🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bách khoa cuộc sống Ebooks Nhóm Zalo BÁCH KHOA CUỘC SỐNG Biên dịch : Tuấn Minh Nhà xuất bản Lao Động 2007 Khổ 13 x 19. Số trang : 199 Thực hiện ebook : hoi_ls Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com LỜI MỞ ĐẦU Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com Thế kỷ XX là thế kỷ của sự phát minh mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật. Việc phát minh ra máy bay, sản xuất ôtô công nghiệp hóa với quy mô lớn và xây dựng đường cao tốc đã rút ngắn khoảng cách giữa các khu vực và tác quốc gia; việc phát minh ra Pênêxilin, tiêm chủng phổ biến các loại vắc xin phòng dịch, làm cho con người thoát khỏi những loại bệnh truyền nhiễm đã uy hiếp nhân loại hàng vạn năm nay; việc phát minh ra và phổ cập máy điều hoà, máy giặt, tủ lạnh, truyền hình… đã rất tiện lợi và cải thiện cuộc sống vật chất của con người; việc phát minh ra quang tuyến và điện thoại di động, sự xuất hiện của mạng Internet đã nhanh chóng nối liền con người trên khắp thế giới với nhau nhanh chóng; việc hoàn thành công trình “tổ gien” đã mở rộng nhận thức của con người những tầng sâu của sinh mệnh; việc xây dựng và phát triển của ngành hàng không đã đưa tầm mắt của loài người vươn tới nơi sâu thẳm của vũ trụ. Tất cả những điều đó không những đã làm thay đổi phương thức sản xuất, cơ cấu kinh tế và phương thức sinh sống của con người, nó cũng làm thay đổi nhận thức của con người đối với thế giới khách quan, xây dựng các quan điểm khoa học hoàn toàn mới. Nhờ đó, sự phát triển khoa học kỹ thuật và sản xuất trong 100 năm của thế kỷ XX đã vượt qua tổng hợp mấy nghìn năm phát triển từ khi lịch sử loài người có văn tự đến nay, nhưng đồng thời cũng gây ra một loạt những hậu quả tai hại như phá hoại môi trường sinh thái, nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng… Con người cuối cùng cũng đã nhận thức được, việc khai thác mang tính “cướp bóc” đối với đại tự nhiên sẽ chịu sự trừng phạt nghiêm khắc. Chỉ có sống hài hoà với tự nhiên mới có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững, vừa không làm hại tự nhiên và môi trường vừa không uy hiếp sự sinh tồn của nhân loại và sự phát triển của thế hệ tương lai. Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ mà khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão và toàn cầu hoá kinh tế tri thức. Dựa trên nền tảng của công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ gien sẽ có sự đột phá và phát triển mới. Chúng ta đã tiến hành thành công công cuộc đối mới và đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn và rực rỡ. Nhưng so sánh với thế giới và khu vực thì còn những khoảng cách rất lớn, đặc biệt là với các nước phát triển trên thế giới. Đảng và Nhà nước ta đã coi giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là chính sách hàng đầu, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là ý tưởng và sự nghiệp to lớn mà mỗi người dân Việt Nam phải ra sức nỗ lực thực hiện thành công. Đặc biệt, thế hệ tương lai mới là những chủ nhân tương lai của đất nước. “Trẻ em hôm nay, Thế giới ngày mai” . Với ý nghĩa đó, trong thanh thiếu niên, chúng ta cần hướng dẫn và giúp đỡ họ có hứng thú và chí hướng tìm tòi, học hỏi các tri thức khoa học, phổ cập những kiến thức mới nhất, bồi dưỡng tinh thần khoa học nắm vững phương pháp khoa học. Đây không chỉ là nội dung và nhiệm vụ quan trọng của giáo dục nhà trường mà toàn xã hội bao gồm giới khoa học, giới xuất bản phải hết sức quan tâm. Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật hiện đại đặt ra yêu cầu rất cao đối với ngành giáo dục. Mục đích của giáo dục hiện đại là truyền thụ những tri thức và kỹ năng cần thiết cho công việc và cuộc sống, quan trọng hơn là làm cho con người có đủ các quan điểm khoa học và tinh thần khoa học, nắm vững và vận dụng các phương pháp khoa học. Để đi sâu tìm hiểu và nhận thức một cách toàn diện thế giới đã biết và chưa biết, con người cần có các tri thức khoa học rộng về nhiều phương diện. Chính vì vậy, để tăng cường tố chất toàn diện cung cấp những tri thức, kiến giải mới cho thanh thiếu niên, chúng tôi đã biên dịch bộ sách Khám phá thế giới khoa học từ nhiều nguồn tư liệu của nước ngoài mà chủ yếu là từ cuốn Những vấn đề khoa học kỳ thú của NXB Khoa học kỹ thuật Thiên Tân, Trung Quốc - 2004. Hy vọng rằng, với nội dung có thể gọi là phong phú chính xác, dễ hiểu, bộ sách sẽ giành được sự yêu thích của đông đảo bạn đọc. NGƯỜI BIÊN DỊCH Bạn có biết máy thu hình hoạt động như thế nào không? Máy thu hình là một thiết bi truyền hình ảnh bằng sóng vô tuyến điện, là một trong những thiết b̃quan trọng của vô tuyến. Nguyên lý truyền hình giống như nguyên lý truyền thanh. Trong nguyên lý truyền thanh, tín hiệu âm thanh được phát ra từ máy phát là dạng tín hiệu điện, sau khi được ăngten thu nhận, qua bộ vi xö lý, tín hiệu điện chuyển lại thành tín hiệu âm thanh. Tín hiệu hình ảnh và tín hiệu âm thanh được máy phát điều chỉnh và phát đi khắp nơi trong không trung dưới dạng tín hiệu điện. Sau khi ăngten của tivi thu nhận, bộ vi xử lý sẽ chuyến tín hiệu điện đó thành hình ảnh và âm thanh. Hình ảnh truyền hình có được là nhờ bộ phận chụp hình của tivi. Bộ phận này có một linh kiện đặc biệt đó là ống chụp hình, bên trong lắp đặt các bóng điện tử và các thiết bị quang điện. Các thiết bị này có tác dụng tái tạo hình ảnh và âm thanh thu được từ ăngten. Nhờ đó, tivi mới có thể phát ra hình ảnh và âm thanh. Xét trên góc độ vật lí thì đó là quá trình chuyển đổi điện quang, bộ phận có thể tái hiện lại hình ảnh trong tivi chính là bóng hình. Đó là một quả bóng thuỷ tinh trong chân không, bên trong có một bóng điện tử, chùm điện tử được sinh ra chịu sự điều chỉnh của tín hiệu hình ảnh, sau khi chùm điện tử bắn vào màn huỳnh quang của tivi, vật liệu huỳnh quang trên màn hình sẽ hiển thị những hình ảnh có được nhờ máy chụp hình trong tivi. Đồng thời với quá trình đó, bộ phận kích hoạt âm thanh sẽ tái tạo lại âm thanh thu được và phát ra theo hình ảnh. Tivi màu khác tivi đen trắng như thế nào? Sự phát triển của tivi đã trải qua một quá trình lâu dài từ tivi đen trắng đến tivi màu. Hiện nay, ở nước ta, người dân vẫn dùng cả hai loại tivi này. Như vậy, tivi màu khác tivi đen trắng ở chỗ nào? Trên thực tế, điều này có liên quan đến thị giác của con người. Mắt người có khả năng phân biệt được độ sáng và màu sắc. Khi độ sáng cao, cảm giác của mắt người là màu trắng, khi độ sáng giảm dần, mắt người cảm ánh sáng từ màu xám chuyển dần sang màu đen. Trong giới tự nhiên, ánh sáng có thể phân thành ba loại: ánh sáng đỏ, ánh sáng màu xanh lam và ánh sáng màu xanh lục. Ba loại ánh sáng này kết hợp theo những tỷ lệ khác nhau có thể tạo ra rất nhiều màu sắc khác nhau. Mắt người nhạy cảm nhất với ba loại ánh sáng trên. Trong tivi đen trắng, máy chụp hình chỉ có một ống chụp hình, ống chụp hình này chỉ phản ứng đối với sự thay đổi cường độ của tia sáng. Tùy thuộc vào độ sáng tối của hình ảnh ống chụp hình sẽ chụp được những hình ảnh sáng, tối khác nhau và hình ảnh hiển thị trên màn huỳnh quang cũng đồng nhất với hình ảnh mà ống chụp hình chụp được, đó là hình ảnh đen trắng, nên người ta gọi là tivi đen trắng. Trong tivi màu có ba ống chụp hình. Cảnh vật bên ngoài thông qua thấu kính được phân thành ba màu: đỏ, xanh lam và xanh lục. Các hình ảnh này được ống chụp hình chụp lại, sau đó chuyển thành ba nhóm tín hiệu điện, những tín hiệu này sẽ được truyền đi, các thiết bị thu tín hiệu điện sẽ chuyển ba tín hiệu này thành ba tín hiệu hình ảnh và được hiện ra trên màn hình với những chùm màu sắc khác nhau, vì thế mà mắt ta quan sát được các hình ảnh gồm nhiều màu khác nhau. Do đó mà người ta gọi là tivi màu. Tại sao gọi là tivi “hai màn hình”? Những năm gần đây, trên thị trường tivi màu xuất hiện một loại tivi mới - tivi “hai màn hình”. Hình dáng của loại tivi này giống như các loại tivi bình thường khác, nhưng người xem có thể xem đồng thời cùng một lúc xem hai chương trình. Khi bật tivi lên, trên màn huỳnh quang đồng thời xuất hiện hai màn ảnh, một màn ảnh lớn và một màn ảnh nhỏ. Màn ảnh lớn gọi là “màn ảnh mẹ”, giống như các tivi thông thường khác vừa có hình ảnh, vừa có âm thanh. Màn ảnh nhỏ gọi là “màn ảnh con”, nó xuất hiện ở một góc nào đó của màn hình lớn. Muốn nghe được tiếng của màn hình con thì phải dùng tai nghe, vậy nguyên lí hoạt động của chúng như thế nào? Tivi “hai màn hình” sở dĩ đồng thời có hai màn ảnh là vì có hai đường truyền tín hiệu độc lập. Đường truyền tín hiệu của màn ảnh mẹ giống như các tivi thông thường khác; còn đường truyền tín hiệu của màn ảnh con có thêm một thiết bị nữa đó là thiết bị “lưu trữ”. Thiết bị “lưu trữ” này mang tín hiệu của màn ảnh con, khi chùm điện tử quét qua, nó sẽ phát tín hiệu lên màn huỳnh quang, làm cho “màn ảnh mẹ” và “màn ảnh con” cùng đồng thời xuất hiện trên màn hình của tivi. Trên màn hình tivi, “màn ảnh mẹ” xuất hiện khi chùm điện tử quét qua tín hiệu điện. Nếu “màn ảnh con” xuất hiện ở góc phải bên dưới màn hình của tivi, thì khi chùm điện tử quét đến vị trí tương ứng, thiết bị “lưu trữ” của “màn ảnh nhỏ” lập tức thu được tín hiệu này, làm cho “màn ảnh con” dần dần nổi lên trên “màn ảnh mẹ”, cho đến khi tín hiệu “màn ảnh con” được chùm điện tử quét đến toàn bộ, “màn ảnh con” sẽ xuất hiện toàn bộ trong màn ảnh mẹ. Hai màn hình của loại tivi này được điều khiển bởi một đường truyền tín hiệu. Chỉ cần ấn các nút khác nhau, “màn ảnh con” sẽ xuất hiện tại các góc khác nhau của “màn ảnh mẹ”. Do những “màn ảnh con” xuất hiện rất nhanh, chỉ trong vòng không đến 1 % giây, nên mắt người không nhìn thấy màn ảnh con xuất hiện trên “màn ảnh mẹ” như thế nào. Sự ra đời của tivi hai màn ảnh đã và đang đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, với sự ra đời của loại tivi này, bạn có thể xem hai chương trình cùng một trên cùng một tivi. Tại sao gọi là tivi lập thể? Tivi lập thể còn có tên gọi là tivi cho hình ảnh ba chiều, nó sẽ làm cho bạn có cảm giác như đang ở trong không gian của hình ảnh trên tivi, nhưng trên thực tế thì bạn đang ngồi xem tivi. Vậy, tại sao bạn lại có cảm giác tuyệt vời đó? Muốn biết được điều đó bạn có thể làm một thực nghiệm đơn giản như sau: dùng hai máy ảnh đồng thời chụp cùng một cảnh vật, bạn xem hai phô ảnh đó riêng rẽ với nhau và đặt giữa chúng một quyển sách. Mắt trái bạn nhìn vào phô ảnh phía bên trái, mắt phải bạn nhìn vào phô ảnh phía bên phải, bạn sẽ thấy cảnh vật như đang đứng sừng sững trước mắt bạn. Sở dĩ có hiện tượng này là do khoảng cách giữa hai đồng tử của hai mắt khoảng 6 cm, nên hình ảnh của cùng một cảnh vật trong mắt trái và mắt phải không hoàn toàn giống nhau, tạo ra hình ảnh ba chiều (hình ảnh lập thể) trong mắt người xem. Với nguyên lí cơ bản đó, vào đầu những năm 80, người ta đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo ra tivi màu lập thể ở dạng đơn giản nhất. Nguyên lí hoạt động của loại tivi này là: Khi tivi màu thông thường tiếp sóng, tín hiệu hình ảnh sẽ được mã hóa dưới dạng tín hiệu điện, bộ vi xử lý trong tivi sẽ tái tạo lại thành hai hình ảnh có màu sắc khác nhau và làm cho hai hình ảnh này chồng lên nhau tạo thành hình ảnh ba chiều. Tuy nhiên khi xem tivi màu lập thể, người xem phải đeo kính hai màu, hai mắt kính được làm bằng hai loại kính có độ nhạy cảm màu sắc khác nhau. Một mắt kính chỉ nhìn thấy màu đỏ, mắt kính còn lại chỉ nhìn thấy màu xanh. Khi đó người xem chỉ nhìn thấy hai màu sắc riêng biệt, do hai mặt tranh có sự khác biệt tinh tế, phù hợp với sự phân biệt lập thể của mắt người, vì vậy người xem có thẻ nhìn thấy hình ảnh ba chiều. Kỹ thuật tivi ba chiều rất đơn giản, hình ảnh mà người xem nhìn thấy không phải là hình ảnh trọn vẹn mà nó chỉ là hình ảnh ba chiều với những màu sắc đơn điệu, khi xem phải đeo kính đặc dụng, vừa không thuận tiện, vừa gây mỏi mắt. Mấy năm gần đây, chúng ta thấy trên thi trường xuất hiện ảnh ba chiều, nguyên lí chế tạo của loại ảnh này cũng giống như nguyên lí chế tạo của tivi lập thể. Hiện nay người ta đã nghiên cứu chế tạo ra tivi màu ba chiều có thể xem trực tiếp bằng mắt người mà không cần phải đeo kính đặc dụng. Sự ra đời của loại tivi lập thể này đã mở ra cho nhân loại một triển vọng mới về kĩ thuật điện tử. Tại sao gọi là tivi màn hình phẳng? Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu sử dụng tivi của con người cũng có sự phát triển mới, lúc đầu là tivi đen trắng, sau đó đến tivi màu màn hình lồi và hiện nay tivi màu màn hình phẳng được sử dụng khá phổ biến. Tại sao nó được gọi là tivi màu “màn hình phẳng”? So sánh tivi màu cũ và tivi màu mới, bạn sẽ thấy bề mặt màn huỳnh quang của tivi màu cũ là màn hình lồi, còn màn huỳnh quang của tivi màu mới thì bằng phẳng. Nếu nhìn chính diện thì bốn góc trên dưới phải trái của tivi màu cũ đều là hình vòng cung, còn bốn góc trên dưới phải trái của tivi màu mới đều là góc vuông. Tivi màn hình phẳng có ưu điểm gì so với tivi màn hình lồi? Trước đây, khi xem tivi cũ bạn sẽ thấy, hình ảnh hay bi biến hình, nhưng khi xem tivi màn hình phẳng, ta thấy không có hiện tượng co hình, hình ảnh không bị mất tính chân thật, độ nét sâu, người xem không bị nhức mỏi mắt. Như vậy chất lượng hình ảnh và hiệu suất thu sóng của tivi màn hình phẳng tốt hơn rất nhiều so với tivi màn hình lồi. Cách thức bảo quản tivi như thế nào? Xem truyền hình là một món ăn tinh thần không thề thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Do đó, muốn được xem chương trình truyền hình có chất lượng âm thanh và hình ảnh cao, thì việc bảo quản và giữ gìn tivi là vô cùng quan trọng. Vậy, phải bảo quản tivi như thế nào? Tivi là một loại thiết bị điện tử, các linh kiện điện tử bên trong của nó rất dễ bị hỏng, do đó khi di chuyển tivi không được làm chấn động mạnh, nâng lên đặt xuống phải nhẹ nhàng. Nếu trong khi di chuyển tivi bị chấn động mạnh có thể sẽ bị vỡ màn hình hoặc nổ bóng hình, do vậy nên đặt tivi cố định một chỗ, hạn chế di chuyển, nhất là khi tivi đang hoạt động thì lại càng không nên di chuyển. Ngoài ra, sự thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột cũng sẽ làm cho tivi nhanh bi hỏng. Khi hoạt động, nhiệt độ trong tivi tương đối cao, do đó, khi mở tivi và khi vừa mới tắt không nên dùng khăn ướt lạnh để lau màn hình. Mùa đông sau khi xem xong tivi không nên di chuyển tivi đến phòng có nhiệt độ rất thấp, tránh thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột. Để chống sự “lão hoá” quá sớm của màn hình, khi tivi đang mở, không nên cho ánh nắng mặt trời chiếu vào màn hình. Bình thường, khi sử dụng cũng không nên để độ sáng quá lớn, khi tắt tivi cũng cần làm cho độ sáng xuống thấp nhất mới tắt. Đồng thời, khi xem tivi, âm lượng cũng cần thích hợp, không thể quá cao làm hư hại đến thiết bị âm thanh của tivi. Khi sử dụng tivi, không nên bật tắt nhiều lần, hoặc vừa mở liền lập tức tắt ngay, như thế sẽ làm cho tivi nhanh bị hỏng. Trong tivi gồm rất nhiều linh kiện điện tử, rất hay bị hỏng trong điều nện không khí có độ ẩm cao. Vì vậy nên để tivi ở những nơi khô ráo, dù không xem nhưng hàng ngày nên bật tivi trong một khoảng thời gian ngắn để sấy tivi. Nhiệt độ tivi quá cao cũng làm hư hại các linh kiện bên trong của nó. Đặc biệt là về mùa hè, không nên xem tivi quá lâu. Tivi cần để nơi khô ráo thoáng mát, tránh để gần các vật dụng toả nhiệt. Bụi bẩn cũng là những tác nhân có thể làm cho tivi nhanh bị hư hỏng. Không nên để tivi ở nơi có nhiều bụi bẩn mà nên dừng thảm che bụi hoặc để trong tủ gỗ. Nếu bụi bẩn nhiều có thể tắt nguồn điện đi và dùng máy hút bụi làm sạch tivi, nhưng tránh làm hỏng các linh kiện. Tuyệt đối không được đặt tivi ở cạnh các đồ dùng có từ tính như loa đài, tủ lạnh… bởi vì trong màu sắc của tivi màu có một loại tia điện tử có thể hấp thụ từ tính của các vật dụng và làm cho tivi bị nhạt màu hoặc mất màu. Nếu sử dụng ăngten ngoài trời, thì trong những ngày mưa to hoặc giông bão không nên xem tivi, vì vào những ngày này thường hay có sấm chớp, các tia chớp có thể qua ăngten truyền vào tivi làm cháy hỏng tivi, thậm chí có thể gây chết người, vào ngày mưa bão nên rút ăngten ra khỏi tivi. Điện áp nhà ở không ổn định cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tivi nhanh bị hỏng. Điện áp quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến tuổi thọ của tivi. Vì vậy, tốt nhất nên sử dụng máy ổn áp để bảo đảm sự an toàn của các thiết bị điện tử trong nhà. Nếu lâu không sử dụng tivi thì nên cắt nguồn điện. Cuối cùng, để tivi được bền và có chất lượng hình ảnh tốt, thì nên để màn hình tivi quay về hướng Nam.hoặc hướng Bắc, như vậy thì hướng từ trường của Trái đất và các tia phóng xạ của Mặt trời không chiếu thẳng vào màn hình tivi, nếu không các tia này sẽ làm “lão hóa” màn hình tivi. Tại sao đôi khi tivi bị mất màu? Khi chúng ta xem tivi màu, có lúc màu sắc tự nhiên mất đi thành hình ảnh đen trắng, hiện tượng này gọi là hiện tượng “tiêu sắc” (mất màu). Sở dĩ xảy ra hiện tượng này khả năng là do tín hiệu tiếp sóng của tivi quá yếu. Quá trình đài truyền hình phát tín hiệu lên không trung và truyền đến từng gia đình rất phức tạp. Địa hình đồi núi, nhà cao tầng, các yếu tố thời tiết đều ảnh hưởng đến đường truyền tín hiệu, sóng truyền hình ở những nơi xa đài truyền hình hay ở nơi có nhiều nhà cao tầng thường rất yếu. Trong tivi có một thiết bị điều chỉnh màu sắc. Khi sóng truyền hình quá yếu, thiết bị này sẽ không bắt đủ tín hiệu đế điều chỉnh màu sắc của tivi, trở thành tivi chỉ có hai màu đen trắng. Khả năng thứ hai có thể do tín hiệu truyền hình tivi tiếp nhận được có sự thay đổi nhỏ so với lúc thường, hoặc tần suất làm việc thay đổi, khiến cho tivi không thể điều chỉnh được trạng thái làm việc tự động của nó, dẫn đến tín hiệu màu sắc của tivi và tín hiệu màu tiếp nhận được từ sóng truyền hình không phù hợp nhau; thiết bị chuyển đổi màu sắc trong tivi không chuyển đổi được màu, nên tivi bị mất màu. Khả năng thứ ba là do chất lượng của tivi. Thiết bị điều chỉnh màu sắc tự động trong tivi hoạt động không tốt, tính ổn định của các linh kiện điện tử kém, cũng có thể làm cho tivi bị mất màu. Khi tivi hoạt động quá lâu các linh kiện điện tử trong sẽ nóng lên, tần suất hoạt động của tivi thay đổi, làm cho thiết bị điều chỉnh màu sắc hoạt động kém hiệu quả, gây ra hiện tượng mất màu ở tivi. Nếu tivi đột nhiên bị mất màu thì có thể là do lỗi đường truyền tín hiệu của đài truyền hình, còn nếu tivi thường xuyên bị mất màu thì trước hết cần điều chỉnh các nút chỉnh màu của tivi xem chúng còn tác dụng hay không, hoặc kiểm tra xem điện áp có ổn định hay không, nếu ổn áp không ổn định thì dùng máy ổn áp, hoặc thay đổi hướng của tivi, hướng ăngten ngoài trời hoặc thay ăngten mới. Khi những biện pháp trên không có tác dụng thì phải mang tivi đi sửa. Truyền hình cáp là gì? Trước đây các chương trình truyền hình mà bạn xem, chủ yếu là vô tuyến truyền hình (truyền hình không dây), truyền hình vệ tinh. Nhưng một vài năm trở lại đây bạn còn nghe người ta nhắc nhiều đến khái niệm “truyền hình cáp” hay truyền hình hữu tuyến, vậy truyền hình cáp là gì? Để hiểu về truyền hình cáp, trước hết chúng ta phải hiểu nguyên lí hoạt động của vô tuyến truyền hình. Vô tuyến truyền hình hoạt động theo nguyên lí: đài truyền hình mã hoá các tín hiệu âm thanh và hình ảnh dưới dạng tín hiệu điện và phát lên không trung, các ăngten tivi của các hộ gia đình bắt tín hiệu điện đó và chuyển vào tivi, bộ vi xử lý tín hiệu điện trong tivi sẽ giải mã tín hiệu điện đó, tái tạo lại âm thanh và hình ảnh sau đó bắn hình ảnh lên màn hình và phát âm thanh ra loa của tivi. Quá trình truyền phát tín hiệu của đài phát không dùng đường dây truyền tín hiệu, do đó nó được gọi là “vô tuyến truyền hình” hay “truyền hình không dây”. Truyền hình cáp thì ngược lại, nó hoạt động theo nguyên lí truyền tín hiệu bằng dây cáp truyền hình. Công nghệ này còn được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như: công nghiệp, khoa học công nghệ, giao thông… đem lại rất nhiều tiện ích cho công việc và cuộc sống của con người. Truyền hình cáp làm cho khoảng cách giữa đài truyền hình và tivi của các hộ gia đình giống như khoảng cách giữa tổng đài điện thoại với máy điện thoại của các hộ gia đình, hình thành một mạng lưới truyền hình cáp. Các đầu cáp truyền hình được đưa tới từng hộ gia đình và được nối với một thiết bị khuếch đại tín hiệu truyền hình, thiết bị này được nối với tivi. Truyền hình cáp tiện ích hơn vô tuyến truyền hình ở chỗ, tín hiệu truyền hình không bị cản trở bởi địa hình rừng núi hoặc các tòa nhà cao tầng; không chịu ảnh hưởng của thời tiết cũng như các loại sóng điện từ khác, khả năng chống nhiễu của truyền hình cáp là rất lớn, chất lượng âm thanh và hình ảnh tốt, hơn nữa không bị chập cháy tivi khi có sấm sét, bởi vì truyền hình cáp không dùng ăngten mà truyền tín hiệu qua đường dây. Truyền hình cáp có nhiều ưu việt như thế nên hiện nay ngày càng có nhiều hộ gia đình sử dụng truyền hình cáp. Ở các nước phát triển phương Tây, tỷ lệ phổ biến truyền hình cáp là 80-90%. Hiện nay do điều kiện thu nhập bình quân đầu người nước ta còn thấp, nên việc phổ cập truyền hình cáp của nước ta còn hạn chế, các đầu mối cáp truyền hình chưa được đưa đến các hộ dân trên phạm vi rộng, mà chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn và các khu đô thị phát triển. Tuy nhiên, cùng với đời sống nhân dân được nâng cao, ngành truyền hình của nước ta đang nỗ lực đẩy mạnh phát triển truyền hình cáp. Trong tương lai, truyền hình cáp sẽ ngày càng phổ biến rộng rãi trên phạm vi cả nước. Tại sao tivi siêu nét tốt hơn tivi thường? Những năm gần đây, trên thị trường đã xuất hiện một loại tivi mới - tivi siêu nét với chất lượng hình ảnh rất tốt. Vậy tivi siêu nét là gì? Nó khác gì so với tivi bình thường? Vào những năm 50 của thế kỷ XX, do kỹ thuật truyền tín hiệu truyền hình còn hạn chế, tín hiệu được phát đi chủ yếu sử dụng phương thức dung hoà giữa tín hiệu đen trắng và màu sắc. Có nghĩa là tín hiệu truyền hình được mã hóa vào một loại sóng điện từ dưới dạng tín hiệu “độ sáng” hay còn gọi là tín hiệu đen trắng (độ sáng yếu tạo ra màu đen, độ sáng mạnh tạo ra màu trắng), làm cho tín hiệu màu sắc của tivi và tín hiệu độ sáng của sóng truyền hình gây nhiễu lẫn nhau ở một mức độ nhất định, do đó độ nét của tivi không được sâu. Nếu như chúng ta phân chia cả chiều ngang và chiều dọc của tivi thành 525 hàng, như vậy màn hình tivi được phân chia thành vô số các ô vuông rất nhỏ, sau khi nhận được tín hiệu truyền hình, chùm điện tử sẽ mã hóa các tín hiệu đó và quét qua các ô vuông nhỏ này với tần số cùng với tần số của các tín hiệu, tạo ra các hình ảnh. Ô vuông càng nhỏ, những hạt hợp thành hình ảnh càng nhỏ, hình ảnh càng rõ nét và sinh động hơn. Tivi siêu nét ra đời nhờ nguyên lí này. Các kĩ sư điện tử đã phải mất 20 năm nghiên cứu để cho ra đời loại tivi siêu nét này. Tốc độ quét của chùm điện tử là 1125 ô vuông nhỏ trên một giây, do đó mắt thường không thể nhìn thấy chùm điện tử quét qua các ô vuông nhỏ trên màn hình, vì nó chỉ là các điểm chấm rất nhỏ. Khi chùm điện tử quét vào màn huỳnh quang, mỗi một điểm chấm trên đó sẽ phát ra ánh sáng tạo thành hình ảnh, hình ảnh đó không mờ nhạt như tivi thông thường, mà màu sắc của nó tươi sáng, hình ảnh sinh động có độ nét sâu. Hiện tại, Nhật Bản đang nghiên cứu chế tạo tivi siêu nét thế hệ mới với tốc độ quét của chùm điện tử lên tới 2250 ô vuông trên một giây, hình ảnh của tivi này nét hơn rất nhiều lần so với hình ảnh của tivi siêu nét hiện nay. Tivi tiếp sóng các chương trình vệ tinh như thế nào? Hiện nay, chúng ta không những được xem các chương trình truyền hình trong nước mà chúng ta còn có thể xem các chương trình truyền hình của các đài truyền hình nước ngoài bằng truyền hình vệ tinh. Từ khoảng cách hàng chực nghìn km so với mặt đất, các vệ tinh truyền hình thu và phát tín hiệu như thế nào? Năm 1946 người Mỹ đã thử nghiệm thành công truyền hình vệ tinh bằng cách, họ dùng một rađa phát tín hiệu lên mặt trăng, ngay lập tức họ đã thu được sóng phản hồi quay trở lại mặt đất. Điều đó cho thấy từ một hành tinh cách xa Trái đất, sóng vi ba mang tín hiệu truyền hình có thể xuyên qua tầng khí quyển phản hồi trở lại mặt đất. Trên cơ sở đó các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu thông tin vệ tinh. Vào những năm 60 của thế kỉ XX người ta đã chế tạo ra vệ tinh nhân tạo và họ đã phóng thành công lên quỹ đạo cách Trái đất 36.000 km, vệ tinh này quay quanh địa cầu, tốc độ quay của nó tương đương với tốc độ quay của Trái đất, do đó so với Trái đất vệ tinh này luôn hoạt động. Ví dụ, tín hiệu được truyền đi từ một trung tâm phát sóng nào đó trên Trái đất, trước hết tín hiệu đó được đưa tới cửa trạm vệ tinh mặt đất bằng đường dây cáp, ở đó tín hiệu được xử lý, và được chuyển phát đến vệ tinh nhân tạo thông qua ăngten mặt đất, vệ tinh này có vai trò như một trạm thu phát sóng trên không. Đồng thời với việc thu tín hiệu, vệ tinh mã hóa các tín hiệu dưới dạng sóng điện từ và phát quay trở lại mặt đất, ăngten phát sóng của trạm thu phát sóng trên mặt đất sẽ thu tín hiệu đó và khuếch đại lên, sau đó chuyển vào tivi và được tái tạo lại thành hình ảnh và âm thanh. Năm 1956, Mỹ lần đầu tiên phóng thành công “Vệ tinh thông tin quốc tế” và bắt đầu phát thử nghiệm trực tiếp các chương trình truyền hình tới ăngten của các hộ gia đình. Các hộ gia đình chỉ cần lắp đặt một ăngten tiếp sóng vệ tinh là có thể xem được các chương trình của truyền hình vệ tinh. Truyền hình vệ tinh chuyển tải một lượng thông tin rất lớn, độ nhiễu sóng không đáng kể, chất lượng âm thanh và hình ảnh tốt. Hiện nay ở nước ta chưa có truyền hình vệ tinh, sở dĩ bạn có thể xem trực tiếp các trận bóng đá thế giới là nhờ quá trình chuyển tiếp của Đài truyền hình Trung ương. Đài truyền hình Trung ương thu sóng từ vệ tinh và giải mã các tín hiệu sau đó chuyển phát tới các đài truyền hình các tỉnh và chuyển tới ăngten tivi của các hộ gia đình. Tại sao không nên xem tivi quá lâu? Trong tivi có rất nhiều linh kiện như: bóng hình, các thiết bị điện tử, ổn áp, nguồn điện… Các linh kiện này đều có thể sinh ra những tia phóng xạ có hại cho sức khỏe con người ở các mức độ khác nhau. Chủ yếu là tia X, tia an-pha, tia bê- ta… Nếu chúng ta xem tivi quá lâu các tia phóng xạ này sẽ chiếu vào người với một lượng lớn, làm cho tế bào bị điện li nước, đồng thời nó có thể hợp thành một loại vật chất hóa học có hại đối với các nhiễm sắc thể, ảnh hưởng không tốt đến kết cấu và chức năng hoạt động của các tế bào, nguy hại đến sức khỏe, thậm chí còn ảnh hưởng đến thế hệ sau do di truyền. Các nước phát triển trên thế giới đều rất coi trọng vấn đề này. Do đó, khi sản xuất các thiết bị của tivi các nhà sản xuất đã nghiên cứu hạn chế tới mức tối đa những tác hại của các tia phóng xạ đối với cơ thể của con người. Tuy nhiên, khi xem tivi chúng ta vẫn phải đề phòng tác hại của các tia phóng xạ này, không nên xem tivi quá lâu. Công suất của tivi càng lớn, cường độ dòng điện càng cao, luồng tia phóng xạ của tivi càng lớn, khoảng cách giữa người xem và tivi càng gần thì lượng bức xạ chiếu vào người càng lớn. Do đó khi xem tivi chúng ta cần đặc biệt chú ý hai điểm, một là không ngồi quá gần tivi, tốt nhất nên xem tivi ở khoảng cách từ 6-8m; hai là không nên xem tivi quá lâu, mỗi ngày chỉ nên xem không quá 3-4 tiếng, tránh để các tia bức xạ chiếu quá nhiều vào người. Điều cần đặc biệt chú ý hơn, đó là trẻ em còn nhỏ, các khí quan của chúng chưa hoàn thiện, rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tia bức xạ, nếu để trẻ em xem tivi quá lâu và quá nhiều sẽ làm cho chúng bị đau đầu mờ mắt, cận thị, thậm chí còn tổn thương đến nội tạng của chúng. Do đó người lớn phải chú ý khống chế thời lượng xem tivi của trẻ. Tại sao đĩa VCD có thể chứa nhiều hình ảnh và âm thanh? Một vài năm trở lại đây, đĩa VCD phát hành rộng rãi và trở nên quen thuộc với mọi người. Nhìn bề ngoài, đĩa VCD chỉ là một chiếc đĩa tròn nhỏ, có một mặt ánh bạc, nhưng tại sao khi cho vào đầu máy VCD nó lại có thể phát ra âm thanh và hình ảnh? Một đĩa nhỏ làm sao có thể chứa nhiều hình ảnh và âm thanh đến thế? Đĩa VCD là một loại đĩa nhỏ, hình tròn, bên ngoài có một tầng bảo vệ chất dẻo trong suốt, chịu nhiệt tốt, không dễ bị vênh và bị xước. Trên bề mặt ánh bạc của nó có nhiều đường vân, đó là những rãnh từ được khắc bằng tia laze, độ rộng chỉ có 0,4 micrômét, tương đương với 1/200 đường kính sợi tóc; khoảng cách giữa các rãnh cũng không đến 1/50 đường kính sợi tóc. Trong những rãnh từ này có chứa nhiều thông tin về hình ảnh và âm thanh. Khi đĩa được cho vào đầu VCD, trong đầu VCD có một mắt từ giống như chùm laze, khi đĩa VCD được xoay tròn từ vòng trong ra vòng ngoài, chùm laze (mắt từ) sẽ chiếu rọi vào các rãnh từ trên đĩa VCD và thay đổi tần số tương ứng với sự thay đổi tần số của các tín hiệu trên rãnh từ, các thông tin về hình ảnh và âm thanh sẽ được chùm laze mã hóa thành các tín hiệu điện dưới các tần số âm và tần số dương và chuyển vào tivi. Các tín hiệu điện có tần số dương được quét thành hình ảnh và phóng lên màn hình, còn các tín hiệu có tần số âm được bộ vi xử lý trong tivi tái tạo thành âm thanh và khuếch đại sau đó phát ra loa của tivi. Các rãnh từ trên mặt đĩa có thể bị nhiệt độ cao của chùm tia laze ăn mòn, tạo thành các rãnh nhỏ có độ nông sâu khác nhau. Đến một lúc nào đó lớp từ trong các rãnh nhỏ này sẽ mất đi, đĩa VCD đó không sử dụng được nữa. Do các rãnh từ trên đĩa VCD vô cùng nhỏ, lưu giữ hoàn chỉnh một lượng thông tin rất lớn về âm thanh và hình ảnh, vì vậy muốn hình ảnh và âm thanh của đĩa có chất lượng cao thì trong quá trình sử dụng phải bảo quản đĩa tốt. Không được xoa tay lên mặt ánh bạc của đĩa và để vật cứng làm xước đĩa, không được để rơi vỡ đĩa… vì như vậy sẽ làm hỏng các rãnh từ trên mặt đĩa, khi đó mắt từ sẽ không đọc được chính xác các thông tin về âm thanh và hình ảnh trong các rãnh từ này. Tại sao máy ghi âm có thể ghi được âm thanh? Máy ghi âm là một trong những công cụ hữu ích không thể thiếu. Nó sẽ giúp chúng ta ghi lại được những âm thanh cần thiết đặc biệt trong việc in sao băng casset. Đồng thời nó cũng là công cụ quan trọng của những người hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc, phóng viên, nhà báo… bởi vì nó có hai chức năng cơ bản đó là ghi âm và phát âm. Vậy máy ghi âm ghi và phát ra âm thanh như thế nào? Chúng ta đều biết, khi dùng nam châm để hút một chiếc đinh sắt, sau đó cho chiếc đinh này chạm vào một chiếc nan hoa xe đạp, bạn sẽ thấy chiếc đinh sắt hút chiếc nan hoa, vì chiếc đinh sắt nhỏ đã bị từ hoá. Nam châm có từ tính mạnh, thì từ tính của chiếc đinh dính vào nam châm càng mạnh, sức hút chiếc nan hoa càng lớn, nếu ngược lại thì sẽ càng yếu. Việc ghi âm của máy ghi âm cũng hoạt động theo nguyên lí tương tự. Ghi âm không phải là sử dụng từ trường của nam châm vĩnh cửu, mà sử dụng một chiếc nam châm điện gọi là đầu từ. Đây là một cục sắt nhỏ hình vòng có khe nhỏ, phía trên có cuốn một cuộn dây. Khi máy ghi âm hoạt động, các âm thanh được thu vào bởi micrô. Các tín hiệu âm thanh này được chuyển thành tín hiệu điện truyền qua bộ phận khuếch đại của máy ghi âm, sau đó chạy vào cuộn dây của đầu từ sinh ra từ trường, từ trường này thay đổi theo sự thay đổi của tần số âm thanh. Khi băng từ chạy qua khe phía trên của đầu từ, từ trường thay đổi sẽ từ hóa băng từ, làm cho băng từ ghi lại được những tín hiệu từ tương ứng với các tín hiệu âm thanh, sau đó chuyển về chế độ phát thanh, tín hiệu âm thanh trên băng từ sẽ được máy phát âm khuếch đại và phát ra âm thanh. Ngoài ra bạn còn có thể xoá âm thanh bằng đầu từ xoá âm. Đầu từ xoá âm tương tự như đầu từ ghi âm, nhưng đầu từ xoá âm có khe hở rộng hơn và có thể sinh ra từ trường lớn hơn. Khi băng từ đã được ghi âm chạy qua khe của đầu từ xoá âm, sẽ bị từ hoá bởi từ trường do đầu từ xóa sinh ra, nó sẽ đẩy từ tính trên băng từ ra và xóa những thông tin âm thanh trên băng từ. Tại sao hát trong phòng karaôkê lại hay hơn? Hát karaôkê đang trở thành nhu cầu tất yếu trong đời sống tinh thần của con người. Do đó hiện nay dịch vụ karaôkê tương đối phát triền, các thiết bị phục vụ cho hoạt động này cũng phong phú đa dạng. Bạn muốn có chất lượng âm thanh hát karaôkê tốt thì phải sử dụng các thiết bị đặc chủng. Chăng hạn, nếu dùng đầu đĩa thông thường để hát karaôkê thì sẽ không tốt bằng dùng đầu karaôkê. Vì trong đầu hát karaôkê có thiết bị phân tần và thiết bị cộng hưởng, làm cho âm thanh bình thường được khuếch đại và lọc xì trở nên êm tai hơn. Ngoài các thiết bị đặc chủng để hát ra, còn cần phải có phòng karaôkê, được thiết kế với đầy đủ các tiêu chí kĩ thuật phục vụ cho việc hát karaôkê. Trên thực tế khi thiết bị âm thanh tốt, nếu hát trong phòng bình thường hoặc hát trong một không gian rộng thì tiếng hát không vang và mượt mà bằng khi hát trong phòng karaôkê. Tại sao lại như thế? Khi hát trong phòng karaôkê, sóng âm được truyền đi trong không gian. Các sóng âm đó khi gặp 4 bức tường của phòng, một phần năng lượng của nó bị hút. Nguyên nhân ở chỗ, sóng âm giống như các sóng khác, có khả năng phản xạ. Trong đại sảnh lớn không người, khi sóng âm truyền đi từ nơi phát ra âm thanh, gặp bức tường bốn mặt của đại sảnh hoặc các vật gây cản trở khác, một phần năng lượng của nó bị hút bởi bức tường, phần còn lại sẽ phản xạ trở lại, âm thanh này yếu dần cho đến khi mất hẳn. Âm thanh mà chúng ta nghe được khi hát gồm hai phần là sóng âm trực tiếp truyền vào tai ta, phần còn lại là một loạt âm thanh phản hồi từ bốn bức tường của phòng hát. Do bốn bức tường này được thiết kế đặc biệt nên sau khi âm thanh truyền thẳng đến tai đã mất thì những âm thanh phản hồi này sẽ không mất đi ngay mà tiếp tục lan truyền trong không gian và yếu dần làm cho âm thanh vang xa, uyển chuyển du dương hơn. Do đó khi hát trong phòng karaôkê người nghe sẽ thấy hay hơn. Tại sao máy giặt có thể giặt sạch quần áo? Trong cuộc sống hiện đại, máy giặt là một trong những công cụ không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của các gia đình. Sau một ngày làm việc căng thẳng và vất vả, trở về nhà chiếc máy giặt sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn giặt sạch những bộ quần áo mà bạn không cần phải tốn sức. Chỉ cần bỏ quần áo vào trong khoang máy, cộng với lượng nước và bột giặt vừa đủ, ấn công tắc, sau một khoảng thời gian ngắn, quần áo tự động được giặt sạch. Vậy máy giặt hoạt động như thế nào? Nguyên lý hoạt động của máy giặt rất đơn giản. Trong máy giặt có một hệ thống bánh răng được nối với một mô tơ điện, trục của các bánh răng khi hoạt động sẽ mô phỏng động tác tay khi giặt của con người, chà xát hoặc đập quần áo, động tác lật đi lật lại, cộng với khả năng tẩy sạch của bột giặt, quần áo được giặt sạch sẽ. Trong máy giặt có một mâm tròn, trên chiếc mâm tròn này có bốn đường gân lồi lên. Dưới sự điều chỉnh của thiết bị điều khiển, chiếc mâm tròn sẽ chuyển động sang bên trái rồi sang bên phải, lặp đi lặp lại nhiều lần. Theo thiết bị hẹn giờ nước được xối ra, sự va chạm, cọ xát giữa quần áo và các bộ phận hoạt động của máy giặt làm cho quần áo được cọ xát như bằng tay và trở nên sạch sẽ. Tại sao không nên thường xuyên mở tủ lạnh? Trong cuộc sống hiện đại, tủ lạnh được coi là vật dụng thiết yếu của mỗi gia đình. Nó có rất nhiều công dụng khác nhau, có thể dùng để làm đá, bảo quản thức ăn như thịt. cá, rau tươi, hoặc các thức ăn, đồ uống, kem… Mùa hè nóng nực, khi bạn mở tủ lạnh ra, một luồng khí lạnh toả ra làm mát lạnh cả người, bạn cảm thấy rất thoải mái và dễ chịu. Vậy có nên thường xuyên mở tủ lạnh để làm mát căn phòng hay không? Tủ lạnh được chế tạo thành hai ngăn, ngăn phía trên là ngăn đông lạnh, ngăn phía dưới là ngăn ướp lạnh. Bốn vách của tủ lạnh đều rất dày, ba mặt trước, phải, trái đều được chế tạo thành từ vật liệu giữ nhiệt và cách nhiệt, còn vách sau dày nhất, khoảng 10 cm. Phần đáy vách sau có lắp một bình nén khí (bình gas) tạo áp suất cao, áp suất này được chuyển thành khí làm lạnh cả ngăn trên và ngăn dưới của tủ lạnh. Sau khi làm lạnh tủ lạnh, luồng khí lạnh đó lại bị hoá lỏng và được lọc qua máy lọc sau đó xuyên qua mao mạch đến bộ phận tạo khí ở phía trên, hút hết nhiệt của tủ lạnh rồi quay trở lại bình nén khí ở phía dưới. Chu trình tuần hoàn đó được thực hiện nhiều lần, nhiệt độ trong tủ lạnh tự nhiên hạ xuống rất thấp. Bộ phận nén khí (bình gas) được bố trí ở vách sau của tử lạnh, nó chỉ chứa một lượng khí nhất định đủ để làm lạnh cả hai ngăn của tủ. Nếu mở tủ lạnh trong một thời gian ngắn, ta có thể thấy một luồng khí lạnh tỏa ra; nhưng nếu mở tủ lạnh lâu, nhiệt độ trong phòng có thể làm cho nhiệt độ trong tủ lạnh cao lên, bộ phận tạo khí lạnh ở phía trên không kịp tạo khí lạnh để cung cấp cho hai ngăn tủ, hiện tượng này xảy ra thường xuyên sẽ làm hỏng bộ phận tạo khí lạnh. Như vậy, thường xuyên mở tủ lạnh sẽ làm cho tủ lạnh liên tục tản nhiệt ra không khí bên ngoài, dẫn đến độ lạnh sẽ yếu dần ảnh hưởng tới tuổi thọ của tủ lạnh. Tại sao khi vận chuyển không được đặt tủ lạnh nằm nghiêng? Tại sao lại như vậy? Thực ra, tủ lạnh là một loại đồ điện gia dụng gồm rất nhiều các thiết bị điện tử, đặc biệt bên ngoài tủ lạnh còn có bình nén khí (bình gas), nếu bị chấn động mạnh sẽ dễ bị hỏng. Vì vậy, khi di chuyển tủ lạnh phải hết sức thận trọng, đòi hỏi nâng lên đặt xuống phải thật nhẹ nhàng và không được để các đồ vật khác va chạm vào tủ lạnh. Mặt khác, phía dưới máy nén và trong động cơ điện của tủ lạnh có chứa dầu bôi trơn. Nếu khi di chuyển mà để tủ lạnh nằm ngang hoặc nghiêng, dầu bôi trơn cũng có thể chảy vào hệ thống làm lạnh của máy nén động cơ điện, cản trở sự tuần hoàn của hệ thống làm lạnh, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống làm lạnh, làm cho tủ lạnh nhanh hỏng. Máy hút khói bếp hoạt động như thế nào? Khi làm cơm trong bếp thường tạo ra rất nhiều loại khí khác nhau như khí gas hoặc khí than đốt (nếu nấu bằng than), khí dầu ăn… Trong khí dầu ăn có các chất khí có hại như ô-xít các-bon (CO), ô-xít các-bô-níc (CO2), ô xít-ni-tơ (NO 2)… thậm chí còn có chất gây ung thư! Nếu các thiết bị thông gió trong bếp không tốt, những chất khí có hại này sẽ bay vào phòng ngủ, phòng khách, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người. Xuất phát từ ý tưởng đó, người ta đã nghiên cứu chế tạo ra các loại máy thông gió, máy hút khói… lắp đặt trong nhà bếp. Đầu tiên người ta phát minh ra máy hút khói làm bằng sắt tráng kẽm, sau đó lại chế tạo ra quạt gió, hiệu quả tốt hơn rất nhiều, nhưng loại quạt gió này có điểm hạn chế là nếu gặp gió ngược, khí dầu không đẩy ra được. Sau này người ta càng chế tạo được nhiều loại máy hút khói hiện đại hơn. Mặc dù có kiểu dáng khác nhau nhưng các loại máy hút khói đều hoạt động theo phương thức hút, đẩy khí ra ngoài, có thể phân ra làm hai loại kiểu thổi (đấy), đó là kiểu thổi thẳng và kiểu thổi vòng bên trong. Kiểu thổi thẳng là trực tiếp đẩy khí ra khỏi phòng; kiểu thổi vòng bên trong là sau khi lọc khí dầu ô nhiễm trong thân máy lại thổi khí trở lại phòng. Do kiểu thổi vòng có kết cấu khá phức tạp, tỷ lệ thải khí không cao bằng kiểu thổi thẳng, nên trên thị trường hiện nay chủ yếu cung ứng máy khí dầu kiểu thổi thẳng. Máy hút thổi kiểu thổi thẳng lại có thể phân ra thành máy hút thổi vòng đơn, máy hút thổi vòng đôi và máy hút hoàn toàn tự động. Máy hút thổi vòng đơn hoạt động chủ yếu dựa vào quạt li tâm và các bộ phận điều chỉnh khác. Bộ phận điều chỉnh lắp ở phía trên, nó bao gồm 2 - 3 nút điều khiển tốc độ, thiết bị hẹn giờ 0,5 - 2h và công tắc tắt mở. Như vậy, khi máy hút khí hoạt động quạt li tâm quay với tốc độ nhanh, tạo lực hút và lực đây mạnh, trong máy còn có một loại than hoạt tính có thể lọc chất khí độc hại và đẩy khí đã được lọc ra ngoài. Tại sao quạt thông gió luôn phải lắp ở vị trí cao? Khi làm cơm trong bếp thường có nhiều khói, những luồng khói này có thể gây độc hại cho con người. Để nhanh chóng thải những khí độc này ra, người ta phải lắp đặt một chiếc quạt thông gió. Bạn có biết tại sao quạt thông gió lại phải lắp trên cao không? Chúng ta đều biết nguyên lý nóng nở ra lạnh co lại, đại đa số các vật thể khi nhiệt độ lên cao thì thể tích sẽ lớn, còn khi nhiệt độ giảm xuống thấp thì thể tích sẽ nhỏ đi, thể khí cũng vậy. Khi nhiệt độ tăng lên, khoảng cách giữa các phần tử khí giãn ra làm cho thể tích không khí sẽ lớn lên. Mặt khác, trong điều kiện lạnh, các phân tử có nhiệt độ nóng thường nhẹ hơn, do có mật độ ít hơn. Ví dụ, khi trong nhà nấu canh, các luồng khói thường bay lên do các phân tử khí trong khói ít hơn và khoảng cách giữa các phân tử này rất lớn làm cho luồng khói nhẹ hơn luồng không khí trong phòng bếp. Bởi vậy nếu lắp thiết bị thông gió dưới thấp sẽ không hút được khói ra ngoài nên cần phải lắp quạt thông gió trên cao. Máy hút bụi hoạt động như thế nào? Máy hút bụi hay còn gọi là máy hút bụi chân không. Nó tương đối lớn, có ống hút bụi dài gắn với thân máy, có bánh xe và có thể di chuyển được, phía sau thân máy có một buồng chứa bụi bẩn. Khi cho chạy điện, bộ phận hút gió trong thân máy sẽ bắt đầu chuyển động với tốc độ cao, hút sạch không khí trong thân máy, tạo nên lớp chân không trong thân máy. Áp suất không khí trong máy hút bụi thấp hơn nhiều so với áp suất không khí ở bên ngoài. Theo nguyên lý về sự chênh lệch áp suất, các loại bụi bẩn ở bên ngoài theo luồng gió bị hút vào trong miệng hút, sau đó chuyền tới buồng chứa bụi bẩn ở phía sau. Sau khi đã được làm sạch, luồng không khí qua động cơ điện trở lại căn phòng. Đầu của ống hút bụi có thể liên kết với các thiết bị hút bụi khác. Nếu lắp bàn chải nền nhà và đầu ống hút bụi thì nó có thể hút sạch bụi của nền nhà; nếu lắp đặt bàn chải lông dẹt có thể lau sạch mặt ghế sôpha, ga trải giường, quét sạch cửa ra vào và cửa sổ; liên kết với bàn chải lông tròn có thể quét sạch bụi bẩn trên tường. Nói chung, mỗi một thiết bị hút bụi đều có những tính năng riêng của nó, tuỳ bạn lựa chọn cho phù hợp với mục đích sử dụng của bạn. Đến đây có lẽ bạn đã hiểu làm thế nào mà máy hút bụi lại có thể nhanh chóng “hút sạch bụi bẩn” như vậy? Máy hút bụi có thao tác đơn giản, là trợ thủ đắc lực cho mỗi gia đình khi dọn dẹp và lau chùi nhà cửa. Tuy nhiên sau khi nhà bạn được lau sạch bạn phải nhanh chóng vệ sinh cho máy hút bụi, nếu để lâu lượng bụi bẩn sẽ bám chặt vào máy, làm hư hỏng các thiết bị, ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy. Máy điều hoà làm sạch không khí như thế nào? Vào mùa hè trời thường rất oi bức, nhiệt độ ở trong nhà rất cao, luồng gió do quạt điện thổi ra cũng rất nóng, không thể đáp ứng nhu cầu làm mát của con người. Vậy chúng ta phải làm sao đây? Máy điều hòa sẽ đảm nhận nhiệm vụ đó giúp bạn. Tại sao khi bật máy điều hoà lên thì không khí trong phòng nhanh chóng trở nên mát lạnh? Thực ra, nguyên lý giữ lạnh của máy điều hoà giống như tủ lạnh. Tên đầy đủ của máy điều hoà là máy điếu hoà không khí. Khi bạn sử dụng máy điều hoà phải đóng kín cửa lại, để ngăn cách không khí trong phòng với bên ngoài. Trong máy điều hoà có thuốc giữ lạnh, trong điều kiện nhiệt độ rất thấp nó sẽ hút nhiệt lượng xung quanh, còn hơi nước chuyển sang thể khí. Khi máy điều hoà bắt đầu hoạt động, máy nén ở bên trong sẽ nén thuốc lạnh này thành hơi nước và tạo ra áp suất cao chuyển hơi nước tới máy làm lạnh phía sau của máy điều hoà. Đồng thời, bộ phận chính của máy điều hòa là một chiếc quạt gió sẽ liên tục hút khí ở bên ngoài phòng và đi qua bộ phận làm lạnh, thuốc giữ lạnh liên tục toả ra nhiệt lượng trong máy làm lạnh, khí ngoài phòng được hút vào sau khi được hâm nóng lên lại được thổi ra ngoài căn phòng từ phía sau. Thuốc giữ lạnh biến thành hơi nước có áp suất cao ở trong máy làm lạnh, rồi được chuyển tới máy hơi nước qua bộ phận phía trước của máy điều hoà. Lúc này không khí trong phòng được quạt gió ly tâm phía trước máy điều hoà hút vào trong và được làm lạnh. Đồng thời, máy hơi nước sẽ đẩy luồng không khí và hơi nước đã được làm lạnh vào trong phòng làm giảm nhiệt độ trong phòng xuống, luồng không khí lạnh này sau khi bị nhiệt độ trong phòng làm nóng lên sẽ bị hút hết ra ngoài qua quạt thông gió. Như vậy, luồng không khí trong phòng luôn lưu động, làm cho bạn cảm thấy mát mẻ. Động cơ trong máy làm cho quạt gió ly tâm nhanh chóng đưa khí lạnh vào trong phòng, tạo nên gió mát, đồng thời trên cửa thoát khí lạnh của máy điều hoà được lắp một thiết bị điều chỉnh luồng khí lạnh, giúp cho luồng khí lạnh nhanh chóng được toả đều ra khắp căn phòng. Trong máy điều hoà còn có lưới lọc khí, khi không khí trong phòng đi vào, được lưới lọc liên tục làm sạch, lại trở thành gió mát đi vào trong phòng, làm sạch không khí trong phòng. Ngoài ra, khi độ ẩm trong phòng khá lớn, bộ phận hút khí sẽ hút hết khí ở trong phòng và làm giảm nhiệt. Một phần hơi nước sẽ ngưng tụ thành nước, rơi xuống đĩa, chảy ra ngoài theo đường ống thoát nước của máy, khiến độ ẩm trong phòng xuống thấp. Như vậy, máy điều hoà không chỉ làm lạnh mà còn có tác dụng lọc khí trong phòng. Tại sao gió của quạt điện không dễ chịu bằng gió trời ? Vào mùa hè tiết trời oi bức, ai cũng muốn ngồi trước quạt điện cho mát, so với máy điều hoà thì quạt điện được dùng phổ biến hơn vì nó vừa rẻ vừa tiện dụng. Quạt điện có thể làm cho con người thấy mát mẻ, nhưng đó chỉ là cảm giác tức thì bên ngoài. Trên thực tế gió được tạo ra bởi quạt điện không dễ chịu bằng gió trời. Tại sao lại như thế? Chúng ta đều biết rằng, sở dĩ quần áo ướt trở nên khô ráo là bởi vì nước trên quần áo đã trở thành hơi nước và bay đi hết. Quá trình chất này từ thể lỏng chuyển thành thể khí gọi là quá trình khí hoá hay còn gọi là hiện tượng bốc hơi. Nước muốn bốc hơi được là nhờ có gió, vì thế trong những ngày không có nắng, nếu phơi quần áo ở những nơi thoáng gió thì nhanh khô, còn khi phơi ở nơi lặng gió thì lâu khô hơn. Khi bác sĩ tiêm cho chúng ta, trước tiên bác sĩ bôi lên chỗ định tiêm một ít cồn, vừa là để sát trùng, vừa là có tác dụng gây cảm giác mát cho người bị tiêm. Sở dĩ có cảm giác mát đó là vì cồn đã biến thành hơi nước và hút nhiệt trên vùng da đó, làm cho nhiệt độ ở vùng da đó giảm xuống. Điều này cho thấy nước chuyển sang thể khí sẽ hút nhiệt lượng của vật thể ở xung quanh, theo đó, nhiệt độ sẽ giảm xuống. Quạt điện chế tạo dựa vào nguyên lý bốc hơi nước. Vào mùa hè trời rất nóng, khi không có gió chúng ta sẽ cảm thấy rất nóng, mồ hôi trên cơ thể không thể bốc hơi gây cảm giác khó chịu cho người. Khi quạt điện được mở, ba cánh quạt nhanh chóng chuyển động xoay vòng, làm gia tăng sự chuyển động của không khí xung quanh, khiến cho mồ hôi cũng bốc hơi nhanh chóng, nhiệt lượng trong người được hạ xuống, làm cho nhiệt độ trên mặt da giảm xuống, khiến cho chúng ta cảm thấy mát. Chúng ta có thể thấy, quạt điện không thể thổi khí nóng thành lạnh mà làm cho không khí gia tăng chuyển động, hơi nước nhanh chóng bốc lên mà thôi. Đến đây, chúng ta có thể hiểu được rằng, gió do quạt điện sinh ra không phải là tự nhiên, bởi vì quạt điện không thể làm cho nhiệt độ của không khí giảm xuống thấp. Nếu bạn không tin thì bạn có thể lấy quạt điện bật lên cho nó thổi vào một chiếc nhiệt kế và xem xét có phải nhiệt kế hạ thấp xuống hay không? Bạn sẽ nhận được kết quả như đã nói. Tại sao bóng đèn sợi đốt tiêu hao nhiều điện năng? Trong căn nhà của chúng ta có mắc rất nhièu bóng đèn điện, thường thì buổi tối chúng ta bật đèn lên cho căn phòng sáng sủa, và mọi người thường ít chú ý đến chúng. Nhưng chỉ cần quan sát kĩ một chút thì bạn có thể thấy trong số các bóng điện đó có thể phân chia làm hai loại, một loại phát sáng màu vàng và sau một thời gian sẽ nóng lên còn một loại phát sáng màu bạc, nhưng không phát nhiệt. Chúng ta giải thích về vấn đề này như thế nào? Thực ra, loại thứ nhất là đèn điện với ánh sáng trắng, khi dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn, làm nóng dây tóc bóng đèn và phát ra ánh sáng, đây là loại bóng đèn điện vừa phát sáng vừa tỏa nhiệt, do đó nó được gọi là nguồn ánh sáng nóng. Đèn điện với ánh sáng trắng có thể biến một phần rất nhỏ điện năng thành ánh sáng mà ta có thể thấy, còn một bộ phận lớn đã thừa còn lại đều tiêu hao với hình thức nhiệt năng, những tia bức xạ nhiệt đó hầu hết đều có hại cho mắt của chúng ta. Loại thứ hai là đèn nhật quang. Đèn nhật quang được chế tạo ra từ việc nghiên cứu loài đom đóm của các nhà khoa học. Đom đóm là một loài động vật có thể phát ra ánh sáng. Chúng ta thường gặp chúng trong cây cỏ vào mùa hè. Các nhà khoa học nghiên cứu và phát hiện ra, nơi phát sáng của đom đóm nằm ở phần bụng. Bộ phận phát sáng này được hợp thành từ tầng phát sáng, tầng trong suốt và tầng phản xạ. Tầng phát sáng bao gồm hai loại vật chất là chất huỳnh quang và dung môi huỳnh quang. Dưới tác dụng của dung môi huỳnh quang, chất huỳnh quang phản ứng với ô-xi và phát ra huỳnh quang, nó chuyển hoá 100% năng lượng hoá học thành năng lượng ánh sáng, không sinh ra nhiệt lượng, do đó gọi là nguồn sáng lạnh. Loại ánh sáng lạnh này có hiệu suất phát sáng cao, ít tiêu hao năng lượng, ánh sáng thường rất êm dịu, thích hợp với mắt người. Đèn nhật quang được chế tạo từ chất huỳnh quang và dung môi huỳnh quang lấy ra từ bộ phận phát sáng của đom đóm và từ các vật chất hoá học khác. Phát kiến này đã tiết kiệm một lượng lớn điện năng cho nhân loại. Tại sao tháp đèn hiệu cần phải lập lòe? Tháp đèn hiệu có lịch sử rất lâu đời. Tháp đèn hiệu trên đảo Faluosi ở cảng Alishanda của Ai Cập được coi là một trong bảy kỳ quan lớn nhất của thế giới cổ đại. Tháp đèn hiệu định hướng hướng đi cho tàu thuyền trên biển và trên sông. Nó thường được xây dựng tại địa điểm cao ở ven bờ, hoặc trên những mỏm đá nhô ra biển, bảo đảm cho các tàu thuyền đi lại trên biến có thể nhìn thấy đèn báo hiệu từ xa. Ánh sáng của nó phát ra giúp cho tàu thuyền tránh được sự va đập vào các mỏm đá ác hiếm trên biển và chạy một cách chính xác. Nhưng vấn đề là ở chỗ tại sao đèn hiệu lại không sáng liên tục mà lại phải lập loè? Trước hết, so với các loại đèn sáng liên tục thì đèn sáng lập loè dễ gây chú ý hơn. Đây là lí do cơ bản giải thích tại sao tháp đèn hiệu lại sáng lập lòe chứ không chiếu sáng liên tục như các loại đèn khác. Ngoài ra nó còn có tác dụng phân biệt với các ánh sáng đèn ở xung quanh bờ biển và bờ sông, tránh cho tàu thuyền có sự hiểu lầm đáng tiếc. Tần suất lập loè của mỗi loại đèn hiệu khác nhau, có loại đèn hiệu phát sáng 2 lần trong 15 giây, có loại hơn 2 giây phát sáng một lần. Dựa vào tần suất khác nhau ta có thể phân biệt được các loại tháp đèn hiệu khác nhau. Tàu thuyền có thể căn cứ vào sự khác nhau về tần suất lập loè của tháp đèn hiệu để phân biệt đó là loại tháp đèn hiệu gì trên hải đồ của mình và biết được ở kinh độ và vĩ độ bao nhiêu. Từ đó xác định chính xác vị trí của con tàu hiểu được ý nghĩa tín hiệu của tháp đèn hiệu, nắm bắt tình hình tại hải vực gần tháp đèn hiệu để kịp thời thực hiện các biện pháp tìm con đường an toàn cho tàu thuyền chạy. Mặt khác, có lúc sương mù trên mặt biển dày đặc, nếu tháp đèn hiệu sáng liên tục có thể làm cho các tàu thuyền khó thấy được ánh sáng chiếu ra. Khi đó có thể tháp đèn hiệu phải phát ra tiếng cảnh báo, để bổ sung hoặc thay thế ánh đèn hướng dẫn cho tàu thuyền chạy. Mặc dù các thiết bị hướng dẫn cho tàu thuyền chạy như vô tuyến điện, hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu đã ra đời, giúp cho việc điều chỉnh hướng đi của tàu thuyền trên biển và trên sông càng chính xác hơn, nhưng đối với những tàu đánh cá, tàu du lịch, xà lan, tàu chở hàng nhỏ… thì tháp đèn hiệu vẫn là ngọn đèn chỉ đường không thể thiếu được. Tại sao tóc bóng đèn điện đã bị đứt nhưng vẫn có thể gây nguy hiểm? Chúng ta thường thấy trên các bóng đèn có ghi các chỉ số như “220V - 25W”, “220V - 40W” hoặc “220V - 60W”, “220V” chỉ điện áp mà bóng đèn cần khi hoạt động bình thường, tức là điện áp có số quy định là 220 vôn (V). Còn các chỉ số: 25W, 40W, 60W thì biểu thị công suất điện tiêu hao khi bóng đèn hoạt động bình thường, tức là công suất đã định lần lượt là 25W, 40W, 60W. Đối với nước ta, các gia đình thường sử dụng dòng điện 220V. Vậy tại sao các bóng đèn có kích cỡ như nhau mà công suất tiêu hao của chúng lại khác nhau? Điều này có liên quan đến cấu tạo bên trong của bóng đèn. Dây tóc (thường được chế thành từ sợi vôn-phơ-ram) của mỗi loại bóng đèn có trị số trở lực khác nhau. Bóng đèn có trị số trở lực lớn sẽ sinh nhiệt nhiều và tiêu hao nhiều điện năng, còn bóng đèn có trị số trở lực nhỏ sẽ sinh nhiệt ít và tiêu hao ít điện năng. Các vật thể trong trạng thái phi chân không đều chịu tác động của áp lực không khí, bóng đèn cũng vậy. Để làm cho áp suất bên trong và bên ngoài của bóng đèn như nhau và không gây nổ thì phải đưa vào bên trong bóng đèn một lượng khí nhất định. Do thời gian sử dụng tương đối dài, sợi vôn-phơ-ram (dây tóc bóng đèn) dễ bị cháy. Sau khi sợi vôn-phơ-ram đã cháy, một số người vẫn lay bóng đèn, làm cho sợi vôn-phơ-ram ở trạng thái tiếp xúc giữa hai cực của bóng đèn. Do sợi vôn- phơ-ram ở dạng lò xo, nên có thể ngoắc vào nhau. Nhưng lúc này độ dài của sợi vôn-phơ-ram ngắn hơn khi ở trạng thái bình thường, trị số điện trở của bóng đèn cũng nhỏ đi. Trong điều kiện điện áp không thay đồi, điện trở nhỏ đi, công suất của bóng đèn lớn, nhiệt lượng trong bóng đèn tăng. Theo nguyên lí nóng nở ra, lạnh co lại, thể tích không khí trong bóng đèn nở ra không còn phù hợp với thể tích của bóng đèn khi chưa bị cháy, làm cho áp suất trong bóng đèn tăng. Khi áp suất tăng quá cao, đến mức bóng đèn thủy tinh không chịu đựng nổi nữa, bóng đèn sẽ bị nổ, rất nguy hiểm. Do vậy khi bóng đèn điện đã bị cháy (dây tóc bóng đèn bị đứt), chúng ta không nên tiếp tục dùng nó nữa. Tại sao điện thoại di động có thể gọi đi khắp mọi nơi? Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại điện thoại di động và điện thoại di động được dùng phổ biến, bởi vì nó rất thuận tiện, có thể liên lạc với mọi người ở mọi lúc mọi nơi, phù hợp với nhịp sống và công việc thời hiện đại. Khi điện thoại di động mới ra đời, giá cả của nó rất đắt. Đã có thời điểm điện thoại di động được coi là tiêu chuẩn để đánh giá địa vị xã hội của chủ nhân, người nào dùng điện thoại càng đắt tiền thì chứng tỏ người đó càng giàu có. Vậy, tại sao điện thoại di động có thể gọi đi khắp mọi nơi? Điện thoại di động là một loại điện thoại dùng sóng vô tuyến. Nó khác với các điện thoại cố định. Chúng ta có thể thấy điện thoại cố định gồm có ba bộ phận: bàn phím, ống nghe và dây cáp nối với tổng đài. Còn điện thoại di động hình dáng nhỏ, không có dây điện thoại, thân máy có một màn hình nhỏ, có thể hiển thị, lưu trữ các số điện thoại, và nhiều công dụng khác, phía dưới của máy là các phím chữ và số. Điện thoại di động sở dĩ có thể hoạt động được là nhờ có một mạng lưới thông tin vô tuyến chia thành nhiều khu vực, mỗi khu vực thường được lắp đặt nhiều trạm thu phát sóng điện thoại. Các trạm thu phát này có vai trò như một tổng đài di động gồm ba ăngten hình quạt, mỗi ăngten chịu trách nhiệm thu phát sóng trong phạm vi 120 độ, vì vậy chỉ cần ba cột ăngten là có thể phủ sóng cả một khu vực (360 độ). Khi bạn gọi điện thoại di động, hệ thống vi điện tử trong máy sẽ tự động kết nối với trạm thu phát ở khu vực đó bằng sóng vô tuyến, ăngten của trạm thu phát đó lại kết nối với tổng đài trung tâm, tổng đài này sẽ nối mạng với trạm thu phát ở khu vực mà bạn cần gọi, tất cả đều được thực hiện thông qua mạng lưới sóng vô tuyến, do vậy hai người có thể đàm thoại với nhau. Tổng đài trung tâm không chỉ được lắp đặt các thiết bị tự động kết nối mà nó còn có các thiết bị giám sát “hành tung” điện thoại ở mọi nơi phục vụ cho công tác an ninh viễn thông, tần suất kết nối được phân theo từng khu vực. Khi điện thoại di động cùng chủ nhân từ nơi này đến nơi khác, thì các ăngten thu phát sóng sẽ định vị tần số và kết nối với tổng đài, tổng đài trung tâm sẽ kết nối với khu vực cần gọi. Do đó, dù điện thoại di động có ở đâu tồng đài vẫn kết nối được, và chúng ta có thể đàm thoại với nhau bằng điện thoại di động một cách dễ dàng. Bình nước nóng hơi đốt hoạt động như thế nào? Vào mùa đông, sau một ngày làm việc mệt mỏi hoặc sau khi vận động, chúng ta thường muốn tắm ngay cho thoải mái, nhưng nếu tắm bằng nước lạnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nếu phải đun nước nóng thì rất lâu, rất bất tiện. Nhưng nếu sử dụng máy nước nóng hơi đốt thì chỉ cần ấn nút mở trên bình nước nóng là ta có ngay nước nóng để tắm, bình sẽ tự điều chỉnh nhiệt độ mà không cần qua hệ thống sen vòi trong phòng tắm. Nguyên lí hoạt động của bình nước nóng hơi nước rất đơn giản. Trong bình có rất nhiều vòi phun nhỏ, dưới các vòi phun này có các dây may so điện, khi bạn bật công tắc của bình, nước lạnh từ ống chảy ra, đồng thời các dây may so được đốt nóng, nước lạnh sẽ chảy qua các dây may so làm nóng nước, nhiệt động của các dây may so tùy thuộc vào việc điều chỉnh của người sử dụng. Nhiệt độ của các dây may so càng nóng thì nước càng nóng và ngược lại. Như vậy, dùng bình nước nóng rất tiện lợi nhưng cần chú ý an toàn. Những nguy hiểm khi sử dụng bình nước nóng hơi đốt? Khi bật công tắc của bình, nước lạnh sẽ chảy qua hệ thống dây may so (sợi đốt) và trở thành nước nóng rất nhanh chóng. Tuy nhiên, dùng bình nước nóng bằng khí đốt cũng rất nguy hiểm, hay bị ngạt thở vì khí đốt. Vì sao vậy? Khi bật công tắc, dòng điện chạy qua các dây may so trong bình, các dây may so này sẽ đốt một lượng lớn khí ôxy trong phòng tắm. Thông thường diện tích phòng tắm chỉ khoảng 3-4m2, mặt khác khi tắm chúng ta phải đóng cửa buồng tắm, cho nên lượng không khí trong phòng tắm là rất ít chỉ đủ cung cấp cho dây may so trong vòng 10- 15 phút. Khi không khí trong phòng tắm không đủ cung cấp cho việc đốt nóng các dây may so, hơi đốt sẽ không cháy hết và sinh ra khí CO độc hại, gây trúng độc khí đốt, thậm chí ngạt thở làm nguy hại đến tính mạng của người đang tắm. Hiện tại, bình nước nóng hơi đốt có hai hình thức thải khí đó là thải khí trực tiếp ra buồng tắm và thải khí ra ngoài. Bình nước nóng thải khí trực tiếp thường đốt cháy không khí lấy từ trong phòng tắm, khí đốt sau đó cũng lại thải ngay ra phòng tắm, vì loại bình này không có bộ phận thải khí. Do vậy các hộ gia đình không nên sử dụng loại bình nước nóng này. Bình nước nóng hơi đốt thải khí ra ngoài mặc dù đã được cải tiến hơn so với bình nước nóng thải khí đốt trực tiếp trong phòng tắm, nhưng nó vẫn làm tiêu hao một lượng không khí nhất định trong phòng tắm. Do đó các nhà khoa học đã cảnh báo, khi sử dụng bình nước trong hơi đốt phải chú ý đảm bảo an toàn, tránh bị trúng độc do khí đốt. Công dụng của máy làm sạch không khí là gì? Hiện nay, các loại máy móc hiện đại đang hàng ngày hàng giờ thải các chất độc hại ra ngoài môi trường, cộng với lượng khói của các phương tiện giao thông, khói công nghiệp, khói thuốc lá… Tất cả những chất thải và khí thải đó đều gây ô nhiễm môi trường, đe doạ trực tiếp đến cuộc sống của con người. Máy lọc không khí có thế làm sạch không khí, trả lại môi trường trong sạch cho loài người. Cơ chế hoạt động của máy lọc không khí như sau: Máy lọc không ích tạo sự lưu thông khí trong phòng bằng động cơ điện, đồng thời không khí được đưa vào thiết bi lọc khí của máy, sau khi lọc xong, khí sạch được đẩy trở lại phòng, còn bụi bẩn và khí độc hại được xử lý và đẩy ra ngoài. Quy trình lọc khí từ thô đến tinh, trước tiên máy lọc hết bụi bẩn trong không khí, sau đó khử mùi hôi của không khí bằng một loại than hoạt tính. Như vậy, máy lọc không khí giúp con người được sống trong môi trường trong lành, loại máy này rất tiện dụng. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại máy lọc không khí khác nhau, khi mua chúng ta nên căn cứ vào tình hình thực tế, về không gian, mức độ ô nhiễm, chất lượng không khí… để chọn mua loại phù hợp, đảm bảo phát huy hết tác dụng của máy. Thông thường chúng ta nên chọn loại máy lọc khí có tốc độ lưu thông khí gấp ba lần thể tích căn phòng trong một giờ. Ví dụ, một căn phòng có diện tích 20m2, cao 2,6m thì nên chọn loại máy có tốc độ tuần hoàn khí là: 150m 3/h. Uống sữa bò vào mùa hè là nóng, đúng hay sai? Theo quan điểm của Đông y, sữa bò có nhiệt lượng cao, có tác dụng bổ bài vị, cường thận. Mặt khác trong sữa bò có chứa rất nhiều nước (chiếm khoảng 78%). Vào mùa hè, thời tiết oi bức, nóng nực, mọi người thường ra nhiều mồ hôi, mất nhiều nước. Uống sữa bò có thể tăng cường thể lực, bổ sung lượng nước cho cơ thể. Chất lượng và tỷ lệ prôtêin trong sữa bò rất cao nên nó là một loại thực phẩm giàu chất dinhdưỡng, rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể con người. Hơn nữa, lượng chất béo có trong sữa bò cũng dễ được cơ thể hấp thụ và dễ được tích luỹ để tạo ra mỡ, trong sữa bò tươi còn chứa nhiều chất miễn dịch. Tuy nhiên, vào mùa hè, thời tiết nóng, vi khuẩn sinh trưởng và phát triển nhanh, sữa bò rất dễ bị biến chất. Vì vậy, tốt nhất nên uống sữa tươi trong ngày. Quan điểm cho rằng uống sữa bò là rất nóng, là không khoa học. Chỉ cần chú ý đến chất lượng thì sữa bò luôn là nguồn thực phẩm thích hợp cho cả bốn mùa, đặc biệt đối với những người thiếu canxi thì luôn phải uống nhiều sữa bò để bổ sung canxi, đảm bảo sức khoẻ. Sữa bò để lâu thành sữa chua đúng hay sai? Chúng ta sẽ sai lầm nếu cho rằng sữa bò để lâu sẽ thành sữa chua, sữa bò để lâu sẽ bị hỏng không thể thành sữa chua được. Sữa bò chính là nguyên liệu làm sữa chua, phải qua nhiều lần tiêu độc và phải có vi khuẩn lên men làm hoạt tính. Vi khuân gây men hoàn toàn khác vi khuẩn gây bệnh, vi khuẩn gây men chẳng những không làm hỏng sữa mà còn có tác dụng tạo vị chua cho sữa chua, triệt tiêu các loại vi khuẩn khác. Thành phần của sữa chua tốt hơn sữa bò tươi, dễ được cơ thể con người hấp thụ hơn. Sữa chua còn kích thích tiêu hoá, rất tốt cho sức khoẻ của bạn. Sữa bò để lâu ngày sẽ bị các loại vi khuẩn có hại tấn công, làm cho sữa bị kết tủa, giống như bã đậu, có màu xanh nhạt và có mùi thối. Ngoài ra nó còn chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh và những chất có hại cho sức khoẻ của con người. Vì vậy các bạn phải phân biệt rõ sữa chua và sữa bò để lâu ngày, tránh ăn phải sữa bò bị hỏng. Sữa chua tốt hơn sữa bò, đúng không? Các bạn nhỏ thường rất thích ăn sữa chua, vì mùi vị của nó vừa chua vừa ngọt rất dễ ăn. Sữa chua được làm từ sữa bò và phải qua một quá trình gia công rất công phu. Vậy thì so với sữa bò tươi, sữa chua có tốt hơn hay không? Như chúng ta đã biết, lúc đầu sữa bò được dùng để nuôi bê, chỉ sau này con người mới dùng sữa bò để làm thực phẩm cho mình. Con người có đặc điểm sinh lý khác với con bê, nên khi con người ăn sữa bò tất nhiên vẫn còn có những điều chưa thật sự tốt cho sức khỏe. Trước hết, đối với trẻ sơ sinh, nếu chỉ cho trẻ ăn sữa bò, hệ thống tiêu hoá của trẻ em rất yếu mà lượng prôtêin có trong sữa bò không dễ tiêu hoá và hấp thụ, nên sữa bò rất dễ kết tủa trong bụng trẻ, điều này không có lợi cho sức khoẻ của trẻ. Đối với người lớn, nếu chỉ đơn thuần uống sữa bò cũng rất khó hấp thụ và tiêu hoá. Không chỉ có thế mà còn có thể dễ bị đau bụng hoặc đi ngoài. Bởi vì trong sữa bò có rất nhiều chất đường sữa, lượng đường sữa này chỉ có thể tiêu hoá nhờ men đường sữa. Trong khi đó, cùng với sự phát triển của con người, lượng men, đường sữa trong cơ thể giảm dần. Lượng đường sữa này không được tiêu hoá hết sẽ sinh ra khí CO2làm đầy bụng hoặc gây ra hiện tượng tiêu chảy, như vậy cơ thể không những không hấp thụ được chất dinh dưỡng mà còn có hại cho sức khỏe. Căn cứ vào những hạn chế trên, con người đã tiến hành gia công sữa bò, giúp cho việc hấp thụ và tiêu hoá sữa bò được tốt hơn. Sau khi lên men, sữa bò được điều chế thành sữa chua, một bộ phận đường sữa trong sữa bò được chuyển hoá thành men đường sữa, một bộ phận khác chuyển thành chất làm cho sữa không kết tủa được. Như vậy cả người lớn và trẻ em đều có thể an tâm hơn khi dùng sữa. Men sữa là một bộ phận quan trọng của sữa chua, nó không chỉ duy trì độ men của đường ruột mà còn nuôi các vi khuẩn gây men có lợi cho cơ thể. Vì vậy, có thể nói, sữa chua thích hợp hơn cho sức khoẻ và cơ thể con người. Tại sao ống hút có thể hút được đồ uống? Bạn hút đồ uống trong túi mềm bằng cách nào? Tin rằng rất nhiều bạn sẽ trả lời là bằng ống hút. Chỉ cần mút nhẹ, đồ uống sẽ chảy vào miệng, vừa thuận tiện lại vừa đơn giản. Một chiếc ống hút nhỏ như vậy, sao có thể hút đồ uống được? Sở dĩ bạn có thể hút được đồ uống từ túi vào miệng là do tác dụng của áp suất. Khi hút, bạn có thể quan sát thấy bạn hút được bao nhiêu thì túi đồ uống của bạn xẹp đi bấy nhiêu, áp suất khí trong ống hút giảm xuống, áp suất ngoài ống hút giữ nguyên. Do áp suất bên ngoài ống hút lớn hơn áp suất bên trong, nên nước uống được hút lên. Nếu bạn hút liên tục thì mực nước trong ống sẽ không ngừng dâng cao cho đến tận miệng của bạn. Sau khi nước uống đã lên đến miệng, trong ống hút không còn không khí, áp suất trong miệng cũng giảm. Do sự chênh lệch áp suất bên trong và ngoài miệng, nước vẫn được hút từ túi vào miệng bạn nhưng bạn có cảm giác ngày càng khó hút. Đó là do chỗ tiếp xúc giữa ống và miệng túi quá khít, không khí không thể kịp bổ sung vào trong túi làm cho áp suất trong túi giảm. Khi áp suất trong túi và trong miệng của bạn đều giảm thì sẽ không còn sự chênh lệch nên bạn cảm thấy khó hút nước trong túi hơn. Lúc này bạn có thể nới lỏng miệng túi cho không khí lọt vào trong túi, hoặc bạn hút một hai hơi sau đó hơi hé miệng một chút đế không khí vào miệng làm tăng áp suất trong miệng bảo đảm sự chênh lệch áp suất giữa miệng và túi. Trường hợp bạn hút mãi mà chỉ có không khí lên miệng thì rất có thể là do đầu dưới của ống hút không tiếp xúc được với nước trong túi. Cách xử lý rất đơn giản, bạn chỉ cần ấn nhẹ ống xuống sao cho đầu dưới của ống hút tiếp xúc được với nước trong túi. Nếu ống hút quá ngắn không chạm được vào nước trong túi thì có thể thay ống hút khác dài hơn. Tại sao máy làm khô tay lại cảm ứng được với tay người? Trong các bệnh viện, nhà hàng và khách sạn, chúng ta thường hay thấy có rất nhiều phòng để rửa tay. Trong phòng thường có một thiết bị hình vuông treo ở bên cửa ra vào, khi bạn đưa tay vào cửa ống thổi khí thì khí nóng trong thiết bị đó sẽ thổi ra, không đến 30 giây sau, tay của bạn sẽ nhanh chóng khô ráo. Khi bạn đưa tay rời khỏi cửa ống thổi khí thì thiết bị đó sẽ ngừng thổi khí. Thiết bị có tính năng này chính là máy làm khô tay, vậy nó hoạt động như thế nào? Máy làm khô tay chủ yếu được hợp thành bởi các bộ phận như vỏ hộp, điện cơ, bánh xe có cánh quạt, ống thổi khí dòng điện điều chỉnh làm nóng và cảm ứng. Máy làm khô tay sử dụng dòng điện tắt mở cảm ứng tự động để điều chỉnh linh kiện nhiệt điện và động cơ thổi khí. Khi tay bạn tiếp cận vớiống thổi khí của máy làm khô tay, do cơ thể con người là vật dẫn điện, điện dung giữa tay và thiết bị cảm ứng sẽ có sự thay đổi làm cho dòng điện vốn có điện thế cân bằng phải thay đổi phát ra tín hiệu. Sau khi phóng đại, nam châm và thiết bị điện được khởi động, nối thông với dòng điện, thổi khí nóng ra ngoài. Lúc này bạn hãy trở tay thường xuyên, trong khi đó thiết bị cảm ứng sẽ không ngừng phát ra các tín hiệu làm cho khí nóng không liên tục thổi ra, trong khoảng 20 - 30 giây hai tay của bạn sẽ nhanh chóng khô ráo. Khi tay được đưa ra khỏi cửa ống thổi khí thì điện dung của thiết bị cảm ứng lại thay đổi, dòng điện từ trạng thái không cân bằng trở về trạng thái cân bằng ban đầu, điện thế hạ xuống, nam châm và thiết bị điện không hoạt động nữa, dòng điện tự động ngắt, máy làm khô tay tự động ngừng hoạt động. Nếu sử dụng máy làm khô tay, tay bạn sẽ không phải dùng khăn lau, cũng không cần phải dùng tay nhấn nút tắt mở, như thể bạn vừa có thế tránh được bệnh truyền nhiễm, lại an toàn và vệ sinh nữa đấy. Máy photocopy hoạt động nhu thế nào? Trước đây, khi chúng ta cần một bản sao tài liệu thì ta thường phải chép tay hoặc đánh máy chữ. Khi cần rất nhiều công văn tương tự như nhau thì chúng ta thường phải in dầu, làm như thế vừa tốn thời gian, tốn công sức, mà hiệu quả không cao. Máy photocopy đã có thể giúp bạn giải quyết vấn đề khó khăn này. Khả năng sao văn bản nhanh chóng, rõ nét của nó đã thay thế cho những thiết bị đánh máy chữ, in dầu lạc hậu trước đây hơn nữa hiệu quả làm việc của nó cũng rất cao. Nếu bạn muốn photo một tài liệu nào đó, bạn chỉ cần tốn vài giây đồng hồ, hơn nữa nếu như bạn muốn photo bao nhiêu thì bạn chỉ cần dùng tay ấn nút điều khiển máy là xong. Vậy máy photocopy hoạt động như thế nào? Máy photocopy hoạt động chủ yếu nhờ thiết bị truyền dẫn ánh sáng. Thiết bị truyền dẫn ánh sáng được chế tạo từ chất bán dẫn thuỷ tinh. Khi không chiếu xạ ánh sáng, thiết bị truyền dẫn ánh sáng giống như chiếc bóng thủy tinh bình thường và là chất cách điện, còn khi bị ánh sáng chiếu xạ thì thiết bị này lập tức trở thành thiết bị điện truyền dẫn. Nếu như các tia ánh sáng mất đi, nó lại lập tức trở thành vật cách điện. Người ta đã dựa vào đặc tính này để chế tạo ra thiết bị truyền dẫn ánh sáng cho máy phọtocopy. Thiết bị này là bộ phận quan trọng nhất và không thể thiếu được của máy photocopy. Khi sao văn bản, nguồn ánh sáng trong máy photocopy chiếu xạ các hình ảnh của tài liệu mà ta cần photo lên thiết bị truyền dẫn ánh sáng đã được nạp điện. Lúc này thiết bị truyền dẫn ánh sáng trở thành thiết bị truyền dẫn điện, trên bề mặt của nó đã hình thành một hình ảnh tĩnh điện. Các hình ảnh được hấp thụ mực dầu, sau đó được in lên giấy trắng, nhờ thiết bị làm nóng trong máy, mực trên bản sao khô ngay, và bạn nhanh chóng có được một bản sao hoàn toàn giống với tài liệu ban đầu bạn đem photo. Sau khi photo xong một trang tài liệu, thiết bị truyền dẫn ánh sáng trở về trạng thái không chiếu xạ ánh sáng và tiếp tục có thể nạp điện, chuẩn bị photo trang tài liệu tiếp theo. Như vậy, máy photo có thể liên tục sao các văn bản tài liệu theo ý muốn của bạn. Tại sao phải coi trọng chất lượng và quy cách của giấy photo? Khi chúng ta mang tài liệu đi photo, chúng ta thường thấy các nhân viên hiệu photocopy đưa một tập giấy trắng vào máy photo. Qua một vài thao tác bạn đã có được bản sao như ý. Căn cứ vào độ to nhỏ của những tài liệu cần photo, chúng ta có thể tự lựa chọn các cỡ giấy photo như A0, A1, A2, A3, A4, B5… Giấy photo phải thống nhất về kích cỡ và phải được đặt ngay ngắn trên máy. Giấy photo có tiêu chuẩn nhất định về độ sáng, độ dày và độ trắng; hàm lượng nước trong giấy cũng có quy định cụ thể. Tại sao giấy photo phải có những yêu cầu trên? Máy photo là một loại máy quang học đòi hỏi phải có sự chính xác cao. Quá trình photo từ khi đưa giấy vào máy cho đến khi thực hiện xong và đưa ra khỏi máy là cả một quá trình hoạt động có trình tự rõ ràng. Trước hết, từng tờ giấy photo được tự động chuyển vào máy một cách rất chính xác, tự động cuốn vào trong máy, dưới cảm ứng của bóng tĩnh điện cao áp chụp tài liệu lên trên giấy và in ra. Một loạt các thao tác này của máy photocopy đòi hỏi quy cách và chất lượng của giấy rất cao. Giấy có được đặt ngay ngắn thống nhất thì quá trình photocopy mới thường xuyên liên tục, giấy không bị mắc kẹt và không bị gián đoạn. Mặt khác, nếu giấy photo quá thô thì sẽ làm hại thiết bi in và làm giảm tuổi thọ của máy. Ngoài ra, cần chú ý đến hàm lượng nước trong giấy photo. Nếu như lượng nước trong giấy quá cao tức giấy quá ẩm, sẽ ảnh hưởng đến cảm ứng tĩnh điện trong quá trình photo, thậm chí mực in không đều, hơn nữa có thể làm giấy biến dạng, bị cán ép mắc kẹt trong máy, gây ra sự cố cho máy. Vì vậy yêu cầu về quy cách và chất lượng của giấy photo rất chặt chẽ. Do đó giấy photo phải được để trong hòm chuyên dụng, nếu thời tiết ẩm ướt thì phải có dụng cụ sấy khô giấy, tránh để giấy bị ẩm. Máy photocopy có ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của con người? Máy photocopy rất tiện lợi trong việc in sao tài liệu, nhưng nó có ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng hay không? Chúng ta đều biết rằng, phần lớn các máy cơ khí công nghiệp khi hoạt động đều thải ra chất có hại gây ô nhiễm môi trường, máy photocopy cũng vậy. Khi hoạt động, nó thải ra một loại khí hư là chất có hại cho cơ thể của con người. Loại khí hư này có tính ôxi hoá mạnh, người tiếp xúc thường xuyên với máy photocopy hít phải sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, làm giảm thị lực và trí nhớ. Khí hư do máy photocopy thải ra không màu, không mùi, không vị làm cho người sử dụng rất khó phát hiện. Không giống như chất thải của máy in, máy công nghiệp, máy X- quang, thiết bị sản xuất hoá mỹ phẩm… thường dễ phát hiện hơn. Tuy nhiên sử dụng các máy móc thiết bị này (bao gồm cả máy photocopy) sẽ rất có hại cho sức khỏe của người sử dụng, bởi vì họ phải làm việc 08 tiếng/ngày, họ đã hít phải một lượng lớn khí hư và các khí thải khác. Vì vậy, khi sử dụng các máy móc thiết bị này chúng ta phải thực hiện các biện pháp an toàn lao động, vừa bảo đảm hiệu quả công việc vừa an toàn cho sức khỏe. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người càng phải tiếp xúc với các loại thiết bị máy móc công nghiệp nhiều hơn. Do đó, chúng ta cần phải có các biện pháp để hạn chế tác hại từ những khí thải do các máy móc này thải ra. Tuy lượng thải ra của nó không lớn lắm nhưng nếu bạn làm việc trong thời gian dài thì sẽ rất có hại cho sức khỏe của bạn. vậy chúng ta phải làm thế nào đế hạn chế tác hại của khí hư? Thông thường mật độ của khí hư lớn hơn so với không khí, do đó khí hư thường lắng xuống ở tầng không khí dưới trong phòng làm việc. Nếu chỉ dùng quạt thông gió thông thường thì không thể thổi được khí hư ra khỏi phòng, mà phải dùng phương pháp khác. Hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu chế tạo ra một số thiết bị có thể tinh lọc khí hư thành các chất dưỡng khí có ích cho sức khỏe con người, đảm bảo an toàn cho sức khỏe cửa những người thường xuyên phải tiếp xúc với các loại máy móc công nghiệp. Nguyên lý hoạt động của loại máy ảnh chụp cho ảnh ngay? Máy ảnh chụp cho ảnh ngay cũng giống như các máy ảnh thông thường khác, gồm các bộ phận chủ yếu như: ống kính, thân máy, vỏ máy… Khác với các máy ảnh khác, hộp chứa phim của loại máy ảnh này rất đặc biệt. Phim của máy ảnh thông thường là kiêu cuộn tròn, còn phim của loại máy ảnh này có hình vuông gồm 8 - 10 kiểu, cùng đặt trong hộp chứa phim. Hộp chứa phim có các bộ phận: vỏ hộp, nắp hộp và bộ phận nén phim. Một tấm phim gồm có: giấy ảnh, giấy viền, túi thuốc, giấy lọc, sợi dẫn giấy, phim âm bản và sợi dẫn giấy phim âm bản. Sau khi lắp hộp chứa phim vào thân máy và đưa phim âm bản đặt vào vị trí mặt phẳng hội tụ của máy ảnh, ta có thể tiến hành các thao tác chụp ảnh. Sau khi chụp xong một tấm ảnh, thao tác đầu tiên là rút tờ giấy màu trắng ra, rồi tiếp tục rút tờ giấy màu. Khi kéo tờ giấy dẫn màu ra bộ phận thép không gỉ nén thuốc mạnh lên giấy ảnh. Trong quá trình kéo phim ra, thiết bi tráng phim tự động trong máy sẽ thực hiện thao tác tráng phim rất nhanh. Sau đó phim âm bản được rửa trực tiếp ra giấy ảnh. Nhưng lúc này, tấm ảnh còn ở dạng âm bản, khi ảnh từ từ chạy ra khỏi máy ảnh, dưới sự tác động của không khí, hình ảnh được chụp mới dần dần hiện lên, tuy nhiên quá trình hiện ảnh rất nhanh (không đến một phút). Máy chụp ảnh cho ảnh ngay có các chế độ sau: trắc quang điện tử (EE), thời gian cài đặt tự động (AD), đèn chiếu sáng điện tử trong máy (EF) và tự động chuyển ảnh (hai bộ phận thép không gỉ được khởi động từ điện cơ nhỏ tốc độ cao), nén thuốc và đưa ảnh ra tự động (giấy ảnh, phim âm bản)… Cả quá trình chụp ảnh, tráng phim và rửa ảnh đều được thực hiện điện tử hoá và tự động hoá. Loại máy ảnh này có ưu điểm là cho ảnh ngay, nhưng độ nét và màu sắc của ảnh không bằng ảnh chụp bằng máy cơ hoặc máy kĩ thuật số. Tại sao khi chụp màn hình tivi dùng đèn flash, ảnh lại bị loá? Bạn đã bao giờ dùng máy ảnh chụp màn hình tivi chưa? Khi chụp nếu sử dụng đèn flash (đèn tia chớp) thì kết quả sẽ thế nào? Khi chụp màn hình tivi, nếu không dùng đèn flash thì ảnh tuy không rõ lắm nhưng vẫn có thể nhận ra được cảnh vật trong ảnh, nhưng khi dùng đèn flash thì mặt tivi lại bị trắng lóa. Tại sao? Việc xác định phần tử ánh sáng khi chụp ảnh là vô cùng quan trọng, nó góp phần quyết định đến chất lượng ảnh. Nguồn ánh sáng phát ra từ vật và ánh sáng xung quanh khu vực mục tiêu chụp ảnh hưởng không nhỏ đến độ sáng tối của ảnh. Trong điều kiện ánh sáng bình thường nếu xác định phần tử ánh sáng chuẩn thì ảnh sẽ đủ sáng, ngược lại thì ảnh sẽ thiếu hoặc thừa sáng. Như vậy, ánh sáng phát ra từ mục tiêu chụp quá sáng thì ảnh sẽ bị lóa, ngược lại ánh sáng tối thì ảnh sẽ bị mờ. Trong điều kiện ánh sáng tối, để đảm bảo đủ độ sáng cho ảnh, người chụp phải sử dụng đèn flash của máy. Đèn flash là loại đèn tia chớp được gắn trên thân máy hoặc tách rời, có tác dụng bổ sung ánh sáng cho mục tiêu chụp trong điều kiện thiếu sáng hoặc ánh sáng chiếu vào mục tiêu chụp không đều, chỗ sáng chỗ tối. Khi bấm chụp, đèn flash sẽ nháy, bổ sung ánh sáng cho mục tiêu chụp, ảnh thu được sẽ sáng và nét hơn. Nhưng khi chụp hình ảnh trên màn hình tivi là hình ảnh sáng, nếu khi chụp sử dụng đèn flash, tia sáng của đèn flash sẽ chiếu vào mặt tivi và phản chiếu lại máy ảnh, ánh sáng của đèn flash sáng hơn và lấn át ánh sáng của màn hình tivi, do vậy hình ảnh của màn hình tivi bị ánh sáng của đèn flash làm mờ đi, ảnh thu được sẽ bị lóa. Bạn có thể thấy rõ hiện tượng này khi xem phim ở rạp chiếu phim vào ban ngày. Trong rạp người ta thường tắt hết đèn và kéo rèm che cửa, trong rạp tối đen chỉ có ánh sáng phát ra từ màn ảnh, hình ảnh phim rất rõ nét, nhưng khi cửa bị mở , ánh sáng chiếu vào màn hình, hình ảnh của phim không còn rõ nét nữa mà trở lên mờ ảo rất khó xem. Trong cuộc sống của chúng ta còn rất nhiều hiện tượng tương tự. Ví dụ như dưới ánh nắng mặt trời chúng ta khó có thể nhìn thấy máy bay đang bay trên bầu trời. Do khoảng cách quá xa, khi nhìn lên trời ta hay bị lóa mắt bởi ánh nắng mặt trời và do màu sáng của thân máy bay cho ánh sáng yếu hơn ánh nắng mặt trời, nên ta không nhìn rõ máy bay. Tương tự ta thấy ánh trăng sáng hơn ánh sao, nên vào những đêm trăng sáng hầu như ta không nhìn thấy sao trên trời. Đồng hồ thạch anh là gì? Đồng hồ thạch anh là một loại đồng hồ điện tử, sử dụng thiết bị thay đổi cường độ dòng điện bằng thạch anh. Đồng hồ thạch anh có rất nhiều ưu điểm: tiện lợi, không cần lên giây, đa tính năng, kiều dáng thời trang… vì vậy nó được giới trẻ ưa chuộng. Tại sao đồng hồ thạch anh chạy chuẩn hơn các loại đồng hồ khác? Hiện nay trên thị trường, có ba loại đồng hồ thạch anh: đồng hồ thạch anh báo số, đồng hồ thạch anh chạy kim và đồng hồ kết hợp số-kim. Cấu tạo của ba loại đồng hồ trên khác nhau: đồng hồ thạch anh báo số chỉ thời gian bằng số; đồng hồ thạch anh chạy kim có ba kim: kim giờ, kim phút, kim giây và hệ thống các bánh răng; đồng hồ thạch anh hỗn hợp kim số có đầy đủ các bộ phận của hai loại đồng hồ trên. Do đồng hồ thạch anh được cấu tạo bởi các linh kiện điện tử nên tránh để ngấm nước (trừ đồng hồ điện tử chống ngấm nước), đặc biệt là loại đồng hồ thạch anh báo số. So với các loại đồng hồ điện tử khác, khung số của đồng hồ thạch anh không có vành bảo vệ, không có chức năng chống ngấm nước, có rất nhiều nút điều chỉnh, nên nếu bị rơi xuống nước hoặc ở trong môi trường ngập nước thì IC của đồng hồ sẽ bị cháy, các vi mạch điện tử bị chập, không sử dụng được. Vì vậy khi cho tay vào nước bạn nên tháo đồng hồ ra, và chú ý để đồng hồ ở nơi khô ráo. Ngoài ra mặc dù đồng hồ thạch anh có khả năng chống từ trường nhưng ở những nơi có từ trường mạnh cũng sẽ ảnh hưởng không tốt tại các vi mạch điện tử trong đồng hồ, vì vậy không nên để ở những nơi có từ trường mạnh và tránh để đồng hồ va chạm mạnh với các đồ vật khác. Tại sao không nên đeo đồng hồ khi ngủ? Hằng ngày có rất nhiều người đeo đồng hồ đi ngủ, đây là một thói quen không tốt vì những lý do sau: Một là: Đồng hồ là một loại dụng cụ cơ khí, dù là đồng hồ điện tử hay đồng hồ cơ, một số bộ phận của đồng hồ rất cứng như các góc cạnh, nút chỉnh giờ, dây đeo… Khi ngủ bạn thường không làm chủ được các động tác của mình, các góc cạnh của đồng hồ rất có thể sẽ làm xây xát phần mềm trên cơ thể bạn và người nằm bên cạnh. Hai là, cấu tạo và các linh kiện của đồng hồ rất tinh xảo, nếu bạn thường xuyên đeo đồng hồ khi ngủ, bụi bẩn có thể vào trong đồng hồ qua các kẽ hở, chúng sẽ cọ xát với các linh kiện ảnh hưởng đến sự chuẩn xác của đồng hồ. Đặc biệt đối với đồng hồ cơ khí, các bụi bẩn này sẽ làm mòn hệ thống bánh răng, làm cho đồng hồ nhanh hỏng. Ba là, trong khi ngủ tay của bạn thường cử động một cách tự nhiên, nếu bạn đeo đồng hồ khi ngủ làm cho đồng hồ va đập vào thành giường, đèn ngủ, tủ trang điềm… làm hỏng các linh kiện hoặc vỡ mặt kính của đồng hồ. Ngoài ra nếu dây đồng hồ quá chật sẽ làm cho cổ tay bị thắt chặt, máu không lưu thông được, vào mùa hè cổ tay của bạn còn bị nổi mẩn ngứa do mồ hôi. Vì vậy trước khi đi ngủ bạn nên tháo đồng hồ đeo tay ra và để vào vị trí theo qui định. Tại sao đưa tay vào lò vi sóng không bị bỏng? Nếu nhà bạn có lò vi sóng, bạn sẽ thấy: khi dùng tay đưa thức ăn vào lò vi sóng mà tay của bạn không bị bỏng, đồ đựng thức ăn cũng không nóng. Tại sao? Lò vi sóng nướng thức ăn bằng một loại sóng từ cực ngắn, năng lượng của nó cao hơn gấp nhiều lần so với các loại sóng vô tuyến điện khác, ngoài ra nó còn có một số đặc điểm riêng. Khi sóng vi ba gặp một số kim loại khác nó sẽ phát ra các tia phản xạ và sinh ra năng lượng. Sóng vi ba còn có thể xuyên qua kính, đồ gốm, nhựa mà không tiêu hao một chút năng lượng nào. Với các loại thực phẩm có chứa nước nhưgạo, rau xanh, thịt… sóng vi ba có thể xuyên qua được nhưng năng lượng của nó bị tiêu hao. Vỏ lò vi sóng được chế tạo từ những kim loại không rỉ, không bức xạ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Hộp nướng thức ăn của lò vi sóng được làm bằng nhựa hoặc bằng kính, không tiêu hao năng lượng của sóng vi ba. Trong lò vi sóng có rất nhiều mạch điện tử nối với nguồn điện, sau khi bật công tắc điện, các mạch điện này sản sinh ra nhiều sóng vi ba có điện trường thay đổi. Nó làm cho các phân tử nước trong thực phẩm sắp xếp lại với nhau theo phương hướng của điện trường. Trong một giây, điện trường của sóng vi ba biến đổi hàng tỷ lần, kết cấu của các phân tử nước trong thực phẩm cũng thay đổi theo, quá trình đó sẽ sinh ra nhiệt lượng và làm chín thức ăn. Các tia sóng vi ba xâm nhập rất nhanh vào thức ăn, làm chín đều thức ăn, ngoài ra nó còn giữ được hương vị của thức ăn. Như vậy, sóng vi ba chỉ làm nóng thức ăn bằng tia sóng nên khi cho tay vào lò vi sóng sẽ không bị bỏng tay. Tại sao khi nấu bẵng lò vi sóng chất dinh dưỡng trong thức ăn ít bị mất đi? Thực tế chúng minh rằng, làm chín thức ăn (nướng) bằng lò vi sóng sẽ hạn chế tới mức thấp nhất lượng tiêu hao chất dinh dưỡng trong thức ăn. Bởi vì, lò vi sóng có hai tính năng đặc biệt sau: Thứ nhất, lò vi sóng làm chín thức ăn bằng sóng vi ba mà không cần cho nước vào thức ăn. Nếu nấu thức ăn bằng các thiết bị khác thì trước hết phải cho nước vào nồi, đun sôi để làm chín thức ăn, đồng thời một lượng lớn chất dinh dưỡng như vitamin B, vitamin C… của thức ăn sẽ dễ bị mất đi theo hơi nước. Thứ hai, tốc độ nấu chín thức ăn của lò vi sóng rất nhanh. Trong thức ăn có rất nhiều nguyên tố dinh dưỡng rất dễ bị ô- xi hoá và không chịu được lửa như các loại vitamin. Nếu nấu thức ăn bằng lò vi sóng thì chỉ cần một vài phút, tối đa là hơn chục phút, thức ăn sẽ được nấu chín, làm giảm thời gian chịu nhiệt của thực phẩm, bảo đảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Hơn nữa, trong quá trình nấu thức ăn bằng lò vi sóng không cần lật thức ăn. Trước khi đưa thức ăn vào lò vi sóng chúng ta có thể xếp đặt vị trí và tạo hình cho đĩa thức ăn sao cho đẹp, sau khi đưa ra khỏi lò vi sóng nó vẫn giữ được hình dạng như cũ, màu sắc của thức ăn tươi mát và khấu vị thơm ngon, ít bị mất chất dinh dưỡng. Có thể nói lò vi sóng luôn là trợ thủ đắc lực bảo đảm giá trị dinh dưỡng cho bữa ăn của gia đình bạn. Lò vi sóng làm chín thức ăn như thế nào? Cách nấu thức ăn truyền thống từ trước tới nay chủ yếu là dùng lửa, được đốt bằng các nguyên liệu như: than, củi, gas, dầu hỏa… Khi có điện người ta còn dùng bếp điện để nấu thức ăn. Nguyên lí hoạt động của bếp điện là dùng bức xạ nhiệt, chuyển điện năng thành nhiệt năng để nấu chín thức ăn, tuy tiện lợi nhưng rất tốn điện. Sự ra đời của lò vi sóng đã cải tiến một bước phương pháp nấu thức ăn truyền thống, vừa nhanh gọn tiết kiệm năng lượng, đảm bảo vệ sinh và hạn chế tiêu hao chất dinh dưỡng trong thức ăn. Lò vi sóng nấu chín thức ăn nhờ nhiệt năng, được sinh ra từ chính nó. Nguyên lí hoạt động của lò vi sóng như sau: Trong lò vi sóng có một mạch điện điều chỉnh từ trường, sau khi được nối thông với nguồn điện, lò vi sóng được khởi động và sẽ phát ra vi sóng (sóng vi ba) có tần suất rất lớn, tần suất thay đổi của sóng vi ba là 2,45 tỷ lần/giây. Trong thức ăn có một lượng nước lớn, nước có cực tính, một đầu là cực dương, một đầu là cực âm, giống như nam châm, cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau. Các phân tử nước cũng chịu ảnh hưởng của trường vi sóng và vận động với tần số tương đương với tần số biến đổi của sóng vi ba. Trong một giây, các phân tử nước cọ sát với nhau hàng tỷ lần sẽ sinh nhiệt lượng đủ để nấu chín thức ăn trong vài phút. Tại sao không nên nấu nước bằng nồi cơm điện? Nồi cơm điện là một trong những đồ gia dụng thiết yếu không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của mỗi gia đình. Nó có khả năng nấu chín và giữ nóng thức ăn. Nấu cơm bằng nồi cơm điện vừa tiết kiệm thời gian, vừa an toàn vệ sinh. Nồi cơm điện gồm các bộ phận như vỏ nồi, nắp nồi, ruột nồi, công tắc, nút điều chỉnh nhiệt độ, dòng điện, thiết bị giới hạn nhiệt độ từ tính. Sau khi cho gạo vào nồi, thêm nước, cắm phích vào nguồn điện, ấn công tắc, máy giới hạn nhiệt độ từ tính và các thiết bị tăng nhiệt trong nồi bắt đầu hoạt động. Khi nhiệt độ đạt tới khoảng 1030C, cơm trong nồi sẽ chín. Khi đó chiếc nam châm yếu trong bộ phận giới hạn nhiệt độ từ tính sẽ không còn từ, nó tự động ngắt điện, các thiết bị làm tăng nhiệt ngừng hoạt động. Trong nồi còn lắp đặt một bộ phận tự động giữ nhiệt - bộ phận cảm ứng nhiệt. Nó có thể duy trì cơm nóng ở một nhiệt độ nhất định. Khi nhiệt độ trong nồi giảm xuống còn khoảng 700C trở xuống thì hai miếng kim loại sẽ khôi phục nguyên trạng, điểm tiếp xúc giữa chúng khép kín, thiết bị điện giữ nhiệt nối thông với nguồn điện, đảm bảo cơm không bị nguội. Thường thì cơm trong nồi được giữ ấm ở khoảng 700C. Một số người do không hiểu nguyên lí hoạt động của nồi cơm điện nên họ tùy tiện dùng nồi cơm điện để đun nước hoặc nấu cháo. Như thế sẽ rất hại cho nồi cơm điện bởi vì điểm sôi của nước là 1000C, trong khi đó cơm chín ở nhiệt độ 1030C. Khi nhiệt độ đạt đến 1000C, nam châm yếu trong bộ phận giới hạn nhiệt độ từ tính sẽ luôn giữ nguyên trạng, không tự động ngừng tiếp xúc. Nước trong nồi cơm điện sẽ liên tục sôi và trào lên, ngấm vào ruột nồi làm cho các linh kiện của nồi cơm điện bị ướt. Các linh kiện điện bi ướt sẽ bị gỉ sét, ăn mòn, hoặc dòng điện bị chập mạch. Vì vậy, không nên dùng nồi cơm điện để nấu cháo hay nấu nước. Tại sao nấu bằng nồi áp suất thức ăn nhanh chín hơn? Đến cuối thập niên 80 cửa thế kỷ XX, nồi áp suất mới được dùng phổ biến trong gia đình. Nồi áp suất có thế tích lớn hơn so với nồi thường, được chế tạo từ nguyên liệu hợp kim nhôm. Những người chưa sử dụng quen nồi áp suất thì thường cho rằng nồi áp suất khó sử dụng và rất nguy hiểm. Nhưng trên thực tế, nấu thức bằng nồi áp suất lại nhanh hơn nhiều so với những loại nồi thông thường khác. Sử dụng nồi áp suất chúng ta vừa tiết kiệm thời gian lại vừa tiết kiệm nhiên liệu, vì vậy nồi áp suất ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn. Tại sao, nấu bằng nồi áp suất thức ăn nhanh chín hơn các loại nồi thông thường? Trước hết, chúng ta cũng cần tìm hiểu nồi thường nấu cơm như thế nào? Sau khi cho gạo và nước vào nồi, đun nóng đến khoảng 1000C, khi nước sôi thì giảm nhỏ lửa và trong một khoảng thời gian ngắn, cơm được nấu chín. Khi nước sôi trong nồi cơm nổi lên rất nhiều bong bóng, người ta gọi đó là điểm sôi. Sau.đó chúng ta tiếp tục đun nước cho nước chuyển dần sang thể khí, nhưng lúc này dù nhiệt độ có tăng lên bao nhiêu thì nước vẫn không nóng lên nữa. Do vậy, muốn làm cho nhiệt độ trong nồi tiếp tục lên cao hơn 1000C, rút ngắn thời gian nấu thì chúng ta phải làm cho điểm sôi của nước tăng lên cao hơn nữa. Các kết quả nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, điểm sôi của nước sẽ tăng lên theo sự tăng lên của áp suất khí. Nồi áp suất được chế tạo dựa trên nguyên lý đó. Sau khi nắp vung được đậy lại thì nồi áp suất trở thành một chiếc lò kín, khi ta cho tăng nhiệt độ lên, hơi nước trong nồi không thể bay ra ngoài được, vì vậy áp suất khí trong nồi không ngừng tăng lên cùng với sự tăng lên của nhiệt độ, làm cho điểm sôi của nước tăng lên. Độ nén khí trong nồi áp suất rất cao làm cho điềm sôi của nước có thể lên tới 1080C. Vì vậy nấu thức ăn bằng nồi áp suất chúng ta sẽ tiết kiệm được thời gian và công việc. Tại sao hòa đồ uống bằng nước phích là không khoa học? Theo thói quen chúng ta thường dùng nước sôi trong phích để hòa đồ uống, như pha sữa, pha nước chanh, nước cam… Như vậy là không khoa học, bởi vì: Giữa vỏ trong và vỏ ngoài của phích đều được tráng một lớp thuỷ ngân mỏng và được rút hết không khí tạo thành một lớp chân không. Khi đậy nắp phích để giữ cho nước nóng, nước trong phích không thể tiến hành bức xạ nhiệt, truyền nhiệt và trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài, cho nên nhiệt độ của nước có thể giữ nóng trong thời gian tương đối dài. Chúng ta nấu sôi nước nhằm mục đích sát trùng đồng thời còn làm cho các chất có canxi và magiê lắng xuống giống như cặn bẩn ở trong nước. Nước dùng để uống mà có hàm lượng canxi và magiê khá nhiều sẽ làm cho tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận của con người tăng lên. Khi chúng ta lấy phích để hòa đồ uống, chúng ta có thể làm cho các phân tử canxi và magiê hoà lẫn với đồ uống. Khi hàm lượng canxi và magiê trong đồ uống quá nhiều sẽ không có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, sự phản ứng của chất chua và khí cacbonnic trong đồ uống với cặn bẩn trong nước cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, hòa đồ uống bằng nước phích là không khoa học. Tại sao mùa hè càng uống nước lạnh càng thấy khát? Vào mùa hè nóng nực, rất nhiều người muốn uống nước lạnh để giải khát, đặc biệt là sau khi vận động nhiều và vận động trong thời gian dài, chúng ta càng muốn giải khát bằng đồ uống lạnh. Nhưng sau khi uống xong, chứng ta thường cảm thấy đầy bụng và càng thấy khát. Tại sao? Đồ uống thường có hai loại: loại có đường và loại đồ uống không đường, chẳng hạn như nước có gas và nước lọc. Sau khi uống nước có gas, do nhiệt độ trong cơ thể cao, có thể sinh ra một lượng lớn cacbonnic, làm cho bạn có cảm giác bị đầy bụng. Mặt khác trong nước gas thường có hàm lượng đường cao, lượng đường này khi đi qua cổ họng, một phần đường sẽ bám vào thành cổ họng, gây cảm giác khó chịu ở cổ họng, do đó chúng ta vẫn không thấy đỡ cơn khát. Mặt khác, sau mỗi lần vận động, lượng nước trong cơ thể bạn bị tiêu hao khá lớn, do đó bạn luôn cảm thấy khát nước. Nếu bạn uống nước lạnh, niêm mạc huyết quản sẽ bị co lại, không hấp thụ được lượng nước bổ sung cho cơ thể do đó bạn vẫn thấy khát, ngược lại nếu uống đồ uống ấm, nhiệt độ trong ruột tương đối thích hợp, huyết quản niêm mạc ở trạng thái bình thường, có thể hấp thụ đủ lượng nước bổ sung cho cơ thể, nên bạn sẽ không còn cảm thấy khát nước nữa. Như vậy chúng ta thấy nước ấm giải khát tốt hơn nước lạnh. Mặt khác, sau mỗi lần vận động nhiệt độ trong cơ thể tương đối cao, huyết quản nở ra, nếu bạn uống nước lạnh, sẽ rất dễ bị viêm họng, tụt huyết áp, hoặc ảnh hưởng xấu đến cơ tim. Các nhà khoa học khuyến cáo không nên chỉ uống nước khi thấy khát mà một ngày nên uống từ 2 đền 3 lít nước, uống làm nhiều lần. Khi khát nước không nên uống nước lạnh mà nên xuống nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội từ 20-300C. Nếu bổ sung nước cho cơ thể không kịp thời hoặc phương pháp không khoa học thì có thể sẽ sinh ra các loại bệnh như mất nước, tăng huyết áp, hôn mê… nguy hại đến sức khỏe của con người. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đồ uống có thể bổ sung lượng muối khoáng cho cơ thể. Thông thường sau khi vận động, hoặc trời quá nóng làm bạn ra nhiều mồ hồi, lượng muối sẽ theo mồ hôi ra ngoài, khiến cho cơ thể của bạn thiếu muối. Nếu bạn càng uống nhiều nước, mồ hôi càng ra nhiều thì cơ thể của bạn sẽ trở lên thiếu muối trầm trọng, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. Vì vậy, khi khát nước tốt nhất nên giải khát bằng các loại nước có chứa muối khoáng hoặc nước lọc, không nên uống các loại nước có gas. Uống sữa vào mùa hè phải chú ý vấn đề gì? Thứ nhất, không nên để sữa đóng băng. Do mùa hè thời tiết nóng nực, nhiều người sợ sữa sẽ bị hỏng nên cho sữa vào tủ lạnh để bảo quản. Nhưng trong sữa chứa nhiều nước nên rất dễ bị đóng băng, những hạt nước ở trạng thái tự do bị đông lại và đóng băng từ ngoài vào trong. Các chất dinh dưỡng có trong sữa như prôtêin, mỡ, canxi thì bị bọc vào bên trong, những chất dinh dưỡng do chứa ít nước nên không dễ bị đông cứng. Khi đem cục sữa đã bị đóng băng ta sẽ thấy lớp băng bọc bên ngoài có màu nhạt, ở giữa thường có màu vàng, sau khi tan ra các chất dinh dưỡng của sữa cũng bị phân rã lắng xuống và đóng cục. Vì thế sữa tươi không nên để lạnh, vì như vậy vữa làm mất giá trị dinh dưỡng của sữa, lại vừa làm cho sữa nhanh hỏng. Thứ hai, mùa hè không nên uống sữa lạnh. Mùa hè trời thường rất oi bức, nên đồ uống thường hay được để lạnh kể cả sữa tươi, khi uống vào ta sẽ có cảm giác mát lạnh và sảng khoái. Nhưng thực ra sữa tươi để lạnh là không tốt. Bởi vì trong sữa chứa rất nhiều các thành phần dinh dưỡng trong đó chủ yếu là prôtêin và bột abumin. Mùa hè, các loại vi khuẩn thường sinh sôi nảy nở rất nhanh, sữa với hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ là môi trường sống cho các loại vi khuẩn ngay cả sữa sau khi đun sôi để nguội vài giờ cũng sẽ bị vi khuẩn làm nhiễm bẩn, liệu còn có thể coi là sạch? Vì thế, mùa hè, không nên uống sữa lạnh, sữa mua về đến đâu dùng hết đến đó, không nên mua nhiều sữa để dùng trong nhiều ngày. Ngoài ra, không nên ăn các loại sữa bị ẩm hoặc bị vón cục, không đựng sữa trong cốc nhựa, tránh để nơi có ánh sáng mặt trời gay gắt để bảo vệ các thành phần dinh dưỡng của sữa. Đun sữa như thế nào mới là đúng? Khi đun sữa trước tiên phải chú ý đến độ lửa. Không được đun nhỏ lửa mặc dù đun như vậy không làm tràn sữa nhưng nó sẽ làm giảm lượng dinh dưỡng trong sữa, chất vitamin trong sữa sẽ bị không khí làm hỏng. Vì thế, khi đun sữa cho lửa to, sau khi đun đề phòng sữa có thể bị trào, phải ngay lập tức đem sữa ra xa lửa, chờ khi phục hồi được số lượng ban đầu lại tiếp tục đặt lên lửa đun. Làm như thế từ 3 đến 4 lần không những có thể giữ được các chất dinh dưỡng trong sữa mà còn có thể tiệt trùng, đây chính là một phương pháp rất khoa học. Thứ hai, phải chú ý tới thời gian, thông thường không nên đun quá lâu. Bởi các chất dinh dưỡng của sữa ở điều kiện nhiệt độ 600C sẽ tách ra khỏi nước và chuyển sang trạng thái keo hoặc bị lắng xuống, nếu tăng nhiệt độ lên tới 1000C thì bên trong sữa sẽ xảy ra các phản ứng hoá học phức tạp, làm giảm dinh dưỡng, thậm chí còn sinh ra những chất có hại. Vì thế, phương pháp đun khoa học là đem cách nhiệt sữa đã được đóng gói diệt khuẩn, sau chừng 5 phút có thể sử dụng. Cuối cùng, cũng cần chú ý không nên thêm đường vào nước khi đang đun, còn nếu muốn cho thì cũng phải chờ sữa nguội rồi mới cho. Tại sao phải uống nhiều sữa hơn? Sữa là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Tại sao chúng ta nên uống sữa? Đó là vì sữa có giá trị dinh dưỡng rất cao. 1. Sữa chứa một lượng lớn prôtêin gồm 8 loại axít amin mà cơ thể cần. Trong 100 gam sữa có 29 giam prôtêin. Prôtêin trong sữa có tỷ lệ axít cao, giúp cho cơ thể hấp thu và tiêu hoá nhanh, đạt 96,1 %. 2.Trong sữa có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng dễ hấp thụ, dễ tiêu hoá. Cứ 10 gam sữa lại có 0,3g mỡ. Sữa tươi còn có axít ôxêlic thiếu và dịch nhầy, đây đều là những chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Colexteron trong sữa có hàm lượng thấp, sữa là loại thực phẩm có ít colexteron nên người già cũng có thể uống được. 3. Trong sữa có các chất đường, các chất này có thể điều tiết vị toan, có tác dụng thúc đẩy trực tràng hoạt động và quá trình tiết dịch của tuyến tiêu hoá. 4. Trong sữa có chứa nhiều canxi. Sữa chính là nguồn cung cấp canxi tốt nhất cho cơ thể. Trong các loại thịt động vật thông thường, thịt lợn chứa ít canxi nhất, trứng, cá cũng không chứa nhiều canxi, chỉ có trong sữa mới chứa một hàm lượng canxi phong phú, nhưng hàm lượng sắt ở trong sữa không nhiều. 5 .Sữa có nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, viamin D. Vì thế lượng dinh dưỡng của sữa cực kỳ phong phú, đây là loại thực phẩm tốt, hàm lượng dinh dưỡng cao. Mỗi ngày uống một cốc sữa sẽ rất có lợi cho sức khỏe. Cần chú ý gì khi uống sữa đậu nành? Các thành phần dinh dưỡng trong sữa đậu tương đương với sữa tươi. Sữa đậu chứa nhiều prôtêin, chất béo, rất có ích cho cơ thể. Tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe, khi uống sữa đậu nành cần phải chú ý một số điểm sau: Thứ nhất, sữa đậu nành sau khi đun sôi 3 - 5 phút nữa mới được uống. Bởi vì trong sữa đậu tươi có chứa một loại gọi là teripxin, nếu sữa không được đun kỹ, chất này sau khi vào trong cơ thể sẽ gây ra các hiện tượng buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Thứ hai, chúng ta có thói quen pha thêm đường khi uống sữa đậu nành, nhưng cần chú ý chi được pha đường trắng chứ không được pha đường đỏ. Bởi vì đường đỏ có chứa một loại dung môi hữu cơ, nó sẽ tạo thành các chất cặn khi kết hợp với prôtêin có trong sữa đậu. Thứ ba, sữa đậu dễ uống, nhưng không vì thế mà uống quá nhiều mỗi lần, nếu không lượng lớn prôtêin sẽ không thể tiêu hoá gây nên trướng bụng hay tiêu chảy. Thứ tư sau khi sữa đậu được đun sôi, không dùng đựng trong bình giữ nhiệt. Bởi vì chất glucôxít đen có trong sữa sẽ khiến cho nước bẩn ở trong những bình giữ nhiệt này rơi ra. thời gian càng dài, vi khuẩn sinh sôi càng nhanh, khiến sữa bị hỏng. Nước khoáng thiên nhiên có những ưu điểm gì? Nước khoáng thiên nhiên được lấy lên từ những nơi sâu nhất trong lòng đất và là loại nước tinh khiết. Nó có chứa một hàm lượng muối vô cơ nhất định, các nguyên tố vi lượng hay khí cacbon điôxit tự do (phân li), hoàn toàn khác với các nguồn nước dưới đất thông thường. Cơ thể con người nếu thiếu canxi, magiê sẽ dễ bị mắc các bệnh về huyết quản tim mạch, trong khi đó hai nguyên tố trên lại có rất nhiều trong nước khoáng. Trong nước khoáng còn có sắt và kẽm, hai nguyên tố không thể thiếu để duy trì sức khoẻ của cơ thể. Ngoài ra nước khoáng thiên nhiên còn chứa gần 20 loại nguyên tố có ích cho cơ thể. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, ngày càng có nhiều loại thực phẩm được chế biến rất công phu. Những thực phẩm này thường không có đủ lượng muối vô cơ theo quy định, nếu dùng quá nhiều chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu muối vô cơ, gián tiếp làm tăng nguy cơ bệnh tật. Vì thế các nước phương Tây phát triển đã cảnh báo người dân của họ nên hạn chế ăn những thực phẩm được chế biến tinh tế, tăng cường uống nước khoáng, vì trong đó có chứa nhiều muối vô cơ và rất có lợi cho sức khoẻ. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy dùng nước khoáng trong thời gian dài còn có thế kéo dài được tuổi thọ của con người. Tại sao đáy ấm đun nước có các vòng sóng? Nếu bạn chú ý quan sát một chút bạn sẽ thấy ngoài sự khác biệt về hình dáng, đáy của các loại chậu đựng nước và đáy nồi thường là mặt phẳng hoặc có dạng hình cầu, còn trên đáy của ấm đun nước lại là các vòng sóng? Tại sao? Nồi đáy phẳng, nồi đáy hình cầu cũng như đáy có vòng sóng của các ấm đun nước mỗi thứ đều có ưu điểm riêng của nó, hình dáng của chúng đều có liên quan tới công dụng của chúng. Nồi đáy bằng và đáy hình cầu (võng) thường dùng để xào nấu thức ăn, hình dáng đáy của hai loại nồi này nhằm tạo ra những cự li đều nhau từ mọi điểm trên đáy nồi trên ngọn lửa, có tác dụng tăng nhiệt đồng đều, để tránh trường hợp khi xào nấu thức ăn chỗ chín, chỗ sống. Ấm đun nước thì lại khác, bởi vì trong ấm còn có chứa nước, hơn nữa nước còn có thể truyền nhiệt nhanh, nếu nước ở chỗ này sôi thì ít phút sau nước ở các khu vực khác trong ấm cũng sôi theo. Khi đun nước ai cũng có tâm lý muốn nước nhanh sôi mà vẫn tiết kiệm nhiệt lượng. Vì thế cấu tạo ấm đun nước cần phải có một cái đáy có thể tích tụ nhiệt lượng lớn giúp nước sôi nhanh. Chúng ta đều biết diện tích thực sự của một tờ giấy có những nếp gấp nhăn sẽ to hơn diện tích của một tờ giấy được trải phẳng, trong khi quan sát bằng mắt ta thấy hai tờ giấy này to như nhau. Đáy nồi vòng sóng của ấm đun nước khiến cho bình có thể tiếp nhận càng nhiều nhiệt lượng, làm nước nhanh sôi. Đáy bình có vòng sóng ngoài ưu điểm tăng diện tích chịu lửa nó còn có có thể là phân tán nhiệt đều khắp đáy ấm, không cho lửa tập trung vào một điểm hay một mảng trên đáy ấm, nâng cao khả năng chịu lửa và kéo dài tuổi thọ cho ấm. Tại sao sau khi vận động mạnh không nên uống nhiều nước? Sau khi vận động mạnh, phần lớn máu chảy vào bắp thịt nhằm đáp ứng các nhu cầu vận động của cơ bắp, huyết quản co lại, lượng máu cung cấp trong dạ dày tạm thời giảm xuống. Nếu lúc này uống nhiều nước, nước sẽ tích lại trong dạ dày, gây ra hiện tượng đầy hơi, ảnh hưởng tới quá trình hô hấp. Còn nếu uống nước mát hay các đồ uống lạnh sẽ kích thích mạnh dạ dày, dễ gây ra rối loạn chức năng của dạ dày, không chừng còn gây ra một số bệnh như đau bụng, tiêu chảy. Khi đó, bạn uống nước nóng cũng tốt nhưng không nên uống nhiều. Tại sao vậy? Bởi vì nước nóng dễ bị huyết quản hấp thu, sau khi đưa một lượng lớn nước vào trong cơ thể sẽ làm tăng tuần hoàn máu, khiến tim phải làm việc liên tục, không được nghỉ ngơi, hậu quả là mồ hôi ra càng nhiều, cơ thể càng mệt. Sau khi vận động, cơ thể sẽ ra nhiều mồ hôi. Trong mồ hôi có chứa muối, việc ra nhiều mồ hôi đã lấy đi một lượng muối đáng kể của cơ thể. Nếu uống nhiều nước, không những không bổ sung được lượng muối cho cơ thể mà sau khi nước được cơ thể hấp thu biến thành mồ hôi tiết ra ngoài cơ thể lại mất đi một lượng muối nữa. Nếu cứ như vậy cơ thể bạn sẽ bị thiếu muối trầm trọng. Vì thế các vận động viên thể thao, trong và sau khi thi đấu, hay vận động mạnh họ thường chỉ súc miệng bằng nước, sau khi nghỉ ngơi cho đỡ mệt họ mới uống nhiều nước. Bạn có biết uống trà như thế nào là khoa học nhất? Trà, cà phê, và nước uống có gas là 3 loại đồ uống chính trên thế giới. Trung Quốc là một quốc gia nổi tiếng với nhiều loại trà như trà xanh, hồng trà, trà ướp hoa… Uống trà điều độ sẽ giúp tiêu hoá nhanh thức ăn, tiêu đờm, lợi tiểu, tiêu mỡ, mùa hè uống trà nóng có thể hạ nhiệt, tránh bị cảm nắng. Người mắc bệnh thận, uống trà sẽ lợi tiểu, hạn chế lượng hoạt động của thận. Thường xuyên uống trà rất có lợi cho sức khoẻ, nhưng uống trà cũng không nên uống quá nhiều, vì như vậy trà sẽ gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, kém ăn, căng thẳng thần kinh. Những người bị chứng mất ngủ không nên uống trà vì trong trà có chứa một chất kích thích thần kinh, càng khó ngủ. Những người bị loét dạ dày càng không được uống trà. Không nên dùng nước trà để uống thuốc Tây vì các chất ở trong trà sẽ làm giảm hiệu quả chữa bệnh của thuốc. Khi pha trà, dòng nước nóng có nhiệt độ dưới 1000C là thích hợp. Làm như vậy vừa có thể ướp kỹ trà lại vừa có thể giữ được các thành phần dinh dưỡng của trà, đó mới là uống trà khoa học. Tuyệt đối không cất giữ trà chung với những đồ có mùi khác như xà phòng, long não, thuốc lá… nếu không trà sẽ bị vẩn mùi dẫn đến không thể uống được. Cách tốt nhất là cất giữ trà trong các hộp kim loại, bình thuỷ tinh hay lọ sứ (gốm), bịt kín miệng, tránh để trà tiếp xúc với không khí ẩm, làm mất hương vị của trà, nên để ở nơi khô ráo, sạch sẽ, ấm áp. Còn về nước pha trà, tốt nhất nên dùng nước suối vì nước máy tại các thành phố do dùng nhiều bột tẩy trắng để tiêu độc cho nên có mùi của thuốc tẩy, không nên pha trà bằng nước máy. Trường hợp không có điều kiện pha trà bằng nước suối, mà phải dùng nước máy thì nên lọc sạch nước máy rồi mới đun sôi để pha trà. Tại sao trên nắp ấm trà lại có một lỗ nhỏ? Rất nhiều người sẽ thắc mắc có những bộ ấm trà được chế tạo rất tinh xảo và bằng những chất liệu quí nhưng trên nắp ấm vẫn có một lỗ nhỏ, trông rất mất mĩ quan. Tuy lỗ nhỏ này làm mất mỹ quan của ấm trà, nhưng nó lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Chúng ta có thể làm một thí nghiệm nhỏ sau: lấy một ấm trà, bên trong chứa nửa ấm nước, sau đó đậy nắp lại, dùng ngón tay bịt kín lỗ trên nắp ấm, giữ chặt nắp rồi rót nước ra cốc. Lúc đầu chưa xảy ra hiện tượng gì, nước vẫn chảy ra cốc nhưng một lúc sau nước trong ấm trà sẽ chảy ngắt quãng, và cuối cùng nước trà không chảy ra nữa, chuyện gì đã xảy ra? Nguyên nhân không phải là nước trong ấm cạn, cũng không phải do vòi ấm bị tắc, mà là do lỗ trên nắp ấm trà đã bị bịt kín, nếu bỏ ngón tay bịt nắp ấm trà ra nước sẽ ngay lập tức chảy ra cốc. Lỗ nhỏ trên nắp ấm trà có tác dụng lấy không khí vào trong ấm. Bởi vì dung tích của ấm trà là cố định, trong ấm một nửa là nước và trà, chỉ còn một nửa là không khí, muốn rót nước trà từ trong ấm ra cốc cần phải có một lượng không khí nhất định trong ấm. Thông thường không khí vào trong ấm trà qua đường vòi ấm nhưng do vòi ấm đang có nước chảy nên không khí chỉ có thể vào bình qua lỗ ở trên nắp. Khi ta dùng tay bịt lỗ trên nắp ấm lại và nghiêng ấm trà, dưới tác dụng của trọng lực, nước trà vẫn chảy ra ngoài và lượng không khí trong ấm cũng mất dần, trong ấm không được bổ sung lượng không khí mới, thể tích không khí trong ấm giãn nở, không khí trở nên loãng, khí áp tụt xuống. Bình thường áp suất khí quyển bên trong ấm bằng áp suất khí quyển ngoài ấm nên khi ta rót nước trà sẽ chảy ra ngoài. Nhưng khi khí áp trong ấm tụt xuống nên có sự chênh lệch khí áp rất lớn giữa trong và ngoài ấm trà. Do áp suất của không khí bên ngoài ấm cao hơn nên nước trong ấm trà bị khí áp bên ngoài “cản” lại không thể chảy ra được. Khi bạn bỏ ngón tay ra khỏi lỗ nhỏ trên nắp ấm, không khí bên ngoài ấm sẽ vào trong ấm tạo ra sự cân bằng khí áp trong và ngoài ấm, nước trong ấm sẽ không còn bị sự cản trở bới khí áp bên ngoài ấm, do đó nước lại tiếp tục chảy ra cho đến hết. Chúng ta lại chỉ rót nửa ấm nước khi làm thí nghiệm là bởi vì nó giúp chúng ta quan sát khá rõ quá trình từ lúc nước chảy cho đến lúc nước ngừng chảy. Nước trong ấm càng đầy, sau khi bịt kín lỗ trên nắp ấm, nước chảy ra từ vòi ấm càng nhỏ, bởi vì không khí trong ấm càng ít, chênh lệch khí áp trong và ngoài ấm càng lớn. Từ đó chúng ta thấy lỗ nhỏ trên nắp ấm trà có tác dụng vô cùng quan trọng. Tại sao phải hâm nóng thức ăn khi lấy ra từ tủ lạnh? Thức ăn thừa hay thức ăn để ngoài trời thường bị vi khuẩn làm ôi thiu. Nhiệt độ thấp của tủ lạnh hay các loại tủ bảo quản thức ăn mặc dù có thế ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn nhưng không thể tiêu diệt chúng. Thậm chí trong các thức ăn để trong tủ lạnh vẫn có rất nhiều vi khuẩn đang sinh sống. Người ta đã làm một thí nghiệm nhỏ như sau: cho 5 vạn con vi khuẩn que vào một ly kem, rồi đặt trong ngăn đá của tủ lạnh. Sau 5 ngày lấy ra kiểm tra trong ly kem đó vẫn còn 1 vạn con vi khuẩn. Sau hai tháng kiểm tra thấy vẫn còn 600.000 con vi khuẩn trong ly kem. Có một số loại vi khuẩn gây bệnh vẫn có thể sinh sôi nảy nở trong môi trường nhiệt độ 40C. Thức ăn để trong tủ lạnh rất dễ bị loài vi khuẩn này làm ôi thiu, nếu bạn không hâm nóng thức ăn vừa lấy trong tủ lạnh ra thì rất dễ bị viêm nhiễm đường ruột. gây ra các chứng bệnh như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy. Vì thế thức ăn trong tủ lạnh sau khi lấy ra phải được hâm nóng, không được ăn ngay, nếu không sẽ ảnh hưởng xấu tới đường tiêu hóa. Tại sao đồ hộp lại có thể giữ được lâu? Để lý giải điều này, chúng ta cần bắt đầu tìm hiểu từ quá trình sản xuất đồ hộp. Từ xưa tới nay, con người đã dùng nhiều cách để kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm để những thứ chỉ có thể ăn vào mùa hè cũng có thể giữ để sử dụng trong mùa đông bằng cách ướp muối, phơi khô hay xông khói… Nhưng những cách trên đã phần nào làm mất đi vị thơm ban đầu của thức ăn, hơn nữa, thời gian cất giữ không dài, không đảm bảo vệ sinh. Cùng với hàng loạt các thí nghiệm cũng như sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người ta đã tìm ra phương pháp đóng hộp để giữ thức ăn. Đầu tiên chọn những thức ăn chất lượng tốt và còn tươi để làm nguyên liệu, rửa sạch, diệt khuẩn đóng hộp hoặc sau khi chế biến, cho thêm gia vị rồi mới đóng hộp. Sau đó rút hết không khí trong hộp ra, tạo thành môi trường chân không trong hộp. Bởi vì phần lớn các loại vi khuẩn muốn sinh trưởng và phát triển đều cần có không khí nên cách làm này có thể hạn chế được vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm trong hộp. Vì thế, có những thức ăn chỉ có thể để được 3 - 4 ngày nhưng sau khi được giữ trong môi trường chân không có thể kéo dài từ 3 - 4 tháng. Mặt khác, đồ hộp trước khi cho vào đóng hộp đều đã được diệt khuẩn. Cách bảo quản này không những giữ được vị ban đầu của thức ăn mà còn có thể giữ được đầy đủ thành phần dinh dưỡng của nó. Nhưng những loại thực phẩm có chứa thuốc chống phân hủy đem đóng hộp tuy có thể giúp thức ăn khó bị ôi thiu nhưng nếu dùng nhiều sẽ rất có hại cho sức khỏe. Hơn nữa, mặc dù đã được đóng hộp nhưng thực phẩm vẫn có thể bị phân hủy bởi có những loại vi khuẩn có thể sống trong môi trường chân không. Ngoài ra, một số loại đồ hộp do chất lượng kém có thể làm cho thức ăn ở bên trong nhanh chóng bị hỏng. Do vậy, khi chọn mua đồ hộp bạn cần chú ý, thông thường những đồ hộp không bị lọt khí, nắp của nó sẽ lõm vào bên trong. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, còn thấy xuất hiện nhiều loại thực phẩm được đóng gói nhựa chân không, nó cũng giống như đồ hộp, có thể kéo dài hạn sử dụng của thực phẩm, tiện lợi hơn cho con người trong quá trình sử dụng. Làm thế nào để giữ cho bánh bích quy xốp giòn? Bánh bích quy là loại thực phẩm dễ bị ẩm, khi ta để bánh ngoài không khí vài ngày, thậm chí chỉ là vài giờ thì bánh đã trở nên mềm, không còn giòn và thơm ngon như ban đầu. Tại sao? Đó là do bánh đã hút nước trong không khí, chúng ta gọi đó là hiện tượng “hút ẩm”. Làm thế nào đề tránh cho bánh bích quy không bị hút ẩm? Cách đơn giản nhất là sau khi ăn bánh xong, số còn thửa đậy kín nắp lại để nơi khô ráo. Nếu gặp phải thời tiết ẩm ướt, cách làm trên không có hiệu quả thì ta đặt vào trong hộp bánh những viên thuốc chống ẩm. Có rất nhiều loại thuốc chống ẩm, nhưng thường dùng nhất chính là loại thuốc chống ẩm có thành phần vôi sống. Vôi sống là một chất rất dễ hút ẩm trong không khí. Khi cho loại thuốc chống ẩm này vào trong hộp bánh, nguyên tố vôi sống sẽ hút hết những hạt nước bao quanh bánh trong không khí bị vôi hấp thu hết, bánh sẽ không bị hút ẩm. Như vậy có thể giữ cho bánh vẫn xốp giòn. Khi ta bóc các túi bánh, hoặc khi mở các hộp đựng bánh, ta thường thấy bên trong có một cái túi giấy nhỏ màu trắng, trong đó có chứa các viên thuốc chống ẩm mà thành phần chủ yếu là vôi sống. Khi ăn bánh cần chú ý không được ăn các viên thuốc chống ẩm. Khi ăn phải vôi sống tuy không dẫn đến chết người nhưng thực sự rất hại cho cơ thể. Vôi sống còn có một tác dụng khác đó là khi chúng ta đặt các túi chứa các hạt chống ẩm với các vật khác, chúng sẽ tự hút các phân tử nước trong các vật, tránh cho đồ vật bị mốc. Ở những nơi khí hậu ẩm ướt, người ta thường dùng vôi sống để chống ẩm, hút ẩm. Ví dụ người ta thường đựng bánh ngọt, dược phẩm hay trà trong các hộp có các túi chống ẩm để giữ cho chúng luôn được khô ráo, giòn xốp. Nguyên nhân nào gây ngộ độc thức ăn? Ngộ độc thức ăn là do ăn phải thức ăn đã bị nhiễm độc dẫn đến hiện tượng viêm đường ruột cấp tính. Trong điều kiện bình thường, thức ăn sẽ không bị nhiễm độc, nhưng trong quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, bảo quản tiêu thụ nếu ta không chú ý tới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, vi khuẩn và các chất độc sẽ nhiễm vào thức ăn, sau khi ăn phải những loại thức ăn này con người sẽ bị ngộ độc. Ngộ độc thức ăn là do các nguyên nhân dưới đây: 1. Ngộ độc thức ăn do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn: bởi vì thực phẩm bị vi khuẩn làm cho ôi thiu, hoặc do vi khuẩn sinh ra độc tố, gây ra hiện tượng ngộ độc sau khi ăn. Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn chiếm 60 - 70% trong số các vụ ngộ độc thức ăn. Vào mùa hè, thời tiết nóng nực, môi trường ẩm ướt, đặc biệt là trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm số vụ ngộ độc thức ăn thường nhiều hơn so với các tháng khác trong năm. Bởi vì thời gian này chính là thời điểm thích hợp để vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhanh chóng, hơn nữa phương pháp chế biến bảo quản không đúng và phương pháp khử trùng các dụng cụ đựng thức ăn không tốt, cũng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn. 2. Ngộ độc thức ăn do các chất hóa học: khi các chất hoá học độc hại như thuốc trừ sâu, phân bón, thuốc chuột nhiễm vào thực phẩm cũng gây ra ngộ độc thức ăn. Tỷ lệ ngộ độc thức ăn do các chất hóa học chỉ xếp sau ngộ độc do vi khuẩn, nhưng triệu chứng trúng độc khá nguy hiểm. 3. Ngộ độc do thịt động vật có chứa độc tố: trong cơ thể một số động vật có chứa các độc tố, trong quá trình gia công, chế biến người ta không khử độc triệt để, gây ra hiện tượng trúng độc khi ăn phải các loại thức ăn này. Ví dụ như ngộ độc cá nóc, ngộ độc mật cá tươi… 4. Ngộ độc thực vật có chứa độc tố: đây là hiện tượng trúng độc do ăn phải một số loài thực vật có chứa độc tố, hay trong quá trình trồng trọt, bảo quản, chế biến không có những phương pháp khử độc thích hợp nên sau khi con người ăn phải những thức ăn chế biến từ thực vật này đã dẫn đến hiện tượng ngộ độc. 5. Ngộ độc thực phẩm do độc tố của vi khuẩn. Trong quá trình trồng trọt, thu hoạch vận chuyển, bảo quản, tiêu thụ, thức ăn do bị vi khuẩn tấn công làm hỏng đã dẫn đến hiện tượng ngộ độc trên. Tại sao khi rửa sạch vỏ, trứng gà, vịt thường dễ bị hỏng? Trên vỏ trứng gà, vịt thường có rất nhiều vết bẩn. Một số người đã lấy nước rửa sạch các vết bẩn đó, họ cho rằng đó là một cách làm khá vệ sinh, nhưng trên thực tế đó là một phương pháp không khoa học. Nếu dùng kính lúp quan sát kỹ bạn sẽ phát hiện thấy trên vỏ trứng có rất nhiều lỗ nhỏ, những lỗ này có tác dụng gì? Khi quả trứng gà đã được thụ tinh, tức là quả trứng gà có thể ấp và sinh ra gà con, những lỗ nhỏ đó có tác dụng giúp cho gà con hít thở không khí. Nếu ta rửa vỏ trứng bằng nước, lớp keo trên vỏ trứng sẽ bị rửa trôi, nước sẽ ngấm vào trong quả trứng qua các lỗ nhỏ trên bề mặt; khi đó vi khuẩn trong không khí có thể dễ dàng xâm nhập vào bên trong quả trứng, làm cho trứng bị ung, thối. Nếu ta không rửa vỏ trứng, các lỗ nhỏ trên vỏ trứng vẫn còn, lớp keo trên bề mặt bịt kín các lỗ nhỏ này, vi khuẩn không xâm nhập được vào bên trong nên trứng sẽ chưa hỏng. Vì vậy khi thấy trên vỏ quả trứng gà có nhiều vết bẩn, nếu như không sử dụng đến thì ta không nên rửa sạch các vết bẩn đó đi, vì làm như vậy sẽ khiến cho trứng nhanh bị hỏng. Ăn trứng gà sống có tốt không? Như chúng ta đã biết, trong trứng gà sống có chứa chất kháng sinh và chất kháng toripxin. Nếu chúng ta thường xuyên ăn trứng sống, cơ thể sẽ hấp thụ nhiều chất kháng sinh. Các chất kháng sinh này nếu quá nhiều sẽ cản trở việc hấp thụ các nguyên tố vi lượng của cơ thể như: sắt, đồng,… dẫn đến cơ thể bị thiếu các nguyên tố vi lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Chất kháng tơripxin sẽ kìm hãm hoạt tính của abuminôít, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và tiêu hoá của cơ thể, làm cho cơ thể thiếu prôtêin. Hơn nữa ăn trứng sống rất mất vệ sinh, vì các vi khuẩn sống gần bề mặt của vỏ trứng sẽ xâm nhập vào trong cơ thể qua đường miệng, có thể gây ra hiện tượng ngộ độc. Vì thế tốt nhất chúng ta nên hạn chế ăn trứng sống. Ăn sáng như thế nào mới là khoa học? Chúng ta vẫn thường nói: bữa sáng ăn ngon, bữa trưa ăn no, bữa tối ăn ít. Tại sao lại như vậy? Sau một đêm thức dậy, thức ăn mà bạn ăn tối hôm trước đã được dạ dày tiêu hóa hết. Lúc này trong ruột trống không, bụng đói cồn cào, một buổi sáng với biết bao công việc đang chờ đợi bạn, cho nên một bữa sáng ngon miệng với đầy đủ chất dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Những học sinh thường xuyên ăn sáng cơ thể họ phát triền rất tốt, tinh thần tập trung cao, hiệu suất học tập cao, thành tích học tập tốt. Nhưng có một số người không coi trọng bữa sáng, họ thường ăn uống qua loa hoặc không ăn sáng. Có một số người do không sắp xếp được thời gian, quá bận với các công việc vào nên không có thời gian ăn sáng, phải nhịn đói đi làm hoặc đi học, không những ảnh hưởng tới việc học tập, công tác mà còn ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ. Có một số người do ăn uống không điều độ, làm rối loạn chức năng của dạ dày, ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của vị tràng, thậm chí còn gây ra bệnh viêm dạ dày. Vậy phải ăn sáng như thế nào mới là khoa học? Trước tiên bạn phải đảm bảo đầy đủ nhiệt lượng, prôtêin, chất béo và các loại vitamin cho bữa sáng; Bữa sáng cũng cần phải có món ăn chính, món ăn phụ, phải sắp xếp hợp lý thời gian dùng bữa sáng. Tốt nhất thời gian bữa sáng kéo dài khoảng 15 phút, không nên ăn quá vội vàng. Nếu bạn đang trong thời kỳ ôn thi, cơ thể bạn phải tiêu hao nhiều năng lượng, thì bữa sáng cần phải đầy đủ chất dinh dưỡng như trứng gà hay các món ăn chế biến từ thịt để đảm bảo cho cơ thể bạn hấp thụ đủ prôtêin vì prôtêin có thể nâng cao hiệu quả học tập và làm việc của bạn. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên thay đổi món cho bữa sáng, có như vậy bạn mới thấy ngon miệng và không bị ngấy. Tại sao không nên ăn nhiều vào bữa tối? Ta thường hay nói với nhau rằng: “Sáng ăn ngon, trưa ăn no, tối ăn ít” nghĩa là bữa sáng nên ăn đầy đủ dinh dưỡng, bữa trưa nên ăn no, còn bữa tối nên ăn ít. Nhưng nhiều người không ăn sáng, hoặc ăn qua loa để vội vàng đi học hay đi làm. Đến trưa mặc dù bụng đói cồn cào nhưng do không có thời gian nên cũng chỉ tạt qua nhà ăn một hai bát, hoặc xuống căng tin ăn chút gì đó rồi lại đi làm hoặc đi học. Do sáng và trưa không ăn hoặc ăn ít nên tối về thường nấu nhiều thức ăn và ăn thật no rồi đi ngủ, như thế sẽ rất có hại cho sức khỏe, nếu công việc quá căng thẳng bạn sẽ bị ốm do bạn ăn uống không điều độ. Quá trình co bóp và tiêu hóa của dạ dày và ruột đòi hỏi có một lượng máu cần thiết. Nếu bữa tối ta ăn quá nhiều, lượng máu sẽ tập trung nhiều về cơ quan tiêu hoá đế đẩy nhanh quá trình tiêu hoá thức ăn, làm cho não bị thiếu dưỡng khí, gây ra cảm giác buồn ngủ. Sau khi ngủ say, quá trình tuần hoàn máu thay đổi chậm chạp, làm chậm quá trình co thắt, hấp thụ của bộ phận tiêu hóa. Thức ăn không tiêu hóa hết sẽ ứ đọng lại trong dạ dày khiến ta cảm thấy trướng bụng, buồn nôn ảnh hưởng đến thời gian cũng như chất lượng của giấc ngủ, từ đó dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy nhược, không làm việc được. Nên ăn ít vào bữa tối còn bởi vì một nguyên nhân quan trọng khác: bữa tối nếu ăn quá nhiều sẽ dễ tăng cân, thậm chí còn gây ra các bệnh về tim, cao huyết áp. Tuyến tuỵ trong cơ thể tiết ra một loại hoócmon có tên là insulin có tác đụng đẩy nhanh quá trình ôxi hoá và hấp thu đường glucô trong mô. Nghĩa là insulin thúc đẩy quá trình chuyển hoá đường glucô trong thức ăn thành năng lượng để nuôi cơ thể. Lượng insulin, tiết ra được tăng dần theo từng thời điểm trong ngày, dưới tác dụng của insulin, thức ăn sẽ được tiêu hóa và hấp thụ hết chuyển thành năng lượng. Buổi tối ta thường ít vận động, lượng insulin tiết ra ít làm cho các chất dinh dưỡng hầu hết chuyển hoá thành mỡ được tích tụ lại dưới da, nếu cứ liên tục như vậy ta sẽ bị béo phì, làm tăng áp lực cho tim và gây ra nhiều loại bệnh khác. Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học đã khuyến cáo, mỗi người nên hình thành thói quen: “Sáng ăn ngon, trưa ăn no, tối ăn ít”. Bữa sáng và bữa trưa cần phải ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để cung cấp 80% năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Có như vậy bạn mới khoẻ mạnh và có tinh thần minh mẫn. Tại sao phải nhai kỹ khi ăn cơm? Thức ăn chứa đầy đủ các loại chất dinh dưỡng như prôtêin, mỡ, đường, vitamin và các nguyên tố vi lượng khác. Các chất dinh dưỡng này muốn được cơ thể hấp thụ thì phải trải qua quá trình cực kỳ phức tạp, đó là quá trình tiêu hóa. Quá trình tiêu hoá bắt đầu từ khoang miệng. Thức ăn sau khi vào miệng được răng nghiền nát kết hợp với nước bọt trong khoang miệng tạo thành chất keo có vị ngọt. Vì thế khi nhai kỹ bánh bao hay cơm bạn sẽ cảm thấy đầu lưỡi có vị ngọt. Chất béo và prôtêin không thể tiêu hoá ngay tại khoang miệng, mà phải được răng nghiền nát đưa xuống dạ dày để tiêu hóa. Nếu bạn ăn cháo loãng, bạn không cần phải nhai mà có thể nuốt luôn xuống dạ dày, toàn bộ tinh bột sẽ được dạ dày nghiền nát và đẩy xuống cho ruột non hấp thụ. Kết quả thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ hấp thụ dinh dưỡng của những người nhai kĩ khi ăn luôn cao hơn so với những người ăn nhanh nuốt vội. Một ngày tuy bạn chỉ ăn 2 bữa, mỗi bữa chỉ cần ăn ít, nhưng nếu bạn nhai kĩ thức ăn thì cơ thể bạn cũng sẽ hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng, cơ thể bạn rất khỏe mạnh. Mặt khác nếu ta không nhai kỹ thức ăn, sẽ làm tăng việc co bóp của dạ dày, dẫn đến dạ dày bị viêm hoặc loét lượng chất dinh dưỡng mà cơ thể bạn hấp thụ được cũng rất hạn chế. Tại sao sau khi ăn no không nên vận động? Tập thể thao có thể tăng cường chức năng tiêu hoá của hệ thống tiêu hoá. Một số người sau khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao cảm thấy ăn rất ngon miệng. Tập luyện thể thao giúp cơ thể tiêu hao năng lượng, phòng chống các loại bệnh về tim mạch, bí đại tiểu tiện… Tuy luyện tập thể thao làm tăng cường chức năng tiêu hóa của cơ thể nhưng nếu thời gian luyện tập không phù hợp, phương pháp tập luyện không khoa học, thì sẽ không lợi cho sức khỏe. Người ta đã làm một thí nghiệm như sau: họ cho chó ăn thật nhiều, sau đó bắt nó kéo một chiếc xe nhỏ có trọng lượng nặng, trong vài giờ đồng hồ. Sau đó họ bắt đầu tiến hành nghiên cứu quá trình tiêu hóa của con chó đó, mặc dù dịch dạ đày tiết. ra rất nhiều nhưng sức tiêu hóa của chó lại rất thấp. Điều này cho thấy sau khi ăn không nên vận động mạnh. Sau khi ăn, trong cơ quan tiêu hoá chứa đầy thức ăn. Lúc này hệ thống tiêu hoá đòi hôi phải hoạt động nhiều hơn để tiêu thụ và hấp thu thức ăn. Khi đó máu sẽ dồn tới cơ quan tiêu hoá, làm cho máu ở não và cơ bắp giảm xuống. Nếu như ngay sau khi ăn, bạn vận động mạnh tức là một lượng máu trong cơ quan tiêu hoá sẽ phải chuyển xuống cơ bắp để đáp ứng cho các hoạt động này. Như vậy, lượng máu cung cấp cho cơ quan tiêu hóa giảm xuống, hoạt động của men tiêu hoá yếu đi. Men tiêu hoá ít khiến cho thức ăn không được nhào trộn và tiêu hoá hết, lưu lại trong dạ dày một thời gian khá lâu gây bệnh dạ dày. Sau khi ăn nhiều, dạ dày chứa nhiều thức ăn và nước, khi hoạt động mạnh, dạ dày bị lắc dữ dội, làm kéo căng màng vị tràng, rất dễ gây ra đau bụng. Tương tự ta không nên tắm sau khi ăn no. Vậy thì sau khi ăn cơm phải bao lâu mới có thể vận động mạnh? Thông thường phải sau một tiếng, mà tốt nhất là một tiếng rưỡi ta mới được vận động mạnh. Có thể đi bộ sau khi ăn vì đi bộ làm tăng tuần hoàn máu, kích thích dạ dày co bóp, nâng cao hiệu quả của quá trình tiêu hoá. Tại sao không nên gói thức ăn bằng giấy báo? Ở những quầy bán thức ăn trong các khu chợ hay trên đường phố ta vẫn thấy những người bán hàng thường dùng giấy báo để gói thức ăn mà họ không ý thức được tác hại của nó. Thức ăn gói trong giấy báo phần lớn là thức ăn chín, tức là thức ăn sau khi mua có thể ăn ngay, nếu giấy báo không sạch, vi khuẩn sẽ bám vào thức ăn và xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, gây ra không ít bệnh tật. Vậy giấy báo có sạch không? Từ xưởng sản xuất giấy, giấy được đưa sang xưởng in, sau khi phân thành những tờ nhỏ theo kích cỡ đã định, chúng được đưa lên máy in. Những tờ báo in đẹp sau khi được phân phối, mua bán, cuối cùng chúng đến tay người đọc. Những tờ báo cũ sau khi xem xong lại trở thành giấy lộn, được đưa đến trạm phế phẩm để xử lý. Trong quá trình này tờ báo đã có nhiều bàn tay tiếp xúc với nó, liệu có bàn tay nào sau khi khử trùng rồi mới cầm báo không? Đương nhiên là không. Vốn tờ báo không được khử trùng, quá trình chuyển từ tay người này sang tay người khác nó mang theo rất nhiều vi khuẩn, cũng giống như tiền từ tay người này qua tay người khác, mang theo không biết bao nhiêu thứ bệnh truyền nhiễm. Vì thế dùng giấy báo để gói thức ăn rất mất vệ sinh. Ngoài ra, chữ in ở trên báo là mực dầu. Mực dầu là loại sản phẩm hóa học mà con người không thể ăn. Nếu lấy giấy báo để gói thức ăn, mực dầu trên báo sẽ giây sang thức ăn, sau khi vào trong cơ thể, nó sẽ gây hại cho sức khỏe. Do đó dù là báo mới hay báo cũ chúng ta cũng không nên dùng để gói thực phẩm. Dùng các hộp nhựa đựng thức ăn có an toàn vệ sinh không? Kẹo bánh, mứt, hoa quả thường được dựng trong các hộp nhựa với nhiều kiểu dáng và mẫu mã khác nhau. Nhờ đó thực phẩm không bị nhiễm khuân và luôn giữ được sự tươi ngon. Ngoài ra, các hộp nhựa còn giúp cho những thực phẩm cần nước không bị khô và những thực phẩm khô thì không bị ẩm. Một ưu điểm nữa khi dùng hộp nhựa đựng thực phẩm đó là thực phẩm sẽ không bị dính, không vỡ vụn, dễ vận chuyển. Nhưng, đựng thức ăn trong hộp nhựa có tốt không? Thông thường hộp nhựa dùng để đựng thực phẩm không có độc, bởi vì nó được làm từ nhựa cách điện và nilon. Trong quá trình chế tạo, nhựa cách điện không hề cho thêm một chất nào khác, nhựa được chế tạo như vậy rất mềm dẻo, có tính ổn định cao đối với ánh nắng mặt trời, không khí, hơi nước và các chất thử hoá học khác. Vì thế dùng những màng mỏng được chế tạo từ nhựa cách điện để làm các túi đựng thực phẩm là hoàn toàn an toàn vệ sinh, không có các chất độc hại. Thế nhưng, loại nhựa này có tính thẩm khí nhất định, vì thế nếu dùng những chiếc hộp nhựa này để đựng những thực phẩm có hương vị thì một phần hương vị của thực phẩm sẽ bị thấm ra ngoài. Trong trường hợp này dùng túi nilon thì hợp lý hơn. Các loại hộp nhựa được chế tạo từ nhựa dẻo, trong loại nhựa dẻo này thường có chứa thuốc tăng liệu và một số chất độc hại khác. Những chất độc hại này đều có thể hoà tan trong dầu mỡ và có hại cho cơ thể con người. Những túi nilon được chế tạo từ anđêhít, khi được dùng để dựng nước hoặc những loại thực phẩm có chứa nước, trong nhiệt độ cao hơn nhiệt độ bình thường thì chất anđêhít sẽ hoà tan vào nước và thực phẩm. Đây là một chất hoá học rất có hại cho cơ thể con người. Vì vậy mặc dù túi nilon rất thuận tiện, nhưng dùng túi nilon để đựng thức ăn, nhất là thức ăn nóng thì không thực sự an toàn vệ sinh. Nên trước khi dùng túi nilon để làm bao bì thực phẩm, các nhà sản xuất phải chú ý tiêu độc cho túi nilon. Tại sao khi ăn một bát thịt không còn bốc hơi nóng ta vẫn thấy nóng? Bình thường, muốn biết một cốc nước còn nóng hay đã nguội, ta thường quan sát xem hơi nóng bốc lên từ cốc nước nhiều hay ít. Nước sôi ở nhiệt độ cao, các phân tử của nó hoạt động rất mạnh, các phân tử mới sẽ chuyền từ thể lỏng sang thể khí, đồng thời mang theo một lượng nhiệt cao, khi quan sát sẽ thấy từ nước sôi bốc lên khói trắng đậm. Đến khi nhiệt độ xuống thấp, hoạt động của các phân tử mang theo nhiệt lượng cũng chậm lại, hơi nước màu trắng cũng giảm đi, khi đó nhiệt độ của nước đã giảm xuống, nước đã nguội và ta có thể uống cốc nước đó. Nhưng nếu là một bát thịt thì bạn sẽ phải cẩn thận đừng nên vội vàng ăn ngay, bởi nếu vậy bạn có thể sẽ bị bỏng. Nguyên nhân chính là trong các loại thịt đều chứa một lượng mỡ động vật lớn. Nhiệt độ tăng cao lượng mỡ này sẽ từ bên trong thịt thẩm thấu ra nước và nổi trên mặt nước tạo thành một lớp dầu che phủ làm cho hơi nóng ở trong nước không thể bốc ra ngoài được. Nhìn bên ngoài, bề mặt của bát thịt không có hơi nóng bốc lên, nhưng nếu bạn tách lớp mỡ che phủ trên bề mặt của bát thịt, bạn sẽ thấy nhiệt độ bên trong thịt là rất cao. Vì thế, khi ăn thịt ta nên khuấy bát thịt lên để hơi nóng ở dưới lớp mỡ phía dưới đáy bát bốc lên, như vậy mới có thể ăn được. Tại sao không nên đựng dầu ăn trong bình nhựa? Qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học cảnh báo không nên dùng bình nhựa để đựng dầu ăn mà nên đựng trong các bình thủy tinh hoặc bình.sứ. Tại sao? Chúng ta đều biết, thành phần hóa học trong nhựa rất phức tạp gồm các chất hoá học cao phân tử. Trong quá trình chế tạo bình nhựa, người ta sẽ cho vào một lượng chất nhựa nhất định để cố định hình dáng của bình, ngoài ra còn cho thêm một số sắc tố công nghiệp để làm màu cho bình. Những hoá chất này đều có thể gây hại cho sức khỏe con người, trong đó có chứa các độc tố nếu dùng nhiều sẽ gây ra bệnh ung thư. Mặt khác ta không nên đựng dầu ăn vào trong bình nhựa, bởi vì dầu ăn và nhựa tiếp xúc với nhau trong thời gian dài sẽ gây ra phản ứng hoá học, làm cho các chất có hại trong nhựa tan ra trong dầu ăn. Khi được sử dụng, các chất có hại trong dầu ăn đó sẽ thâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh tật, nguy hại đến sức khoẻ của con người. Vì thế nên nhà bạn đang dùng bình nhựa để đựng dầu ăn thì nên sớm đổi bằng bình thuỷ tinh hoặc bình bằng chất khác để bảo vệ sức khoẻ gia đình bạn. Tại sao phải rửa sạch rau trước khi thái? Tục ngữ có câu: “cơm không rau như ốm đau không thuốc”. Rau là một trong những loại thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người. Bởi vì rau không chỉ giúp chúng ta dễ tiêu hóa mà trong rau còn có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ con người như các loại vitamin. Do một số vitamin như vitamin B1, vitamin B2 và vitamin C dễ tan trong nước, nếu chúng ta thái rau rồi mới rửa, thì lượng vitamin này sẽ tan ra nước. Vì vậy để giữ lượng vitamin trong rau, chúng ta thường rửa rau trước sau đó mới thái rau. Rau vốn có một lớp vỏ ngoài giữ cho vitamin không tan vào trong nước. Nếu chúng ta thái rau trước rồi mới rửa thì sẽ phá vỡ lớp biểu bì - màng bảo vệ các vitamin trong rau, làm cho các loại vitamin và các thành phần dinh dưỡng có trong rau bị tan ra nước làm giảm đáng kể giá trị dinh dưỡng của rau. Vì vậy chúng ta nên rửa sạch rau rồi mới thái hoặc cắt rau.