khỏi bỏng nhen mẹ?”. Và dĩ nhiên, khi em có thể thương và xúc động trước những bạn nhỏ xa lạ như thế, em cũng rất biết thương yêu và chia sẻ với mọi người trong nhà.
Mẹ học được từ cô gái ba tuổi thật nhiều bài học khác nữa. Những bài học ấy nhắc mẹ rằng, với con chỉ cần thời gian bên con, lắng nghe và trò chuyện là đã đủ đầy yêu thương.
Bố và con gái
B
ộ phim về tình cha con mà tôi thích nhất là một phim hoạt hình ngắn, không lời được phát trên YouTube: Cha và con gái (Father and Daughter) của Michaël Dudok De Wit người Hà Lan. Bộ phim từng đoạt giải phim ngắn xuất sắc tại Oscar 2000. Đây được xem là một trong những video xuất sắc về cha con, được chia sẻ nhiều nhất trên internet, khẳng định tình cảm vẹn nguyên của con gái với cha trong suốt cuộc đời.
Bắt đầu những hình ảnh đầu tiên là cha và con gái cùng đạp xe dạo chơi ra bến sông. Ở đó, cha tung con gái lên cao, ôm con thật chặt. Chỉ là hình ảnh phim và tiếng nhạc không lời du dương, tươi vui nhưng tôi vẫn cảm giác như leng keng tiếng cười của mỗi cô gái nhỏ khi chúng rổn rảng nói gì đó – có khi cũng chẳng nói gì, chỉ là bật ra những tiếng cười rất vui – bên cha mình. Tôi đã như thể soi trong từng thước phim để gặp lại tuổi thơ mình ở đó. Ngày mà một chiếc xe đạp lọc cọc bố chở con gái từ Trung Đô lên Đội Cung thăm ông chú, đi qua những cánh đồng lúa chín vàng, chấp chới những cánh cò trắng muốt. Ngày mà bố tập cho con gái đạp xe ba bánh trẻ con vòng quanh trong khu tập thể, dưới những gốc me già thi thoảng rụng trái lộp bộp. Ngày mà trong túi bố chẳng có đồng xu nào, chở con đi ra quán cóc quen thuộc, mua chịu một phong kẹo lạc cho con và bát chè xanh cho bố…
Cô bé trong phim ngày ngày, mùa này qua mùa khác, năm này qua năm khác vẫn đạp xe ra bến sông cũ, nơi cô tiễn bố đi xa, để đợi người về. Và khi đã trở thành một bà cụ già lưng còng, da nhăn nheo, “cô gái” mới phát hiện ra điều đau đớn: bố không bao giờ có thể quay về. Con thuyền ngày bố đi đã mắc chìm trong đám lau sậy mấy chục năm. Vô tình nhờ kì hạn hán kéo dài, trơ cả đáy sông lên
mà cô mới biết. Cô bé ngày đó giờ đã lên lão, không khóc. Hoặc không đủ sức mà khóc. Cô nhẹ nhàng nằm vào lòng chiếc thuyền của bố. Dáng người cô cong như một mảnh trăng nhỏ những ngày đầu tháng.
Mỗi khi nhìn hình ảnh con gái nằm trong chiếc thuyền của bố, tôi lại có sự hình dung và bùi ngùi chạnh nhớ về những ngày bé thơ nằm cong queo rúc trong lòng bố. Trong những mùa đông rét mướt, đó dường như là nơi ấm áp nhất, yên ổn nhất. Đó là một trong những ký ức nếu cô con gái nào từng có được, hẳn không bao giờ quên. Và so với những thước phim “vàng” kia, thì cái ký ức tưởng chỉ rất giản đơn như việc nằm trong lòng bố từ một mùa đông nào đó có lẽ là khoảnh khắc vàng của cuộc đời.
Tôi vẫn nhớ những ngày cuối cùng của mẹ tôi trên cuộc đời. Để chống lại những cơn đau bệnh ung thư, bác sĩ phải chỉ định tiêm morphine cho bệnh nhân. Vì tác dụng của thuốc, những cơn đau
diễn ra trong mê man, cả lúc thức giấc cũng cũng như lúc ngủ. Mẹ thường nằm bất động trên giường, không còn đủ sức và tâm trí để quan tâm những gì xảy ra xung quanh mình. Ông ngoại 90 tuổi đi gần 100km, từ Đô Lương xuống Vinh đến thăm mẹ trong thời điểm đó. Mẹ cố hết sức để gượng lên, kê đầu bên đùi ông. Ông ngoại xoa xoa đầu mẹ. Ông ngoại khóc, mắt mẹ ướt. Đó là khoảnh khắc cuối cùng của mẹ và ông ngoại – bố và con gái…
Những khoảnh khắc của bố và con gái, tôi tin nó có khả năng găm chặt trong tim bất cứ cô con gái nào. Cho dù con gái có từ một đứa trẻ dăm ba tuổi, trưởng thành rồi hóa thành bà lão theo vòng quay khắc nghiệt của thời gian thì khoảnh khắc ấy vẫn luôn rất gần, rất mới. Chẳng phải thế sao mà không biết từ bao giờ có câu nói “Con gái là người yêu trong kiếp trước của bố”. Người ta khỏi cần xem xét sự phi logic, phi thực tế của câu nói ấy, vẫn thấy nó thật ngọt ngào. Có lẽ bởi sự gắn kết gần gũi, thiêng liêng trong tình cảm bố và con gái dành cho nhau.
Bạn thân
M
ẹ nhớ một mẩu tin ngắn dịch từ báo nước ngoài, một chú vịt con tên Bông Tuyết hằng ngày vẫn ra đón mẹ từ trạm xe bus. Mẹ của em vịt ấy là một cô nhỏ tuổi tiểu học. Cô bé lên ti vi và rất hãnh diện khi nói với mọi người rằng: “Vâng, tôi là mẹ của bé vịt:”. Một mẩu tin khác
lại là chú chim cánh cụt mỗi năm vẫn bơi hàng nghìn ki lô mét về thăm người đã cứu mình. Bống nói: “Nhìn chú chim ấy trông như em bé, ông bác ấy như là bố của chú chim.
Thực ra rất nhiều em bé có những lúc tưởng mình/ nhận mình là mẹ của một chú vịt, chú chim. Giống như chị Mi Mi, mẹ chị ấy kể chị ấy vừa viết một tâm thư dài thoòng, xin lỗi vịt con vì “mẹ” đi chơi lễ quá
lâu nên để vịt con ở nhà rớt xuống lầu chết mất. Chị vừa viết vừa khóc. Chị Mi Mi vừa mới vào lớp 1 mấy tháng, phải đánh vật lắm mới viết được bức thư nửa trang giấy sai đầy lỗi chính tả. Đó thực sự là sự nỗ lực của chị ấy, khi mà mỗi lần mẹ chị kêu viết bài thì chị lại kêu… bị đau tay. Bức “tâm thư” thật tình, đầy nước mắt. Hẳn nhiên, vì tình cảm đẹp đẽ với chú vịt vắn số mà chị ấy mới vượt qua chính mình được như vậy.
Cô Bống có bạn thân là mèo. Mèo là cô mèo tam thể của nhà bác Thịnh. Có lần cô hỏi mẹ sao Mèo không có tên như Bun, Bống? Bun là chú chó Nhật còn Bống là tên cô ấy. Đến cả em mèo đeo nơ còn có tên Kitty cơ mà? Nhà bác Thịnh chuyển đi, để cô ấy lại trong căn nhà cũ cho đám chuột khỏi phá. Mới đây, nhà cũ bác Thịnh có khách đến thuê trọ, cô mèo mất chỗ về. Nhà mới không cho mèo bén mảng dù chỉ ở bên ngoài cổng. Bống tìm mọi cách xin mẹ bế ẵm em mèo to gần… nửa người Bống và dĩ nhiên mẹ không đồng ý. Mẹ từng thấy vài lần Bống hứng chí lên, túm đuôi mèo giật lại để… rủ mèo chơi cùng; cô gái lười ăn lại thường lén mẹ nhả cơm trong miệng ra cho mèo. Hậu quả là mẹ cứ tưởng con ăn hết bát cơm nhưng kì thực là mèo ăn hầu hết. Con còi cứ còi, mèo mập cứ mập.
Cô mèo bỗng chốc thành mèo lang thang, bụng mang dạ chửa ngay mùa hè nóng nực. Tới ngày cô đẻ, cô chạy vòng quanh nhà mình xin chỗ tá túc. Mọi người đành dùng bìa carton đặt dưới gầm ghế cho mèo mẹ sinh con ở cữ. Đó là những ngày bận rộn của cô Bống. Đi học về em gọi “meo meo meo”, em thò mặt vào ngó mèo con bú mẹ và nhận xét: “Hồi em nhỏ em cũng bú mẹ như em mèo đó”, em nhắc bà nhắc mẹ lấy cơm cho mèo mẹ ăn cho mèo con mau lớn, em hỏi mẹ sao mèo con không đi tắm, nóng thế em mèo có ngủ được không… Từ em út, em bỗng như thành chị lớn biết lo toan, quan tâm khi có những bé mèo.
Ngày bác Thịnh đón cô mèo và các em bé mèo về nơi ở mới, cô Bống đi học về đứng ngẩn ngơ vì buồn khi nhìn thấy gậm bàn trống trải. Và từ đó, thi thoảng cô Bống có trò bắt chước chống hai tay xuống… đi như thể bốn chân, kêu meo meo vì… em muốn làm cô mèo, em là cô mèo của mẹ.
Cô Bống có bạn thân là chó Ki hàng xóm. Ông hàng xóm người Hoa không rành tiếng Việt lắm nên rất ngại giao tiếp với mọi người. Nhưng ông hay tươi cười khi gặp em Bống đi học – đi học về, vì em hay chào hỏi. Cứ buổi sáng, ông lại dắt chó Ki ra bờ sông đi dạo, và có lúc tiện thể ông cho nó… đi vệ sinh. Có lần Bống nhìn thấy, bắt chuyện rất “duyên”: “Ông ơi, ông đưa con Ki đi ị vậy mà ông không rửa “chít” cho Ki nha, đi xong không rửa thúi làng thúi xóm quá hà”.
Ông cười cười... Em nhất định không buông, hỏi: “Ơ mà ông ơi, thế về nhà ông có tắm rửa cho con Ki không?”. Lần này ông đành trả lời: “Có, có chứ!” – “Đúng rồi ông. Phải rửa cho Ki chứ “tay” Ki ngắn vậy sao tự Ki rửa được”… Ông hàng xóm sau bữa nói chuyện ấy hình như ngại ngùng, không để chó Ki đi vệ sinh ngoài bờ sông nữa.
Mẹ không có bạn thân hồi bé. Nếu có chăng đó là chú vịt trong gian bếp của bà mà mẹ được ngắm nhìn từ khi chúng tự mổ vỏ mà ra. Có một chú vịt, mẹ đã giúp chú ấy tách vỏ cho nhanh và vì thế chú ấy bị thọt chân. Ông ngoại giải thích, đó là do bàn chân của chú vịt
không qua quá trình đạp vỏ vên bị yếu. Chú vịt là bài học đầu tiên của mẹ rằng, bao giờ cũng vậy tự lực tự cường đứng dậy sẽ vững hơn, và, khi mình nhiệt tình nhưng thiếu hiểu biết sẽ dẫn tới những điều thật nguy hại.
Thực ra, mẹ vẫn luôn nghĩ rằng nếu có điều kiện để cho con kết bạn với một cô mèo, chú chó hay chị vịt suốt ngày quàng quạc kêu la đều rất tốt. Con có thể học được nhiều điều từ những va chạm thực tế nhất – dù đó chỉ là va chạm với một loài vật bé nhỏ. Đó là những bài học không bao giờ tìm được ở trường mầm non của con. Phải không con gái?
Sân khấu
S
áng nay, dẫn cô gái của mẹ đi học, mẹ và con gặp các bạn nhỏ đang đứng dưới sảnh lớn của trường tập múa, chắc là tiết mục biểu diễn tổng kết năm học. Mẹ rủ bạn: “Mình dừng lại xem các bạn múa hát tí nhỉ?”. Bạn lắc đầu dứt khoát, có phần bực bội: “Không, con không xem”. Và rồi, bạn ngoảnh đi với đôi mắt buồn thật buồn. Đi lên cầu thang, ở khúc quanh, hình ảnh các bạn múa hát vô tình lại đập vào mắt, bạn lấy tay che mắt đi. Đó là thái độ rất lạ của bạn, sau hơn bốn năm “kết bạn” với bạn, lần đầu mẹ gặp.
Và mẹ hiểu ngay nguyên nhân từ việc các bạn được múa hát, lên sân khấu. Với một cô bé nhạy cảm, điệu đà, thích hát múa (dù hát còn ngang và ngọng), thích búp bê như bạn của mẹ, thì việc không được biểu diễn như các bạn cũng có thể là nỗi buồn lắm chứ.
Tuổi thơ của mẹ bạn chẳng bao giờ có nỗi buồn ấy, vì mẹ bạn mặc định, phải xinh mới được lên sân khấu. Mà bà ngoại của bạn thì hay nói rằng: “Ôi lớp con mình toàn xinh như công chúa, con mình nằm trong số ít tồ tẹt”. Và mẹ nghĩ rằng tồ tẹt thì sao mà đi múa hát. Sân khấu phải dành cho những bạn tươi xinh.
Tuổi thơ của bạn thì khác, khi mà tất cả người lớn đều không tiếc lời khen dành cho những em bé, chẳng ai lại nói “con tồ tẹt quá” thì chuyện đa số cô bé muốn lên sân khấu biểu diễn chẳng có gì là lạ. Thậm chí còn có ông bố bỏ việc, bán nhà để ủng hộ ước mơ của con, được đứng trên sân khấu X. thi thố cơ mà.
Mẹ có suy nghĩ, có phần tiêu cực rằng, mẹ không muốn con gái mẹ đứng trên sân khấu, dính líu chuyện hát ca. Là vì, mẹ biết để vài phút đứng trên sân khấu, chưa bàn tới chuyện tỏa sáng hay không, các cô bé, cậu bé phải mất bao nhiêu là thời gian. Thậm chí các bố các mẹ cũng mất bao thời gian. Quỹ thời gian của tuổi thơ con có
hạn, mà mẹ chỉ muốn dành quỹ thời gian ấy cho việc sẻ chia, yêu thương và vui chơi. Đó là lý do, không ít mẹ, vì con yêu thích sẽ thì thầm xin cô giáo cho con mình tham gia đội văn nghệ, còn mẹ chẳng bao giờ nghĩ đến.
***
Mẹ nhớ tới câu chuyện của anh Bốp, một cậu bé dạo nhỏ bị tăng động, con của bạn mẹ. Trong mắt mẹ anh ấy, anh ấy rất “chẳng biết gì đâu” với mấy chuyện múa hát, nhạc kịch ngoài việc “siêu quậy”. Đến việc học từng chữ cái với anh ấy lúc đó cũng còn khó khăn vật vã với cả hai mẹ con. Thế mà ngày kia, anh đi học về khoe mẹ:
– Con được lên sân khấu đóng kịch. Mẹ anh ấy bất ngờ suýt rơi cả bát ăn cơm.
– Con á? Con mà đóng kịch á?
– Vâng, anh ấy khẳng định chắc như đinh đóng cột. – Thế con đóng kịch gì nào?
– Con đóng vai lính của Sơn Tinh”. Anh ấy tỏ ra nghiêm trọng: “Mẹ biết không, vai diễn ấy quan trọng lắm nhé. Nhờ có quân lính mà Sơn Tinh mới chiến thắng Thủy Tinh đấy”.
Mẹ anh Bốp ngay lập tức chợt hiểu vấn đề. Quả đúng y như rằng, hơn 30 bạn trong lớp anh Bốp đều được phân vai. Vai chính thì có Sơn Tinh, Thủy Tinh, công chúa Mỵ Nương. Vai phụ thì có hai phe
quân lính. Tất cả đều được mang niềm vui rằng mình quan trọng, mình được lên sân khấu. Điều bé nhỏ ấy, mãi khi kể lại cho mẹ, mẹ anh Bốp vẫn không giấu được nụ cười và niềm xúc động hấp háy trong ánh mắt. Cả hai bà mẹ đều nể cô giáo vì cách giải quyết cực kì có tâm và có lý của cô như thế.
Và lúc ấy, để kéo dài niềm vui của anh Bốp, mẹ hỏi: “Bốp này, con vừa đóng kịch ở trường đúng không?”. “Vâng ạ. Sao bác biết?”. Anh chàng lớp 1 cười toe toét và háo hức kể lại thành tích “vai diễn lính
Sơn Tinh quan trọng lắm”. Tạo cho mỗi đứa trẻ có sự tự tin, có cảm hứng về bản thân mình, điều ấy quan trọng hơn rất nhiều việc đứng trên sân khấu. Và đó là điều mà mẹ học được từ cô giáo của anh Bốp.
***
Mẹ đã nói với con gái mẹ rằng: “Thực ra việc lên sân khấu cũng chẳng đặc biệt lắm đâu nhỉ. Để cuối tuần mẹ làm sân khấu, hai anh em sẽ hát, mẹ sẽ mở nhạc thật hay. Rồi mẹ mở bài nhạc gia đình nhỏ hạnh phúc to, con múa cho bố, mẹ và các bạn gấu thỏ xem nhé. Con múa bài ấy mẹ thích lắm đấy”. Con gái nói: “Dạ, mẹ nhớ làm cái bông gắn nơi tay cho con giống các bạn nha”. “Chắc chắn rồi, một cái bông thiệt to và đẹp nha”. Thực ra, chuyện con hát mẹ khen hay hay con múa mẹ khen hay không phải là cách giáo dục tích cực, mẹ biết thế. Nhưng trong hoàn cảnh nào đó, như là hoàn cảnh này, mẹ thấy tích cực khi con nhoẻn miệng cười, gật đầu: “Vâng ạ”, rồi hôn lên má mẹ trước khi vào lớp.
“Sân khấu” của mẹ con mình, chẳng đâu xa, là chiếc giường rộng 2m. Gắn vài bông hoa vô là thành hình thành dạng. Gần chục bạn thú nhồi bông mèo, sóc thỏ, bà, mẹ ngồi xung quanh. Lâu lâu lại có thêm khán giả là bố, dì Hoa, dì Huệ… Chỉ thế thôi đủ làm anh em bạn háo hức hát múa suốt buổi. Nhìn bạn, bố bạn nhắc nhớ tới cô Nga (em gái bố) dạo nhỏ, mỗi lần múa hát bố mẹ và các anh chị cũng ngồi quanh vỗ tay khen nức nở như thế. Còn mẹ thì nhớ tới hình ảnh một gia đình nhỏ người Hàn bên hồ bơi gần nhà mình. Lúc anh chồng đã ngoài 40 khởi động trước khi bơi bằng việc hát một điệu hát, nhún nhảy theo điệu hát đó thì cô vợ trẻ đang cho con uống nước bật cười khanh khách thành tiếng. Cậu con trai nhỏ thả bình nước, hào hứng chạy lại nhảy nhót quanh bố. Không hiểu ngôn ngữ của họ, nhưng lúc ấy dĩ nhiên mẹ hiểu ánh mắt, nụ cười. Và có lẽ, hình như chẳng ai như mẹ, nhìn họ mê mải và thấy buổi sáng thật ngọt.
Có những “sân khấu”, nhỏ thật nhỏ thôi mà tỏa sáng bằng tình yêu.
Chỉ là em gấu đi lạc
C
on gái đi học về, mặt buồn buồn mách mẹ, con đi qua đường gặp một em gấu bông đi lạc. Lúc đó trời mưa to, rất to. Con gái nói bà vú dừng chân ra nhặt em vào nhưng bà không chịu, giục về nhanh kẻo ướt. Bà sợ con sẽ bị ốm. Con muốn tự ra kéo em ấy nhưng không dám, vì con là con nít mà. Con nít thì đâu được tự băng ra đường, rủi xe đâm thì sao?
Lúc con đi về, con cứ ngoái nhìn theo em gấu miết. Con chỉ sợ nhỡ có cô bác nào chạy xe vô tình cán lên em thì em đau lắm. Có khi em lại còn bị gãy lìa tay chân, sứt sẹo tùm lum. Chủ nhân của em gấu ấy chắc cũng cùng tuổi con hoặc gần gần tuổi con. Chắc bạn ấy đang rất đau lòng vì lạc mất em gấu… Khi kể cho mẹ nghe về em gấu bông đi lạc, giọng con như có lửa râm ran. Con ngồi hình dung ra tất tần tật những rủi ro mà em gấu có thể gặp phải. Trong phút chốc mẹ có suy nghĩ không phải con kể chuyện về một em gấu bông mà là về một bạn nhỏ nào đó có tâm hồn đồng điệu, biết đau, biết buồn. Lần đầu tiên mẹ thấy một cô gái bốn tuổi có tâm trạng nóng ruột vì một ai đó như thế nào. Nó khiến cho người lớn mủi lòng tan chảy luôn chứ chẳng chơi.
Mà chẳng phải cứ mủi lòng mà được. Con gái đã bàn ngay với mẹ kế hoạch giải cứu em bé gấu ngay càng sớm càng tốt. Dù cơn mưa nối dài từ chiều qua tối vẫn chưa dứt, hai mẹ con vẫn lúp xúp đội áo mưa ra đường. Hai mẹ con phải chờ vài phút để dòng xe cộ chạy qua chạy lại bớt đông. Con đứng trên vỉa hè, mẹ lọ mọ từng bước cẩn thận ra gần giữa đường để cứu em gấu. Lúc đó mẹ có nghĩ gở trong đầu rằng, rủi có cái xe nào đâm vô mình thì chắc người ta chửi cho rần rần vì đây là vụ tai nạn lãng nhách nhất trái đất. Tai nạn vì cứu một em gấu bông chỉ to hơn nắm tay một tẹo.
Trời mưa, gió thổi thông thốc nhưng cảm giác cơ thể căng thẳng tới phát nóng trong vài giây băng qua đường để giải cứu con gấu. Khi đã quay ngược lại vỉa hè trao em gấu vào tay con gái, tôi nghe cô nhóc nói với tất tật sự hãnh diện, yêu thương: “Mẹ ơi, mẹ thật anh hùng!” Về tới nhà, tôi mới nhìn kĩ con gấu, rất may nó không bị xe cán lên nhưng hẳn đó là con gấu cũ từ thời Napoleon để lại, những đường may đã bắt đầu cũ sờn…
Bé con của tôi dường như không để ý điều đó. Cô nhóc cẩn thận giặt con gấu, cẩn thận sấy khô và ẵm bồng em mãi. Khi đi ngủ, con gái dành một vị trí tươm tất gần mình nhất cho em gấu bởi con nghĩ: Em gấu hẳn nhiên đã rất sợ hãi và bị lạnh từ chiều tới giờ. Em hẳn rất buồn khi bị xa chủ cũ. Vì thế, con cần phải yêu thương em ấy.
Tôi chợt nghĩ tới chương trình tìm người thân đi lạc vẫn thường phát trên một kênh truyền hình vào buổi sáng. Chỉ mong trên những bước đường lạ, người tìm được niềm ấm áp.
***
Lòng trắc ẩn của trẻ con có hay không? Thực sự là có. Có không hề ít. Nó tựa những âm thanh trong veo trong bản nhạc cuộc sống lắm xô bồ, nhiều xáo trộn. Và đôi khi, bỏ qua những tính toán thông thường, tôi bị bé con kéo theo vào những việc tưởng như vô cùng gàn dở như là giải cứu một con gấu bông bé xíu đã sờn chỉ. Nhưng chẳng hề hấn gì khi tôi nhận ra rằng bé con của tôi đang tăng dần những EQ khi bé có lòng trắc ẩn từ những điều tưởng như rất nhỏ ấy. Còn tôi thì được sống chậm theo từng xúc cảm của con mình. Và khi làm bạn cùng con, được con nói rằng, mẹ ơi mẹ thật anh hùng thì còn gì tuyệt vời hơn thế?
Đi học cùng nhau
C
on gái chuẩn bị vào năm học mới. Năm thứ ba con đi học, bước vào lớp Lá. Ba năm như một chớp mắt. Từ khi con vào lớp Mầm đến nay là một sự thay đổi khác biệt. Sáng nay chuẩn bị cho con đi học, nhìn vẻ mặt háo hức của con khi tự tay chọn cho mình cái đầm yêu thích, tự bỏ sữa và đồ dùng vào cặp, chủ động nhờ mẹ thắt tóc bím… đến mẹ còn thấy khó nghĩ rằng ba năm trước đối với con chuyện đi học lại vật vã tới vậy.
Quả là chính xác với từ “vật vã” khi ba năm trước, con lưng tròng nước mắt từ ngày này qua ngày khác, tuần này qua tuần khác và tháng này qua tháng khác. Con gái bé nhỏ của mẹ sinh cuối năm, bé xíu như cục kẹo, nhỏ gần nhất lớp khiến mẹ không khỏi xót xa.
Hôm đầu tiên đi học, cả lớp phải có tới gần chục bạn cùng khóc ngằn ngặt, khiến các bà mẹ cũng rưng rưng mắt nhìn nhau. Có mẹ còn đứng ngoài hàng rào trường học, lén nhìn vào lớp con, thì thụp như… kẻ trộm chỉ vì sợ con nhìn thấy lại khóc to hơn. Mẹ ấy chỉ yên tâm quay về khi con bớt khóc.
Mẹ chẳng còn nhớ từ bao giờ bỗng dưng chuyện đi học trở nên nhẹ nhàng hơn.
Đi học cùng con, mẹ và con cùng ghé qua những bụi hoa nhỏ được trồng ven những vỉa hè, ngắm những đóa hoa vừa được tắm mát đang khoe sắc uống nắng ban mai. Đầu tiên con chỉ gọi chung hết thảy là “hoa”. Khi phân biệt màu sắc, con gọi hoa màu vàng, hoa màu hồng… Nhưng giờ “đẳng” của con còn cao hơn nữa khi con chỉ cần nhắm mắt ngửi mùi cũng phân biệt được hoa sen, hoa nhài… Những đóa hoa kết nối niềm vui của chúng mình. Khi mẹ kể cho con nghe về con đường ngày xưa mẹ đi học, chỉ có dăm bụi tường vi, hoa nhài, hoa cải, lâu lâu mới thấy nở hoa chứ không nở mỗi ngày như đường con đi, con biết sẻ chia nói: “Mẹ đừng buồn nha, bây giờ
các bạn hoa nở nhiều hơn đó mẹ, bông hoa này là của chung mẹ cứ ngắm đi mẹ”.
Đi học cùng nhau, con và mẹ nói chuyện về những bạn chim câu, chim sẻ tròn lủm rất dễ cưng. Trường học nằm trong cư xá, xung quanh các bà cụ vẫn rải thóc, bẻ vụn bánh mì cho chim trời ăn. Đàn chim sáng nào cũng sà xuống gần bước chân con đi học. Chúng dạn dĩ nhảy lích chích gần gũi quanh chân người. Thi thoảng con bẻ ít vụn bánh cho chúng với vẻ mặt thật háo hức. Có lần đàn chim vắng bớt, chỉ còn dăm ba chú sẻ lạc, mẹ hỏi: “Lũ chim hôm nay đi đâu rồi ta?”. Con gái nhắc: “Mẹ, mẹ đừng nói lũ chim, mẹ nói là các bạn-chim. Bữa nay chắc các bạn chim… đi uống sinh tố đó mà”. (Có một quán sinh tố rất ngon ở gần đó mẹ vẫn thường dắt con qua. Và có lẽ trong sự hiểu biết non nớt của con, quả thật, các bạn chim cũng như con nít, ăn xong thì thích uống sinh tố).
Đi học cùng nhau, không phải ngày nào cũng gặp cảnh dễ thương. Ngày nọ con tình cờ gặp… con chuột chết. Trong khi mẹ đánh trống lảng ngó lơ đi vì không muốn con để ý (và cũng không muốn ánh mắt mẹ bắt gặp lại hình ảnh con chuột) thì con nhìn nó, rồi nhìn mẹ, hỏi: “Mẹ ơi, con chuột này to thế này là chuột mẹ đó mẹ. Nó chết rồi, chắc con của nó đợi mẹ về, đợi hoài, đợi hoài không thấy sẽ buồn lắm phải không mẹ?” Mẹ chợt thấy lòng mình thật nhẹ nhàng, ấm áp khi gặp suy nghĩ của con.
Chặng đường đến lớp của chúng mình kết thúc ở màn “sến súa” trước khi con vào lớp. Nhất định mẹ phải hôn lên trán con một cái, con hôn thật dài lên má mẹ một cái và vẫy vẫy tay chào cho tới khi mẹ khuất hẳn sau cửa lớp học. Mẹ sẽ mang theo về vị sữa còn thoang thoảng trong chiếc hôn dài của con gái với sự rộn ràng bắt đầu ngày mới. Con ở lại lớp hẳn cũng rất vui. Sau mỗi ngày đi học, mẹ vẫn hỏi: “Hôm nay ở lớp con vui không?” và con luôn có hàng tá câu chuyện thú vị để kể mẹ nghe với những niềm vui ắp đầy gương mặt.
Mẹ có thói quen dành những phút ngắn ngủi nán lại ở trước cổng trường sau khi đưa con lên lớp. Dù lúc nào cũng sẽ là những cảnh tượng này: Chú taxi chở con gái đến trường bằng taxi 4 chỗ, áo
quần đồng phục nghiêm trang, con gái chú ấy chừng tuổi con, tỏ ra có chút háo hức vì nhà có xe ô tô đi học. Chú ấy đặt lên má con nụ hôn ban mai. Bà cụ dẫn cháu đi học, thằng cháu nhỏ chân đã vững,
chạy tót lên phía trước rồi quay lại trêu bà đi chậm quá, chậm quá. Nụ cười bà hiền và giọng cháu trong vắt. Có cô bạn nhỏ trước khi tự vào lớp còn nói rất to: “Tạm biệt mẹ, con yêu mẹ”… Chỉ vậy thôi mà mỗi sáng mai đẹp đến tinh khiết.
“Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”, mà hình như mẹ gặp may khi chỉ đi học cùng con thôi cũng đã đầy đủ niềm vui để bắt đầu ngày mới.
***
Chặng đường từ nhà tới trường của mình chỉ vài trăm mét thôi mà bao điều thú vị. Và khi mình vẫn luôn cùng nhau háo hức với những điều thú vị ấy thì con đường đi học luôn luôn mới mẻ, đáng yêu, phải không con?
Vì con cần bố
S
áng nay, tôi không thể ngừng rơi nước mắt khi xem một phim tài liệu ngắn vài phút về những đứa trẻ bãi giữa sông Hồng. Ba đứa trẻ lớn lên cùng nhau trong sự chăm sóc của bà ngoại. Mẹ bỏ đi làm ăn, rất
hiếm khi ở nhà, mỗi đứa có một ông bố, bà ngoại cũng không biết bố chúng là ai. Để rơi vào cảnh ngộ ấy, theo lý giải của bà ngoại, vì mẹ chúng muốn có nơi nương tựa khi về già. Theo chúng, “vì nhà nghèo quá nên bố không ở cùng”.
Đám trẻ, cười nụ cười hồn nhiên, với ánh mắt long lanh như chưa từng biết buồn phiền. Chúng gọi hết thảy những người thường cho bim bim, bánh kẹo là bố, là ba, vì như bà ngoại nói, người ta cho và kêu nó “gọi bố đi”. Chúng vô tư khoe bố nó “có nhiều tiền lắm” vì có nhiều tiền thì “nhà bố” mới mua được rất nhiều thứ: xe máy để đi, ti vi để xem, bánh kẹo, bim bim… để cho chúng.
Đó là những ông bố ảo vọng trong tâm tưởng những đứa nhỏ không nhà không cửa, không một mảnh giấy tờ nối từ đời bà, đời mẹ qua đời con. Quan trọng hơn cả là chúng không hề có một ông bố khi sinh ra trong cuộc đời này. Chỉ có con thuyền chật chội tròng trành như chính phận đời nổi nênh của chúng. Bà ngoại nói, chúng nhỏ chưa biết gì, nhưng rồi khi lớn lên, bà cũng chẳng biết chúng sẽ ra sao…
Tôi tự hỏi, những đứa trẻ ấy, có nét gì hao hao giống bố chúng không? Có người đàn ông nào đó từng có những đêm mặn nồng với người đàn bà bãi giữa sông Hồng, có chạnh lòng khi nhìn những gương mặt hao hao giống mình không, nếu vô tình xem đoạn phim đầy thân phận này?
***
Có một khoảng thời gian ngắn trong tuổi thơ tôi có bố, đó là tầm tuổi lên bốn, mẹ mang bầu, sinh em gái, bố mang theo ra Hà Nội, nơi bố công tác. Hai bố con ở trên căn nhà tập thể bé xíu, tầng bốn. Mỗi sáng vẫn nhìn thấy máy bay bay qua xa xa, mỗi đêm, kể cả khi bố… đi vệ sinh, con gái cũng đòi bám theo vì rất sợ ở một mình, đứng đợi bố phía ngoài nhìn đèn trên cầu Thăng Long sáng thành một dải mờ ảo. Khi đứng chờ, cách nhau cánh cửa, bố vẫn hỏi chuyện, con gái trả lời, để con không sợ. Bố chẳng bao giờ để tôi ở một mình. Và rồi, những chuyến máy bay ngang căn hộ nhỏ, những vệt sáng trên cầu Thăng Long thành những vệt nhớ trong tôi, dù đã hàng chục năm trôi qua. Khi có dịp ra Hà Nội, đôi khi tôi vẫn bất giác mỉm cười nhìn những chung cư cũ xập xệ, và nghĩ tới căn phòng nhỏ tuốt tầng 4 ngày nào bố vẫn cõng con gái nhỏ leo lên leo xuống.
Tuổi thơ tôi chẳng thiếu những ngày vất vả, bê than tổ ong, lượm ve chai tới chai tay, toát mồ hôi giữa trời đông giá. Đó là giai đoạn bố không có mặt trong cuộc sống của mấy mẹ con, nếu có chăng chỉ là những kỷ niệm ngọt ngào mà tôi và mẹ vẫn nhắc lại những ngày thơ bé. Lúc ấy, bố làm ăn thất bát nơi xứ người xa xôi và vì nhiều lý do, không một dòng thư từ, một cuộc điện thoại bố gọi về nhà. Có người nói bố mày tệ, để vợ con khổ sở thế. Nhưng thực lòng chưa bao giờ tôi thấy bố tệ. Tôi chẳng bao giờ trách gì bố khi ông đã cho con mình những ngày tháng tuổi thơ ngọt ngào tới vậy.
Có khi tôi nghĩ, chỉ cần bố có mặt trong những năm tháng tuổi thơ của con cái. Dù sự có mặt ấy ngắn thôi, nhưng những tình yêu bố dành cho con thì có khả năng nối dài mãi những tháng ngày sau này. Như tôi đã từng có vậy.
***
Một người bạn của tôi, làm mẹ đơn thân. Bạn giỏi giang, giàu có, quản lý nhà hàng, khách sạn nhưng bản thân bạn mãi mãi là một cô bé dễ vỡ. Tuổi thơ bạn có bố, có mẹ, đủ đầy hạnh phúc. Hạnh phúc ngưng lại khi có người đàn bà thứ hai đến cùng một cô bé nhỏ bằng tuổi bạn. Sự có mặt của người đàn bà ấy khiến những cuộc cãi vã giữa bố mẹ bạn dày đặc hơn, bố ít về nhà hơn, mẹ âm thầm khóc trong đêm nhiều hơn. Ngày kia, cô bé nhỏ con riêng người đàn bà