🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bài Giảng Cuối Cùng Ebooks Nhóm Zalo BÀI GIẢNG CUỐI CÙNG The Last Lecture Randy Pausch Giáo sư Đại Học Carnegie Mellon & Jeffrey Zaslow Vũ Huy Mẫn dịch Nhà Xuất Bản Trẻ - Tháng 10/2009 284 Trang Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com Với lời cảm ơn tới cha mẹ tôi, những người đã tạo điều kiện để tôi mơ ước, và với hy vọng cho những ước mơ, và với hy vọng cho những ước mơ mà các con tôi sẽ có. MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI GIỚI THIỆU 3 BÀI GIẢNG CUỐI CÙNG 4 1. Con sư tử bị thuơng vẫn muốn gầm.. 4 2. Cuộc đời của tôi trong chiếc máy tính. 7 3. Con voi ở trong phòng. 8 II. THẬT SỰ ĐẠT ĐƯỢC NHỮNG ƯỚC MƠ TUỔI THƠ 9 4. Xổ số Cha Mẹ. 9 5. Thang máy ở nhà trệt 12 6. Ðạt trang thái không trọng lượng. 13 7. Không vào được Liên đoàn Bóng Quốc gia. 15 8. Bạn sẽ tìm thấy tôi ở vần “V”. 17 9. Những kỹ năng để lãnh đạo. 18 10. Thắng lớn. 20 11. Nơi hạnh phúc nhất trên trái đất 22 III. NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU … VÀ NHỮNG BÀI HỌC 23 12. Công viên mở cửa tới 8 giờ tối 23 13. Người đàn ông trong xe mui trần. 25 14. Ông cậu Dutch. 26 15. Ðổ nước lên ghế xe. 27 16. Lãng mạn bức tường gạch. 28 17. Không phải mọi chuyện thần tiên đều kết thúc êm đẹp. 31 18. Lucy, tôi đã về. 33 19. Câu chuyện năm mới 33 20. Năm mươi năm, chưa bao giờ được nhắc tới 35 21. Jai 37 22. Sự thật có thể giải cứu bạn. 39 IV CHẮP CÁNH CHO NHỮNG ƯỚC MƠ CỦA NGƯỜI KHÁC 39 23. Tôi đang đi tuần trăng mật, nhưng nếu bạn cần tôi…... 39 24. Một kẻ xuẩn ngốc thức tỉnh. 41 25. Rèn luyện một Jedi 43 26. Họ đã làm tôi hàng hoàng. 45 27. Miền đất hứa. 47 V SỐNG MỘT CUỘC SỐNG NHƯ THẾ NÀO 48 28. Mơ uớc lớn. 49 29. Sự chân thành tốt hơn là hợp thời 49 30. Giương cờ trắng. 50 31. Hãy đưa ra một thỏa thuận. 51 32. Ðừng than vãn, hãy làm việc tích cực hơn. 52 33. Chữa bệnh, chứ không chữa triệu chứng. 52 34. Đừng để ám ảnh về những gì người khác nghĩ 53 35. Bắt đầu bằng cách ngồi lại cùng nhau. 53 36. Hãy tìm điều tốt nhất ở mỗi người 54 37. Hãy nhìn những gì họ làm, đừng nghe những gì họ nói 55 38. Nếu ngay từ đầu bạn không đạt được kết quả thành công…... 55 39. Hãy là con chim cánh cụt đầu tiên. 56 40. Thu hút sự chú ý của mọi người 57 41. Sự biến mất của những lá thư cám ơn. 57 42. Trung thành là một con đường hai chiều. 58 43. Lời giải tối thứ sáu. 59 44. Thể hiện lòng biết ơn. 59 45. Gửi đi những hộp bánh quy bạc hà. 60 46. Tất cả những gì bạn có là những thứ bạn mang theo. 60 47. Một lời xin lỗi tồi còn tệ hơn là không xin lỗi 61 48. Nói sự thật 62 49. Hãy tiếp xúc với hộp bút màu của bạn. 62 50. Lọ đựng muối và hạt tiêu 100 nghìn đôla. 63 51. Không có việc gì là không xứng với bạn. 64 52. Biết bạn đang ở đâu. 64 53. Không bao giờ bỏ cuộc. 65 54. Hãy là người cộng đồng. 67 55. Tất cả những gì bạn cần làm là hỏi 68 56. Hãy đưa ra một quyết định: Hổ hay Lừa. 68 57. Một cách để hiểu lạc quan. 70 58. Đóng góp của những người khác. 70 VI. NHỮNG LƯU Ý CUỐI CÙNG 72 59. Những ước mơ của các con tôi 72 60. Jai và tôi 75 61. Những uớc mơ sẽ đến với bạn. 78 LỜI CÁM ƠN 79 LỜI GIỚI THIỆU Tôi có một vấn đề “kỹ thuật”. Trong khi hầu hết những phần khác của cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, gan tôi lại có mười khối u và tôi chỉ còn một vài tháng để sống. Tôi kết hôn với người phụ nữ lý tưởng của tôi, và là cha của ba đứa con nhỏ. Ðáng lẽ tôi phải sầu não cho thân phận của mình, nhưng như vậy sẽ chẳng mang lại điều tốt lành nào cho vợ con, hoặc cho tôi. Vậy, nên sử dụng khoảng thời gian ít ỏi còn lại này như thế nào đây? Hiển nhiên là tôi nên sống và chăm sóc cho gia đình mình. Trong khi vẫn còn sức lực, tôi sẽ dành mọi thời gian cho vợ con, làm những điều thiết thực nhất để việc họ bước vào cuộc sống thiếu vắng tôi được dễ dàng hơn. Phần ít hiển nhiên hơn là làm thế nào để dạy các con tôi những gì mà đáng ra tôi có thể dạy chúng trong hai mươi năm tới. Các con tôi còn quá nhỏ để có thể cùng trao đổi với tôi. Tất cả các bậc cha mẹ đều muốn dạy con biết phân biệt cái đúng với cái sai, dạy những gì ta nghĩ là quan trọng, và dạy chúng nên hành xử như thế nào trước những thách thức do cuộc sống mang tới. Chúng ta cũng muốn con cái biết một vài câu chuyện từ cuộc đời của chúng ta, đó thường là cách để dạy chúng lèo lái cuộc đời mình. Mong muốn làm điều đó đã đưa tôi tới việc thực hiện “bài giảng cuối cùng” tại Ðại học Carnegie Mellon[1]. Những bài giảng này bao giờ cũng được ghi hình. Tôi biết mình đã làm gì vào hôm đó. Duới mẹo đọc một bài giảng hàn lâm, tôi đã thử đưa mình vào một chiếc lọ, để một ngày nào đó, chiếc lọ sẽ trôi dạt trở về bãi biển, đến với các con tôi. Nếu là họa sĩ, tôi đã vẽ tranh cho các con. Nếu là nhạc sĩ, tôi đã sáng tác nhạc. Nhưng tôi lại là thầy giáo. Vậy nên tôi giảng bài. Tôi đã nói về niềm vui của cuộc sống, rằng tôi yêu cuộc sống như thế nào, ngay cả khi cuộc sống của chính tôi chỉ còn rất ngắn. Tôi nói về sự trung thực, sự toàn vẹn, sự biết ơn, và những thứ khác mà tôi trân trọng. Và tôi đã rất cố gắng để những điều tôi nói không trở thành buồn chán. Cuốn sách này là một cách giúp tôi tiếp tục những gì tôi đã bắt đầu trên bục giảng. Bởi thời gian là hết sức eo hẹp, và tôi muốn dành nhiều nhất như có thể cho các con tôi, nên tôi đã nhờ Jeffrey Zaslow giúp đỡ. Hàng ngày, tôi đạp xe quanh khu tôi ở để tập luyện. Trong năm mươi ba lần đạp xe như vậy, tôi đã chuyện trò với Jeff qua điện thoại di động. Jeff đã dành rất nhiều giờ để giúp chuyển những câu chuyện của tôi - có thể gọi là năm mươi ba “bài giảng” - thành cuốn sách này. Không gì có thể thay thế được việc có cha mẹ sống bên cạnh. Nhưng đâu phải lúc nào ta cũng có được giải pháp hoàn hảo, vậy cần cố làm điều tốt nhất có thể với những tài nguyên hạn hẹp. Cả bài giảng lẫn cuốn sách này là nỗ lực của tôi để thực hiện chính điều đó. BÀI GIẢNG CUỐI CÙNG 1. Con sư tử bị thuơng vẫn muốn gầm Rất nhiều giáo sư đã có những buổi nói chuyện nhan đề “Bài giảng cuối cùng”. Và có thể bạn đã dự một buổi như vậy. Việc đó đã thành thông lệ ở các trường đại học. Các giáo sư được yêu cầu nói về những thất bại và về những gì có ý nghĩa nhất đối với họ. Và trong khi họ thuyết trình, cử tọa cũng day dứt với cùng câu hỏi: có thể truyền đạt những thông điệp gì nếu đây là cơ hội cuối cùng của ta? Nếu ngày mai phải ra đi, ta muốn để lại gì? Từ nhiều năm nay, Carnegie Mellon có chương trình “Bài giảng cuối cùng”. Vào thời điểm mời tôi tham gia, ban tổ chức đã đổi tên chương trình thành “Những hành trình”, chọn một số giáo sư nêu lên những suy nghĩ về hành trình cá nhân và nghề nghiệp của họ. Ðó chẳng phải là một tiêu đề thật thú vị, nhưng tôi đã nhận lời và được xếp lịch thuyết trình trong tháng chín. Lúc ấy, tôi đã bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư tụy nhưng vẫn lạc quan. Biết đâu, tôi thuộc những người may mắn sẽ sống sót. Trong khi đang chữa trị, ban tổ chức chương trình gửi mấy email hỏi tôi: “Ông sẽ thuyết trình về điều gì? Xin hãy cho một tóm tắt.” Có những quy định không thể bỏ qua, kể cả khi ta đang bận rộn với những việc khác, chẳng hạn như đang cố gắng để thoát chết. Giữa tháng tám, tôi được báo là cần phải in một áp phích cho bài giảng của tôi, do vậy tôi phải quyết định về chủ đề. Và cũng đúng tuần lễ đó, tôi nhận được tin phương thức điều trị gần đây nhất của tôi không đạt hiệu quả. Tôi chỉ còn vài tháng để sống. Tôi biết mình có thể hủy bài giảng. Mọi người sẽ cảm thông. Bỗng nhiên, tôi thấy còn biết bao việc khác cần phải hoàn thành. Tôi phải đối diện với nỗi đau của mình và với nỗi buồn của những người yêu thương tôi. Tôi phải dành tâm sức để thu xếp ổn thỏa các công việc gia đình. Mặc dù thế, tôi vẫn không thể dứt bỏ được ý tưởng thực hiện bài giảng. Tôi bị kích thích bởi ý nghĩ mình sẽ làm một bài giảng mà nó thực sự là bài giảng cuối cùng. Tôi sẽ nói những gì? Những điều đó sẽ được đón nhận ra sao? Liệu tôi có thể thực hiện nó một cách trọn vẹn không? “Họ sẽ cho anh rút lui.” - tôi nói với Jai, vợ tôi. – “Nhưng thật tình là anh muốn thực hiện nó.” Jai (phát âm là “Jay”) luôn là cổ động viên của tôi. Khi tôi yêu thích điều gì, thì cô cũng yêu thích điều đó. Tuy nhiên cô đã hoài nghi toàn bộ ý tưởng về bài giảng cuối cùng này. Chúng tôi vừa chuyển từ Pittsburgh[2]về vùng Ðông Nam Virginia để sau khi tôi mất, Jai và các con được ở gần bên ngoại. Jai thấy tôi nên dành khoảng thời gian rất quý báu của mình cho các con, hoặc để thu xếp chỗ ở mới, thay vì phung phí cho việc soạn bài giảng và bay tới Pittsburgh để thuyết trình. “Cứ cho là em ích kỷ.” - Jai bảo tôi. - “Nhưng em muốn có anh. Bất cứ lúc nào anh dành cho việc chuẩn bị bài giảng đều là khoảng thời gian đánh mất, vì những lúc đó anh sẽ tách khỏi em và các con.” Tôi hiểu suy nghĩ của Jai. Kể từ lúc bị bệnh, tôi đã tự hứa là phải chiều ý Jai và làm theo những mong muốn của cô. Tôi thấy trách nhiệm của mình là làm tất cả những gì có thể để giảm bớt những gánh nặng mà bệnh tật của tôi đã mang đến cho cuộc đời cô. Đó là lý do tôi đã dành nhiều thời gian sắp xếp cho tương lai thiếu vắng tôi của gia đình. Vậy mà tôi vẫn không thoát được sự thôi thúc thuyết trình bài giảng cuối cùng. Trong sự nghiệp khoa học của mình, tôi đã có một số buổi thuyết trình khá thú vị. Nhưng được coi là người thuyết trình giỏi nhất của khoa Tin học cũng giống như là người cao nhất trong Bảy Chú Lùn. Lúc đó, tôi có cảm giác mình còn có nhiều khả năng hơn, nếu quyết tâm, tôi có thể đề xuất cho mọi người một điều gì đó thật sự đặc biệt. “Sự thông thái” là một từ nặng ký, nhưng có thể đó chính là nó. Jai vẫn không hài lòng. Cuối cùng chúng tôi đưa chuyện này ra bàn với Michele Reiss, bác sĩ tâm lý mà chúng tôi đã bắt đầu gặp gỡ từ mấy tháng trước. Bà chuyên giúp các gia đình có thành viên mắc bệnh hiểm nghèo. “Tôi biết Randy.” - Jai nói với bác sĩ Reiss. – “Anh ấy say công việc. Tôi biết anh ấy sẽ ra sao khi bắt đầu việc soạn bài giảng. Nó sẽ choán hết mọi thứ.” Bài giảng, cô tranh luận, sẽ là một sự phân tâm không cần thiết đối với biết bao việc chúng tôi phải làm lúc này. Một điều nữa làm Jai thất vọng: để thuyết trình đúng kế hoạch, tôi phải bay tới Pittsburgh ngày hôm trước, đúng vào sinh nhật lần thứ bốn mươi mốt của Jai. “Ðó là sinh nhật cuối cùng của em mà chúng mình cùng kỷ niệm với nhau.” - cô nói với tôi. - “Anh thực sự sẽ bỏ đi đúng vào sinh nhật của em ư?” Hẳn thế, phải rời bỏ Jai vào ngày đó khiến tôi đau khổ. Tuy thế, tôi vẫn không thoát đươc ý nghĩ về bài giảng. Tôi coi đó là thời khắc cuối cùng trong sự nghiệp của mình, là một cách để nói lời từ biệt với bạn bè và đồng nghiệp. Tôi tưởng tượng việc thuyết trình bài giảng cuối cùng cũng giống như việc một cầu thủ bóng chày kết thúc sự nghiệp bằng bàn đưa quả bóng về đích. Tôi rất thích cảnh cuối trong phim The Natural[3]khi cầu thủ cao niên Roy Hobbs, người thấm máu, đánh đường bóng tuyệt đẹp để ghi bàn. Bác sĩ Reiss lắng nghe Jai và tôi. Bà nói, ở Jai, bà thấy một người phụ nữ mạnh mẽ, đáng yêu, muốn dành nhiều năm tháng để xây đắp một cuộc sống trọn vẹn với chồng và để nuôi con khôn lớn. Còn ở tôi, bà thấy một người đàn ông chưa hoàn toàn sẵn sàng rút lui trở về cuộc sống gia đình, và chắc chắn là chưa sẵn sàng để leo lên giường bệnh. “Bài giảng này là lần cuối cũng để nhiều người mà tôi quý mến có thể nhìn thấy tôi bằng da bằng thịt.” - tôi nói dứt khoát với bà. - “Tôi có một cơ hội để suy nghĩ về những gì thật sự có ý nghĩa đối với tôi, để chốt kết những gì mọi người sẽ nhớ về tôi, và để làm bất cứ điều gì tốt trước khi tôi đi xa.” Ðã hơn một lần, bác sĩ Reiss dõi nhìn Jai và tôi ngồi trên ghế phòng khám của bà, nắm chặt tay nhau, cả hai cùng trào nước mắt. Bà nói bà có thể thấy được sự tôn trọng sâu sắc mà chúng tôi dành cho nhau, và rất xúc động vì chúng tôi đã nhất định sống trọn vẹn những ngày cuối cùng có nhau. Nhưng bà cũng nói không phải trách nhiệm của bà để cân nhắc xem tôi có nên thưc hiện bài giảng hay không. “Anh phải tự quyết định việc này.” – bà nói, và động viên chúng tôi hãy thực sự lắng nghe nhau để có thể đưa ra quyết định đúng đắn cho cả hai người. Do tính trầm lặng của Jai, tôi biết mình cần trung thực xem lại những động cơ của bản thân. Tại sao buổi thuyết trình này lại quan trọng đối với tôi như vậy? Có phải đó là một cách để nhắc nhở tôi và mọi người rằng tôi vẫn còn sống? Ðể chứng tỏ tôi vẫn còn dũng khí để làm việc? Có phải đó là sự thôi thúc gây chú ý để khoe khoang một lần cuối? Câu trả lời là đúng đối với tất cả. “Một con sư tử bị thương muốn biết nó có còn gầm nổi không.” - tôi nói với Jai. - “Đó là phẩm giá và lòng tự trọng, không hẳn giống như tính kiêu căng.” Ngoài ra cũng còn một việc nữa. Tôi phải bắt đầu coi bài giảng là một phương tiện cho tôi bước vào tương lai mà tôi sẽ không bao giờ được thấy. Tôi nhắc Jai về tuổi của các con: năm, hai và một. “Xem này.” - tôi nói. - “Với năm tuổi, anh chắc Dylan lớn lên sẽ có vài ký ức về anh. Nhưng, nó sẽ thật sự nhớ được bao nhiêu? Em và anh, mình còn nhớ những gì lúc mình năm tuổi? Liệu Dylan có nhớ anh đã chơi với nó như thế nào, hay nó và anh đã cuời đùa với nhau về những gì? Chắc là sẽ rất mơ hồ.” “Còn với Logan và Chloe thì sao? Chắc chúng sẽ chẳng có ký ức nào cả. Hoàn toàn không. Nhất là Choloe. Và anh có thể nói với em rằng, khi các con lớn thêm, chúng sẽ trải qua giai đoạn có nhu cầu bức thiết phải hỏi em: ‘Ai là cha của con? Cha con là người như thế nào?’ Bài giảng này có thể cho chúng một câu trả lời.” Tôi nói với Jai là sẽ đảm bảo để Carnegie Mellon ghi hình buổi thuyết trình. “Anh sẽ có một đĩa hình cho em. Khi các con lớn hơn, em có thể cho chúng xem. Nó sẽ giúp chúng hiểu anh là ai và anh yêu quý những gì.” Jai nghe tôi, rồi đặt câu hỏi rất hiển nhiên. “Nếu anh có những điều cần nói với các con, hoặc những lời khuyên nhủ chúng, sao không dùng máy quay để ghì hình ngay ở nhà?” Có thể cô đã thuyết phục được tôi. Hoặc có thể không. Như con sư tử sống trong rừng, nơi ở thiên nhiên của tôi vẫn là trong khuôn viên đại học, trước mặt các sinh viên. “Một điều anh đã học được” - tôi nói với Jai. - “Là sẽ chẳng thiệt hại gì khi những điều cha mẹ nói với con cái được thêm người ngoài phê chuẩn. Nếu cử tọa của anh tán thưởng và vỗ tay đúng lúc, thì sẽ góp thêm sức nặng cho những gì anh muốn nói với các con.” Jai cười với tôi, người đàn ông đang chết dần của cô, và cuối cùng đã chấp thuận. Cô biết tôi ao ước tìm cách để lại một di sản cho các con. Vâng. Có lẽ bài giảng này sẽ là một phương cách để làm điều đó. Và như vậy, với đèn xanh của Jai, tôi đã có một thách thức trước mặt. Làm thế nào để biến bài giảng hàn lâm thành thứ tiếng dội, vang vọng đến các con tôi trong một thập kỷ hay lâu hơn nữa? Tôi không muốn bài giảng tập trung vào căn bệnh của mình. Trường thiên bệnh tình của tôi là như vậy, và tôi đã trải nghiệm nó. Tôi không muốn đưa ra tranh luận, ví như, tôi đã đương đầu với bệnh tật ra sao, hoặc nó đã cho tôi những viễn cảnh mới nào. Nhiều người có thể trông đợi một bài thuyết trình về cái chết. Nhưng nó phải nói về sự sống. --- “Cái gì khiến tôi trở nên độc đáo?” Ðó là câu hỏi tôi thấy buộc phải đề cập. Trả lời câu hỏi đó sẽ giúp tôi hình dung mình cần nói những gì. Ngồi cùng Jai chờ kết quả xét nghiệm trong phòng đợi ở Johns Hopkins[4], tôi nói những suy nghĩ của mình với cô. “Ung thư không làm anh thành độc đáo.” - tôi nói. Không phải tranh cãi gì vể điều này. Mỗi năm, hơn 37.000 người Mỹ bị mắc bệnh ung thư tụy. Tôi ngẫm nghĩ để tự xác định mình: là một thầy giáo, một nhà tin học, một người chồng, một người cha, một người con, một người bạn, một người em, một cố vấn viên dày dặn kinh nghiệm của sinh viên. Tất cả các vai đó tôi trân trọng. Nhưng, có vai nào đã làm tôi thành người đặc biệt? Vì luôn có ý thức nghiêm túc về chính mình, tôi biết bài giảng này cần nhiều thứ hơn là một sự phách lối táo bạo. Tôi tự hỏi: “Tôi thật sự có gì để truyền đạt?” Rồi ngay tại phòng đợi, tôi đột nhiên biết rất chính xác đó là cái gì. Nó đến với tôi như một tia chớp: Tất cả những gì tôi đạt được, những gì tôi yêu quý, đều bắt nguồn từ những ước mơ và những mục đích mà tôi đã có khi còn là một đứa trẻ thơ... và trên đường đời, tôi đã đạt được hầu như tất cả những ước mơ và mục đích đó. Điểm độc đáo của tôi, tôi thấy, đã tới từ sự đặc biệt của tất cả các ước mơ - từ cực kỳ có ý nghĩa tới khá kỳ quặc - nó đã xác định bốn mươi sáu năm của đời tôi. Ngồi đó, tôi biết mặc dù bị ung thư, tôi vẫn là người may mắn bởi đã được sống qua những ước mơ. Và tôi đạt được những ước mơ, phần lớn, là nhờ những gì tôi được dạy dỗ bởi những con người thật đặc biệt. Nếu tôi có thể kể câu chuyện của mình với cảm xúc mạnh mẽ, bài giảng của tôi sẽ giúp những người khác cũng tìm được con đường để hoàn thành những ước mơ của họ. Với chiếc máy tính mang theo, và được khích động bởi sự hiển linh, tôi gõ nhanh một email cho ban tổ chức. Tôi nói cuối cũng tôi đã có tiêu đề bài giảng cho họ. “Tôi xin lỗi về sự chậm trễ.” - tôi viết. - “Hãy gọi bài giảng là: Thật Sự Đạt Được Những Ước Mơ Tuổi Thơ.” 2. Cuộc đời của tôi trong chiếc máy tính Có thể sắp xếp lại chính xác các ước mơ tuổi thơ của mình như thế nào? Làm sao để mọi người có thể liên kết được với những ước mơ tuổi thơ của họ? Là một nhà khoa học, trước đây tôi đã không mấy để ý tới những câu hỏi như vậy. Bốn ngày liền, tôi ngồi bên máy tính trong ngôi nhà mới ở Virginia, quét ảnh để chuẩn bị bài thuyết trình bằng PowerPoint. Tôi quen tư duy trực quan, nên bài thuyết trình sẽ không cần văn bản. Tôi thu thập 300 ảnh của gia đình, sinh viên và đồng nghiệp, cùng những ảnh đặc sắc có thể minh họa cho những mơ ước tuổi thơ. Tôi ghi vài lời lên mỗi tấm ảnh để khi đứng trên bục giảng, chúng sẽ nhắc tôi cần nói những gì. Trong khi chuẩn bị bài, cứ chín mươi phút tôi lại đứng dậy chơi với các con. Jai thấy sự cố gắng của tôi, nhưng vẫn nghĩ tôi đã dành quá nhiều thời gian cho bài giảng, nhất là lại vào lúc chúng tôi vừa chuyển tới ngôi nhà mới. Cô muốn tôi phải sắp xếp những thùng đồ còn chất ngổn ngang quanh nhà. Lúc đầu Jai không định dự buổi thuyết trình. Cô thấy cần ở lại Virginia với các con và giải quyết hàng mớ thứ phát sinh do việc chuyển nhà. Còn tôi thì vẫn kiên trì nhắc: "Anh muốn em có mặt.” Sự thực là tôi hết sức cần cô ở đó. Cuối cùng cô đồng ý sẽ bay tới Pittsburgh vào sáng ngày tôi thuyết trình. Tôi phải tới Pittsburgh trước một ngày, do vậy, lúc 1 giờ 30 chiều ngày 17 tháng 9, ngày Jai tròn bốn mươi mốt tuổi, tôi hôn tạm biệt vợ và các con rồi lái xe ra sân bay. Chúng tôi đã kỷ niệm sinh nhật Jai ngày hôm trước với bữa liên hoan nhỏ ở nhà anh trai cô. Dù vậy, chuyến đi của tôi vẫn là một nhắc nhở không vui với Jai rằng cô sẽ không có tôi cho sinh nhật này và tất cả các sinh nhật kế tiếp. Tới Pittsburgh, tôi được Steve Seabolt đón tại sân bay. Anh là bạn tôi, vừa từ San Francisco bay đến. chúng tôi thân nhau từ mấy năm nay, khi tôi làm việc trong thời gian nghỉ sabbatical[5]tại Electronic Art, một hãng làm các trò chơi video, nơi anh làm giám đốc, chúng tôi đã trở nên thân thiết như anh em. Steve và tôi ôm chào nhau, thuê một chiếc xe, vừa lái vừa kể những chuyện vui. Steve nói anh vừa đến nha sĩ còn tôi thì khoác lác rằng sẽ không bao giờ cần tới bác sĩ nha khoa nữa. Chúng tôi dừng lại ở một quán ăn nhỏ. Tôi đặt máy tính lên bàn, lướt nhanh qua các hình ảnh của bài thuyết trình, nay đã được cắt xuống còn 280. “Vẫn còn dài quá.” - Steve nói. – “Mọi người sẽ chết mất khi cậu kết thúc bài giảng.” Người phục vụ, một cô gái tóc vàng độ tuổi ba mươi đang mang thai, tới bàn đúng lúc bức ảnh chụp các con tôi ở trên màn hình. “Các cháu bé thật xinh” - cô nói, và hỏi tên các con tôi. Tôi bảo: “Đây là Dylan, Logan, Chloe,...” Cô nói con gái cô cũng tên Chloe, và cả hai chúng tôi cùng cười vì sự trùng lặp đó. Steve và tôi tiếp tục xem các hình trên PowerPoint. Khi cô gái mang thức ăn tới, tôi chúc mừng cô sắp có con. “Chắc chắn là cô rất vui mừng.” - tôi nói. “Không hẳn như vậy.” - cô đáp. - “Ðó chỉ là một sự ngẫu nhiên.” Khi cô buớc đi, tôi ngạc nhiên về sự thẳng thắn của cô. Lời nói ngẫu hứng của cô nhắc nhở tôi về những nhân tố ngẫu nhiên tham gia vào cả sự sinh ra trong cuộc sống... và sự ra đi vào cõi chết. Ðây là người đàn bà, có một đứa con qua một sự ngẫu nhiên, mà chắc chắn cô sẽ yêu thương nó. Còn với tôi, qua sự ngẫu nhiên của căn bệnh ung thư, tôi sẽ phải bỏ lại ba đứa con lớn lên thiếu vắng tình thương yêu của cha. Một tiếng sau, một mình trong phòng khách sạn, với những ý nghĩ về các con vẫn mông lung trong đầu, tôi tiếp tục cắt bớt và sắp xếp lại các hình cho bài giảng. Kết nối internet trong phòng không được tốt đã gây khó khăn cho việc tìm kiếm tư liệu trên mạng. Thêm nữa, tôi bắt đầu thấy phản ứng phụ của đợt hóa trị liệu từ mấy ngày trước. Tôi bị chuột rút, buồn nôn và đau bụng. Làm việc tới nửa đêm, tôi thiếp đi, rồi hốt hoảng tỉnh dậy lúc 5 giờ sáng. Một phần trong tôi đã hoài nghi liệu bài nói chuyện có được suôn sẻ. Tôi nghĩ: “Đó là hậu quả của tham vọng muốn nói về cả cuộc đời của mình chỉ trong một tiếng đồng hồ!” Tôi vẫn loay hoay, cân nhắc, sắp xếp lại các hình. Tới 11 giờ, tôi thấy mọi thứ sáng sủa, mạch lạc hơn. Tất cả rồi sẽ ổn. Tôi đi tắm và mặc đồ. Cuối buổi sáng, Jai từ sân bay tới, rồi cũng ăn trưa với Steve và tôi. Chúng tôi có một cuộc trao đổi nghiêm túc, Steve hứa sẽ giúp quan tâm tới Jai và các con tôi. 1 giờ 30 chiều, một phòng máy tính, nơi tôi từng làm việc một thời gian dài, được dành để vinh danh tôi; tôi chứng kiến lễ kéo rèm trương tên tôi trên cửa. 2 giờ 15, ngồi trong phòng làm việc, tôi lại cảm thấy thật kinh khủng - hoàn toàn mệt mỏi và kiệt quệ, tưởng lúc lên bục giảng, chắc sẽ phải đóng bộ tã dành cho người lớn mà tôi đã cẩn thận mang theo. Steve bảo tội cần nghỉ một chút trên ghế đi-văng và tôi đã nằm xuống, nhưng vẫn đặt máy tính trên bụng để xem lại bài thuyết trình. Tôi cắt thêm sáu mươi hình nữa. Lúc 3 giờ 30, một vài người đã bắt đầu xếp hàng đợi vào nghe tôi nói. 4 giờ, đứng dậy khỏi ghế, tôi thu mấy thứ đồ, rảo bước qua khuôn viên đại học để tới giảng đường. Còn gần một giờ nữa, tôi sẽ phải lên bục giảng. 3. Con voi ở trong phòng Jai đã đợi ở sảnh, giảng đường đông đến bất ngờ - 400 người. Khi tôi bước lên bục để chuẩn bị các thứ, Jai thấy tôi khá bối rối. Tôi không hề tìm bắt ánh mắt của một ai. Cô biết tôi không dám hướng về đám đông, vì như vậy tôi có thể bắt gặp một người bạn, hoặc một sinh viên cũ, và tôi sẽ quá xúc động bởi những giao tiếp bằng mắt đó. Có tiếng xì xào nơi thính giả. Với những ai tò mò tới để xem một người bị ung thư tụy trông ra sao, chắc sẽ có câu hỏi: Đó có phải là tóc thật của tôi không? (Vâng, tôi vẫn còn nguyên tóc sau hóa trị liệu.) Liệu họ có thể cảm nhận là tôi đã rất gần kề cái chết khi nghe tôi nói? (Câu trả lời của tôi: “Hãy đợi xem!”) Chỉ còn vài phút nữa là bắt đầu, tôi vẫn duyệt lại bài, xóa đi vài hình, sắp xếp lại vài hình khác. Tôi vẫn tiếp tục rà soát cho tới khi có người nào đó nhắc “Chúng ta đã sẵn sàng.” --- Tôi không mặc comlê, không mang cà vạt, không lên bục giảng với áo vét bằng vải len có miếng lót bằng da ở khuỷu tay như các giáo sư vẫn thuờng mặc. Thay vào đó, tôi chọn bộ đồ hợp nhất với giấc mơ tuổi thơ tìm thấy trong tủ. Ðảm bảo, thoạt nhìn, tôi giống anh chàng ghi thực đơn ở một quầy ăn nhanh. Nhưng thực ra tấm hình trên chiếc áo ngắn tay tôi mặc là một biểu tượng danh dự, bởi các Imagineer[6]của hãng Walt Disney đều mang nó. Năm 1995, tôi dành sáu tháng nghỉ sabbatical để làm việc như một Disney Imagineer. Ðó là một điểm sáng của cuộc đời tôi, sự hoàn tất của một ước mơ tuổi thơ. Ðó là lý do tại sao tôi lại đeo bảng tên “Randy” hình bầu dục được cấp lúc làm việc ở Disney. Tôi muốn tôn vinh kinh nghiệm sống này, và tôn vinh chính Walt Disney, người đã nói câu nổi tiếng, “Nếu bạn dám mơ ước điều gì, bạn sẽ có thể thực hiện được điều đó.” Tôi cám ơn thính giả đã tới dự, mở đầu bằng vài câu đùa, rồi nói: “Tôi xin nói để nếu có ai đó ở đây chưa rõ ngọn nguồn, rằng, khi có một con voi ở trong phòng, thì cần giới thiệu nó, cha tôi thường bảo tôi như vậy. Nếu nhìn các ảnh chụp cắt lớp, các bạn sẽ thấy có khoảng mười khối u ở gan của tôi, các bác sĩ nói tôi chỉ còn ba tới sáu tháng khỏe mạnh. Ðó là một tháng trước đây. Vậy các bạn có thể làm phép tính.” Tôi chiếu một hình lớn ảnh chụp cắt lớp gan lên màn chiếu. Hình mang tựa đề “Con voi ở trong phòng” và tôi vẽ thêm các mũi tên đỏ chỉ vào từng khối u. Tôi cho hình dừng lại để cử tọa có thể đếm các khối u. “Ðúng vậy.” - tôi nói. - “Ðó là sự thật. Chúng ta không thay đổi được, chỉ có thể quyết định phải ứng xử ra sao. Chúng ta không đổi được những quân bài đã chia, chỉ có thể đổi cách chơi những quân bài đó.” Lúc đó, tôi thực sự cảm thấy khỏe mạnh, sảng khoái, như Randy của ngày xưa, không ngại ngần trước đám đông cử tọa. Tôi biết mình trông vẫn khá sung sức, và một số người còn khó nhận biết là tôi đã kề gần cái chết. Vậy nên tôi đề cập tới điều này. “Nếu tôi không tỏ ra ốm yếu hoặc buồn rầu như lẽ ra phải thế, thì tôi xin lỗi đã làm các bạn thất vọng.” – tôi nói, và sau trận cười của cử tọa, tôi tiếp: “Xin cam đoan, tôi không phủ nhận. Không phải là tôi không biết điều gì đang xảy ra.” “Gia đình tôi - vợ tôi và ba đứa con – chúng tôi vừa trốn chạy. Chúng tôi mua một ngôi nhà rất đáng yêu ở Virginia, và chúng tôi làm điều này, bởi đó sẽ là nơi ở tốt hơn cho gia đình trong tương lai.” Tôi chiếu hình ngôi nhà ngoại ô vừa mua. Trên bức hình ghi hàng chữ: “Tôi không phủ nhận.” Jai và tôi quyết định nhổ rễ, rời bỏ ngôi nhà và bạn bè mà chúng tôi yêu quý. Chúng tôi gói ghém mọi thứ, ném mình vào cơn bão tố của việc di chuyển, thay vì chôn chân ở Pittsburgh, chờ tôi chết. Chúng tôi chuyển nhà vì biết rằng khi tôi mất đi, Jai và các con sẽ cần sống gần gia đình lớn của cô để có thể nhận được sự giúp đỡ và thương yêu của họ. Tôi cũng muốn cử tọa thấy tôi vẫn khỏe mạnh và lạc quan. Cơ thể tôi bắt đầu hồi phục sau đợt hóa trị, xạ trị liệu kéo dài. Tôi đang trong giai đoạn điều trị duy trì. “Lúc này sức khỏe tôi rất tốt.” - tôi nói. - “Tôi nghĩ đúng như vậy, sự vĩ đại nhất của ảo giác mà các bạn có thể thấy là tôi thật sự khỏe mạnh. Ðúng ra, tôi còn khỏe hơn hầu hết các bạn ở đây.” Tôi bước qua một bên, tới giữa bục giảng. Vài tiếng trước đó, tôi không dám chắc có đủ sức để làm nổi việc sắp làm, nhưng giờ đây, tôi thấy hoàn toàn tin tưởng. Tôi cúi xuống sàn, và bắt đầu làm các động tác hít đất. Trong tiếng cười vui và vỗ tay ngạc nhiên của cử tọa, tôi gần như đọc được vẻ lo lắng của mọi người. Đây không phải là một người đang chết. Đây đúng là tôi. Tôi đã có thể bắt đầu. II. THẬT SỰ ĐẠT ĐƯỢC NHỮNG ƯỚC MƠ TUỔI THƠ Những ước mơ Tuổi thơ của tôi - Ở trạng thái không trọng lượng - Chơi bóng bầu dục ở hạng quốc gia - Viết một bài cho Bách Khoa Toàn Thư Thế giới - Làm thuyền trưởng Kirk - Thắng giải thưởng những con thú bông - Làm một Disney Imagineer 4. Xổ số Cha Mẹ Tôi đã trúng xổ số cha mẹ. Tôi được sinh ra cùng với một vé số trúng thuởng, đó là lý do chính để tôi có thể đạt được những ước mơ tuổi thơ của mình. Mẹ tôi là một giáo viên dạy tiếng Anh khá khắt khe và cổ điển. Bà nghiêm khắc với học sinh, chấp nhận việc các phụ huynh ca thán bà đã đòi hỏi quá nhiều ở con cái họ. Làm con, tôi biết về những yêu cầu cao của mẹ, và thấy đó là vận may của mình. Cha tôi là nhân viên y tế, ông tham gia Thế Chiến II và đã dự trận đánh Bulge[7]. Ông lập một nhóm phi lợi nhuận giúp trẻ em nhập cư học tiếng Anh. Để kiếm sống, ông có một doanh nghiệp nhỏ bán bảo hiểm ôtô trong nội thành Baltimore. Khách hàng của ông phần lớn là những người nghèo có hồ sơ tín dụng kém, hoặc ít tiền. Ông luôn cố tìm cách kiếm ra bảo hiểm để họ được phép lái xe. Với cả triệu lý do, cha tôi là vị anh hùng của tôi. Tôi lớn lên khá thoải mái trong một gia đình trung lưu ở thị trấn Columbia, bang Maryland. Tiền chưa bao giờ là một vấn đề trong nhà, chủ yếu do cha mẹ tôi không có nhu cầu chi tiêu nhiều. Họ sống rất thanh đạm. Chúng tôi ít đi ăn tiệm, tới rạp xem phim một hoặc hai lần mỗi năm. “Các con nên xem tivi.” - cha mẹ tôi thường nói. - “Nó không tốn tiền. Hoặc tốt hơn, các con nên đến thư viện mượn sách mà đọc.” Khi tôi hai tuổi và chị tôi bốn tuổi, mẹ đưa chúng tôi đến rạp xiếc. Lúc lên chín, tôi lại muốn đi xem. “Con không cần phải đi nữa.” - mẹ tôi nói. - “Con đã xem xiếc rồi còn gì.” Theo chuẩn mực bây giờ, điều đó có vẻ như một sự áp bức, nhưng thực ra với cách sống như vậy, chúng tôi đã có một tuổi thơ thật tuyệt vời. Tôi thấy mình thành đạt trong cuộc sống như ngày nay, chính bởi tôi có một người mẹ và một người cha đã làm rất nhiều việc đúng đắn. Chúng tôi không mua sắm nhiều. Nhưng chúng tôi lại nghĩ về mọi thứ. Cha tôi là người ham hiểu biết thời sự, lịch sử và mọi điều liên quan tới cuộc sống. Lớn lên, tôi nhận thấy có hai loại gia đình: 1. Loại gia đình cần đến từ điển trong bữa ăn tối. 2. Loại gia đình khác. Chúng tôi thuộc loại thứ nhất. Hầu như mỗi tối chúng tôi đều phải tham khảo cuốn từ điển để trên giá sách cách bàn ăn chừng sáu bước. “Nếu mình có câu hỏi.” - cha mẹ tôi nói. - “Thì cần phải tìm câu trả lời.” Thói quen bản năng trong gia đình tôi là không ngồi yên như những kẻ lười nhác rồi ngạc nhiên. Chúng tôi biết một cách khác tốt hơn: mở bách khoa toàn thư, mở từ điển, mở đầu óc của mình. Cha tôi cũng là người kể chuyện rất tài, ông luôn nói mỗi câu chuyện cần được kể với một lý do. Ông thích những câu chuyện đã trở thành châm ngôn về đạo đức sống. Ông là bậc thầy về loại chuyện như vậy, và tôi đã tiếp thu được những kỹ xảo đó của ông. Bởi vậy chị tôi, Tammy, khi xem trực tuyến bài giảng cuối cùng của tôi, đã thấy miệng tôi chuyển động và nghe một giọng nói, nhưng không phải là của tôi. Ðó là của cha. Chị biết tôi đã sáng tạo lại khá nhiều điều chọn lọc trong sự thông thái của cha. Tôi không phủ nhận điều đó. Thực ra, lúc đó tôi có cảm giác như đã đội lốt cha mình trên bục giảng. Tôi trích dẫn cha tôi hầu như mỗi ngày. Một phần bởi nếu bạn nói về sự khôn ngoan của chính bạn thì người khác thường khó tiêu hóa; còn nếu bạn nói về sự thông thái của một nhân vật thứ ba, thì lại tỏ ra là mình ít kiêu ngạo và dễ được chấp nhận hơn. Tất nhiên, khi có một người như cha tôi ở phía sau hậu thuẫn, bạn sẽ trích dẫn ông mỗi khi có dịp. Cha tôi đã dạy tôi cách thương lượng trong cuộc sống. Ông nói những điều đại loại: “Không bao giờ nên làm một quyết định, cho tới khi bắt buộc phải làm.” Ông cũng nhắc nhở, ngay cả khi ở vào thế mạnh, trong công việc hay trong các mối quan hệ, ta vẫn phải cư xử một cách công bằng. “Bởi khi ngồi ở ghế lái xe, không có nghĩa là con phải cán chết người khác.” - Ông nói. Sau này, tôi thấy mình đã trích dẫn về cha ngay cả những điều mà ông không nói. Theo cách nghĩ của tôi, những lời uyên bác đó vẫn có thể là của cha tôi, dù ông chưa nói ra. Với tôi, ông là người biết mọi thứ. Mẹ tôi cũng là người hiểu biết nhiều. Suốt cuộc đời, bà luôn thấy có bổn phận dẫn dắt tôi. Và tôi biết ơn về điều đó. Cho đến nay, nếu ai đó hỏi rằng hồi nhỏ tôi thế nào, bà mô tả: “tỉnh táo, nhưng không quá sớm phát triển.” Ngày nay chúng ta sống trong thời đại mà các bậc cha mẹ luôn khen con mình là thiên tài. Còn mẹ tôi, coi “tỉnh táo” đã đủ như một lời khen. Khi làm luận án tiến sĩ, tôi chọn môn “lý thuyết đầy đủ”[8]mà giờ đây tôi có thể coi đó là thứ tồi tệ thứ nhì trong đời, sau hóa trị liệu. Khi ca thán với mẹ về việc các bài kiểm tra khó và khủng khiếp ra sao, bà ghé đầu, xoa tay tôi và nói: “Mẹ biết con cảm thấy thế nào rồi. Và hãy nhớ là khi bằng tuổi con, cha còn phải đánh nhau với quân Đức.” Sau khi tôi nhận bằng tiến sĩ, mẹ tôi đã thêm thắt vào khi giới thiệu: “Đây là con trai tôi. Cậu ấy là đốc tờ, nhưng không phải loại đốc tờ giúp người.” Cha mẹ tôi biết cần làm gì để giúp đỡ mọi người. Ông bà luôn tìm kiếm những dự án lớn rồi dấn thân tham gia. Cha mẹ tôi đã cũng thuê ký thác một ký túc xá năm mươi phòng ở vùng nông thôn Thái Lan để giúp các em gái địa phương có điều kiện tiếp tục đến trường, thay vì phải bỏ học làm gái điếm. Mẹ tôi bao giờ cũng rất nhiệt thành với các việc từ thiện. Còn cha tôi luôn vui vẻ đóng góp tiền bạc và hài lòng với một chỗ ở bình dị thay cho ngôi nhà ở ngoại ô, nơi mà chúng tôi ai cũng muốn. Theo nghĩa đó, cha tôi là “tín đồ Cơ đốc” chuẩn mực nhất mà tôi đã từng gặp. Ông cũng là một quán quân về bình đẳng xã hội. Khác với mẹ, cha tôi không nhiệt thành lắm với tôn giáo có tổ chức. (Chúng tôi là những Presbyterian[9].) Ông tập trung quan tâm tới những tư tưởng lớn và coi sự bình đẳng là cao cả nhất trong tất cả các mục đích. Ông hy vọng rất nhiều ở xã hội, và những hy vọng của ông thường bị tiêu tan, song ông vẫn tỏ ra lạc quan. Ở tuổi tám mươi ba, cha tôi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu. Biết là không còn sống được lâu, ông đã đăng ký hiến xác cho các nghiên cứu y học, và đóng góp tiền để chương trình từ thiện của ông ở Thái Lan có thể tiếp tục được tối thiểu sáu năm nữa. Nhiều người tham dự bài giảng cuối cùng của tôi bị thu hút bởi một bức ảnh tôi đưa lên màn chiếu: Ðó là bức ảnh chụp tôi trong bộ đồ ngủ, nằm nghiêng tựa lên khuỷu tay. Rõ ràng tôi là một cậu bé ưa những ước mơ lớn. Thanh gỗ chắn ngang người tôi là mặt trước của chiếc giường tầng. Cha tôi, một người khá khéo tay, đã tự đóng chiếc giường đó. Nụ cười trên khuôn mặt, thanh chắn gỗ, cái nhìn trong đôi mắt: bức ảnh đó nhắc rằng tôi đã trúng xổ số cha mẹ. Các con tôi có một người mẹ hết mực yêu thương chúng và sẽ dẫn dắt chúng một cách xuất sắc trên đường đời, song, chúng sẽ không có một người cha. Tôi phải chấp nhận sự thật đó, nhưng vô cùng đau đớn. Tôi biết cha tôi sẽ đồng ý với các quyết định trong những tháng cuối cùng này của tôi. Ông chắc sẽ khuyên nhủ tôi cố thu xếp ổn thỏa mọi thứ cho Jai, dành nhiều thời gian nhất có thể cho các con - những điều mà tôi đang làm. Tôi biết ông chắc cũng sẽ hiểu ý nghĩa của việc chúng tôi dọn tới Virginia. Tôi cũng nghĩ cha tôi chắc sẽ nhắc nhở tôi rằng con cái - hơn mọi thứ khác – cần biết là cha mẹ yêu thương chúng. Cha mẹ chúng không cần phải sống mới có thể yêu thương chúng. 5. Thang máy ở nhà trệt Sự tưởng tượng của tôi nhiều khi người khác khó có thể hình dung được. Cuối cấp phổ thông, tôi có một thôi thúc phải thể hiện những ý tưởng nung nấu trong đầu lên các bức tường ở phòng ngủ của mình. “Con muốn vẽ các thứ lên tường phòng con.” - tôi xin phép cha mẹ. “Những thứ gì?” - cha mẹ tôi hỏi. “Những gì có ý nghĩa đối với con.” - tôi nói. - “Những gì con nghĩ sẽ rất hay. Rồi ba mẹ sẽ thấy.” Giải thích như vậy là đủ với cha tôi. Ðó chính là điều tuyệt vời ở ông. Ông động viên sự sáng tạo của tôi bằng một nụ cười khích lệ. Ông thích quan sát niềm say mê của tôi đơm hoa kết trái. Ông hiểu tôi và hiểu sự cần thiết được thể hiện mình theo những cách dị thường của tôi. Do vậy cha tôi nghĩ cuộc phiêu lưu vẽ lên tường của tôi là một ý tưởng thú vị. Mẹ tôi thì chẳng mấy thích thú, nhưng cũng dễ dãi chấp thuận khi thấy tôi quá hào hứng. Bà cũng biết cha tôi thường thắng khi tranh cãi về những việc như thế này, do vậy bà thấy nên thỏa hiệp một cách hòa bình thì hơn. Hai ngày liền, với sự giúp đỡ của chị Tammy, và bạn tôi Jack Sheriff, tôi đã vẽ lên những bức tường phòng ngủ. Cha tôi ngồi đọc báo trong phòng, đợi xem tác phẩm. Mẹ tôi thì đi lại dọc hành lang, vô cùng sốt ruột. Bà theo dõi, tìm cách ngó nghiêng, nhưng chúng tôi đã cố thủ ở trong phòng. Giống như người ta nói trong phim, đây là “một việc bí mật.” Chúng tôi đã vẽ những gì? Tôi muốn vẽ một công thức bậc hai lên tường. Trong một phương trình bậc hai, số mũ lớn nhất của ẩn số là bình phương. Là một cậu bé mê học, tôi nghĩ đó là thứ xứng đáng để kỷ niệm. Ngay bên cạnh cửa, tôi đã vẽ: Jack và tôi vẽ một cửa thang máy màu bạc thật to. Phía bên trái cửa, chúng tôi vẽ các nút bấm “Lên” và “Xuống”, còn phía trên thì vẽ một bảng với các số tầng từ một tới sáu. Số “ba” được vẽ chiếu sáng. Chúng tôi sống trong ngôi nhà trệt - chỉ có một tầng - nên tôi đã thực hiện việc tưởng tượng ra sáu tầng. Nhìn lại, không hiểu sao tôi không vẽ tám hay chín tầng? Nếu tôi là người mơ ước lớn, sao thang máy của tôi lại dừng ở tầng ba? Không hiểu nổi. Có thể đó là một dấu hiệu của sự cân bằng giữa mơ ước và thực tiễn trong cuộc đời tôi. Do khả năng mỹ thuật có hạn, tôi nghĩ tốt nhất là vẽ mọi thứ theo kiểu hình học cơ bản. Tôi vẽ một tàu hỏa tiễn đơn giản với cánh vây. Tôi vẽ chiếc gương của nàng Bạch Tuyết với dòng chữ: “Xin nhớ, nếu tôi nói với bạn rằng bạn là người đẹp nhất, thì tức là tôi nói dối!” Trên trần, Jack và tôi viết dòng chữ “Tôi đang bị mắc kẹt trên gác xép!” Chúng tôi viết các chữ ngược chiều, để tạo cảm giác như chúng tôi đang bị cầm tù trên đó và đang cào cấu, gào la kêu cứu. Vì tôi thích chơi cờ vua, Tammy đã vẽ những quân cờ (chị là người duy nhất trong chúng tôi có năng khiếu vẽ). Trong khi chị vẽ những quân cờ, tôi vẽ một chiếc tàu ngầm đang bí mật lặn trong nước, bên dưới chiếc giường tầng. Tôi vẽ một chiếc kính ngắm trồi khỏi thành giường, đang quan sát tàu của kẻ thù. Tôi luôn thích thú với câu chuyện về chiếc hộp của Pandora, nên Tammy và tôi vẽ lại câu chuyện theo cách riêng. Nàng Pandora, trong thần thoại Hy Lạp, được trao cho một chiếc hộp chứa mọi tội lỗi của thế gian. Nàng đã không tuân thủ lệnh cấm mở hộp. Khi mở nắp hộp ra, tội lỗi đã lan truyền khắp nơi. Tôi luôn hướng tới kết cục lạc quan của câu chuyện: phần sót lại dưới đáy hộp là “hy vọng.” Do vậy bên trong hộp Pandora của mình, tôi viết chữ “Hy vọng". Jack nhìn thấy và không nén nổi, viết thêm chữ “Bob" phía trên chữ “Hy vọng”. Khi bạn bè tới thăm phòng tôi, họ luôn phải suy nghĩ tí chút để hình dung tại sao lại có chữ “Bob” ở đó. Rồi ai cũng tròn mắt. Ðó là những năm cuối 1970, phong trào nhảy disco đang lan tràn. Tôi viết hàng chữ "Disco tởm!” trên cửa phòng. Mẹ tôi thấy hơi thô tục, nên một ngày, khi tôi không để ý, bà lấy sơn xóa chữ “tởm”. Ðó là thứ duy nhất bà sửa. Bạn bè đến chơi luôn ấn tượng với việc tôi làm. “Tớ không tin nổi là bố mẹ cậu cho cậu vẽ như vậy." - bạn tôi thường nói. Thật ra, lúc đó mẹ tôi chẳng mấy thích thú, nhưng bà đã không hề sơn lại căn phòng, kể cả hàng chục năm sau khi tôi đã đi khỏi nhà. Rồi, với thời gian, phòng tôi trở thành tiêu điểm để bà giới thiệu mỗi khi có khách tới thăm. Mẹ tôi đã bắt đầu nhận ra: mọi người đều thấy đó là một điều thật hay. Và họ cũng nghĩ mẹ tôi thật “xịn” vì đã cho phép tôi làm một việc như vậy. Với những ai ở đây là cha mẹ, nếu con bạn muốn tô vẽ căn phòng của chúng, thì hãy vì quý mến tôi, cho phép chúng làm điều đó. Mọi việc sẽ tốt đẹp. Đừng lo lắng là ngôi nhà của bạn sẽ mất giá. Tôi không biết sẽ còn bao nhiêu lần về thăm lại ngôi nhà tuổi thơ của mình nữa. Nhưng mỗi lần về đó là một phần thưởng đối với tôi. Tôi vẫn ngủ trên chiếc giường tầng do cha tôi đóng. Nhìn những bức tường kỳ thú, tôi nghĩ về việc cha mẹ đã cho tôi vẽ, và đi vào giấc ngủ với cảm giác thật may mắn và toại nguyện. 6. Ðạt trang thái không trọng lượng Điều quan trọng là có những mơ ước cụ thể. Thời tôi còn học phổ thông, nhiều đứa trẻ thích được trở thành nhà du hành vũ trụ. Riêng tôi, từ nhỏ đã biết là NASA[10]sẽ không nhận mình. Tôi nghe nói là các nhà du hành vũ trụ không thể mang kính cận. Ðiều đó không sao. Tôi chẳng muốn thành nhà du hành vũ trụ lắm, chỉ muốn được ở trạng thái nổi bồng bềnh. NASA có một chiếc máy bay giúp các nhà du hành vũ trụ thích nghi với trạng thái không trọng lượng. Mọi người gọi nó là "Sao chổi nôn” dù NASA đã đặt tên cho nó là “Kỳ quan vô trọng lượng", như một cố gắng làm lạc hướng sự chú ý đến hậu quả khó chịu của thiết bị. Dù máy bay được gọi với tên gì, thì đó vẫn là một thiết bị máy móc rất kỳ thú. Nó chuyển động theo hình cung Parabol, và tại đỉnh của mỗi cung, bạn có khoảng hai mươi lăm giây trải nghiệm cảm giác tương đương với không trọng lượng. Khi máy bay lao xuống, bạn có cảm giác như đang rơi tự do, nhưng lại bị kéo lại, bay vòng quanh. Uớc mơ của tôi trở nên khả thi, khi NASA có chương trình cho sinh viên đại học đăng ký các đề tài nghiên cứu thí nghiệm trên chiếc máy bay này. Năm 2001, nhóm sinh viên trường Carnegie Mellon của tôi đã đăng ký đề án sử dụng thực tế ảo.[11] Không trọng lượng là một hiện tượng đặc biệt, khó nhận thức được một cách thấu đáo, khi cả đời bạn sống trên trái đất. Ở trạng thái không trọng lượng, tai trong, bộ phận điểu khiển sự thăng bằng, sẽ không hoàn toàn đồng bộ với những gì mà mắt bạn nhìn thấy. Và kết quả là bạn buồn nôn. Liệu thực tế ảo có thể giúp khắc phục được điều này? Đó là câu hỏi trong đề án của chúng tôi, và đề án đã được chọn. Chúng tôi được mời tới Trung tâm Vũ trụ Johnson ở Houston để bay thử. Có lẽ tôi là người phấn khích hơn bất kỳ sinh viên nào của tôi. Nhưng ngay sau đó, tôi nhận được tin không vui: NASA tuyên bố rất rõ ràng rằng, trong mọi trường hợp, giáo viên không được bay cùng sinh viên. Tôi vô cùng buồn chán, nhưng không vì thế mà chịu bó tay. Tôi sẽ phải tìm một con đường để đi quanh bức tường gạch này. Và tôi đã tìm ra một cách: vì luôn coi trọng việc quảng bá, NASA sẽ cho phép một nhà báo địa phương nơi sinh viên theo học đến tham gia bay cùng. Tôi gọi điện cho một viên chức NASA để hỏi số máy fax: “Anh sẽ fax cái gì cho chúng tôi?” ông ta hỏi. Tôi giải thích: đơn từ chức cố vấn sinh viên và đơn xin làm nhà báo. “Tôi sẽ tháp tùng sinh viên trong vai trò mới, là một thành viên của giới truyền thông.” – tôi nói. Và ông ta đáp: “Việc đó khá lộ liệu, anh có thấy thế không?” “Chắc chắn rồi.” – tôi nói, và còn hứa sẽ đưa các thông tin về thí nghiệm của chúng tôi lên mục thời sự của các trang web, sẽ gửi phim về các hoạt động thực tế ảo của chúng tôi tới các nhà báo chính thống khác. Tôi biết mình có thể làm tốt điều này, và đó là thương lượng thắng - thắng cho cả đôi bên. Ông ta đã cho tôi số fax. Ở đây có thêm một bài học: Hãy mang cái gì đó tới bàn thương lượng, bởi nó sẽ làm chọ bạn được đón tiếp nhiệt thành hơn. Kinh nghiệm của tôi với trạng thái không trọng lượng là vô cùng kỳ diệu (và tôi không bị nôn). Tôi có bị ngã và bị va đập chút ít, bởi khi kết thúc giai đoạn hai mươi lăm giây, lúc trọng lực trở lại trong máy bay, bạn sẽ thật sự nặng gấp đôi trọng lượng của bạn. Bạn có thể rớt xuống khá mạnh. Bởi vậy chúng tôi luôn luôn được nhắc nhở: “Đặt chân xuống!” Chắc chắn là bạn không muốn ngã dập cổ rồi. Tôi chỉ muốn trôi bồng bềnh… Vậy là tôi đã lên được chiếc máy bay để trải nghiệm trạng thái không trọng lượng – gần bốn mươi năm sau khi ước mơ được trôi nổi bồng bềnh trở thành một trong những mục tiêu sống của tôi. Nó cũng chứng tỏ rằng, nếu tìm được một kẽ hở, bạn rất có thể tìm được một cách để lọt qua. 7. Không vào được Liên đoàn Bóng Quốc gia Tôi yêu thích môn bóng bầu dục. Nhất là việc chặn cản bóng. Tôi bắt đầu chơi từ năm chín tuổi, và trái bóng đã rèn luyện tôi, đã giúp hình thành con người tôi như ngày nay. Mặc dù không vào được Liên đoàn Bóng Quốc gia, nhưng đôi khi tôi nghĩ, tôi đã đạt được nhiều thứ hơn qua việc theo đuổi ước mơ này, mà không đạt được nó, so với việc theo đuổi và đạt được nhiều ước mơ khác. Sự gắn bó với môn bóng khởi nguồn khi cha tôi lôi kéo, thậm chí bắt ép và hò hét để tôi tham gia một đội bóng. Lúc đầu tôi hoàn toàn không muốn làm việc đó. Tôi yếu đuối, nhút nhát và là đứa nhỏ nhất trong đám trẻ. Nỗi lo lắng đã trở thành sự sợ hãi khi tôi gặp huấn luyện viên Jim Graham. Ông to lớn, cao hơn mét chín, vĩ đại như một bức tường. Ông từng chơi ở vị trí hậu vệ lót của đội Penn State[12]và là người vô cùng bảo thủ. Và xin nhấn mạnh rằng, ông thật sự bảo thủ, ví dụ ông coi việc ném bóng về hướng vạch cuối của đối phương là một lối chơi mánh khóe. Ngày tập đầu tiên, chúng tôi đều hãi tới chết. Thêm nữa, ông không mang bóng theo. Một cậu bé rốt cuộc đã thay mặt chúng tôi hỏi: “Xin lỗi ông, sao không có bóng?” Và ông đã trả lời: "Chúng ta đâu cần bóng.” Tất cả chúng tôi đều im lặng, suy nghĩ về điều đó. “Có bao nhiêu cầu thủ trên sân bóng?” - ông hỏi chúng tôi. “Mười một người mỗi đội.” - chúng tôi trả lời. - “Như vậy tổng cộng là hai mươi hai.” “Và bao nhiêu người chạm bóng tại một thời điểm?” “Một người trong số đó.” “Đúng!” - ông nói. – “Vậy chúng ta sẽ tập những gì hai mươi mốt người kia cần 1àm.” Nền tảng. Đó là phần thưởng lớn nhất mà huấn luyện viên Graham đã ban phát cho chúng tôi. Nền tảng, nền tảng, nền tảng. Là một giáo sư đại học, tôi thấy đây là bài học mà rất nhiều sinh viên đã lờ đi, và chính họ luôn luôn là những người phải chịu thiệt hại. Bạn phải trau dồi nền tảng trước nhất, bởi nếu không, bạn sẽ không làm nổi bất kỳ một thứ cao siêu nào khác. --- Huấn luyện viên Graham rất khắt khe với tôi. Tôi còn nhớ về một bài tập. “Em làm sai hoàn toàn rồi, Pausch. Quay trở lại! Làm lại!” và tôi cố làm động tác mà ông muốn. Nhưng vẫn không đủ. “Pausch! Sau giờ tập, em bị phạt hít đất.” Khi giải tán, một trợ lý huấn luyện viên bước đến chỗ tôi. “Huấn luyện viên Graham “hành” em khá dữ đúng không?” - ông hỏi. Tôi gần như không còn sức để thốt lên tiếng “vâng.” “Ðó là một điều tốt.” - viên trợ lý nói. - “Khi em làm sai mà không còn ai nói với em một điều nào nữa, thì có nghĩa là họ đã bỏ em.” Bài học này đã lưu lại trong tôi suốt cuộc đời. Khi bạn thấy bạn làm điều gì đó xấu xa mà không ai thèm nói với bạn nữa, thì đó chắc chắn là chỗ không tốt cho bạn. Có thể bạn không muốn nghe, nhưng những lời phê bình thường cho bạn biết mọi người vẫn còn yêu mến bạn, quan tâm tới bạn và muốn giúp bạn tiến bộ. Ngày nay, chúng ta nói rất nhiều về việc tạo cho trẻ em lòng tự trọng. Nhưng, đó không phải là thứ có thể ban phát, mà là thứ phải tự rèn luyện và phát triển. Huấn luyện viên Graham không chiều chuộng chúng tôi. Lòng tự trọng? Ông biết chỉ có một cách để dạy trẻ tự phát triển phẩm chất này: Hãy đưa cho các em môt việc mà các em không làm nổi ngay, các em sẽ phải phấn đấu cật lực cho tới khi làm được việc đó và liên tục lặp lại quy trình này. Khi huấn luyện viên Graham bắt đầu chú ý đến tôi, tôi là một đứa trẻ nhút nhát, không có kỹ năng gì, thể chất yếu đuối và không cân bằng. Nhưng ông đã giúp tôi nhận thức được rằng, nếu cố gắng rèn luyện, thì những điều tôi chưa làm được ngày hôm nay, tôi sẽ làm được vào ngày mai. Bây giờ, dù đã bốn mươi bảy tuổi, tôi vẫn tự hào có thể làm được động tác đứng ba điểm không kém gì một cầu thủ tiền vệ hạng quốc gia. Có thể bây giờ, một người như huấn luyện viên Graham sẽ bị gạt bỏ khỏi liên đoàn thể thao thanh thiếu niên, vì ông quá nghiêm khắc và các bậc cha mẹ sẽ phản đối. Tôi nhớ có một trận, đội chúng tôi chơi quá dở. Lúc nghỉ giữa giờ, vì vội vã muốn uống nước, chúng tôi đã cùng lao tới và gần như đánh đổ xô nước. Huấn luyện viên Graham tức giận: “Từ lúc trận đấu bắt đầu sao bây giờ mới thấy mọi người chuyển động!” Chúng tôi đều mới mười một tuổi, chỉ biết đứng sững đó, sợ ông sẽ túm từng đứa, bẻ vụn bằng đôi bàn tay hộ pháp của ông. “Nước?” - ông hét. - “Mọi người muốn uống nước?” Ông nhấc bổng cái xô và đổ hết nước xuống đất. Chúng tôi đứng nhìn ông bỏ đi, rồi nghe ông thì thầm với một trợ lý: “Có thể đưa nước cho tuyến phòng ngự đầu. Mấy cậu đó chơi được.” Cần phải nói rõ một điều ở đây là huấn luyện viên Graham không bao giờ để bất kỳ đứa trẻ nào gặp nguy hiểm. Một lý do khiến ông vô cùng nghiêm khắc, rèn luyện kỷ luật sắt đó là vì ông biết như thế sẽ giúp giảm khả năng chấn thương. Tuy nhiên, ngày thi đấu đó trời se lạnh, chúng tôi lại đều đã được uống nước trong hiệp đầu, việc ào tới xô nước chỉ chứng tỏ chúng tôi là một lũ nhóc hiếu động hơn là khát nước. Kể cả là như vậy, nếu việc tương tự xảy ra vào thời buổi ngày nay, chắc các bậc phụ huynh đứng bên sân đã rút điện thoại di động gọi cho ủy viên liên đoàn bóng, hoặc thậm chí gọi cho luật sư của họ. Thật đáng buồn là bây giờ nhiều đứa trẻ quá được nuông chiều. Tôi nhớ lại cái cảm giác của mình suốt giờ nghỉ giải lao hôm ấy. Phải, tôi khát. Nhưng hơn thế, tôi cảm thấy hổ thẹn. Tất cả chúng tôi đã làm cho huấn luyện viên Graham thất vọng, và ông đã thể hiện sự thất vọng đó theo một cách khiến chúng tôi không bao giờ quên được. Ông đã đúng. Chúng tôi đã tỏ ra “nhiệt tình” với xô nước hơn là với trận đấu bóng. Và việc bị ông sỉ nhục đã có ý nghĩa đối với chúng tôi. Khi trở lại sân trong hiệp hai, chúng tôi đã thi đấu hết sức cố gắng. Tuy không gặp lại huấn luyện viên Graham kể từ khi tôi còn là đứa trẻ mười mấy tuổi, nhưng hình ảnh của ông luôn hiện lên trong trí nhớ của tôi, nhắc nhở tôi phải làm việc cố gắng hơn mỗi khi tôi định đầu hàng, nhắc nhở tôi phải phấn đấu để hoàn thiện mình hơn. Ông đã dạy tôi một bài học quý giá cho suốt cả cuộc đời. --- Khi cho con cái tham gia các môn thể thao - bơi lội, bóng đá, bóng bầu dục, v.v... – phần đông chúng ta không vì muốn chúng học được những thứ phức tạp của môn thể thao đó. Ðiều chúng ta thực sự muốn chúng học được còn quan trọng hơn nhiều: đó là tinh thần đồng đội, tính kiên trì, tinh thần thể thao, giá trị của sự nỗ lực và khả năng đối phó với nghịch cảnh. Cái gián tiếp học được như vậy, chúng ta gọi là “giả đầu”. Có hai loại giả đầu. Loại thứ nhất đơn giản dễ thấy. Trên sân bóng, cầu thủ nghiêng đầu về một hướng, làm cho bạn tưởng anh ta sẽ chạy về hướng ấy. Song, sau đó anh ta chạy theo hướng ngược lại. Ðiều đó giống như một nhà ảo thuật dùng kỹ thuật đánh lạc hướng. Huấn luyện viên Graham thường nhắc chúng tôi phải quan sát thắt lưng của đối phương. "Bụng anh ta chuyển tới hướng nào, thì anh ta cũng sẽ chuyển tới hướng đó." - ông nói. Loại giả đầu thứ hai quan trọng hơn nhiều - đó là dạy bạn điều mà bạn không hình dung là mình đang học, cho tới khi bạn dần học được điều đó. Nếu bạn là một chuyên gia về giả đầu, mục tiêu giấu kín của bạn sẽ là để cho mọi người học điều bạn muốn họ học. Loại học giả đầu như vậy vô cùng thiết yếu, và huấn luyện viên Graham là một bậc thầy trong lĩnh vực này. 8. Bạn sẽ tìm thấy tôi ở vần “V” Tôi sống trong thời đại máy tính và rất yêu thích nó. Được tiếp xúc và gần gũi với đồ họa, với màn hình máy tính và với siêu xa lộ thông tin, tôi hoàn toàn có thể hình dung một thế giới không cần giấy. Nhưng tôi đã lớn lên trong một khung cảnh rất khác. Năm 1960, khi tôi sinh ra, giấy là nơi để lưu trữ kiến thức. Suốt những năm 1960 và 1970, cả gia đình tôi luôn hâm mộ tập Bách khoa Toàn thư Thế giới - những bức ảnh, cờ và bản đồ của các nước khác nhau: thông tin vô cùng bổ ích về dân số, diện tích và những nét chính về từng quốc gia đã hấp dẫn tôi. Tôi không đọc từng chữ trong từng tập Bách khoa Toàn thư, nhưng cũng có thử đọc qua. Tôi khâm phục cách thức các đề mục được thu thập lại cùng nhau. Ai là người viết đề mục về lợn đất? Làm thế nào để các biên tập viên của Bách khoa Toàn thư gọi điện tới và nói, “Ông biết về lợn đất nhiều hơn tất cả mọi người khác. Ông có thể viết một đề mục cho chúng tôi được không?” Rồi trong vần “Z”, ai đã cho rằng mình đủ là một chuyên gia về tộc Zulu[13]để viết đề mục đó? Ông hoặc bà ta có phải là một người Zulu? Cha mẹ tôi sống thanh đạm. Không như nhiều người Mỹ khác, ông bà không bao giờ mua bất cứ một thứ gì chỉ để gây ấn tượng với người khác. Nhưng ông bà đã rất hài lòng khi mua tập Bách khoa Toàn thư Thế giới, và đã chi một khoản tiền khá lớn, tính vào thời điểm đó. Bằng việc làm như vậy, ông bà đã cho tôi và chị tôi món quà tri thức vô giá. Ông bà cũng đặt mua các tập phát hành bổ sung. Mỗi năm, một tập về các phát minh mới và các sự kiện thời sự lại đến - đánh số 1970, 1971, 1972, 1973 - và tôi nôn nóng đợi đọc chúng. Những tập mới bao giờ cũng có các nhãn ghi bổ sung cho các đề mục trong các tập gốc theo vần alphabet. Nhiệm vụ của tôi là gắn các nhãn này vào các trang thích hợp, và tôi luôn làm công việc này một cách rất nghiêm túc. Tôi đã giúp sắp xếp mọi thứ theo trình tự lịch sử và khoa học, làm thuận tiện cho bất cứ ai sẽ mở những cuốn sách này trong tương lai. Do quá hâm mộ Bách khoa Toàn thư Thế giới, một ước mơ tuổi thơ của tôi là sẽ trở thành người viết bài cho nó. Nhưng đâu phải bạn có thể gọi điện tới trụ sở của tập sách này ở Chicago và tự đề nghị. Ngược lại Bách khoa toàn thư Thế giới phải biết và tìm tới bạn mới được. Vài năm trước đây, tin hay không tin, cú điện thoại mà tôi mong đợi cuối cùng cũng đã đến. Theo một cách nào đó, sự nghiệp của tôi tới lúc ấy đã biến tôi đúng thành loại chuyên gia mà Bách khoa Toàn thư Thế giới thấy thích hợp để đề nghị viết bài. Họ không nghĩ rằng tôi là chuyên gia số một trên thế giới về thực tế ảo. Nhân vật này sẽ rất bận rộn để họ có thể tiếp cận. Còn tôi, tôi ở mức giữa - có uy tín đủ mức... nhưng không quá nổi tiếng để có thể từ chối họ. “Ông có muốn viết đề mục mới của chúng tôi về thực tế ảo?” - họ hỏi. Tôi không thể nói với họ là tôi đã đợi cú điện thoại này suốt cả cuộc đời. Tất cả những gì tôi có thể nói là: “Vâng, tất nhiên!” và tôi đã viết đề mục đó. Tôi có kèm theo một bức ảnh chụp sinh viên Caitlin Kelleher của tôi đang đội một thiết bị mũ thực tế ảo. Không có biên tập viên nào hỏi xem tôi đã viết những gì. Tôi giả thiết đó là cách làm việc của Bách khoa Toàn thư Thế giới. Họ chọn một chuyên gia, và tin tưởng vị chuyên gia sẽ không lạm dụng đặc quyền được trao. Tôi không mua ấn bản mới nhất của Bách khoa Toàn thư Thế giới. Thực ra, sau khi đã được chọn để trở thành tác giả trong Bách khoa Toàn Thư Thế giới, bây giờ tôi tin rằng Wikipedia[14]là nguồn hoàn toàn đủ để bạn tra cứu thông tin, bởi tôi đã biết thế nào là kiểm tra chất lượng của bách khoa toàn thư thật. Vậy mà thỉnh thoảng khi ở trong thư viện cùng các con, tôi vẫn không tránh khỏi việc tìm vần “V” (“Virtual Reality”) trong Bách khoa Toàn thư Thế giới để chỉ cho chúng xem đề mục mà cha của chúng đã viết. 9. Những kỹ năng để lãnh đạo Như bao đứa trẻ Mỹ sinh năm 1960, mọt sách và sớm tinh khôn, tôi đã dành một phần tuổi thơ để mơ ước được trở thành Thuyền trưởng James T.Kirk[15], người chỉ huy con tàu Enterprise[16]. Tôi không xem mình là Thuyền trưởng Pausch, nhưng tưởng tượng ra một thể giới mà trong đó tôi dần sẽ trở thành Thuyền trưởng Kirk. Với những đứa trẻ giàu tham vọng và có chút ít thích thú khoa học, không có thẩn tượng nào lại lớn hơn James T. Kirk của Star Trek[17]. Thật ra, tôi tin một cách một nghiêm túc rằng, tôi đã trở thành một người thầy, một đồng nghiệp - có thể cả một người chồng – tốt hơn, bởi đã xem đã xem cách Kirk chỉ huy Enterprise. Hãy nghĩ xem. Nếu bạn đã coi loạt phim truyền hình này, bạn sẽ thấy Kirk không phải là người thông minh nhất trên tàu. Ông Spock, sĩ quan, là người có trí tuệ và luôn logic. Tiến sĩ McCoy có tất cả kiến thức y học của nhân loại vào những năm 2260. Scotty là kỹ sư trưởng, người có hiểu biết kỹ thuật để điều khiển con tàu, ngay cả khi bị người ngoài hành tinh tấn công. Vậy những kỹ năng của Kirk là gì? Tại sao ông lại lên tàu và được chỉ huy nó? Câu trả lời: Ðó là những kỹ năng được gọi là “sự lãnh đạo”. Tôi đã học được rất nhiều thứ qua việc nhìn cách thức Kirk làm việc. Ông là đặc trưng của một nhà quản lý năng động, biết cách đại diện và phân quyền, có niềm say mê sáng tạo và trông rất đẹp trong những bộ đồ ông mặc. Ông không bao giờ tự nhận mình có nhiều khả năng hơn thuộc cấp. Ông luôn thừa nhận họ là những người thông thạo những gì họ đang làm trong lĩnh yực của họ. Nhưng ông là người xác lập tầm nhìn, quyết định tiếng nói, và là người chịu trách nhiệm về tinh thần. Thêm nữa, Kirk có duyên tán tỉnh phụ nữ trên mọi hành tinh ông tới. Bạn cứ tưởng tượng tôi, một cậu bé mười tuổi, mang kính cận, say mê ngồi xem truyền hình ở nhà. Mỗi khi Kirk xuất hiện trên màn hình, tôi thấy ông như một vị thần Hy Lạp. Và ông có những đồ chơi thật kỳ diệu! Khi còn là một đứa trẻ, tôi bị mê hoặc bởi ông có thể ở trên một hành tinh nào đó và có một chiếc máy - thiết bị liên lạc Star Trek - để nói chuyện với những người đang ở trên tàu. Bây giờ tôi cũng có một thiết bị như vậy ở trong túi. Ai biết được, chính Kirk là người đã cho chúng ta làm quen với điện thoại di động. Vài năm trước đây, tôi nhận được một cú điện thoại (trên thiết bị liên lạc của tôi) của một tác giả từ Pittsburgh tên là Chip Walter. Ông cùng với William Shatner (diễn viên đóng vai Kirk) viết một cuốn sách về việc những thành tựu khoa học, ban đầu được tưởng tượng trong Star Trek, đã báo trước cho những tiến bộ công nghệ ngày nay như thế nào. Thuyền trưởng Kirk có mong muốn được tới thăm phòng thí nghiệm về thực tế ảo của tôi ở Carnegie Mellon. Uớc mơ tuổi thơ của tôi là trở thành Kirk. Nhưng tôi vẫn coi ước mơ này đã trở thành hiện thực khi Shatner xuất hiện. Thật kỳ diệu được gặp thần tượng thời niên thiếu của bạn, nhưng còn kỳ diệu hơn, khi thần tượng đến với bạn để xem những công việc kỳ diệu mà bạn đang thực hiện trong phòng thí nghiệm của mình. Các sinh viên cùng tôi làm việc ngày đêm để xây dựng một thế giới thực tế ảo giống như chiếc cầu của Enterprise. Khi Shatner tới, chúng tôi đặt chiếc “mũ-màn hình” to tướng lên đầu ông. Chiếc mũ có một màn hình ở bên trong, và khi quay đầu, ông có thể tự chứng kiến, quanh 360 độ, những hình ảnh về con tàu cũ của ông. “Trời ơi, lại còn có cả những cánh cửa thang máy.” - ông nói. Và chúng tôi còn có một bất ngờ nữa cho ông: còi báo động phát tín hiệu đèn đỏ. Ngay lập tức, ông hét, “chúng ta đang bị tấn công!” Shatner lưu lại ba tiếng, và đặt vô số câu hỏi. Một đồng nghiệp sau này có nói với tôi: “Ông ta hỏi liên tục và hình như vẫn chưa thật thỏa mãn.” Còn tôi thì vô cũng ấn tượng. Kirk, ý tôi là Shatner, là một thí dụ điển hình về một người biết rất rõ điều mình không biết, sẵn sàng thú nhận điều đó, và không muốn đi, cho tới khi hiểu ra vấn đề. Với tôi, đó là cách hành xử thật anh hùng. Tôi mong, mọi sinh viên cao học đều có thái độ như vậy. Trong quá trình chữa trị ung thư, khi được thông báo là chỉ có 4% bệnh nhân ung thư tụy có thể sống được năm năm, một dòng từ bộ phim Star Trek - Sự giận dữ của Khan - ngay lập tức xuất hiện trong đầu tôi. Trong phim, các học viên của đội tàu gặp một kịch bản được mô phỏng để tập, theo đó, bất kể học viên làm gì, toàn đội tàu sẽ bị giết. Trong phim có giải thích, khi Kirk còn là học viên, ông đã lập trình lại sự mô phỏng bởi “ông không tin vào kịch bản không-ai-thắng.” Tới nay, một số đồng nghiệp tinh tường đã tỏ ra coi thường sự mê muội của tôi với Star Trek. Nhưng phải nói, ngay từ lúc đầu, nó đã rất hữu ích đối với tôi. Sau khi biết tin về bệnh tình của tôi, Shatner đã gửi cho tôi một tấm ảnh chụp ông trong vai Kirk. Trên tấm ảnh ông ghi: “Tôi không tin vào kịch bản không-ai-thắng.” 10. Thắng lớn Một trong những ước mơ tuổi thơ của tôi là trở thành chàng trai bắt mắt và ngông nhất trong công viên giải trí hay trong lễ hội Carnival[18]. Thật dễ phát hiện ra chàng trai ngông nhất: anh ta là người dạo chơi với con thú bông to lớn nhất. Khi còn là một cậu bé, tôi đã thấy từ xa, những chàng trai mà đầu và người bị che khuất bởi những con thú bông cực lớn. Chẳng kể anh ta là một Adonis[19]hay một con mọt sách, nếu anh ta có con thú bông to nhất, thì anh ta là chàng trai ngông nhất tại lễ hội. Cha tôi cũng cùng chung niềm tin như vậy. Ông sẽ cảm thấy hơi trơ trụi nếu thiếu một chú gấu hoặc một chú khỉ, mà ông vừa trúng thưởng, ngồi cạnh ông trên bánh xe đu quay. Sẵn tinh thần thi đua trong gia đình, trò chơi Midway[20]thường trở thành một cuộc đấu xem ai trong chúng tôi sẽ lấy được con thú lớn nhất trong vưong quốc Thú bông? Ðã bao giờ bạn đi dạo quanh một lễ hội carnival với một con thú bông to tướng chưa? Bạn có quan sát xem mọi người chiêm ngưỡng bạn và ghen tị với bạn như thế nào không? Ðã bao giờ bạn dùng một con thú bông để tán tỉnh một người phụ nữ chưa? Tôi đã làm như vậy... và tôi đã cưới được cô ấy! Những con thú bông vĩ đại đã rất sớm có nghĩa với tôi. Lần đó, khi tôi ba tuổi còn chị tôi năm tuổi, chúng tôi ở trong một gian hàng đồ chơi, và cha tôi nói ông sẽ mua bất kể một món đồ nào cho chúng tôi, nếu chúng tôi thích nó và đồng ý sẽ chơi chung. Chúng tôi nhìn quanh, rồi cuối cùng nhìn lên và thấy, trên giá rất cao, một con thỏ nhồi bông to tướng. “Chúng con lấy con thỏ!” - chị tôi nói. Có lẽ đó là thứ đồ chơi đắt tiền nhất trong gian hàng. Nhưng cha tôi là người giữ lời. Do vậy ông đã mua nó cho chúng tôi. Ông thấy đó là một đầu tư xứng đáng, bởi trong nhà, ai cũng vui khi có thêm một con thú bông lớn. Khi tôi trưởng thành và ngày càng có nhiều thêm những con thú bông lớn, cha tôi nghĩ có lẽ tôi đã trả tiền mọi người để mua lại những con thú đó. Ông giả thiết rằng tôi đã chờ những người thắng giải, rồi dúi tờ năm mươi đồng cho anh chàng nào đó không đánh giá nổi việc một con thú bông vĩ đại có thể làm thay đổi nhận thức về thế giới của anh ta ra sao. Nhưng, tôi chưa bao giờ trả tiền cho những con thú bông. Và tôi chưa bao giờ lừa đảo. Vâng. Tôi thú nhận là có rướn người khi chơi. Đó là cách duy nhất để thắng lúc ném vòng lấy giải. Tôi có rướn người để ném vòng, nhưng tôi không lừa đảo. Tôi đã thắng giải nhiều lần với sự chứng kiến của những người trong gia đình. Và tôi biết điều đó càng làm tăng thêm sự hoài nghi. Với tôi, cách tốt nhất để thắng những con thú bông là không bị áp lực của khán giả gia đình. Tôi cũng không muốn bất cứ ai biết tôi phải cần bao nhiêu thời gian để đoạt giải. Tính ngoan cường thì rất trong sạch, nhưng không hẳn là lúc nào cũng nên để mọi người mục kích bạn đã phải vất vả như thế nào cho một công việc. Tôi xin tiết lộ là có hai bí mật để thắng những con thú bông vĩ đại: những cánh tay dài và một khoản tiền nhỏ để dành. Tôi đã may mắn có cả hai thứ đó. iHIHìanh trangĐã bao giờ bạn đi dạo quanh một lễ hội carnival với một con thú bông bông to tướng chưa? Tôi đã nói về những con thú bông của mình tại bài giảng cuối cùng, và cho mọi người xem hình của chúng. Tôi có thể đoán, cử tọa rất sành công nghệ và hoài nghi suy nghĩ: Trong thời đại ảnh kỹ thuật số này, có thể những con gấu bông chẳng hề có thật trong những bức hình chụp với tôi. Hoặc có thể tôi đã gạ gẫm những người thắng cuộc cho phép tôi được chụp ảnh cùng giải thưởng của họ. Làm sao có thể thuyết phục được cử tọa rằng tôi đã thật sự thắng giải những thứ này. Ðúng, tôi sẽ phải cho họ xem những con thú bông thật. Và tôi đã để mấy sinh viên từ sau cánh gà bước ra, mỗi người mang theo một con thú bông lớn mà tôi đã thắng trong những năm qua. Tôi không còn cần những giải thưởng này nữa. Mặc dù biết vợ tôi rất thích con gấu nhồi bông tôi đặt ở phòng làm việc của cô khi chúng tôi mới quen nhau, nhưng bây giờ, với ba đứa con, vợ tôi không còn muốn có cả một đội quân thú bông chen chúc trong ngôi nhà mới. (Chúng đã bắt đầu bị xổ bông, rồi Chloe sẽ nuốt phải.) Tôi biết, nếu giữ lại những con thú bông, một ngày nào đó, Jai sẽ phải gọi Goodwill[21]và nói, “Hãy đến mang chúng đi!”... hoặc tệ hơn, cảm thấy không nên làm điều đó! Bởi vậy tôi đã quyết định tặng chúng cho bạn bè. Khi những con thú bông đã được xếp trên bục, tôi tuyên bố: “Bất kỳ ai muốn nhận một món đồ của tôi, thì khi kết thúc bài giảng, xin mời lên nhận một con thú bông; ai đến trước, nhận trước.” Những con thú bông vĩ đại đã nhanh chóng tìm được nơi ở mới. Vài ngày sau, tôi được biết, một trong những con thú bông đã được một sinh viên trường Carnegie Mellon nhận về. Cô sinh viên đó, giống tôi, cũng mắc bệnh ung thư. Sau bài giảng, cô bước lên bục và chọn một con voi lớn. Cô đã có một con voi trong phòng. 11. Nơi hạnh phúc nhất trên trái đất Năm 1969, khi tôi lên tám, gia đình tôi làm một chuyến du lịch xuyên quốc gia để thăm Disneyland. Ðó là một chuyển đi rất dài. Khi tới nơi, tôi đã vô cùng kinh ngạc. Đây là khung cảnh kỳ diệu nhất mà tôi từng gặp. Lúc đứng xếp hàng cùng những đứa trẻ khác để đợi đến lượt chơi, tất cả những gì tôi nghĩ là “Tôi mong chờ tới lúc chính mình có thể làm được những thứ thú vị như thế này!” Hai mươi năm sau, khi nhận bằng tiến sĩ về khoa học máy tính của Carnegie Mellon, tôi nghĩ mình đủ khả năng để làm bất cứ việc gì, nên đã gửi đơn xin việc tới Walt Disney Imagineering. Và họ gửi tôi mấy lá thư vào loại tồi tệ nhất mà tôi đã từng nhận. Họ bảo đã nhận được đơn xin việc của tôi, nhưng không có “bất cứ một vị trí nào phù hợp với khả năng của anh.” Không có gì cả? Ðó là một công ty nổi tiếng về việc thuê hàng đội quân để quét đường. Disney không có gì cho tôi? Không có cả một cái chổi? Rõ ràng đó là một thất bại. Nhưng tôi đã luôn giữ câu thần chú của mình trong tâm trí. Các bức tường gạch được dựng lên với một lý do. Chúng không ở đó để loại bỏ ta mà để cho ta một cơ hội chứng tỏ ta muốn một điều gì đó ghê gớm biết bao nhiêu. Quay lại năm 1995, khi trở thành giáo sư tại Ðại học Virginia, tôi đã tham gia phát triển một hệ thống có tên “Thực tế ảo năm đôla một ngày”. Đó là thời gian mà các chuyên gia thực tế ảo nói họ phải cần nửa triệu đôla để có thể làm bất cứ thứ gì. Các đồng nghiệp và tôi đã phát triển một phiên bản nhỏ của gara Hewlett-Packard, chung sức xây dựng một hệ thống thực tế ảo giá rẻ. Đồng nghiệp trong giới tin học đều cho rằng đó là một hệ thống khá lý thú. Không lâu sau, tôi biết tin Disney Imagineering đang làm một đề án thực tế ảo. Một đề án tối mật, đó là trò chơi Aladdin cho phép người chơi cưỡi một tấm thảm thần. Tôi gọi điện tới Disney và giải thích rằng tôi là một chuyên gia nghiên cứu về thực tế ảo, muốn tìm hiểu thông tin về đề án. Tôi rất kiên trì, và được chuyển hết người này sang người khác, cho tới khi được kết nối với một người tên là Jon Snoddy. Ông là một Imagineer tuyệt vời, người điều hành nhóm đề tài. Tôi cảm thấy như đã gọi tới Nhà Trắng và được nối với tổng thống. Chuyện trò được một lúc, tôi nói với Jon là tôi có việc tới California. “Chúng ta có thể gặp nhau được không?” (Sự thực là, nếu ông nói được, thì lý do duy nhất đưa tôi đến California là để gặp ông. Tôi sẽ có thể tới tận sao Hải vương để gặp ông!) Ông ấy đồng ý. Nếu đằng nào tôi cũng đến, thì chúng tôi có thể cùng ăn trưa. Trước khi tới gặp ông, tôi đã dành tới tám mươi giờ để chuẩn bị. Tôi đã nói chuyện với tất cả các chuyên gia về thực tế ảo mà tôi quen biết để trao đổi các suy nghĩ và câu hỏi về đề án Disney. Kết quả là, khi cuối cùng gặp Jon, ông đã rất thán phục sự hiểu biết của tôi. (Thật dễ tỏ ra là thông minh khi bạn thán phục người thông minh.) Kết thúc bữa trưa, tôi thăm dò. “Sắp tới tôi có một sabbatical.” - tôi nói. “Đó là cái gì?” - ông hỏi. Tôi thấy ngay tín hiệu đầu tiên của sự khác biệt văn hóa giữa hai khối hàn lâm và giải trí mà tôi sẽ phải đối đầu. Sau khi nghe tôi giải thích khái niệm sabbatical, ông nghĩ đấy là một ý đồ hay nếu tôi dành thời gian nghỉ này để làm việc với nhóm của ông. Chúng tôi thỏa thuận: tôi sẽ tới sáu tháng, làm việc với đề án, và viết đăng một công trình về nó. Cũng khá mạo hiểm, vì chưa hề có tiền lệ là Imagineering mời một người trong giới hàn lâm như tôi tới làm việc bên trong một đề án mật. Vấn đề còn lại là tôi cần được các sếp của mình cho phép làm sabbatical theo kiểu khá kỳ lạ như vậy. Mỗi câu chuyện Disney đều cần đến một kẻ độc ác, và với câu chuyện của tôi, kẻ đó là một trưởng khoa ở Ðại học Virginia. “Trưởng khoa Côn trùng” (Jai đặt cho ông cái tên này vì rất thích bộ phim Animal House) đã lo lắng Disney sẽ vắt kiệt “trí tuệ” khỏi đầu tôi, thứ mà theo luật lại là sở hữu của trường. Ông ta phản đối việc tôi muốn làm. Tôi hỏi: “Ông có nghĩ đó là một việc tốt không?” và ông nói: “Tôi không biết liệu đó có phải là một việc tốt hay không.” Ông đã chứng tỏ, đôi khi, những bức tường gạch khó vượt qua nhất lại được làm từ thịt. Bởi chẳng đi được tới đâu với ông, tôi đã mang trường hợp của mình tới chủ nhiệm khoa phụ trách nghiên cứu. Tôi hỏi ông: “Ông có nghĩ đó là một điều tốt nếu tôi làm việc này?” và ông trả lời: “Tôi chưa có đủ thông tin để phát biểu. Nhưng tôi biết rằng một trong những giáo viên giỏi nhất khoa đang ở văn phòng của tôi và anh ta thật sự phấn khích. Vậy hãy nói thêm cho tôi nghe.” Đây là một bài học cho các nhà quản lý. Cả hai trưởng khoa đều nói cũng một điều: họ không biết liệu làm sabbatical như vậy có phải là một điều tốt hay không. Nhưng hãy nghĩ về sự khác biệt trong cách nói của họ! Cuối cùng, tôi đã được phép thực hiện kỳ sabbatical đó. Một giấc mơ của tôi đã trở thành hiện thực. Và tôi phải thú nhận, tôi là người khùng ra sao: ngay khi đến California, tôi nhảy lên chiếc xe mui trần của mình và lái thẳng tới trụ sở của Imagineering. Ðó là một buổi tối mùa hè nóng nực, và tôi vặn máy stereo để nghe thật to bản nhạc The Lion King của Disney. Khi tôi lái xe qua dãy nhà, những giọt nước mắt đã bắt đầu chảy tràn xuống mặt. Tôi đây rồi - phiên bản trưởng thành của cậu bé tám tuổi tròn xoe mắt ở Disneyland! Cuối cũng tôi đã đến. Tôi đã là một Imagineer. III. NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU … VÀ NHỮNG BÀI HỌC 12. Công viên mở cửa tới 8 giờ tối Cuộc phiêu lưu y học của tôi bắt đầu từ mùa hè năm 2006, khi tôi thấy đau nhẹ ở vùng bụng trên. Sau đó, có triệu chứng vàng da, và bác sĩ nghi tôi bị bệnh viêm gan. Nhưng rồi mọi sự lại chứng tỏ đó chỉ là một nghi ngờ rất lạc quan. Ảnh chụp cắt lớp cho thấy tôi bị ung thư tụy, và chỉ cần mười giây tra cứu trên Google, tôi đã biết đây là một tin tồi tệ tới mức độ nào. Ung thư tụy có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các loại ung thư; một nửa số người mắc bệnh sẽ chết trong vòng sáu tháng, và 96% sẽ chết trong vòng năm năm. Tôi tiếp cận việc chữa trị giống như đã tiếp cận nhiều thứ khác, với tư cách một nhà khoa học. Tôi đã đặt rất nhiều câu hỏi để được hiểu biết nhiều hơn, và thấy như mình đang đưa ra các giả thuyết và luận giải cùng bác sĩ. Tôi ghi âm các buổi trao đổi với bác sĩ để có thể nghe lại những giải thích của họ một cách kỹ càng hơn ở nhà. Tôi tìm những công trình ít người biết đến trong các tạp chí và mang theo tới các buổi hẹn. Các bác sĩ thường thông cảm, và đa phần đều nghĩ tôi là một bệnh nhân thú vị bởi đã quan tâm tới mọi thứ. (Thậm chí, họ còn không trách cứ khi tôi dẫn theo người biện hộ - bạn và là đồng nghiệp của tôi, Jessica Hodgins - tới các buổi hẹn để hỗ trợ tinh thần cho tôi và, với kỹ năng nghiên cứu tuyệt vời của cô, giúp tra cứu và xem xét các thông tin y học.) Tôi nói với các bác sĩ là tôi sẵn sàng chấp nhận mọi biện pháp giải phẫu cũng như uống bất cứ thứ gì trong tủ thuốc của họ, bởi tôi có một mục tiêu: Tôi muốn sống lâu nhất có thể cho Jai và các con. Trong buổi hẹn đầu tiên của tôi với bác sĩ phẫu thuật Herb Zeh ở Pittsburgh, tôi nói: “Xin nói rõ. Mục tiêu của tôi là sống và ở trong số bệnh nhân của ông mười năm.” Tôi là một trong số rất ít bệnh nhân được làm “giải phẫu Whipple”, gọi theo tên của bác sĩ đã phát minh ra quy trình phức tạp này vào những năm 1930. Cho tới những năm 1970, 25% số bệnh nhân đã tử vong khi qua giải phẫu này. Ðến năm 2000, nguy cơ tử vong giảm xuống còn có 5%, nếu được thực hiện bởi các chuyên gia nhiều kinh nghiệm. Mặc dù vậy, tôi vẫn biết là mình đang phải bước vào một thời kỳ vô cùng khó khăn, nhất là sau giải phẫu còn có đợt hóa trị và xạ trị vô cùng độc hại. Trong lần phẫu thuật, bác sĩ Zeh đã cắt bỏ không chỉ các khối u, mà cả túi mật, một phần ba tụy, một phần ba dạ dày và cả thước ruột non của tôi. Khi phục hồi sau giải phẫu, tôi đã chữa trị hai tháng tai Trung tâm Ung thư MD Anderson ở Houston, dùng những liều hóa trị liệu rất mạnh cộng với xạ trị liều cao hàng ngày ở vùng bụng. Từ 82kg, cân nặng của tôi đã giảm xuống chỉ còn 62kg, và cuối cùng, rất khó khăn để có thể bước đi nổi. Tôi trở về nhà ở Pittsburgh, ảnh chụp cắt lớp cho thấy không còn ung thư. Tôi dần lấy lại được sức lực. Đến tháng tám, tôi trở lại khám định kỳ hàng quý ở MD Anderson. Jai và tôi bay tới Houston, để các con ở nhà với một người giữ trẻ. Chúng tôi đã thu xếp chuyến đi như một kỳ nghỉ lãng mạn. Chúng tôi tới một công viên nước rất lớn, và tôi đã chơi trò trượt ván tốc độ rất thú vị. Ngày 15 tháng 8 năm 2007, một ngày thứ tư, Jai và tôi tới MD Anderson để xem kết quả các ảnh chụp cắt lớp mới nhất với bác sĩ ung thư Robert Wolff. Trong phòng khám, một y tá hỏi tôi vài câu thông thường. “Randy, trọng lượng của ông có thay đổi gì không? Ông vẫn dùng thuốc như cũ chứ?” với giọng líu lo vui vẻ, cô y tá nói, “Bác sĩ sẽ tới khám cho ông ngay.” khi bước ra khỏi phòng và khép cửa lại. Phòng khám có máy vi tính, và tôi thấy cô y tá vẫn để bệnh án của tôi trên màn hình. Tất nhiên là tôi biết cách xoay sở với chiếc máy tính, nhưng lúc này thì chẳng cần làm điều gì đặc biệt cả. Toàn bộ biểu đồ của tôi đang hiện lên trước mặt. “Mình có nên xem một chút?” Tôi nói với Jai - Tôi chẳng thấy băn khoăn gì về những điều sắp làm, vì thực ra, đó là bệnh án của chính tôi. Tôi nhìn quanh và thấy kết quả xét nghiệm máu. Có 30 chỉ số về máu, nhưng tôi biết chỉ số cần nhìn: CA 19-9, đánh dấu khối u. Khi tìm thấy, chỉ số là quá cao, 208. Một giá trị bình thường phải là dưới 37. Tôi coi lại chỉ số đúng một giây. “Vậy là hết.” - tôi nói với Jai. - “Số phận của anh đã được định đoạt.” “Anh nói vậy là thế nào?” - Jai hỏi. Tôi nói với cô về chỉ số CA 19-9. Jai đã tự tìm hiểu về chữa trị ung thư để đủ biết ý nghĩa của con số 208: một bản án tử hình. “Chẳng khôi hài gì cả.” - cô nói. - “Anh đừng đùa giỡn nữa.” Lôi các ảnh chụp cắt lớp ra, tôi bắt đầu đếm. “Một, hai, ba, bốn, năm, sáu,...” Tôi có thể nghe thấy sự hoảng sợ trong giọng của Jai, “Ðừng nói với em là anh đang đếm các khối u.” Tôi chẳng biết làm gì, chỉ tiếp tục đếm to. “Bảy, tám, chín, mười,...” Tôi thấy tất cả. Ung thư đã di căn sang gan. Jai bước tới bên máy tính, thấy mọi thứ thật rõ ràng bằng chính mắt của cô, rồi ngã vào cánh tay tôi - chúng tôi cùng khóc. Và lúc đó tôi phát hiện chẳng có khăn giấy nào ở trong phòng. Tôi vừa biết mình sắp chết, và trong khi không thể ngừng suy luận logic tôi nghĩ: “Một phòng khám như thế này, vào một thời điểm như thế này, có nên có một hộp khăn giấy? Rõ ràng, đây là một khiếm khuyết trong phục vụ.” Có tiếng gõ cửa. Bác sĩ Wolff bước vào với xấp tài liệu trong tay. Nhìn từ Jai sang tôi đến các ảnh chụp cắt lớp trên máy tính, ông biết việc gì vừa xảy ra. Tôi quyết định nói trước. “Chúng tôi đã biết.” - tôi nói. Lúc này, Jai bị sốc, khóc nức nở. Tôi cũng vô cùng buồn, nhưng lại rất ấn tượng với cách thức bác sĩ Wolff đối đầu với trách nhiệm của ông. Ông ngồi xuống cạnh Jai để an ủi cô. Một cách trầm tĩnh, ông giải thích với Jai rằng ông sẽ không tiếp tục cố gắng để cứu mạng sống của tôi nữa. “Những gì chúng tôi muốn làm.” - ông nói. - “Là kéo dài thời gian còn lại của Randy để ông có thể có chất lượng sống cao nhất. Bởi vì, trong tình trạng hiện thời, y học không có cách gì giúp duy trì cuộc sống của ông theo đúng chu kỳ sống bình thường được nữa.” “Đợi đã.” - Jai nói. - “Có phải bác sĩ nói với tôi là đã hết cách? Chỉ có vậy, từ chỗ ‘chúng ta sẽ chiến đấu với căn bệnh’ tới ‘cuộc chiến đấu đã kết thúc’? Liệu có thể ghép gan được không?” Không, bác sĩ nói, không làm được nữa khi di căn đã xuất hiện. Ông nói về hóa trị liệu giảm nhẹ - điều trị không nhằm chữa bệnh, mà chỉ để giảm triệu chứng, có thể kéo dài thêm vài tháng – và về việc tìm cách để tôi được thoải mái và gắn bó với cuộc sống trong những ngày cuối cùng. Toàn bộ cuộc trao đổi khủng khiếp này là siêu thực đối với tôi. Tôi cảm thấy ngỡ ngàng và hụt hẫng cho bản thân, đặc biệt là cho Jai - cô vẫn không ngừng khóc. Tôi, một mặt, vẫn là Randy. Tư duy Khoa học, đang thu thập các dữ kiện và hỏi bác sĩ về các lựa chọn. Mặt khác, tôi bị mắc kẹt trong khung cảnh lúc đó, và bị thu hút bởi cách bác sĩ Wolff truyền đạt tin dữ cho Jai. Tôi tự nghĩ: “Hãy xem ông làm điều đó như thế nào. Chắc chắn là trước đây ông đã từng làm việc này nhiều lần rồi, và ông làm nó rất tốt. Ông đã tập dượt rất cẩn thận, và mọi thứ vẫn rất chân thành và tự nhiên.” Tôi nhớ cách ông ngả lưng dựa vào ghế, rồi khép mắt lại trước khi trả lời một câu hỏi, gần như là điều đó giúp ông suy nghĩ được kỹ lưỡng hơn. Tôi ngắm điệu bộ của ông, cách ông ngồi bên Jai. Thấy như tách mình khỏi mọi thứ, tôi nghĩ: “Ông không quàng tay lên vai cô. Tôi hiểu vì sao. Như vậy sẽ tỏ ra quá tự tin. Nhưng ông nghiêng người, bàn tay ông đặt lên đầu gối của cô. Ôi, ông làm việc này thật giỏi.” Tôi mong mỗi sinh viên y khoa định theo ngành ung thư có thể được nhìn thấy những gì tôi đang thấy. Tôi quan sát bác sĩ Wolff sử dụng ngôn từ để nói những câu với ý nghĩa thật tích cực. Khi chúng tôi hỏi, “Còn bao lâu nữa thì tôi chết?” ông đã trả lời, “Ông có thể có ba tới sáu tháng với sức khỏe tốt.” Điều này nhắc tôi nhớ tới thời gian ở Disney. Nếu hỏi nhân viên Disney: “Mấy giờ công viên đóng cửa?” Họ sẽ trả lời: “Công viên mở cửa tới 8 giờ tối.” Theo một cách nào đó, tôi có cảm giác: được giải thoát. Trong qua nhiều tháng trời căng thẳng, Jai và tôi đã chờ đợi xem liệu các khối u có, và bao giờ thì, xuất hiện trở lại. Lúc này mọi sự đã rõ ràng với một đống các khối u. Sự chờ đợi đã kết thúc. Bây giờ chúng tôi có thể chuyển sang đối phó với những thứ kế tiếp. Kết thúc buổi hẹn, bác sĩ ôm hôn Jai và bắt tay tôi. Jai và tôi cùng bước ra, đi vào hiện thực mới của chúng tôi. Rời khỏi phòng bác sĩ, tôi nghĩ về những gì tôi đã nói với Jai trong công viên nước, sau khi chơi trò trượt ván. “Ngay cả khi các kết quả chụp cắt lớp ngày mai có tồi tệ, anh vẫn muốn em biết rằng anh cảm thấy rất sung sướng vì được sống, được ở đây ngày hôm nay, với em. Bất kể nhận được tin gì, anh sẽ không chết khi nghe nó. Anh sẽ không chết ngày hôm sau, hoặc ngày sau đó nữa. Vậy nên hôm nay, ngay bây giờ, chúng ta đang có một ngày tuyệt đẹp. Và anh muốn em biết rằng anh đang tận hưởng nó.” Tôi nghĩ về điều đó, nghĩ về nụ cười của Jai. Tôi đã biết. Đó là cách mà tôi cần phải sống phần còn lại của cuộc đời mình. 13. Người đàn ông trong xe mui trần Một buổi sáng, rất lâu sau khi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư, tôi nhận được một email của Robbee Kosak, phó chủ tịch Carnegie Mellon về tiến bộ khoa học. Bà kể cho tôi một câu chuyện. Bà nói khi lái xe từ trường về nhà tối hôm truớc, bà thấy một người đàn ông trên một chiếc xe mui trần. Đó là một buổi tối chớm xuân ấm áp và đẹp trời, người đàn ông hạ mui xe và hạ thấp tất cả cửa sổ xe. Cánh tay ông vắt qua cửa bên lái, các ngón tay gõ nhịp theo nhạc từ radio. Đầu ông cũng lắc nhịp theo, trong khi gió thổi tốc qua mái tóc của ông. Robbee đổi làn xe và lái sát gần hơn chút ít. Từ phía bên, bà có thể nhìn thấy người đàn ông nở nụ cười lơ đãng mà ai đó chỉ có thể có khi anh ta một mình, sung sướng thỏa mãn trong những suy nghĩ riêng của anh ta. Robbee đã tự nghĩ: “Ôi, đây là hình ảnh thu nhỏ của một con người biết tận huởng cái ngày này và thời khắc này.” Chiếc xe mui trần cuối cùng đã rẽ ở góc đường, và đó là lúc Robbee nhìn thấy toàn bộ khuôn mặt của người đàn ông. “Ôi trời” - bà nói với chính mình. - “Đó là Randy Pausch!” Bà hết sức kinh ngạc khi thấy hình ảnh của tôi. Bà biết chẩn đoán bệnh ung thư của tôi là khá dữ. Và, như bà viết trong email, bà rất xúc động vì thấy tôi đã tỏ ra mãn nguyện như thế. Trong khoảnh khắc riêng tư đó, hiển nhiên tôi đã rất phấn chấn. Robbee viết: “Anh không thể tưởng tượng được rằng sự thoáng hiện đó của anh đã làm nên một ngày mỹ mãn đối với tôi, nó đã nhắc nhở tôi, cuộc sống thực chất là những gì.” Tôi đã đọc lại email của Robbee nhiều lần, và coi đó như một vòng lúp phản hồi giả hiệu. Không hẳn là dễ dàng để lạc quan trong suốt quá trình chữa trị ung thư. Khi bạn có một căn bệnh thảm khốc, thì thật khó để biết được bạn sẽ thực sự trải qua những xúc động như thế nào. Tôi ngạc nhiên không rõ có phải phần nào tôi đã đóng kịch khi có mặt những người khác. Có thể tôi đã ép mình phải tỏ ra mạnh mẽ. Nhiều bệnh nhân ung thư cảm thấy bắt buộc phải tạo một hình ảnh dũng cảm. Có phải tôi cũng làm như vậy? Nhưng Robbee đã gặp tôi trong một khoảnh khắc mà tôi không có sự chuẩn bị. Tôi muốn nghĩ rằng bà đã thấy tôi đúng là tôi. Chắc chắn bà đã thấy tôi đúng như tôi của buổi tối ngày hôm đó. Email của bà chỉ là một mẩu tin, nhưng nó có ý nghĩa rất lớn đối với tôi. Bà đã cho tôi một ô cửa sổ để tự soi chính mình. Tôi vẫn hoàn toàn tích cực. Tôi vẫn biết cuộc sống là rất đẹp. Tôi vẫn tốt. 14. Ông cậu Dutch[22] Bất kỳ ai đã từng biết tôi đều sẽ nói rằng tôi luôn có ý thức rất rõ ràng về chính mình và về những khả năng của mình. Tôi thường nói những gì tôi nghĩ và những gì tôi tin. Tôi không có nhiều kiên trì cho sự kém cỏi, thiếu năng lực. Có những tính cách hầu như đã giúp tôi rất tốt. Nhưng đôi khi, dù có tin hay không, tôi đã tỏ ra ngạo mạn và kém lịch thiệp. Ðấy là lúc mà những người có thể giúp bạn lấy lại sự thăng bằng trở nên vô cùng cốt yếu. Chị tôi, Tammy, đã như bị đặt nhầm chỗ với cậu em biết-tuốt. Tôi luôn là người nói chị phải làm gì, giống như thứ tự sinh của chúng tôi là một sự nhầm lẫn và tôi đã hết sức cố gắng để sửa lại điều đó. Một lần, khi tôi bảy tuổi và Tammy chín tuổi, chúng tôi cùng đợi xe buýt của trường, và như thường lệ, tôi nói luôn mồm. Chị thấy đã quá đủ nên lấy hộp thức ăn trưa của tôi và ném vào vũng bùn… ngay lúc xe buýt tới. Chị bị gọi tới phòng hiệu trưởng, trong lúc tôi được đưa đến chỗ người trực cổng để bà giúp rửa hộp thức ăn, vứt miếng bánh mì thấm bùn và cho tôi tiền ăn trưa. Thầy hiệu trưởng bảo Tammy là ông đã gọi điện cho mẹ chúng tôi. “Tôi sẽ để bà xử lý việc này.” - ông nói. Khi tan học về nhà, mẹ nói: “Mẹ sẽ để bố giải quyết việc này.” Chị tôi lo lắng chờ đợi số phận của chị. Khi tan việc trở về nhà, bố lắng nghe câu chuyện và bật cười. Ông đã không trừng phạt Tammy, mà lại chúc mừng chị! Tôi là đứa trẻ cần một hộp thức ăn trưa bị ném trong vũng bùn. Tammy đã yên lòng, còn tôi thì được đặt vào đúng vị trí của mình... nhưng bài học này cũng chưa hoàn toàn có kết quả. Cho tới khi vào được Đại học Brown[23], tôi đã có những khả năng nhất định và mọi người biết là tôi biết điều đó. Bạn tốt của tôi, Scott Sherman, người tôi gặp trong năm thứ nhất, bây giờ nhớ về tôi như một người “hoàn toàn thiếu lịch thiệp và rất nhanh xúc phạm người mới gặp.” Thông thường, tôi không biết mình đã ứng xử ra sao, một phần bởi mọi việc tỏ ra tốt đẹp, và thành tích học tập của tôi luôn xuất sắc. Andy van Dam, giáo sư tin học huyền thoại của trường, đã mời tôi làm trợ giảng cho ông. Ông là người có đòi hỏi cao, nổi tiếng với cái tên “Andy van Đòi Hỏi”, và lại quý mến tôi. Tôi say mê rất nhiều thứ - một cá tính tốt. Nhưng cũng giống nhiều người, tôi có những điểm mạnh mà chính chúng cũng lại là những thói xấu. Theo cách nhìn của Andy, tôi đã mang trong mình chất liệu tự hướng lỗi, tôi quá xấc xược và là một kẻ đối nghịch bướng bỉnh, kém linh hoạt, luôn thích phát biểu chính kiến. Một lần, Andy rủ tôi đi dạo. Ông quàng tay lên vai tôi và nói, “Randy, thật là một sự hổ thẹn khi mọi người nhìn nhận cậu là ngạo mạn, bởi điều đó sẽ hạn chế những gì cậu có thể đạt được trong cuộc đời.” Cách dùng từ của ông thật tuyệt vời. Thực ra ông đã nói: “Randy, cậu là một kẻ xuẩn ngốc.” Nhưng ông đã nói nó theo một cách để tôi dễ tiếp thu phê bình của ông, lắng nghe người hùng của tôi nói cái điều mà tôi cần phải nghe. Có một thành ngữ cổ, “Ông cậu Dutch” ám chỉ một người cho bạn những phản hồi trung thực. Thời buổi ngày nay, rất ít người bận tâm làm việc này, do vậy thành ngữ trở nên lạc hậu, thậm chí tối nghĩa. (Và phần thích thú nhất lại bởi Andy chính là người Dutch.) Từ khi bài giảng cuối cùng của tôi bắt đầu lan truyền trên internet, nhiều bạn bè đã trao đổi với tôi, gọi tôi là “Thánh Randy.” Đó là cách để họ nhắc nhở tôi rằng đã có một thời tôi được mô tả với nhiều màu sắc hơn, theo những cách rất khác. Nhưng tôi thích nghĩ rằng những khiếm khuyết của tôi thuộc về phạm trù xã hội, chứ không thuộc phạm trù đạo đức. Và tôi đã đủ may mắn khi gặp những người như Andy, đủ quan tâm đến tôi để nói với tôi những điều đắng ngắt nhưng đáng phải nghe. 15. Ðổ nước lên ghế xe Một thời gian dài, tôi mang biệt hiệu “ông cậu chưa vợ”. Những năm hai mươi và ba mươi tuổi, tôi không có con, và hai con của chị tôi, Chris và Laura, đã trở thành những đứa trẻ tôi hết mực thương yêu. Tôi thích thú trong vai cậu Randy, hàng tháng hiện diện trong cuộc đời của chúng, và giúp chúng nhìn thế giới của chúng từ những góc nhìn mới lạ. Tôi không chiều chuộng và làm hư chúng. Tôi chỉ thử tìm cách truyền đạt quan điểm của mình về cuộc sống. Và điều này thỉnh thoảng đã làm chị tôi phát điên. Một lần, khoảng mười mấy năm về trước, khi Chris lên bảy và Laura lên chín, tôi đón chúng với chiếc xe Volkswagen Cabrio mui trần mới tinh vừa mua. “Phải cẩn thận trong xe mới của cậu Randy nhé.” - chị tôi nhắc các con. – “Chùi chân trước khi vào xe. Đừng nghịch các thứ. Đừng làm bẩn xe.” Tôi lắng nghe chị, và nghĩ, theo cách nghĩ của một ông cậu chưa vợ: “Ðây đúng là kiểu răn bảo làm hỏng bọn trẻ. Tất nhiên chúng có thể làm bẩn xe tôi. Trẻ nhỏ làm sao có thể tránh được.” Vậy nên tôi làm cho mọi việc trở nên dễ dàng hơn. Trong khi chị tôi nhắc nhở các quy tắc, tôi chậm rãi mở một lon nước ngọt, dốc ngược, và đổ xuống chiếc ghế đệm bọc vải ở phía sau xe. Thông điệp của tôi: con người quan trọng hơn đồ vật. Một chiếc xe, kể cả quý giá như chiếc xe mui trần mới của tôi, cũng chỉ là một đồ vật. Khi đổ lon nước ngọt, tôi quan sát thấy Chris và Laura, miệng há, mắt trợn tròn. Quả là cậu Randy điên khùng, hoàn toàn chối bỏ những nguyên tắc của người lớn. Cuối cũng tôi thật mừng vì đã tưới lon nước ngọt đó. Bởi đến cuối tuần, Chris bé nhỏ bị cảm cúm và đã nôn tung tóe ra khắp ghế sau xe. Cậu bé đã không cảm thấy có lỗi. Nó được yên lòng, bởi đã chứng kiến tôi rửa tội chiếc xe, và biết việc nó làm cũng không có vấn đề gì. Mỗi khi có bọn nhỏ ở cùng, chúng tôi nêu lên hai quy tắc: 1. Không ỷ eo. 2. Không nói với mẹ những việc chúng tôi cùng làm với nhau. Việc không nói với mẹ, đã làm mọi thứ trở thành chuyện mạo hiểm. Kể cả thứ trần tục cũng trở nên thần diệu. Hầu hết những ngày cuối tuần, Chris và Laura đều chơi ở căn hộ của tôi và tôi đưa chúng tới Chuck E. Cheese[24], rồi chúng tôi cùng nhau đi dạo hoặc tham quan một viện bảo tàng. Những cuối tuần đặc biệt, chúng tôi đến ở một khách sạn có bể bơi. Ba chúng tôi thích cùng nhau làm bánh trứng. Cha tôi luôn hỏi: “Tại sao bánh trứng lại cứ phải hình tròn?” Tôi cũng hỏi y như thế. Vậy nên chúng tôi luôn làm những chiếc bánh trứng có hình những con thú kỳ quặc. Ở chúng có một sự vụng về mà tôi rất thích, vì mỗi chiếc bánh trứng hình thú làm ra là một phép thử Rorschach. Chris và Laura sẽ nói, “Nó chẳng giống hình con thú mà chúng cháu muốn.” Nhưng điều đó đã cho phép chúng tôi nhìn nhận bánh trứng như chính chúng, rồi tưởng tượng ra hình một con thú. Tôi đã chứng kiến Laura và Chris lớn lên, trở thành những thanh niên tuyệt vời. Laura bây giờ đã hai mươi mốt, còn Chris mười chín tuổi. Giờ đây, hơn lúc nào hết, tôi thầm biết ơn các cháu đã cho tôi cơ hội trở thành một phần tuổi thơ của chúng, cũng bởi tôi biết rằng, tôi sẽ không còn có thể làm cha của những đứa trẻ lớn hơn sáu tuổi. Quãng thời gian với Chris và Laura do vậy mà trở thành vô cùng quý giá. Các cháu đã cho tôi món quà, được hiện diện trong cuộc đời của chúng, suốt từ tuổi thơ ấu, tuổi học trò cho tới lúc trường thành. Gần đây tôi đã yêu cầu cả Chris và Laura dành cho tôi một đặc ân. Sau khi tôi chết, tôi muốn, vào cuối tuần, các cháu đưa con tôi đi chơi chỗ này chỗ kia, làm những việc ưa thích mà chúng có thể nghĩ ra. Không cần phải làm đúng những gì chúng tôi đã làm cùng nhau và có thể để các con tôi chủ động đề đạt. Dylan rất thích khủng long. Chris và Laura có thể đưa nó tới bảo tàng khoa học tự nhiên. Logan thích thể thao, các cháu có thể đưa nó đi xem Steelers[25]. Còn Chloe thích khiêu vũ. Các cháu có thể nghĩ ra một cái gì đó. Tôi cũng muốn Chris và Laura nói với các con tôi đôi điều. Thứ nhất, chúng có thể nói đơn giản: “Bố muốn anh chị dành thời gian với các em, giống như trước kia bố đã dành thời gian với anh chị.” Tôi hy vọng, các cháu cũng sẽ kể cho con tôi việc tôi đã cố gắng chiến đấu với bệnh tật để sống như thế nào. Tôi đã đăng ký dùng phương pháp trị liệu nặng nhất bởi tôi mong muốn được sống lâu cho các con của mình. Ðó là thông điệp tôi muốn Laura và Chris sẽ truyền đạt lại. Còn thêm một điều nữa. Nếu các con tôi làm bẩn xe của Chris và Laura, tôi mong các cháu sẽ nghĩ tới tôi và mỉm cười. 16. Lãng mạn bức tường gạch Bức tường gạch ghê gớm nhất tôi từng gặp trong đời chỉ cao chưa tới 1,7m và rất xinh đẹp. Nó đã khiến tôi rơi lệ, khiến tôi phải xem lại toàn bộ cuộc đời của mình và khiến tôi phải gọi điện cho cha tôi, trong tình huống gần như tuyệt vọng, để xin ý kiến chỉ dẫn. Bức tường gạch đó là Jai. Như đã nói trong bài giảng, tôi luôn khá vững vàng để vượt qua những bức tường gạch trong nghề nghiệp của mình. Tôi đã không nói với cử tọa về cuộc tình với vợ tôi bởi tôi biết mình sẽ quá xúc động. Nhưng, những gì tôi đã nói trên bục giảng hoàn toàn có thể áp dụng được cho những ngày đầu tiên với Jai. “... Những bức tường gạch được dựng nên để ngăn cản những người chưa đủ đam mê cháy bỏng. Chúng để ngăn những người kia.” Tôi là một chàng trai độc thân ba mươi bảy tuổi lúc gặp Jai. Tôi đã từng dành nhiều thời gian cho những cuộc hẹn hò đầy thú vị với vài cô gái, và rồi chấm dứt khi họ muốn đi đến mối quan hệ nghiêm túc hơn. Nhiều năm liền, tôi không cảm thấy có sự thúc bách phải xây dựng gia đình. Kể cả khi đã trở thành giáo sư, đã có nhiều khả năng tốt hơn, tôi vẫn thuê một căn hộ áp mái có cầu thang thoát hiểm bên ngoài với giá 450 đôla một tháng. Ðó là một nơi mà ngay cả sinh viên cao học của tôi cũng không ở vì không xứng với họ. Nhưng với tôi thì nó hoàn hảo. Một người bạn đã có lần hỏi tôi: “Cậu nghĩ có loại phụ nữ nào lại thích thú khi cậu mang cô ta về một chỗ như thế này?” Tôi đã trả lời: “Loại đứng đắn.” Nhưng đó chỉ là nói đùa. Tôi là người ham vui, quá say mê công việc, trong phòng ăn chỉ có những chiếc ghế xếp bằng sắt. Chẳng có người phụ nữ nào, kể cả loại đứng đắn, lại muốn ổn định cuộc sống của họ ở một nơi chốn như vậy. (Và khi cuối cùng Jai đến với tôi, cô cũng chẳng muốn.) Ðúng là tôi có một việc làm tốt và có một tương lai sáng sủa. Nhưng không có người phụ nữ nào lại nghĩ tôi là một ông chồng hoàn hảo. Tôi gặp Jai mùa thu năm 1998, khi tôi được mời tới thỉnh giảng về công nghệ thực tế ảo tại Ðại học Bắc Carolina ở Chapel Hill. Jai, lúc đó ba mươi mốt tuổi, là sinh viên cao học về văn học so sánh. Cô đang làm thêm ở khoa Tin học của Đại học Bắc Carolina. Nhiệm vụ của cô là đón khách của khoa, từ những người được giải Nobel tới các nữ hướng đạo sinh. Ngày hôm đó, công việc của cô là đón tôi. Mùa hè năm trước, Jai đã thấy tôi báo cáo trong hội nghị về đồ họa máy tính tại Orlando. Sau này cô nói với tôi là lúc đó cô đã muốn tới gặp tôi để tự giới thiệu, nhưng rồi lại không làm điều đó. Khi biết tin sẽ là người đón tiếp tôi khi tôi tới Ðại học Bắc Carolina, cô đã vào trang web của tôi để tìm hiểu thêm. Cô đã xem tất cả các mục về công việc nghiên cứu, rồi thấy các liên kết tới những thông tin cá nhân - rằng tôi có các sở thích như may vá và làm bánh nhà gừng. Cô xem tuổi của tôi, không thấy nói gì về vợ hoặc bạn gái, mà toàn thấy ảnh về các cháu của tôi. Cô hình dung tôi hiển nhiên là một tên đồng tính khá thú vị, và đã đủ tò mò để gọi điện thoại cho một số bạn bè của cô trong giới tin học. “Cậu có biết gì về Randy Pausch không?” - cô hỏi. – “Anh ấy có phải là người đồng tính không?” Cô được trả lời rằng tôi không phải người như vậy. Thậm chí, cô còn được nghe tôi có tiếng là tay chơi và không chịu ổn định (thật hay, khi một nhà tin học có thể được coi là một “tay chơi”). Phần Jai, cô đã cưới chàng người yêu cùng học đại học, rồi sau một thời gian ngắn hai người ly dị, không có con. Cô rất ngại lại có những mối quan hệ gắn bó nghiêm túc. Từ thời khắc gặp Jai ngày đến Bắc Carolina, tôi thấy mình nhìn ngắm cô chằm chằm. Tất nhiên, cô rất xinh, có mái tóc dài tuyệt đẹp, và nụ cười nói lên rất nhiều về cả sự nồng hậu lẫn tinh quái của cô. Tôi được đưa tới phòng thí nghiệm để xem các sinh viên giới thiệu về các đề án thực tế ảo, và tôi đã thật khó khăn để tập trung vào bất cứ cái gì, bởi Jai đang đứng bên. Ngay lập tức, tôi đã tán tỉnh cô khá quyết liệt. Vì đây là môi trường sư phạm nên ánh mắt tôi nhìn cô đã đi quá chừng mực. Sau này Jai nói với tôi: “Em không biết có phải anh làm như vậy với tất cả mọi người, hay là chỉ với em.” Hãy tin rằng, tôi làm điều đó chỉ với cô. Ngày hôm đó, có lúc Jai ngồi với tôi để hỏi về việc đưa các dự án phần mềm tới Ðại học Bắc Carolina. Khi đó tôi đã thực sự thích cô. Buổi tối, tôi phải dùng cơm cùng các giảng viên, nhưng tôi đã ngỏ lời mời cô cùng tôi đi uống một chút gì đó sau đấy. Cô đồng ý. Tôi không sao tập trung được trong suốt bữa tối, chỉ mong tất cả các giáo sư hãy nuốt nhanh nhanh, rồi thuyết phục mọi người đừng ai đặt món tráng miệng. Tôi rời tiệm ăn lúc 8 giờ 30 và gọi điện cho Jai. Chúng tôi tới một quán bar, mặc dù tôi không phải là người ham rượu, và tôi nhanh chóng nhận thấy mình thật sự muốn được gắn bó với người đàn bà này. Ðáng nhẽ tôi sẽ đặt chuyến bay sáng hôm sau để về nhà, nhưng tôi nói sẽ đổi ý nếu cô đi chơi cùng tôi. Cô đồng ý, và chúng tôi đã có cùng nhau một thời gian thật tuyệt vời. Sau khi trở về Pittsburgh, tôi mời cô tới thăm bằng vé thưởng mà tôi có do bay nhiều. Rõ ràng là cô có tình cảm với tôi, nhưng cô sợ - cả về tiếng tăm của tôi lẫn nguy cơ cô sẽ phải lòng tôi. “Em sẽ không đến.” - cô viết trong một email. - “Em đã nghĩ kỹ về điều này, và không muốn có một cuộc tình cự ly xa. Em xin 1ỗi.” Tất nhiên tôi buồn, và đây là một bức tường gạch mà tôi nghĩ mình có thể chinh phục đuợc. Tôi gửi cho cô một tá hoa hồng và một tấm bưu thiếp mang dòng chữ: “Mặc dù điều đó làm anh rất buồn, nhưng anh tôn trọng quyết định của em và chúc em không gì khác ngoài điều tốt đẹp nhất. Randy.” Thật được việc. Cô đã đáp chuyến bay. Phải thú nhận: tôi hoặc quá lãng mạn hoặc mưu mẹo chút ít. Nhưng đúng là tôi muốn có Jai trong cuộc đời mình. Tôi đã đem lòng yêu cô, ngay cả khi cô vẫn còn đang phải dò dẫm đường. Chúng tôi gặp nhau hầu như mỗi cuối tuần. Mặc dù Jai chẳng mấy rộn ràng với tính thiếu ý tứ và thẳng thừng cũng như thái độ biết-tuốt của tôi, cô nói tôi là người quả quyết và thẳng thắn nhất mà cô từng gặp. Và cô đã khuyến khích những điều tốt đẹp trong tôi. Tôi thấy mình quan tâm chăm sóc cho sự bình an và hạnh phúc của cô hơn bất cứ thú gì khác. Cuối cùng tôi đề nghị cô chuyển tới Pittsburgh. Tôi muốn tặng cô một chiếc nhẫn đính hôn, nhưng biết cô vẫn còn lo ngại và điều đó có thể làm cô thay đổi. Do vậy tôi không thúc giục cô, và cô đồng ý với bước một: chuyển tới Pittsburgh và thuê một căn hộ riêng. Tháng tư, tôi thu xếp để giảng chuyên đề một tuần liền ở Ðại học Bắc Carolina. Như vậy tôi có thể giúp cô đóng gói và lái xe chuyển đồ đạc của cô lên Pittsburgh. Sau khi tôi tới Chapel Hill, Jai bảo chúng tôi cần phải nói chuyện với nhau. Cô tỏ ra nghiêm trang hơn bất cứ lúc nào. “Em không thể đi Pittsburgh. Em xin 1ỗi.” - cô nói. Tôi ngạc nhiên, không rõ điều gì đã xảy ra trong đầu cô. Tôi hỏi cô một lời giải thích. Câu trả lời của cô: “Ðiều đó sẽ không bao giờ được.” Tôi phải biết là tại sao. “Em chỉ...” - cô nói. - “Em chỉ không yêu anh theo cách mà anh muốn em yêu anh” và lặp lại để nhấn mạnh: “Em không yêu anh.” Tôi kinh ngạc và đau khổ. Nó như một cú đấm vào lòng. Có thể nào cô lại thực nghĩ như vậy? Đó là một tình huống lúng túng ngượng ngịu. Cô không rõ cảm xúc của mình thế nào. Tôi cũng không rõ cảm xúc của tôi ra sao. Tôi cần phải về khách sạn. “Em có thể đưa anh đi hay anh nên gọi một chiếc taxi?” Cô lái xe đưa tôi về, và khi đến nơi, tôi kéo chiếc túi xách từ thùng xe của cô, cố ngăn những giọt nước mắt. Nếu có thể được vừa ngạo mạn, lạc quan và hoàn toàn khốn khổ, tất cả cùng một lúc, tôi nghĩ tôi đã có thể nói: “Hãy xem, anh sẽ tìm cách để được hạnh phúc, và anh thật sự muốn được hạnh phúc cùng với em, nhưng nếu không thể hạnh phúc với em, thì anh sẽ tìm cách để hạnh phúc mà không có em.” Ở khách sạn, tôi đã dành hầu hết thời gian trong ngày để nói chuyện điện thoại với cha mẹ tôi, nói với ông bà về bức tường gạch mà tôi vừa húc phải. Lời khuyên của ông bà thật lạ thường. “Con xem.” - cha tôi nói. - “Cha không cho là cô ấy nghĩ như vậy. Nó không nhất quán với cách ứng xử của cô ấy từ trước tới nay. Con đã yêu cầu cô ấy nhổ rễ và bỏ chạy với con. Cô ấy có thể vô cùng phân vân và sợ hãi. Nếu cô ấy không yêu con, thì mọi việc coi như đã qua. Còn nếu cô ấy yêu con, thì tình yêu sẽ thắng.” Tôi hỏi ý kiến cha mẹ xem cần phải làm gì. “Cần tỏ ra cảm thông và sẵn sàng trợ giúp.” - mẹ tôi nói. - “Nếu yêu, con hãy trợ giúp cô ấy.” Và tôi đã làm như vậy. Tôi giảng chuyên để cả tuần đó, thường lui tới chơi ở một phòng ngay cùng sảnh với phòng của Jai. Tôi ghé qua phòng cô mấy lần, để xem cô có bình an không. “Anh chỉ muốn xem em ra sao.” - tôi nói. - “Nếu có điều gì anh có thể giúp, thì cứ nói cho anh biết.” Vài ngày sau đó, Jai gọi cho tôi. “Randy, em ngồi đây mà nhớ anh, chỉ mong có anh ở bên. Nó có một ý nghĩa gì đó, có đúng vậy không?” Cô đi tới một nhận thức rõ ràng: sau hết, cô đã yêu. Một lần nữa, cha mẹ tôi lại đúng. Tình yêu đã chiến thắng. Đến cuối tuần, Jai đã chuyển tới Pittsburgh. Những bức tường gạch ở đó với một lý do: chúng cho ta một cơ hội để chứng tỏ ta mong muốn một điều gì đó ghê gớm tới mức nào. 17. Không phải mọi chuyện thần tiên đều kết thúc êm đẹp Jai và tôi làm lễ cưới dưới cây sồi 100 tuổi trong vườn của một lâu đài Victorian[26]nổi tiếng ở Pittsburgh. Đó là một lễ cưới nhỏ, nhưng tôi lại thích những tuyên bố lãng mạn lớn lao, do vậy mà Jai và tôi đã đồng ý để bắt đầu cuộc hôn nhân của chúng tôi một cách đặc biệt. Chúng tôi không rời lễ cưới trên một chiếc xe với những ống lon treo lủng lẳng phía sau. Chúng tôi không lên một chiếc xe có ngựa kéo. Thay vào đó, chúng tôi lên một khinh khí cầu cực lớn nhiều màu sắc. Nó nhấc bổng chúng tôi lên các đám mây, trong khi bạn bè và những người thân vẫy tay, chúc chúng tôi thượng lộ bình an. Một khoảnh khắc thật hoành tráng! Khi chúng tôi bước lên khinh khí cầu, Jai tươi cười rạng rỡ. “Thật giống như câu chuyện thần tiên trong một cuốn phim của Disney.” - cô nói. Thế rồi khinh khí cầu va phải mấy cành cây lúc bay lên. Không có vẻ quá hệ trọng, nhưng nó cũng gây một chút luống cuống. “Không vấn đề gì.” - người lái khinh khí cầu nói. – “Thông thường thì chúng ta vẫn bình an khi vướng phải mấy cành cây.” Thông thường? Chúng tôi xuất phát chậm một chút so với chương trình, và người lái khinh khí cầu nói như vậy có thể khó khăn hơn, bởi trời sẽ tối. Và gió lại thay đổi. “Tôi không điều khiển nổi hướng bay. Chúng ta chắc phải trông chờ vào gió.” - ông nói. – “Nhưng mọi việc sẽ tốt thôi.” Khinh khí cầu bay qua vùng đô thị Pittsburgh, bay qua bay lại trên ba con sông nổi tiếng của thành phố. Đó không phải là nơi mà khinh khí cầu muốn đến, và tôi có thể thấy người lái khá lo lắng. “Không có chỗ nào để hạ cánh.” - ông nói, gần như với chính mình. Rồi ông nói với chúng tôi: “Chúng ta phải tìm chỗ.” Cặp tân hôn không còn thích thú nhìn ngắm phong cảnh. Tất cả chúng tôi đều tìm kiếm một khoảng đất trống rộng lẩn quất trong khung cảnh đô thị. Cuối cùng chúng tôi trôi tới một vùng ngoại ô, và khinh khí cầu nhắm tới một bãi rộng ở phía xa. Ông quyết định hạ cánh xuống đó. “Sẽ làm được.” - ông nói trong khi bắt đầu giảm nhanh độ cao. Tôi nhìn xuống bãi đất trống. Nó tương đối rộng, nhưng có một đường tàu ở góc bãi. Mắt tôi dõi theo đường tàu và thấy một đoàn tàu đang lao tới. Lúc đó, tôi không còn là một chú rể nữa. Tôi đã trở thành một kỹ sư. Tôi nói với người lái khinh khí cầu: “Thưa ông, tôi nghĩ là tôi trông thấy một biến số ở đó.” “Một biến số? Đó có phải là thứ mà dân máy tính các anh dùng để gọi một sự cố?” - ông hỏi. “Vâng, đúng. Ðiều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta va phải đoàn tàu?” Ông đã trả lời một cách chân thành. Chúng tôi ngồi trong giỏ của khinh khí cầu, và khả năng để chiếc giỏ va phải đoàn tàu rất thấp. Tuy nhiên, chắc chắn có nguy cơ là phần quả bóng khổng lồ (gọi là phần “vỏ”) sẽ rơi xuống đường tàu khi chúng tôi chạm đất. Nếu đoàn tàu chạy nhanh vướng vào phần vỏ bị rơi, chúng tôi sẽ gặp nguy hiểm khi ở bên trong một chiếc giỏ bị kéo lê. Trong trường hợp đó, bị thương không chỉ là có thể mà còn khá chắc chắn. “Khi cái này chạm đất, hãy chạy nhanh nhất có thể” - người lái khinh khí cầu nói. Ðó chẳng phải những lời mà các cô dâu muốn nghe trong ngày cưới. Tóm lại, Jai đã không còn thấy mình như một nàng công chúa Disney. Và tôi thì thấy mình như một nhân vật trong phim thảm họa, nghĩ xem mình phải cứu cô dâu mới của mình ra sao khi thiên tai đang ập đến. Tôi nhìn vào mắt người lái khinh khí cầu. Tôi hay dựa vào người có kinh nghiệm. Tôi không có nó, nên muốn biết ông ta ra sao. Trên khuôn mặt của ông, nhiều hơn sự lo âu, tôi thấy sự hoảng sợ, và cũng thấy cả sự hãi hùng. Tôi nhìn Jai. Cho tới lúc này, tôi vui mừng với cuộc hôn nhân của chúng tôi. Trong lúc khinh khí cầu tiếp tục hạ, tôi thử tính xem chúng tôi có thể nhảy ra khỏi chiếc giỏ nhanh như thế nào để có thể chạy thoát. Tôi hình dung người lái khinh khí cầu có thể tự lo cho ông, còn nếu không, tôi cũng sẽ kéo Jai trước nhất. Tôi yêu cô. Còn ông, tôi mới chỉ vừa gặp. Người lái khinh khí cầu cho bớt không khí ra. Ông kéo tất cả cần gạt, chỉ muốn hạ xuống thật nhanh. Lúc đó, tốt hơn là ông cho va vào một ngôi nhà gần đó thay vì va vào đoàn tàu đang chạy nhanh. Ảnh chụp trước khi chúng tôi lên khinh khí cầu. Chiếc giỏ va rất mạnh khi chạm đất, nảy lên mấy lần, rồi dừng lại, gần như nằm ngang. Trong nháy mắt, vỏ khinh khí cầu hết không khí cũng rơi xuống đất. Thật may mắn, nó không chạm phải đoàn tàu đang chạy. Nhiều người trên đường cao tốc gần đó trông thấy cảnh hạ cánh của chúng tôi, họ dừng xe và chạy tới giúp. Thật là một cảnh ngộ ly kỳ: Jai trông bộ váy cưới, tôi trong bộ comlê, chiếc khinh khí cầu xẹp lép, và người lái khinh khi cầu vừa hoàn hồn. Mọi người khá huyên náo. Jack bạn tôi đã lái xe đuổi theo và dõi sát chiếc khinh khí cầu từ mặt đất. Khi chạy tới nơi, cậu ấy vui mừng vì thấy chúng tôi bình an sau trải nghiệm thật hãi hùng. Chúng tôi nghỉ một chút để bớt căng thẳng, nhớ rằng ngay cả những lúc thần tiên cũng vẫn có nguy hiểm, trong khi chiếc khinh khí cầu xì hơi được chất lên chiếc xe tải của người lái khinh khí cầu. Rồi, khi Jack định chở chúng tôi về nhà, người lái khinh khí cầu tất tả chạy tới. “Khoan, hãy đợi đã!” - ông nói. - “Anh chị đặt gói du lịch cưới! có kèm một chai sâmbanh!” Ông đưa cho chúng tôi một chai sâmbanh rẻ tiền lấy từ chiếc xe tải. “Xin chúc mừng!” - ông nói. Chúng tôi mỉm cười, nói lời cám ơn. Chỉ thấy bóng tối trong ngày đầu tiên của hôn nhân, nhưng tới lúc này chúng tôi đã vượt qua. 18. Lucy, tôi đã về Một ngày ấm áp hồi mới cuới, tôi tản bộ tới Carnegie Mellon, còn Jai ở nhà. Tôi còn nhớ hôm ấy, bởi cái ngày đặc biệt đó đã thành nổi tiếng trong nhà chúng tôi là "Ngày Jai Ðạt Thành Tích Một Người Lái, Hai xe Đâm Nhau.” Chiếc minivan ở trong gara còn chiếc Volkswagen mui trần của tôi thì ở trên lối vào. Jai lái chiếc minivan ra mà không thấy chiếc xe kia đậu trên đuờng. Kết quả: tiếng kêu răng rắc đến liền sau đó, boom, bam! Những gì xảy ra tiếp theo chỉ chứng tỏ là tại thời điểm đó, tất cả chúng ta đều đang sống trong một kiểu chuyện I Love Lucy[27]. Suốt ngày hôm đó, Jai bận tâm xem sẽ phải giải thích như thế nào về mọi việc khi chồng về nhà. Cô nghĩ tốt nhất là tạo khung cảnh thật hoàn hảo để tiết lộ cái tin không vui đó. Cô đã đưa cả hai xe vào gara, rồi đóng cửa lại. Cô ngọt ngào hơn bình thường khi tôi về tới nhà, hỏi tôi đủ thứ về ngày làm việc. Cô bật nhạc nhẹ. Cô nấu món ăn tôi ưa thích. Cô mặc một chiếc áo khoác mỏng. Cô làm mọi thứ tốt nhất để thành người vợ hoàn hảo, đáng yêu. Cuối bữa ăn tối tuyệt diệu, cô nói: “Randy, em có điều cần nói với anh. Em đã đâm một xe vào chiếc xe kia.” Tôi hỏi cô việc đã xảy ra như thế nào. Tôi bảo cô mô tả những chỗ hỏng. Cô bảo chiếc xe mui trần bị hỏng nặng nhất, nhưng cả hai vẫn chạy tốt. “Anh có muốn ra gara xem chúng?” - cô hỏi. “Không” - tôi nói. - “Đợi ăn tối xong đã.” cô ngạc nhiên. Tôi không giận, cũng chẳng mấy bận tâm. Ngay sau đó cô đã hiểu, phản ứng rất chừng mực của tôi bắt nguồn từ cách tôi đã được dạy dỗ. Sau bữa tối, chúng tôi ra xem xe. Tôi chỉ nhún vai, và tôi có thể thấy, với Jai, một ngày với đầy lo âu đã tan biến. “Sáng mai,” - cô hứa. - “Em sẽ hỏi xem uớc tính chữa hết bao nhiêu.” Tôi nói với cô là không cần thiết. Những chỗ hỏng vẫn chấp nhận được. Cha mẹ tôi đã dạy, xe ô tô là để đưa mình từ điểm A tới điểm B. Chúng là những vật dụng, không phải là thứ thể hiện địa vị xã hội. Và vì vậy, tôi nói với Jai là không cần phải tu sửa lại. Chúng tôi vẫn có thể dùng xe với các vết trầy xước và móp méo. Jai hơi sửng sốt. “Có thật chúng mình cứ lái khắp nơi với chiếc xe vừa bẹp, vừa trầy xước?” - cô hỏi. “Ðúng. Jai, em không thể chỉ chấp nhận có mỗi một phần của anh.” - tôi nói với cô. - “Em biết đánh giá cái phần của anh đã không bực bội bởi hai chiếc xe của chúng mình bị hư. Nhưng lại không muốn chấp nhận phần còn lại, rằng anh tin em không cần sửa những thứ khi chúng vẫn còn làm được cái việc chúng phải làm. Hai chiếc xe vẫn dùng được, nên mình cứ lái chúng thôi.” Điều đó có thể hơi giễu cợt. Nhưng nếu thùng rác hoặc xe cút kít của bạn bị một vết trầy, chắc bạn sẽ không mua một cái mới. Có thể bởi vì chúng ta không dùng thùng rác hoặc xe cút kít để truyền đạt địa vị xã hội của chúng ta hoặc để phân biệt chúng ta với những người khác. Với Jai và tôi, những chiếc xe sứt sẹo đã trở thành một tuyên ngôn trong cuộc hôn nhân của chúng tôi. Không phải mọi thứ đều cần sửa chữa. 19. Câu chuyện năm mới Bất kể mọi chuyện đã tồi tệ tới mức độ nào, bạn vẫn có thể làm cho chúng tồi tệ hơn nữa. Mặt khác, trong khả năng của mình, bạn lại thường có thể làm chọ chúng tốt hơn lên. Tôi đã học được bài học đó trọng đêm Giao thừa năm 2001. Jai mang thai Dylan bảy tháng, và chúng tôi sắp sửa đón năm mới 2001 với một buổi tối yên tĩnh ở nhà, xem một đĩa phim DVD. Khi bộ phim vừa bắt đầu, Jai nói, “Em nghĩ nước ối vừa vỡ.” Nhưng đó không phải nước ối. Ðó là máu. Trong chốc lát, máu ra nhiều tới mức tôi thấy không còn đủ thời gian để gọi xe cấp cứu. Bệnh viện phụ sản Magee của Pittsburgh cách nhà chúng tôi khoảng bốn phút lái xe nếu bất chấp đèn đỏ, và tôi đã lái như thế. Vào đến phòng cấp cứu, các bác sĩ, y tá và nhân viên bệnh viện lập tức khám bệnh, tiêm truyền và cho khai các giấy tờ bảo hiểm. Họ nhanh chóng xác định, nhau thai bị bong khỏi thành dạ con, gọi là “placenta abrupta”. Với nhau trong tình trạng hiểm nghèo như vậy, nguồn nuôi dưỡng thai nhi đã không còn. Không cần phải nói, bạn cũng biết mức độ nghiêm trọng như thế nào. Sức khỏe của Jai và tính mạng của thai nhi đang trong tình trạng nguy kịch. Mấy tuần liền, thai không thật yên ổn. Jai không thấy thai đạp. Cô cũng không tăng đủ trọng lượng. Do biết một điều quan trọng là phải hung hăng thì mới mong nhận được sự chăm sóc y tế đúng mức, nên tôi kiên quyết đòi phải làm thêm siêu âm cho Jai. Qua đó bác sĩ thấy nhau thai hoạt động kém và thai nhi không phát triển đuợc. Họ tiêm steroid cho Jai để kích thích phổi thai nhi phát triển. Thật quá lo lắng. Và tại phòng cấp cứu, mọi việc lại còn nghiêm trọng hơn. “Vợ anh có nguy cơ sốc lâm sàng.” - một y tá nói. Jai quá hoảng sợ. Tôi nhìn thấy điều đó trên gương mặt của cô. Tôi cũng sợ hãi, nhưng cố gắng bình tĩnh để có thế đánh giá được tình hình. Tôi quan sát xung quanh. Lúc đó là 9 giờ tối ngày Giao thừa. Chắc các bác sĩ và y tá giỏi của bệnh viện đã về nghỉ hết. Tôi phải giả thiết đây là kíp B. Liệu họ có đủ tay nghề để cứu vợ con tôi? Nhưng ngay lập tức, các bác sĩ và y tá đã gây ấn tượng cho tôi. Nếu họ là kíp B, thì họ thật là giỏi. Họ đã giải quyết mọi việc với sự kết hợp tuyệt vời giữa gấp rút và bình tĩnh. Họ không tỏ ra hoảng hốt. Họ điều tiết cảm xúc như thể biết rõ nên làm những việc phải làm như thế nào là tốt nhất, từng giây từng phút một. Và họ toàn nói những điều tích cực. Khi Jai được đưa vội vào phòng để mổ đẻ cấp cứu, cô nói với bác sĩ: “Việc này thật tệ, có đúng không?” Tôi khâm phục câu trả lời của bà bác sĩ. Đó là câu trả lời hoàn hảo cho chúng tôi vào lúc đó: “Nếu chúng tôi thật sự hoảng sợ, chúng tôi đã không yêu cầu anh chị ký tất cả các tờ khai bảo hiểm, có đúng vậy không?” - bà nói với Jai. - “Bởi nếu vậy, chúng tôi đã không thể để phí thời gian.” Bác sĩ đã có lý. Tôi ngạc nhiên không hiểu đã bao nhiêu lần bà dùng “thủ tục giấy tờ bệnh viện” để làm giảm bớt nỗi lo lắng cho bệnh nhân. Trong mọi trường hợp, lời nói của bà đã có ích. Sau đó bác sĩ gây mê đưa tôi ra một chỗ riêng. “Tối nay có việc cho anh làm rồi.” - ông nói. - “Và anh là người duy nhất có thể làm được việc đó. Vợ anh có nguy cơ sốc lâm sàng. Nếu cô ấy bị sốc, chúng tôi vẫn có thể cứu chữa, nhưng sẽ rất khó khăn. Do vậy anh phải giúp giữ cho cô ấy bình tĩnh lại. Anh phải giúp giữ cho cô ấy tỉnh táo.” Thường ai cũng nghĩ rằng người chồng thực sự đóng một vai trò trong các ca sinh nở. “Hãy thở đi. Lạy chúa. Tiếp tục thở đi. Lạy chúa.” Nhưng cha tôi vẫn cho việc phụ nữ sinh nở thật là buồn cười, vì lúc đứa con đầu chào đời ông đang ở bên ngoài ăn cheeseburger[28]. Còn bây giờ thì tôi được giao một nhiệm vụ thật cụ thể. Bác sĩ gây mê nói khá bình thản, nhưng tôi đọc được sự căng thẳng trong lời yêu cầu của ông. “Tôi không biết anh sẽ phải nói gì với cô ấy.” - ông nói với tôi. - “Nhưng tôi tin anh sẽ làm được. Phải giữ cho cô ấy bình tĩnh, khi cô ấy quá sợ hãi.” Họ bắt đầu mổ và tôi cầm tay Jai, nắm chặt như tôi có thể nắm. Tôi nhìn thấy mọi việc, còn Jai thì không. Tôi quyết định bình tĩnh nói cho Jai biết những gì đang xảy ra. Nói cho cô biết sự thật. Môi cô đã chuyển sang màu xanh. Cô run khắp người. Tôi xoa đầu, rồi xiết tay Jai trong hai bàn tay của tôi, cố gắng mô tả ca mổ một cách thật trực tiếp và làm yên lòng cô. Phần Jai, cô đã cố gắng một cách ghê gớm để lắng nghe, bình tĩnh và tỉnh táo. “Anh thấy một em bé.” - tôi nói. – “Một em bé đang ra.” Qua nước mắt, cô không thể hỏi được câu hỏi khó khăn nhất. Nhưng tôi đã trả lời. “Em bé đang cử động.” Và rồi đứa bé, đứa con đầu lòng của chúng tôi, Dylan, cất tiếng khóc thét. Tiếng thét như chưa hề nghe thấy bao giờ. Các cô y tá mỉm cười. “Thật là tuyệt!” - ai đó nói. Những đứa trẻ đẻ non, nếu lúc sinh thiếu khí lực, ẻo lả, thì sau này sẽ gây nhiều phiền muộn. Còn những đứa lúc sinh đã cáu bẳn và gây nhiều ầm ĩ, thì sau này sẽ biết tranh đấu. Chúng sẽ phát triển rất mau. Dylan nặng chưa đầy 1,5kg. Ðầu to cỡ bằng quả bóng bầu dục. Điều tốt lành là thằng bé có thể tự thở được rất khá. Jai đã vượt qua những cơn xúc động và đau đớn. Trong nụ cười của cô, tôi thấy cặp môi xanh đã dần trở lại màu sắc bình thường. Tôi thật hãnh diện về Jai. Sư quả cảm của cô đã làm tôi vô cùng khâm phục. Có phải tôi đã giúp giữ được cô khỏi bị sốc? Tôi không biết. Nhưng tôi đã cố gắng để nói và làm mọi thứ có thể được để giữ Jai với chúng tôi. Tôi đã cố gắng để không hoảng sợ. Và chắc những điều đó đã có tác dụng. Dylan được chuyển tới khu chăm sóc đặc biệt. Tôi dần nhận thấy cha mẹ của những đứa trẻ mới sinh đều cần những chỉ bảo rất cụ thể từ các bác sĩ và y tá. Ở Magee, họ đã làm một công việc thật tuyệt vời, đồng thời truyền đạt hai điều khá trái ngược nhau. Họ nói với các ông bố bà mẹ rằng: 1) Con của bạn rất đặc biệt và chúng tôi biết yêu cầu y tế của nó là duy nhất, và 2) Ðừng lo lắng, chúng tôi đã chăm sóc cả triệu trẻ sơ sinh giống như con các bạn. Dylan chưa hề phải dùng máy thở, nhưng ngày qua ngày, chúng tôi vẫn căng thẳng lo sợ sức khỏe của thằng bé có thể xấu đi. Thật là còn quá sớm để có thể hoàn toàn ăn mừng cho gia đình mới ba-nhân-khẩu của chúng tôi. Hàng ngày khi lái xe tới bệnh viện, trong đầu Jai và tôi luôn luôn có câu hỏi mà không ai dám nói ra: “Liệu con có còn sống khi chúng mình tới nơi không?” Một hôm, chúng tôi tới bệnh viện, và cái nôi của Dylan đã biến mất. Jai gần như ngã quỵ vì xúc động. Còn tim tôi thì đập loạn. Tôi túm áo cô y tá đứng gần nhất, và hầu như không nói được câu nào cho trọn vẹn. Tôi lo sợ đến mức giọng rời rạc, đứt quãng. “Đứa trẻ. Tên Pausch. Ở đâu?” Lúc đó, tôi thấy mình kiệt quệ một cách khó có thể giải thích nổi. Tôi lo sợ mình sẽ phải bước vào một chỗ tối mà từ trước tới nay chưa hề được mời đến bao giờ. Nhưng cô y tá lại cười. “Ôi, con của anh chị rất khỏe nên chúng tôi đã chuyển cháu lên tầng trên để nằm nôi mở.” - cô nói. Dylan trước đây đã phải nằm “nôi kín”, đó là một từ nhẹ nhàng để mô tả cái lồng nuôi trẻ sinh non. Thở phào nhẹ nhõm, chúng tôi leo lên tầng trên, và đây Dylan, đang khóc hét theo kiểu của nó để bước vào tuổi thơ. Sự ra đời của Dylan là một nhắc nhở cho tôi về các vai mà chúng ta phải đảm nhận trong cuộc đời. Jai và tôi đã có thể làm cho mọi việc trở nên tồi tệ và đổ vỡ. Cô có thể bị sốc và quá kích động. Còn tôi cũng có thể bị đánh gục tới mức không thể giúp ích gì cho Jai trong phòng mổ. Qua toàn bộ thử thách này, tôi nghĩ không bao giờ nên nói câu trách cứ “Thật không công bằng”, mà cứ nên tiến bước. Chúng tôi biết có những điều có thể làm để giúp sự việc đi theo hướng tích cực hơn... Và chúng tôi đã làm như thế. Không cần phải diễn giải nhiều bằng lời, nhưng thái độ của chúng tôi là, “Hãy lên ngựa và phi.” 20. Năm mươi năm, chưa bao giờ được nhắc tới Sau khi cha tôi mất vào năm 2006, chúng tôi đã xem lại những kỷ vật của ông. Ông luôn sống rất tích cực, và những kỷ vật đã nói lên những phiêu lưu của ông. Tôi tìm thấy những bức ảnh chụp ông lúc là một thanh niên trẻ trung đang chơi đàn accordion, một người trung niên trong trang phục của Santa (ông thích đóng vai Santa), và một ông già đang giữ một con thú bông to lớn hơn chính ông. Trong một bức ảnh khác, chụp sinh nhật lần thứ tám mươi, ông đang chơi trò trượt xe quay với mấy thanh niên tuổi chừng đôi mươi, và trên khuôn mặt ông là một nụ cười thật rạng rỡ. Trong số những kỷ vật của cha, tôi thấy những thứ bí hiểm khiến tôi phải bật cười. Cha tôi có một bức ảnh chụp chính ông - có vẻ như bức ảnh được chụp những năm đầu 1960 - mặc áo vét, thắt cà vạt, đứng trong một cửa hàng tạp hóa. Một tay ông giơ cao một chiếc túi giấy màu nâu. Tôi không hề biết trong đó có thứ gì, nhưng biết tính cha, nên tôi đoán chắc chắn đó phải là một thứ gì thật lý thú. Sau giờ làm, thỉnh thoảng ông vẫn mang về nhà một cây nến hay một thứ đồ chơi nho nhỏ, và ông tặng cho chúng tôi với sự diễn đạt hoa mỹ, tạo chút ít kịch tính. Cách ông tặng thường thú vị hơn chính món quà của ông. Đó là điều mà tôi phải nghĩ ngay tới khi nhìn tấm ảnh cha tôi với chiếc túi giấy màu nâu. Cha tôi cũng lưu giữ hàng đống giấy tờ. Ðó là những thư từ liên quan tới doanh nghiệp bảo hiểm và những giấy tờ về các dự án thiện nguyện của ông. Rồi, lẫn trong đống giấy tờ, chúng tôi tìm thấy một giấy khen về “thành tích anh hùng” do Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh 75 trao tặng. Ngày 11 tháng 4 năm 1945, đại đội bộ binh của cha tôi bị quân Đức tấn công, và trong những những đợt tấn công đầu tiên, pháo hạng nặng của địch đã sát hại tám chiến sĩ. Theo giấy khen: “Hoàn toàn không quan tâm tới tính mạng bản thân, binh nhì Pausch đã xông ra khỏi nơi trú ẩn để cứu các chiến sĩ bị thương trong khi đạn pháo vẫn nổ rất gần. Binh nhì Pausch đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chăm sóc y tế nên tất cả những người bị thương đã được sơ tán thành công.” Ðể thừa nhận chiến công, cha tôi, lúc đó hai mươi hai tuổi, đã được tặng huân chương anh hùng Ngôi sao Đồng. Trơng năm mươi năm cha mẹ tôi sống với nhau, trong hàng ngàn cuộc chuyện trò của cha với tôi, sự việc này chưa bao giờ được ông nhắc tới. Và giờ đây, vài tuần sau khi cha mất, chúng tôi mới được biết về nó. Lại thêm một bài học của cha tôi về ý nghĩa của sự hy sinh và về sức mạnh của lòng nhân đạo. Cha tôi trong bộ quân phục 21. Jai Tôi hỏi Jai xem cô đã học được điều gì từ khi tôi lâm bệnh. Cô bảo cô có thể viết một cuốn sách nhan đề Hãy Quên Bài Giảng Cuối cùng; Ðây Là Câu Chuyện Thật. Vợ tôi là một người phụ nữ mạnh mẽ. Tôi ngưỡng mộ tính bộc trực, chân thật, luôn muốn nói thẳng mọi điều của cô. Ngay cả lúc này, với chỉ vài tháng còn lại, chúng tôi vẫn cố gắng giao tiếp với nhau như là mọi chuyện vẫn thật bình thường và cuộc hôn nhân của chúng tôi vẫn sẽ còn kéo dài hàng thập kỷ nữa. Chúng tôi tranh luận, chúng tôi thất vọng, cũng tức giận, rồi làm lành với nhau. Jai nói, cô vẫn còn phải hình dung xem cần đối xử với tôi ra sao, nhưng cô đã đạt được khá nhiều tiến bộ. “Anh luôn là một nhà khoa học, Randy.” - cô nói_ - “Anh muốn khoa học? Vậy em sẽ đưa khoa học cho anh.” Trước đây, cô thường nói với tôi là cô có “cảm giác” về một điều gì đó. Còn bây giờ, thay vào đó, cô mang dữ liệu đến cho tôi. Ví dụ, chúng tôi dự định đi thăm gia đình bên nội trong dịp Giáng sinh vừa qua, nhưng mọi người lại đều bị cúm. Jai không muốn tôi và các con bị lây bệnh. Tôi thì nghĩ là chúng tôi vẫn nên đi. Rốt cuộc, tôi đâu có còn nhiều cơ hội để gặp gỡ gia đình bên tôi. “Chúng mình sẽ giữ gìn, không tiếp xúc quá gần với mọi người.” - tôi nói. – “Chúng mình sẽ không sao đâu.” Jai biết là cô cần dữ liệu. Cô gọi điện cho một người bạn là y tá và hai bác sĩ ở đầu phố để hỏi ý kiến. Ho nói tốt nhất không nên mang mấy đứa nhỏ đi. “Em đã nhận được các ý kiến khách quan của những y sĩ, Randy.” - cô nói. – “Ðây là ý kiến của họ.” Khi được cung cấp dữ liệu, tôi đành phải nhượng bộ. Tôi đã có một chuyến đi ngắn thăm gia đình bên tôi và Jai ở nhà với các con. (Tôi đã không bị lây bệnh cúm.) Tôi biết là bạn sẽ nghĩ gì. Ðôi khi thật khó sống cùng những nhà khoa học kiểu như tôi. Jai đối xử với tôi bằng cách thẳng thắn. Khi tôi vượt ra khỏi khuôn khổ, cô sẽ cho tôi biết. Hoặc cô nhắc nhở tôi: “Có điều gì đó làm em khó chịu. Em chưa biết rõ đó là điều gì. Khi biết được, em sẽ nói với anh.” Ðồng thời, với bệnh tình của tôi, Jai nói cô đã học được cách để bỏ qua một số thứ lặt vặt. Đó cũng là đề nghị từ người tư vấn của chúng tôi. Bác sĩ Reiss có biệt tài giúp các cặp vợ chồng cân bằng cuộc sống gia đình khi một người bị mắc bệnh hiểm nghèo. Những cuộc hôn nhân như của chúng tôi rất cần phải tìm cách để đạt được “một trạng thái bình thường mới.” Tôi khá là cẩu thả. Quần áo của tôi, sạch cũng như bẩn, vứt lung tung khắp phòng ngủ, và chậu rửa trong phòng tắm thì luôn bị tắc. Những thứ đó làm Jai vô cùng khó chịu. Trước khi tôi bị bệnh, cô thường kêu ca. Còn bây giờ bác sĩ Reiss khuyên cô không nên để những thứ nhỏ nhặt ngáng trở chúng tôi. Tất nhiên là tôi phải ngăn nắp hơn. Tôi nợ Jai ngàn lời xin lỗi. Còn Jai thì đã thôi không còn nhắc nhở tôi về những điều nhỏ nhặt làm cô khó chịu nữa. Liệu chúng tôi có muốn sống mấy tháng cuối cùng với nhau để cãi vã về việc tôi không treo quần kaki lên đúng chỗ? Tất nhiên là không. Do vậy, Jai đá quần áo của tôi vào một góc để đi tiếp. Một người bạn của chúng tôi khuyên Jai nên có một cuốn sổ ghi chép hàng ngày, và Jai nói điều đó đã giúp ích rất tốt. Cô viết vào đó những điều làm cô bực bội về tôi. “Randy không cho dĩa ăn vào máy rửa bát.” - một buổi tối cô viết. – “Anh ấy để đĩa lại trên bàn, rồi ra máy tính của anh ấy.” Cô biết là tôi bận tâm, cần lên internet để tìm kiếm các liệu pháp y học. Mặc dù vậy, chiếc đĩa ăn để lại trên bàn lại làm cô bực bội. Tôi không thể trách cứ cô. Cô viết về điều đó, cảm thấy dễ chịu hơn, và chúng tôi không phải lại bắt đầu cãi vã với nhau. Jai cố gắng tập trung quan tâm tới cuộc sống từng ngày một, thay vì để ý tới những điều không hay. “Thật chẳng hữu ích gì nếu chúng ta cứ sống ngày hôm nay mà lo lắng khiếp sợ cho ngày hôm sau.” - cô nói. Giao thừa năm nay với gia đình chúng tôi thật xúc động, vừa ngọt ngào vừa cay đắng. Ngày ấy là sinh nhật lần thứ sáu của Dylan, nên chúng tôi tổ chức ăn mừng. Chúng tôi cũng thầm biết ơn là tôi vẫn còn sống sót qua năm mới. Nhưng chúng tôi đã không dám trao đổi về con voi ở trong phòng: Giao thừa tương lai không có tôi. Hôm đó tôi đưa Dylan đi xem bộ phim viễn tưởng Mr. Magorium's Wonder Emporium, nói về một nhà chế tạo đồ chơi. Tôi có đọc giới thiệu về bộ phim trên mạng, nhưng không thấy nói rằng Magorium quyết định phải chết và trao xưởng chế tạo cho một người học nghề. Vậy nên tôi đã ngồi trong rạp phim, còn Dylan ngồi trong lòng tôi, và khóc về cái chết của Magorium. (Dylan chưa hề biết gì về bệnh tình của tôi.) Nếu cuộc đời của tôi là một cuốn phim, thì cảnh này của tôi và Dylan sẽ bị giới phê bình coi là một điềm báo. Tuy nhiên, có một cảnh trong phim đã để lại ấn tượng trong tôi. Người học nghề (do Natalie Portman đóng) nói với nhà chế tạo đồ chơi (do Dustin Hoffman đóng) rằng ông không thể chết, ông phải sống. Và ông trả lời: “Tôi đã làm điều đó.” Tối muộn hôm đó, khi năm mới gần kề, Jai có thể thấy là tôi hơi chán nản và ngã lòng. Để cổ vũ tôi, cô đã ôn lại năm qua và nhắc về những điều tuyệt vời mà chúng tôi đã làm. Chúng tôi đã cùng nhau có những kỳ nghỉ thơ mộng, chỉ hai chúng tôi, mà đáng nhẽ sẽ không có nếu căn bệnh ung thư không nhắc nhở chúng tôi về sự eo hẹp của quỹ thời gian còn lại. Chúng tôi đã chứng kiến các con lớn khôn; ngôi nhà của chúng tôi đã tràn đầy sự ấm áp tuyệt vời và tình yêu thương. Jai thề nguyện sẽ luôn ở bên tôi và các con. “Em có nhiều lý do để làm như vậy. Và em sẽ làm.” - cô hứa. Jai cũng nói với tôi rằng việc cô thích thú nhất mỗi ngày là quan sát tôi chơi với các con. Cô nói, gương mặt của tôi thật rạng rỡ khi Chloe chuyện trò với tôi. (Chloe đã mười tám tháng và có thể nói những câu bốn từ.) Dịp Giáng sinh, tôi làm một việc bất ngờ là treo đèn lên cây thông. Thay vì bày cho Dylan và Logan treo đèn một cách cẩn thận và kỹ càng, tôi đã cho các con làm một cách thật ngẫu hứng, để tùy chúng treo đèn lên bất cứ chỗ nào trên cây. Chúng tôi đã quay video cảnh tượng nhốn nháo này, và Jai bảo “khoảnh khắc kỳ ảo” đó sẽ là một trong những kỷ niệm bên nhau mà cô nâng niu gìn giữ. Jai đã lên các trang Web dành cho bệnh nhân ung thư và gia đình của họ. Cô tìm thấy nhiều thông tin bổ ích ở đó, nhưng không theo đuổi được lâu. “Quá nhiều bài viết bắt đầu đại loại: “Cuộc chiến đấu của Bob đã kết thúc”, “Jim đã phải bỏ cuộc”,... “Em không nghĩ là có ý nghĩa lắm khi cứ phải đọc những mẩu tin như vậy.” - cô nói. Tuy nhiên, có một bài viết đã làm cô thức tỉnh để hành động. Đó là bài viết của một người đàn bà có chồng bị ung thư tụy. Họ dự định có một kỳ nghỉ chung cả gia đình, nhưng rồi phải trì hoãn. Và ông chồng đã chết truớc khi họ có thể thực hiện được kỳ nghỉ đó. “Hãy thực hiện những kỳ nghỉ mà bạn hằng mong muốn.” - bà khuyên những người chăm sóc bệnh nhân. – “Hãy sống cho khoảnh khắc hiện tại.” Jai nguyện sẽ làm như vậy. Jai quen biết một số người ở xung quanh cũng đang chăm sóc người thân mắc bệnh nan y, và cô thấy rất bổ ích khi chuyện trò với họ. Nếu cô cần ca thán điều gì đó về tôi, hay để vượt qua áp lực nặng nề đang đè nén, thì những cuộc chuyện trò như vậy là một cứu cánh tốt. Đồng thời, Jai cố gắng tập trung cho những khoảng thời gian hạnh phúc của chúng tôi. Khi đang yêu cô, tôi gửi hoa cho cô mỗi tuần. Tôi mang những con thú bông tới phòng làm việc của cô. Cô thích thú với những điều như vậy. Sau này, cô bảo, cô nhớ về những kỷ niệm của một Randy Lãng mạn, chúng làm cô mỉm cười và giúp cô vượt qua những thời điểm khủng hoảng. Jai cũng đã thực hiện được nhiều ước mơ tuổi thơ của mình. Cô muốn có một con ngựa. (Việc đó chưa hề xảy ra, nhưng cô đã được cưỡi ngựa rất nhiều.) Cô muốn đến nước Pháp. (Điều này đã xảy ra; cô đã sống tại Pháp suốt một mùa hè ở trường đại học.) Và trên hết, khi còn là một thiếu nữ, Jai đã mơ ước một ngày nào đó cô sẽ có những đứa con của mình. Tôi mong có nhiều thời gian hơn nữa để giúp Jai thực hiện thêm nhiều ước mơ khác. Nhưng các con quả là một ước mơ được hoàn tất, và là niềm an ủi vô cùng to lớn cho cả hai chúng tôi. Khi trò chuyện với nhau về những bài học mà Jai nhận được từ hành trình chung của chúng tôi, cô nói về việc chúng tôi đã tìm được sức mạnh để đứng cùng nhau, kề vai sát cánh. Cô bày tỏ sự thoải mái vì chúng tôi có thể chuyện trò, tâm tình với nhau. Và rồi cô nói với tôi về việc áo quần của tôi vứt bừa bãi khắp phòng ra sao và nó làm cô bực bội như thế nào, nhưng cô đã bỏ qua. Tôi biết: Trước khi Jai bắt đầu viết vào sổ ghi chép của cô, tôi nợ cô việc phải sắp xếp lại sự bừa bộn cẩu thả của mình. Tôi sẽ cố gắng nhiều hơn. Đó là một trong những quyết tâm của tôi trong Năm Mới. 22. Sự thật có thể giải cứu bạn Mới đây, tôi bị cảnh sát dừng xe ngay gần nhà ở Virginia do lái quá nhanh. Tôi không chú ý, nên đi nhanh hơn mấy dặm một giờ so với tốc độ cho phép. “Tôi có thể xem bằng lái xe và giấy đăng ký của anh?” - viên cảnh sát hỏi tôi. Tôi đưa hai thứ đó cho ông, và ông thấy địa chỉ Pittsburgh trên bằng lái xe bang Pennsylvania của tôi. “Anh làm gì ở đây?” - viên cảnh sát hỏi. - “Anh phục vụ trong quân đội à?” “Không, không phải.” - tôi trả lời. Tôi giải thích mình vừa mới chuyển tới Virginia, và chưa có thời gian để đăng ký lại. “Vậy sao anh lại chuyển về đây?” Ông ta đã đặt một câu hỏi trực tiếp. Không cần suy nghĩ nhiều, tôi đưa ra một câu trả lời trực tiếp. “Ồ, thưa ông cảnh sát.” - tôi nói. - “Bởi ông đã hỏi, nên tôi xin trả lời, tôi bị ung thư giai đoạn cuối. Tôi chỉ còn vài tháng để sống, nên chúng tôi đã chuyển về đây để gần với gia đình bên vợ tôi.” Viên cảnh sát ngẩng đầu liếc nhìn tôi. “Vậy ra anh bị ung thư.” - ông nói tỉnh queo. Ông đang cố gắng hình dung về tôi. Có thật là tôi sắp chết? Hay là tôi nói dối? Ông nhìn tôi khá lâu. “Anh biết không, với một người chỉ còn vài tháng để sống, thì anh thật sự trông rất khỏe mạnh.” Hiển nhiên là ông ta đang nghĩ: “Hoặc tay này bịp mình, hoặc là y nói sự thật. Nhưng mình không có cách gì để biết nổi.” Thật chẳng dễ dàng cho ông, bởi ông đang cố gắng làm một việc gần như không thể. Ông đang thử thẩm tra sự chính trực của tôi mà không muốn bảo tôi là tay nói dối. Và do vậy ông đã thúc ép tôi phải chứng minh rằng tôi trung thực. Tôi có thể làm điều đó như thế nào? “Vâng. Tôi biết là tôi trông khá khỏe mạnh. Ðiều đó thật mỉa mai. Bên ngoài trông tôi không đến nỗi nào, nhưng các khối u thì ở bên trong.” Rồi, chẳng hiểu cái gì xui khiến, tôi vén áo lên, để hở ra những vết sẹo mổ. Viên cảnh sát nhìn những vết sẹo của tôi. Ông nhìn vào mắt tôi. Tôi có thể thấy trên nét mặt của ông: Ông biết mình đang nói chuyện với một người sắp chết. Và dù tôi có là người trâng tráo nhất mà ông đã từng dừng xe, thì ông cũng chẳng muốn gây thêm phiền hà cho tôi nữa. Ông đưa lại giấy tờ cho tôi. “Xin anh làm ơn.” - ông ta nói. - “Từ nay hãy đi chậm chậm lại.” Vậy là cái sự thật khủng khiếp kia đã cứu tôi. Khi ông ta rảo bước về phía xe cảnh sát, tôi đã nhận ra điều này. Tôi chưa hề là một trong nhũng cô gái tóc vàng xinh đẹp có thể nhướng cặp lông mi để thoát các giấy phạt. Nhưng hôm đó, tôi đã lái xe về nhà, với tốc độ vừa phải, và tôi đã mỉm cười như một nữ hoàng sắc đẹp. IV CHẮP CÁNH CHO NHỮNG ƯỚC MƠ CỦA NGƯỜI KHÁC 23. Tôi đang đi tuần trăng mật, nhưng nếu bạn cần tôi… Một hôm, Jai bảo tôi đi mua mấy thứ đồ tạp phẩm. Sau khi đã tìm được tất cả các thứ trong danh sách, tôi nghĩ sẽ ra khỏi cửa hàng nhanh hơn nếu dùng cửa tự quét giá hàng. Tôi quẹt thẻ tín dụng vào máy, rồi theo chỉ dẫn, tự quét giá các đồ mua. Máy bíp bíp và báo tôi trả số tiền 16,55 đôla, nhưng lại không in ra hóa đơn. Vậy nên tôi quẹt lại thẻ tín dụng và quét lại giá các thứ đã mua. Ngay sau đó, máy in ra hai hóa đơn. Máy đã tính tiền tôi hai lần. Lúc đó, tôi phải đưa ra một quyết định. Tôi có thể tìm gặp người quản lý, ông ta sẽ nghe lời giải thích của tôi, điền một tờ khai, rồi mang thẻ tín dụng của tôi tới máy của ông để bỏ đi một lần tính tiền 16,55 đôla. Tất cả những việc rắc rối đó sẽ kéo dài mười, thậm chỉ mười lăm phút. Và việc đó đối với tôi chẳng thú vị chút xíu nào. Với quỹ thời gian ngắn ngủi của tôi, liệu tôi có nên dành những phút quý giá như vậy để lấy lại chút ít tiền? Rất không nên. Liệu tôi có khả năng để trả thừa 16,55 đôla? Tôi có thể. Vậy nên tôi ra khỏi cửa hàng, vui sướng hơn vì có mười lăm phút thay vì mười sáu đôla. Suốt đời tôi, tôi luôn ý thức rằng thời gian là hữu hạn. Tôi thú nhận là mình hơi quá lôgic về một đống thứ, nhưng tôi tin chắc rằng một trong những việc làm hợp lý của tôi là đã cố gắng quản lý quỹ thời gian sao cho thật tốt. Tôi đã nói về việc quản lý thời gian cho sinh viên của tôi. Tôi đã giảng những bài giảng về đề tài này. Và bởi tôi làm điều đó rất tốt, tôi thật sự cảm thấy đã có thể thực hiện được khá nhiều việc trong cuộc đời tương đối ngắn ngủi của mình. Ðây là những điều tôi biết: Thời gian cần phải được quản lý một cách rõ ràng, giống như tiền bạc. Sinh viên của tôi thường ngạc nhiên về cái mà họ gọi là “Chủ nghĩa Pausch.” Khi nhắc nhở sinh viên không nên dành thời gian cho những chi tiết không cần thiết, tôi nói với họ: “Dù bạn có đánh bóng gần lan can đến đâu đi nữa, thì cũng chẳng thêm được chút ích gì.” Bạn luôn có thể thay đổi kế hoạch, nhưng chỉ khi bạn có một kế hoạch. Tôi là người rất ủng hộ cho danh sách việc-cần-làm. Nó giúp ta chia cuộc đời thành những bước nhỏ. Tôi đã từng ghi “lấy hợp đồng vĩnh viễn[29]” vào danh sách việc-cần-làm của tôi. Đó là điều ấu trĩ. Danh sách việc-cần-làm chỉ có ý nghĩa khi chia các nhiệm vụ thành các bước nhỏ. Giống như khi tôi cổ vũ Logan dọn dẹp phòng của nó bằng cách bảo nó nhặt xếp từng thứ một mỗi lần. Hãy tự hỏi: Bạn có sử dụng thời gian của bạn vào những việc có ý nghĩa không? Bạn có thể có nhiều mục đích, mục tiêu và quan tâm. Chúng có đáng để bạn theo đuổi không? Tôi đã giữ từ khá lâu một bài cắt ra từ một tờ báo địa phương ở Roanoke, Virginia. Bài báo viết về một phụ nữ mang thai đã đệ đơn kiện một công ty xây dựng. Bà lo lắng là tiếng ồn của búa khoan sẽ làm tổn thương đứa trẻ chưa sinh của bà. Nhưng hãy xem: Trong bức ảnh, người phụ nữ này cầm một điếu thuốc lá. Nếu quan tâm tới đứa con chưa sinh của mình, thì tốt hơn hết, bà nên dành thời gian đi kiện những chiếc búa khoan để cai thuốc lá. Thiết lập một hệ thống lưu trữ tốt. Khi tôi nói với Jai là tôi muốn có một chỗ trong nhà để lưu trữ giấy tờ theo thứ tự vần chữ cái, cô bảo tôi quá rắc rối. Tôi nói với cô: “Sắp xếp mọi thứ một cách trật tự tốt hơn nhiều so với việc chạy tìm khắp nhà rồi kêu, ‘em biết nó màu xanh và em biết là em cầm nó khi đang ăn cái gì đó’.” Hãy cân nhắc việc dùng điện thoại. Tôi sống trong nền văn hóa phải dành khá nhiều thời gian để đợi điện thoại và nghe câu “Cuộc gọi của bạn rất quan trọng với chúng tôi.” Ðiều này cũng giống việc một chàng trai tát vào mặt một cô gái ngay buổi hẹn hò đầu tiên và nói, “Anh thật sự yêu em.” Vâng, đó là cách dịch vụ khách hàng đuơng thời hoạt động. Và tôi không chấp nhận nó. Tôi luôn đảm bảo không bao giờ phải chờ đợi với điện thoại áp bên tai. Tôi luôn dùng loa, như vậy tay tôi vẫn hoàn toàn tự do để làm những việc khác. Tôi cũng sưu tầm những kỹ thuật để cắt ngắn các cuộc gọi không cần thiết. Nếu đang ngồi trong khi nói điện thoại, tôi không bao giờ gác chân lên. Thực ra, khi nói điện thoại, bạn đứng thì tốt hơn; khi đó bạn sẽ có xu hướng nói nhanh gọn hơn. Tôi cũng thích để trong tầm mắt trên bàn thứ mà tôi muốn làm, như vậy tôi sẽ bị thúc giục để kết thúc nhanh cuộc nói chuyện. Sau nhiều năm, tôi thu lượm được một số mẹo khác về điện thoại. Bạn muốn dứt điểm nhanh gọn với những cú gọi quảng cáo? Hãy tắt máy trong khi bạn đang nói và họ đang nghe. Họ sẽ nghĩ là đường dây của bạn bị trục trặc, và chuyển sang gọi cho người tiếp theo. Bạn muốn làm một cuộc gọi ngắn cho một người nào đó? Hãy gọi họ lúc 11 giờ 55 phút sáng, ngay trước giờ ăn trưa. Họ sẽ nói nhanh. Bạn có thể tưởng là bạn thú vị, nhưng thật ra bạn không thú vị hơn bữa ăn trưa của họ. Ủy thác. Là một giáo sư, tôi sớm học được một điều rằng tôi có thể tin tưởng vào những sinh viên mười chín tuổi, thông minh, với những chiếc chìa